You are on page 1of 25

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI


KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN

PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA HIỆP ĐỊNH EVFTA


TRƯỚC VÀ SAU KHI CÓ HIỆU LỰC ĐẾN HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM

NHÓM 1
LỚP HỌC PHẦN: 27111001129
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: PHAN THU TRANG

HÀ NỘI, ngày … tháng … năm 2021


KINH DOANH QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN:

PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA HIỆP ĐỊNH EVFTA


TRƯỚC VÀ SAU KHI CÓ HIỆU LỰC ĐẾN HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn: Phan Thu Trang

Lớp học phần: 27111001129

Nhóm thực hiện: 01.

Danh sách thành viên nhóm 1

1. Bùi Lan Anh 6. Trần Thị Phương Anh


2. Nguyễn Thị Diệu Anh 7. Trần Vân Anh
3. Nguyễn Thị Tâm Anh 8. Trần Ngọc Ánh
4. Phạm Thị Lan Anh 9. Lê Khánh Thảo Chi (Nhóm
5. Trần Thị Kim Anh trưởng)
10. Nguyễn Phương Chi
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
NỘI DUNG....................................................................................................................... 2
Chương I: Lý thuyết...........................................................................................................2
1. Toàn cầu hóa.............................................................................................................2
1.1. Một số khái niệm về toàn cầu hóa.......................................................................2
1.2. Các nhân tố thúc đẩy toàn cầu hóa.....................................................................2
1.3. Cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đến hoạt động kinh doanh quốc tế........2
2. Cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu........................................................................3
2.1. Khái niệm xuất khẩu...........................................................................................3
2.2. Các hình thức xuất khẩu.....................................................................................3
Chương II: Khái quát về Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và cà phê
Việt Nam............................................................................................................................ 4
1. Khái quát về hiệp định thương mại tự do Việt Nam..................................................4
1.1. Quan hệ thương mại Việt Nam - EU...................................................................4
1.2. Khái quát về EVFTA...........................................................................................4
2. Khái quát về cà phê Việt Nam...................................................................................5
2.1. Tổng quan...........................................................................................................5
2.2. Các hình thức xuất khẩu cà phê..........................................................................6
2.3. Vai trò của việc xuất khẩu cà phê.......................................................................6
3. Khái quát về thị trường cà phê EU............................................................................7
3.1. Quy mô thị trường cà phê châu Âu.....................................................................7
3.2. Nhu cầu và xu hướng tiêu thụ cà phê tại thị trường EU......................................7
3.3. Một số quy định của EU đối với mặt hàng cà phê...............................................9
Chương III. Thực trạng xuất khẩu cà phê trước và sau khi kí Hiệp định EVFTA............10
1. Tình hình xuất khẩu cà phê sang EU của Việt Nam trước hiệp định EVFTA giai
đoạn 2017 – 8/2020..........................................................................................................10
1.1. Năng lực cung ứng của Việt Nam.....................................................................10
1.2. Thực trạng xuất khẩu cà phê sang EU của Việt Nam trước hiệp định EVFTA. 10
2. Tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam sang EU sau khi ký hiệp định EVFTA giai
đoạn từ 8/2020 đến nay....................................................................................................12
2.1. Năng lực cung ứng của Việt Nam.....................................................................12
2.2. Thực trạng xuất khẩu cà phê sang EU của Việt Nam sau khi ký hiệp định
EVFTA từ 8/2020 đến nay.......................................................................................12
Chương IV. Phân tích tác động, cơ hội và thách thức của hiệp định EVFTA sau khi có
hiệu lực đến hoạt động xuất khẩu cà phê Việt Nam.........................................................14
1.Tác động của hiệp định EVFTA sau khi có hiệu lực đến hoạt động xuất khẩu cà
phê14
1.1. Quy mô, sản lượng xuất khẩu cà phê Việt Nam................................................14
1.2. Doanh thu mang lại..........................................................................................14
2. Cơ hội...................................................................................................................... 15
2.1. Mở rộng thị trường, gia tăng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng cà phê Việt
Nam.15
2.2. Nâng cao năng lực cạnh trạnh của cà phê Việt Nam trên thị trường EU..........16
2.3. Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, góp phần nâng cao chất lượng cà
phê Việt Nam trên thị trường EU.............................................................................16
3. Thách thức............................................................................................................... 16
3.1. Vấn đề đẩy mạnh xuất khẩu cà phê chế biến sâu..............................................16
3.2. Quy tắc xuất xứ.................................................................................................17
3.3. Chất lượng sản phẩm........................................................................................17
3.4. Quy định về sở hữu trí tuệ.................................................................................17
3.5. Xây dựng, phát triển thương hiệu......................................................................18
Chương V: Giải pháp phát triển hoạt động xuất khẩu cà phê tại Việt Nam......................18
1. Tuân thủ các quy định bắt buộc của thị trường EU.................................................18
2. Tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh..............................................................................18
3. Xây dựng thương hiệu cà phê Việt...........................................................................19
KẾT LUẬN..................................................................................................................... 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................21
LỜI MỞ ĐẦU

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam EU (EVFTA) là một trong những hiệp định
quan trọng đang trải qua nhiều năm quá trình đàm phán và chính thức có hiệu lực từ ngày
1/8/2020. Đây được coi như chiếc chìa khóa mở cửa cho mặt hàng xuất khẩu của Việt
Nam đặc biệt là cà phê thâm nhập vào thị trường hết sức khó tính nhưng đầy tiềm năng
này.

Hiện nay, EVFTA là hiệp định thương mại tự do song phương đang rất được quan
tâm vì những lợi ích mà nó hứa hẹn mang lại. Song không vì thế mà Việt Nam quên đi
những thách thức rất khó khăn đang chờ đợi phía trước. Là sinh viên của một trường kinh
tế nên chúng em cũng rất quan tâm tới vấn đề thời sự này. Vì vậy, nhóm chúng em đã
quyết định lựa chọn đề tài “Phân tích tác động, cơ hội thách thức của hiệp định EVFTA
trước và sau khi có hiệu lực đến hoạt động xuất khẩu cà phê của VN”. Mục tiêu chính
của đề tài là nghiên cứu tác động, ảnh hưởng của hiệp định thương mại tự do EVFTA tới
việc xuất khẩu mặt hàng cà phê, từ đó phân tích các cơ hội và thách thức đặt ra.

1
NỘI DUNG

CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT

1. Toàn cầu hóa.

1.1. Một số khái niệm về toàn cầu hóa.

OECD (2008), toàn cầu hóa là thuật ngữ được sử dụng để mô tả về quá trình quốc tế
hóa thị trường hàng hóa và dịch vụ, các phương tiện sản xuất, hệ thống tài chính,…

Globalization101.org, trang web phi lợi nhuận về toàn cầu hóa do Đại học New
York thành lập, định nghĩa: Toàn cầu hóa là quá trình liên kết, hội nhập giữa các cá nhân,
công ty và chính phủ ở các quốc gia khác nhau, quá trình đó phát triển nhờ có hoạt động
thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, và được hỗ trợ bởi công nghệ thông tin.

1.2. Các nhân tố thúc đẩy toàn cầu hóa.

Thứ nhất, quan điểm, đường lối hội nhập kinh tế quốc tế. Quốc gia giao lưu, hội
nhập với các nước và vùng lãnh thổ khác trên thế giới có cơ hội trở thành thành viên của
các khối liên minh về kinh tế, chính trị, quân sự, góp phần làm tăng hoạt động kinh doanh
buôn bán và đầu tư giữa các quốc gia thành viên. Từ đó, tiến hành ký kết với các quốc gia
ngoài khối những hiệp định, thoả ước tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh quốc tế
phát triển.

Thứ hai, sự thạy đổi về thể chế, chính sách. Những bất ổn về chính trị, xã hội có ảnh
hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh, thu hẹp phạm vi, lĩnh vực kinh doanh của các
doanh nghiệp kinh doanh quốc tế, các tập đoàn đa quốc gia.

Thứ ba, sự phát triển kinh tế. Kinh tế phát triển, thu nhập dân cư tăng nên nhu cầu
về hàng hóa tăng cao, kích thích sản xuất phát triển, tăng khả năng cung ứng sản phẩm,
chất lượng sản phẩm được cải thiện. Khi đó, nền kinh tế không chỉ đáp ứng được nhu cầu
trong nước mà còn dư thừa sản phẩm  xuất khẩu phát triển. Mặt khác, trong một số
trường hợp, kinh tế phát triển nhưng khả năng sản xuất của thị trường nội địa khó có thể
đáp ứng các nhu cầu ngày càng tăng  nhập khẩu hàng hóa đáp ứng nhu cầu trong nước.
Như vậy, có thể thấy sự thay đổi mức sống ảnh hưởng trực tiếp đến hàng hóa lưu chuyển
quốc tế, lên tạo điều kiện cho thương mại quốc tế phát triển.

Thứ tư, sự phát triển khoa học công nghệ. Những tiến bộ khoa học - kỹ thuật và
công nghệ góp phần làm tăng năng suất lao động, tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm thặng
dư cho xã hội với chi phí thấp, tạo tiền đề thúc đẩy sự hình thành chuyên môn hóa lao
động, sản xuất và kinh doanh theo ngành nghề, theo lãnh thổ và quốc gia.

2
1.3. Cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đến hoạt động kinh doanh quốc tế.

 Cơ hội
 Doanh nghiệp có cơ hội mở rộng thị trường, tăng doanh thu, lợi nhuận, thị phần
 Toàn cầu hóa giúp các doanh nghiệp có thể tiếp cận và sử dụng được các nguồn
lực một cách tối ưu
 Nhờ toàn cầu hóa, doanh nghiệp có cơ hội củng cố, nâng cao khả năng cạnh
tranh.
 Thách thức
 Toàn cầu hóa khiến các doanh nghiệp phải đối mặt với áp lực cạnh tranh ngày
càng lớn
 Toàn cầu hóa đặt ra cho doanh nghiệp những thách thức trong việc củng cố
năng lực cạnh tranh
 Toàn cầu hóa cũng đặt ra cho doanh nghiệp nhiều thách thức trong việc tìm
hiểu và đáp ứng quy định pháp luật, yêu cầu, đòi hỏi của thị trường.

2. Cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu.

2.1. Khái niệm xuất khẩu.

Xuất khẩu là việc bán hàng hóa và dịch vụ (có thể là hữu hình hoặc vô hình) cho
một quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm cơ sở thanh toán.

Theo Luật thương mại (2005), “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra
khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được
coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”.

2.2. Các hình thức xuất khẩu

Xuất khẩu trực tiếp: Doanh nghiệp bán các sản phẩm của họ trực tiếp cho người
mua ở thị trường mục tiêu.
Xuất khẩu gián tiếp: Doanh nghiệp bán các sản phẩm của họ cho các trung gian
thương mại rồi các nhà trung gian này bán lại cho những người mua trong thị trường mục
tiêu.
Giao dịch tái xuất: Xuất ra nước ngoài những mặt hàng đã nhập khẩu nhưng chưa
qua sơ chế và chế biến tại nước tái xuất.
Gia công quốc tế: Nước đặt gia công giao nguyên liệu, phụ liệu, máy móc, bán
thành phẩm,… cho nước nhận gia công để sản xuất hàng hóa dựa trên yêu cầu. Hàng hóa
làm ra sẽ được giao lại cho nước đặt gia công.
Xuất khẩu theo nghị định thư: Là hình thức xuất khẩu hàng hóa (thường là trả nợ)
được ký theo nghị định thư giữa hai chính phủ.

3
Ngoài ra còn có một số hình thức xuất khẩu khác như: tạm xuất tái nhập, xuất khẩu
tại chỗ, buôn bán đối lưu,…

Chương II: Khái quát về Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU
(EVFTA) và cà phê Việt Nam

1. Khái quát về hiệp định thương mại tự do Việt Nam

1.1. Quan hệ thương mại Việt Nam - EU

Việt Nam và Liên minh Châu Âu thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1990. Việt
Nam hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi, phù hợp với các động lực của EU và là một trong
những lựa chọn hàng đầu của EU trong phát triển quan hệ với ASEAN và Đông Á. Kim
ngạch thương mại song phương đạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng ngay cả trong giai đoạn
khủng hoảng, thương mại hàng hóa tăng hơn 4 lần, thương mại dịch vụ tăng hơn 2 lần. 

EU là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, là nhà viện trợ ODA lớn nhất, là
nhà đầu tư hàng đầu, có mặt trong mọi lĩnh vực kinh tế quan trọng của Việt Nam. Về hợp
tác phát triển, các nước EU đã dành cho Việt Nam nhiều khoản viện trợ ODA, trong đó
phần lớn là viện trợ không hoàn lại để thực hiện nhiều dự án quan trọng về y tế, công
nghiệp, nông nghiệp, bảo vệ môi trường, cung cấp nước sạch, hỗ trợ cải cách hành chính,
xóa đói giảm nghèo, văn hóa, giáo dục - đào tạo…

1.2. Khái quát về EVFTA

EVFTA là Hiệp định thương mại được ký kết giữa Liên Minh Châu Âu EU
(European Union) và Việt Nam. Đây là hiệp định toàn diện, chất lượng cao và đảm bảo
cân bằng lợi ích cho cả Việt Nam và EU, trong đó cũng đã lưu ý đến chênh lệch về trình
độ phát giữa 2 bên. EVFTA là một FTA thế hệ mới, có phạm vi và mức độ cam kết rất
cao. Theo đó, Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu bao gồm các
lĩnh vực sau:

 Thương mại hàng hóa

 Quy tắc xuất xứ hàng hóa

 Hải quan và thuận lợi hóa thương mại

 Các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động vật

 Thương mại dịch vụ và đầu tư

Trong đó, thương mại hàng hóa là được quan tâm nhiều nhất khi mà cả 2 phía Việt
Nam và EU đều có những cam kết ở phạm vi lớn. 
4
Thực tế cho thấy thị phần hàng hóa của Việt Nam tại thị trường Châu Âu là chưa
thực sự lớn. Việc hàng hóa của Việt Nam được xóa bỏ 99% thuế suất khi nhập khẩu vào
EU sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh, đặc biệt là về giá.

Song song với đó, thị trường Việt Nam cũng được hưởng lợi nhiều từ nguồn hàng
hóa, nguyên liệu nhập khẩu với chất lượng tốt và ổn định với mức giá hợp lý hơn từ EU.
Nền sản xuất của chúng ta sẽ được cải thiện khi nguồn máy móc, thiết bị, công nghệ/kỹ
thuật cao từ các nước EU sẽ được đầu tư nhiều hơn vào Việt Nam.

Tuy nhiên doanh nghiệp Việt Nam còn gặp phải 1 số khó khăn về quy tắc xuất xứ,
rào cản kỹ thuật hàng hóa,...

2. Khái quát về cà phê Việt Nam

2.1. Tổng quan

Cùng với các nông sản như bông hoặc cacao, cà phê là loại hàng hóa được giao dịch
nhiều thứ hai trên thế giới, chỉ đứng sau dầu mỏ. Đây cũng là mặt hàng có giá trị xuất
khẩu lớn, đứng đầu trong số các mặt hàng xuất khẩu nông nghiệp tại nhiều quốc gia. Tại
Việt Nam, cà phê là ngành hàng quan trọng, chiếm 3% GDP cả nước, kim ngạch xuất
khẩu nhiều năm đạt trên 3 tỷ USD.  

Có thể thấy, cà phê Việt đã và đang từng bước chiếm lĩnh thị trường thế giới. Theo
thống kê, các sản phẩm cà phê của Việt Nam hiện đã được xuất khẩu đến hơn 80 quốc gia
và vùng lãnh thổ, chiếm 14,2% thị phần xuất khẩu cà phê nhân toàn cầu (đứng thứ 2, sau
Brazil); đặc biệt, cà phê rang xay và hòa tan xuất khẩu đã chiếm 9,1% thị phần (đứng thứ
5, sau Brazil, Indonesia, Malaysia và Ấn Độ)... Cà phê Robusta (cà phê vối) - cà phê có
thế mạnh của Việt Nam chiếm tỷ trọng chính cả về diện tích và sản lượng, giữ vai trò chủ
đạo trong kinh doanh, sản xuất & chế biến và được trồng tập trung chủ yếu ở Đắk Lắk,
Lâm Đồng, Đắk Nông và Gia Lai.

Đặc biệt, thời gian qua, nhờ ưu đãi về thuế quan đối với cà phê chế biến từ các Hiệp
định Thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết nên ngày càng nhiều doanh nghiệp quan
tâm, chú trọng đầu tư vào các hoạt động chế biến sâu, góp phần nâng cao giá trị gia tăng
cho sản phẩm cà phê nói riêng và kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành nói chung. Đến
nay, cả nước có 97 cơ sở chế biến cà phê nhân, 160 cơ sở chế biến cà phê rang xay, 8 cơ
sở chế biến cà phê hòa tan và 11 cơ sở chế biến cà phê phối trộn.

Tuy nhiên, cà phê Việt Nam cũng đang gặp không ít thách thức bao gồm cả thách
thức chủ quan, khách quan. Về yếu tố khách quan, những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
với trình trạng thời tiết cực đoan đã đặt các vùng trồng cà phê vào vị trí nguy hiểm. Theo
Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế (CIAT), nhiệt độ tăng và lượng mưa thay đổi
có thể khiến nước ta mất 50% diện tích sản xuất cà phê Robusta hiện tại vào năm 2050.

5
Hơn nữa, trong những năm tới, sản xuất cà phê Việt chủ yếu dựa vào 3 nhóm. 50% tổng
số thuộc nhóm cây từ 10 - 15 tuổi - nhóm cho năng suất cao nhất; 30% cây là từ 15 - 20
tuổi và khoảng 20% trên 20 tuổi - nhóm không thể đảm bảo năng suất. Vậy nên, nếu
không được cải tạo trong vài năm tới, cây già sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và
chất lượng cà phê của nước ta. Còn về yếu tố chủ quan, diện tích cây cà phê mới trồng đã
tăng đáng kể trong thời gian gần đây, nhưng hầu hết lại nằm ở những khu vực không phù
hợp - đất nông, dốc cao, thiếu nước tưới,...

Do đó, mặc dù diện tích trồng được cải thiện nhưng lại không đạt được hiệu quả
kinh tế, do năng suất thấp và chi phí sản xuất cao. Đồng thời, chi phí vận chuyển cà phê
sẽ tăng lên từ đó ảnh hưởng đến giá cà phê. Các biện pháp canh tác, thâm canh được áp
dụng trong quá khứ đã sử dụng quá nhiều đầu vào (phân bón, tưới tiêu,...) để đạt được
năng suất tối đa dẫn đến cây cà phê không chỉ nhanh chóng cạn kiệt và mất khả năng sản
xuất, mà còn gây phá hủy tài nguyên nước ngầm và ô nhiễm đất - nhiều bệnh và sâu bệnh
hình thành, đặc biệt là nấm và tuyến trùng rễ. Những hình thức sản xuất với quy mô nhỏ,
phân tán và độc lập của các hộ nông dân đã dẫn đến tình trạng sản xuất chất lượng thấp
và không ổn định. Sự khác biệt của đầu tư, thu hoạch và chế biến đã phần nào ảnh hưởng
đến chất lượng của toàn bộ ngành Cà phê Việt Nam.

2.2. Các hình thức xuất khẩu cà phê

Hiện nay, ở Việt Nam có nhiều hình thức xuất khẩu hàng hóa như: xuất khẩu trực
tiếp, xuất khẩu gián tiếp, đầu tư, liên doanh...Như vậy các doanh nghiệp sẽ có nhiều sự
lựa chọn hơn khi xuất khẩu hàng hóa.

Trước đây, các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu dưới hình thức gián tiếp, qua
trung gian do chưa xây dựng được thương hiệu với các đối tác cũng như các nước trong
EU, như vậy lợi ích ròng từ việc xuất khẩu cà phê bị giảm sút do phải phân chia lợi
nhuận. Nhưng trong mấy năm trở lại đây, thương hiệu cà phê Việt Nam dần có chỗ đứng
trên thị trường thế giới. hình thức xuất khẩu trực tiếp đang dần được đang các doanh
nghiệp sử dụng rộng rãi. Do được cung cấp đầy đủ về thông tin thị trường EU và tình
hình thế giới các doanh nghiệp đã chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng nhằm thực
hiện tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Chất lượng cuộc sống của người dân EU ngày càng được cải thiện nên họ luôn
muốn sử dụng hàng hóa có chất lượng và thương hiệu uy tín, do vậy hình thức liên doanh
cũng rất được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ liên doanh
với một doanh nghiệp khác có uy tín trên trường quốc tế về mặt hàng này hoặc nhà cung
cấp , phân phối có uy tín để đưa sản phẩm này xâm nhập thị trường khó tính như EU.
Đây là hình thức đang được các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng.

6
2.3. Vai trò của việc xuất khẩu cà phê

Qua thực tế nhiều năm xuất khẩu cà phê ta có thể thấy rằng nó đóng vai trò vô cùng
to lớn trong việc ổn định và phát triển kinh tế. Xuất khẩu cà phê đã phần nào đóng góp
đáng kể trong việc tăng kim ngạch xuất khẩu của cả nước qua các năm ngày một rõ rệt.
Ta có thể liệt kê một số vai trò cơ bản của xuất khẩu cà phê đối với nền kinh tế quốc dân.

Tác động đến việc mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp: Khi xuất khẩu cà phê
tăng, khối lượng cà phê được sản xuất ra ngày càng lớn, do đó sẽ tạo điều kiện cho việc
mở rộng quy mô sản xuất cà phê. Mặt khác, khi xuất khẩu cà phê tăng còn tạo nguồn thu
lớn cho người sản xuất, từ đó họ có thể tăng vốn để tái sản xuất mở rộng, tăng năng suất
lao động, tăng chất lượng sản phẩm.

Góp phần giải quyết tốt vấn đề công ăn, việc làm: Xuất khẩu cà phê tăng kéo theo
sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, từ đó
nhu cầu lao động bổ sung tăng lên.

Thúc đẩy quá trình CNH-HĐH: Xuất khẩu cà phê tạo điều kiện giải quyết tốt vấn đề
đầu ra cho cà phê, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa
quy mô lớn, điều này rất phù hợp với điều kiện hội nhập kinh tế hiện nay.

3. Khái quát về thị trường cà phê EU

3.1. Quy mô thị trường cà phê châu Âu

Châu Âu luôn được đánh giá là một trong những thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất
thế giới, ước tính chiếm 34% lượng tiêu thụ cà phê toàn cầu vào năm 2019. Mặc dù chịu
ảnh hưởng bởi Covid 19 với các biện pháp đóng cửa và giãn cách xã hội đã khiến lượng
tiêu thụ cà phê giảm mạnh nhưng nhu cầu của người tiêu dùng về trải nghiệm cà phê
không suy giảm, thị trường cà phê châu Âu vẫn được dự báo tăng trưởng với tốc độ trung
bình hàng năm là 5,5 % trong giai đoạn 2020 - 2025. Hiện nay, Việt Nam là nhà cung
ứng cà phê lớn thứ 2 sau EU, chiếm 16,1% thị trường về phần lượng, chỉ sau Brazil với
22,2%.

3.2. Nhu cầu và xu hướng tiêu thụ cà phê tại thị trường EU

 Nhu cầu tiêu thụ cà phê của thị trường EU

Sự đam mê cà phê cùng với số lượng quán cà phê thuộc diện khủng trên các quốc
gia thuộc EU đã tạo nên nét văn hóa đặc trưng của các quốc gia thuộc EU. Trào lưu
thưởng thức cà phê đã nhanh chóng lan rộng khắp thế giới và người dân nơi đây cũng
không phải ngoại lệ, người người uống cà phê, nhà nhà tìm đến cà phê. Các quốc gia
thuộc liên minh châu Âu là một trong những thị trường có mức tiêu thụ cà phê bình quân
đầu người hàng năm cao nhất thế giới với 5kg cà phê/ người/ năm. 
7
Mức tiêu thụ cà phê trung bình tại một số nước EU
14

12

10

0
Phần Lan Na Uy Đan Mạch Thuỵ Điển Thuỵ Sỹ

Mức tiêu thụ cà phê trung bình

Đơn vị: kg/người/năm

Nguồn: Theo số liệu Tổ chức Cà phê thế giới (ICO) năm 2019

 Thị hiếu, xu hướng tiêu thụ cà phê tại EU:

Qua từng giai đoạn, xu hướng tiêu thụ cà phê tại EU có sự thay đổi. Hiện nay, các
nhà bán lẻ cà phê ở châu Âu đang ngày càng chú trọng đến cách trình bày và phong cách
pha chế sáng tạo. Hơn nữa, việc sử dụng cà phê trong các sản phẩm như bánh, kẹo, bột
dinh dưỡng,... cũng góp phần tạo ra sự phát triển mới tại thị trường cà phê ở châu Âu.
Phân khúc rang xay tại chỗ, thưởng thức hương vị cà phê theo sở thích cũng được một
nhóm người tiêu dùng ưa thích. Vì thế, các nhà rang xay đặc biệt, các cửa hàng cà phê và
các thương hiệu cà phê địa phương ở châu Âu ngày càng tăng. 

Do đại dịch COVID-19, chính phủ châu Âu đã áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp
đóng cửa và giãn cách xã hội. Điều này đã tác động đến các quán cà phê, nhà rang xay
nhỏ, các nhà hàng và các cửa hàng kinh doanh ngoài nhà khác. Vì vậy, nhu cầu đối với
các sản phẩm cà phê như cà phê hòa tan và cà phê xay đã chuyển sang hình thức phi
thương mại. Đồng thời, thị trường tiêu thụ cà phê ở châu Âu chuyển hướng có lợi cho
dòng cà phê robusta. Trong thời kỳ quán xá và cửa hàng phải đóng cửa, tiêu thụ cà phê
tại nhà đang tăng vọt.

Nhìn chung, mối quan tâm đối với cà phê chất lượng cao trên khắp các thị trường
châu Âu khác nhau được kỳ vọng sẽ duy trì ổn định trong dài hạn. Do đó, nhu cầu về cà
phê đặc sản rất có thể sẽ tăng trở lại sau khi các biện pháp nghiêm ngặt liên quan đến
COVID-19 được dỡ bỏ.

8
3.3. Một số quy định của EU đối với mặt hàng cà phê.

Doanh nghiệp muốn đưa cà phê vào thị trường EU cần phải tuân thủ quy chuẩn mà
EU đề ra. Vì thế, doanh nghiệp cần chú trọng cũng như làm tốt các tiêu chuẩn sau:

 Cà phê nhập khẩu vào châu Âu bắt buộc phải tuân theo các yêu cầu và quy định
của Liên minh châu Âu. Các yêu cầu này chủ yếu liên quan đến an toàn thực phẩm, trong
truy xuất nguồn gốc và vệ sinh là quan trọng nhất.
 An toàn vệ sinh là một vấn đề quan trọng trong Luật Thực phẩm châu Âu và được
điều chỉnh bởi Luật Thực phẩm chung. Cà phê xuất khẩu phải tuân thủ hệ thống quản lý
an toàn thực phẩm như ISO 9001, ISO 22000 và các nguyên tắc phân tích mối nguy và
kiểm soát điểm tới hạn (HACCP). 
 EU quy định các chất gây ô nhiễm cần được đảm bảo ở mức thấp nhất có thể
không đe dọa sức khỏe con người. Các chất gây ô nhiễm phổ biến có thể được tìm thấy
trong các sản phẩm cà phê là: thuốc trừ sâu, độc tố nấm mốc, dung môi chiết xuất,...
 Nhãn phải được viết bằng tiếng Anh, được ghi ở chỗ dễ nhìn thấy, dễ đọc, không
thể xóa nhòa, diễn đạt rõ ràng và bao gồm những thông tin sau để đảm bảo truy xuất
nguồn gốc của từng lô hàng.

Chương III.    Thực trạng xuất khẩu cà phê trước và sau khi kí Hiệp định
EVFTA

9
1. Tình hình xuất khẩu cà phê sang EU của Việt Nam trước hiệp định EVFTA giai
đoạn 2017 – 8/2020.

1.1. Năng lực cung ứng của Việt Nam.

800 1800
688.4 688.3
645.4 664.6
700 641.2 643.3 1600
623 637
586.2
554.8 1657 1400
600 530.9 538.5 1626.2
509.3 1529
1467.9 1200
500 1453
1408.4 1000
400 1326.6
1260.4 800
1276.6
300 1100.5
1057.5 600
1055.8
200 915.8
400

100 200

0 0
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

Sản lượng Diện tích

Biểu đồ: Diện tích và sản lượng cà phê Việt Nam


( Nguồn: Theo số liệu Tổng cục Tống kê)

Diện tích đất trồng cà phê của Việt Nam không ngừng được mở rộng qua các năm.
Cụ thể, trong giai đoạn 2017 – 2019, thêm khoảng 23.7 nghìn ha đất được quy hoạch
trồng cà phê. Đi cùng với đó, sản lượng cà phê của nước ta cũng tăng lên một cách rõ rệt.
Nếu như năm 2017, Việt Nam thu hoạch được 1.529 nghìn tấn cà phê, thì đến 2019, sản
lượng đã lên tới con số 1.657 nghìn tấn. Sự gia tăng năng suất phần lớn nhờ việc thay đổi
tập quán canh tác theo hướng thâm canh và bền vững, áp dụng các kỹ thuật canh tác tốt.
Cà phê Việt Nam thường nằm trong top có năng suất cao nhất trên thế giới, trung bình
2.6 tấn nhân/ha đối với cà phê Robusta (cà phê vối) và 1.4 tấn nhân/ha đối với cà phê
Arabica (cà phê chè).

1.2. Thực trạng xuất khẩu cà phê sang EU của Việt Nam trước hiệp định EVFTA.

Theo số liệu tổng hợp từ công bố của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong giai đoạn
2017 – 8/2020, kim ngạch xuất khẩu cà phê sang EU của Việt Nam có sự biến động
không ngừng. Cụ thể, năm 2017, kim ngạch xuất khẩu cà phê sang EU của Việt Nam đạt
1,354 tỷ USD, chiếm 39% kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Năm 2018, con số
này giảm nhẹ, còn 1,348 tỷ USD, chiếm 38%. Năm 2019 chứng kiến sự suy giảm nặng
10
nề của hoạt động xuất khẩu cà phê Việt Nam nói chung và xuất khẩu cà phê sang EU nói
riêng khi kim ngạch xuất khẩu cà phê sang EU giảm mạnh, chỉ còn 1,158 tỷ USD. 7
tháng đầu năm 2020 ghi nhận 676 triệu đô, chiếm 38% kim ngạch xuất khẩu cà phê của
Việt Nam.

tỷ USD %
4 45.0
39 40
38 38 40.0
3.5
3 35.0
30.0
2.5
25.0
2
3.50 3.54 20.0
1.5 2.86 15.0
1 1.78 10.0
0.5 5.0
1.354 1.348 1.158 0.677
0 0.0
2017 2018 2019 7 tháng đầu 2020

Kim ngạch xuất khẩu cà phê sang EU (tỷ USD)


Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam (tỷ USD)
Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu cà phê sang EU (%)

Biểu đồ. Kim ngạch xuất khẩu và tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu cà phê sang EU của Việt
Nam giai đoạn 2017 – 7 tháng đầu 2020. (Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan)

Xuất khẩu cà phê cũng chiếm vị trí quan trọng (khoảng 3% – 4%) trong thương mại
giữa Việt Nam và EU. Tuy nhiên, xuất khẩu cà phê sang thị trường EU lại đang gặp
nhiều bất lợi và ghi nhận những kết quả không mấy tích cực. Bằng chứng là, trong giai
đoạn 2017 – 2019, mặc dù kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU đều không ngừng
tăng trưởng và ít biến động (tăng khoảng 3 tỷ USD) nhưng tỷ trọng xuất khẩu cà phê lại
bị thu hẹp (giảm từ 4% xuống còn 3%). Lý giải cho sự suy giảm này, có thể kể đến
những bất lợi trong giá trị cà phê của Việt Nam khi xuất khẩu. Dù ghi nhận lượng nhập
khẩu cà phê từ EU vẫn tăng đều qua các năm và là nước cung ứng cà phê lớn thứ hai vào
EU (chiếm 16,1% thị phần về lượng, 2019) nhưng giá của một tấn cà phê Việt Nam khi
gia nhập thị trường này lại giảm theo thời gian, thuộc thị trường cung cà phê có giá rẻ
nhất cho EU (1.505 EURO/tấn, 2019).

Hơn nữa, Việt Nam lại chủ yếu xuất khẩu cà phê thô, cà phê nguyên liệu sang EU.
Tuy mặt hàng này được ưa chuộng và có thị phần khả quan (chiếm 15,8%) nhưng giá
thành rẻ hơn nhiều so với cà phê đã được chế biến. Tính toán theo theo số liệu của Tổng
cục Hải quan, ước tính giá của một tấn cà phê xuất khẩu sang EU là khoảng 1.602 USD
thấp hơn nhiều so với giá xuất khẩu bình quân của Việt Nam – 1.727 USD/tấn (năm
2019).
11
Chịu rào cản thuế quan: EU bảo hộ cà phê chế biến như rang xay, hòa tan,... và áp
thuế nhập khẩu cao, cũng chính vì lý do đó mà cà phê chế biến của ta ít có cơ hội. Cụ thể,
đối với cà phê nhân (rang, rang xay), Việt Nam phải chịu mức thuế từ 7,5% – 9%. Trong
khi đó, 9 – 11,5% là mức thuế đối với một số chế phẩm từ hạt cà phê bao gồm cà phê hòa
tan, tinh chất chứa cà phê,…

2. Tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam sang EU sau khi ký hiệp định EVFTA giai
đoạn từ 8/2020 đến nay

2.1. Năng lực cung ứng của Việt Nam.

Hiện nay, cả nước có 97 cơ sở chế biến cà phê nhân, 160 cơ sở chế biến cà phê
rang xay, 8 cơ sở chế biến cà phê hòa tan và 11 cơ sở chế biến cà phê phối trộn. 

Cụ thể, gồm có: 97 cơ sở chế biến cà phê nhân - với tổng công suất thiết kế 1,503
triệu tấn, tổng công suất thực tế đạt 83,6%; 160 cơ sở chế biến cà phê rang xay - tổng
công suất thiết kế 51,7 nghìn tấn sản phẩm/năm; 8 cơ sở chế biến cà phê hòa tan - tổng
công suất thiết kế 36,5 nghìn tấn sản phẩm/năm, tổng công suất thực tế đạt 97,9%; 11 cơ
sở chế biến cà phê phối trộn - tổng công suất thiết kế 139,9 nghìn tấn sản phẩm/năm, tổng
công suất thực tế đạt 81,6%. Cà phê bột của Trung Nguyên, cà phê hòa tan của Vinacafe,
Trung Nguyên không những chiếm lĩnh được thị trường trong nước mà còn được hoan
nghênh ở nhiều thị trường trong khu vực, đồng thời đã bước đầu xây dựng được thương
hiệu cà phê Việt.

2.2. Thực trạng xuất khẩu cà phê sang EU của Việt Nam sau khi ký hiệp định EVFTA
từ 8/2020 đến nay.

EU sẽ xóa bỏ thuế cho toàn bộ các sản phẩm cà phê chưa rang hoặc đã rang, giảm
từ 7 – 11% xuống 0%; các loại cà phê chế biến giảm từ 9 – 12% xuống còn 0% vào thời
điểm EVFTA có hiệu lực từ ngày 1/8/2020. Đồng thời, trong số 39 chỉ dẫn địa lý của
Việt Nam được EU cam kết bảo hộ khi EVFTA chính thức đi vào thực thi có chỉ dẫn địa
lý về cà phê. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho ngành cà phê Việt Nam với các đối thủ
tại thị trường EU.

12
Lượng cà phê xuất khẩu qua các tháng giai đoạn 2020-2021
Đơn vị: Nghìn tấn
200
180
160
140
120
100
80
60
40
20
0
T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

Năm 2020 Năm 2021

Trong 4 tháng cuối năm 2020, cả nước xuất khẩu 1,57 triệu tấn cà phê, kim ngạch
2,74 tỷ USD, giá trung bình 1.751,2 USD/tấn, giảm 5,6% về lượng. Riêng xuất khẩu sang
EU là 0,179 triệu tấn cà phê, kim ngạch 0,31 tỷ USD, giá trung bình 1.726,794 USD/tấn.

Đức là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam chiếm 35,12% trong tổng
khối lượng và chiếm 34,47% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước, đạt
63.086 tấn, tương đương 106.891.520 USD, giá trung bình 1.694,378 USD/tấn.

Xuất khẩu cà phê của nước ta 9 tháng đầu năm 2021 giảm 5,4% so với một năm
trước đây. Kim ngạch xuất khẩu cà phê trong 9 tháng này tăng tương đương 3,4%. Xuất
khẩu cà phê của Việt Nam 9 tháng đầu năm 2021 đạt 1,183 triệu tấn, kim ngạch 2,229 tỉ
USD. Riêng xuất khẩu sang châu Âu tính chung 9 tháng đầu năm 2021, đạt 427.940 tấn,
kim ngạch 0,769 tỷ USD. Là nước sản xuất cà phê robusta lớn nhất thế giới, xuất khẩu cà
phê của Việt Nam giảm phản ánh gần như toàn cảnh thị trường cà phê toàn cầu trong bối
cảnh dịch Covid-19 buộc các nhà hàng ở nhiều nơi trên thế giới phải đóng cửa.

Mặc dù hiện tại EU là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam,
thị phần hàng hóa của Việt Nam tại khu vực này vẫn còn rất khiêm tốn, bởi năng lực
cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam đặc biệt là năng lực cạnh tranh về giá và chất lượng
còn hạn chế. Vì vậy khi được xóa bỏ tới trên 99% thuế quan theo EVFTA, các doanh
nghiệp sẽ có cơ hội tăng khả năng cạnh tranh về giá của hàng hóa khi nhập khẩu vào khu
vực thị trường quan trọng này. Ngoài ra, để đưa cà phê Việt thâm nhập sâu hơn vào thị
trường EU thông qua EVFTA, việc xuất khẩu đa kênh cũng là điều mà các doanh nghiệp
Việt cần nghĩ tới.

13
Chương IV. Phân tích tác động, cơ hội và thách thức của hiệp định EVFTA
sau khi có hiệu lực đến hoạt động xuất khẩu cà phê Việt Nam.

1. Tác động của hiệp định EVFTA sau khi có hiệu lực đến hoạt động xuất khẩu cà
phê

1.1. Quy mô, sản lượng xuất khẩu cà phê Việt Nam.

Hiệp định EVFTA mở ra cơ hội giúp cho nông sản của nước ta, đặc biệt là cà phê
có cơ hội gia nhập thuận lợi thị trường rộng lớn này. Ngay khi có hiệu lực từ 1/8/2020,
toàn bộ các sản phẩm cà phê bao gồm chưa rang, đã rang, các loại cà phê chế biến đều
được xóa bỏ thuế về 0%. Đồng thời, EU cam kết bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho cà phê Việt
Nam. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho ngành cà phê Việt Nam tại thị trường EU.

Theo Vụ thị trường châu Âu – châu Mỹ (Bộ Công thương), Việt Nam có năng suất
cà phê thường cao nhất trên thế giới. Nước ta đứng thứ ba về diện tích cà phê được chứng
nhận bền vững chỉ sau Brazil và Colombia.

Theo Cục Trồng trọt, diện tích cà phê Việt Nam đạt trên 664.000 ha, sản lượng cà
phê đạt trên 1,5 triệu tấn nhân/năm; cà phê Robusta chiếm diện tích lớn (93%), còn lại là
cà phê Arabica. Cà phê Việt Nam được xuất khẩu sang trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Sự đóng góp lớn của Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - EU (EVFTA) đã
duy trì và phát triển thị trường xuất khẩu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong tỉnh
gia tăng xuất khẩu, đưa sản lượng cà phê xuất khẩu tăng 20% và tăng 24% về giá trị.

1.2. Doanh thu mang lại.

EU là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam chiếm gần 44% tổng kim
ngạch xuất khẩu mặt hàng này năm 2019 Theo thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu
cà phê của Việt Nam năm 2019 đạt 1,653 triệu tấn, trị giá 2,855 tỷ USD, giảm 11,9% về
lượng và giảm 19,3% về trị giá so với năm 2018. Trong đó xuất khẩu cà phê sang thị
trường EU lớn nhất, chiếm 43,9% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này trong năm
2019, đạt 725,7 nghìn tấn, trị giá 1,164 tỷ USD, giảm 3,6% về lượng và giảm 14,4% về
trị giá so với năm 2018.
7 tháng đầu
2017 2018 2019
2020

Kim ngạch xuất khẩu cà


1,353626653 1,347981387 1,157595969 0,676738681
phê sang EU (tỷ USD)

Kim ngạch xuất khẩu cà


phê của Việt Nam (tỷ 3,500447003 3,536402485 2,862301006 1,784583872
USD)

14
Tỷ trọng kim ngạch xuất
khẩu cà phê sang EU 39 38 40 38
(%)

Tại buổi lễ xuất khẩu lô cà phê đầu tiên sang EU theo Hiệp định EVFTA đã cho
thấy những kết quả tích cực rõ ràng. Tháng 8/2020, giá trị xuất khẩu mặt hàng cà phê của
Việt Nam vào thị trường EU ước đạt gần 76 triệu USD, tăng 34,7% so với tháng 7/2020.
Trong thời gian tới, ngành cà phê Việt Nam sẽ đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của thị
trường EU, đặc biệt các tiêu chuẩn về chất lượng và phát triển bền vững, đưa Việt Nam là
điểm tham chiếu cho cà phê Robusta toàn cầu.

Đánh giá chung:

EVFTA là động lực phát triển dài hạn cho ngành xuất khẩu cà phê Việt Nam. Hiệp
định này tạo ra thị trường rộng mở, có tính toàn diện do đó thu hút nhà đầu tư trong và
ngoài nước phát triển nguồn cung thiếu hụt, đáp ứng quy tắc xuất xứ 2 công đoạn. Đồng
thời, thúc đẩy phát triển công nghệ về tự động hoá, quản trị số, tạo lợi thế cạnh tranh trên
thị trường xuất khẩu toàn cầu. EVFTA còn giúp đa dạng dòng đầu tư vào ngành, từ châu
Âu tới châu Á. Chính dòng đầu tư này sẽ gia tăng giá trị cho sản phẩm cà phê của Việt
Nam xuất khẩu sang EU và các thị trường khác.

Có thể thấy rằng, cho đến thời điểm này Hiệp định Thương mại Tự do EVFTA đã
thực sự trở thành một điểm sáng trong nỗ lực phục hồi kinh tế của Việt Nam. Nhiều
chuyên gia khẳng định, với lộ trình thực hiện kéo dài một thập kỷ, EVFTA sẽ xóa bỏ gần
99% các dòng thuế và rào cản thương mại giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu,
EVFTA sẽ tiếp tục mang đến cho doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội lan tỏa trên thị
trường EU với tiềm năng khoảng 500 triệu người tiêu dùng. Đồng thời, người tiêu dùng
Việt Nam cũng được tiếp cận với hàng hóa, dịch vụ chất lượng cao và sáng tạo của châu
Âu. EVFTA cũng góp phần thúc đẩy thương mại, đầu tư, tăng trưởng kinh tế của Việt
Nam và đưa quốc gia này trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư châu Âu ở châu
Á.

2. Cơ hội

2.1. Mở rộng thị trường, gia tăng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng cà phê Việt Nam.

EVFTA cho phép Việt Nam kết nối trực tiếp cùng lúc với 27 nền kinh tế thành viên
của khu vực kinh tế tốp đầu thế giới. Thị trường chỉ chưa đầy 500 triệu dân của 27 nước
EU có sức mua lớn thứ hai toàn cầu và đây cũng là thị trường tiêu thụ nhiều cà phê nhất
của Việt Nam, chiếm 40% trong tổng lượng và 38% về tổng trị giá xuất khẩu cả nước
(trung bình giá trị xuất khẩu cà phê sang EU đạt 1,2-1,4 tỷ USD/năm trong 5 năm qua).

15
Ngay khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, cà phê của Việt Nam xuất khẩu sang EU
sẽ có 93% dòng thuế về 0%. Theo đó, EU sẽ xóa bỏ ngay mức thuế 7,5% - 9,0% đối với
cà phê nhân (rang, rang xay). Đối với một số chế phẩm từ hạt cà phê bao gồm cà phê hòa
tan, tinh chất chứa cà phê mức thuế 9,0% - 11,5% sẽ được xóa bỏ trong vòng 3 năm. Đối
với các sản phẩm cà phê nhân xanh hoặc vỏ quả, vỏ lụa cà phê, thuế suất nhập khẩu vào
thị trường EU đã là 0% trước khi ký EVFTA. Như vậy, EVFTA là cơ hội tiếp cận và mở
rộng thị trường lớn cho cà phê Việt Nam vào EU. Sản phẩm được hưởng lợi theo EVFTA
là các sản phẩm cà phê chế biến. Vì vậy, khi thực thi EVFTA, Việt Nam sẽ có cơ hội tốt
hơn để thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng cà phê chế biến sang thị trường EU.

2.2. Nâng cao năng lực cạnh trạnh của cà phê Việt Nam trên thị trường EU.

EU cam kết bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam liên quan tới nông sản nổi tiếng
có tiềm năng xuất khẩu cao, trong đó có sản phẩm cà phê Buôn Ma Thuột và thêm nhiều
dịch vụ mới cung cấp bởi đối tác EU phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như về tài chính,
bảo hiểm nông nghiệp... Đây là lợi thế cạnh tranh lớn cho ngành Cà phê Việt Nam tại thị
trường EU. Vì vậy, ngoài việc phát triển thị trường cà phê truyền thống, các doanh
nghiệp có thể cân nhắc đầu tư phát triển thương hiệu cà phê đặc sản tại vùng này và tận
dụng các điều kiện ưu đãi mà phía EU dành cho cà phê của Việt Nam.

2.3. Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, góp phần nâng cao chất lượng cà
phê Việt Nam trên thị trường EU.

EVFTA mở ra cơ hội lớn trong việc thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành cà phê.
Điều này mang lại lợi ích cực kỳ lớn, bởi hiện tại, đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông
nghiệp nói chung cũng như ngành cà phê nói riêng là chưa lớn. Các doanh nghiệp, người
lao động cần nhiều hơn nữa các kỹ năng, công nghệ, phương thức quản lý để đáp ứng
được yêu cầu cao của thị trường EU. Khi các doanh nghiệp trong nước liên kết sản xuất
với doanh nghiệp có vốn đầu tư của EU, các doanh nghiệp trong nước sẽ có cơ hội tham
gia chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng của EU và toàn cầu, được tiếp nhận, chuyển giao công
nghệ, nghiên cứu và phát triển hiện đại, đào tạo nguồn nhân lực, góp phần tăng sức cạnh
tranh, nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng cho sản phẩm, đáp ứng tốt các tiêu chuẩn
quốc tế.

3. Thách thức

3.1. Vấn đề đẩy mạnh xuất khẩu cà phê chế biến sâu

Chỉ có nhóm cà phê chế biến mới được hưởng lợi từ cắt giảm thuế quan vì các
nhóm cà phê thô đã có mức thuế suất nhập khẩu bằng 0 trước khi có EVFTA. Trong khi
đó tỷ lệ cà phê rang xay hiện nay chỉ chiếm chưa đến 10% tổng lượng cà phê xuất khẩu
của Việt Nam. Thực tế này đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất và chế biến cà phê cần đầu
tư vào chế biến sâu, tăng tỷ trọng xuất khẩu cà phê chế biến để có thể được hưởng lợi từ
16
việc cắt giảm thuế quan theo EVFTA. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp Việt Nam
đang xuất khẩu vào EU là các doanh nghiệp vừa và nhỏ với nguồn lực hạn chế, quy trình
sản xuất chưa đạt chuẩn EU, chưa có sự đầu tư thích đáng cho R&D. Hộ nông dân sản
xuất chủ yếu ở quy mô nhỏ và chưa liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp chế biến, xuất
khẩu; hệ thống phân phối trong nước thiếu liên kết, dịch vụ logistics và dịch vụ cho phát
triển nông nghiệp trong nước còn hạn chế.

3.2. Quy tắc xuất xứ.

EU có những quy định nghiêm ngặt về nguồn gốc trong nước tối thiểu hoặc nguyên
liệu có nguồn gốc ngoài EU tối đa. Vì vậy,  cà phê của Việt Nam sẽ phải đáp ứng các tỷ
lệ này để được hưởng ưu đãi trong biểu thuế quan của EU. Theo đó, cà phê nhân xanh
xuất khẩu sang EU theo nguyên tắc của EVFTA cần đáp ứng quy tắc xuất xứ thuần túy,
tức là 100% phát triển từ vùng nguyên liệu tại Việt Nam. Đối với các chế phẩm từ cà phê:
không tái sản xuất lại từ các sản phẩm không xuất xứ trong cùng nhóm với sản phẩm đầu
ra. Trọng lượng đường sử dụng trong sản phẩm không được vượt quá 40% trọng lượng
sản phẩm. Việc tuân thủ các quy tắc về xuất xứ là một trong những khó khăn lớn đối với
Việt Nam để tận dụng lợi ích của EVFTA trong xuất khẩu cà phê.

3.3. Chất lượng sản phẩm

 Để vào được thị trường châu Âu theo Hiệp định EVFTA cà phê xuất khẩu của Việt
Nam phải đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về vệ sinh và kiểm dịch động thực vật cao
và ghi nhãn minh bạch về thông tin an toàn thực phẩm và môi trường. Ngoài ra, EU quy
định các chất gây ô nhiễm cần được đảm bảo ở mức thấp nhất để không đe dọa sức khỏe
con người hoặc ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng thực phẩm (trong đó có cà phê). Các
quy định về biện pháp phi thuế quan (NTM) nói chung và các biện pháp SPS của EU nói
riêng vẫn còn phức tạp làm gia tăng chi phí đáp ứng và làm cho tỷ lệ chi phí để đáp ứng
các NTM ở Việt Nam cao hơn so với các nước xuất khẩu cà phê vào EU, đây là một yếu
tố làm hạn chế năng lực thương mại của Việt Nam nói chung và lợi ích tiềm năng từ
EVFTA nói riêng. Thêm vào đó, khả năng thay đổi của ngành Cà phê Việt Nam nói
chung để thích ứng với EVFTA còn hạn chế, nhất là việc đáp ứng yêu cầu nội địa hóa,
đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng, môi trường. Chi phí sản xuất tăng khi phải nỗ
lực đáp ứng các tiêu chuẩn rất cao của thị trường EU. Do đó, nếu không sản xuất bền
vững, đổi mới công nghệ chế biến, sản xuất đảm bảo chất lượng thì rất khó cạnh tranh và
sẽ mất thị trường xuất khẩu, thậm chí thua ngay trên sân nhà.

3.4. Quy định về sở hữu trí tuệ

Cam kết về sở hữu trí tuệ trong EVFTA cũng là một thách thức đối với ngành hàng
cà phê Việt Nam. Tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ (lạm dụng chỉ dẫn địa lý hay
nhãn hiệu) diễn ra trong đối phổ biến ở Việt Nam sẽ là một trong những nguy cơ cao dẫn
đến vi phạm cam kết sở hữu trí tuệ trong EVFTA .
17
3.5. Xây dựng, phát triển thương hiệu

Vấn đề tạo dựng cho sản phẩm cà phê Việt một thương hiệu riêng tại thị trường
nước ngoài nói chung và thị trường EU nói riêng là vấn đề cấp thiết hiện nay của nước ta.
Đặc biệt trong thời kỳ môi trường cạnh tranh ngày một gay gắt thì nếu tạo thương hiệu
riêng giúp bạn bè quốc tế ghi nhớ và phân biệt với các sản phẩm cà phê khác thì xem như
các doanh nghiệp Việt Nam đã thật sự thành công. Tuy nhiên đây là một điều không dễ
dàng, vì thế việc xây dựng thương hiệu riêng lớn mạnh vẫn là một thách thức lớn. Ngoài
ra, giá cả cà phê của nước ta thường xuyên không ổn định do bị ảnh hưởng, chi phối bởi
giá cà phê thế giới và thường thấp hơn các nước khác. Khi xuất khẩu cà phê sang EU thì
vẫn còn tồn tại vấn đề như quảng bá, xúc tiến yếu kém trong khi các nước xuất khẩu khác
lại mạnh về mảng này, từ đó tạo nên những thách thức đòi hỏi Việt Nam phải vượt qua.

Chương V: Giải pháp phát triển hoạt động xuất khẩu cà phê tại Việt Nam

Ngoài những tác động tích cực và cơ hội mà EVFTA mang lại vẫn tồn tại một số
thách thức như trên đòi hỏi chính phủ và các doanh nghiệp trong nước cần có những biện
pháp để biến những thách thức thành lợi thế. Nhóm chúng em đưa ra một số giải pháp
như sau:

1. Tuân thủ các quy định bắt buộc của thị trường EU

Doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam cần phải nghiên cứu các
yêu cầu bắt buộc của thị trường trên các cổng thông tin chính thức của EU như Trade
Help Desk, CBI để hiểu các thủ tục liên quan đến xuất khẩu cà phê.

Từ đó, nâng cao chất lượng sản xuất cà phê tại Việt Nam, áp dụng các tiến bộ kỹ
thuật để nâng cao chất lượng thành phẩm. Từ đó tạo được vị thế của cà phê Việt Nam
trên thị trường quốc tế chuyên nghiệp và cao cấp hơn.

Bên cạnh đó, để tránh nguy cơ bị trả lại hoặc bị từ chối tiếp cận thị trường EU do
liên quan đến đến chất lượng sản phẩm, các nhà xuất khẩu cà phê Việt Nam nên gửi sản
phẩm xuất khẩu để phân tích tại các cơ quan có thẩm quyền như Vinacontrol và
Cafecontrol. Ngoài ra, nguy cơ vượt ngưỡng các chất cấm có thể được ngăn ngừa bằng
cách thực hiện tốt hơn tại các giai đoạn trồng, sấy, chế biến, bảo quản và áp dụng có hiệu
quả các hành động được đề cập với các đối tác chuỗi cung ứng. Cần đảm bảo sản phẩm
được kiểm soát nhất quán trong tất cả các công đoạn của chuỗi cung ứng.

2. Tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh

Để gia nhập thị trường thành công, việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là điều hết
sức cần thiết. Doanh nghiệp cà phê cần xem xét các chiến lược tiếp thị, các đặc điểm của
sản phẩm đã thành công trên thị trường để rút kinh nghiệm và xây dựng chiến lược tiếp
thị sản phẩm phù hợp. Các công ty thành công đã xuất khẩu sang thị trường khu vực này
18
có thể kể đến Aicasa (Peru), cà phê đặc sản Bourbon (Brazil), La Meseta (Colombia), và
Caravela Coffee. 

3. Xây dựng thương hiệu cà phê Việt

Theo EVFTA, 39 sản phẩm của Việt Nam được EU công nhận và bảo hộ chỉ dẫn
địa lý, trong đó có cà phê Buôn Ma Thuột. Ngoài việc phát triển thị trường cà phê truyền
thống, các doanh nghiệp có thể cân nhắc phát triển thương hiệu cà phê đặc sản, cà phê có
thương hiệu được bảo hộ, đi theo hướng khai thác lợi thế của các vùng cà phê đặc sản để
xây dựng thương hiệu gắn với chỉ dẫn địa lý như cà phê Buôn Ma Thuột, cà phê Sơn
La… 

Trong đó doanh nghiệp nên xây dựng vùng nguyên liệu gắn với chứng nhận chất
lượng, phát triển bền vững; đồng thời có sự kết nối và được kiểm soát theo chuỗi giá trị
với sự tham gia một cách chủ động của doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu.

Ngoài ra cần cung cấp thông tin chi tiết về vùng hoặc xuất xứ trồng cà phê, giống,
phẩm chất, kỹ thuật sau thu hoạch và chứng nhận cà phê. Có thể cho biết thêm lịch sử
của doanh nghiệp, trang trại trồng cà phê và niềm đam mê, tâm huyết của những người
làm việc tại đó… vì đây có thể là các yếu tố làm cho công ty và sản phẩm cà phê trở nên
độc đáo, từ đó từng bước xây dựng thương hiệu cà phê Việt Nam chất lượng.

19
KẾT LUẬN

Sau những thành công bước đầu hết sức khả quan và tích cực trong một năm thực
thi Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam (EVFTA), chúng ta đang
bước vào một giai đoạn mới khó khăn hơn, thách thức hơn dưới áp lực chưa từng có của
dịch bệnh ở Việt Nam, cũng như trên thế giới. Điều này đòi hỏi Nhà nước, các doanh
nghiệp phải biết tận dụng những cơ hội và đồng thời khắc phục những thách thức của
EVFTA trong tình hình Covid 19 vẫn diễn ra phức tạp nhằm phát triển hơn nữa ngành
xuất khẩu nông sản nói chung cũng như ngành xuất khẩu cà phê nói riêng của Việt Nam
sang thị trường EU. Trong tương lai, EVFTA sẽ đem lại lợi ích hài hòa, bao trùm và bền
vững cho cả Việt Nam và EU.

20
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đại học Thương Mại, Giáo trình môn Kinh doanh quốc tế.
2. Nguyễn An Hà, Vũ Mai Phương (2021), Một số xu thế chính trong phát triển
quan hệ Việt Nam - EU tới 2030.
3. MLC Logistics (2021), Tổng quan Hiệp định thương mại Việt Nam-Châu Âu
(EVFTA).
4. Tiểu luận (2013), Định hướng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU.
5. Báo Góc kinh doanh (2019), Vai trò của xuất khẩu cà phê đối với nền kinh tế
quốc dân.
6. Vụ thị trường châu Âu – châu Mỹ - Bộ Công Thương (2020), Thông tin xuất khẩu
vào thị trường EU ngành hàng cà phê, NXB Công Thương.
7. Bộ Công Thương (2020), Thực trạng và giải pháp phát triển cho ngành Cà phê
Việt Nam.
8. Thị trường nông sản (2021), Xuất khẩu cà phê sang các thị trường năm 2020.
9. Thương hiệu và pháp luật (2020), Hiệp định EVFTA tiếp tục khẳng định giá trị
tích cực.
10. Báo Chính Phủ (2020), Xuất khẩu lô cà phê đầu tiên sang châu Âu theo Hiệp
định EVFTA.
11. Nguyễn Thị Thu Hiền (2021), Thúc đẩy xuất khẩu cà phê vào thị trường EU
trong bối cảnh thực thi EVFTA.
12. Nguyễn Hoài Nam ( 2021), Xuất khẩu cà phê được lợi nhờ EVFTA.

21

You might also like