You are on page 1of 25

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

CƠ SỞ II TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


-----***-----

TIỂU LUẬN
Môn: MARKETING QUỐC TẾ

CỘNG CAFE - CƠ HỘI NÀO CHO THƯƠNG HIỆU FOOD &


BEVERAGE VIỆT NAM TẠI THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC

Nhóm 7:
Phan Thanh Thúy Vy 2011115444
Hồ Gia Phong 2011115179
Nguyễn Ngọc Anh Thư 2011116565
Nguyễn Trần Bảo Trâm 2011115711
Phan Thị Thanh Thúy 2011116425
Nguyễn Bá Thời 2011116320
Đặng Hữu Viễn 2011116320
Lê Ngọc Bảo Trân 2011116320
Nguyễn Khắc Phong 2011115451
Lớp: K59F
Giảng viên hướng dẫn: Cô Phạm Thị Châu Quyên

TP.HCM, ngày 09 tháng 04 năm 2022


Môn: Quan hệ kinh tế quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Phương Chi

MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................................... i
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................... iv
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CỘNG CAFE – LẠ TỪ TÊN GỌI ......................................................... 2
1.1 Cộng Café là “ai”? ....................................................................................................... 2
1.2 Tầm nhìn và sứ mệnh của Cộng Café .......................................................................... 2
1.3 Thương hiệu Cộng Cafe và danh mục sản phẩm ......................................................... 3
CHƯƠNG 2: CỘNG CAFE VÀ HÀNH TRÌNH VƯƠN RA THẾ GIỚI ................. 4
2.1 Cộng cafe bắt đầu tại Việt Nam như thế nào? ............................................................. 4
2.2 Cộng cafe và những thị trường tại nước ngoài đầu tiên .............................................. 4
CHƯƠNG 3: HÀN QUỐC - THỊ TRƯỜNG “KHÓ TÍNH” LIỆU CÓ PHÙ HỢP
VỚI CỘNG CAFE? ............................................................................................................ 5
3.1 Phân tích môi trường tác động - Phân tích bằng mô hình Pest.................................... 5
3.1.1 Chính trị ............................................................................................................ 5
3.1.2 Kinh tế .............................................................................................................. 5
3.1.3 Xã hội................................................................................................................ 6
3.1.4 Công nghệ ......................................................................................................... 7
3.2 Thị trường cà phê “khó tính” nhưng đầy “hứa hẹn” .................................................... 7
3.2.1 Thị trường khó tính: .......................................................................................... 7
3.2.2 Nhưng đầy hứa hẹn: .......................................................................................... 8
3.3 Đặc điểm đặc trưng văn hóa “Uống Cà Phê” tại Hàn Quốc ........................................ 8
3.4 Tại sao Cộng Cafe lại phù hợp với thị trường Hàn Quốc? .......................................... 8
3.5 Rủi ro khi gia nhập thị trường Hàn Quốc .................................................................... 9

i
Môn: Quan hệ kinh tế quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Phương Chi
CHƯƠNG 4: CỘNG CAFE VÀ CHIẾN LƯỢC MARKETING THÂM NHẬP
HÀN QUỐC 11
4.1 Nghiên cứu thị trường ................................................................................................ 11
4.1.1 Phân tích SWOT ............................................................................................. 11
4.1.2 Đối thủ cạnh tranh .......................................................................................... 11
4.1.3 Phân khúc khách hàng .................................................................................... 12
4.1.4 Lựa chọn khách hàng mục tiêu ....................................................................... 13
4.1.5 Xác định phương thức thâm nhập thị trường.................................................. 14
4.2 Cộng Cafe và Unique Selling Point (USP) ................................................................ 14
4.3 Chiến lược Marketing 7P ........................................................................................... 14
4.3.1 Product ............................................................................................................ 14
4.3.2 Price ................................................................................................................ 15
4.3.3 Place ................................................................................................................ 15
4.3.4 Promotion ....................................................................................................... 15
4.3.5 People & Physical Evidence ........................................................................... 16
4.3.6 Process ............................................................................................................ 16
4.4 Chiến lược Marketing “đậm chất Việt” gợi ý cho Cộng Cà Phê tại thị trường Hàn
Quốc (Kế hoạch thực thi) ................................................................................................... 16
4.4.1 Mục tiêu .......................................................................................................... 16
4.4.2 IMC Plan ......................................................................................................... 17
KẾT LUẬN 19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 20

ii
Môn: Quan hệ kinh tế quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Phương Chi
DANH MỤC HÌNH
Hình 1 Hình ảnh quán Cộng Café ........................................................................................ 2
Hình 2 Đồ ăn thức uống tại quán.......................................................................................... 3

iii
Môn: Quan hệ kinh tế quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Phương Chi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1 Phân tích SWOT .................................................................................................... 11

iv
Môn: Quan hệ kinh tế quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Phương Chi

MỞ ĐẦU
Các hoạt động Marketing quốc tế hiện nay đang ngày càng mở rộng hơn nữa. Mỗi
doanh nghiệp đều muốn các sản phẩm của mình trở nên nổi bật tại thị trường trong nước
và quốc tế. Do đó, Marketing quốc tế có vai trò quan trọng và mở ra nhiều cơ hội mới cho
thị trường trong nước.
Marketing quốc tế đem đến nhiều cơ hội để tiếp cận với những phân khúc khách hành
khác nhau từ mọi tầng lớp. Điều này giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế cạnh tranh hơn,
nhất là trên trường quốc tế.
Ngoài ra marketing quốc tế còn giúp doanh nghiệp xóa bỏ rào cản ranh giới giữa các
quốc gia, thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu phát triển bền vững và trở nên linh hoạt hơn. Khách
hàng có nhiều sự lựa chọn hơn khi phạm vi mua sắm có thể mở rộng.
Cộng Cafe cũng là một trong những thương hiệu rất coi trọng việc Marketing quốc tế,
đưa sản phẩm của mình ra thị trường quốc tế, mở rộng tệp khách hàng, quảng bá thương
hiệu Việt đến với nhiều nền văn hóa khác nhau. Và Hàn Quốc, chính là “bước đệm” để
Cộng Cafe “đi” những bước đi đầu tiên vào thị trường quốc tế.

1
Môn: Quan hệ kinh tế quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Phương Chi
CHƯƠNG 1: CỘNG CAFE – LẠ TỪ TÊN GỌI
1.1 Cộng Café là “ai”?
Cộng Cafe là chuỗi cửa hàng cà phê thành công tại Hà Nội. Cộng Cafe có địa chỉ tại
152D, Triệu Việt Vương, quận Hai Bà Trưng, được thành lập từ năm 2007. Hiện tại Cộng
Cafe đã có mặt trên khắp Việt Nam và đã mở chi nhánh của quán tại Hàn Quốc và Malaysia.
Cộng đơn giản được lấy cảm hứng từ chữ cái đầu tiên trong câu Quốc hiệu: CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Cộng Cafe đã tái hiện lại cuộc sống của người
Hà Nội trong thời kì xã hội chủ nghĩa, có thể nói đây là một sự hoài niệm về những điều
xưa cũ.
Ý nghĩa sâu xa hơn mà chủ quán muốn nhắn gửi chính là cái tên như một chứng nhân
rõ ràng và mãnh liệt nhất của lịch sử hào hùng của nước Việt. Bởi vì nhờ có những ngày
tháng gian khổ, chiến đấu không biết mệt mỏi mà giờ đây ta mới có thể hô to “Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Hình 1 Hình ảnh quán Cộng Café

1.2 Tầm nhìn và sứ mệnh của Cộng Café


Từ những ngày đầu tiên ra mắt, Cộng Cafe đã khát khao tạo ra sự khác biệt với những
sáng tạo đột phá nhưng vẫn giữ giá trị cốt lõi chính là lan tỏa văn hóa cội nguồn Việt Nam.

2
Môn: Quan hệ kinh tế quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Phương Chi
Với tâm huyết như vậy, Cộng mong muốn thực hiện sứ mệnh khơi dậy trí tượng và
mang lại những trải nghiệm khác biệt về Việt Nam đến những vị khách hàng. Doanh nghiệp
đang không ngừng sáng tạo với mục tiêu là tiến xa hơn để mang Cộng đến với thế giới; lan
tỏa và truyền cảm hứng bằng trái tim của mỗi thành viên.
Để thực hiện được sứ mệnh trên, Cộng Cà Phê luôn đặt môi trường phục vụ vào một
khuôn khổ tiêu chuẩn cao, các nhân viên được đào tạo bài bản với yêu cầu công việc luôn
được chăm chút tỉ mỉ. Từ đó, Cộng đang từng bước hoàn thiện tầm nhìn trở thành cửa hàng
cà phê sáng tạo và khác biệt nhất.
1.3 Thương hiệu Cộng Cafe và danh mục sản phẩm
Những năm gần đây thị trường Food&Beverage đang trở thành một thị trường hot
hơn bao giờ hết. Vì vậy, các thương hiệu phải liên tục đổi mới menu để giữ chân và không
gây nhàm chán với khách hàng. Dù vậy, Cộng Cà Phê đi theo một hướng khác, đó là sáng
tạo ra một “menu có chất riêng” với các sản phẩm đủ độc đáo và chất lượng, những món
ăn từ những nguyên liệu thuần việt (đậu xanh, cốt dừa, cà phê hay những món như mì tôm,
bánh mì chấm sữa).

Hình 2 Đồ ăn thức uống tại quán

3
Môn: Quan hệ kinh tế quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Phương Chi
CHƯƠNG 2: CỘNG CAFE VÀ HÀNH TRÌNH
VƯƠN RA THẾ GIỚI
2.1 Cộng cafe bắt đầu tại Việt Nam như thế nào?
Câu chuyện của Cộng Cafe bắt đầu từ năm 2007 khi Linh Dung – ca sĩ hát ca khúc
“Vì một thế giới ngày mai” tại Sea Games 22 đã có ý tưởng thành lập một quán cà phê
mang “âm hưởng” thời bao cấp. Đó là lý do cho sự ra đời của Cộng Cafe. Cửa hàng đầu
tiên của Cộng cà phê là một tiệm nhỏ trên con phố Triệu Việt Vương.
Năm 2007, Cộng cafe ra đời với một cửa hàng trên phố Triệu Việt Hưng. Quán được
trang trí theo phong cách ấn tượng và duy nhất khác biệt so với các quán cafe có mặt trên
thị trường Việt Nam lúc bấy giờ. Cộng cafe không phải là sự kết hợp giữa hiện đại và truyền
thống mà hoàn toàn tái hiện là những năm tháng của Việt Nam thời bao cấp. Không gian
quán mang đến sự gần gũi, bình yên, hoài cổ và truyền thống bằng những bộ bàn ghế sần,
chiếc radio cũ hay thậm chí là những con tem cũ. Khách hàng khi đến đây đều cảm nhận
được hơi thở của Việt Nam thời kỳ trước từ đó khơi dậy lòng tự tôn dân tộc của mỗi người.
Chặng đường từ năm 2007 đến nay, Cộng cà phê không ngừng nỗ lực đem đến trải
nghiệm tinh thần ngày xưa qua không gian độc đáo, thức uống chất lượng đặc biệt như cafe
nước cốt dừa và dịch vụ tận tình. Sau khi đã phát triển đủ mạnh và ổn định, Cộng cafe đã
tiến hành nhượng quyền nhằm nhanh chóng phủ rộng và chiếm lĩnh thị trường. Năm 2016,
Cộng cafe đầu tiên ở Sài Gòn được khai trương. Cộng cafe đã phát triển hơn 50 quán cafe
trong lãnh thổ Việt Nam. Hơn thế nữa, Cộng cafe còn ấp ủ lan tiến xa để tỏa cảm hứng văn
hóa cội nguồn Việt Nam đến bạn bè thế giới.

2.2 Cộng cafe và những thị trường tại nước ngoài đầu tiên
Ngày 31/07/2018, Cộng cafe đầu tiên ở Hàn Quốc được khai trương, tại vị trí đắt địa
giữa Yeonnam-dong, thủ đô Seoul. Ở Hàn Quốc, Cộng đã có rất nhiều các concept cửa
hàng khác nhau: pop-up store trong các bến tàu, trung tâm thương mại, cả các cửa hàng ở
mặt đường phố chính.
Đến 14/11/2019, Cộng mở cửa hàng đầu tiên tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia. Do
bối cảnh dịch Covid-19 phải trì hoãn kế hoạch mở thêm ba cửa hàng tại đây nên hiện tại
Cộng có 2 cửa hàng ở Malaysia. Hiện tại Cộng đang đã thảo luận với một đối tác ở nước
ngoài để mở thêm nhiều cửa hàng.
4
Môn: Quan hệ kinh tế quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Phương Chi
CHƯƠNG 3: HÀN QUỐC - THỊ TRƯỜNG “KHÓ TÍNH”
LIỆU CÓ PHÙ HỢP VỚI CỘNG CAFE?
3.1 Phân tích môi trường tác động - Phân tích bằng mô hình Pest
3.1.1 Chính trị
Chế độ Cộng hòa tổng thống mang tính chất lưỡng tính. Tình hình chính trị tương đối
ổn định, quan hệ ngoại giao rộng, quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam - Hàn Quốc được thiết
lập từ 22/12/1992. Mức độ ổn định chính trị của Hàn Quốc giai đoạn 2015-2019 rơi vào
khoảng 0.3.
→ Việc Cộng Cafe quyết định thâm nhập vào thị trường Hàn Quốc bước đầu gặp
nhiều thuận lợi nhờ các chính sách ưu đãi của chính phủ Hàn Quốc dành cho doanh nghiệp
Việt Nam.
→ Tuy nhiên, Cộng Cafe cũng gặp không ít khó khăn. Tất cả các cửa hàng bán đồ ăn
nhanh tại các trường tiểu học và trung học sẽ không được bán sản phẩm liên quan đến cà
phê từ ngày 14/09/2018 - Theo Bộ An toàn thực phẩm và dược phẩm Hàn Quốc thông báo.
Tuy lệnh cấm này chỉ giới hạn đến những sản phẩm cà phê bán trong phạm vi trường học,
nhưng cũng ảnh hưởng ít nhiều đến doanh thu của các quán cà phê do thói quen giới trẻ
dần thay đổi và sự lớn mạnh của các sản phẩm thay thế khác như nước khoáng, nước ép
hoa quả,...
3.1.2 Kinh tế
Nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, một trong “Bốn con rồng kinh tế” của Châu
Á.
Theo OECD, GDP danh nghĩa của Hàn Quốc năm 2020 đạt 1.624 tỷ USD, đứng thứ
10 thế giới, tăng trưởng -1.1%, trước đó ổn định ở mức tăng trưởng 2%/năm.
Theo WB, thu nhập bình quân đầu người của Hàn Quốc đạt mức 30.664 USD/người
và xếp thứ 26 trên thế giới.
Trước kia, cà phê được coi là một mặt hàng xa xỉ, chỉ có tầng lớp thượng lưu mới tiêu
dùng nhiều. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế Hàn Quốc. Người
người Hàn Quốc tiêu thụ cà phê trung bình khoảng 12.3 lần một tuần, với mức tiêu thụ cà
phê bình quân đầu người khoảng 2.3 kg mỗi năm, thường xuyên hơn so với gạo trắng, lương
thực chính của quốc gia (7 lần) và món kim chi (11.8 lần). Người Hàn Quốc ngày càng
5
Môn: Quan hệ kinh tế quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Phương Chi
chuyển sang dùng loại cà phê có chất lượng cao hơn. Cà phê hòa tan được sử dụng để thống
trị thị trường Hàn Quốc, nhưng nó chỉ chiếm 40% tổng lượng tiêu thụ, Tỷ lệ có thể sẽ giảm
xuống 30% trong tương lai gần, vì nhiều người đang chuyển sang các loại cà phê ưa thích
như espresso, latte, cappuccino và các loại nhỏ giọt khác.
→ Như vậy, việc đặt được một chân vào trong thị trường cà phê rộng lớn như Hàn
Quốc đã là một thành công lớn đối với Cộng Cà phê. Một thị trường vô cùng lớn, với lượng
như cầu khổng lồ, cùng rất nhiều đối thủ cạnh tranh nổi tiếng quốc tế và mạng lưới quán cà
phê địa phương dày đặc sẽ là cơ hội, nhưng cũng là thách thức đối với thương hiệu cà phê
nhượng quyền của Việt Nam.
3.1.3 Xã hội
Mật độ dân số dày đặc, khoảng 540 người/km2, 85% ở đô thị, tỷ lệ già hóa cao.
Do người Hàn Quốc chịu nhiều ảnh hưởng của Nho giáo, người Hàn Quốc rất coi
trọng lễ nghĩa, trật tự trên dưới, nhất là trong các mối quan hệ đồng huyết thống, đồng môn,
đồng hương.
Giới trẻ Hàn Quốc ngày nay có xu hướng thích văn hóa Hàn Quốc, Mỹ, Nhật có nền
công nghiệp giải trí phát triển mạnh mẽ, nổi tiếng trên thế giới.
• Về cà phê
Cà phê được du nhập vào Hàn Quốc vào khoảng cuối thế kỉ 19, đầu thế kỷ 20. Ban
đầu, nó mang ảnh hưởng cà phê phương Tây nhưng sau đó có sự thay đổi để phù hợp với
khẩu vị người Hàn. “Gu” cà phê của người Hàn Quốc không quá đậm đà theo kiểu cà phê
nguyên chất. Thay vào đó, sự kết hợp giữa cà phê đắng vừa phải và thơm nồng, sữa ngọt
dịu phù hợp với hầu hết mọi đối tượng, các tầng lớp khác nhau. Phong thái, cách thức uống
cà phê của người Hàn bộc lộ sự tinh tế, lịch thiệp, nhẹ nhàng, dễ chịu, tận hưởng.
• Về tiệm cà phê
Phần lớn quán cà phê đẩy mạnh quảng cáo mạnh menu độc đáo của mình, xem đó là
cách tạo sự khác biệt trên thị trường quán cà phê đã bão hòa ở Hàn Quốc. Tất cả quán cà
phê ở Hàn Quốc đều đầu tư vào trang trí nhằm tạo một môi trường lịch sự, tươm tất, tao
nhã. Một số quán cà phê nhượng quyền gia nhập thị trường Hàn Quốc không nắm bắt đặc
trưng này, chỉ đưa vào văn hóa “lấy mang đi” (take out) nên cuối cùng đều thất bại.

6
Môn: Quan hệ kinh tế quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Phương Chi
→ Người Hàn coi quán cà phê là nơi “mang tính xã hội”. Đa số người Hàn sử dụng
quán cà phê để giao lưu xã hội với bạn bè hoặc hoạt động ở quán cà phê với bạn bè, rất ít
người đến quán cà phê một mình như văn hóa phương Tây.
3.1.4 Công nghệ
Có nền công nghệ hiện đại, thuộc nhóm đi đầu hai lĩnh vực là hệ thống viễn thông và
hệ thống vận hành nhà máy. Tỷ lệ người dùng Internet cao, đạt 90%. Naver và Daum là hai
công cụ tìm kiếm chính.
Hiện nay, ngày càng có nhiều robot được sử dụng trong ngành dịch vụ ăn uống tại các
quán cà phê tại Hàn Quốc ở các vai trò chẳng hạn như phục vụ. Nhờ mạng lưới 5G và các
công nghệ trí tuệ nhân tạo, robot có thể nhận yêu cầu đồ uống từ xa thông qua các ứng dụng
điện thoại hoặc bảng order điện tử, sau đó pha chế những cốc cà phê tươi mới bằng máy
làm cà phê espresso. Nhờ đó, các quán cà phê có thể thay thế lao động thủ công trong những
công việc lặp lại và nguy hiểm, giúp công ty sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả hơn, tập
trung tốt hơn vào việc cải thiện các dịch vụ khách hàng.
→ Ở tương lai gần điều này có thể chưa tác động quá lớn đến Cộng Cà phê, bởi giá
những ly cà phê ở Cộng đang thấp hơn rất nhiều những chuỗi cà phê quốc tế và các chuỗi
cà phê địa phương tại Hàn Quốc. Nguyên nhân là do giá nguyên liệu cà phê của Việt Nam
nhập vào Hàn Quốc đang ở mức vô cùng thấp.
→ Tuy nhiên, về lâu dài, khi các chuỗi cà phê khác áp dụng khoa học công nghệ tiên
tiến vào khẩu pha chế và phục vụ thì sẽ gây ra không ít khó khăn cho Cộng Cafe. Bài toán
đặt ra cho Cộng là phải bắt kịp xu hướng công nghệ áp dụng vào lĩnh vực dịch vụ ăn uống
hiện nay, đặc biệt là tại thị trường phát triển về khoa học công nghệ nhanh như Hàn Quốc.
3.2 Thị trường cà phê “khó tính” nhưng đầy “hứa hẹn”
3.2.1 Thị trường khó tính:
Về tiêu dùng, người dân Hàn Quốc vô cùng khó tính và yêu cầu chất lượng sản phẩm
rất cao. Hầu hết hàng hóa bán tại các siêu thị bắt buộc phải có giấy chứng nhận, cũng như
ghi rõ các thông số an toàn về sức khỏe do cơ quan quản lý cấp. Ngoài ra, các Hiệp hội bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Hàn Quốc vô cùng khắc khe. Nếu doanh nghiệp nào sản
xuất hàng hóa đã bị mang tiếng gian dối hay không đảm bảo vệ sinh, ngay lập tức họ sẽ bị
người tiêu dùng tẩy chay, và bị xem là đã “chết” trên thị trường.

7
Môn: Quan hệ kinh tế quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Phương Chi
3.2.2 Nhưng đầy hứa hẹn:
Theo Tổ chức Cafe thế giới, Hàn Quốc là quốc gia tiêu thụ cà phê lớn thứ 11 trên toàn
cầu. Từ năm 1990 đến 2016, lượng cà phê tiêu thụ trung bình tại Hàn Quốc đã tăng lên gấp
đôi. Tương đương với con số 2,3 kg/người và bằng ½ của người Mỹ (4,5 kg/người). Trung
bình một năm, mỗi người dân Hàn Quốc uống khoảng 377 cốc cà phê. Như vậy, tối thiểu
mỗi ngày họ sẽ thưởng thức một ly cà phê.
Cả doanh thu từ cà phê của các chuỗi cửa hàng đồ uống nói chung và cà phê nói riêng
đều tăng mạnh. Số cửa hàng có cung cấp cà phê đã tăng gấp 3 lần chỉ trong 4 năm từ 2011
đến 2015. Theo Korea Agro-Fisheries & Food Trade Corporation, một tập đoàn lớn của
Hàn Quốc đã thống kê, thị trường cà phê tại quốc gia này có giá lên đến hàng nghìn tỷ won.
Trong đó, các sản phẩm cà phê có mức tăng trưởng ổn định và rất đáng ngưỡng mộ.
3.3 Đặc điểm đặc trưng văn hóa “Uống Cà Phê” tại Hàn Quốc
Đối với nhiều người Việt Nam, cà phê nguyên chất mới là ngon nhất. Tuy nhiên,
người Hàn lại không thích cafe nguyên chất, họ không ưa vị đắng và đậm đà. Người dân
nước này hầu hết thích cà phê sữa, có mùi thơm, vị béo và ngọt nhẹ.
Người Hàn Quốc có thói quen làm việc đến tối muộn và thức khuya để học tập nên cà
phê là thứ thức uống giúp họ tỉnh táo tinh thần và tăng thêm năng lượng để làm việc. Họ
mê cafe vì trong đó có chứa cafein. Họ thường mua cafe vào buổi sáng và thưởng thức trên
đường đến công ty, ly cafe được mua sau giờ ăn trưa nhằm bổ sung năng lượng cho buổi
làm việc tiếp theo vào buổi chiều.
Người Hàn Quốc thường chọn các quán cà phê để trò chuyện, họp, trao đổi công việc.
Ngoài ra, đây còn là địa điểm lý tưởng cho các cặp đôi nam nữ chọn làm nơi hẹn hò. Cà
phê hợp khẩu vị thôi chưa đủ, người Hàn Quốc cũng rất chú trọng vẻ đẹp hình thức. Chính
vì sự yêu thích cà phê của người Hàn Quốc mà các chuỗi cà phê mọc lên như nấm sau mưa,
các quán cà phê san sát nhau, thể hiện sự phát triển, hiện đại của cuộc sống công nghiệp.
3.4 Tại sao Cộng Cafe lại phù hợp với thị trường Hàn Quốc?
Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều nét tương đồng về văn hóa, mà người Hàn lại
ưa chuộng những thứ có nét tương đồng. Do đó với cách bố trí không gian đặc biệt của
Cộng chắc chắn sẽ thu hút được người tiêu dùng tại thị trường này.

8
Môn: Quan hệ kinh tế quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Phương Chi
Người Hàn có thói quen dùng cafe thường xuyên tại các không gian ấm áp, không
quá rộng, trang trí đơn giản nhằm tìm ra cảm giác bình yên, xua tan đi mệt mỏi. Cộng
lại có thể đáp ứng đầy đủ các tiêu chí trên bởi không gian cafe bày trí theo phong cách bao
cấp, tinh tế, độc lạ, thu hút phần lớn khách hàng luôn muốn tìm tòi cái mới đến khám phá
và thưởng thức.
Người Hàn đến Việt Nam nói chung và đến Cộng nói riêng rất thích thưởng thức thói
quen chân chất của chúng ta như vừa uống cà phê vừa cắn hạt hướng dương. Tuy nhiên
điểm đánh gục hầu hết người Hàn Quốc chính là nhờ vào sự đậm đà của ẩm thực Việt.
Những món như “bạc xỉu” và “cà phê cốt dừa” trong menu của Cộng chính là 2 loại đồ
uống yêu thích của người Hàn. Vì vậy, có thể Cộng không mang đến cho khách hàng Hàn
Quốc sự hoài niệm của tuổi thơ nhưng lại mang về cho họ hương vị mà họ đã trót phải lòng
khi đến Việt Nam.
3.5 Rủi ro khi gia nhập thị trường Hàn Quốc
Rủi ro đầu tiên khi thâm nhập vào thị trường Hàn Quốc chính là về văn hóa của người
dân. Mặc dù trong khẩu vị của người Việt Nam và người Hàn Quốc có nhiều nét tương
đồng và sẽ tạo thuận lợi cho việc kinh doanh của Cộng Cà Phê, nhưng những nét văn hóa
vẫn có một sự khác biệt nhất định. Bên cạnh đó, việc người Hàn Quốc có tình dân tộc rất
cao, họ thường xuyên có xu hướng chỉ dùng hàng nội địa và sẽ phản ứng rất mạnh nếu như
những giá trị văn hóa không phù hợp với họ được bộ lộ. Nếu như Cộng Cà Phê không chú
ý đến vấn đề này và đưa ra những phương thức truyền thông vi phạm tính dân tộc của người
Hàn sẽ dẫn đến việc cả hệ thống của hàng bị tẩy chay.
Việc các đối thủ cạnh tranh đông đảo sẽ là một nguy cơ lớn dẫn đến việc Cộng thất
thế tại thị trường Hàn Quốc. Mặc dù sở hữu một mức giá cả vô cùng lợi thế cũng một phong
cách đặc biệt, những việc các đối thủ có lợi thế về chuỗi cung ứng cùng kinh nghiệm lâu
năm trong lĩnh vực và hoạt động trong thị trường sẽ mang lại nhiều điều hiện hoạt động
hơn Cộng Cà Phê.
Việc tuyển dụng một đội ngũ nhân viên ở Hàn Quốc cũng là một thách thức và rủi ro
về những giá trị mà Cộng Cà Phê đem lại. Cộng sẽ phải tốn nhiều chi phí và thời gian để
đào tạo một đội ngũ nhân viên hiệu quả. Mặc dù vậy, nguy cơ những nhân viên này hiểu
sai về văn hóa Việt Nam và truyền tải giá trị cốt lõi của Cộng Cà Phê theo một hướng sai
lầm sẽ là rất lớn. Điều này ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu.

9
Môn: Quan hệ kinh tế quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Phương Chi
Rủi ro về pháp luật cũng là một yếu tố khiến cho hoạt động của Cộng Cà Phê có nhiều
sự thay đổi. Điển hình là việc một số trang thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm
của Cộng sẽ không thể xuất khẩu sang thị trường này. Với thời gian 3 năm nghiên cứu,
Cộng Cà Phê hầu như đã nắm rõ và tuân thủ theo pháp luật ở Hàn Quốc, nhưng nếu không
cập nhật thường xuyên hoặc lơ là trong khâu quản lý sẽ dẫn đến hậu quả lớn cho doanh
nghiệp.
Cùng với các yếu tố chủ quan trên, việc kiểm dịch nhập khẩu tại thị trường Hàn Quốc
cũng là một rủi ro khách quan cho Cộng Cà Phê. Việc kiểm duyệt về chất lượng và nhãn
hiệu luôn là mối quan tâm của Hàn Quốc, với việc người dân có xu hướng dè chừng hàng
ngoại hơn hàng nội địa, một sự cố trong quá trình xuất khẩu cà phê của Cộng Cà Phê cũng
sẽ làm cho doanh nghiệp thất bại hoàn toàn tại thị trường này.

10
Môn: Quan hệ kinh tế quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Phương Chi
CHƯƠNG 4: CỘNG CAFE VÀ CHIẾN LƯỢC MARKETING
THÂM NHẬP HÀN QUỐC
4.1 Nghiên cứu thị trường
4.1.1 Phân tích SWOT
Bảng 1 Phân tích SWOT

4.1.2 Đối thủ cạnh tranh


Hàn Quốc là một thị trường tiềm năng đồng thời tồn tại đa dạng các đối thủ cạnh tranh
trong ngành kinh doanh nước giải khát, quán cà phê, cùng khu vực thị trường với doanh
nghiệp. Đây là một trong những mối đe dọa đến sự phát triển của Cộng tại thị trường này.

4 đối thủ lớn mà Cộng Cà phê đang đối mặt gồm:


- Starbucks: Đây là thương hiệu cà phê có doanh thu lớn nhất ở Hàn Quốc (tính
trên doanh số thẻ tín dụng của nhấn của những người 20 tuổi trở lên, từ tháng

11
Môn: Quan hệ kinh tế quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Phương Chi
1 đến tháng 9 năm 2021). Doanh thu của Starbucks khoảng 1809 tỷ won gấp
khoảng 4 lần so với A Twosome Place, đứng ở vị trí thứ hai. Có nhiều lý do tại
sao Starbucks được người Hàn yêu thích, một trong những lý do đó là chỗ ngồi
rộng rãi thoải mái và có rất nhiều ổ sạc.
- A Twosome Place: Đứng ngay sau Starbucks về doanh thu khoảng 429,1 tỷ
won dù số lượng cửa hàng là khoảng 1400 cửa hàng (đúng thứ tư về số lượng
cửa hàng). Nổi tiếng là quán cafe cao cấp nổi tiếng với món tráng miệng ngon,
đặc biệt là món bánh kem, thực đơn thay đổi mỗi mùa.
- EDIYA COFFEE: Có doanh thu đứng thứ ba với 425 tỷ won và là thương hiệu
cà phê có số lượng cửa hàng nhiều nhất với khoảng 3500 cửa hàng. Gần đây,
Ediya Coffee đang mất dần lợi thế cạnh tranh về giá với các cửa hàng mang đi
như 'Mega Coffee', nhưng mặc dù vậy, vẫn có lý do khiến người Hàn Quốc tìm
đến Ediya Coffee.
- MEGA COFFEE: Đứng thứ tư về doanh thu với 314,9 tỷ won với khoảng 1500
cửa hàng. Từ sau đại dịch Covid-19, sự phát triển của thương hiệu cà phê giá
rẻ như MEGA COFFEE dần trở nên sôi động, số lượng quán đang được mở
rộng mạnh mẽ.
Từ những con số thống kê trên có thể thấy, dù thị trường quán cà phê Hàn Quốc khá
đa dạng và màu mỡ với hàng nghìn doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực này, tuy nhiên thực
chết đây là một thị trường đang bị chi phối bởi “bốn ông lớn” cả về thị phần và quy mô về
doanh thu, lợi nhuận, tệp khách hàng. Chính vì vậy, rào cản gia nhập ngành đối với Cộng
Cà phê sẽ là rất lớn khi cùng lúc phải giải quyết cả 2 bài toán: Một là tạo sự khác biệt, haii
là tối ưu chi phí.
4.1.3 Phân khúc khách hàng
- Nhóm 1: Là sinh viên, độ tuổi từ 20 – 25 tuổi, đang theo học tại các trường đại học
xung quanh quán. Đặc điểm nhóm này, thường đi theo nhóm từ 3 đến 5 người, mục đích
khá đa dạng, có thể là học nhóm, giải trí, kết bạn, làm quen, hẹn hò, thường có xu hướng
xem đánh giá trên các trang mạng xã hội, ảnh hưởng bởi review của kênh trực tuyến, food
blogger như youtube, naver,..
- Nhóm 2: Là người đã đi làm, độ tuổi từ 26 – 40 tuổi, thu nhập khá và ổn định. Đặc
điểm nhóm này, thường đi 2 người hoặc nhóm từ 4 đến 5 người, có xu hướng uống cà phê
trong giờ làm việc hoặc giải lao trong công ty, hoặc đến quán cà phê để bàn công việc,

12
Môn: Quan hệ kinh tế quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Phương Chi
thường đi những quán gần công ty. Mục đích là giải trí sau giờ làm hoặc kiếm một địa điểm
họp nhóm hoặc cần không gian sáng tạo (brainstorm). Thích cà phê ngọt, béo, thơm.
- Nhóm 3: Là người đi làm đã có gia đình, độ tuổi từ 40 trở lên. Đặc điểm nhóm này
kiếm một chỗ có thể đưa gia đình đi chơi, hoặc họp các gia đình. Có xu hướng quan tâm
đến sức khỏe và tìm kiếm những sản phẩm organic, chất lượng.
Sau khi phân khúc thành 3 nhóm như trên, dựa vào nguồn lực của Cộng Cà Phê,
nhóm chúng tôi quyết định chọn khách hàng mục tiêu là nhóm 2, khách hàng thứ cấp
là nhóm 1.
4.1.4 Lựa chọn khách hàng mục tiêu
Theo nhân khẩu học
a. Lứa tuổi:
- Độ tuổi từ 20 đến 40 thường có thói quen uống cà phê, trong đó bao gồm lứa
tuổi học sinh, sinh viên từ 20 đến 25 tuổi và những người đã đi làm từ 26 tuổi
đến 40 tuổi
- Theo kết quả một cuộc khảo sát chủ yếu nhằm vào các sinh viên tại Đại học
George Mason Hàn Quốc, tỉ lệ sinh viên uống cà phê để nạp năng lượng là
67,2%
b. Thu nhập:
- Đa phần sinh viên còn phụ thuộc tài chính vào gia đình, một số ít có thu nhập
cá nhân đến từ việc làm thêm
- Người đi làm có mức thu nhập khá và ổn định, mức lương trung bình là
3.152.000 won/tháng (2020)
c. Giới tính:
- Người tiêu dùng chính của văn hóa cà phê Hàn Quốc là phụ nữ có độ tuổi từ
20 đến 40 vì họ bị lôi cuốn bởi trang trí nội thất xinh xắn, độc đáo ở các quán
cà phê.
Theo tâm lý:
Sở thích, phong cách sống:

13
Môn: Quan hệ kinh tế quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Phương Chi
- Sở thích uống cà phê của hai phân khúc khách hàng trên đã trở thành thói quen
và là điều không thể thiếu của họ, họ sẵn sàng dành 3-4 lần/tuần để đến quán
cà phê.
- Quán cà phê là nơi các sinh viên có thể tụ họp học nhóm, họp hành,giao lưu
tán gẫu với bạn bè.
- Người đi làm thích uống cà phê trong công ty hoặc trước khi đi làm ở nhà hoặc
đến quán cà phê để gặp đối tác, khách hàng. Họ có xu hướng quan tâm đến sức
khỏe hơn cũng như chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, họ ưa thích cà phê có vị
ngọt, béo.
4.1.5 Xác định phương thức thâm nhập thị trường
4.1.5.1 Hình thức thâm nhập thị trường Hàn Quốc của Cộng Cafe
Cộng Cà phê thâm nhập thị trường Hàn Quốc theo hình thức nhượng quyền. Cộng Cà
phê Korea là chuỗi cửa hàng nhượng quyền từ Cộng Cà phê Việt Nam, do ông Jung-In-
seop mang về kinh doanh tại Hàn Quốc. Sau khi có được tư cách pháp nhân vào tháng
03/2018, Cộng Cà phê Korea khai trương cửa hàng đầu tiên tại phương Yeonnam, quận
Mapo, thủ đô Seoul. Hiện tại, Cộng Cà phê Korea đang có 6 chi nhánh trong đó có 5 chi
nhánh tại Seoul, và 1 chi nhánh tại Gyeonggi.
4.2 Cộng Cafe và Unique Selling Point (USP)
Quán cà phê phục vụ những thức uống cà phê đúng chuẩn Việt Nam theo khẩu vị
người Hàn. Không gian quán tiêu chí luôn “đẹp”, mang hơi hướng cổ xưa của Việt Nam
thời bao cấp.
4.3 Chiến lược Marketing 7P
4.3.1 Product
Sản phẩm cốt lõi
Cộng Cafe mang thức uống đặc trưng của Việt Nam sang Hàn Quốc bởi người Hàn
có khẩu vị tương đồng với Việt Nam. Một trong những món đặc biệt nhất của quán đó là
cafe cốt dừa đã góp phần đưa thương hiệu của quán có được thành công lớn. Ngoài ra, đối
với một số thức uống, Cộng Cafe điều chỉnh khẩu vị sao cho phù hợp với sở thích đồ ngọt,
mịn của người Hàn nhưng vẫn đảm bảo chất riêng của Việt Nam. Đồng thời, ở một số địa
điểm, Cộng bổ sung thêm cho menu món bánh mì nổi tiếng của Việt Nam và 2 món nước

14
Môn: Quan hệ kinh tế quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Phương Chi
“Ginger Cream Coffee” và “Ginger Soy Tea Milk” để tăng độ đa dạng và hợp xu hướng
khách hàng khu vực.
Về bao bì
Cộng Cafe thiết kế bao bì phù hợp với tiêu chuẩn môi trường của Hàn Quốc. Kiểu
dáng khá bắt mắt và đẹp, ngoài chữ Cộng là thương hiệu Việt ra thì còn lại đều có chữ Anh
và chữ Hàn để tạo cảm giác gần gũi và chân thực cho người Hàn.
4.3.2 Price
Mức giá trung bình cho các sản phẩm từ khoảng 5.500 – 7.000 Won. Cộng Cafe đã
điều chỉnh chiến lược giá hợp lý và mềm hơn rất nhiều so với những thương hiệu nước
ngoài cũng như ngay cả những thương hiệu nội địa Hàn Quốc đã đem đến cho thương hiệu
này lợi thế cạnh tranh rất lớn ở thị trường Hàn Quốc. Điều quan trọng là với mức giá như
vậy khách hàng hoàn toàn có được những trải nghiệm chất lượng nhất, thức uống ngon,
hợp khẩu vị và không gian độc đáo, mới lạ mang lại cảm giác thoải mái, ấn tượng lâu dài.
4.3.3 Place
Cộng Cafe sử dụng mô hình bán hàng trực tiếp. Địa điểm hấp dẫn đặt tại con phố nổi
tiếng của Seoul thu hút phần đông giới trẻ với không khí đông vui, độc đáo. Giữa con phố
sầm uất của Hàn Quốc xuất hiện quán cafe mang phong cách hoài cổ chính là điểm khác
biệt, thu hút phần lớn khách hàng và tạo nên sự thành công ban đầu của Cộng Cafe tại Hàn
Quốc.
4.3.4 Promotion
Cộng Cafe quảng bá thương hiệu với sứ mệnh “khơi dậy trí tưởng tượng và mang đến
cho khách hàng những trải nghiệm cảm xúc khác biệt về Việt Nam”. Chính cái tên và cảm
hứng sáng tạo của Cộng đã thu hút khách nước ngoài tìm hiểu nét đẹp hài hòa của Việt
Nam thông qua việc trải nghiệm các sản phẩm của Cộng Cafe.
Bên cạnh đó, Cộng Cafe quảng bá sản phẩm chủ yếu bằng hình thức Digital
Marketing: Cộng Cafe sử dụng kênh social media để truyền tải thông điệp tới khách hàng,
đánh thẳng vào các kênh xã hội phổ biến nhất tại Hàn Quốc. Những bài viết của Cộng được
đầu tư chỉn chu bằng các hình ảnh đẹp, những hashtags khơi dậy trí tò mò của người Hàn,
đặc biệt là với chiến lược truyền thông được đầu tư một cách chỉn chu và trở nên mạnh từ
những bước đầu đã giúp Cộng thu hút được nhiều sự quan tâm. Ngoài ra, sự cộng hưởng từ

15
Môn: Quan hệ kinh tế quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Phương Chi
các food blogger Hàn Quốc, những lời giới thiệu, gợi ý về sự xuất hiện của Cộng tại Hàn
Quốc đã giúp giới trẻ biết đến nhiều hơn.
4.3.5 People & Physical Evidence
Với quá trình đào tạo cẩn thận dành cho các nhân viên Cộng, nhân viên được khách
hàng đánh giá với điểm cao. Những tố chất như nhanh nhẹn, gọn gàng, lịch thiệp và chuyên
nghiệp là những điều luôn có ở nhân viên Cộng Cafe.
Không gian ở Cộng Cafe được thiết kế để đem đến cho khách hàng những trải nghiệm
khác biệt, cảm giác như đang sống lại giữa xã hội Việt Nam thời bao cấp. Từng chi tiết
được Cộng chú ý đầu tư để đem lại trải nghiệm tối ưu nhất cho khách hàng như không gian
không quá nhiều ánh sáng, đèn dầu, những bức ảnh lịch sử, mô hình máy bay, quần áo lính,
nệm chăn con công, kệ sách
4.3.6 Process
Tại thị trường Hàn Quốc, giới trẻ rất hứng thú với những điều mới lạ, đặc biệt khi chủ
đề của Cộng lại liên quan đến lịch sử hào hùng của Việt Nam. Tuy kinh doanh với mong
muốn để khách "hoài niệm" theo một chủ đề "cũ" nhưng process của Cộng Cafe lại rất
chuyên nghiệp và hiện đại. Với hình thức nhượng quyền thương hiệu, Cộng Cafe luôn thành
công trong việc đảm bảo được chất lượng cũng như concept ở từng cửa hàng một tại thị
trường mới này. Điều này được chứng tỏ ở cách Cộng Cafe chinh phục được đối tượng
khách hàng trung niên – đối tượng khách hàng vô cùng "kĩ tính".
4.4 Chiến lược Marketing “đậm chất Việt” gợi ý cho Cộng Cà Phê tại thị trường
Hàn Quốc (Kế hoạch thực thi)
4.4.1 Mục tiêu
a. Mở thêm chi nhánh và nâng cao cơ sở hạ tầng
Hiện tại, Cộng đã có 4 cửa hàng tại Hàn Quốc. Mục tiêu đặt ra cho 3 năm tiếp theo là
mở ít nhất 10 chi nhánh mới tại các thành phố lớn như Sejong, Gwangju, Daejeon,
Changwon... Các nơi này tụ hợp những điều kiện về cảnh quan thiên nhiên, khí hậu ôn hòa
và đặc biệt rất nhiều khác du lịch ghé thăm.
Cộng được trang trí theo phong cách cổ xưa và ta có có thể tái cơ cấu Cộng bằng cách
vẫn giữ nguyên vẻ đẹp thời bao cấp ấy đồng thời điểm bằng những sản phẩm thủ công mỹ
nghệ như gốm sứ Bát Tràng, nón lá Việt Nam... cùng với những con chuồn chuồn, cào cào

16
Môn: Quan hệ kinh tế quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Phương Chi
được thắt bằng là dừa. Đây cũng là một nét đẹp truyền thống đậm chất Việt mà những con
người Việt muốn mang đến cho bạn bè Quốc tế cùng chiêm ngưỡng.
b. Có thêm món uống mới, đa dạng hóa menu
“Cafe nước cốt dừa” hiện đang là “signature” của quán và là thức uống được ưa
chuộng nhất tại thị trường này. Để quán luôn trở nên mới mẻ, đổi mới cả về cách trang trí
và công thức pha chế. Để thực hiện được hiện mục tiêu này, yêu cầu đội ngũ R&D cần
nghiên cứu rõ về khẩu vị, văn hóa thưởng thức cafe của người Hàn đồng thời kết hợp với
team pha chế để tạo ra những sản phẩm mới gây ấn tượng với người dân và khách du lịch
tại đây.
Ngoài việc tìm thêm những món mới hợp khẩu vị của người Hàn, Cộng cần đa dạng
hóa menu với những thức uống mới lạ được làm từ cafe nhưng vẫn giữ nguyên hương vị
Việt bằng cách sử dụng hạt cafe Tây Nguyên.
Menu không chỉ gói gọn xung quanh các loại cafe nữa mà còn mở rộng sang các loại
nước giải khát trái cây, thêm vào đó là những món tráng miệng truyền thống Việt Nam như
bánh xu xê hay còn gọi là bánh uyên ương, bánh phu thê, bánh ít lá gai,...
c. Duy trì được khách hàng thân thiết và mở rộng khách hàng tiềm năng
Việc giữ chân khách hàng là điều vô cùng thiết yếu để duy trì thương hiệu cũng như
phong độ của quán. Cộng cần có những ưu đãi đặc biệt như tặng kèm những món quà nhỏ
làm lưu niệm với hóa đơn trên 15.000 won hoặc những chính sách khuyến mãi khác như
check in tại quán sẽ nhận được voucher giảm 20% cho lần mua tiếp theo hoặc được tặng
một loại bánh bất kì nếu như mua 2 ly nước, ...
Khách hàng tiềm năng mà Cộng nhắm đến không những là người dân Hàn Quốc mà
còn là khách du lịch đến đây. Còn điều gì tuyệt vời bằng đi du lịch Hàn Quốc nhưng lại biết
thêm về lịch sử, văn hóa truyền thống của một quốc gia khác đặc biệt như Việt Nam. Vì họ
là khách du lịch và số lượt ghé thăm Cộng hạn chế, có khi chỉ đến một lần nhưng nhất định
họ sẽ có ấn tượng tốt với Cộng về cách trang trí độc đáo, hương vị mới lạ, phục vụ nhiệt
tình, tận tâm.
4.4.2 IMC Plan
- Thực hiện chiến dịch check-in quán, mở đầu chiến dịch bằng cách thuê các
nghệ sĩ hay KOL nổi tiếng tại Hàn Quốc thực hiện. Chiến dịch thực hiện bằng

17
Môn: Quan hệ kinh tế quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Phương Chi
cách các khách hàng đăng hình ảnh hay video có sự hiện diện của ly cafe Cộng
hay quán cafe Cộng cùng với dòng hashtag #welcometoCongCafe trên các nền
tảng mạng xã hội như: Cyworld, Instagram, Youtube, …
- Bên cạnh đó, nón lá, áo dài là biểu tượng truyền thống đậm bản sắc dân tộc
Việt Nam được người Hàn rất ưa chuộng vì nét đẹp biểu tượng văn hóa Việt
và cũng vô cùng đẹp khi mặc lên người. Do đó, Cộng Cafe có thể quảng bá
văn hóa truyền thống “đậm chất Việt” này bằng cách cho các nhân viên mặc
trang phục truyền thống vào những dịp lễ lớn. Bên cạnh đó, Cộng Cafe dành
tặng những phần quà gói bằng giấy màu đỏ và vàng cho các khách hàng đến
check-in với trang phục dân tộc Việt để cảm ơn và thu hút lượng lớn sự quan
tâm của khách hàng thích khám phá bản sắc văn hóa dân tộc Việt.

18
Môn: Quan hệ kinh tế quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Phương Chi
KẾT LUẬN
Với những phân tích nêu trên, Cộng Cafe hứa hẹn sẽ đạt được nhiều thành công tại
thị trường Hàn Quốc. Có thể hy vọng rằng, Cộng Cafe sẽ mang thương hiệu F&B Việt Nam
ngày càng vươn xa ra thế giới, làm tiền đề phát triển và vươn ra các thị trường quốc tế khác.

Tham gia vào thị trường quốc tế được xem là hoạt động sống còn có ý nghĩa rất lớn
đối với sự tăng trưởng và phát triển của các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, việc tham gia
vào thị trường quốc tế không phải là điều đơn giản, đặc biệt là đối với các nước đang phát
triển. Để có thể vươn mình sang các thị trường khác, các doanh nghiệp cần nghiên cứu và
chuẩn bị cho mình các chiến lược Marketing quốc tế phù hợp.

19
Môn: Quan hệ kinh tế quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Phương Chi
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Senny Handayani, Saepudin Nirwan, 2019. Analysis and design of integrated marketing
communication (IMC) for small and medium enterprise (SME) logistics service provider
(LSP) from web-based application perspective, [online]. Available at:
<http://proceedings.conference.unpas.ac.id/index.php/icis/article/view/499> [Accessed
28 March 2022]
2. Rồng ăn chay, 2014. Cách làm plan qua một Integrated Campaign. Ronganchay, [online].
Available at:
3. <https://docs.google.com/document/d/1gles0qB32DmBKsnIkqN3Txel11tHEG4p4KPp
9TwAN-E/edi> [Accessed 28 March 2022]
4. Giáo viên trung tâm tiếng Hàn SGV, 2021. Văn hóa uống Cà phê của người Hàn Quốc.
SGV, [online]. Available at:
5. <https://www.sgv.edu.vn/van-hoa-uong-ca-phe-cua-nguoi-han-quoc-post6788.html#>
[Accessed 1 April 2022]
6. Tomorrow Marketers, 2018. Cộng Cafe - Thành công từ sự hoài niệm. Tomorrow
Marketers, [online]. Available at:
7. <https://blog.tomorrowmarketers.org/cong-cafe-thanh-cong-tu-su-hoai-niem/>
[Accessed 1 April 2022]
8. Ashley Nguyen, 2021. Chiến lược marketing của Cộng cà phê – Từ ao làng vươn ra biển
lớn. Dua Vang, [online]. Available at:
9. <https://duavang.net/chien-luoc-marketing-cua-cong-ca-phe/>
[Accessed 28 March 2022]
10. Coffee Roasters Vietnam, 2022. Tiềm năng xuất khẩu lớn ở thị trường cà phê Hàn Quốc.
Coffee Roasters, [online]. Available at:
11. <https://coffeeroasters.com.vn/thi-truong-ca-phe-cafe/tiem-nang-xuat-khau-lon-o-thi-
truong-ca-phe-han-quoc-32.html> [Accessed 28 March 2022]
12. Tomorrow Marketers, 2018. Cộng Cafe - Thành công từ sự hoài niệm. Tomorrow
Marketers, [online]. Available at:
13. <https://blog.tomorrowmarketers.org/cong-cafe-thanh-cong-tu-su-hoai-niem/>
[Accessed 28 March 2022]

20

You might also like