You are on page 1of 223

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

ĐỔI MỚI CƠ CẤU HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU


TRONG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VỚI TRUNG QUỐC
NHẰM HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG NHẬP SIÊU

Ngành: Kinh tế học

NGUYỄN THỊ NHẬT THU

Hà Nội-2018

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

ĐỔI MỚI CƠ CẤU HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU


TRONG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VỚI TRUNG QUỐC
NHẰM HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG NHẬP SIÊU

Ngành: Kinh tế học


Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 62.31.01.06

Nguyễn Thị Nhật Thu


Người hướng dẫn khoa học : 1. PGS,TS Nguyễn Hoàng Ánh
2. PGS,TS Đỗ Hương Lan

Hà Nội - 2018

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các
số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng
quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu, phân tích một
cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả
này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
ii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i


MỤC LỤC ................................................................................................................. ii
DANH MỤC BẢNG – HÌNH ...................................................................................v
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐỔI MỚI CƠ CẤU
HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU NHẰM HẠN CHẾ NHẬP SIÊU .........................25
1.1 Một số vấn đề lý thuyết về đổi mới cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu......25
1.1.1 Khái niệm và phân loại cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu ....................25
1.1.2 Một số vấn đề lý thuyết về đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu .........27
1.2 Quan hệ giữa đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu và việc giảm nhập
siêu song phương .................................................................................................32
1.2.1 Một số vấn đề lý thuyết về nhập siêu ......................................................32
1.2.2 Các nhân tố tác động chung đến đổi mới cơ cấu xuất nhập khẩu và cán
cân thương mại song phương ..........................................................................35
1.3 Kinh nghiệm đổi mới cơ cấu hàng hóa xuất nhập với Trung Quốc để
giảm nhập siêu .....................................................................................................46
1.3.1 Giới thiệu về nền kinh tế Malaysia .........................................................47
1.3.2 Đổi mới trong cơ cấu hàng xuất nhập khẩu của Malaysia với Trung
Quốc...................................................................................................................47
1.3.3 Giải pháp đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu của Malaysia .............49
1.3.4. Những kinh nghiệm của Malaysia có thể áp dụng cho Việt Nam .......56
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐỔI MỚI CƠ CẤU HÀNG HÓA XUẤT NHẬP
KHẨU VIỆT NAM NHẰM HẠN CHẾ NHẬP SIÊU VỚI TRUNG QUỐC
GIAI ĐOẠN 2002-2016...........................................................................................59
2.1.Thực trạng nhập siêu hàng hóa Việt Nam- Trung Quốc giai đoạn
2002-2016 ..............................................................................................................59
2.1.1 Nhập siêu Việt Nam với Trung Quốc giai đoạn 2002-2010...................59
2.1.2 Nhập siêu Việt Nam với Trung Quốc giai đoạn 2011-2016...................60

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
iii

2.1.3 Nhâp siêu của Việt Nam-Trung Quốc trong cán cân thương mại chung
...........................................................................................................................61
2.2 Vai trò của cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu trong cán cân thương mại
Việt-Trung giai đoạn 2002-2016 .........................................................................62
2.2.1 Thực trạng cơ cấu hàng xuất nhập khẩu Việt-Trung ...........................62
2.2.2 Tác động của cơ cấu hàng xuất nhập khẩu đến tình trạng nhập siêu
của Việt Nam với Trung Quốc giai đoạn 2002-2016 ......................................66
2.3 Đánh giá sự đổi mới cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam-Trung
Quốc giai đoạn 2002-2016 ...................................................................................71
2.3.1 Hiệu quả trong hoạt động thương mại Việt Nam-Trung Quốc.............71
2.3.2 Khả năng đảm bảo phát triển bền vững quốc gia ..................................75
2.4 Thực trạng các thành tố tác động đến đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập
khẩu Việt-Trung ..................................................................................................77
2.4.1 Thành tố Yếu tố sản xuất ........................................................................77
2.4.2 Thành tố Chính phủ ................................................................................79
2.4.3 Thành tố Các ngành công nghiệp phụ trợ .............................................85
2.4.4 Thành tố Doanh nghiệp ..........................................................................89
2.4.5 Thành tố Nhu cầu ....................................................................................93
2.4.6 Thành tố Cơ hội .......................................................................................95
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .........................................................................................98
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CƠ CẤU HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU
ĐỂ GIẢM NHẬP SIÊU VỚI TRUNG QUỐC .....................................................99
3.1. Bối cảnh đổi mới cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa nhằm giảm nhập siêu
của Việt Nam với Trung Quốc giai đoạn 2018-2030 ........................................99
3.1.1 Thị trường Trung Quốc ...........................................................................99
3.1.2. Thị trường Việt Nam ............................................................................102
3.2 Cơ hội và thách thức cho Việt Nam ...........................................................103
3.2.1 Cơ hội .....................................................................................................103
3.2.2 Thách thức .............................................................................................107
3.3 Hướng đổi mới cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu với Trung Quốc đến
năm 2030.............................................................................................................109

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
iv

3.3.1 Phương hướng đổi mới tổng thế ...........................................................109


3.3.2 Một số nhóm hàng xuất nhập khẩu chủ lực ........................................110
3.4 Giải pháp đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu để hạn chế nhập siêu với
Trung Quốc ........................................................................................................113
3.4.1 Giải pháp của chủ thể Nhà nước ..........................................................113
3.4.2 Giải pháp của chủ thể Doanh nghiệp ...................................................130
3.4.3 Giải pháp của chủ thể Nhà khoa học ...................................................146
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .......................................................................................148
KẾT LUẬN ............................................................................................................149
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................153
PHỤ LỤC ...............................................................................................................175

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
v

DANH MỤC BẢNG – HÌNH


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Chuyển đổi các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu hàng hóa nhập khẩu sang
các thành tố của mô hình Kim cương .......................................................................37
Bảng 1.2 Tác động của yếu tố Chính phủ đến cơ cấu xuất nhập khẩu và cán cân
thương mại song phương...........................................................................................38
Bảng 1.3 Tác động của Yếu tố sản xuất đến cơ cấu xuất nhập khẩu và cán cân
thương mại song phương...........................................................................................40
Bảng 1.4 Tác động của yếu tố Nhu cầu đến cơ cấu xuất nhập khẩu và cán cân
thương mại song phương...........................................................................................41
Bảng 1.5 Tác động của yếu tố Doanh nghiệp đến cơ cấu xuất nhập khẩu và cán cân
thương mại song phương...........................................................................................42
Bảng 1.6 Tác động của yếu tố Công nghiệp phụ trợ và Cơ hội đến cơ cấu xuất nhập
khẩu và cán cân thương mại song phương ................................................................43
Bảng 1.7 Mức chi cho hoạt động R&D và số bằng phát minh sáng chế ..................53
Bảng 1.8 Kim ngạch thương mại giữa Malaysia với Thượng Hải ............................55
Bảng 2.1 Cán cân thương mại Việt Nam với một số khu vực/quốc gia ...................61
Bảng 2.2: Nhập siêu hàng hóa của Việt Nam với Trung Quốc phân theo hàm
lượng .........................................................................................................................66
Bảng 2.3: Nhập khẩu hàng tiêu dùng từ Trung Quốc ...............................................68
Bảng 2.4 Lợi thế so sánh trong một số nhóm hàng của Việt Nam và các nước
ASEAN......................................................................................................................71
Bảng 3.1: Phương hướng liên kết hàng ngang giữa doanh nghiệp sản xuất Việt Nam
với các công ty đa quốc gia .....................................................................................137
Bảng 3.2: Số lượng các hệ thống siêu thị lớn ở Trung Quốc năm 2016 .................142

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
vi

DANH MỤC HÌNH


Hình 1.1 Mô hình đổi mới cơ cấu xuất nhập khẩu nhằm giảm nhập siêu song
phương.......................................................................................................................45
Hình 2.1 Nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc giai đoạn 2002-2010 ...............59
Hình 2.2 Nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc giai đoạn 2010-2016 ...............60
Hình 2.3 Cơ cấu xuất nhập khẩu theo mục đích sử dụng của hàng hóa ...................62
Hình 2.4: Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu Việt-Trung theo yếu tố hàm lượng các
năm 2002, 2008, 2016 ...............................................................................................64
Hình 2.5 Xuất nhập khẩu nhóm hàng thiết bị điện-điện tử (HS85) giữa Việt Nam
và Trung Quốc giai đoạn 2002-2016 ........................................................................65
Hình 2.6: Nhập siêu nhóm hàng dệt may và da giày trên tổng nhập siêu từ Trung
Quốc giai đoạn 2002-2015 ........................................................................................69
Hình 2.7: Thị phần các thị trường xuất khẩu nguyên phụ liệu may mặc cho Việt
Nam năm 2016 ..........................................................................................................70
Hình 2.8 Tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa .....................................72
Việt Nam-Trung Quốc giai đoạn 2002-2016 ............................................................72
Hình 2.9 Tỷ trọng nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc trong GDP .................73
Hình 2.10 Khó khăn của các đơn vị xúc tiến thương mại Việt Nam năm 2016 .......83
Hình 2.11: Thứ hạng của Việt Nam và Trung Quốc về Năng lực khoa học, công
nghệ và đổi mới sáng tạo năm 2017..........................................................................95
Hình 2.12 Mức chi cho R&D/doanh thu tại các doanh nghiệp Đông Nam Á giai
đoạn 2014-2017 .........................................................................................................97
Hình 3.1 Tác động tích cực của một số FTA thế hệ mới đến cơ cấu xuất nhập khẩu
hàng hóa Việt Nam thời gian tới .............................................................................104
Hình 3.2 Phương hướng đổi mới cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu với Trung Quốc
đến năm 2030 ..........................................................................................................109
Hình 3.3 Điều kiện tổng hợp để phát triển các cụm ngành công nghiệp Việt Nam124

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
1

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TỪ VIẾT
STT NGHĨA GỐC TIẾNG ANH NGHĨA TIẾNG VIỆT
TẮT
ASEAN-China Free Trade Khu vực Mậu dịch Tự do
1 ACFTA
Area ASEAN – Trung Quốc
Khu vực kinh tế chung
2 AEC Asean Economic Community
ASEAN
Khu vực mậu dịch tự do
3 AFTA ASEAN Free Trade Area
ASEAN
Association of Hiệp hội các quốc gia Đông
4 ASEAN
Southeast Asian Nations Nam Á
CAEXPO China Asean Expo Hội chợ Trung Quốc-Asean
Electrical and Electronic equip
5 E&E Thiết bị điện và điện tử
ment
Thiết kế- Cung cấp thiết bị
Engineering Procurement and
6 EPC công nghệ -Thi công xây
Construction
dựng công trình
7 EPZ Export Processing Zone Khu chế xuất
European
Hiệp định thương mại tự
8 EVFTA Commmunities-Vietnam Free
do Việt Nam – EU
Trade Agreement
9 FDI ForeignDirirect Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
10 FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do
11 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm nội địa
Hướng dẫn thực hành sản
12 GMP Good Manufacturing Practices
xuất tốt
Hazard Analysis and Critical Hệ thống phân tích mối nguy
13 HACCP
Control Point System và kiểm soát điểm tới hạn
14 HS Harmonised commodity Hệ thống mã hóa và mô tả

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
2

description and coding system hàng hóa


15 IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế
International Organization for Tổ chức quố tế về Tiêu
16 ISO
Standardization chuẩn hóa
17 MNC Multi-Nation Company Công ty đa quốc gia
Các nước công nghiệp hóa
18 NICs Newly Industrialized Countries
mới
Các nền kinh tế công nghiệp
19 NIEs Newly Industrial Economies
mới
Nhà sản xuất theo thương
20 OBM Own Brand Manufacturer
hiệu của mình
Nhà thiết kế và chế tạo sản
21 ODM Own Design Manufacturer
phẩm theo đơn đặt hàng
Organisation for Economic Tổ chức hợp tác kinh tế và
22 OECD
Co-operation and Development phát triển
Original Equipment
23 OEM Nhà sản xuất thiết bị gốc
Manufacturer
Regional Comprehensive Hiệp định đối tác toàn diện
24 RCEP
Economic Partnership khu vực
25 R&D Research and Development Nghiên cứu và Phát triển
Standard International Trade Hệ thống phân loại hàng hóa
26 SITC
Classification xuất nhập khẩu
Sanitary and Phytosanitary Biện pháp kiểm dịch động
27 SPS
Measures thực vật
Hàng rào kỹ thuật trong
28 TBT Technical Barriers to Trade
thương mại
29 TNCs Trans-Nations Companies Công ty xuyên quốc gia
Trans-Pacific Strategic
Hiệp định Đối tác Kinh tế
30 TPP Economic Partnership
xuyên Thái Bình Dương
Agreemen

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
3

United Nation Conference on Hội nghị của Liên hợp quốc


31 UNCTAD
Trade and Development về thương mại và phát triển
Vietnam Korea Free Trade Hiệp định thương mại tự do
32 VKFTA
Agreement Việt Nam-Hàn Quốc
Vietnamese Good Agricultural Thực hành sản xuất nông
33 VietGAP
Practices nghiệp tốt ở Việt Nam
34 WB World Bank Ngân hàng thế giới
Tổ chức Thương mại Thế
35 WTO World Trade Organization
giới

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
4

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu là sự sắp xếp và mối quan hệ về mặt tỷ trọng
giữa các mặt hàng, nhóm hàng trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của một quốc
gia. Chính phủ các quốc gia luôn nỗ lực hướng đến một cơ cấu xuất nhập khẩu hàng
hóa phát huy được lợi thế so sánh, tác động tích cực đến thương mại và đảm bảo
mục tiêu phát triển bền vững. Tốc độ đa dạng hóa xuất khẩu là một trong những chìa
khóa cho tăng trưởng kinh tế. Cơ cấu hàng xuất khẩu thâm dụng tài nguyên ở các
nước đang phát triển còn có thể tác động đến kinh tế xã hội và thể chế chính trị của
quốc gia đó (Isham, Wollcock, 2012).

Việt Nam hiện đang xuất siêu sang các thị trường Âu-Mỹ nhưng lại nhập siêu
mạnh từ các nước châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc và ASEAN, trong đó nghiêm
trọng nhất là với Trung Quốc. Nguyên nhân là do thị trường Âu-Mỹ có nhu cầu rất
lớn đối với hàng hóa thâm dụng lao động như dệt may, da giày, hoa quả và thủy hải
sản nhưng Việt Nam hầu như ít nhập khẩu từ những thị trường này. Trong khi đó,
do nhu cầu nhập khẩu nguyên phụ liệu và máy móc thiết bị công nghệ lớn, nhưng
chỉ xuất khẩu được nông lâm thủy sản thô và sơ chế giá trị thấp sang các thị trường
châu Á. Số liệu thống kê của WTO, Liên hợp quốc và Tổng cục thống kê Việt Nam
đều cho thấy nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc tăng nhanh ở mức báo động.
Thâm hụt thương mại với Trung Quốc ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt là sau khi
Trung Quốc gia nhập WTO năm 2001. Năm 2001, nhập siêu của Việt Nam với
Trung Quốc mới ở mức 787 triệu USD nhưng con số này liên tục tăng mạnh và đến
năm 2015 đã lên đến 43,7 tỷ USD, gấp hơn 55 lần so với năm 2001. Năm 2016, giá
trị nhập siêu giảm mạnh còn gần 25 tỷ USD nhưng giá trị nhập khẩu thực chất vẫn
rất cao (61,6 tỷ USD). Quy mô nhập siêu cao, kéo dài và không có dấu hiệu được
cải thiện như của Việt Nam với Trung Quốc hiện nay là vấn đề đáng lo ngại vì nó
phản ánh thương mại Việt Nam đang phụ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc.

Việc thuộc quá mức vào một thị trường xuất nhập khẩu là một yếu tố rủi ro
không thể xem thường. Nếu có biến động từ thị trường Trung Quốc về nguyên phụ
liệu đầu vào cho sản xuất thì việc làm và thu nhập của người lao động Việt Nam sẽ

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
5

gặp khó khăn lớn. Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu sẽ giảm sút, tác động tiêu cực
đến cân đối thương mại và thanh toán quốc tế nước ta. Nếu Trung Quốc có chính
sách hạn chế nhập khẩu từ Việt Nam, lượng hàng hóa tồn đọng không xuất khẩu
được cũng sẽ cũng gây thiệt hại rất lớn cho người sản xuất và doanh nghiệp Việt.
Hơn nữa, phụ thuộc kinh tế tất yếu sẽ kéo theo phụ thuộc chính trị của Việt Nam
vào Trung Quốc.

Nhiều nghiên cứu gần đây như của MUTRAP (2009), Bùi Trinh, Nguyễn Văn
Huân (2011), Tô Trung Thành, Nguyễn Trí Dũng (2012), Lương Văn Khôi (2012)
đều chỉ ra, nhập siêu của Việt Nam kéo dài bắt nguồn từ vấn đề cơ cấu. Như vậy có
thể khẳng định, thâm hụt cán cân thương mại Việt Nam-Trung Quốc có nguyên
nhân chủ yếu là do cơ cấu hàng xuất nhập khẩu giữa hai nước.

Như vậy, nếu vẫn tiếp tục duy trì cơ cấu xuất nhập khẩu với Trung Quốc như
hiện nay, tình trạng nhập siêu của Việt Nam chắc chắn sẽ ngày càng nặng hơn nữa
trong những năm tới. Ràng buộc từ các FTA mới ký kết cùng tác động mạnh mẽ
của cách mạng công nghiệp 4.0 trên toàn cầu buộc Việt Nam phải có sự điều chỉnh
căn bản trong cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu nếu muốn bắt kịp với xu hướng phát
triển của nền kinh tế thế giới. Bản thân ngưởi tiêu dùng Trung Quốc cũng như Việt
Nam cũng đang có sự thay đổi lớn trong nhu cầu và quan điểm tiêu dùng. Do Trung
Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam hiện nay nên đổi mới được cơ
cấu trao đổi hàng hóa với Trung Quốc cũng sẽ tạo ra được sự đổi mới căn bản trong
cơ cấu thương mai hàng hóa chung của Việt Nam.

Với những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu của mình là “Đổi mới
cơ cấu hàng xuất nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Trung Quốc nhằm
hạn chế tình trạng nhập siêu”.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.1 Tình hình nghiên cứu về tác động của cơ cấu xuất nhập khẩu đến tăng trưởng

Nghiên cứu về tác động của cơ cấu xuất nhập khẩu đến tăng trưởng kinh tế
nói chung: Cơ cấu định tính trong rổ hàng xuất khẩu và tác động của nó đối với
tăng trưởng kinh tế là một vấn đề đã được nghiên cứu bởi nhiều tác giả. Braford

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
6

(1987) phân tích để tìm ra bản chất và nguyên nhân những thay đổi trong cơ cấu
kinh tế của các nước châu Á-Thái Bình Dương, quan hệ giữa những thay đổi này
với tăng trưởng kinh tế, tác động của những thay đổi đó đến các mối quan hệ
thương mại. Mayer, Wood (2001) kiểm tra các cơ cấu xuất khẩu của các nước Nam
Á thông qua lăng kính mô hình Heckscher-Ohlin và kết luận rằng các sản phẩm
hàm lượng lao động cao bất thường là kết quả của lực lượng lao động trình độ thấp.
Lederman, Maloney (2003) trong một nghiên cứu của Ngân hàng thế giới, đã kết
luận cơ cấu thương mại là yếu tố quan trọng quyết định tốc độ tăng trưởng của một
quốc gia. Trong đó, nguồn lực sẵn có và thương mại nội ngành ảnh hưởng tích cực
đến tăng trường, tập trung xuất khẩu ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng. Rodrik
(2006) kiểm tra chính xác hơn mối quan hệ giữa các chỉ tiêu về chất lượng cơ cấu
xuất khẩu và tăng trưởng GDP, tác giả chỉ ra những thay đổi về cấu trúc trong chất
lượng của rổ hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc và báo cáo tăng trưởng kinh tế
giữa năm 1992 và 2003. Sử dụng chuỗi thời gian dài (1962-2000), Rodrik (2006) và
Hausmann, Hwang, Rodrik (2005) ước tính ảnh hưởng của chất lượng hàng hóa
xuất khẩu (hàm lượng công nghệ ) đối với tăng trưởng GDP. Sohn, Lee (2008)
nghiên cứu mối quan hệ giữa thương mại và tăng trưởng dựa trên các biến "cơ cấu
thương mại". Nghiên cứu giới thiệu lại ba học thuyết giải thích mối quan hệ giữa
thương mại và tăng trưởng là định lý Rybczynski; mô hình Sản phẩm khác biệt của
Krugman và Helpmen; mô hình Tăng trưởng nội sinh. Mỗi học thuyết đưa ra một
giải thích khác nhau về cách thức cấu trúc hàng hóa xuất nhập khẩu tác động đến
năng suất hay tăng trưởng của một nền kinh tế. Sự tăng thêm hàm lượng công nghệ
của sản phẩm sẽ kéo theo sự tăng trưởng kinh tế (Lall, 2005; Rodrik, 2006).

Nghiên cứu tác động của cơ cấu xuất nhập khẩu đến phát triển bền vững:
Quan hệ giữa cơ cấu hàng xuất nhập khẩu với cán cân thương mại thực chất phản
ánh tác động của cơ cấu thương mại hàng hóa đến tăng trưởng kinh tế nói chung của
một quốc gia. Một số nghiên cứu khẳng định việc nâng cấp cơ cấu xuất nhập khẩu
quyết định đến sự phát triển bền vững của một quốc gia. Sự mở rộng xuất khẩu
thiếu định hướng đúng đắn có nguy cơ làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, suy
giảm đa dạng sinh học và ô nhiễm môi trường (Kaulin, Freinkman, 2009; Hồ Trung
Thanh, 2009, 2012; Halle, 2010; Lê Văn Hùng, 2010). Tăng trưởng xuất khẩu nếu

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
7

chỉ chủ yếu dựa vào khai thác các nguồn lợi tự nhiên và sử dụng ngày càng nhiều
các yếu tố đầu vào làm gia tăng áp lực gây ô nhiễm. Cơ cấu nhập khẩu cũng đe dọa
đến tăng trưởng bền vững nếu tập trung vào công nghệ trung gian, hay hàng tiêu
dùng xa xỉ…Do vậy, duy trì một cơ cấu xuất nhập khẩu phù hợp với từng giai đoạn
phát triển kinh tế, đảm bảo phát triển bền vững là nhu cầu cấp thiết của mỗi quốc
gia. Các tác giả tiếp cận theo hướng này tiêu biểu có Lê Danh Vĩnh, Hồ Trung
Thanh (2012), Nguyễn Văn Nam (2012), Trần Công Sách (2012), Vũ Huyền
Phương (2014) v.v…

2.2 Tình hình nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu trên
thế giới

Nghiên cứu thực trạng chuyển dịch cơ cấu xuất nhập khẩu: Thực trạng đổi
mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu là vấn đề được nghiên cứu nhiều ở mọi quốc gia,
thậm chí nhiều tổ chức thương mại quốc tế cũng thực hiện hàng loạt các nghiên cứu
quy mô liên quan đến vấn đề này. OECD là một trong những tổ chức có nhiều
nghiên cứu quy mô liên quan đến cơ cấu thương mại hàng hóa của các nước đang
phát triển. Chương 3 thuộc nghiên cứu “Trade Liberalisation and Economic
Performance: Latin America versus East Asia 1970-2006” qua trường hợp một số
quốc gia phát triển và đang phát triển cụ thể rút ra các yếu tố thúc đẩy sự chuyển
dịch cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu (Duran, Mulder, 2008a). Bên cạnh đó, loạt
nghiên cứu về kinh nghiệm đổi mới cơ cấu thương mại của bốn nước Chile,
Philippines, Thái Lan và Ecuador lựa chọn một số nhóm hàng tiêu biểu của mỗi
nước, nghiên cứu sự chuyển biến trong cơ cấu xuất nhập khẩu và rút ra kinh nghiệm
liên quan đến kinh tế vĩ mô (Bartók, Onodera, 2007; Antonio, Onodera, 2007;
Tangkitvanich, Onodera, 2007; Duran, Mulder, 2008b).

Nghiên cứu về cơ cấu thương mại hàng hóa trên quy mô toàn cầu cho thấy
thương mại quốc tế đang dần bị chi phối bởi những “đối tác chủ chốt“ (key player),
sự kết nối ngày càng chặt chẽ giữa các đối tác thương mại, sự phát triển của mạng
lưới sản xuất toàn cầu, sự đa dạng hóa của các nhà xuất khẩu hàng công nghệ cao và
sự tương đồng trong cơ cấu hàng xuất khẩu ngày càng tăng (Hummels, 2001; Zhi,
2003; OECD, 2005; Hausmann, Klinger, 2006). Các nghiên cứu cũng dự đoán trong

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
8

giai đoạn 2011-2020, thương mại hàng hóa quốc tế sẽ tiếp tục chuyển dịch theo
hướng tăng cường thuê ngoài sản xuất (Outsourcing), sự phát triển mạnh của chuỗi
cung ứng khu vực để cung cấp sản phẩm hoàn thiện cho các thị trường đang tăng
trưởng nhanh (Ernst&Young, 2011; IMF, 2011; Meng, Fang, 2012; Johansson,
Olaberría, 2014)....

Nghiên cứu giải pháp chuyển dịch cơ cấu xuất nhập khẩu: Tìm ra giải pháp
đổi mới cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu là áp lực chung của nhiều quốc gia trên thế
giới để hướng đến nền kinh tế tăng trưởng nhanh và ổn định. Ở mỗi quốc gia, tình
hình đổi mới cơ cấu hàng hóa có thể khác nhau nên quan điểm đổi mới được các giả
đưa ra dựa trên tình hình thực tế của mỗi nước. Để có thể chuyển dịch cơ cấu xuất
khẩu hướng đến các sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao, cần có chính sách giáo
dục để nâng cao trình độ giáo dục cao hơn tốc độ trung bình của thế giới (Mayer,
2001). Acharya (2008), Vĩtola, Gundars (2007) lại cho rằng, để nâng cấp cơ cấu
thương mại hàng hóa quốc tế, cần tác động đến lợi thế so sánh, cụ thể là tập trung
vào hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D). Một nền kinh tế tập trung vào các
sản phẩm có hàm lượng R&D cao được coi là một nền kinh tế thành công. Xing, Xu
(2013) chứng minh tỷ lệ tiết kiệm cao là động lực không thể thay thế cho việc nâng
cấp cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa ở các nước đang phát triển. Với Ấn Độ, các
đặc khu kinh tế (Special Economic Zone) đã giúp xuất khẩu tăng trưởng mạnh, từ
đó nâng cấp cơ cấu xuất khẩu của nước này (Bhat, 2011). Quá trình đổi mới cơ cấu
xuất khẩu phụ thuộc vào nguồn vốn đầu tư nước ngoài FDI. FDI đóng vai trò quan
trọng trong cả tăng trưởng xuất khẩu lẫn hàm lượng thu nhập của hàng xuất khẩu
(Freitas, Mamede, 2011).

Nghiên cứu về nâng cấp cơ cấu xuất nhập khẩu tại khu vực châu Á: Nghiên
cứu về nâng cấp cơ cấu xuất nhập khẩu khu vực châu Á đều có chung một kết luận:
Trung Quốc đang làm thay đổi cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu của nhiều nước.
Nguyên nhân là do nước này có nhu cầu nhập khẩu rất lớn đối với nhóm hàng linh
phụ kiện công nghệ cao để lắp ráp hoàn thiện và xuất khẩu sang các thị trường
Âu-Mỹ. Nhiều nước đông Á đã tham gia mạnh mẽ vào mạng lưới sản xuất toàn cầu
hình thành từ năm 1985 đến nay và hưởng lợi nhờ xuất khẩu linh phụ kiện đồ điện
và điện tử cho Trung Quốc (Lardy, 1992; Gaulier, 2005, 2007, Athukorala, Hill,
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
9

2008; Saunders, 2008). Các nghiên cứu cũng nhấn mạnh, phân công hàng dọc đặc
biệt phù hợp cho các nước đang phát triển châu Á để trở thành một trung tâm sản
xuất hàng hóa trung gian có hàm lượng công nghệ cao. Tiêu biểu là các tác giả
Jongwanich, James (2009), WTO (2011), Athukorala (2011), Ernst&Young (2012),
Wong, Li (2013). Với khu vực Đông Á, các quốc gia khu vực này đang ngày càng
trở nên phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc, và Trung Quốc trở thành đối tác
thương mại lớn thứ nhất hoặc thứ nhì của hầu hết tất cả các quốc gia trong khu vực
kể từ đầu thiên niên kỷ mới. Trong khuôn khổ ACFTA, xét về dài hạn Trung Quốc
sẽ là nước được hưởng lợi nhiều hơn, giúp Trung Quốc tạo ra thặng dư thương mại
với các nước ASEAN (Thái Kiệt, 2007; Yoeh, Ooi, 2007; Phạm Thái Quốc, 2010;
Trần Văn Thọ, 2005; Escaith, Inomata, 2013)

Nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu hàng xuất nhập khẩu tại các nước đang
phát triển: Chuyển dịch trong cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu tại các nước đang
phát triển cho thấy xu hướng chuyển từ nông sản và hàng sơ cấp sang hàng chế biến
tạo nên xu hướng tăng hàm lượng nhập khẩu trong sản phẩm (Hellvin, 2006). Về cơ
bản, các nước đang phát triển duy trì thương mại với Trung Quốc theo quan hệ
Nam-Nam rất mạnh. Châu Phi và các nước Mỹ Latin trở thành nhà cung cấp hàng
hóa sơ cấp cho Trung Quốc, còn Trung Quốc ngày càng xuất khẩu nhiều hàng chế
biến sang các khu vực này (IMF, 2008). Hơn nữa, thương mại toàn cầu thể hiện qua
chuỗi giá trị với mỗi công đoạn sản xuất ra sản phẩm được thực hiện ở các nước
khác nhau. Sự thay đổi trong cơ cấu thương mại này, cũng với nhu cầu hàng sơ cấp
ngày càng tăng của những nền kinh tế tăng trưởng nhanh đã đẩy mạnh thương mại
Nam-Nam (World Economic Situation and Prospects 2012). Với các nước đang
phát triển, hàng nông sản vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể trong nền kinh tế cũng như
trong cơ cấu hàng xuất khẩu (Briones, Rakotoarisoa, 2013).

Nghiên cứu về cơ cấu hàng xuất nhập khẩu của Trung Quốc với các thị trường
hiện đang xuất siêu sang Trung Quốc: Nghiên cứu về cơ cấu hàng xuất nhập khẩu của
Trung Quốc với các thị trường hiện đang xuất siêu sang Trung Quốc cho thấy có một
sự nâng cấp rõ rệt về hàm lượng công nghệ trong sản phẩm. Nguyên nhân là do các
nước này (như các nước công nghiệp phát triển ở Đông Á- thị trường quan trọng của
Trung Quốc) đã tham gia được vào mạng lưới sản xuất khu vực và toàn cầu trong lĩnh
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
10

vực thiết bị điện và điện tử. Quan trọng là trong mạng lưới đó, Trung Quốc đóng vai
trò kép vừa xuất khẩu linh kiện điện tử cho các nước Đông Á vừa nhập khẩu từ nước
này máy móc nguyên chiếc để xuất sang thị trường Âu, Mỹ. Các nước như Malaysia,
Thái Lan, Philippines...đều có sự nâng cấp cơ bản trong cơ cấu hàng xuất nhập khẩu
với Trung Quốc từ khoảng sau những năm 80 khi trao đổi thương mại liên ngành được
chuyển nội ngành. Đến những năm 90, hàng công nghiệp đã trở thành hàng hóa chủ
yếu trong cơ cấu xuất nhập khẩu (Yean, 2001; Palanca, 2004; Woo, 2004, Devadason,
2009, Manarungsan, 2009; Chan, Lean, 2013).

Nghiên cứu về cơ cấu xuất nhập khẩu của Trung Quốc với các thị trường hiện
đang nhập siêu với nước này: Nghiên cứu về cơ cấu xuất nhập khẩu của Trung
Quốc với các thị trường hiện đang nhập siêu với nước này đều cho thấy với các
nước nhập siêu, hàng xuất khẩu thường là tài nguyên và hàng hóa thâm dụng lao
động giản đơn, hàng nhập khẩu là máy móc thiết bị, nguyên liệu đầu vào hoặc hàng
tiêu dùng. Đây là các nước Mỹ La-tinh, các quốc gia châu Phi hoặc các nước đang
phát triển ở châu Á. Những nước này đều phải chịu nhiều thiệt thòi khi duy trì cơ
cấu hàng xuất nhập khẩu lạc hậu, chưa được nâng cấpvới Trung Quốc và hầu như
chưa tham gia hoặc có tham gia nhưng chỉ ở vị trí rất thấp trong mạng lưới sản xuất
toàn cầu ngành thiết bị điện, điện tử. (Mesquita, 2007; Soo, 2007, Gyan, Amma,
2008; Ray, Gallagher, 2015). Một trường hợp đặc biệt khác, nền kinh tế lớn mạnh
nhất thế giới là Hoa Kỳ cũng nhập siêu mạnh từ Trung Quốc trong thời gian dài.
Nghiên cứu về cơ cấu thương mại hàng hóa Mỹ-Trung cho thấy, quốc gia này chỉ
đóng vai trò nhập khẩu mà hầu như không xuất khẩu được máy móc thiết bị sang
Trung Quốc (Kilpatrick, 2006; Casey, 2012; Cheung, Chinn, 2014, Morrison 2015).
Tokovenko, Koo (2011) khẳng định yếu tố tỷ giá không phải là nguyên nhân chính
dẫn đến nhập siêu của Mỹ với Trung Quốc, nguyên nhân chính nằm ở cơ cấu kinh
tế.

2.3 Tình hình nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu của
Việt Nam

Nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu hàng xuất nhập khẩu chung của Việt Nam:
Ở Việt Nam, cơ cấu hàng xuất nhập khẩu là vấn đề được Chính phủ, các ban ngành

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
11

và các nhà nghiên cứu quan tâm. Hầu hết các nghiên cứu nêu lên bất cập trong cơ
cấu hiện tại, phân tích nguyên nhân và đề xuất giải pháp điều chỉnh cơ cấu hàng
xuất khẩu hoặc xuất nhập khẩu hợp lý hơn. Có những tác giả nghiên cứu thực trạng
cơ cấu xuất nhập khẩu nói chung của Việt Nam (Trần Ngọc Sơn, 2005; Nguyễn
Đình Cung, 2011; Nguyễn Ngọc Anh, Tô Trung Thành, 2013; Nguyễn Chiến Thắng,
Trần Văn Hoàng, 2015). Nhiều tác giả khác tập trung nghiên cứu cơ cấu xuất nhập
khẩu của Việt Nam với các đối tác thương mại riêng lẻ. Tiêu biểu như Phạm Minh
Sơn, Chung (2008), Nguyễn Tiến Dũng (2014) nghiên cứu cơ cấu xuất nhập khẩu
Việt Nam Hàn Quốc, phân tích chiều hướng và cơ cấu thương mại giữa Việt Nam
với Hàn Quốc và các nước ASEAN cũng như cấu trúc bảo hộ trong các nước thành
viên của AKFTA. Nguyễn Thị Minh Hương (2012) nghiên cứu sâu về cơ cấu xuất
nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản giai đoạn 2002-2012, số liệu cập nhật, nhiều
chỉ số liên quan đến cơ cấu thương mại hàng hóa, các giải pháp đề ra trong cả ngắn
hạn và dài hạn.

Nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu hàng xuất nhập khẩu chung của Việt Nam
với thị trường Trung Quốc: Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam với
Trung Quốc thường được các nhà nghiên cứu nước ngoài phân tích chung khi xem
xét sự thay đổi trong cơ cấu thương mại hàng hóa của các quốc gia châu Á, Đông Á
hay ASEAN với Trung Quốc. Khi được nghiên cứu chung với các nước láng giềng
phát triển như Thái Lan, Malaysia, Philippines..., cơ cấu xuất nhập khẩu của Việt
Nam với Trung Quốc thể hiện sự tụt hậu và chậm đổi mới. Trong khi nhiều nước
trong khu vực đã tận dụng thị trường Trung Quốc và tham gia mạnh mẽ vào chuỗi
cung ứng toàn cầu thì của Việt Nam lại có nguy cơ trở thành thị trường tiêu thụ hàng
công nghiệp của Trung Quốc và cung cấp tài nguyên cũng như sản phẩm nông lâm
ngư nghiệp cho nước này (Trần Văn Thọ, 2005a, 2010; Tong, Seng, 2009;
Ernst&Young, 2012). Các nghiên cứu này tuy phân tích rất chi tiết thực trạng cơ
cấu xuất nhập khẩu hàng hóa với Trung Quốc của các quốc gia, nhưng chưa rút ra
kinh nghiệm đổi mới cơ cấu xuất nhập khẩu của các quốc gia này để giảm nhập siêu
với Trung Quốc.

Các nghiên cứu này thường trùng lắp về ý tưởng nghiên cứu, các giải pháp
đưa ra về cơ bản không mới mà nhắc lại xu hướng chuyển dịch cơ cấu xuất nhập
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
12

khẩu hàng hóa nói chung của mỗi quốc gia, đó là “chuyển dịch từ sản phẩm nông
nghiệp với hàm lượng lao động và tài nguyên cao sang sản phẩm công nghiệp và
chế biến với hàm lượng công nghệ và vốn cao“. Không có gì đảm bảo cứ chuyển
dịch theo hướng này là chắc chắn sẽ thực hiện được việc giảm nhập siêu với Trung
Quốc. Cần nghiên cứu thêm những biến động trong nhu cầu tiêu dùng và nhập khẩu
của hai nước trước mắt và dài hạn, kết hợp với khả năng cung cấp hai nước, tác
động của các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương, sự hiệu quả
trong điều hành của chính phủ...mới có thể đưa ra giải pháp hữu hiệu và phù hợp
với Việt Nam

2.4 Tình hình nghiên cứu về đổi mới cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu để giảm
nhập siêu với Trung Quốc

Nghiên cứu về quan hệ giữa giữa cơ cấu hàng xuất nhập khẩu và cán cân
thương mại không được nhiều tác giả nghiên cứu riêng lẻ. Trên thực tế, cán cân
thương mại là sự chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa và thay
đổi liên tục qua từng mốc thống kê và không phải quốc gia nào cũng gặp phải áp lực
giảm nhập siêu. Nghiên cứu riêng lẻ về cán cân thương mại hoặc về cơ cấu thương
mại hàng hóa có rất nhiều, nhưng lại rất ít nghiên cứu về mối quan hệ giữa hai vấn
đề này. Gros (2013) thông qua trường hợp của Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy cơ cấu hàng
hóa xuất nhập khẩu có thể làm xấu đi cán cân thương mại của một quốc gia. Khi cơ
cấu hàng hóa của một nước chủ yếu là công nghệ thấp và trung bình, giá trị gia tăng
trong hàng xuất khẩu sẽ không cao. Điều này dẫn đến thực tế là khu vực xuất khẩu
không đóng góp nhiều cho GDP và việc làm. Tỷ lệ nguyên liệu nhập khẩu cao trong
hàng xuất khẩu cũng gây nên tình trạng thâm hụt thương mại.

Nghiên cứu về cán cân thương mại Việt Nam- Trung Quốc: Nhiều tác giả khác
nghiên cứu tổng quan về tình hình hơp tác đầu tư và thương mại giữa Việt Nam và
Trung Quốc và chỉ ra rằng, chiến lược phát triển bền vững cho thương mại
Việt-Trung là điều chỉnh cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu của cả hai quốc gia. Đó là
các tác giả Trần Văn Thọ (2000, 2005), Chaponniere, Cling (2009), Nguyễn Ngọc
Bảo (2010), Bùi Thúy Vân (2011), Zhang (2012). Các tác giả cũng khẳng định
chuyển dịch cơ cấu hàng xuất nhập khẩu là một trong những biện pháp giảm nhập

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
13

siêu chung và đặc biệt là nhập siêu với Trung Quốc, từ đó đề xuất phương hướng
giảm nhập siêu bằng các giải pháp liên quan nhằm tăng cường hoặc hạn chế một số
nhóm hàng nhất định trong thương mại với Trung Quốc (Hạ Thị Thiều Dao, 2010;
Hà Thị Hương Lan, 2012)....Tuy nhiên, các nghiên cứu này coi việc chuyển dịch cơ
cấu xuất nhập khẩu là giải pháp đương nhiên để giảm nhập siêu mà không giải thích
cơ chế tác động của việc chuyển dịch này đến cán cân thương mại. Định hướng
chuyển dịch cơ cấu hàng xuất nhập khẩu được các tác giả nêu tập trung vào nhiều
nhóm hàng khác nhau.

Tại Việt Nam, số lượng nghiên cứu về thực trạng và giải pháp cho vấn đề nhập
siêu có thể nói là rất lớn. Các tác giả tiếp cận nguyên nhân nhập siêu là do các chính
sách thương mại, đầu tư, tỷ giá hối đoái. Muốn hạn chế nhập siêu, cần đồng bộ điều
chỉnh những chính sách này. Các giải pháp hạn chế nhập siêu được đưa ra thường là
phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, nhập khẩu công nghệ từ các nước tiên tiến,
chuyển dịch cơ cấu đầu tư, giải pháp liên quan đến chính sách tỷ giá, các giải pháp
định hướng tiêu dùng, định hướng sản xuất. Tiêu biểu như nghiên cứu của Nguyễn
Thành Biên (2008) Nguyễn Hoàng Giang (2008), Doãn Công Khánh (2007), Lê
Tuấn Thanh (2008), Phan Kim Nga (2010), Nguyễn Thị Hiền (2010), Trần Đình
Thiên, Nguyễn Chiến Thắng (2012) v.v...Các nghiên cứu này về cơ bản là trùng lặp
về mục đích, phương pháp và kết quả nghiên cứu, các giải pháp tương đối dàn trải.

Nghiên cứu về cải thiện cán cân thương mại Việt-Trung thông qua nâng cấp
cơ cấu hàng xuất nhập khẩu: Một số nghiên cứu khẳng định cơ cấu kinh tế hay cơ
cấu xuất nhập khẩu hiện tại là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhập siêu nặng nề và
kéo dài của Việt Nam nói chung hay với Trung Quốc nói riêng, các yếu tố khác có
tác động nhưng không đáng kể. Giải pháp chủ yếu được đưa ra là chuyển đổi cơ cấu
kinh tế để cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam nói chung và với Trung Quốc
nói riêng (Bùi Trinh, 2011; Bùi Trường Giang, Phạm Sỹ An, 2011). Peter Naray
(2009), trong một nghiên cứu của Ngân hàng thế giới nhấn mạnh bất cập về cán cân
thương mại thực chất là bất cập về cơ cấu kinh tế và chính sách vĩ mô, vì vậy giải
pháp tốt nhất chính là cải cách cơ cấu và các công cụ chính sách kinh tế vĩ mô.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
14

Với phương pháp nghiên cứu định lượng, Bùi Trinh, Nguyễn Văn Huân (2011)
sử dụng mô hình cân đối liên ngành, Tô Trung Thành, Nguyễn Trí Dũng (2012) sử
dụng mô hình SVAR để định lượng độ lớn tác động và vai trò của các cú sốc “thực”,
mang tính cấu trúc và cú sốc “danh nghĩa” (chính sách tiền tệ, tỉ giá tác động đến tỉ
giá danh nghĩa và tỉ giá thực) đến cán cân thương mại của Việt Nam. Lương Văn
Khôi (2012) sử dụng các mô hình CCR-I và BCC-I để tìm ra nguyên nhân chính
dẫn đến nhập siêu của Việt Nam. Kết luận chung cho thấy nhập siêu là do vấn đề cơ
cấu kinh tế. Các chính sách được khuyến nghị gồm nâng cao năng lực cạnh tranh
công nghệ quốc gia, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế, lập
kế hoạch cần ưu tiên các ngành trọng điểm và xây dựng lại một cấu trúc phù hợp
cho nền kinh tế Việt Nam. Việc tái cấu trúc kinh tế đương nhiên sẽ tạo ra một cơ
cấu xuất nhập khẩu mới, nhưng cụ thể cơ cấu đó như thế nào để giảm được nhập
siêu với Trung Quốc lại là vấn đề cần nghiên cứu cụ thể. Các nghiên cứu trên chỉ ra
định hướng điều chỉnh nhưng lại chưa kết hợp được nhu cầu xuất nhập khẩu của
Trung Quốc trong thời gian tới, hay thực trạng tự do hóa thương mại của Việt Nam
nên chưa thể coi giải pháp đưa ra có thể đảm bảo giảm nhập siêu được với Trung
Quốc.

Nhiều tác giả đi vào nghiên cứu cấu trúc nhập siêu của Việt Nam để làm rõ
Việt Nam nhập siêu ở những mặt hàng, nhóm hàng nào, từ khối doanh nghiệp FDI
hay doanh nghiệp nhà nước. Pham Ngoc Quang, Bui Trinh (2006) sử dụng bảng
Đầu vào-Đầu ra với số liệu từ năm 1986-2000 để làm rõ sự thay đổi trong cơ cấu
xuất nhập khẩu của Việt Nam. Ha Thi Hong Van, Đo Tien Sam (2009) cũng sử
dụng dải số liệu khá dài (1998-2008) để nghiên cứu về tình hình hợp tác thương mại
giữa Việt Nam và Trung Quốc. Từ Thúy Anh cũng là tác giả quan tâm và có nhiều
nghiên cứu liên quan đến cấu trúc nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc. Tác giả
phân tích sâu hơn, toàn diện hơn về cấu trúc thâm hụt thương mại Việt Nam-Trung
bằng phương pháp tính hệ số tỉ lệ thâm nhập - chỉ số đo lường sức ép cạnh tranh của
hàng hóa nước ngoài trên thị trường nội địa (Từ Thúy Anh, Nguyễn Bình Dương,
2011; Từ Thúy Anh, 2011; Từ Thúy Anh và những người khác, 2012)

Có thể kết luận, giải pháp điều chỉnh nhập siêu của Việt Nam nói chung và với
Trung Quốc nói riêng được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, đặc biệt là tác giả
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
15

trong nước. Số liệu phân tích tương đối đầy đủ với nguồn số liệu thống kê từ trong
nước hoặc quốc tế. Tuy nhiên, vấn đề dễ nhận thấy nhất là các giải pháp đưa ra về
cơ bản là trùng lắp, không có nhiều điểm mới khác biệt giữa các nghiên cứu.

2.4. Khoảng trống nghiên cứu và hướng tiếp cận của luận án

2.4.1 Khoảng trống nghiên cứu

Thông qua việc xem xét nghiên cứu của các tác giả đi trước về vấn đề này, tác
giả nhận thấy một số khoảng trống nghiên cứu như sau:

Thứ nhất, thiếu sự giải thích rõ ràng về mối liên hệ giữa cơ cấu hàng hóa xuất
nhập khẩu với cán cân thương mại: Hiện tại, có rất nhiều nghiên cứu riêng lẻ về
nhập siêu và cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu, nhưng chưa có nghiên cứu nào đưa ra
cơ sở lý thuyết chặt chẽ và đầy đủ về tác động của cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu
với cán cân thương mại. Các nghiên cứu đều coi mối quan hệ này là đương nhiên,
và đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu sẽ chắc chắn giúp cải thiện cán cân thương
mại theo chiều hướng tích cực.

Thứ hai, về vấn đề đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu để giảm nhập siêu với
Trung Quốc, các nghiên cứu hầu như chỉ giải quyết về mặt định hướng, như tăng
hàm lượng chế biến và công nghệ trong sản phẩm, giảm tỷ trọng xuất khẩu mặt
hàng thô chưa qua chế biến, giảm nhập khẩu máy móc thiết bị từ Trung Quốc...
Chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu riêng về việc đổi mới cơ cấu hàng hóa xuất
nhập khẩu nhằm mục tiêu hạn chế nhập siêu với Trung Quốc.

Thứ ba, chủ thể đổi mới trong các nghiên cứu chỉ giới hạn ở Nhà nước và
Doanh nghiệp, chưa có nghiên cứu nào đề xuất giải pháp đổi với Nhà khoa học.
Đây cũng là một chủ thể có tác động lớn đến đổi mới cơ cấu hàng hóa xuất nhập
khẩu của Việt Nam.

2.4.2 Hướng nghiên cứu của luận án

Từ các khoảng trống nghiên cứu được nêu ở trên, tác giả đưa ra hướng nghiên
cứu của luận án như sau:

Luận án kế thừa kết quả nghiên cứu của Bùi Trinh, Nguyễn Văn Huân
(2011), Tô Trung Thành, Nguyễn Trí Dũng (2012), Lương Văn Khôi (2012) để kết

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
16

luận nhập siêu của Việt Nam có nguyên nhân từ vấn đề cơ cấu. Bên cạnh đó, nghiên
cứu cũng dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu của Yean (2001), Palanca (2004), Woo
(2004), Devadason (2009), Manarungsan (2009), Chan, Lean (2013) khẳng định cán
cân thương mại của các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Philipines đã
được cải thiện đáng kể cùng với sự nâng cấp của cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu
của các nước này với Trung Quốc. Từ đó, nghiên cứu tìm ra các nhân tố tác động
chung cho cả cơ cấu hàng xuất nhập khẩu và cán cân thương mại song phương.
Thông qua hệ thống giải pháp của ba chủ thể là Nhà nước, Doanh nghiệp và Nhà
khoa học tác động vào các nhân tố này để đổi mới cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu
và giảm nhập siêu với Trung Quốc giai đoạn 2018-2030.

3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận án là đề xuất một số giải pháp đổi mới cơ cấu
xuất nhập khẩu, từ đó hạn chế tình trạng nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc
trong dài hạn (đến năm 2030)

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, luận án xác định các nhiệm vụ nghiên
cứu dưới đây:

(1) Hệ thống hóa các vấn đề lý luận, xác lập một khung lý thuyết hợp lý có thể giải
thích cơ chế tác động của cơ cấu hàng xuất nhập khẩu đến đến cán cân thương mại
song phương.

(2) Phân tích thực trạng nhập siêu hàng hóa của Việt Nam với Trung Quốc giai đoạn
2002-2016, thực trạng cơ cấu hàng xuất nhập khẩu Việt-Trung giai đoạn 2002-2016, và
đánh giá tác động của cơ cấu này đến tình trạng nhập siêu giữa hai nước; Chỉ ra nguyên
nhân cho những hạn chế trong đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu Việt-Trung và phân
tích thực trạng các thành tố tác động theo khung lý thuyết.

(3) Đưa ra hệ thống giải pháp đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu nhằm giảm nhập
siêu của Việt Nam với Trung Quốc với ba chủ thể là Nhà nước, Doanh nghiệp và Nhà

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
17

khoa học. Các giải pháp cụ thể đều hướng đến mục tiêu cải thiện sáu thành tố tác động
chung đã nêu trong khung lý thuyết.

(4) Nghiên cứu kinh nghiệm đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu để cải thiện cán cân
thương mại với Trung Quốc của Malaysia và rút ra một số bài học cho Việt Nam.

3.3 Câu hỏi nghiên cứu

Để giải quyết vấn đề nêu ra trong luận án, tác giả đưa ra các câu hỏi nghiên cứu là:

(1) Cơ chế tác động của cơ cấu hàng xuất nhập khẩu đến cán cân thương mại là gì?

(2) Thực trạng nhập siêu hàng hóa giữa Việt Nam với trung Quốc giai đoạn 2002-2016
như thế nào?

(3) Thực trạng cơ cấu hàng xuât nhập khẩu Việt Nam- Trung Quốc giai đoạn
2002-2016 như thế nào?

(4) Đâu là những nhân tố tác động chung đến cán cân thương mại và cơ cấu hàng hóa
xuất nhập khẩu Việt Nam-Trung Quốc?

(5) Có thể áp dụng bài học kinh nghiệm nào của Malaysia trong việc đổi mới cơ cấu
hàng xuất nhập khẩu để giảm nhập siêu với Trung Quốc?

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là:

(1) Cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa Việt-Trung giai đoạn 2002-2016

(2) Cán cân thương mại hàng hóa Việt-Trung giai đoạn 2002-2016

(3) Cán cân thương mại và cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa của Malaysia và Trung
Quốc

4.2. Phạm vi nghiên cứu

4.2.1. Phạm vi về thời gian nghiên cứu

Luận án lựa chọn khoảng thời gian nghiên cứu là từ năm 2002 đến năm 2016
là giai đoạn sau khi Trung Quốc gia nhập WTO. Đây là giai đoạn cán cân thương
mại Việt-Trung bắt đầu thâm hụt trầm trọng, giá trị nhập siêu của Việt Nam tăng
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
18

mạnh qua từng năm. Giai đoạn này cũng có những mốc thời gian quan trọng khác
như Việt Nam gia nhập WTO (2007), khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung
Quốc (ACFTA) chính thức có hiệu lực hay nhiều FTA thế hệ mới mà Việt Nam ký
kết với các nước đối tác, hứa hẹn những đổi mới cơ bản trong cơ cấu xuất nhập
khẩu hàng hóa của Việt Nam nếu có thể tận dụng tốt các FTA này.

Các giải pháp nêu trong chương 3 của luận án được áp dụng cho giai đoạn từ
nay (năm 2018) đến năm 2030. Tác giả lựa chọn giai đoạn này vì đây cũng là giai
đoạn mà Chính phủ Việt Nam đặt ra mục tiêu “Giảm dần thâm hụt thương mại,
kiểm soát nhập siêu và tiến tới cân bằng cán cân thương mại vào năm 2020; thặng
dư thương mại thời kỳ 2021 – 2030“ theo “Quan điểm, chiến lược của Chính phủ về
xuất nhập khẩu hàng hóa giai đoạn từ nay đến năn 2025 định hướng đến năm 2030”.
Bên cạnh đó “Quyết định của Chính phủ về Chương trình phát triển công nghiệp hỗ
trợ từ năm 2016 đến năm 2025“ cũng tác động nhiều đến cơ cấu sản xuất và cơ cấu
xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam nói chung và với Trung Quốc nói riêng.

4.2.2 Phạm vi về không gian nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu thực trạng đổi mới cơ cấu xuất nhập khẩu hàng
hóa và tình trạng nhập siêu giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc (không bao
gồm Hongkong và Đài Loan).

Bên cạnh đó, sự đổi mới trong cơ cấu hàng xuất nhập khẩu nhằm giảm nhập
siêu của Malaysia với Trung Quốc cũng được xem xét nhằm rút ra kinh nghiệm cho
Việt Nam.

4.2.3 Phạm vi về nội dung nghiên cứu

Luận án chỉ xem xét cán cân thương mại trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng
hóa, không bao hàm hoạt động xuất nhập khẩu dịch vụ.

Cơ cấu hàng hóa xuất nhập trong luận án là cơ cấu hàng hóa theo hàm lượng
chế biến, theo mục đích sử dụng, theo mức độ thâm dụng lao động-tài nguyên-công
nghệ.

Mô hình Kim cương của Michael Porter được áp dùng với mục đích xác định
những nhân tố chung tác động đến cả cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu và cán cân

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
19

thương mại song phương. Luận án không đi sâu phân tích so sánh lợi thế cạnh tranh
quốc gia giữa Việt Nam và Trung Quốc

4.2.4 Phạm vi về số liệu nghiên cứu

Về quốc gia báo cáo số liệu, luận án sử dụng số liệu do cả Việt Nam và Trung
Quốc báo cáo tùy theo mức độ sẵn có và phù hợp của từng nguồn số liệu. Trên các
cơ sở dữ liệu thương mại quốc tế từ năm 2009, số liệu do Trung Quốc báo cáo luôn
cao hơn khá nhiều so với số liệu do Việt Nam báo cáo (trung bình chênh lệch trên
10%), có thể là do phía Trung Quốc thống kê được cả kim ngạch xuất nhập khẩu
tiểu ngạch, hoặc tồn tại hiện tượng nhập lậu giữa hai nước nhưng phía Việt Nam
chưa thống kê được. Để tăng mức độ chính xác trong phân tích, với các thống kê
thương mại song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc, tác giả lựa chọn số liệu do
phía Trung Quốc công bố, trường hợp không tìm được sẽ lấy số liệu do Việt Nam
công bố.

5. Phương pháp nghiên cứu

Với đề tài “Đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu trong quan hệ thương mại
với Trung Quốc nhằm hạn chế tình trạng nhập siêu”, tác giả sử dụng phương
pháp nghiên định tính. Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, luận án sử dụng các
phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:

5.1 Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng trong nghiên cứu nhằm:

Thống kê số liệu thương mại để phân tích thực trạng cán cân thương mại hàng
hóa song phương tổng thể giữa Việt Nam và Trung Quốc giai đoạn 2002-2016.

Thống kê số liệu để phân tích thực trạng nhập siêu hàng hóa giữa Việt Nam và
Trung Quốc. Tác giả sử dụng kết hợp trong luận án ba Danh mục phân loại hàng
hóa trong thương mại quốc tế là HS: Hệ thống mã hóa và mô tả hàng hóa
(Harmonised commodity description and coding system) do Tổ chức Hải quan thế
giới ban hành; SITC: Hệ thống phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu (Standard
International Trade Classification) do Ban Thư ký Liên hợp quốc xây dựng; BEC:

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
20

Danh mục phân loại hàng hóa theo ngành kinh tế rộng (Broad Economics
Categories) do Ủy ban thống kê Liên hợp quốc ban hành.

Thống kê số liệu để phân tích thực trạng cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu hàng
hóa Việt-Trung song phương qua các năm (tỷ lệ giữa nhóm hàng tư liệu sản xuất,
nguyên vật liệu, hàng tiêu dùng, tỷ trọng hàng công nghệ thấp, công nghệ cao, tỷ
trọng hàng hóa tập trung lao động giản đơn, hàng hóa tập trung tài nguyên thô, hàng
hóa tập trung vốn-trí tuệ...).

5.1.2 Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh được sử dụng trong nghiên cứu nhằm:

So sánh sự thay đổi theo từng năm của kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu
chung, của từng nhóm hàng theo các tiêu chí như giá trị, hàm lượng lao động-tài
nguyên-công nghệ.

So sánh số liệu thống kê về thứ hạng và các tiêu chí đánh giá khác giữa Việt
Nam với Trung Quốc và các nước trong khu vực.

5.1.3 Phương pháp phân tích-tổng hợp

Phương pháp phân tích-tổng hợp được sử dụng trong luận án nhằm:

Phân tích các nhân tố tác động đến cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu của một
quốc gia và cơ chế tác động của cơ cấu xuất nhập khẩu đến cán cân thương mại.

Thông qua phân tích các số liệu đã thống kê, tổng hợp xu hướng phát triển
thương mại của Trung Quốc với Việt Nam, thực trạng cơ cấu hàng hóa xuất nhập
khẩu giữa hai nước, đưa ra định hướng đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu của
Việt Nam với Trung Quốc

Tổng hợp kinh nghiệm đổi mới cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu của
Malaysia với Trung Quốc nhằm giảm nhập siêu, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm
cho Việt Nam.

5.1.4 Phương pháp điều tra khảo sát

Để việc phân tích thực trạng và đưa ra giải pháp với các doanh nghiệp Việt
Nam sát thực hơn, tác giả đã tiến hành điều tra khảo sát về hoạt động xuất nhập

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
21

khẩu của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp có quan hệ nghiệp vụ
thương mại với thị trường Trung Quốc. Phiếu điều tra được gửi đến doanh nghiệp
thông qua hình thức phát trực tiếp hoặc qua email. Số lượng mẫu gồm 200 doanh
nghiệp xuất nhập khẩu với đối tác Trung Quốc trên toàn quốc. Thời gian tiến hành
khảo sát là từ tháng 5/2015 đến tháng 5/2016. Kết quả điều tra được sử dụng khi
phân tích về thực trạng hoạt động và khó khăn của doanh nghiệp trong nước. Nội
dung phiếu điều tra được trình bày trong Phụ lục 1, kết quả điều tra được trình bày
trong Phụ lục 2.

Bảng câu hỏi gồm 3 phần: Phần 1: Thông tin chung của doanh nghiệp: các
thông tin về tên, địa chỉ, loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực xuất nhập khẩu chính, loại
hình kinh doanh của doanh nghiệp. Phần 2: Tình hình xuất khẩu và Tình hình xuất
khẩu của doanh nghiệp: Các câu hỏi về thị trường chủ lực, tỷ lệ nội địa hóa, chiến
lược kinh doanh với thị trường Trung Quốc, những khó khăn của doanh nghiệp khi
tiếp cận thị trường Trung Quốc, tình hình đăng ký thương hiệu cho hàng hóa xuất
khẩu của doanh nghiệp. Phần 3: Một số đánh giá chung: nhu cầu của doanh nghiệp
liên quan đến hiệp hội ngành hàng, thông tin về FTA, quan điểm của doanh nghiệp
về biện pháp quản lý nhập khẩu với thị trường Trung Quốc…

6. Đóng góp của luận án

6.1 Đóng góp về mặt lý thuyết

Thứ nhất, luận án lựa chọn cách tiếp cận mới khi áp dụng mô hình Kim cương
của Michael Porter để giải thích về các nhân tố chung tác động ảnh hưởng đến cơ
cấu hàng xuất nhập khẩu và cán cân thương mại hàng hóa song phương. Đây là
điểm mới nổi bật của luận án do chưa có nghiên cứu nào liên quan đến mục tiêu
giảm nhập siêu với Trung Quốc ứng dụng mô hình này. Do đặc thù của đề tài luận
án là nghiên cứu đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu nhằm mục tiêu cụ thể là giảm
nhập siêu song phương, nghiên cứu không chỉ cần phân tích mối quan hệ giữa cơ
hàng xuất nhập khẩu và cán cân thương mại song phương mà còn phải chỉ ra được
nguyên nhân chung của cả hai vấn đề này. Chỉ trên cơ sở xác định được các nhân tố
tác động chung mới có thể tìm ra giải pháp tác động, để chắc chắn giải pháp đó vừa
giúp đổi mới được cơ cấu hàng xuất nhập khẩu vừa đảm bảo giảm được nhập siêu

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
22

song phương. Sáu thành tố Chính phủ, Doanh nghiệp, Nhu cầu, Yếu tố sản xuất,
Các ngành phụ trợ và Cơ hội có thể nói đã bao quát được đầy đủ cả các nhân tố vi
mô và vĩ mô cần đề cập để giải quyết vấn đề của luận án.

Thứ hai, luận án đưa ra khái niệm: “Đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu là một
quá trình cải tiến cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa hiện thời để đảm bảo sự phát triển
bền vững quốc gia và tính hiệu quả trong quan hệ thương mại với một hoặc nhiều nước
đối tác“.

Thứ ba, luận án đưa ra tiêu chí để đánh giá sự đổi mới trong cơ cấu hàng xuất
nhập khẩu song phương, đó là Hiệu quả trong quan hệ thương mại và Khả năng đảm
bảo phát triển bền vững quốc gia. Tiêu chí Hiệu quả trong quan hệ thương mại thể
hiện ở các khía cạch tận dụng được lợi thế so sánh quốc gia, tác động tích cực đến
tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu và cán cân thương mại song phương, phải
tận dụng được các ưu đãi trong các hiệp định thương mại song phương và đa
phương. Tiêu chí Khả năng đảm bảo phát triển bền vững thể hiện ở khía cạnh đảm
bảo tăng trưởng kinh tế, không tác động xấu đến môi trường và góp phần phát triển
xã hội.

Thứ tư, luận án xác định chủ thể quyết định sự đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập
khẩu không chỉ có Nhà nước và Doanh nghiệp mà còn có một chủ thể rất quan
trọng là các Nhà khoa học.

6.2 Đóng góp về mặt thực tiễn

Thứ nhất, luận án phân tích tổng quan thực trạng nhập siêu của Việt Nam với
Trung Quốc giai đoạn 2002-2016, trong đó chia thành hai giai đoạn 2002-2010,
2011-2016. Bên cạnh đó, luận án so sánh nhập siêu của Việt Nam trong cán cân
thương mại hàng hóa nói chung của Việt Nam để xem xét tỷ trọng kim ngạch nhập
siêu của Việt Nam với Trung Quốc trong tổng nhập siêu của Việt Nam.

Thứ hai, trên cơ sở phân tích thực trạng cơ cấu hàng xuất nhập khẩu
Việt-Trung, luận án đánh giá tác động của cơ cấu hàng này đến nhập siêu song
phương giai đoạn 2002-2016.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
23

Thứ ba, luận án đánh giá sự đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu Việt-Trung
giai đoạn 2002-2016 cụ thể theo các tiêu chí là Tính hiệu quả trong quan hệ thương
mại và Khả năng đảm bảo phát triển bền vững quốc gia

Thứ tư, luận án tìm hiểu kinh nghiệm đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu với
Trung Quốc của Malaysia là quốc gia từng có giai đoạn nhập siêu từ Trung Quốc.
Nhờ sự đổi mới trong cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu, Malaysia đã cải thiện được
cán cân thương mại và duy trì được tình trạng xuất siêu với Trung Quốc. Kinh
nghiệm đổi mới cơ cấu xuất nhập khẩu của nước này sẽ là gợi ý rất có ý nghĩa với
Việt Nam trong thời điểm hiện tại.

Thứ năm, để tăng thêm tính thuyết phục cho các phân tích liên quan đến thực
trạng xuất nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam với đối tác Trung Quốc,
tác giả đã thực hiện khảo sát điều tra các doanh nghiệp Việt Nam xuất nhập khẩu
hàng hóa với Trung Quốc thông qua phiếu câu hỏi. Kết quả khảo sát cũng là căn cứ
để tác giả đề xuất một số giải pháp liên quan trong chương 3.

Thứ sáu, trên cơ sở tổng hợp bối cảnh kinh tế thế giới, tình hình thị trường
Trung Quốc và thị trường Việt Nam, luận án đưa ra một số những cơ hội và thách
thức đối cho Việt Nam khi đổi mới cơ cấu hàng hóa nhập khẩu nhằm giảm nhập
siêu với Trung Quốc giai đoạn 2018-2030.

Thứ bảy, luận án xây dựng phương hướng đổi mới tổng thế cơ cấu hàng xuất
nhập khẩu Việt Nam- Trung Quốc giai đoạn 2018-2030. Trên cơ sở đó, luận án đề
xuất năm nhóm hàng Việt Nam nên đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc và ba
nhóm hàng cần giảm nhập khẩu từ Trung Quốc để giúp lành mạnh hóa cán cân
thương mại song phương.

Thứ tám, luận án đề xuất một hệ thống giải pháp với ba chủ thể là Nhà nước,
Doanh nghiệp và Nhà khoa học. Các giải pháp của từng chủ thể đều hướng tới việc
cải thiện hiện sáu thành tố chung tác động đến cơ cấu hàng xuất nhập khẩu và cán
cân thương mại Việt-Trung để đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập nhằm giảm nhập siêu
với Trung Quốc giai đoạn 2018- 2030.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
24

7. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN

Ngoài lời mở đầu, danh mục bảng biểu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo
và phụ lục, luận án có kết cấu 3 chương như dưới đây:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu nhằm
hạn chế nhập siêu

Chương 2: Thực trạng đổi mới cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam nhằm
hạn chế nhập siêu với Trung Quốc giai đoạn 2002-2016

Chương 3: Đề xuất giải pháp đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam
nhằm hạn chế nhập siêu với Trung Quốc giai đoạn 2018-2030

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
25

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐỔI MỚI CƠ CẤU


HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU NHẰM HẠN CHẾ NHẬP SIÊU

1.1 Một số vấn đề lý thuyết về đổi mới cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu

1.1.1 Khái niệm và phân loại cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu

1.1.1.1 Khái niệm cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu

Để làm rõ khái niệm “Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu”, có thể xuất phát từ
định nghĩa về “cơ cấu”. Theo từ điển Oxford (2012), cơ cấu là “Sự sắp xếp và mối
quan hệ giữa các bộ phận hoặc nhân tố cấu thành của một phức thể”. Tại Việt Nam,
“cơ cấu“ được định nghĩa là “Cách tổ chức các thành phần nhằm thực hiện chức
năng của chỉnh thể” (Hoàng Phê, 2003, tr214) hay “Cơ cấu là một khái niệm mà
triết học duy vật biện chứng dùng để chỉ cách thức tổ chức bên trong của một hệ
thống, biểu hiện sự thống nhất của các mối quan hệ qua lại vững chắc giữa các bộ
phận của nó” (Nguyễn Hữu Khải, 2007, tr7).

Từ định nghĩa về “cơ cấu”, Nguyễn Hữu Khải (2007) đưa ra khái niệm “Cơ
cấu xuất khẩu là: “Tổng thể các nhóm hàng, mặt hàng xuất khẩu trong toàn bộ kim
ngạch xuất khẩu với vị trí, tỷ trọng tương ứng và mối liên hệ hữu cơ tương đối ổn
định hợp thành”.

Như vậy, cơ cấu hàng xuất nhập khẩu có thể hiểu là “Sự sắp xếp và mối quan
hệ về mặt tỷ trọng giữa các mặt hàng, nhóm hàng trong tổng kim ngạch xuất nhập
khẩu của một quốc gia”.

1.1.1.2 Phân loại cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa

Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu có thể được xem xét ở các góc độ khác nhau
tùy từng quốc gia, từng tác giả cũng như mục đích nghiên cứu. Dưới đây tác giả đưa
ra một số cách phân loại thường gặp.

(1) Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu theo yếu tố hàm lượng

Đây là cách phân loại khá phổ biến trong nhiều nghiên cứu và các tác giả có
cách phân chia không giống nhau. “Hàm lượng” ở đây có thể hiểu là hàm lượng về
tài nguyên, về trình độ lao động, về công nghệ nghiên cứu phát triển.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
26

Theo cách phân loại của Lall (2000): Hàng thâm dụng tài nguyên (nông sản); Hàng
thâm dụng tài nguyên khác; Hàng chế biến công nghệ thấp (dệt, may, da giày);
Hàng chế biến công nghệ thấp khác; Hàng chế biến công nghệ trung bình (ngành tự
động); Hàng chế biến công nghệ trung bình (dùng trong quá trình sản xuất); Hàng
chế biến công nghệ trung bình (ngành cơ khí); Hàng chế biến công nghệ cao (thiết
bị điện và điện tử); Hàng chế biến công nghệ cao khác.

Theo cách phân loại của UNCTAD (2002): cơ cấu hàng xuất nhập khẩu được chia
thành 6 nhóm (dựa trên thống kê SITC phiên bản 2 cấp độ 3 chữ số): Nhóm A: hàng
hóa sơ cấp; Nhóm B: hàng thâm dụng lao động và tài nguyên; Nhóm C: Hàng thâm
dụng kỹ năng lao động và công nghệ thấp; Nhóm D: Hàng thâm dụng kỹ năng lao
động và công nghệ trung bình; Nhóm E: Hàng thâm dụng kỹ năng lao động và công
nghệ cao; Nhóm F: Hàng hóa không phân loại.

Theo cách phân loại của OECD (2011): hàng công nghiệp được phân loại theo hàm
lượng công nghệ R&D gồm: Các ngành công nghiệp công nghệ cao; Các ngành
công nghiệp công nghệ trung bình-cao; Các ngành công nghiệp công nghệ trung
bình thấp; Các ngành công nghiệp công nghệ thấp

(2) Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu theo mục đích sử dụng

Phân theo mục đích sử dụng, hàng hóa thường được chia thành các nhóm: Tư
liệu sản xuất, hàng hóa trung gian và hàng tiêu dùng.

Tư liệu sản xuất: những mặt hàng không dùng cho sinh hoạt gia đình mà dùng để
sản xuất ra những mặt hàng khác

Hàng hóa trung gian: đầu vào sản xuất ra những hàng hóa khác.

Hàng tiêu dùng: hàng hóa dùng cho sinh hoạt nói chung, được chia thành ba loại:
Hàng tiêu dùng lâu; hàng tiêu dùng bán lâu bền và hàng tiêu dùng không lâu bền.

(3) Cách phân loại hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam

Phân loại theo nhóm hàng: Theo Niên giám thống kê của Tổng cục thống kê Việt
Nam (GSO), kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu hàng năm được thống kê và phân
loại theo cơ cấu ngành kinh tế. Cụ thể có ba nhóm hàng: Hàng công nghiệp nặng và

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
27

khoáng sản; Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp; Hàng nông lâm thủy
sản.

Phân loại theo hàm lượng chế biến: Chiến lược phát triển ngoại thương Việt Nam
giai đoạn 2001-2010 chia hàng hóa xuất nhập khẩu thành bốn nhóm là: Khoáng sản:
nhóm hàng hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên; Nông lâm thủy
sản: nhóm hàng có sự kết hợp giữa tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực lao động,
hàm lượng công nghệ không cao; Hàng chế biến chính: nhóm hàng có hàm lượng
công nghệ ổn định nhưng hàm lượng lao động cao, kỹ năng lao động thấp; Hàng
chế biến cao: nhóm hàng có hàm lượng công nghệ cao, kỹ năng lao động phức tạp.

Trong luận án này, tác giả sử dụng kết hợp nhiều cách phân loại cơ cấu hàng
hóa. Tác giả thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu theo mục đích sử dụng (theo hệ
thống phân loại BEC), theo nhóm hàng (theo hệ thống phân loại SITC với 9 nhóm
hàng). Khi thống kê hàng hóa theo hàm lượng, tác giả dụng cách thống kê cơ cấu
xuất nhập khẩu của Lall (2000) và của UNCTAD (2002).

1.1.2 Một số vấn đề lý thuyết về đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu

1.1.2.1 Khái niệm đổi mới cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu

(1) Khái niệm “Đổi mới”

“Đổi mới“ hay “Đổi mới sáng tạo“ trong tiếng Anh là “Innovation”. Có rất nhiều định
nghĩa về “Đổi mới sáng tạo“ trên thế giới, trong đó định nghĩa của OECD được sử
dụng rộng rãi là: "Thực hiện một sản phẩm mới hay một sự cải tiến đáng kể (đối với
một loại hàng hóa hay dịch vụ cụ thể), một quy trình, phương pháp marketing mới,
hay một phương pháp tổ chức mới trong thực tiễn kinh doanh, tổ chức nơi làm việc,
hay các mối quan hệ đối ngoại" (OECD, 2005).

Theo đó, OECD (2005) xác định bốn loại Đổi mới sáng tạo:

Đổi mới sáng tạo sản phẩm: hàng hóa hay dịch vụ được cải tiến đáng kể. Bao
gồm những cải tiến đáng kể về thông số kỹ thuật, thành phần và vật liệu, phần mềm
trong sản phẩm, đặc tính thân thiện với người sử dụng và các đặc điểm chức năng
khác.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
28

Đổi mới sáng tạo quy trình: Phương pháp phân phối hay sản xuất mới hay được
cải thiện đáng kể. Bao gồm những thay đổi đáng kể về kỹ thuật, thiết bị và / hoặc
phần mềm.

Đổi mới sáng tạo hoạt động tiếp thị (marketing): Một phương pháp tiếp thị
(marketing) mới liên quan đến những thay đổi đáng kể trong thiết kế sản phẩm hoặc
bao bì, sắp xếp sản phẩm, quảng bá sản phẩm hoặc định giá.

Đổi mới sáng tạo tổ chức: Phương pháp tổ chức mới trong thực tiễn kinh doanh,
tổ chức nơi làm việc hoặc quan hệ đối ngoại.

(2)Khái niệm “Đổi mới cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu”

Với định nghĩa về “Đổi mới sáng tạo” của OECD (2005) được đề cập ở mục trên,
có thể đưa ra định nghĩa “Đổi mới cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu” như sau: .

“Đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu là một quá trình cải tiến cơ cấu xuất nhập
khẩu hàng hóa hiện thời để đảm bảo tính hiệu quả trong quan hệ thương mại với một
hoặc nhiều nước đối tác và sự phát triển bền vững của một quốc gia“.

Đổi mới cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa không phải chỉ giới hạn trong đổi mới
sản phẩm mà phải được thực hiện đồng thời với đổi mới quy trình, đổi mới hoạt động
tiếp thị và đổi mới tổ chức.

 Đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu thông qua đổi mới sản phẩm: đổi mới hàm
lượng công nghệ, thành phần, đặc tính trong hàng hóa xuất nhập khẩu

 Đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu thông qua đổi mới quy trình: Đổi mới quy
trình sản xuất, đổi mới phương thức xuất nhập khẩu hàng hóa

 Đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu thông qua đổi mới hoạt động tiếp thị: đổi
mới hoạt động xúc tiến thương mại tầm vi mô và vĩ mô với các thị trường
truyền thống và tiềm năng.

 Đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu thông qua đổi mới tổ chức: Đổi mới chiến
lược kinh doanh của doanh nghiệp, đổi mới chính sách thương mại và đầu tư
của nhà nước...

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
29

“Đổi mới“ trong cơ cấu hàng xuất nhập khẩu phải được hiểu là sự thay đổi đáng
kể về tỷ trọng giữa các nhóm hàng hóa được xuất khẩu và nhập khẩu của một nước
với một hoặc nhiều đối tác.

Đổi mới trong cơ cấu hàng xuất nhập khẩu không thể diễn ra quá nhanh bởi cơ cấu
hàng hóa xuất nhập khẩu là hệ quả của cơ cấu kinh tế và cơ cấu sản xuất của một quốc
gia . Cơ cấu kinh tế phải thay đổi thì mới có được sự thay đổi trong cơ cấu xuất nhập
khẩu. Về cơ bản, cơ cấu kinh tế cũng chỉ có thể chuyển dịch từ từ, không thể có sự đổi
mới nhanh chóng toàn diện trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, tính “mới“ thể hiện ở sự lựa
chọn mặt hàng chủ lực để tập trung khai thác xuất khẩu sao cho phù hợp với xu thể
chuyển dịch, nằm trong tầm khả năng hoặc lợi thế của nước xuất khẩu, là sản phẩm mà
nước nhập khẩu có nhu cầu lớn và lâu dài.

1.1.2.2 Chủ thể đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu song phương

Trong nghiên cứu này, tác giả xác định cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu của
một quốc gia chỉ có thể thực hiện được nếu có sự kết hợp của cả ba chủ thể Chính
phủ, Doanh nghiệp và Nhà khoa học.

(1) Chủ thể Nhà nước

Nhà nước tác động đến đổi mới cơ cấu xuất nhập khẩu thông qua việc đổi mới
mô hình tăng trường, đổi mới các các chính sách khuyến khích xuất nhập khẩu, tích
cực đàm phán và ký kết các hiệp định thương mại, đưa ra định hướng phát triển
kinh tế quốc gia cũng như các chính sách vĩ mô khác. Nhà nước không phải là chủ
thể duy nhất nhưng là chủ thể quan trọng nhất trong đổi mới cơ cấu hàng hóa xuất
nhập khẩu.

(2) Chủ thể Doanh nghiệp

Doanh nghiệp gồm có doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại. Cả
hai loại doanh nghiệp này, dù ở quy mô và hoạt động trong lĩnh vực nào cũng đều
góp phần rất lớn trong đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu song phương.

Doanh nghiệp sản xuất góp phần đổi mới cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu
thông qua việc đổi mới công nghệ, quy trình sản xuất để đổi mới hàm lượng chế

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
30

biến trong sản phẩm, không ngừng khai thác sản phẩm mới, nâng cao năng lực và
chi phí cho công tác nghiên cứu và phát triển….

Doanh nghiệp thương mại góp phần đổi mới cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu
thông qua đổi mới chiến lược kinh doanh ngắn hạn và dài hạn với thị trường nước
đối tác, đổi mới phương thức tiến hành xúc tiến thương mại tầm vi mô với thị
trường nước đối tác cũng như các thị trường tiềm năng khác.

(3) Chủ thể Nhà khoa học

Các nhà khoa học dù ở tổ chức hay ngành nghề nào cũng có thể góp phần rất
lớn vào quá trình đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu thông qua các nghiên cứu lý
thuyết hay ứng dụng của mình.

Về nghiên cứu lý thuyết: Các công trình nghiên cứu đi sâu tìm hiểu đặc điểm,
nhu cầu tiêu dùng theo vùng miền của các nước đối tác thương mại, dự báo những
xu hướng tiêu dùng mới…có thể là căn cứ rất có tác dụng cho các doanh nghiệp sản
xuất phát triển sản phẩm và doanh nghiệp thương mại triển khai thị trường mới.

Về nghiên cứu ứng dụng: các nhà khoa học thông qua các phát minh, sáng chế,
sáng kiến đổi mới trong sản xuất…tạo đột phá trong sản xuất, giúp nâng cao vị thế
công nghệ, giúp nâng cao vị trí quốc gia trong các mạng lưới sản xuất khu vực và
toàn cầu.

1.1.2.3 Tiêu chí đánh giá sự đổi mới trong cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa song
phương

Hiện nay tại Việt Nam, chưa có một nghiên cứu nào đưa ra các tiêu chí cụ thể
và đầy đủ để đánh giá sự đổi mới cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu song phương.
Trong nghiên cứu này, tác giả đưa ra hai tiêu chí là lớn là Tính hiệu quả trong quan
hệ thương mại song phương và Khả năng đảm bảo phát triển bền vững quốc gia

(1) Tính hiệu quả trong quan hệ thương mại song phương

Tính hiệu quả trong quan hệ thương mại song phương của đối mới cơ cấu
hàng hóa xuất nhập khẩu có thể được xem xét qua các tiêu chí sau:

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
31

 Đổi mới cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu phải tận dụng được lợi thế so sánh
quốc gia: tỷ trọng giữa các nhóm hàng được xuất-nhập khẩu giữa hai nước
có sự thay đổi căn bản theo chiều hướng có lợi cho cả hai bên. Sự đổi mới
này cần có sự đột phá và phải tạo ra một cơ cấu hàng hóa mà trước đó hai
nước chưa từng đạt được trong thương mại song phương.

 Đổi mới cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu phải tác động tích cực đến tổng kim
ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu và cán cân thương mại song phương: Sự đổi
mới trong cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu giữa hai nước cần đảm bảo kim
ngạch xuất và nhập khẩu hàng hóa ngày càng tăng sự nhưng cán cân thương
mại hàng hóa giữa hai nước không mất cân bằng quá lớn trong dài hạn.

 Đổi mới cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu song phương phải tận dụng được
các ưu đãi trong các hiệp định thương mại song phương và đa phương: Sự
đổi mới cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu song phương cần tận dụng được
những ưu đãi thuế quan và hạn ngạch trong các thỏa thuận hợp tác và FTA
song phương, cũng như không vi phạm các thỏa thuận hợp tác và FTA mà
hai nước đã ký kết khác.

(2)Khả năng đảm bảo phát triển bền vững quốc gia

"Phát triển bền vững" là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và
hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và
bảo vệ môi trường (Kaulin, Freinkman, 2009). Sự đổi mới trong cơ cấu xuất nhập
khẩu theo đó cần đảm bảo:

 Đổi mới cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu phải đảm bảo tăng trưởng kinh tế:
Đổi mới cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu song phương cần góp phần đảm
bảo tăng trưởng kinh tế, góp phần đưa quốc gia hội nhập sâu rộng với kinh tế
khu vực và thế giới.

 Đổi mới cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu phải không tác động xấu đến môi
trường: Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu song phương cần đổi mới theo hướng
hướng giảm xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên, giảm nhập khẩu hàng hóa chất

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
32

lượng kém, công nghệ lạc hậu gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng
và môi trường tự nhiên.

 Đổi mới cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu phải góp phần phát triển xã hội: Cơ
cấu hàng xuất nhập khẩu song phương cần được đổi mới theo hướng tác
động tích cực công ăn việc làm, khuyến khích nâng cao tay nghề cho người
lao động.

1.2 Quan hệ giữa đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu và việc giảm nhập siêu
song phương

1.2.1 Một số vấn đề lý thuyết về nhập siêu

1.2.1.1 Khái niệm nhập siêu

Cán cân thương mại (hay xuất khẩu thuần, có khi được kí hiệu là NX) là sự chênh
lệch giữa tổng giá trị xuất khẩu tính bằng tiền với tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa tính
bằng tiền của một nước với nước ngoài trong một thời kỳ xác định, và được tính bằng
đồng tiền của quốc gia đó (Sullivan, Sheffrin, 2003).

Cán cân thương mại thường có các trạng thái là cân bằng (tổng kim ngạch xuất
khẩu bằng tổng kim ngạch nhập khẩu), thặng dư (tổng kim ngạch xuất khẩu vượt qua
tổng kim ngạch nhập khẩu) và cuối cùng là thâm hụt (tổng kim ngạch xuất khẩu nhỏ
hơn tổng kim ngạch nhập khẩu). Nhập siêu là cách gọi khác của thâm hụt cán cân
thương mại.

1.2.1.2 Nguyên nhân dẫn đến nhập siêu song phương

(1) Nguyên nhân từ xuất khẩu

Tăng trường xuất khẩu thấp hơn nhập khẩu: Xuất khẩu là nguồn động lực đóng
góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy phát triển các chuỗi dịch vụ, sản xuất,
tài chính- tiền tệ, và tăng quy mô cán cân thương mại tổng thể cũng như song phương
(Gros, 2013). Nếu tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa của một nền kinh tế thấp hơn hoặc
tương đương với tăng trưởng nhập khẩu sang nước đối tác, sẽ dẫn đến tình trạng nhập
siêu song phương.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
33

Tỷ trọng hàng thô và sơ chế quá cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu: Nếu tỷ
trọng hàng thô và sơ chế còn cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của một nước sang
một nước đối tác, sẽ dễ dẫn tác động tiêu cực lên cán cân thương mại song phương.
Nhóm hàng này có đặc điểm là tăng trưởng sản lượng có giới hạn, giá cả xuất khẩu
những hàng hóa xuất khẩu chủ lực biến động mạnh và khó lường. Khi tỷ trọng lớn kim
ngạch xuất khẩu lại phụ thuộc vào giá trên thị trường thế giới, nằm ngoài tầm kiểm soát
của doanh nghiệp và cơ quan chức năng, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này sang
một thì trường sẽ rất dễ bị tác động (Gallagher, 2015).

Tỷ lệ nội địa hóa của hàng hóa xuất khẩu thấp: Tỷ lệ nội địa hóa là tỷ lệ sử dụng
các nguyên vật liệu và phụ tùng công nghiệp sản xuất trong nước so với nhập khẩu. Gia
tăng tỷ lệ nội địa hóa có nghĩa là gia tăng tỉ lệ nguyên vật liệu và phụ tùng công nghiệp
sản xuất trong nước (Yean, 2001; Palanca, 2004). Khi hàng hóa xuất khẩu của một
nước sang một nước khác có tỷ lệ nội địa hóa thấp, giá trị xuất khẩu ròng của những
hàng xuất khẩu đó thấp, chưa tạo được nền tảng vững chắc để bù đắp nhập khẩu.

(2) Nguyên nhân từ nhập khẩu

Cơ cấu nhập khẩu chủ yếu là hàng hóa đầu vào sản xuất: Khi cơ cấu hàng hóa
nhập khẩu song phương của một nước chủ yếu là hàng hóa thuộc nhóm thứ nhất, tức là
hàng hóa thiết yếu, nguyên vật liệu và máy móc thiết bị cho sản xuất và xuất khẩu thì
nguy cơ nhập siêu cao vì đây là nhóm hàng tạo kim ngạch nhập khẩu rất cao (Mesquita,
2007; Soo, 2007)..

Nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị phục vụ các dự án đầu tư: Nếu kim ngạch
khẩu máy móc, thiết bị, hàng hóa của một nước từ nước đối tác để thực hiện các dự án
đầu tư cơ sở hạ tầng và các dự án không xuất khẩu chiếm tỷ trọng quá lớn trong tổng
kim ngạch nhập khẩu, trong khi hiệu quả đầu tư vào các ngành này không cao, không
tạo giá trị xuất khẩu sang ước đối tác đủ lớn, tình trạng nhập siêu hàng hóa có nguy cơ
xảy ra (Kilpatrick, 2006).

Tâm lý chuộng dùng hàng ngoại của người tiêu dùng: Cùng với tăng trưởng kinh
tế, nhu cầu nhập khẩu hàng tiêu dùng ngày càng tăng, nhất là những năm gần đây sau khi
gia nhập WTO, vì nhiều hàng hóa sản xuất trong nước chưa đủ sức cạnh tranh với hàng
nhập khẩu và tâm lý ưa chuộng hàng ngoại của nhóm người tiêu dùng có khả năng chi

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
34

trả lớn. Nếu nhu cầu tiêu dùng hàng xa xỉ nhập khẩu (ô tô, điện thoại di động và những
hàng không thiết yếu khác) quá lớn so với trình độ phát triển kinh tế trong khi nhà nước
không kiểm soát quyết liệt hoặc khả năng can thiệp yếu thì sẽ gây áp lực gia tăng nhập
siêu (Nguyễn Hoàng Giang (2008).

(3) Nguyên nhân từ khả năng và cơ cấu của nền kinh tế

Năng lực cạnh tranh của các ngành công nghiệp thấp: đây cũng là nguyên nhân
khiến hàng hóa của một nước khó cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu từ nước đối tác,
đặc biệt khi nước đối tác có nền công nghiệp chế biến phát triển vượt trội hơn hẳn
(Porter, 2008). Nếu nhu cầu máy móc thiết bị, đầu vào chiến lược và sản phẩm phụ trợ
cho tăng trưởng và phát triển kinh tế của một quốc gia quá lớn trong khi nước đối tác
có thể đáp ứng tốt và nhanh chóng với mức giá cả phù hợp, trong khi nước đó lại
không xuất khẩu được sang nước tối tác hàng hóa có giá trị tương xứng, cán cân
thương mại giữa hai quốc gia sẽ thâm hụt trong dài hạn.

Hội nhập kinh tế quốc tế: Hội nhập kinh tế quốc tế mang lại nhiều chuyển biến
tích cực cho một nền kinh tế nếu biết tận dụng các ưu đãi trong FTA song phương và
đa phương. Tuy nhiên, chính các FTA này cũng có khả năng tạo áp lực lớn hơn đối với
nhập siêu nếu các doanh nghiệp của một nước tiếp cận dễ dàng hơn tới hàng hóa nhập
khẩu của nước đối tác, khiến sức ép cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu tăng lên (Sohn,
Lee, 2008).

(4) Nguyên nhân từ tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái (còn được gọi là tỷ giá trao đổi ngoại tệ, tỷ giá Forex, tỷ giá FX
hoặc Agio) giữa hai tiền tệ là tỷ giá mà tại đó một đồng tiền này sẽ được trao đổi cho
một đồng tiền khác. Nó cũng được coi là giá cả đồng tiền của một quốc gia được biểu
hiện bởi một tiền tệ khác (O’Sullivan, Steven, 2003).

Tỷ giá hối đoái là nhân tố quan trọng vì nó ảnh hưởng đến giá tương đối giữa
hàng hóa trong nước với hàng hóa trên thị trường quốc tế. Thông qua tỷ giá, chính
phủ có thể tác động đến tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân thương mại
quốc tế. Khi đồng tiền nội tệ mất giá (tỷ giá tăng) thì giá cả hàng xuất khẩu của
quốc gia đó trở nên rẻ hơn, sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường quốc tế sẽ

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
35

được nâng cao. Khi ấy, mức cầu mở rộng và khối lượng hàng hoá xuất khẩu sẽ gia
tăng. Trong khi đó, giá hàng nhập khẩu từ nước ngoài trở nên đắt hơn, do đó hạn
chế nhập khẩu. Như vậy, sự tăng lên của tỷ giá làm nền kinh tế thu được nhiều
ngoại tệ, cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế được cải thiện. Ngược
lại, nếu giá của đồng nội tệ tăng lên so với đồng ngoại tệ (tỷ giá hối đoái giảm) sẽ
làm cho xuất khẩu giảm đi, nhập khẩu tăng lên và cán cân thanh toán trở nên xấu
hơn (Lane, Milesi, 2002).

1.2.2 Các nhân tố tác động chung đến đổi mới cơ cấu xuất nhập khẩu và cán cân
thương mại song phương

1.2.2.1 Sáu thành tố thuộc mô hình Kim cương của Michael Porter

Cán cân thương mại hàng hóa và cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu của một
quốc gia có mối liên quan chặt chẽ, nhưng cả hai vấn đề này đều là kết quả của sự
vận hành của nền kinh tế. Do đó, cần thiết phải xác định những “nguyên nhân
chung” tác động đến cả hai. Những nguyên nhân này sẽ là căn cứ để xác định hệ
thống các giải pháp mà ba chủ thể Nhà nước, Doanh nghiệp và Nhà khoa học cần
thực hiện. Khi tác động đến những yếu tố chung này, cơ cấu xuất nhập khẩu hàng
hóa được đổi mới, kéo theo sự cải thiện rõ rệt trong cán cân thương mại hàng hóa
song phương.

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy sáu thành tố trong mô hình Kim
cương của Michael Porter (Porter, 1998) có thể đáp ứng được yêu cầu này. Mô hình
này giải thích nguyên nhân tại sao một quốc gia đạt được sự thành công quốc tế
trong một ngành cụ thể. Theo Michael E. Porter, năng lực cạnh tranh quốc gia là
tổng hợp các thể chế, chính sách và nhân tố quyết định mức độ hiệu quả và tính
năng suất của một quốc gia. Cụm từ “Lợi thế cạnh tranh quốc gia” ở đây được giới
hạn trong quan hệ thương mại song phương chứ không phải trong toàn bộ các lĩnh
vực.

Điều kiện về các yếu tố sản xuất (Dưới đây gọi tắt là Yếu tố sản xuất): các
yếu tố sản xuất dụ như nguồn lao động có kỹ năng hoặc cơ sở hạ tầng cần thiết để
cạnh tranh trong một ngành cụ thể.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
36

Các điều kiện về nhu cầu (Dưới đây gọi tắt là Nhu cầu): nhu cầu trong nước
đối với hàng hóa hoặc dịch vụ.

Các ngành phụ trợ và liên quan (Dưới đây gọi tắt là Các ngành phụ trợ): sự
hiện diện hoặc không sẵn có của các ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan.

Chiến lược, cơ cấu và mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp (dưới đây gọi tắt
là Doanh nghiệp): các điều kiện quản lý các công ty được tạo ra, tổ chức, và quản
trị…

Cơ hội: Những cơ hội xảy đến có thể tái cấu trúc lại ngành và mang lại cơ
hội cho các công ty của một nước vượt lên những công ty khác.

Chính phủ: thông qua các chính sách, chính phủ có thể làm giảm đi hoặc cải
thiện lợi thế quốc gia, như các quy định giúp điều chỉnh các điều kiện về cầu, các
chính sách chống độc quyền có thể tác động tới mức độ cạnh tranh nội bộ ngành,
đầu tư của chính phủ vào giáo dục đào tạo có thể thay đổi điều kiện về các yếu tố
sản xuất.

Mỗi một trong số sáu thuộc tính này xác định một điểm trên mô hình Kim
cương lợi thế cạnh tranh quốc gia. Ảnh hưởng của một điểm thường tùy thuộc vào
trạng thái của các điểm khác.

1.2.2.2 Sự hợp lý trong việc vận dụng Mô hình Kim cương trong nghiên cứu

Trong mục 1.2.2.1, tác giả đã giới thiệu mục đích và các yếu tố cấu thành của Mô
hình Kim cương. Tác giả cho rằng sáu nhân tố trên đều tác động đến cả cơ cấu hàng
hóa xuất nhập khẩu và cán cân thương mại hàng hóa song phương. Muốn đổi mới
cơ cấu xuất nhập khẩu để giảm nhập siêu, cần tác động đồng thời đến cả 6 thành tố
này. Trong mục này, tác giả đưa ra một số giải thích và chứng minh việc vận dụng Mô
hình này làm khung lý thuyết giải thích mối quan hệ giữa cơ cấu hàng hóa xuất nhập và
cán cân thương mại song phương là hợp lý.

 Sáu thành tố của Mô hình Kim cương tương đương với các nhân tố quyết định
cơ cấu hàng xuất nhập khẩu song phương. Có nhiều yếu tố quyết định cơ cấu
hàng xuất nhập khẩu hàng hóa song phương như lợi thế so sánh quốc gia,
khoảng cách địa lý giữa hai nước, Mô hình tăng trưởng, chiến lược kinh doanh

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
37

của doanh nghiệp, sức mua và thị hiếu của người tiêu dùng hai nước. Có thể
nhận thấy rất rõ, hoàn toàn có thể quy các yếu tố đó vào 6 nhóm tương ứng với 6
thành tố thuộc Mô hình kim cương như bảng 1.1 dưới đây.

Bảng 1.1 Chuyển đổi các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu hàng hóa nhập khẩu
sang các thành tố của mô hình Kim cương

STT Nhóm yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu hàng hóa Thành tố tương ứng trong
xuất nhập khẩu mô hình Kim cương

1 Lợi thế so sánh quốc gia Yếu tố sản xuất

2 Khoảng cách địa lý giữa hai quốc gia

3 Mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế quốc gia Chính phủ

4 Chính sách thương mại quốc tế

5 Hiệp định thương mại song phương và đa phương

6 Đầu tư trực tiếp nước ngoài

7 Chiến lược kinh doanh và nỗ lực của doanh nghiệp Doanh nghiệp

8 Mức độ tham gia vào mạng lưới sản xuất khu Các ngành phụ trợ
vực/toàn cầu của doanh nghiệp

9 Sức mua và thị hiếu tiêu dùng của người dân Nhu cầu

10 Năng lực sản xuất quốc gia: dân số, GDP

11 Năng lực và mức đầu tư cho R&D Cơ hội

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

 Để hạn chế nhập siêu với một quốc gia bạn hàng, các giải pháp có thể sử dụng
là hạn chế nhập khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu, các biện pháp liên quan đến tỷ
giá…Dù sử dụng giải pháp nào thì cũng đầu tiên cũng cần các chính sách đến từ
Chính phủ, sự thực thi của Doanh nghiệp và sự đón nhận của Nhu cầu nội địa.
Như vậy, sử dụng Mô hình Kim cương để phân tích và giải thích nguyên nhân,
cũng như đưa giải pháp hạn chế nhập siêu là phù hợp.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
38

 Mô hình Kim cương bao hàm đầy đủ các yếu tố chủ chốt của một nền kinh tế,
các yếu tố này tác động rất lớn và quyết định cơ cấu hàng xuất nhập khẩu và cán
cân thương mại hàng hóa. Khi một quốc gia yếu kém trong cả 6 thành tố này,
quốc gia đó sẽ bất lợi trong trao đổi thương mại với một nước đối tác. Khi sáu
thành tố này được nâng cấp phù hợp, lợi thế cạnh tranh quốc gia được cải thiện
thì theo đó cả cơ cấu hàng xuất nhập khẩu được lành mạnh hóa, cán cân thương
mại hàng hóa được cải thiện.

Với những luận giải này, tác giả cho rằng việc lựa chọn Mô hình kim cương về
lợi thế cạnh tranh quốc gia của Micheal Porter làm khung lý thuyết cho đề tài này
vừa khả thi vừa có tính mới.

1.2.2.3 Quan hệ giữa đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu và cán cân thương mại
song phương qua các thành tố tác động chung

Dưới đây tác giả phân tích sự tác động của sáu thành tố của lợi thế cạnh
tranh theo mô hình Kim cương của Porter đến cơ cấu xuất nhập khẩu song phương,
và tương ứng tác động đến cán cân thương mại song phương.

Bảng 1.2 Tác động của yếu tố Chính phủ đến cơ cấu xuất nhập khẩu và cán
cân thương mại song phương

Tác động đến cơ cấu xuất Tác động đến cán cân
Yếu tố
nhập khẩu song phương thương mại song phương

Chính Năng lực quản Sự yếu kém của chính phủ Sự sai lầm trong chính sách
phủ lý trong quản lý thương mại thương mại và yếu kém trong
song phương giữa hai nước quản lý của chính phủ trong
có thể dẫn đến sự phụ thuộc quản lý thương mại song
xuất khẩu và nhập khẩu, tác phương giữa hai nước sẽ kéo
động toàn diện đến cơ cấu tụt sự phát triển của toàn bộ
xuất nhập khẩu song nền kinh tế, dẫn đến nhập siêu
phương trong dài hạn.

Cơ cấu kinh tế Quyết định cơ cấu sản xuất, Có xu hướng nhập siêu nếu
và mô hình từ đó quyết định kim ngạch duy trì mô hình tăng trưởng

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
39

tăng trưởng và hàm lượng lao động-tài theo chiều rộng quá lâu, nền
nguyên-vốn-công nghệ kinh tế chủ yếu dựa vào khai
trong cơ cấu hàng hóa nhập thác tài nguyên, không phát
khẩu và xuất khẩu triển được công nghệ chế biến

Tự do hóa Nếu tận dụng tốt các FTA Hàng hóa nhập khẩu từ các
thương mại sẽ giúp đa dạng hóa cơ cấu nước thành viên FTA sẽ thâm
(hiệp định ngành hàng xuất khẩu, thúc nhập và cạnh tranh mạnh với
thương mại ) đẩy xuất khẩu các loại hàng hàng hóa trong nước.
hóa thế mạnh vào các thị Việc tham gia quá nhiều FTA
trường nước thành viên. khi nền kinh tế có sức cạnh
Cơ cấu hàng nhập khẩu tranh yếu sẽ dễ dẫn đến tình
trở nên đa dạng hơn cả về trạng nhập siêu.
chủng loại, hàm lượng do
buộc phải giảm thuế nhập
khẩu theo cam kết.

Chính sách Giúp đa dạng hóa hàng hóa Giúp tăng kim ngạch xuất
khuyến khích cơ cấu hàng xuất khẩu khẩu, tác động tích cực đến
xuất khẩu cán cân thương mại.

Chính sách thu Các doanh nghiệp FDI tác Nếu khu vực FDI hoạt động
hút FDI động mạnh đến cơ cấu hàng mạnh hơn hẳn các khu vực
hóa xuất nhập khẩu thông khác, cộng thêm công nghiệp
qua việc nhập khẩu nguyên phụ trợ kém phát triển, nhu
liệu để sản xuất phục vụ cầu nhập khẩu để phục vụ
xuất khẩu xuất khẩu quá lớn sẽ dẫn đến
nhập siêu trong dài hạn.

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Chính phủ là nhân tố tác động đầu tiên quyết định cơ cấu hàng xuất nhập khẩu
vì chính phủ nắm quyền quyết định mô hình tăng trưởng kinh tế quốc gia, nỗ lực
hội nhập kinh tế quốc tế, ban hành các chính sách thương mại và đầu tư. Năng lực

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
40

quản lý của Chính phủ trong quản lý hoạt động thương mại song phương củng ảnh
hưởng rất lớn đến cán cân thương mại giữa hai nước.

Bảng 1.3 Tác động của Yếu tố sản xuất đến cơ cấu xuất nhập khẩu và cán cân
thương mại song phương

Tác động đến cơ cấu xuất Tác động đến cán cân
Yếu tố
nhập khẩu song phương thương mại song phương

Yếu tố Các yếu tố cơ Tác động rất lớn đến cơ cấu Có thể dẫn đến nhập siêu nếu
sản xuất bản (nguồn tài hàng hóa xuất khẩu về hàm cơ cấu xuất khẩu là hàng hóa
nguyên thiên lượng tài nguyên và lao hàm lượng tài nguyên cao, kỹ
nhiên, khí hậu, động năng lao động thấp vì tài
vị trí địa lý và Tác động đến cơ cấu hàng nguyên là hữu hạn, không thể
nhân khẩu nhập khẩu thông qua nhu khai thác lâu dài.
học) cầu đối với hàng hóa trong Tỷ lệ thương mại nội ngành
nước không sản xuất được cao cho thấy tỷ lệ nội địa hóa
hoặc sản xuất không hiệu thấp, giá trị gia tăng trong
quả tăng lên. hàng xuất khẩu thấp, dễ dẫn

Vị trí địa lý của hai quốc đến nhập siêu.


gia có thể tác động đến tỷ lệ
thương mại nội ngành của
một số loại hàng hóa nhất
định.

Các yếu tố tiên Tác động đến hàm lượng Nhập siêu có thể cải thiện nếu
tiến (cơ sở công nghệ, hàm lượng kỹ các yếu tố tiên tiến được đầu
hạ tầng, hạ thuật, hàm lượng vốn trong tư phát triển
tầng thông tin, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu
hạ tầng quản
lý, hạ tầng kỹ
thuật, lao động
có kỹ năng và
trình độ cao)

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
41

Các yếu tố sản xuất bao gồm Các yếu tố cơ bản (nguồn tài nguyên thiên nhiên,
khí hậu, vị trí địa lý và nhân khẩu học) và Các yếu tố tiên tiến (cơ sở hạ tầng, hạ
tầng thông tin, hạ tầng quản lý, hạ tầng kỹ thuật, lao động có kỹ năng và trình độ
cao) tác động lớn đến hàm lượng lao động, tài nguyên, công nghệ và giá trị gia tăng
trong cơ cấu hàng xuất nhập khẩu. Nếu các yếu tố cơ bản bất lợi và yếu tố tiên tiến
bị hạn chế, tình trạng nhập siêu song phương là điều khó tránh khỏi.

Bảng 1.4 Tác động của yếu tố Nhu cầu đến cơ cấu xuất nhập khẩu và cán cân
thương mại song phương

Tác động đến cơ cấu xuất Tác động đến cán cân
Yếu tố
nhập khẩu song phương thương mại song phương

Nhu Quy mô, dung Dung lượng thị trường Nhu cầu trong nước quá lớn
cầu lượng thị quyết định nhu cầu nhập đối với những loại hàng hóa
trường khẩu lớn hoặc nhỏ. nhập khẩu nhất định có nguy

Thị trường trong nước lớn cơ dẫn đến nhập siêu


cũng có thể khiến lượng
hàng xuất khẩu giảm bớt

Thị hiếu tiêu Người tiêu dùng trong nước Hàng nội địa không được đón
dùng của ưa chuộng hàng ngoại hay nhận trong nước sẽ bị hàng
người dân không tin tưởng hàng hóa nhập khẩu cạnh tranh mạnh,
nước xuất trong nước sẽ dẫn đến tình vừa không bán được không
khẩu/nhập trạng nền sản xuất trong nước vừa không có điều kiện
khẩu nước kém phát triển, các nâng cấp để xuất khẩu, dẫn
thương hiệu trong nước đến tình trạng nhập siêu.
không có cơ hội phát triển
mạnh và nâng cấp sản phẩm
nhằm đẩy mạnh xuất khẩu

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Nhu cầu trong nước cũng tác động đến chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Nếu hàng nội không được đón nhận bởi người tiêu dùng trong nước, cơ cấu

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
42

sản xuất sẽ khó được cải thiện, tác động trực tiếp đến cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa
nói chung.

Bảng 1.5 Tác động của yếu tố Doanh nghiệp đến cơ cấu xuất nhập khẩu và cán
cân thương mại song phương

Tác động đến cơ cấu xuất Tác động đến cán cân
Yếu tố
nhập khẩu song phương thương mại song phương

Doanh Chiến lược Nếu doanh nghiệp trong Cán cân thương mại song
nghiệp kinh doanh nước không có chiến lược phương có xu hướng thâm hụt
ngắn hạn và kinh doanh nghiêm túc và nên các doanh nghiệp thiếu
dài hạn của dài hạn với doanh nghiệp chiến lược kinh doanh hợp lý,
doanh nghiệp nước đối tác, cơ cấu hàng hiệu quả.
xuất nhập khẩu song
phương sẽ kém ổn định,
không đa dạng

Năng lực cạnh Năng lực cạnh tranh của Năng lực cạnh tranh của
tranh của doanh nghiệp quá thấp sẽ doanh nghiệp trong nước quá
doanh nghiệp dẫn đến việc không xuất yếu thể hiện ra ở việc sản
khẩu được nhiều hàng hóa phẩm không có sức cạnh
sang nước đối tác, ngược lại tranh, khó xuất khẩu hoặc kim
bị hàng nhập khẩu cạnh ngạch thấp, dễ dẫn đến tình
tranh trên thị trường nội trạng nhập siêu.
địa.

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Doanh nghiệp (bao gồm cả doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại)
là nhân tố tác động rất lớn đến cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu song phương cũng
như cán cân thương mại hàng hóa song phương. Nếu có chiến lược sản xuất và kinh
doanh phù hợp cho thị trường nước đối tác, doanh nghiệp sẽ góp phần cải thiện kim
ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa, từ đó lành mạnh hóa cán cân thương mại song
phương.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
43

Bảng 1.6 Tác động của yếu tố Công nghiệp phụ trợ và Cơ hội đến cơ cấu xuất
nhập khẩu và cán cân thương mại song phương

Tác động đến cán cân


Tác động đến cơ cấu xuất
Yếu tố thương mại song
nhập khẩu song phương
phương

Công Công nghiệp hỗ trợ kém phát Nếu tỷ lệ nội địa hóa
nghiệp triển dẫn đến việc cần nhập khẩu trong hàng hóa xuất khẩu
phụ trợ nhiều nguyên phụ liệu, linh kiện, thấp, thu nhập từ xuất
thiết bị, máy móc phục vụ nhu khẩu không bù đắp nổỉ
cầu sản xuất tiêu dùng trong chi tiêu cho nhập khẩu sẽ
nước và xuất khẩu dẫn đến nhập siêu.

Phát triển công nghiệp


phụ trợ giúp giảm kim
ngạch nhập khẩu nguyên
liệu đầu vào sản xuất, qua
đó hạn chế các căng thẳng
về thâm hụt cán cân
thương mại

Cơ hội Nghiên cứu, Các nghiên cứu, phát minh, sáng Nâng cao kim ngạch xuất
phát minh, chế quan trọng có thể thay đổi khẩu, hạn chế nhập khẩu
sáng chế cấu trúc của cả một ngành sản những hàng hóa tương tự,
xuất, góp phần đáng kể vào hàm từ đó làm giảm nhập siêu.
lượng chất xám và giá trị gia
tăng trong hàng xuất khẩu

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Công nghiệp phụ trợ quyết định tỷ lệ nội địa hóa, đồng nghĩa với giá trị gia tăng
trong hàng hóa xuất khẩu. Nếu công nghiệp phụ trợ của một nền kinh tế chậm phát
triển, nhu cầu nhập khẩu nguyên phụ liệu, linh kiện, máy móc thiết bị từ nước đối
tác quá lớn trong khi kim ngạch xuất khẩu không cao, tình trạng nhập siêu là khó

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
44

tránh khỏi. Với yếu tố Cơ hội, các nghiên cứu, phát minh hay sáng chế là “cú hích”
vô cùng quan trọng với nền công nghiệp của mỗi quốc gia, có khả năng mang lại sự
đổi mới căn bản trong cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu.

Tổng hợp các vấn đề lý thuyết bên trên, có thể nhìn rõ mối quan hệ giữa các thủ
thể đổi mới là Nhà nước, Doanh nghiệp và Nhà khoa học. Ba chủ thể này tác động
đến sáu thành tố Yếu tố sản xuất, Chính phủ, Doanh nghiệp, Các ngành phụ trợ,
Nhu cầu và Cơ hội. Sự đổi mới của đồng thời sáu thành tố này sẽ kéo theo sự đổi
mới trong cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu phương theo hướng làm cho kim ngạch
xuất khẩu tăng nhanh hơn kim ngạch nhập khẩu. Đây là điều kiện căn bản để cải
thiện cán cân thương mại song phương.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
45

ĐỔI MỚI
CHỦ THỂ ĐỐI MỚI
GIẢM
NHÀ NƯỚC
Yếu tố sản xuất ĐỔI MỚI CƠ CẤU NHẬP
DOANH NGHIỆP Chính phủ XUẤT NHẬP KHẨU SIÊU
NHÀ KHOA HỌC Doanh nghiệp HÀNG HÓA
Các ngành phụ trợ SONG
SONG PHƯƠNG
Nhu cầu PHƯƠNG
Cơ hội

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Hình 1.1 Mô hình đổi mới cơ cấu xuất nhập khẩu nhằm giảm nhập siêu song phương

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
46

1.3 Kinh nghiệm đổi mới cơ cấu hàng hóa xuất nhập với Trung Quốc để giảm
nhập siêu

Trước một nền kinh tế định hướng xuất khẩu với năng lực cạnh tranh vượt trội
như Trung Quốc, nhiều quốc gia châu Á đã rơi vào thế nhập siêu. Tuy nhiên, cũng
có một số nền kinh tế sau một giai đoạn nhập siêu với Trung Quốc đã lội ngược
dòng thành công, cân bằng cán cân thương mại và tiến tới xuất siêu sang Trung
Quốc. Trong phần này, tác giả lựa chọn Malaysia làm ví dụ nghiên cứu kinh nghiệm
đổi mới cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu nhằm hạn chế nhập siêu với Trung Quốc.

Lý do tác giả lựa chọn quốc gia này để nghiên cứu kinh nghiệm là:

Thứ nhất, Malaysia là nước châu Á có trình độ phát triển không quá cao nếu
so sánh với Việt Nam. Tuy Trung Quốc cũng xuất siêu sang Nhật Bản và Hàn Quốc
nhưng hai quốc gia châu Á này đã bỏ xa Việt Nam về trình độ phát triển công nghệ
cũng như sản xuất. Việc nghiên cứu kinh nghiệm của Malaysia là phù hợp với điều
kiện của Việt Nam, một nước đang phát triển với cơ cấu kinh tế chậm cải tiến.

Thứ hai, Malaysia từng có giai đoạn có cơ cấu hàng xuất nhập khẩu tương
đồng với Việt Nam và cũng lựa chọn mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu giống
như Việt Nam. Nước này đã có sự thay đổi căn bản về cơ cấu hàng hóa xuất nhập
khẩu với Trung Quốc, từ xuất khẩu dựa vào sản phẩm tài nguyên thiên nhiên sang
xuất khẩu hàng hóa thiết bị công nghệ tiên tiến. Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt
Nam sang Trung Quốc cũng chủ yếu là hàng hóa sơ cấp, sử dụng nhiều tài nguyên
và lao động, và đến nay vẫn chưa cải thiện được cơ cấu này. Kinh nghiệm đổi mới
cơ cấu xuất nhập khẩu đề hạn chế nhập siêu, từ đó tiến tới xuất siêu của Malaysia
rất đáng để Việt Nam học tập.

Thứ ba, Malaysia từng có giai đoạn nhập siêu với Trung Quốc nhưng đã dần
cân bằng được cán cân thương mại và chuyển sang xuất siêu với quốc gia này. Tác
giả cho rằng lựa chọn Malaysia làm hình mẫu nghiên cứu kinh nghiệm đổi mới cơ
cấu hàng xuất nhập khẩu và giảm nhập siêu với Trung Quốc là hợp lý.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
47

1.3.1 Giới thiệu về nền kinh tế Malaysia

Malaysia là quốc gia thu nhập trung bình đã thực hiện quá trình tái cơ cấu từ
nền kinh tế phát triển dựa vào nông nghiệp chuyển sang công nghiệp và dịch vụ từ
những năm 1970. Từ một quốc gia chủ yếu sản xuất nguyên liệu thô, quốc gia này
đã trở thành nền kinh tế mới nổi phát triển đa ngành.

Malaysia và Trung Quốc chính thức thiết lập quan hệ từ năm 1974. Kể từ năm
1990 trở lại đây, cả xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa của Malaysia với Trung Quốc
đều tăng với tốc độ cao. Sau khi ký kết ACFTA, quan hệ thương mại giữa hai nước
càng phát triển mạnh. Malaysia nhập siêu trong giai đoạn trước năm 1991 và bắt
đầu xuất siêu ổn định sang Trung Quốc từ năm 1992. Giá trị nhập siêu của Malaysia
không lớn, cao nhất đạt 452 triệu USD vào năm 1990. Kể từ năm 1981 là năm tác
giả thu thập được số liệu thống kê đến năm 1991, Malaysia cũng có những năm
xuất siêu như năm 1984-1986, 1987-1989. Kể từ năm 1992, giá trị xuất siêu của
Malaysia sang Trung Quốc không ngừng tăng với tốc độ cao (Nguyễn Thị Nhật Thu,
2015)

1.3.2 Đổi mới trong cơ cấu hàng xuất nhập khẩu của Malaysia với Trung Quốc

Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu có sự khác biệt rõ rệt trong giai đoạn Malaysia
nhập siêu và xuất siêu với Trung Quốc.

1.3.2.1 Giai đoạn nhập siêu với Trung Quốc

(1)Cơ cấu xuất khẩu: Trong giai đoạn nhập siêu với Trung Quốc, Malaysia chủ yếu
xuất khẩu sang Trung Quốc nguyên liệu thô (chiếm tỷ trọng trên 80% năm 1984, đến
năm 1992 vẫn còn khoảng 40%). Nhóm hàng hóa chế biến chiếm tỷ trọng rất cao,
khoảng trên 70% vào năm 1985. Điểm đáng chú nhất trong cơ cấu hàng xuất khẩu của
Malaysia sang Trung Quốc là tỷ trọng hàng máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng
có thay đổi rất lớn. Trong giai đoạn nhập siêu, Malaysia đã xuất khẩu một lượng máy
móc thiết bị sang Trung Quốc nhưng tỷ trọng chưa lớn, chỉ khoảng dưới 10%.

Nếu xem xét theo hàm lượng công nghệ trong hàng hóa, lấy mốc là năm 1995,
Malaysia xuất khẩu hàng hóa sơ cấp sang Trung Quốc với tỷ trọng rất lớn (55%),
Hàng thâm dụng lao động và tài nguyên chiếm 25%, Hàng thâm dụng kỹ năng và

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
48

công nghệ thấp chiếm 2%, Hàng thâm dụng kỹ năng và công nghệ trung bình chiếm
9%, nhóm hàng sử dụng kỹ năng lao động và công nghệ cao chỉ chiếm 8%, còn lại
là các hàng hóa khác.

(2)Cơ cấu nhập khẩu: Trước năm 1992 là mốc Malaysia bắt đầu xuất siêu sang
Trung Quốc, nước này chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc thực phẩm và động vật
sống (SITC 0), nhóm hàng này có năm chiếm tỷ trọng tới khoảng 75% trong tổng
kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc. Hàng chế biến các loại (SITC 6) cũng là
nhóm hàng Malaysia nhập khẩu nhiều trong giai đoạn này. Các nhóm hàng sản
phẩm hóa học (SITC 5), nhiên liệu (SITC 3).....dao động không ổn định. Trong giai
đoạn này, nhóm máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng (SITC7) tuy chưa chiếm
tỷ trọng lớn nhưng tăng đều qua các năm.

Phân theo yếu tố hàm lượng công nghệ trong hàng hóa, Malaysia nhập khẩu từ
Trung Quốc 5 nhóm hàng với tỷ trọng khá đồng đều. Hàng sơ cấp và hàng thâm
dụng tài nguyên chiếm tỷ trọng khá lớn (khoảng 20%), nhóm hàng thâm dụng kỹ
năng và công nghệ trung bình chiếm khoảng 19%, nhóm hàng thâm dụng kỹ năng
và công nghệ cao chiếm cao nhất 23%, còn lại là hàng hóa khác.

1.3.2.2 Giai đoạn xuất siêu sang Trung Quốc

(1)Cơ cấu xuất khẩu: Trong giai đoạn xuất siêu sang Trung Quốc, có thể thấy tỷ
trọng nhóm hàng máy móc thiết bị xuất khẩu sang nước này của Malaysia chiếm tỷ
trọng áp đảo so với các nhóm hàn còn lại. Giá trị xuất khẩu máy móc thiết bị sang
Trung Quốc không ngừng tăng từ năm 1994 và đạt đỉnh cao vào năm 2006 với tỷ
trọng đến 60%.

(2)Cơ cấu nhập khẩu: Malaysia có xu hướng giảm tỷ trọng nhóm thực phẩm, đồ
uống, nguyên liệu, nhiên liệu. Các nhóm hàng chính nhập khẩu từ Trung Quốc hiện
tập trung vào sản phẩm hóa học, hàng chế biến, máy móc thiết bị. Đến năm 2014, tỷ
trọng nhập khẩu hàng sơ cấp từ Trung Quốc của Malaysia giảm mạnh. Nhóm hàng
thâm dụng lao động và tài nguyên và thâm dụng kỹ năng và công nghệ thấp giảm
xuống, nhóm hàng thâm dụng kỹ năng và công nghệ trung bình tăng lên. Đáng chú
ý nhất là nhóm hàng sử dụng kỹ năng lao động và công nghệ cao đã chiếm tỷ trọng
khoảng 50% hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Như vậy, tỷ trọng hàng hóa công nghệ

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
49

cao là xấp xỉ nhau trong cơ cấu hàng xuất khẩu và nhập khẩu của Malaysia với
Trung Quốc.

Trong giai đoạn 1995 đến nay, giá trị xuất siêu nhóm hàng máy móc thiết bị
không ngừng tăng và dần chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị xuất siêu sang Trung
Quốc. Từ năm 2005 đến 2011, xuất siêu nhóm hàng này luôn chiếm khoảng 80% tổng
kim ngạch xuất siêu sang Trung Quốc. Từ năm 2012 trở đi, xuất siêu máy móc thiết bị
còn cao hơn mức xuất siêu chung. Có thể khẳng định, máy móc thiết bị, mà chủ yếu là
linh phụ kiện của thiết bị điện-điện tử đã giúp Malaysia bù đắp cho những nhóm hàng
cần nhập khẩu nhiều và đạt thặng dự thương mại với Trung Quốc.

1.3.3 Giải pháp đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu của Malaysia

1.3.3.1 Về giải pháp của Nhà nước

(1) Linh hoạt và nhạy bén trong chuyển đổi chiến lược phát triển kinh tế

Từ những năm 50- 60, Malaysia đã thực hiện Chiến lược công nghiệp hóa thay
thế nhập khẩu, trong đó đáng chú ý nhất là việc Chính phủ hỗ trợ cho doanh nghiệp
máy móc thiết bị và các ưu đãi thuế. Đây là chiến lược mấu chốt đưa Malaysia trở
thành nền kinh tế đa ngành, giảm thiểu sự phụ thuộc quá mức vào hàng tiêu dùng
nhập khẩu, tận dụng được một số nguồn lực tự nhiên, tạo công ăn việc làm và góp
phần tăng trưởng kinh tế (Yue, 2011).

Chính sách kinh tế mới (New Economy Policy-NEP) được Malaysia triển khai
ngày từ năm 1970. NEP hướng mạnh vào Chiến lược công nghiệp hóa phục vụ xuất
khẩu để thúc đẩy tăng trưởng nhanh nền kinh tế, giảm thất nghiệp và đặc biệt là
mang đến cơ hội mở doanh nghiệp cho người dân bản địa. Hai ngành dệt may và
điện tử có sự tăng trưởng đáng kể, từ đó giúp sản xuất hàng chế biến của nước này
được mở rộng với sự hỗ trợ từ các Khu thương mại tự do (Free trade Zone). Tuy
nhiên chính phủ Malaysia nhận thấy xuất khẩu hàng chế biến chỉ giới hạn ở một số
loại sản phẩm và tăng trưởng không đáng kể trong khu vực hàng chế biến. Do đó,
nước này chuyển sang Chiến lược công nghiệp hóa phục vụ xuất khẩu giai đoạn hai,
tập trung chủ yếu là thúc đẩy công nghiệp nặng thông qua sự can thiệp trực tiếp của
chính phủ trong nửa đầu những năm 80. “Chính sách học tập các nước Đông Á”

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
50

(Look East Policy) được đưa ra trong giai đoạn này do Chính phủ Malaysia rất
khâm phục thành công trong lĩnh vực công nghiệp nặng của Nhật Bản và Hàn Quốc
(Tong, Seng, 2009).

(2)Thực hiện công nghiệp hóa quyết liệt, thoát khỏi “Lời nguyền tài nguyên“

Malaysia là một quốc gia điển hình về một nền kinh tế tương đối giàu tài
nguyên thiên nhiên có thể thoát khỏi "Lời nguyền tài nguyên" và trở thành một nền
kinh tế công nghiệp hóa trong khoảng 20 năm. Quá trình chuyển đổi cơ cấu thông
qua đa dạng hóa, với các sản phẩm chế biến ngày càng cạnh tranh trên thị trường
xuất khẩu toàn cầu được quốc gia này thực hiện không ngừng nghỉ. Các ngành công
nghiệp sản xuất dựa vào tài nguyên như cao su và dầu cọ ban đầu là sản phẩm chủ
yếu trong cơ cấu xuất khẩu nói chung cũng như với Trung Quốc nói riêng của
Malaysia, nhưng quốc gia này đã lựa chọn sự chuyển đổi theo hướng di chuyển lên
các sản phẩm thích hợp trong các chuỗi giá trị gia tăng phức tạp, và điều này cũng
đúng đối với các lĩnh vực sản xuất (Yoeh, Ooi, 2007).

Ngay từ năm 1996, khi Malaysia bắt đầu triển khai “Kế hoạch làm chủ công
nghiệp lần thứ hai”, nước này thể hiện rõ các mục tiêu là từ bỏ các hoạt động lắp
ráp, tiến thẳng vào hoạt động chế tạo làm phong phú thêm chuỗi giá trị dựa vào các
khu công nghiệp chế tạo điện tử năng suất cao. Mục tiêu này dựa vào hai yếu tố cơ
bản là đẩy mạnh các hoạt động chế tạo và thành lập các khu công nghiệp điện tử
quy mô lớn. Nước này đã xây dựng 4 khu công nghiệp điện tử là Penang, Selangor,
khu vực phía Nam Ihor và Multimedia Super Corridor xung quanh Kualalumper
(Yean, 2001, tr18).

Từ năm 2001, Trung Quốc đã trở thành bạn hàng lớn thứ 4 của Malaysia.
Quan hệ thương mại giữa hai nước đã phát triển mạnh kể từ khủng hoàng tài chính
năm 1997-1998 (Kwek, Tham, 2005). Sự phát triển mạnh mẽ trong hợp tác thương
mại giữa hai nước là do việc Trung Quốc hội nhập thành công vào mạng lưới sản
xuất khu vực và toàn cầu. Trong giai đoạn 1995-2004, Trung Quốc đã di chuyển từ
“ngoại vi“ vào “trung tâm“ của mạng lưới, có nghĩa là Trung Quốc đã có một mối
liên hệ rất chặt chẽ với các nước khác thông qua trao đổi hàng hóa đầu vào trung
gian và nguyên liệu sản xuất.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
51

(3)Thành lập Hiệp hội xuất nhập khẩu hàng hóa với Trung Quốc

Hiệp hội các nhà xuất khẩu và nhập khẩu hàng Trung Quốc của Malaysia (The
China Goods Importers and Exporters Association of Malaysia), tiền thân của
Phòng Thương mại Malaysia-Trung Quốc, được thành lập đặc biệt để "phục vụ cho
lợi ích của các nhà nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc và để tận dụng lợi thế lớn
trong thương mại với Trung Quốc sau khi chính phủ Malaysia bãi bỏ hạn chế đi du
lịch đến Trung Quốc và tạo môi trường kinh doanh thông thoáng" (Jongwanich,
William, 2009). Đây có thể nói là một bước tiến quan trọng cho thấy chính phủ
Malaysia ý thức rõ tầm quan trọng của thị trường Trung Quốc. Hiệp hội này giúp
ích rất nhiều cho các doanh nghiệp Malaysia trong việc xúc tiến xuất khẩu hàng hóa
sang Trung Quốc, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu.

(4)Tận dụng tốt nguồn vốn FDI

Ưu tiên thu hút FDI vào những ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu: Ngay từ
những năm 50-60 của thế kỷ trước, Malaysia khuyến khích thu hút FDI vào những
ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu bằng việc giảm thuế thu nhập tới 3 năm cho các
doanh nghiệp đầu tư vào những ngành được lựa chọn. Tuy nhiên, từ năm 1996,
Malaysia đã khuyến khích đầu tư cho các dự án công nghệ cao, công nghệ sinh học,
quang điện tử, công nghệ không dây và vật liệu tiên tiến. Để thu hút các công ty
công nghệ đẳng cấp thế giới (cả trong nước và ngoài nước) và khuyến khích phát
triển ngành công nghệ thông tin, công nghệ cao, Chính phủ Malaysia đề ra sáng
kiến phát triển công nghệ thông tin quốc gia, gọi là khu công nghệ thông tin
(Jongwanich,William, 2009). Đây là một khu vực có vị trí địa lý xác định, có môi
trường kinh doanh thuận lợi với hệ thống sinh thái tốt để thu hút các nhà đầu tư và
hỗ trợ phát triển cho các công ty trong nước trở thành những công ty đẳng cấp quốc
tế. Hiện tại Malaysia có 30 khu công nghệ thông tin và có gần 3000 công ty đã được
công nhận đạt tiêu chuẩn kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Các công
ty này thuộc đối tượng được hưởng các chính sách ưu đãi đầu tư như miễn 100%
thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian 10 năm, tiếp cận nguồn vốn không hoàn
lại về nghiên cứu và phát triển (Devadason, 2009).

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
52

Kết nối với các công ty đa quốc gia thông qua FDI: FDI có thể coi là sợi dây
kết nối các doanh nghiệp trong nước với các tập đoàn lớn trên thế giới. Liên kết
chặt chẽ với các MNCs hoặc TNCs là chìa khóa để Malaysia thành công trong
mạng lưới sản xuất toàn cầu, tăng cường xuất khẩu hàng hóa ra các nước, trong đó
có Trung Quốc. Malaysia rất nỗ lực thu hút đầu tư để sản xuất chuyên môn hóa tại
các khu công nghiệp điện tử. Hoạt động liên kết trở thành nhân tố quan trọng cho
quá trình phát triển công nghiệp điện tử nước này. Những năm gần đây, trong tiến
trình tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu, khu công nghiệp điện tử Penang đã
hợp tác sản xuất máy tính cá nhân với hãng Dell của Hoa Kỳ, đĩa cứng với
Quantum, chip máy tính với Intel và phần mềm với Motorola (Trần Văn Tùng, Vũ
Đức Thanh, 2007).

(5)Chú trọng phát triển ngành công nghiệp phụ trợ công nghệ cao

Công nghiệp phụ trợ (Supporting industries) là khái niệm chỉ toàn bộ những
sản phẩm công nghiệp có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất các thành phẩm chính.
Phát triển thành công ngành công nghiệp phụ trợ là một bước căn bản giúp
Malaysia đổi mới cơ cấu sản xuất, từ đó đổi mới cơ cấu xuất nhập khẩu nói chung
cũng như với Trung Quốc nói riêng. Dưới đây là một số kinh nghiệm của Malaysia
trong phát triển ngành công nghiệp phụ trợ:

Chú trọng thu hút FDI từ Nhật vào ngành công nghiệp phụ trợ công nghệ cao:
Với mục tiêu phát triển ngành sản xuất thiết bị điện và điện tử, Malaysia rất chú
trọng thu hút FDI, đặc biệt từ Nhật Bản vào ngành công nghiệp phụ trợ công nghệ
cao. Ủy ban phát triển công nghiệp Malaysia (Malaysia Industrial Development
Authority-MIDA) với ITA (Invesment Tax Allowance)-trợ cấp thuế đầu tư vào các
ngành sản xuất máy móc phụ tùng, phương tiện vận chuyển, công nghiệp phụ trợ,
thiết bị điện, điện tử và linh kiện của chúng, các sản phẩm bằng plastic (trích dẫn
Ernst&Young, 2012).

Đưa ra hàng loạt chương trình phát triển cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ:
Bộ thương mại và công nghiệp quốc tế Malaysia có nhiệm vụ đưa ra và thực hiện
một loạt các chương trình như: Chương trình phát triển các nhà cung cấp (Vendor
Development Program- Chương trình marketing công nghiệp nhằm mục đích phát

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
53

triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Malaysia thành các nhà sản xuất và cung cấp
linh kiện, máy móc, thiết bị công nghiệp và các dịch vụ công nghiệp liên quan đáng
tin cậy cho các doanh nghiệp và MNCs lớn. Chương trình còn tạo mối liên kết giữa
các doanh nghiệp vừa và nhỏ với các doanh nghiệp lớn, MNCs và các tổ chức tài
chính); Chương trình trao đổi hợp đồng phụ (Subcontract exchange scheme- cơ sở
dữ liệu được máy tính hóa cung cấp thông tin về các doanh nghiệp vừa và nhỏ với
tư cách là nhà cung cấp, các MNCs với tư cách là người mua trong các lĩnh vực
được khuyến khích như ô tô, thiết bị điện và điện tử, cao su, plastic); Triển lãm
quốc tế các doanh nghiệp vừa và nhỏ và Hội chợ công nghiệp; Nghiên cứu phân
khúc thị trường và sản phẩm... (Devadason, 2009).

Sớm thành lập Hiệp hội phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ: Một bước rất
quan trọng nữa là chính phủ Malaysia quyết định thành lập Hiệp hội phát triển các
doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 1996 với mục đích tạo ra một tổ chức chuyên môn hóa
mang đến cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ dịch vụ tư vấn và hỗ trợ tài chính (Das,
1998). Hiệp hội này trong thực tế cũng đã tạo ra được những doanh nghiệp mạnh đủ
sức cạnh tranh trên thị trường tự do. Từ sự thành lập của hiệp hội này, Malaysia đã có
được hàng loạt các doanh nghiệp vừa và nhỏ mang tầm cỡ thế giới, tham gia trong
mạng lưới sản xuất toàn cầu mà vị trí quan trọng trong đó chính là Trung Quốc.

(6)Thúc đẩy hoạt động R&D

Bảng 1.7 Mức chi cho hoạt động R&D và số bằng phát minh sáng chế

Giai đoạn 1996-2000 2001-2005 2006-2008

Số bằng Số bằng Số bằng


Chi cho phát Chi cho phát Chi cho phát
R&D minh sáng R&D minh sáng R&D minh sáng
Nước (%GDP) chế (%GDP) chế (%GDP) chế

Malaysia 0.37 637 0.65 1851 0.64 5043

Thái Lan 0.18 628 0.25 839 0.25 1012

Philippines - 691 0.13 1296 - 1274

Nguồn: Jongwanich, Kohpaiboon (2010)


Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
54

Từ bảng trên có thể nhận thấy Malaysia là quốc gia đặc biệt chú trọng và đầu
tư cho hoạt động R&D. Giai đoạn 2001 đến nay, số lượng bằng phát minh sáng chế
của nước này tăng vọt. Mức chi cho nghiên cứu phát triển của nước này ngay từ giai
đoạn 1996-2000 đã là 0,37% GDP và ngày càng tăng lên. Giai đoạn từ 2008 đến
nay, tỷ lệ này duy trì ở mức 1,1-1,2% GDP (Jongwanich, Kohpaiboon, 2010).
Malaysia là nước có mức chi nghiên cứu phát triển thuộc loại cao ở Đông Nam Á.
Đây là một chiến lược đúng đắn của chính phủ cũng như doanh nghiệp Malaysia.
Nghiên cứu phát triển mạnh càng giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất
linh kiện thiết bị điện và điện tử của nước này nâng cấp công nghệ, tạo vị thế trong
chuỗi giá trị ngành điện tử khu vực châu Á và tăng cường xuất khẩu mạnh nhóm
hàng này sang Trung Quốc.

1.3.3.2 Về giải pháp của doanh nghiệp Malaysia

(1) Có chiến lược rõ ràng trong kinh doanh với thị trường Trung Quốc

Các doanh nghiệp Malaysia luôn coi Trung Quốc là một cơ hội kinh doanh tiềm
năng to lớn. Với sự nối lại quan hệ ngoại giao giữa Malaysia và Trung Quốc năm 1974
và Trung Quốc gia nhập WTO năm 2001, con đường hướng tới thị trường khổng lồ
này càng rõ ràng hơn với các doanh nghiệp Malaysia. Ba mươi năm trước khi phương
Tây đổ đến Trung Quốc, Malaysia đã xác định Trung Quốc là một đối tác thương mại
quan trọng của mình. Lợi thế người đi đầu cũng là một động lực mạnh mẽ cho cuộc
đua của các doanh nghiệp Malaysia đến Trung Quốc (Jongwanich, Kohpaiboon,
2010).

(2) Không để mất lợi thế cạnh tranh tại thị trường Trung Quốc

Một số công ty sản xuất trong nước còn rời đến Trung Quốc để tiếp tục phục
vụ khách hàng của mình là các công ty đa quốc gia khi các công ty này đến Trung
Quốc. Trong sản xuất, một số doanh nghiệp Malaysia đã chuyển hoạt động thâm
dụng lao động của họ như sản xuất linh kiện và bộ phận, thiết bị điện cấp thấp và
hàng may mặc sang Trung Quốc để tận dụng lợi thế về chi phí lao động thấp. Có
nhiều lý do để sản xuất ở Trung Quốc ngoài yếu tố chi phí. Thêm vào đó, khi nhiều
tập đoàn đa quốc gia đặt chân đến Trung Quốc, các doanh nghiệp Malaysia lúc đó

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
55

đang là nhà thầu phụ cho họ cũng chuyển một phần hoạt động sản xuất của mình
sang Trung Quốc để có thể tiếp tục phục vụ họ các tập đoàn này (Devadason, 2009).

(3) Chú trọng xuất nhập khẩu chính ngạch với các thành phố lớn của Trung Quốc

Nhiều doanh nghiệp Malaysia tập trung tại các thành phố ven biển như Bắc
Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu để dễ tiếp thị, phân phối, tìm nguồn cung ứng
nhân lựcvàhỗ trợvề cơ sở hạ tầng. Thượng Hải là trung tâm thương mại tài chính
lớn nhất của Trung Quốc, cũng là thị trường quan trọng đối với Malaysia. Thượng
Hải chủ yếu xuất khẩu sang Malaysia rau củ và thực phẩm, đồng thời nhập khẩu
ngũ cốc, sản phẩm ngũ cốc, dầu cọ, đường, thức ăn gia súc, cao su tự nhiên và cao
su chế biến. Malaysia cũng xuất khẩu một lượng khá ổn định máy móc thiết bị và
linh phụ kiện từ Thượng Hải. Ngay từ năm 2000, Malaysia đã xuất khẩu sang
Thượng Hải 8,4 tỷ USD máy móc thiết bị và 1,9 tỷ USD linh phụ kiện máy móc
(Yoeh, Ooi, 2007)

Bảng 1.8 Kim ngạch thương mại giữa Malaysia với Thượng Hải

Đơn vị: Triệu USD

Năm 1978 1990 1995 2000 2005 2010 2015

Nhập khẩu 38.07 39 123 259 1120 4252 6501

Xuất khẩu 1 28 96 649 1545 10775 1890

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Thượng Hải năm 1978-2015

(4)Khai thác sản phẩm mới cho thị trường Trung Quốc

Do cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu giữa hai nước là tương đồng và cạnh tranh
nên Malaysia rất tích cực tìm kiếm mảng thị trưởng còn bỏ ngỏ tại Trung Quốc mà
Malaysia có thế mạnh. Ví dụ như trong trường hợp sản phẩm nông nghiệp, nước
này đang tập trung vào dòng “Sản phẩm cho người theo đạo Hồi” để xuất khẩu sang
Trung Quốc (Teng, Yean, 2005). Trung Quốc là quốc gia có số lượng người theo
đại Hồi khá lớn (khoảng 150-200 triệu người). Với đặc trưng ăn uống riêng của
nhóm người này, các sản phẩm Halal (theo ngôn ngữ Hồi giáo, “Halal” có nghĩa là
hợp pháp, không bị cấm) cũng có nhu cầu lớn tại thị trường Trung Quốc. Các doanh

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
56

nghiệp Malaysia nắm bắt được nhu cầu này và đang cung cấp ngày càng nhiều cho
người theo đạo Hồi tại Trung Quốc. Thậm chí Malaysia còn trở thành nước cung
cấp thực phẩm Halal cho cả khu vực châu Á. Tại Malaysia, Cục Phát triển Hồi giáo
Malaysia (JAKIM) đã được cấp giấy chứng nhận sản xuất thực phẩm Halal từ năm
1974. Nguyện vọng trở thành trung tâm Halal của khu vực được Thủ tướng Badawi
khẳng định trong lễ phát động Tuần lễ phát triển kinh tế Hồi giáo năm 2003.

1.3.4. Những kinh nghiệm của Malaysia có thể áp dụng cho Việt Nam

1.3.41 Kinh nghiệm dành cho Chính phủ

(1) Linh hoạt và nhạy bén trong chuyển đổi chiến lược phát triển kinh tế: Chính phủ
Việt Nam cần cân nhắc một chiến lược phát triển kinh tế cho quốc gia và thực thi
triệt để. Tuy nhiên, nếu nhận thấy chiến lược này không phù hợp, thể hiện ở cán cân
thương mại hay các chỉ tiêu kinh tế khác, khiến Việt Nam không phát huy tốt được
lợi thế so sánh của mình, cần nhanh chóng chuyển đổi mô hình tăng trường. Việc
chuyển đổi cũng cần thực hiện quyết liệt để có được hiệu quả kỳ vọng. Chính phủ
cần đảm bảo mọi cách để khu vực chế biến phát triển mạnh và hợp lý. Không thể có
một cơ cấu hàng xuất nhập khẩu có lợi nếu khu vực chế biến của nền kinh tế yếu
kém.

(2) Xác định rõ ràng những mặt hàng chủ lực cho thị trường Trung Quốc: Để đổi
mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu với Trung Quốc, chuyển từ mô hình chủ yếu xuất
khẩu nguyên liệu thô và nhiên liệu đổi lấy máy móc thiết bị, sang mô hình chủ yếu
xuất khẩu hàng chế biến và thiết bị điện-điện tử công nghệ cao, điều này trước tiên
cần sự định hướng của chính phủ. Chính phủ cần xác định rõ nhóm hàng nào có thể
được coi là hàng xuất khẩu chủ lực ngắn hạn và dài hạn có tác dụng giảm nhập siêu
rõ rệt, sau đó có chính sách mạnh đầu tư phát triển những nhóm hàng đó.

(3) Chuẩn bị cơ sở vật chất phù hợp và tương xứng với chiến lược phát triển công
nghiệp: Muốn dần nâng cấp vị thế trong chuỗi giá trị, chuyển từ hoạt động lắp ráp
sang hoạt động chế tạo, cần có các khu công nghiệp chế tạo điện tử năng suất cao.
Các khu công nghiệp này sẽ chỉ hoạt động hiệu quả nếu chính phủ có chính sách thu
hút FDI phù hợp cũng như mức chi cho hoạt động nghiên cứu và phát triển tương
xứng. Thiếu FDI và R&D, sẽ không thể phát triển các ngành công nghệ cao. Các

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
57

khu công nghệ cao sẽ giúp Việt Nam giảm dần sự phụ thuộc từ nước ngoài, các cơ
sở trong nước được nâng cấp có thể tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu thông
qua việc liên kết với các trung tâm chế tạo hàng đầu của thế giới, từ đó mở rộng các
cơ sở sản xuất ra nước ngoài. Đây là giải pháp quan trọng để nâng cấp cơ cấu hàng
xuất nhập khẩu Việt-Trung, giúp nâng cao tỷ trọng xuất khẩu nhóm hàng máy móc
thiết bị điện tử.

1.3.4.2 Kinh nghiệm dành cho doanh nghiệp

(1) Nhận thức rõ vai trò của thị trường Trung Quốc: Doanh nghiệp Việt Nam rất
cần học tập doanh nghiệp Malaysia trong việc đánh giá đúng vai trò của thị trường
Trung Quốc. Vị trí địa lý của Việt Nam thuận lợi hơn rất nhiều so với Malaysia vì
có chung đường biên giới với Trung Quốc. Đây là lợi thế lớn cần nắm bắt, đặc biệt
là khi văn hóa tiêu dùng của người Trung Quốc cũng có nhiều nét tương đồng với
người Việt nam. Nhiều loại hàng hóa của Việt Nam có thể dễ dàng được đón nhận
và tiêu thụ ở Trung Quốc nếu doanh nghiệp Việt khai thông được thị trường này.
Mọi doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa Việt Nam, dù là doanh nghiệp sản xuất hay
doanh nghiệp thương mại đều cần coi đây là thị trường phải chinh phục bằng được.
Khi đã chinh phục được thị trường Trung Quốc, lợi ích thương mại dành cho doanh
nghiệp sẽ rất lớn và lâu dài.

(2) Đặt mục tiêu kinh doanh lâu dài tại thị trường Trung Quốc: Từ việc xác định
đúng vai trò của thị trường Trung Quốc, doanh nghiệp Việt Nam cần tự vạch ra mục
tiêu sản xuất và kinh doanh ngắn hạn và dài hạn tại thị trường này. Cần có sự đầu tư
tìm kiếm thông tin, khảo sát thị trường kỹ càng. Doanh nghiệp cùng cần xác định để
có lợi trong giao thương với thị trường này, cần thâm nhập vào sâu trong nội địa,
trao đổi hàng hóa với các doanh nghiệp, tập đoàn lớn thuộc các thành phố lớn và có
mức tiêu dùng cao của Trung Quốc như Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Thâm
Quyến, Trùng Khánh, Tô Châu, Hàng Châu, Vũ Hán, Thành Đô, Quảng Châu.

(3) Không ngừng tìm kiếm những sản phẩm mới cho thị trường Trung Quốc: Trung
Quốc là thị trường lớn, nhu cầu tiêu dùng của người Trung Quốc cũng phong phú,
đa dạng tùy theo vùng, miền, thu nhập và độ tuổi. Ngoài những mặt hàng xuất khẩu
chủ lực khai thác được lợi thế so sánh của quốc gia hiện tại, doanh nghiệp Việt Nam

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
58

cần tiếp tục khai thác thêm những sản phẩm đặc biệt khác cho một nhóm người tiêu
dùng nhất định, vì tuy là một nhóm tiêu dùng nhưng do dân số đông nên tiềm năng
xuất khẩu vẫn rất lớn. Đây thường là sản phẩm liên quan đến nhóm hàng thực phẩm
chế biến, thực phẩm chức năng.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
59

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐỔI MỚI CƠ CẤU HÀNG HÓA XUẤT NHẬP
KHẨU VIỆT NAM NHẰM HẠN CHẾ NHẬP SIÊU VỚI TRUNG QUỐC
GIAI ĐOẠN 2002-2016

2.1.Thực trạng nhập siêu hàng hóa Việt Nam- Trung Quốc giai đoạn 2002-2016

Để tìm hiểu thực trạng nhập siêu hàng hóa của Việt Nam với Trung Quốc, nghiên
cứu chia giai đoạn 2002-2016 thành hai giai đoạn nhỏ hơn. Giai đoạn đầu từ 2002 đến
2010 là năm ACFTA chính thức ký kết, giai đoạn sau từ năm 2011 đến năm 2016.

2.1.1 Nhập siêu Việt Nam với Trung Quốc giai đoạn 2002-2010

Trong giai đoạn 2002-2010, có một mốc thời gian quan trọng là Viêt Nam gia nhập
WTO năm 2005. Tuy nhiên, việc gia nhập WTO không giúp Việt Nam giảm nhập siêu
với Trung Quốc mà ngược lại kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc tăng mạnh,
giá trị nhập siêu ngày càng lớn.

Đơn vị: Tỷ USD

Nguồn: Tác giã vẽ theo số liệu trích xuất từ Cơ sở dữ liệu ITC 2017

Hình 2.1 Nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc giai đoạn 2002-2010

Theo hình 2.1, trong giai đoạn 2002-2010, giá trị nhập siêu của Việt Nam với trung
Quốc tăng từ 1,03 tỷ USD lên 16,1 tỷ USD, tức là tăng 15,6 lần. Trong giai đoạn này,
kim ngạch nhập siêu tăng trung bình khoảng 40%/năm. Các năm 2005, 2006 và 2007 có
mức tăng nhập siêu lớn nhất giai đoạn này.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
60

2.1.2 Nhập siêu Việt Nam với Trung Quốc giai đoạn 2011-2016

Giai đoạn 2011-2016 tính từ sau khi hiệp định ACFTA chính thức ký kết. Kim
ngạch nhập siêu hàng hóa của Việt Nam với Trung Quốc giai đoạn này có nhiều biến
động.

Đơn vị: Tỷ USD

Nguồn: Tác giã vẽ theo số liệu trích xuất từ Cơ sỡ dữ liệu ITC 2017

Hình 2.2 Nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc giai đoạn 2010-2016

Hình 2.2 cho thấy, trong hai năm 2011, 2012, giá trị nhập siêu hầu như không tăng,
Năm 2013, giá trị nhập siêu tăng mạnh, đạt 31,7 tỷ, năm 2014 đạt mức kỷ lục 43,8 tỷ
USD. Nhập siêu đang có xu hướng giảm trong năm 2015 và 2015, kim ngạch lần lượt là
36,1 tỷ USD và 23,9 tỷ USD.

Tuy trong hai năm 2015, 2016, kim ngạch nhập siêu hàng hóa của Việt Nam với
Trung Quốc đã có dấu hiệu giảm nhưng không phải là nhờ sự đổi mới trong cơ cấu
hàng xuất khẩu. Nguyên nhân là do nhu cầu nhập khẩu giảm ở hầu hết các thị trường
khiến các nhà xuất khẩu tích cực giảm giá để kích cầu làm kim ngạch nhập khẩu suy
giảm mạnh. Bên cạnh đó, kinh tế trong nước không tăng trưởng cao như dự báo, sản
xuất của doanh nghiệp khó khăn khiến nhu cầu nhập khẩu giảm. Các doanh nghiệp
Việt cũng đang nỗ lực đa dạng hóa thị trường nhập khẩu, giảm phụ thuộc vào một số
thị trường truyền thống. Tuy nhiên, việc giảm nhập siêu từ Trung Quốc hiện nay được

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
61

đánh giá chỉ mang tính tạm thời. Với vị trí địa lý gần gũi, hàng hóa có khả năng cạnh
tranh cao, hàng Trung Quốc vẫn sẽ là một trong những lựa chọn hàng đầu của các
doanh nghiệp Việt. Trong hoàn cảnh kinh tế ảm đạm, mức nhập siêu có thể suy giảm,
nhưng khi kinh tế tăng trưởng trở lại, doanh nghiệp lấy lại đà sản xuất thì kim ngạch
nhập khẩu sẽ tăng trở lại, nhập siêu có khả năng gia tăng với thị trường Trung Quốc.

2.1.3 Nhâp siêu của Việt Nam-Trung Quốc trong cán cân thương mại chung

Xét trong quan hệ thương mại tổng thể, Việt Nam không chỉ nhập siêu với
Trung Quốc mà còn nhập siêu với nhiều quốc gia và khu vực tại châu Á (như với
ASEAN, Hàn Quốc, Đài Loan). Do nhập siêu quá lớn từ Trung Quốc nên tổng nhập
siêu của Viêt Nam với châu Á rất lớn.

Bảng 2.1 Cán cân thương mại Việt Nam với một số khu vực/quốc gia

Đơn vị: Tỷ USD

Khu vực/Quốc gia 2002 2004 2006 2008 2010 2012 2014 2016

Thế giới -3 -5,5 -5 -18 -12,6 0,76 2,4 1,6

Châu Âu 2.8 4,1 7,1 10,9 11,9 20,9 28,2 32

Mỹ 2,1 4,1 7,2 10 10,8 15,3 23,8 36

Châu Á -6,7 -11,6 -18,2 -34,0 -42,0 -37,4 -66,9 -58,8

ASEAN -2,0 -4,0 -6,0 -9,2 -10,4 -9,1 -10,7 -11,7

Trung Quốc -1,0 -1,7 -5,0 -10,8 -16,1 -18,0 -43,8 -23,9

Hàn Quốc -1,7 -2,6 -3,0 -5,7 -6,7 -10,2 -14,5 -20,1

Đài Loan -1,3 -2,2 -3,6 -5,8 -5,5 -6,5 -8,8 6,8

Tác giả thống kê theo số liệu trích xuất từ cơ sở dữ liệu ITC 2018

Nếu xem xét tương quan giữa cán cân thương mại Việt-Trung Quốc với cán
cân thương mại chung của Việt Nam với thế giới, có thể thấy từ năm 2010 trở đi,
nhập siêu từ Trung Quốc bắt đầu vượt xa mực nhập siêu chung. Thậm chí có những
năm cán cân thương mại tổng thế của Việt Nam là thặng dư ở mức thấp thì cán cân
thương mại riêng với Trung Quốc vẫn thâm hụt nặng nề. Điều này cũng có nghĩa,

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
62

Việt Nam đang phải dùng thặng dư thương mại với các khu vực/quốc gia khác để
bù đắp cho thâm hụt thương mại với các nước châu Á, mà trong đó nặng nề nhất là
với Trung Quốc. Giá trị nhập siêu với Trung Quốc thường chiếm gần 50% trong
tổng giá trị nhập siêu với toàn châu Á, cá biệt năm 2014 còn tăng lên đến 65,4%,
vượt xa mức thâm hụt với ASEAN, Hàn Quốc hay Đài Loan.

2.2 Vai trò của cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu trong cán cân thương mại
Việt-Trung giai đoạn 2002-2016

2.2.1 Thực trạng cơ cấu hàng xuất nhập khẩu Việt-Trung

2.2.1.1 Cơ cấu xuất nhập khẩu theo mục đích sử dụng của hàng hóa

Để xem xét cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa Việt-Trung theo mục đích sử
dụng, tác giả sử dụng cách phân loại hàng hóa BEC. Hàng hóa được phân thành bảy
nhóm hàng là Thực phẩm, đồ uống; Nghiên liệu và dầu bôi trơn; Phương tiên vận
tải, Vật tư công nghiệp; Tư liệu sản xuất, Hàng tiêu dùng; Hàng hóa khác.

Đơn vị: %

Việt Nam xuất khẩu Việt Nam nhập khẩu

Nguồn: Tác giả vẽ lại từ số liệu của UN Comtrade 2017


Hình 2.3 Cơ cấu xuất nhập khẩu theo mục đích sử dụng của hàng hóa

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
63

Hình 2.2 cho thấy trong cơ cấu hàng hóa Việt nam xuất khẩu sang Trung Quốc, giai
đoạn 2002-2016, nhóm Nhiên liệu và dầu bôi trơn có sự sụt giảm rất mạnh. Nhóm
Thực phẩm, đồ uống và Vật tư công nghiệp tuy có dao động nhưng về cơ bản khá
ổn định về tỷ trọng. Nhóm hàng có sự tăng trưởng lớn và ổn định về tỷ trọng chính
là nhóm Tư liệu sản xuất. Kể từ năm 2012, nhóm này luôn chiếm tỷ trọng khoảng
30% trong tổng kim ngạch hàng Việt Nam xuất sang Trung Quốc.

Ở chiều ngược lại, có thể thấy trong giai đoạn 2002-2016, tỷ trọng 7 nhóm hàng
Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc khá ổn định. Nhóm hàng duy nhất có xu hướng
giảm tỷ trọng cũng là nhóm Nhiên liệu và dầu bôi trơn, đến năm 2016 chỉ chiếm
khoảng 2%. Nhóm vật tư công nghiệp chiếm tỷ trọng áp đảo, trung bình hàng năm
giai đoạn này luôn giữ ở mức khoảng 45% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ
Trung Quốc. Nhóm hàng tư liệu sản xuất cũng có tỷ trọng ổn định và tăng dần từ
năm 2006 trở lại đây. Hàng tiêu dùng cũng là nhóm hàng Việt Nam nhập khẩu
nhiều từ Trung Quốc.

2.2.1.2 Cơ cấu xuất nhập khẩu theo hàm lượng công nghệ trong hàng hóa

Để xem xét cơ cấu hàng xuất nhập khẩu theo hàm lượng công nghệ trong hàng
hóa, luận án sử dụng cách phân loại của UNCTAD chia hàng hóa thành sáu nhóm
chính là: hàng hóa sơ cấp, hàng hóa thậm dụng lao động và tài nguyên, hàng hóa
thâm dụng kỹ năng lao động và công nghệ thấp, hàng hóa thâm dụng lao động và
công nghệ trung bình, hàng hóa thâm dụng kỹ năng lao động và công nghệ cao,
hàng hóa không phân loại.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
64

Việt Nam nhập khẩu Việt Nam xuất khẩu

Nguồn: Tác giả vẽ theo số liệu trích xuất từ cơ sở dữ liệu của UNCTAD 2017

Hình 2.4: Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu Việt-Trung theo yếu tố hàm lượng
các năm 2002, 2008, 2016

Nếu xem xét yếu tố hàm lượng trong hàng hóa, có thể thấy trong cơ cấu hàng
hóa Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc, nhóm hàng thâm dụng kỹ năng lao động
và công nghệ trung bình năm 2008 đạt tỷ trọng khá cao 27% nhưng năm 2016 giảm
còn khoảng 24%. Nhóm hàng thâm dụng kỹ năng lao động và công nghệ cao liên
tục được cải thiện, năm 2016 đang chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch hàng hóa
nhập khẩu từ Trung Quốc.

Cơ cấu hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc giai đoạn này cho thấy
nhóm Hàng hóa sơ cấp vẫn chiếm tỷ trọng áp đảo với 85% năm 2002, 70% năm
2008 và 65% năm 2016. Tỷ trọng tuy có giảm dần nhưng giảm chậm và vẫn ở mức
rất cao. Nhóm hàng thâm dụng tài nguyên có xu hướng tăng khi năm 2016 chiếm
đến 12%. Nhóm hàng hóa thâm dụng kỹ năng lao động và công nghệ cao đang tăng
dần nhưng khá chậm, từ 4% năm 2002 lên 15% năm 2016.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
65

Đơn vị: Triệu USD

Nguồn: Tác giả vẽ lại từ số liệu trích xuất trên cơ sở dữ liệu của ITC 2017

Hình 2.5 Xuất nhập khẩu nhóm hàng thiết bị điện-điện tử (HS85) giữa
Việt Nam và Trung Quốc giai đoạn 2002-2016

Hình 2.5 cho thấy tình hình xuất nhập khẩu nhóm hàng thiết bị điện-điện tử
(HS85) giai đoạn 2002-2016. Có thể thấy, tốc độ tăng kim ngạch nhóm hàng này
khá nhanh kể từ năm 2006 đến nay. Việt Nam có xu hướng nhập khẩu từ Trung
Quốc nhiều hơn là xuất khẩu nhóm hàng này. Đến năm 2014, giá trị nhập khẩu
thường bằng khoảng trên 60% giá trị nhập khẩu. Tuy nhiên đến năm 2015 giá trị
xuất khẩu đã gần với mức nhập khẩu và sang năm 2016 thì vượt lên trên với giá trị
12,97 tỷ USD (kim ngạch nhập khẩu đạt hơn 12 tỷ USD).

Khi nghiên cứu 15 nhóm hàng thiết bị điện, điện tử (theo mã HS cấp độ 4 chữ số)
Việt Nam xuất khẩu và nhập khẩu nhiều nhất với Trung Quốc, kết quả cho thấy 11
trong số 15 nhóm hàng này là trùng nhau như HS8517- Thiết bị điện tử cho đường dây
điện thoại; HS 8504- Biến thế điện, chuyển đổi điện tĩnh; HS 8542-Mạch tích hợp điện
tử; HS 8544-Dây/cáp cách điện; HS 8518-Microphone, loa, tai nghe, bộ khuếch đại âm
thanh; HS 8507-Ắc quy điện; HS8529-Các bộ phận dùng riêng/chung với TV; HS
8534-Mạch in; HS 8525-Camera truyền hình, ứng dụng đường truyền cho điện thoại;
Hs 8541-Điốt/transistor và các thiết bị bán dẫn sim; HS 8532-Tụ điện cố định, biến
hoặc điều chỉnh. Tính tổng giá trị trong cả giai đoạn 2002-2015, hầu hết các nhóm hàng
này Việt Nam đều nhập siêu. Về số lượng nhóm hàng (chi tiết đến HS 4 chữ số) của

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
66

nhóm HS 85, Trung Quốc cũng xuất khẩu sang Việt Nam nhiều hơn Việt Nam xuất
khẩu sang Trung Quốc (Tham khảo phụ lục 5)

2.2.2 Tác động của cơ cấu hàng xuất nhập khẩu đến tình trạng nhập siêu của
Việt Nam với Trung Quốc giai đoạn 2002-2016

2.2.2.1 Nhập siêu do Việt Nam chủ yếu chủ yếu xuất “thô“ nhập “tinh“

Nhìn vào cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam, có thể nhận thấy hàng hóa có hàm
lượng chất xám, giá trị gia tăng cao như máy tính, điện tử, sản phẩm cơ khí chính xác,
sản phẩm công nghệ cao còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu hàng xuất khẩu.
chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là hàng nguyên, nhiên liệu thô như nông lâm thủy sản hay
khoáng sản. Đây là nhóm hàng giá trị thấp, sản lượng phụ thuộc vào khả năng khai
thác nên kim ngạch xuất khẩu không ổn định, thu nhập từ xuất khẩu của Việt Nam với
thị trường Trung Quốc không lớn.

Bảng 2.2: Nhập siêu hàng hóa của Việt Nam với Trung Quốc
phân theo hàm lượng

2002 2008 2016


Giá trị Giá trị Tăng so Giá trị Tăng so
(triệu (triệu với 2002 (triệu với 2002
Nhóm hàng USD) USD) (lần) USD) (lần)
Hàng thâm dụng tài nguyên (nông sản) 8,8 288,4 32,8 1095,2 124,7
Hàng thâm dụng tài nguyên khác 509,7 994,3 2 4068,5 8,0
Hàng chế biến công nghệ thấp (dệt, may, da giày) 263,2 1567,7 6 10861,1 41,3
Hàng chế biến công nghệ thấp khác 114,6 2672 23,3 7944 69,3
Hàng chế biến công nghệ trung bình (ngành
134 808,9 6 1622,5 12,1
tự động)
Hàng chế biến công nghệ trung bình (dùng
274,8 1697,7 6,2 5600,5 20,4
trong quá trình sản xuất)
Hàng chế biến công nghệ trung bình (ngành cơ khí) 360,8 2634,6 7,3 6707,3 18,6
Hàng chế biến công nghệ cao (thiết bị điện và
74,1 1192 16,1 4699,4 63,4
điện tử)
Hàng chế biến công nghệ cao khác 30,7 230 7,5 1878,7 61,2
Nguồn: Tác giả tổng hợp theo số liệu trích xuất từ cơ sở dữ liệu UNCTAD 2017

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
67

Ngược lại, Việt Nam lại nhập khẩu từ Trung Quốc hàng hóa ở mọi mức độ chế
biến. Bảng 2.3 xem xét cấu trúc nhập siêu hàng hóa của Việt Nam với Trung Quốc
theo hàm lượng công nghệ trong hàng hóa. Có thể thấy hàng hóa dù ở mức độ công
nghệ nào, Việt Nam cũng ở thế nhập siêu. Thậm chí cả nông sản là nhóm hàng được
coi là thế mạnh của Việt Nam, giá trị nhập siêu cũng không ngừng tăng. Nhóm hàng
Việt Nam nhập siêu nhiều nhất là hàng chế biến công nghệ trung bình (tính tổng cộng
cả ngành công nghiệp tự động, hàng dùng trong quá trình sản xuất và ngành cơ khí).
Kế tiếp là nhóm hàng chế biến công nghệ thấp (nguyên phụ liệu dệt may, da giày).
Hàng chế biến công nghệ cao (như thiết bị điện-điện tử) cũng ngày càng tăng. Có thể
thấy, chi phí nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc quá lớn so với thu nhập xuất khẩu hàng
Việt Nam. Mức chênh lệch này dẫn đến tình trạng Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc
nặng nề và khó điều chỉnh.

Trong giai đoạn 2002 đến nay, nếu xem xét hàm lượng kỹ năng lao động và công
nghệ thì có thể thấy cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc còn lạc
hậu khi nhóm hàng hóa sơ cấp còn chiếm tỷ trọng áp đảo. Chiếm tỷ trọng áp đảo từ
hơn 10 năm trở lại đây vẫn là nhóm hàng sơ cấp với tỷ trọng có giảm nhưng rất
chậm. Nhóm hàng sơ cấp chiếm đến năm 2016 vẫn chiếm đến 65%. Hàng thâm
dụng tài nguyên không giảm mà có xu hướng tăng từ 3% lên 12% năm 2016.

2.2.2.2 Nhập siêu do tỷ trọng nhập khẩu hàng tiêu dùng tương đối lớn

Một hạn chế lớn trong cơ cấu hàng hóa Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc là tỷ
trọng hàng tiêu dùng có xu hướng tăng nhanh qua từng năm. Hàng tiêu dùng được xếp
vào nhóm không khuyến khích nhập khẩu bởi khả năng ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu
dùng trong nước. Nhập khẩu hàng tiêu dùng có xu hướng tăng góp phần đẩy kim ngạch
nhập khẩu tăng. Trong khi năng lực sản xuất trong nước còn yếu, Việt Nam hầu như ít
xuất khẩu được hàng tiêu dùng sang Trung Quốc. Hạn chế này cũng góp phần gia tăng
kim ngạch nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc giai đoạn 2002-2016.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
68

Bảng 2.3: Nhập khẩu hàng tiêu dùng từ Trung Quốc

Đơn vị: Triệu USD

Nhóm hàng 2002 2004 2006 2008 2010 2012 2014 2016

Thực phẩm và đồ uống thô 58,50 108,60 121,20 303,40 566,30 823,20 1.240,70 1.842,50

Thực phẩm và đồ uống đã


20,90 19,50 87,60 120,80 378,50 414,60 914,30 1.181,90
chế biến

Phương tiện vận tải không


50,80 9,20 48,90 95,40 22,50 31,30 117,90 156,60
dùng cho sản xuất

Hàng tiêu dùng lâu bền 27,20 54,80 88,70 148,40 522,10 986,60 806,10 941,40

Hàng tiêu dùng bán lâu


75,60 122,00 163,50 502,30 1.237,70 4.303,90 7.873,00 4.491,60
bền

Hàng tiêu dùng không lâu


73,50 132,60 181,30 425,40 886,50 1.156,50 1.438,50 1.102,40
bền

Tổng nhập khẩu hàng tiêu


306,5 446,7 691,2 1595,7 3613,6 7716,1 12390,5 9716,4
dùng từ Trung Quốc

Tổng nhập khẩu từ Trung


2148,4 4260 7463,4 15122,1 23101,6 34212,6 63730 61094
Quốc

Tỷ trọng trong tổng nhập


14,3 10,5 10 10,5 15,6 22,6 19,4 15,9
khẩu từ Trung Quốc (%)

Nguồn: Tác giả thống kê theo số liệu trích xuất từ cơ sở dữ liệu của UN
Comtrade 2017

Bảng 2.3 cho thấy thực trạng nhập khẩu hàng tiêu dùng từ Trung Quốc giai
đoạn 2002 đến nay. Có thể nhận thấy giai đoạn này, hàng tiêu dùng luôn chiếm
khoảng 16%, có năm còn chiếm đến 22,6% như năm 2012. Trong số đó, kim ngạch
nhập khẩu hàng tiêu dùng bán lâu bền luôn cao nhất, trung bình giai đoạn này là
khoảng 2,4 tỷ USD/năm, hàng tiêu dùng lâu bền trung bình 450 triệu USD/năm,
hàng tiêu dùng không lâu bền trung bình khoảng 675 triệu USD/năm. Thực phẩm và
đồ uống thô và đã chế biến cũng có kim ngạch nhập khẩu ngày càng tăng, năm 2016
tổng cộng lên đến trên 3 tỷ USD. Trong nhóm hàng thực phẩm thô, hàng rau quả

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
69

chiếm tỷ trọng rất lớn. Trong giai đoạn từ 2002 đến nay, rau quả chiếm tỷ trọng
trung bình 71,5% trong tổng lượng nông sản và khoảng 4% tổng kim ngạch nhập
khẩu hàng hóa từ Trung Quốc.

2.2.2.3 Nhập siêu do tỷ trọng nguyên phụ liệu nhập khẩu lớn

Đơn vị: tỷ USD

Nguồn: Tác giả vẽ theo số liệu trích xuất từ cơ sở dữ liệu của ITC 2016

Hình 2.6: Nhập siêu nhóm hàng dệt may và da giày trên tổng nhập siêu từ
Trung Quốc giai đoạn 2002-2015

Nếu tính gộp cả nguyên phụ liệu và thành phẩm ngành dệt may và da giày, có
thể thấy giá trị nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc ngày càng tăng trong giai
đoạn 2002-2015. Dù có xuất khẩu được một lượng nhất định nguyên liệu thô hoặc
thành phẩm, nhưng Việt Nam vẫn nhập khẩu nhóm hàng nguyên phụ liệu dệt may
và da giày với kim ngạch quá lớn từ Trung Quốc nói riêng cũng như một số nước
châu Á khác. Năm 2014, giá trị nhập siêu nhóm hàng này từ Trung Quốc đạt mức
cao nhất, lên đến gần 14 tỷ USD, chiếm 31,7% trong tổng kim ngạch nhập siêu của
Việt Nam từ nước bạn. Giá trị này giảm nhẹ vào năm 2015 nhưng vẫn rất cao (12,3
tỷ USD, chiếm 30% tổng giá trị nhập siêu từ Trung Quốc). Trung bình giai đoạn
này, nhập siêu nhóm hàng nguyên phụ liệu dệt may và da giày chiếm khoảng 29%
tổng nhập siêu từ Trung Quốc.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
70

Nguồn: Tác giả vẽ theo số liệu trích xuất từ cơ sở dữ liệu của UN

Comtrade 2017

Hình 2.7: Thị phần các thị trường xuất khẩu nguyên phụ liệu may mặc
cho Việt Nam năm 2016

Hình 2.7 cho thấy, năm 2016, trong các thị trường xuất khẩu nguyên liệu
ngành dệt may chủ yếu mà Việt Nam cần nhập khẩu (bao gồm sợi filement nhân
tạo-HS 54, sợi staple nhân tạo-HS55 và sợi len hoặc móc-HS60), 34% là từ Trung
Quốc. Nếu tính riêng từng loại hàng thì Trung Quốc chiếm 37% kim ngạch sợi
filement nhân tạo, 45% kim ngạch sợi staple nhân tạo, 37% kim ngạch len hoặc
móc mà Việt Nam phải nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam nhập khẩu 21% từ Hàn
Quốc, 18% từ Đài Loan, 6% từ Nhật Bản, 4% từ Thái Lan, Ấn Độ và Indonesia đều
chiếm 2%, Malaysia chỉ chiếm 1%, các nước còn lại chiếm 12%. Tỷ trọng nhập
khẩu nguyên phụ liệu quá lớn từ Trung Quốc phục vụ ngành may mặc của Việt
Nam hàng năm cũng góp một phần vào việc Việt Nam nhập siêu kéo dài nhiều năm
không giảm. Trong ngành da giày, các nguyên liệu quan trọng như da thuộc, da
nhân tạo, vải mũ giày, thậm chí cả một bộ phận nhãn mác, khóa kéo, khuy, băng
chun hầu như cũng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
71

2.3 Đánh giá sự đổi mới cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam-Trung Quốc
giai đoạn 2002-2016

2.3.1 Hiệu quả trong hoạt động thương mại Việt Nam-Trung Quốc

2.3.1.1 Chưa tận dụng triệt để được lợi thế so sánh của Việt Nam

Sự đổi mới trong cơ cấu hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc
giai đoạn 2002-2016 chưa theo hướng tận dụng triệt để lợi thế so sánh của Việt
Nam.

Bảng 2.4 Lợi thế so sánh trong một số nhóm hàng của Việt Nam
và các nước ASEAN

Nhóm hàng Việt Nam Malaysia Philippines Singapore Thái Lan Indonesia

Thực phẩm X X X X X X

Nguyên liệu thô X X X X

Khí đốt X X X

Khai khoáng X X

Máy móc, phương


X X X X
tiện vận tải

Thiết bị văn phòng


X X X X
và viễn thông

Dệt X X X

May X X X X X X

Nguồn: Từ Thúy Anh (2013)

Các ngành Việt Nam có lợi thế so sánh là thực phẩm, nguyên liệu thô chưa
xuất khẩu sang Trung Quốc được khối lượng lớn theo chính ngạch mà chỉ nhỏ lẻ
qua con đường tiểu ngạch. Đây cũng là nhóm hàng giá trị không cao, không mang
lại kim ngạch xuất khẩu lớn để giúp cải thiện cán cân thương mại. Khí đốt là nhóm
hàng có xu hướng bị hạn chế xuất khẩu. Dệt và may là các sản phẩm Trung Quốc
không có nhu cầu nhập khẩu nhiều từ Việt Nam vì đây cũng là sản phẩm thế mạnh
của họ. Như vậy, lợi thế của Việt Nam lại không thể hiện được tác dụng trong cơ

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
72

cấu hàng xuất khẩu sang Trung Quốc. Khi các mặt hàng chủ lực của một quốc gia
không phải sản phẩm chủ yếu xuất khẩu sang nước đối tác, kim ngạch xuất khẩu
của nước đó đương nhiên sẽ không cao. Trung Quốc thể hiện sức cạnh tranh áp đảo
và khả năng giành thị trường quốc tế rất mạnh trong các ngành máy tính, thiết bị
viễn thông, đồ gỗ, thuộc da, may mặc và dệt. Ngay cả nhóm hàng rau củ quả là thế
mạnh của Việt Nam nhưng kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc còn cao hơn cả
kim ngạch xuất khẩu.

Nói tóm lại, cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai nước Việt-Trung phản
ánh rất rõ mối quan hệ thương mại Bắc-Nam, trong đó Việt Nam dùng sản phẩm
nguyên liệu thô-sơ chế để đổi lấy hàng chế biến và máy móc thiết bị nguyên liệu
đầu vào sản xuất. Cơ cấu này trong một khoảng thời gian dài hầu như không có đổi
mới rõ rệt đẩy Việt Nam vào thế nhập siêu ngày càng lớn với thị trường Trung
Quốc.

2.3.1.2 Góp phần nâng cao kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu

Đơn vị: triệu USD

Nguồn: Tác giả vẽ lại theo số liệu trích xuất từ cơ sở dữ liệu UN Comtrade 2017

Hình 2.8 Tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa
Việt Nam-Trung Quốc giai đoạn 2002-2016

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
73

Hình 2.8 cho thấy giai đoạn 2002-2016, kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu đều liên
tục tăng trưởng, trong đó kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc tăng nhanh
hơn kim ngạch xuất khẩu. Năm 2002, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu song phương
mới đạt khoảng 3,3 tỷ USD, đến năm 2016 đạt mức 98,3 tỷ USD, tăng 30 lần trong
vòng 15 năm. Điều này cho thấy những thay đổi trong cơ cấu hàng xuất nhập khẩu
song phương tuy chưa lớn nhưng cũng đã góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu sang
thị trường giàu tiềm năng này.

2.3.1.3 Chưa có tác dụng giảm nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc

Việt Nam luôn ở vị thế nhập siêu và mức nhập siêu ngày càng lớn, tốc độ tăng
trưởng nhập siêu tăng nhanh trong quan hệ với Trung Quốc. Tỷ trọng nhập siêu với
Trung Quốc trong GDP thực tế của Việt Nam tăng mạnh. Nếu như năm 2002, nhập siêu
của Việt Nam với Trung Quốc mới ở mức hơn 1 tỷ USD, chiếm khoảng 2,8% GDP theo
giá thực tế thì sau 13 năm, con số này là 43,8 tỷ USD, chiếm gần 25% GDP. Giá trị nhập
siêu với Trung Quốc mỗi năm tăng trung bình khoảng 33%.

Nguồn: Tác giả vẽ theo số liệu trích xuất từ cơ sở dữ liệu của Tổng cục thống kê Việt
Nam 2017 (Số liệu về GDP) và UN Comtrade 2017 (Số liệu nhập siêu Việt Nam)

Hình 2.9 Tỷ trọng nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc trong GDP

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
74

2.3.1.4 Chưa tận dụng được các ưu đãi trong ACFTA

Giai đoạn 2002-2016, đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu song phương giữa
Việt Nam với Trung Quốc đã tuân thủ theo các quy định trong các cam kết về hội
nhập thương mại quốc tế song phương giữa hai nước cũng như đa phương mà hai
nước tham gia. Tuy nhiên, từ phía Việt Nam, cơ cấu này chưa được đổi mới để
thích ứng và tận dụng được các ưu đãi về thuế và hạn ngạch trong các hiệp định
thương mại đã ký kết với Trung Quốc

Để thực hiện cam kết trong Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc
(ACFTA), Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan của 90% số dòng thuế trong vòng 10
năm. Việt Nam được giữ lại 456 dòng thuế gồm những mặt hàng nhạy cảm và
Trung Quốc có khả năng cạnh tranh rất cao như Trứng gia cầm, đường, thuốc lá,
động cơ, phương tiện vận tải, xăng dầu, sắt thép, vật liệu xây dựng, một số mặt
hàng liên quan đến an ninh quốc phòng. Trung Quốc đã cắt giảm cho Việt Nam
7845 dòng thuế, chiếm 95,35% tổng số dòng thuế và chiếm 91,59% tổng kim ngạch
nhập khẩu từ Việt Nam. Số dòng thuế còn lại sẽ được cắt giảm về 5-50% vào cuối
năm 2018. Trong năm 2018 sẽ có 588 dòng thuế được cắt giảm từ mức 5% năm
2017 về 0%, chủ yếu là các mặt hàng sắt thép và sản phẩm sắt thép, máy móc thiết
bị điện, điện tử, nguyên liệu dệt, vải may mặc, quần áo, cà phê, chè nguyên liệu, chế
biến thực phẩm…(Trung tâm WTO và hội nhập, 2016). Một số mặt hàng Trung
Quốc vẫn duy trì thuế suất gồm ngũ cốc và các sản phẩm từ ngũ cốc, cà phê, gia vị,
xăng dầu, phân bón, nhựa nguyên liệu, vải may mặc, nguyên liệu dệt may, da giày,
động cơ, máy móc thiết bị, ô tô, động cơ, bộ phận phụ tùng ô tô, đồ nội thất...

Với việc cắt giảm thuế của hai nước như đã nói ở trên, xét về tổng quan, các
doanh nghiệp Việt Nam có nhiều lợi thế hơn khi xuất khẩu vào Trung Quốc. Theo
số liệu từ Bộ Công Thương và Tổng cục Hải quan, tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan
ACFTA (bằng tổng giá trị kim ngạch hàng hóa xuất khẩu được hưởng ưu đãi trên
tổng giá trị hàng xuất đi) của Việt Nam không ổn định và ở mức thấp, chỉ cao hơn
tỷ lệ tận dụng của FTA với khu vực ASEAN. Số liệu năm 2016 cho thấy tỷ lệ này là
32% ưu đãi từ ACFTA, nghĩa là mới gần 1/3 hàng Việt xuất sang Trung Quốc tận
dụng được những ưu đãi thuế quan này (Thanh Huyền, 2018).

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
75

Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu song phương chưa đổi mới để phù hợp với xu thế
tự do hóa thương mại giữa hai nước là một vấn đế đáng lo ngại, vì nó càng đẩy tình
trạng nhập siêu nặng nề thêm. Khi hàng rào thuế quan dần được gỡ bỏ, hàng Trung
Quốc đủ chủng loại càng chiếm lĩnh thị trường Việt Nam mạnh mẽ hơn. Trong khi
đó, cơ cấu hàng xuất khẩu sang nước bạn chưa có sự đổi mới căn bản và phù hợp
khiến khoảng cách giữa kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu lớn thêm, cán cân
thương mại song phương mất cân bằng nghiêm trọng và khó điều chỉnh.

2.3.2 Khả năng đảm bảo phát triển bền vững quốc gia

2.3.2.1 Tiêu chí kinh tế

Cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa Việt-Trung giai đoạn 2002-2016 chưa tác
động tích cực đến ổn định kinh tế mà ngược lại còn tác động xấu đến tăng trưởng
kinh tế quốc gia. Về đổi mới cơ cấu hàng nhập khẩu, hạn chế lớn nhất là tỷ trọng
nhóm hàng bán thành phẩm, nguyên liệu, máy móc thiết bị đầu vào sản xuất chiếm
tỷ trọng quá cao khiến tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam dù gia tăng về kim
ngạch cũng không đảm bảo mức giá trị gia tăng lớn. Thậm chí các chuyên gia kinh
tế còn so sánh Việt Nam đang “xuất khẩu hộ” hàng hóa Trung Quốc vì tỷ lệ giá trị
gia tăng trong hàng hóa, đặc biệt là đồ may mặc và da giày sang các thị trường Âu,
Mỹ quá thấp, chiếm phần lớn trong giá xuất khẩu là nguyên phụ liệu nhập từ Trung
Quốc.

Sự đổi mới trong cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Trung giai đoạn
2002-2016 có thể nói là chưa đóng góp nhiều cho việc ổn định kinh tế vĩ mô. Cơ
cấu chậm đổi mới, kim ngạch nhập khẩu vượt trội so với kim ngạch xuất khẩu dẫn
đến nhập siêu song phương ở mức cao và kéo dài. Chính tình trạng nhập siêu là
nguyên nhân quan trọng làm suy giảm dự trữ ngoại hối chung, tỷ lệ nhập siêu so với
tổng kim ngạch xuất khẩu song phương luôn ở mức rất cao. Tuy nhiên, nhập siêu
lớn trong thời gian dài cũng như cơ cấu nhập siêu bất lợi, tập trung vào thị trường
Trung Quốc, tác động bất lợi đến ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Trong tình
trạng quá phụ thuộc nhập khẩu cùng cơ cấu hàng xuất nhập khẩu song phương bất
lợi, tình trạng nhập siêu tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với an ninh tài chính quốc gia
cũng như an ninh kinh tế nói chung của Việt Nam.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
76

2.3.2.2 Tiêu chí môi trường

Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc của Việt Nam giai đoạn
2002-2016 có xu hướng giảm mạnh tỷ trọng nhóm hàng nhiêu liệu khoáng. Đây là
sự đổi mới đáp ứng được tiêu chí giảm thiếu tác động đến môi trường, do việc giảm
xuất khẩu nhiên liệu khoáng đồng nghĩa với việc hạn chế khai thác các tài nguyên
thiên nhiên hữu hạn, đảm bảo phát triển bền vừng quốc gia.

Ngược lại, trong nhóm máy móc thiết bị nhập khẩu từ Trung Quốc có một tỷ
lệ khá lớn máy móc công nghệ lạc hậu, ảnh hưởng không tốt đến sản xuất và môi
trường. Tuy hàm lượng công nghệ trong hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đã cải thiện
trong giai đoạn 2002-2016, nhưng theo tác giả tính toán từ số liệu thống kê của
UNCTAD 2017, nhóm hàng sơ cấp, hàng thâm dụng tài nguyên và nhóm hàng thâm
dụng kỹ năng lao động- công nghệ thấp đến nay vẫn chiếm tỷ trọng quá lớn. Năm
2002, 2008 và 2016, tổng tỷ trọng của 3 nhóm này lần lượt là 65%, 47% và 48%
trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc (hình 2.4).

Ở Việt Nam, mức độ sử dụng các thiết bị lạc hậu và rất lạc hậu chiếm đến hơn
50% tổng số thiết bị, thiết bị hiện đại chỉ khoảng 10%. Các doanh nghiệp sản xuất nhỏ,
lẻ thì mức độ sử dụng thiết bị lạc hậu lên đến hơn 70% (Nhật Minh, 2018). Trong giai
đoạn 2002-2016, một lượng lớn máy móc thiết bị công nghệ thấp nhập từ Trung Quốc
đã được rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam sử dụng trong sản xuất hàng hóa dùng phục
vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Việc này dẫn đến hậu quả là gia tăng
chi phí, chất lượng hàng hóa hạn chế, hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng không
cao nên giá thành xuất khẩu giảm.

Do sự dư thừa vốn của nền kinh tế cùng chiến lược “Sản xuất tại Trung Quốc
2015” trong đó ưu tiên các ngành công nghệ cao, Trung Quốc sẽ tìm cách chuyển các
dự án có công nghệ thấp hơn sang các thị trường lân cận, trong đó có Việt Nam. Bên
cạnh đó, lượng máy móc công nghệ lạc hậu các doanh nghiệp FDI Trung Quốc đưa
vào Việt Nam theo các dự án liên quan đến các ngành khai thác hoặc dệt may, xơ
xợi là một nguy cơ gây ô nhiễm môi trường rất lớn tại Việt Nam.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
77

2.3.2.3 Tiêu chí xã hội

Tuy còn rất nhiều hạn chế nhưng khi xem xét tiêu chỉ đảm bảo phát triển bền
vững về khía cạnh xã hội, có thể nhận thấy cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa
Việt-Trung đã có chuyển biến theo hướng góp phần phát triển thương mại biên giới
giữa hai nước do hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu qua biên
giớiBảy tỉnh biên giới của Việt Nam giáp với Trung Quốc là Quảng Ninh, Lạng Sơn,
Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên đã có nhiều hoạt động hợp tác
phát triển kinh tế với hai tỉnh Quảng Tây và Vân Nam-Trung Quốc. Nhờ đó, cơ sở
hạ tầng tại những tỉnh này đã có sự cải thiện lớn, thể hiện ở các khu thương mại,
chợ cửa khẩu khu kinh tế mở cùng hệ thống đường giao thông, hệ thống điện,
nước…Kinh tế phát triển, thu nhập và mức sống của người dân các tỉnh biên giới
này cũng được nâng lên (Trịnh Thị Thanh Thủy, Nguyễn Anh Sơn, 2017).

2.4 Thực trạng các thành tố tác động đến đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu
Việt-Trung

2.4.1 Thành tố Yếu tố sản xuất

2.4.1.1 Năng suất lao động của Việt Nam quá thấp

Hàng hóa Trung Quốc từ máy móc thiết bị, nguyên liệu đầu vào sản xuất, hàng
tiêu dùng, thậm chí hàng xa xỉ nhập khẩu vào Việt Nam với khối lượng lớn là do sự
chênh lệch quá lớn về năng suất lao động giữa hai nước. Năng suất lao động quyết
định trực tiếp đến giá cả cũng như khối lượng hàng hóa đầu ra. Theo Tổng cục Thống
kê Việt Nam, năng suất lao động Việt Nam năm 2016 chỉ bằng 7% Singapore, 17,6%
Malaysia và 36,5% Thái Lan. Mỗi lao động Việt Nam chỉ có năng suất bằng 42,3%
Indonesia, 56,7% Philippines và đặc biệt, chỉ bằng 87,4% của Lào (Bộ kế hoạch và
đầu tư, GSO, 2016).

Năng suất lao động thấp khiến giá hàng hóa của Việt Nam cao tương đối so với
hàng nhập khẩu từ thị trường này. Cùng một loại hàng hóa, nếu hàng trong nước có
giá cả cao hơn trong khi công nghệ sản xuất thấp hơn, mẫu mã, chủng loại ít hơn thì
đương nhiên người tiêu dùng sẽ lựa chọn hàng nhập khẩu có chất lượng tương đương
(thậm chí cao hơn) với mẫu mã đẹp hơn, chủng loại phong phú hơn mà giá thấp hơn.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
78

Càng tiêu dùng nhiều hàng hóa Trung Quốc, nền sản xuất trong nước lại càng trì trệ
và không có cơ hội phát triển. Đây là một vòng luẩn quẩn mà nền kinh tế Việt Nam
chưa thoát ra được trong nhiều năm nay. Nếu năng suất lao động của Việt Nam không
được cải thiện, tình trạng nhập siêu với Châu Á nói chung cũng như với Trung Quốc
nói riêng sẽ không thể được cải thiện.

2.4.1.2 Cơ sở hạ tầng thương mại vùng biên với Trung Quốc lạc hậu

Thương mại biên giới gồm các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của dân
cư biên giới, buôn bán tại các chợ biên giới, chợ cửa khẩu… theo các phương thức
được thỏa thuận trong các hiệp định thương mại song phương giữa của một nước
với các nước khác có chung đường biên giới. Tuy đã có nhiều cải thiện trong giai
đoạn 2002-2016 nhưng hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại Việt Nam trong quan hệ
thương mại với Trung Quốc vẫn còn nhiều hạn chế. Sự lạc hậu và thiếu đồng bộ thể
hiện ở các cơ sở phân phối hàng hóa tại vùng biên và hệ thống lưu trữ bảo quản
hàng hóa.

Hệ thống kho bãi của Việt Nam tại cửa khẩu biên giới với Trung Quốc còn
chưa đáp ứng được nhu cầu trao đổi hàng hóa song phương. Hệ thống kho lạnh để
bảo quản hoa quả, thủy sản còn chưa được đầu tư. Thiết bị nâng, hạ, xếp dỡ, sang
tải hàng hóa còn thiếu. Hàng rời chủ yếu vẫn được xếp dỡ bằng hình thức thủ công
nên ảnh hưởng lớn đến hiệu quả trao đổi. Hạ tầng thương mại phục vụ mua bán tại
các cửa khẩu phụ, lối mở giữa hai nước chậm cải thiện.

Hệ thống đường giao thông nối với cửa khẩu hiện chỉ đạt tiêu chuẩn cấp 4, 5
miền núi. Các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ cửa khẩu, kho chứa, bến bãi vẫn
chưa được đầu tư nhiều khiến các hoạt động buôn bán diễn ra chủ yếu nhỏ lẻ, không
tập trung, giá trị gia tăng thấp. Các cửa khẩu, lối mở cơ sở hạ tầng còn hạn chế, một
số khu kinh tế cửa khẩu thiếu vốn đầu tư, dự án dang dở nên thu hút đầu tư thương
mại biên giới chưa thật sự nhiều (Trịnh Thị Thanh Thủy, Nguyễn Anh Sơn, 2016).
Cơ sở hạ tầng yếu kém khiến nhiều hoạt động như xuất nhập khẩu hàng hóa, hoạt
động mua, bán, trao đổi hàng hóa của cư dân, thương mại tại chợ biên giới gặp
nhiều khó khăn. Đây cũng là nguyên nhân khiến hiệu quả của thương mại biên giới

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
79

với Trung Quốc giảm sút, chi phí giao dịch như bốc dỡ hàng hóa, thông quan, vận
tải tăng và làm giảm giá trị hàng hóa do chất lượng bảo quản không bảo đảm.

2.4.1.3 Thiếu nhân lực có kỹ năng và trình độ cao

Khái niệm nguồn nhân lực chất lượng cao cần được hiểu theo hai nghĩa: Thứ
nhất, đó là nguồn nhân lực có trình độ và chất lượng đáp ứng có hiệu quả cao đối
với việc thực hiện một nhiệm vụ cụ thể, trình độ phát triển cụ thể, điều kiện cụ thể;
thứ hai, đó là nguồn nhân lực có trình độ và chất lượng cao trong tương quan với
yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới và trong tương quan với nhân
lực quốc tế. Sự phân định này là cần thiết để xác định rõ yêu cầu, bước đi, tính hiện
thực, tính hiệu quả trong phát triển nguồn nhân lực trên bình diện quốc gia cũng
như trong từng ngành, lĩnh vực, đơn vị và mỗi người lao động.

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), chất lượng nguồn nhân lực của
Việt Nam hiện nay chỉ đạt 3,39/10 điểm, trong khi Hàn Quốc là 6,91; Ấn Độ 5,76;
Malaysia 5,59; Thái Lan 4,94… Tuy những năm gần đây số lượng đào tạo trình độ
đại học trở lên trong gia tăng đáng kể nhưng chất lượng lao động hầu như chưa đạt
các tiêu chí về nguồn nhân lực chất lượng cao (Lê Hữu Lập, 2016). Tỷ lệ lao động
phổ thông Việt Nam không có chuyên môn kỹ thuật chiếm 81,6% tổng số lao động.
Lao động Việt Nam vẫn thiếu các kỹ năng như làm việc nhóm, phát hiện và giải
quyết vấn đề; yếu kém về tin học, ngoại ngữ; thiếu hiểu biết về pháp luật; đạo đức
nghề nghiệp chưa cao; thiếu tinh thần và ý thức trách nhiệm trong công việc, tự do,
tùy tiện, chậm thích nghi với môi trường làm việc mới. Năng lực đổi mới và sáng
tạo khoa học và công nghệ của lực lượng lao động có trình độ cao còn nhiều yếu
kém (Nguyễn Đắc Hưng, 2016).

2.4.2 Thành tố Chính phủ

2.4.2.1 Mô hình tăng trưởng lạc hậu

Có thể nói mô hình tăng trưởng theo chiều rộng mà Việt Nam theo đuổi trong một
thời gian dài đến nay đã lạc hậu và không còn phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế
Việt Nam. Kinh tế Việt Nam giai đoạn 2002-2016 có nhịp độ tăng năng suất lao động
xã hội thấp, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm. Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
80

giai đoạn này còn phụ thuộc quá nhiều vào đầu tư, khai thác tài nguyên và lao động
giá rẻ chưa quan tâm thích đáng đến các động lực khác của nền kinh tế như khoa học
-công nghệ, nhu cầu thị trường nội địa...Mô hình này còn thiên về nguồn lực cho công
nghiệp, dịch vụ, chưa chú trọng và đầu tư thích đáng cho nông nghiệp, nông thôn.

2.4.2.2 Yếu kém trong trong quản lý hoạt động xuất nhập khẩu

Trong một thời gian dài vừa qua, nhà nước chưa có sự quản lý chặt chẽ hoạt
động xuất nhập khẩu với thương nhân Trung Quốc. Điều này tác động nghiêm trọng
đến cơ cấu xuất nhập khẩu, từ đó tác động đến cán cân thương mại song phương.
Nổi cộm nhất là việc thương lái tự do người Trung Quốc sang Việt Nam thu mua
hàng hóa, trong khi hoạt động này bị cấm theo Luật Việt Nam (Điều 6 và Điều 27
Luật Thương Mại 2005). Sự lỏng lẻo trong quản lý của nhà nước khiến thị trường
nông lâm thủy sản hoạt động hỗn loạn, kim ngạch xuất khẩu thấp và phụ thuộc
thương lái Trung Quốc. Mức chất lượng hàng bán cho thương lái Trung Quốc
thường không đồng đều nên không bán được mức giá cao. Nguy hiểm hơn là nông
sản Việt Nam xuất khẩu theo hình thức này sẽ mất thương hiệu vào tay các doanh
nghiệp Trung Quốc vì họ nhập hàng Việt Nam về rồi phân phối và xuất khẩu với
thương hiệu của mình.

Nông lâm thủy sản Việt Nam chưa đóng vai trò đáng kể trong việc lành mạnh
hóa cán cân thương mại với Trung Quốc dù nhu cầu của Trung Quốc với nhóm
hàng này luôn rất cao. Bộ Công Thương Việt Nam cho biết, xuất khẩu một số mặt
hàng nông, thủy sản còn manh mún, tự phát dẫn đến có lúc không kiểm soát được
nguồn cung dành cho xuất khẩu. Đặc biệt, tình trạng sản xuất manh mún dẫn đến
chất lượng nông, thủy sản không đồng đều, khó kiểm soát vấn đề an toàn và áp
dụng các tiêu chuẩn thế giới về truy xuất nguồn gốc. Vấn đề an toàn thực phẩm có
được cải thiện so với trước nhưng chưa thật sự bền vững. Tình trạng sản phẩm xuất
khẩu bị trả về do không đạt chỉ tiêu an toàn thực phẩm cũng ảnh hưởng chung đến
nông sản, trái cây Việt.

2.4.2.3 Quản lý thương mại vùng biên với Trung Quốc kém hiệu quả

Bất cập trong quản lý thương mại vùng biên giữa Việt Nam và Trung Quốc là
một nguyên nhân khiến Việt Nam nhập siêu nặng nề. Thực tế cho thấy, việc quản lý

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
81

cửa khẩu giữa hai nước Việt-Trung chưa đồng nhất, trao đổi hàng hóa phụ thuộc
nhiều vào phía bạn về thời gian, địa điểm giao hàng. Hiện hàng Trung Quốc có thể
vào Việt Nam qua bất cứ cửa khẩu nào, còn hàng của Việt Nam xuất sang Trung
Quốc buộc phải qua một hoặc một số cửa khẩu chỉ định Một số hàng hóa xuất khẩu
sang Trung Quốc không có hợp đồng mua bán sẵn, ồ ạt đưa lên biên giới khi vào vụ
nên khả năng thông quan không đáp ứng kịp, bị doanh nghiệp Trung Quốc ép giá,
gây ùn tắc ở cửa khẩu.

Nhà nước giai đoạn vừa qua còn thiếu chiến lược lâu dài về phát triển thương
mại biên giới với Trung Quốc nên thường bị động về chính sách biên mậu từ phía
nước bạn. Điều này ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp,
nhất các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản. Bên cạnh đó, hệ thống hạ tầng thương
mại phục vụ phát triển biên mậu ở khu vực cửa khẩu phía Việt Nam thiếu đồng bộ
dẫn đến hiệu quả thông quan chưa cao, tác động gián tiếp đến kim ngạch xuất khẩu
hàng hóa Việt Nam sang Trung Quốc, góp phần dẫn đến tình trạng nhập siêu hiện
nay.

2.4.2.4 Chính sách đầu tư liên quan đến Trung Quốc không hợp lý

(1) Chính sách chấm thầu EPC chưa chặt chẽ

Một trong những nguyên nhân chính khiến thâm hụt thương mại của Việt Nam
với Trung Quốc tăng cao là do sự tham gia với tỷ lệ áp đảo của các nhà thầu Trung
Quốc trong các dự án lớn ở Việt Nam. Hiện có tới 90% các dự án tổng thầu EPC
(dự án tư vấn, thiết kế-cung cấp thiết bị-xây lắp, vận hành) tại Việt Nam do nhà
thầu Trung Quốc đảm nhiệm, chủ yếu thuộc lĩnh vực dầu khí, hóa chất, điện, dệt
kim (Từ Thúy Anh, Nguyễn Bình Dương, 2012). Tỷ lệ tham gia làm nhà thầu phụ
của doanh nghiệp Việt Nam trong các dự án kể trên rất thấp. Nếu tính riêng các dự
án Trung Quốc làm tổng thấu, tỷ lệ nội địa hóa gần như bằng 0%. Điều này khiến
thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc ngày càng lớn do các nhà thầu
Trung Quốc nhập khẩu toàn bộ máy móc thiết bị từ trong nước vào Việt Nam
(CIEM, 2014).

Trong các dự án quan trọng kể trên, có khá nhiều sự án bị đánh giá là chất
lượng không tốt, chậm tiến độ, phải tăng vốn đầu tư gây bất bình trong xã hội. Có

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
82

rất nhiều dự án mà doanh nghiệp Việt Nam có thể đảm nhận nhưng không trúng
thầu. Điều này cho thấy nhà nước còn chưa có chính sách chấm thầu EPC chặt chẽ
và đảm bảo lợi ích lâu dài. Điều này tác động không nhỏ đến cơ cấu nhập khẩu song
phương giữa Việt Nam và Trung Quốc, khiến lượng máy móc thiết bị, nguyên liệu
và thậm chí cả nhân công Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam tăng mạnh, làm gia
tăng tình trạng nhập siêu vốn đã rất nghiêm trọng.

(2)Chưa thu hút FDI từ Trung Quốc vào các lĩnh vực có lợi cho Việt Nam

FDI Trung Quốc vào Việt Nam thường hướng tới hai lĩnh vực: cơ sở hạ tầng
và sản xuất nguyên liệu đầu vào nhằm tận dụng ưu đãi thuế quan mà Việt Nam đã
ký kết với các đối tác thương mại quan trọng như Mỹ hay EU. Cơ cấu đầu tư của
Trung Quốc vào Việt Nam gần đây có sự chuyển hướng rõ nét vào các nhóm ngành
chế tác, khai thác tài nguyên (như sản xuất kim loại), dệt nhuộm, sản xuất sợi, chế
biến thực phẩm, da giày, gỗ và giấy. Vốn đầu tư vào ngành da giày đã tăng từ 6,05%
tổng vốn FDI Trung Quốc vào Việt Nam (năm 2006) lên trên 40% vào năm 2016.
Trong khi đó, vốn tương ứng vào các ngành luyện kim lại giảm từ 67% về khoảng
7% trong cùng kỳ.

Quy mô các dự án FDI của Trung Quốc tại Việt Nam đều khá nhỏ, chủ yếu được
thực hiện bởi các doanh nghiệp nhỏ mà chưa có sự góp mặt của các tập đoàn lớn. Quy
mô của các dự án Trung Quốc trung bình chỉ bằng 50% của các nhà đầu tư nước khác.
Hiệu ứng lan tỏa kỹ thuật của doanh nghiệp FDI Trung Quốc còn thấp do Trung Quốc
hầu như không đầu tư vào các ngành thuộc nhóm công nghệ tiên tiến mà lại là những
ngành có nguy cơ gây ô nhiễm cao. Nhiều dự án FDI hàm lượng công nghệ thấp, sử
dụng công nghệ lạc hậu khiến Việt Nam có nguy cơ trở thành “bãi rác công nghệ” của
Trung Quốc.

2.4.2.5 Xúc tiến thương mại tầm vĩ mô chưa hiệu quả

Xúc tiến thương mại tầm vĩ mô là hoạt động do Chính phủ và các bộ ngành liên
quan thực hiện nhằm thiết lập mối quan hệ ngoại giao, quan hệ thương mại giữa Việt
Nam với các nước về mặt pháp lý, cung cấp thông tin về thị trường trong nước, ngoài
nước cho các doanh nghiệp về môi trường pháp luật, chính sách thương mại, các rào
cản hạn ngạch, thuế quan, phi thuế quan; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
83

tham quan, khảo sát thị trường để thực hiện xuất khẩu…Năm 2016, Bộ Công Thương
đã phê duyệt và thực hiện 182 đề án xúc tiến thương mại với tổng kinh phí 90 tỷ đồng.
Đối với nhóm hàng nông-thủy sản có 23 đề án với kinh phí 32 tỷ đồng, chủ yếu là tổ
chức tham gia hội chợ, triển lãm quốc tế ở các nước và tổ chức hội chợ triển lãm trong
nước có sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài (Cục Xúc tiến thương mại,
2016). Nhiều hoạt động trong Chương tình xúc tiến thương mại quốc gia, đặc biệt các
hoạt động với quy mô lớn như Triển lãm Vietnam Foodexpo, có sức ảnh hưởng lan
rộng và hiệu quả truyền thông lớn, thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia.

Công tác xúc tiến thương mại tầm vĩ mô đóng vai trò rất lớn trong việc cải thiện
cơ cấu thương mại hàng hóa nói chung cũng như với thị trường Trung Quốc nói riêng.
Tuy nhiên, chính phủ và các ban ngành hữu quan Việt Nam vẫn chưa thực hiện tốt
được nhiệm vụ này.

Đơn vị:%

Nguồn: Cục Xúc tiến thương mại, 2016

Hình 2.10 Khó khăn của các đơn vị xúc tiến thương mại Việt Nam năm 2016

(1)Quy mô hoạt động chưa lớn, mức đầu tư chưa thỏa đáng: Theo Báo cáo xúc
tiến thương mại 2016, hoạt động xúc tiến thương mại của Chính phủ đã được triển
khai nhiều và đồng bộ hơn nhưng còn ít đổi mới và thiếu chiến lược xúc tiến chung ở
cấp quốc gia để đáp ứng được các nhu cầu của doanh nghiệp. Chưa có sự gắn kết chặt
chẽ giữa chương trình xúc tiến thương mại quốc gia với Chương trình Thương hiệu

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
84

quốc gia. Kinh phí hàng năm dành cho chương trình xúc tiến thương mại quốc gia của
Việt Nam trong hai năm vừa qua tính trên kim ngạch xuất khẩu chưa đến 0,003% so
với mức trung bình của thế giới là 0,11%, con số này chỉ tương đương 1/30 và bằng
1/4 so với Bangladesh, bằng 1/10 so với Thái Lan (Cục xúc tiến thương mại, 2016).

(2) Chưa triển khai tốt tác cung cấp thông tin cho doanh nghiệp trong nước: Các
cơ quan hữu quan chưa triển khai tốt công tác cung cấp thông tin cho Doanh nghiệp
trong nước. Chỉ có 5% số doanh nghiệp được điều tra cho biết có nắm được thông tin
về các Hiệp định Khu vực Thương mại tự do (FTA) Việt Nam đã ký trực tiếp từ các
cơ quan quản lý nhà nước thông qua các buổi hội thảo, các Thông tư hay điện thoại,
email 5%. Điều này dẫn đến hệ quả là chỉ có 23% doanh nghiệp có kim ngạch xuất
khẩu sang các thị trường nước thành viên FTA tăng mạnh, 47% doanh nghiệp kim
ngạch xuất khẩu có tăng nhưng chưa tận dụng hết các ưu đãi, 30% doanh nghiệp chưa
tận dụng được ưu đãi của các FTA đã ký kết (Phụ lục 2).

Hiệp hội ngành hàng hoạt động chưa hiệu quả: Trong số các doanh nghiệp
tham gia các Hiệp hội ngành hàng, chỉ có 61% doanh nghiệp thường xuyên nhận
được thông tin từ Hiệp hội về các biện pháp quản lý nhập khẩu của Việt Nam cũng
như của các nước khác. 98% doanh nghiệp yêu cầu gia tăng hơn nữa sự hỗ trợ từ các
hiệp hội ngành hàng. Về hình thức hỗ trợ, 5% doanh nghiệp yêu cầu cung cấp thêm
thông tin, 2% yêu cầu tăng cường hỗ trợ về mặt pháp lý, 4% yêu cầu tăng cường công
tác đào tạo, tập huấn và 89% yêu cầu tăng cường sự hỗ trợ của Hiệp hội ngành hàng ở
cả 3 hình thức trên (phụ lục 2).

(3)Xúc tiến thương mại với thị trường Trung Quốc chưa đủ mạnh

Trong công tác xúc tiến thương mại với thị trường Trung Quốc, có thể nói
Chính phủ đã có nhiều hoạt động tương đối tích cực giai đoạn 2009 trở lại. Năm
2009, Hội chợ triển lãm Thương mại quốc tế miền Tây Tứ Xuyên, hội chợ Trung
Quốc- ASEAN. Hai hội chợ Thương mại quốc tế Việt- Trung tại Lào Cai và Hội
chợ Thương mại quốc tế Móng Cái- Quảng Ninh cũng được đánh giá là các sự kiện
xúc tiến thương mại tiêu biểu ở khu vực biên giới, góp phần đẩy mạnh xuất khẩu
hàng hóa sang thị trường đông dân nhất thế giới.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
85

Vài năm gần đây, hoạt động xúc tiến thương mại với thị trường Trung Quốc của
nhà nước đã có sự khởi sắc. Hàng hoạt các hội nghị, hội thảo được tổ chức như: Hội
thảo Xúc tiến thương mại thị trường Trung Quốc tổ chức tại Đà Nẵng tháng
10/2016. Hội thảo “Thông tin thị trường và cơ hội xuất khẩu hàng hóa vào thị
trường Trung Quốc” do Cục Xúc tiến thương mại phố́i hợp với Văn phòng Xúc tiến
thương mại Việt Nam tại Trùng Khánh, Trung Quốc tháng 11/2016. "Hội nghị giao
thương giữa các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam và các doanh nghiệp nhập khẩu
lớn của Trung Quốc" cuối năm 2017. Gần đây nhất, Cục Xúc tiến Thương mại tổ
chức giới thiệu Hội chợ nhập khẩu quốc tế Trung Quốc (China International Import
Exposition-CIIE 2018) tại Thượng Hải, đồng thời công bố tổ chức đoàn Việt Nam
tham gia hội chợ.

Tuy nhiên, hoạt động xúc tiến thương mại tầm vĩ mô với thị trường Trung Quốc
còn nhiều hạn chế. Theo tác giả, hạn chế lớn nhất là các cơ quan Xúc tiến thương mại
quốc gia chưa đưa ra được một chiến lược xúc tiến thương mại đủ tầm cho thi
trường này. Với một đối tác quan trọng như Trung Quốc mà đến tận năm 2015, Việt
Nam mới thành lập được Văn phòng Xúc tiến thương mại đầu tiên của Việt Nam tại
Trùng Khánh. Sự chẫm trễ trong thiết lập các Văn phòng xúc tiến thương mại Việt
Nam đặt tại các thành phố lớn của Trung Quốc dẫn đến hạn chế trong công tác cung
cấp thông tin hai chiều: thông tin về năng lực và khả năng cung ứng của doanh nghiệp
Việt đến với thị trường Trung Quốc, và ngược lại là thông tin về nhu cầu nhập khẩu,
đặc điểm tiêu dùng, thông tin doanh nghiệp của từng tỉnh thành của Trung Quốc đến
doanh nghiệp Việt. Đặc biệt, Nhà nước cũng chưa có một điều tra quy mô nào để
thống kê và cung cấp cho doanh nghiệp trong nước về nhu cầu tiêu dùng và nhập
khẩu hàng hóa của từng vùng miền của Trung Quốc tương ứng với những sản phẩm
thế mạnh của Việt Nam. Doanh nghiệp thiếu hiểu biết về thị trường Trung Quốc là
hạn chế rất lớn dẫn đến kim ngạch xuất khẩu quá nhỏ so với tiềm năng, khiến việc
giảm nhập siêu khó thực hiện

2.4.3 Thành tố Các ngành công nghiệp phụ trợ

Ở Việt Nam, công nghiệp phụ trợ chỉ toàn bộ những sản phẩm công nghiệp có
vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất các thành phẩm chính, như linh kiện, phụ liệu, phụ

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
86

tùng, sản phẩm bao bì, nguyên liệu để sơn, nhuộm...và bao gồm cả sản phẩm trung
gian, nguyên liệu sơ chế. Sản phẩm công nghiệp phụ trợ thường được sản xuất với
quy mô nhỏ, thực hiện bởi các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo số liệu thống kê của
Bộ Công Thương, hiện nay Việt Nam có khoảng 30 ngành kinh tế - kỹ thuật cần đến
công nghiệp phụ trợ. Trong đó, nhiều ngành sản xuất hàng xuất khẩu mang lại kim
ngạch hàng chục tỷ USD mỗi năm nhưng phải nhập khẩu tới 80-85% nguyên liệu, tỷ
lệ giá trị gia tăng chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong cơ cấu sản phẩm như sản xuất, lắp
ráp ô tô, xe máy, dệt may, da giày.

Công nghiệp phụ trợ Việt Nam giai đoạn 2002-2016 còn chậm phát triển, sản
phẩm ít, phải nhập khẩu nên sản xuất trong nước phụ thuộc lớn vào nguồn cung ứng
đầu vào từ bên ngoài, đặc biệt là Trung Quốc. Theo điều tra của tác giả, tỷ lệ nội địa
hóa trong sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất 5 năm trở lại đây, mức 0-10% chiếm
26 %, mức 11-30% chiếm 17%, mức 31-50% chiếm 26%, mức 51-70% chiếm 17%
và mức trên 71% chỉ chiếm 14%. Doanh nghiệp Việt không hoặc ít sử dụng nguyên
liệu đầu vào trong nước vì giá thành cao chiếm 17%, chất lượng không đảm bảo
chiếm 14%, sản lượng không đáp ứng được nhu cầu chiếm 15%, do cả ba nguyên
nhân kể trên chiếm 36%. 36% doanh nghiệp không có kế hoạch tăng tỷ lệ sử dụng
hàng trong nước vì lý do công nghiệp phụ trợ trong nước chưa phát triển (phụ lục 2).

2.4.3.1 Ngành ô tô, xe máy

Theo số liệu của Viện Chiến lược công nghiệp (Bộ Công Thương), đến năm
2015, trong số khoảng 500 doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực chế tạo,
chỉ khoảng 200 doanh nghiệp trong nước đủ trình độ tham gia sản xuất cho nước
ngoài, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực xe máy và điện tử. Tỷ lệ nội địa hoá đối với
xe cá nhân đến 09 chỗ ngồi: mục tiêu đề ra là 40% vào năm 2005, 60% vào năm
2010, tuy nhiên đến năm 2016 mới đạt bình quân khoảng 7- 10%. (Bộ Công thương,
2017). Tuy nhà nước đã có chủ trương bảo hộ cho các liên doanh sản xuất ô tô, các
hãng đưa ra cam kết ban đầu sẽ nội địa hóa 40% sau khi đầu tư vào Việt Nam
nhưng đến nay tỷ lệ nội địa hóa chỉ đạt 30%. Phần lớn các nhà sản xuất trong nước
nhập linh kiện rồi tiến hành lắp ráp nên chi phí sản xuất tăng cao.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
87

Niên giám thông kê công nghiệp hỗ trợ các ngành chế tạo Việt Nam
2016-2017 (SIDEC, 2016) cho thấy hiện Việt Nam có 158 doanh nghiệp sản xuất
linh kiện, phụ tùng cung cấp cho các doanh nghiệp lắp ráp cơ khí, bao gồm cả ô tô,
xe máy. Các doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ cho xe máy chỉ chủ yếu sản xuất các
linh kiện đơn giản như giảm xóc, đồng hồ báo xăng, bộ dây điện, yên xe nhưng
chưa sản xuất được những bộ phận chính như động cơ, hộp số...Hầu hết các linh
phụ kiện này Việt Nam nhập khẩu từ các nước châu Á, trong đó nhiều nhất là từ
Trung Quốc.

2.4.3.2 Ngành điện tử, điện máy

Trong ngành điện tử, điện máy hiện nay, đã có hàng loạt hãng điện tử lớn đầu
tư vào Việt Nam nhằm tận dụng giá nhân công rẻ, lao động dồi dào, nhiều ưu đãi về
chính sách tài chính, thuế, đất đai. Nhiều nhà đầu tư vào Việt Nam thường kéo theo
các doanh nghiệp phụ trợ từ nước ngoài, tỷ lệ doanh nghiệp nội địa tham gia vào
chuỗi giá trị rất ít. Đến nay, cả nước chỉ có 14 doanh nghiệp sản xuất phụ tùng, linh
kiện điện tử (SIDEC, 2016), đa số là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và không có doanh
nghiệp nào đầu tư vào sản xuất vật liệu điện tử.

Các doanh nghiệp điện tử trong nước chủ yếu khai thác sản phẩm cũ, chưa có
đột phá lớn. Các doanh nghiệp FDI trong ngành điện tử, điện máy đang đứng trước
sức ép phải giảm chi phí linh - phụ kiện và nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm,
nhưng do số doanh nghiệp phụ trợ rất ít, chất lượng linh - phụ kiện chưa đảm bảo nên
phần lớn các doanh nghiệp FDI phải nhập khẩu.

2.4.3.3 Ngành dệt may

Ngành công nghiệp dệt may chiếm 15-20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt
nam và chiếm trên 50% kim ngạch xuất khẩu ngành công nghiệp, bình quân mỗi năm
tăng 20% . Năm 2016, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt hơn 28 tỷ USD. Để đạt
được kim ngạch xuất khẩu đó, ngành dệt may đã tiêu thụ hết 8,9 tỷ m2 vải nhưng các
nhà máy trong nước chỉ sản xuất được 2,8 tỷ m2 vải, còn lại phải nhập khẩu hơn 6 tỷ
m2 vải và phụ liệu, với tổng giá trị gần 17 tỷ USD (Xuân Anh, 2017). Tỷ lệ nội địa
hóa nguyên vật liệu ngành dệt may chỉ đạt 3 - 8%, còn chủ yếu là nhập nguyên liệu,
thậm chí nhập sản phẩm bán thành phẩm về gia công sau đó xuất khẩu để tận dụng

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
88

nhân công giá rẻ và các ưu đãi của Nhà nước. Theo số liệu của Viện Chiến lược công
nghiệp (Bộ Công Thương), ngành dệt may dự kiến nâng tỷ lệ nội địa hóa lên 60% vào
năm 2015 và 70% vào 2020, nhưng đến năm 2015 vẫn phải nhập khẩu 99% bông,
60% sợi, 70% vải. Nguyên nhân là năng lực các nhà máy cơ khí chuyên ngành dệt
may chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành. Ngay cả Tổng Công ty Dệt
may Việt Nam (Vinatex) dù có tiềm lực lớn trong sản xuất và xuất khẩu nhưng việc
phát triển các doanh nghiệp phụ trợ trong Tổng Công ty còn gặp nhiều khó khăn.

2.4.3.4 Ngành da giày

Da giày là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với
kim ngạch xuất khẩu hàng năm chiếm gần 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả
nước, đáp ứng 50% nhu cầu tiêu dùng trong nước và giải quyết việc làm cho hơn
một triệu lao động. Tuy nhiên, Việt Nam không phát triển sản xuất giày dép song
song với phát triển công nghiệp hỗ trợ sản xuất nguyên phụ liệu da giày như Trung
Quốc đã làm. Sự yếu kém về công nghệ, thiết bị và thiếu nguồn lực tài chính của các
doanh nghiệp là nguyên nhân công nghiệp phụ trợ da giày Việt Nam không phát triển.
Những doanh nghiệp FDI sản xuất da giày (Đài Loan, Hàn Quốc...) phải chuyển hầu
hết máy móc thiết bị, đội ngũ quản lý, kỹ thuật viên từ nước ngoài vào Việt Nam để
sản xuất, đồng thời chỉ định cả nguồn cung cấp nguyên phụ liệu nhập khẩu - chủ yếu
từ Trung Quốc.

Hiện ở Việt Nam cũng đã có một số doanh nghiệp đầu tư vào công nghiệp phụ
trợ, sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành da giày như da thuộc, vải kỹ thuật, phụ kiện
làm phom, đế, chất dẻo, keo dán, hóa chất... nhưng số lượng và quy mô còn nhỏ bé,
chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu. Các doanh nghiệp da giày muốn có đủ nguyên liệu
sản xuất, phải nhập khẩu nguyên phụ liệu với kim ngạch hàng tỷ USD. Nguyên phụ
liệu khác như giả da, vải dệt, đế giày, phom, khoen, khóa, chi tiết trang trí, keo, dây
giày…có tỉ lệ nội địa hóa cao hơn da thuộc, nhưng lại không thể cạnh tranh về giá với
sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cơ khí chế tạo
phụ tùng, phụ kiện, hóa chất, dệt vải…hỗ trợ cho ngành này cũng trong tình trạng
kém phát triển.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
89

2.4.4 Thành tố Doanh nghiệp

Không chỉ những bất cập từ phía chính phủ khiến cơ cấu hàng xuất nhập khẩu
Việt Nam với Trung Quốc tồn tại nhiều bất cập mà nhìn từ phía doanh nghiệp cũng
có nhiều hạn chế cần khắc phục. Trong luận án này, xuất phát từ đặc điểm giao
thương giữa hai nước mà phạm vi “doanh nghiệp“ được xác định rộng hơn, bao
gồm các doanh nghiệp, các tư thương, thương lái người Việt Nam và các hộ nông
dân có giao thương với Trung Quốc. Số liệu của phần này một phần được tác giả rút
ra từ báo cáo kết quả điều tra Doanh nghiệp được thực hiện phục vụ cho nghiên cứu
(Phụ lục 2)

2.4.4.1 Xúc tiến thương mại tầm vi mô kém hiệu quả

Xúc tiến thị trường tầm vi mô là hoạt động do các doanh nghiệp thực hiện nhằm
tham quan, khảo sát, nghiên cứu thị trường, trực tiếp đàm phán và ký kết các hợp
đồng xuất khẩu. Các doanh nghiệp phải chủ động tìm kiếm thông tin, thăm dò thị
trường và lựa chọn đối tác, xác định giá và các điều kiện cụ thể về giao dịch, mua
bán, thanh toán….

Khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam hiện nay là thiếu thông
tin về thị trường và yếu kém trong khâu quảng bá sản phẩm. Các doanh nghiệp nhỏ và
vừa do hạn chế về kinh phí nên mức đầu tư cho hoạt động xúc tiến thương mại chưa
thỏa đáng. Phần lớn doanh nghiệp còn trông chờ vào các cơ quan xúc tiến thương mại
nhà nước nên ở thế bị động và phụ thuộc. Dù thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng
nhưng doanh nghiệp lại thiếu thông tin về các thị trường mới, từ đó bị giới hạn thị
trường xuất khẩu tiềm năng.

Tiếp cận thị trường Trung Quốc vẫn là một khó khăn lớn với các doanh nghiệp
Việt Nam, dù Trung Quốc là thị trường láng giếng có chung đường biên giới. 45%
doanh nghiệp cho biết, khó khăn lớn nhất khi tiếp cận thị trường Trung Quốc là
“Không có cơ hội tiếp cận trực tiếp khách hàng“, tức là không có cơ hội sang tận
nơi nghiên cứu thị trường. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng chưa đầu tư nghiên
cứu sâu về thị trường Trung Quốc. Theo kết quả điều tra, chỉ có 13% doanh nghiệp
có chiến lược tiếp cận và thâm nhập thị trường Trung Quốc cụ thể và dài hạn, 65%
không có và 22% tạm thời chưa có. Chỉ có 26% doanh nghiệp xuất khẩu sang Trung

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
90

Quốc bằng đường chính ngạch, còn tiểu ngạch chiếm đến 67%. Do yếu kém trong
khâu xúc tiến thương mại, đến 70% doanh nghiệp chỉ xuất khẩu được sang tỉnh gần
nhất với Việt Nam của Trung Quốc là Quảng Tây, còn 30% doanh nghiệp xuất khẩu
được sang các tỉnh thành xa hơn (phụ lục 2).

2.4.4.2 Chưa chú trọng công tác xây dựng thương hiệu

Việc không đầu tư đăng ký thương hiệu cho hàng hóa xuất khẩu của doanh
nghiệp và tư thương Việt Nam cũng là một nguyên nhân khiến nhập siêu từ Trung
Quốc khó giảm. Chỉ có 26% doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa đã được đăng ký
thương hiệu tại Việt Nam, 72% doanh nghiệp xuất khẩu hàng chưa đăng ký thương
hiệu tại Việt Nam, chỉ có 2% đầu tư đăng ký thương hiệu cả ở Việt Nam và Trung
Quốc (phụ lục 2). Đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản, hầu hết các hộ sản
xuất không đăng ký thương hiệu cho sản phẩm của mình mà sau khi thu hoạch là
bán luôn cho tư thương Trung Quốc. Nhiều loại nông sản Việt Nam đưa về Trung
Quốc sau đó lại được xuất khẩu sang nhiều thị trường khác với thương hiệu Trung
Quốc. Tình trạng này khiến người sản xuất Việt Nam vừa mất thương hiệu vừa
không thu được lợi nhuận cao vì bán hàng với giá rẻ.

Các hộ tư thương kinh doanh lâu năm ở nhiều làng nghề truyền thống và nổi
tiếng ở Việt Nam như làng Lụa Vạn Phúc (Hà Đông-Hà Nội) hay làng Gốm sứ Bát
Tràng (Gia Lâm-Hà Nội) cùng bày bán rất nhiều đồ gốm hay lụa Trung Quốc. Các
hộ sản xuất ở Vạn Phúc hầu như không còn một nhà nào còn dệt lụa mà nhập lụa
cũng như quần áo Trung Quốc bày bán. Điều này cho thấy họ không có ý thức bảo
tồn và duy trì thương đã được xây dựng sẵn của mình, mà lại tự nguyện “bán hàng
thuê“ cho Trung Quốc. Thậm chí, nhiều người bán hàng Việt Nam chỉ vì ham lợi
nhuận mà bán khoai tây, dâu tây Trung Quốc giả thương hiệu của Đà Lạt, nho
Trung Quốc giả nho Ninh Thuận, mận, đào Trung Quốc giả mận, đào của Lạng
Sơn... Hành động này vừa phá hoại thương hiệu trong nước, vừa khiến người tiêu
dùng mất niềm tin vào chất lượng thương hiệu Việt, khiến hàng Việt Nam thua
ngay trên sân nhà. Đạo đức kinh doanh của các tư thương Việt Nam lúc này rõ ràng
là đang tiếp tay triệt đường phát triển của chính các doanh nghiệp Việt Nam, khiến

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
91

cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa Viêt-Trung trở nên bất lợi cho Việt Nam, từ đó
gián tiếp làm gia tăng tình trạng nhập siêu.

2.4.4.3Chưa tạo được niềm tin với người tiêu dùng trong nước

Một trong những nguyên nhân khiến hàng tiêu dùng Việt Nam thất thế trên
sân nhà, nhường thị trường cho hàng ngoại là do các doanh nghiệp sản xuất trong
nước chưa tạo dựng được niềm tin đối với người tiêu dùng trong nước. Các thương
hiệu “thuần Việt“ như Điện cơ Thống Nhất, khóa Việt Tiệp, cao su Sao Vàng, dệt
kim Đông Xuân...tuy chất lượng ổn định nhưng mẫu mã lạc hậu, hệ thống phân
phối theo kiểu quốc doanh nên mất dần vị trí trong lòng người Việt. Các doanh
nghiệp có chỗ đứng vững hơn trên thị trường như Bitis, Bitas... thì thiết kế mẫu mã
cũng chưa hẳn đã thích hợp với nhiều đối tượng khách hàng trong nước.

Người tiêu dùng Việt Nam có xu hướng đón nhận các thương hiệu thực phẩm
thuần Việt hơn là các thương hiệu trong các lĩnh vực công nghiệp chế biến khác. Họ
vẫn có tâm lý đánh giá thấp thương hiệu trong nước so với thương hiệu nước ngoài.
Thêm vào đó là công tác bảo vệ thương hiệu của các doanh nghiệp sản xuất chưa
được quan tâm đúng mức dẫn đến tình trạng hàng nhái, hàng kém chất lượng được
trà trộn vào tiêu thụ trên thị trường. Người tiêu dùng mua phải hàng nhái sẽ dần mất
niềm tin vào thương hiệu và chuyển sang dùng hàng ngoại nhập.

Kết quả khảo sát người tiêu dùng Việt Nam do Hội doanh nghiệp Hàng Việt
Nam chất lượng cao (BSA) tổ chức cũng cho thấy, người tiêu dùng rất lo ngại vấn
đề an toàn vệ sinh thực phẩm, trong đó 25% số người được khảo sát lo ngại doanh
nghiệp Việt Nam sử dụng chất cấm trong sản xuất và bảo quản, sử dụng nguyên liệu
không bảo đảm chất lượng để sản xuất (Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất
lượng cao, 2017).

2.4.4.4Thiếu liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước

Trong mỗi nền kinh tế, khi các doanh nghiệp trong nội bộ một ngành thiếu sự
liên kết thì sẽ khó có các doanh nghiệp mạnh và dẫn đến sự yếu kém của toàn ngành.
Sự hoạt động kém hiệu quả này dẫn đến nhiều hậu quả như các doanh nghiệp không
thể hoặc không muốn hỗ trợ nhau về mặt thông tin, kinh nghiệm làm ăn tại một thị

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
92

trường cụ thể, thiếu sự tin tưởng giữa các doanh nghiệp với nhau cũng như giữa
doanh nghiệp với Hiệp hội ngành hàng, thậm chí khi không hoạt động theo chuỗi,
các doanh nghiệp rất dễ gây khó khăn cho nhau. Chỉ có 60% doanh nghiệp tham gia
các Hiệp hội ngành hàng, còn 40% không tham gia (phụ lục 2). Doanh nghiệp Việt
trong hầu hết các lĩnh vực hiện còn thiếu tính liên kết, và điều này cũng tác động
đến cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc.

Ngành nông lâm thủy sản: Trong giao thương với Trung Quốc, ngành nông
lâm thủy sản Việt Nam cũng tồn tại từ lâu hiện tượng mạnh ai nấy làm. Tiêu biểu
với mặt hàng gạo, nông dân thu hoạch gạo xong sẽ phần lớn được thương lái thu
gom thay vì đưa về các doanh nghiệp rồi bán ở thị trường nội địa hay quốc tế. Gạo
từ tay thương lái tiếp tục được xuất ngay sang Trung Quốc khiến nguồn cung cho
nội địa bị ảnh hưởng, Việt Nam lại thiếu gạo để xuất khẩu trên sàn kinh doanh quốc
tế. Trong lĩnh vực thủy sản, nhiều doanh nghiệp tại đồng bằng sông Cửu Long cạnh
tranh nhau để mua tôm nguyên liệu bán sang Trung Quốc rất mạnh. Tình trạng này
gây ảnh hưởng lớn đến các nhà máy đang thực hiện hợp đồng xuất khẩu tôm sang các
thị trường chiến lược, truyền thống như EU, Mỹ, Nhật vì thiếu tôm nguyên liệu.
Nhiều doanh nghiệp chỉ có thể hoạt động cầm chừng, thậm chí có doanh nghiệp chỉ
hoạt động từ 30-50% công suất vì thiếu nguyên liệu.

Ngành điện tử: Hiện nay các doanh nghiệp FDI vẫn phải nhập khẩu linh kiện
để lắp ráp mà chưa đẩy mạnh liên kết với các doanh nghiệp nội địa đủ năng lực
cung cấpvà có nguồn lực đủ mạnh. Tỷ lệ nội địa hóa trong sản phẩm điện tử của
Việt Nam còn rất thấp nên tỷ lệ giá trị gia tăng trong hàng xuất khẩu không cao. Đồ
điện tử xuất xứ Trung Quốc đang cạnh tranh mạnh mẽ với hàng nội vì mẫu mã đa
dạng mà giá cả lại hợp lý.

Ngành dệt may: Dệt may vốn là ngành thế mạnh của Việt Nam do có nguồn lao
động dồi dào giá rẻ, tay nghề cao. Các công ty may Việt Nam được thành lập nhiều
nhưng chủ yếu là may gia công cho các thương hiệu lớn của châu Âu, Mỹ hay Nhật
Bản, Hàn Quốc. Dù nhiều công ty may có mở các cửa hàng giới thiệu sản phẩm để
bày bán các thiết kế của mình, thị trường đồ may mặc Việt Nam hiện gần như thuộc
về Trung Quốc. Tuy Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã thành lập sự liên kết giữa các

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
93

doanh nghiệp trong Hiệp hội còn chưa hiệu quả. Thiếu liên kết dẫn đến doanh nghiệp
thiếu thông tin và hỗ trợ lẫn nhau về nguồn nguyên liệu đầu vào, thị trường tiêu
thụ....từ đó dẫn đến mẫu mã lạc hậu, chất liệu không phong phú, giá thành sản phẩm
cao và mất dần thị trường nội địa cho hàng may mặc Trung Quốc. Tình trạng nhập
khẩu từ nguyên phụ liệu đến đồ may mặc thành phẩm từ Trung Quốc góp phần khiến
Việt Nam nhập siêu nặng thêm từ thị trường này.

2.4.5 Thành tố Nhu cầu

2.4.5.1 Đại bộ phận người tiêu dùng Việt Nam chuộng hàng giá rẻ

Những người tiêu dùng thu nhập thấp và trung bình ở Việt Nam thường ưa
chuộng các loại sản phẩm có chất lượng vừa phải, mẫu mã đa dạng, được tiêu thụ ở
các kênh truyền thống với giá cả tương đối rẻ. Nhóm này thường ưu tiên các sản
phẩm nhập khẩu giá rẻ (bao gồm cả nhập lậu), đặc biệt là từ Trung Quốc, hoặc nếu
mua hàng nội địa thì lại thiên về các hàng nhái, sao chép lại mẫu mã của các thương
hiệu uy tín trong nước và nước ngoài. Do mức thu nhập trung bình chưa cao, nhóm
người tiêu dùng này đã từ lâu có thói chọn mua quen mua hàng Trung Quốc vì giá
rẻ, chủng loại mẫu mã phong phú lại sẵn có. Hầu hết hàng tiêu dùng Trung Quốc
đều rẻ hơn hàng Việt khiến hàng Việt Nam ít được ưa chuộng và hàng Trung Quốc
vẫn tiêu thụ rất tốt, đặc biệt ở các vùng nông thôn. Điều này góp phần khiến nhập
siêu hàng Trung Quốc khó giảm, trừ khi người tiêu dùng từ bỏ được tâm lý chuộng
hàng giá rẻ.

2.4.5.2 Người tiêu dùng Việt Nam tin tưởng chất lượng hàng nhập khẩu hơn hàng
nội địa

Thời gian gần đây, khi vấn đề an toàn thực phẩm dấy lên trong dự luận xã
hội, người tiêu dùng tại các thành phố lớn của Việt Nam đang có tâm lý tẩy chay
hàng Trung Quốc, đặc biệt ở một số sản phẩm thuộc ngành may mặc, nông sản
tươi…Tuy nhiên, như thế không có nghĩa là người tiêu dùng quay lại ủng hộ và tin
tưởng hàng Việt Nam.

Người tiêu dùng Việt Nam không tin vào khả năng tự sản xuất những hàng
đắt tiền, hàng yêu cầu cao, đòi hỏi chất lượng cao, nền phần lớn người tiêu dùng

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
94

Việt Nam lựa chọn các thương hiệu ngoại khi có nhu cầu mua sắm hàng đặt
tiền. Với mỹ phẩm, ô tô, quần áo… đại đa số người tiêu dùng trong nước ưa chuộng
các thương hiệu quốc tế (Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao, 2017).

Người tiêu dùng có mức thu nhập trung bình-cao tại các thành phố lớn của
Việt Nam vẫn tín nhiệm hàng tiêu dùng Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp,
Đức... và tìm cách mua về dùng, dù là theo con đường hàng xách tay. Hiện các
chuỗi siêu thị, cửa hàng bán đồ nhập khẩu Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc...có mặt
ở rất nhiều thành phố ở Việt Nam. Người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng hàng
ngoại do thiết kế mẫu mã đẹp và tâm lý tin tưởng vào chất lượng hàng nhập khẩu.
Dù nhiều thương hiệu hàng Việt có chất lượng tốt nhưng người Việt vẫn không sẵn
lòng chọn mua vì định kiến công nghệ sản xuất trong nước còn lạc hậu nên hàng Việt
Nam chất lượng không cao.

(3) Người tiêu dùng Việt Nam chưa gắn vấn đề tiêu dùng với lợi ích lâu dài của
quốc gia

Theo nhìn nhận của tác giả, phần lớn người dân Việt Nam trong lựa chọn hàng
hóa tiêu dùng đều nghĩ đến lợi ích của bản thân trước mà chưa đặt lợi ích lâu dài
của quốc gia lên trên. Thời gian gần đây khi sự kiện Biển Đông hay vấn đề an toàn
thực phẩm trở nên nổi cộm, người dân mới có cái nhìn đúng đắn hơn về mối liên
quan giữa tình hình quan hệ chính trị và thương mại quốc tế giữa hai nước. Những
thiệt hại về kinh tế của Việt Nam khi nảy sinh xung đột chính trị với nước láng
giềng này khiến người dân bắt đầu nhận thấy cái giá của việc nhiều hàng hóa Việt
Nam xuất khẩu phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Việc phụ thuộc nặng nề về
kinh tế sẽ dẫn đến sự phụ thuộc về chính trị, từ đó ảnh hưởng đến quyết sách của
chính phủ trong những vấn đề song phương với Trung Quốc. Gần đây, quan điểm
“thoát Trung“ tức là “thoát khỏi sự phụ thuộc vào Trung Quốc“ đang được bàn luận
rất sôi nổi. Tuy nhiên, nếu thói quen tiêu dùng không ưu tiên hàng nội của người
dân Việt Nam vẫn còn tiếp tục thì kinh tế Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào Trung
Quốc, cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu còn bất lợi và tình trạng nhập siêu vẫn sẽ
còn tăng mạnh trong thời gian tới.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
95

2.4.6 Thành tố Cơ hội

Thành tố Cơ hội theo mô hình Kim cương thể hiện ở những nghiên cứu, phát
minh có khả năng thay đổi cấu trúc của một ngành, tạo lợi thế xuất khẩu lớn. Đây là
vấn đề liên quan đến mức đầu tư cho Nghiên cứu và Phát triển cũng như năng lực
của đội ngũ nghiên cứu Việt Nam.

2.6.4.1Chính phủ chưa có giải pháp hiệu quả để thúc đẩy hoạt động R&D

Năng lực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của Việt Nam hiện còn yếu
kém, hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia chưa đủ mạnh. Chỉ số tri thức toàn cầu
(Global Knowledge Index - GKI) do UNDP công bố cho thấy, năm 2017 Việt Nam
xếp hạng 56/131 thế giới về R&D và đổi mới sáng tạo, hạng 77 về công nghệ thông
tin truyền thông, hạng 47 về giáo dục cơ sở, hạng 74 về dạy nghề, hạng 101 về giáo
dục đại học và sau đại học, hạng 56/131 nước về thể chế môi trường tạo điều kiện
cho việc phát triển tri thức. Xếp hạng này cho thấy điều kiện học tập và nghiên cứu
tại Việt Nam còn rất hạn chế.

Nguồn: Tác giả vẽ lại theo số liệu trích xuất từ cơ sở dữ liệu của UNDP 2017

Hình 2.11: Thứ hạng của Việt Nam và Trung Quốc về Năng lực khoa học,
công nghệ và đổi mới sáng tạo năm 2017

Theo hình 2.11, nếu so sánh với Trung Quốc thì Việt Nam chỉ hơn Trung
Quốc về tiêu chí Thể chế môi trường cho phát triển tri thức. Tất cả các tiêu chí còn

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
96

lại, Việt Nam đều xếp sau Trung Quốc khá xa. Đặc biệt là tiêu chí dạy nghề, trong
khi Trung Quốc xếp thứ 23, giáo dục cơ sở xếp thứ 24 trong số 131 nước thì thứ
hạng tương ứng của Việt Nam là 74 và 47. Trung Quốc xếp thứ 23 về R&D về đổi
mới và sáng tạo, trong khi Việt Nam đứng thứ 56. Những thua kém này tất yếu dẫn
đến sự chênh lệch rất lớn về chất lượng nguồn nhân lực, tốc độ công nghiệp hóa
cũng như vị trí trong chuỗi giá trị toàn cầu giữa hai nước, cũng là nguyên nhân
khiến cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu giữa hai nước bất lợi cho Việt Nam.

Dù đang phấn đấu trở thành công xưởng của thế giới với sự hiện diện của các
thương hiệu lớn như Microsoft, Intel, Samsung, LG … nhưng Việt Nam chưa thu
hút được nhiều đầu tư cho R&D. Không nhiều nhà đầu tư nước ngoài hành lập các
trung tâm R&D tại Việt Nam như Samsung hay Bosch. Yếu kém về nghiên cứu
phát triển dẫn đến hạn chế rất lớn cho ngành công nghiệp Việt Nam. Trong quan hệ
thương mại với Trung Quốc, hạn chế này thể hiện ở việc nhu cầu nhập khẩu linh
phụ kiện từ nước ngoài phục vụ lắp ráp trong nước rất lớn. Trong khi các nước
trong khu vực như Malaysia, Philippines hay Thái Lan đã xuất khẩu kim ngạch lớn
linh kiện điện tử sang Trung Quốc thì Việt Nam vẫn nhập khẩu về để lắp ráp kiếm
lợi từ phí gia công ít ỏi.

2.4.6.2Doanh nghiệp chưa đầu tư thỏa đáng cho hoạt động R&D

Để có những đổi mới, phát minh, sáng kiến quan trọng trong ngành, vai trò của
doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Thời gian qua, hàm lượng công nghệ và giá trị
gia tăng trong hàng xuất khẩu củaViệt Nam còn thấp, khiến kim ngạch xuất khẩu
nói chung và với Trung Quốc nói riêng chưa cao là do doanh nghiệp còn chưa thực
sự coi trọng công tác này.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
97

Đơn vị: %

Nguồn: Tác giả vẽ theo số liệu của Bộ Công thương, WB (2017)

Hình 2.12 Mức chi cho R&D/doanh thu tại các doanh nghiệp Đông Nam Á
giai đoạn 2014-2017

Doanh nghiệp Việt Nam không muốn đầu tư hoặc đầu tư nhiều cho khâu R&D.
Điều này khiến sức sản xuất để tạo ra sản phẩm mới của doanh nghiệp Việt còn
kém cả các doanh nghiệp Campuchia (Bộ Công thương, WB, 2017). Theo đó, mức
chi trả cho hoạt động R&D của doanh nghiệp Việt Nam đang kém hơn so với
Campuchia và thuộc top dưới trong khối các nước Đông Nam Á. Doanh nghiệp
Việt chỉ chi 1,6% doanh thu hàng năm cho R&D, trong khi tỷ lệ này ở Campuchia
là 1,9%. Như vậy, nếu chỉ so sánh trong khu vực Đông Dương doanh nghiệp Việt
lại ít quan tâm đến hoạt động đầu tư phát triển nhất. WB cũng chỉ ra rằng với các
doanh nghiệp Việt, có khoảng 20% tuyên bố có đào tạo cho các nhân viên về phát
triển sản phẩm hay quy trình mới. Tỷ lệ này cao hơn Lào, Malaysia, Thái Lan, tuy
nhiên lại vẫn thấp hơn Campuchia và Philippines. Tỷ trọng số tiền trung bình thực
chi trên tổng doanh thu dành cho R&D của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn thấp
hơn hầu hết các nước Đông Nam Á.

2.4.6.3Các nhà khoa học chưa phát huy tốt vai trò nghiên cứu

Vai trò của các nhà khoa học là nghiên cứu với hai mảng chính là nghiên cứu lý
thuyết và nghiên cứu ứng dụng. Nghiên cứu lý thuyết thể hiện qua các ấn phẩm
khoa học, còn nghiên cứu ứng dụng được thể hiện qua bằng phát minh sáng chế

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
98

được công nhận., Trong 15 năm (1996-2011), Việt Nam mới có trên 13 nghìn bài
nghiên cứu khoa học công bố trên các tập san quốc tế, bằng khoảng 1/5 của Thái
Lan, 1/6 của Malaysia, và 1/10 của Singapore. (Viện thông tin khoa học (ISI) trích
qua Dương Bùi, 2013). Về số lượng bằng sáng chế, nếu chỉ tính số bằng sáng chế
Mỹ công nhận (US patent) thì thành tích nghiên cứu ứng dụng của Việt Nam còn
quá khiêm tốn so với các nước trong khu vực.

Việt Nam là đất nước có nhiều người tài được công nhận trong mọi lĩnh vực tại
nhiều quốc gia. Năm 2016, theo công bố của Thomson Reuters, có 5 người Việt lọt
vào tốp các nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới (Thanh Nhàn, 2016). Có thể
khẳng định, tiềm năng nghiên cứu sáng tạo trong mọi lĩnh vực của các nhà khoa học
Việt Nam là rất lớn. Tuy nhiên, thực trạng nghiên cứu, phát triển sản phẩm, chế tạo
máy móc thiết bị mới còn yếu so với nhiều nước trong khu vực. Điều này thể hiện
ngay ở trình độ đổi mới công nghệ và tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa rất chậm
của nước ta. Có thể khẳng định đội ngũ các nhà khoa học Việt Nam hoạt động chưa
hiệu quả, chưa phát huy vai trò cốt lõi và có tác động tích cực đến năng lực cạnh
tranh cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc, về tất cả các phương
diện như công nghệ chế biến, mẫu mã, chất lượng...

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Trong chương 2, sau khi phân tích thực trạng nhập siêu Việt Nam-Trung Quốc
giai đoạn 2002-2016, luận án phân tích vai trò của đổi mới cơ cấu xuất nhập khẩu
hàng hóa tình trạng nhập siêu giữa hai nước. Nghiên cứu đánh giá mức độ đổi mới
trong cơ cấu hàng xuất nhập khẩu Việt-Trung giai đoạn này theo hai tiêu chí Hiệu
quả đổi mới và Khả năng đảm bảo phát triển bền vững. Luận án rút ra nguyên
nhân liên quan đến thị trường Trung Quốc và thị trường Việt Nam, đồng thời cùng
phân tích thực trạng các thành tố tác động đến cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu và
cán cân thương mại theo như khung lý thuyết đã đề ra ở chương 1.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
99

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CƠ CẤU HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU
ĐỂ GIẢM NHẬP SIÊU VỚI TRUNG QUỐC

3.1. Bối cảnh đổi mới cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa nhằm giảm nhập siêu của
Việt Nam với Trung Quốc giai đoạn 2018-2030

3.1.1 Thị trường Trung Quốc

3.1.1.1 Một số dự báo về thị trường Trung Quốc

Theo dự báo của ngân hàng Thế giới và Goldman Sachs, Trung Quốc có khả năng
trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới năm 2025 và sẽ có sự “trỗi dậy nổi bật”. Đến
năm 2050, Trung Quốc sẽ giải quyết được các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, đẩy
mạnh cải cách chuyển đổi thành công mô hình tăng trưởng (Goldman Sachs, 2016).

Với sáng kiến “Một cành đai, một con đường”, Trung Quốc đang từng bước thực
hiện “Giấc mộng Trung Hoa”, trở thành trung tâm chính trị, kinh tế toàn cầu. Trong
lĩnh vực tương mại, Trung Quốc tiếp tục gia tăng thương mại với mục tiêu sử dụng
các nước láng giềng thànhthị trường cung cấp nguyên liệu thô, tài nguyên, năng
lượng giá trị thấp. Các quốc gia láng giềng đang phát triển, hoặc có ký FTA với Trung
Quốc, các nước có nhận đầu tư từ Trung Quốc được coi là thị trường tiềm năng để
tiêu thụ máy móc, thiết bị công nghệ trung bình giá rẻ của Trung Quốc.Định hướng
phát triển thương mại của Trung Quốc với các nước đang phát triển là thâm nhập
thông qua thị trường hàng hóa, cắt giảm thuế quan.

Về chính sách đầu tư: Để giải quyết nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu ngày càng
cao cũng như tạo công ăn việc làm cho số lượng người dân thất nghiệp ngày càng
nhiều, trong giai đoạn tới, Trung Quốc chú trọng lĩnh vực bất động sản và khai thác
tài nguyên. Đồng thời tận dụng các dự án này, chủ đầu tư cũng đưa một số lượng
lớn lao động phổ thông trình độ thấp sang làm việc tại các nước nhận đầu tư. Đây là
một xu hướng không thể xem thường vì nó mang đến nguy cơ mất đất, cạn kiệt tài
nguyên, ô nhiễm môi trường, người dân bản địa mất việc làm, đe doạ đến an ninh
quốc gia (Trích dẫn Wang, Rui, Qin, 2014).

Về hoạt động thương mại đối ngoại, quy mô xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc
có xu hướng tăng nhanh sang các thị trường đang phát triển. Nhóm hàng xuất khẩu

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
100

chủ lực của nước này trong thời gian tới là máy móc, thiết bị công nghệ thông tin.
Dự đoán trong giai đoạn 2021-2030, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của
Trung Quốc chiếm tỷ trọng 18%. Nhóm hàng máy móc, thiết bị công nghiệp sẽ có
xu hướng nâng cao tỷ trọng và chiếm 32% giai đoạn 2021-2030. Bên cạnh đó, hóa
chất cũng là nhóm hàng có xu hướng tăng tỷ trọng. Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ dần
dịch chuyển cơ cấu xuất khẩu hàng hóa theo hướng tăng tỷ trọng nhóm hàng chế
biến sâu, giá trị gia tăng cao trong giai đoạn từ này đến 2030. Về cơ cấu hàng nhập
khẩu, trong giai đoạn tới, Trung Quốc sẽ tiếp tục có nhu cầu lớn về lương thực, thực
phẩm và tài nguyên thiên nhiên. Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu phát triển cơ sở
hạ tầng, Trung Quốc sẽ tăng cường nhập khẩu máy móc công nghiệp. Dự báo đến
năm 2030, tỷ trọng máy công nghiệp chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch nhập khập
của nước này (Trịnh Thị Thanh Thủy, 2017)

3.1.1.2 Trung Quốc tăng cường kiểm soát chất lượng thực phẩm nhập khẩu

Thị trường Trung Quốc ngày càng yêu cầu cao và khắt khe hơn về an toàn thực
phẩm. Nước này đã ban hành Luật an toàn thực phẩm rất nghiêm ngặt, nhất là với
mặt hàng nông thủy sản. Tất cả các sản phẩm thực phẩm khi xuất khẩu sang Trung
Quốc đều phải có chứng thư đi kèm do cơ quan chủ quản nước xuất khẩu cấp.

Mặt hàng gạo: cơ quan chức năng Trung Quốc đã sang Việt Nam kiểm tra và cấp
chứng nhận cho 22 doanh nghiệp được phép xuất khẩu. Không những thế, qua kiểm
soát nhập khẩu, nếu phía Trung Quốc phát hiện doanh nghiệp gạo Việt Nam vi
phạm quy định sẽ rút giấy phép xuất khẩu. Hình thức quản lý này tương tự các thị
trường Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc,… đang áp dụng. Do đó, doanh nghiệp muốn làm
ăn lâu dài phải tự kiểm soát chất lượng, thực hiện đúng cam kết, tự bảo vệ thương
hiệu.

Nhóm hàng rau quả: Hiệp hội rau quả Việt Nam cho biết Trung Quốc đã sửa đổi
các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Theo thông báo của cơ quan kiểm dịch
tỉnh Quảng Tây, kể từ ngày 1-4-2018 sẽ quản lý nhập khẩu trái cây từ Việt Nam bằng
cách truy xuất nguồn gốc tương tự như các quốc gia Mỹ, Úc đang thực hiện. Điều này
có nghĩa rau quả Việt Nam sẽ được Trung Quốc kiểm soát từ vùng trồng như các thị
trường đòi hỏi chất lượng cao chứ không cho qua dễ dàng như hiện nay. Nếu Trung

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
101

Quốc siết chặt vấn đề nhập khẩu biên mậu, sẽ chỉ có tám loại quả là thanh long, dưa
hấu, chôm chôm, xoài, vải, nhãn, chuối và mít được phép nhập khẩu chính ngạch.
Những loại quả còn lại phải chờ kết quả đàm phán mở cửa. Việc gia tăng kiểm soát
chất lượng hoa quả nhập khẩu từ phía Trung Quốc là động thái đáng chú ý vì có tác
động rất mạnh đến xuất khẩu rau quả của Việt Nam.

Nhóm hàng thủy hải sản: để xuất khẩu được vào thị trường Trung Quốc, doanh
nghiệp Việt Nam buộc phải đáp ứng ba điều kiện: thứ nhất là doanh nghiệp phải nằm
trong danh mục những nhà sản xuất thủy sản được cơ quan thẩm quyền Trung Quốc
công nhận; Thứ hai là hàng hóa xuất khẩu vào Trung Quốc phải được cấp giấy chứng
nhận chất lượng; thứ ba là sản phẩm phải nằm trong danh mục sản phẩm thủy sản
được nước này công nhận.

3.1.1.3 Sự xuất hiện của các nhóm tiêu dùng mới ở Trung Quốc

Theo kết quả điều tra của tập đoàn Kantar TNS Trung Quốc tiến hành với
người tiêu dùng ở nhiều tỉnh thành, có thể thấy hiện tại Trung Quốc đã xuất hiện
thêm ba nhóm người tiêu dùng mới:

Thế hệ trẻ hậu 9x: Thế hệ trẻ Trung Quốc đang hướng đến những thương hiệu mới,
đủ độc đáo, có những sản phẩm sáng tạo chủ đạo có thể đáp ứng được mong muốn trở
nên “độc, lạ” của mình. Họ có tiêu chuẩn ngày càng cao đối với chất lượng thực phẩm và
hướng đến nhóm thực phẩm hữu cơ, thực phẩm nhập khẩu và thực phẩm tinh chế.

Nhóm người độc thân: số lượng người độc thân Trung Quốc dư dả vật chất và thời
gian đang ngày càng nhiều. Nhóm người này có tiềm năng trở thành khách hàng có sức
tiêu thụ lớn của phân đoạn thị trường quần áo đắt tiền, nhà hàng cao cấp, nghỉ dưỡng xa
xỉ và các dịch vụ cao cấp.

Nhóm người già về hưu ngoài 60 tuổi: Trong 10 năm tới, số người trên 60 tuổi ở
Trung Quốc sẽ chiếm trên 20% (hiện tỷ lệ này là 15%). Thế hệ người tiêu dùng này có
khả năng tài chính và nhu cầu tiêu dùng lớn. Họ sẵn sàng trả giá cao cho những sản
phẩm thực sự thỏa mãn nhu cầu. Với họ, chất lượng và hiệu quả của sản phẩm được
coi trọng hơn bao bì bên ngoài rất nhiều.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
102

3.1.2. Thị trường Việt Nam

3.1.2.1 Chủ trương đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế

Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XII (tháng 1/2016) đã nêu rõ:
“Mô hình tăng trưởng trong thời gian tới kết hợp có hiệu quả phát triển chiều rộng với
chiều sâu, chú trọng phát triển chiều sâu, nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh
tranh trên cơ sở nâng cao năng suất lao động, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ,
đổi mới và sáng tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát huy lợi thế so sánh và
chủ động hội nhập quốc tế, phát triển nhanh và bền vững (hướng tới các mục tiêu phát
triển bền vững đến năm 2030 của Liên hợp quốc); Triển vọng phát triển kinh tế - xã
hội của Việt Nam những năm tới tùy thuộc vào kết quả thực hiện các đột phá chiến
lược và các giải pháp cơ bản về đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế.

3.1.3.2 Hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ

Việc đàm phán các hiệp định FTA khu vực rộng lớn hơn đang là một xu hướng phát
triển lớn mới, nhất là tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, được thúc đẩy bởi cuộc đua
nhằm đạt được những tiêu chuẩn FTA cao hơn và nhu cầu hội nhập khu vực mạnh mẽ hơn
hướng tới hỗ trợ các chuỗi giá trị hoàn thiện hơn. Tính đến cuối năm 2017, Việt Nam đã
ký kết 12 FTA, bao gồm:

FTA đa phương: ASEAN-AEC, ASEAN- Ấn Độ, ASEAN-Australia/New Zealand;


ASEAN-Hàn Quốc, ASEAN-Nhật Bản, ASEAN-Trung Quốc, ASEAN- Hồng Kông, CPTPP.

FTA song phương: Việt Nam- Nhật Bản, Việt Nam- Chile, Việt Nam-Hàn Quốc,
Việt Nam- Liên minh kinh tế Á Âu.

Ngoài ra còn 4 FTA đang đàm phán chưa ký kết là RCEP (ASEAN+6), Việt Nam-
EU, Việt Nam- EFTA, Việt Nam-Israel.

3.1.2.3 Sự tăng trưởng của nhóm người thu nhập trung lưu

Nhóm người có thu nhập trung bình cao (hay thu nhập khá) ngày càng nổi lên
thành một nhóm tiêu dùng quan trọng ở Việt Nam. Cùng với đà tăng trưởng kinh tế,
tỷ trọng của nhóm thu nhập này ngày càng tăng. Theo số liệu Điều tra mức sống hộ
gia đình, trong giai đoạn 2002-2010, thu nhập danh nghĩa của nhóm này tăng trung
bình 19%/năm, là mức tăng cao nhất trong tất cả các nhóm thu nhập. Theo báo cáo

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
103

của công ty nghiên cứu thị trường Nielsen ước tính rằng dân số thuộc tầng lớp trung
lưu của Việt Nam sẽ đạt mức 44 triệu người vào năm 2020. Trong số đó, có tới 2/3 là
những người tiêu dùng kết nối- những người thường xuyên kết nối internet và đồng
thời có mức sẵn sàng chi tiêu cao. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, chi tiêu hằng năm của
nhóm người tiêu dùng này này tại Việt Nam sẽ tăng từ 50 tỉ USD trong năm 2015 lên
đến 99 tỉ USD trong năm 2025, chiếm khoảng một nửa tổng tiêu dùng hằng năm.

Nhóm thu nhập này có một đặc điểm quan trọng là thị hiếu tinh tế, thích cái mới
(không nhất thiết là phải nhập ngoại), và không quá nhạy cảm về giá cả. Nếu đáp ứng
được nhu cầu của nhóm khách hàng này thì các doanh nghiệp Việt Nam không những
có được một thị trường lớn và ổn định, mà còn có thể liên tục cải tiến và nâng cấp hoạt
động kinh doanh (từ thiết kế, xây dựng thương hiệu đến hệ thống phân phối).

3.2 Cơ hội và thách thức cho Việt Nam

Từ bối cảnh được nêu ở phấn trên, trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, đổi mới
cơ cấu hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc sẽ đối mặt với cả thách
thức lẫn cơ hội.

3.2.1 Cơ hội

3.2.1.1 Đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu

Tác động tích cực của các FTA song phương và đa phương mà Việt Nam đã ký
kết mang đến cho Việt Nam cơ hội lớn để đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu,
giảm thiểu sự phụ thuộc thị trường Trung Quốc. Trên nền tảng một thể chế hành
chính trị tốt, các FTA này sẽ phát huy được vai trò của mình. Đây là một trong những
nền tảng để Việt Nam cải thiện cán cân thương mại đang thâm hụt nặng nề với Trung
Quốc hiện nay.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
104

RCEP
Nhập khẩu đầu vào cho sản
xuất với giá rẻ hơn; tham gia
vào chuỗi giá trị và
sản xuất khu vực

VKFTA
Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu
Việt Nam-Hàn Quốc có tính
bổ sung rõ rệt, không cạnh
tranh trực tiếp

AEC
Phát triển doanh nghiệp vừa
Đổi mới cơ Điều chỉnh cán
và nhỏ; tham vấn để tham gia
vào mạng lưới cung cấp toàn cấu xuất nhập cân thương mại
cầu khẩu nói với Trung Quốc
chung

FTA VN-EU
Nhập khẩu công nghệ nguồn
chất lượng cao, thân thiện
môi trường, phần rút ngắn
công nghiệp hóa hiện đại hóa

CPTTP
Cắt giảm nhập khẩu nguyên
phụ liệu dệt may và da giày
từ Trung Quốc

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Hình 3.1 Tác động tích cực của một số FTA thế hệ mới đến cơ cấu xuất nhập
khẩu hàng hóa Việt Nam thời gian tới

Thị trường Mỹ, EU: đây là những thị trường xuất khẩu truyền thống của Việt
Nam. Trong thời gian tới, Việt Nam có thể tăng cường nhập khẩu công nghệ nguồn
chất lượng cao, thân thiện môi trường từ các thị trường này, phần rút ngắn công
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
105

nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Giải pháp này hỗ trợ tích cực cho nhu cầu giảm
nhập khẩu máy móc công nghệ lạc hậu từ Trung Quốc.

Thị trường ASEAN: Là một cộng đồng gắn bó mật thiết về địa lý, văn hóa,
kinh tế, đây chắc chắn sẽ là một khu vực kinh tế năng động trong tương lai gần.
Hiện tại Việt Nam vẫn đang nhập siêu từ ASEAN nhưng hiệp định RCEP hứa hẹn
có thể giúp Việt Nam có cơ hội nhập khẩu nguyên liệu đầu vào sản xuất với giá rẻ
hơn, nhanh chóng tham gia sâu vào chuỗi giá trị và sản xuất khu vực. Với đặc điểm
là thị trường trẻ và nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng, ASEAN cũng sẽ là thị trường
tiềm năng lớn cho nông thủy sản Việt Nam thời gian tới. Các thị trường Việt Nam
có kim ngạch xuất khẩu lớn như Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Singapore,
Indonesia và Myanmar có thể coi là thị trường tiềm năng trong ASEAN với những
mặt hàng như hàng tiêu dùng, đồ gia dụng, thiết bị điện và điện tử, vật liệu xây
dựng….

Thị trường Hàn Quốc: Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu Việt Nam-Hàn Quốc có
tính bổ sung rõ rệt, không cạnh tranh trực tiếp. VKFTA sẽ là cơ hội lớn cho Việt
Nam trong xuất khẩu nông thủy sản và nhập khẩu công nghệ nguồn chất lượng cao.
Với nhu cầu ổn định, giá xuất khẩu cao, ưu đãi thuế nhờ VKFTA khiến Hàn Quốc
được coi là thị trường thay thế tiềm năng và có nhiều cơ hội tăng trưởng cho các
doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam trong điều kiện xuất khẩu sang các thị
trường chính, truyền thống gặp nhiều khó khăn.

Thị trường Ấn Độ: Với dân số lớn thứ hai thế giới, nhu cầu về các mặt hàng
của Ấn Độ rất đa dạng và phong phú.Ấn Độ cũng là một thị trường tiềm năng tiêu
thụ nông sản Việt Nam. Quan hệ thương mại Việt-Ấn đã được đưa lên mức đối tác
chiến lược. Hiện Việt Nam xuất khẩu sang Ấn Độ có kim ngạch lớn nhất là hàng
công nghiệp, đứng thứ hai là nông sản. Việt Nam còn nhiều tiềm năng để xuất khẩu
hàng hóa sang thị trường này, có thể kể tới các mặt hàng như: nông sản (hạt điều,
gia vị, chè xanh, chè đen, lạc, tơ, thực phẩm đóng hộp), cao su tự nhiên, hàng mỹ
nghệ, vật liệu xây dựng và thiết bị vệ sinh, quần áo may sẵn, v.v…

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
106

3.2.1.2 Giảm nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc

Quy tắc xuất xứ trong các FTA Việt Nam mới ký kết, đặc biệt là CPTTP đưa
ra những yêu cầu cụ thể về xuất xứ hàng hóa. Trong thương mại quốc tế, quy tắc
xuất xứ hàng hóa là tập hợp các quy định nhằm xác định quốc gia nào được coi là
đã sản xuất ra hàng hóa (nước xuất xứ của hàng hóa). Nước nhập khẩu cần biết xuất
xứ hàng hóa nhập khẩu để xác định quy chế đặc biệt áp dụng cho hàng hóa đó như
ưu đãi thuế quan, thuế chống bán phá giá, hạn ngạch…Với các FTA mới ký kết, các
nhà xuất khẩu Việt Nam buộc phải nắm vững nguyên tắc xuất xứ để tránh nhập
nguyên phụ liệu từ Trung Quốc, đảm bảo điều kiện để được hưởng các ưu đãi thuế
quan hoặc tránh các hàng rào kỹ thuật, tránh bị kiện bán phá giá. Hiệp định CPTTP
chính thức được ký kết gần đây cũng là một động lực để doanh nghiệp Việt cố gắng
đáp ứng tỷ lệ nguyên phụ liệu được sản xuất tại Việt Nam và các nước thành viên
CPTPP trong tổng giá trị thành phẩm. Nhu cầu sản xuất sản phẩm chất lượng cao
ngày càng tăng, doanh nghiệp Việt Nam phải đầu tư thiết bị công nghệ cao cấp từ
Nhật, châu Âu, ít nhất cũng từ Đài Loan, Hàn Quốc nên giảm nhập khẩu máy móc
và thiết bị từ Trung Quốc. Xu hướng này sẽ tiếp tục diễn ra trong thời gian tới khi
Việt Nam tham gia sâu các FTA đòi hỏi cao hơn về quy tắc xuất xứ và khả năng
cạnh tranh của chất lượng sản phẩm. Dưới sức ép của nguyên tắc xuất xứ, cơ cấu
hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc trong thời gian tới chắc chắn sẽ
có những chuyển biến có lợi cho việc điều chỉnh sự mất cân bằng cán cân thương
mại song phương.

3.2.1.3 Phân phối hàng hóa vào sâu trong nội địa Trung Quốc

Mức tiêu dùng của người dân Trung Quốc, đặc biệt là ở các thành phố lớn ngày
càng nâng cao. Người dân ở các thành phố có thể bỏ ra số tiền cao hơn cho cùng loại
mặt hàng mà họ tin có chất lượng hơn. Nhiều người Trung Quốc cũng đang e ngại
chính hàng tiêu dùng nội địa, đặc biệt là đồ dùng cho trẻ em như bình sữa làm từ đĩa
compact tái chế, quần áo dùng thuốc nhuộm độc hại không thể giặt sạch, sữa bột giả,
đồ chơi có độc tố vượt mức cho phép. Người tiêu dùng Trung quốc, đặc biệt là tầng
lớp trung lưu cũng bắt đầu tìm kiếm các sản phẩm tiêu dùng nhập ngoại.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
107

Trước nhu cầu đa dạng và ngày càng mở rộng cũng như sự xuất hiện của các
nhóm tiêu dùng mới tại Trung Quốc ưa chuộng hàng ngoại nhập chất lượng cao,
doanh nghiệp Việt nên coi đây là một cơ hội tốt cần nắm bắt trong giai đoạn tới. Cơ
hội cho hàng tiêu dùng Việt Nam nhập khẩu vào và được phân phối bởi các hệ
thống bán lẻ ở Trung Quốc đang bắt đầu rộng mở. Nếu làm được điều này, hàng
Việt Nam sẽ có chỗ đứng trên thị trường láng giềng rất giàu tiềm năng là Trung
Quốc. Nếu biết khai thác và đáp ứng xu thế tiêu dùng của người dân từng tỉnh thành
sâu trong nội địa Trung Quốc thì chỉ với nhóm hàng nông thủy sản (tươi sống, sơ
chế hoặc chế biến, doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội lớn để tăng kim ngạch xuất
khẩu, từ đó góp phần giảm nhập siêu.

3.2.2 Thách thức

3.2.2.1 Khó khăn trong xuất khẩu nông thủy sản sang Trung Quốc

Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh của nền kinh tế Trung Quốc, nước này
cũng có yêu cầu cao hơn về chất lượng hàng hóa nhập khẩu. Việt Nam hiện xuất
khẩu sang Trung Quốc chủ yếu là nông thủy sản tươi và sơ chế. Sự thắt chặt quản lý
về chất lượng nông thủy sản xuất sang của Trung Quốc mang đến khó khăn cho rất
nhiều doanh nghiệp nhỏ và người nông dân Việt Nam trong giai đoạn đầu vì đã
quen với hình thức bán cho thương lái hoặc xuất khẩu tiểu ngạch sau khi thu gom,
không cần chứng minh nguồn gốc xuất xứ và chất lượng. Từ năm 2018, trái cây
Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc cần có nguồn gốc xuất xứ, nơi đóng gói rõ
ràng và công tác truy xuất nguồn gốc, dán nhãn sẽ khiến chi phí sản xuất và giá
hàng xuất khẩu tăng theo. Trong thời gian đầu, trái cây Việt sẽ khó cạnh tranh với
trái cây Thái Lan, Myanmar…đang được xuất khẩu mạnh sang thị trường Trung
Quốc.

3.2.2.2 Nguy cơ tụt hậu về công nghệ

Cách mạng 4.0 mang đến cho nền kinh tế Việt Nam nguy cơ tụt hậu, lao động
chi phí thấp mất dần lợi thế, khoảng cách công nghệ và tri thức nới rộng hơn dẫn
đến phân hóa xã hội sẽ sâu sắc hơn. Bản chất của cách mạng công nghiệp lần thứ tư
là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để
tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất. Trrong kỷ nguyên mới này, sự gia tăng

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
108

trong đầu tư, năng suất và mức sống sẽ đều dựa vào sáng tạo của con người. Điều
này đặt ra nhiều áp lực với người lao động vì nó đòi hỏi trình độ quản lý cũng như
khả năng ứng dụng công nghệ tin học và ngoại ngữ tốt. Đây là thách thức rất lớn vì
trình độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam còn thấp hơn Trung Quốc
cũng như nhiều nước ASEAN và châu Á rất nhiều. Việt Nam đang đứng trước nguy
cơ không thể cạnh tranh được với các nước ASEAN hay các nước Bắc Á phát triển
hơn về mặt công nghệ và mất đi cơ hội tốt tại thị trường Trung Quốc.

3.2.2.3 Áp lực cạnh tranh do giảm thuế nhập khẩu theo cam kết của FTA

Theo lộ trình giảm thuế của ACFTA, trong năm 2018 có 588 dòng thuế được
cắt giảm từ 5% năm 2017 về 0%. Với hàng loạt mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc
được giảm thuế về 0% như sắt thép và sản phẩm sắt thép, máy móc thiết bị điện,
điện tử, nguyên liệu dệt, vải may mặc, quần áo, cà phê, chè nguyên liệu, chế biến
thực phẩm…, đây sẽ là thách thức rất lớn đối với doanh nghiệp sản xuất trong nước.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp trong nước còn chịu thêm áp lực từ chính sách trong
nước như tăng thuế giá trị gia tăng (VAT) lên 12% từ đầu năm 2019 theo đề xuất
của Bộ Tài chính, đề xuất tăng thuế thu nhập doanh nghiệp, đánh thuế lãi vay của
doanh nghiệp sản xuất trong nước. Điều này có nguy cơ cao làm tăng giá thành
hàng hóa trong nước. Hàng Việt thua ngay trên sân nhà sẽ mở đường cho hàng
Trung Quốc vào chiếm lĩnh thị trường nội địa.

Bên cạnh đó, khi hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), việc hàng hóa
của các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia…tràn vào Việt Nam là điều tất
yếu. Bên cạnh đó, hàng hóa của các nước có quan hệ FTA với Việt Nam như Hàn
Quốc cũng góp phần cạnh tranh với hàng sản xuất trong nước vốn chưa chiếm được
sự tin tưởng của người tiêu dùng Việt Nam. Đây là một thách thức lớn trong công
cuộc đổi mới cơ cấu sản xuất của Việt Nam, cũng tạo trở ngại lớn cho việc giảm
nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc thời gian tới.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
109

3.3 Hướng đổi mới cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu với Trung Quốc đến năm 2030
3.3.1 Phương hướng đổi mới tổng thế

CƠ CẤU HIỆN TẠI CƠ CẤU ĐẾN NĂM 2030


ĐIỀU KIỆN ĐỔI MỚI CƠ CẤU

Xuất khẩu nông lâm thủy sản thô Xuất khẩu nông lâm thủy sản có
giá trị thấp, nhập khẩu nhiều rau thương hiệu, hàm lượng chế biến cao
hoa quả qua đường tiểu ngạch Nhà nước đổi mới định Giảm nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt
hướng phát triển kinh tế, may, da giày, tự cung cấp khoảng
Nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt chính sách thương mại 30%
may và da giày để gia công xuất Doanh nghiệp đổi mới chiến Lựa chọn nhập khẩu máy móc thiết bị
khẩu sang thị trường Âu Mỹ lược kinh doanh, đổi mới công nghệ hiện đại, hiệu quả sản xuất
công nghệ sản xuất cao. Tự nghiên cứu sản xuất khoảng
Nhập khẩu máy móc thiết bị phục Nhà khoa học đổi mới tư 20%
vụ sản xuất hàng tiêu dùng trong duy nghiên cứu, phát huy vai Giảm nhập khẩu máy móc thông qua
nước và xuất khẩu, phục vụ thực trò dự báo các gói thầu EPC
hiện các dự án thầu EPC, công
nghệ lạc hậu Hạn chế tối đa nhập khẩu hàng tiêu
dùng trong nước có thể sản xuất
Nhập khẩu nhiều hàng tiêu dùng
trong nước có thể sản xuất Tăng tỷ trọng giá trị xuất khẩu nhóm
thiết bị điện-điện tử lên khoảng trên
Xuất khẩu tỷ trọng tương đối lớn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu, tham
thiết bị điện-điện tử nhưng kim gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn
ngạch chưa cao, hàm lượng công cầu
nghệ và trình độ lao động chưa cao

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Hình 3.2 Phương hướng đổi mới cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu với Trung Quốc đến năm 2030

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
110

3.3.2 Một số nhóm hàng xuất nhập khẩu chủ lực

3.3.2.1 Nhóm hàng cần đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc

Muốn chuyển sang một cơ cấu hàng xuất khẩu mới và có lợi với Trung Quốc,
Việt Nam cần xem xét những loại hàng hóa nước bạn có nhu cầu lớn và lâu dài mà
Việt Nam có lợi thế so sánh động và tĩnh trong hiện tại và thời gian tới, cũng như
các cam kết FTA để có một cơ cấu hàng xuất khẩu có tính đổi mới, có tác dụng giúp
điều chỉnh nhập siêu.

Với dân số hơn 1,4 tỷ người, Trung Quốc là thị trường khổng lồ và có nhu cầu
hàng hóa rất lớn phục vụ ổn định đời sống người dân và xã hội trước mắt cũng như
các nhu cầu dự trữ chiến lược tương lai...Nhu cầu hàng hóa giữa các vùng miền của
Trung Quốc có sự khác biệt tương đối lớn. Các tỉnh Đông Bắc và khu vực miền
Trung có nhu cầu thường xuyên về rau quả nhiệt đới, thực phẩm đồ uống chế biến
từ nguyên liệu hoa quả nhiệt đới. Do không có biển nên các tỉnh miền Tây Nam
Trung Quốc có nhu cầu thường xuyên về thuỷ hải sản. Miền Đông và các đặc khu
kinh tế cần nhiều loại sản phẩm cao cấp từ các nước láng giềng phía Nam như đồ gỗ
cao cấp, thuỷ hải sản tươi sống cao cấp, hoa quả nhiệt đới cao cấp. Các tỉnh phía
Nam và giáp biên có nhu cầu về than, khoáng sản do vận chuyển từ phía Bắc xuống
không hiệu quả.

Theo quan điểm của tác giả, kết hợp với khả năng cung cấp của Việt Nam, có
thể dựa vào những nhóm hàng xuất khẩu sau đây để tăng kim ngạch xuất khẩu, góp
phần hạn chế nhập siêu với nước bạn:

Nhóm hàng nông lâm thủy sản tươi, sơ chế: Đây là nhóm hàng thế mạnh của
Việt Nam, nhưng cần hướng đến xuất khẩu chính ngạch với thương hiệu được đăng
ký. Thịt lợn, ngũ cốc như đậu tương, hạt và quả có dầu, các loại hoa quả nhiệt đới
như dưa hấu, thanh long, vải tươi…đều là những nhóm hàng Trung Quốc có nhu
cầu rất lớn, cũng là nhóm hàng Việt Nam có thể sản xuất với khối lượng lớn trước
mắt. Về thuỷ hải sản, cần đẩy mạnh thuỷ hải sản đông lạnh và thuỷ hải sản khô xuất
khẩu chủ yếu vào miền Tây Trung Quốc. Hải sản tươi sống cao cấp có tiềm năng
lớn xuất khẩu vào các trung tâm kinh tế, đô thị lớn nằm sâu trong lục địa. Cần đặt

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
111

mục tiêu nông lâm thủy sản tươi, sơ chế xuất khẩu sang Trung Quốc đều là hàng
được đăng ký thương hiệu Việt Nam.

Nhóm hàng nông lâm thủy sản chế biến chất lượng cao: nông lâm thủy sản
chế biến cũng là nhóm hàng Việt Nam cần tập trung đẩy mạnh xuất khẩu sang
Trung Quốc. Rất nhiều đặc sản Việt Nam đã và đang được người Trung Quốc ưa
chuộng. Về nông sản, cần tập trung vào sản xuất hoa quả sấy khô, bánh, mứt, kẹo
chế biến từ nguyên liệu và hương liệu trái cây nhiệt đới như bánh sầu riêng, kẹo dừa,
bánh đậu xanh…. Về lâm sản, cần tập trung vào các sản phẩm đồ gỗ cao cấp như
bàn ghế giả cổ, các loại đồ dùng gia đình hàng ngày từ gỗ chất lượng cao như đũa,
hộp, lọ hoa đồ gỗ điêu khắc. Về thuỷ hải sản, cần đẩy mạnh thuỷ hải chế biến đóng
hộp hoặc dạng túi ăn liền.

Nhóm hàng giầy dép sản xuất từ nguyên liệu cao su: Giày dép từ nguyên liệu
cao su những năm gần đây nhận được sự đón nhận từ người tiêu dùng Trung Quốc.
Do Việt Nam là nước có sản lượng cao su tự nhiên lớn, chất lượng tốt nên giày dép
cau su, đặc biệt là của các hãng giày nổi tiếng Bitis, Bitas luôn nhận được sự yêu
thích của khách du lịch Trung Quốc sang Việt Nam. Trong thời gian tới, đây nên
được coi là một nhóm hàng trọng điểm xuất khẩu sang Trung Quốc.

Nhóm hàng thực phẩm chức năng và dược mỹ phẩm: Dược phẩm cũng là
nhóm hàng Trung Quốc nhập khẩu với kim ngạch lớn. Năm 2016, nước này nhập
siêu hơn 13 tỷ USD nhóm hàng dược phẩm, chủ yếu là từ các nước phương Tây
như Đức, Mỹ, Pháp, Ý, Thụy Sỹ, Anh…( Kantar TNS, 2017). Với sự tương đồng về
văn hóa tiêu dùng, cùng với xu hướng sử dụng các loại thực phẩm chức năng nguồn
gốc tự nhiên, Việt Nam có thể khai thác thị trường Trung Quốc và xuất khẩu các
loại thực phẩm chức năng như dầu gấc, tinh bột nghệ, tỏi đen, mật ong hay các loại
dược mỹ phẩm làm đẹp như dầu gội thảo dược, kem dưỡng da đông y…sang thị
trường Trung Quốc.

Nhóm hàng thiết bị điện-điện tử: là nhóm hàng thâm dụng lao đông kỹ năng
cao, có thể tận dụng được lợi thế về nguồn lao động của Việt Nam. Theo tác giả,
đây là nhóm hàng chủ lực có thể giúp Việt Nam tăng đáng kể kim ngạch xuất khẩu
và cải thiện cán cân thương mại song phương. Nhóm hàng máy móc và thiết bị

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
112

điện-điện tử cũng luôn là nhóm hàng Trung Quốc có nhu cầu nhập khẩu đứng đầu
thế giới. Phát triển các ngành này sẽ làm chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu sản xuất và
xuất khẩu hàng hóa với Trung Quốc. Trong giai đoạn tới, Việt Nam nên tập trung
các nhóm hàng như mạch tích hợp điện tử, thiết bị điện thoại có dây, máy xử lý dữ
liệu, điện trở, thiết bị bán dẫn, thiết bị quang học…để xuất khẩu sang thị trường
Trung Quốc.

3.3.2.2 Nhóm hàng cần giảm nhập khẩu từ Trung Quốc

Trong thời gian tới, để thực hiện giảm nhâp siêu song phương, Việt Nam cần
có chiến lược nhập khẩu phủ hợp. Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả, giảm nhập
siêu không có nghĩa là nhất thiết phải thắt chặt nhập khẩu từ Trung Quốc, không
đồng nghĩa với việc “thoát Trung”- thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc. Một
phần là do sự ràng buộc trong các FTA khiến việc hạn chế nhập khẩu không dễ
dàng thực hiện. Tuy nhiên, nguyên nhân quan trọng hơn do Trung Quốc là một thị
trường khoảng cách gần, hàng hóa đa dạng và có quan hệ giao thương lâu dài với
Việt Nam. Do đó, theo tác giả cần quan tâm nhiều hơn đến vấn đề “chất lượng hàng
hóa” nhập khẩu từ Trung Quốc nhiều hơn là vấn đề “có nhập khẩu hay không”.

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, theo quan điểm của tác giả, cơ cấu nhập
khẩu hàng hóa Việt Nam từ Trung Quốc giảm tỷ trọng các nhóm hàng sau:

Máy móc công nghệ thấp: Như đã phân tích ở phần trên, một trong những
thách thức cho việc đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam với Trung
Quốc là những cam kết về xuất xứ trong các FTA Việt Nam đã ký kết. Việt Nam
cần kiên quyết hạn chế tối đa nhập khẩu máy móc thiết bị công nghệ lạc hậu từ
nước bạn, tránh biến thành bãi rác công nghiệp của Trung Quốc, ảnh hưởng lâu dài
đến năng lực và công nghệ sản xuất, chất lượng và phẩm cấp của hàng hóa xuất
khẩu.

Nguyên phụ liệu dệt may, da giày: Bên cạnh nhóm hàng máy móc thiết bị,
nguyên phụ liệu dệt may, da giày cũng là nhóm hàng Việt Nam cần giảm nhập khẩu
từ Trung Quốc giai đoạn tới. Với nhu cầu đảm bảo quy tắc xuất xứ trong hàng xuất
khẩu quy định trong các FTA mới ký kết, đặc biệt là ACFTA, đây cũng sẽ là điều
bắt buộc và không tránh khỏi.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
113

Hàng tiêu dùng: Như đã phân tích trong chương 2, Việt Nam đang nhập khẩu
khối lượng lớn hàng tiêu dùng các loại từ Trung Quốc, bao gồm cả thực phẩm thô,
thực phẩm chế biến, hàng tiêu dùng lâu bền, bán lâu bền và không lâu bền. Lượng
hàng tiêu dùng này đang dần chèn ép và “bóp nghẹt” nền sản xuất trong nước, do
loại hàng tiêu dùng nào cũng sẵn hàng Trung Quốc với giá cả phải chăng. Hạn chế
nhập khẩu hàng tiêu dùng Trung Quốc chắc chắn sẽ giúp giảm bớt gánh nặng nhập
siêu của Việt Nam thời gian tới.

3.4 Giải pháp đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu để hạn chế nhập siêu với
Trung Quốc

3.4.1 Giải pháp của chủ thể Nhà nước

3.4.1.1 Đổi mới các chính sách thương mại với Trung Quốc

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, trong bối cảnh tự do hóa thương mại
mạnh mẽ cùng những áp lực từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc đổi mới cơ
cấu hàng hóa xuất nhập khẩu nhằm giảm nhập siêu với Trung Quốc cần đến những
quyết sách lớn tầm vĩ mô. Chính phủ cần đưa ra một hệ thống các chính sách
thương mại phù hợp với các cam kết FTA, tuân theo các Quyết định về quản lý xuất
nhập khẩu giai đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Quyết định của Thủ
tướng chính phủ phê duyệt đề án quản lý nhập khẩu đến năm 2020 phù hợp với cam
kết quốc tế.

(1) Chính sách quản lý nhập khẩu

Chính phủ cần tiếp tục triển khai các biện pháp quản lý nhập khẩu đối với một
số mặt hàng trong nước đã sản xuất được và hàng tiêu dùng không khuyến khích
nhập khẩu từ Trung Quốc bằng các biện pháp kỹ thuật như TBT, SPS, nguồn gốc
xuất xứ, phòng vệ thương mại. Các hàng rào thương mại nhằm mục đích kiểm soát
mặt hàng tiêu dùng trong nước sản xuất được và tập trung nguồn lực cho nhập khẩu
máy móc thiết bị chất lượng cao.

Cần có chính sách quản lý nhập khẩu chặt chẽ với các mặt hàng nguyên vật liệu
sắt thép, phân bón, hóa chất và các loại phế liệu; các loại thực phẩm như thịt cá, rau

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
114

quả; và các loại máy móc công nghệ có khả năng gây ô nhiễm môi trường trong các
ngành dệt, in ấn, sản xuất giấy…

(2) Chính sách biên mậu với Trung Quốc

Trong thời gian tới, việc thương mại tiểu ngạch nông sản với Trung Quốc
chưa thể giảm ngay. Chính phủ cần cùng phía Trung Quốc xem lại các thỏa thuận
giữa hai bên để sửa đổi, bổ sung các giải pháp thích hợp với tình hình mới, tạo sự
hợp tác có tính tổ chức giữa các doanh nghiệp trong nước. Cần rà soát lại những
hiệp định giữa hai bên để có điều chỉnh phù hợp cũng như nâng cao tính hiệu lực
của các điều khoản đã cam kết; điều chỉnh và bổ sung các chính sách giữa Việt Nam
và Trung Quốc theo hướng tạo cơ chế mở hơn nữa cho hoạt động thương mại trên
các hành lang;

Cần hoàn thiện chính sách thuế, hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật, tạo môi trường thuận
lợi cho thương mại và đầu tư như cơ chế xuất, nhập cảnh; áp dụng chính sách ưu đãi
tài chính đối với vùng kinh tế cửa khẩu; cải thiện hệ thống thanh toán, tăng cường
sự phối hợp, trao đổi định kỳ các biện pháp quản lý và giám sát buôn bán biên giới.

Nhà nước cần quản lý hiệu quả, chính thức hóa thương mại qua biên giới, tập
trung vào cửa khẩu chính ngạch, quy mô lớn. Từng bước hạn chế, tiến tới chấm dứt
thương mại đường mòn lối mở để kiểm soát tốt thương mại, bảo vệ sản xuất trong
nước, kiểm soát chất lượng hàng xuất khẩu.

3.4.1.2 Điều chỉnh chính sách đầu tư liên quan đến Trung Quốc

Thay đổi cơ chế chấm thầu EPC: Chính phủ cần có cơ chế chấm thầu quốc tế
một cách minh bạch và sáng suốt hơn, kiên quyết không chấp nhận các nhà thầu
Trung Quốc kém uy tín được nhận thầu EPC các dự án trọng điểm của Việt Nam.
Như vậy sẽ giảm nguy cơ máy móc thiết bị, nguyên vật liệu và nhân công Trung
Quốc tràn vào Việt Nam, giúp giảm nhập siêu với nước này. Đồng thời, cũng cần
ưu tiên cho các doanh nghiệp Việt Nam đủ năng lực được nhận các công trình trọng
điểm của nhà nước. Theo Bộ Công Thương, tổng nguồn vốn đầu tư cho các dự án
công nghiệp cơ khí giai đoạn 2013-2025 vào khoảng 289 tỉ USD và Việt Nam có đủ
năng lực thiết kế, chế tạo trong nước để đáp ứng 50% thiết bị trong ngành này. Về

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
115

thủy điện, Việt Nam đủ năng lực làm tổng thầu, tỷ lệ nội địa hóa thành công đạt
30%. Đến nay, Việt Nam hoàn toàn có thể làm chủ thiết kế, chế tạo thiết bị cơ khí
thủ công cho 30 nhà máy thủy điện bao gồm Sơn La, Lai Châu với tỷ lệ nội địa hóa
đến 90% (CIEM, 2014).

Tăng cường thu hút FDI Trung Quốc vào các ngành có lợi cho Việt Nam:
Trước mắt cũng như lâu dài, Chính phủ cần có chính sách hợp lý để thu hút nguồn
vốn FDI từ các công ty xuyên quốc gia vào các lĩnh vực công nghệ cao, kết cấu hạ
tầng và công nghiệp chế biến, các ngành sản xuất tạo ra những sản phẩm thay thế
hàng nhập khẩu. Cần điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư vốn FDI từ Trung Quốc
phù hợp với cam kết hội nhập quốc tế và bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
Cần đảm bảo công nghệ các dự án Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam phải là công
nghệ cao, hiện đại, không ảnh hưởng tới môi trường.

Nhà nước cần tăng cường xúc tiến đầu tư, tuyên truyền về môi trường kinh doanh
thuận lợi của Việt Nam để thu hút các doanh nghiệp lớn của Trung Quốc, giảm bớt
các doanh nghiệp nhỏ lẻ. Cần có chính sách ưu đãi đặc biệt để thu hút các tập đoàn,
doanh nghiệp lớn có uy tín của Trung Quốc vào Việt Nam hợp tác, liên doanh, đầu tư
vào những nhóm hàng mà nước ta có tiềm năng và Trung Quốc có nhu cầu cao. Giải
pháp này sẽ giúp nâng cao giá trị gia tăng cho hàng xuất khẩu và ổn định thị trường
tiêu thụ. Nếu thực hiện tốt, đây là giải pháp rất hữu hiệu giúp nâng cao khả năng cạnh
tranh của hàng xuất khẩu, từ đó cải thiện cán cân thương mại với Trung Quốc trong
giai đoạn sắp tới..

3.4.1.3 Quản lý hiệu quả hoạt động sản xuất và xuất khẩu nông lâm thủy sản sang
Trung Quốc

Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ và sản xuất lương thực lớn nhất thế giới, do
vậy trao đổi thương mại với nước này là tất yếu. Giai đoạn 2018-2030, Trung Quốc
vẫn sẽ là đối tác thương mại quan trọng của ngành nông nghiệp Việt Nam. Công tác
quản lý hoạt động sản xuất và xuất khẩu nông lâm thủy sản sang Trung Quốc cần sự
kết hợp của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công
Thương ...Với thị trường này, cần phát triển theo chiều sâu trên cơ sở chính thức
hóa, hạn chế trung gian, kết hợp giữa buôn bán và đầu tư để chủ động điều tiết xuất

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
116

khẩu nông sản. Thúc đẩy thương mại nông sản với Trung Quốc cần dựa vào xây
dựng quan hệ đối tác hoặc liên kết đầu tư dài hạn, tin cậy với người tiêu dùng cuối
cùng, xây dựng hệ thống phân phối chính hoặc liên kết đầu tư sản xuất tại Việt Nam
nhất là những mặt hàng có quy mô thương mại lớn (lúa gạo, cao su, v.v…) hay dễ
hư hỏng (thủy sản, rau quả, v.v…).

Hỗ trợ về kỹ thuật, vốn đầu tư cho người nông dân sản xuất, các nhà máy chế
biến và các doanh nghiệp xuất khẩu: Chính phủ cần đầu tư xây dựng các sản giao
dịch nông lâm thủy sản, tạo điều kiện để có thể bán với khối lượng lớn và giá cả ổn
định sang thị trường các nước ASEAN, đặc biệt là Trung Quốc.

- Liên kết các doanh nghiệp lớn với các hộ nông dân sản xuất nhỏ lẻ và các
doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ phù hợp với các yêu cầu mới từ thị trường
Trung Quốc. Nhà nước cũng cần hỗ trợ các địa phương áp dụng các chương trình
quản lý chất lượng tiên tiến vào sản xuất nông lâm thủy sản, lấy được các chứng
nhận tiêu chuẩn chất lượng VietGAP, GMP, HACCP, ISO... cho các loại sản phẩm
có giá trị kinh tế cao của địa phương mình. Những sản phẩm có tiềm năng này sẽ là
cơ sở xây dựng chuỗi cung ứng nông lâm thủy sản cho địa phương. Cần tổ chức lại
các hộ nông dân để hình thành các vùng chuyên canh, sản xuất hàng hóa quy mô
lớn, áp dụng quy trình sản xuất đồng bộ, đảm bảo tiêu chuẩn, có thể giám sát. Hỗ
trợ liên kết giữa các doanh nghiệp đầu đàn với các tổ chức nông dân, doanh nghiệp
nhỏ và vừa tại các vùng chuyên canh để xây dựng các thương hiệu mạnh cho nông
sản Việt Nam.

Quy hoạch sản xuất theo chuỗi cung ứng với thị trường Trung Quốc: Nhà
nước cần quy hoạch việc sản xuất và tiêu thụ theo chuỗi cung ứng. Các chuỗi cung
ứng cần tạo được mối liên kết từ các khâu sản xuất đến sơ chế, chế biến, kinh doanh,
tiêu thụ sản phẩm (trong nước hoặc xuất khẩu). Việc sản xuất, kinh doanh nông lâm
thủy sản Việt Nam cần chấm dứt tình trạng manh mún ở từng công đoạn đơn lẻ, từ
khâu sản xuất sau đó trực tiếp ra thị trường tiêu thụ. Xây dựng quan hệ đối tác hoặc
liên kết đầu tư dài hạn, tin cậy với người tiêu dùng cuối cùng, xây dựng hệ thống
phân phối chính hoặc liên kết đầu tư sản xuất tại Việt Nam nhất là những mặt hàng
có quy mô thương mại lớn (lúa gạo, cao su, v.v…) hay dễ hư hỏng (thủy sản, rau

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
117

quả, v.v…). Cần thúc đẩy liên kết doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam với doanh
nghiệp của Trung Quốc để xây dựng chuỗi giá trị kết nối trực tiếp với nơi tiêu thụ;

3.4.1.4 Tăng cường xúc tiến thương mại tầm vĩ mô

Có thể nói hoạt động xúc tiến thương mại tầm vĩ mô do Nhà nước thực hiện có
vai trò rất quan trọng trong việc đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập nói chung và với thị
trường Trung Quốc nói riêng. Hoạt động này không chỉ cần hướng đến thị trường
Trung Quốc mà với nhiều thị trường tiềm năng khác để giảm thiểu sự phụ thuộc,
nâng cao kim ngạch xuất khẩu, tiến tới giảm nhập siêu.

(1) Xúc tiến thương mại nói chung

Định hướng triển khai hoạt động xúc tiến thương mại phù hợp: Nhà nước cần
triển khai hoạt động xúc tiến thương mại có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với tiến
trình hội nhập và các FTA. Các hoạt động xúc tiến thương mại cần tập trung vào
những mặt hàng xuất khẩu chủ lực và có cơ hội tăng trường. Các thị trường tiềm
năng nhất của từng mặt hàng cần được xác định và đẩy mạnh giới thiệu cho doanh
nghiệp, tổ chức các hội chợ, hoạt động khảo sát thị trường và kết nối doanh nghiệp
trong nước với đối tác tại các thị trường này. Kế hoạch Phát triển xuất khẩu của các
mặt hàng xuất khẩu tiềm năng cũng cần đảm bảo hỗ trợ mang tính xuyên suốt theo
chuỗi hoạt động từ xây dựng chiến lược, phát triển sản phẩm, sản xuất, quảng bá,
tiêu thụ, đánh giá kết quả.

Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp: Cần cung cấp các thông tin liên quan đến thị
trường, thực hiện hoạt động khảo sát thị trường nước ngoài và hỗ trợ xây dựng và
phát triển thương hiệu là những hoạt động xúc tiến thương mại mà nhiều doanh
nghiệp có nhu cầu cao. Chú trọng đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại có
quy mô lớn, mang tính định hướng, dẫn dắt thị trường, tạo điều kiện cho các đơn vị,
doanh nghiệp từng bước làm quen với thị trường và dần chủ động trực tiếp triển
khai hoạt động xúc tiến thương mại. Triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại
giúp nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm.

Cần tổ chức nhiều khóa đào tạo và dịch vụ tư vấn đối với doanh về phát triển
thương hiệu, nâng cao năng lực thiết kế sản phẩm và bao bì, xây dựng chiến lược

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
118

thương hiệu cho ngành hàng để thúc đẩy xuất khẩu giá trị cao và bền vững. Để các
hoạt động này thực sự mang lại giá trị cho doanh nghiệp, nội dung cần gắn chặt hơn
với nhu cầu của doanh. Các thương vụ cần thông tin kịp thời, đầy đủ cho doanh
nghiệp về thông tin thương mại, nhu cầu thị trường, rào cản kỹ thuật và những dự
báo chính sách. Bộ Công Thương phối hợp với tham tán tổ chức tập huấn chuyên
sâu cho doanh nghiệp về các thị trường trọng điểm cũng như thị trường ngách, giúp
doanh nghiệp tiếp cận thị trường tốt hơn. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
cần phối hợp với các cơ quan chức năng rà soát các thị trường, làm việc với các
Hiệp hội, doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp. Bên
cạnh đó, cần hỗ trợ, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, rà soát
và thông tin kịp thời về tình hình thị trường để có sự điều chỉnh phù hợp quy mô
sản xuất.

Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại quốc tế tại Việt Nam: Các hội
chợ quốc tế được tổ chức chuyên nghiệp với quy mô lớn sẽ giúp gây dựng hình ảnh
thương mại Việt Nam trong mắt đối tác quốc tế. Thông qua đẩy mạnh phương thức
đón các đoàn khách quốc tế tới địa phương làm việc và kết nối với doanh nghiệp
trong nước, các Trung tâm xúc tiến thương mại địa phương cũng có thể giúp doanh
nghiệp quảng bá sản phẩm tới thị trường thế giới mà không phải tốn nhiều chi phí.
Tập trung đầu tư về kinh phí, kỹ thuật, nâng cao uy tín, hiệu quả các hội chợ định
hướng xuất khẩu tổ chức tại Việt Nam, các hội chợ liên kết Vùng và các hội chợ tổ
chức luân phiên định kỳ tại các tỉnh biên giới.

Thực hiện hiệu quả cơ chế dịch vụ hóa xúc tiến thương mại: Có thể nói đây là
cơ chế rất có lợi giúp doanh nghiệp có nhu cầu khảo sát thị trường chuyên sâu, tìm
kiếm khách hàng hay quảng bá sản phẩm đến các đối tượng tiềm năng trong điều
kiện nguồn nhân lực và kinh phí hoạt động của các thương vụ còn hạn chế. Bên
cạnh đó, các cơ quan thương vụ cũng cần nên hỗ trợ miễn phí cho doanh nghiệp
rong giai đoạn thăm dò thị trường một số thông tin như quy mô thị trường,nhu cầu
tiêu thụ, đối tượng dẫn dắt thị trường, danh sách doanh nghiệp đầu mối…

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
119

(2) Xúc tiến thương mại với thị trường Trung Quốc

Với lợi thế về địa lý cũng như lợi thế về nhóm hàng nông lâm thủy sản mà
Trung Quốc có nhu cầu lớn trong dài hạn, một trong những nhiệm vụ quan trọng
của Chính phủ Việt Nam là tăng cường xúc tiến thương mại tầm vĩ mô để đẩy mạnh
xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường tiềm năng này.

Tổ chức các chương trình nghiên cứu về nhu cầu, quy mô thị trường và
chuỗi tiêu thụ hàng nông sản tại Trung Quốc: Nhà nước cần tổ chức hàng loạt
chương trình nghiên cứu về các chuỗi tiêu thủ các mặt hàng nông sản chiến lược mà
Việt Nam hiện đang xuất khẩu sang Trung Quốc (như cao su, rau quả, lúa gạo…) để
nắm được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng cuối cùng. Đây là bước giúp nhà
nước chủ động về chính sách và giả pháp xúc tiến phát triển thương mại. Cần đẩy
mạnh tiếp cận để kết nối trực tiếp với các tập đoàn xuyên quốc gia, chuỗi siêu thị
lớn, hệ thống bán lẻ tại Trung Quốc, từ đó hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu nông sản
của Việt Nam tiếp cận hệ thống bán lẻ tại Trung Quốc về pháp lý, thông tin, tổ chức,
kỹ thuật;

Thúc đẩy liên kết giữa hiệp hội lương thức, hiệp hội lúa gạo Việt Nam với các
hiệp hội lương thức và lúa gạo cấp tỉnh của Trung Quốc: Nhà nước cần có cơ chế
thúc đẩy sự liên kết giữa Hiệp hội lương thức, Hiệp hội lúa gạo Việt Nam với các
hiệp hội tương ứng thuộc các tỉnh biên giới Tây Nam của Trung Quốc nhằm giới
thiệu và quảng bá sản phẩm. Đây cũng là giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp
Việt Nam trong hiệp hội tìm kiếm bạn hàng thuận lợi hơn, giúp các thành viên hiệp
hội cũng có thêm thông tin về nhu cầu thị trường phía Trung Quốc.

Tăng cường đàm phán thương mại với phía Trung Quốc: Để xúc tiến xuất
khẩu nông sản sang Trung Quốc, Chính phủ cần tăng cường phối hợp với các Bộ,
ngành, đặc biệt là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức các đoàn đàm
phán với Trung Quốc về các chủng loại nông sản được xuất qua từng cặp cửa khẩu
giữa hai nước. Cần đề nghị Cục Giám sát, Kiểm tra chất lượng và Kiểm dịch Trung
quốc (AQSIQ) xem xét việc mở thêm các cửa khẩu nhập khẩu rau quả Việt Nam.
Hai đơn vị này cần nhanh chóng phối hợp tháo gỡ rào cản kỹ thuật để xuất khẩu
chính thức một số loại trái cây vào thị trường Trung Quốc như bưởi da xanh, sầu

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
120

riêng, măng cụt, roi…Bộ Công thương cần tổ chức đoàn kiểm tra đánh giá năng lực
nhằm công nhận các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam để ổn định xuất khẩu
gạo sang Trung Quốc. Cần tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại gạo tại
thị trường này, đặt mục tiêu Việt Nam là nước xuất gạo lớn nhất khu vực sang
Trung Quốc và giữ kim ngạch ổn định hàng năm.

Tổ chức các hội nghị giao thương với đối tác Trung Quốc: Cục Xúc tiến
thương mại (Bộ Công Thương) cần phối hợp với Ủy ban Xúc tiến thương mại của
các tỉnh thành Trung Quốc tổ chức các hội nghị giao thương trong từng lĩnh vực
như thủy sản, nông sản, lâm sản. Đây là cách tối ưu để giúp các doanh nghiệp Việt
Nam sang khảo sát thực địa và cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp đối tác
nước bạn. Khắc phục tình trạng từ trước đến nay doanh nghiệp Trung Quốc thiếu
thông tin về hệ thống thương nhân, khả năng cung ứng và chính sách xuất khẩu
thủy sản của Việt Nam mà phải khẩu và phân phối nông lâm thủy sản Việt Nam qua
các khâu trung gian. Bên cạnh đó, cần tạo điều kiện đưa các doanh nghiệp đi khảo
sát các trung tâm phân phối nông lâm thủy sản, tìm hiểu hệ thống cơ sở vật chất
phương thức nhập xuất để cung ứng cho các kênh phân phối bán buôn, bán lẻ tại thị
trường Trung Quốc.

Bộ Công thương, Cục Xúc tiến thương mại, Vụ Thị trường châu Á- châu Phi
Việt Nam cần tăng cường phối hợp với Vụ Thương mại Đối ngoại (Bộ Thương mại
Trung Quốc) tổ chức thêm nhiều chương trình nhằm hỗ trợ doanh nghiệp hai nước
có cơ hội kết nối và hợp tác kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, như Hội nghị giao
thương và Lễ ký kết hợp đồng giữa doanh nghiệp Việt Nam-Trung Quốc. Những
hoạt động này sẽ góp phần không nhỏ thu hẹp sự mất cân bằng cán cân thương mại
song phương, thu hút đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc vào Việt Nam.

Thiết lập thêm các Văn phòng Xúc tiến thương mại Việt Nam tại Trung Quốc:
Nhà nước cần tích cực đàm phán và hỗ trợ phía Trung Quốc các thủ tục cần thiết để
thành lập các Văn phòng Xúc tiến thương mại Việt Nam tại các thành phố lớn của
Trung Quốc như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Trùng Khánh…và tiến tới là
tại tất cả các thành phố. Các Văn phòng Xúc tiến thương mại này cần phát huy vai

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
121

trò cầu nối thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại song phương, hỗ trợ hiệu quả cho
hoạt động giao lưu, hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước.

3.4.1.5 Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất tại cửa khẩu với Trung Quốc

Để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa mà chủ yếu là nông lâm thủy sản với Trung
Quốc qua các cửa khẩu biên giới, Nhà nước cần có kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất
tại các cửa khẩu này.

Đầu tư xây dựng cơ quan làm việc tại cửa khẩu hiện đại: Cơ quan làm việc của
hải quan tại các cửa khẩu cần có hệ thống điện, đường truyền internet đầy đủ, ổn
định để thực hiện hệ thống thông quan tự động. Cần tiến tới 100% tờ khai tại các
Chi cục biên giới đều được thực hiện bằng phương thức điện tử. Cần đảm bảo công
tác quản lý, giám sát hải quan, kể cả giám sát nội bộ cũng được đảm bảo nhờ các hệ
thống camera…

Phát triển dịch vụ đồng bộ tại các khu vực kinh tế cửa khẩu: Cần phát triển dịch
vụ bảo hiểm, dịch vụ ngân hàng tại các khu vực cửa khẩu biên giới để tạo thuận lợi
trong quán trình thanh toán cho các doanh nghiệp Việt Nam khi giao thương với
phía Trung Quốc. Bên cạnh đó, nhà nước cần khuyến khích phát triển cách dịch vụ
kê khai hải quan, kiềm nghiệm kiểm dịch, kho bãi, đóng gói, xếp dỡ, vận tải, cung
cấp điện nước, dịch vụ lao động…nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu
hàng hóa giữa hai nước.

Phát triển hệ thống kho bãi tại cửa khẩu biên giới với Trung Quôc: Nhà nước
cần xây dựng, mở rộng các khu trung chuyển phục vụ xuất nhập khẩu nông, lâm,
thủy hải sản. Cần phát triển hệ thống kho lạnh đầy đủ, hiện đại để giảm thiểu tối đa
tình trạng nông lâm thủy sản đưa lên cửa khẩu không có nơi bảo quản, chất lượng ảnh
hưởng nghiêm trọng. Cần đầu tư mạnh để xây dựng và mở rộng diện tích bãi sang tải
hàng hóa tại các cửa khẩu với Trung Quốc. Như vậy có thể đẩy nhanh thời gian thông
quan, giảm thiểu tình trạng quá tải, hạn chế gây ảnh hưởng tới chất lượng hàng hóa tại
cửa khẩu.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
122

1.4.1.6 Phát triển nguồn nhân lực sử dụng tiếng Trung Quốc

Trong thời gian tới, để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần cải
thiện các Yếu tố sản xuất nhằm đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu và giảm nhập
siêu từ Trung Quốc, nhà nước thực hiện các việc sau:

Đầu tư cho các cơ sở đào tạo có chuyên ngành Tiếng Trung quốc thương mại vì
đây là nơi sẽ đào tạo ra đội ngũ lao động sử dụng tiếng Trung Quốc trong các lĩnh vực
xuất nhập khẩu, tài chính, ngân hàng. Bộ Giáo dục và đào tạo cần quản lý chặt chẽ
chương trình giảng dạy cho chuyên ngành này để đảm bảo có được nguồn nhân lực
thành thạo tiếng Trung Quốc, nắm vững nghiệp vụ, có thể làm việc hiệu quả với đối
tác Trung Quốc.

Tăng cường số lượng học bổng đào tạo tại Trung Quốc cho các cấp từ đại học
trở lên. Ưu tiên học bổng cho các ngành Việt Nam đang cần để đối mới cơ cấu hàng
xuất nhập khẩu và giảm nhập siêu với Trung quốc. Cũng có thể khuyến khích hỗ trợ
sinh viên tốt nghiệp các ngành tiếng Trung được đào tạo sau đại học tại các quốc gia
khác có thể mạnh ở các lĩnh vực Việt Nam đang cần, như sản xuất nguyên phụ liệu,
sản xuất thiết kế bao bì, chế biến thực phẩm, thiết kế chế tạo cơ khí, điện tử, thương
mại điện tử,

Có cơ chế gửi các nhà khoa học Việt Nam sang Trung Quốc bồi dưỡng nghiệp
vụ ngắn hạn và dài hạn: Nhà nước cũng cần đẩy mạnh việc cử các nhà khoa học, nhà
nghiên cứu Việt Nam hiện đang làm việc tại các trường, viện nghiên cứu sang Trung
Quốc học tập rồi về nước làm việc. Đây là một giải pháp đạt nhiều mục đích, vừa giúp
các nhà nghiên cứu Việt Nam có cơ hội cọ xát, trao đổi kinh nghiệm, vừa có cơ hội
học cách làm của người Trung Quốc, học ngôn ngữ, tìm hiểu nhu cầu tiêu dùng của
người bản địa. Điều này phần nào sẽ giúp Việt Nam có một đội ngũ các nhà khoa học
“hiểu rõ” về Trung Quốc, cũng sẽ có lợi cho công tác chuyên môn, giúp các nhà khoa
học Việt tăng cường tạo ra những sản phẩm phù hơp với thị trường Trung Quốc, tăng
kim ngạch xuất khẩu, góp phần giảm nhập siêu cho Việt Nam.

Kêu gọi sự hỗ trợ đào tạo từ các doanh nghiệp kinh nghiệm với thị trường
Trung Quốc: Nhà nước cần kêu gọi, thậm chí có cơ chế bắt buộc một số doanh
nghiệp lớn đang sử dụng lao động tiếng Trung Quốc và có kinh nghiệm về thị

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
123

trường này liên kết chặt chẽ với các cơ sở đạo tạo chuyên ngành tiếng Trung thương
mại. Doanh nghiệp cần tư vấn cụ thể cho các cơ sở đào tạo trong công tác xây dựng
chuẩn đầu ra phù hợp với xu thế hợp tác kinh tế Việt-Trung. Chuẩn đầu ra này cần
đảm bảo cho sinh viên chuyên ngành tiếng Trung Quốc tốt nghiệp phải đạt được kiến
thức nghề, kỹ năng nghề và thái độ công việc phù hợp yêu cầu và tiêu chuẩn công
việc của các doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc.

3.4.1.7 Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ

(1) Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ thông qua xây dựng các cụm ngành liên kết

Để giải bài toán đổi mới cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu và tiến tới giảm nhập
siêu với thị trường Trung Quốc, Việt Nam cần tăng tỷ lê nội địa hóa trong hàng xuất
khẩu thông qua phát triển mảnh công nghiệp phụ trợ. Phát triển công nghiệp phụ trợ
có ý nghĩa quan trọng trong quá trình Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa của mỗi quốc
gia. Với những quốc gia đang phát triển như Việt Nam, yêu cầu đặt ra là phải hình
thành và phát triển một số ngành công nghiệp cả truyền thống (dệt may, da giày) cả
hiện đại (như ôtô, xe máy, các sản phẩm điện, điện tử, điện lạnh…).

Công nghiệp hỗ trợ muốn phát triển tốt cần được đặt trong các cụm liên kết
ngành. Theo Michael Porter, cụm ngành là “sự tập trung về mặt địa lý của các
doanh nghiệp, các nhà cung ứng và các doanh nghiệp có tính liên kết cũng như của
các công ty trong các ngành có liên quan và các thể chế hỗ trợ (ví dụ như các trường
đại học, cục tiêu chuẩn, hiệp hội thương mại…) trong một số lĩnh vực đặc thù, vừa
cạnh tranh vừa hợp tác” (Porter, 1998). Cụm ngành phản ánh tác động của các liên
kết và tác động lan tỏa giữa các doanh nghiệp và các tổ chức có liên quan trong
cạnh tranh. Phát triển ngành công nghiệp theo hướng cụm ngành sẽ giúp tăng năng
suất, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, thương mại hóa và hình thành các doanh nghiệp
mới.

Sự lớn mạnh của một cụm liên kết ngành thường kéo theo sự gia tăng và phát
triển của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp phụ trợ. Các doanh nghiệp nhỏ
và vừa trong hoạt động công nghiệp phụ trợ có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn đầu tư,
thị trường đầu tư và dây chuyền công nghệ hiện đại. Đây là những điều kiện cần
thiết cho sự phát triển ngành ngành công nghiệp phụ trợ.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
124

R&D và thiết kế
Quản lý nhà nước Quy hoạch, chiến lược
tiến bộ, hiện đại
minh bạch, hiệu quả, ngành phù hợp với năng
định hướng chiến lược lực và giai đoạn phát
đúng đắn triển
Mạng lưới nguyên vật liệu thô
được quy hoạch phù hợp

Tài chính, đầu tư mạnh, Mạng lưới nguyên phụ liệu có


có định hướng chất lượng, đủ cung cấp

Đại học, dạy nghề, nghiên Mạng lưới hậu cần nội địa Các cụm
cứu hiện đại, chú trọng các hiệu quả, chuyên nghiệp
ngành liên
ngành nhà nước đang cần
quan phát
Doanh nghiệp mạnh, có chiến triển đồng
Hạ tầng giao thông, vận lược tốt, năng lực cạnh tranh cao đều, đủ nặng
tải, hậu cần được đầu tư lực hỗ trợ
hiện đại
Mạng lưới hậu cần xuất khẩu
Hạ tầng thương mại, hiệu quả, chuyên nghiệp, hiểu
xuất nhập khẩu hiện đại, biết về thị trường xuất khẩu
tiện lợi truyền thống và tiểm năng

Marketing và thương hiệu


hiệu quả, chuyên nghiệp
Doanh nghiệp nhà Hiệp hội ngành hoạt
nước cùng ngành động hiệu quá, khả
phát triển mạnh, tạo Mạng lưới bán buôn có năng kết nối cao
môi trường cạnh kinh nghiệm, chiến lược
tranh
Mạng lưới bán lẻ rộng lớn,
thuyết phục được người
tiêu dùng trong nước

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Hình 3.3 Điều kiện tổng hợp để phát triển các cụm ngành công nghiệp
Việt Nam

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
125

Hình trên cho thấy mộ cụm ngành mở rộng tiêu biểu với rất nhiều yếu tố chi
phối mà muốn phát triển một ngành thì các yếu tố chi phối đó cũng cần phát triển
tương ứng. Cụ thể, cần quy hoạch, quỹ đất, hỗ trợ mặt bằng cho doanh nghiệp, xây
dựng các khu, cụm công nghiệp tập trung các doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ để
hình thành cụm liên kết ngành có đầy đủ các cơ sở sản xuất phụ liệu, linh kiện; Các
sàn giao dịch nguyên phụ liệu; Trung tâm kiểm định chất lượng; Trung tâm đào tạo
nhân lực; Các trung tâm nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, thiết kế mẫu. Tiếp
theo là đẩy mạnh hoạt động phát triển thị trường, kết nối cung cầu, xúc tiến thương
mại, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội quảng bá, giới thiệu sản phẩm
đến người tiêu dùng trong cả nước và nhà đầu tư nước ngoài đang tìm kiếm cơ hội
sản xuất - kinh doanh sản phẩm da giày. Bên cạnh đó, phát triển khoa học công
nghệ đặc thù cho ngành, thành lập trung tâm đổi mới và phát triển khoa học công
nghệ ngành để trợ giúp doanh nghiệp trong việc đổi mới công nghệ, nâng cao năng
lực cạnh tranh. Hình thành cụm ngành tại các vùng trọng điểm, trên các địa bàn
trọng điểm phát triển thu hút các doanh nghiệp phụ trợ và liên quan tham gia cung
cấp linh kiện, nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp toàn cầu, doanh nghiệp FDI,
doanh nghiệp định hướng xuất khẩu. Nhà nước phải đóng vai trò là người kết nối sự
liên kết dọc trong các cụm ngành, cụ thể là cần hỗ trợ tổ chức nhiều cuộc hội thảo,
hội chợ để kết nối các nhà sản xuất nguyên phụ liệu với các nhà sản xuất thành
phẩm trong các cụm ngành liên kết, giúp hai bên hiểu biết nhau hơn và tìm được
tiếng nói chung về cung cầu.

Về địa điểm, nên chọn xây dựng cụm ngành tại những tỉnh, thành phố quy tụ
nhiều doanh nghiệp, thuận lợi về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và cả thị trường
hàng hóa:

Cụm ngành dệt may, da giày: Những ngành truyền thống như dệt may, da giày
có định hướng xuất khẩu rất cao thì việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu có ý
nghĩa sống còn đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Cụm liên kết ngành dệt may và
da giày nên được xây dựng theo mô hình mà trong đó doanh nghiệp may mặc hoặc
da giày xuất khẩu được đặt ở vị trí trung tâm, các doanh nghiệp (chủ yếu là của Việt
Nam) sản xuất các linh kiện, phụ kiện, chi tiết… hỗ trợ cho doanh nghiệp “mỏ neo”.
Nếu các cụm ngành này hoạt động hiệu quả, khả năng cung ứng trong nội bộ cụm
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
126

tăng dần thì nhu cầu nhập khẩu nguyên phụ liệu đầu vào hai ngành này của Việt
Nam nói chung và từ Trung Quốc nói riêng sẽ giảm đáng kể, từ đó tăng tỷ lệ nội địa
hóa trong sản phẩm, giúp hạn chế nhập siêu. Cần có kế hoạch đầu tư triển khai các
dự án nguyên liệu mới. Với ngành dệt may, cần tập trung mạnh vào lĩnh vực sợi, dệt,
kể cả nguyên liệu mới (xơ viscose, len...). Với ngành da giày, cần đầu tư các xưởng
thuộc da quy mô lớn, máy móc hiện đại để nâng cao chất lượng da. Cụm ngành
công nghiệp dệt may có thể đặt ở Vùng Đồng bằng Sông Hồng (Hưng Yên, Nam
Định, Hải Dương, Hà Nam và Thái Bình) hoặc miền Nam (Đồng Nai, Bình Dương,
Long An, Tiền Giang). Cụm ngành công nghiệp da giầy có thể đặt tại thành phố Hồ
Chí Minh, Long An, Vĩnh Long, Đồng Nai, Bình Dương.

Cụm ngành công nghệ cao (thiết bị điện-điện tử): Với các sản phẩm điện tử,
tại Hà Nội đã có một cụm liên kết ngành tương đối thành công của các doanh
nghiệp 100% vốn Nhật Bản nhưng doanh nghiệp Việt Nam hầu như chưa tham gia
vào liên kết này. Mô hình kiểu tích hợp này cần được củng cố và có chính sách
khuyến khích, mở rộng để thu hút các doanh nghiệp nội địa. Cụm ngành công nghệ
cao đặc biệt là vi mạch điện tử và công nghệ thông tin có thể thành lập ở thành phố
Hồ Chí Minh và các tỉnh phụ cận. Cụm ngành điện tử có thể lập tại tỉnh Bình
Dương.

Cụm ngành công nghiệp chế biến thực phẩm có thể thành lập tại Hà Nội,
Hưng Yên, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Phòng, Phú Thọ, Hà Giang và Yên Bái, chế
biến cà phê và cây công nghiệp (hạt tiêu, cao su) ở Tây Nguyên; chế biến thủy sản ở
Đồng bằng sông Cửu Long, sản xuất đồ uống tại Cần Thơ, Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc
Liêu và thành phố Hồ Chí Minh. Các cụm ngành chế biến thức phẩm nếu được xây
dựng và hoạt động hiệu quả sẽ góp phần đáng kể vào việc đa dạng hóa cơ cấu hàng
xuất khẩu sang Trung Quốc, giúp thực phẩm chế biến của Việt Nam đi sâu vào thị
trường Trung Quốc, tăng kim ngạch xuất khẩu và góp phần giảm nhập siêu.

(2) Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Hầu hết các doanh nghiệp phụ trợ đều có quy mô nhỏ và vừa nên để đối mới
được cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu nói chung và với Trung Quốc nói riêng, Việt
Nam cần gây dựng những doanh nghiệp vừa và nhỏ này phát triển thật vững và

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
127

đúng hướng. Việt Nam cần có các doanh nghiệp trong nước năng động, đổi mới,
sáng tạo và có khả năng cạnh tranh. Muốn phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ
trong các ngành sản xuất đất nước đang cần, chính phủ làm được những điều sau:

Kết nối hai chiều giữa doanh nghiệp nhà nước với doanh nghiệp FDI trong
các ngành sản xuất đất nước đang cần. Cần chủ động tích cực tăng cường sự
chuyển giao công nghệ và năng lực của doanh nghiệp FDI cho doanh nghiệp trong
nước. Để hỗ trợ các doanh nghiệp nói chung, chính phủ cần lập cơ sở dữ liệu thông
tin giữa doanh nghiệp FDI cũng như các nhà cung cấp trong nước, tạo cơ hội cho
các doanh nghiệp Việt Nam được là nhà cung cấp cho các công ty FDI.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhân tố quan trọng đưa nền công nghiệp phụ trợ
Việt Nam đi lên. Cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp này dễ dàng tiếp
cận được với nguồn vốn vay dài hạn cho đầu tư phát triển, hỗ trợ các doanh nghiệp
về thiết kế mẫu và phát triển mẫu, cung cấp thông tin khách hàng cũng như hệ
thống tin về các FTA đã và mới ký kết để doanh nghiệp được hưởng lợi tối đa từ
các thông tin này.

Xác định và hỗ trợ các doanh nghiệp có tiềm năng thực sự: Việt Nam hiện
không thiếu chính sách nhưng ngành công nghiệp phụ trợ vẫn phát triển rất chậm.
Theo tác giả, vấn đề là cần phát triển theo hướng tập trung cho những doanh nghiệp
thực sự muốn làm, có năng lực thật sự, chú trọng chất lượng chứ không chạy theo
số lượng. Để các doanh nghiệp Việt Nam có thể chế tạo, sản xuất được máy móc văn
phòng hay sản phẩm điện gia dụng, nhà nước cần đầu tư có chọn lọc chứ không thể
dàn trải tất cả các lĩnh vực cùng lúc. Chính phủ cần có đề án rõ ràng để xác định và tập
trung hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam đang chú trọng nâng cao độ tinh xảo và giá
trị gia tăng cho các sản phẩm của công ty mình sản xuất. Những doanh nghiệp như
vậy sẽ giúp ngành công nghiệp phụ trợ công nghệ cao của Việt Nam từng bước phát
triển. Chính phủ Việt Namcũng cần ưu tiên nuôi dưỡng các doanh nghiệp Việt Nam
sản xuất linh phụ kiện ngành điện-điện tử để có thể cung cấp cho các doanh nghiệp
FDI tại Việt Nam, hạn chế tình trạng nhiều thương hiệu lớn của Nhật Bản tại Việt
Nam phải trông cậy vào việc nhập khẩu linh phụ kiện từ khu vực miền nam Trung
Quốc để về lắp ráp tại Việt Nam.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
128

(3)Thu hút FDI vào ngành công nghiệp phụ trợ công nghệ cao: Để xây dựng được
một ngành công nghiệp phụ trợ, đặc biệt là công nghiệp phụ trợ công nghệ cao phát
triển mạnh, Việt Nam cần thu hút thêm nhiều FDI vào lĩnh vực này, đặc biệt là từ
các nước công nghiệp phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia....Chỉ nên cấp
phép cho những dự án FDI kèm theo cam kết về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực
trong các lĩnh vực liên quan nhằm hình thành được đội ngũ quản lý, kỹ sư, công
nhân kỹ thuật trình độ cao. Thu hút FDI có chất lượng, có thể tạo ra sự biến đổi về
chất trong cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu vùng kinh tế. Đây
cũng được xem là yêu cầu cấp thiết đối với chính sách đầu tư nước ngoài trong thời
gian tới.

3.4.1.8 Tăng cường kích cầu nội địa

(1) Đẩy mạnh tuyên truyền sử dụng hàng Việt

Tiếp tục triển khai sâu rộng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng
hàng Việt Nam”: Các đơn vị Xúc tiến thương mại cần tiếp tục triển khai sâu rộng
Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” để tạo điều kiện
cho hàng Việt Nam phát triển rộng khắp. Cuộc vận động cần giúp tháo gỡ những
vướng mắc, khó khăn trong sản xuất-kinh doanh cũng như không ngừng nâng cao
chất lượng, giá cả hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước nhằm nâng cao sức cạnh
tranh đáp ứng tốt hơn yêu cầu thị trường nội địa.

Công tác xúc tiến thương mại trong nước cần phối hợp chặt chẽ thông qua
việc tổ chức nhiều hội chợ bán hàng Việt, quảng bá, khuyến mãi, đặc biệt tại các
khu vực miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa... giúp doanh nghiệp tiếp cận thị
trường trong nước. Nhà nước cần có giải pháp tuyên truyền hiệu quả hơn, đánh vào
tâm lý yêu nước và lòng tự hào dân tộc của người Việt Nam. Cần tuyên truyền về
việc sử dụng hàng Việt với những khẩu hiệu mạnh, không đơn thuần là “Người Việt
Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” hay “Dùng hàng Việt Nam là yêu nước”.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền: Nhà nước cần kết hợp tuyên truyền trên mọi
phương tiện như báo viết, truyền hình, mạng internet, đài phát thanh, poster… Nhà
nước cũng cần dành riêng một hoặc một số kênh truyền hình, truyền thanh miễn phí
quảng cáo thương hiệu và sản phẩm cho các doanh nghiệp “thuần Việt” để phát

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
129

trong nước. Nội dung quảng bá cần được tư vấn sao cho hấp dẫn và nổi bật, thể hiện
được ưu thế về chất lượng, nguyên liệu…của sản phẩm, khơi gợi được tinh thần dân
tộc đối với người tiêu dùng Việt Nam.

(2) Tăng cường kết nối doanh nghiệp với người tiêu dùng

Nhà nước rất cần chú trọng các hoạt động xúc tiến thương mại trong nước để
tăng cường kết nối cung cầu. Các hoạt động quảng bá sản phẩm đến các địa phương
lân cận và trên cả nước cần tiếp tục được đẩy mạnh để tạo thị trường tiêu thụ bền
vững. Các sản phẩm nông sản của từng vùng cần được hỗ trợ về xây dựng thương
hiệu và đảm bảo chất lượng. Sở Công Thương tại các địa phương cần phối hợp chặt
chẽ để hỗ trợ lẫn nhau trong việc tiêu thụ hàng nông sản vào mùa vụ để giải quyết
tình trạng mất cân đối cung cầu gây ảnh hưởng đến người nông dân.

Nhà nước cần đóng vai trò kết nối doanh nghiệp với kênh phân phối và các
chuỗi siêu thị lớn. Cần hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng chiến lược marketing hiệu quả,
bao gồm xây dựng và phát triển thương hiệu và nghiên cứu thị trường trong nước.
Đối với hệ thống siêu thị, những kênh phân phối hiện đại như Vinmart, Aeon, Lotte,
Coopmart,... các bộ ngành và chính quyền cần chủ động phối hợp với các tập đoàn
siêu thị để quảng bá sản phẩm, nâng cao tỷ lệ hàng Việt được bán tại các hệ thống
siêu thị trên cả nước.

3.4.1.9 Thúc đẩy công tác nghiên cứu và phát triển

Khoa học và công tác nghiên cứu khoa học có vai trò quan trọng và mang tính
sống còn đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Đầu tư cho khoa học và nghiên cứu
khoa học là đầu tư dài hạn và không phải lúc nào cũng có thể đo lường hiệu quả
bằng các phép tính kinh tế hay tài chính. Với trường hợp của Việt Nam, Chính phủ
cần có chính sách, cơ chế đủ mạnh để thay đổi hoạt động nghiên cứu phát triển đang
trì trệ hiện nay.

Việt Nam cần học tập kinh nghiệm của các nước châu Á trong việc đầu tư mạnh
cho hoạt động R&D vì chỉ có đầu tư và phát triển mới có thể nhanh chóng nâng cấp
được hàm lượng khoa học công nghệ trong sản phẩm xuất khẩu, tham gia được vào
chuỗi giá trị toàn cầu với Trung Quốc cũng như các thị trường khác.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
130

Tăng tỷ lệ đầu tư cho hoạt động R&D trong GDP: Để hoạt động R&D phát triển
đột phá, Nhà nước cần có chính sách ưu đãi thuế nhập khẩu máy móc thiết bị và thuế
thu nhập cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực
R&D tại Việt Nam. Chỉnh phủ cũng cần đầu tư một tỷ lệ hợp lý trong GDP cho hoạt
động R&D trong nước để có thêm nhiều bằng phát minh sáng chế trong các lĩnh vực,
đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp và chế tạo máy móc thiết bị và đồ điện tử. Như vậy,
Việt Nam mới có cơ hội tham gia sâu hơn nữa vào mạng lưới sản xuất toàn cầu trong
lĩnh vực thiết bị điện và điện tử, từ đó gia tăng giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc và
cân bằng cán cân thương mại.

Ngoài ra, phải xây dựng và hoàn thiện chính sách đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư
từ xã hội cho khoa học công nghệ. Xây dựng chính sách khuyến khích tư nhân thành
lập hoặc liên kết với nhà nước để thành lập các quỹ đầu tư phát triển công nghệ mới,
công nghệ cao trong lĩnh vực công nghiệp.

Đầu tư xây dựng phòng thí nghiệm hiện đại: Nhà nước cần đầu tư kinh phí cho
các trường đại học, học viện, viện nghiên cứu để xây dựng các phòng thí nghiệm hiện
đại, đạt chuẩn quốc tế để sinh viên có thể dễ dàng thực hiện các công trình nghiên cứu.
Cần đầu tư phát triển có trọng tâm, trọng điểm một số phòng thí nghiệm chuyên
ngành thuộc các lĩnh vực công nghiệp chủ chốt với cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện
đại đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, đặc biệt trong lĩnh vực thiết kế, chế tạo sản phẩm
mới, phân tích, kiểm tra, chứng nhận hợp quy, hợp chuẩn sản phẩm...Dự kiến, đến
năm 2025, Việt Nam xây dựng khoảng 8-10 phòng thí nghiệm chuyên ngành có cơ sở
vật chất, thiết bị nghiên cứu hiện đại đạt trình độ khu vực và thế giới thuộc các lĩnh
vực: Điện tử, cơ khí, thiết bị điện, dệt may, da giày, công nghệ thực phẩm, hóa dầu,
giấy, công nghiệp môi trường…(Thanh Tâm, 2017)

3.4.2 Giải pháp của chủ thể Doanh nghiệp

3.4.2.1 Đổi mới quan điểm và chiến lược kinh doanh với thị trường Trung Quốc

Để đổi mới căn bản cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu với Trung Quốc hiện tại
hướng đến mục tiêu giảm nhập siêu, ngoài những nỗ lực của Nhà nước, doanh nghiệp
sản xuất và xuất khẩu Việt Nam cũng cần có sự đổi mới căn bản trong quan điểm và
chiến lược kinh doanh với thị trường Trung Quốc.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
131

(1)Doanh nghiệp sản xuất đổi mới công nghệ sản xuất, thiết kế, bao bì sản
phẩm

Đổi mới tiêu chuẩn sản xuất, nuôi trồng: Với nhóm hàng rau củ quả, doanh
nghiệp hoặc các hộ nông dân cần nâng cao chất lượng nhóm hàng này thông qua
cách áp dụng các tiêu chuẩn GAP, VietGAP, GlobalGAP, trong nuôi trồng và thu
hoặch. Cần đặc biệt tuân thủ các quy tắc về nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo đảm vệ
sinh an toàn thực phẩm, tránh sử dụng quá liều thuốc bảo vệ thực vật trong khâu
nuôi trồng và bảo quản. Để bắt kịp và hội nhập với thế giới, nhà sản xuất Việt Nam
cần tuân thủ các quy trình sản xuất, thực hành nông nghiệp sạch trong toàn bộ chuỗi
cung ứng cho đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Đổi mới công nghệ chế biến, gia tăng chủng loại hàng hóa: Doanh nghiệp cần
chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất, nhập khẩu máy móc thiết bị hiện đại
để nâng cao hàm lượng chế biến và chất lượng sản phẩm. Cần đẩy mạnh khâu chế
biến nhóm hàng nông thủy sản theo hướng tiện lợi cho người tiêu dùng Trung Quốc
nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, dinh dưỡng sản phẩm. Cần nghiên cứu sâu về khẩu
vị vùng miền của người tiêu dùng Trung Quốc để có phương pháp chế biến thích
hợp. Với chè và cà phê, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng
thành thị Trung Quốc, doanh nghiệp Việt cần cải thiện năng lực chế biến, tiến tới
chế biến sâu. Cần tăng cường chủng loại chè và cà phê chế biến với nhiều hương vị,
quy cách đóng gói, cách pha chế tiện lợi… để phù hợp với khẩu vị khác nhau của
người tiêu dùng.

Đổi mới thiết kế và bao bì: Để hàng Việt Nam tiếp cận và đáp ứng tốt được
nhu cầu của người tiêu dùng thu nhập cao tại Trung Quốc, bên cạnh việc chú trọng
vấn đề chất lượng, doanh nghiệp sản xuất còn rất cần chú trọng đổi mới thiết kế sản
phẩm quan tâm đến khâu thiết kế bao bì sản phẩm. Cần kết hợp giữa đặc tính của
sản phẩm với nghiên cứu quan điểm thẩm mỹ của người tiêu dùng Trung Quốc để
thiết kế ra các mẫu bao bì riêng cho hàng xuất khẩu vào thị trường này. Cần đảm
bảo bao bì có tính mỹ thuật, nổi bật, đặc sắc và giúp nâng cao giá trị của sản phẩm.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
132

(2)Doanh nghiệp thương mại đổi mới chiến lược kinh doanh với thị trường Trung
Quốc

Trước một thị trường láng giềng lớn và tiềm năng như Trung Quốc, mọi doanh
nghiệp Việt Nam đều cần có một chiến chiến lược kinh doanh dài hạn và đạt mục tiêu
thâm nhập sâu hơn vào thị trường này.

Các doanh nghiệp chưa xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, cần đặt mục
tiêu xuất khẩu được hàng hóa vào thị trường này để tận dụng triệt để các ưu đãi của
ACFTA cũng như ưu thế về mặt địa lý, tạo nguồn thu nhập xuất khẩu lâu dài.

Các doanh nghiệp đã có quan hệ xuất nhập khẩu với thị trường Trung Quốc,
cần không ngừng tìm kiếm thêm cơ hội xuất khẩu chính ngạch với giá trị hợp đồng
lớn cho các đối tác là các công ty, tập đoàn lớn của Trung Quốc. Doanh nghiệp Việt
cần nhanh chóng từ bỏ quan điểm chỉ xuất khẩu sang Trung Quốc những hàng hóa
mình có sẵn vì thị trường Trung Quốc ngày càng trở nên khó tính, người tiêu dùng
Trung Quốc ngày càng ưa chuộng các loại hàng hóa nhập khẩu có chất lượng cao và
an toàn cho sức khỏe. Doanh nghiệp thương mại cần liên hệ chặt chẽ với các doanh
nghiệp sản xuất để đặt hàng theo đúng nhu cầu thị hiếu của khách hàng.

Với các doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm, nông sản, thuỷ sản chịu sự kiểm
dịch gắt gao từ phía Trung Quốc, cần có chiến lược xuất khẩu lâu dài, tìm kiếm
khách hàng là các doanh nghiệp Trung Quốc và xây dựng mối quan hệ bền vững.
Doanh nghiệp cần cố gắng ký kết hợp đồng cung cấp nông sản ổn định trung và dài
hạn, thực hiện đúng giao kèo cũng như tuân thủ luật Hợp đồng và pháp luật của hai
nước. Chỉ như vậy, hợp tác kinh doanh mới bền vững, kim ngạch xuất nhập khẩu
mới ổn định.

3.4.2.2 Đẩy mạnh xúc tiến thương mại tầm vi mô

(1) Xúc tiến thương mại nói chung

Doanh nghiệp Việt cần chủ động hơn trong việc khai thác các thị trường mới
để tránh rủi ro khi phụ thuộc quá nhiều vào thị trường như Trung Quốc.

Khai thác thị trường xuất khẩu mới: Doanh nghiệp cần chủ động tìm kiếm
thông tin và nghiên cứu nhu cầu các thị trường nhập khẩu tiềm năng, đặc biệt là các

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
133

thị trường có FTA với Việt Nam. Doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu thông tin về
các thị trường tiềm năng, nắm vững được kết cấu, hiểu rõ sức mua cũng như kênh
tiêu thụ của từng thị trường. Các thị trường mới nổi ở khu vực Trung Đông, châu
Phi với nhu cầu nhập khẩu nông sản rất lớn là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất
khẩu. Các thị trường châu Á khác cũng rất tiềm năng trong xuất khẩu nông thủy sản
Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN, Ấn Độ…cũng cần được doanh
nghiệp tích cực khai thác hơn.

Khai thác thị trường nhập khẩu nguyên liệu và công nghệ mới: Để giảm nhập
siêu từ Trung Quốc, doanh nghiệp Việt cần tiếp tục tìm kiếm các thị trường cung
cấp nguyên phụ liệu dệt may, da giày cùng như máy móc công nghệ nguồn hiện đại
khác. Cần tận dụng ưu đãi từ các thị trường có ký FTA với Việt Nam để nhập khẩu
với mức thuế ưu đãi. Với nguyên phụ liệu dệt may và da giày, bên cạnh việc nỗ lực
phát triển công nghiệp phụ trợ trong nước để tự cung cấp, doanh nghiệp cần tiếp tục
chuyển hướng nhập khẩu từ thị trường ASEAN, Hàn Quốc, Ấn Độ, Achentina,
Pháp, Áo…Về máy móc công nghệ sản xuất, doanh nghiệp Việt cần tăng cường
nhập khẩu từ các nước Âu, Mỹ hoặc Hàn Quốc, Nhật Bản.

Nắm bắt thông tin về ưu đãi trong các FTA đã ký kết: Doanh nghiệp cần tìm
hiểu, nắm vững thông tin về các ưu đãi thuế quan, ưu đãi về hạn ngạch cũng như
quy tắc xuất xứ trong các FTA song phương và đa phương Việt Nam đã ký kết. Đây
là thông tin liên quan đến quyền lợi của doanh nghiệp nên doanh nghiệp cần chủ
động cập nhật thông tin, không chờ đợi sự hỗ trợ của chính phủ. Doanh nghiệp cũng
cần có chiến lược dài hạn, phù hợp để thâm nhập thị trường. Cần đầu tư kinh phí
thuê tư vấn, tiếp cận thị trường từ nhiều kênh để xác định mức giá hợp lý cho từng
thị trường, tránh bị thua thiệt do giá quá thấp hoặc không thiêu thụ được hàng vì giá
quá cao.

(2) Xúc tiến thương mại với thị trường Trung Quốc

Lựa chọn và tìm hiểu thông tin về đối tác Trung Quốc: Để kinh doanh lâu
dài và thành công trên thị trường này, doanh nghiệp Việt cần nắm rõ cách thức thẩm
tra lý lịch thương nhân Trung Quốc nhằm xác định đúng đối tác. Có thể liên hệ với
một số doanh nghiệp đặc biệt do Bộ Thương mại Trung Quốc chỉ định và cấp giấy

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
134

phép hoạt động trong lĩnh vực thẩm tra lý lịch thương nhân hay năng lực kinh
doanh, tài chính của doanh nghiệp Trung Quốc. Với các đối tác giao dịch gián tiếp
qua mạng, đối tác được giới thiệu qua trung gian hoặc đối tác lớn, cần kiểm tra kỹ
lý lịch thương nhân để quyết định hợp tác lâu dài hay trước khi ký những hợp đồng
giá trị lớn.

Doanh nghiệp Việt cũng có thể lựa chọn đối tác thông qua danh sách các doanh
nghiệp Trung Quốc được Bộ Thương mại Trung Quốc, Ủy ban Xúc tiến mậu d ịch
Trung Quốc thẩm định và công bố hàng năm. Bên cạnh đó, cũng có thể thông qua sự
giới thiệu của hệ thống các Hiệp hội ngành hàng Trung Quốc. Thương vụ Việt Nam
tại Bắc Kinh, Phòng Xúc tiến thương mại Việt Nam tại Trùng Khánh, các chi nhánh
thương vụ Việt Nam tại Côn Minh, Quảng Châu, Nam Ninh và Phòng Trung
Quốc-Vụ thị trường Châu Á- Thái Bình Dương thuộc bộ Công thương là những địa
chỉ doanh nghiệp có thể tìm kiếm sự hỗ trợ về thông tin.

Tích cực tham dự các Hội chợ quốc tế tại Trung Quốc

Các hội chợ quốc tế tổ chức tại Trung Quốc cũng là nơi lý tưởng để doanh
nghiệp Việt tiếp cận thị trường, xây dựng mối quan hệ bạn hàng tại thị trường
Trung Quốc. Hội chợ Canton Fair Quảng Châu, Hội chợ Trung Quốc-ASEAN là
hai hội chợ thường niên quy mô rất lớn với nhiều ngành nghề tham dự. Ngoài ra các
doanh nghiệp cũng có thể tham gia các hội chợ đa ngành khác như Hội chợ Phúc
Kiến, Hội chợ Côn Minh hoặc Hội chợ nhập khẩu quốc tế Trung Quốc-CIIE từ
2018 sẽ trở được tổ chức định kỳ hàng năm. Doanh nghiệp ngành dệt may có thể
tham dự Triển lãm quốc tế phụ kiện và máy móc ngành may thêu Trung Quốc, Hội
chợ quốc tế nguyên phụ liệu dệt may Thượng Hải mùa xuân, Triển lãm quốc tế
ngành dệt may Thượng Hải. Doanh nghiệp hàng máy móc thiết bị có thể tham gia
Hội chợ quốc tế trang thiết bị y tế, dụng cụ y khoa Trung Quốc, Triển lãm quốc tế
ngành sản xuất thiết bị y tế Medtec China, Triển lãm quốc tế Bắc Kinh về máy xây
dựng, Triển lãm thiết bị điện Thượng Hải, Triển lãm thiết bị nguyên phụ liệu ngành
chế biễn gỗ Trung Quốc, Triển lãm quốc tế ngành giấy Trung Quốc. Các doanh
nghiệp ngành mỹ phẩm làm đẹp Việt Nam có thể tham gia Hội chợ mỹ phẩm và sắc
đẹp Trung Quốc.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
135

3.4.2.3 Doanh nghiệp phụ trợ nỗ lực tự phát triển

Doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp phụ trợ cũng cần nỗ lực hết mình
để phát triển, cung cấp hiệu quả nguyên phụ liệu và thiết bị linh kiện cho các doanh
nghiệp tại Việt Nam. Nếu không làm được điều này, công nghiệp chế biến của Việt
Nam sẽ không có cơ hội phát triển, nhập siêu từ Trung Quốc rất khó cải thiện.

Tăng cường liên kết giữa với các doanh nghiệp phụ trợ Việt Nam: Các doanh
nghiệp phụ trợ Việt Nam muốn trở nên mạnh hơn, hoạt động hiệu quả hơn thì điều
đầu tiên cần làm là phải có sự liên kết chặt chẽ hiệu quả với nhau. Thông qua các
Hiệp hội doanh nghiệp hay Hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp phụ trợ Việt cần
hỗ trợ và thúc đẩy nhau, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của nhau. Các doanh nghiệp
cần nhiệt tình chủ động tham gia vào các chuỗi liên kết ngành trong lĩnh vực và khu
vực mình hoạt động. Liên kết dọc trong chuỗi giá trị dệt may được thể hiện từ khâu
nguyên liệu, kéo sợi, dệt vải, nhuộm, in, thiết kế, may, phân phối và cuối cùng là
marketing sản phẩm. Các doanh nghiệp ngành dệt và sản xuất phụ kiện ngành may
cần liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp ngành may. Tương tự, các doanh nghiệp
thuộc da và phụ kiện cho ngành da giày cần tạo dựng liên kết chặt chẽ với các công
ty sản xuất giày dép để tạo thành liên kết hàng ngang hiệu quả.

Tăng cường liên kết với các doanh nghiệp FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là
kênh quan trọng nhất tổng hợp được hết các nguồn ngoại lực. Thông qua sự hỗ trợ
của Chính phủ, các doanh nghiệp phụ trợ trong nước cần tích cực đẩy mạnh liên kết
với các doanh nghiệp FDI. Đây chính là một hình thức dùng ngoại lực để tăng nội
lực. Hình thức liên kết phổ biến nhất với công ty FDI là liên kết hàng dọc, trong đó
công ty trong nước tạo quan hệ ổn định để cung cấp các sản phẩm phụ trợ cho
doanh nghiệp FDI, qua đó được các doanh nghiệp FDI chuyển giao công nghệ và tri
thức quản lý. Tại Việt Nam hiện nay, với thực trạng doanh nghiệp FDI là nhân tố
góp phần gây nhập siêu lớn nhất do nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu đầu vào sản
xuất phục vụ xuất khẩu, sự liên kết hiệu quả giữa các công ty phụ trợ trong nước với
doanh nghiệp FDI lại càng có ý nghĩa.

Tăng cường liên kết với các công ty đa quốc gia: Các doanh nghiệp Việt Nam
còn có thể đẩy mạnh liên kết hàng ngang với các công ty đa quốc gia. Liên kết hàng

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
136

ngang là tiến hành hợp tác với các công ty đa quốc gia về nhiều mặt để sản xuất và
xuất khẩu ra thị trường thế giới; lúc đầu có thể sản xuất và cung cấp dưới thương
hiệu của công ty nước ngoài, xuất khẩu theo mạng lưới của công ty nước ngoài (sản
xuất theo hình thức OEM: Original Equipment Manufacturing), tiến tới tự thiết kế
sản phẩm (sản xuất theo hình thức ODM: Own Design Manufacturing), tạo ra
những sản phẩm riêng để bán cho công ty đa quốc gia, cuối cùng tiến đến giai đoạn
xây dựng thương hiệu, làm chủ hoàn toàn sản phẩm công nghiệp (sản xuất theo hình
thức OBM: Own Brand Manufacturing). Quá trình chuyển từ OEM sang ODM đến
OBM là quá trình trưởng thành và tự lập của các công ty trong nước, cũng là con
đường tất yếu để đổi mới cơ cấu sản xuất trong nước, từ đó đổi mới cơ cấu hàng hóa
xuất nhập khẩu.

Doanh nghiệp dệt may và da giày Việt Nam cần tăng cường liên kết chuỗi với
các nước có ngành dệt may và da giày phát triển mạnh như Mỹ, Nhật. Hàn Quốc,
Ấn Độ…để học tập kinh nghiệm. Cần tiến tới việc tạo dựng những khối liên kết
trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dệt may, da giày. Với điều kiện hiện tại, doanh
nghiệp dệt, sợi Việt Nam có thể liên doanh với các doanh nghiệp Ấn Độ để tạo ra
chuỗi cung ứng nguyên liệu. Sản phẩm dệt may Ấn Độ như vải, sợi tự nhiên, bông
và nguyên phụ liệu dệt may của Ấn Độ có chất lượng tốt và đa dạng mẫu mã,có khả
năng cạnh tranh cao cả về chất lượng và giá cả. Mở rộng và tăng cường hợp tác
trong lĩnh vực dệt may với Ấn Độ là một trong những giải pháp giúp doanh nghiệp
Việt chủ động được nguồn nguyên phụ liệu dệt may phục vụ xuất khẩu.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
137

Bảng 3.1: Phương hướng liên kết hàng ngang giữa doanh nghiệp sản xuất Việt
Nam với các công ty đa quốc gia

OEM Các công ty đa quốc gia Nhà sản xuất Việt Nam Nhà sản xuất Việt Nam
giao thiết kế hoàn chỉnh nhập nguyên liệu về sản bán lại sản phẩm cho
cho nhà sản xuất Việt Nam xuất hãng có thương hiệu hoặc
người trung gian.
-Hàm lượng R&D thấp
-Giá trị gia tăng thấp
-Phía Việt Nam thu về
chủ yếu là phí gia công

ODM Nhà sản xuất Việt Nam tự Nhà sản xuất Việt Nam Nhà sản xuất Việt Nam
thiết kế sản phẩm giảm tỷ lệ nhập khẩu bán lại sản phẩm cho
Điều kiện: nguyên liệu, sử dụng công ty đa quốc gia
-Đầu tư mạnh cho hoạt nguyên phụ liệu trong -Hàm lượng R&D cao
động R&D cấp doanh nước để sản xuất. -Giá trị gia tăng cao hơn
nghiệp Điều kiện: -Chưa có thương hiệu
-Chú trọng khâu thiết kế -Phát triển công nghiệp riêng
sản phẩm phụ trợ

OBM Nhà sản xuất Việt Nam tự Nhà sản xuất Việt Nam Nhà sản xuất bán Việt
chủ thương hiệu, tự thiết kế nhập nguyên liệu về sản Nam lại sản phẩm cho
riêng sản phẩm của mình xuất, nâng tối đa tỷ lệ sử công ty đa quốc gia,
Điều kiện: dụng nguyên phụ liệu người bán lẻ hoặc người
- Đầu tư cho hoạt động trong nước sản xuất tiêu dùng cuối cùng.
R&D cấp doanh nghiệp Điều kiện: -Hàm lượng R&D cao
-Đầu tư cho khâu -Phát triển công nghiệp -Giá trị gia tăng cao
Marketing phụ trợ -Có thương hiệu riêng và
-Chú trọng dịch vụ sau bán nguồn khách hàng riêng
hàng -Gia tăng kim ngạch xuất
- Chú trọng khâu xây dựng khẩu
thương hiệu
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
138

3.4.2.4 Triển khai phát triển thương hiệu và phân phối hàng Việt tại Trung Quốc

Bên cạnh việc sản xuất các sản phẩm phù hợp thị hiếu tiêu dùng của người
Trung Quốc, các doanh nghiệp Việt Nam còn cần quyết tâm chinh phục thị trường
tiềm năng lớn này.

(1) Nghiên cứu sản phẩm phù hợp với từng nhóm tiêu dùng Trung Quốc

Thị trường tiêu dùng Trung Quốc vốn phát triển nhanh nhất thế giới với tầng
lớp trung lưu đông đảo có sức tiêu dùng lớn. Với địa thế có chung đường biên giới
với Việt Nam, đây phải được coi là một thị trường hấp dẫn không thể bỏ qua đối với
bất kỳ nhà sản xuất Việt Nam nào. Trên cơ sở nghiên cứu xu hướng tiêu dùng của
người dân thành thị Trung Quốc, tương ứng với từng nhóm người tiêu dùng, các
doanh nghiệp Việt có thể cung cấp các sản phẩm sau:

Sản phẩm thiết kế độc đáo, thời thượng và có cá tính riêng cho nhóm tiêu dùng
trẻ: Để chinh phục nhóm khách hàng hậu 9x ở Trung Quốc, các doanh nghiệp Việt
Nam cần tạo ra các sản phẩm tiêu dùng có cá tính riêng. Nhóm khách hàng tiềm
năng này có sức tiêu thụ lớn, sẵn sàng thử cái mới. Các doanh nghiệp sản xuất từ
hàng tiêu dùng thông thường đến mỹ phẩm, thậm chí cả phần mềm máy tính đều có
cơ hội chiếm thị phần ở Trung Quốc nếu có các sản phẩm sáng tạo. Những phần
mềm giải trí trên smartphone như Flappy Birds hay phần mềm học tiếng Anh được
nhiều giải thưởng quốc tế Monkey Junior đều có thể coi là những sáng tạo chắc
chắn thu hút được sự quan tâm và thử nghiệm của những người tiêu dùng hậu 9x
Trung Quốc.

Các doanh nghiệp Việt cần nghiên cứu phát triển các sản phẩm có thiết kế độc
đáo và thời thượng, vì sẽ càng có khả năng được những người trẻ chia sẻ nhiều trên
các phương tiện truyền thông đại chúng. Nó đại diện cho thị hiếu của những người
chia sẻ thông tin về sản phẩm. Nếu có thể, vào những ngày lễ đặc biệt của Trung
Quốc, doanh nghiệp có thể tung ra các sản phẩm được thiết kế bao bì riêng, mang
đậm bản sắc văn hóa nước này. Điều này sẽ giúp nâng cao doanh số bán hàng vì
đánh trúng tâm lý người tiêu dùng.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
139

Sản phẩm chất lượng cao nhưng số lượng ít cho nhóm người tiêu dùng độc
thân: Để đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của nhóm người tiêu dùng độc thân Trung
Quốc, các doanh nghiệp Việt cần nghiên cứu sáng tạo những sản phẩm, dịch vụ nhỏ
gọn, phù hợp cho một người thưởng thức hay sử dụng. Với những sản phẩm trước
đây thường do hai hay nhiều người trải nghiệm, sử dụng khi giải trí hoặc du lịch,
cũng có thể điều chỉnh loại “dành cho một người”.

Sản phẩm chăm sóc sức khỏe nguồn gốc thiên nhiên cho nhóm người tiêu
dùng hưu trí: Với nhóm người tiêu dùng hưu trí, các doanh nghiệp Việt Nam cần
tập trung phát triển các dòng sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Dòng thực phẩm chức
năng có nguồn gốc thiên nhiên được nhóm người tiêu dùng lớn tuổi Trung Quốc
quan tâm tìm kiếm. Tinh bột nghệ, dầu gấc, mật ong, trà xanh, trà thảo dược hay
cao actiso…đều là thế mạnh của Việt Nam. Với nhóm khách hàng này, doanh
nghiệp không cần quá chú trọng đến vấn đề thiết kế bao bì, nhưng quan trọng phải
có giấy chứng nhận vệ sinh và chất lượng, đồng thời triển khai quảng cáo và dùng
thử tại thị trường Trung Quốc.

(2) Xây dựng chiến lược thâm nhập và phát triển mặt hàng trên thị trường Trung
Quốc.

Triển khai chiến dịch quảng bá thương hiệu phù hợp: Đầu tư mở cơ sở sản
xuất hay chi nhánh công ty, văn phòng đại diện nhằm quảng bá thương hiệu là một
bước đi quan trọng và cần thiết với mỗi thương hiệu Việt Nam nếu muốn thâm nhập
và mở rộng thị phần tại thị trường Trung Quốc. Muốn vậy, các chiến dịch quảng bá
thương hiệu tại đây cần được nghiên cứu kỹ nhằm đạt hiệu quả cao.

Với nhóm người tiêu dùng trẻ, giá trị thương hiệu doanh nghiệp Việt muốn
quảng bá tại Trung Quốc cần khớp với giá trị quan mà những người tiêu dùng trẻ
Trung Quốc đang hướng tới. Quảng cáo thương hiệu nên sử dụng những slogan
mang ý nghĩa “một người bạn rất thân thiết của bạn” chứ không phải “một quyền uy
để giáo dục bạn”. Cần thu hút người tiêu dùng thế hệ trẻ tham gia tương tác với
thương hiệu càng nhiều càng tốt.

Trong việc quảng cáo sản phẩm doanh nghiệp cần tận dụng các chủ đề liên
quan đến hưởng thụ cuộc sống. Cần làm nổi bật việc sản phẩm chăm sóc cá nhân và

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
140

gia đình mà mình sản xuất sử dụng thành phần an toàn và có chất lượng tốt nhất.
Nếu triển khai quảng cáo sản phẩm trên các phương tiện truyền thông đại chúng,
các doanh nghiệp cần quan tâm làm nổi bật sự hài hước và có quan điểm riêng. Bên
cạnh đó, các hoạt động công cộng được yêu thích sẽ thu hút nhiều người tiêu dùng
trẻ tham gia, từ đó có tác động tốt trong quảng bá thương hiệu. Doanh nghiệp cần
tạo dựng được hình ảnh trong thế giới số hóa của giới trẻ, mà quan trọng nhất là
phải sáng tạo.

Với nhóm người độc thân: doanh nghiệp Việt có thể tăng cường sự tương tác
giữa thương hiệu với người tiêu dùng bằng các hoạt động trong thời gian ngoài giờ
làm. Các thương hiệu thực phẩm có thể tổ chức các khóa học nấu ăn; các thương
hiệu mỹ phẩm có thể cung cấp các khóa học trang điểm hay các hình thức giao lưu
khác…Như vậy có thể khiến người độc thân cảm thấy mình luôn được giao lưu kết
nối với thế giới bên ngoài và những người xung quanh.

Với nhóm khách hàng cao tuổi: các thương hiệu sản xuất thuốc hay thực phẩm
chức năng Việt Nam cần triển khai tốt việc cho khách hàng dùng thử sản phẩm.
Việc dùng thử sản phẩm có thể triển khai tại bệnh viện, phòng khám, siêu thị tại
nước này để thông tin dễ dàng đến với họ hơn. Doanh nghiệp cũng có thể kết hợp
với các khách sạn, resort ngay tại Việt Nam để quảng cáo khi khách Trung Quốc
sang Việt Nam du lịch. Doanh nghiệp cần tìm mọi cách để người tiêu dùng cao tuổi
dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm các sản phẩm chăm sóc sức khỏe.

(3) Đa dạng hóa các kênh tiêu thụ hàng Việt tại Trung Quốc

Để đẩy mạnh tiêu thụ hàng Việt tại Trung Quốc, các doanh nghiệp Việt cần tích
cực và nhanh chóng xây dựng hệ thống phân phối hàng hóa tại thị trường này. Có thể
áp dụng các hình thức dưới đây:

Phân phối qua kênh bán hàng trực tuyến: Doanh nghiệp Việt cần chú ý đến
thực tế phần đa số doanh nghiệp Trung Quốc không thông thạo tiếng Anh và tiếng
Việt. Để cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin khi các doanh nghiệp Trung Quốc
này tìm kiếm đối tác thông qua mạng internet, các doanh nghiệp Việt Nam cần
xây dựng trang web có lựa chọn hiển thị cả ngôn ngữ tiếng Trung để tăng cơ hội tìm
kiếm đối tác Trung Quốc.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
141

Với nhu cầu mua sắm lớn và thói quen mua sắm trực tuyến hiện nay, người
tiêu dùng Trung Quốc cũng thường xuyên tìm kiếm thông tin về hàng hóa qua mạng
internet. Doanh nghiệp Việt muốn có doanh số lớn tại thị trường này càng cần chú
trọng xây dựng trang với thông tin và hình ảnh sản phẩm rõ ràng, sắc nét, giải thích
thông tin sản phẩm rõ ràng và nhất thiết phải có thêm phiên bản tiếng Trung Quốc
để dễ dàng hơn cho người tiêu dùng nước bạn tìm thông tin về sản phẩm mình sản
xuất.

Các doanh nghiệp Việt khi hướng đến khách hàng doanh nghiệp hoặc cá nhân
tại thị trường Trung Quốc cần có tư duy toàn diện để nắm bắt bất cứ cơ hội bán
hàng nào. Kênh bán hàng trực tiếp tại cửa hàng giúp tận dụng tối đa ưu thế trong dịch
vụ và cơ hội trải nghiệm sản phẩm trực tiếp, đồng thời tận dụng kênh bán hàng trực
tuyến để đẩy mạnh quảng cáo và khuyến khích khách hàng tương tác với sản phẩm.
Doanh nghiệp Việt cần đưa thương hiệu sản phẩm của mình vào các trang web bán
hàng trực tuyến lớn của Trung Quốc như www.alibaba.com.cn, www.taobao.com,
www.dangdang.com, www.amazon.com.cn…để tận dụng mọi cơ hội tiếp cận với
khách hàng Trung Quốc.

Thâm nhập và phân phối hàng hóa qua hệ thống siêu thị Trung Quốc: Hiện nay
các hệ thống siêu thị Trung Quốc đều bày bán rất nhiều hàng nhập khẩu nhưng hàng
Việt chưa phổ biến vì phần lớn chưa xuất khẩu chính ngạch. Thị trường Trung Quốc
có nhu cầu hàng hóa Việt Nam đặc biệt là nông lâm thủy sản tươi và chế biến. Các
doanh nghiệp cần tìm cách thâm nhập và tham các kênh phân phối vào hệ thống
siêu thị của nước bạn để tăng kim ngạch xuất khẩu một cách ổn định lâu dài.

Theo dự báo của Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội Quốc gia
(2007), sức tiêu dùng của thị trường Trung Quốc ngày càng bùng nổ và có khả năng
vượt qua Mỹ để trở thành thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới. Điều thuận lợi là
các siêu thị ở Trung Quốc đều đón nhận hàng nhập khẩu. Hàng Việt muốn thâm
nhập thị trường Trung Quốc cần có lợi thế cạnh tranh thông qua mẫu mã bao bì thiết
kế bắt mắt, mức chất lượng tương đương và cao hơn hàng cùng loại do Trung Quốc
sản xuất, có thương hiệu được đăng ký bản quyền.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
142

Bảng 3.2: Số lượng các hệ thống siêu thị lớn ở Trung Quốc năm 2016

STT Siêu thị Số lượng STT Siêu thị Số lượng

1 Aeon 49 8 Carrefour 235

2 Auchain 74 9 Lottte mart 100

3 Walmart 433 10 Lianhua 3883

4 Metro 82 11 Yonghui 392

5 Dennis 43 12 Hualian 150

6 Vanguard 3400 13 Wu mart 700

7 Renrenle 114 14 Xinhuadu 126

Nguồn: Niên giám thống kê Trung Quốc 2016

Các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận các hãng kinh doanh siêu thị Trung
Quốc để giới thiệu sản phẩm và thuyết phục họ phân phối trong hệ thống siêu thị.
Bảng 3.2 cho thấy nếu đưa được hàng Việt vào một hệ thống siêu thị của Trung
Quốc thì số lượng siêu thị bày bán hàng Việt là rất lớn, lượng hàng tiêu thụ sẽ rất
khả quan.

Tham gia hệ thống bán buôn và chợ đầu mối ở một số tỉnh thành phố Trung
Quốc: Các doanh nghiệp kinh doanh hàng nông lâm thủy sản Việt Nam cũng cần tích
cực tham gia vào hệ thống bán buôn và chợ đầu mối ở các tỉnh thành phía Nam gần
Việt Nam như Nam Ninh, Bằng Tường, Quảng Châu…Do thị trường Trung Quốc
luôn có nhu cầu rất lớn đối với nhóm hàng này, chắc chắn lượng hàng tiêu thụ tại các
chợ sẽ rất lớn. Doanh nghiệp Việt cần đảm bảo được mức chất lượng và nguồn cung
ổn định để giữ uy tín, tạo nguồn khách hàng lâu năm.

Xây dựng hệ thống cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm tại Trung Quốc: Để
sản phẩm được nhiều người Trung Quốc biết đến, doanh nghiệp Việt cũng cần đầu
xây dựng hệ thống các cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm của mình tại Trung Quốc.
Đây là cách nâng cao doanh số bán hàng và quảng bá sản phẩm nhanh nhất đến người
tiêu dùng nước bạn. Cần chú trọng cách thiết kế, bài trí hàng hóa thật bắt mắt và thu

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
143

hút khách hàng cùng những chương trình khuyến mại, biếu tặng dùng thử thường
xuyên trong giai đoạn đầu để làm quen và thu hút khách hàng.

Liên doanh với doanh nghiệp Trung Quốc để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tại
thị trường này: Doanh nghiệp Việt có thể tìm kiếm đối tác Trung Quốc để liên
doanh với mục đích sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm ngay tại thị trường
Trung Quốc. Tiêu biểu gần đây có công ty Lộc Trời đã thành lập công ty liên doanh
tại Trung Quốc trong lĩnh vực thương mại nông sản. Chức năng của công ty này là
phân phối, cung ứng gạo và nông sản khác (cà phê, tiêu…) chất lượng cao và ổn
định tại thị trường Trung Quốc. Những công ty liên doanh như thế này sẽ thúc đẩy
thương mại lúa gạo chính ngạch từ Việt Nam sang Trung Quốc và xây dựng thương
hiệu gạo Việt Nam tại Trung Quốc, tiến tới xây dựng thương hiệu các loại nông sản
khác của Việt Nam tại thị trường tiềm năng khổng lồ này. Đây là một hướng đi
thích hợp và rất đáng để các doanh nghiệp Việt đủ tiềm năng cân nhắc thực hiện,
trước mắt đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp kinh doanh nông lâm thủy hải sản.
Các doanh nghiệp Việt thuộc các ngành chế biến khác cũng có thể liên doanh vói
đối tác Trung Quốc để đặt nhà máy tại Trung Quốc, sản xuất và phân phối sản phẩm
ngay trên thị trường này. Đối tác Trung Quốc sẽ giúp đảm bảo sản phẩm đáp ứng
đúng nhu cầu của người tiêu dùng Trung Quốc cũng như thị trường đầu ra ổn định
lâu dài cho sản phẩm.

3.4.2.5 Phát huy vai trò đào tạo nhân lực chất lượng cao tiếng Trung Quốc

Chủ động tham gia vào hoạt động đào tạo ngành tiếng Trung thương mại:
Doanh nghiệp xuất nhập khẩu với thị trường Trung Quốc cần phối hợp chặt chẽ với
các trường đại học, cao đẳng có chuyên ngành tiếng Trung thương mại. Đây là
chuyên ngành đạo tạo ra nguồn nhân lực làm việc bằng tiếng Trung trong các lĩnh
vực như ngân hàng, vận tải, xuất nhập khẩu, biên phiên dịch…Doanh nghiệp cần áp
dụng những kinh nghiệm thực tế trong quan hệ nghiệp vụ với đối tác Trung Quốc
để kết hợp với các cơ sở đào tạo trên trong việc xây dựng chuẩn đầu ra phù hợp
nhất với nhu cầu thực tế của xã hội.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
144

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần chủ động triển khai mô hình “trường
trong doanh nghiệp” với cơ chế thường xuyên nhận các thực tập sinh chuyên ngành
tiếng Trung thương mại về làm việc trong các phòng, ban. Đây là cơ hội tốt để sinh
viên tiếng Trung được cọ xát thực tế, ứng dụng các kiến thức đã được trang bị trong
trường, củng cố lại kỹ năng ngôn ngữ tiếng Trung và rèn luyện những kỹ năng mềm
khi được làm việc với người Trung Quốc.

Chú trọng công tác đào tạo và đào tạo lại trong doanh nghiệp: Để bồi dưỡng
nguồn nhân lực chất lượng cao tiếng Trung Quốc trong chính doanh nghiệp mình,
các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần đặc biệt chú trọng
đào tạo cho nhân viên của mình ngôn ngữ tiếng Trung Quốc. Cần có một đội ngũ
nhân lực vừa thành thạo nghiệp vụ, hiểu rõ phong cách làm việc của doanh nhân
Trung Quốc lại vừa có thể làm việc bằng tiếng Trung Quốc. Đây sẽ là một lợi thế
tạo sự thuận tiện, hiệu quả trong giao dịch công việc với người Trung Quốc.

Đầu tư kinh phí cho nhân viên tham dự các khóa tham quan hoặc đào tạo
ngắn hạn tại Trung Quốc: Các doanh nghiệp cần tích cực đầu tư kinh phí để nhân
viên của mình có cơ hội tham dự các hội chợ quốc tế do Trung Quốc tổ chức tại Bắc
Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu. Đây là cách nhanh nhất để học hỏi kinh nghiệm
xuất nhập khẩu, kinh nghiệm sản xuất, tìm hiểu về sản phầm mới có thể nhập khẩu
từ Trung Quốc cũng như sản phầm mà thị trường Trung Quốc đang cần. Điều này
đặc biệt cần thiết với các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng chế biến Việt
Nam. Việc cử nhân viên sang tham quan học tập ngắn hạn (dù chỉ theo hình thức
tour du lịch) tại một số trường, viện hay khu trồng trọt lớn của Trung Quốc cũng
mang lại hiệu quả cao vì sẽ được trải nghiệm và học hỏi kinh nghiệm cũng như kiến
thức thực tế. Phải có kiến thức thực tế, doanh nghiệp mới biết cách đáp ứng hiệu
quả nhất nhu cầu tiêu dùng của thị trường Trung Quốc, tăng kim ngạch xuất khẩu
một cách ổn định và nhanh chóng.

3.4.2.6 Đẩy mạnh công tác kích cầu nội địa

Để điểu chỉnh lại cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam hiện nay, các
doanh nghiệp sản xuất trong nước cần điều chỉnh chiến lược xem trọng thị trường
nội địa với sức mua 95 triệu dân. Người tiêu dùng cần tin tưởng và sử dung hàng

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
145

nội nhiều hơn hàng ngoại mới có cơ hội giảm nhập khẩu và buôn lậu hàng Trung
Quốc vào Việt Nam, từ đó giảm nhập siêu một cách bền vững.

Nắm vững xu hướng tiêu dùng nội địa: Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng
quan tâm đến vấn đề sức khỏe Người tiêu dùng Việt ngày càng quan tâm đến các
thành phần của sản phẩm, đặc biệt là mỹ phẩm và thực phẩm. Họ có xu hướng
chuyển sang các nhãn hàng cam kết làm từ thiên nhiên, nguyên liệu hữu cơ, hoặc
thành phần càng đơn giản (Báo cáo Chỉ số niềm tin người tiêu dùng của Nielsen,
2018).

Doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng Việt Nam nên có chiến lược ưu tiên các
loại sản phẩm có thành phần đơn giản (sản phẩm vệ sinh, thực phẩm...), sản phẩm
có nguồn gốc thiên nhiên (mỹ phẩm, gia vị, thực phẩm chức năng, đồ chơi) hay hay
snr phẩm không có thành phần gây ung thư/ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Chú trọng công tác tuyên truyền quảng cáo về sản phẩm: Bản thân mỗi doanh
nghiệp Việt Nam cũng cần thường xuyên tổ chức những “ngày trải nghiệm sản
phẩm“ riêng, thông tin quảng báo rộng rãi trên trang web hoặc fanpage của mình để
mời người tiêu dùng trong nước dùng thử miễn phí sản phẩm, tư vấn cho khách
hàng về công dụng cũng như cách sử dụng. Đây là cách dần đưa sản phẩm đến tay
khách hàng cũng như giành được niềm tin trong lòng người tiêu dùng trong nước.

3.4.2.7 Tăng cường đầu tư cho hoạt động R&D

Các doanh nghiệp Việt cũng rất cần chung tay giúp nền khoa học nước nhà phát
triển. Với thực trạng các doanh nghiệp Việt đang phải nhập khẩu nhiều máy móc thiết
bị công nghệ phục vụ sản xuất, các doanh nghiệp cần đầu tư mạnh hơn nữa cho hoạt
động nghiên cứu và phát triển.

Doanh nghiệp cũng cần tăng mức chi cho R&D: doanh nghiệp chế biến, chế tạo, lắp
ráp….cần đầu tư khoảng 6-9% tổng doanh thu cho hoạt động này. Với mức chi này, nền
công nghiệp Việt Nam mới có cơ hội đổi mới, cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu mới có
được những chuyển biến căn bản.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
146

Với khu vực công nghiệp chế xuất, cụ thể là các doanh nghiệp chế biến, chế tạo và
lắp ráp, cần phấn đấu 100% có bộ phận R&D trong đơn vị và phải đảm bảo các bộ phận
này được đầu tư thích đáng cũng như hoạt động hiệu quả.

3.4.3 Giải pháp của chủ thể Nhà khoa học

Có thể nói, trong thời đại của cuộc cách mạng khoa học 4.0, các nhà khoa học
đóng vai trò ngày càng lớn. Trong thời đại mới này, các nhà khoa học chính là một
nhân tố lớn mang lại sự cải cách trong nền khoa học và kinh tế của mỗi quốc gia. Với
sứ mạng quan trọng như vậy, trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, để góp phần đổi
mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu với Trung Quốc, tiến tới giảm nhập siêu song
phương, các nhà khoa học Việt cần hoàn thành các nhiệm vụ sau:

3.4.3.1 Góp phần thúc đẩy tiêu dùng nội địa

Để góp phần kích cầu nội địa, các nhà khoa học cũng cần thực hiện tốt các
nhiệm vụ dưới đây

(1) Nghiên cứu sản phẩm phù hợp với người Việt Nam

Các nhà khoa học Việt cần tập trung nghiên cứu ra các loại sản phẩm đáp ứng
đúng nhu cầu tiêu dùng của người dân Việt với mức chất lượng tốt. Đây là giải pháp
hữu hiệu để người tiêu dùng trong nước giảm bớt sự tin tưởng thái quá vào hàng
ngoại. Các mặt hàng như dược phẩm, hóa mỹ phẩm cũng như điện cơ, điện tử mang
thương hiệu thuần Việt hiện vẫn chưa chiếm được lòng tin và sự đón nhận của đại
bộ phần người tiêu dùng. Đây là một áp lực, cũng là động lực để các nhà khoa học,
nhà nghiên cứu tiếp tục tìm tòi sáng tạo, liên tục thử nghiệm và cho ra thị trường
những sản phẩm được người dân nước mình chấp nhận. Có như thế, vai trò của các
nhà khoa học mới được phát huy tối đa và đúng hướng. Người tiêu dùng càng dùng
nhiều hàng nội thì cơ hội đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu và giảm nhập siêu
với Trung Quốc càng lớn.

(2) Phát huy vai trò tuyên truyền, hướng dẫn tiêu dùng

Bên cạnh việc nghiên cứu thử nghiệm và phát minh, sáng chế ra các sản phẩm
phù hợp cho người Việt, tiến tới xuất khẩu sang thị trường khu vực và quốc tế, các
nhà khoa học Việt trong thời gian tới còn cần phát huy vai trò tuyên truyền, hướng

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
147

dẫn tiêu dùng cho người Việt. Là những người có kiến thức chuyên môn sâu, các
nhà khoa học có uy tín sẽ dễ dàng có tiếng nói và mức độ thuyết phục cao với người
tiêu dùng trong nước. Các nhà khoa học cần thường xuyên phát biểu các kết quả
nghiên cứu của mình trên tạp chí chuyên ngành cũng như báo chí truyền thông. Họ
cũng cần có những bài viết chuyên sâu về các sản phẩm thương hiệu Việt, phân tích
sai lầm trong quan điểm tiêu dùng sính ngoại của người Việt hiện nay. Đây cũng
nên được coi là một giải pháp hữu hiệu và phù hợp để kích thích tiêu dùng trong
nước, góp phần giảm nhập siêu.

3.4.3.2 Tư vấn phát triển công nghiệp phụ trợ

Muốn phát triển được ngành công nghiệp phụ trợ, tháo gỡ nút thắt cản trở quá
trình đổi mới cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam hiện tại, không phải
chỉ cần đến sự chung tay của nhà nước và doanh nghiệp, mà còn cần đến sự dốc sức
của các nhà khoa học trong nước.

Để góp sức phát triển nền công nghiệp phụ trợ, các nhà khoa học Việt cần đẩy
mạnh nghiên cứu, đưa ra tư vấn hợp lý cho chính phủ và doanh nghiệp về việc xây
dựng cụm liên kết ngành như thế nào và tại đâu cho hiệu quả đối với từng nhóm
hàng. Trước mắt, để điều chỉnh được cơ cấu hàng xuất nhập khẩu với Trung Quốc
và giảm nhập siêu, các nhà khoa hoc Việt, đặc biệt là các nhà khoa học đang làm
việc tại các doanh nghiệp phụ trợ, làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất
rất cần chung sức đẩy mạnh nghiên cứu. Cần có những nghiên cứu đột phá trong
các ngành dệt may, da giày, thiết bị linh kiện, công nghiệp chế biến thực phẩm, hóa
chất…để có thể tự cung cấp phục vụ nhu cầu tiêu dùng và sản xuất trong nước,
giảm nhập khẩu.

3.4.3.3Không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ

Các nhà khoa học Việt cần không ngừng sáng tạo và cho ra đời những phát minh,
sáng chế, sáng kiến, đổi mới giúp tăng hàm lượng chất xám và công nghệ trong hàng
hóa xuất khẩu, trong đó có cả hàng xuất khẩu sang Trung Quốc. Để giảm nhập khẩu
nguyên phụ liệu từ Trung Quốc và các nước châu Á khác, các nhà khoa học cần tập
trung nghiên cứu mạnh vể mảng nguyên nhiên liệu và xây lắp máy công cụ. Các nhà
khoa học nghiên cứu trong các mảng công nghệ cao như viễn thông, điện tử, vụ trụ,

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
148

không gian cũng cần đẩy mạnh nghiên cứu để có được sản phẩm ửng dụng rộng rãi,
giúp nâng cao vị thế của nước nhà trong lĩnh vực công nghệ, giúp Viêt Nam tiến cao
hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành thiết bị điện-điện tử, giảm thiểu nhập siêu từ
Trung Quốc.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Trong chương 3, luận án chú trọng phân tích một số yếu tố nổi bật tác động đến
cơ cấu hàng xuất nhập khẩu của cả Việt Nam và Trung Quốc trong thời gian tới cũng
như đưa ra các quan điểm, định hướng cụ thể trong đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập
khẩu của Việt Nam nói chung cũng như với Trung Quốc nói riêng. Luận án cũng đưa
ra giải pháp đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu với Trung Quốc trong thời gian tới
nhằm giảm nhập siêu dựa trên những hạn chế trong cơ cấu xuất nhập khẩu song
phương đã được nêu ở chương trước. Các giải pháp này được tách thành ba nhóm
tương ứng với ba chủ thể Nhà nước, Doanh nghiệp, Nhà khoa học. Các giải pháp của
từng chủ thể đều hướng đến việc giải quyết các vẫn đề còn tồn tại của sáu thành tố
Chính phủ, Yếu tố sản xuất, Doanh nghiệp, Nhu cầu, Các ngành phụ trợ và Cơ hội đã
được phân tích trong chương 2. Phải đồng thời thực hiện ba nhóm giải pháp này và có
sự đồng lòng giữa Chính phủ-doanh nghiệp- nhà khoa học Việt Nam thì mới có thể
đổi mới được cơ cấu xuất nhập khẩu bất lợi với Trung Quốc hiện nay, từ đó điều
chỉnh cán cân thương mại song phương.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
149

KẾT LUẬN

Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia láng giềng có quan hệ thương mại
lâu dài và chặt chẽ. Tuy nhiên, mô hình trao đổi thương mại hàng hóa mang tính
chất Bắc-Nam duy trì quá lâu, trong đó Việt Nam xuất tài nguyên thiện nhiên và
nông lâm thủy sản thô giá trị thấp để đổi về máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu đầu
vào sản xuất và các hàng chế biến, dẫn đến việc Việt Nam đang rơi vào trạng thái
thâm hụt thương mại ngày càng lớn. Nếu không nhanh chóng đổi mới cơ cấu xuất
nhập khẩu như hiện tại, Việt Nam rất khó cải thiện được tình trạng nhập siêu lớn từ
Trung Quốc và châu Á, từ đó ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và phát triển bền
vững quốc gia.

Trên cơ sở nghiên cứu của luận án, có thể rút ra một số kết luận như sau:

1. Cơ cấu hàng xuất nhập và cán cân thương mại đều là kết quả của sự vận
hành nền kinh tế. Từ đó, sự bất lợi trong cơ cấu hàng xuất nhập khẩu và tình trạng
nhập siêu đều có nguyên nhân là những hạn chế nội tại của nền kinh tế. Muốn đổi
mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu để giảm nhập siêu song phương, cần tìm ra các vấn
đề nội tại này. Sáu thành tố Chính phủ, Yếu tố sản xuất, Doanh nghiệp, Nhu cầu,
Các ngành phụ trợ và Cơ hội khá đầy đủ và toàn diện khi áp dụng để giải thích
những nguyên nhân chung cho sự bất hợp lý trong cơ cấu thương mại hàng hóa
cũng như sự mất cân bằng cán cân thương mại song phương Việt-Trung trong thời
gian qua.

2. Đánh giá chung về sự đổi mới trong cơ cấu hàng xuất nhập khẩu Việt
Nam-Trung Quốc giai đoạn 2002-2016 theo hai tiêu chí Hiệu quả trong hoạt động
thương mại song phương và đa phương và Khả năng đảm bảo phát triển bền vững
quốc gia: Về ưu điểm, cơ cấu xuất nhập khẩu giai đoạn này đã giúp tăng tổng kim
ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của một
số tỉnh biên giới với Trung Quốc. Tuy nhiên, cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa Việt
Nam-Trung Quốc còn tồn tại nhiều hạn chế, cụ thể là chưa phát huy tối đa lợi thế so
sánh của Việt Nam, chưa giúp cải thiện cán cân thương mại song phương, chưa tận
dụng triệt để được những ưu đãi về thuế quan giữa hai nước, tác động xấu đến tăng
trưởng kinh tế và môi trường.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
150

3. Cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam-Trung Quốc giai đoạn
2002-2016 đã tác động tiêu cực đến cán cân thương mại song phương. Tỷ trọng
hàng nông sản và nguyên liệu thô quá lớn trong cơ cấu hàng xuất khẩu sang Trung
Quốc, trong khi hàng hóa trung gian và máy móc thiết bị đầu vào sản xuất, hàng
tiêu dùng các loại chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu hàng nhập khẩu. Cơ cấu này
khiến thu nhập từ xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang thị trường Trung Quốc thấp
hơn rất nhiều cho với chi phí nhập khẩu hàng hóa từ nước này. Do cơ cấu này đã
duy trì trong một thời gian dài nên trong quan hệ thương mại với Trung Quốc, Việt
Nam luôn nhập siêu rất lớn.

4. Việc đổi mới cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu nhằm giảm nhập siêu với
Trung Quốc giai đoạn 2018-2030, đầu tiên cần tuân theo “Các biện pháp quản lý
nhập khẩu theo Đề án quản lý nhập khẩu đến năm 2020 phù hợp với các cam kết
quốc tế” của Thủ tướng chính phủ và “Quan điểm, chiến lược của Chính phủ về
xuất nhập khẩu hàng hóa giai đoạn từ nay đến năm 2025 định hướng đến năm
2030”. Bên cạnh đó, cần tuân thủ các cam kết liên quan trong các FTA mà Việt
Nam đã và đang đàm phán ký kết. Cần đảm bảo cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu
khi đổi mới có tác dụng thúc đẩy thương mại hàng hóa Việt-Trung phát triển hiệu
quả hơn, lành mạnh hóa cán cân thương mại và sự phát triển bền vững của nền kinh
tế Việt Nam.

5. Để đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu nhằm giảm nhập siêu với Trung
Quốc, ba chủ thể Nhà nước, Doanh nghiệp và Nhà khoa học cần đồng thời thực hiện
hàng loạt giải pháp hướng đến việc giải quyết các vấn đề còn tồn tại của sáu thành
tố Chính phủ, Yếu tố sản xuất, Doanh nghiệp, Nhu cầu, Các ngành phụ trợ và Cơ
hội. Kết hợp được các giải pháp dành cho cả ba chủ thể này, cơ cấu hàng xuất nhập
khẩu của Việt Nam với Trung Quốc sẽ có sự đổi mới hiệu quả và bền vững, cán cân
thương mại hàng hóa của Việt Nam với Trung Quốc sẽ được cải thiện theo hướng
giảm dần nhập siêu cho Việt Nam.

6. Để giảm nhập siêu với Trung Quốc, cơ cấu hàng xuất khẩu từ Việt Nam
sang Trung Quốc giai đoạn 2018-2030 cần tăng tỷ trọng nhóm hàng có hàm lượng
chế biến trung bình và cao để tăng giá trị xuất khẩu. Những mặt hàng

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
151

nông-lâm-thủy sản là thế mạnh của Việt Nam vẫn cần duy trì nhưng tăng cường
xuất khẩu sang Trung Quốc theo hình thức chính ngạch. Các nhóm hàng thực phẩm
chế biến, giày dép cao su tự nhiên, đồ gỗ cao cấp, thiết bị điện-điện tử cũng cần
được đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc. Hàng xuất khẩu cần đảm bảo công
nghệ sản xuất hiện đại, chất lượng cao, bao bì đẹp và có thương hiệu được đăng ký.
Cần đặt mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo và hoa quả
nhiệt đới sang Trung Quốc lớn nhất châu Á, đồng thời Việt Nam cũng nằm ở vị trí
cao trong chuỗi giá trị nhóm hàng thiết bị điện-điện tử trong khu vực.

7. Để giảm nhập siêu với Trung Quốc, cơ cấu hàng nhập khẩu từ Trung Quốc
vào Việt Nam cần đổi mới theo hướng giảm nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da
giày và máy móc công nghệ lạc hậu thông qua việc tự cung cấp và chuyển sang các
thị trường công nghệ nguồn có FTA với Việt Nam. Cần chú trọng việc hạn chế nhập
khẩu hàng tiêu dùng từ Trung Quốc thông qua các biện pháp phù hợp với các cam
kết quốc tế dưới hình thức hàng rào kỹ thuật trong thương mại và kiểm dịch động
thực vật, hạn chế nhập khẩu phi thuế quan.

Từ kết quả nghiên cứu của luận án, tác giả đề xuất hướng nghiên cứu tiếp
theo là các vấn đề sau: (1) Đổi mới công nghệ trong hàng hóa xuất khẩu sang Trung
Quốc; (2) Giải pháp tăng cường hoạt động R&D để gia tăng hàm lượng chế biến
hàng nông thủy sản xuất khẩu sang Trung Quốc; (3) Nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng
tại các thành phố lớn của Trung Quốc và gợi ý cho doanh nghiệp Việt Nam.

Tác giả rát mong luận án sẽ đóng góp thêm một số giải pháp thực tế và khả thi
giúp Việt Nam giảm nhập siêu với Trung Quốc giai đoạn 2018- 2030. Nếu đổi mới
được cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa hiện tại, những lợi tích Việt Nam được hưởng
từ thị trường Trung Quốc sẽ rất to lớn.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
152

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ


CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Nguyễn Thị Nhật Thu, 2013, Một số quan điểm về hạn chế nhập siêu của Việt Nam
với Trung Quốc trước sự thay đổi về cán cân thương mại của Trung Quốc, Tạp chí
Kinh tế đối ngoại số 57/2013

2. Nguyễn Thị Nhật Thu, 2015, Đổi mới cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu Việt-Trung,
bài học từ các nước Đông Á, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á số 1 (167) tháng
1/2015

3. Nguyễn Thị Nhật Thu, 2015, Reforming Structure of Vietnam-China Import and
Export, lessons from some South East Asia countries, Tạp chí Nghiên cứu Đông
Bắc Á số tiếng Anh, số 1 (1)/2015

4. Nguyễn Thị Nhật Thu, 2017, Một vài quan điểm về đổi mới cơ cấu xuất nhập khẩu
nhằm hạn chế nhập siêu với Trung Quốc, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 4
(194)/2017

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
153

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Nguyễn Ngọc Anh, Tô Trung Thành, 2013, Những vấn đề về cơ cấu thương
mại quốc tế tại Việt Nam, Kỷ yếu Diễn đàn kinh tế mùa thu 2013 “Kinh tế Việt
Nam 2013, triển vọng 2014 - Nỗ lực thực hiện 3 đột phá chiến lược“, 2013
(tr295-314) (trích dẫn Nguyễn Ngọc Anh, Tô Trung Thành, 2013)

2. Từ Thúy Anh, 2009, Chính sách thương mại của Việt Nam trong bối cảnh
khủng hoảng kinh tế, trong “Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2008“ (chủ
biên Nguyễn Đức Thành), NXB Trí thức, 2009 (trích dẫn Từ Thúy Anh, 2009)

3. Từ Thúy Anh, Nguyễn Bình Dương, 2011, Phân tích cấu trúc thâm hụt cán
cân thương mại Việt Nam- Trung Quốc, trong “Báo cáo thường niên kinh tế
Việt Nam 2011“, (chủ biên Nguyễn Đức Thành), NXB Đại học Quốc gia Hà
Nội, 2011 (trích dẫn Từ Thúy Anh, Nguyễn Bình Dương, 2011)

4. Từ Thúy Anh, 2011, Thương mại với Trung Quốc: Nhập siêu của Việt Nam
gia tăng, Tạp chí Kinh tế đối ngoại số 47/2011 (trích dẫn Từ Thúy Anh, 2011)

5. Từ Thúy Anh, Nguyễn Bình Dương, Chu Thị Mai Phương, 2012, Phân tích tỉ
lệ thâm nhập của hàng hóa Trung Quốc trên thị trường Việt Nam, Tạp
chí Phát triển Kinh tế (263), 29-39 (Trích dẫn Từ Thúy Anh và những người
khác, 2012)

6. Từ Thúy Anh, 2013, Giáo trình Kinh tế học quốc tế, Nhà xuất bản Thống kê,
2013 (trích dẫn Từ Thúy Anh, 2013)

7. Bộ Công thương, WB, 2017, Báo cáo “Nghiên cứu về tăng cường năng lực
cạnh tranh và liên kết của doanh nghiệp vừa và nhỏ” (Trích dẫn Bộ Công
thương, WB, 2017)

8. Bộ Công thương, 2017, Báo cáo tổng kết tình hình phát công nghệ và thương
mại 2016 (trích dẫn Bộ Công thương, 2017)

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
154

9. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục thống kê, 2016, Báo cáo tóm tắt Năng suất
lao động của Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, 2016 (Trích dẫn Bộ Kế
hoạch và đầu tư, GSO, 2016)

10. Bộ Thương mại, 2005, Đánh giá thực trạng và định hướng chuyển dịch cơ cấu
hàng xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ 2005-2015, Bộ Thương mại, mã số
2005-78-011 (trích dẫn Bộ Thương mại, 2005)

11. Nguyễn Kim Chi, 2006, Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với
xuất khẩu hàng hóa Việt Nam, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ, Viện nghiên cứu
thương mại (trích dẫn Nguyễn Kim Chi, 2006)

12. Hạ Thị Thiều Dao, 2010, Một số giải pháp giảm nhập siêu của Việt Nam nhìn
từ cơ cấu xuất nhập khẩu, Tạp chí Ngân hàng số 22/2010 (trích dẫn Hạ Thị
Thiều Dao, 2010)

13. Cao Anh Dũng, 2006, Phân tích sự dịch chuyển cơ cấu thương mại của Việt
Nam và nguyên nhân chủ yếu của nó, Luận án tiến sĩ Đại học Kobe, Nhật Bản,
2006 (trích dẫn Cao Anh Dũng, 2006)

14. Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia, 2013 Tổng quan chính sách
đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2012 (Trích dẫn Cục Thông tin Khoa học và
Công nghệ quốc gia, 2013)

15. Nguyễn Tiến Dũng, 2011, Tác động của Khu vực Thương mại Tự do ASEAN -
Hàn Quốc đến thương mại Việt Nam, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và
Kinh doanh 27 (2011) 219‐231 (trích dẫn Nguyễn Tiến Dũng, 2011)

16. Bùi Trường Giang, Phạm Sỹ An, 2011, Vấn đề nhập siêu 2011 nhìn từ yêu cầu
cơ cấu lại nền kinh tế trong kế hoạch 2011-2015, Viện Kinh tế Việt Nam
(Trích dẫn Bùi Trường Giang, Phạm Sỹ An, 2011)

17. Nguyễn Văn Hậu, 2013, Về chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt
Nam hiện nay, Tạp chí Lý luận chính trị số 1-2013 (trích dẫn Nguyễn Văn Hậu,
2013)

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
155

18. Nguyễn Thị Hiền, 2006, Phân tích thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam
giai đoạn hiện nay, Tạp chí Ngân hàng Số 23/2010 (trích dẫnNguyễn Thị Hiền,
2010)

19. Hà Văn Hội, 2012, Chuỗi giá trị xuất khẩu dệt may của Việt Nam: Những bất
lợi, khó khăn và biện pháp đối phó, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và
Kinh doanh 28 (2012) 241‐251

20. Đỗ Văn Huân, 2009, Nhập siêu không thể coi thường, Tạp chí Kinh tế và dự
báo, số 16/2009 (trích dẫn Đỗ Văn Huân, 2009)

21. Lê Văn Hùng, 2010, Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo mô hình tăng trưởng
bền vững, Báo cáo Hội thảo “Thương mại Việt Nam: những vấn đề về cơ cấu“,
Viện Kinh tế Việt Nam, 2010 (trích dẫn Lê Văn Hùng, 2010)

22. Dương Duy Hưng, 2013, Cán cân thương mại Việt Nam trong sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, luận án Tiến sỹ kinh tế, Viện nghiên cứu
thương mại, Bộ Công thương, 2013 (trích dẫn Dương Duy Hưng, 2013)

23. Nguyễn Hữu Khải, Đào Ngọc Tiến, Vũ Thị Hiền, 2007, Chuyển dịch cơ cấu
hàng xuất khẩu của Việt Nam, NXB Thống kê, 2007 (trích dẫn Nguyễn Hữu
Khải, 2007)

24. Đỗ Tuyết Khanh, 2014, Trung Quốc và thương mại đa phương, Báo Thời Đại
Mới số tháng 7, 2014, tr49-75, (Trích dẫn Đỗ Tuyết Khanh, 2014)

25. Doãn Công Khánh, 2007, Quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam- Trung Quốc
trong tiến trình khu vực hóa, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc số 6 (67)- 2007
(trích dẫn Doãn Công Khánh, 2007)

26. Thái Kiệt, 2007, Trung Quốc trong quan hệ với các nước Asean, Tạp chí Cộng
sản, số 18 (138)/2007 (trích dẫn Thái Kiệt, 2007)

27. Lương Văn Khôi và cộng sự, 2012, Phân tích định lượng để tìm ra nguyên
nhân nhập siêu cao và kéo dài của nền kinh tế Việt Nam, Đề tài nghiên cứu
khoa học cấp Bộ, 2012 (trích dẫn Lương Văn Khôi, 2012)

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
156

28. Nguyễn Văn Lập, 2016, Điều gì đang xảy ra với kinh tế Trung Quốc, NXB
Thông Tấn, 2016 (Trích dẫn Nguyễn Văn Lập, 2016)

29. Nguyễn Văn Lịch, 2006, Cán cân thương mại trong sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, NXB Lao động-xã hội, tr.44. (trích dẫn Nguyễn
Văn Lịch, 2006)

30. Micheal E. Porter, 2008, Lợi thế cạnh tranh quốc gia, NXB Trẻ, 2008 (trích
dẫn Porter, 2008)

31. Nguyễn Văn Nam, 2012, Xuất nhập khẩu với chính sách thương mại phát
triển bền vững của nước ta, trong Lê Danh Vĩnh, 2012, Chính sách thương
mại nhằm phát triển bền vững ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020, Nhà xuất bản
Bộ Công thương, 2012 (trích dẫn Nguyễn Văn Nam, 2012)

32. Phan Kim Nga, 2010, Đặc trưng của thương mại Trung - Việt và phân tích
nguyên nhân của nó, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, 09/2010 (trích dẫn
Phan Kim Nga, 2010)

33. Vũ Hoàng Ngân, 2017, Một số rào cản đối với tăng năng suất lao động ở Việt
Nam, Báo cáo tham luận tại hội thảo khoa học cấp quốc gia “Thể chế kinh tế
và rào cản của thể chế kinh tế đối với phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam”,
thuộc nhiệm vụ KH&CN cấp Quốc gia KX01.03/16-20 “Các rào cản về thể
chế kinh tế đối với phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam thời kỳ đổi mới và giải
pháp khắc phục”, Đại học Kinh tế quốc dân (trích dẫn Vũ Hoàng Ngân, 2017)

34. Ngân hàng thế giới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, 2015, Việt Nam 2035
hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ, Báo cáo tổng quan,
2015 (trích dẫn Ngân hàng thế giới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, 2015)

35. Hoàng Phê, 2003, Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 2003 (Trích dẫn Hoàng Phê,
2003, tr337).

36. Vũ Huyền Phương, 2012, Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam
thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế bền vững, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học
Ngoại thương Hà Nội, 2012 (trích dẫn Vũ Huyền Phương, 2012)

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
157

37. Phạm Thái Quốc, 2010, Khu vực tự do ASEAN- Trung Quốc: một số đánh giá
bước đầu, Tạp chí Khoa học đại học Quốc gia Hà nội, Kinh tế và kinh doanh
26 (2010), 207-217 (trích dẫn Phạm Thái Quốc, 2010)

38. Trần Ngọc Sơn, 2005, Định hướng và các giải pháp chủ yếu để chuyển dịch
cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới, Luận án tiến sĩ, Đại học
Kinh tế quốc dân, 2005 (trích dẫn Trần Ngọc Sơn, 2005)

39. Trần Công Sách, 2012, Một số vấn đề về phát triển xuất khẩu nhanh và bền
vững trong thời ký chiến lược 2011-2020, trong Lê Danh Vĩnh, 2012, Chính
sách thương mại nhằm phát triển bền vững ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020,
Nhà xuất bản Bộ Công thương, 2012. (trích dẫn Trần Công Sách 2012, 89)

40. Phạm Minh Sơn, Chung Yoon-Jae, 2008, Quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc:
Thành tựu và thách thức, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 3 (2003) 32
(trích dẫn Phạm Minh Sơn, Chung, 2008)

41. Đào Ngọc Tiến, 2010, Điều chỉnh cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hóa của
Việt Nam trong xu thế tự do hóa thương mại, Luận án Tiến sĩ, Đại học Ngoại
thương, 2010 (trích dẫn Đào Ngọc Tiến, 2010)

42. Nguyễn Chiến Thắng, Trần Văn Hoàng, 2015, Cơ cấu thương mại hàng hóa
của Việt Nam, những thách thức mang tính dài hạn, Tạp chí Kinh tế và phát
triển, Số 216, 6/2015 (tr26-36) (trích dẫn Nguyễn Chiến Thắng, Trần Văn
Hoàng, 2015)

43. Hồ Trung Thanh, 2009, Xuất khẩu bền vững ở Việt Nam trong quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sỹ khoa kinh tế chính trị-Đại học Quốc gia
Hà Nội (trích dẫn Hồ Trung Thanh, 2009)

44. Lê Tuấn Thanh, 2008, Một số giải pháp liên quan đến nhập siêu của Việt Nam
từ Trung Quốc, Tạp chí kinh tế châu Á- Thái Bình Dương, số 10 tháng 3/2008
(trích dẫn Lê Tuấn Thanh, 2008)

45. Phạm Sỹ Thành, 2013, Kinh tế Trung Quốc, những rủi ro trung hạn, Chương
trình nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc, Nhà xuất bản thế giới, 2013

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
158

46. Tô Trung Thành, Nguyễn Trí Dũng, 2012, Thách thức thâm hụt thương mại,
trong Báo cáo kinh tế vĩ mô 2012: Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cơ cấu,
NXB Tri thức,2012 (trích dẫn Tô Trung Thành, Nguyễn Trí Dũng, 2012)

47. Trần Văn Thọ, 2002, Tính chất Bắc-Nam trong quan hệ kinh tế Việt
Trung, Thời báo kinh tế Sài Gòn, số báo Tết Nhâm Ngọ, 2002, p. 17-18, (trích
dẫn Trần Văn Thọ, 2002)

48. Trần Văn Thọ, 2005, Việt Nam trước sự trỗi dậy của Trung Quốc, Tạp chí
nghiên cứu và thảo luận Thời đại mới, Số 19, 7/2010, (trích dẫn Trần Văn Thọ,
2005a)

49. Trần Văn Thọ, Biến động kinh tế Đông Á và con đường công nghiệp hóa Việt
Nam, NXB Chính trị quốc gia (trích dẫn Trần Văn Thọ, 2005b)

50. Trần Văn Thọ, 2007, Việt Nam trước cái bẫy của trào lưu mậu dịch tự
do, Thời báo kinh tế Saigon ngày (31/12/2007, (trích dẫn Trần Văn Thọ, 2007)

51. Trần Văn Thọ, 2010, Chiến lược, chính sách nâng cao sức cạnh tranh quốc tế
của công nghiệp Việt Nam trước sự trỗi dậy của kinh tế Trung Quốc, Viện
nghiên cứu Việt Nam 2010, đại học Wasade, thực hiện theo yêu cầu của Trung
tâm Nghiên cứu kinh tế Đông Á và ASEAN (trích dẫn Trần Văn Thọ, 2010)

52. Nguyễn Thị Nhật Thu, 2013, Một số quan điểm về hạn chế nhập siêu của
Việt Nam với Trung Quốc trước sự thay đổi về cán cân thương mại của Trung
Quốc, Tạp chí Kinh tế đối ngoại 2013

53. Nguyễn Thị Nhật Thu, 2015, Đổi mới cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu
Việt-Trung, bài học từ các nước Đông Nam Á, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc
Á, số 1 (167) tháng 1/2015

54. Nguyễn Thị Nhật Thu, 2017, Một vài quan điểm về đổi mới cơ cấu xuất nhập
khẩu nhằm hạn chế nhập siêu với Trung Quốc, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc
Á, số 4 (194) tháng 4/2017

55. Trung tâm phát triển doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ SIDEC, Viện nghiên
cứu chính sách chiến lược Công nghiệp, Bộ Công thương, Niên giám thông kê

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
159

công nghiệp hỗ trợ các ngành chế tạo Việt Nam 2016-2017, NXB Công
thương, 2016 (trích dẫn SIDEC, 2016)

56. Thủ tướng chính phủ, 2011, Quyết định phê duyệt chiến lược xuất nhập khẩu
hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030, Số: 2471/QĐ-TTg,
2011.

57. Thủ tướng chính phủ, 2015, Quyết định phê duyệt đề án Quản lý nhập khẩu
đến năm 2020 phù hợp với các cam kết quốc tế, Số 1233/QĐ-TTg (trích dẫn
Thủ tướng chính phủ, 2015)

58. Thủ tướng chính phủ, 2017, Quyết định về Chương trình phát triển công
nghiệp hỗ trợ từ năm 2016 đến năm 2025, số 68/QĐ-TTg, 2017 (trích dẫn Thủ
tướng chính phủ, 2017)

59. Trịnh thị Thanh Thủy, Nguyễn Anh Sơn, 2017, Quan hệ thương mại Việt
Nam-Trung Quốc trong bối cảnh hội nhập, NXB Công thương (Trích dẫn
Trịnh thị Thanh Thủy, Nguyễn Anh Sơn, 2017)

60. Bùi Trinh, Nguyễn Văn Huân, 2011, Nguyên nhân thâm hụt thương mại kéo
dài của Việt Nam nhìn từ mô hình cân đối liên ngành, Tạp chí Khoa học
ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 27 (2011) 155‐163 (trích dẫn Bùi Trinh,
Nguyễn Văn Huân, 2011)

61. Trung tâm WTO và hội nhập, 2016, Tổng quan về các cam kết- thỏa thuận
thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc (trích dẫn Trung tâm WTO và hội
nhập, 2016)

62. Nguyễn Hữu Tuấn, 2010, Làm thế nào để kiểm soát nhập siêu, Tạp chí Tài
chính số tháng 7/2010

63. Trần Văn Tùng, Vũ Đức Thanh, 2007, Công nghiệp điện tử Đông Á trong
mạng lưới sản xuất toàn cầu, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 5, tháng
7/2007 (Trích dẫn Trần Văn Tùng&Vũ Đức Thanh, 2007)

64. Hà Quang Tuyên, Bùi Trinh, 2011, Thâm hụt thương mại kéo dài, do đâu?,
Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Số10, 2011 (trích dẫn Hà Quang Tuyên&Bùi Trinh,
2011)

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
160

65. Bùi Thúy Vân, 2011, Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với việc chuyển dịch
cơ cấu hàng xuất khẩu ở vùng đồng bằng Bắc bộ Việt Nam,Luận án tiến sĩ
kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, 2011 (trích dẫn Bùi Thúy Vân, 2011)

66. Lê Danh Vĩnh, Hồ Trung Thanh, 2012, Quan điểm và định hướng phát triển
xuất nhập khẩu nhằm phát triển bền vững ở Việt Nam thời ký 2011-2020,
trong Lê Danh Vĩnh, 2012, Chính sách thương mại nhằm phát triển bền vững
ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020, Nhà xuất bản Bộ Công thương, 2012 (trích
dẫn Lê Danh Vĩnh, Hồ Trung Thanh)

67. Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương, 2008, Thâm hụt cán cân
thương mại: Kinh nghiệm quốc tế và vấn đề của Việt Nam, Trung tâm Thông
tin Tư liệu, CIEM, 2008 (trích dẫn CIEM, 2008)

68. Viện Chính sách Công, Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương, 2013,
Báo cáo Đánh giá năng lực cạnh tranh của cụm ngành dệt may trên địa bàn
thành phố Hồ Chính Minh và một số địa phương lân cận, 2013 (trích dẫn Viện
Chính sách Công&CIEM, 2013)

69. Vụ Kết cấu hạ tầng và đô thị, 2013, Phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam và
những khó khăn thách thức đặt ra, Trong Kỷ yếu diễn đàn kinh tế mùa thu 2013.
Kinh tế Việt Nam 2013, triển vọng 2014 - Nỗ lực thực hiện 3 đột phá chiến lược,
Tài nguyên số trường đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013 (trích dẫn
Vụ Kết cấu hạ tầng và đô thị, 2013)

TÀI LIỆU TIẾNG ANH

70. Acharya, Ram C., 2008, Analysing International Trade Patterns: Comparative
Advantage for the World's Major Economies, Journer of Comparative
International Mannagement 2008, Vol.11, No.2, 33-55 (trích dẫn Acharya,
2008)

71. Antonio, E., O. Onodera, 2007, Facilitating Trade and Structural


Adjustment: Experiences in Non-Member Economies – Country Case Study on
the Philippines, OECD Trade Policy Working paper No. 59 (available at

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
161

www.oecd.org/ech, under Working papers), (trích dẫn Antonio&Onodera,


2007)

72. Arnold, Bruce and others, 2000, Cause and consequence of trade deficit: an
overview, March 2000, CBO memorandum, Congressional budget office,
Washington DC (trích dẫn Arnold, 2000)

73. Athukorala, Prema-chandra; Hill, Hal, 2008, Asian Trade and Investment:
Patterns and Trends, Workshop on “Emerging Trends and Patterns of
Trade and Investment in Asia”, February 1-2, 2008, Nineth Global
Development Network Conference, Brisbane (trích dẫn Athukorala&Hill,
2008)

74. Athukorala, Prema-chandra, 2011, Asian Trade Flows: Trends, Patterns and
Projections, Working Paper No. 2011/05 (trích dẫn Athukorala, 2011)

75. Bartók,C., O. Onodera, 2007, Facilitating Trade and Structural Adjustment:


Experiences in Non-Member Economies – Country Case Study on Chile,
OECD Trade Policy Working paper No. 56 (available at www.oecd.org/ech,
under Working papers (trích dẫn Bartók&Onodera, 2007)

76. Bhat, T.P., 2011, Structural changes in India’s foreign trade, Institute for
Studies in Industrial Development, Research Programme “Structural changes,
industry and employment in the Indian economy: Macro‐economic
Implications of Emerging Pattern New Delhi November 2011 (trích dẫn Bhat,
2011)

77. Braford, Colin I.; Branson, William H., 1987,Trade and strutural change in
Pacific Asia, University of Chicago Press, 1987, ISBN: 0-226-07025-5 (trích
dẫn Braford và Branson, 1987)

78. Briones, Roehlano M., Rakotoarisoa, Manitra A., 2013, Investigating the
structure of agriculture trade industry in developing countries, FAO
commodity and trade policy research working paper No. 38 (trích dẫn
Briones&Rakotoarisoa, 2013)

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
162

79. Carey, Joseph, 2012, Patterns in U.S- China Trade Since China's Accession to
the World Trade Organization, 2012, U.S.- China Economic and Security
Review Commission Staff Reseach Report, 2012 (trích dẫn Carey, 2012)

80. Cavallo, Michele, Understanding the Twin Deficits: New Approaches, New
Results, Federal Reserve Bank of San Francisco Economic Letter, Number
2005-16 (July 22, 2005)

81. Chaponniere, Jean-raphael; Cling, Jean-Pierre, 2009, Vietnam's export-led


growth model and competition with China, Economie internationale
118(2009), p.101-130 (trích dẫn Chaponniere, Cling, 2009)

82. Cheung, Yin-Wong; Chinn, Menzie D., Qian Xingwang., 2014, The structural
behavior of China – US trade flows, BOFIT Discussion Papers 23/ 2014,
ISBN 978-952-323-011-8, ISSN 1456-5889 (online), Bank of Finland,
BOFIT, Institute for Economies in Transition (trích dẫn Cheung&Chinn,
2014)

83. Cui, L.; Syed, M.H., 2007, The Shifting Structure of China’s Trade and
Production, 1st Edition, International Monetary Fund, pp: 29, 2007 (trích
dẫn Cui& Syed, 2007)

84. Das, Dilip K., 1998,Changing Comparative Advantage and the changing
composition of Asia exports, The World Economy, Volume 21, Issue 1, pages
121–140, January 1998. (trích dẫn Das, 1998)

85. Devadason, Evelyn, 2009, Malaysia-China Network Trade: A note on Product


Upgrading, Journal of Contemporary Asia, Vol.39.No.1, February 2009.
pp.36-49 (trích dẫn Devadason, 2009)

86. Duran, J., N. Mulder, O. Onodera, 2008, Trade Liberalisation and Economic
Performance: Latin America versus East Asia 1970-2006, OECD Trade Policy
Working Papers, No. 70, OECD Publishing, 2008(trích dẫn Duran&Mulder,
2008a)

87. Duran, J., N. Mulder, M. Ruiz, 2008, Facilitating Trade and Structural
Adjustment: Experiences in Non-Member Economies – Country Case Study on

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
163

Ecuador, OECD Trade Policy Working Paper No. 67, OECD, Paris (available
at www.oecd.org/ech, under Working papers), (trích dẫn Duran&Mulder,
2008b)

88. Ernst&Young, 2011, Trading places: The emergence of patterns of


International Trade, in Ernst&Young “Growing Beyond flagship program“,
published in collaboration with Oxford Economics, 2011(trích dẫn
Ernst&Young, 2011)

89. Ernst&Young, 2012, Beyond Asia New pattern of Trade, in Ernst&Young


“Growing Beyond flagship program“, published in collaboration with
Oxford Economics, 2012 (trích dẫn Ernst&Young, 2012)

90. Escaith, H.; S. Inomata, 2013, Geometry of Global Value Chains in East Asia:
The Role of Industrial Networks and Trade Policies, in “Global Value Chains
in a Changing World”, edited by D. K. Elms and P. Low. Geneva: WTO,
2013 (trích dẫn Escaith&Inomata, 2013)

91. Fletcher, Ian, 2011, Free Trade Doesn't Work: What Should Replace It and
Why, U.S. Business & Industry Council 2011 Edition, ISBN 0578082616

92. Freitas, Miguel Lebre de; Mamede, Ricardo Paes, 2011, Structural
Transformation of Portuguese Exports and the role of Foreign Direct
Investment: some descriptive analysis for the period 1990-2005, Nota
Economicas 6/2011(20/43) (trích dẫn Freitas&Mamede, 2011)

93. Gang, F., C.H. ; Y. Zhizhong, 2006, Analyzing the Foreign trade structure
based on technologies of traded goods, Econ. Res. J. 2006.

94. Gaulier, G. et al, 2005, China's integration in East Asia: Production sharing,
FDI and high-tech trade, CEPII working paper, 2005 (trích dẫn Gaulier, 2005)

95. Gaulier G. et al, 2007, China's emergence and the reorganization of trade
flows in Asia, China Economic Review 18 (2007) p209–243 (trích dẫn Gaulier,
2007)

96. Goldman Sachs, 2016, Walled In: China’s Great Dilemma, Insight,
Investment Management Division (Trích dẫn Goldman Sachs, 2016)

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
164

97. Gros, Daniel; Selçuki, Can, 2013, The Changing Structure of Turkey’s Trade
and Industrial Competitiveness: Implications for the EU, Centre for European
Policy Studies (CEPS), Working paper 03, January 2013 (trích dẫn
Gros&Selçuki, 2013)

98. Hammer, Alexander B.; Kilpatrick, James A, 2005, Distinctive Pattern


&Prospects in Chia-Latin America Trade, 1999-2005, Journal of International
Commerce and Economic, United States International Trade Commission,
2005 (trích dẫn Hammer&Kilpatrick, 2005)

99. Ha Thi Hong Van, Đo Tien Sam, 2009, Vietnam-China Trade, FDI and ODA
relations (1998-2008) and impacts upon Vietnam, IDE-Jetro, 2009 (trích dẫn
Ha Thi Hong Van, Đo Tien Sam, 2009)

100. Halle, Mark., 2010, Element of a Sustainable Trade Strategy for China,
International Institute of Sustainable Development of Canada (trích dẫn
Halle, 2010)

101. Hao Wei; Xi Wang, 2012, The trade structure of Chinese Manufactured
exports: 1999-2009, American Journal of Economics & Business
Administration;2012, Vol. 4 Issue 3, p197, ISSN: 1945-5488, July 2012 (trích
dẫn Hao&Xi, 2012)

102. Hausmann, Ricardo; Klinger, Bailey, 2006, Structural Transformation and


Patterns of Comparative Advantage in the Product Space, CID Working Paper,
No. 128, August 2006. (trích dẫn Hausmann&Klinger, 2006)

103. Hellvin, 2006, Vertical intra-industry trade between China and OECD
countries, OECD Development Centre, Working Paper No. 114, Research
programme on: Reform and Growth of Large Developing Countries (trích dẫn
Hellvin, 2006)

104. Hummels et al, 2001, The nature and growth of vertical specialization in
world trade, Journal of international economics, Elsevier, vol 54, issue 1,
pp75-96, June (trích dẫn Hummels, 2001)

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
165

105. IMF, 2008, Structural Reforms and Economic Performance in Advanced and
Developing Countries, Research Department, June 10, 2008 (trích dẫn IMF,
2008)

106. IMF, 2011, Changing pattern of global trade, Departmental Paper No. 12/01,
ISBN/ISSN: 9781616352073/, June 15, 2011 (trích dẫn IMF 2011)

107. Johansson, Asa; Olaberría, Eduardo, 2014, Global Trade and Specialisation
Patterns over the next 50 years, The OECD Economic Policy Paper Series
(trích dẫn Johansson&Olaberría, 2014)

108. Jongwanich, Juthathip;William E, James. …, 2009, Trade Structure and the


Transmission of Economic Distress in the High-Income OECD Countries to
Developing Asia, ADB Economics Working Paper Series No. 161, May 2009,
ISSN 1655-5252 (trích dẫn Jongwanich, William, 2009)

109. Koopman, R.; Z. Wang…, 2008, How much of Chinese Export Is Really
Made in China? Assessing Domestic Value-added When Processing Trade is
Pervasive, NBER Working Paper No. 14109, 2008 (trích dẫn
Koopman&Wang, 2008)

110. Kwan, C.H., 2002, Research on the strength of made-in China from the US
market-focusing on IT products, International Economic. Rev., 5-12, 2002
(trích dẫn Kwan, 2002)

111. Laderman, Daniel; Maloney, William F., 2003, Trade structure and Growth,
Policy research working paper, The World Bank, 2003 (trích dẫn
Laderman&Maloney, 2003)

112. Lall, S., 2001, Competitiveness, Technology and Skills, 1st Editon, Edward
Elgar, Cheltenham, ISBN-10: 1840645865, pp: 528, 2001

113. Lall, S.; Abaladejo, M, 2004, China's competitive performance: A threat to


East Asian manufactured exports?, World Development, 32(9), 1441−1446,
2004 (trích dẫn Lall& Abaladejo, 2004)

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
166

114. Lane, P.R., Milesi-Ferretti, G.M, 2002, External wealth, the trade balance,
and the real exchange rate, European Economic Review, Volume 46, Issue
6, June 2002, Pages 1049-1071 (trích dẫn Lane, Milesi, 2002)

115. Lemoine, F. , D. Unal-Kesenci, 2001, China in the global reorganisation of


production, Paper presented at the International Conference on the Chinese
Eceonomy: Achieving Growth with Equity, Beijing, China. 4-6 July (trích dẫn
Lemoine, 2001)

116. Lemoine, F. , D. Unal-Kesenci, 2002, China in the international segmentation


of production processes, Paris:CEPII Working Paper No.2002-02 (trích dẫn
Lemoine, 2002)

117. Liu, Yusen; Vollmers, Stacy, 2012, A tale of two decifits: US trade decifit and
US trade dicifit with China, Innovative Marketing, Volum 1, Issue 2,
2005(trích dẫn Liu&Vollmers, 2012)

118. MUTRAP, 2009, Report: Analyzing Vietnam’s trade deficit and the balace of
payment provisions of the WTO, Activity code: WTO-8 (trích dẫn MUTRAP,
2009)

119. Manarungsa, Sompom, 2009, Thailand-China cooperation in trade, invesment


and official development assistance, in KAGAMI MItsuhiro (2009) “A
China-Japan Comparison of Economic Relationships with the Mekong River
Basin Countries, BRC (Bangkok Research Center) Research Report, 2009
(trích dẫn Manarungsa, 2009)

120. Maswana, Jean-Claude, 2011, Emerging Patterns in Sino-African Trade and


Potentials for Enterprise development, China-DAC study group event on
enterprise development, Addis-Ababa, 02/2011 (trích dẫn Maswana, 2011)

121. Mayer, Jorge, Wood, Adrian, 2001, South Asia's Export Structure in a
Comparative Perspective, Oxford Development Studies, Taylor & Francis
Journals, vol. 29(1), pages 5-29, 2001 (trích dẫn Mayer và Wood, 2001)

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
167

122. Meng, B., Y. Fang; N. Yamano, 2012, Measuring Global Value Chains and
Regional Economic Integration: An International Input–Output Approach,
IDE, 2012 (trích dẫn Meng& Fang, 2012)

123. Mesquita Moreira, M., 2007, Fear of China: Is there a future for
manufacturing in Latin America?, World Development, 35(3) (trích dẫn
Mesquita, 2007)

124. Moon, Bruce E, 2006, The Dangers of Deficits: Trade Imbalances and
National Development, Paper prepared for the International Political Economy
Society conference, November 17-18, 2006, Princeton, (trích dẫn Moon, 2006)

125. Morrison, Wayne M., 2015, China-U.S. Trade Issues, CRS Report, prepare for
members and Commitees of Congress, Congressional Research Service
7-5700 RL33536, December 15, 2015 (trích dẫn Morrison, 2015)

126. Nagurney, Anna (2006). Supply Chain Network Economics: Dynamics of


Prices, Flows, and Profits. Cheltenham, UK: Edward
Elgar. ISBN 1-84542-916-8.

127. Nam, Sang-yirl, 2004, Trade structure and Trade potential between China,
Japan and Korea, Working paper series vol.2004-40, 12/2004, The
international Center for the study of East Asian Development, Kitakyushu
(trích dẫn Nam, 2004)

128. Nataraj, Geethanjali; Tendon, Anjali, 2011, China’s changing Export structure:
A factor analysis, Economic&Political Weekly, Vol XLVI No 13, 26/03/2011
(trích dẫn Nataraj&Tendon, 2011)

129. OECD, 2005, Trade and Structural Adjustment: Embracing Globalisation,


ISBN 978-92-64-01096-3 (trích dẫn OECD, 2005)

130. OECD, 2005, Oslo Manual:Guidelines for Collecting and Interpreting Innovation
Data, 3rd Edition, OECD ilibrary (truy cập ngày 20/5/2017 tại
http://dx.doi.org/10.1787/9789264013100-en) (trích dẫn OECD, 2005)

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
168

131. O'Sullivan, Arthur; Steven M. Sheffrin, 2003, Economics: Principles in action.


Pearson Prentice Hall. ISBN 0-13-063085-3, (trích dẫn O’Sullivan, Steven,
2003)

132. Overton, Rachel H., 2009, China's Trade with the United States and the World,
Nova Science Publishers, ISBN: 978-1-60692-126-5, 2009 (trích dẫn Overton,
2009)

133. Palanca, Ellen H, 2004, China’s WTO entry:Effects on its economy and
implications for the Philippines. Discussion paper series no.2004-1,
Philippines institute for development study, (trích dẫn Palanca, 2004)

134. Pham Ngoc Quang, Bui Trinh, 2006,Structure change and economic
performance of Vietnam, 1986-2000 evidence from three input - output tables,
presented at intermediate meeting 2006 in Sendai, Japan. (trích dẫn Pham
Ngoc Quang, Bui Trinh, 2006)

135. Posner, M.V. International Trade and Technical Change, Oxford Economic
Papers, 13: 323-341.(trích dẫn Posner, 1961)

136. Porter, Michael, 1998, Lợi thế cạnh tranh quốc gia, NXB Trẻ (Trích dẫn
Porter, 1998)

137. Ray, Rebecca; Kevin Gallagher, 2015, China-Latin America Economic


Bulletin, 2015 Edition Global Economic Governance Initiative, DISCUSSION
PAPER, 2015 (trích dẫn Ray&Gallagher, 2015)

138. Rodrik, Dani, 2006, What’s so special about China’s Export, NBER Working
Paper no.11947, January 2006, JEL, No. FI,O4 (trích dẫn Rodrik, 2006)

139. Schott, P.K., 2008, The relative sophistication of Chinese exports. Econ.
Policy, 23: 5-49. DOI: 10.1111/j.1468-0327.2007.00195, 2008 (trích dẫn
Schott, 2008)

140. Sohn, Chan-hyun; Lee, Hongshik, 2008, Trade structure, FTA and Economic
growth: Implications to East Asia, in “Ten years after the Korean crisis:
Crisis, adjustment and long-run economic growth“, Seoul: KIEP, ISBN
9788932230504, 2008, p. 273-295 (trích dẫn Sohn&Lee, 2008)

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
169

141. Soo, Kwok-Tong, 2007, China’s Trade Patterns:All about Comparative


Advantage?, in “Emerging trading nation in an intergrating world“, Global
Impacts and Domestic Challenges of China’s Economic Reform, Institute of
China studies, University of Malaya, Malaysia, 2007 (trích dẫn Soo, 2007)

142. Sullivan, Arthur; Sheffrin, Steven M., 2005, Economics: Principles in action.
Upper Saddle River, New Jersey 07458: Pearson Prentice Hall.
p. 462. ISBN 0-13-063085-3. (trích dẫn Sullivan, Sheffrin, 2003)

143. Tangkitvanich, S., O. Onodera, 2007,Facilitating Trade and Structural


Adjustment: Experiences in Non-Member Economies – Country Case Study on
Thailand, OECD Trade Policy Working Paper No. 63 (available at
www.oecd.org/ech, under Working papers) (trích dẫn
Tangkitvanich&Onodera, 2007)

144. Tokovenko, Oleksiy; Koo, Won W., 2011, The Role of the Economy Structure
in the U.S. - China Bilateral Trade Deficit, Selected Paper prepared for
presentation at the Agricultural & Applied Economics Association’s 2011
AAEA & NAREA Joint Annual Meeting, Pittsburgh, Pennsylvania, July 24 -
26, 2011 (trích dẫn Tokovenko, Koo, 2011)

145. Tong, Sarah Y; Seng, LIM Tin, 2009, Sino-Asean economic intergration and
its impact in intra-Asean trade, EAI Working Paper No.144, 2009, ISSN
0219-1318, ISBN 978-981-08-2359-7 (trích dẫn Tong, Seng, 2009)

146. Nguyen Thi Nhat Thu, 2015, Reforming Structure of Vietnam-China Import
and Export, Lessons from some South East Asia Countries, Vietnam review of
Northeast Asian Studies, No 1(1) 2015

147. UNCTAD, 1996, Trade and development report, UNITED NATIONS, New
York and Geneva (trích dẫn: UNCTAD, 1996)

148. UNCTAD, 2002, Trade and development report, UNITED NATIONS, New
York and Geneva (Trích dẫn: UNCTAD, 2002)

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
170

149. Vĩtola, Kristine; Dãvidsons Gundars, 2007, Structural transformation of


exports in a product space model, Lativa bank, Working paper, ISBN
9984–676–62–5, 2007 (trích dẫn Vĩtola&Dãvidsons 2007)

150. Woo,W.T., 2004, The economic impact of China's emergence as a major


trading nation, Paper presented at the WTO, China and the Asian Economies:
Free Trade Areas and New Economic Relations, Beijing, China.18-19 June
(trích dẫn Woo, 2004)

151. Wong, Perry; Li, Tong; Kim, Song-yi, 2013, Evolving patterns of trade in
Asia, Milken Institute, (available at
http://creativecommons.org/licenses/by-nc-nd/3.0/ 2013) (trích dẫn Wong&Li,
2013)

152. WTO, 2011, Trade pattern and Global value chains in East Asia: From trade in
goods to trade in task, ISBN: 9789287037671, WTO, 2013 (trích dẫn WTO,
2013)

153. Yean, Tham Siew, 2001, Can Malaysia manufacturing compete with China in
the WTO?, Asia-Pacific Development Journal, Vol.8, No2, Deccember 2001
(trích dẫn Yean, 2001)

154. Yoeh, Emile Kok-Kheng; Ooi, Shuat-Mei, 2007, China-ASEAN Free Trade
Area: Prospects and Challenges for Malaysia, International Conference Paper
“Made in China vs Made by Chinese: Global Identities of Chinese Business”,
March 2007, Collingwood College, Durham University, United Kingdom
(trích dẫn Yoeh, Ooi, 2007)

155. Yue, Chia Siow, 2011, Asian Trade Patterns, Production Networks and SME
Participation, New Issues in Trade Policy: Challenges and Responses from
Asia, 22-26 August 2011, ADB Manila (trích dẫn Yue, 2011)

156. Yuk Wah Chan, 2013, Vietnamese-Chinese relationship at the borderlands:


trade, tourism and cultural politics, 2013 –Routledge (trích dẫn Chan, 2013)

157. Zhang, X, S. Mengyang, 2004, China- the stabilizer of Asian economy of 21th
century, Paper presented at the WTO, China and the Asian Economies: Free

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
171

Trade Areas and New Economic Relations, Beijing, China.18-19 June(trích


dẫn Zhang, 2004)

158. Zhang, Ning, 2012, Research on Trading Relations between China and
Vietnam, Journal of Engineering (JOE), Vol 1, No2, 2012, World Science
Publisher, USA (trích dẫn Zhang, 2012)

159. Zhi, Wang, 2003, The impact of China’s WTO accession on pattern of world
trade, Journal of Policy Modeling 25 (2003) 1–41 (trích dẫn Zhi, 2003)

160. Zhou, Shuai, 2006, Contrast Studies and revelation of commodity trade
structure between China and EU, Academic Journal of Zhongzhou, May 2006,
NO.3, P70 (trích dẫn Zhou, 2006)

161. Zhu, Zhongdi; Li, Na…, 2006, China's Old and New Trade Patterns, Shanghai
Institude of Foreign Trade, Shanghai University of Finance and Economics,
2006 (trích dẫn Zhu&Li, 2006)

TÀI LIỆU INTERNET

162. Khả Anh, 2012, Người tiêu dùng Trung Quốc muốn gì?, truy cập ngày
22/10/2015 tại http://vietstock.vn/PrintView.aspx?ArticleID=223428 (trích
dẫn Khả Anh, 2012)
163. Xuân Anh, Điểm nghẽn của ngành dệt may Việt Nam - Bài 1: Nút thắt cổ chai
về nguyên vật liệu,
https://baotintuc.vn/kinh-te/diem-nghen-cua-nganh-det-may-viet-nam-bai-1-
nut-that-co-chai-ve-nguyen-vat-lieu-20170726161930323.htm ngày
27/7/2017, truy cập ngày 5/12/2017 (Trích dẫn Xuân Anh, 2017)
164. Dương Bùi, 2013, Việt Nam tụt hậu 50 năm so với Thái Lan về công bố khoa
học,
https://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/viet-nam-tut-hau-50-nam-so-voi-thai-l
an-ve-cong-bo-khoa-hoc-2411502.html ngày 11/1/201) (Dương Bùi, 2013)
165. CIEM, 2014, Thực trạng sự phụ thuộc của kinh tế Việt Nam vào Trung Quốc,
Cổng thông tin kinh tế Việt Nam, Viện nghiên cứu kinh tế Trung ương, tại
http://www.vnep.org.vn/vi-VN/Hoi-nhap-kinh-te-quoc-te/Thuc-trang-su-phu

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
172

-thuoc-cua-kinh-te-Viet-Nam-vao-Trung-Quoc.html, truy cập ngày 1/3/2016


(trích dẫn CIEM 2014)
166. Chan, Tze-Haw; Lean, Hooi Hooi …, 2013, A macro assessment of China
effects on Malaysian Exports and Trade Balances, MPRA Paper No.48801,
2013 (http://mpra.ub.uni-muenchen.de/48801/) truy cập ngày 12/5/2013
(trích dẫn Chan&Lean, 2013)
167. Cục xúc tiến thương mại, 2016, Báo cáo xúc tiến thương mại 2016, Trang
web của Cục xúc tiến thương mại, Bộ Công thương
(http://www.vietrade.gov.vn/an-pham/bao-cao-xuc-tien-thuong-mai-2016)
truy cập ngày 3/12/2017 (trích dẫn Cục xúc tiến thương mại, 2016)
168. Felipe, Jesus, Kumar. Utsav, Abdon, Arnelyn (2011), Product complexity
and economic development, Structural Change and Economic Dynamics 23
(2012) 36–68 (trích dẫn Felipe, Kumar, Abdon, 2011)
169. Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao, 2017, Kết quả khảo sát
cuộc điều tra Hàng Việt Nam Chất lượng cao (http://hvnclc.vn/faqs truy cập
ngày 20/1/2018) (Trích dẫn Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng
cao, 2017)
170. Thanh Huyền, 2018, Để tận dụng ưu đãi thuế quan từ ACFTA, Báo Doanh
nhân Sài Gòn điện tử, ngày 6/3/2018, tại
https://doanhnhansaigon.vn/van-de/de-tan-dung-uu-dai-thue-quan-tu-acfta-1
084385.html, truy cập ngày 5/5/2018 (trích dẫn Thanh Huyền, 2018)
171. Nguyễn Đắc Hưng, 2016, Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực hiện nay
(http://www.tuyengiao.vn/Home/giaoduc/88871/Thuc-trang-va-mot-so-giai-p
hap-nang-cao-chat-luong-nguon-nhan-luc-hien-nay) ngày 20/6/2016, truy
cập ngày 10/4/2017 (Trích dẫn Nguyễn Đắc Hưng, 2016)
172. Nhật Minh, 2018, Khuyến khích doanh nghiệp tiếp cận công nghệ mới, Báo
Nhân dân điện tử, ngày 20/01/2018 tại
http://www.nhandan.com.vn/khoahoc/khoa-hoc/item/35334202-khuyen-khic
h-doanh-nghiep-tiep-can-cong-nghe-moi.html, truy cập ngày 10/3/1018 (trích
dẫn Nhật Minh, 2018)

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
173

173. Thanh Nhàn, 2016, Năm người Việt vào top 1% các nhà khoa học ảnh hưởng
nhất thế giới, Báo Tia Sáng điện tử ngày 22/11/2016,
http://tiasang.com.vn/-tin-tuc/Nam-nguoi-Viet--vao-top-1-cac-nha-khoa-hoc-
anh-huong-nhat-the-gioi--10227 truy cập ngày 10/3/2017 (Trích dẫn Thanh
Nhàn, 2016)
174. Kantar TNS, 2017, Báo cáo về xu hướng tiêu dùng mới tại các thành phố của
Trung Quốc, tháng 3/2017 (http://www.cn.kantar.com) (Trích dẫn Kantar
TNS, 2017)
175. McKinsey, 2015, Báo cáo điều tra người tiêu dùng sản phẩm kỹ thuật số của
Trung Quốc năm 2015, (http://www.izhike.cn/subject/1730092453) (trích
dẫn McKinsey, 2015)
176. Lê Hữu Lập, 2016, Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, báo Nhân dân
điện tử, tại
(http://nhandan.com.vn/theodong/item/29260702-dao-tao-nguon-nhan-luc-ch
at-luong-cao.html) truy cập ngày 10/8/2016 (trích dẫn Lê Hữu Lập, 2016)
177. Riad el all, 2012, Changing patterns of Global Trade, IMF Policy Paper,
Departmental Paper No. 12/1, ISBN/ISSN: 9781616352073, 09/01/2012
(https://www.imf.org/external/pubs/ft/dp/2012/dp1201.pdf (trích dẫn Ried,
2012)
178. Thanh Tâm, 2017, Phát triển khoa học và công nghệ: Đầu tư có trọng tâm,
Báo Công thương điện tử, tại
http://baocongthuong.com.vn/phat-trien-khoa-hoc-va-cong-nghe-dau-tu-co-tr
ong-tam.html ngày 05/04/2017, truy cập ngày 18/10/1017 (trích dẫn Thanh
Tâm, 2017)
179. Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội Quốc gia, 2007, Dự báo
kinh tế thế giới 2020 xu hướng phát triển một số ngành kinh tế, truy cập tại
www.ncif.gov.vn/Page/Download.aspx?fileid=1085 ngày 13/8/2017 (Trích
dẫn Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội Quốc gia, 2007)
180. Xing, Xiaobing; Xu, Jiexiang, 2013, The saving rate and the upgrade of the
trade commodity structure in developing countries: A dynamic H–O model
under an oligopolistic market structure, The Journal of International Trade &

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
174

Economic Development: An International and Comparative Review,


Published online: 04 Nov 2013
(http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/09638199.2013.853822#.U4O
7z_mSzBY) truy cập ngày 2/5/2014 (trích dẫn Xing, Xu, 2013)
181. Tổng cục thống kê Việt Nam (https://www.gso.gov.vn/)
182. Trần Đình Thiên, Nguyễn Chiến Thắng, 2012, Thấy gì qua cơ cấu xuất nhập
khẩu, Tạp chí Tài chính điện tử, truy cập tại
http://www.tapchitaichinh.vn/Utilities/PrintView.aspx?distributionid=6303
ngày 20/4/1013 (trích dẫn Trần Đình Thiên, Nguyễn Chiến Thắng, 2012)
183. Un Comtrade Database (https://comtrade.un.org/db)
184. UNCTAD Statistics (http://unctad.org/en/Pages/statistics.aspx)
185. UNDP, 2017, Global Knowledge Index 2017
(http://www.knowledge4all.com/Methodology.aspx?language=en,
20/12/2017) (trích dẫn UNDP, 2017)
186. Wang, Bijun, Rui Mao, Qin Gou, 2014, Overseas Impacts of China’s
Outward Direct Investment”, Asian Economic Policy Review, 9(2)
(http://web.iss.u-tokyo.ac.jp/kyoten/research/ISS_China_series_No.15.pdf)
(Trích dẫn Wang, Rui, Qin, 2014)

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
175

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT DOANH NGHIỆP

PHIẾU KHẢO SÁT

HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

PHIẾU KHẢO SÁT DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XUẤT NHẬP KHẨU VỚI
THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC

Để thực hiện tốt luận án tiến sỹ về “Đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu trong quan
hệ thương mại với Trung Quốc nhằm giảm nhập siêu”, tác giả đã chuẩn bị phiếu
khảo sát này, rất mong Ông/Bà dành thời gian trả lời. Các thông tin từ phiếu khảo
sát được dùng để phục vụ cho việc phân tích những khó khăn của doanh nghiệp
Việt Nam khi xuất nhập khẩu hàng hóa với thị trường Trung Quốc trong luận án và
được đảm bảo giữ bí mật.

PHẦN A: THÔNG TIN TỔNG QUÁT

1. Tên doanh nghiệp:

2. Địa chỉ:

Điện thoại:

Email:

Website:

3. Loại hình doanh nghiệp:

 Nhà nước  Tư nhân

 Có vốn đầu tư nước ngoài Loại khác (vui lòng nêu rõ): ………….

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
176

4. Lĩnh vực xuất nhập khẩu chính của doanh nghiệp: (Có thể chọn nhiều phương
án)

 Nông lâm thủy sản

 Dệt may

 Da giày

 Điện, điện tử

 Thủ công mỹ nghệ

 Khác (vui lòng nêu rõ):

5. Kinh nghiệm xuất nhập khẩu của doanh nghiệp:

 Dưới 1 năm

 1-3 năm

 3-5 năm

 5-10 năm

 Trên 10 năm

6. Loại hình kinh doanh của doanh nghiệp:

 Doanh nghiệp kinh doanh thương mại (xuất khẩu, nhập khẩu)

 Doanh nghiệp vừa sản xuất vừa kinh doanh thương mại (xuất khẩu, nhập khẩu)

 Ý kiến khác (vui lòng nêu rõ): ................................................................................

PHẦN B: THÔNG TIN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA


DOANH NGHIỆP

I. Thông tin về hoạt động nhập khẩu

7. Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc trong tổng kim ngạch nhập khẩu
của doanh nghiệp:

 Dưới 30%

 Từ 30-70%

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
177

 Trên 70%

8. Doanh nghiệp nhập khẩu từ Trung Quốc nhóm hàng nào: (Có thể chọn nhiều
phương án)

 Nguyên liệu/phụ tùng/phụ kiện

 Bán thành phẩm

 Thành phẩm

 Ý kiến khác (vui lòng nêu rõ): ................................................................................

9. Nguyên nhân doanh nghiệp lựa chọn nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc:

 Mức giá phù hợp

 Mức công nghệ đáp ứng được nhu cầu sử dụng

 Khoảng cách địa lý gần

 Chất lượng hàng tốt

 Có thỏa thuận FTA với Việt Nam

 Ý kiến khác (vui lòng nêu rõ): ................................................................................

10. Doanh nghiệp có định hướng sử dụng hàng trong nước thay thế cho hàng hóa
nhập khẩu từ Trung Quốc không:

 Có

 Chưa có

 Không

10A.Nếu câu trả lời là Chưa/Không, nguyên nhân là do hàng trong nước:(Có thể
chọn nhiều phương án)

 Giá thành cao

 Chất lượng không đảm bảo

 Sản lượng không đáp ứng được nhu cầu

 Mẫu mã ít, hình thức không đẹp

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
178

 Ý kiến khác (vui lòng nêu rõ): ................................................................................

11 Hàng hóa doanh nghiệp nhập khẩu từ Trung Quốc nhằm mục đích:(Có thể chọn
nhiều phương án)

 Tiêu thụ trong nước

 Gia công hàng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu

 Hàng tạm nhập tái xuất

 Ý kiến khác (vui lòng nêu rõ): ................................................................................

II. Thông tin về hoạt động xuất khẩu

12. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc trong tổng kim ngạch xuất
khẩu của doanh nghiệp:

Ddưới 30%

 Từ 30-70%

 Trên 70%

13. Doanh nghiệp xuất khẩu sang Trung Quốc nhóm hàng nào: (Có thể chọn nhiều
phương án)

 Sản phẩm thô

 Bán thành phẩm

 Thành phẩm

 Ý kiến khác (vui lòng nêu rõ): ................................................................................

14.Nguyên nhân doanh nghiệp lựa chọn xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc: (Có
thể chọn nhiều phương án)

 Thị trường dễ tính

 Khoảng cách địa lý gần

 Khó tìm thị trường xuất khẩu khác

 Việt Nam có có thỏa thuận FTA với thị trường Trung Quốc

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
179

 Ý kiến khác (vui lòng nêu rõ):

15. Hàng hóa doanh nghiệp xuất khẩu sang Trung Quốc đã được đăng ký thương
hiệu tại Việt Nam chưa:

 Đã đăng ký

 Chưa đăng ký

16. Doanh nghiệp xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu bằng hình thức nào: (Có thể
chọn nhiều phương án)

 Chính ngạch

 Tiểu ngạch

 Cả chính ngạch và tiểu ngạch

 Ý kiến khác (vui lòng nêu rõ): ................................................................................

17. Doanh nghiệp xuất khẩu sang tỉnh thành cụ thể nào của Trung Quốc:

.......................................................................................................................................

18. Theo doanh nghiệp, trong thời gian tới, cách bán hàng hiệu quả sang thị trường
Trung Quốc là:(Có thể chọn nhiều phương án)

 Qua xuất khẩu tiểu ngạch

 Qua xuất khẩu chính ngạch

 Cả chính ngạch và tiểu ngạch

 Ý kiến khác (vui lòng nêu rõ): ................................................................................

C. Đánh giá chung

19. Khó khăn của doanh nghiệp khi tiếp cận thị trường Trung Quốc: (Có thể chọn
nhiều phương án)

 Ít có cơ hội tiếp cận khách hàng trực tiếp

 Thuế VAT đối với hàng nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc cao

 Hàng hóa bị cạnh tranh từ các nước ASEAN

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
180

 Ý kiến khác (vui lòng nêu rõ): ................................................................................

20. Doanh nghiệp có chiến lược tiếp cận và thâm nhập thị trường Trung Quốc cụ
thể và dài hạn không:

 Có

 Chưa có

 Không có

 Ý kiến khác (vui lòng nêu rõ): ................................................................................

21. Doanh nghiệp có đầu tư kinh phí cho các hoạt động xúc tiến thương mại với các
thành phố sâu trong nội địa Trung Quốc:

 Có

 Không

22. Doanh nghiệp có thường xuyên đào tạo nhân viên về nghiệp vụ và ngoại ngữ để
làm việc với đối tác Trung Quốc không:

 Có

 Không

23. Doanh nghiệp nắm được thông tin về các Hiệp định Khu vực Thương mại tự do
(FTA) giữa Việt Nam với Trung Quốc qua kênh thông tin nào: (Có thể chọn nhiều
phương án)

 Thông qua luật sư, cố vấn pháp luật

Thông qua các khóa đào tạo về nghiệp vụ xuất nhập khẩu

Tự tìm hiểu thông qua báo chí, Internet, đồng nghiệp.

Nhận hướng dẫn trực tiếp từ các cơ quan quản lý nhà nước thông qua các buổi
hội thảo, các Thông tư hay email.

Khác (vui lòng nêu rõ): ...........................................................................................

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
181

24. Doanh nghiệp có tận dụng được các ưu đãi của Hiệp định Khu vực Thương mại
tự do ASEAN- Trung Quốc (ACFTA) không:

 Có

 Có, nhưng chưa tận dụng hết các ưu đãi

 Không

25. Doanh nghiệp có gia nhập Hiệp hội ngành hàng nào không:

 Có

 Không

Nếu Có, doanh nghiệp có thường xuyên được Hiệp hội cung cấp các thông tin liên
quan đến thị trường Trung Quốc không :

 Có  Không

26.Doanh nghiệp có yêu cầu gia tăng hơn nữa sự hỗ trợ từ các hiệp hội ngành hàng
không:

 Có  Không

26ANếu có, doanh nghiệp cần sự hỗ trợ theo hình thức nào nhất:

 Cung cấp thêm thông tin

 Tăng cường hỗ trợ về mặt pháp lý

 Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn

 Hình thức khác (vui lòng nêu rõ)………………………………

27. Theo doanh nghiệp, biện pháp quản lý nhập khẩu từ Trung Quốc nào dưới đây
cần được tăng cường (Có thể chọn nhiều phương án):

Các biện pháp phòng vệ thương mại

Các biện pháp quản lý thương nhân

Các biện pháp về tiêu chí xuất xứ

Các biện pháp về tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
182

 Các quy định về kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu của các Cơ quan quản lý
nhà nước

Xin trân trọng cảm ơn Quý doanh nghiệp đã dành thời gian trả lời các câu hỏi trong
phiếu điều tra. Những thông tin của Quý đơn vị cung cấp có ý nghĩa quan trọng,
giúp cho tác giả đưa ra các phân tích và giải pháp hợp lý và xác đáng trong luận án.

Người thực hiện khảo sát: NCS Nguyễn Thị Nhật Thu

Đơn vị: Trường Đại học Ngoại thương

Số điện thoại: 0913529961

Email: nguyennhatthu@gmail.com

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
183

PHỤ LỤC 2: BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỂU TRA HOẠT ĐỘNG
DOANH NGHIỆP

Để thực hiện luận án về “Đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu trong quan hệ thương
mại với Trung Quốc nhằm giảm nhập siêu” của mình, nghiên cứu sinh đã tiến hành
điều tra các doanh nghiệp sản xuất trong cả nước, với quy mô mẫu là 500 phiếu hỏi
được gửi đến các doanh nghiệp. Nghiên cứu sinh xin báo cáo một số kết quả về
thông tin đã thu được như sau:

- Số phiếu phát ra: 500 phiếu

- Số phiếu thu về: 410 phiếu

- Số phiếu hợp lệ: 410 phiếu

STT Nội dung câu hỏi Kết quả


1 Loại hình doanh nghiệp? Doanh nghiệp nhà nước 23%
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
20%
Doanh nghiệp tư nhân 57%
2 Lĩnh vực xuất nhập khẩu Lĩnh vực nông thủy sản 23,1%
chính của doanh nghiệp? Dệt may 18,1%
Da giày 15,7%
Điện, điện tử 13,3%
Hóa chất 8%
Thủ công mỹ nghệ 5,8%
Khác 16,1%
3 Kinh nghiệm xuất nhập khẩu Dưới 1 năm: 23%
của doanh nghiệp? 1-3 năm: 35%
3-5 năm: 20%
5-10 năm: 12%
Trên 10 năm: 10%
4 Loại hình kinh doanh của Doanh nghiệp kinh doanh thương mại
doanh nghiệp? (xuất khẩu, nhập khẩu) 62,3%

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
184

Doanh nghiệp vừa sản xuất vừa kinh


doanh thương mại (xuất khẩu, nhập
khẩu) 37,7%
5 Tỷ trọng kim ngạch nhập Dưới 30%: 12%
khẩu từ Trung Quốc trong Từ 30-70%: 65%
tổng kim ngạch nhập khẩu Trên 70%: 33%
của doanh nghiệp?
6 Doanh nghiệp nhập khẩu từ Nguyên liệu/phụ tùng/phụ kiện: 61%
Trung Quốc nhóm hàng nào? Bán thành phẩm: 26%
Thành phẩm: 13%
7 Nguyên nhân doanh nghiệp Mức giá phù hợp: 55%
lựa chọn nhập khẩu từ thị Mức công nghệ đáp ứng được nhu cầu sử
trường Trung Quốc? dụng: 10%
Khoảng cách địa lý gần: 3%
Chất lượng hàng tốt: 2%
Có thỏa thuận FTA với Việt Nam: 5%
Tất cả các phương án: 25%
9 Doanh nghiệp có định hướng Có: 33%
sử dụng hàng trong nước thay Chưa có: 45%
thế cho hàng hóa nhập khẩu Không: 20%
từ Trung Quốc không?
10 Nếu câu trả lời là Giá thành cao: 8%
Chưa/Không, nguyên nhân là Chất lượng không đảm bảo: 10%
do hàng trong nước? Sản lượng không đáp ứng được nhu cầu:
18%
Mẫu mã ít, hình thức không đẹp: 23%
Tất cả các phương án: 41%
11 Hàng hóa doanh nghiệp nhập Tiêu thụ trong nước: 36%
khẩu từ Trung Quốc nhằm Gia công hàng tiêu dùng trong nước và
mục đích? xuất khẩu: 46%
Hàng tạm nhập tái xuất:13%

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
185

Ý kiến khác: 5%
12 Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu Dưới 30%: 12%
sang Trung Quốc trong tổng Từ 30-70%: 66%
kim ngạch xuất khẩu của Trên 70%: 22%
doanh nghiệp?
13 Doanh nghiệp xuất khẩu sang Sản phẩm thô: 69%
Trung Quốc nhóm hàng nào? Bán thành phẩm: 20%
Thành phẩm: 11%
14 Nguyên nhân doanh nghiệp Thị trường dễ tính: 11%
lựa chọn xuất khẩu sang thị Khoảng cách địa lý gần: 25%
trường Trung Quốc? Khó tìm thị trường xuất khẩu khác: 21%
Việt Nam có có thỏa thuận FTA với thị
trường Trung Quốc: 10%
Tất cả các phương án: 33%
15 Hàng hóa doanh nghiệp xuất Đã đăng ký: 3%
khẩu sang Trung Quốc đã Chưa đăng ký: 97%
được đăng ký thương hiệu tại
Việt Nam chưa?
16 Doanh nghiệp xuất khẩu sang Chính ngạch: 12%
Trung Quốc chủ yếu bằng Tiểu ngạch: 71%
hình thức nào? Cả chính ngạch và tiểu ngạch: 15%
Ý kiến khác: 2%
17 Doanh nghiệp xuất khẩu sang Vân Nam: 30%
tỉnh thành cụ thể nào của Quảng Tây: 67%
Trung Quốc? Thượng Hải: 1%
Quảng Châu: 2%
18 Theo doanh nghiệp, trong Qua xuất khẩu tiểu ngạch: 23%
thời gian tới, cách bán hàng Qua xuất khẩu chính ngạch: 45%
hiệu quả sang thị trường Cả chính ngạch và tiểu ngạch: 32%
Trung Quốc là?
Khó khăn của doanh nghiệp Ít có cơ hội tiếp cận khách hàng trực

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
186

khi tiếp cận thị trường Trung tiếp: 44%


Quốc? Thuế VAT đối với hàng nhập khẩu vào
thị trường Trung Quốc cao: 10%
Hàng hóa bị cạnh tranh từ các nước
ASEAN: 9%
Tất cả các phương án trên: 37%
19 Doanh nghiệp có chiến lược Có: 20%
tiếp cận và thâm nhập thị Chưa có: 63%
trường Trung Quốc cụ thể và Không có: 17%
dài hạn không?
20 Doanh nghiệp có đầu tư kinh Có: 19%
phí cho các hoạt động xúc Không: 81%
tiến thương mại với các thành
phố sâu trong nội địa Trung
Quốc?
21 Doanh nghiệp có thường Có: 10%
xuyên đào tạo nhân viên về Không: 90%
nghiệp vụ và ngoại ngữ để
làm việc với đối tác Trung
Quốc không?
22 Doanh nghiệp nắm được Thông qua luật sư, cố vấn pháp luật: 9%
thông tin về các Hiệp định Thông qua các khóa đào tạo về nghiệp
Khu vực Thương mại tự do vụ xuất nhập khẩu: 14%
(FTA) giữa Việt Nam với Tự tìm hiểu thông qua báo chí, Internet,
Trung Quốc qua kênh thông đồng nghiệp: 52%
tin nào? Nhận hướng dẫn trực tiếp từ các cơ quan
quản lý nhà nước thông qua các buổi hội
thảo, các Thông tư hay điện thoại, email:
5%
Cả 4 đáp án trên: 20%
23 Doanh nghiệp có tận dụng Có: 23%

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
187

được các ưu đãi của Hiệp Có, nhưng chưa tận dụng hết các ưu
định Khu vực Thương mại tự đãi: 47%
do ASEAN- Trung Quốc Không: 30%
(ACFTA) không?

24 Doanh nghiệp có gia nhập Có: 60%


Hiệp hội ngành hàng nào Không: 40%
không?
25 Nếu Có, doanh nghiệp có Có: 61%
thường xuyên được Hiệp hội Không: 39%
cung cấp các thông tin liên
quan đến thị trường Trung
Quốc không?
26 Doanh nghiệp có yêu cầu gia Có: 100%
tăng hơn nữa sự hỗ trợ từ các Không: 0%
hiệp hội ngành hàng không?
27 Nếu có, doanh nghiệp cần sự Cung cấp thêm thông tin 5%
hỗ trợ theo hình thức nào Tăng cường hỗ trợ về mặt pháp lý 1%
nhất? Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn
4%
Cả 3 hình thức trên: 90%
28 Theo doanh nghiệp, biện Các biện pháp phòng vệ thương mại:
pháp quản lý nhập khẩu từ 15%
Trung Quốc nào dưới đây cần Các biện pháp quản lý thương nhân: 20%
được tăng cường? Các biện pháp về tiêu chí xuất xứ: 10%
Các biện pháp về tiêu chuẩn kỹ thuật, an
toàn thực phẩm: 8%
Các quy định về kiểm tra chất lượng
hàng nhập khẩu của các Cơ quan quản lý
nhà nước: 30%
Tất cả các phương án: 17%

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
188

PHỤ LỤC 3: CHIẾN LƯỢC XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 2011-2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
1. Quan điểm chiến lược và mục tiêu phát triển
1.1 Quan điểm chiến lược
Thứ nhất, phát triển sản xuất để tăng nhanh xuất khẩu, đồng thời đáp ứng nhu
cầu trong nước; khai thác tốt lợi thế so sánh của nền kinh tế, nâng cao hiệu quả, năng
lực cạnh tranh xuất nhập khẩu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, giải quyết việc làm và tiến tới cân bằng cán cân thương mại.
Thứ hai, xây dựng, củng cố các đối tác hợp tác chiến lược để phát triển thị
trường bền vững; kết hợp hài hòa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài của quốc gia,
lợi ích kinh tế và lợi ích chính trị - đối ngoại, chủ động và độc lập tự chủ trong hội
nhập kinh tế quốc tế.
Thứ ba, đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu. Tích cực và chủ động tham gia
vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu; chú trọng xây dựng và phát triển hàng
hóa có giá trị gia tăng cao, có thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước
1.2 Mục tiêu phát triển
(1) Mục tiêu tổng quát: Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đến năm 2020 tăng gấp
trên 3 lần năm 2010, bình quân đầu người đạt trên 2.000 USD, cán cân thương mại
được cân bằng.
(2) Mục tiêu cụ thể
Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân 11- 12%/năm trong
thời kỳ 2011-2020, trong đó giai đoạn 2011-2015 tăng trưởng bình quân 12%/năm;
giai đoạn 2016-2020 tăng trưởng bình quân 11%/năm. Duy trì tốc độ tăng trưởng
khoảng 10% thời kỳ 2021- 2030.
Thứ hai, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu thấp hơn tăng trưởng xuất khẩu; tốc độ
tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa bình quân 10- 11%/năm trong thời kỳ 2011- 2020,
trong đó giai đoạn 2011- 2015 tăng trưởng bình quân dưới 11%/năm; giai đoạn
2016- 2020 tăng trưởng bình quân dưới 10%/năm.
Thứ ba, giảm dần thâm hụt thương mại, kiểm soát nhập siêu ở mức dưới 10%
kim ngạch xuất khẩu vào năm 2015 và tiến tới cân bằng cán cân thương mại vào
năm 2020; thặng dư thương mại thời kỳ 2021 – 2030.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
189

2. Định hướng xuất nhập khẩu


2.1 Định hướng xuất khẩu
Định hướng chung: phát triển theo mô hình tăng trưởng bền vững và hợp lý, vừa
mở rộng quy mô xuất khẩu, vừa chú trọng nâng cao giá trị gia tăng xuất khẩu. Định
hướng phát triển xuất khẩu đưa ra 4 nhóm ngành cụ thể:
Nhóm hàng khoáng sản thô: Có lộ trình giảm dần xuất khẩu khoáng sản thô; đầu
tư công nghệ để tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, tận dụng các cơ hội thuận lợi về thị
trường và giá cả để tăng giá trị xuất khẩu. Định hướng tỷ trọng nhóm hàng này trong
cơ cấu hàng hóa xuất khẩu từ 11,2% năm 2010 xuống còn 4,4% vào năm 2020.
Nhóm hàng nông lâm thủy sản: Nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia
tăng của nhóm hàng nông, lâm, thủy sản chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu
hướng mạnh vào chế biến sâu, phát triển sản phẩm xuất khẩu có ứng dụng khoa học
công nghệ tiên tiến. Định hướng tỷ trọng nhóm hàng này trong cơ cấu hàng hóa
xuất khẩu từ 21,2% năm 2010 xuống còn 13,5% vào năm 2020.
Nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo: Phát triển sản phẩm có hàm lượng
công nghệ và chất xám cao; phát triển công nghiệp phụ trợ, nâng cao tỷ lệ giá trị
trong nước, giảm phụ thuộc vào nguyên phụ liệu nhập khẩu. Định hướng tỷ trọng
nhóm hàng này trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu từ 40,1% năm 2010 tăng lên
62,9% vào năm 2020.
Nhóm hàng mới: Rà soát các mặt hàng mới có kim ngạch hiện nay còn thấp
nhưng có tiềm năng tăng trưởng cao trong thời gian tới để có các chính sách khuyến
khích phát triển, tạo sự đột phá trong xuất khẩu. Định hướng tỷ trọng trong cơ cấu
hàng hóa xuất khẩu từ 12% năm 2010 tăng lên 19,2% vào năm 2020.
(3) Định hướng về thị trường
Thứ nhất, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; củng cố và mở rộng thị phần hàng
hóa Việt Nam tại thị trường truyền thống; tạo bước đột phá mở rộng các thị trường
xuất khẩu mới có tiềm năng.
Thứ hai, phát huy vai trò, vị thế của Việt Nam trong các tổ chức quốc tế, khu
vực và tăng cường hoạt động ngoại giao kinh tế để mở rộng thị trường xuất khẩu;
phát triển hệ thống cơ quan xúc tiến thương mại tại các khu vực thị trường lớn và

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
190

tiềm năng; tăng cường bảo vệ hàng hóa và doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường
khu vực và thế giới.
Thứ ba, tận dụng tốt các cơ hội mở cửa thị trường của nước ngoài và lộ trình
cắt giảm thuế quan để đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng
hóa Việt Nam sang các thị trường đã ký FTA.
Thứ tư, tổ chức xây dựng và từng bước phát triển hệ thống phân phối hàng
Việt Nam tại thị trường nước ngoài.
Thứ năm, định hướng về cơ cấu thị trường đến năm 2020: châu Á chiếm tỷ
trọng khoảng 46%, châu Âu khoảng 20%, châu Mỹ khoảng 25%, châu Đại Dương
khoảng 4% và châu Phi khoảng 5%.
2.2 Định hướng nhập khẩu
Thứ nhất, chủ động điều chỉnh nhịp độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa, đồng
thời phát triển sản xuất nguyên, nhiên, phụ liệu phục vụ các ngành hàng xuất khẩu,
đáp ứng nhu cầu trong nước và phát triển công nghiệp phụ trợ, kiểm soát chặt việc
nhập khẩu các mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu, góp phần giảm nhập siêu
trong dài hạn.
Thứ hai, đáp ứng yêu cầu nhập khẩu nhóm hàng máy móc thiết bị và công
nghệ cao phù hợp với nguồn lực, trình độ sản xuất trong nước và tiết kiệm năng
lượng, vật tư; định hướng nhập khẩu ổn định cho các ngành sản xuất sử dụng các
nguyên, nhiên, vật liệu mà khai thác, sản xuất trong nước kém hiệu quả hoặc có tác
động xấu đến môi trường.
Thứ ba, đa dạng hóa thị trường nhập khẩu, cải thiện thâm hụt thương mại với
các thị trường Việt Nam nhập siêu.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
191

PHỤ LỤC 4: CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẬP KHẨU THEO ĐỀ ÁN


QUẢN LÝ NHẬP KHẨU ĐẾN NĂM 2020 PHÙ HỢP VỚI CÁC
CAM KẾT QUỐC TẾ

1. Về định hướng chung

a) Duy trì, tận dụng các biện pháp thuế quan và phi thuế quan được phép áp
dụng theo các cam kết với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và tại các Hiệp
định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương.

b) Tăng cường sử dụng các biện pháp phi thuế quan, các quy định về hàng rào
kỹ thuật trong thương mại (TBT), kiểm dịch động thực vật (SPS) và các biện pháp
phòng vệ thương mại.

c) Xây dựng Luật Quản lý ngoại thương nhằm đảm bảo tính ổn định, thống
nhất về mặt chính sách cũng như các quy định có tính thực tiễn, khả thi để tạo thuận
lợi cho hoạt động của doanh nghiệp.

d) Tạo dựng và áp dụng các biện pháp quản lý nhập khẩu một cách đồng bộ và
hiệu quả, chú trọng công tác thông tin cũng như theo dõi, đánh giá hiệu quả các biện
pháp áp dụng.

đ) Thường xuyên rà soát, xem xét, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ những quy định,
thủ tục hành chính không cần thiết để vừa bảo đảm mục tiêu quản lý là đảm bảo an
ninh quốc gia, an ninh trật tự, an toàn thực phẩm, an toàn giao thông, bảo vệ môi
trường, bảo vệ sức khỏe nhân dân và các mục tiêu công cộng khác, vừa đảm bảo cải
cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

2. Về các biện pháp cụ thể

a) Biện pháp thuế quan

Sử dụng hiệu quả công cụ thuế nhập khẩu và các loại thuế khác (thuế bảo vệ
môi trường...) nhằm hỗ trợ ở mức độ phù hợp cho sản xuất trong nước, nâng cao
sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước theo đúng cam kết. Với những hàng hóa
trong nước có thể sản xuất được, xem xét duy trì mức trần thuế nhập khẩu theo cam
kết trong WTO và có lộ trình xóa bỏ thuế phù hợp cho hàng hóa có xuất xứ từ các
nước có Hiệp định thương mại tự do (FTA).

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
192

b) Biện pháp hạn ngạch thuế quan

Nghiên cứu và đàm phán với các đối tác trong các Hiệp định thương mại song
phương và đa phương để có lộ trình quản lý nhập khẩu bằng phương thức hạn
ngạch thuế quan đối với những mặt hàng cần bảo hộ sản xuất trong nước một cách
hợp lý, phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế về kinh tế.

c) Biện pháp cấm nhập khẩu

Giữ nguyên hệ thống hiện hành trong việc áp dụng biện pháp cấm nhập khẩu
đối với một số mặt hàng nhằm bảo đảm an ninh quốc gia, an toàn môi trường, an
toàn lao động và các mục tiêu công cộng chính đáng khác phù hợp với những điều
ước quốc tế mà nước ta đã ký kết, tham gia.

d) Biện pháp hạn ngạch nhập khẩu

Tuân thủ cam kết với WTO không sử dụng biện pháp hạn ngạch nhập khẩu.
Có thể xem xét khả năng áp dụng hạn ngạch nhập khẩu trên cơ sở không phân biệt
đối xử trong một số trường hợp khẩn cấp WTO cho phép áp dụng.

đ) Biện pháp giấy phép nhập khẩu

- Sử dụng biện pháp quản lý nhập khẩu dưới hình thức giấy phép nhập khẩu
đối với một số mặt hàng có ảnh hưởng tới an ninh quốc phòng, trật tự xã hội, an
toàn lao động, an toàn giao thông, môi trường và sức khỏe nhân dân.

- Xây dựng hệ thống quản lý liên ngành để trao đổi thông tin, phối hợp kiểm
soát nhập khẩu đối với những mặt hàng an ninh quốc phòng, mặt hàng lưỡng dụng,
hóa chất, hóa chất độc và tiền chất.

- Ban hành cụ thể Danh mục hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép và thuộc diện
quản lý chuyên ngành. Quy định rõ hình thức và nguyên tắc quản lý, có mã số HS
đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu giúp tạo thuận lợi cho doanh nghiệp
thực hiện đúng các quy định.

- Biện pháp giấy phép nhập khẩu tự động được xem xét áp dụng trong những
trường hợp cần thiết để theo dõi, kiểm soát việc nhập khẩu nhằm phục vụ công tác
điều hành cũng như phân tích và nghiên cứu số liệu để xây dựng chính sách.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
193

- Việc cấp phép nhập khẩu, thủ tục cấp phép nhập khẩu phải tuân thủ đúng thủ
tục cấp phép theo cam kết WTO và Quyết định số 41/2005/QĐ-TTg ngày 02 tháng
3 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế về cấp phép nhập khẩu
hàng hóa.

e) Biện pháp kỹ thuật, chuyên ngành

- Tăng cường xây dựng và áp dụng các biện pháp cần thiết, phù hợp với các
cam kết quốc tế dưới hình thức hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) và kiểm
dịch động thực vật (SPS) nhằm bảo vệ sức khỏe nhân dân, môi trường, vật nuôi, cây
trồng, đảm bảo an toàn lao động, an toàn giao thông, an toàn xây dựng.

- Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, xem xét điều chỉnh những quy
định chưa phù hợp về quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa. Ban hành hệ thống
các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng với các mặt hàng thuộc Danh mục sản phẩm,
hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (hàng hóa nhóm 2).

- Chủ động nghiên cứu, xây dựng các yêu cầu kỹ thuật của hàng hóa dưới
dạng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các hình thức đánh giá sự phù hợp với tiêu
chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật bảo đảm phù hợp với tính chất của sản phẩm, mức
độ ảnh hưởng tới kim ngạch nhập khẩu cũng như tác động của các biện pháp này tới
các doanh nghiệp trong nước.

- Tăng cường đàm phán, ký kết các thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về kết quả
đánh giá sự phù hợp, thừa nhận lẫn nhau về Giấy chứng nhận sự phù hợp theo từng
chuyên ngành.

- Nghiên cứu kinh nghiệm của nước ngoài để áp dụng quản lý nhập khẩu
thông qua biện pháp kiểm dịch động, thực vật và an toàn thực phẩm theo hướng chỉ
những doanh nghiệp được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận đáp ứng
đầy đủ các yêu cầu về cơ sở sản xuất, an toàn thực phẩm mới được phép xuất khẩu
vào Việt Nam.

- Đối với một số chủng loại trái cây, vật nuôi, cây trồng, các mặt hàng ảnh
hưởng tới sức khỏe con người, nghiên cứu áp dụng các biện pháp kiểm tra tại nước
xuất khẩu và cấp giấy chứng nhận được phép xuất khẩu sang Việt Nam.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
194

- Việc xây dựng cơ sở pháp lý cho các biện pháp này phải đảm bảo các nguyên
tắc đối xử quốc gia (NT) và tối huệ quốc (MFN).

g) Biện pháp phòng vệ thương mại

- Hoàn thiện, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh biện pháp
phòng vệ thương mại để phù hợp với các quy định của WTO. Bổ sung những quy
định chi tiết hơn về các thủ tục, quy trình, phương pháp tính toán để tạo điều kiện
cho việc áp dụng các công cụ phòng vệ thương mại thuận lợi, tránh sai sót khi áp
dụng.

- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về các biện pháp phòng vệ thương mại,
nâng cao nhận thức, năng lực của doanh nghiệp về sử dụng các biện pháp chống
bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ.

- Nâng cao năng lực của cơ quan chuyên trách về phòng vệ thương mại. Hỗ
trợ các Hiệp hội ngành hàng trong công tác tập hợp thông tin, khởi xướng điều tra
các vụ việc về phòng vệ thương mại.

h) Biện pháp về xuất xứ hàng hóa

- Quy tắc xuất xứ trong đàm phán các Hiệp định thương mại tự do (FTA) là
biện pháp quản lý nhập khẩu hàng hóa với thuế quan ưu đãi giúp sàng lọc, hạn chế
ưu đãi tiếp cận thị trường đối với những mặt hàng cần hỗ trợ sản xuất trong nước.

- Tăng cường công tác quản lý chống gian lận xuất xứ đối với hàng hóa nhập
khẩu, ngăn chặn tình trạng hàng hóa không đáp ứng tiêu chí xuất xứ, hàng hóa có
xuất xứ giả được hưởng ưu đãi thuế, tạo lợi thế cạnh tranh không chính đáng, góp
phần bảo vệ nền sản xuất trong nước và quyền lợi người tiêu dùng.

i) Biện pháp tỷ giá hối đoái

Điều hành linh hoạt tỷ giá hướng tới mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, phù hợp
với định hướng điều hành xuất nhập khẩu và góp phần duy trì khả năng cạnh tranh
của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
195

k) Các biện pháp quản lý nhập khẩu khác

- Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra chuyên ngành trên cơ sở
ban hành danh mục cụ thể hàng hóa kiểm tra chuyên ngành, quy định trình tự, thủ
tục kiểm tra theo hướng tạo thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp và bảo đảm
yêu cầu quản lý nhập khẩu. Tăng cường sự phối hợp giữa các Bộ, ngành để đảm
bảo thống nhất quản lý, giảm sự chồng chéo trong triển khai công tác kiểm tra
chuyên ngành.

- Xây dựng các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật đối với hàng hóa, sản phẩm
theo các quy định về môi trường (nhãn sinh thái, bao bì phế thải và tái chế bao bì...).

- Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài được in cảnh báo, in hướng dẫn sử dụng
bằng tiếng Việt, không cho phép sử dụng nhãn phụ. Trước mắt, xem xét thí điểm áp
dụng đối với một số mặt hàng.

- Nghiên cứu khả năng áp dụng bảo hộ sở hữu trí tuệ trong quản lý nhập khẩu
có xét đến tương quan trình độ phát triển của Việt Nam và các quy định khác liên
quan.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
196

PHỤ LỤC 5: 15 MẶT HÀNG THIẾT BỊ ĐIỆN-ĐIỆN TỬ (HS85) VIỆT NAM


NHẬP KHẨU VÀ XUẤT KHẨU NHIỀU NHẤT VỚI TRUNG QUỐC GIAI
ĐOẠN 2002-2016

Giá trị
Giá trị
xuất
ST Mã nhập Mã
Nhóm hàng Nhóm hàng khẩu
T HS khẩu (tỷ HS
(Tỷ
USD)
USD)
Thiết bị điện tử cho Mạch tích hợp điện
19,84 14,61
1 '8517 đường dây điện thoại '8542 tử
Camera truyền
Biến thế điện, máy hình, ứng dụng
3,22 7,68
nắn dòng tĩnh và bộ đường truyền dùng
2 '8504 cam điện '8525 cho điện thoại
Thiết bị điện tử
Mạch tích hợp điện 3,05 cho đường 3,44
3 '8542 tử '8517 dây điện thoại
Microphone, loa,
tai nghe, bộ
2,53 3,44
khuếch đại âm
4 '8544 Dây/cáp cách điện '8518 thanh
Bộ phận thích hợp
Microphone, loa, tai để dùng
2,4 2,12
nghe, bộ khuếch đại riêng/chung với
5 '8518 âm thanh '8529 TV
Động cơ điện và
2,11 1,78
6 '8507 Ắc quy điện '8501 máy phát điện
Bộ phận thích hợp để Biến thế điện,
dùng riêng/chung với 2 chuyển đổi điện 1,46
7 '8529 TV '8504 tĩnh

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
197

8 '8534 Mạch in 1,71 '8544 Dây/cáp cách điện 1,43


Máy thu hình; màn
hình video và máy 1,56 0,57
9 '8528 chiếu video '8534 Mạch in
Các bộ phận chỉ dùng
hoặc chủ yếu dùng Thiết bị điện để
cho các loại máy 1,52 ngắt mạch hay bảo 0,45
thuộc nhóm 85.01 vệ mạch điện
10 '8503 hoặc 85.02 '8536
Camera truyền hình,
ứng dụng đường
1,5 0,36
truyền dùng cho điện
11 '8525 thoại '8507 Ắc quy điện
Diốt, bóng bán dẫn Diốt, bóng bán dẫn
và các thiết bị bán 1,35 và các thiết bị bán 0,18
12 '8541 dẫn tương tự '8541 dẫn tương tự
Bộ phận và phụ
Máy đun nước siêu 1,27 tùng của video, ghi 0,13
13 '8516 tốc, máy sấy tóc '8522 âm từ tính
Bảng, panen, bảng điều
khiển có chân, bàn tủ Tụ điện loại không
1,12 0,11
và các loại giá để đỡ đổi, biến đổi hoặc
14 '8537 khác '8532 điều chỉnh được
Tụ điện loại không
đổi, biến đổi hoặc 1,05 Điện trở điện (Bao 0,1
15 '8532 điều chỉnh được '8533 gồm biến trở)
Nguồn: Tác giả thống kê lại theo số liệu trích xuất từ cơ sở dữ liệu của ITC

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
198

PHỤ LỤC 6: BẢNG 2.5: MỘT SỐ MẶT HÀNG VIỆT NAM NHẬP SIÊU GIÁ
TRỊ LỚN TỪ TRUNG QUỐC
(mã HS 4 chữ số) giai đoạn 2002-2016

2002 2006 2012 2016


Kim Kim Kim Kim
ngạch ngạch ngạch ngạch
Hàng hóa Hàng hóa Hàng hóa Hàng hóa
(Triệu (Triệu (Triệu (Triệu
USD) USD) USD) USD)
Bộ quần áo
Dầu mỏ 387,8 Dầu mỏ 677,1 nữ, dệt kim 2062,6 Bộ điện thoại 2165,3
hoặc móc
Thép hợp kim
Sắt thép không
Động cơ đốt khác cán
hợp kim cán Bộ điện
trong kiểu 81,1 548,8 1519,7 phẳng, rộng
phẳng, rộng từ thoại 1952
piston từ 600 mm
600mm trở lên
trở lên.
Bộ phận và Nhôm ở dạng
Dầu có
phụ kiện của Sắt thép không thanh, que và
nguồn
xe thuộc các 56,7 hợp kim được 307,3 1250,9 hình 1883
gốc từ dầu
nhóm từ 87.11 cán phẳng
mỏ
đến 87.13
Sắt thép không Thiết bị phát Vải dệt thoi
Vải dệt kim
hợp kim ở thanh sóng vô bằng sợi
56,4 183,9 833,2 hoặc móc 1373,7
dạng bán thành tuyến hoặc filament tái
khác
phẩm truyền hình tạo
Thép hợp
Sắt thép không
Mô tô và xe kim khác
hợp kim cán Vải dệt thoi
đạp có gắn được cán
50,5 phẳng, có 175,9 681,9 sợi filament 1070,7
động cơ phụ phẳng, có
chiều rộng tổng hợp
trợ chiều rộng
dưới 600mm
từ 600 mm

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
199

trở lên.
Thiết bị tinh
Phân khoáng Phân khoáng Vải dệt kim thể lỏng chưa
hoặc phân hóa 46,9 hoặc phân hóa 165 hoặc móc 625,3 được lắp 1025,1
học học khác thành các sản
phẩm
Vải dệt thoi từ Nhôm ở
Các bộ phận bông, tỷ trọng dạng tấm, Bộ quần áo
dùng cho các 33,1 bông trên 85%, 116,3 lá và dải, 559,5 nữ, không dệt 937,7
loại động cơ trọng lượng chiều dày kim hoặc móc
dưới 200 g/m2 trên 0,2 mm
Sắt thép
Vải dệt thoi từ Vải dệt thoi sợi Vải dệt thoi không hợp
bông, tỷ trọng 27,5 filament tổng 112 sợi filament 489,7 kim cán 875,6
bông trên 85% hợp tổng hợp phẳng, rộng
trên 600mm
Thiết bị
tinh thể
Vải dệt thoi
Vải dệt kim lỏng chưa
Ngô 26,7 106,7 474,1 xơ staple tổng 835,7
hoặc móc khác được lắp
hợp
thành các
sản phẩm
Vải dệt thoi từ
bông, tỷ trọng Bộ quần áo Rau khô
Thuốc trừ sâu 25,5 bông trên 85%, 102,3 nữ dêt kim 431,2 chưa chế biến 775,1
trọng lượng hoặc móc thêm
trên 200 g/m2

Nguồn: Tác giả thống kê lại từ số liệu của UN Comtrade

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
200

PHỤ LỤC 7: MỘT SỐ CHỈ TIÊU XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA
VIỆT NAM - TRUNG QUỐC

1. Trung Quốc nhập khẩu từ Việt Nam

TQ nhập khẩu từ VN VN xuất khẩu chung TQ nhập khẩu chung


Tỷ
Tăng Tăng Tỷ trọng Tăng
trọng
trưởng trưởng trong trưởng Tỷ trọng
trong
Mã Kim ngạch trung Kim ngạch trung tổng Kim ngạch trung trong tổng
tổng
HS năm 2016 bình giai năm 2016 bình giai xuất năm 2016 bình giai nhập khẩu
nhập
(nghìn USD) đoạn (nghìn USD) đoạn khẩu (nghìn USD) đoạn của thế giới
khẩu
2012-2016 2012-20 của thế 2012-201 (%)
của TQ
(%) 16 (%) giới (%) 6 (%)
(%)

Tổng 37.171.604 25 2 219.544.962 13 1 1.587.920.688 -4 10


85 12.973.834 21 3 79.566.432 21 3 412.879.365 1 17
99 9.936.410 77 10.481.859 137 2 12.910.356 -45 4
52 1.717.075 28 22 2.146.729 23 4 7.743.516 -20 17
27 1.561.737 -8 1 3.403.399 -27 0 176.535.890 -15 11
84 1.245.533 7 1 15.039.859 15 1 147.659.933 -5 8
64 1.161.965 31 38 18.361.234 15 14 3.062.800 15 2
40 1.019.079 10 7 2.818.384 -1 2 13.713.874 -11 8
44 936.809 2 5 2.537.185 8 2 19.627.360 6 15
10 733.935 3 13 1.651.266 -11 2 5.661.089 10 6
90 648.561 67 1 3.036.791 27 1 92.688.922 -3 17
8 638.409 8 11 3.151.470 17 3 5.864.967 13 5
62 445.371 30 12 12.971.500 11 6 3.567.773 8 2
61 394.061 45 17 11.841.040 14 5 2.380.453 16 1
9 347.346 33 52 4.853.104 2 10 666.895 22 1
39 244.324 1 0 2.688.501 8 0 61.048.503 -4 11
21 238.234 131 11 663.064 35 1 2.164.101 22 3
7 237.467 -14 13 464.057 -7 1 1.864.236 -5 3
94 219.274 20 7 8.054.498 13 3 3.219.059 3 1
42 218.307 51 10 3.849.427 21 5 2.202.437 4 3
11 182.034 4 20 333.367 2 2 892.278 11 5

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
201

23 181.755 31 6 547.199 23 1 3.062.038 2 4


87 167.955 59 0 2.124.578 19 0 71.506.000 0 5
41 163.567 10 3 418.487 6 2 5.758.923 -5 22
26 146.942 -33 0 182.279 -31 0 94.479.040 -11 55
60 140.018 61 8 526.483 33 2 1.704.356 -8 6
3 126.102 20 2 4.504.489 1 4 6.917.637 5 6
70 120.109 52 2 885.735 16 1 6.828.504 -2 10
43 105.509 588 9 188.053 72 2 1.227.258 8 22
28 103.926 177 1 748.922 24 1 9.024.571 -1 8
54 95.708 2 3 741.084 3 2 2.913.084 -7 7
55 83.188 22 4 587.259 -4 2 2.039.600 -12 6
38 63.322 1 0 519.032 10 0 14.505.366 -2 8
74 60.747 38 0 496.692 24 0 33.258.729 -12 27
73 53.875 15 1 2.140.185 6 1 9.576.174 -1 4
63 41.174 12 9 1.290.805 10 2 448.98 3 1
20 38.367 75 4 380.225 20 1 981.531 13 2
95 36.97 24 2 1.441.709 22 2 1.910.039 10 2
25 31.51 10 1 760.142 3 2 4.674.375 -7 10
53 27.841 -1 4 36.343 -3 1 795.159 8 21
59 24.1 7 1 501.798 7 2 1.721.413 -3 8
19 20.377 32 0 332.254 8 1 4.559.059 23 7
71 18.726 146 0 837.405 4 0 79.327.271 69 12
82 18.706 36 1 472.069 14 1 3.210.724 1 5
35 16.989 19 1 84.964 2 0 3.088.114 1 11
56 15.065 26 1 224.447 8 1 1.170.744 0 5
15 14.717 -13 0 126.576 -9 0 7.040.708 -14 8
96 14.116 8 1 549.876 10 1 2.388.686 19 5
34 12.531 10 0 441.703 5 1 3.938.751 3 7
48 11.048 10 0 557.058 4 0 3.947.371 -4 3
83 10.786 54 1 253.77 13 0 1.755.013 -1 3
72 9.542 -32 0 1.802.096 7 1 16.917.769 -8 5
69 9.388 10 1 459.719 0 1 789.658 4 2

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
202

29 9.312 -17 0 181.01 -4 0 43.905.780 -9 12


76 8.897 -5 0 707.263 28 0 5.946.234 -11 4
22 6.56 62 0 197.894 -1 0 4.786.505 13 4
65 6.141 40 10 407.319 12 5 62.955 10 1
91 5.751 18 0 70.901 24 0 3.127.680 -7 6
46 5.581 8 45 215.951 7 10 12.538 -3 1
78 3.889 -38 7 68.228 5 1 52.808 -19 1
6 3.59 41 2 57.036 10 0 226.363 13 1
24 3.576 0 119.358 -9 0 1.727.670 8 4
32 3.342 17 0 106.27 16 0 4.235.846 0 6
1 3.245 64 1 20.858 24 0 394.452 -2 2
13 3.173 10 1 23.134 32 0 214.138 1 3
58 2.975 1 1 73.024 6 1 542.901 -8 5
16 2.954 37 2 1.701.093 11 4 182.969 2 0
68 2.283 2 0 395.563 18 1 1.566.154 3 3
12 2.061 8 0 56.744 2 0 38.295.395 -1 41
33 1.782 54 0 303.161 18 0 5.506.877 29 5
37 1.371 202 0 18.048 -10 0 2.227.804 -1 16
14 1.361 5 1 26.303 16 3 204.289 2 18
17 1.342 -7 0 130.528 3 0 1.460.104 -12 3
18 1.109 34 0 24.812 19 0 685.521 4 1
31 1.046 -25 0 178.48 -9 0 2.407.917 -8 4
50 966 84 2 65.754 7 3 57.158 -13 3
49 898 38 0 44.472 25 0 1.641.709 0 5
89 847 -40 0 447.975 7 0 1.924.412 -5 2
5 753 -27 0 25.669 -7 0 522.201 3 6
66 702 60 6 21.012 26 1 12.366 -13 0
67 324 103 0 40.905 12 1 217.389 -9 4
51 312 16 0 7.952 10 0 3.145.878 -3 26
92 262 -17 0 27.232 4 0 376.093 6 6
79 251 103 0 26.742 2 0 1.171.410 -6 8
30 164 7 0 116.451 11 0 20.771.374 13 4

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
203

80 135 -57 0 34.331 2 1 307.011 -24 6


88 96 102 0 198.277 22 0 22.840.343 7 9
97 39 7 0 8.209 12 0 137.057 1 1
81 38 -13 0 36.989 -24 0 1.804.134 6 11
75 20 -40 0 608 -2 0 4.956.999 2 24
45 11 0 734 9 0 41.417 -1 2
57 4 -9 0 35.945 8 0 136.941 -2 1
47 0 0 1.315 -52 0 17.229.611 0 36
36 0 0 8.242 49 0 178.187 12 4
2 0 0 108.501 11 0 10.262.578 22 9
4 0 0 104.753 7 0 3.516.726 -3 5
86 0 0 3.801 13 0 1.062.881 1 4
93 0 0 286 -37 0 13.461 13 0

2. Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam

TQ xuất khẩu sang VN VN nhập khẩu chung TQ xuất khẩu chung


Tăng
Tăng Tăng Tỷ trọng
trưởng Tỷ trọng
trưởng Tỷ trọng trưởng trong
Kim ngạch trung trong
Mã trung trong Kim ngạch trung tổng Kim ngạch
năm 2016 bình tổng xuất
HS bình giai tổng xuất năm 2016 bình giai nhập năm 2016
(nghìn giai khẩu của
đoạn khẩu của (nghìn USD) đoạn khẩu của (nghìn USD)
USD) đoạn thế giới
2012-2016 TQ (%) 2012-201 thế giới
2012-20 (%)
(%) 6 (%) (%)
16 (%)

Tổng 61.094.097 16 3 200.584.873 12 1 2.097.637.172 1 13


85 12.017.299 18 2 45.726.382 21 2 553.168.922 3 24
84 6.882.400 13 2 20.875.531 12 1 343.770.529 -2 18
72 4.531.305 28 10 8.789.489 7 3 43.243.670 6 14
60 2.496.092 22 17 5.197.807 14 18 14.415.315 6 44
76 2.321.744 35 11 5.939.851 38 4 21.208.479 4 14
55 2.311.705 38 19 3.218.286 22 9 12.114.107 4 34
39 1.969.306 22 3 9.721.391 10 2 62.349.963 3 11
90 1.886.895 25 3 5.485.838 19 1 67.487.733 -2 13

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
204

52 1.694.560 1 11 3.744.966 5 8 14.965.725 -1 28


87 1.661.948 33 3 6.481.401 27 0 60.145.135 2 4
7 1.583.740 37 15 1.769.004 37 2 10.545.990 10 15
54 1.541.824 19 9 3.096.192 10 8 16.560.953 3 37
62 1.350.832 79 2 1.864.788 46 1 72.064.924 5 33
73 1.238.576 11 2 2.596.577 6 1 51.891.865 -1 20
99 1.138.584 25 2.645.234 25 1 4.556.863 12 1
27 1.015.393 -13 4 7.753.720 -8 1 26.873.527 -5 2
29 923.612 10 2 2.605.605 3 1 42.164.490 1 12
8 879.846 21 16 3.509.656 14 3 5.484.752 10 5
69 877.217 60 5 994.865 54 2 18.262.144 5 37
64 860.196 44 2 1.329.983 30 1 47.202.913 1 35
94 802.911 26 1 1.159.711 24 1 87.509.356 4 38
48 700.013 29 4 2.261.796 9 1 17.610.116 7 12
61 656.502 -34 1 793.506 -31 0 74.413.441 -4 34
59 623.559 7 9 1.339.286 6 6 6.898.410 0 29
83 592.347 13 4 967.347 11 2 15.667.167 6 25
38 574.817 19 4 2.159.123 10 1 13.445.475 5 8
68 565.621 32 5 830.031 27 2 10.736.979 9 22
70 557.561 29 4 924.987 25 1 15.264.090 0 22
31 459.308 2 7 976.496 -3 2 6.556.865 4 13
82 422.909 5 3 785.163 7 1 13.341.101 3 22
56 395.357 31 8 794.728 16 4 4.905.183 9 21
28 375.416 6 3 949.85 7 1 12.134.627 -3 12
58 355.167 16 8 868.24 12 8 4.481.014 -1 37
96 329.752 8 2 839.369 6 2 14.837.501 5 30
40 312.963 7 2 1.572.550 1 1 18.728.637 -5 12
32 289.929 19 5 1.181.099 13 2 6.085.312 3 8
44 282.129 12 2 1.142.137 9 1 13.544.087 3 11
23 273.469 4 10 3.148.391 10 4 2.767.531 -1 4
63 258.176 10 1 336.049 4 1 25.521.306 1 42
51 200.746 21 9 303.252 19 3 2.140.643 -5 17

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
205

9 188.008 73 6 773.305 20 2 2.981.022 10 6


42 177.1 9 1 248.228 8 0 27.367.409 -1 38
95 175.185 21 0 318.505 17 0 43.706.634 6 46
74 173.777 31 3 1.503.988 7 1 5.794.826 -6 5
5 163.666 20 9 413.882 11 5 1.772.362 -5 21
35 146.824 17 6 496.035 13 2 2.493.481 3 10
41 146.223 54 23 1.603.724 10 6 626.96 11 2
20 138.637 36 2 260.379 25 0 7.337.691 -1 13
43 137.661 32 4 320.995 46 6 3.402.267 1 41
21 134.168 49 4 747.263 18 1 3.205.203 10 5
12 119.257 -6 4 1.208.716 -5 1 2.673.683 0 3
34 104.004 14 3 507.498 10 1 3.233.810 2 6
3 89.541 -13 1 5.374.673 19 5 13.705.484 5 13
30 73.279 8 1 2.019.819 8 0 7.011.522 5 1
57 68.628 12 3 93.129 8 1 2.522.916 1 17
53 64.471 2 6 84.279 5 2 1.054.544 2 25
25 61.79 15 2 286.531 9 1 2.979.622 -2 8
11 56.901 -1 10 297.775 4 2 565.431 -2 3
17 55.019 8 3 437.084 5 1 1.706.742 7 4
91 50.868 4 1 235.155 28 0 5.330.967 1 11
89 49.66 19 0 156.71 -25 0 22.514.910 -10 18
24 49.636 13 4 1.119.920 8 3 1.377.467 2 3
37 48.121 10 4 143.457 8 1 1.070.708 -3 7
50 46.025 -2 4 112.736 -6 6 1.158.020 -10 54
49 38.871 22 1 139.239 -29 0 3.612.981 1 10
33 37.532 3 1 661.481 8 1 4.287.176 8 4
86 34.292 21 1 50.325 16 0 6.857.456 -11 21
71 26.284 -1 0 522.466 -12 0 21.746.336 -18 3
67 22.312 19 0 30.234 23 1 5.111.793 1 71
66 21.995 -1 1 22.59 -1 1 2.717.324 0 77
46 21.972 29 1 22.77 28 1 1.481.603 -4 65
65 18.572 5 0 50.214 12 1 4.403.384 3 49

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
206

10 17.767 -12 4 2.304.204 19 2 429.188 -5 0


78 14.449 21 20 312.418 9 5 72.779 4 1
15 13.366 7 2 696.603 -2 1 584.065 2 1
13 10.834 20 1 60.867 19 1 1.257.516 6 18
19 10.755 9 1 585.377 5 1 1.578.685 1 2
16 10.47 -53 0 160.577 -12 0 7.941.691 -3 18
81 10.449 5 0 48.965 -19 0 2.499.829 -6 17
6 9.88 1 3 87.882 -3 0 330 6 2
79 9.643 59 4 368.834 25 3 271.934 21 2
92 7.355 1 0 46.172 3 1 1.570.295 -1 26
22 6.931 14 0 2.009.513 22 2 2.202.628 14 2
26 6.114 -11 2 193.886 21 0 270.469 -13 0
88 3.909 -19 0 2.352.862 13 1 3.364.512 24 1
1 3.525 412 1 289.47 93 1 646.738 2 3
18 2.465 6 1 59.588 11 0 425.867 6 1
75 2.387 63 1 23.149 3 0 325.475 -20 2
80 868 -18 1 25.705 -8 1 66.386 -16 1
97 402 2 0 3.239 19 0 215.43 -22 1
36 279 49 0 5.128 -6 0 822.099 0 20
45 76 36 0 671 10 0 21.282 9 1
4 68 -28 0 490.642 -3 1 589.656 3 1
14 41 0 0 1.392 0 0 120.681 9 13
47 33 -67 0 230.983 5 0 109.685 -2 0
2 14 -54 0 3.247.002 15 3 902.452 -1 1
93 8 5 0 6.574 -50 0 139.259 1 1

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
207

PHỤ LỤC 8: GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU NHÓM HÀNG THIẾT BỊ ĐIỆN,
ĐIỆN TỬ (HS 85) GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC
1. Việt nam nhập khẩu từ trung quốc


Nhóm hàng 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2016
HS
8517 Ứng dụng điện thoại cho đường dây 764451 1167211 1220424 1396538 1737279 3807532 4330065 4713975
8534 Mạch in 8768 9349 17898 164092 210274 225701 317517 730795
8507 Ắc quy điện 45034 47184 97351 183315 257383 323967 453613 669792
Tụ điện loại không đổi, biến đổi hoặc điều chỉnh
8532 được 3871 6799 13023 22710 25280 35825 319358 615133
Microphone, loa, tai nghe, bộ khuếch đại âm
8518 thanh 40360 75200 171784 227960 361909 424266 435883 598364
8542 Mạch tích hợp điện tử 4625 4553 145816 132142 627872 1010026 531132 583731
8529 Bộ phận thích hợp để dùng riêng/chung với TV 77969 74110 65746 73489 80355 176363 670110 581353
Biến thư điện, máy nắn dòng tĩnh (ví dụ máy
8504 chỉnh lưu) và bộ cam điện 152743 193542 280289 317274 338149 489187 692168 547805
8544 Dây cách điện / cáp 111850 159587 259379 240187 305476 343761 450965 517797
Thiết bị điện để ngắt mạch hay bo vệ mạch điện
8536 hoặc dùng để tiếp nối hay dùng trong mạch dùng 16050 20000 39077 49774 80987 153091 270905 307250

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
208

cho điện áp không quá 1000V


8516 Máy đun nước siêu tốc, máy sấy tóc 60626 70578 100946 111663 134675 152820 246244 284442
8533 Điện trở điện 911 1396 2765 8394 15054 10166 12888 282740
Các bộ phận chỉ dùng hoặc chủ yếu dùng cho các
8503 loại máy thuộc nhóm 85.01 hoặc 85.02 44072 95512 162630 221887 160687 180005 335322 241790
Bảng, panen, bảng điều khiển có chân, bàn tủ và
8537 các loại giá để đỡ khác 95846 63055 124565 94626 128558 172023 227430 220336
Máy thu hình có hoặc không kết hợp trong cùng
một hộp với máy thu phát radio hoặc máy ghi
hoặc máy sao âm thanh hoặc hình nh; màn hình
8528 video và máy chiếu video 42413 139571 150914 113728 148164 382243 279421 214213
Diốt, bóng bán dẫn và các thiết bị bán dẫn tương
8541 tự 4657 13967 23130 38858 61811 77491 918020 203790
Động cơ điện và máy phát điện (trừ tổ máy phát
8501 điện) 58641 49813 68167 91045 87533 106698 172130 164619
8506 Pin các loại 523 828 1084 1199 1164 1910 5038 164289
8539 Đèn dây tóc hoặc đèn phóng điện 24089 29374 34406 40324 58589 136319 187926 153122
Đèn điện xách tay, được thiết kế để hoạt động
bằng nguồn năng lượng riêng của nó (ví dụ pin
8513 khô, ắc qui khô, magneto), trừ thiết bị chiếu sáng 15924 52033 70486 116973 84564 103081 204926 120009

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
209

thuộc nhóm 85.12


Máy và thiết bị điện có chức năng riêng chưa
8543 được chi tiết hay ghi ở nơi khác 24838 29888 45003 63927 195546 94935 149399 113743
Khớp gioăng cách điện dùng cho máy điện,
8547 dụng cụ điện hay thiết bị điện 4593 5037 8306 8955 9194 8170 11931 109250
8505 Nam châm điện tử, nam châm vĩnh cửu 24932 26802 43342 88176 77949 75350 82665 101456
Máy, dụng cụ hàn thiếc, hàn hơi, hàn điện dùng
8515 điện 12075 14648 38815 26500 33585 56598 86672 99365
Bộ phận chuyên dùng hay chủ yếu dùng với các
8538 thiết bị thuộc nhóm 85.35, 85.36 hoặc 85.37 14653 18772 24988 32303 39291 46830 60876 85793
Thiết bị chiếu sáng hoặc thiết bị tín hiệu bằng
8512 điện (trừ các mặt hàng thuộc nhóm 85.39) 5076 8758 22440 38848 48392 57656 83171 74466
8502 Tổ máy phát điện và máy nắn dòng dạng động 59320 48147 90171 102453 45868 27264 143072 56268
Thiết bị điện phát tín hiệu âm thanh hoặc hình
8531 ảnh 5332 6505 8949 8647 13554 24104 25515 40215
8514 Lò điện tử công nghiệp / phòng thí nghiệm 30172 19366 32275 25975 25596 26190 37033 39698
Camera truyền hình, ứng dụng đường truyền
8525 dùng cho điện thoại 6904 15693 69286 189416 402495 481601 27533 33341
Băng, đĩa trắng (chưa ghi) dùng để ghi âm hoặc
8523 ghi các hiện tượng tương tự khác 35967 35252 36804 46773 66205 25989 39878 30427

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
210

8521 Máy thu và phát video 5573 10147 17688 31355 20351 18201 26907 28811
Dụng cụ cơ điện dùng trong gia đình, có lắp
8509 động cơ điện 9030 11190 21800 12571 14722 15307 19075 28794
Thiết bị điện để chuyển mạch hay bo vệ mạch
điện hoặc dùng để tiếp nối hay dùng trong mạch
8535 dùng cho điện áp trên 1000V 8991 10041 14340 11950 16908 9665 21237 24836
Thiết bị đánh lửa, hoặc khỏi động bằng điện
dùng cho động cơ đốt trong đánh lửa bằng tia lửa
8511 hoặc bằng áp lực; máy phát điện 7235 12109 17993 24844 31885 57843 97926 24414
8522 Bộ phận và phụ tùng của video, ghi âm từ tính 6304 6128 19105 38405 19694 10757 16957 16836
8545 Điện cực than, chổi than, cacbon làm sợi đèn 16184 14925 20015 28678 24442 20671 22463 15326
Máy thu dùng cho điện thoại vô tuyến, điện báo,
8527 truyền thanh vô tuyến 1156 2734 3306 3733 6354 5962 8479 14525
Dụng cụ cơ điện để thao tác thủ công, có lắp sẵn
8508 động cơ điện 4028 3071 3484 4443 6466 9959 11931 11519
8546 Vật liệu cách điện 5838 6132 6630 6027 4141 10200 7949 11293
Thiết bị rada, các thiết bị trợ giúp hàng hi bằng
sóng vô tuyến và các thiết bị điều khiển từ xa
8526 bằng sóng vô tuyến 232 427 371 279 1610 2640 5476 8319
8519 Đầu câm, máy quay đĩa, casset và các loại máy 212 506 713 681 718 1272 5817 7503

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
211

sao âm thanh khác


8510 Máy cạo râu và cắt tóc lắp động cơ điện 105 105 311 29 21 4291 1684 4396
8540 Đèn điện tử và ống điện tử dùng nhiệt điện tử 29032 11966 2999 15502 11998 10449 3899 3814
Phế liệu và phế thải của các loại pin, acqui; các
loại pin và acqui đã sử dụng hết; các bộ phận của
máy móc hay thiết bị điện chưa được chi tiết hay
8548 ghi ở nơi khác 110 215 1024 600 584 425 1918 2952
Thiết bị điện dùng làm tín hiệu, bảo đảm an toàn
hoặc điều khiển giao thông (trừ thiết bị thuộc
8530 nhóm 86.08) 182 200 346 466 772 1039 1997 743

2. Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc (nghìn USD)


HS Nhóm hàng 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2016
8542 Mạch tích hợp điện tử 14567 70425 184834 1097504 3140130 2751428 3087497 4250191
Camera truyền hình, ứng dụng đường truyền
8525 dùng cho điện thoại 31532 41285 47610 332559 1705874 1592233 1787408 2124395
8517 Ứng dụng điện thoại cho đường dây 22542 38077 95098 108618 217595 548521 830164 1748753
8518 Microphone, loa, tai nghe, bộ khuếch đại 79397 74916 96640 164692 477796 791931 765548 944967

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
212

âm thanh
Bộ phận thích hợp để dùng riêng/chung với
8529 TV 12692 74347 226397 133008 171273 278977 442442 760095
8544 Dây cách điện / cáp 16308 13889 42245 102202 161660 252613 344452 465422
8504 biến thế điện, chuyển đổi điện tĩnh 54011 68492 115142 125322 172420 229551 262107 341082
Động cơ điện và máy phát điện (trừ máy
8501 phát điện) 85951 113302 191648 272691 274221 242711 236258 205874
8507 Ắc quy điện 6581 15038 11889 25173 24691 25379 109172 143910
8534 Mạch in 14429 11196 16424 31199 50208 68565 120501 111178
Tụ điện loại không đổi, biến đổi hoặc điều
8532 chỉnh được 531 229 437 281 313 456 1745 102625
Thiết bị điện để ngắt mạch hay bo vệ mạch
điện hoặc dùng để tiếp nối hay dùng trong
8536 mạch dùng cho điện áp không quá 1000V 8461 22242 25629 38046 51582 83552 105039 98379
Diốt, bóng bán dẫn và các thiết bị bán dẫn
8541 tương tự 4329 2391 13821 17172 8435 8023 43190 83245
Bộ phận chuyên dùng hay chủ yếu dùng với
các thiết bị thuộc nhóm 85.35, 85.36 hoặc
8538 85.37 118 267 5552 10443 9449 7807 11047 17234
8533 Điện trở điện 1746 3994 6476 9701 12615 21155 23869 16425

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
213

Băng, đĩa trắng (chưa ghi) dùng để ghi âm


8523 hoặc ghi các hiện tượng tương tự khác 1169 2501 148 343 320 894 4899 13594
8505 Nam châm điện tử, nam châm vĩnh cửu 5401 4863 5392 3411 1517 4681 10959 13586
Các bộ phận chỉ dùng hoặc chủ yếu dùng
cho các loại máy thuộc nhóm 85.01 hoặc
8503 85.02 4495 5203 7775 5017 3299 3710 4708 9737
8516 Máy đun nước siêu tốc, máy sấy tóc 1467 1635 2048 3993 5388 9067 15356 9485
Thiết bị chiếu sáng hoặc thiết bị tín hiệu
bằng điện (trừ các mặt hàng thuộc nhóm
8512 85.39) 648 2787 4090 5101 7380 10898 8879 9206
Máy và thiết bị điện có chức năng riêng
8543 chưa được chi tiết hay ghi ở nơi khác 71 390 685 993 2268 7924 11512 5375
Tổ máy phát điện và máy nắn dòng dạng
8502 động 1952 10026 8467 14282 13114 4593 9028 4968
8546 Vật liệu cách điện 0 0 2 592 2690 3688 3197 4522
Bảng, panen, bảng điều khiển có chân, bàn
8537 tủ và các loại giá để đỡ khác 831 17766 5270 748 466 1687 3194 3368
Máy thu dùng cho điện thoại vô tuyến, điện
8527 báo, truyền thanh vô tuyến 0 0 0 1 2 0 316 3342
8547 Khớp gioăng cách điện dùng cho máy điện, 73 43 206 138 658 1728 2415 2611

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
214

dụng cụ điện hay thiết bị điện


Máy thu hình có hoặc không kết hợp trong
cùng một hộp với máy thu phát radio hoặc
máy ghi hoặc máy sao âm thanh hoặc hình
8528 nh; màn hình video và máy chiếu video 1 2 37 84 0 688 4614 2594
Bộ phận và phụ tùng của video, ghi âm từ
8522 tính 11767 13549 44882 38984 12247 7086 2057 2106
Phế liệu và phế thải của các loại pin, acqui;
các loại pin và acqui đã sử dụng hết; các bộ
phận của máy móc hay thiết bị điện chưa
8548 được chi tiết hay ghi ở nơi khác 43 44 74 115 1008 1661 1686 1532
Đầu câm, máy quay đĩa, casset và các loại
8519 máy sao âm thanh khác 0 0 0 0 0 0 85 1099
Thiết bị đánh lửa, hoặc khỏi động bằng điện
dùng cho động cơ đốt trong đánh lửa bằng
8511 tia lửa hoặc bằng áp lực; máy phát điện 150 126 456 483 795 1373 1010 791
Thiết bị điện phát tín hiệu âm thanh hoặc
8531 hình ảnh 1 6 50 82 553 872 2035 742
8539 Đèn dây tóc hoặc đèn phóng điện 27 2555 6475 29152 21921 1699 609 741
8508 Dụng cụ cơ điện để thao tác thủ công, có lắp 21 0 0 0 4 395 727 601

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
215

sẵn động cơ điện


8526 Các thiết bị radar 0 0 0 0 0 0 34 101
8506 Pin các loại 0 1 0 0 159 192 92 44
Thiết bị điện để chuyển mạch hay bo vệ
mạch điện hoặc dùng để tiếp nối hay dùng
8535 trong mạch dùng cho điện áp trên 1000V 5 1 6 0 0 10 15 33
8514 Lò điện tử công nghiệp / phòng thí nghiệm 0 2 0 15 13 106 25 16
Máy, dụng cụ hàn thiếc, hàn hơi, hàn điện
8515 dùng điện 3 27 69 17 11 74 228 5
Điện cực than, chổi than, cacbon làm sợi
8545 đèn 0 0 0 0 7 0 0 0
Đèn điện tử và ống điện tử dùng nhiệt điện
8540 tử 0 0 0 0 1 0 0 0
8510 Máy cạo râu và cắt tóc lắp động cơ điện 20 0 13 56 139 0 0 0
Dụng cụ cơ điện dùng trong gia đình, có lắp
8509 động cơ điện 0 1 32 2 3 1 205 0

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399

You might also like