You are on page 1of 50

TÀI CHÍNH TIỀN TỆ

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TÀI CHÍNH VÀ TIỀN TỆ ................................................................................................4

CÂU 1: SO SÁNH TIỀN MẶT VÀ TIỀN CHUYỂN KHOẢN? ..................................................................................... 4


CÂU 2: TS HIỆN NAY CÁC NƯỚC K LƯU THÔNG TIỀN VÀNG? (TS SD TIỀN GIẤY THAY TIỀN VÀNG) .... 4
CÂU 3: ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA TIỀN MẶT VÀ TIỀN CHUYỂN KHOẢN? ........................................................... 5
CÂU 4: TẠI SAO TRONG CÁC NƯỚC CÓ NỀN KT PHÁT TRIỂN, TIỀN DO NHTW PHÁT HÀNH CHIẾM
TỈ TRỌNG NHỎ ĐỐI VỚI LƯỢNG TIỀN PHÁT HÀNH TRONG LƯU THÔNG? ...................................................... 6

CÂU 5: PHÂN BIỆT TIỀN DẤU HIỆU VÀ TIỀN ĐỦ GIÁ? ......................................................................................... 6


CÂU 6: Ý NGHĨA CỦA LƯU THÔNG DHGT? .......................................................................................................... 6
CÂU 7: TRONG KHỐI TIỀN GIAO DỊCH CÁI NÀO NÊN GIẢM VÀ CÁI NÀO NÊN TĂNG? ................................ 7
CÂU 8: TẠI SAO LƯU THÔNG DHGT DỄ XẢY RA LẠM PHÁT? ......................................................................... 8
CÂU 9: ĐIỀU KIỆN CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠO TIỀN CHUYỂN KHOẢN? ....................................... 8
CÂU 10: KBNN PHÁT HÀNH TÍN PHIẾU KHO BẠC BÁN RA THỊ TRƯỜNG THÌ CÁC KHỐI TIỀN ẢNH
HƯỞNG NTN? ................................................................................................................................................................... 8

CÂU 11: TDTM NGÀY CÀNG PHÁT TRIỂN ẢNH HƯỞNG NTN ĐẾN CÁC KHỐI TIỀN TRONG LƯU
THÔNG? ............................................................................................................................................................................ 9

CÂU 12: SỞ HỮU THƯƠNG PHIẾU CHƯA ĐÁO HẠN  C  CÁC KHỐI TIỀN TRONG LƯU THÔNG? ....... 9

CHƯƠNG 2: LÃI SUẤT VÀ TÍN DỤNG ...............................................................................................9

CÂU 1: LÃI SUẤT ẢNH HƯỞNG ĐẾN ỔN ĐỊNH TIỀN TỆ ........................................................................................ 9


CÂU 2: MQH GIỮA LẠM PHÁT VÀ LÃI SUẤT TÍN DỤNG. TS NÓI LÃI SUẤT LÀ CÔNG CỤ KIỂM SOÁT
LẠM PHÁT? .................................................................................................................................................................... 10

CÂU 3: SO SÁNH TDTM VÀ TDNH? MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÚNG? ........................................................... 10


CÂU 4: VÌ SAO TDNH LÀ HÌNH THỨC CHỦ YẾU (QUAN TRỌNG NHẤT, PHỔ BIẾN)? ............................... 11
CÂU 5: VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG VỚI DOANH NGHIỆP ....................................................................................... 11
CÂU 6: TẠI SAO TÍN DỤNG NN LẠI CÓ HIỆN TƯỢNG CHÈN ÉP ĐẦU TƯ TƯ NHÂN? .................................. 12

CHƯƠNG 3: THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH ...........................................................................................12

CÂU 1: SO SÁNH CP THƯỜNG VÀ CP ƯU ĐÃI ..................................................................................................... 12


CÂU 2: SO SÁNH CP VÀ TP ...................................................................................................................................... 13
CÂU 3: SO SÁNH TT VỐN VÀ TT TIỀN TỆ ............................................................................................................... 13
CÂU 4: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI MÔI GIỚI (TS PHẢI CÓ NGƯỜI MÔI GIỚI TRÊN TTCK SƠ CẤP VÀ THỨ
CẤP) ................................................................................................................................................................................. 15

CÂU 5: PHÂN BIỆT TTCK SƠ CẤP VÀ TTCK THỨ CẤP. MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÚNG ........................... 15
CÂU 6: TS NÓI HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TGTC LÀ ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
TTTC? (VAI TRÒ CỦA TGTC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TTTC) ......................................................... 16

1 Đức Phương
CÂU 7: TẠI SAO NÓI CÁC CÔNG CỤ CỦA TTTC PHẢI ĐA DẠNG, TẠO RA CÁC PHƯƠNG TIỆN CHUYỂN
GIAO QUYỀN SỬ DỤNG CÁC NGUỒN TC? .............................................................................................................. 16

CÂU 8: TÁC ĐỘNG TTCK SƠ CẤP, THỨ CẤP ĐẾN QUY MÔ CỦA VỐN ĐẦU TƯ XÃ HỘI ............................ 17
CÂU 9: PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA TTCK SƠ CẤP, THỨ CẤP ........................................................................... 17
CÂU 10: VAI TRÒ CỦA TTCK ................................................................................................................................. 18
CÂU 11: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN TTCK? ................................................................................. 18
CÂU 12: VAI TRÒ CỦA TTTC.................................................................................................................................. 19

CHƯƠNG 4: CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH TRUNG GIAN ...............................................................19

CÂU 1: VAI TRÒ TCTC TRUNG GIAN TRONG VIỆC GIẢM BỚT CP GIAO DỊCH ......................................... 19
CÂU 2: VAI TRÒ TGTC TRONG VIỆC GIẢM CP THÔNG TIN .......................................................................... 20
CÂU 3: VAI TRÒ TẬP TRUNG VỐN CỦA CÁC TỔ CHỨC TGTC? ..................................................................... 20
CÂU 4: VAI TRÒ TGTC TRÊN TTCK ................................................................................................................... 20
CÂU 5: MỐI QUAN HỆ GIỮA TGTC VÀ TTTC................................................................................................... 21
CÂU 6: SO SÁNH CTY BẢO HIỂM VÀ NHTM? .................................................................................................... 21
CÂU 7: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC MỞ RỘNG TIỀN GỬI CỦA NHTM ............... 22
CÂU 8: VAI TRÒ CỦA NHTM ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP .... 22
CÂU 9: TẠI SAO CÁC TGTC LẠI ĐẢM BẢO PHÂN BỔ NGUỒN LỰC TC CÓ HIỆU QUẢ? ........................... 22
CÂU 10: VAI TRÒ CỦA TGTC VỚI DOANH NGHIỆP VỀ VIỆC HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN? ................ 23
CÂU 11: SO SÁNH NHTM VÀ CÔNG TY TÀI CHÍNH (CTTC) ........................................................................ 23

CHƯƠNG 5: NHTW VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA .........................................................................24

CÂU 1: ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÔNG CỤ GIÁN TIẾP. CÔNG CỤ NÀO LINH HOẠT NHẤT? ....................... 24
CÂU 2: SO SÁNH CHỨC NĂNG TẠO TIỀN CỦA NHTM VÀ CHỨC NĂNG PHÁT HÀNH TIỀN CỦA
NHTW? ......................................................................................................................................................................... 25
CÂU 3: NHTW CÓ KIỂM SOÁT ĐƯỢC VIỆC TẠO TIỀN CỦA NHTM KHÔNG? ........................................... 26
CÂU 4: NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHỨC NĂNG PHÁT HÀNH TIỀN CỦA NHTW..................................... 26
CÂU 5: PHÂN TÍCH MỤC TIÊU CỦA CSTT? ......................................................................................................... 26
CÂU 6: PHÂN TÍCH CÁC CÔNG CỤ TRỰC TIẾP CỦA CSTT?............................................................................ 27
CÂU 7: NHTW MUA TÍN PHIẾU KHO BẠC NHÀ NƯỚC TRÊN THỊ TRƯỜNG MỞ (OMO) TÁC DỤNG GÌ
ĐẾN CUNG TIỀN? .......................................................................................................................................................... 28

CÂU 8: KHI NỀN KT TĂNG TRƯỞNG NÓNG THÌ NHTW SẼ ĐIỀU TIẾT CÁC CÔNG CỤ CỦA CS TIỀN TỆ
NTN? ................................................................................................................................................................................ 28

CHƯƠNG 6: TÀI CHÍNH CÔNG ........................................................................................................29

PHẦN 1: NSNN .......................................................................................................................................................... 29


Câu 1: Vai trò của NSNN? ...........................................................................................................29
Câu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới thu NSNN ...........................................................29
Câu 3: Vai trò của NSNN trong việc kiềm chế lạm phát? ..........................................................30

2 Đức Phương
Câu 4: Vai trò của NSNN trong việc điều tiết thị trường và bình ổn giá cả ..............................30
Câu 5: Vai trò của NSNN trong việc điều tiết TN và giảm khoảng cách giàu nghèo (điều tiết
công bằng xã hội) .........................................................................................................................31
PHẦN 2: CHI NSNN ............................................................................................................................................... 31
Câu 1: Vai trò của chi NSNN trong việc kiềm chế lạm phát? ....................................................31
Câu 2: Vai trò của chi NSNN trong tăng trưởng kinh tế?..........................................................32
PHẦN 3: BỘI CHI NSNN....................................................................................................................................... 32
Câu 1: Ưu, nhược điểm của các giải pháp xử lí bội chi NSNN? ...............................................32
Câu 2: Trong các biện pháp xử lí bội chi NSNN, biện pháp nào làm tăng LS thị trường........34
Câu 3: Mqh bội chi NSNN với khối tiền trong lưu thông và lãi suất thị trường.......................34
PHẦN 4: TÀI CHÍNH CÔNG .............................................................................................................................. 35
Câu 1: Vai trò của tài chính công trong kìm hãm lạm phát? .....................................................35
Câu 2: Vai trò của TCC ................................................................................................................35

PHẦN 5: THUẾ .....................................................................................................................................36

Câu 1: So sánh thuế trực thu, gián thu .......................................................................................36


Câu 2. Vai trò của thuế trong kiềm chế lạm phát và tăng trưởng KT ........................................37
Câu 3: Mục tiêu của NN trong việc đánh thuế? .........................................................................38

CHƯƠNG 7: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP .....................................................................................38

CÂU 1: SO SÁNH TSCĐ VÀ TSLĐ? ....................................................................................................................... 38


CÂU 2: TẠI SAO DN PHẢI TRÍCH KHẤU HAO TSCĐ? ........................................................................................ 39
CÂU 3: TẠI SAO ĐẦU TƯ VÀO TSCĐ PHẢI DÙNG VỐN DÀI HẠN MÀ K DÙNG VỐN NGẮN HẠN? ............ 39
CÂU 4: Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU NGUỒN VỐN KINH DOANH CỦA DN .......................................... 40
CÂU 5: MỤC TIÊU CỦA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP? ........................................................................................ 40

CHƯƠNG 9: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ ..................................................................................................40

CÂU 1: PHÂN TÍCH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)? ........................................................................ 40
CÂU 2: ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA TÍN DỤNG QUỐC TẾ .......................................................................................... 42
CÂU 3: PHÂN BIỆT VAY THƯƠNG MẠI VÀ ODA ................................................................................................ 42
CÂU 4: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỈ GIÁ HỐI ĐOÁI ............................................................................... 43
CÂU 5: KHI LÃI SUẤT ĐỒNG NGOẠI TỆ Ở THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC TĂNG LÊN VÀ CAO HƠN LÃI
SUẤT NGOẠI TỆ Ở THỊ TRƯỜNG NƯỚC NGOÀI, TỈ GIÁ HỐI ĐOÁI BIẾN ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO? ............... 43

CÂU 6: PHÂN BIỆT FDI VÀ TÍN DỤNG QUỐC TẾ ................................................................................................. 44

CÁC ĐỊNH NGHĨA VỀ TIỀN TỆ: .....................................................................................................45

3 Đức Phương
Chương 1: Tài chính và tiền tệ
Câu 1: So sánh tiền mặt và tiền chuyển khoản?
1. Khái niệm:
- Tiền mặt: Là tiền đang có giá trị lưu hành, có hình dáng, có kích thước, tiêu chuẩn giá cả nhất định
được Pháp luật NN thừa nhận trực tiếp làm phương tiện trao đổi, mua bán, chi trả trong lưu thông
- Tiền CK: Là loại tiền được sử dụng ghi chép trên sổ sách kế toán của ngân hàng, tồn tại dưới dạng
giấy tờ thanh toán, thẻ thanh toán… Không tồn tại dưới dạng vật chất cụ thể.
2. So sánh:
a. Giống nhau:
- Đều là phương tiện trao đổi mua bán hàng hóa, dịch vụ trong lưu thông
- Đều có đầy đủ 3 chức năng của tiền: + Chức năng đơn vị định giá
+ Chức năng phương tiện trao đổi.
+ Chức năng dự trữ giá trị.
b. Khác nhau:

TIỀN MẶT TIỀN CHUYỂN KHOẢN


Trực tiếp thông qua mua bán, trao Gián tiếp thông qua phương tiện, công
Cách sử dụng
đổi. cụ thanh toán.
Tồn tại dưới dạng vật chất cụ thể. Tồn tại dưới dạng phi vật chất, ghi
Hình thức tồn tại Bao gồm tiền giấy, tiền đúc bằng kl chép trên sổ sách thông qua giấy tờ
kém giá thanh toán, thẻ thanh toán
Phạm vi lưu thông Toàn xh Phạm vi các NH, mạng lưới NH
Gắn liền với sự vđ của hàng hóa. Thường vđ tương đối với sự vđ của
Sự vận động
hàng hóa.
Chi phí phát sinh Nhiều hơn Ít hơn
Chi phí sử dụng Người sd ko mất phí. Mát phí (phí giao dịch, bảo trì,..)
Tốc độ thanh toán Chậm hơn Nhanh hơn
Việc huy động vốn của NH chậm Nhanh hơn vì tiền này nằm ngay trong
Huy động vốn hơn vì tiền này nằm trong túi của NH.
những chủ thể nhàn rỗi.
Chủ thể phát hành NHTW NHTM
Yêu cầu đối với Không đòi hỏi trình độ dân trí cao. Đòi hỏi TĐ DT cao, KHKT phát triển.
người sử dụng
Độ rủi ro Cao hơn. Thấp hơn.
Kiểm soát của NH Khó KS, dễ bị làm giả. Có thể KS ngầm.

Câu 2: Ts hiện nay các nước k lưu thông Tiền vàng? (Ts sd tiền giấy thay tiền vàng)
Tiền tệ là bất cứ phương tiện nào được XH chấp nhận là phương tiện trao đổi với mọi hàng hóa, dv và
các khoản phải thanh toán khác trong nền KT.
Bởi vì:

4 Đức Phương
- Khi XH phát triển  NSLĐ tăng  hàng hóa, dịch vụ trong nền kt ngày càng nhiều
+ Tiền giấy được phát hành nhiều mệnh giá khác nhau, dễ sử dụng vào nhiều mục đích.

+ Với những giao dịch lớn, việc thanh toán bằng tiền giấy tiện lợi hơn tiền vàng.
- Lưu thông vàng gặp nhiều khó khăn:
+ Yêu cầu bảo quản cao, tránh gây mất giá trị.
+ Chi phí lưu thông lớn, lượng vàng cồng kềnh kém an toàn.
+ Khó có thể chia nhỏ để thích hợp với các giao dịch nhỏ.
+ Tiền vàng dễ bị hao mòn khi trao đổi qua lại.
Tuy nhiên, vàng cũng có vai trò trong nền KTTT:
- Vàng vẫn được coi trọng và sùng bái trong 1 bộ phận không ít dân
- Vàng được xem là phương tiện dự trữ giá trị lí tưởng nhất
- Là p/tiện dự trữ tốt nhất được sd để thanh toán trả nợ khi xảy ra khủng hoảng tiền tệ.

Câu 3: Ưu, nhược điểm của tiền mặt và tiền chuyển khoản?
(Nêu kn tiền mặt, tiền ck)
Tiền giấy Tiền chuyển khoản
-Về trao đổi, thanh toán: - Lưu thông nhanh chóng, thuận tiện, an
+ Nhẹ, mỏng, gọn. toàn kể cả với những giao dịch lớn  việc
+ Màu sắc đa dạng để phân biệt, tránh luân chuyển vốn thuận lợi và tiết kiệm.
sự nhầm lẫn. - Sử dụng được nhiều dịch vụ của NH.
+ Công nghệ in ấn cao. - NHTM có thể quay vòng vốn tạo ra lợi
Ưu điểm
- Có nhiều mệnh giá từ nhỏ đến lớn để nhuận, đồng thời thu được chi phí trong
đáp ứng nhu cầu thanh toán thuận tiện. quá trình giao dịch.
- Phù hợp cho quốc gia có dân trí thấp, - Dễ quản lí thu nhập và chi tiêu của các
quốc gia chưa có hệ thống ngân hàng, chủ thể  tránh thất thu thuế, dễ tập trung
hệ thống thanh toán phát triển. vốn và phân phối vốn vào nền kinh tế.
- Về tính an toàn: tiền giấy mang tính - Đòi hỏi phải có hệ thống ngân hàng.
vô danh. - Đòi hỏi trình độ dân trí cao để có thể sử
- Cồng kềnh, tốn nhiều chi phí lưu dụng được.
thông. - Gây ảnh hưởng đến quyền bảo mật thông
- Dễ hỏng, rách, dễ bị làm giả  ảnh tin của khách hàng.
hưởng lạm phát. - Nếu NH ko ấn định và kiểm soát tỉ lệ dữ
- Với những giao dịch lớn, chuyên chở trữ bắt buộc  lạm phát.
Nhược điểm cồng kềnh, kiểm đếm phức tạp, rủi ro
cao.
- Khi thanh toán xa và nhanh ở những
nơi khác nhau thì tiền mặt ko đáp ứng
được.
- Mất nhiều chi phí in ấn, bảo quản, vận
chuyển. Khó kiểm soát, kiểm đếm dễ
rơi vào bất ổn.

5 Đức Phương
Câu 4: Tại sao trong các nước có nền KT phát triển, tiền do NHTW phát hành chiếm tỉ trọng nhỏ
đối với lượng tiền phát hành trong lưu thông?
(Nêu khái niệm tiền mặt, tiền CK)
(Nêu những ưu điểm, nhược điểm tiền mặt và tiền CK)
>> Kết luận: Trong lưu thông, tiền CK có những ưu điểm để khắc phục những hạn chế khuyết điểm mà
tiền mặt đem lại. Tuy nhiên, tiền mặt cũng có những ưu điểm và tiền CK cũng có hạn chế riêng => Ở
các nước có nền KT phát triển, cả tiền mặt và tiền CK đc lưu hành trong lưu thông, trong đó tiền do
NHTW phát hành chiếm tỉ trọng nhỏ đối với lượng tiền phát hành trong lưu thông, số còn lại là tiền CK.

Câu 5: Phân biệt tiền dấu hiệu và tiền đủ giá?


(Nêu kn tiền tệ, tiền đủ giá, tiền dấu hiệu)
• Giống nhau:
+ Đều là tiền
+ Đều được chấp nhận làm phương tiện trao đổi với mọi hàng hóa dịch vụ khác và các
khoản thanh toán khác trong nền kinh tế.
• Khác nhau:
Tiền đủ giá Tiền dấu hiệu giá trị
- Tiền bằng hàng hóa thông - Tiền giấy
Hình thức
thường. - Tiền chuyển khoản.
biểu hiện
- Tiền vàng.
- Giá trị nội tại bằng giá trị danh - Giá trị nội tại nhỏ hơn nhiều so
nghĩa. với giá trị danh nghĩa.
Tính chất
- Khó chia nhỏ. - Có nhiều mệnh giá khác nhau, dễ
trao đổi.
Phạm vi lưu Giữa các vùng, quốc gia. Chủ yếu ở trong nước (vì mỗi quốc
thông gia có 1 loại tiền tệ khác nhau)
Không gây lạm phát do tiền luôn Có thể gây lạm phát do giá trị nội tại
Ảnh hưởng
bằng vàng. nhỏ hơn so với giá trị mà nó đại diện
GT của tiền Ổn định Không ổn định
Tốc độ thanh Chậm Nhanh hơn
toán
Đòi hỏi trình Không đòi hỏi cao. Đòi hỏi cao, nhất là tiền chuyển
độ dân trí, khoản.
KHCN
Hình thức Trao đổi trực tiếp Có sự xuất hiện của trung gian tài
trao đổi chính.

Câu 6: Ý nghĩa của lưu thông DHGT?


- Khắc phục tình trạng thiếu phương tiện lưu thông khi sx hh ngày càng phát triển.

6 Đức Phương
Vì khi sx ngày càng ptr khối lượng hàng hóa, dịch vụ trong lưu thông tăng lên, đòi hỏi khối lượng
tiền trong lưu thông tăng. Khi đó, vàng, kim loại quý sẽ không đủ cho lưu thông  lưu thông DHGT đã
giải quyết các vấn đề này.

- Thuận lợi trong trao đổi, an toàn trong thanh toán

+ Tiền DHGT có mệnh giá k đại diện cho giá trị nội tại của nó, nó lt theo luật định.
+ Trong lưu thông, có bao nhiêu loại sản phẩm hàng hóa, dvụ với mức giá cả tương ứng thì có bấy
nhiều loại tiền dấu hiệu được phát hành để đáp ứng nhu cầu trao đổi.
+ Tiền dấu hiệu có nhiều mệnh giá khác nhau  phù hợp với mọi giao dịch lớn, nhỏ khác nhau,
đáp ứng tính đa dạng về nhu cầu trao đổi.

- Tiết kiệm chi phí lưu thông tiền tệ

+ Lưu thông DHGT thì xã hội ko phải sử dụng vàng vào nhu cầu trao đổi hh, tránh đc sự hao mòn
vàng k cần thiết, tiết kiệm chi phí lưu thông.
+ DHGT thường có mệnh giá lớn, do đó số lượng giấy bạc phát hành vào lưu thông sẽ giảm đi,
tương ứng giảm đc chi phí phát hành, chi phí lưu thông giảm.
+ DHGT có gía trị bản thân nhỏ hơn rất nhiều so vs sức mua của nó, tiết kiệm chi phí lưu thông,
an toàn, tiết kiệm trong thanh toán xa.

Câu 7: Trong khối tiền giao dịch cái nào nên giảm và cái nào nên tăng?
Khối lượng tiền trong lưu thông là chỉ tất cả các phương tiện đc chấp nhận làm trung gian trao đổi
với mọi hh-dv và các khoản thanh toán khác tại 1 thị trường và trong 1 thời gian nhất định.
Khối tiền trong lưu thông đc ký hiệu Ms, các bộ phận bao gồm:
- M1: khối tiền tệ giao dịch, gồm những phương tiện có tính lỏng cao nhất, bao gồm:
+ Tiền mặt (tiền vàng, tiền bạc, tiền giấy, tiền đúc lẻ)
+ Tiền gửi thanh toán tại NHTM
-M2: khối tiền tệ giao dịch mở rộng, bao gồm:
+ M1
+Tiền gửi có kỳ hạn tại các tổ chức tín dụng
-M3: khối tiền tệ tài sản, có tính lỏng thấp nhất, bao gồm:
+ M2
+ Các chứng từ có giá (trái phiếu, cổ phiếu, tín phiếu…)
-Ms bao gồm:
+ M3
+ Các phương tiện thanh toán khác (giấy chấp nhận thanh toán của NH)
 Trong các bộ phận của khối tiền giao dịch thì tiền mặt nên giảm đi, tiền gửi k kỳ hạn tăng lên. Do
khi người dân sử dụng nhiều tiền chuyển khoản hơn thì thể hiện trình độ dân trí cao, hệ thống ngân
hàng đc phát triển. Nhà nước dễ dàng quản lý được lượng tiền trong lưu thông qua việc NHTW tham
gia và kiểm soát chức năng tạo tiền của NHTM. Đảm bảo an toàn, nhanh gọn, chính xác cao hơn tiền
mặt khi thanh toán, chuyển nhượng. Giảm bớt rủi ro lạm phát. Tạo điều kiện tập trung vốn nhanh
chóng. Tiết kiệm chi phí in ấn, phát hành, lưu thông, bảo quản tiền mặt.

7 Đức Phương
Câu 8: Tại sao lưu thông DHGT dễ xảy ra lạm phát?
DHGT là những phương tiện có giá trị bản thân rất nhỏ so với sức mua của nó.
Lạm phát là tình trạng phát hành thừa tiền ra ngoài lưu thông làm giá cả hh tăng lên liên tục.
- DHGT bao gồm: tiền giấy, tiền CK, tiền đúc lẻ, các chứng từ có giá.
- Lưu thông DHGT dễ xảy ra lạm phát vì:
+ Hạn chế của DHGT: dễ bị làm giả.
+ Do DHGT có giá trị nội tại nhỏ hơn rất nhiều so với sức mua của nó. Việc tạo ra nó dễ dàng, chi
phí nhỏ, quyền phát hành lại trong tay Nhà nước  Nhà nước rất dễ dàng vi phạm nguyên tắc phát
hành tiền khi NSNN bội chi.
+ Do tâm lý con người: vì giá trị của tiền là giảm dần theo thời gian, đặc biệt là khi xảy ra lạm phát.

Câu 9: Điều kiện các ngân hàng thương mại tạo tiền chuyển khoản?
- TCK được sử dụng bằng cách ghi chép trong sổ sách kế toán của các ngân hàng và khách hàng.
- TCK được biểu hiện dưới dạng số dư trên các tài khoản ngân hàng của khách hàng mở tại ngân hàng.
- Điều kiện:
+ Các ngân hàng hoạt động trong cùng 1 hệ thống và có sự liên kết với nhau.
+ Thực hiện nghiệp vụ tín dụng và thanh toán không dùng tiền mặt giữa Ngân Hàng và KH.
- Giả thiết:
+ Các ngân hàng cho vay hết số dự trữ mà mình có.
+ Không có hiện tượng rút tiền mặt ra khỏi hệ thống Ngân hàng.
- Quá trình cung tiền: từ 1 lượng tiền gửi ban đầu mà các NHTM huy động được thông qua thực hiện
nghiệp vụ tín dụng và thanh toán không dùng tiền mặt gữa ngân hàng và KH đã luân chuyển lượng tiền
giữa các NHTM với nhau, tạo ra 1 lượng tiền lớn hơn gấp nhiều lần so với số tiền ban đầu.
- Mức cung tiền:
Số tiền gửi tạo ra = số tiền gửi ban đầu x hệ số mở rộng tiền gửi
Hệ số mở rộng tiền gửi = 1/ tỉ lệ dự trữ bắt buộc
- Chủ thể tham gia: NHTW, NHTM, KH gửi tiền, KH vay tiền.

Câu 10: KBNN phát hành tín phiếu kho bạc bán ra thị trường thì các khối tiền ảnh hưởng ntn?
(Nêu kn Ms)
Các thành phần của Ms:
M1 = C (tiền mặt) + D (tiền gửi thanh toán tại NH)
M2 = M1 + T (tiền gửi có kỳ hạn tại các tổ chức tín dụng)
M3 = M2 + MMF (các chứng từ có giá)
MS = M3 + các phương tiện thanh toán khác
Người mua: NHTM, tổ chức tín dụng, DN, NHNN, hộ gia đình
+ NHTM mua
M1 tăng do C tăng, D không thay đổi
M2 tăng do M1 tăng, T không đổi
M3 không thay đổi do M2 tăng, MMF tăng nếu là TPKB là phát hành lần đầu
Ms không thay đổi do các phương tiện thanh toán khác không đổi
+ Các người mua còn lại
M1 không đổi do C, D không đổi

8 Đức Phương
M2 không đổi do M1, T không đổi
M3 tăng do MMF tăng
MS tăng

Câu 11: TDTM ngày càng phát triển ảnh hưởng ntn đến các khối tiền trong lưu thông?
(Nêu kn Ms, các thành phần của Ms)
M1 giảm do C giảm
M2 giảm do M1 giảm
M3 ko đổi do M2 giảm, MMF tăng
Ms khổng đổi

Câu 12: Sở hữu thương phiếu chưa đáo hạn  C  Các khối tiền trong lưu thông?
(Nêu kn Ms, các thành phần của Ms, người mua)
- NHTM:
M1 tăng do C tăng, D không đổi
M2 tăng do M1 tăng, T không đổi
M3 tăng do M2 tăng, MMF không đổi
Ms tăng do các phương tiện thanh toán khác không đổi
- Các người mua còn lại: M1, M2, M3, Ms không đổi

Chương 2: Lãi suất và tín dụng


Nhận định “Tập trung và phân phối lại vốn nhàn rỗi trên nguyên tắc hoàn trả lại góp phần vào
việc bình quân hóa tỷ suất lợi nhuận trong nền kinh tế” Đ hay S?
 Đúng. Vì: chức năng này vận dụng trên nguyên tắc hoàn trả. Sau 1 thời gian đi phải hoàn trả thì ng
đi vay chịu sức ép buộc ng đi vay sd vốn hiệu quả để nâng cao tỷ suất lợi nhuận của dn để hoàn trả tiền
vay  nâng cao tỷ suất lợi nhuận của nền kinh tế.

Câu 1: Lãi suất ảnh hưởng đến ổn định tiền tệ


* Khái niệm
- Lãi suất tín dụng: là quan hệ tỉ lệ giữa lợi tức thu được và tổng số tiền cho vay trong một khoảng thời
gian nhất định
- Ổn định tiền tệ: là những biện pháp tình thế và chiến lược của nhà nước nhằm hạn chế và tiến đến
chấm dứt LP, khôi phục lại giá trị của giấy bạc tạo đk để KT XH ptr bình thường
* Trả lời
- LS tiền gửi: là LS huy động vốn dùng để trích lãi phải trả cho ng gửi tiền
+ LP caorút tiền từ LT về NHTM bằng cách tăng LS tiền gửilượng tiền trong LT giảmLP giảm
+ Lượng tiền trong lưu thông giảm mạnhNHTM giảm LS tiền gửilượng tiền trong lưu thông tăng
- LS tái chiết khấu: là LS cho vay ngắn hạn do NHTW quy định đối với NHTM và TCTD
+ LSTCK tăngNHTM giảm vay  khả năng cho vay của các NHTM giảm  MS giảm  LP giảm
+ LSTCK giảm  ……….
- LS cho vay: là LS dùng để tính tiền lãi vay mà ng đi vay phải trả cho ng cho vay
+ LS cho vay giảm  các chủ thể vay nhiều hơn  cầu TD tăng  cung tiền tăng  LP tăng

9 Đức Phương
+ LS cho vay tăng ………
- LS liên ngân hàng: là LS mà các Ngân hàng áp dụng khi cho vay trên TT liên ngân hàng
+ LS liên NH tăngn/cầu vay vốn giữa các NH giảmlượng tiền cung ứng vào LT giảm  LP giảm
+ LS liên NH giảm ………

Câu 2: Mqh giữa lạm phát và lãi suất tín dụng. Ts nói lãi suất là công cụ kiểm soát lạm phát?
* Khái niệm
- Lạm phát: là hiện tượng phát hành thừa tiền vào lưu thông làm cho giá cả hh tăng liên tục
- Lãi suất tín dụng: là quan hệ tỉ lệ giữa lợi tức tín dụng và tổng số tiền cho vay trong một khoảng thời
gian nhất định
* Trả lời
- LP tác động đến LSTD: khi thị trường có LP  đồng tiền mất giá, giá cả tăng nhanh  Ms giảm 
tiết kiệm tăng lên, đi vay giảm  LS tiền gửi tăng, LS cho vay tăng. Khi đó nhà đầu tư yêu cầu mức lợi
tức cao hơn để bù đắp phần rủi ro do LP gây ra
- LS tác động đến LP: LSTD tăng  cung tiền tệ giảm, cầu tiền tệ tăng, không tạo cơ hội về lạm phát
*LS là công cụ kiềm chế lạm phát vì:
LS giảm  chi phí sử dụng vốn giảm  kích thích DN đầu tư, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh,
tạo công ăn việc làm  nền kinh tế tăng trưởng nóng  LP tăng. Khi có lạm phát NHTW thực hiện
CSTT thắt chặt  LSTD tăng lên  tiết kiệm nhiều hơn  Ms giảm  kiềm chế được lạm phát.

Câu 3: So sánh TDTM và TDNH? Mối quan hệ giữa chúng?


(Nêu kn TDTM, TDNH)

1. Giống: Đều dựa trên nguyên tắc hoàn trả


Đều là những hình thức tín dụng
2. Khác:

Tiêu chí TDTM TDNH


Người đi vay và người cho vay đều là Ngân hàng và các tác nhân trong nền kinh tế,
Chủ thể các doanh nghiệp trực tiếp tham gia trong đó ngân hàng đóng vai trò vừa là người
vào quá trình lưu thông hh. đi vay, vừa là người cho vay.
Quá trình Gắn liền với sự vận động và phát triển Độc lập tương đối với quá trình vận động và
vận động của nền tái sản xuất xã hội. phát triển của nền tái xuất hàng hóa.
và phát
triển
Hàng hóa: NVL, sản phẩm, dở dang, Vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế.
Đối tượng thành phẩm, bán thành phẩm của DN
bán chịu.
Công cụ lt Thương phiếu Tiền tín dụng, trái phiếu, TDNH
Nhỏ, giới hạn trong vốn hàng hóa của Lớn, có khả năng huy động và cho vay  nhiều
Khối lượng
người sản xuấ KD. chủ thể, nhiều lĩnh vực khác nhau trong nền
tín dụng
kinh tế.

10 Đức Phương
Thời gian Ngắn hạn Đa dạng về thời gian: ngắn, TB, dài
cho vay
Phạm vi Hẹp, chỉ đầu tư 1 chiều, ko có quan hệ Rộng, giao dịch với mọi tác nhân thuộc mọi
hoạt động ngược lại thành phần kinh tế.
LS ko rõ ràng do cho vay bằng hàng Lãi suất do ngân hàng quy định và phù hợp với
Lãi suất
hóa, nhỏ hơn TDNH tình hình KT, cao hơn TDTM.
Thấp, vì TDTM do các DN cung cấp Cao, vì NH có thể cho vay với số tiền lớn hơn
Mực độ rủi
và chỉ cung ứng trong khả năng của số vốn tự có, sự chuyển hóa nguồn vốn huy
ro
mình và nhu cầu của bên mua chịu. động và cho vay không như dự tính.

*Mối quan hệ: TDNH và TDTM có mqh 2 chiều, tác động qua lại lẫn nhau.
1. Khi TDTM phát triển  xuất hiện nhiều thương phiếu, các DN mang thương phiếu đến NH để
chiết khấu hoặc cầm cố để vay NH  thúc đẩy TDNH phát triển.
2. Khi TDNH ptr  tạo đk cho thương phiếu được c/khấu, cầm cố tại NH, việc NH chấp nhận
thương phiếu làm chúng được sd và chấp nhận rộng rãi hơn  TDTM pt hơn.
3. Ngoài ra, TDNH tăngDN vay được nhiều vốnmở rộng SXmua bán chịu tăngTDTM tăng.

Câu 4: Vì sao TDNH là hình thức chủ yếu (quan trọng nhất, phổ biến)?
(Nêu kn TDNH)
- TDNH là 1 trung gian TD
- TDNH có phạm vi hđ rộng xuất phát từ đối tg vốn tiền tệ hđ cho vay vốn vs mọi tác nhân
và thể nhân (DN,cá nhân,các t/chức xh..)
+ Đối tượng của TDNH ở đây là tiền, TDNH huy động và cho vay bằng tiền dưới nhiều hình thức
# nhau, đảm bảo phù hợp vs mọi tác nhân và thể nhân
+ Hthống mạng lưới rộng khắp lãnh thổ, thậm chí ngoài lãnh thổ
+ TDNH có quy mô lớn: TDNH có c/n “tạo tiền” để bổ sung vốn vay. Nó sd các công
cụ huy động vốn để huy động mọi nguồn vốn nhỏ lẻ, nhàn rỗi trong nền kt tạo ra đc nguồn
vốn lớn đáp ứng mọi nhu cầu vay vốn lớn nhỏ # nhau của mọi chủ thể.
- TDNH có klg TD lớn: cả 2 mặt huy động và cho vay đều có thể đạt vs 1 số lg lớn
- Thời hạn TD đa dạng: TDNH có thể t.hiện huy động vốn và các khoản tiền có thời hạn
pp, đa dạng. Có thể huy động vốn và cho vay trong cả ngắn, trung và dài hạn.Thời hạn này
phụ thuộc vào nhiều ytố: thời hạn nhàn rỗi của các khoản vay, nhu cầu vay của KH
- Đối tượngg vốn ttệ sẽ đáp ứng nhu cầu về sd vốn của các chủ thể
- KHKT: sd các CN hiện đại, trình độ dân trí cao
- Chủ thể: NHTM và các chủ thể khác trong nền kt (tất cả các chủ thể tr nền kt qdân)

Câu 5: Vai trò của tín dụng với doanh nghiệp


- Vai trò của TDNH: NHTM thực hiện việc cho vay và đi vay dn
+ Cho vay: Cung cấp vốn
Đảm bảo sd vốn vay hiệu quả, tiết kiệm, giảm rủi ro
+ Đi vay: Đảm bảo an toàn cho khoản tiền gửi của dn  tăng lợi nhuận cho dn
Thúc đẩy hoạt động thanh toán cho dn  giảm thời gian, cphi thanh toán

11 Đức Phương
- Vai trò của TDTM:

+ Góp phần đẩy nhanh quá trình sx và lưu thông hh, làm cho chu kỳ sx rút ngắn lại
+ Góp phần làm giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông, làm giảm chi phí lưu thông xh

- Vai trò của TD thuê mua: Tạo điều kiện cho dn hiện đại hóa sx, áp dụng công nghệ mới trong khi
nguồn vốn chủ sở hữu còn có hạn.

Câu 6: Tại sao tín dụng NN lại có hiện tượng chèn ép đầu tư tư nhân?
- TDNN là quan hệ tín dụng giữa 1 bên là NN, 1 bên là dân cư và các tổ chức KTXH.
- Có hiện tượng chèn ép đầu tư tư nhân vì:
+ Nhà nước vừa là người đi vay vừa là người cho vay.
+ Khi thâm hụt hoặc bội chi NSNN, NN đi vay bằng cách phát hành trái phiếu hoặc tín phiếu để phù
đắp sự thiếu hụt của mình  vay trong nước tăng lên, cầu tín dụng tăng  LS thị trường tăng  tư nhân
khó có thể tiếp cận được nguồn vốn vay do CP đầu tư tăng lên  giảm LN  tư nhân không muốn đầu
tư  chèn ép đầu tư tư nhân.

Chương 3: Thị trường tài chính


Câu 1: So sánh CP thường và CP ưu đãi
* Khái niệm:
CP: là CK chứng nhận số vốn góp vào Cty cổ phần và quyền lợi của người sở hữu CK đó đối với Cty
cổ phần
CP thường: CP mang lại cho chủ thể sở hữu nó những quyền lợi thông thường
CP ưu đãi: CP mang lại cho CSH nó đc hưởng những khoản ưu đãi nhất định so vs CP thường
* Giống
- Đều là công cụ trên TT vốn, thời hạn: trung và dài hạn
- Chủ thể phát hành: công ty cổ phần
- Quyền lợi: hoàn trả vốn, chia ts, nhận cổ tức
- Là 1 loại CK và đều có 4 công dụng của CK
* Khác
Tiêu chí CP thường CP ưu đãi
Quyền nhận Nhận theo KQ hđ của công ty và chia Cổ tức đc xđ trc, ko phụ thuộc vào
cổ tức theo tỉ lệ góp vốn KQ hđ của công ty
Quyền lợi Quyền thông tin, quyền bỏ phiếu Quyền thông tin hạn chế, quyền bỏ
phiếu k có
Mức độ rủi ro Cao hơn do phụ thuộc vào KQ hđ của Thấp hơn do cổ tức cố định từ trc
công ty
Số lượng Nhiều hơn Ít hơn
Chuyển - K đc chuyển đổi thành CP ưu đãi Có thể chuyển thành CP thường
nhượng và - Đc chuyển nhượng tự do giữa các CSH nhưng sau 3 năm mới đc sang tên
chuyển đổi
Quyền sở Sau Trước
hữu hoàn trả

12 Đức Phương
Câu 2: So sánh CP và TP
* Khái niệm
TT tài chính: là nơi cung cầu các nguồn TC gặp nhau và tại đó các TS tài chính đc mua bán
CP: là CK chứng nhận số vốn góp vào Cty cổ phần và quyền lợi của người sở hữu CK đó đối với Cty
cổ phần
TP: là 1 loại CK nợ chứng nhận khoản vay do người đi vay phát hành cam kết trả lợi tức và vốn vay
theo thời hạn nhất định
* Giống
+ Đều là TS Tài chính, là p/tiện huy động vốn để tiến hành hđ SX KD
+ Mang những đặc trưng của chứng khoán
+ Là 1 loại CK
+ Mang đầy đủ 4 công dụng của CK
* Khác
Tiêu chí Cổ phiếu Trái phiếu
Bản chất Là CK vốn xác nhận số vốn đã góp Là CK nợ, chứng nhận khoản vay
vào Cty cổ phần của ng phát hành
Chủ thể phát hành Cty cổ phần Chính phủ, tổ chức tín dụng, kho
bạc …
Tư cách sở hữu Cổ đông Trái chủ
Thời hạn K xác định trước Xđ trước trên trái phiếu

Mức lợi tức CP thường: dựa vào kq hđ kd Mức lợi tức cụ thể, rõ ràng, đc xđ
CP ưu đãi: đc xđ từ trc, k phụ thuộc từ trước
vào kq kd
Quyền lợi CP thg: có quyền tham gia q.lí công K có quyền tham gia
ty, ktra sổ sách, , bỏ phiếu bầu hội
đồng quản trị
CP ưu đãi: ko có
Mục đích Hình thành, tăng thêm nguồn vốn Bổ sung nguồn vốn tạm thời thiếu
CSH, mở rộng hđ SX hụt cho chủ thể phát hành
Mức độ rủi ro Cao hơn Thấp hơn
Quyền hoàn trả CP thường: sau Trước các cổ đông sở hữu CP
CP ưu đãi: trước thường

Câu 3: So sánh tt vốn và tt tiền tệ


* Khái niệm
TT vốn: là 1 bộ phận của TT TC, đc chuyên môn hóa trong việc mua bán các ts TC có tính lỏng thấp
nhằm chuyển dịch các nguồn TC dài hạn
TT tiền tệ: là 1 bộ phận của TT TC, đc chuyên môn hóa trong việc mua bán các ts TC có tính lỏng cao
và chuyển giao quyền sử dụng nguồn TC ngắn hạn

13 Đức Phương
* Giống
+ Đối tượng: mua bán các TS TC, cung cấp các nguồn vốn trong nền KT
+ Cấu trúc: có bộ phận đi vay và cho vay trực tiếp
+ Có vai trò, chức năng của TT TC
+ Công cụ chuyển giao là các chứng khoán
* Khác
Tiêu chí TT tiền tệ TT vốn
Đối tượng Các ts TC có tính lỏng cao và Các ts TC có tính lỏng thấp, nhằm
mua bán chuyển giao sd nguồn vốn TC chuyển dịch các nguồn TC dài hạn
ngắn hạn
Chủ thể tham NHTW, NHTM, kho bạc NN, NHTM, kho bạc NN, người đầu tư,
gia người đầu tư, người môi giới, các người môi giới, Cty cổ phần, các dn
dn phát hành CK ngắn hạn
Công cụ Các CK ngắn hạn Các CK dài hạn
Tín phiếu kho bạc Cổ phiếu
Tín phiếu ngân hàng Trái phiếu
Thương phiếu
Chứng chỉ tiền gửi
Ngoại tệ, vàng, tiền tín dụng
Các hđ Tín dụng Hđ trên TT trung và dài hạn
Hđ trên TT hối đoái Hđ vay mượn dài hạn giữa các TC TD và
Hđ trên TT CK ngắn hạn chủ thể khác trong nền KT
Hđ tín dụng thuê mua TC giữa dn với các
Cty TC
Mục đích Cung ứng nguồn TC có khả năng Cung ứng nguồn tài chính dài hạn cho hđ
thanh khoản cao và cần thiết để đầu tư và SX KD
đáp ứng nhu cầu cho nền KT và
mục tiêu của CSTT
Thời hạn Ngắn hạn < 1 năm Dài hạn > 1 năm
Cường độ Thường xuyên, liên tục Thấp
Lợi nhuận Thấp Cao
Mức độ rủi ro Thấp do ts TC có tính lỏng cao và Cao do ts TC có tính lỏng thấp và chuyển
chuyển giao ngắn hạn giao dài hạn

* Mối quan hệ:


- Đây là 2 bphan cấu thành TTTC, có mqh chặt chẽ, đều t/hiện cung ững vốn cho nền KT
- Các nghiệp vụ trên 2 TT có mqh bổ sung và tác động tương hỗ lẫn nhau
- Các hđ trên 2 TT đc t/hiện đồng bộ đan xen, t/động qua lại tạo 1 cơ cấu hoàn chỉnh của TTTC
- TT tiền tệ tác động đến TT vốn:
+ Sự ptr mạnh mẽ của TT TT thúc đẩy TT vốn ptr, sự biến động về giá cả trên TT TT kéo theo sự
biến động trên TT vốn

14 Đức Phương
+ Các TG TC trên TT TT có thể dùng các kĩ thuật để chuyển các nguồn TC ngắn hạn thành dài
hạn cung cấp cho TT vốn
-TT vốn tác động đến TT TT: sự ptr của TT vốn sẽ kích thích và góp phần là TT TT ptr, các biến đổi và
chỉ số CK và gtri CK của TT vốn cx góp phần p/a các htg tốt đa đang và sẽ xảy ra trên TT TT

Câu 4: Vai trò của người môi giới (ts phải có người môi giới trên TTCK sơ cấp và thứ cấp)
* Khái niệm
TTCK: là 1 bp của TTTC, được chuyên môn hóa về mua bán các loại CK cả về ngắn, trung và dài hạn
TTCK sơ cấp: là tt phát hành những CK mới lần đầu tiên được đưa ra tt
TTCK thứ cấp: là tt lưu thông, tt mua đi bán lại các loại CK đã được phát hành trên tt CK sơ cấp, làm
thay đổi quyền sở hữu Ck
* Vai trò
- Trên TT CK sơ cấp
+ Vai trò bảo lãnh phát hành CK
+ Có vai trò cố vấn phát hành cho các chủ thể phát hành, đảm bảo giúp người phát hành thu nguồn
TC về trong th/gian sớm nhất
+ Họ phải là pháp nhân, có thể là NHTM hoặc Cty CK
- Trên TT CK thứ cấp
+ Vai trò trung gian môi giới giao dịch cho các nhà đầu tư mua lại, bán lại CK
+ Vai trò quản lý danh mục đầu tư CK cho các nhà đầu tư
+ Là những người am hiểu về tt, họ có vai trò cung cấp thông tin, tư vấn đầu tư chính xác giúp việc
mua bán diễn ra nhanh chóng, hạn chế rủi ro
+ Có thể là pháp nhân hoặc thể nhân

Câu 5: Phân biệt TTCK sơ cấp và TTCK thứ cấp. Mối quan hệ giữa chúng
(Nêu kn TTCK, TTCK sơ cấp, TTCK thứ cấp)
*Phân tích
Tiêu chí TTCK sơ cấp TTCK thứ cấp
Bản chất Xuất hiện trc và là TT phát hành Xuất hiện sau và là TT lưu thông
Hàng hóa Các CK mới phát hành lần đầu tiên Các CK đã phát hành trên TT sơ
cấp
Mục đích Trực tiếp làm tăng vốn đầu tư cho Làm thay đổi cung ứng nguồn TC
nền kt thông qua phát hành CK mà k làm thay đổi chủ thể phát
hành  k trực tiếp làm tăng vốn
cho chủ thể phát hành
Chủ thể Người môi giới đóng vai trò là ng Người môi giới có vai trò làm
môi giới bảo lãnh phát hành CK, cố vấn phát trung gian mua bán, tư vấn đầu tư,
hành, phải là pháp nhân quản lý danh mục đầu tư, có thể là
pháp nhân hoặc thể nhân
Chủ thể Nhà phát hành CK (cp, dn, tổ chức Nhà đầu tư mua lại (tổ chức hoặc
tham gia tc), nhà đầu tư, người môi giới cá nhân), nhà đầu tư bán lại, người
môi giới

15 Đức Phương
Đặc điểm Thể hiện mqh giữa nhà phát hành và Thể hiện mqh giữa những nhà đầu
ng đầu tư tư với nhau
Làm tăng vốn đầu tư cho nền kt và K trực tiếp làm tăng vốn đầu tư
ng phát hành cho nền kt và ng phát hành
Phạm vi hẹp chủ yếu theo hình thức Phạm vi rộng tổ chức dưới dạng
bán buôn hình thức bán lẻ

*MQH giữa TTCK sơ cấp và TTCK thứ cấp:


+ 2 TT này có mqh chặt chẽ, qua lại lẫn nhau
+ TTCK sơ cấp tác động đến TTCK thứ cấp:
• TTCK sơ cấp là cơ sở, là tiền đề tạo đ/kiện, động lực cho TTTC hđ và ptrcó TTSC mới có TTTC
• TTCK sơ cấp tạo công cụ cho TTTC ptr, là nơi cung cấp hh cho TTTC  TTSC hđ kém hqua kéo
theo sự khan hiếm của hh trên TTTC
+ TTCK thứ cấp tác động đến TTCK sơ cấp:
• TTTC tạo ra nơi để các CK phát hành trên TTCK sơ cấp được lưu chuyển tạo ra khái niệm thanh
khoản cao, tạo đk cho các nhà đầu tư chuyển hướng sd nguồn TC từ lĩnh vực này sáng lĩnh vực khác.
• Hiệu quả của TTCK sơ cấp phụ thuộc rất lớn vào tổ chức hoạt động của TTTC, khái niệm thanh
khoản trên TTTC càng cao thì TTCK sơ cấp phát hành càng thuận lợi  TTTC hđ kém hqua kéo theo
khó khăn trong việc phát hành CK mới
• TTCK đc xđ trên TTTC là yếu tố được người phát hành tham khảo cho việc phát hành CK mới trên
TTCK sơ cấp
 Vì vậy TTCK có đầy đủ 2 bphận là TTCK sơ cấp, thứ cấp là cần thiết đối với nền ktế.
Câu 6: Ts nói hình thành và phát triển TGTC là điều kiện hình thành và phát triển TTTC? (Vai
trò của TGTC đối với sự phát triển của TTTC)
(Nêu kn TTTC, TGTC)
+ TGTC huy động, tập trung nguồn TC nhàn rỗi trong nền KT, sử dụng nguồn TC đã huy động được
để tham gia đầu tư vào TTTC  TGTC đóng vai trò của 1 nhà đầu tư trên TTTC  tăng cung nguồn
vốn trên TTTC.
+ TGTC phát hành CK để huy động vốn trên TTTC  tăng số lượng hh, làm phong phú các công cụ
tài chính trên TTTC  tăng cầu vốn trên TTTC.
+ TGTC thu thập được đầy đủ thông tin có liên quan đến hoạt động của TTTC, phân tích và sử lý
thông tin hiệu quả  TGTC đóng vai trò của 1 người cung cấp thông tin trên TTTC, ng tư vấn.
+ TGTC đóng vai của 1 người môi giới, thực hiện hoạt động bảo lãnh phát hành CK
+ TGTC góp phần giảm chi phí trên TTTC
Câu 7: Tại sao nói các công cụ của TTTC phải đa dạng, tạo ra các phương tiện chuyển giao
quyền sử dụng các nguồn TC?
(Nêu kn TTTC)
- Sự đa dạng, pp của các công cụ của TTTC để: thu hút nguồn đầu tư đến TTTC trở thành chủ thể cung
ứng nguồn TC; phù hợp với các chủ thể tham gia vào TTTC
- Các công cụ của TTTC như: cổ phiếu, trái phiếu DN, chứng chỉ đầu tư... cần phải được phát hành và
tự do mua bán chuyển nhượng giữa các tầng lớp dân cư và tổ chức ktxh

16 Đức Phương
+ Đa dạng về hình thức: phù hợp với nhiều nhà đầu tư, đa dạng đầu tư giảm thiểu rủi ro
+ Đa dạng về mệnh giá
+ Đa dạng về thời gian: ngắn hạn, dài hạn
 Tạo điều kiện cho nhiều chủ thể tham gia trao đổi quyền sử dụng nguồn TC

Câu 8: Tác động TTCK sơ cấp, thứ cấp đến quy mô của vốn đầu tư xã hội
*TTCK sơ cấp:
+ Hoạt động của thị trường sơ cấp tạo ra một kênh huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế. Ở thị
trường sơ cấp, người phát hành nhận được tiền từ việc bán chứng khoán. Qua hoạt động này ở thị
trường sơ cấp, các nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư, trong các tổ chức kinh tế, xã hội được chuyển
thành vốn đầu tư dài hạn cho người phát hành chứng khoán.
+ Tiền bán chứng khoán trên thị trường sơ cấp thuộc về các nhà phát hành, do đó hoạt động ở thị
trường này đã làm tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế.
*TTCK thứ cấp:
TTCK thứ cấp không có ảnh hưởng và tác động đến quy mô vốn đầu tư XH. TTCK thứ cấp tạo tính
thanh khoản và là điều kiện để TTCK sơ cấp hoạt động có hiệu quả. Hoạt động của TTCK thứ cấp chỉ
làm thay đổi quyền sở hữu các CK đã phát hành, mà k làm tăng thêm lượng vốn đầu tư cho nền KT.

Câu 9: Phân tích vai trò của TTCK sơ cấp, thứ cấp
*TTCK sơ cấp:
+ Cung cấp hàng hóa cho TTCK, làm tăng vốn về mặt vĩ mô: có khả năng thu gom mọi nguồn vốn
tiết kiệm lớn nhỏ của từng hộ dân cư vừa có khả năng thu hút nguồn vốn to lớn từ nước ngoài, các
nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ các dn, các tổ chức tài chính, chính phủ tạo thành một nguồn vốn
khổng lồ tài trợ cho nền KT một cách có hiệu quả, hđ of TTCK cũng làm tăng vốn cho nhà phát hành
thông qua việc bán CK cho nhà đầu tư
+ Hoạt động của TTCK sơ cấp tạo ra 1 kênh huy động vốn đầu tư cho nền KT: Ở thị trường sơ cấp,
người phát hành nhận được tiền từ việc bán chứng khoán. Qua hoạt động này ở thị trường sơ cấp, các
nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư, trong các tổ chức kinh tế, xã hội được chuyển thành vốn đầu tư dài
hạn cho người phát hành chứng khoán. Thị trường sơ cấp là một kênh phân bổ vốn có hiệu quả. Chính
vì vậy, thị trường sơ cấp không những đóng vai trò tập hợp các nguồn vốn mà còn là công cụ hữu hiệu
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế.
+ TTCK sơ cấp là công cụ hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nền KT: TTCK sơ cấp
đóng vai trò quan trọng trong việc luân chuyển nguồn tiền từ nơi nhàn rỗi sang nơi cần sd, đồng thời
thúc đẩy các khoản tiết kiệm để đưa vào đầu tư.
*TTCK thứ cấp:
+ Tạo thanh khoản cho các CP đã phát hành ở TTCK sơ cấp: Đây là nơi trao đổi, mua bán các
chứng khoán đã được phát hành. Nhà đầu tư mua đi bán lại chứng khoán nhằm vào một trong các mục
đích: cất giữ tài sản tài chính, nhận một khoản thu nhập cố định hàng năm, hưởng chênh lệch giá. Nhà
đầu tư có thể chuyển đổi CK mà họ sở hữu thành tiền mặt hoặc các loại CK khác khi họ muốn. Hoạt
động của TTCK sơ cấp chỉ làm thay đổi quyền sở hữu của các CK đã phát hành, mà k làm tăng thêm
lượng vốn đầu tư cho nền KT.

17 Đức Phương
+ Xác định giá CP các Cty phát hành ở TTCK sơ cấp: TTCK thứ cấp được xem là thị trường định
giá các Cty. Những người mua CK ở TTCK sơ cấp chỉ chấp nhận thanh toán cho Cty phát hành với giá
mà họ cho rằng nhà đầu tư trên TTCK thứ cấp sẽ tăng hơn nữa. Giá ở TTCK thứ cấp càng cao chứng
tỏ Cty phát hành có giá CP càng cao.

Câu 10: Vai trò của TTCK


-Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế:
Khi các nhà đầu tư mua chứng khoán do các công ty phát hành, số tiền nhàn rỗi của họ được đưa
vào hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó góp phần mở rộng sản xuất xã hội. Thông qua TTCK,
chính phủ và chính quyền ở các địa phương cũng huy động được các nguồn vốn cho mục đích sử dụng
và đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, phục vụ các nhu cầu chung của xã hội.
-Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng:
TTCK cung cấp môi trường đầu tư lành mạnh với các cơ hội lựa chọn phong phú. Các loại chứng
khoán trên thị trường rất khác nhau về tính chất, thời hạn và độ rủi ro, cho phép các nhà đầu tư có thể
lựa chọn cho loại hàng hóa phù hợp với khả năng, mục tiêu và sở thích của mình. Chính vì vậy, TTCK
góp phần đáng kể làm tăng mức tiết kiệm quốc gia.
-Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán:
Nhờ có TTCK các nhà đầu tư có thể chuyển đổi các chứng khoán họ sở hữu thành tiền mặt hoặc các
loại chứng khoán khác khi họ muốn. Đây là một trong những đặc tính hấp dẫn của chứng khoán đối
với người đầu tư, là yếu tố cho thấy tính linh hoạt, an toàn của vốn đầu tư. TTCK hoạt động càng năng
động và có hiệu quả thì càng có khả năng nâng cao tính thanh khoản của các chứng khoán giao dịch
trên thị trường.
-Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp:
Thông qua giá chứng khoán, hoạt động của các doanh nghiệp được phản ảnh một cách tổng hợp và
chính xác, giúp cho việc đánh giá và so sánh hoạt động của các doanh nghiệp được nhanh chóng và
thuận tiện, từ đó cũng tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn, kích thích áp dụng công nghệ mới, cải tiến sản phẩm.
-Tạo môi trường giúp chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô:
Giá các chứng khoán tăng lên cho thấy đầu tư đang mở rộng, nền kinh tế tăng trưởng; và ngược lại
giá chứng khoán giảm sẽ cho thấy các dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế. Thông qua TTCK, chính phủ
có thể mua và bán trái phiếu chính phủ để tạo ra nguồn thu bù đắp thâm hụt ngân sách và quản lý lạm
phát. Ngoài ra, chính phủ cũng có thể sử dụng một số chính sách, biện pháp tác động vào TTCK nhằm
định hướng đầu tư đảm bảo cho sự phát triển cân đối của nền kinh tế.

Câu 11: Giải pháp thúc đẩy sự phát triển TTCK?


TTCK là 1 bộ phận của TTTC, được chuyên môn hóa về việc mua bán các loại CK cả ngắn, trung và
dài hạn.
*Giải pháp:
+ Hoàn thiện hệ thống pháp lý và nâng cao năng lực quản lý, giám sát, triển khai xd luật CK.
+ Nâng cao hiệu quả quán lý TTCK và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
+ Hoàn thiện và phát triển thị trường trái phiếu, đa dạng các sản phẩm TF chính phủ, triển khai các
đề án phát triển trái phiếu DN.

18 Đức Phương
+ Phát triển nâng cao năng lực cho hệ thống tổ chức trung gian tài chính, nâng cao chất lượng, đạo
đức nghề nghiệp nhân viên.

Câu 12: Vai trò của TTTC


(Nêu kn TTTC)
*Vai trò: (148)
- Thu hút, huy động các nguồn tài chính trong và ngoài nước góp phần quan trọng tài trợ cho nhu cầu
phát triển KT-XH, khuyến khích tiết kiệm và đầu tư.
+ Sự hoạt động của TTTC với các công cụ là các loại chứng khoán đa dạng về hình thức, phong phú
về mệnh giá và thời hạn sử dụng kết hợp với cơ chế linh hoạt: mua bán chứng khoán thuận lợi, nhanh
chóng  TTTC đã thu hút chuyển giao các nguồn tài chính nhàn rỗi, bé nhỏ, phân tán trong XH thành
nguồn tài chính to lớn, tài trợ kịp thời cho nhu cầu đầu tư phát triển KT-XH.
+ Khi có TTTC, người có khoản tiền nhàn rỗi sẽ k để tiền nhàn rỗi không sinh lợi và k đóng góp gì
cho sự phát triển KT-XH  TTTC đã giảm bớt được nhu cầu tiêu dùng cao, dành nguồn tài chính vào
đầu tư sinh lời thúc đẩy phát triển.
+ TTTC tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài có nguồn tài chính với các quy mô khác nhau
có thể bỏ vào đầu tư mua chứng khoán, đồng thời là nơi nhà đầu tư nước ngoài theo dõi và nhận định
hoạt động của các DN trong nước, là cầu nối giữa nhà đầu tư nước ngoài với vốn đầu tư trong nước.
- Thúc đẩy nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài chính.
+ Thúc đẩy sử dụng có hiệu quả nguồn tài chính trong từng DN:
Bắt buộc các DN phải công khai các vấn đề tài chính, thông tin DN và yêu cầu đảm bảo chính xác.
Ban QLTT chỉ chấp nhận các chứng khoán của DN có đủ điều kiện: KD hợp pháp, tài chính lành mạnh,
có doanh lợi,…
+ Thúc đẩy sd hiệu quả nguồn TC trong tổng thể nền KT.
Đa dạng hóa về t.gian sd các nguồn TC  tận dụng được nguồn TC trong nền KT, tạo đk cho nguồn
tc vận động từ nơi kinh doanh kém hiệu quả sang nơi có hiệu quả hơn. Đồng thời giúp người có nguồn
TC phân tích và có quyết định đúng đắn và hiệu quả.
- Thực hiện CS tài chính, CS tiền tệ của NN.
+ Giải quyết bội chi NS bằng cách vay tiền của dân để cân đối ngân sách. TTTC là nơi NN dễ dàng
vay nợ dân chúng trong nước cũng như nước ngoài.
+ Giảm tiêu dùng cao, tăng cung nguồn TC, khuyến khích đầu tư  giảm cầu kéo, giảm chi phí đẩy,
tăng cung HH, góp phần giải quyết lạm phát, thực hiện CS tiền tệ.
+ Cung cấp các dữ liệu, giúp NN có biện pháp điều hòa lưu thông tiền tệ.

Chương 4: Các tổ chức tài chính trung gian


Câu 1: Vai trò TCTC trung gian trong việc giảm bớt CP giao dịch
Tổ chức TCTG là các tổ chức hđ trong lĩnh vực TC tiền tệ, trong đó chủ yếu và thường xuyên là cung
cấp các sp, dv TC cho khách hàng.
CP giao dịch: tgian và tiền bạc chi vào các hành động giao dịch TC. CP giao dịch là 1 trong những cản
trở chính trong quá trình lưu thông vốn trên TTTC bởi khoản vốn nhàn rỗi tồn tại phân tán và nhỏ lẻ.
TGTC giảm bớt CP giao dịch do: TGTC có các đặc điểm sau:

19 Đức Phương
+ Quy mô vốn lớn:
• hoạt động giao dịch tăng nguồn thu với cùng CP giao dịch bỏ ra
• đa dạng hóa danh mục đầu tư  giảm thiểu rủi ro mà ko tăng CP giao dịch
• đầu tư các thiết bị CN hiện đại, thực hiện nhanh chóng hiệu quả  CP giao dịch
• hưởng ưu đãi của tt  CP giao dịch trên mỗi đồng vốn đầu tư là thấp
+ Tính chuyên nghiệp trong l/vực TC tiền tệ  giao dịch hiệu quả, nhanh chóng  giảm CP
+ Kinh nghiệm quản lí vốn  lựa chọn các giải pháp giảm CP giao dịch  tăng lợi nhuận

Câu 2: Vai trò TGTC trong việc giảm CP thông tin


(Nêu kn TGTC)
CP thông tin: Thông tin bất cân xứng trong nền KT, 1 trong 2 bên trong cùng 1 giao dịch có ít thông
tin hơn về đối tượng của giao dịch, dẫn đến ra quyết định k chính xác
Tổ chức TGTC giúp giảm CP thông tin vì:
+ Các tổ chức TGTC hoạt động trong lĩnh vực TC, tiền tệ nên họ được trang bị đầy đủ kiến thức, kinh
nghiệm  tính chất chuyên môn cao  thu thập và xử lý thông tin hiệu quả hơn, đánh giá chính xác hơn
độ rủi ro do những thông tin bất cân xứng gây nên  giảm rủi ro lựa chọn đối nghịch.
+ Họ có kinh nghiệm quản lý, hệ thông công nghệ quản lý hiện đại.
+ Họ có khả năng kiểm soát tốt hơn quá trình sử dụng vốn của người đi vay, nhờ đó giảm bớt thiệt
hại do rủi ro đạo đức gây ra.

Câu 3: Vai trò tập trung vốn của các tổ chức TGTC?
(Nêu kn TGTC)
*Vai trò:
+ Các TGTC có đủ độ tin cậy do tính chuyên môn hóa cao  giảm bớt rủi ro cá nhân của những
người có vốn nhàn rỗi làm cho quá trình tập trung vốn được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả.
+ Các DN, các nhà đầu tư nhờ nguồn vốn của TGTC có thể mở rộng sản xuất do tiếp cận được nền
khoa học công nghệ hiện đại.
+ Nhờ các TGTC cơ hội đầu tư của các cá nhân tăng lên, mang lại lợi ích cho cả 2 bên do quy mô và
khả năng phân tán rủi ro, giảm chi phí giao dịch.
+ Đối với các DN sản xuất kinh doanh, các tổ chức TGTC với việc cung cấp tín dụng, cho vay kịp
thời, tạo khả năng làm tăng tính liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh.
+ TGTC còn là phương tiện để nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ thích hợp để ổn định nền kinh
tế khi nền kinh tế có dấu hiệu bất ổn.
+ Thông qua các chính sách ưu đãi về vốn, lãi suất, điều kiện và thời hạn vay vốn đối với người nghèo
và các đối tượng chính sách, các TGTC góp phần quan trọng trong việc thực hiện chính sách dân số,
việc làm, các chương trình xóa đói giảm nghèo.

Câu 4: Vai trò TGTC trên TTCK


* Khái niệm:
TCTC trung gian: là các tổ chức hđ về lĩnh vực tài chính, tiền tệ trong đó chủ yếu và thường xuyên là
cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính cho khách hàng
TTCK: là 1 bộ phận của TTTC, được chuyển môn hóa trong việc mua bán các loại CK cả ngắn, trung,
dài hạn

20 Đức Phương
* Vai trò:
- Cung ứng vốn cho TTTC, sd vốn đầu tư vao CK hiệu quả tiết kiệm
Các TGTC tập hợp nguồn vốn nhãn rỗi  quỹ tiền tệ  thực hiện đầu tư trên TTTC sẽ có hiệu quả
hơn các nhà đầu tư tư nhân
Vì khi đầu tư trên TTTC nhờ quy mô lớn và tính chuyên môn hóa mà các TGTC có thể giảm CP, đa
dạng hóa loại hình đầu tư, giảm rủi ro, thu nhập được đầy đủ thông tin, phân tích TT đầy đủ hơn các nhà
đầu tư tư nhân  đưa ra quyết định chính xác hơn
- Là người môi giới trên TTCK
+ TTCK sơ cấp: là ng bảo lãnh phát hành chứng khoán, là cố vấn phát hành cho các chủ thể phát hành
+ TTCK thứ cấp: là trung gian giữa ng mua và ng bán cung cấp các DV, tư vấn đầu tư, quản lý dnah
mục đầu tư CK cho các nhà đầu tư

Câu 5: Mối quan hệ giữa TGTC và TTTC


Trung gian TC có thể đóng các vai trò sau:
1. Người cung vốn: các TGTC có khả năng huy động, tập trung dòng tiền nhàn rỗi nhỏ lẻ  quỹ tiền
tệ  đầu tư và có tính KT nhờ quy mô
2. Nhà huy động vốn: các TGTC có thể phát hành CK để huy động vốn
3. Người môi giới
+ Bảo lãnh phát hành CK: các TGTC với q/mô vốn lớn và kinh nghiệm trong lĩnh vực TC, tiền tệ,
họ sẽ quen các nhà đầu tư và thủ tục phát hành CK  họ đảm bảo thành công phát hành CK giúp chủ
thể huy động đủ số vốn
+ Tư vấn, cung cấp thông tin cho nhà đầu tư: với nhũng đặc điểm vốn có của TGTC sẽ dễ dàng
thu đc thông tin và phân tích thông tin  giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định đúng đắn.

Câu 6: So sánh Cty bảo hiểm và NHTM?


- NHTM là 1 DN kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, với hoạt động thường xuyên là nhận tiền
gửi, cho vay và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho nền KT quốc dân.
- Cty bảo hiểm là TCTC, hoạt động chủ yếu là cung cấp sp bảo hiểm cho KH để đảm bảo cho KH trước
những rủi ro mà họ gặp phải trong quá trình sx kd, trong cuộc sống.
*Giống:
+ Đều là TGTC.
+ Cung cấp vốn cho nền kinh tế.
+ Hình thức kinh doanh vì lợi nhuận.
*Khác:

NHTM Cty bảo hiểm


Nguồn hình thành quỹ Các khoản tiền nhàn rỗi trong Chi phí mua hợp đồng bảo hiểm
xã hội
Lĩnh vực hoạt động Hoạt động trong lĩnh vực tiền Hoạt động trong lĩnh vực bảo
tệ, tín dụng hiểm
Sản phẩm Các khoản tiền gửi thanh toán, Hợp đồng bảo hiểm
tiền gửi tiết kiệm...

21 Đức Phương
Đặc điểm Cho vay dựa trên nguyên tắc Hình thức bồi hoàn có điều kiện.
hoàn trả. Không biết trước thời gian và số
Biết trước thời hạn và số tiền tiền hoàn trả.
hoàn trả.
Chi phí, lợi nhuận Chi phí có trước, lợi nhuận có Doanh thu có trước, CP có sau
sau
Chức năng Thanh toán và tạo tiền K có khả năng thanh toán và tạo
tiền
Tính bồi hoàn Mang tính bồi hoàn trực tiếp Vừa mang tính bồi hoàn vừa
không mang tính bồi hoàn
Mục đích Cung cấp vốn cho nền kinh tế Bồi thường tổn thất, chi trả tiền
bảo hiểm cho khách hàng

Câu 7: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng tiền gửi của NHTM
(Nêu kn NHTM)
*Phân tích:
+ Tỷ lệ dự trữ bắt buộc giảm  số tiền dự trữ bắt buộc giảm  quỹ tiền gửi tăng
+ Tỷ lệ dự trữ quá mức (Tỷ lệ dự trữ dư thừa) giảm  số tiền dự trữu quá mức giảm  quỹ tiền gửi tăng
+ Tỷ lệ giữa tiền mặt so với tiền gửi thanh toán
+ Lãi suất tái chiết khấu giảm  dự trữ của NHTM tăng  quỹ tiền gửi tăng

Câu 8: Vai trò của NHTM đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
(Nêu kn NHTM)
*Vai trò của NHTM đối với sxkd của doanh nghiệp:
- Trong nền KT thị trường để mở rộng quy mô sx, đòi hỏi dn phải có lượng vốn lớn để đổi mới trang
thiết bị và công nghệ, áp dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ, bổ sung vốn huy động thiếu cho các phương
án sản xuất kd
- Tăng năng lực sx cũng như tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm hh-dv về kiểu dáng, mẫu mã.
- Để đáp ứng nhu cầu đó nhtm cung ứng đầy đủ và kịp thời vốn tín dụng cũng như các dịch vụ ngân
hàng để nhằm hỗ trợ các dn thực hiện tốt kế hoạch sxkd
- Mặt khác thông qua cung ứng vốn tín dụng và các dịch vụ ngân hàng nhanh chóng thuận tiện sẽ
thúc đẩy nhanh quá trình luân chuyển vốn, luân chuyển hàng hóa, tiết kiệm chi phí  nâng cao hiệu
quả sản suất kinh doanh cho dn và toàn bộ nền kinh tế.

Câu 9: Tại sao các TGTC lại đảm bảo phân bổ nguồn lực TC có hiệu quả?
(Nêu kn TGTC, đặc điểm)
*Giải thích:
Các tổ chức TGTC bao gồm: các NHTM và tổ chức tín dụng, các trung gian đầu tư, các tổ chức tiết
kiệm theo hợp đồng.
+ Nếu cần nguồn TC phải đi tìm người cung cấp nguồn TC và ngược lại thì chi phí cho việc tìm
kiếm, nghiên cứu, ptích thông tin cho cả người cung và người cần nguồn TC sẽ gia tăng; rủi ro do sự bất
trắc liên quan đến tình trạng đáng tin về TD; rủi ro về những ytố thanh khoản của CK tăng giảm khả

22 Đức Phương
năng cung ứng nguồn TC. Khi đó TGTC sẽ là cầu nối giữa những người thiếu vốn và những người thừa
vốn, những người có khoản tiền chưa sd, đảm bảo tận dụng được các nguồn TC có hiệu quả
+ Hđ chuyên môn hoá trong lĩnh vực điều khiển các dòng tiền, lĩnh vực huy động vốn cũng như
là cung cấp vốn cho vay, đầu tư thì có 1 đội ngũ chuyên gia để giảm thiểu rủi ro cho các khoản vốn trong
nền kt. Những khoản tiền nhàn rỗi của các chủ thể được các TGTC tập trung, tận dụng và đầu tư vào nơi
có hiệu quả. Với quy mô hđ của các t/chức này, nguồn vốn lớn nó có thể trang bị những phương tiện để
tìm kiếm và ptích thông tin nhanh chóng, chính xác về TTTC để đầu tư nhanh hơn, hiệu quả hơn, tạo
được sự tin cậy, sự tín nhiệm đối với công chúng
+ Nhờ vào hệ thống trung gian, người có nguồn TC sẽ tin tưởng hơn vào sự an toàn của nguồn TC
mà họ bỏ ra

Câu 10: Vai trò của TGTC với doanh nghiệp về việc huy động và sử dụng vốn?
(Nêu kn TGTC)
* Vai trò:
- Huy động vốn:
+ Cung cấp vốn cho DN.
+ Giúp DN tập trung vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Có thể chiết khấu chứng từ có giá cho DN.
+ Bảo lãnh tín dụng cho quá trình vay vốn của DN.
+ Làm trung gian thanh toán cho DN.
- Sử dụng vốn: các TGTC sẽ tạo sức ép về chi phí sử dụng vốn  thúc đẩy DN sử dụng vốn hiệu quả.

Câu 11: So sánh NHTM và Công ty Tài chính (CTTC)


- NHTM là 1 DN kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, với hoạt động thường xuyên là nhận tiền
gửi, cho vay và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho nền KT quốc dân.
- CTTC là DN thuộc loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng, huy động vốn cho vay, đầu tư. cung ứng
dịch vụ tư vấn về tài chính, tiền tệ nhưng trên nguyên tắc riêng được làm dịch vụ thanh toán và không
được nhận tiền gửi dưới một năm.
*Giống:
+ Đều là TGTC.
+ Quy mô vốn lớn.
+ Hoạt động: Tạo vốn, cung ứng vốn.
+ Lĩnh vực hoạt động: Hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ.
+ Hình thức kinh doanh vì lợi nhuận.
+ Nghiệp vụ: tín dụng.
*Khác:
NHTM Cty Tài chính
Cơ chế tài chính Mọi loại tiền gửi, mọi kỳ hạn Kỳ hạn dài (trên 1 năm)
Sử dụng vốn - Cho vay: ngắn, trung, dài hạn, - Cho vay: ngắn trung dài hạn;
chiết khấu các chứng từ có giá. - Cho vay theo ủy thác của CP;
- Cho vay (cấp tín dụng) để bảo - Cho vay tiêu dùng, cho vay mua
lãnh phát hành CK cho DN,… trả góp…

23 Đức Phương
- Đầu tư ngoài lĩnh vực tín dụng - Đầu tư hình thành TS và cho
thuê TC
Chức năng Trung gian tín dụng Trung gian tín dụng, k có khả
Trung gian tiền tệ năng tạo tiền
Tạo tiền
Sản phẩm dịch vụ Các khoản tiền gửi thanh toán, Cho vay tiền mặt, Cho vay mua
tiền gửi tiết kiệm... hàng trả góp,…; Thưc hiện
nghiệp vụ cho thuê và thuê mua
Nguồn hình thành quỹ Các khoản tiền nhàn rỗi trong Chi phí mua hợp đồng bảo hiểm
xã hội
Lĩnh vực hoạt động Hoạt động trong lĩnh vực tiền Hoạt động trong lĩnh vực bảo
tệ, tín dụng hiểm
Điều kiện vốn hoạt Trên 10.000 tỷ đồng Trên 500 tỷ đồng
động
Thời hạn hoạt động Không xác định 50 năm

Chương 5: NHTW và chính sách tài khóa


Câu 1: Ưu, nhược điểm của công cụ gián tiếp. Công cụ nào linh hoạt nhất?
(Nêu kn CSTT, lãi suất tái ck, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở/ Cơ chế)
*Lãi suất tái chiết khấu:
+ Ưu điểm:
- Là công cụ tác động đến lượng tiền cơ sở  a/h đến lượng tiền cung ứng
- Việc vay mượn dựa trên giấy tờ có giá nên thời hạn cho vay, thời hạn hoàn trả tương đối chắc chắn
- NHTW là người cho vay cuối cùng trong nền KT  tránh việc sụp đổ của nền KT
+ Nhược điểm:
- NHTW bị thụ động khi sd công cụ này do quyết định vay phụ thuộc vào NHTM. Khó ước lượng,
dự báo chính xác về KL tiền cung ứng.
- Kém linh hoạt kịp thời, nhiều khi khó đảo ngược tình thế
- Nhiều khi không đạt hiệu quả bằng các công cụ khác
- Dễ gây hiểu nhầm trong nền KT
- Chỉ phù hợp khi LS TCK phù hợp với LS thị trường
*Tỷ lệ dự trữ bắt buộc:
+ Ưu điểm:
- Tđ đến các ngân hàng như nhau và có tác động đầy quyền lực đến cung ứng tiền tệ
- Thay đổi nhỏ  tác đông lớn
- Kiểm soát được khả năng thanh toán của NHTM dựa vào lượng tiền dự trữ
+ Hạn chế:
- Độ trễ lớn, kém chủ động, kém linh hoạt
- Khó sd thường xuyên vì sẽ gây bất ổn trong kinh doanh, thụ động
- Trong TH NHTW muốn tác động gây sự thay đổi nhỏ thì khó sd công cụ này

24 Đức Phương
- Khó sửa sai, đảo chiều thì tác dụng không hiệu quả
*Nghiệp vụ thị trường mở:
+ Ưu điểm:
- Có tính linh hoạt, chính xác, sd ở bất cứ mức độ nào
- NHTW kiểm soát được mức tiền cung ứng trong lưu thông
- NHTW có thể điều chỉnh KL, quy mô nhỏ lớn bất kì
- Tác động nhanh đến KL tiền cung ứng, k có độ trễ, it tốn kém thời gian
- Dễ dàng đảo ngược tình thế
- Tạo tính chủ động cho NHTW
+ Nhược điểm: Đòi hỏi phải có sự ptr cao của các cơ chế thanh toán k dùng tiền mặt và TTTC ptr
hoàn chỉnh, hđ sôi nổi, tính thanh khoản cao và có nhiều thành viên tham gia.
 Nghiệp vụ tt mở là công cụ linh hoạt nhất (lý do: ưu điểm NV tt mở; nhược điểm LS TCK, tỷ
lệ dự trữ bb)

Câu 2: So sánh chức năng tạo tiền của NHTM và chức năng phát hành tiền của NHTW?
(Nêu kn NHTM, NHTW)
Chức năng của NHTW là: c/n phát hành tiền, c/n là NH của các NH, c/n NH Nhà nước
Chức năng của NHTM là: c/n trung gian tín dụng, c/n trung gian thanh toán, c/n tạo tiền
*Giống:
- Đều cùng mục đích là cung ứng tiền cho nền kt
- Đều thoả mãn nhu cầu sử dụng tiền cho toàn XH, giúp cho qúa trình hđ sx-kd diễn ra 1 cách thuận
lợi, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
*Khác:
Chỉ tiêu C/n phát hành tiền của NHTW C/n tạo tiền của NHTM
Chủ thể NHTW độc quyền phát hành NHTM tạo tiền thông qua hthống NH
thực hiện
Cơ sở thực Dựa trên cơ sở đảm bảo = gtrị hh, dvụ Các NHTM phải hđ trong cùng 1 hthống
hiện thể hiện trên giấy nhận nợ do DN phát và thực hiện nghiệp vụ thanh toán TD,k
hành hoặc trái phiếu CP dùng tiền mặt giữa các NH
Kênh phát Thông qua cơ chế TD của NH. NHTW Thông qua hđ huy động vốn cho vay và
hành sẽ TCK hoặc tái cầm cố các chứng từ có thanh toán chuyển khoản tr hthống
giá, dự trữ vàng, ngoại tệ, nghiệp vụ TT NHTM, thanh toán k dùng tiền mặt
mở, NSNN vay

Hình Tiền mặt: giấy bạc NH, tiền đúc lẻ Tiền chuyển khoản
thức tiền
Ndung c/n - NHTW độc quyền phát hành giấy bạc Từ lượng tiền gửi ban đầu ở NH thứ
NH, tiền đúc kim loại 1,thông qua nghiệp vụ thanh toán TD k
- NHTW tham gia và kiểm soát chặt dùng tiền mặt giữa các NH tạo ra lượng
chẽ việc tạo tiền của NHTM và TCTD tiền chuyển khoản lớn gấp nhiều lần

25 Đức Phương
Nhântố ả/h Tốc độ tăng trưởng kt và nhu cầu tiền Tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dự trữ dư thừa,
trong từng thời kì tỷ lệ giữa tiền mặt so với tiền gửi
thanh toán
Chi phí Tốn kém: chi phí về in ấn, bảo Ít tốn kém, dễ dàng, tiện lợi do giao dịch
quản, vận chuyển chuyển khoản
Ý nghĩa - Cung ứng kịp thời nhu cầu tiền tr lưu - Đáp ứng nhu cầu sd tiền của XH tạo đkiện
thông và thặc hiện các mtiêu kt của NN thuận lợi cho hđ sx-kd
- Kiểm soát lượng tiền phát hành - Tạo ra tiền chuyển khoản tiết kiệm chi phí
- Điều tiết klg tiền trong lưu thông, thúc lưu thông
đẩy tăng trưởng kt, bù đắp thiếu hụt - Thúc đẩy lưu thông hh,tiền tệ
NSNN khi thu < chi - NH trở thành trung tâm của đ/s XH
Câu 3: NHTW có kiểm soát được việc tạo tiền của NHTM không?
(Nêu kn NHTW, NHTM)
- NHTW kiểm soát được việc tạo tiền của NHTM, vì:
+ Tiền CK được tạo ra thông qua nghiệp vụ tín dụng và thanh toán không dùng tiền mặt thông qua
hệ thống ngân hàng.
+ NHTW phát hành tiền thông qua giao dịch tín dụng, thanh toán với các NHTM, TCTD.
+ Cơ chế tạo tiền CK không thể thiếu sự kiểm soát của NHTW bằng việc NHTW đưa ra tỷ lệ dự trữ
bắt buộc, lãi suất tái chiết khấu, cơ cấu hợp lý giữa tiền mặt và tiền CK.

Câu 4: Nhân tố ảnh hưởng đến chức năng phát hành tiền của NHTW
- Tốc độ tăng trưởng KT: nhanh  lượng tiền cần phát hành nhiều
- Mức độ mất giá đồng tiền: càng mất giá  cần phát hành nhiều tiền
- Mức độ thâm hụt ngân sách: càng thâm hụt lớn  cần phát hành nhiều tiền
- Nhu cầu tiền mặt: thuận
- Tốc độ lưu thông bình quân của đồng tiền: tốc độ càng nhanh  lượng tiền trong lưu thông càng ít 
giảm lượng tiền phát hành (Mn=(PQ)/V)

Câu 5: Phân tích mục tiêu của CSTT?


CSTT là 1 trong những chính sách kinh tế vĩ mô mà NHTW thông qua các công cụ của mình thực hiện
việc kiểm soát và điều tiết khối lượng tiền cung ứng nhằm đạt được những mục tiêu KT –XH của đất
nước trong một thời kỳ nhất định.
*Mục tiêu:
- Mục tiêu cao nhất:
+ Ổn định tiền tệ: là ổn định sức mua đối nội và sức mua đối ngoại của đồng tiền quốc gia.
• Ổn định sức mua đối nội là ổn định sức mua của đồng tiền với hàng hóa, dịch vụ trong nước (ổn
định giá cả). Kiểm soát lạm phát và duy trì lạm phát ở mức thấp sẽ giúp tăng trưởng kinh tế.
• Ổn định sức mua đối ngoại là ổn định tỷ giá hối đoái. Khi tỷ giá hối đoái biến động quá mức sẽ
ảnh hưởng xấu đến hoạt động XNK, các hoạt động đối ngoại khác làm giảm thấp uy tín quốc gia và sự
ổn định kinh tế trong nước.
+ Tăng trưởng kinh tế: được đo bằng tỷ lệ tăng trưởng GDP thực tế hoặc tỷ lệ tăng trưởng GDP danh
nghĩa sau khi trừ đi tỷ lệ lạm phát cùng kỳ

26 Đức Phương
• TTKT sẽ giúp tăng thu NSNN, tạo công ăn việc làm  tăng thu nhập
+ Tạo công ăn việc làm: là mục tiêu có tác động tốt đến thị trường lao động, góp phần làm tăng đầu
tư và mở rộng hoạt động sản xuất.
 1 quốc gia không thể cùng 1 lúc đạt được cả 3 mục tiêu trên. Bởi vì, nếu nền KT tăng trưởng  Ms
tăng lên  dễ gây ra lạm phát. Chọn mục tiêu ổn định tiền tệ, kiềm chết lạm phát thì Ms giảm  nền
KT chậm phát triển, không tạo công ăm việc làm cho người dân. Vì vậy tùy từng quốc gia trong từng
thời kì sẽ lựa chọn ưu tiên những mục tiêu phù hợp đối với quốc gia của mình.
- Mục tiêu trung gian: là mục tiêu được NHTW lựa chọn thông qua các biến số để đạt tới mục tiêu cao
nhất của CSTT
+ Tiêu chuẩn của các biến số: đo lường được, kiểm soát được và khả năng tác động trực tiếp đến mục
tiêu cao nhất.
+ Chỉ tiêu thường được chọn: Ms và LS thị trường. 2 chỉ tiêu ngược chiều nhau nên thường chỉ chọn
1 trong 2 chỉ tiêu
- Mục tiêu hoạt động: là mục tiêu bao gồm các chỉ tiêu có phản ứng tức thời với sự điều chỉnh của công
cụ CSTT là mục tiêu nằm giữa sự điều chỉnh CSTT của NHTW với mục tiêu trung gian
+ Dự trữ của NHTM trong trường hợp hệ thống TC chưa phát triển
+ Lãi suất thị trường liên Nh trong trường hợp hệ thống tài chính tương đối phát triển
 NHTW không thể một lúc đạt cả 3 mục tiêu. Chẳng hạn, khi kiềm chế lạm phát có thể dẫn đến tăng
trưởng kinh tế thấp và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Ngược lại, khi thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo cơ hội về
công ăn việc làm thì có thể dẫn đến lạm phát. Do đó, tùy vào điều kiện của từng quốc gia trong từng thời
kỳ mà sẽ lựa chọn những mục tiêu khác nhau.

Câu 6: Phân tích các công cụ trực tiếp của CSTT?


(Nêu kn CSTT)
1. Lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay:
- NHTW trực tiếp ấn định lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay:
+ Nếu lãi suất tiền gửi quy định cao  thu hút được nhiều tiền gửi, làm gia tăng tiền vốn cho vay,
giảm tỷ lệ lạm phát.
Nếu lãi suất tiền gửi quy định thấp  làm giảm tiền gửi, giảm khả năng mở rộng tín dụng
+ Nếu lãi suất cho vay quy định thấp  các DN có cơ hội vay được nhiều vốn cho sxkd
Nếu lãi suất cho vay quy định cao  kìm hãm sự phát triển quá nóng của một số ngành
+ Ưu: NHTW dễ kiểm soát
+ Nhược điểm:
• Làm cho các NHTM mất đi tính linh hoạt và quyền tự chủ kinh doanh
• Dễ dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn ở NH nhưng lại thiếu vốn đầu tư
• Không có sự cạnh tranh của các ngân hàng
• Khi NH cho vay với mức LS thấp là thể hiện cơ chế “xin cho” làm cho vốn vay sd kém hiệu quả
- Ấn định khung lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay
+ Hình thức:
• Lãi suât sàn và lãi suất trần
• Lãi suât trần và mức chênh lệch giữa lãi suất cho vay bình quân và lãi suất tiền gửi bình quân
• LS trần, LS cơ bản và bắt buộc các NHTM phải xây dựng biểu LS KD nằm trong khung LS

27 Đức Phương
+ Ưu điểm:
• Được phép xây dựng các mức lãi suất linh hoạt hơn và bước dầu có quyền tự chủ quy định mức
lãi suất kinh doanh
• Giúp cho các NH lựa chọn dự án KT tối ưu để cho vay, loại bỏ được những dự án KT kém hq
2. Hạn mức tín dụng: là mức dư nợ tối đa NHTW cho phép các NHTM cấp cho nền kinh tế
- Ưu điểm: NHTW dễ dàng kiểm soát
- Nhược điểm: Không kiểm soát được lượng tiền nhỏ trong thị trường
3. Phát hành tiền cho NSNN vay: mua hoặc chiết khấu các trái phiếu
4. Tín phiếu NHTW: NHTW phát hành ra bán cho các NHTM
- Ưu: Giảm được lượng tiền lớn trong lưu thông nhanh
- Nhược: Chỉ thực hiện được khi tăng trưởng kinh tế nóng hoặc khi có lạm phát

Câu 7: NHTW mua tín phiếu kho bạc nhà nước trên thị trường mở (OMO) tác dụng gì đến cung
tiền?
- Nghiệp vụ thị trường mở là nghiệp vụ mua bán các chứng từ có giá của NHTW trên t.trường tiền tệ.
- Công cụ: Tín phiếu kho bạc là chứng nhận nợ ngắn hạn của CP do Kho bạc NN phát hành nhằm bù
đắp thiếu hụt tạm thời NSNN.
- Chủ thể: người mua: NHTW; người bán: các NHTM nắm giữ tín phiếu.
- Cơ chế sử dụng:
+ Mua vào Tín phiếu  dự trữ NHTM tăng  Tăng khả năng cho vay của NHTM  Cung tiền tăng
 Kích thích đầu tư, gia tăng việc làm.
+ Bán ra Tín phiếu  dự trữ NHTM giảm  Giảm khả năng cho vay của KHTM  Cung tiền giảm
 Kiềm chế lạm phát cao.
 KL: Khi NHTW mua Tín phiếu KB nhà nước làm cho cung tiền gia tăng, từ đó kích thích đầu tư, gia
tăng việc làm trên thị trường.

Câu 8: Khi nền KT tăng trưởng nóng thì NHTW sẽ điều tiết các công cụ của CS tiền tệ ntn?
- KN: NHTW, Lạm phát, CSTT.
- Khi nền KT tăng trưởng nóng, NHTW sẽ sử dụng CSTT thắt chặt: giảm cung ứng tiền cho nền KT,
nhằm kiểm soát lạm phát, kìm hãm sự phát triển quá nóng của nền KT.
- NHTW sẽ sử dụng các công cụ:
+ Công cụ trực tiếp:
 Lãi suất tiền gửi, LS cho vay: NHTW ấn định trực tiếp lãi suát tiền gửi, lãi suất cho vay trên thị
trường hoặc ấn định khung LS tiền gửi, lãi suất cho vay.
[Cơ chế: LS tiền gửi quy định cao  thu hút tiền gửi  tăng cung vốn cho vay  Giảm LP]
 Hạn mức tín dụng: NHTW khống chế số vốn cho vay ra, k khống chế số vốn huy động vào.
 Phát hành Tín phiếu NHTW  bán cho các NHTM  thu hồi tiền thừa từ lưu thông về
+ Công cụ gián tiếp:
 LS tái CK: là LS cho vay ngắn hạn của NHTW đối với các NHTM dưới hình thức tái CK các
chứng từ có giá chưa đến hạn thanh toán.
NHTW tăng LS TCK  các NHTM giảm vay NHTW  dự trữ của NHTM giảm  Khối
lượng tiền cung ứng trong LT giảm  Kiềm chế lạm phát.

28 Đức Phương
 Tỷ lệ dự trữ bắt buộc: Là tỷ lệ % giữa số tiền dự trữ bắt buộc và tổng số dư tiền gửi phải tính
dự trữ bắt buộc mà các NHTM thu hút được trong 1 khoảng thời gian nhất tình.
NHTW tăng rd  dự trữ NHTM giảm  Khả năng cho vay giảm  KL tiền cung ứng
trong LT giảm  Kiềm chế lạm phát.
 Nv thị trường mở OMO: là nghiệp vụ mua bán các chứng từ có giá của NHTM trên TT tiền tệ.
Bán chứng từ có giá  dự trữ NHTM giảm  giảm khả năng cho vay cung tiền giảm 
kiềm chế lạm phát.

Chương 6: Tài chính công


PHẦN 1: NSNN
Câu 1: Vai trò của NSNN?
NSNN: là tổng thể các hoạt động thu, chi của NSNN nhằm thực hiện các chức năng của NN do Hiến
pháp quy định.
*Vai trò của NSNN: Giữ vị trí trọng yếu trong việc đảm bảo cho sự tồn tại và hoạt động của Nhà nước
được thể hiện ở các khía cạnh:
+ Là kế hoạch TC vĩ mô trong các kế hoạch TC của NN để quản lý các hđ KT-XH, nó có vị trí quan
trọng trong việc giải quyết các vấn đề TC vĩ mô, các cân đối vĩ mô của nền KT.
+ Là quỹ tiền tệ tập trung lớn của Nhà nước có nguồn hình thành từ GDP và các nguồn tài chính khác
được sử dụng cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của NN.
+ Là khâu chủ đạo trong khâu chủ đạo trong hệ thống tài chính công  NN thực hiện hướng dẫn chi
phối, kiểm soát các nguồn lực tài chính khác.
+ Là công cụ chủ yếu để phân bổ trực tiếp hay gián tiếp các nguồn TC quốc gia, định hướng PTSX,
hình thành cơ cấu KT mới, thúc đẩy tăng trưởng KT ổn định và bền vững.
+ Là công cụ điều tiết thị trường, bình ổn giá cả và kiềm chế làm phát.
+ Là công cụ có hiệu lực của NN để điều chỉnh trong lĩnh vực thu nhập, góp phần giải quyết các vấn
đề XH.
+ Giúp củng cố, tăng cường sức mạnh của bộ máy NN, bảo vệ đất nước và giữ gìn an ninh.
Câu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới thu NSNN
Thu NSNN là việc NN dùng quyền lực của mình để tập trung 1 phần nguồn tài chính quốc gia hình
thành quỹ NSNN nhằm đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của NN.
*Nhân tố tác động:
+ Tăng trưởng kinh tế hàng năm: tăng trưởng kinh tế mạnh  thu NSNN tăng
+ Thu nhập bình quân đầu người: tăng  thuế TNCN tăng  thu NSNN tăng
+ Tỷ suất lợi nhuận bình quân của nền kinh tế: tăng  thuế DN tăng  thu NSNN tăng
+ Tiềm năng tài nguyên của 1 quốc gia: thu NSNN tăng khi bán, cho thuê tài nguyên
+ Tổ chức bộ máy thu thu NSNN
• Hợp lý và khoa học  chi phí giảm  thu NSNN tăng
• Cồng kềnh  chi phí lớn  thu NSNN giảm
+ Thuế suất

29 Đức Phương
• Quá cao  thu thuế tăng trong ngắn hạn  thu NSNN tăng nhưng trong trung và và hạn thì làm
nhụt chí DN, giảm tính cạnh tranh của DN, giảm tiêu dùng của người dân  thu NSNN giảm
• Thấp  trong ngắn hạn thu thuế giảm  thu NSNN giảm nhưng DN đầu tư nhiều trong trung và
dài hạn  tăng thu NSNN
Câu 3: Vai trò của NSNN trong việc kiềm chế lạm phát?
(Nêu kn NSNN, lạm phát)
*Nguyên nhân gây LP:
+ Lạm phát cầu kéo: Đây là lạm phát do tổng cầu. Tổng chi tiêu xã hộ tăng lên vượt quá mức cung
ứng hàng hóa của xã hội dẫn đến áp lực tăng giá cả.
+ Lạm phát chi phí đẩy: Áp lực làm tăng giá cả xuất phát từ sự tăng lên của chi phí sản xuất vượt quá
mức tăng của năng suất lao động xã hội.
+ Do hệ thống chính trị không ổn định: Xã hội bất ổn, người dân thiếu tin tưởng vào nhà nước và
đồng tiền quốc gia. Dân cư và các doanh nghiệp đổ xô rút tiền trong hệ thống ngân hàng mua vàng,
ngoại tệ... để bảo toàn vốn, làm cho lạm phát bùng phá.
*Vai trò:
+ Thu NSNN tăng (tăng thuế td, tăng thuế thu nhập)
Khi cung > cầu  giá tăng  Chính phủ sử dụng thuế bằng cách TĂNG thuế tiêu dùng, GIẢM thuế
đầu tư  thắt chặt chi tiêu của NSNN  kiềm chế LP.
+ Chi NSNN giảm (giảm chi đầu ttuw phát triển, giảm chi thường xuyên)
Hạn chế bội chi NSNN để tránh tình trạng bội chị NSNN không đươc bù đắp hợp lí.
+ Kiên quyết xóa bỏ bao cấp giá cả, khắc phục tình trạng bao cấp về vốn vì dễ làm tăng LP  dành
vốn để chi thường xuyên, chi cho công trình công cộng, tăng tỉ trọng đầu tư, đổi mới cơ cấu NSNN...

Câu 4: Vai trò của NSNN trong việc điều tiết thị trường và bình ổn giá cả
(Nêu kn NSNN)
*Vai trò:
Đối với thị trường hàng hóa:
- Hoạt động điều tiết đc thông qua việc các dự trữ của nhà nước (bằng vàng, ngoại tệ hàng hóa đc
hình thành từ thu NSNN)
- Cơ chế điều tiết:
+ Khi giá cả HH tăng  CP đưa hàng hóa đưa ra TT để tăng cung bình ổn giá cả, hạn chế khả
năng tăng giá đồng loạt, nguy cơ gây lạm phát bình ổn TT hàng hóa.
+ Khi giá cả HH giảm mạnh  có khả năng gây thiệt hại cho người SX  CP phải bỏ tiền ra mua
HH đó với 1 mức giá nhất định đảm bảo quyền lợi cho người SX bằng công cụ chính sách thuê và chính
sách chi tiêu của NSNN.
+ Chính phủ có thể tác động vào tổng cung hay tổng cầu để góp phần ổn định giá cả trên thị trường
bằng công cụ thuế và chi tiêu NSNN.
Đối với TT tiền tệ, TT vốn, TT sức lao động: Hoạt động điều tiết của NN thông qua việc thực hiện 1 cách
đồng bộ giữa các công cụ TC tiền tệ, giá cả, các biện pháp như: phát hành công trái, chi trả nợ; các biện
pháp chi nhà nước cho GD - ĐT, y - tế...

30 Đức Phương
Câu 5: Vai trò của NSNN trong việc điều tiết TN và giảm khoảng cách giàu nghèo (điều tiết công
bằng xã hội)
(Nêu kn NSNN)
 NSNN là công cụ tài chính hữu hiệu được NN sd để điều tiết thu nhập và giảm khoảng cách giàu
nghèo (điều tiết công bằng xã hội), được thực hiện trên hai mặt là thu NSNN và chi NSNN.
Thu NSNN: Là 1 khoản đóng góp bắt buộc từ pháp nhân và thể nhân cho NN theo quy định nhằm đáp
ứng các nhu cầu chi tiêu của NN.
- Thuế trực thu: Nhà nước đánh thuế thu nhập cá nhân để điều tiết thu nhập cho các tầng lớp dân cư,
vì người có thu nhập cao  thuế nhiều hơn và ngược lại.
- Thuế gián thu:
+ Đối với hàng hóa thiết yếu: Nhà nước đánh thuế thấp hoặc miễn thuế để hỗ trợ người nghèo và
người có thu nhập thấp.
+ Đối với hàng hóa cao cấp và xa xỉ phẩm: Nhà nước đánh thuế suất cao thông qua thuế tiêu thụ
đặc biệt để điều tiết tiêu dùng của những người giàu.
 Như vậy khi kết hợp thuế trực thu và gián thu  NN giảm phân hóa giàu nghèo và đảm bảo công
bằng xã hội.
Chi NSNN: Là việc NN phân bổ và sử dụng quỹ NSNN, nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm
vụ của NN theo những nguyên tắc nhất định.
✓ Chi đầu tư phát triển:
+ Là những khoản chi có thời hạn tác động dài, thường trên 1 năm, hình thành nên những TS vật chất
có khả năng tạo ra nguồn thu, trực tiếp làm tăng CSVC của đất nước.
+ NN sd 1 phần nguồn TC đã được tạo lập quỹ NSNN để đầu tư xd cơ sở hạ tầng KTXH, đầu tư
PTSX và dự trữ quốc gia  đảm bảo thực hiện các mục tiêu tăng trưởng và ổn định KT.
+ Khi CSHT KTXH phát triển các DN mở rộng và tăng quy mô sản xuất  tạo thêm nhiều cơ hội
việc làm  đời sống người dân được nâng cao  đảm bảo công bằng xã hội.
✓ Chi thường xuyên:
+ Là các khoản chi có thời hạn tác động ngắn, thường dưới 1 năm, chủ yếu phục vụ cho chức năng
quản lí, điều hành XH 1 cách thường xuyên của đất nước.
+ Chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa...  tăng năng suất lao động, tăng thu nhập cho
các cá nhân, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo.
+ Chi đầu tư vào khu vực nông nghiệp và nông thôn  tăng hiệu quả kinh tế và cải thiện đời sống
của người nghèo ở vùng này.
+ Chi trợ cấp, chi phúc lợi cho các chương trình ptr xã hội: phòng chống dịch bệnh, phổ cập giáo dục
tiểu học, dân số... là nguồn bổ sung TN cho tầng lớp dân cư có TN thấp, giảm khoảng cách giàu nghèo,
đảm bảo công bằng xã hội.

PHẦN 2: CHI NSNN


Câu 1: Vai trò của chi NSNN trong việc kiềm chế lạm phát?
(Nêu kn NSNN, chi NSNN, lạm phát)
*Vai trò:
✓ Kiên quyết xóa bỏ bao cấp giá cả, khắc phục tình trạng bao cấp về vốn cho DN quốc doanh, điều
này dễ làm cho NSNN thâm hụt.

31 Đức Phương
✓ Chi cho đầu tư phát triển:
+ Là việc Nhà nước sử dụng một phần nguồn TC đã được tạo lập quỹ NSNN để đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng KT - XH, đầu tư pt sản xuất và dự trữ quốc gia nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu ổn định
và tăng trưởng kinh tế.
+ Để kiềm chế LP:
• Cắt giảm khoản chi đầu tư không hiệu quả.
• Tập trung vào công trình trọng điểm.
• Nâng cao hiệu quả sd vốn, giảm CP phúc lợi xh vượt quá khả năng của nền KT.
✓ Chi thường xuyên:
+ Là những khoản chi mang tính chất tiêu dùng, có thời hạn tác động ngắn thường dưới một năm chủ
yếu phục vụ cho chức năng quản lý, điều hành xã hội một cách thường xuyên của NN
+ Để kiềm chế LP: Tinh giản bộ máy nhà nước.
Cải cách hành chính, rà soát chi tiêu đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.

Câu 2: Vai trò của chi NSNN trong tăng trưởng kinh tế?
(Nêu kn NSNN, chi NSNN)
*Vai trò:
✓ Chi cho đầu tư phát triển:
+ Chi đầu tư xây dựng CSHT  góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu, hình thành thế cân đối của
nền kinh tế, cũng như khuyến khích đầu tư, tăng cường cạnh tranh,...
+ Chi đầu tư và hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp nhà nước, chi góp vốn cổ phần, góp vốn liên doanh vào
các doanh nghiệp  thể hiện sự can thiệp của NN, vừa đảm bảo đầu tư vào một số ngành then chốt, vừa
đảm bảo sự phát triển của cơ cấu kinh tế hợp lý cho tăng trưởng kinh tế.
+ Chi thực hiện các mục tiêu chương trình quốc gia  phát triển các ngành nghề thuộc diện ưu đãi
và các vùng khó khăn theo quy định của chính phủ
+ Chi dự trữ nhà nước  điều tiết thị trường, khắc phục hậu quả, giải quyết các vấn đề kinh tế phát
sinh, duy trì sự cân đối và ổn định trong phát triển kinh tế.
✓ Chi thường xuyên:
+ Chủ yếu là chi cho con người, như chi cho y tế, GD, VH, môi trường…  nó có tác động đến tăng
trưởng KT vì nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng cho tăng trưởng.
+ Chi sự nghiệp: nhằm phục vụ cho yêu cầu sản xuất kinh doanh, quản lý kinh tế xã hội  tạo điều
kiện cho các ngành kinh tế phát  nâng cao tri thức của dân cư  đây là khoản chi quan trọng nhằm
đảm bảo quá trình tái sản xuất kết hợp với sức lao động có chất lượng cao.

PHẦN 3: BỘI CHI NSNN


Câu 1: Ưu, nhược điểm của các giải pháp xử lí bội chi NSNN?
NSNN: là tổng thể các hoạt động thu, chi của NSNN nhằm thực hiện các chức năng của NN do Hiến
pháp quy định.
Bội Chi NSNN: Là tình trạng chi NSNN vượt quá thu NSNN trong 1 năm.
Nguyên nhân bội chi:
+ Bội chi cơ cấu: Do thay đổi chính sách thu chi của NN.
+ Bội chi chu kì: Biến động chu kì của nền KT

32 Đức Phương
+ Bội chi do bao cấp nhiều, thất thoát nguồn thu…  hiệu quả sd vốn đầu tư của NN thấp.
Các giải pháp:
1. Tăng thu giảm chi:
Tăng thu: Tăng thuế xuất, mở rộng phạm vi đối tượng bị đánh thuế, tăng mức phí và lệ phí.
Giảm chi: Giảm chi thường xuyên; cắt giảm biên chế; thực hiện tinh giảm bộ máy nhà nước; xã hội
hóa  Chi đầu tư phát triển có hiệu quả.
 Giải pháp này thực hiện trong dài hạn.
✓ Ưu điểm:
+ Biện pháp mang tính lâu dài
+ Góp phần cải thiện bội chi NSNN
+ Không gây gánh nặng nợ, không gây ra lạm phát.
✓ Nhược điểm:
+ Nếu tăng thuế 1 cách cơ học đơn thuần  chèn ép đầu tư tư nhân gia tăng hiện tượng trốn thuế,
giảm động lực phát triển kinh tế.
+ Nếu giảm CP quá mức cho phúc lợi, ANXH  không đảm bảo được mức sống tối thiểu cho người
dân  Tăng tệ nạn, thất nghiệp...
+ Khó thực hiện, tốn nhiều thời gian, bị giới hạn.
2. Phát hành tiền:
- Phát hành tiền: là biện pháp mà giúp chính phủ huy động nhanh nguồn vốn để cân đối NSNN mà
không tốn kém nhiều chi phí.
- Phát hành trực tiếp: NHTW cho chính phủ vay.
Ưu điểm: trong NH giúp cho chính phủ nhanh chóng giải quyết được tình trạng bội chi NSNN.
Nhược điểm: gây ra lạm phát.
- Phát hành gián tiếp: NHTW cho chính phủ vay có đảm bảo bằng trái phiếu chính phủ.
Ưu điểm: nếu chính phủ sử dụng có hiệu quả  tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tạo nguồn
thu trong tương lai  giải quyết tình trạng bội chi có tiền thanh toán cho NHTW.
Nhược điểm: nếu chính phủ sd k hiệu quả  áp lực buộc NN phải tăng thuế trong tl để trả nợ.
3. Vay nợ:
Vay nợ trong nước: CP có thể vay nợ bằng cách phát hành tín phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ hay
công trái → bù đắp ngân sách mà không tăng tiền cơ sở.
✓ Ưu điểm:
+ Là biện pháp bù đắp bội chi mà k cần phải tăng lượng tiền cơ sở hay giảm dự trữ quốc tế.
+ Dễ triển khai, tập trung được khoản tiền nhàn rỗi trong dân cư, tránh được nguy cơ khủng hoảng
nợ nước ngoài.
✓ Nhược điểm:
+ Giảm khả năng khu vực tư nhân trong việc tiếp cận tín dụng, khi đó, cung tín dụng giảm, gây sức
ép làm lãi suất thị trường tăng.
+ Nếu chính phủ không có chính sách, kế hoạch sử dụng, quản lí vốn hợp lí thì sẽ mang nợ mãi,
khủng hoảng nợ, tạo áp lực tăng thuế trong tương lai.
Vay nợ nước ngoài: Bằng cách TM từ các tổ chức TC quốc tế, vay theo ODA, TP quốc tế.
✓ Ưu điểm:

33 Đức Phương
+ Là biện pháp bù đắp bội chi mà không gây sức ép lạm phát cho nền kinh tế.
+ Bù đắp bội chi, bổ sung vốn thiếu hụt, thúc đẩy phát triển kinh tế.
✓ Nhược điểm:
+ Nền kinh tế trở nên bị phụ thuộc vào nước ngoài.
+ Gánh nặng nợ nần, nghĩa vụ trả nợ tăng lên.
+ Giảm dự trữ ngoại hối quốc gia  gây khủng hoảng tỉ giá.

Câu 2: Trong các biện pháp xử lí bội chi NSNN, biện pháp nào làm tăng LS thị trường
(Nêu kn NSNN, bội chi NSNN)
Các bp xử lí bội chi NSNN: Tăng thu, giảm chi; vay nợ; phát hành tiền
 Cả 3 bp đều làm tăng LS thị trường.
Tăng thu, giảm chi:
+ Tăng thuế  Cung TD giảm  LSTT tăng
+ Giảm chi trong ngắn hạn không ảnh hưởng đến LSTT.
Vay nợ:
+ Vay trong nước: cầu TC tăng  áp lực tăng LSTT
+ Vay nước ngoài: vay ngoại tệ  tiền ngoại tệ trong lưu thông tăng  LSTT tăng.
Phát hành tiền: NHTW phát hành tiền trực tiếp cho CP vay vượt quá yêu cầu  có thể gây ra lạm phát
và suy thoái KT  làm tăng lượng tiền cho nền KT  giảm LS tiền gửi, LS đầu tư, LSTT tăng.

Câu 3: Mqh bội chi NSNN với khối tiền trong lưu thông và lãi suất thị trường
Bội chi NSNN: là tình trạng chi NSNN vượt quá thu NSNN trong 1 thời kì nhất định (thường là 1 năm)
Khối lượng tiền trong lưu thông: chỉ tất cả các phương tiện được chấp nhận làm trung gian trao đổi
mọi hàng hóa, dịch vụ và các khoản thanh toán khác tại 1 thị trường và trong 1 thời gian nhất định.
Lãi suất…: là tỷ lệ phần trăm giữa lợi tức thu được và tổng số tiền cho vay trong 1 khoảng thời gian
nhất định.
*Khi NSNN xảy ra tình trạng bội chi, NHTW sẽ thực hiện một số giải pháp nhằm khắc phục tình trạng
đó: tăng thu, giảm chi; phát hành tiền; vay nợ. Các giải pháp ấy làm ảnh hưởng tới Ms và LSTT như
sau:
(1) Mqh giữa bội chi NSNN với LSTT (tương tự câu 2)
(2) Mqh giữa bội chi NSNN với Ms:
+ Phát hành tiền  cung tiền tăng  khối lượng tiền trong lưu thông tăng
+ Vay nợ:
• Vay nợ trong nước: phát hành TF  tăng lượng cầu quỹ cho vay  LSTT tăng. Để giảm LSTT,
NHTW mua TF đó  khối lượng tiền trong lưu thông tăng
• Vay nợ nước ngoài: ngoại tệ  đổi lượng ngoại tệ sang nội tệ để chi tiêu bằng cách bán cho
NHTW  lượng nội tệ tăng  khối lượng tiền trong lưu thông tăng.
+ Tăng thu, giảm chi: không ảnh hưởng.

34 Đức Phương
PHẦN 4: TÀI CHÍNH CÔNG
Câu 1: Vai trò của tài chính công trong kìm hãm lạm phát?
• Tài chính công: Là phương thức huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính của NN
trong quá trình tạo lập và sd các quỹ công nhằm thực hiện các chức năng của NN trong việc cung
cấp hàng hóa công cho XH.
• Lạm phát: Là hiện tượng phát hành thừa tiền vào LT làm cho giá cả HH tăng liên tục.
• Nguyên nhân gây LP:
➢ LP cầu kéo: sự gia tăng của lượng tiền cung ứng.
➢ LP chi phí đẩy: Cung > Cầu
➢ LP do hệ thống chính trị không ổn định.
• Vai trò:
Lạm phát do cầu kéo: do tổng cầu, tổng chi tiêu của xh tăng lên vượt quá mức cung ứng của xh dẫn tới
tăng giá. Giảm chi tiêu cho NSNN, cắt giảm những dự án công kém hiệu quả, tập trung vào đầu tư các
dự án trọng điểm sắp hoàn thành, tăng thuế tiêu dùng.
• Miễn giảm thuế sản xuất, tăng thuế tiêu dùng
• Đưa hàng hóa tạm trữ ra bán trên thị trường
• Sd quỹ bình ổn giá cho các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu
• Tăng chi đầu tư giảm chi tiêu dùng
• Trợ giá, cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản xuất
Lạm phát do chi phí đẩy: sự tăng giá cả xuất phát từ tăng lên của chi phí sản xuất vượt quá mức phát
triển của năng suất lao động. NN giảm thuế đầu tư cho sản xuât kinh doanh, giảm chi phí sản xuất kinh
doanh hàng hóa giúp DN mở rộng duy trì sản xuất.
• Phát hành cc vay nợ như tín phiếu kho bạc
• Thúc đẩy gia tăng cc hàng hóa dịch vụ.
Lạm phát do nhà nước đưa lượng tiền vào lưu thông quá lớn: bằng cách phát hành trái phiếu CP, tín
phiếu kho bạc nhằm hút lượng tiền mặt trong lưu thông.

Câu 2: Vai trò của TCC


(Nêu kn TCC)
Vai trò:
1. Đảm bảo và duy trì sự tồn tại và hoạt động của bộ máy NN.
2. Thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô và khuyến khích kinh tế vi mô phát triển.
✓ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo nền kinh tế tăng trưởng ổn định và bền vững thông qua hoạt
động thu ngân sách, chi ngân sách.
+ Khi NN muốn khuyến khích 1 ngành, 1 vùng nào đó PT  NN sẽ thực hiện chính sách thuế
ưu đãi: giới hạn thuế, giảm thuế,....  thu hút DN đầu tư.
+ Đối với chi: NN sẽ chi đầu tư để phát triển CSHT, đào tạo nhân lực và hỗ trợ trực tiếp cho
DN.
✓ Ổn định KT vĩ mô, kiểm chế lạm phát:
➢ Để kiềm chế LP, NHTW sủ dụng chính sách tiền tệ thắt chặt như sau:
• Tăng LS tái chiết khấu.

35 Đức Phương
• Tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc.
• Bán các chứng từ có giá
• Tăng LS tiền gửi.
• Bán vàng và ngoại tệ dự trữ
➢ CP với chính sách tài khóa:
Về Thu: + Thu thuế tiêu dùng  cầu hh giảm  áp lực giá cả hh giảm.
+ Giảm thuế đầu tư  cung hh tăng  áp lực giá cả hh tăng.
Về chi: + Giảm chi thường xuyên để giảm tổng cầu của nền kinh tế.
+ Chi đầu tư phát triển phải tiết kiệm và có hiệu quả.
✓ Hỗ trợ, khuyến khích KT vi mô phát triển.
3. Tái phân phối thu nhập, góp phần thực hiện công bằng xã hội.
4. Điều tiết thị trường, bình ổn giá và kiềm chế lạm phát.

PHẦN 5: THUẾ
Câu 1: So sánh thuế trực thu, gián thu
Thuế: Là 1 khoản đóng góp bắt buộc từ các pháp nhân và thể nhân cho NN theo quy định nhằm đáp
ứng nhu cầu chi tiêu của NN.
Thuế trực thu: Là loại thuế đánh trực tiếp vào TN hoặc TS của người nộp thuế.
Thuế gián thu: Là loại thuế đánh gián tiếp vào người tiêu dùng thông qua việc tiêu thụ HH, DV trên thị
trường và được ấn định trong giá cả của chúng.
*Giống:
+ Đều là thuế nhằm điều tiết thu nhập, hđ tiêu dùng cá nhân tổ chức trong xã hôi.
+ Đều được phân loại theo tính chất điều tiết
+ Tạo nguồn thu cho NSNN.
+ Mang đầy đủ các đặc điểm của thuế:
 Là khoản đóng góp bắt buộc được thực hiện bằng quyền lực.
 Là khoản đóng góp không hoàn trả trực tiếp cho người nộp.
 Là một khoản đóng góp được quy định trước và có tính pháp lý cao.
*Khác:
Tiêu chí Thuế trực thu Thuế gián thu
Người chịu thuế và người nộp thuế Người chịu thuế và người nộp thuế khác
là một. nhau.
- Người nộp thuế là người SX, KD
Đặc điểm
HHDV.
- Người chịu thuế là người tiêu dùng
HHDV.
Cơ sở đánh Đánh theo địa chỉ cá nhân, dn Doanh thu của DN
thuế
Hình thức Thu nhập của người nộp thuế Giá cả của HHDV

36 Đức Phương
Hẹp hơn (chủ yếu người có TN cao) Rộng hơn  tạo nguồn thu lớn nhưng
Phạm vi  tạo nguồn thu không lớn nhưng không ổn định.
ổn định.
Tính chuyển Không có sự chuyển giao vì người Người nộp thuế chuyển giao gánh nặng
giao gánh nộp thuế cũng là người chịu thuế. thuế sang cho người chịu thuế thông qua
nặng thuế cơ chế giá cả.
Tăng thu cho NSNN Điều tiết 1 phần TN
Điều tiết thu nhập của người có TN Điêì tiết các hđ tiêu dùng trên tt, điều tiết
Mục tiêu
cao, giảm khoảng cách giàu nghèo, hđ xuấ, nhập khẩu hh.
đảm bảo công bằng xh
Hình thức Thuế suất lũy tiến. Thuế suất tỷ lệ.
đánh thuế
Khó thu, dễ trốn thuế do khó khảo Dễ thu vì được cấu thành trong giá bán
Quản lí
sát TN thực tế. HHDV.
Ít tác động vào giá cả thị trường, ảnh Tác động trực tiếp đến giá cả thị trường.
Tác động
hưởng gián tiếp.
Thuế TNDN, thuế TNCN, các loại Thuế GTGT, xuất khẩu – nhập khẩu,
Ví dụ
thuế tài sản… thuế tiêu thu đb…
*Vai trò của thuế:
- Là nguồn thu chủ yếu cho NSNN
- Điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu.
- Thuế trực thu: điều tiết thu nhập của người có thu nhập cao bằng cách dùng thuế suất lũy tiến hoặc
thuế suất tỉ lệ cố định  điều tiết trực tiếp thu nhập cá nhân DN  tạo công bằng cho XH, giảm khoảng
cách giàu nghèo, thuế không làm giá cả thị trường biến động, khuyến khích các ngành nghề phát triển.
- Thuế gián thu: ngoài vai trò điều tiết TN của người dân khi thực hiện hành vi tiêu dùng thuế gián thu
giữ vai trò quan trọng trong điều tiết tt lưu thông hàng hóa  có thể mở rộng hoặc thu hẹp sự lưu thông
hàng hóa bằng việc sử dụng thuế suất cao thấp khác nhau  để thúc đẩy hoặc hạn chế SX hay tiêu dùng.

Câu 2. Vai trò của thuế trong kiềm chế lạm phát và tăng trưởng KT
*Khái niệm:
Thuế: là 1 khoản đóng góp bắt buộc từ các pháp nhân và thể nhân cho NN theo quy định nhằm đáp ứng
nhu cầu chi tiêu của NN.
Lạm phát: Là hiện tượng phát hành thừa tiền vào lưu thông làm cho giá cả HH tăng liên tục.
Tăng trưởng KT: là sự gia tăng về lượng kết quả hoạt động đầu ra của nền KT trong 1 thời kì nhất định
so với kì gốc
*Vai trò của thuế:
(1) kiềm chế LP
- Thuế trực thu: đánh trực tiếp vào thu nhập ng nộp thuế
Khi có lạm phát  tăng thuế  giảm thu nhập  tiêu dùng cá nhân giảm  giảm lưu thông hàng
hóa  kiềm chế lạm phát
- Thuế gián thu: đánh vào việc tiêu thụ hh và dịch vụ, đc ấn định vào giá hh

37 Đức Phương
Lạm phát tăng  tăng thuế GT  giá cả hh tăng  thu hẹp lưu thông hh  giảm cầu tiêu dùng 
giảm tiền trong lưu thông  giảm lạm phát
- Giảm thuế NK  khuyến khích tự do mậu dịch  tăng quỹ hh td  cân đối tiền hàng
(2) Tăng trg KT:
- Miễn giảm thuế
- Ưu đãi thuế cho ngành KT then chốt  thúc đẩy quá trình SX, XH
- Ưu đãi thuế cho vùng KT mà NN khuyến khích đầu tư  thu hút DN đầu tư  tạo điều kiện cải
thiện KT – XH.

Câu 3: Mục tiêu của NN trong việc đánh thuế?


Thuế là 1 khoản đóng góp bắt buộc từ pháp nhân và thể nhân cho NN theo quy định nhằm đáp ứng nhu
cầu chi tiêu của NN.
NN đánh thuế nhằm:
- Thu NSNN.
- Thuế tiêu thụ đặc biệt, GTGT: điều tiết hoạt động sử dụng, tiêu dùng.
- Thuế xuất, nhập khẩu: điều tiết hoạt động tiêu dùng hh XNK.

Chương 7: Tài chính doanh nghiệp


Câu 1: So sánh TSCĐ và TSLĐ?
TSCĐ là những ts tham gia vào quá trình sx kd với tư cách là tư liệu sx có giá trị lớn, thời gian sd dài.
TSLĐ là những ts tham gia vào quá trình sx kd của dn có giá trị nhỏ, thời gian sd ngắn hạn.
*Giống:
+ Đều là loại ts của dn, là 2 loại ts k thể thiếu ở các dn sx
+ Đều có trc khi tiến hành sx kd
+ Đều sd để phục vụ cho qúa trình sx kd của DN nhằm mục đích sinh lời
+ Gía trị của ts đều đc dịch chuyển vào giá thành sp, thu hồi sau khi kết thúc quy trình tuần hoàn vốn
*Khác:
TSCĐ TSLĐ
Đối tượng Tư liệu sx có giá trị lớn (>30trd), tgian Có giá trị nhỏ (<30trd), tgian sử
sử dụng dài (>1năm) dụng ngắn (<1năm)
Đặc điểm chu - Hiện vật: TSCĐ tham gia vào nhiều - Hiện vật: TSLĐ tham gia vào 1 chu
chuyển chu kỳ sx kd nhưng không thay đổi kỳ sx kd và k giữ nguyên hình thái
hình thái biểu hiện ban đầu. vật chất ban đầu.
- Giá trị: Giá trị của TSCĐ dịch - Giá trị: Giá trị của TSLĐ dịch 1 lần
chuyển 1 phần vào giá thành sp tạo ra toàn bộ vào giá thành sp mới được
trong kỳ. Được thu hồi từng phần tạo ra trong kỳ. Được thu hồi 1 lần
tương ứng vói gtri hao mòn của ts sau toàn bộ sau khi tiêu thụ sp trên tt
khi thiêu thụ sp trên tt
Nguồn vốn Nguồn vốn dài hạn: Vay dài hạn từ Nguồn vốn ngắn hạn: Vay ngắn hạn
đầu tư NHTM, TF, tài sản tài chính, huy từ NHTM, trong chiếm dụng như
động VCSH nhận tiền trước của KH, chậm trả
cho nsx

38 Đức Phương
Nguồn vốn dài hạn: CSH góp vốn,
vay dài hạn từ….
Biện pháp - Quản lý mặt hiện vật: phân loại, - Quản lý hàng dự trữ tồn kho: đảm
quản lý thường xuyên ktra, bảo dưỡng, tuân bảo nguồn NVL cho dn, giúp dn sẵn
thủ quy chế sd… sàng cung ứng hàng ra tt khi có nhu
- Quản lý mặt giá trị: DN phải tính KH cầu
TSCĐ để hình thành quỹ KH nhằm tái - Quản lý các khoản phải thu: giúp
đầu tư TSCĐ mới thay cho TSCĐ cũ. dn có thể tối đa hóa lượng KH
- Quản lý phần giá trị còn lại: đảm bảo - Quản lý tiền mặt: nhằm kịp thời chi
tài sản không bị hỏng trước khi hết trả cho các gd của dn, để kịp thời đầu
tgian khấu hao. tư sinh lời, kịp thời trang trải cho rr,
thiệt hịa phát sinh
Các bộ phận - TSCĐHH: có hình thái vật chất cụ - TSLĐ khâu dự trữ: NVL, CCDC
cấu thành thể bao gồm nhà xưởng, máy móc, nhỏ, phụ tùng thay thế…
thiết bị, các phượng tiện vận tải, gia - TSLĐ khâu sản xuất: bán thành
súc gia cầm, vườn cây lâu năm. phẩm, sp dở dang,...
- TSCĐVH: k có hình thái vật chất cụ - TSLĐ khâu lưu thông: thành phẩm
thể gồm nhãn hiệu tm, bằng sáng chế, chờ tiêu thụ, khoản phải thu của KH,
cp thành lập dn… vốn bằng tiền…

Câu 2: Tại sao dn phải trích khấu hao TSCĐ?


(Nêu kn TSCĐ)
Phải lập quỹ khấu hao vì:
+ Trong quá trình sx kd dn phải bảo toàn số vốn kd của mình  thực hiện quản lý tốt tài sản, trong
đó có tscđ và giá trị của tscđ cũng là 1 bộ phận của vốn kinh doanh.
+ Lập quỹ khấu hao tscđ để khi ts hư hỏng có thể mua tscđ mới do đặc điểm chu chuyển của tscđ là
sd trong thời gian dài, tham gia vào nhiều chu kỳ sxkd  quá trình sử dụng tscđ bị hao mòn.
+ Trong suốt thời gian sd giá trị của tscđ bị hao mòn dần và chuyển dịch từng phần vào giá thành sp
và dn thu hồi dần  hình thành quỹ tái đầu tư tscđ (quỹ khấu hao tạm thời nhàn dỗi thì có thêm nguồn
vốn cho dn tái đầu tư)

Câu 3: Tại sao đầu tư vào TSCĐ phải dùng vốn dài hạn mà k dùng vốn ngắn hạn?
(Nêu kn TSCĐ)
Nguồn vốn dài hạn bao gồm: nguồn VCSH (phát hành cổ phiếu, NN cấp, liên doanh) và vốn vay dài
hạn (NHTM, TF, thuê tài sản TC)
Nên sd vốn dài hạn vì: căn cứ vào các đặc điểm của TSCĐ
+ Thời gian sd dài, tham gia vào nhiều chu kì sx kd
+ Thời gian dịch chuyển chậm, giá trị hm TSCĐ dịch chuyển dần từng phần vào trong giá thành sp
+Thời gian thu hồi vốn chậm, giá trị TSCĐ đc thu hồi dần từng phần sau mỗi chu kì kd, thạm gia vào
nhiều vòng tuần hoàn mới hình thành 1 vòng chu chuyển.
Còn nếu sd vốn ngắn hạn thì:

39 Đức Phương
+ Đến hạn phải trả mà DN chưa thu hồi lại đc toàn bộ số tiền đã vay để đầu tư vào TSCĐ (Do gtrị
của TSCĐ dịch chuyển dần từng phần vào gía thành sp)
+ DN k thể thanh toán vốn và lãi đúng hạn DN bị mất chữ tín đối với các chủ thể cho vay việc huy
động vốn của các DN sẽ gặp khó khăn hơn trong giai đoạn tiếp theo
+ DN phải chịu lãi vay quá hạn > lãi suất trước đó cp huy động vốn tăng, lợi nhuận giảm.

Câu 4: Ý nghĩa của việc nghiên cứu nguồn vốn kinh doanh của DN
- Tận dụng, khai thác tất cả các nguồn vốn phục vụ trong qúa trình sx kd của DN
- DN có thể lựa chọn nguồn vốn phù hợp với loại hình DN, lựa chọn nguồn vốn có chi phí huy động vốn
thấp để nâng cao hiệu quả của DN
- Giúp cho DN đưa ra những biện pháp thích hợp để khai thác các nguồn vốn kd
- Giúp cho DN có các quyết định đầu tư đúng trên cơ sở các nguồn vốn có thể khác kết cấu vốn cố định
và vốn lưu động hợp lý
- Việc nghiên cứu vốn kd giúp NN nắm đc tình hình kd của DN để đưa ra chính sách phù hợp
- Giúp các nhà đầu tư có những qđ đầu tư đúng đắn, lựa chọn được các DN có tình hình TC tốt để ra
quyết định đầu tư.

Câu 5: Mục tiêu của tài chính doanh nghiệp?


- Tối đa hóa lợi nhuận: Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí
 Khó khăn:
+ Dẫn tới tình trạng lãi giả lỗ thật do phân bổ sai chi phí
+ Không quan tâm tới chiến lược lâu dài
+ Chỉ quan tâm tới lợi nhuận, không quan tâm tới DN thực hiện  thiếu tiền mặt
+ Có thể vi phạm pháp luật
- Tối đa hóa giá trị doanh nghiệp: Đặc điểm:
• Tối đa hóa lợi nhuận
• Chú trọng hơn đến quản lý vốn
• Bảo vệ tối đa cho các nhà đầu tư
• Quan tâm chiến lược phát triển lâu dài

Chương 9: Tài chính Quốc tế


Câu 1: Phân tích đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)?
*Khái niệm:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là sự di chuyển vốn, tài sản, công nghệ hoặc bất kì tài sản nào
từ nước đi đầu tư sang nước tiếp nhân đầu tư để thành lập hoặc kiểm soát doanh ngiệp nhằm mục đích
kinh doanh có lãi.
*Các hình thức:
- DN 100% vốn đầu tư nước ngoài.
- DN liên doanh.
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh.
- Hình thức khác: BOT, BTO, BT.
* Lợi ích của FDI

40 Đức Phương
- Lợi ích với nước đi đầu tư:
+ Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
+ Giúp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng cường sức mạnh kinh tế.
+ Giảm chi phí sản xuất, rút ngắn thời gian thu hồi vốn và thu lợi nhuận cao.
+ Tìm kiếm được các nguồn nguyên vật liệu ổn định.
+ Đổi mới cơ cấu sx, áp dụng CN mới, nâng cao năng lực cạnh tranh.
+ Tái cơ cấu nền KT theo hướng hiện đại và …
+ Tránh được hàng rào bảo vệ, bảo hộ thuế quan và phi thuế quan.
+ Phân tán rủ ro cho chủ đầu tư.
- Lợi ích với nước nhận đầu tư:
+ Bổ sung nguồn vốn để phát triển kinh tế:
I
Hệ số sử dụng vốn: ICOR = ∆GDP
+ Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Tăng tỷ trọng ngành CN, DV.
Thay đổi cơ cấu Công nghệ, Sản phẩm, Lao động.
+ Chuyển giao Công nghệ, kinh nghiệm quản lý quốc tế.
+ Góp phần tăng thu NSNN.
+ Góp phần cải thiện cán cân thanh toán.
+ Góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho NLĐ.
+ Mở rộng thị trường, đẩy mạnh XK hàng hóa.
+ Góp phần bảo vệ môi trường.
+ Góp phần vào quá trình mở rộng hợp tác KT quốc tế.
* Mặt trái với nước nhận đầu tư:
- Về vốn:
+ Vốn do hđ của FDI cung cấp có Chi phí cao hơn so với các nguồn vốn khác từ nước ngoài.
Tỷ lệ lợi tức của DN nước ngoài hay DN có vốn đầu tư nước ngoài cao hơn Lsuat các khoản
vay thương mại hoặc vay giữa các chình phủ
+ Vốn do hđ của FDI có số lượng không lớn.
✓ Vì: DN FDI có thể huy động vốn từ các nguồn cho vay trong nc của các nc tiếp nhận
đầu tư. Sau khi hđ đầu tư có lãi, các DN tiến hành chuyển lợi nhuận đầu tư về nước
✓ Ngoài ra, vốn đầu tư FDI có thể dưới hình thức máy móc thiết bị hay hình thức quyền
sở hữu trí tuệ
+ Vốn FDI trong 1 số TH đc cung cấp vs SL lớn gây ah đến CSTT của 1 quốc gia.
Vốn FDI cc với SL lớn  cầu tiền tệ giảm  LP tăng  ah đến CS TT của Quốc gia
- Về môi trường và chuyển giao công nghệ:
+ Tốc độ tăng trưởng KT tỉ lệ thuận với tốc độ gây ô nhiễm môi trường: tốc độ tăng trg KT
cao sẽ phải sd , khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên và chất thải là nguyên nhân gây ô
nhiễm môi trường
+ Bên cạnh đó, nước nhận đầu tư phải tiếp nhận công nghệ cũ, lạc hậu, trở thành bãi rác công
nghiệp  ô nhiễm môi trường
- Về khả năng cạnh tranh:

41 Đức Phương
Các DN sở hữu công nghệ hiện đại, trình độ tổ chức SX, vốn lơn so với các DN trong nước sẽ gây
tác động tiêu cực đến hđ SX, KD của các DN này
Nước nhận đầu tư phải áp dụng 1 số ưu đãi: giảm, miễn thuế… cho các nhà đầu tư nước ngoài 
bất lợi cho cạnh tranh trong nước
- Về lao động:
Ng làm vc trong DN FDI đòi hỏi trình độ cao, nếu ko thì bị sa thải. 1 trong số những nguyên nhân
ng lđ bị sa thải do sự hợp nhất, sáp nhập và giải thể của các Cty xuyên quốc gia diễn ra ngày càng tăng
- Về cán cân thanh toán:
Do phải nhập khẩu dây chuyền SX, công nghệ, chuyển lợi nhuận, vay nợ nước ngoài …  thâm
hụt cán cân thanh toán của quốc gia
- Về mặt chính trị:
Do thành công trong kd, các DN FDI và TNCs ngày càng có vai trò quan trọng trong hđ XH, chính
trị. TNCs có thể can thiệp vào chính sách, quyết định ptr KT của 1 QG và hđ của nước tiếp nhận đầu tư
Câu 2: Ưu, nhược điểm của tín dụng Quốc tế
*Ưu điểm:
- Đối với nhà đầu tư:
+ Nhờ hoạt động tín dụng quốc tế sẽ trói buộc được các nước nhận đầu tư.
+ Nhận được TN cố định từ LS tiền vay, mà k phụ thuộc kết quả hoạt động sx kd của doanh nghiệp.
- Đối với nước nhận đầu tư:
+ DN có thể sử dụng vốn vay của mình mà không có sự can thiệp của nhà đầu tư.
+ Vốn vay chủ yếu tốn tại ở dạng tiền tệ nên dễ dàng có thể chuyển sang các TS khác.
* Nhược điểm:
- Do không có sự can thiệp của nhà đầu tư nước ngoài vào hoạt động sản xuấ kinh doanh cho nên
hiệu quả đạt được chưa cao.
- Do trình độ quản lý vẫn còn thấp có thể sẽ dẫn đến hoạt động k hiệu quả, khó có thể trả được nợ.
Câu 3: Phân biệt Vay thương mại và ODA
* Khái niệm
Vay thương mại là hình thức vay nợ quốc tế, dựa trên cơ sở quan hệ cung ứng vốn trên thị trường ,lãi
suất do thị trường quyết định
Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là các khoản tài trợ của chính phủ, các hệ thống của tổ chức liên
hợp quốc, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức tài chính quốc tế dành cho chính phủ và nhân dân các
nước đang và chậm phát triển
* Trả lời
Tiêu chí Vay thương mại ODA
Chủ thể cho vay Ngân hàng, các tổ chức quốc tế k tham Chính phủ các nước ptr, các tổ chức viện
gia vào hoạt động của người đi vay bao trợ song phương, đa phương tham gia
gồm: NHTM; Tổ chức TC Quốc tế: WB, gián tiếp dưới hình thức nhà đầu tư hoặc
IMF, ADB,… hỗ trợ chuyên gia
Chủ thể đi vay Chính phủ hoặc DN có bảo lãnh của CP Phải là CP (các nước đang/kém ptr)
Thời gian Ngắn, trung , dài hạn Chỉ vay dài hạn và luôn kèm theo thời
(thông thường: dài hạn) gian ân hạn

42 Đức Phương
Lãi suất Cao (thị trường Quyết định) Thấp
Mục đích khi đi Huy động vốn; Ptr KT, mở rộng sản xuất Hỗ trợ các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng,
vay kinh doanh, đáp ứng nhu cầu thanh toán giao thông,y tế,,,
Điều kiện vay vốn Bên cho vay đặt ra Bên đi vay phải lại CP các nước
đang/kém phát triển.
Mục đích nước Thu được lợi tức cho vay. Thao túng các QG tiếp nhận ODA vào
cho vay vùng ảnh hưởng của mình.
Vai trò Phát triển KT xh, bù đắp thâm hụt cung Cung ứng vốn to lớn cho ptr toàn diện hđ
cầu của tiền thanh toán kinh tế của 1 đất nước

Câu 4: Các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ giá hối đoái


* Khái niệm
Tỉ giá hối đoái là giá cả của đồng tiền này được biểu hiện bằng số lượng những đồng tiền khác
* Trả lời
- Sự tăng trưởng hay suy thoái của nền kinh tế:
+ Mức độ tăng giảm GDP thực tế làm cung cầu về ngoại tệ biến động, làm tỷ giá thay đổi
+ Nền KT suy thoái làm hoạt động kinh tế suy giảm, nhu cầu xuất nhập khẩu k có nên cung về ngoại
tệ giảm, dân chúng mất niềm tin về nội tệ, dự trữ về ngoại tệ tăng, tỷ giá tăng
- Tỷ lệ lạm phát: làm suy giảm sức mua đối ngoại của đồng tiền trong nước so với ngoại tệ dẫn đến tỉ
giá hối đoái ngoại tệ tăng. Nếu tỉ lệ lạm phát tăng cao và kéo dài, đồng tiền mất giá càng mạnh và tỉ giá
hối đoái giảm nhiều
- Hiện trạng cán cân thanh toán
+ Nếu cán cân thanh toán quốc tế cân bằng thì cung cầu về ngoại tệ cân bằng, tỷ giá ổn định
+ Nếu cán cân thanh toán quốc tế thâm hụt thì cầu ngoại tế > cung ngoại tệ, tỷ giá tăng
+ Nếu cán cân thanh toán quốc tế thặng dư thì cung ngoại tệ > cầu ngoại tệ, tỷ giá giảm
- Mức chênh lệch lãi suất
+ Nếu ở thị trường nào có mức lãi suất ngoại tệ ngắn hạn cao hơn thì vốn ngoại tệ ngắn hạn có xu
hướng đổ dồn về thị trường đó để tìm mức lợi nhuận cao, do đó cung ngoại tệ tăng, cầu ngoại tệ giảm,
làm cho tỉ giá ngoại tệ giảm
+ Nếu lãi suất ngoại tệ cao hơn lãi suất nội tệ thì xu hướng dịch chuyển vốn đầu tư sang ngoại tệ tăng,
cầu ngoại tệ tăng, tỷ giá tăng và ngược lại
- Hoạt động đầu cơ ngoại tệ: tác động trực tiếp đến cung cầu ngoại tệ làm tỷ giá biến động
- Các nhân tố khác:
+ Tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại
+ Sự ưa thích hàng ngoại so với hàng nội.
Cung ngoại tệ giảm  giá trị tăng
Cầu ngoại tệ tăng  giá trị tăng
+ Chiến tranh khủng bố, khủng hoảng chính trị, thiên tai dịch bệnh
Câu 5: Khi lãi suất đồng ngoại tệ ở thị trường trong nước tăng lên và cao hơn lãi suất ngoại tệ ở
thị trường nước ngoài, tỉ giá hối đoái biến động như thế nào?
+ TH1: Nền kinh tế nóng (không có sự tự do di chuyển vốn)

43 Đức Phương
Khi lãi suất ngoại tệ tăng tăng  cầu ngoại tệ tăng  giá ngoại tệ tăng  tỉ giá hối đoái tăng
+ TH2: Nền kinh tế mở (vốn được tự do di chuyển)
Nhà đầu tư nước ngoài sẽ di chuyển vốn vào thị trường trong nước để hưởng lợi nhuận chênh
lệchcung ngoại tệ tăng  tỉ giá hối đoái giảm

Câu 6: Phân biệt FDI và tín dụng quốc tế


(Nêu kn FDI, tín dụng quốc tế)
Chỉ tiêu FDI Tín dụng quốc tế
Hình thức đầu tư Trực tiếp Gián tiếp
Thời gian Dài hạn Đa dạng
Mục đích Lợi nhuận Xã hội, mở rộng sản xuất
Quản lý, kiểm soát Có Không
Quyền sử dụng chủ Phụ thuộc Toàn quyền sử dụng theo mục đích
thể nhận của mình
Lợi nhuận Phụ thuộc kết quả kinh doanh Lãi suất, xác định
Tính thanh khoản Thấp hơn Cao hơn
Đối tượng chuyển Vốn: tiền, tài sản, công nghệ, con Tiền
giao người
Lợi ích của chủ thể - Mở rộng thị trường tiêu thụ sản - Có thu nhập ổn định qua lãi suất tiền
cung vốn phẩm vay, xác định
- Giảm chi phí sản xuất
- Nguồn NVL ổn định
- Đổi mới cơ cấu sản xuất
Lợi ích của nước - Bổ sung vốn - Dễ chuyển thành phương tiện đầu tư
tiếp nhận vốn - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế khác
- Cải thiện cán cân thanh toán - Có toàn quyền sử dụng vốn
- Giải quyết việc làm - Hỗ trợ phát triển kinh tế, xã hội
- Bảo vệ môi trường - Bổ sung vốn
- Mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế - Mở rộng quan hệ
quốc tế
Hình thức - 100% vốn nước ngoài - Vay thương mại
- Liên doanh, liên kết - ODA
- Hợp đồng hợp tác
- Hình thức khác:
Nguyên tắc hoàn Không Có
trả
Cơ cấu vốn Tăng VCSH Tăng NPT

44 Đức Phương
CÁC ĐỊNH NGHĨA VỀ TIỀN TỆ:
Tiền là bất cứ một phương tiện nào được xã hội chấp nhận để trao đổi với mọi hàng hóa, dịch vụ và các
khoản thanh toán khác trong nền kinh tế
Dấu hiện giá trị là những phương tiện có giá trị bản thân rất nhỏ so với sức mua của nó. Dấu hiệu giá
trị có giá trị danh nghĩa pháp định để thay thế cho vàng đi vào lưu thông
Khối lượng tiền cần thiết trong lưu thông (Mn): là khối lượng tiền cần thiết do tổng nhu cầu của nền
kinh tế quốc dân trong mọi thời kì quyết định, tỉ lệ thuận với tổng số giá trị hàng hóa và tỉ lệ nghịch với
tốc độ lưu thông bình quân của tiền tệ
Khối lượng tiền trong lưu thông (Ms): là chỉ tất cả các phương tiện được chấp nhận làm trung gian
trao đổi mọi hàng hóa, dịch vụ và các khoản thanh toán khác tại 1 thị trường trong 1 thời gian nhất định
Tính lỏng là khả năng chuyển thành tiền mặt của các giấy tờ có giá
Cầu tiền tệ là số lượng tiền mà các pháp nhân và thể nhân cần để thỏa mãn nhu cầu chi dùng. Nó được
xác định bằng khối lượng tiền cần thiết trong lưu thông
Cung tiền tệ là chỉ việc phát hành vào lưu thông 1 khối tiền tệ nhất định đáp ứng nhu cầu sử dụng tiền
Lạm phát là hiện tượng phát hành thừa tiền vào lưu thông làm cho giá cả hàng hóa tăng liên tục
Nguồn tài chính là khả năng tài chính mà các chủ thể có thể khai thác và huy động sử dụng cho những
mục đích khác nhau của mình để đạt được những lợi ích về KT-XH
Quỹ tiền tệ là số lượng nguồn tc nhất định mà các chủ thể đã huy động được và phục vụ vào mục đích
của mình
Tài chính là cách thức tạo dựng, phân bổ, sử dụng các nguồn lực tc của từng chủ thể trong nền kt nhằm
đạt đc các mục tiêu theo 1 cách thức mà họ cho là tối ưu
Hệ thống tài chính là một tổng thể bao gồm các thị trường tc, các trung gian tc, cơ sở hạ tầng pháp lí kĩ
thuật và các tổ chức quản lí điều hành hệ thống tc
Tín dụng là quan hệ sử dụng vốn giữa người cho vay và người đi vay dựa trên nguyên tắc hoàn trả
Tín dụng nặng lãi là quan hệ sử dụng vốn với lãi suất cao
Tín dụng TBCN là hình thức vay mượn vốn giữa các nhà TB vs nhau với lãi suất vừa phải
Tín dụng trong nền KTTT là quan hệ sd vốn giữa các chủ thể khác nhau trong XH cùng phục vụ lợi
ích của nhau
Tín dụng thương mại là quan hệ sd vốn lẫn nhau giữa các DN thông qua mua bán chịu hàng hóa
Thương phiếu là 1 loại giấy nhận nợ xác định quyền đòi nợ của chủ sở hữu thương phiếu và nghĩa vụ
phải trả của người mua khi đến hạn thanh toán
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa một bên là NH và bên kia là các tác nhân ( DN, cá nhân,
tổ chức XH…) trong nền KT quốc dân
Tín dụng nhà nước là quan hệ tín dụng giữa nhà nước với dân cư và các tổ chức KT-XH
Lợi tức là khoản tiền mà người đi vay phải trả cho người vay ngoài phần vốn gốc ban đầu sau 1 thời
gian đã sử dụng tiền vay
Lãi suất tín dụng là tỉ lệ phần trăm giữa lợi tức thu được và tổng số tiền cho vay trong 1 khoảng thời
gian nhất định
Lãi suất sàn và lãi suất trần là lãi suất thấp nhất và lãi suất cao nhất do NHTW ấn định cho các NHTM
hoặc do NHTM quy định trong hệ thống của nó, trong nghiệp vụ huy động vốn và cho vay

45 Đức Phương
Lãi suất cơ bản là lãi suất do NHTW công bố làm cơ sở cho các NHTM và tổ chức tín dụng khác ấn
định lãi suất kinh doanh
Lãi suất tiền gửi là lãi suất huy động vốn dùng để tính lãi phải trả cho người gửi tiền
Lãi suất cho vay là lãi suất dùng để tính lãi tiền cho vay mà người đi vay phải trả cho người cho vay
Lãi suất chiết khấu là lãi suất cho vay ngắn hạn của NHTM đối với khách hàng dưới hình thức chiết
khấu các giấy tờ có giá chưa đến thời hạn thanh toán
Lãi suất tái chiết khấu là lãi suất cho vay ngắn hạn do NHTW quy định đối với các NHTM và tổ chức
tín dụng khác dưới hình thức tái chiết khấu các giấy tờ có giá chưa đến thời hạn thanh toán
Lãi suất thị trường liên NH là lãi suất mà các NH áp dụng khi cho nhau vay vốn trên thị trường liên
NH
Lãi suất danh nghĩa là lãi suất chưa loại trừ tỉ lệ lạm phát
Lãi suất thực là lãi suất sau khi đã trừ đi tỉ lệ lạm phát
Cấu trúc rủi ro là những khoản cho vay có cùng kì hạn nhưng có mức lãi suất khác nhau
Rủi ro vỡ nợ là khả năng người đi vay không thể thực hiện được việc thanh toán vốn gốc và tiền lãi khi
đến hạn
Tính lỏng của giấy nhận nợ là sự chuyển ra tiền mặt hoặc các loại tài sản khác một cách nhanh chóng
và ít tốn kém chi phí
Cung tín dụng là lượng nguồn vốn được dùng để cho vay
Cầu tín dụng là lượng vốn mà nền kinh tế cần vay
Thị trường tc là nơi cung cầu nguồn tc gặp nhau và tại đó các tài sản tài chính được mua bán
Tài sản tc là các tài sản mang hình thái tiền tệ
Tín phiếu kho bạc là loại giấy chứng nhận nợ ngắn hạn của chính phủ do kho bạc nhà nước phát hành
nhằm bù đắp thiếu hụt tạm thời NSNN
Tín phiếu NH là chứng chỉ vay nợ do NHTW phát hành bán cho các NHTM và tổ chức tín dụng (thời
hạn < 1 năm)
Kì phiếu NH là công cụ nợ ngắn hạn do các NHTM phát hành
Trái phiếu là 1 loại chứng khoán nợ chứng nhận khoản vay do người đi vay phát hành cam kết trả lợi
tức và hoàn trả vốn vay theo 1 thời hạn nhất định cho người sở hữu CK
Trái phiếu chính phủ là trái phiếu do chính phủ trung ương, các chính quyền địa phương và các tổ chức
của chính phủ phát hành để có nguồn tài chính tài trợ cho việc phát triển KT-XH, xây dựng các công
trình công cộng
Cổ phiếu là CK chứng nhận số vốn đã góp vào công ty cổ phần và quyền lợi của người sở hữu CK đó
đối với công ty cổ phần
Cổ phiếu thường là loại cổ phiếu mang lại cho người sở hữu nó những quyền lợi thông thường
Cổ phiếu ưu đãi là cổ phiếu mang lại cho người sở hữu nó được hưởng những khoản ưu đãi nhất định
so với cổ phiếu thường
Chứng quyền là loại CK được phát hành cùng với việc phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi cho
phép người sở hữu nó được quyền mua 1 số cổ phiếu phổ thông nhất định theo mức giá đã được định
trước trong 1 thời kì nhất định
Quyền mua cổ phần là loại CK do công ty cổ phần phát hành kèm theo đợt phát hành cổ phiếu bổ sung
nhằm đảm bảo cho cổ đông hiện hữu quyền mua cổ phiếu mới theo những điều kiện đã xác định trước

46 Đức Phương
Chứng từ tiền gửi ngân hàng là công cụ vay nợ do NHTM phát hành, xác nhận 1 khoản tiền gửi có kì
hạn hoặc không có kì hạn của người được cấp chứng chỉ, với lãi suất được quy định cho từng thời hạn
nhất định
Các hợp đồng mua lại là các hợp đồng kinh doanh mà người kinh doanh cam kết sẽ mua lại với mức
giá cao hơn vào thời gian sau, những CK mà người đó đã bán cho người mua
Vốn dự trữ bắt buộc là khoản vốn mà các NHTM bắt buộc phải dự trữ dưới dạng tiền gửi ở NHTW
Chứng khoán là các chứng từ dưới dạng giấy tờ hoặc ghi trên hệ thống điện tử xác nhận các quyền hợp
pháp của người sở hữu chứng từ đó với người phát hành
Thị trường tiền tệ là một bộ phận của thị trường tc được chuyên môn hóa trong việc mua bán các tài
sản tài chính có tính lỏng cao và chuyển giao quyền sử dụng nguồn tc ngắn hạn
Thị trường vốn là 1 bộ phận của thị trường tc đc chuyên môn hóa trong việc mua bán các tài sản tc có
tính lỏng thấp nhằm chuyển dịch các nguồn tc dài hạn
Thị trường chứng khoán là một bộ phận của thị trường tc được chuyên môn hóa về mua bán các chứng
khoán cả ngắn, dài và trung hạn
Thị trường CK sơ cấp là thị trường phát hành các loại CK
Thị trg CK thứ cấp là thị trường lưu thông, thị trường mua đi bán lại các CK đã đc phát hành trên thị
trường CK sơ cấp, làm thay đổi quyền sở hữu CK
Người môi giới là người đóng vai trò trung gian giữa người mua và người bán CK, làm cho cung cầu
CK gặp nhau dễ dàng
Chứng khoán chính phủ và chứng khoán chính quyền địa phương là các chứng khoán do chính phủ
và chính quyền địa phương phát hành
Chứng khoán của các NH và tổ chức tc, tín dụng: bao gồm chứng chỉ tiền gửi, kì phiếu các loại trái
phiếu, cổ phiếu
Chứng khoán DN là loại CK do các doanh nghiệp phi tc phát hành bao gồm cổ phiếu và trái phiếu DN
CK có lợi tức ổn định là loại CK có xác định trước tỉ lệ lãi cụ thể mà người phát hành CK phải trả cho
người sở hữu CK
Chứng khoán có lợi tức không ổn định là loại CK không được xđ trước tỉ lệ lãi được hưởng
CK hữu danh là CK có ghi rõ họ tên chủ sở hữu CK
CK vô danh là loại CK không ghi rõ họ tên của chủ sở hữu CK
CK nợ là Ck xác nhận 1 khoản nợ của người phát hành đối vs chủ sở hữu CK ( tín phiếu kho bạc, tín
phiếu ngân hàng, kì phiếu ngân hàng, trái phiếu…)
Chứng khoán phái sinh là CK có nguồn gốc từ một hoặc nhiều loại CK khác ( CK gốc)
Tổ chức tc trung gian là các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tc - tiền tệ, trong đó chủ yếu và thường
xuyên là cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính cho khách hàng
NHTM là 1 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ - tín dụng với hoạt động thường xuyên là
nhận tiền gửi, cho vay và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế quốc dân
Các công ty tc là loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng với chức năng sử dụng vốn tự có, vốn huy
động và các nguồn vốn khác để cho vay, đầu tư cung ứng các dịch vụ tư vấn về tc, tiền tệ và thực hiện
một số dịch vụ khác theo quy định của pháp luật

47 Đức Phương
Các công ty bảo hiểm là các tổ chức tài chính có nhiệm vụ cung cấp các hợp đồng bảo hiểm cho các
doanh nghiệp và các hộ gia đình nhằm giảm bớt các rủi ro ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và đời sống
của họ
NHTW là một định chế quản lí nhà nước về tiền tệ, tín dụng và ngân hàng thực hiện chức năng tổ chức
điều hòa lưu thông tiền tệ trong phạm vi cả nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền
Chính sách tiền tệ là một trong các chính sách kinh tế vĩ mô, mà NHTW thông qua các công cụ của
mình thực hiện kiểm soát và điều tiết khối lượng tiền cung ứng nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế xã
hội của đất nước trong 1 thời kỳ nhất định
Chính sách tiền tệ mở rộng là việc cung ứng thêm tiền cho nền kt nhằm khuyến khích đầu tư, mở rộng
sản xuất, tạo công ăn việc làm
Chính sách tiền tệ thắt chặt là việc giảm cung ứng tiền cho nền kt nhằm hạn chế đầu tư, kìm hãm sự
phát triển quá nóng của nền kt
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là tỉ lệ phần trăm giữa số tiền dự trữ bắt buộc và tổng số dư tiền gửi phải tính dự
trữ bắt buộc các NHTM thu hút được trong 1 khoảng time nhất định
Nghiệp vụ thị trường mở là nghiệp vụ mua bán các chứng từ có giá của NHTW trên thị trường tiền tệ
Tài chính công là phương thức huy động, phân bổ, sử dụng các nguồn lực tc do nhà nước tiến hành
trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ công nhằm thực hiện các chức năng của nhà nước trong việc
cung cấp hàng hóa công cho xã hội
Ngân sách nhà nước là tổng số thu và chi của nhà nước trong 1 năm nhằm thực hiện các chức năng của
nhà nước do hiến pháp quy định
Thu NSNN là việc dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tc quốc gia hình thành quỹ
NSNN nhằm đáp ứng các yêu cầu chi tiêu của nhà nước
Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc từ các pháp nhân và thể nhân cho nhà nước theo luật định nhằm
đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước
Thuế trực thu là loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của người nộp thuế
Thuế gián thu là loại thuế đánh vào việc tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ trên thị trường và được ấn định
trong giá cả của chúng
Phí là khoản thu mang tính chất bù đắp một phần chi phí đầu tư cung cấp các dịch vụ công cộng cho xã
hội và nó cũng là khoản chi phí mà người dân phải trả khi hưởng thụ các dịch vụ công cộng đó
Lệ phí là khoản thu phát sinh ở các cơ quan của bộ máy chính quyền nhà nước khi cung cấp các dịch vụ
công cộng về hành chính, pháp lí cho dân chúng
Chi NSNN là việc phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng nhiệm vụ
của nhà nước theo những nguyên tắc nhất định
Bội chi NSNN là tình trạng chi NSNN vượt quá thu NSNN trong 1 năm
Nợ công là tất cả các khoản nợ tích tụ từ các khoản vay trong nước và nước ngoài của khu vực công mà
trách nhiệm trả nợ trực tiếp or gián tiếp thuộc về nhà nước
Doanh nghiệp là chủ thể kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, hoạt động trên thị trường nhằm mục
đích tăng giá trị của chủ sở hữu doanh nghiệp
DN tài chính là DN kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ như DN bảo hiểm, NHTM, công ty CK…
DN phi tc là một tổ chức kinh doanh có nhiệm vụ trươc hết là sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa và
cung ứng các dịch vụ

48 Đức Phương
Tài chính DN là các phương thức huy động, phân bổ, sử dụng các nguồn lực tài chính của các DN nhằm
đạt tới những mục tiêu kinh doanh của DN
Tài sản cố định là những tư liệu LĐ thỏa mãn 3 điều kiện: trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá
trình sx vs tư cách là tư liệu lđ, có giá trị lớn, thời gian sd dài
Tài sản lưu động của DN là những tài sản chỉ tham gia vào 1 chu kỳ sản xuất và không giữ nguyên
hình thái vật chất ban đầu
Chi phí sản xuất kinh doanh của DN là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các hao phí về vật chất và lao động
mà các DN bỏ ra để sản xuất kinh doanh trong 1 thời kì nhất định
Giá thành sp của DN là chi phí mà DN bỏ ra để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ 1 loạt sp nhất định
Doanh thu của DN là toàn bộ số tiền mà DN thu được nhờ đầu tư kinh doanh trong 1 thời kì nhất định
Lợi nhuận của DN là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà DN đã bỏ ra để đạt đc doanh
thu đó từ các hoạt động của DN trong 1 thời kì nhất định
Tài chính quốc tế là hệ thống những quan hệ tc nảy sinh giữa các chủ thể của 1 nước với các chủ thể
của nước khác và vs các tổ chức quốc tế, gắn liền vs dòng lưu chuyển hàng hóa và vốn trên TG theo
những nguyên tắc nhất định. //

CHÚC CÁC BẠN THI TỐT NHA 

49 Đức Phương
50 Đức Phương

You might also like