You are on page 1of 154

CLB Chứng khoán - SIC

GIÁO TRÌNH KHÓA HỌC CHỨNG KHOÁN CƠ BẢN

START-UP

Hà Nội, tháng 11 năm 2019


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU........................................................................................................................... 3

CHƯƠNG 1: CHỨNG KHOÁN LÀ GÌ? ............................................................................... 4

CHỨNG KHOÁN .................................................................................................................. 4


CỔ PHIẾU ............................................................................................................................. 4
TRÁI PHIẾU........................................................................................................................ 10

MẨU CHUYỆN 1: SỰ TÍCH VUI VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ..................... 14

CHƯƠNG 2: THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ................................................................ 15

BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG CỦA TTCK ...................................................................... 17


CÁC CHỦ THỂ THAM GIA TRÊN TTCK ........................................................................ 18
PHÂN LOẠI TTCK ............................................................................................................. 20

PHỤ LỤC 1: CÁC KÊNH ĐẦU TƯ NGOÀI CHỨNG KHOÁN ..................................... 22

CHƯƠNG 3: CÁCH THỨC THAM GIA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ............... 25

CÁC SỞ GIAO DỊCH .......................................................................................................... 25


MỞ TÀI KHOẢN GIAO DỊCH ........................................................................................... 26
CÁCH THỨC GIAO DỊCH ................................................................................................. 28

PHỤ LỤC 2: CÁC THUẬT NGỮ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ................ 38

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CHỨNG KHOÁN .................................................................... 43

QUY TRÌNH PHÂN TÍCH CHỨNG KHOÁN ................................................................... 43


CÁC TRƯỜNG PHÁI PHÂN TÍCH CHỨNG KHOÁN ..................................................... 44

CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH VĨ MÔ ....................................................................................... 47

PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH ................................................................................................... 47


PHÂN TÍCH CÁC BIẾN SỐ VĨ MÔ ................................................................................... 48
CÁC BIẾN SỐ KHÁC ......................................................................................................... 51

PHỤ LỤC 3: PHÂN TÍCH VĨ MÔ VIỆT NAM NĂM 2018 .............................................. 52

PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH ................................................................................................... 52


PHÂN TÍCH CÁC BIẾN SỐ VĨ MÔ ................................................................................... 54
CÁC BIẾN SỐ KHÁC ......................................................................................................... 59

CHƯƠNG 6: PHÂN TÍCH NGÀNH .................................................................................... 61

1
QUY MÔ NGÀNH ...............................................................................................................61
PHÂN TÍCH CHU KÌ KINH DOANH CỦA NGÀNH ........................................................63

CHƯƠNG 7: PHÂN TÍCH CÔNG TY ................................................................................64

MÔ HÌNH KINH DOANH ...................................................................................................64


PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH..................................................................................68
CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ...................................................................................73

MẨU CHUYỆN 2: BENJAMIN GRAHAM – “SƯ TỔ” VỀ PHÂN TÍCH CHỨNG


KHOÁN....................................................................................................................................80

PHỤ LỤC 4: THỰC HÀNH PHÂN TÍCH CÔNG TY .......................................................82

PHÂN TÍCH NGÀNH THÉP ...............................................................................................82


PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT ...........................................94

CHƯƠNG 8: PHÂN TÍCH KĨ THUẬT..............................................................................108

KHÁI NIỆM .......................................................................................................................108


LÍ THUYẾT DOW .............................................................................................................109
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................................................110
NHỮNG GIẢ ĐỊNH CƠ SỞ ..............................................................................................111
CÁC MẪU HÌNH CƠ BẢN TRONG PHÂN TÍCH KỸ THUẬT ......................................112
LÝ THUYẾT SÓNG ELLIOTT .........................................................................................116
MỘT SỐ CHỈ BÁO ............................................................................................................119
PHẦN MỀM METASTOCK .............................................................................................129

MẨU CHUYỆN 3: NHÀ ĐẦU CƠ VĨ ĐẠI GEORGE SOROS .......................................131

CHƯƠNG 9: CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN .............................................135

XÂY DỰNG DANH MỤC ĐẦU TƯ .................................................................................135


PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG ...........................................140
QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ ....................................................................................142
KỶ LUẬT ĐẦU TƯ – ĐỪNG BAO GIỜ PHÁ BỎ QUY TẮC ĐẦU TƯ ........................143

MẨU CHUYỆN 4: HAI NGUYÊN TẮC ĐẦU TƯ CỦA BUFFETT VÀ SOROS ........144

PHỤ LỤC 5: MÔ HÌNH QUỸ ĐẦU TƯ ETF ....................................................................146

PHỤ LỤC 6: CHỈ SỐ CỦA TTCK VIỆT NAM ................................................................149

CÁC NGUỒN THAM KHẢO .............................................................................................151

2
LỜI NÓI ĐẦU
Cụm từ “chứng khoán” ắt hẳn đã rất quen thuộc với chúng ta khi những bản tin tài chính
trên tivi hay những bài báo kinh tế trên Internet đều đề cập đến hàng ngày. Nhưng liệu bạn đã
thực sự hiểu về kênh đầu tư đầy hấp dẫn này hay chỉ dừng lại ở việc biết đến nó? Thị trường
Chứng khoán không phải là nơi để dạo chơi đơn thuần, nó thực sự là chiến trường, là nơi đấu
trí của những nhà đầu tư để đạt được lợi nhuận. Để “chơi” được trên Thị trường Chứng
khoán, bạn phải nắm vững các kiến thức về tài chính, kinh tế, phải biết trong đó có những
hoạt động gì? Thông tin về thị trường hiện tại ra sao? Đầu tư thời điểm nào là phù hợp? Có
những công cụ nào hỗ trợ?
Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett đã đưa ra nhận định khi nói về mối quan hệ giữa
chỉ số thông minh và hoạt động đầu tư: “Bạn không cần phải là một nhà khoa học tên lửa.
Đầu tư không phải là một trò chơi mà một gã với chỉ số IQ 160 thắng một gã có chỉ số
IQ 130”. Điều đó đơn giản chỉ là nếu bạn nắm vững thông tin thị trường, cách hoạt động của
thị trường, cách phân tích những đặc điểm của thị trường, … thì lúc đó ắt hẳn bạn sẽ đưa ra
những quyết định đầu tư đầy thông minh. Như vậy, chứng khoán không phải dành cho những
kẻ may rủi hay những con người thông minh xuất chúng mà đầu tư chứng khoán dành cho
người biết phân tích, nắm vững thị trường và biết chớp lấy thời cơ. Với giáo trình START-
UP, bạn sẽ thấy chứng khoán trở nên gần gũi hơn bao giờ hết. Cuốn sách sẽ không đơn thuần
là những kiến thức lý thuyết khô khan mà sẽ kết hợp nhiều ví dụ thực tế với cách truyền đạt
giàu hình ảnh, ngôn ngữ cô đọng, rõ ràng và có những đổi mới, bước tiến rõ rệt so với giáo
trình những năm trước. Trong mỗi nội dung kiến thức sẽ luôn có 3 phần “lý thuyết – ví dụ –
phân tích” rất dễ nhận biết. Nội dung kiến thức cũng như các ví dụ trong cuốn sách đều được
cập nhật trong thời gian gần đây nhất (2018, 2019) để bạn hoàn toàn có thể sử dụng chúng
trong thực tế đầu tư mà không phải lo lắng rằng đó là những kiến thức đã cũ hay lỗi thời.
Ngoài 9 chương sách mang những nội dung kiến thức cơ bản, cuốn sách còn cung cấp cho
bạn những phần phụ lục có mức độ thực tế và chuyên sâu hơn. Đó là những mẩu chuyện thú
vị, những kiến thức thực sự rất bổ ích, thậm chí còn là những kiến thức “ngầm” mà không
phải ai cũng biết.
Mỗi chương của cuốn sách sẽ là một chương ẩn chứa những điều kỳ thú về bức tranh
toàn cảnh của Đầu tư Chứng khoán. Cứ mỗi một chương được hé lộ sẽ lại cho chúng ta những
kiến thức mới, những khám phá mới về Thị trường Chứng khoán sôi động và hấp dẫn này.
Hãy cùng nhau lật mở chúng và chúng tôi hy vọng rằng nó sẽ cho bạn một cái nhìn khác về
Đầu tư Chứng khoán.

NHÓM TÁC GIẢ BAN CHUYÊN MÔN – SIC

3
CHƯƠNG 1: CHỨNG KHOÁN LÀ GÌ?

“Investing should be more like watching paint dry or watching grass grow.
If you want excitement, take $800 and go to Las Vegas.”
- Paul Samuelson -

Chương 1 là nơi ẩn chứa học thuyết mang tên Chứng khoán.

Có lẽ nhiều người biết về cụm từ này nhưng nếu được hỏi, tôi tin rằng không nhiều
người có thể định nghĩa chính xác nó, cũng như hiểu bản chất của nó. Hãy cùng nhau lật mở
chương 1 mang tên Chứng khoán này để xem nó ẩn chứa điều kì thú gì …

CHỨNG KHOÁN

Chứng khoán là gì?

Chứng khoán là một loại hàng hóa trên thị trường chứng khoán. Nó là bằng chứng
xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ
chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc
dữ liệu điện tử.
Như vậy chứng khoán không phải là một tài sản hữu hình như nhà, bất động sản, máy
móc hay những hàng hóa thông thường mà nó là chứng chỉ xác nhận bằng giấy hay điện tử.
Chứng khoán mang lại thu nhập và khi cần người sở hữu nó có thể bán lại và quy đổi ra tiền.
Chứng khoán được phân chia làm 4 loại chính:
- Cổ phiếu
- Trái phiếu
- Các công cụ chuyển đổi
- Các công cụ phái sinh

CỔ PHIẾU

Cổ phiếu là một loại chứng khoán được phát hành dưới dạng chứng chỉ hoặc bút toán
ghi sổ, xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp của người sở hữu cổ phiếu đối với tài sản
hoặc vốn của một công ty cổ phần.

4
Khi mua cổ phiếu, nhà đầu tư sẽ trở thành chủ sở hữu của các công ty (gọi là cổ đông
của công ty). Mức độ sở hữu tùy vào lượng cổ phần mà cổ đông đó nắm giữ. Là chủ sở hữu,
các cổ đông cùng nhau hưởng thành quả cũng như tổn thất của công ty trong quá trình hoạt
động theo tỷ lệ cổ phần.

Về lý thuyết cổ phiếu là công cụ không có thời hạn. Nó tồn tại song song với sự tồn tại
của công ty. Khi công ty phải thanh lý tài sản hay bị phá sản, cổ đông chỉ nhận được những gì
còn lại sau khi công ty đã trang trải hết các nghĩa vụ khác (các khoản nợ, trái phiếu, thuế,
phí, …)

Chỉ có công ty cổ phần mới có quyền phát hành cổ phiếu.

Phân loại cổ phiếu

Tùy vào quyền lợi mà cổ phiếu mang lại cho cổ đông, có 2 loại cổ phiếu là cổ phiếu
phổ thông và cổ phiếu ưu đãi:

 Cổ phiếu phổ thông

Là loại cổ phiếu điển hình, phổ biến nhất trên thị trường. Nếu một công ty chỉ được
phép phát hành một loại cổ phiếu, nó sẽ phát hành cổ phiếu phổ thông.

 Cổ phiếu ưu đãi

Là loại cổ phiếu dành cho cổ đông những quyền lợi ưu tiên hơn so với cổ đông phổ
thông. Người nắm giữ cổ phiếu ưu đãi được gọi là cổ đông ưu đãi của công ty.

Ngoài ra, có loại cổ phiếu ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông, thường là
trong trường hợp công ty làm ăn phát đạt.

Bảng so sánh cổ phiếu phổ thông và cổ phiếu ưu đãi

Cổ phiếu phổ thông Cổ phiếu ưu đãi

Cổ phiếu phổ thông không quy định mức Cổ phiếu ưu đãi ấn định một mức cổ tức
cổ tức tối thiểu hay tối đa mà cổ đông được nhất định trên từng cổ phiếu. Nhà đầu tư sở
nhận. Mức chia cổ tức phụ thuộc vào lợi hữu cổ phiếu ưu đãi sẽ được trả cổ tức đều
nhuận và chiến lược kinh doanh của doanh đặn theo tỷ lệ cổ phần, không phụ thuộc
nghiệp. vào tình hình lãi lỗ của công ty.

5
Được quyền biểu quyết, tự do Không có quyền biểu quyết, tự do
chuyển nhượng. chuyển nhượng.

Trong trường hợp công ty thanh lý tài sản, Trong trường hợp công ty thanh lý tài sản,
cổ đông phổ thông là những người cuối cổ đông ưu đãi được ưu tiên thanh toán,
cùng được nhận những gì còn lại (nếu có) nhận lại vốn trước cổ đông phổ thông
sau khi công ty trang trải xong tất cả các nhưng sau người sở hữu trái phiếu.
nghĩa vụ như thuế, nợ và cổ phiếu ưu đãi.

Cổ phiếu phổ thông được giao dịch trên Cổ phiếu ưu đãi không được giao dịch trên
sàn chứng khoán. sàn chứng khoán.

Mệnh giá không có ý nghĩa nhiều, là căn Cổ phiếu ưu đãi có mệnh giá rõ ràng.
cứ để trả cổ tức. Giá trị thị trường được Mệnh giá của cổ phiếu ưu đãi là căn cứ để
quyết định bởi cung cầu. trả cổ tức và là căn cứ để hoàn vốn khi
thanh lý hay giải thể công ty.

Lợi tức cổ phiếu

Lợi tức là khái niệm để chỉ những khoản lợi nhuận thu được khi đầu tư, kinh doanh.
Người nắm giữ cổ phiếu có thể kì vọng ở tài sản tài chính này ở hai nguồn lợi tức là cổ tức và
lãi vốn.

 Cổ tức

Là một phần trong lợi nhuận của doanh nghiệp, được chia cho cổ đông (được gọi là thu
nhập của cổ đông).

Trừ trường hợp của cổ phiếu ưu đãi thì cổ tức của cổ phiếu là không cố định, nó phụ
thuộc vào tỷ lệ chi trả cổ tức của các ngành, các công ty. Các công ty có các đợt chốt cổ đông
sau đó chi trả cổ tức.

Một công ty về cơ bản có thể lựa chọn trả cổ tức bằng tiền mặt (Cash Dividend), hoặc
bằng cổ phiếu (Stock Dividend) để đáp ứng nhu cầu sinh lời khi đầu tư vào công ty cổ phần
của cổ đông.

6
Trả cổ tức bằng tiền mặt Trả cổ tức bằng cổ phiếu

Là cách công ty trả cổ tức bằng tiền mặt Là cách công ty thay vì trả cổ tức tiền mặt
trực tiếp cho cổ đông. thì sẽ phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông.

Khi tuyên bố trả cổ tức bằng tiền mặt, công Công ty sẽ lấy lợi nhuận sau thuế chưa phân
ty sẽ lấy từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, các quỹ dự phòng doanh nghiệp (quỹ
phối, ghi nhận nợ phải trả cho cổ đông. Khi đầu tư phát triển, …), hoặc thặng dư vốn cổ
trả cổ tức, công ty sẽ lấy từ quỹ tiền để trả phần để làm tăng nguồn vốn kinh doanh
cổ tức. Từ đó, làm giảm cả về tài sản lẫn bằng cách trả cổ tức bằng cổ phiếu. Từ đó,
nguồn vốn. Công ty công bố tỷ lệ chi trả cổ không làm thay đổi vốn chủ sở hữu, không
tức dựa trên mệnh giá cổ phiếu (một cổ làm thay đổi vốn hóa thị trường (giá trị vốn
phiếu có mệnh giá niêm yết theo quy định hóa thị trường đại diện cho sự đồng thuận
là 10.000 đồng). của công chúng về giá trị của vốn chủ sở
hữu của một công ty) và tỷ lệ nắm giữ của
mỗi cổ đông trong công ty không đổi (do
cùng nhận một tỷ lệ tương ứng cho phần
tăng thêm).

Có một câu nói: “A bird in hand is worth Nhà đầu tư tránh được thuế đánh vào cổ tức
two in the bush”, và câu nói này khá đúng tiền mặt khi nhận thêm cổ tức bằng cổ
với tâm lý cổ đông khi đầu tư cổ phiếu. phiếu. Ở góc độ công ty, công ty có thể
Việc nắm giữ tiền mặt cổ tức vẫn là phương tránh việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt khi
án ưa thích của cổ đông khi họ chắc chắn đang cần dùng số tiền đó để đầu tư vốn lưu
đạt lợi nhuận từ việc đầu tư cổ phiếu. Công động hoặc tài sản cổ định (nhà máy, thiết
ty chứng minh mình có một nền tài chính bị, …) Việc trả cổ tức bằng cổ phiếu có thể
vững mạnh, dòng tiền rõ ràng. Nhà đầu tư cho thấy công ty có khả năng mở rộng nhu
thường xem xét đến chính sách chi trả cổ cầu kinh doanh, đầu tư trong thời gian tới.
tức tiền mặt của công ty theo thời gian, cổ Việc trả cổ tức bằng cổ phiếu còn giúp tăng
tức có ổn định và tăng trưởng qua các năm thanh khoản giao dịch cổ phiếu, khi số
hay không để đánh giá độ hấp dẫn của cổ lượng cổ phiếu phát hành thêm tăng lên, và
phiếu khi đầu tư. giá được điều chỉnh giảm tương ứng. Do
đó, cơ hội cổ phiếu đến với nhiều nhà đầu
tư hơn, và cơ hội tăng giá cho chính bản
thân cổ phiếu cũng xảy ra.

7
Nhà đầu tư chịu thuế 2 lần. Lần thứ nhất là Do số cổ phiếu lưu hành tăng lên, vốn hóa
khi công ty có lợi nhuận sau thuế (thuế suất không đổi nên thị giá một cổ phiếu sau khi
thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam trả cổ tức bằng cổ phiếu sẽ giảm, từ đó làm
hiện nay là 20%, một số doanh nghiệp đặc giảm phần lãi vốn. Bên cạnh đó, nếu công
thù chịu thuế suất 32 – 50%), và thuế suất ty sử dụng tiền thay vì trả cổ tức tiền mặt
đánh vào cổ tức cho thu nhập cá nhân nhà vào các dự án không tạo thêm khả năng lợi
đầu tư (là 5%, chỉ áp dụng cho cổ tức bằng nhuận cho nhà đầu tư, giá cổ phiếu có thể
tiền mặt). Bất lợi cho công ty trong một số giảm, khiến nhà đầu tư mất đi cơ hội nếu
trường hợp thay vì trả cổ tức, tiền mặt có nhận tiền mặt cổ tức thay vì cổ tức bằng cổ
thể huy động để duy trì vốn lưu động hoặc phiếu.
dự phòng cho các khoản đầu tư tài sản trong
tương lai.

Ví dụ:

HĐQT Công ty cổ phần sữa Việt Nam (VNM) chi trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ
20%, tương ứng mỗi cổ phần nhận 2.000 đồng vào ngày 26/09/2019 và ngày chốt danh sách
cổ đông 17/09/2019.

Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MBB) chi trả cổ tức bằng
tiền mặt theo tỷ lệ 6%, tương ứng mỗi cổ phần nhận 600 đồng. Theo đó, ngày đăng ký cuối
cùng vào 08/04/2019, và thanh toán bắt đầu từ ngày 26/04/2019.

Điều cần biết:

Phân biệt chia cổ tức bằng cổ phiếu với chia tách cổ phiếu:

Về nguyên tắc, dù công ty trả cổ tức bằng cổ phiếu (Stock Dividend) hay chia tách cổ
phiếu (Stock Split), giá trị vốn chủ sở hữu không đổi. Tuy nhiên:

- Trả cổ tức bằng cổ phiếu: có sự dịch chuyển qua lại giữa các tài khoản con trong vốn
chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán. Ví dụ: Quỹ đầu tư phát triển tài trợ cho nguồn
trả cổ tức bằng cổ phiếu, thì quỹ này sẽ giảm một phần đúng bằng phần tăng thêm ở
vốn điều lệ công ty.
- Chia tách cổ phiếu: không làm ảnh hưởng đến bất kỳ khoản nào trên vốn chủ sở hữu.

8
 Ví dụ:
Một công ty trả cổ tức bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 2:1 hay tách cổ phiếu theo tỷ lệ 2:1 thì
số cổ phiếu mới đưa vào lưu hành đều bằng nhau (trước kia nhà đầu tư có 2 cổ phiếu thì nay
sẽ có 3 cổ phiếu), nhưng các thành phần tài khoản trong vốn chủ sở hữu sẽ thay đổi, trong
trường hợp trả cổ tức bằng cổ phiếu, còn trường hợp chia tách cổ phiếu thì không.

 Lãi vốn

Là khoản thu nhập từ chênh lệch giữa giá mua vào lúc đầu và giá bán ra lúc sau của cổ
phiếu. Lãi vốn cấu thành một phần quan trọng trong tổng lợi tức mà cổ phiếu đem lại cho cổ
đông. Nhà đầu tư vì thế phải quan tâm tới tiềm năng tăng giá của cổ phiếu.

Dựa trên khả năng đem lại lợi tức, cổ phiếu được chia thành 6 loại:

Tên Đặc điểm

Là cổ phiếu của những công ty lớn, ổn định, trưởng thành. Loại cổ
Cổ phiếu
phiếu này ít mất giá và chi trả cổ tức đều đặn, tăng ổn định.
thượng hạng
Ví dụ: VNM, MSN, VIC, …

Là cổ phiếu của các công ty đang có tăng trưởng mạnh, nhanh hơn
trung bình ngành, do cần vốn để tái sản xuất nên lợi nhuận thường
Cổ phiếu
được giữ lại; tỷ lệ chi trả cổ tức thấp, hoặc không trả. Tiềm năng tăng
tăng trưởng giá cao.

Ví dụ: FPT, PNJ, MWG, …

Thường là cổ phiếu của những công ty kinh doanh sản phẩm thiết yếu
(nước giải khát, thực phẩm, điện, nước, …) có tỷ lệ chi trả cổ tức ổn
Cổ phiếu
định, trong suy thoái thì không mất giá nhưng khi nền kinh tế phục
phòng vệ hồi thì khó tăng trưởng mạnh.

Ví dụ: BBC, TDM, NT2, …

Thường là những cổ phiếu thuộc lĩnh vực công ích, có tỷ lệ trả lãi cao
Cổ phiếu
hơn mức trung bình.
thu nhập
Ví dụ: Trong lĩnh vực y tế DHG, JVC, PME, …

9
Là cổ phiếu của công ty có mức lợi nhuận biến đổi theo chu kì kinh
Cổ phiếu doanh. Khi công ty làm ăn tốt thì cổ phiếu tăng giá và ngược lại.

chu kì Những ngành kinh doanh có chu kì là thép, xi măng, ô tô, ...

Ví dụ: HPG, NKG, HSG, …

Là cổ phiếu các công ty có doanh thu và lợi nhuận tăng lên vào
Cổ phiếu
những thời điểm nhất định trong năm (Tết, Trung Thu, ...)
thời vụ
Ví dụ: KDC, DPM, …

Rủi ro của cổ phiếu

Rủi ro hệ thống Rủi ro phi hệ thống

Là những rủi ro bên ngoài tác động đến giá Là rủi ro chỉ xảy ra ở một công ty hay một
của tất cả các loại cổ phiếu, làm cho giá các ngành do các yếu tố năng lực quản lý, ưu tiên
cổ phiếu thường chuyển động hết về một tiêu dùng, bãi công, rủi ro về tài chính, thanh
hướng. khoản của công ty, ...
Rủi ro hệ thống bắt nguồn từ môi trường
chính trị, xã hội; pháp luật; tác động của các
yếu tố vĩ mô: lạm phát, GDP, lãi suất, thu chi
nhân sách, tỷ giá hối đoái, ...

TRÁI PHIẾU

Trái phiếu là một loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của người phát hành (người
vay tiền) phải trả cho người nắm giữ chứng khoán (người cho vay) một khoản tiền xác
định, thường là trong những khoảng thời gian cụ thể, và phải hoàn trả khoản cho vay ban
đầu khi đến thời gian đáo hạn.

Tiền mà người phát hành phải trả cho người mua trái phiếu khi đáo hạn gồm tiền vốn đã
vay (giá mua trái phiếu) cộng với khoản lãi trong một thời gian nhất định.

10
Các đặc trưng cơ bản của trái phiếu

 Người phát hành

Gồm 2 loại: Chính phủ (Trung ương và địa phương) và công ty

Trái phiếu Chính phủ thường được coi rằng có độ rủi ro thanh toán bằng 0 vì Chính phủ
là người cho vay tin cậy nhất, có điều kiện đảm bảo cao nhất. Trái phiếu công ty có nhiều
loại, mức độ rủi ro là khác nhau. Ngoài rủi ro thanh toán thì trái phiếu còn chịu rủi ro về
lãi suất, lạm phát, ...

 Mệnh giá

Là khối lượng tiền được ghi trên mặt trái phiếu mà người phát hành đồng ý hoàn trả cho
người nắm giữ trái phiếu tại thời điềm đáo hạn.

Mệnh giá trái phiếu phụ thuộc vào lãi suất trên thị trường và mức độ tín nhiệm của tổ
chức phát hành.

 Lãi suất cuống phiếu

Còn gọi là lãi suất danh nghĩa, là lãi suất mà người phát hành đồng ý trả mỗi năm. Khối
lượng lãi hàng năm được trả cho người sở hữu trái phiếu trong suốt thời hạn của trái phiếu
được gọi là lãi cuống phiếu. Lãi suất cuống phiếu đem nhân với mệnh giá trái phiếu sẽ cho lãi
cuống phiếu.

Lãi suất cuống phiếu phụ thuộc vào:


- Cung cầu trên thị trường tín dụng. Nếu cầu tín dụng cao, cung thấp thì lãi suất trái
phiếu phải cao.
- Mức độ rủi ro của các nhà phát hành và các đợt phát hành, rủi ro càng cao thì lãi suất
càng cao.
- Thời hạn đáo hạn của trái phiếu: Nếu các trái phiếu có độ rủi ro như nhau, thời hạn
càng dài thì lãi suất càng cao do độ rủi ro và chi phí cơ hội lớn.

 Thời hạn trái phiếu (thời gian đáo hạn)

Là thời gian để chấm dứt sự tồn tại của khoản nợ, người phát hành sẽ thu hồi trái phiếu
bằng cách hoàn trả khoản vay gốc.

11
Thời hạn trái phiếu

Trái phiếu ngắn hạn 1 đến 5 năm

Trái phiếu trung hạn 5 đến 10 năm

Trái phiếu dài hạn Trên 10 năm

Cách phân loại trái phiếu

 Phân loại theo chủ sở hữu

- Trái phiếu vô danh: Là loại trái phiếu không mang tên trái chủ và người nắm giữ
bất kỳ là người có quyền sở hữu.

- Trái phiếu ghi danh: Là loại trái phiếu có ghi tên và địa chỉ của trái chủ và chỉ trái chủ
mới có quyền sở hữu.

 Phân loại theo tổ chức phát hành

- Trái phiếu chính phủ: Là loại trái phiếu do Chính phủ phát hành nhằm mục đích bù
đắp thâm hụt ngân sách, tài trợ cho các công trình công ích hoặc làm công cụ điều tiết tiền tệ.
Trái phiếu chính phủ không có rủi ro thanh toán, tính thanh khoản cao. Lãi suất trái phiếu
Chính phủ được dùng làm cơ sở để tính lãi suất các công cụ nợ khác
có cùng kì hạn.

- Trái phiếu công ty: Là loại trái phiếu do các công ty phát hành để vay vốn dài hạn.
Mức độ rủi ro của trái phiếu công ty thường cao hơn trái phiếu chính phủ.

 Phân loại theo cách kiếm lợi tức từ trái phiếu

- Trả lãi thường xuyên mỗi năm 1 hoặc 2 lần

Ví dụ: Trái phiếu có mệnh giá 1.000.000 đồng, lãi suất cuống phiếu là 5%/năm, trả lãi
1.000.000 × 5%
2 lần 1 năm thì số lãi nhận được 1 kì là: = 25.000 đồng.
2

- Trường hợp trái phiếu chiết khấu (không trả lãi theo kì) thì lợi tức thu được bằng
chênh lệch khi mua trái phiếu thấp hơn so mệnh giá và được trả số tiền đúng bằng mệnh giá
khi đáo hạn.

12
Ví dụ: Mệnh giá ghi trên trái phiếu là 100.000 đồng, bạn chỉ phải trả 75.000 đồng khi
mua nó và sau một thời gian bạn bán, bán với giá 100.000 đồng, bạn đã thu được một khoản
lợi tức là 25.000 đồng.

Quyền lợi khi mua trái phiếu

- Mua trái phiếu công ty được trả lãi định kì và trả gốc khi đáo hạn.
- Mua trái phiếu không được làm cổ đông của công ty, không được tham gia quyết
định vấn đề của công ty.
- Khi công ty bị phá sản hoặc buộc thanh lý tài sản thì tài sản thanh lý dùng để trả tiền
trái phiếu, xong đến cổ phiếu ưu đãi rồi đến cổ phiếu phổ thông.

13
MẨU CHUYỆN 1: SỰ TÍCH VUI
VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Ngày xửa ngày xưa, ở một làng nọ, ven


rừng có rất nhiều khỉ ra kiếm ăn. Cho đến một
ngày kia, xuất hiện một anh thanh niên tới hỏi
mua khỉ với giá 10 đồng một con.

Dân làng bèn hò nhau đi bắt khỉ về bán.


Sau khi họ bắt được vài ngàn con khỉ và bán
cho anh thanh niên nọ thì số khỉ vãn dần. Dân
làng định nghỉ ngơi thì anh thanh niên lại nói sẽ
tăng giá mua khỉ lên 20 đồng một con. Vậy là mọi người lại hăng hái đi tìm bắt khỉ. Đến khi
số khỉ cạn kiệt, dân làng bèn về nhà nghỉ ngơi. Nhưng anh thanh niên lại nâng giá lên 25 đồng
một con. Lần này chỉ có vài người bắt được khỉ để bán. Khỉ hiếm đến nỗi tìm cả ngày trong
rừng và cả ở quanh làng cũng chẳng thấy con nào, thì làm sao có thể bắt được chúng. Anh
thanh niên nâng giá lên 50 đồng một con mà mãi chẳng mua được con nào. Mặc dù rất thất
vọng nhưng anh vẫn nói với mọi người rằng: "Bây giờ tôi có việc phải lên tỉnh, mấy ngày nữa
mới về. Người giúp việc của tôi sẽ ở lại thay tôi mua khỉ. Nếu ai bắt được khỉ thì bán cho nó
nhé!"

Anh thanh niên đi được mấy ngày mà dân làng vẫn không ai bắt được khỉ để bán. Người
giúp việc của anh thanh niên chỉ cho dân làng thấy những cái lồng đầy khỉ và nói: "Tôi chán
công việc này lắm rồi, mặc kệ ông chủ với lũ khỉ của ông ta. Tôi sẽ bán cho mọi người 35
đồng một con. Khi nào chủ tôi quay lại các vị hãy bán cho ông ta với giá 50 đồng". Dân làng
mừng rỡ liền dốc hết tiền bạc trong nhà ra, tranh nhau mua khỉ. Những người chậm chân thì
kêu gào khóc lóc, người mua được nhiều thì sung sướng hả hê. Họ hồi hộp chờ đợi anh thanh
niên quay lại. Nhưng đợi mãi mà chẳng thấy anh thanh niên và người giúp việc đâu. Chỉ thấy
quanh làng toàn khỉ là khỉ. Dân làng ai cũng tức giận đỏ hết cả mặt nhưng không biết bán lũ
khỉ cho ai.

Sau này, người ta gọi khỉ dưới cái tên cổ phiếu. Những người hiểu biết gọi câu chuyện
đó là sự tích về sự ra đời của thị trường chứng khoán. Và việc giận đến đỏ mặt là lý do tại sao
bảng giá khi thị trường đi xuống thường hiện màu đỏ.

14
CHƯƠNG 2: THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
“The stock market is filled with individuals

who know the price of everything, but the value of nothing.”

- Phillip Fisher -

Việc hình thành và phát triển thị trường chứng khoán (TTCK) là bước phát triển tất yếu
của nền kinh tế thị trường. TTCK hình thành ở Việt Nam đã trở thành cầu nối giữa một bên là
các nhà đầu tư với bên kia là các doanh nghiệp cần vốn kinh doanh. Kể từ đây, cả nền kinh tế
Việt Nam đã có bước chuyển mình vĩ đại trong công cuộc xây dựng nền kinh tế thị trường
sôi động và minh bạch.

TTCK Việt Nam là một thị trường còn khá non trẻ nếu so với các nước khác trên thế
giới như TTCK Mỹ (ra đời năm 1793), TTCK Anh (ra đời vào những năm 1770).

Ngày 11/07/1998, với Nghị định số 48/CP về Chứng khoán và Thị trường chứng khoán,
TTCK Việt Nam chính thức được khai sinh. Cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ cũng ký Quyết
định số 127/1998/QĐ-TTg thành lập Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố
Hồ Chí Minh. Hai năm sau, vào ngày 28/07/2000, phiên giao dịch đầu tiên với 2 mã cổ phiếu
niêm yết đã chính thức được tổ chức tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM, đánh
dấu một bước ngoặt lịch sử của Thị trường chứng khoán Việt Nam. Hai doanh nghiệp đầu tiên
niêm yết cổ phiếu trên TTCK Việt Nam là Công ty Cổ phần Cơ Điện Lạnh (REE) và Công ty
Cổ phần Cáp và Vật liệu Viễn Thông (SAM) với tổng số vốn thị trường là 270 tỷ đồng.

15
Sau 16 năm hình thành và phát triển, TTCK Việt Nam đã trải qua nhiều thăng trầm biến
động. Từ lúc thành lập đến năm 2005, TTCK nước ta không có nhiều biến động rõ ràng, xu
hướng chủ yếu là đi ngang. VN – Index cao nhất đạt 571 điểm vào sáu tháng đầu năm 2001
sau đó bắt đầu rớt liên tục và rơi vào giai đoạn ngủ đông cho đến hết năm 2005.

Năm 2006 được coi là năm thay đổi hoàn toàn diện mạo của TTCK với hoạt động giao
dịch sôi động ở cả ba sàn TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và UpCoM. Với mức tăng trưởng chóng
mặt đạt tới 60% từ đầu năm đến giữa năm 2006, TTCK Việt Nam đã trở thành điểm có tốc độ
tăng trưởng nhanh thứ hai thế giới (chỉ sau Zimbabwe), tổng khối lượng vốn hóa thị trường
tăng 15 lần chỉ trong vòng một năm, đạt 220 nghìn tỷ đồng (chiếm 22,7% GDP).

Trong ba tháng đầu năm 2007, TTCK Việt Nam thực sự bùng nổ với những đợt sóng
cao liên tiếp đẩy chỉ số VN – Index đạt mức kỉ lục 1170,67 vào giữa tháng 3, tốc độ tăng
trưởng của ba tháng đạt 126%. Trong giai đoạn này giá của tất cả các cổ phiếu tăng trưởng
với tốc độ phi mã, từ các cổ phiếu lớn, nhỏ, đến những cổ phiếu mới niêm yết đều đạt mức
tăng trưởng trên 50% so với giá đầu năm, trong đó có một số cổ phiếu đạt mức tăng trưởng
trên 100% như STB (113,57%), REE (122,66%), ACB (197%), …

Trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 9/2007, thị trường có sự điều chỉnh nhỏ. Ngay sau
đó là sự phục hồi đà tăng trưởng nhẹ trong những tháng cuối năm 2007. Kết thúc năm 2007,
chỉ số VN – Index xoay quanh mức 900 điểm, cung cầu trên thị trường thiếu cân bằng, giá và
khối lượng giao dịch tiếp tục sụt giảm. Năm 2008, chứng khoán nước ta sụt giảm mạnh. Khởi
đầu năm tại mức điểm 921,07, VN – Index đã mất đi gần 60% giá trị và trở thành một trong
những thị trường giảm điểm mạnh nhất thế giới trong nửa đầu năm 2008. Vào những tháng
cuối năm 2008 và đầu năm 2009, do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thị trường
tiếp tục sụt giảm, VN – Index phá vỡ mức đáy xuống 234 điểm (tháng 2/2009).

Trong năm năm trở lại đây, do Việt Nam đã thoát khỏi đáy chu kỳ kinh tế, thị trường
chứng khoán bắt đầu quá trình phát triển mới. Khối lượng giao dịch tăng từ mức 7 triệu đơn
vị/ngày vào năm 2007 lên 160 triệu đơn vị/ngày năm 2018 cho thấy thị trường đã trở nên sôi
động hơn rất nhiều và là một nơi hấp dẫn với các nhà đầu tư. Chỉ số VN – Index dao động
quanh mức 900 – 1200 điểm và đã có lúc vượt đỉnh lịch sử 1200 vào hồi tháng 4/2018. Gần
đây, việc hiệp định CPTPP được ký kết được coi là một tin mừng, tạo động lực không nhỏ đối
với thị trường chứng khoán trong khoảng thời gian tới.

16
BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG CỦA TTCK

Bản chất

TTCK thuộc thị trường vốn của thị trường tài chính.
 Xét về mặt hình thức: TTCK là nơi diễn ra các hoạt động mua bán các loại
chứng khoán.

 Xét về mặt bản chất:


- TTCK là định chế tài chính trực tiếp, cả người cung vốn và cầu vốn đều tham gia trực
tiếp vào thị trường. Những người thừa vốn trực tiếp đầu tư vào sản xuất thông qua việc
chuyển vốn vào TTCK mà không phải qua các định chế tài chính trung gian khác. Nhà đầu tư
có thể trực tiếp theo dõi, kiểm tra, giám sát và quản lý vốn đầu tư của họ vì họ đã gắn liền
quyền sử dụng và quyền sở hữu vốn.
- TTCK là nơi tập trung và phân phối nguồn vốn tiết kiệm, chuyển từ tư bản sở hữu
sang tư bản kinh doanh.
- TTCK cũng gắn với loại hình tài chính ngắn hạn. Những người có chứng khoán có thể
bán tại bất kì thời điểm nào trên thị trường nên các chứng khoán trung và dài hạn cũng trở
thành đối tượng đầu tư ngắn hạn.

Chức năng của TTCK

 Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế

Khi các nhà đầu tư mua chứng khoán do các công ty phát hành, số tiền nhàn rỗi của họ
được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó góp phần mở rộng sản xuất xã hội.
Thông qua TTCK, Chính phủ và chính quyền ở các địa phương cũng huy động được các
nguồn vốn cho mục đích sử dụng và đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, phục vụ các nhu cầu
chung của xã hội.

 Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng

TTCK cung cấp cho công chúng một môi trường đầu tư lành mạnh với các cơ hội lựa
chọn phong phú. Các loại chứng khoán trên thị trường rất khác nhau về tính chất, thời hạn và
độ rủi ro, cho phép các nhà đầu tư có thể lựa chọn loại hàng hoá phù hợp với khả năng, mục
tiêu và sở thích của mình.

17
 Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán

Nhờ có TTCK các nhà đầu tư có thể chuyển đổi các chứng khoán họ sở hữu thành tiền
mặt hoặc các loại chứng khoán khác khi họ muốn. Khả năng thanh khoản là một trong những
đặc tính hấp dẫn của chứng khoán đối với người đầu tư. Đây là yếu tố cho thấy tính linh hoạt,
an toàn của vốn đầu tư. TTCK hoạt động càng năng động và hiệu quả thì tính thanh khoản của
các chứng khoán giao dịch trên thị trường càng cao.

 Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp

Thông qua TTCK, hoạt động của các doanh nghiệp được phản ánh một cách tổng hợp
và chính xác, giúp cho việc đánh giá và so sánh hoạt động của doanh nghiệp được nhanh
chóng và thuận tiện, từ đó cũng tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn, thúc đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ mới, cải tiến sản phẩm.

 Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô

Các chỉ báo của TTCK phản ánh động thái của nền kinh tế một cách nhạy bén và
chính xác. Giá chứng khoán tăng lên cho thấy đầu tư đang mở rộng, nền kinh tế tăng trưởng.
Ngược lại giá chứng khoán giảm sẽ cho thấy các dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế.

Vì thế, TTCK chính là phong vũ biểu của nền kinh tế và là một công cụ quan trọng giúp
Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. Thông qua TTCK, Chính phủ có thể mua
và bán trái phiếu Chính phủ để tạo ra nguồn thu bù đắp thâm hụt ngân sách và quản lý lạm
phát. Ngoài ra, Chính phủ cũng có thể sử dụng một số chính sách, biện pháp tác động vào
TTCK nhằm định hướng đầu tư đảm bảo cho sự phát triển cân đối của nền kinh tế.

CÁC CHỦ THỂ THAM GIA TRÊN TTCK

Tổ chức phát hành

- Chính phủ và chính quyền địa phương: Là nhà phát hành các trái phiếu chính phủ và
trái phiếu địa phương.
- Công ty: là nhà phát hành các cổ phiếu và trái phiếu công ty.
- Các tổ chức tài chính: là nhà phát hành các công cụ tài chính như các trái phiếu,
chứng chỉ quỹ. Ví dụ như quỹ PRUBF1 của Quỹ đầu tư Cân bằng Prudential.

Nhà đầu tư

- Các nhà đầu tư cá nhân: là các cá nhân tham gia mua bán trên TTCK với mục đích tìm
kiếm lợi nhuận.

18
- Các nhà đầu tư tổ chức (định chế đầu tư): là các tổ chức thường xuyên mua bán chứng
khoán với số lượng lớn trên thị trường. Ở Việt Nam có các tổ chức lớn là các quỹ ETF như
Market Vectors Vietnam, FTSE Vietnam Index.

Các tổ chức kinh doanh

- Công ty Chứng khoán (CTCK): là những công ty hoạt động trong lĩnh vực chứng
khoán, có thể đảm nhận một hoặc nhiều trong số các nghiệp vụ chính là bảo lãnh phát
hành, môi giới, tự doanh, quản lý quỹ đầu tư và tư vấn đầu tư chứng khoán...
- Ngân hàng thương mại (NHTM): có thể sử dụng vốn tự có để tăng lợi nhuận và đa
dạng hoá danh mục đầu tư thông qua đầu tư thành lập công ty chứng khoán, cung cấp các
dịch vụ tài chính cho nhà đầu tư.

Các tổ chức liên quan

- Cơ quan quản lý Nhà nước là các cơ quan nhà nước do Chính phủ các nước thành lập
để giám sát hoạt động của TTCK, bảo vệ lợi ích người đầu tư và bảo đảm cho thị trường
hoạt động lành mạnh, suôn sẻ và phát triển bền vững. Ở Việt Nam là Uỷ ban Chứng khoán
Nhà nước (UBCKNN), trực thuộc Bộ Tài chính.
- Sở giao dịch chứng khoán là một hệ thống thực hiện vận hành thị trường thông qua bộ
máy tổ chức bao gồm nhiều bộ phận khác nhau phục vụ cho GDCK. Sở GDCK cũng ban
hành những quy định điều chỉnh các hoạt động GDCK, phù hợp với quy định của luật pháp
và UBCKNN. Ở Việt Nam hiện nay có 2 sở giao dịch chứng khoán đó là sở GDCK
TP.HCM (HOSE) và sở GDCK HN (HNX).
- Trung tâm lưu ký chứng khoán là trung tâm có chức năng thực hiện đăng ký, lưu ký,
bù trừ, thanh toán chứng khoán và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ việc giao dịch mua,
bán chứng khoán.
- Ngân hàng thanh toán, ngân hàng chỉ định thanh toán là tổ chức trung gian trong hoạt
động giao dịch chứng khoán, có chức năng đảm bảo nghĩa vụ thanh toán tiền của các nhà
đầu tư khi thực hiện giao dịch chứng khoán.
- Ngân hàng lưu ký là các ngân hàng thương mại được phép hoạt động lưu ký chứng
khoán.
- Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm là công ty chuyên cung cấp dịch vụ đánh giá năng
lực thanh toán vốn gốc và lãi đúng thời hạn và theo những điều khoản cam kết của các
công ty phát hành đối với một đợt phát hành cụ thể. Các nhà đầu tư có thể căn cứ vào các
hệ số tín nhiệm này để đưa ra lựa chọn đầu tư. Hệ số này được biểu hiện bằng các chữ cái

19
hay chữ số, tùy theo quy định của từng công ty xếp hạng. Những công ty xếp hạng uy tín
trên thế giới như S&P, Moody's thường ký hiệu các hệ số tín nhiệm theo mức giảm dần là
Aaa, Aa1, B1... hay AAA, AA, AA+, AA–...

PHÂN LOẠI TTCK

Căn cứ vào lưu chuyển vốn, thị trường chứng khoán được chia thành 2 loại thị trường:

- Thị trường sơ cấp


- Thị trường thứ cấp

20
Phân biệt thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp

Thị trường sơ cấp Thị trường thứ cấp

-
- - Là nơi trao đổi buôn bán các chứng
- - Là nơi giao dịch các chứng khoán đã được
khoán mới phát hành lần đầu phát hành trên thị trường sơ cấp, giúp
- - Là nơi duy nhất mà chứng khoán đem chứng khoán có tính lỏng
lại vốn cho người phát hành - - Khoản tiền thu được từ việc bán chứng
- - Những người bán trên thị trường sơ cấp khoán thuộc về các nhà đầu tư chứ không
thường là kho bạc, ngân hàng và công ty thuộc về nhà phát hành
phát hành - - Giao dịch trên thị trường thứ cấp theo
- - Mệnh giá của chứng khoán do tổ chức nguyên tắc cạnh tranh tự do.
phát hành quyết định và in ngay trên
- - Giá chứng khoán do cung cầu quyết định
chứng khoán - - Đây là thị trường liên tục nên các nhà đầu
- tư có thể mua bán chứng khoán nhiều lần

21
PHỤ LỤC 1: CÁC KÊNH ĐẦU TƯ
NGOÀI CHỨNG KHOÁN

Vàng
Vàng được coi là một trong những kênh đầu
tư lâu đời nhất, một nơi trú ẩn an toàn để bảo vệ
nguồn vốn của nhà đầu tư khi tình hình kinh tế ảm
đạm.

Thị trường vàng được giao dịch


mỗi ngày, chủ yếu trên các sở giao dịch vàng.
Giá vàng chịu ảnh hưởng bởi các vấn đề chính trị, chính sách của chính phủ hay của ngân
hàng trung ương giữa các nước lớn, cũng như biến động vĩ mô của nền kinh tế toàn cầu.

Tại thị trường Việt Nam, sau một thời gian dài từ đầu năm 2017 được giao dịch quanh
ngưỡng 36 – 37 triệu đồng/lượng, từ đầu tháng 6/2019, giá vàng bước vào đà tăng mạnh lên
mức 41 – 42 triệu đồng/lượng.

Ngoại tệ

Do các quốc gia khác nhau sử dụng


những đồng tiền khác nhau nên khi việc thực
hiện thanh toán giao dịch với nhau dẫn đến
nhu cầu tất yếu về ngoại tệ.

Ngoại tệ được giao dịch ngày đêm


bằng nhiều hình thức. Ở Việt Nam vẫn chưa có
sàn giao dịch chính thức để đầu tư ngoại tê.
Chỉ số để xác định giá trị đồng tiền nước này so với nước kia gọi là tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối
đoái cũng chịu ảnh hưởng của các vấn đề như vàng. Đặc biệt, nó còn chịu tác động mạnh từ
yếu tố cung – cầu và thường xuyên bị can thiệp bởi việc mua vào – bán ra của các ngân hàng
trung ương.

Dưới sự nóng lên của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, đồng Nhân dân tệ được hạ
giá xuống mức thấp, tác động xấu đến chính sách tiền tệ và triển vọng tăng trưởng của nhiều
nước trên thế giới. Đồng VNĐ cũng chịu sức ép, tuy nhiên khó có khả năng giảm sâu.
Việt Nam được các chuyên gia kinh tế nhận định đã không bị cuốn vào cuộc chiến phá giá
tiền như nhiều nước, đồng thời vẫn ổn định kinh tế vĩ mô.

22
Bất động sản

Bất động sản là kênh đầu tư có thể đem lại


cho nhà đầu tư những khoản lợi tức khổng lồ.

Tuy nhiên đây là kênh đầu tư cần nguồn vốn


lớn, kinh nghiệm cũng như mối quan hệ với các
thành phần trong xã hội. Đồng thời, sự hiểu biết về
luật kinh doanh bất động sản, luật dân sự, luật lao
động là rất cần thiết, sự thiếu hiểu biết có thể dẫn
đến các vụ khiếu kiện, tranh chấp.

Trong năm 2015, việc nền kinh tế Việt Nam được dự báo đã thoát ra khỏi pha đáy của
chu kỳ kinh tế cộng với nhiều yếu tố khác đã khiến cho thị trường bất động sản trở nên nhộn
nhịp hơn, được coi là một kênh đầu tư hấp dẫn trong thời gian tới.

Tín dụng
Tín dụng, hiểu theo cách đơn giản, là cho
vay để lấy lãi. Hoạt động đầu tư tín dụng phổ
biến nhất hiện nay là gửi tiết kiệm ngân hàng
(ngoài ra còn có đầu tư trái phiếu, tín phiếu,
thương phiếu hay các công cụ vay nợ).

Tuy kênh đầu tư này có thể không thu


được nguồn lợi tức như kỳ vọng nhưng sẽ là kênh đầu tư mà nhiều người chọn lựa để đảm
bảo an toàn đồng vốn và nguồn lợi tức của mình.

Dòng tiền chảy giữa các kênh như thế nào?


Các kênh đầu tư luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau, do bản chất của các kênh đầu
tư là sự di chuyển của các dòng tiền. Một biến động nhỏ của thị trường này cũng có thể ảnh
hưởng đến thị trường kia. Do đó, nhà đầu tư có thể kiếm lợi nhuận từ sự biến động giữa các
thị trường.

23
Vàng

Tín Chứng Ngoại


dụng khoán tệ

Bất
động
sản

 Thị trường chứng khoán và thị trường vàng


Khi giá vàng tăng với mức sinh lợi hấp dẫn, dòng tiền sẽ chuyển dần sang thị trường
vàng, dẫn đến TTCK sẽ thiếu tính thanh khoản. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phục hồi của
TTCK cũng như nền kinh tế.

 Thị trường chứng khoán và thị trường ngoại tệ


Toàn cầu hóa tạo cơ hội cho các nhà đầu tư từ các quốc gia đầu tư dễ dàng hơn vào
TTCK các quốc gia khác. Nếu các nhà đầu tư nhận ra TTCK Mỹ có mức sinh lời kỳ vọng tốt
hơn thì họ sẽ nhanh chóng chuyển qua mua chứng khoán Mỹ…
Chứng khoán của mỗi quốc gia được giao dịch bằng đồng tiền của quốc gia đó. Để đầu
tư vào chứng khoán Mỹ, các nhà đầu tư phải đổi tiền của họ ra Dollar Mỹ, do vậy đẩy giá trị
của đồng Dollar Mỹ tăng. Cũng thời điểm đó nguồn cung các đồng tiền khác sẽ tăng và làm
giảm giá các đồng tiền này.
Tóm lại giá trị đồng tiền của quốc gia có TTCK mạnh hơn tăng lên so với đồng tiền của
quốc gia có TTCK yếu hơn.

 Thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản


Quan hệ tương quan giữa bất động sản và chứng khoán rất rõ ràng. Các tác động có khi
cùng chiều, lúc lại ngược chiều do chịu nhiều ảnh hưởng của yếu tố tâm lý. Khi TTCK rơi vào
trạng thái giảm sâu như thời gian qua, cả lượng giao dịch và mức giá trên thị trường bất động
sản đều suy giảm mạnh. Hiện tượng này phần nào phản ánh tính bầy đàn của giới đầu tư Việt
Nam, đặc biệt trong tình huống bất lợi của thị trường, đã được chứng minh bằng dữ liệu thống
kê của TTCK Việt Nam.

24
CHƯƠNG 3: CÁCH THỨC THAM GIA
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
“How many millionaires do you know who have become wealthy

by investing in savings accounts? I rest my case.”

- Robert G. Allen -

CÁC SỞ GIAO DỊCH

TTCK Việt Nam được điều hành bởi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN –
SSC) là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính Việt Nam, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ
trưởng Bộ Tài chính quản lý về chứng khoán và TTCK; trực tiếp giám sát hoạt động chứng
khoán và TTCK; quản lý các hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực chứng khoán và TTCK theo
quy định của pháp luật.

Thị trường chứng khoán Việt Nam có 2 Sở giao dịch chứng khoán là:

Sở giao dịch chứng khoán Sàn giao dịch chứng khoán

Sở GDCK TP. Hồ Chí Minh Sàn HOSE

Sàn HNX
Sở GDCK Hà Nội
Sàn UpCoM

Điều cần biết: Một số tiêu chuẩn để một chứng khoán được niêm yết trên các sở giao
dịch (theo nghị định 5/2012/NĐ-CP của Chính phủ)

Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

Là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại Là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại
thời điểm đăng kí từ 120 tỷ VND trở lên. thời điểm đăng kí từ 30 tỷ VND trở lên.

25
Có ít nhất 2 năm hoạt động dưới hình thức Có ít nhất 1 năm hoạt động dưới hình thức
công ty cổ phần, tỷ suất lợi nhuận sau thuế công ty cổ phần, tỷ suất lợi nhuận sau thuế
trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm kinh doanh trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm kinh doanh
gần nhất ít nhất 5%; hoạt động 2 năm liên gần nhất ít nhất 5%; không có các khoản nợ
tiếp liền trước năm đăng kí phải có lãi; không phải trả quá hạn trên 01 năm; không có lỗ lũy
có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 01 kế tính đến năm đăng kí; tuân thủ các quy
năm; không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng định của pháp luật về hướng dẫn chế độ trích
kí; tuân thủ pháp luật về kế toán báo cáo tài lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá
chính. hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài
chính, nợ phải thu khó đòi.

Công khai mọi khoản nợ đối với công ty. Công khai mọi khoản nợ đối với công ty.

- Tối thiểu 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết Tối thiểu 15% cổ phiếu có quyền biểu quyết
của công ty do ít nhất 300 cổ đông không của công ty do ít nhất 100 cổ đông không
phải cổ đông lớn nắm giữ. phải cổ đông lớn nắm giữ.

Sàn UpCoM
UpCoM là sàn chứng khoán được ra đời năm 2009 nhằm mục đích tập trung hóa thị
trường phi tập trung. Trên sàn UpCoM, các nhà đầu tư sẽ giao dịch các cổ phiếu chưa đủ điều
kiện niêm yết trên sàn HOSE và HNX. Chứng khoán được đăng ký giao dịch trên thị trường
UpCoM khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

 Là chứng khoán của công ty đại chúng không niêm yết tại sàn GDCK.
 Là chứng khoán đã được đăng ký lưu ký tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán
Việt Nam.

MỞ TÀI KHOẢN GIAO DỊCH

Hai cách để bạn có thể mở một tài khoản giao dịch chứng khoán

 Cách 1: Mở tài khoản tại công ty chứng khoán

- Bạn chỉ cần đem chứng minh thư nhân dân đến các chi nhánh của các công ty
chứng khoán là có thể được hướng dẫn đăng ký và mở tài khoản.

26
- Với mỗi công ty chứng khoán, bạn được quyền mở tối đa 01 tài khoản; một cá nhân
có thể có nhiều tài khoản tại nhiều công ty.

Một số Công ty Chứng khoán uy tín mà bạn có thể đến đăng ký mở tài khoản giao dịch:

1. Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDirect

Địa chỉ: Số 1 Nguyễn Thượng Hiền, Hai Bà Trưng, Hà Nội

2. Công ty Cổ phần Chứng Khoán Sài Gòn SSI

Địa chỉ: Số 1C Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội

3. Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT

Địa chỉ: Tầng 2 - 71 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội

4. Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam

Địa chỉ: Số 198 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội

 Cách 2: Mở tài khoản trực tuyến

Bước 1. Truy cập vào website trực tuyến của công ty chứng khoán đăng ký trực tuyến.
Bước 2. Điền đầy đủ thông tin theo hướng dẫn.
Bước 3. Ấn LƯU để lưu thông tin sau đó ấn IN để in bộ hồ sơ mở tài khoản.
Bước 4. Gửi 01 bộ hồ sơ mở tài khoản kèm theo giấy tờ tùy thân theo yêu cầu về công
ty chứng khoán bằng đường thư.

Sau khi nhận được, công ty chứng khoán sẽ gửi thông báo kết quả đăng ký cho bạn. Mọi
sửa đổi, bổ sung hay hỗ trợ đều có thể thực hiện trực tuyến.

Nộp tiền vào tài khoản giao dịch

Có 2 cách để bạn nộp tiền vào tài khoản giao dịch:


 Cách 1: Nộp tiền trực tiếp tại công ty chứng khoán.
 Cách 2: Nộp tiền trực tuyến từ tài khoản ngân hàng hoặc tài khoản chứng khoán khác
thông qua dịch vụ chuyển tiền của công ty chứng khoán.

Bạn nên đăng kí tài khoản ngân hàng nằm trong hệ thống giao dịch của
công ty chứng khoán đó để có thể chuyển tiền nhanh, ít tốn tiền phí và đặt lệnh hiệu quả hơn
(Ví dụ: VCBS thì bạn nên đăng kí liên kết tài khoản ngân hàng Vietcombank, VNDirect thì
bạn có thể đăng kí tài khoản ngân hàng Vietcombank, MB Bank, ...)

27
Sau khi mở tài khoản giao dịch và nộp tiền vào tài khoản giao dịch, nhà đầu tư có thể
giao dịch chứng khoán ở cả 2 sở giao dịch HOSE và HNX trực tiếp tại sàn giao dịch của công
ty chứng khoán hoặc giao dịch trực tuyến trên website của công ty chứng khoán.

CÁCH THỨC GIAO DỊCH

Cách đọc bảng giá

Hầu hết với các bảng giá chứng khoán, bạn đều sẽ thấy nó có bố cục tương tự nhau kể
cả bảng giá giao dịch tại sàn giao dịch của công ty chứng khoán hay bảng giá giao dịch trực
tuyến trên các website của công ty chứng khoán.

Màu xanh lá cây: Thể hiện giá hoặc chỉ số tăng.

Màu đỏ: Thể hiện giá hoặc chỉ số giảm.

Màu tím: Thể hiện giá hoặc chỉ số tăng lên tới mức trần.

Màu xanh da trời: thể hiện giá hoặc chỉ số giảm tới mức sàn.

Màu vàng: Thể hiện giá hoặc chỉ số không đổi so với tham chiếu.

28
1. MÃ CHỨNG KHOÁN:

Là mã hiệu đã được đăng kí và niêm yết tại trung tâm giao dịch
chứng khoán (TT GDCK).

Ví dụ: ACB: Ngân hàng thương mại và cổ phần Á Châu

2. GIÁ THAM CHIẾU:

Là mức giá cơ sở cho việc tính giới hạn dao động giá chứng khoán
trong ngày giao dịch.

Cách thức xác định giá tham chiếu:

 Sàn HSX: Là giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất trước đó.
 Sàn HNX: Là giá bình quân gia quyền của các giao dịch
trong 15 phút cuối cùng của ngày giao dịch gần nhất trước đó.

Trong những ngày giao dịch đặc biệt, giá tham chiếu được điều
chỉnh theo những cách khác.

3. GIÁ TRẦN:

Là mức giá cao nhất trong phiên mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh.

Cách thức xác định giá trần:

 Sàn HOSE: Giá trần = Giá tham chiếu × (1 + 7%)


 Sàn HNX: Giá trần = Giá tham chiếu × (1 + 10%)

29
4. GIÁ SÀN:

Là mức giá thấp nhất trong phiên mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh.

Cách thức xác định giá sàn:

 Sàn HOSE: Giá sàn = Giá tham chiếu × (1 – 7%)


 Sàn HNX: Giá sàn = Giá tham chiếu × (1 – 10%)

Chú ý: 7% và 10% được gọi là biên độ giao dịch

5. DƯ MUA:

Là những lệnh chờ mua chưa được khớp.

Các bảng giá chỉ hiển thị 3 lệnh mua tốt nhất (cao nhất)
tương ứng với khối lượng của nó.

Giá mua 1 > Giá mua 2 > Giá mua 3

Trong đợt khớp lệnh định kỳ, nếu xuất hiện lệnh
ATO/ATC thì nó sẽ được ưu tiên đặt ở giá mua 1.

6. DƯ BÁN:

Là những lệnh chờ bán chưa được khớp.

Các bảng giá chỉ hiển thị 3 lệnh bán tốt nhất
(thấp nhất) tương ứng với khối lượng của nó.

Giá bán 1 < Giá bán 2 < Giá bán 3

Trong đợt khớp lệnh định kỳ, nếu xuất hiện lệnh
ATO/ATC thì nó sẽ được ưu tiên đặt ở giá bán 1.

30
7. GIÁ KHỚP:

 Trong đợt khớp lệnh liên tục: Là mức giá được


khớp liền trước.
 Trong đợt khớp lệnh định kỳ: Là mức giá mà tại
đó khối lượng khớp lớn nhất và gần nhất với mức giá
liền trước.
 Khối lượng: Là khối lượng được thực hiện tại mức
giá khớp.
 [+/-]: Là hiệu số chênh lệch giữa giá khớp và giá
tham chiếu.

8. CỘT KHÁC:

 Giá trung bình: Là bình quân gia quyền của các giá
giao dịch thực hiện theo phương thức khớp lệnh trong phiên.
Chỉ sử dụng với sàn HNX.
 Tổng khối lượng: Tổng khối lượng được
khớp trong phiên.
 Giá mở cửa: Là mức giá được khớp đầu tiên
trong phiên.
 Giá cao nhất: Là mức giá cao nhất được khớp
trong phiên.
 Giá thấp nhất: Là mức giá thấp nhất được
khớp trong phiên.
 NN mua/bán: Là khối lượng mua/bán nhà đầu tư
nước ngoài được khớp trong phiên.

31
9. MÀN HÌNH ĐẶT LỆNH

Phương thức giao dịch

Giao dịch khớp lệnh


Sàn Khớp lệnh Khớp lệnh Giao dịch thỏa thuận
định kì liên tục
HSX   

HNX   

UpCoM  

 Khớp lệnh định kỳ

Được sử dụng để xác định mức giá đóng cửa và mở cửa của 1 loại chứng khoán. Các
lệnh nhập vào sẽ được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên trên sổ lệnh, sau đó sẽ được so khớp tại một
thời điểm xác định với một mức giá khớp lệnh duy nhất cho mỗi loại chứng khoán.

 Khớp lệnh liên tục

Là phương thức hệ thống giao dịch thực hiện so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng
khoán ngay khi lệnh được nhập vào sổ lệnh mà không phải tiến hành cộng dồn như khớp lệnh
định kì.
Nguyên tắc so khớp:
- Ưu tiên về giá: Các lệnh mua có mức giá cao hơn được ưu tiên thực hiện trước;
các lệnh bán có mức giá thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước.
- Ưu tiên về thời gian: Đối với các lệnh mua (hoặc lệnh bán) có cùng mức giá thì
lệnh nhập vào hệ thống giao dịch trước sẽ được ưu tiên thực hiện trước.

32
- Khi giá của lệnh đặt mua lớn hơn lệnh đặt bán, sẽ tính giá khớp là giá của lệnh nào
nhập trước.

 Giao dịch thỏa thuận

Là phương thức trong đó bên mua, bên bán có thể thỏa thuận trước và báo cáo kết quả
vào hệ thống giao dịch hoặc tìm các lệnh quảng cáo có trên hệ thống để thỏa thuận các điều
kiện giao dịch.

Các loại lệnh giao dịch

Có 7 loại lệnh giao dịch trên thị trường là lệnh mở cửa ATO, lệnh đóng cửa ATC, lệnh
giới hạn LO và lệnh thị trường MP, MAK, MOK và MTL (3 lệnh sau chi dùng ở sàn HNX)

ATO ATC

- Được dùng trong thời gian khớp lệnh định kì


- Lệnh được ưu tiên thực hiện trước lệnh giới hạn khi so khớp
Giống nhau - Khi đặt giá mua/bán là ATO/ATC thì hiểu là bạn mua với bất kì
giá nào/bán với bất kì giá nào
- Nếu sau thời gian khớp lênh định kì mà lệnh vẫn chưa được thực
hiện hết thì lệnh sẽ tự động hủy bỏ

Khác nhau Được nhập vào hệ thống để xác Được nhập vào hệ thống
định giá mở cửa xác định giá đóng cửa

Lệnh giới hạn LO Lệnh thị trường MP

Là lệnh mua chứng khoán tại mức giá bán


thấp nhất, hoặc lệnh bán chứng khoán tại
Là lệnh mua hoặc bán mức giá mua cao nhất hiện có trên thị
Định nghĩa chứng khoán tại một mức trường.
giá xác định hoặc tốt hơn. Về cơ bản thì lệnh MP không khác gì lệnh
LO khi đặt lệnh LO mua trần và bán sàn.

Thời gian Chỉ duy nhất phiên khớp lệnh liên tục.
Tất cả các đợt khớp lệnh
đặt lệnh

33
Là mức giá đối ứng tốt nhất trên thị trường

Là mức giá bằng hoặc tốt (do vậy nhà đầu tư có thể bán hoặc mua với
Giá khớp lệnh hơn mức giá đặt ra. mức giá mà mình hoàn toàn không mong
muốn).

Khối lượng còn lại chưa Khối lượng còn lại chưa được khớp sẽ
Lệnh được khớp vẫn tồn tại chuyển thành lệnh LO với mức giá bằng giá
mua bán trên sổ lệnh với mức giá khớp cuối cùng +/-1 đơn vị yết giá.
đặt cũ.
Có thể bị hủy bỏ nếu không có lệnh LO đối
Hủy lệnh ứng tại thời điểm nhập lệnh.

Tháng 7/2013, HNX đưa vào thêm 3 loại lệnh thị trường trong phiên khớp lệnh liên tục
(MAK, MOK, MTL). Ba loại lệnh thị trường mới này có một số điểm khác so với lệnh thị
trường đang được áp dụng trên thị trường.
MAK là hình thức lệnh sau khi đã vào sổ lệnh, nếu không có lệnh thỏa mãn để khớp
toàn bộ thì sẽ bị hủy hoặc có thể được khớp một phần hoặc toàn bộ, phần còn lại của lệnh nếu
không được khớp hết sẽ bị huỷ.
MOK là hình thức lệnh sau khi đã vào sổ lệnh, nếu không được khớp hết sẽ hủy
toàn bộ lệnh.
MTL là lệnh thị trường giới hạn, chỉ được nhập khi có lệnh đối ứng. Trường hợp
không có lệnh đối ứng, lệnh được nhập vào sẽ bị hủy.

34
THỜI GIAN GIAO DỊCH, THANH TOÁN
TRÊN CÁC SÀN GIAO DỊCH
 Sàn giao dịch TP. Hồ Chí Minh HOSE
Phương thức khớp lệnh Giao dịch thỏa thuận
Khớp lệnh định kì Khớp lệnh liên tục

9h15’ – 14h30’ 9h00 – 15h00


9h00 – 14h30’– (Nghỉ giữa trưa 11h30
Thời gian (nghỉ giữa trưa
9h15’ 14h45’ – 13h00)
11h30 – 13h00)

Loại lệnh
ATO, LO ATC, LO LO, MP
sử dụng

 Sàn giao dịch Hà Nội HNX và sàn UpCoM


Phương thức khớp lệnh Giao dịch thỏa thuận
Khớp lệnh định kì Khớp lệnh liên tục

9h00’ – 14h30’ 9h00 – 15h00

Thời gian 14h30-14h45 (nghỉ giữa trưa (Nghỉ giữa trưa 11h30

11h30 – 13h00) – 13h00)

Loại lệnh LO, MAK, MOK,


ATO, LO
sử dụng MTL

 Thời gian thanh toán

Phương thức thanh toán bù trừ T+2

Ví dụ: Sau khi nhà đầu tư mua 400 cổ phiếu FPT thứ 6 ngày 10/10, sau ba ngày T+1,
T+2 (không kể những ngày Sở giao dịch không hoạt động như ngày nghỉ thứ 7, chủ nhật,
ngày lễ), vào khoảng 16h30 chiều thứ 3 ngày 14/10, chứng khoán mới về tay họ, tức là họ
có thể giao dịch, bán số cổ phiếu đó trong ngày T+3.
Tiếp đó, nếu họ bán 400 cổ phiếu FPT vào thứ 4 ngày 15/10, sau hai ngày không kể thứ 7,
chủ nhật, vào chiều thứ 6 thì tiền bán mới về đến tài khoản của họ.

35
Sửa lệnh và hủy lệnh giao dịch

 Sửa, huy lệnh giao dịch trên sàn HOSE

Trong thời gian khớp lệnh định kỳ: Không được hủy, sửa lệnh giao dịch đã đặt trong đợt
khớp lệnh định kỳ.
Trong thời gian khớp lệnh liên tục: Được quyền hủy lệnh nếu lệnh hoặc phần còn lại
của lệnh chưa được thực hiện (kể cả các lệnh hoặc phần còn lại của lệnh chưa được thực hiện
ở lần khớp lệnh định kỳ hoặc liên tục trước đó).

 Sửa, hủy lệnh giao dịch trên sàn HNX

Sửa lệnh giao dịch: Được quyền sửa giá (không được quyền sửa khối lượng) đối với
lệnh mua/bán chứng khoán chưa khớp hay hay phần chưa được khớp của lệnh.
Hủy lệnh giao dịch: Được quyền hủy lệnh nếu lệnh hoặc phần còn lại của lệnh chưa
được thực hiện.

 Sửa, hủy lệnh giao dịch trên sàn UpCoM

Việc sửa và huỷ lệnh chỉ có hiệu lực đối với lệnh gốc chưa được thực hiện hoặc phần
còn lại của lệnh gốc chưa được thực hiện.
Nhà đầu tư được phép sửa giá, hủy lệnh trong thời gian giao dịch. Thứ tự ưu tiên của
lệnh sau khi sửa được tính kể từ khi lệnh sửa được nhập vào hệ thống đăng ký giao dịch.
Giao dịch thoả thuận đã thực hiện trên hệ thống không được phép huỷ bỏ.

Đơn vị giao dịch, đơn vị yết giá và biên độ giao dịch

 Đơn vị giao dịch và đơn vị yết giá (của giao dịch khớp lệnh)
- Đơn vị giao dịch

Sàn Đơn vị giao dịch

 Cổ phiếu, CCQ: lô chẵn, 1 lô = 10 cổ phiếu

HOSE  Cổ phiếu, CCQ giao dịch lô lớn


 Trái phiếu: chỉ được phép giao dịch thỏa thuận

 Cổ phiếu: lô chẵn, 1 lô = 100 cổ phiếu


HNX
 Trái phiếu: 100 trái phiếu

 Cổ phiếu: lô chẵn, 1 lô = 100 cổ phiếu


UpCoM
 Trái phiếu: lô chẵn, 1 lô = 100 trái phiếu.

36
- Đơn vị yết giá

Sàn Mức giá Đơn vị yết giá

≤ 49.900 100 đồng

50.000 – 99.500 500 đồng


HSX
≥100.000 1.000 đồng

HNX, UpCoM 100 đồng

Không có quy định về đơn vị yết giá đối với trái phiếu.

 Biên độ giao dịch

HSX HNX UpCoM

Cổ phiếu, CCQ ± 7% ± 10% ± 17%

Trái phiếu Không quy định

37
PHỤ LỤC 2: CÁC THUẬT NGỮ
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Bluechips:
Từ Bluechips (BCs) bắt nguồn từ loại thẻ đổi tiền khi chơi bài poker tại các sòng bạc.
Chips là loại thẻ nhựa đổi tiền khi đánh bạc.
Theo thông lệ, chips màu xanh (blue) có giá trị quy đổi cao nhất. Khái niệm này sau đó
đã được ứng dụng vào thị trường chứng khoán để phân loại các cổ phiếu. Loại cổ phiếu BCs
là có thu nhập ổn định, cổ tức thấp và độ rủi ro thấp. Cổ phiếu BCs còn được định nghĩa như
là cổ phiếu của các công ty có giá trị vốn hóa thị trường lớn. Phần lớn cổ phiếu BCs luôn trả
cổ tức đều đặn, ngay cả khi hoạt động kinh doanh trở nên xấu hơn bình thường. Khi muốn
đầu tư vào một cổ phiếu tương đối an toan, ổn định, thì BCs luôn là lựa chọn số 1, cho dù giá
CP loại này tương đối cao.
Bluechips là cổ phiếu dẫn dắt (Bellwether). Một khái niệm tương tự blue-chips là “large
cap”. Những cổ phiếu loại này là những cổ phiếu của các công ty có lượng vốn hóa thị trường
đặc biệt lớn, về cả số lượng cổ phiếu niêm yết và thị giá.

Penny stock:

Theo định nghĩa UBCKNN, nó là loại cổ phiếu có giá trị thấp và có tính đầu cơ của
những công ty rất nhỏ, không phụ thuộc vào vốn hóa thị trường cũng như được giao dịch ở thị
trường chính thức hay thị trường phi tập trung OTC. Một số thuật ngữ tương tự như Penny
stock: Microcap stocks (cổ phiếu có mức vốn hóa thị trường nhỏ), Smallcaps hoặc Nanocaps

Market Capitalization: Vốn hóa thị trường

Giá trị vốn hoá thị trường là thước đo qui mô của một công ty, là tổng giá trị thị trường
của một công ty, được xác định bằng số tiền bỏ ra để mua lại toàn bộ công ty trong điều kiện
hiện tại. Giá trị vốn hoá thị trường tương đương với giá thị trường của cổ phiếu nhân với số
cổ phiếu phổ thông đang lưu hành. Khi tính giá trị vốn hoá thị trường người ta chỉ tính đến
các cổ phiếu phổ thông chứ không tính đến cổ phiếu ưu đãi, vì chỉ cổ phiếu phổ thông mới
đem lại cho người sở hữu quyền tham gia điều hành công ty.

38
Theo Investopedia, ở mức độ tương đối có thể phân ra thành 6 nhóm công ty theo mức
vốn hóa thị trường như sau:
Mega Cap : trên 200 tỷ USD
Big/Large Cap : 10 đến 200 tỷ USD
Mid Cap : 2 đến 10 tỷ USD
Small Cap : 300 triệu đến 2 tỷ USD
Micro Cap : 50 triệu đến 300 triệu USD
Nano Cap : dưới 50 triệu USD

Một số thuật ngữ:


TA (technical analysis): Phân tích kĩ thuật

FA (fundamental analysis): Phân tích cơ bản

MA (macroeconomic analysic): Phân tích vĩ mô

IPO (Initial Public Offering): Phát hành lần đầu ra công chúng
Là việc chào bán chứng khoán lần đầu tiên ra công chúng. Phương thức phát hành có
thể là đấu giá cổ phần, thực hiện tại doanh nghiệp, công ty chứng khoán hay Sở giao dịch
chứng khoán.

Bull Market & Bear Market: Thị trường con gấu, thị trường con bò tót
Thị trường con bò tót: (Bull Market)
Là xu thế biến động tăng giá được chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 là giai đoạn tích tụ,
nhà đầu tư cảm nhận được rằng thị trường đang bị đè nén và bi quan nhưng sẽ đảo chiều và họ
sẵn sàng mua tất cả các cổ phiếu được chào bán bởi các nhà đầu tư bi quan. Giai đoạn 2 là
giai đoạn tăng giá mạnh của cổ phiếu, thị trường rất sôi động. Giai đoạn 3 là giai đoạn thị
trường cháy bỏng và công chúng lao vào sàn giao dịch. Ở giai đoạn này nhà đầu tư đang suy
nghĩ xem có nên bán cổ phiếu đi hay không khi giá cổ phiếu đang cao, vẫn tăng nhưng thị
trường đã sôi động trong một thời gian dài, cũng phải đến lúc giảm.

Thị trường con gấu: (Bear Market)


Là xu thế giảm giá được chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 là giai đoạn phân phối (nhà
đầu tư cảm nhận được lợi nhuận mà mình thu được đã đặc biệt cao và bắt đầu bán cổ phiếu).
Giai đoạn 2 là giai đoạn hoảng loạn, số người mua giảm đi đáng kể còn người bán thì
mất bình tĩnh. Xu thế giảm giá tăng đột ngột. Giai đoạn 3 là giai đoạn bán của tất cả các nhà
đầu tư. Thị trường con gấu kết thúc khi tất cả các tin xấu về thị trường chấm dứt.
39
Bull trap & Bear trap: Bẫy tăng giá và bẫy giảm giá

Bull trap (bẫy tăng giá)


Một dấu hiệu giả cho thấy giá chứng khoán đang đổi chiều và đi lên nhưng thực tế giá
cổ phiếu tiếp tục đi xuống sau khi các tín hiệu này chấm dứt. Người ta gọi là bẫy vì có những
tín hiệu cho thấy giá đi lên, nhà đầu tư mua cổ phiếu vào với hi vọng kiếm lời nhưng cuối
cùng thì giá lại đi xuống, nhà đầu tư lỗ.

Bear trap (bẫy giảm giá)


Một dấu hiệu giả cho thấy thị trường đổi chiều và đi xuống nhưng trên thực tế giá chứng
khoán lại tiếp tục đi lên. Nhiều nhà đầu tư dự báo giá giảm nên bán khống (short sell) để hi
vọng thu lợi nhưng thị trường vẫn tiếp tục đi lên, nhà đầu tư lỗ.

Breakout & Breakdown & Sideway:

Breakout (điểm phá vỡ)


Là một dao động giá vượt qua một mức
kháng cự mà thường theo sau với một biến
động khối lượng giao dịch lớn và tính biến
động tăng cao. Nhà đầu tư sẽ mua một tài sản
khi giá của nó phá trên mức
kháng cự và bán nó khi giá xuống dưới
mức hỗ trợ.

Breakdown (điểm xuyên phá)


Là một dao động giá vượt qua mức hỗ
trợ thường đi với một khối lượng giao dịch
lớn, dao động giảm giá nhanh và mạnh.

Sideway

Mô tả biến động giá đi ngang xảy


ra khi cung cầu gần như bằng nhau. Xu
hướng này thường được coi là một giai
đoạn củng cố trước khi có sự lên hoặc
xuống giá một cách rõ ràng.

40
Margin trading: Giao dịch ký quỹ

Là việc nhà đầu tư mua cổ phiếu có sử dụng hạn mức tín dụng do Công ty Chứng khoán
môi giới cấp. Nó được đảm bảo bằng khoản ứng trước bằng tiền hoặc thế chấp bằng chính cổ
phiếu được mua.

Ví dụ: Nhà đầu tư cần mua 1.000 cổ phiếu MSN với giá 81.000 đồng, tức là tổng số tiền
cần để mua là 1.000 x 81.000 = 81.000.000 đồng. Nhà đầu tư mở tài khoản tại công ty CK A,
tỷ lệ kí quỹ của công ty A đối với cổ phiếu MSN là 10%. Như vậy nhà đầu tư chỉ cần phải nộp
90% x 81.000.000 = 72.000.000 đồng và công ty chứng khoán A sẽ cho nhà đầu tư vay 10% x
81.000.000 = 9.000.000 đồng để mua 1000 cổ MSN. Như vậy nhờ có hoạt động kí quỹ mà nhà
đầu tư có ít vốn có thể mua được lượng cổ phiếu nhiều, tăng khả năng kiếm lời. Ở mỗi công ty
chứng khoán đối với mỗi cổ phiếu có 1 tỷ lệ kí quỹ riêng.

Short sell: Bán khống


Nhà đầu tư sử dụng công cụ short sell sẽ đi vay chứng khoán để bán với mong muốn giá
chứng khoán giảm. Khi đó, nhà đầu tư sẽ mua lại lượng chứng khoán đó với giá rẻ hơn và
kiếm được lợi nhuận.

Ví dụ: Một nhà đầu tư dự đoán rằng cổ phiếu của FPT sẽ giảm giá trong thời gian tới từ
mức hiện nay là 81.000 đồng xuống 72.000 đồng. Anh ta ngay lập tức dùng shortsell để bán
1000 cổ FPT. Cụ thể: Anh ta sẽ dùng shortsell để vay công ty chứng khoán 1000 cổ FPT sau
đó thì bán luôn ở mức giá 81.000 đồng. Đến 2 ngày sau khi giá cổ phiếu giảm xuống 72.000
đồng, anh ta lại mua 1000 cổ FPT để trả lại cho công ty chứng khoán. Như vậy bằng shortsell
anh ta đã thu được lợi nhuận 9.000 đồng/cổ phiếu. Tổng lợi nhuận thu được là 9.000 x 1.000
= 9.000.000 đồng. 9.000.000 đồng sẽ về tài khoản của nhà đầu tư khi anh ta trả đủ 1000 cổ
phiếu đã vay cho công ty chứng khoán.

Stop loss: Lệnh cắt lỗ


Nhà đầu tư sử dụng lệnh này cho phép bán cổ phiếu tự động khi giá cổ phiếu xuống
thấp hơn một mức nào đó. Mục đích của lệnh này là nhà đầu tư có thể rút khỏi 1 cổ phiếu nào
đấy trước khi nó rớt giá hơn nữa.

41
Take profit: Lệnh chốt lời

Nhà đầu tư dùng lệnh này để bán cổ phiếu tự động khi giá cổ phiếu lên đến mức nào đó
(tùy kì vọng của nhà đầu tư). Mục đích của lệnh này là bán cổ phiếu để chốt lời ở mức giá nhà
đầu tư kì vọng tăng lên.
Sau khi đặt Stop loss và Take profit, nhà đầu tư không cần quan sát thường xuyên giá
chứng khoán vì nó sẽ tự động bán nếu đạt đến giá mà đầu tư đặt.

GIỚI THIỆU MỘT SỐ TRANG WEB THEO DÕI THỊ TRƯỜNG


VÀ ĐỌC BẢN TIN CHỨNG KHOÁN

1. Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn (http://www.ssi.com.vn/)


2. Công ty cổ phần chứng khoán Hồ Chí Minh HSC (http://www.hsc.com.vn/hscportal)
3. Công ty cổ phần chứng khoán VNDIRECT (http://www.vndirect.com.vn)
4. Công ty CP chứng khoán FPT (http://fpts.vn)
5. Kênh thông tin kinh tế - tài chính Việt Nam - CafeF (http://cafef.vn/)
6. Diễn đàn tài chính Việt Nam - VFPress (http://vfpress.vn/)
7. Nhịp sống kinh tế Việt Nam và thế giới - VnEconomy (http://vneconomy.vn/)
8. Tình hình kinh tế, tài chính, chính trị thế giới – Bloomberg
(http://www.bloomberg.com)
9. Số liệu, dữ liệu lịch sử và dự đoán về những đối tượng trên thị trường tài chính,
chứng khoán – Trading Economics (https://tradingeconomics.com/)

42
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CHỨNG KHOÁN
“Risk comes from not knowing what you're doing.”

-Warren Buffett -

Hầu hết mọi người thua lỗ ở TTCK vì họ đưa ra quyết định giao dịch không theo quy
tắc nào cả hoặc phá bỏ những quy tắc mà họ đề ra. Những quy tắc này tập hợp lại tạo thành
một trong những bước quan trọng nhất khi tham gia TTCK – “phân tích chứng khoán”.
Phân tích chứng khoán chính là cách để khoa học hóa các nhận định và là căn cứ cho
các quyết định đầu tư. Quan trọng nhất là phải trả lời được các câu hỏi:

- Nên đầu tư vào loại chứng khoán nào và giá cả ra sao?


- Khi nào nên đầu tư?
- Khi nào nên rút khỏi thị trường?

Chương 4 sẽ đưa cho bạn phương pháp phân tích chứng khoán :

- Quy trình phân tích chứng khoán.


- Các trường phái phân tích chứng khoán.

QUY TRÌNH PHÂN TÍCH CHỨNG KHOÁN

Về cơ bản có 2 quy trình phân tích:

Phân tích từ trên xuống Phân tích từ dưới lên

(Top Down) (Bottom Up)

Phân tích vĩ mô Phân tích vĩ mô

Phân tích ngành Phân tích ngành

Phân tích công ty Phân tích công ty

43
Phân tích Bottom Up nên áp dụng chỉ khi ta biết rất rõ mội hay một vài công ty nào đó.
Tập trung vào những phân tích như vậy sẽ tiết kiệm thời gian nhưng sẽ không cho ta cái nhìn
vĩ mô hay không dự tính được những rủi ro từ điều kiện vĩ mô.

Hiện nay, quy trình phân tích Top Down đang được sử dụng nhiều hơn cả bởi tính hiệu
quả của nó. Theo đó, quy trình phân tích chứng khoán gồm 3 bước chính:

Bước 1: Người ta sẽ bắt đầu từ những phân tích khái quát về tình hình kinh tế vĩ mô, cả
trong nước và quốc tế. Bởi lẽ các nhân tố vĩ mô có ảnh hưởng qua lại với nhau và sẽ ảnh
hưởng tới xu hướng thị trường chung.

Bước 2: Tiếp theo là dựa vào tình hình vĩ mô và xu hướng thị trường chung để lựa chọn
và phân tích tình hình hoạt động của ngành kinh doanh.

Bước 3: Cuối cùng là lựa chọn và phân tích các công ty trong ngành, từ đó có những
chiến thuật đầu tư phù hợp.

CÁC TRƯỜNG PHÁI PHÂN TÍCH CHỨNG KHOÁN


Trong phân tích chứng khoán, tồn tại nhiều trường phái (phương pháp) phân tích khác
nhau. Có 3 trường phái chính trong phân tích chứng khoán tại TTCK Việt Nam cũng như trên
thế giới là:

Phân tích cơ bản

Phân tích kỹ thuật

Phân tích thông tin

Phân tích cơ bản


Điều mà các nhà đầu tư theo trường phái phân tích cơ bản coi như kim chỉ nam chính là
cho rằng giá trị thực của một công ty có mối quan hệ mật thiết với các nhân tố mang tính chất
nền tảng như khả năng tăng trưởng, rủi ro mà công ty có thể gặp phải, dòng tiền mặt... Bất kỳ
một sự chệch hướng nào so với giá trị thực cũng là dấu hiệu cho thấy cổ phiếu công ty đó
đang ở dưới hoặc vượt quá giá trị thực. Mặt khác dựa vào các yếu tố cơ bản trong hiện tại mà

44
cốt lõi là khả năng tăng trưởng, nhà đầu tư có thể nhận định giá trị thực của cổ phiếu trong
tương lai.

Ưu điểm Nhược điểm

Nhà đầu tư theo trường phái phân tích cơ Để đạt độ chính xác, các thông tin cần
bản có độ rủi ro thấp vì họ rất hiểu và nắm được tập hợp với khối lượng lớn, thời
vững giá trị thực của một công ty và xu gian phân tích dài.
hướng biến động của nền kinh tế.

Họ cũng có thể thu được lợi nhuận lớn khi Họ không chớp được thời cơ để lướt sóng
phát hiện ra những cổ phiếu tốt đang bị thị nhanh.
trường định giá quá thấp.

Phân tích kỹ thuật

Khác với trường phái phân tích cơ bản, những nhà đầu tư theo trường phái phân tích kỹ
thuật luôn tin tưởng rằng biến động giá cả và khối lượng trong quá khứ phản ánh đầy đủ
thông tin về xu thế trong tương lai của cổ phiếu cũng như thị trường.

Ưu điểm Nhược điểm

Phân tích kỹ thuật không quá kén chọn cổ Phân tích kỹ thuật có thể rất dễ đánh lừa
phiếu tốt hay xấu. Nó cho phép nhà đầu tư nếu một nhà đầu tư khác đang kiểm soát
nhìn được tổng thể thị trường, phát hiện một cổ phiếu nhất định và thực hiện việc
được những cổ phiếu nào mà dòng tiền mua bán để tạo cung, cầu ảo.
đang được tập trung vào và dự đoán xu
hướng giá sắp tới.

Phân tích kỹ thuật cho kết quả nhanh và


thích hợp với nhà đầu tư lướt sóng.

Phân tích thông tin

Nếu bạn là nhà đầu tư dạng này, thâm chí bạn có thể không theo phân tích cơ bản, cũng
không theo phân tích kỹ thuật. Công việc chủ yếu của bạn là tìm thông tin. Thông tin có nhiều
dạng như: thông tin về môi trường vĩ mô, về tình hình kinh doanh của ngành, hay về chính
tình hình của công ty. Thông tin có thể do các cơ quan công quyền công bố, hay do các nhà

45
phân tích, công ty chứng khoán, môi giới đưa ra; hoặc là do chính công ty công bố chính thức;
hoặc cũng có thể là thông tin mật thuộc dạng thông tin tay trong.

Nếu bạn đang nắm trong tay những thông tin như “STB mua vào 100 triệu cổ phiếu quỹ” hay
“IJC được đưa vào rổ cố phiếu của FTSE Vietnam Index” thì hãy mạnh dạn mua vào những
cổ phiếu đó. Thông tin tốt đẩy giá chứng khoán lên, thông tin xấu kéo giá chứng khoán
xuống. Xác định đúng được thông tin bạn sẽ có được chiến lược đầu tư phù hợp.

Ưu điểm Nhược điểm

TTCK được cho là thị trường của tâm Nhà đầu tư phải có sự nhanh nhạy trong việc
lý. Tin tức có ảnh hướng lớn tới tâm lý tìm kiếm thông tin. Nếu thông tin mà ai cũng
của người chơi chứng khoán. Biết biết hoặc không đủ lớn thì không có giá trị.
trước thông tin cũng dễ nắm được xu
hướng biến động giá của cổ phiếu.

Nhà đầu tư phải có khả năng phân tích vì các


thông tin mà nhà đầu tư thu thập được nhiều khi
có thể bị sai lệch hoặc chỉ là thông tin giả.

 Dưới góc độ đầu tư, việc kết hợp cả ba phương pháp phân tích cơ bản, phân tích kỹ
thuật và phân tích thông tin dường như có thể đem lại những kết quả phối hợp tốt nhất. Tất cả
những điều trên đòi hỏi sự thời gian, sự am hiểu và trình độ phân tích đáng kể của nhà đầu tư
và đó là một công việc thực sự không dễ dàng.

46
CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH VĨ MÔ
“To know values is to know the meaning of the market.”
- Charles Dow -

Hoạt động của các doanh nghiệp và TTCK luôn nằm trong một môi trường kinh doanh
nhất định, ở đó có các yếu tố vi mô và vĩ mô. Trước khi nghiên cứu môi trường vi mô gồm
các yếu tố nội tại của doanh nghiệp, nhà đầu tư không nên bỏ qua việc phân tích các yếu tố vĩ
mô, những yếu tố bên ngoài tác động đến hành vi bên trong của doanh nghiệp và toàn thị
trường.

PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH

Phân tích môi trường chính trị – xã hội

Những sự kiện như chiến tranh, bất ổn chính trị, bất kể lý do gì cũng có thể gây tổn hại,
thậm chí làm gián đoạn hoạt động của TTCK và hiệu quả của các doanh nghiệp.

Trong khi đó các chính sách của Chính phủ, các thay đổi trong quản lý, chi tiêu ngân
sách quốc phòng, tổng tuyển cử, sự kiểm soát thắt chặt hay nới lỏng đối với các ngành nghề
trong nền kinh tế có thể tạo các ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực.

Phân tích môi trường pháp luật

Nền kinh tế thị trường có đặc điểm cơ bản là thị trường đóng vai trò chính trong việc
phân bổ sử dụng các nguồn lực trong xã hội. Trong khi đó, Chính phủ tác động đến thị trường
bằng hệ thống luật pháp.

Bởi vậy ảnh hưởng của môi trường pháp luật đối với chứng khoán là không hề nhỏ.

Ví dụ: Luật chống độc quyền thường làm giảm giá cổ phiếu của các công ty bị điều chỉnh
bởi nó. Hay quy định tăng tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài có thể khiến nhà
đầu tư nước ngoài mua nhiều cổ phiếu hơn và đẩy giá lên cao.

47
Phân tích ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế

Sự phát triển của nền kinh tế thường biến động theo những chu kỳ kinh tế nhất định.
GDP và tỷ lệ thất nghiệp là các biến số chính được sử dụng để xác định các pha của chu kì
kinh tế. Thông thường một chu kỳ kinh tế thường bao gồm các giai đoạn:

Tăng trường

Hồi phục Đỉnh

Suy thoái

Tăng trưởng Đỉnh Suy thoái Hồi phục


Tốc độ tăng Chuyển từ âm
Dương Bắt đầu giảm Âm
trưởng GDP sang dương
Tỷ lệ thất nghiệp
Tỷ lệ thất nghiệp Tỷ lệ thất nghiệp Tỷ lệ thất nghiệp
Việc làm giảm nhưng thuê
giảm tăng cao
lao động ít hơn
Tăng đầu tư vào Tiêu dùng cá Tiêu dùng vào
Tiêu dùng và đầu
Tiêu dùng máy móc, thiết nhân, xây dựng hàng hóa lâu bền
tư chậm hơn
bị… và đầu tư giảm và nhà cửa tăng
Lạm phát giảm
Lạm phát tăng Lạm phát tiếp
Lạm phát Lạm phát tăng (có độ trễ
nhẹ tục giảm nhẹ
nhất định)

Chính phủ cũng đóng góp vào việc hình thành chu kỳ kinh tế khi luôn cố gắng đưa nền
kinh tế vào giai đoạn tăng trưởng ổn định. Nhà đầu tư sẽ thành công nếu nắm bắt được chu kỳ
này. Họ sẽ đầu tư mạnh ở giai đoạn tăng trưởng và có xu hướng rút khỏi thị trường khi nền
kinh tế có dấu hiệu suy thoái. Bên cạnh đó, việc đầu tư chứng khoán cũng phụ thuộc vào pha
của chu kì kinh tế để chọn ngành đầu tư phù hợp.

PHÂN TÍCH CÁC BIẾN SỐ VĨ MÔ


Việc phân tích các biến số vĩ mô có tác dụng đánh giá sức khỏe nền kinh tế một cách
định lượng bằng các số liệu và công thức tính toán cụ thể. Từ các chỉ tiêu đánh giá, nhà đầu tư

48
có thể đưa các nhận định chính xác về tình hình nền kinh tế và triển vọng tăng trưởng của nền
kinh tế trong tương lai.

Các biến số vĩ mô cần quan tâm:


Tỷ lệ lạm phát

Tỷ lệ tăng trưởng

Lãi suất

Tỷ giá hối đoái

Cân đối thu chi ngân sách

Tỷ lệ lạm phát
Lạm phát là sự gia tăng của mức giá chung hay sự mất giá của đồng nội tệ. Tỷ lệ lạm
phát chính là một thước đo cho sự ổn định của nền kinh tế. Tỷ lệ lạm phát cao có ảnh hưởng
xấu tới hầu hết tất cả các thành phần trong nền kinh tế.

Ví dụ: Lạm phát tăng cao có ảnh hưởng tới chi phí đầu vào, nguyên nhiên vật liệu tăng
khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết bài toán phân bổ vốn. Hiệu quả
trong các dự án của doanh nghiệp cũng vì thế mà giảm làm xói mòn niềm tin của nhà đầu tư,
khiến họ có xu hướng tháo chạy ra khỏi thị trường để bảo toàn đồng vốn của mình, góp phần
đẩy TTCK “lao dốc”.

Bối cảnh lạm phát khiến giá cả tăng vọt cũng khiến nhà đầu tư phải cân đối lại nguồn
tiền để đầu tư và để đảm bảo nhu cầu cuộc sống.

Mặt khác, khi mà lạm phát đang ở mức cao, Chính Phủ cũng sẽ có những biện pháp
kiềm chế lạm phát như việc “siết” lại lượng cung tiền khiến TTCK cũng mất đi
một lượng tiền.

Tỷ lệ tăng trưởng

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là chỉ tiêu kinh tế cơ bản phản ảnh tổng giá trị sản
phẩm hàng hoá dịch vụ cuối cùng của nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng GDP có thể cho thấy tỷ
lệ tăng trưởng của nền kinh tế và là định hướng cho việc gia nhập hay rút khỏi thị trường của
nhà đầu tư.

49
Lãi suất

Lãi suất là tỷ lệ của tổng lợi tức tín dụng so với tổng số tiền vay trong một khoảng thời
gian nhất định.
Sự biến động của lãi suất có thể ảnh hưởng trực tiếp đến TTCK theo cả 2 hướng: doanh
nghiệp và nhà đầu tư.
Thực tế là lãi suất tăng cao đồng nghĩa với việc doanh nghiệp mất nhiều chi phí hơn cho
việc vay tiền của ngân hàng. Doanh nghiệp làm ăn khó khăn hơn do nguồn vốn vào bị hạn
chế. Như vậy trong tương lai, dòng tiền kỳ vọng của doanh nghiệp sẽ giảm bớt, thậm chí
doanh nghiệp sẽ bị lỗ nếu kinh doanh không hiệu quả và mức sinh lời không cao hơn
chi phí vay. Như vậy, rõ ràng giá trị kỳ vọng của cổ phiếu sẽ giảm đi và nhà đầu tư sẽ
không đầu tư nữa.
Trong khi đó, lãi suất tăng cao nên lãi suất huy động cũng tăng cao. Dòng vốn của
nhà đầu tư sẽ có xu hướng chuyển dịch từ TTCK sang gửi ngân hàng.

Để quan sát được diễn biến lãi suất nói chung, bạn có thể quan sát thông qua một số yếu
tố như: lợi suất trái phiếu Chính phủ, lãi suất liên ngân hàng, hay các loại lãi suất chính sách
như lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn.

Tỷ giá hối đoái


Tỷ giá hối đoái là biểu hiện của giá cả đồng tiền nước này thông qua một đồng tiền
nước khác.
Sự biến động của tỷ giá hối đoái có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp, đặc
biệt là các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài (doanh nghiệp FDI, xuất nhập khẩu, ngân
hàng…). Sự biến động của tỷ giá hối đoái cũng có thể ảnh hưởng tới các chính sách của
Chính phủ, tới dòng tiền đầu tư. Chẳng hạn nếu đồng nội tệ mất giá, nhà đầu tư sẽ chuyển
hướng vào đầu tư ngoại tệ. Dòng tiền của TTCK sẽ bị giảm một phần.

Cân đối thu chi ngân sách


Chi tiêu thu chi ngân sách là một chỉ tiêu tài chính vĩ mô quan trọng phản ánh mức độ
vững chắc của tài chính nhà nước.
Thặng dư ngân sách phản ánh sự vững chắc, lành mạnh của tài chính nhà nước, khuyến
khích mọi người đầu tư. Ngược lại, thâm hụt ngân sách lại phản ánh những khó khăn nhất
định của tài chính nhà nước và thường phải bù đắp bằng các khoản vay nợ. Các khoản vay
này càng lớn sẽ hạn chế việc vay nợ và đầu tư của cá nhân do lãi suất chuẩn tăng trên thị
trường.

50
CÁC BIẾN SỐ KHÁC

Chỉ số nhà quản trị mua hàng PMI


Chỉ số nhà quản trị mua hàng PMI (Purchasing Managers Index) phản ánh sức khỏe của
khu vực sản xuất. Chỉ số này trên 50 điểm phản ánh sự cải thiện các điều kiện kinh doanh so
với tháng trước, trong khi kết quả dưới 50 chỉ sự giảm sút. Do vậy, chỉ số này càng cao càng
cho thấy sự ổn định và sức khỏe tốt của nền kinh tế.

Chỉ số PMI của Việt Nam do ngân hàng HSBC được xây dựng trên dữ liệu thu thập
hàng tháng từ các nhà quản trị mua hàng tại 429 doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam, theo các
chỉ số riêng biệt như: đơn đặt hàng mới, sản lượng, việc làm, thời gian giao hàng của nhà
cung cấp, tồn kho các mặt hàng đã mua.

Tăng trưởng tín dụng


Tăng trưởng tín dụng là tỉ lệ phần trăm gia tăng lượng tiền cho cá nhân hoặc tổ chức vay
của năm này so với năm trước đó.

Tăng trưởng tín dụng là một trong số những chỉ báo vô cùng quan trọng về sức khỏe nói
chung của một nền kinh tế. Nếu tăng trưởng tín dụng quá cao phản ánh một nền kinh tế đang
tăng trưởng quá nóng và tiềm ẩn nhiều bất ổn vĩ mô. Nhưng ngược lại nếu tăng trưởng tín
dụng quá thấp hoặc thậm chí là âm lại phản ánh một nền kinh tế đang đình trệ và các nhà
hoạch định chính sách cần có những giải pháp để khắc phục. Do đó việc duy trì tăng trưởng
tín dụng ở một mức vừa phải và ổn định là một trong những việc vô cùng quan trọng của
bất kì nền kinh tế nào trên thế giới.

51
PHỤ LỤC 3: PHÂN TÍCH VĨ MÔ VIỆT NAM NĂM 2019

PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH

Môi trường chính trị – xã hội – pháp luật


 Kinh tế - xã hội Việt Nam sáu tháng đầu năm 2019 diễn ra trong bối cảnh kinh tế
thế giới có xu hướng tăng trưởng chậm lại với các yếu tố rủi ro, thách thức gia tăng.
Căng thẳng gần đây giữa các nền kinh tế lớn khiến thương mại và đầu tư thế giới giảm 70%
nền kinh tế thế giới, trong đó hầu hết các nền kinh tế phát triển rơi vào tăng trưởng chậm lại.
Hoạt động kinh tế tại các quốc gia phát triển cũng như một số thị trường mới nổi yếu hơn so
với dự kiến, các tổ chức quốc tế đều đưa ra dự báo thiếu lạc quan về tăng trưởng kinh tế thế
giới năm 2019. Các điểm nóng địa - chính trị có dấu hiệu phức tạp và tăng nhiệt. Giá dầu và
đồng Đô la Mỹ diễn biến phức tạp cũng là thách thức đối với kinh tế thế giới và ảnh hưởng
xấu tới kinh tế Việt Nam. Trong nước, nền kinh tế cũng đối mặt không ít khó khăn với thời
tiết diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến cây trồng; ngành chăn nuôi gặp khó khăn với dịch tả
lợn Châu Phi; tăng trưởng chậm lại của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực; giải ngân vốn
đầu tư công thấp.

Trước tình hình đó, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt thực hiện hiệu quả các mục tiêu,
nhiệm vụ, giải pháp, nhờ đó nền kinh tế nước ta sáu tháng đầu năm tiếp tục chuyển biến
tích cực.

 GDP sáu tháng đầu năm 2019 tăng 6,76%, tuy thấp hơn mức tăng của sáu tháng đầu
năm 2018 nhưng cao hơn mức tăng của sáu tháng các năm 2011 – 2017, khẳng định tính kịp
thời và hiệu quả của các giải pháp chủ yếu được Chính phủ ban hành và sự nỗ lực của các
ngành, các địa phương. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,39%, đóng góp 6% vào
mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,93%, đóng góp 51,8%; khu
vực dịch vụ tăng 6,69%, đóng góp 42,2%.

 Trong sáu tháng đầu năm nay, cả nước có gần 67 nghìn doanh nghiệp đăng ký mới với
tổng vốn đăng ký là 860,2 nghìn tỷ đồng, tăng 3,8% về số doanh nghiệp và tăng 32,5% về số
vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2018; số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là
21,1 nghìn doanh nghiệp, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm trước; số doanh nghiệp hoàn tất thủ
tục giải thể là 7,8 nghìn doanh nghiệp, tăng 18,1%.

52
 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân sáu tháng đầu năm 2019 tăng 2,64% so với cùng
kỳ năm 2018, đây là mức tăng bình quân sáu tháng thấp nhất trong ba năm gần đây. Lạm phát
cơ bản bình quân sáu tháng đầu năm 2019 tăng 1,87% so với bình quân cùng kỳ năm 2018.

 Hoạt động thương mại dịch vụ trong sáu tháng đầu năm nay tiếp tục có xu hướng tăng.
Cán cân thương mại hàng hóa sáu tháng ước tính nhập siêu ở mức thấp với 34 triệu USD.

 Cán cân ngân sách nhà nước sáu tháng đầu năm 2019 thặng dư 48,1 nghìn tỷ đồng.
Tuy nhiên, chi đầu tư phát triển vẫn ở mức thấp.

 Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng trưởng cao so với cùng
kỳ năm trước, thể hiện cầu tiêu dùng trong người dân tăng.

 Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn đầu tư
và có tốc độ tăng trưởng cao nhất (tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước). Vốn FDI thực hiện
sáu tháng ước tính đạt 9,1 tỷ USD, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm 2018. Tuy nhiên hạ tầng
sản xuất kỹ thuật của Việt Nam vẫn chưa đạt được các tiêu chuẩn cần thiết để đáp ứng sản
xuất các sản phẩm công nghệ cao từ Mỹ hay EU.

 Biến động tỷ giá chủ yếu bị ảnh hưởng bởi các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung
và các hoạt động của FED. Ngân hàng nhà nước vẫn tiếp tục nâng cao mức giao dịch của tỷ
giá USD/VND.

 Tăng trưởng tín dụng sáu tháng đầu năm giảm nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái. Mặt
bằng lãi suất huy động và cho vay cơ bản giữ ở mức ổn định.

Phân tích chu kỳ kinh tế

Kinh tế Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn mở rộng của chu kỳ tăng trưởng, tức
là giai đoạn mà nền kinh tế phục hồi và phát triển sôi động.

 Kinh tế - xã hội nước ta sáu tháng đầu năm 2019 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế
giới có xu hướng tăng trưởng chậm lại với các yếu tố rủi ro, thách thức gia tăng. Căng thẳng
gần đây giữa các nền kinh tế lớn khiến thương mại và đầu tư thế giới giảm, niềm tin kinh
doanh toàn cầu giảm sút, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nhận định kinh tế quốc tế phải đối mặt
với thời kỳ “bất trắc cao” khi 70% nền kinh tế trên thế giới trong đó hầu hết các nền kinh tế
phát triển đều rơi vào tình trạng tăng trưởng chậm lại.

 Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý II/2019 ước tính tăng 6,71% so với cùng kỳ
năm trước, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,19%; khu vực công nghiệp
và xây dựng tăng 9,14% và khu vực dịch vụ tăng 6,85%.

53
 Ngành công nghiệp sáu tháng đầu năm 2019 duy trì tăng trưởng khá với tốc độ tăng
giá trị tăng thêm 9,13%, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo giữ vai trò chủ chốt dẫn dắt
mức tăng trưởng chung của ngành công nghiệp và toàn nền kinh tế; sản xuất và phân phối
điện bảo đảm cung cấp đủ điện cho sản xuất và tiêu dùng của nhân dân; khai khoáng bước
đầu có mức tăng nhẹ 1,78% sau nhiều năm liên tiếp giảm nhờ khai thác than tăng cao, bù đắp
cho sự sụt giảm của khai thác dầu thô.

 Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa sáu tháng đầu năm 2019 ước tính đạt
245,48 tỷ USD, mức cao nhất của sáu tháng từ trước đến nay với kim ngạch xuất khẩu hàng
hóa đạt 122,72 tỷ USD, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong
nước có tốc độ tăng 10,8%, cao hơn tốc độ tăng của khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài (5,9%). Cán cân thương mại hàng hóa sáu tháng ước tính nhập siêu ở mức thấp
với 34 triệu USD.

PHÂN TÍCH CÁC BIẾN SỐ VĨ MÔ

Tỷ lệ lạm phát
Tăng trưởng GDP sáu tháng đầu năm 2019 ước đạt 6,76%, tuy thấp hơn mức tăng của
sáu tháng đầu năm 2018 nhưng cao hơn mức tăng của sáu tháng các năm từ 2011-2017, trong
bối cảnh 70% các nền kinh tế trên thế giới, trong đó hầu hết các nền kinh tế phát triển đều rơi

54
vào tình trạng tăng trưởng chậm lại. CPI bình quân sáu tháng đầu năm 2019 tăng 2,64%
so với bình quân cùng kỳ năm 2018.

Ở cuộc họp vào ngày 10/07/2019, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng Ban
Chỉ đạo điều hành giá đồng tình với dự báo của Nhóm giúp việc Ban Chỉ đạo: Kịch bản lạm
phát bình quân năm 2019 ở mức từ 3,17 – 3,41%, thấp hơn mục tiêu đã đề ra tại kỳ điều hành
trước là từ 3,3 – 3,9%.

Lạm phát 7 tháng đầu năm 2019 và dự báo cho những tháng tới (Nguồn: BVSC)

Tốc độ tăng GDP sáu tháng các năm 2011 – 2019 (Nguồn: Tổng cục Thống kê)

55
Tỷ lệ tăng trưởng

Mức tăng trưởng sáu tháng đầu năm 2019 vẫn cao hơn so với tăng trưởng sáu tháng
đầu năm cả giai đoạn 2011 – 2017, nên mặc dù tăng trưởng có chậm lại nhưng nền kinh tế vẫn
chưa được coi là mất "đà" trong xu hướng phục hồi (quý II năm 2019 tăng trưởng 6,71%, chỉ
giảm nhẹ so với 6,73% cùng kỳ năm trước). Ngoài ra, với mức tăng trưởng 6,76%, Việt Nam
vẫn là nước có tăng trưởng cao so với các nước trong khu vực.

Lãi suất
Trong sáu tháng đầu năm 2019, tín dụng tăng 7,33%. Mức tăng này xấp xỉ mức tăng
của năm 2018. Cơ cấu tín dụng vẫn đang chuyển biến tích cực, hỗ trợ đạt được tốc độ tăng
trưởng sáu tháng đầu năm cao có lĩnh vực công nghiệp, chế biến chế tạo và xuất khẩu.

Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay về cơ bản ổn định, lãi suất cho vay ngắn hạn
phổ biến ở mức 6 – 9%/năm; 9 – 11% đối với trung và dài hạn. Đối với khách hàng có tình
hình tài chính lành mạnh, mức tín nhiệm cao, lãi suất cho vay ngắn hạn ở mức 4 – 5%/năm.
Vốn tín dụng cơ bản đáp ứng được nhu cầu vốn cho đầu tư và sản xuất, kinh doanh.

Đến tháng 9 năm 2019, bối cảnh kinh tế thế giới diễn biến kém thuận lợi hơn, nhiều
ngân hàng trung ương các nước trong đó có Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED), Ngân hàng
trung ương Châu Âu (ECB) đã giảm lãi suất điều hành; trong nước kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn
định, lạm phát được kiểm soát, thị trường tiền tệ, ngoại hối diễn biến ổn định.

→ Ngày 12/09/2019, NHNN sẽ điều chỉnh lãi suất tái cấp vốn giảm từ 6,25% xuống 6%/năm,
trong khi lãi suất tái chiết khấu giảm từ 4,25% xuống 4%/năm kể từ ngày 16/09/2019. Đây
cũng là lần giảm lãi suất điều hành lần đầu tiên của NHNN kể từ tháng 10/2017.

Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp
thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân
hàng từ 7,25%/năm xuống 7,0%/năm.

56
Chỉ số giá vàng và đô la Mỹ

Giá vàng trong nước biến động theo giá vàng thế giới.

Chênh lệch giá vàng thế giới và giá vàng trong nước tính đến 07/06/2019 (Nguồn: Doji)

Tỷ giá USD/VNĐ dựa trên ba cấu phần: một là là tỷ giá trung tâm, hai là cán cân
tương đối lớn của nền kinh tế VN, ba là chỉ số vĩ mô kinh tế - chính trị - xã hội trên thế giới.

Cấu phần về tỷ giá trung tâm, do được xác định dựa trên các đồng ngoại tệ có tỷ trọng
giao thương về nền kinh tế - thương mại tương đối lớn, trong đó có đồng nhân dân tệ và đô la
Mỹ nên thời gian qua, tỷ giá trung tâm Việt Nam đang chịu áp lực rất lớn trước sự phá giá của
đồng nhân dân tệ và các đồng ngoại tệ khác đồng loạt giảm giá.

Việc giảm giá của tỷ giá USD/VNĐ không chỉ là căn cứ vào ngoại tệ của các nước mà
còn căn cứ vào mục tiêu về cân đối lớn của các nước về kinh tế, trong đó có liên quan đến lạm
phát, lãi suất, cán cân thương mại, GDP…

57
Cân đối thu chi ngân sách
Thu cân đối NSNN tháng 5 năm 2019 ước đạt 110,2 nghìn tỷ đồng; lũy kế 5 tháng
đạt 628,1 nghìn tỷ đồng, bằng 44,5% dự toán, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm 2018. Trong
đó, thu nội địa tháng 5/2019 ước đạt 81,9 nghìn tỷ đồng, luỹ kế 5 tháng đạt 506,9 nghìn tỷ
đồng, bằng 43,2% dự toán, tăng 13% so cùng kỳ năm 2018; thu từ dầu thô tháng 5/2019 ước
đạt 5,1 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng ước đạt 23,39 nghìn tỷ đồng, bằng 52,4% dự toán,
giảm 2,4% so với cùng kỳ năm 2018; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu tháng 5/2019
ước đạt 23,1 nghìn tỷ đồng, lũy kế thu 5 tháng ước đạt 97 nghìn tỷ đồng, bằng 51,3% dự toán,
tăng 15,8% so với cùng kỳ năm 2018.

Tổng chi NSNN tháng 5/2019 ước đạt 120,7 nghìn tỷ đồng; luỹ kế 5 tháng
đạt 550,2 nghìn tỷ đồng, bằng 33,7% dự toán, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó,
chi đầu tư phát triển đạt 94,1 nghìn tỷ đồng, bằng 21,9% dự toán, xấp xỉ mức thực hiện
năm 2018; chi trả nợ lãi đạt 51,56 nghìn tỷ đồng, bằng 41,3% dự toán, tăng 1,7%; chi thường
xuyên đạt 401,6 nghìn tỷ đồng, bằng 40,2% dự toán, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm 2018.

58
CÁC BIẾN SỐ KHÁC

Chỉ số quản lý mua hàng PMI


Chỉ số quản lý mua hàng PMI (Purchasing Managers Index) phản ánh sức khỏe của
khu vực sản xuất.

Chỉ số nhà quản lý mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam tháng 8/2019 chỉ đạt
51,4 điểm, mức thấp nhất trong vòng 6 tháng gần đây. Thương chiến Mỹ - Trung và
nhu cầu khách hàng giảm, mức độ lạc quan trong kinh doanh giảm khiến tăng trưởng của
lĩnh vực sản xuất của Việt Nam trong tháng 8 đã chậm lại.

Chỉ số hoạt động kinh tế VEPI (Vietnam Economic Performance Index), do VEPR
xây dựng dựa trên số liệu về sản lượng điện thương phẩm, kim ngạch xuất nhập khẩu, tăng
trưởng tín dụng

Chỉ số sản xuất công nghiệp IPI xác định tốc độ tăng trưởng của nền sản xuất công
nghiệp dựa vào khối lượng sản phẩm sản xuất.

59
60
CHƯƠNG 6: PHÂN TÍCH NGÀNH
“Know what you own, and know why you own it.”

- Peter Lynch -

Lựa chọn một cổ phiếu, bạn sẽ làm gì đầu tiên? Liệu có phải là xem giá cả nó là bao
nhiêu hay lượng cổ tức thu về hiện tại? Hãy cẩn thận vì việc bạn đốt cháy giai đoạn sẽ khiến
cho mức độ rủi ro của đầu tư chứng khoán vốn đã không nhỏ nay càng tăng cao. Xuất phát từ
những phân tích vĩ mô cho đến đánh giá vi mô sẽ giúp cho lựa chọn đầu tư của bạn thêm
an toàn.

Xin được nhắc lại, cổ phiếu là do các công ty phát hành để thu hút vốn, tham gia vào thị
trường chứng khoán, ai cũng mong muốn mình sẽ mua cổ phiếu của công ty làm ăn tốt.
Quy tắc đánh giá công ty cơ bản nhất là vào lĩnh vực mà công ty đó đang hoạt động. Phân tích
ngành sẽ cho bạn một cái nhìn tổng quan nhất về tất cả các công ty hoạt động trong cùng một
thị trường, đảm bảo an toàn cho lựa chọn đầu tư trung và dài hạn.

Trên thực tế, nhiều nhà đầu tư nghiệp dư bỏ qua việc phân tích ngành, tập trung vào
phân tích tình hình tài chính các công ty hoặc các biến động thị trường đã khiến cho phán
đoán của họ trở nên không hiệu quả, đặc biệt vào thời kì khủng hoảng khi mọi hoạt động sản
xuất, làm ăn trở nên trì trệ, tất cả các công cụ phân tích vi mô đưa đến các đáp án bế tắc. Lúc
này, phân tích ngành sẽ giúp cho các bạn thấy được tia sáng trong thời kì u ám, đem lại triển
vọng đầu tư trong tương lai.

Để phân tích một ngành nào đó, trước hết nhà đầu tư phải có cái nhìn tổng quan về
ngành đó cũng như có sự so sánh vị thế cạnh tranh của ngành đó so với các ngành khác trong
nền kinh tế. Tiếp theo là phân tích chu kỳ kinh doanh của ngành. Đặt câu hỏi liệu ngành này
đang ở chu kỳ nào, có phù hợp với tình hình vĩ mô và chu kỳ kinh tế hay không? Bước cuối
cùng, nhà đầu tư phải có được các số liệu về mức lợi suất sinh lời và rủi ro của ngành để đưa
ra các con số định lượng chính xác nhất.

QUY MÔ NGÀNH

Trước hết, hãy bắt đầu với quy mô ngành. Quy mô ngành có thể được đánh giá thông
qua sản lượng và giá trị sản xuất của ngành (được công bố bởi Tổng cục thống kê Việt Nam),
bên cạnh đó có thể so sánh với các ngành khác để thấy được vị thế ngành trong nền kinh tế.

61
Từ các dữ liệu hàng năm về tỉ lệ tăng trưởng, vị thế ngành, mức đầu tư và quan tâm
của nhà nước cũng như các nhà đầu tư khác, chúng ta hoàn toàn có thể đánh giá được
xu hướng phát triển trong thời gian tới của ngành để từ đó lựa chọn đầu tư vào một công ty
trong ngành đó.

Chẳng hạn như ngành dầu khí tại Việt Nam, với mức độ phát triển của nền kinh tế, mức năng
lượng sử dụng tăng đột biến khiến cho chính phủ tăng mức đầu tư vào ngành này lên rất cao,
bên cạnh đó vị thế ngành dầu khí với vai trò chủ chốt trong cung cấp năng lượng cho ngành
giao thông vận tải trọng yếu khiến cho cổ phiếu các công ty hoạt động trong ngành này
trở nên hấp dẫn.

Các nhân tố dẫn dắt ngành trong tương lai


Mỗi ngành đều có một đặc thù riêng và bị các yếu tố nhất định chi phối và ảnh hưởng.
Xét đến các nhân tố này giúp cho chúng ta phản ứng thêm nhạy bén với các tin tức mới và
làm giảm độ trễ trong quyết định đầu tư.
Thực tế, hiện nay ngành dầu khí Việt Nam bị ảnh hưởng bởi nguồn tài nguyên tự nhiên là các
mỏ dầu và khí đốt. Việc phát hiện ra các mỏ dầu mới không chỉ là tin tức khoa học mà còn là
tin vui đối với toàn ngành, đem lại hi vọng tăng trưởng trong sản lượng. Bên cạnh đó, Việt
Nam chủ yếu là khai thác dầu thô, và xuất khẩu dầu thô, chính sự kiện mở nhà máy lọc dầu
Dung Quất đã làm nên triển vọng lớn cho ngành dầu khí Việt Nam trong việc tăng trưởng
lợi nhuận.

Sự thay đổi về số lượng và cơ cấu dân số


Các yếu tố xã hội cũng không thể bỏ qua. Sự thay đổi trong số lượng và cơ cấu dân số
cũng có ảnh hưởng mạnh đến ngành, đặc biệt là các ngành liên quan đến các sản phẩm
tiêu dùng.

Ví dụ đơn giản nhất là ngành Sữa, mức tiêu thụ bình quân đầu người của Việt Nam hiện mới
chỉ trên 14 lít/năm, cơ cấu dân số trẻ và năng động, trong khi đó cung sữa tươi trong nước
hiện chỉ đáp ứng khoảng 30% sản xuất, còn lại 70% phải nhập khẩu.

Qua các ví dụ trên, các bạn có thể hình dung phần nào về những nhân tố cần thiết nhất
trong phân tích ngành. Tuy nhiên, nền kinh tế luôn thay đổi và nếu chỉ nhìn vào quá khứ là
chưa đủ, sự thành công không thể đến với bạn. Một nhân tố mà bạn cần dự báo trước đó là các
yếu tố cạnh tranh mới xuất hiện.

62
Xu hướng của ngành ngân hàng trong những năm vừa qua có thể là một ví dụ sinh động.
Các ngân hàng đều dựa nhiều vào tăng trưởng tín dụng với tỷ lệ cho vay/huy động cao
(Lending to Deposit Ratio – LDR) trên 100%, khiến lợi nhuận bị “hãm” bởi nợ xấu (số liệu
của NHNN Việt Nam cuối năm 2011, tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành là trên 3,5%) và gây nhiều
rủi ro khác v.v… Ngành ngân hàng đã đến lúc phải tự thay đổi sau cơn bão lạm phát và sự suy
giảm của nền kinh tế, các ngân hàng yếu kém biến mất nhường chỗ cho các ngân hàng có sức
khỏe tốt hơn, với xu hướng M&A (mua bán và sáp nhập) tạo ra một cơ hội cho những
nhà đầu tư vào ngành này.

PHÂN TÍCH CHU KÌ KINH DOANH CỦA NGÀNH

Trong nền kinh tế, các ngành khác nhau sẽ có khả năng phản ứng khác nhau trước
những thay đổi trong chu kỳ kinh doanh. Sự thay đổi của các yếu tố vĩ mô có quan hệ mật
thiết đối với sự thay đổi của các ngành tuy nhiên không phải lúc nào sự thay đổi này cũng là
cùng chiều.

Trong chu kỳ suy thoái kinh tế, vẫn tồn tại những ngành giữ được phong độ ổn định và bền
vững. Đó chính là những ngành vật dụng cơ bản, thiết yếu như thực phẩm, y tế, vật liệu xây
dựng. Điều này đã được chứng minh ở TTCK Việt Nam với sự tăng trưởng ngoạn mục của
các cổ phiếu ngành sắt thép: HPG, HSG,..., ngành mía đường: BHS, LSS..., các cổ phiếu
nhóm Sông Đà: SJS, SD1, SD2…

Tuy nhiên trong chu kỳ kinh tế phát triển, chúng lại tỏ ra khá yếu khi không có được sự tăng
trưởng mạnh như mong muốn. Dòng tiền lúc này phần lớn sẽ tìm đến những ngành có mức
sinh lời nhanh chóng là nhóm ngành tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bất động sản và dịch
vụ như các mã cổ phiếu: ACB, STB, VCB, SHB, CTG, KLS, BVS, SSI hay các đại gia: SJS,
NTL, BCI…

63
CHƯƠNG 7: PHÂN TÍCH CÔNG TY
“If a business does well, the stock eventually follows.”

- Warren Buffett -

Để nhận xét được một công ty tốt hay xấu, bạn phải thực sự hiểu rõ về công ty, nắm
chắc những yếu tố thuộc về công ty: công ty sản xuất gì, sản xuất như thế nào, nhà cung cấp
và phân phối của nó ra sao, chu kì kinh doanh như thế nào, …

MÔ HÌNH KINH DOANH

Lịch sử công ty
Lịch sử công ty chính là thứ cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan nhất về công ty,
những thành tựu đạt được, các hoạt động kinh doanh thành công cũng như thất bại và cách
công ty đó vượt qua những thời kì khó khăn. Những công ty có lịch sử lâu đời thường có quy
mô lớn và độ tin cậy cao hơn vì chúng đã tồn tại, phát triển qua nhiều biến động của nền kinh
tế, chứng tỏ được năng lực quản lý và chiến lược kinh doanh tốt. Từ đó, bạn có thể tin tưởng
hoặc bi quan về tương lai khoản đầu tư của bạn.

Vị thế công ty
Cùng với lịch sử hình thành, vị thế của một công ty trong ngành cũng là một yếu tố
quan trọng thể hiện sức mạnh của công ty đó trên thị trường. Doanh nghiệp dẫn đầu ngành
thường là những doanh nghiệp có lịch sử, uy tín lâu đời, có vốn hóa thị trường lớn nhất trong
các công ty trong ngành và các cổ đông danh tiếng, cùng với đó doanh thu và lợi nhuận
thường tăng trưởng ổn định và nổi bật so với toàn bộ các công ty khác. Các doanh nghiệp này
có xu hướng phát triển liên tục và đều đặn qua các năm nhờ sức cạnh tranh lớn với các đối
thủ, danh tiếng được xây dựng lâu đời, kinh nghiệm kinh doanh của tầng lớp lãnh đạo. Cổ
phiếu của các công ty này thường có độ rủi ro thấp, giá trị thị trường lớn, ít tăng trưởng đột
biến nhưng rất ổn định. Ở TTCK Việt Nam hiện nay có thể kể ra một số doanh nghiệp thuộc
dạng này như: VNM ở ngành Sữa, KDC ở mảng bánh kẹo, GAS ở Công nghiệp dầu khí,
DHG ở ngành Dược phẩm.

Doanh nghiệp ở vị thế thấp hơn trong ngành thường là những doanh nghiệp ra đời sau,
thường có vốn nhỏ hơn, tiềm lực yếu hơn. Phần lớn các công ty này có sự ổn định kém hơn

64
các công ty đầu ngành nhưng bù lại, tiềm năng tăng trưởng của các công ty này cũng cao hơn
nếu có chiến lược kinh doanh đúng đắn, công nghệ khác biệt so với phần còn lại, hoặc có một
tổ chức tài chính hùng mạnh. Các công ty vừa và nhỏ này thường nhạy cảm hơn với sự biến
động của nền kinh tế chung, tăng trưởng nhanh khi vĩ mô thuận lợi, còn khi suy thoái kéo dài,
dễ lâm vào khó khăn do tiềm lực không đủ mạnh để duy trì sản xuất trong điều kiện kinh tế
khó khăn.

Việc đầu tư vào các công ty “lớn” không có nghĩa là “an toàn” hơn. Thậm chí, trong
những năm gần đây, 5 hãng hàng không lớn nhất, chiếm đến 24% thị phần tại Mỹ đang có kết
quả hoạt động dưới mức an toàn khỏi phá sản. Giải thích cho điều này chính là sự xuất hiện
của những doanh nghiệp trẻ trong lĩnh vực này. Lấy ví dụ là Southwest Airlines. Hãng hàng
không này có lợi thế nhờ việc sử dụng loại máy bay nhỏ hơn, rẻ hơn nhưng hiện đại và tiết
kiệm năng lượng hơn so với những chiếc Boeing 727 hay 777 thường thấy của American
Airlines. Chính điều này đã tạo thành sự cạnh tranh về giá, góp phần giúp thị trường vé máy
bay giá rẻ tăng trưởng đến hơn 47% trong 5 năm qua. Điều tương tự cũng có thể xảy ra ở Việt
Nam đối với Vietnam Airlines, Vietjet Air và Jetstar Pacific.

Hoạt động kinh doanh của công ty


Mỗi một công ty lại hoạt động ở một hoặc một số lĩnh vực nhất định. Mỗi một ngành
nghề, một lĩnh vực hoạt động lại có một đặc thù riêng về nguyên vật liệu, quy trình sản xuất,
công nghệ, thị trường. Nhà đầu tư cần nắm rõ điều này để hiểu hơn về hoạt động của doanh
nghiệp cũng như những khó khăn thách thức mà doanh nghiệp sẽ gặp phải trong từng chu kỳ
kinh tế.

Ví dụ: Một số ngành như Thực phẩm, Khoáng sản, Dược phẩm, … có sự ổn định cao, tăng
trưởng tốt và ít bị tác động của các biến động kinh tế vĩ mô.

Các ngành Thép, VLXD, Bất động sản, … phụ thuộc khá nhiều vào sức khỏe của nền kinh tế
và thường biến động theo chu kỳ.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần nắm rõ tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, so sánh
với tình hình vĩ mô hiện tại, bối cảnh kinh tế và với các công ty khác để đưa ra phán đoán
mức phát triển của công ty đó trong tương lai.

Đặc biệt, các yếu tố quan trọng bạn cần quan tâm đó là cơ cấu vốn, các dự án đang
tiến hành, nguồn nhân lực, ban quản trị, …

65
Ví dụ: Một ví dụ đơn giản là tập đoàn điện lực EVN, mặc dù với mức giá điện tăng
liên tục, xong việc đầu tư ngoài ngành thất bại dẫn đến việc thua lỗ, công ty không hề có lãi.

Đối thủ cạnh tranh


Sự cạnh tranh khốc liệt ngày càng gia tăng trên thị trường Việt Nam đang khiến cho các
nhà đầu tư thêm băn khoăn về địa chỉ đầu tư tin cậy và tăng độ rủi ro cho quyết định đầu tư
của họ. Việc có quá nhiều đối thủ trong ngành có thể làm hoạt động kinh doanh của công ty
gặp khó khăn. Bạn cần phải phân tích mức độ cạnh tranh tương đối giữa các công ty với nhau
dựa trên các nhân tố chính: thị phần, phân khúc khách hàng, sản phẩm chủ lực, giá cả, trình
độ công nghệ, chất lượng sản phẩm/dịch vụ, thời gian phát triển sản phẩm/dịch vụ mới, chính
sách bán hàng/tín dụng thương mại, điều khoản thanh toán, hỗ trợ khách hàng, danh mục
sản phẩm, …

Nokia từng được xem là một trong những tập đoàn di động thành công nhất hành tinh. Tuy
nhiên đó chỉ còn là câu chuyện của quá khứ. Năm 2007 có lẽ là cột mốc đáng nhớ cho những
chuỗi ngày điêu đứng sau đó của Nokia khi Apple bất ngờ tung ra iPhone, sản phẩm đã định
nghĩa lại điện thoại di động như một thiết bị giống máy tính cá nhân với màn hình cảm ứng và
hàng loạt ứng dụng vô cùng hấp dẫn. Cũng kể từ đây, Nokia dù vẫn được mệnh danh là nhà
sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới (nắm 40% thị phần điện thoại toàn cầu – thành tích không
bao giờ lặp lại từ sau đó) nhưng giá trị vốn hóa đã giảm tới 75% trong khi giá trị của Apple
tăng vùn vụt. Và không chỉ Apple, cả Samsung, HTC, Sony,... cũng đã có những bước nhảy
mạnh mẽ. Sản phẩm của họ đã bao phủ mọi phân khúc khách hàng với những cải tiến sáng
tạo. Điều tất yếu đã đến: quý I/2012, Nokia chính thức phải nhường ngôi dẫn đầu thị trường
điện thoại di động về tay Samsung, chấm dứt 14 năm liên tiếp ở vị trí độc tôn này. Nếu như
trong quá khứ, thị trường điện thoại di động chỉ là cuộc chơi dành riêng cho Nokia, Motorola
hay Siemens thì ngày nay có đến hàng chục tên tuổi mới đã tham gia. Rõ ràng đây là một
cuộc chiến tranh giành thị phần dữ dội, và theo dõi sát sao để phán đoán kẻ chiến thắng và
đầu tư vào đó là việc nên làm.

66
Ban lãnh đạo

Công việc tìm hiểu ban lãnh đạo của một công ty là không thể thiếu, nó còn là yếu tố
quan trọng khi xem xét một doanh nghiệp vì tài năng của nhà quản lý là nguồn gốc dẫn tới
lợi nhuận sau này của các nhà đầu tư.
Những phẩm chất của một nhà lãnh đạo giỏi có thể kể đến như: học vấn, khả năng
chuyên môn trong ngành nghề kinh doanh; tầm nhìn, kì vọng thể hiện trong chiến lược tương
lai; cung cách ứng xử với bên ngoài và nhân viên. Bên cạnh đó, khoảng thời gian mà CEO và
các nhân sự cấp cao khác phục vụ cho doanh nghiệp cũng là yếu tố quan trọng. Warren
Buffett, một trong những nhà đầu tư vĩ đại nhất thế giới hiện nay, rất xem trọng yếu tố thời
gian gắn bó của lãnh đạo doanh nghiệp với doanh nghiệp. Ông luôn tìm kiếm các công ty có
ban lãnh đạo ổn định, tài năng, phục vụ doanh nghiệp đó trong một khoảng thời gian dài.
Tuy nhiên, yếu tố quản trị không phải luôn luôn ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Hãy nhìn
vào thị trường chứng khoán Việt Nam trong khoảng thời gian từ cuối năm 2006 cho đến
những tháng đầu năm 2007, chúng ta dễ thấy, ngay cả với những doanh nghiệp làm ăn không
thật sự hiệu quả nhưng giá cổ phiếu vẫn cứ tăng vùn vụt. Do vậy, một mình giá cổ phiếu cao
không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp ấy đang sở hữu một ban quản trị tài năng.
Không một nhà đầu tư bình thường nào có thể hiểu rõ về doanh nghiệp hơn chính các
nhà quản trị của doanh nghiệp đó, do vậy cách các thành viên quản trị cấp cao của doanh
nghiệp mua hay bán cổ phiếu của chính doanh nghiệp mình cũng được xem là một yếu tố
đáng để quan tâm.

Thực tế, sự sụp đổ của Habubank là một ví dụ rõ nét hậu quả của việc bỏ qua việc phân tích
ban lãnh đạo của công ty Vinashin. Habubank là một trong những ngân hàng lớn có uy tín ở
Việt Nam. Ngân hàng này sau khi đánh giá các báo cáo tài chính, hoạt động kinh doanh, qui
mô lớn của Vinashin đã quyết định trở thành một trong những nguồn vốn lớn nhất của công ty
này. Tuy nhiên sai lầm của họ là đã bỏ qua khâu đánh giá ban lãnh đạo công ty (là những
người có năng lực kém), độ tin cậy của các bản báo cáo tài chính rất thấp, do đó khi Vinashin
vỡ nợ, Habubank phải chấp nhận bị sát nhập trong chương trình tái cơ cấu.

67
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Như đã nói ở mục đánh giá tình hình kinh doanh, việc phân tích báo cáo tài chính là vô
cùng quan trọng. Tất cả thông tin về hoạt động tiền tệ của công ty nằm trong những bản báo
cáo này. Việc tìm hiểu kĩ và phân tích báo cáo tài chính cho ta cái nhìn tổng quan nhất về tình
trạng công ty trong hiện tại cũng như tương lai gần. Báo cáo tài chính cung cấp các thông tin
về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp với mục
tiêu là cung cấp những thông tin hữu dụng cho người ra quyết định.

 Về cơ bản: Báo cáo tài chính gồm 4 loại chính cần quan tâm nhất

Bảng cân đối kế toán Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Bảng tổng hợp số dư đầu và cuối kì Báo cáo về hoạt động lưu chuyển
kế toán của các loại tài sản và vốn tiền của công ty

Báo cáo kết quả kinh doanh Thuyết minh báo cáo tài chính

Bảng tổng hợp tình hình và kết quả Giải trình cụ thể về các mục trong
kinh doanh của công ty trong một kì báo cáo tài chính hợp nhất
kế toán

Bảng cân đối kế toán


Là bản báo cáo tổng hợp, phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành
tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.
Các loại tài sản bao gồm: ngắn hạn (lưu động) và dài hạn (cố định).
Nguồn vốn bao gồm: vốn chủ sở hữu và các khoản nợ.
Nguyên tắc của bảng cân đối kế toán:
Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn
Tổng tài sản = Vốn chủ sở hữu + Nợ phải trả
Vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản – Nợ phải trả
Dựa vào bảng cân đối kế toán, bạn có thể xem xét một công ty dưới dạng một khối
vốn. Biết được khối vốn đó có quy mô như thế nào? Đang được phân bổ ra sao? Sự phân bổ
có thay đổi nhiều qua các kỳ hay không? Công ty có tự chủ về mặt tài chính không hay phụ
thuộc nhiều vào các khoản nợ?

68
Ngoài ra tùy vào từng công ty, có các chỉ tiêu quan trọng khác để đánh giá công ty như
tỷ lệ nợ xấu đối với ngân hàng, lượng hàng tồn kho đối với các doanh nghiệp sản xuất.
Dưới đây là bảng cân đối kế toán rút gọn được lập tại thời điểm kết thúc quý 2
năm 2014 của Tập đoàn Hòa Phát:

CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Quý 2/2015

Tài sản ngắn hạn 11,258,195

Tiền và các khoản tương đương tiền 2,022,505

Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 1,034,746

Các khoản phải thu ngắn hạn 1,937,013

Hàng tồn kho 6,133,970

Tài sản ngắn hạn khác 6,360,369

Tài sản dài hạn 11,709,431

Các khoản phải thu dài hạn 8,787

Tài sản cố định 8,393,607

Bất động sản đầu tư 193,000

Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 92,972

Lợi thế thương mại 847,279

Tài sản dài hạn khác 847,279

Tổng cộng tài sản 22,967,627

Nợ phải trả 9,725,543

Nợ ngắn hạn 8,303,337

Nợ dài hạn 1,422,205

Vốn chủ sở hữu 13,109,319

Vốn đầu tư của chủ sở hữu 7,329,514

Thặng dư vốn cổ phần 674,149

Quỹ dự phòng tài chính 674,784

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 4,431,053

Lợi ích của cổ đông thiểu số 132,765

Tổng cộng nguồn vốn 22,967,627

(Đơn vị: triệu VNĐ)

69
Báo cáo kết quả kinh doanh
Báo cáo kết quả kinh doanh là một bảng tổng hợp toàn bộ tình hình và kết quả kinh
doanh của công ty trong 1 kỳ kế toán gồm:
- Lãi, lỗ
- Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.
- Tình hình thuế giá trị gia tăng.
Bản báo cáo kết quả kinh doanh quí 2/2014 của Tập đoàn Hòa Phát
KẾT QUẢ KINH DOANH Quý 2/2015

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 7,647,766

Giá vốn hàng bán 5,948,385

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 1,699,381

Doanh thu hoạt động tài chính 52,535

Chi phí tài chính 122,727

Chi phí bán hàng 95,907

Chi phí quản lý doanh nghiệp 101,445

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 1,431,785

Lợi nhuận khác -24,020

Phần lợi nhuận/lỗ từ công ty liên kết liên doanh -132

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 587,006

Chi phí thuế TNDN hiện hành 77,568

Chi phí thuế TNDN hoãn lại 13,860

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 495,577

Lợi ích của cổ đông thiểu số 21,939

Lợi nhuận sau thuế của cổ đông Công ty mẹ 473,638

Lãi cơ bản trên cổ phiếu (VNÐ) 983

Dấu (–) để chỉ khoản phải trừ đi (Đơn vị: triệu VNĐ)

70
Cơ cấu doanh thu
Cơ cấu doanh thu cho phép nhà đầu tư có một cái nhìn toàn diện hơn về hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty. Nó chỉ ra đâu là ngành mũi nhọn của doanh nghiệp, đâu là
những ngành phụ trợ.

Việc này càng quan trọng hơn với các công ty kinh doanh đa ngành nghề, nó cho ta thấy
thực sự công ty kiếm lợi nhuận từ đâu, từ hoạt động kinh doanh chính hay thông qua các lợi
nhuận từ hoạt động tài chính như bán tài sản, công ty con, mua bán cổ phiếu, từ đó phân tích
hiệu quả hoạt động của công ty và đưa ra dự báo, định giá.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ


Là báo cáo tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng tiền trong kỳ kế toán.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho biết lượng tiền vào, ra của doanh nghiệp thông qua ba
hoạt động: hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài trợ. Phân tích
báo cáo lưu chuyển tiền tệ giúp cho nhà quản trị tìm ra các biện pháp quản lý ngân quỹ tốt,
đảm bảo đủ tiền cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thuyết minh báo cáo tài chính


Giải trình cụ thể các mục có trong 3 báo cáo trên

Tóm lại, mục đích cuối cùng khi sử dụng các báo cáo tài chính là nhà đầu tư có được
những thông tin cơ bản sau:

Doanh thu: Doanh thu đang có xu hướng tăng hay giảm? Có xu hướng thay đổi không?
Tỷ lệ bao nhiêu? Những cái này thấy được bằng cách tìm hiểu sự thay đổi trên thị trường,
nguồn cầu, sự cạnh tranh, sự thay đổi lãnh đạo hay các hoạt động của cả tập đoàn (như các dự
án mở rộng, …)

71
Chi phí: Chi phí cho các hoạt động sản xuất, quản lý doanh nghiệp là bao nhiêu, chi phí
bán hàng, thuế làm nghĩa vụ với Nhà nước là bao nhiêu. Từ đó doanh nghiệp điều chỉnh chiến
lược kinh doanh của mình.

Lợi nhuận: Lợi nhuận đang có xu hướng tăng hay giảm ở tỉ lệ bao nhiêu, được sử dụng
ra sao, … thấy được qua cách điều hành giá cả, thay đổi về hàng hóa và dịch vụ trong danh
mục đầu tư, năng suất, …

Điều hành: Đánh giá liệu ban lãnh đạo làm việc có hiệu quả dựa trên kiến thức, kinh
nghiệm và kết quả làm việc của họ.

Sự thay đổi nội tại: Xem xét và đánh giá sự thay đổi của công ty thông qua sự so sánh
về tỉ suất sinh lời, khả năng thanh toán và mức độ rủi ro.

Tuy nhiên bạn cũng phải biết rằng, những số liệu trong các báo cáo tài chính thường rất
cồng kềnh và sẽ rất phức tạp khi sử dụng chúng để đánh giá một công ty là tốt hay xấu. Bởi
vậy người ta sẽ sử dụng các phương pháp với lộ trình rõ ràng để phân tích một công ty.

72
CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH

Phân tích các chỉ số đánh giá công ty


Dưới đây là hệ thống các nhóm chỉ số cơ bản và các chỉ số được các nhà phân tích
cơ bản sử dụng nhiều nhất:

Khả năng thanh toán hiện thời


Nhóm chỉ số khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán nhanh

Vòng quay các khoản phải thu


Nhóm chỉ số hiệu quả hoạt động
Vòng quay hàng tồn kho

Lợi nhuận trên cổ phiếu EPS

Nhóm chỉ số khả năng sinh lời Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản ROA

Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu ROE

Hệ số tự tài trợ

Nhóm chỉ số đánh giá cơ cấu vốn Hệ số nợ

Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu

Giá trên thu nhập P/E


Nhóm chỉ số liên quan đến giá thị
trường
Giá trên thư giá P/B

73
Nhóm chỉ số khả năng thanh toán

Tài sản lưu động


Chỉ số khả năng thanh toán hiện thời = (1)
Nợ ngắn hạn

Trong đó:

Tài sản lưu động: các khoản có thể chuyển thành tiền trong thời gian ngắn (dưới 1 năm)
bao gồm: tiền mặt, chứng khoán ngắn hạn, hàng tồn kho, các khoản phải thu ngắn hạn, …

Nợ ngắn hạn: Các khoản nợ cần thanh toán trong thời gian ngắn (dưới 1 năm)

- Chỉ số khả năng thanh toán hiện thời cho thấy mức độ an toàn trong khả năng
thanh toán của một công ty đối với các khoản nợ ngắn hạn. Chỉ số này càng cao,
mức độ an toàn càng lớn.

Tài sản lưu động − Hàng tồn kho


Chỉ số khả năng thanh toán nhanh = (2)
Nợ ngắn hạn

Trong công thức (1) tài sản lưu động bao gồm cả hàng tồn kho. Tuy nhiên đây là một
giá trị không chắc chắn có thể chuyển đổi nhanh thành tiền để thanh toán các khoản nợ
ngắn hạn.

Bởi vậy khi bỏ giá trị này đi chúng ta xác định được khả năng thanh toán của một công
ty trong trường hợp xấu nhất là: doanh số bán hàng giảm mạnh (2).

Nhóm chỉ số hiệu quả hoạt động

Giá vốn hàng bán


Vòng quay hàng tồn kho = (3)
Giá trị hàng tồn kho bình quân

Hàng tồn kho đầu kỳ + Hàng tồn kho cuối kỳ


Giá trị hàng tồn kho bình quân =
2

Giá vốn hàng bán


Chi phí sx trong kì + Chi phí sx dở dang đầu kì − Chi phí sx dở dang cuối kì
=
2

74
Vòng quay hàng tồn kho cho biết trong một kỳ, hàng tồn kho luân chuyển được bao
nhiêu lần. Số vòng này càng nhiều chứng tỏ hàng tồn kho càng được bán nhanh,
không ứ đọng.

Doanh thu thuần về bán hàng và dịch vụ


Vòng quay các khoản phải thu = (4)
Giá trị các khoản phải thu bình quân

Trong đó:

Giá trị các khoản phải thu bình quân


Các khoản phải thu đầu kỳ + Các khoản phải thu cuối kỳ
=
2

Vòng quay các khoản phải thu cho biết trong một kỳ, các khoản phải thu luân chuyển
bao nhiêu lần. Số vòng này càng nhiều chứng tỏ cơ chế quản lý tín dụng của doanh nghiệp
càng hiệu quả.

Nhóm chỉ số khả năng sinh lời

Lợi nhuận trên 1 cổ phiếu EPS


Lợi nhuận ròng − Cổ tức ưu đãi
= (5)
Tổng khối lượng cổ phiếu thường đang lưu hành

EPS là chỉ số rất quan trọng vì nó là yếu tố chính chi phối giá cổ phiếu, nó chỉ ra thu
nhập được tạo thêm trên 1 cổ phiếu. Chỉ số càng cao, công ty làm ăn càng hiệu quả.

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ROA


Lợi nhuận trước chi phí lãi vay trước thuế (EBIT)
= (6)
Tổng vốn bình quân

Lợi nhuận ròng


Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE = (7)
Tổng vốn chủ sở hữu bình quân

ROA là chỉ số đánh giá năng lực sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp. Còn ROE là chỉ
số cho biết khả năng sinh lời của một đồng vốn bỏ ra sẽ đem lại mấy đồng lợi nhuận thực tế
(sau thuế, sau lãi vay). Chỉ số càng cao, công ty làm ăn càng hiệu quả.

75
Nhóm chỉ số đánh giá cơ cấu vốn:

Tổng vốn CSH


Hệ số tự tài trợ = (8)
Tổng tài sản

Tổng nợ
Hệ số nợ = (9)
Tổng tài sản

Tổng tài sản


Hệ số nhân vốn chủ sở hữu = (10)
Vốn CSH

Nghiên cứu cơ cấu vốn của doanh nghiệp cho ta biết nguồn vốn của doanh nghiệp được
tài trợ bao nhiêu phần do nợ, bao nhiêu phần do vốn chủ sở hữu. Công thức số (8) phản ánh
mức độ độc lập hay phụ thuộc của công ty đối với các chủ nợ, khả năng tự tài trợ cho hoạt
động kinh doanh của mình. Tỷ suất này càng cao càng đảm bảo an toàn cho các món nợ.

Công thức số (9) được các nhà quản lý công ty sử dụng như một đòn bẩy để gia tăng lợi
nhuận. Nếu hệ số này quá cao, rủi ro tài chính sẽ lớn, công ty dễ lâm vào tình trạng mất khả
năng thanh toán.

Công thức số (10) cho biết doanh nghiệp dùng nhiều đòn bẩy tài chính để sản xuất hơn
hay nhiều vốn tự có để sản xuất. Điều này để nhà đầu tư đánh giá được ảnh hưởng của kinh tế
vĩ mô (lãi suất, …) đến khả năng kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu hệ số này cao suy ra
doanh nghiệp này thụ động trong hình thành vốn để sản xuất, mỗi khi có biến động kinh tế vĩ
mô, doanh nghiệp dễ gặp rủi ro do không tiếp cận được vốn, … Nếu hệ số này thấp, doanh
nghiệp sẽ ít gặp rủi ro lãi suất hơn, tuy nhiên doanh nghiệp này sẽ bị đánh giá là không biết sử
dụng đòn bẩy tài chính để nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Nhóm chỉ số liên quan đến giá thị trường

Thị giá cổ phiếu


Giá trên thu nhập P/E =
Lợi nhuận trên 1 cổ phiếu EPS
(11)

Thị giá cổ phiếu


Giá trên thu nhập P/B = (12)
Giá trị sổ sách mỗi cố phiếu

76
Trong đó:
Tổng tài sản − Tài sản vô hình − Nợ
Giá trị sổ sách mỗi cổ phiếu =
Tổng khối lượng cổ phiếu đang lưu hành
P/B của một cổ phiếu cho chúng ta biết giá của một cổ phiếu so với giá trị sổ sách của
cổ phiếu đó. P/B là công cụ giúp nhà đầu tư có thể tìm kiếm được các cổ phiếu có giá thấp mà
phần lớn thị trường bỏ qua. Theo thống kê, ở TTCK Việt Nam, đầu tư vào các cổ phiếu có
P/B nhỏ hơn 1,5 lần thường là lãi (annual yield) với thời gian nắm giữ đủ dài, trong khi đầu tư
vào các cổ phiếu có P/B > 2,5 lần nhìn chung là gây lỗ.

P/E của một cổ phiếu sẽ cho chúng ta biết là các nhà đầu tư sẵn lòng trả bao nhiêu cho
mỗi đồng lợi nhuận của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, do EPS được tính theo là EPS của cả
năm tài chính nên chỉ số này cũng phản ánh số năm mà nhà đầu tư sẽ thu hồi lại vốn đầu tư
của mình nếu toàn bộ lãi mà doanh nghiệp tạo ra được phân phối hết cho cổ đông. P/E càng
lớn thì thời gian thu hồi vốn càng lâu và ngược lại. Thông thường, P/E càng thấp càng tốt.
Chú ý là bạn chỉ nên so sánh P/E của các công ty trong cùng một ngành, và có các điểm tương
đồng nhất định về cấu trúc vốn, biên lợi nhuận HĐKD, quy mô v.v… Nếu EPS bằng 0, âm
hoặc quá nhỏ so với thị giá thì việc tính P/E không có ý nghĩa.

Phương pháp Dupont


Để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới ROE của một công ty, người ta phân tích thành
phần ROE thành một chuỗi các tỉ số tài chính. Mỗi tỉ số lại cho nhà đầu tư hiểu rõ hơn về một
yếu tố riêng biệt ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty. Đây chính là phương pháp
phân tích Dupont.

Mô hình Dupont ưu việt ở chỗ nó tích hợp nhiều yếu tố của báo cáo thu nhập và bảng
cân đối kế toán. Chỉ từ một chỉ số ROE ban đầu mà ta có thể biết được những nhân tố nào
đứng đằng sau ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty. Phân tích Dupont rất cần thiết
với nhà quản lý vì từ đây họ biết cách nâng cao tỷ suất lợi nhuận thông qua nâng cao đòn bẩy
tài chính, hiệu suất sử dụng vốn, tăng doanh thu, giảm chi phí, …

Một cách phân tích ROE thường được sử dụng là tách ROE thành 5 thành phần (hay
còn gọi là Dupont 5 bước)

Lợi nhuận ròng Lợi nhuận trước thuế EBIT Doanh thu Tài sản
ROE = × × × ×
Lợi nhuận trước thuế EBIT Doanh thu Tài sản Vốn chủ sở hữu

(1) × (2) × (3) × (4) × (5)

77
2012 2011 2010 2009
ROE 12.29% 16.68% 21.09% 26.36%

Tax burden 0.69 0.60 0.74 0.90

Interest burden 0.88 0.91 0.91 0.86

EBIT margin 9.65% 12.62% 14.05% 20.37%

Assets Turnover 0.88 1.02 0.96 0.79

Leverage 2.35 2.36 2.33 2.12


Ví dụ: Bảng các tỉ số Dupont của công ty HPG

Hệ số 3 được gọi là biên lợi nhuận hoạt động của công ty, hay sinh lợi trên doanh thu,
bằng lợi nhuận hoạt động trên một đồng doanh thu. Hệ số này cho ta biết phần trăm lợi nhuận
thu được khi trừ đi giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Nó
phản ánh khả năng kiểm soát các loại chi phí của công ty tốt đến đâu như giá vốn sản xuất,
chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.

Hệ số 4, tỷ số của doanh thu trên tổng tài sản, được gọi là vòng quay tổng tài sản (total
asset turnover, ATO). Nó cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của công ty, theo ý nghĩa là nó đo
lường doanh thu hàng năm tạo ra bởi mỗi đồng tài sản. Tỷ số này càng cao, chứng tỏ công ty
sử dụng tài sản càng hiệu quả, năng lực quản lý tốt.

Hệ số 1, tỷ số thu nhập ròng sau thuế trên lợi nhuận trước thuế, cũng như nhau đối với
hai công ty. Ta gọi đây là hệ số gánh nặng thuế. Giá trị của nó phản ánh luật thuế của chính
phủ và chính sách của công ty khi cố gắng tối thiểu hóa gánh nặng thuế.

Trong khi ba chỉ số trên là ba chỉ số không phụ thuộc vào cơ cấu vốn của một công ty,
hai chỉ số dưới đây lại phản ánh lượng vốn vay trong cơ cấu tài sản của công ty.

Hệ số 2 là tỷ số lợi nhuận trước thuế trên EBIT. Lợi nhuận trước thuế của công ty sẽ lớn
nhất khi không có các khoản thanh toán lãi cho các chủ nợ. Người ta gọi hệ số này là hệ số
gánh nặng lãi vay (interest burden, IB). Giá trị cao nhất, tốt nhất mà hệ số này có thể có được
là 1. Đòn bẩy tài chính càng cao, hệ số IB càng thấp, rủi ro tài chính cho các cổ đông các nhỏ.

Hệ số 5, tỷ số của tài sản trên vốn sở hữu, là số đo đòn bẩy tài chính của công ty. Nó
được gọi là hệ số đòn bẩy tài chính và bằng 1 cộng với tỷ số vốn vay/vốn chủ sở hữu. Với
cùng một lượng tài sản, một công ty nếu có đòn bẩy tài chính phù hợp trong cơ cấu tài sản
có thể tạo ra một hiệu suất sinh lời ROE cao hơn một công ty không có đòn bẩy.
Tuy nhiên, đòn bẩy tài chính làm tăng rủi ro của việc sinh lợi từ vốn chủ sở hữu. Sở hữu vốn

78
vay làm cho công ty nhạy cảm hơn với chu kỳ kinh tế, nhất là trong giai đoạn kinh tế khó
khăn, doanh thu giảm. Nó cũng làm cho các cổ đông của công ty có rủi ro tài chính cao hơn vì
toàn bộ rủi ro kinh doanh của công ty được hấp thụ bởi một cơ sở nhà đầu tư có vốn chủ sở
hữu ít hơn.

Bởi mỗi ngành lại có một đặc thù sản xuất kinh doanh riêng, tất cả các hệ số trên chỉ có
ý nghĩa khi so sánh với công ty khác hay trung bình của ngành.

79
MẨU CHUYỆN 2: BENJAMIN GRAHAM – “SƯ TỔ”
VỀ PHÂN TÍCH CHỨNG KHOÁN

Benjamin Graham, người được xem là Cha đẻ


của hai phương pháp đầu tư cơ bản – phân tích cổ
phiếu và đầu tư giá trị trong lĩnh vực phân tích
chứng khoán. Tác giả của cuốn "Security analysis -
Phân tích chứng khoán" (1934) và cuốn
"The intelligent investor - nhà đầu tư thông minh"
(1949). Những ấn phẩm này thường được xem là
sách phải đọc đối với bất cứ nhà đầu tư nào.

Chiến lược đầu tư giá trị


Benjamin Graham, người thành công trong
nhiều vai trò như nhà phân tích tài chính, nhà đầu tư, giảng viên, là đồng tác giả cuốn sách
Security Analysis (phân tích chứng khoán). Đây là cuốn sách đặt nền tảng cho trường phái
đầu tư giá trị và là sách gối đầu giường cho những nhà đầu tư dài hạn. Trong cuốn sách này,
Benjamin Graham đã đưa ra 8 phương châm về đầu tư giá trị của ông:

1. Hãy là một nhà đầu tư, đừng là một nhà đầu cơ. Benjamin Graham định nghĩa nhà đầu
tư là người mua và sở hữu cổ phiếu dài hạn, trong khi nhà đầu cơ tìm kiếm lợi nhuận
ngắn hạn.

2. Quan trọng nhất là mua với giá bao nhiêu. Mua cổ phiếu của một công ty tốt nhất thị
trường về hoạt động, về các chỉ số tài chính vẫn có thể là một đầu tư sai hoặc không
hiệu quả nếu chúng ta mua với giá quá cao.

3. Truy tìm những cơ hội giá hời. Thị trường sẽ luôn có lỗi trong việc định giá cổ phiếu.

4. Luôn thận trọng với những con số tài chính do công ty cung cấp. Thỉnh thoảng vẫn có
những công ty cố tình không đạo đức.

5. Đa dạng hoá đầu tư. Đừng quá tập trung vào một số ít cổ phiếu.

6. Hãy thực hiện quyền cổ đông của mình. Nhiều nhà đầu tư đã không thực hiện quyền
cổ đông của mình mà bỏ ngỏ công ty cho các nhà điều hành. Nhà điều hành đôi khi
hành động theo lợi ích của họ, hay lợi ích của một nhóm cổ đông nào đó, mà không
hoạt động vì lợi ích của cả công ty.

80
7. Hãy kiên nhẫn. Phương châm này củng cố phương châm 1.

8. Phải có tính kỷ luật.

Hầu hết các tổ chức và các nhà đầu tư lớn luôn luôn sử dụng phương pháp đầu tư giá trị.
Phương pháp chiến lược chọn cổ phiếu của Benjamin Graham được sử dụng phổ biến và hiệu
quả trên thế giới kể cả Việt Nam.

81
PHỤ LỤC 4: THỰC HÀNH PHÂN TÍCH CÔNG TY

Những điều cần lưu ý: Để phân tích một công ty, xin nhắc lại rằng, công ty luôn nằm
trong ngành, nó luôn có xu hướng vận động theo chu kì vận động của ngành, do vậy muốn
tìm một công ty tốt, ta phải tìm ra ngành tốt. Ví dụ: Trong chu kì kinh tế khó khăn, các ngành
bất động sản, vật liệu xây dựng, … làm ăn kém hiệu quả, các doanh nghiệp trong ngành liên
tục lỗ do hàng tồn kho nhiều, hơn thế nữa, họ gặp các rủi ro lạm phát, lãi suất, … trong khi đó
các cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng, thực phẩm (VNM, MSN, KDC, …) vẫn làm ăn rất tốt, nó
hầu như không chịu ảnh hưởng nhiều bởi chu kì kinh tế, do vậy sự lựa chọn các cổ phiếu loại
này để đầu tư là hợp lý trong thời kì này.

Ngoài ra hiện nay còn nhiều phương pháp lọc cổ phiếu đầu tư hiệu quả, tùy vào sở
thích, trường phái đầu tư và mức độ chịu rủi ro mà mỗi người lại sử dụng những bộ chỉ số
khác nhau để chọn lựa.

Ví dụ: Bạn có thể đặt yêu cầu chọn ra các cổ phiếu đầu tư theo các tiêu chí sau đây:
EPS > 5.000; P/E < 10; ROA > 20%; ROE > 15%; …

Mục đích cuối cùng sau khi chọn và phân tích xong một công ty là ta phải biết nhận
định công ty đó như thế nào, giá cổ phiếu như vậy đã hợp lý chưa và tiềm năng tăng trưởng
giá cổ phiếu trong tương lai như thế nào, quyết định đầu tư ra sao.

Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu một bài báo cáo phân tích
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT (HPG).

Từ bài phân tích này, chúng tôi hi vọng các bạn sẽ hiểu thật sự phân tích công ty là
như thế nào.

PHÂN TÍCH NGÀNH THÉP

GIỚI THIỆU CHUNG


Thép là gì?

Thép là hợp kim với thành phần chính là sắt (Fe), với carbon (C), từ 0,02% đến 2,14%
theo trọng lượng, và một số nguyên tố hóa học khác. Chúng làm tăng độ cứng, hạn chế sự di
chuyển của nguyên tử sắt trong cấu trúc tinh thể dưới tác động của nhiều nguyên nhân
khác nhau. Số lượng khác nhau của các nguyên tố và tỷ lệ của chúng trong thép nhằm mục

82
đích kiểm soát các mục tiêu chất lượng như độ cứng, độ đàn hồi, tính dễ uốn, và sức bền kéo
đứt. Thép với tỷ lệ carbon cao có thể tăng cường độ cứng và cường lực kéo đứt so với sắt,
nhưng lại giòn và dễ gãy hơn. Tỷ lệ hòa tan tối đa của carbon trong sắt là 2,14% theo trọng
lượng (ở trạng thái Austenit) xảy ra ở 1.147 độ C; nếu lượng carbon cao hơn hay nhiệt độ hòa
tan thấp hơn trong quá trình sản xuất, sản phẩm sẽ là xementit có cường lực kém hơn. Pha
trộn với carbon cao hơn 2,06% sẽ được gang. Thép cũng được phân biệt với sắt rèn, vì sắt rèn
có rất ít hay không có carbon, thường là ít hơn 0,035%. Ngày nay người ta gọi ngành công
nghiệp thép (không gọi là ngành công nghiệp sắt và thép), nhưng trong lịch sử, đó là 2 sản
phẩm khác nhau. Ngày nay có một vài loại thép mà trong đó carbon được thay thế bằng các
hỗn hợp vật liệu khác, và carbon nếu có, chỉ là không được ưa chuộng.

Lịch sử hình thành và phát triển của ngành THÉP

Ngành thép Việt Nam còn rất non trẻ, được xây dựng từ những năm 60 của thế kỷ XX,
với sự ra đời mẻ gang đầu tiên vào năm 1963, nhưng phải đến năm 1975 mới có mẻ thép đầu
tiên ra đời tại công ty gang thép Thái Nguyên. Trong giai đoạn từ 1975 đến 1990, ngành thép
Việt Nam phát triển rất chậm, phần lớn sử dụng nguồn thép của các nước Đông Âu và Liên
Xô cũ, sản lượng trong giai đoạn này duy trì ở mức 40.000 – 80.000 tấn/năm.

Từ năm 1990 đến nay, ngành thép Việt Nam có nhiều đổi mới và tăng trưởng mạnh. Sự
ra đời của Tổng công ty Thép Việt Nam năm 1990 đã góp phần quan trọng vào sự bình ổn và
phát triển của ngành. Năm 1996 là năm đánh dấu sự chuyển mình của ngành thép với sự ra
đời của 4 công ty liên doanh sản xuất thép là liên doanh thép Việt Nhật (Vinakyoei), Việt Úc
(Vinausteel), Việt Hàn (VPS) và Việt Nam – Singapore (Nasteel) với tổng công suất khoảng
840.000 tấn/năm. Từ 2002 – 2005, nhiều doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp liên doanh
với nước ngoài được thành lập, ngành thép Việt Nam thực sự phát triển mạnh mẽ với tổng
công suất lên tới trên 6 triệu tấn/năm. Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), sản xuất thép các
loại cả năm 2017 đạt hơn 22 triệu tấn, tăng 23,5% so với năm 2016. Bán hàng sản phẩm thép
các loại năm 2017 đạt 18,9 triệu tấn, tăng 20,7% so với năm 2016. Năm 2018, sản lượng
sản xuất thép các loại đạt 24,45 triệu tấn, tăng 15% so với năm 2017. Bán hàng các sản phẩm
thép đạt 21,833 triệu tấn, tăng trưởng 19% so với 2017.

Những đặc trưng cơ bản của ngành thép hiện đại

Vốn: Ngành sản xuất thép là ngành thâm dụng vốn đầu tư, yêu cầu lượng lớn vốn vào
dây chuyền công nghệ, các nước phát triển thường có ngành thép mạnh hơn nhiều so với các
nước đang phát triển. Việt Nam cũng giống như các nước đang phát triển khác, có chi phí đầu
tư ít nên công nghệ sản xuất thép còn thấp, do đó khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nội

83
địa còn thấp so với các nước phát triển kèm theo công nghệ sản xuất chưa cao làm môi trường
bị ô nhiễm.

Công nghệ và quy mô:

Công nghệ của ngành thép Việt Nam đang đan xen giữa công nghệ hiện đại so với khu
vực thế giới và dây chuyền công nghệ lạc hậu làm tiêu hao năng lượng nhiều, ảnh hưởng môi
trường lớn. Khoảng 40% dây chuyền công nghệ của ngành thép thuộc diện lạc hậu, gây ô
nhiễm môi trường. Nhiều nhà máy 10 – 20 năm nay không đổi mới, không đầu tư lại cho
đồng bộ, dựa vào nguyên liệu nhập khẩu, chủ yếu làm gia công với hàm lượng giá trị gia tăng
thấp, phụ thuộc vào nước ngoài.

Quy mô nhỏ: Trung bình công suất cán thép của một nhà máy ở Việt Nam chỉ khoảng
100.000 tấn/năm.

Công nghệ và quy mô sản xuất của Việt Nam nhìn chung là nhỏ và không tiên tiến, nên
tổn hao nhiều nhiên liệu và năng lượng, hậu quả là tính cạnh tranh của sản phẩm không cao.
Các ước tính cho thấy có 30% nhà máy sản xuất thép có quy mô nhỏ và sử dụng công nghệ
lạc hậu, 40% sử dụng công nghệ với trình độ trung bình.

- Trình độ lạc hậu của ngành thép Việt Nam biểu hiện rõ nét ở công nghệ lò cao; trình độ
thấp, chủ yếu có nguồn gốc từ Trung Quốc, công suất nhỏ (thấp xa so với quy hoạch), quy
trình sản xuất manh mún.
- Chỉ số tiêu hao năng lượng rất lớn và hiệu suất kinh tế – kỹ thuật thấp.
- Có sự phân hóa về công nghệ sản xuất thép và đi kèm với đó là vấn đề sử dụng nguồn lực.

Tính mùa vụ: Nhu cầu sử dụng thép thường tăng vào thời điểm cuối năm, một phần là
do nhu cầu xây dựng tăng cao khiến nhu cầu về các sản phẩm của thép tăng theo.

Nguyên liệu đầu vào: Đầu vào ngành thép bao gồm quặng sắt, than cốc, thép, phế liệu
và điện.

Theo VSA năm 2018, lò EAF chiếm khoảng 60% tổng sản lượng sản xuất ở Việt Nam.
Tuy nhiên xu hướng sắp tới là hạn chế là EAF và phát triển lò BOF với công suất lớn hơn.
Chi phí cho nguyên vật liệu đầu vào cho lò BOF là quặng sắt và than cốc chiếm hơn 50%.
Nhưng công nghệ lò EAF thì chi phí chủ yếu đến từ thép phế và điện chiếm 80%. Riêng các
doanh nghiệp sản xuất thép dẹp như tôn mạ và ống thép thì nguyên liệu chính là thép HRC.

84
 Đối với thép dài:

Quặng sắt: quặng sắt chiếm 30% chi phí đầu vào trong lò BOF. Nguồn quặng sắt đầu
vào là một điểm mạnh có điều kiện của ngành thép trong nước. Theo Bộ Công thương, tổng
trữ lượng quặng sắt của Việt Nam ước tính khoảng 1,3 tỉ tấn. Tuy nhiên việc tận dụng nguồn
lượng sắt phong phú trong nước vẫn còn gặp khó khăn do công nghệ khai thác chưa cao. Giá
quặng sắt cũng biến động thất thường trong những năm gần đây. Nhưng tình hình chung sẽ
đi ngang và giảm ở mức $80/tấn.

Than cốc: theo VSA, Việt Nam cần khoảng 15 – 18 triệu tấn thép/năm. Tuy nhiên lượng
than sản xuất trong nước đa phần không đủ chất lượng để phục vụ việc luyện kim. Vì vậy các
doanh nghiệp thép lò BOF phải nhập khẩu phần lớn than để sản xuất. Các nước mà Việt Nam
nhập khẩu chủ yếu là Úc, Nga, Indonesia và Trung Quốc.

85
Thép phế: 60% các doanh nghiệp nội địa sản xuất thép dài bằng lò EAF và sử dụng thép
phế là nguyên liệu chính. Tuy nhiên ngành thép nước ta vẫn còn non trẻ nên thép phế
cung cấp từ nội địa không nhiều. Trong năm 2016, Việt Nam nhập khẩu 3,8 triệu tấn thép phế
để sản xuất. Nguyên liệu nhập nhiều nhất là Nhật Bản (60%), Hoa Kỳ, Úc, Nam Phi và Chi
Lê. Giá thép phế đang ở mức thấp trong vòng 7 năm trở lại đây, cộng với việc chi phí sản xuất
bằng lò BOF tăng mạnh dẫn đến việc giá thép phế sẽ có xu hướng tăng trong thời gian tới.

Điện: chi phí điện trong nước còn khá rẻ so với ngành điện trên thế giới nhờ cơ chế trợ
giá chéo của Chính phủ. Trong tương lai, thị trường điện cạnh tranh để bỏ dần cơ chế trợ giá
chéo giữa các ngành công nghiệp và chuyển sang cơ chế trợ giá thông qua thị trường. Biểu giá
điện trong tương lai sẽ có sự thay đổi. Xu hướng giá điện sắp tới sẽ gây bất lợi lớn cho các
doanh nghiệp sản xuất bằng lò EAF. Theo dự đoán có thể đến năm 2020 giá điện sẽ tăng thêm
từ 10 – 20% so với hiện tại.

Gia công từ phôi: Nhiều doanh nghiệp thép dài quy mô nhỏ, không có nhà máy luyện
phôi nên phải nhập khẩu hoặc mua phôi billet trong nước về để cán. Cả nước có 6 doanh
nghiệp thuộc dạng này đều nằm ở miền Bắc. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp luyện lò EAF có
nhà máy luyện phôi nhưng giá thành kém cạnh tranh cũng nhập phôi từ Trung Quốc về cán.
Năm 2016, Việt Nam nhập khẩu hơn 1,1 triệu tấn phôi, giảm nhiều so với năm 2015 do

86
chính sách thuế chống bán phá giá áp dụng cho phôi billet và thép xây dựng nhập khẩu
từ năm 2016.

 Đối với thép dẹt:


Mảng thép dẹt phải nhập khẩu 100% bán thành phẩm – HRC về để gia công. Giai đoạn 2013
– 2016, do nhu cầu trong nước tăng nên sản lượng nhập khẩu thép HRC tăng mạnh từ 2 triệu
tấn lên hơn 3,6 triệu tấn và thị trường nhập khẩu chính từ Trung Quốc chiếm 80%.

Để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thép trong nước,
ngành Thép Việt Nam hầu hết phải nhập 60% phôi thép từ nước ngoài, 40% là do trong nước
tự chủ động được. Việt Nam được coi là nước có thuận lợi hơn so với một số nước trong khối
ASEAN khi có nguồn quặng sắt, trữ lượng than antraxit lớn. Tuy nhiên, do cơ chế chính sách
ưu đãi thúc đẩy xây dựng nhà máy phôi còn hạn chế và do vốn đầu tư xây dựng nhà máy
luyện phôi luôn cao hơn nhiều lần so với cán thép. Các doanh nghiệp chọn giải pháp dùng phế
liệu trong nước cộng với nhập phế liệu từ nước ngoài về. Các doanh nghiệp được giao trách
nhiệm luyện phôi là Gang thép Thái Nguyên, Thép Miền Nam và Tập đoàn Hòa Phát. Các
doanh nghiệp không thể chủ động được nguồn nguyên vật liệu, khi giá phôi thế giới biến
động nhiều, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn.

Phân loại thép: Ngành thép Việt Nam chỉ mới tập trung sản xuất thép dài.

Thép dài: dùng chủ yếu trong ngành xây dựng.

- Thép thanh: Thanh vằn, thanh tròn trơn, thép hình (H, I, U).
- Thép cuộn: HR, CR.
- Thép dây.
- Xà gồ thép, thép góc.

Thép dẹt: sử dụng trong công nghiệp như đóng tàu, sản xuất ô tô, máy móc thiết bị, …

- Thép tấm, lá cuộn cán nóng.

87
- Thép tấm, lá cuộn cán nguội.
- Ống thép.

Sản phẩm: Thép là nguyên liệu đầu vào quan trọng của nhiều ngành công nghiệp, vì
vậy mẫu mã và hình dáng của thép phụ thuộc vào ngành tiêu thụ nó. Sản phẩm ngành thép
thường có khối lượng lớn nhưng thể tích nhỏ, thích hợp cho việc vận chuyển đường bộ,
đường sắt. Sản phẩm ngành thép Việt Nam khá đa dạng có thể chia thành hai nhóm chính là
thép dài và thép dẹt.

Quy hoạch và ưu tiên chiến lược của Nhà nước

Các chính sách đối với ngành thép Việt Nam trong hơn hai thập kỷ qua chủ
yếu tập trung vào cho VNSTEEL. VNSTEEL đã được thiết kế để trở thành một POSCO của
Việt Nam, trong đó Công ty Gang thép Thái Nguyên (TISCO) được thành lập từ năm 1959
được xem là quả đấm thép của VNSTEEL.

88
Việt Nam đã dựa vào tín dụng và hỗ trợ của Trung Quốc để phát triển ngành thép, cụ
thể là Khu liên hiệp Gang thép Thái Nguyên. Các chính sách đối với ngành thép trong hai
thập kỷ qua ở Việt Nam theo thứ tự ưu tiên và ưu đãi cao nhất là các doanh nghiệp nhà nước;
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, và các doanh nghiệp tư nhân trong nước. Chính
sự thất thường trong chính sách làm cho các doanh nghiệp kinh doanh cũng bất định.

Nghịch lý của quá trình phát triển

Phát triển ngược: Ngành thép Việt Nam có công nghệ sản xuất còn non trẻ, đặc biệt có
quá trình phát triển ngược so với thế giới, khi công nghiệp cán có trước công nghiệp luyện.
Thép Việt Nam đi ngược với thế giới do sự hạn chế trong chính sách phát triển ngành của Nhà
nước, vốn đầu tư còn thấp.

Phát triển mất cân đối: Sản lượng sản xuất của các công ty thép trong nước dư thừa so
với nhu cầu tiêu thụ nhưng Việt Nam vẫn phải nhập khẩu thép của thế giới. Giải thích cho
điều đó có lý do sau đây: (i) năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp trong nước kém,
(ii) sự mất cân đối trong các phân khúc sản phẩm thép khác nhau, (iii) chính sách quy hoạch
phát triển ngành thép với ngành cơ khí chế tạo không tương thích với nhau, (iv) Các chính
sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư của nhà nước đối với sản phẩm thép phục vụ cho ngành
cơ khí chế tạo không hấp dẫn bằng các chính sách khuyến khích đầu tư vào xây dựng và bất
động sản.

Kết luận: Ngành thép Việt Nam còn rất non trẻ, công nghệ sản xuất chưa cao. Điều này
phù hợp với tình hình những quốc gia đang phát triển như Việt Nam, song bên cạnh đó Nhà
nước đã hỗ trợ rất nhiều cho ngành công nghiệp nặng này thông qua bảo hộ các doanh nghiệp
trong nước bằng thuế suất thép nhập khẩu cao. Tuy nhiên, việc bảo hộ của Nhà nước chưa
phải là biện pháp tốt nhất là trong điều kiện Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại tự
do, đặc biệt là các FTA với các cường quốc thép như ACFTA với Trung Quốc, FTA Việt
Nam – liên minh kinh tế Á – Âu, trong đó có Nga. Mặc dù trong các FTA này, thép vẫn được
xếp vào ngành nhạy cảm và được bảo hộ với mức thuế suất nhập khẩu cao. Tuy nhiên, theo
cam kết với WTO, việc thời gian bảo hộ không được quá 10 năm, các doanh nghiệp thép nội
địa sẽ sớm có môi trường cạnh tranh công bằng với các đối thủ “nặng ký” trên thế giới.

NGÀNH THÉP THẾ GIỚI


Từ những năm 2000 đến nay, ngành thép thế giới nhìn chung đã bước vào thời kỳ bão
hòa. Quy mô thị trường trong giai đoạn này đã phát triển đến mức rất lớn, dẫn đến dư thừa
nguồn cung ở nhiều nơi. Trong giai đoạn này, Trung Quốc nổi lên như quốc gia chi phối

89
thị trường thép toàn cầu, chiếm khoảng 50% thị phần sản lượng thép thế giới từ
giai đoạn 2008 đến nay.

Giai đoạn 2010 – 2015 rất khó khăn với ngành thép thế giới nói chung vì vấn đề dư thừa
nguồn cung. Trong năm 2017, sản lượng thép cả thế giới là 1,68 tỷ tấn nhưng nhu cầu chỉ
khoảng 1,5 tỷ tấn, dư thừa hơn 120 triệu tấn thép. WSA ước tính công suất thiết kế ngành thép
thế giới trong 2017 lên đến 2,1 – 2,2 tỷ tấn nhưng chỉ sản xuất 1,7 tỷ tấn (công suất trung bình
thực tế toàn thế giới chỉ đạt 70% trong năm 2017, mức tương đương trong giai đoạn khủng
hoảng kinh tế) do dư thừa nguồn cung thép đang diễn ra. Năng lực sản xuất toàn ngành
liên tục tăng trong khi hiệu suất sử dụng nhà máy luôn dưới mức 75% từ năm 2012.

90
Trung Quốc là quốc gia sản xuất thép lớn nhất thế giới, chiếm gần 50% sản lượng sản
xuất toàn thế giới. Trong giai đoạn 2010 đến nay, sự phát triển của ngành thép chuyển dần từ
các quốc gia đã phát triển (Bắc Mỹ, châu Âu) sang các nước đang phát triển là Trung Quốc,
Ấn Độ và hiện nay là các quốc gia Đông Nam Á. Từ năm 2005 đến năm 2017, tăng trưởng cả
về nhu cầu và sản lượng sản xuất thép đã giảm mạnh lần lượt 6,2% xuống 2,5% và từ 6,8%
xuống 2,1%.

Nguyên nhân chính làm ngành thép thế giới suy giảm là: (1) sự chững lại trong nền kinh
tế của thép Trung Quốc làm cho nhu cầu thép không tăng trưởng và (2) sự đẩy mạnh xuất
khẩu của các cường quốc thép do nhu cầu trong nước suy giảm (Nhật Bản, Hàn Quốc xuất
khẩu tới 30 – 40% sản lượng sản xuất) ảnh hưởng tới các ngành thép của các quốc gia khác

NGÀNH THÉP VIỆT NAM

Ngành sản xuất thép Việt Nam vẫn đang tăng trưởng với tốc độ 2 con số, đạt trung bình
20%/năm trong giai đoạn 2013-2017. Tổng sản lượng thép sản xuất bởi các doanh nghiệp
trong nước năm 2016 là hơn 17,8 triệu tấn, tăng 18,7% so với năm 2015. Tới 9 tháng đầu
năm 2017, con số này đạt 15,4 triệu tấn, tăng trưởng mạnh 124% so với cùng kì. Thế mạnh
của ngành thép Việt Nam vẫn là các sản phẩm thép xây dựng, chiếm 44% tổng sản lượng sản
xuất toàn ngành. Điểm yếu của ngành thép Việt Nam là HRC vốn phải nhập khẩu 100%, tới 9
tháng 2017 đã tự sản xuất được gần 0,8 triệu tấn, chiếm 5% tổng sản lượng, nhờ vào Formosa
Hà Tĩnh bắt đầu đi vào sản xuất. Tuy nhiên đến 2018 và 2019 ngành thép Việt Nam đang có
xu hướng chững lại do nhu cầu về xây dựng và BĐS đang chững lại sau thời gian
phát triển nóng.

91
Công suất thiết kế giai đoạn 1 của Formosa là 2 triệu tấn/năm, cùng với việc khu liên
hợp Dung Quất của CTCP Tập đoàn Hòa Phát cũng sẽ bắt đầu sản xuất HRC từ cuối năm
2019, tỷ trọng HRC trong cơ cấu sản xuất ngành thép Việt Nam kì vọng sẽ tăng dần trong
những năm tới. Trong thời gian tới, ngay cả khi thị trường thép thế giới phục hồi trở lại,
ngành thép Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức hơn khi các hiệp định thương mại
tự do Việt Nam ký kết bắt đầu có hiệu lực, đặc biệt là các FTAs với các cường quốc thép như
ACFTA với Trung Quốc, FTA Việt Nam – liên minh kinh tế Á – Âu trong đó có Nga. Tuy
nhiên, ngành thép Việt Nam cũng đã được chính phủ hỗ trợ nhờ bằng việc áp thuế chống bán
phá giá lên các sản phẩm thép từ Trung Quốc và Hàn Quốc, những nước chiếm tỷ trọng lớn
trong lượng thép nhập khẩu về Việt Nam (19-38% đối với tôn mạ màu, khoảng 20% đối với
thép thanh và phôi thép). Tuy nhiên, thuế bảo hộ chỉ có hiệu lực dưới 5 năm, do đó, các doanh
nghiệp ngành thép Việt Nam muốn trụ vững và phát triển trong tương lai cần tạo dựng năng
lực sản xuất vững vàng dựa trên công nghệ sản xuất hiện đại, quy mô sản xuất đủ lớn và kiểm
soát chi phí hiệu quả. Đồng thời, các doanh nghiệp cần nghiên cứu mở rộng cơ cấu sản phẩm,
đặc biệt là các sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng cao, sản phẩm cho các ngành công
nghiệp phụ trợ nằm trong định hướng ưu tiên phát triển của chính phủ như thép hình, thép tấm
cho cơ khí chế tạo.

Mô hình Porter’s 5 forces

Các đối
thủ tiềm
năng

Doanh
Người nghiệp và Người
cung ứng các đối thủ mua
hiện tại

Sản phẩm
dịch vụ
thay thế

92
I. Sức mạnh nhà cung cấp thể hiện ở các đặc điểm sau:

- Số lượng nhà cung cấp: về nguyên vật liệu hiện tại nhà cung cấp chủ yếu cho các doanh
nghiệp làm thép là nhập từ nước ngoài Trung Quốc, Úc, Nhật, Brazil… Số lượng nhà
cung cấp tương đối lớn và không khác biệt lớn về sản phẩm cung cấp
- Chi phí chuyển đổi nhà cung cấp: Số lượng và thông tin các nhà cung cấp nhiều dẫn đến
chi phí chuyển đổi nhà cung cấp thấp
- Chi phí nguyên vật liệu đầu vào chiếm phần lớn chi phí và có mức giá biến đổi bất
thường
- Sự khác biệt của các nhà cung cấp: không quá khác biệt (chủ yếu là về giá)

→ Sức mạnh nhà cung cấp trong ngành thép Việt Nam là thấp

II. Nguy cơ sản phẩm dịch vụ thay thế thể hiện ở:


- Sản phẩm thay thế cho sắt thép là sản phẩm làm từ nguyên liệu khác như nhựa, gỗ.
- Khả năng thay thế của các sản phẩm từ nhựa, gỗ không cao do thép có kết cấu
vững chắc hơn nhiều và ngày càng được ưu chuộng.

→ Nguy cơ sản phẩm thay thế là thấp

III. Áp lực cạnh tranh từ khách hàng


- Mức độ tập trung của khách hàng không cao. Các đại lý phân phối dễ làm giá trong
trường hợp xảy ra tình trạng khan hiếm thép;
- Chi phí để khách hàng chuyển đổi thấp;
- Sản phẩm ngành Thép đóng vai trò thiết yếu đối với sự phát triển của đất nước

→ Sức mạnh của người mua hàng ở mức trung bình

IV. Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn:


- Dự án ngành Thép đòi hỏi lượng vốn lớn đầu tư cho công nghệ.
- Chính phủ xem xét dành nhiều ưu đãi cho DN tham gia luyện phôi. Khả năng khan
hiếm phôi trong nước dần đựoc tháo bỏ.
- Tuy nhiên Chính phủ vẫn yêu cầu về công suất tối thiểu, khí thải, môi trường, …
- Doanh nghiệp mới dễ dàng tiếp cận nguồn phôi thép từ phía đối tác nước ngoài.
- Nhu cầu ngành Thép là khó dự đoán, phụ thuộc vào sức khỏe nền kinh tế. Khi kinh tế
đi xuống, tình trạng dư thừa thép xảy ra.
- Hiện tại ngành Thép Việt Nam có sự tham gia của nhiều NĐT nước ngoài với công
suất hiện đại, vốn lớn. Tình trạng dư thừa thép cao.

93
→ Thách thức từ đối thủ mới ra nhập ngành ở mức thấp vì công suất đầu tư cho công nghệ là
rất lớn cùng với đó là những chính sách của chính phủ về mức yêu cầu tối thiểu công suất.
Hơn nữa ngành thép đang có mức dư cung, bài toán tiêu thụ là vấn đề nan giải với bất cứ đối
thủ mới gia nhập nào.

V. Áp lực cạnh tranh nội bộ


- Là ngành phân tán nên có sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong
ngành. Dẫn đến uy tín và thị phần của các DN khác bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Rào cản thoát ra khỏi ngành cao, nhiều DN vẫn hoạt động trong khi hiệu quả sản xuất
yếu kém.
- Tốc độ phát triển ngành khá cao mang lại nhiều lợi nhuận.
- Chi phí lưu kho, bãi cao dẫn tới việc bắt buộc phải tối ưu hóa sản xuất và bán hàng.
- Ngành đang có mức cung lớn hơn cầu dẫn tới cạnh tranh gay gắt
- Sản phẩm trong ngành không có quá nhiều sự khác biệt

→ Áp lực cạnh tranh nội bộ khá cao khi tình trạng dư cung lớn, các sản phẩm không quá
khác biệt nhau, ngành mang tính chu kỳ nên càng cạnh tranh gay gắt.

PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT


Mã chứng khoán: HPG

Số lượng cổ phiếu niêm yết: 2,761,074,115 cổ phiếu

Số lượng cổ phiếu lưu hành: 2,761,074,115 cổ phiếu

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH


Giới thiệu lịch sử hình thành:
 Năm 1992 Thành lập Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng Hòa Phát - Công ty đầu tiên
mang thương hiệu Hòa Phát
 Năm 1995 Thành lập Công ty CP Nội thất Hòa Phát
 Năm 1996 Thành lập Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát
 Năm 2000 Thành lập Công ty CP Thép Hòa Phát, nay là Công ty TNHH Một thành
viên Thép Hòa Phát
 Năm 2001 Thành lập Công ty TNHH Điện lạnh Hòa Phát và thành lập Công ty CP
Xây dựng và Phát triển Đô thị Hòa Phát
 Năm 2004 Thành lập Công ty TNHH Thương mại Hòa Phát

94
 Năm 2007 Niêm yết cổ phiếu mã HPG trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Thành
lập Công ty CP Thép Hòa Phát, triển khai Khu liên hợp sản xuất gang thép tại Kinh
Môn, Hải Dương và thành lập Công ty CP Khoáng sản Hòa Phát
 Năm 2009 KLH Gang thép Hòa Phát hoàn thành đầu tư giai đoạn 1, Mua lại Công ty
CP Năng lượng Hòa Phát và Công ty CP Đầu tư khoáng sản An Thông.
 Tháng 7 - 2010 Công ty CP Golden Gain Việt Nam trở thành công ty thành viên
 Tháng 1 - 2011 Cấu trúc mô hình hoạt động Công ty mẹ với việc tách mảng sản xuất
và kinh doanh thép.
 Tháng 8/2012: Hòa Phát tròn 20 năm hình thành và phát triển, đón nhận Huân chương
Lao động Hạng Ba của Chủ tịch nước
 Tháng 10/2013: Khu liên hợp gang thép Hòa Phát hoàn thành đầu tư giai đoạn 2, nâng
tổng công suất thép Hòa Phát lên 1,2 triệu tấn/năm
 Quý IV/2014: Đầu tư giai đoạn III Khu liên hợp gang thép Hòa Phát tại Hải Dương,
dự kiến Quý I /2016 giai đoạn III thép đi vào hoạt động nâng tổng công suất sản xuất
thép xây dựng lên 2.000.000 tấn/năm
 Tháng 03/2015: Thành lập Công ty TNHH TM & SX thức ăn chăn nuôi Hòa Phát
 Tháng 07/2015: Thành lập Công ty TNHH MTV Thức ăn chăn nuôi Hòa phát Đồng
Nai
 Tháng 8/2015: Thành lập Công ty TNHH MTV Thức ăn Chăn nuôi Hòa Phát Đồng
Nai.
 Tháng 2/2016: Thành lập Công ty CP Phát triển Nông nghiệp Hòa Phát.
 Tháng 4/2016: Hoàn thành giai đoạn 3 KLH gang thép tại Hải Dương
 Tháng 4/2016: Thành lập Công ty TNHH MTV Tôn Hòa Phát, bắt đầu triển khai dự
án Tôn mạ màu, tôn mạ kẽm, mạ lạnh các loại công suất 400.000 tấn/năm.
 Tháng 2/2017: Bắt đầu triển khai Khu liên hợp sản xuất Gang thép Hòa Phát Dung
Quất tại tỉnh Quảng Ngãi, quy mô 4 triệu tấn/ năm, đánh dấu bước ngoặt phát triển
mới của tập đoàn hòa phát.

NGÀNH NGHỀ KINH DOANH


 Buôn bán và xuất nhập khẩu sắt thép, vật tư thiết bị luyện, cán thép;
 Sản xuất cán kéo thép, sản xuất tôn lợp;
 Sản xuất ống thép không mạ và có mạ, ống Inox;
 Sản xuất và mua bán kim loại màu các loại, phế liệu kim loại màu;
 Luyện gang, thép; Đúc gang, sắt, thép;
 Khai thác quặng kim loại; Mua bán kim loại, quặng kim loại, sắt thép phế liệu;
 Sản xuất, kinh doanh các loại máy xây dựng và máy khai thác mỏ;
 Sản xuất hàng nội thất phục vụ văn phòng, gia đình, trường học;
95
 Sản xuất, kinh doanh, lắp ráp, lắp đặt, sửa chữa, bảo hành hàng điện, điện tử, điện
lạnh, điện dân dụng, điều hòa không khí;
 Đầu tư và xây dựng đồng bộ hạ tầng, kỹ thuật khu công nghiệp và khu đô thị;
 Kinh doanh bất động sản
 Sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi gia súc gia cầm, chăn nuôi gia súc, chế biến
thịt và các sản phẩm từ thịt, …

CƠ CẤU CỔ ĐÔNG

→ Nhóm cổ đông lớn của DN là nhóm cổ đông nội bộ (47.16%)

→ Lợi ích BLĐ gắn liền với lợi ích DN

96
MÔ HÌNH KINH DOANH

Đầu vào

Quy trình
sản xuất

Đầu ra

ĐẦU VÀO

1. Cơ cấu chi phí

Cơ cấu chi phí

Khác
21%
Quặng sắt
29%

Công nhân
5%
Điện
6%
Gas
6%
Thép phế Than coke
8% 25%

Quặng sắt Than coke Thép phế Gas Điện Công nhân Khác

2. Nguyên liệu
a. Quặng sắt
- Việt Nam có trữ lượng sắt phong phú khoảng 1.3 tỷ tấn chủ yếu ở mỏ Thạch Khê
(544 triệu tấn) và Quý Xa (119 triệu tấn), còn lại chủ yếu là các mỏ quy mô nhỏ

→ Khai thác tại các mỏ nhỏ làm giá thành quặng trong nước bị đội lên cao hơn nhập
khẩu, cộng thêm việc khai thác ở các mỏ lớn cần có công nghệ cao lên việc khai thác rất
khó khăn → Phần lớn nguồn quặng sản xuất thép vẫn phải đi nhập khẩu 80%

97
- Nhu cầu quặng cho KLH Dung Quất sắp đi vào hoạt động ước tính là 4 triệu tấn/năm,
KLH Hải Dương khoảng 3 triệu tấn/năm.

- Hiện HPG nhập quặng thép từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó tiêu biểu là nhà sản
xuất quặng sắt lớn nhất thế giới – Mỏ Vale (Brazil). Ngoài ra, để chuẩn bị cho nguyên
liệu đầu vào của dự án KLH Dung Quất, HPG đặt vấn đề với các mỏ lớn ở Úc như Rio
Tinto, BHP, FMG, Royhill, … Chuyến hàng đầu về dự kiến quý IV/2018

- Ngoài ra HPG cũng tự chủ được gần 800,000 tấn quặng (15%) từ công ty con Khoáng
sản An Thông, 25% mua từ các mỏ khác trong nước với giá khoảng 2 triệu đồng/tấn.
Còn lại là nhập từ các mỏ lớn như Vale

- Xu hướng giá quặng sắt có thể đi ngang trong thời gian tới vì:

 Nguyên nhân do nguồn cung toàn cầu gia tăng và nhu cầu từ nước nhập khẩu hàng đầu
– Trung Quốc – suy giảm, do ngành thép giảm.
 Như vậy, dự kiến giá quặng sắt sẽ hạ nhiệt về cuối năm do tăng trưởng tiêu thụ thép
chậm trong khi nguồn cung và dự trữ quặng dần cải thiện. Tuy nhiên, giá khả năng
không giảm sâu vì nguồn cung sẽ không phục hồi hoàn toàn trong tương lai gần. Mức
dự báo cho quặng 62% Fe vào khoảng 93-95 USD/tấn vào cuối năm.
b. Than cốc

- Nguyên liệu chủ yếu luyện than cốc là than mỡ.


- Than mỡ Việt Nam đủ tiêu chuẩn luyện than cốc còn rất ít (hơn 2 triệu tấn).

98
→ HPG chủ yếu phải đi nhập khẩu than mỡ từ Úc, Trung Quốc, Nga, … về để sản xuất
than cốc.

- Trong thời gian tới xu hướng giá khá khó dự đoán tuy nhiên có thể với những yếu tố
như nền kinh tế Trung Quốc đang chững lại cùng với nhiều biện pháp cắt giảm sản
lượng thép, các nguồn cung than đang ở mức ổn định thì có thể giá than cốc sẽ
đi ngang.

c. Thép phế

- Giá thép phế liệu hiện đang ở khu vực thấp nhất trong vòng 7 năm trở lại đây, cộng
với việc chi phí sản xuất bằng lò BOF tăng mạnh dẫn đến việc tiêu thụ thép phế sẽ
tăng trong cơ cấu sản xuất.

d. Điện

- HPG tự chủ được 40% điện nên sẽ không bị ảnh hưởng nhiều khi giá điện tăng.

99
100
QUY TRÌNH SẢN XUẤT

- Quy trình sản xuất thép xây dựng từ thượng nguồn qua 4 bước:

Bước 1. Đầu tiên quặng sắt thô các loại sẽ được đưa vào nhà máy chế biến
nguyên liệu để loại tạp chất, tăng hàm lượng sắt và viên thành dạng cục tròn;
Bước 2. Quặng sắt vê viên, than cốc (coke), vôi và phụ gia khác được đưa vào
lò cao để nấu lỏng thành nước gang;
Bước 3. Gang lỏng từ lò cao sẽ được chuyển sang các lò tinh luyện của Nhà
máy luyện thép để cho ra phôi đảm bảo tiêu chuẩn;
Bước 4. Cuối cùng, phôi vừa ra lò được chuyển ngay sang Nhà máy cán để cho
ra thép xây dựng thành phẩm, hoàn thành chu trình sản xuất khép kín.

- Quy trình sản xuất thép cuộn cán nóng (HRC)

Bước 1. Xử lý quặng
Các nguyên liệu để sử lý đầu quặng đầu vào gồm: Quặng viên (Pellet), quặng sắt (Iron
ore), quặng thiêu kết, và các chất phụ gia như than cốc (coke), đá vôi (lime stone) được đưa
vào lò nung (Blast furnace) Nếu nguyên liệu đầu vào là phế liệu cũng sẽ được nung nóng tới 1
nhiệt độ nhất định để làm thành dòng kim loại nóng chảy (hot metal).

Bước 2. Tạo dòng thép nóng chảy

Dòng kim loại nóng chảy được hình thành từ giai đoạn 1, được dẫn tới lò cơ bản (basic
oxygen furnace), hoặc lò hồ quang điện (electric arc furnace). Tại đây, kim loại nóng được
xử lý, tách tạp chất và tạo ra sự tương quan giữa các thành phần hoá học. Đây là cơ sở để
101
quyết định mẻ thép tạo ra cho loại sản phẩm nào, thuộc mác thép nào. Ví dụ mẻ thép sẽ dùng
để cán thép thanh vằn SD390 thì các thành phần hoá học sẽ được điều chỉnh ngay ở giai đoạn
này để cho ra mác thép SD390.

Bước 3. Đúc tiếp liệu

Dòng kim loại sau khi ra khỏi giai đoạn 2 sẽ được đưa tới:

- Steel Castings: Đúc các sản phẩm khác.


- Tới lò đúc phôi: Từ lò này sẽ đúc ra 3 loại phôi:

+ Phôi thanh (Billet) là loại phôi thanh có tiết diện: 100×100, 125×125, 150×150
dài 6 – 9 – 12m. Thường dùng để cán kéo thép cuộn xây dựng, thép thành vằn.

+ Phôi phiến (Slab) loại phôi thành thường dùng để cán ra thép cuộn cán nóng, thép
tấm cán nóng, thép cuộn cán nguội hoặc thép hình.

Bước 4. Cán thép

- Đưa phôi vào nhà máy thép hình (Section mill) để cán ra các sản phẩm thép như
sau: Rail (thép ray); Sheet pile (thép cừ lòng máng); Shape (thép hình các loại); Bar
(thép thanh xây dựng).

- Đưa phôi vào nhà máy thép (wire rode mill) để cán ra thép cuộn trơn xây dựng.
- Đưa phôi vào nhà máy thép tấm (Plate mill) để cán ra thép tấm đúc (Plate).
- Đưa phôi vào nhà máy thép cán nóng (Hot Strip mill), phôi sẽ được cán ra thép
cuộn cán nóng (Hot roll coil-HRC). Hoặc thép tấm cắt (cắt ngay kho ra cuộn và
đóng kiện – Hàng Baotou). Trong quá trình cán ra thép cuộn cán nóng thép cuộn
đang ở nhiệt độ cao (VD 780oC) nếu muốn cán ra thép cuộn cán nguội (Cold roll
coil-CRC) thì hạ nhiệt độ cuộn thép đó xuống nhiệt độ thích hợp (VD: 480oc) và
tiếp tục cán giảm độ dày. Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất thép và
cũng là quyết định thép cán nguội hay cán nóng.
- Từ các nhà máy thép cán nóng sau khi cán ra thép cuộn cán nóng có thể đưa thẳng
tới nhà máy cán thép ống hàn (welded pipe mill).
- Đưa phôi vào nhà máy cán thép ống đúc (Seemless pipe mill) để sản xuất ra thép
ống đúc.

102
ĐẦU RA

 Nhóm ngành thép tiếp tục khẳng định là mảng kinh doanh cốt lõi của Tập đoàn khi
chiếm 83% doanh thu và 89% lợi nhuận của tập đoàn. Sản lượng thép xây dựng tiêu thụ là
2.4 triệu tấn, chiếm 24% thị phần thép cả nước. Sản lượng tiêu thụ ống thép chiếm 1/4 tổng
lượng tiêu thụ toàn quốc, tương đương 27% thị phần, tiếp tục củng cố vị trí số 1 trên thị
trường Ống thép Việt Nam. Sản phẩm thép xây dựng lần lượt chiếm 56.3% và 64.8% trong
cơ cấu doanh thu và lợi nhuận. Còn ống thép & tôn mạ kẽm lần lượt chiếm 29.8% và
23.7% trong cơ cấu doanh thu và lợi nhuận. Ngoài ra những mảng kinh doanh khác cũng
đem lại sự đa dạng trong nguồn thu, giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh cho Hòa Phát
nhưng sự đóng góp vẫn còn khá khiêm tốn.
103
Cơ cấu doanh thu
3%

13%

11%

73%

Miền Bắc Miền Trung Miền Nam Xuất khẩu

 Chiến lược bán hàng:

- Nhà sản xuất Đại lý Nhà bán buôn Nhà bán lẻ Người tiêu dùng

→ HPG giảm được các loại chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, …
 Chiến lược bán hàng của HSG:

- Nhà sản xuất Người tiêu dùng

→ HSG sẽ bán được hàng tốt đến tận tay người tiêu dùng, quản lý hàng tồn kho và các
chương trình khuyến mại được áp dụng thống nhất trên toàn hệ thống nhưng sẽ tăng
chi phí quản lý và chi phí bán hàng.

Tỷ trọng chi phí bán hàng và quản lý/ Doanh


thu
11.40%
12.00% 10.20%
10.00%
7.90%
7.60%
8.00% 7.20% 7.10%
5.90% 6.40% 6.00%
6.00% 4.30% 4.40%
3.50% 3.80%
4.00% 2.70%
1.90%
2.00%
0.00%
2013 2014 2015 2016 Q3/2017

HPG HSG HPG + SMC

104
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TÀI CHÍNH

I. Doanh thu và lợi nhuận

Năm 2018 đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc về doanh thu và lợi nhuận kể từ khi
thành lập Tập đoàn. Bằng sự nỗ lực của toàn bộ đội ngũ CBCNV, kết thúc năm, Tập đoàn
Hòa Phát đạt 56580 tỷ đồng doanh thu và 8600 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tỷ lệ tăng trưởng
doanh thu là và lợi nhuận lần lượt là 20.76% và 7,31%. Năm vừa qua, Hòa Phát đã cho ra thị
trường 2.4 triệu tấn thép xây dựng, tăng hơn 12% so với cùng kỳ. Đối với thị trường xuất
khẩu, công ty xuất được khoảng 256000 tấn thép thép xây dựng, thép rút dây các loại, ống
thép. Mặt hàng ống thép vẫn tiếp tục giữ vị trí áp đảo trên thị trường với sản lượng bán hàng
đạt 640,000 tấn, chiếm gần 1/3 tổng lượng ống thép tiêu thụ tại Việt Nam.

II. Phân tích tình hình tài chính

Cơ cấu tài sản

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Tổng tài sản 25.506 33,226 53.022 78223

Tổng nợ 11.040 13.376 20.627 37600

105
Vốn chủ sở hữu 14.667 19.850 32.397 40622

Tỷ lệ nợ/
43.28% 40.26% 38.9% 48%
Tổng tài sản

Tỷ lệ nợ/
76.31% 67.39% 63.66% 92,55%
Vốn chủ sở hữu

 Tính đến hết năm 2018, trong cơ cấu nguồn vốn, nợ phải trả chiếm 48%, tương đương
37.600 tỷ đồng, tỷ trọng nợ phải trả thấp hơn vốn chủ cho thấy Hòa Phát sử dụng vốn chủ sở
hữu vào đầu tư tài sản nhiều hơn dùng đòn bẩy là công cụ nợ. Như vậy Hòa Phát cũng tạo độ
an toàn tài chính cao và có hiệu quả kinh doanh tốt hơn. Tuy nhiên đến 2018 tỷ lệ nợ/vốn chủ
và nợ/tổng tài sản đang có xu hướng tăng mạnh, nguyên nhân là do Hòa Phát đang vay tiền để
tài trợ cho việc xây nhà máy mới nâng công suất lên gấp ba lần. Mặc dù phải vay nhiều nhưng
chỉ số tài chính của Hòa Phát vẫn ở mức kiểm soát tốt, nhất là so với toàn ngành
như HSG, POM, NKG, …

Chỉ số tài chính

2015 2016 2017 2018

ROE 24.09% 33.26% 24.71% 21,2%

EPS (đồng) 4.52 7.16 5.9 4.036

P/E 6.46 6.03 7.94 8

Biên lợi nhuận gộp 20% 26% 23% 22%

Biên lợi nhuận thuần 13% 20% 17% 15%

 Tại 31/12/2018, Vốn chủ sở hữu của Hòa Phát là 40.622 tỷ đồng, trong đó Vốn điều lệ
là 8,429 tỷ đồng, Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đạt 21.239 tỷ đồng. Năm 2016, có thể
coi là năm Hòa Phát thu được “trái ngọt” từ hoạt động đầu tư của mình, khối tài sản đầu tư đã
sinh lời rất tốt mang lại hiệu quả kinh tế cao, hệ số ROA và ROE lần lượt là 19,9% và 33,3%.
Tuy nhiên, năm 2017 do hoạt động mở rộng đầu tư sản xuất trong khi chưa có sản phẩm ra lò
nên các chỉ số này đã bị ảnh hưởng. Mặc dù vậy, đây là những chỉ số tài chính rất khó để các
công ty trong cùng ngành sản xuất công nghiệp nặng có thể đạt được. Vòng quay tổng tài sản
cũng được cải thiện thể hiện tính hiệu quả hơn trong việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp.

106
Năm 2018, đánh dấu một mức suy giảm trong các chỉ số ROE, biên gộp và biên thuần,
nguyên nhân do thị trường tiêu thụ thép còn khó khăn, giá quặng đầu vào tăng cao vào cuối
năm trong khi giá bán lại giảm dẫn tới việc lợi nhuận bị bòn rút. Tuy nhiên nếu so sánh với
các doanh nghiệp cùng ngành như POM, HSG, NKG đang có kết quả kinh doanh cực xấu
thì HPG vẫn đang kiểm soát tốt các chi phí của mình.

 Biên lợi nhuận gộp luôn được giữ ở mức ổn định trên 20% thể hiện HPG đã sử dụng
tốt các yếu tố đầu vào trong quy trình sản xuất bằng việc tự chủ nguồn cung than cốc và điện.
Hòa Phát có hệ thống công nghệ cao có thể thu hồi lại lượng nhiệt dư từ quá trình luyện cốc
từ đó tiết kiệm được tới 40% chi phí điện năng.

III. Đối thủ cạnh tranh

 Trong ngành thép, Hòa Phát luôn là doanh nghiệp đi đầu cả về công suất, chất lượng
và thị phần. Tính đến hết năm 2018, thị phần thép xây dựng của Hòa Phát là 25% và bỏ xa các
doanh nghiệp kế tiếp khoảng 2 lần. Một điều đáng nói ở đây là thị phần của Hòa Phát liên tục
tăng trong khi thị phần của các đối thủ còn lại thì ngày càng sụt giảm. Có được điều đó là do
Hòa Phát có công nghệ lò cao hiện đại tạo ra các sản phẩm thép chất lượng và giá thấp hơn
đối thủ. Đây chính là yếu tố quan trọng tạo nên sức cạnh tranh bền vững của thép Hòa Phát
trên thị trường. Đối thủ lớn nhất của Hòa Phát lúc này là VnSteel trong mảng thép xây dựng,
Hoa Sen và Nam Kim trong mảng ống thép.

107
CHƯƠNG 8: PHÂN TÍCH KĨ THUẬT
“It's not how right or how wrong you are that matters but how much $ you make when
right and how much you do not lose when wrong.”

- George Soros -
Chúng ta sẽ bắt đầu cùng một câu chuyện nổi tiếng sau đây về 2 con quái thú thời quá khứ:

Ở phố Wall có 2 hình tượng đấu sĩ đã đi vào lịch sử: con bò tót đại diện cho thị trường
giá lên (Bull Market) và con gấu đại diện cho thị trường giá xuống (Bear Market), cuộc chiến
giữa chúng vô cùng khốc liệt kéo dài hết ngày này qua ngày khác, hết năm này qua năm khác.
Có những giai đoạn con bò tót chiếm được ưu thế, nó tấn công dồn dập con gấu, đẩy con gấu
vào thế phòng thủ thì thị trường đang trong xu thế giá lên, giá tăng mạnh mẽ cho dù đôi khi
con gấu cũng phản được một đòn với một sóng đi xuống nhưng không đủ để có thể đảo ngược
tình thế khi mà đáy của các sóng đi xuống đó cứ tăng dần lên. Nhưng cũng có những giai
đoạn con gấu giành được chiến thắng, nó vả liên tục vào mặt bò tót những cái tát đau đớn, thị
trường đang trong xu thế đi xuống và đôi khi con bò tót có phản đòn nhưng cũng là chưa đủ
để có thể đảo ngược tình thế, sự cố gắng trong vô vọng của con bò tót chỉ là những đợt sóng
nhỏ đi lên nhưng đỉnh của chúng cứ giảm dần. Cũng có những giai đoạn dài, 2 đấu sĩ của
chúng ta có vẻ mệt mỏi hay chúng đang chờ đối phương bộc lộ điểm yếu và ra đòn quyết định
nên cố giữ một thế trận cân bằng, giằng co căng thẳng, thị trường lúc này đi ngang (sideway),
giá dao động trong biên độ hẹp, chưa thể hiện được một xu thế rõ ràng. Ba giai đoạn đó của
cuộc đấu nó cứ lặp đi lặp lại, hết hiệp này đến hiệp khác và dấu hiệu nhận biết chúng chỉ có
thể được thể hiện duy nhất trên biểu đồ giá chứng khoán.

Câu chuyện trên là hình tượng hóa những gì người ta đã chứng kiến trên thị trường
chứng khoán trong quá khứ và có thể nói rằng nó mang đậm màu sắc của phân tích kĩ thuật.
Vậy phân tích kĩ thuật là gì? Nó là một trường phái đầu tư được ứng dụng không chỉ với thị
trường chứng khoán mà còn được ứng dụng với nhiều thị trường hàng hóa khác nhưng câu
hỏi đó theo nhiều quan điểm của các nhà đầu tư khác nhau thì có nhiều câu trả lời khác nhau.

KHÁI NIỆM
Trước tiên, chúng ta cùng làm quen với một số quan điểm về Phân tích kĩ thuật.

Nhiều người cho rằng Phân tích kĩ thuật là môn khoa học của sự ghi nhận lại, khi mà sự
biến động về giá, khối lượng giao dịch được xem xét dưới nhiều góc độ, từ đó dựng lên một
“bức tranh trong quá khứ” để phán đoán về xu thế trong tương lai. Khi mà dữ liệu của Phân

108
tích cơ bản là các bản báo cáo tài chính đã quá cũ, không bám được thị trường thì Phân tích kĩ
thuật lại giải quyết được điều đó. Phân tích kĩ thuật tôn thờ thị trường vì ở bất kì thời điểm
nào, giá chứng khoán chịu tác động bởi hàng trăm những yếu tố, một số là ảnh hưởng hợp lý,
một số hầu như phi lý. Thông tin, ý kiến, tâm lý, dự đoán, … có thể đúng, có thể sai về tương
lai kết hợp và trộn lẫn với nhau và với những yếu tố cần thiết khác để tạo thành sự cân bằng
chung của toàn thị trường. Không một cá nhân nào có thể nắm lấy và định lượng những điều
này mà thị trường sẽ tự thực hiện.

Tuy có rất nhiều quan điểm về Phân tích kĩ thuật nhưng chúng ta vẫn phải đi đến một
định nghĩa chung nhất. Ở đây, ta sẽ xem xét định nghĩa trong cuốn “Technical from A to Z”
của Steven B. Achelis: “Phân tích kỹ thuật là việc nghiên cứu giá, với công cụ cơ bản là biểu
đồ, nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư…” Đây có thể là định nghĩa đơn giản nhất
để hình dung về Phân tích kĩ thuật, còn bản chất của Phân tích kĩ thuật sẽ được bộc lộ dần qua
các phần tiếp theo.

LÍ THUYẾT DOW

Lịch sử của Phân tích kỹ thuật bắt nguồn từ cách đây hơn 100 năm, từ một người tên là
Charles H. Dow với lí thuyết Dow nổi tiếng mang tên ông. Ông là người đã sáng lập lên tạp
chí phố Wall (The Wall Street Journal). Sau nhiều năm nghiên cứu, năm 1884, ông đưa ra chỉ
số bình quân của giá đóng cửa của 11 cổ phiếu quan trọng nhất thị trường Mĩ thời gian đó.
Đến nay, thị trường chứng khoán với sự phát triển của nó đã có hàng loạt các chỉ số tồn tại để
dùng vào việc đánh giá sự phát triển của thị trường như: DowJone, S&P 500, NasDad, …

Phát kiến lớn nhất nằm trong Lí thuyết Dow đó giá khái niệm về xu thế giá (trend).
Theo đó, giá chứng khoán luôn vận động theo xu thế, có 3 xu thế chính đó là: xu thế giá lên
(Bull Market), xu thế giá xuống (Bear Market) và xu thế đi ngang (SideWay). Phân theo cấp
độ thì có xu thế cấp 1, xu thế cấp 2 và xu thế cấp 3. Xu thế cấp 1 là xu thế lớn, kéo dài trong
một khoảng thời gian dài có thể là trong một vài năm. Xu thế cấp 2 là những đợt sóng điều
chỉnh làm gián đoạn xu thế cấp 1, ví dụ như trong thị trường giá lên, một sóng cấp 2 có thể
xen vào là một đợt điều chỉnh giảm giá, kéo dài trong khoảng vài tháng. Xu thế cấp 3 là
những biến động nhỏ, kéo dài trong thời gian ngắn, khoảng 1 tuần. Các xu thế cấp 3 thường
không có vai trò quan trọng trong đánh giá thị trường vì chúng có thể bị chi phối bởi làn sóng
đầu cơ.

109
Trong mỗi thị trường giá lên hay giá xuống, chúng cũng được chia thành các giai đoạn
vận động rõ ràng. Thị trường giá lên bắt đầu với giai đoạn “tích lũy”, khi mà cổ phiếu đang
được chào bán rất nhiều với nỗi buồn và sự thất vọng của nhà đầu tư với những cổ phiếu họ
đang nắm giữ, tuy nhiên đã có những dấu hiệu tích cực cho một sự tăng trưởng mới. Tiếp theo
đó, khi thị trường bắt đầu vào giai đoạn “sôi sục”, xác định vững chắc một xu thế giá lên cũng
là thời điểm mang lại nhiều lợi nhuận nhất. Thị trường giá lên sẽ kết thúc vào giai đoạn thứ 3,
giai đoạn bong bóng về giá, giá đã tăng quá cao để có thể tăng được tiếp, bắt đầu xuất hiện
nạn đầu cơ tràn lan đẩy giá lên cao ngoài sức tưởng tượng. Khi kết thúc thị trường giá lên
cũng là thời điểm bắt đầu cho một thị trường giá xuống, đó là giai đoạn “phân phối” của thị
trường giá xuống, đã có hiện tượng vỡ bong bóng về giá, hiện tượng giảm giá bắt đầu xuất
hiện. Giai đoạn tiếp theo được gọi là thời kì “hỗn loạn”, số lượng người mua bắt đầu giảm dần
còn số lượng người bán bắt đầu tăng đột biến, hàng loạt các mã đều giảm điểm. Thị trường
giá xuống kết thúc trong sự tuyệt vọng của các nhà đầu tư, đây là giai đoạn mà người ta cố
nắm lấy các cổ phiếu tốt nhất, tránh xa các cổ phiếu penny và những đợt tăng giá nhỏ đã
bắt đầu xuất hiện.

Ngoài phát hiện về xu thế giá của thị trường, lí thuyết Dow cũng xác nhận những
nguyên tắc đầu tiên về phân tích kĩ thuật. Lí thuyết Dow không quan tâm đến những dao động
giá trong ngày giao dịch mà chỉ quan tâm đến giá đóng cửa và xác nhận chỉ lấy giá đóng cửa
để nghiên cứu xu thế giá. Theo lí thuyết Dow, một xu thế giá được cho là sẽ tiếp tục cho tới
khi xuất hiện một dấu hiệu thực sự của sự đảo chiều.

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu chính của Phân tích kĩ thuật là biểu đồ về giá và khối lượng giao
dịch. Có 3 loại biểu đồ được sử dụng phổ biến đó là: biểu đồ dạng đường (Line chart), biểu đồ
dạng then chắn (Bar chart) và biểu đồ hình nến (Candlestick chart).

Hiện nay, loại biểu đồ dạng đường ít được sử dụng để phân tích trên các TTCK hiện đại
vì các TTCK hiện đại ngày nay thường diễn biến khá phức tạp, mức độ dao động trong
thời gian ngắn với độ lệch khá cao, nếu dùng loại biểu đồ này để phân tích thì thường mang
lại hiệu quả thấp trong phân tích.

Biểu đồ dạng then chắn thường được áp dụng để phân tích trên các thị trường chứng
khoán hiện đại khớp lệnh theo hình thức khớp lệnh liên tục mà độ dao động của giá chứng
khoán trong một phiên giao dịch là tương đối lớn.

110
Hai kí tự được sử dụng trong biểu đồ dạng then chắn:

Cuối cùng, biểu đồ hình nến là một phát minh của


người Nhật Bản dựa trên sự cải tiến chính biểu đồ dạng then
chắn. Giờ đây, nó đang dần được phổ biến hầu hết trên các
Thị trường chứng khoán hiện đại trên toàn thế giới. Dạng
biểu đồ này phản ánh rõ nét nhất về sự biến động của giá
chứng khoán trên thị trường chứng khoán khớp lệnh theo
hình thức khớp lệnh định kỳ.

NHỮNG GIẢ ĐỊNH CƠ SỞ

Có 3 giả định làm cơ sở cho việc tiếp cận Phân tích kĩ thuật:

- Biến động thị trường phản ánh tất cả.

- Giá vận động theo xu thế.

- Lịch sử sẽ tự lặp lại.

 Biến động thị trường phản ánh tất cả

Các nhà Phân tích kỹ thuật cho rằng bất cứ yếu tố nào có khả năng ảnh hưởng đến giá
như tâm lý, chính trị hay các yếu tố tài chính của doanh nghiệp, tổ chức đều được phản ánh rõ
trong giá thị trường. Do đó có người cho rằng việc nghiên cứu biến động của giá là tất cả
những gì ta cần và thực sự không thể phản đối lại ý kiến này.

 Giá vận động theo xu thế

Như phần trên chúng ta đã đề cập nhiều đến khái niệm xu thế, đây là khái niệm vô cùng
quan trọng trong Phân tích kỹ thuật. Mục đích của việc xác lập đồ thị mô tả những biến động
giá trên thị trường là nhằm xác định được sớm những xu thế giá, từ đó sẽ tham gia giao dịch
trên cơ sở những xu thế này. Trên thực tế những kĩ thuật ở đây đều mang tính lặp lại những

111
xu thế giá có từ trước tức là mục đích của Phân tích kỹ thuật là nhằm xác định sự lặp lại của
những dạng biến động của giá đã xuất hiện trong quá khứ để có thể tận dụng kinh nghiệm và
đưa ra những quyết định phù hợp.

 Lịch sử sẽ tự lặp lại:

Phần lớn nội dung của Phân tích kỹ thuật và việc nghiên cứu biến động thị trường đều
phải nhằm vào nghiên cứu tâm lý con người. Chẳng hạn như những mô hình giá, những mô
hình này đã được xác định và chứng minh từ hơn 100 năm nay, chúng giống như những bức
tranh về đồ thị biến động giá. Những bức tranh này chỉ ra tâm lý của thị trường đang là lên giá
hay xuống giá. Việc áp dụng những mô hình này đã phát huy hiệu quả trong quá khứ và được
giả định rằng sẽ vẫn tiếp tục có hiệu quả trong tương lai bởi chúng dựa trên phân tích nghiên
cứu tâm lý con người mà tâm lý con người thì không thay đổi. Như thế giả định này có thể
được phát biểu là: “Chìa khóa để nắm bắt tương lai nằm trong việc nghiên cứu quá khứ” hay
“tương lai chỉ là sự lặp lại của quá khứ”.

CÁC MẪU HÌNH CƠ BẢN TRONG PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

Mức hỗ trợ (Support)

Support là mức giá mà tại đó người ta cho rằng nhu cầu đủ nhiều để mức giá không
giảm mạnh. Khi giá giảm đến mức support hoặc rẻ hơn nữa thì người mua sẽ có khuynh
hướng mua tiếp và ngược lại người bán sẽ không bán. Trước khi giá giảm tới mức support,
hiện tượng cầu vượt quá cung xuất hiện và hiện tuợng này sẽ ngăn giá giảm xuống dưới mức
support.

112
Có nhiều mức support khác nhau. Việc các support giảm báo hiệu cung vượt quá cầu.
Khi đó người ta có xu hướng bán nhiều hơn mua. Mức support bị phá vỡ và mức support mới
thấp hơn dự báo người bán đang mất hy vọng và họ sẵn sàng bán với giá thấp. Thêm vào đó,
người mua sẽ không mua cho đến khi giá giảm dưới support hoặc giảm so với mức trước đó.
Khi mức support bị phá vỡ, một mức support khác thấp hơn sẽ được thiết lập. Mức
support thường thấp hơn mức giá hiện tại nhưng giá giảm đến mức support sẽ chững lại, nếu
cầu đủ mạnh sẽ làm giá tăng trở lại. Còn nếu mức support bị phá vỡ thì giá sẽ giảm nhanh cho
đến mức support tiếp theo. NĐT nên theo dõi giá, thị trường chung, thông tin liên quan để xác
định xu hướng giá tiếp tục giảm hay bật tăng trở lại. Kỹ năng phân tích không phải là ngành
nghiên cứu chính xác và đôi khi rất khó xác định mức support chính xác. Hơn nữa, sự chuyển
dịch giá có thể đột biến và tụt xuống dưới mức support 1 cách đột ngột. Đôi khi không hợp lý
khi cho rằng mức support bị phá vỡ nếu giá giảm gần 1/8 so với mức support. Vì lý do này
nhiều nhà giao dịch và đầu tư đã tạo ra vùng support.

Mức kháng cự (Resistance)

Resistance là mức giá mà tại đó người ta cho rằng việc bán ra đủ nhiều để giữ giá
không tăng mạnh. Khi giá tăng đến mức resistance thì người bán có khuynh hướng tiếp tục
bán và người mua thường dừng lại. Trước khi giá chạm tới mức resistance thì cung sẽ vượt
quá cầu, ngăn giá tăng trên mức resistance.

Có nhiều mức resistance khác nhau. Việc một mức resistance bị phá vỡ dự báo cầu vượt
quá cung. Khi đó người ta mua nhiều hơn bán. Mức resistance bị phá vỡ và mức resistance
mới cao hơn cho thấy người mua sẵn sàng mua ngay cả với giá cao. Hơn nữa, người bán sẽ
không bán cho đến khi giá tăng trên mức resistance hoặc tăng hơn trước đó.

Khi mức resistance bị phá vỡ thì một mức resistance mới cao hơn sẽ được thiết lập.
113
Support = Resistance

Một điều cơ bản của kỹ năng phân tích là mức support có thể chuyển thành mức
resistance. Khi giá giảm dưới mức support thì mức support ấy có thể trở thành mức resistance.
Mức support bị phá vỡ báo hiệu cung vượt qua cầu. Do đó, nếu giá quay trở lại mức này thì
cung có thể sẽ tăng.

Ngược lại mức resistance cũng có thể sẽ chuyển thành mức support. Khi giá vượt qua
mức resistance, có thể sẽ xuất hiện sự thay đổi của cung và cầu. Việc mức resistance bị phá
vỡ chứng tỏ cầu đã vượt quá cung. Nếu giá quay trở lại mức này, có thể cầu sẽ tăng và mức
support có thể được xác định.

Trong biểu đồ trên, giá vàng đã chính thức vượt qua mức kháng cự là 1165.75 vào ngày
29/4/2010 và mức giá này đã trở thành mức hỗ trợ trong khoảng thời gian sau đó.

Đường xu hướng

Nối các mức giá cao nhất hoặc thấp nhất của chứng khoán trong một thời gian nhất định
ta được đường xu thế. Đường xu hướng đi lên được vẽ chạy dọc theo các đáy của các mức sàn
còn đường xu hướng xuống được vẽ chạy dọc theo những đỉnh của khu vực mức trần.

Khi giá chứng khoán vượt ra ngoài đường xu hướng, điểm mà tại đó, xu hướng cũ bị
phá vỡ, xu hướng mới được hình thành gọi là điểm Breakout.

114
Kênh xu hướng

Vẽ một đường nối các mức giá cao nhất và một đường nối các mức giá thấp nhất của
chứng khoán trong một khoảng thời gian nhất định ta được một kênh xu hướng.
Kênh xu hướng cho biết xu hướng dài hạn của chứng khoán. Khi giá chạm vào đường
kênh dưới đáy thì có thể đó là khu vực thích hợp để mua. Ngược lại, khi giá chạm vào đường
kênh phía trên thì có vẻ đó là khu vực thích hợp để cân nhắc bán.

115
LÝ THUYẾT SÓNG ELLIOTT

Nguyên lý sóng Elliott là một hình thức của phân tích kỹ thuật mà một số thương nhân
sử dụng để phân tích chu kỳ thị trường tài chính và dự báo xu hướng thị trường bằng cách xác
định cực trong tâm lý nhà đầu tư, mức cao và thấp trong giá, và các yếu tố tập thể.
Ralph Nelson Elliott (1871-1948), một kế toán chuyên nghiệp, phát hiện ra các nguyên
tắc xã hội cơ bản và phát triển các công cụ phân tích trong những năm 1930. Ông đề xuất rằng
giá cả thị trường diễn ra trong mô hình cụ thể, mà ngày hôm nay học viên gọi sóng Elliott,
hoặc chỉ đơn giản là sóng. Elliott xuất bản lý thuyết của ông về hành vi thị trường trong cuốn
sách "Nguyên tắc sóng" vào năm 1938, tổng kết nó trong một loạt các bài viết trong tạp chí
"Tài chính Thế giới" năm 1939, và được bảo hiểm toàn diện nhất trong tác phẩm lớn cuối
cùng của mình, "Luật của Thiên nhiên: Bí mật của vũ trụ" vào năm 1946. Giá trị thực nghiệm
của các Nguyên tắc sóng Elliott vẫn là đề tài tranh luận.

Mô hình sóng 5 – 3:

R. Elliott đã chỉ ra rằng thị trường có xu hướng di chuyển trong cái mà ông gọi là mô
hình sóng 5-3.

- Mô hình 5 sóng đầu được gọi là sóng xung lực.

- Mô hình 3 sóng sau được gọi là sóng điều chỉnh.

 Mô hình 5 sóng đầu:

Trong mô hình này, sóng 1, 3, 5 có tính vận động, có nghĩa chúng di chuyển cùng với
toàn bộ sóng, trong khi đó sóng 2, 4 có tính điều chỉnh.

- Sóng thứ nhất

Thị trường chứng khoán tăng điểm trong khoảng thời gian đầu, do tâm lý của số lượng
nhà đầu tư cho rằng giá cổ phiếu đã rẻ và là lúc thích hợp để mua vào. Điều này làm cho
giá tăng.

116
- Sóng thứ hai
Tại thời điểm này, 1 phần các nhà đầu tư mua vào tin rằng cổ phiếu đã tăng vượt mức
giá trị của nó và quyết định chốt lời, điều này khiến các cổ phiếu giảm điểm. Tuy nhiên, nó
sẽ không giảm xuống dưới mức trước đó do nhiều nhà đầu tư còn đang do dự chờ đợi một
mức điểm tốt hơn.
- Sóng thứ ba
Đây thường là sóng dài nhất và mạnh nhất. Cổ phiếu đã bắt gặp sự chú ý của đông đảo
nhà đầu tư. Ngày càng nhiều người tìm hiểu và muốn mua nó. Điều này làm giá cổ phiếu
cao hơn. Làn sóng này thường mạnh và vượt cao hơn điểm cuối của sóng thứ nhất.
- Sóng thứ tư
Nhà đầu tư chốt lời bởi vì cổ phiếu được cân nhắc là đã cao trở lại. Sóng này có xu
hướng yếu bởi vì nhiều người vẫn kỳ vọng giá cổ phiểu còn tiếp tục tăng và chờ đợi để có
điểm chốt lời tốt hơn.
- Sóng thứ năm
Đây là điểm mà hầu hết mọi người đều kiếm được lợi nhuận từ cổ phiếu này khiến nó
trở thành cổ phiếu hấp dẫn. Các nhà đầu tư bắt đầu ồ ạt mua theo tâm lý đám đông, không
để ý đến những khuyến cáo của các chuyên gia phân tích. Điều này làm cổ phiếu vượt quá
giá trị thực của nó.
- Sóng xung lực mở rộng
Một điều mà bạn cần phải biết về lý thuyết sóng Elliott là một trong 3 sóng xung lực sẽ
luôn luôn được mở rộng. Đơn giản là sẽ luôn có một sóng dài hơn hai sóng còn lại. Theo
Elliott, thường sóng thứ năm sẽ được mở rộng. Tuy nhiên, theo thời gian nó đã thay đổi và
rất nhiều người bắt đầu cho là sống thứ 3 là một sóng mở rộng.

 Sóng điều chỉnh ABC:

Sau 5 mô hình sóng tăng, thị trường sau đó được điều chỉnh và đổi chiều bởi 3 sóng
ngược xu hướng. Chữ được sử dụng thay cho số để phân biệt giữa sóng xung lực và sóng điều
chỉnh.

- Sóng A

Đây là điểm mà các nhà đầu tư thấy cổ phiếu được giá bắt đầu bán ra kiếm lời, thị
trường bắt đầu có dấu hiệu đảo chiều đi xuống sau một đợt tăng giá mạnh.
- Sóng B
Đây là điểm mà các nhà đầu tư dự đoán rằng, sóng A chỉ là sóng điều chỉnh nhỏ, xu thế
tăng giá vẫn sẽ tiếp tục. Nhờ vào cơ hội giá chứng khoán giảm, các nhà đầu tư tiếp tục mua
vào, thị trường có điều chỉnh tăng.

117
- Sóng C
Thị trường đã đạt đến mức kháng cự, không thể tăng tiếp tục được nữa. Các nhà đầu tư
đua nhau bán ra cổ phiếu để chốt lời, áp lực giảm giá tăng cao. Thị trường rơi vào tình
trạng thoái trào, nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu. Giá cổ phiếu giảm mạnh.

Sóng trong sóng:

Trong mô hình sóng Elliott, bản thân mỗi sóng lại được tạo ra bởi các sóng phụ.

Trong hình vẽ trên, sóng 1,3 và 5 được tạo bởi mô hình 5 sóng xung lực trong khi sóng
2 và 4 được tạo bởi mô hình 3 sóng điều chỉnh. Hãy nhớ là mỗi sóng đều bao gồm các mô
hình sóng nhỏ hơn. Các mô hình này lặp lại chính nó. Mãi mãi …
Bây giờ ta sẽ xem một hình sóng Elliott thực để rõ ràng hơn:

118
Nguyên tắc chính của sóng Elliott:

- Nguyên tắc số 1: Sóng thứ 3 không bao giờ là sóng xung lực ngắn nhất.

- Nguyên tắc số 2: Sóng thứ 2 không bao giờ xa hơn điểm đầu của sóng thứ 1.

- Nguyên tắc số 3: Sóng thứ 4 không bao giờ đi vào biên độ giá của sóng thứ 1.

MỘT SỐ CHỈ BÁO

Trong khi các biểu đồ và mẫu hình giúp các nhà phân tích kỹ thuật xác định xu hướng
thị trường thì các chỉ số (chỉ báo) sẽ giúp họ đánh giá sức mạnh và tính bền vững của 1 xu
hướng. Dưới đây là hệ thống các nhóm chỉ số cơ bản và 5 chỉ số được các nhà phân tích kỹ
thuật sử dụng nhiều nhất.

Hệ thống chỉ báo cơ bản trong phân tích kỹ thuật

 Chỉ báo về xu hướng (Trend Indicators) được dùng để xác định hướng đi và xu thế
giá tương lai.
 Simple Moving Averages– SMA
 Exponential Moving Averages– EMA
 Moving Average Convergence and Divergence – MACD
 Parabolic Stop and Reverse – Parabolic SAR
 Chỉ báo về dao động (Volatility Indicators) được dùng để xét đoán sức mạnh của
xu thế và các điểm phá vỡ (breakout).
 Bollinger Bands
 Commodity Channel Index – CCI
 Average True Range – ATR
 Chỉ báo xung lượng (Momentum Indicators) được dùng để xác định tốc độ thay đổi
của giá.
 Relative Strength Index – RSI
 Stochastic

SMA

Đường trung bình động giản đơn – Simple Moving Averages (SMA). Trung bình đơn
tại một phiên là lấy giá trị trung bình của phiên đó và các phiên trước.

119
 Gọi:

- SMAt là giá trị trung bình động tại phiên t


- Pt là giá của Cổ phiếu tại phiên t
- n là số phiên tính trung bình động

Giá trị của trung bình đơn tại phiên t là:

Pt + Pt – 1 + Pt – 2 + … + Pt – n + 1
SMAt = n

Như vậy đường SMA chính là đường nối SMA các ngày với nhau, nó sẽ mềm mại hơn
so với đường giá ban đầu, loại bỏ được các biến động mạnh của giá chứng khoán hàng ngày
và phản ánh được xu hướng giá dài hạn.

 Cách sử dụng:

Thường hiệu quả khi sử dụng với thị trường đi ngang, ít biến động nhiều do thể hiện
kém những biến động tức thời vừa xảy ra.

Thông thường, các nhà phân tích kỹ thuật kết hợp 2 đường SMA ngắn hạn và SMA dài
hạn với nhau. Một đường SMA có khung thời gian ngắn hơn, ví dụ như SMA (20) sẽ phản
ánh biến động giá chứng khoán nhiều hơn so với 1 đường SMA có khung thời gian dài hơn, ví
dụ SMA (100).

Nếu đường SMA ngắn hạn cắt lên trên đường SMA dài hạn nghĩa là chứng khoán đang
có chiều hướng đi lên. Ngược lại nếu đường SMA ngắn hạn cắt xuống dưới đường SMA dài

120
hạn nghĩa là chứng khoán đang có chiều hướng đi xuống. Nếu 2 đường cách xa nhau quá thì
chứng khoán có thể đảo chiều.

Ở biểu đồ trên, đường SMA (20) (đường màu đỏ) phản ánh biến động giá chứng khoán
nhiều hơn so với đường SMA (100) (đường màu xanh), …

EMA

Đường trung bình hàm mũ – Exponential Moving Averages (EMA).


- EMAt là giá trị trung bình động hàm mũ tại phiên t

- Gọi Pt là giá cổ phiếu tại phiên t

- N là số phiên tính trung bình động

Giá trị của trung bình hàm mũ tại phiên t là

EMA𝑡 = {(𝑃𝑡 – 𝐸𝑀𝐴𝑡−1 ). M} + EMAt – 1


2
Trong đó: M (Multiplier) =
1+𝑁

Khai triển tiếp, ta được:

EMAt = (Pt − EMAt – 2).(1 − M)1 .M + EMAt – 1

= (Pt − EMAt – 3).(1 − M)2 .M + EMAt – 1

= ……

Dễ dàng nhận thấy EMA giảm độ trễ cải tiến SMA bằng cách áp dụng “mức ảnh hưởng”

(weight) khác nhau của giá và EMA các ngày trước đó, với mức ảnh hưởng thay đổi theo

cấp số mũ của số (1 – multiplier)

 Cách sử dụng:

Thường hiệu quả khi sử dụng với thị trường biến động mạnh.

Tương tự SMA, ta sẽ kết hợp 2 đường EMA ngắn hạn và dài hạn với nhau. Nếu đường
EMA ngắn hạn cắt lên trên đường EMA dài hạn nghĩa là chứng khoán đang có chiều hướng
đi lên. Ngược lại nếu đường SMA ngắn hạn cắt xuống dưới đường SMA dài hạn nghĩa là
chứng khoán đang có chiều hướng đi xuống.

121
Bollinger Band

Dải biên độ biến động giá Bollinger – Bollinger Band được xây dựng bằng cách đặt
thêm 2 độ lệch chuẩn phía trên và phía dưới đường SMA (20) tạo thành 1 dải bao phủ xung
quanh đường SMA (20). Độ lệch chuẩn này được xác định dựa trên mức biến động của giá
chứng khoán. Khi giá chứng khoán biến động mạnh, dải Bollinger sẽ phình to hơn và ngược
lại khi giá chứng khoán biến động ít hơn, dải Bollinger sẽ dần thu hẹp lại.

 Cách sử dụng:

Cách đơn giản nhất để phát hiện các biến động mạnh của giá cổ phiếu là quan sát dải
Bollinger. Nếu 2 đường biên của dải Bollinger xa nhau bất thường nghĩa là xu hướng hiện tại
sắp kết thúc. Nếu 2 đường biên thu hẹp lại nghĩa là xu hướng mới đang được hình thành.

Ngoài việc xác định quan hệ giữa các mức giá và độ bất ổn định, dải Bollinger có thể
kết hợp với biến động giá và các công cụ khác để đưa ra tín hiệu và dự báo các biến động
quan trọng.

Đường giá xuống dải Bollinger dưới: Tín hiệu mua được hình thành khi đường giá
xuống và chạm dải Bollinger dưới thì khả năng bật lên lại của đường giá sẽ có thể xuất hiện.

Đường giá lên dải Bollinger trên: Tín hiệu bán được hình thành khi đường giá lên và
chạm dải Bollinger trên thì khả năng bật xuống lại của đường giá sẽ có thể xuất hiện.

Double tín hiệu mua: Một tín hiệu Double Bottom Buy được tạo thành khi giá vượt qua
đường bollinger dưới và nằm bên trên đường bollinger dưới sau khi tạo tiếp mức giá thấp tiếp

122
theo. Mức giá thấp có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với mức giá thấp trước đó. Điều quan
trọng là mức thấp thứ hai phải nằm trên đường bollinger dưới. Giá chuyển sang xu hướng lên
được xác định khi giá di chuyển lên trên đường bollinger giữa.

Double tín hiệu bán: Một tín hiệu Double Top Sell được tạo thành khi giá vượt qua
đường bollinger trên và đỉnh của đợt tăng giá kế tiếp không vượt qua được đường bollinger
trên. Giá chuyển sang xu hướng xuống được xác định khi giá di chuyển xuống bên dưới
đường bollinger giữa.

Như trong biểu đồ trên, giá cổ phiếu tăng trong khi chỉ số MFI giảm chứng tỏ cổ phiếu
đang mất dần sự quan tâm của thị trường. Cổ phiếu sẽ khó để tăng thêm. Lẽ dĩ nhiên cổ phiếu
này sau đó đã giảm mạnh.

MACD

Đường trung bình trượt hội tụ và phân kỳ – Moving Average Convergence and
Divergence (MACD) được xây dựng dựa trên mối quan hệ giữa 3 đường trung bình trượt giá:

- Đường MACD (26, 12) là EMA (26) – EMA (12)


- Đường tín hiệu EMA (9) là một đường EMA của các mức MACD chứ không phải
của các mức giá.
- Đường biểu đồ MACD là MACD (26, 12) – EMA (9) của các mức MACD

123
 Cách sử dụng:

Có 3 cách chính để sử dụng MACD:

- Sự giao cắt của đường trung bình giá


- Biểu đồ MACD
- Sự phân kỳ của MACD

 Sự giao cắt của đường trung bình giá

Phương pháp sử dụng đầu tiên này là sự nghiên cứu hiện tượng giao cắt của các đường
trung bình giá EMA.

- Khi đường trung bình ngắn hạn EMA (12) cắt và nằm trên đường trung bình
dài hạn EMA (26), điều này tương đương với đường MACD cắt và nằm trên
đường zero.
- Khi đường trung bình ngắn hạn EMA (12) cắt và nằm phía dưới đường trung bình
dài hạn EMA (26), điều này tương đương với MACD cắt và nằm phía dưới
đường zero.

124
 Tín hiệu mua: Tín hiệu mua xuất hiện khi đường MACD cắt và nằm phía trên
đường zero.
 Tín hiệu bán: Khi MACD cắt và nằm phía dưới đường zero thì tín hiệu bán xuất
hiện

Những tín hiệu cảnh báo này thường xuất hiện rất trễ. Nếu sử dụng sự giao cắt của
đường tín hiệu và đường MACD thì tín hiệu mua bán sẽ xuất hiện sớm và nhanh hơn.

 Tín hiệu mua: Xuất hiện khi đường MACD cắt và nằm phía trên đường tín hiệu
của MACD.
 Tín hiệu bán: Xuất hiện khi đường MACD cắt và nằm phía dưới đường tín hiệu
của MACD.

 Biểu đồ MACD

Biểu đồ MACD là 1 dạng khá đơn giản, nó nói lên sự khác biệt giữa đường MACD
và đường tín hiệu của MACD

125
Có 2 điều quan trọng nằm trong biểu đồ MACD:

 Hội tụ: Biểu đồ MACD co rút lại, điều này mang ý nghĩa là có sự thay đổi hướng
đi của đường giá đang chậm lại. Đường MACD có khuynh hướng tiến gần với
đường tín hiệu của MACD.
 Phân kỳ: Biểu đồ MACD giãn ra hoặc là tăng độ cao (không kể chiều âm hay
dương), điều này mang ý nghĩa làm cho hướng đi của xu hướng giá tăng lên nhanh
và chắc chắn.

 Sự phân kỳ của MACD

Khi đường giá di chuyển theo xu hướng giá một cách mạnh mẽ thì biểu đồ MACD sẽ
tăng độ cao. Khi biểu đồ MACD không tăng độ cao nữa hoặc nó bắt đầu co rút lại thì thị
trường lúc đó có khuynh hướng suy giảm nhẹ và cảnh báo có nhiều khả năng đường giá sẽ có
đảo chiều trong thời gian sắp tới.

 Tín hiệu mua: Khi biểu đồ MACD nằm dưới đường zero và bắt đầu hội tụ về
hướng đường zero.
 Tín hiệu bán: Khi biểu đồ MACD nằm trên đường zero và bắt đầu hội tụ về hướng
đường zero.

126
RSI

Chỉ số sức mạnh tương đối - Relative Strength Indicator – RSI được xây dựng để đo
lường độ mạnh hoặc yếu tương đối của cổ phiếu khi nó tự so sánh với chính nó trong một
khoảng thời gian nhất định (thường dùng là 14 ngày).

 Cách sử dụng:

Chỉ số này được thể hiện bằng 1 đường dịch chuyển lên xuống trong biên độ từ 0 đến
100. Đường 50 ở giữa là 1 dấu hiệu nhận biết chứng khoán sắp tăng giá hay giảm giá. Nếu
đường RSI tăng vượt qua đường này, đó là dấu hiệu giá của loại chứng khoán đó có kỳ vọng
tăng giá. Ngược lại, nếu đường RSI giảm xuống dưới đường này, đó là dấu hiệu giá của loại
chứng khoán đó có kỳ vọng giảm giá.

Ở đây ta nhấn mạnh là kỳ vọng vì biểu đồ thể hiện quá khứ của cổ phiếu. Khi xác lập xu
thế mới sẽ làm cho các nhà đầu tư tin tưởng tăng (hoặc giảm).

- Đường 70 phía trên được coi là ngưỡng lỗ mua (overbought) nghĩa là đã mua lỗ
quá nhiều so với mức cân bằng của thị trường. Khi đó, nhà đầu tư sẽ bán bớt ra để
trở về mức cân bằng làm cho giá giảm xuống). Thường khi đường RSI rớt xuống
dưới ngưỡng 70, đó là dấu hiệu giá chứng khoán đó sắp giảm.

127
- Đường 30 ở dưới được coi là ngưỡng lỗ bán (oversold) nghĩa là lượng bán ra quá
nhiều làm giá giảm xuống thấp hơn so với giá cân bằng. Nhà đầu tư sẽ mua thêm
để đẩy giá lên). Thường khi đường RSI từ dưới lên và vượt ngưỡng 30, đó là dấu
hiệu giá chứng khoán đó sắp tăng.

 Nguyên tắc giao dịch:

Mua khi đường RSI cắt xuống dưới 30, hình thành đáy và sau đó quay lên cắt qua 30.
Ngược lại, bán khi đường RSI cắt lên trên 70, tạo thành đỉnh và sau đó quay xuống cắt
qua 70.

128
PHẦN MỀM METASTOCK

Metastock là một phần mềm phân tích chứng khoán (phân tích kỹ thuật) rất phổ biển
trên thế giới. Hiện nay và sắp tới, những người theo trường phái Phân tích kỹ thuật ở Việt
Nam sẽ dùng nó là công cụ chủ đạo trong hoạt động phân tích của mình. Metastock phù hợp
với mọi trình độ phân tích kỹ thuật và rất dể sử dụng, tất cả mọi người đều có thể dể dàng sử
dụng phần mềm này.

 Những tiện ích của Metastock:

- Cung cấp các biểu đồ, chỉ số Phân tích kỹ thuật (tương tự như biểu đồ của các công ty
chứng khoán, nhưng thay vì người ta vẽ giúp, ta có thể tự làm được)
- Có thể vẽ thêm một số đường ko thể thiếu của Phân tích kỹ thuật như: Xu hướng,
kháng cự, hỗ trợ, kênh, Fibonanci, … có thể tạo ra các kiểu mẫu hình phân tích của
mỗi người (điều này chưa thể làm đầy đủ ở các chart của các công ty chứng khoán)
- Metastock cho phép người dùng kết nối dữ liệu Online (tức là bảng giá giao dịch thay
đổi thì hình vẽ chart trên máy của ta cũng thay đổi cập nhật theo chế độ giờ thực –
Real Time). Cho phép ta thực hiện mua và bán chứng khoán tự động.

 Những chức năng cơ bản của Metastock:

- Vẽ biểu đồ và các chỉ số.


- Chức năng Explorer (tìm kiếm giúp bạn những cổ phiếu có tín hiệu mua và bán).

129
- Chức năng Test System (kiểm tra tính hợp lý của hệ thống, công thức, tín hiệu mua và
bán của cổ phiếu).
- Chức năng Indicator (tạo công thức kinh doanh của riêng mỗi người).
- Chức năng Expert (đưa ra lời khuyên nên mua hay bán cổ phiếu giúp bạn).

130
MẨU CHUYỆN 3: NHÀ ĐẦU CƠ VĨ ĐẠI
GEORGE SOROS

“Robin Hood tài chính”


George Soros là nhà tỷ phú nổi tiếng thế giới, nổi tiếng với các thương vụ kiếm bạc tỷ
qua các vụ đầu cơ nghẹt thở. Ông được mệnh danh là nhà đầu cơ tiền mặt “vĩ đại” nhất
thế kỷ XX. Câu chuyện về cuộc đời của Soros chia làm hai phần rõ rệt: một là “máy làm tiền”
và hai là nhà hoạt động từ thiện tích cực. Tuy nhiên người ta thường quan tâm đến tiền của
Soros hơn là những mục tiêu lý tưởng mà ông theo đuổi. Phương châm kinh doanh của Soros
khá đặc biệt: Trong kinh doanh, việc bạn đúng hay sai không quan trọng, cái quan trọng là
nếu bạn đúng bạn sẽ có được bao nhiêu tiền, và nếu bạn sai bạn sẽ mất bao nhiêu tiền.

George Soros là ai?

Geogre Soros được sinh ra ở Budapest năm 1930. Là con trai của một luật sư người Do
Thái, tuổi thơ của nhà tỷ phú gắn liền với những ngày kinh hoàng khi phát xít Đức tàn sát
người Do Thái trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Năm 1947, cậu bé Soros sang London
một mình. Tại đây, Soros tốt nghiệp trường Kinh doanh London vào 1952. Năm 1956, ông
sang Mỹ đoàn tụ với bố mẹ và các anh chị em, và nhập quốc tịch Mỹ. Đây cũng là nơi ông bắt
đầu khởi nghiệp với số tiền 5.000 USD ít ỏi.

Khoảng 13 năm sau, ông thành lập quỹ Soros. Mặc dù thập niên 1970 là những năm
nghèo túng của thị trường chứng khoán Hoa Kỳ nhưng quỹ của Soros lại ăn nên làm ra. Với
tư cách là người quản lý quỹ, Soros tập trung tìm kiếm các lĩnh vực bị đánh giá thấp hơn giá
trị thực ở Hoa Kỳ và các nước khác. Ông mua các cổ phiếu giá thấp không được ưa thích và
bán lại các cổ phiếu giá cao được ưa thích.

Có lần, ông dự đoán cầu về dầu sẽ vượt xa cung về dầu nên đã mua cổ phiếu của các
công ty hoạt động trong ngành dịch vụ dầu mỏ và khoan dầu trước cuộc khủng hoảng dầu
đầu tiên năm 1973.

Hay vào đầu tháng 9 năm 1985, Soros tin rằng đồng Đô la Mỹ đang được định giá quá
cao so với đồng Yên Nhật và đồng Mác Đức và chẳng bao lâu sao sẽ có sự điều chỉnh cho
đúng với giá trị thực. Ông quyết định mua các hợp đồng đầu cơ để kiếm lợi nhuận từ những
thay đổi mà ông đoán trước là sẽ xảy ra. Ông đã vay Đô la để mua Yên và Mác, đồng thời
mua trái phiếu chính phủ của Nhật và Đức. Tổng cộng ông đã cam kết mua các hợp đồng
trị giá 800 triệu đô la, một cam kết có giá trị lớn hơn toàn bộ số vốn của quỹ. Vào cuối

131
tháng 9, chính phủ các nước phát triển tuyên bố Hiệp định Plaza, trong đó họ hứa sẽ hợp tác
hành động để làm tăng giá trị của các đồng tiền mạnh so với đồng đô la. Chỉ trong vòng một
tháng, do đồng đô la mất giá, Soros đã thu lợi nhuận $150 triệu.

Geogre Soros kiếm được hàng tỷ chỉ trong một đêm là do may mắn hay do ông
ta có sự hiểu biết uyên thâm về hệ thống tài chính quốc tế?

Tháng 9 năm 1992, khi nước Anh rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng, ảnh
hưởng dây chuyền đến nền kinh tế một số nước và thế giới, hành động của Geogre Soros đã
chứng tỏ ông là một nhà đầu tư có sự hiểu biết sâu rộng về tài chính. Bằng khoản đầu tư trị
giá 10 tỷ USD vào đồng Bảng Anh (GBP), Geogre Soros chính là người đã làm cho đồng
Bảng phải rút khỏi hệ thống tỷ giá hối đoái châu Âu (ERM). Cụ thể, ông đầu cơ xuống vào
đồng Bảng và đầu cơ giá lên vào đồng Mác bằng cách vay Bảng mua Mác, đồng thời còn đầu
cơ vào các hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn. Khi Soros và các nhà đầu tư khác
thực hiện hợp đồng, họ bán đồng Bảng, do vậy tạo nên sức ép giá giảm với đồng Bảng. Chỉ
trong 1 tháng, quỹ Quantum thu lợi nhuận khoảng $1 tỷ từ các hợp đồng đầu cơ giá xuống
vào đồng Bảng và $1 tỷ nữa từ các hợp đồng đầu cơ giá lên vào các đồng tiền Châu Âu khác.
Tạp chí Economist gọi Soros là “người phá sập Ngân hàng nước Anh”.

Từ đây, mọi hành động, cử chỉ, lời nói của Geogre Soros đều được hầu hết cư dân tài
chính phố Walls và thị trường tài chính London chú ý bởi họ cho rằng ông là nhân vật số một
trong giới tài chính của thế giới, là người có khả năng “một tay che cả bầu trời” khi ông có thể
làm mất giá bất kỳ đồng tiền nào hay gây ra khủng hoảng kinh tế chỉ với một vài nhận định về
thị trường hay một hành động đầu tư một loại chúng khoán hay đồng tiền nào. Cũng chính vì
quan niệm này của mọi người mà ông thường xuyên trở thành nhân vật bị cáo buộc là có liên
quan hoặc là thủ phạm gây ra các cuộc khủng hoảng hay bất ổn về kinh tế - tài chính đối với
các quốc gia mà ông từng đi qua, đã từng đầu tư vào, thậm chí nhiều quốc gia không cấp visa
cho ông nhằm ngăn cản ông bước vào lãnh thổ nước họ để tránh những bất lợi có thể xảy ra
cho đất nước.

Nguyên tắc đầu tư của George Soros

Nguyên tắc của Soros tập trung vào sự khác biệt giữa hình ảnh và thực tại. Khác với
Warren Buffett, người theo đúng nguyên tắc của Graham trước đây 40 năm, tính toán – hay
vẫn nói là ông tính toán – trên cơ sở các giá trị ẩn tàng của các tài sản, còn Soros thì đúng hơn
là một nhà buôn bằng trực quan, linh cảm. Ông cho rằng việc đánh giá giá trị của cổ phiếu
hay hàng hóa không quan trọng bằng đánh giá các quan niệm về một tài sản và nhận ra được
thời điểm mà các tài sản hay quan niệm đó thay đổi. Ông cũng cho rằng thị trường giúp định

132
hình giá trị và quan niệm. Soros đã tóm tắt lại tư tưởng của mình vào 6 giai đoạn phát triển
của một trang thái đầu tư:

Giai đoạn thứ nhất là một xu hướng chưa được nhận ra trên thị trường.

Giai đoạn hai là khi xu hướng trở nên rõ nét hơn.

Giai đoạn ba là một phép thử thành công trên thị trường.

Giai đoạn tư là sự phân hóa ngày càng lớn giữa thực tại và quan niệm.

Cao trào là giai đoạn thứ năm, là thời cơ vàng để những nhà đầu cơ tấn công thị trường.

Giai đoạn cuối cùng được Soros gọi là “hình ảnh phản chiếu ngược gương” khi mà xu
hướng thị trường quay ngược trở lại và giá cả phục hồi.

George Soros là nhà đầu cơ ngắn hạn, hoạt động kinh doanh của ông mang tính trục lợi
rất cao, đầu tư những khoản tiền lớn nhưng mang nhiều tính đánh bạc trên cơ sở những biến
động của thị trường tài chính toàn cầu. Ông cho rằng các nhà đầu tư luôn chịu tác động lẫn
nhau và có xu hướng dịch chuyển theo số đông và ông cố gắng tìm để hiểu được số đông đó
muốn gì, hướng đi ra sao để đến một thời điểm mà ông cho là quyết định, ông sẽ tách khỏi xu
hướng chung và đi con đường riêng có lợi nhất cho mình. Cái khó của các nhà đầu tư là nhận
định được chính xác và nhanh chóng thời điểm quyết định đó sẽ đến vào lúc nào.

Chính những nguyên tắc trên đã giúp Soros vươn tới nhiều thành công tuy nhiên cũng
không ít lần nếm trải thất bại cay đắng, nhưng ông vẫn luôn được mọi người biết đến như một
nhà đầu cơ tiền tệ “vĩ đại” bậc nhất thế giới. Những quyết định của ông thường xuất phát từ
những nhận định nhạy bén về thị trường, từ những phán đoán dựa trên những nguyên tắc kinh
doanh đã đặt ra và sự thực dụng của một nhà kinh doanh lão luyện. Tuy nhiên đi kèm theo
thành công của ông thường là những thất bại đau đớn của nhiều người, của nhiều chính phủ
trên thế giới bởi quyết định của ông có ảnh hưởng rất lớn đến thị trường tài chính quốc tế.

George là một anh hùng hay tội đồ của thế giới?

Cho đến nay vẫn có hai trường phái trái ngược nhau nhận định về vấn đề này. Các nhà
đầu cơ, dân chúng nhìn ông với thái độ ngưỡng mộ, khâm phục và luôn dõi theo từng bước đi
của ông trên thị trường vì ông đã sửa chữa những sai lầm của chính phủ, ngân hàng trung
ương và giúp đồng Euro ra đời hoàn thiện và thành công hơn. Còn nhóm các ngân hàng trung
ương và các chính phủ ở các quốc gia cho rằng ông đáng bị “xử tử” vì đã làm mất lòng tin của
nhân dân vào những chính sách của chính phủ cũng như uy tín của một trong những đồng tiền
có giá trị nhất trên thế giới.

133
Khi giảm dần vai trò quản lý quỹ của mình xuống, Soros chuyển sang viết báo, viết sách
và làm từ thiện. Ông đã xuất bản một số cuốn sách về tài chính và các vấn đề toàn cầu hóa
khá nổi tiếng như The Alchemy of Finance (1987), Soros on Soros (1995), George Soros on
Globalization (2002), … Ông cũng nhận được nhiều học vị danh dự từ nhiều trường đại học
danh tiếng như Đại học Oxford, Yale, Đại học Kinh tế Budapest.

134
CHƯƠNG 9: CHIẾN LƯỢC
ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
“Don't put all your eggs in one basket.”

- English idiom -

XÂY DỰNG DANH MỤC ĐẦU TƯ

Để xây dựng danh mục đầu tư, trước hết nhà đầu tư cần lựa chọn cho mình một danh
mục cổ phiếu quan tâm. Nếu không có sự xuất hiện của một cổ phiếu đặc biệt nào đó ngoài
danh mục thì bạn có thể chỉ cần quan tâm đến danh mục cổ phiếu mà bạn đã lựa chọn. Tất
nhiên sau một khoảng thời gian nhất định, bạn vẫn cần có những sự thay đổi phù hợp cho
danh mục cổ phiếu của mình.

Có nhiều cách mà nhà đầu tư sử dụng để lựa chọn danh mục cổ phiếu:

- Lựa chọn cổ phiếu theo xu thế đám đông.


- Lựa chọn cổ phiếu theo giá trị vốn hóa.
- Lựa chọn cổ phiếu theo thông tin.
- Lựa chọn cổ phiếu rẻ so với giá trị thực.

Lựa chọn cổ phiếu theo phương pháp CANSLIM


William O’neil là nhà sáng lập kiêm chủ tịch của tờ báo Investor’s Business Daily, một
tờ báo kinh tế của giới đầu tư. Đồng thời ông cũng là người đứng đầu một tổ chức nghiên cứu
đầu tư, William O’neil & Company, Inc.

Trong quá trình nghiên cứu những cổ phiếu có lợi nhuận cao nhất từ năm 1953 đến
năm 1985, O’neil đã tìm ra một hệ thống những đặc tính chung của những cổ phiếu này. Ông
phát triển chúng thành phương pháp CANSLIM với 7 đặc tính mấu chốt được tóm tắt
trong 7 chữ cái.

135
CANSLIM

C – Current quarterly earnings per share – EPS quý hiện tại.

A – Annual earnings growth – Tăng trưởng lợi nhuận hằng năm.

N – New products, New management, New highs – Sản phẩm mới, lãnh đạo mới, giá mới.

S – Share outstanding – Số lượng cổ phiếu lưu hành.

L – Leading industry – Cổ phiếu dẫn đầu ngành.

I – Institutional sponsorship – Sự ủng hộ của các định chế tài chính.

M – Market direction – Định hướng thị trường.

C – EPS quý hiện tại

EPS của quý hiện tại nên từ 20% trở lên so với cùng kỳ năm trước (ví dụ: quý 1
năm 2015 với quý 1 năm 2014).

A – Tăng trưởng lợi nhuận hằng năm

Cổ phiếu cũng phải có mức gia tăng lợi nhuận đều đặn hằng năm (chỉ tiêu thông
thường được tính cho 5 năm) và nhà đầu tư cần đặc biệt lưu ý tới các cổ phiếu có mức gia
tăng lợi nhuận hàng năm ổn định và trên 25%.

N – Sản phẩm mới, quản lí mới, giá mới

Thực tiễn cho thấy, một sự tăng mạnh mẽ trong mức giá của cổ phiếu thường đi kèm
với một vài điều gì “mới”. Đó có thể là sản phẩm hoặc dịch vụ, giám đốc điều hành mới, công
nghệ mới.

Một trong những kết luận đáng ngạc nhiên của O’neil từ nghiên cứu của mình, đi
ngược với rất nhiều nhà đầu tư khác, là thay vì theo quan điểm lâu đời trên thị trường “mua
thấp bán cao”, O’neil thì cho rằng “mua cao bán cao hơn”.

Hơn 95% cổ phiếu Oneil nghiên cứu từ những cổ phiếu tăng mạnh hơn thị trường có ít
hơn 25 triệu cổ phiếu lưu hành. Giải thích cho điều này, O’neil đã sử dụng nguyên tắc
đơn giản của cung và cầu, nguồn cung bị giới hạn là động cơ để giá cổ phiếu tiến lên
một mức mới.

136
S – Số lượng cổ phiếu lưu hành

Hơn 95% cổ phiếu Oneil nghiên cứu từ những cổ phiếu tăng mạnh hơn thị trường có ít
hơn 25 triệu cổ phiếu lưu hành. Giải thích cho điều này, O’neil đã sử dụng nguyên tắc đơn
giản của cung và cầu, nguồn cung bị giới hạn là động cơ để giá cổ phiếu tiến lên một
mức mới.

L – Cổ phiếu dẫn đầu ngành

Mặc dù không bao giờ có một cổ phiếu tăng mãi, nhưng O’neil nhận thấy rằng có thể
chắc chắn tăng cơ hội kiếm lời của bạn nếu giao dịch cổ phiếu dẫn đầu trong ngành nghề dẫn
đầu. Bạn phải xem xét vai trò của cổ phiếu đó trên thị trường là cổ phiếu “đầu tàu” hay chỉ là
cổ phiếu “ăn theo”. O’neil cũng nhận thấy rằng những cổ phiếu này thường hoạt động tốt hơn
phần lớn những cổ phiếu còn lại trên thị trường.

I – Sự ủng hộ của các định chế tài chính

Một trong những nguồn lớn cung và cầu trên thị trường đến từ những tổ chức
(VD: quỹ tương hỗ, ngân hàng, công ty bảo hiểm…) Một cổ phiếu không cần một số lượng
lớn những tổ chức ủng hộ, nhưng sự ủng hộ của những tổ chức đó chắc chắn sẽ mang lại một
lợi thế cho cổ phiếu. O’neil lựa chọn những cổ phiếu có khoảng 3 đến 10 tổ chức tốt như vậy.

Tuy nhiên, có quá nhiều tổ chức tài trợ cũng sẽ có mặt hại. Mọi thứ sẽ trở nên quá trễ
một khi cổ phiếu bị mua quá nhiều. Nếu 70–80% số lượng cổ phiếu lưu hành được nắm giữ
bởi tổ chức, mọi thứ sẽ hết. Sau khi đã đạt được lợi nhuận kỳ vọng, các tổ chức thường bán ra
với số lượng lớn và khi đó, nếu không có một lượng cầu đủ lớn (đương nhiên là từ một tổ
chức, thiết chế tài chính mới) giá cổ phiếu sẽ giảm mạnh.

M – Định hướng thị trường

Đây là phần quan trọng nhất trong công thức này. Cổ phiếu tốt nhất vẫn có thể giảm
giá nếu thị trường chung sụt giảm do khoảng 75% cổ phiếu chuyển động theo thị trường
chung. Điều này có nghĩa nếu bạn mua cổ phiếu với những tiêu chuẩn hoàn hảo, nhưng nếu
quyết định sai hướng đi của thị trường chung, cổ phiếu của bạn cũng vẫn sẽ bị thua lỗ.

Chỉ số thị trường được thiết kế giúp bạn xác định các điều kiện tổng thể của thị trường
chung. O'Neil nói "Hãy học cách giải thích các biểu đồ giá và khối lượng hàng ngày của toàn
thị trường. Nếu làm được như vậy, bạn sẽ không bị rời xa thị trường, bạn thực sự chẳng cần
quá nhiều thứ khác; còn không, bạn sẽ đi ngược với xu hướng của thị trường".

137
Xác định Xu hướng thị trường.

Sự tăng hay giảm liên tục của thị trường chứng khoán trong một khoảng thời gian được
gọi là xu hướng thị trường. Xu hướng lên là khi giá đóng cửa của phiên hôm sau cao hơn
phiên hôm trước. Xu hướng xuống là khi giá đóng cửa của phiên hôm sau thấp hơn phiên hôm
trước. Giai đoạn điều chỉnh xảy ra ở những phiên khi giá biến động không theo xu hướng
chung. Khi thị trường đi ngang tức là không có nhiều biến động trong giá cả. Phân tích xu
hướng thị trường trong ngắn hạn và dài hạn sẽ cho nhà đầu tư một vị trí thuận lợi hơn khi
đặt lệnh.

Tại sao phân tích xu hướng thị trường? – 75% cổ phiếu đi theo xu hướng chung. Thị
trường chứng khoán được biết tới như một thị trường nhiều rủi ro vì sự biến động nhanh
chóng không ngừng của nó với bất cứ tác nhân kinh tế xã hội nào. Cơ hội để nhà đầu tư kiếm
tiền trên thị trường, hạn chế thua lỗ đó chính là xác định xu hướng chung của thị trường, từ đó
biết cách tận dụng mua vào khi thị trường lên và bán ra khi thị trường xuống. Xác định những
đỉnh và đáy của thị trường (điểm từ đó thị trường thay đổi xu hướng) là một trong những khả
năng vô giá vì phần lớn nhà đầu tư mất tiền vào thời điểm này. Khi xu hướng lên đã chuẩn bị
lên đến đỉnh, những nhà đầu tư chậm chân mới bắt đầu mua vào với kì vọng thị trường còn
tiếp tục lên. Nhưng lúc này khi xu hướng lên đã kiệt, họ không hay biết rằng họ chỉ mua lại
của những nhà đầu tư thông minh hơn đón đầu xu hướng lúc này đã chốt lời. Thị trường quay
đầu đảo chiều, những nhà đầu tư đến sau này mắc kẹt với vị trí của họ và bán ra hàng loạt,
đẩy thị trường xuống sâu hơn nữa. Lúc này những người đi trước đã đứng ngoài cuộc chơi.

Một xu hướng (trend) của thị trường chứng khoán sẽ có 3 giai đoạn: tích lũy, định hình
xu hướng, đỉnh/đáy. Đó là khi thị trường đổi chiều. Cần lưu ý ở đây khi nói thị trường đổi
chiều không có nghĩa thị trường sẽ lập tức đi xuống trong xu hướng lên và ngược lại, mà hoặc
thị trường đi ngang hoặc đảo chiều. Như vậy, nếu không đóng vị trí hiện tại kịp thời, nhà đầu
tư có nguy cơ thua lỗ cao.

 Giai đoạn 1: Tích lũy

Trước khi bắt đầu một xu hướng, thị trường chứng khoán có thể dành thời gian để tích
lũy động lực. Quá trình này có thể nhanh hoặc chậm, vài ngày, vài tuần, vài tháng hoặc thậm
chí vài năm.

VD: Trong thời gian giá biến động không nhiều, không có xu hướng rõ rệt, khối lượng
giao dịch thấp, gọi là thị trường đi ngang. Nhà đầu tư khôn ngoan đứng ngoài thị trường trong
thời gian này chờ đợi dấu hiệu xu hướng rõ rệt.

138
 Giai đoạn 2: Hình thành xu hướng

Một xu hướng cũng được chia làm 3 giai đoạn.

Giai đoạn đầu: thị trường bắt đầu có dấu hiệu thay đổi xu hướng hoặc bứt khỏi tình
trạng tích lũy. Khối lượng giao dịch bắt đầu tăng trở lại. Với những nhà đầu tư cẩn thận, nên
dành thời gian để thị trường định hình xu hướng rõ ràng trước khi mở một vị trí mới. Với một
xu hướng lên, giá đóng cửa của những phiên sau cao hơn phiên trước, và ngược lại. Giai đoạn
này xu hướng còn mới, khối lượng và giá hầu như tăng chậm.

Giai đoạn giữa: thị trường định hình xu hướng rõ ràng. Đây là giai đoạn thích hợp và an
toàn nhất để nhà đầu tư mở một vị trí trong thị trường và kiếm lời. Khối lượng lớn, tăng
nhanh, do tâm lý nhà đầu tư phát hiện xu hướng đã vững và hăm hở vào cuộc. Giá cũng do đó
mà tăng mạnh. Tình trạng dư mua hay một vài mã tăng trần có thể xảy ra vài phiên liên tiếp.
Tùy vào từng nhà đầu tư mà họ có thể đóng vị trí khi hài lòng với lợi nhuận kiếm được trong
giai đoạn này. Đây là giai đoạn tâm lý nhà đầu tư hứng khởi nhất trong thị trường.

Giai đoạn cuối: thị trường đã kiệt động lực tăng hoặc giảm, đi vào hình thành đỉnh hoặc
đáy. Volume đã rất lớn. Rất nhiều nhà đầu tư kém cỏi lúc này mới nhận ra xu hướng và nhảy
vào hòng kiếm lợi nhuận. Khi đó những nhà đầu tư khôn ngoan đã đóng lệnh, thoát khỏi thị
trường an toàn với phần lợi nhuận kiếm được từ giai đoạn trước đó. Những nhà đầu tư kém
cỏi mua vào từ chính những người này. Trong thị trường, tâm lý nhà đầu tư đã xuống, lo ngại
sự kết thúc xu hướng và bán ra. Thời điểm này volume vẫn còn cao và tiếp tục tăng do các
hoạt động chốt lời cắt lỗ diễn ra nhiều. Nhà đầu tư khôn ngoan tuyệt đối không vào lệnh lúc
này. Họ đứng ngoài và quan sát thị trường đảo chiều. Những người còn lại bị lòng tham cuốn
theo con sóng và gánh lấy hậu quả thê thảm khi thị trường đổi chiều.

Giai đoạn điều chỉnh là những giai đoạn nhỏ xen kẽ trong một xu hướng. Giai đoạn này
thị trường đi ngược lại xu hướng chính nhưng không đáng ngại vì nếu động lực duy trì xu
hướng thị trường còn lớn, thị trường sẽ nhanh chóng quay trở lại xu hướng chính. Cần phân
biệt giai đoạn này với xu hướng đảo chiều. Giai đoạn điều chỉnh có thể xảy ra nhanh hoặc
chậm, đòi hỏi nhà đầu tư cần có cái nhìn cân nhắc trên nhiều khung thời gian khác nhau để
nhận biết thị trường. Khung thời gian càng nhỏ càng dễ bị nhiễu bởi những phiên điều chỉnh
nhỏ. Cũng có một số nhà đầu tư tận dụng vị trí ở những phiên điều chỉnh để kiếm lời vì chúng
ngắn và dễ kiểm soát nên hạn chế được rủi ro hơn so với một xu hướng. Nhà đầu tư cũng cần
kiểm soát tâm lý của mình những giai đoạn này để không đóng vị trí quá sớm.

139
 Giai đoạn 3: Hình thành đỉnh/đáy.

Sau khi xu hướng đã kiệt, đây là giai đoạn thị trường hình thành đỉnh/đáy, thị trường
ngừng tăng trong xu hướng lên và ngừng giảm trong xu hướng xuống. Rất khó để xác định
được giai đoạn này. Bản chất thị trường chứng khoán rất khó lường trước, số lượng nhà đầu
tư tham gia lớn, tâm lý của đám đông góp phần trực tiếp vào định hình xu hướng của thị
trường. Vậy nên đi dò đỉnh bắt đáy của thị trường thường không được khuyến khích. Đôi khi
thị trường đánh lừa nhà đầu tư khiến họ tưởng lầm nó đang hình thành đỉnh/đáy. Nhà đầu tư
đặt vị trí trong thị trường với kì vọng thị trường đảo chiều để kiếm lời lúc này rất nguy hiểm
vì như tung một đồng xu xấp ngửa, thị trường có thể đảo chiều thật hoặc đi ngang, phần lớn
nhà đầu tư mất tiền khi thị trường tiếp tục xu hướng cũ của nó, tức là hoặc tiếp tục tăng mạnh
hoặc tiếp tục xuống sâu hơn. Như vậy, phân biệt giữa việc hình thành đỉnh/đáy và giai đoạn
điều chỉnh rất quan trọng để đưa ra quyết định đầu tư.

Điều cần biết: Các nhân tố ảnh hưởng tới xu hướng của thị trường:

Bất cứ tác nhân kinh tế xã hội nào cũng có thể có ảnh hưởng tới xu hướng thị trường.
Các tác nhân kinh tế như chính sách của nhà nước, tỷ giá, lạm phát, … đều tham gia vào việc
hình thành xu hướng vì nó quyết định tâm lý nhà đầu tư. Ví dụ, tỷ lệ lạm phát cao sẽ không
phải tín hiệu tốt cho thị trường chứng khoán khi nhà đầu tư hầu hết sẽ muốn bỏ tiền của mình
vào những kênh đầu tư có giá trị thực tế và lâu dài hơn. Một chính sách tăng cung tiền cũng
có mở đầu cho sự tăng trưởng trong thị trường chứng khoán và hình thành xu hướng lên.

Bên cạnh đó, các nhân tố xã hội cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến xu hướng thị
trường: chiến tranh, những vụ bê bối trong bộ máy nắm quyền, giám sát hay những trường
hợp lừa lọc bị vạch trần đều có thể khiến thị trường đột ngột tăng hoặc giảm mạnh.

Một số tác nhân có thể dự đoán trước, nhưng hầu hết nằm ngoài sự kiểm soát của nhà
đầu tư. Vậy nên nhà đầu tư cần xử lý linh hoạt và thông minh với những giai đoạn để kiếm lợi
nhuận và tránh mất tiền.

PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG

Có hai trường phái phân tích đầu tư: phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật. Tuy nhiên,
với xu hướng thị trường nói chung, nhà đầu tư được khuyến khích nên sử dụng thuần thục và
hài hòa cả hai phương pháp để đạt được kết quả tối ưu nhất.

140
Phân tích cơ bản

Các nhân tố cơ bản có tác động rất lớn tới xu hướng và định hình xu hướng. Nhà đầu tư
thông minh biết tận dụng phương pháp phân tích này sẽ có những quyết định đầu tư an toàn
hơn vì tác động của các tác nhân cơ bản dễ dự đoán hơn. Dự đoán tỉ lệ lạm phát, tình hình
kinh tế xã hội trong năm tới sẽ cho nhà đầu tư dự đoán đầu tiên liệu xu hướng dài hạn cả năm
của thị trường trong năm tới như thế nào. Trước một cuộc họp của chính phủ quyết định sự
thay đổi trong chính sách cũng giúp nhà đầu tư kiếm lời từ những thay đổi trong xu hướng
của thị trường khi tin tức chính thức được tung ra.

Để xác định xu hướng thị trường, nhà đầu tư cần có cái nhìn toàn cảnh và nhận ra
những điểm then chốt với nền kinh tế, đồng thời dự trù được ảnh hưởng bất cứ một tác nhân
kinh tế xã hội nào sẽ gây ra với tâm lý nhà đầu tư để từ đó ảnh hướng tới xu hướng chung của
thị trường.

Tuy nhiên, như đã nói ở trên, các nhân tố kinh tế xã hội thường khó dự đoán, nhà đầu tư
cần nắm chắc những tác động của nó để ra vào thị trường một cách linh hoạt nhất.

Phân tích kỹ thuật


Phân tích kỹ thuật phần lớn dựa trên các dấu hiệu của giá cả và khối lượng để đưa ra dự
đoán. Áp dụng các loại biểu đồ và các công cụ phân tích kỹ thuật để xác định xu hướng sẽ cho
nhà đầu tư khẳng định rõ ràng hơn về xu hướng thị trường thay vì bắt buộc phải nắm rõ tất cả
các nhân tố cơ bản và tác động của chúng. Tuy nhiên, các công cụ này đều dựa trên sự phân
tích các mô hình giá trong quá khứ nên độ chính xác không bao giờ là 100% mà cần có sự kết
hợp với phân tích cơ bản để hạn chế rủi ro. Với bất cứ mẫu hình giá nào thu hút sự quan tâm,
nhà đầu tư nên có sự giải thích bằng các yếu tố cơ bản, tại sao mẫu hình đó lại xuất hiện, có
phải do sự kiện kinh tế xã hội nào hay không.

Các công cụ phân tích kỹ thuật được khuyến khích sử dụng xác định xu hướng gồm có
biểu đồ nến Nhật, RSI, …

Tại Việt Nam, chỉ số VN – Index là chỉ báo chung để xác định xu hướng thị trường.

141
QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ
Sau khi lựa chọn được những cổ phiếu phù hợp, bạn cần có những chiến lược quản lý
danh mục đầu tư hợp lý. Quản lý danh mục đầu tư đơn giản là cách bạn thiết lập cơ cấu các
cổ phiếu trong danh mục đầu tư và có những thay đổi trước các biến động.

Quản lý thụ động


Với chiến lược này, nhà đầu tư sẽ dựa theo một chỉ số chuẩn nào đó và nắm giữ lâu dài
các cổ phiếu. Đôi khi, danh mục đầu tư cũng cần được cơ cấu lại khi phải tái đầu tư các khoản
cổ tức nhận được hoặc có những cổ phiếu cần phải loại bỏ hoặc thêm vào chỉ số chuẩn.

VD: VN30 cũng là một loại chỉ số chuẩn trong đó danh mục của nó gồm 30 cổ phiếu
vốn hóa và thanh khoản lớn nhất thị trường, chiếm 76% tổng giá trị vốn hóa và 60% tổng giá
trị giao dịch toàn thị trường. Nếu một nhà đầu tư quyết định đầu tư theo chỉ số VN30 thì danh
mục của họ cũng sẽ giống như một thị trường thu nhỏ. Mức lợi suất đầu tư tương đương với
mức tăng/giảm của thị trường.

Quản lý chủ động


Với chiến lược này, nhà đầu tư kỳ vọng vào mức lợi suất đầu tư cao hơn chứ không cần
mang tính ổn định như chiến lược quản lý thụ động. Chiến lược này gắn liền với một mức rủi
ro nhất định.

Các bước trong chiến lược quản lý chủ động có thể tóm tắt như sau:

- Thực hiện phân tích vĩ mô, phân tích ngành và các công ty riêng lẻ thỏa mãn một
mục tiêu đề ra.
- Tính toán xác định số lượng cổ phiếu trong danh mục sao cho đạt mức đa dạng hóa
cao nhất trong giới hạn vốn đầu tư.
- Phân bổ vốn đầu tư theo nguyên tắc: những ngành có xu hướng phát triển tốt thì
phân bổ tỷ trọng lớn, trong đó tập trung vào những cổ phiếu tiềm năng hoặc cổ
phiếu rẻ so với giá trị thực của nó.

142
KỶ LUẬT ĐẦU TƯ – ĐỪNG BAO GIỜ PHÁ BỎ QUY TẮC
ĐẦU TƯ

TTCK là thị trường tồn tại vô số những biến động khó lường và vì thế nhà đầu tư cũng
gặp không ít sai lầm trong quá trình đầu tư. Theo C. L Lewis J. Borsellino, người được kênh
truyền hình CNBC coi là một trong những nhà kinh doanh cổ phiếu thuộc nhóm S&P (cổ
phiếu có mức vốn hóa thị trường lớn) thành công nhất từ trước tới nay, kết quả kinh doanh
phụ thuộc tới 90% vào tâm lý. Tất cả những thứ còn lại, như phân tích hay cách thức tiến
hành một thương vụ mua bán chỉ chiếm 10%.

Bởi vậy, cách tốt nhất để bạn có thể hạn chế những sai lầm này là ngay từ đầu hãy xây
dựng cho mình một kỷ luật đầu tư tốt. Với bản lĩnh và tâm lý đầu tư vững vàng, chắc chắn
bạn sẽ thành công.
Dưới đây là những điều bạn cần thực hiện để hình thành kỷ luật đầu tư:

- Luôn xác định và thực hiện chiến lược đầu tư cụ thể.
- Tự đặt ra mức chốt lời/cắt lỗ phù hợp và tuân thủ nghiêm ngặt.
- Hãy cẩn thận khi chạy đua theo thị trường.
- Không bao giờ được hi vọng, mong ước hay cầu nguyện thị trường sẽ lên hoặc
sẽ xuống.
- Phải biết tạm dừng cuộc chơi đúng lúc.

Đối với những người mới đầu tư chứng khoán hãy bắt đầu với những khoản đầu tư nhỏ.
Mục tiêu của bạn, trước hết, phải là tiến hành mua/bán một cách bài bản. Nếu đặt nặng mục
tiêu kiếm tiền, cơ may thành công của bạn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Tại sao lại như vậy? Bởi vì, khi quá quan tâm đến tiền, hàng loạt cảm xúc bất lợi sẽ xuất
hiện, thí dụ như sợ hãi hoặc tham lam.

 Ví dụ: Bạn bắt đầu đầu tư chứng khoán bằng việc mua 200 cổ phiếu và quyết định chỉ
chơi ở mức tối đa đó. Trong vòng 1 tháng, bạn mua bán rất thành công. Sau đó, bạn nghĩ rằng
“giá như mình mua 2000 cổ thì mình đã giàu to”. Chuyện gì sẽ xảy ra? Bạn nâng số lượng
mua bán lên và hệ quả là nâng mức độ rủi ro lên theo.

Với số tiền lớn hơn, ám ảnh thua lỗ sẽ khiến bạn sợ hãi đến mức bỏ qua kỷ luật. Chưa
kể vì tiền, bạn sẽ có xu hướng mua bán quá thường xuyên, với giá trị quá lớn và với quá nhiều
rủi ro. Trong khi đó, nếu đặt mục tiêu là kinh doanh chắc chắn và bài bản, kể cả là chấp nhận
thua lỗ để rút ra khỏi thị trường thì bạn sẽ ngày càng củng cố được kỷ luật của mình. Từ đó,
bạn sẽ tăng cường được bản năng kinh doanh.

143
MẨU CHUYỆN 4: HAI NGUYÊN TẮC ĐẦU TƯ
CỦA BUFFETT VÀ SOROS

Hai nhà đầu tư nổi tiếng nhất thế giới Warren


Buffett và George Soros có nhiều chiến lược đầu tư
khác nhau, nhưng ở họ có chung hai nguyên tắc
giúp đảm bảo lợi nhuận cho những khoản đầu tư.

Nguyên tắc đầu tiên trong đầu tư là phải bảo


toàn vốn, vì thế hãy tránh xa những cổ phiếu có nguy
cơ rủi ro cao. Nhà đầu tư nên rót vốn vào những
trường hợp rủi ro được đánh giá thấp hơn mức trung
bình trên thị trường.
Warren Buffett
Giữ cho các khoản phí giao dịch và thuế ở mức
thấp cũng là một nguyên tắc. Qua thời gian, đồng vốn ở những cổ phiếu tốt sẽ sinh lời, và
lượng vốn càng được duy trì ổn định, lợi nhuận càng có thể tăng cao.

Cả Warren Buffett và George Soros đều không


thích liên tục đa dạng hóa danh mục đầu tư và rải tiền
từ hết doanh nghiệp này đến công ty kia để phân tán
rủi ro, mà chỉ tập trung vào những doanh nghiệp thực
sự có tiềm năng. Cùng lúc, họ chỉ đầu tư vào những vị
thế giao dịch mà họ thực sự hiểu biết và liên tục tìm
kiếm các lựa chọn mới.

Một khi đã tìm được các lựa chọn như vậy, thông Geogre Soros
thường là tài sản bị đánh giá thấp hơn giá trị thực, họ sẽ
mua đến hết khả năng nhằm tối đa hóa lợi nhuận về sau. Họ cũng giữ kín thông tin về việc
đang làm và rút kinh nghiệm từ những sai lầm trong quá khứ, thay vì lặp lại các sai lầm đó.

Thứ hai, nói "không" với các khoản nợ. Những nhà đầu tư thành công thường là
những người có ý định đầu tư lâu dài và chuyên tâm vào những cổ phiếu đã chọn. Họ dần có
thói quen bỏ ra lượng tiền ít hơn vốn đang có để đầu tư và tránh xa việc vay nợ. Đầu tư
một cách căn cơ sẽ tạo ra lợi nhuận trong dài hạn, trong khi vay nợ để đầu tư mang lại kết quả
ngược lại.

144
Nói như vậy không có nghĩa những nhà đầu tư huyền thoại không bao giờ dùng chiến
thuật đòn bẩy (leverage) nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Nhưng đây chỉ là một phần nhỏ trong
toàn bộ quá trình đầu tư của họ. Mặt khác, các nhà đầu tư này luôn tuân thủ các quy định tự
đề ra rất nghiêm ngặt, như việc thoát khỏi thị trường ở một mức giá được đặt ra ngay từ khi
mua cổ phiếu.

145
PHỤ LỤC 5: MÔ HÌNH QUỸ ĐẦU TƯ ETF

Quỹ đầu tư ETF (Exchange - Traded Fund) mới bắt đầu được nhắc đến trên TTCK
Việt Nam trong vài năm trở lại đây, dù mô hình này đã khá quen thuộc trên thế giới. Quỹ ETF
ra đời vào những năm 1990 nhằm phục vụ cho nhu cầu của một bộ phận nhà đầu tư không
muốn quá “vất vả” để lựa chọn cổ phiếu đầu tư, thay vào đó họ đầu tư mô phỏng theo các chỉ
số chứng khoán, một nhóm ngành hoặc theo các loại hàng hóa có tính thanh khoản cao như
dầu mỏ hay vàng. Sự bùng nổ của ETF đã khiến cho cả thế giới phải kinh ngạc.

ETF hoạt động như thế nào?

Hiện nay phần lớn các quỹ ETF hoạt động trên thế giới là Quỹ Đầu Tư Chỉ Số (Index
funds), theo đó đầu tư mô phỏng theo một chỉ số chứng khoán nhất định như Dow Jone, S&P
500, FTSE 100, … VD: trên sàn Y có 4 cổ phiếu A, B, C, D với số lượng cổ phiếu phát hành
lần lượt là 5 triệu, 10 triệu, 5 triệu, 15 triệu. Quỹ Z, đầu tư theo “Y index” tức là họ có thể xây
dựng danh mục đầu tư của mình theo tỉ lệ 1:2:1:3, tương đương với việc có thể họ sẽ mua
400.000 cổ phiếu A, 800.000 cổ phiếu B và 400.000 cổ phiếu C và 120.000 cổ phiếu D.

Nguyên nhân của việc các quỹ phải xây dựng danh mục đầu tư của mình theo tỉ lệ trên
là do tầm ảnh hưởng theo tỉ lệ của từng loại cổ phiếu với chỉ số chung. Như trong trường hợp
trên, tầm ảnh hưởng của từng cổ phiếu lên chỉ số chung có thể theo đúng tỉ lệ 1:2:1:3 nên các
quỹ đầu tư chỉ số chọn tỉ lệ này để sự tăng hay giảm của một loại cổ phiếu cũng không gây
ảnh hưởng đến chỉ số chung của toàn sàn giao dịch Y và giá trị quỹ của họ cũng không bị ảnh
hưởng nhiều bởi sự tăng giảm điểm của chỉ số.

Ngoài ra cũng còn 2 loại quỹ ETF khác đó là Quỹ Đầu Tư Chỉ Số Hàng Hóa đầu tư vào
một số hàng hóa nhất định như vàng, dầu mỏ hoặc một rổ các hàng hóa bằng cách nắm giữ
thực sự loại hàng hóa đó hoặc dùng các hợp đồng tương lai và Quỹ ETF quản lý chủ động,
loại quỹ ETF này mới ra đời từ năm 2008 ở Mỹ và vẫn chưa phổ biến trên thế giới.

Vì sao ETF lại trở nên phổ biến?


 ETF cho phép nhà đầu tư có thể đầu tư trên nhiều kênh mà không cần phải bỏ tiền vào một
lượng lớn cổ phiếu.
 Nhà đầu tư có thể dùng đòn bẩy tài chính để mua ETFs. Điều này tạo ra sức hút về đầu tư.
 Nhà đầu tư có thể sở hữu các loại hàng hóa như vàng, dầu, than, sắt, … mà không cần phải
tích trữ nó bằng vật chất.

146
 Lợi thế về thuế: nhà đầu tư có thể chủ động được lúc nào bán cổ phiếu có lãi để nộp thuế,
trong khi nếu đầu tư vào quỹ tương hỗ, bạn có thể phải chịu thuế bất cứ lúc nào quản lý
quỹ chốt lãi.
 ETF là sản phẩm có thể dành cho tất cả mọi người muốn đầu tư, với bất kỳ loại hình nào.

Những rủi ro của ETF

 Một số ETF sử dụng các sản phẩm phái sinh, như “hoán đổi”. Các ETF này rất phức tạp và
đòn bẩy cao, rủi ro cao, kèm theo các hoạt động như mua bán khống để tăng lợi nhuận.
Nếu nhà đầu tư nào không tìm hiểu kỹ có thể mất trắng tài sản khi mua những
sản phẩm này.
 Rất nhiều chuyên gia lo lắng về rủi ro khi thị trường đổ vỡ, nhà đầu tư sẽ không thể rút tiền
vì rủi ro thanh khoản của các ETF đang đầu tư.

ETF tại Việt Nam

Hiện tại, có 2 quỹ ETF đang đầu tư chủ yếu tại thị trường chứng khoán Việt Nam là DB
X-Trackers FTSE Vietnam Index ETF và The Market Vector Vietnam ETF. Chính sự hiện
diện của các quỹ ETF khiến nhà đầu tư trong nước nhận ra VN – Index và một số blue-chip
không biến động nhiều, còn rất nhiều mã mất giá mạnh. Điều này xuất phát từ “cuộc chơi chỉ
số” của các quỹ ETF tại TTCK Việt Nam. Chẳng hạn tại một số mã cổ phiếu như BVH,
MSN, VIC, cuộc chơi chỉ số hầu như hoàn toàn do khối ngoại cầm trịch. Nhìn vào Top 10
danh mục của FTSE Vietnam Index ETF và Market Vectors Vietnam ETF có thể thấy VN –
Index đã được khéo léo giữ bằng các mã lớn như BVH, VIC, HAG, DPM, … Chính động thái
đỡ giá này khiến VN – Index đã có một thời gian đi ngang, cho dù phần lớn các mã hạng
trung và hạng nhỏ giá đều giảm sâu.
Việc các quỹ ETF vào TTCK Việt Nam trong những năm qua là một dấu hiệu tốt. Điều
này cho thấy TTCK Việt Nam đã tạo ra những dấu ấn rõ nét trong việc thu hút nhà đầu tư
nước ngoài, đặc biệt cho thấy sự cải thiện về chất lẫn lượng của TTCK. Bản chất của các quỹ
ETF cũng như những công cụ phái sinh khác nhằm quản lý và hạn chế rủi ro, nên việc các
ETF xuất hiện càng nhiều trên TTCK trong nước sẽ giúp cho thị trường ổn định hơn. Muốn
điều này trở thành hiện thực cần có sự nỗ lực hơn nữa của các cơ quan quản lý cũng như các
tổ chức đầu tư lớn.

147
Danh mục đầu tư 13/10/2015 của quỹ DB X-Trackers FTSE Vietnam Index ETF:

STT Công ty Mã Tỷ trọng

1 Công ty Cổ phần Vincom VIC 16,87%

2 Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan MSN 14,86%

3 Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát HPG 11,93%

4 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam VCB 10,87%

5 Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí PVD 6,24%

6 Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn SSI 6,48%

7 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín STB 6,38%

8 Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai HAG 5,52%

9 Tổng công ty Phân bón và Hoá chất Dầu khí DPM 5,22%

10 Công ty Cổ phần Kinh Đô KDC 3.05%

11 Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc – CTCP KBC 2.95%

12 Tập đoàn Bảo Việt BVH 2.82%

13 Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo ITA 2.32%

14 Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC FLC 1.90%

15 Công ty Cổ phần Hùng Vương HVG 1.32%

16 Tổng công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí PVT 1.28%

148
PHỤ LỤC 6: CHỈ SỐ CỦA TTCK VIỆT NAM
Chỉ số thị trường chứng khoán là một giá trị thống kê phản ánh xu hướng biến động
giá của các cổ phiếu trên thị trường. Nó được tổng hợp từ danh mục các cổ phiếu theo
phương pháp tính nhất định.

VN – Index và HNX – Index


TTCK Việt Nam sử dụng 2 chỉ số HNX – Index và VN – Index được tính toán theo
phương pháp chỉ số giá bình quân Passcher. Đây là chỉ số thông dụng sử dụng với các chỉ số
KOSPI (Hàn quốc), S&P500 (Mỹ), FTSE 100 (Anh), TOPIX (Nhật), CAC (Pháp), TSE (Đài
Loan), Hangseng (Hồng Kông), …

Công thức tính chỉ số VN – Index và HNX – Index

∑𝐧𝐢=𝟏 𝐏𝐢𝐭 × 𝐐𝐢𝐭


𝐕𝐍 − 𝐈𝐧𝐝𝐞𝐱 = 𝐧 × 𝟏𝟎𝟎
∑𝐢=𝟏 𝐏𝐢𝟎 × 𝐐𝐢𝐭

Trong đó:

𝑃𝑖𝑡 : Giá hiện hành của cố phiếu i

𝑄𝑖𝑡 : Khối lượng hiện hành của cố phiếu i

𝑃𝑖0 : Giá thời kỳ gốc của cố phiếu i

i = 0, 1, 2, 3, …, n. Với n là tất cả các cổ phiếu có mặt trên sàn.

VN30
VN30 là chỉ số được sở GDCK TP. HCM áp dụng cho sàn HOSE kể từ ngày 6/2/2012.
Khác với VN – Index, chỉ số VN30 sẽ bao gồm 30 cổ phiếu, gồm những công ty niêm yết trên
sàn HOSE, có vốn hóa thị trường và thanh khoản cao nhất, chiếm 76% tổng giá trị vốn hóa và
60% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường.

Chỉ số VN30 ra đời với hi vọng giải quyết được các vấn đề mà VN – Index đang gặp
phải. Đó là sự chi phối thị trường của các chỉ số có vốn hóa lớn (theo cách tính cũ). Tức chỉ
cần một vài cổ phiếu lớn giảm điểm, đặc biệt là cổ phiếu trong nhóm tứ trụ MSN – BVH –
VIC – VNM thì dù cả trăm cổ phiếu nhỏ tăng điểm, VN – Index vẫn giảm điểm và ngược lại.

149
Công thức tính chỉ số VN30:

∑𝐧𝐢=𝟏(𝐩𝐢 × 𝐬𝐢 × 𝐟𝐢 × 𝐜𝐢 )𝐭
𝐕𝐍𝟑𝟎 = 𝐧 × 𝟏𝟎𝟎
∑𝐢=𝟏(𝐩𝐢 × 𝐬𝐢 × 𝐟𝐢 × 𝐜𝐢 )𝟎

Trong đó:

𝑝𝑖 : Giá hiện hành của cố phiếu i

𝑠𝑖 : Khối lượng hiện hành của cố phiếu i

𝑓𝑖 : Tỷ lệ free–float

𝑐𝑖 : Giới hạn tỷ trọng

𝑡: Thời kỳ hiện hành (0 là thời kỳ gốc)

HNX 30
HNX 30 được áp dụng tại sàn Hà Nội từ ngày 09/07/2012

Chỉ số HNX 30 là chỉ số giá của Top 30 cổ phiếu được lựa chọn dựa vào tính thanh
khoản. Chỉ số HNX 30 áp dụng phương pháp tính giá trị vốn hóa thị trường có điều chỉnh tỉ lệ
tự do chuyển nhượng (free float) và sử dụng kỹ thuật giới hạn tỷ trọng vốn hóa 15% để xác
định tỷ lệ vốn hoá tối đa (là tỉ lệ lớn nhất mà giá trị thị trường của một cổ phiếu được tính
trong tổng thể giá trị thị trường của chỉ số). Chỉ số HNX 30 lấy ngày 03/01/2012 là ngày cơ
sở với điểm cơ sở là 100.

150
CÁC NGUỒN THAM KHẢO
1. PGS.TS. Bùi Kim Yến, Giáo trình Phân tích và Đầu tư Chứng khoán.
NXB Thống kê 2008.
2. TS. Thân Thị Thu Thủy, Giáo trình Phân tích và Đầu tư Chứng khoán.
NXB Thống kê 2009.
3. TS. Đào Lê Minh, Giáo trình Những vấn đề cơ bản về Chứng khoán và Thị trường Chứng
khoán. Trung tâm nghiên cứu và bồi dưỡng nghiệp vụ chứng khoán UBCKNN.
4. GS. TS. Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình Tài chính - Tiền tệ. NXB Thống kê 2011.
5. PGS. TS. Nguyễn Văn Công, Lý thuyết kinh tế vĩ mô 1, 2. NXB Lao động 2008.
6. TS. Nguyễn Minh Kiều, Phân tích Báo cáo tài chính và Định giá doanh nghiệp.
NXB Thống kê 2009.
7. Phạm Công Sang, Company Analysis and Report, 2011.
8. Trung tâm NCKH & ĐT Chứng khoán SRTC, Phân tích kỹ thuật.
9. Các nguồn tài liệu từ sở GDCK TP.HCM (HSX) và sở GDCK Hà Nội (HNX).
10. Các nguồn tài liệu từ StoxPlus.
11. Các bài viết, nguồn dữ liệu từ các website:
http://www.cophieu68.com/
http://vietstock.vn/
http://www.stockbiz.vn/
http://stox.vn/
http://www.vcsc.com.vn/
http://gafin.vn/
https://www.vndirect.com.vn/
http://cafef.vn/
http://vneconomy.vn/home.htm
http://wikipedia.org/

151
START-UP 2019 được thực hiện bởi tập thể Ban Chuyên môn Câu lạc bộ Chứng
khoán (SIC) Trường Đại học Ngoại thương, được bảo trợ chuyên môn bởi các thầy cô
thuộc Khoa Tài chính – Ngân hàng Trường Đại học Ngoại thương và sự giúp đỡ nhiệt tình
của các anh chị Hội SICers.

Chân thành cảm ơn các cá nhân và tổ chức đã tham gia đóng góp cho
START-UP 2019.

Những người thực hiện phiên bản 2019

Nguyễn Thị Cẩm Tú Trần Hoàng Hà


Hoàng Thị Kiểu Chinh Lê Mạnh Tùng Quân
Hà Tuần Thịnh Nguyễn Trần Tùng Lâm
Vũ Mai Trang Phạm Quỳnh Anh
Lương Văn Hoàn Trần Tuấn Minh
Nguyễn Hoàng Phương Trần Trung Hiếu
Vũ Thế Duyệt Đinh Đức Anh
Phan Mai Hương Vũ Thành Long
Phạm Minh Hiếu Phạm Thu Hà

Tuyên bố miễn trách nhiệm

Các thông tin, phân tích, nhận định trong Giáo trình START-UP 2019 đều dựa trên
các nguồn tham khảo mà chúng tôi cho là đáng tin cậy và hợp pháp. Tuy nhiên chúng tôi
không đảm bảo sự chính xác và đầy đủ của các thông tin này.

Vì vậy, chúng tôi không có nghĩa vụ và không chịu trách nhiệm về những tổn thất
hoặc thiệt hại gây ra do bất cứ ai sử dụng thông tin trong Giáo trình START-UP 2019.

Bản quyền thuộc về Câu lạc bộ Chứng khoán - SIC.

152

You might also like