You are on page 1of 59

0

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG


CƠ SỞ II TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

===========

BÁO CÁO NHÓM

MÔN HỌC: KINH TẾ VĨ MÔ

BITCOIN - ĐỒNG TIỀN NỬA SAU THẾ KỈ XXI ?

Tên nhóm: Nhóm 9


Mã lớp: ML36
Giảng viên hướng dẫn: Ths Phạm Văn Quỳnh

TP. Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2022


1

MỤC LỤC

MỤC LỤC .................................................................................................................. 1

DANH SÁCH THÀNH VIÊN ................................................................................... 3

DANH MỤC BẢNG................................................................................................... 4

DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................. 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................... 6

LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BITCOIN .............................................................. 8

1.1. BITCOIN LÀ GÌ ? SỰ RA ĐỜI CỦA BITCOIN ........................................................... 8


1.1.1. Các khái niệm về Bitcoin............................................................................. 8
1.1.2. Sự ra đời của Bitcoin .................................................................................. 8
1.2. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA BITCOIN ............................................................... 9
1.3. ĐẶC ĐIỂM CỦA BITCOIN ................................................................................... 11
1.3.1. Các đặc tính của Bitcoin ........................................................................... 11
1.3.2. Ưu điểm của Bitcoin ................................................................................. 13
1.3.3. Nhược điểm của Bitcoin ............................................................................ 14
1.4. TÌNH HÌNH CỦA BITCOIN TRONG 5 NĂM GẦN ĐÂY ............................................. 15

CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG QUA LẠI GIỮA BITCOIN VÀ CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ


CÓ LIÊN QUAN ...................................................................................................... 19

2.1. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ........................................................................................ 19


2.1.1 Ảnh hưởng của Bitcoin đến chính sách tiền tệ ............................................ 19
2.1.2 Ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đến giá của Bitcoin. .............................. 25
2.2. THUẾ ............................................................................................................... 27
2.2.1. Đối với Hoa Kỳ ......................................................................................... 28
2.2.2. Đối với Liên minh châu Âu........................................................................ 29
2.2.3.Đối với Nga ............................................................................................... 30
2.2.4. Đối với Việt Nam ...................................................................................... 30
2

2.3. LẠM PHÁT ........................................................................................................ 32


2.3.1. Mối quan hệ giữa lạm phát và giá của bitcoin .......................................... 32
2.3.2. Liệu Bitcoin có thể thay thế vàng và trở thành một tài sản trú ẩn an toàn?34
2.4. THẤT NGHIỆP ................................................................................................... 36
2.5. TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ....................................................................... 38
2.5.1.Tác động của Bitcoin đối với các nước đang phát triển.............................. 38
2.5.2. Tiền điện tử (bao gồm Bitcoin) ảnh hưởng ngày càng lớn trong các cuộc
tranh luận về chính sách công. ........................................................................... 40
2.6 CUNG-CẦU VÀ LÃI SUẤT.................................................................................... 41
2.6.1. Ảnh hưởng của lãi suất và cung cầu đến giá Bitcoin ................................. 41
2.6.2. Lãi suất của FED ảnh hưởng đến giá Bitcoin............................................ 41

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TRỞ THÀNH TIỀN CỦA BITCOIN.... 43

3.1. LÝ DO HIỆN NAY BITCOIN VẪN CHƯA ĐƯỢC XEM LÀ TIỀN ................................. 43
3.1.1. Theo 5 tiêu chí: ......................................................................................... 43
3.1.2. Theo 3 chức năng: .................................................................................... 43
3.2. CƠ HỘI CHO BITCOIN........................................................................................ 45
3.3. THÁCH THỨC CỦA BITCOIN ............................................................................ 46
3.3.1. Tiền điện tử có thể gặp nhiều khó khăn ..................................................... 46
3.3.2. Vấn đề pháp luật – chính phủ – xã hội ...................................................... 47
3.3.3. Ảnh hưởng quyền giám sát tiền tệ ............................................................. 47
3.4. NHỮNG ĐỒNG TIỀN ẢO KHÁC ........................................................................... 48
3.4.1 Ethereum (ETH)......................................................................................... 48
3.4.2 Binance Coin (BNB) .................................................................................. 49
3.4.3. TRON (TRX) ............................................................................................. 50

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN ....................................................................................... 52

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................. 53

TIẾNG VIỆT ......................................................................................................... 53


TIẾNG ANH .......................................................................................................... 57
3

DANH SÁCH THÀNH VIÊN


STT MSSV Họ và Tên Mức độ hoàn thành

1 2114213020 Lâm Nguyễn Như Nguyện 100%

2 2114213029 Nguyễn Minh Thu 100%

3 2114213036 Nguyễn Ngọc Tường Vy 100%

4 2114213002 Phan Thuý An 100%

5 2114213005 Lê Thanh Bình 100%

6 2114213030 Vũ Ngọc Minh Thu 100%

7 2114313007 Lê Thành Hiếu 100%

8 2114213023 Cao Hoàng Phương Nhi 100%

9 2114313008 Cao Hà My 100%

10 2114313002 Nguyễn Thị Thuỳ Dung 100%

11 2114213028 Lê Thị Thanh Thảo 100%


4

DANH MỤC BẢNG


Bảng 1. Bảng tỷ lệ giá trị tiền ảo BITCOIN so với tiền mặt trong lưu thông của 1 số
khu vực/quốc gia. ...................................................................................................... 21
Bảng 2. Bảng cân đối tiền tệ rút gọn với tiền ảo ......................................................... 23
Bảng 3. Bảng khảo sát 27 quốc gia có tỷ lệ người dùng tiền mã hoá của Finder ......... 32
5

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 1. Biểu đồ thể hiện sự biến động giá của Bitcoin từ năm 2017-2021 ........................ 19
Biểu đồ 2. Biểu đồ thể hiện sự biến động giá của Bitcoin tháng 5/2022 ................................ 20
Biểu đồ 3. Biểu đồ so sánh M1 Supply và giá Bitcoin .......................................................... 25
Biểu đồ 4. Biểu đồ thể hiện hệ số tương quan giữa M1 Supply và giá Bitcoin ...................... 25
Biểu đồ 5. Biểu đồ thể hiện sự sụt giảm giá Bitcoin 11/2021 đến 05/2022 ............................ 34
Biểu đồ 6. Biểu đồ so sánh mức độ thất nghiệp của Hoa Kỳ 2008-2020 ............................... 36
Biểu đồ 7. Giao dịch Bitcoin trên sàn Coinbase từ ngày 28/4/2020 ....................................... 36
Biểu đồ 8. Biểu đồ số liệu GDP của Hoa Kỳ từ ngày 2008-2020 .......................................... 37
Biểu đồ 9. Sự biến động giá của Bitcoin theo dòng thời gian từ 2010 đến 2022 .................... 43
Biểu đồ 10. Biểu đồ giá Ethereum ........................................................................................ 48
Biểu đồ 11. Biểu đồ giá Binance Coin .................................................................................. 49
Biểu đồ 12. Biểu đồ lịch sử giá TRON (TRX) ...................................................................... 49
6

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Viết đầy đủ

KIC Know-Your- Customer

PCI Payment Card Industry

BTC Bitcoin

POS Point Of Sales

ATM Automated Teller Machine: máy rút tiền tự động

Federal Reserve System: cục Dự trữ Liên bang Mỹ


FED

Return on investment: Tỉ lệ lợi nhuận ròng trên tổng phi chí đầu
ROI

DeFi Decentralized Finance: Tài chính phi tập trung

IRS Internal Revenue Service: Sở Thuế vụ Liên bang Hoa Kỳ

ECJ European Court of Justice: Toà án tối cao Liên minh châu Âu

Một vài chỉ số thị trường chứng khoán được tạo ra bởi Charles
Dowjones
Dow
National Association of Securities Dealers Automated Quotation
Nasdaq
System: sàn giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ

H&S Head and shoulder

ETF Exchange traded fund: Quỹ hoán đổi danh mục

CBDC Central bank digital currency: Tiền điện tử của NH Trung ương
7

LỜI MỞ ĐẦU
Thế giới bắt đầu thế kỉ 21 với sự thay đổi mạnh mẽ của nền kinh tế sau cú sốc
kép của đại dịch COVID-19 và cuộc xung đột ở Ukraine. Hàng loạt những cơ hội,
thách thức và rủi ro được đặt ra, gây nên sức ép to lớn cho các nhà kinh tế, quản lí, đầu
tư và chính phủ ở nhiều quốc gia. Để đối phó với những thiệt hại kinh tế mà COVID-
19 gây ra, chính phủ các nước trên khắp thế giới đã ồ ạt in tiền, làm ngập thị trường
với tiền giá rẻ nhằm thúc đẩy chi tiêu, từ đó giải cứu nền kinh tế khỏi suy thoái. Tuy
nhiên tăng cung tiền cũng đồng nghĩa với sức mua của đồng tiền bị giảm sút, từ đó dẫn
đến việc mọi người đổ xô đi tìm những tài sản có thể bảo vệ họ trước rủi ro lạm phát
ngày cao tăng cao.
Sau dịch bệnh COVID-19, xu hướng số hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ, đặc
biệt là phương tiện thanh toán. Trong giai đoạn thế giới bị kiềm tỏa bởi những lệnh
hạn chế và phong tỏa trên diện rộng, đi kèm với đó là sự bùng nổ của thương mại và
truyền thông trực tuyến, đã tạo ra sự quan tâm ngày càng tăng đối với tiền tệ kỹ thuật
số hay còn gọi là tiền điện tử. Không những thế mạng toàn cầu và công nghệ đang làm
cho ranh giới giữa các quốc gia, chủng tộc ngày càng xóa nhòa. Do vậy, nhu cầu sử
dụng một đồng tiền "phi chính phủ" cũng ngày càng lớn hơn.
Với những đặc tính nổi trội về thời gian giao dịch, chi phí, khả năng thanh
khoản, tính bảo mật cao, nguồn cung được kiểm soát nghiêm ngặt tránh dẫn đến việc
bị lạm phát về số lượng, tiền điện tử đặc biệt thích hợp trong bối cạnh thương mại điện
tử ngày càng phát triển với tốc độ nhanh, đặc biệt trong bối cảnh mà xã hội, cộng đồng
đang hướng tới một thế giới phẳng.
Lần đầu tiên ra mắt năm 2009, Bitcoin vẫn được coi là đồng tiền kỹ thuật số
không có tính chính thống, chỉ mãi đứng ở bên lề của nền kinh tế. Tuy nhiên, đồng tiền
này đã dần dần chứng minh được ưu thế của mình, trở thành một lựa chọn đầu tư
thông thường và có khả năng là một phương tiện thanh toán chính thống. Hiện nay gần
như Bitcoin đã trở thành một dạng "vàng kỹ thuật số", hay nói cách khác là 1 tài sản
kỹ thuật số khan hiếm như vàng.
8

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BITCOIN


1.1. Bitcoin là gì ? Sự ra đời của Bitcoin
1.1.1. Các khái niệm về Bitcoin
Mark Gates ( 2018 ):“Bitcoin là một mạng lưới tiền mã hóa; đồng tiền này có
thể được dùng để thanh toán điện tử trong các giao dịch mua bán hàng hóa và dịch vụ
tương tự các loại tiền truyền thống khác như đồng đô la Mỹ hay đồng euro.”
Andreas M. Antonopoulos ( 2018 ):“ Bitcoin là một tập hợp các khái niệm và
công nghệ tạo nên nền tảng của hệ thống sinh thái tiền điện tử. Các đơn vị tiền tệ được
gọi là bitcoin được sử dụng để lưu trữ và truyền những giá trị giữa những người tham
gia mạng lưới. Người dùng Bitcoin trao đổi với nhau chủ yếu thông qua mạng
internet.”
Chung quy lại Bitcoin là một loại tiền tệ thường được gọi là tiền ảo, tiền điện
tử, tiền kỹ thuật số hay tiền mã hoá. Bitcoin có thể được sử dụng để thanh toán hàng
hoá, chuyển khoản từ người này sang người kia, nhưng không giống như tiền tệ truyền
thống, Bitcoin không được tạo ra bởi bất kỳ một quốc gia hay nhà nước nào mà nó
được tạo ra bởi mạng lưới kết nối các máy tính khắp thế giới, chỉ sử dụng được trong
các giao dịch trực tuyến và không bị quy định bởi bất kỳ một ngân hàng hay cơ quan
trung ương, tổ chức nào.
1.1.2. Sự ra đời của Bitcoin
Bitcoin được tạo ra vào năm 2009, bởi một lập trình viên hoặc một nhóm người
ẩn danh, được biết đến với cái tên là Satoshi Nakamoto. Hiện nay, danh tính thực sự
của Satoshi Nakamoto vẫn chưa được biết đến.
Tên miền bitcoin.org được đăng ký vào ngày 18 tháng 8 năm 2008. Lần đầu tiên
Bitcoin được nhắc đến vào ngày 31 tháng 10 năm 2008 trong Whitepaper về giao thức
thanh toán ngang hàng của nhân vật ẩn danh Satoshi Nakamoto. Nó được bắt đầu đưa
vào sử dụng từ ngày 3 tháng 1 năm 2009 với khối Bitcoin khởi thuỷ được ra đời
(genesis block). Ngày 5 tháng 10 năm 2009, lần đầu tiên giá trị Bitcoin được ấn định
trên sàn giao dịch, khởi điểm ở mức 1 đô la Mỹ tương đương 1.309,03 Bitcoin (hoặc 1
bitcoin = 0,00076 USD ). Giá trị này được tính bởi chi phí tiền điện của một máy tính
hao tốn khi đào ra Bitcoin. Ngày 22 tháng 5 năm 2010, nhà phát triển phần mềm
Laszlo Hanyecz mua hai chiếc pizza với giá 10.000 Bitcoin. Đây được coi là lần đầu
9

tiên tiền điện tử được sử dụng cho mục đích mua hàng hóa và ngày này được gọi là
Bitcoin Pizza Day.
1.2. Nguyên lý hoạt động của Bitcoin
Để biết một giao dịch Bitcoin được xảy ra như thế nào thì ta cần tìm hiểu 4 mục
sau đây:
a) Ví Bitcoin:
Bitcoin là đồng tiền điện tử và được lưu trữ trong một ví gọi là ví Bitcoin. Ví
Bitcoin được xem như là một tài khoản Bitcoin và người dùng muốn thực hiện giao
dịch liên quan đến Bitcoin bắt buộc phải có tài khoản. Mỗi ví Bitcoin bao gồm một địa
chỉ công khai (giống như số tài khoản ngân hàng) gọi là Bitcoin Address với khoảng
27-34 chữ, số và một khóa riêng tư (giống như mật khẩu của tài khoản Internet
Banking) là Private Key. Một địa chỉ có đến 160 bit dữ liệu, vì vậy có thể tạo ra tổng
cộng 2160 địa chỉ Bitcoin - tương đương 1048 địa chỉ. Do đó, mỗi cá nhân có thể tạo vô
số Bitcoin Address mà không sợ trùng lặp với ai.
Người dùng đăng nhập vào ví bằng Private Key và có thể gửi Bitcoin đến bất
kỳ người nào thông qua Bitcoin Address của họ. Và như vậy, một khi người dùng làm
mất khóa riêng tư, nó đồng nghĩa với việc họ sẽ mất ví và toàn bộ số Bitcoin có trong
đó. Không ai có thể lấy lại được số Bitcoin đã mất nhưng chúng vẫn được lưu trữ trên
hệ thống.
b) Blockchain (Chuỗi khối):
Blockchain là nền tảng công nghệ được Bitcoin sử dụng để cho phép các giao
dịch ngang hàng (peer-to-peer) nhanh chóng, an toàn và minh bạch diễn ra. Cách giao
dịch Bitcoin hoạt động là được nhóm lại với nhau và được lưu trữ trong
các khối (block), các khối (block) này được liên kết trở lại với nhau trong một chuỗi
(chain), đây là lý do tại sao nó được gọi là chuỗi khối (blockchain). Khi một khối giao
dịch mới xuất hiện, nó sẽ được đặt theo thứ tự ngay bên dưới khối giao dịch trước đó,
chứa thông tin về thời gian khởi tạo kèm một mã thời gian và dữ liệu giao dịch.
Blockchain được thiết kế để chống lại sự thay đổi dữ liệu bởi nó như một cuốn
sổ cái điện tử được phân phối trên nhiều máy tính khác nhau (tính phi tập trung), lưu
trữ mọi thông tin giao dịch và đảm bảo các thông tin đó không thể bị thay đổi dưới bất
kỳ hình thức nào. Mọi thông tin được lưu trên sổ cái sẽ được xác nhận bởi hàng loạt
máy tính được kết nối trong một mạng lưới chung. Sẽ không có một cỗ máy nào có
10

khả năng thay đổi, viết đè lên hay xóa dữ liệu cuốn sổ cái đó. Chỉ khi hacker có thể
hack hơn 50% số máy tính thì mới có thể thay đổi được dữ liệu nhưng đó là một điều
bất khả thi.
Một tên gọi khác của Blockchain là “sổ cái phân tán”. Blockchain của Bitcoin
là công khai, bất cứ ai cũng có thể tải xuống toàn bộ hoặc đi đến bất kỳ số lượng trang
web phân tích nó. Và Bitcoin thực ra chỉ là một danh sách: người A đã gửi X bitcoin
cho người B, người mà đã gửi Y bitcoin cho người C, v.v … Bằng cách kiểm đếm các
giao dịch này, mọi người đều biết người dùng cá nhân đứng ở vị trí nào.
Ví dụ, bạn chỉ có thể thấy rằng 12N6yGu3UFHeyUNdzH5sS3aRFRzu8Ae0EX đã
gửi 0,01517428 BTC đến 1kHG2qjdk5Khiq2X5xQrr1wjigepJEK8t - một BITCOIN
ADDRESS vào ngày 02 tháng 6 năm 2022.
c) Bitcoin Mining (Đào Bitcoin):
Để xử lý giao dịch, hệ thống máy tính phải thực hiện 1 thủ tục - gọi là đào
Bitcoin. Bao gồm giải mã 1 phương trình toán học và đưa ra đáp án gồm 64 ký tự. Khi
bài toán giải mã thành công, một khối Bitcoin bao gồm thông tin giao dịch trong đó sẽ
hoàn tất việc xử lý. Bất kỳ ai cũng có thể tham gia đào bitcoin bằng cách ᴠận hành một
ứng dụng trên máу tính. Một ѕố công tу còn thiết kế ra một phần cứng dành riêng cho
ᴠiệc khai thác bitcoin, giúp ᴠiệc хử lý các giao dịch ᴠà tạo khối mạnh hơn, hiệu quả
hơn máу tính thông thường. Miner - những người đào Bitcoin, hay còn được gọi là thợ
đào, sẽ được thưởng một lượng Bitcoin từ mạng máy tính cho thành quả của mình. Độ
khó mỗi bài toán tăng theo chu kỳ để đảm bảo Bitcoin luôn được tạo mới mỗi 10 phút.
Việc đào Bitcoin sẽ trở nên khó khăn hơn bởi ngày càng có ít số Bitcoin để khai thác,
ước tính đến năm 2140 thì tổng 21 triệu Bitcoin có thể được đào hết.
Thợ đào sẽ được thưởng một lượng bitcoin tương ứng với mức phí giao dịch mà
họ xử lý và đồng thời nhận được phần bổ sung cho mỗi khối Bitcoin khai thác. Trong
mạng lưới bitcoin, mỗi thợ đào phải cạnh tranh với các thợ đào khác để trở thành
người đầu tiên giải quyết bài toán mà hệ thống đưa ra vì cứ sau mỗi 210000 khối
bitcoin được khai thác thì phần thưởng sẽ giảm đi phân nửa.
d) Giao dịch Bitcoin:
Binance, Huobi, Coinbase.com là một trong những sàn giao dịch tiền ảo lớn
nhất thế giới hiện nay. Những người sở hữu Bitcoin thường mua bán số BTC của họ
11

thông qua các sàn này. Đây là nơi sẽ tập hợp những người tham gia vào thị trường từ
khắp nơi trên thế giới để mua bán tiền ảo.
Với sự phát triển ngày càng rộng rãi của tiền điện tử thì những sàn giao dịch kể
trên ngày càng trở nên phổ biến và đi kèm với nó là những thách thức về sự công
nhận, sự hợp pháp và tính bảo mật. Chẳng hạn, trong khi Bitcoin được công nhận và
được phép sử dụng ở nhiều quốc gia thì vẫn có nhiều Chính phủ của các nước trên thế
giới đã ngăn cấm tuyệt đối việc sử dụng tiền ảo. Ai Cập, Iraq, Qatar, Oman, Maroc,
Algeria, Tunisia, Bangladesh và Trung Quốc là những ví dụ điển hình. Tuy nhiên, lệnh
cấm mọi hoạt động dính đến tiền kỹ thuật số của Trung Quốc vào tháng 9 năm 2021
là sự kiện nhận được sự quan tâm nhiều nhất. Sau lệnh cấm này, ngay lập tức giá tiền
ảo Bitcoin sụt đến 7%. Và nhiều chuyên gia nhận định bước đi mới này nhằm đẩy
mạnh phát hành, lưu thông đồng tiền điện tử do nhà nước Trung Quốc phát hành. Điều
này đã khiến cho việc mua bán Bitcoin trở nên vô cùng phức tạp và liên tục thay đổi.
Một mối lo ngại khác đối với những người tham gia vào thị trường Bitcoin đó
là các vấn đề trộm cắp. Mặc dù mạng lưới Bitcoin có tính bảo mật khá cao, song, vẫn
không tránh khỏi những tên trộm nhắm vào lượng Bitcoin đồ sộ ở các sàn giao dịch
lớn. Trong quá khứ, đã có những vụ trộm xảy ra và gây ra những hậu quả đáng tiếc.
Và phần lớn khoảng Bitcoin bị đánh cắp không thể được khôi phục lại.
1.3. Đặc điểm của Bitcoin
1.3.1. Các đặc tính của Bitcoin
Bitcoin mang những đặc điểm khác biệt so với các loại tiền tệ do Chính phủ
phát hành.
a) Tính phi tập trung:
Một trong những mục tiêu chính của Satoshi Nakamoto khi tạo ra Bitcoin là
thoát khỏi sự kiểm soát của bên thứ ba (ngân hàng, PayPal,...). Mạng lưới này được
thiết kế để mỗi người, mỗi doanh nghiệp cũng như thiết bị sử dụng trong khai thác,
xác nhận giao dịch sẽ là những thành phần chính của mạng lưới rộng lớn. Ngoài ra,
nếu một phần của mạng lưới Bitcoin bị “đứt” vì lý do nào đó, dòng tiền sẽ vẫn tiếp tục
chảy.
b) Tính ẩn danh:
Ngày nay, các ngân hàng hầu như đều biết mọi thứ về khách hàng của mình:
lịch sử tín dụng, địa chỉ, số điện thoại, các thói quen chi tiêu,... Bitcoin thì hoàn toàn
12

ngược lại, vì các ví điện tử không hề liên kết đến một thông tin cá nhân nào. Và mặc
dù có ủng hộ tính ẩn danh không bị theo dõi của BTC, một số những người khác cho
rằng loại hình giao dịch này có thể bị tội phạm ma túy, khủng bố hay rửa tiền lợi dụng.
c) Tính minh bạch:
Tính ẩn danh của Bitcoin chỉ tương đối, mỗi giao dịch BTC đều được lưu trữ
trong Blockchain. Về mặt lý thuyết, nếu địa chỉ ví của bạn được sử dụng công khai,
bất kỳ ai cũng có thể tìm hiểu số dư nếu nghiên cứu kỹ sổ cái Blockchain. Tuy nhiên,
truy vết một địa chỉ Bitcoin của một người dùng hầu như là không thể.
Một số người sử dụng những cách thức để giao dịch Bitcoin không bị nhận diện
và phương pháp đơn giản nhất là sử dụng nhiều địa chỉ kết hợp với lưu giữ số Bitcoin
ở nhiều ví khác nhau.
d) Tính bền vững:
Bitcoin không tồn tại ở một dạng vật lý cụ thể, đồng nghĩa với việc nó không
thể bị phá hủy. Mỗi Bitcoin về bản chất là vĩnh viễn, không giống như tiền giấy hoặc
đồng xu.
e) Tính dễ thiết lập:
Một yếu tố quan trọng khác về cách Bitcoin hoạt động như thế nào là bất kỳ ai,
ở bất kỳ đâu trên thế giới đều có thể gửi tiền cho nhau. Không có quy trình KYC
(Know-Your-Customer) - bạn không cần phải sử dụng ID để mở ví Bitcoin. Với ngân
hàng, bạn phải sử dụng ID của mình khi đăng ký tài khoản. Bởi vì điều này, hàng trăm
triệu người trên thế giới không có tài khoản ngân hàng. Họ không thể gửi hoặc nhận
tiền. Tuy nhiên, giờ đây, với Bitcoin, cuối cùng họ cũng có thể làm được!
f) Tốc độ cao:
Mạng lưới Bitcoin thực hiện nhiều thanh toán hầu như là ngay lập tức, chỉ tốn
vài phút để một người phía bên kia địa cầu có thể nhận được tiền của bạn trong khi
phải mất vài ngày đối với hệ thống liên ngân hàng quốc tế hiện tại.
g) Không thoái thác:
Một khi bạn đã gửi Bitcoin, không có cách nào có thể lấy lại trừ khi người nhận
đồng ý hoàn trả cho bạn. Việc này có thể làm minh chứng thanh toán, nghĩa là bất kỳ
ai mà bạn đang giao dịch không thể lừa bạn bằng cách nói rằng họ chưa nhận được
tiền.
13

1.3.2. Ưu điểm của Bitcoin


a) Tính tiện lợi cao:
Một trong những đặc thù của tiền là tính tiện lợi, nghĩa là phải dễ mang theo và
sử dụng. Vì Bitcoin hoàn toàn là công nghệ kỹ thuật số, tất cả khoản tiền đều được giữ
trong một ứng dụng hoặc ví cứng.
Tiền điện tử giúp mọi người tự do gửi và nhận tiền chỉ bằng cách quét mã QR
hoặc là thông qua vài bước truy cập ví online. Hầu như không tốn bao nhiêu thời gian,
phí giao dịch không cắt cổ và tiền đi trực tiếp từ người này sang người khác mà không
cần bất kỳ sự tham gia của bên thứ ba nào. Tất cả điều bạn cần chỉ là kết nối với
Internet.
b) Kiểm soát:
Điều tuyệt vời về Bitcoin là đồng tiền này cho phép người dùng nắm quyền kiểm
soát các giao dịch của họ, tự chịu trách nhiệm lưu giữ số Bitcoin mà mình có bằng
cách không để khóa riêng tư bị mất. Không giống như Bitcoin, các ngân hàng có thể
đóng băng/khóa tài khoản của mọi người bất cứ khi nào họ muốn. Họ có quá nhiều
quyền kiểm soát đối với những người sử dụng ngân hàng, và họ đã lạm dụng quyền
lực của mình.
c) Không có trong PCI:
PCI viết tắt là Payment Card Industry (Ngành công nghiệp thẻ thanh toán). Các
sản phẩm của ngành công nghiệp này là ATM, thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, mạng lưới
POS và các dịch vụ liên quan. Nó bao gồm tất cả những tổ chức lưu trữ, phát hành thẻ
dữ liệu thanh toán. PCI có các quy định bảo mật nghiêm ngặt và hầu hết các thương
hiệu thẻ thanh toán lớn đều phải chấp hành.
Khi những quy định thống nhất có thể tốt đối với các công ty lớn, song, hệ thống
lại không xem xét cụ thể từng nhu cầu của cá nhân. Khi sử dụng Bitcoin, bạn không
cần phải tuân theo các quy chuẩn của PCI. Việc này cho phép người dùng có thể tham
gia vào các thị trường nơi mà thẻ tín dụng không có hoặc rủi ro lừa đảo rất là cao.
Vì thế, người dùng hạ thấp phí giao dịch, cơ hội mở rộng thị trường và giảm chi
phí vận hành sẽ mở ra.
d) Không thể bị làm giả:
Một trong những cách phổ biến nhất để làm giả trong thế giới kỹ thuật số là sử
dụng một đồng tiền hai lần, khiến cả hai giao dịch đều mang tính chất lừa đảo. Hiện
14

tượng này được gọi là “double spending” – lặp chi. Để giải quyết vấn nạn này, Bitcoin,
khác với những đồng tiền điện tử khác, sử dụng công nghệ Blockchain cùng nhiều cơ
chế đồng thuận khác để xây dựng nên một giao thức hoàn chỉnh.
e) Được chọn mức phí giao dịch:
Một lợi ích không thể tranh cãi trong mạng lưới Bitcoin là việc tự do chọn mức
phí giao dịch hoặc là thậm chí có thể không trả gì. Phí giao dịch được dành cho thợ
đào, chỉ sau khi một số block mới được hình thành. Thường thì người gửi sẽ trả toàn
bộ phí, khấu trừ phí này vào người nhận có thể bị coi là một giao dịch không hoàn tất.
Phí giao dịch là hoàn toàn tự nguyện và là động lực để thợ đào tiếp tục làm việc.
Cơ chế này cũng là nguồn thu nhập chính trong ngành khai thác tiền điện tử, mang lại
nhiều tiền hơn cho họ so với ngành công nghiệp đào truyền thống. Các hoạt động đào
Bitcoin sẽ dừng lại tại một thời điểm nào đó trong tương lai khi toàn bộ lượng Bitcoin
đã được đào lên.
Vì vậy, thị trường tiền điện tử sẽ có một dạng đánh đổi khác đó là chọn giữa chi
phí hoặc thời gian chờ đợi giao dịch. Phí giao dịch cao sẽ đồng nghĩa với thời gian
giao dịch nhanh, trong khi đó một số người dùng có thể chờ đợi để tiết kiệm tiền.
1.3.3. Nhược điểm của Bitcoin
Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, Bitcoin cũng tiềm tàng những “rủi ro” đáng
phải suy ngẫm.
a) Mức độ công nhận:
Tại nhiều quốc gia, Bitcoin được công nhận và hoàn toàn hợp pháp. Tuy nhiên,
một vài chính phủ vẫn chưa có khung pháp lý cụ thể đối với loại tài sản này, trong khi
số khác thì đã chọn cách ban hành lệnh cấm sử dụng nó.
b) Mất private key:
Private key là một mật khẩu hỗn hợp số và chữ dùng để truy cập vào ví Bitcoin.
Mất key này đồng nghĩa với việc mất tất cả số Bitcoin hiện có trong ví của bạn. Tuy
nhiên, hầu hết các ví hiện tại đều có cơ chế sao lưu dự phòng, và rõ ràng người dùng
nên làm như vậy trước khi sử dụng ví.
c) Hồ sơ tội phạm:
Một trong những mặt tối nhất của cách Bitcoin hoạt động như thế nào là bạn
không cần phải sử dụng danh tính của mình, bởi vì Bitcoin đã được đưa tin rất nhiều
vì bị tội phạm sử dụng. Bạn có thể đã nghe nói về “con đường tơ lụa” (Silk Road) hay
15

còn có tên gọi khác là “chợ đen”. Đây là một thị trường trên dark web - một phần ẩn
danh của Internet phải được mở bằng một trình duyệt đặc biệt.
Trên Silk Road, bạn có thể mua rất nhiều thứ bất hợp pháp và Bitcoin là loại tiền
tệ được sử dụng. Điều này rất tồi tệ đối với Bitcoin và một số chính phủ đã cố gắng
cấm sử dụng tiền ảo vì lý do này. Đó là ví dụ lớn nhất về cách mua Bitcoin có thể bị
lạm dụng, mặc dù, tội phạm có thể xảy ra với tất cả các loại tiền tệ.
d) Biến động cao:
Giá của Bitcoin liên tục tăng và giảm, trải qua nhiều vòng tuần hoàn và nhiều lần
vỡ bong bóng giá kinh điển. Sau những lần lập đỉnh giá cao ngất ngưỡng thì giá trị vốn
hóa của Bitcoin lại bị thổi bay rất nhanh. Giá trị của Bitcoin không thể dự đoán, giá
tăng nhanh và cũng giảm một cách chóng mặt. Đây sẽ là một điểm trừ rất lớn trong
mắt các nhà đầu tư.
e) Chưa được phát triển đầy đủ:
Một lý do khác khiến người ta thường lo ngại khi đầu tư vào Bitcoin là vì đồng
tiền này vẫn còn ở giai đoạn sơ khai. Quá trình phát triển các tính năng, công cụ và
dịch vụ mới vẫn đang diễn ra. Bitcoin có rất nhiều tiềm năng, tuy nhiên đó là tất cả
những gì ta có thể nói về đồng tiền này ở thời điểm hiện tại. Bitcoin vẫn còn một
chặng đường dài để đạt được tiềm năng đầy đủ. Giống như bất cứ đồng tiền nào ở giai
đoạn sơ khai, Bitcoin cần thời gian để giải quyết những vấn đề của nó.
1.4. Tình hình của Bitcoin trong 5 năm gần đây
Đầu năm 2017, Bitcoin đã tăng giá liên tục sau nhiều sự kiện bất ngờ trên thế
giới, bắt đầu từ Brexit, Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ và Ấn Độ đột ngột khai
tử tiền mệnh giá lớn. "Đó là một cơn bão sự kiện. Bất ổn đã khiến Bitcoin tăng giá",
Charles Hayter - nhà sáng lập kiêm CEO website so sánh giá tiền ảo CryptoCompare
nhận xét.Cùng với sự tăng giá liên tục đó, lần đầu tiên giá Bitcoin vượt giá vàng. Sức
tăng này được cho là nhờ nhu cầu lớn từ Trung Quốc, bất chấp giới chức nước này
cảnh báo tình trạng người dân dùng Bitcoin để chuyển tiền ra khỏi quốc gia.
Ngày 1 tháng 4 năm 2017, Nhật Bản đã công nhận Bitcoin là một phương thức
thanh toán chính thức.Sau đó, ngày 9 tháng 5 năm 2017, Úc đã bãi bỏ việc thu thuế đối
với Bitcoin và nó được đối xử như một loại tiền tệ cho mục đích thuế.
Ngày 21 tháng 8 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký phê duyệt đề án hoàn
thiện khung pháp lý để quản lý các loại tài sản số, tiền điện tử, tiền số, trong đó có
16

Bitcoin. Đây là tín hiệu chính thức từ phía Chính phủ rằng các giao dịch Bitcoin sẽ
được hợp pháp hóa bằng cách học hỏi kinh nghiệm quản lý của các nước tiên tiến
khác. Thời gian để các bộ ngành hoàn thiện đề án này là tháng 8 năm 2018.
Tháng 12 năm 2017: Khởi đầu ở mức khoảng 1.000 đô-la vào tháng 1/2017,
Bitcoin đã chứng kiến sự tăng giá siêu tốc lên gần tới 20.000 đô-la vào ngày 17 tháng
12/2017. Đợt tăng giá này đã củng cố vị trí của Bitcoin trong xu hướng chủ đạo, thu
hút sự chú ý của các nhà đầu tư tổ chức và chính phủ.
Ngày 10 tháng 12 năm 2017, sàn CBoE chính thức mở bán hợp đồng tương lai
Bitcoin. Sau đó 1 tuần, sàn Chicago Mercantile Exchange (CME - sở giao dịch quyền
chọn lớn nhất thế giới) cũng sẽ phát hành sản phẩm này. Sàn Nasdaq cũng thông báo
cũng sẽ triển khai dịch vụ này từ nửa đầu năm 2018.
Trung Quốc bắt đầu hạn chế giao dịch bằng bitcoin từ tháng 9 năm 2017, và lệnh
hạn chế hoàn toàn bắt đầu từ ngày 1 tháng 2 năm 2018. Giá Bitcoin sau đó giảm từ
9.052 đô la Mỹ xuống còn 6.914 đô la Mỹ vào ngày 5/2/2018. Tỷ lệ giao dịch bitcoin
bằng Nhân dân tệ giảm từ trên 90% vào tháng 9/2017 xuống còn dưới 1% vào tháng 6.
Ngày 2 tháng 5 năm 2018, Bộ Thông tin và Truyền thông ra quyết định 72-QĐ-
XPVPHC tịch thu tên miền bitcoin.vn vì lý do không liên quan tới giao dịch Bitcoin:
"thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội tại tên miền bitcoin.vn nhưng
không có giấy phép". Công ty Bitcoin Vietnam sau đó đã đổi địa chỉ dịch vụ của mình
tới tên miền bitcoinvn.io
Ngày 3 tháng 8 năm 2018, Intercontinental Exchange - chủ sở Sở giao dịch
chứng khoán NewYorl (NYSE) công bố hợp tác với Microsoft, Starbucks, Boston
Consulting Group để mở sàn giao dịch Bitcoin có tên là Bakkt vào tháng 11 năm 2018.
Mục tiêu là để dọn đường cho các nhà quản lý tiền lớn cung cấp các quỹ tương hỗ
Bitcoin, các quỹ hưu trí và các quỹ ETF như các khoản đầu tư được điều tiết cao.
Bakkt có khả năng đưa Bitcoin trở thành một kênh đầu tư chính thống dễ dàng tới tất
cả các nhà đầu tư tại phố Wall cũng như mọi người dân bình thường.
Biên độ giao dịch năm 2018 chủ yếu dao động từ 6.000 đến 9.000 USD. Sau một
năm kể từ ngày 18 tháng 12 năm 2017. Bitcoin đã bay hơi 84% giá trị của mình, ngày
18 tháng 12 năm 2018, nó có giá trị chỉ là 3.525,05 USD, theo Coindesk.
Nửa đầu năm 2019 là thời điểm tăng giá của hầu hết các tài sản tiền điện tử. Giá
Bitcoin sau năm 2018 ảm đạm đã tăng lên mốc 13.796 USD vào ngày 26 tháng 6 năm
17

2019. Vốn hóa thị trường tiền điện tử tổng thể đạt mức 366 tỷ USD. So với cùng kỳ
năm trước đã tăng 181%. Nửa cuối năm chứng kiến sự thay đổi hoàn toàn trong tâm lý
và hầu hết các tài sản tiền điện tử không thể giữ được mức tăng so với đầu năm. BTC
đã dao động quanh mức 7.200 USD và Vốn hóa thị trường tiền điện tử vào khoảng 193
tỷ USD.
Sự bùng nổ của đại dịch COVID-19 đã khiến hệ thống tiền pháp định bị ảnh
hưởng lớn. Thứ Năm ngày 12 tháng 3 năm 2020 được mệnh danh là ‘Thứ Năm đen
tối’. Thị trường tiền điện tử bất ngờ sụp đổ song song với các thị trường truyền thống.
Giá Bitcoin giảm một nửa trong vòng chưa đầy một ngày. Các quỹ trị giá hơn 1 tỷ
USD đã được đẩy ra thị trường vào ngày 12 tháng 3. Điều này gây ra một trong những
làn sóng bán tháo dữ dội nhất trong lịch sử thị trường tiền điện tử.
Tháng 5 năm 2020 còn là thời điểm thuật toán Bitcoin điều chỉnh. Những người
khai thác giải các bài toán phức tạp vì họ nhận được phần thưởng là Bitcoin được khai
thác trong hệ thống. Khoảng bốn năm một lần, phần thưởng này sẽ bị cắt giảm một
nửa. Và năm nay chính là sự kiện cắt giảm cuối cùng như vậy. Điều này dẫn đến
nguồn cung Bitcoin sẽ bị khan hiếm.Từ đó đến cuối tháng 7 giá trị của Bitcoin luôn ổn
định ở mức 9.000-10.000 USD bất chấp tình hình đại dịch COVID-19 phức tạp.
Vào cuối tháng 7, sau một thời gian dài chờ đợi. Sự khởi sắc của thị trường tiền
điện tử đã xuất hiện. Giá Bitcoin đã vượt ngưỡng 11.000 sau một thời gian dài tích lũy.
Nó diễn trong bối cảnh Văn phòng Cơ quan Kiểm soát Tiền tệ Mỹ cho phép các ngân
hàng nắm giữ tiền điện tử. Từ trước đến nay, các ngân hàng và quỹ truyền thống đã
tránh tham gia vào thị trường này. Do những lo ngại về quy định của cơ quan trên. Tuy
các ngân hàng có thể vẫn chưa có thời gian để phản ứng. Nhưng đà tăng Bitcoin đã bắt
đầu trước quyết định đó.
Vào đầu tháng 10/2020, Bitcoin đã tăng đều đặn trong nhiều tuần. Tin tức từ việc
mua Bitcoin trị giá 50 triệu USD của Square. Đồng thời là phát biểu của Chủ tịch Cục
Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ Jerome Powell. Phát biểu của ông mở đường cho việc áp
dụng CBDC ở Mỹ đã giúp Bitcoin vượt mốc 12.000 USD.
Cho đến ngày 18/11, giá Bitcoin đã tăng một cách bền vững lên mốc 18.000 USD và
vốn hoá thị trường phục hồi bằng với mức kỉ lục của giai đoạn tháng 2/2018.
Ngày 8 tháng 2 năm 2021, sau cuộc trao đổi giữa 2 tỉ phú Michael Saylor và Elon
Musk trên Twitter trước đó, Tesla công bố đã mua 1,5 tỷ đô la Mỹ Bitcoin trong hồ sơ
18

gửi lên SEC, hứa hẹn một chuỗi sự kiện chấp nhận Bitcoin từ các tập đoàn công nghệ
lớn khác.

Ngày 14 tháng 4 năm 2021, Coinbase - sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất ở
Hoa Kỳ, trở thành công ty đại chúng với mã COIN trên sàn giao dịch Nasdaq.

Ngày 12 tháng 6 năm 2021, bản nâng cấp Taproot chính thức được khoá để kích hoạt
vào tháng 11 năm 2021. Bản nâng cấp lớn nhất kể từ 2017 này giúp mạng lưới Bitcoin
hoạt động hiệu quả hơn, rẻ hơn, tăng tính riêng tư, và cho phép chạy được các hợp
đồng thông minh phức tạp hơn.

Ngày 7 tháng 9 năm 2021, El Salvador trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới
công nhận Bitcoin là một đồng tiền hợp pháp, đưa Bitcoin vào ngân khố quốc gia, và
bắt buộc tất cả doanh nghiệp trong nước chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin. Ngoài ra,
Chính phủ El Salvador sẽ tổ chức khai thác Bitcoin bằng năng lượng địa nhiệt
(geothermal) tái tạo và chi 150 triệu đô la Mỹ chỉ để mua Bitcoin.

Ngày 14 tháng 11 năm 2021, bản nâng cấp Taproot của Bitcoin chính thức
được kích hoạt tại block 709632, giúp đưa thêm một số dạng hợp đồng thông minh tới
Bitcoin, đồng thời giúp mạng lưới hoạt động hiệu quả, an ninh và bảo mật cao hơn.

Hiện tại, giá Bitcoin đang ở mức 49,685.40 Đô La Mỹ - tức bằng 1 tỷ 173 triệu
Việt Nam Đồng cho mỗi Bitcoin vào thời điểm 20h24’ ngày 12 tháng 12 năm 2021.

Vào quãng thời gian từ tháng 10/2021-2/2022, Bitcoin cũng có dấu hiệu trải qua
một quỹ đạo giá tương tự như giữa năm 2018. Cụ thể, biểu đồ tạo ra hai mức giá đỉnh
liên tiếp trong năm ngoái, gần 65.000 USDvào tháng 4 và 69.000 USD vào tháng 11.
Sau đó, giá đã điều chỉnh xuống dưới 33.000 USD vào đầu tháng 2/2022 và đang trong
giai đoạn hình thành một biểu đồ H&S khác.
19

CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG QUA LẠI GIỮA BITCOIN VÀ CÁC


YẾU TỐ VĨ MÔ CÓ LIÊN QUAN
2.1. Chính sách tiền tệ
2.1.1 Ảnh hưởng của Bitcoin đến chính sách tiền tệ
Tiền ảo nói chung và Bitcoin nói riêng đã và đang là xu thế trong quá trình phát
triển của các hình thái tiền tệ cũng như sự phát triển của khoa học công nghệ thông tin.
Với mức tăng 2.000% trong năm 2017, Bitcoin trở thành từ khóa tìm kiếm nổi bật nhất
toàn cầu và cả Việt Nam. Tiền ảo xuất hiện đã và đang tạo ra nhiều thách thức trong
việc kiểm soát dòng tiền, rủi ro phát sinh trong giao dịch tài chính và an toàn của hệ
thống ngân hàng. Đồng thời tiền ảo gây ra những tác động đến việc điều hành chính
sách tiền tệ của các Ngân hàng Trung ương trên thế giới.
Ngân hàng trung ương các nước bước đầu đã áp dụng các công nghệ tài chính
(Fintechs), đồng thời có những tuyên bố liên quan đến cơ hội cũng như thách thức của
tiền ảo đối với hệ thống tiền tệ và chính sách tiền tệ (Economist, 2016).
Dưới đây là những thách thức mà tiền ảo đặt ra đối với hoạt động điều hành
chính sách tiền tệ của các Ngân hàng Trung ương nói chung và với Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam hiện nay.
Thứ nhất, tiền ảo gây những ảnh hưởng đến mục tiêu kiểm soát lạm phát của
chính sách tiền tệ. Tiền ảo ra đời trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
năm 2008 (Nakamoto, 2008) và Bitcoin là đồng tiền ảo phổ biến nhất trong hệ thống
tiền ảo đang thu hút đông đảo mọi người quan tâm trong thời gian qua. Đồng tiền này
không bị kiểm soát bởi bất kỳ ai, kể cả Chính phủ hay những người tạo ra nó.
Giao dịch tiền ảo Bitcoin diễn ra đầu tiên vào 2009 và tỷ giá đầu tiên được công
bố bởi New Liberty Standard là 1 USD đổi được 1.309,03 Bitcoin. Gần 4 năm sau, vào
thời điểm đầu tháng 1/2013, giá giao dịch của 1 Bitcoin vào khoảng 13 USD.
20

Trong thời gian qua, giá của Bitcoin có sự biến động mạnh mẽ. Giá Bitcoin đã
tăng vọt từ gần 1000 USD từ đầu năm 2017 lên khoảng 20.000 USD ở cuối năm,
tương đương tốc độ tăng trưởng 2.000%/ năm. Tuy nhiên, Bitcoin sau đó lại mất đi
80% giá trị trong năm kế tiếp khiến cho hàng triệu nhà đầu tư phải đối diện với những
khoản thua lỗ khổng lồ. Nhưng dường như đó chỉ là phần đầu của câu chuyện, kể từ
giữa năm 2020 dưới tác động của đại dịch Covid-19, dòng tiền nhàn rỗi và nhu cầu từ
khắp nơi trên thế giới đã khiến giá Bitcoin chạm mức 50.000 USD vào đầu năm 2021.
Ngày 11/11/2021 Bitcoin lập kỷ lục vượt ngưỡng 69.000 USD.

Biểu đồ thể hiện sự biến động giá của Bitcoin từ năm 2017-2021
21

Tuy nhiên, mới đây nhất sự xuống giá đột ngột của Bitcoin khiến nhiều người
cho rằng thị trường tiền số vào kỳ ngủ đông, chưa biết khi nào phục hồi. Trong 10
ngày cuối tháng 5/2022 giá đồng tiền số phổ biến nhất thế giới vẫn ở quanh mốc 29-30
ngàn USD, chưa có dấu hiệu giảm hơn, hoặc trở lại mốc 39-40 ngàn USD hồi đầu
tháng này. Đồng coin lâu đời được dự báo sẽ về dưới 24.000 USD, có người đoán sẽ
xuống 18.000 USD. Thậm chí, một nhà phân tích khác còn cho rằng Bitcoin có thể
thủng đáy, về 8.000 USD.

Biểu đồ thể hiện sự biến động giá của Bitcoin tháng 5/2022
Theo phương trình trao đổi M.V = P.Y (Trong đó, M là lượng tiền, V là vòng
quay của tiền tệ, Y là mức sản lượng thực tế, P là giá), nếu như vòng quay tiền V và
sản lượng thực tế không Y đổi thì sự gia tăng mức cung tiền M sẽ kéo theo sự gia tăng
về mức giá P tức là lạm phát mà không có bất kỳ ảnh hưởng nào đối với nền kinh tế
thực (Franco, 2015).
Nghiên cứu của Franco cũng chỉ ra những ảnh hưởng có thể có của tiền ảo
Bitcoin tới chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Đó là, nếu tiền ảo
Bitcoin được sử dụng nhiều hơn sẽ dẫn đến sự gia tăng vòng quay của tiền và sự gia
tăng này có thể dẫn đến lạm phát (Franco, 2015).
Xét theo tiêu chí giá trị vốn hóa của tiền ảo Bitcoin so với tổng lượng tiền trong
lưu thông được phát hành bởi một số ngân hàng trung ương thì kết quả khá khác biệt.
Với Mỹ hay khu vực Liên minh châu Âu (EU), tiền ảo Bitcoin chiếm tỷ trọng khá
22

thấp, tương ứng là 2,5% và 2,1%. Tuy nhiên, nếu so với Thụy Điển, đất nước ít sử
dụng tiền mặt mà chủ yếu sử dụng thanh toán thẻ, online thì tỷ trọng lại rất lớn, lên tới
355%.

Trên thế giới, hầu hết các quốc gia đã có thông báo không chấp nhận Bitcoin là
phương tiện thanh toán hợp pháp và đưa ra các cảnh báo rủi ro cho người sử dụng
bitcoin như Thái Lan, Nga, Pháp, Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, Nauy,... đều
không thừa nhận Bitcoin là một đồng tiền hợp pháp được lưu thông trên thị trường.
Trong bối cảnh phần lớn các quốc gia đã có tuyên bố liên quan đến tiền ảo hoặc
tiền ảo Bitcoin, về việc sử dụng Bitcoin như là một loại tiền tệ hoặc phương tiện thanh
toán, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có ý kiến như sau: Theo các quy định của pháp
luật hiện hành về tiền tệ và ngân hàng, Bitcoin (và các loại tiền ảo tương tự khác)
không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam.
Do vậy, việc sử dụng Bitcoin (và các loại tiền ảo tương tự khác) làm phương tiện
thanh toán không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Các tổ chức tín dụng không
được phép sử dụng Bitcoin (và các loại tiền ảo tương tự khác) như một loại tiền tệ
hoặc phương tiện thanh toán khi cung ứng dịch vụ cho khách hàng.
Việc sở hữu, mua bán, sử dụng Bitcoin (và các loại tiền ảo tương tự khác) như
là một loại tài sản tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho người dân và không được pháp luật bảo
vệ. Do vậy, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khuyến cáo các tổ chức, cá nhân không
nên đầu tư, nắm giữ, thực hiện các giao dịch liên quan đến Bitcoin và các loại tiền ảo
tương tự khác.
23

Ngân hàng Nhà nước đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 80/2016/NĐ-
CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2012/NĐ-CP về thanh toán
không dùng tiền mặt, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 96/2014/NĐ-CP về xử
phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Theo đó, Bitcoin và các
loại tiền ảo khác được xác định không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp. Ngoài
ra, hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng tiền ảo cũng là không hợp pháp. Những hành
vi vi phạm có thể đối mặt với mức xử phạt hành chính lên đến 200 triệu đồng.
Bất chấp những cảnh báo của Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan chức năng,
trong thực tế hiện hiện nay, tiền ảo tại Việt Nam đang có những biến tướng khá phức
tạp như mô hình kinh doanh đa cấp dưới hình thức kêu gọi đầu tư tiền ảo. Có rất nhiều
doanh nghiệp toàn cầu tại Việt Nam cho phép người Việt Nam thanh toán bằng
Bitcoin đối với dịch vụ của họ, tiêu biểu như: Dịch vụ nạp thẻ điện thoại BitRefill,
dịch vụ mua vé máy bay, đặt khách sạn và thuê ô tô tại Expedia, mua hàng trực tuyến
tại OverStock, OpenBazaar hoặc tại các Dark Net Market, mua thẻ quà tặng tại Gyft,
mua tên miền và dịch vụ máy chủ tại NameCheap, mua VPN tại BitVPN, mua quần áo
thời trang tại ASOS và một loạt các dịch vụ nhỏ khác tại Fiverr...
Mặc dù, chưa có số liệu chính xác về giá trị tiền ảo và tỷ lệ giá trị của loại tiền
này trong lưu thông tại Việt Nam nhưng sự “góp mặt” của loại tiền này trong thanh
toán, đầu tư... dường như đã ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan chức năng và khả
năng sẽ khiến mục tiêu kiểm soát lạm phát của Ngân hàng Nhà nước trở nên khó khăn
hơn.
Thứ hai, tiền ảo gây khó khăn trong việc kiểm soát mức cung tiền. Nền tảng
công nghệ đã giúp việc thu thập thông tin và mạng lưới giao dịch nhanh hơn, rẻ hơn.
Điều này tạo động lực cho kinh tế chia sẻ và cho phép các tổ chức tài chính công nghệ
nắm bắt một số hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Ví dụ, công nghệ blockchain có thể tạo nền tảng cho vay với độ tin cậy rất cao
cho các giao dịch phân cấp, cho dù giao dịch đó được xác định bằng đồng tiền pháp
định hay đồng tiền ảo.
Điều này tạo ra thách thức không nhỏ cho các ngân hàng trung ương (Raskin và
Yermack, 2016). Cụ thể, với lợi thế cơ bản trong giao dịch tiền ảo là các hợp đồng
thông minh, giải quyết các giao dịch giữa hai bên độc lập mà không cần một bên thứ
24

ba thì tiền ảo mang bản chất phi tập trung phá vỡ các kênh giao dịch tiền tệ bình
thường.
Khác với việc cung cấp các khoản tiền pháp định được dựa trên quyết định của
nhà hoạch định chính sách tiền tệ thì việc cung cấp tiền điện tử về nguyên tắc không
chịu sự can thiệp của con người, đồng thời được điều chỉnh dựa trên các kết quả có thể
kiểm chứng được.
Với đồng tiền pháp định do ngân hàng trung ương phát hành làm phương tiện
thanh toán cho nền kinh tế. Khối lượng phát hành tiền do ngân hàng trung ương quyết
định căn cứ vào nhu cầu của nền kinh tế. Vì vậy, ngân hàng trung ương dễ dàng kiểm
soát lượng tiền pháp định.
Ở một mức độ nào đó, sự tồn tại của tiền ảo tương tự như tình trạng nền kinh tế
bị USD hóa. Cầu đối với loại tiền này được hỗ trợ bởi sự thiếu niềm tin vào các đồng
tiền pháp định hay ý muốn chủ quan của các bên giao dịch muốn ẩn danh tính của họ.
Và khi các khoản thanh toán sử dụng tiền ảo được diễn ra nhiều hơn thì nhu cầu tiền
mặt và dữ trữ tiền do ngân hàng trung ương phát hành sẽ ít đi; đồng thời có thêm một
lượng tiền ảo từ bên ngoài vào làm gia tăng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế.
Tiền ảo trong một số trường hợp được sử dụng thanh toán thay thế cho tiền pháp định
sẽ ảnh hưởng tới bảng cân đối tiền tệ của ngân hàng trung ương, qua đó tác động đến
chính sách tiền tệ (Kastelein, 2017).
Có thể xem xét sự tác động của tiền ảo tới bảng cân đối của ngân hàng trung
ương trong mối tương quan với bảng cân đối của các chủ thể kinh tế (doanh nghiệp, hộ
gia đình, tổ chức kinh tế) và các ngân hàng thương mại.

Khi giao dịch tiền ảo tăng trưởng hay tiền ảo được sử dụng như một phương
tiện trao đổi thì các hộ gia đình sẽ giảm lượng tiền mặt nắm giữ, tiền có xu hướng trở
lại hệ thống ngân hàng. Từ đó, thu nhập từ phát hành tiền của ngân hàng trung ương sẽ
giảm.
25

Một điều chỉnh khác cũng có thể xảy ra, đó là các hộ gia đình sẽ giảm lượng
tiền gửi ngắn hạn mà họ thường sử dụng để chi trả thanh toán các khoản chi phí bằng
thẻ tín dụng hay các giao dịch ngân hàng bên cạnh việc nắm giữ ít tài sản tài chính như
chứng khoán hơn khi họ xem tiền ảo là một loại tài sản mới.
Từ đó, tiền gửi có xu hướng co lại và nhu cầu tiền gửi của các ngân hàng tại
ngân hàng trung ương cũng có xu hướng giảm dẫn đến quy mô bảng cân đối ngân
hàng trung ương nhỏ hơn và do đó thu nhập từ phát hành tiền cũng ít đi.
Sự khác biệt của đồng tiền ảo với đồng tiền pháp định, chính là một thách thức
lớn cho thực thi chính sách tiền tệ. Bởi để thực thi chính sách tiền tệ hiệu quả thì một
trong những điều kiện quan trọng là ngân hàng trung ương phải kiểm soát và thống kê
được toàn bộ lượng tiền tệ lưu thông trong quốc gia.
Nhưng thực tế hiện nay, ngân hàng đang khó khăn trong việc thống kê các loại
đồng tiền ảo vào tổng phương tiện thanh toán, do thanh toán bằng tiền ảo có thể được
thực hiện mà không cần có sự tham gia của bên trung gian như ngân hàng.
Thứ ba, một số hệ lụy khác. Tiền ảo với những vụ đầu tư, lừa đảo còn gây ra
những hệ lụy khác ảnh hưởng đến hiệu quả chính sách tiền tệ. Ma lực của tiền ảo đã
lôi kéo không ít người vào kênh đầu tư với hy vọng mức lợi nhuận “khủng” nhưng khi
rớt giá nhanh chóng, tiền ảo đã tạo nên sự hỗn loạn trong xã hội, gây bất ổn kinh tế vĩ
mô.
Một bộ phận công chúng bỏ thời gian, công sức vào kinh doanh tiền ảo mà
không được pháp luật thừa nhận, sản phẩm họ làm ra không được tính trong GDP, làm
giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Hậu quả nữa là tín dụng đen, dẫn đến lãi suất thị trường bị đẩy lên, nguy cơ nợ
xấu gia tăng, đi ngược với nỗ lực của ngân hàng trung ương về chính sách tín dụng
phục sản xuất lưu thông hàng hóa, hạ mặt bằng lãi suất, cải thiện tình trạng nợ xấu...
2.1.2 Ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đến giá của Bitcoin.
Lượng cung tiền tệ (Money Supply) hay cung ứng tiền tệ là khái niệm chỉ lượng
tiền mặt được đưa vào nền kinh tế và lưu thông. Cung ứng tiền tệ có các quy mô khac
nhau (H, M1, M2, M3…). Trong đó, Suppy M1 là lượng tiền mặt cộng tiền gửi không
kỳ hạn. Supply M1 còn được gọi là cung tiền giao dịch.
26

So sánh M1 Supply và giá Bitcoin.

Thắt chặt tiền tệ là nổ lực giảm lượng tiền trong lưu thông nhằm giảm mức lạm
phát. Một số biện pháp như phát hành trái phiếu, kiểm soát cho vay bằng lãi suất…
Giai đoạn này được biểu thị bằng mũi tên màu cam.
Ngược lại với thắt chặt tiền tệ là nới lỏng tiền lệ (mua lại trái phiếu, thay đổi lãi
suất cho vay…). Giai đoạn này biểu thị bằng mũi tên màu xanh lá cây.
Từ đó, nếu nhìn cả một chu kỳ lớn tính bằng năm sẽ nhận thấy mỗi lần FED “in
tiền” (hiểu như là nới lỏng tiền lệ) thì giá Bitcoin cũng tăng. Và việc thắt chặt tiền tệ
cũng song song với đà giảm của giá Bitcoin.
Tuy nhiên, mối tương quan giai đoạn trước 2020 không như bây giờ.

Hệ số tương quan giữa M1 Supply và gía Bitcoin


27

Tình hình từ sau 2020 hoàn toàn khác hẳn. FED trở thành một “máy in tiền”
đúng nghĩa. Lượng cung tiền tệ dồi dào chưa từng có khiến cho không chỉ Mỹ và hầu
hết các quốc gia đều lên tiếng về tình trạng lạm phát.
Bitcoin chịu ảnh hưởng chung khi lượng tiền mới chảy vào và từ đó mối tương
quan giữa giá Bitcoin và M1 Suppy liên tục dương và cao trong gần hai năm liền.
Từ đầu năm 2020 đến nay, hệ số tương quan thậm chí đã có lúc tăng đến mức
0.77. Điều đó khiến cho chúng ta cần đặt câu hỏi: Bitcoin là hàng rào chống lạm phát
hay Bitcoin cũng chỉ là “nạn nhân” của lạm phát?
Khi FED có những động thái về việc nâng lãi suất, giá Bitcoin bắt đầu có những
biến động tiêu cực tương tự các tài sản khác. Từ đó, có thể thấy khi lượng cung tiền tệ
bị thắt chặt thì các tài sản như Bitcoin cũng đối diện với rủi ro suy giảm.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều quan điểm ủng hộ Bitcoin như một hàng rào chống lạm
phát. Điều này đẩy Bitcoin vào tình thế của một phép thử lớn sắp xảy ra.
2.2. Thuế
Bitcoin và các đồng tiền ảo khác ngày càng trở nên phổ biến. Đặc biệt là những
năm gần đây, giá trị các đồng tiền số. Cũng như mức độ ảnh hưởng, phổ biến của
chúng càng lan rộng hơn. Và lợi nhuận đem lại từ hoạt động “Kinh doanh tiền ảo” trên
các sàn giao dịch trực tuyến không hề nhỏ. Vì vậy, những thông tin về việc thu thuế
Bitcoin gần đây cũng được dấy lên.
Tình trạng pháp lý của Bitcoin về cơ bản khác nhau giữa các quốc gia và trong
nhiều trường hợp vẫn chưa xác định hoặc thay đổi liên tục. Trong khi các nhà quản lý,
ngân hàng trung ương và thẩm phán liên bang đều có ý kiến khác nhau về cách phân
loại Bitcoin, cho dù là tiền tệ hay hàng hóa, hầu hết họ dường như đồng ý rằng giao
dịch Bitcoin là quá trình có thể sinh ra lợi nhuận, cần phải thu thuế với khoản lợi
nhuận này.
Cho dù những khung pháp lý dành riêng cho hoạt động: Kinh doanh, mua bán,
quản lý… Tiền ảo, tài sản ảo chưa được ban hành một cách rõ ràng. Tuy nhiên, lỗ
hổng pháp lý với các loại tiền này vẫn đang được các nước cố gắng "lấp" bằng các quy
định mới, đặc biệt là về thuế. Dưới đây là tổng quan ngắn gọn về các phương pháp tính
thuế Bitcoin ở Hoa Kỳ, EU, Nga, và Việt Nam.
28

2.2.1. Đối với Hoa Kỳ


Tiền điện tử cần phải bị đánh thuế như một loại tài sản - theo Sở Thuế vụ Liên
bang Hoa Kỳ (IRS). Nếu bạn sử dụng tiền ảo để giao dịch thì điều này đồng nghĩa với
việc rằng bạn đang bán đi loại tài sản này. Tuy nhiên, nếu người sử dụng nhận được
thanh toán bằng Bitcoin thì số tiền đó sẽ được xem xét như một khoản thu phải chịu
thuế. Trên thực tế, hầu hết tất cả các giao dịch bằng tiền ảo tại Hoa Kỳ đều phải đăng
ký và có thể bị đánh thuế.
Tuy rằng Bitcoin và các loại tiền điện tử khác được gọi là tiền ảo nhưng chúng
lại có tác động tương đối đáng kể đến yếu tố thuế trong nền kinh tế. Những cá nhân
hay tổ chức nợ thuế sẽ phải đối mặt với cả tiền lãi và tiền phạt, thậm chí bị truy cứu
trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp.
Tất cả những khoản lợi nhuận mà các nhà đầu tư kiếm được từ những khoản
đầu tư tiền mã hóa hoặc các khoản thanh toán thu nhập sẽ được tính vào tổng thu nhập
cá nhân của nhà đầu tư đó. Nếu giá trị của khoản đầu tư cho tiền ảo tăng vào thời điểm
tài sản này được bán đi thì khoản thu của người bán sẽ bị đánh thuế như thu nhập
thông thường. Thuế suất lợi tức vốn sẽ được đánh lên tài sản này nếu trong trường hợp
thời gian đầu tư dài hơn một năm.
Bitcoin hiện được là một trong những loại tài sản có tính chất thị trường tự do
thuần khiết nhất vì được giao dịch tự do với khối lượng rất lớn trên toàn cầu mà không
bị kiểm soát. Không giống như thẻ tín dụng, chi phí gửi Bitcoin hoàn toàn tự nguyện
trả bởi người gửi. Phí gửi Bitcoin càng cao thì giao dịch đó càng được mạng lưới ưu
tiên xử lý trước. Phí thanh toán bằng Bitcoin rẻ hơn rất nhiều so với việc thanh toán
thẻ tín dụng hoặc chuyển khoản. Chi phí gửi tiền qua Bitcoin không phụ thuộc số
lượng gửi, giúp cho Bitcoin trở nên rất hấp dẫn với những người muốn gửi tiền số
lượng lớn vì có thể giảm được một lượng lớn tiền thuế phải đóng, nhưng lại trở nên bất
lợi đối với các khoản thu của chính phủ.
Vào quý II của năm 2021, khi Bitcoin đối diện với một làn sóng biến động giá
do tác động của dịch Covid -19, những nhà đầu tư có thể bán tiền ảo để xác nhận lỗ,
sau đó sử dụng số lỗ này để giảm thậm chí xoá toàn bộ phần lãi ở những khoản đầu tư
mà họ đang lãi. Sau đó, họ có thể nhanh chóng mua lại số tiền ảo mà họ đã bán để
không bỏ lỡ cơ hội bắt đáy, rồi chờ giá tiền ảo tăng mạnh trở lại mà không phải chịu
thêm khoản thuế đánh trên lợi nhuận mà họ thu được. Điều này đã tạo điều kiện cho
29

những các nhân, tổ chức giàu ở Mỹ có thể né thuế, đây chính là một lỗ hổng trong việc
đánh thuế đồng tiền điện tử bởi IRS đánh thuế đối với tiền ảo như tài sản chứ không
coi chúng như một loại chứng khoán.
Theo các chuyên gia, các nhà chức trách Hoa Kỳ có thể loại bỏ lỗ hổng thuế
này trong tương lai. Tuy vậy, những giao dịch đã diễn ra từ trước khi có quy định mới
thì vẫn khó có thể thay đổi được, điều này tạo ra một khoản mất mát về đáng kể về
thuế và thất thu cho ngân sách nhà nước.
2.2.2. Đối với Liên minh châu Âu
Theo chỉ thị số 2108/843 ngày 30/05/2018 của Liên minh châu Âu liên quan
đến phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố đã định nghĩa tiền ảo là một biểu hiện của
giá trị dưới dạng số. Loại tiền này không được một ngân hàng trung uong hay một cơ
quan nhà nước nào phát hành hoặc đứng ra bảo đảm, nó không gắn liền với một đồng
tiền pháp định nào và không có địa vị pháp lý của tiền tệ, nhưng được chấp nhận thanh
toán bởi cá nhân hoặc pháp nhân như là phương tiện trao đổi và có thể được chuyển
đổi, lưu trữ hay giao dịch.
Trong năm 2015, tòa án tối cao của Liên minh châu Âu (ECJ) xác định rằng
các giao dịch trong Bitcoin sẽ không bị tính thuế giá trị gia tăng liên quan đến các quy
định pháp lý cho các giao dịch trong các khoản tiền gửi ngân hàng, tiền xu và tiền tệ
làm phương tiện thanh toán. Tuy rằng các giao dịch Bitcoin không phải chịu thuế giá
trị gia tăng nhưng họ có thể phải chịu các loại thuế khác, ví dụ như thu nhập hoặc lợi
nhuận từ vốn. Bitcoin được đối xử khác biệt với mục đích đánh thuế tùy thuộc vào
nước thành viên của Liên minh châu Âu.
Trong khi Liên minh châu Âu có cách nhìn nhận không mấy tích cực về đồng
tiền ảo Bitcoin và các loại tiền điện tử khác, thì Đức là quốc gia khá cởi mở trong thị
trường tiền kỹ thuật số. Vào năm 2018, tại Đức, đồng tiền ảo đã chính thức được đối
xử như một loại tiền tệ. Bộ Tài chính Đức đã đưa ra động thái mới vào quý II năm
2022, tiết lộ về chính sách thuế đối với các khoản thu nhập từ tiền điện tử. Ở Đức, tiền
điện tử được coi là tài sản tư nhân, vì vậy thuế thu nhập cá nhân được đánh nhiều hơn
là thuế lãi vốn; và điều đặc biệt là Đức chỉ đánh thuế tiền điện tử nếu nó được giao
dịch (mua và bán) trong cùng một năm. Đơn vị tiền tệ ảo phải chịu thuế hai mươi lăm
phần trăm cho phần tăng vốn, thuế chỉ phải trả trong trường hợp lợi nhuận Bitcoin
30

được tích lũy trong quá trình một năm sau khi nhận được đồng tiền ảo. Do đó những
người đóng thuế giữ Bitcoin trong hơn một năm không phải chịu thuế thu nhập từ lãi.
2.2.3.Đối với Nga
Kể từ tháng 01/2021, tiền điện tử đã được chấp nhận tại Nga, sáu tháng sau khi
Tổng thống Nga Vladimir Putin ký điều luật cho phép công dân mua và bán tiền số.
Động thái này đã đưa thị trường tiền số ra khỏi “vùng xám” trong luật tài chính. Tuy
nhiên, điều luật này không công nhận tiền số là tiền tệ hợp pháp, đồng thời cấm các
doanh nghiệp chấp nhận quy đổi tiền số ngang bằng với đồng ruble Nga.
Một báo cáo của Đại học Cambridge đã tiết lộ Nga là nhà khai thác Bitcoin lớn
thứ ba thế giới, sau Mỹ và Kazakhstan vào hồi tháng 08/2021. Theo kênh truyền hình
RT, chi phí năng lượng tương đối thấp của Nga cùng khí hậu mát mẻ ở các vùng Viễn
Đông dường như đã thu hút những người khai thác Bitcoin, và thậm chí cho phép các
công ty sử dụng nguồn điện dư thừa để hưởng lợi từ giá Bitcoin tăng vọt.
Theo hãng tin Bloomberg, Điện Kremlin ước tính thị trường tiền điện tử Nga
hiện có giá trị hơn 214 tỷ USD, chiếm khoảng 12% tổng giá trị vốn hóa thị trường tiền
điện tử (2022).
Vào tháng đầu năm 2022, ngân hàng trung ương của Nga đã đề xuất một lệnh
cấm hoàn toàn đối với các đồng tiền điện tử trong nước. Cơ quan này cho rằng việc
phát hành, lưu thông, trao đổi và mua bán tiền ảo nên bị cấm để ngăn chặn các trường
hợp tội phạm thực hiện các hành vi gian lận hay rửa tiền. Tuy nhiên, đề xuất này đã bị
các bộ ngành khác trong chính phủ Nga, bao gồm Bộ Tài chính, bác bỏ. Thay vào đó,
họ đề xuất phương án ban hành luật để chính phủ nắm giữ quyền kiểm soát nhiều hơn.
Theo báo The Bell có trụ sở tại thủ đô Moscow, các nhà nghiên cứu đã đề xuất
đánh thuế các loại tiền điện tử và cho rằng chính sách này sẽ giúp chính phủ thu được
hàng nghìn tỷ ruble (ước tính khoảng 13 tỷ USD/năm). Chính sách thuế có thể được áp
dụng đối với các sàn giao dịch cũng như thu nhập từ các khoản đầu tư.
2.2.4. Đối với Việt Nam
Tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy
định tiền ảo là hàng hóa, dịch vụ sử dụng phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh và tiêu
dùng tại Việt Nam, và cũng chưa có khung pháp lý dành cho các hoạt động kinh doanh
mua bán và quản lý tiền ảo.
31

Ngày 21/07/2017, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã gửi Công văn số
5747/NHNN-PC đến văn phòng chính phủ, trả lời về vấn đề tiền ảo như sau: "Tiền ảo
nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng không phải là tiền tệ và không phải là phương
tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Việc phát hành, cung
ứng và sử dụng tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng (phương tiện thanh
toán không hợp pháp) làm tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm”. Như
vậy, tại thị trường Việt Nam tiền ảo không được xem là tiền tệ và có chức năng như
tiền tệ.
Đứng dưới góc độ Thuế để xác định các cá nhân và doanh nghiệp tham gia đầu
tư hay kinh doanh tiền ảo thì điều này tương đối phức tạp và có khá nhiều sắc thuế sẽ
áp dụng lên các đối tượng khác nhau, cụ thể:
 Đối với cá nhân kinh doanh tiền ảo: Theo quy định của thông tư 92/2015,
các tổ chức phát hành những loại tiền ảo có thu nhập tại Việt Nam thông
qua việc các cá nhân hay tổ chức ở trong nước thực hiện thanh toán để nắm
giữ tài sản này sẽ chịu các loại thuế tại thị trường Việt Nam, với mức thuế
suất hiện hành đối với loại hình mua/bán tài sản là 1% trên tổng giao dịch
mua vào.
 Đối với tổ chức kinh doanh tiền ảo: Theo quy định tại Luật thuế TNDN số
32/2013/QH13 quy định thuế TNDN áp dụng đối với tổ chức sản xuất kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định thì phải chịu
mức thuế 20%. Do đó, các tổ chức có hoạt động kinh doanh tạo ra lợi nhuận
từ tiền ảo sẽ phải chịu mức thuế suất hiện hành tương tự như mọi hoạt động
kinh doanh tạo thu nhập khác.
Ngoài mức thuế trên, tương tự các cá nhân thì tổ chức kinh doanh khi nắm giữ
tài sản này sẽ chịu thuế nhà thầu 1% trên tổng giá trị mua vào mỗi khi thực hiện các
giao dịch nắm giữ tài sản tiền ảo.
 Đối với các cá nhân, tổ chức đầu tư đào tiền ảo: Sau khi trừ đi các chi phí
phục vụ công tác khai thác tiền ảo, nếu có hóa đơn, chứng từ đầy đủ và có
thu nhập lớn hơn 100 triệu đồng/năm thì sẽ phải chịu các loại thuế giá trị gia
tăng và thuế thu nhập cá nhân theo quy định tại thông tư 92/2015/TT-BTC.
Tuy nhiên, đối với tổ chức thì đây được xem là hoạt động không liên quan tới
hoạt động sản xuất kinh doanh, các chi phí đầu vào có đầy đủ hóa đơn chứng từ theo
32

quy định cũng sẽ không được xem là chi phí được trừ khi tính thuế, do đó, toàn bộ thu
nhập tạo ra từ việc khai thác tài sản này sẽ đánh thuế 20% theo quy định hiện hành.
Nhìn chung, hoạt động kinh doanh và đầu tư tiền ảo đang có nhu cầu rất lớn và
hiện thu hút được rất nhiều cá nhân và tổ chức tham gia, tuy nhiên do tính hợp pháp
của tiền ảo chưa được thông qua, bởi vậy có thể làm cho ngân sách nhà nước mất đi
nguồn thu lớn từ hoạt động này.
2.3. Lạm phát
Trong kinh tế vĩ mô, lạm phát là hiện tượng xảy ra khi mức giá chung của các loại
hàng hóa và dịch vụ tăng lên một cách liên tục theo thời gian, hay còn gọi là hiện
tượng đồng tiền mất giá. Khi đó, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ
hơn so với trước đây nên sức mua của một đơn vị tiền tệ sẽ giảm xuống.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lạm phát là khi một quốc gia có tốc độ “in tiền”
tăng mạnh, điều đó sẽ làm lượng tiền lưu thông trên thị trường tăng nhanh đột ngột
hơn tốc độ sản xuất hàng hóa hay dịch vụ.
Theo nhà kinh tế học Milton Friedman: “Lạm phát là một hiện tượng tiền tệ có thể
được tạo ra ở mọi nơi, mọi lúc khi lượng tiền trong nền kinh tế tăng nhanh so với số
hàng hoá và dịch vụ sản xuất được”.
Điều này đã và đang là vấn đề nhức nhối mà thị trường tài chính đang phải đối
mặt bởi nó có sức ảnh hưởng lớn đến toàn bộ nền kinh tế, nếu không biết cách đối phó
với lạm phát thì nó sẽ gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho nền kinh tế toàn cầu.
2.3.1. Mối quan hệ giữa lạm phát và giá của bitcoin
Đại dịch COVID-19 đã gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với nền kinh tế nói
chung và thị trường tài chính nói riêng buộc các ngân hàng trung ương phải cung cấp
các gói kích thích khổng lồ cho các doanh nghiệp để cứu nền kinh tế, điều này đã làm
cho lượng cung tiền trên thị trường tăng lên nhanh chóng, đẩy giá cả hàng hóa và dịch
vụ tăng theo dẫn đến tình trạng lạm phát diễn ra. Bên cạnh đó, nền kinh tế thế giới
đang trong chu kỳ các ngân hàng trung ương miễn cưỡng rút tiền ra khỏi nền kinh tế
và cuối cùng lại phải bỏ vào thêm. Kết quả là, chu kỳ in tiền đã tạo ra tác động đến giá
Bitcoin.
Với nguồn cung hữu hạn (khoảng 21 triệu Bitcoin) thì có lẽ nhu cầu sử dụng
Bitcoin và nguồn cung tiền tệ trong nền kinh tế sẽ là những yếu tố chính ảnh hưởng
đến giá của Bitcoin. Theo công bố của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) vào ngày 23/5
33

cho thấy 46% người Mỹ đầu tư vào tiền ảo có thu nhập từ 100.000 USD trở lên trong
năm ngoái. Trong cuộc khảo sát của Finder (cuộc khảo sát khoảng 42.000 người trên
27 quốc gia), Việt Nam chiếm 41% số người có sử dụng đồng tiền mã hóa (trong số
những người được hỏi) và hiện đang chiếm vị trí thứ nhất, trong đó có 20% số người
đã mua Bitcoin.

Bảng 3. Khảo sát 27 quốc gia có tỷ lệ người dùng tiền mã hóa của Finder
34

Một cuộc khảo sát gần đây cũng chỉ ra rằng 14% người Mỹ đã đầu tư vào
Bitcoin. Nhìn chung có thể lập luận rằng nhu cầu sử dụng Bitcoin ngày càng tăng, điều
này có thể làm tăng giá Bitcoin.
Theo nghiên cứu của Blau, B. M., Griffith, T. G., & Whitby, R. J. (2021) cho
thấy rằng, sự gia tăng bất ngờ của giá Bitcoin có liên quan đến sự gia tăng đáng kể và
liên tục trong tỷ lệ lạm phát kỳ hạn. Các chuyển động của Bitcoin báo trước những
thay đổi về lạm phát dự kiến. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà quản lý
đầu tư và các nhà hoạch định chính sách.
2.3.2. Liệu Bitcoin có thể thay thế vàng và trở thành một tài sản trú ẩn an toàn?
Những năm gần đây, vàng được xem là tài sản trú ẩn an toàn cho các nhà đầu tư
khi mà thị trường đang trong giai đoạn căng thẳng hoặc bất ổn. Lúc này hầu hết các tài
sản đều tụt giá, chính vì thế mà tài sản trú ẩn an toàn sẽ là lựa chọn đúng đắn cho các
nhà đầu tư khi nó được kỳ vọng sẽ giữ nguyên giá trị hoặc thậm chí tăng giá trị trong
giai đoạn hỗn loạn của thị trường và điều đó sẽ bảo vệ các nhà đầu tư trong thời kỳ
khủng hoảng. Theo mô hình của Baur và McDermott (2010), Baur và Locey (2010),
nghiên cứu thực hiện trên chuỗi dữ liệu cổ phiếu có khối lượng lớn, đồng đôla (USD)
và một danh mục kết hợp hai tài sản này. Kết quả cho thấy vàng là một tài sản trú ẩn
an toàn cho các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán và thị trường ngoại tệ khi thị
trường biến động ở mức trung bình. Vàng cũng có thể được xem là công cụ phòng
ngừa rủi ro mà các nhà đầu tư Việt Nam sử dụng trong danh mục đầu tư của mình.
Trong đại dịch COVID-19 gần đây, nhiều điểm chung giữa Bitcoin và vàng đã
đặt ra câu hỏi liệu Bitcoin có thể phòng ngừa lạm phát hay cung cấp một nơi trú ẩn an
toàn như vàng hay không? Theo nghiên cứu của Blau, B. M., Griffith, T. G., và
Whitby, R. J. (2021) đã cho thấy rằng Bitcoin có thể hoạt động như một hàng rào
chống lại lạm phát kỳ vọng. Điều này rất quan trọng đối với các chuyên gia đầu tư tìm
kiếm biện pháp bảo vệ rủi ro lạm phát.
Trong bối cảnh hiện tại, sự ra đời của Bitcoin dường như đang trở nên hấp dẫn
hơn trong mắt các nhà đầu tư với vai trò là một công cụ để phòng chống lạm phát:
Thứ nhất, trong bối cảnh các chính phủ “bơm tiền” như hiện tại, mức lạm phát ở
Mỹ đã vượt năm 2008 - năm diễn ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Thứ hai, mức ROI của vàng kể từ đầu năm tới nay là khoảng - 4%, kể từ hồi đạt
đỉnh trong năm 2011 thì vàng cũng chưa vượt được mức giá này.
35

Thứ ba, với sự nổi lên của Bitcoin, dường như các nhà đầu tư đang dần trở nên
hứng thú hơn với tài sản này so với vàng trong bối cảnh các nền kinh tế bất ổn (Market
cap nhỏ hơn 12.3 lần so với vàng và dường như các chính phủ vẫn đang chưa thể kiểm
soát được loại tài sản này)
Thứ tư, Bitcoin cũng đặt những nền móng đầu tiên cho công nghệ Blockchain, hay
DeFi phát triển tạo nên một hệ sinh thái khổng lồ như hiện nay.
Bên cạnh đó, Bitcoin còn có một số ưu điểm hơn hẳn vàng đó là: Bitcoin không
thể bị làm giả (do công nghệ Blockchain); lưu trữ Bitcoin ít tốn kém hơn vàng; dễ
dàng di chuyển xuyên biên giới với một mức chi phí cực rẻ; mức độ “nằm ngoài hệ
thống của nhà nước” cao hơn rất nhiều so với vàng. Chính vì vậy mà Bitcoin được gọi
là “Digital Gold” hay vàng kỹ thuật số, nhiều người dự đoán có thể trở thành tài sản
trú ẩn an toàn khi mà các nhà đầu tư lựa chọn như một giải pháp thay thế vàng trong
danh mục tài sản phòng tránh lạm phát.
Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng giá cả của Bitcoin quá biến động và điều đó
không đúng để khẳng định rằng nó là một loại tài sản phòng tránh lạm phát. Vàng đã
chứng kiến một mức tăng khiêm tốn trong 6 tháng cuối năm 2021 khi lo ngại lạm phát
liên tục tăng lên và có khả năng kéo dài. Ngược lại, Bitcoin vẫn đang biến động mạnh,
chủ yếu là giảm giá.

Đợt sụt giảm giá Bitcoin từ tháng 11/2021 đến tháng 05/2022.
Điều này mâu thuẫn với quan điểm, nhận định phổ biến về Bitcoin rằng đồng tiền
ảo này là một “hàng rào chống lạm phát”. Thật vậy, ý tưởng cho rằng Bitcoin là hàng
36

rào chống lạm phát là chưa thật sự đúng đắn. Điều đó có vẻ hợp lý về mặt cấu trúc với
điều kiện Bitcoin tiếp tục được ủng hộ và phát triển. Nếu có đủ các công ty, nền kinh
tế và cá nhân chuyển nhiều tài sản của họ vào Bitcoin, giá của đồng tiền ảo này sẽ trở
nên ổn định hơn, dẫn đến việc chính sách phát hành Bitcoin cũng chặt chẽ hơn. Khi
đạt đến mức độ như vậy, tính ổn định tăng thì rõ ràng Bitcoin sẽ càng thu hút, rủi ro
giảm đi đáng kể dù lạm phát có tăng bao nhiêu chăng nữa. Mọi yếu tố trong nền kinh
tế thế giới hiện đang rất lộn xộn và có thể đi theo nhiều hướng khác nhau mà không
cần thông báo trước. Một cú sốc giảm giá lớn sẽ đánh bay nhiều luồng gió đối với tất
cả các tài sản định hướng tương lai. Cách rõ ràng nhất để thực sự khẳng định vai trò
phòng ngừa lạm phát của Bitcoin là khi không có gì khác ngoài lạm phát đang diễn ra.
Chắc chắn đó cũng không phải là tình huống mà chúng ta sẽ thấy trong thế giới thực.
2.4. Thất nghiệp
Bằng cách kiểm soát một số xu hướng tiềm ẩn, nhiều nghiên cứu trước đây đã
đưa ra được các bằng chứng cho thấy tỷ lệ thất nghiệp và lợi nhuận BITCOIN có tác
động qua lại lẫn nhau.
Mặc dù sự gia tăng của những tin tức tích cực xoay quanh tỷ lệ thất nghiệp và
hàng hóa tiêu dùng lâu bền thường dẫn đến sự gia tăng tương ứng trong lợi nhuận vốn
chủ sở hữu, nhưng điều này lại hoàn toàn khác đối với trường hợp của BITCOIN. Sự
gia tăng trong các tin tức tích cực liên quan đến thất nghiệp và các hàng hóa tiêu dùng
lâu bền lại dẫn đến làm giảm lợi nhuận của BITCOIN. Ngược lại, sự gia tăng tỷ lệ về
các tin tức mang tính tiêu cực xoay quanh những yếu tố trên lại có liên quan đến sự gia
tăng lợi nhuận từ BITCOIN.
Lấy một ví dụ dễ hiểu, theo một bài viết tóm tắt thị trường ngày 1/5/2020 của
Coindesk - một website cung cấp thông tin chuyên về BITCOIN và các loại tiền kỹ
thuật số được đánh giá lớn nhất thế giới hiện nay, với tiêu đề “Một góc nhìn tích cực
về sự sụt giảm của đồng BITCOIN và tác động của tỷ lệ thất nghiệp gia tăng” đã chỉ
ra rằng tỉ lệ thất nghiệp của Hoa Kỳ tại thời điểm này gia tăng đáng kinh ngạc: 3,8
triệu người Mỹ đã nộp đơn xin thất nghiệp trong cùng tuần, nâng tổng số lên 30 triệu
trong sáu tuần qua sau đại dịch COVID hoành hành.
37

Biểu đồ so sánh mức độ thất nghiệp của Hoa Kỳ 2008-2020


Cùng thời điểm đó, sau khi giá BITCOIN chạm mốc cao nhất trong vòng 2
tháng vừa qua, tăng lên tới gần 9478$ trên trang Coinbase vào thời điểm giao dịch,
tình trạng thất nghiệp tồi tệ nêu trên đã gây ảnh hưởng đến trị giá của BITCOIN lúc
này, cụ thể là làm giảm mức độ tăng trưởng này xuống.

Giao dịch Bitcoin trên sàn Coinbase từ ngày 28/4/2020


Tỉ lệ thất nghiệp cao tạo ra nhiều cú ‘hit’ giáng xuống nền kinh tế Mỹ vào thời
điểm này. Điều này gây ra nhiều lo ngại đối với các nhà đầu tư bán lẻ nói riêng hay
các nhà đầu tư nói chung.
38

Biểu đồ số liệu GDP của Hoa Kỳ từ 2008-2020


Phân tích về góc nhìn tích cực:
Với nền kinh tế ảm đạm, tình trạng thất nghiệp và tài trợ kích thích tràn ngập hệ
thống, nhiều người nhận thấy thị trường liên quan đến đồng đô la Mỹ không còn an
toàn, họ dần tự tìm kiếm một “ đường đi mới” khác thay thế, cụ thể ở đây là thị trường
tiền điện tử. Theo Alex Mashinsky- Giám đốc điều hành của công ty cho vay tài sản
kỹ thuật số Celsius Network, cho biết ông đã thấy các nhà đầu tư bán lẻ ngày càng tò
mò hơn về lĩnh vực này. Ông nhận định: “Nhiều nhà đầu tư bán lẻ lần đầu đang đổ xô
vào BITCOIN như một cách để bảo vệ sự giàu có của họ. Mashinsky nói thêm: “Các
chính phủ trên khắp thế giới đang thực hiện kích thích tài khóa chưa từng có, nguy cơ
gây ra lạm phát cao trên các loại tiền tệ fiat, điều này củng cố đề xuất giá trị của
BITCOIN như một tài sản giảm phát”.
2.5. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
2.5.1.Tác động của Bitcoin đối với các nước đang phát triển
Bitcoin giúp một số cá nhân ở các quốc gia đang phát triển thoát khỏi đói
nghèo. Đó là bởi vì tiền điện tử cho phép mọi người vượt qua các vấn đề như thiếu
hoặc không đủ quyền truy cập vào các dịch vụ tài chính và thiếu sự tin tưởng của xã
39

hội. Hơn nữa, việc tăng cường tài chính và tăng cường khả năng truy xuất nguồn gốc
quỹ cho phép các quốc gia đang phát triển giải quyết các vấn đề của hệ thống tài chính
truyền thống.
Có lẽ, tác động quan trọng nhất của Bitcoin đối với các quốc gia đang phát triển
là tăng cường khả năng tài chính. Hầu hết những người không có tài khoản ngân hàng
và khả năng tiếp cận vốn hiện có thể đầu tư vào Bitcoin với một lượng tiền nhỏ và thu
về lợi nhuận đáng kể. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi phải phân tích cẩn thận thị trường
tiền điện tử để quyết định khi nào nên thực hiện bất kỳ động thái nào.
Một cách khác về cách tiền điện tử có thể giúp tăng cường khả năng bao gồm
tài chính ở các nước đang phát triển là đóng vai trò như một tài khoản bán ngân hàng,
vì mọi người có quyền truy cập internet đều có thể tải xuống ví Bitcoin (Honohan,
2008).
Ví này sau đó có thể được sử dụng như một tài khoản bán ngân hàng, nơi mọi
người có thể thực hiện tiết kiệm và giao dịch hàng ngày (Scott, 2016). Việc giảm chi
phí giao dịch cũng có thể làm tăng khả năng tín dụng vi mô vì hiện tại, các giao dịch
tiền tệ phải đối mặt với chi phí cao. Các loại bỏ những chi phí này sẽ mở ra khả năng
to lớn cho quốc tế tài trợ. Sử dụng tiền điện tử cho phép các cá nhân phát triển hơn để
thực hiện chuyển tiền nhỏ cho người dân ở các nước đang phát triển. Giao dịch này có
thể là một số tiền nhỏ nhưng có thể thay đổi cuộc sống đối với một cá nhân ở một quốc
gia đang phát triển. Các giao dịch tài chính vi mô như vậy hiện đang rất đắt vì việc đi
vay và các giao dịch trả nợ phải đối mặt với các khoản phí giao dịch cao như chính
khoản thanh toán. Tuy nhiên, khi chi phí giao dịch ồ ạt giảm hoặc thậm chí bị loại bỏ,
các khoản vay như vậy có thể trở nên phổ biến hơn (Ammous, 2015).
Ngoài ra, tiền điện tử, chủ yếu kết hợp với hợp đồng, có thể góp phần củng cố
lòng tin xã hội và chống tham nhũng thông qua một hệ thống hợp đồng minh bạch
hơn. Công dân có thể sử dụng công khai dữ liệu bản ghi có sẵn của các loại tiền điện
tử trong chuỗi khối để theo dõi cách sử dụng quỹ nhà nước. Nó cũng sẽ cho phép các
chính phủ theo dõi chi tiêu của họ tốt hơn và để cải thiện phân bổ ngân sách của họ
(Schmidt Kai Uwe, 2017).
Hơn nữa, các cá nhân ở các khu vực đang phát triển sử dụng Bitcoin để giảm
chi phí giao dịch và cải thiện tốc độ chuyển tiền. Tất cả những yếu tố này đều có lợi
cho những người có thu nhập thấp và trung bình ở các khu vực đang phát triển, do đó
40

cải thiện mức sống của họ. Ngoài ra, các doanh nghiệp nhỏ ở những quốc gia này hiện
đang giao dịch trên toàn cầu và nhận thanh toán bằng Bitcoin mà không phải chịu
đựng sự quan liêu của hệ thống tài chính truyền thống.
Lời kết:
Những bất cập của hệ thống tài chính truyền thống ở các quốc gia đang phát
triển khiến chúng trở thành “mảnh đất màu mỡ” cho việc áp dụng Bitcoin. Ngày nay,
nhiều người và doanh nghiệp ở những khu vực này đang chấp nhận Bitcoin do những
lợi ích của nó. Và xu hướng này đang ảnh hưởng đến người dân ở các quốc gia này
theo những cách khác nhau, bao gồm cả việc cho phép họ giao dịch trên toàn cầu và
kiếm vốn từ giao dịch Bitcoin.
2.5.2. Tiền điện tử (bao gồm Bitcoin) ảnh hưởng ngày càng lớn trong các cuộc
tranh luận về chính sách công.
Tiền điện tử (bao gồm Bitcoin) tiếp tục ngày càng trở thành xu hướng chủ đạo
như một loại tài sản đầu tư, cơ sở hạ tầng công nghệ và một thử nghiệm xã hội trong
cơ sở hạ tầng phi nhà nước.
Với điều này, cộng đồng tiền điện tử có ảnh hưởng ngày càng lớn trong các
cuộc tranh luận về chính sách công. Ví dụ: những người ủng hộ tiền điện tử đã có thể
làm chậm một dự luật cơ sở hạ tầng lớn của chính phủ liên bang ở Hoa Kỳ vào năm
ngoái.
Tuy nhiên, các khu vực pháp lý đang lựa chọn các con đường khác nhau liên
quan đến chính sách và quy định. Một số như Trung Quốc và Nga coi đây là một thách
thức về tài khóa và ý thức hệ đối với các đồng tiền có chủ quyền. Những người khác
coi đây là cơ hội để đổi mới, đầu tư và tăng trưởng kinh tế.
Khi các cách tiếp cận khác nhau xuất hiện, năm 2022 có thể là một năm xác
định cho cả ngành công nghiệp tiền điện tử và những người cạnh tranh để cấm hoặc
chào đón nó.
Các ví dụ trước đây cho thấy các quốc gia hoan nghênh mạng lưới tiền điện tử
gặt hái được lợi ích kinh tế thông qua đổi mới, đầu tư, việc làm và thuế. Lợi ích kinh
doanh của việc sử dụng tiền điện tử như một tài sản kỹ thuật số bao gồm quyền truy
cập vào nhân hẩu học mới và hiệu quả công nghệ trong quản lý ngân quỹ.
Đồng thời, những tác động của chính sách và quy định đối với ngành công
nghiệp chứng minh rằng tiền điện tử không phải là một thứ hoàn toàn phi tập trung chỉ
41

tồn tại trên blockchain mà nó còn tồn tại và tác động qua lại đến một số yếu tố vĩ mô
của nền kinh tế.
2.6 Cung-cầu và lãi suất
2.6.1. Ảnh hưởng của lãi suất và cung cầu đến giá Bitcoin
Bitcoin hay thị trường tiền mã hoá là một hệ thống tài chính độc lập hoàn toàn.
Nó không có mối quan hệ nào cũng như không phải chịu tác động của nền tài chính
truyền thống. Bên cạnh đó, việc định giá đồng tiền pháp định của Ngân hàng Trung
ương sẽ không làm thay đổi giá trị của tiền mã hoá. Do đó, giá Bitcoin về cơ bản sẽ
không bị ảnh hưởng bởi lãi suất.
Tuy nhiên, giá Bitcoin và các loại tiền mã hoá vẫn bị ảnh hưởng bởi quy luật
cung cầu: càng nhiều người muốn mua Bitcoin, giá của nó lại càng cao.
Vì thế, nếu lượng vốn (cung tiền) được rót vào nền kinh tế thay đổi, lượng người
muốn mua Bitcoin cũng sẽ thay đổi. Hiểu đơn giản về mặt lý thuyết như sau:
 Lãi suất tăng → Cung tiền giảm → giá BTC giảm
 Lãi suất giảm → Cung tiền tăng → giá BTC tăng
Tuy nhiên, cũng có trường hợp nếu nền kinh tế truyền thống đang gặp vấn đề
như lạm phát tăng, dẫn đến lãi suất tăng, nhưng các nhà đầu tư lại có khuynh hướng
mua nhiều Bitcoin hơn như một tài sản trú ẩn an toàn, khiến giá Bitcoin tăng lên. Tóm
lại, lãi suất thay đổi có thể ảnh hưởng ít nhiều đến xu hướng giá của Bitcoin.
2.6.2. Lãi suất của FED ảnh hưởng đến giá Bitcoin
Trong những ngày gần đây, dưới ảnh hưởng của đại dịch virus Corona, nền
kinh tế của các quốc gia và của thế giới cũng bị suy thoái nghiêm trọng. Trong tình
hình đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã quyết định cắt giảm 0,5 điểm phần trăm
lãi suất nhằm ổn định nền kinh tế. Động thái này đã khiến giá Bitcoin tăng khoảng
1,5% trong xu hướng giảm, từ 8.750 USD lên 8.880 USD. Tuy nhiên, thị trường này
cũng được điều chỉnh theo xu hướng xuống 8.710 USD sau đó không lâu.
Trong khi đó, thị trường chứng khoán chứng kiến sự sụt giảm bất chấp động
thái của FED với chỉ số Dow Jones giảm 3,3%, S&P500 giảm gần 2%, và NASDAQ
(National Association of Securities Dealers Automated Quotation System) cũng giảm
gần 3%. Ở các nền kinh tế khác, thị trường chứng khoán cũng "lao dốc" trong tình
trạng này. Tuy nhiên, đúng như dự đoán từ trước của các chuyên gia kinh tế, việc cắt
giảm lãi suất làm giá vàng tăng 2,9%, đạt 1644,4 USD/ounce vào ngày sau đó.
42

Chứng kiến việc thay đổi lãi suất của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED), giá
Bitcoin dường như không thay đổi là bao so với các sản phẩm tài chính khác. Dù vậy,
thị trường này cũng bị ảnh hưởng ít nhiều bởi hành vi của nhà đầu tư trước thông tin
này.
Có thể thấy rằng lãi suất là một trong những yếu tố có thể tác động đến giá
Bitcoin. Tuy nhiên, tác động này vẫn ở mức điều chỉnh nhẹ, chứ không quá sâu sắc.
Mặt khác, giá BTC có thể biến động lớn khi có sự thay đổi về cả lãi suất lẫn cung tiền.
43

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TRỞ THÀNH TIỀN CỦA


BITCOIN
3.1. Lý do hiện nay Bitcoin vẫn chưa được xem là tiền
Hiện nay, Bitcoin vẫn được coi như một loại hàng hóa đặc biệt. Có thể phân
tích các điểm mạnh và điểm yếu của đồng Bitcoin để đưa ra những lí do tại sao Bitcoin
chưa thực sự được xem là tiền như sau:
3.1.1. Theo 5 tiêu chí:
a/ Được chấp nhận rộng rãi:
+ Hoa Kỳ, Canada, Australia, Venezuela,Liên Minh Châu Âu,... chấp nhận
+ Trung Quốc, Nga, Việt Nam, Bolivia, Colombia và Ecuador,... không chấp
nhận.
Mặc dù Bitcoin hiện đã xuất hiện và đi vào hoạt động hơn 12 năm nhưng nhiều
quốc gia vẫn chưa có hệ thống rõ ràng hạn chế, điều chỉnh hoặc cấm tiền điện tử. Nhìn
chung, Bitcoin vẫn nằm trong một khu vực màu xám hợp pháp cho phần lớn thế giới
b/ Dễ dàng chia nhỏ để sử dụng: Bitcoin thì có thể sẻ nhỏ thành 0,00000001 BTC,
qua đó vô cùng hữu dụng trong các thanh toán nhỏ cũng như trao đổi xuyên biên giới
với các ngoại tệ khác nhau. Mỗi 0,00000001 BTC được gọi là 1 Satoshis nhằm vinh
danh người sáng lập bí ẩn của đồng tiền này là Satoshi Nakamoto.
c/ Dễ bảo quản, không hao mòn: là dạng tiền mã hóa, được phát minh bởi Satoshi
Nakamoto dưới dạng phần mềm mã nguồn mở. Vậy nên đồng Bitcoin không thể bị
hao mòn.
d/ Tương đối sẵn có: Cứ mỗi 10 phút, một khối mới được tạo ra kèm theo một
lượng Bitcoin được cấp phát. Số Bitcoin được cấp cho mỗi khối phụ thuộc vào thời
gian hoạt động của mạng lưới. Qua đây, ta thấy rằng vậy Bitcoin cũng đáp ứng tính
sẵn có.
e/ Dễ dàng vận chuyển: Bitcoin có thể được trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối
Internet mà không cần thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào. Vậy nên việc
vận chuyển các đồng Bitcoin là vô cùng dễ dàng và thuận lợi đối với người dùng.
3.1.2. Theo 3 chức năng:
Bitcoin thỏa mãn chức năng phương tiện trao đổi. Nó có 2 đặc trưng chính giúp
cho việc tiến hành giao dịch bằng Bitcoin trở nên thuận lợi và hấp dẫn hơn. Thứ nhất,
phí giao dịch với Bitcoin thấp hơn so với thẻ tín dụng hay thẻ ghi nợ. Thứ hai, người
44

sử dụng Bitcoin để giao dịch với chế độ ẩn danh giúp khách hàng bảo mật thông tin cá
nhân.
Bitcoin không thỏa mãn hai chức năng còn lại: thước đo giá trị và cất giữ giá trị.
Bởi vì giá trị của Bitcoin không ổn định, biến động nhiều và thường xuyên.
Nhìn chung có thể thấy bitcoin có tỉ lệ biến động cao hơn ~12x lần tỉ lệ biến
động của các loại tiền pháp định khác. Nếu so sánh đồng USD với giá vàng, chúng ta
có thể thấy vàng dao động mạnh hơn 2x lần so với USD hay EUR, tuy nhiên sự biến
động này của vàng chỉ mới bằng ⅙ sự biến động của Bitcoin (Numbrs, 2021). Nếu tính
từ năm 2013 đến nay, giá Bitcoin thấp nhất là 67.809 USD/BTC tại ngày 06/7/2013.
Cuối năm 2017, giá Bitcoin đã tăng lên 19,665.3949 USD/BTC vào ngày 16/12/2017.
Đến cuối năm 2020, giá Bitcoin là 26,476.13 USD/BTC. Như vậy, so với giá thấp nhất
năm 2013 thì Bitcoin đã tăng đến 38,945.156%. Hiện nay, giá Bitcoin vẫn đang tiếp
tục tăng mạnh. (Tạp chí Công Thương, Số 1, tháng 1 năm 2021)
Sự biến động này của Bitcoin cho thấy rằng nó không thể thực hiện được chức
năng cất giữ giá trị, nó chứa quá nhiều rủi ro. Và hầu như không có ai định giá sản
phẩm của học dựa trên Bitcoin.

Hình 3.1 Sự biến động giá của Bitcoin theo dòng thời gian từ 2010 đến 2022
45

Bởi vì không thỏa mãn ⅔ chức năng của tiền, việc Bitcoin được dùng như tiền
vẫn còn nhiều hạn chế. Hơn thế nữa, Chính phủ lo lắng rằng Bitcoin sẽ được dùng để
giao dịch cho các hoạt động bất hợp pháp như buôn bán ma túy, rửa tiền,...
Vậy nên khi dựa vào các chức năng cơ bản của tiền, ta thấy rằng Bitcoin hoàn
toàn chưa thỏa mãn được nên khả năng trở thành đồng tiền của tương lai còn là một ẩn
số. Tuy nhiên, việc cho phép người dùng giao dịch trực tuyến với chi phí thấp của
Bitcoin sẽ trở thành đặc trưng của hệ thống thanh toán điện tử trong tương lai.
3.2. Cơ hội cho Bitcoin
Thời đại phát triển của công nghệ và mọi người có xu hướng chấp nhận việc
thanh toán điện tử nhiều hơn trước đây. Theo khảo sát của Ngân hàng Thế giới (WB),
thanh toán không dùng tiền mặt đã trở thành phương thức thanh toán phổ biến tại
nhiều quốc gia phát triển trên thế giới với giá trị chi tiêu của người dân chiếm tới hơn
90% tổng số giao dịch hằng ngày. Tuy nhiên việc thanh toán bằng cái tài khoản điện tử
vẫn xảy ra một số rủi ro về đánh cắp thông tin cá nhân, trục trặc về mạng internet
khiến bạn bị mất tiền oan hoặc nghi vấn về web thật, web giả..
Đồng thời hệ thống Bitcoin cũng rất mạnh về Bitcoin được tạo ra từ thợ đào mà
những thợ đào này sử dụng một hệ thống máy tính rất mạnh và có thể giảm được rủi ro
trong thanh toán. Đây cũng chính là cơ hội cho Bitcoin có thể trở thành đồng tiền trong
thế kỷ 21, kỉ nguyên của sự phát triển công nghệ và trí tuệ nhân tạo trong cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0. Bitcoin đã tự mình phát triển đến quy mô mà khó để loại bỏ
hoặc hạn chế.
Mặc dù không có đầy đủ các chức năng của tiền nhưng Bitcoin lại được một số
ông lớn chấp nhận trong phương thức thanh toán cũng như được xem là tiền ở một số
quốc gia trên thế giới, cụ thể vào ngày 9-6-2021, El Salvador trở thành quốc gia đầu
tiên trên thế giới chấp nhận Bitcoin là phương tiện thanh toán chính thức tại nước này.
Gã khổng lồ Paypal chấp nhận Bitcoin trong thanh toán hay tổ chức tài chính Fintechs
xem Bitcoin và những đồng tiền mã hóa khác như một thị trường rộng mở mới cho
thanh toán và các dịch vụ giao dịch. Tổ chức ETF tập trung vào công nghệ blockchain
thì đang hoạt động rất tốt cũng là một tín hiệu tốt cho Bitcoin.
Một báo cáo của Futurism nhấn mạnh một số kết quả có thể xảy ra, nếu tiền
điện tử vượt qua tiền pháp định vào một thời điểm nào đó trong tương lai. Một điều
quan trọng cần lưu ý là tiền điện tử không thể bị thao túng dễ dàng như tiền pháp định,
46

phần lớn là do trạng thái phi tập trung và không được kiểm soát của chúng. Ngoài ra,
tiền điện tử có thể hỗ trợ tốt hơn khái niệm thu nhập cơ bản so với tiền pháp lý. Trên
thực tế, một số chương trình đã thử nghiệm việc sử dụng tiền điện tử làm phương tiện
phân phối thu nhập cơ bản chung. (NATHAN REIFF, 2019, Investopia)
Việc ngày càng được nhiều tổ chức chấp nhận cũng là cơ hội để Bitcoin có ổn
định cao hơn và có thể thực hiện các chức năng của tiền như phương tiện cất giữ giá
trị cũng như đơn vị thanh toán. Theo Anthony Pompliano, nhà sáng lập của Morgan
Creek Digital: “Khi ngày càng nhiều người tham gia thị trường này, thanh khoản sẽ
càng lớn. Thanh khoản càng lớn thì sẽ càng có nhiều ứng dụng. Khi càng được ứng
dụng rộng rãi, biến động giá sẽ giảm. Đó là sự tiến hóa”. “Bitcoin sẽ trở thành tiền tệ
dự trữ của thế hệ Internet" hay theo chiến lược gia thị trường toàn cầu tại JPMorgan
Nikolaos Panigirtzoglou cho biết trên CNBC: “Bitcoin đang cạnh cũng tranh với vàng
truyền thống. Bitcoin là một dạng vàng số”. Và ông đưa ra nhận định về cách giải
quyết cho bất lợi lớn nhất mà Bitcoin không được chấp nhận là tiền đó chính là biến
động của Bitcoin. Ông nói rằng chìa khóa để thu hẹp khoảng cách biến động của
Bitcoin và vàng là sự chấp nhận của các tổ chức. "Tốc độ chấp nhận càng nhanh,
khoảng cách sẽ càng hẹp lại", ông cho biết.
Tóm lại Bitcoin đang là một ẩn số tiềm năng để trở thành đồng tiền của nửa sau
thế kỷ XXI hoặc tương lai không xa.
3.3. Thách thức của BITCOIN
3.3.1. Tiền điện tử có thể gă ̣p nhiều khó khăn
Vốn hoá thị trường tiền điện tử đang tăng đều đặn theo mỗi năm. Cuối năm
2019, vốn hoá đã tăng 1,5 lần so với cuối năm 2018. Một năm tiếp đó, con số này đã
tăng gấp 4 lần. Và so với cuối năm 2020, vốn hoá thị trường tiền ảo đã tăng vọt gấp ba
lần, đang ở mức 2,38 ngàn tỷ đô la vào những hôm cuối năm 2021.
Nếu không dừng lại đà tăng, thì thị trường tiền mã hóa có khả năng đến mức 5
nghìn tỷ đô la vốn hoá vào năm 2022. Ngoài ra, sự trèo thang này cũng hợp thành
nguy cơ cực kỳ lớn, nếu có thay đổi, thì mức suy giảm sẽ cực kỳ lớn, và gây ảnh
hưởng đến nhiều thị trường khác. Các đơn vị quản lý và các quốc gia có thể đưa ra các
khuyến cáo nếu tốc độ phát triển chẳng thể ngưng lại.
47

Blockchain và fintech đã được thế giới thừa nhận. Nên đà tăng của tiền ảo đang
là dịp để các quốc gia tiến hành và ra mắt tiền kỹ thuật số. Trung Quốc đã hướng tới
chuyện này, trong lúc Mỹ vẫn chưa có động thái rõ ràng nào.
Vào năm 2022, thị trường tiền mã hóa có thể không ngừng tăng trưởng. Bitcoin
có thể nâng lên mức 100.000 usd hoă ̣c hơn thế. Tuy nhiên các quốc gia có thể ra đòn
bất kỳ thời điểm nào, đây còn là thử thách quan trọng của các đồng tiền mã hóa trong
thời gian tới.
3.3.2. Vấn đề pháp luật – chính phủ – xã hội
Một trong những thách thức lớn nhất mà Bitcoin Blockchain đang phải chật vật
chứng minh cho tất mọi người mình là một nền tảng, một cuộc cách mạng thật sự
trong tương lai.
Một công nghệ được giới thiệu vô cùng đơn giản, nhưng phía sau công nghệ
đơn giản ấy là nhiều thuật ngữ, cấu trúc phức tạp. Ngay đến cả những người rành về
công nghệ cũng mất thời gian rất lâu để có thể nắm bắt được sự cơ bản của nó.
Chính sự mới mẻ và phức tạp của nó đã làm vấy lên sự hoài nghi về công nghệ
được thổi phồng có thể lập lại trật tự thế giới mới.
Blockchain vẫn đang trong giai đoạn tiền phát triển, mọi thứ cần phải trải
nghiệm, kiểm chứng, đặc biệt là thời gian chính vì vậy Blockchain không thể tạo nên
một niềm tin vững chắc cho mọi người giống như thời kỳ internet bùng nổ.
Tiền tệ truyền thống vẫn là một kết cấu thể hiện giá trị của xã hội. Chính vì vậy
không thể thay thế ngay được mà cần có một quá trình. Chưa hết những yếu tố liên
quan đến vận hành, truy thu, chi tiêu và các vấn đề khác liên quan đến quy luật vận
hành của xã hội vẫn còn là một dấu chấm hỏi lớn.
Không một nhà lập pháp nào chấp nhận mạo hiểm với những thứ mới mẻ, thà
an toàn chậm chạp còn hơn đi nhanh mà nếm trải thất bại. Hiển nhiên là cả một bộ
máy công quyền thì không thể đi nhanh được.
Chính vì vậy đối với xã hội thì Blockchain gần như không thể tiếp cận được.
Một rào cản cực lớn đang chắn tại đây.
3.3.3. Ảnh hưởng quyền giám sát tiền tệ
Thị trường tiền mã hóa còn phải đối mă ̣t với việc kiểm soát tiền tệ trong chuyện
nắm giữ quyền uy của các quốc gia trên toàn cầu. Bình thường, các quốc gia sẽ lựa
chọn nguồn cung cấp tiền để có được một kế hoạch nghị sự chính trị.
48

Thời gian trước, lãnh đạo Christine Lagarde của Ngân Hàng Trung Ương Châu
Âu và lãnh đạo tài chính Janet Yellen của Hoa Kỳ đã đưa ra các khuyến cáo về thị
trường tiền mã hóa. Vừa qua, thượng nghị sĩ Elizabeth Warren của nước Mỹ lên tiếng
sự đi lên của các đồng tiền ảo sẽ làm thành nguy cơ cho hệ thống tài chính toàn cầu,
bởi vậy bà muốn thấy các quy chế tăng thêm của các tài sản tiền mã hóa. Nhiều quan
chức cao cấp khác cũng có các phân tích tương đồng. Trong khi ấy, Trung Quốc đã mở
đầu trưng ra lệnh ngăn chặn đối với việc giao dịch tiền điện tử vào năm 2021. Tuy
nhiên so với mọi việc khác, các quốc gia đang e ngại về chuyện khó khống chế nguồn
cung cấp tiền.
Từng là loại tài sản không được quản lý bởi chính quyền, nên việc mua và bán
tiền mã hóa sẽ trở thành nỗi lo ngại lớn đến việc nắm giữ quyền uy của các người có
chức quyền. Trong năm 2022, các quốc gia có khả năng để tâm hơn đến tiền mã hóa,
đă ̣c biệt là lúc vốn hoá của thị trường đang mỗi ngày thêm nhiều.
3.4. Những đồng tiền ảo khác
Mặc dù Bitcoin luôn là tiền ảo số một, nhưng điều quan trọng cần nhớ là có hơn
1.500 đồng tiền khác nhau trên thị trường. Mặc dù hầu hết các dự án này đã được xây
dựng dựa trên các giao thức blockchain khác như Ethereum, nhưng cũng có rất nhiều
blockchain riêng lẻ.
Không có gì đảm bảo về việc tiền ảo nào sẽ thống trị trong tương lai, vì vậy bạn
nên luôn nghiên cứu và cập nhật những gì các dự án khác đang làm.
Hơn nữa, các ngân hàng trung ương và chính phủ khác nhau cũng đang xem xét phát
hành tiền ảo của riêng họ, điều này có thể cạnh tranh trực tiếp với Bitcoin. Ví dụ,
chính phủ Venezuela gần đây đã hoàn thành một ICO cho đồng tiền của riêng họ -
đồng Petro.
3.4.1 Ethereum (ETH)
Ethereum là một hệ thống blockchain mã nguồn mở phi tập trung có đồng tiền
mã hóa riêng là Ether. ETH hoạt động như một nền tảng của nhiều loại tiền mã hóa
khác, cũng như để thực hiện hợ.p đồng thông minh phi tập trung.
Ethereum lần đầu tiên được mô tả trong sách trắng năm 2013 bởi Vitalik
Buterin. Buterin, cùng với những người đồng sáng lập khác, đã bảo lãnh khoản tiền
cho dự án trong đợt chào bán lần đầu ra công chúng vào mùa hè năm 2014 và chính
thức ra mắt blockchain vào ngày 30 tháng 7 năm 2015.
49

Mục tiêu riêng của Ethereum là trở thành một nền tảng toàn cầu cho các ứng
dụng phi tập trung, cho phép người dùng từ khắp nơi trên thế giới viết và chạy phần
mềm có khả năng chống kiểm duyệt, thời gian chết và gian lận.
Ta có: 10 Ethereum(ETH)=0.702 Bitcoin(BTC).

Biểu đồ giá Ethereum


Theo đội ngũ phát triển, Ethereum sẽ không có nguồn cung giới hạn. Vì team
không tin tưởng lộ trình phát triển giống như Bitcoin.
Đối với Bitcoin (được xây dựng trên thuật toán Proof Of Work), để mạng lưới
an toàn thì cần các thợ đào làm việc (tạo ra các khối).
Đổi lại, các thợ đào sẽ được thưởng BTC và phí giao dịch khi đào thành công.
Tuy nhiên, ngân sách phần thưởng không phải là vĩnh viễn do tổng nguồn cung của
Bitcoin chỉ có 21 triệu BTC.
Khi 21 triệu BTC được đào hết, phần thưởng dành cho họ chỉ còn mỗi phí giao
dịch. Lúc đó, không có gì đảm bảo là các thợ đào sẽ tiếp tục làm việc để bảo vệ mạng
lưới.
Chính vì thế mà Vitalik Buterin- một trong những người xác lập Ethereum nhận
thấy việc xây dựng ETH trên thuật toán Proof Of Work và có nguồn cung giới hạn
không phải là bước đi sáng suốt.
3.4.2 Binance Coin (BNB)
Binance coin là một đồng tiền riêng biệt của sàn Binance và được sử dụng làm
coin trung gian giao dịch với các coin khác nên tính thanh khoản của nó rất lớn. Chúng
ta có thể mua bán BNB coin bất cứ lúc nào.
50

Sàn Binance là một sàn sinh sau đẻ muộn nhưng hiện tại đang đứng đầu tại thị
trường giao ngay. Nền tảng phái sinh Binance Futures ra mắt cách đây không lâu
nhưng cũng đang đứng vị trí thứ 2 chỉ sau sàn BitMEX.
Binance chứng tỏ mình đang có một chổ đứng vững chắc trong thị trường tiền
điện tử. Sự phát triển của sàn lớn thì giá trị của đồng Binance cũng tăng theo.
Mức giá thấp nhất của đồng coin này là 0.096109 USD và mức giá cao nhất
39.57 USD. Cũng mang lại lợi nhuận rất lơn cho những người đầu tư từ sớm.

Biểu đồ giá Binance Coin


3.4.3. TRON (TRX)

Biểu đồ lịch sử giá TRON (TRX)


TRON được biết đến là một nền tảng Blockchain công khai, những nhà phát
triển đồng tiền số có thể tạo Smart Contract và phát triển dApps.
Được xây dựng vào năm 2017 bởi công ty phi lợi nhuận TRON Foundation
đứng đầu là giám đốc điều hành là người sáng lập là Justin Sun. ngay từ khi còn trẻ
51

Justin Sun đã có những thành tựu khiến người đời phải kinh ngạc là giám đốc của sàn
thương mại điện tử Alibaba.
Đây là một loại tiền ảo, đồng tiền số từ sơ khai được xây dựng và phát triển trên
nền tảng Blockchain Ethereum với tiêu chuẩn ERC-20. Sau đó đến năm 2018 đồng
tiền này chính thức hoạt động trên Blockchain TRON cho đến ngày nay.
Dưới nền tảng TRON đồng tiền điện tử này được xây dựng và mang những sứ
mệnh, vai trò nhất định.
Là đồng tiền điện tử ra đời sau nên đã có những ưu điểm vượt trội và khắc phục
những thiếu sót của các đồng tiền số đi trước. Một số những điểm mạnh như:
 Khả năng giải phóng dữ liệu: Điểm ưu việt hơn hẳn so với các đồng tiền số
trước đó là khả năng các nhà đầu tư, người sử dụng có thể tự do và kiểm soát
được các thông tin như hình ảnh, âm thanh và video có thể xóa bỏ, lưu trữ và
chia sẻ.
 Nội dung cho phép: Số tiền ảo thu được là những tài sản số tạo đà kích thích và
thúc đẩy tạo ra hệ sinh thái nội dung.
 ICO - phương thức huy động vốn: Cho phép người sở hữu tài sản có thể tự phân
phối tài sản dưới dạng ICO
 Cơ sở hạ tầng phân tán gồm trao đổi phân phối, trò chơi tự trị, dự báo và hệ
thống trò chơi.
Tiền điện tử nào ra đời cũng có những mục đích để phát triển riêng, đối với TRX
cũng vậy chúng tập trung đẩy mạnh vào khía cạnh nào sẽ nhắm mục tiêu sang hướng
đó. Bởi vậy chúng luôn tồn tại cả ưu và nhược điểm. Ngoài những ưu điểm ở trên thì
tiền số này cũng mang những mặt hạn chế nhất định như chưa thoát được cái bóng của
nền tảng Ethereum hay ở cách truyền thông, quảng bá về chúng.
Nhưng đây cũng là những điểm mà các nhà đầu tư cần nắm rõ trước khi có quyết
định đầu tư vào hay không. Một điều chắc chắn rằng dù là đồng tiền nào khi đầu tư
không tránh khỏi sự biến động, thay đổi thất thường và khó đoán trước. Chính vì vậy
việc có nên đầu tư hay không phụ thuộc vào mỗi cá nhân nhà đầu tư cảm nhận và đánh
giá về TRX thế nào. Nhìn về tương lai lâu dài đây cũng là một đồng tiền có sự phát
triển mạnh mẽ.
52

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN


Hiện nay Bitcoin chỉ là một trong số hàng trăm đồng tiền mã hóa đang được
lưu hành trên thế giới. Tuy nhiên, Bitcoin là một đồng tiền nổi bật với mức vốn hóa và
thanh khoản cao. Ưu điểm lớn nhất của loại tiền điện tử này đó là nó có thể trở thành
một nơi để lưu trữ tiền trong thời kỳ kinh tế suy thoái. Bitcoin hiện là một trong những
tài sản được ưa chuộng nhất bởi các nhà đầu tư. Thậm chí, nhiều người cho rằng
Bitcoin sẽ sớm vượt qua vàng để trở thành tài sản cốt lõi trong tương lai. Mặc dù có
nhiều quốc gia trên thế giới cho phép việc sử dụng Bitcoin để thực hiện các giao dịch
thương mại, nhưng Bitcoin vẫn chưa được công nhận là một loại tiền tệ chính thức.
Nhiều chính phủ lo ngại các đồng tiền ảo sẽ giúp các hoạt động như rửa tiền,
trốn thuế gia tăng. Thậm chí một số chính phủ lo người dân của mình sa vào "cờ bạc"
khi đầu tư vào những đồng tiền ảo. Không chỉ thế, tính đầu cơ của Bitcoin cũng gây ra
sự quan ngại đáng kể. Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế thì đây là một hoạt động
bình thường. Thực tế, thị trường giao dịch ngoại tệ, hàng hóa trên thế giới cũng đang
có tính đầu cơ rất cao với mức giao dịch hàng nghìn tỷ USD mỗi ngày.
Vậy nên, nếu các quốc gia có sự thay đổi khung pháp lí phù hợp đối với
Bitcoin, đặc biệt là những chính sách về thuế, chính sách giảm thiểu rủi ro về mặt pháp
lí, cũng như ngăn chặn được những hành vi trái pháp luật như rửa tiền, gian lận trong
quá trình giao dịch, góp phần làm hạn chế sự biến động về giá, khiến đồng Bitcoin trở
nên ổn định, rõ ràng, minh bạch hơn, từ đó nhận được sự ủng hộ, công nhận của mọi
người.
Bitcoin đang từng bước đạt được sự công nhận từ chính phủ nhiều quốc gia
cũng như các tập đoàn lớn. Có thể nhiều người vẫn chưa đặt niềm tin vào loại tiền điện
tử này, nhưng nó vẫn trở thành động lực cho các giao dịch ở thời điểm hiện tại. Thậm
chí, nhiều sàn giao dịch đã cho phép Bitcoin được mua bán một cách công khai.
Không những thế, trình độ công nghệ và trí tuệ nhân tạo không ngừng tiến bộ, hoạt
động thanh toán và giao dịch trực tuyến trở nên phổ biến hơn đã góp phần thúc đẩy
cho sự phát triển mạnh mẽ của Bitcoin nói riêng và những đồng tiền ảo khác nói
chung. Vậy nên, Bitcoin có rất nhiều tiềm năng để trở thành đồng tiền tệ hợp pháp và
chính thống trong tương lai.
53

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


TIẾNG VIỆT
1. Ngân hàng Nhà nước (2018), Chỉ thị số 02-CT/NHNN về các biện pháp tăng
cường kiểm soát các giao dịch, hoạt động liên quan đến tiền ảo;
2. Trí Nhân (2018), Đầu tư tiền ảo, mất tiền thật, người trong cuộc nói
gì, www.sggp.org.vv;
3. Thủ tướng Chính phủ (2017), Quyết định số 1255/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án
hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện
tử, tiền ảo;
4. Thủ tướng Chính phủ (2018), Chỉ thị số 10/CT-TTg về tăng cường quản lý các
hoạt động liên quan tới Bitcoin và các loại tiền ảo khác;
5. Vo Duc Toan, 2021. Tiền ảo và tác động của tiền ảo đến thị trường tài chính
Việt Nam. [online] Tạp chí Công Thương. Available at:
<https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/tien-ao-va-tac-dong-cua-tien-ao-den-thi-
truong-tai-chinh-viet-nam-78626.htm>.
6. Hocviendautu.edu.vn. 2022. Những thách thức đối với Bitcoin và Ethereum
trong năm 2022. [online] Available at: <https://hocviendautu.edu.vn/ky-thuat-
giao-dich/nhung-thach-thuc-doi-voi-bitcoin-va-ethereum-trong-nam-
2022.html>.
7. Mac An, 2022. Nhận định thị trường crypto phiên 28/04: Đã có thể hành động
một phần! | TraderViet. [online] TraderViet | Cộng Đồng Trader Việt Nam.
Available at: <https://traderviet.com/t/nhan-dinh-thi-truong-crypto-phien-28-04-
da-co-the-hanh-dong-mot-phan.65065/>.
8. Phan Nhật Quang & Lê Ngọc Lưu Quang. (2020). Các nhân tố ảnh hưởng đến
giá của Bitcoin. Available at:
<http://117.3.66.106:8080/dspace/bitstream/TVDHKTH_123456789/5032/1/Ph
an%20Nh%e1%ba%adt%20Quang%202020.pdf>.
9. Võ Đức Toàn. (2021). Tiền ảo và tác động của tiền ảo đến thị trường tài chính
Việt Nam. Tạp chí Công Thương. Available at:
<https://www.tapchicongthuong.vn/bai-viet/tien-ao-va-tac-dong-cua-tien-ao-
den-thi-truong-tai-chinh-viet-nam-7862>.
54

10. Lê Thị Tuấn Nghĩa & Nguyễn Thanh Tùng. (2018). Tiền ảo và thách thức đối
với chính sách tiền tệ. Tạp chí Tài chính. Available at:
<https://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/tien-ao-va-thach-thuc-doi-voi-chinh-
sach-tien-te-139856.html>.
11. Nguyễn Bảo Huyền. (2020). Bitcoin và những vấn đề đặt ra. Tạp chí Tài chính.
Available at: <https://vjol.info.vn/index.php/TC/article/view/46438/37687>.
12. Ngo Minh, 2017. [online] Zingnews.vn. Available at: <https://zingnews.vn/the-
gioi-danh-thue-giao-dich-bitcoin-nhu-the-nao-post790489.html>.
13. Tapchibitcoin.io. 2019. Bitcoin và Thuế |Tìm hiểu về cách tính thuế của Hoa Kỳ
với Bitcoin. [online] Available at: <https://tapchibitcoin.io/bitcoin-va-thue-
2.html>.
14. Ha Thu, 2021. GDP Mỹ năm 2020 tệ nhất 74 năm. [online] vnexpress.net.
Available at: <https://vnexpress.net/gdp-my-nam-2020-te-nhat-74-nam-
4228211.html>.
15. Khac Hieu, 2022. Tiền điện tử được miễn thuế mua và bán tối đa trong một năm
tại Đức Theo Investing.com. [online] Investing.com Việt Nam. Available at:
<https://vn.investing.com/news/cryptocurrency-news/tien-dien-tu-duoc-mien-
thue-mua-va-ban-toi-da-trong-mot-nam-tai-duc-1979132>.
16. Bao Ha, 2022. Khoản thu kếch xù Nga kiếm được khi đánh thuế thị trường tiền
số. [online] baotintuc.vn. Available at: <https://baotintuc.vn/thi-truong-tien-
te/khoan-thu-kech-xu-nga-kiem-duoc-khi-danh-thue-thi-truong-tien-so-
20https://baotintuc.vn/thi-truong-tien-te/khoan-thu-kech-xu-nga-kiem-duoc-khi-
danh-thue-thi-truong-tien-so-20220208153147388.htm220208153147388.htm>.
17. Cao Luc, 2022. Nga chốt tương lai tiền điện tử. [online] https://nld.com.vn.
Available at: <https://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/nga-chot-tuong-lai-tien-dien-
tu-20220211183319144.htm>.
18. Blog Tiền Ảo. 2021. 6 Sàn giao dịch mua bán Bitcoin hàng đầu tại Việt Nam &
Thế Giới. [online] Available at: <https://blogtienao.com/san-giao-dich-bitcoin-
hang-dau-tai-viet-nam-va-the-gioi/>.
19. bacninhtrade.com.vn. 2021. Đào Bitcoin Miner Là Gì ? Nội Dung Về Đào
Bitcoin Mining Bitcoin Hay Đào Bitcoin Là Gì. [online] Available at:
<https://bacninhtrade.com.vn/bitcoin-miner-la-gi/>.
55

20. Paxful.com. 2022. Ưu và nhược điểm của giao dịch Bitcoin và tiền điện tử.
[online] Available at: <https://paxful.com/university/vi/uu-nhuoc-diem-khi-giao-
dich-bitcoin-va-tien-dien-tu/>.
21. Vi.wikipedia.org. 2022. Lạm phát – Wikipedia tiếng Việt. [online] Available at:
<https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BA%A1m_ph%C3%A1t>.
22. Thuy Dung, 2021. Hoa Kỳ có thể đánh thuế bitcoin và các loại tiền điện tử
khác. [online] TapChiTaiChinh. Available at: <https://tapchitaichinh.vn/tai-
chinh-quoc-te/hoa-ky-co-the-danh-thue-bitcoin-va-cac-loai-tien-dien-tu-khac-
333363.html>.
23. Dinh Minh Tuan, 2022. Đầu tư hoặc đào tiền ảo có lãi, người tham gia có phải
đóng thuế hay không?. [online] Cafebiz.vn. Available at:
<https://cafebiz.vn/dau-tu-hoac-dao-tien-ao-co-lai-nguoi-tham-gia-co-phai-
dong-thue-hay-khong-20210526174149232.chn>.
24. Duc Dinh., 2021. Lạm phát là gì? Bitcoin có phải lời giải hoàn hảo cho bài toán
lạm phát?. [online] Coin98.net. Available at: <https://coin98.net/lam-phat-va-
bitcoin>
25. Thu Phuong, 2021. Là hàng rào chống lạm phát, vì sao bitcoin giảm giá khi lạm
phát tăng?. [online] vietnambiz. Available at: <https://vietnambiz.vn/la-hang-
rao-chong-lam-phat-vi-sao-bitcoin-giam-gia-khi-lam-phat-tang-
20211211164006678.htm?fbclid=IwAR3M6uInpfa2oaGN2bG-rgj_J7-
rFT2gExdpRKX_Ng8K4fGmsYcmwEYqp88>.
26. Khanh Minh, 2022. [online] Zingnews.vn. Available at:
<https://zingnews.vn/gia-bitcoin-roi-xuong-muc-thap-nhat-nam-2022-
post1315278.html>.
27. News, V., 2021. Việt Nam dẫn đầu khảo sát về tỷ lệ người đầu tư tiền mã hóa.
[online] VietNamNet News. Available at: <https://vietnamnet.vn/viet-nam-dan-
dau-khao-sat-ve-ty-le-nguoi-dau-tu-tien-ma-hoa-766417.htm>.
28. Remitano, 2020. [online] Available at:
<https://remitano.com/forum/vn/post/354-gia-bitcoin-chiu-anh-huong-boi-cung-
tien-lai-suat>.
29. Tailieu.ttbd.gov.vn. 2020. CƠ CHẾ PHÁP LÝ TÀI SẢN MÃ HÓA, TIỀN MÃ
HÓA CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU). [online] Available at:
56

<http://tailieu.ttbd.gov.vn:8080/index.php/tin-tuc/tin-tuc-ho-tro-boi-
duong/item/1727-co-ch-phap-ly-tai-s-n-ma-hoa-ti-n-ma-hoa-c-a-lien-minh-chau-
au-eu>.
30. Crypto Việt. 2022. Lịch sử phát triển của Bitcoin từ 2008 đến 2020. [online]
Available at: <https://cryptoviet.com/lich-su-phat-trien-cua-bitcoin>.
31. An Huy, 2021. Biến động giá Bitcoin, tuyệt chiêu “né” thuế cho nhà giàu Mỹ?.
[online] Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới. Available at:
<https://vneconomy.vn/bien-dong-gia-bitcoin-tuyet-chieu-ne-thue-cho-nha-giau-
my.htm>.
32. News, V., 2022. Giá Bitcoin có thể giảm mạnh như diễn biến năm 2018?.
[online] VietNamNet News. Available at: <https://vietnamnet.vn/gia-bitcoin-co-
the-giam-manh-nhu-dien-bien-nam-2018-816761.html>.
57

TIẾNG ANH
1. Mark Gates., 2022. BITCOIN - Bong Bóng Tài Chính Hay Tương Lai Của Tiền
Tệ - Mark Gates. [online] Dtv-ebook.com. Available at: <https://www.dtv-
ebook.com/doconline.php?hash=MTE5NjI=#epubcfi(/6/2[titlepage]!4/1:0)>.
2. The Guardian Nigeria News - Nigeria and World News. 2021. Bitcoin adoption
and its impacts on the developing world | The Guardian Nigeria News - Nigeria
and World News. [online] Available at:
<https://guardian.ng/opinion/outlook/bitcoin-adoption-and-its-impacts-on-the-
developing-world/>.
3. Committee on Payments and Market Infrastructures (2016). Statistics on
Payments, Clearing and Settlement in CPMI Countries. Bank for International
Settlements. Available online at http://www.bis.org/cpmi/publ/d155.htm;
4. Franco, Pedro. (2015). Understanding Bitcoin, Cryptography, Engineering and
Economics, Wiley Finance Series, 1, United Kingdom;
5. Kastelein, Richard (2017). What Initial Coin Offerings Are, and Why VC Firms
Care. Harward Business Review 17/3;
6. Lei, Y. 2013.The concepts of currency in the internet market.China Finance. 7.
Pp. 42-44;
7. Nakamoto, Satoshi (2008, 2009). Bitcoin: A Peer-to-Peer Electronic Cash
System;
8. Normal, John, (2014). The audacity of bitcoin, J.P Morgan;
9. Vigna, Paul, and Michael J. Casey (2015). The Age of Cryptocurrency: How
Bitcoin and Digital Money are Challenging the Global Economic Order. St.
Martin’s Press, New York;
10. Woodford, Michael (2000). Monetary Policy in a World without Money.
National Bureau of Economic Research, Number 7853;
11. Moritz H., Philipp S., 2019. [online] Explore-ip.com. Available at:
<http://explore-ip.com/2019_The-Impact-of-Crypto-Currencies-on-Developing-
Countries.pdf>.
12. Kelsie, N., 2022. Cryptocurrency has an impact on economies. That’s why
some are afraid of it – and some welcome it. [online] Rmit.edu.au. Available at:
<https://www.rmit.edu.au/news/all-news/2022/feb/cryptocurrency-impact-
58

economies#:~:text=Past%20examples%20suggest%20countries%20that,technol
ogical%20efficiencies%20in%20treasury%20management.>.
13. Blau, B. M., Griffith, T. G., & Whitby, R. J. (2021). Inflation and Bitcoin: A
descriptive time-series analysis. Economics Letters, 203, 109848.
14. Solodan, K., 2019. Legal Regulation Of Cryptocurrency Taxation in European
Countries. [online] Ceeol.com. Available at:
<https://www.ceeol.com/search/article-detail?id=795370> .
15. Melvin, 2017. Các nước phát triển thu thuế trên Bitcoin như thế nào. [online]
Intercompany Solutions. Available at:
<https://vi.intercompanysolutions.com/c%C3%A1c-
n%C6%B0%E1%BB%9Bc-ph%C3%A1t-tri%E1%BB%83n-thu-
th%E1%BA%ADp-thu%E1%BA%BF-bitcoin/>.
16. Laura M., 2022. Bitcoin hoạt động như thế nào: Hướng dẫn hoàn chỉnh về
Bitcoin. [online] BitDegree.org Crypto Exchanges. Available at:
<https://vn.bitdegree.org/crypto/bitcoin-hoat-dong-nhu-the-nao>.
17. Daniel, C., 2021. Market Wrap: There's a Bright Side to Bitcoin's Drop on
Worsening Unemployment. [online] coindesk.com. Available at:
<https://www.coindesk.com/markets/2020/04/30/market-wrap-theres-a-bright-
side-to-bitcoins-drop-on-worsening-unemployment/>.

You might also like