You are on page 1of 22

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH

Môn : LUẬT VÀ KHỞI NGHIỆP

Đề tài : Khởi Nghiệp Kinh Doanh Thực Phẩm Organic

Giảng viên hướng dẫn: Lê Thị Minh Thư

Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 1

STT Họ & Tên MSSV Lớp

1 Lê Thị Lệ 208850083 20DLQB2

2 Bùi Thị Uyên 2087600233 20DKQB1

3 Bùi Thị Xuân Quỳnh 2088500116 20DLQB2

4 Hà Bích Ngọc 2011858126 20DLQB2

5 Trần Hoàng Quỳnh Anh 2087600021 20DKQB1

6 Nguyễn Ngọc Huy 1911146686 19DQTD4

TP.Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 12 năm 2022


LỜI MỞ ĐẦU

Với sự phát triển một ngày càng tiến bộ của Việt Nam, khi thu nhập tăng cao con

người ta không còn quan còn tâm đến việc “ ăn ngon mặc đẹp” mà là ăn uống lành

mạnh bởi ngoài thị trường hiện nay có hàng ngàn sản phẩm phảm kém chất lượng

được buôn bán trôi nổi khắp thị trường và xu hướng Eat clean, ăn chay… trở nên nổi

bật. Nắm bắt được nhu cầu thị yếu đây cũng là lúc thu hút được nhiều start-up trong

lĩnh vực kinh doanh thực phẩm.

Organic là một thị trường mới ở Việt Nam hiện nay có rất ít người kinh doanh lĩnh vực

này,đây chính là cơ hội để bước chân vào thị trường này.Để có thể thành công trong

kinh doanh trước tiên chúng ta phải nghiên cứu thị trường và đề ra chiến lược kinh

doanh khôn ngoan.

Với dự án này tôi hi vọng sẽ giúp nhiều người được tiếp cận với các sản phẩm sạch .

2
Mục lục

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ Ý TƯỞNG KINH DOANH ………………………..……..……….4


1.1 Ý tưởng khởi nghiệp.........................................................................................................................5
1.2 Tiềm năng kinh doanh.....................................................................................................................5
1.3 Giới thiệu về thực phẩm organic....................................................................................................6
CHƯƠNG II: LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH...............................................................................8
1. Đánh giá thị trường:..................................................................................................................8
1.1 Thị trường..........................................................................................................................8
1.2 Khách hàng:.......................................................................................................................8
1.3 Đối thủ cạnh tranh:............................................................................................................9
1.4 Định vị công việc kinh doanh..........................................................................................10
2. Lập kế hoạch marketing và bán hàng....................................................................................10
2.1. Mục tiêu kinh doanh:......................................................................................................10
2.2 Mục tiêu truyền thông:....................................................................................................10
2.2.1 Kênh online:.................................................................................................................11
2.2.2 Kênh offline:................................................................................................................11
2.3 Chiến lược marketing mix:..............................................................................................11
2.3.1 Thông điệp và đối tượng:.............................................................................................11
2.3.2 Sản phẩm:.....................................................................................................................11
2.3.3 Phân phối:.....................................................................................................................12
2.3.4 Giá:...............................................................................................................................13
2.3.5 Xúc tiến truyền thông:..................................................................................................13
CHƯƠNG III KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH...........................................................................................14
3.1. Nguồn vốn ban đầu của Công ty...............................................................
................................................................................................................................................................14
3.2. Doanh thu dự kiến...............................................................................................................14
3.3 Dự đoán chi phí hàng tháng.................................................................................................15
3.4 Phân tích điểm hòa vốn........................................................................................................15
3.5 Nội dung kế hoạch tài chính...............................................................................................16
CHƯƠNG IV: KẾ HOẠCH NHÂN SỰ VÀ RỦI RO. .....................................................................16
4.1 Kế hoạch nhân sự............................................................................................................................17
4.1.1 Bộ phận content - markeitng:................................................................................................17
4.1.2 Bộ phận chăm sóc khách hàng..............................................................................................18
4.1.3 Bộ phận tư vấn tại cửa hàng..................................................................................................19
4.1.4 Bộ phận tài chính..................................................................................................................19
4.2 Rủi ro và các chiến lược phòng tránh rủi ro...............................................................................20
4.2.1 Niềm tin................................................................................................................................20
4.2.2 Rủi ro kinh tế........................................................................................................................21
4.2.3 Rủi ro về nhân viên...............................................................................................................21
4.2.4 Rủi ro cạnh trạnh...................................................................................................................21
4.2.5 Rủi ro pháp lý........................................................................................................................21
4.2.6 Rủi ro chiến lược...................................................................................................................21
4.2.7 Rủi ro thương hiệu:...............................................................................................................21
4.2.8 Rủi ro nguồn vốn...................................................................................................................21
5.3 Chiến lược phòng tránh rủi ro.......................................................................................................21

3
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ Ý TƯỞNG KINH DOANH

1.1 Ý tưởng khởi nghiệp

Hiện nay ngoài thị trường có rất nhiều thực phẩm giả,mất an toàn thực phẩm được bán
tràn lan,rộng rãi gây ảnh hưởng đến sức khẻo lâu dài mà các cơ quan chức năng chưa
thể giải quyết.Với sự phát triển ngày nay,kiến thức con người được nâng cao, người ta
dần quan tâm đến sức khẻo của mình nhiều hơn,nhiều xu hướng sống xanh sống sạch
được ra đời,eat clean, tập yoga, ăn chay, ăn thực phẩm onganic.Từ một khái niệm còn
xa lạ và mới mẻ, những năm gần đây loại thực phẩm này đã trở nên quen thuộc và
ngày càng được lựa chọn nhiều hơn cho bữa ăn hàng ngày.

Thực phẩm hữu cơ đã xuất hiện ở không ít các kệ hàng tại hệ thống các siêu thị và
đang phát triển tại các cửa hàng ở các vùng từ thành thị đến nông thôn. Một trong
những ưu điểm nổi bật của thực phẩm hữu cơ là đã được chứng nhận, có nguồn gốc,
xuất xứ rõ ràng, quy trình sản xuất tuân thủ nghiêm ngặt, trên mỗi sản phẩm đều có mã
vạch giúp người tiêu dùng có thể truy xuất được nguồn gốc và quá trình vận chuyển
sản phẩm.

Tuy thực phẩm hữu cơ có giá thành cao hơn từ khoảng 20 – 25% so với các loại thực
phẩm được bày bán tại các chợ dân sinh nhưng vẫn rất hút hàng. Đặc biệt, thực phẩm
hữu cơ còn là một xu hướng hot trên các hội nhóm, trang mạng xã hội. Hàng loạt các
nhóm “săn lùng”, “yêu thích” thực phẩm organic được lập với hàng chục nghìn thành
viên. Các bài đăng bán hàng liên tục xuất hiện với hình ảnh sản phẩm được chụp tại
chính nông trại sản xuất, các bài đăng này luôn nhận được nhiều tương tác của các
thành viên. Vì thế Công ty TNHH một thành viên thực phẩm C – Healthy Food ra đời.
Mục Tiêu: Sự tiến bộ của xã hội, con người có xu hướng tìm kiếm những bữa ăn đảm
bảo sức khỏe để nâng cao chất lượng cuộc sống. Với những sản phẩm của C-healthy
food là những sản phẩm hướng đến khách hàng muốn nạp năng lượng nhanh nhưng
chứa nhiều dinh dưỡng và năng lượng cho một ngày. Mang tiêu chuẩn an toàn - dinh
dưỡng - chất lượng, từ những yếu tố nhỏ nhất cùng nguyên liệu sạch với công nghệ
chế biến hiện đại cho đến phong cách phục vụ tận tâm.

4
1.2 Tiềm năng kinh doanh
Ban đầu, khi xu hướng “Thực phẩm hữu cơ” xâm nhập vào Ấn Độ, người ta cho rằng
nó chỉ có thể tồn tại một thời gian ngắn và cuối cùng sẽ mất dần theo thời gian. Nhưng
dần dần, nhiều thương hiệu bắt đầu chuyển sang sản xuất hữu cơ, tăng cường tập trung
vào các món ăn tốt cho sức khỏe. Những hành động này được dự đoán là tương lai
cuối cùng trong hầu hết các phân khúc hiện có trong nước tại Ấn Độ.
Một trong những lý do chính khiến nhu cầu về thực phẩm hữu cơ ngày càng tăng ở Ấn
Độ là do tỷ lệ người tìm hiểu các kiến thức an toàn thực phẩm không ngừng tăng lên.
Mọi người dần có ý thức và quen thuộc hơn đối với lợi ích của các sản phẩm thực
phẩm hữu cơ. Họ đang cố gắng hạn chế tối đa tác hại của hóa chất và phân bón được
sử dụng trong quá trình sản xuất, trồng trọt và chăn nuôi.
Nhận thức về phương pháp canh tác hữu cơ ngày càng được nâng cao, làm cho thực
phẩm ngày càng trở nên lành mạnh và bổ dưỡng hơn.
Nhưng xu hướng này sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai, hay nó sẽ biến mất cùng với
tất cả các mốt thực phẩm tốt cho sức khỏe khác?
Từ những gì các con số chỉ ra dưới đây, rất có thể xu hướng này sẽ còn phát triển hơn
thế nữa. Nhìn vào các số liệu thống kê và dữ kiện được nhóm biên tập từ Health
Careers tổng hợp lại, thị trường sản phẩm thực phẩm hữu cơ dự kiến sẽ đạt hơn 63 tỷ
đô la vào năm 2022. Nếu chúng ta tiến xa hơn nữa trong tương lai, thực phẩm hữu cơ
được dự đoán sẽ đạt 375,98 tỷ USD vào năm 2025.
Bên cạnh các mối quan tâm về sức khỏe và môi trường, sự phát triển của ngành công
nghiệp thực phẩm hữu cơ cũng sẽ được thúc đẩy bởi nhu cầu về những sản phẩm hữu
cơ ăn liền. Hơn nữa, 80% thế hệ trẻ ngày nay sẽ trở thành cha mẹ trong 10-15 năm tới.
Vì vậy, doanh số bán thực phẩm hữu cơ rất có thể sẽ tăng trong những năm tới khi thế
hệ trẻ hiện nay, vốn là nhóm người mua thực phẩm hữu cơ lớn nhất, có con.
Vào năm 2018, 93 quốc gia đã có các quy định hữu cơ, nhưng con số này vẫn tiếp tục
tăng lên từng ngày, từng giờ. Bằng cách có luật và quy định cụ thể, rõ ràng người tiêu
dùng có thể tin tưởng nhãn mát hữu cơ hơn. Do đó, bạn có thể tự tin hơn khi trả thêm
tiền cho những sản phẩm gắn nhãn hữu cơ so với các thực phẩm thông thường

1.3 Giới thiệu về thực phẩm organic


5
Theo quy định, các sản phẩm đạt tiêu chuẩn Organic sẽ được gắn nhãn “Certified
Organic Foods” như sữa bột công thức Organic, bột dinh dưỡng cho bé Organic, thịt,
trứng, rau và trái cây Organic. Chứng nhận này được gắn trên các sản phẩm không
chứa hormone, không chứa thuốc trừ cỏ hay phân bón hóa học, không bị biến đổi gen,
không bị chiếu xạ tiệt trùng, không có hương liệu, phẩm màu và chất bảo quản. Tất cả
các thực phẩm Organic đều chịu sự kiểm soát liên tục, gắt gao từ khâu đầu đến khâu
cuối cùng bởi các tổ chức có thẩm quyền và uy tín về lĩnh vực này.

Thực phẩm hữu cơ đòi hỏi nhà sản xuất phải thực hiện trong một hệ sinh thái đảm bảo,
không được gần các nhà máy công nghiệp, không gần quốc lộ, tại vùng đất nền và sử
dụng nguồn nước có lượng kim loại và các chất độc tự nhiên thấp. Nguồn nước tưới và
chăn nuôi phải là nước giếng sạch, không phải nước sông.

Theo đó, sản phẩm rau củ quả được trồng tự nhiên, tưới bón bằng phân thiên nhiên,
không dùng hóa chất bảo vệ thực vật hay phân bón hóa học. Phân thiên nhiên lấy từ
xác động vật hoặc trộn từ cây cỏ mục nát. Cây trồng được diệt sâu bọ bằng thiên địch
hoặc các biện pháp sinh học khác.

Với các sản phẩm thịt, trứng, sữa thì chuỗi thức ăn cho vật nuôi phải đảm bảo là rau cỏ
organic, không dùng thức ăn biến đổi gen, không tiêm thuốc tăng trưởng. Vật nuôi
được phòng bệnh bằng biện pháp tự nhiên và thường xuyên được thả ngoài tự nhiên.

Các tổ chức uy tín chia thực phẩm hữu cơ thành các loại nhãn: 100% Organic,
Organic, Made with Organic Ingredients, Some organic ingredients. Trong đó, 100%
Organic là nhãn được gắn cho thực phẩm không chứa bất cứ chất thêm vào nào trong
quá trình nuôi trồng, nhãn Organic dành cho thực phẩm có trên 95% chất organic.
Nhãn Made with Organic Ingredients chỉ sản phẩm có ít nhất 70% thành phần hữu cơ
và không chứa chất phụ gia, nhãn Some organic ingredients dành cho sản phẩm có
dưới 70% thành phần hữu cơ.Do được nuôi trồng một cách tự nhiên, các loại thực
phẩm Organic không cần dùng thuốc trừ sâu, hoá chất, giúp đất và nước không bị ô
nhiễm, làm giảm ô nhiễm môi trường, kiểm soát xói mòn đất cũng như tăng khả năng
sinh sản của sinh vật có lợi cho môi trường, tiêu tốn ít năng lượng.

6
Đồng thời, nhờ vào quá trình trồng tự nhiên nên mùi, hương thơm và thành phần dinh
dưỡng trong thực phẩm hữu cơ vẫn được duy trì với tỷ lệ cao. Theo các chuyên gia,
thực phẩm organic có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn 15% so với thực phẩm thông
thường. Một số nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng hoa quả và rau hữu cơ chứa chất
chống oxy hoá nhiều hơn 40% so với các sản phẩm không hữu cơ. Do vậy, các loại
thực phẩm này có hiệu quả trong việc giảm nguy cơ bệnh tim, ung thư, đường huyết
cao.

Trẻ sơ sinh và trẻ em là đối tượng rất nhạy cảm với các chất không có lợi cho sức khỏe
trong thực phẩm. Vì thế thức ăn đạt chuẩn Organic là sự lựa chọn lý tưởng cho chế độ
ăn của bé. Với các lợi ích vượt trội cho sức khỏe con người cũng như môi trường sống,
thực phẩm Organic còn được hội tiêu dùng thông thái ưa chuộng. Tuy nhiên, để mua
loại thực phẩm này, người tiêu dùng phải trả số tiền cao hơn nhiều lần so với thực
phẩm sạch hay thực phẩm thông thường.

CHƯƠNG II: LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH


1. Đánh giá thị trường:
1.1 Thị trường.
- Theo thống kê của Younest Media, trong một triệu lượt thảo luận về vấn đề ăn uống
lành mạnh theo các trang mạng xã hội nổi tiếng, có đến hơn 11 nghìn lượt thảo luận
liên quan đến đồ ăn lành mạnh trong đó có khoảng 1000 thảo luận thắc mắc về nơi bán
đồ ăn này tại địa phương, khu vực họ đang sống.
- Hiện nay khoảng 72% người Việt Nam cho biết họ đã ăn uống theo chế độ đặc biệt
để hạn chế hay không tiêu thụ một số loại thực phẩm hoặc một vài nguyên liệu thực
phẩm. Theo thống kê, khoảng 49% người được hỏi cho biết họ tin rằng mình đang
thừa cân, số còn lại đang cố gắng giảm cân.
- Xu hướng ăn kiêng tại Việt Nam: Người tiêu dùng chủ yếu ăn các loại rau, củ, quả
hạn chế ăn thịt và hải sản và nhiều người lựa chọn việc nhịn ăn để giảm cân. Đây đều
là những cách phản khoa học, cần phải cải thiện một cách đúng đắn.
=> Thị trường healthy food rất sôi động và rộng mở, việc kinh doanh trong lĩnh vực
này là rất khả thi.
1.2 Khách hàng:

7
- Đối tượng khách hàng của “C- healthy food” gồm 3 nhóm đối tượng chính độ tuổi từ
12- 50 tuổi:
+ Học sinh, sinh viên những gia đình khá giả, có điều điện chi trả tốt cho những bữa ăn
lành mạnh, đủ chất.
+ Nhân viên văn phòng có thu nhập bình quân khoảng 10 triệu một tháng. Đây là
nhóm đối tượng khách hàng có nhu cầu cao trong việc ăn “sạch” và cần biết nguồn gốc
thực phẩm hơn các thế hệ trước. Nhóm tuổi này thường bận rộn, không có thời gian
nấu nướng nhưng hay sử dụng dịch vụ đặt đồ ăn cũng như quan tâm khá nhiều đến vóc
dáng và biết nhiều đến các chế độ ăn hữu cơ.
+ Những người tập gym, tập thể dục cũng như những đối tượng có nhu cầu giảm cân,
cải thiện vóc dáng. Đây là nhóm đối tượng cực kì quan tâm đến chế độ nạp calo vào và
tiêu thụ mỗi ngày, nên việc theo đuổi đồ ăn lành mạnh là hoàn toàn hợp lý.
1.3 Đối thủ cạnh tranh:
- Xu hướng đồ ăn lành mạnh, chăm sóc sức khoẻ và vóc dáng đang lan toả mạnh mẽ
chính vì vậy mà các cửa hàng kinh doanh các sản phẩm ăn kiêng ngày càng mọc lên
nhiều.
- Một số đối thủ cạnh tranh về bán đồ ăn kiêng:
-Vua Yến Mạch:
+ Địa chỉ: 44 Nguyễn Thị Nhung, phường Hiệp Bình Phước, TP Thủ Đức, TP. HCM
+ Vua Yến Mạch đã không ngừng cho ra đời các sản phẩm không chỉ dừng lại là
những bữa ăn, mà hướng đến sự đa dạng cho các bữa ăn, tiết kiệm thời gian và bổ
sung đầy đủ chất cho một sức khỏe toàn diện như yến mạch, granola, bánh biscotti,…
+ Ưu điểm: có nhiều sản phẩm đa dạng cho khách hàng lựa chọn
+ Nhược điểm: giá thành còn hơi cao, một số sản phẩm chưa làm khách hàng hài lòng.
- Befresco:
+ Địa chỉ: 06 Trần Văn Ơn, Phú Hoà, Thủ Dầu Một, Bình Dương
+ Befresco Việt Nam chuyên cung cấp bột ngũ cấp dinh dưỡng chất lượng cao,
granola, bột yến mạch, trái cây sấy…
+ Ưu điểm: Sản phẩm đa dạng
+ Nhược điểm: giá thành cao
- Nafarm:
+ Địa chỉ: 355/4 Nguyễn Trọng Tuyển, P.1, Q.Tân Bình, Tp HCM

8
+ Với các dòng sản phẩm chủ lực như: trái cây sấy dẻo, trái cây sấy giòn, hạt sấy rang
khô, trái cây tươi, nước ép trái cây, ngũ cốc các loại,... Tuân thủ với con đường thực
phẩm sạch giàu dinh dưỡng, NAFARM không chỉ phát triển các sản phẩm mang
thương hiệu của mình mà còn là Nhà phân phối cho các thương hiệu sản phẩm hữu cơ
nổi tiếng thế giới từ Mỹ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia,...
+ Ưu điểm: Nguồn nguyên liệu thực phẩm được sử dụng có nguồn gốc rõ ràng và
được update cụ thể trên trang web.
+ Nhược điểm: giá thành khá cao
=> Rút ra được các ưu và nhược điểm của “C- healthy food” so với các đối thủ cạnh
tranh:
- Điểm mạnh:
+ Nguồn nguyên liệu nhập về có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo được vấn đề vệ
sinh an toàn thực phẩm.
+ Menu đa dạng với nhiều sản phẩm.
+ Đội ngũ nhân viên nhiệt tình, phục vụ thân thiện, sẵn sàng tư vấn khách hàng dễ
dàng trong việc chọn lựa sản phẩm.
+ Giá thành hợp lí, phù hợp nhiều đối tượng.
- Điểm yếu:
+ Cửa hàng mới mở nên chưa được nhiều người biết tới.
+ Nguồn nhân lực và nguồn vốn vẫn còn hạn chế.
1.4 Định vị công việc kinh doanh
- Sản phẩm tại cửa hàng được đảm bảo 100% an toàn vệ sinh thực phẩm, mỗi khách
hàng khi sử dụng dịch vụ của quán sẽ được đội ngũ nhân viên tư vấn kỹ càng trước khi
chọn sản phẩm và có nhiều ưu đãi khi đặt nhiều sản phẩm tại quán.
- Điểm khác biệt của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh:
+ Có menu đa dạng phục vụ cho từng loại khách hàng, phù hợp với nhiều lứa tuổi
+ Sử dụng nguyên liệu sạch, có nguồn gốc rõ ràng.
+Tạo ra những sản phẩm khác biệt với nguyên liệu đơn giản, dễ kiếm nhưng đem lại
hương vị đặc biệt, mới lạ tuy nhiên vẫn đây đủ chất dinh dưỡng.
2. Lập kế hoạch marketing và bán hàng
2.1. Mục tiêu kinh doanh:

9
- Thực phẩm hữu cơ organica là một cách tiếp cận mới của C-Healthy Food đến với
người tiêu dùng, đặc biệt là những người yêu thích healthy và mong muốn giảm cân
giữ gìn vóc dáng. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa nhiều người biết đến dạng thức ăn
organica này. Do đó, điều chúng ta cần làm đó chính là khiến nhiều người có thể trải
nghiệm loại thực phẩm này của chúng ta. Vì thế mục tiêu đặt ra chính là:
• Số lượng khách hàng trải nghiệm: 5 triệu người
2.2 Mục tiêu truyền thông:
- Sau khi truyền thông, niềm tin của mỗi người với thực phẩm organica nói chung hay
sự hứng thú với thực phẩm hữu cơ của C-Healthy Food nói riêng đều tăng dự kiến
thông qua 2 kênh online và offline sẽ tiếp cận 10 triệu người tiêu dùng.
2.2.1 Kênh online:
- Khi mạng xã hội ngày càng phát triển, thì các công cụ mạng xã hội sẽ là cơ hội giúp
các doanh nghiệp tiếp cận đến với mọi người dễ dàng hơn, đặc biệt là thế hệ trẻ gen Z.
Các mạng xã hội mà thực phẩm hữu cơ organica của C-Healthy Food muốn đẩy mạnh
quảng cáo bao gồm: Facebook, Tiktok, Youtube, Instagram...
• Mục tiêu: tiếp cận được 8 triệu người biết đến thực phẩm hữu cơ organica của C-
Healthy Food
2.2.2 Kênh offline:
- Tuy nhiên những cách làm marketing truyền thống vẫn nên tiếp tục hoạt động và cần
được đẩy mạnh và sáng tạo hơn. Từ các hoạt động quảng cáo ở trường học, trung tâm
thương mại, hay đến các quảng cáo TVC, các quỹ mà C-Healthy Food đã tài trợ, các
hoạt động khuyến mãi của thực phẩm hữu cơ của C-Healthy Food. Thông qua các quỹ
có mặt của C-Healthy Food không chỉ gia tặng giá trị cộng đồng, đóng góp cho xã hội,
ngoài ra để nhiều người thấy rằng C-Healthy Food sinh ra không chỉ muốn gia tăng lợi
nhuận mà còn mong muốn mang lại nhiều giá trị tích cực, phủ sóng hình ảnh C-
Healthy Food đến khắp mọi nơi.
• Mục tiêu: tiếp cận được 2 triệu người biết đến thực phẩm hữu cơ organica của C-
Healthy Food.
2.3 Chiến lược marketing mix:
2.3.1 Thông điệp và đối tượng:

10
- Với khẩu hiệu: “thực phẩm C-Healthy Food, trải nghiệm như ý tốt cho sức khoẻ”,
chúng tôi mong muốn mang lại trải nghiệm một thực phẩm đa dạng với nhiều loại hạt,
trái cây sấy khô vừa bổ dưỡng vừa khoẻ khoắn.
- Đối tượng hướng đến: Đối tượng phục vụ là tất cả mọi người đều có thể sử dụng
những thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên, gen z, thế hệ 9x,8x...
2.3.2 Sản phẩm:
- Tên sản phẩm:Thực phẩm organic C-Healthy Food, sản phẩm đầu tiên có mặt tại
Việt Nam.
- Thành phần bên trong: Khách hàng có thể được tự mình sáng tạo theo khẩu vị riêng,
tự chọn trái cây, sữa chua để ăn kèm. Hiện nay, có rất là nhiều loại hạt, trái cây sấy
khô được cung cấp để thực khách thỏa sức lựa chọn.
- Đối với Thực phẩm C-Healthy Food về sản phẩm (Product), C-Healthy Food đã thu
hút khách hàng bằng thương hiệu chất lượng sản phẩm cũng như về nhãn hiệu sản
phẩm.
- Về chất lượng sản phẩm, C-Healthy Food là sản phẩm thực phẩm organica chuẩn
Việt Nam, quy trình kiểm soát chuẩn quốc gia. Mỗi sản phẩm đều được kiểm định
theo quy trình an toàn vệ sinh thực phẩm chuẩn quốc gia.
- Nguyên liệu đầu vào của thực phẩm C-Healthy Food được chọn lựa và đánh giá
nghiêm ngặt theo 3 tiêu chí như sau:
• Thiết lập tiêu chuẩn nguyên vật liệu với đầy đủ tính chất cơ lý hóa sinh (cảm quan,
hóa lý, vi sinh, kim loại, …), đáp ứng các tiêu chuẩn về ATVSTP theo quy định pháp
luật thực phẩm trong nước.
• Nhà cung cấp được đánh giá trước khi mua hàng và định kỳ hằng năm, dựa trên tiêu
chí đạt chứng nhận ATVSTP trong nước và các tiêu chí cơ bản của các tổ chức chứng
nhận tiêu chuẩn chất lượng, thực phẩm quốc tế như BRC, IFS Food, HACCP và ISO
9001. Nhà cung cấp được yêu cầu cam kết không sử dụng phụ gia ngoài danh mục,
không chiếu xạ, NONGMO và thân thiện môi trường.
• 100% lô nguyên vật liệu nhập được kiểm tra, kiểm soát chất lượng trước khi đưa vào
sản xuất căn cứ theo các chỉ tiêu chất lượng đã thiết lập. C-Healthy Food Việt Nam
cam kết 100% sản phẩm đến tay người tiêu dùng đều là những sản phẩm đạt tiêu
chuẩn chất lượng và đảm bảo sức khỏe. Các sản phẩm của C-Healthy Food đã được
cục ATTP – BYT xác nhận, đạt tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7879:2008.

11
- Về nhãn hiệu sản phẩm, “Thực phẩm organic C-Healthy Food” là một nhãn hiệu
ngắn gọn, dễ nhớ. Nhãn hiệu đơn giản nhưng mang lại hiệu quả rất cao, gây ấn tượng
mạnh cho người tiêu dùng, nắm bắt được tâm lý khách hàng.
• Mục đích: Mang tới trải nghiệm độc đáo từ các loại trái cây sấy, hạt sấy còn mang lại
cho thực khách một sức khoẻ tốt khi bổ sung đủ chất dinh dưỡng.
2.3.3 Phân phối:
- Cửa hàng tại 458/4B Phan Đăng Lưu, phường 3, Quận Bình Thạnh. Cửa hàng có
diện tích 60m2

2.3.4 Giá:
- Ngũ cốc và bánh hạt:
+Ngũ cốc ăn kiêng Granola: 59.000đ
+Bánh Biscotti Original 250gr: 199.000đ
+ Bánh Biscotti nguyên cám: 229.000đ
+ Bánh Biscotti trà xanh: 209.000đ
- Hạt dinh dưỡng:
+ Hạnh nhân bơ 500g: 229.000đ
+ Hạt chia đen ăn kiêng: 119.000đ
+ Táo đỏ: 69.000đ
+Hạt óc chó tươi:229.000đ
- Thực phẩm ăn kiêng:
+Yến mạnh Úc cán mỏng: 29.000đ
+ Yến mạch Úc cán vỡ: 29.000đ
+ Nui gạo lứt ăn kiêng: 49.000đ
- Bột dinh dưỡng:
+ Bột ngũ cốc ăn kiêng Organic: 239.000đ
+Bột yến mạch Úc: 79.000đ
- Combo:
+ Combo chuẩn dáng: 219.000đ
+ Combo tiết kiệm: 119.000đ
+ Set ăn kiêng: 329.000đ
+ Combo dinh dưỡng: 239.000đ

12
+ Combo ăn vặt healthy: 398.000đ
2.3.5 Xúc tiến truyền thông:
- Nhằm thâm nhập được đối tượng đang giảm cân, học sinh, sinh viên một cách hiệu
quả, các chương trình xúc tiến phải tập trung truyền thông đến các đối tượng này.
Phòng marketing đề xuất kết hợp thực hiện cả chiến lược “đẩy” và “kéo” thực hiện
đồng bộ các chương trình xúc tiến, khuyến khích các đối tượng tham gia kênh phân
phối để triển khai sản phẩm “Thực phẩm organic C-Healthy Food”.
➢ Quảng cáo:
- Do đối tượng là đang giảm cân, học sinh, sinh viên ngoài việc quảng cáo như trên
truyền hình. C-Healthy Food đã sử dụng các phương tiện quảng cáo là Quảng cáo
internet, mạng xã hội: 24h.com.vn; news.zing.vn; kenh14.vn.; Facebook; Zalo; twitter;
tiktok…
- Quảng cáo trên các kênh truyền thông có lượt tương tác cao như tiktok, facebook,
instagram,... quảng cáo thông qua poster/banner, áp phích trên đường phố hay các
trang web.
- Có các chương trình quà vào các ngày lễ như Noel, tết nguyên đán, và các ngày tết.
- Đăng bài quảng cáo qua trang facebook chính thức C-Healthy Food Việt Nam.
➢ Quan hệ công chúng
- Hợp tác cùng các KOL, nghệ sĩ có ảnh hưởng. Với niềm đam mê ăn uống, sáng tạo
nội dung độc đáo nhưng không kém phần chân thực của KOL, nghệ sĩ có sức ảnh
hưởng giúp thu hút lượng khách hàng lớn.
• Mục tiêu: Tăng lượng người biết đến thực phẩm C-Healthy Food, với mục tiêu có
5.000.000 lượt tiếp cận và 10% phần trăm trong số đó sẵn sàng trải nghiệm.
➢ Khuyến mãi:
- Giáng sinh an lành: Mua 2 tặng 1 phần quà giáng sinh đặc biệt
- Thời gian diễn ra: Ngày 22/12/2022 -25/12/2022.
- Địa điểm: Cửa hàng chính của C-Healthy Food.
• Mục tiêu: Trong thời gian khuyến mãi sẽ bán trung bình 1900 sản phẩm ngày chủ
yếu tập trung vào khách hàng là nhóm bạn bè hoặc gia đình, dự định có 1000 người
check in và tăng lượng người biết đến thực phẩm C-Healthy Food thông qua lượt share
có hashtag.
- Tết yêu thương:

13
- Thời gian diễn ra: 1/1/2022-2/2/2022
- Khi mua từ 3 sản phẩm sẽ được tặng xấp lì xì xinh xắn.
- Khách hàng đến trong thời gian trên với mỗi hóa đơn sẽ được tham gia rút
thăm may mắn trúng lộc vàng.
• Mục đích: Giúp khách hàng có nhiều phần quà xuân hấp dẫn. Là nơi trao đổi giữa
người với người với chương trình ý nghĩa.
❖ Dự đoán ngân sách:
Tổng chi phí:
• Tổng chi phí PR trên các nền tảng mạng xã hội: 20 triệu
• Tổng chi phí trang trí cửa hàng, nhãn hiệu, poster/ banner quảng cáo: 40 triệu
• Chi phí khuyến mại chương trình noel: 30 triệu
• Chi phí thực hiện tết (50 bao lì xì ) : 2.500.000vnđ

CHƯƠNG III: KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH


3.1. Nguồn vốn ban đầu của Công ty
Vốn 1.000.000.000 đ

Dự phòng 500.000.000 đ

Vốn đầu tư ban đầu của công ty là 1.000.000.000 đồng

Vốn dự trù là 500.000.000 đồng

3.2. Doanh thu dự kiến


Số lượng bán Giá bán bình quân
(sản phẩm) (đồng/sản phẩm) Tổng (đồng)
Doanh thu Tháng 1000 130.000 130.000.000
Doanh thu Năm 14.000 130.000 1.820.000.000

3.3. Dự đoán chi phí hàng tháng


Chi phí hàng tháng Chi phí cả năm
STT Khoản chi (đồng) (đồng)
1 Mặt bằng 20.000.000 240.000.000
2 Điện, nước,internet 3.000.000 36.000.000

14
3 Chi phí marketing 10.000.000 120.000.000
4 Lương nhân viên 40.000.000 480.000.000
5 khác( khen thưởng, đồng phục..) 2.000.000 24.000.000
6 Bao bì 3.000.000 36.000.000
7 Nguyên liệu 15.000.000 180.000.000
Tổng chi phí 93.000.000 1.116.000.000

3.4. Phân tích điểm hòa vốn


Mức vốn 1.500.000.000
Tổng chi phí hằng năm 1.116.000.000
Tổng doanh thu hằng năm 1.820.000.000
Lợi nhuận 704.000.000
Thời gian hoàn Vốn (Năm) 2,13

THỜI GIAN HOÀN VỐN = MỨC VỐN / LỢI NHUẬN SAU THUẾ
= 2,13 năm = 2 năm 1 tháng 18 ngày
Vậy sau 2 năm 1 tháng 18 ngày, Công ty sẽ hoàn được vốn

3.5 Nội dung kế hoạch tài chính

Kế hoạch tài chính là một phần trong kế hoạch kinh doanh của dự án, đóng vai trò
quan trọng cho dự án và cho các đối tác liên quan tới nhà đầu tư.
Việc lập kế hoạch tài chính giúp dự án lượng hóa định hướng chiến lược kinh doanh
của công ty với các giả định và rủi ro nợ liên quan, nhằm xác định yếu tố quan trọng
cho việc đưa ra quyết định có triển khai dự án hoặc đầu tư vào dự án đó là vấn đề vốn
bao nhiêu, khi nào cần huy động và thời gian thu hồi vốn là bao lâu.
Kế hoạch tài chính thông thường phải lưu ý đến một số vấn đề quan trọng sau:
- Dự trữ đủ tài chính đối với dự án triển khai lĩnh vực kinh doanh mới hoặc trong quá
trình mở rộng sản xuất vì thời gian đầu, lượng tiền phải trả bao giờ cũng cao hơn phải
thu trong 1 chu kỳ nhất định, trong dự án này chu kỳ là 2 tháng
- Thời gian lưu chuyển tiền mặt ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của dự
án. Thời gian ước tính thực thu tiền luôn khác xa với thời gian phải thu trên hợp đồng.

15
- Kế hoạch dự phòng cho những chi phí phát sinh ngoài dự tính như giá cả vật liệu
tăng vọt, doanh thu tạo ra không đủ trang trải các chi phí hoạt động quản lý. Dự án
phải có hợp đồng đảm bảo hạn mức với ngân hàng để đảm bảo kế hoạch hoạt động
không bị gián đoạn.
- Đối với dự án mới thành lập thì chi phí thành lập phải được thể hiện trong kế hoạch
tài chính.
- Kết quả của việc lập kế hoạch tài chính là bộ BCTC đầy đủ và các chỉ số tài chính
quan trọng. BCTC phải đảm bảo đúng mẫu biểu hiện hành và tuân thủ các quy định
kế toán tài chính theo yêu cầu của các bên liên quan.

CHƯƠNG 4: KẾ HOẠCH NHÂN SỰ VÀ PHÂN TÍCH RỦI RO


4.1 Kế hoạch nhân sự
Để tăng tính năng hiệu quả trong cấu trúc nhân sự cho phù hợp với quy mô, chiến
lược, tính chất và sản phẩm của dự án, các kiểu sơ đồ cơ cấu tổ chức sau đây được sử
dụng phổ biến như: cơ cấu trực tuyến, cơ cấu chức năng, cơ cấu hỗn hợp trực tuyến -
chức năng, cơ cấu theo sản phẩm, cơ cấu theo vị trí địa lý và cơ cấu ma trận. Sau khi
doanh nghiệp phân tích ưu nhược điểm, loại hình doanh nghiệp thì doanh nghiệp C -
Healthy Food quyết định lựa chọn mô hình ma trận trong việc phân bổ nhân sự.

4.1.1 Bộ phận content - markeitng:


16
Số lượng: 2 nhân sự
Vai trò và trách nhiệm:
 Viết bài đăng các nền tảng mạng xã hội
 Cho ra các chiến lược markeitng thu hút khách hàng
 Xây dựng và quản lý nội dung trên website, blog, fanpage, các kịch bản video,...
 Phát triển nội dung trên các kênh chưa khai thác
 Sản xuất nội dung đảm bảo chất lượng về hình ảnh, chữ viết.
 Chỉnh sửa, hiệu chỉnh và tối ưu nội dung chuẩn SEO.
 Đảm bảo xuất bản nội dung chất lượng, chính xác và đều đặn hàng tuần
 Cập nhập xu hướng đưa ra các ý tưởng mới để tương tác và nhận diện thương hiệu
 Theo dõi, phân tích và đánh giá các chỉ số đo lường hiệu quả của content
marketing và nghiên cứu hành vi khách hàng để tối ưu hóa hiệu quả.
 Báo cáo kết quả định kỳ cho cấp trên
Yêu cầu về chuyên môn và kỹ năng:
 Tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học chuyên ngành Marketing, Truyền thông hoặc các
chuyên ngành liên quan.
 Có kinh nghiệm làm content Marketing là một lợi thế.
 Thành thạo sử dụng các phần mềm quản lý và xuất bản nội dung.
 Biết sử dụng các công cụ thiết kế cơ bản như: Photoshop, ILlustrator,... là một lợi
thế.
 Am hiểu về SEO và tối ưu hóa nội dung trên website.
4.1.2 Bộ phận chăm sóc khách hàng.
Số lượng: 2 nhân sự
Vai trò và trách nhiệm:
 Thực hiện việc ghi nhận và giải quyết những yêu cầu, mong muốn của khách hàng,
trả lời các thắc mắc các vấn đề mà khách hàng đang gặp phải. Việc thực hiện
nhiệm vụ chăm sóc khách hàng theo một quy trình chuẩn và chuyên nghiệp nhất.
 Luôn chủ động hỏi thăm, quan tâm đến khách hàng trong quá trình sản phẩm mà
khách hàng đang sử dụng, trải nghiệm bằng nhiều hình thức như: tin nhắn, chat
qua các trang mạng xã hội facebook, zalo, website hay gọi trực tiếp,...

17
 Chịu trách nhiệm tiếp nhận các phản ánh, khiếu nại những vấn đề cần được xử lí
cho khách hàng và chuyển vấn đề đó cho những bộ phận có liên quan để quản lý
và giải quyết
 Kết nối và phối hợp với bộ phận marketing để tiếp thị, quảng bá những chương
trình hấp dẫn, khuyến mại, các gói sản phẩm của doanh nghiệp đến khách hàng
một cách nhanh chóng nhất.
 Cần chủ động trong việc liên hệ với khách hàng về các vế đề các chính sách ưu đãi
đang được C - Healthy Food áp dụng hay các quà tặng trong các ngày đặc biệt như
lễ, tết,...
 Thực hiện khảo sát đánh giá ý kiến về chất lượng sản phẩm từ khách hàng và ghi
nhận lại các đóng góp ý kiến để sản phẩm được cải thiện tốt hơn
 Dự kiến các khoản ngân sách và đưa ra các chiến lược chăm sóc khách hàng phù
hợp trong tương lai.
Yêu cầu về chuyên môn và kỹ năng:
 Trình độ tốt nghiệp Cao đẳng/Đại học
 Thành thạo kỹ năng tin học văn phòng và tiếng anh giao tiếp
 Phong thái điềm tĩnh, kiên nhẫn và hòa đồng
 Có khả năng lắng nghe
 Có sự nhạy bén và linh hoạt
4.1.3 Bộ phận tư vấn tại cửa hàng
Số lượng: 2 nhân sự
Vai trò và trách nhiệm:
 Tiến hành nhận hàng hóa và nhà cung cấp, kiểm kê số lượng
 Kiểm tra tình trạng đóng gói, hạn sử dụng của sản phẩm
 Ghi chép biên bản giao nhận hàng cẩn thận, đầy đủ bao gồm: thông tin số lượng
hàng hóa, tình trạng hàng
 Lập tức báo cáo với cấp trên nếu hàng hóa phát sinh vấn đề ngoài ý muốn để có
phương án giải quyết.
 Bảo quản các sản phẩm trong kho theo phương pháp phù hợp.
 Trưng bày và sắp hàng hóa
 Tư vấn và bán hàng đối với những khách hàng mua trực tiếp
 Giải đáp các thắc mắc và khiếu nại trực tiếp từ khách hàng

18
Yêu cầu về chuyên môn và kỹ năng:
 Có kiến thức về sản phẩm và kinh nghiệm bán hàng
 Có sức khỏe
 Có khả năng giao tiếp, đàm phán và thuyết phục
 Biết lắng nghe, kiên nhẫn và có khả năng quan sát
 Ngoại hình ưa nhìn
4.1.4 Bộ phận tài chính
Số lượng: 1 nhân sự
Vai trò và nhiệm vụ:
 Ghi nhận, lưu trữ và lập báo cáo các hoạt động tài chính
 Quản lý dòng tiền của doanh nghiệp và các hoạt động đầu tư
 Tư vấn và tìm kiếm nguồn tài chính dài hạn cho công ty
 Quản lý nghĩa vụ thuế
 Phân tích và lập bảng báo cáo tài chính
Yêu cầu:
 Tốt nghiệp Cao đẳng/ Đại học chuyên ngành tài chính, kế toán hoặc các ngành có
liên quan.
 Có khả năng quản lý, tổ chức, sắp xếp công việc một cách hợp lý, khoa học
 Tỉ mỉ, cẩn thận cũng như phẩm chất trung thực cao
 Chịu được áp lực của công việc liên quan
NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP KHI SẮP XẾP NGUỒN NHÂN LỰC:
 Không nên hợp tác, tuyển dụng những người lãnh đạo trong những lĩnh vực mà
không liên quan đến lĩnh vực mà mình kinh doanh
 Một người làm nhiều việc cùng một lúc mà không liên quan với nhau nhưng người
đó cũng không có khả năng làm tốt những công việc đó
 Sắp xếp những người không đủ tiêu chuẩn vào những vị trí chủ chốt, tệ hại hơn
những người này lại có mối quan hệ với nhau như bạn bè , gia đình.
 Bảng kế hoạch nhân sự quá sơ sài, không rõ ràng, chi tiết. Ví dụ: trong bảng phân
công công việc còn mơ hồ làm người được tuyển chưa hiểu rõ công việc mình làm
là gì, trách nhiệm và nhiệm vụ của mình như thế nào.
KẾ HOẠCH 3 NĂM:

19
Sau khi hoàn thành bảng kế hoạch và bắt đầu đầu gọi vốn của Công ty TNHH một
thành viên thực phẩm C - Healthy Food, những sản phẩm healthy, có nguồn gốc từ
thiên nhiên thì C - Healthy Food dự kiến sẽ đạt được những thành tựu như sau:
4/2023: gọi vốn thành công
6/2023: Đăng ký thương hiệu và bảo hộ bản quyền thương hiệu
3/2023: Đối thủ lớn với các thương hiệu lớn như: Vua yến mạch,
3/2024: xây dựng lại thương hiệu và quy trình chuẩn bị cho kế hoạch phát triển năm
2025.
3/20325: thêm các chi nhánh ở thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hà Nội

4.2 Rủi ro và các chiến lược phòng tránh rủi ro


4.2.1 Niềm tin
Mặc dù hiện nay xu hướng thực phẩm sạch đang phát triển nhưng vẫn có những thực
phẩm không an toàn, không đạt tiêu chuẩn được trộn lẫn vào các gian hàng và những
tin tức về ngộ độc thực phẩm, những thực phẩm kém chất lượng được buôn bán tràn
lan khiến cho người tiêu dùng khó có tin rằng có thể mua được thực phẩm sạch dễ như
thế.
4.2.2 Rủi ro kinh tế
Điều kiện kinh tế tốt có thể giúp cho doanh nghiệp tăng doanh thu nhưng có những lúc
kinh tế bị suy thoái , thu nhập người dân giảm thì việc cắt giảm chi tiêu sẽ là cần thiết.
Người tiêu dùng sẽ giảm nhu cầu đối với nhũng sản phẩm có giá thành đắt.
4.2.3 Rủi ro về nhân viên.
Ban đầu việc tìm kiếm nhân viên rất khó đối với một doanh nghiệp nhỏ ,người có kinh
nghiệm thường không gắn bó lâu dài , người chưa có kinh nghiệm làm việc hiệu quả
thấp cần thời gian đào tạo. Mặc dù hoạt động kinh doanh có vẻ hoạt động bình thường
nhưng vô tình nhân viên chăm sóc khách hàng gây ra sự bất mẫn đối với khách hàng.
Thông tin bí mật của doanh nghiệp,như bản quyền kinh doanh,danh sách khách
hàng… .. có thể bị lộ ra ngoài . Có thể khiến cho doanh nghiệp bị phá sản.
4.2.4 Rủi ro cạnh trạnh
Hiện nay việc sử dụng thực phẩm organic là một xu hướng có rất nhiều doanh nghiệp
đang kinh doanh loại thực phẩm.Những có thực phẩm này thường có giá thành đắt hơn
các sản phẩm không có nhãn mác, doanh nghiệp không những bán sản phẩm có chất

20
lượng tốt, mà giá thành cũng phải phù hợp với mức sống của người dân và kèm theo
chất lượng dịch vụ khách hàng cũng phải tốt.
4.2.5 Rủi ro pháp lý
Luật pháp có thể thay đổi bất cứ lúc nào và gây cản trở cho doanh nghiệp. Nếu bộ
phận pháp chế của doanh nghiệp cập nhật chậm, rất có thể đẩy doanh nghiệp vào con
đường vi phạm pháp luật, hoặc mất sức cạnh tranh khi buộc phải tuân thủ pháp luật
4.2.6 Rủi ro chiến lược
Khi mới bắt đầu vào thị trường này nếu doanh nghiệp chưa hiểu rõ hết về thị trường,
đưa ra các chiến lược theo cảm tính, các chiến lược không tuân thủ theo quy định của
công ty, có thể làm cho
4.2.7 Rủi ro thương hiệu:
Thương hiệu hay danh tiếng là một lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Khi thương
hiệu bị ảnh hưởng do không trung thực, thiếu tôn trọng khách hàng sẽ đẩy doanh
nghiệp phải đối mặt với nhiều hậu quả khủng khiếp, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu
của doanh nghiệp.
4.2.8 Rủi ro nguồn vốn
Có thể việc kinh doanh không thuân lợi như dự định ban đầu,các khoản chi tiêu ngoài
dự định hay các khoản chi để nâng cấp chất lượng sản phẩm, cơ sở chất,trang thiết bị
cho doanh nghiệp:
4.3 Chiến lược phòng tránh rủi ro
1. Tạo quy tắc ứng xử với đa số các trường hợp thông thường cho nhân viên
2. Đảm bảo rằng các tài sản có giá trị có thể được lưu ý đúng mức
3. Tư duy tích cực và tư duy giải quyết vấn đề luôn sẵn sàng khi có sự cố phát sinh.
4. Tích lũy kinh nghiệm từ người đi trước..

21
22

You might also like