You are on page 1of 23

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ


BỘ MÔN: KINH TẾ QUỐC TẾ

ĐỀ ÁN CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ QUỐC TẾ


ĐỀ TÀI: Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị
trường EU trong bối cảnh thực thi EVFTA

Sinh viên: Nguyễn Hồng Bảo Cách


Lớp: Kinh tế quốc tế 61B
Mã số SV: 11190749
Giảng viên hướng dẫn: TS. Đỗ Thị Hương

HÀ NỘI – tháng 5 năm 2022


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT…..........................................................................
DANH MỤC BẢNG BIỂU…..............................................................................
PHẦN MỞ ĐẦU …...............................................................................................
1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................1
3. Kết cấu bài viết...............................................................................................2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO
EVFTA …................................................................…...........................................
2.1. Tổng quan về Hiệp định thương mại tự do EVFTA...............................3
2.2. Những cam kết trong EVFTA liên quan đến ngành cà phê...................4
1.2.1. Về thuế quan…..................................................................................... 4
1.2.2. Về quy tắc xuất xứ…............................................................................. 4
1.2.3. Về chỉ dẫn địa lý …...............................................................................4
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM
SANG EU GIAI ĐOẠN 2016-2021….................................................................
2.1. Giai đoạn từ 2016 - Tháng 7/2020............................................................5
2.2. Giai đoạn từ tháng 8/2020 đến tháng 12/2021.........................................7
2.3. Đánh giá chung về thực trạng xuất khẩu cà phê Việt nam sang EU giai
đoạn 2016 - 2021...............................................................................................7
CHƯƠNG 3: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC KHI THỰC THI EVFTA ĐỐI
VỚI XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU ............
3.1. Cơ hội.........................................................................................................9
3.1.1. Tiếp cận thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu…......................................... 9
3.1.2. Tăng kim ngạch xuất khẩu từ việc tận dụng ưu đãi thuế quan .............9
3.1.3. Tăng lợi thế cạnh tranh từ cam kết bảo hộ chỉ dẫn địa
lý...................10
3.1.4. Tiếp cận nguồn vốn đầu tư, công nghệ hiện đại................................. 10
3.2. Thách thức...............................................................................................10
3.2.1. EU có quy định nghiêm ngặt về quy tắc xuất
xứ.................................10
3.2.2. Cà phê Việt Nam phải đáp ứng được các quy định, tiêu chuẩn kỹ
thuật để xuất khẩu vào
EU…................................................................................. 11
3.2.3. Tỷ lệ xuất khẩu cà phê đã qua chế biến của Việt Nam còn thấp........ 11

i
3.2.4. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các nước xuất khẩu cà phê lớn trên thế
giới…................................................................…........................................11
CHƯƠNG 4: KHUYẾN NGHỊ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT
NAM SANG EU NHẰM KHAI THÁC HIỆP ĐỊNH EVFTA.......................
4.1. Khuyến nghị đối với Nhà nước...............................................................12
4.1.1. Triển khai các chương trình hướng dẫn, hỗ trợ................................. 12
4.1.2. Hỗ trợ cung cấp thông tin về thị trường EU cho các doanh nghiệp
xuất
khẩu…...........................................................................................................12
4.1.3. Khuyến khích nâng cao chất lượng cà phê......................................... 12
4.1.4. Thúc đẩy xúc tiến thương mại và xây dựng phát triển thương hiệu cà
phê Việt Nam….............................................................................................13
4.1.5. Hoàn thiện thể chế, chính sách, đơn giản hóa thủ tục hành chính ….13
4.2. Khuyến nghị đối với doanh nghiệp.........................................................13
4.2.1. Chủ động cập nhật và nắm bắt thông tin kịp thời...............................
13
4.2.2. Nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng của cà phê Việt Nam.......... 14
4.2.3. Đổi mới công nghệ cao…................................................................... 14
4.2.4. Xây dựng và phát triển thương hiệu cà phê tại thị trường EU........... 14
KẾT LUẬN…......................................................…...........................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…......................................................

ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt Diễn giải Ý nghĩa
Comprehensive and Progressive Hiệp định Đối tác Toàn
CPTPP Agreement for Trans – Pacific diện và Tiến bộ Xuyên
Partnership Agreement Thái Bình Dương
EU European Union Liên minh châu ÂU
EU - Vietnam Free Trade Hiệp định thương mại tự
EVFTA
Agreement do Việt Nam - EU
EU – Vietnam Investment Hiệp định Bảo hộ đầu tư
EVIPA
Protection Agreement Việt Nam – EU
GSP Generalized System of Preferences Hệ thống ưu đãi phổ cập
ICO International Coffee Organization Tổ chức cà phê quốc tế
Các biện pháp vệ sinh an
SPS Sanitary and Phyto-Sanitary toàn thực phẩm và kiểm
dịch động thực vật
Hàng rào kỹ thuật trong
TBT Technical Barriers to Trade
thương mại
Tổ chức Thương mại thế
WTO World Trade Organization
giới

iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU............................5
Bảng 2.2. Cơ cấu cà phê xuất khẩu sang thị trường EU năm 2019........................6
Bảng 2.3. Sản lượng và kim ngạch XK cà phê sang EU giai đoạn 8/2021 -
12/2021.................................................................................................................7
Bảng 3.1. Thuế suất của các nhóm mặt hàng cà phê trong EVFTA......................9

iv
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài


Trong những năm gần đây, cà phê trở thành mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu
quan trọng của nước ta, chỉ đứng sau gạo. Theo báo cáo của Tổ chức cà phê quốc tế
(ICO), sản lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam hiện đứng thứ 2 thế giới (chỉ sau
Brazil), có mặt hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, tập trung chủ yếu ở
những thị trường lớn như: Đức, Mỹ, Tây Ban Nha, Italia, Bỉ, Anh và các thị trường
mới nổi như Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản… Theo Bộ Công Thương, trong
năm 2021, lượng cà phê xuất khẩu của nước ta đạt 1,52 triệu tấn, trị giá xấp xỉ 3 tỷ
USD, tuy giảm 2,7% về lượng, nhưng tăng 9,4% về trị giá so năm 2020. Đáng chú ý,
tháng 12/2021, giá cà phê xuất khẩu đạt mức cao nhất kể từ tháng 6/2017. Trong các
thị trường xuất khẩu cà phê thì châu Âu được thống kê là thị trường tiêu thụ lớn nhất
toàn cầu, chiếm 47,9% tổng trị giá nhập khẩu trên toàn thế giới. Tốc độ nhập khẩu cà
phê của EU giai đoạn 2015 - 2020 tăng trưởng bình quân 0,3%/năm, đạt bình quân
14,6 tỷ USD/năm (theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế). Cùng với
sự ký kết của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực từ
8/2020, đây sẽ là thị trường tiềm năng cho ngành xuất khẩu cà phê trong những năm
tới.
Dựa trên nhu cầu thực tế, tôi nhận thấy việc đưa ra những chiến lược và giải
pháp để khắc phục khó khăn, tận dụng cơ hội từ hiệp định, hướng tới việc đẩy mạnh
xuất khẩu sản phẩm cà phê Việt Nam sang thị trường EU trong bối cảnh này là vô
cùng thuận lợi và thiết thực. Với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé kiến thức đã
học, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu cà phê Việt
Nam sang thị trường EU trong bối cảnh thực thi EVFTA” nhằm đưa ra cái nhìn
tổng quát về thực trạng ngành cà phê Việt Nam sang thị trường EU trước và sau khi
thực thi EVFTA, cùng với đó là phân tích các cơ hội cụ thể và thách thức đi kèm. Từ
đó, tôi xin đưa ra các khuyến nghị nhằm tận dụng cơ hội, giải quyết khó khăn, để đẩy
mạnh xuất khẩu và tiến tới chiếm lĩnh thị trường cà phê tại khu vực châu Âu.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị
trường châu Âu, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU.

1
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu dựa trên tình hình xuất khẩu các loại cà
phê của Việt Nam sang thị trường EU trong hai giai đoạn 2016 - 7/2020 và 8/2020 -
12/2021, đây là hai giai đoạn trước và sau khi EVFTA có hiệu lực.
3. Kết cấu bài viết
Kết cấu bài viết gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về Hiệp định thương mại tự do EVFTA
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường châu Âu
giai đoạn 2016-2021
Chương 3: Cơ hội và thách thức khi thực thi EVFTA đối với xuất khẩu cà phê
Việt Nam sang thị trường châu Âu.
Chương 4: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam sang EU nhằm
khai thác Hiệp định EVFTA.

2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO EVFTA

2.1. Tổng quan về Hiệp định thương mại tự do EVFTA


Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) là một FTA thế hệ mới
giữa Việt Nam và 28 nước thành viên EU. EVFTA, cùng với Hiệp định Đối tác Toàn
diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), là hai FTA có phạm vi cam kết
rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay.
Ngày 01/12/2015, EVFTA đã chính thức kết thúc đàm phán và đến ngày
01/02/2016, văn bản hiệp định được công bố. Ngày 26/06/2018, một bước đi mới của
EVFTA được thống nhất. Theo đó, EVFTA được tách làm hai Hiệp định, một là Hiệp
định Thương mại (EVFTA), và một là Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA); đồng thời
chính thức kết thúc quá trình rà soát pháp lý đối với Hiệp định EVFTA. Tháng
08/2018, quá trình rà soát pháp lý đối với EVIPA cũng được hoàn tất.
Hai Hiệp định được ký kết ngày 30/06/2019. EVFTA và EVIPA được phê
chuẩn bởi Nghị viện châu Âu vào ngày 12/2/2020, và được Quốc hội Việt Nam phê
chuẩn vào ngày 8/6/2020. Ngày 30/3/2020, Hội đồng châu Âu cũng đã thông qua
EVFTA. Đối với EVFTA, do đã hoàn tất thủ tục phê chuẩn, Hiệp định này đã chính
thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020.
EVFTA là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao, cân bằng về lợi ích cho cả
Việt Nam và EU, đồng thời phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại thế
giới (WTO). Các nội dung chính của Hiệp định gồm: Thương mại hàng hóa (lời văn
về quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), Quy tắc xuất xứ, Hải quan và thuận
lợi hóa thương mại, Các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực
vật (SPS), Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT), Thương mại dịch vụ (lời văn về
quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), Đầu tư, Phòng vệ thương mại, Cạnh
tranh, Doanh nghiệp nhà nước, Mua sắm của Chính phủ, Sở hữu trí tuệ (gồm cả chỉ
dẫn địa lý), Phát triển bền vững, Hợp tác và xây dựng năng lực, Các vấn đề pháp lý.
Với cam kết gần 100% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được
xóa bỏ thuế nhập khẩu, đây là mức cam kết cao nhất trong các FTA mà Việt Nam đã
ký kết với các đối tác cho đến nay.
Cà phê nằm trong mặt hàng xóa bỏ hoàn toàn thuế xuất sang EU ngay khi Hiệp
định có hiệu lực. Điều này mở ra cơ hội cực kỳ lớn cho sản phẩm cà phê của Việt
Nam.

3
2.2. Những cam kết trong EVFTA liên quan đến ngành cà phê
1.2.1. Về thuế quan
Trước đó, EU áp dụng mức thuế suất cơ bản cho cà phê Việt Nam là 7,5-
11,5%. Ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU cam kết xóa bỏ 100% số dòng thuế đối
với mặt hàng này.
1.2.2. Về quy tắc xuất xứ
Để được hưởng các ưu đãi thuế quan theo EVFTA, cà phê xuất khẩu sang EU
phải có xuất xứ thuần túy, tức là được trồng tại Việt Nam; Đối với các chế phẩm từ cà
phê, EVFTA quy định không được tái sản xuất lại từ các sản phẩm không xuất xứ
trong cùng nhóm với sản phẩm đầu ra; và trọng lượng đường sử dụng trong sản phẩm
không được vượt quá 40% trọng lượng sản phẩm.
1.2.3. Về chỉ dẫn địa lý

EU công nhận và bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam, trong đó có cà phê
Buôn Mê Thuột.

4
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM SANG
EU GIAI ĐOẠN 2016-2021

2.1. Giai đoạn từ 2016 - Tháng 7/2020


EU là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới, kim ngạch nhập khẩu cà phê
khoảng 10 tỷ USD năm, chiếm 66% lượng nhập khẩu và khoảng 30% lượng tiêu thụ
cà phê toàn cầu. EU là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới, kim ngạch nhập
khẩu cà phê khoảng 10 tỷ USD năm, chiếm 66% lượng nhập khẩu và khoảng 30%
lượng tiêu thụ cà phê toàn cầu. Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế
giới. Sản phẩm cà phê Việt Nam được xuất khẩu tới hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Việt Nam là nhà cung ứng cà phê lớn thứ hai tại thị trường EU, chiếm 16,1%
thị phần về lượng (sau Brazil với 22,2%). EU cũng là thị trường tiêu thụ cà phê nhiều
nhất của Việt Nam, chiếm 40% trong tổng lượng và 38% về tổng kim ngạch xuất khẩu
cà phê của cả nước (Bảng 2.1).
Bảng 2.1. Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU
Đơn vị: triệu USD

Quốc gia 2016 2017 2018 2019

Đức 353,9 477,9 442,6 433,3

Ý 194,3 240,2 265,1 240,0

Tây Ban Nha 201,7 189,8 197,7 195,7

Bỉ 117,8 158,8 135,9 130,3

Pháp 61,1 70,3 69,0 67,6

Các nước EU 72,3 80,5 79,6 85,5


khác

Tổng 1.217,6 1.190,0 1.152,4 988,8


Nguồn: comtrade.un.org (1) Chỉ tính khu vực đồng tiền chung Euro
Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU có
xu hướng ổn định trong các năm 2016-2019, và giảm nhẹ vào năm 2019. Năm 2020,
do tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, làm gián đoạn các kênh vận chuyển
hàng hóa, giảm nhu cầu tiêu thụ cà phê trên thị trường toàn cầu nên xuất khẩu cà phê
của Việt Nam nói chung và sang thị trường các nước sử dụng đồng tiền chung Euro

5
nói riêng giảm. Tính đến hết tháng 7/2020, Việt Nam xuất khẩu cà phê sang EU đạt
487,6 nghìn tấn, kim ngạch đạt 779,5 triệu USD, giảm lần lượt 6,2% và 6,4% so với
cùng kỳ.
Năm quốc gia thuộc EU có kim ngạch nhập khẩu cà phê của Việt Nam lớn nhất
bao gồm Đức, Ý, Tây Ban Nha, Bỉ và Pháp. Tỷ trọng nhập khẩu của 5 quốc gia này
chiếm 92% - 93% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Trong đó, Đức là
thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam chiếm 34%-37% trong tổng khối
lượng và chiếm 12,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước.
Bảng 2.2. Cơ cấu cà phê xuất khẩu sang thị trường EU năm 2019

Mã HS Tên sản phẩm Tỷ lệ trong tổng Thị phần hàng


KNXK sang EU Việt Nam tại EU
(%) (%)
090111 Cà phê chưa rang và khử 97,687 15,8
caffein
090112 Cà phê rang, khử caffein 2,201 17,3
090121 Cà phê rang chưa khử 0,107 0
caffein
090190 Vỏ cà phê 0,005 0,1
090122 Cà phê khử caffein 0,001 0
Nguồn: Vụ thị trường Châu Âu-Châu Mỹ, Báo cáo XK ngành hàng cà phê sang EU, 2020.
Với sản lượng lớn nhưng các doanh nghiệp cà phê của Việt Nam hiện chủ yếu
vẫn xuất khẩu thô (cà phê nhân) mà chưa tham gia được vào chế biến sâu và rang xay
xuất khẩu (Bảng 2.2).
Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, xuất khẩu cà phê nhân năm 2016 đạt 755,5
nghìn tấn, tương đương 1,377 tỷ USD. Trong khi đó sản lượng xuất khẩu cà phê đã
qua chế biến chỉ đạt 7.907 tấn, tương đương 38,93 triệu USD.
Trong giai đoạn 2017-2019, sản lượng xuất khẩu cà phê nhân đạt trung bình
701.298 tấn/năm, kim ngạch ghi nhận khoảng 1,29 triệu USD/năm. Số liệu năm 2019
cho thấy có tới 97,6% tổng lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam dưới dạng thô. Tuy
vẫn chỉ chiếm tỷ trọng khá nhỏ nhưng trong giai đoạn này, kim ngạch xuất khẩu cà
phê đã qua chế biến đều ghi nhận tốc độ tăng trưởng dương. Năm 2018, kim ngạch đạt
68.05 triệu USD, tăng 5,14% so với năm 2017.

6
2.2. Giai đoạn từ tháng 8/2020 đến tháng 12/2021
Việt Nam đã bắt đầu sản xuất sản phẩm cà phê hữu cơ để xuất khẩu. Năm 2020
một số sản phẩm cà phê hữu cơ của Việt Nam đã bước đầu tiếp cận thị trường EU khi
đáp ứng được những tiêu chuẩn riêng cho mặt hàng nông sản nói chung và cà phê nói
riêng như chứng nhận Organic, Rainforest, Fairtrade,...
Bảng 2.3. Sản lượng và kim ngạch XK cà phê sang EU giai đoạn 8/2020 - 12/2021

Sản lượng Kim ngạch Giá trung bình


(nghìn tấn) (triệu USD) (USD/tấn)

8-12/2020 121,15 203,2 1.677

2021 546,7 1.000 1.829


Nguồn: Hiệp hội cà phê - ca cao Việt Nam
Trong ba tháng cuối năm 2020 đạt 121,15 nghìn tấn, kim ngạch 203,2 triệu
USD, bằng xấp xỉ 20% tổng sản lượng xuất khẩu cà phê sang EU năm 2020.
Năm 2021, xuất khẩu cà phê sang EU đạt 546,7 nghìn tấn với trị giá 1,0 tỷ
USD, giảm 9,4% về khối lượng nhưng tăng 4,4% về giá trị so với cùng kỳ 2020.
Về cơ cấu thị trường: Đức, Italia, Bỉ, Tây Ban Nha vẫn là những thị trường
xuất khẩu cà phê chủ lực của Việt Nam. Trong tháng 12/2021, Đức là quốc gia nhập
khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam với 41,4 triệu USD, chiếm 40,0% tổng kim ngạch
xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU. Italia là quốc gia nhập khẩu lớn
thứ hai với 20,2 triệu USD, chiếm 19,5%. Tiếp theo là Bỉ, Tây Ban Nha và Hà Lan
chiếm lần lượt 14,5%, 12,5% và 3,8% trong tổng kim ngạch cà phê xuất khẩu sang thị
trường EU.
Về cơ cấu cà phê xuất khẩu: Việt Nam chủ yếu vẫn chỉ xuất khẩu cà phê dạng
thô, chưa qua chế biến. Trong tháng 12/2021, cà phê chưa rang chưa khử cafein là loại
cà phê có giá trị xuất khẩu lớn nhất sang thị trường EU đạt 98,5 triệu USD, chiếm
92,6% tổng giá trị xuất khẩu. Đứng thứ hai là cà phê tan với kim ngạch 4,9 triệu USD,
chiếm 6,6% tổng giá trị xuất khẩu. Tiếp theo là cà phê chưa rang đã khử cafein chiếm
2,5% tổng giá trị xuất khẩu sang EU.
2.3. Đánh giá chung về thực trạng xuất khẩu cà phê Việt nam sang EU giai
đoạn 2016 - 2021
Nhìn chung, trước khi có EVFTA, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê
của Việt Nam sang EU không ổn định, tăng giảm liên tục. Đặc biệt, sản lượng cà phê

7
xuất khẩu có biên độ thay đổi lớn, trong khi kim ngạch vẫn giữ ở mức trung bình
khoảng 1,2-1,4 tỷ USD, chỉ riêng năm 2019, kim ngạch giảm đáng kể 14,2% so với
các năm trong cùng giai đoạn.
Tuy nhiên, EVFTA đã cho thấy tác động rõ rệt lên ngành cà phê xuất khẩu của
Việt Nam. Năm 2016, sản lượng cà phê xuất khẩu là 763,4 nghìn tấn, đến năm 2021,
con số này tuy chỉ đạt mức 546,7 nghìn tấn do bị ảnh hưởng bởi sự kiện Brexit và đại
dịch Covid-19 nhưng vẫn tăng 6,3% về giá. Trước tình hình thế giới có nhiều biến
động, đây vẫn là một con số khả quan.
Không chỉ sản lượng, kim ngạch của ngành hàng này cũng đạt được những tín
hiệu tích cực, khi đạt giá trị tăng trưởng nhanh chóng. Trong giai đoạn 2016-2019,
kim ngạch xuất khẩu cà phê còn khá khiêm tốn ở mức 1,2 tỷ USD thì đến năm 2021,
tuy bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng con số này vẫn đạt 1 tỷ USD, chiếm 1/3
tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước. Xuất khẩu cà phê vẫn đang tiếp tục hồi
phục và tăng trưởng. Trong đó, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang nhiều thị trường
thành viên EU giảm, nhưng xuất khẩu sang các thị trường Đức, Hungary và Estonia
tăng.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, từ đầu năm đến nay, xuất khẩu cà phê
của cả nước đạt gần 400.000 tấn, thu về trên 824 triệu USD, giá trung bình đạt hơn
2.219 USD/tấn; tăng gần 31% về khối lượng, tăng xấp xỉ 66% về kim ngạch và tăng
gần 27% về giá so với cùng kỳ năm 2021.
Theo các nhà phân tích thị trường, dự báo xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong
cả năm 2022 sẽ tiếp tục khả quan, nhờ nhu cầu tiêu thụ cà phê tăng trở lại, nguồn cung
dồi dào, các hiệp định thương mại tạo lợi thế cạnh tranh cho cà phê Việt Nam và giá
cà phê xuất khẩu nhiều khả năng duy trì ở mức cao.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dự báo năm 2022, Việt Nam còn nhiều
dư địa đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt là 5 thị trường hàng đầu thế giới: Hoa Kỳ, Đức,
Pháp, Canada và Italy, nhờ lợi thế về thuế suất thuế xuất khẩu và nguồn cung cà phê
chất lượng cao gia tăng.
Mặc dù vậy, xuất khẩu cà phê của Việt Nam vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Cà
phê Việt Nam ít chú trọng chế biến sâu, chủ yếu xuất khẩu thô ra thế giới với giá trị
gia tăng thấp. Đây chủ yếu là do người dân chủ yếu chỉ sản xuất theo mô hình cá thể,
quy mô nhỏ lẻ, manh mún. Chính vì vậy, các khâu thu hái, sơ chế vẫn ở tình trạng
“mạnh ai nấy làm” nên việc kiểm soát chất lượng ở các khâu này rất khó. Các doanh
nghiệp sản xuất, xuất khẩu chủ yếu chế biến theo phương pháp chế biến khô, chưa chú
trọng vào đầu tư công nghệ chế biến sâu. Ngoài ra, Việt Nam vẫn chưa khai thác được
những lợi thế từ môi trường như thổ nhưỡng, khí hậu. Bên cạnh đó, diễn biến phức tạp
của đại dịch Covid-19 cộng với những khó khăn trong hoạt động logistics khiến xuất

8
khẩu cà phê của Việt Nam sang EU trong năm 2020 và 2021 giảm về lượng, nhưng
vẫn tăng về trị giá (do giá xuất khẩu tăng).
CHƯƠNG 3: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC KHI THỰC THI EVFTA ĐỐI VỚI
XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU

3.1. Cơ hội
3.1.1. Tiếp cận thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu
Hiệp định EVFTA sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị
trường châu Âu, đồng thời 100% dòng thuế cà phê được dỡ bỏ ngay khi Hiệp định có
hiệu lực. Điều này đồng nghĩa, EVFTA mở ra rất nhiều cơ hội cho xuất khẩu cà phê
của Việt Nam sang các nước EU mà không bị giới hạn sản lượng, sản phẩm chế biến,
giúp các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê có ưu thế hơn so với các quốc gia xuất khẩu
khác.
3.1.2. Tăng kim ngạch xuất khẩu từ việc tận dụng ưu đãi thuế quan
Việc ký kết và triển khai Hiệp định EVFTA tạo cơ hội to lớn cho xuất khẩu cà
phê của Việt Nam thông qua các ưu đãi về thuế quan. Theo đó, EU đã xóa bỏ thuế cho
toàn bộ cho sản phẩm cà phê chưa rang hoặc đã rang, các loại cà phê chế biến giúp cà
phê Việt tăng sức cạnh tranh tại thị trường EU.
Bảng43.1. Thuế suất của các nhóm mặt hàng cà phê trong EVFTA

Các chất thay thế


Các sản phẩm cà
Cà phê chưa rang Cà phê đã rang có chứa cà phê, vỏ
phê chế biến
cà phê

Thuế Thuế Thuế Thuế


Thuế cơ suất cam Thuế cơ suất cam Thuế cơ suất cam Thuế cơ suất cam
sở kết cuối sở kết cuối sở kết cuối sở kết cuối
cùng cùng cùng cùng

0% ngay 0% ngay 9%- 0% ngay


0% 7,5% 0% 0%
lập tức lập tức 11,5% lập tức

Nguồn: Rà soát cam kết trong khuôn khổ hiệp định CPTPP và EVFTA
EVFTA là cơ hội tiếp cận và mở rộng thị trường lớn cho cà phê Việt Nam vào
EU. Sản phẩm được hưởng lợi theo EVFTA là các sản phẩm cà phê chế biến. Vì vậy,

9
khi thực thi EVFTA, Việt Nam sẽ có cơ hội tốt hơn để thúc đẩy xuất khẩu các mặt
hàng cà phê chế biến sang thị trường EU.
3.1.3. Tăng lợi thế cạnh tranh từ cam kết bảo hộ chỉ dẫn địa lý
EU cam kết bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam liên quan tới nông sản nổi
tiếng có tiềm năng xuất khẩu cao, trong đó có sản phẩm cà phê Buôn Ma Thuột và
thêm nhiều dịch vụ mới cung cấp bởi đối tác EU phục vụ cho sản xuất nông nghiệp
như về tài chính, bảo hiểm nông nghiệp... Đây là lợi thế cạnh tranh lớn cho ngành Cà
phê Việt Nam tại thị trường EU. Vì vậy, ngoài việc phát triển thị trường cà phê truyền
thống, các doanh nghiệp có thể cân nhắc đầu tư phát triển thương hiệu cà phê đặc sản
tại vùng này và tận dụng các điều kiện ưu đãi mà phía EU dành cho cà phê của Việt
Nam.
3.1.4. Tiếp cận nguồn vốn đầu tư, công nghệ hiện đại
EVFTA giúp Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận nguồn vốn đầu tư, công nghệ hiện
đại từ các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu cà phê đến từ châu Âu và các nước có
kinh nghiệm về chế biến sâu. Từ đó, các doanh nghiệp Việt Nam được có thể được
chuyển giao công nghệ, cách thức tổ chức sản xuất để nâng cao chất lượng và giá trị
gia tăng cho sản phẩm, đáp ứng tốt các tiêu chuẩn quốc tế, phát triển các ngành còn
yếu kém như cà phê rang xay, cà phê khử cafein,...
Ngoài ra, EVFTA còn là động lực để Việt Nam thúc đẩy nâng cao chất lượng
môi trường và cải thiện nền kinh tế theo hướng bền vững. Cụ thể, các cam kết về môi
trường trong EVFTA là sức ép, đòi hỏi Việt Nam phải cải thiện, nâng cao các tiêu
chuẩn để tạo cơ hội cạnh tranh với các dòng sản phẩm cà phê chất lượng cao tại chính
châu Âu.
3.2. Thách thức
3.2.1. EU có quy định nghiêm ngặt về quy tắc xuất xứ
EU có những quy định nghiêm ngặt về nguồn gốc trong nước tối thiểu hoặc
nguyên liệu có nguồn gốc ngoài EU tối đa. Vì vậy, cà phê của Việt Nam sẽ phải đáp
ứng các tỷ lệ này để được hưởng ưu đãi trong biểu thuế quan của EU. Theo đó, cà phê
nhân xanh xuất khẩu sang EU theo nguyên tắc của EVFTA cần đáp ứng quy tắc xuất
xứ thuần túy, tức là 100% phát triển từ vùng nguyên liệu tại Việt Nam. Đối với các
chế phẩm từ cà phê: không tái sản xuất lại từ các sản phẩm không xuất xứ trong cùng
nhóm với sản phẩm đầu ra. Trọng lượng đường sử dụng trong sản phẩm không được
vượt quá 40% trọng lượng sản phẩm. Việc tuân thủ các quy tắc về xuất xứ là một

10
trong những khó khăn lớn đối với Việt Nam để tận dụng lợi ích của EVFTA trong
xuất khẩu cà phê.
3.2.2. Cà phê Việt Nam phải đáp ứng được các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật để xuất
khẩu vào EU
Để vào được thị trường châu Âu theo Hiệp định EVFTA cà phê xuất khẩu của
Việt Nam phải đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về vệ sinh và kiểm dịch động thực
vật cao (dư lượng thuốc trừ sâu, độc tố nấm mốc, salmonella, dung môi chiết xuất) và
ghi nhãn minh bạch về thông tin an toàn thực phẩm và môi trường. Ngoài ra, EU quy
định các chất gây ô nhiễm cần được đảm bảo ở mức thấp nhất để không đe dọa sức
khỏe con người hoặc ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng thực phẩm (trong đó có cà
phê). Thêm vào đó, khả năng thay đổi của ngành Cà phê Việt Nam nói chung để thích
ứng với EVFTA còn hạn chế, nhất là việc đáp ứng yêu cầu nội địa hóa, đáp ứng yêu
cầu về tiêu chuẩn chất lượng, môi trường. Chi phí sản xuất tăng khi phải nỗ lực đáp
ứng các tiêu chuẩn rất cao của thị trường EU.
3.2.3. Tỷ lệ xuất khẩu cà phê đã qua chế biến của Việt Nam còn thấp
Hiện nay, Việt Nam đang được hưởng mức thuế 0% đối với sản phẩm cà phê
xay theo hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP), tuy nhiên tỷ lệ cà phê rang xay chỉ chiếm
chưa đến 10% tổng lượng cà phê xuất khẩu của nước ta. Thực tế này đòi hỏi các
doanh nghiệp sản xuất và chế biến cà phê cần đầu tư vào chế biến sâu, tăng tỷ trọng
xuất khẩu cà phê chế biến để có thể được hưởng lợi từ việc cắt giảm thuế quan theo
EVFTA. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang xuất khẩu vào EU là các
doanh nghiệp vừa và nhỏ với nguồn lực hạn chế, quy trình sản xuất chưa đạt chuẩn
EU, chưa có sự đầu tư thích đáng cho nghiên cứu và phát triển. Hộ nông dân sản xuất
chủ yếu ở quy mô nhỏ và chưa liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp chế biến, xuất
khẩu; hệ thống phân phối trong nước thiếu liên kết, dịch vụ logistics và dịch vụ cho
phát triển nông nghiệp trong nước còn hạn chế. Bên cạnh đó, trình độ khoa học chưa
phát triển, công nghệ còn lạc hậu cũng khiến cho ngành xuất khẩu cà phê khó tận
dụng được toàn bộ lợi thế đến từ ưu đãi thuế của EVFTA.
3.2.4. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các nước xuất khẩu cà phê lớn trên thế giới
EU là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất trên thế giới. Hiện nay, công tác xây
dựng, phát triển thương hiệu cà phê chưa được doanh nghiệp nhận thức đầy đủ và
triển khai hiệu quả dẫn đến vị thế trong thương mại quốc tế của cà phê Việt Nam thấp
hơn so với các đối thủ cạnh tranh tại thị trường EU. Ngay cả với các thương hiệu cà
phê hiện nay cũng chưa được các doanh nghiệp khai thác hiệu quả tại thị trường nước

11
ngoài nói chung và thị trường EU nói riêng. Việt Nam cũng phải chịu sức ép cạnh
tranh đến từ các quốc gia trong khu vực EU và các nước khác như Brazil hay
Colombia với cà phê Arabica có giá trị cao hơn so với Robusta mà Việt Nam xuất
khẩu.
CHƯƠNG 4: KHUYẾN NGHỊ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT
NAM SANG EU NHẰM KHAI THÁC HIỆP ĐỊNH EVFTA

4.1. Khuyến nghị đối với Nhà nước


4.1.1. Triển khai các chương trình hướng dẫn, hỗ trợ
Các Bộ, ngành và địa phương liên quan cần triển khai các chương trình hướng
dẫn, hỗ trợ người trồng cà phê đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và quy tắc xuất xứ
của EU, đồng thời có giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ người nông dân, doanh
nghiệp thu hút đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực; khuyến khích, tăng cường liên kết và hợp tác trong sản xuất kinh doanh cà phê
với mục đích ổn định xuất khẩu, giữ vững và mở rộng thị trường. Bên cạnh đó là triển
khai các chương trình, đề án phát triển cà phê bền vững như hình thành các hợp tác xã
để kiểm soát tốt hơn chất lượng cà phê từ các hộ nông dân sản xuất nhỏ lẻ.
Ngoài ra, Nhà nước cần đưa truy xuất nguồn gốc đối với các sản phẩm nông
nghiệp nói chung thành quy định bắt buộc và chuẩn hóa.
4.1.2. Hỗ trợ cung cấp thông tin về thị trường EU cho các doanh nghiệp xuất khẩu
Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương cần tăng cường nghiên cứu, tổng
hợp thông tin về thị trường đối với mặt hàng cà phê (nhu cầu, chủng loại, quy cách,
mẫu mã, cung cầu, giá cả, các chính sách quản lý xuất nhập khẩu và quản lý chất
lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm,...) để cung cấp cho các doanh nghiệp; Chỉ đạo và
hướng dẫn các doanh nghiệp phân phối triển khai các chương trình liên kết ổn định,
lâu dài để tiêu thụ cà phê qua các hệ thống phân phối ở nước ngoài; Tuyên truyền phổ
biến các quy định và tiêu chuẩn về môi trường cho các nhà quản lý, doanh nghiệp và
người dân; Thông tin, phổ biến pháp luật, chính sách thương mại của các nước thuộc
EU đến doanh nghiệp.
4.1.3. Khuyến khích nâng cao chất lượng cà phê
Nhà nước nên khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất cà phê đáp ứng các tiêu
chuẩn chất lượng và các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn về môi
trường của EU. Trước hết, các cơ quan chức năng của Nhà nước cần xây dựng và
hoàn thiện các tiêu chuẩn về cà phê bền vững, cà phê chứng nhận, đáp ứng nhu cầu,

12
điều kiện kỹ thuật của thị trường EU. Đồng thời, Nhà nước cần tiếp tục có các biện
pháp thúc đẩy mạnh mẽ tái cơ cấu ngành cà phê, xây dựng các vùng trồng tập trung,
chuyên canh gắn với phát triển công nghiệp chế biến, đẩy mạnh liên kết vùng nguyên
liệu với các cơ sở, nhà máy chế biến sâu để tạo nguồn hàng đảm bảo ổn định về chất
lượng và số lượng.
Ngoài ra, cần phải đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ người nông
dân, khuyến khích các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cà phê đầu tư dây chuyền
công nghệ sản xuất và chế biến hiện đại để đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng đối với
sản phẩm cà phê xuất khẩu sang EU.
4.1.4. Thúc đẩy xúc tiến thương mại và xây dựng phát triển thương hiệu cà phê Việt
Nam
Các Bộ ngành liên quan cần tăng cường phối hợp trong việc quảng bá về sản
phẩm cà phê Việt Nam tại thị trường EU thông qua các chiến dịch truyền thông, tuyên
truyền, quảng bá hình ảnh, biên tập cẩm nang cung cấp thông tin phục vụ xuất khẩu,
các chương trình xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm, tạo dựng và quảng bá
thương hiệu. Bệnh cạnh đó, cần chú trọng và quan tâm hơn trong việc xây dựng
thương hiệu phát triển sản phẩm, xây dựng chiến lược quảng bá, marketing, định vị
thương hiệu phù hợp với năng lực của từng doanh nghiệp. Bộ Công Thương đẩy mạnh
đào tạo nâng cao năng lực thực hiện xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp, định
hướng xúc tiến thương mại đối với ngành hàng cà phê mang tính chiến lược trung -
dài hạn. Trong đó, chú trọng tới các hoạt động xúc tiến thương mại tại thị trường EU
để nâng dần sản lượng cà phê chế biến xuất khẩu, từng bước tạo dựng nền tảng vững
chắc cho các thương hiệu cà phê chế biến của Việt Nam tại thị trường EU.
4.1.5. Hoàn thiện thể chế, chính sách, đơn giản hóa thủ tục hành chính
Nhà nước cần tích cực xóa bỏ những rào cản đối với hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp thông qua việc đẩy mạnh hơn nữa công tác cải cách hành
chính, từng bước loại bỏ các thủ tục hành chính rườm rà, cắt giảm đáng kể chi phí
trong thực hiện các thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc
thực hiện các thủ tục xuất khẩu, tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp cà phê Việt
Nam phát triển; khuyến khích doanh nghiệp hợp tác liên kết sản xuất theo chuỗi để
kiểm soát chất lượng hiệu quả.

13
4.2. Khuyến nghị đối với doanh nghiệp
4.2.1. Chủ động cập nhật và nắm bắt thông tin kịp thời
Các doanh nghiệp cần phải cập nhật thông tin và quy định trong EVFTA để kịp
thời điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình phù hợp
với tín hiệu của thị trường. Bên cạnh đó, cần tận dụng tối đa những cơ hội mà EVFTA
mang lại cho hoạt động xuất khẩu cà phê, để từ đó tăng sức cạnh tranh, mở rộng thị
trường và nâng cao giá trị thương hiệu sản phẩm xuất khẩu cà phê Việt Nam.
4.2.2. Nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng của cà phê Việt Nam
Các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu cà phê cần đầu tư nâng cao giá trị,
chất lượng, nhằm gia tăng sức cạnh tranh của sản phẩm tại thị trường EU. Chú trọng
đầu tư vào các hoạt động chế biến sâu nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm
xuất khẩu. Đồng thời, các doanh nghiệp cần tiếp tục đầu tư vào các vùng nguyên liệu
để đảm bảo nguồn nguyên liệu sạch, đáp ứng các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực
phẩm, các tiêu chuẩn về môi trường, quy trình quản lý do EU quy định. Đẩy nhanh áp
dụng các tiến bộ về khoa học, kỹ thuật trong trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế bảo
quản các sản phẩm cà phê; chuyển đổi bộ giống cà phê theo hướng nâng cao chất
lượng.
Thêm vào đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải đa dạng hóa sản phẩm xuất
khẩu cà phê, cần phải nghiên cứu, sản xuất ra nhiều loại cà phê khác nhau như cà phê
hảo hạng, cà phê hữu cơ,... để gia tăng kim ngạch xuất khẩu.
4.2.3. Đổi mới công nghệ cao
Cập nhật và cung ứng trang thiết bị công nghệ cao vào việc sản xuất cà phê
cũng là một trong những giải pháp hiệu quả góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu
cà phê ra thị trường thế giới nói chung và EU nói riêng. EU yêu cầu sản phẩm nhập
khẩu phải đạt chất lượng cao cả về số lượng và chất lượng. Để thực hiện được yêu cầu
đó, các doanh nghiệp Việt Nam nên hợp tác và tìm nhà đầu tư phù hợp từ khối EU để
tiếp nhận chuyển giao công nghệ hiện đại, hãy dùng họ để phục vụ chính họ.
4.2.4. Xây dựng và phát triển thương hiệu cà phê tại thị trường EU
Cùng với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, gia tăng tỷ lệ cà phê chế biến,
các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê cần tập trung xây dựng thương hiệu các sản phẩm
cà phê xuất khẩu bằng cách đăng ký thương hiệu, thiết kế mẫu mã, nhãn mác và bao
bì cho sản phẩm, đồng thời phải liên kết với bên sản xuất nguyên liệu để đăng ký
nguồn gốc xuất xứ cần thiết, từ đó đưa cà phê Việt Nam vào quy trình xuất khẩu một
cách thuận lợi hơn. Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua việc thực

14
hiện nghiêm chỉnh tiêu chuẩn chất lượng, đa dạng, cải tiến mẫu mã và bao bì mới
cũng như lên kế hoạch thực hiện chi tiết cho việc thâm nhập thị trường, đẩy mạnh
truyền thông, xây dựng hình ảnh đẹp cho doanh nghiệp và sản phẩm cà phê Việt Nam
trong mắt bạn bè quốc tế.

KẾT LUẬN

Hiện nay, EU đã và đang trở thành một trong những đối tác quan trọng của
Việt Nam và là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của nước ta. Đồng thời, Việt Nam
cũng là thị trường cung cấp cà phê xanh lớn thứ hai và cà phê chế biến lớn thứ năm
cho thị trường này. Trong nhiều năm liên tiếp, cả kim ngạch và sản lượng xuất khẩu
cà phê sang thị trường châu Âu tuy có biến động nhưng được đánh giá là khá ổn định
và duy trì lâu dài. Trong khi đó, sản phẩm cà phê chế biến đang cho thấy nhiều tiềm
năng phát triển khi liên tục đạt tốc độ tăng trưởng dương. Bên cạnh những cải tiến về
tiêu chuẩn cà phê và những khuyến khích của các chính sách, ngành xuất khẩu cà phê
vẫn tồn tại một số hạn chế. Hiện nay, sản lượng cà phê xuất khẩu chủ yếu là cà phê
nhân, có giá rẻ, chưa có nhiều những sản phẩm mang giá trị cao như cà phê rang xay
hay cà phê đặc sản. Ngoài ra, do kỹ thuật trồng trọt, thu lượm, chế biến và bảo quản
còn thấp, dẫn đến chất lượng cà phê Việt Nam sau khi thu hoạch chưa đạt được hương
vị thơm ngon tương xứng với điều kiện thuận lợi của giống cây và thổ nhưỡng.
Trong điều kiện hết sức thuận lợi đến từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam
- EU đã được đưa vào thực thi, Việt Nam đang có những cơ hội rất lớn để có thể đạt
được giá trị cao hơn trong ngành xuất khẩu cà phê cũng như xây dựng thương hiệu
bền vững trên thị trường châu Âu. Để đạt được điều này, ngành xuất khẩu cà phê cần
có sự nỗ lực nhiều hơn từ phía chính phủ cũng như các doanh nghiệp. Nhà nước có
vai trò khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu
hoạt động hiệu quả hơn. Ngoài ra các doanh nghiệp cũng cần thực hiện biện pháp
nâng cao chất lượng và tạo dựng thương hiệu để từ đó biến thách thức thành cơ hội.

15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. A.N (2022). Xuất khẩu cà phê hướng đến mục tiêu kim ngạch đạt 6 tỷ USD. Báo
điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Truy cập ngày 27/3/2022 tại
<https://dangcongsan.vn/kinh-te-va-hoi-nhap/xuat-khau-ca-phe-huong-den-muc-
tieu-kim-ngach-dat-6-ty-usd-601829.html>
2. Bộ Công thương (2020). Vì sao cà phê xuất khẩu chưa “hưởng lợi” nhiều từ
EVFTA?. Truy cập ngày 30/3/2022 tại <https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-
nuoc-ngoai/vi-sao-ca-phe-xuat-khau-chua-huong-loi-nhieu-tu-evfta-.html>
3. Bộ Công thương Việt Nam (2022). Xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU
năm 2021 giảm do dịch Covid-19. Truy cập ngày 27/3/2022 tại
<https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/xuat-khau-ca-phe-cua-viet-
nam-sang-eu-nam-2021-giam-do-dich-covid-19.html>
4. Bộ Công thương Việt Nam (2022). Báo cáo tình hình sản xuất công nghiệp và
hoạt động thương mại tháng 12 và 12 tháng năm 2021. Truy cập ngày 28/3/2022
tại<https://moit.gov.vn/thong-ke/bao-cao-tong-hop/phu-luc-bao-cao-tinh-hinh-
san-xuat-cong-nghiep-va-hoat-dong-thuong-mai-thang-12-va-12-thang-nam-
2021.html>
5. Hải Băng (2020). Cà phê Việt Nam có nhiều lợi thế tại thị trường EU. Báo
vietnamnet.vn. Truy cập ngày 28/3/2022 tại <https://vietnamnet.vn/vn/goc-
nhin/ca-phe-viet-nam-co-nhieu-loi-the-tai-thi-truong-eu-673801.html>
6. Lê Kiến (2020). Xuất khẩu cà phê sang châu Âu: Thêm cơ hội, thêm trách
nhiệm. Báo dân Việt. Truy cập ngày 27/3/2022 tại <https://danviet.vn/xuat-khau-
ca-phe-sang-chau-au-them-co-hoi-them-trach-nhiem-20200916161353297.htm>
7. Nguyễn Thị Thu Hiền (2021). Thúc đẩy xuất khẩu cà phê vào thị trường EU
trong bối cảnh thực thi EVFTA. Tạp chí Công Thương. Truy cập ngày 26/3/2022
tại<https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/thuc-day-xuat-khau-ca-phe-vao-thi-
truong-eu-trong-boi-canh-thuc-thi-evfta-80324.htm>

16
8. Nguyễn Kiều Ly (2021). Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam.
Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương. Truy cập ngày 31/3/2022
tại<http://vioit.org.vn/vn/chien-luoc-chinh-sach/mot-so-giai-phap-day-manh-
xuat-khau-ca-phe-viet-nam-4427.4050.html>
9. Nguyễn Nhuận (2021). Đắk Lắk: Không thể mãi xuất khẩu cà phê thô. Tạp chí
Người Làm Báo điện tử. Truy cập ngày 29/3/2022 tại
<https://nguoilambao.vn/khong-the-mai-xuat-khau-ca-phe-tho-n53191.html>
10. Thanh Thanh (2020). Xuất khẩu cà phê tận dụng cơ hội gì từ EVFTA?. Báo Pháp
luật Việt Nam. Truy cập ngày 27/3/2022 tại <https://baophapluat.vn/xuat-khau-
ca-phe-tan-dung-co-hoi-gi-tu-evfta-post370788.html>
11. Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển (2020). EVFTA - Cam kết trong ngành cà
phê và cơ hội tại thị trường Bắc Âu. Truy cập ngày 30/3/2022 tại
<https://vietnordic.com/2020/07/evfta-cam-ket-trong-nganh-ca-phe-va-co-hoi-
tai-thi-truong-bac-au/>
12. Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển (2021). Cơ hội và thách thức đối với cà phê
Việt Nam tại thị trường Bắc Âu. Truy cập ngày 29/3/2022 tại
<https://vietnordic.com/2021/09/co-hoi-va-thach-thuc-doi-voi-ca-phe-viet-nam-
tai-thi-truong-bac-au/>
13. Thị trường nông sản (2021). Xuất khẩu cà phê sang các thị trường năm 2020.
Truy cập ngày 30/3/2022 tại
<http://thitruongnongsan.gov.vn/vn/tID26879_Xuat-khau-ca-phe-sang-cac-thi-
truong-nam-2020.html>
14. Vụ thị trường châu Âu - châu Mỹ (2020). Thông tin xuất khẩu vào thị trường
EU ngành cà phê, NXB Công Thương, Hà Nội. Truy cập ngày 28/3/2022 tại
<https://wtocenter.vn/file/18163/cafe_0846.pdf>
15. Vụ hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn. Tóm tắt nội dung
Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (Hiệp định
EVFTA). Truy cập ngày 27/3/2022 tại
<http://treaty.mard.gov.vn/duqt/Pages/hiep-dinh-fta.aspx>

Trang web:
1. https://www.trademap.org/ (Trademap, ITC Market, Analysis Tools)
2. https://ico.org/ (International Coffee Organization)
3. https://tongcuc.customs.gov.vn/ (Tổng cục Hải quan)
4. https://www.gso.gov.vn/ (Tổng cục Thống kê)
5. https://comtrade.un.org/ (UN Comtrade Database)
17
6. https://trungtamwto.vn/ (Trung tâm WTO và Hội nhập - VCCI)
7. https://moit.gov.vn/ (Bộ Công Thương)

18

You might also like