You are on page 1of 80

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

----------o0o -----------

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ

ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN

THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ QUỐC TẾ GIAI ĐOẠN 2010-2021

Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Quang Minh

Lớp tín chỉ : TMA412(GĐ1-HK1-2223)

Nhóm thực hiện : Nhóm 14

Hà Nội, tháng 09 năm 2022


BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

STT Tên thành viên MSSV Nhiệm vụ


Chương I
1 Đồng Ngọc Khánh 2014120068 Chương II
Mục 1 chương IV
Trần Mai Phương Chương III
2 2014120112
(Nhóm trưởng) Mở đầu + Kết luận
Chương IV (mục 2,3,4)
3 Phạm Thị Cẩm Ly 2014120083
Tổng hợp tiểu luận
4 Mai Kim Cúc 1911120017 Chương V

2
MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG.....................................................................................................7

LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................9

1. Khái quát về thị trường dịch vụ quốc tế...........................................................10

1.1. Khái niệm thị trường dịch vụ quốc tế...........................................................10

1.2. Đặc điểm của thị trường dịch vụ quốc tế......................................................10

1.2.1. Mức độ tự do hóa của thị trường dịch vụ quốc tế hạn chế hơn so với thị
trường hàng hóa quốc tế......................................................................................10

1.2.2. Sự phát triển của khoa học công nghệ làm cho thị trường dịch vụ quốc
tế ngày càng đa dạng và phát triển......................................................................11

1.2.3. Thị trường dịch vụ quốc tế thường khó khăn hơn trong việc quản lý và
cung ứng dịch vụ..................................................................................................11

1.2.4. Thị trường dịch vụ quốc tế và thị trường hàng hóa quốc tế có mỗi quan
hệ chặt chẽ với nhau.............................................................................................12

1.3. Những yếu tố của thị trường dịch vụ quốc tế...............................................12

1.3.1. Cung dịch vụ.........................................................................................12

1.3.2. Cầu dịch vụ...........................................................................................13

1.3.3. Giá dịch vụ...........................................................................................14

2. Khái quát về TMDV quốc tế..............................................................................15

2.1. Khái niệm TMDV quốc tế..............................................................................15

2.2. Đặc điểm của TMDV quốc tế........................................................................19

2.2.1. Trong TMDV không nhất thiết phải có sự di chuyển của bản thân dịch
vụ qua biên giới quốc gia, mà có thể thực hiện theo nhiều phương thức khác
nhau 19

2.2.2. Mức độ tự do hoá TMDV hạn chế hơn so với thương mại hàng hoá cả
về số nước cam kết, lĩnh vực và mức độ cam kết.................................................20

2.2.3. Việc quản lý TMDV quốc tế được thực hiện chủ yếu bằng các quy định
áp dụng bên trong lãnh thổ quốc gia (bảo hộ sau biên giới)...............................20

3
2.3. Vai trò của TMDV quốc tế............................................................................21

2.3.1. TMDV cung ứng các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất kinh doanh, góp
phần nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế quốc gia
21

2.3.2. TMDV quốc tế giúp các quốc gia khai thác tiềm năng trong nước, đóng
góp vào GDP, nâng cao thu nhập và tạo cơ hội việc làm....................................21

2.3.3. TMDV có vai trò quan trọng góp phần thúc đẩy thương mại hàng hóa
phát triển21

2.3.4. TMDV quốc tế góp phần gia tăng và chuyển dịch cơ cấu dòng vốn đầu
quốc tế trên thế giới, nhất là hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).........22

2.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của TMDV quốc tế.................22

2.4.1. Sự phát triển của nền kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới đã
tạo ra khả năng cung ứng và nhu cầu ngày càng lớn về các loại hình dịch vụ...22

2.4.2. Sự phát triển của thương mại hàng hóa góp phần quan trọng thúc đẩy
TMDV phát triển..................................................................................................23

2.4.3. Sự phát triển của khoa học công nghệ dựa trên nền tảng Internet đã
tạo ra nhiều dịch vụ mới có tốc độ phát triển rất nhanh, đồng thời tạo điều kiện
cho nhiều dịch vụ truyền thống có thể thương mại hóa.......................................24

2.4.4. Xu thế tự do hóa thương mại và mở cửa thị trường dịch vụ trên thế giới
góp phần thúc đẩy TMDV quốc tế phát triển.......................................................24

2.4.5. Thu nhập của người dân tăng lên, nhất là ở các nước phát triển, đã tạo
ra nhu cầu ngày càng lớn về dịch vụ cá nhân nhất là du lịch quốc tế.................25

3. Tình hình phát triển TMDV quốc tế.................................................................25

3.1. Quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu và tốc độ tăng trưởng.........................25

3.2. Cơ cấu TMDV quốc tế...................................................................................34

3.3. Các quốc gia có kim ngạch XNK DV lớn nhất thế giới...............................38

4. Tình hình xuất khẩu một số nhóm dịch vụ chủ yếu trên thế giới..................43

4.1. Dịch vụ vận tải quốc tế..................................................................................43

4.1.1. Khái niệm dịch vụ vận tải quốc tế........................................................43


4
4.1.2. Vai trò của dịch vụ vận tải quốc tế.......................................................44

4.1.3. Tình hình xuất khẩu dịch vụ vận tải quốc tế.........................................44

4.1.4. Top 5 quốc gia xuất khẩu dịch vụ vận tải quốc tế lớn nhất năm 2021.47

4.2. DV viễn thông, thông tin và máy tính...........................................................50

4.2.1. Khái niệm..............................................................................................50

4.2.2. Vai trò của dịch vụ viễn thông – thông tin – máy tính đối với phát triển
kinh tế 51

4.2.3. Tình hình xuất khẩu..............................................................................52

4.2.4. Top 05 quốc gia xuất khẩu dịch vụ viễn thông thông tin và máy tính lớn
nhất 2021..............................................................................................................54

4.3. Dịch vụ tài chính:..........................................................................................55

4.3.1. Khái niệm..............................................................................................55

4.3.2. Tình hình xuất khẩu..............................................................................55

4.3.3. Top 05 quốc gia xuất khẩu dịch vụ tài chính lớn nhất 2021................58

4.4. Dịch vụ về sở hữu trí tuệ (Charges for the use of intellectual property n.i.e)
59

4.4.1. Khái niệm..............................................................................................59

4.4.2. Vai trò của TMDV chuyển quyền sử dụng các đối tượng sở hữu trí tuệ
59

4.4.3. Tình hình xuất khẩu..............................................................................61

4.4.4. Top 05 quốc gia xuất khẩu dịch vụ về sở hữu trí tuệ lớn nhất 2021....63

5. Xu hướng phát triển của TMDV quốc tế trong bối cảnh phát triển của cuộc
CMCN 4.0 và đại dịch Covid-19................................................................................63

5.1. TMDV quốc tế tiếp tục có tốc nhanh trưởng nhanh và chiếm tỷ trọng ngày
càng cao trong thương mại quốc tế........................................................................63

5.2. Cơ cấu TMDV tiếp tục dịch chuyển theo hướng gia tăng tỷ trọng các
ngành có hàm lượng công nghệ cao giảm tỷ trọng các dịch vụ truyền thống.....65

5.3. Xu hướng hội tụ giữa TMDV và thương mại hàng hóa..............................66

5
5.4. Tự do hóa TMDV tiếp tục diễn ra ngày càng sâu rộng trên thế giới, nhưng
bảo hộ vẫn còn phổ biến.........................................................................................67

5.5. Cuộc CMCN 4.0 sẽ có tác động sâu sắc đến TMDV quốc tế: thúc đẩy
TMDV mở rộng về quy mô, thay đổi về cơ cấu, đồng thời làm thay đổi cơ bản
phương thức cung ứng và tiêu dùng dịch vụ.........................................................68

5.6. Sản phẩm dịch vụ ngày càng đa dạng, chất lượng dịch vụ không ngừng
được nâng cao, giá dịch vụ có xu hướng giảm......................................................70

KẾT LUẬN.................................................................................................................73

TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................74

Tiếng Việt:...................................................................................................................74

6
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.4-2.4-1: Tỷ lệ đóng góp vào GDP theo các ngành năm 2021, %.....................23
Bảng 3.2-1: Top 10 quốc gia có kim ngạch XK DV lớn nhất thế giới năm 2021........39
Bảng 3.2-2: Top 10 quốc gia có kim ngạch NK DV lớn nhất thế giới năm 2021........40
Bảng 4.1-1: Các nước dẫn đầu về xuất khẩu dịch vụ vận tải trên thế giới năm 2021. .48
Bảng 4.1-2: Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ vận tải theo khu vực năm 2021.................49
Bảng 4.1-3: Các quốc gia dẫn đầu về nhập khẩu dịch vụ vận tải trên thế giới năm 2021
......................................................................................................................................50
Bảng 4.2-1: Kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ viễn thông, thông tin và máy
tính của top 05 quốc gia................................................................................................56
Bảng 4.3-1: Quy mô xuất khẩu dịch vụ tài chính thế giới giai đoạn 2010-2020..........57
Bảng 4.3-2: Top 05 quốc gia có kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính lớn nhất 2021
......................................................................................................................................60
Bảng 4.4-1: Top 05 quốc gia có kim ngạch xuất khẩu dịch vụ về sở hữu trí tuệ lớn
nhất 2021......................................................................................................................64

7
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.3-1: Số lượt khách du lịch quốc tế giai đoạn 2015-2021.............................13
Biểu đồ 2.1-1: Top 10 quốc gia có nhiều sinh viên du học tại Mỹ năm 2020-2021....16
Biểu đồ 2.1-2: Tổng lượng vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2014-2020...................17
Biểu đồ 2.1-3: Tỷ trọng xuất khẩu TMDV trên thế giới theo các phương thức năm
2020..............................................................................................................................19
Biểu đồ 2.4-1: Tổng GDP thế giới từ năm 2015 – 2021..............................................23
Biểu đồ 2.4-2: Tổng chi tiêu du lịch trên thế giới từ 2015-2021..................................25
Biểu đồ 3.1-1: Kim ngạch XNK dịch vụ thế giới.........................................................25
Biểu đồ 3.1-2: Quy mô GDP thế giới giai đoạn 2010-2021.........................................28
Biểu đồ 3.1-3: Tỷ trọng ngành dịch vụ trong GDP thế giới 2010-2020.......................31
Biểu đồ 3.1-4: Biểu đồ cơ cấu xuất khẩu dịch vụ thế giới giai đoạn 2010-2021.........34
Biểu đồ 3.1-5: So sánh cơ cấu TMDV quốc tế năm 2010 và năm 2021......................34
Biểu đồ 3.2-1: Kim ngạch và tỷ trọng XK dịch vụ của Mỹ trong tổng XKDV thế giới
2010-2021.....................................................................................................................40
Biểu đồ 3.2-2: Top 10 quốc gia có giá trị đầu tư cho R&D lớn nhất năm 2020..........41
Biểu đồ 3.2-3: Giá trị đầu tư cho R&D của Mỹ 2010-2020.........................................42
Biểu đồ 4.1-1: Kim ngạch và tỉ trọng xuất khẩu dịch vụ vận tải quốc tế giai đoạn
2010-2021.....................................................................................................................45
Biểu đồ 4.1-2: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu dịch vụ vận tải quốc tế giai đoạn 2010-
2021..............................................................................................................................46
Biểu đồ 4.2-1: Doanh thu và tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ viễn thông, máy tính và thông
tin của thế giới giai đoạn 2010-2020............................................................................52
Biểu đồ 4.4-1: Doanh thu và tỷ trọng doanh thu xuất khẩu dịch vụ chuyển quyền sở
hữu trí tuệ giai đoạn 2010 - 2020..................................................................................61
Biểu đồ 5.1-1: Tăng trưởng xuất nhập khẩu dịch vụ 2005 – 2015...............................63
Biểu đồ 5.1-2: Dự đoán tỷ trọng của TMHH và TMDV trong tổng giá trị TMQT năm
2030..............................................................................................................................64
Biểu đồ 5.6-1: Tỷ trọng TMDV thế giới (% trong GDP).............................................71

8
LỜI MỞ ĐẦU
Thương mại quốc tế là việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ, tức là hàng hóa hữu
hình và vô hình giữa hai hay nhiều quốc gia, theo nguyên tắc trao đổi ngang giá nhằm
đem lại lợi ích cho các bên. Trong đó, TMDV có vai trò quan trọng trong đời sống
kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia và đang càng tỏ rõ ưu thế, thu hút sự quan tâm của
các nước trên thế giới. Hiện nay, khi xã hội ngày càng phát triển và mở rộng quan hệ
hợp tác kinh tế quốc tế thì ngành TMDV quốc tế được đánh giá là một trong những
lĩnh vực có tốc độ phát triển mạnh và nhiều tiềm năng khai thác.

Trong những năm qua tuy TMDV quốc tế còn khá mới nhưng đã có những bước
tiến mang tính đột phá, kim ngạch liên tục tăng dần qua từng năm, khẳng định quá
trình tăng tốc mới và có tỷ lệ đóng góp ngày càng nhiều trong cơ cấu GDP thế giới.
TMDV quốc tế đóng vai trò hết sức quan trọng đối với phát triển kinh tế-xã hội một
quốc gia vì nó cho phép mở rộng khả năng cung ứng và tiêu dùng dịch vụ của quốc
gia đó. Một nước có thế tiêu dùng các sản phẩm dịch vụ với số lượng nhiều hơn, chất
lượng tốt hơn so với những dịch vụ sản xuất và tiêu dùng trong phạm vi lãnh thổ một
quốc gia, không buôn bán, giao thương với nước ngoài.

Nhận thức được tầm quan trọng của TMDV quốc tế, chúng em lựa chọn đề tài
“Tìm hiểu tình hình phát triển TMDV quốc tế giai đoạn 2010- 2021”- một giai đoạn
đầy biến động của kinh tế- xã hội toàn cầu.

9
1. Khái quát về thị trường dịch vụ quốc tế
1.1. Khái niệm thị trường dịch vụ quốc tế
Thị trường dịch vụ quốc tế là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi các loại hình
dịch vụ giữa người cung ứng và người tiêu dùng dịch vụ của các nước, nó phản ánh
quan hệ cung cầu về dịch vụ giữa các nước trên quy mô thế giới.

Nếu đối tượng của thị trường hàng hóa là các sản phẩm tồn tại dưới hình thái vật
chất, hữu hình, thì đối tượng của thị trường dịch vụ là các sản phẩm vô hình, phi vật
chất. Thị trường quốc tế về hàng hóa được hình thành từ rất sớm trong sự phát triển
của nền kinh tế thế giới, nhưng thị trường quốc tế về dịch vụ mới thực sự được hình
thành và phát triển mạnh từ những thập kỷ gần đây. Từ những năm 1970, do tác động
của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, nền kinh tế thế giới đã bước vào giai đoạn
phát triển mạnh mẽ trên tất các các lĩnh vực, các ngành dịch vụ, nhất là các dịch vụ có
hàm lượng tri thức cao ngày càng đóng vai trò quan trọng. Nhiều loại hình dịch vụ
không còn là một bộ phận, phụ thuộc vào các ngành sản xuất vật chất mà đã phát triển
trở thành các ngành kinh tế độc lập, có quy mô ngày càng lớn và vai trò ngày càng
quan trọng trong nền kinh tế.

1.2. Đặc điểm của thị trường dịch vụ quốc tế

1.2.1. Mức độ tự do hóa của thị trường dịch vụ quốc tế hạn chế hơn so với thị trường
hàng hóa quốc tế
Trong thị trường hàng hóa quốc tế, hầu hết tất cả các quốc gia đều cam kết mở
cửa thị trường của mình ở phạm vi rộng và hầu như rất ít có ràng buộc. Tuy vậy, trong
thị trường dịch vụ quốc tế, mỗi lĩnh vực dịch vụ sẽ có số lượng cam kết và mức độ mở
cửa thị trường khác nhau. Ví dụ như trong các lĩnh vực: giáo dục, y tế, phân phối, …
có mức độ tự do hóa thấp nhất.

Ngoài ra còn có nhiều lĩnh vực dịch vụ thuộc độc quyền quản lý của Nhà nước,
hạn chế tối đa sự tham gia của doanh nghiệp nước ngoài. Ví dụ như ở Việt Nam, các
dịch vụ in ấn, xuất bản, phân phối một số hàng hóa; dịch vụ bảo đảm hoạt động bay;
dịch vụ truyền hình, phát thanh; … thuộc độc quyền quản lý của Nhà nước Việt Nam.
Nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế này đó chính là nhiều doanh nghiệp có vai trò quan
trọng đối với an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế. Vấn đề việc làm của người dân

10
cũng cần được nhà nước bảo hộ. Một nguyên nhân nữa đó chính là việc quản lý
TMDV khó khăn, phức tạp hơn so với thương mại hàng hóa.

Như vậy, tự do hóa trong thị trường dịch vụ quốc tế diễn ra ở mức độ hạn chế và
hẹp hơn so với trên thị trường hàng hóa quốc tế.

1.2.2. Sự phát triển của khoa học công nghệ làm cho thị trường dịch vụ quốc tế ngày
càng đa dạng và phát triển
Ban đầu thị trường quốc tế chủ yếu diễn ra việc buôn bán, trao đổi các sản phẩm
vật chất giữa các nước dựa trên sự khác biệt về các nguồn lực tự nhiên như: vị trí địa
lý, nguồn tài nguyên, lao động, … nhưng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới,
của phân công lao động quốc tế, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công
nghệ, thị trường thế giới ngày càng được mở rộng trong đó bao gồm thị trường mua
bán, trao đổi các sản phẩm vô hình (các loại hình dịch vụ) nhằm đáp ứng nhu cầu
phục vụ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng cá nhân giữa các nước.

Sự phát triển của nền kinh tế thế giới trong đó có khoa học công nghệ đã tạo ra
những nhu cầu ngày càng lớn và đa dạng của con người và từ đó, ngày càng có nhiều
loại hình dịch vụ ra đời để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của sản xuất, kinh doanh
và cuộc sống của từng cá nhân. Đặc biệt là trong lĩnh vực viễn thông đã tạo tiền đề
quan trọng cho việc hình thành và mở rộng việc trao đổi dịch vụ giữa các nước.

1.2.3. Thị trường dịch vụ quốc tế thường khó khăn hơn trong việc quản lý và cung
ứng dịch vụ
Do sản phẩm của thị trường dịch vụ quốc tế là vô hình, phi vật chất, không thể
nhìn thấy được nên các quốc gia không có thể quản lý bằng các biện pháp thuế quan
và phi thuế quan tại cửa khẩu như trong thị trường hàng hóa quốc tế. Đó là các sản
phẩm như: phim ảnh, ca nhạc, các website, phần mềm, …Do đó mà nhà nước đã có
quy định quản lý áp dụng bên trong lãnh thổ quốc gia nhằm tác động vào chủ thể cung
ứng dịch vụ nước ngoài hay người tiêu dùng trong nước.

Khoảng cách về không gian và thời gian cũng là trở ngại lớn đối với nhiều loại
hình dịch vụ do làm tăng chi phí. Ngoài ra, sự khác biệt về văn hóa – xã hội, ngôn
ngữ, phong tục tập quán, … giữa các quốc gia cũng là những khó khăn mà thị trường
dịch vụ quốc tế gặp phải.

11
1.2.4. Thị trường dịch vụ quốc tế và thị trường hàng hóa quốc tế có mỗi quan hệ chặt
chẽ với nhau.
Sự phát triển của thị trường dịch vụ quốc tế gắn liền với sự phát triển của thị
trường hàng hóa, là động lực thúc đẩy thị trường hàng hóa phát triển. Và ngược lại, thị
trường hàng hóa là cơ sở cho sự mở rộng và phát triển của thị trường dịch vụ quốc tế.
Thị trường hàng hóa quốc tế phát triển tạo ra nhu cầu ngày càng lớn về dịch vụ như
các dịch vụ vận tải, nghiên cứu thị trường, marketing, logistics, … Và nhờ có các dịch
vụ trong thị trường dịch vụ quốc tế mà thị trường hàng hóa ngày càng trở nên thuận
tiện, dễ dàng và phát triển hơn. Ví dụ như với một sản phẩm hàng hóa muốn được sản
xuất ra, được nhiều người biết đến và tiêu thụ được thì cần phải có sự góp mặt của các
loại hình dịch vụ như: ý tưởng, thiết kế, nghiên cứu thị trường, marketing, …Và nhờ
có thị trường hàng hóa mà thị trường dịch vụ mới ra đời và phát triển, nhiều loại hình
dịch vụ gắn chặt với hàng hóa như dịch vụ: vận tải, logistics, phần mềm, ứng dụng, …

1.3. Những yếu tố của thị trường dịch vụ quốc tế

1.3.1. Cung dịch vụ


Cung dịch vụ là số lượng dịch vụ mà các nhà cung ứng có khả năng cung ứng và
sẵn sàng cung ứng ở các mức giá khác nhau trong những thời gian nhất định. Về bản
chất, cung dịch vụ là khả năng đáp ứng nhu cầu về từng loại hình dịch vụ trên thị
trường dịch vụ thế giới.

Chẳng hạn, trên thị trường dịch vụ du lịch quốc tế, cung dịch vụ du lịch là khả
năng cung ứng của các nước về các dịch vụ phục vụ cho chuyến du lịch của khách du
lịch, là tổng hợp nhiều hoạt động khác nhau như: vận chuyển, ăn ở, tổ chức tham quan
cho du khách, các hoạt động giải trí, mua sắm và nhiều dịch vụ khác.

Cung dịch vụ phụ thuộc vào các yếu tố: giá bán của dịch vụ, sự phát triển của
khoa học công nghệ, số lượng nhà cung ứng trên thị trường và xu hướng tiêu dùng
dịch vụ. Về giá của dịch vu, khi giá tăng, cung dịch vụ có xu hướng tăng lên và ngược
lại, khi giá giảm, cung dịch vụ có xu hướng giảm đi. Sự phát triển của khoa học công
nghệ có ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng, chất lượng dịch vụ được cung ứng. Khi có
khoa học công nghệ, số lượng dịch vụ được tạo ra nhiều hơn, nhanh hơn và chất lượng
cũng sẽ tốt hơn rất nhiều. Về số lượng nhà cung ứng trên thị trường, khi có nhiều nhà
cung ứng, lượng cung ứng sẽ lớn và ngược lại khi có ít nhà cung ứng, lượng cung ứng
12
sẽ nhỏ. Hiện nay, xu hướng là mọi người khi sử dụng dịch vụ đều ưu thích sự thuận
tiện; tiết kiệm thời gian, chi phí, hạn chế phải di chuyển; hạn chế tiếp xúc trực tiếp;
….

Quy mô cung dịch vụ quốc tế thể hiện chủ yếu qua kim ngạch xuất khẩu dịch vụ
của các quốc gia khi tham gia vào thị trường dịch vụ quốc tế và một số yếu tố khác.
Chẳng hạn, cung trên thị trường dịch vụ du lịch quốc tế được biểu hiện ở tổng doanh
thu (kim ngạch xuất khẩu) dịch vụ du lịch của thế giới và số lượng lượt khách du lịch
quốc tế mà các quốc gia đã tiếp nhận trong những thời gian nhất định.

1.3.2. Cầu dịch vụ


Cầu thị trường về dịch vụ thực chất là số lượng dịch vụ mà người tiêu dùng dịch
vụ muốn mua và có khả năng thanh toán với các mức gía khác nhau vào những thời
điểm nhất định.

Cầu về dịch vụ bao gồm những nhu cầu thiết yếu (như vận chuyển, ăn uống, lưu
trú), nhu cầu đặc trưng (nghỉ dưỡng, tham quan, giải trí) và những nhu cầu bổ sung
(như thông tin, tư vấn, mua sắm).

Cầu dịch vụ tương đối nhạy cảm, dễ biến động do ảnh hưởng của tình hình kinh
tế, thu nhập, yếu tố tự nhiên, … Một biến động nhỏ của những yếu tố trên cũng làm
cho cầu dịch vụ biến động rất lớn.

Ví dụ như đối với dịch vụ du lịch quốc tế:

Biểu đồ 1.3-1: Số lượt khách du lịch quốc tế giai đoạn 2015-2021

Số lượt khách du lịch quốc tế giai đoạn 2015-2021; Triệu lượt


1600
1465
1413
1400 1339
1208 1250
1200

1000

800

600
406 429
400

200

0
2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021

13
Nguồn: Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO)

Trước khi Covid-19 diễn ra, lượt khách du lịch quốc tế tăng trưởng liên tục, tới
năm 2019 đạt 1465 triệu lượt, doanh thu đạt 1470 tỷ USD. Tuy vậy, sang đến năm
2020, số lượng lượt khách du lịch quốc tế là 406 triệu lượt, giảm xuống hơn 72% so
với năm 2019, doanh thu là khoảng 550 tỷ USD, giảm hơn 62% so với năm 2019. Tuy
sang đến năm 2021 đã có sự tăng nhẹ nhưng cũng phải mất khoảng 3-4 năm nữa mới
có thể phục hồi như mức năm 2019 đã đạt được.

Một số dịch vụ có tính thời vụ rất cao, lượng cầu dịch vụ tập trung vào một số
thời điểm, một số tháng trong năm, do vậy việc đáp ứng cung - cầu luôn gặp khó
khăn. Ví dụ như: gần tới các dịp lễ tết, đặc biệt là Tết nguyên đán, nhu cầu đi lại, vận
chuyển hàng hóa, dịch vụ phân phối là rất lớn mà dịch vụ không thể dự trữ được do đó
các nhà cung ứng dịch vụ phải chuẩn bị thật tốt để có thể ứng phó với những đặc điểm
này của thị trường.

Những yếu tố ảnh hưởng đến cầu dịch vụ: giá dịch vụ, thu nhập của người tiêu
dùng, quy mô thị trường và tình hình, xu hướng phát triển của thế giới. Với giá dịch
vụ: khi giá dịch vụ tăng lên, lượng cầu đối với dịch vụ có xu hướng giảm và ngược lại.
Với thu nhập của người tiêu dùng, khi thu nhập tăng, chi tiêu cho dịch vụ của người
tiêu dùng có xu hướng tăng nhiều hơn chi tiêu cho tiêu dùng hàng hóa. Quy mô thị
trường đó là số lượng người tiêu dùng trên thị trường, khi số lượng người tiêu dùng
trên thị trường lớn thì lượng cung lớn và ngược lại, khi số lượng người tiêu dùng trên
thị trường nhỏ thì lượng cung nhỏ. Tình hình và xu hướng phát triển của nền kinh tế
thế giới cũng ảnh hưởng tới cầu dịch vụ. Khi nền kinh tế thế giới phát triển kéo theo
thu nhập và mức sống của người tiêu dùng tăng, do đó họ có nhu cầu tiêu dùng dịch
vụ cao hơn.

Quy mô cầu thị trường dịch vụ quốc tế thể hiện chủ yếu qua kim ngạch nhập
khẩu dịch vụ của các quốc gia khi tham gia vào thị trường dịch vụ quốc tế. Chẳng hạn,
cầu dịch vụ du lịch của quốc gia được biểu hiện cụ thể ở số tiền mà khách du lịch của
quốc gia đó chi tiêu cho chuyến du lịch ở nước ngoài (kim ngạch nhập khẩu dịch vụ
du lịch) và số lượng lượt công dân của quốc gia đó đi du lịch nước ngoài trong những
thời gian nhất định.

14
1.3.3. Giá dịch vụ
Giá dịch vụ là biểu hiện bằng tiền giá trị của dịch vụ, nói cách khác, giá cả dịch
vụ là số tiền mà người tiêu dùng trả cho một số lượng dịch vụ nào đó, đồng thời thể
hiện tổng hợp các mối quan hệ giữa các nước và các yếu tố khác trên thị trường.

Các loại hình dịch vụ luôn mang tính tổng hợp cao, nên giá của nó thể hiện tất cả
chi phí cấu thành dịch vụ. Chẳng hạn như chi phí cấu thành đối với dịch vụ du lịch
bao gồm: chi phí vận chuyển, chi phí ăn uống, chi phí lưu trú, chi phí của doanh
nghiệp kinh doanh lữ hành, … Trong lĩnh vực dịch vụ vận tải, giá cước vận tải thường
gồm: chi phí khấu hao, cho phí sửa chữa phương tiện, chi phí kinh doanh khai thác,
nhiên liệu, xếp dỡ hàng, phí cảng, chi phí hành chính và các chi phí khác.

Việc xác định giá dịch vụ khó khăn và phức tạp hơn so với xác định giá của hàng
hóa (do tính vô hình của dịch vụ).

Giá dịch vụ phụ thuộc nhiều vào thương hiệu, uy tín, mức độ đáp ứng kỳ vọng
của người tiêu dùng dịch vụ, hiệu quả hoạt động Marketing của nhà cung ứng.

Giá dịch vụ có thể được gọi bằng các tên khác nhau tùy thuộc vào loại hình dịch
vụ. Ví dụ như dịch vụ giáo dục: học phí; dịch vụ Y tế: viện phí; dịch vụ vận tải, bưu
điện: Cước phí, ...

Những yếu tố ảnh hưởng đến giá dịch vụ bao gồm: giá và giá trị sử dụng của
dịch vụ, tình hình cung – cầu dịch vụ trên thị trường, mức độ cạnh tranh trên thị
trường, tình hình và xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới và sự phát triển của
khoa học công nghệ, …

2. Khái quát về TMDV quốc tế


2.1. Khái niệm TMDV quốc tế
Cho đến nay chưa có định nghĩa chính thức về TMDV quốc tế. Tuy nhiên, theo
quy định của WTO trong Hiệp định chung về TMDV GATS (General Agreement on
Trade in Services), TMDV quốc tế là việc cung ứng dịch vụ theo 4 phương thức
(Mode of supply)

(1) Phương thức 1: Cung ứng qua biên giới (Mode 1- Cross border supply)

15
Khái niệm: Là phương thức mà dịch vụ được cung ứng từ lãnh thổ của một nước
thành viên này đến lãnh thổ của nước thành viên khác. Dịch vụ di chuyển qua biên
giới độc lập với người cung ứng và người tiêu dùng dịch vụ có thể bằng viễn thông
hoặc dịch vụ bằng hiện vật.

Ví dụ: dịch vụ vận tải quốc tế, dịch vụ viễn thông (gọi điện thoại quốc tế), dịch
vụ đào tạo trực tuyến (e-learning),…

Đặc trưng của phương thức này là chỉ có bản thân dịch vụ di chuyển ra khỏi lãnh
thổ nước cung ứng và không có sự di chuyển của người cung ứng và người tiêu dùng
dịch vụ. Nhà cung cấp không thiết lập bất cứ một hiện diện nào trên lãnh thổ của nước
tiêu dùng dịch vụ. Phương thức này hiện chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng tiềm năng phát
triển rất lớn do sự phát triển của khoa học công nghệ và tình hình hiện nay trên thế
giới, đặc biệt là của hệ thống Internet và thông tin viễn thông.

Phương thức này rất thuận tiện và nhanh gọn do không cần sự di chuyển của
người cung ứng và tiêu dùng dịch vụ, và hơn nữa nó còn có thể cất trữ được. Tuy vậy,
trong phương thức này, nước nhận dịch vụ rất khó trong việc kiểm soát chất lượng của
dịch vụ này và do vậy người tiêu dùng cũng khó lựa chọn được loại hình dịch vụ nào
tốt nhất, và nhà nước chỉ có thể đưa ra các biện pháp, hoặc quy định nhằm hạn chế
việc tiêu thụ dịch vụ nào đó tại nước mình, việc kiểm soát là không dễ dàng.

(2) Tiêu dùng ở nước ngoài (Mode 2- Consumption abroad)

Khái niệm: Là phương thức trong đó dịch vụ được cung ứng bên trong lãnh thổ
của một nước cho người tiêu dùng nước ngoài (người tiêu dùng của một nước di
chuyển ra nước ngoài để tiêu dùng dịch vụ).

Ví dụ: du lịch quốc tế, du học, chữa bệnh ở nước ngoài,...

Phương thức này dịch vụ được thực sự cung cấp ở nước ngoài và có sự di
chuyển của đối tượng tiêu dùng dịch vụ ra ngoài lãnh thổ quốc gia để tiêu dùng dịch
vụ ở một nước khác. Trong trường hợp này, sự can thiệp của Nhà nước chủ yếu thông
qua các quy định đối với đối tượng tiêu dùng dịch vụ của nước mình. Ngày nay, do
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, xu hướng mở cửa chung của thế giới, phương thức
này rất phát triển.

16
Với phương thức này, người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn do đó sẽ có thể
lựa chọn được những dịch vụ chất lượng cao, hiệu quả tốt hơn. Tuy vậy, chi phí tiêu
dùng dịch vụ khá cao và có thể gặp các rào cản về ngôn ngữ, văn hóa, …

Biểu đồ 2.1-2: Top 10 quốc gia có nhiều sinh viên du học tại Mỹ năm 2020-2021

Top 10 quốc gia có nhiều sinh viên du học tại Mỹ năm 2020-
2021; Nghìn người
Nigeria 12.86
Mexico 12.986
Brazil 14
Đài Loan 19.673
Việt Nam 21.631
Saudi Arabia 21.933
Canada 25.143
Hàn Quốc 39.491
Ấn Độ 167.582
Trung Quốc 317.299
0 50 100 150 200 250 300 350

Nguồn: IIE Open Door

(3) Hiện diện thương mại (Mode 3 - Commercial presence)

Khái niệm: Là phương thức mà nhà cung ứng dịch vụ của một nước di chuyển ra
khỏi lãnh thổ quốc gia và thành lập cơ sở kinh doanh ở nước khác để cung ứng dịch
vụ thông qua cơ sở đó.

Ví dụ: Dịch vụ phân phối, dịch vụ viễn thông, dịch vụ tài chính;... doanh nghiệp
của một nước thành lập các cơ sở ở nước ngoài để cung ứng dịch vụ.

Phương thức này có sự di chuyển của nhà cung ứng dịch vụ ra khỏi lãnh thổ
quốc gia của mình. Các hình thức hiện diện thương mại có thể là thành lập các chi
nhánh, văn phòng đại diện hoặc công ty con ở nước ngoài. Nhờ sự hội nhập và mở
cửa của nền kinh tế thế giới, phương thức này ngày càng được quan tâm và phát triển
nhưng nó cũng bị hạn chế nhiều nhất về cả loại hình dịch vụ được cung cấp cũng như
khả năng cung cấp dịch vụ của daonh nghiệp nước ngoài, vì phương thức này liên
quan đến việc đầu tư trực tiếp tại thị trường nước khác để thiết lập công ty kinh doanh.

17
Do người tiêu dùng dịch vụ không cần phải di chuyển sang ngước ngoài nên rất
thuận tiện, chất lượng dịch vụ cũng tốt và hiệu quả cao hơn. Tuy vậy, phương thức
này cũng có những hạn chế nhất định như nhà cung ứng phải di chuyển ra khỏi lãnh
thổ nước mình và có thể gặp phải những rào cản về ngôn ngữ, văn hóa, …

Biểu đồ 2.1-3: Tổng lượng vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2014-2020

Tổng lượng vốn FDI vào Việt Nam; Nghìn tỷ USD


18
16.12 15.8
16 15.5
14.1
14
12.6
11.8
12
10 9.2
8
6
4
2
0
2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Nguồn: Data World Bank

(4) Hiện diện của thể nhân (Mode 4 – Presence of Natural Persons)

Khái niệm: Là phương thức cung cấp trong đó dịch vụ được cung ứng bởi nhà
cung ứng dịch vụ của một nước thông qua sự hiện diện tạm thời của thể nhân trên lãnh
thổ của nước khác (cá nhân người cung ứng dịch vụ di chuyển đến một nước khác để
cung cấp dịch vụ ở nước đó).

Ví dụ: xuất khẩu lao động, Di chuyển của nhân viên trong các công ty FDI, Việc
thuê chuyên gia nước ngoài,..

Đặc trưng của phương thức này là cá nhân người cung ứng dịch vụ di chuyển
đến một nước khác để cung cấp dịch vụ ở nước đó. Phương thức này áp dụng cho các
dịch vụ mang tính độc lập như: luật sư, chuyên gia y tế, người tư vấn, một ca sĩ lưu
diễn trên lãnh thổ khác, …Đây là trường hợp cung cấp dịch vụ của những người tự
kinh doanh hay những người làm việc cho các nhà cung cấp dịch vụ. Phương thức này
cũng có vai trò quan trọng đối với các nước đang phát triển điển hình như dịch vụ xuất
khẩu lao động.

18
Phương thức này giúp người tiêu dùng có thể sử dụng dịch vụ với chất lượng tốt
mà không cần di chuyển. Tuy vậy cá nhân người cung ứng dịch vụ phải di chuyển và
có thể gặp các rào cản về ngôn ngữ, văn hóa.

Như vậy, cách phân loại trên dựa trên cơ sở xuất xứ của người cung cấp dịch vụ
và người tiêu dùng dịch vụ và dựa trên địa lý lãnh thổ của họ khi dịch vụ được cung
ứng. Trong 4 phương thức này, xét theo tính chất di chuyển dịch vụ, chỉ có phương
thức 1 là không có sự khác biệt so với thương mại hàng hóa quốc tế: chỉ có bản thân
dịch vụ di chuyển qua biên giới mà người mua và người bán không có sự di chuyển.
Ba phương thức còn lại đều đòi hỏi phải có sự tiếp xúc trực tiếp do đó đòi hỏi có sự di
chuyển của người cung ứng hoặc người tiêu dùng dịch vụ.

Trong 4 phương thức trên, phương thức 3 – Hiện diện thương mại hiện nay có vị
trí quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong TMDV, tiếp đến là phương thức 1 –
Cung cấp qua biên giới. Phương thức 2 – tiêu dùng ngoài lãnh thổ có vị trí quan trọng
trong du lịch quốc tế. Phương thức 4 – Hiện diện thể nhân có tỷ trọng nhỏ nhất trong
TMDV, nhưng đối với các nước đang phát triển như nước ta cũng rất quan trọng trong
việc xuất khẩu lao động.

Biểu đồ 2.1-4: Tỷ trọng xuất khẩu TMDV trên thế giới theo các phương thức
năm 2020

Tỷ trọng xuất khẩu TMDV trên thế giới theo các phương thức
năm 2020
3%

34%

59%
4%

Mode 1 Mode 2 Mode 3 Mode 4

Nguồn: Office for National Statistics; Mode 1,2,4; Mode 3

19
2.2. Đặc điểm của TMDV quốc tế

2.2.1. Trong TMDV quốc tế không nhất thiết phải có sự di chuyển của bản thân dịch
vụ qua biên giới quốc gia, mà có thể thực hiện theo nhiều phương thức khác nhau
Trong thương mại hàng hóa phải có sự di chuyển của bản thân hàng hóa ra ngoài
lãnh thổ quốc gia. Nhưng trong TMDV không nhất thiết phải có sự di chuyển của bản
thân dịch vụ ra khỏi lãnh thổ, mà có thể là sự di chuyển của người cung ứng, hoặc
người tiêu dùng dịch vụ

Ví dụ: Trong các phương thức cung ứng, chỉ có Mode 1 có sự di chuyển của bản
thân dịch vụ qua biên giới quốc gia; Mode 2 là sự di chuyển của người tiêu dùng dịch
vụ; Mode 3, mode 4 là sự di chuyển của người cung ứng dịch vụ (người cung ứng ở
mode 3 và 4 khác nhau về địa vị pháp lý).

Như vậy, trong TMDV quốc tế nhiều loại hình dịch vụ có sự di chuyển của
người cung ứng, hoặc người tiêu dùng ra ngoài lãnh thổ quốc gia. Điều này giúp tạo
cơ hội cho nhiều doanh nghiệp, kể cả cá nhân có thể tham gia xuất khẩu dịch vụ ngay
ở trong nước, giúp giảm rủi ro và tăng lợi thế kinh doanh.

2.2.2. Mức độ tự do hoá TMDV quốc tế hạn chế hơn so với thương mại hàng hoá
quốc tế cả về số nước cam kết, lĩnh vực và mức độ cam kết.
Trong thương mại hàng hóa, tất cả các nước đều cam kết mở cửa thị trường ở
phạm vi rộng, mức độ cao. Nhưng trong TMDV, mỗi lĩnh vực dịch vụ có số nước cam
kết mở cửa thị trường khác nhau, nhất là trong các lĩnh vực: giáo dục, y tế, phân
phối,.. Nhiều dịch vụ thuộc độc quyền của nhà nước, không có sự tham gia của nước
ngoài.

Ví dụ: Ở Việt Nam, các lĩnh vực doanh nghiệp nước ngoài không được tham gia:
phát thanh, truyền hình, in ấn, xuất bản,… Quy định này được đề ra với mục đích:
đảm bảo an ninh quốc gia, ổn định kinh tế - xã hội, quyền lợi của người tiêu dùng.

Như vậy, trên thị trường thế giới, tự do hoá TMDV diễn ra ở mức độ hạn chế
hơn, hẹp hơn so với TMDV.

20
2.2.3. Việc quản lý TMDV quốc tế được thực hiện chủ yếu bằng các quy định áp dụng
bên trong lãnh thổ quốc gia (bảo hộ sau biên giới)
Trong thương mại hàng hóa, các biện pháp quản lý xuất nhập khẩu chủ yếu được
áp dụng tại cửa khẩu quốc gia thông qua các biện pháp thuế quan và phi thuế quan.
Nhưng quản lý TMDV thực hiện bằng các quy định áp dụng bên trong lãnh thổ quốc
gia nhằm tác động vào chủ thể cung ứng nước ngoài, hoặc người tiêu dùng dịch vụ
trong nước. Các nước sẽ có các biện pháp, quy định cụ thể áp dụng đối với từng loại
hình dịch vụ được cung ứng.

Cụ thể, ở phương thức 1: nước tiêu dùng dịch vụ quy định về điều kiện đối với
dịch vụ/ nhà cung ứng nước ngoài. Mode 2, nước sở tại đặt ra những quy định đổi với
người đến sử dụng dịch vụ. Mode 3 quy định các hình thức hiện diện thương mại.
Mode 4 yêu cầu về chuyên môn, bằng cấp đối với cá nhân người cung ứng dịch vụ,
hạn ngạch đối với lao động nước ngoài,…

2.3. Vai trò của TMDV quốc tế

2.3.1. TMDV cung ứng các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất kinh doanh, góp
phần nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế quốc gia

TMDV góp phần đảm bảo cung ứng các yếu tố đầu vào quan trọng nhất của nền
kinh tế như: dịch vụ vận tải, dịch vụ tài chính, dịch vụ máy tính, dịch vụ thiết kế, ...
Nhờ có điều này mà doanh nghiệp trong nước tiếp cận với đầu vào giá rẻ.

Nguồn lao động nhập khẩu góp phần đáp ứng nguồn nhân lực phát triển kinh tế -
xã hội đối với các quốc gia. Các nước phát triển nhập khẩu chủ yếu lao động phổ
thông. Các nước đang phát triển nhập khẩu lao động có trình độ chuyên môn cao.

Cạnh tranh giữa dịch vụ trong nước và dịch vụ nhập khẩu góp phần giảm chi phí
sản xuất kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả nền kinh tế và doanh nghiệp

Ví dụ: dịch vụ vận tải, dịch vụ tài chính, dịch vụ công nghệ thông tin,…

21
2.3.2. TMDV quốc tế giúp các quốc gia khai thác tiềm năng trong nước, đóng
góp vào GDP, nâng cao thu nhập và tạo cơ hội việc làm

Phát triển TMDV giúp các nước khai thác hiệu quả các nguồn lực và tiềm năng
về tự nhiên - cảnh quan thiên nhiên, các điều kiện về văn hóa, lịch sử, để phát triển
kinh tế - xã hội.

Xuất khẩu dịch vụ đóng góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ của quốc gia, tạo
nhiều cơ hội việc làm cho người dân, nâng cao thu nhập và thúc đẩy phát triển kinh tế
- xã hội.

2.3.3. TMDV có vai trò quan trọng góp phần thúc đẩy thương mại hàng hóa
phát triển

Trong toàn bộ quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa đều có vai trò của dịch vụ:

− Trước khi tiến hành xuất nhập khẩu: tư vấn, Marketing, nghiên cứu thị trường,..

− Khi thực hiện hợp đồng: Logistics, thông tin,…

− Sau giao hàng: thanh toán, bảo hành, bảo trì, chuyển giao công nghệ, đào tạo,

Ví dụ như: Quần áo, giày dép, túi xách cần có dịch vụ thiết kế; nếu không có
thiết kế tốt thì rất khó để bán được hoặc phải bán với mức giá rẻ.

Hiện nay các sản phẩm hàng hóa đều có yếu tố dịch vụ, các sản phẩm công nghệ
cao có tỷ lệ hàm lượng dịch vụ rất lớn đồng thời chỉ thương mại hóa được khi có yếu
tố dịch vụ. Ví dụ: máy tính, điện thoại di động, thiết bị máy móc,...

2.3.4. TMDV quốc tế góp phần gia tăng và chuyển dịch cơ cấu dòng vốn đầu
quốc tế trên thế giới, nhất là hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Từ năm 1990 đến nay, dòng vốn đầu tư FDI trên thế giới tăng trưởng nhanh
chóng, năm 2021, giá trị FDI tăng 8 lần so với năm 1990. Cơ cấu lĩnh vực đầu tư đang
chuyển dịch từ các ngành sản xuất vật chất sang lĩnh vực dịch vụ, hiện nay dịch vụ là
lĩnh vực thu hút vốn đầu tư lớn nhất.

Vậy nguyên nhân nào làm gia tăng FDI vào dịch vụ?

22
− Thứ nhất, trong phần lớn lĩnh vực dịch vụ, nhà cung ứng phải có sự hiện hiện ở
nước ngoài (thông qua FDI) để cung ứng dịch vụ.
− Thứ hai, chính sách khuyến khích thu hút vốn FDI vào lĩnh lực dịch vụ của các
nước trên thế giới.
− Thứ ba, sự phát triển của xu thế tự do hóa TMDV đã tạo điều kiện thuận lợi
cho FDI trên thế giới
− Thứ tư, lĩnh vực dịch vụ mang lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư đã khuyến
khích FDI vào lĩnh vực dịch vụ
2.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của TMDV quốc tế

2.4.1. Sự phát triển của nền kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới đã
tạo ra khả năng cung ứng và nhu cầu ngày càng lớn về các loại hình dịch vụ

Quy mô kinh tế thế giới mở rộng đã tạo ra nhu cầu ngày càng lớn về các loại
hình dịch vụ cơ bản phục vụ phát triển kinh tế như dịch vụ vận tải, dịch vụ tài chính,
thông tin,… Kinh tế phát triển làm lượng hàng hóa xuất khẩu ngày càng lớn, do đó
nhu cầu dịch vụ ngày càng phát triển, liên quan đến vận tải, dịch vụ tài chính: đi vay,
cho vay, thanh toán, bảo hiểm,...; dịch vụ thông tin viễn thông cũng phát triển. Tất cả
điều đó đã thúc đẩy trao đổi dịch vụ giữa các nước phát triển.

Biểu đồ 2.4-5: Tổng GDP thế giới từ năm 2015 – 2021

Tổng GDP thế giới từ năm 2015 - 2021, Nghìn tỷ USD


120

100 96.1
86.41 87.65 84.91
81.4
80 76.47
71.18

60

40

20

0
2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021

Nguồn: Data World Bank

23
Quá chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng gia tăng tỷ trọng lĩnh vực dịch vụ đã
tạo ra khả năng cung ứng quy mô lớn và ngày càng đa dạng các loại hình dịch vụ, nhất
là các dịch vụ về công nghệ thông tin.

Hiện nay, dịch vụ là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP của thế
giới, khoảng 67%; ở các nước phát triển tỷ lệ này từ 70 – 80%, thấp hơn ở các nước
đang phát triển.

Bảng 2.4-2.4-1: Tỷ lệ đóng góp vào GDP theo các ngành năm 2021, %
Ngành Tỷ lệ đóng góp vào GDP
Công nghiệp 28,3
Nông nghiệp 4,3
Dịch vụ 67,4
Nguồn: Data World Bank

2.4.2. Sự phát triển của thương mại hàng hóa góp phần quan trọng thúc đẩy
TMDV phát triển

Giữa TMDV và thương mại hàng hóa có mối quan hệ chặt chẽ, không thể tách
rời trong quá trình phát triển. Thương mại hàng hóa phát triển tạo ra nhu cầu rất lớn
đối với các loại hình dịch vụ phục vụ cho thương mại hàng hóa: Dịch vụ Logistic,
thông tin, quảng cáo,…

Hàm lượng yếu tố dịch vụ trong thương mại hàng hóa ngày càng lớn và có vai trò
quan trọng, nhất là các sản phẩm công nghệ cao. Ví dụ như đối với hàng hóa tiêu dùng
thông thường như giày dép, quần áo, … có sự đóng góp lớn của dịch vụ ý tưởng, thiết
kế, marketing, phân phối, …; các sản phẩm công nghệ cao như máy tính, điện thoại,
… có sự đóng góp của các dịch vụ phần mềm, ứng dụng, tính năng, …; các sản phẩm
máy móc, thiết bị có dịch vụ bảo hành, bảo trì, chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân
lực, … Trong chuỗi giá trị gia tăng của hàng hóa, yếu tố dịch vụ ngày càng có vai trò
quan trọng, quyết định đến khả năng cạnh tranh và hiệu quả của doanh nghiệp.

24
2.4.3. Sự phát triển của khoa học công nghệ dựa trên nền tảng Internet đã tạo
ra nhiều dịch vụ mới có tốc độ phát triển rất nhanh, đồng thời tạo điều kiện cho nhiều
dịch vụ truyền thống có thể thương mại hóa

Sự phát triển của khoa học công nghệ đã tạo ra những phương tiện, công nghệ
hiện đại giúp cho việc cung ứng và tiêu dùng dịch vụ ngày càng trở nên đơn giản, dễ
dàng hơn.

Năm 2020 có hơn 4.8 tỷ người dùng Internet, chiếm gần 60% dân số thế giới và
3.6 tỷ người dùng smartphone, chi phí dịch vụ Internet thấp , mọi người có thể sử
dụng mọi lúc mọi nơi. Ngày càng nhiều dịch vụ mới ra đời, có vai trò quan trọng
trong sản xuất, kinh doanh và cuộc sống. Ví dụ: dịch vụ quản lý sản xuất, phát triển xã
hội,…

Nhiều mô hình kinh doanh hoàn toàn mới ra đời và ngày càng phổ biến trên thế
giới. Ví dụ: Trong lĩnh vực vận tải: Uber, Grab…; lĩnh vực du lịch Airbnb, pagoda,...
Ngày càng nhiều dịch vụ truyền thống truyền thống có thể được thương mại hóa trên
phạm vi toàn cầu. Ví dụ như trong dịch vụ thuộc lĩnh vực giáo dục đó là các khóa học
trực tuyến (E-learning), y tế là dịch vụ khám chữa bệnh từ xa (Tele Health), ngân hàng
là dịch vụ ngân hàng điện tử (E-banking), …

2.4.4. Xu thế tự do hóa thương mại và mở cửa thị trường dịch vụ trên thế giới
góp phần thúc đẩy TMDV quốc tế phát triển.

Các nước trên thế giới đã giảm bớt những hạn chế về tiếp cận thị trường đối với
dịch vụ/ nhà cung ứng dịch vụ nước ngoài. Các nước cũng dành cho nhau nguyên tắc
cạnh tranh công bằng: nguyên tắc MFN và NT và ký kết các hiệp định tự do hóa
thương mại. Khi các nước mở cửa thị trường, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ nước
ngoài tự do xâm nhập thị trường trong nước, do đó sản phẩm, dịch vụ đa dạng hơn và
cạnh tranh quyết liệt với thị trường nội địa, điều đó làm cho giá của hàng hóa, dịch vụ
trở nên rẻ hơn, chất lượng tốt hơn. Ngoài ra doanh nghiệp trong nước có thể hợp tác,
liên kết với doanh nghiệp nước ngoài và có thể học hỏi được kinh nghiệm, tiếp thu
được tri thức mới về khoa học công nghệ và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Do đó, sự trao đổi dịch vụ giữa các quốc gia diễn ra ngày càng thuận tiện và hiệu quả
hơn.

25
2.4.5. Thu nhập của người dân tăng lên, nhất là ở các nước phát triển, đã tạo
ra nhu cầu ngày càng lớn về dịch vụ cá nhân nhất là du lịch quốc tế

Khi thu nhập của người dân tăng, tỷ trọng tiêu dùng dịch vụ có xu hướng lớn
hơn tiêu dùng hàng hóa vật chất. Khi cơ sở vật chất được đáp ứng thì con người sẽ
mong muốn nhiều hơn, và khi đó họ cần đến những dịch vụ đáp ứng nhu cầu về tinh
thần. Các loại hình dịch vụ cá nhân phát triển mạnh như: du lịch, giải trí, chăm sóc sức
khỏe,…

Biểu đồ 2.4-6: Tổng chi tiêu du lịch trên thế giới từ 2015-2021

Tổng chi tiêu cho du lịch trên thế giới giai đoạn 2015-2021;
Nghìn tỷ USD
1.6 1.47
1.44
1.4 1.33
1.2 1.23
1.2
1
0.8
0.61
0.6 0.55

0.4
0.2
0
2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021

Nguồn: Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD)

3. Tình hình phát triển TMDV quốc tế


3.1. Quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu và tốc độ tăng trưởng
Biểu đồ 3.1-7: Kim ngạch XNK dịch vụ thế giới
giai đoạn 2010-2021

26
Biểu đồ kim ngạch XNK dịch vụ thế giới
giai đoạn 2010-2021
7000 20.0%
6000 15.0%
14.0% 10.0%
5000 11.0%
8.2% 7.5% 7.9% 8.8% 5.0%
5.7%
4000 3.2% 3.3% 0.0%
1.3%
3000 -5.0%
-4.8%
-10.0%
2000
-15.0%
1000 -20.0%
0 -22.4% -25.0%
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021

Xuất khẩu Nhập khẩu Tốc độ tăng trưởng

Nguồn: WTO

Nhận xét:

- Nhìn chung, trong thập kỷ qua, tốc độ tăng trưởng của TMDV thế giới xu
hướng tăng nhanh về cả kim ngạch và tỷ trọng. Kim ngạch xuất nhập khẩu dịch
vụ thế giới giai đoạn 2010-2021 có xu hướng tăng nhanh và ổn định, cụ thể,
xuất khẩu từ 3908,17 tỷ USD năm 2010, sau 11 năm đã đạt 5,994 tỷ USD năm
2021 và nhập khẩu tăng từ 3768,1 tỷ USD năm 2010 lên 5538,7 tỷ USD vào
năm 2021. Năm 2010, giá trị xuất khẩu dịch vụ toàn cầu đạt 3,920 tỷ USD,
chiếm hơn 19% tổng giá trị xuất khẩu thế giới; năm 2021 xuất khẩu dịch vụ đạt
hơn 5,994 tỷ USD, chiếm gần 23% tổng giá trị xuất khẩu toàn cầu.
- Giai đoạn 2010-2014: Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ có xu hướng tăng dần
tương đối đều qua các năm, trung bình khoảng 300 tỷ USD/ năm. Trong đó, tỉ
trọng của xuất khẩu dịch vụ trong tổng xuất khẩu toàn thế giới (gồm xuất khẩu
hàng hóa và xuất khẩu dịch vụ) có sự biến động không đồng đều. Tỉ trọng giảm
từ 20,61% năm 2010 xuống còn 19,58% năm 2011, sau đó lại có dấu hiệu phục
hồi trong các năm tiếp theo của giai đoạn này, tăng dần từ 19,58% lên 21,61%.
- Giai đoạn 2014-2021: Quy mô kim ngạch xuất khẩu dịch vụ của toàn thế giới
lại có sự biến động khi có sự sụt giảm nhẹ từ 5239,35 tỷ USD (năm 2014)
xuống còn 4999 tỷ USD (năm 2015), tức giảm 240,35 tỷ USD nhưng đã nhanh
chóng tăng trở lại vào năm 2016 (tăng ) và liên tục tăng trong các năm từ 2016-
2021. Về tỉ trọng giai đoạn này cũng có sự biến động khi lên xuống liên tục,

27
đạt mức cao nhất là 24,66% (năm 2019), chiếm gần ¼ cơ cấu thương mại thế
giới và là mức cao nhất cả giai đoạn. Từ năm 2014-2016, tỷ trọng tăng từ
21,61% lên 24,06% nhưng lại giảm xuống còn 23,75% vào năm 2017 và gần
như không đổi trong năm 2018. Sự sụt giảm nghiêm trọng nhất về cả kim
ngạch và tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ phải kể đến là năm 2020, giảm khoảng
20% (hơn 1200 tỷ USD) về kim ngạch và 2,61% về tỷ trọng so với năm 2019,
mức suy giảm chưa từng có trong lịch sử phát triển thương mại quốc tế nói
chung và TMDV nói riêng. Sau đó đến năm 2021, nền kinh tế thế giới đã có
những dấu hiệu hồi phục mạnh mẽ sau đại dịch, cụ thể xuất khẩu dịch vụ năm
2021 đạt 5994,3 tỷ USD và nhập khẩu đạt 5538,7 gần bằng giá trị kim ngạch
xuất nhập khẩu trước đại dịch. Điều này chứng tỏ nhu cầu sử dụng dịch vụ,
hàng hóa vô hình của con người có xu hướng ngày càng tăng cao và con người
đã quan tâm nhiều hơn đến các hoạt động dịch vụ và dần dần nâng cao mức
sống của bản thân.
Bảng 3.1: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu dịch vụ giai đoạn 2010-2021
201 201 201 201 201 201 201
Năm 2011 2015 2018 2020 2021
0 2 3 4 6 7 9

Tốc
độ
8.9 12.6 2.9 6.4 7.4 - 1.7 8.9 10.3 3.1 -
tăng 17.4%
% % % % % 4.5% % % % % 17.8%
trưởn
g

Nguồn: WTO

Sự phát triển nhanh về tốc độ và quy mô của thị trường dịch vụ quốc tế giai đoạn
2010-2021 chủ yếu do các nguyên nhân sau đây:

Thứ nhất, sự phát triển của nền kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới đã
tạo ra khả năng cung ứng và nhu cầu ngày càng lớn về các loại hình dịch vụ

Quy mô kinh tế thế giới mở rộng đã tạo ra nhu cầu ngày càng lớn về các loại
hình dịch vụ cơ bản phục vụ phát triển kinh tế: vận tải, tài chính, thông tin,… Cụ thể,
năm 2010, quy mô GDP thế giới là hơn 66,600 tỷ USD; năm 2021 là 96,100 tỷ USD,

28
gấp gần 1.5 lần sau 11 năm. Nền kinh tế không ngừng phát triển dẫn đến lượng hàng
hóa xuất khẩu càng lớn, nhu cầu dịch vụ cũng theo đó mà gia tăng đáng kể trong
những ngành nghề liên quan đến vận tải, chuỗi cung ứng, dịch vụ tài chính như cho
vay, thanh toán, bảo hiểm… dẫn đến hệ quả tất yếu là thúc đẩy sự trao đổi dịch vụ
giữa các quốc gia trên thế giới.

Quy mô GDP thế giới giai đoạn 2010-2021


120000 15.0%
13.2%
100000 10.9%
9.5% 10.0%

80000 6.4% 6.2%


5.0%
Tỷ USD

60000 2.2% 2.8% 2.7%


1.7%

%
1.4%
0.0%
40000
-3.1%
-5.0%
20000 -5.7%

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
0 -10.0%
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021

Axis Title

GDP Tốc độ tăng trưởng

Nguồn: World Bank

Biểu đồ 3.1-8: Quy mô GDP thế giới giai đoạn 2010-2021

Giai đoạn 2010-2014 là giai đoạn phục hồi nền kinh tế thế giới sau cuộc đại
khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008. Theo WTO, đây là đà đi lên nhanh nhất
trong lịch sử thương mại toàn thế giới và là bước nhảy vọt so với năm 2009.
 Năm 2010 cũng chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của các thị trường “đang
nổi” với hai đại diện là Trung Quốc và Ấn Độ đồng thời tình trạng nợ công
cũng dần lắng xuống, thể hiện sự khởi sắc không nhỏ của nền kinh tế thế giới.
 EC cho biết tăng trưởng kinh tế của Eurozone năm 2010 sẽ là 1,7%. OECD dự
báo kinh tế của 33 nước thành viên tăng trưởng bình quân 2,8% trong năm
2010. IMF cũng dự báo tăng trưởng của bốn nước thuộc nhóm BRIC Trung

29
Quốc 10%, Ấn Độ 8,4%, Nga 4,3% và Brazil 4,1%. Điều này đã đóng góp
đáng kể cho sự phục hồi kinh tế thế giới.
Trong giai đoạn tiếp theo từ 2011-2014
 Tuy còn nhiều khó khăn nhưng những nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật cũng đã
dần đi vào ổn định và có những dấu hiệu đáng mừng trên đà tăng trưởng.
 Châu Á và các nền kinh tế mới nổi, do kịp thời điều chỉnh chính sách phát
triển, tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng tăng trưởng bền vững, đã có sự bứt phá
lớn trong bức tranh kinh tế toàn cầu.
 Đặc biệt, năm 2013 được coi là “bản lề” đối với nền kinh tế thế giới, khi được
nhận định là thời điểm “chuyển giao”, chấm dứt giai đoạn khủng hoảng kéo dài
nhất trong gần một thế kỷ qua để trở lại quỹ đạo tăng trưởng.
Tuy nhiên, đến năm 2015, kinh tế thế giới lại rơi vào tình trạng khá ảm đạm, mức
độ tăng trưởng yếu ớt.
 Thị trường toàn cầu có những bất ổn, kinh tế thế giới vẫn đối mặt với nhiều rủi
ro lớn với các nhân tố khó lường.
 Thương mại toàn cầu sụt giảm do tổng cầu yếu. Kinh tế thế giới chưa lấy lại
được đà tăng trưởng và phục hồi chậm.
 Đặc biệt, sự bất ổn của thị trường tài chính toàn cầu với việc giảm giá đồng
Nhân dân tệ và tăng trưởng sụt giảm của kinh tế Trung Quốc đã tác động mạnh
tới kinh tế thế giới.
Tình trạng này tiếp tục tiếp diễn trong năm 2016
 Sự kiện Brexit giáng một đòn nặng nề đối với kinh tế của khối EU nói riêng và
toàn thế giới nói chung, làm giảm thương mại, đầu tư và năng suất lao động
trên quy mô toàn cầu, GDP trên đầu người giảm xuống.
 Năm 2016, việc Donald Trump lên làm Tổng thống Mỹ cũng dấy lên những
tranh cãi về ảnh hưởng của các chính sách của nền kinh tế số 1 thế giới này,
đặc biệt là chính sách “American First”.
Sang năm 2017
 Kinh tế thế giới hồi phục mạnh mẽ chưa từng thấy nhờ sự gia tăng tiêu dùng cá
nhân, sự phát triển bền vững của đầu tư toàn cầu, sự cải thiện của thị trường lao
động, giá dầu thế giới hồi phục mạnh…

30
 Một thập niên sau cuộc khủng hoảng tài chính làm rung động cả thế giới, tốc
độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên toàn cầu đã bắt đầu có đà
phục hồi, kinh tế thế giới đang thực sự khởi sắc.
 Sản lượng kinh tế tăng, cầu trên thị trường thế giới và thương mại toàn cầu
cũng được phục hồi. Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tuy vẫn tăng so với năm
trước, tuy nhiên, thương mại toàn cầu lại được dự đoán sẽ chững lại trong thời
gian sắp tới.
Năm 2018, kinh tế toàn cầu có nhiều biến động
 Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung bùng phát làm đảo lộn cục diện kinh tế
toàn cầu. Sóng gió trong quan hệ thương mại Mỹ - Trung ảnh hưởng tiêu cực
đến đà đi lên của kinh tế thế giới đồng thời cũng tạo nên sức ép căng thẳng lên
thương mại toàn cầu.
Sang tới năm 2019
 Vẫn là căng thẳng thương mại giữa Mỹ – Trung cùng với những vấn đề địa
chính trị đã làm gia tăng đáng kể tính bất ổn của hệ thống thương mại toàn cầu.
Trong khi đó, Hiệp định thương mại tự do xuyên Đại Tây Dương (TTIP) với
Liên minh châu Âu vẫn đang trong tiến trình đàm phán; Hiệp định thương mại
tự do (FTA) Mỹ - Nhật Bản trong tháng 1-2020 mới có hiệu lực....
 Sự biến động khó lường trên thị trường tài chính – tiền tệ quốc tế, giá dầu diễn
biến phức tạp cũng phần nào gây nên tác động không mấy tích cực đến kinh tế
thế giới nói chung và TMDV nói riêng
Sang đến đầu năm 2020, sự tàn phá ghê gớm của dịch COVID -19 là đòn giáng “chí
mạng” vào nền kinh tế thế giới, đẩy nền kinh tế toàn cầu vào tình trạng suy thoái tồi tệ
nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Chưa bao giờ mọi hoạt động kinh tế - xã hội từ
công nghiệp, giao thông vận tải đến các lĩnh vực dịch vụ, vui chơi giải trí,.. đều bị đình
trệ kéo theo lực lượng lao động ước tính hơn 3 tỷ người đồng loạt bị ảnh hưởng. Kinh
tế thế giới bỗng chốc“bốc hơi” hàng nghìn tỷ USD, kéo theo không ít thành quả gây
dựng trong nhiều năm qua bị tiêu tan. TMDV thế giới ghi nhận những kết quả sụt giảm
nghiêm trọng cả về kim ngạch lẫn tỷ trọng xuất khẩu.

Đến năm 2021, kinh tế thế giới đã có sự hồi phục mạnh mẽ sau khi trở lại trạng thái
“bình thường hóa”. Các hoạt động TMDV được thúc đẩy mạnh mẽ sau đại dịch như: du
lịch quốc tế, vận tải quốc tế, … Đồng thời, trong đại dịch cũng có rất nhiều dịch vụ đạt
31
mức tăng trưởng mạnh như: dịch vụ máy tính và thông tin viễn thông, dịch vụ học trực
tuyến, dịch vụ ngân hàng trực tuyến, …

Cơ cấu kinh tế thế giới được phân chia theo ngành, gồm 3 ngành chính:

- Dịch vụ
- Công nghiệp
- Nông nghiệp
Cơ cấu kinh tế thế giới đã diễn ra sự dịch chuyển quan trọng:

● Nông nghiệp – Công nghiệp – Dịch vụ

● Công nghiệp – Nông nghiệp – Dịch vụ

● Công nghiệp – Dịch vụ - Nông nghiệp

● Dịch vụ - Công nghiệp – Nông nghiệp

Cơ cấu kinh tế thế giới đã diễn ra sự dịch chuyển quan trọng theo hướng gia tăng tỷ
trọng dịch vụ đã tạo ra khả năng cung ứng quy mô lớn và ngày càng đa dạng các loại
hình dịch vụ, đặc biệt là các dịch vụ về công nghệ thông tin. Giai đoạn 2010-2021,
dịch vụ là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP của thế giới, khoảng 65%
vụ đã tạo ra gần 2/3 tổng GDP toàn cầu; ở các nước phát triển tỷ lệ này từ 70 – 80%
và khoảng 40-50% ở các nước đang phát triển. Xu hướng này đã làm nền kinh tế dịch
chuyển theo hướng tăng khu vực công nghiệp và đặc biệt là khu vực dịch vụ, đồng
thời giảm ở khu vực nông nghiệp. Điều này đã tạo ra khả năng cung ứng ngày càng
lớn và ngày càng đa dạng, phong phú của các loại hình dịch vụ, thúc đẩy TMDV quốc
tế phát triển.

Biểu đồ 3.1-9: Tỷ trọng ngành dịch vụ trong GDP thế giới 2010-2020

32
Tỷ trọng ngành dịch vụ trong GDP thế giới 2010-2020
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
66% 66%
65% 65%
65%
64% 64% 64%
64%
63% 63%
62% 63%
%

62% 62%
62%
61%
60%
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Năm

Nguồn: World Bank

Thứ hai, sự phát triển của thương mại hàng hóa góp phần quan trọng thúc đẩy
TMDV phát triển

Giữa TMDV và TMHH có mối quan hệ chặt chẽ, không thể tách rời trong quá trình
phát triển đó là TMHH phát triển tạo ra nhu cầu rất lớn đối với các loại hình dịch vụ
phục vụ TMHH ví dụ như để phục vụ hoạt động buôn bán hàng hóa quốc tế, dịch vụ
Logistics ra đời, để thúc đẩy doanh số bán hàng thì dịch vụ thông tin, quảng cáo phát
triển… Ngày nay, hàm lượng yếu tố dịch vụ trong TMHH ngày càng lớn và có vai trò
quan trọng, nhất là các sản phẩm công nghệ cao ví dụ như: ý tưởng, thiết kế, phần
mềm lập trình,… tạo ra những đặc điểm có tính quyết định đến việc tạo ra sự ưu việt
và khác biệt của sản phẩm so với những hàng hóa khác. Điều này đóng vai trò quan
trọng trong việc có bán được hàng hóa hay không.

Thứ ba, sự phát triển của KHCN dựa trên nền tảng Internet đã tạo ra nhiều dịch
vụ mới có tốc độ phát triển rất nhanh, đồng thời tạo điều kiện cho nhiều dịch vụ
truyền thống có thể thương mại hóa.

Sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ đã đưa thế giới sang kỷ nguyên
kinh tế kỹ thuật số. Ứng dụng công nghệ hiện đại đã giúp cho việc cung ứng và tiêu
dùng dịch vụ ngày càng trở nên dễ dàng hơn. Theo số liệu thống kê của Ngân hàng
Thế giới (World Bank), năm 2020 có hơn 4.8 tỷ người dùng Internet, chiếm gần 60%
dân số thế giới so với năm 2010, chỉ có 29% dân số thế giới sử dụng Internet, đồng
thời chi phí dịch vụ Internet không quá cao hầu như tất cả mọi người ở mức thu nhập

33
khác nhau đều có thể tiếp cận được và dễ dàng sử dụng mọi lúc mọi nơi. Đó chính là
cơ sở hình thành và phát triển nhanh chóng của các dịch vụ thương mại hóa toàn cầu,
được cung cấp và tiêu dùng từ xa thông qua các nền tảng trực tuyến, ví dụ như: ngân
hàng điện tử (E-banking) trong lĩnh vực ngân hàng; giáo dục và đạo tạo từ xa (E-
learning) trong lĩnh vực giáo dục; dịch vụ khám chữa bệnh từ xa (Tele Health) trong
lĩnh vực y tế; làm việc từ xa (Remote working);… Nhờ vào sự phát triển của khoa học
công nghệ, nhiều mô hình kinh doanh hoàn toàn mới ra đời và ngày càng phổ biến
trên thế giới, ví dụ như: các công ty Uber, Grab trong lĩnh vực vận tải; Airbnb, Pagoda
trong lĩnh vực du lịch; Alibaba, Amazon trong lĩnh vực bán lẻ;… Các công ty ngày
càng chú trọng vào việc cung ứng các sản phẩm dịch vụ chứa hàm lượng trí tuệ và
công nghệ cao như phần mềm máy tính, thiết kế, tự động hóa nhằm nâng cao chất
lượng cho đời sống vât chất và tinh thần của con người. Khoa học công nghệ nói
chung và Internet nói riêng đã đóng góp một phần không nhỏ trong việc phát triển
ngành dịch vụ thế giới hiện nay vì đã xóa đi những rào cản về khoảng cách địa lý,
ngôn ngữ, văn hóa,… giữa người cung cấp và tiêu dùng, giúp cho việc xuất nhập khẩu
dịch vụ dễ dàng và thuận lợi hơn.

Thứ tư, xu hướng tự do hóa thương mại và mở cửa thị trường dịch vụ trên thế giới.

Toàn cầu hóa và tự do hóa TMDV đang là một xu hướng tất yếu của nền kinh tế thế
giới cùng với thương mại hàng hóa, cho phép các nền kinh tế trên thế giới kết nối với
nhau về thương mại, dịch chuyển dịch vụ. Toàn cầu hóa khiến cho các quốc gia trên
thế giới xích lại gần nhau hơn, đem lại cho các nước đang phát triển cơ hội tiếp cận
gần hơn với thị trường thế giới, từ đó phát triển ngành dịch vụ vượt ra khỏi quy mô
quốc gia. Đồng thời, cơ hội tiếp nhận được các dòng vốn quốc tế, tiếp cận và thu hút
những kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại của thế giới và kỹ năng quản lý hiện đại
cũng giúp các nước đang phát triển phát triển các ngành dịch vụ một cách hiệu quả.
Bởi trong khi phần lớn các công nghệ mới được hình thành ở các nước phát triển, toàn
cầu hóa có thể giúp các nước đang phát triển hưởng lợi từ hoạt động nghiên cứu và
ứng dụng (R&D) trên phạm vi quốc tế. Trong khi đó, tự do hóa TMDV giúp loại bỏ
các cản trở hiện hành đối với TMDV thông qua xóa bỏ (có lộ trình) các hạn chế đối
với TMDV, xây dựng các thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRA) tăng cường phát
triển nguồn nhân lực và xây dựng năng lực trong lĩnh vực dịch vụ, từ đó TMDV quốc
tế diễn ra dễ dàng hơn. Kể từ khi các xu hướng toàn cầu hóa và tự do hóa TMDV trở
34
nên phổ biến trên thế giới, làm cho TMDV trên thế giới phát triển nhanh chóng, luồng
dịch vụ di chuyển giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ một cách dễ dàng, làm cho kim
ngạch xuất khẩu dịch vụ của thế giới có xu hướng tăng qua các năm. Mặc dù trong 10
năm qua có những biến động của nền kinh tế thế giới, thế nhưng TMDV vẫn phát triển
do xu thế toàn cầu hóa và tự do hóa TMDV.

Thứ năm, thu nhập của người dân ngày càng tăng lên đã tạo ra nhu cầu ngày càng
lớn về các dịch vụ cá nhân, đặc biệt là dịch vụ du lịch quốc tế.

Mức sống của người dân không ngừng tăng lên, nhu cầu về chất lượng cuộc sống, du
lịch, nghỉ ngơi, giải trí, các dịch vụ cá nhân càng ngày càng được chú trọng và đòi hỏi
được đáp ứng nhiều hơn về chất lượng cũng như số lượng. Đóng góp không nhỏ trong
cơ cấu TMDV quốc tế là sự phát triển không ngừng của lĩnh vực du lịch quốc tế.
Lượng kim ngạch xuất khẩu của lĩnh vực du lịch quốc tế có sự tăng trưởng mạnh mẽ
qua các năm và tiến tới vị trí dẫn đầu trong cơ cấu xuất khẩu dịch vụ quốc tế. Rất
nhiều quốc gia hiện tại rất chú trọng tập trung khai thác và phát triển thương mại du
lịch, lấy đó làm mũi nhọn cho phát triển kinh tế. Theo số liệu của Tổ chức Du lịch Thế
giới, năm 2019 có 1,4 tỷ lượt người đi du lịch ra nước ngoài, du lịch quốc tế thu về
hơn 1,46 nghìn tỉ USD tăng 3 lần so với năm 2000, thu hút khoảng 10% lao động thế
giới. Trải qua năm 2020 tồi tệ với những suy giảm kỷ lục do dịch bệnh COVID-19,
hoạt động du lịch trên toàn cầu đã tăng trở lại trong năm 2021 nhờ việc triển khai rộng
rãi các chương trình tiêm chủng và nới lỏng hạn chế đi lại.

3.2. Cơ cấu TMDV quốc tế


Cùng với những nhu cầu phục vụ phát triển của nền kinh tế, xã hội, cũng như nhu cầu
tiêu dùng dịch vụ cá nhân, các loại hình dịch vụ trên thị trường hiện nay ngày càng đa
dạng, phong phú, theo đó cơ cấu sản phẩm trên thị trường thế giới cũng ngày càng
được mở rộng.

Theo Hiệp định GATS, lĩnh vực dịch vụ được chia thành 12 ngành khác nhau. Trong
thập kỷ qua, nổi bật trong cơ cấu dịch vụ là ngành vận tải quốc tế và du lịch quốc tế là
hai ngành có có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất. Hai lĩnh vực này luôn chiếm gần
44% tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ toàn cầu, các dịch vụ còn lại như: tài chính,
thông tin viễn thông, dịch vụ kinh doanh, dịch vụ xây dựng,… chiếm tỷ trọng trung
bình hơn 56.7%.
35
Biểu đồ 3.1-10: Biểu đồ cơ cấu xuất khẩu dịch vụ thế giới giai đoạn 2010-
2021

Biểu đồ cơ cấu xuất khẩu dịch vụ thế giới giai đoạn 2010-2021
120%

100%
21% 20% 20% 19% 19% 18% 17% 17% 17% 17% 16% 19%
80% 11% 10%
24% 24% 25% 24% 24% 24% 24% 24% 23%
24%
60%
%

40% 73% 70%


55% 56% 56% 56% 57% 58% 59% 59% 60% 60%
20%

0%
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021

Dịch vụ khác Du lịch quốc tế Vận tải quốc tế

Nguồn: Trade Map

Biểu đồ 3.1-11: So sánh cơ cấu TMDV quốc tế năm 2010 và năm 2021

Năm 2010 Năm 2021

21% 19.3%

10.3%
55%

24% 70.4%

Dịch vụ khác Du lịch quốc tế Vận tải quốc tế Dịch vụ khác Du lịch quốc tế Vận tải quốc tế

Nguồn: Trade map

- Dịch vụ du lịch: là dịch vụ bao gồm việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận
chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin hướng dẫn và các dịch vụ
khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Giai đoạn 2010-2021, xuất khẩu
dịch vụ du lịch chiếm tỷ trọng trung bình hơn 21.75% tổng giá trị xuất khẩu
dịch vụ toàn cầu và là thị trường chiếm tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu lớn nhất.

36
- Dịch vụ vận tải: là dịch vụ bao gồm tất cả các hoạt động, trực tiếp và gián tiếp
phục vụ cho việc chuyên chở khách hàng và hàng hóa. Thị trường dịch vụ vận
tải quốc tế là thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai sau thị trường du
lịch quốc tế với tỷ trọng trung bình hơn 18.3% tổng giá trị xuất khẩu dịch vụ
toàn cầu giai đoạn 2010-2021.
- Các dịch vụ khác: bao gồm dịch vụ kinh doanh, dịch vụ tài chính, dịch vụ
thông tin viễn thông, dịch vụ xây dựng, dịch vụ phân phối, dịch vụ giáo dục,
dịch vụ y tế,… Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của các dịch vụ khác có xu
hướng tăng lên trong thập kỷ qua, chiếm tỷ trọng trung bình gần 60% tổng giá
trị xuất khẩu dịch vụ toàn cầu.

Nhận xét:
So sánh tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của các ngành dịch vụ, tỷ trọng của dịch vụ vận
tải và dịch vụ du lịch đang có xu hướng giảm dần, tỷ trọng của các dịch vụ khác ngày
càng tăng lên. Cụ thể tỷ trọng dịch vụ vận tải quốc tế giảm từ 21% năm 2010 xuống
còn 19.3% năm 2021, dịch vụ du lịch quốc tế cũng giảm từ 24% năm 2010 xuống còn
10.3% năm 2021. Nguyên nhân lớn của sự dịch chuyển này là do sự gia tăng mạnh mẽ
của các ngành dịch vụ thuộc nhóm ngành dịch vụ khác. Cụ thể dịch vụ khác chiếm tỷ
trọng cao nhất vào năm 2021 đạt 70.4%, tăng 15.4% so với năm 2010.
Phân tích nguyên nhân sự dịch chuyển cơ cấu:
Sự giảm tỷ trọng của dịch vụ vận tải:
- Dịch covid-19 đã khiến dịch vụ vận tải bị ảnh hưởng nặng nề. Năm 2020-2021
việc chậm trễ vận chuyển hàng hóa bằng tàu biển và đường hàng không cũng
như gián đoạn chuỗi cung ứng là những vấn đề phổ biến kể từ khi đại dịch
COVID-19 xảy ra. Sự bế tắc của các tuyến đường thương mại bắt nguồn từ
Trung Quốc, chiếm khoảng 16% tổng thương mại toàn cầu, đã bị thách thức
nghiêm trọng. Đầu năm 2020, Trung Quốc bắt đầu giảm hoạt động ngoại
thương. Ngoài ra, chưa kể những diễn biến bất ngờ không thể lường trước
được, ví dụ như sự tắc nghẽn kênh đào Suez vào đầu năm 2021 đã làm gián
đoạn lịch trình và ảnh hưởng đến dòng chảy lưu chuyển hàng hóa thông qua
các cảng vốn đã phải chịu nhiều áp lực. Chi phí vận chuyển tăng lên rất cao,
ảnh hưởng trực tiếp đến sức mua của người tiêu dùng toàn cầu.

37
- Đối với đường hàng không, các hãng hàng không đều hủy hoặc giảm các tuyến
bay đến các vùng dịch. Đối với vận tải tàu biển, các hãng tàu đều giảm tàu nổi
tất cả các chuyến, ảnh hưởng đến lịch xuất hàng và chất lượng dịch vụ. Việc
kiểm dịch gắt gao cũng làm cho các thủ tục vận hành giữa thị trường khu vực
bị chậm trễ hơn so với bình thường.
- Sự giảm mạnh tỷ trọng hàng nguyên vật liệu thô trong thương mại cũng khiến
cho nhu cầu sử dụng dịch vụ vận tải giảm theo.
- Xuất hiện nhiều công ty vận tải rất lớn được hình thành thông qua các hình
thức sáp nhập, liên doanh, liên kết toàn cầu. Trong thời gian qua đã có hàng
loạt những cuộc sáp nhập, liên kết với quy mô lớn từ đó xuất hiện những công
ty vận tải có năng lực rất mạnh, phạm vi hoạt động rất lớn. Các tập đoàn này
dần chuyển từ việc chỉ cung cấp một dịch vụ đơn lẻ sang cung cấp chuỗi dịch
vụ logistics với chi phí thấp. Cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức có giá rẻ
hơn so với chuỗi vận tải đơn lẻ, do đó nắm giữ vai trò quyết định giá dịch vụ
thấp trên thị trường. Các quốc gia cũng đơn giản hóa thủ tục trong các dịch vụ
vận tải, cạnh tranh trong chi phí vận tải làm cho chi phí vận tải giảm xuống. Do
đó, giá dịch vụ giảm làm giảm doanh thu của ngành.

Sự giảm mạnh trong tỷ trọng của dịch vụ du lịch:

- Cũng giống như dịch vụ vận tải, tỷ trọng dịch vụ du lịch cũng bị ảnh hưởng
nặng nề từ dịch COVID-19. Năm 2019 – trước khi đại dịch bùng phát, Du lịch
và Lữ hành toàn cầu đã đóng góp 10,4% GDP toàn cầu và hơn 330 triệu việc
làm. Tuy nhiên, trong năm 2020, khi đại dịch khiến ngành công nghiệp không
khói gần như đứng yên, mức đóng góp của ngành cho nền kinh tế toàn cầu
giảm 49,1%, thiệt hại gần 4,5 nghìn tỷ USD. Việc hạn chế di chuyển, hủy các
chuyến bay và đóng cửa các doanh nghiệp du lịch đà có tác động ngay lập tức.
Ví dụ như: các du thuyền cũng bị tạm dừng hoạt động hay bị cấm cập cảng ở
một số quốc gia; hay các chuyến bay cũng bị tạm ngưng, bao gồm cả những
chuyến bay nội địa và quốc tế; việc giãn cách xã hội cũng hạn chế lưu thông
đường bộ. Điều này đã trực tiếp làm giảm đáng kể cung và cầu các dịch vụ du
lịch nội địa và quốc tế, từ đó tỷ trọng của dịch vụ du lịch cũng bị giảm mạnh.
- Cạnh tranh giữa các thị trường nhận khách du lịch diễn ra ngày càng gay gắt.
Dịch vụ du lịch quốc tế đã cho thấy được lợi ích kinh tế to lớn, đóng góp cho
38
nền kinh tế mỗi quốc gia. Xu hướng toàn cầu hóa và sự ra đời của các hiệp định
thương mại tự do, liên kết khu vực và hợp tác song phương, đa phương đã làm
cho thị trường dịch vụ du lịch quốc tế ngày càng được mở rộng. Du khách ngày
càng có nhiều cơ hội lựa chọn hơn khi lựa chọn những nhà cung cấp dịch vụ và
những chương trình du lịch phù hợp nhất với bản thân họ, điều này khiến cho
thị trường dịch vụ du lịch quốc tế có sự cạnh tranh gay gắt hơn.
- Những thành tựu của KHCN ngày càng được sử dụng rộng rãi trong hoạt động
du lịch quốc tế. Cùng với sự phát triển của KHCN, các dịch vụ du lịch được
thực hiện qua phương thức cung cấp qua biên giới sẽ tăng nhanh trong tương
lai. Các dịch vụ như đặt phòng khách sạn, đặt vé máy bay, thuê xe đi lại,… qua
Internet ngày càng trở nên phổ biến giúp khách du lịch có thể dễ dàng lựa chọn
và làm việc trực tiếp với những nhà cung ứng mà không cần những dịch vụ môi
giới, trung gian khiến môi trường cạnh tranh trong ngành này càng trở nên
khốc liệt.
Sự gia tăng nhanh chóng đối với nhóm các dịch vụ khác: như dịch vụ điện tử viễn
thông, máy tính, thông tin, tài chính, bảo hiểm,..

- Sự mở rộng của các ngành dịch vụ khác chủ yếu nhờ sự phát triển mạnh mẽ
của các ngành KHCN, các ngành có hàm lượng trí tuệ cao. Trong thế kỷ XXI,
với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tỷ trọng các ngành dịch
vụ thông tin viễn thông, dịch vụ máy tính, dịch vụ tài chính có xu hướng tăng
lên, vượt qua các dịch vụ truyền thống và có xu hướng sẽ trở thành dịch vụ
năng động nhất với quy mô trao đổi lớn và tốc độ tăng trưởng nhanh.

- KHCN phát triển đã thúc đẩy toàn bộ ngành TMDV phát triển. Ví dụ thông
như: thông qua Internet, các công ty lữ hành có thể cung cấp thông tin về các
tuyến du lịch, đặt khách sạn và vé máy bay; các nhà phân phối có thể chuyển từ
hình thức bán hàng cổ điển sang thương mại điện tử; và các ngân hàng có thể
tiến hành các giao dịch trị giá hàng tỷ đô chỉ trong vòng một vài giây đồng hồ.
Tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày nay cho phép các nhà cung cấp dịch vụ chỉ cần
tạo ra một sản phẩm duy nhất nhưng lại có khả năng tiêu dùng hàng loạt như
các trang web kèm theo các hoạt động tư vấn, quảng cáo, nhạc-phim số, thương
mại điện tử (e-commerce) và ngân hàng điện tử (e-banking), tạo điều kiện cho
những ngành dịch vụ này phát triển vượt bậc. Đặc biệt trong đại dịch COVID-
39
19, trước sự hạn chế tiếp xúc trực tiếp, nhiều hoạt động học tập và làm việc
phải chuyển sang hình thức trực tuyến, nên việc sử dụng các dịch vụ điện tử
viễn thông trở thành một nhu cầu thiết yếu, góp phần làm tăng tỷ trọng các dịch
vụ khác.
3.3. Các quốc gia có kim ngạch XNK DV lớn nhất thế giới
Bảng 3.2-2: Top 10 quốc gia có kim ngạch XK DV lớn nhất thế giới năm 2021

STT Quốc gia Kim ngạch XK Tỷ trọng so với thế giới


( Tỷ USD) (%)

1 Mỹ 795.27 13.27%

2 Anh 417.35 6.96%

3 Trung Quốc 394.27 6.58%

4 Đức 386.64 6.45%

5 Ireland 337.18 5.63%

6 Pháp 300.60 5.01%

7 Hà Lan 249.19 4.16%

8 Ấn Độ 240.66 4.01%

9 Singapore 229.83 3.83%

10 Nhật Bản 169.91 2.83%

Tổng 58.74%

Nguồn: Trade Map

Bảng 3.2-3: Top 10 quốc gia có kim ngạch NK DV lớn nhất thế giới năm 2021

STT Quốc gia Kim ngạch NK Tỷ trọng so với thế giới

40
( Tỷ USD) (%)

1 Mỹ 550.03 9.93%

2 Trung Quốc 427.00 7.71%

3 Đức 386.04 6.97%

4 Ireland 340.10 6.14%

5 Pháp 257.10 4.66%

6 Hà Lan 238.10 4.30%

7 Ấn Độ 195.95 3.54%

8 Anh 242.80 4.38%

9 Singapore 223.53 4.04%

10 Nhật Bản 208.42 3.76%

Tổng 55.43%

Nguồn: Trade Map

Nhận xét:

- Năm 2021, mười nước có kim ngạch TMDV lớn nhất chiếm tới hơn 58% tổng
kim ngạch TMDV toàn cầu, trong đó chủ yếu là các nước phát triển. Năm
2021, 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới chiếm 58.74% tổng kim ngạch xuất khẩu
dịch vụ toàn cầu; trong đó có năm nước đứng đầu bao gồm: Mỹ, Trung Quốc,
Anh, Đức, Ireland chiếm 38.89%; Mỹ là quốc gia có kim ngạch xuất khẩu
TMDV lớn nhất thế giới, chiếm 13.27%. Về nhập khẩu, 10 nền kinh tế lớn nhất
thế giới chiếm 55.43% tổng kim ngạch nhập khẩu dịch vụ toàn cầu; trong đó có
năm nước đứng đầu bao gồm: Mỹ, Trung Quốc, Pháp, Đức, Ireland chiếm
35.41%; Mỹ là quốc gia có kim ngạch nhập khẩu TMDV lớn nhất thế giới,
chiếm 9.93%.
- Giai đoạn 2010-2021, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ của các nước đang phát
triển có sự gia tăng nhanh chóng, từng bước chiếm tỷ trọng ngày càng lớn và
41
đóng vai trò quan trọng hơn trong hoạt động TMDV quốc tế. Trong đó, vai trò
của các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Singapore ngày càng trở nên lớn
mạnh hơn trên thị trường dịch vụ quốc tế.
Phân tích nguyên nhân của những thay đổi trong tỷ trọng kim ngạch xuất nhập
khẩu dịch vụ của các quốc gia trong giai đoạn 2010-2021:

Kim ngạch xuất nhập khẩu dịch vụ của các nước phát triển vẫn tiếp tục chiếm tỷ
trọng lớn nhất

- TMDV quốc tế là lợi thế rất lớn của các nền kinh tế phát triển theo cán cân
thương mại. Trong cơ cấu các nền kinh tế của các nước phát triển, đặc biệt là
nền kinh tế Mỹ, dịch vụ là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP
(70-80%), do vậy tiềm năng xuất khẩu dịch vụ là rất lớn.
Biểu đồ 3.2-12: Kim ngạch và tỷ trọng XK dịch vụ của Mỹ trong tổng
XKDV thế giới 2010-2021

Kim ngạch và tỷ trọng XK dịch vụ của Mỹ trong tổng XKDV thế


giới 2010-2021
1000 16.0%
15.6% 15.6%
900 15.3% 15.5%
15.1%
800 14.9% 14.9%
14.7% 14.6% 15.0%
700
600 14.3% 14.5%
14.1%
Tỷ USD

500 13.8% 14.0%

%
400 13.3% 13.5%
300
13.0%
200
100 12.5%
582 645 685 719 757 769 781 834 862 876 706 795
0 1 1 1 2 2 2 3 3 3 4 4 4 5 5 5 6 6 6 7 7 7 8 8 8 9 9 9 101010 111111 121212 12.0%
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021

Kim ngạch Tỷ trọng

Nguồn: Trade Map

Mỹ là điển hình của nhóm nước phát triển có lĩnh vực dịch vụ phát triển mạnh, dẫn
dắt và chi phối thị trường TMDV quốc tế. Trong nhiều năm qua, Mỹ luôn bị thâm hụt
lớn trong lĩnh vực thương mại hàng hóa, nhưng lại là nước đạt thặng dư lớn trong xuất
khẩu dịch vụ. Cụ thể, năm 2015, thặng dư TMDV của Mỹ đạt tới 270 tỷ USD; năm
2021, con số đó là 245 tỷ USD.

- Chi phí đầu tư cho R&D của các nước phát triển rất lớn giúp các nước này có
năng lực cạnh tranh vượt trội trong các lĩnh vực dịch vụ, nhất là các dịch vụ có

42
hàm lượng công nghệ cao. Các nước phát triển có trình độ phát triển kinh tế và
KHCN rất cao, có khả năng cung ứng hầu như tất cả mọi nhu cầu dịch vụ phục
vụ sản xuất cũng như nhu cầu tiêu dùng cá nhân với chất lượng cao và khả
năng vượt trội, dẫn đầu thị trường. Đồng thời, bản thân các nước phát triển
cũng là những thị trường tiêu thụ dịch vụ hàng đầu thế giới.
Biểu đồ 3.2-13: Top 10 quốc gia có giá trị đầu tư cho R&D lớn nhất năm
2020

Top 10 quốc gia có giá trị đầu tư cho R&D lớn nhất năm 2020
800.0
720.9
700.0

600.0 582.8

500.0

400.0
Tỷ USD

300.0

200.0 174.1
143.4
112.9
100.0 74.6 56.0 48.0 47.9 38.2
0.0
Mỹ Trung Nhật Bản Đức Hàn Quốc Pháp Anh Nga Đài Loan Italy
Quốc

Nguồn: Global Research and Development Expenditures

Hầu hết các quốc gia trong top 10 nước có giá trị đầu tư cho R&D lớn nhất đều là
những nước phát triển, dẫn đầu là Mỹ. Các quốc gia như Hàn Quốc và Israel đang rất
chú trọng vào việc đầu tư cho R&D. Số tiền họ chi ra để làm nghiên cứu và phát triển
chiếm tới hơn 4% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cả nước. Mặc dù, việc chi tiền cho
nghiên cứu và phát triển (R&D) sẽ không mang lại kết quả ngay thậm chí còn phải
kéo dài cả thập kỷ, tuy nhiên các khoản đầu tư vào R&D là một trong những chỉ số
hàng đầu để đo lường sức mạnh kinh tế, đặc biệt là sự dẫn đầu trong cuộc đua TMDV.

Biểu đồ 3.2-14: Giá trị đầu tư cho R&D của Mỹ 2010-2020

43
Giá trị đầu tư cho R&D của Mỹ (2010-2020)
800.0 4.0%
700.0 3.5%3.5%
3.2%
600.0 2.9% 2.9% 3.0% 3.0%
2.7% 2.8% 2.7% 2.7% 2.7% 2.8%
500.0 2.5%
Tỷ USD

400.0 2.0%

%
300.0 1.5%
200.0 1.0%
100.0 0.5%
410.1 429.8 434.3 455.1 477.0 507.4 533.5 565.9 618.5 678.6 720.9
0.0 0.0%
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Axis Title

Giá trị Tỷ trọng/GDP

Nguồn: OECD.stat

Năm 2019, trước đại dịch, Mỹ là quốc gia có chi tiêu R&D lớn nhất thế giới đạt hơn
678 tỷ USD, chiếm gần 30% toàn thế giới. Năm 2020, COVID-19 bùng phát càng
thúc đẩy mạnh mẽ việc nghiên cứu các loại thuốc, vacxin phòng ngừa, nâng chi tiêu
R&D của Mỹ lên 720.9 tỷ USD. Vị thế cường quốc kinh tế số 1 của Mỹ đã càng
khẳng định được tầm quan trọng của việc đầu tư vào R&D đến phát triển kinh tế.
Ngoài ra, Mỹ còn là môi trường giáo dục thu hút số lượng sinh viên quốc tế lớn nhất
thế giới, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao và đa dạng cho nhân lực toàn cầu.
- Mức thu nhập ở các nước phát triển rất cao khiến cầu về dịch vụ cá nhân không
ngừng tăng lên.
Thu nhập của người dân tăng lên, nhất là ở các nước phát triển, đã tạo ra nhu cầu ngày
càng lớn về dịch vụ cá nhân ví dụ như: dịch vụ du lịch quốc tế vì khi người dân đã
được thỏa mãn các nhu cầu về kinh tế, gia đình thì thường có xu hướng muốn nghỉ
ngơi. Thu nhập tăng, giờ làm việc giảm ở các nước phát triển dẫn đến nhu cầu về các
dịch vụ giải trí nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống như giải trí và du lịch tăng lên.
Trái ngược với hàng hóa tiêu dùng cơ bản, nhu cầu đối với một số dịch vụ tiêu dùng bị
ảnh hưởng nhiều bởi sự thay đổi của giá cả - nó “co giãn theo thu nhập”. Để đáp ứng
nhu cầu ngày càng tăng này, không chỉ các dịch vụ phải được cung cấp mà còn phải
cải thiện tính linh hoạt về mọi khía cạnh trong bất kỳ khía cạnh nào ví dụ như mua
sắm được thanh toán đa dạng hình thức: bằng thẻ ATM, thẻ tín dụng, ví điện tử,…
Ngoài ra, nhu cầu về các dịch vụ tài chính như lập kế hoạch tài chính, tài khoản hưu
trí và thậm chí cả bảo hiểm cho người tiêu dùng cũng tăng lên. Hơn nữa, sự thay đổi
44
trong cơ cấu nhân khẩu học theo hướng tuổi thọ cao hơn làm tăng nhu cầu về các dịch
vụ chăm sóc và sức khỏe chất lượng cao. Có thể thấy rằng sự tăng trưởng mạnh của
lĩnh vực dịch vụ ở các quốc gia phát triển bắt nguồn từ sự tăng trong thu nhập và sau
đó là nhu cầu của người tiêu dùng.
Vai trò của các nước đang phát triển trong TMDV quốc tế ngày càng lớn mạnh

Trong những thập kỷ gần đây, nhiều nước đang phát triển đã đạt được những thành
tựu to lớn về kinh tế, đó là cơ sở thúc đẩy sự gia tăng của TMDV quốc tế. Tỷ trọng
TMDV của các nước đang phát triển có xu hướng tăng nhanh, trong đó Trung Quốc
và Ấn Độ đã được xếp trong 10 nước XKDV lớn nhất.
Năm 2021, Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu dịch vụ lớn thứ 3 thế giới (thị phần
6.58% so với năm 2010 là gần 5%), nhập khẩu dịch vụ đứng thứ 2 thế giới (thị phần
7.71% so với năm 2010 là 5.5%), đồng thời cũng là nước có mức tăng trưởng xuất
khẩu dịch vụ cao nhất thế giới. Trung Quốc hiện là quốc gia nhâp siêu dịch vụ lớn
nhất thế giới. Sự gia tăng vai trò của Trung Quốc trên thị trường dịch vụ quốc tế chủ
yếu xuất phát từ sự mở rộng xuất nhập khẩu dịch vụ vận tải, du lịch và một số dịch vụ
khác. Vị trí của Trung Quốc dự báo sẽ tiếp tục được củng cố trong tương lai khi quốc
gia này đang trên đà phát triển mạnh mẽ.
Ấn Độ trở thành quốc gia đứng thứ 8 về xuất khẩu dịch vụ với thị phần đạt hơn 4%
năm 2021 so với mức 3% năm 2015. Ấn Độ là nước có mức tăng trưởng xuất khẩu
dịch vụ cao nhất thế giới trong thâp kỷ qua chủ yếu nhờ sự phát triển mạnh mẽ của
dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ máy tính, đặc biệt Ấn Độ đã trở thành quốc gia
xuất khẩu dịch vụ phần mềm máy tính lớn nhất trên thị trường tin học thế giới.

4. Tình hình xuất khẩu một số nhóm dịch vụ chủ yếu trên thế giới
4.1. Dịch vụ vận tải quốc tế

4.1.1. Khái niệm dịch vụ vận tải quốc tế


Dịch vụ vận tải là hoạt động vận chuyển hàng hóa mang tính kinh tế, diễn ra
giữa người vận tải, cung cấp dịch vụ (chủ thể) và người có hàng hóa cần vận chuyển,
sử dụng dịch vụ, chịu trách nhiệm thanh toán (khách thể).

Dịch vụ vận tải quốc tế là dịch vụ vận chuyển hàng hóa giữa hai hay nhiều nước,
tức là điểm giao hàng và điểm nhận hàng sẽ nằm ở hai hay nhiều nước khác nhau.

45
Dịch vụ vận tải bao gồm tất cả các hoạt động trực tiếp và gián tiếp, phục vụ cho
việc chuyên chở hành khách và hàng hóa. Theo cách phân loại của Hiệp định GATS,
ngành dịch vụ vận tải được chia thành các phân ngành: dịch vụ vận tải biển, vận tải
đường bộ, đường sắt, đường thủy, hàng không, đường ống, dịch vụ vận tải vũ trụ, các
dịch vụ hỗ trợ vận tải và dịch vụ khác.

4.1.2. Vai trò của dịch vụ vận tải quốc tế


Dịch vụ vận tải được coi là huyết mạch của thương mại quốc tế, mang lại lợi ích kinh
tế rất lớn:

Vận tải quốc tế thúc đẩy sản xuất phát triển và lưu thông hàng hóa. Một trong những
yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng hàng hóa lưu chuyển giữa các nước là khả năng vận
tải giữa các nước đó. Khối lượng hàng hóa lưu chuyển giữa hai nước tỉ lệ nghịch với
khoảng cách vận tải. Khoảng cách vận tải ở đây được hiểu là khoảng cách kinh tế, tức
là lực lượng lao động nhất định phải bỏ ra để thực hiện quá trình chuyên chở giữa hai
điểm vận tải và đối với người gửi hàng đó chính là cước phí.

Vận tải thay đổi cơ cấu hàng hóa và cơ cấu thị trường trong thương mại quốc tế.
Trước đây thương mại quốc tế chỉ tập trung ở những mặt hàng thành phẩm và bán
thành phẩm. Cho đến khi các công cụ vận tải hiện đại ra đời có cấu tạo thuận tiện cho
việc chuyên chở và cho phép hạ giá thành vận tải đã tạo điều kiện mở rộng chủng loại
mặt hàng. Khi mà vận tải chưa phát triển, giá cước vận tải cao thì thị trường tiêu thụ
thường ở gần nơi sản xuất. Cho đến khi vận tải phát triển đã tạo điều kiện mở rộng thị
trường buôn.

4.1.3. Tình hình xuất khẩu dịch vụ vận tải quốc tế


Thị trường dịch vụ vận tải quốc tế là thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ
hai thế giới sau thị trường du lịch quốc tế. Sự phát triển của nền kinh tế thế giới nói
chung và thương mại hàng hóa nói riêng, đã làm cho nhu cầu về dịch vụ vận tải trên
thế giới gia tăng nhanh chóng. Đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhiều quốc gia trên
thế giới ngày càng mở rộng năng lực vận tải của mình, điều này khiến cung về năng
lực vận tải trên thị trường vận tải quốc tế phát triển rất nhanh, mức độ cạnh tranh ngày
càng gay gắt.

46
Biểu đồ 4.1-15: Kim ngạch và tỉ trọng xuất khẩu dịch vụ vận tải quốc tế giai
đoạn 2010-2021

Kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ vận tải quốc tế giai đoạn
2010-2021; Tỷ USD
7,000 25%
6,000 21% 20% 20% 19% 19% 19% 20%
18% 17%
5,000 17% 17% 17% 17%

4,000 15%
6,291
3,000 5,011 6,105 6,072
4,475 5,248 5,539 5,179 10%
4,603
2,000 3,978 5,091
4,892 05%
1,000
821 898 913 939 989 896 861 944 1,036 1,041 856 1,158
00 00%
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021

Thế giới Vận tải Tỉ trọng

Nguồn: Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD)

Trong giai đoạn 2010-2021, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ vận tải quốc tế đạt
mức trung bình hơn 946 tỷ USD/năm, chiếm khoảng 18,3% tổng giá trị xuất khẩu dịch
vụ quốc tế.

Trong giai đoạn 2010-2021, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ vận tải quốc tế trên thế
giới tăng trưởng chậm và không ổn định. Năm 2015, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ vận
tải toàn cầu giảm hơn 10% so với năm 2014, chủ yếu do sự giảm nhu cầu vận chuyển
container ở các nước đang phát triển. Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ vận tải
trên thế giới giảm gần 20% so với năm 2019, do tác động tiêu cực của dịch Covid-19
làm cho các quốc gia phải áp dụng các biện pháp cứng rắn để ứng phó với đại dịch
như đóng cửa thị trường làm chuỗi cung ứng và thị trường vận tải toàn cầu ngưng trệ.
Tuy vậy, sang năm 2021, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ vận tải quốc tế đã tăng hơn
35% so với năm 2020. Điều này do các nước đã khắc phục được ảnh hưởng của
Covid-19, các biện pháp hạn chế đi lại đã được gỡ bỏ, thị trường được mở cửa, khôi
phục thị trường vận tải, chuỗi cung ứng để tiếp tục phát triển kinh tế.

Biểu đồ 4.1-16: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu dịch vụ vận tải quốc tế giai
đoạn 2010-2021

47
Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu dịch vụ vận tải quốc tế; Tỷ USD
1,400
1,200
1,000 310
247 250
207 221 225
800 192 187 198 202
168 242 290
600 310 320 347 386 384
268 298 315 315 346 205
400
558
200 385 408 416 412 422 382 344 373 404 407 410

00 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
11 12
12
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021

Vận tải biển Vận tải hàng không Các phương thức khác

Nguồn: Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD)

Trong cơ cấu kim ngạch xuất khẩu dịch vụ vận tải, vận tải đường biển có vai trò
quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất, trung bình giai đoạn 2010-2022 khoảng hơn
40% trong tổng giá trị xuất khẩu dịch vụ vận tải quốc tế. Và hiện nay, khoảng 90%
hàng hóa trên thế giới được vận chuyển bằng đường biển, nên ngành vận tải biển có
vai trò rất quan trọng. Tiếp theo là vận tải hàng không, khoảng hơn 30% trong tổng
giá trị xuất khẩu dịch vụ vận tải quốc tế, đây cũng là lĩnh vực có doanh thu tăng
trưởng nhanh nhất trong các lĩnh vực dịch vụ vận tải quốc tế. Các phương thức vận tải
khác vào năm 2021 đạt 310 tỷ USD, chiếm gần 27% kim ngạch xuất khẩu dịch vụ vận
tải quốc tế.

Nhìn chung giai đoạn 2010-2021, tuy có sự gia tăng về giá trị tuyệt đối của kim
ngạch xuất khẩu dịch vụ vận tải quốc tế, nhưng nhìn chung, tỷ trọng kim ngạch xuất
khẩu của dịch vụ vận tải quốc tế tăng chậm và có xu hướng giảm, từ mức chiếm tỷ
trọng gần 21% vào năm 2010 xuống còn khoảng 19% vào năm 2021. Một trong
những nguyên nhân đó là do thị trường dịch vụ vận tải cạnh tranh ngày càng gay gắt
do đó gây ra tình trạng thừa cung, thiếu cầu trên thị trường. Thêm vào đó, trong đà
tăng sự phát triển của của xuất khẩu dịch vụ, doanh thu thường tập trung nhiều hơn ở
những ngành kinh tế khác như tài chính, khoa học – công nghệ, du lịch, ... đặc biệt là
những ngành đòi hỏi hàm lượng trí tuệ rất cao. Ngành vận tải quốc tế quan trọng nhờ
đó mà hoạt động lưu thông, mua bán hàng hóa mới có thể diễn ra trơn tru, tuy nhiên
vẫn chưa thấy được có nhiều sự bứt phá về mặt doanh số trong ngành này đóng góp
vào GDP toàn cầu, trong khi những ngành khác tăng trưởng hàng năm rất nhanh. Điều

48
này lí giải vì sao tỷ trọng ngành vận tải quốc tế có suy giảm. Ngoài ra, xuất khẩu các
dịch vụ quốc tế khác có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so với dịch vụ vận tải quốc tế,
các nước có xu hướng tăng cường sử dụng dịch vụ vận tải của các nhà cung cấp nội
địa trong thương mại quốc tế do đó đã làm cho dịch vụ vận tải quốc tế tăng chậm và
có xu hướng giảm. Tuy vậy, từ năm 2020 đến nay, cước phí vận tải biển có xu hướng
tăng cao do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 làm cho chuỗi cung ứng toàn cầu bị
gián đoạn, tình trạng tồn đọng ngày càng tăng của các container vận chuyển do thời
gian giao hàng bị kéo dài, …

4.1.4. Top 5 quốc gia xuất khẩu dịch vụ vận tải quốc tế lớn nhất năm 2021
Kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ vận tải xét theo quốc gia cũng như các
khu vực trên thế giới có sự thay đổi đáng kể qua từng năm. Xét về kim ngạch xuất
khẩu theo quốc gia, các nước như: Trung Quốc, Mỹ, Đức, Singapore, Pháp, … là
những nước có kim ngạch xuất khẩu dịch vụ vận tải lớn nhất trên thị trường vận tải
quốc tế.
Bảng 4.1-4: Các nước dẫn đầu về xuất khẩu dịch vụ vận tải trên thế giới
năm 2021
Đơn vị: Tỷ USD
Vị trí Quốc gia Kim ngạch XK Tỷ trọng (%)
1 Trung Quốc 129,4 11,5%
2 Đức 80,1 7,1%
3 Pháp 70,1 6,2%
4 Singapore 68,1 6,1%
5 Mỹ 65,8 5,9%
Nguồn: Trung tâm thương mại quốc tế (ITC)

Các quốc gia có năng lực cung ứng dịch vụ vận tải lớn nhất thế giới hầu hết là
các quốc gia có nền kinh tế và khoa học phát triển, sở hữu đội tàu biển có tổng trọng
tải lớn nhất trên thế giới, hệ thống bến cảng, sân bay có trang thiết bị hiện đại, là trung
tâm trung chuyển hàng hóa, hành khách của thế giới, đồng thời có truyền thống trong
lĩnh vực vận tải biển quốc tế. Bên cạnh đó, đây cũng là những quốc gia có dịch vụ vận
tải hàng không phát triển, hệ thống sân bay lớn, hiện đại, là các trung tâm dịch vụ vận
tải của khu vực và thế giới.

49
Năm 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ của ba quốc gia dẫn đầu là Trung
Quốc, Đức, Pháp chiếm hơn 24% kim ngạch xuất khẩu dịch vụ vận tải trên toàn thế
giới. Đặc biệt là Trung Quốc, từ năm 2016 đến năm 2021, trong 6 năm, Trung Quốc
đã vươn lên trở thành nước xuất khẩu dịch vụ vận tải đứng đầu thế giới.

Trong những thập kỷ gần đây, Trung Quốc đã ngày càng mở rộng khả năng cung
ứng dịch vụ vận tải quốc tế của mình với tốc độ rất nhanh chóng. Sở dĩ Trung Quốc có
thể vươn lên dẫn đầu bởi Trung Quốc ngày càng mở rộng cơ sở hạ tầng của mình.
Trung Quốc có đội tàu vận tải thương mại lớn thứ hai thế giới và theo Văn phòng Tình
báo Hải quân Mỹ, hiện Trung Quốc đã vượt nước này để trở thành lực lượng hải quân
lớn nhất thế giới về tổng số tàu chiến. Ngoài sự tích lũy khổng lồ các cơ sở hạ tầng
vận tải biển trong nước, Trung Quốc còn có ảnh hưởng tại hơn 100 cảng thuộc khoảng
63 quốc gia. Ngoài ra, Trung Quốc còn là nhà sản xuất thiết bị vận chuyển hàng đầu
thế giới, sản xuất 96% container vận chuyển trên thế giới, 80% cần cẩu tàu biển trên
thế giới và nhận 48% đơn đặt hàng đóng tàu của thế giới trong 2020. Về dịch vụ vận
tải hàng không, đến cuối năm 2021, Trung Quốc sở hữu 7 sân bay với lượng hàng hóa
hàng năm hơn 500.000 tấn.

Năm 2020, hầu hết kim ngạch xuất khẩu dịch vụ vận tải quốc tế của các quốc gia
đều sụt giảm, giảm sâu nhất là nước Mỹ với gần 2 lần. Nguyên nhân chính là do ảnh
hưởng của đại dịch Covid-19 đã làm cho các quốc gia phải đóng cửa, áp dụng các biện
pháp cứng rắn để ứng phó với đại dịch, chuỗi cung ứng và dịch vụ vận tải toàn cầu bị
ngưng trệ một thời gian. Tuy nhiên, sang đến năm 2021 kim ngạch xuất khẩu dịch vụ
vận tải quốc tế của các nước này đã tăng vượt bậc so với năm 2020, trong đó Trung
Quốc đã tăng đến hơn 2 lần. Còn với Mỹ, tuy kim ngạch xuất khẩu dịch vụ vận tải
quốc tế năm 2021 tăng lên nhưng cũng khiến cho nước này đang ở vị trí dẫn đầu tụt
xuống vị trí thứ 5. Điều này cho thấy đại dịch Covid-19 ảnh hưởng khá nghiêm trọng
tới chuỗi cung ứng và dịch vụ vận tải của đất nước này. Một trong những nguyên nhân
đó là tình trạng tồn đọng container vận chuyển ở các cảng tại Mỹ đã gây ra các vấn đề
lo ngại về lạm phát gia tăng và làm suy giảm ảnh hưởng của Mỹ tới ngành dịch vụ vận
tải biển quốc tế nói riêng và toàn thế giới nói chung.

Bảng 4.1-5: Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ vận tải theo khu vực năm 2021
Đơn vị: Tỷ USD

50
Khu vực Kim ngạch XKDVVT Tỷ trọng (%)
Châu Á 426,5 38%
Châu Âu 562,3 50%
Châu Mỹ 104,3 9,3%
Châu Phi 25,7 2,3%
Châu Đại Dương 4,0 0,4%
Nguồn: Trung tâm thương mại quốc tế (ITC),

Xét về khả năng cung ứng dịch vụ vận tải theo khu vực, trong giai đoạn 2016-
2021, châu Âu vẫn là khu vực chiếm tỷ trọng cao nhất về kim ngạch xuất khẩu trên thị
trường vận tải quốc tế. Năm 2021, khu vực châu Âu đạt mức tỷ trọng khoảng hơn 560
tỷ USD, chiếm khoảng 50% tỷ trọng dịch vụ vận tải quốc tế. Châu Á là khu vực chiếm
tỷ trọng lớn thứ hai về tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ vận tải quốc tế, năm 2021, kim
ngạch của châu Á đạt hơn 426 tỷ USD, chiếm gần 38% tỷ trọng dịch vụ vận tải quốc
tế. Sự tăng trưởng của châu Á có sự đóng góp quan trọng của Trung Quốc, quốc gia
đứng đầu thế giới hiện nay. Ngoài ra còn có sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ vận tải
quốc tế các nước: Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, …

Các nước có nền kinh tế phát triển, kim ngạch xuất nhập khẩu lớn, cũng là các
quốc gia có nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu rất lớn. Trong đó, ba nước
gồm: Trung Quốc, Mỹ, Đức có kim ngạch nhập khẩu vận tải lớn nhất thế giới đồng
thời cũng là ba quốc gia có kim ngạch thương mại lớn nhất thế giới.

Bảng 4.1-3: Các quốc gia dẫn đầu về nhập khẩu dịch vụ vận tải trên thế giới
năm 2021
Đơn vị: Tỷ USD

Vị trí Quốc gia Kim ngạch NK


1 Trung Quốc 133,6
2 Mỹ 105,3
3 Đức 94,3
4 Ấn Độ 82,7
5 Singapore 68,1
Nguồn: Trung tâm thương mại quốc tế (ITC)

51
Năm 2021, tổng kim ngạch nhập khẩu dịch vụ của ba nước: Trung Quốc, Mỹ,
Đức chiếm hơn 25% kim ngạch nhập khẩu dịch vụ toàn cầu.

Trung Quốc và Mỹ là các quốc gia xuất khẩu hàng hóa đến các quốc gia với kim
ngạch rất lớn với nhiều loại mặt hàng trong các lĩnh vực, do đó nhu cầu về vận chuyển
là rất lớn. Đức cũng như EU xuất khẩu cũng rất đa dạng và nhiều loại mặt hàng như:
máy móc, hàng điện tử, ô tô, hóa chất, … do đó nhu cầu vận chuyển cũng rất cao. Ấn
Độ là một nước mạnh về xuất khẩu nông sản, sắt thép, nhôm, …

Bên cạnh đó, các nước trong khối EU, Ấn Độ, Singapore, Nhật Bản, … cũng là
các quốc gia có tác động rất nhạy cảm đến thị trường nhập khẩu dịch vụ vận tải quốc
tế. Các quốc gia này có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, nhu cầu về vận chuyển các
nguyên liệu, khoáng sản, nhiên liệu, nông sản hàng năm là rất lớn.

4.2. DV viễn thông, thông tin và máy tính

4.2.1. Khái niệm


Theo luật Viễn Thông số 41/2009/QH12: “Dịch vụ viễn thông là dịch vụ gửi,
truyền, nhận và xử lý thông tin giữa hai hoặc một nhóm người sử dụng dịch vụ viễn
thông, bao gồm dịch vụ cơ bản và dịch vụ giá trị gia tăng”.
Theo phụ lục về Thông tin viễn thông của GATS, “Thông tin viễn thông" là việc
truyền hoặc tiếp nhận tín hiệu bằng bất kỳ phương tiện điện từ trường nào”. Còn dịch
vụ thông tin là một phần của hệ thống thông tin cung cấp dữ liệu, kiến thức, thông tin
cho khách hàng và thu thập dữ liệu đó từ những người đóng góp, để quản lý và lưu trữ
nó bằng cách sử dụng tùy chọn của quản trị viên.
Dịch vụ máy tính là tất cả công nghệ thông tin và hệ thống máy tính (bao gồm
Phần mềm, dịch vụ của nhà cung cấp dịch vụ ứng dụng, dịch vụ máy tính lưu trữ,
công nghệ thông tin và phần cứng viễn thông và thiết bị khác) liên quan đến việc
truyền tải, lưu trữ, bảo trì, tổ chức, trình bày, tạo, xử lý hoặc phân tích dữ liệu và
thông tin có hay không ở dạng điện tử.
Theo thông tư số 05/2012/TT-BTTTT, dịch vụ viễn thông được phân loại dựa
trên các đặc điểm khác nhau: Phân theo đặc điểm công nghệ, dịch vụ viễn thông được
chia thành hai loại hình dịch vụ là dịch vụ viễn thông cố định và dịch vụ viễn thông di
động

52
− Dịch vụ viễn thông cố định bao gồm dịch vụ viễn thông cố định mặt đất, dịch
vụ viễn thông cố định vệ tinh.
− Dịch vụ viễn thông di động bao gồm dịch vụ viễn thông di động mặt đất, dịch
vụ viễn thông di động vệ tinh, dịch vụ viễn thông di động hàng hải, dịch vụ viễn thông
di động hàng không.

Phân theo hình thức thanh toán giá cước, các dịch vụ viễn thông bao gồm dịch vụ trả
trước và dịch vụ trả sau.
− Dịch vụ trả trước là dịch vụ mà người sử dụng dịch vụ viễn thông thanh toán
giá cước sử dụng dịch vụ trước khi sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận giữa hai bên;
− Dịch vụ trả sau là dịch vụ mà người sử dụng dịch vụ viễn thông thanh toán giá
cước sử dụng dịch vụ sau khi sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận giữa hai bên.

Phân theo phạm vi liên lạc, các dịch vụ viễn thông quy định tại khoản 1 Điều này
được phân thành dịch vụ nội mạng và dịch vụ liên mạng.

− Dịch vụ nội mạng là dịch vụ gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin giữa những
người sử dụng dịch vụ của cùng một mạng viễn thông;
− Dịch vụ liên mạng là dịch vụ gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin giữa những
người sử dụng dịch vụ của các mạng viễn thông khác nhau. Các mạng viễn thông khác
nhau là các mạng viễn thông khác loại của cùng một doanh nghiệp viễn thông hoặc
các mạng viễn thông của các doanh nghiệp viễn thông khác nhau.

4.2.2. Vai trò của dịch vụ viễn thông – thông tin – máy tính đối với phát triển kinh tế
Dịch vụ viễn thông, thông tin, máy tính là lĩnh vực có dung lượng thị trường và
tiềm năng phát triển rất lớn do sự phát triển của công nghệ thông tin, Internet, … Cuộc
cách mạng khoa học Công nghệ 4.0 đã thúc đẩy sự chuyển dịch nhanh chưa từng thấy
ở tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực viễn thông, thông tin, máy tính. Bởi nó đáp
ứng nhu cầu cần thiết về trao đổi, thu nhận thông tin giữa các chủ thể trong các hoạt
động sản xuất kinh doanh, quản lý xã hội và đời sống sinh hoạt của con người ở khắp
nơi trên thế giới.

Dịch vụ viễn thông, thông tin là công cụ thông tin hiệu quả nhất, nhanh nhạy
nhất với yêu cầu nhanh chóng, chính xác, an toàn, thuận tiện cho mọi lĩnh vực của đời

53
sống xã hội bao gồm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng, là yếu
tố nhạy cảm có liên quan đến vấn đề chính trị xã hội, kinh tế, quân sự và an ninh quốc
gia, là những công cụ quản lý quan trọng của hệ thống chính trị. .

Đồng thời, sự phát triển của dịch vụ viễn thông, thông tin, máy tinh có tác dụng
thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xã hội theo hướng
tiến bộ, nâng cao năng suất và hiệu quả trong nông nghiệp, công nghiệp, các dịch vụ
xã hội như giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khỏe…cải thiện chất lượng cuộc sống ở
các nước đang phát triển.

Công nghệ Thông tin và Truyền thông (ICT) là một động lực quan trọng cho
tăng trưởng kinh tế ở các nền kinh tế phát triển. ICT hỗ trợ phát triển kinh tế thông
qua nâng cao năng suất, đổi mới và phát triển thương mại thông qua các quy trình giao
hàng mới. Hơn nữa, Công nghệ Thông tin và Truyền thông được kỳ vọng sẽ góp phần
phục hồi kinh tế bằng cách cung cấp các giải pháp phù hợp cho cuộc khủng hoảng
kinh tế thế giới. Trong hơn 20 năm qua, một số nước đang phát triển như Ấn Độ,
Trung Quốc, Malaysia và Thổ Nhĩ Kỳ đã nâng cao năng lực sử dụng lĩnh vực Công
nghệ Thông tin và Truyền thông như một công cụ quan trọng để phát triển kinh tế
theo cách mà đôi khi vượt quá khả năng của các nước phát triển. Tác động của Công
nghệ Thông tin và Truyền thông ở các nước đang phát triển phụ thuộc vào sức mạnh
tổng hợp giữa đầu tư Công nghệ Thông tin và Truyền thông với tăng trưởng và ổn
định kinh tế dài hạn. Hơn nữa, năng suất Công nghệ Thông tin và Truyền thông phụ
thuộc vào sự phát triển vốn nhân lực liên quan đến các kỹ năng sử dụng Công nghệ
Thông tin và Truyền thông. Sự thỏa đáng của đầu tư vào Công nghệ Thông tin và
Truyền thông và hiệu quả của nguồn vốn con người đã góp phần cải thiện đáng kể
chất lượng cuộc sống của một bộ phận lớn người dân ở các quốc gia như Việt Nam và
Ấn Độ.

4.2.3. Tình hình xuất khẩu


Biểu đồ 4.2-17: Doanh thu và tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ viễn thông, máy
tính và thông tin của thế giới giai đoạn 2010-2020

54
Doanh thu và tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ viễn thông, máy tính và
Tỷ USD thông tin của thế giới giai đoạn 2010-2020 Phần trăm (%)
800 16.00%

700 13.76% 14.00%

600 10.94% 12.00%


10.41%
9.67%
500 9.02% 9.57% 9.59% 10.00%
8.32% 8.55%
7.86% 8.14%
400 8.00%
680 683
300 633 6.00%
534
472 478 487
200 382 417 4.00%
363
312
100 2.00%

- 0.00%
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Doanh thu (tỷ USD) Tỷ trọng (%)

Nguồn: Trademap

Phân tích và đánh giá:

Dựa vào biểu đồ doanh thu và tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ viễn thông, thông tin, máy
tính giai đoạn 2010-2020 (số liệu 2021 chưa cập nhật trên Trademap vì có một số
quốc gia chưa cập nhật quý 4 năm 2021)

Đánh giá chung: Dịch vụ viễn thông, thông tin, máy tính có tốc độ tăng trưởng cao,
ổn định, doanh thu lớn nhất trong nhóm dịch vụ khác, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn

Cụ thể:

− Doanh thu từ xuất khẩu dịch vụ viễn thông, thông tin, máy tính tăng đều qua
các năm, cả giai đoạn tăng trưởng dương, mức tăng ổn định. Chỉ trong 11 năm, kim
ngạch xuất khẩu đã tăng gấp đôi từ 312 tỷ USD năm 2010 lên 683 tỷ USD vào năm
2020.

− Mức tăng trưởng trung bình cả giai đoạn 2010-2020 của kim ngạch xuất khẩu
dịch vụ viễn thông, thông tin, máy tính đạt 9.62%/năm. Tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ
viễn thông, thông tin, máy tính với tổng xuất khẩu dịch vụ trên thế giới cũng tăng
trưởng dương trong cả giai đoạn, mức tăng cũng khá đều. Đặc biệt, năm 2019 và 2020
là năm dịch bệnh Covid-19 khiến hầu hết các ngành nghề đều chịu ảnh hưởng, thậm
chí là mức tăng trưởng âm nhưng với xuất khẩu dịch vụ viễn thông, thông tin, máy

55
tính vẫn tăng trưởng ở mức ấn tượng 13.76%, thậm chí là cao hơn so với những năm
trước, điều đó đã cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của loại hình dịch vụ này.

Tuy chưa có báo cáo đầy đủ về kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu của ngành dịch
vụ viễn thông, thông tin, máy tính năm 2021, nhưng theo số liệu cập nhật của hầu hết
các quốc gia, mức tăng trưởng này vẫn duy trì ổn định.
Nguyên nhân:

Ngày nay, với sự bùng nổ của khoa học công nghệ, đặc biệt là cuộc cách mạng
4.0 đã thúc đẩy nhu cầu trao đổi, truyền tải, thu nhận thông tin của các chủ thể kinh tế
càng lớn. Dịch vụ thông tin, viễn thông xuất hiện như là một phần không thể thiếu
trong cuộc sống của con người và là nền tảng công nghệ trong truyền thông xã hội.
Mỗi một ngày số lượng người truy cập vào rất nhiều, họ sử dụng dịch vụ đó để làm
việc, tìm kiếm thông tin hay kết nối bạn bè. Công nghệ trong lĩnh vực viễn thông,
thông tin, máy tính ngày càng được cải tiến lại càng đáp ứng được nhiều mong muốn
cao hơn của khách hàng. Từ đó khách hàng sẵn sàng chi trả một khoản tiền lớn để
được sử dụng dịch vụ tốt nhất. Dẫn tới thúc đẩy dịch vụ viễn thông, thông tin, máy
tính quốc tế phát triển
Ngoài ra, cũng nhờ vào hoạt động nghiên cứu R&D của các công ty trong và
ngoài nước, nắm bắt kịp thị hiếu, xu hướng của thị trường, các nhà quản lý đã đưa ra
các phương án thích hợp để vận hành xuất khẩu dịch vụ.
Với xu hướng toàn cầu hoá, tự do hoá thương mại phát triển như vũ bão hiện nay
đã tạo cơ hội cho Việt Nam giao lưu, hợp tác với các quốc gia trên thế giới. Các hiệp
định thương mại, ưu đãi về thuế quan cũng lần lượt được ra đời tạo thuận lợi cho Việt
Nam cung ứng dịch vụ sang các quốc gia khác. Từ đó tạo ra được nhiều doanh thu, lợi
nhuận từ lĩnh vực dịch vụ viễn thông, thông tin, máy tính.

Dịch bệnh Covid -19 đã khiến hầu hết các lĩnh vực kinh doanh bị ảnh hưởng tiêu
cực, sản xuất đình trệ, đứt gãy chuỗi cung ứng, giá cước vận tải tăng cao,… Tuy nhiên
lại là thời điểm đem lại cơ hội lớn cho dịch vụ viễn thông, thông tin, máy tính bởi tất
cả các tổ chức, doanh nghiệp, quốc gia đều thực hiện chuyển đổi số.

4.2.4. Top 05 quốc gia xuất khẩu dịch vụ viễn thông thông tin và máy tính lớn nhất
2021
Bảng 4.2-6: Kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ viễn thông, thông tin
và máy tính của top 05 quốc gia
56
Kim ngạch xuất Kim ngạch XK
Tỷ trọng XK
STT Quốc gia khẩu VT-TT-MT lĩnh vực dịch vụ
(%)
(tỷ USD) (tỷ USD)

1 Ireland 200.9 337.2 59.6%


2 Ấn Độ 82.6 240.7 34.3%
3 Trung Quốc 77.0 394.3 19.5%
4 Mỹ 59.8 795.3 7.5%
5 Israel 41.2 73.9 55.7%
Nguồn: Trademap
Năm 2021, Ireland hiện đang là quốc gia đứng đầu về xuất khẩu dịch vụ viễn
thông, thông tin, máy tính. Kim ngạch xuất khẩu của Ireland rất cao lên tới 200.9 tỷ
USD với tỷ trọng đạt 59,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này trong năm
2021. Với thành tựu trên ta có thể thấy Ireland đang đẩy mạnh phát triển vào lĩnh vực
xuất khẩu dịch vụ viễn thông, thông tin, máy tính và đã đạt được thành tựu rất đáng
nể. Hai quốc gia đông dân như Ấn Độ và Trung Quốc đang ở vị trí thứ 2 và thứ 3
trong top 5 quốc gia trên thế giới với lượng kim ngạch lần lượt là: 82,6 tỷ USD và 77
tỷ USD. Mặc dù Israel chỉ đứng vị trí thứ 5 nhưng tỷ trọng xuất khẩu lĩnh vực này lại
chiếm tới 55.7% trong tổng kim ngạch cả nước. Như vậy qua bảng số liệu về top 05
quốc gia có kim ngạch xuất khẩu viễn thông, thông tin, máy tính lớn nhất, chúng ta đã
thấy được bức tranh rộng mở về sự phát triển trong xuất khẩu của dịch vụ viễn thông,
thông tin, máy tính trên toàn thế giới.
4.3. Dịch vụ tài chính:

4.3.1. Khái niệm


Theo phụ lục về dịch vụ tài chính của GATS, “Dịch vụ tài chính là bất kỳ dịch
vụ nào có tính chất tài chính do một nhà cung cấp dịch vụ tài chính của một thành
viên thực hiện. Dịch vụ tài chính bao gồm mọi dịch vụ bảo hiểm và dịch vụ liên quan
tới bảo hiểm, mọi dịch vụ ngân hàng và dịch vụ tài chính khác (trừ bảo hiểm)”. Cụ thể
là:

Đầu tiên, là dịch vụ bảo hiểm và dịch vụ liên quan tới bảo hiểm. Trong đó,
dịch vụ bảo hiểm và liên quan tới bảo hiểm bao gồm các loại hình sau: Bảo hiểm nhân
thọ, bảo hiểm phi nhân thọ; Tái bảo hiểm và tái nhượng bảo hiểm; Các trung gian bảo

57
hiểm như môi giới và đại lý; Các dịch vụ phụ trợ cho bảo hiểm như tư vấn, dịch vụ
đánh giá xác xuất và rủi ro và dịch vụ giải quyết khiếu nại.

Thứ hai, là ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác (ngoại trừ bảo hiểm), bao
gồm các hình thức sau: Nhận tiền gửi hoặc đặt cọc và các khoản tiền có thể thanh toán
khác của công chúng; Cho vay dưới các hình thức, bao gồm tín dụng tiêu dùng, tín
dụng thế chấp, bao tiêu nợ và tài trợ các giao dịch thương mại; Thuê mua tài chính;
Mọi dịch vụ thanh toán và chuyển tiền, bao gồm thẻ tín dụng, thẻ thanh toán và báo
nợ, séc du lịch và hối phiếu ngân hàng; Bảo lãnh và cam kết; Kinh doanh tài khoản
của mình hoặc của khách hàng, dù tại sở giao dịch và trên thị trường không chính
thức, hoặc các giao dịch khác về: công cụ thị trường tiền tệ (gồm séc, hóa đơn, chứng
chỉ tiền gửi); ngoại hối; các sản phẩm tài chính phái sinh, bao gồm nhưng không hạn
chế các hợp đồng kỳ hạn (futures) hoặc hợp đồng quyền chọn (options) ; Các sản
phẩm dựa trên tỷ giá hối đoái và lãi suất, gồm các sản phẩm như hoán vụ (swarps),
hợp đồng tỷ giá kỳ hạn; Chứng khoán có thể chuyển nhượng,…

4.3.2. Tình hình xuất khẩu


Bảng 4.3-7: Quy mô xuất khẩu dịch vụ tài chính thế giới giai đoạn 2010-
2020
Kim ngạch Kim ngạch xuất Tốc độ tăng
Tỷ trọng xuất
xuất khẩu khẩu dịch vụ trưởng của
Năm khẩu dịch vụ
dịch vụ tài chính (Tỷ dịch vụ tài
tài chính (%)
(Tỷ USD) USD) chính (%)
2009 3,648 327 8.97%
2010 3,967 365 11.44% 9.19%
2011 4,460 420 15.23% 9.42%
2012 4,588 422 0.48% 9.20%
2013 4,874 452 6.97% 9.27%
2014 5,231 473 4.84% 9.05%
2015 4,992 455 -3.83% 9.12%
2016 5,077 452 -0.67% 8.91%
2017 5,522 486 7.47% 8.80%
2018 6,080 520 6.99% 8.55%
2019 6,217 518 -0.48% 8.32%
58
2020 4,966 534 3.11% 10.75%
Nguồn: Trademap
Phân tích và đánh giá:

Đánh giá chung: Từ bảng trên, ta thấy cả kim ngạch xuất khẩu và tỷ trọng xuất khẩu
dịch vụ tài chính nhìn chung đều có khuynh hướng tăng trong giai đoạn 2010-2020 và
có một số năm xuất hiện tình trang tăng trưởng âm.

Cụ thể:

− Kim ngạch xuất khẩu tăng khá đều trong cả giai đoạn tuy nhiên, không phải cả
11 năm từ 2010-2020 đều có ngưỡng tăng trưởng dương, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ
tăng trưởng âm trong 2 năm liên tiếp 2015 (giảm 18 tỷ USD), 2016 (giảm 3 tỷ USD)
và năm 2019 (giảm 2 tỷ USD). Kim ngạch xuất khẩu năm 2012 tăng trưởng cũng rất
ảm đạm, chỉ tăng 2 tỷ USD tương đương với tăng 0.48% so với năm 2011

− Tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ tài chính với tổng sản lượng xuất khẩu của thế giới
nhìn chung tăng trong giai đoạn 2010-2020 nhưng tăng không đáng kể, biến động
quanh mức 8.32% - 10.75%. Năm 2020 có mức biến động mạnh mẽ nhất, tăng 2.43%
so với năm liền kề trước đó.
Nguyên nhân:

Phát triển dịch vụ tài chính – ngân hàng – bảo hiểm là một xu thế không thể đảo
ngược. Việc ứng dụng ngày càng nhiều công nghệ tiên tiến trong cung cấp các sản
phẩm dịch vụ sáng tạo ngày càng được nhiều quốc gia chú trọng. Chính vì thế, trong
giai đoạn 11 năm vừa qua, tốc độ tăng trưởng dịch vụ tài chính luôn duy trì ổn định.

Năm 2012, xuất khẩu dịch vụ tài chính tăng trưởng ảm đạm, nguyên nhân là do
khủng hoảng nợ công tại khu vực đồng Euro diễn biến căng thẳng trở lại, khó khăn
của Mỹ trong việc thoát khỏi tình trạng hiểm nguy "vách đá tài khóa'" và căng thẳng
địa chính trị ở Trung Đông và Bắc Phi tạo ra cú sốc giá dầu.

Năm 2013 trở đi, xuất khẩu dịch vụ tài chính dần phục hồi. Đến giai đoạn 2015-
2016, xuất khẩu dịch vụ tăng trưởng âm, nguyên nhân chủ yếu là do kinh tế các nước
phát triển phục hồi chậm, tốc độ tăng trưởng kinh tế tại các nước mới nổi và phát triển
giảm, tăng trưởng thương mại toàn cầu thấp hơn dự kiến, giá cả hàng hóa cơ bản tiếp
tục giảm khá mạnh và những tác động tiêu cực từ Brexit. Trong khi đó, các chính sách
59
nới lỏng tiền tệ (lãi suất thấp hoặc âm, các gói nới lỏng định lượng và định tính…) tại
hầu hết các nước không mấy hiệu quả đối với tăng trưởng và lạm phát.

Giai đoạn 2017-2020, tài chính thế giới có dấu hiệu tăng trưởng rõ rệt hơn khi lãi
suất thấp thúc đẩy đầu tư, thị trường cổ phiếu toàn cầu tăng trưởng tích cực và tình
hình sức khỏe của các ngân hàng lớn toàn cầu cải thiện đáng kể, xuất khẩu dịch vụ tài
chính tăng trưởng 7.46%. Năm 2018 - 2019, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bùng
nổ, cùng với những bất ổn chính trị kéo dài tại khu vực châu Âu và Trung Đông, đã
ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường tài chính thế giới, đỉnh điểm vào năm 2019, xuất
khẩu dịch vụ tài chính tăng trưởng âm 0.41%. Năm 2020, dưới tác động tiêu cực của
đại dịch COVID – 19, kinh tế toàn cầu suy giảm khiến chính phủ và ngân hàng trung
ương các nước thực hiện hàng loạt các chính sách tài khóa, nới lỏng tiền tệ với quy
mô rất lớn, chưa từng có tiền lệ. Lãi suất thấp, tỷ giá ổn định thúc đẩy xuất khẩu dịch
vụ tài chính tăng 4.12%, đạt tỷ USD.

Bên cạnh các yếu tố kinh tế - chính trị, cuộc cánh mạng công nghiệp 4.0 có
những tác động quan trọng đến ngành dịch vụ tài chính. Trong tương lai, ngành dịch
vụ tài chính được kỳ vọng có những thay đổi ở các khía cạnh sau:

Thứ nhất, xu hướng chuyển đổi số đã và đang thay đổi mọi mặt hoạt động của
lĩnh vực dịch vụ tài chính. Các nền tảng công nghệ hiện đại, đột phá như điện toán
đám mây (Cloud Computing), dữ liệu lớn (Big Data), trí tuệ nhân tạo (Artificial
Intelligence - AI), chuỗi khối (Blockchain), Internet vạn vật (IoT), tự động hóa quy
trình bằng robot (Robotic Process Automation - RPA)... ngày càng được ứng dụng
rộng rãi, góp phần đa dạng hóa các hoạt động và kênh phân phối, hiện đại hóa sản
phẩm, dịch vụ tài chính; gia tăng am hiểu nhu cầu, hành vi khách hàng; tăng năng
suất, chất lượng hoạt động của hệ thống tài chính.

Thứ hai, các ứng dụng sinh trắc học, công nghệ thực tế - ảo góp phần nâng cao
hiệu quả xác thực, tương tác khách hàng... Các mô hình và phương thức kinh doanh
mới (ví điện tử, cho vay ngang hàng, huy động vốn cộng đồng, tiền kỹ thuật số…)
đang phát triển nhanh, tạo nên sự cạnh tranh và thách thức với mô hình, hệ thống tài
chính truyền thống.

Thứ ba, trên góc độ quản lý - giám sát; phương thức quản lý “truyền thống” đơn
thuần sẽ dần được thay thế bởi các phương thức quản lý “hiện đại và đa dạng” phù

60
hợp với “nền kinh tế số và hệ thống tài chính số”. Ngân hàng Thanh toán quốc tế và
một số ngân hàng trung ương đã thống nhất thành lập “Trung tâm đổi mới ứng phó
các xu hướng công nghệ”, dự kiến sẽ đặt trụ sở tại Basel (Thụy Sỹ), Hồng Kông và
Singapore, nhằm ứng phó kịp thời với các xu hướng công nghệ mới, tăng cường sự ổn
định của hệ thống tài chính toàn cầu. Như vậy, xu hướng công nghệ quản lý, tiết chế
(Regtech) đang hình thành.

4.3.3. Top 05 quốc gia xuất khẩu dịch vụ tài chính lớn nhất 2021
Bảng 4.3-8: Top 05 quốc gia có kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính lớn
nhất 2021
STT Quốc gia Kim ngạch XK (tỷ USD)
1 Hoa Kỳ 171.7
2 Anh 84.3
3 Luxemboug 76.8
4 Singapore 37.2
5 Đức 34.8
Nguồn: Trademap
Quan sát bảng số liệu trên, dễ dàng nhận thấy Hoa Kỳ là quốc gia dẫn đầu trong
bảng xếp hạng top 5 quốc gia có kim ngạch xuất khẩu lớn dịch vụ tài chính nhất thế
giới với cách biệt tương đối lớn với phần còn lại của bảng xếp hạng. Kim ngạch xuất
khẩu của Hoa Kỳ đạt tới 171.7 tỷ USD. Anh và Luxembourg lần lượt theo sau ở vị trí
thứ 2 và 3 cùng kim ngạch xuất khẩu đạt 84.3 tỷ USD và 76.8 tỷ USD. Cuối cùng,
Singapore và Đức xếp thứ 4 và thứ 5 với kim ngạch xuất khẩu khá bằng nhau, là 37.2
và 34.8 tỷ USD

4.4. Dịch vụ về sở hữu trí tuệ (Charges for the use of intellectual property n.i.e)

4.4.1. Khái niệm


Sở hữu trí tuệ là sản phẩm do lao động của con người tạo ra (sản phẩm lao động
trí óc của con người). Đối tượng của sở hữu trí tuệ là: Quyền tác giả (Copy right): tác
phẩm văn học, âm nhạc, phần mềm máy tính, …; Quyền sở hữu công nghiệp
(Industrial Property Right): sáng chế, kiểu dang công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa;
Quyền đối với vật nuôi và giống cây trồng

61
Theo Luật Sở hữu trí tuệ 2019, “Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá
nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác
giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng”. Hay nói cách khác,
quyền sở hữu trí tuệ là các quyền của chủ thể đối với những tài sản trí tuệ do họ sáng
tạo ra, được nhà nước bảo hộ, chống lại sự xâm phạm bất hợp pháp.

Dịch vụ chuyển quyền sử dụng các đối tượng sở hữu trí tuệ là các khoản thanh
toán và biên lai giữa người cư trú và người không cư trú để sử dụng được phép các
quyền sở hữu (chẳng hạn như bằng sáng chế, nhãn hiệu, bản quyền, quy trình và thiết
kế công nghiệp bao gồm bí mật thương mại và nhượng quyền thương mại) và để sử
dụng, thông qua các thỏa thuận cấp phép, về bản gốc hoặc nguyên mẫu được sản xuất
(chẳng hạn như bản quyền đối với sách và bản thảo, phần mềm máy tính, tác phẩm
điện ảnh và bản ghi âm) và các quyền liên quan (chẳng hạn như đối với các buổi biểu
diễn trực tiếp và truyền hình, truyền hình cáp hoặc vệ tinh).

4.4.2. Vai trò của TMDV chuyển quyền sử dụng các đối tượng sở hữu trí tuệ
Tài sản sở hữu trí tuệ ngày càng có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế
thế giới. Thứ nhất, trong bối cảnh các doanh nghiệp của tất cả các quốc gia hiện đang
hoạt động trong một thị trường ngày càng cạnh tranh, sự bảo hộ mạnh mẽ trong nước
và quốc tế đối với các bằng sáng chế và nhãn hiệu là rất quan trọng đối với sự thành
công của hoạt động kinh doanh của các công ty trên thị trường.

Thứ hai, dịch vụ chuyển quyền sử dụng các đối tượng sở hữu trí tuệ được coi
như sự bảo hộ sở hữu trí tuệ không trực tiếp dẫn đến tăng trưởng, nhưng nó giúp tạo ra
một cơ cấu khuyến khích nghiên cứu và phát triển, từ đó dẫn đến tăng cường đổi mới.
Tăng cường đổi mới tạo ra tốc độ tăng trưởng kinh tế lớn hơn. Chuyển quyền sử dụng
các đối tượng sở hữu trí tuệ cấp các quyền sở hữu trí tuệ hiệu quả, dẫn đến sự phát
triển và phổ biến các công nghệ mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thịnh vượng. Phí
chuyển quyền sử dụng các đối tượng sở hữu trí tuệ tạo ra động lực cho các cá nhân và
doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, thương mại hóa các phát minh và
các sáng tạo khác bằng cách cho phép các cá nhân và doanh nghiệp thu lợi nhuận từ
các hoạt động sáng tạo của họ. Đồng thời bảo vệ những người đổi mới khỏi việc sao
chép trái phép; tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyên môn hóa theo chiều dọc trên
thị trường công nghệ; tạo nền tảng cho các khoản đầu tư tài chính vào đổi mới; hỗ trợ

62
thanh khoản và tăng trưởng khởi nghiệp thông qua sáp nhập, mua lại và IPO; làm cho
các mô hình kinh doanh công nghệ dựa trên giấy phép trở nên khả thi; và, tạo điều
kiện cho thị trường chuyển giao công nghệ và kinh doanh công nghệ và ý tưởng hiệu
quả hơn. Dịch vụ chuyển quyền sử dụng các đối tượng sở hữu trí tuệ cũng sẽ làm tăng
vốn và đầu tư cho nghiên cứu.

Yếu tố thúc đẩy sự phát triển TMDV chuyển quyền SHTT

Doanh thu dịch vụ chuyển quyền sử dụng sở hữu trí tuệ tăng nhanh bởi lẽ là do
sở hữu trí tuệ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh
tranh và hiệu quả của nền kinh tế và của các doanh nghiệp. Quyền bảo hộ về các sản
phẩm liên quan đến trí tuệ ngày càng nhiều. Đặc biệt, số lượng đối tượng sở hữu trí
tuệ được bảo hộ ngày càng lớn đã tạo tiền đề cho thương mại về sở hữu trí tuệ trên thế
giới. Nó đang ngày càng đóng vai trò là một công cụ cạnh tranh quan trọng, là yếu tố
quyết định đến phát triển của quốc gia và doanh nghiệp. Cũng vì thế mà các quy định
liên quan về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trên thế giới ngày càng chặt chẽ, đã thúc đẩy
thương mại về sở hữu trí tuệ.

4.4.3. Tình hình xuất khẩu


Biểu đồ 4.4-18: Doanh thu và tỷ trọng doanh thu xuất khẩu dịch vụ chuyển
quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn 2010 - 2020

63
Doanh thu và tỷ trọng doanh thu xuất khẩu dịch vụ chuyển quyền
sở hữu trí tuệ giai đoạn 2010 - 2020
Tỷ USD Phần trăm (%)

450 100.00%
91.51%
400 90.00%

350 80.00%
70.00%
300
60.00%
250
50.00%
200 419 424
384 388
353 40.00%
334 332
150 278 285 302
30.00%
245
100 20.00%
50 6.18% 6.24% 6.21% 6.19% 6.39% 6.64% 6.96% 6.95% 6.88% 6.82% 10.00%
0 0.00%
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Doanh thu (tỷ USD) Tỷ trọng (%)

Nguồn: Trademap
Phân tích đánh giá:

Dựa vào biểu đồ kim ngạch xuất khẩu dịch vụ chuyển quyền sử dụng các đối
tượng sở hữu trí tuệ giai đoạn 2010- 2020, quy mô kim ngạch và tỷ trọng của xuất
khẩu dịch vụ chuyển quyền sử dụng các đối tượng sở hữu trí tuệ nhìn chung có xu
hướng tăng trưởng, nhưng không biến động quá mạnh mẽ cụ thể:

− Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ chuyển quyền sử dụng các đối tượng sở hữu trí
tuệ giữ khá ổn định, không có nhiều thay đổi trong cả giai đoạn 2010-2020, giá trị
tăng trưởng tuyệt đối trung bình là 12,41 tỷ USD/năm, tỷ lệ tăng trưởng trung bình đạt
sấp sỉ 4%/năm.

− Tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ chuyển quyền sử dụng các đối tượng sở hữu trí tuệ
so với tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ của thế giới cũng giữ khá ổn định, không có
biến động quá mạnh mẽ, quanh mức 6,18-7,82%. Năm 2020 có mức tăng trưởng
mạnh mẽ nhất cả giai đoạn, tỷ trọng tăng 1% từ 6,82% lên 7,82%
Những yếu tố tác động đến sự tăng trưởng:

64
Trong những năm gần đây dịch vụ chuyển quyền sử dụng các đối tượng sở hữu
trí tuệ đang phát triển ổn định bởi: Những lợi ích to lớn về kinh tế đã thúc đẩy các
nước gia tăng cường đầu tư nghiên cứu, mua bán, chuyển nhượng giấy phép sử dụng
các đối tượng sở hữu trí tuệ. Các đối tượng sở hữu trí tuệ có giá trị vô cùng to lớn vì
nó là sản phẩm của sự sáng tạo, quá trình nghiên cứu, phát minh của con người.

Khoa học công nghệ ngày càng tiến bộ dẫn tới sự phát triển không ngừng của
các sáng chế, phát minh. Chính vì sự dồi dào, phát triển như vũ bão đó đã tạo ra sự
cạnh tranh giữa các chủ thể sáng chế cũng như các công ty, tập đoàn lớn nhỏ trong và
ngoài nước. Từ đó tạo động lực chính cho hầu hết các lĩnh vực, bao gồm các dịch vụ
chuyển quyền sử dụng các đối tượng sở hữu trí tuệ. Những đổi mới trong công nghệ
đang định hình bối cảnh kinh tế toàn cầu và đóng vai trò là chất xúc tác cho sự sáng
tạo, phổ biến kiến thức, phát triển kinh tế.

Trong giai đoạn này, công nghệ đã trở nên có giá trị và có khả năng bị bắt chước,
làm giả làm nhái bởi những kẻ vi phạm tiềm năng, do đó làm giảm sự khuyến khích
của nhà phát minh tham gia vào các hoạt động đó. Vì vậy nên có những năm trong
giai đoạn trên tỷ trọng và kim ngạch giảm liên tục.

Sở hữu trí tuệ là công cụ cạnh tranh ngày càng quan trọng, là yếu tố quyết định
đến phát triển của quốc gia và doanh nghiệp. Sở hữu trí tuệ đã xuất hiện, giúp nhà
phát minh bảo vệ phát minh của họ và có quyền loại trừ người khác sản xuất, bán hoặc
sản xuất trong 20 năm. Quyền sở hữu trí tuệ cũng giúp các nhà đổi mới tạo được lợi
thế cạnh tranh trên thị trường, đồng thời thúc đẩy các nước đang phát triển tăng trưởng
và chuyển giao công nghệ. Số lượng đối tượng sở hữu trí tuệ được bảo hộ ngày càng
lớn đã tạo tiền đề cho thương mại về sở hữu trí tuệ trên thế giới. Đồng thời, các quy
định quốc tế về bảo hộ sở hữu trí tuệ trên thế giới ngày càng chặt chẽ đã thúc đẩy
thương mại về sở hữu trí tuệ

Năm 2020 là năm đầy biến động với nền kinh tế thế giới. Do dịch bệnh covid 19
diễn biến phức tạp nên cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc cung ứng xuất khẩu dịch vụ
giữa các quốc gia, khu vực. Vậy nên sự tụt giảm của kim ngạch xuất khẩu vào năm
2020 là điều khó có thể tránh khỏi.

65
4.4.4. Top 05 quốc gia xuất khẩu dịch vụ về sở hữu trí tuệ lớn nhất 2021
Bảng 4.4-9: Top 05 quốc gia có kim ngạch xuất khẩu dịch vụ về sở hữu trí
tuệ lớn nhất 2021
STT Quốc gia Kim ngạch XK (tỷ USD)
1 Hoa Kỳ 124.6
2 Đức 58.5
3 Nhật Bản 48.1
4 Hà Lan 38.6
5 Anh 23.5
Nguồn: Trademap
Hiện nay, Hoa Kỳ đang là quốc gia đứng đầu về xuất khẩu dịch vụ chuyển quyền
sử dụng các đối tượng sở hữu trí tuệ. Kim ngạch xuất khẩu của Hoa Kỳ đạt được với
con số rất ấn tượng 124.6 tỷ USD. Điều này là hoàn toàn hợp lý bởi lẽ Hoa Kỳ là cái
nôi của rất nhiều phát minh khoa học công nghệ, cực kỳ chú trọng xuất khẩu dịch vụ
chuyển quyền sử dụng các đối tượng sở hữu trí tuệ sang các nước khác, thị trường
khác để tiếp tục phát triển, kéo dài vòng đời sản phẩm của Hoa Kỳ. Ở vị trí thứ 2 và
thứ 3 là Đức và Nhật Bản với lượng kim ngạch lần lượt là: 58.5 tỷ USD và 48.1 tỷ
USD. Hà Lan đang là quốc gia đứng thứ 4 trong bảng xếp hạng với kim ngạch là 38.6
tỷ USD. Cuối cùng là Thụy Sĩ với mức kim ngạch đạt 23,5 tỷ USD vào năm 2021.

5. Xu hướng phát triển của TMDV quốc tế trong bối cảnh phát triển của cuộc
CMCN 4.0 và đại dịch Covid-19
5.1. TMDV quốc tế tiếp tục có tốc nhanh trưởng nhanh và chiếm tỷ trọng ngày
càng cao trong thương mại quốc tế
TMDV quốc tế ngày càng tăng trưởng nhanh và đóng một vai trò quan trọng trong
thương mại quốc tế.
Biểu đồ 5.1-19: Tăng trưởng xuất nhập khẩu dịch vụ 2005 – 2015

66
Nguồn: WTO
Dịch vụ cũng trở thành ngành kinh tế thu hút chủ yếu lực lượng lao động hiện
nay. Lao động trong ngành dịch vụ ở bảy nước công nghiệp phát triển (G7) năm 2010
tăng 60% so với năm 1970 và tăng 6% trong giai đoạn 2010 – 2014. Trong giai đoạn
1980 – 2011, lao động trong ngành dịch vụ của Mỹ tăng từ mức 67% lên 79% trong
khi lao động ngành công nghiệp giảm từ mức 29% xuống còn 19%, còn mức thay đổi
này của các nước Tây Âu (EU 15 hiện nay) tương ứng là từ 47% lên 60% và từ 40%
xuống còn 26%.

Trong khi giá trị xuất khẩu hàng hóa toàn cầu có xu hướng giảm 3% trong năm
2016, sản lượng giao thương của mảng dịch vụ như du lịch, ngân hàng, xây dựng và
phát triển phần mềm lại tăng 1%, theo HSBC.

Tuy nhiên, trong khi TMDV tiếp tục khởi sắc, giá trị TMDV khá nhỏ bé so với
thương mại hàng hóa toàn cầu. Thương mại hàng hóa toàn cầu sẽ đạt 37.000 tỷ USD
đến năm 2030, tương ứng 75% tổng giá trị thương mại.

Biểu đồ 5.1-20: Dự đoán tỷ trọng của TMHH và TMDV trong tổng giá trị
TMQT năm 2030

67
Natalie Blyth, Giám đốc Toàn cầu Dịch vụ Thanh toán Quốc tế và Tài trợ Thương
mại, HSBC, cho biết: “Bức tranh toàn cảnh về thương mại toàn cầu, bao gồm dịch vụ
và hàng hóa, cho thấy rõ giá trị của việc giao thương quốc tế đối với các nền kinh tế
cũng như giá trị của sự đa dạng hóa đối với tăng trưởng của doanh nghiệp trong dài
hạn”.

“Chúng ta có thể thấy sự tiến bộ về mặt công nghệ, chi tiêu của người tiêu dùng
tăng, chi phí du lịch giảm là những yếu tố thúc đẩy tăng trưởng của mảng dịch vụ mặc
dù những yếu tố như giá cả hàng hóa bất ổn và đầu tư giảm làm ảnh hưởng đến tăng
trưởng thương mại hàng hóa.”

Trên thực tế, xuất khẩu dịch vụ chiếm khoảng 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu của
Mỹ và tỷ lệ này đang tiếp tục tăng lên. Năm 2018, xuất khẩu dịch vụ thương mại của
Mỹ đạt hơn 700 tỷ USD. Trong đó, các dịch vụ kinh doanh, nghề nghiệp và kỹ thuật
chiếm phần lớn nhất lên tới hơn 200 tỷ USD, bao gồm các dịch vụ như quản lý và tư
vấn, nghiên cứu và phát triển, công nghệ thông tin… Các dịch vụ xuất khẩu khác của
Mỹ phải kể tới bao gồm lữ hành và du lịch, dịch vụ tài chính, điện ảnh Hollywood…
Vậy nên, các lĩnh vực dịch vụ có tầm quan trọng đáng kể đối với nền kinh tế của các
nước đang phát triển.

5.2. Cơ cấu TMDV tiếp tục dịch chuyển theo hướng gia tăng tỷ trọng các ngành
có hàm lượng công nghệ cao giảm tỷ trọng các dịch vụ truyền thống

Nền kinh tế dịch vụ hiện nay dựa trên hai nền tảng chính là toàn cầu hóa và kinh
tế tri thức và được thúc đẩy bởi những thành tựu của tiến bộ khoa học kỹ thuật.

68
Những nền kinh tế dịch vụ truyền thống trước đây hình thành dựa trên một số lợi
thế vật chất nhất định như cảng biển để phát triển giao thông vận tải, thiên nhiên tươi
đẹp để phát triển du lịch kết hợp với mua sắm hay lợi thế về nhiều tiền vốn để trở
thành trung tâm tài chính. Tuy nhiên, tỷ trọng của dịch vụ truyền thống này đang
giảm, đặc biệt là những khó khăn mà đại dịch Covid gây ra.

Khác với những nền kinh tế dịch vụ truyền thống này, kinh tế dịch vụ hiện đại có
xu hướng phát triển theo sự phát triển của kinh tế tri thức, đặc biệt là các dịch vụ sử
dụng hàm lượng công nghệ cao. Những ngành dịch vụ tri thức này phát triển vượt bậc,
chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong lĩnh vực dịch vụ và tạo ra phần lớn giá trị gia tăng
của toàn nền kinh tế, giúp ngành dịch vụ thống trị nền kinh tế. Vì thế, giống kinh tế tri
thức, kinh tế dịch vụ hiện đại phát triển dựa vào sự sản xuất, phân phối và sử dụng tri
thức và thông tin.

Các công ty ngày nay tập trung nhiều hơn vào việc cung ứng các sản phẩm dịch
vụ có hàm lượng trí tuệ cao như phần mềm máy tính, vẽ kiểu dáng, phát minh máy
móc tự động và chăm sóc phần tâm hồn của con người. Khả năng phát triển của các
công ty trong những lĩnh vực dịch vụ có hàm lượng trí tuệ cao này gần như không bị
hạn chế. Cạnh tranh, như Michael Porter (1990) đã chỉ ra, chủ yếu dựa trên tính độc
đáo, sáng tạo của dịch vụ thay vì dựa trên yếu tố đầu vào hay vốn đầu tư.

5.3. Xu hướng hội tụ giữa TMDV và thương mại hàng hóa


Theo quan niệm truyền thống, dịch vụ là những hoạt động có tính xã hội, tạo ra
các sản phẩm phi vật thể. Vì thế, khác với các sản phẩm hàng hóa hữu hình, dịch vụ
thường không thể lưu trữ được, không thể vận chuyển được là chỉ có thể sử dụng ở
nơi sản xuất.

Khoa học kĩ thuật hiện đại đã làm thay đổi tính chất truyền thống của dịch vụ,
khiến dịch vụ có tính chất hàng hóa nhiều hơn, vừa lưu trữ và vận chuyển được đến
mọi nơi, vừa có thể sử dụng được trong một thời gian dài, thậm chí gần như vô hạn.
Ngày nay các sản phẩm dịch vụ như phần mềm máy tính được sản xuất, Đóng gói và
bán hàng là trên thị trường như hàng hóa thông thường. Các buổi biểu diễn ca nhạc
không những có thể được ghi thành những đĩa CD và DVD mà còn có thể được truyền
hình trực tiếp đến khắp nơi cho mọi người. Nhờ có internet, các sản phẩm dịch vụ chị

69
thức như trang Web đã vừa xa tính chất của hàng hóa thông thường là có thể được
truy cập vô số lần mà không bị hao mòn.

Một trong những yếu tố khiến các sản phẩm dịch vụ mang tính chất hàng hóa
nhiều hơn là quá trình sản xuất và cung ứng dịch vụ ngày càng giống như quá trình
sản xuất hàng hóa.

Thí dụ, trong hệ thống tài chính -ngân hàng hiện đại, các ngân hàng nhận các
yếu tố đầu vào như thông tin, tài sản thế chấp và tiền gửi tiết kiệm, cơ cấu lại theo
từng hạng mục rồi cung cấp các sản phẩm đầu ra như các thẻ tín dụng, khoản vay, cổ
phiếu, bảo lãnh, tư vấn và nhiều loại dịch vụ khác theo những trình tự, tiêu chuẩn, giá
cả và chất lượng nhất định giống như quá trình trong một dây chuyền sản xuất xe hơi.
Ngày nay, một nhà cung cấp dịch vụ có thể sản xuất hàng loạt một sản phẩm cho rất
nhiều người như các băng đĩa hình giải trí và các phần mềm máy tính để khai thác lợi
thế quy mô, hoặc thậm chí vừa xa tính chất của quá trình sản xuất hàng hóa thông
thường, là chỉ cần cung cấp một sản phẩm như một trang Web, song lại được sử dụng
bởi rất nhiều người. Công nghệ thông tin đã tạo ra những công ty cung ứng dịch vụ
toàn cầu giống như các công ty sản xuất hàng hóa có quy mô toàn cầu đã xuất hiện
mấy chục năm về trước.

Khi quá trình sản xuất dịch vụ và hàng hóa trở nên giống nhau thì mối quan hệ
giữa ngành dịch vụ và chế tạo cũng thay đổi. Quan niệm về truyền thống cho rằng
dịch vụ chỉ có vai trò hỗ trợ và tạo thêm giá trị cho ngành chế tạo. Ngày nay, ranh giới
giữa ngành dịch vụ và chế tạo đang dần bị lu mờ trong quá trình sản xuất. Đầu vào
dịch vụ của các sản phẩm chế tạo không chỉ cao hơn, tạo ra giá trị gia tăng nhiều hơn
cho hàng hóa mà thậm chí ngành dịch vụ còn quyết định sự phát triển của ngành chế
tạo. Ví dụ, các phần mềm máy tính phức tạp hiện nay cần những máy tính thích ứng,
có cấu hình lớn mới có thể cài đặt và sử dụng hiệu quả. Nhu cầu kết hợp giữa tra cứu
thông tin, liên lạc và giải trí của các nhà sản xuất điện thoại phải sản xuất ra những
chiếc điện thoại rồi tên có đầy đủ các chức năng như gọi điện thoại, nghe nhạc, xem
truyền hình, truy cập internet và chụp hình. Ngành dịch vụ giải trí phát triển đến mức
buộc những nhà sản xuất xe hơi cũng phải trang bị cho những chiếc xe những ổ đĩa
CD, DVD và màn hình LCD nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Đối với
nhiều nền kinh tế, nhất là các nền kinh tế đang phát triển, ngành dịch vụ phát triển là

70
điều kiện để thu hút vốn đầu tư vào ngành chế tạo, tạo điều kiện cho ngành chế tạo
phát triển.

Vậy nên không thể không phủ nhận rằng TMDV và TM hàng hoá đang dần hội
tụ, hoà vào nhau nhằm mục đích cải thiện nền kinh tế, theo xu hướng hội nhập kinh tế
toàn cầu.

5.4. Tự do hóa TMDV tiếp tục diễn ra ngày càng sâu rộng trên thế giới, nhưng
bảo hộ vẫn còn phổ biến
Dịch vụ, từ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe đến các dịch vụ tài chính ngân hàng,
đã và đang trở thành ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nền kinh tế quốc dân của
nhiều nước trên thế giới. Dịch vụ không chỉ tạo công ăn việc làm và thu nhập tại nhiều
quốc gia mà còn đóng vai trò là đầu vào quan trọng để sản xuất ra các hàng hóa và
dịch vụ khác (ví dụ: dịch vụ viễn thông). Do vậy một ngành dịch vụ hiệu quả cao là
rất cần thiết cho tổng thể nền kinh tế. Và chính vì vậy, những thoả thuận về mở cửa thị
trường dịch vụ có vai trò quyết định sự thành bại của các cuộc đàm phán thương mại
toàn cầu hiện nay.

Mở cửa thị trường dịch vụ sẽ đem lại lợi ích cho tất cả các nền kinh tế, bao gồm
cả các nước đang phát triển, với điều kiện được thực hiện một cách thận trọng. Tuy
nhiên mở cửa thị trường dịch vụ là một vấn đề cực kỳ phức tạp. Trong bất cứ cuộc
đàm phán nào về TMDV đều đặt ra một câu hỏi hóc búa rằng liệu những người cung
cấp dịch vụ (các y tá, luật sư hoặc kỹ sư bảo trì máy tính…) có thể tới quốc gia khác
để hành nghề hay không.

Đại dịch Covid-19 với những diễn biến phức tạp, khó kiểm soát đã ảnh hưởng
nặng nề đến tất cả các nền kinh tế toàn cầu. Chủ nghĩa bảo hộ đã bắt đầu gia tăng,
nhiều quốc gia đã áp đặt các rào cản đối với xuất khẩu các sản phẩm y tế và giảm thuế
nhập khẩu nông sản để tối đa hóa nguồn cung hàng hóa quan trọng cho thị trường nội
địa.

Các vòng đàm phán thương mại toàn cầu trước đây chỉ đạt được kết quả khiêm
tốn trong mở cửa thị trường dịch vụ. Tuy nhiên sự phát triển của công nghệ đã tạo ra
một xung lực riêng biệt cho việc mở cửa thị trường dịch vụ. Các dịch vụ trực tuyến
(online services) (ví dụ: các trung tâm dịch vụ khách hàng qua điện thoại, qua email)

71
không nhất thiết phải được thiết lập ở trong cùng một quốc gia, thậm chí là cùng một
châu lục. Các thị trường dịch vụ được mở cửa thông qua các hiệp định song phương
và khu vực, thông qua các chương trình cải cách từ bên trong từng quốc gia.

Hiện tại các cuộc đàm phán tự do hoá TMDV trong khuôn khổ Chương trình
nghị sự Doha vì sự phát triển (DDA) của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) tạo cơ
hội cho tất cả các nước ở những trình độ phát triển khác nhau đánh giá lại toàn bộ quá
trình phát triển dịch vụ và thực thi mở cửa mạnh mẽ hơn nữa thị trường dịch vụ.

5.5. Cuộc CMCN 4.0 sẽ có tác động sâu sắc đến TMDV quốc tế: thúc đẩy TMDV
mở rộng về quy mô, thay đổi về cơ cấu, đồng thời làm thay đổi cơ bản phương
thức cung ứng và tiêu dùng dịch vụ

Cuộc cách mạng tin học, đặc biệt là internet đã giúp cho việc cung cấp một loạt
các dịch vụ thông qua con đường điện tử trở nên dễ dàng. Cuộc cách mạng này đã tạo
nên một thị trường toàn cầu cho các dịch vụ, từ các trung tâm hỏi đáp từ xa cho tới
việc lập trình các phần mềm phức tạp, trong đó các nước đang phát triển từ Châu Á
cho đến vùng Caribê đang chiếm tỷ trọng ngày càng lớn. Điều này có nghĩa là về mặt
dài hạn các doanh nghiệp có thể tiết kiệm tới 50% chi phí do chi phí tương đối thấp
của nguồn lao động chất lượng cao và những tiến bộ trong lĩnh vực viễn thông.

- Phát triển thương mại điện tử

Sự phát triển của xu hướng dịch vụ số sẽ trực tiếp thúc đẩy nhiều ngành nghề,
dịch vụ khác nhau trên thị trường lao động thế giới. Trong lĩnh vực tài chính, người
tiêu dùng bắt đầu sử dụng rộng rãi các dịch vụ thanh toán trực tuyến và ngân hàng
điện tử mua bán, giao dịch qua mạng. Các dịch vụ giao hàng nhanh, vận chuyển hàng
hoá và các mô hình quảng cáo qua livestream (phát trực tiếp qua mạng xã hội) phát
triển tại nhiều quốc gia. Tại Mỹ, công ty thương mại điện tử Amazon đã tích cực tăng
cường nhân lực cho lĩnh vực quản lý hàng hoá, cơ sở hạ tầng thông tin và giải trí trực
tuyến.

Tại Báo cáo Khảo sát Triển vọng Kinh doanh thực hiện năm 2021, Công ty tư
vấn tài chính Hoa Kỳ - LBMC nhận định, các ngành đều bị ảnh hưởng tiêu cực bởi
COVID-19, một số ngành như công nghệ và dịch vụ chuyên nghiệp ít bị ảnh hưởng
hơn do đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hiện đại.
72
Viện nghiên cứu toàn cầu McKinsey (MGI) cho rằng đại dịch COVID-19 đã
thúc đẩy mạnh các xu hướng số hoá dịch vụ. Theo nghiên cứu của MGI, dịch vụ kỹ
thuật số đã có mức tăng trưởng mạnh mẽ trong thời kỳ dịch bệnh COVID-19. Người
lao động trên thế giới đã tận dụng những công nghệ tiên tiến để tiếp tục hoạt động
giao dịch, cộng tác, trao đổi ý kiến trong công việc. Nền tảng hội thoại trực tuyến tạo
điều kiện cho bác sĩ tư vấn cho người bệnh, thầy cô giáo hỗ trợ học sinh tiếp tục quá
trình học tập. Những công cụ thực tế ảo (VR) đã giúp giới chuyên gia tổ chức tập
huấn hay kiểm định kỹ thuật từ xa trong giai đoạn giãn cách xã hội. Đối với các ngành
bưu chính, ngân hàng, bán lẻ…, việc giao tiếp, hỗ trợ khách hàng đã có thể được thực
hiện qua nền tảng công nghệ thông tin.

Trong năm 2020, thương mại điện tử đã có sự tăng trưởng mạnh tại các nước
Anh, Mỹ, Trung Quốc, Tây Ban Nha... Trong thời dịch, các dịch vụ mua bán hàng hoá
và thực phẩm qua Internet đã đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của khách hàng. Số liệu
của MGI cho thấy, 56% người tiêu dùng được khảo sát cho biết vẫn sẽ tiếp tục sử
dụng các dịch vụ mua bán qua mạng kể cả khi tình hình dịch bệnh lắng xuống. Đa số
khách hàng đánh giá cao sự tiện lợi của các hoạt động kinh doanh, giao dịch trực
tuyến. Trong khi đó, các công ty vận tải hàng hoá vẫn nỗ lực đảm bảo nhu cầu giao
hàng của những doanh nghiệp thương mại điện tử.

- Ứng dụng công nghệ kỹ thuật trong phân phối và cung ứng dịch vụ

Ngay cả những doanh nghiệp cung ứng dịch vụ hậu cần, logistics cũng cần thay
đổi mô hình kinh doanh. Các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI), blockchain
và tự động hóa đang được tích hợp vào mạng cung cấp kỹ thuật số, tích hợp dữ liệu và
thông tin từ các nguồn khác nhau để thúc đẩy phân phối hàng hóa sản xuất dọc theo
chuỗi giá trị, tối ưu hóa chuỗi cung ứng hiện đại. Chẳng hạn, đối với hàng hóa lưu
kho, trí thông minh nhân tạo và vị trí có thể giúp các nhà bán lẻ duy trì lợi thế cạnh
tranh cho hoạt động phân phối sản phẩm và chuỗi cung ứng của họ. Dữ liệu lớn nhiều
mặt từ các vị trí địa lý cụ thể kết hợp với các tương tác trực tuyến có thể hiển thị các
mô hình mua hàng dựa trên các thời điểm, sự kiện và điều kiện nhất định trong các
phân khúc khách hàng chi tiết.

73
Do đó, một nhà bán lẻ có thể sử dụng AI để dự đoán sản phẩm nào tiết kiệm chi
phí hơn để nhập kho trong một nhà kho nhất định ở vị trí gần các khu vực cụ thể. Hay
công nghệ blockchain là một cách phân phối quá trình xác minh cho bất kỳ thứ gì từ
giao dịch tài chính đến ghi nhật ký thông tin vận chuyển.

Doanh nghiệp sẽ có thông tin về hành trình của sản phẩm dọc theo chuỗi cung
ứng, cung cấp mọi thứ từ địa điểm đến thời điểm hàng đến, và thậm chí tất cả các điều
kiện môi trường trong suốt hành trình. Ví dụ, đây có thể là một công cụ mới mang tính
cách mạng, nếu một công ty đang vận chuyển những thứ dễ hỏng như cá và phải duy
trì ở một nhiệt độ nhất định trong suốt chặng đường. Công ty vận chuyển cá có thể
xem liệu nhiệt độ thực tại hay nhiệt độ tại bất kỳ thời điểm nào trong hành trình có
vượt quá ngưỡng cho phép không. Nếu điều này ảnh hưởng đến hàng hóa thì khả năng
này cho phép họ giảm thiểu các vấn đề về chất lượng thực phẩm.

5.6. Sản phẩm dịch vụ ngày càng đa dạng, chất lượng dịch vụ không ngừng được
nâng cao, giá dịch vụ có xu hướng giảm

Đẩy mạnh phát triển thương mại và dịch vụ quốc tế là xu hướng tất yếu của tất
cả các nước trên thế giới, nhất là các nước đã phát triển. Khi năng lực sản xuất ngày
càng lớn, thương mại quốc tế ngày càng mở rộng và cạnh tranh thị trường thế giới
ngày càng gay gắt là điều tất yếu.

Kim ngạch TMDV tăng trưởng nhanh

Biểu đồ 5.6-21: Tỷ trọng TMDV thế giới (% trong GDP)

74
Nguồn: Worldbank

Các chính phủ không những khuyến khích những ngành dịch vụ mũi nhọn phát
triển làm động lực cho nền kinh tế mà còn quan tâm đến việc cung ứng tốt hơn các
loại hình dịch vụ xã hội như môi trường, y tế và an sinh xã hội cho người dân. Tiếp
đến, dưới sức ép của cạnh tranh và hiệu quả kinh tế, các chính phủ sẽ phải mở cửa
ngành dịch vụ trong nước. Sau nhiều năm đàm phán, năm 1995 Hiệp định về TMDV
(GATS) đã được ký kết và trở thành một trong những hiệp định quan trọng nhất của
Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Phát triển và tự do hóa ngành dịch vụ nói chung
phát triển.

Sản phẩm DV ngày càng đa dạng, chất lượng DV không ngừng được nâng cao,
giá dịch vụ có xu hướng giảm cho thấy rõ quy mô ngành dịch vụ ngày càng phát triển,
các nguyên nhân có thể kể đến như:

Sự phát triển của ngành kinh tế tạo điều kiện thuận lợi cho ngành dịch vụ phát
triển. KHKT hiện đại cùng với toàn cầu hóa kinh tế đã làm cho các dịch vụ hoạt động
sản xuất diễn ra rất thuận lợi.

Quy mô dân số càng lớn nhu cầu tiêu thụ càng nhiều, việc phân bố dân cư ngày
nay mở rộng phạm vi trên thế giới kéo theo sự phân bố rộng rãi các ngành dịch vụ tiêu
dùng.

Trình độ phát triển kinh tế, năng suất lao động xã hội: Trình độ phát triển của
ngành kinh tế càng cao, điều kiện và nhu cầu về dịch vụ càng lớn thu hút người lao
75
động tham gia các hoạt động dịch vụ. Năng suất lao động xã hội, đặc biệt là trong lĩnh
vực sản xuất ngày càng cao, tạo điều kiện thuận lợi để chuyển một phần lao động sang
làm dịch vụ.

Quá trình đô thị hóa trên thế giới: Đô thị hóa phát triển, số dân đô thị càng tăng,
lối sống đô thị phổ biến tạo nhu cầu dịch vụ lớn và đa dạng, hoạt động dịch vụ phát
triển mạnh.

Mở cửa thị trường là cũng là yếu tố quan trọng để tăng sáng tạo và năng suất trong
lĩnh vực dịch vụ và đầu tư. Việc này cho phép các doanh nghiệp trong nước tham gia
cạnh tranh ở mức độ cao hơn, ngày càng chuyên môn hóa và giảm giá thành sản
phẩm.

76
KẾT LUẬN
Khi nền kinh tế đã phát triển ở mức ổn định, người ta có xu hướng tiêu dùng
dịch vụ nhiều hơn. Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, tăng trưởng
TMDV đã vượt lên trên cả tăng trưởng thương mại hàng hóa, trong đó, dịch vụ du lịch
chiếm tỷ trọng cao nhất, con số này còn cao hơn ở những nước phát triển trên thế giới.
Ngoài ra, một số loại dịch vụ khác cũng đóng một phần quan trọng trong cơ cấu kim
ngạch của TMDV như dịch vụ viễn thông, tài chính, vận tải.

Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ thường tập chung chủ yếu ở những
nước phát triển (top 5 là Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc và Đức và theo dự kiến, các
nước này cũng sẽ tiếp tục duy trì vị trí vào năm 2030). Nguyên nhân là nhờ sự phát
triển của khoa học công nghệ kỹ thuật tiên tiến, các nước này vừa có thể tận dụng tối
đa nguồn lực của mình cũng như sản xuất hàng hoá dễ dàng hơn.

Xét về xu hướng phát triển, TMDV được dự báo sẽ tăng trưởng nhanh chóng và
vượt bậc trong tương lai, lên trên cả thương mại hàng hoá. TMDV có những điều kiện
vô cùng thuận lợi để phát triển ví dụ như sự hiện đại không ngừng nghỉ của công nghệ
thông tin. Công nghệ thông tin là bàn đạp cho sự phát triển của TMDV, nhờ công
nghệ thông tin mà TMDV giảm đi được nhiều chi phí, giúp cho người tiêu dùng dịch
vụ hiệu quả và thuận tiện hơn rất nhiều. Mặt khác, sự tương đồng của sản phẩm dịch
vụ và sản phẩm hàng hoá khiến sản phẩm dịch vụ có thể lưu trữ, vận chuyển đến mọi
nơi và có thể sử dụng trong gian dài.

Nhóm chúng em mong rằng với bài tiểu luận này có thể đem đến cho thầy và các
bạn một góc nhìn từ tổng quan đến chi tiết về tình hình TMDV quốc tế trong hơn một
thập kỷ qua. Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Quang Minh – giảng viên
học phần TMDV đã giúp đỡ chúng em trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận này!

77
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:
1. TS. Nguyễn Quang Minh. (2017). TMDV và thị trường dịch vụ quốc tế. Nhà
xuất bản Bách Khoa Hà Nội.

2. BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG. (2012). THÔNG TƯ PHÂN LOẠI


CÁC DỊCH VỤ VIỄN THÔNG.

3. Đỗ Hương Lan. (2011). Xu hướng phát triển của thị trường dịch vụ du lịch thế
giới những năm gần đây và hướng đi cho hoạt động xuất khẩu dịch vụ du lịch
của Việt Nam. Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Tổng cục thống kê. (2020). Niên giám thống kê năm 2020. Nhà xuất bản
Thống kê.

5. Tổng cục thống kê. (2021). Niên giám thống kê năm 2021. Nhà xuất bản
Thống kê.

6. HIệp định chung về TMDV GATS của WTO.

Tiếng Anh:

7. United Nations Conference on Trade and Development (UNCTAD). (2021).


Review of maritime transport.

8. World Economic Forum. The Travel & Tourism Competitiveness Report 2019.

9. WTO. Wo:rld Trade Statistical Review 2020.

Website:

10. Bộ Công Thương. Được truy cập từ https://moit.gov.vn/

11. Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Được truy cập từ


https://www.mpi.gov.vn/Pages/default.aspx

12. Hội nghị của Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD). Được
truy cập từ https://unctad.org/

78
13. Ngân hàng thế giới. Được truy cập từ https://www.worldbank.org/en/home

14. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Được truy cập từ https://www.imf.org/en/Home

15. Statista. (2022). Transport infrastructure in China. [online]. Được truy cập từ:
https://www.statista.com/topics/1516/transport-infrastructure-in-china/
#dossierKeyfigures [Ngày 10 tháng 9 năm 2022].

16. Tổ chức Du lịch thế giới (WTO). Được truy cập từ https://www.unwto.org/

17. Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Được truy cập từ https://www.wto.org/

18. Tổng cục Thống kê (GSO). Được truy cập từ https://www.gso.gov.vn/

19. Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC). Được truy cập từ https://intracen.org/

20. Ons.gov.uk. (2022). Office for National Statistics. [online]. Được truy cập từ:
https://www.ons.gov.uk/ [Ngày 16 tháng 9 năm 2022].
21. IIE Open Doors / All Places of Origin. (2021). IIE Open Doors / All Places of
Origin. [online]. Được truy cập từ:
https://opendoorsdata.org/data/international-students/all-places-of-origin/
[Ngày 17 tháng 9 năm 2022].
22. VietCombank (2019). Tin tức & Sự kiện. [online] Vr.org.vn. Được truy cập từ:
http://www.vr.org.vn/vn/tin-tuc-su-kien/duong-thuy/loi-the-van-tai-bien-cua-
trung-quoc-khien-loat-ong-lon-de-chung-9355.html [Ngày 10 tháng 9 năm
2022].

23. www.wipo.int. (n.d.). WIPO IP Facts and Figures 2021. [online] Được truy
cập từ: https://www.wipo.int/publications/en/details.jsp?id=4577&plang=EN
[Ngày 17 tháng 9 năm 2022]

24. Organization, W.I.P. (2021). World Intellectual Property Indicators 2021.


[online] www.wipo.int. Được truy cập từ:
https://www.wipo.int/publications/en/details.jsp?id=4571&plang=EN [Ngày 21
tháng 9 năm 2022].

25. www.wipo.int. (n.d.). Intellectual Property Statistics. [online] Được truy cập
từ: https://www.wipo.int/ipstats/en/.
79
26. Global Research and Development Expenditures: Fact Sheet. (n.d.). [online]
Được truy cập từ: https://sgp.fas.org/crs/misc/R44283.pdf.

80

You might also like