You are on page 1of 131

PhamNgocVuong’s system

THỊ TRƯỜNG FOREX


PHƯƠNG PHÁP GIAO DỊCH ĐƠN GIẢN
TÌM KIẾM LỢI NHUẬN TỪ THỊ TRƯỜNG FOREX
PNV’s System

02/2017, Ho Chi Minh City [vuong1603@gmail.com]

1
PhamNgocVuong’s system

MỤC LỤC
PHẦN I: KIẾN THỨC CƠ SỞ................................................................................................................................................................................... 6
1. Giới thiệu thị trường Forex ................................................................................................................................................................ 6
2. Cách kiếm tiền từ thị trường .............................................................................................................................................................. 6
3. Phiên giao dịch ................................................................................................................................................................................... 7
4. Cơ bản về cặp tiền .............................................................................................................................................................................. 7
5. Cơ bản về sàn giao dịch và phần mềm MT4....................................................................................................................................... 9
6. Cơ bản về biểu đồ nến ..................................................................................................................................................................... 10
7. Cơ bản về cản hỗ trợ và kháng cự .................................................................................................................................................... 17
8. Cơ bản về sóng và xu hướng thị trường........................................................................................................................................... 21
9. Các trường phái giao dịch................................................................................................................................................................. 29
PHẦN II: PHƯƠNG PHÁP GIAO DỊCH ĐƠN GIẢN .............................................................................................................................................. 30
A. CÁC THÀNH PHẦN CÔNG CỤ TRONG PNV’s System .......................................................................................................................... 30
1. Thiết lập background ........................................................................................................................................................................ 30
2. Đường trung bình đơn giản .............................................................................................................................................................. 31
3. Chỉ báo Envelopes ............................................................................................................................................................................ 34
4. Khung thời gian trade ....................................................................................................................................................................... 35
5. Các cặp tiền nên giao dịch ................................................................................................................................................................ 36
B. KINH NGHIỆM QUAN SÁT.................................................................................................................................................................... 37
Quan sát 1: Xu hướng là bạn...................................................................................................................................................................... 37
Quan sát 2: Giá chạm cản hỗ trợ, kháng cự hồi lại .................................................................................................................................... 40
Quan sát 3: Mô hình nến Pinbar đảo chiều ............................................................................................................................................... 41
Quan sát 4: Mô hình nến Inside bar & Pinbar combo ............................................................................................................................... 43
Quan sát 5: Mô hình nến Fakey tiếp diễn & đảo chiều ............................................................................................................................. 44

2
PhamNgocVuong’s system
Quan sát 6: Mô hình nến Outside bar và các mô hình nến gộp ................................................................................................................ 45
Quan sát 7: Mô hình nến bắt đỉnh đáy ...................................................................................................................................................... 46
Quan sát 8: Xảy ra GAP và lấp GAP ............................................................................................................................................................ 48
Quan sát 9: Giá chạm đường SMA20, SMA50, SMA100 và hồi lại ............................................................................................................ 49
Quan sát 10: Giá cắt các đường SMA20, SMA50, SMA100 ....................................................................................................................... 52
Quan sát 11: Các cặp đường SMA20, SMA50 và SMA100 cắt nhau .......................................................................................................... 55
Quan sát 12: Giá chạm Envelope và bị đẩy đi xa hơn ................................................................................................................................ 57
Quan sát 13: Giá bị khóa trong Envelope .................................................................................................................................................. 58
Quan sát 14: Giá rút chân tại Envelope và break....................................................................................................................................... 59
Quan sát 15: Sóng đẩy, sóng hồi, và sóng trong sóng ............................................................................................................................... 60
C. PHƯƠNG PHÁP TRADE (chưa viết xong) ............................................................................................................................................ 62
1. Điểm vào lệnh, đặt stop loss & take profit theo kỷ luật .................................................................................................................. 62
2. Trade scalp – ngắn hạn ..................................................................................................................................................................... 62
3. Trade tiếp diễn xu hướng, cách ‘đi tiền’ trong giao dịch ................................................................................................................. 62
4. Phương pháp rải lệnh trong giao dịch .............................................................................................................................................. 62
5. Lời khuyên về lọc các tín hiệu giao dịch ........................................................................................................................................... 62
PHẦN III: PHỤ LỤC .............................................................................................................................................................................................. 65
A. Tản mạn về ‘Cái nhìn thoáng qua về sự cân bằng đồ thị giữa giá và thời gian’ – Ichimoku Kinko Hyo .......................................... 66
1. Cấu tạo và quan sát .......................................................................................................................................................................... 66
2. Một vài chiến thuật với Ichimoku .................................................................................................................................................... 75
B. Dùng thử Bollinger Bands ................................................................................................................................................................... 83
1. Cấu tạo và quan sát .......................................................................................................................................................................... 83
2. Một vài chiến thuật với Bollinger Bands .......................................................................................................................................... 85
C. System SMA và trạng thái nội tại........................................................................................................................................................ 87

3
PhamNgocVuong’s system
1. Cấu tạo và quan sát .......................................................................................................................................................................... 87
2. Hệ thống MA đơn giản ..................................................................................................................................................................... 88
D. System đơn giản bắt sóng lớn trong dài hạn ..................................................................................................................................... 91
1. Cấu tạo system ................................................................................................................................................................................. 91
2. Chiến thuật vào lệnh ........................................................................................................................................................................ 93
E. Chiến lược giao dịch London Breakout kênh giá sideway ................................................................................................................. 95
1. Thành phần ....................................................................................................................................................................................... 95
2. Chiến lược vào lệnh .......................................................................................................................................................................... 96
F. Chiến lược giao dịch với công cụ Channel Breakout 55 days ............................................................................................................ 97
1. Cấu tạo.............................................................................................................................................................................................. 97
2. Chiến lược giao dịch ......................................................................................................................................................................... 98
G. Tản mạn các system đa indicators .................................................................................................................................................... 100
1. Mạo hiểm với “bắt dao rơi” – bắt đáy và “bẻ chông tre” – bắt đỉnh............................................................................................. 100
2. Giao dịch phân kỳ MACD & RSI ...................................................................................................................................................... 101
3. Một system Scalping lướt sóng ...................................................................................................................................................... 106
H. Tản mạn chu kỳ khủng hoảng kinh tế qua con mắt trader (chưa viết xong) .................................................................................. 108
1. Quan sát ......................................................................................................................................................................................... 108
2. Một vài dự đoán ............................................................................................................................................................................. 108
I. CHUYỆN BÊN LỀ ..................................................................................................................................................................................... 110
1. PHÂN TÍCH CÁC NHÀ MÔI GIỚI FOREX: MARKET MAKER, STP VÀ ECN ......................................................................................... 110
2. 5 BƯỚC TRỞ THÀNH MỘT TRADER ................................................................................................................................................ 113
3. TÂM LÝ GIAO DỊCH ......................................................................................................................................................................... 117
4. NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI ĐẦU TƯ FOREX .................................................................................................................................. 119
5. MỘT SỐ QUAN NIỆM SAI LẦM TRONG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CẦN THAY ĐỔI NGAY VÀ LUÔN: ....................................................... 121

4
PhamNgocVuong’s system
6. BƯỚC CHÂN CỦA TRADER .............................................................................................................................................................. 123
7. ĐÔI ĐIỀU MÌNH MUỐN NÓI. .......................................................................................................................................................... 126
8. 6 THỨ TRADER CẦN CÓ ĐỂ ĐẦU TƯ FOREX HIỆU QUẢ .................................................................................................................. 128

5
PhamNgocVuong’s system
PHẦN I: KIẾN THỨC CƠ SỞ
1. Giới thiệu thị trường Forex
- Thị trường Forex (ngoại hối – tiền tệ - FX) là thị trường tài chính lớn nhất thế giới, khối lượng giao dịch 6000 tỷ usd mỗi
ngày, lớn hơn rất nhiều so với giao dịch chứng khoán New York, London, Tokyo. Thị trường Forex phi tập trung (OTC),
không có một trung tâm cụ thể nào. Toàn thị trường được giao dịch điện tử thông qua hệ thống máy tính liên ngân hàng,
liên tục 24h trong ngày từ thứ 2 đến thứ 6.
- Thành phần tham gia thị trường: siêu ngân hàng, ngân hàng nhỏ, quỹ đầu tư, chính phủ, sàn giao dịch, người giao dịch
nhỏ lẻ … Tất cả mọi người đều có thể tham gia giao dịch thị trường, rất đơn giản để giao dịch, việc khó nhất là mang lợi
nhuận từ thị trường về.
- Sản phẩm giao dịch trên thị trường Forex chính là TIỀN, không có sản phẩm hữu hình nào hết, hơn nữa tiền trên thị
trường này cũng chỉ là những con số điện tử trong tài khoản. Việc mua bán đồng tiền nào đó giống như mua bán cổ phần
của quốc gia sở hữu đồng tiền đó, giá của đồng tiền phản ánh trực tiếp giá trị.
- Sản phẩm giao dịch cụ thể là các cặp tiền, việc giao dịch là đồng thời mua 1 đồng tiền này và bán đồng tiền khác. Ví dụ:
cặp EUR/USD, khi mua cặp này tức là mua EUR và bán USD đồng thời, khi bán cặp này tức là bán EUR và mua USD đồng
thời. Giao dịch thông qua phần mềm giao dịch của sàn giao dịch (broker).
- Ưu điểm: tính thanh khoản khớp lệnh tức thì, hoạt động 24h tất cả các ngày trong tuần, phí giao dịch rất thấp.
-
2. Cách kiếm tiền từ thị trường
- Dụng cụ để kiếm tiền trên thị trường này gồm: 1 laptop hoặc phone có kết nối mạng, sử dụng phần mềm MT4
(metatrade4), tư duy tính toán lạnh lùng chiến thuật kiếm tiền. Phần lớn thời gian là quan sát biểu đồ giá (chart), kiên
nhẫn chờ đợi tín hiệu vào lệnh, vào lệnh, kiên nhẫn chờ đợi tín hiệu thoát lệnh. Cụ thể là những cú click chuột và kiếm lợi
nhuận.
- Cách kiếm tiền từ thị trường này rất đơn giản. Cụ thể khi quan sát biểu đồ, nếu dự đoán giá sẽ đi LÊN, vào lệnh MUA, khi
dự đoán giá sẽ đi XUỐNG, vào lệnh BÁN.
-

6
PhamNgocVuong’s system
3. Phiên giao dịch
- Theo dõi các phiên giao dịch trên website: http://www.forexfactory.com/

- Có ba phiên giao dịch chính: Sydney và Tokyo là phiên Á, London là phiên Âu, New York là phiên Mỹ. Ba phiên có thời
gian chồng lấn lên nhau, do đó thị trường hoạt động 24h/ngày.
- Phiên Á chiếm khoảng 20% khối lượng, bắt đầu từ 5h – 16h (giờ vietnam). Phiên Âu chiếm khoảng 40% khối lượng, bắt
đầu từ 15h – 24h. Phiên Mỹ bắt đầu từ 20h – 5h. Đặc biệt, phiên Âu – Mỹ trùng nhau lúc 20h – 24h, thị trường biến động
rất mạnh.
- Trong các phiên giao dịch nào thì có những đồng tiền tương ứng biến động mạnh, ví dụ phiên Á đồng yên Nhật, dollar Úc
biến động mạnh, phiên Âu-Mỹ đồng dollar Mỹ, euro châu Âu và bảng Anh biến động rất mạnh.
-
4. Cơ bản về cặp tiền
- Các đồng tiền giao dịch chính trên thị trường có tính thanh khoản cao: USD (dollar Mỹ), EUR (euro châu Âu), GBP (bảng
Anh), JPY (yên Nhật), CAD ( dollar Canada), AUD ( dollar Úc), NZD (dollar Newzealand), CHF (franc Thụy Sĩ). Ngoài ra, thị
trường còn giao dịch thêm hàng hóa như XAU (gold – vàng), XAG (silver – bạc), WTI (oil – dầu), …
- Từ đó tổ hợp được các cặp tiền như EUR/USD, GBP/USD, USD/JPY, USD/CAD, AUD/USD, USD/CHF, GPB/JPY, EUR/JPY,
EUR/GBP, …XAU/USD, XAG/USD …
- Ví dụ về cặp tiền EUR/USD = 1.10782, thì số thập phân thứ 4 gọi là Pip (trong ví dụ là số 8), số thập phân thứ 5 gọi là
Point (trong ví dụ là số 2).
- Ví dụ về cặp tiền USD/JPY = 116.379, thì số thập phân thứ 2 là Pip (trong ví dụ là số 7), số thập phân thứ 3 là Point (trong
ví dụ là số 9)

7
PhamNgocVuong’s system
- Ví dụ về cặp XAU/USD = 1329.73, thì số thập phân thứ 1 là Pip (trong ví dụ là số 7), số thập phân thứ 2 là Point (trong ví
dụ là số 3), tuy nhiên với gold thì số đơn vị còn được gọi là giá (trong ví dụ là số 9)
- Tỷ giá được hiểu như sau: ví dụ EUR/USD = 1.10782 tức là 1 EUR = 1.10782 USD. Ví dụ khác USD/JPY = 116.379 tức là 1
USD = 116.379 JPY. Hoàn toàn tương tự cho các cặp tiền khác, đồng tiền đứng trước tương ứng 1 đơn vị, đồng tiền sau là
giá trên biểu đồ.
- Thực tế thì luôn có 2 tỷ giá hiện ra, đơn giản vì khi giao dịch thương mại luôn luôn có giá để bán ra, và giá để mua vào.
Tương tự 1 cặp tiền có 2 giá, giá để nhà cái bán cho trader gọi là giá Ask, giá để nhà cái mua của trader gọi là giá Bid. Nhà
cái luôn muốn nắm lợi thế cho nên giá Ask luôn lớn hơn giá Bid. Ví dụ: EUR/USD = 1.10782 | 1.10788 thì giá Ask là
1.10788 cho trader mua và giá Bid là 1.10782 cho trader bán. Rõ ràng có sự chênh lệch giữa Ask.Bid, hiệu chênh lệnh đó
gọi là spread. Trong ví dụ trên spread = 1.10788 – 1.10782 = 6 point = 0.6 pip
- Ngoài giá cả còn quan tâm đến khối lượng giao dịch là volume. Theo tiêu chuẩn đặt ra từng gói một, cụ thể 1 lot = 10.000
usd, 0.1 lot = 1.000 usd, 0.01 lot = 100 usd, tương tự cho các bội số.
- Làm sao để trader nhỏ lẻ có thể tham gia thị trường này với số vốn nhỏ, đó chính là nhờ đòn bẩy (leverage). Sử dụng
đòn bẩy sẽ giúp gia tăng số vốn để có thể giao dịch. Ví dụ, với 100$ sử dụng đòn bẩy 1:500 thì có thể giao dịch với số tiền
tương ứng 100x500 = 50.000. Tương ứng với loại tài khoản sàn giao dịch sẽ cho trader các mức đòn bẩy. Thông thường
mức bẩy là 1:200 và 1:500, có thể tới 1:1000.
-

8
PhamNgocVuong’s system
5. Cơ bản về sàn giao dịch và phần mềm MT4
- Sàn giao dịch là tổ chức trung gian giữa người giao dịch và hệ thống điện tử liên ngân hàng, cung cấp giá và biểu đồ trên
phần mềm MT4 cho trader (người giao dịch).
- Có nhiều sàn giao dịch, ví dụ như:
- IC Markets - https://www.icmarkets.com/
- USGFX - https://www.usgfx.com/
- FXPRO - http://www.fxpro.com/
- ADS Prime - http://www.adsprime.com/
- EXNESS - https://www.exness.com/

- Phần mềm MT4 là phần mềm làm việc chủ yếu cho trader, cung cấp biểu đồ giá chạy liên tục từng giây, từng tích tắc.
- Các loại lệnh giao dịch trên thị trường: gồm lệnh BUY khi dự đoán giá sẽ lên, lệnh SELL khi dự đoán giá sẽ đi xuống, 2 lệnh
này khi click sẽ thực hiện ngày tức thời trên thị trường. Ngoài ra còn 4 loại lệnh chờ, tức là không vào lệnh tức thời mà sẽ
đợi giá đến vị trí đặt trước sẽ khớp.

9
PhamNgocVuong’s system
- Khi dự đoán giá lên đến vị trí định sẵn thì giá sẽ đi xuống, chọn
lệnh SELL LIMIT, khi dự đoán giá xuống đến vị trí định sẵn thì giá sẽ
đi lên, chọn lệnh BUY LIMIT. Lệnh buy/sell limit dùng để giao dịch
phản hồi.

- Khi dự đoán giá lên đến vị trí định sẵn thì sẽ đi lên tiếp, chọn lệnh
BUY STOP, khi dự đoán giá xuống đến vị trí định sẵn thì sẽ đi xuống
tiếp, chọn lệnh SELL STOP. Lệnh buy/sell stop dùng để giao dịch
tiếp diễn.

6. Cơ bản về biểu đồ nến

- Giá trên thị trường được quan sát dạng biểu đồ, thông dụng nhất
là biểu đồ nến Nhật. Cấu tạo 1 thanh nến gồm 4 giá trị: giá mở
cửa (open), giá cao nhất (high), giá thấp nhất (low) và giá đóng
cửa (close).

- Một thanh nến là hình ảnh cô đọng cho sự biến động giá trong
một khung thời gian. Ví dụ, khung thời gian H1 tức 1 thanh nến
được hình thành trong 1 giờ, khung thời gian H4 tức 1 thanh nến
được hình thành trong 4 giờ. Tương tự cho nến trong khung thời
gian D1 (1 ngày), W1 (1 tuần) và MN (1 tháng).

- Nến chỉ phát huy tối đa tác dụng khi nó kết hợp với các mốc cản
Hỗ trợ & Kháng cự.

Các nến thường gặp trong biểu đồ nến, có giá trị tốt trong giao dịch:

10
PhamNgocVuong’s system
- Pinbar

Đặc điểm: thân nhỏ, có 1 bóng rất dài, bóng


còn lại ngắn

- Spinning top

Đặc điểm: thân nhỏ, hai bóng gần bằng nhau.

Hai bóng dài là spin chân dài


Hai bóng ngắn là spin chân ngắn

- Inside bar

11
PhamNgocVuong’s system

Đặc điểm: gồm 2 nến, nến trước thân dài, nến


sau nhỏ, cả thân và bóng đều nằm gọn trong
thân và bóng của nến trước

- Inside bar & Pinbar combo

Đặc điểm: gồm hai nến, nến trước thân dài,


nến sau là pinbar nhưng vẫn nằm gọn trong
thân và bóng nến trước.

- Outside bar

12
PhamNgocVuong’s system

Đặc điểm: gồm 2 nến, nến trước thân ngắn, nến


sau thân và bóng dài bao phủ toàn bộ nến trước

- Fakey

Đặc điểm: gồm 3 nến, 2 nến trước là cặp nến


Inside bar, nến thứ ba chính là nến pinbar

- Nến gộp (Cộng nến)

13
PhamNgocVuong’s system
Giá mở cửa của cây nến gộp = Giá mở cửa của cây nến thứ nhất.
Giá đóng cửa của cây nến gộp = Giá đóng cửa của cây nến cuối cùng.
Giá cao nhất của cây nến gộp = Giá cao nhất của các cây nến.
Giá thấp nhất của cây nến gộp = Giá thấp nhất của các cây nến.

- Mẫu hình Outside bar up chính là Pinbar up


- Mẫu hình Piercing chính là Pinbar up

- Mẫu hình Outside bar down chính là Pinbar down


- Mẫu hình Dark Cloud Cover chính là Pinbar down

14
PhamNgocVuong’s system
- Hình dạng thân & bóng nến và ý nghĩa đằng sau nó (đây là một kỹ năng khó, được gọi là Cảm nến)

Tiếp tục tăng, Tiếp tục tăng Tiếp tục giảm, lực Tiếp tục giảm
lực tăng mạnh hoặc đảo chiều giảm mạnh hoặc đảo
tăng chiều xuống

Tiếp tục tăng, Nghỉ một lát Tiếp tục giảm, lực Nghỉ một lát
lực tăng mạnh giảm mạnh

Tiếp tục tăng, Tiếp tục tăng nhẹ Tiếp tục giảm, lực Tiếp tục giảm
lực tăng mạnh giảm mạnh nhẹ

15
PhamNgocVuong’s system

Lực tăng yếu Lực giảm yếu dần Sắp đảo chiều Sắp đảo
dần tăng chiều giảm

Tiếp tục tăng Tiếp tục giảm Nghỉ một lát hoặc Giằng co dữ
hoặc đảo chiều hoặc đảo chiều sắp đảo chiều dội

- Lưu ý: Nến chỉ phát huy tối đa tác dụng khi nó kết hợp với các mốc cản Hỗ trợ & Kháng cự. Ý nghĩa thân nến và bóng nến:
bóng nến – thể hiện sự từ chối giá (dùng trong nến thân vừa-nhỏ, có 1 bóng ngắn và 1 bóng dài, bóng dài chính là sự từ
chối giá tại 1 mức cản nào đó); thân nến – thể hiện sự thắng thế của phe mua hoặc bán, tác dụng dẫn hướng (dùng
trong nến có thân dài, 2 bóng ngắn hoặc không có, thân dài xác nhận breakout tại 1 mức cản nào đó)

16
PhamNgocVuong’s system
7. Cơ bản về cản hỗ trợ và kháng cự
- Cản kháng cự: là vùng ngang nằm trên giá hiện tại, thường được xác định tương đối bằng cách vẽ đi qua các vùng đỉnh
của giá. Vùng kháng cự là nơi giá có khả năng tạm dừng lực đi lên, nhưng không có nghĩa là sẽ đảo chiều đi xuống.
- Cản hỗ trợ: là vùng ngang nằm dưới giá hiện tại, thường được xác định tương đối bằng cách vẽ đi qua các vùng đáy của
giá. Vùng hỗ trợ là nơi giá có khả năng tạm dừng lực đi xuống, nhưng không có nghĩa là sẽ đảo chiều đi lên.
Ví dụ về vùng cản Hỗ trợ & Kháng cự trong thị trường sideway:

17
PhamNgocVuong’s system
- Trong thị trường có xu hướng, các vùng cản Hỗ trợ & Kháng cự rất dễ bị phá vỡ. Khi vùng hỗ trợ bị phá vỡ thì chúng
thành vùng kháng cự tiềm năng và ngược lại.

Ví dụ về vùng cản Hỗ trợ & Kháng cự trong thị trường có xu hướng :

18
PhamNgocVuong’s system
- Khi vùng hỗ trợ bị phá vỡ thì chúng thành vùng kháng cự tiềm năng và ngược lại. Sự phá vỡ cần một cú breakout mạnh.

Ví dụ về vùng cản Hỗ trợ chuyển thành Kháng cự sau khi breakout:

19
PhamNgocVuong’s system
- Vẽ cản đa khung thời gian: xác định vùng cản Hỗ trợ & Kháng cự theo khung thời gian từ cao xuống thấp

Ví dụ về vẽ cản từ khung D1 xuống khung H4:

20
PhamNgocVuong’s system
8. Cơ bản về sóng và xu hướng thị trường
- Lý thuyết Dow: đây là một lý thuyết rất cơ bản, gồm một số giả thuyết, sau đó phát triển từ những giả thuyết này. Ba giả
thuyết này gồm: (1) Không ai có thể thao túng xu hướng chính của thị trường; (2) Mọi thứ đều được phản ánh vào giá
cả; (3) Lý thuyết Dow không phải công cụ hoàn hảo. Thị trường tạo ra 3 xu hướng giá: xu hướng chính, xu hướng điều
chỉnh, xu hướng ngắn hạn. Lý thuyết Dow chỉ giúp nhìn xu hướng chính. Ở những xu hướng điều chỉnh và ngắn hạn, lý
thuyết Dow không thể áp dụng.
- Sóng Elliott: sóng Elliott dựa trên nền tảng lý thuyết Dow, ứng dụng vào thực tế phân tích kỹ thuật. Lý thuyết Dow đưa ra
xu hướng chính và xu hướng điều chỉnh, Elliott gọi tên cụ thể những xu hướng đó là những con sóng. Cơ bản có 5 sóng
cho xu hướng chính và 3 sóng cho xu hướng điều chỉnh.
Các nguyên tắc chia sóng mà chúng ta cần phải nhớ như sau:

1. Đáy sóng 2 không được hồi về bằng hoặc hơn đợt tăng của
sóng 1.
2. Trong 3 sóng 1,3 và 5 thì sóng 3 không được là sóng ngắn
nhất.
3. Sóng 1 và sóng 4 không được có vùng giá chung.
4. Điểm cuối sóng 3 phải đi xa hơn điểm cuối sóng 1 và điểm
cuối sóng 5 phải đi xa hơn điểm cuối sóng 3.
5. Nếu sóng 3 là sóng dài nhất thì sóng 1 và sóng 5 sẽ tương
đương hoặc bằng nhau
6. Nếu sóng 2 tăng/giảm nhẹ hoặc sideway thì sóng 4
tăng/giảm mạnh. Nếu sóng 2 tăng/giảm mạnh thì sóng 4
tăng/giảm nhẹ hoặc sideway.

- Trong một chu kỳ có 8 sóng: cụ thể ở xu hướng chính sóng 1,3,5 là sóng đẩy, sóng 2,4 là sóng hiệu chỉnh; ở xu hướng
điều chỉnh sóng a,c là sóng đẩy, sóng b là sóng hiệu chỉnh.

21
PhamNgocVuong’s system

- Bản thân mỗi con sóng lại chứa bên trong nó các
con sóng khác - sóng trong sóng.
- Ví dụ: các sóng đẩy 1,3,5 sẽ được tạo thành từ 5
sóng nhỏ hơn; trong khi đó sóng hồi 2,4 sẽ được
tạo thành từ 3 sóng nhỏ.

- Đếm sóng một cách chính xác là kỹ năng phức tạp,


để có độ tin cậy cao chỉ nên sử dụng cho giao dịch
trung & dài hạn, trong một chu kỳ lớn, như hàng
tháng, hàng năm.

- Xu hướng được hình thành từ sự dịch chuyển của giá, từ lượng cung cầu trên thị trường của nhà đầu tư. Lượng cung cầu
trên thị trường luôn thay đổi, nên xu hướng của thị trường cũng vì vậy mà thay đổi theo. Có 3 loại xu hướng cơ bản: xu
hướng tăng, xu hướng giảm và không xu hướng (sideway).
- “Trend is your friend” – Thị trường tài chính là một chiến trường vô cùng khắc nghiệt luôn tồn tại cuộc chiến không
ngừng nghỉ giữa phe mua và phe bán. Đối với giao dịch theo xu hướng: Không giao dịch khi thị trường không có xu hướng
rõ ràng và không giao dịch ngược xu hướng với thị trường.
-

22
PhamNgocVuong’s system

Ví dụ về thị trường trong xu hướng tăng:

- Để hình thành một xu hướng tăng thì giá liên tục hình thành các đỉnh mới cao hơn đỉnh cũ và đáy mới cao hơn đáy cũ. Do
đó các cản Kháng cự liên tục bị phá vỡ.

23
PhamNgocVuong’s system

Ví dụ về thị trường trong xu hướng giảm:

- Để hình thành một xu hướng giảm thì giá liên tục hình thành các đáy mới thấp hơn đáy cũ và đỉnh mới thấp hơn đỉnh cũ.
Do đó các cản Hỗ trợ liên tục bị phá vỡ.

24
PhamNgocVuong’s system

Ví dụ về thị trường không xu hướng:

- Khi giá không phá vỡ được các cản Hỗ trợ & Kháng cự thì thị trường đang sideway – không xu hướng.

25
PhamNgocVuong’s system
- Khi nào một xu hướng kết thúc hay bị đảo chiều
Trong một xu hướng, vùng điều chỉnh là vùng giữa đỉnh và đáy gần nhất. Nếu giá không phá thủng được vùng này thì xu
hướng cũ sẽ tiếp tục, ngược lại giá breakout phá thủng thì xu hướng cũ sẽ kết thúc, thị trường có thể sẽ sideway hoặc
đảo chiều.

Ví dụ cho xu hướng giảm kết thúc và đảo chiều sang xu hướng tăng:

26
PhamNgocVuong’s system

Ví dụ cho xu hướng tăng kết thúc và đảo chiều sang xu hướng giảm:

27
PhamNgocVuong’s system

Ví dụ giá từ sideway chuyển sang xu hướng tăng:

28
PhamNgocVuong’s system
9. Các trường phái giao dịch
Nhìn chung có 3 trường phái giao dịch: phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản, phân tích liên thị trường.
- Phân tích kỹ thuật: sử dụng các công cụ chỉ báo indicator để tìm dấu hiệu vào lệnh. Các công cụ chỉ báo đề được xây
dựng dựa trên 4 giá cơ bản của 1 thanh nến.
- Phân tích kỹ thuật dạng tinh khiết Price Action: không sử dụng công cụ chỉ báo nào, chỉ dựa theo kinh nghiệm quan sát
chart và hành động theo giá. Hai cánh tay đắc lực cho trường phái này là các nến cơ bản và cản hỗ trợ & kháng cự.
- Phân tích cơ bản: theo dõi và phân tích dự đoán tin tức từ lịch kinh tế các nến kinh tế trên thế giới, những tin tức thời sự
đột biến. Từ đó dự đoán trung và dài hạn xu hướng giá đi.
- Phân tích liên thị trường: như một sự tổng hòa phân tích sự phụ thuộc tương quan giữa các thị trường tài chính lớn như
cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa và tiền tệ. Dựa vào sự tương quan này, có thể dự đoán được xu hướng từ thị trường dẫn
hướng trong mỗi khoảng thời gian. Trường phái này đòi hỏi kiến thức và kỹ năng chuyên nghiệp để hiểu sự dịch chuyển
dòng tiền trong các thị trường và nền kinh tế.
-

29
PhamNgocVuong’s system
PHẦN II: PHƯƠNG PHÁP GIAO DỊCH ĐƠN GIẢN
A. CÁC THÀNH PHẦN CÔNG CỤ TRONG PNV’s System
1. Thiết lập background
Sau khi login tài khoản trên MT4, ấn F8 cửa sổ cài đặt hiện ra. Hãy thiết lập như sau:

Và phần Common như sau:

30
PhamNgocVuong’s system

Sau đó click OK để kết thúc.

2. Đường trung bình đơn giản


Simple Moving Average (SMA) - Đường trung bình đơn giản, được tính bằng cách lấy các giá close của một số lượng nến
gần nhất cộng lại và chia ra con số trung bình. Ví dụ SMA 20, sẽ lấy giá close của 20 nến gần nhất cộng lại và chia trung
bình ra 1 con số. Tiếp tục khi có nến mới hình thành thì giá trị mới của SMA được tính ra, trượt theo nến và khung thời
gian.
Cách thêm SMA vào Chart, vào Navigator (số 1), nhấn kéo Moving Average vào chart.

31
PhamNgocVuong’s system

Sử dụng SMA20 vào chart:

32
PhamNgocVuong’s system
Sử dụng SMA50 vào chart:

Sử dụng SMA100 vào chart:

33
PhamNgocVuong’s system

3. Chỉ báo Envelopes


Envelopes là chỉ báo gồm hai đường trung bình trượt, khoảng cách giữa hai được được thiết lập bởi tỷ lệ phần trăm cố
định. Ở đây, trader không cần quan tâm các tính hình thành chỉ báo như thế nào, chỉ quan tâm cách sử dụng nó mang lại
hiệu quả.
Cách thêm Envelopes vào chart, vào Navigator (số 1), kéo thả Envelopes vào chart.

Sử dụng Envelopes theo thông số như sau:

34
PhamNgocVuong’s system

4. Khung thời gian trade


Trong PNV’s System này, trader sử dụng khung thời mặc định là H4, D1, W1. Và có thể dùng thêm khung H1, MN để xác
định chính xác điểm vào lệnh. Không cần thiết sử dụng tới khung M30, M15, M5 & M1 vì độ nhiễu ở khung thời gian này
cao và chỉ dành cho trader scalping lướt sóng nhanh.

Sau khi thiết lập tất cả, thì chart làm việc theo PNV’s System sẽ như thế này:

35
PhamNgocVuong’s system

5. Các cặp tiền nên giao dịch


Có 4 đồng tiền mạnh USD (dollar Mỹ), EUR (euro châu Âu), GBP (bảng Anh), JPY (yên Nhật). Nên giao dịch với những cặp
có những đồng này, ở đây giao dịch trên 6 cặp tổ hợp từ 4 đồng tiền trên: EUR/USD, GBP/USD, USD/JPY, EUR/GBP,
EUR/JPY, GBP/JPY. Dạng viết tắt EU, GU, UJ, EG, EJ, GJ. Ngoài ra trade XAU/USD – gold và vài chục cặp tiền ngoại lại khác.

36
PhamNgocVuong’s system
B. KINH NGHIỆM QUAN SÁT
- Do tài liệu được viết cho người đã có kinh nghiệm về trade nên xin đi thẳng vào phương pháp. Toàn bộ phương pháp này
được đúc rút từ sự quan sát lâu dài trên biều đồ giá thực.
Quan sát 1: Xu hướng là bạn
- Việc đầu tiên khi nhìn chart là xác định trạng thái hành động của giá hiện tại. Có ba trạng thái: giá sideway (đi ngang), giá
đi lên, giá đi xuống.

37
PhamNgocVuong’s system
Trong một xu hướng giá đi lên hay đi xuống, hoặc giá sideway đều có các trạng thái sóng nhỏ hơn hình thành bên trong. Ví
dụ cho trường hợp giá đi lên.

- Ba trạng thái giá này luân chuyển lẫn nhau, xác định ngay trạng thái nào là việc đầu tiên cần làm. Việc tiếp theo làm sao
để biết khi nào sự chuyển trạng thái diễn ra, tức khi nào trạng này kết thúc để chuyển sang trạng thái khác. Ví dụ, khi giá
từ sideway chuyển sang có xu hướng gọi là break out, khi giá từ xu hướng lên chuyển sang xu hướng xuống gọi là đảo
chiều. Để biết điều này cần nắm vững nền tảng về cản hỗ trợ - kháng cự, và mô hình nến tiếp diễn – đảo chiều. Đôi khi
phụ thuộc vào viễn cảnh kinh tế hay tương quan chính sách tài chính giữa các nước có sự thay đổi, việc này khó hơn.

38
PhamNgocVuong’s system
- Bây giờ, hãy để ý một chút về xu hướng, một xu hướng thường diễn ra rất dài, vì nó không dễ thay đổi. Một xu hướng có
nguyên nhân xuất phát từ sự thay đổi chính sách kinh tế của một quốc gia, việc thay đổi không phải một sớm một chiều.
Hãy liên tưởng một chuyến tàu nặng chở nhiều hàng thì không dễ gì dừng lại ngay được, xu hướng là quán tính của thị
trường. Vì vậy hãy theo nó, xu hướng là bạn.

Chính vì không dễ thay đổi nên sẽ rất dễ kiếm lợi nhuận khi theo sau xu hướng.

39
PhamNgocVuong’s system
Quan sát 2: Giá chạm cản hỗ trợ, kháng cự hồi lại
- Như đã trình bày từ trước, các vùng cản Hỗ trợ & Kháng cự là những vùng giá nhạy cảm với giá, thông thường sẽ có phản
ứng khi giá chạm. Những vùng này là nơi ngưỡng tâm lý chung cho trader hoặc là đóng lệnh, hoặc là vào lệnh. Trường
hợp trader đóng lệnh bằng cách chốt lời hoặc vào lệnh phản hồi thì giá bị rút lại, tức nến rút chân mạnh. Trường hợp
trader đóng lệnh bằng cách chốt lỗ hoặc vào lệnh tiếp diễn thì giá sẽ breakout qua vùng cản. Khi số lượng và khối lượng
trader vào lệnh tiếp diễn không đủ mạnh thì giá bị rút lại mạnh hơn, đây gọi là breakout ảo.
Lưu ý: vùng hỗ trợ & kháng cự là vùng trader thường đặt stoploss nên các sàn giao dịch cố tình làm giá tạo ra breakout ảo
để quét stoploss, sau đó quay lại.
Ví dụ giá chạm vùng cản và bị rút chân lại:

40
PhamNgocVuong’s system
Quan sát 3: Mô hình nến Pinbar đảo chiều
- Nến chỉ phát huy tối đa tác dụng khi nó kết hợp với các mốc cản Hỗ trợ & Kháng cự. Trong đồ thị, nến pinbar xuất hiện
rất nhiều, nhưng chỉ những nến xuất hiện ở các vùng cản thì mới có giá trị tốt.

Ví dụ pinbar xuất hiện tại vùng cản có giá trị tốt:

41
PhamNgocVuong’s system

Ví dụ pinbar không xuất hiện tại vùng cản:

42
PhamNgocVuong’s system
Quan sát 4: Mô hình nến Inside bar & Pinbar combo
- Cặp nến inside bar & pinbar combo vừa là tín hiệu tiếp diễn vừa là tín hiệu đảo chiều. Tín hiệu đảo chiều chỉ dùng tốt khi
nó tại vùng cản, tín hiệu tiếp diễn được sử dụng nhiều hơn cả. Giá sẽ đi theo cây nến mạnh trước pinbar, tức ngược
chiều với chân dài của nến pinbar.

Ví dụ về cặp inside bar & pinbar combo dùng cho tiếp diễn và đảo chiều:

43
PhamNgocVuong’s system
Quan sát 5: Mô hình nến Fakey tiếp diễn & đảo chiều
- Bộ nến fakey được dùng vừa là tín hiệu tiếp diễn vừa là tín hiệu đảo chiều. Bộ nến này là gộp của inside bar và pinbar.
Đôi khi không nhất thiết là pinbar, chỉ cần chấn nến rút mạnh để thể hiện cho giá breakout ảo – từ chối giá, giá sẽ đi
ngược lại bóng chân nến dài.

Ví dụ cho bộ nến fakey dùng cho tín hiệu tiếp diễn và đảo chiều:

44
PhamNgocVuong’s system
Quan sát 6: Mô hình nến Outside bar và các mô hình nến gộp
- Mô hình Outside bar mang lại hiệu quả rất cao khi sử dụng. Nó thể hiện sự thắng thế áp đảo của một phe mua/bán. Giá
sẽ đi theo nến mạnh – nến thứ 2.

Ví dụ về outside-bar tăng và giảm:

45
PhamNgocVuong’s system
Quan sát 7: Mô hình nến bắt đỉnh đáy
- Đây là mẫu hình bắt đỉnh – đáy trong ngày, nên chỉ sử dụng cho chart H1 or H4, hạn chế sử dụng cho những chart khác.
Mẫu hình này có xác suất thành công không cao, do đó hãy cẩn trọng.

Ví dụ mẫu hình nến bắt đỉnh:

46
PhamNgocVuong’s system

Ví dụ mẫu hình nến bắt đáy:

47
PhamNgocVuong’s system
Quan sát 8: Xảy ra GAP và lấp GAP
- GAP là hiện tượng giá open của cây nến cách xa so với giá close của cây nến liền trước, tạo ra khoảng trống giá, nhìn thấy
rõ trên Chart. GAP thường xảy ra vào thứ 2 khi thị trường mở cửa, hoặc khi do tin tức mạnh gây biến động mạnh. GAP
nên được tạo bởi khoảng trống giá tối thiểu 20 pips, GAP càng lớn càng tin cậy.
- Khi có GAP thì khả năng giá quay lại lấp đầy khoảng trống đó rất cao, độ tin cậy tăng dần với khoảng trống lớn. Có thể giá
sẽ lấp GAP ngay, hoặc sẽ đi ra xa hơn và quay lại lấp trong thời gian dài.
- GAP có thể chia thành 3 loại tùy vào vị trí mà nó xuất hiện: (1) GAP break xuất hiện sau khi giá tích lũy hoặc sideway, đây
là GAP bức phá để hình thành xu hướng mới; (2) GAP tiếp diễn xuất hiện khi giá ở giai đoạn đầu xu hướng, đây là GAP
cho thấy độ mạnh của xu hướng đang lớn dần; (3) GAP kiệt sức xuất hiện khi xu hướng đã dần bão hòa, GAP này sẽ lấp
rất nhanh.

48
PhamNgocVuong’s system
Quan sát 9: Giá chạm đường SMA20, SMA50, SMA100 và hồi lại
- Các đường trung bình động SMA tự bản thân nó được xem như các cản kháng cự & hỗ trợ động. Do đó, khi giá chạm các
đường này thì sẽ có phản ứng hồi lại. Độ tin cậy, xác suất thành công cao dần khi dùng cho Chart và thông số cao hơn. Ví
dụ, chạm SMA100 sẽ xác suất hồi sẽ cao hơn chạm SMA50, và cao hơn SMA20. Chạm SMA50 ở chart H4, D1 thì khả năng
hồi lại cao hơn chạm SMA50 ở chart H1. Về biên độ hồi lại cũng tương ứng từng Chart.

Ví dụ về giá chạm SMA20 và hồi lại:

49
PhamNgocVuong’s system

Ví dụ về giá chạm SMA50 và hồi lại:

50
PhamNgocVuong’s system

Ví dụ về giá chạm SMA100 và hồi lại:

51
PhamNgocVuong’s system
Quan sát 10: Giá cắt các đường SMA20, SMA50, SMA100
- Các đường trung bình động SMA tự bản thân nó được xem như các cản hỗ trợ & kháng cự động theo giá. Do đó, khi giá
cắt vượt qua các SMA tương tự như giá phá vỡ một cản hỗ trợ & kháng cự, khi đó khả năng sẽ hình thành xu hướng mới,
và cản động SMA sẽ từ hỗ trợ biến thành kháng cự, hoặc ngược lại.

Ví dụ giá cắt đường SMA20 và hình thành xu hướng:

52
PhamNgocVuong’s system

Ví dụ giá cắt đường SMA50 và hình thành xu hướng:

53
PhamNgocVuong’s system

Ví dụ giá cắt đường SMA100 và hình thành xu hướng:

54
PhamNgocVuong’s system
Quan sát 11: Các cặp đường SMA20, SMA50 và SMA100 cắt nhau
- Giá được xem như chỉ báo nền tảng, nguyên sơ nhất. Đường trung bình động được xây dựng từ giá, khi giá cắt SMA cho
ta tín hiệu vào lệnh tốt, tương tự khi hai SMA cắt nhau cũng cho ta một tín hiệu vào lệnh không tồi. Tuy nhiên, dễ thấy
các đường SMA luôn bị trễ so với giá, nên ta sẽ thấy giá đã cắt lên/xuống các đường SMA trước khi các đường SMA cắt
nhau.

Ví dụ đường SMA20 cắt SMA50:

55
PhamNgocVuong’s system

Ví dụ đường SMA50 cắt SMA100:

56
PhamNgocVuong’s system
Quan sát 12: Giá chạm Envelope và bị đẩy đi xa hơn
- Envelope được dùng như một dài mây định hình xu hướng rất tốt. Về cơ bản dải Envelope cũng được sử dụng như vùng
cản hỗ trợ & kháng cự động theo giá. Trong một xu hướng Envelope đóng vai trò như bàn đạp đẩy giá đi xa hơn nữa khi
nó hồi về. Khi xu hướng đã bão hòa, giá sẽ đi vào vùng cản Envelope và bị đánh thủng để hình thành xu hướng mới.

Ví dụ Envelope được dùng bàn đạp đẩy giá đi xa hơn:

57
PhamNgocVuong’s system
Quan sát 13: Giá bị khóa trong Envelope
- Khi xu hướng đã bị bão hòa, thì giá sẽ trở lại Envelope và sideway trong đó, đây là cú khóa giá của Envelope.

Ví dụ Envelope khóa giá bên trong:

58
PhamNgocVuong’s system
Quan sát 14: Giá rút chân tại Envelope và break
- Sau những cú khóa giá thì những cú break là điều sẽ xảy ra. Một cú break có thể là tiếp tục xu hướng cũ hoặc hình thành
xu hướng ngược lại. Giá break ra ngoài Envelope với cú rút chân nến mạnh, báo hiệu một sóng mới sắp hình thành. Nếu
giá quay lại test Envelope và tiếp tục rút chân nến thì độ tin cậy rất cao. Nếu hình thành xu hướng đảo chiều thì tùy thuộc
vào trạng thái Envelope đang dốc hay đi ngang, thông thường nến đảo chiều giá sẽ hồi lại test.

Ví dụ về giá rút chân và break khỏi Envelope:

59
PhamNgocVuong’s system
Quan sát 15: Sóng đẩy, sóng hồi, và sóng trong sóng
- Sóng Elliott & xu hướng đã được trình bày nhiều từ phần trước, nên ở đây chỉ trình bày một ví dụ trực quan. Đây là một
kỹ năng phức tạp, ở những chart nhỏ độ nhiễu rất nhiều, ở những chart lớn (MN) tính hiệu quả sẽ cao hơn.
Ví dụ về sóng đẩy, sóng hồi:

60
PhamNgocVuong’s system

Ví dụ về sóng trong sóng:

61
PhamNgocVuong’s system
C. PHƯƠNG PHÁP TRADE (chưa viết xong)
1. Điểm vào lệnh, đặt stop loss & take profit theo kỷ luật
- Chiến thuật theo mô hình nến
- Chiến thuật theo cản động thị trường
- …
2. Trade scalp – ngắn hạn
- Cản động thị trường, giá chạm SMA, bắt đỉnh-đáy theo mô hình nến
- …
3. Trade tiếp diễn xu hướng, cách ‘đi tiền’ trong giao dịch
- …
4. Phương pháp rải lệnh trong giao dịch
- …
5. Lời khuyên về lọc các tín hiệu giao dịch
“Giao dịch các tín hiệu Price Action đơn giản tại các vùng hợp lưu trên thị trường”.
- Tín hiệu False-Break nhô ra tại vùng cản quan trọng
Khi chúng ta thấy một tín hiệu từ chối giá như pinbar với đuôi hoặc “phần từ chối” rõ ràng nhô ra tại các vùng cản quan
trọng (key level) trên thị trường, đó là một tín hiệu giao dịch có xác suất thành công rất cao. Khi một tín hiệu pinbar có
một cái đuôi nhô ra khỏi vùng xung quanh tại key level, có nghĩa là nó tạo ra một chiến lược giao dịch false-break, và một
false-break tại một level sẽ tăng thêm xác suất thành công nhiều hơn bất kỳ tín hiệu nào.
- Một nến pinbar có chân càng dài thì có xác xuất càng cao
Chân nến pinbar rất quan trọng, nó càng dài thì cho thấy sự từ chối tại cản của giá càng “mạnh mẽ”. Điều này về cơ bản
có nghĩa là pinbar chân dài thì quan trọng hơn pinbar chân ngắn và chân dài thể hiện giá theo hướng ngược lại. Không có
nghĩa là "tất cả" pinbar chân dài đều hoạt động hoàn hảo, nhưng chắc chắn nhiều trong số chúng tạo ra thiết lập xác suất
cao, đây là yếu tố chính của bất kỳ kế hoạch giao dịch của trader hành động giá nào.
- Không "đặt cược" vào một điểm phá vỡ (Break-out) ... thay vào đó hãy chờ "Xác nhận"

62
PhamNgocVuong’s system
Trader thường bị hút vào việc tìm kiếm các giao dịch Breakout hấp dẫn, đáng tiếc nhiều điểm breakout có kết quả false-
breaks. Trong khi không có cách chắc chắn nào để biết liệu breakout đó là thật hay giả, đó là giao dịch có rủi ro cao ngay
tại mức kháng cự hoặc hỗ trợ then chốt. Không đặt cược vào sự bứt phá trước khi nó xảy ra, thay vào đó, chờ đợi cho nó
đóng cửa trên hoặc dưới mức này, luôn có thể vào lệnh khi giá hồi lại sau Breakout.
- Thanh pinbar chân dài rất tốt trong trường hợp đảo chiều sau một chuyển động bền vững
Một khía cạnh khác của các pinbar chân dài có thể được sử dụng như một loại bộ lọc có xu hướng làm việc rất tốt sau
một đợt di chuyển bền vững theo xu hướng, thường đánh dấu điểm thị trường biến đổi quan trọng hoặc thậm chí thay
đổi xu hướng dài hạn.
- Tìm kiếm các tín hiệu tiếp tục sau khi giá hồi về mức hỗ trợ & kháng cự trong một xu hướng
Một trong những bộ lọc giao dịch tốt chỉ đơn giản là tìm kiếm các tín hiệu khi giá hồi về các mức hỗ trợ & kháng cự trong
xu hướng thị trường. Trong xu hướng tăng/giảm, giá hồi về mức hỗ trợ/kháng cự và hình thành pinbar tại đó cho thấy
một sự từ chối giá trong một xu hướng, và đây là một tín hiệu sinh lời tốt cho trader.
- Không giao dịch tín hiệu trên "Chop"
Tín hiệu giao dịch hình thành giữa một giai đoạn tích lũy lớn, còn được gọi là Chop, thường là một ý tưởng tồi. Ví dụ, nếu
các nến liên tiếp tích luỹ một khoảng thời gian, và sau đó một pin bar tín hiệu hình thành bên trong Chop này... đây là tín
hiệu có ít giá trị. Luôn luôn chờ đợi lực đà và xác nhận phá vỡ của khu vực Chop này để đánh giá tín hiệu ... điểm phá vỡ
xác nhận sẽ kết thúc bên ngoài.
- Tìm kiếm “điểm hợp lưu”
Một "điểm hợp lưu" chỉ đơn giản là một mức độ mà có ít nhất hai yếu tố hỗ trợ phía sau nó. Đơn giản là sự hợp lưu tăng
thêm ý nghĩa và xác suất vào bất kỳ tín hiệu giao dịch nào. Tìm kiếm một tín hiệu đã tạo nên một điểm hợp lưu trên thị
trường là một trong những bộ lọc tốt nhất để tách một tín hiệu ‘tốt’ từ một tín hiệu ‘xấu’.
- Tránh các tín hiệu hình thành trong “khoảng đất trống” hoặc “ khu vực bị tranh chấp”
Một thiết lập giao dịch mà chủ yếu là chỉ “trôi nổi” trong khu vực trống không có bất cứ điều gì để tăng thêm xác suất, nó
có thể là một thiết lập để bỏ qua.

63
PhamNgocVuong’s system

64
PhamNgocVuong’s system
PHẦN III: PHỤ LỤC

Trang web học Forex:


http://dailypriceaction.com/pin-bar-trading-course http://www.forexschoolonline.com/forex-school-beginner-course/
http://dailypriceaction.com/wedge-breakout-course http://www.forexschoolonline.com/forex-strategies/
http://www.forexschoolonline.com/forex-articles/
http://www.tradingwithrayner.com/university/
https://www.theforexguy.com/price-action-trading-tutorial/
http://priceaction.com/ https://www.theforexguy.com/forex-trading-articles/

http://www.learntotradethemarket.com/forex-trading-strategies
http://www.learntotradethemarket.com/forex-articles
http://www.learntotradethemarket.com/price-action-trading-forex http://traderviet.com/categories/lop-hoc.4/
http://nhatkyforex.com/
https://2ndskiesforex.com/trading-strategies/
https://2ndskiesforex.com/free-beginners-course/

http://stockcharts.com/school/doku.php?id=chart_school
http://stockcharts.com/articles/

NHÀ ĐẦU TƯ THÀNH CÔNG CẦN CÓ:


- Luôn luôn học hỏi.
- Tìm tòi. Sáng tạo. Thích nghi.
- Tâm lý vững vàng.
- Tự chủ. Quyết đoán, không phụ thuộc.

65
PhamNgocVuong’s system
A. Tản mạn về ‘Cái nhìn thoáng qua về sự cân bằng đồ thị giữa giá và thời gian’ – Ichimoku Kinko Hyo
1. Cấu tạo và quan sát
- Ichimoku Kinko Hyo là một kỹ thuật đồ thị được tạo ra bởi 1 phóng viên người Nhật là Goichi Hosoda. Ichimoku Kinko
Hyo có nghĩa là "Cái nhìn thóang qua về sự cân bằng đồ thị giữa giá và thời gian", phác hoạ lại diễn biến của giá trên biểu
đồ một cách trực quan, đây là chỉ báo độc lập không cần sự giúp đỡ của các kỹ thuật phân tích nào khác. Đồ thị Ichimoku
gồm có 5 đường, được tính bằng những công thức trung bình rất đơn giản.
- Sử dụng Ichimoku Kinko Hyo trong MT4 như sau: Vào Navigator kéo thả Ichimoku Kinko Hyo vào Chart

Phần thông số sử dụng như sau:

66
PhamNgocVuong’s system

Sau khi thêm Ichimoku Kinko Hyo thì chart làm việc sẽ như sau:

Bây giờ ta sẽ đi tìm hiểu chi tiết về thành phần cấu tạo trong indicator và cũng là system này.

67
PhamNgocVuong’s system
- Tenkan Sen = (Highest High + Lowest Low)/2, sử dụng cho 9 phiên
Tenkan Sen được gọi là đường tín hiệu, được tính bằng cách chia trung bình của giá cao nhất và thấp nhất trong vòng 9
thanh nến. Tenkan Sen giúp chỉ báo cho xu hướng thị trường. Khi Tenkan Sen dịch chuyển đi lên/xuống hoặc sideway thì xu
hướng thị trường khi đó đang đi lên/xuống hoặc sideway. Tenkan Sen cũng được sử dụng như là một Kháng cự & Hỗ trợ
động theo giá, là cơ sở để tìm điểm vào lệnh. Tuy nhiên, trong 5 đường Ichimoku thì Tenkan Sen có độ tin cậy thấp nhất, vì
nó có phản ứng sớm nhất với giá.

68
PhamNgocVuong’s system
- Kijun Sen = (Highest High + Lowest Low)/2, sử dụng cho 26 phiên
Kijun Sen được gọi là đường xác nhận, được tính bằng cách lấy trung bình giá cao nhất và thấp nhất trong vòng 26 thanh
nến. Kijun Sen được dùng như chỉ báo chỉ dẫn cho chuyển động giá trong tương lai. Nếu giá nằm trên Kijun Sen và Kijun Sen
hướng lên thì nhiều khả năng giá sẽ còn lên cao hơn nữa, ngược lại giá nằm dưới Kijun Sen và Kijun Sen hướng xuống thì
nhiều khả năng giá sẽ còn xuống thấp hơn nữa. Kijun Sen đi ngang – phẳng, thì giá đang sideway và giao cắt Kijun Sen. Do
đó, Kijun Sen đóng vai trò cản Kháng cự & Hỗ trợ tốt hơn Tenkan Sen, đặc biệt khi giá đi quá xa và quá nhanh trong thời gian
ngắn, nó có xu hướng quay lại Kijun Sen ở trạng thái phẳng.

69
PhamNgocVuong’s system
- Chikou Span = Giá đóng cửa nến hiện tại, được vẽ dịch về quá khứ cho 26 phiên.
Chikou Span được gọi là đường trễ, đây là một tính năng độc đáo của Ichimoku, được dùng như một xác nhận điểm vào
lệnh hiệu quả. Nếu giá đóng cửa hiện tại (được mô tả bởi Chikou Span ) thấp hơn so với giá của 26 phiên trước đây, nhiều
khả năng giá sẽ giảm. Ngược lại, nếu giá đóng cửa hiện tại cao hơn mức giá của 26 phiên trước đây,nhiều khả năng giá sẽ
tăng. Khi Chikou Span cắt đường giá từ dưới lên, đó là tín hiệu Buy; ngược lại Chikou Span cắt đường giá từ trên xuống, đó là
tín hiệu Sell.

70
PhamNgocVuong’s system
- Senkou Span A = (Tenkan-Sen + Kijun-Sen)/2, được vẽ dịch chuyển về tương lai 26 phiên.
Senkou Span A được gọi là đường dẫn A, là thành phần nổi bật nhất, cùng với Senkou Span B tạo thành mây Kumo - nền
tảng của hệ thống Ichimoku. Senkou Span A được tính toán dựa trên tỉ lệ trung bình của Tenkan Sen và Kijun Sen (trong 26
phiên) và được thể hiện trên biểu đồ bằng cách chuyển dịch về tương lai 26 phiên.

71
PhamNgocVuong’s system
- Senkou Span B = (Highest High + Lowest Low) / 2, sử dụng cho 52 phiên, được vẽ cho 26 phiên đầu.
Senkou Span B được gọi là đường dẫn B, là thành phần nổi bật nhất, cùng với Senkou Span A tạo thành mây Kumo - nền
tảng của hệ thống Ichimoku. Senkou Span B được tính toán dựa trên tỉ lệ trung bình giá cao nhất và thấp nhất trong 52
phiên, được thể hiện trên biểu đồ bằng cách chuyển dịch về tương lai 26 phiên. Senkou Span B đại diện cho một cái nhìn dài
hạn nhất về trạng thái cân bằng của giá trong hệ thống Ichimoku, giúp các nhà đầu tư có được một cái nhìn toàn diện hơn về
sự cân bằng của giá.

72
PhamNgocVuong’s system
- Mây Kumo = Khoảng cách giữa hai đường Senkou Span A và B
Kumo là một thành phần độc đáo nhất trong hệ thống Ichimoku, cho phép ta gần như ngay lập tức có thể thấy được một
bức tranh toàn cảnh về xu hướng của thị trường và mối quan hệ giữa giá với xu hướng đó. Nó cung cấp một cái nhìn đa
chiều về các mức hỗ trợ và kháng cự trong một khu vực mở rộng. Kumo là khoảng không gian giữa 2 đường là Senkou Span
A và Senkou Span B, khi giá lọt vào vùng không gian này (mức giá cân bằng) thì hành động giá khó đoán trước được; việc
giao dịch trong vùng này chứa nhiều rủi ro. Khi Senkou Span A nằm trên Senkou Span B hình thành mây Kumo tăng; ngược
lại khi Senkou Span A nằm dưới Senkou Span B hình thành mây Kumo giảm.

73
PhamNgocVuong’s system
Mây Kumo thay đổi hình dạng và độ cao khi giá thay đổi, độ dày thể hiện cho mức độ biến động của giá, độ cao thể hiện cho
sức mạnh của xu hướng giá. Mây Kumo dày tạo ra vùng cản kháng cự & hỗ trợ mạnh, ngược lại mây Kumo mỏng tạo ra vùng
cản yếu, dễ bị giá xuyên thủng. Khi giá cắt lên hoặc nằm trên mây Kumo là dấu hiệu thị trường đi lên; ngược lại giá cắt xuống
hoặc nằm dưới mây Kumo là dấu hiệu thị trường đi xuống. Khi mây Kumo chuyển trạng thái tăng/giảm là dấu hiệu cho sự
đảo chiều xu hướng; độ dày mây Kumo tăng dần/giảm dần là dấu hiệu xu hướng đang mạnh dần/yếu dần.
Quan hệ giữa giá và mây Kumo:
Tín hiệu BUY Tín hiệu SELL
Giá nằm trên mây Kumo Mạnh (xác suất cao) Yếu (xác suất thấp)
Giá nằm trong mây Kumo Trung bình Trung bình
Giá nằm dưới mây Kumo Yếu (xác suất thấp) Mạnh (xác suất cao)

74
PhamNgocVuong’s system

2. Một vài chiến thuật với Ichimoku

- Chiến thuật 1: Tenkan Sen cắt Kijun Sen thông thường


Cách dùng rất đơn giản: (1) Tenkan Sen cắt lên Kijun Sen cho tín hiệu Buy; (2) Tenkan Sen cắt xuống Kijun Sen cho tín
hiệu Sell. Tuy nhiên, để có xác suất thành công cao nên kết hợp với mây Kumo: giá đang trên, trong hoặc dưới mây.
Tenkan Sen giao cắt với Kijun Sen xảy ra thường xuyên, đặc biệt vùng giá sideway, do đó nên kết hợp cản kháng cự & hỗ
trợ và mô hình nến.

75
PhamNgocVuong’s system

76
PhamNgocVuong’s system
- Chiến thuật 2: Tenkan Sen & Kijun Sen chập nhau ‘song kiếm hợp bích’
Khi Tenkan Sen chập sát vào Kijun Sen là tín hiệu breakout hình thành xu hướng mới rất mạnh, đây là chiêu thức ‘song
kiếm hợp bích’ có hiệu quả cao. Tuy nhiên, vẫn phải kết hợp thêm các yếu tố khác để gia tăng mức ‘sát thương’: mây
Kumo, vùng cản breakout, …

77
PhamNgocVuong’s system
- Chiến thuật 3: Giá cắt Kijun Sen
Kijun Sen được tính cho 26 thanh nến, nên cơ bản nó có vai trò cản kháng cự & hỗ trợ động theo giá. Khi giá cắt
lên/xuống Kijun Sen tương tự như phá vỡ cản động, dấu hiệu thay đổi xu hướng, đó là tín hiệu tốt để vào lệnh. Cách
dùng đơn giản: (1) Giá cắt lên Kijun Sen, cho tín hiệu Buy; (2) giá cắt xuống Kijun Sen, cho tín hiệu Sell. Để nâng cao độ tin
cây hãy kết hợp thêm mây Kumo hoặc chỉ báo khác.

78
PhamNgocVuong’s system
- Chiến thuật 4: Chikou Span cắt qua đường giá
Chikou Span rất quan trọng và cũng rất dễ dùng. Khi Chikou Span cắt lên đường giá, đó là tín hiệu Buy; ngược lại khi
Chikou Span cắt xuống đường giá, đó là tín hiệu Sell. Nên quan sát thêm giá & mây để cho tín hiệu xác suất cao.

79
PhamNgocVuong’s system
- Chiến thuật 5: Giá breakout mây Kumo
Như đã nói mây Kumo được dùng như vùng cản kháng cự & hỗ trợ, khi giá breakout qua mây cho những tín hiệu vào
lệnh tốt. Sau khi breakout giá thường có xu hướng quay lại mây để test lại cản. Giá breakout mây dày cho độ tin cậy cao
hơn, vì mây mỏng rất thường bị xuyên thủng.

80
PhamNgocVuong’s system
- Chiến thuật 6: Senkou Span A & B cắt nhau (mây Kumo chuyển trạng thái)
Mây Kumo là trái tim của system Ichimoku, phần đặc sắc ở chỗ mây được đẩy về tương lai 26 thanh nến. Cho ta có cái
nhìn dài hạn, dự đoán hành động giá trong tương lai. Khi mây Kumo chuyển trạng thái từ tăng sang giảm, cho tín hiệu
Sell; ngược lại từ giảm sang tăng, cho tín hiệu Buy.

81
PhamNgocVuong’s system
- Chiến thuật 7: Daragon Walking (Rồng đi bộ)
Đây là một trong những chiêu thức hay, trong chiêu thức này có tổng hòa các chiêu thức trên, dùng để ăn trọn con sóng
trong một hướng mới hình thành. Cách dùng cũng đơn giản như sau: (1) Chikou Span cắt lên/xuống cả hai đường Tenkan
& Kijun; (2) Tenkan đã cắt lên/xuống Kijun; (3) Trong vòng 4-5 nến sau giá vẫn nằm trên/dưới Tenkan thì vào lệnh hoặc
đợi giá lọt vào vùng không gian giữa Tenkan & Kijun vào lệnh; (4) Độ tin cậy cao hơn khi giá đang nằm trên/dưới mây
Kumo; (5) Takeprofit khi Chikou cắt lại đường giá hoặc cắt lại Tenkan.

82
PhamNgocVuong’s system
B. Dùng thử Bollinger Bands
1. Cấu tạo và quan sát
- Bollinger bands bao gồm ba đường, band giữa chính là đường SMA20, band trên và band dưới được tính bằng khoảng
cách phần trăm so với band giữa. Thông số Bollinger bands được sử dụng mặc định là 20-2%.
- Bollinger bands được sử dụng để đo lường mức độ biến động của thị trường, cho ta biết thị trường đang bình lặng hay
sôi động. Khi thị trường bình lặng, dải bollinger sẽ thu hẹp - sideway, khi thị trường sôi động, dải bollinger sẽ mở rộng –
bung band, rồi co lại – bóp band. Đặc điểm về dải Bollinger chỉ đơn giản như vậy.
- Dễ dàng quan sát thấy gần như 90% giá đều nằm trong dải Bollinger Bands, khi giá bung vượt quá xa & quá nhanh ra
ngoài dải band thì có xu hướng lọt vào dải band hoặc hồi về band giữa là SMA20.

83
PhamNgocVuong’s system

84
PhamNgocVuong’s system
2. Một vài chiến thuật với Bollinger Bands

- Chiến thuật 1: Giá breakout dải sideway, band bung mạnh


Bollinger bands là chỉ báo nhạy cảm với biến động thị trường, khi thị trường bình lặng thì dải band thu hẹp đi sideway,
lúc này thị trường đang chờ đợi tin tức mạnh, không nên tham gia lúc này. Sau khi giá breakout mạnh phá bung band,
đây là lúc vào thị trường. Nến mạnh phải phá cản vùng giá sideway, có tác dụng dẫn hướng, hãy vào lệnh theo band đang
duỗi – đây gọi là đu theo thị trường. Đây là chiến thuật hiệu quả nhất với Bollinger Bands.

85
PhamNgocVuong’s system
- Chiến thuật 2: Bước nhảy 1-2-3
Chiến thuật này chạy theo xu hướng thị trường sau khi giá đã có cú breakout khỏi vùng giá sideway. Đơn giản như sau:
khi giá cắt ngang từ band trên xuống band dưới hoặc từ band dưới lên band trên, band giữa hình thành có hướng theo
giá, đợi giá hồi về band giữa vào lệnh theo xu hướng thị trường.

86
PhamNgocVuong’s system
C. System SMA và trạng thái nội tại
1. Cấu tạo và quan sát
Đường SMA là đường trung bình đơn giản, nhưng rất hiệu quả. Vì đặc tính làm mượt giá giúp ta loại bớt những xung
sóng nhiễu của giá. Khi quan sát ta thấy SMA như sợi dây mềm mại lướt theo giá, hình dáng của SMA uốn lượn kết hợp
với nến tạo nên bức tranh tuyệt đẹp. Nhìn kỹ SMA trải qua các trạng thái lên và xuống đều để lại những vùng đỉnh và đáy
(nếu SMA là một hàm số thì đỉnh đáy này là các cực trị). Có những trader kỳ cựu chỉ giao dịch với duy nhất 1 đường SMA
và giá ở dạng bar (không dùng nến), điều này nói nên sức mạnh và vẻ đẹp của SMA & giá.

87
PhamNgocVuong’s system
2. Hệ thống MA đơn giản
- Ở đây system được sử dụng giao dịch lướt sóng ngắn và trung hạn (H1, H4 & D1) nên tôi dùng SMA có giá trị nhỏ. Tuy
nhiên, tôi sẽ sử dụng 2 đường SMA để giao dịch, đó là SMA5 và SMA15. Trong đó SMA15 chính là chủ đạo của
system, còn SMA5 sẽ là phụ họa trên nền giá. Khi đã lĩnh hội được vẻ đẹp SMA thì có lẽ system chỉ còn duy nhất một
SMA và giá. Điểm vào ra lệnh đơn giản như sau:
Buy: khi giá nằm trên sma15; sma15 tạo đáy, cực trị; Sell: khi giá nằm dưới sma15; sma15 tạo đỉnh, cực trị;
sma5 cũng đã tạo đáy và cắt lên sma15. (nghĩa là sma5 sma5 cũng đã tạo đỉnh và cắt xuống sma15. (nghĩa là
& sma15 đều tạo đáy và cùng hướng lên) sma5 & sma15 đều tạo đỉnh và cùng hướng xuống)
Ra lệnh: khi giá close ngoài sma15; hoặc sma15 chuyển trạng thái tạo cực trị mới; hoặc sma5 cắt lại sma15; hoặc
#tp tùy thích.

88
PhamNgocVuong’s system

Tiện đây, giới thiệu sơ qua một indicators để nhận biết cực trị đường trung bình, đó là indicators Hull-Moving-Average
(HMA). Chỉ báo này sẽ đổi màu sắc khi xuất hiện cực trị đỉnh hoặc đáy, do đó ta có thể bắt được tín hiệu sớm hơn. Nếu sử
dụng 2 đường chỉ báo này, ta có một hệ thống giao dịch khá hiệu quả. Hệ thống sử dụng HMA26-52. Nguyên tắc sử dụng
như sau: Vào lệnh khi 2 indicators bắt đầu cùng màu, và thoát lệnh khi 2 indicators đổi sang cùng màu khác.
Download indicators Hull-Moving-Average: http://www.mediafire.com/file/pjxxcidox2lqx7d/Hull-Moving-Average.ex4

Ví dụ về system sử dụng HMA26-52:

89
PhamNgocVuong’s system

90
PhamNgocVuong’s system
D. System đơn giản bắt sóng lớn trong dài hạn
1. Cấu tạo system
Đây là một system chỉ dùng 4 đường trung bình EMA10-SMA20-50-100, dùng để bắt những con sóng lớn nhất của thị
trường. Đặc biệt chỉ dùng cho Chart D1-ngày và W1-tuần. Đường EMA cũng là đường trung bình động, nhưng được tính
toán theo dạng hàm mũ – Exponenital. Những đường EMA được dùng như sau:

91
PhamNgocVuong’s system

92
PhamNgocVuong’s system
2. Chiến thuật vào lệnh
Cách dùng rất đơn giản, đối với trường hợp thị trường đi lên vào lệnh Buy như sau: (1) quan sát giá cắt vượt lên trên cả 4
đường MA; (2) Các đường MA phải tách rời nhau và sắp xếp theo thứ tự: MA10 nằm trên MA20, MA20 nằm trên MA50,
MA50 nằm trên MA100; (3) sau đó từ 4-5 nến giá vẫn nằm trên MA10 thì vào lệnh hoặc đợi giá lọt vào khoảng không
gian giữa MA10&20 vào lệnh; (4) Đặt Stoploss dưới đường MA50, và take profit khi MA10 cắt lại MA20.
Ví dụ cho trường hợp thị trường đi lên:

93
PhamNgocVuong’s system

Đối với trường hợp thị trường đi xuống thì các điều kiện sẽ ngược lại.
Ví dụ cho trường hợp thị trường đi xuống:

94
PhamNgocVuong’s system
E. Chiến lược giao dịch London Breakout kênh giá sideway
1. Thành phần
Đây là phương pháp giao dịch theo trường phái Price Action, không sử dụng indicator nào hết. Hành động của giá sẽ
quyết định điểm vào ra lệnh. Cơ bản như sau: phiên Á chiếm khối lượng giao dịch nhỏ, trong khi đó phiên London chiếm
đến hơn 40% khối lượng giao dịch trên thị trường forex. Do đó, trong phiên Á những đồng tiền Âu như EUR, GBP, CHF
thường biến động nhẹ, giá nằm trong kênh giá sideway; khi mở cửa phiên London những đồng tiền này sẽ biến động rất
mạnh. Đây là cơ hội vào lệnh đu theo thị trường, khi giá đã breakout khỏi vùng sideway.
Chiến lược này chỉ dành cho những cặp tiền có chứa đồng tiền châu âu như EUR, GBP, CHF. Khung thời gian giao dịch
trong ngày M30 & H1. Về bản chất thì đây là phương pháp giá breakout cản kháng cự & hỗ trợ. Đặc biệt hiệu quả với GU.

95
PhamNgocVuong’s system
2. Chiến lược vào lệnh
Phương pháp đơn giản như sau: Xác vùng giá sideway trong khoảng thời gian cuối phiên New York (22h00 – MT4) cho tới
cuối phiên Tokyo (8h30 – MT4), điều kiện tiên quyết là giá phải đang sideway trong biên độ hẹp – một loạt thân nến nhỏ
đi ngang. Nửa cuối phiên Tokyo, đầu phiên London, xác đỉnh điểm cao nhất & thấp nhất của dải giá sideway. Sau khi giá
breakout mạnh, phá vỡ vùng giá sideway thì vào lệnh đu theo thị trường. Đây là chiến lược giao dịch khá hiệu quả lướt
sóng trong ngày, điểm kỳ vọng takeprofit chỉ bằng khoảng cách độ cao của vùng giá sideway.

96
PhamNgocVuong’s system
F. Chiến lược giao dịch với công cụ Channel Breakout 55 days
1. Cấu tạo

- Đây là chiến lược giao dịch với một công


cụ không có sẵn mặc định trong MT4,
indicator này được tìm kiếm trên internet.
- Channel Breakout là dải kênh giá gồm hai
biên, được tính từ giá close của 55 thanh
nến trước. Hai dải kênh giá được dùng
như cản kháng cự & hỗ trợ, khi giá
breakout kênh giá, đó là tín hiệu xu
hướng đang tiếp diễn. Chúng ta sẽ vào
lệnh theo xu hướng thị trường.
- Thông số sử dụng indicators này như sau:

97
PhamNgocVuong’s system
2. Chiến lược giao dịch
Đối với indicator này chúng ta làm việc với biểu đồ dạng Bar Charts, và sử dụng khung thời gian D1 & W1 (cho hiệu quả
cao). Chiến lược khá đơn giản như sau: Khi giá breakout khỏi kênh giá channel 55 ngày, thì vào lệnh theo xu hướng giá
break. Đặt stoploss theo thanh nến phía trước nến break. Takeprofit theo xu hướng, hoặc vùng cản kênh giá cũ. Nếu thị
trường đi theo xu hướng thì kéo stoploss dần theo.
Download indicator Channel Breakout: http://www.mediafire.com/file/1w5amyy370cafvz/Channel-Breakout.ex4

Ví dụ về giá breakout kênh giá 55 phía trên. Đây là biểu đồ EURJPY Daily, số pips thu được rất lớn.

98
PhamNgocVuong’s system
Ví dụ về giá breakout kênh giá 55 phía dưới. Đây là biểu đồ giá Dầu Weekly, số pips thu được rất lớn.

Trong indicator này có 3 dải kênh giá: channel 55, channel 20, channel 10. Trong đó, channel 55 sử dụng cho độ tin cậy
cao nhất. Ta có thể sử dụng thêm channel 20 hoặc channel 10 để giao dịch khung thời gian khác, và luôn phải kèm theo điểm
đặt stoploss hợp lý. Đây là indicators đi theo xu hướng, việc kết hợp thêm các vùng cản theo hành động giá sẽ gia tăng sức
mạnh cho chiến lược này.

99
PhamNgocVuong’s system
G. Tản mạn các system đa indicators
Trong phần này mục đích để giới thiệu một vài hệ thống giao dịch với indicators làm chủ đạo, tín hiệu vào ra lệnh đều phụ
thuộc vào indicators. Việc sử dụng indicators luôn có độ trễ nhất định so với giá, vì indicators được tạo ra từ 4 mức giá cơ
bản của 1 nến. Lưu ý phần này chỉ dành để tham khảo, hãy thận trọng khi sử dụng, độ tin cậy tín hiệu không cao.
1. Mạo hiểm với “bắt dao rơi” – bắt đáy và “bẻ chông tre” – bắt đỉnh
Trong hệ thống này sử dụng các indicators như sau: (1) Zigzags mặc định 12-5-3; (2) ADX mặc định 14, có dùng thêm 2
mức level 4.5 và 6.5; (3) Stochastic mặc định 5-3-3, có dùng thêm 2 mức level 10 và 90; (4) RSI thông số 9, có dùng thêm
2 mức level 23.6 và 76.4. BUY: Zigzags tạo đáy & +DI chạm vùng 4.5-6.5 & Stochastic dưới 10 & RSI dưới 23.6. SELL:
Zigzags tạo đỉnh & -DI chạm vùng 4.5-6.5 & Stochastic trên 90 & RSI trên 76.4. Lưu ý: tất cả các điều kiện phải được
thỏa mãn thì mới vào lệnh. Nên dùng cho cặp biến động ít, giá đi sideway.

100
PhamNgocVuong’s system

2. Giao dịch phân kỳ MACD & RSI


MACD là công cụ xây dựng dựa trên các đường trung bình, thông số mặc định là 12-26-9. MACD được sử dụng rất thông
dụng trong biểu đồ về chứng khoán. Khung thời gian mang lại hiệu quả tốt là những khung thời gian cao.
Về cơ bản cách sử dụng như sau: tín hiệu Buy khi histogram cắt lên mức 0, hoặc đường signal 9 cắt ra khỏi histogram âm;
ngược lại tín hiệu Sell khi histogram cắt xuống mức 9, hoặc đường signal 9 cắt ra khỏi histogram dương.
Ví dụ về cách dùng cơ bản của MACD:

101
PhamNgocVuong’s system

102
PhamNgocVuong’s system
RSI (Relative Strength Indicator) – Chỉ báo đo sức mạnh tương đối, sử dụng RSI với thông số 14 và dùng thêm 3 mức
level 30-50-70. Cùng với MACD thì RSI cũng được sử dụng rất thông dụng trong biểu đồ về chứng khoán. Khung thời gian
mang lại hiệu quả tốt là những khung thời gian cao.
Về cơ bản RSI được sử dụng như sau: đường RSI cắt lên mức 50 báo hiệu thị trường xu hướng lên, ưu tiên vào lệnh Buy,
khi RSI chạm mức 70 báo hiệu giá đang ở vùng quá mua (overbought), thị trường có thể đảo chiều, nên chốt lời lệnh.
Ngược lại đường RSI cắt xuống mức 50 báo hiệu thị trường xu hướng xuống, ưu tiên vào lệnh Sell, khi RSI chạm mức 30
báo hiệu giá đang ở vùng quá bán (oversold), thị trường có thể đảo chiều, nên chốt lời lệnh.
Ví dụ về cách dùng cơ bản của RSI:

103
PhamNgocVuong’s system
Cả MACD và RSI đều được sử dụng theo giao dịch phân kỳ, trong nhiều trường hợp tỏ ra khá hiệu quả. Nhưng đây là
cách bắt đỉnh – đáy, luôn tiềm ẩn rủi ro hơn so với đi theo xu hướng thị trường.
Cách dùng đơn giản như sau: Giá tạo liên tiếp những đỉnh sau cao hơn đỉnh kề trước, trong khi đó MACD & RSI đều tạo
những đỉnh sau thấp hơn đỉnh kề trước, đây là dấu hiệu thị trường tạo đỉnh và đảo chiều. Ngược lại, giá tạo liên tiếp
những đáy sau thấp hơn đáy kề trước, trong khi đó MACD & RSI đều tạo những đáy sau cao hơn đáy kề trước, đây là dấu
hiệu thị trường tạo đáy và đảo chiều.
Ví dụ về giao dịch phân kỳ sử dụng MACD & RSI:

104
PhamNgocVuong’s system

105
PhamNgocVuong’s system
3. Một system Scalping lướt sóng
Đây là system của một trader chia sẻ cho tôi, xin dấu tên và không chia sẻ cho người khác. Xin gửi lời cảm ơn!
Hệ thống này chỉ dành cho trader đánh Scalping lướt sóng nhanh, sử dụng khung thời gian M5, M15 hoặc M30. Giao
dịch scalp là công việc khó khăn và đầy căng thẳng, đòi hỏi trader phải có kỹ năng chuyên nghiệp dành rất nhiều thời
gian để rèn luyện. Hệ thống này sử dụng các indicators sau:
(1) Đường trung bình SMA26.
(2) Envelopes sử dụng thông số 26-0.1% (hoặc tùy cặp tiền & timeframe nhỏ có thể dùng 26-0.05%, cần hiệu chỉnh thêm)
(3) MACD sử dụng thông số 12-26-9
(4) Stochastic thông số 5-3-3, và hai mức level 38.2 và 61.8
(5) RSI sử dụng thông số 9, và hai mức level 38.2 và 61.8

Chart làm việc sẽ trông như thế này: đây là chart EUR/USD – M15 – envelopes 26-0.05%

106
PhamNgocVuong’s system
Chiến thuật từ hệ thống này như sau:
Vào lệnh BUY: Vào lệnh SELL:
- Tiên quyết: Giá close trên SMA26 - Tiên quyết: Giá close dưới SMA26
- Giá close ngoài Envelopes trên thì tốt - Giá close ngoài Envelopes dưới thì tốt
- Histogram MACD đã trên mức 0 hoặc đang vừa - Histogram của MACD đã dưới mức 0 hoặc đang vừa cắt
cắt lên mức 0 xuống mức 0
- Stochastic đã trên mức 61.8 hoặc đang vừa cắt lên - Stochastic đã dưới mức 38.2 hoặc đang vừa cắt xuống
mức 61.8 mức 38.2
- RSI trên mức 61.8 hoặc đang vừa cắt lên mức 61.8 - RSI dưới mức 38.2 hoặc đang vừa cắt xuống mức 38.2
Hệ thống này đi theo những đợt sóng nhỏ, có hiệu quả tốt trong khung giờ biến động nhiều.

107
PhamNgocVuong’s system

H. Tản mạn chu kỳ khủng hoảng kinh tế qua con mắt trader (chưa viết xong)
1. Quan sát
- Chu kỳ kinh tế ngắn – dài hạn
- Sóng elliott trong chu kỳ kinh tế
- Xác định sóng elliott đồng nhất các chỉ số kinh tế bằng SMA20
- Phân tích cơ bản kinh tế, chỉ số CPI và lãi suất
- Liên thị trường và khủng hoảng
- Biểu đồ giá và các đời tổng thống Mỹ
- …..
2. Một vài dự đoán

108
PhamNgocVuong’s system
- Đồ thị thấy khủng hoảng tới
- Liên thị trường trái phiếu, lợi tức thấy khủng hoảng tới
- Thuyết âm mưu thấy khủng hoảng tới
- …..
- Những biểu đồ chỉ số nền kinh tế lớn thế giới: Dowjones, Nasdaq, SP500, Nikkei 225, FTSE, Bonds 10 năm, HangSeng,
ShangHai, USD index, Gold, Oil …

109
PhamNgocVuong’s system
I. CHUYỆN BÊN LỀ
1. PHÂN TÍCH CÁC NHÀ MÔI GIỚI FOREX: MARKET MAKER, STP VÀ ECN

Các nhà môi giới Forex hiện nay có thể chia ra làm 3 loại chính:

 Market Maker (Nhà môi giới đóng vai trò Tạo lập thị trường)

 Straight Through Processing (STP - Nhà môi giới đóng vai trò chuyển tiếp)

 Electronic Communication Network (ECN - Mạng lưới giao dịch điện tử)

1. Market Maker - Tạo lập thị trường:

Market Maker là nhóm các công ty môi giới thường xuyên thực hiện nghiệp vụ giao dịch trực tiếp với khách hàng. Khi khách hàng muốn bán, họ sẽ
đóng vai trò bên Mua; khi khách hàng muốn mua, họ sẵn sàng vai trò bên Bán.
Nghiệp vụ giao dịch "đối ứng" này đã giúp cân bằng cung-cầu của thị trường. Đó chính là lý do tại sao, nhóm nhà môi giới này được gọi là nhóm Tạo lập
thị trường.

Đặc điểm chung của các Nhà môi giới thuộc loại Market maker là:

 Luôn giao dịch đối ứng trực tiếp với các khách hàng của họ.

 Thực hiện khớp lệnh tại các mức giá có lợi cho chính họ (Mua của khách hàng bán với giá thấp và Bán lại cho khách hàng muốn mua giá cao).

110
PhamNgocVuong’s system
 Khách hàng của họ sẽ hiếm khi được giao dịch với mức giá thật sự của thị trường.

 Các Nhà môi giới thuộc nhóm Market Maker hoàn toàn có cơ hội để thao túng thị trường, tự làm giá để khớp lệnh mà không căn cứ vào giá
thực sự.

 Các công ty môi giới cũng có khả năng bị thua lỗ khi giao dịch "đối ứng".

 Để giảm thiểu thua lỗ, bên môi giới sẽ có quyền từ chối khớp lệnh hoặc đưa ra lời đề nghị thay đổi giá (requote).

Kết luận: Các nhà môi giới Market Maker kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giá mua vào và bán ra. Mua của khách hàng bán với giá thấp và Bán lại cho
khách hàng muốn mua giá cao. Như vậy, Market Maker kiếm lời chính từ các khoản thua lỗ của khách hàng.

 Các nhà môi giới Market Maker có thể nắm rất rõ thông tin của các khách hàng. Khách hàng thường được chia ra thành hai nhóm chính

o Nhóm thua lỗ sẽ được đặt vào chế độ giao dịch đối ứng tự động và không bị kiểm soát nhiều.

o Những khách hàng giao dịch thành công sẽ được xếp vào nhóm bị giám sát và có thể bị kìm hãm giao dịch thông qua các hoạt động
như: Từ chối lệnh, đề nghị điều chỉnh giá, khớp lệnh chậm hơn, nâng spread (chênh lệnh giá)....

2. Straight Through Processing (STP)

 Để giảm thiểu rủi ro, nhiều công ty môi giới forex không giao dịch đối ứng với khách hàng mà chuyển toàn bộ số lệnh họ nhận được lên hệ
thống giao dịch trung tâm thanh toán liên ngân hàng (Interbank).

 Đặc điểm chung của các Nhà môi giới thuộc loại STP là:

o Không mua, bán đối ứng với khách hàng, chỉ làm trung gian chuyển lệnh.

o Mức giá giao dịch do thị trường liên ngân hàng quyết định.

o STP nhà môi giới có thể kết nối với một hoặc nhiều ngân hàng khác nhau (nhằm tăng tính thanh khoản).

o STP càng kết nối với nhiều ngân hàng tính thanh khoản càng cao và mức giá giao dịch sẽ có lợi hơn.

o Khách hàng luôn được giao dịch với giá của thị trường thật.

o Lệnh luôn được khớp nhanh chóng và không bao giờ bị từ chối hoặc để nghị thay đổi giá.

Kết luận: Nhà môi giới STP kiếm lời từ việc tăng thêm mức chênh lệch giá mua bán (Spread) trên mỗi lệnh giao dịch. Như vậy, khách hàng sẽ phải trả
"ngầm" một khoản chênh thêm: phải mua với giá cao hơn và chỉ bán được với giá thấp hơn giá thị trường thực "một ít". Nguồn thu chính của STP là
phần chênh lệch "một ít" này.

111
PhamNgocVuong’s system
3. ECN - Electronic Communication Network (Mạng lưới giao dịch điện tử)

 Các nhà môi giới ECN cũng khá giống như nhà môi giới STP (xét về phương diện khớp lệnh), ngoài ra phương thức ECN còn cho phép khách
hàng giao dịch đối ứng lệnh trực tiếp với nhau

 Đặc điểm chung của các Nhà môi giới thuộc loại ECN là:

o Phương thức khớp lênh ECN có rất nhiều đặc điểm giống với STP như: Không mua/bán đối ứng lệnh với khách hàng, khớp lệnh nhanh,
không từ chối lệnh...

o ECN có điểm khác biệt và ưu việt hơn so với STP là phương thức ECN cho phép khách hàng giao dịch trực tiếp với nhau tại các mức giá
có lợi nhất cho các bên.

Kết luận: Nhà môi giới ECN luôn khớp lệnh chính xác tại mức giá thật tốt nhất của thị trường. Tuy nhiên, nhà môi giới ECN sẽ thu phí hoa hồng trên
mỗi giao dịch và đây là thu nhập chính.

Tổng kết:

1. Các nhà môi giới Market Maker kiếm lời dựa trên chênh lệch giá mua/bán thông qua giao dịch đối ứng với khách hàng. Market Maker kiếm lời
chính từ khoản lỗ của khách hàng. Vì vậy, Market Maker "không thích" các khách hàng giao dịch có lãi.

2. Các nhà môi giới STP thì kiếm lợi dựa trên mức chênh lệch cộng thêm vào spread (chênh lệch bid/ask). Khác với nhóm Market Maker, các nhà môi
giới STP cũng mong muốn khách hàng giao dịch có lãi để họ có thể tiếp tục kiếm lợi nhuận dựa vào chênh lệch tăng thêm "một ít".

3. Các nhà môi giới ECN minh bạch nhất trong tất cả các nhà môi giới ngoại hối. Họ không kiếm lời từ chênh lệch spread hay khác khoản lỗ của khách
hàng. Phí hoa hồng là khoản lợi nhuận duy nhất. Các nhà môi giới này thực sự mong muốn khách hàng thu được lợi nhuận, nếu không họ sẽ không có
chút phí hoa hồng nào.

112
PhamNgocVuong’s system
2. 5 BƯỚC TRỞ THÀNH MỘT TRADER
Bước 1: “Ngây thơ vô số tội”

Đây là bước đầu tiên khi bạn bước chân vào trading. Bạn biết trading là một cách tốt để kiếm tiền, vì bạn đã nghe nhiều về nó và về các triệu phú…Thật
không may, cũng giống như lúc bạn bắt đầu tập lái xe, bạn nghĩ là nó thật dễ - sau cùng thì thì bạn cũng nhận thức được là nó khó khăn biết nhường
nào…Thị trường lên rồi xuống… bí mật trong đó là gì – hãy khám phá!

Thật không may, cũng giống như lần đầu bạn ngồi trước tay lái, bạn nhanh chóng hiểu ra rằng bạn chẳng hề có một chút xíu kỹ năng nào để làm việc
này. Bạn trade nhiều và risk quá nhiều. Khi bạn mở một position và nó đi ngược thì bạn nhảy ra và mở một position khác ngược lại, và nó lại đi ngược
lại với position của bạn… và cứ thế lặp đi, lặp lại…

Bạn có thể gặt hái một vài thành công ban đầu, thực ra thì điều này khá tồi tệ vì nó mách bảo với tiềm thức của bạn rằng “ồ, trade thắng cũng dễ thôi”
và bạn bắt đầu risk nhiều hơn.

Bạn muốn lấy lại những gì đã mất và bắt đầu “double” mỗi lần trade. Đôi lần bạn thắng, nhưng thường là bạn bị bầm dập và tổn thương, thua lỗ
nghiêm trọng. Bạn quên béng là bạn chẳng có kỹ năng nào về trading.

Giai đoạn này thường kéo dài một vài tuần, và thị trường thường thay đổi mau lẹ và bạn bị cuốn vào giai đoạn 2.

Bước 2: Ý thức được tình trạng “thiểu năng” của mình trong trading

Ở giai đoạn này bạn nhận thức được rằng để trade được thì có nhiều điều cần phải làm, cần phải học và bạn cần phải học hỏi một số điều… Bạn biết
rằng thực ra bạn không có các kỹ năng về trading, không đủ hiểu biết để làm ra lợi nhuận.

Bạn bắt đầu mua các hệ thống và hàng loạt các e-book, đọc các website về trading từ Mỹ sang Anh, cho đến Ukrain và bắt đầu đi tìm “chén thánh”.

Trong giai đoạn này bạn là một nhà thử nghiệm system, mỗi ngày mỗi tuần bạn thay đổi từ phương pháp nọ qua phương pháp kia và chẳng bao giờ
bám trụ đủ lâu để xem liệu chúng có thực sự hiệu quả hay không. Mỗi khi vớ được một chỉ báo nào đó bạn lại tự huyễn hoặc mình rằng nó sẽ tạo nên
sự khác biệt.

Bạn test các hệ thống tự động trên metatrader, bạn xài các moving average, các đường Fibonacci, hỗ trợ, kháng cự, Pivot, phân kỳ, DMI, ADX và hàng
trăm thứ khác với hy vọng rằng hệ thống “thần kỳ” của bạn sẽ hiệu quả ngay tức thì trong hôm nay. Bạn bắt đỉnh, bắt đáy, cố tìm chính xác các điểm
đảo chiều với các chỉ báo của bạn và bạn nhận ra rằng bạn tiếp tục thua lỗ, thậm chí thua lỗ thêm chỉ vì bạn tin chắc rằng hệ thống của bạn đúng.

Bạn gia nhập các chat room và chứng kiến các trader khác kiếm tiền, và bạn muốn biết tại sao bạn lại không - bạn hỏi hàng loạt câu hỏi, một số trong
đó thật ngớ ngẩn mà khi nhìn lại bạn thấy thật buồn cười. Bạn đi đến ý nghĩ là tất cả những người trade thắng chỉ là những kẻ nối dối mà thôi, họ
không thể thắng vì bạn đã làm hết cách mà bạn còn không thể thì tại sao họ lại có thể cơ chứ? Bạn cũng biết nhiều như họ và ắt hẳn họ là những kẻ nói
dối. Nhưng họ vẫn ở đấy ngày qua ngày, account của họ tăng dần trong khi của bạn thì ngược lại.

113
PhamNgocVuong’s system
Bạn giống như một cậu bé, các trader kiếm được tiền cho bạn lời khuyên nhưng bạn vẫn cứ cứng đầu và nghĩ rằng bạn đã biết rồi. Bạn bỏ qua các lời
khuyên và tiếp tục overtrade cho dù ai đó nói rằng bạn bị khùng đi nữa, bạn vẫn nghĩ là bạn biết.

Bạn suy nghĩ và mua tín hiệu của một số người, nhưng điều này cũng chẳng giúp gì hơn cho bạn.

Thậm chí bạn còn tiếp cận một “Guru” như Rob Booker chẳng hạn hoặc ai đó có vẻ hứa hẹn trong việc giúp bạn trở thành một trader có lợi nhuận
(đương nhiên thường là với một khoản phí nhất định). Cho dù ông thầy có giỏi đi nữa thì bạn cũng không thể thắng vì chẳng gì có thể thay thế được
kinh nghiệm mà bạn thì vẫn nghĩ là bạn đã biết.

Giai đoạn này có thể kéo dài rất, rất lâu – theo hiểu biết của tôi khi chuyện trò với các trader khác cũng như từ kinh nghiệm cá nhân thì giai đoạn này
thường kéo dài từ 1 năm đến khoảng gần 3 năm. Đây cũng chính là giai đoạn mà bạn hầu như đã muốn bỏ cuộc vì nản chí.

Khoảng 60% new traders rơi rụng trong 3 tháng đầu - họ bỏ cuộc và điều này thật là tốt cho họ – hãy suy nghĩ về nó - nếu trading là dễ dàng thì tất cả
chúng ta đã là triệu phú hết rồi!

Khoảng 20% theo đuổi trong vòng 1 năm và sau đó thì thổi bay account, đương nhiên là vậy rồi.

Điều sẽ làm bạn ngạc nhiên là 20% còn lại tiếp tục hành trình trong khoảng 3 năm – và họ nghĩ rằng họ đã sống sót – nhưng thậm chí là sau 3 năm thì
cũng chỉ có 5-10% là có thể tiếp tục được hành trình và thực sự kiếm tiền ổn định.

Cũng nói luôn, đây là những con số thực, không phải là những con số mà tôi nghĩ ra- vậy nên khi bạn đã tham gia cuộc chơi được 3 năm đi nữa thì cũng
đừng nghĩ rằng quãng đường bạn đi sẽ êm đềm kể từ đấy. Nhiều người đã tranh luận với tôi về khoảng thời gian 3 năm này - thật buồn cười là chưa ai
trong số họ tham gia trading được 3 năm cả - nếu bạn nghĩ là bạn biết hơn người khác thì hãy hỏi xung quanh xem có ai đã trade 5 năm chưa và hỏi họ
là mất bao lâu để có thể kiếm tiền ổn định. Tôi hiểu là luôn có ngoại lệ - nhưng quả thật là tôi chưa từng chứng kiến ngoại lệ đó bao giờ.

Cuối cùng thì bạn cũng kết thúc giai đoạn này. Có thể bạn sẽ cam kết bỏ ra nhiều thời gian, công sức và tiền bạc hơn so với mức bạn đã từng nghĩ, đốt
vài ba account, bỏ cuộc ba bốn lần gì đó, nhưng giờ đây nó đã ở trong máu bạn.

Một ngày, trong một thời khắc nọ, bạn bước vào giai đoạn thứ ba…

Bước 3: The Eureka moment

Đến cuối chặng đường thứ hai (giai đoạn 2) bạn nhận ra rằng sự khác biệt không phải là do các hệ thống tạo ra. Bạn nhận ra rằng có thể kiếm tiền chỉ
với một đường trung bình động, chẳng cần gì khác nếu bạn có cách nghĩ và cách quản lý vốn thích hợp. Bạn bắt đầu đọc sách về tâm lý trong trading,
đồng cảm với các nhân vật được khắc họa trong những cuốn sách này và cuối cùng bạn đi đến giờ phút “Eureka”.

Thời khắc “Eureka” này tạo ra một sự kết nối với những gì đã có trong bạn. Bạn chợt nhận ra rằng bạn, bất kỳ ai cũng không thể dự đoán chính xác
được market sẽ chuyển động ra sao trong mười giây hay 20 giây tới, nên cũng đừng bận tâm nó sẽ ra sao trong 20 phút tới. Vì phát hiện này mà bạn

114
PhamNgocVuong’s system
thôi không còn quan tâm đến việc người khác nghĩ gì – tin này sẽ ảnh hưởng như thế nào, sự kiện nọ sẽ ảnh hưởng đến market ra sao. Bạn trở thành
một cá thể với phương pháp riêng của bạn.

Bạn bắt đầu tập trung vào chỉ một hệ thống và mài dũa nó theo cách của bạn, bạn bắt đầu cảm thấy vui sướng và xác định ngưỡng risk của mình.

Bạn bắt đầu thực hiện các trade khi mà hệ thống của bạn cho thấy tỉ lệ thắng cao. Khi position đi ngược bạn không giận dữ vì bạn ý thức rằng bạn
không thể tiên đoán, và bạn nhanh chóng close lệnh khi market đi ngược hướng. Trade tiếp theo hoặc tiếp theo hoặc trade sau đó nữa sẽ có khả năng
thắng cao hơn vì bạn biết hệ thống của bạn làm việc hiệu quả.

Bạn ngưng việc nhìn vào viễn cảnh của mỗi trade và bắt đầu nhìn vào các con số hàng tuần, bạn biết rằng một cái trade tồi không có nghĩa là hệ thống
của bạn tồi. Trong một khoảnh khắc bạn nhận ra rằng trò chơi trading gắn với một điều duy nhất: kiên định với hệ thống và kỷ luật đặt ra trong mỗi cái
trade bất luận điều gì xảy đến, vì bạn biết rằng chung cuộc bạn sẽ dành phần thắng.

Bạn học về quản lý vốn và đòn bẩy, ví dụ như risk bao nhiêu trên tài khoản của bạn, vv, vv… và giờ đây bạn thực sự “ngấm” nó, và bạn mỉm cười nhớ lại
những người đã khuyên bạn những điều này một năm về trước. Lúc đó bạn chưa hề sẵn sàng, nhưng giờ đây bạn đã. Giây phút “Ereka” đến vào lúc
bạn thực sự chấp nhận rằng bạn không thể tiên đoán thị trường.

Bước 4: Hoàn thiện năng lực một cách có ý thức

Bạn trade khi hệ thống của bạn cho tín hiệu. Bạn đón nhận mỗi cái trade dễ dàng như nhau, dù win hay lose. Bạn chấp nhận rủi ro để các trade thắng
của mình có cơ hội đi hết chặng đường của nó vì bạn biết rằng hệ thống của bạn kiếm được tiền nhiều hơn là làm mất tiền, và bạn nhanh chóng close
khi đó là một lose trade để nó không làm tổn hại lớn cho tài khoản của bạn.

Giờ đây bạn ở vào thời điểm mà phần lớn các giao dịch của bạn huề vốn, ngày lời ngày lỗ, có tuần bạn kiếm được trăm pip và có tuần bạn thua trăm
pips – nói chung bạn huề vốn và không bị mất tiền.

Giờ đây bạn ý thức rằng bạn đang tiến tới trên con đường của mình và bạn nhận được sự tôn trọng của các traders khác khi thảo luận với họ mỗi ngày.
Bạn vẫn phải làm việc và suy nghĩ về những cái trade của mình, và khi tiếp tục điều này bạn bắt đầu kiếm được nhiều hơn số bị mất, một cách ổn định.

Bạn bắt đầu một ngày win 20 pips, thua 35 pips nhưng bạn không nghĩ rằng mình đã trả lại những gì đã kiếm được cho market vì bạn biết rằng bạn sẽ
lấy lại nó. Giờ đây bạn kiếm tiền ổn định tuần này qua tuần khác, tuần thì 25 pips, tuần thì 50 pips … và cứ thế.

Nó kéo dài khoảng 6 tháng.

Bước 5 – Năng lực vô thức.

Giống như bạn đang chế biến món ăn – hay cũng giống như việc lái xe, mỗi ngày bạn ngồi vào ghế vào trade - giờ đây bạn làm mọi thứ một cách vô
thức. Bạn đang ở chế độ lái tự động. Bạn bắt đầu thực hiện những giao dịch lớn hơn và việc thắng 200 pips một ngày cũng không làm bạn hào hứng
hơn so với 1 pip.

115
PhamNgocVuong’s system
Bạn thấy các newbies trong forum gào lên “go dollar go” như thể họ đang thúc giục một con ngựa đua trong một giải đấu quốc gia trọng đại, và bạn
nhìn thấy hình ảnh của chính mình – nhưng là của nhiều năm về trước.

Như là một điều không tưởng trong trading - bạn đã thực sự làm chủ cảm xúc của mình, và giờ đây bạn là một trader có mức tăng trưởng tài khoản rất
nhanh.

Bạn là ngôi sao trong chatroom và mọi người lắng nghe những gì bạn nói. Bạn nhận ra hình ảnh của mình khoảng 2 năm về trước trong các câu hỏi của
họ. Bạn khuyên họ, nhưng bạn biết rằng hầu hết những lời khuyên đó rồi sẽ bị gió cuốn đi vì họ là những đứa trẻ chưa trưởng thành - một vài người
trong số họ sẽ vươn tới vị trí như bạn giờ đây - một số đi nhanh và số khác chậm hơn - thực sự là rất nhiều, rất nhiều người không bao giờ bước ra khỏi
giai đoạn thứ hai, trừ một số ít người.

Trading giờ đây chẳng còn gì hứng thú nữa - thực sự mà nói thì nó còn hơi buồn tẻ nữa là khác – cũng như mọi thứ khác trong đời, khi mà bạn trở nên
thuần thục, hoặc đó chỉ là công việc phải làm – thì nó trở nên buồn tẻ. Chỉ là công việc, vậy thôi.

Cuối cùng thì bạn cũng rời chat rooms và chọn một vài người để cùng nhau trao đổi về market, nhưng bạn cũng không hề bị ảnh hưởng gì từ họ nữa.

Tất cả thoài gian giờ đây bạn tập trung vào mài dũa phương pháp của mình để đạt được lợi nhuận lớn nhất từ thị trường mà không làm gia tăng tỉ lệ
risk. Phương pháp giao dịch của bạn không thay đổi – nó chỉ hoàn thiện hơn- giờ đây bạn có cái mà phụ nữ hay gọi là “linh tính”.

Giờ đây bạn có thể ngẩng cao đầu mà nói “Tôi làm nghề giao dịch tiền tệ”, nhưng thành thật mà nói, bạn cũng chẳng hề muốn làm phiền ai với việc nói
ra điều đó - chỉ là một công việc như bất ký công việc nào khác mà thôi.

Tôi hy vọng bạn cảm thấy thú vị khi đọc hành trình để trở thành trader này và hy vọng rằng bạn tìm thấy nhiều điều đồng cảm ở đây.

Hãy nhớ rằng chỉ có 5% thực sự thành công – nhưng lý do thất bại không nằm ở năng lực mà là ở khả năng chịu đựng, khả năng thay đổi nhận thức và
khả năng thay đổi các hình mẫu khi mọi thứ thay đổi.

Người thua cuộc là người muốn “giàu nhanh”, tiếp cận thị trường và tự gắn cho mình những miếng vải che mắt, vì vậy mà họ không nhìn thấy sự thật
hiển nhiên - một dạng quan điểm kiểu “đây là cách tôi nghĩ về nó và nó phải là như vậy” - từ chối “tiêu hóa” những điều làm thay đổi nhận thức đó.

Tôi rất vui khi nói rằng lý do tôi bước chân vào trading là vì muốn “giàu nhanh”. Giờ thì tôi nghĩ về nó như là cách để “giàu chậm”.

Nếu bạn đang suy nghĩ đến việc bỏ cuộc thì tôi có một lời khuyên cho bạn … Hãy tự hỏi bản thân bạn một câu “Bạn sẽ bỏ ra bao nhiêu năm để học đại
học một khi bạn biết rằng sau khi học xong bạn sẽ hưởng mức lương 1 triệu đô la mỗi năm?”.

Hãy bảo trọng và chúc bạn giao dịch tốt.

116
PhamNgocVuong’s system
3. TÂM LÝ GIAO DỊCH
Tâm lý giao dịch giống như là nội công của người luyện võ. Nội công là gốc, chiêu thức là phụ. Tâm lý giao dịch tốt cũng giống như có được nội công
thượng thừa. Bất khả chiến bại.

Bạn thấy đó, hầu hết mọi người đều trải nghiệm lối suy nghĩ và cảm xúc tương tự nhau khi họ giao dịch trên thị trường, và chúng ta có thể học được
nhiều điều quan trọng từ sự khác biệt trong cách suy nghĩ của một trader thất bại và một trader thành công.

Sẽ là giả dối nếu tôi nói với bạn rằng thành công trong thị trường forex phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống hay chiến lược bạn sử dụng, bởi vì nó không
phải như vậy, mà nó phụ thuộc chủ yếu vào SUY NGHĨ của bạn, cách bạn SUY NGHĨ, KỲ VỌNG và phản ứng với thị trường.

Tuy nhiên, hầu hết các trang web ngoại hối đang cố gắng bán một số chỉ báo hay các hệ thống giao dịch dựa trên robot sẽ không cho bạn biết điều này,
bởi vì họ muốn bạn tin rằng bạn có thể kiếm tiền trong thị trường chỉ đơn giản bằng cách mua sản phẩm giao dịch của họ. Tôi muốn nói với mọi người
sự thật, và sự thật là có một chiến lược giao dịch hiệu quả và rõ ràng là rất quan trọng, nhưng nó chỉ là một phần của chiếc bánh. Phần lớn hơn của
chiếc bánh đó là quản lý giao dịch và quản lý cảm xúc của bạn một cách đúng đắn, nếu bạn không làm được hai điều này bạn sẽ không bao giờ kiếm
được tiền trên thị trường trong dài hạn.

• Tại sao hầu hết các nhà đầu tư bị mất tiền:


Bạn có thể đã nghe nói rằng hầu hết những người cố gắng giao dịch forex thì cuối cùng sẽ mất tiền. Có một số lý do cho việc này, và lý do chủ yếu là
hầu hết mọi người có suy nghĩ sai về giao dịch ngoại hối. Hầu hết mọi người vào thị trường với kỳ vọng không thực tế, chẳng hạn như nghĩ rằng họ sẽ
bỏ việc sau một tháng giao dịch hoặc nghĩ rằng họ sẽ biến $1,000 thành $100,000 trong một vài tháng. Những kỳ vọng không thực tế đó đã nuôi dưỡng
nên một tư duy giao dịch “phá hoại tài khoản” ở trader vì họ cảm thấy quá nhiều áp lực hoặc "nhu cầu" để kiếm tiền trên thị trường. Khi bạn bắt đầu
giao dịch với “nhu cầu” này hay áp lực để kiếm tiền, thì bạn đang kết thúc giao dịch theo cảm xúc, và đó là cách nhanh nhất để bị mất tiền.

• Những cảm xúc nào bạn nên lưu ý khi giao dịch?
Để cụ thể hơn về "cảm xúc" giao dịch, chúng ta hãy đi qua một số lỗi giao dịch theo cảm xúc phổ biến nhất mà trader thực hiện:

THAM LAM:
Có một câu nói cũ mà bạn có thể đã nghe nói về giao dịch trên thị trường, đại loại như thế này: "CON BÒ KIẾM ĐƯỢC TIỀN, CON GẤU CŨNG KIẾM
ĐƯỢC TIỀN CÒN CON LỢN THÌ BỊ GIẾT MỔ". Về cơ bản nó có nghĩa là nếu bạn là một "con heo" tham lam trên thị trường, bạn gần như chắc chắn sẽ bị
mất tiền. Trader tham lam khi họ không chốt lời bởi vì họ nghĩ rằng giá sẽ đi theo chiều hướng có lợi cho họ mãi mãi. Một điều mà các trader tham lam
hay làm là thêm lệnh chỉ đơn giản là bởi vì thị trường đã di chuyển có lợi cho họ, bạn có thể thêm lệnh nếu bạn dựa trên Price action một cách logic,
nhưng chỉ làm vậy khi thị trường đã di chuyển theo hướng của bạn được một chút, và thường đó là một hành động sinh ra tham lam. Rõ ràng là việc
mạo hiểm quá nhiều vào một giao dịch từ đầu là một điều quá tham lam. Vấn đề ở đây là bạn cần phải rất cẩn thận với sự tham lam, bởi vì nó có thể
len lỏi trong bạn và nhanh chóng phá hủy tài khoản giao dịch của bạn.

117
PhamNgocVuong’s system

SỢ HÃI:
Trader trở nên sợ vào thị trường thường là khi họ là người mới và chưa nắm vững một chiến lược giao dịch hiệu quả nào. Sợ hãi cũng có thể phát sinh
trong trader sau khi họ bị thua liên tiếp nhiều lệnh, hoặc sau khi bị lỗ lớn hơn so với những gì mà họ chịu được về cảm xúc. Để chinh phục nỗi sợ hãi
của thị trường, chủ yếu là bạn phải chắc chắn rằng bạn không bao giờ dám mạo hiểm số tiền nhiều hơn số mà bạn cảm thấy ok khi để mất nó. Nếu bạn
là hoàn toàn OK với số tiền bạn có nguy cơ mất thì không có gì để lo sợ cả. Sợ hãi có thể là một cảm xúc rất hạn chế cho trader vì nó có thể làm bạn bỏ
lỡ các cơ hội giao dịch tốt.

TRẢ THÙ:
Trader trải qua cảm giác muốn "trả thù" thị trường khi họ phải chịu thua mất một giao dịch mà họ nghĩ "chắc chắn" sẽ lời. Điều quan trọng ở đây là
không có gì là "chắc chắn" trong giao dịch ... không bao giờ. Ngoài ra, nếu bạn đã mạo hiểm quá nhiều tiền vào một giao dịch và bạn mất số tiền đó, sau
đó bạn sẽ muốn thử và nhảy vào lại thị trường để lấy tiền lại .... điều này thường chỉ dẫn đến việc thua thêm lần nữa (và đôi khi thua nhiều hơn) vì lần
này bạn chỉ giao dịch theo cảm xúc là nhiều.

HƯNG PHẤN:
Thường thì cảm thấy phấn khích là một điều tốt, nhưng nó thực sự đang phá hoại rất nhiều tài khoản trader sau khi họ đạt được một chiến thắng.
Trader có thể trở nên quá tự tin sau khi chiến thắng một vài giao dịch trên thị trường, vì lý do này, hầu hết họ đều bị thua lớn sau một loạt các chiến
thắng đó. Thật vô cùng hấp dẫn để nhảy vào lại ngay thị trường sau khi có setup giao dịch "hoàn hảo" hoặc sau khi bạn chiến thắng 5 lệnh liên tiếp ...

Nhiều nhà đầu tư rơi vào tình trạng suy sụp và mất tiền sau khi họ đạt được một chuỗi những chiến thắng liên tiếp. Lý do điều này xảy ra là bởi vì họ
cảm thấy tự tin và hào hứng và quên đi những nguy hiểm thực sự của thị trường là bất kỳ giao dịch nào cũng có thể bị thua. Điều quan trọng cần nhớ ở
đây là: giao dịch là một trò chơi của xác suất trong lâu dài, nếu bạn có một tín hiệu giao dịch với xác suất cao, bạn cuối cùng sẽ kiếm được tiền trong dài
hạn với sự kỷ luật cao. Nhưng, ngay cả khi tín hiệu của bạn chiến thắng 70% theo thời gian đi nữa, bạn vẫn có thể bị thua đến 30 giao dịch liên tiếp
trong số 100 đó mà ....

Vì vậy hãy giữ thực tế này trong đầu và luôn luôn nhớ rằng: bạn không bao giờ biết được giao dịch nào thua và giao dịch nào sẽ thắng

118
PhamNgocVuong’s system
4. NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI ĐẦU TƯ FOREX
Hôm nay tôi sẽ cho các bạn biết các phương pháp trade đặc biệt mà đại đa số nhà đầu tư Việt Nam sử dụng. Áp dụng các phương pháp trade này, đảm
bảo 100% nhà đầu tư không có lãi, thua lỗ và cuối cùng là cháy tài khoản.
Các phương pháp Trade chắc chắn cháy tài khoản.

1. PHƯƠNG PHÁP KHÔNG CÓ LÃI THUA LỖ DẦN DẦN:

- Phương pháp 1: Ăn ít chết nhiều.


Nói đến đây sẽ không ít nhà đầu tư giật mình. Bạn có tự hỏi tại sao mình trade tốt, mà tổng kết cuối cùng tài khoản vẫn lỗ???
Bạn đã thử nhìn lại lịch sử giao dịch xem, nếu bạn có nhiều lệnh dương và nhiều lệnh âm nhưng lệnh dương bao giờ cũng nhỏ hơn lệnh âm, hoặc bạn
có lệnh dương liên tục nhưng 1 lệnh âm bằng hoặc lớn hơn tất cả các lệnh dương trước đó cộng lại. Nếu đúng như thế thì bạn đang trade theo phương
pháp “Thua lỗ dần dần”.
Tâm lý chung của con người là sợ hãi. Nhưng sự sợ hãi trước việc lỗ và lãi lại rất khác nhau và có chung 1 điểm là “tiền mất, tật mang”. Khi thắng ít, bạn
sợ mất phần lãi này, cắt lệnh, nhưng khi thua nhiều, bạn sợ cắt lệnh sẽ biến lệnh đang âm thành lệnh thua, và bạn nuôi lệnh.
=> Sợ mất lãi, nên cắt lãi ít, sợ thua lỗ nên không cắt lỗ. Đây là bí quyết để bạn trade phương pháp “Thua lỗ dần dần”.
Tuy nhiên đây mới chỉ là phương pháp sơ đẳng trên con đường dẫn đến “tan gia bại sản” vì trade Vàng – Forex.
Lời khuyên: Giao dịch ở điểm cản, điểm hỗ trợ ( xác định bằng công cụ kỹ thuật và tham khảo chiến lược tổ chức ). Chỉ chấp nhận cutloss 3 – 5 giá, lãi
thì phải 7 – 10 giá mới cắt. Để làm được thì điều kiện cần là khả năng xác định cản, hỗ trợ; Điều kiện đủ là giao dịch khối lượng nhỏ để ổn định tâm lý,
“dám” ăn dài.

- Phương pháp 2: Lệnh đối xứng, đan xen.


Phương pháp này được một số nhà đầu tư ở 2 trường pháp áp dụng: trường phải “Chả hiểu gì” và trường phải “Tưởng là mình hiểu”.
Bí quyết của phương pháp này là tâm lý hoang mang. Không giống như mua vàng hay “đô”, giá xuống bạn cứ để ở nhà, bao giờ giá lên thì bán kiếm lời,
không mất đi đâu mà sợ. Nhưng khi trade tài khoản, khoản lỗ khi bạn đang giao dịch sẽ lớn dần cho tới khi “cháy tài khoản”. Do đó để chống cháy, khi
đang bán hay mua mà âm nhiều, bạn không biết giải quyết thế nào và không dám cắt lỗ, vậy là bạn mua hay bán lại cùng khối lượng để “tính kế sau”.
=> Bạn đang tự tao cho mình một cái lưới. Số lệnh buy sell lẫn lộn quyết định độ phức tạp của cái lưới.
Gỡ lệnh đối xứng đòi hỏi phải có nhận định vững vàng, biết được thời điểm gỡ lệnh. Cho nên với trường phái “Chả hiểu gì”, nhà đầu tư sau khi tạo lưới
thì đảm bảo nằm luôn trong lưới không bao giờ ra được, lỗ 1 thành lỗ 3. Với trường phải “Tưởng là mình hiểu” thì rất tintưởng vào việc đối xứng lệnh
sẽ tránh thua lỗ và chờ thời cơ biến lỗ thành lãi, trường phái này khá hơn “Chả hiểu gì” một chút, và kết quả là thay vì lỗ 1, thì lỗ 1.5 thôi!
Còn với phương pháp trade buy sell lẫn lộn, vài lệnh sell và vài lệnh buy cùng tồn tại. Xin thưa ngoài việc nằm trong phương pháp trade thua lỗ dần
dần, đây còn gọi là phương pháp “cống phí”.
Giá trị thua lỗ = Phương pháp “Chả hiểu gì’ + Phương pháp “Tưởng là mình hiểu” + Phương pháp “Cống phí cho sàn”.
Lời khuyên: Đơn giản, buy là buy, sell là sell. Đừng nghĩ mình thuộc trường phái “Hiểu hết”, ranh giới trường phái này với trường phải “Tưởng là mình
hiểu” rất mong mang.

119
PhamNgocVuong’s system

- Phương pháp 3: Cắt bừa


Bạn gia nhập thị trường và chả hiểu gì, chả biết gì. Bạn đánh trận trong sương mù, “đâm chém lung tung”, “chạy linh tinh”.
Bí quyết của phương pháp này là thấy lãi đủ thì cắt, thấy thua đủ thì cắt. Kết hợp với phương pháp 1, bạn sẽ cắt lệnh dương ít và cắt lệnh âm nhiều.
Bạn trụ khá tốt trên thị trường nhưng tài khoản sẽ bé dần dần.
Công bằng mà nói tự tay cutloss là rất bản lĩnh. Tuy nhiên cộng thêm việc “thiếu hiểu biết”, thì cái sự “nhiệt tình” của bạn sẽ biến bạn thành … “phá
hoại”.
Lời khuyên: Cái này khó, bạn cần biết điểm nào nên cắt. Lý thuyết chung là cắt lãi ở chỗ nó không vượt qua được và cắt lỗ ở chỗ nếu vượt qua nó sẽ đi
xa. Cần có kiến thức kỹ thuật và kỹ năng tham khảo thông tin tốt để tìm ra điểm cản, điểm hỗ trợ phù hợp.

2. PHƯƠNG PHÁP TRADE NÂNG CAO: CHÁY.

Không lằng nhằng như phương pháp chết dần dần. Phương pháp này chỉ có 1 bí quyết là KHÔNG CẮT LỖ. Phương pháp này được phát triển từ phương
pháp 1 ở bên trên, cắt lãi ít, cắt lỗ nhiều. Để áp dụng phương pháp này, nhà đầu tư cần hộ đủ rất nhiều điều kiện:
- Không hiểu về thị trường.
- Hoang mang tột độ.
- Bản lĩnh kém.
- Gan lì.
- Tin vào số phận.
Đặc biệt hơn phương pháp này áp dụng cho số vốn bất kỳ, 10 triệu cũng cháy, 10 tỉ cũng cháy, ai cũng có thể chơi.
Xác xuất: 100%.
Khuyến mãi thêm chút kinh nghiệm: muốn không cháy, đổ thêm tiền vào giữ tài khoản để … cháy tiếp.
đặt stoploss

Lời khuyên: cũng rất nhiều.


1. Học cách cắt lỗ, điểm cắt lỗ. Cái này khó!
2. Để tiền ít trong tài khoản, cháy thì cháy ít thôi, cháy 10 tỉ thì …
3. Có lãi rút ra dần, cháy thì vẫn còn lãi để … nộp cháy tiếp.
4. Chia tiền ra nhiều tài khoản, cháy thì không đến mức cháy hết tài khoản trong 1 lần.

Hy vọng các nhà đầu tư ( khoảng 90% ) đang giao dịch trên thị trường có thể tham khảo để biết mình đang trade theo phương pháp nào, từ đó có căn
cứ dự báo cho tiến trình, lộ trình tiến tới Tan Gia Bại Sản của chính mình.

120
PhamNgocVuong’s system
5. MỘT SỐ QUAN NIỆM SAI LẦM TRONG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CẦN THAY ĐỔI NGAY VÀ LUÔN:
1. Đầu tư tài chính để tạo thu nhập thụ động: NÓI NHẢM khi không có giải pháp, công cụ, điều kiện cụ thể rõ ràng triệt tiêu 99% khả năng thua lỗ.

2. Học PTKT hay PTCB là có thể đầu tư được: VIỄN VÔNG

3. Biết dự báo giá là có thể làm giàu được: ẢO TƯỞNG

4. Luôn muốn “đánh” thắng thị trường: SUY NGHĨ KHÔNG BÌNH THƯỜNG

5. Thị trường Vàng & Forex là cờ bạc: BIẾT CHƯA TỚI

6. Chỉ báo kỹ thuật và tuyệt chiêu, bí kiếp riêng: NÓI DỐC – KHOÁC LÁC

7. 15 phút click chuột là có tiền: LỪA ĐẢO – CỜ BẠC - ẢO TƯỞNG – NÔNG CẠN

8. Lợi nhuận ổn định 10% - 30%/tháng: SAI & ĐÚNG

9. Chứng khoán uyên thâm hơn, cao cấp hơn Forex và Vàng: NGỜ NGHỆCH – NGỚ NGẨN

10. Chứng khoán an toàn hơn vàng và forex: ĐÚNG VỀ MẶT PHÁP LÝ – SAI VỀ MẶT THỊ TRƯỜNG

11. Không xác định được mục tiêu đi học: KIẾN THỨC? – PP.ĐẦU TƯ KIẾM TIỀN?

12. Không xác định được kết quả nhận được sau học: KIẾN THỨC DỰ BÁO GIÁ? – PHƯƠNG PHÁP ĐẦU TƯ AN TOÀN? – LỢI NHUẬN? – KỸ NĂNG QUẢN
TRỊ BẢN THÂN TRONG ĐẦU TƯ?

13. Không xác định được mục tiêu trong đầu tư: KHẢ NĂNG BẢN THÂN Ở ĐÂU? KỲ VỌNG – RỦI RO?

14. Trước khi tiến hành giao dịch không giải quyết được câu hỏi: GIÁ ĐANG Ở ĐÂU? CHUẨN BỊ TĂNG HAY GIẢM? KHẢ NĂNG TĂNG TỚI ĐÂU? GIẢM TỚI
ĐÂU? RỦI RO THẾ NÀO?

Thị trường tài chính là thị trường của HIỆN TẠI và TƯƠNG LAI – mang tính KHẢ NĂNG – do đó đòi hỏi dự báo LOGIC – phải có CƠ SỞ xác định.

Đầu tư tài chính liên quan mật thiết đến TÂM LÝ – do đó phải xác định được khả năng bản thân – NĂNG LỰC VỐN – KỸ NĂNG DỰ BÁO – THỜI GIAN –
KỲ VỌNG – RỦI RO- ĐIỂM MẠNH – ĐIỂM YẾU?

Đầu tư / Đầu cơ là kỹ năng chọn lựa CƠ HỘI TỐT - RA QUYẾT ĐỊNH phù hợp bản thân.

NHÀ ĐẦU TƯ / ĐẦU CƠ – KHÁC XA CHUYÊN GIA KINH TẾ

Vậy có phương pháp nào kiếm lợi nhuận cao ổn định và không bao giờ lỗ khi tham gia thị trường tài chính? HOÀN TOÀN CÓ.

Thay đổi tư duy – tiếp nhận cái mới, cái đúng ngay BÂY GIỜ.

121
PhamNgocVuong’s system
Forex là 1 trong những ngành nghề hấp dẫn nhất và cay nghiệt nhất. Nó chỉ dành cho ai có niềm KHAO KHÁT VÀ MONG MUỐN MÃNH LIỆT muốn trở
thành trader thành công và cao hơn nữa là trở thành chiến binh forex thành công.

Nếu bạn có MONG MUỐN CHÁY BỎNG TRỞ THÀNH CHIẾN BINH FOREX THÀNH CÔNG thì đọc tiếp. Nếu không, bạn dừng lại và tìm 1 công việc vừa sức
bạn để làm và sống qua ngày.

Là một chiến binh forex thành công, bạn phải có 2 thứ “ vũ khí” quan trọng nhất đó là TƯ DUY và PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN. Thiếu 1 trong 2 điều này,
bạn mãi mãi chỉ là trader bình thường thậm chí tầm thường.

Đầu tiên, bạn phải luyện TƯ DUY trước.

Trong tư duy của bạn phải có 2 yếu tố cực kỳ quan trọng đó là GIẤC MƠ LỚN (mục đích lớn của đời bạn) và NIỀM TIN MÃNH LIỆT đạt được giấc mơ lớn
đó.

122
PhamNgocVuong’s system
6. BƯỚC CHÂN CỦA TRADER
Mỗi trader chúng ta khi tham gia đầu tư vào thị trường đều có thể sẽ trải qua các cung bật cảm xúc khác nhau trong mỗi giai đoạn
1) Là bậc thầy trong việc “ bắt đỉnh bắt đáy “ :
Khả năng giai đoạn này là người mới tham gia thị trường được một thời gian dưới 6 tháng trở lại, người ta sẽ không hiểu được tại sao thị trường có
đáy-thân-đỉnh , mà khi họ vào lệnh thì toàn ngay đáy hoặc ngay đỉnh dù là bất kì khung thời gian nào, bi hài ở chỗ là hễ Buy là ngay đỉnh mà Sell là ngay
đáy, đặt biệt là Gold , cũng từ đây họ bắt đầu nghe khái niệm “ Vàng Có Mắt “ .
Hễ mà ngồi ngoài nhìn ko tham gia vào lệnh thì giá tăng ào ào , nhưng khi chỉ cần Buy vào một cái là y như rằng ngay lúc đó giá khựng lại và bắt đầu
giảm lại
Đang Sell thì giá cứ sideway hoài mà chán quá thoát lệnh huề hoặc lỗ một tí thì ngay tức khắc giá giảm ào ào, ngồi tiếc như điên , càng tiếc giá càng
giảm nên chịu ko nổi Sell vào thì ôi chao mịa nó ko giảm nữa và bắt đầu tăng, bó tay!
== Thị trường không hiểu được, vô đối !
2 ) Bắt đầu có khái niệm “ phân tích “ :
-Sau những cú vô đối trên cùng với việc bay một số tiền nhỏ nhỏ thì họ bắt đầu nghiên cứu , lướt láp các diễn đàn tham khảo các chiến lược của những
trader đi trước, các bài chia sẽ cũng như download các tài liệu về đọc . Cầm đống tài liệu trong tay cũng như các kiến thức lượm lặt được họ bắt đầu so
sánh kĩ lưỡng những lí thuyết với biểu đồ giá mà trước đây họ đã có dịp phiêu liêu qua rồi, lúc đó nhận ra “ ôi trời ơi sao nó đúng thế nhỉ, ước gì mình
biết trước mấy cái tài liệu này thì đâu có thua “ , quất thêm tiền vào cái tài khoản đã cháy hoặc mở cái acc mới và bắt đầu “ đánh “ theo , vài lệnh đầu
thấy đã quá vì nó đi đúng tài liệu viết, “ mẹ ơi con tìm được bí kíp rồi !“, vui vui trong bụng mặc dù tiền lời vài lệnh này ko đủ bù cho cái acc đã cháy,
nhưng kệ nó vui cái đã vì đằng nào tao ko lấy lại được . Ngủ một giấc nhưng vẫn còn phê phê cái cảm giác sướng. Ngày mai thức dậy rất sớm với niềm
hi vọng tràn trề . Uống nhấm nháp li cafê với một gương mặt rất ngầu khi nhìn vào màn hình thể hiện nét “uyên thâm “ và tập trung ghê ghớm vì ta đã
thắng được mấy lệnh mà lị . Quất vào một lệnh và kể từ đó là ko bao giờ rời mắt khỏi màn hình, lần này thì giá không chạy như cái tài liệu kia viết mà
nó chạy ngược, không tin vào mắt mình lật tài liệu ra coi thì đâu có làm sai đâu sao giá đi kì vậy ? Cứ vậy mà thắc mắc hoài cho tới khi tài khoản cũng
teo đi gần hết sau khi vài chục lần vào lệnh
-Nghe vài người giới thiệu có tài liệu khác hay hơn nói về các phương pháp khác, vậy là bắt đầu nghiên cứu phương pháp mới và cảm xúc nó cứ thế lặp
đi lặp lại qua mỗi lần thay đổi phương pháp khác nhau . Nhìn đi nhìn lại thì cũng được thời gian dài nghiên cứu rồi mà chả thấy có cái nào ngon ăn cả
3) Thử đủ mọi kiểu trade
-Tình cờ bắt gặp một số người trade có lời được kha khá, làm quen và học hỏi họ “ đánh “ ra sao. Người thì trade kiểu chồng khối lượng, người thì lướt
láp, người thì kẹp lẹnh, rồi lại robot..v.v nói chung đủ kiểu nhưng chả có cha nội nào chịu đặt cắt lỗ trong mỗi lệnh cả . Bắt chước họ “đánh “ theo cũng
đi thêm một ít nữa, những tài khoản mà mấy người khác show ra trên các diễn đàn hoặc gặp ngoài đời khẳng định chắc nịch là vốn to ko bao giờ thua
sau một thời gian cũng đi tong hết . Bây giờ làm sao đây trời, chẳng lẽ không thể lời trên thị trường này được sao ? Vậy là do đâu, do mình quá dở hay
là thị trường quá hay ?
4) Hình thành khái niệm đầu tư :
-Tham khảo một số nhà đầu tư thành công trên thế giới , những bài chia sẽ tâm huyết của nhiều người trên các diễn đàn về cái gọi là đầu tư . Đập ngay
vào mặt là 3 cái từ : “ quản lí vốn “ . Nhớ lại từ lúc mới tham gia có bao giờ dùng từ trade hay là giao dịch đâu, mà dùng toàn từ “đánh “, mà hình như
đi đâu cũng nghe mọi người nói là đánh cặp này cặp nó, ôi mẹ ơi tư tưởng đánh bạc thấm ngay từ đầu hèn gì toàn giao dịch liều lĩnh ko SL , làm bản

123
PhamNgocVuong’s system
thân cũng bị ảnh hưởng nên thua là phải . Vậy từ giờ loại bỏ ngay cái từ đó trong đầu ngay, và quyết tâm có SL trong mỗi lệnh giao dịch
-Quyết tâm đặt SL trong mỗi lệnh giao dịch , lần này ta sẽ học hỏi theo tấm gương của những người thành công ( mặc dù những người đó có thành
công thật hay không kệ họ ) .
-Vẫn vui cười thoải mái khi cái lệnh bị hít SL vì đã làm được điều mà ko ai dám làm là đặt SL, với lí thuyết quản lí vốn TP/SL=2/1 hoặc 1.5/1 thì thế nào
ta cũng thắng mà lo gì . Tuy nhiên dính đến lệnh thứ 5-6 thì bắt đầu nhăn mặt rồi, mà cái lạ là sao mình đặt SL ở đâu dù có xa hay gần thì nó cũng chạy
tới cho bằng được, bó tay ! Nhiều người đến đây sẽ chịu ko nổi và từ bỏ cái SL này, và thường những người này sẽ là những người nếm trải cảm giác
thăng hoa một lúc rồi bổng chốc hóa hư không trong một khoảnh khắc.
Những người quyết chí thực hiện quản lí vốn tới cũng bằng cách có SL trên mỗi lệnh thì lại vấp phải những cú phiêu linh như đặt SL chỗ nào hít chỗ đó,
giá gần tới TP thì quay lại cắn SL, giá tới SL xong đi về TP ngay sau đó, có lúc tránh trường hợp thứ 2 thì khi giá đi một đoạn về TP thì dời SL bảo vệ lợi
nhuận nhưng giá lại quay hít luôn cái SL rồi đi về TP , lời có xíu lần sau hít SL thì nhiều hơn nên cuối cùng thì tài khoản cũng teo về con số 0, chỉ là thời
gian chậm hơn thôi. Vậy là quản lí vốn cũng chưa đủ ? Vậy còn cái gì nữa đây ? Nhìn lại thấy phân tích toàn sai thì quản lí vốn cũng không làm dược gì .
Vậy thì luyện khả năng phân tích , xác suất đúng cao thì may ra có chút thay đổi.
5) Quyết tâm nghiên cứu :
-Vậy bây giờ vấn đề là khả năng phân tích . Lật lại tất cả những gì mình có trước đây mà tu luyên ngày đêm. Khá giật mình khi mà những kiến thức mình
biết thì ai cũng biết hết mịa rồi , vậy thì lấy ai Buy cho mà Sell và ngược lại , vậy thì làm sao có người thắng người thua? Nghĩ đau đầu vài ngày và ngủ
một giấc dậy tập trung theo dõi thị trường ngày đêm và so sánh với kiến thức mình có thấy có vài điều khác biệt .
Bắt đầu tìm tòi độc lập dựa trên kinh nghiệm riêng thực chiến của bản thân, quá khó vì có nhiều mâu thuẫn, có lúc muốn từ bỏ nhưng cũng lờ mờ nhận
ra vài thứ mà ko biết nó là thứ gì , bó tay !
Sau vài tháng lần thử demo ( mịa nó ai đời trade thật trước khi demo, chịu nhục tí đi để thấy tương lai nào) rồi một ngày bất thình lình vỗ bàn “ Được
rồi !“ . Tỉ lệ thành công về phân tích ok, quản lí vốn rất chặt chẽ ( 5% trên/lệnh ) , tài khoản đã tăng lên hơn 100%
-Thử đưa chiến lược cho vai người quen biết trade theo thì họ có lời rất ok
Còn chờ gì nữa sau bao ngày tháng mong chờ ? Nhảy vào lại thôi !
6) Lại mệt mỏi :
Ok, number one, không còn nghi ngờ gì về khả năng phân tích nữa . Vậy là làm ngay lệnh đầu tiên, một cú thắng knockout thị trường quá đã, vài lần
như vậy bắt đầu có cảm giác xem thường thị trường . Vào lệnh ngay ko cần suy nghĩ, đặt SL luôn rồi sợ gì ? Kết quả hít SL, vậy là do mình sai ? Thêm vài
lần hít SL nữa, bắt đầu sợ, ko vào lệnh lung tung nữa nhưng lại nãy sinh cảm giác sợ. Đã phân tích rồi nhưng khi giá đến không dám vào lệnh, giá chạy
đúng như những gì đã phân tích. Lần sau quyết tâm vào lệnh theo những gì đã phân tích thì lại bị trúng lần sai. Bắt đầu tức lên vào lệnh ngay khi chưa
phân tích kĩ, kết quả lại thua. Mỗi lần vào lệnh là cứ theo dõi ko rời khỏi màn hình nên thường hay bị giá phân tâm làm cho mình dễ thay đổi quyết định
cắt lỗ sớm hoặc chốt lời sớm nên kết quả tỉ lệ lợi nhuận vẫn chỉ là huề vốn . Và có cảm giác buồn khi bị hít SL . Bao nhiêu công sức nghiên cứu để chỉ
được vậy thôi à ? Vì đâu, vì ai, tại ai ? Vì tôi, tại tôi ! Mình còn thiếu gì nữa ? Thiếu tính nhất quán kỉ luật và kiên nhẫn
7) Quên thị trường
Ngồi dậy đánh máy quy tắc giao dịch cho riêng mình và nguyện với lòng mình lần này là lần cuối cùng, cơ hội cuối cùng để quyết định theo nghề hay
không . .
- Phân tích kĩ thị trường theo phương pháp của mình, bỏ qua cơ hội giao dịch nếu cảm thấy còn mơ hồ một trong 3 điểm E, SL, TP.

124
PhamNgocVuong’s system
-Sữ dụng lệnh chờ để khỏi phải theo dõi và dao động tâm lí
-Tuyệt đối đặt SL khi vào lệnh, khối lượng không được thay đổi
Ban đầu thì thật sự là rất khó khăn để áp dụng những gì mình đã đặt ra nhưng dần cũng quen và kết quả nhận được là :
-Ko còn cảm giác buồn khi hít SL và vui khi hít TP nữa
-Tránh được những cú bão giá dẫn đến cháy tài khoản mà nhiều người đang vướng phải hàng ngày
-Cái tài khoản sao mà nó tẻ nhạt quá, có lúc 1 tháng chỉ có 5-10 lệnh là nhiều, màu xanh đỏ xen kẽ nhau, đôi tháng màu đỏ nhiều hơn màu xanh nhưng
khi kéo cái account history xuống tận cùng thì thấy có một tí lời 8%, huề, 4%..v.v nó lời tuy ít nhưng hình như nó bền và hi vọng nó sẽ bền mãi mãi.
-Cái điều lạ nhất là giờ đây bản thân không còn quan tâm đến phần lời lỗ là bao nhiêu nữa, hình như cũng quên luôn thị trường và có cảm giác giống
như mình chưa từng tham gia thị trường này, chưa từng biết đến cái gì cả !
Mỗi khi tình cờ bắt gặp ai đó đang trade thấy ko có SL hoặc mục tiêu lợi nhuận quá cao mình cũng chẳng biết nói gì hơn ngoài lời khuyên nhẹ nhàng “
đặt SL vào bạn ơi ! “ mặc dù biết họ sẽ không bao giờ làm vậy !
Các bạn dù đang là trader hay tư vấn viên cho khách hàng nên nhớ rằng : nếu bạn ko đặt SL trong mỗi lệnh trade thì bạn đã góp phần cho sự giàu có
nhanh chóng của các sàn mà bạn đang giao dịch.
Vì tương lai trader Việt tươi đẹp hơn !

125
PhamNgocVuong’s system
7. ĐÔI ĐIỀU MÌNH MUỐN NÓI.
Chào mọi người sau 1 thời gian giao dịch hộ các nhà đầu tư, mình cũng đã cố gắng và suy nghĩ rất nhiều, và mình cũng đã giúp các nhà đâu tư có lãi
trên thị trường này. Ngày mới giao dịch mình đã rất yêu thích và chịu khó tìm kiếm cơ hội học hỏi, nhưng đến hôm nay mình cũng đã nhận ra 1 vài điều
mà mình muốn nói ra ở đây.

Mình đã bắt đầu cảm thấy khá cô đơn, gần như dạo gần đây mình rất ít khi ra ngoài giao lưu với ai, hàng ngày cv chính của mình cũng là đọc các tin tức,
và học thêm được điều gì đó hay, và ra hoặc vào lệnh.

Nhiều khi mẹ mình nhìn đứa con trai ngày ngày dán mắt vào màn hình vi tính rùi ghi ghi chép chép, mẹ bảo mày làm cái nghề này làm gì có giàu thì
cũng có thấy mày vui được mấy đâu. Thu nhập thì tháng được tháng không, rủi ro thì sao con.

Đôi khi nghe mẹ nói mình cũng chỉ cười gật đầu, nhiều khi mẹ sai bảo gì đó mà đầu óc mình thì cứ nghĩ đi đâu đó. Đó là 1 điều khá bình thường khi
mình cố gắng tập trung suy nghĩ của mình vào 1 vấn đề gì đó.

Và cách đây 1 tuần mình đã ngừng giao dịch hộ các nhà đầu tư, mình năm nay 28 tuổi, và mình sẽ đi làm lại phù hợp với chuyên ngành mình học là viễn
thông và cntt.

Mình đã suy nghĩ rất kỹ để đưa ra quyết định này, bởi làm nghề này nhiều khi mình cảm thấy mình ko còn quan tâm đến ai nữa, mọi người thì có bạn
gái hết rùi có vợ con rùi, còn mình thì ko mấy khi nghĩ đến chuyện đó. Hic hic.

Và 1 vấn đề nữa đó là sức khỏe và tinh thần mình cảm thấy dù thắng hay thua cũng không được vui, và khi ngồi máy nhiều mình cũng cảm thấy mình
không còn nhanh nhẹn đôi lúc thấy người mỏi mỏi.

Nhưng mình sẽ vẫn gắn bó với diễn đàn, khi VSG có cuộc thi nào mình cũng sẽ đăng ký tham ra cùng mọi người.

Và 1 điều quan trọng mình muốn nói đó là hệ thống và phương pháp giao dịch của mình, h mình không giao dịch nữa và cũng muốn giúp mọi người có
thêm 1 phương pháp giao dịch, mình sẽ nhận hướng dẫn giao dịch cho những ai muốn có thêm 1 phương pháp mới.

Điều quan trọng là mình sẽ hướng dẫn toàn bộ với tâm huyết mình có và hoàn toàn ko thu lệ phí hay gì gì đó, mọi người có thể liên hệ với mình, hi có
thể mời mình cốc nước lọc là tốt rùi :”>.

Điều quan trọng hơn nữa là mình cũng chỉ hướng dẫn với những a chị trên 35 tuổi, những bạn trẻ hơn mình nghĩ thị trường này không phù hợp với
chúng mình, bởi tuổi đó còn phải iu đương và học tập những chuyên môn chính của mình. Và thị trường này thì người giỏi học nhiều thắng nhiều cũng
khó có thể nói là thắng mãi được.

126
PhamNgocVuong’s system

Hệ thống và phương pháp của mình, theo mình nghĩ đó thực sự là 1 hệ thống tốt, bởi mình chưa thua nên thấy vậy,.. hi hi. Nó thường khá hiệu quả vào
những hôm biến động mạnh trong tuần như các ngày thứ 3 thứ 4 thứ 5. Và chỉ áp dụng cho ngoại tệ. Ko chơi với vàng đâu nhé.

Mình nghĩ chỉ cần với những chia sẻ kinh nghiệm và hệ thống của mình, và kinh nghiệm của các a chị lão làng trên thị trường này thì để thua trên thị
trường này có thể nói là khó xảy ra. Chỉ ko nghĩ ra là lãi được bao nhiêu % / tháng thôi. :”>

Sau 1 tuần ko giao dịch nữa mình cũng cảm thấy thoải mái hơn, ăn uống được ngon miệng hơn, mình nghĩ đây là 1 quyết định đúng của mình, mình sẽ
bắt đầu cuộc sống mới không có giao dịch.

Hôm nay đây mình viết ra bài này cũng cảm thấy trong lòng nhẹ nhõm hơn. Và mình cũng muốn giúp các nhà đầu tư có 1 phương pháp mới hiệu quả,
bởi từ trước h mình đã dùng nhiều phương pháp và hệ thống mình chỉ thấy phương pháp này là tối ưu nhất.

Nhà đầu tư nào muốn tìm hiểu hệ thống và phương pháp của mình hãy liên hệ với mình nhé, mình sẽ thực tâm giúp đỡ.

Những a e trader khi gặp nhau mình thấy ai cũng mừng, bởi chỉ họ những con người đang căng sức chiến đấu, căng sức học hỏi kiến thức kinh nghiệm,
và cũng chỉ họ mới hiểu được thị trường và hiểu được nhau. Thật hạnh phúc lúc đó phải không các bạn.

Mấy câu này hay hay cho trader :


Dạo này hay cảm giác mình giống con sói hoang trong 1 khu rừng rậm Forex, đêm đêm về lại tru lên trong cô đơn tuyệt vọng, hhahaha....

Trader là 1 công việc nặng nhọc, căng thẳng mệt mỏi, luôn phải lầm lũi làm việc 1 mình trước màn hình máy tính. Nó na ná đâu đó giữa đánh bạc may
rủi và đầu tư trí thức.
Trader có lẽ là nghề trong sạch nhất trên cái thế giới tàn nhẫn toàn động vật máu lạnh ăn thịt người này. Không có màn chém giết giống xã hội đen, ko
có màn lừa lọc nhau như con buôn, ko có màn đấu đá nhau như chính trị, ko có màn bon chen nhau như đi làm công sở...
Làm trader ko fải trực tiếp chứng kiến hay trực tiếp làm những trò mèo kia, khiến con người trở nên phóng khoáng thanh bình giống hệt như 1 vận
động viên lướt sóng trên đại dương.
Lúc đang ngồi trade thì mải mê không thấy mệt, đến lúc gập máy tính lại thì chỉ muốn sụm cả người xuống đệm

Lâu lắm rồi không avaiable, sống ẩn dật âm thầm ko tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Có thể mình nghỉ việc chính để trade vẫn đủ ăn, nhưng mà như thế
thì cô lập không chịu nổi nữa......

Lời kết mình chúc mọi người luôn giao dịch thành công

127
PhamNgocVuong’s system
8. 6 THỨ TRADER CẦN CÓ ĐỂ ĐẦU TƯ FOREX HIỆU QUẢ
Đầu tư Forex là một cuộc chơi dài hạn và thực tế không phải nhà đầu tư nào cũng có thể thành công trong dài hạn. Những trader thành công nhất
mà tôi biết đều sở hữu 6 thứ mà giúp họ chiến thắng trong cuộc chơi này. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng thảo luận về sáu thứ quan trọng mà
bạn cần phải đạt được nếu muốn đầu tư Forex hiệu quả.

NIỀM ĐAM MÊ

Nếu muốn đầu tư forex hiệu quả, bạn cần có một niềm đam mê cháy bỏng

Bất kỳ ai cũng có thể đầu tư Forex nhưng không phải ai cũng có thể thành công trên thị trường này. Có một thống kê không chính thức được các trader
phố Wall truyền miệng cho nhau nghe đó là có tới hơn 90% các nhà đầu tư đều thua lỗ khi đặt chân vào thị trường ngoại hối (Forex Market) và chỉ
khoảng 10% là thành công trong việc kiếm lợi nhuận và trở nên giàu có. Tại sao lại như vậy?

Điều hiển nhiên mà ai cũng biết đó là cho dù bạn làm bất kỳ cái gì, nếu bạn muốn thành công thì bạn cần có một sự đam mê cháy bỏng, nhiệt huyết.
Nhưng tôi nhận ra rằng phần lớn các nhà đầu tư khi bước chân vào thị trường đều chỉ giao dịch vì những mục đích mà theo tôi nó không đúng đắn chút
nào; hoặc họ không thực sự có niềm đam mê như họ vẫn nghĩ.

Những trader giỏi nhất không chỉ biết cách kiếm tiền mà họ còn thực sự cảm thấy thích thú với những thử thách về cảm xúc và trí tuệ mà thị trường tài
chính đem lại, đặc biệt là thị trường Forex. Để đầu tư Forex hiệu quả, bạn cần phải làm chủ được cảm xúc của bản thân. Hãy loại bỏ cái “tôi” cá nhân
khi giao dịch. Chính sự bốc đồng, nóng vội và lòng tham muốn kiếm tiền một cách nhanh chóng sẽ đẩy bạn vào nhóm thua cuộc. Đừng chỉ vì thua lỗ
trong vài lần giao dịch liên tiếp mà bạn đã nản trí hay muốn từ bỏ. Bạn cần phải học cách chấp nhận và thích nghi với những thử thách mà thị trường
tạo ra. Lòng tham và nỗi sợ hãi sẽ luôn song hành cùng bạn trong mọi giao dịch.

128
PhamNgocVuong’s system

Nếu động cơ chính của bạn là muốn kiếm tiền một cách nhanh chóng, để nghỉ hưu sớm hay chỉ để khoe mẽ… thì bạn sẽ chẳng thể đầu tư thành công
được, thậm chí bạn sẽ còn mất nhiều hơn là bạn kiếm được.

SỰ KIÊN ĐỊNH VÀ TÍNH KỶ LUẬT

Sự kiên định trong đầu tư Forex hiệu quả đơn giản là việc bạn kiên nhẫn chờ đợi

“Tất nhiên là tôi cần kiên định và kỷ luật để đầu tư Forex hiệu quả” đó là điều mà bản thân bạn nghĩ như vậy. Nghe thì có vẻ như mọi người đều đồng
ý và hiểu được điều này nhưng thực tế chỉ có một vài trader làm được điều này.

Sự kiên định trong đầu tư Forex đơn giản là việc bạn kiên nhẫn chờ đợi đến khi thị trường cho bạn những tín hiệu giao dịch rõ ràng. Và kiên nhẫn chờ
đợi cho đến khi giao dịch của bạn đạt được lợi nhuận mà bạn mong muốn. Hãy tập trung vào bức tranh lớn của thị trường, đừng để một vài những
biến động nhỏ làm lung lay tinh thần của bạn.

Một trader kỷ luật có thể đưa ra suy nghĩ khá rõ ràng cho tới khi chuyện gì đó xảy ra nhưng hầu hết các trader chưa tiếp tục làm điều đó. Điều này chỉ
đơn giản là một sai lầm sinh ra tham lam, và các trader tham lam không kiếm được tiền trong dài hạn. Có một thứ tàn phá tài khoản của bạn nhanh
hơn thứ gì hết, đó là lòng tham. Một trader tham lam thường giao dịch quá nhiều và rủi ro quá cao trong mỗi giao dịch, giao dịch quá nhiều và dùng
đòn bẩy cao là hai lý do chính giải thích tại sao hầu hết các nhà đầu tư Forex mất tiền. Hầu hết giao dịch gây ra hành vi tham lam do sự cám dỗ của việc
có thể dễ dàng kiếm tiền nhanh chóng chỉ bằng cách nhấp chuột. Như vậy, đối với hầu hết những người giao dịch trên thị trường, một kế hoạch có ý
thức để chống lại tham lam trước khi nó nuốt chửng bạn là cần thiết nếu bạn muốn trở thành một nhà đầu tư Forex thành công.

Hãy xây dựng cho mình một hệ thống giao dịch thông minh và hiệu quả. Đồng thời phải luôn thực hiện đúng những gì mà hệ thống và kế hoạch mà bạn
đưa ra. Kiểm chứng hệ thống của bạn qua mỗi con sóng lên xuống của thị trường bằng những lệnh giao dịch với khối lượng nhỏ. Không có hệ thống
giao dịch nào là hoàn hảo cả, bạn cần phải điều chỉnh hệ thống của mình sao cho phù hợp với từng giai đoạn của thị trường, tuy nhiên việc liên tục thay
đổi kế hoạch giao dịch không phải là điều tốt cho bạn.

129
PhamNgocVuong’s system

Sự kiên định và tính kỷ luật sẽ giúp bạn kiếm được nhiều tiền hơn khi đầu tư Forex nhưng bạn cần thời gian để rèn luyện được chúng. Đừng nóng vội
nhé.

TIN TƯỞNG VÀO BẢN THÂN VÀ ĐỪNG QUÁ PHỤ THUỘC VÀO NGƯỜI KHÁC

Để có thể đầu tư Forex hiệu quả, điều đầu tiên là bạn phải tin tưởng vào chính mình

Nếu bạn nhận thấy rằng bạn luôn phải tìm kiếm lời khuyên từ các trader khác thì tức là bạn chưa sẵn sàng để tham gia vào thị trường. Bạn sẽ không
thể thành công và kiếm tiền từ Forex chỉ bằng cách theo dõi những giao dịch của người khác hay bỏ tiền mua vài ba dịch vụ tín hiệu mà các Forex
Broker cung cấp. Bạn cần phải biết thị trường vận động như thế nào bằng cách đọc những biến động của giá trên biểu đồ và từ đó đưa ra những quyết
định giao dịch của chính mình. Luôn luôn ghi nhớ rằng không ai quan tâm đến tiền và tài khoản của bạn hơn chính bản thân bạn.

SỰ AN TOÀN VỀ MẶT TÀI CHÍNH

130
PhamNgocVuong’s system

Học cách quản lý tiền của mình là cách để bạn đầu tư Forex hiệu quả

“Đừng bao giờ bỏ tất cả trứng vào một giỏ”. Nếu bạn đầu tư Forex thì nó có nghĩa là bạn đừng bao giờ bỏ tất cả tiền của mình vào trong một lần trade.
Hãy nhớ tôi đã từng nói rằng đầu tư Forex là một cuộc chơi dài hạn, bạn chẳng thể nào giàu lên chỉ trong một lần giao dịch cả.

Học cách quản lý tiền của mình là bài học đầu tiên mà các trader được dạy ở phố Wall và đó cũng là cách để bạn đầu tư Forex hiệu quả. Nếu lệnh giao
dịch của bạn đang khiến số tiền trong tài khoản bốc hơi mất thì đừng do dự “cắt lỗ” và chờ đợi thời điểm tốt hơn để bắt đầu lại. Luôn đề ra mục tiêu
lợi nhuận và tỷ lệ Risk/Rewards, có thể là 1:1, 1:2, 1:3 tùy theo khả năng chịu đựng rủi ro của mỗi người. Trước khi đặt điểm chốt lời, tôi luôn chọn cho
mình điểm dừng lỗ như một cách để bảo vệ tài khoản của mình. Còn tiền là còn giao dịch, hết tiền bạn chẳng còn gì cả.

HỌC CÁCH VIẾT LỊCH SỬ GIAO DỊCH

Khi bạn thiết kế một kế hoạch giao dịch xung quanh một chiến lược đầu tư Forex hiệu quả, bạn cần phải bắt đầu theo dõi tất cả các giao dịch để ghi lại
lịch sử giao dịch. Kế hoạch giao dịch và lịch sử giao dịch là hai vũ khí chính của trader khi giao dịch quá nhiều và sử dụng đòn bẩy quá cao. Một số
trader cần kỷ luật nhiều hơn những người khác, nhưng tất cả các nhà đầu tư Forex sẽ được hưởng lợi từ việc đó, vì vậy tôi đề nghị tất cả mọi người tạo
ra một kế hoạch giao dịch và một lịch sử giao dịch sau khi đọc bài viết này và bắt đầu sử dụng chúng mỗi ngày.

131

You might also like