You are on page 1of 39

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II TP.

HCM
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

TIỂU LUẬN NHÓM


MÔN: KINH TẾ VĨ MÔ
ĐỀ TÀI : NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT LẠM PHÁT
TẠI VIỆT NAM

Lê Tuấn Anh – 2111113015 Nguyễn Duy Hiệp – 2111113077


Nguyễn Tuyết Anh – 2111113020 Lê Nguyễn Diệu Hiền – 2111113075
Trần Thị Thùy Dung – 2111113044 Nguyễn Hoàng Phương Linh –
2111113137
Châu Trường Đạt – 2111113052 Trương Huệ Ngân – 2111113174
Võ Hoàng Ngọc – 2111113182

Giáo viên hướng dẫn: Ths. Huỳnh Hiền Hải


Khóa lớp: K60D – Kinh tế đối ngoại

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 05 năm 2022


MỤC LỤC CÁC NỘI DUNG BÀI LỚP: K60D

MỤC LỤC

BÌA..................................................................................................................................... 1
MỤC LỤC.......................................................................................................................... 1
DANH MỤC HÌNH............................................................................................................2
DANH MỤC BẢNG..........................................................................................................2
NỘI DUNG CÁC CHƯƠNG.............................................................................................2
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................2
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU.................................................................................................5
1.1 Mục tiêu nghiên cứu:.............................................................................................5
1.2 Đối tượng nghiên cứu:...........................................................................................5
1.3 Phạm vi nghiên cứu:..............................................................................................5
1.4 Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................5
1.5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài...................................................................5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT...............................................................................6
2.1 Khái niệm:.............................................................................................................6
2.2 Đặc điểm của lạm phát:.........................................................................................6
2.3 Quy mô của lạm phát:............................................................................................8
2.4 Nguyên nhân của lạm phát:...................................................................................8
2.5 Tác động của lạm phát:..........................................................................................9
2.6 Mối quan hệ của lạm phát với các yếu tố khác trong kinh tế vĩ mô:....................11
2.6.1 Mối quan hệ của lạm phát với thất nghiệp:.........................................11
2.6.2 Mối quan hệ của lạm phát với cung tiền:............................................13
2.6.3 Mối quan hệ của lạm phát với lãi suất................................................14
CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM........................14
3.1 Vài nét về lạm phát trên thế giới 2021:................................................................14
3.2 Sơ lược về lạm phát Việt Nam từ năm 1980 - 2011............................................19
3.2.1 Lạm phát ở Việt Nam có thể chia thành những giai đoạn sau:............19
3.2.2 Nguyên nhân:......................................................................................21
3.2.3 Các nguyên nhân đến từ nền kinh tế Việt Nam:..................................22
3.3 Tác động của lạm phát giai đoạn 2011-2022.......................................................23

NHÓM KINAP KINH TẾ VĨ MÔ 1


MỤC LỤC CÁC NỘI DUNG BÀI LỚP: K60D
3.3.1 Giai đoạn 2011-2013..........................................................................23
3.3.2 Giai đoạn 2014-2015:.........................................................................24
3.3.3 Giai đoạn 2016-2019:.........................................................................25
3.3.4 Giai đoạn 2020 - 2022:.......................................................................26
3.4 Tác động của lạm phát đến Việt Nam..................................................................28
3.4.1 Lĩnh vực tiền tệ, tín dụng:...................................................................29
3.4.2 Lĩnh vực sản xuất:...............................................................................30
3.4.3 Lĩnh vực lưu thông:............................................................................31
3.4.4 Tác động đến đời sống, xã hội:...........................................................31
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM VÀ KẾT
LUẬN TỔNG QUAN.......................................................................................................32
4.1 Giải pháp chung...................................................................................................32
4.2 Kết luận tổng quan:.............................................................................................34

NHÓM KINAP KINH TẾ VĨ MÔ 2


DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG LỚP: K60D

DANH MỤC HÌNH


Hình 2.1: Lạm phát do cầu..................................................................................................8
Hình 2.2: Lạm phát do cung...............................................................................................9
Hình 2.3: Đường Phillips..................................................................................................12
Hình 2.4: Đường Phiilips dài dạn......................................................................................13
Hình 3.1: Tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế thế giới và một số quốc gia, khu vực giai đoạn
2015 – 2022*(%)..............................................................................................................15
Hình 3.2: Chỉ số giá tiêu dùng và gia tăng mức giá tại Hoa Kì năm 2021(%)..................16
Hình 3.3: Tỷ lệ lạm phát quý I các năm từ 2018 – 2022, %..............................................17
Hình 3.4: Tỷ lệ lạm phát trong giai đoạn 2011-2013........................................................24
Hình 3.5: CPI trong năm 2013..........................................................................................25
Hình 3.6: Tốc độ tăng/giảm CPI thắng 2/2022.................................................................26
Hình 3.7: Lạm phát cơ bản tại Việt Nam giai đoạn tháng 1/2016 đến tháng 2/2022 (%)..27
Hình 3.8: Tốc độ tăng giá trung bình hàng năm của dầu WTI(%)....................................28
Hình 3.9: Lãi suất huy động của một số ngân hàng cổ phần.............................................29

DANH MỤC BẢNG


Bảng 1. Lạm phát CPI và tăng tốc độ tăng GDP ở VN từ 1987 đến 2012........................20

NHÓM KINAP KINH TẾ VĨ MÔ 1


NỘI DUNG CÁC CHƯƠNG LỚP: K60D

LỜI MỞ ĐẦU

Trong bốn mục tiêu chung và hàng đầu được hầu hết các quốc gia theo đuổi trong
nền kinh tế vĩ mô là mức độ tăng trưởng cao, tỷ lệ lạm phát thấp, lượng người thất nghiệp
ít và cán cân thanh toán có số dư thì vấn đề tăng trưởng của đất nước và lạm phát thấp
nhất có thể là hai mục tiêu dường như có tầm quan trọng hơn cả. Chúng còn có mối quan
hệ chặt chẽ, khống chế, ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình sóng đôi bổ trợ cho nền kinh
tế của từng quốc gia nói riêng và toàn thế giới nói chung.

Trong khoảng thời gian cuối năm 2007 đầu năm 2008, lạm phát ở nước ta đã tăng
đến mức báo động, trở thành cột mốc trong lịch sự phát triển kinh tế, buộc các nhà hoạch
định chính sách phải quyết định lựa chọn giữa tăng trưởng kinh tế hay giải quyết lạm
phát - một bài toán vô cùng nan giải cho đến thời điểm hiện tại. Đại dịch đã và đang có
những ảnh hưởng hết sức nghiêm trọng lên tất cả các mặt của đời sống kinh tế - xã hội
của các quốc gia trên thế giới, theo những cách thức chưa từng được biết đến và chưa
từng có tiền lệ. Trên phương diện kinh tế, đứt gãy và phân mảnh trầm trọng chuỗi cung
ứng toàn cầu. Các hoạt động mua bán, kinh doanh, thương mại trong nền kinh tế gần như
trở nên tê liệt hoàn toàn, đặc biệt là đối với nền kinh tế mở cao. Suy thoái trầm trọng là
điều mà các quốc gia không thể tránh khỏi đối với nền kinh tế của chính mình, thậm chí
mức độ còn lớn hơn gấp nhiều lần so với cuộc khủng hoảng năm 2008 đề cập ở trên. Mặt
bằng giá cả hàng hóa trên thị trường trong nước và quốc tế đều có những biến động đáng
quan ngại. Lạm phát toàn cầu tăng trở lại theo sự tăng lên của giá hàng hóa và theo đó là
sự phục hồi dần dà của nền kinh tế trong năm 2022. Thế giới đang chứng kiến đợt tăng
giá hàng hóa trên diện rộng kể từ cuộc khủng hoảng toàn cầu. Những mặt hàng như gỗ
xẻ, quặng sắt và đồng đã vươn đến giá kỷ lục. Đậu tương, ngô, lúa mì cũng đạt đến mức
cao nhất trong 8 năm trở lại đây. Giá dầu, tất nhiên, cũng quay trở lại mức trước đại dịch
và thậm chí lên mức cao nhất trong 2 năm.

Các giải pháp kiểm soát dịch bệnh và giải tỏa áp lực tiêu cực từ các hệ quả và tổn
thất gây ra bởi dịch bệnh đã và đang được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Phân
tích tình hình giá cả thị trường 6 tháng đầu năm 2020, Bộ Tài chính nhận định giá cả thị
trường có xu hướng tăng giảm đan xen dưới ảnh hưởng của cung - cầu.

NHÓM KINAP KINH TẾ VĨ MÔ 1


NỘI DUNG CÁC CHƯƠNG LỚP: K60D
Vẫn còn nằm trong dư âm ảnh hưởng và khó khăn của đại dịch, để kích thích kinh
tế, các chính sách như ổn định cung - cầu, phục hồi kinh tế, chính sách tiền tệ, kiểm soát
dịch bệnh cần phải được áp dụng tổng hòa. Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, các
doanh nghiệp và người dân còn gặp nhiều khó khăn, giá cả và chuỗi cung ứng không ổn
định, nhất là giá xăng dầu, đặc biệt nhiều rủi ro trong thị trường chứng khoán, trái
phiếu,... Như vậy, nghiên cứu nhằm nghiên cứu, đánh giá các yếu tổ tác động chính đến
lạm phát đến Việt Nam, từ đó mà đề xuất áp dụng các chính sách điều tiết phù hợp và
hiệu quả, hạn chế nhiều nhất có thể các tác động đối với nền kinh tế, phối hợp chặt chẽ
các biện pháp nhằm giữ nền kinh tế vĩ mô ổn định và bền vững, đảm bảo cân đối lớn và
kiểm soát lạm phát.

Điều kiện thời gian và mức độ hiểu biết của nhóm còn hạn hẹp, bài tiểu luận
không thể không tránh khỏi những sai sót trong quá trình nghiên cứu, đánh giá. Rất mong
thầy và các bạn thông cảm và nhận được ý kiến đóng góp để bài được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

NHÓM KINAP KINH TẾ VĨ MÔ 2


NỘI DUNG CÁC CHƯƠNG LỚP: K60D

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU


1.1 Mục tiêu nghiên cứu:
Nhằm nghiên cứu, phân tích được những nhân tố/ nguyên nhân làm ảnh hưởng
đến tình trạng lạm phát ở trên thế giới và dẫn tới ở Việt Nam, từ đó hiểu được tác động
đó diễn ra như thế nào, và đề xuất những

1.2 Đối tượng nghiên cứu:


Những nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng lạm phát và giải pháp kiểm soát lạm phát
tại Việt Nam.

1.3 Phạm vi nghiên cứu:


- Về không gian: Nghiên cứu về các nguyên nhân tác động đến lạm phát tại Việt Nam theo
tỷ lệ điều tra mẫu có tính đại diện cho toàn bộ tổng thể.
- Về thời gian: Dữ liệu dùng trong nghiên cứu thu thập từ năm 1980 - 2022, trong đó bao
gồm các dữ liệu thứ cấp thông qua việc tham khảo nghiên cứu trước đó từ các kênh
truyền thông báo chí,... và kết quả thu được từ các trang báo chính thống, các nguồn tin
đáng tin về lạm phát từ năm 1980 - 2022, được thiết kế phù hợp với đề tài, mục đích
nghiên cứu.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Để đạt mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận án, phương pháp nghiên cứu định tính,
tận dụng báo cáo, số liệu thống kê trong khu vực TP.HCM và các bài nghiên cứu trước.

Về phương pháp nghiên cứu định tính, cơ sở lý thuyết và mô hình của bài nghiên
cứu đều được phát triển dựa trên việc tham khảo và đối chiếu từ các nghiên cứu đi trước,
cụ thể là thu thập, tham khảo dữ liệu từ

1.5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài


Ý nghĩa lý luận:

- Bài tiểu luận góp phần làm rõ các vấn đề lý luận về nguyên nhân lạm phát dưới tác động
của kinh tế thị trường. Đồng thời, chỉ ra thực trạng lạm phát tại nước ta từ năm 1980 đến
hiện nay. Trên cơ sở đó, tìm giải pháp kiểm soát tình trạng này.
- Bài tiểu luận có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo để tiếp tục đi sâu nghiên cứu tình
trạng lạm phát ở nhiều khía cạnh trong nước ta hiện nay.

NHÓM KINAP KINH TẾ VĨ MÔ 3


NỘI DUNG CÁC CHƯƠNG LỚP: K60D
Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của bài tiểu luận có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong
việc nghiên cứu rõ hơn về nguyên nhân và các giải pháp kiểm soát lạm phát ở nước ta
hiện nay; có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy các các
môn Kinh tế vĩ mô, Kinh doanh… và các ngành học có liên quan trong các trung tâm,
trường chính trị, các trường đại học, học viện ở nước ta hiện nay.

NHÓM KINAP KINH TẾ VĨ MÔ 4


NỘI DUNG CÁC CHƯƠNG LỚP: K60D

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Khái niệm:

2.2 Đặc điểm của lạm phát:

PI t−PI t−1
g p= . 100 %
PI t−1

Trong đó:

● PI t : chỉ số giá năm t


● PI t −1: chỉ số giá năm t -1

NHÓM KINAP KINH TẾ VĨ MÔ 5


NỘI DUNG CÁC CHƯƠNG LỚP: K60D

iii. Chỉ số giảm phát theo GDP (GDPd ):“phản ánh sự thay đổi của mức giá trung
bình của tất cả hàng hoá và dịch vụ sản xuất ở năm hiện hành (năm t) so với năm gốc”.

GDPtN
GDPd ( D %)= .100 %
GDP tR

Trong đó:

GDPtN : Tổng sản phẩm trong nước danh nghĩa năm thứ t

GDPtR: Tổng sản phẩm trong nước thực tế năm thứ t

2.3 Quy mô của lạm phát:


a. Lạm phát vừa phải - moderate inflation:“là lạm phát thấp, là loại lạm phát một
con số, có tỷ lệ lạm phát dưới 10%/năm”

b. Lạm phát phi mã - Galloping inflation:“xảy ra khi giá cả tăng tương đối nhanh
với tỷ lệ 2-3 con số/năm”
NHÓM KINAP KINH TẾ VĨ MÔ 6
NỘI DUNG CÁC CHƯƠNG LỚP: K60D
c. Siêu lạm phát - Hyperinflation:“chỉ tỷ lệ lạm phát cực kỳ cao, trên bốn chữ số”.
Ví dụ đã từng xảy ra ở Đức, Áo, Hungary và Ba Lan những năm 1920.

2.4 Nguyên nhân của lạm phát:


a. Lạm phát do cầu (lạm phát do cầu kéo): xuất phát từ sự gia tăng của tổng cầu,
có thể do:

- Khu vực tư nhân lạc quan về nền kinh tế, nên tiêu dùng tự định và đầu tư tự định tăng
lên.
- Chính phủ tăng chi tiêu.
- Ngân hàng trung ương tăng lượng cung tiền.
- Người nước ngoài tăng mua hàng hoá và dịch vụ trong nước.

Hình 2.1: Lạm phát do cầu

b. Lạm phát do cung (lạm phát do cung đẩy): xuất phát từ sự sụt giảm trong tổng
cung, mà nguyên nhân chính là do chi phí sản xuất của nền kinh tế tăng lên khi:

- Tiền lương tăng lên trong khi năng suất lao động không đổi.
- Thuế tăng, lãi suất tăng.
- Thiên tai mất mùa, chiến tranh,...
- Giá các nguyên nhiên vật liệu chính tăng cao,...
⇒ VD: Chẳng hạn khi giá dầu mỏ tăng cao đột biến vào năm 1973, 1978, 2004,
2007,... Đã gây ra cuộc khủng hoảng về giá cả của hàng hoá này ở hầu hết các quốc gia
trên thế giới, từ đó các nhà sản xuất hay doanh nghiệp phải giảm lượng dầu sử dụng

NHÓM KINAP KINH TẾ VĨ MÔ 7


NỘI DUNG CÁC CHƯƠNG LỚP: K60D
xuống mức tối thiểu, kéo theo hàng loạt các tác động như năng suất lao động giảm mạnh,
sản lượng cung ứng ra thị trường lao dốc ⇒ nền kinh tế suy thoái và lạm phát xảy ra.

Hình 2.2: Lạm phát do cung

c. Lạm phát theo thuyết số lượng tiền tệ (do tăng cung tiền): Những nhà kinh tế
thuộc trường phái tiền tệ cho rằng lạm phát là do lượng cung tiền thừa quá nhiều trong
lưu thông gây ra, và được giải thích bằng phương trình số lượng sau:

M .V =P. Y

Trong đó:

M : lượng cung tiền danh nghĩa

V: tốc độ lưu thông tiền tệ

P: chỉ số giá (mức giá chung bình)

Y: sản lượng thực

2.5 Tác động của lạm phát:


a. Các thuật ngữ

i. Lạm phát dự kiến (lạm phát kỳ vọng - Expected Inflation): “là tỷ lệ lạm phát mà
người ta dự kiến sẽ xảy ra trong tương lai, thường được căn cứ vào tỷ lệ lạm phát thực tế
xảy ra trong thời gian qua. Loại lạm phát này được phản ánh trong các hợp đồng kinh
tế”

NHÓM KINAP KINH TẾ VĨ MÔ 8


NỘI DUNG CÁC CHƯƠNG LỚP: K60D
ii. Lạm phát ngoài dự kiến (lạm phát ngoài kỳ vọng - Unexpected Inflation): “là tỷ
lệ lạm phát xảy ra nằm ngoài mức đã dự kiến , nên dạng lạm phát này không được phản
ánh trong các hợp đồng kinh tế”

Tỷ lệ lạm phát thực tế = Tỷ lệ lạm phát dự kiến + tỷ lệ lạm phát ngoài dự


kiến

iii. Lãi suất:

● Lãi suất danh nghĩa (ký hiệu là r): “là lãi suất cho vay trên thị trường”
● Lãi suất thực (ký hiệu là r r ): “là tỷ lệ phần trăm gia tăng sức mua của vốn”
b. Tác động của lạm phát:

i. Nếu tỷ lệ lạm phát thực hiện bằng tỷ lệ lạm phát dự kiến: thì lãi suất thực hiện
bằng lãi suất dự kiến => sẽ không xảy ra việc phân phối lại tài sản và thu nhập giữa các
thành phần dân cư.

⇒ Vẫn gây ra một số tác động như:

● Chi phí mòn giày: do khi lạm phát tăng cao, để giảm tối đa rủi ro thiệt hại, số tiền mọi
người cần giữ sẽ giảm xuống tối thiểu và do đó số lần đi đến ngân hàng sẽ tăng lên, hao
tốn công sức và lãng phí thời gian.
● Chi phí thực đơn: khi giá cả tăng lên, các doanh nghiệp phải bỏ ra chi phi để in ấn lại
catalogue và bảng giá mới gửi cho các khách hàng.
● “Thuế lạm phát”: khi tỷ lệ lạm phát tăng cao, thì giá trị của lượng tiền giữ trong ví sẽ bị
xói mòn và sức mua của nó sẽ bị giảm xuống.
ii. Nếu tỷ lệ lạm phát thực hiện khác tỷ lệ lạm phát dự kiến: sẽ xảy ra tình trạng
phân phối lại tài sản và thu nhập giữa các thành phần dân cư:

● Nếu tỷ lệ lạm phát thực hiện lớn hơn tỷ lệ lạm phát dự kiến => phân phối theo hướng: có
lợi cho những người đi vay, người mua chịu hàng hoá, người trả lương; gây thiệt hại cho
những người cho vay, người bán chịu hàng hoá, người nhận lượng.
● Nếu tỷ lệ lạm phát thực hiện nhỏ hơn tỷ lệ lạm phát dự kiến => phân phối hướng có lợi
cho người cho vay, người bán chịu hàng hoá, người nhận lượng; gây thiệt hại cho người
đi vay, người mua chịu hàng hoá và người trả lương.
NHÓM KINAP KINH TẾ VĨ MÔ 9
NỘI DUNG CÁC CHƯƠNG LỚP: K60D
iii. Làm thay đổi cơ cấu kinh tế: vì giá các loại hàng hóa tăng không cùng tỷ lệ,
làm giá tương đối của các hàng hoá thay đổi, dẫn đến cơ cấu kinh tế cũng thay đổi theo.

iv. Tác động đến sản lượng, việc làm và tỷ lệ thất nghiệp:

● Do cầu: khi tổng cầu tăng lên ⇒ giá cả tăng, sản lượng tăng, tỷ lệ thất nghiệp giảm
● Do cung: khi tổng cung giảm xuống ⇒ giá cả tăng, sản lượng giảm, tỷ lệ thất nghiệp
tăng.
2.6 Mối quan hệ của lạm phát với các yếu tố khác trong kinh tế vĩ mô:
2.6.1 Mối quan hệ của lạm phát với thất nghiệp:
Lạm phát với thất nghiệp tỉ lệ nghịch với nhau. Năm 1958, nhà kinh tế học người
anh phát hiện ra mối quan hệ này thông đường cong Phillips. Đường cong Phillips cho
thấy việc luôn phải đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp.

● Đường Phillips trong ngắn hạn


Trong ngắn hạn, khi tỷ lệ thất nghiệp giảm dẫn đến thu nhập khả dụng (Yd) của
người dân cao hơn sẽ khiến tiêu dùng nhảy vọt, tổng cầu tăng lên. Vì vậy, lạm phát sẽ
xảy ra do cầu kéo (demand pull inflation). Và ngược lại, khi tỷ lệ thất nghiệp tăng, chi
tiêu người dân giảm, giá và lạm phát cũng sẽ giảm theo. Từ đó, có thể kết luận rằng lạm
phát và thất nghiệp tỉ lệ nghịch với nhau. Như vậy, nếu một quốc gia sẵn sàng chấp nhận
tăng tỷ lệ lạm phát thì có thể giảm tỷ lệ thất nghiệp và ngược lại. Độ dốc của đường
Phillips cho thấy việc lựa chọn hy sinh yếu tố nào để có thể đạt được mục tiêu của yếu tố
còn lại.

NHÓM KINAP KINH TẾ VĨ MÔ 10


NỘI DUNG CÁC CHƯƠNG LỚP: K60D

Hình 2.3: Đường Phillips

● Đường Phillips trong dài hạn:


Theo Samuelson, đường cong Phillips chỉ có giá trị trong thời gian trước mắt
(khoảng thời gian ngắn hạn) nên khi xét về lâu dài (5 -> 10 năm), ta thấy đường Phillips
thẳng đứng tại tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Khi tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên thay đổi, đường
Phillips dài hạn dịch chuyển như sau:

+) Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên tăng: LRPC (Long Run Phillips Curve) dịch chuyển
sang phải

+) Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên giảm: LRPC (Long Run Phillips Curve) dịch chuyển
sang trái

Những năm 1960, Friedman và Phelps đã đưa ra kết luận rằng lạm phát và thất
nghiệp không có quan hệ tỉ lệ nghịch với nhau trong dài hạn. Vì vậy, không có sự đánh
đổi giữa tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát trong dài hạn.

NHÓM KINAP KINH TẾ VĨ MÔ 11


NỘI DUNG CÁC CHƯƠNG LỚP: K60D

Hình 2.4: Đường Phiilips dài dạn

2.6.2 Mối quan hệ của lạm phát với cung tiền:


Nhà kinh tế học nhận giải thưởng Nobel kinh tế 1976, Milton Friedman cho rằng
lạm phát là biểu hiện của tăng lên quá mức của cung tiền. Theo thuyết số lượng tiền tệ,
tham số cung tiền có mối quan hệ chặt chẽ với giá cả trong nền kinh tế, thông qua công
thức sau:

M * V = P * Y1

Trong đó:

M: Số lượng tiền tệ V: Số nhân tiền

P: Giá Y: Sản lượng

Nếu phân tích công thức thành dạng phần trăm thì ta có được:

%M+%V=%P+%Y

⇨ %P=%M-%Y-%V

NHÓM KINAP KINH TẾ VĨ MÔ 12


NỘI DUNG CÁC CHƯƠNG LỚP: K60D
Như vậy, lạm phát (% thay đổi P) phụ thuộc rất lớn vào thay đổi của số lượng tiền
tệ hay cung tiền (% M). Khi tốc độ tăng cung tiền M quá cao mà các yếu tố ngược lại
thay đổi không tương ứng như V và Y sẽ gây nên lạm phát cao.

2.6.3 Mối quan hệ của lạm phát với lãi suất


Khi giảm thiểu lãi suất, dẫn đến hiện tượng vay nhiều hơn so với gửi xuất hiện. Từ
đó, nhu cầu tiêu dùng tăng và kinh tế cũng tăng. Nếu không có những chính sách kiểm
soát để tổng cầu tăng vượt mức sẽ dẫn đến lạm phát và gây bất lợi cho nền kinh tế.

Ngược lại, khi ngân hàng nhà nước thắt chặt tiền tệ, các ngân hàng thương mại
cũng sẽ tăng lãi suất cho vay. Điều này chắc chắn khiến cho sức cầu đối với tiền sẽ giảm
xuống. Người dân có xu hướng gửi tiền vào ngân hàng để thu hưởng mức lãi suất cao
thay vì đi vay hay dùng tiền. Do đó, cầu tiêu dùng (tổng cầu) cũng trở nên thấp đi, làm
giảm nguy cơ tăng giá hàng hóa. Nguyên nhân làm giảm lượng tiền lưu thông ngoài thị
trường xuất phát từ việc lãi suất tăng. Kết quả dẫn đến là lạm phát sẽ thấp.

NHÓM KINAP KINH TẾ VĨ MÔ 13


NỘI DUNG CÁC CHƯƠNG LỚP: K60D

CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM


3.1 Vài nét về lạm phát trên thế giới 2021:
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), năm 2021, kinh tế tăng trưởng toàn cầu đạt mức
5.9% và dự báo rằng năm 2022 sẽ đạt mức 4.9%. Nền kinh tế sẽ dần ổn định khi Đại dịch
Covid-19 dần được vượt qua.

Tuy nhiên tỷ lệ lạm phát của kinh tế thế giới (2021) cao đến mức đạt 4.3% cao
hơn nhiều so với giai đoạn từ 2015 - 2020.

Hình 3.5: Tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế thế giới và một số quốc gia, khu vực giai đoạn 2015 – 2022*(%)

● Nguyên nhân gây ra hiện tượng lạm phát năm 2021:


+ Giá cả hàng hóa tăng vọt trên phạm vi toàn thế giới. Trong đó, giá năng lượng tăng đến
22.1% từ 1/2021 nhưng đến 12/2021 giá năng lượng lại tăng đến tận 26% sau một tháng.
Giá năng lượng tăng cao chắc chắn dẫn đến chi phí vận chuyển tăng lên nhiều và giá cả
hàng hóa đầu vào cũng tăng lên theo đó. Ngoài ra các yếu tố chi phí vận chuyển cũng bị
ảnh hưởng bởi sự kiện đóng kênh đào Suez và do nghẽn đường giao thông biển khi áp
dụng các biện pháp phòng chống dịch tại cảng Đồng bằng Châu Giang - Trung Quốc.
+ Gián đoạn chuỗi cung ứng kết hợp với thiếu hụt nguyên liệu đầu vào dẫn đến bị thu hẹp
sản xuất và tốc độ phục hồi của sức cung cũng đã dẫn đến giá cả tăng lên nhanh chóng và
NHÓM KINAP KINH TẾ VĨ MÔ 14
NỘI DUNG CÁC CHƯƠNG LỚP: K60D
làm tình hình lạm phát ngày một trầm trọng.

Hình 3.6: Chỉ số giá tiêu dùng và gia tăng mức giá tại Hoa Kì năm 2021(%)

Theo BEA (2022)1, tăng trưởng GDP ở Hoa Kỳ sẽ đạt 5.7% vào năm 2021, tốc độ
cao nhất trong 40 năm qua. Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát năm 2021 dự kiến là hơn 4.3%, cao
hơn đáng kể so với tỷ lệ lạm phát trung bình khoảng 1.3% trong giai đoạn 2015-2020 và
cao hơn gấp đôi tỷ lệ lạm phát - mục tiêu của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ là 2%. Chỉ số giá
tiêu dùng (CPI) ở Hoa Kỳ đã tăng 7.0% từ tháng 12 năm 2020 đến tháng 12 năm 2021
(Cục Thống kê Lao động, Bộ Lao động Hoa Kỳ, 2022). (Hình 2). Giá năng lượng tăng,
khó khăn về lao động, gián đoạn nguồn cung và nhu cầu cao đều góp phần vào mức tăng
CPI lớn nhất kể từ năm 1981.

Giá khí đốt và giá điện tăng trong khu vực đồng euro cũng góp phần làm tăng lạm
phát của khu vực. Lạm phát ở Liên minh châu Âu (EU) và khu vực đồng euro tăng nhẹ
trong hai quý đầu năm 2021, trước khi đạt mức cao mới từ tháng 9 đến cuối năm. Lạm
phát ở khu vực EU trong cả năm 2021 là trên 2.4%, tăng đáng kể so với tỷ lệ lạm phát
0.7% vào năm 2020. Từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2021, lạm phát ở khu vực đồng Euro
tăng 3.0%, 3.4%, 41%, 4.9% và 5%, tương ứng. Tỷ lệ lạm phát 5% vào tháng 12 năm
2021 cũng là mức cao nhất trong Khu vực đồng Euro kể từ năm 1997 và cao hơn nhiều
so với mục tiêu mà Ngân hàng Trung ương châu Âu đề xuất là lạm phát 2%.

1
Theo Cục Thống kê Bộ Lao động Hoa Kỳ (2022)

NHÓM KINAP KINH TẾ VĨ MÔ 15


NỘI DUNG CÁC CHƯƠNG LỚP: K60D
Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ hàng năm 8.1% vào năm 2021.
Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát của nước này hiện ở mức 1.1%, giảm từ 2.4% vào năm 2020.
Trong năm, một nền kinh tế Đông Á khác cũng duy trì tỷ lệ lạm phát thấp tương tự. Tỷ lệ
lạm phát của Nhật Bản năm 2021 là -0.16%, thấp hơn so với tỷ lệ -0.02% vào năm 2020.
Do đó, trái ngược với xu hướng lạm phát ngày càng tăng của nền kinh tế thế giới trong
năm 2021, Trung Quốc và Nhật Bản lại có xu hướng lạm phát tiêu cực.

Khu vực Đông Nam Á tiếp tục duy trì ổn định kinh tế vĩ mô trong bối cảnh lạm
phát có xu hướng tăng do chỉ số giá tiêu dùng các mặt hàng thiết yếu năm 2021 tăng cao
hơn dự kiến. Nguyên nhân là do giá lương thực thế giới tăng mạnh và nhiên liệu (xăng,
dầu) cùng với sự gián đoạn chuỗi cung ứng do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Tuy
nhiên, lạm phát vẫn nằm trong phạm vi mục tiêu của các ngân hàng trung ương trong khu
vực và chưa tạo ra bất ổn kinh tế trong năm 2021. Theo IMF (2022), chỉ số lạm phát của
ASEAN-5 năm 2021 ở mức xấp xỉ 2%, thấp hơn thế giới.

Hình 3.7: Tỷ lệ lạm phát quý I các năm từ 2018 – 2022, %

❖Triển vọng lạm phát trên thế giới năm 2022:

Lạm phát được dự đoán sẽ tiếp tục tăng vào năm 2022, trung bình là 3.9% ở các
nước tiên tiến và 5.9% ở các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển, theo
IMF (2022). Các yếu tố cầu kéo và chi phí đẩy được dự báo sẽ làm giảm áp lực lạm phát
khi đất nước áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ và tái cân bằng nhu cầu tiêu dùng - từ

NHÓM KINAP KINH TẾ VĨ MÔ 16


NỘI DUNG CÁC CHƯƠNG LỚP: K60D
tiêu dùng theo định hướng hàng hóa sang tiêu dùng dịch vụ (cầu kéo), đồng thời dự kiến
cũng sẽ tăng giá nhiên liệu để điều chỉnh trong tương lai gần, giai đoạn 2022–2023 (chi
phí đẩy). Giá dầu sẽ tăng gần 12% và giá khí đốt tự nhiên sẽ tăng khoảng 58% vào năm
2022, theo các thị trường tương lai, trước khi giảm trở lại vào năm 2023 khi sự mất cân
bằng cung cầu tiếp tục giảm.

Mặt khác, việc Nga bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine đã có ảnh hưởng đáng
kể đến triển vọng kinh tế thế giới nói chung và lạm phát toàn cầu nói riêng thông qua hai
kênh:

Đầu tiên, cuộc chiến Nga-Ukraine đã làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng năng
lượng toàn cầu vì Nga là nhà sản xuất và xuất khẩu năng lượng hàng đầu thế giới (Nga là
nước xuất khẩu dầu lớn thứ hai thế giới), chiếm 10% thị trường thế giới và 30% thị
trường châu Âu. Giá dầu Brent kết thúc phiên giao dịch ngày 8/3/2022 ở mức hơn 130
USD / thùng giao tháng 5/2022 (hai tuần sau khi bạo lực nổ ra), tăng 30% so với giá đóng
cửa ngày hôm trước. Trước khi trận chiến giữa Nga và Ukraine bắt đầu vào ngày 23
tháng 2 năm 2022 (Đầu tư, 2022).
Thứ hai, xung đột Nga-Ukraine đã tác động đến chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt là ở
châu Âu, nơi chuỗi cung ứng tiếp tục bị ảnh hưởng do các lệnh trừng phạt kinh tế của
Mỹ, EU và các quốc gia khác chống lại Nga. Hơn nữa, việc di chuyển bằng đường hàng
không và đường biển đối với các tuyến đường qua Nga và Ukraine đang bị cản trở
nghiêm trọng, khiến chi phí và thời gian vận chuyển hàng hóa tăng lên đáng kể. Theo dự
đoán của IMF (năm 2022), tỷ lệ lạm phát của Hoa Kỳ sẽ vào khoảng 3.5% vào năm 2022,
do giá thuê, chi phí thực phẩm và giá năng lượng tăng cùng với các yếu tố khác. Một yếu
tố khác thúc đẩy áp lực lạm phát trong nền kinh tế Mỹ là tiền lương sẽ tiếp tục tăng vào
năm 2022 do thị trường lao động của nước này đang suy giảm. Tuy nhiên, do xung đột
giữa Nga và Ukraine làm tăng giá dầu, triển vọng lạm phát của Mỹ trong năm 2022 có
thể thay đổi.

FED - Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ, bắt đầu thực hiện chính sách tiền tệ hạn chế
vào năm 2022 để chống lại áp lực lạm phát. Chương trình nới lỏng định lượng trước đó
của Fed sẽ hết hạn vào tháng 3 năm 2022 và việc tăng lãi suất sẽ bắt đầu ngay sau đó, với

NHÓM KINAP KINH TẾ VĨ MÔ 17


NỘI DUNG CÁC CHƯƠNG LỚP: K60D
ít nhất bốn lần tăng 25 điểm cơ bản vào năm 2022. Do đó, việc mua tài sản của Fed sẽ
giảm vào năm 2022. Các hành động của Fed sẽ khuyến khích dòng vốn chảy vào đô la
Mỹ, đẩy giá đồng tiền này cao hơn so với hầu hết các thị trường mới nổi và ngoại tệ. Nền
kinh tế vẫn sẽ tiếp tục phát triển.

Trong khi đó, tỷ lệ lạm phát tại khu vực EU trong tháng 1 và tháng 2 năm 2022 lần
lượt là 5.6% và 6.2%. Lạm phát trong khu vực vào tháng 2 năm 2022 chủ yếu là do tăng
giá hàng hóa năng lượng (+3,12 điểm phần trăm - pp), dịch vụ (+1,04 pp) và thực phẩm
và đồ uống giá cao. Sản phẩm phi năng lượng (+0,81 pp) và rượu và thuốc lá (+0,90 pp).
Tỷ lệ lạm phát chung cho năm 2022 dự kiến là 5.8%. (Eurostat, 2022). Phản ứng chính
sách của EU khác hẳn với của Mỹ (Marsh, 2021). Về việc nới lỏng tiền tệ trong tương lai,
ECB sẽ duy trì "tính linh hoạt." ECB đã chỉ ra rằng họ sẽ cắt giảm mức độ mua tài sản
khẩn cấp có liên quan đến sự bùng phát COVID-19 để phù hợp hơn với bối cảnh lạm
phát gia tăng, nhưng nó sẽ giữ cơ sở mua trái phiếu chính phủ cũ và tái đầu tư chứng
khoán già cỗi một cách linh hoạt để giúp giảm thiểu rủi ro biến động thị trường (Marsh,
2021).

Lạm phát ở Trung Quốc tăng 0.9% vào tháng 1 năm 2022 so với tháng 1 năm
2021. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) có nhiều linh hoạt để cắt giảm lãi suất
và bơm thanh khoản vào hệ thống tài chính để duy trì một nền kinh tế đang chậm lại, theo
Bloomberg (2022).

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã tăng dự báo lạm phát từ tháng 4 năm
2022 lên 1.1% vào ngày 15 tháng 1 năm 2022, tăng 2 điểm % so với ước tính trước đó là
0.9%. BOJ cũng tăng dự đoán lạm phát tài khóa 2023 từ 1.0% lên 1.1%. Mặt khác, BOJ
vẫn giữ vững lập trường điều hành chính sách tiền tệ, với việc Thống đốc Haruhiko
Kuroda thừa nhận rằng cơ quan này không có kế hoạch tăng lãi suất vì lạm phát được dự
đoán sẽ duy trì dưới mục tiêu 2% trong cả nhiệm kỳ. BOJ cam kết giữ lãi suất dài hạn ở
mức 0% và không sửa đổi mục tiêu lãi suất ngắn hạn là -0.1% (Kihara và Kajimoto,
2022).

Theo FocusEconomics (2022), lạm phát trong khu vực ASEAN là 3.0% vào tháng
2 năm 2022, tăng 0.2 điểm % so với 2.8% của tháng 1 năm 2022. Đồng thời, do chi tiêu
NHÓM KINAP KINH TẾ VĨ MÔ 18
NỘI DUNG CÁC CHƯƠNG LỚP: K60D
tiêu dùng và chi phí năng lượng tăng, cũng như việc nới lỏng chính sách tiền tệ hơn nữa,
lạm phát trong khu vực sẽ tăng vào năm 2022 so với mức năm 2021. Cả ADB và IMF
đều ước tính rằng lạm phát của các quốc gia ASEAN sẽ là 2.5% vào năm 2022.

3.2 Sơ lược về lạm phát Việt Nam từ năm 1980 - 2011


3.2.1 Lạm phát ở Việt Nam có thể chia thành những giai đoạn sau:
Năm 1980 – 1985: Lạm phát hai con số

Năm 1986 – 1988: Siêu lạm phát

Năm 1989 – 1995: Lạm phát hai con số ở mức cao (lạm phát trung bình là
46.7%/năm)

Năm 1996 – 2006: Lạm phát một con số

Năm 2007 – 2012: Lạm phát cao và thiếu ổn định do ảnh hưởng của khủng hoảng
tài chính và các gói kích thích kinh tế.

Trong các giai đoạn kể trên, Việt Nam đã thi hành nhiều chính sách kiểm soát lạm
phát nhằm đưa tỷ lệ lạm lạm phát xuống mức một con số. Tuy nhiên, theo dữ liệu thống
kê từ các năm qua, bình quân lạm phát ở VN ở mức rất cao (35.32%/năm), đồng thời
cũng cho thấy các chính sách kiểm soát lạm phát chưa mang tính chiến lược dài hạn mà
chỉ nhằm giải quyết với những diễn biến của thị trường 2. So sánh với các quốc gia khác
trong khu vực từ năm 2010 đến cuối năm 2012, khi tỷ lệ lạm phát của các quốc gia khác
cùng giao động trong khoảng từ 5-6% thì tỷ lệ lạm phát của VN cao hơn hẳn, vượt lên
ngưỡng 2 con số. Điều này làm duy trì mức lạm phát cao và dẫn đến những tác động tiêu
cực đến phát triển kinh tế và đời sống của người dân Việt Nam.

2
Tổng hợp số liệu từ Tổng cục Thống kê

NHÓM KINAP KINH TẾ VĨ MÔ 19


NỘI DUNG CÁC CHƯƠNG LỚP: K60D
Bảng 1. Lạm phát CPI và tăng tốc độ tăng GDP ở VN từ 1987 đến 2012

Kể từ khi Việt Nam công bố tỷ lệ lạm phát (năm 1987) đến cuối năm 2012, và tốc
độ tăng trưởng kinh tế là 6.87%/năm.

3.2.2 Nguyên nhân:


Có thể đề cập đến hai nhóm nguyên nhân: các nhân tố tác động từ kinh tế toàn
cầu, và các nhân tố từ nội tại nền kinh tế Việt Nam, cụ thể như sau:

* Các nguyên nhân chính từ bối cảnh kinh tế toàn cầu:

1. Giá dầu và nguyên nhiên vật liệu đầu vào để sản xuất tăng giá liên tục: Trong giai đoạn
từ 2003 tới 2006, nền kinh tế toàn cầu liên tục tăng trưởng cao, nhất là ở các nước ở Châu
Á, đặc biệt là Trung Quốc đã tác động làm nhu cầu năng lượng của thế giới tăng đột biến,
song song đó là những bất ổn và chiến tranh tại khu vực Trung Đông là các nguyên nhân
làm cho giá dầu lên cao mức kỷ luật, 110 USD/thùng trong tháng 3/2008, đồng thời giá
của các nguyên liệu khác như sắt, thép, phân bón,... cũng tăng cao liên tục. Kết luận, giá
dầu tăng 72%, sắt thép tăng 114%, phân bón tăng 59.6%, kể từ năm 2007 đến tháng 3
năm 2008.
2. Giá lương thực và thực phẩm cũng tăng cao liên tục: việc này bắt đầu từ quá trình biến
đổi khí hậu, thiên tai dịch bệnh xảy ra nhiều năm liên tiếp, đồng thời là những năm tăng
trưởng kinh tế mạnh trên thế giới, đó là những năm mà quá trình công nghiệp hóa được

NHÓM KINAP KINH TẾ VĨ MÔ 20


NỘI DUNG CÁC CHƯƠNG LỚP: K60D
đẩy mạnh làm cho giảm diện tích đất trồng trọt, chăn nuôi. Tổng hợp tất cả điều trên làm
sản lượng lương thực, thực phẩm ngày càng bị thu hẹp. Bên cạnh đó, giá năng lượng tăng
cao đã làm nhiều nước chuyển dịch cơ cấu, từ việc sử dụng ngũ cốc cho tiêu thụ thì đã bị
chuyển sang sản xuất nhiên liệu sinh học.
3. Số lượng lớn tiền đã được bơm vào nền kinh tế toàn cầu: Vì giá dầu và lương thực - thực
phẩm tăng liên tục đã làm lạm phát tăng cao trên toàn thế giới, điều này đã buộc các ngân
hàng trung ương phải tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát.
Đỉnh điểm là nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái vào những tháng đầu năm
2008, bắt nguồn từ việc cho vay dưới tiêu chuẩn của Mỹ bắt đầu từ tháng 7/2007. Trước
tình hình lạm phát tăng cao và nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái, các ngân hàng trung
ương bắt buộc phải bơm một số tiền lớn để cứu nền kinh tế, chỉ tính riêng Mỹ đã phải
đưa ra nền kinh tế 2.300 tỷ USD, 800 tỷ USD trong số đó là tiền mặt để cứu lấy hệ thống
ngân hàng của nước này. Việc cứu vãn nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoái bằng biện
pháp đưa hàng nghìn tỷ USD ra nền kinh tế lại càng đẩy lạm phát toàn cầu tiếp tục tăng
cao.

3.2.3 Các nguyên nhân đến từ nền kinh tế Việt Nam:


1. Chi phí sản xuất tăng cao: Vì lạm phát toàn cầu đều gia tăng, điều này đã làm giá của các
nhóm hàng nhập khẩu ở Việt Nam tăng cao mạnh mẽ ví dụ như xăng dầu, sắt thép, phân
bón, thuốc trừ sâu,... Đây điều là những nguyên liệu đầu vào của sản xuất. Dù chính phủ
đã có nhiều cố gắng, song giá xăng dầu đã phải điều chỉnh tăng 4 lần chỉ từ đầu năm
2007 đến tháng 3/2008, qua đó tăng tới 38%, ngoài ra những nhiên liệu đầu vào chính
yếu cũng đã tăng mạnh. Điều này đã đẩy chi phí sản xuất lên mức cao.
2. Giá lương thực - thực phẩm tăng cao: Tình hình biến đổi khí hậu toàn cầu không chỉ ảnh
hưởng đến nhiều quốc gia mà Việt Nam cũng bị tác động rất nặng nề. Nhiều thiên tai xảy
ra ở miền Trung, chỉ trong tháng 10/2007, miền Trung phải hứng chịu 5 cơn bão liên tục,
cùng với đó là các dịch bệnh gia súc - gia cầm hoành hành khắp nơi. Tổng hợp tất cả điều
trên đã khiến cho nguồn lương thực - thực phẩm giảm mạnh.
3. Mặc dù Chính phủ đã ban hành Công văn 639/BTM-XNK ngày 16/8/2007 và Công văn
số 266/TTg-KTTH ngày 21/2/2008 để khống chế lượng gạo xuất khẩu tối đa nhằm kiểm
soát lạm phát và đảm bảo an ninh lương thực trong nước, nhưng việc giá lương thực, thực

NHÓM KINAP KINH TẾ VĨ MÔ 21


NỘI DUNG CÁC CHƯƠNG LỚP: K60D
phẩm thế giới tăng cao đã khiến giá gạo xuất khẩu và giá một số mặt hàng thực phẩm
xuất khẩu khác như thuỷ hải sản gia tăng cộng với chi phí sản xuất tăng cao đã đẩy giá
lương thực, thực phẩm trong nước tăng cao ở mức 18.92% năm 2007 và 14.45% trong
QI/2008, cao gấp 5 lần so với mức tăng 4.18% của quý I/2007, trong khi nhóm này có
quyền số 42.85%, lớn nhất trong rổ hàng hóa CPI, có thể nói đây là nguyên nhân chủ yếu
tác động làm CPI tăng mạnh.
4. Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ phải liên tiếp mở rộng từ 2001-2006 nhằm thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong giai đoạn này, mục tiêu ưu tiên của Chính phủ Việt Nam
là tăng trưởng kinh tế. Chính điều này đã khuyến khích cho “chính sách tài chính, tiền tệ
nới lỏng đã thực hiện trong nhiều năm liền nhưng quản lý chưa chặt chẽ”. Đó cũng là
nguyên nhân góp phần khiến lạm phát tăng trên 8.01% từ 2005 đến 2007.
5. Luồng vốn nước ngoài vào Việt Nam gia tăng mạnh: Bắt nguồn từ việc Việt Nam trở
thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), cùng với đó là những thay đổi
về cơ chế chính sách và môi trường đầu tư đã tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cho các
nguồn vốn nước ngoài đổ vào Việt Nam tăng mạnh. Chỉ trong năm 2007 luồng vốn FDI
đã tăng gấp 2 lần, từ 10,2 tỷ USD của năm 2006 lên đến 20,3 tỷ USD vốn đăng ký, đặc
biệt là nguồn vốn đầu tư gián tiếp còn tăng trên 6 tỷ, gấp 5 lần năm 2006. Trước tình hình
này, Ngân hàng nhà nước đã phải đưa ra một số lượng lớn tiền VND để mua ngoại tệ
nhằm ổn định và phá giá nhẹ tỷ giá để hỗ trợ cho việc xuất khẩu, tăng trưởng kinh tế,
chính vì vậy đã làm lạm phát gia tăng
3.3 Tác động của lạm phát giai đoạn 2011-2022
3.3.1 Giai đoạn 2011-2013
Trong 3 năm giai đoạn 2011-2013, nền kinh tế Việt Nam đã cải thiện và tương đối
ổn định. Lạm phát đã giảm từ mức 2 con số năm 2011 (18,13%) xuống mức 1 con số
(6,81% năm 2012 và 5,92% trong 10 tháng đầu năm 2013). Năm 2011, lạm phát của Việt
Nam ở mức 18,13%, cao nhất kể từ năm 2008. Đây chính là mức lạm phát cao nhất trong
khu vực ASEAN, gấp 2,4 lần nước có mức lạm phát cao thứ 2 (Lào). Nguyên nhân lạm
phát cao là do giá cả nguyên liệu đầu vào sản xuất như xăng, dầu(+20%), điện (+15,28%)
tăng cao, tỷ giá USD/VND tăng mạnh (+9,3%), điều chỉnh lãi suất liên ngân hàng, khiến
cho CPI tháng 4 so với tháng trước đạt mức kỷ lục 3,32% và CPI tháng 8 so với cùng kỳ
năm trước đạt mức cao nhất (23,02%).
NHÓM KINAP KINH TẾ VĨ MÔ 22
NỘI DUNG CÁC CHƯƠNG LỚP: K60D

Hình 3.8: Tỷ lệ lạm phát trong giai đoạn 2011-2013

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Nhờ chính sách tiền tệ thắt chặt của Chính phủ, tỷ lệ lạm phát liên tục giảm vào
năm 2012 và 2013. Lạm phát giảm xuống hơn 2,5 lần, cụ thể ở mức 6,81% năm 2012, và
tiếp tục xuống còn 5,92% trong 10 tháng năm 2013 đi kèm với dự báo lạm phát năm
2013 chỉ ở mức 6,5-7,0%. Trong giai đoạn 2012-2013, CPI tăng cao nhất vào tháng
1/2012 (17,27%) và thấp nhất vào tháng 8/2012 (5,04%) so với cùng kỳ năm trước. Với
mức lạm phát 5,92% trong 10 tháng đầu năm 2013, Việt Nam đã thoát khỏi vị trí nước có
mức lạm phát cao nhất trong khu vực. Từ đó, Việt Nam được ghi nhận vào top các nước
có hiệu quả chống lạm phát cao nhất. Đây cũng chính là cột mốc đưa lạm phát Việt Nam
trở về mức rủi ro thấp, có tính ổn định trong suốt khoảng thời gian trước đại dịch.

3.3.2 Giai đoạn 2014-2015:


So với năm 2013, tỷ lệ lạm phát của các tháng năm 2014 so với cùng kỳ đạt cao
nhất vào tháng 1 cũng chỉ là 5,45%. Kể từ tháng 6, tỷ lệ tăng của CPI ngày càng giảm.
CPI tháng 12 chỉ tăng 1,84% so với cùng kỳ năm 2013, kéo tỷ lệ lạm phát bình quân
tháng chỉ còn 4,09%/năm, thấp hơn mức trung bình của năm 2013 là 2,5 điểm phần trăm.

Theo Tổng cục Thống kê, trong suốt 12 tháng, nhóm hàng có đóng góp nhiều nhất
vào sự gia tăng CPI vẫn là hàng ăn và dịch vụ ăn uống (chiếm 38,8%), thứ đến là giáo
dục (14,2%), nhà ở và vật liệu xây dựng (9,3%), nhóm hàng giao thông chỉ đóng góp 4%.

NHÓM KINAP KINH TẾ VĨ MÔ 23


NỘI DUNG CÁC CHƯƠNG LỚP: K60D
Với sự điều chỉnh giảm liên tục của giá xăng dầu trong nước, chi phí sinh hoạt cho nhóm
hàng giao thông sẽ giảm đi, từ đó tác động làm giảm CPI.

Hình 3.9: CPI trong năm 2013

Tiếp nối 2014, CPI tháng 12/2015 tăng 0,6% so với cùng kỳ năm 2014, bình quân
mỗi tháng CPI tăng 0,05%. CPI bình quân năm 2015 tăng 0,63% so với bình quân năm
2014. Mức tăng CPI tháng 12/2015 so với cùng kỳ năm 2014 và mức tăng CPI bình quân
năm 2015 so với bình quân năm 2014 đều là mức thấp nhất trong 14 năm trở lại đây và
thấp hơn nhiều so với mục tiêu CPI tăng 5%. Lạm phát cơ bản bình quân năm 2015 tăng
2,05% so với năm trước.

3.3.3 Giai đoạn 2016-2019:


Lạm phát được kiểm soát nhờ thực hiện hoàn tất cùng lúc các giải pháp về tiền tệ,
tín dụng và tài khóa cũng như vận dụng những cơ chế phối hợp linh hoạt giữa chính sách
thắt chặt tài khóa và chính sách thắt chặt tiền tệ. Chỉ số CPI bình quân năm giảm từ
4,74% năm 2016 xuống 3,54% năm 2018; năm 2019, giảm còn 2,79%.

NHÓM KINAP KINH TẾ VĨ MÔ 24


NỘI DUNG CÁC CHƯƠNG LỚP: K60D
Kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016 - 2029 luôn giữ được ổn định kinh tế vĩ mô; lạm
phát bình quân tăng 3,15%/năm, thấp hơn mục tiêu 4% của Quốc hội đề ra; tăng trưởng
kinh tế bình quân đạt 5,99%/năm và loại trừ năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch
COVID-19, bình quân giai đoạn 2016 - 2019, tốc độ tăng GDP đạt 6,78%/ năm. Điều này
có thể thấy trong giai đoạn 2016 - 2020, chúng ta đặt lạm phát mục tiêu 4% là phù hợp;
đã giữ ổn định kinh tế vĩ mô trong bối cảnh kinh tế thế giới ổn định, thương mại toàn cầu
và duy trì chuỗi liên kết kinh tế.

3.3.4 Giai đoạn 2020 - 2022:


3.3.4.1 Thực trạng lạm phát:
Sự gia tăng mạnh của CPI trong tháng 3/2022 chủ yếu đến từ 2 nhóm hàng: Giao
thông tăng 4.8%, nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 1.49%; Các nhóm còn lại có tốc độ tăng
giá chỉ từ 0-0.5%, riêng nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0.27%. Sự gia tăng giá
cả của 2 nhóm hàng là nhóm giao thông, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng chủ yếu liên
quan đến chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine tạo ra những lo ngại về gián đoạn, đứt
gãy nguồn cung dầu thô và nguyên vật liệu trên toàn cầu.

Hình 3.10: Tốc độ tăng/giảm CPI thắng 2/2022

NHÓM KINAP KINH TẾ VĨ MÔ 25


NỘI DUNG CÁC CHƯƠNG LỚP: K60D
So với cùng kỳ năm 2021, CPI của tháng 3/2022 chỉ tăng thêm 2.41%. Đây là mức
tăng thấp, nếu so với mức trung bình của giai đoạn 2016-2021 là 2.93%. Nói cách khác,
so với cùng kỳ, lạm phát tổng thể tại Việt Nam hiện nay vẫn ở mức thấp trong lịch sử.
Mức tăng 2.41% này chủ yếu do giá xăng dầu trên thị trường thế giới tăng mạnh.

Hình 3.11: Lạm phát cơ bản tại Việt Nam giai đoạn tháng 1/2016 đến tháng 2/2022 (%)

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng lạm phát thấp trong suốt một năm qua là do
nhu cầu tiêu dùng vẫn còn yếu. Các số liệu cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong
độ tuổi đã tăng từ mức 2.42% trong quý I/2021 lên mức 3.56% trong quý IV/2021. Trong
khi đó, mức thu nhập trung bình tháng của người lao động trong quý IV/2021 đã giảm
624 nghìn đồng so với cùng kỳ năm 2020. Bởi vậy, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh
thu dịch vụ tiêu dùng quý I/2022 chỉ tăng 4.4% so với cùng kỳ năm trước, còn nếu loại
trừ yếu tố giá thì chỉ tăng 1.6%. Nói cách khác, mức tiêu dùng của người dân đã dừng lại
trong khoảng thời gian này.

NHÓM KINAP KINH TẾ VĨ MÔ 26


NỘI DUNG CÁC CHƯƠNG LỚP: K60D
3.3.4.2 Triển vọng lạm phát trong thời gian tới:
Qua phân tích ở trên, triển vọng lạm phát trong năm 2022 sẽ phụ thuộc vào hai
yếu tố bao gồm tổng cầu và mức tăng giá các nhiên, nguyên vật liệu, đặc biệt là giá dầu
thô trên thị trường thế giới, như các con số đã được ghi nhận và đang hiện hữu.

Hình 3.12: Tốc độ tăng giá trung bình hàng năm của dầu WTI(%)

Tuy nhiên, cần khẳng định rằng sau 2 năm tăng trưởng thấp (GDP năm 2020 tăng
2,9% và năm 2021 tăng 2,6%), cho dù nền kinh tế trong năm 2022 có xu hướng tăng
trưởng tốt (do chỉ phải so sánh với nền thấp), thì các thông số sản lượng tuyệt đối của nền
kinh tế vẫn ở dưới mức tiềm năng. Giả sử, nền kinh tế trong năm 2022 tăng trưởng với
tốc độ 6,5% như kế hoạch đặt ra, thì tốc độ tăng trưởng trung bình của giai đoạn 2020-
2022 mới chỉ đạt mức 4%, thấp hơn nhiều so với mức trung bình trong lịch sử.

Với mức dưới tiềm năng, mức tăng của giá cả trong giai đoạn từ nay đến cuối
năm sẽ bị hạn chế rất nhiều. Do đó, lạm phát cơ bản sẽ vẫn ở mức thấp. Các số liệu ở
Hình 2 cho thấy, kể từ năm 2016 đến nay, lạm phát cơ bản chỉ tăng trung bình 1,6%/năm.

NHÓM KINAP KINH TẾ VĨ MÔ 27


NỘI DUNG CÁC CHƯƠNG LỚP: K60D
3.4 Tác động của lạm phát đến Việt Nam
Theo lý thuyết kinh tế học, những yếu tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng lớn đến
cân đối vĩ mô của nền kinh tế là tăng trưởng, lạm phát, cán cân thanh toán, thất nghiệp,
trong đó vấn đề được quan tâm hàng đầu của bất kỳ một quốc gia nào chính là yếu tố
lạm phát. Trong thời gian gần đây, kiềm chế lạm phát ở mức hợp lý đồng thời đảm bảo
tăng trưởng kinh tế bền vững chính là vấn đề mà Chính phủ Việt Nam đã và đang dành
nhiều nỗ lực quan tâm. Chỉ số lạm phát bình quân toàn cầu năm nay dự báo khoảng
6.2% cao hơn khá nhiều nếu so với năm ngoái chỉ 4.2%. Bên cạnh đó, các nhà nghiên
cứu kinh tế và dư luận xã hội Việt Nam trong những năm gần đây thường chú ý tới tốc độ
tăng chỉ số CPI, đặc biệt là 4 tháng đầu năm nay tăng 2.1%, cao hơn rất nhiều so với
cùng kỳ năm 2021 (0.89%).

3.4.1 Lĩnh vực tiền tệ, tín dụng:


Đối với các ngân hàng kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động huy động vốn,
cho vay, đầu tư và thực hiện các dịch vụ ngân hàng đã bị ảnh hưởng xấu do tỷ lệ lạm phát
tăng cao và sức mua của đồng tiền giảm xuống.

Việc huy động vốn của các ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn do lạm phát tăng
cao. Nâng cao lãi suất huy động sát với diễn biến của thị trường là điều mà các ngân hàng
đang làm nếu muốn huy động được vốn hoặc ngăn dòng tiền từ ngân hàng mình chạy
sang các ngân hàng khác. Một cuộc chạy đua lãi suất huy động đang diễn ra tại các ngân
hàng Thương mại cổ phần trong những tháng đầu năm nay với lãi suất vượt đỉnh 7,5%,
tạo ra mặt bằng lãi suất huy động mới nhằm thu hút dòng tiền nhàn rỗi khi tín dụng tăng
trưởng mạnh.

NHÓM KINAP KINH TẾ VĨ MÔ 28


NỘI DUNG CÁC CHƯƠNG LỚP: K60D

Hình 3.13: Lãi suất huy động của một số ngân hàng cổ phần

Lạm phát tăng cao, để giảm khối lượng tiền trong lưu thông, Ngân hàng nhà nước
đã phải thắt chặt tiền tệ, chỉ đáp ứng cho khách hàng vay vốn trong trường hợp đã ký hợp
đồng hoặc những dự án thực sự có hiệu quả và mức độ rủi ro cho phép. Mặt khác, lãi suất
huy động cao đã kéo theo lãi suất cho vay cao, làm xấu đi môi trường đầu tư của ngân
hàng, làm xuất hiện rủi ro đạo đức.

Sức mua của đồng Việt Nam giảm, giá vàng và giá ngoại tệ tăng cao dẫn đến các
ngân hàng bị ảnh hưởng lớn về tính thanh khoản, rủi ro kỳ hạn và rủi ro tỷ giá. Việc huy
động vốn có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên trở nên khó khăn trong khi nhu cầu cho vay trung
và dài hạn tăng cao, vì vậy các ngân hàng gần đây phần lớn dùng vốn ngắn hạn để cho
vay trung hạn và dài hạn.

Lòng tin của các nhà đầu tư và dân chúng bị suy giảm do sự không ổn định của giá
cả, bao gồm cả giá vốn đã gây khó khăn trong việc quyết định lựa chọn của khách hàng
cũng như các thể chế tài chính - tín dụng.

3.4.2 Lĩnh vực sản xuất:


Sự mất ổn định thị trường trong việc biến động giá đầu vào và đầu ra của các
nguyên vật liệu và sản phẩm do lạm phát tăng cao đã gây ra nhiều khó khăn đối với các
doanh nghiệp. Hơn nữa, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế
sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ nếu chi phí sản xuất kinh doanh tăng cao do giá cả biến động.
Dưới ảnh hưởng của dịch bệnh và lạm phát trong những năm gần đây, các doanh nghiệp
đã và đang chịu nhiều tác động khi không kiểm soát được chi phí, mất thị trường và

NHÓM KINAP KINH TẾ VĨ MÔ 29


NỘI DUNG CÁC CHƯƠNG LỚP: K60D
không đủ vốn, thanh toán công nợ, thoát ly ngoài hoạt động nên gặp rất nhiều khó khăn
trong việc sản xuất và duy trì doanh nghiệp phát triển.

Các doanh nghiệp không còn mặn mà với đầu tư sản xuất do lạm phát làm tăng lãi
suất danh nghĩa và giảm cầu tiền. Chi phí thực đơn do lạm phát gây ra khi giá cả thay đổi
khiến tất cả doanh nghiệp phải tiến hành nghiên cứu lại thị trường, khoản tiền doanh
nghiệp phải bỏ ra cho việc này cũng khá tốn kém.

Các đơn vị hạch toán kinh doanh cũng gặp không ít khó khăn với sự nhầm lẫn và
bất tiện do lạm phát. Khi lạm phát xảy ra, sức mua của các đồng tiền tại các thời điểm
khác nhau không giống nhau nên việc tính toán doanh thu và chi phí của doanh nghiệp
trở nên kém hiệu quả, các nhà đầu tư cũng khó mà phân biệt được doanh nghiệp nào làm
ăn hiệu quả để phân bổ vốn cho các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp xuất khẩu cũng
vướng phải vấn đề lợi nhuận đạt được thấp thậm chí là lỗ nếu ký hợp đồng dài hạn do
lạm phát trong nước phải mua nguyên vật liệu với mức giá cao.

3.4.3 Lĩnh vực lưu thông:


Giá trị đồng tiền trong nước giảm do lạm phát tăng cao. Khi lạm phát cao, các hoạt
động đầu tư mang tính đầu cơ trục lợi được các doanh nghiệp ưu tiên hơn hoạt động sản
xuất phát triển. Cơn sốt vàng và ngoại tệ sẽ xảy ra khi người dân và các tổ chức cho rằng
đồng nội tệ mất giá và đổ xô nhau mua ngoại tệ và vàng làm công cụ cất trữ gây ra sự bất
ổn trong nền kinh tế trầm trọng hơn. Những hoạt động đầu cơ này làm thị trường trở nên
khan hiếm hàng hóa, mất cân bằng cung cầu khiến cho đẩy giá hàng hóa và lạm phát
ngày càng cao.

Những mặt hàng như chứng khoán và bất động sản, chịu ảnh hưởng lớn của yếu tố
tâm lý cũng giảm giá cả xuống rõ rệt. Sau 6 tuần căng thẳng với đà giảm liên tiếp của thị
trường chứng khoán trong cuối nửa năm đầu 2022 VN-Index đã dừng lại ở ngưỡng điểm
1200. Trong bối cảnh nguy cơ lạm phát tăng cao, giao dịch trên thị trường chứng khoán
không còn sức tăng mạnh như những năm trước và đang trải qua những diễn biến tăng
giảm thất thường nhưng nhìn chung chủ yếu là sự sụt giảm.

NHÓM KINAP KINH TẾ VĨ MÔ 30


NỘI DUNG CÁC CHƯƠNG LỚP: K60D
3.4.4 Tác động đến đời sống, xã hội:
Lạm phát cao khiến tiền lương thực tế giảm nghiêm trọng, nhiều khó khăn phát
sinh từ sự khác nhau trong các loại tài sản và nợ nần khiến cho đời sống của những hộ gia
đình có mức thu nhập vừa và thấp ở nông thôn và thành thị bị giảm sút. Lạm phát còn
khiến thu nhập danh nghĩa tăng khi thu nhập thực tế vẫn giữ nguyên khiến tiền thuế họ
phải đóng tăng theo làm giảm thu nhập khả dụng của họ. Những tác động trên làm số
người nghèo khổ tăng lên và phát sinh nhiều tệ nạn xã hội. Ngược lại, những người được
hưởng lợi là những người có nhiều tài sản cố định có giá trị cao và những người mắc nợ
ngân hàng với lãi suất cố định.

Những nghiên cứu thực nghiệm cho thấy: Người giàu ít bị tác động của lạm phát
do có kiến thức và điều kiện tiếp cận với các công cụ tài chính để tự bảo vệ bản thân.
Ngược lại, người nghèo càng chịu tác động của lạm phát lớn hơn do tỷ lệ tổng tài sản
bằng tiền mặt cao với ít điều kiện chuyển đổi thu nhập thành các khoản đầu tư khác cũng
như còn phụ thuộc nhiều vào các nguồn thu nhập định trước như tiền lương, phúc lợi và
trợ cấp xã hội … - những nguồn thu nhập thường không được tính trượt giá hoặc được
tính một cách sơ sài. Thế nên, lạm phát làm phân phối lại thu nhập của cải trong xã hội
theo một cách không công bằng, làm người đã khó khăn lại còn khó khăn hơn, đặc biệt là
những người hưởng lương hưu, hưởng bảo hiểm xã hội, hưởng trợ cấp xã hội.

Lạm phát còn gây ra xói mòn lợi nhuận và giảm động cơ đầu tư của doanh nghiệp,
góp phần tăng tỷ lệ thất nghiệp và giảm chất lượng cuộc sống của người dân.

NHÓM KINAP KINH TẾ VĨ MÔ 31


NỘI DUNG CÁC CHƯƠNG LỚP: K60D

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM VÀ
KẾT LUẬN TỔNG QUAN
4.1 Giải pháp chung
Sau khi hiểu rõ về những nguyên nhân và những tác động sâu sắc của lạm phát cao
tới nền kinh tế nói chung, và nền kinh tế Việt Nam nói riêng, nhóm nghiên cứu xin đề
xuất các giải pháp cơ bản để kiểm soát, và duy trì lạm phát ở mức ổn định tại Việt Nam
như sau:

Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước cần điều hành chính sách tiền tệ một cách chủ
động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô
khác nhằm kiểm soát lạm phát ở mức ổn định ở mức dưới 4%. Điều này sẽ góp phần làm
cho nền kinh tế vĩ mô trở nên ổn định, góp phần lớn vào công cuộc phục hồi nền kinh tế
trong trạng thái bình thường mới sau đại dịch COVID-19. Để có thể duy trì chính sách
tiền tệ ổn định, các cá nhân có thẩm quyền cần phải có những suy xét, tính toán cẩn thận
ở nghiệp vụ thị trường mở thực sự phù hợp. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước khi cung
tiền cần tính toán, cân nhắc lượng tiền bơm ra nền kinh tế, tránh với trường hợp dòng tiền
ra thì nhiều, nhưng lại chảy vào không đúng chỗ - tạo ra những áp lực lạm phát theo kiểu:
cơn sốt ảo.

Thứ hai, cần siết chặt các điều kiện cho vay cũng như giảm lãi suất một cách hợp
lý, phù hợp với điều kiện kinh tế hiện nay nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoàn
vốn, tránh trường hợp xảy ra nợ xấu - một nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động
vốn của ngân hàng. Nợ xấu diễn ra buộc các ngân hàng phải in thêm tiền để giải quyết
chúng và kết quả là làm tăng lạm phát. Tiếp tục duy trì các chính sách nới lỏng tiền tệ để
hỗ trợ các doanh nghiệp, các hạt nhân của nền kinh tế. Một khi doanh nghiệp phát triển,
họ sản xuất ra nhiều hàng hoá hơn, nền kinh tế cũng theo đó mà phát triển theo. Từ đó,
giảm bớt các áp lực và lạm phát về cung cầu.

Thứ ba, Nhà nước cần đề ra các chính sách tỷ giá hối đoái phù hợp. Đồng thời xây
dựng các đề án tăng mức dự trữ ngoại hối phù hợp. Cụ thể, mức lãi suất chiết khấu có thể
được điều chỉnh linh hoạt theo tình hình thực thế, có thể nâng cao, giảm bớt hoặc ổn
định. Trong trường hợp tỷ giá hối đoái lên cao vượt bậc, điều cần thiết mà ngân hàng
NHÓM KINAP KINH TẾ VĨ MÔ 32
NỘI DUNG CÁC CHƯƠNG LỚP: K60D
trung ương cần phải làm là làm sao cho lãi suất chiết khấu trên thị trường tăng lên, điều
này sẽ thu hút được các luồng vốn trên thị trường nước ngoài tham gia vào Việt Nam để
sinh lời. Song song với đó, lượng vốn này là nguồn cung ngoại tệ cho thị trường trong
nước, do đó tỷ giá hối đoái sẽ được giảm xuống. Ngoài ra, mua bán ngoại hối cũng góp
phần ổn định cơ chế tỷ giá hối đoái. Trong trường hợp tỷ giá tiền nội tệ giảm xuống thì
ngân hàng trung ương cần phải tung ngoại tệ ra bán và ngược lại. Như vậy, để có thể thực
hiện được cơ chế này, điều tất yếu cần phải có là lượng dự trữ ngoại tệ ổn định, tuy
nhiên, biện pháp này chỉ có tác dụng ngắn hạn, trước mắt và không thể ứng phó lâu dài.
Mặt trái của biện pháp này là khi ồ ạt bán ra ngoại tệ sẽ làm cho tỷ giá tiền của quốc gia
đó giảm một cách nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, Nhà nước cần phải xem xét đẩy mạnh
xuất khẩu, tạo điều kiện để các nguồn vốn nước ngoài đầu tư vào nước ta, góp phần gia
tăng cũng như ổn định lượng ngoại tệ trong nước.

Thứ tư, Nhà nước cần tăng cường chủ động đối phó với sự biến động của giá dầu
thế giới và điều chỉnh thuế nhập khẩu xăng dầu phù hợp. Bởi thực tế cho thấy, nhiều
ngành công nghiệp nặng, chế tạo trong nước có sử dụng phần lớn các loại nguyên nhiên
liệu liên quan đến dầu thô. Việc gia tăng giá dầu nhanh chóng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến
giá cả của nhiều loại hàng hóa trong nước, dẫn đến lạm phát trong nước tăng khó kiểm
soát. Ngoài ra, Việt Nam cũng nên tiến hành thêm các chính sách cải cách năng lượng
bền vững, phát triển các nguồn năng lượng thay thế cho năng lượng hoá thạch. Tích cực
sử dụng các nguồn năng lượng tự nhiên khác như năng lượng mặt trời, năng lượng gió để
giảm thiểu sự phụ thuộc của nền kinh tế vào giá dầu thế giới.

4.2 Kết luận tổng quan:


Sau quá trình nghiên cứu, nhóm nhận thấy việc nghiên cứu về những nhân tố ảnh
hưởng đến lạm phát ở Việt Nam là một điều cần thiết, thu hút được nhiều sự quan tâm
hiện nay, góp phần quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế ổn định, bền vững. Trong
đề tài “Nguyên nhân và các giải pháp kiểm soát lạm phát ở Việt Nam” nhóm đã đưa ra
và làm rõ giới thiệu đề tài nghiên cứu, cơ sở lý luận, chỉ rõ các yếu tố tác động đến lạm
phát tại Việt Nam đồng thời đề xuất các giải pháp cơ bản để ứng phó với vấn đề thời đại
này và cuối cùng đưa ra kết luận như sau:

NHÓM KINAP KINH TẾ VĨ MÔ 33


NỘI DUNG CÁC CHƯƠNG LỚP: K60D
Giai đoạn 1980 - 2022 là một khoảng thời gian nối liền hai giai đoạn lạm phát cao
ở Việt Nam. Giai đoạn này đã trải qua một sự thay đổi đáng kể trong tỷ lệ lạm phát.

Chính sự thay đổi trong các yếu tố quyết định lạm phát đã đưa tỷ lệ lạm phát ở
Việt Nam xuống từ mức cao của những năm 1980. Trong khi nguyên nhân cốt yếu của
lạm phát cao trước năm 2010 là cung tiền thừa và thiếu hàng hóa do năng suất hạn chế;
Các nguyên nhân chính của lạm phát trong giai đoạn 2011 - 2021 là do tăng trưởng sản
lượng, quán tính lạm phát, tỷ giá hối đoái tăng và những thay đổi của nền kinh tế trong
thời kỳ này.

Mặc dù có tỷ lệ lạm phát khá thấp trong cả thời kỳ, điểm cần lưu ý ở đây là tỷ lệ
lạm phát của Việt Nam đã tăng nhanh và cao hơn so với các nước đang phát triển khác ở
Châu Á từ năm 2004 trở lại đây. Nguyên nhân cốt yếu của hiện tượng này là do sự thay
đổi chậm chạp của nền kinh tế Việt Nam trong việc thích ứng với những biến đổi của thời
đại.

Nhìn chung, nền kinh tế của Việt Nam dường như rất dễ bị tổn thương bởi các yếu
tố ảnh hưởng đến lạm phát. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ còn gặp khó khăn hơn trong
việc giữ ổn định nền kinh tế khi những khủng hoảng kinh tế xảy ra thời hậu COVID-19.
Chính vì thế cần có sự chung tay hành động từ Nhà nước và người dân đưa ra các chính
sách cả về vĩ mô và vi mô để góp phần cải thiện tỷ lệ lạm phát cũng như toàn bộ nền kinh
tế. Nhóm nghiên cứu tin rằng, sau khi đã biết và hiểu rõ được các nguyên nhân cơ bản
của vấn đề, nếu tăng cường thực hiện các biện pháp kiểm soát và duy trì phát ở mức ổn
định một cách hợp lý, nền kinh tế Việt Nam dự kiến sẽ đạt được những bước tiến khởi
sắc trong tương lai.

Trong quá trình nghiên cứu, nhóm khó có thể tránh khỏi những thiếu sót nên rất
mong nhận được những góp ý từ thầy cô và các bạn sinh viên để kịp thời nắm bắt, củng
cố kiến thức và có được kinh nghiệm cho những hoạt động nghiên cứu trong tương lai.

NHÓM KINAP KINH TẾ VĨ MÔ 34

You might also like