You are on page 1of 49

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

1
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU RÀO CẢN KỸ THUẬT ĐỐI VỚI MẶT HÀNG
NÔNG SẢN SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU VÀ MỘT SỐ KIẾN
NGHỊ VƯỢT RÀO CẢN CHO VIỆT NAM KHI XUẤT KHẨU
VÀO THỊ TRƯỜNG NÀY

Nhóm thực hiện: Nhóm 1.

Học phần: Khoa học hàng hóa.

Giảng viên: ThS. Vũ Anh Tuấn.

Hà Nội – Năm 2023

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 1

Số thứ tự Mã sinh viên Họ và tên Lớp hành chính

1 21D130236 Nguyễn Bảo An K57E4

2
2 21D130101 Phan Đăng An K57E1

3 21D130016 Đào Phương Anh K57E3

4 21D130146 Hoàng Mai Anh K57E2

5 21D130147 Nguyễn Diệp Anh K57E2

6 21D13014 Nguyễn Hà Anh K57E2

7 20D130238 Nguyễn Thị Mai Anh K57E4

8 21D130105 Trần Thị Minh Anh K57E1

9 21D130194 Bùi Minh Ánh K57E3

10 21D130140 Đỗ Thị Ngọc Ánh K57E4

3
LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, nhóm 1 xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Thương Mại đã đưa
bộ môn Khoa học hàng hóa vào trong chương trình giảng dạy để nhóm 1 nói riêng và các
bạn trong lớp nói chung có thể học tập thêm những kiến thức mới mẻ. Đặc biệt, nhóm 1
xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ThS. Vũ Anh Tuấn – giảng viên bộ môn đã giảng dạy tận
tình, chi tiết để nhóm em có đầy đủ kiến thức và vận dụng chúng vào bài thảo luận này.
Bởi trình độ còn hạn chế nên khi nghiên cứu đề tài dù có cố gắng song vẫn không tránh
khỏi những thiếu sót. Vì vậy, nhóm em rất mong nhận được sự góp ý của thầy và các bạn
trong lớp. Những ý kiến đóng góp của mọi người sẽ giúp nhóm em nhận ra những hạn
chế, thiếu sót và từ đó có thêm những kinh nghiệm mới cho những bài nghiên cứu sau
này. Chúng em xin chân thành cảm ơn!

4
LỜI CAM ĐOAN

Ngoài những kiến thức tiếp thu trên lớp, nhóm 1 đã tìm hiểu nghiên cứu thông tin cung
cấp dữ liệu về đề tài trên các phương tiện như sách, tài liệu, trang báo, tạp chí,...Từ đó,
nhóm chúng em đã tập hợp các dữ liệu thu thập được và chỉnh sửa để có thể hoàn thành
bài thảo luận này. Nhóm em xin cam đoan nội dung bài thảo luận này là công trình nghiên
cứu hoàn toàn của cả nhóm và không phải là bản sao chép của bất kỳ bài tiểu luận nào
trước đó. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào, nhóm 1 xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
về nội dung nghiên cứu của nhóm.

5
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG....................................................................................................................
DANH MỤC BIỂU ĐỒ...............................................................................................................
DANH MỤC VIẾT TẮT............................................................................................................
PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................................................
1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................................
2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................................
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.......................................................................................
4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................
5. Kết cấu đề tài...................................................................................................................
PHẦN NỘI DUNG....................................................................................................................
Chương 1: Cơ sở lý luận về rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế và hàng
rào kỹ thuật đối với hàng nông sản tại thị trường Châu Âu.............................................
1.1 Khái niệm rào cản kỹ thuật...........................................................................................
1.2. Phân loại.......................................................................................................................
1.3. Vai trò...........................................................................................................................
Chương 2: Thực trạng áp dụng rào cản kỹ thuật đối với mặt hàng nông sản nhập
khẩu vào EU...........................................................................................................................
2.1. Tổng quan thị trường nông sản EU..............................................................................
2.2. Các rào cản kỹ thuật đối với mặt hàng nông sản nhập khẩu vào EU...........................
2.3. Tổng quan tình hình nhập khẩu hàng nông sản của EU..............................................
2.4. Tổng quan tình hình xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam vào EU........................
2.5. Đánh giá thực trạng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của nông sản Việt Nam sang EU
.............................................................................................................................................
3.1. Cơ hội dành cho ngành nông sản Việt Nam.................................................................
3.2. Định hướng và giải pháp từ các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản.............................
3.3. Định hướng và giải pháp từ chính phủ.........................................................................
PHẦN KẾT LUẬN....................................................................................................................
Tài liệu tham khảo....................................................................................................................
6
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Kim ngạch NK một số hàng nông sản của EU từ Việt Nam(2016-2020)..........256
Bảng 2: Xếp hạng năm 2018 của EU về những đối tác thương mại nông sản lớn
nhất....................................................................................................................................34

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 1: Các mặt hàng nông sản chính vào EU năm 2021(%).....................................266
Biểu đồ 2: Cơ cấu thị trường hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam đến tháng 7/2019.31

7
DANH MỤC VIẾT TẮT

EU European Union
GlobalGAP Global Good Agricultural Practice
EVFTA European-Vietnam Free Trade Agreement - Hiệp định thương mại tự
do Việt Nam – EU
TBT Technical Barriers to Trade” -Hàng rào kỹ thuật trong thương mại
WTO World Trade Organization - Tổ chức Thương mại Thế giới
GATT General Agreement on Tariffs and Trade - Hiệp ước chung về thuế
quan và mậu dịch
FTA Free Trade Area - Hiệp định thương mại tự do
GDP Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm trong nước
EC European Community - Cộng đồng châu Âu
CENELEC Ủy ban Tiêu chuẩn Điện tử Châu Âu
CEN Ủy ban Tiêu chuẩn Châu Âu
ETSI Viện Tiêu chuẩn Viễn thông châu Âu
ISO International Organization for Standardization - Tổ chức tiêu chuẩn
hoá quốc tế
IFS International Food Standard - tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế
GMP Good manufacturing practice - Thực hành sản xuất tốt
FSSC Food Safety System Certification – Chứng nhận hệ thống an toàn thực
phẩm
BRC British Retailer Consortium - tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực
phẩm do Hiệp hội bán lẻ Anh thiết lập
HACCP Hazard Analysis and Critical Control Point - hệ thống phân tích mối
nguy và kiểm soát điểm tới hạn

8
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

EU luôn được nhìn nhận là thị trường xuất khẩu lớn với những yêu cầu, tiêu chuẩn cao,
nghiêm ngặt về tiêu chuẩn vệ sinh kiểm dịch động thực vật với nông sản, thực phẩm nhập
khẩu từ nước ngoài, cũng như phải tuân thủ nhiều tiêu chuẩn được quy định trong Luật
Thực phẩm, Luật Thú y, quy định về nhãn dán… Các thị trường phát triển như EU đang
lạm dụng các rào cản phi thuế quan với nhiều hình thức tinh vi hơn, dưới danh nghĩa bảo
vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường nhằm bảo hộ sản xuất trong nước. Hàng nông
sản nhập khẩu vào EU phải đối mặt với rào cản kỹ thuật ngày càng khắt khe hơn. Phần
lớn các nhà nhập khẩu EU yêu cầu nhà xuất khẩu phải có chứng nhận GlobalGAP làm
điều kiện tiên quyết để ký hợp đồng. Đây là điều kiện mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam
khó đáp ứng được. Hàng nông sản của Việt Nam phải đối mặt với sức ép cạnh tranh ngày
càng gay gắt từ các nhà cung cấp khác trên thế giới, trong đó có nhiều đối thủ mạnh như
Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia… Một trở ngại khác cho nông sản tươi Việt Nam là phải
đối mặt với việc duy trì chất lượng đến thị trường xa xôi EU. Việc châu Âu đưa ra cảnh
báo trước đây về các lô hàng không đảm bảo chất lượng cho thấy khâu bảo quản sau thu
hoạch, vấn đề vệ sinh thực vật và an toàn thực phẩm của doanh nghiệp chưa được kiểm
soát tốt. Để Việt Nam tận dụng được các lợi thế từ Hiệp định tự do thương mại EVFTA
ký với EU thì Việt Nam cần cải thiện phương thức nuôi trồng và thực tiễn sản xuất để
vượt qua các rào cản kỹ thuật.

Chính thực tiễn cần tháo gỡ các nút thắt, tìm ra định hướng để vượt qua được các rào
cản kỹ thuật, thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang châu Âu, nhóm đã quyết định thực hiện đề
tài: “Nghiên cứu rào cản kỹ thuật đối với mặt hàng nông sản xuất khẩu sang thị
trường châu Âu và một số kiến nghị vượt rào cản cho Việt Nam khi xuất khẩu sang thị
trường này”.

2. Mục tiêu nghiên cứu

9
Mục tiêu nghiên cứu bao gồm các mục tiêu cụ thể sau:

 Đưa ra cơ sở lý luận liên quan đến rào cản kỹ thuật


 Chỉ ra các rào cản kỹ thuật mà mặt hàng nông sản phải đối mặt khi xuất khẩu sang
EU
 Nêu ra thực trạng nhập khẩu nông sản của EU
 Nêu ra thực trạng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang EU
 Chỉ ra các cơ hội và thách thức đối với ngành nông sản Việt Nam
 Đề xuất các định hướng, giải pháp giải quyết vấn đề từ phía nhà nước và các doanh
nghiệp để Việt Nam vượt qua được rào cản kỹ thuật đối với ngành nông sản khi xuất khẩu
sang EU
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các rào cản kỹ thuật đối với mặt hàng nông sản xuất khẩu
sang thị trường châu Âu.
Phạm vi nghiên cứu: Thị trường châu Âu
4. Phương pháp nghiên cứu
Nhóm thực hiện nghiên cứu đề tài dựa trên phương pháp nghiên cứu dữ liệu thứ cấp và
phương pháp định tính.
5. Kết cấu đề tài
Bố cục bài được chia làm 3 chương:
 Chương 1: Cơ sở lý luận về rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế và hàng rào
kỹ thuật đối với nông sản tại thị trường châu Âu
 Chương 2: Thực trạng áp dụng rào cản kỹ thuật đối với mặt hàng nông sản nhập
khẩu vào EU
 Chương 3: Những định hướng và giải pháp vượt rào cản cho Việt Nam khi xuất
khẩu nông sản vào thị trường EU.

10
PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: Cơ sở lý luận về rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế và hàng rào
kỹ thuật đối với hàng nông sản tại thị trường Châu Âu.

1.1. Khái niệm rào cản kỹ thuật

Rào cản kỹ thuật là một nhóm các biện pháp yêu cầu về mặt kỹ thuật áp dụng đối với
hàng hóa nhằm bảo vệ cuộc sống và sức khỏe của con người, của động thực vật, môi
trường hoặc ngăn ngừa các hoạt động man trá và ở mức độ phù hợp.

Trong thương mại quốc tế, các “rào cản kỹ thuật đối với thương mại” (technical barriers
to trade) thực chất là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mà một nước áp dụng đối với
hàng hóa nhập khẩu và/ hoặc quy trình đánh giá sự phù hợp của hàng hóa nhập khẩu đối
với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đó.

1.2. Phân loại

Rào cản kỹ thuật được phân làm 3 loại theo Hiệp định TBT của WTO:

 Quy chuẩn kỹ thuật (technical regulations): là những yêu cầu kỹ thuật có giá trị áp
dụng bắt buộc (các doanh nghiệp bắt buộc phải tuân thủ)

 Tiêu chuẩn kỹ thuật (technical standards): là các yêu cầu kỹ thuật được một tổ
chức được công nhận chấp thuận nhưng không có giá trị áp dụng bắt buộc;

 Quy trình đánh giá sự phù hợp của một loại hàng hóa với các quy định/ tiêu chuẩn
kỹ thuật (conformity assessment procedure): các cấp có thẩm quyền có thể yêu cầu
hàng nhập khẩu chỉ được bán nếu người sản xuất hoặc người xuất khẩu có giấy
chứng nhận đảm bảo hợp chuẩn của một tổ chức hoặc phòng thí nghiệm đã được
thừa nhận tại nước nhập khẩu rằng sản phẩm đó đã phù hợp với các quy định kỹ
thuật đã được đề ra.

11
1.3. Vai trò

Rào cản kỹ thuật ngày càng trở nên quan trọng hơn, vì các rào cản truyền thống như
thuế quan và những hạn chế về số lượng phần lớn đã được loại bỏ sau khi Hiệp định
Chung về Thuế quan & Thương mại (GATT) và các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA)
ra đời.

Thêm vào đó, Chính phủ các nước ngày càng nhận thức sự cần thiết bảo hộ lao động, bảo
vệ người tiêu dùng và bảo vệ môi trường. Nhận thức này đã dẫn tới sự ra đời quy chế
pháp lý mới về kỹ thuật để điều chỉnh ngày càng nhiều sản phẩm với các yêu cầu nghiêm
ngặt hơn. Các rào cản kỹ thuật thương mại một phần có vai trò trong việc thực hiện các
chính sách của quốc gia đó như để duy trì cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo an ninh quốc
gia, bảo vệ người tiêu dùng… một mặt lại gây ra hạn chế cho các nhà xuất khẩu muốn
xuất khẩu hàng hóa sang quốc gia đó.

12
Chương 2: Thực trạng áp dụng rào cản kỹ thuật đối với mặt hàng nông sản nhập
khẩu vào EU

2.1. Tổng quan thị trường nông sản EU

2.1.1. Tổng quan về thị trường EU

Kể từ năm 2004 đến nay, Liên minh châu Âu (EU-27) luôn là khu vực kinh tế lớn thứ
2 sau Mỹ. Tính đến cuối năm 2019, với 27 thị trường thành viên, dân số trên 446 triệu
người, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) lên tới gần 14 nghìn tỷ Euro, tổng mức thương mại
hàng hóa đạt 4,07 nghìn tỷ Euro (không bao gồm thương mại nội khối), chiếm khoảng
15% thị phần thương mại thế giới và đầu tư trực tiếp nước ngoài hàng năm, có thể nói EU
hiện là khu vực thị trường rộng lớn và tiềm năng nhất trong trao đổi thương mại với các
quốc gia trên thế giới. Thị trường chung EU là một không gian lớn mà ở đó hàng hoá, sức
lao động, vốn và dịch vụ được lưu chuyển hoàn toàn tự do giống như khi chúng ta ở trong
một thị trường quốc gia. Thị trường chung gắn với chính sách thương mại chung. Nó điều
tiết hoạt động xuất nhập khẩu và lưu thông hàng hoá, dịch vụ trong nội khối. Thị trường
EU có một số đặc điểm nổi bật như sau:

Về tập quán và thị hiếu tiêu dùng

EU gồm 27 quốc gia, mỗi quốc gia có một đặc điểm tiêu dùng riêng do đó có thể thấy
rằng thị trường EU có nhu cầu rất đa dạng và phong phú về hàng hoá. Tuy có những khác
biệt nhất định về tập quán và thị trường tiêu dùng giữa các thị trường quốc gia trong EU
nhưng hầu hết các quốc gia này đều nằm trong khu vực Tây và Bắc Âu nên có những đặc
điểm tương đồng về kinh tế và văn hoá. Trình độ phát triển kinh tế xã hội của các thành
viên là khá đồng đều cho nên người dân thuộc khối EU có đặc điểm chung về sở thích,
thói quen tiêu dùng. Hàng hoá được nhập khẩu vào thị trường này phải đảm bảo đầy đủ về
chất lượng, nguồn gốc, mẫu mã, vệ sinh an toàn cao. Người tiêu dùng châu Âu thường có
sở thích và thói quen sử dụng các sản phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng thế giới vì họ cho rằng
những nhãn hiệu nổi tiếng này gắn với chất lượng sảm phẩm và có uy tín lâu đời, cho nên

13
dùng những sản phẩm mang nhãn hiệu nổi tiếng sẽ rất an toàn về chất lượng và an tâm
cho người sử dụng.

Nhu cầu tiêu dùng của người dân EU cũng có sự biến động qua các năm. Theo số liệu
thống kê của Eurostat, trong giai đoạn 10 năm từ 2009 - 2019, tổng chi cho tiêu dùng
hàng hóa và dịch vụ của 27 quốc gia EU đã tăng 10,8%.

Trong năm 2020, sự bùng phát của đại dịch Covid-19 phần nào đã làm thay đổi chính
sách của các nước cũng như thói quen tiêu dùng của người dân EU, khiến người tiêu dùng
EU đòi hỏi cao hơn về vệ sinh an toàn thực phẩm. Người dân hạn chế mua sắm những
mặt hàng xa xỉ mà tập trung vào sản phẩm thiết yếu. Đặc biệt, họ ưu tiên mua sản phẩm
trong khối EU để yên tâm hơn về chất lượng hàng hóa.

Các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng của EU

Đặc điểm nổi bật của thị trường EU là quyền lợi của người tiêu dùng rất được bảo vệ.
Để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, chính quyền EU thường xuyên tiến hành kiểm
tra các sản phẩm ngay từ nơi sản xuất và có hệ thống cảnh báo giữa các thành viên, đồng
thời bãi bỏ việc kiểm tra các sản phẩm ở biên giới.

Hiện Tổng vụ Sức khỏe và An toàn thực phẩm (DG SANTE) của Ủy ban châu Âu
(EC) là cơ quan chịu trách nhiệm về kiểm soát an toàn thực phẩm của châu Âu. Trong khi
đó, CENELEC, CEN và ETSI là 3 cơ quan tiêu chuẩn hoá của Châu Âu được coi là đủ
năng lực trong việc tiêu chuẩn hoá kỹ thuật. Ba cơ quan này đã đưa ra các tiêu chuẩn của
EU trong từng lĩnh vực riêng biệt và tạo ra “hệ thống tiêu chuẩn hoá châu Âu”.

Tất cả các sản phẩm chỉ có thể bán được ở thị trường EU với điều kiện phải đảm bảo
tiêu chuẩn an toàn chung của EU, các luật và định chuẩn quốc gia được sử dụng chủ yếu
để cấm buôn bán sản phẩm được sản xuất ra từ các nước có điều kiện chưa đạt mức an
toàn ngang với tiêu chuẩn EU. Để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, EU tích cực tham
gia chống nạn hàng giả bằng cách không cho nhập khẩu những sản phẩm đánh cắp bản

14
quyền, ngoài ra EU còn đưa ra các chỉ thị kiểm soát từng nhóm hàng cụ thể về chất lượng
và an toàn đối với người tiêu dùng.

Chính sách thương mại của EU

EU áp dụng chính sách thương mại chung cho tất cả các quốc gia thành viên, trên cấp
độ EU chứ không phải ở cấp quốc gia. Đây được coi là công cụ trung tâm để EU đối phó
với những thách thức do toàn cầu hóa tạo ra và biến các tiềm năng của tiến trình này
thành lợi ích thực sự. Điều này cho phép EU gia tăng trọng lượng của mình trong các
cuộc đàm phán song phương cũng như tại các tổ chức đa phương như Tổ chức Thương
mại Thế giới (WTO). Mục tiêu chính của chính sách thương mại châu Âu là tăng cơ hội
giao thương cho các công ty châu Âu nhờ vào việc loại bỏ các rào cản thương mại (như
thuế quan và hạn ngạch) và bằng cách đảm bảo cạnh tranh công bằng.

Trong đó, đối với chính sách thương mại nội khối, EU tập trung vào việc xây dựng và
vận hành thị trường chung châu Âu nhằm xoá bỏ việc kiểm soát biên giới, lãnh thổ quốc
gia, biên giới hải quan để tự do lưu thông hàng hoá, sức lao động, dịch vụ và vốn, điều
hoà các chính sách kinh tế xã hội của các nước thành viên. Chính sách ngoại thương được
xây dựng trên nguyên tắc: Không phân biệt đối xử, minh bạch, có đi có lại và cạnh tranh
công bằng. Đây là chính sách chủ đạo đối với kinh tế EU vì nó ảnh hưởng đến tăng
trưởng và việc làm. Hơn 36 triệu việc làm tại EU phụ thuộc vào ngành xuất khẩu. Trung
bình cứ 1 tỷ Euro xuất khẩu ra các thị trường ngoài EU sẽ tạo ra 13.000 việc làm cho
người lao động trong khối.

Chính sách thương mại là một thẩm quyền độc quyền của EU. Điều này có nghĩa là
chính sách này được áp dụng thống nhất trên toàn EU chứ không phải là các quốc gia
thành viên đơn lẻ. EU có quyền ban hành luật về các vấn đề thương mại và ký kết các
hiệp định thương mại quốc tế, theo điều 207 của Hiệp ước về chức năng của EU.

Chính sách thương mại của EU bao gồm thương mại hàng hóa và dịch vụ, đầu tư trực
tiếp ra nước ngoài, các phương diện thương mại của sở hữu trí tuệ (như bằng sáng chế) và
mua sắm công. Chính sách này được cấu thành bởi ba yếu tố chính: Các hiệp định thương
15
mại với các nước ngoài EU để mở ra thị trường mới và gia tăng cơ hội phát triển thương
mại cho các công ty EU; Quy định thương mại nhằm bảo vệ các nhà sản xuất EU trước
hành vi cạnh tranh không lành mạnh; Quan hệ EU và WTO, nơi đặt ra các quy tắc thương
mại quốc tế. Các nước EU cũng là thành viên của tổ chức này, nhưng Ủy ban châu Âu là
người đàm phán thay mặt họ.

Về vấn đề hiệp định thương mại, các hiệp định thương mại được đàm phán với các
quốc gia ngoài EU để đảm bảo cơ hội giao dịch tốt nhất. Trọng tâm của tất cả các thỏa
thuận là giảm các rào cản về thương mại và đảm bảo đầu tư. Có ba loại hiệp định thương
mại: Hiệp định hợp tác kinh tế với các nước đang phát triển (vùng Caribbean, Thái Bình
Dương và châu Phi); Hiệp định thương mại tự do với các nước phát triển; Hiệp định liên
kết tăng cường các thỏa thuận chính trị lớn hơn, ví dụ như Liên minh Địa Trung Hải.

Các biện pháp phòng vệ thương mại của EU

EU đưa ra các chính sách về thương mại với mục đích bảo vệ người dân châu Âu bằng
cách đảm bảo rằng các sản phẩm nhập khẩu phải tôn trọng những quy tắc bảo vệ người
tiêu dùng. EU cũng sử dụng chính sách thương mại của mình để thúc đẩy vấn đề nhân
quyền, các tiêu chuẩn về xã hội và an ninh, tôn trọng môi trường và phát triển bền vững.

Liên quan đến quy định về bảo hộ đầu tư, EU sử dụng các công cụ phòng vệ thương
mại dựa trên các quy tắc của WTO và có thể áp dụng thêm một số điều kiện bổ sung cho
các quy tắc này để tái thiết lập môi trường cạnh tranh công bằng cho ngành công nghiệp
EU trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu cạnh tranh không công bằng, gây thiệt hại để
bảo vệ ngành sản xuất của EU. Ủy ban châu Âu (EC) là cơ quan chịu trách nhiệm điều tra
các cáo buộc bán phá giá đối với các nhà sản xuất hàng xuất khẩu tại các nước ngoài EU.
Bất kỳ cá nhân hoặc pháp nhân, hoặc bất kỳ các hiệp hội nào không có tư cách pháp nhân,
đại diện cho ngành công nghiệp Liên minh đều có thể yêu cầu Ủy ban châu Âu hoặc Tổng
cục Thương mại bắt đầu một cuộc điều tra về phòng vệ thương mại (Quy định (EU)
2015/478).

16
Hiện EU sử dụng 3 biện pháp phòng vệ thương mại cơ bản bao gồm: Chống bán phá
giá, chống trợ cấp và tự vệ. Về bản chất, biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp
được áp dụng để đối phó với hành vi cạnh tranh không lành mạnh hay không công bằng
của hàng hóa nhập khẩu (như bán phá giá hoặc được trợ cấp). Trong khi đó, biện pháp tự
vệ là công cụ bảo vệ ngành sản xuất hàng hóa trong nước, nhằm hạn chế những tác động
tiêu cực gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất trong nước do hàng hóa nhập khẩu gia
tăng đột biến.

Hoạt động đầu tư

Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào EU được quy định chặt chẽ. Từ tháng
2/2019, các nhà hoạch định chính sách EU đã thông qua một cơ chế sàng lọc mới để đảm
bảo rằng đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực chiến lược không gây tổn hại đến lợi ích và
an ninh của châu Âu.

2.1.2. Tổng quan về thị trường nông sản EU

Đối với những nhà cung cấp từ ngoài châu Âu, chuyện sản phẩm được thị trường EU
chấp nhận còn là sự bảo chứng về chất lượng và độ an toàn.

Nhập khẩu liên tục tăng cao

Dân số châu Âu chỉ hơn 500 triệu nhưng mỗi năm nhập khẩu hơn 60 tỉ euro rau quả
tươi, tức 44% trị giá thương mại toàn cầu của thị trường này. Châu Âu cũng chiếm 5
trong 10 nước nhập khẩu nhiều rau quả tươi nhất thế giới. Thị trường châu Âu, nhất là
những nước thuộc EU, có ưu điểm là mọi thủ tục đều rành mạch, rõ ràng, nhưng nổi tiếng
khó tính với những quy định rất khắt khe về an toàn thực phẩm. Đáng lưu ý là dù châu Âu
nói chung và khối EU nói riêng có những quy định chung về an toàn thực phẩm, nhưng
một số nước như Anh, Đức, Hà Lan, Áo, Đan Mạch lại áp dụng những tiêu chuẩn nghiêm
ngặt hơn những quy định chung, chẳng hạn như giới hạn dư lượng tối đa cho phép (MRL)
của thuốc bảo vệ thực vật.

17
Người dân nơi đây rất xem trọng dinh dưỡng và vận động thể chất. Chế độ dinh dưỡng
lành mạnh, giảm chất béo, tăng rau củ trong các bữa ăn ngày càng trở nên phổ biến, qua
đó khiến lượng tiêu thụ rau quả tăng cao. Trong năm 2020, dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch
COVID-19, lượng trái cây tươi nhập khẩu vẫn tiếp tục tăng, nhất là những loại giàu
vitamin như cam, quýt, trái bơ và việt quất.

Theo Eurostat (cơ quan thống kê của EU), trong số các quốc gia xuất khẩu rau quả cho
châu Âu, có đến 70 nước đang phát triển. Tổ chức Phát triển hàng hóa nhập khẩu của Hà
Lan (CBI) cho biết tổng giá trị rau quả nhập từ những nước đang phát triển vào châu Âu
đã tăng 38% trong vòng 5 năm (2016 - 2020). Những nước nhập nhiều rau quả nhiệt đới
nhất châu Âu là Hà Lan, Đức, Anh, Pháp. Riêng Hà Lan tái xuất 80% sang các nước
khác.

Trong năm 2020, Đức đã nhập 12,4 tỉ euro trái cây tươi và rau quả, chiếm hơn 20%
tổng giá trị của cả châu Âu. Trong 3,5 tỉ euro rau quả mà Đức nhập từ ngoài châu Âu, các
nước đang phát triển chiếm 2,9 tỉ euro. Pháp nhập 2 tỉ euro trái cây và 0,7 tỉ euro rau,
phần lớn từ các nước Bắc Phi. Vương quốc Anh cũng nhập khoảng 48% lượng rau quả
tươi từ ngoài châu Âu.

Tác động của biến đổi khí hậu tại châu Âu, trong đó có đợt sương giá trong mùa xuân
2021, đã gây thiệt hại nặng cho vụ mùa nho tại Pháp, đào và mơ tại Nam Âu, qua đó
khiến nhu cầu nhập khẩu tăng cao.

Những xu hướng thị trường

Các nước ở phía tây và bắc châu Âu, đặc biệt là Đức, Thụy Sĩ, Áo, Thụy Điển, Đan
Mạch - là thị trường lớn cho rau quả có giá trị dinh dưỡng cao và rau quả hữu cơ, riêng
Đức chiếm tới 29% tổng doanh số rau quả hữu cơ trong khối EU. Các nước Nam Âu là
vườn rau của châu Âu nên tiêu thụ nhiều trái cây hơn mức trung bình, đồng thời chú trọng
đến hương vị của trái cây nhập khẩu. Trong khi đó, các nước Trung và Đông Âu có thu
nhập bình quân thấp hơn những khu vực khác, nên họ ưu tiên cho các loại nông sản có giá
cạnh tranh và sản phẩm địa phương. Do đó, sức mua rau quả nhập khẩu tại đây còn thấp.
18
Những năm gần đây sức tiêu thụ trái cây nhiệt đới và bán nhiệt đới tăng nhanh, đặc biệt
là ở khu vực bắc và tây Âu. Không chỉ người nước ngoài, người gốc nhập cư mà người
bản xứ cũng ưa chuộng những loại trái cây ngoại nhập.

Ngoài những loại quen thuộc như chuối (nhập vào gần 1 triệu tấn/năm), trái bơ, xoài,
thơm, đu đủ, lựu, chà là, nhiều siêu thị còn có những loại trái cây hiếm lạ như trái vải, dừa
trái, hồng, chôm chôm, thanh long, khế, chanh dây, sapôchê, trái lồng đèn (còn gọi là trái
thù lù)... Thanh long, khế, lựu, trái lồng đèn trông đẹp mắt nên rất được ưa chuộng trong
những dịp lễ lạt như Giáng sinh, Tết dương lịch, lễ Phục sinh. Các nhà hàng cũng thích
dùng trái cây để trang trí món ăn.

Trong năm 2019 trị giá số lượng trái vải, chanh dây, khế và thanh long nhập vào châu
Âu đã tăng 40% so với 2016, lên tới 142 triệu euro.

Các nước cung cấp nhiều trái cây nhiệt đới nhất cho thị trường châu Âu hiện nay là
Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha, Tunisia, Peru, Colombia, Nam Phi, Guatemala và Thái Lan.
Trung Quốc là nhà cung cấp chính các loại rau củ như tỏi và hành củ, giờ có thêm khoai
lang và các loại đậu đóng hộp. Thanh long, chanh dây, khế ở thị trường châu Âu chủ yếu
có nguồn gốc từ Malaysia, Thái Lan.

Pháp chuộng trái vải Madagascar và Việt Nam. Hạt điều Việt Nam cũng được biết đến
nhiều hơn tại châu Âu. Nước dừa tươi, nước cốt dừa hữu cơ của Bến Tre nay đã vào được
các siêu thị Bắc Âu, cạnh tranh với sản phẩm của Thái Lan, Sri Lanka, Ecuador.

2.2. Các rào cản kỹ thuật đối với mặt hàng nông sản nhập khẩu vào EU

Liên minh Châu Âu (EU) là một thị trường quan trọng đối với các nhà xuất khẩu nông
sản thế giới. EU có tổng dân số khoảng 516 triệu người, mức thu nhập GDP bình quân
trên 35.000/năm; mỗi năm, EU nhập khẩu hơn 160 tỷ USD các mặt hàng nông sản, chiếm
14,9% tổng nhập khẩu toàn cầu. Là một thị trường hấp dẫn đối với các nhà xuất khẩu
nông sản thế giới, mức độ cạnh tranh ở thị trường này rất cao. Đây đồng thời là một thị
trường khó tính bậc nhất thế giới với những quy định cao về hàng hoá mà các nhà xuất
khẩu phải đáp ứng.
19
Trong Hiệp định Nông nghiệp của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), hàng nông
sản vốn được coi là một nhóm mặt hàng nhạy cảm trong xuất khẩu, do có khá nhiều các
quy định riêng của phía nhập khẩu đưa ra cho các mặt hàng này. Hàng rào kỹ thuật theo
tiêu chuẩn quốc tế đối với nông sản xuất khẩu được Tổ chức Nông Lương của Liên Hợp
Quốc chia làm hai loại là quy định bắt buộc và các chứng nhận tự nguyện.

Để có thể xuất khẩu nông sản sang Châu Âu, bất cứ nhà sản xuất nào cũng phải đáp
ứng được các tiêu chuẩn về hàng rào kỹ thuật khắt khe đó. Để xuất khẩu nông sản sang
Châu Âu, doanh nghiệp xuất khẩu nông sản cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn bắt buộc
nhằm đảm bảo chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm cho người tiêu
dùng. Các tiêu chuẩn này thường khác nhau, phụ thuộc vào từng loại nông sản, nước nhập
khẩu và nước xuất khẩu. Một số quy định được xây dựng trên tiêu chuẩn xuất khẩu thực
phẩm quốc tế. Việc không tuân thủ các tiêu chuẩn sẽ dẫn tới việc nước nhập khẩu thực
phẩm, nhập khẩu nông sản từ chối.

2.2.1. Quy định bắt buộc về tiêu chuẩn kỹ thuật và kiểm soát nhập khẩu

Quy định về chất lượng thương mại và nhãn mác:

Đối với rau quả tươi nhập khẩu, Cộng đồng Châu Âu yêu cầu phải đáp ứng tiêu chuẩn
thị trường của EU về chất lượng cũng như ghi nhãn. Việc kiểm soát chất lượng nông sản
nhập khẩu được cơ quan thanh tra tiến hành tại địa điểm nhập khẩu. Trong một số trường
hợp, chất lượng nông sản nhập khẩu được thị trường Châu Âu kiểm chứng tại nước thứ ba
hoặc tại địa điểm xuất khẩu.
Đối với ghi nhãn, thị trường Châu Âu yêu cầu phải cung cấp đầy đủ các thông tin như:
 Tên thực phẩm
 Danh sách các thành phần;
 Các thành phần hoặc phụ gia chế biến, hoặc có nguồn gốc từ một chất hoặc sản
phẩm II là nguyên nhân gây dị ứng hoặc không chuyển hóa hết trong quá trình sản
xuất, và vẫn còn hiện diện trong sản phẩm cuối cùng, ngay cả khi nó tồn tại dưới
một hình thức khác;

20
 Khối lượng các thành phần hoặc nhóm thành phần nhất định;
 Khối lượng tịnh của thực phẩm;
 Thời gian cất trữ tối đã hoặc thời hạn sử dụng;
 Các yêu cầu đặc biệt về điều kiện bảo quản và/hoặc điều kiện sử dụng;
 Tên, địa chỉ doanh nghiệp hoặc của nhà kinh doanh thực phẩm. Nếu doanh nghiệp
đó không đăng ký tại EU, phải ghi tên và địa chỉ của nhà nhập khẩu;
 Nước xuất xứ hoặc nguồn gốc phù hợp với các quy định;
 Hướng dẫn sử dụng và những lưu ý trong quá trình sử dụng;
 Nếu đồ uống có hơn 1,2% nồng độ cồn theo thể tích của rượu, nồng độ cồn phải
được tính theo thể tích thực tế;
 Thông tin dinh dưỡng (có hiệu lực từ ngày 13/12/2016)

Điều 13 quy định (EU) 1169/2011, kích cỡ chữ trên nhãn được xác định theo “chiều cao
x” được quy định trong phụ lục IV; chiều cao đó sẽ bằng hoặc lớn hơn 1,2mm trừ khi
‘khoảng trống tối đa nhỏ hơn 80cm2 thì chiều cao x sẽ bằng hoặc lớn hơn 0,9mm. Trên
các gói với bề mặt nhỏ hơn 25cm2, không cần thông tin về dinh dưỡng. Gói nhỏ hơn
10cm2 không cần thông tin dinh dưỡng cũng như danh sách thành phần.

Quy định về an toàn thực phẩm:

Các nhà sản xuất phải đảm bảo chất lượng và độ an toàn của các nông sản xuất khẩu
mà họ sản xuất ra, và tránh được tất cả các nguy cơ tiềm tàng như rủi ro từ nguồn nước ô
nhiễm hoặc ô nhiễm vi sinh vật hay hóa chất. Các quy định về mức dư lượng tối đa cho
phép với các loại thuốc bảo vệ thực vật (thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh v.v…)
có hiệu lực trên phạm vi quốc gia và quốc tế. Các nhà sản xuất và xuất khẩu phải tuân thủ
các quy định của nước họ (khi gần đây nhất có quy định về mức dư lượng tối đa cho phép
với các loại thuốc bảo vệ thực vật) và các quy định của các nước nhập khẩu. Họ chỉ có thể
sử dụng các loại hóa chất đã được đăng ký sử dụng cho từng loại cây trồng riêng và phải
tuân thủ nghiêm túc hướng dẫn được nêu cụ thể trên các tờ hướng dẫn sử dụng hoặc trên
các đồ chứa (ghi trên hộp hoặc chai lọ).
21
Các nước trong cộng đồng Châu Âu tiếp tục giảm mức dư lượng tối đa thuốc bảo vệ
thực vật cho phép với các nông sản nhập khẩu vào Châu Âu. Với nhiều loại thuốc bảo vệ
thực vật hiện đã có các mức dư lượng chung áp dụng cho toàn bộ Cộng đồng EU. Tuy
nhiên, một số loại thuốc thì mức dư lượng lại khác nhau giữa các nước. Mỗi quốc gia phải
xác định là đáp ứng được các quy định (thường là thông qua bộ nông nghiệp) tại địa điểm
nhập khẩu. Trường hợp các nước trong Cộng đồng EU chưa thiết lập được mức dư lượng
tối đa, các nhà xuất khẩu yêu cầu cần phải có giấy phép nhập khẩu.

Các loại dư lượng thuốc bảo vệ thực vật MRL thường được sử dụng bởi EU thường
được áp dụng 1 mức cực thấp – 0.01mg/kg.

Quy định kiểm dịch thực vật nhằm phát hiện dấu hiệu sâu hại hoặc dịch bệnh.

Các nhà sản xuất phải tuân thủ quy định kiểm dịch thực vật nhằm ngăn ngừa sự xâm
nhập và lan truyền của bệnh dịch và sâu hại sang các vùng khác. Các nước nhập khẩu
chính trên thế giới tiến hành phân tích rủi ro của dịch hại nhằm xác định mức độ rủi ro
của mỗi sản phẩm nhập khẩu và kiểm tra sản phẩm tại nơi đến để đảm bảo rằng mức rủi
ro đó không bị vượt quá mức quy định.

Để xuất khẩu nông sản sang EU, nhà sản xuất và nhà xuất khẩu cần phải tuân thủ các
quy định về sức khỏe thực vật mà Cộng đồng Châu Âu đã quy định. Các quy định về
kiểm dịch thực vật được áp dụng ngay tại địa điểm nhập khẩu.

Truy xuất nguồn gốc sản phẩm:

Để đối phó với những vấn đề gần đây về an toàn thực phẩm (ví dụ như bệnh bò điên)
và khủng bố toàn cầu, nhiều chính phủ đang tăng cường kiểm soát ở tất cả các công đoạn
sản xuất, chế biến và phân phối thực phẩm nhằm bảo vệ người tiêu dùng khỏi các nguy cơ
ô nhiễm sinh học, hóa học và môi trường lên thực phẩm. Truy xuất (truy tìm nguồn gốc
sản phẩm) là khả năng theo dõi sự di chuyển của thực phẩm qua các công đoạn nhất định
trong việc sản xuất, chế biến và phân phối. Nó cũng giúp tăng cường hiệu quả trong việc
thu hồi các loại thực phẩm bị ô nhiễm. Hơn thế nữa, chúng cũng giúp xác định gốc rễ của

22
một vấn đề an toàn thực phẩm, tuân thủ các quy định pháp luật và đạt được sự mong đợi
của người tiêu dùng về an toàn và chất lượng khi mua nông sản nhập khẩu.

Các quy định của Cộng đồng EU về truy xuất nguồn gốc nông sản nhập khẩu có hiệu
lực từ tháng 1 năm 2005. Để tuân thủ những quy định này, điều quan trọng là các nhà
nhập khẩu nông sản vào Châu Âu xác định rõ nguồn gốc xuất xứ của nông sản. Chính vì
lý do đó, gần đây yêu cầu các nhà xuất khẩu nông sản tuân thủ các qui định về truy xuất
nguồn gốc thậm trí trong trường hợp các nhà xuất khẩu tại các nước đối tác thương mại
theo luật không đòi hỏi phải thỏa mãn yêu cầu về truy xuất nguồn gốc áp dụng trong cộng
đồng Châu Âu.

Khai báo hải quan:

Khâu cuối cùng cho nông sản được nhập khẩu phụ thuộc vào Cơ quan Hải quan ở nước
nhập khẩu. Để thông qua Hải quan, nhà xuất khẩu phải điền những thông tin cần thiết vào
mẫu tờ khai (thương mại, vận chuyển) và trả tất cả các khoản phí (thuế nhập khẩu, thuế và
lệ phí khác). Do quá trình xử lý những mẫu đơn này có thể tiêu tốn thời gian, một số nước
hiện nay đã đưa ra chương trình khai báo hải quan trước để tiết kiệm thời gian. Điều này
có nghĩa là các nông sản có thể được khai báo hải quan tại nước xuất khẩu do các cơ quan
chức năng và các cơ quan này có thể đảm bảo các quy định đối với sản phẩm đã được
tuân thủ đầy đủ. Việc không tuân thủ một số các quy định của nước nhập khẩu sẽ có thể là
nguyên nhân từ chối sản phẩm

Những thủ tục khai báo hải quan khi xuất khẩu nông sản từ Việt Nam sang Châu Âu
trong Cộng đồng Châu Âu khác nhau tùy thuộc từng nước. Tuy nhiên, rất nhiều nước ở
đây có hệ thống hải quan điện tử và các chương trình khác giúp đẩy nhanh thời gian khai
báo.

2.2.2. Các tiêu chuẩn về chứng nhận tự nguyện bền vững

 Các chương trình chứng nhận tự nguyện bền vững đối với nông sản xuất khẩu
được Tổ chức Nông lương của Liên Hợp Quốc chia ra một số loại như sau:

23
 Chứng nhận hệ thống quản lý về môi trường ISO 14001
 Chứng nhận xã hội (chứng nhận về công bằng thương mại và chứng nhận hệ thống
quản lý trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp - SA 8000)
 Chứng nhận hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm ISO 22000
 Chứng nhận hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP)
 Chứng nhận Thực hành nông nghiệp tốt (GAP - EuroGap/Global Gap) và chứng
nhận thực hành sản xuất tốt (GMP)
 Chứng nhận chất lượng thực phẩm đặc trưng (chỉ dẫn địa lý GI)
 Một số chứng nhận khác: Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn
cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC
22000).
 Chứng nhận về môi trường bao gồm chứng nhận về nông nghiệp hữu cơ

2.3. Tổng quan tình hình nhập khẩu hàng nông sản của EU

2.3.1. Tình hình nhập khẩu nông sản của EU

Liên minh châu Âu (EU) hiện là khu vực thị trường nhập khẩu các sản phẩm nông
nghiệp lớn nhất thế giới. Với dung lượng nhập khẩu hàng năm lớn, đa dạng về chủng loại,
EU được coi là thị trường đầy tiềm năng cho các nước xuất khẩu nông sản.

Ủy ban châu Âu công bố báo cáo cho biết năm 2020 đánh dấu msột sự cải thiện nữa
trong vị trí dẫn đầu của Liên minh Châu Âu (EU) trong số các nhà xuất khẩu nông sản
thực phẩm lớn nhất thế giới. Về mặt nhập khẩu, EU đã trở thành nhà nhập khẩu lớn thứ ba
thế giới, sau Hoa Kỳ và Trung Quốc. Theo Eurostat, năm 2020, EU đã nhập khẩu hàng
nông sản trị giá 130 tỷ EUR, tăng 5,5% so với năm 2019. Dòng thương mại hàng tháng
của EU đối với các sản phẩm nông sản và thực phẩm đạt giá trị kỷ lục 36,5 tỷ euro vào
tháng 10 năm 2022. Các mặt hàng nông sản phổ biến mà EU nhập khẩu bao gồm:

 Rau quả tươi: EU nhập khẩu rau quả tươi với giá trị khoảng 40 tỷ EUR mỗi năm,
với Tây Ban Nha, Hà Lan và Bỉ là những nhà cung cấp chính.

24
 Đường và sản phẩm từ đường: EU là một trong những thị trường nhập khẩu đường
lớn nhất thế giới, với Brazil, Thái Lan và Australia là những nhà cung cấp hàng
đầu.
 Các loại hạt và ngũ cốc: EU nhập khẩu khoảng 17 tỷ EUR các loại hạt và ngũ cốc
mỗi năm, với Argentina, Ukraine và Mỹ là các nhà cung cấp chính.
 Thịt và sản phẩm thịt: EU là một thị trường nhập khẩu thịt lớn, với giá trị nhập
khẩu hàng năm khoảng 12 tỷ EUR, với Brazil, Mỹ và Argentina là các nhà cung
cấp hàng đầu.

Tỷ trọng nhập khẩu nông sản thực phẩm của EU đã tăng lên, đạt 15,7 tỷ euro trong
tháng 10, tăng 3% so với tháng trước. Giá khô dầu đậu nành, hạt cải dầu, lúa mì và dầu
hướng dương cao hơn dẫn đến sự tăng trưởng này. Brazil và Ukraine là hai quốc gia hàng
đầu cho nguồn nông sản thực phẩm nhập khẩu của EU. Nhập khẩu từ Brazil giảm 17%
trong tháng 10 năm 2022 so với tháng trước. Tuy nhiên, nhập khẩu từ Ukraine đã tăng
25% trong tháng này với ngô, dầu hướng dương, hạt hướng dương và hạt cải dầu chiếm
70% lượng nhập khẩu của EU.

Lượng dầu cọ nhập khẩu giảm 16% so với cùng kỳ năm 2021 trong khi nhập khẩu ngô
tăng 66%.

Đối với mặt hàng rau củ, EU vẫn nhập khẩu từ các nước đang phát triển chủ yếu liên
quan đến các loại rau trái mùa như cà chua, đậu và ớt, và một số loại rau nhiệt đới. Đối
với mặt hàng hạt điều: Thị trường hạt điều EU được kỳ vọng sẽ tăng trưởng ổn định.
Người dân khu vực có nhu cầu tiêu thụ các lựa chọn ăn vặt lành mạnh và các nguồn
protein thực vật. Đối với mặt hàng cà phê, đây cũng là một thị trường cà phê rộng lớn,
chiếm khoảng 1/3 lượng tiêu thụ toàn cầu. Mặc dù tiêu thụ dự kiến sẽ ổn định trong dài
hạn, nhưng EU vẫn hấp dẫn đối với các nhà xuất khẩu. Đối với mặt hàng gạo, nhập khẩu
gạo của EU ngày càng tăng, đặc biệt các giống gạo đặc sản ngày càng được ưa chuộng.
Phần lớn nhu cầu ngày càng tăng đến từ Tây Bắc Châu Âu, nơi gạo không được sản xuất
và tiêu thụ theo cách truyền thống.

25
Tuy nhiên, EU đã áp đặt một số giới hạn đối với nhập khẩu hàng nông sản từ một số
quốc gia như Nga, Belarus và Ukraine. EU cũng đang tăng cường các quy định và giám
sát về an toàn thực phẩm để bảo vệ người tiêu dùng và đảm bảo rằng các sản phẩm nông
sản nhập khẩu đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và chất lượng.

2.4. Tổng quan tình hình xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam vào EU

2.4.1. Kim ngạch xuất khẩu

EU là thị trường lớn thứ 3 với tỷ trọng xuất khẩu dao động từ 11% -19% tổng kim
ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam và giá trị xuất khẩu khoảng trên 3 tỷ USD/năm.
Việt Nam đã xuất khẩu nông sản tới hầu hết thành viên của EU, trong đó thị trường XK
tập trung chủ yếu vào một số nước gồm Đức, Hà Lan, Italia, Tây Ban Nha, Bỉ, Pháp,
Balan. Hàng nông sản của Việt Nam chiếm 2,2% thị trường nhập khẩu nông sản của EU.
Năm 2020, do tác động của đại dịch Covid-19, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt
Nam sang thị trường EU chỉ đạt 3,39 tỷ USD, giảm 5,4% so với năm 2019. Tuy nhiên, kể
từ sau khi EVFTA có hiệu lực, xuất khẩu nông sản sang thị trường này nhìn chung đã có
xu hướng cải thiện, thể hiện qua tốc độ tăng trưởng của một số mặt hàng nông sản vào EU
tăng tốc rõ rệt.

Theo số liệu của Bộ Công Thương, ngay trong tháng 8/2020, kim ngạch xuất khẩu
nông sản sang EU tăng 11,9% so với tháng 7/2020. Sang tháng 9/2020, giá trị kim ngạch
xuất khẩu nông sản sang EU tăng tới 35% so với tháng 8/2020. Trung bình giai đoạn từ
tháng 8/2020 đến tháng 6/2021, giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản sang thị trường EU
đã tăng trưởng ở mức 10% đạt 486 triệu USD. Trong thời gian tới, kim ngạch xuất khẩu
nông sản của Việt Nam sang thị trường EU ước tính sẽ đạt khoảng 5,5 tỷ USD/năm,
chiếm tỷ trọng 15% tổng giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam. “Với đà tăng trưởng
này, Châu Âu hiện đang là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của nông sản
Việt Nam, chiếm 14% tổng doanh thu xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính”, Tiến sĩ
Arjen Roem thông tin.

26
2.4.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Bảng 1: Kim ngạch NK một số hàng nông sản của EU từ Việt Nam(2016-2020)

Mã HS Mặt hàng 2016 2017 2018 2019 2020

07 Rau củ 14,3 15,0 12,9 15,2 14,9

08 Trái cây 769,6 977,9 954,7 896,1 861,3

080132 Điều nhân 721,3 920,1 887,3 823,5 789,0

0901 Cà phê 1.3750,0 1.528,7 1.485,1 1.249,4 1.094,5

0902 Chè 6,2 6,9 6,6 5,0 3,0

0904 Hạt tiêu 241,6 178,2 119,7 112,6 97,8

1006 Gạo 18,0 11,4 15,6 31,9 43,4

(Nguồn: UN Comtrade (2020) https://comtrade.un.org/data)

Biểu đồ 1: Các mặt hàng nông sản chính vào EU năm 2021(%)

27
Cà phê:
Là nhóm hàng nông sản có kim ngạch xuất khẩu sang EU Việt Nam, chiếm 8,5% tổng
kim ngạch nhập khẩu của EU và gần 40% lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam.
Năm 2017-2018 sản lượng đạt khoảng gần 750 nghìn tỷ, kim ngạch xuất khẩu cà phê
sang EU đạt khoảng 1,34 tỷ USD. Giá trị xuất khẩu của cà phê sang EU dao động từ 1,0 -
1,5 tỷ USD/năm giai đoạn 2016 - 2020. Cà phê xuất khẩu sang EU chủ yếu là cà phê
nguyên liệu, chiếm hơn 90% tổng giá trị xuất khẩu.

Với trị giá xuất khẩu đạt 939 triệu USD trong 11 tháng 2021, EU cũng đang là thị
trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam, chiếm gần 34,8% tổng kim ngạch xuất
khẩu mặt hàng này. Trong số các thị trường thành viên EU, cà phê Việt Nam được xuất
chủ yếu sang các nước: Đức (đạt 377 triệu USD), Italy (đạt 205 triệu USD), Tây Ban Nha
(đạt 119 triệu USD) và Bỉ (đạt 97 triệu USD). Xuất khẩu cà phê sang EU trong 11 tháng
2021 chỉ tăng nhẹ 0,5% (do giảm 11,6% về lượng xuất khẩu) so với cùng kỳ năm 2020,
nhưng trong số các mặt hàng nông sản xuất sang EU, cà phê vẫn duy trì vị trí dẫn đầu
trong trị giá xuất khẩu. Trong đó, mã HS 09011110 (Arabica WIB hoặc Robusta OIB) là
chủng loại được xuất khẩu nhiều nhất, đạt 838 triệu USD, tương đương cùng kỳ 2020 và
chiếm 89,3% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê sang thị trường EU. Đứng thứ hai là mã
HS 21011110 (cà phê tan) với kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 60 triệu USD, tăng
khoảng 4,2% so với cùng kỳ và chiếm khoảng 6,4%.

Hạt tiêu:
Kim ngạch nhập khẩu của EU từ Việt Nam khoảng 40 nghìn tấn mỗi năm, chiếm 23%
tổng lượng xuất khẩu của Việt Nam và đáp ứng 53% nhu cầu của EU.
Lượng tiêu xuất sang EU chủ yếu vào 5 thị trường lớn là Đức, Hà Lan, Anh, Ba Lan,
Tây Ban Nha. Thị trường lớn nhất hiện nay là Đức với kim ngạch nhập khẩu tiêu từ Việt
Nam lên tới 65,9 triệu USD (2018). Tuy nhiên, thời gian gần đây, EU đã cảnh báo về dư
lượng thuốc bảo vệ thực vật có trong tiêu đen của Việt Nam vượt ngưỡng an toàn, đã có
nhiều lô hàng của Việt Nam bị trả về.

28
Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là tiêu hạt (chiếm 90% tổng lượng xuất khẩu) và chỉ 10%
tiêu đã qua chế biến. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu hạt tiêu có xu hướng giảm mạnh trong
giai đoạn 2016 - 2020, từ mức 241,6 triệu USD năm 2016 còn 97,8 triệu USD vào năm
2020. Sự sụt giảm này chủ yếu là do giá giảm, mặc dù lượng xuất khẩu tăng.
Ưu đãi từ Hiệp định đang được tận dụng hiệu quả khi kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu
sang EU trong 11 tháng 2021 đạt khoảng 40 nghìn tấn, tương đương 165 triệu USD, tăng
7,4% về lượng và tăng mạnh 63,9% và trị giá xuất khẩu so với cùng kỳ năm 2020. Các
chủng loại hạt tiêu xuất khẩu chủ yếu sang EU là: mã HS. 09041120 – Hạt tiêu đen chưa
xay hoặc chưa nghiền (đạt 92 triệu USD, tăng mạnh 62,5% so với cùng kỳ 2020 và chiếm
55,7% tổng kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu sang EU) và mã HS. 09041110 - Hạt tiêu trắng
chưa xay hoặc chưa nghiền (đạt 40 triệu USD, tăng 58,8%, chiếm 24,1%). EU chiếm 19%
tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này trong 11 tháng năm 2021.
Hạt điều:
EU hiện nay là thị trường lớn thứ 2 của hạt điều Việt Nam, chiếm trên 23% trong tổng
lượng và tổng kim ngạch. Kim ngạch xuất khẩu hạt điều khá ổn định trong khoảng từ
700- 900 triệu USD/năm.
Năm 2016 sản lượng và trị giá xuất khẩu hạt điều tăng đáng kể, cụ thể là khoảng 92
nghìn tấn và 755 triệu USD. Năm 2017 – 2018 sản lượng hạt điều có sự sụt giảm nhẹ do
giá nhân điều trên thị trường thế giới đã tăng cao, tiềm ẩn những bất lợi nhất định cho
việc xuất khẩu điều. Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu đạt 112 tấn, tương đương 789 triệu
USD, tăng 5,76% về lượng nhưng giảm 4,19% về giá trị so với năm 2019. Xuất khẩu hạt
điều sang EU trong 11 tháng 2021 đạt 122 nghìn tấn, tương đương 734 triệu USD, tăng
15,2% về lượng và tăng 6,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Đây là mặt hàng có kim
ngạch xuất khẩu lớn thứ hai trong số các mặt hàng nông sản xuất khẩu sang EU. EU là thị
trường xuất khẩu hạt điều lớn thứ hai của Việt Nam (sau Hoa Kỳ), chiếm 22% tổng kim
ngạch xuất khẩu mặt hàng này trong 11 tháng năm 2021.
Đối với hạt điều, EU là một trong 3 thị trường nhập khẩu nhân điều lớn nhất từ Việt
Nam với thị phần khoảng 27%. Các quốc gia nhập khẩu chính của Việt Nam là Hà Lan,
29
Đức, Anh. Trong đó, Hà Lan là nước nhập khẩu hạt điều lớn nhất với khoảng 22-25 ngàn
tấn mỗi năm. Kế đó là Anh với khoảng 5,3-7 ngàn tấn/năm và Đức là 2-5 ngàn tấn/năm.
Tuy nhiên, tỷ trọng các sản phẩm chế biến sâu, sản phẩm có giá trị gia tăng cao của Việt
Nam như nhân điều rang muối, điều tẩm gia vị, điều tẩm mật ong, bánh kẹp điều,... sang
EU lại khá khiêm tốn.
Gạo:
Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU, có hiệu lực từ tháng 6/2019, sẽ cho
phép Việt Nam xuất khẩu 100.000 tấn gạo hàng năm sang EU hưởng thuế 0%, gấp 4 lần
so với hạn ngạch hiện tại.
Đến nay, mặt hàng gạo của Việt Nam đã thâm nhập được vào toàn bộ thị trường EU.
Trong đó, thị trường tiêu thụ lớn nhất là: Bỉ, Pháp, Đức, Hà Lan và Lithuania. Tuy nhiên,
xuất khẩu gạo sang EU chiếm tỷ trọng rất nhỏ (0,7%) trong tổng kim ngạch xuất khẩu
hàng nông sản của Việt Nam sang EU. Đồng thời, xuất khẩu gạo đang có xu hướng giảm
đáng kể trong những năm gần đây. Tính đến năm 2016, xuất khẩu gạo sang EU chỉ chiếm
1,7% kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam, giảm 25,6% so với năm 2015. Năm 2017 -
2018 sản lượng gạo có tăng nhẹ nhưng trị giá vẫn không cao do bức tranh chung của
thương mại gạo thế giới trong những năm gần đây do cung vượt quá cầu. Năm 2020, Việt
Nam xuất khẩu sang EU 66 nghìn tấn gạo, kim ngạch đạt 43,4 triệu Euro; trong khi EU
nhập khẩu tổng cộng khoảng 2,3 triệu tấn gạo, kim ngạch đạt 1,4 tỷ Euro. So với các nước
ASEAN, xuất khẩu gạo của Việt Nam vào EU chỉ bằng 1/6 so với Thái Lan, bằng 1/10
Myanmar và bằng 1/4 Campuchia.
Ưu đãi từ Hiệp định đang được tận dụng hiệu quả khi xuất khẩu gạo sang EU trong 11
tháng 2021 đạt khoảng 54 nghìn tấn, tương đương 38 triệu USD, chỉ tăng 0,8% về lượng
nhưng tăng tới 21,6% về trị giá xuất khẩu so với cùng kỳ năm 2020, cho thấy doanh
nghiệp đang bắt kịp xu hướng sản xuất các loại giống chất lượng cao (gạo thơm, gạo hạt
dài, gạo đặc sản) hướng tới thị trường cao cấp. Tuy nhập khẩu gạo của EU từ Việt Nam
có xu hướng tăng nhưng thị phần gạo của Việt Nam tại EU còn rất thấp, chỉ chiếm 1,3%
tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này trong 11 tháng năm 2021.

30
Chè:
EU là thị trường nhập khẩu chè lớn trên thế giới và Việt Nam đứng thứ 5 trên toàn cầu
về xuất khẩu chè. Tuy nhiên, chè của Việt Nam lại có thị phần hạn chế tại EU. Năm 2018,
EU nhập khẩu chè với trị giá 3,6 triệu USD, so với năm 2017 đã giảm 7,3%; trong đó, thị
phần nhập khẩu chè từ Việt Nam chỉ chiếm 0,5% tổng giá trị nhập khẩu chế của EU. Các
doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đã không đáp ứng đủ yêu cầu tiêu chuẩn về chất lượng
sản phẩm do đã sử dụng dư lượng các hóa chất dãn đến sức khỏe người tiêu dùng không
được đảm bảo an toàn.
Tận dụng ưu đãi từ EVFTA, trong 11 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu chè sang
EU đạt khoảng 3 triệu USD, tăng 21,6% so với cùng kỳ năm 2020 dù giảm 16,4% về
lượng xuất khẩu, cho thấy doanh nghiệp Việt Nam đang chuyển trọng tâm sang xuất khẩu
các sản phẩm chè chất lượng cao. Trong cơ cấu mặt hàng chè xuất khẩu của Việt Nam
hiện nay, chè xanh chiếm 20%, chè đen 79% và 1% là các loại chè khác. Trong top 10
nước có thị phần xuất khẩu chè lớn nhất của Việt Nam, EU có Đức và Ba Lan chiếm thị
phần dao động từ 1,55% đến gần 3% tổng thị phần của top 10. Các nước còn lại cũng
nhập chè của Việt Nam nhưng không ổn định.
Năm 2022, tốc độ tăng trưởng của các mặt hàng nông sản chính của Việt Nam xuất
khẩu sang EU so với năm 2021 như sau: Cà phê (tăng 42,1%); gạo (tăng 63,9%); gỗ và
sản phẩm gỗ (tăng 8,3%); hàng rau quả (tăng 20,2%); hàng thủy sản (tăng 32,9%); hạt
điều (giảm 17,3%); hạt tiêu (giảm 0,6%), mây, tre, cói và thảm (giảm 2,3%); và sản phẩm
từ cao su (giảm 24,9%); cao su (giảm 33,3%); chè (giảm 38,7%) . Quý 1/2022, Việt Nam
xuất hơn 22.500 tấn (18 triệu USD) gạo sang EU, tăng 4 lần về lượng và giá trị so với
cùng kỳ năm 2021. Tỷ trọng xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam tới EU tăng từ 20% trong quý
I/2021 đến 28% trong quý I/2022

31
2.4.3. Cơ cấu thị trường

Cơ cấu thị trường hàng nông sản xuất khẩu


của Việt Nam đến tháng 7/2019

34%
43.1%

13.2%
9.7%

Trung Quốc EU Hoa Kỳ Thị trường khác

Biểu đồ 2: Cơ cấu thị trường hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam đến tháng
7/2019.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu của lĩnh vực
nông nghiệp giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2018. Cụ thể, rau quả đạt 2,392 tỷ USD, giảm
hơn 110 triệu USD; hạt điều giảm hơn 170 triệu USD (đạt 1,937 tỷ USD); cà phê thậm
chí còn giảm mạnh đến gần 500 triệu USD (chỉ đạt 1,899 tỷ USD); gạo cũng giảm gần
260 triệu USD (đạt 1,835 tỷ USD)... Sự sụt giảm kim ngạch của các nhóm hàng chủ lực
trong lĩnh vực nông nghiệp là điều dễ hiệu khi chúng ta gặp khó ở tất cả các thị trường
xuất khẩu chính.
Cụ thể, theo Tổng cục Hải quan, hết tháng 7/2019, Trung Quốc tiếp tục là thị trường
xuất khẩu hàng nông sản (rau quả, hạt điều, hạt tiêu, chè, cà phê, gạo, sắn và sản phẩm
sắn, cao su) lớn nhất của Việt Nam nhưng kim ngạch chỉ đạt 3,35 tỷ USD, giảm 10,1% so
với cùng kỳ năm 2018. Các thị trường lớn tiếp theo là Liên minh châu Âu - EU (28 nước)
chỉ đạt 1,3 tỷ USD, giảm 10%; thị trường Hoa Kỳ đạt 955 triệu USD, giảm 20,5%...
Năm 2020, EU là thị trường lớn thứ 3 với tỷ trọng xuất khẩu dao động từ 11% -19%
tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam và giá trị xuất khẩu khoảng trên 3 tỷ
USD/năm. Việt Nam đã xuất khẩu nông sản tới hầu hết thành viên của EU, trong đó thị

32
trường xuất khẩu tập trung chủ yếu vào một số nước gồm Đức, Hà Lan, Italia, Tây Ban
Nha, Bỉ, Pháp, Balan.
Năm 2021, về thị trường xuất khẩu sang các nước thành viên EU, dù chịu ảnh hưởng
của dịch Covid-19, kim ngạch xuất khẩu nông sản sang các thị trường chủ lực của Việt
Nam tại khu vực EU đều tăng trưởng tích cực hoặc chỉ giảm nhẹ: Đức (chiếm 28,8% tổng
kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính của Việt Nam sang EU, đạt 641 triệu
USD, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm 2020), Hà Lan (chiếm 22,5%, đạt 500 triệu USD,
tăng 1,9%), Italy (chiếm 12,8%, đạt 285 triệu USD, tăng 3,2%), Tây Ban Nha (chiếm 9%,
đạt 202 triệu USD, giảm nhẹ 0,6%), Pháp (chiếm 6,4%, đạt 142 triệu USD, tăng
25,2%),... Ngoài ra, một số thị trường có kim ngạch xuất khẩu nhỏ nhưng đạt mức tăng
trưởng mạnh mẽ, cho thấy tiềm năng xuất khẩu: Phần Lan (tăng 198%), Hungary (tăng
86,9%), Cộng hoà Séc (tăng 49,2%),...
Theo Hải quan Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2022, dù tình hình thế giới có nhiều
biến động, đặc biệt khó khăn về đứt gãy chuỗi cung ứng, giá cả hàng hóa tăng cao, tình
hình logistics bất ổn do tác động của chiến sự Nga - Ukraine nhưng kim ngạch xuất khẩu
của Việt Nam sang Hà Lan tăng trưởng tốt với mức 29,6% so với cùng kỳ năm 2021, đạt
giá trị 5,042 tỷ USD. Trong đó, thủy sản tăng 56,5%, rau quả tăng 21%, cà phê tăng hơn
300%, hạt tiêu tăng 75,6%, gạo tăng gần 24%.

2.4.4. Nhận xét chung

Mặc dù Việt Nam đã xuất khẩu nông sản sang hầu hết các nước EU nhưng thị phần
nông sản Việt Nam trên thị trường EU còn rất nhỏ, hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu dưới
dạng thô, cạnh tranh về giá ở phân khúc thấp. Các nhóm hàng nông sản xuất khẩu sang
EU tập trung vào 3 nhóm cà phê, trái cây và hạt tiêu. Thực tế này cho thấy, Việt Nam
chưa khai thác được tối ưu những lợi để xuất khẩu sang thị trường EU.

33
2.5. Đánh giá thực trạng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của nông sản Việt Nam sang
EU

2.5.1. Mức độ đáp ứng

Mặc dù là những điều kiện khắt khe, các yêu cầu kỹ thuật của EU có những tác động
với chiều hướng tích cực trong dài hạn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, hiệp hội hàng
nông sản và cơ quan nhà nước Việt Nam.
Thứ nhất, các yêu cầu khắt khe này sẽ giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng
nông sản, hiệp hội ngành hàng nâng cao nhận thức về những khó khăn gặp phải khi có
trao đổi thương mại với thị trường EU. Qua nhiều vụ kiện do vi phạm các rào cản của EU,
Việt Nam đã rút ra được nhiều kinh nghiệm trong việc sản xuất, có thêm thông tin, cách
xử lý từ đó phản ứng tự nhiên hơn trước những rào cản gặp phải trong xuất khẩu hàng
hóa. Chẳng hạn, khi bị kiện chống bán phá giá do quá trình truy xuất thông tin, xây dựng
dữ liệu báo cáo sai lệch của EU, Việt Nam từ việc lẩn tránh và chịu thua kiện đã sẵn sàng
và tích cực hơn trong việc theo đuổi vụ kiện, kết hợp với các cơ quan điều tra, đưa ra
thông tin thiết thực để bảo vệ quyền lợi tốt cho doanh nghiệp. Các quy định chung của EU
đặt ra không chỉ phân biệt với riêng Việt Nam cho nên vấn đề là các thành phần kinh tế
của Việt Nam cần phải theo tiêu chuẩn của họ, nhanh chóng tổ chức lại sản xuất.
Thứ hai, EU là thị trường khó tính bậc nhất đối với hàng nhập khẩu, đặt an toàn sức
khỏe lên hàng đầu, các yêu cầu kỹ thuật của họ góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp sản
xuất của Việt Nam tăng cường hiệu quả trong đầu tư, chú trọng hơn vào quy trình tạo ra
sản phẩm để sẵn sàng đối mặt với thách thức khi xuất khẩu. Việt Nam đã có ý thức xem
các rào cản là điều thiết yếu như việc tăng đầu tư vào các trang thiết bị, máy móc hiện đại
hơn, đào tạo các nhân viên có tay nghề cao, làm việc uy tín, năng lực sản xuất,.... Có thể
thấy như trong lĩnh vực nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang EU có xu hướng tăng dần
qua các năm do doanh nghiệp đã có thông tin của các vụ vi phạm trước, tăng cường đầu
tư sản xuất đảm bảo an toàn, vệ sinh, có quy hoạch, hệ thống kiểm dịch hiện đại.
Thứ ba, các yêu cầu kỹ thuật của EU cũng góp phần thúc đẩy sự hoàn thiện và vận
hành tốt hơn của cơ quan nhà nước Việt Nam. Các văn phòng SPS và TBT Việt Nam đã
34
được thành lập và hoạt động ngày càng tích cực để giúp các doanh nghiệp, đặc biệt có
quy mô nhỏ và vừa có khả năng nắm bắt thông tin nhanh, chính xác về luật quy định
chung và riêng của thị trường nhập khẩu EU. Đồng thời, Việt Nam cũng dần hoàn thiện
hơn luật chủ yếu về thương mại, đặc biệt có liên quan đến các tiêu chuẩn cũng như chất
lượng của hàng hóa, tích cực tham gia các tổ chức đặt ra tiêu chuẩn chung cho khu vực và
thế giới,.... Đó là bước đầu để Việt Nam tiến xa hơn trong quá trình đưa hàng hóa của
mình thâm nhập vào các thị trường bên ngoài.
Doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp nông sản đã biết cách nâng tầm
thương hiệu doanh nghiệp của mình trên thị trường EU, thông qua các kênh quảng cáo
truyền thống và hiện đại. Các doanh nghiệp sản xuất cũng như thu mua đã học hỏi, nắm
bắt những công nghệ mới, những tiêu chuẩn mới để sản xuất và nuôi trồng theo hướng
ngày càng đạt chuẩn quốc tế như những trang trại nuôi trồng theo tiêu chuẩn Global
GAP,... Từ đó chất lượng nông sản được nâng cao, vượt qua được những yêu cầu khắt
khe về kỹ thuật của EU.
Trong bảng xếp hạng năm 2018 của EU về những đối tác thương mại nông sản lớn
nhất (bảng dưới đây), Việt Nam chỉ là một thị trường xuất khẩu nhỏ của EU với tỷ trọng
1,1% nhưng lại là một trong những nguồn cung nông sản quan trọng đối với khu vực EU,
đứng thứ 12 với khả năng cung ứng 2,2% nhu cầu tiêu thụ của thị trường EU, xếp trên
Thái Lan, New Zealand, Malaysia, Canada,...
Bảng 2: Xếp hạng năm 2018 của EU về những đối tác thương mại nông sản lớn nhất.

Tên quốc gia Trị giá (1000 USD) Tỷ trọng (%)


STT

1 Brazil 11 940 10,6

2 Mỹ 11 216 10,0

3 Ác hen ti na 5 888 5,2

4 Trung Quốc 5076 4,5

35
5 Thụy Sỹ 4670 4,2

6 Thổ Nhĩ Kì 4640 4,1

7 Indonesia 4148 3,7

8 Ukraina 4067 3,6

9 Bắc Biển Ngà 3165 3,2

10 Ấn Độ 2781 2,5

Các quốc gia khác 31732 27,6

12 Việt Nam 2420 2,2

(Nguồn: Ủy ban Châu Âu)


Với lợi thế về điều kiện tự nhiên của mình, Việt Nam có thể đảm bảo tốt và đúng
những nội dung, quy định trong Hiệp định EVFTA mới được thông qua hồi tháng 6 năm
2019, đặc biệt là những về vấn đề nguyên tắc xuất xứ của sản phẩm. Do có sự đầu tư cho
chất lượng sản phẩm nên sản lượng hàng hóa nông sản Việt Nam xuất khẩu sang EU
những năm vừa qua tuy có biến động nhưng cơ bản có sự tăng trưởng qua các năm.
Không chỉ đơn thuần là tăng về số lượng, sản lượng mà chất lượng cũng rất được chú
trọng, đầu tư cho sản xuất những sản phẩm nông sản đã tinh chế, hạn chế xuất khẩu sản
phẩm thô; đây là hướng đi mới, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nông sản Việt
Nam sang các thị trường khác, đặc biệt với thị trường khó tính và khắt khe như EU.

2.5.2. Mức độ chưa đáp ứng và nguyên nhân

Bên cạnh những điều đã đạt được đó vẫn còn tồn tại những nhược điểm như:

Một là, quy mô chế biến nông sản chủ yếu vẫn nhỏ lẻ, lạc hậu, tự phát: nông sản Việt
Nam, đặc biệt là các mặt hàng hoa quả và rau củ, đa phần là nhỏ lẻ, phân tán, không theo
quy hoạch nên quản lý và đầu tư phát triển hạ tầng khó khăn. Ngoài ra, vai trò vĩ mô của
các cơ quan chức năng trong hoạt động quy hoạch sản xuất còn yếu. Thiếu các vùng quy
hoạch cây trồng khiến nông sản thuê xuyên rơi vào tình trạng được mùa rớt giá. Bản đồ

36
vùng trồng rau quả manh mún còn khiến việc áp dụng quy trình sản xuất Global GAP -
một tiêu chuẩn nghiêm ngặt từ thị trường EU, gặp trở ngại.

Hai là, đầu tư cho nông nghiệp chưa cao và thiếu hiệu quả: tỷ trọng tổng vốn đầu tư
vào khu vực nông nghiệp có xu hướng giảm đáng kể trong thời gian qua, từ 7,5% năm
2005, sau hơn 10 năm, nay chỉ còn 5,3%. Tổng vốn đầu tư cho nông nghiệp giai đoạn
2005 - 2016 từ 6,4% giảm còn 5,4% tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong giai đoạn 2011 -
2016. Bên cạnh đó, cơ cấu đầu tư cũng chưa thực sự chú trọng vào đầu tư công nghệ cao,
quy mô lớn cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Ba là, sự liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp còn yếu: tính liên kết sản xuất giữa
nông dân và doanh nghiệp còn yếu, dễ đổ vỡ là một trong những rào cản lớn khiến xuất
khẩu hàng nông sản sang EU gặp khó khăn. Tính đến nay, khoảng 70% nguyên liệu nông
sản được thu mua từ nông dân, còn chỉ một tỷ lệ nhỏ là từ doanh nghiệp tự đầu tư hoặc
mua từ các trang trại của nhà nước. Tuy nhiên, các vùng nguyên liệu nông sản lại xa nhà
máy chế biến, chi phí vận chuyển lớn, nguyên liệu không đảm bảo các yêu cầu chất lượng
nên không thể chế biến xuất khẩu được.

Bốn là, chất lượng nông sản thấp và không đồng đều : từ đặc điểm sản xuất nhỏ và tự
phát, lại thiếu tính liên kết với nhau và với doanh nghiệp, dẫn đến chất lượng nông sản
của Việt Nam còn thấp. Người nông dân cũng chưa được hướng dẫn kỹ về các biện pháp
xử lý trong trồng trọt và chăn nuôi. Khu vực trồng rau quả rải rác, phân tán, khó xử lý kỹ
thuật... thu hoạch chưa đồng loạt, sản phẩm không đồng đều, gây khó khăn cho việc chế
biến, xuất khẩu sang thị trường vô cùng khó tính như EU. Ngoài ra, vẫn còn hiện tượng
sử dụng các hóa chất độc hại, không rõ nguồn gốc trong chế biến, bảo quản rau quả tươi.

Năm là, phương tiện cất trữ và dịch vụ thương mại kém: công nghệ sau thu hoạch của
Việt Nam còn kém, rất ít tiến bộ kỹ thuật về lĩnh vực này được chuyển giao đến nông dân.
Việc thu hái, sơ chế bảo quản vẫn tiến hành thủ công là chính, công nghệ bảo quản và
phương tiện vận chuyển còn thiếu, dẫn đến chất lượng sản phẩm thấp, tỷ lệ tổn thất sau
thu hoạch lên tới 25 - 30%. Về vận chuyển, Việt Nam vẫn còn thiếu các thiết bị vận

37
chuyển lạnh như tàu lạnh hoặc container có thiết bị làm lạnh nên đã ảnh hưởng không ít
tới khả năng xuất khẩu khối lượng lớn đến thị trưởng EU - là thị trường xa về khoảng
cách địa lý.

Sáu là, thiếu kỹ năng thương mại và quảng cáo: khâu tổ chức, sản xuất chế biển, tiếp
thị sản phẩm của xuất khẩu hàng nông sản còn yếu, đặc biệt là đối với mặt hàng rau quả.
Việt Nam có nhiều chủng loại rau quả rất ngon, có thương hiệu, rất nổi tiếng trong nước,
nhưng chưa được thị trường thế giới biết đến. Nông dân hoàn toàn thiếu thông tin thị
trường, đặc biệt là các tiêu chuẩn chất lượng. Chính vì vậy, việc điều tiết sản xuất gặp
nhiều khó khăn và thiếu tính định hướng.

Bảy là, công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam chưa phát triển nên phần lớn nguồn nguyên,
phụ liệu để sản xuất hàng xuất khẩu đều phải nhập khẩu. Từ những yêu cầu chặt chẽ về
quy tắc xuất xứ trong khi hơn 70% nguồn nguyên liệu Việt Nam phải nhập khẩu thì việc
tìm ra giải pháp cho vấn đề đáp ứng quy tắc xuất xứ để được hưởng ưu đãi về thuế quan
theo Hiệp định EVFTA chính là thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp. Hơn nữa, các
yêu cầu bắt buộc về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm của EU rất khắt khe và không
dễ để đáp ứng. Tại Việt Nam, phương thức nuôi trồng và thực tiễn sản xuất vẫn còn nhiều
thiếu sót, chưa phù hợp để đáp ứng được các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt. Để đáp
ứng được các tiêu chuẩn, tuân thủ các quy trình theo tiêu chuẩn quốc tế, đòi hỏi các doanh
nghiệp phải điều chỉnh hoạt động sản xuất hoặc phương pháp sản xuất, áp dụng công
nghệ tiên tiến..., dẫn tới chi phí tuân thủ bị gia tăng, tạo ra áp lực về tài chính cho các
doanh nghiệp Việt Nam.

Tám là, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nông sản đang phải đối mặt với tình trạng thiếu
thông tin kịp thời, từ đó, thời gian các doanh nghiệp có được để đáp ứng yêu cầu về các
biện pháp vệ sinh và kiểm dịch đã bị giảm đáng kể, dẫn đến tăng chi phí hoặc có thể hạn
chế khả năng xuất khẩu. Bên cạnh đó, nhiều lô hàng bị trả lại do vi phạm quy định về chất
lượng và an toàn thực phẩm hay cảnh báo vi phạm về bao bì đóng gói như chè, thủy hải
sản,...doanh nghiệp xuất khẩu nông sản gặp khó khăn khi chứng minh và xin cấp phép đối

38
với các sản phẩm đạt tiêu chuẩn môi trường của EU, số lượng doanh nghiệp được cấp
nhãn sinh thái và các chứng nhận môi trường quốc tế còn chiếm tỉ lệ rất nhỏ,...

Chín là, trong khi nhiều doanh nghiệp Việt còn khá thờ ơ với vấn đề sở hữu trí tuệ thì
đây lại là yêu cầu đặt lên hàng đầu từ phía EU. Một số điều khoản đòi hỏi về bảo hộ sở
hữu trí tuệ của EU còn cao hơn đòi hỏi về quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức Thương mại
thế giới. Trong khi đó tại Việt Nam, hiện tượng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ngày càng
nhiều. Một trong những nguyên nhân khiến các vụ việc vi phạm sở hữu trí tuệ vẫn diễn ra
thường xuyên là do doanh nghiệp chưa quan tâm đến vấn đề sở hữu trí tuệ, bảo vệ thương
hiệu của mình. Doanh nghiệp Việt Nam chỉ mới chú trọng tới số lượng xuất khẩu các sản
phẩm, mà chưa thực sự quan tâm đến xây dựng thương hiệu, nên nhiều sản phẩm xuất
khẩu vẫn chủ yếu dưới dạng thô, dù có sản lượng lớn, chất lượng cao nhưng lợi ích kinh
tế mang lại thấp. Ngoài ra, chi phí bảo hộ tốn kém cũng là một vấn đề ảnh hưởng đến
quyết định đăng ký bảo hộ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nông sản Việt Nam chỉ chú
trọng tới số lượng xuất khẩu, chưa thực sự quan tâm đến xây dựng thương hiệu. 90%
nông sản của Việt Nam chỉ được xuất khẩu dưới dạng thô, dù xuất đi sản lượng lớn, chất
lượng cao nhưng lợi ích kinh tế mang lại thấp. Ngoài ra, chi phí bảo hộ tốn kém cũng là
một vấn đề ảnh hưởng đến quyết định đăng ký bảo hộ của doanh nghiệp. Vì vậy, việc
quan tâm xây dựng và phát triển thương hiệu đã và đang là vấn đề cấp bách đặt ra hiện
nay đối với các mặt hàng nông sản của nước ta.

Thêm vào đó, hiện nay nhiều chỉ dẫn địa lý của Việt Nam đang bị sử dụng trái phép. Ví
dụ như, nhãn hiệu nước mắm Phú Quốc tràn lan trên thị trường, thậm chí Malaysia và
Thái Lan cũng sản xuất nước mắm Phú Quốc. Một lý do cho thực trạng này là việc quản
lý còn nhiều bất cập. Việc chưa có chế tài xử lý việc sử dụng trái phép thương hiệu khiến
người tham gia sản xuất không mặn mà bảo hộ, làm mất giá trị sản phẩm. Đây là một
trong những vấn đề mà Chính phủ và các Bộ ngành cần đặc biệt quan tâm.
Nguyên nhân:
Với nguyên nhân khách quan có thể kể đến như:

39
 Các nước trong khối EU thường đánh giá hàng hóa Việt Nam theo hiệu ứng
domino. Chỉ cần một mặt hàng không đáp ứng được các tiêu chuẩn của họ thì họ
cho rằng các mặt hàng tương tự cũng như thế và lập tức trả lại các lô hàng đã nhập,
đồng thời cấm Việt Nam xuất khẩu các mặt hàng đó sang EU. Hoặc, khi một thành
viên trong khối không hài lòng với hàng hóa Việt Nam thì cũng đồng nghĩa với
việc Việt Nam có rất ít cơ hội để xuất khẩu sang các quốc gia còn lại. Ngoài ra,
hiệu ứng này còn có tính ảnh hưởng tới các thị trường khác nhau, đặc biệt là từ các
thị trường lớn như Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản,... Chẳng hạn, khi Hoa Kỳ từ chối
sản phẩm thép của Việt Nam để bảo hộ ngành sản xuất trong nước, EU cũng theo
đó và làm tương tự.
 Việc thiết lập và duy trì hệ thống các biện pháp kỹ thuật riêng đối với hàng hóa
nhập khẩu của EU ban đầu là nhằm bảo vệ sức khỏe con người, môi trường, an
ninh,... Tuy nhiên, hiện nay thì khu vực này cũng đang có xu hướng lạm dụng các
biện pháp kỹ thuật 11 để hạn chế hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài, trong đó có
Việt Nam, nhằm bảo hộ sản xuất trong khối. Như vậy, Việt Nam trở nên khó khăn
hơn trong việc tăng kim ngạch xuất khẩu sang EU.
Với nguyên nhân chủ quan:

 Hệ thống tiêu chuẩn của Việt Nam chưa đồng bộ và chưa đáp ứng được yêu cầu về
môi trường của EU, việc kiểm soát các lô hàng xuất khẩu nông sản chưa được tốt,
cơ sở vật chất dành cho kiểm định chưa đảm bảo về số lượng và chất lượng, việc
cấp chứng nhận còn phức tạp và chậm trễ, các chứng chỉ môi trường và các hệ
thống quản lý môi trường theo ISO 14.000 đối với nông sản xuất khẩu đều chưa
mang tính bắt buộc,... Chính vì vậy nhà nước và doanh nghiệp đều phải có thêm
các giải pháp nữa để tăng khả năng thích của nông sản xuất khẩu Việt Nam đối với
rào cản môi trường của EU Nội tại của ngành Nông nghiệp Việt Nam chưa chú
trọng khai thác lợi thế để đáp ứng các tiêu chuẩn khi xuất khẩu sang EU. Sản xuất
nông nghiệp vẫn mang tính chất manh mún, nhỏ lẻ, nguồn lực dành cho sản xuất
nông sản xuất khẩu (lao động, đất đai) còn hạn chế.

40
 Người nông dân chưa am hiểu sâu về các kỹ thuật tiến bộ để nâng cao năng suất và
chất lượng sản phẩm, cũng như chưa tiếp cận nhiều với công nghệ trong việc xây
dựng quy trình truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Mối liên kết giữa người nông dân
với các nhà khoa học, doanh nghiệp và nhà nước còn lỏng lẻo. Người nông dân
chưa đủ nhận thức về tác hại của việc xuất khẩu sản phẩm kém chất lượng, có thể
họ chỉ quan tâm đến cái lợi ích cá nhân trước mắt, tìm cách tăng năng suất tạo ra
sản phẩm, giảm tối thiểu chi phí sản xuất mà không nghĩ đến chất lượng sản phẩm.
Nhiều nông dân vẫn áp dụng tập quán sản xuất cũ, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
không hợp lý dẫn đến việc hàng hóa xuất khẩu không đạt yêu cầu và có khả năng
bị EU trả về. Bên cạnh đó, các đơn vị sản xuất phần lớn đang hoạt động một cách
riêng lẻ, không có mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp để sản xuất theo
chuỗi các mặt hàng, mở rộng thị trường.
 Do khoa học công nghệ còn hạn chế, chưa được áp dụng nhiều vào quá trình sản
xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Công tác thu hoạch, bảo quản,
chế biến sản phẩm chưa được chú trọng dẫn đến việc khó đáp ứng tiêu chuẩn của
thị trường EU
 Nhà nước chưa triển khai nhanh chóng việc hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp rút
ngắn thời gian, chi phí thực hiện các thủ tục kiểm tra chuyên ngành, kiểm dịch.
nghiên cứu về nhu cầu thị trường để tổ chức sản xuất hợp lý cũng như xúc tiến
thương mại và quảng bá hình ảnh sản phẩm. Đồng thời, chưa có chế tài đủ mạnh
để ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại, cạnh tranh không lành mạnh, bán
phá giá vì lợi ích riêng.
 Các doanh nghiệp nhỏ và vừa phần lớn chỉ sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng
có giá trị thấp, giá bán rẻ gây ảnh hưởng đến các doanh nghiệp sản xuất tương tự
tại thị trường nội địa EU. Hơn thế nữa, Việt Nam chưa được EU cũng như nhiều
thị trường lớn khác coi là nền kinh tế thị trường nên việc hàng hóa xuất khẩu
thường bị khởi kiện và áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp.

41
 Hệ thống kiểm định chất lượng bao gồm phòng thử nghiệm, xét nghiệm (LAB)
chưa đáp ứng được các yêu cầu cơ bản cũng như chuyên sâu và còn khá phân tán.
Chẳng hạn, việc phát hiện các độc chất từ đó xây dựng các rào cản về tiêu chuẩn
các hóa chất, phụ gia trong thực phẩm phụ thuộc vào khả năng xét nghiệm của các
LAB.
 Vai trò của các hội ngành nghề chưa thể hiện rõ trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp
thực hiện tiến trình hội nhập. Đặc biệt, việc xây dựng các tiêu chuẩn đặc thù và áp
dụng trong ngành chưa thấy sự tích cực và chủ động của hội ngành nghề. Khung
pháp lý về ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn cũng dành dư địa cho cơ quan quản
lý nhà nước cấp quốc gia và địa phương nhiều hơn là các hiệp hội, hội. Sự liên kết
giữa các nhà khoa học với doanh nghiệp và cả nông dân còn chưa hiệu quả. Do đó,
các sản phẩm sản xuất chưa đạt hiệu quả và chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu
xuất khẩu. Chương 3: Những định hướng và giải pháp vượt rào cản kỹ thuật cho
Việt Nam khi xuất khẩu nông sản vào thị trường EU

3.1. Cơ hội dành cho ngành nông sản Việt Nam

Thị trường EU là một trong những thị trường nhập khẩu nông sản lớn nhất thế giới với
nhu cầu lớn về các loại sản phẩm nông nghiệp từ các nước khác nhau. Với đặc thù của
ngành nông nghiệp Việt Nam và năng lực sản xuất đang được nâng cao, Việt Nam có cơ
hội để tiếp cận và phát triển các sản phẩm nông nghiệp của mình trên thị trường EU.

Các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường EU
bao gồm: cà phê, hạt điều, tiêu, gạo, rau củ quả, hải sản và các loại thực phẩm chế biến từ
các nguyên liệu này.

Việc Việt Nam có cơ hội để phát triển sản phẩm nông nghiệp của mình trên thị trường
EU đến từ việc thị trường này đang quan tâm đến những sản phẩm an toàn, chất lượng và
có nguồn gốc rõ ràng. Việt Nam đã và đang nỗ lực để đáp ứng các yêu cầu này thông qua
các tiêu chuẩn sản xuất và vệ sinh an toàn thực phẩm, cải thiện quy trình sản xuất và tăng
cường kiểm soát chất lượng.

42
Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, làm đứt gãy thương mại quốc tế,
hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam giữ được mức tăng trưởng dương là một
thành công đáng tự hào của nền kinh tế nước ta. Trong quá trình hồi phục nền kinh tế sau
dịch Covid-19, Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA)
bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/8/2020, được kỳ vọng sẽ có ảnh hưởng tích cực đến hoạt
động thương mại quốc tế giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU).

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản
chính của Việt Nam (bao gồm cà phê, hạt điều, cao su, rau quả, hạt tiêu, gạo và chè) sang
thị trường EU trong 11 tháng năm 2021 đạt khoảng 2,2 tỷ USD và tăng 10,1% so với
cùng kỳ năm 2020. Với kết quả này, EU là một trong những thị trường xuất khẩu nông
sản lớn nhất nước ta, chiếm 13,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông
sản chính. Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt
Nam sang EU cụ thể như sau: cà phê (chiếm 42,2% tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt
hàng nông sản chính sang EU), hạt điều (chiếm 33%), cao su (chiếm 7,9%), rau quả
(chiếm 7,8%), hạt tiêu (chiếm 7,4%), gạo (chiếm 1,7%) và chè (chiếm 0,1%). Cơ cấu các
mặt hàng nông sản của Việt Nam sang EU 11 tháng năm 2021 (% tính trị giá)

Về thị trường xuất khẩu sang các nước thành viên EU, dù chịu ảnh hưởng của dịch
Covid-19, kim ngạch xuất khẩu nông sản sang các thị trường chủ lực của Việt Nam tại
khu vực EU đều tăng trưởng tích cực hoặc chỉ giảm nhẹ: Đức (chiếm 28,8% tổng kim
ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính của Việt Nam sang EU, đạt 641 triệu USD,
tăng 24,4% so với cùng kỳ năm 2020), Hà Lan (chiếm 22,5%, đạt 500 triệu USD, tăng
1,9%), Italy (chiếm 12,8%, đạt 285 triệu USD, tăng 3,2%), Tây Ban Nha (chiếm 9%, đạt
202 triệu USD, giảm nhẹ 0,6%), Pháp (chiếm 6,4%, đạt 142 triệu USD, tăng 25,2%),...
Ngoài ra, một số thị trường có kim ngạch xuất khẩu nhỏ nhưng đạt mức tăng trưởng mạnh
mẽ, cho thấy tiềm năng xuất khẩu: Phần Lan (tăng 198%), Hungary (tăng 86,9%), Cộng
hoà Séc (tăng 49,2%),...

Tuy nhiên, để tiếp cận và phát triển trên thị trường EU, Việt Nam cần phải đáp ứng
được các yêu cầu về tiêu chuẩn và quy định của EU về sản phẩm nông nghiệp, điều này
43
có thể đòi hỏi đầu tư vào công nghệ và phương tiện sản xuất, cũng như tăng cường năng
lực quản lý và kiểm soát chất lượng.

Trong tương lai, cơ hội để phát triển sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam trên thị
trường EU vẫn còn rất lớn. Tuy nhiên, để tận dụng được cơ hội này, các doanh nghiệp
Việt Nam cần tiếp tục nâng cao năng lực sản xuất, đáp ứng các yêu cầu của thị trường và
tìm kiếm các cách tiếp cận và phát triển trên thị trường EU.

3.2. Định hướng và giải pháp từ các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản

Các doanh nghiệp cần đảm bảo đáp ứng đầy đủ quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm,
về chất lượng cũng như nguồn gốc xuất xứ từ Việt Nam, thay đổi nhận thức về an toàn
thực phẩm và nâng cao chất lượng hàng nông sản để tránh bị điều tra hoặc bị áp dụng
những hình thức phòng vệ thương mại khi xuất khẩu hàng hóa vào EU. Doanh nghiệp cần
tìm hiểu, nắm bắt rõ thông tin về thị trường, từ thị hiếu người tiêu dùng cho đến những
quy định, tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Các quy định này luôn thay đổi và cập
nhật thường xuyên, để từ đó gia tăng chất lượng hàng hóa, chinh phục các thị trường.
Đồng thời, cơ quan quản lý cần xây dựng các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm và
truy xuất nguồn gốc rõ ràng, đồng nhất, thực thi đồng bộ ở phạm vi toàn quốc theo các
tiêu chuẩn toàn cầu; ứng dụng, phát triển các kinh nghiệm quốc tế tốt trong sản xuất các
sản phẩm nông, thủy sản, thực phẩm… Nhà sản xuất và doanh nghiệp cần nắm chắc và
chấp hành nghiêm quy định và các hướng dẫn liên quan về mã số vùng trồng, bao bì/nhãn
mác…; hiểu rõ tổ chức bộ máy, quản lý nhà nước liên quan đến SPS; đảm bảo an toàn và
chất lượng của sản phẩm đầu ra đúng quy trình canh tác, chế biến/đóng gói/vận chuyển.

Doanh nghiệp và các hiệp hội ngành hàng liên quan cũng cần áp dụng các giải pháp
sau: các hiệp hội ngành liên quan đến nông sản cần tăng cường các hoạt động hỗ trợ
doanh nghiệp, chủ động kết nối các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang thị trường EU
lại với nhau và giữa khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước.
Doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược phát triển dài hạn và có tầm nhìn, định hướng rõ
ràng và nhất quán về thị trường xuất khẩu. Chủ động tìm kiếm các đối tác thương mại sẵn

44
sàng hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua các rào cản môi trường và xây dựng mối quan hệ làm
ăn lâu dài, có trách nhiệm bảo vệ môi trường và phổ biến tới các nhân viên ở cấp độ
doanh nghiệp. Chủ động nguồn cung và xây dựng chuỗi cung ứng đầu vào đáp ứng quy
định và tiêu chuẩn về môi trường cho sản xuất nông sản xuất khẩu, đầu tư đổi mới công
nghệ sản xuất và chủ động áp dụng các bộ tiêu chuẩn môi trường mà EU yêu cầu và chấp
nhận, chủ động tham gia các hội chợ về hàng nông sản nói chung và nông sản nhập khẩu
tại EU nói riêng.

Cần tìm cách vượt qua được hàng rào kỹ thuật của EU về nguồn gốc xuất xứ, chất
lượng sản phẩm và bảo hộ sở hữu trí tuệ. Trước tiên, các tiêu chuẩn áp dụng cho sản
phẩm không chỉ là VietGAP mà phải nâng lên GlobalGAP. Năng lực chế biến nông sản
cũng cần được tăng lên để phù hợp hơn với thị trường EU, nơi có khoảng cách địa lý lớn
với Việt Nam, do đó phải phát triển các sản phẩm đồ hộp, có thể bảo quản dài ngày đối
với cả trái cây lẫn thủy sản. Sau khi có sản phẩm, một vấn đề nữa là phân phối sâu rộng
vào thị trường EU. Để làm được điều này, các doanh nghiệp có hàng xuất khẩu sang EU
cần kết nối với kênh phân phối lớn và hiện đại ở khu vực này, thông qua các nhà buôn
lớn, nhà nhập khẩu lớn trong khu vực để duy trì kim ngạch xuất khẩu nông sản. Qua đó,
giải quyết được vấn đề bán hàng qua trung gian, giúp người nông dân không bị thương lái
trục lợi, ép giá.

Một trong những yếu tố bắt buộc để vượt qua các rào cản kỹ thuật, là cần đẩy mạnh
hình thành chuỗi liên kết sản xuất từ giống, vật tư sản xuất như phân bón, thuốc bảo vệ
thực vật tới chế biến.

Trong các nỗ lực nhằm giúp các doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường EU, việc xây
dựng các chương trình nhằm nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp là rất cần thiết. Các
chương trình đào tạo này thường được mở ra bởi các tổ chức như Trung tâm tư vấn và hỗ
trợ nông nghiệp, Trung tâm xúc tiến thương mại, Trung tâm xúc tiến xuất nhập khẩu. Các
doanh nghiệp còn phải chọn lựa sản phẩm rau quả tươi mới, có tiềm năng xuất khẩu sang
thị trường EU, sau đó chọn ra những địa phương có khả năng sản xuất sản phẩm đó. Bên
cạnh đó, các cơ quan chức năng liên quan cần tăng cường hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp
45
xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhằm đáp ứng quy định của các
nước EU, cần xây dựng các chương trình kiểm tra, giám sát nhằm hỗ trợ doanh nghiệp,
nhà sản xuất đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của nhà nhập khẩu.

Các doanh nghiệp cần đào tạo và nâng cao năng lực, am hiểu thị trường cho cán bộ
quản lý, cán bộ kỹ thuật, người sản xuất và chế biến. Đồng thời cần đầu tư xây dựng vùng
trồng hay hợp tác với người sản xuất thiết lập các quy trình sản xuất đảm bảo đáp ứng các
yêu cầu an toàn thực phẩm, có kế hoạch giám sát các mối nguy trong toàn bộ quá trình
sản xuất, đặc biệt là mối nguy ô nhiễm vi sinh vật và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

3.3. Định hướng và giải pháp từ chính phủ

Nhà nước cần thực hiện các giải pháp sau: hoàn thiện hệ thống luật pháp và tiêu chuẩn
môi trường, quy hoạch hiệu quả các khu vực sản xuất hàng nông sản an toàn, xây dựng và
phát triển các chuỗi liên kết theo ngành từ sản xuất tới chế biến các sản phẩm nông sản để
đảm bảo chất lượng, xuất xứ cho sản phẩm và đáp ứng các yêu cầu về môi trường của
EU, tăng cường kiểm soát chất lượng các lô hàng xuất khẩu nông sản sang EU, hỗ trợ
doanh nghiệp xuất khẩu nông sản trong việc kiểm định và cấp giấy chứng nhận môi
trường. Tăng cường tuyên truyền về trách nhiệm môi trường và tiêu chuẩn đối với nông
sản xuất khẩu của EU cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Tăng cường công tác cảnh báo và tháo gỡ những khó khăn từ phía EU. Chính phủ cần
tiếp tục đàm phán để tháo gỡ rào cản thương mại và rào cản kỹ thuật của các nước đối với
hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, kịp thời cảnh báo các quy định về rào cản và những
vấn đề phát sinh đối với hàng hóa xuất khẩu, thúc đẩy việc công nhận lẫn nhau về kết quả
đánh giá sự phù hợp với EU, đặc biệt đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu thế mạnh của
Việt Nam sang EU. Bên cạnh đó, cần hướng dẫn doanh nghiệp Việt Nam cách xử lý, thực
hiện và rà soát về mặt kỹ thuật khi có yêu cầu kiểm tra, xác minh xuất xứ từ phía EU, chủ
động thiết lập kênh thông tin giữa nhà nhập khẩu, doanh nghiệp và cơ quan quản lý để kịp
thời xử lý các khó khăn, vướng mắc trong xuất khẩu hàng hóa sang EU.

46
Cần có thêm các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về xúc tiến thương mại và cung cấp
thông tin thị trường thông qua tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, tăng cường
công tác phân tích, dự báo thị trường và nghiên cứu, ban hành các chính sách tạo thuận lợi
cho doanh nghiệp tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, tham gia hiệu quả
chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị đối với các hàng hóa, đẩy mạnh những hoạt động phối hợp
với các sàn giao dịch thương mại điện tử lớn để hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy xuất khẩu.

Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện chính sách đất đai theo hướng khuyến khích tích tụ
đất đai để sản xuất với quy mô lớn. Trong đó, hoàn thiện các quy định về hỗ trợ doanh
nghiệp tiếp cận đất đai để tổ chức sản xuất và chế biến nông sản xuất khẩu, đặc biệt là các
dự án đầu tư vào chế biến sâu sản phẩm, cụm liên hoàn sản xuất - sơ chế - bảo quản - chế
biến nông sản.

Hoàn thiện chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, trong đó ưu tiên đầu tư
đổi mới và nâng cao chất lượng máy móc, thiết bị, công nghệ sản xuất theo hướng sản
xuất nông sản sạch, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.

Tiếp tục xây dựng các chính sách toàn diện về vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ
môi trường phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Nâng cao năng lực của các cơ sở đào tạo, các
trung tâm thử nghiệm và các tổ chức chứng nhận đạt tiêu chuẩn; cần có các quy định về
nhãn hiệu hàng hóa thân thiện với môi trường; xây dựng và áp dụng các chính sách về
tiêu chuẩn môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp với điều kiện trong nước và
tiêu chuẩn quốc tế.

Tập trung đàm phán để tháo gỡ rào cản thương mại và rào cản kỹ thuật của các nước
đối với hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam, kịp thời cảnh báo quy định về các rào cản
và những vấn đề phát sinh đối với nông sản xuất khẩu, đặc biệt tại các thị trường trọng
điểm. Đồng thời, phối hợp với các đại sứ quán, thương vụ tại các nước để cung cấp thông
tin, phân tích, dự báo về thị trường, từ đó định hướng, quy hoạch sản xuất trong nước, tạo
ra những sản phẩm nông nghiệp đáp ứng được yêu cầu thị trường. Bên cạnh đó là tập
trung triển khai các giải pháp tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị và thúc đẩy tiêu thụ

47
nông sản. Phát triển sản xuất theo hướng bảo đảm áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc,
cấp mã số vùng trồng, vùng nuôi...

PHẦN KẾT LUẬN

Châu Âu là thị trường tiêu thụ rau quả và nông sản lớn trên thế giới, lượng nông
sản nhập khẩu hàng năm của EU chiếm khoảng 50% nhập khẩu nông sản của thế giới.
Tuy nhiên, đây cũng là thị trường đòi hỏi rất cao về các tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn vệ
sinh thực phẩm,... nếu Việt Nam vượt qua được các rào cản kỹ thuật và biện pháp vệ sinh
và kiểm dịch động thực vật cùng với hiệp định EVFTA thì sẽ tạo ra lực phóng lớn để xuất
khẩu nông sản nói riêng cùng các mặt hàng khác nói chung sang thị trường tiềm năng này.
Để có thể giải quyết các vấn đề thì cần phải có sự đồng lòng từ trung ương đến địa
phương, từ chính phủ, doanh nghiệp đến người nông dân. Việt Nam ở hiện tại và tương
lai cần tập trung các biện pháp như đầu tư, phát triển các vùng nguyên liệu chuyên ngành
và xen canh từ khâu nghiên cứu lai giống, có phẩm chất tốt, vật tư, quy trình sản xuất; chủ
động gắn kết các doanh nghiệp chế biến, bảo quản, xuất khẩu với vùng nguyên liệu; chú
trọng xây dựng và bảo vệ hình ảnh, uy tín thương hiệu mặt hàng nông sản cũng như lập ra
kế hoạch phổ biến, rộng rãi thương hiệu nông sản Việt Nam đến thị trường bằng nhiều
hình thức.

Trên đây là phần trình bày bài thảo luận “Nghiên cứu rào cản kỹ thuật đối với mặt
hàng nông sản xuất khẩu sang thị trường châu Âu và một số kiến nghị vượt rào cản
cho Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường này” của nhóm 1 chúng em. Do kiến thức
còn hạn chế, thời gian có hạn nên quá trình nghiên cứu và thảo luận đề tài không thể tránh
khỏi những thiếu sót, chúng em mong thầy nhận xét và góp ý để nhóm chúng em hoàn
thiện bài làm của mình hơn.

Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn thầy!

48
Tài liệu tham khảo
Giang, T. H.-Đ. (2022). Xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào EU: Triển vọng và thách
thức từ EVFTA. TBT An Giang, 1.
Hạ, A. (2022). Cơ hội, thách thức, triển vọng xuất khẩu nông sản sang thị trường EU. Bộ
Công thương Việt Nam, 1.
Hạnh, N. (2021). Xuất khẩu nông sản sang EU: Doanh nghiệp cần lưu ý gì? Tạp chí tài
chính , 1.
hợp), H. H. (2022). Xuất khẩu nông sản sang EU nắm bắt cơ hội từ EVFTA. Bộ Công
Thương Việt Nam, 1.
HƯƠNG, •. N.-D. (Tháng 7/2021). XUẤT KHẨU NÔNG SẢN. TẠP CHÍ CÔNG
THƯƠNG, 7.
KÊ, T. C. (05, 11 2020). EVFTA: Cơ hội và thách thức đối với xuất nhập khẩu Việt Nam
– EU. Retrieved 3 2022, 1, from https://www.gso.gov.vn/
LOGISTICS, S. (2021). Tiêu chuẩn xuất khẩu nông sản sang Châu Âu. Simba, 1.
nghiệp), B. N. (2022). Mở đường xuất khẩu nông sản Việt Nam sang các nước EU. Hiệp
hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, 1.
TS. LÊ TIẾN ĐẠT - THS. NGUYỄN NGUYỆT NGA. (2020). Một số rào cản kỹ thuật
chủ yếu đối với doanh nghiệp Việt Nam trong xuất khẩu nông sản. TBT An Giang,
1.
VIÊN, Q. (2022). EU: Thị trường tiềm năng cho nông sản Việt Nam. Tuổi trẻ, 1.

49

You might also like