You are on page 1of 68

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

TIỂU LUẬN QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ

NGHIÊN CỨU NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ ĐỐI VỚI
NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ QUỐC TẾ

Lớp tín chỉ : KTE306(2324-2)1.1

Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Quang Minh

Nhóm thực hiện : Nhóm 4

MSSV Họ và tên

2214510111 Bùi Thị Thanh Thảo

2214510067 Phạm Thị Phương Ly

2114110308 Triệu Thị Thúy

2211510054 Nguyễn Hà Diệu Linh

Trưởng nhóm: Phạm Thị Phương Ly – SĐT: 0868732820

Phân chia công việc nhóm 4:


1
STT MSSV Họ và tên Nội dung đã viết

1 2214510111 Bùi Thị Thanh Thảo I, III.3, IV

2 2214510067 Phạm Thị Phương Ly II.1,2,3, Lời mở đầu

3 2114110308 Triệu Thị Thúy II.4,5,6,7

4 2211510054 Nguyễn Hà Diệu Linh III.1,2, Kết luận

MỤC LỤC

2
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................................6
I. KHÁI QUÁT VỀ TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ.......................................................................7
I.1 Khái niệm về toàn cầu hóa..............................................................................................7
I.2 Khái niệm toàn cầu hóa kinh tế......................................................................................7
II. TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ...............................................8
II.1 Thúc đẩy sự hình thành các tổ chức liên kết kinh tế quốc tế.......................................8
II.1.1 Sự tăng trưởng các tổ chức liên kết kinh tế quốc tế trong giai đoạn 1970-2024....8
II.1.2 Một số nội dung chính về tự do hóa thương mại và đầu tư trong các liên kết kinh
tế quốc tế..................................................................................................................................9
II.1.3 Việt Nam là thành viên của rất nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) có ảnh
hưởng lớn trên thế giới.........................................................................................................10
II.2 Toàn cầu hóa kinh tế thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển..................................10
II.2.1 Tình hình tăng trưởng thương mại quốc tế thế giới..............................................10
II.2.2 Toàn cầu hóa kinh tế thúc đẩy thương mại hàng hóa phát triển..........................13
II.2.3 Toàn cầu hóa kinh tế thúc đẩy thương mại dịch vụ phát triển.............................14
II.2.4 Việt Nam phát triển thương mại quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế....20
II.3 Toàn cầu hóa kinh tế thúc đẩy gia tăng vốn đầu tư quốc tế.......................................23
II.3.1 Dòng vốn đầu tư quốc tế có xu hướng tăng mạnh mẽ...........................................23
II.3.2 Dòng vốn đầu tư quốc tế vào các nước OECD......................................................25
II.3.3 Dòng vốn đầu tư quốc tế vào Việt Nam..................................................................26
II.4 Toàn cầu hóa kinh tế nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế các nước.......28
II.5 Toàn cầu hóa kinh tế chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng lĩnh vực
dịch vụ........................................................................................................................................31
II.6 Toàn cầu hóa kinh tế góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tăng thu nhập của
người dân trên thế giới.............................................................................................................34
II.7 Toàn cầu hóa kinh tế thúc đẩy sự phát triển của KHCN...........................................38
III. TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ............................................47
III.1 Gia tăng tình trạng phân hoá giàu nghèo và trình độ phát triển giữa các nước
phát triển và đang phát triển...................................................................................................47
III.1.1 Số liệu căn cứ.......................................................................................................47
III.1.2 Nguyên nhân........................................................................................................48
III.1.3 Liên hệ Việt Nam.................................................................................................50
III.2 Cạnh tranh gay gắt hơn dẫn đến nhiều thách thức trong quá trình phát triển
kinh tế-xã hội đối với các nước đang phát triển....................................................................51
3
III.2.1 Vấn đề chảy máu chất xám.................................................................................51
III.2.2 Gia tăng sự phụ thuộc vào nền kinh tế nước ngoài...........................................53
III.3 Toàn cầu hóa kinh tế làm tăng thêm những thách thức có tính toàn cầu.............55
III.3.1 Vấn đề về ô nhiễm môi trường............................................................................55
III.3.2 Vấn đề dịch bệnh lây lan.....................................................................................56
III.3.3 Vấn đề về văn hóa................................................................................................58
IV. NHỮNG XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TMDV TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY. .58
IV.1 Xu hướng hòa bình, hợp tác.........................................................................................58
IV.2 Xu hướng khu vực hóa..................................................................................................59
IV.3 Xu hướng chuyên môn hóa...........................................................................................60
IV.4 Xu hướng khoa học công nghệ cao và nền kinh tế Internet.......................................60
IV.5 Xu hướng chuyển dịch lao động giữa các quốc gia.....................................................61
KẾT LUẬN...............................................................................................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................65

DANH MỤC BẢNG/BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 1. Số lượng Hiệp định Thương mại Khu vực RTAs trong giai đoạn 1970-2024....8
4
Biểu đồ 2. Kim ngạch và tỷ trọng thương mại quốc tế trên toàn thế giới năm 2010-2022
(Đơn vị: Tỷ USD)...............................................................................................................11
Biểu đồ 3. Kim ngạch XNK của thế giới giai đoạn 2011-2022.........................................13
Biểu đồ 4. Kim ngạch xuất nhập khẩu dịch vụ toàn cầu giai đoạn 2011-2022..................14
Biểu đồ 5. Chuyển dịch cơ cấu xuất nhập khẩu thương mại dịch vụ quốc tế giai đoạn 2011
– 2022 (Đơn vị: %).............................................................................................................18
Biểu đồ 6. Kim ngạch XNK hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2015-2020.......................20
Biểu đồ 7. Kim ngạch xuất nhập khẩu của top 15 đối tác thương mại của Mỹ năm 2022.22
Biểu đồ 8. Dòng vốn đầu tư quốc tế (FDI inflow) của thế giới từ năm 2005 trở lại đây...23
Biểu đồ 9. Dòng vốn đầu tư quốc tế vào các nước OECD.................................................25
Biểu đồ 10. Tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tháng 3/2022.........................26
Biểu đồ 11. Cơ cấu vốn đầu tư theo quốc gia và vùng lãnh thổ vào Việt Nam năm 2022
(Đơn vị: Triệu USD)...........................................................................................................27
Biểu đồ 12. Cơ cấu kinh tế thế giới từ năm 2015 đến năm 2022.......................................32
Biểu đồ 13. Thu nhập bình quân đầu người năm 2000, 2005, 2010, 2015, 2016, 2017,
2018, 2019, 2020, 2021, 2022............................................................................................36
Biểu đồ 14. Tổng chi tiêu cho R&D và phần trăm trong GDP của thế giới năm 2000,
2005, 2010, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019, 2020, 2021....................................................38
Biểu đồ 15. Tổng chi tiêu cho R&D và phần trăm trong GDP của Mỹ năm 2000, 2005,
2010, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019, 2020, 2021..............................................................39
Biểu đồ 16. Tổng chi tiêu cho R&D và phần trăm trong GDP của Trung Quốc năm 2000,
2005, 2010, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019, 2020, 2021....................................................40
Biểu đồ 17. Tổng chi tiêu cho R&D và phần trăm trong GDP của Nhật Bản năm 2000,
2005, 2010, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019, 2020, 2021....................................................42
Biểu đồ 18. Tổng GDP của các nước phát triển và đang phát triển trong giai đoạn 2000 –
2022 (Đơn vị: nghìn tỷ USD).............................................................................................47
Biểu đồ 19. Thu nhập bình quân đầu người của một số nước từ 2013 – 2022 (Đơn vị: tỷ
USD)...................................................................................................................................50
Biểu đồ 20. Lượng người di cư trên thế giới từ 1960 – 2015 (Đơn vị: triệu người)..........51
Biểu đồ 21. Tỷ trọng thương mại quốc tế từ 1980 – 2021 (Đơn vị: %).............................53
Biểu đồ 22. Lượng khí phát thải CO2 từ năm 1990-2020 (Đơn vị: Tấn/người)................56
Biểu đồ 23. Tổng số ca mắc Covid-19 ở các khu vực trên thế giới tính đến 4/2/2024......57
Biểu đồ 24. Lượng người di cư nội khối ASEAN (Đơn vị: Triệu người)..........................62

5
LỜI MỞ ĐẦU

Sự tác động của quá trình toàn cầu hoá đã khiến thế giới ngày nay trở nên gắn kết
hơn bao giờ hết. Từ những cuộc giao dịch đầu tiên trên con đường tơ lụa cho đến sự phát
triển vượt bậc của công nghệ trong thế kỷ 21, chúng ta đã chứng kiến sự mở rộng và tăng
cường của các hoạt động quốc tế trên mọi lĩnh vực. Quá trình này đã tạo ra một “làn
sóng” toàn cầu hoá, đánh dấu một trong những xu hướng phát triển chính của nền kinh tế
thế giới hiện nay.
Toàn cầu hoá kinh tế không chỉ là một hiện tượng mới mà còn là một quá trình
diễn ra suốt hàng nghìn năm qua. Các quốc gia đã thiết lập các quan hệ đối tác kinh tế để
tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại xuyên biên giới, nhưng sự nhận biết rộng rãi về
toàn cầu hoá chỉ diễn ra sau thời kỳ Chiến tranh lạnh, vào đầu những năm 1990.
Trong bối cảnh này, tiểu luận của chúng em sẽ tập trung nghiên cứu “Những tác
động của toàn cầu hoá kinh tế đối với nền kinh tế thế giới và thương mại dịch vụ
quốc tế”. Chúng em sẽ đi sâu nghiên cứu những tác động tích cực và tiêu cực của toàn
cầu hoá kinh tế, từ việc mở rộng cơ hội cho sự phát triển kinh tế và tài chính đến những
thách thức và trách nhiệm mà quá trình này đặt ra thông qua các phần nội dung sau:
I. Khái quát về toàn cầu hóa kinh tế
II. Tác động tích cực của toàn cầu hóa kinh tế
III. Tác động tiêu cực của toàn cầu hóa kinh tế
IV. Những xu hướng phát triển của thương mại dịch vụ hiện nay
Chúng em rất mong nhận được những nhận xét và góp ý từ thầy để có thể hoàn
thiện bài nghiên cứu của mình. Chúng em xin trân trọng cảm ơn!

6
I. KHÁI QUÁT VỀ TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ
I.1 Khái niệm về toàn cầu hóa
Thuật ngữ toàn cầu hoá xuất hiện vào những năm 1950, với sự phổ biến các
phương tiện vận tải có động cơ và sự gia tăng các trao đổi thương mại; và được chính
thức sử dụng rộng rãi từ những năm 1990 của thế kỷ thứ XX.
Toàn cầu hóa là quá trình tăng cường sự liên kết và phụ thuộc lẫn nhau của các nền
kinh tế quốc gia, khu vực và địa phương trên toàn thế giới thông qua việc tăng trưởng và
cải thiện của các lĩnh vực kinh tế như sản xuất, thương mại, tài chính và dịch vụ.
Toàn cầu hóa thường được thể hiện thông qua việc mở cửa thị trường, giảm giới
hạn và rào cản thương mại, tăng cường giao thông vận tải và truyền thông quốc tế, cũng
như sự tăng cường sự hợp tác và tương tác giữa các quốc gia. Từ đó, đẩy mạnh chuyển
giao nguồn lực, công nghệ, và ý thức văn hóa trên quy mô toàn cầu.
I.2 Khái niệm toàn cầu hóa kinh tế
Rõ ràng chúng ta cần phân biệt toàn cầu hoá kinh tế với khái niệm rộng hơn là toàn
cầu hoá nói chung. Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá hầu như được dùng để
chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do hóa thương mại hay "tự do thương
mại" nói riêng
Toàn cầu hóa kinh tế là sự hội nhập của nền kinh tế các quốc gia vào nền kinh tế
thế giới thông qua các hoạt động thương mại, đầu tư trực tiếp nước ngoài, các nguồn vốn,
di cư và công nghiệp.

II. TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ
II.1 Thúc đẩy sự hình thành các tổ chức liên kết kinh tế quốc tế
II.1.1 Sự tăng trưởng của các tổ chức liên kết kinh tế quốc tế trong giai đoạn 1970-
2024
Toàn cầu hóa kinh tế, quá trình giảm bớt các rào cản thương mại và hội nhập với
nền kinh tế thế giới, đã góp phần thúc đẩy sự hình thành và phát triển của các tổ chức liên
kết kinh tế quốc tế. Theo Sách niên giám về các tổ chức quốc tế, mỗi năm có khoảng 1200
tổ chức mới được thêm vào.

7
Biểu đồ 1. Số lượng Hiệp định Thương mại Khu vực RTAs trong giai đoạn 1970-2024

400

350

300

250

200

150

100

50

0
70
72
74
76
78
80
82
84
86
88
90
92
94
96
98
00
02
04
06
08
10
12
14
16
18
20
22
24
19
19
19
19
19
19
19
19
19
19
19
19
19
19
19
20
20
20
20
20
20
20
20
20
20
20
20
20
Số Hiệp định Thương mại Khu vực (RTAs) đang có hiệu lực

(Nguồn: https://www.wto.org/)
Nhận xét: Số lượng các Hiệp định Thương mại Khu vực (RTAs) tăng mạnh trong hơn 50
năm qua (từ 1970-2024).
Từ những năm 90 đổ về trước, số Hiệp định Thương mại Khu vực có hiệu lực rất ít và
không tăng mạnh do cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990, thế giới chứng kiến
sự sụp đổ của Liên Xô và kết thúc Chiến tranh Lạnh. Điều này đã tạo ra sự ảnh hưởng đến
các quốc gia, trong đó nhiều quốc gia tập trung vào việc xây dựng lại nền kinh tế và chính
trị nội địa hơn là hợp tác kinh tế quốc tế. Một số Hiệp định Thương mại tự do (FTA) quan
trọng trong thời gian này bao gồm Hiệp định Thương mại tự do châu Âu (European Free
Trade Association - EFTA) được thành lập năm 1960 và Hiệp định Thương mại tự do Bắc
Mỹ (North American Free Trade Agreement - NAFTA) được ký kết vào năm 1992. Tuy
nhiên sau đó, vào năm 1995 khi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được thành lập và
phát triển, như một cơ chế để quản lý thương mại quốc tế và giải quyết tranh chấp. Sự ra
đời của WTO đã tạo ra một khuôn khổ mới cho việc thương lượng và thực thi các hiệp

8
định thương mại, nhiều quốc gia bắt đầu nhận ra lợi ích của việc hội nhập kinh tế hơn và
bắt đầu tham gia vào nhiều RTA hơn. Tính đến 1/1/2024, có 361 RTAs đang có hiệu lực.
II.1.2 Một số nội dung chính về tự do hóa thương mại và đầu tư trong các liên kết
kinh tế quốc tế
Toàn cầu hóa kinh tế thúc đẩy sự hình thành các tổ chức liên kết kinh tế quốc tế, giảm bớt
các rào cản hoặc hạn chế về việc trao đổi hàng hóa tự do giữa các quốc gia. Các rào cản
này bao gồm cả thuế quan, như thuế và phụ phí, và các rào cản phi thuế quan, như quy
định cấp phép và hạn ngạch. Việc giảm bớt những rào cản này là các bước tiến để thúc
đẩy thương mại tự do và đầu tư quốc tế.
Trước hết, toàn cầu hóa kinh tế đã thúc đẩy quá trình giảm rào cản thương mại. Các
hiệp định thương mại tự do và các tổ chức quốc tế như Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO) đã thúc đẩy việc mở cửa thị trường bằng cách đặt ra một khung pháp lý và cam kết
giữa các quốc gia để giảm bớt các rào cản thương mại. Ngoài ra, WTO cũng thúc đẩy tự
do hóa thương mại thông qua việc cung cấp một diễn đàn để các quốc gia thương lượng
và giải quyết tranh chấp thương mại, thúc đẩy thương mại và đầu tư quốc tế. Các tổ chức
liên kết kinh tế quốc tế như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Liên minh
châu Âu (EU) hay Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) đã tạo điều kiện cho các
quốc gia thành viên thúc đẩy xuất khẩu, tăng cường hợp tác kinh tế và thu hút đầu tư nước
ngoài.
Ngoài ra, toàn cầu hóa kinh tế thúc đẩy tăng cường hợp tác kinh tế và đầu tư phát triển:
Các tổ chức như ASEAN, EU, Hiệp hội các quốc gia Nam Mỹ (MERCOSUR) và Hiệp hội
các quốc gia Đông Phi (COMESA) đã hình thành để thúc đẩy hợp tác kinh tế và đẩy
mạnh thương mại trong khu vực. Toàn cầu hóa kinh tế đồng thời thúc đẩy sự hình thành
các hiệp định thương mại tự do như Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP),
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện và Tiến bộ (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do
Bắc Mỹ (NAFTA) và Hiệp định Thương mại tự do Châu Âu - Hoa Kỳ (EU-US FTA) nhằm
tạo ra cơ sở hợp tác thương mại và tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư quốc tế.

9
II.1.3 Việt Nam là thành viên của rất nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) có ảnh
hưởng lớn trên thế giới
Tính đến nay, Việt Nam đã ký kết và thực hiện 10 FTA, đã ký kết và đang trong thời gian
phê chuẩn 2 FTA, vừa kết thúc đàm phán 1 FTA và đang đàm phán 3 FTA khác.
- Trong 10 FTA đã ký kết và thực thi có 6 FTA ký kết với tư cách là thành viên ASEAN và
4 FTA ký kết với tư cách là một bên độc lập.
- Hai FTA đã ký kết và đang trong thời gian phê chuẩn là FTA ASEAN với Hồng Kông,
và Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
- Ba FTA đang trong quá trình đàm phán bao gồm: Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu
vực (RCEP), FTA Việt Nam - Israel và FTA với Khối thương mại tự do châu Âu.

II.2 Toàn cầu hóa kinh tế thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển
II.2.1 Tình hình tăng trưởng thương mại quốc tế thế giới
Toàn cầu hóa kinh tế là quá trình phát triển mạnh mẽ về phạm vi, quy mô liên kết, hợp tác
trong lĩnh vực kinh tế giữa các nước, các khu vực trên toàn thế giới. Toàn cầu hóa cũng
đem các quốc gia lại xích lại gần nhau và mở ra cơ hội hội nhập sâu rộng trong thị trường
quốc tế, thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ, chuyển giao vốn, qua đó mở rộng địa
bàn đầu tư cho các nước phát triển đồng thời giúp các nước tiếp nhận đầu tư có cơ hội
phát triển, từ đó thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển.

10
Biểu đồ 2. Kim ngạch và tỷ trọng thương mại quốc tế trên toàn thế giới năm 2010-2022
(Đơn vị: Tỷ USD)
70000 64
63033
60000 62
56847
51240 50552 60
50000 47605 48419 46585
45604 46310 45682
43173 42246
58
40000 38597
Tỷ USD

56
30000
54

20000
52

10000 50

0 48
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022

Kim ngạch XNK Tỷ trọng

(Nguồn: https://databank.worldbank.org/)
Nhận xét: Kim ngạch xuất nhập khẩu và tỷ trọng thương mại quốc tế có sự biến động qua
các năm nhưng nhìn chung có xu hướng tăng trong giai đoạn 2010-2022.
Năm 2016, nền kinh tế thế giới trải qua nhiều khó khăn và rủi ro, bất ổn như sự
kiện nước Anh bỏ phiếu rời khỏi EU (Brexit), kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ và xu hướng
chống toàn cầu hóa đã khiến đà tăng trưởng thấp hơn so với kỳ vọng. Kim ngạch thương
mại sụt giảm hơn 900 tỷ USD. Sự sụt giảm kinh tế bắt đầu từ các nền kinh tế lớn như
Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản khiến các nền kinh tế mới nổi dựa nhiều vào xuất khẩu hàng
hóa và các nền kinh tế đang phát triển tăng trưởng trì trệ và suy thoái. Kinh tế tăng trưởng
chậm đã khiến nhiều nước trên thế giới duy trì thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ và tài
khóa từ năm 2015 và kéo dài sang năm 2016, do đó dẫn đến thâm hụt ngân sách chính
phủ lớn.
Năm 2019-2020, nền kinh tế thế giới chịu ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch
COVID-19, các thị trường lớn gần như “đóng băng”, “đứt gãy” các chuỗi cung ứng trên
toàn cầu, vì vậy tỷ trọng thương mại toàn cầu đã sụt giảm 22%; tổng sản lượng xuất khẩu
toàn cầu giảm 1,4 nghìn tỷ USD. Nhưng từ năm 2021 trở lại những năm gần đây, thương
11
mại toàn cầu bắt đầu có sự tăng trưởng nhanh chóng trở lại, đạt mức kỷ lục 28,5 nghìn tỷ
USD vào năm 2021, tăng 13% so với giai đoạn trước đại dịch Covid-19.
Nguyên nhân có sự tăng trưởng trong thương mại quốc tế:
Thứ nhất là sự phát triển của xu thế toàn cầu hóa kinh tế và tự do hóa thương mại quốc
tế. Xu thế toàn cầu hóa kinh tế và tự do hóa thương mại thúc đẩy các liên kết kinh tế quốc
tế ra đời, giúp hình thành thị trường khu vực và quốc tế, thúc đẩy thương mại giữa các
nước với nhau. Từ đó giảm bớt các rào cản thương mại (như giảm thiểu hàng rào thuế
quan và phi thuế quan), thúc đẩy tự do hoá ở mức độ cao về dịch vụ, đầu tư… giúp môi
trường kinh doanh thương mại thuận lợi hơn.
Thứ hai là sự phát triển của khoa học công nghệ và trình độ lao động của con người.
Khoa học công nghệ và trình độ lao động chuyên môn ngày càng được nâng cao thúc đẩy
thương mại phát triển, biểu hiện qua sự giảm thiểu chi phí, tăng hiệu quả và chất lượng
của các sản phẩm, giúp đáp ứng tốt kỳ vọng của người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, công nghệ thông tin phát triển cũng tạo đà tăng trưởng cho thương mại dịch
vụ đa dạng hóa như thương mại điện tử, trí tuệ nhân tạo... Chúng giúp doanh nghiệp tiếp
cận và phục vụ khách hàng, duy trì chi phí thấp và khả năng quản lý, đồng thời nâng cao
trải nghiệm khách hàng. Từ đó giúp đẩy mạnh sự phát triển của thương mại dịch vụ.
Thứ ba là ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Theo WTO, các hạn chế đi lại và đóng cửa
biên giới trong chính sách ban đầu của các nước đối với đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng
trực tiếp tới thương mại toàn cầu. Cụ thể, các hạn chế trên đã làm gián đoạn hoạt động
kinh doanh và cung cấp hàng hóa, làm tăng đáng kể chi phí thương mại. Các rào cản
thương mại cũng được các nước đặt ra dẫn đến thu hẹp tài chính thương mại, gây ra hậu
quả đặc biệt nặng nề đối với các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển.
Tuy nhiên, dịch bệnh lại đẩy mạnh phát triển thương mại dịch vụ khi hoạt động thương
mại dịch vụ vẫn có thể diễn ra bình thường thông qua nhiêu phương thức cung ứng trên
các nền tảng trực tuyến. Do đó, thúc đẩy kim ngạch thương mại quốc tế.

12
II.2.2 Toàn cầu hóa kinh tế thúc đẩy thương mại hàng hóa phát triển
Biểu đồ 3. Kim ngạch XNK của thế giới giai đoạn 2011-2022
70000 90.0
80.1 80.0 79.5 78.3 79.2 79.6
76.7 75.8 76.3 76.6 77.7 80.0
75.7
60000
70.0
50000
60.0

Tỷ trọng (%)
TỶ USD

40000 50.0

30000 61080 40.0


55050
49910 49190
44510 45110 46300 47210 42050 45480 44320 30.0
20000 41260
20.0
10000
10.0

0 0.0
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022

Tổng kim ngạch XNK Tỷ trọng XNK Hàng hóa

(Nguồn: https://databank.worldbank.org/)
Nhận xét: Nhìn chung, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu thế giới giai đoạn 2011- 2022 có
xu hướng tăng khá ổn định nhưng còn tăng chậm do ảnh hưởng của cuộc Khủng hoảng
tài chính năm 2008. Quy mô xuất nhập khẩu năm 2022 đạt 61080 tỷ USD, cao nhất trong
giai đoạn 2011-2022. Sự suy giảm nghiêm trọng nhất trong giai đoạn này là vào năm
2016 với 41260 tỷ USD và năm 2020 với 44320 tỷ USD. Kim ngạch thương mại hàng
hóa trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của thế giới giai đoạn 2011-2022 chiếm tỷ trọng
lớn nhất, nhưng có xu hướng giảm. Năm 2021, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa
chiếm tỷ trọng lớn nhất với 80.1% và chiếm tỷ trọng thấp nhất vào năm 2016 với 75.8%.
Kim ngạch xuất nhập khẩu thương mại của thế giới năm 2015 sụt giảm khoảng
5160 tỷ USD (gần 10%) so với năm 2014. Năm 2016 khi thế giới đối mặt với khủng
hoảng kinh tế, xung đột chính trị, giá dầu và giá hàng hóa giảm mạnh khiến các nước phát
triển bị đình trệ, các nước đang phát triển bị ảnh hưởng nặng nề, tổng kim ngạch xuất
nhập khẩu giảm gần 6 nghìn tỷ USD và tỷ trọng xuất nhập khẩu hàng hóa giảm 2,5% so
với năm 2014.

13
Năm 2020, thương mại quốc tế lại tiếp tục suy giảm nặng nề xuống còn 44320 tỷ
USD, giảm gần 10% so với năm 2019. Đây là thời điểm nền kinh tế chịu ảnh hưởng sâu
sắc từ đại dịch Covid-19. Việc áp đặt các biện pháp hạn chế di chuyển, đóng cửa các cửa
khẩu và nhà máy sản xuất đã gây ra gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu, hoạt động
xuất nhập khẩu ở một số nước bị “đóng băng” trong thời gian khá dài.
Năm 2021, thương mại quốc tế dần phục hồi trở lại, kim ngạch xuất nhập khẩu
hàng hóa chiếm tỷ trọng lớn nhất với 80.1%. Sự phục hồi trở lại này là do nhu cầu hàng
hóa của người tiêu dùng tăng vọt do lệnh giãn cách, đồng thời giá cước vận chuyển cũng
tăng mạnh. Tổng kim ngạch thương mại quốc tế năm 2021 ước tính đạt 55050 tỷ USD,
tăng 23.7% so với 2020. Dự đoán trong tổng kim ngạch thương mại dịch vụ trong tương
lai sẽ tăng trưởng ổn định do sự phục hồi kinh tế sau đại dịch.
II.2.3 Toàn cầu hóa kinh tế thúc đẩy thương mại dịch vụ phát triển
* Kim ngạch thương mại dịch vụ
Biểu đồ 4. Kim ngạch xuất nhập khẩu dịch vụ toàn cầu giai đoạn 2011-2022
16000 20.0
16.7
14000 15.0
13.6
12.0
12000 9.3 10.0
8.5
7.2
6.1
10000 5.0
3.2 2.8
1.1
Tỷ USD

8000 0.0
%
13480
6000 -4.5 11890 12220 11870 -5.0
10390 9920 10030 10880 10170
9130 9690
8850
4000 -10.0

2000 -15.0
-16.8
0 -20.0
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022

Tổng kim ngạch Tốc độ tăng trưởng

(Nguồn: https://databank.worldbank.org/)
Nhận xét: Trong giai đoạn 2011 - 2022, quy mô xuất nhập khẩu dịch vụ thế giới có xu
hướng tăng trưởng, tăng gấp khoảng 1,5 lần, từ 8850 tỷ USD lên tới 13480 tỷ USD.

14
Tốc độ tăng trưởng hàng năm của kim ngạch xuất nhập khẩu dịch vụ thế giới không ổn
định. Từ năm 2011-2015 tốc độ tăng trưởng giảm dần, xuống mức âm (-4,5% vào năm
2015), sau đó tăng mạnh lên 9,3% vào năm 2018 do nền kinh tế gặp nhiều biến động tiêu
cực, đặc biệt đối với các nước đang phát triển như biến động thị trường tài chính, chi phí
vốn vay tăng và giá dầu và giá hàng hoá giảm. Và vào năm 2020, khi nền kinh tế bị tàn
phá nặng nề bởi đại dịch Covid-19, tốc độ tăng trưởng xuống mức thấp nhất trong giai
đoạn này với -16,8%.
Cho đến năm 2021, tốc độ tăng trưởng tăng mạnh, đạt mức cao nhất trong giai đoạn là
16,7%. Trong cả giai đoạn, tốc độ tăng trưởng trung bình của thương mại dịch vụ thế giới
vẫn dương và nằm ở mức khoảng 4,5%. Điều này cho thấy, tỷ trọng thương mại dịch vụ
có xu hướng ngày càng tăng trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm của thế giới
giai đoạn hiện nay.
Cách mạng công nghiệp 4.0 đẩy mạnh sự gia tăng quy mô kim ngạch thương mại dịch
vụ quốc tế:
Với trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại và phát triển, đặc biệt là sự bùng
nổ mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0 đã giảm thiểu tương đối chi phí giao dịch
thương mại quốc tế, giảm bớt rào cản trong quá trình vận tải dịch vụ; thúc đẩy trao đổi,
buôn bán giữa các nước, từ đó đẩy mạnh thương mại dịch vụ phát triển. Nhờ công nghệ in
3D, các công ty có thể đặt dây chuyển sản xuất cuối cùng gần điểm tiêu thụ, giảm thiểu
quãng đường vận chuyển, do đó giảm thiểu chi phí vận tải. Hay một số nước sử dụng trí
tuệ nhân tạo, sử dụng ô tô tự lái để vận chuyển, không chỉ chi phí rẻ hơn mà thời gian vận
chuyển nhanh hơn, sản phẩm được an toàn hơn. Ngoài ra, một số nước còn sử dụng dịch
vụ kỹ thuật số, áp dụng ứng dụng telerobotics, cho phép thực hiện các dịch vụ y tế (phẫu
thuật, trị liệu tâm thần) từ xa thay vì tiếp xúc trực tiếp để giảm thiểu thời gian và chi phí.
Đối với thương mại dịch vụ, sản phẩm là vô hình và phi vật chất, chỉ có thể cảm
nhận được chất lượng và giá trị sau khi tiêu dùng, do đó nhu cầu tìm hiểu các thông tin về
dịch vụ rất lớn. Với sự phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0, các nền tảng trực tuyến
đã đóng vai trò lớn trong việc cung cấp các thông tin, thiết lập các mối liên hệ giữa nhà
xuất khẩu và nhập khẩu, nhà sản xuất và người tiêu dùng. Các nền tảng giúp khắc phục

15
rào cản về sự bất cân xứng thông tin liên quan đến chất lượng dịch vụ và độ tin cậy của
nhà cung cấp, do đó tăng sự tin cậy giữa các đối tác. Một số lượng lớn các nền tảng cũng
đóng vai trò trung gian giữa người mua và người bán, đảm bảo sản phẩm được giao đúng
như mô tả, ngoài ra quản lý các khiếu nại của người mua và bảo vệ họ trước những người
bán lừa đảo. Chính vì vậy, khoa học công nghệ đã thúc đẩy sự phát triển bền vững của
thương mại dịch vụ.
Nhờ áp dụng khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất và đặc biệt là trong quá
trình truyền thông, quảng bá sản phẩm, các công ty và doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể
giảm thiểu chi phí sản xuất và truyền thông, do đó đóng góp ngày càng to lớn vào thị
phần thương mại quốc tế, thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển.
Việc sử dụng hệ thống điện tử như sử dụng Internet vạn vật (IoT) và Blockchain đã
giảm thiểu chi phí phát sinh từ các thủ tục giấy tờ, hải quan, giao dịch, tiêu chuẩn kiểm tra
chất lượng, quy định cấp phép… Hơn nữa, hệ thống dịch thuật trực tuyến tự động cũng
giúp xóa bỏ rào cản ngôn ngữ giữa các quốc gia. Hay hệ thống quản lý dữ liệu tự động sẽ
giúp thu thập và xử lý các thông tin một cách chính xác, tránh các thủ tục dư thừa, hay
xung đột pháp luật, khiếu nại giữa các quốc gia. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt
động thương mại xuyên biên giới.
* Cơ cấu thương mại dịch vụ quốc tế
Bảng 1. Bảng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu các nhóm thương mại dịch vụ
giai đoạn 2011 – 2022 (đơn vị: Tỷ USD)

Năm Du lịch quốc tế Vận tải quốc tế Các dịch vụ khác

2011 2052.8 2006.7 4588.6

2012 2143.7 2055.7 4733.2

2013 2309.4 2096.1 5061.3

2014 2514 2165.3 5559.9

2015 2404.5 1957.5 5411.5

2016 2459 1872.1 5565.1

16
2017 2645.8 2059.1 6053.3

2018 2854.4 2275.1 6666.8

2019 2902.4 2270.9 7027.7

2020 1124.8 1904.7 7012.2

2021 1264.8 2590.7 7949

2022 2150.2 3194.1 8207.9

(Nguồn: Commercial services Trade - Trade Dashboard (wto.org))


Nhận xét: Từ bảng trên, ta thấy giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu nhóm thương mại dịch
vụ du lịch quốc tế và vận tải quốc tế có xu hướng tăng dần. Tuy nhiên, ở các mốc năm
2015 và 2020 khi nền kinh tế thế giới gặp nhiều biến động tiêu cực, các giá trị kim ngạch
này đều bị giảm (đặc biệt là đối với ngành du lịch quốc tế năm 2020) và mất thời gian để
phục hồi lại. Năm 2020 kim ngạch xuất nhập khẩu thương mại quốc tế giảm mạnh từ
2902,4 tỷ USD xuống 1124,8 tỷ USD, năm 2021 tăng lên rất ít (1264,8 tỷ USD) và đến
năm 2022 mới bắt đầu phục hồi (2150,2 tỷ USD)
Tuy nhiên, đối với kim ngạch xuất nhập khẩu các dịch vụ khác, các giá trị này cũng có xu
hướng tăng dần nhưng chịu ít ảnh hưởng hơn bởi các biến động tiêu cực của nền kinh tế
thế giới. Năm 2015, kim ngạch xuất nhập khẩu các dịch vụ khác chỉ bị giảm nhẹ từ
5559,9 tỷ USD xuống 5411,5 tỷ USD, sau đó ngay lập tức phục hồi lên 5565,1 tỷ USD
vào 2016 và tiếp tục đà tăng trưởng sau đó.
Bảng 2. Cơ cấu xuất nhập khẩu thương mại dịch vụ quốc tế giai đoạn 2011 – 2022
(đơn vị: %)

Năm Du lịch quốc tế Vận tải quốc tế Các dịch vụ khác

2011 23.7 23.2 53.1

2012 24.0 23.0 53.0

2013 24.4 22.1 53.5

2014 24.6 21.1 54.3

17
2015 24.6 20.0 55.4

2016 24.8 18.9 56.2

2017 24.6 19.1 56.3

2018 24.2 19.3 56.5

2019 23.8 18.6 57.6

2020 11.2 19.0 69.8

2021 10.7 21.9 67.3

2022 15.9 23.6 60.6

Biểu đồ 5. Chuyển dịch cơ cấu xuất nhập khẩu thương mại dịch vụ quốc tế giai đoạn
2011 – 2022 (Đơn vị: %)
100%

90%

80%
53.1 53 53.5 54.3 55.4 56.2 56.3 56.5
70% 57.6 60.6
69.8 67.3
60%

50%

40%
23.2 23 22.1 21.1 20 18.9 19.1 19.3 18.6
30%
23.6
20% 19 21.9

23.7 24 24.4 24.6 24.6 24.8 24.6 24.2 23.8


10% 15.9
11.2 10.7
0%
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022

Du lịch quốc tế Vận tải quốc tế Các dịch vụ khác

(Nguồn: Commercial services Trade - Trade Dashboard (wto.org))

Từ bảng và biểu đồ trên ta thấy:

18
+ Cơ cấu xuất nhập khẩu du lịch quốc tế có xu hướng tăng cho tới năm 2019, nhưng bị
suy giảm mạnh năm 2020 (từ 23,8% năm 2019 giảm xuống chỉ còn 11,2% năm 2020), và
đang có dấu hiệu phục hồi (năm 2022 đã tăng lên 15,9%)
+ Cơ cấu xuất nhập khẩu vận tải quốc tế có xu hướng giảm cho tới năm 2019 (từ 23,2%
xuống 18,6%) và chỉ tăng khi cơ cấu du lịch quốc tế suy giảm mạnh
+ Cơ cấu xuất nhập khẩu các dịch vụ khác chiếm tỷ trọng rất lớn (luôn trên 50%) và có xu
hướng tăng nhanh, chiếm tỷ trọng ngày càng cao (từ năm 2011 đến năm 2022 tỷ trọng
tăng từ 53,1% lên 60,6%)
Nhìn chung, doanh thu nhóm dịch vụ khác tăng nhanh và chiếm tỷ trọng ngày càng cao
trong cơ cấu xuất nhập khẩu thương mại dịch vụ quốc tế. Bởi trong nhóm dịch vụ khác,
loại hình dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao như công nghiệp công nghệ số, công nghệ
thông tin, viễn thông, thương mại điện tử, dịch vụ trực tuyến, từ xa... đang có sự phát triển
rất mạnh nhờ sự bùng nổ của khoa học công nghệ và cách mạng công nghiệp 4.0. Trong
khi đó, sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã gây tiêu cực lớn đối với ngành du lịch và
vận tải quốc tế. Các biện pháp kiểm soát dịch bệnh như giãn cách xã hội, hạn chế di
chuyển và đóng cửa biên giới đã làm giảm mạnh lượng khách du lịch và hoạt động vận tải
quốc tế. Trong khi đó, cũng chính nhờ ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhu cầu tiêu
dùng đã thay đổi đáng kể sang ưu tiên các dịch vụ trực tuyến và không gian mở hơn, thúc
đẩy lượng tiêu thụ và cung cấp dịch vụ khác, cơ cấu nhóm dịch vụ khác ngày càng tăng.

19
II.2.4 Việt Nam đẩy mạnh phát triển thương mại quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa
kinh tế
Biểu đồ 6. Kim ngạch XNK hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2015-2020
300 600

250 500

200 400

Tỷ USD
Tỷ USD

150 300

100 200

50 100

0 0
2015 2016 2017 2018 2019 2020

giá trị xuất khẩu hàng hóa giá trị nhập khẩu hàng hóa tổng kim ngạch XNK hàng hóa

(Nguồn: https://www.customs.gov.vn/)
Nhận xét: Tổng kim ngạch XNK hàng hóa Việt Nam trong giai đoạn 2015-2020 tăng
trưởng liên tục qua các năm. Cho thấy Việt Nam ngày càng chú trọng thúc đẩy thương
mại quốc tế.
Năm 2016, kim ngạch XNK cả nước có sự tăng trưởng ấn tượng khi đạt 350,74 tỷ USD.
Trong đó, xuất khẩu đạt hơn 176,63 tỷ USD, tăng 9% (tương ứng tăng gần 14,52 tỷ USD)
so với năm 2015; nhập khẩu đạt hơn 174,11 tỷ USD, tăng 5,2% (tương ứng tăng hơn 8,46
tỷ USD) so với năm 2015. Đặc biệt, năm 2016 cũng là năm Việt Nam đạt tỷ lệ xuất siêu
cao, ở mức 2,52 tỷ USD.
Năm 2017, tổng trị giá XNK tiếp tục tăng, đạt 425,12 tỷ USD, tăng 21% (tương ứng
khoảng 73,74 tỷ USD) so với năm 2016. Trong đó, tổng trị giá xuất khẩu đạt 214,02 tỷ
USD, tăng 21,2% (tương ứng tăng 37,44 tỷ USD); tổng trị giá nhập khẩu đạt 211,1 tỷ
USD, tăng 21% (tương ứng tăng 36,3 tỷ USD) so với năm 2016.
Năm 2018, tổng kim ngạch XNK đạt 480,17 tỷ USD, tăng 12,2% (tương ứng tăng 52,05
tỷ USD) so với năm 2017. Trong đó, xuất khẩu đạt 243,48 tỷ USD, tăng 13,2% và nhập
20
khẩu đạt 236,69 tỷ USD, tăng 11,1%. Tính chung, cán cân thương mại của Việt Nam
trong năm 2018 thặng dư 6,8 tỷ USD, cao gấp 3,2 lần so với mức thặng dư của năm 2017.
Năm 2019, tổng kim ngạch XNK hàng hóa của cả nước lần đầu tiên cán mốc 500 tỷ USD
(đạt 517,26 tỷ USD, tăng 7,6%, tương ứng tăng 36,69 tỷ USD) so với năm 2018. Trong
đó, trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 264,19 tỷ USD, tăng 8,4% và nhập khẩu đạt 253,07 tỷ
USD, tăng 6,8%. Đây là mức tăng trưởng ấn tượng khi Việt Nam tận dụng tốt các cơ hội
trong hội nhập kinh tế quốc tế để mở rộng XNK, đóng góp nguồn lực cho NSNN và thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế.
Năm 2020, mặc dù ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 trên diện rộng, song Việt Nam đạt
được kỷ lục mới về quy mô kim ngạch XNK. Tổng trị giá XNK hàng hóa của cả nước đạt
545,36 tỷ USD, tăng 5,4% với năm 2019. Trong đó, trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 282,65
tỷ USD, tăng 7,0% (tương ứng tăng 18,39 tỷ USD) và nhập khẩu đạt 262,70 tỷ USD, tăng
3,7% (tương ứng tăng 9,31 tỷ USD).
Nguyên nhân:
+ Trong giai đoạn 2016 - 2020, kinh tế thế giới đã phục hồi và tăng trưởng, tạo điều kiện
thuận lợi cho xuất nhập khẩu của Việt Nam.
+ Đối với Việt Nam, ngay từ những năm đầu thực hiện “đổi mới” và “mở cửa”, nghị
quyết của Đại hội Đảng đã thể hiện “xuất khẩu là mũi nhọn có ý nghĩa quyết định đối với
nhiều mục tiêu kinh tế trong 5 năm này (1986-1990), đồng thời cũng là khâu chủ yếu của
toàn bộ các quan hệ kinh tế đối ngoại”. Đồng thời, chính phủ đã dành ưu tiên cao nhất cho
xuất khẩu, tạo nguồn hàng có chất lượng, có giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cao để xuất
khẩu.
+ Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu cũng được cải thiện theo chiều hướng tích cực, giảm hàm
lượng xuất khẩu thô, tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, sản phẩm công nghiệp nhằm tạo
cơ hội tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Việt Nam đồng thời tập
trung mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, không chỉ tăng cường ở các thị trường truyền
thống mà còn khai thác được các thị trường mới, tiềm năng như EU, Nhật Bản, Mỹ, Úc và
tận dụng hiệu quả các FTA.

21
+ Cùng với việc thúc đẩy xuất khẩu, trong những năm gần đây chúng ta đã tiếp tục thực
hiện tốt khâu kiểm soát nhập khẩu. Nhập khẩu tập trung chủ yếu ở nhóm hàng cần thiết
phục vụ sản xuất, xuất khẩu và phục vụ các dự án đầu tư trong nước.
Việt Nam nằm trong top đầu danh sách các đối tác thương mại lớn của Mỹ
năm 2022.
Biểu đồ 7. Kim ngạch xuất nhập khẩu của top 15 đối tác thương mại của Mỹ năm 2022
600 500

383
500 400

400 300

300 200
Tỷ USD

131 117
200 82 74 68 100
66
48 44 42 39
22 11
-13
100 -38 0

0 -100

h
y

áp
c

Độ

Sỹ
d

n
ico

an
n
da

ốc
ốc

Đứ

An
an

La
Bả

Ita
Na

Qu

Ph
Qu

Lo
na

ụy
ex

Ấn
l


Ire
ật
Ca
M

Th
i
ệt

n
g

Đà
Nh
un


Vi
Tr

Kim ngạch NK Kim ngạch XK Cán cân thương mại

(Nguồn: https://www.bea.gov/)
Nhận xét: Kim ngạch thương mại nhập khẩu của Mỹ với Việt Nam là 127,5 tỷ USD và
kim ngạch thương mại xuất khẩu của Mỹ với Việt Nam là 11,4 tỷ USD, do đó Việt Nam
nằm trong top 15 đối tác thương mại của Mỹ năm 2022. Theo đó, Việt Nam là đối tác có
thâm hụt thương mại lớn thứ ba của Mỹ (hơn 116 tỷ USD), sau Trung Quốc và
Mexico.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn gặp nhiều vấn đề trong xuất nhập khẩu:
Thứ nhất, kim ngạch xuất nhập khẩu nhiều mặt hàng nông sản sụt giảm do gặp khó khăn
về thị trường và giá bán. Mức độ đa dạng hóa thị trường của một số mặt hàng thuộc nhóm
nông sản, thuỷ sản chưa cao. Các mặt hàng nông, thủy sản xuất khẩu còn gặp nhiều khó
khăn trong tiếp cận những thị trường có yêu cầu cao về chất lượng và an toàn thực phẩm.

22
Thứ hai, một số ngành trong nhiều năm là động lực tăng trưởng xuất khẩu như sản phẩm
điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học, đặc biệt là điện thoại di động không còn duy
trì được tốc độ tăng trưởng ấn tượng như giai đoạn trước.
Thứ ba, dù Việt Nam đã và đang rất tích cực, chủ động xử lý có hiệu quả các vấn đề
trong tranh chấp thương mại, xử lý các biện pháp phòng vệ thương mại, vượt qua các rào
cản thương mại của các thị trường nhập khẩu nhưng tình hình thế giới đang có những diễn
biến hết sức phức tạp, khó lường, các nước ngày càng gia tăng các biện pháp hạn chế
thương mại, bảo hộ sản xuất trong nước. (Trong năm 2020, Việt Nam đã ghi nhận 39 vụ
việc khởi xướng điều tra mới, tăng gần 2,5 lần so với năm 2019).
Thứ tư, việc đàm phán, ký kết các Hiệp định thương mại tự do đã mang lại nhiều thuận
lợi trong cắt giảm thuế quan, mở cửa thị trường. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh, hoạt
động thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài, phát triển công nghiệp hỗ trợ, cơ sở hạ
tầng, nguồn nhân lực chưa có sự cải thiện rõ rệt để tận dụng tối đa lợi ích mang lại.
II.3 Toàn cầu hóa kinh tế thúc đẩy gia tăng vốn đầu tư quốc tế
II.3.1 Dòng vốn đầu tư quốc tế có xu hướng tăng mạnh mẽ
Biểu đồ 8. Dòng vốn đầu tư quốc tế (FDI inflow) của thế giới từ năm 2005 trở lại đây
(Đơn vị: Tỷ USD)
2500

2000

1500

1000

500

0
2005 2010 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023

Qúy 1 Qúy 2 Qúy 3 Qúy 4 Cả năm

(Nguồn: www.oecd.org/investment/statistics)
23
Nhận xét: Nhìn chung, dòng vốn đầu tư trên thế giới (FDI toàn cầu) từ năm 2005 đến nay
tăng trưởng liên tục. Điều này cho thấy sự gia tăng của hoạt động đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào các quốc gia trên toàn cầu. Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 (giữa giai
đoạn 2005-2010) đã gây ra sự suy giảm trong quy mô vốn FDI (Inflow) trong một số năm
nhất định. Tuy nhiên sau đó, quy mô vốn FDI (Inflow) đã phục hồi và tiếp tục tăng
trưởng, lên đến 1520 tỷ USD vào năm 2010. FDI toàn cầu đạt mức tăng trưởng cao nhất
vào năm 2015 do một phần giá dầu giảm xuống, nền kinh tế Mỹ mạnh mẽ hơn, lãi suất
toàn cầu tiếp tục ở mức thấp, tạo ra ít rào cản tăng trưởng hơn ở một số thị trường lớn, do
đó tăng cường đầu tư quốc tế.
Năm 2020, thế giới ghi nhận số vốn đầu tư là 1042 tỷ USD, sang đến năm 2021, số vốn
đầu tư tăng lên mạnh, đạt 1790 tỷ USD, tăng lên hơn 70%. Có thể thấy FDI toàn cầu đã
phục hồi và vượt qua mức trước đại dịch Covid-19 nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ ở các
nền kinh tế phát triển và đang phát triển. Mỹ cho biết dòng vốn FDI đã tăng hơn gấp đôi
do sự gia tăng các hoạt động mua bán và sáp nhập xuyên biên giới (M&A). Trong khi đó,
dòng vốn FDI đổ vào các nền kinh tế đang phát triển cũng tăng lên, nhiều khu vực (như
khu vực Mỹ Latinh và Caribe) đã ghi nhận sự phục hồi gần mức trước đại dịch.
Trong 9 tháng đầu năm 2023, dòng vốn FDI toàn cầu phục hồi mạnh mẽ, lên đến 901 tỷ
USD từ mức rất thấp ghi nhận trong cuối năm 2022 (26 tỷ USD). Trong quý 3 năm 2023,
dòng vốn FDI toàn cầu tăng 13% so với quý 2 (từ 246 tỷ USD lên đến 278 tỷ USD).
Những con số trên cho thấy quy mô FDI toàn cầu hiện nay có xu hướng tăng mạnh mẽ.
Xu hướng tăng trưởng FDI toàn cầu hiện nay:
Thứ nhất, hầu hết các nước phát triển chiếm 63% dòng vốn FDI toàn cầu áp dụng hoặc
củng cố chế độ sàng lọc đầu tư dựa trên tiêu chí an ninh quốc gia. Ngoài ra, FDI thời gian
tới được xác định là phải chuyển đổi theo hướng từ thu hút số lượng sang chất lượng, thu
hút công nghệ cao, thân thiện với môi trường và nhất là chuyển dần thu hút đầu tư nước
ngoài với lợi thế giá nhân công rẻ sang cạnh tranh bằng nguồn lực chất lượng cao.
Thứ hai, xung đột thương mại trên thế giới, xu thế phát triển của cuộc Cách mạng công
nghiệp (CMCN) 4.0, và sự bùng phát của đại dịch Covid-19 trên toàn cầu đã tác động đến
việc điều chỉnh dòng vốn đầu tư của các quốc gia. Cụ thể, FDI đang có xu hướng dịch
24
chuyển từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển và các nền kinh tế mới nổi do
các nước đang phát triển và các nền kinh tế mới nổi có nhiều lợi thế như: nguồn nhân lực
dồi dào, chi phí sản xuất thấp, thị trường tiềm năng lớn,...
Thứ ba, các nhà đầu tư có xu hướng dịch chuyển toàn bộ hoặc một phần vốn FDI ra khỏi
Trung Quốc để đa dạng chuỗi cung ứng, tránh phụ thuộc vào một thị trường đầu vào.
II.3.2 Dòng vốn đầu tư quốc tế vào các nước OECD
Biểu đồ 9. Dòng vốn đầu tư quốc tế vào các nước OECD
1,600,000

1,400,000

1,200,000

1,000,000

800,000

600,000

400,000

200,000

0
2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023
-200,000

-400,000

Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4

(Nguồn: www.oecd.org/investment/statistics)
Nhận xét: Dòng vốn đầu tư quốc tế vào các nước thuộc diễn đàn Tổ chức Hợp tác và Phát
triển Kinh tế (OECD) nhìn chung có sự biến động theo nền kinh tế thế giới và sự phát
triển của các quốc gia trong diễn đàn nhưng về xu hướng lâu dài, dòng vốn FDI tăng lên.
Trong năm 2015, 2016 nền kinh tế có sự ổn định, FDI tăng trưởng mạnh mẽ (đạt hơn
1407 tỷ USD). Tuy nhiên vào những năm 2018, 2019 giai đoạn diễn ra cuộc chiến tranh
thương mại Mỹ - Trung Quốc, đã tạo ra sự bất ổn trong nền kinh tế toàn cầu, khiến dòng
vốn đầu tư suy giảm (xuống còn 831 tỷ USD vào năm 2018). Đến năm 2020, đại dịch
Covid-19 hoành hành và làm “đóng băng” nhiều thị trường quốc tế đã khiến dòng vốn
FDI tụt giảm sâu nhất, xuống còn 377 tỷ USD, giảm 70% so với năm 2015.

25
Trong năm 2023, dòng vốn FDI vào các nước OECD tăng gấp đôi trong quý 3 (168 tỷ
USD) so với quý 2 (80 tỷ USD), một phần do sự tăng từ mức âm của dòng vốn đầu vào ở
một số nước châu Âu.
II.3.3 Dòng vốn đầu tư quốc tế vào Việt Nam
Biểu đồ 10. Tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tháng 3/2022
8,000
7,222.68
7,000

6,000

5,000
4,420.00
4,100.00 4,063.34
4,000
3,212.91
3,000
2,102.57
2,000 1,631.15

1,000 805.30

0
Vốn thực hiện Đăng ký cấp mới Đăng ký tăng thêm Góp vốn, mua cổ phần

3 tháng năm 2021 3 tháng năm 2022

(Nguồn: https://www.mpi.gov.vn/)
Nhận xét: Tính đến tháng 3/2022, tổng số vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký tăng thêm,
vốn góp và quyền mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt trên 8,9 tỷ USD, tương
đương 87,9% so với cùng kỳ năm 2021. Điều này cho thấy tổng số vốn đăng ký ở mức
cao nhưng có sự giảm nhẹ so với năm trước. Vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài
ước đạt 4,42 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2021. Điều này cho thấy rằng, mặc
dù có sự giảm nhẹ về vốn đăng ký, nhưng khả năng thực hiện các dự án đầu tư của nhà
đầu tư nước ngoài tại Việt Nam vẫn đang tăng. Nhìn chung, dù có sự giảm nhẹ về vốn
đăng ký, nhưng với mức tăng trưởng của vốn thực hiện, Việt Nam vẫn là một thị trường
hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài.

26
Biểu đồ 11. Cơ cấu vốn đầu tư theo quốc gia và vùng lãnh thổ vào Việt Nam năm 2022
(Đơn vị: Triệu USD)
2500
2289.38607588

2000

1606.81643443312
1500
1319.898062

1000 893.87187419

627.21964114
500

0
Singapore Hàn Quốc Đan Mạch Trung Quốc Hà Lan

Tổng vốn đăng ký (triệu USD)

(Nguồn: https://www.mpi.gov.vn/)
Nhận xét: Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư có 65 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt
Nam trong 3 tháng đầu năm 2022. Theo số liệu tháng 03/2022, 3 quốc gia và vùng lãnh
thổ có vốn đầu tư cao nhất vào Việt Nam bao gồm:
Singapore (gần 2,29 tỷ USD, chiếm 25,7% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam).
Hàn Quốc (gần 1,61 tỷ USD, chiếm 18% tổng vốn đầu tư).
Đan Mạch (gần 1,32 tỷ USD, chiếm 14,8% tổng vốn đầu tư).
Việt Nam trở thành thị trường hấp dẫn của nhiều quốc gia trên thế giới. Các nhà đầu tư
nước ngoài đã đầu tư vào 19/21 ngành kinh tế, trong đó: Ngành công nghiệp chế biến, chế
tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 16,8 tỉ USD, chiếm 60,6% tổng vốn đầu tư đăng
kí năm 2022. Dự báo thời gian tới Việt Nam sẽ tiếp tục thu hút sự chú ý của các nhà đầu
tư quốc tế nhờ lợi thế chiều rộng và chiều sâu thị trường.
Giải thích sự tăng trưởng mạnh mẽ của dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam
đó là:

27
Thứ nhất, Việt Nam có môi trường đầu tư hấp dẫn, nền tảng chính trị ổn định, vị trí địa lý
thuận lợi, nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, giữa hai thị trường lớn là Trung Quốc
và Ấn Độ. Điều này giúp Việt Nam dễ dàng tiếp cận với chuỗi cung ứng của châu Á. Hơn
nữa, Việt Nam có đường bờ biển dài, thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa. Ngoài ra,
Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều cải cách nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh
thuận lợi hơn. Các biện pháp này bao gồm việc đơn giản hóa quy trình đăng ký doanh
nghiệp hay cải thiện chất lượng cơ sở hạ tầng.
Thứ hai, Việt Nam sở hữu lợi thế cạnh tranh cao. Theo khảo sát của Tổ chức Xúc tiến
Mậu dịch Nhật Bản (JETRO) và các tổ chức khác, sức hấp dẫn chính của Việt Nam với tư
cách là điểm đến của FDI bắt nguồn từ thực tế là mức lương tại nhà máy chỉ bằng một
phần ba so với ở Trung Quốc và chất lượng lực lượng lao động tương đương với Trung
Quốc.
Thứ ba, Việt Nam ngày càng đa dạng hóa hoạt động sản xuất bên ngoài Trung Quốc:
Trong những năm gần đây, không chỉ Việt Nam mà ngày càng có nhiều công ty đa quốc
gia bắt đầu đa dạng hóa hoạt động sản xuất bên ngoài Trung Quốc vì nhiều lý do, bao
gồm sự bất ổn trong chuỗi cung ứng toàn cầu vì chính sách “Zero COVID” của Trung
Quốc và ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.

II.4 Toàn cầu hóa kinh tế góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế
các nước
Toàn cầu hóa kinh tế đã và đang trở thành một lực lượng quyết định đối với sự
phát triển kinh tế của các quốc gia trên khắp thế giới. Trong đó, toàn cầu hóa kinh tế góp
phần thúc đẩy năng lực cạnh tranh của nền kinh tế các nước.
Trước hết, tham gia vào toàn cầu hóa kinh tế sẽ mở ra cơ hội tiếp cận các thị
trường quốc tế đang phát triển và đang có nhu cầu tiêu thụ lớn. Điều này không chỉ tạo ra
một sự đa dạng hóa trong việc tiếp cận thị trường mà còn giúp giảm bớt rủi ro phụ thuộc
vào một thị trường duy nhất. Các nền kinh tế cũng có thể tận dụng lợi thế cạnh tranh của
mình như nguồn lực tự nhiên, lao động giá rẻ hoặc chất lượng sản phẩm để thu hút khách
hàng trên thị trường quốc tế và tăng cường doanh số bán hàng. Điển hình như việc tham

28
gia vào các hiệp định thương mại tự do như Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương
(TPP) hoặc Hiệp định Thương mại Tự do Châu Âu (EU FTA) cho phép các nền kinh tế
như Việt Nam và Hàn Quốc mở rộng thị trường xuất khẩu của họ đến các quốc gia thành
viên khác trong hiệp định, tăng cơ hội tiếp cận các thị trường mới và từ đó doanh thu cũng
tăng lên.
Ngoài ra, tham gia vào toàn cầu hóa kinh tế cũng mở ra cơ hội để các quốc gia chia
sẻ kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng với nhau thông qua việc hợp tác nghiên cứu và phát
triển sản phẩm, dịch vụ. Thông qua việc học hỏi từ các quốc gia phát triển, các nền kinh tế
có thể cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ của mình, từ đó tăng cường độ cạnh tranh
trên thị trường toàn cầu. Trên thế giới, các nền kinh tế phát triển như Đức và Nhật Bản đã
chia sẻ công nghệ và quản lý hiệu quả của họ với các quốc gia đang phát triển như Việt
Nam và Ấn Độ thông qua các chương trình hợp tác nghiên cứu và đào tạo kỹ năng. Nhờ
đó, đã giúp nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh của các doanh nghiệp trong các
quốc gia đó.
Toàn cầu hóa kinh tế cũng góp phần tăng trưởng kinh tế bền vững. Tham gia vào
toàn cầu hóa kinh tế thúc đẩy sự cải thiện liên tục trong hiệu suất sản xuất và chất lượng
sản phẩm. Điều này không chỉ tăng cường năng lực cạnh tranh mà còn giúp tạo ra một
nền kinh tế bền vững với ít ô nhiễm hơn và sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn. Sự chuyển
đổi từ các ngành công nghiệp truyền thống sang các ngành công nghiệp hiện đại và sạch
sẽ cũng là một yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.
Tham gia vào toàn cầu hóa kinh tế tạo ra cơ hội để các quốc gia hợp tác và liên kết với
nhau thông qua các thỏa thuận thương mại và đầu tư, giúp tạo ra một môi trường kinh
doanh ổn định và dự đoán, thuận lợi cho việc mở rộng hoạt động kinh doanh và đầu tư.
Các mối quan hệ đối tác quốc tế cũng cung cấp cơ hội cho các nền kinh tế học hỏi lẫn
nhau và tận dụng những lợi ích từ các quy định và tiêu chuẩn quốc tế. Liên minh châu Âu
(EU) là một ví dụ về hợp tác quốc tế thành công trong việc tạo ra một thị trường chung và
hợp nhất. Việc tạo ra một thị trường lớn và không có ranh giới hạn chế việc thương mại
và đầu tư giữa các quốc gia thành viên, tăng cường sức mạnh cạnh tranh của EU trên thị
trường toàn cầu.

29
Tham gia vào toàn cầu hóa kinh tế đòi hỏi các nền kinh tế phải đầu tư vào đào tạo
và phát triển nhân lực để đáp ứng nhu cầu của thị trường quốc tế bằng cách cải thiện hệ
thống giáo dục và đào tạo, tạo ra các chương trình đào tạo chuyên sâu và hợp tác quốc tế.
Các nền kinh tế có nhân lực được đào tạo tốt sẽ có khả năng thích ứng nhanh chóng với
các yêu cầu mới từ thị trường và đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế toàn cầu. Tại
Singapore, chính phủ đã đầu tư mạnh vào đào tạo và phát triển nhân lực thông qua các
chương trình giáo dục và đào tạo chất lượng cao. Việc hỗ trợ nhân lực có kỹ năng và linh
hoạt đã giúp Singapore thu hút nhiều doanh nghiệp quốc tế và trở thành một trung tâm tài
chính và công nghệ hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á.
Tóm lại, tham gia vào quá trình toàn cầu hóa kinh tế không chỉ mở ra cơ hội mở
rộng thị trường và chia sẻ kiến thức, mà còn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, tạo ra
môi trường hợp tác quốc tế và đào tạo nhân lực, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh
của nền kinh tế các nước trên thế giới.

Liên hệ với Việt Nam, Đảng ta xác định mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2045 là:
Trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Việt Nam đang đẩy mạnh thực hiện kế hoạch
chuyển đổi số quốc gia, phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Thực hiện thành
công kế hoạch nêu trên giúp Việt Nam tham gia hiệu quả vào toàn cầu hóa 4.0, nâng cao
vị thế và sức cạnh tranh trong các chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị toàn cầu, rút ngắn khoảng
cách phát triển với các nước trong khu vực và thế giới. Các FTA, sáng kiến hợp tác khu
vực và toàn cầu mà Việt Nam tham gia, như: CPTPP, EVFTA, Kết nối ASEAN đến 2025
(MPAC)… sẽ tạo ra cơ hội kinh doanh mới cho doanh nghiệp, mở rộng thị trường xuất
khẩu hàng hóa sang các thị trường lớn, bao gồm: Nhật Bản, Australia, New Zealand,
Canada… Đồng thời, FTA giúp thu hút mạnh mẽ FDI và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp
Việt Nam đầu tư vào thị trường của các nước đối tác. Ngoài ra, sức ép độc lập, tự chủ và
sức ép cạnh tranh trong bối cảnh mới cũng buộc Việt Nam phải tăng tốc hơn trong số hóa
nền kinh tế, phát triển công nghệ 5G, 6G; công nghiệp bán dẫn…

30
II.5 Toàn cầu hóa kinh tế chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng lĩnh
vực dịch vụ
Cơ cấu kinh tế được chia làm 3 lĩnh vực: Công nghiệp, Nông nghiệp và Dịch vụ,
trong đó:
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt
và chăn nuôi, khai thác cây trồng, vật nuôi làm tư liệu, nguyên liệu lao động chủ yếu để
tạo ra lương thực, thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp.
Công nghiệp là một phần của nền kinh tế thuộc lĩnh vực sản xuất hàng hóa/vật chất, để
tạo ra sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hay hoạt động kinh doanh của con người
sẽ phải trải qua chế tạo, chế tác…. Quá trình này có sự hỗ trợ rất lớn của khoa học – kỹ
thuật và công nghệ. Công nghiệp đóng vai trò chủ đạo, góp phần vào sự tăng trưởng của
nền kinh tế và thúc đẩy các ngành kinh tế khác.
Dịch vụ là một quá trình giao dịch, mà trong đó hàng hóa là sản phẩm vô hình, được
chuyển từ người bán sang người mua một cách đồng thời, để đáp ứng nhu cầu và sự kỳ
vọng của người tiêu dùng. Dịch vụ là sợi dây liên kết, giúp cho người cung cấp và người
tiêu dùng, các ngành kinh tế, các vùng miền trong nước và cả ở nước ngoài được kết nối
lại gần nhau hơn. Do đó, dịch vụ là một thành phần đặc biệt của nền kinh tế, có đóng góp
lớn và định hướng phát triển của xã hội - kinh tế của cả nước.

31
Biểu đồ 12. Cơ cấu kinh tế thế giới từ năm 2015 đến năm 2022

2022 0 4.32 28.04


2021 27.22 63.97
4.28
2020 26.21 65.26
4.36
2019 26.74 64.72
4.02
2018 27.25 64.12
3.95
2017 26.79 64.37
4.15
2016 26.31 64.87
4.18
2015 26.86 64.26
4.23
2014 27.56 62.54
4.14
2013 27.8 62.28
4.16
2012 28.13 62.16
4.02
2011 28.14 61.97
3.98
0 10 20 30 40 50 60 70

Dịch vụ Công nghiệp Nông nghiệp

(Nguồn số liệu: https://www.statista.com/)


Trong cơ cấu kinh tế thế giới giai đoạn này, có thể thấy rõ ràng Dịch vụ là lĩnh
vực chiếm tỷ trọng cao nhất và hơn hẳn hai ngành còn lại, cho thấy tầm quan trọng của
lĩnh vực này trong nền kinh tế. Ngược lại, ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng thấp nhất và
luôn giữ mức dưới 4.5% trong cơ cấu kinh tế. Có thể thấy rằng việc phát triển kinh tế sẽ
đi đôi với việc giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp.
Hiện tượng toàn cầu hóa kinh tế đã tạo điều kiện cho việc mở rộng thị trường và
tăng cường giao thương quốc tế. Do đó, các ngành dịch vụ có xu hướng gia tăng tỷ trọng
do nhu cầu về các dịch vụ tài chính, bán lẻ, du lịch và công nghệ thông tin gia tăng. Trong
khi đó, ngành công nghiệp cũng có sự tăng trưởng nhờ vào việc phát triển các ngành công
nghiệp chế tạo, xây dựng và sản xuất hàng hóa.
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới theo xu hướng gia tăng tỷ trọng lĩnh vực
dịch vụ. Tại một số nước trên thế giới, ta có thể nhìn thấy được xu hướng này:
+ Tại Mỹ, giai đoạn năm 2011 - 2016, các ngành kinh tế Mỹ chịu tác động từ Cách mạng
công nghiệp (CMCN) 4.0, xu hướng chuyển dịch ngành kinh tế diễn ra mạnh mẽ. Điển
hình là ngành Công nghệ thông tin (CNTT), dịch vụ có tỷ trọng chuyển dịch mạnh nhất

32
trong nền kinh tế Mỹ. Các ngành Khai mỏ, nông nghiệp tỷ trọng chuyển dịch giảm nhẹ.
Trong giai đoạn này, ngành CNTT tăng tỷ trọng từ 5% lên 5,5%; ngành Giáo dục, y tế,
dịch vụ tăng từ 1,7% lên 2,1%.
+ Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã có những tác động nhất định đến xu hướng chuyển
dịch cơ cấu kinh tế tại Trung Quốc. Mặc dù, trình độ kinh tế của Trung Quốc so với các
nước phát triển còn ở mức thấp, nhưng quốc gia này vẫn đạt những thành tựu đáng kể
trong phát triển kinh tế và thích ứng nhanh chóng với Cách mạng công nghiệp 4.0. Từ
năm 2006 - 2015, các ngành Công nghiệp, nông nghiệp có xu hướng giảm tỷ trọng, trong
khi các ngành Dịch vụ lại có xu hướng tăng tỷ trọng.
+ Tại Đức, theo số liệu của Tổng cục Thống kê Đức, xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế
của Đức đã chuyển sang ngành công nghiệp chế tạo khi tỷ trọng của ngành này đã tăng từ
20,6% năm 2003 lên 21,2% năm 2007 và tăng tới 23% vào năm 2017. Trong khi đó, cơ
cấu các ngành Dịch vụ như dịch vụ tài chính, bất động sản thậm chí tỷ trọng giảm, do sự
gia tăng tỷ trọng của ngành Công nghiệp chế tạo. Tỷ trọng GDP của ngành Giáo dục gần
như không thay đổi, nhóm y tế - giáo dục - các dịch vụ công và quốc phòng tăng từ 15,5%
lên 18% phản ánh sự gia tăng phúc lợi xã hội của Đức.

Ta có thể lý giải sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế này là do tác động lớn của toàn cầu
hóa kinh tế. Cụ thể, toàn cầu hóa đã tác động đến cơ cấu kinh tế thế giới theo nhiều chiều
hướng khác nhau:
+ Dịch chuyển nơi sản xuất: Hiện tượng toàn cầu hóa kinh tế đã mở ra cơ hội cho các
công ty chuyển dịch sản xuất và cung ứng từ các quốc gia phát triển sang các quốc gia có
chi phí lao động thấp hơn. Các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và các nước
ASEAN khác đã trở thành điểm đến phổ biến cho việc xây dựng nhà máy và các cơ sở
sản xuất, góp phần vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, dẫn tới các ngành công nghiệp
truyền thống trong các quốc gia phát triển giảm sút, trong khi các quốc gia mới nổi trở
thành trung tâm sản xuất.
+ Thương mại quốc tế: Toàn cầu hóa kinh tế đã mở rộng quy mô và phạm vi của thương
mại quốc tế thông qua việc giảm các rào cản thương mại và tạo ra các hiệp định thương
33
mại đa phương và hai phương. Từ đó, đã tạo ra cơ hội mới cho các ngành công nghiệp
xuất khẩu và dịch vụ, đồng thời đặt áp lực cạnh tranh lên các ngành công nghiệp nội địa.
+ Phát triển công nghệ: Toàn cầu hóa kinh tế cũng kích thích sự đầu tư vào nghiên cứu
và phát triển công nghệ. Với sự cạnh tranh ngày càng tăng trên thị trường quốc tế, các
quốc gia và doanh nghiệp cần đầu tư vào việc phát triển và áp dụng công nghệ mới để cải
thiện hiệu suất và nâng cao sức cạnh tranh. Do đó, việc phát triển công nghệ cũng là một
yếu tố quan trọng đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
+ Luồng vốn và đầu tư: Toàn cầu hóa kinh tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho luồng vốn và
đầu tư di chuyển một cách dễ dàng trên quy mô toàn cầu, góp phần vào sự phát triển kinh
tế của một số quốc gia mới nổi. Tuy nhiên, nó cũng có thể tạo ra tác động tiêu cực như sự
phụ thuộc quá mức vào vốn nước ngoài và các hệ lụy không đáng có về môi trường.
+ Tác động xã hội và môi trường: Toàn cầu hóa kinh tế cũng có tác động đến xã hội và
môi trường, với việc tạo ra việc làm mới nhưng đồng thời cũng tạo ra áp lực giảm giá lao
động và điều kiện làm việc. Ngoài ra, nó cũng đặt áp lực lớn lên tài nguyên tự nhiên và
môi trường, góp phần vào các vấn đề như biến đổi khí hậu và ô nhiễm.
+ Thay đổi trong chuỗi cung ứng: Toàn cầu hóa kinh tế đã thúc đẩy cho sự phát triển
của chuỗi cung ứng toàn cầu, khiến cho các thành phần của sản xuất và cung ứng được
phân chia trên nhiều quốc gia. Chính sự phân chia này đã tạo ra cơ hội mới cho việc tối
ưu hóa chi phí và tăng cường hiệu suất. Tuy nhiên, những rủi ro khi có sự gián đoạn trong
chuỗi cung ứng cũng là một yếu tố cần được xem xét trong quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế toàn cầu.

II.6 Toàn cầu hóa kinh tế góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tăng thu nhập
của người dân trên thế giới
Toàn cầu hóa kinh tế đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế và tăng thu nhập của người dân trên toàn thế giới. Cụ thể, toàn cầu hóa kinh tế giúp:
+ Mở rộng thị trường: Toàn cầu hóa mở ra cơ hội mới cho các doanh nghiệp tiếp cận thị
trường toàn cầu. Việc tiếp cận thị trường lớn hơn giúp các doanh nghiệp mở rộng sản xuất

34
và bán hàng, tăng doanh số bán hàng và doanh thu. Từ đó dẫn đến sự tăng trưởng kinh tế
toàn cầu và tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới cho người lao động.
+ Tăng cơ hội việc làm: Toàn cầu hóa làm gia tăng cơ hội việc làm cho người lao động,
đặc biệt là trong các ngành công nghiệp xuất khẩu và dịch vụ. Các doanh nghiệp mở rộng
hoạt động của họ để khai thác những lợi ích từ thị trường quốc tế, cần tuyển dụng lao
động để thực hiện các hoạt động sản xuất, quảng cáo, vận chuyển và dịch vụ hỗ trợ khác.
+ Tăng cường trao đổi công nghệ: Toàn cầu hóa tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi
công nghệ giữa các quốc gia. Các doanh nghiệp có thể học hỏi và áp dụng những tiến bộ
công nghệ từ các quốc gia khác, cải thiện quy trình sản xuất và tăng hiệu suất lao động,
giúp cải thiện năng suất và tăng trưởng kinh tế.
+ Nâng cao năng suất lao động: Toàn cầu hóa cung cấp cơ hội cho các quốc gia phát
triển để tăng cường năng suất lao động thông qua việc tiếp cận các phương tiện sản xuất
và công nghệ tiên tiến. Điều này giúp tăng cường khả năng cạnh tranh của quốc gia trên
thị trường toàn cầu và tăng thu nhập cho người lao động thông qua việc nâng cao mức
lương và điều kiện làm việc.
+ Tạo ra cơ hội đầu tư: Toàn cầu hóa kinh tế mở ra cơ hội đầu tư mới cho các quốc gia và
doanh nghiệp. Việc mở cửa thị trường quốc tế tạo điều kiện cho việc đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI), giúp nâng cao hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực và thúc đẩy sự phát triển
kinh tế. Các dự án FDI thường mang lại lợi ích lớn cho cả doanh nghiệp và cộng đồng địa
phương, bao gồm việc tạo ra cơ hội việc làm mới và cung cấp các dịch vụ và sản phẩm
mới cho thị trường.
+ Tăng trao đổi văn hóa và nhân văn: Toàn cầu hóa kinh tế không chỉ tạo ra cơ hội kinh
doanh mà còn thúc đẩy trao đổi văn hóa và nhân văn giữa các quốc gia. Việc tiếp xúc với
các nền văn hóa khác nhau thông qua thương mại và du lịch giúp mở rộng tầm nhìn và
kiến thức của con người, tạo ra một môi trường đa dạng và phong phú. Sự trao đổi này
không chỉ làm giàu văn hóa mà còn tạo điều kiện cho sự hòa nhập và hiểu biết sâu hơn
giữa các dân tộc và quốc gia.

35
Tóm lại, toàn cầu hóa kinh tế không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế mà còn có ảnh hưởng
tích cực đến các khía cạnh văn hóa và xã hội, góp phần vào sự phát triển và nâng cao chất
lượng cuộc sống trên toàn thế giới.

Biểu đồ 13. Thu nhập bình quân đầu người năm 2000, 2005, 2010, 2015, 2016, 2017,
2018, 2019, 2020, 2021, 2022
14000
12647
12282
12000 11290 11330
10747 10896
10157 10209
10000 9558

8000 7294
USD

6000 5508

4000

2000

0
2000 2005 2010 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022

Thu nhập bình quân đầu người

(Nguồn: https://www.macrotrends.net/)
Nhìn vào số liệu và biểu đồ có thể thấy được rằng thu nhập bình quân đầu người
đang có xu hướng ngày càng tăng dần khi có sự xuất hiện của toàn cầu hóa kinh tế.
Từ năm 2000 đến 2019, thu nhập bình quân đầu người tăng đều và ổn định mỗi
năm, từ năm 2000 với 5508 USD/người đến năm 2019 với 11,330 USD/người. Điều này
phản ánh sự tích lũy và phân chia lợi ích từ sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong giai
đoạn này. Toàn cầu hóa kinh tế đã tạo ra cơ hội tăng thu nhập thông qua việc mở rộng thị
trường, tăng cơ hội việc làm và tăng trao đổi thương mại.
Trong giai đoạn 2020 - 2021, thu nhập bình quân đầu người bị chững lại và giảm
xuống còn 10,896 USD vào năm 2020. Có thể lý giải điều này là do đại dịch COVID-19
đã gây ra đột ngột và sâu rộng cho nền kinh tế toàn cầu, dẫn đến sụt giảm mạnh về thu

36
nhập bình quân đầu người trong năm 2020. Sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng, giảm
mạnh nhu cầu và tăng cường biện pháp phong tỏa đã làm suy giảm hoạt động kinh tế và
thu nhập của người lao động.
Từ năm 2021, với việc triển khai các biện pháp kiểm soát dịch bệnh, tiêm chủng và
khôi phục kinh tế, thu nhập bình quân đầu người đã bắt đầu hồi phục nhanh chóng. Các
biện pháp hỗ trợ kinh tế và hỗ trợ thu nhập đã giúp người dân vượt qua giai đoạn khó
khăn và tăng trưởng kinh tế được khôi phục. Xu hướng này có thể được lý giải bởi một số
yếu tố như sau: Thứ nhất, để đối phó với ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nhiều quốc
gia đã triển khai các biện pháp kích thích kinh tế như chính sách tiền tệ nới lỏng, hỗ trợ tài
chính và chính sách chi tiêu công. Những biện pháp này đã giúp hỗ trợ việc tái khởi động
kinh tế và giảm bớt tác động tiêu cực của đại dịch lên thu nhập của người dân. Thứ hai,
Việc áp dụng công nghệ mới và tối ưu hóa quy trình sản xuất giúp tăng cường hiệu suất,
từ đó tạo ra lợi nhuận và thu nhập tốt hơn cho cả doanh nghiệp và người lao động. Cuối
cùng và cũng là yếu tố quan trọng nhất, toàn cầu hóa kinh tế thế giới đã thúc đẩy thương
mại quốc tế và tạo ra sự cạnh tranh. Sự mở cửa thị trường và tăng cường giao thương
quốc tế đã tạo điều kiện cho việc tăng trưởng kinh tế và cải thiện thu nhập bình quân đầu
người. Việc mở cửa thị trường giúp các doanh nghiệp tiếp cận các thị trường mới, tăng
doanh số bán hàng và doanh thu, từ đó tăng cơ hội việc làm và thu nhập cho người lao
động.
Tóm lại, toàn cầu hóa kinh tế đã đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự tăng
trưởng ổn định của thu nhập bình quân đầu người trong giai đoạn 2000-2019, nhưng cũng
đã gặp phải những thách thức lớn từ đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, với sự hồi phục
nhanh chóng và các biện pháp hỗ trợ kinh tế, thu nhập bình quân đầu người đã có xu
hướng phục hồi và tăng trưởng trong giai đoạn sau đại dịch.

37
II.7 Toàn cầu hóa kinh tế thúc đẩy sự phát triển của KHCN
Biểu đồ 14. Tổng chi tiêu cho R&D và phần trăm trong GDP của thế giới năm 2000,
2005, 2010, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019, 2020, 2021

THẾ GIỚI
1,700,000 2.75
1,300,000 2.25
1.75
900,000
1.25
500,000 0.75
100,000 0.25
2000 2005 2010 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2000 2005 2010 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021
Triệu USD

%
8632G9730 1117 1279 1308 1367 1443 1512 1543 1618
51 i 97 124 830 321 646 373 494 381 857
á

t
r

2.12 %2.14 2.29 2.38 2.38 2.42 2.5 2.57 2.74 2.72

c
ủ Giá trị % của GDP
a

(Nguồn: https://www.oecd.org/)
G
D
P
Trong giai đoạn 2000-2021, tổng giá trị chi tiêu cho R&D của cả thế giới đã tăng
dần theo thời gian, từ 863.2 triệu USD lên 1618.9 triệu USD. Điều này phản ánh sự nhận
thức ngày càng tăng của các quốc gia và doanh nghiệp về tầm quan trọng của nghiên cứu
và phát triển trong việc đảm bảo sự tiến bộ và cạnh tranh kinh tế. Việc đầu tư vào R&D
giúp tạo ra sản phẩm và dịch vụ mới, nâng cao hiệu suất và chất lượng, từ đó thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường toàn cầu là một trong những yếu tố
chính thúc đẩy sự tăng trưởng của chi tiêu cho R&D. Các quốc gia và doanh nghiệp phải
liên tục nâng cao khả năng cạnh tranh của mình thông qua việc đổi mới và phát triển sản
phẩm, dịch vụ và công nghệ mới. Do đó, họ đầu tư nhiều hơn vào nghiên cứu và phát
triển để duy trì hoặc tăng cường vị thế của mình trên thị trường toàn cầu.
Toàn cầu hóa kinh tế đã góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng của chi tiêu cho
R&D. Việc mở cửa thị trường và tăng cường giao thương quốc tế tạo ra cơ hội mới cho
việc hợp tác nghiên cứu và phát triển giữa các quốc gia và doanh nghiệp. Các doanh
38
nghiệp có thể tận dụng lợi ích từ việc tiếp cận công nghệ và nguồn lực mới từ các thị
trường khác nhau, đồng thời tạo ra sự cạnh tranh và sự đổi mới. Điều này thúc đẩy sự tăng
trưởng của chi tiêu cho R&D và đóng góp vào sự tiến bộ và phát triển của kinh tế toàn
cầu.

Biểu đồ 15. Tổng chi tiêu cho R&D và phần trăm trong GDP của Mỹ năm 2000, 2005,
2010, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019, 2020, 2021

(Nguồn: https://www.oecd.org/)
Tổng giá trị chi tiêu cho R&D của Mỹ đã tăng dần theo thời gian, từ 360,340 triệu
USD vào năm 2000 lên đến 709,713 triệu USD vào năm 2021. Sự tăng trưởng này phản
ánh cam kết của Mỹ trong việc đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, nhằm duy trì và nâng
cao vị thế của mình trong cuộc cạnh tranh toàn cầu và thúc đẩy sự tiến bộ kinh tế.
Trong giai đoạn này, Mỹ đã trải qua nhiều thay đổi và biến động kinh tế, bao gồm
cả sự gia tăng và suy thoái kinh tế, đặc biệt là trong thập kỷ 2000 khi nước Mỹ đã trải qua
cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Sự gia tăng chi tiêu cho R&D có thể là một phản
ứng của chính phủ và các doanh nghiệp Mỹ trong việc đẩy mạnh nỗ lực nghiên cứu và
phát triển nhằm tìm ra giải pháp và cơ hội mới để phục hồi và tăng trưởng kinh tế.

39
Đại dịch COVID-19 đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế Mỹ, dẫn đến sự gián
đoạn trong các hoạt động kinh doanh và sản xuất. Trong giai đoạn này, mặc dù chi tiêu
cho R&D vẫn tăng nhưng tốc độ tăng đã giảm so với các năm trước. Điều này phản ánh
sự thay đổi trong ưu tiên và nguồn lực của chính phủ và các tổ chức trong bối cảnh đối
phó với đại dịch, với một phần nguồn lực được chuyển sang các biện pháp khắc phục
ngắn hạn thay vì đầu tư dài hạn vào R&D.
Toàn cầu hóa kinh tế cũng đã có tác động đáng kể đến sự biến động của chi tiêu
cho R&D của Mỹ. Việc thúc đẩy thương mại quốc tế và mở cửa thị trường đã tạo ra cơ
hội mới cho các doanh nghiệp Mỹ trong việc hợp tác nghiên cứu và phát triển cùng các
đối tác quốc tế. Đồng thời, sự cạnh tranh toàn cầu cũng đã thúc đẩy các doanh nghiệp Mỹ
tăng cường đầu tư vào R&D để duy trì và cải thiện vị thế của mình trên thị trường quốc
tế.
Tóm lại, sự biến động trong chi tiêu cho R&D của Mỹ trong giai đoạn từ năm 2000
đến 2021 phản ánh một sự kết hợp của các yếu tố nội địa và ảnh hưởng từ môi trường
toàn cầu. Sự tăng trưởng này thể hiện cam kết của Mỹ trong việc đầu tư vào nghiên cứu
và phát triển để đối phó với biến động kinh tế và tăng cường cạnh tranh toàn cầu.
Biểu đồ 16. Tổng chi tiêu cho R&D và phần trăm trong GDP của Trung Quốc năm 2000,
2005, 2010, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019, 2020, 2021

40
(Nguồn: https://www.oecd.org/)
Trong suốt giai đoạn này, Trung Quốc đã tăng cường đầu tư vào nghiên cứu và
phát triển để thúc đẩy sự đổi mới và tiến bộ kỹ thuật trong nền kinh tế. Từ một quốc gia
có chi tiêu cho R&D tương đối thấp vào năm 2000, Trung Quốc đã đạt được sự tăng
trưởng đáng kể trong đầu tư vào lĩnh vực này, phản ánh cam kết của chính phủ Trung
Quốc trong việc xây dựng một nền kinh tế dựa trên sự đổi mới và công nghệ.
Trong giai đoạn 2000 đến 2010, chi tiêu cho R&D của Trung Quốc tăng mạnh mẽ,
từ 39,806 triệu USD vào năm 2000 lên đến 208,280 triệu USD vào năm 2010. Điều này
phản ánh sự tăng cường đầu tư của Trung Quốc vào nghiên cứu và phát triển để thúc đẩy
sự đổi mới và tiến bộ kỹ thuật trong nền kinh tế. Từ phần trăm chi tiêu trong GDP cũng
tăng từ 0.89% lên 1.71%, cho thấy mức độ cam kết ngày càng cao của Trung Quốc trong
việc phát triển công nghệ.
Trong giai đoạn 2010 đến 2018, chi tiêu cho R&D của Trung Quốc tiếp tục tăng
đều, đạt đỉnh cao là 464,705 triệu USD vào năm 2018. Tuy nhiên, tỷ lệ chi tiêu trong GDP
có sự tăng trưởng chậm hơn, chỉ từ 1.71% lên 2.14%. Điều này có thể phản ánh sự đa
dạng hóa và mở rộng của nền kinh tế Trung Quốc, khi mà mức độ tăng trưởng kinh tế tự
nhiên đã giảm.
Trong bối cảnh của đại dịch COVID-19, chi tiêu cho R&D của Trung Quốc vẫn
tiếp tục tăng, tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng đã chậm lại một chút. Từ 517,068 triệu USD
vào năm 2019, tăng lên 620,103 triệu USD vào năm 2021. Tuy nhiên, phần trăm chi tiêu
trong GDP tăng mạnh, từ 2.25% lên 2.43%, cho thấy sự tăng cường đầu tư vào nghiên
cứu và phát triển như một phần của chiến lược phục hồi kinh tế và thúc đẩy sự phát triển
trong bối cảnh mới.
Có thể nhận thấy rằng Trung Quốc đã đặt mục tiêu cao trong việc đầu tư vào R&D
để thúc đẩy sự phát triển kinh tế và cạnh tranh quốc tế. Các biến động trong chi tiêu cho
R&D của Trung Quốc phản ánh sự thay đổi trong chính sách kinh tế nội địa, ảnh hưởng
của đại dịch COVID-19 và tác động của toàn cầu hóa kinh tế.

41
Biểu đồ 17. Tổng chi tiêu cho R&D và phần trăm trong GDP của Nhật Bản năm 2000,
2005, 2010, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019, 2020, 2021

(Nguồn: https://www.oecd.org/)
Trong giai đoạn 2000 đến 2010, chi tiêu cho R&D của Nhật Bản tăng từ 133,314
triệu USD vào năm 2000 lên đến mức cao nhất là 154,900 triệu USD vào năm 2005 trước
khi giảm lại xuống. Phần trăm chi tiêu trong GDP có một sự tăng trưởng đáng kể từ
2.86% lên 3.13% vào năm 2005, nhưng sau đó giảm dần về mức 3.11% vào năm 2010. Sự
biến động này có thể phản ánh sự điều chỉnh trong chiến lược đầu tư của Nhật Bản và ảnh
hưởng của các yếu tố kinh tế nội địa.
Trong giai đoạn 2010 đến 2021, chi tiêu cho R&D của Nhật Bản đã duy trì ở mức
tương đối ổn định, dao động trong khoảng từ 153,245 triệu USD đến 172,062 triệu USD,
với sự biến động không đáng kể. Tuy nhiên, phần trăm chi tiêu trong GDP có một sự tăng
trưởng nhẹ từ 3.11% lên 3.30% vào năm 2021. Điều này có thể phản ánh sự tăng cường
đầu tư vào R&D nhằm tăng cường đổi mới và cải thiện năng suất trong một nền kinh tế
đang trải qua các thách thức về tăng trưởng kinh tế.
Đại dịch COVID-19 đã tác động đến nền kinh tế Nhật Bản, tuy nhiên, chi tiêu cho
R&D không bị ảnh hưởng mạnh mẽ. Sự ổn định trong chi tiêu cho R&D trong giai đoạn

42
này có thể phản ánh một phần sự ổn định và cam kết của Nhật Bản trong việc duy trì hoạt
động nghiên cứu và phát triển kỹ thuật trong bối cảnh khó khăn.

Toàn cầu hóa kinh tế có thể đã tạo ra áp lực cạnh tranh cho Nhật Bản trong việc
đầu tư vào R&D để duy trì và củng cố vị thế của mình trên thị trường toàn cầu. Sự tăng
trưởng nhẹ trong phần trăm chi tiêu trong GDP có thể phản ánh sự tăng cường đầu tư này
để tạo ra sự đổi mới và cải thiện sản phẩm và dịch vụ của Nhật Bản.
Tóm lại, sự biến động trong chi tiêu cho R&D của Nhật Bản trong giai đoạn từ
năm 2000 đến 2021 phản ánh sự điều chỉnh trong chiến lược đầu tư, tác động của
COVID-19 và áp lực cạnh tranh toàn cầu. Mặc dù có những biến động, Nhật Bản vẫn duy
trì mức độ đầu tư ổn định vào nghiên cứu và phát triển nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh
tế và cải thiện cạnh tranh quốc tế.

Toàn cầu hóa kinh tế đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển mạnh mẽ của khoa học
công nghệ. Các thành tựu khoa học mang tính lịch sử đã xuất hiện và thay đổi cách con
người tương tác và làm việc với nhau một cách toàn diện. Đó là các công trình như máy
tính, Internet, điện thoại thông minh, công cụ tìm kiếm Google và các mạng XH, AI,...
Máy tính: Máy tính đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện
đại. Từ khi ra đời đến nay, máy tính đã trải qua một cuộc cách mạng với sự phát triển từ
các máy tính khối lớn đến máy tính cá nhân và thiết bị di động. Với hàng tỷ người sử
dụng trên toàn cầu và hàng triệu sản phẩm được sản xuất mỗi năm, máy tính đã góp phần
quan trọng vào phát triển kinh tế thông qua việc tăng cường hiệu suất lao động và sự sáng
tạo trong các ngành công nghiệp khác nhau. Toàn cầu hóa đã tạo điều kiện thuận lợi cho
việc sản xuất và phân phối máy tính trên toàn thế giới. Các công ty công nghệ lớn như
Apple, Microsoft, và Dell có thể sản xuất linh kiện ở một nơi và lắp ráp tại các nhà máy ở
các quốc gia khác nhau, sau đó phân phối sản phẩm đến thị trường toàn cầu thông qua
mạng lưới vận chuyển và bán lẻ. Điều này đã giúp giảm chi phí sản xuất và tăng tính cạnh
tranh, làm cho máy tính trở nên phổ biến hơn và tiếp cận được với nhiều người hơn trên
toàn thế giới.
43
Internet: Internet đã thay đổi cách chúng ta giao tiếp, làm việc và tiêu dùng thông
tin. Với hàng tỷ người sử dụng trên khắp thế giới và hàng trăm triệu trang web hoạt động,
Internet đã mở ra một thế giới mới của thông tin và kết nối. Nó có vai trò quan trọng trong
phát triển kinh tế thông qua thương mại điện tử và công nghệ thông tin. Tuy nhiên, việc
quản lý thông tin và bảo vệ quyền riêng tư cũng là những thách thức lớn, đặc biệt là đối
với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Toàn cầu hóa đã kết nối các quốc gia và
vùng lãnh thổ thông qua Internet, tạo điều kiện cho truy cập thông tin và giao tiếp trực
tuyến một cách dễ dàng hơn bao giờ hết. Các công ty Internet lớn như Google, Facebook
và Amazon có thể cung cấp dịch vụ của mình cho người dùng trên toàn thế giới, không bị
rào cản về khoảng cách địa lý. Điều này đã tạo ra một môi trường kinh doanh toàn cầu
cho các doanh nghiệp, từ các doanh nghiệp nhỏ đến các tập đoàn đa quốc gia.
Điện thoại thông minh: Điện thoại thông minh không chỉ là một công cụ liên lạc
mà còn là trung tâm của cuộc sống kỹ thuật số hiện đại. Với hàng tỷ người sử dụng và
hàng chục triệu sản phẩm được bán ra hàng năm, điện thoại thông minh đã thay đổi cách
chúng ta làm việc, giải trí và giao tiếp. Vai trò của điện thoại thông minh trong việc phát
triển kinh tế và xã hội là không thể phủ nhận, đặc biệt là trong việc thúc đẩy thương mại
điện tử và tiện ích di động. Toàn cầu hóa đã cho phép các công ty sản xuất điện thoại
thông minh tiếp cận nguồn cung và thị trường tiêu thụ trên toàn thế giới. Nhờ vào mạng
lưới sản xuất toàn cầu và thương mại điện tử, các thương hiệu như Samsung, Apple và
Huawei có thể sản xuất và tiếp thị sản phẩm của mình đến hàng tỷ người dùng trên mọi
châu lục. Điều này đã tạo ra một cuộc cạnh tranh sôi động trong ngành công nghiệp điện
thoại di động và đẩy mạnh sự đổi mới và phát triển công nghệ.
Công cụ tìm kiếm Google: Google đã trở thành công cụ tìm kiếm phổ biến nhất
trên thế giới, với hàng tỷ truy vấn được thực hiện mỗi ngày. Sự tiện lợi và khả năng cung
cấp thông tin đa dạng đã làm cho Google trở thành một phần không thể thiếu của cuộc
sống kỹ thuật số. Vai trò của Google trong việc hỗ trợ người dùng tìm kiếm thông tin và
tiện ích di động đã thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế số và thương mại điện tử. Toàn
cầu hóa đã tạo ra một nền tảng thông tin toàn cầu thông qua Google. Người dùng trên
toàn thế giới có thể truy cập và tìm kiếm thông tin từ mọi nguồn trên Internet, không bị

44
hạn chế bởi biên giới địa lý. Điều này đã giúp tăng cường truy cập thông tin và tạo ra các
cơ hội mới trong việc nghiên cứu, học tập và kinh doanh trên phạm vi toàn cầu.

Mạng xã hội: Mạng xã hội đã thay đổi cách chúng ta giao tiếp và tương tác với
nhau. Với hàng tỷ người sử dụng trên toàn thế giới và hàng trăm triệu bài đăng được tạo
ra hàng ngày, mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hiện đại.
Vai trò của mạng xã hội trong việc tạo ra các cơ hội kinh doanh và quảng cáo đã có ảnh
hưởng sâu rộng đến phát triển kinh tế và thương mại dịch vụ. Toàn cầu hóa đã tạo ra một
môi trường kết nối toàn cầu thông qua mạng xã hội. Người dùng trên mọi châu lục có thể
tương tác, chia sẻ và giao tiếp với nhau thông qua các nền tảng mạng xã hội như
Facebook, Twitter và Instagram. Điều này đã tạo ra một cộng đồng toàn cầu và mở ra các
cơ hội mới trong việc giao tiếp, quảng cáo và kinh doanh trên mạng.
Trí tuệ nhân tạo (AI): AI đã thay đổi cách chúng ta làm việc và sống. Từ hệ thống
tự động hóa đến trợ lý ảo và xe tự lái, AI đã mang lại nhiều tiện ích và cơ hội mới. Với sự
phát triển nhanh chóng, AI có tiềm năng để cung cấp giải pháp cho nhiều vấn đề phức tạp
trong kinh tế, xã hội và môi trường. Tuy nhiên, cũng có những lo ngại về tác động của AI
đến việc làm và quyền riêng tư. Toàn cầu hóa đã tạo điều kiện cho sự phát triển và triển
khai của trí tuệ nhân tạo trên toàn thế giới. Các công ty công nghệ lớn như Google,
Microsoft và Amazon có thể hợp tác với các nhà nghiên cứu và chuyên gia từ nhiều quốc
gia khác nhau để phát triển và áp dụng các công nghệ AI vào các lĩnh vực như y tế, tài
chính và tự động hóa công nghiệp. Điều này đã tạo ra các cơ hội mới trong việc giải quyết
các vấn đề toàn cầu và thúc đẩy sự phát triển bền vững trên toàn cầu.

Trong vài thập kỷ qua, Việt Nam đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể trong việc tiếp
cận công nghệ. Đặc biệt, sự phát triển của Internet và điện thoại di động đã tạo ra một
cuộc cách mạng về việc truy cập thông tin và giao tiếp. Người dân, đặc biệt là giới trẻ, đã
trở nên ngày càng phụ thuộc vào các thiết bị di động và các ứng dụng trực tuyến để thực
hiện các hoạt động hàng ngày.Sự xuất hiện của nhiều startup công nghệ và sự mở rộng
hoạt động của các doanh nghiệp công nghệ đa quốc gia tại Việt Nam là minh chứng cho
45
sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp công nghệ. Việt Nam đã trở thành điểm
đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp công nghệ quốc tế, đồng thời tạo ra
nhiều cơ hội nghề nghiệp cho người lao động trẻ.
Công nghệ đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và
cải thiện cuộc sống của người dân Việt Nam. Thương mại điện tử, các ứng dụng di động
và các dịch vụ trực tuyến đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng
ngày của người dân. Đồng thời, công nghệ cũng đã được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh
vực như y tế, giáo dục và quản lý đô thị, giúp cải thiện chất lượng dịch vụ và tạo ra những
giải pháp hiệu quả cho các vấn đề xã hội.
Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều chính sách và chương trình hỗ trợ để
khuyến khích sự phát triển của ngành công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo. Ngày 1-11-
2012, Nghị quyết số 20-NQ/TW, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa XI “Về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa” đưa ra quan điểm: Phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ là quốc sách
hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội và
bảo vệ Tổ quốc; là một nội dung cần được ưu tiên tập trung đầu tư trước một bước trong
hoạt động của các ngành, các cấp. Sự lãnh đạo của Đảng, năng lực quản lý của Nhà nước
và tài năng, tâm huyết của đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ đóng vai trò quyết định
thành công của sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ. Chính phủ cũng có các chính
sách tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp công nghệ, hỗ trợ tài chính và đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực công nghệ. Tuy nhiên, cần tiếp tục cải thiện
môi trường kinh doanh và đổi mới để thu hút đầu tư và khuyến khích sự phát triển bền
vững của ngành công nghệ.

Tuy vậy, thực tế cho thấy rằng thị trường khoa học và công nghệ tại Việt Nam vẫn
chưa phát triển mạnh. Nguyên nhân được các chuyên gia chỉ ra là do thiếu nguồn thông
tin cập nhật về các nguồn công nghệ trong nước. Khoảng cách giữa nguồn cung khoa học
công nghệ trong nước và nhu cầu của người dùng, doanh nghiệp còn quá xa, chủ yếu nhập
khẩu các thiết bị công nghệ từ nước ngoài. Ngoài ra, một yếu tố quan trọng dẫn đến tình

46
trạng này là không có bên trung gian đánh giá khách quan về công nghệ. Vì vậy các giải
pháp công nghệ không được cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, phân loại, đánh giá về
khả năng ứng dụng vào thực tiễn và tính phù hợp với từng nhu cầu của doanh nghiệp…
Do đó, việc liên kết giữa các viện nghiên cứu, trường đại học, tổ chức và cá nhân
nghiên cứu khoa học công nghệ với các tổ chức, cá nhân cần công nghệ ứng dụng vào sản
xuất, kinh doanh và đời sống; tư vấn, hỗ trợ xúc tiến thương mại, quảng bá các sản phẩm
công nghệ cao ứng dụng vào trong sản xuất, kinh doanh và đời sống nhằm tạo ra sự đột
phá trong việc giải quyết các vấn đề xã hội là rất cần thiết.

III. TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ
III.1 Gia tăng tình trạng phân hoá giàu nghèo và trình độ phát triển giữa các nước
phát triển và đang phát triển
III.1.1 Số liệu căn cứ
Không thể phủ nhận rằng, bên cạnh những tác động tích cực vô cùng to lớn mà
toàn cầu hóa đem lại cho nền kinh tế thế giới, vẫn tồn tại nhiều tác động tiêu cực mà nền
kinh tế thế giới cần đối mặt. Thách thức đầu tiên là sự gia tăng về khoảng cách giàu nghèo
và trình độ phát triển giữa các quốc gia.
Biểu đồ 18. Tổng GDP của các nước phát triển và đang phát triển trong giai đoạn 2000 –
2022 (Đơn vị: nghìn tỷ USD)

70

60

50

40

30

20

10

0
2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

2021

2022

Nước phát triển Nước đang phát triển

47
(Nguồn số liệu: https://www.worldbank.org/)
Nhìn chung, nền kinh tế của các quốc gia đều phát triển qua từng năm, điều này
cho thấy sự cải thiện về mặt đời sống của người dân ở cả những nước phát triển và đang
phát triển trong suốt quá trình toàn cầu hóa.
Tuy nhiên, sự chênh lệch giữa nhóm nước đang phát triển và phát triển về mức độ
tăng trưởng GDP trong vòng 22 năm trên ngày càng lớn. Bắt đầu từ năm 2000, khi tổng
GDP của các nước đang phát triển mới đạt ngưỡng hơn 5,83 nghìn tỷ USD, thì con số này
ở các nước phát triển đã cao gấp gần 5 lần, ở mức 27.76 nghìn tỷ USD.
Sau nhiều biến động của đại dịch Covid-19, cả nước phát triển và đang phát triển
đều có sự suy giảm mạnh vào năm 2020. Tuy nhiên, nhóm các nước đang phát triển lại
ghi nhận sự suy giảm ít hơn so với các nước phát triển, điều này khiến cho GDP của các
nước phát triển chỉ gấp các nước đang phát triển 1,7 lần (53,94 nghìn tỷ USD và 30,58
nghìn tỷ USD). Lý do chính dẫn đến những biến động này là sự chủ quan, xem nhẹ tác
động của Covid-19 ở những nước phát triển và sự cẩn thận, chung tay phòng chống dịch
của các quốc gia đang phát triển.
Mức GDP từ giai đoạn 2000 - 2022 tăng đều, song khoảng cách giữa các nước phát
triển và đang phát triển cũng ngày một tăng. Cho tới năm 2022, GDP các nước phát triển
đạt mức 61,67 nghìn tỷ USD, chênh lệch hơn 22,89 nghìn tỷ USD với các nước đang phát
triển.
III.1.2 Nguyên nhân
Thứ nhất, quá trình toàn cầu hóa khiến thế giới diễn ra sự cạnh tranh không bình
đẳng. Cụ thể là các nước phát triển sử dụng sức mạnh của mình để áp đặt các quy định
quốc tế theo hướng có lợi cho họ, điều này khiến cho các nước phát triển thì ngày càng
trở nên giàu có, trong khi các nước đang phát triển bị thua thiệt vì khó có thể phát huy
được lợi thế của mình hoặc thậm chí là gặp bất lợi. Kết quả là khoảng cách phân hóa giàu
nghèo cùng với độ chênh lệch trong trình độ phát triển giữa các nước phát triển và đang
phát triển ngày càng lớn.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, việc ngày càng nhiều hiệp định FTA được ký
kết đã thúc đẩy việc cắt giảm thuế quan và nhiều rào cản thương mại khác. Khi đó, các
48
nước phát triển có xu hướng sử dụng các biện pháp phi thuế quan để bảo vệ chất lượng
hàng hóa nhập khẩu cũng như tiếp tận dụng được các lợi thế từ các hiệp định quốc tế.
Điều này gây ra khó khăn với các nước đang phát triển vì những yêu cầu cao hơn về sản
phẩm nhập khẩu, mà đa số trong đó là sản phẩm nông sản - mặt hàng chính của các nước
đang phát triển. Khi đó, những nước đang phát triển - hầu hết còn đang ở một trình độ
thấp kém về công nghệ, kỹ thuật thì chính sự tự do cạnh tranh này đã đặt họ trước những
thách thức vô cùng to lớn.
Thứ hai, sự phát triển của khoa học công nghệ làm cho lợi thế kinh tế của các
nước đang phát triển ngày càng bị suy giảm, khả năng cạnh tranh ngày càng hạn chế.
Một trong những nguyên nhân quan trọng là sự chênh lệch về năng lực nghiên cứu và
phát triển. Các nước phát triển thường đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển công
nghệ, từ đó tạo ra sự chênh lệch vượt trội trong việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất và
dịch vụ. Trong khi đó, các nước đang phát triển thường gặp khó khăn trong việc đầu tư
vào nghiên cứu và phát triển, do hạn chế về nguồn lực và cơ sở hạ tầng. Điều này khiến
cho các nước đang phát triển rơi vào tình trạng phụ thuộc vào công nghệ từ các nước phát
triển, hạn chế khả năng tự tạo ra và sở hữu công nghệ tiên tiến.
Hơn nữa, sự chênh lệch về khả năng hấp thụ công nghệ cũng góp phần vào hạn
chế khả năng cạnh tranh của các nước đang phát triển. Công nghệ tiên tiến thường đi kèm
với sự phức tạp và yêu cầu kỹ thuật cao. Việc thích nghi và áp dụng công nghệ mới đòi
hỏi sự đầu tư vào hệ thống giáo dục, đào tạo nhân lực và cơ sở hạ tầng công nghệ. Trong
khi các nước phát triển đã đạt được sự chuẩn bị tốt cho việc hấp thụ công nghệ, các nước
đang phát triển thường gặp khó khăn trong việc đáp ứng đủ yêu cầu này. Điều này dẫn
đến tình trạng kỹ thuật lạc hậu và thiếu khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Để khắc phục tình trạng này, các nước đang phát triển cần tập trung vào việc đẩy mạnh
đổi mới và phát triển công nghệ trong nội bộ. Đầu tiên, việc đầu tư vào nghiên cứu và
phát triển công nghệ là cần thiết. Các chính phủ có thể tạo ra các chính sách khuyến khích
và hỗ trợ tài chính để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và phát triển trong các lĩnh vực

49
chiến lược. Đồng thời, việc thúc đẩy việc hợp tác công nghệ và chuyển giao công nghệ từ
các nước phát triển có thể làm gia tăng khả năng cạnh tranh của các nước đang phát triển.
III.1.3 Liên hệ Việt Nam
Biểu đồ 19. Thu nhập bình quân đầu người của một số nước từ 2013 – 2022 (Đơn vị: tỷ
USD)

30000

25000 Australia
Viet Nam
Indonesia
20000
Thailand
Singapore
15000 China
United States
10000

5000

0
2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022

(Nguồn số liệu: https://www.worldbank.org/)


Nhìn chung, nền kinh tế các nước đều ghi nhận sự phát triển theo thời gian. Điều
này chứng tỏ rằng đời sống người dân ở cả các quốc gia phát triển và đang phát triển đều
đã được cải thiện.
Mặc dù đều tăng trưởng nhưng mức độ tăng trưởng giữa các quốc gia có sự chênh
lệch rất rõ rệt. Điển hình là Mỹ đã có một mức độ tăng trưởng vô cùng nhanh chóng gấp
1.5 lần trong vòng 10 năm, từ 16843.19 tỷ USD đến 25439.7 tỷ USD. Việt Nam mặc dù
tăng gần gấp đôi sau 10 năm nhưng sự tăng trưởng ấy chỉ bằng 1/44 so với Mỹ.
GDP bình quân của Việt Nam kém 16,9 lần so với quốc gia phát triển nhất Đông
Nam Á là Singapore. Đối với các nước có điều kiện tương đồng với Việt Nam như Thái
Lan và Indonesia thì Việt Nam vẫn có mức GDP bình quân thấp hơn đáng kể.

50
III.2 Cạnh tranh gay gắt hơn dẫn đến nhiều thách thức trong quá trình phát triển
kinh tế-xã hội đối với các nước đang phát triển
III.2.1 Vấn đề chảy máu chất xám
Toàn cầu hóa đã khiến cho việc di chuyển giữa các quốc gia ngày càng một thuận
tiện hơn, tuy nhiên điều này đã vô tình gây ra hiện tượng chảy máu chất xám do tác động
của nhu cầu thị trường lao động thế giới. Đây là hiện tượng những người lao động có
trình độ cao di cư sang các quốc gia phát triển để có chế độ và môi trường làm việc tốt
hơn. Chảy máu chất xám do toàn cầu hóa đang ngày càng trở thành một vấn đề nghiêm
trọng đối với nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển,

*Phân tích số liệu


Biểu đồ 20. Lượng người di cư trên thế giới từ 1960 – 2015 (Đơn vị: triệu người)
180

160

140

120

100

80

60

40

20

0
1960 1965 1970 1975 1980 1985 1990 1995 2000 2005 2010 2015

High income Low & middle income

(Nguồn số liệu: https://www.worldbank.org/)


Lượng người di cư đến các nước thu nhập cao chứng kiến sự tăng đều từ năm 1960
đến năm 1990 và tăng mạnh liên tục từ 1990 đến 2015 (từ 75,8 triệu người đã tăng gấp
đôi đến 157,7 triệu người vào năm 2015). Trong khi đó, các quốc gia có thu nhập thấp và
vừa lại ghi nhận sự biến động về lượng người nhập cư không đồng đều khi có 2 lần sụt
giảm mạnh tới 36.4 triệu người vào năm 1975 và 70,3 triệu người vào năm 2005.
51
Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới (World Bank), những nươc có tỷ lệ chảy máu
chất xám cao nhất bao gồm: Zimbabue, Malawi, Mauritius. Ngược lại, tỷ lệ chảy máu
chất xám thấp nhất được chứng kiến ở các quốc gia phát triển như Thụy Điển, Hàn Quốc,
Singapore,...
*Nguyên nhân
Nguyên nhân chính của hiện tưởng này là vì các nước phát triển có nhiều cơ hội
việc làm, chế độ đãi ngộ và môi trường sống tốt hơn: y tế, giáo dục, phúc lợi xã hội,...
Bên cạnh đấy thì các quốc gia này cũng liên tục có nhiều chính sách để thu hút nhân tài
trên thế giới như học bổng, trợ cấp,...Điển hình như nước có dân số già như Nhật Bản
hoặc các nước không quá đông dân như các nước châu Âu, họ liên tục xúc tiến các
chương trình thu hút người có trình độ cao từ các uốc gia khác.
*Hệ quả
Tình trạng này khiến càng quốc gia phát triển ngày càng có đà để phát triển mạnh
mẽ nhờ việc thu hút được nhiều nhân tài có trình độ và tay nghè cao từ các quốc gia khác.
Trong khi đó, các nước đang phát triển ngày càng khó khăn hơn khi phải đối mặt với sự
sụt giảm nguồn nhân lực lao động đáng kể. Điều này đã gây ra sự thách thức lớn cho các
quốc gia đang phát triển trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
*Liên hệ Việt Nam
Theo số liệu từ Ngân hàng thế giới (World Bank), tỷ lệ chảy máu chất xám ở Việt
Nam đã tăng gấp gôi từ 3,9% tại năm 2015 đến 7,8% năm 2020. Những ngành có tỷ lệ
chảy máu chất xám cao nhất có thể kể tới như giáo dục (16,3%), y tế (14,9%) và kỹ thuật
(14,6%).
Tình trạng này có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển bền vững của Việt Nam. Để giải
quyết vấn đề này, Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp như xây dựng các chương trình
đào tạo và phát triển các trường đại học và trung tâm nghiên cứu trong nước nhằm nâng
cao năng lực và trình độ lao động. Ngoài ra, các chính sách thu hút nhà đầu tư và tạo môi
trường làm việc thuận lợi cũng được áp dụng để giữ chân và quản lý tốt những chuyên gia
có trình độ cao. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức cần vượt qua, bao gồm chất lượng
giáo dục chưa đảm bảo tại các cơ sở đào tạo chưa hoàn thiện và không đáp ứng đủ nhu
52
cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Những hạn chế này tiếp tục gây rủi ro liên quan đến
chất lượng nguồn nhân lực trong nước.

III.2.2 Gia tăng sự phụ thuộc vào nền kinh tế nước ngoài
Toàn cầu hóa kinh tế mở ra cơ hội tranh thủ các nguồn lực bên ngoài, song chính điều đó
lại bao hàm khả năng phụ thuộc rất lớn vào bên ngoài của các quốc gia. Mức độ phụ
thuộc này thể hiện trên hai chỉ tiêu chính là tỷ trọng thương mại trong tổng GDP và tỷ lệ
vốn đầu tư nước ngoài, nhất là vốn ngắn hạn trong tổng vốn đầu tư phát triển. Sự lệ thuộc
này dồn các nước vào tình thế phải đối mặt với nhiều rủi ro do biến động thị trường, giá
cả, thậm chí cả các sự cố về xung đột chính trị, sắc tộc ở một nơi nào đó trên thế giới.

*Phân tích số liệu


Biểu đồ 21. Tỷ trọng thương mại quốc tế từ 1980 – 2021 (Đơn vị: %)
65

60

55

50

45

40
20002001200220032004200520062007200820092010201120122013201420152016201720182019202020212022

World

(Nguồn số liệu: https://www.worldbank.org/)


Dễ thấy, tỷ trọng thương mại quốc tế trong quá trình từ năm 2000 đến năm 2022
trải qua nhiều biến động đáng kể.

53
Điểm đáng chu ý đầu tiên là sự tụt giảm trầm trọng của tỷ trọng thương mại quốc
tế trong năm 2009 (từ 61% ở năm 2008 tụt xuống còn 52,5% vào năm 2009). Đây chính
là hậu quả của việc khủng hoảng tài chính bùng phát tại Mỹ và ngày càng lan rộng toàn
cầu, kéo theo sự sụp đổ đồng loạt của nhiều định chế tài chính khổng lồ. Theo số liệu mà
ngân hàng thế giới đưa ra, tổng giá trị hàng xuất khẩu của 65 nước hiện đang chiếm tới
97% giá trị thương mại thế giới trong tháng 09/2008 đã tăng 20,2% so với cùng kỳ năm
ngoái nhưng sang tháng 10, chỉ số này đã giảm xuống 17,3% so với thời điểm một năm
trước đó trước khi tiếp tục tuột xuống tới tận 32,6% vào tháng 01/2009.
Sau khoảng 10 năm phục hồi, tỷ trọng thương mại quốc tế tiếp tục có một sự tụt
dốc đáng kể nữa xuống còn 52,4% vào năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 –
nhiều quốc gia buộc phải đóng cửa để đảm bảo an toàn phòng chống dịch.

*Nguyên nhân
Thứ nhất, thị trường thế giới đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các yếu
tố phục vụ cho quá trình sản xuất, bao gồm nguyên liệu, năng lượng, vốn đầu tư và công
nghệ. Đồng thời, thị trường thế giới cũng là nơi tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ kinh tế. Thực
tế, các quốc gia tham gia vào một chuỗi liên kết, trong đó quá trình sản xuất và tiêu thụ
diễn ra song song và ảnh hưởng lẫn nhau. Khi một quốc gia giảm mua hàng hóa, các quốc
gia khác cũng sẽ giảm xuất khẩu, gây ra hạn chế trong quá trình sản xuất và làm giảm nhu
cầu lao động của các doanh nghiệp. Kết quả là, tác động tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế
của quốc gia và cuộc sống của người dân.
Thứ hai, trong thời đại toàn cầu hóa, sự chuyên môn hóa sản xuất giữa các quốc
gia ngày càng trở nên sâu sắc. Cụ thể, các quốc gia có thể tận dụng lợi thế so sánh của
mình và phân công công việc giữa các quốc gia để nâng cao năng suất lao động. Thay vì
mỗi quốc gia sản xuất toàn bộ một sản phẩm, hiện nay mỗi quốc gia tham gia vào một
công đoạn cụ thể trong quá trình sản xuất. Chẳng hạn, một quốc gia có thể tạo ra các bộ
phận chi tiết của sản phẩm, sau đó chuyển giao cho quốc gia khác để lắp ráp thành sản
phẩm cuối cùng. Sự chuyên môn hóa sản xuất sâu sắc này giúp khai thác tối đa lợi thế của
từng quốc gia và giảm chi phí sản xuất. Bằng cách này, giá thành của các bộ phận sản
54
phẩm trở nên rẻ hơn, đồng thời vẫn đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, điều này cũng tạo ra
sự phụ thuộc giữa các quốc gia, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Khi một quốc gia
ngừng sản xuất một bộ phận chi tiết mà quốc gia đó chủ đạo sản xuất, quá trình sản xuất ở
các quốc gia khác sẽ bị gián đoạn. Điều này gây ra nhiều chi phí cơ hội và đứt gãy nguồn
cung ứng. Ví dụ, Mỹ có thể sản xuất hầu hết các mặt hàng trên thế giới như: máy bay, tàu
thủy và tên lửa nhưng vẫn phụ thuộc nhiều vào các quốc gia khác ở các hàng hóa tiêu
dùng thông thường (đặc biệt là Trung Quốc).

III.3 Toàn cầu hóa kinh tế làm tăng thêm những thách thức có tính toàn cầu
III.3.1 Vấn đề về ô nhiễm môi trường
Lý do đầu tiên là từ việc tăng cường sản xuất và vận chuyển quốc tế, toàn cầu hóa
giúp các doanh nghiệp có thêm nhiều cơ hội để mở rộng thị trường và từ đó các doanh
nghiệp sẽ thúc đẩy việc sản xuất và vận chuyển hàng hóa của mình sang các quốc gia
khác để bán thay vì chỉ tiêu thụ tại địa phương. Vì vậy, các mặt hàng có thể được vận
chuyển đi khắp thế giới để tiêu thụ. Điều này dẫn đến tăng cường sử dụng nguồn năng
lượng và tạo ra lượng lớn khí nhà kính.
Toàn cầu hóa cũng đi kèm với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp.
Các hoạt động công nghiệp, đặc biệt là sự đốt cháy nhiên liệu hóa thạch trong quá trình
sản xuất và vận chuyển, tạo ra lượng lớn khí nhà kính như CO2, metan (CH4), và nito
oxit (N2O). Điều này góp phần vào biến đổi khí hậu và làm tăng nhiệt độ toàn cầu. Hơn
nữa quá trình sản xuất còn đi kèm với việc xả nước thải có chứa hóa chất độc hại gây ô
nhiễm nước và ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm.
Dựa vào biểu đồ dưới đây có thể thấy lượng phát thải CO2 ở Việt Nam từ năm
1990-2020 đã tăng từ 0.3 đến 3.7 tấn/người. Điều này đặt ra thách thức cho chúng ta làm
sao để vừa có thể phát triển kinh tế và làm sao để bảo vệ môi trường.

55
Biểu đồ 22. Lượng khí phát thải CO2 từ năm 1990-2020 (Đơn vị: Tấn/người)
4

3.5

2.5

1.5

0.5

0
1990 1995 2000 2005 2010 2015 2020

Lượng khí phát thải CO2

(Nguồn: https://databank.worldbank.org/)

III.3.2 Vấn đề dịch bệnh lây lan


Toàn cầu hóa tạo cơ hội cho du lịch và thương mại phát triển, điều này tạo điều
kiện cho dịch bệnh lây lan một cách nhanh chóng. Một ví dụ điển hình là dịch bệnh
COVID-19 có nguồn gốc từ Vũ Hán (Trung Quốc), sau đó lan rộng ra toàn quốc. Trong
khi đó, Trung Quốc là 1 trong những nhà cung ứng hàng hóa dịch vụ lớn nhất thế giới,
virus dịch bệnh đã len lỏi vào những mặt hàng dịch vụ được đưa lên các chuỗi cung ứng.
Ví dụ như vào ngày 8/11, Trung Quốc đã thông báo ca mắc Covid-19 trong cộng đồng
liên quan đến thịt lợn đông lạnh nhập khẩu. Kết quả điều tra cho thấy, lô hàng dương tính
với virus Corona này là sản phẩm chân giò lợn đông lạnh xuất đi từ cảng Bremen của Đức
và nhập vào Thiên Tân ngày 19/10. Điều này đã chứng minh cho khả năng lây nhiễm
Covid-19 từ đồ vật sang người trong điều kiện đông lạnh. Vì vậy những hoạt động giao
thương buôn bán có thể làm lây truyền dịch bệnh nhanh chóng hơn
Bên cạnh đó, việc tổ chức các hoạt động giao lưu văn hoá, nghệ thuật giữa các
quốc gia cũng gây ra hiện tượng lây lan dịch bệnh trên diện rộng. Ví dụ, sự kiện Olympic

56
Tokyo 2020, với 206 đoàn vận động viên đến từ các quốc gia trên thế giới, việc lây truyền
dịch bệnh là rất dễ xảy ra. Điển hình như tính từ ngày 1/7 đến ngày 26/7, tổng số ca mắc
liên quan đến Olympic là 148 ca, trong đó bao gồm 16 vận động viên. Trong bối cảnh
dịch bệnh diễn biến phức tạp, Ban tổ chức đã thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt nhất
để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm giữa các đoàn thể thao cũng như giữa các đoàn thể thao
và người dân bản địa. Dù đây là sự kiện toàn cầu với sự góp mặt của các công dân từ các
vùng lãnh thổ, quốc gia khác nhau cùng tụ họp nhằm kết nối, giao lưu nhưng trong bối
cảnh dịch bệnh thì điều này lại làm cho dịch bệnh lây lan về chính quốc gia của mình.
Dưới đây là biểu đồ tổng số ca nhiễm Covid-19 được ghi nhận của các khu vực
khác nhau trên thế giới tính đến ngày 4/2/2024. Có thể nhận thấy tổng số ca mắc ở khu
vực châu Âu có số lượng lớn nhất trong tất cả các khu vực, sau đó đến các nước phía tây
Thái Bình Dương và các khu vực khác. Châu Âu là cường quốc thương mại lớn nhất thế
giới, sự hội nhập lẫn nhau của các quốc gia châu Âu cũng là nguyên nhân gây ra sự bùng
phát dịch bệnh khi người dân được tự do đi lại, giao thương buôn bán giữa các nước.

Biểu đồ 23. Tổng số ca mắc Covid-19 ở các khu vực trên thế giới tính đến 4/2/2024
300,000,000

250,000,000

200,000,000

150,000,000

100,000,000

50,000,000

0
Europe Western Pacific Americas South-East Asia Eastern Africa
Mediterranean

Số ca mắc

(Nguồn: https://databank.worldbank.org/)

57
III.3.3 Vấn đề về văn hóa
Toàn cầu hóa đang đặt ra cho chúng ta những thách thức trên mọi lĩnh vực cảu đời sống,
đáng nói đến đó là vấn đề về văn hóa.
Toàn cầu hóa kinh tế làm gia tăng nguy cơ làm mất những giá trị truyền thống, mai
một các giá trị đạo đức và đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc. Có thể thấy, trong một vài
năm gần đây
Những lối sống xa lạ trái với thuần phong mỹ tục của Việt Nam đang xuất hiện ở cả thành
thị và nông thôn, hay việc các bạn trẻ thờ ơ với những dòng nhạc cách mạng, dòng nhạc
truyền thống của dân tộc mà lại tán dương những bài hát có lời hát sáo rộng, không mang
ý nghĩa. Sự phát triển của các phương tiện truyền thông đại chúng, các hình ảnh, ấn phẩm
độc hại đã được lan truyền một cách rộng rãi. Điều này gây ra rất nhiều hệ lụy cho lớp trẻ
sau này.
Toàn cầu hóa kinh tế tạo thách thức trong quá trình giữ gìn và bảo tồn ngôn ngữ.
Ngôn ngữ là một bộ phận bậc nhất của văn hóa, là tài sản quý giá của dân tộc. Vì vậy,
đứng trước bối cảnh toàn cầu hóa thì một số ngôn ngữ sẽ đứng trước nguy cơ bị tuyệt
chủng. Theo số liệu của tổ chức UNESCO thì ít nhất 43% trong số tổng các ngôn ngữ
đang có nguy cơ bị đe dọa. Đây là một con số đáng báo động và cũng là một hồi chuông
cảnh tỉnh cho Việt Nam để có thể bảo tồn, lưu giữ sự trong sáng của Tiếng Việt trong bối
cảnh thế giới hội nhập.

IV. NHỮNG XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TMDV TRONG BỐI CẢNH HIỆN
NAY
IV.1 Xu hướng hòa bình, hợp tác
Hòa bình, hợp tác phát triển là xu thế lớn cũng là xu thế mà các quốc gia trên thế
giới đều muốn hướng tới, đặc biệt là khi các điểm nóng cạnh tranh vô cùng phức tạp, gay
gắt. Tăng trưởng kinh tế thế giới và thương mại, đầu tư quốc tế có xu hướng giảm trong
giai đoạn từ nay đến 2030, do tác động của Covid-19 và các điểm nóng cạnh tranh trên
thế giới. Những vấn đề về an ninh phi truyền thống như an ninh về kinh tế, tôn giáo, sắc
tộc, dịch bệnh... ngày càng ảnh hưởng mạnh mẽ đến các quốc gia trên thế giới. Vì vậy

58
phát triển bền vững trở thành xu thế bao trùm trên thế giới và kinh tế số, được Liên hợp
quốc khuyến khích phát triển.
Cùng với sự phát triển hòa bình thì việc hợp tác quốc tế cũng được các quốc gia ưu
tiên chú trọng. Trong bối cảnh thế giới cạnh tranh gay gắt, các tổ chức quốc tế ngày càng
có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh linh hoạt để phù hợp với tình hình của thế giới.
Từ tình hình hiện nay, có thể dư báo, trong giai đoạn 2025-2045, các lĩnh vực cạnh tranh
gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ bao gồm: gia tăng ảnh hưởng tại một số khu vực; hệ
thống tài chính quốc tế; hệ thống thương mại quốc tế; lĩnh vực sản xuất; lĩnh vực công
nghệ... Theo đó toàn cầu hóa và khu vực hóa sẽ được điều chỉnh mạnh mẽ với sự ra đời
của các hiệp định thương mại tự do (FTA); tổ chức quốc tế mới; các sáng kiến hợp tác
mới... mang tính loại trừ nhau giữa Mỹ và Trung Quốc. Vì xu hướng này nên các tổ chức
tài chính do phương Tây thành lập và dẫn dắt như IMF, WB, WTO,... sẽ đối mặt với thách
thức cạnh tranh từ các tổ chức định chế tài chính mới do Trung Quốc, Nga và một số quốc
gia khác thành lập.

IV.2 Xu hướng khu vực hóa


Xu hướng khu vực hóa được kỳ vọng sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn trong tương lai gần.
Xu hướng này xảy ra do một số nguyên nhân như chiến tranh thương mại Mỹ - Trung; đại
dịch Covid-19 đã làm tăng nhận thức của các quốc gia trên thế giới về việc tự chủ nền
kinh tế. Việc diễn ra cuộc chiến giữa Nga – Ukaraine kèm theo các lệnh trừng phạt gay
gắt đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng và gia tăng các rủi ro về địa chính trị trên phạm vi
toàn cầu, vì vậy các nhà đầu tư phải cân nhắc cân bằng giữa hiệu quả đầu tư và các rủi ro
đến từ an ninh khu vực.
Do đó, các xu hướng “nearshoring” (chuyển sản xuất về gần) hay “reshoring” (thu
về sản xuất trong nước) trong lĩnh vực đầu tư, sản xuất đang diễn ra mạnh mẽ đối lập với
xu hướng “offshoring” (di chuyển dây chuyền sản xuất sang nước khác). Ví dụ, Samsung
đã chuyển một phần dây chuyền sản xuất về Hàn Quốc hay các công ty lớn như Toyota,
Mazda và Nissan đều đã chuyển một phần dây chuyền sản xuất sang Mexico.

59
IV.3 Xu hướng chuyên môn hóa
Mỗi nước sẽ có lợi thế so sánh nhất định về sản xuất một số sản phẩm và kém lợi
thế so sánh nhất định về một số sản phẩm khác. Bằng việc chuyên môn hóa sản xuất và
xuất khẩu sản phẩm nào đó mà nước đó có lợi thế so sánh, tổng sản lượng về sản phẩm
trên thế giới tăng lên và kết quả là mỗi nước đều có lợi ích từ thương mại. Như vậy lợi ích
so sánh là cơ sở để các nước giao thương với nhau và là cơ sở để thực hiện phân công lao
động quốc tế.
Thực tế sẽ diễn ra cạnh tranh gay gắt hơn giữa hàng hóa của Việt Nam và hàng hóa
của các nước khác. Điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp cần phải lựa chọn
những sản phẩm thế mạnh và có nhiều lợi thế xuất khẩu để có thể có nhiều lợi ích thương
mại hơn. Ngay trong lĩnh vực sản xuất lúa gạo vốn là một lĩnh vực truyền thống của Việt
Nam ta nhưng vẫn đứng sau một số nước như Thái Lan hay Ấn Độ. Vì vậy cơ quan nhà
nước nên phối hợp cùng với doanh nghiệp để có thể lựa chọn hàng hóa xuất khẩu để thu
được lợi ịch thương mại cao nhất.

IV.4 Xu hướng khoa học công nghệ cao và nền kinh tế Internet
Cách mạng công nghệ 4.0 đã tác động đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống, đây
là tiền đề để làm xuất hiện nền kinh tế tri thức tạo ra kỷ nguyên kết nối toàn cầu kết thông
qua Internet. Cùng với sự bùng phát của Covid-19, số lượng người sử dụng Internet trên
toàn cầu ngày càng tăng. Theo số liệu được đưa ra của ITU, số người sử dụng Internet
toàn cầu trong năm 2023 đã tăng 100 triệu, chạm mốc 5,4 tỷ người, tương đương 67% dân
số thế giới. Như vậy trong bối cảnh ngày nay, thương mại hóa quốc tế sẽ trở nên dễ dàng
hơn và việc tiếp cận thông tin toàn cầu không phải là trở ngại của mọi quốc gia
Hơn hết, cùng với cách mạng công nghệ 4.0 là sự xuất hiện của các ứng dụng trí
tuệ nhân tạo do con người sáng tạo ra, những loại công nghệ này đã dần thu hẹp khoảng
cách và xóa bỏ các rào cản về tư tưởng hay biên giới giữa người với người trên toàn thế
giới. Tuy nhiên toàn cầu hóa 4.0 cũng tạo ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp khi
phải liên tục thay đổi để thích nghi với thế giới để không bị tụt hậu so với nhân loại.

60
IV.5 Xu hướng chuyển dịch lao động giữa các quốc gia
Trong thị trường toàn cầu hóa, nền kinh tế phát triển theo tiến trình chuyên môn
hóa mang tính quốc tế, điều này làm cho thị trường tiêu thụ rộng hơn, dẫn đến sản xuất
nhiều hơn và quy mô sản xuất ngày càng lớn. Điều này dẫn đến sự dịch chuyển lao động
quốc tế diễn ra một cách mạnh mẽ đặc biệt là cơ hội lao động cho các nước trong khu
vực.
Di cư lao động là một đặc điểm lâu đời của ASEAN và phụ nữ ngày càng tham gia
nhiều vào các cuộc di cư để tìm việc làm. Theo báo cáo, tổng số người di cư trong
ASEAN ước tính là 10,6 triệu người vào năm 2020, trong đó 48% là phụ nữ. Những nỗ
lực của ASEAN hướng tới hội nhập khu vực sâu rộng hơn đã góp phần làm gia tăng di cư
trong khu vực.
Di cư nội khối ASEAN tăng đều qua các năm. Điều này thể hiện qua con số 7,1
triệu người di cư trong khu vực chiếm 2/3 tổng số người di cư quốc tế của ASEAN năm
2020. Trong đó, phụ nữ chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng số người di cư trong ASEAN gần
48% là phụ nữ vào năm 2020.
Năm hành lang nổi bật cho người lao động di cư nội khối ASEAN, gồm: Myanmar
đến Thái Lan (1,8 triệu người), Lào đến Thái Lan (0,94 triệu người), Campuchia đến Thái
Lan (0,69 triệu người), Malaysia đến Singapore (1,1 triệu người) và Indonesia đến
Malaysia (1,2 triệu người).
Trong đó, 96% trong số 7,1 triệu người di cư nội khối ASEAN năm 2020 đã tập
trung đến 3 quốc gia trong khu vực, gồm nhiều nhất đến Thái Lan chiếm 49,5% số lao
động di cư, đứng thứ hai là Malaysia chiếm 27,5% và Singapore chiếm 18,8%.

61
Biểu đồ 24. Lượng người di cư nội khối ASEAN (Đơn vị: Triệu người)
8

0
1990 1995 2000 2005 2010 2015 2020

Lượng người di cư

(Nguồn: Công bố Báo cáo khu vực ASEAN về các vấn đề đối với nữ lao động di cư
(quangnam.gov.vn))

Cơ hội của Việt Nam trong xu hướng phát triển toàn cầu:
Tham gia toàn cầu hóa, Việt Nam có điều kiện thuận lợi để tăng cường kết nối,
thúc đẩy hợp tác và phát triển trong khu vực, phát triển kinh tế đất nước, nâng cao vị thế
quốc gia. Chẳng hạn, tham gia các FTA giúp Việt Nam mở rộng thị trường xuất - nhập
khẩu, gia tăng thu hút FDI, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế… Việc tham gia các
sáng kiến hợp tác khu vực, toàn cầu như: Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS), Mê Công
- Lan Thương (MLC), Vành đai và Con đường (BRI), Đối tác chuyển đổi năng lượng
công bằng (JETP)… giúp Việt Nam có cơ hội thuận lợi phát triển và kết nối các tuyến
hành lang kinh tế xuyên biên giới, đối phó với thách thức biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó,
tham gia toàn cầu hóa, Việt Nam có cơ hội tăng cường quan hệ với các nước lớn, nhất là
các nước Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, trong ASEAN; tham gia
xử lý các vấn đề quốc tế và khu vực...

62
Tham gia tiến trình toàn cầu hóa, khu vực hóa một cách tích cực, chủ động cũng là
cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh quảng bá lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ Việt Nam ra thế giới;
bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản thiên nhiên, công viên địa chất, công viên sinh
thái, di sản văn hóa thế giới cả vật thể lẫn phi vật thể; khẳng định các giá trị xã hội và
truyền thống tốt đẹp của Việt Nam, bản sắc Việt Nam; tích cực tham gia sáng tạo các sản
phẩm văn hóa, nghệ thuật, khoa học... Đồng thời, Việt Nam cũng có cơ hội tham gia xử lý
các vấn đề nhân đạo trên trường quốc tế; tham gia đấu tranh với các hiện tượng, hoạt
động phi văn hóa, phản văn hóa, chống lại nhân loại... Nói cách khác, ta có cơ hội phát
huy “sức mạnh mềm” của đất nước và gia tăng sức cạnh tranh về “sức mạnh mềm” trên
trường quốc tế.

63
KẾT LUẬN

Toàn cầu hóa kinh tế là một xu hướng không thể phủ nhận, được thúc đẩy bởi sự
phát triển ngày càng mạnh mẽ của lực lượng sản xuất và phân công lao động quốc tế. Việc
hội nhập kinh tế toàn cầu đòi hỏi các quốc gia phải thích ứng và không thể bỏ lỡ cơ hội
này. Đây là quá trình liên kết nền kinh tế và thị trường của từng quốc gia với kinh tế khu
vực và thế giới thông qua việc thực hiện tự do hóa kinh tế ở mỗi quốc gia trên các mức độ
khác nhau. Việc tham gia vào kinh tế toàn cầu đã mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho
cộng đồng doanh nghiệp và nền kinh tế của Việt Nam.
Vì vậy, trong quá trình phát triển kinh tế trong thời đại toàn cầu hóa, cần đáp ứng
các xu hướng phát triển hiện đại, đảm bảo tính bền vững và hướng tới hòa bình, hợp tác.
Điều này bao gồm việc đầu tư vào khu vực hóa kinh tế để giảm thiểu rủi ro từ xung đột
quốc tế, tăng cường chuyên môn hóa sản xuất và nâng cao trình độ lao động. Đồng thời,
cần áp dụng một cách thông minh và hiệu quả các xu hướng khoa học và công nghệ cao
trong quá trình đầu tư và sản xuất. Chuyển đổi lao động giữa các quốc gia để tăng cường
sự hợp tác và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng phục vụ cả quê hương
và cộng đồng quốc tế.
Từ những vấn đề đã được đề cập, việc nghiên cứu về "Tác động của toàn cầu hóa
kinh tế đối với nền kinh tế thế giới và thương mại dịch vụ quốc tế" là rất cần thiết.

64
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. ITU (2019). ITU: Committed to connecting the world. [online] Itu.int.


Available at: https://www.itu.int/en/Pages/default.aspx.
2. Giving Compass. (2019). Globalization and Trade Liberalization. [online]
Available at: https://givingcompass.org/article/globalization-and-trade-liberalization.
3. Takefman, B. (2023). The effects of globalization on economic development. [online]
ResearchFDI.
Available at: https://researchfdi.com/resources/articles/the-effects-of-globalization-
on-economic-development/.
4. www.wto.org. (n.d.). WTO | Regional Trade Agreements gateway. [online]
Available at: https://www.wto.org/english/tratop_e/region_e/region_e.htm#facts.
5. Banton, C. (2021). Trade Liberalization Explained. [online] Investopedia.
Available at: https://www.investopedia.com/terms/t/trade-liberalization.asp.
6. ‌Leibovici, F. and Crews, J. (n.d.). Trade Liberalization and Economic Development.
[online] research.stlouisfed.org.
Available at:
https://research.stlouisfed.org/publications/economic-synopses/2018/04/20/trade-
liberalization-and-economic-development/.
7. ‌Wu, T. and Chadee, D. (2022). Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-
Pacific Partnership (CPTPP): Implications for the Asia-Pacific Region.
Advances in Theory and Practice of Emerging Markets, pp.53–74.
doi:https://doi.org/10.1007/978-3-030-87621-0_3.
8. Majbour, B. (n.d.). Council Post: How Technology Is Transforming The Investment
Landscape. [online] Forbes.
Available at: https://www.forbes.com/sites/forbesbusinesscouncil/2023/02/14/how-
technology-is-transforming-the-investment-landscape/?sh=1b2d484812e4
[Accessed 25 Feb. 2024].
9. UNCTAD (2022). Foreign direct investment – UNCTAD Handbook of Statistics
2021. [online] UNCTAD.
65
Available at: https://hbs.unctad.org/foreign-direct-investment/.
10. cycles, T. text provides general information S. assumes no liability for the
information given being complete or correct D. to varying update and Text, S.C.D.M.
up-to-Date D.T.R. in the (n.d.). Topic: Foreign direct investment (FDI) worldwide.
[online] Statista.
Available at: https://www.statista.com/topics/11902/foreign-direct-investment-fdi-
worldwide/#topic
11. OECD (2022). Foreign Direct Investment Statistics: Data, Analysis and Forecasts
- OECD. [online] www.oecd.org.
Available at: https://www.oecd.org/investment/statistics.htm.
12. tapchicongthuong.vn (2021). Cán cân thương mại và tác động của cán cân thương
mại. [online] Tạp chí Công Thương.
Available at: https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/can-can-thuong-mai-va-tac-dong-cua-
can-can-thuong-mai-toi-tang-truong-kinh-te-trong-dieu-kien-binh-thuong-moi-o-viet-
nam-85865.htm.
13. Moit.gov.vn. (2022).
Available at: https://moit.gov.vn/tin-tuc/hoat-dong/xuat-nhap-khau-dong-luc-quan-trong-
cho-tang-truong-kinh-te-d.html.
14. ‌AccGroup. (n.d.). Tổng hợp những xu hướng FDI trên thế giới. [online]
Available at: https://accgroup.vn/xu-huong-fdi-tren-the-gioi.
15. baodautu. (2015). FDI năm 2015: thu hút 22,76 tỷ USD, giải ngân 14,5 tỷ USD.
[online]
Available at: https://baodautu.vn/fdi-nam-2015-thu-hut-2276-ty-usd-giai-ngan-145-ty-
usd-d37604.html.
16. World Bank Open Data. (n.d.). World Bank Open Data. [online]
Available at: https://data.worldbank.org/indicator/EN.ATM.CO2E.PC?locations=VN-XN
[Accessed 25 Feb. 2024].
17. datadot. (n.d.). COVID-19 cases | WHO COVID-19 dashboard. [online]
Available at: https://data.who.int/dashboards/covid19/cases?m49=956&n=c
[Accessed 25 Feb. 2024].
66
18. ‌baodanang.vn. (n.d.). Báo Đà Nẵng điện tử. [online]

Available at: https://baodanang.vn/channel/5433/202308/gan-40-trong-7000-ngon-ngu-


tren-the-gioi-da-bien-mat-3954418/index.htm. [Accessed 25 Feb. 2024].

19. Mekong ASEAN. (2022). Thái Lan là quốc gia thu hút nhiều lao động di cư nhất
khu vực ASEAN. [online] Available at: https://mekongasean.vn/thai-lan-thu-hut-
nhieu-lao-dong-di-cu-nhat-trong-khoi-asean-post14255.html#:~:text=Theo%20b
%C3%A1o%20c%C3%A1o%2C%20t%E1%BB%95ng%20s%E1%BB%91
[Accessed 25 Feb. 2024].

20. ‌vjcc.org.vn. (n.d.). TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA TOÀN CẦU HÓA ĐỐI VỚI NỀN
KINH TẾ THẾ GIỚI. [online] Available at: https://vjcc.org.vn/tri-thuc/tac-dong-
tich-cuc-cua-toan-cau-hoa-doi-voi-nen-kinh-te-the-gioi.html.
21. World Bank (2021). Trade (% of GDP) | Data. [online] Worldbank.org. Available
at: https://data.worldbank.org/indicator/ne.trd.gnfs.zs.
22. World Bank Open Data. (n.d.). World Bank Open Data. [online] Available at:
https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.MKTP.CD?
end=2022&locations=XD-XP&start=2000 [Accessed 25 Feb. 2024].
23. World Bank Open Data. (n.d.). World Bank Open Data. [online] Available at:
https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.PCAP.CD?end=2022&locations=US-
VN-TH-ID-SG-CN-AU&start=2013 [Accessed 25 Feb. 2024].
24. World Bank Open Data. (n.d.). World Bank Open Data. [online] Available at:
https://data.worldbank.org/indicator/SM.POP.TOTL?end=2015&locations=XD-
XO&start=1960&view=chart [Accessed 25 Feb. 2024].
25. World Bank, (2023), Goods imports (BoP, current US$) Available at:
https://data.worldbank.org/indicator/BM.GSR.MRCH.CD
26. World Bank, (2023), Goods exports (BoP, current US$) Available at:
https://data.worldbank.org/indicator/BX.GSR.MRCH.CD
27. World Bank, (2023), Imports of goods and services (current US$). Available at:
https://data.worldbank.org/indicator/NE.IMP.GNFS.CD

67
28. World Bank, (2023), Exports of goods and services (current US$). Available at:
https://data.worldbank.org/indicator/NE.EXP.GNFS.CD
29. World Bank, (2023), GDP (current US$). Available at:
https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.MKTP.CD?end=2022&start=1980
30. WTO, (2023), Regional Trade Agreements Database. Available at:
http://rtais.wto.org/UI/PublicMaintainRTAHome.aspx
31. Bộ Tài Chính, (2023), “Chốt sổ” năm 2022, kim ngạch xuất nhập khẩu cán mốc
730,21 tỷ USD. Available at:
https://www.mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn/pages_r/l/tin-bo-tai-chinh?
dDocName=MOFUCM262976
32. World Bank (2023), Service imports (BoP, current US$). Available at: Service
imports (BoP, current US$) | Data (worldbank.org)
33. World Bank (2023), Service exports (BoP, current US$). Available at: Service
exports (BoP, current US$) | Data (worldbank.org)

68

You might also like