You are on page 1of 431

The Blade

1. Chiến lược giao dịch Momentum Pinball kết hợp công


cụ ROC và RSI

Thực ra mọi chiến lược đều như nhau, bất kể công cụ nào hay phương pháp nào đều
có ý tưởng riêng của nó, chỉ cần hiểu được ý tưởng đó và xem xét điểm vào lệnh bám
sát theo ý tưởng đó thì có thể thành công với chiến lược mà trader đang theo đuổi.

Nếu một chiến lược không có ý tưởng rõ ràng hoặc chỉ mang tính chất giao cắt đưa tín
hiệu một cách rập khuông thì hoặc là trader chưa hiểu gì về nó hoặc bản thân nó không
phải là chiến lược tốt, phương pháp tốt.

Bài viết hôm nay sẽ chia sẻ về một chiến lược liên quan đến một công cụ đã từng nghe
đến nhưng lại khá xa lạ với anh em, đó là ROC - Rate of Change. Đây là một
momentum indicator khác (chúng ta thường quen thuộc hơn với RSI, Stoch, MACD,
nhưng ROC đối với trader trên thế giới vẫn rất nổi tiếng), nó làm nhiệm vụ đo lường sự
thay đổi của giá và trong nhiều trường hợp nó có thể dự đoán được hướng đi trong
tương lai của giá đấy.

CHIẾN LƯỢC MOMENTUM PINBALL


Quay lại chiến lược ngày hôm nay, tôi xin giới thiệu một chút.
The Momentum Pinball được phổ biến rộng rãi bởi một nữ trader chuyên nghiệp nổi
tiếng - Ms. Linda Rasche. Nữ trader này là ai thì chắc hẳn anh em trader cũng biết ít
nhiều rồi đúng không. Nhưng chiến lược này lần đầu được sử dụng cách đây rất lâu
bởi một trader hàng nông sản làm trong CBOT có tên là George Douglas Taylor. Ông
đã sử dụng chiến lược này từ năm 1950 rồi.

Nói như vậy để biết rằng đây là hàng mà các trader nổi tiếng chơi, có thể chúng ta
chưa hiểu hết ý nghĩa ngay được nhưng ít nhất cũng được những kiến thức tầm cỡ.

Không dài dòng nữa, tôi sẽ vào chiến lược ngay sau đây. Tôi sẽ chia sẻ theo từng
bước kèm ví dụ cụ thể nhé.

Bước 1: Chờ cho đến khi RSI có giá trị nhỏ hơn 30

Một lưu ý cực kỳ quan trọng là RSI cần xem xét phải ở đồ thị ngày (Daily) và nó đang
có giá trị nhỏ hơn 30, tức là ở đồ thị ngày, giá đang nằm trong vùng quá bán.
Bước 2: Chuyển qua khung H1 và chờ cho đến khi RSI giảm xuống 30

Lại một lần nữa, RSI ở khung nhỏ phải giảm xuống vùng 30.

Nếu thỏa mãn cả hai bước này, chúng ta có thể xem xét một lệnh BUY theo điều kiện
như sau.

Bước 3: BUY khi cây nến tiếp theo mở cửa

Cụ thể là sau khi có tín hiệu từ bước 2, RSI rớt xuống vùng 30 thì ở cây nến tiếp theo,
ngay khi giá mở cửa chúng ta sẽ đặt một lệnh BUY.
Bước 4: Đặt stoploss và takeprofit

Chúng ta sẽ đặt stoploss tại đáy gần nhất và đặt take profit gấp 2 hoặc 3 lần stoploss.

Phần mô tả chiến lược momentum Pinball chỉ đơn giản vậy. Nhưng chắc hẳn anh em
sẽ tự hỏi rằng nãy giờ có thấy ROC xuất hiện đâu và tại sao lại chỉ có RSI, xuống vùng
quá bán mà tại sao lại hô bắt đáy?

Nếu ai kiên nhẫn đọc đến đoạn này thì tôi xin tiếp tục có một vài lưu ý nhỏ thôi, nhưng
lại là chìa khóa của toàn bộ chiến lược: thật chất RSI đã lồng giá trị của ROC vào rồi.

+ Đầu tiên chúng ta add đường ROC và để thông số là 1 kỳ. ROC 1 kỳ tức là đo độ dao
động giữa giá đóng cửa cây nến này với cây nến trước mà thôi.

+ Sau đó chúng ta thêm đường RSI 2 kỳ, nhưng đặt biệt ở chỗ RSI này không tính cho
giá mà tính dựa vào ROC 1 kỳ bên trên.
Đó là điểm đặc biệt của RSI trong chiến lược momentum Pinball - RSI cho sự thay đổi
của giá.
Tôi đã chia sẻ xong một chiến lược khá nổi tiến momentum Pinball. Anh em áp dụng
thử xem nhé. Nếu thấy hay thì like và comment cho ủng hộ tinh thần cho The Blade
nhé. Lucky trading!
 

2. Phương pháp kết hợp Trendline và đường kênh giá


hiệu quả

Bỏ theo dõi tác giả


Trendline và đường kênh giá (channel lines) là một trong những công cụ đượ
các trader sử dụng khá hiệu quả không nhưng trong việc xác định xu hướng, hỗ
trợkháng cự mà rất hữu dụng khi tìm điểm vào lệnh BUY / SELL.

Trong bài viết này tôi sẽ không nói nhiều về cách vẽ hai đường này mặc dù có nhiều
cách vẽ, nhưng tôi nghĩ chúng ta nếu vẽ nhiều thì cũng sẽ đúng và hiệu quả thôi.

Tôi sẽ chia sẻ cho anh em một phương pháp kết hợp giữa được Trendline và
đường kênh giá để xác định xu hướng và đặc biệt là tìm được điểm vào lệnh theo xu
hướng hiện có một cách khoa học và hiệu quả.

Chắc hẳn rằng phương pháp này sẽ mới lại đối với hầu hết anh em nhưng tôi nghĩ là
nó sẽ khá thú vị đấy.

Phương pháp này là của Mr. John Hill. Ông John Hill trong quyển sách The Ultimate
Trading Guide đã giới thiệu về cách vẽ và sử dụng đường Trendline rất hay. Trên
traderviet cũng có một bài viết như vậy, anh em tìm hiểu thêm nhé.

ĐƯỜNG TRENDLINE 0-2 VÀ 0-4


Phần này thì có lẽ có một bài viết nói về nó rồi nhưng tôi vẫn muốn lược lại để tiện việc
trình bày phần sau.

Theo Mr. John Hill thì trader nên vẽ hai đường trendline để phân tích chứ không phải
chỉ một đường là đủ.

Ví dụ về một con sóng giảm chẳng hạn. Con sóng giảm này ít nhất phải có hai lần tạo
đỉnh (không kể đỉnh bắt đầu sóng giảm). Từ hai cái đỉnh này, chúng ta vẽ được hai
đường Trendline 0-2 và 0-4. Lý do tên gọi là gì thì anh em nhìn hình sẽ rõ:
Như vậy đỉnh 0 là đỉnh bắt đầu con sóng giảm cũng là điểm bắt đầu vẽ Trendline.

Nối đỉnh 0 và đỉnh 2 ta được Trendline 0-2 (màu xanh)

Nối đỉnh 0 và đỉnh 4 ta được Trendline 0-4 (màu đỏ)

Thông thường, chúng ta sẽ chú ý đến đường 0-4 hơn vì nó là cái đáy gần nhất để so
sánh và phân tích hành động giá. Nhưng chúng ta nên xem xét kỹ hơn về vị trí của
đường 0-2 và đường 0-4:

+ Rõ ràng, nếu đường 0-4 nằm dưới đường 0-2 (như hình trên) thì con sóng giảm đang
rất mạnh. Dẫu cho con sóng giảm này có là pullback của xu hướng tăng lớn thì
khi breakout đường 0-4 cũng rất rủi ro cho lệnh BUY theo xu hướng chính.

+ Nếu đường 0-4 nằm trên đường 0-2 điều đó nghĩa là con sóng giảm đã yếu đi và anh
em hoàn toàn có thể kỳ vọng giá tăng lên khi nó breakout trendline 0-4
Như vậy chúng ta đã xong phần Trendline một cách ngắn gọn. Bây giờ sẽ đến
phần kênh giá.

KÊNH GIÁ CỦA MỘT XU HƯỚNG LỚN


Thông thường một xu hướng bền vững sẽ đi theo kênh và dao động trật tự trong kênh
đó, thỉnh thoảng có break ra ngoài 1 chút nhưng cũng không đáng kể.

Do đó mà kênh giá là một trong những công cụ phát hiện sự bất thường của xu
hướng rất hiệu quả.

Như vậy, nếu xu hướng tăng đang diễn ra, anh em hãy vẽ cho nó một kênh giá có hai
biên hẳn hoi để dễ bề phân tích.

SỰ KẾT HỢP GIỮA ĐƯỜNG TRENDLINE VÀ KÊNH GIÁ


Sự kết hợp này bao gồm 2 công cụ mà mỗi công cụ sẽ có vai trò riêng:

+ Kênh giá dành cho xu hướng lớn

+ Đường trendline dành cho con sóng điều chỉnh - sóng nhỏ.

Phương pháp trading như sau:

1. xu hướng lớn được xác định là rõ ràng và bền vững bằng Kênh giá: giá đi trong kênh
và điều chỉnh bằng những con sóng hồi (trong ví dụ này là xu hướng tăng và sóng hồi
là sóng giảm)
2. Con sóng điều chỉnh xuất hiện và tạo những đỉnh đáy nhỏ . Chúng ta nối đỉnh lại với
nhau để vẽ các đường Trendline 0-2 và 0-4.

+ Nếu đường 0-2 nằm trên 0-4 thì sóng điều chỉnh vẫn còn rất mạnh, nên chờ đợi.

+ Nếu đường 0-4 nằm trên đường 0-2 thì chúng ta chờ giá breakout qua đường 0-4 và
đặt lệnh BUY.

Dĩ nhiên, giá vẫn phải nằm trong phạm vi Kênh giá. Nếu trong quá trình breakout mà
giá đã vượt qua kênh lớn từ rất lâu thì setup này không còn ý nghĩa nữa vì xu
hướngtăng đã không còn.

Chúng ta xem vài ví dụ nhé:


Tôi vừa chia sẻ một phương pháp khá hay về trendline và kênh giá để giao dịch theo xu
hướng. Anh em thấy hay thì like và comment nhé. Lucky trading!

Tham khảo Mr. John Hill


 

3. Những công cụ cần thiết để xác định độ mạnh yếu của


một xu hướng
Giao dịch theo xu hướng là một trong những môn phái được đông đảo trader ở Việt
Nam và trên thế giới đang theo học. Tuy nhiên để giao dịch theo xu hướng hiệu quả thì
bài học đầu tiên chính là bài học về xu hướng. Nói xu hướng thì rất đơn giản, giá tăng
thì xu hướng lên, giá giảm thì xu hướng xuống.

Tuy nhiên, để nghiên cứu sâu về nó thì là cả một quá trình dài bởi lẽ có rất nhiều vấn
đề xoay quanh cái xu hướng đó. Thành thử, các trader muốn giao dịch theo xu
hướng hiệu quả, nhất thiết phải tìm hiểu kỹ về xu hướng mà một trong những yếu tố
quan trọng nhất chỉ phối xu hướng chính là độ mạnh yếu của nó. Nó giúp ta ước đoán
được xu hướng sẽ còn tồn tại nữa hay không hoặc nó sắp đảo chiều rồi.

Trong bài viết ngày hôm nay, tôi sẽ giới thiệu với anh em một số công cụ xác định độ
mạnh yếu của xu hướng.

ADX - CHỈ HƯỚNG, CHỈ LUÔN ĐỘ MẠNH YẾU CỦA HƯỚNG


Nhắc đến ADX là nhắc đến một chỉ báo xu hướng đầy uy lực. Sở dĩ có rất nhiều chỉ
báo về xu hướng mà ADX vẫn giữ được vị trí quan trọng trong lòng trader là vì nó có
những khả năng vượt trội riêng biệt.

ADX có khả năng dự báo sớm một xu hướng (tôi có viết 1 bài như vậy mà không nhớ ở
đâu, anh em search lại nhé).

Như chúng ta đã biết, chức năng kinh điển nhất của ADX là xác nhận xu hướng tăng
hay giảm qua cái mốc 20. Tức là thị trường sẽ có xu hướng rõ ràng khi ADX đang tăng
và cao hơn 20.
Ngoài ra, nó còn là một công cụ đo lường sức mạnh của trend cực hay bằng cách cho
biết trend đang mạnh hay đang bị hụt hơi.
Dựa vào ví dụ trên đây chúng ta có những điều lưu tâm như sau:

+ ADX tăng vọt cho thấy xu hướng rất mạnh.

+ Nhưng một khi nó đạt đỉnh và giảm xuống thì cho thấy trend đang bị hụt hơi và mất
động lượng. Dĩ nhiên nếu nó vẫn còn trên 20 thì tức là trend vẫn đang mạnh chưa hoàn
toàn mất hẳn. Cứ mỗi lần ADX tạo đỉnh thì giá sẽ điều chỉnh.

+ ADX tạo một xu hướng giảm (tạo phân kỳ với giá: giá có trend tốt nhưng ADX lại
giảm dần) là báo hiệu xu hướng của giá sắp kết thúc và đảo chiều.

ĐỘ DỐC VÀ GÓC CỦA TRENDLINE - MANH MỐI CỦA SỨC


MẠNH XU HƯỚNG
Anh em nghĩ sao về một con sóng có độ dốc lớn hay góc lớn? Đó là một con sóng đang
rất mạnh, góc càng lớn hay càng dốc thì con sóng có động lượng càng mạnh.

Tuy nhiên, nguyên lý "vật cùng tắc biến, vật cực tắc phản" không chỉ đúng trong cuộc
sống mà còn đúng trong trường hợp này, do đó mà có một điều lưu ý rằng khi động
lượng quá mạnh thể hiện qua góc trendline quá lớn sẽ rất dễ bị gãy và bị đảo chiều một
cách nhanh chóng.

Giá tăng càng mạnh, hoặc giảm càng mạnh thì gặp cản sẽ dễ bị đảo chiều trong vòng
vài cây nến.
Một xu hướng hay một con sóng bền vững cần phải có sự điều chỉnh để test lại thị
trường, đồng thời bỏ bớt trader nhỏ lẻ đu theo, đó là nguyên tắc của dòng tiền lớn khi
duy trì một trend. Khi đến cuối trend thì họ mới dễ dàng để cho các trader nhỏ lẻ nhảy
vào đánh theo xu hướng.

RSI - MỘT CÔNG CỤ ĐẶC BIỆT TRONG SỐ CÁC CÔNG CỤ


ĐẶC BIỆT
Cũng như ADX, RSI không chỉ là một công cụ chỉ báo động lượng, nó còn là một chỉ
báo về xu hướng và đôi lúc còn dẫn dắt giá (đi trước giá).

Có thể nói rằng ít có công cụ nào mà chúng ta có thể áp dụng được kháng cự/ hỗ trợ/
trendline vào như áp dụng với giá. Nhưng ở đây tôi sẽ không nói quá sâu về vấn đề
này, tôi sẽ có một bài riêng nói về sự dẫn dắt của RSI với giá (leading indicator).

Với xu hướng, chúng ta để ý rằng RSI nếu tạo đỉnh đáy sau cao hơn đỉnh đáy trước
thì xu hướng tăng vẫn sẽ được duy trì. Và khi RSI tăng vượt qua vùng 70 thì đó là lúc
giá bứt tốc mạnh mẽ và độ mạnh của của thị trường trở nên cực đại (vật cực tắc phản,
anh em nhớ nhé).

Và một khi RSI đi ngang, dao động quanh vùng 50 thì xu hướng sẽ không được rõ
ràng, động lượng yếu thậm chí còn là dấu hiệu của độ biến động (volatility) tăng lên do
sự giằng co không hồi kết giữa phe mua và phe bán.

Hãy nhớ rằng volatility cao là do cả hai phe mua và bán đều mạnh và thay phiên nhau
kiểm soát thị trường trong thời gian ngắn. Trong khi momentum cao là do một trong hai
phe chiếm thế thượng phong và kiểm soát thị trường trong thời gian dài hơn.

Do đó, là trader theo xu hướng, chúng ta cần momentum chứ không cần volatility.

Tôi vừa chia sẻ xong các công cụ dùng để xác định độ mạnh yếu của xu hướng. Dĩ
nhiên còn những công cụ khác nhưng đối với tôi đây là 3 công cụ hay nhất. Anh em
còn công cụ nào không, xin mời chia sẻ.

4. 6 Công cụ có thể giúp trader phán đoán được xu


hướng sắp đảo chiều
Đối với hầu hết trader, đặc biệt là các trader giao dịch theo xu hướng thì phán đoán
trước vùng giá đảo chiều là một việc hết sức cần thiết, bởi lẽ chúng ta sẽ không phải
mắc phải sai lầm khi nhảy vào mà xu hướng đã kết thúc. Xác định được xu hướngsắp
đảo chiều không có nghĩa là chúng ta sẽ đi tắt đón đầu, mà nó giúp cho chúng ta không
mua ngay đỉnh và bán ngay đáy.

Thời điểm cận Tết như thế này thì mọi việc cũng bộn bề, anh em cũng chẳng có nhiều
thời gian nghiên cứu chuyên sâu. Cho nên tôi sẽ chia sẻ những bài đơn giản, một mặt
để cho anh em trade lâu ôn lại kiến thức cũ, mặt khác cho anh em mới có thêm công cụ
để nâng cao kỹ năng cho mình.
Sau đây sẽ là 9 công cụ giúp anh em xác định trend còn được duy trì hay đã đảo chiều
rồi nhé.
6 công cụ được chia làm 3 nhóm: nhóm price action, nhóm indicator và nhóm volume.

NHÓM PRICE ACTION


Công cụ 1: Swing Pivots

Swing pivot là gì? Bạn có để ý rằng giá không di chuyển thẳng một mạch mà nó thường
tạo ra những con sóng nhỏ trong một xu hướng, và thường khi bắt đầu hoặc kết thúc
một con sóng, giá sẽ tạo ra các đỉnh đáy, chúng ta gọi đó là swing pivot.

Theo nguyên tắc, một xu hướng tăng, các swing pivot sau sẽ cao hơn swing pivottrước,
ngược lại với xu hướng giảm rõ ràng, swing pivot sau sẽ thấp hơn swing pivot trước.

Do đó, nếu trong xu hướng tăng, mà các swing pivot xuất hiện một cách nhùng nhằng,
lúc cao hơn, rồi lại thấp hơn. Thì đó là dấu hiệu xu hướng sắp sửa đảo chiều.
Công cụ 2: Kênh giá

Kênh giá được hình thành từ sự mở rộng của đường trendline. Đó là hai đường song
song với nhau. Hầu như các xu hướng đều dao động bên trong Kênh giá, do đó, một
khi giá thoát khỏi một trong hai biên Kênh giá thì đó là tín hiệu cho thấy thị trường khả
năng cao sẽ đảo chiều.
NHÓM INDICATOR
Công cụ 3: Đường trung bình di động MA

Khi nhắc đến xu hướng thị trường, không thể không nhắc đến một công cụ tên là MA.
MA sinh là là để xác định xu hướng. Sức mạnh của nó còn được khai thác rất nhiều
nhưng việc nhận định xu hướng sắp kết thúc thì MA là số 1.

Nếu bạn bắt đầu sử dụng MA thì nên dùng MA 50 hoặc MA 20 để xác định xu hướng.
Khi dốc lên thì xu hướng tăng được xác nhận, một khi độ dốc của nó nhỏ dần thì xu
hướng đó kết thúc và đi vào trạng thái sideways.

MA thường thích hợp cho những ai đánh swing trading trở lên hơn là
những traderchuyên scalping và day trading.

Công cụ 4: Kênh Donchian

Công cụ này nghe khá lạ, nhưng có thể bạn đã gặp rồi. Nó được sử dụng nhiều trong
hệ thống Con Rùa (Turtle trading).

Trên thực tế, kênh Donchian hầ hết dựa vào hành động giá. Nó có hai đường biên
như Bollinger Bands vào bao bọc quanh giá.

Trong xu hướng giảm, giá thường bám sát đường biên dưới của Donchian. Một khi giá
đảo chiều và tăng lên, nó sẽ có xu hướng tách ra khỏi đường biên dưới, dần dần
chuyển, cắt qua biên giữa và bám sát đường biên trên.

NHÓM VOLUME
Công cụ 5: On Balance Volume

Đây là một indicator, nhưng tôi xếp nó vào nhóm volume thì sẽ hay hơn vì nó độc lập
với giá. OBV là một chỉ báo cho biết sự tích lũy và phân phối của thị trường.

Sự nhận diện xu hướng và đảo chiều xu hướng được thể hiện bằng OBV cụ thể như
sau:

+ Nếu cả giá và OBV đều tăng thì bằng có thể yên tâm là dòng tiền lớn đang đổ vào thị
trường vào làm cho giá tăng, trend tăng lúc này là vững chắc. Tuy nhiên, nếu OBV mất
động lực, giảm tốc và có vẻ đi ngang thì xu hướng đó sắp sửa kết thúc rồi đấy.

Để biết chính xác khi nào giảm tốc, anh em nên add thêm đường MA cho OBV. Khi
OBV chạy về đường MA của nó và đi xuyên về phía đối diện thì thị trường sắp đổi
chiều.

xu hướng giảm được hiểu ngược lại nhé anh em.


Công cụ 6: Volume Oscillator

Lại một công cụ lạ nữa. Nhưng học được thêm điều mới lúc nào cũng tốt hơn là không
học đúng không.

Volume Oscillator là một công cụ hết sức tiện lợi nhưng lại là con dao hai lưỡi nếu lạm
dụng.
Thay vì như MACD và RSI đo lường độ dao động của giá, Volume Oscillator đo lường
độ dao động của Volume.

Giá trị Volume Oscillator dương cho biết rằng thanh khoản thị trường liên tục được hỗ
trợ, đồng nghĩa với việc xu hướng tăng cũng được hỗ trợ. Nhưng nếu thanh khoản yếu,
Volume Oscillator cũng sẽ yếu theo, thì trend đó cũng không còn mạnh như ban đầu
nữa, nó sẽ yếu dần và kết thúc.
Tôi vừa chia sẻ xong 6 công cụ xác nhận xu hướng cũng như phán đoán sớm sự đảo
chiều xu hướng. Anh em thấy hữu ích thì like và comment nhé. Lucky Trading!

5. Ý tưởng giao dịch dựa vào thói quen của giá và


momentum
Hầu hết các trader dành tất cả thời gian của mình để đi tìm những chiến lược hoàn hảo
trăm trận trăm thắng cũng như thêm thắt rất nhiều indicator mong tìm được một công
cụ như ý. Nhưng trên thực tế, càng phức tạp thì càng kém hiệu quả, chẳng có chén
thánh nào cả.

Trong bài viết này tôi sẽ chia sẻ với anh em thủ thuật trading dễ dàng và đặc biệt nó
mang một xác suất chiến thắng cao hơn và có thể dự đoán được.

Ý tưởng này dựa vào thói quen của giá, mang tính chu kỳ theo khung thời gian nhất
định. Nói đến đây chắc anh em cũng mường tượng được phương pháp này như thế
nào rồi đúng không?
Bài viết hôm nay ngắn gọn xúc tích thôi để còn xem đá bóng nữa chứ.

Với ý tưởng này, tôi chọn cặp EURUSD vì cặp EURUSD được nhiều người giao dịch
và nó thể hiện rõ nhất trong phương pháp này.

Ý tưởng của phương pháp này là dựa vào thói quen của giá trong một khung giờ nhất
định, mà cụ thể ở đây là phiên Frankfurt. Lưu ý phiên Frankfurt trước phiên London 1
tiếng, nó không phải l2 phiên London nhé anh em.
Trong phiên Frankfurt, giá sẽ đi theo một hướng nhất định trong vòng 30 phút đầu tiên
trước khi nó đảo chiều. Do đó, trong 30 phút này, chúng ta hoàn toàn có thể yên tâm
rằng sự đảo chiều của nó là rất thấp, nhờ vậy mà nương theo momentum của cặp tiền
mà trade, bất kể là BUY hay SELL.

Trên đây là ví dụ minh họa của cặp EURUSD trong hai ngày 30/04 và 01/05. Như bạn
đã thấy, trong cả hai lần phiên Frankfurt mở cửa, giá đều đi xuống và ngược với lại con
sóng tăng trước đó.

Và trong vòng 30 phút này, giá di chuyển khá mạnh về một hướng. Để tận dụng ý
tưởng này, chúng ta sẽ không cố gắng bắt đỉnh đáy mà nương theo cái hướng mà giá
sẽ di chuyển. Cách thức giao dịch như thế nào thì phải tùy vào kinh nghiệm và phương
pháp của anh em, đây chỉ là gợi ý về hướng đi trong một khung thời gian cụ thể.

Chúng ta xem tiếp những ví dụ sau:


Trong 9 ví dụ này thì có 7 lần lời và 2 lần thua lỗ. Một tỷ lệ khá tốt có thể chấp nhận
được, vấn đề bây giờ là cách các bạn vào lệnh ở đâu để có tỷ lệ Risk : Reward tối ưu
nữa là xong.

TẠI SAO LẠI CÓ Ý TƯỞNG NÀY?


Nói đúng hơn đây không phải là phương pháp mà chỉ là một ý tưởng được người ta
thống kê lại và phát hiện ra giá có hành vi lặp đi lặp lại tại một khung giờ nào đó.

Đây đơn thuần chỉ là gợi ý cho anh em, đặc biệt là anh em scalping và day trading. Nó
giúp chúng ta tăng được xác suất chiến thắng cao hơn khi trade trong khung giờ này.

Muốn trade tốt với gợi ý này, đòi hỏi anh em phải có phương pháp riêng (hoặc price
action, hoặc ichimoku, hoặc ....) chứ không nên chỉ dựa vào ý tưởng này mà trade. Vì
chúng ta cần một điểm đặt lệnh và 1 cái stoploss, vì ý tưởng này không thể mà hệ
thống của anh em sẽ cung cấp thông tin đó.

Tôi nghĩ nó là một ý tưởng hay hay ý tưởng tồi đều phụ thuộc vào cách nhìn nhận và
độ phù hợp với phương pháp của anh em. Đôi dòng viết vội, vì đã sắp đến giờ đội bóng
của chúng ta trình diễn, chúc các anh chiến thắng. Lucky playing and happy trading!

6. Làm sao để không vào lệnh quá sớm khi xuất hiện
phân kỳ?
Phân kỳ là một trong những công cụ cực kỳ hiệu quả của mọi trader, tuy nhiên không
phải lúc nào chúng ta cũng sử dụng nó một cách hiệu quả. Sai lầm mà các trader hay
thường gặp nhất khi nhìn thấy Phân kỳ là vào lệnh quá sớm vì nghĩ nó chắc chắn sẽ
đảo chiều.

Nói cho cùng, dự đoán được thị trường đảo chiều là một chuyện, chọn điểm vào lệnh
(hay còn gọi là timing) lại là chuyện khác. Đó là lý do tại sao làm trader lại khó như vậy,
việc bạn đoán thị trường đi đâu về đâu dễ lắm nhưng vào ở đâu để không bị hit stop
mới là vấn đề cần phải suy nghĩ. Vậy làm sao để tối ưu timing của bạn? Sau đây là
những thủ thuật hay cho giao dịch Phân kỳ.

CHỜ SỰ XÁC NHẬN TỪ CHÍNH CÔNG CỤ CHỈ BÁO


TẠOPHÂN KỲ
Các indicator phân kỳ thường là RSI hay Stochastic. Đối với Stochastic chẳng hạn,
người ta thường sử dụng sự giao cắt giữa đường D% và K% làm tín hiệu xác nhận giá
đảo chiều. Hoặc khi thị trường đang quá mua, Stochastic đang nằm trên đường 80, một
khi quay đầu giảm và cắt xuống đường 80 thì đó cũng là một tín hiệu xác nhận đáng tin
cậy để trader có thể yên tâm rằng xác suất đảo chiều sẽ cao hơn bình thường.
Vấn đề ở đây vẫn là sự kiên nhẫn chờ đợi. Nếu bạn cố gắng chờ đợi cho đến khi có sự
xác nhận rõ ràng thì phân kỳ sẽ trở nên hiệu quả hơn.

CHỜ CHO ĐẾN KHI INDICATOR MOMENTUM RA KHỎI


VÙNG QUÁ MUA QUÁ BÁN
Như đã nói ở trên, khi có tín hiệu phân kỳ, chúng ta nên chờ cho các indicator rơi ra
khỏi vùng quá mua quá bán. Tại sao lại như vậy?

Đơn giản vì các công cụ momentum như Stochastic hay RSI đóng vai trò đo lường
động lượng của giá, một khi nó nhảy lên vùng quá mua thì chúng ta nên hiểu rằng giá
đang tăng rất mạnh, phe mua đang chiếm ưu thế và chẳng có cửa cho phe bán hoạt
động. Điều này ngược lại khi nó rơi xuống vùng quá bán.
Do đó, một khi công cụ momentum từ vùng quá mua quay đầu thoát ra khỏi đó tức là
thị trường lúc này đã thoát khỏi sự kiểm soát hoàn toàn của phe mua, hoặc phe mua đã
yếu đi không còn mạnh như lúc trước nữa, nhờ đó mà phe bán mới có cơ hội trỗi dậy.

Việc thoát ra khỏi vùng quá mua quá bán chính là sự xác nhận tốt nhất cho tín
hiệu phân kỳ trước đó của Stochastic hay RSI.

Đây là một ví dụ về sự phân kỳ giữa giá và Stochastic nhưng không đảo chiều. Lý do
đơn giản là khi giá hình thành phân kỳ ở đáy, Stochastic vẫn còn nằm trong vùng quá
bán trong một thời gian dài và không có dấu hiệu đi lên.

Song song đó, giá cũng có động thái giảm thấp hơn khi tạo đỉnh sau thấp hơn đỉnh
trước, đáy sau thấp hơn đáy trước.

Từ hai manh mối này, rõ ràng đặt lệnh Long tại đây cũng sẽ thua lỗ.

VẼ TRENDLINE TRÊN CHÍNH MOMENTUM INDICATOR VÀ


CHỜ SỰ XÁC NHẬN BREAKOUT
Các indicator momentum có một tính năng rất hay là chúng ta có thể vẽ trendline và
trade breakout như sử dụng với đồ thị giá.

Một điểm hay nữa là tín hiệu breakout của các indicator momentum xảy ra trước khi
giá breakout. Do đó mà công dụng này đã biến indicator như Stochastic và RSI trở
thành leading indicator cho giá.
Như ở ví dụ trên, chúng ta có ba tín hiệu BUY cho cặp USDJPY tại vùng đáy rất rõ
ràng:

+ Tín hiệu sơ khởi: phân kỳ giá và Stochastic

+ Tín hiệu xác nhận sớm: đường Stochastic đã breakout quá trendline giảm của nó.
Đồng thời, Stochastic cũng đã đi ra khỏi vùng quá bán.

+ Tín hiệu xác nhận cuối cùng: giá breakout qua đường trendline giảm.

Đối với các loại momentum indicator thì RSI và Stochastic được sử dụng nhiều nhất,
riêng tôi thì thích sử dụng RSI hơn vì tôi sử dụng quen tay hơn. Anh em nên lựa chọn
một trong những công cụ này để trở thành trợ thủ đắc lực của mình.

Tôi vừa chia sẻ xong một phương pháp giúp anh em giao dịch phân kỳ hiệu quả hơn.
Dù tin hay không tin thì các indicator , đặc biệt là momentum indicator vốn dĩ là rất hiệu
quả, nhưng với điều kiện là hiểu rõ và biết cách sử dụng. Bài viết này tôi đặc biệt dành
cho anh em mới. Anh em nếu thấy hay thì comment và like ủng hộ nhé.

7. Mô hình Big M - đỉnh hơn cả mô hình hai đỉnh


Mô hình Big M trông khá giống như mô hình hai đỉnh, tuy nhiên nó là một biến thể khác
của mô hình hai đỉnh và có những quy tắc riêng và setup vào lệnh cụ thể. Nếu nó đúng
thì sẽ như thế nào, nếu nó sai thì sẽ vào lệnh như thế nào, tất cả sẽ được chia sẻ cụ
thể trong bài viết ngày hôm nay.
Mô hình Big M được Mr. Bulkowski (tác giả của cuốn Bách khoa từ điển các mô hình
giá trong phân tích kỹ thuật nổi tiếng trong giới trader) giới thiệu trong quyển sách Chart
Pattern After Buy. Nếu mô hình hai đỉnh có những quy tắc chung được giao dịch khá tự
do thì mô hình Big M lại có những quy tắc chặt chẽ bao gồm cả những tỷ lệ chi tiết giữa
những con sóng. Nhờ đó mà mô hình Big M có xác suất chính xác cao hơn và giúp cho
các trader có tỷ lệ thành công cao hơn.

MÔ HÌNH BIG M LÀ GÌ?


Dưới đây là mô hình Big M kinh điển
Thoạt nhìn có vẻ như nó là mô hình hai đỉnh. Đúng là giống thật, nhưng sau đây là một
số quy tắc cũng như đặc điểm nhận biết mô hình này.

Con sóng tăng / xu hướng tăng trước đó: phải nhanh, dốc, đi thẳng một mạch và ít có
cây nến đỏ xuất hiện, tạo ra các đỉnh thứ nhất.

Chiều cao con sóng tăng thường phải gấp đôi hoặc hơn gấp đôi chiều cao từ đỉnh thứ
nhất xuống cái đáy ở giữa đỉnh thứ nhất và đỉnh thứ hai.

Hai cái đỉnh phải có chiều cao gần bằng nhau, không quy định đỉnh nào cao hơn, đỉnh
nào thấp hơn, chỉ không được lệch nhau quá 1% là được. (Quy tắc này khác với lại mô
hình hai đỉnh)
Breakout: theo lý thuyết thì khi giá Breakout qua đường neckline, thì mô hình Big M
thành không, nhưng nếu nó không giảm mà tăng Breakout qua đỉnh thứ nhất thì chúng
ta sẽ có setup củ mô hình khác.

Dưới đây là sự phân biệt giữa mô hình hai đỉnh và mô hình Big M.
Đây là một mô hình Big M, có lẽ chúng ta sẽ thường thấy mô hình như vầy nhiều hơn:
4 SETUP CỦA MÔ HÌNH BIG M
Có một thực tế là không phải cứ gặp đúng mô hình đó thì giá chắc chắn sẽ đảo chiều.
Sẽ có những mô hình Big M đảo chiều cực tốt, giá đi xuống cực sâu, sẽ có những mô
hình bị cụt tức là không chịu đi xuống, hoặc đi xuống giữa chừng thì đảo chiều quay lên
lại. Vậy phải làm sao để biết mô hình nào trade tốt, mô hình nào không thể trade?

Dưới đây là 4 mô hình: 2 mô hình trade tốt - 2 mô hình trade không tốt. Dựa vào 4 mô
hình này, anh em có thể đánh giá vào đồ thị thực tế xem mô hình hiện tại mà mình
đang trade nằm trong trường hợp nào?
Như vậy, nếu đồ thị thực tế mà rơi vào trường hợp thứ 1 hoặc thứ 2 thì giá có khả năng
là sẽ không rớt sâu, ngược lại còn quay đầu hit stoploss.

Chỉ có setup 3 và setup 4 là khá an toàn để trade. Chúng ta để ý, sự khác biệt giữa các
setup tốt và setup không tốt phụ thuộc vào con sóng trước đó, nó càng dốc (bất kể tăng
giảm) thì giá sau khi hình thành mô hình rớt càng mạnh.

GIẢ SỬ MÔ HÌNH BỊ FAIL THÌ TRADE NHƯ THẾ NÀO?


Dĩ nhiên cũng có kịch bản cho mô hình bị fail, tức là nó không giảm như kỳ vọng hoặc
có vẻ như mô hình này là một false breakout.

Khi mô hình Big M bị fail, nó sẽ biến thành mô hình Busted Big M và cũng có quy tắc
riêng để vào lệnh.

Dưới đây là mô hình Busted Big M


Như chúng ta thấy, mô hình Busted Big M hình thành khi con sóng DE bị cụt, điểm E
không giảm sâu. Hay nói cách khác khoảng cách từ điểm C đến điểm E ít hơn 10% thì
lúc đó, chúng ta sẽ xem xét lệnh BUY cho mô hình này.

Mô hình này càng có xác suất cao hơn khi có những thế nến xác nhận có phe mua vào
cuộc tại điểm E như Pin bar, Outside Bar, Marubozu,...

Tôi đã chia sẻ xong mô hình đảo chiều Big M và những setup liên quan cũng như kịch
bản khi mô hình bị fail. Nếu anh em cảm thấy hữu ích thì like và comment ủng hộ nhé.
Lucky Trading!

8. Chiến lược cái nơ của Mr. Dave Landry - giao dịch


theo momentum
Cách đây không lâu, tôi đã chia sẻ với anh em một chiến lược đuổi theo giá nhờ
momentum của Mr. Dave Landry. Thật vậy, phong cách của Mr. Dave Landry chính là
trade theo momentum. Ý tưởng này khá thú vị và phù hợp đại đa số trader của chúng
ta. Do đó, tôi khuyên anh em nên tìm tài liệu của Mr. Dave Landry nghiên cứu, chắc
chắn sẽ có những phương pháp tốt cho trader chúng ta đấy.

Ngày hôm nay tôi sẽ chia sẻ tiếp một chiến lược khác - chiến lược cái nơ. Tại sao gọi là
cái nơ thì chút nữa anh em sẽ tự hiểu ra ngay.

Dave Landry lập luận rằng muốn trade được nhất định phải có xu hướng. xu
hướngmuốn trade được, nhất định nó phải mạnh, tức là phải có momentum. Thường
thì những giai đoạn đầu xu hướng và cuối xu hướng, momentum sẽ không xuất hiện
hoặc yếu dần, do đó, tư duy cần có để giao dịch hiệu quả đối với phương pháp này là
ăn ở giữa con sóng - nơi momentum lớn nhất.

Có rất nhiều cách để xác định momentum, thế những một trong những cách rất hay, tôi
nghĩ là rất mới lại mà anh em có thể chưa từng nghe đến đó là đường trung bình di
động (Moving Average). Chủ đề ngày hôm nay sẽ xoay quanh những đường MA mà
thôi.

Anh em chắc hẳn sẽ thắc mắc đường MA làm gì mà trade được, mà nó lại còn sử dụng
để phát hiện momentum nữa chứ. Đối với chúng ta thì nó dỏm thật, nhưng đối với
chuyên gia, MA là công cụ thực sự không thể thiếu đấy.

Chiến lược này còn có tên là đa trung bình di động (multiple moving averages), Mr.
Landry khám phá ra rằng những đường MA thường đi chung với nhau và nó sẽ tách
nhau ra xa khi thị trường có dấu hiệu đảo chiều. Do đó, nếu tinh tế mà để ý kỹ, chúng ta
hoàn toàn có thể dựa vào đường MA để phát hiện xu hướng sắp sửa kết thúc hay
chưa, từ đó biết được momentum mạnh hay yếu.

CHIẾN LƯỢC CÁI NƠ VỚI CÁC ĐƯỜNG MA KỲ DIỆU


Đọc đến đây mà anh em vẫn chưa đoán được tại sao là cái nơ thì xin mời nhìn hình
dưới đây:

Ở đây chúng ta có đường SMA 10 kỳ, EMA 20 kỳ và EMA 30 kỳ. Khi ba đường này cắt
nhau nó sẽ tại thành một mô hình giống như cái nơ.
Sau khi cái nơ này hình thành, thì xu hướng chính thức đảo chiều. Tuy nhiên, nó sẽ dễ
bị điều chỉnh tại vùng giá này khiến cho trader sợ hãi và nghĩ rằng MA quá chậm.

Chúng ta sẽ tìm những vùng điều chỉnh nhỏ để vào lệnh theo xu hướng.

Cụ thể hơn, sau đây sẽ là quy tắc BUY - SELL của chiến lược.

Quy tắc BUY:

+ Khi 3 đường EMA hội tụ lại 1 điểm và tách nhau ra, giá sẽ đảo chiều từ downtrend
(10-SMA < 20-EMA < 30-EMA) thành uptrend (10-SMA > 20-EMA > 30-EMA) hoặc
ngược lại. Sự đảo chiều này chỉ nên diễn ra trong 4 cây nến là lý tưởng nhất, nếu kéo
dài quá lâu, có thể sẽ thành sideways.

+ Đó chỉ là tín hiệu sơ khởi, chúng ta cần sự xác nhận từ thị trường khi giá tạo đáy sau
cao hơn đáy trước, đỉnh sau cao hơn đỉnh trước để thể hiện xu hướng tăng. Nói cách
khác, chúng ta cần tối thiểu 1 pullback.

+ Một khi hai điều kiện trên thỏa mãn, chúng ta sẽ vào lệnh BUY khi vượt lên cái đỉnh
đầu tiên của xu hướng tăng đó, tức là sau khi cái pullback hình thành xong và giá tăng
vượt đỉnh cũ.

Một lưu ý đặc biệt: nếu ba đường MA không tách ra mà có xu hướng chụm lại hoặc vẫn
còn đi ngang chưa chịu tăng / giảm thì phương pháp tại thời điểm đó là vô hiệu. Nếu lỗ
thì mạnh dạn cắt lỗ, nếu chưa vào lệnh thì không tiếc nuối.

Sau đây là một số ví dụ cho phương pháp này:


Còn đây là một setup SELL:

Tôi vừa chia sẻ xong một phương pháp nữa của Mr . Dave Landry về momentum và
cách giao dịch theo xu hướng dựa vào đường MA. Theo cách này thì chúng ta chẳng
còn sợ bị trễ giá do MA tạo ra nữa, vì trễ lúc này lại là lợi thế để chúng ta xác nhận mức
độ chính xác của xu hướng. Nếu anh em quan tâm đến các phương pháp của Mr. Dave
Landry thì comment để tôi viết thêm nhé.

9. Chiến lược vào lệnh cho trường hợp giá tăng / giảm
mạnh của trader nổi tiếng Dave Landry
Giá tăng quá mạnh hoặc giảm quá mạnh đôi khi khiến ta cảm thấy khá do dự. Tùy vào
trình độ và tính cách của mỗi trader mà có hai luồng quan điểm trái chiều như sau:

+ Giá đang tăng mạnh / giảm mạnh như vậy thì nó sẽ còn tăng tiếp / giảm tiếp nữa. Cứ
nương theo đà mà kiếm ăn

+ Giá đang mạnh như vầy thế nào cũng điều chỉnh. Không vào thì tốt hơn, tránh bị
FOMO.

Hai luồng quan điểm này luôn tồn tại do đó mới có kẻ mua người bán luân phiên nhau
liên tục.

Tôi vẫn thường khuyên anh em rằng khi giá tăng / giảm quá mạnh thì không nên vào
lệnh để tránh bị FOMO theo giá. Tuy nhiên, nếu anh em đã trade một thời gian và cảm
thấy mình rất hợp với phương pháp giao dịch theo Momentum thì phương pháp mà tôi
sắp chia sẻ sau đây sẽ phù hợp với anh em. Còn những anh em nào còn quá mới,
chưa có kinh nghiệm nhiều, tôi vẫn chỉ có 1 lời khuyên duy nhất: đừng bao giờ đua với
giá, chúng ta đua không kịp đâu.

Hôm nay tôi xin chia sẻ một trong những chiến lược về cách giao dịch của Mr. Dave
Landry. Mr Dave Landry là ai, và ông giỏi như thế nào thì anh em tìm lại những bài viết
trước của tôi nhé, tôi cũng có vài bài về trader này rồi.

Hôm nay tôi sẽ không nói nhiều về ông mà nói về một trong những chiến lược mà ông
chia sẻ trong quyển sách "My 10 Best Swing Trading Patterns and Strategies"
Anh em có thể mua về đọc thêm để tham khảo nhé. Chiến lược mà ông viết nhìn sơ
qua thì khá đơn giản, nhưng ông trình bày khá chi tiết và hợp lý.

Sau đây sẽ chiến lược của Dave Landry.

Nhiều khi thị trường tăng rất mạnh và đi vào vùng quá mua những tưởng nó sẽ đảo
chiều nhưng rốt cuộc lại tăng tiếp. Có những khi thị trường tăng mạnh lên rồi đảo chiều.
Nếu như vậy thì khi nào nên BUY khi nào nên SELL. Câu trả lời không gì khác hơn
ngoài chiến lược quản lý vốn thật chặt với stoploss hợp lý để phòng ngừa mọi thứ có
thể xảy ra.

Sau đây là một số quy tắc cần có để trade theo momentum của thị trường.
1. Thị trường nên có xu hướng bền vững trước đó, đây là một xu hướng khá dài rồi, và
ai cũng phải khẳng định rất xu hướng rất rõ ràng.

2. Đột nhiên giá thay đổi độ dốc, giá đi lên 1 cách thẳng đứng, tốc độ tăng cũng mạnh
hơn. Lúc này chúng ta sẽ hoang mang vì nghĩ thị trường kéo giá để bẫy trader FOMO.
Đúng thật là nếu anh em không có kinh nghiệm trading lâu, tôi khuyên đọc đến đây thì
không nên vào lệnh nữa.

3. Lúc này không nên vào lệnh ngay mà kỳ vọng vào một hành động pullback của thị
trường.
Thông thường, khi giá có momentum lớn như vậy thì pullback sẽ không sâu, do đó, chỉ
cần nó chỉnh về 23.6% Fibonacci cũng là quý lắm rồi. Đó là lúc chúng ta đặt lệnh để
nương theo giá.

Dĩ nhiên, bất kỳ khi nào cũng có thể sẽ đảo chiều vì giá tăng khá dốc, anh em nến đặt
stoploss gần cái đáy pullback, nếu thua thì sẽ thua rất ít, nương theo momentum thì sẽ
ăn được khá nhiều, như vậy xét về tỷ lệ Reward : Risk là hợp lý.

Một lưu ý nữa, anh em để ý thấy vùng pullback có volume khá mỏng thì xác suất giá
tiếp tục xu hướng là rất cao.

Lý thuyết vậy đủ rồi, chúng ta sang phần ví dụ:


Còn đây là ví dụ cho đồng BTC:

Đây là một ví dụ của tác giả, có vẻ đẹp hơn của tôi:


Tóm lại để trade theo phương pháp này cần có những điều kiện sau:

+ Phải có stoploss và takeprofit với tỷ lệ R:R hợp lý, ít nhất phải 3 : 1 trở lên.

+ Thỏa mọi điều kiện của theo phương pháp, thiếu 1 cũng không được. Ví dụ giá đang
tăng mạnh, không có pullback thì nhất định không FOMO theo.

+ Chống chỉ định cho những trader có ngưỡng chấp rủi ro thấp. Nếu anh em có tính
cách cẩn trọng hơn, thì nên trade pullback với xu hướng dốc vừa phải.

+ Anh em mới trade không nên theo phương pháp này vì rất dễ bị FOMO theo giá.

Lại thêm 1 chiến lược khá hay của một trader nổi tiếng. Anh em nếu thấy hữu ích thích
like và comment nhé. Lucky Trading!

10. Khi thị trường sideways thì trade như thế nào?
Hầu hết thời gian mà thị trường chuyển động là sideways. Đây là một thực tế khá phũ
phàng cho những trader bước đầu làm quen với các phương pháp giao dịchtheo xu
hướng, đặc biệt là những anh em sử dụng MA làm công cụ chính.

Nhưng trên thực tế, nếu chúng ta hiểu được bản chất và nguyên nhân tồn tại của nó,
chúng ta sẽ không còn ưu phiền vì thị trường thường xuyên đi ngang nữa. Ngược lại,
trạng thái sideways của thị trường còn cho chúng ta thời gian để giao dịch đấy.

Vậy thị trường sideways cũng có thể giao dịch được đúng không? Ý tôi không phải như
vậy. Dĩ nhiên, nhiều anh em vẫn có cách trade cho thị trường đi ngang dao động với
biên độ vừa phải. Nhưng tôi không khuyến khích anh em tìm hiểu món đó vì nó khá rủi
ro, nó chỉ dành cho những ai đã trải nghiệm một thời gian dài rồi. Việc của chúng ta vẫn
là giao dịch theo xu hướng.

Nhưng vấn đề được đặt ra là giao dịch theo xu hướng khi gặp thị trường đi ngang thì
nên làm gì? cư xử như thế nào? Đây sẽ là vấn đề cần bàn.

TẠI SAO THỊ TRƯỜNG LẠI ĐI NGANG?


Thị trường đi ngang có nhiều lý do, cũng tùy thuộc vào biên độ dao động của giá.

Thị trường đi ngang trong biên độ hẹp với volume mỏng có thể là thời điểm không ai
mua bán gì nhiều, thường xảy ra gần dịp lễ Tết... Với kiểu thị trường này thì đánh làm
gì cho mệt, thị trường nghỉ, mình cũng nghỉ cho khỏe.

Thị trường đi ngang với biên độ lớn hơn được coi là khoảng nghỉ của thị trường ở
giữa xu hướng hoặc có thể là trạm cuối trao đổi hàng - tiền của big boys dành cho nhỏ
lẻ để đảo chiều xu hướng. Đây mới là đối tượng mà chúng ta cần hướng đến.
Vậy với thị trường đi ngang kiểu này thì xử lý như thế nào? Điều đầu tiên cần làm là
không nhảy vào cho đến khi hết sideways hoặc thị trường đã breakout khỏi vùng đó và
đi theo 1 hướng nhất định.

PHÂN TÍCH VOLUME TẠI VÙNG SIDEWAYS


Manh mới volume có thể giúp bạn đoán được hướng tiếp theo mà giá sẽ chạy sau khi
rời khỏi vùng sideways.

Thường thì trong vùng sideways, lượng volume sẽ thấp đều hoặc cao đều, nhưng nó
sẽ bất thường ở một số điểm như đỉnh, đáy hoặc điểm breakout khỏi vùng sideways:

Như bạn thấy trong hình, volume thường cao hơn khi có 1 cây nến breakout khỏi vùng
sideways. Volume cao chứng tỏ lực mua / bán tại đó khá mạnh, và phe mua / bán khá
đông và đủ mạnh để có thể đẩy giá ra khỏi vùng đi ngang đó.

Vậy khi nhìn thấy volume như vậy, có nên trade liền không? Dĩ nhiên là không, volume
cũng chỉ là một trong những manh mối để chúng ta đánh giá thôi. Ít nhất chúng ta phải
chờ giá chính thức ra khỏi vùng đi ngang đó, càng tốt hơn nữa là chờ pullback lại rồi
mới quyết định vào lệnh.

XEM XÉT ĐỘ DÀI VÀ ĐỘ RỘNG CỦA VÙNG GIÁ ĐI NGANG


Độ dài và độ rộng khá là quan trọng. Giá đi ngang càng lâu, biên độ càng co hẹp, khả
năng giá breakout theo xu hướng cũ càng cao. Đó là thường như vậy thôi chứ không
phải lúc nào cũng vậy.
Trong một số trường hợp, thời gian diễn ra sideways càng dài, càng có nhiều cú
false breakout ở cả đỉnh và đáy khiến cho trader nhỏ lẻ Long cũng không được mà
Short cũng không xong, tâm lý trở nên khá hoang mang. Do đó, tốt nhất là khi giá đi
ngang, không Long cũng không Short và cũng không cố gắng đoán thị trường sẽ đi đâu
về đâu. Chúng ta chỉ nên đánh giá trước để lập cho mìn một kịch bản ứng phó mà thôi.

CHỜ ĐỢI RETEST - THỜI KHẮC CỦA CƠ HỘI


Nói tất cả thì hơi quá, nhưng hầu hết các cú breakout khỏi vùng giá đi ngang đều sẽ
test lại một trong hai biên của vùng đó. Đây chính là cơ hội tốt nhất để traderchúng ta
nhập cuộc và nương theo sức mạnh của thị trường. Có hai lý do để vào lệnh khi giá
retest tại các biên sideways:

+ Thị trường đã có hướng nhất định, phù hợp cho trader giao dịch theo xu hướng

+ Điểm vào lệnh tối ưu, không rủi ro như khi trade breakout mà lại có điểm đặt stoploss
hợp lý.

Trừ trường hợp giá breakout quá mạnh và không có dấu hiệu điều chỉnh, thì lúc đó phải
chịu thôi, không cần thiết phải đuổi theo làm gì vì không có cặp tiền này cũng có cặp
tiền khác.

Nói tóm lại, khi thị trường đi ngang, chiến lược đẹp nhất hay nhất là ngồi ngoài đánh giá
và đưa ra kịch bản để ứng phó khi giá breakout khỏi vùng sideways. Chỉ vào lệnh khi
giá đã breakout và retest lại. Xem xét volume để đoán được phần nào hướng đi của thị
trường nhưng không nên vào lệnh chỉ dựa vào điều kiện này.

Dĩ nhiên, anh em có những chiến lược khác xịn hơn dùng để trade trực tiếp trong vùng
sideways, nó rất hay và đáng được trân trọng. Không có phương pháp nào là hoàn
hảo, chẳng có tư duy nào là tuyệt đối, chỉ có trader phù hợp với cách tư duy và phương
pháp nào mà thôi. Tung đồng xu cũng là một phương pháp hay nếu nó kiếm được tiền.
Lucky trading!

11. Quá mua - quá bán có phải là tín hiệu đảo chiều,
hiểu sao cho đúng?
Quá mua quá bán là hai thuật ngữ hết sức quen thuộc với những trader sử dụng những
công cụ chỉ báo động lượng (momentum indicator). Nó giúp ích rất nhiều trong việc ước
đoán sức mạnh của xu hướng và dự báo được khả năng đảo chiều. Tuy nhiên, đối với
nhiều trader mới, khái niệm nay còn được hiểu sai rất nhiều. Quan trọng là những ngộ
nhận này đều là những sai lầm chết người. Tôi không biết kiến thức này do ai sáng tạo
ra, nhưng nếu vẫn còn tiếp tục giữ nó trong đầu và áp dụng thì thực sự thiệt thòi cho
chúng ta.

"Lên vùng quá mua, xuống vùng quá bán là tín hiệu thị trường sẽ đảo chiều." Đây là
một trong những bài học mà tôi được học khi mới bắt đầu nghiên cứu phân tích kỹ
thuật. Do đó, lúc mà RSI xuống 30 hay lên 70 tôi mừng lắm, nghĩ mình sắp giàu to rồi,
đến khi cháy tài khoản mới biết RSI xuống vùng 30 thì cũng giống như Stochastic
xuống vùng 20, và thế giới cũng chẳng có gì thay đổi, có chăng xu hướng đi mạnh hơn
nữa.

Từ đó, tôi rút kinh nghiệm rằng đây là một định nghĩa sai, và cho đến bây giờ vẫn
khẳng định là nó chưa bao giờ là đúng cả. Nhưng trên thực tế, kiến thức này vẫn còn
tồn tại và được truyền thụ lại với rất nhiều người. Anh em cũng đừng lo lắng gì, vì
không chỉ Việt Nam, mà các trader nước khác cũng ngộ nhận tương tự như vậy, và họ
đều phải trả cái giá rất đắt.

Tôi có một vài ví dụ cho anh em trader mới để anh em thấy rằng khi các indicator động
lượng như RSI, Stochastic rơi vào vùng quá mua - quá bán, giá không những không
đảo chiều mà còn chạy mạnh hơn nữa:
Trên đây là ví dụ 2 vùng quá bán cho thấy giá tăng khá mạnh và 2 vùng quá mua tương
ứng giá giảm rất đẹp.

Hay ở chỗ đây lại là những vùng dễ trade nhất, ít gặp rủi ro nhất và nhiều điểm vào
lệnh nhất, trade pullback cũng có điểm vào lệnh, trade breakout cũng rất nhiều cách.

Bây giờ, chúng ta tìm thêm 1 ví dụ nữa rõ ràng hơn về xu hướng và khái niệm sai lầm
trong đảo chiều xu hướng.
Ví dụ này có vẻ rõ hơn ví dụ trên. Chúng ta dễ dàng có thể thấy xu hướng tăng rất đẹp
nhưng chỉ báo Stochastic lại ở trạng thái quá mua đến 3 lần, và lần cuối cùng Stoch
duy trì trên mức 80 lâu nhất.

Ở lần thứ 3 này, giá tăng có vẻ rất bền vững không thoải cũng không quá dốc, con
sóng sau mạnh hơn con sóng trước. Đủ để thấy rằng khi giá rơi vào những vùng được
cho là cực điểm của thị trường thì không những không đảo chiều mà còn là cơ hội mua
bán rất tốt.

VẬY HIỂU NHƯ THẾ NÀO CHO ĐÚNG VỀ QUÁ MUA - QUÁ
BÁN?
Quá mua quá bán là những vùng cho biết thị trường đang thực sự nghiên về phiên nào
nhiều hơn, bên nào đông quá. Ví dụ bên mua đông quá, áp đảo bên bán thì gọi là quá
mua. Bên bán đông quá thì gọi là quá bán. Tôi cắt nghĩa vậy cho anh em dễ hiểu, nếu
anh em muốn nghiên cứu sâu hơn thì đọc thêm sách nhé.
Do đó, nó chẳng hề có ý nghĩa gì là đảo chiều cả. Không những vậy, nó còn thể hiện
được xu hướng đi vào trạng thái rõ ràng hơn, bền vững hơn, giúp cho trader có cơ hội
nhiều hơn.

Do đó chiến lược của chúng ta là tiếp tục theo xu hướng hoặc chí ít là không nên nghĩ
rằng thị trường đảo chiều để tránh đánh ngược hướng một cách phi lý.

Còn về phân kỳ thì câu chuyện đảo chiều do hiện tượng này thì đã nói rồi, nó chẳng
liên quan gì đến quá mua quá bán cả, chúng ta không nên gộp nó lại làm 1.

Trên đây là những quan điểm của tôi về câu chuyện quá mua - quá bán trên thị trường.
Mời anh em bàn luận thêm về chủ đề này. Lucky Trading!

12. Đường kháng cự - hỗ trợ ngang và trendline, cái


nào hiệu quả hơn ?
Kháng cự - hỗ trợ và trendline là công cụ cơ bản nhất trong những công cụ cơ bản,
công cụ quan trọng nhất trong những công cụ quan trọng nhất. Nhưng nếu đem Kháng
cự - hỗ trợ ngang và trendline ra bàn cân thì công cụ nào hiệu quả hơn, công cụ nào
giúp cho trade chiến thắng nhiều hơn. Tôi nghĩ đây là một chủ đề không những thú vị
mà nó còn rất cần thiết.

Thú thật là tôi chưa thấy ai sử dụng phân tích kỹ thuật mà không sử dụng cản ngang
(Kháng cự / hỗ trợ) và cản chéo (trendline). Các bạn có thể không sử dụng những công
cụ khác, chứ không thể bỏ quên hai công cụ này. Muốn trading giỏi, bắt buộc phải sử
dụng cản ngang và cản chéo giỏi.

Chủ đề này không phải viết ra để khuyên người ta nên dùng cái nào bỏ cái nào, mà tôi
muốn khai thác những điểm mạnh và nắm được những điểm yếu của từng công cụ.
Qua đó tìm cách khắc phục và hạn chế để sử dụng công cụ tốt hơn.

Tôi tạm gọi Kháng cự - hỗ trợ ngang là cản ngang, còn đường xu hướng là cản chéo
nhé.
Cản thường được sử dụng nhiều nhất là để trade breakout và pullback.

Bây giờ, chúng ta lấy một ví dụ là một đồ thị với hai cách vẽ: một là vẽ cản ngang, hai là
vẽ cản chéo. Để xem giá phản ứng với hai loại cản này như thế nào nhé.

Đây là đồ thị khi vẽ cản chéo:


Khá dễ vẽ đúng không, chỉ cần nối hai đỉnh lại đã có 1 đường trendline giảm,
giá breakout qua và retest lại tại đường trendline.

Bây giờ cũng đồ thị đó, chúng ta vẽ thêm cản ngang xem giá phản ứng như thế nào
nhé:

Lấy một đỉnh, vẽ đường ngang đi qua đỉnh đó chúng ta được kháng cự màu hồng. Rõ
ràng, giá đã test cản đó đến 3 lần trước khi tăng mạnh.
Như vậy, trong trường hợp này, chúng ta nên nghe theo đường cản nào: ngang hay
chéo?

Nếu suy xét một cách khách quan thì hai loại cản này có những ưu điểm và hạn chế
sau đây:

Về cản chéo: rõ ràng, giá cho điểm pullback rất đẹp tại đườn trendline giúp
cho trader cho điểm vào lệnh tối ưu. Hoặc nếu không trade pullback thì khi breakout,
giá vẫn còn khá thấp so với khi chờ breakout ở cản ngang.

Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của trendline chính là sự chủ quan. Tức là khi giá tạo đỉnh
/ đáy ở các vị trí khác nhau, sẽ cho các trendline khác nhau, và dẫn đến góc
nhìn breakout sẽ phụ thuộc vào người vẽ trendline. Từ đó xảy ra một hiện tượng đó là
false breakout. False breakout trong trường hợp này không hẳn là false breakout đúng
nghĩa mà đôi khi nó chỉ là false breakout của trendline này, chứ chưa breakout đôi với
trendline khác.

Tựu chung lại, tần suất false breakout khi giá vượt qua khỏi trendline sẽ gặp nhiều hơn
do tính chủ quan của người vẽ.

Đối với cản ngang, rõ ràng, việc false breakout có hay không sẽ dễ nhận viết hơn
nhiều. Vì chí ít, vẽ cản ngang cũng có sự nhất quán giữa đa số các traderhơn là vẽ
trendline. Nhưng bù lại, khi giá breakout khỏi một mức cản, đôi lúc nó đã đi quá xa.

Đây là sự một ví dụ cho thấy false breakout đối với cản chéo này, nhưng chưa chắc
đã breakout đối với cản chéo khác.

Còn đây là ví dụ thể hiện hành động khác nhau của giá khi gặp cản ngang và cản chéo:
Nói như thế này không có nghĩa tôi cho rằng trendline là vô tác dụng. Trendline rất
mạnh mẽ là đằng khác, nó xác nhận rất nhiều thông tin đặc biệt đấy. Nhưng ở góc
độ trader mới, anh em một là ưu tiên dùng cản ngang, hai là dùng cản chéo với mục
đích tham khảo thay vì dùng nó để đánh breakout hay trade pullback, vì chưa chắc gì
chúng ta đã vẽ đúng trendline, và chưa chắc gì nó đã phản ứng đúng với trendline mà
chúng ta vẽ.

Qua thời gian, những trader nhiều kinh nghiệm sẽ biết cách vẽ trendline như thế nào
cho hợp lý (cái này thuộc về kinh nghiệm) và dĩ nhiên nó vẫn là một công cụ cực kỳ
mạnh mẽ cho sự quyết định BUY - SELL của trader.

Anh em có ý kiến gì về trendline và kháng cự / hỗ trợ ngang. Xin mời cho ý kiến. Lucky
Trading!

13. Trading thật dễ - Làm sao để biết được thị trường


dao động mạnh hay yếu
Để tiếp nối những chuỗi bài trading cơ bản được anh em đón nhận rất nồng nhiệt, The
Blade làm hẳn 1 series trading thật dễ cho anh em trader mới với những kiến thức cơ
bản, dễ sử dụng, dể dàng tiếp cận. Tôi biết rằng trader mới rất cần những kiến thức cơ
bản trước học một cái gì đó chuyên sâu.

Chúng ta không thể ép buộc bản thân phải giỏi ngay một phương pháp hay một chiến
lược nào đó nếu không có nền tảng cơ bản.

Có được nền tảng cơ bản chúng ta được rất nhiều lợi thế:
+ Có thể đọc thêm tài liệu, đặc biệt là tài liệu nâng cao mà không sợ mông lung.

+ Có thể tiếp thu kiến thức từ sự chia sẻ của người khác. Vì người chia sẻ với mình đôi
khi họ không nói cơ bản đâu.

Do đó, series trading thật dễ này hy vọng là một cánh cửa nhỏ giúp anh em tiếp cận dễ
dàng hơn với chân trời kiến thức mới.

Chủ đề hôm nay là đo lường độ biến động của thị trường, hay nói cách khác làm sao
để biết được thị trường đang dao động mạnh hay yếu.

TẠI SAO CẦN PHẢI BIẾT THỊ TRƯỜNG ĐANG DAO ĐỘNG
MẠNH HAY YẾU?
Đầu tiên là để hạn chế rủi ro. Suy cho cùng, công việc chính của trader không phải là
kiếm thật nhiều tiền, mà giữ cho tài khoản lỗ ít nhất có thể.

Hay nói cho dễ hiểu hơn, trader nên đặt công việc quản lý rủi ro lên trên cả việc làm
sao để ăn lệnh này, lệnh nọ.

Do đó, việc biết được thị trường đang dao động mạnh hay yếu trước tiên là để tránh bị
thua lỗ một cách không đáng. Cụ thể như thế nào tôi sẽ nói sau.
Thứ hai, biến được độ biến động của thị trường, chúng ta có thể dự đoán được thị
trường sẽ đi như thế nào trong tương lai.

Theo quy tắc, nếu thị trường đạt biến động cực đại, nó sẽ điều chỉnh so với hướng đi
trước. Ngược lại, nếu thị trường dao động cực tiểu (đi ngang, không dao động trong
một thời gian) thì đó là dấu hiệu thị trường sắp sửa có 1 đợt sóng lớn.
NHỮNG CÔNG CỤ NÀO CÓ THỂ ĐO ĐƯỢC ĐỘ BIẾN ĐỘNG
CỦA THỊ TRƯỜNG
Nếu ai đã quen rồi thì nhìn bằng mắt thường cũng có thể nhận ra được. Tuy nhiên, đối
với những anh em trader mới, có một công cụ sẽ nhìn chính xác hơn.

Công cụ ATR

ATR là một công cụ khá đa năng. Nó vừa để đo độ biến động thị trường, vừa có thể
tính toán được điểm đặt stoploss.

Như ở ví dụ này, chúng ta có thể cài ATR vào để nhận ra được khi nào thị trường biến
động mạnh, khi nào biến động yếu:

Khi ATR tăng lên, thể hiện rằng thị trường đang biến động mạnh dần.

Khi ATR giảm xuống, thể hiện rằng thị trường đang biến động yếu dần.

Công cụ Bollinger Bands và Bollinger Bands Width

Phải nói rằng nhờ hai biên của Bollinger Bands mà chúng ta có được rất nhiều lợi thế.

Cụ thể, khi hai biên mở rộng ra chính là lúc thị trường biến động khá là mạnh. Và khi
hai biên mở rộng cực đại, tức là thị trường sắp sửa sẽ điều chỉnh:

Ngược lại, khi hai biên co hẹp dần và không thể co hẹp thêm được nữa, độ biến động
của thị trường lúc này khá yếu, lúc đó có thể dự đoán rằng, giá sắp sửa bung mạnh về
1 hướng. Đây là hiện tượng thắt nút cổ chai của Bollinger Bands.

Lưu ý rằng, thắt nút cổ chai càng lâu, giá bung càng mạnh và đi càng xa.
Để có thể hình dung được mức độ mở rộng của Bollinger Bands, người ta sáng tạo
ra Bollinger Bands Width để trader có thể dễ dàng nhìn hơn.
Như bạn thấy trong hình, những lần Bollinger Bands Width tăng quá cao và tạo đỉnh là
lúc giá bắt đầu điều chỉnh sau cú tăng / giảm mạnh trước đó.

Ngược lại, khi Bollinger Bands Width giảm xuống đáy và duy trì quanh vùng đáy, thì
không lâu sau đó, giá sẽ có một lực tăng / giảm cực mạnh.

Đó là sự ưu việt của Bollinger Bands Width mà không một công cụ nào có được. Nó
vừa đo độ biến động, vừa báo hiểu trước trạng thái sắp tới của thị trường. Đây thực sự
là một công cụ cần thiết để anh em giao dịch đấy.

Ngoài 2 công cụ này ra, chúng ta có thể sử dụng MA để đo độ biến động.

Tôi vừa chia sẻ xong 1 chủ đề trong chuyên mục Trading thật dễ. Hy vọng nó hữu ích
cho anh em mới. Lucky Trading!

14. Hướng dẫn phân tích đa khung thời gian -


phương pháp tối ưu cho trader mới
Đối với hầu hết các trader, phân tích đa khung thời gian luôn là sự lựa chọn hàng đầu
cũng là sự lựa chọn tối ưu. Sử dụng cả ba khung thời gian thì dễ nhưng để kết hợp
chúng lại với nhau là một việc không hề dễ dàng bởi lẽ, luôn có hai yếu tố cản trở
chúng ta thực hiện theo phương pháp này, hai yếu tố đó không gì khác hơn ngoài hai
chữ QUÊN và LÀM BIẾNG.

Quên và làm biếng không phải tự nhiên mà có, bởi lẽ nguyên nhân sâu xa của nó
là trader vẫn chưa nắm được cách phân tích đa khung thời gian, dẫn đến sử dụng
không hiệu quả mà không còn thói quen sử dụng nữa. Đa phần họ - những tradermới
vẫn có xu hướng dùng đúng 1 khung thời gian để xem xu hướng, phân tích và tìm điểm
vào lệnh.

Bài viết hôm nay cũng nhẹ nhàng thôi, tôi không nói những gì cao sang nữa mà quay
về những thứ bình dị mộc mạc. Một phần để anh em mới dễ tiếp cận thị trường, một
phần để anh em cũ như tôi ôn lại kiến thức, vì đâu đó trong đường đời trading tấp nập,
chúng ta vô tình đánh rơi những kiến thức thực sự quý báu mà không hề hay biết. Tôi
sẽ là người nhặt lại cho anh em.

TẠI SAO PHẢI SỬ DỤNG PHÂN TÍCH ĐA KHUNG THỜI


GIAN ?
Có trader đã từng hỏi tôi rằng" tại sao không trade 1 khung cho đỡ mệt mà xem tới 3
khung, chẳng lẽ khung nào có tín hiệu thì vào lệnh khung đó để có nhiều cơ hội hơn
à?"

Đó là cách hiểu sai về đa khung thời gian. Vì chúng ta xem 3 khung không phải để vào
lệnh ở cả 3 khung. Mà mỗi khung sẽ có 1 vai trò riêng. Vai trò như thế nào, chút nữa
nói sau.
trader đó lại hỏi tôi: xem 1 khung không được sao, vì nói cho cùng dù cho khung nào đi
chăng nữa, thì giá đi lên thì nó cũng phải thể hiện đi lên mà thôi, có gì khác nhau đâu?

Khung thời gian không chỉ dành để trade, mà mỗi khung có một giá trị thông tin khác
nhau, hay nói cách khác, mỗi khung thời gian sẽ cung cấp cho trader những thông tin
đặc thù mà khung khác không hề có được. Do đó mới sử dụng 3 khung.

SỬ DỤNG PHÂN TÍCH ĐA KHUNG THỜI GIAN NHƯ THẾ


NÀO ?
Để hiểu rõ hơn những gì tôi muốn nói bên trên, sau đây sẽ là ví dụ về cách sử dụng
phân tích đa khung thời gian.

Giả sử tôi là một trader chuyên trade khung H1. Vì tôi thấy khung M15 khá nhanh, tôi
theo không kịp, khung H4 lại quá chậm, nhiều khi ngủ gật không vào lệnh được, nên tôi
chọn khung H1 - khung thời gian tôi cảm thấy thoải mái nhất khi trade.

Như vậy, đầu tiên, tôi sẽ nhìn khung H4 (tức là khung cao hơn khung tôi trade) để nhìn
bức tranh lớn. Nhìn bằng H1 cũng được, nhưng nó không lột tả được nhiều yếu tố
của xu hướng: như độ mạnh yếu, độ dốc, thời gian hình thành, các kháng cự/ hỗ
trợ mạnh,... những thứ mà H1 không thể nào cung cấp được.

Như trên hình thì xu hướng hiện tại là tăng, và có vẻ nó khá bền vừng, nó đã hồi về
đường trendline và đường hỗ trợ bên dưới. Không có dấu hiệu gì cho thấy xu
hướng yếu đi cả.
Như vậy, nhờ có H4 mà chúng ta yên tâm BUY và chỉ BUY.

Bây giờ nhìn xuống H1, tôi gắn thêm Stochastic để xem một vài thứ.

Giá hiện tại đang chạm trendline dài hạn, rất có khả năng sẽ chặn lại lực giảm ngắn
hạn ở hiện tại. Tôi thấy thị trường đang test kèm thế nến doji cho thấy lực giảm đã
dừng.

Nhìn sang Stochastic, nó không rớt xuống quá bán mà quay đầu tăng lên, hai đường
cắt nhau cho tín hiệu mua. Ổn rồi, tức là cơ hội tăng hiện tại là có, nhưng mua ở chỗ
nào bây giờ, tôi vẫn chư thấy lực tăng. Thông tin đó chỉ được cung cấp ở khung nhỏ
hơn khung H1 - khung M15.

Bây giờ tôi mở khung M15 ra và thấy như vầy:


Giá quả thật đang test xung quanh trendline, đường Stoch cũng có phân kỳ. Tôi có thể
vào lệnh ngay tại đây để có được điểm BUY tốt và stoploss cực ngắn. Nhưng nếu tôi là
người thận trọng hơn, tôi chờ 1 cây nến tăng vượt qua vùng sideways hiện tại để xác
nhận phe mua xuất hiện.

Như vậy, lệnh BUY của tôi vẫn có stoploss ngắn (chỉ dài hơn khi mua hiện tại một chút
thôi).

Và đây là kết quả:


Rõ ràng, tôi đã mua được vùng đáy pullback nhờ những thông tin mà khung M15 cung
cấp, nếu ở khung H1, tôi sẽ không biết những thông tin chi tiết như vậy.

Tôi không đưa ra nhiều lý luận mà chỉ ví dụ bằng 1 cú trade. Bài viết này mang đậm
kiến thức cơ bản, giúp trader mới dễ dàng hiểu và áp dụng cũng như giúp trader cũ ôn
lại kiến thức. Anh em thấy hay thì comment ủng hộ nhé! Lucky Trading!

15. Không phải phân kỳ nào cũng sẽ đảo chiều. Đây là 4


quy tắc mà trader mới cần biết

Phân kỳ được xem trader là một trong những công cụ mạnh mẽ để dự báo sự
đảo chiều của một xu hướng. Tuy nhiên có một thực tế là không phải cứ
thấy Phân kỳ là chắc chắn sẽ đảo chiều, hoặc có những lúc đảo chiều nhưng lại
không hề xuất hiện Phân kỳ. Như vậy, phải hiểu Phân kỳ như thế nào cho đúng,
sử dụng Phân kỳ như thế nào cho hiệu quả, sau đây là 9 quy tắc mà tôi muốn
chia sẻ cho anh em, những ai đã và đang sử dụng Phân kỳ là một phần trong hệ
thống giao dịch của mình những chưa hiệu quả.

Cuối tuần rồi làm một bài viết nhẹ nhàng cho anh em dễ học thôi nhé. Gần đây tôi
nhận được nhiều tin nhắn của anh em mới, tôi nghĩ rằng nên xen kẽ những bài
viết cơ bản để phục vụ những anh em mới vào, chứ nếu viết nâng cao quá thì chỉ
có trader lâu năm mới đọc được, anh em mới tôi biết là thắc mắc nhiều thứ lắm.

Phân kỳ là một chủ đề bao la rộng lớn, bởi lẽ nó liên quan đến rất nhiều công cụ
momentum như Stochastics, RSI, Momentum, MACD,... mỗi công cụ sẽ có cách
biểu diễn Phân kỳ khác nhau. Thậm chí, với cùng một công cụ nhưng nếu số kỳ
khác nhau, Phân kỳ sẽ khác nhau, nhưng mỗi thứ sẽ thể hiện một ý nghĩa khác
nhau.

Do đó, với chủ đề này, chúng ta vẫn còn rất nhiều điều để nói. Nhưng hôm nay,
tôi chỉ nói những thứ dễ hiểu cho anh em mới - trader đang sử dụng Phân
kỳ chưa đúng, chưa hiệu quả, vì có lẽ họ đã hiểu sai ý nghĩa của Phân kỳ.

Hướng dẫn sử dụng: bài viết này không dành cho pro trader nhé anh em.

MỌI THỨ PHẢI THẬT RÕ RÀNG


Để phân kỳ hình thành và có ý nghĩ, giá phải hình thành một trong những yếu tố
sau đây:

+ Đỉnh sau cao hơn đỉnh trước

+ Đáy sau thấp hơn đáy trước

+ Mô hình hai đỉnh

+ Mô hình hai đáy


Nói cho dễ hiểu trước khi có phân kỳ, thị trường phải có xu hướng rõ ràng, hoặc
là tăng hoặc là giảm.

Trường hợp thị trường đi ngang thì phân kỳ sẽ không có ý nghĩa. Anh em nhớ
nhé. Không cần phải để ý phân kỳ khi thị trường không có xu hướng.
VẼ ĐỈNH VÀ ĐÁY CỦA GIÁ PHẢI TƯƠNG ỨNG VỚI ĐỈNH VÀ
ĐÁY CỦA INDICATOR
Giả sử tôi dùng indicator phân kỳ là Stochastic chẳng hạn, thì khi có phân kỳ nó
phải tương ứng đỉnh đáy với nhau.

Đáy của giá phải tương ứng với giá của Stoch, đỉnh của giá cũng phải tương ứng
với đỉnh của Stoch.

Một số anh em mới thường hay mắc lỗi này khi vẽ phân kỳ như sau:
Ở trường hợp thứ 2, rõ ràng chúng ta thấy là không đúng vì đỉnh đáy của Stoch
không tương ứng với đỉnh đáy của giá, thành ra có phân kỳ cũng không có ý
nghĩa nhiều.

PHÂN KỲ SẼ MẠNH HƠN NẾU CÓ SỰ XÁC NHẬN CỦA CÁC


YẾU TỐ KHÁC
Theo lý thuyết, phân kỳ báo hiệu cho một sự đảo chiều xu hướng. Tuy nhiên, nó
chỉ là dấu hiệu, không phải là chắc chắn sẽ đảo chiều. Do đó, không phải cứ
thấy phân kỳ là sẽ đảo chiều.

Đa phần trader đánh ngược xu hướng đều bị dính bởi cái lỗi này, do đó, cần phải
thay đổi lại tư duy về phân kỳ 1 chút.

phân kỳ là tín hiệu sơ khởi, tức là nó cảnh báo cho chúng ta thị trường sắp kết
thúc xu hướng cũ, chuẩn bị đi ngang hoặc quay đầu theo xu hướng mới.

Trong thời gian này, thay vì đặt lệnh ngay thì hãy theo dõi 1 số yếu tố sau để tăng
thêm xác suất thành công:

+ Giá có đang chảm cản cứng / cản ở khung thời gian lớn hơn

+ Có thể nến Pinbar, Engulfing

+ Có volume bất thường ở vùng đỉnh


+ Có mô hình giá (cái niêm, vai đầu vai, hai đỉnh, hai đáy,...)

+ Giá đã bẻ gãy trend ?

Đây là những yếu tố xác nhận cho việc đảo chiều.

Tóm lại, chỉ sử dụng phân kỳ để giao dịch thì không có lời được, cần phải kết
hợp mọi thứ lại với nhau.

NẾU CON TÀU ĐÃ CHẠY THÌ CHỜ CON TÀU KHÁC, ĐỪNG
NÊN BÁM THEO
Nếu ở thời điểm nào đó, bạn bật chart lên, thấy phân kỳ, giá đã chạy gần hết hoặc
chạy quá mạnh từ mức đỉnh / đáy phân kỳ. Đừng tiếc nuối mà cố vào lệnh cho
bằng được.

Hãy cứ để con tàu chạy. Thị trường vẫn còn đó, chúng ta vẫn ngồi đây. Ngày nào
giá cũng chạy (thứ 7, chủ nhật thì nghỉ), phân kỳ sẽ vẫn xuất hiện, các bạn yên
tâm.

Đây là một bài viết cơ bản dành cho trader mới. Tôi hy vọng anh em nào mới tiếp
xúc với phân kỳ có thể đọc được bài này để tránh phạm phải những sai lầm
không đáng, vì phía trước chúng ta còn rất nhiều thứ khác để học. Lucky
Trading!

16. Chiến lược giao dịch theo xu hướng chỉ với công cụ ADX
Giao dịch theo xu hướng là một trong những trường phái được hầu hết traderưa
chuộng. Có rất nhiều phương pháp giao dịch theo xu hướng, có thể sử
dụng price action, Ichimoku, sóng Elliott, hoặc các indicator MA, Bollinger Bands,
MACD,... để làm công cụ cho hệ thống giao dịch theo xu hướng.

Một trong những công cụ chỉ báo xu hướng rất hiệu quả nhưng cũng tương đối ít
người dùng, có lẽ vì trader chưa hiểu hết sự hiệu quả của nó chăng?

Bài viết hôm nay sẽ nói về đường ADX cùng với hai đường liên quan +DI và -DI
và chiến lược giao dịch theo xu hướng với công cụ này.

Tiếp nối truyền thống chia sẻ chiến lược cho anh em, tôi sẽ tiếp tục là ông mai ba
mối, hy vọng sẽ gả đúng em này cho nhiều trader phù hợp.

TẠI SAO LẠI LÀ ĐƯỜNG ADX ?


Như anh em đã biết, ADX là một trong những chỉ báo thể hiện xu hướng thị
trường khá hiệu quả. Không những vậy, nó còn có khả năng đo lường sức mạnh
của xu hướng, cho chúng ta biết khi nào có trend, khi nào non-trend.

Tuy nhiên, điểm hạn chế của ADX là chỉ có thể thể hiện được xu hướng và đo
lường lực của xu hướng đó, chứ không biết được là xu hướng tăng hay xu
hướng giảm.

Do đó, để hạn chế khuyết điểm này, chúng ta dùng thêm hai đườn +DI và -DI
(cũng trong bộ ADX thôi, chứ không có gì xa lạ cả). Hai đường này sẽ giúp chúng
ta phán đoán được trend tăng và trend giảm.

Một cách sử dụng +DI và -DI là:

+DI cắt lên trên -DI, đó là tín hiệu của xu hướng tăng.

+DI cắt xuống dưới -DI, đó là tín hiệu của xu hướng giảm.

Lý thuyết là vậy thôi, bây giờ chúng ta sẽ đi vào chiến lược thì nó sẽ thực tế hơn.

CHIẾN LƯỢC GIAO DỊCH THEO XU HƯỚNG VỚI ADX


Thông số cho ADX là 12 kỳ còn thông số cho hai đường DI sẽ là 28 kỳ nhé anh
em.

Ví dụ tôi đưa ra lần này là cho chiến lược BUY.

Bước 1: Đường ADX cần cao hơn 30

Đầu tiên, để giao dịch theo xu hướng thì cần phải có xu hướng trước
đã. ADX trên 30 thể hiện thị trường đang có xu hướng. Nếu nằm dưới 30 tức là
thị trường sideways, tốt nhất đứng ngoài, đỡ mệt.
Bước 2: Đường +DI cần nằm trên đường -DI

Như lúc này đã nói, đường +DI nằm trên -DI thì chúng ta có thể hiểu rằng thị
trường đang tăng, chúng ta sẽ xem xét lệnh BUY (chưa BUY liền nhé).

Nếu nó dính chùm nhau hoặc +DI nằm dưới -DI thì là trend giảm, chúng ta sẽ xem
xét lệnh SELL thay vì lệnh BUY.

Bước 3: BUY khi thỏa hai bước trên nhưng kèm một số điều kiện
Ở đây chúng ta sẽ chia làm hai phương án tùy thuộc vào tính cách của
mỗi trader.

Một là trade breakout hoặc vào lệnh liền nếu thỏa hai bước trên để nương theo
momentum hiện tại của xu hướng. Lợi thế của phương án này là bắt kịp thị
trường không bỏ lỡ cơ hội nếu thị trường đang rất mạnh và không có dấu hiệu
điều chỉnh.

Hai là trade pullback, tức là nếu giá đang lên cao thì khoan hãy vào lệnh. Động
lượng chỉ là giảm đi vì chốt lời thôi nhưng trend thì vẫn còn đó, +DI vẫn nằm trên
-DI, ADX vẫn trên 30, thì không việc gì phải vội. Điểm mạnh của pullback là hạn
chế được rủi ro drawdown, có điểm đặt stoploss ngắn.

Bước 4: Đặt stoploss và take profit


Stoploss sẽ được đặt dưới đáy của xu hướng

Takeprofit sẽ được kích hoạt khi +DI dính vào -DI hoặc ADX giảm xuống 30.

Tôi vừa chia sẻ xong một chiến lược giao dịch theo xu hướng khá đơn giản. Anh
em nên áp dụng linh hoạt dựa vào kinh nghiệm thay vì xem nó như một chén
thánh nhé. Lucky Trading!

17. Mô hình hai đỉnh, hai đáy - Chuyện chưa kể


Mô hình hai đỉnh - hai đáy đối với trader thì đã quá quen thuộc, nó xuất hiện nhiều và
phổ biến đến nỗi bất cứ một trader nào, kể cả trader mới bước vào thị trường cũng có
thể phát hiện ra nó. Tuy nhiên, việc trade theo mô hình 2 đỉnh - 2 đáy không đơn giản
như việc phát hiện ra nó.

Có thể là do trader chưa nghe được những câu chuyện chưa kể về 2 đỉnh - 2 đáy
chăng?

Đùa thôi, sau đây sẽ là series chuyên mục chuyện chưa kể - chuyên đề "Mô hình hai
đỉnh - hai đáy".

Như thường lệ, những kiến thức từ quyển sách Mr Martin Pring sẽ được lược dịch và
đem về để tôi và anh em cùng học.

Không dài dòng nữa, chúng ta vào bài luôn.

MÔ HÌNH HAI ĐỈNH VÀ TÂM LÝ ĐẰNG SAU


Khái niệm về mô hình này như thế nào thì chắc anh em cũng biết hết rồi, tôi không định
nghĩa lại nữa nhé. Anh em nào chưa từng nghe mô hình này thì vào chuyên mục lớp
học và xem phần khái niệm. Sau đó quay lại đây nghe chuyện chưa kể sẽ hiểu được
tường tận mô hình hai đỉnh - hai đáy.

Chúng ta sẽ nói về mô hình này bằng ngôn ngữ volume:

Trước khi mô hình hai đỉnh xuất hiện là một xu hướng tăng . Đỉnh thứ nhất hình thành
kèm volume cực lớn cho thấy xu hướng tăng sắp kết thúc. Volume cực lớn này chính là
lượng lớn đám đông bị FOMO , chấp nhận đua lệnh, mua giá cao vì nghĩ nó còn cao
nữa, nhưng vô tình lại đang mua hàng mà Big Boys đang bán.

Chúng ta nên nhớ rằng cái gì thơm ngon, dễ dàng chỉ nằm ở trong bẫy chuột. Cái gì mà
nhìn rõ mồn một thì không còn là cơ hội nữa rồi. xu hướng nhìn quá rõ, ai cũng cho
rằng nó tăng, thì đã tới đỉnh rồi đấy (đây là kinh nghiệm của tôi).

Khi giá tạo đỉnh đầu tiên, nó chưa đảo chiều liền đâu, vì hiện tại thị trường đang rất
bullish, phe bán vẫn chưa thể mạnh hơn phe mua. Chúng ta cần 1 cú test lại để biết
phe mua đã yếu.

Vào lúc đó thì đỉnh thứ hai xuất hiện, gần bằng đỉnh thứ nhất hoặc thấp hơn, nhưng
volume lúc này lại thấp hơn đáng kể.

Như tôi đã chia sẻ trong bài viết Volume - chuyện chưa kể, tại một đỉnh có volume thấp
thì chứng tỏ phe mua không còn tha thiết gì việc mua để nâng cổ phiếu lên nữa, hiện
tại, thị trường đang vắng bóng phe mua, nhưng không đồng nghĩa là phe bán mạnh.
Tuy nhiên một điều lưu ý là những người FOMO ở cái đỉnh đầu tiên thì stoploss của họ
hầu như đặt ở dưới đường neckline (viền cổ). Do đó, khi mà giá di chuyện xuống vùng
này và khớp cái stoploss của phe mua (chính là lệnh bán) thì lúc này giá chạy rất nhanh
xuống đường viền cổ và hình thành mô hình hai đỉnh.

Đó là lý do tại sao sách giao khoa thường dạy rằng giá khi breakout đường viền cổ mới
được vào lệnh là như vậy.

Đó là mô hình hai đỉnh, tương tự chúng ta cũng có mô hình hai đáy với diễn biến
volume giống y hệt vậy:

NHỮNG MÔ HÌNH HAI ĐÁY - HAI ĐỈNH BIẾN DẠNG


Mô hình hai đỉnh - hai đáy khá phổ biến nhưng không phổ biến những mô hình giống
như trong sách giáo khoa. Cái gì lý thuyết nó cũng đẹp đẽ cả, nhưng thực tế thì xấu xí
vô cùng.

Nhờ "may mắn như vậy", mà chúng ta thường lỗ khi trade mô hình này. Trên thực tế,
mô hình thường biến dạng rất nhiều nhưng nó vẫn được xem là mô hình hai đỉnh - hai
đáy.

Mô hình hai đáy Trung Quốc

Đây là lý thuyết:
Còn đây là thực tế:

Ở mô hình này, chúng ta để ý, con sóng xuống hình thành đáy thứ hai có vẻ thoải và
kéo dài hơn. Nó làm cho hai đáy có vẻ không đều nhau, đáy thứ hai sẽ to và dài hơn
đáy trước. Nhưng nó vẫn tuân theo quy tắc về hình dáng và volume. Do đó, vẫn được
xem là hai đáy.

Mô hình hai đáy platform


Tôi để tên tiếng Anh, vì dịch ra tiếng Việt nó không có ý nghĩa, anh em nhìn hình thì sẽ
hiểu tại sao nó có tên platfrom:

Hình thực tế:

Chắc với anh em, nếu không đọc sách của Mr Martin Pring, chúng ta không thể nhìn ra
đây là mô hình hai đáy. Nhưng nếu đúng quy tắc, thì nó vẫn là hai đáy và vẫn tạo ra cơ
hội để chúng ta trade.
Chúng ta còn vài mô hình biến thể nữa, nhưng nó khá phức tạp, thôi thì tôi sẽ để dành
lại cho bài sau để co thể nói rõ hơn. Anh em comment ủng hộ tinh thần nhé. Lucky
Trading!

18. Nghe phỏng vấn Mr John Bollinger về Bollinger Bands

Thật tuyệt vời khi nghe Mr John Bollinger bàn về công cụ mà ông ấy sáng tạo ra. Phải
nói rằng đây vẫn là một trong những công cụ tuyệt vời nhất mà chúng ta sử dụng nếu
trade theo phân tích kỹ thuật.

Khá là may mắn khi tôi lục được đống kho sách bụi bặm của tôi quyển "10 Technically
Speaking tips and strategies from 16 top traders" của tác giả Chris Wilkinson. Nói là tips
cho khiêm tốn thôi, chứ toàn là những bài học và bổ ích của 16 trader có máu mặt trên
thị trường, nhiều trong số họ khá quen thuộc với chúng ta như Mr John Bollinger, Mr
Marc Chaikin (người sáng tạo ra công cụ đo lường dòng tiền Chaikin Money Flow), Mr
John Murphy (cha đẻ phân tích liên thị trường), Mr Martin Pring, Mr Ralph Bloch,...
Đây là một quyển sách gồm 400 trang ghi lại toàn bộ cuộc phỏng vấn về phương pháp
sử dụng của 16 trader máu mặt. Trong quyển sách này, anh em có thể học được rất
nhiều bài học hữu ích, vì đa số đều chia sẻ kinh nghiệm và lời khuyên thực tế chứ
không qua loa hay hàn lâm như những quyển sách khác.

Tôi sẽ lược dịch lại cho anh em những kiến thức nào mà tôi thấy sẽ hữu ích cho chúng
ta. Và dĩ nhiên nếu anh em có quan tâm thêm thì tôi sẽ dịch tiếp. Còn không thì tôi đọc
1 mình và viết chủ đề khác cho anh em vậy.

Bài viết hôm nay sẽ là một đoạn phỏng vấn một trong 16 trader trong quyển sách này -
Mr John Bollinger. Sau đây là cuộc trò chuyện giữa tác giả Chris Wilkinson và Mr John
Bollinger.
Trước khi đọc, tôi quy ước như thế này: dòng in đậm sẽ là dòng câu hỏi của tác giả,
còn dòng in thường là câu trả lời của người được phỏng vấn.

CUỘC TRÒ CHUYỆN VỚI MR JOHN BOLLINGER


Ông phát triển chỉ báo Bollinger Bands, đến nay đã được bao nhiêu năm rồi?

Từ năm 1983.

Ông định nghĩa như thế nào về Bollinger Bands?

Bollinger Bands là một đường trung bình 20 kỳ với hai biên được tính là độ lệch chuẩn
của những điểm di động tạo thành đường trung bình đó.

Nếu 1 người muốn thay đổi số kỳ của Bollinger Bands thì phải đổi thông số của hai biên
thì mới hợp lý. Ví dụ, nếu Bollinger Bands 10 kỳ, thì hai biên nên đặt thông số là 1.5.
Nếu người nào đó muốn tăng lên 50 kỳ thì hai biên nên đặt là 2.5. Đó là mối quan hệ tỷ
lệ thuận giữa biên giữa và hai biên.

Ông có thể cho tôi một ví dụ về việc sử dụng Bollinger Bands để xác định đỉnh
đáy một cách tương đối không?

Nếu giá gần biên trên, nó được định nghĩa là một đỉnh tương đối. Ngược lại, nếu giá
gần biên dưới, nó là đáy tương đối. Tuy nhiên, cái chúng ta cần là phải có 1 sự xác
nhận của giá. Bollinger Bands dù gì cũng chỉ là một dấu hiệu. Nhưng cách dễ nhất để
trade với BBs là tìm mô hình M và anh em song sinh ngược đầu với nó - mô hình W.
Đó là cách để xác định đỉnh đáy.

Ông có thể nói rõ hơn về mô hình M và W được không?

Đây là hai mô hình xuất hiện khá phổ biến trên đồ thị giá. Trong nhiều trường hợp hai
đỉnh trong mô hình M hoặc hai đáy trong mô hình W sẽ hình thành bên ngoài dải band.
Đó chính là cơ hội để tìm điểm đảo chiều củ một con sóng hay cả xu hướng.
Nhờ kết hợp mô hình này với hành độ động giá rớt ra khỏi dải band mà chúng ta có thể
giao dịch đảo chiều xu hướng với xác suất cao hơn bình thường.

Liệu cách sử dụng Bollinger Bands và mô hình M và W đều phù hợp với các
chiến lược đánh ngắn hạn và dài hạn không?

Phù hợp hết. Bạn có thể tìm setup này ở đồ thị 5 phút. Nhưng nó là setup trade đảo
chiều, do đó bạn không thể nào tìm ra nó khi đang ở giữa xu hướng được đâu.

Đâu là sai lầm phổ biến mà những trader thiếu kinh nghiệm sử dụng Bollinger
Bands?

Tôi nghĩ đó là tâm lý và cảm xúc. Khi mọi thứ đều quá cực đoan, họ sẽ sử dụng sai
công dụng mà Bollinger Bands mang lại. Còn ở trạng thái bình thường, mọi thứ đều
quá dễ thấy, mô hình hai đỉnh - hai đáy hình thành khi giá rớt ra ngoài Bollinger Bands,
đó là tín hiệu của sự đảo chiều mạnh. Chúng ta không có gì để bàn thêm.

Do đó, nhưng trader thiếu kinh nghiệm thực chất là họ thiếu kinh nghiệm quản lý cảm
xúc.

Có khi nào ông nghĩ chỉ sử dụng Bollinger Bands thôi là có thể thành công?
Không tôi không nghĩ vậy. Ví dụ mô hình M và W vẫn phải có BBs để xác nhận và mô
tả nó một cách chỉnh chu, và ngược lại không có hai mô hình này BBs cũng không thể
phát huy tốt tác dụng của nó.

Ngoài ra đường MA 20 (biên giữa) còn là kháng cự, hỗ trợ vùng pullback rất tốt cho
giá.

Giả sử giá di chuyển lên Bollinger Bands và rớt ra ngoài cho tín hiệu đảo chiều, nhưng
các chỉ báo khác lại nói giá có thể đi tiếp, vậy nên nghe theo công cụ nào?

Như tôi đã trả lời ở câu hỏi trên, Bollinger Bands chỉ cho biết đỉnh đáy một cách tương
đối, và nó cần có sự xác nhận của giá cũng như công cụ khác.

Cụ thể, lúc giá đang di chuyển mạnh thì xác suất giá có thể đi tiếp cao hơn là nó đảo
chiều, và dù giá có quay đầu thì cũng là điều chỉnh mà thôi.

Vậy ông lấy công cụ nào để xác nhận cho Bollinger Bands?

Để kiếm một công cụ xác nhận, tôi thường dùng RSI, OBV, Money Flow Index, Positive
Volume index,... Càng có nhiều công cụ xác nhận, độ tự tin vào lệnh của bạn càng cao.

Vẫn còn đoạn nữa nhưng nói về SP500 nên tôi không dịch tiếp. Anh em thấy có học hỏi
được gì từ cuộc phỏng vấn này không?

19. Theo anh em, công việc nào khó khăn nhất trong tất cả
các công việc của trader ?
Trader là một công việc chưa bao giờ là dễ dàng, đặc biệt là đối với những ai mới bước
chân vào thị trường. Chúng ta phải làm quen rất nhiều thứ: thị trường, giá, các công cụ,
sàn, kể cả sự lừa đảo,... rất nhiều thứ phải biết.

Biết những thứ đó xong rồi, còn phải đi tìm những chiến lược, học hỏi thêm kiến thức,
đọc sách vở,...

Sau đó là trải nghiệm, thua lỗ, tận hưởng cảm giác chiến thắng cũng như thất bại.

Một quá trình đào thải, thanh lọc bắt đầu, thị trường sẽ giữ lại những ai có khả năng
bám trụ qua năm tháng. Lúc này, Trader mới biết công việc thực sự của mình là gì, để
giao dịch thành công mình cần phải làm gì, quy trình như thế nào và đặc biệt ĐÂU LÀ
CÔNG VIỆC KHÓ KHĂN NHẤT đối với một Trader.

Bài viết hôm nay sẽ đề cập đến vấn đề này, tôi muốn thảo luận với anh em về công
việc hay công đoạn khó khăn nhất trong lúc trading. Tôi tạm liệt kê ra những công việc
của Trader cần phải làm như sau:
+ Phân tích thị trường và tìm kiếm cơ hội (theo nhiều cách)

+ Chọn điểm vào lệnh và thời điểm vào lệnh

+ Chọn điểm đặt stoploss và takeprofit

+ Theo dõi lệnh (set and forget thì không cần) và đưa ra những hành động cần thiết.

Dĩ nhiên, còn những công việc linh tinh lặt vặt khác, nhưng tôi tạm gộp nó lại 4 công
việc trên. Rõ ràng 4 công việc này đề quan trọng như nhau, thiếu một cũng không
được. Nhưng đâu là công việc quan trọng nhất đối với Trader, ảnh hưởng đến toàn bộ
kết quả? Có lẽ quan điểm này sẽ gây nhiều tranh cãi

Nhưng tôi nghĩ trong 4, sẽ phải có 1 chi phối 3 cái còn lại. Và sau đây là quan điểm của
tôi.

PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG VÀ TÌM KIẾM CƠ HỘI, THỰC SỰ


RẤT QUAN TRỌNG!

Đúng là như vậy, chẳng có ai mở chart MT4 ra rồi đặt lệnh ngay cả, ít nhất cũng phải
nhìn xu hướng giá mới có thể quyết định được đúng không.

Rõ ràng, phân tích thị trường rất quan trọng, do đó mà hầu hết các trader đều chỉ quan
tâm đến hệ thống giao dịch, chén thánh để nó có thể dễ dàng cho họ những cơ hội vào
lệnh trăm trận trăm thắng.
Phân tích thị trường thì có nhiều cách, cơ hội thì đầy rẫy trên thị trường, cái này qua thì
cái kia lại tới, thậm chí ở những thời điểm thuận lợi, chỉ cần nhìn thoáng qua là đã thấy
rất nhiều cơ hội.

Cơ hội cũng chỉ là cơ hội, nó vẫn chỉ nằm trong mắt của mình, việc thực hiện nó hay
không mới là điều quan trọng. Do đó, phân tích thị trường và tìm kiếm cơ hội quan
trọng thật nhưng không phải là quan trọng và khó khăn nhất.

CHỌN ĐIỂM VÀO LỆNH VÀ THỜI ĐIỂM VÀO LỆNH, TẠI


SAO KHÔNG?

Có một ai đó đã nói rằng trader hơn nhau ở thời điểm vào lệnh, không phải là khả năng
nhìn ra cơ hội. Bởi vì nhìn ra cơ hội là một việc, liệu bạn có dám tận dụng cơ hội đó hay
không, cơ hội thường đi kèm với rủi ro, đó là vấn đề khiến trader đau đầu.

Chọn điểm vào lệnh dựa trên hệ thống. Nói thì dễ, làm mới khó, bởi lẽ timing được thời
điểm đảo chiều thì dễ, chứ khó ai có thể timing được thời điểm vào lệnh của mình.
Lúc trader vào lệnh, còn tính đến cả yếu tố tâm lý - một yếu tố không thể đo lường
được bởi bất cứ công cụ nào. Do đó, thời điểm vào lệnh hợp lý là cái khó nhất trong
chuỗi làm việc của trader.

Mỗi một trader sẽ mang một trạng thái tâm lý riêng, từ đó mà sẽ có hành động BUY
/SELL hoặc vào lệnh ở những điểm khác nhau với cùng một hệ thống giao dịch.

Tôi ví dụ (thực tế là như vậy luôn nhé), một trader có tính cách bi quan với thị trường
thường sẽ ám ảnh bởi thất bại, hệ thống anh ta báo rằng khi giá breakouttại đỉnh nào
đó thì sẽ tăng. Nhưng trong quá khứ, anh ta bị dính bull trap khá nhiều lần. Và như thế,
bất cứ khi nào giá breakout, anh ta thường khá e dè và rất đắn đo việc có nên theo
cú breakout đó hay không, hay là đánh ngược chiều lại.

Như đã nói, việc vào lệnh không chỉ phụ thuộc hệ thống mà nó còn bị ảnh hưởng rất
nhiều bởi tâm lý. Khi tâm lý không thông suốt thì công việc vào lệnh hoàn toàn bị sai
hết, sai be bét, điển hình nhất là khi tâm lý bạn đang cực đoan khi bị dính một chuỗi
chục lệnh lỗ. Lúc đó bạn chỉ muốn trả thù thị trường.

Đó là chỉ nói đến chuyện vào lệnh, chứ chưa nói đến thời điểm vào lệnh, việc này còn
khó hơn nữa. Giả sử bạn là trader đánh đảo chiều, có những trường hợp bạn biết giá
sẽ giảm đó, nhưng không biết khi nào giảm. Không phải giá chạm kháng cự là giảm liền
đâu, nhiều khi nó còn tạo false breakout nữa. Cũng chẳng phải giá quay đầu giảm là sẽ
giảm liền đâu, nó còn pullback lại nữa, hoặc có khi không giảm luôn...

Thế mới biết chọn thời điểm vào lệnh không hề đơn giản.

Có lẽ các bạn sẽ nghĩ tôi nói quá lên, cứ theo tín hiệu mà đánh thôi, việc gì phải lăn tăn.
Nhưng có lẽ là tôi nói quá lên thật, phần lớn anh em đều chiến thắng được thị trường.
Hoặc nếu anh em chưa trải qua những điều này, sẽ nghĩ tôi nói quá lên.

Nhưng đây là những gì tôi đã trải qua, và vẫn đang trải qua, vào lệnh chưa bao giờ là
dễ dàng như phân tích. Do đó, mới có chuyện cho người khác kèo thì đúng, nhưng
đánh thì chưa chắc có lời.
Trên đây là những dòng chia sẻ của tôi về vấn đề này, anh em nghĩ sao? Xin mời cho ý
kiến thảo luận.

20. Chiến lược bắt trọn xu hướng với công cụ chỉ báo CCI

CCI là một trong những công cụ chỉ báo nổi tiếng và được trader ưa dùng. Nếu ai đã
từng giao dịch bằng CCI mới biết sự vượt trội của nó so với những công cụ khác. Nói
chung, CCI sẽ rất hữu với những ai chịu tìm tòi và nghiên cứu bản chất của công cụ
này.

CCI cũng là công cụ chủ lực trong bộ hệ thống Woodies CCI được chia sẻ cách đây
không lâu ở Traderviet. Hình như người chia sẻ là bác @chauchau1207 thì phải, anh
em có thể search lại để xem bộ hệ thống đó nhé, Woodies CCI nổi tiếng đến nổi nó
được mặc định trong bộ indicator của phần mềm Ninja Trader.

Bài viết hôm nay tôi không nói đến Woodies CCI, nhưng sẽ chia sẻ một công cụ khác
liên quan đến CCI. Vì tôi thấy kiến thức về công cụ này khá ít, thôi thì phổ cập thêm cho
mọi người vậy.

CCI là một trong những chỉ báo momentum cùng với RSI và Stochastic, nhưng CCI sẽ
lấy đường +- 100 để làm hai ngưỡng quá mua quá bán.

Khi anh em add đường CCI vào thì sẽ như thế này:
Trong một vài trường hợp, CCI còn được xem là một leading indicator của giá. Đó
chính là sự vượt trội của CCI so với những indicator khác.

Sau đây tôi sẽ trình bày chiến lược bắt trọn con sóng với CCI.

CHIẾN LƯỢC BẮT TRỌN CON SÓNG VỚI CCI


Chiến lược CCI sẽ không quan tâm đến cái gì là quá mua - quá bán. Do đó, những
đường + 100 và -100 nên được hiểu là sức mạnh của xu hướng. Cụ thể, nếu CCI cao
hơn + 100 tức là xu hướng tăng đang rất mạnh. Ngược lại, nếu CCI dưới - 100 tức
là xu hướng giảm đang rất mạnh. Đó là ý tưởng của hệ thống này.

Như thường lệ, tôi sẽ chia sẻ chiến lược dưới dạng ví dụ cụ thể, lần này là ví dụ cho
lệnh BUY nhé.

Bước 1: Chờ CCI cắt lên mức 100

Khi CCI cắt lên mức 100 tức là giá đang có xu hướng tăng khá là tốt, và do đó, chúng
ta chỉ việc BUY và BUY mà thôi.

Như trong ví dụ này, bạn sẽ thấy CCI đóng vai trò là một leading indicator tốt như thế
nào: khi giá chưa tăng mà CCI đã báo hiệu xu hướng tăng tốt.
Tuy nhiên, nếu chỉ như vậy thì chưa đủ để BUY đâu. Chúng ta sang bước tiếp theo.

Bước 2: Chờ giá tăng lên 1 đoạn rồi hồi lại, trong lúc hồi lại, CCI không được quá
mức 0

Hay nói cách khác, CCI cũng phải hồi theo giá nhưng không được hồi quá mức 0.

Tại sao không đặt lệnh luôn mà phải chờ cho giá đi 1 đoạn, uổng vậy? Như đã nói, CCI
là một leading indicator nhưng không có nghĩa là nó chắc chắn 100%, để trade thành
công, chúng ta cần phải có sự xác nhận xem CCI có nói đúng hay không. Do đó, phải
để nó tăng và chúng ta sẽ vào lệnh ở vùng pullback.

Miễn sao CCI không rớt quá 0 là được.


Bước 3: BUY sau khi thấy giá pullback về 3 - 5 cây nến

Thường thì pullback 3 - 5 cây nến là có thể vào lệnh được, nếu pullback quá số lượng
thì anh em nên cẩn trọng bởi vì chúng ta đang trade theo động lượng, nếu nến
sideways quá lâu, động lượng tăng có thể không được đảm bảo.

Bước 4: Đặt stoploss và take profit

Stop loss chúng ta sẽ đặt ở đáy con sóng tăng.

Đối với takeprofit, chúng ta sẽ có hai lựa chọn, lựa chọn nào đến trước thì thực hiện
trước:
Lựa chọn 1: CCI lên mức 200

Lựa chọn 2: CCI chưa lên mức 200 đã về mức 0

Tôi vừa chia sẻ xong một phương pháp liên quan đến CCI, như đã nói nếu anh em khai
thác triệt để công cụ này, nó sẽ là một leading indicator khá tốt cho giá. Và sẽ rất hữu
ích nếu chúng ta có thêm một sự xác nhận nữa từ một công cụ nào đó mà anh em
quen sử dụng. CCI rất tuyệt vời khi sử dụng với công cụ khác.

Rất tiếc là tôi đã có chiến lược riêng nên không theo nữa, anh em ai chưa có thì nghiên
cứu đi nhé. Ông mai The Blade lại tiếp tục gả các em xinh tươi, hy vọng được về với ai
đó phù hợp. Anh em thấy hay thì comment ủng hộ tinh thần nhé. Lucky Trading !

21. Chiến lược dự báo xu hướng mới bằng ATR

Xin chào các bạn, hôm nay chúng ta tiếp tục thảo luận những vấn đề liên quan đến
ATR nhé. Hứa hẹn sẽ có nhiều điều mới lạ cho các trader thích tìm tòi học hỏi.

Trong bài trước tôi có đề cập đến hai khái niệm Độ biến động (Volatility) và Động lượng
(Momemtum) để các bạn phân biệt và sử dụng cho đúng. Bên cạnh đó, tôi có chia sẻ
một chiến lược kết hợp giữa hai khái niệm Độ biến động (Volatility) và Động lượng
(Momemtum) dựa trên hai công cụ chỉ báo đại diện là ATR (Average True Range)
và RSI (Relative Strength Index). Qua đó, chúng ta thấy được sự kết hợp giữa độ biến
động và động lượng thực sự rất độc đáo và tuyệt vời. Nó bổ sung cho nhau rất tốt.

Ai chưa xem bài trước có thể xem ở link này:

>> Chiến lược giao dịch theo xu hướng sử dụng ATR và RSI

Bài hôm nay tôi sẽ nói về Độ biến động và ATR với cái nhìn khác, thậm chí là khác với
bài trước. Chúng ta sẽ không nói về động lượng và sự kết hợp giữa động lượng và độ
biến động nữa, mà chúng ta sẽ tạo một sự kết hợp giữa Độ biến động và xu
hướng trực tiếp để cho ra một chiến lược mới dựa trên nền tảng ATR. Bài viết này vẫn
dành cho anh em thích giao dịch theo xu hướng vì chúng ta sẽ nói nhiều về xu hướng.
Hy vọng qua bài viết này, anh em sẽ có cái nhìn sâu hơn về ATR và sử dụng thật sự
hiệu quả. Vì thật sự, có rất nhiều phương pháp ứng dụng ATR mà chúng ta chưa biết
ngoài việc sử dụng nó để đặt stoploss và take profit ra.

ĐỘ BIẾN ĐỘNG TRONG XU HƯỚNG TĂNG VÀ XU


HƯỚNG GIẢM
Hiểu được Volatility là gì rất quan trọng, vì nó là một trong những yếu tố làm nên quyết
định BUY hay SELL của các bạn sau này. Bạn vẫn còn mù mờ về Độ biến động, tức là
vẫn còn bị hit stoploss nhiều cũng như vào lệnh vẫn còn chưa tối ưu. Đây là một khái
niệm không thể xem nhẹ.

Hình bên dưới đây minh họa cặp GBPUSD cho chúng ta biết sự thay đổi rõ rệt của
volatility mỗi khi thị trường thay đổi xu hướng. Volatity thấp và có xu hướnggiảm suốt
uptrend (khi giá nằm trên đường MA). Ngược lại, volatility lại tăng rõ rệt khi downtrend
(khi giá nằm dưới đường MA).

Khi giá nằm trên MA, volatility đi xuống ngay lập tức. Khi giá nằm dưới MA, volatity lại
tăng đẹp.

Có thể các bạn đang thắc mắc tại sao lại như vậy và nếu là như vậy thì sao? Nhưng
trước khi tôi giải thích, chúng ta nhìn thêm một ví dụ nữa:
Rõ ràng, ví dụ thứ hai là chỉ số DAX của chứng khoán Đức, nó cũng có hành vi tương
tự như GBPUSD. ATR tăng rõ rệt khi giá có xu hướng giảm và giảm mạnh khi giá có xu
hướng tăng.

Vậy nó có ý nghĩa gì, chúng ta biết điều này để làm gì? Để tìm manh mối cho một xu
hướng mới đang manh nha. Một sự thay đổi trong Volatility (dự báo xu hướngsớm) và
một hành động giá cắt qua đường MA (xác nhận) sẽ là một tín hiệu rõ ràng thị trường
đã đảo chiều và theo một trend mới. Đó là cốt lõi của chiến lược kết hợp giữa ATR
và xu hướng xác định bởi MA. Cụ thể như sau:

1. ATR đảo chiều giảm (báo trước xu hướng tăng chuẩn bị xuất hiện) và khi giá cắt
lên đường MA (xác nhận xu hướng tăng) => xu hướng TĂNG tốt

2. ATR đảo chiều tăng (báo trước xu hướng giảm chuẩn bị xuất hiện) và khi giá cắt
xuống đường MA (xác nhận xu hướng giảm) => xu hướng GIẢM tốt
Phương pháp này khá hiệu quả bởi vì ATR sẽ báo trước xu hướng, khắc phụ tình trạng
trễ nải của MA về việc xác nhận một xu hướng và đảm bảo xu hướng vẫn còn đi nữa
(nếu như chỉ dùng MA xác định xu hướng có thể chúng ta sẽ bị trễ). Do đó, ATR là một
bộ lọc tốt để xác định xu hướng dài.

Có hai vấn đề đặt ra với chiến lược này. Thứ nhất, chiến lược này tôi khuyến nghị anh
em không nên sử dụng lẻ loi, cô đơn. Có lẽ vì tôi không hợp với MA nên tôi nói vậy
chăng, nhưng tôi dùng một mình thì không ổn. Cái này tùy anh em nhé.

Thứ hai, một số anh em sẽ thắc mắc nhiều khi giá đi mất tiêu rồi mới thấy, còn làm ăn
gì được nữa. Thật sự không phải vậy, như tôi đã nói ở đoạn trên, nếu bạn chỉ dùng MA
thì có thể sẽ gặp những con sóng đi xong rồi mới cắt MA hoặc cắt MA rồi đi không
được bao nhiêu. Nhưng một khi có ATR hỗ trợ, bạn sẽ lọc bỏ được những con sóng
như vậy, hơn nữa ATR còn cho bạn dấu hiệu sớm.
Tôi có một cách khác để giải quyết vấn đề này cho bạn, đó là sử dụng đa khung thời
gian. Vì phương pháp này dùng để dự báo và xác định xu hướng, cho nên khi bạn đã
xác định xu hướng bằng ATR và MA, bạn nên tìm điểm vào lệnh bằng khung thời gian
nhỏ hơn. Như vậy sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.
Nhắc đến đa khung thời gian, tôi lại có một chiến lược khác liên quan đến ATR. Chắc là
phải có thêm vài bài về ATR nữa rồi.

Trên đây là chiến lược dự báo trước xu hướng đáng tin cậy dựa vào ATR và MA. Anh
em có gì thắc mắc xin mời comment bên dưới nhé.

22. Chiến lược giao dịch theo xu hướng sử dụng ATR và


RSI
Đối với các trader đã giao dịch một thời gian thì ATR vkhông còn quá xa lạ, nhưng tôi
lại thấy nhiều trader có cách hiểu và sử dụng chưa đúng về ATR. Với bài hướng dẫn
hôm nay, tôi hy vọng sẽ giúp mọi người hiểu rõ về indicator vô cùng hữu ích này cũng
như cách kết hợp ATR và RSI.

TRƯỚC TIÊN PHẢI BIẾT ATR ĐƯỢC TÍNH TOÁN NHƯ THẾ
NÀO ?
Ý của tôi là cơ chế hoạt động của ATR chứ không đi chứng minh công thức ATR. Công
thức thì dành cho những nhà nghiên cứu, những người thực hành như chúng ta chỉ cần
hiểu rõ bản chất là được.

ATR khá dễ hiểu, nó viết tắt của từ Average True Range dịch nghĩa là vùng giá di
chuyển trung bình trong một giai đoạn cho trước. Thay vì nói dài dòng, tôi sẽ cho các
bạn một tấm hình, nhìn là hiểu ngay.

Suốt quá trình giá di chuyển lên, nó sẽ đo khoảng cách giữa giá đóng cửa cây nến
trước tới đỉnh của cân nến hiện tại (bên trái).

Suốt quá trình giá di chuyển xuống, ATR sẽ đo khoảng cách giữa giá đóng cửa cây nến
trước tới đáy của cân nến hiện tại (giữa).

Khi khoản cách giữa giá đóng cửa cây nến trước và đỉnh / đáy nến hiện tại nhỏ, thì
ATR sẽ tính bằng khoảng cách đỉnh đến đáy hiện tại. (phải)

Thay vì tôi đưa ra công thức và giải nghĩa nó, làm cho nó phức tạp lên thì đây là tất cả
cơ chế hoạt động của ATR. Nó đơn giản chỉ là như thế thôi. Nhưng nhờ cách tính này,
mà chúng ta sẽ ứng dụng được rất nhiều thứ.

ĐỘNG LƯỢNG VÀ ĐỘ BIẾN ĐỘNG


Những trader mới thường hay nhầm lẫn hai khái niệm này, chúng khác nhau hoàn
toàn.

Một cái là độ biến động (volatitily) thể hiện độ dao động của giá quanh một mức trung
bình. Cụ thể, trong môi trường giá biến động cao, giá sẽ ít tăng ít giảm theo một chiều
nhất định mà hình thành những cây nến đuôi dài về cả hai hướng.

Cái còn lại là động lượng (momentum) thì có nghĩa hoàn toàn ngược lại. Động lượng
thể hiện sức mạnh của một xu hướng rõ ràng. Trong môi trường có động lược cao, giá
sẽ tăng mạnh hoặc giảm mạnh theo một hướng cụ thể và ít hình thành đuôi nến.

Để phân biệt hai khái niệm này, trong phân tích kỹ thuật có hai công cụ: ATR dùng để
đo lường độ biến động (volatitily) trong khi RSI để đo lường động lượng (momentum).

KẾT HỢP ĐỘNG LƯỢNG VÀ ĐỘ BIẾN ĐỘNG THÀNH MỘT


CHIẾN LƯỢC HIỆU QUẢ
Động lượng và độ biến động không những không giống nhau mà ở khía cạnh nào đó,
chúng hoàn toàn trái ngược nhau, nhưng không loại trừ nhau. Chúng hoàn toàn có thể
kết hợp với nhau, bổ khuyết nhược điểm của nhau để tạo thành một chiến lược khá
hay. Nếu các bạn chưa hình dung ra thì tôi sẽ giới thiệu ngay lập tức đây.

Chiến lược này chúng ta chỉ dùng ATR để đo Volatility cao hay thấp và RSI để đo
Momentum tăng hay giảm.

Vào mọi thời điểm của thị trường sẽ có 4 trường hợp xảy ra với chiến lược này. Mỗi
trường hợp sẽ có cách giao dịch riêng, cụ thể như sau:

1. Volatility CAO và Momemtum TĂNG/GIẢM tốt: Khi ATR cao, RSI cao hơn hay thấp
hơn mức trung bình.

2. Volatility CAO và Momemtum đi ngang hoặc tăng/giảm yếu: Khi ATR


cao, RSI dao động quanh mức mức trung bình.
3. Volatility THẤP và Momemtum TĂNG/GIẢM tốt: Khi ATR thấp, RSI trên mức trung
bình.

4. Volatility THẤP và Momemtum đi ngang hoặc tăng/giảm yếu: Khi ATR


thấp, RSI dao động quanh mức mức trung bình.

Đối với trường hợp 3 là trường hợp lý tưởng nhất để vào lệnh vì độ biến động nhỏ,
giá đi theo xu hướng với lực rất tốt (bất kể là tăng hay giảm). Điểm đặt stoploss ngắn
hơn do độ biến động thấp hơn nhưng takeprofit vẫn rất cao, giai đoạn này cho tỷ lệ R :
R. Thích hợp cho các trader giao dịch theo xu hướng.

Trường hợp 1 được xếp hạng thứ hai do có lực tăng giảm tốt nhưng hơi hạn chế một
chút là độ biến động lớn, đòi hỏi trader phải đặt stoploss cao nếu không muốn bị hit
stop thường xuyên. Ở giai đoạn này, trader nên đặt lệnh limit sẽ tối ưu hơn lệnh thông
thường, vì stoploss sẽ nhỏ hơn và kiếm được nhiều pips hơn.

Khi gặp trường hợp thứ 2 và thứ 4, trader nên hạn chế giao dịch vì lúc này giá không
có xu hướng cụ thể hoặc biến động rất lớn trong một vùng cố định nào đó. Các bạn
luôn phải nhớ, trend is your friend.

Sau đây là một số hình minh họa về chiến lược ATR - RSI
Sự kết hợp giữa ATR và RSI cho ta một bức tranh tương đối đầy đủ về điều kiện thị
trường với 4 trường hợp cụ thể. Dựa vào từng trường hợp đó, trader có thể chọn cho
mình chiến lược phù hợp nhất.

Sau khi chia sẻ chiến lược ATR - RSI thì bài viết cũng đã dài, tôi sẽ tiếp tục nói về ATR
ở các bài sau nhé. Ai quan tâm đến ATR thì để lại comment ủng hộ tinh thần The Blade
nhé.

23. [Hàng hiếm] Chiến lược day trading bằng công cụ Gann
Box

Công cụ Gann Box là gì? Sử dụng như thế nào? Có hiệu quả không mà sao nghe lạ
vậy? Tất cả sẽ được chia sẻ trong bài viết ngày hôm nay để giúp trader có một phương
pháp giao dịch hoàn toàn mới.

Có lẽ trader chúng ta vẫn còn hơi xa lạ với Gann và các công cụ của ông. Điều này
cũng dễ hiểu vì đa phần sách vở báo đài, forum, website đều chỉ toàn dạy chúng ta nến
Nhật, trendline, price action, Ichimoku, mô hình giá, RSI, Bollinger Bands,... mà ít đề
cập đến những trường phái khác chưa được biết đến nhưng cũng rất hiệu quả. Trường
phái Gann là một trong những trường phái khá nổi tiếng như hầu như có rất ít tài liệu
tiếng Việt.

The Blade luôn là người đi tiên phong mở rộng đất đai, lãnh thổ cho anh em traderviet
canh tác.

Trường phái Gann có rất nhiều phương pháp, đối với tôi ông không chỉ là một tượng
đài mà còn là một kho tàng trading học. Chúng ta được thừa hưởng Square of
Nine, Square of Four, chiêm tinh tài chính, công thức toán học để tính giá và thời
gian đỉnh đáy thị trường,...

Học được lý thuyết Gann, chúng ta có thể dự đoán chính xác đỉnh đáy và thậm chí cả
thời gian tạo đỉnh đáy trong tương lai. Tuy nhiên, để lĩnh hội được lý thuyết Ganncần
phải đầu tư thời gian và công sức.

Sau một thời gian nghiên cứu về những phương pháp của ông (chưa nghiên cứu xong
vì còn rất rất nhiều thứ phải học và lĩnh hội), và hôm nay tôi lại tiếp tục giới thiệu với
anh em một trong những công cụ dễ hiểu, dễ sử dụng của Gann, đó là Gann Box. Hy
vọng nó sẽ giúp anh em giải quyết được những khó khăn trong trading.

Như thường lệ, tôi sẽ trình bày chiến lược Gann Box bằng 6 bước kèm ví dụ cụ thể.
Tôi sẽ sử dụng nền tảng Tradingview. Anh em có thể sử dụng MT5 vẫn được nhé.

Bước 1: GANN BOX Ở ĐÂU?


Trước khi vẽ, tôi sẽ chỉ các bạn tìm công cụ đó ở chỗ nào. Chúng ta làm theo hình nhé:
Công cụ Gann Box này dùng để tính giá và thời gian dựa trên tỷ lệ Fibonacci. Do đó,
các bạn để ý thấy có các tỷ lệ Fibonacci tương ứng ở trên các cạnh của Gann Box.

Trên Gann Box, thì cột dọc dùng để tính thời gian đỉnh đáy, còn cột ngang dùng để tính
mức giá. Vì thị trường chỉ có hai chiều giá và thời gian.

Bấy lâu nay chúng ta chỉ quan tâm đến giá, thật là thiếu sót khi đã bỏ quên yếu tố thời
gian trong trading - yếu tố quyết định ăn thua. Gann Box sẽ giúp ta giải quyết vấn đề
này.

Bước 2: CÁCH VẼ
Vẽ Gann Box từ đáy lên đỉnh nếu ngày đó là ngày tăng giá và vẽ từ đỉnh xuống
đáy nếu là ngày giảm giá.

Chúng ta sẽ căng Gann Box sao cho mức 0.382 cột thời gian chạm vào cây nến
cuối cùng của ngày hôm trước. Dĩ nhiên mức 0 là đầu ngày rồi.

Bước 3: CHỜ ĐỢI


Chờ cho đến khi giá chạy đến vùng thời gian 0.618 và 0.75 của Gann Box.

Nên nhớ, Gann Box chỉ thực sự hiệu quả khi bạn vẽ đúng theo quy tắc, nếu không nó
sẽ cho bạn kết quả sai lệch ngay.

Bây giờ chúng ta đã có những điểm giao nhau giữa giá và thời gian. Và đây là lúc
chúng ta vào lệnh.

Bước 4: VÀO LỆNH


Mua khi giá breakout lên mức 0.382 của giá (không phải thời gian nhé).

Bạn có thấy mình đã BUY trúng ngay đáy không?

Theo Gann, quan hệ giá và thời gian là một mối quan hệ bốn chiều.

Lưu ý rằng, nếu trong giá đã breakout rồi mà bạn bị lỡ chuyến tàu thì không nên đua
theo nữa nhé. Trường hợp này là trường hợp hy hữu đấy.

Bước 5: ĐẶT STOPLOSS


Đặt stoploss dưới đáy của ngày hôm qua.

Nếu chạy qua mức 0.75 thời gian mà giá giảm xuống 0.25 giá thì chúng ta mạnh dạn
đóng lệnh vì Gann Box trường hợp này không hiệu quả.
Bước 6: ĐẶT TAKE PROFIT
Thông thường là đặt take profit gấp đôi hoặc gấp ba lần stoploss.

Trên đây là 6 bước cụ thể để giao dịch với Gann Box. Trường hợp Sell chúng ta cũng
làm ngược lại nhé. Dưới đây là ví dụ:
Có thể các bạn chưa hiểu tại sao lại như vậy đúng không. Như tôi đã nói, muốn hiểu
được một phần Gann là rất khó, đây là ứng dụng dựa trên lý thuyết Gann. Nếu bạn
muốn nghiên cứu thêm về Gann và các phương pháp của ông, bạn có thể tìm đọc tài
liệu thêm.

Tôi vừa chia sẻ thêm một phương pháp mới lạ cho anh em. Nếu quan tâm về Gann hãy
cho tôi biết nhé. Lucky Trading!

24. Chiến lược giao dịch theo sóng wolfe - thêm một bí mật
bị quên lãng

Những ai đã giao dịch một thời gian ít nhiều cũng nghe đến sóng Wolfe. Thế nhưng ít
có trader nào sử dụng nó như một công cụ chính thức. Về bản chất, nó được tạo bởi 5
con sóng giống như sóng Elliott. Sóng Wolfe được phát triển và ứng dụng vào nhiều thị
trường khác nhau như Forex, Stock, Crypto,...

Trên traderviet, chúng ta cũng có một lớp học về sóng Wolfe, nên tôi sẽ không trình bày
lại phần giới thiệu. Anh em nào chưa biết qua sóng Wolfe hoặc biết mang máng thôi thì
theo link dưới đây để xem những gì cơ bản về sóng Wolfe nhé:

>> Sóng Wolfe – Tài liệu offline kỳ 1

Nội dung bài viết hôm nay không giới thiệu về sóng Wolfe là gì, chúng ta sẽ tập trung
vào cách ứng dụng sóng Wolfe và biến nó thành một chiến lược giao dịch cụ thể cho
cặp tiền mà chúng ta trade. Tôi thích cái gì đó cụ thể, chi tiết, thành thử tôi sẽ mang cái
cụ thể chi tiết đến cho các bạn.

Nhưng để cho thuận tiện, tôi cũng lược qua một số khái niệm đơn giản của sóng Wolfe
để tiện nói về chiến lược nhé.

CÁC QUY TẮC GIAO DỊCH SÓNG WOLFE


Sóng Wolfe giúp chúng ta xác định các mô hình giá cân bằng. Sóng Wolfe sẽ có những
đặc tính sau:

+ Sóng 3 và sóng 4 phải nằm trong kênh giá tạo bởi sóng 1 và sóng 2.

+ Sóng 1 và sóng 2 bằng với sóng 3 và sóng 4.

+ Sóng 5 sẽ breakout biên trên của kênh giá tạo bởi sóng 1 và sóng 3. Sóng 5 cũng
chính là con sóng vào lệnh.

+ Thời gian giữa sóng 1 - 3 - 5 nên gần gằng nhau.

Cụ thể hình ảnh như sau:

Còn đây là minh họa đối với sóng Wolfe tăng:


Điểm hay của sóng Wolfe là nó cho chúng ta điểm exit rất cụ thể và khoa học :

CHIẾN LƯỢC GIAO DỊCH VỚI SÓNG WOLFE


Khi gắn sóng Wolfe vào một chiến lược cụ thể nó sẽ cho chúng ta một tỷ lệ thắng lên
đến 90%. Phù thủy thị trường Linda Raschke là người giới thiệu nó đến công chúng.

Trong trường hợp sử dụng ví dụ để chia sẻ chiến lược lần này tôi sẽ sử dụng sóng
Wolfe trường hợp SELL.

Sau đây sẽ là các bước thực hiện chiến lược giao dịch với sóng Wolfe:

BƯỚC 1: XÁC ĐỊNH XU HƯỚNG GIẢM TRƯỚC ĐÓ


Công việc đầu tiên của một trader lúc nào cũng là xác định xu hướng. Trong trường
hợp này, chúng ta phải có một xu hướng giảm rõ ràng.

Như hình trên đây, chúng ta có một xu hướng giảm rất đẹp.

BƯỚC 2: XÁC ĐỊNH VÀ CHỜ CHO ĐỦ 5 CON SÓNG WOLFE


THEO QUY TẮC. CON SÓNG THỨ 5 PHẢI BREAK KÊNH 1-3
Tôi đã nêu khái quát quy tắc để hình thành sóng Wolfe. Việc cần làm bây giờ là bạn
phải xác định được sóng 1 - 2 - 3 - 4. Sóng 3 và sóng 4 phải nằm trong kênh giácủa
sóng 1 và sóng 2. Và cuối cùng, sóng 5 là sóng quyết định, nó phải breakoutbiên dưới
của kênh giá được tạo bởi sóng 1 và 3.
BƯỚC 3: VÀO LỆNH SAU KHI GIÁ ĐI VÀO TRONG KÊNH

Vào thời điểm sóng 5 hình thành xong, giá quay trở ngược vào kênh, đó là lúc các big
boys bắt đầu "hành động". Xu hướng giảm sẽ không còn nữa. Họ đã gom hàng bằng
cách đạp giá xuống theo bậc thang.

Do đó, đây là tín hiệu vào lệnh rất tin cậy cho chúng ta.

BƯỚC 4: ĐẶT TAKE PROFIT VÀ STOPLOSS


Cái hay của sóng Wolfe là chúng ta có quy tắc chốt lời rõ ràng.

Trước tiên, chúng ta kẻ đường thẳng đi qua đỉnh sóng 1 và sóng 4. Mục tiêu chốt lời
của setup theo sóng Wolfe sẽ nằm trên đường thẳng đó. Đường này gọi là đường EPA
(EPA line).
Lưu ý, nếu đường EPA quá dốc, chúng ta không nên chờ nó chạm đúng mục tiêu mà
nên chốt lời sớm hơn theo kinh nghiệm.

Đối với stoploss, chúng ta có thể đặt dước chân sóng 5.

Tôi vừa trình bày xong chiến lược giao dịch với sóng Wolfe. Anh em có thể search
google về indicator xác định sóng Wolfe thay vì ngồi vẽ mất thời gian. Trên internet
nhiều indicator như vậy lắm, nếu không tìm được thì nói tôi. Nhưng không tìm được thì
mới hỏi nhé.

Anh em thấy nó có đơn giản và hiệu quả không, nếu thấy thú vị, xin mời comment góp
ý thảo luận với The Blade. Anh em muốn tôi chia sẻ chiến lược nào nữa thì comment
bên dưới nhé. Tôi sẽ từ từ làm theo lời đề nghị của anh em. Lucky Trading!

25. Chiến lược giao dịch đơn giản - hiệu quả với hai cây
chĩa ba - Double Pitchfork
Tôi biết Andrew Pitchfork là một công cụ khó sử dụng nên trader ít ai ưa chuộng nó.
Nguyên nhân có thể là do muốn sử dụng nó phải có kinh nghiệm giao dịch rồi, không
thể áp vào sử dụng ngay được, hoặc nó mang tính chủ quan hơi cao,...

Để loại bỏ những rào cản đó, tôi sẽ tiếp tục chia sẻ với các bạn một chiến lược nữa sử
dụng Andrew Pitchfork nhưng lần này sẽ đặc biệt hơn và dễ sử dụng hơn vì có tới hai
cây chĩa ba hỗ trợ lẫn nhau. Các bạn sẽ hạn chế tính chủ quan của mình vào công cụ
Andrew Pitchfork.

Ở bài trước, tôi đã giới thiệu về công cụ cây chĩa ba này rồi. Về cách vẽ cũng như
chiến lược sử dụng đơn giản cũng đã được đề cập đến. Ai chưa xem có thể theo link
này để nghiên cứu lại nhé:

>> Chiến lược giao dịch hiệu quả với Andrew's Pitchfork - một công cụ đã bị
quên lãng

Nhưng để thuận tiện cho bài viết ngày hôm nay, tôi sẽ trình bày sơ qua cách vẽ Andrew
Pitchfork một lần nữa.

VẼ ANDREW PITCHFORK NHƯ THẾ NÀO CHO ĐÚNG ?


Để vẽ được một cây chĩa ba chúng ta có 3 bước sau:

Bước 1: Tìm các điểm đảo chiều

Chúng ta cần 3 điểm đảo chiều cho cây chĩa ba Andrew's Pitchfork.

Với một xu hướng tăng, cần phải xác định:

+ Một cái đáy A

+ Một cái đỉnh B tiếp theo đó


+ Một cái đáy C kế tiếp.

Với một xu hướng giảm, cần phải xác định:

+ Một cái đỉnh A

+ Một cái đáy B tiếp theo đó

+ Một cái đỉnh C kế tiếp.

Bước 2: Vẽ đường trung tuyến (Median Line)

Vẽ đường trung tuyến đi qua điểm A. Đường đó sẽ nằm ở giữa hai điểm B và C.

Bước 3: Kênh giá

Hai đường song song với đường trung tuyến và nằm ở hai bên sẽ tạo thành một kênh
giá. Một đường sẽ đi qua điểm B, còn một đường sẽ đi qua điểm C.

Đường trung tuyến sẽ xác định độ dốc của kênh giá. Dưới đây là ví dụ về cách vẽ
đường trung tuyến trong xu hướng tăng:

VẬY ĐỂ VẼ HAI ANDREW PITCHFORK THÌ LÀM THẾ NÀO?


Chúng ta sẽ cần tới 4 con sóng để vẽ 2 cây Andrew's Pitchfork.
Trước tiên, phải xác định 4 con sóng sẽ vẽ. Bạn vẽ trong xu hướng tăng thì chọn 4 con
sóng trong đó sóng 1 và sóng 3 là sóng tăng, sóng 2 sóng 4 là sóng giảm.

Như vậy, tại điểm sóng 1 - 2 - 3 chúng ta sẽ vẽ Andrew's Pitchfork thứ nhất.

Tại điểm sóng 2 - 3 - 4 chúng ta sẽ vẽ Andrew's Pitchfork thứ hai.

VẬY LÀM GÌ VỚI HAI CÂY CHĨA BA NÀY ĐÂY ?


Tôi sẽ trình bày từng bước với chiến lược cụ thể. Lần này sẽ là chiến lược BUY
trong xu hướng tăng nhé.

BƯỚC 1: VẼ HAI CÂY CHĨA BA

Cách vẽ thì tôi đã trình bày rồi. Chúng ta sẽ tìm một xu hướng tăng, sau đó xác định 4
con sóng sao cho sóng 1 và 3 là sóng tăng, sóng 2 và 4 là sóng giảm. Sau đó vẽ như
sau:
BƯỚC 2: CHỜ CHO GIÁ GIẢM XUỐNG DƯỚI CÂY CHĨA BA THỨ NHẤT

Khi vẽ ra như vầy, chúng ta sẽ hơi rối mắt, nên tôi quy ước kênh giá của cây chĩa 3 thứ
nhất là màu trắng, còn kênh giá cây chĩa 3 thứ 2 là màu xanh nhé.

Chúng ta sẽ chờ cho giá rớt ra ngoài kênh thứ 1, cụ thể breakout xuống biên dưới
của kênh giá thứ nhất.

BƯỚC 3: GIÁ PHẢI NẰM Ở TRÊN ĐƯỜNG TRUNG TUYẾN CỦA CÂY CHĨA BA
THỨ 2

Bước này đúng hơn là điều kiện của chiến lược. Nếu giá rớt qua đường trung tuyến
của cây thứ 2, thì coi như chiến lược này vô hiệu.
Giá cần phải luôn luôn nằm ở trên đường này.

BƯỚC 4: BUY KHI GIÁ CẮT LÊN LẠI BIÊN DƯỚI CỦA CÂY CHĨA BA THỨ 1

Đến lúc này thì đơn giản rồi đúng không? Bạn chỉ cần chờ cho đến khi giá quay đầu lại
và breakout lên biên dưới vừa mới cắt ở bước 2 là có thể vào lệnh.

BƯỚC 5: ĐẶT STOPLOSS VÀ TAKE PROFIT

Cái này thì quá dễ, các bạn làm theo như hình nhé.
Tôi vừa chia sẻ xong một chiến lược đơn giản nữa về công cụ Andrew's Pitchfork. Có
thể các bạn lo ngại là nó khó sử dụng và không biết vẽ như thế nào cho đúng, đừng
ngần ngại comment để thảo luận cùng anh em nhé.

Bài này là đúng ý với bác @Cọp ăn chay rồi, bác vào nhận hàng đi nhé.

Nếu anh em thích cây chĩa ba và các ứng dụng của nó thì comment để tôi làm tiếp tục.
Lucky Trading!

26. Chiến lược Ichimoku đơn giản và hiệu quả cho trader
mới

Dạo gần đây tôi nhận được nhiều lời đề nghị viết về các chủ đề khác nhau
như Ichimoku, báo cáo COT, sóng Elliott, Bolinger Bands, VSA,... nhưng số lời đề nghị
về chủ đề Ichimoku là nhiều hơn cả, chắc có lẽ hiện tại đang có trào lưu
về Ichimoku chăng.
Ichimoku là một công cụ xuất sắc, rất đáng để các trader đầu tư công sức vào nó. Tôi
thì đã có bến đỗ riêng (volume và FA) nên không cần nghiên cứu thêm
về Ichimoku nữa. Nhưng tôi vẫn khuyến khích những trader nào mới bước vào thị
trường, chưa có công cụ nào trong tay, thì Ichimoku là một gợi ý tuyệt vời dành cho
bạn.

Hiểu được nhu cầu đó, hôm nay tôi sẽ làm một bài về chiến lược Ichimoku cho
các trader mới. Chiến lược này không dành cho các pro trader Ichimoku cũng như
muốn tìm hiểu chuyên sâu về Ichi. Đây là chỉ là một chiến lược đơn giản và dễ hiểu mà
tôi muốn dành cho các bạn trader mới có thể dễ dàng tiếp cận công cụ này một cách
nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Làm sao để có thể học nhanh nhất với một chùm đủ thứ đường loằng ngoằn
của Ichimoku? Tôi sẽ trình bày chiến lược này theo từng bước cụ thể như trước giờ
vẫn làm để anh em có cái nhìn trực quan nhất.

ĐẦU TIÊN LÀ CÀI ICHIMOKU VÀO CHART NHƯ THẾ NÀO?


Với MT4 thì công cụ này có sẵn, các bạn có thể thêm vào một cách dễ vào không cần
phải tải ở đâu cả.

Với những ai dùng Tradingview thường sẽ không biết lôi nó ở đâu ra. Dưới đây là
hướng dẫn:

Công cụ Ichimoku trên Tradingview có tên là Ichimoku Cloud. Các bạn đừng thấy Cloud
là nghĩ nó chỉ có đám mây thôi nhé, nó có đầy đủ 5 đường đấy.
ICHIMOKU LÀ GÌ? MẤY ĐƯỜNG NÀY XÀI NHƯ THẾ NÀO?
Chúng ta có thể vào lớp học trên traderviet để học mấy đường cơ bản này.

Trong bài này tôi sẽ chỉ bạn sử dụng nó một cách hiệu quả.

CHIẾN LƯỢC ICHIMOKU CLOUD


Đây là một chiến lược dành cho swing trader, và chúng ta sẽ sử dụng đám mây Kumo
của công cụ này là chủ yếu.

Tôi sẽ trình bày theo từng bước với ví dụ cụ thể. Ví dụ lần này là cho lệnh BUY nhé.
Với lệnh SELL thì anh em làm tương tự.

BƯỚC 1: CHỜ CHO GIÁ CẮT LÊN VÀ ĐÓNG CỬA PHÍA


TRÊN ĐÁM MÂY
Bước thứ nhất là phải chờ cho giá đang ở dưới đám mây cắt lên và xác nhận bằng
cách đóng cửa phía trên đám mây. Đây là một tín hiệu khởi đầu cho một xu hướngmới,
cụ thể là xu hướng tăng (uptrend)

Đám mây đóng vai trò là một hỗ trợ / kháng cự, cho nên nếu break qua đám mây, thị
trường sẽ phát ra tín hiệu đảo chiều xu hướng. Tuy nhiên, đây chỉ là tín hiệu sơ khởi,
chúng ta cần tín hiệu xác nhận.

BƯỚC 2: CHỜ CHO ĐƯỜNG CONVERSION LINE CẮT


ĐƯỜNG BASE LINE
Tín hiệu thứ hai mà các trader theo Ichimoku cần phải thấy được là sự giao cắt giữa hai
đường Conversion Line (Tenkan-sen) và Base Line (Kijun-Sen).

Đây chính là tín hiệu xác nhận cho chúng ta vào lệnh BUY. Sự giao cắt hai đường
Conversion Line (Tenkan-sen) và Base Line (Kijun-Sen) một lần nữa khẳng định xu
hướng tăng đã hoàn toàn thay thế cho xu hướng giảm. Nếu không tín hiệu này, thì việc
cắt lên đám mây cũng chỉ là vô nghĩa.

Trong bất kỳ công cụ nào cũng vậy, trader lúc nào cũng cần 2 tín hiệu trở lên, 1 cho sơ
khởi và 1 cho xác nhận. Việc giá cắt lên đám mây chỉ là một tín hiệu sơ khởi, nó là một
manh mối tốt, là một điều kiện cần. Nhưng để có một điều kiện đủ cho một lệnh được
thực thì thì cần phải thêm 1 tín hiệu xác nhận nữa. Đó là Sự giao cắt hai đường
Conversion Line (Tenkan-sen) và Base Line (Kijun-Sen).

BƯỚC 3: BUY NGAY KHI GIÁ TẠI ĐIỂM GIAO CẮT ĐÓNG
CỬA
Để chắc chắn sự giao cắt đó là thực, bạn phải chờ cây nến đó đóng cửa, đừng bao giờ
nhìn thấy nó cắt mà vội vàng vào lệnh, có thể giá sẽ chạy ngược lại khi nó còn chưa
đóng cửa đấy.
BƯỚC 4: ĐẶT STOPLOSS VÀ TAKE PROFIT
Đối với stoploss, cách tốt nhất là đặt dưới đám mây, vì nếu giá quay ngược về đám
mây thì coi như xu hướng tăng không còn tồn tại nữa.

Còn đối với take profit, do đây là chiến lược cho swing trader, chúng ta theo xu
hướng cho nên, một khi hai đường giao cắt nhau theo hướng ngược lại, thì chúng ta sẽ
chốt lời.

Tôi vừa trình bày xong một phương pháp sử dụng Ichimoku hết sức đơn giản và dễ
hiểu. Tôi tin rằng, bạn sẽ tự tin tiếp cận phương pháp này một cách dễ dàng nếu bạn
chưa biết gì về Ichimoku. Lucky Trading!
27. Phương pháp giao dịch mới dành cho tín đồ hai công
cụ chỉ báo Bollinger Bands và MACD

Thường thì hai công cụ này rất được các trader ưa chuộng, mỗi công cụ có một thế
mạnh riêng, khi áp dụng với nhau có thể bổ khuyết cho nhau rất tốt.

Ở bài trước, tôi có trình bày 4 chiến lược liên quan đến MACD và một trong số đó là
chiến lược kết hợp Bollinger Bands và MACD, nhưng chỉ phân tích sơ qua một số thứ,
cũng đủ để sử dụng rồi, nhưng vẫn còn chưa đầy đủ. Tôi nghĩ phải làm thêm một bài
viết nữa riêng cho hai công này và trình bày một cách rõ ràng nhất.

Các bạn có thể xem lại 4 chiến lược Bollinger Bands mà tôi chia sẻ hôm trước tại đây:

>> 4 chiến lược Bollinger Bands đơn giản và hiệu quả có thể bạn chưa biết

Bài viết hôm nay sẽ dành cho các tín đồ của hai công cụ Bollinger Bands và MACD.

NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG CHIẾN LƯỢC NÀY


Về khung thời gian: chiến lược BBs và MACD sử dụng tốt cho H4 và D1. Tuy nhiên,
bạn vẫn có thể sử dụng nó cho khung thời gian thấp hơn, nhưng phải hết sức kiên
nhẫn chọn ra một tín hiệu tốt nhất. Vì khung thời gian thấp thường cho tín hiệu nhiễu.

Về thông số indicator thì chúng ta sử dụng mặc định hết. Tức là với BBs chúng ta dùng
(20,2), còn với MACD là (26, 12, 9).

VAI TRÒ CỦA HAI CHỈ BÁO TRONG CHIẾN LƯỢC NÀY LÀ
GÌ?
Nếu không muốn áp dụng một cách máy móc các hệ thống, bắt buộc bạn phải hiểu vai
trò của từng công cụ trong hệ thống đó. Do đó, tôi muốn bạn phải quan tâm đến việc
này.
Bollinger Bands là công cụ để đo độ biến động của giá bằng hai biên (volatility). Thay vì
bạn sử dụng ATR thì Bollinger Bands sẽ có nhiều tiện ích hơn. Nó cũng có thể chỉ
hướng và làm kháng cự hỗ trợ tốt.

MACD có thế mạnh về công việc đo lường động lượng của xu hướng(momentum).
Ngoài ra, MACD còn cho tín hiệu phân kỳ đảo chiều giá hiệu quả.

Chỉ cần 2 công cụ này, chúng ta đã có trong tay đầy đủ những thông tin cần thiết mà
không cần thêm công cụ nào nữa.

Ý tưởng sử dụng hai công cụ này là giao dịch trong biên độ dao động thấp nhưng
trong xu hướng đang mạnh.

Tại sao lại là ý tưởng này? Đơn giản, thường giá dao động càng mạnh (volatility càng
cao) thì càng rủi ro, Chúng ta cần độ biến động vừa phải để dễ dàng kiểm soát hướng
đi của giá. Do đó phải xem bằng BBs.

Mặt khác, để tăng xác suất thành công và lợi nhuận đạt được, chúng ta cần phải vào
lệnh trong xu hướng mạnh. MACD sẽ giúp chúng ta khai thác thông tin đó.

Với ý tưởng này, tôi cũng đã triển khai với công cụ ATR và RSI khá hiệu quả. Chúng ta
sẽ thay đổi bằng BBs và MACD xem sao nhé.

CHIẾN LƯỢC BOLLINGERS BAND VÀ MACD


Với lệnh BUY, chúng ta làm như sau:

Bước đầu tiên, ta cần chờ cho biên trên và biên dưới của Bollinger Bands hẹp lại, để
thể hiện độ biến động của thị trường đang thấp.

Bước thứ hai, chúng ta chờ cho giá bung lên biên trên của Bollinger Bands, đồng thời
MACD histogram lớn hơn 0 và MACD histogram phải nằm dưới hai đường EMA. Cả 3
tín hiệu này cho thấy, lực của xu hướng tăng đã mạnh lên. Đây là cái chúng ta đang tìm
kiếm. Vào lệnh BUY ngay khi thỏa điều kiện này.
Với lệnh SELL, chúng ta làm ngược lại.

Bước đầu tiên, cũng chờ cho hai biên thu hẹp lại để chắc rằng giá đã dao động với biên
độ thấp hơn.

Bước thứ hai là chờ giá bung xuống biên dưới đồng thời MACD histogram nhỏ hơn 0
và MACD histogram phải nằm trên hai đường EMA. Cả 3 tín hiệu này cho thấy, lực
của xu hướng giảm đã mạnh lên. Đây là cái chúng ta đang tìm kiếm. Vào lệnh SELL
ngay khi thỏa điều kiện này.

Stoploss sẽ được đặt cách biên giữa 5 pips, chúng ta sẽ trailing stop theo biên giữa.
Take profit là đỉnh/ đáy gần nhất hoặc theo phong cách của bạn/
Tôi vừa trình bày xong một phương pháp sử dụng Bollinger Bands và MACD. Ý tưởng
này có thể sẽ khác với những gì bạn nghĩ. Nhưng nếu bạn áp dụng đúng theo nguyên
tắc, bạn sẽ thấy nó hiệu quả. Xin mời anh em thảo luận về phương pháp này nhé.
Lucky Trading!

28. Chiến lược đơn giản mà hiệu quả chỉ với Pinbar và
Trendline

Nếu anh em để ý, gần đây tôi có viết một chủ đề về Pinbar và vài bài về Trendline đúng
không. Tất cả đều phục vụ cho bài viết ngày hôm nay: chiến lược kết hợp Pinbar và
Trendline.

Thật ra setup này khá đơn giản, tôi chắc rằng ai cũng sẽ biết nhưng không ai sử dụng
cả. Không phải vì nó không hiệu quả mà vì những lý do sau đây:

+ Quá nhàm chán. Tâm lý chúng ta thường thích cái gì phức tạp, khó hiểu. Nếu nó quá
đơn điệu thì sẽ không được coi trọng. Chúng ta vẫn thích những phương pháp mang
tính suy luận, phân tích có chiều sâu như Ichimoku, sóng Elliott, Price Action,... Không
phải ai cũng thế nhưng đa số chúng ta thích như vậy.

+ Quá nhàm chán. Lại là nhàm chán, nhưng nhàm chán ở đây là quá lâu vì lâu mới có
một setup kết hợp giữa trendline và Pinbar khiến trader chán nản và muốn đi tìm
phương pháp khác để vào lệnh được nhiều hơn.

Nếu anh em nghĩ rằng tôi nói chưa đúng thì phản biện lại nhé.

Thế nhưng phương pháp kết hợp trendline và Pinbar lại rất hiệu quả vì ba lý do sau:

+ Đơn giản, không cầu kỳ, phức tạp, nhưng lại có tính logic.

+ Giúp trader giao dịch theo xu hướng, không bị FOMO và hạn chế được tình trạng
overtrade (giao dịch quá mức)
+ Tỷ lệ Risk : Reward phải nói là tuyệt vời. Dĩ nhiên cũng sẽ có lệnh lỗ, nhưng lệnh lỗ
không nhiều như lệnh lời.

Chỉ với 2 điều này thôi thì tôi đã thấy nó hơn hẳn những chiến lược khác rồi.

Vậy chiến lược trendline + Pinbar cụ thể như thế nào? Tôi sẽ tiếp tục ngay sau đây.

CÂY PINBAR NGAY TẠI ĐƯỜNG TRENDLINE - MỘT CHIẾN


LƯỢC KHÔNG THỂ ĐƠN GIẢN HƠN
Về cách vẽ đường trendline, tôi đã chia sẻ ở chuỗi bài viết về trendline theo phong cách
Thomas Demark.

Về cách giao dịch với Pinbar và làm sao để tăng xác suất thành công khi trade Pinbar,
tôi đã chia sẻ ở bài viết Pinbar - chuyện chưa kể.

Anh em có thể xem lại. Bây giờ là lúc xâu chuỗi hai bài viết này lại thành 1 chiến lược.

Ý tưởng của chúng ta là xuất hiện 1 cây Pinbar tại đường trendline trong 1 xu hướng cụ
thể. Đó chính là cốt lõi của chiến lược này.

Ví dụ như thế này nhé:

Như mọi người đã thấy, xu hướng tăng khá rõ ràng và đườn trendline được vẽ khá
chính xác. Cho đến khi xuất hiện một cây pinbar test lại đường trendline thì đó chính là
tín hiệu tốt để vào lệnh. Chỉ vậy thôi.

Đơn giản vậy thôi ư? Không có gì mới hơn à?

Đúng, chẳng có gì mới cả, chúng ta biết cả rồi. Nhưng cái mới ở đây là cái tư duy và
cách giao dịch. Như tôi đã nói, giao dịch theo kiểu này thì tỷ lệ Risk : Reward khá tốt
cho trader trong khi winrate có tỷ lệ cao hơn một phần do theo xu hướng, một phần do
giá bị cản bởi đường trendine (dĩ nhiên phải vẽ đúng trendline).

Nếu bạn vẫn chưa tin lắm, xin mời xem 1 ví dụ nữa:

Đây là xu hướng giảm trên đồ thị M5. Công việc của chúng ta là ngồi chờ cho giá test
đường trendline bằng 1 cây pinbar và vào lệnh SHORT. Chỉ đơn giản vậy thôi.

Tại sao chiến lược này lại có xác suất thắng cao. Có hai lý do:

+ Nó khá hiếm xảy ra. Tần suất xảy ra có lẽ chỉ bằng 1/10 lần setup mà các bạn đang
giao dịch. Thậm chí còn tốt hơn. Nhưng cái gì hiếm thường là quý.

+ Cây pinbar mà test trendline thì có ý nghĩa là đâu đó trên thế giới này, đã có 1
lượng trader breakout để giao dịch ngược xu hướng đã bị mắc bẫy. Dĩ nhiên, khi họ
biết đã sập bẫy họ sẽ sửa sai bằng cách cắt lỗ. Điều này sẽ làm giá quay đầu lại mạnh
hơn nữa.

Tôi vừa chia sẻ xong 1 chiến lược hết sức thông thường nhưng đối với tôi nó là phi
thường. Không biết anh em thấy sao, nhưng đây có thể nói là bài viết mà tôi thích nhất.
Nó không cầu kỳ phức tạp, nó tối giản đến mức tối đa, nhưng lại ẩn chứa 1 logic phức
tạp của thị trường. Phương pháp này thích hợp cho cả trader mới lẫn trader có kinh
nghiệm. Dĩ nhiên, trader có kinh nghiệm sẽ giao dịch hiệu quả hơn vì ngoài pinbar và
trendline con mắt của họ còn để ý những thứ khác nữa. Hy vọng bài viết này có thể
giúp anh em một phương pháp giao dịch thật đúng đắn. Lucky Trading!

29. Chiến lược nến Heiken Ashi - nghệ thuật trading của
người Nhật
Cho dù các bạn có tin hay không thì hầu hết các trader thành công đều có tư duy của
các Samurai, tư duy của những chiến binh. Và chiến lược nền Heiken Ashi được thừa
hưởng tinh hoa từ văn hóa Samurai.

Nến Heiken Ashi thì chắc anh em cũng không lạ gì nữa. Ít nhiều gì cũng đã từng nghe
nói nó chỉ là chiến lược cụ thể và hiệu quả như thế nào thì vẫn còn khá ít tài liệu chia
sẻ. Do đó, hôm nay tôi sẽ chia sẻ với anh em một phương pháp giao dịchvới nến
Heiken Ashi dành cho các trader có dự định theo món này.

NẾN HEIKEN ASHI LÀ GÌ, SỬ DỤNG NHƯ THẾ NÀO?


Dẫu biết nó quen thuộc với anh em nhưng cũng có một số trader mới còn lạ lẫm với em
nó. Do đó, tôi sẽ lược qua một chút về nến Heiken Ashi nhé.

Nến Heiken Ashi là một loại nến của người Nhật phát triển, tương tự như nến Nhật mà
chúng ta vẫn sử dụng như nó trông có vẻ mượt hơn.
Có hai quy tắc về Heiken Ashi mà chúng ta cần nhớ:

1. Cây nến tăng mà không có đuôi hoặc đuôi rất nhỏ thể hiện rằng xu hướng tăng đang
rất tốt và đó là cơ hội BUY tốt cho nhà đầu tư.

2. Cây nến thân nhỏ và có đuôi lớn là cây nến báo hiệu sự đảo chiều.

Nếu trade theo Heiken Ashi thì hai quy tắc này luôn luôn phải nhớ.

Tôi chỉ có thể lược qua phần cơ bản của nến Heiken Ashi như vậy thôi, anh em cần
học thêm phần cơ bản thì tìm các bài viết trên traderviet nhé. Chủ yếu của bài viết hôm
nay là chia sẻ chiến lược.

CHIẾN LƯỢC NẾN HEIKEN ASHI HIỆU QUẢ NHƯ THẾ


NÀO?
Cũng như bao chiến lược khác, chiến lượ Heiken Ashi sẽ phát huy mạnh mẽ nhất khi
được áp vào một chiến lược quản lý vốn nhất quán. Tôi sẽ trình bày từng bước chiến
lược với ví dụ cụ thể. Ví dụ lần này là cho chiến lược BUY nhé.

Bước 1: Xác định xu hướng giảm (downtrend) mạnh

Chiến lược này thực chất là chiến lược giao dịch đảo chiều. Do đó, bước đầu tiên, ta
phải xác định xu hướng giảm trước đó. xu hướng giảm đó phải rõ ràng và mạnh.
Bước 2: Chờ đợi nến Heiken Ashi đổi từ màu đỏ qua màu xanh và giá chạm vào
một hỗ trợ cứng

Khi giá chạm vào một hỗ trợ cứng tức là giá sẽ có xu hướng chững lại, cho dù
có breakout qua thì cũng phải test vài lần. Do đó, khi chạm hỗ trợ, chúng ta có rất nhiều
thời gian để kiểm nghiệm xem giá sẽ đảo chiều hay breakout.

Đồng thời, chờ đợi nến Heiken Ashi chuyển từ một chuỗi nến màu đỏ chuyển sang màu
xanh để thể hiện rằng: tâm lý thị trường lú này nghiên về Bull nhiều hơn là Bear. Nếu
có hành động giá như vậy, chúng ta hoàn toàn có thể kỳ vọng giá sẽ đảo chiều.

Bước 3: Cây nến bull (màu xanh) đầu tiên phải là một cây có đuôi dưới dài
Như tôi đã chia sẻ ở phần trước 1 trong 2 quy tắc sử dụng nến Heiken Ashi là xem đuôi
của nến. Nếu cây bull đầu tiên (chuyển từ màu đỏ qua màu xanh) có đuôi bên dưới dài
(càng dài thì càng tốt) sẽ cho thấy rằng có 1 lực bắt đáy tốt tại vùng hỗ trợ cứng.

Nếu thỏa điều kiện này, chúng ta có thể xem xét vào lệnh.

Bước 4: Vào lệnh BUY khi cây nến BULL thứ hai mở cửa

Nếu 3 bước trên đều thỏa mãn thì ở cây Bull tiếp theo, chúng ta có thể đặt một lệnh
BUY.

Bước 5: Đặt stoploss ngay dưới cây bull đầu tiên và takerpofit khi xuất hiện một
cây Bear đầu tiên.
Không như những chiến lược bình thường, nến Heiken Ashi có thể giúp trader bắt đáy
hoặc bắt đỉnh khá tốt. Ưu điểm lớn nhất của chiến lược nến Heiken Ashi là nâng cao
được tỷ lệ Risk : Reward, và giữ cho stoploss của trader luôn chặt chẽ một cách hợp lý.

Nếu anh em sử dụng nến Nhật truyền thống cảm thấy quá nhiễu, quá nhiều tín hiệu sai,
thì đồ thị nến Heiken Ashi là một sự lựa chọn phù hợp cho anh em nơi mọi thứ trở nên
mượt mà, dễ nhìn và tạo tâm lý thoải mái hơn.

Tôi vừa trình bày xong một chiến lược nữa, và lần này là nến Heiken Ashi. Anh em fan
Heiken Ashi vào đây thảo luận cho vui và học hỏi lẫn nhau nhé. Nếu anh em còn thích
Heiken Ashi nữa thì tôi sẽ viết tiếp. Lucky Trading!

30. Chiến lược giao dịch theo xu hướng với công cụ trong
họ hàng Bollinger Bands - Keltner Channel
Công cụ Keltner Channel từ lâu được biết đến như một người anh em ruột với Bollinger
Bands. Bởi cái bóng quá lớn của Bollinger Bands mà thằng em Keltner Channel trở nên
khá mờ nhạt trong khi hiệu quả và sự đa dụng của hai công cụ này gần như tương
đương nhau. Do đó, thật thiệt thòi khi anh em chưa hiểu hết và chưa tận dụng hết công
cụ này để thiết lập hệ thống giao dịch cho riêng mình.

Ngày hôm nay, tôi sẽ không nói về cơ bản Keltner Channel, anh em có thể tìm đọc trên
traderviet. Tôi sẽ dành thời gian để nói về chiến lược được xây dựng bởi Keltner
Channel từ đó giúp anh em có thêm 1 hệ thống giao dịch nữa. Ông mai The Blade lại
tiếp tục gả đi một em xinh xắn, trong trẻo. Làm mai là giống làm dâu trăm họ vậy các
bạn ạ, gả đi nhiều quá cũng bị lời ra tiếng vào đấy. Nhưng không sao, nhiệm vụ mình
gả đi thì mình phải gả thôi. Anh em tích cực vào nhận hàng nhé.

KELTNER CHANNEL LÀ GÌ? CÓ GIỐNG HOÀN


TOÀNBOLLINGER BANDS KHÔNG?
Để tiện cho anh em theo dõi xuyên suốt, tôi xin lược lại 1 chút cơ bản về Keltner
Channel.

Keltner Channel là một đường bao xung quanh giá, gồm có 1 đường trung tâm là
một đường trung bình động (moving average - MA) và 2 đường bao trên và đường bao
dưới, hình thành từ ATR

Keltner Channel có thể nói là một "người anh em" với Bollinger Band. Cả 2 công cụ
phân tích này đều đặt 1 đường MA ở trung tâm. Khác nhau là Bollinger Band sử dụng
độ lệch chuẩn (standard deviation) để tính ra đường bao trên và dưới, thì Keltner
Channel sử dụng ATR để tính.

Đây là hình ảnh của Keltner Channel:


Để nói sâu hơn nữa thì anh em tìm thêm bài giới thiệu về Keltner nhé. Bây giờ tôi sẽ
chuyển sang phần chiến lược.

CHIẾN LƯỢC KELTNER CHANNEL KẾT HỢP CÙNG ADX


Cũng như Bolligner Bands, Keltner Channel kết hợp tốt với với các indicator khác.
Chiến lược này chúng ta sẽ kết hợp nó với ADX nhé.

Ý tưởng cho chiến lược này là chúng ta sẽ trade breakout dựa vào Keltner Channel và
dùng bộ lọc ADX để lọc những tín hiệu sai.

Về bản chất, Keltner Channel là một công cụ cực kỳ mạnh mẽ trong cả hai trạng thái thị
trường sideways lẫn có hướng. Không những thế, nó còn có khả năng giúp trader đọc
được những bất thường trong hành vi giá.

Bước 1: Chờ cho Keltner Channel đi ngang.

Bước 2: Chờ giá bứt phá biên trên của Keltner Channel. Khi giá breakout biên trên của
Keltner, giá sẽ có xu hướng tăng/giảm mạnh theo đã breakout. Do đó, Keltner Channel
là một công cụ trade breakout khá tin cậy.

Bước 3: Lọc tín hiệu bằng ADX. Một thị trường có xu hướng rõ ràng khi ADX cao hơn
20. Do đó, khi giá breakout biên trên của Keltner mà ADX vẫn dưới 20 có nghĩa là
lực breakout của thị trường quá yếu, không đủ để tăng/giảm tiếp. Do đó, rất có thể, đó
chỉ là cú breakout giả.
Bước 4: vào lệnh ngay khi cây nến breakout đóng cửa.

Bước 5: Đặt stoploss dưới biên giữa nếu là lệnh BUY hoặc trên biên giữa nếu là lệnh
SELL. Và takeprofit khi giá quay đầu cắt vào biên giữa.

Sau đây là một ví dụ dành cho anh em:

Như vậy, tôi xin tóm tắt lại điều kiện để vào lệnh:

+ Trước đó Keltner Channel phải đi ngang.

+ Sau đó, giá breakout khỏi một biên của Keltner Channel.

+ ADX phải cao hơn 20.

Nếu ADX thấp hơn 20 thì chúng ta có thể xem xét chiến lược trade theo breakout giả.

Lưu ý thêm là anh em để thông số của Keltner Channel là 20 nhé. Sẽ có lúc nó rơi ra
ngoài biên và cho tín hiệu breakout giả rất nhiều, chúng ta sẽ có chiến lược trade từ hai
biên vào với điều kiện thị trường sideways bằng cách kết hợp với RSI. Chiến lược trade
với Keltner Channel trong thị trường sideways tôi sẽ nói ở bài sau. Anh em có quan tâm
thì comment bên dưới để tôi biết nhé. Nếu không thì chúng ta sẽ chuyển qua phần khác
lợi hại hơn.

Tôi vừa trình bày xong một chiến lược giao dịch theo xu hướng với Keltner Channel kết
hợp cùng công cụ quen thuộc ADX. Anh backtest xem có hiệu quả không nhé. Lucky
Trading!
31. Các phương pháp nhận diện đảo chiều xu hướng đơn
giản và hiệu quả

Nhận diện đảo chiều xu hướng là một kỹ năng cực kỳ cần thiết. Nó không phải dùng để
giao dịch ngược xu hướng mà. Kỹ năng này là một mảnh ghép còn thiếu trong
các phương pháp giao dịch theo xu hướng. Do đó, các anh em traderthường xuyên sử
dụng bám trend nhất thiết phải biết được khi nào xu hướng đảo chiều.

Tình hình là trong buổi traderviet talk hôm qua, tôi có chia sẻ về vấn đề này. Anh em ở
Sài Gòn thì đã được nghe rồi, còn được giao lưu, thảo luận các vấn đề khác nữa. Anh
em ở xa hơn thì chưa được nghe, cho nên hôm nay tôi viết lại với mong muốn tất cả
anh em cùng được biết đến các phương pháp này. Hy vọng nó có thể cải thiện được
kết quả của anh em. Anh em có thắc mắc gì thì cứ comment bên dưới, anh em nào
hôm qua nghe chưa rõ, có thể comment hỏi lại, tôi sẽ giải đáp thêm.

TẠI SAO CẦN PHẢI NHẬN DIỆN XU HƯỚNG SẮP ĐẢO


CHIỀU?
Thực sự ra chính những trader xu hướng mới cần đến kỹ năng này, chứ không phải
các trader chuyên giao dịch đảo chiều. Bởi lẽ, như đã nói ở một số bài trước, đa số anh
em bám trend thường xuyên mua ngay đỉnh và bán ngay đáy. Đó là lý do tại sao, giao
dịch theo xu hướng vẫn chết như thường. Trong xu hướng tăng, các bạn BUY vẫn lỗ,
trong xu hướng giảm SELL vẫn lỗ. Tại sao lại như thế, vì không may mắn là bạn đã vào
lệnh ở cuối xu hướng rồi.

Việc nhận biết xu hướng sắp đảo chiều hay chưa sẽ giúp chúng ta không vào lệnh ở
cuối xu hướng, không BUY ngay đỉnh và SELL ngay đáy nữa.
Đây là thực trạng chúng của anh em mới bắt đầu giao dịch theo xu hướng. xu
hướng tăng rất tốt, những tưởng BUY là có thể ăn nhưng rốt cuộc vẫn thất bại. Vậy dấu
hiệu nào cho ta biết 1 xu hướng sắp kết thúc?

NHỮNG DẤU HIỆU CHO BIẾT MỘT XU HƯỚNG SẮP KẾT


THÚC
Chúng ta có 5 dấu hiệu xảy ra một cách lần lượt. Nếu gặp các dấu hiệu này, anh em có
quyền nghi ngờ xu hướng hiện tại đang dần yếu đi và nhường chỗ cho xu hướng mới.

1. Shortening of Thrust

2. Phân kỳ

3. Volume

4. Mô hình giá

5. Xác nhận bằng các đỉnh / đáy

SHORTENING OF THRUST
Shortening of Thrust nghĩa là rút ngắn con sóng chính. Một xu hướng bền vững, sóng
chính phải mạnh và dài. Sóng sau bằng hoặc lớn hơn sóng trước.

Tuy nhiên, nếu con sóng sau bị rút ngắn dần và nhỏ hơn con sóng trước, đó là dấu
hiệu xu hướng đang yếu đi rõ rệt.

Cụ thể, trong xu hướng tăng, sóng tăng bị ngắn dần (và đồng thời sóng giảm dài hơn)
thì đó là dấu hiệu cho thấy lực tăng sắp hết.

Chúng ta có thể thấy, con sóng tăng cuối cùng cực ngắn, và ngắn hơn nhiều so với
những con sóng trước đó. Vậy không có lý do gì để xu hướng tăng này tiếp tục cả.

Vào lệnh ở đây là một sai lầm vì lực tăng đã hết.

PHÂN KỲ
Phân kỳ đã quá quen thuộc với anh em. Tuy nhiên sử dụng như thế nào cho đúng thì
lại là chuyện khác.

Anh em có thể sử dụng RSI, MACD hay Stochastic tùy thích. Nhưng phải hiểu rõ bản
chất của nó.

Ở đây tôi sử dụng MACD.


Như anh em có thể thấy, MACD tại đỉnh có giá trị cực yếu, gần như bằng 0. Theo lẽ
thường, giá đủ sức breakout khỏi đỉnh cũ thì nó phải mạnh, MACD phải cao, không cao
lắm thì ít nhất cũng không được = 0 như thế này.

Mặt khác, chúng ta liên tục thấy các đỉnh giá cao hơn trong khi đỉnh MACD lại thấp hơn.
Không còn nghi ngờ gì nữa, xu hướng tăng đã kết thúc.

VOLUME
Nhiều trader cho rằng, volume sử dụng không được trong Forex. Bởi lẽ chúng ta chưa
hiểu rõ về volume.

Trong ví dụ này, Volume tại thời điểm breakout cực yếu. breakout mà lực không có?
Vậy làm sao mà tăng lên được?

Có người phản biện rằng, dĩ nhiên phiên sáng thì làm gì có volume cao. Nhưng, phiên
sáng thì giá phải sideways, làm gì có đủ big boy nào mua vào để đẩy giá lên cao hơn
vượt qua khỏi đỉnh cũ, trừ khi họ muốn một cú bull trap để làm cho tradernhỏ lẻ FOMO.
Hiểu theo logic đó, chúng ta hoàn toàn có thể tin rằng, chẳng có tí lực tăng nào ủng hộ
cho việc breakout cả.

MÔ HÌNH GIÁ
Khi xuất hiện mô hình giá thì mọi chuyện đã quá rõ ràng. Không còn bàn cãi gì nữa. Tôi
vẫn lấy ví dụ cũ để nói.

Rõ ràng giá đã không tăng, nó đã xuất hiện mô hình hai đỉnh. Xu hướng tăng đã kết
thúc:

Vào lúc này, một trader mới cũng đã biết nên mua hay nên bán.

ĐỈNH SAU THẤP HƠN ĐỈNH TRƯỚC - ĐÁY SAU THẤP HƠN
ĐÁY TRƯỚC
Khi xuất hiện hành động này, xu hướng giảm đã hình thành rõ ràng. Hành động của
chúng ta chỉ có 1, đó là tìm điểm tối ưu để SHORT SELL mà thôi.

Tôi vừa trình bày xong các phương pháp nhận diện xu hướng đảo chiều đơn giản và
hiệu quả. Dĩ nhiên, vẫn còn rất nhiều phương pháp khác mà tôi chưa kịp nói ở đây. Anh
em có thể nghiên cứu nâng cao hơn với sóng Elliott, Ichimoku, Gann, chiêm tinh tài
chính, đại số - hình học lượng giác, chu kỳ sóng,... rất nhiều phương pháp anh em ạ.
Có thời gian tới sẽ chia sẻ tiếp. Lucky Trading!
32. Các phương pháp giao dịch với Fibonacci và một số
công cụ khác
Fibonacci là một công cụ có thể nói là không thể thiếu đối với các trader. Bất kỳ ai cũng
cần đến công cụ này. Những tỷ lệ của nó mang tính chất huyền bí không giải thích
được, nhưng khi sử dụng thì rất đúng.

Những ứng dụng sóng Elliott, sóng Harmonic,... đều lấy nền tảng từ các tỷ lệ Fibonacci.
Những phương pháp trên đang được các trader rất ưa chuộng. Điều này chứng tỏ,
Fibonacci mang một ý nghĩa cực kỳ đặc biệt trong sự chuyển động của thị trường, trong
quá khứ, ở hiện tại và dĩ nhiên tương lai vẫn sẽ như vậy.

Fibonacci căn bản thì anh em cũng đã biết rồi. Ai chưa biết cách sử dụng công cụ này
thì vào phần lớp học xem thêm nhé.

Người hùng của chúng ta

Còn trong bài viết này, tôi sẽ không nói về cơ bản Fibonacci nữa, mà sẽ chia sẻ với anh
em một số chiến lược sử dụng Fibonacci làm nền tảng, hay nói đúng hơn là sự kết hợp
công cụ Fibonacci và các công cụ chỉ báo khác như MACD, Stochastic, Bill Williams
Alligator, Fibonacci Arcs hay đơn giản chỉ là kết hợp với volume cho sự mạnh tuyệt vời.

Chuyên mục này có thể sẽ rất dài, tôi sẽ viết nó thành 1 series để chia sẻ với anh em từ
từ.
Một số anh em chê bai indicator và thần thánh hóa phương pháp price action. Tôi
không đồng tình với quan điểm này. Bởi 1 lý do đơn giản thôi, nếu nó thực sự không có
ý nghĩa gì với trader và với thị trường thì nó sẽ không có cơ sở để tồn tại hay nói cho
dễ hiểu sẽ bị đào thải, tẩy chay và biến mất từ lâu lắm rồi. Thế mà vẫn phổ dụng đó.

Tôi vẫn sử dụng Bollinger Bands để đo độ biến động và chỉ hướng, phải nói là cực kỳ
hữu ích vì volume đâu có làm được việc đó.

Tư duy đúng khi sử dụng indicator là xem nó là một người bạn cung cấp cho chúng ta
tình hình hiện tại của thị trường thay vì tôn nó lên làm một nhà tiên tri biết dự đoán
tương lai. Để khi nó dự đoán trật thì chúng ta lại thất vọng và buộc tội nó. Hậu quả là nó
vẫn là nó, còn chúng ta mất tiền.

Indicator không sai, phương pháp không sai, chỉ có trader chúng ta không biết cách sử
dụng.

Nhìn đẹp thật

Dài dòng vậy đủ rồi, bây giờ chúng ta vào nội dung chính nhé.

FIBONACCI THOÁI LUI KẾT HỢP VỚI MACD SẼ NHƯ THẾ


NÀO?
Lại thêm một chỉ báo kinh điển - MACD. Trong phân tích kỹ thuật tôi thấy có 1 cái lạ. Đó
là thứ gì càng cũ càng hay và càng có giá trị anh em ạ. Và chúng ta cứ bàn về nói mãi
mà không biết chán.
MACD là một trường hợp như vậy. Nói về công cụ MACD thì nó giống như các chỉ báo
kinh điển khác, có 101 cách để sử dụng, chỉ có điều chúng ta chưa khai thác hết mà
thôi. Lần này là 1 trong 101 cách đó đấy.

Trong chiến lược kết hợp này, Fibonacci sẽ đóng vai trò làm kháng cự hỗ trợcho giá,
tìm điểm vào lệnh. Còn MACD sẽ đóng vai trò xác nhận những điểm vào lệnh đó.

Cụ thể như sau:

+ Xu hướng luôn luôn phải rõ ràng. Chiến lược này là chiến lược cho tradertheo Xu
hướng.

+ Các mức Fibonacci thoái lui 61.8 - 50 - 38.2 sẽ là những mức cản tiềm năng. Giá sẽ
pullback về các mức này cho tín hiệu sơ khởi.

+ Khi đường tín hiệu MACD và đường signal cắt nhau là tín hiệu xác nhận
để trader chính thức vào lệnh.

Thêm 1 ví dụ nữa nhé:


Trong ví dụ này, chúng ta đã có xu hướng tăng ở quá khứ. Do đó, chỉ BUY và BUY mà
thôi. Một khi giá tạm dừng xu hướng tăng và pullback, chúng ta kẻ Fibonacci thoái lui
để đo xem giá sẽ pullback về đâu.

Trường hợp này thì giá pullback về vùng 38.2 - 50%. Vậy là đã có tín hiệu sơ khởi.

Nhưng lúc này MACD chưa có tín hiệu, MACD histogram cũng chưa lớn hơn 0. Điều
này cho thấy lực tăng vẫn chưa có, vậy thì không có lý do gì để vào lệnh BUY cả.

Chờ cho đến khi MACD histogram lớn hơn 0, hai đường MACD và đường tín hiệu cắt
nhau để xác nhận xu hướng tăng đã quay trở lại. Lúc này ta đặt lệnh BUY.

Tôi vừa trình bày xong 1 một chiến lược sử dụng Fibonacci và công cụ kinh điển
MACD. Bài viết cũng đã dài, nên tôi sẽ trình bày các chiến lược Fibonacci kết hợp với
các công cụ khác ở phần sau vậy. Anh em quan tâm thì comment bên dưới để thảo
luận nhé. Lucky Trading !

33. Chiến lược giao dịch Bollinger Bands kết hợp với công
cụ Fibonacci
Xin chào các bạn, hôm nay tôi sẽ quay lại với các indicator căn bản và bắt đầu bằng chỉ
báo Bollinger Bands. Lần này chúng ta sẽ có một chiến lược mới khác khi kết hợp BBs
và Fibonacci để giải quyết vấn đề ra vào lệnh.

Sau một chuỗi bài về Market Profile thì có vẻ như anh em cần thời gian để nghiên cứu
và nghiền ngẫm nhiều hơn. Những bài viết về MP cũng đã soạn sẵn, nhưng chưa post,
tôi nghĩ phải đợi thêm một thời gian nữa, sau khi mọi người đã quen với các sử dụng
MP thì chúng ta sẽ tiếp tục thảo luận về nó và đẩy nó lên một tầm cao mới.

Trong thời gian này, tôi sẽ quay lại với phần indicator và đặc biệt là các indicator kinh
điển như Bollinger Bands, RSI, Stochastic,... để những anh em mới có cơ hội tiếp cận
thêm những chiến lược liên quan đến những indicator này.

Bollinger Bands là công cụ quá quen thuộc đối với mọi người rồi, cho nên tôi không giới
thiệu thêm nữa nhé. Ai chưa rõ về Bollinger Bands này căn bản sử dụng như thế nào
xin mời comment bên dưới để tôi giải thích.

Chúng ta sẽ có một chiến lược vào lệnh bao gồm một bộ quy tắc vào lệnh và thoát lệnh
như sau:

QUY TẮC VÀO LỆNH


Các bạn có thể sử dụng chiến lược Bollinger Bands này ở bất cứ khung thời gian nào
cũng được nhưng khuyến khích sử dụng khung càng cao càng tốt.

1. Nếu giá di chuyển dưới biên giữa (SMA 20 kỳ) thì thị trường được coi là xu
hướng xuống.

2. Nếu giá di chuyển bên trên biên giữa (SMA 20 kỳ) thì thị trường được coi là xu
hướng tăng.

2. Sử dụng góc của biên giữa nếu giá vượt quá được trung bình 20 kỳ.
Tín hiệu BUY từ Bollinger Bands
Chúng ta cần để ý sự di chuyển của giá xem có nằm trên biên giữa của BBs hay không.
Nếu có, chúng ta chỉ kỳ vọng BUY và chờ cho giá pullback để vào lệnh.

Khi giá pullback (hồi lại) về vùng biên giữa của BBs để chúng ta đã có 1 gợi ý để vào
lệnh BUY.

Tiếp tục quan sát những yếu tố xung quanh để tăng xác suất thành công: thế nến hồi
về là thế nến gì (engulfing, pin bar, harami,...); kết hợp với kháng cự và hỗ trợ gần đó.

Tín hiệu SELL từ Bollinger Bands


Chúng ta cần để ý sự di chuyển của giá xem có nằm dưới biên giữa của BBs hay
không. Nếu có, chúng ta chỉ kỳ vọng SELL và chờ cho giá pullback để vào lệnh.

Khi giá pullback (hồi lại) về vùng biên giữa của BBs để chúng ta đã có 1 gợi ý để vào
lệnh SELL.

Tiếp tục quan sát những yếu tố xung quanh để tăng xác suất thành công: thế nến hồi
về là thế nến gì (engulfing, pin bar, harami,...); kết hợp với kháng cự và hỗ trợ, trendline
gần đó.
Sau đây sẽ là hình minh họa để các bạn dễ hiểu:
CÁCH THOÁT LỆNH HIỆU QUẢ
Điểm vào lệnh thì dễ rồi, thậm chí cũng cũ rồi, nhưng điểm mới ở chiến lược này nằm ở
cách thoát lệnh, thoát lệnh sao cho hợp lý và khoa học nhất. Tôi sẽ sử dụng hai biên
ngoài của Bollinger Bands và Fibonacci để đo lường giá và tìm điểm thoát lệnh.

Giá chạm vào biên giữa thì chúng ta xem xét vào lệnh, khi giá chạm vào hai biên,
chúng ta sẽ xem xét để cắt lệnh.
Cụ thể như sau:

+ Ở con sóng giảm thứ nhất, giá giảm rất mạnh, xu hướng vẫn là xu hướngtăng, do đó
ta chờ con sóng giảm này kết thúc và giá nằm trên biên giữa thì mới vào lệnh BUY.

+ Sau khi giá breakout đường trendline ở (1) và đóng cửa trên biên giữa Bollinger
Bands, đồng thời ở đáy giá tạo một cây pinbar thể hiện từ chối giảm tiếp => ba tín hiệu
cho lệnh BUY

+ Kẻ Fibonacci ở con sóng giảm để đo lường con sóng tăng sẽ tăng đến khi nào.
Chúng ta có các mức gợi ý 1.272 và 1.618, hai mức này sẽ là hai mức thoát lệnh. Một
khi giá chạm vào biên trên của BBs và chạm vào 1.272 hoặc 1.618 thì đó là lúc chúng
ta nên thoát lệnh (thoát một phần hay thoát toàn bộ tùy thuộc phong cách mỗi người).

+ Trường hợp thứ hai cũng tương tự như vậy.

+ Riêng ở trường hợp thứ ba, sau con sóng giảm thì giá đi lên cắt đường trendline,
nhưng không đóng cửa trên đường biên giữa. Tín hiệu này không đúng với chiến lược
ban đầu, do đó, chúng ta sẽ không vào lệnh ở điểm số 3.

Tóm lại, chiến lược giao dịch với Bollinger Bands đơn giản là như thế này:

1. Xác định xu hướng

2. Chờ giá hồi về biên giữa, đóng cửa trên biên giữa và breakout trendline của sóng hồi
thì vào lệnh

3. Kẻ fibonacci ở sóng hồi, điểm thoát lệnh sẽ là khi giá chạm vào hai biên và đồng thời
cũng chạm vào mức 1.272, 1.618 và 2.0 của Fibonacci.

Chiến lược với Bollinger Bands đơn giản là vậy. Chúng ta thử backtest xem như thế
nào nhé.

34. Chiến lược 5 bước đơn giản kết hợp Fibonacci và


Seasonal Trading

Sau khi các bạn đã hiểu được chu kỳ của GOLD hoặc các cặp tiền khác từ tháng này
qua tháng kia. Đây là lúc chúng ta vận dụng những kiến thức đã học và thêm một công
cụ nữa - Fibonacci để tối ưu hóa việc phân tích của chúng ta.

Bài viết hôm nay sẽ tiếp nối bài hôm qua. Ai chưa kịp đọc có thể theo link này vì muốn
hiểu được bài viết này thì phải đọc bài trước:

>> Chiến lược giao dịch độc đáo dành cho Gold và các cặp tiền khác

Tôi tóm tắt lại phần trước một chút nhé. Chu kỳ theo mùa của vàng (và các sản phẩm
tài chính khác kể cả Forex) là một khái niệm không mấy xa lạ với dân trader thế giới.
Nó là một trong những công cụ cực kỳ hiệu quả mà những tổ chức đầu tư lớn vẫn
dùng, kể cả trading ngắn hạn hay dài hạn. Đó là lý do tại sao tôi muốn giới thiệu
phương pháp này cho các bạn để rút ngắn khoảng cách kiến thức giữa chúng ta với
thế giới.

Chu ky theo mùa (hoặc theo tháng) của một sản phẩm tài chính sẽ là một indicator có
khả năng dự đoán trước giá lên hoặc xuống theo từng thời điểm hoặc khoảng thời gian
cụ thể. Qua đó, trader sẽ có một gợi ý quan trọng để quyết định là nên BUY hay nên
SELL.

Sau khi đã biết là nên BUY hay SELL bằng indicator trên, chúng ta sẽ đặt câu hỏi tiếp
theo là BUY ở đâu hay SELL ở đâu. Câu hỏi này sẽ được trả lời bằng một công cụ vô
cùng kinh điển - FIBONACCI.

Chúng ta bắt đầu chiến lược nhé.

CHIẾN LƯỢC GIAO DỊCH FIBONACCI + CHU KỲ THEO


MÙA
Trước tiên bạn phải xác định bạn là day trader hay swing trader để chọn một chu kỳ
cho phù hợp.

Nếu bạn là day trader thì chúng ta sẽ dựa vào chu kỳ lên xuống trung bình trong một
tuần, trong một tuần đó sẽ thể hiện cụ thể diễn biến lên xuống của GOLD trong từng
ngày.
Biểu đồ dưới đây sẽ dành cho DAY trader:

Nếu bạn là SWING TRADER thì chúng ta sẽ có biểu đồ thể hiện giá lên xuống trong
vòng một năm như sau:
Ở đây tôi sẽ làm một swing trader và sử dụng đồ thị bên dưới để giao dịch.

BƯỚC 1 - XÁC ĐỊNH HƯỚNG ĐI CỦA GOLD TẠI THỜI ĐIỂM


HIỆN TẠI
Bước đầu tiên bạn phải xác định thời gian hiện tại là tháng mấy và mua - bán ở tháng
nào là thuận lợi nhất.
Ở đây tôi sẽ lấy tháng 1 làm ví dụ để trade, vì theo thống kê thì tháng 1 giá vàng tăng
rất tốt.

Những mẫu hình tăng giảm theo tháng này sẽ được lặp lại với xác suất rất cao vì các
dòng tiền lớn sử dụng công cụ này và họ có xu hướng xuôi dòng theo chu kỳ. Đó là lý
do tại sao phương pháp này có ý nghĩa.

Vậy chốt lại, giả sử chúng ta đã chờ đến tháng 1, và tại thời điểm này, tôi chỉ tìm điểm
BUY, BUY và BUY.

Nếu giá giảm thì sao? Câu trả lời đơn giản, nếu bạn không theo phương pháp này thì
bạn tùy ý quyết định. Nhưng theo phương pháp này, trường hợp giá tạo một xu
hướng giảm bền vững tức là tháng 1 năm nay đã có ngoại lệ, tôi chờ sang tháng 2 để
tìm cơ hội.

BƯỚC 2 - CHỜ GIÁ HỒI ĐẾN CÁC MỨC FIBONACCI


Rõ ràng tình hình hiện tại của GOLD phải là xu hướng tăng, và đã có con sóng tăng
trước đó.

Chúng ta sẽ sử dụng con sóng đó để kẻ Fibonacci và chờ giá hồi về 0.618. Đây là một
trong những mức hồi quan trọng.
BƯỚC 3 - MUA TẠI HỖ
TRỢ HOẶC BREAKOUT KHỎIKHÁNG CỰ

Ở hình trên, giá đã chạm vào mức 0.618 cũng chính là mức hỗ trợ mạnh tạo bởi đỉnh
đáy trước đó.

Trong trường hợp này, giá có rớt sâu hơn thì mức đó biến tháng kháng cự. Chúng ta sẽ
chính thức vào lệnh BUY khi giá breakout kháng cự này.

BƯỚC 4 - ĐẶT STOPLOSS DƯỚI ĐÁY CON SÓNG HỒI


Cái này thì tùy chiến lược của bạn. Nếu bạn ngại rủi ro và muốn ăn sóng ngắn thì
stoploss bạn sẽ kiểm soát chặt hơn. Do đó, bạn nên đặt nó dưới đáy con sóng hồi.

Ngược lại, bạn là người chịu rủi ro tốt và thích ăn hết con sóng tăng tháng 1, thậm chí
qua tháng 2 thì nên đặt stoploss xa hơn một chút để tránh những cú drawdown nặng.
Do đó, bạn có thể đặt stoploss dưới chân con sóng tăng bắt đầu của tháng 1.

BƯỚC 5 - ĐẶT TAKE PROFIT CUỐI THÁNG 2 VÀ SỬ DỤNG


TRAILING STOP

Trong trường hợp bạn là trader muốn đi hết con sóng thì không cần phải đặt take profit,
cứ để giá cuốn đi đến cuối tháng 2 - thời điểm mà theo chu kỳ là giá GOLD sẽ dừng
lại.

Thêm một thủ thuật nữa: cứ mỗi lần giá điều chỉnh bằng một con sóng hồi và tăng tiếp,
thì bạn sẽ dời stoploss lên con sóng hồi đó hoặc sử dụng luôn trailing stop với
số pips cố định nếu không có nhiều thời gian theo dõi.

Theo đồ thị trên thì trong hai tháng giá vàng đã tăng từ $1265 lên $1366 tức là $101.
Khá ấn tượng!

TÔI MUỐN SELL THÌ SAO?


Dĩ nhiên không sẽ có lúc dành cho chúng ta SELL, đó là lúc GOLD tăng yếu. Cụ thể là
thời điểm tháng 3, tháng 4, tháng 5.

Chúng ta áp dụng 5 bước tương tự với lệnh SELL như sau:

Tháng 3,4,5 trên hình đã cho chúng ta một điểm SELL rất tốt.

Trên đây là 5 bước chi tiết để phân tích và tìm điểm vào lệnh bằng chu kỳ theo mùa của
vàng và công cụ Fibonacci. Với day trader thì áp dụng hình bên trên tôi có chia sẻ. Với
các cặp tiền khác các bạn làm tương tự nhé.

35. Chiến lược giao dịch Price Action kết hợp Supply -
Demand và Fibonacci
Xin chào các bạn, hôm nay chúng ta sẽ cùng tiếp cận một sự kết hợp cực kỳ đặc biệt
giữa price action với công cụ supply - demand và Fibonacci. Nếu nắm vững chiến lược
này, các bạn thậm chí có thể tự mình giao dịch mà không cần một sự hỗ trợ của các
indicator khác nữa.

Nghe anh em trader than rằng volume khó hiểu quá, market profile cũng khó hiểu quá.
Tôi thì sử dụng hai công cụ này để giao dịch cho nên muốn chia sẻ với anh em đôi chút
nhưng có vẻ không phù hợp với mọi người nên qua món khác vậy. Chủ đề thì bao la.
Món ăn mà tôi có thể đưa đến cho các bạn thì nhiều vô tận. Nhưng cái chính ở đây là
tôi muốn các bạn hiểu rằng chúng ta muốn đi đường dài thì nên tập trung vào cái gốc
vấn đề, tức là bản chất của thị trường, đó mới chính là "chén thánh" theo quan điểm
của tôi.

Và một những công cụ phản ánh được bản chất của thị trường đó chính là supply
- demand (cung - cầu) vì về cơ bản, giá chuyển động nguyên nhân cũng là vì sự chênh
lệch cung cầu mà ra. Chúng ta sẽ sử dụng công cụ này kết hợp cùng với price
action và fibonacci đã quá quen thuộc với mọi người.

Hãy cùng xem chiến lược này sử dụng ra sao nhé!

Bước đầu tiên là mở sang đồ thị h1 và bắt đầu tìm kiếm các vùng tích lũy làm bùng nổ
giá. Nếu bạn chưa hiểu vùng này là vùng gì thì xem hình bên dưới:
Sau khi tìm được các vùng đó xong, bạn sẽ thấy có những kháng cự / hỗ trợxuất hiện
gần gần với vùng bùng nổ giá đó.

Bây giờ tới lượt Fibonacci, bạn hãy sử dụng công cụ này kẻ từ đỉnh xuống đáy con
sóng. Chúng ta để ý vùng giữa hai mức 38.2% và 61.8% - đó chính là vùng sẽ đặt lệnh
chờ với điều kiện nó phải hợp lưu với vùng bùng nổ giá lúc nãy chúng ta có nói và một
chút yếu tố xác nhận của price action.

Nghe có vẻ khó hiểu, mời xem hình:


Vậy là chúng ta có hai điểm vào lệnh tốt, 2 lựa chọn vì hai vùng làm bùng nổ giá đều
hợp lưu với vùng fibonacci 38.2% - 61.8%.

Dựa vào hai yếu tố này, chúng ta sẽ kỳ vọng khi giá chạm vào 2 vùng này sẽ đảo
chiều xu hướng. Lúc đó, ta sẽ vào lệnh SELL.

Bây giờ xét tới yếu tố thứ 3 - yếu tố timing, đó là price action. Một khi giá hình thành
một cây Pinbar, Outsidebar hoặc Two-Bar-Reversal tại vùng chúng ta kỳ vọng SELL,
chúng ta sẽ đặt lệnh SELL.

Lần chạm đầu tiên vào vùng Fibonacci 38.2% - 61.8% chưa thỏa điều kiện SELL vì giá
chưa chạm vào vùng bùng nổ giá trước đó. Giá cũng chưa hình thành thế nến nào cả.
Mặt khác, ở đáy con sóng có một mẫu hình vai - đầu - vai khá vững chắc cho nên xác
suất giá đi lên cao hơn là quay đầu giảm. Vào lệnh tại vùng này là hoàn toàn bất lợi.

Kể khi có chạm vào vùng giá bùng nổ và tạo thế nến đảo chiều đi chăng nữa thì theo
điều kiện thị trường hiện tại, trader cũng hạn chế vào lệnh trong trường hợp này. Phần
này thuộc về kinh nghiệm.

Vậy chúng ta xử lý sao đây, không lẽ không vào lệnh? Không, vẫn còn lựa chọn 2 cơ
mà.

Vùng thứ nhất coi như xong, không hợp lý. Nhưng vùng thứ hai chúng ta có thể xem
xét vào lệnh với 3 lý do:

1. Chạm vùng supply mạnh

2. Chạm mức Fibonacc 61.8%

3. Thế nến pin bar báo hiệu giá đã từ chối đi lên tại vùng supply này.

Dựa vào 3 yếu tố này, chúng ta vào lệnh SELL.

Chiến lược này có một ưu điểm là cho ta một tỷ lệ R : R rất tốt, tệ nhất là 1.5 : 1, ngon
hơn nữa là 3 : 1 (như TP 2 trên hình).

Nếu như các bạn vẫn còn chưa hiểu chiến lược này thì tiếp tục theo dõi các ví dụ dưới
đây. Chúng ta sẽ có các ví dụ thua lỗ bên cạnh các ví dụ ăn đậm để traderdễ dàng rút
kinh nghiệm :
RRR 2.5:1, Ăn

RRR 2.5:1, Thua


RRR 3:1, Ăn

RRR 4:1, Ăn
RRR 3:1, Ăn

Trên đây là toàn bộ những gì tôi muốn chia sẻ cho các bạn về một chiến lược giao dịch
kết hợp price action kết hợp supply - demand và fibonacci. Các bạn có thắc mắc gì thì
comment bên dưới để cùng nhau thảo luận nhé.

36. 4 chiến lược Bollinger Bands đơn giản và hiệu quả có


thể bạn chưa biết

Hôm nay vô tình lướt traderviet học hỏi thêm kiến thức thì thấy bài của
bác @pipsmaster tổng hợp tất cả về Bollinger Bands. Tác giả đã cất công lục lọi trong
tàng kinh các bài viết cho mọi người đọc, việc này thật hữu ích. Mà cũng nhờ bài viết
này tôi mới biết tôi viết về Bollinger Bands nhiều đến như vậy.

>> Tổng hợp tất tần tật về indicator Bollinger Bands

Biển học là vô tận, kiến thức về Bollinger Bands chưa bao giờ là đủ, bí ẩn về công cụ
chỉ báo này vẫn còn nhiều điều để chúng ta khám phá, đó là còn chưa nói đến sức
mạnh khi kết hợp Bollinger Bands kết hợp với các công cụ khác.

Bollinger Bands từ lâu được biết đến như một công cụ dễ hiểu, dễ sử dụng, dễ áp dụng
ngay và dễ kết hợp với các công cụ khác mang tính hiệu quả rất cao. Để hiểu sâu
về Bollinger Bands không phải là dễ, nhưng sử dụng nó cho áp dụng giao dịch thực tế
thì hoàn toàn nằm trong khả năng của mọi người, miễn là các bạn học được chiến lược
đúng đắn và phương pháp kết hợp đúng đắn là có thể đem vũ khí này đi chiến đấu.

Thành thử, hôm nay tôi sẽ tiếp tục đóng góp vào kho tàng Bollinger Bands một bài viết
nữa về 4 chiến lược cũng như sự kết hợp hài hòa giữa các công cụ với hy vọng anh
em trong forum có thể phát huy tối đa sức mạnh của chỉ báo huyền thoại này.

CHIẾN LƯỢC SỐ 1: BOLLINGER BANDS KẾT HỢP VỚI


MACD
Thường thì hai công cụ này rất được các trader ưa chuộng, mỗi công cụ có một thế
mạnh riêng, khi áp dụng với nhau có thể bổ khuyết cho nhau rất tốt.

Với chiến lược này, có thể tôi sẽ làm một bài nói sâu hơn vì với hai công cụ này, chúng
ta phải dành ra một chuyên đề riêng mới nói hết sức mạnh đằng sau của chúng. Anh
em thích thì comment bên dưới nhé, nếu cần thì tôi viết thêm. Còn trong phạm vi bài
viết này, tôi giới thiệu về chiến lược này để anh em có thể áp dụng ngay.

1. Giá tạo đỉnh mới cao hơn, trong khi MACD tạo đỉnh thấp hơn, cho phân kỳ. Đồng
thời giá chạm biên trên và bị bật xuống. Đây là 2 tín hiệu sơ khởi để biết thị trường
đã đảo chiều, nhưng chưa thể vào lệnh vào lúc này được.

2. MACD đã di chuyển xuống đường 0. Xu hướng giảm đã hình thành.

3. Nến outside bar tăng, nhưng bị thất bại, không thể vượt qua nổi biên giữa của BBs.
Cho thấy tâm lý thị trường hiện giờ là kỳ vọng giảm và lực tăng đã không còn đủ sức
mạnh để đẩy giá lên nữa và đã bị lực giảm triệt tiêu.

4. Vào lệnh theo Xu hướng.

Trên đây là toàn bộ quy trình kết hợp giữa MACD và Bollinger Bands. Cụ thể như thế
nào thì tôi sẽ có một bài viết riêng về chiến lược này.

CHIẾN LƯỢC SỐ 2: BOLLINGER BANDS VÀ HAI ĐỈNH /HAI


ĐÁY
Đây là một trong những chiến lược sử dụng Bollinger Bands mà tôi thích nhất. Mô
hình hai đỉnh / hai đáy là một trong những mô hình cực mạnh. Tâm lý đằng sau mô hình
này là gì thì tôi đã nói rồi. Hiểu được bản chất của nó, bạn sẽ dễ dàng giao dịch hơn.

1. Đáy thứ nhất rớt ra ngoài biên dưới cho thấy lực giảm sẽ tạm thời ngưng lại, thậm
chí là bắt đầu yếu đi vì giai đoạn vừa qua đã giảm quá mạnh.

2. Đáy thứ hai giảm về mức hỗ trợ tạo bởi đáy thứ nhất. Đồng thời tạo một
cây pinbar từ chối lực giảm một lần nữa. Cây pinbar này còn đóng vai trò là một
false breakout cho thấy những trader đang short sell đã bị dính bẫy.

3. Giá tăng một cây dài breakout kháng cự cho thấy lực tăng chính thức vào cuộc và
triệt tiêu hoàn toàn lực giảm. Lúc này thì chúng ta hoàn toàn yên tâm mà đặt lệnh BUY.

Kết hợp các yếu tố:

+ Mô hình hai đáy

+ pinbar kèm false breakout

+ Lực cầu xuất hiện khi breakout qua biên giữa BBs cũng như đường viền cổ mô
hình hai đáy.

CHIẾN LƯỢC SỐ 3: GIMMEE BAR


Gimmee Bar là một chiến thuật của của Mr. Joe Ross. Joe Ross là ai thì chúng ta biết
rồi. Phương pháp này áp dụng hiệu quả cho giai đoạn đang sideways.

1. Giá chạm vào các biên 3 lần mà không breakout nổi. Cho thấy thị trường đã đi vào
trạng thái sideways.

2. Gimmee bar

3. Khi giá chạm vào biên dưới là tín hiệu để chúng ta chốt lời.
CHIẾN LƯỢC SỐ 4: BOLLINGER BANDS KẾT HỢP VỚI
VOLUME
Hai công cụ mạnh mẽ kết hợp với nhau thì sẽ cho ra một sức mạnh to lớn.

Theo chiến lược cơ bản nhất của Bollinger thì:

+ Vào lệnh Buy khi giá đóng cửa ở biên trên BBs.

+ Vào lệnh Sell khi giá đóng cửa ở biên dưới BBs.

Nhưng chiến lược này sẽ thành công hơn khi sử dụng Volume như một bộ lọc, tức là
khi giá diễn biến như vậy mà volume cao hơn 1.2 lần mức trung bình volume hiện tại thì
khả năng giá sẽ đi tiếp càng cao.

Trên đây là 4 chiến lược đơn giản với Bollinger Bands. Tưởng chừng 4 chiến lược này
đơn giản, không có gì là nổi bật, nhưng khi bạn hiểu được bản chất đằng sau nó thì
việc sử dụng linh hoạt sẽ giúp bạn đạt được hiệu quả không ngờ. Tôi đã phần nào
phản ánh một số vấn đề trọng tâm cho các bạn. Tuy nhiên để nói kỹ hơn từng chiến
lược thì phải chờ đến các bài sau. Anh em yêu thích chiến lược nào, mời comment bên
dưới để thảo luận nhé. Lucky Trading!

37. Chiến lược nút cổ chai Bollinger Bands - TBS

Tôi là fan của Bollinger Bands từ rất lâu rồi. Mặc dù dùng công cụ này ít hơn Volume
nhưng tôi luôn tìm tòi và nghiên cứu về nó. Đối với tôi, Bollinger Bandskhông chỉ là
minh chứng khoa học chứa đựng trí tuệ của tác giả mà còn là một tượng đài nghệ thuật
mà bất kỳ trader nào sử dụng cũng say đắm vì nó.

Hôm nay tôi lại tiếp tục chia sẻ với các bạn một chiến lược nữa về Bollinger Bandscó
tên là TBS (viết tắt của từ The Bollinger Squeeze).
Chiến lược TBS lần đầu tiên được tác giả có tên là makemo8 chia sẻ trên trang
forexfactory. Và dĩ nhiên, tôi lại làm một nhiệm vụ là đem trí tuệ của thế giới về với ngôi
nhà nhỏ traderviet để khoảng cách về trình độ và kiến thúc của chúng ta với bạn bè
quốc tế được rút ngắn lại.

CHIẾN LƯỢC TBS CẦN NHỮNG CÔNG CỤ NÀO?


Ý tưởng của TBS là dựa vào độ rộng của hai biên Bollinger Bands. Do đó, đây là chiến
lược mang đậm dấu ấn của 3 công cụ: Bollinger Bands, Bollinger Bandwidth (chỉ báo
độ rộng 2 biên BBs) và đường Stochastic. 3 công cụ này đều quan trọng như nhau, do
đó, chỉ 1 công cụ không cho tín hiệu thì vẫn không được vào lệnh.

Ứng với 3 công cụ này, chúng ta sẽ có 3 điều kiện vào lệnh ứng với chúng. Mỗi công
cụ sẽ cho 1 tín hiệu hay 1 điều kiện riêng. Khi 3 điều kiện này cùng phát ra tín hiệu BUY
hay SELL thì lúc đó ta mới được phép vào lệnh.

ĐIỀU KIỆN 1: GIÁ CHẠM BIÊN TRÊN / BIÊN


DƯỚIBOLLINGER BANDS
Điều kiện đầu tiên chúng ta sẽ xem xét trên chỉ báo Bollinger Bands.

Theo lý thuyết thì khi giá chạm vào một trong hai biên Bollinger Bands sẽ có xu
hướng quay đầu về biên giữa. Thời điểm giá chạm vào biên chính là tín hiệu giá đã
tăng quá nóng hoặc giảm quá sâu và lực đi khả năng đã yếu đi không còn tiếp tục đi
được nữa, do đó sẽ hồi về.

Dựa vào tính chất này, ta có điều kiện thứ nhất là giá chạm vào biên trên hoặc biên
dưới BBs:

Dĩ nhiên, chưa vào lệnh được đâu, chúng ta xem tiếp 2 điều kiện sau là gì nhé.
ĐIỀU KIỆN 2: BOLLINGER BANDWIDTH
Bollinger Bandwidth là chỉ báo đo lường độ rộng - hẹp giữa hai biên. Với chỉ báo mà tôi
gửi bạn ở dưới bài viết, người ta đã lượng hóa độ rộng hẹp của BBs thành 3 màu cho
dễ hình dung và dễ giao dịch.

Cụ thể: nếu hai biên mở rộng ra, thanh Bollinger Bandwidth sẽ có màu đỏ. Nếu hai biên
bắt đầu co hẹp lại hoặc bắt đầu nới rộng ra, thanh Bollinger Bandwidth sẽ có màu vàng.
Còn nếu hai biên thắt chặt lại, giá đang sideways, thì thanh Bollinger Bandwidth sẽ có
màu xanh. Như vậy các bạn chỉ cần hiểu rằng, đỏ là rộng, xanh là hẹp, còn vàng là giai
đoạn trung gian.

Màu vàng cũng chính là màu chúng ta cần quan tâm tới. Điều kiện thứ 2 thỏa mãn khi
Bollinger Bandwidth có màu vàng.

ĐIỀU KIỆN 3: STOCHASTIC OSCILLATOR


Đường Stoch thi quá quen thuộc rồi, tôi không nói nhiều làm gì nữa. Chúng ta cứ theo
điều kiện như sau:

+ Tín hiệu BUY khi Stoch rơi vào vùng quá bán và cắt lên mức 20.

+ Tín hiệu SELL khi Stoch lên vùng quá mua và cắt xuống mức 80.
Đã đủ 3 điều kiện, bây giờ chúng ta tóm lược lại như sau:

1. Đặt lệnh BUY khi: giá chạm biên dưới BBs, Bollinger Bandwidth có màu vàng và
Stoch cắt lên 20.

2. Đặt lệnh SELL khi: giá chạm biên trên BBs, Bollinger Bandwidth có màu vàng và
Stoch cắt xuống 80.

Thiếu 1 cũng không được.

Sau đây là một ví dụ minh họa về chiến lược TBS để cho các bạn dễ hình dung.
Như các bạn đã thấy trong hình, chúng ta có 3 lệnh vào được (2 BUY và 1 SELL) và có
2 lệnh không trade được.

Tuy giá có sideways trong một biên độ hẹp, nhưng vẫn tạo sóng thì chúng ta vẫn giao
dịch tốt. Hệ thống này hoạt động tốt cho cả hai điều kiện có trend lẫn không có trend.
Tuy nhiên, trường hợp không có trend thì giá cũng phải dao động mạnh 1 chút chứ nếu
đi ngang một đường thẳng tắp (Bollinger Bandwidth màu xanh) thì cũng không giao
dịch được.

Tôi vừa trình bày xong chiến lược TBS mà tôi cảm thấy khá hay. Phải nói rằng Bollinger
Bands là một công cụ có quá nhiều thứ để khai thác. Tôi nghĩ nó nên là một phương
pháp riêng lẻ hơn là gộp chung với đống indicator khác. Anh em có thấy thú vị khi sử
dụng chiến lược này không. Comment cho tôi ý kiến nhé. Luck Trading!

38. Mảnh ghép cuối cùng cho một chiến lược Double
Bollinger Bands hiệu quả

Bài viết hôm nay có thể xem như phần tiếp theo (tất nhiên là không thể bỏ qua) của bài
viết "Phương pháp giao dịch theo xu hướng hiệu quả với Bollinger Bands" mà tôi
đã chia sẻ vào tuần trước.

Trước tiên vào chủ đề chính tôi muốn hỏi thăm anh em, chúng ta sử dụng phương
pháp này như thế nào rồi? Có thấy tốt không? Gặp những vấn đề nào? Tôi nghĩ là sẽ
có những vấn đề gặp phải khi sử dụng hai đường Bollinger Bands để giao dịch. Do đó,
tôi sẽ chia sẻ tiếp những kiến thức và kinh nghiệm liên quan đến phương pháp này để
cho mọi người có thể cải thiện và tăng được khả năng thành công khi giao dịch.

Phương pháp lồng hai đường Bollinger Bands (20,2) và Bollinger Bands (20,1) như thế
nào thì tôi đã giới thiệu rồi, nếu ai chưa rõ có thể xem bài trên. Hôm nay tôi sẽ nói
những gì chưa nói hết.

Ưu thế quan trọng nhất của phương pháp này là sự nhất quán trong tín hiệu giao dịch,
tức là có tín hiệu là cứ giao dịch không cần phải suy luận, suy tính hay suy nghĩ gì cả.

Cụ thể, (tôi đang nhắc lại) để vào lệnh, các bạn chỉ cần chờ 1 cây nến đóng cửa bên
ngoài biên trên / dưới của BB1 và hai cây nến trước đó vẫn đóng cửa bên trong. Đơn
giản chỉ có vậy thôi, đến đứa trẻ 7 tuổi các bạn chỉ nó nó vẫn hiểu.

Cũng như các phương pháp khác, phương này đôi lúc cũng sẽ khiến bạn thua lỗ. Thua
lỗ là một phần tất yếu của cuộc sống. Đừng ghê sợ nó. Nhiệm vụ của chúng ta là cố
gắng để nó nhỏ nhất có thể. Vậy làm sao để đạt được nhiệm vụ đó trong phương pháp
này. Xin mời tiếp tục nghiên cứu những vấn đề sau đây.

PHẦN TRƯỚC CHƯA NÓI ĐẾN BIÊN GIỮA


CỦABOLLINGER BANDS, BÂY GIỜ SẼ NÓI
Có bạn hỏi tôi: vậy chỉ cần dùng hai biên trên dưới của BBs là được thôi sao, còn biên
giữa thì bỏ phí quá! Đúng vậy, biên giữa có vai trò riêng của nó, nếu bạn bỏ qua nó thì
thật là phí phạm.

Biên giữa của BBs thường đóng vai trò như một kháng cự / hỗ trợ di động (linh hoạt)
cho phép ta tìm điểm vào lệnh tối ưu. Nếu giá nằm dưới biên giữa, trong xu
hướng tăng, rất có thể lệnh BUY của bạn sẽ bị hit stoploss vì lực tăng không được rõ
ràng chưa muốn nói là yếu (giá đang nằm dưới mức giá trung bình của 20 ngày). Và
ngược lại với lệnh SELL.

Cho một cái hình để dễ hình dung những gì sắp nói:


Nhắc lại quy tắc của phương pháp hai BBs, chúng ta sẽ vào lệnh tại cây số 3 vì nó
đóng cửa phía trên biên trên BB1. Thì dĩ nhiên cây số 3 đã nằm trên biên giữa rồi, nên
chúng ta cũng chẳng cần lo lắng gì việc giá nằm dưới biên giữa và bị hit stop cả.

Tuy nhiên có một thứ chúng ta cần lưu tâm ở đây. Đó là vị trí của cây số 1 và số 2 đối
với biên giữa. Kinh nghiệm cho thấy, nếu cây số 1 và 2 đóng cửa bên trên biên giữa,
đây là một minh chứng cho thấy lực tăng rõ ràng hơn và vì thế tỷ lệ chiến thắng sẽ cao
hơn.

Rõ ràng, ở hình bên trên, cây số 1 và 2 đã nằm hoàn toàn trên biên giữa, và bạn đã
thấy lực tăng giá như thế nào rồi đấy.

Tương tự, thêm một điều lưu ý nữa, nếu cây số 1 và cây số 2 đóng cửa gần biên trên
của BB1 gần chừng nào thì lực tăng càng mạnh chừng ấy. Ở bài trước tôi chỉ nói nhiều
về cây số 3, nhưng trong bài này, tôi muốn nhấn mạnh rằng: XÁC SUẤT THÀNH
CÔNG CÒN PHỤ THUỘC VÀO SỰ CHUYỂN ĐỘNG VÀ VỊ TRÍ CỦA CÂY SỐ 1 VÀ
CÂY SỐ 2.

Thỉnh thoảng, cây số 1 và số 2 là cây nến đỏ đóng cửa sát nút với biên giữa, hoặc một
cây đóng cửa trên, còn một cây đóng cửa dưới biên giữa. Rồi cây số 3 tăng mạnh và
đóng cửa ở biên trên BB1. Dĩ nhiên ta cũng có 1 điểm vào lệnh, nhưng điểm này không
ngon. Giá khả năng cao sẽ đi không mạnh. Bởi vì 3 cây nến của phương pháp này
không hỗ trợ cho nhau, không xác nhận được một lực tăng đủ để trader tự tin tin rằng
giá sẽ đi lên tiếp tục. Người mua lúc này chưa hoàn toàn kiểm soát thị trường và dĩ
nhiên xác suất cao sẽ bị yếu thế bởi người bán quay trở lại. Kết cục như thế nào bạn
cũng biết rồi đấy.

Tôi post lại hình phía trên để dễ nhìn thôi, không phải hình mới đâu:

Dựa vào những gì đã nói ở trên, ta có 2 bộ setup, bộ đầu tiên gồm ba cây nến tăng đẹp
theo đúng tiêu chuẩn đã đặt ra, tôi gọi đây là một bộ setup vào lệnh TỐT, bộ thứ hai thì
có cây số 1 giảm sát nút biên giữa, tuy nhiên vẫn đủ điều kiện để vào lệnh, tôi gọi đây
là bộ setup vào lệnh ĐIỂN HÌNH (tức là tỷ lệnh chiến thắng không cao như bộ đầu tiên).

Bộ setup thứ hai cũng tốt, như bạn thấy trong hình đấy, tăng đẹp, nhưng chỉ lâu lâu
như vậy thôi, chúng ta vẫn nên phân tích dựa vào cung cầu và sự hợp lý của chuyển
động giá để đưa ra quyết định đúng đắn.

CÓ TRƯỜNG HỢP NÀO KHÔNG NÊN VÀO LỆNH KHÔNG?


Còn một bộ setup nữa, tôi gọi là bộ setup XẤU. Nó sẽ như thế này:
Bạn có nhìn thấy không, cả hai cây nến số 1 và 2 đều là cây nến giảm, và nhìn cái cách
nó đóng cửa kìa, một cây thì đóng dưới, một cây thì sát biên giữa luôn, cây thứ 3 đột
ngột tăng vọt lên biên trên. Bạn cũng thấy rồi đấy, lực tăng cũng có sau cây thứ 3
nhưng người mua hoàn toàn không kiểm soát được thị trường và sau vài cây nến thì
người bán quay trở lại áp đảo.

Do đó, đừng chỉ chăm chăm nhìn vào cây nến số 3, cây số 1 và 2 mới quan trọng.

Cho các bạn tiếp hai ví dụ nữa về bộ setup vào lệnh thất bại. Không phải lúc nào vào
cũng vào lệnh được đâu nhé các bạn:
Ở ví dụ thứ nhất, cây số 1 và 2 cũng là cây nến tăng đó, thậm chí là tăng đẹp, nó cũng
đóng cửa phía trên biên giữa đó, cây số 3 cũng tăng vọt qua biên trên đó. Nhưng rồi
thế nào? Lý do là cây số 1 và 2 đóng cửa quá sát biên giữa, nhất là cây số 1.

Ở ví dụ thứ hai cũng tương tự, các bạn tự đánh giá nhé.

Dưới đây mới là một bộ setup vào lệnh tốt:


Cây số 1 và 2 thò đuôi trên lên biên giữa nhưng lại đóng cửa thấp hơn biên giữa, cây
số 3 vượt xuống biên dưới của BB1. Vào lệnh thôi, đừng chần chờ nữa!

Còn đây là hai ví dụ bộ setup vào lệnh không tốt:


Vì sao hai setup này không ngon? Mời các bạn cho ý kiến rồi comment bên dưới để thể
hiện mình đã hiểu mọi vấn đề.

Tiếp tục một setup nữa, theo bạn có tốt hay không ?
Bạn đã thấy sự lợi hại của biên giữa và hai cây nến đầu tiên chưa.

Nếu ai chỉ đọc bài trước, chắc chắn sẽ bỏ qua hai yếu tố này và cho rằng có quá nhiều
lỗi sai trong phương pháp, quá nhiều tín hiệu nhiễu. Thực sự cái quan trọng bây giờ
mới xuất hiện.

Tóm lại để anh em được rõ. Phương pháp hai Bollinger Bands lồng nhau cần có hai
điều kiện CẦN và ĐỦ để tìm một điểm vào lệnh với tỷ lệnh thành công cao:

Điều kiện CẦN: Cây số 3 đóng cửa biên trên/dưới của BB1, cây số 1, 2 phải đóng cửa
phía trên biên giữa BBs.

Điều kiện ĐỦ: Cây số 1,2 cùng màu với số 3. Cây số 1,2 càng cách xa biên giữa càng
tốt.
Hy vọng bài viết hữu ích cho anh em trader.

39. Một hệ thống giao dịch dành cho tín đồ Bollinger Bands
và RSI
Thể theo lời đề nghị của bác @Yen sao, tôi sẽ làm một bài về hệ thống Bollinger
Bands kết hợp với một indicator khác mà cụ thể là với RSI.

Hệ thống giao dịch này cũng đơn giản thôi nhưng nếu nghiên cứu kỹ thì nó vô cùng
hiệu quả đấy. Nói thôi chưa đủ, tôi sẽ hướng dẫn các bạn chi tiết cách giao dịch qua ví
dụ cụ thể. Nếu các bạn thấy phù hợp với hệ thống này thì nên "gắn kết" với em nó hoài
luôn, đây cũng là điều "ông mối" The Blade mong muốn.

Mỗi hệ thống cũng giống bộ trang sức quý mà mỗi yếu tố cấu thành (indicator) là một
viên ngọc sáng ẩn chứa cả một trí tuệ của tác giả sáng tạo nên nó. Chúng ta không sử
dụng hiệu quả tức là chưa hiểu được nó chứ chắc chắn nó không vô dụng.

Bollinger Bands không phải là mới, nhưng cách sử dụng Bollinger Bands và sự kết hợp
với các indicator khác là muôn màu muôn vẻ. Điều này tạo cho BBs một vị thế số một
trong trường phái phân tích kỹ thuật.

Tôi sẽ không giới thiệu nhiều về Bollinger Bands và RSI nữa, vì có nói cũng không nói
hết được nên sẽ chuyển qua Hệ thống giao dịch ngay đây.

Trong ví dụ này tôi sẽ sử dụng khung H4, cặp tiền GBPUSD và thông số BBs
cũng RSI đều mặc định hết, chúng ta nên giữ sự đơn giản, càng đơn giản thì càng tốt.

Như thường lệ, tôi sẽ chia sẻ hệ thống bằng các bước chi tiết, lần này sẽ là 5 bước
như sau.

BƯỚC 1: TÌM KIẾM CẶP TIỀN ĐANG CÓ XU HƯỚNG RÕ


RÀNG
Hãy nhớ khi bạn giao dịch xu hướng là bạn đã có một nửa ưu thế rồi.

Để tìm một thị trường có hướng hay không, việc này khá đơn giản, bạn có thể sử dụng
trendline, fibonacci lines, kênh giá, Andrew's Pitchfork,... Trong trường hợp này tôi sử
dụng trenline:

Rõ ràng nếu kẻ trendline ra, giá có xu hướng tăng trong ngắn hạn.

BƯỚC 2: GIÁ PHẢI HỒI VỀ VÀ CHẠM VÀO BIÊN DƯỚI


CỦABOLLINGER BANDS
Có thể là gần chạm thôi cũng được, nhưng đừng xa quá, như trong trường hợp này thì
ổn:
Mẹo nhỏ: nếu khoảng cách giữa mức thấp nhất nhất của cây nến và biên dưới BBs
nhỏ hơn 5 pips thì coi như là đã chạm và thỏa bước 2, không cần thiết phải thực sự
chạm.

Như bạn có thể thấy trong hình dưới đây, giá trong kênh tăng nhưng đã chạm vào biên
dưới của BBs.
Tới lúc này, chúng ta đã có tín hiệu BUY rồi nhưng vẫn phải chờ xác nhận của động
lượng giá, mà công cụ để đo lường động lượng giá mà chúng ta cần chính là RSI.

BƯỚC 3: XEM RSI ĐANG Ở ĐÂU

Một khi giá đã hit vào biên dưới của BBs, chúng ta sẽ liếc mắt xuống RSI xem nó đang
ở chỗ nào.

RSI lúc này cần phải 73 quanh vùng 30 - 50, v2 đặc biệt nó phải có động thái tăng lên
tương ứng với khi giá hit vào BBs. Nếu không thỏa điều kiện này thì xem như lực lên
của giá không có hoặc rất yếu. Và vì thế chúng ta sẽ bỏ qua setup này.

Tương tự, nêu cho xu hướng giảm thì RSI phải ở quanh vùng 70 - 50 và có động thái
giảm.
Động thái tăng RSI cho lệnh BUY sẽ như thế này:
BƯỚC 4: VÀO LỆNH KHI THỎA ĐIỀU KIỆN 3 BƯỚC TRÊN
Bước này là hấp dẫn nhất. Ngay khi bạn thấy setup đã tập hợp đủ mọi điều kiện đã nêu
ra và có một cây nến tăng xác nhận mọi thứ. Lúc này chính là lúc đặt một lệnh BUY.

Khung H4 có lẽ sẽ ít cơ hội hơn, nhưng mỗi một cơ hội đều quý giá, và như bạn đã
thấy kết quả.
BƯỚC 5: ĐẶT STOPLOSS - TAKE PROFIT
Với chiến lược này, chúng ta đặt stoploss khoảng 30 - 50 pips tùy cặp.

Tôi vừa chia sẻ xong một hệ thống giao dịch khá đơn giản nhưng tính hiệu quả cao.
Nhược điểm của hệ thống này là nếu bạn không hiểu thì không sử dụng được (hệ
thống nào cũng vậy), nó vẫn sẽ là rác nếu bạn áp dụng máy móc. Nhược điểm thứ hai
là bạn cần phải chờ đợi rất lâu để có một setup như thế này, nhưng nếu bắt được bạn
sẽ bắt được một xu hướng đi rất xa.

Còn ưu điểm thì ai cũng hiểu: đơn giản, nhìn cái là biết sử dụng ngay, các công cụ đều
quen thuộc, được các trader trên thế giới ưa chuộng, hiền lành, dễ chịu.

Các bạn giao dịch thử xem thế nào rồi comment kết quả nhé. Lucky Trading!

40. Áp dụng bộ lọc RSI vào phương pháp Double Bollinger


Bands
Trong những bài trước tôi có dẫn dắt các bạn luân phiên hai công cụ chủ lực RSIvà Bollinger
Bands. Tất nhiên là ý nghĩa riêng của nó. Thật may mắn là anh em đều đồng hành với tôi xuyên
suốt các bài viết về RSI và Bollinger Bands. Những ai chưa kịp theo dõi chuỗi bài viết về hai
indicator này của tôi thì xin mời theo link bên dưới để đọc thêm nhé:

1. Xác định xu hướng và điểm mua - điểm bán bằng RSI kết hợp kháng cự - hỗ trợ

2. Sử dụng RSI kết hợp công cụ Supply / Demand để tìm điểm mua - bán chính xác

3. Thêm một chiêu thức RSI nữa - mức 50 huyền thoại!

4. Phương pháp giao dịch hiệu quả khi Bollinger Bands thắt nút cổ chai

5. Phương pháp giao dịch theo xu hướng hiệu quả với Bollinger Bands

6. Làm sao để biết trước Bollinger Bands bung nút cổ chai theo hướng nào?

7. Phương pháp giao dịch đảo chiều và phát hiện tín hiệu đảo chiều giả bằng Bollinger
Bands

8. Mảnh ghép cuối cùng cho một chiến lược Double Bollinger Bands hiệu quả

Hôm nay, chúng ta sẽ xâu chuỗi lại toàn bộ những kiến thức mà ta đã thảo luận từ hơn nửa
tháng nay, để ra một bộ system đầy đủ bao gồm Bollinger Bands + RSI + chuyển động của giá.

Nhưng trước tiên, tôi muốn lược lại một công dụng nữa RSI hay thường bị bỏ qua.

RSI QUẢ THỰC LÀ MỘT INDICATOR CHỈ BÁO QUÁ MUA -


QUÁ BÁN NGON
Thêm RSI vào đồ thị Daily và đặt thông số là 9. Với Daily thì giá đi hơi chậm nên để 9 thôi, thay
vì để mặc định là 14.
Chúng ta sẽ có 3 đường: 30, 50 và 70.

Mức 50 mạnh mẽ như thế nào thì tôi đã có bài viết riêng về nó. Anh em có thể xem lại ở link
bên trên.

Bây giờ tôi nói 1 chút về hai mức còn lại.

Thị trường được xem là quá mua khi RSI nằm trên mức 70, hoặc trên mức 50 và dưới mức 70
một chút (vùng màu xanh tô đậm).

Hoặc thị trường được xem là quá bán khi RSI vưới mức 30 hoạc dưới 50 và trên mức 30 một
chút (vùng màu đỏ tô đậm).
BIẾT NHỮNG ĐIỀU NÀY ĐỂ LÀM GÌ ?
Nó là một sự xác nhận tốt cho những điểm vào lệnh của chúng ta. Đa phần chúng ta thường rất
vội vã, có tín hiệu là vào lệnh ngay mà không chờ được 1 tín hiệu xác nhận, càng nhiều tín hiệu
xác nhận thì bạn càng chắc ăn.

Tuy nhiên nếu nhiều tín hiệu xác nhận quá thì giá đã đi mất, cơ hội cũng đi mất rồi. Do đó, khái
niệm đủ là một cái gì đó nó mang tính ước chừng và phụ thuộc vào bản thân trader. Người ta
đề cao kinh nghiệm và kỹ năng cũng vì lý do như vậy.

Các vùng quá mua, quá bán sẽ giúp cho bạn có thêm một tín hiệu xác nhận hiệu quả nữa. Và
cùng với các chuyển động giá, mẫu hình nến + Bollinger Bands, chúng ta sẽ có một sức mạnh
thật sự.

 
 

BÂY GIỜ RỐT CUỘC LÀ SAO, CHỜ ĐỢI NÃY GIỜ RỒI?
Chúng ta sẽ dùng các mức quá mua quá bán này để đo xem lực tăng / giảm của giá mạnh như
vậy, liệu có đi hết chưa, liệu có còn tăng / giảm được nữa hay không?

Các vùng quá mua, quá bán của RSI sẽ thực hiện vai trò đó.

Cụ thể, khi RSI tăng vượt qua 70, thì thị trường quá mua, hay nói cách khác, khả năng cao lực
mua đã gần hết, giá tăng nóng và khả năng chỉnh lại khá cao.

Khi RSI giảm quá 30 thì thị trường quá bán, hay nói cách khác, lực bán đã gần hết, giá giảm
nhiều vả khả năng hồi lại khá cao.
Chúng ta chờ một tín hiệu tăng của giá, nhưng nếu giá tăng quá nhiều dẫn đến RSI quá mua,
thì setup đó bạn nên cẩn thận, hoặc có thể không vào lệnh.

Ví dụ trong hình, Ba cây nến 1,2,3 đều thỏa điều kiện của phương Double Bollinger Bands. Tuy
nhiên bạn xem tiếp RSI, thấy rằng cây số 3 là cây vào lệnh, RSIvẫn tăng và nằm dưới 70, cho
thấy lực tăng ổn định và chưa đi hết đà. Setup này khá là ngon. Nếu trong trường hợp
này, RSI vụt lên 80 thậm chí là 90 thì khuyên bạn không nên vào nữa vì rất có thể sẽ bị dính
đảo chiều.

Tôi sẽ cho bạn thêm một ví dụ nữa, lần này là với khung H4 cặp USDJPY
Khung h4 cũng như khung Daily, bạn cũng áp dụng đúng kỹ thuật như vậy, tín hiệu vào lệnh rất
đẹp, cây nến thứ 3 nhìn có vẻ tăng rất nóng, nếu không có RSI, chúng ta sẽ nghĩ cây số 3 tăng
vậy là hết lực rồi, làm sao có thể tăng được nữa.

Nhưng nhìn vào RSI thì mới thấy rằng, thị trường chưa rơi vào trạng thái quá mua, giá vẫn
chưa tăng quá nóng, lực đi lên khả năng vẫn có thể tiếp tục. Và đó chính là bộ lọc tốt nhất cho
hệ thống Double Bollinger Bands của chúng ta.

Dĩ nhiên, phía trên chỉ là một cách kết hợp giữa RSI và Bollinger Bands. Anh em có thể kết hợp
toàn bộ 8 bài viết của tôi để sáng tạo ra những phương pháp khác phù hợp với anh em.

Hy vọng bài viết hữu ích cho anh em trader.


41. Phương pháp giao dịch đảo chiều và phát hiện tín hiệu
đảo chiều giả bằng Bollinger Bands

Bollinger Bands không chỉ là một chỉ báo xu hướng tốt mà còn là một indicator cho tín
hiệu đảo chiều tuyệt vời. Như đã nói ở bài trước, hôm nay tôi sẽ tiếp tục chia sẻ một
sức mạnh của Bollinger Bands, đó là phương pháp giao dịch đảo chiều và cách phát
hiện tín hiệu đảo chiều giả bằng Bollinger Bands.

Anh em nào nếu thuần thục về các chiêu thức của Bollinger Bands thì quả thực chỉ cần
sử dụng mỗi nó và price action là có thể kiếm được tiền. Không cần phải đao to búa lớn
như sóng Elliott, Harmonic, Ichimoku đâu các bạn. Hãy luôn luôn giữ bản thân mình
thật đơn giản, các đơn giản càng tốt.

Vào chủ đề chính thôi. Nếu xét theo cách giao dịch Bollinger Bands thì thường 1 tín
hiệu đảo chiều mà được gọi là đẹp sẽ được hình thành khi có cây nến nào đó vượt ra
khỏi biên trên / biên dưới của BBs và cây nến tiếp theo sẽ là cây nến khác màu và quay
đầu ngược lại (cây nến đó là cây nến xác nhận). Chúng ta nhìn ví dụ dưới đây:
Các bạn có thấy cây nến số 1 không? Nó nằm hoàn toàn ở bên ngoài biên dưới BBs,
nó còn là một cây pinbar nữa (tín hiệu số 1). Cây số 2 là một cây nến tăng, thân của nó
bao trùm toàn bộ thân cây số 1 (tín hiệu số 2). Hai cây nến này tạo thành một thế nến
đảo chiều khá quen thuộc gọi là Bullish Engulfing (tạm dịch: thế nến bao trùm tăng, thôi
tốt nhất đừng dịch).

Một thế nến Engulfing như vậy mà nằm ngoài biên của BBs thì đó là một tín hiệu đảo
chiều rất rất mạnh. Và ngày lúc này, chúng ta chỉ còn một lựa chọn duy nhất là đặt lệnh
BUY và gom tiền từ thị trường bỏ vào túi.

Tiếp tục ví dụ thứ hai:

Một cây pinbar đuôi dài vươn ra ngoài biên trên BBs. Tiếp đó một cây nến lại có một
cây nến tăng bao trùm toàn bộ thân cây pinbar. Hình thành một thế nến engulfing giảm.
Đặt lệnh SELL và gom tiền.

Tiếp tục 1 ví dụ nữa:


Lần này tôi không giải thích nữa, các bạn tự đánh giá và rút ra bài học cho mình thử
xem nhé.

Chúng ta có một thế nến nữa, cũng khá hiệu quả và dùng được cho phương pháp đảo
chiều với BBs.
Thế nến như vầy người ta gọi là Dark Cloud Cover (mây đen bao phủ gì đó). Và dĩ
nhiên nó phải nằm ngoài biên BBs thì ta mới vào lệnh SELL.

Tôi khuyến nghị mọi người nên nghiên cứu thêm các mẫu hình nến có khả năng đảo
chiều cao và kết hợp với BBs để đạt hiệu quả cao nhất.

SẼ CÓ NHỮNG TÍN HIỆU ĐẢO GIẢ CHỨ LÀM GÌ DỄ ĂN VẬY


ĐƯỢC !
Chắc chắn sẽ có bạn đọc hết phần trên và bắt đầu ngẫm nghĩ. Tôi cũng nghĩ giống các
bạn. Sẽ có lúc thị trường sẽ cho ta những tín hiệu đảo chiều giả, sau tín hiệu đó giá lại
đi tiếp và chúng ta lỗ. Vậy làm sao để phát hiệu ra nó.

Tín hiệu giả luôn luôn có mặt khắp mọi nơi, không chỉ ở thị trường mà còn trong cuộc
sống này nữa. Thạch Sanh thì ít mà Lý Thông thì everywhere. Tín hiệu giả nhiều khi
còn nhiều hơn là tín hiệu thật. Do đó, điều đâu tiên là bạn phải có tư duy chấp nhận và
đón nhận nó.
Nhưng tin mừng cho bạn là tín hiệu thật thường dễ phát hiện hơn, bởi vì giá lúc này
mang một lực mạnh hơn và khả năng đảo chiều cao hơn.

Đây là một tín hiệu đảo chiều giả. Chỉ sau vài cây nến giảm, giá lại đi lên một cách
mạnh mẽ.

VẬY LÀM SAO ĐỂ BIẾT TÍN HIỆU TRÊN LÀ TÍN HIỆU ĐẢO
CHIỀU GIẢ ?
1. Thứ nhất, xu hướng đang đi rất mạnh, không có dấu hiệu gì là yếu đi cả. Nếu nó
mạnh như vậy thì khi giá giảm nhẹ là những lúc ta vào lệnh BUY chứ không phải đi
SELL.

2. Thứ hai, mặc dù cây nến số 1 và số 2 cũng có những tính chất đảo chiều: vượt ra
biên trên của BBs, cũng có đuôi trên thể hiện lực bán xuống, cũng giống giống mẫu
hình nến Dark Cloud Cover nhưng không được xem là tín hiệu đảo chiều bởi vì:

+ Cây số 2 không đủ lớn, nến giảm quá yếu so với xu hướng. Lực bán không mạnh.

+ Đuôi trên cây số 2 quá ngắn, chứng tỏ lực SELL từ đỉnh cũng không mạnh, không thể
thắng được xu hướng hiện tại.

Còn vấn đề nào nữa nhỉ? Đó là chưa xét đến tình hình kinh tế, điều kiện thị trường,
v.v...

Tôi sẽ cho bạn một bức tranh để bạn phân biệt đâu là hàng chính hãng, đâu là hàng
Quảng Châu với cả F1.

Hai tín hiệu đầu tiên là giả thì các bạn biết rồi, không nói lại nữa. Vậy còn tín hiệu thứ 3
thì sao, nó là tín hiệu đảo chiều mạnh, nhưng vấn đề nằm ở chỗ nó sinh ra sai thời
điểm nên nó sẽ không có tác dụng mấy. Hiện tại, xu hướng tăng đang rất mạnh và
ngoài cây pinbar ở tín hiệu thứ 3 ra thì cũng không còn dấu hiệu nào cho thấy trend bị
yếu đi cả.

Tuy nhiên, ở tại tín hiệu thứ 3 bạn vẫn có thể vào lệnh SELL nhưng ăn ngắn thôi vì
không thuận xu hướng chính.

Bây giờ tới ví dụ tiếp theo:


Số 3,4 và 6 tại sao lại là tín hiệu giả, các bạn trả lời thử xem nhé. Comment bên dưới
để mọi người cùng thảo luận.

Các bạn có thấy biên giữa BBs làm việc rất tốt không, nhất là ở số 8,9 và 10. Giá đều
test biên giữa rồi cho tín hiệu của lực bán xuống. Ta có thể SELL tại các mức đó rất dễ
dàng.

Bài viết hôm nay đơn giản là như thế thôi. Dĩ nhiên Bollinger Bands còn rất nhiều chiêu
khác, khi nào nhớ ra tôi lại chia sẻ tiếp với anh em. Hy vọng bài viết giúp ích được cho
các anh em trader.

42. Làm sao để biết trước Bollinger Bands bung nút cổ


chai theo hướng nào?
Bollinger Bands bản thân nó là một indicator mang rất nhiều thông tin về chuyển động
của giá và điều kiện thị trường. Do đó sẽ có rất nhiều phương pháp dựa trên Bollinger
Bands mà chúng ta có thể sử dụng để vào lệnh. Gần đây, tôi đã chia sẻ với các bạn
được một vài tuyệt chiêu giao dịch Forex với Bollinger Bands. Các bạn cảm thấy như
thế nào? Áp dụng có hiệu quả hay không? Vui lòng chia sẻ những kinh nghiệm của
mình để anh em cùng học hỏi nhé.

Hôm nay, tôi sẽ tiếp tục chia sẻ một vài kỹ thuật giao dịch Bollinger Bands nữa. Có thể
một số anh em đã biết rồi, nhưng một số anh em khác thì chưa biết. Trong quá trình
đọc bài viết, anh em có những thắc mắc gì thì cứ mạnh dạn comment bên dưới, hoan
nghênh những câu hỏi dù là cơ bản nhất, ví dụ: bác ơi Bollinger Bands là gì ạ? hoặc
em là con trai không thích màu đỏ, làm sao để vẽ Bollinger màu hồng chẳng hạn, hoặc
làm sao để in hình Ngọc Trinh lên chart (cái này tôi thua, đừng hỏi nhé)...

Tôi sẽ trả lời. Tuy không có thời gian nhiều để trả lời cho các bạn, nhưng tôi sẽ cố gắng
trả lời hết những thắc mắc.

Ở bài này, tôi sẽ không giới thiệu Bollinger Bands là gì nữa. Anh em nếu ai chưa biết
thì vào link này để biết khái niệm cơ bản nhé:

Dải băng Bollinger – Bollinger Bands

Còn đây là một số bài về Bollinger Bands mà tôi chia sẻ gần đây, anh em có thể tham
khảo thêm:

+ Một chiến lược hiệu quả cho các Swing Trader chỉ với 3 indicator này

+ Phương pháp giao dịch theo xu hướng hiệu quả với Bollinger Bands

+ Phương pháp giao dịch hiệu quả khi Bollinger Bands thắt nút cổ chai

Dông dài vậy đủ rồi, bây giờ vào công việc chính thôi.
GIAO DỊCH THEO XU HƯỚNG
Một trong những đặc điểm nổi trội của BBs là khi thị trường dao động hẹp lại thì hai
biên của nó cũng sẽ tự động hẹp lại hình thành một cái nút cổ chai.

Như hình trên ta thấy, nút cổ chai đang hình thành, khi giá bung ra khỏi đó chắc chắn
sẽ hình thành một xu hướng mới. Nhưng quan trọng là hướng nào, lên hay xuống. Tất
nhiên dựa vào những kỹ thuật dưới đây, bạn có thể dễ dàng dự đoán được
hướng breakout của BBs sắp sửa bung nút cổ chai.

Trước tiên ta lùi về quá khứ một chút, tại nơi chưa có cổ chai.

Ở cây nến thứ 1 có một đuôi nến bên dưới rất dài. Điều này có nghĩa là có một lực bắt
đáy (lực đẩy của người mua đẩy giá lên) mạnh. Tức là giá muốn đi lên. Đây là tín hiệu
thứ nhất. Bạn có thể vào lệnh BUY ngay sau khi cây số 1 đóng cửa, nhưng đó chỉ mới
có 1 tín hiệu, để cẩn thận hơn, chúng ta nên chờ thêm tín hiệu mua vào khác.

Sau cây số 1, thị trường di chuyển chậm lại, hai biên dần hẹp lại hình thành một cái cổ
chai. Cây nến số 2 thò đuôi xuống biên dưới nhưng lại đóng cửa ở trên biên dưới. Lại
một lần nữa có một lực bắt đáy (lực mua) xuất hiện tại mức hỗ trợ mà cây số 1 tạo ra.
Nhưng tại sao giá vẫn chưa lên được? Đơn giản, vì có một lượng cung (người bán) lớn
lơ lửng ở trên, những người này là những người mua ở giá cao và chờ đợi giá hồi lên
một chút để cắt bớt lỗ. Một lượng cung khác là những người scalper mua tại cây nến số
hai chờ lên một chút rồi chốt lời ăn nóng. Do đó, chỉ cần lên 1 chút, giá sẽ chững lại do
lực chốt lệnh.

Sau một vài cây nến như vậy thì lực bán sẽ không còn nữa. Do đó, chỉ cần một lực cầu
nhỏ cũng có thể đẩy giá đi lên. Đó là tín hiệu thứ hai.

Cây nến thứ 3 chính là tín hiệu xác nhận những gì tôi nhận định ở trên là chính xác,
bây giờ thị trường chỉ toàn lực mua (cầu lớn) làm đẩy giá. Khi cây nến số 3 đóng cửa,
bạn có thể vào lệnh BUY với xác suất ăn rất cao.

Đó là cách chúng ta phân tích đầy đủ một mẫu hình thắt nút cổ chai từ lúc nó chưa hình
thành đến lúc nó bung ra.

BOLLINGER BANDS MÀ KẾT HỢP VỚI FIBONACCI THÌ


SỨC MẠNH KINH KHỦNG NHƯ THẾ NÀO?
Món price action nói vầy cũng nhiều rồi, bây giờ chúng ta sang một món mới đó là kết
hợp BBs với Fibonacci (ghi tắc Fibo cho nhanh). Xem phương pháp này làm ăn ra sao
nhé.
Xem bức tranh bên dưới rồi tiếp tục chém gió:
Cây nến số 1 rõ ràng là một tín hiệu đảo chiều (đuôi bên dưới dài thể hiện lực bắt đáy +
nến rớt ra ngoài biên dưới). Nhưng ta nên chờ một lực mua xác nhận từ cây nến số 2.
Cây số hai cho ta một lực mua rõ ràng, nên sau khi nó đóng cửa, ta có thể vào lệnh
BUY.

Sau cây thứ 2 thì giá đi ngang một chút ta gọi là vùng thứ 3, nhưng bạn để ý thử, giá
thò xuống biên giữa 3 lần, nhưng lần nào cũng đóng cửa phía trên biên giữa. Tín hiệu
này có nghĩa là gì? Nghĩa là có một tín hiệu nữa từ lực đẩy giá đi lên (người mua
nhiều). Đây là tín hiệu quan trọng nhất trong những tín hiệu nãy giờ của chúng ta.
Những trader thận trọng có thể BUY khi vùng số 3 kết thúc bằng một cây nến thứ
4 breakout. Tức là có 4 tín hiệu xác nhận lực mua. Như bạn đã thấy kết quả.

Giá sẽ chạy đến cây nến thứ 5 và hồi lại. Vậy chúng ta SHORT SELL luôn cây nến số
5? Không nên, không nên đánh ngược xu hướng, lực bán cũng không thể hiện mạnh
mẽ. Tại đây bạn chốt lời 1 phần thì được.

Giá đi xuống và test lại tại biên giữa. Thậm chí nó còn đi xuống dưới biên giữa, nhưng
một hồi cũng đi lên. Chẳng có tín hiệu gì là của lực bán mạnh, không nên SELL các bạn
nhé. Nên nhớ xu hướng tăng vẫn còn đó.
Tại đây hình thành cây nến thứ 6 -một cái đáy ngắn hạn. Bây giờ thì Fibonacci sẽ giúp
chúng ta. Tôi post lại tấm hình lúc nãy để dễ nhìn nhé.

Giá đi lên tới mức Fibonacci 100% rồi có 1 lực bán xuống mạnh mẽ. Như tôi nó lúc nãy,
tại vùng này có một lực cung lơ lửng chỉ chờ SELL xuống để chốt lời hoặc để cắt lệnh
BUY ở cây số 5. Nhưng ngay sau đó, cây số 7 lại tăng trở lại. Tín hiệu lực mua thứ
nhất.

Cây nến số 8 tăng vượt qua khỏi mức Fibo 100% cho tín hiệu lực mua thứ hai.

Xu hướng cũ vẫn tiếp diễn đó là tín hiệu hỗ trợ thứ 3. Dựa vào 3 tín hiệu này ta vào
lệnh BUY thêm lần nữa.

Chúng ta kỳ vọng giá sẽ vượt qua mức 161.8%, nếu nó không vượt qua thì trend này
đã yếu. Nhưng nó đã đi lên tới mức 261.8% và tiếp tục vượt qua mức đó bằng một lực
tăng ở cây nến số 11.

Đó là cách tôi vào hai lệnh BUY với những lập luận dựa trên chuyển động của nến và
BBs.

Bài viết cũng đã dài, Blade tôi gõ phím cũng mỏi tay, anh em cũng đã mỏi mắt. Tuy vẫn
còn một phần nữa nói về phương pháp làm sao để nhận biết các tín hiệu đảo chiều giả
và tránh được những điểm vào lệnh sai lầm, nhưng chắc để hồi sau. Anh em ai có
quan tâm vui lòng comment nhiệt tình để Blade tôi có thêm động lực để chia sẻ tiếp
nhé.

Hy vọng bài viết giúp ích cho anh em trader.

43. Phương pháp giao dịch hiệu quả khi Bollinger Bands
thắt nút cổ chai

Bollinger Bands là một công cụ tuyệt vời. Hàng triệu trader trên thế giới đều tin tưởng
và sử dụng nó như một thứ không thể thiếu trong cuộc sống trading của họ. Tôi cũng là
một trong những trader rất ưa dùng Bollinger Bands (BBs) bởi vì tính hiệu quả và đa
dụng của nó.

Cũng như các indicator kinh điển khác, BBs có rất nhiều tính năng hữu dụng. Một trong
những tính năng đó, tôi nghĩ là nó đặc thù và không một indicator nào có được, đó
chính là hiện tượng thắt nút cổ chai của Bollinger Bands.

Hiện tượng thắt nút cổ chai Bollinger Bands trở nên quá kinh điển và ai cũng biết rồi.
Nhưng tôi vẫn muốn nói sơ qua cho các trader mới hiểu rõ hơn.

Hiện tượng thắt nút cổ chai được chú ý nhiều hơn do có tính ứng dụng cao và đem lại
hiệu quả đáng kể đối với trader. Khi biên trên và biên dưới di chuyển gần lại với nhau
làm cho dải Bollinger Bands hẹp lại trông giống như cổ chai thì đó là dấu hiệu cảnh báo
sắp có một sự biến động giá mạnh trong tương lại gần sau thời gian sideways tích lũy
trong cổ chai. Thông thường sau khi bung ra khỏi cổ chai, giá sẽ báo vào biên trên hay
biên dưới mà đi tiếp.
Chiến lược đơn giản đối với hiện tượng thắt nút cổ chai của BBs là đặt Buy stop và Sell
stop ở hai đầu biên trên và biên dưới của BBs. Khi giá bắt đầu bung, bất kể hướng nào
cũng đều khớp lệnh của bạn.

CÁCH NÀO ĐỂ TRADE THẮT NÚT CỔ CHAI HIỆU QUẢ ?


Trên chỉ là một chiến lược đơn giản để trader BBs. Tuy nhiên cần phải có kỹ thuật và
tập trung vào điểm vào lệnh thì mới có kết quả tốt.

Chúng ta nên vào lệnh ngay khi giá bung ra khỏi cổ chai và bắt đầu di chuyển.
Như hình ở trên, giá sideways trong cổ chai và hình thành cây nến số 1. Bạn có thể vào
lệnh khi có 1 cây nến chạm vào biên trên hoặc biên dưới của BBs.

Cụ thể, cây nến thứ 2 đã chạm vào biên trên của BBs. Vậy khi cây số 2 đóng cửa, ta có
thể vào lệnh, nhưng lực mua chưa mạnh lắm vì thân nến chưa cắt lên biên trên. Do đó,
ta chờ cây tiếp theo hình thành để xem thế nào. Quả thực cây số 3 tăng mạnh và cắt
lên biên trên. Vậy tôi có hai lựa chọn. Nếu tôi liều lĩnh 1 chút, tôi sẽ đặt lệnh Buy ngay
khi cây số 2 đóng cửa. Lựa chọn thứ hai, đặt lệnh Buy khi thấy cây thứ 3 tăng lên cắt
qua biên trên BBs (không phải đợi đóng cửa).

Ở đây tôi chọn cách thứ nhất, vào lệnh Buy tại mức 1.36194 và đặt stoploss dưới đuôi
cây nến thứ 2. Bạn có thấy stoploss của tôi ngắn không. Đó là tại sao trade theo
phương pháp bung nút cổ chai cho chúng ta một tỷ lệ R : R rất tốt.

Bây giờ chúng ta sẽ sang một ví dụ khác. Lần này cổ chai sẽ dài hơn, giá sẽ sideways
lâu hơn.
Lần này cây nến số 1 chạm biên trên. Theo như ví dụ trên thì sẽ vào lệnh Buy, vậy thì
lệnh này sẽ lỗ. Nhưng stoploss đặt ngắn, lỗ không bao nhiêu cả. Lỗ cũng như nước lọc,
nó là một phần trong cuộc sống. Chúng ta nên vui vẻ đón nhận. Setup thứ nhất đã lỗ
12 pips.

Tiếp tục theo dõi tiếp để tìm cơ hội. Cây nến thứ 3 hình thành và quét stoploss của
chúng ta, tuy nhiên lại cho chúng ta một cơ hội khác. Cây số 3 đã chạm biên dưới của
BBs. Chúng ta sẽ đặt lệnh Sell. Cây số 3 là cây nến dài, do đó chỉ đặt stoploss bằng 1
nửa cây nến (9 pips). Take profit gấp 5 lần stoploss). Tỷ lệ R : R sẽ là 5 : 1. Ăn 45 pips,
thua 12 pips, vậy là ăn ròng 33 pips chưa tính commission.

Tiếp tục qua nút cổ chai thứ hai. Trường hợp này thì cây nến số 4 là cây đầu tiên chạm
BBs. Chúng ta không vào lệnh. Lý do rất đơn giản: nó đã đi hết lực bung cổ chai, không
còn gì cho chúng ta ăn nữa đâu. Thực tế nó có giảm thêm vài cây nữa, nhưng nó
không đáp ứng đủ tỷ lệ R : R thì tốt nhất đừng vào lệnh để tránh bị thua lỗ.

LỜI KẾT CHO PHƯƠNG PHÁP NÀY


Lời cuối tôi muốn gửi gắm đến các trader giao dịch theo phương pháp này là các bạn
phải kiên nhẫn chờ đợi và liên tục theo dõi khi có hiện tượng thắt nút cổ chai. Tránh
những trường hợp như cây nến số 4 nhé.

Giao dịch theo thắt nút cổ chai của BBs không phải là phương pháp chén thánh. Do
đó, trader cần phải có những chiến lược quản lý rủi ro và quản lý vốn phù hợp.

Hy vọng bài viết hữu ích cho các bạn.

44. Phương pháp giao dịch theo xu hướng hiệu quả với
Bollinger Bands

Bollinger Bands là công cụ hiệu quả như thế nào chắc mọi người cũng biết rồi nên tôi
sẽ không giới thiệu lại nữa. Chúng ta sẽ đi vào chủ đề chính luôn, đó là thảo luận chiến
lược dùng hai đường Bollinger Bands để giao dịch.

Tất cả những gì chúng ta cần làm là thêm hai đường chỉ báo Bollinger Bands vào đồ thị
giá.

+ Bollinger Bands thứ nhất ta để thông số mặc định (20,2,0), tham số deviations để là 2.

+ Bollinger Bands thứ hai ta để thông số (20,1,0), tham số deviations để là 1.

Trong bài viết này tôi gọi tắt Bollinger Bands (20,2,0) là BB2, còn Bollinger
Bands (20,1,0) là BB1 cho nhanh.

Sau khi thêm hai đường BB vào, đồ thị sẽ trông như thế này:
Hai đường biên bên ngoài là biên của BB2, còn hai đường biên bên trong là của BB1.
Còn đường ở giữa thì trong hệ thống tôi sắp trình bày dưới đây, chúng ta sẽ không
dùng đến nó. Có thể chúng ta chỉ sử dụng nó để làm tối đa lợi nhuận chứ nó không
đóng vai trò tìm điểm vào lệnh hay thoát lệnh. Vậy chỉ cần để ý đến các biên trên và
dưới thôi nhé các bạn.

BUY KHI NÀO?


Để vào lệnh Buy, chúng ta phải chờ cho nến đóng cửa trên biên trên của BB1. Sau đó
bạn kiểm tra xem hai cây nến trước đó nó có đóng cửa dưới biên trên BB1 hay không.
Nếu thỏa hai điều kiện này thì BUY.

Tôi sẽ cho các bạn một ví dụ về cặp USDJPY trên D1:


Như hình bên trên ta thấy cây nến số 3 đã đóng cửa trên biên trên BB1, cây số 2 và
cây số 1 thì đóng cửa ngay bên dưới biên BB1. Vậy có nghĩa là ta có thể vào lệnh BUY
tại giá đóng cửa cây số 3.

Stoploss sẽ được đặt tại đáy của cây số 3 vài pips. Takeprofit thì đặt cao gấp đôi
Stoploss. Khi giá chạy được một nữa takeprofit thì bạn dời stoploss về điểm vào lệnh
để bảo vệ thành quả nhé.

Ví dụ nếu vào lệnh như hình trên, stoploss = 60, takeprofit = 120. Giá chạy được
60 pips thì ta dời stoploss về điểm vào lệnh ban đầu.

Dưới đây là một ví dụ khác. Ta cũng vào lệnh tại cây số 3, chú ý cây số 2 và 1 phải
đóng cửa dưới biên BB1.
Thêm 1 ví dụ nữa:
Và 1 ví dụ nữa:
Thỉnh thoảng, cây số 3 không chỉ phá biên trên BB1 mà còn phá luôn biên trên
của BB2. Thời điểm này báo hiệu trend đang rất mạnh:
Lưu ý: nếu cây số 3 quá dài, thì chúng ta không nên đặt dưới đáy cây số 3 nữa, mà chỉ
đặt sao cho phù hợp với mức chịu đựng rủi ro của chúng ta thôi.

SELL KHI NÀO?


Tương tự như quy tắc vào lệnh BUY, chúng ta phải chờ cho đến khi cây số 3 đóng cửa
dưới biên dưới BB1, cây số 2 và cây số 1 thì đóng cửa trên biên dưới BB1 thì đặt lệnh
SELL tại giá đóng cửa cây số 3.

Stoploss và takeprofit tương tự như vậy.


LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĂN DÀY, ĂN SÂU VÀ ĂN ĐẬM?
Phương pháp này rất tốt khi bắt trend. Do đó, bạn phải lợi dụng xu hướng hiện tại để
ăn dày, ăn sâu và ăn đậm.

Đây là phương pháp:

Khi có một điểm vào lệnh tốt, bạn vào hai lệnh đặt cùng 1 stoploss (thay vì mỗi khi vào
1 lệnh 1 lot thì bây giờ vào 2 lệnh 0.5 lots).

Lệnh thứ nhất đặt takeprofit = 2 lần stoploss.

Lệnh thứ hai không đặt takeprofit.

Nếu lệnh thứ nhất chạm takeprofit, thì dời stoploss của lệnh thứ hai về hòa vốn và tiếp
tục giữ lệnh đi hết trend.

Trường hợp BUY

Bạn cứ giữ lệnh thứ hai đi hết trend, chỉ cần giá còn nằm trong hai biên trên BB1 và
biên trên BB2 hoặc trên Biên giữa.

Nếu giá cắt xuống và đóng cửa dưới biên trên BB1 (dành cho trader thận trọng) hoặc
giá cắt xuống dưới biên giữa (dành cho trader mạo hiểm) thì đóng lệnh thứ hai lại.

Trường hợp SELL

Bạn cứ giữ lệnh thứ hai đi hết trend giảm, chỉ cần giá còn nằm trong hai biên dưới BB1
và biên dưới BB2 hoặc dưới Biên giữa.

Nếu giá cắt và đóng cửa trên biên dưới BB1 (dành cho trader thận trọng) hoặc giá cắt
xuống và đóng cửa trên biên giữa (dành cho trader mạo hiểm) thì đóng lệnh thứ hai lại.
Đó là cách chúng ta ăn dày, ăn sâu, ăn đậm và ăn hết trend. Phương này ăn tiền ở chỗ
đó, chứ không phải trăm trận trăm thắng.

Trên đây là một trong những chiến lược hiệu quả dành cho các trader thích Bollinger
Bands. Hy vọng có thể giúp ích cho các bạn.

45. Chiến lược giao dịch đơn giản nhưng vô cùng mạnh
mẽ với Bollinger Bands
Đầu tiên là tôi xin giới thiệu đến các bạn một phương pháp khá đơn giản, nhưng rất
hiệu quả. Đây là một trong những phương pháp tôi sử dụng để giao dịch chứng khoán
và forex. Dĩ nhiên nó không phải là chén thánh, nó vẫn cho chúng ta những giao dịch
lỗ. Nhưng cơ bản, tôi giới thiệu một cách để có thể và làm thế nào để bắt được một xu
hướng lớn cho những ai yêu thích thị trường có trend.

Thị trường có xu hướng thực sự dễ trade khi bạn có thể bắt kịp nó ngay từ đầu. Tôi đã
backtesting chiến lược này trong một thời gian, với phần mềm "Seven". Điều này là để
tránh vào lệnh quá nhiều bằng cách đặt tất cả các cặp tỷ giá mà có điểm vào lệnh trong
cùng một platform.
Giao dịch nhiều quá sẽ làm backtesting của tôi lộn xộn. Lý do chính mà tôi phải
backtesting và kiểm tra / nghiên cứu các biểu đồ cũ là do nếu chúng ta có thể bắt kịp xu
hướng ngay từ đầu thì việc vào lệnh tại các con sóng hồi sẽ được giảm thiểu.

Ngoài ra chúng ta sẽ có thể kiếm lời bất kể tài khoản nhiều hay ít tiền.

1. Phương pháp hoạt động tốt nhất trên khung thời gian Daily hoặc cao hơn, bởi vì có
quá nhiều tín hiệu nhiễu ở các khung thời gian nhỏ hơn. Tôi đã thử trên H4 và tất nhiên
là thất bại.

2. Nó hoạt động cả khi thị trường sideways và khi break-out khỏi vùng sideways đó. Tôi
sẽ post các biểu đồ để bạn thấy một bức tranh rõ ràng.

3. Phương pháp này dành cho swing traders và position traders. Không dành cho
scalpers và day trader. Dĩ nhiên nếu ai có thể dùng nó trong khung thời gian ngắn hơn
mà thành công thì quá tốt.

Indicator tôi đang sử dụng không có gì khác ngoài một trong chỉ số mà các traders
chuyên nghiệp sử dụng để tạo ra lợi nhuận lợi nhuận - đó là Bollinger Bands. Đối với
những người đã biết sử dụng Bollinger Bands, sẽ dễ dàng hơn nhiều. Nếu bạn thích sử
dụng, nó rất dễ dàng để tìm hiểu.

Khi thị trường sideways chúng ta phải kiên nhẫn và biết rằng một cuộc bứt phá sắp
đến. Hãy theo dõi biểu đồ tuần và ngày. Khi biểu đồ tuần đóng cửa ở trên biên giữa
của Bollinger Band và cùng lúc đó tại khung Daily xuất một cây nến tăng giá đóng trên
biên trên (Upper Band), thì đó là cơ hội để vào lệnh BUY.

Ngược lại với trường hợp lệnh SELL. Khi cây nến tuần đóng cửa biên giữa của BBs và
cây nến Daily đầu tiên đóng cửa dưới biên dưới (Lower Band) thì đó là tín hiệu và lệnh
SELL.

Nếu nến tuần đóng cửa mạnh mẽ ở trên biên giữa nhưng nến ngày không đóng cửa ở
biên trên, thì coi như điều kiện không đạt. Bạn phải kiên nhẫn, chờ cho đến khi có cây
nến Daily đóng cửa bên trên Upper Band hoặc bên dưới Lower Band thì mới vào lệnh.

Có những trường hợp ngoại lệ vui lòng. Trong lần vào lệnh đầu tiên của tôi ở cặp
NZDJPY, tôi bị dính stoploss. Mặc dù stoploss bị hit vì giá hồi lại, nhưng tôi biết rằng xu
hướng tăng đã bắt đầu. Không vấn đề gì cả.

Bạn sẽ thấy trên biểu đồ NZDJPY (tôi sẽ post hình bên dưới), sau cú thất bại đầu tiên
thì lại có tín hiệu để SELL ở biểu đồ tuần nhưng vẫn không có tín hiệu ở Daily. Tôi đóng
hết lệnh trước cuộc bầu cử Mỹ. Rồi tôi lại vào lần nữa. Lần này thì đúng, và giá chạy rất
xa. Do đó khi stoploss bị hit, đừng lo lắng. Đặt stoploss cho hợp lý và cố gắng kiểm
soát rủi ro, kiên nhẫn chờ điểm vào lệnh tiếp theo.

Quản lý vốn:
+ Vẫn theo tỷ lệ cũ mà tôi khuyên các bạn, đặt tỷ lệ rủi ro không quá 2% / giao dịch.
Tổng rủi ro danh mục không quá 6%.

+ Đặt stoploss dựa vào ATR (theo khuyến nghị của tôi là 2ATR) hoặc theo cách của
bạn nếu bạn backtest nó và thấy hiệu quả.

+ Tính khối lượng giao dịch theo tỷ lệ rủi ro và stoploss.

+ Sử dụng thêm kỹ thuật scaling in và scaling out để tối ưu hóa giao dịch.
46. Chiến thuật phát hiện trader bị mắc bẫy và cách vào
lệnh hiệu quả
Thời điểm tốt nhất để vào lệnh là khi các trader bị mắc bẫy nhận ra mình đã sai. Một khi
họ sửa chữa sai lầm bằng cách thoát lệnh thì cũng là lúc giá quay đầu đảo chiều mạnh
mẽ. Hành động này sẽ là cơ hội cho chúng ta nếu chúng ta nhận ra điều đó trước họ.

Trong chuỗi bài viết của tôi, tôi có chia sẻ rất nhiều nội dung về những trường
hợp trader bị mắc bẫy big boys, chẳng hạn như thế nến Hikkake là một ví dụ. Anh em
có thể xem lại bài đó, hay lắm đấy.

Bài viết ngày hôm nay, tôi sẽ chia sẻ với các bạn một chiến thuật để tìm ra, phát hiện ra
vùng giá trader bị mắc bẫy, và cách giao dịch để có lợi nhuận.

LÀM CÁCH NÀO ĐỂ TÌM RA CHỖ TRADER BỊ MẮC BẪY?

Thực tế, trader bị dính bẫy big boys dưới nhiều hình thức khác nhau, bài viết này chỉ
trình bày một trong những hình thức phổ biến nhất mà thôi. Để tìm hiểu thêm, anh em
có thể lục lại các bài viết trước của tôi.

Có hai cách để tìm ra trader bị mắc bẫy:

Cách 1: Giá di chuyển nhanh về vùng kháng cự/hỗ trợ

Hành động di chuyển nhanh sẽ khiến cho trader rơi vào trạng thái FOMO. Cái này thì ai
cũng biết, nhưng ai cũng bị. Bởi vậy, trader nhỏ lẻ luôn luôn bị big boys gài bẫy là như
vậy. Giá chạy càng nhanh, trader càng hứng thú, và càng muốn vào lệnh.

Nhưng thật không may, lúc giá chạy nhanh nhất, là lúc đó gần chạm đến kháng cự/ hỗ
trợ. Và cũng là lúc họ gắp cục than còn đỏ và tay trader nhỏ lẻ.

Tại vùng kháng cự/hỗ trở, các bạn hãy tìm 3 thứ sau:

1. Nến tăng / giảm liên tục

2. Gaps (khoảng trống giữa các cây nến)

3. Nến outside bars

Cách 2: Giá bị từ chối tăng / giảm tiếp tại các kháng cự / hỗ trợ

Lúc giá bị chặn lại và hình thành những cái đuôi dài như pin bar tại cản thì đó là lúc bạn
biết rằng, có một lực mạnh kháng cự lại xu hướng chính, và lực đó mạnh hơn (chính là
big boys).

Những thứ ta cần phải tìm tại vùng này:

1. Cây pin bars

2. False breakout

Một khi tìm được manh mối với 2 cách này, các bạn có thể hoàn toàn yên tâm mà vào
lệnh để tìm kiếm lợi nhuận cho mình nhờ vào các trader bị dính bẫy.

Có lẽ các bạn vẫn chưa hình dung những gì mình đang đọc đúng không. Tôi sẽ có một
số ví dụ cho các bạn đây.

CẶP EURUSD Ở KHUNG H4


Trong ví dụ này, chúng ta sẽ xem xét giá ở hai mức hỗ trợ gần nhau.
1. Giá giảm cực mạnh về vùng hỗ trợ. Điều này khiến cho trader bị FOMO, họ sẽ nhào
vô Sell bất cứ giá nào. Và kết quả là...

2. Có một cây pin bar đuôi dài thò xuống vùng hỗ trợ, nhưng lại đóng cửa bên trên.

Dựa vào hai tín hiệu này đủ để chúng ta làm một lệnh BUY, dễ dàng và gọn gàng.

3. Nến giảm xuất hiện liên tục, lại khiến cho trader bị FOMO lần thứ 2. Họ lại muốn Sell
lần nữa với hy vọng giá sẽ vẫn giảm mạnh như vậy.

4. Các false breakout liên tục xuất hiện với các đuôi dài thò xuống hỗ trợ.

Thêm một tín hiệu Buy rất tốt nữa.

5. Và cuối cùng, các trader ôm lệnh Sell đã phải cắt lỗ bằng lệnh Buy. Kết quả là giá
tăng mạnh mẽ.

CỔ PHIẾU BAC KHUNG D1


1. Gap xuất hiện cùng với lực tăng mạnh gần kháng cự

2. False breakout đã lừa các buyers.

3. Cây pin bar cũng là một cây outside bar. Còn gì để nói về các Buyers nữa đây?

CHỈ SỐ DAX KHUNG M5


1. Thế nến Outside bar cho tín hiệu lực tăng mạnh đã lừa các trader vào lệnh Buy.

2. Một cây pin bar test vùng kháng cự, những trader mua ngay vùng này đều không đủ
sức đẩy giá cao hơn.

Chỉ với 2 tín hiệu này, đủ để chúng ta vào một lệnh Sell.

Tôi đưa ra ba ví dụ với ba khung thời gian khác nhau để chứng tỏ một điều rằng, big
boys có mặt ở khắp mọi nơi, mọi thị trường mà mọi khung thời gian. Do đó, thủ thuật
này có thể sử dụng một cách rộng rãi. Anh em không cần phải bận tâm quá nhiều về
vấn đề liệu thị trường mình giao dịch có cá mập hay cá đuối gì hay không. Anh em nên
quan tâm đến vấn đề mình có nhận ra được những dấu hiệu này hay không mà thôi.
Lucky Trading!

47. Chiến lược giao dịch theo xu hướng bằng đường MA


và công cụ volume
Nhiều trader thường không thích đường trung bình di động (MA) trong đó có tôi mặc dù
là nó một trong những công cụ kinh điển và quan trọng nhất mà bất kỳ trader nào cũng
phải biết và sử dụng.

Tại sao nhiều người lại không thích MA? Đơn giản bởi vì nó quá chậm và lắm lúc cho
tín hiệu sai, gây hậu quả cực kỳ nghiêm trọng cho tài khoản của trader.

Công dụng tuyệt vời của đường MA không nằm ở việc cung cấp tín hiệu BUY/SELL
qua đường giao cắt như sách vở, báo đài vẫn thường dạy chúng ta. Nó là một công cụ
cung cấp gợi ý kháng cự / hỗ trợ hoặc chỉ xu hướng rất tốt (tùy vào thông số trader cài
đặt). No không giỏi cho chúng ta tín hiệu vào lệnh. Do đó, để sử dụng MA hiệu
quả, trader cần có thêm một công cụ nữa để giúp bổ sung cho khuyết điểm lớn nhất
này của MA. Thông thường thì chúng ta sẽ dùng RSI, MACD, Bollinger Bands hay một
công cụ gì đó.

Nhưng tôi nghĩ nó không hiệu quả bằng một công cụ. Công cụ này tôi vẫn đang dùng
và vẫn đang chia sẻ với mọi người các thủ thuật của nó. Một công cụ không phụ thuộc
vào giá, có khả năng tiên đoán và đi trước giá. Chúng ta đoán ra được công cụ nào rồi
chứ? Đó là volume, vẫn là volume.

Bài viết hôm nay, tôi sẽ giúp các bạn cách sử dụng volume để bổ khuyết cho MA như
thế nào hay nói cách khác là một chiến lược kết hợp giữa đường MA và volume.

CHIẾN LƯỢC NÀY CẦN NHỮNG CÔNG CỤ NÀO?


The Blade thích sự đơn giản, nhưng chiến lược mà Blade "gả" cho các trader đều đơn
giản và dễ hiểu. Chiến lược này cũng vậy, chúng ta chỉ cần hai indicator, một là đường
MA 200, hai là volume. Chỉ đơn giản như vậy thôi.

Có anh em hỏi tôi indicator volume thì cài thông số nào cho phù hợp. Nếu mà anh em
biết rồi thì thôi, ai chưa biết thì xin trả lời là thông số nào cũng được, nếu không biết để
số nào vào thì bạn cứ để 69 hoặc 96 vào đấy.
Tại sao lại là MA 200? Vì đường MA 200 là một trong những đường MA có sức mạnh
lớn nhất. Nó chỉ hướng tốt nhất, và ít nhiễu nhất. Mặc khác, số lượng tradersử dụng
MA200 là rất nhiều, do đó, nó có khả năng đi đúng phân tích kỹ thuật.

Sau khi cài đặt đồ thị xong, chúng ta sẽ được như thế này:

Vậy là chúng ta đã trang bị đầy đủ 2 công cụ cần thiết. Bây giờ là lúc sử dụng nó.

Tôi vẫn sẽ trình bày chiến lược theo từng bước cụ thể. Và ví dụ lần này là lệnh BUY.
Lệnh SELL các bạn làm tương tự nhé.

CHIẾN LƯỢC MA 200 KẾT HỢP VOLUME


MA 200 sẽ giữ vai trò chỉ hướng và cho chúng ta một gợi ý BUY hay SELL.
Volume sẽ là đóng vai trò timing, tức là định thời điểm vào lệnh.

BƯỚC 1: GIÁ PHẢI NẰM TRÊN ĐƯỜNG MA 200


Bước này khá thừa, vì ai cũng biết để lệnh BUY có xác suất thành công nhất thì giá
phải nằm bên trên MA rồi. Nhưng không nói sẽ có vài người quên đấy.
BƯỚC 2: VOLUME CẦN CAO HƠN TRUNG BÌNH VÀ GẤP
ĐÔI NHỮNG CÂY VOLUME TRƯỚC ĐÓ
Ở bài trước tôi có chia sẻ rằng, volume thấp chứng tỏ không có dòng tiền lớn bước vào
thị trường. Ngược lại, khi volume cao, nhất là volume cao hơn trung bình và gấp đôi so
với bình thường thì đây là tín hiệu rõ ràng nhất cho chúng ta biết rằng dòng tiền lớn
đang giao dịch tại đây.

Volume cao chắc gì đã là volume Buy, nhiều khi sell thì sao? Họ không dại dột gì mà đi
ngược xu hướng, nhất là xu hướng dài hạn (MA 200). xu hướng do họ tạo ra, MA 200
đã xác nhận điều đó, không thể nào có chuyện họ đi ngược lại với ý định ban đầu của
mình. Chỉ có một logic là họ đang mua thêm để củng cố vị thể BUY của mình. Lý do
đơn giản là giá muốn lên cao, lực cầu phải cao.
Như vậy, volume là tín hiệu xác nhận dòng tiền lớn đã vào và xác nhận xu hướngtăng
theo MA là đúng.

BƯỚC 3: BUY NGAY KHI CÂY NẾN CÓ VOLUME CAO


ĐÓNG CỬA
Ngay khi cây nến này đóng cửa, chúng ta sẽ vào lệnh BUY.

Đây là cách vào lệnh điển hình, vì có thể sẽ có drawdown lớn. Để giải quyết tình trạng
này, các bạn có thể cải thiện cách giao dịch của mình bằng cách vào lệnh limit tại hỗ
trợ gần nhất, hoặc theo dõi thị trường liên tục để tìm tín hiệu vào lệnh dựa vào Price
action chẳng hạn.

BƯỚC 4: ĐẶT STOPLOSS VÀ TAKE PROFIT


Stoploss sẽ được trailing theo đường MA 200. Do chúng ta giao dịch theo xu
hướng MA 200, nên khi MA 200 cắt giá, lệnh của chúng ta sẽ được đóng lại.

Với lệnh SELL các bạn làm tương tự nhé.

Tôi vừa trình bày xong một chiến lược nữa về volume và cách đi theo dòng tiền lớn.
Vẫn còn rất nhiều cách để phát hiện ra dòng tiền lớn, từ cơ bản đến phức tạp. Nhưng
tôi nghĩ chỉ nên chia sẻ những cách đơn giản vì để cho anh em dễ hiểu và dễ áp dụng.
Ai luyện đủ level rồi thì nghiên cứu thêm những cách phức tạp nhé. Lucky Trading!

48. Phương pháp nhận diện và giao dịch tại các vùng tích
lũy - phân phối
Gần đây tôi để ý thấy anh em rất quan tâm đến khái niệm tích lũy - phân phối và
phương pháp để nhận ra những vùng này. Thật sự có rất nhiều cách để nhận diện và
giao dịch, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Đỉnh cao của phương pháp giao
dịch theo vùng tích lũy - phân phối là phương pháp của bậc thầy Wyckoff. Nhưng nếu
nó quá khó đối với anh em, hoặc anh em không muốn nghiên cứu nhiều, thì tôi cũng có
phương pháp khác đơn giản hơn (dĩ nhiên là không thể so sánh được với cụ Wickoff)
nhưng có thể sử dụng hiệu quả nếu anh em biết cách linh hoạt.

Câu chuyện hôm nay chúng ta sẽ kể với nhau sẽ liên quan đến một công cụ volume.
Công cụ này thì quá quen thuộc với anh em rồi. Và tôi nghĩ anh em cũng đang quan
tâm đến nó. Đó là OBV - On Balance Volume. Một indicator xác định dòng tiền hiệu
quả. Hôm nay chúng ta sẽ dùng để để nhận diện những vùng tích lũy - phân phối cũng
như chiến lược để vào lệnh - thoát lệnh.

Tất cả những gì chúng ta cần là hai công cụ chỉ báo : OBV và đường MA20 kỳ.

OBV LÀ GÌ? TẠI SAO NÓ NHẬN DIỆN ĐƯỢC DÒNG TIỀN?


Trước khi nói về chiến lược, tôi sẽ lược sơ OBV một chút cho những anh em mới chưa
bao giờ tiếp cận với OBV.

OBV có một đặc điểm là công dụng của nó không nằm ở từng giá trị. Chúng ta nên
phân tích hướng của nó, và vị trí của nó hiện tại so với nó trong quá khứ.

OBV tăng, thì đó là dấu hiệu cho thấy dòng tiền đổ vào thị trường tăng, làm củng cố xu
hướng. Ngược lại OBV giảm, xu hướng có thể sẽ giảm theo.
Do đó, chúng ta có thể xem OBV là một leading indicator chứ không phải lagging như
mọi người thường nói.

CHIẾN LƯỢC NHẬN DIỆN VÙNG PHÂN PHỐI VÀ TÍCH LŨY


VỚI OBV
Tất cả những gì chúng ta cần là đường MA 20 kỳ dùng để xác định xu hướnghiện tại và
OBV để phân tích dòng tiền vào ra.

Như thường lệ, tôi sẽ tiếp tục trình bày theo từng bước. Lần này là ví dụ BUY nhé.
Bước 1: Chờ cho OBV giảm và bắt đầu di chuyển sideways bên dưới đáy một
thời gian dài

Khi OBV tuột xuống và di chuyển sideways dưới đáy 1 thời gian dài. Đó là dấu hiệu cho
thấy vùng giá hiện tại chính là vùng tích lũy.

Dĩ nhiên, đường MA 20 vẫn đang hướng lên chứ không có dấu hiệu đảo chiều.

OBV sideways càng lâu thì giai đoạn tích lũy của dòng tiền lớn càng nhiều, giá lúc này
có lẽ cũng không tăng mạnh, cùng lắm là tăng nhưng tăng rất yếu.

Như vậy, chúng ta có thể dễ dàng xác định vùng tích lũy của giá qua hành động của
OBV.

Bước 2: Chờ cho OBV breakout khỏi vùng tích lũy

Khi OBV breakout khỏi vùng tích lũy, nó tăng mạnh lên đồng nghĩa với việc dòng tiền
lớn đã tích lũy xong và sẵn sàng đưa giá lên cao hơn.
Bạn nên nhớ là OBV khi vẫn còn tích lũy thì không có gì đảm bảo nó sẽ tăng. Chúng ta
phải chờ cho đến khi có được 1 tín hiệu xác nhận OBV breakout để biết chính xác hành
động của dòng tiền lớn nhé.

Bước 3: BUY khi giá đóng cửa trên đường MA 20

OBV breakout không thì chưa đủ, nó chỉ là tín hiệu sở khởi cho thấy dòng tiền đã vào.
Nhưng việc chọn điểm vào lệnh thì chúng ta phải cần thêm 1 tín hiệu xác nhận sau tín
hiệu sơ khởi đó.

Việc giá đóng cửa nằm trên đường MA 20 xác nhận rằng xu hướng tăng đã sẵn sàng
tiếp tục. Nếu giá vẫn còn nằm dưới hoặc cắt qua, cắt lại đường MA thì cũng đồng nghĩa
với việc giá vẫn còn sideways, vào lệnh khi giá chưa nằm trên MA sẽ có rủi ro rất lớn.

Bước 4: Đặt stoploss và takeprofit

Stoploss thì chúng ta đặt tại vùng hỗ trợ gần nhất

Còn takeprofit thì có hai cách:

+ Cách dành cho trader thận trọng: tp khi giá cắt xuống đường MA 20.

+ Cách dành cho trader thích kiếm nhiều lợi nhuận: khi OBV bắt đầu có dấu hiệu tăng
lên đỉnh và sideways trên đó, tức là có dấu hiệu phân phối, chúng ta sẽ chốt lệnh BUY
và chờ một lệnh SELL tiềm năng.

Tôi vừa trình bày xong một chiến lược nhận diện vùng tích lũy - phân phối và chiến
lược giao dịch dựa vào chỉ báo OBV. Anh em nếu có quan tâm đến chiến lược này thì
comment thảo luận nhé. Lucky Trading!

49. Tăng xác suất chiến thắng lên đến 77% chỉ với một
công cụ mạnh mẽ này
Bạn đang tìm kiếm một indicator hoàn hảo? Hay một hệ thống chén thánh đánh đâu ăn
đó? Rất tiếc bài viết này không đề cập đến vấn đề đó. Hôm nay tôi chỉ giới thiệu cho
các bạn một công cụ làm tăng độ chính xác vào lệnh của các bạn hơn thôi. Còn việc
bạn có thấy nó phù hợp với bản thân hay không thì còn phải nhờ thời gian kiểm chứng.

Trước đây tôi có viết một chuỗi bài về volume, nhưng đều là viết cho công cụ volume
thuần túy. Do đó, hôm nay tôi sẽ giới thiệu đến các bạn một công cụ đọc volume hiệu
quả. Nó có thể áp dụng cho thị trường Forex, stock hoặc thậm chí là Crypto.

Công cụ đó có tên là Chaikin Money Flow. Và để cho các bạn hiểu rõ và sử dụng nó
một cách hiệu quả, tôi sẽ chia sẻ 5 bước kèm ví dụ cụ thể. Hy vọng em nó sẽ tìm được
một ai đó phù hợp để gả.

CHAIKIN MONEY FLOW LÀ GÌ, DÙNG CÓ ỔN KHÔNG?

Công cụ chỉ báo Chaikin Money Flow (CMF) được phát triển bởi một người tên là
Marc Chaikin. Ông này được huấn luyện bởi các nhà đầu tư tổ chức thành công nhất
trên thế giới.

Do đó, bản thân CMF là một sản phẩm ẩn chứa nhiều trí tuệ của những traderthành
công, và đó cũng là lý do Chaikin Money Flow là indicator khối lượng ngon nhất.

Chaikin Money Flow ngon hơn volume truyền thống ở chỗ nó đo lường được khi nào
dòng tiền lớn tích lũy gom hàng, khi nào phân phối xả hàng. Hay nói cách khác
nếu bạn biết sử dụng CMF, bạn có thể biết được thị trường có đang bị làm giá hay
không và nó sẽ chạy về hướng nào. Và đó cũng là điểm mạnh nhất của CMF.

CHIẾN LƯỢC GIAO DỊCH VỚI CHAIKIN MONEY FLOW HIỆU


QUẢ
Chiến lược này sử dụng hai kỹ thuật vô cùng hữu ích mà có thể bạn chưa bao giờ
được biết trước đây.

Chaikin Money Flow sẽ cải thiện một cách đáng kể kỹ năng định thời điểm vào lệnh
của bạn và nó dạy bạn khi nào biết dừng lại để bảo toàn lợi nhuận. Chẳng phải đây là
hai vấn đề mà trader chúng ta đang quan tâm sao. Chaikin Money Flow sẽ giải quyết
điều đó.

Sau đây, tôi sẽ trình bày cụ thể 5 bước triển khai chiến lược giao dịch bằng Chaikin
Money Flow kèm ví dụ

Bước 1: Chaikin Volume Indicator phải tăng một mạch từ dưới -0.15 lên trên 0.15

Khi volume đi từ thấp lên cao, đó là dấu hiệu tiềm năng dòng tiền lớn đang mua vào.
Chúng ta phải chúng ý điều này.

Chaikin Money Flow sẽ đi từ dưới điểm 0 (số âm) tăng dần và lên trên điểm 0 (số
dương). Đó là tín hiệu rõ ràng của việc dòng tiền lớn đang mua tích lũy một lượng hàng
lớn để chuẩn bị đẩy giá lên.
Như chúng ta đã biết, theo đuôi cá mập để kiếm ăn bao giờ cũng khôn ngoan hơn đối
đầu với nó. Chỉ là chúng ta không biết nó đi hướng nào.

Chaikin Money Flow giúp chúng ta biết được nó đang tích lũy vào chuẩn bị đi lên.
Nhưng hãy khoan vào lệnh. Câu chuyện không dễ như thế đâu.

Bước 2: Chờ Chaikin Money Flow pullback về dưới đường 0. Giá cũng cần phải
duy trì phía trên đáy trước đó

Ở bước đầu tiên, chúng ta chỉ mới phát hiện ra dấu chân của dòng tiền lớn chứ chưa
biết họ hành động cụ thể như thế nào.

Ở bước thứ hai này, chúng ta phải tìm kiếm các dấu hiệu khác chứng tỏ họ đang
dìm giá để gom hàng. Bằng cách nào? Để ý, Chaikin Money Flow sẽ pullback trở về
dưới đường 0 một cách chậm rãi. Nếu nó quá nhanh thì coi như hỏng việc. Đó không
phải là tín hiệu của dòng tiền lớn. Nhớ nhé.
Điểm thứ hai cần lưu ý, ngoài việc Chaikin Money Flow giảm nhẹ, giá cũng giảm nhưng
không được giảm quá đáy trước đó.

Nếu thỏa hai điều kiện này thì chứng tỏ dòng tiền lớn đang tích lũy hàng.

Bước 3: Vào lệnh BUY một khi Chaikin Money Flow breakout qua đường 0. Chờ
cho cây nến đóng cửa hoàn toàn

Dĩ nhiên, tất cả chỉ là manh mối. Những gì chúng ta biết không chắc chắn 100%. Nếu
biết chắc thì Chaikin Money Flow là chén thánh rồi. Xin nhắc lại, Chaikin Money Flow
chỉ cung cấp thông tin để chúng ta xử lý thông tin đó, BUY hay SELL.

Cho nên, ta cần một sự xác nhận cuối cùng. Chờ cho đến khi Chaikin Money
Flow breakout lên đường 0 và cây nến hiện tại đóng cửa hoàn toàn. Đó là lúc thích hợp
để đặt một lệnh BUY.
Bước 4: Đặt stoploss của bạn ở nơi mà dòng tiền lớn không thể quét

Hãy nhớ, bất cứ khi nào cũng có khả năng dòng tiền lớn sẽ quay đầu quét stoploss lần
nữa để nó có sức mạnh đẩy giá cao hơn. Nếu bạn không muốn là nạn nhân thì đừng
nên đặt stoploss quá gần.

Bước 5: Đặt takeprofit khi Chaikin Money Flow có giá trị dưới -0.15
Một khi Chaikin Money Flow có giá trị dưới -0.15 thì đó là lúc dòng tiền lớn bắt đầu
nhảy vào SELL và xả hàng. Đó cũng là lúc chốt lời và quay lại bước 1, tìm kiếm cơ hội
SELL.

Ngược lại với chiến lược BUY theo Chaikin, chúng ta cũng làm 5 bước tương tự với
chiến lược SELL. Đây là ví dụ

Các bạn hãy nhớ rằng, để dòng tiền lớn di chuyển giá, nó cần thời gian để tích lũy hoặc
phân phối. Nó không giống trader nhỏ lẻ như chúng ta vào ra tức thời. Do đó, chúng ta
hoàn toàn có đủ thời gian để đi trước họ, đi cùng với họ và không đối đầu họ. Chỉ cần
chúng ta biết họ sắp sửa đi đâu.

Tôi vừa trình bày xong chiến lược đi theo dòng tiền lớn dựa theo indicator Volume nổi
tiếng. Chiến lược này sử dụng cho mọi loại thì trường vì thị trường nào cũng có big
boys. Ví dụ tôi chia sẻ cho các bạn xem là chart GBPUSD, sử dụng rất hiệu quả.

Lưu ý: ai chưa có indicator Chaikin Money Flow thì tìm trên mạng hoặc tìm không có
thì comment để tôi gửi nhé. Nếu MT4 của các bạn có rồi thì thôi. Mà thường thì có sẵn
đấy. Lucky Trading!

50. Chiến lược bắt đỉnh - đáy với công cụ volume MFI và
MACD

Trong chuỗi bài viết về volume và các công cụ chỉ báo liên quan đến volume, chỉ còn
vài công cụ mà tôi chưa nhắc đến, một trong số đó là MFI. Lẽ ra tôi sẽ làm một bài về
MFI trước, nhưng hôm nay tình cờ lục lại trong kho thấy một chiến lược sử dụng sử
dụng MFI kết hợp với một công cụ nữa khá là hay. Cho nên hôm nay, bài viết sẽ chia
sẻ về chiến lược này.

MACD là một công cụ hiệu quả rất được đa số trader ở Việt Nam ưa chuộng. Tôi nghĩ
lượng fan của MACD có khi còn đông hơn cả Bollinger Bands. Chúng ta sẽ sử dụng
thêm MACD để hỗ trợ cho MFI hoàn thành tốt chiến lược này. Việc tại sao lại là MACD
mà không phải chỉ báo khác thì một lúc nữa trong khi trình bày chiến lược, các bạn sẽ
hiểu thôi.

MFI là công cụ có sẵn trên MT4 cũng như các nền tảng khác, cho nên các bạn yên tâm
add vào không cần phải đi tìm đâu cả.

Sau khi thêm hai công cụ này vào, đồ thị giá sẽ trông như thế này:
SỬ DỤNG MFI NHƯ THẾ NÀO VẬY ?
Tôi nghĩ nên trả lời câu hỏi này trước khi chia sẻ chiến lược, vì có thể các bạn hiểu về
MACD - một công cụ quá quen thuộc nhưng chưa chắc biết rõ về MFI.

Cách sử dụng MFI dễ nhất là lấy mức 50 để so sánh. Nếu giá trị của MFI tăng và cao
hơn 50 thì có nghĩa là dòng tiền lớn đang đổ vào thị trường và sẽ làm giá tăng lên.
Ngược lại, MFI giảm xuống dưới 50 thể hiện dòng tiền lớn đang rút ra khỏi thị trường
làm cho thị trường giảm.

Còn một cách nữa là MFI có hai ngưỡng quá mua - quá bán tương ứng với 2 mức 80 -
20.
CHIẾN LƯỢC BẮT ĐỈNH ĐÁY VỚI MFI
Như thường lệ, tôi vẫn sẽ trình bày chiến lược theo từng bước cụ thể kèm hình ảnh
trực quan. Lần này sẽ là ví dụ cho lệnh BUY. Lệnh Sell các bạn làm ngược lại nhé.

BƯỚC 1: CHỜ CHO MFI GIẢM XUỐNG DƯỚI 20


MFI một khi giảm xuống mức quá bán (mức 20) thể hiện rằng dòng tiền lớn ra rút ra
khỏi thị trường một cách cạn kiệt hoặc họ đang short sell một cách khủng khiếp.
BƯỚC 2: CHỜ MACD TĂNG LÊN MỨC 0
Bước thứ 2 là chờ cho MACD tăng lên mức 0. Tín hiệu này cung cấp thông tin
cho trader biết lực cầu đã xuất hiện, giá bắt đầu tăng lên.

Nhưng tín hiệu này chưa đủ để vào lệnh, chúng ta cần một tín hiệu nữa để xác nhận
dòng tiền lớn đã vào để hỗ trợ lực cầu. MFI sẽ cung cấp thông tin đó.

Lúc này MFI vẫn còn đang ở dưới đáy, mặc dù MACD đã tăng từ trước. Điều này
chứng tỏ, dòng tiền lớn vẫn chưa đồng thuận trong việc tăng giá, và vẫn chưa đổ vào
để hỗ trợ cho lực tăng của giá.

Giá có tăng nhưng không có lực từ volume hỗ trợ thì cũng không thể tăng tiếp được.
Bằng chứng là sau một cú hồi nhẹ, giá tiếp tục rơi. Đủ để thấy, nếu bạn phân tích thị
trường mà bỏ quên volume là một điều thiệt thòi lớn.

BƯỚC 3: BUY NGAY KHI MFI VƯỢT LÊN MỨC 50


Như đã nói ở phần trên, MFI là công cụ để theo dõi dòng tiền. Cụ thể, MFI trên mức 50
thể hiện dòng tiền được đưa vào thị trường. Đây là tín hiệu xác nhận cho lực tăng của
giá.
Chúng ta sẽ vào lệnh BUY ngay khi MFI tăng lên mức 50. Nếu bạn để ý kĩ đồ thị sẽ
thấy, lúc MACD tăng và cao hơn mức 0 thì giá vẫn còn giảm, tức là lực cầu bắt đáy có
nhưng không đủ mạnh.

Phải mấy phiên sau nữa, lúc MFI tăng lên 50 thì giá mới chính thức đảo chiều tăng lên.
Công dụng của MFI chính là như vậy. Nó chịu trách nhiệm theo dõi dòng tiền vào ra và
xác nhận tín hiệu cho MACD. Còn MACD thì đảm nhận vai trò chỉ hướng sớm, báo hiệu
sớm về sự đảo chiều của thị trường.

BƯỚC 4 : ĐẶT STOPLOSS VÀ TAKE PROFIT


Chúng ta sẽ đặt stoploss dưới đáy gần nhất của thị trường và take profit khi MFI rơi vào
trạng thái quá mua.
Tôi vừa trình bày xong chiến lược MFI kết hợp với MACD kèm theo sự giải thích về vai
trò và công dụng của các công cụ như thế nào. Hệ thống tôi chia sẻ cho các bạn đều có
cơ chế đằng sau nó, và cơ chế đó là sự kết hợp của các công cụ mang một nhiệm vụ
riêng. Các bạn sử dụng chiến lược không nên quá máy móc để tránh bị thua lỗ.

51. Tổng hợp hệ thống Blade giao dịch trên H4 và M5 và


những điều lưu ý
Vậy là trong tuần qua, chúng ta đã thảo luận xong cả hai hệ thống giao dịch Blade. Một
hệ thống dùng để giao dịch theo xu hướng khung H4, một hệ thống dùng để giao dịch
theo xu hướng khung M5.

Hai hệ thống này hoàn toàn khác nhau, ý tưởng và thế đánh không giống nhau. Ngay
cả những kỹ thuật vào lệnh cũng khác. Do đó, chúng ta không nên kết hợp hoặc sử
dụng lẫn lộn nhé. Lời khuyên là bạn hãy chọn một trong hai hệ thống này để luyện cho
thật nhuyễn, nếu có ý muốn sử dụng hệ thống còn lại thì tính sau. Đừng tham lam luyện
cả hai. Bởi vì: Blade là lưỡi kiếm, lưỡi gươm. Bạn luyện cả hai hệ thống Blade chính là
luyện con dao hai lưỡi. Mà dao hai lưỡi thì bạn biết như thế nào rồi nhé.

Hôm nay tôi có hai vấn đề cần chia sẻ với các bạn. Một là trình bày những quan điểm
về tư duy, cách quản lý giao dịch, quản lý rủi ro, lập kế hoạch,... cho hệ thống Blade.
Tuy nhiên, nếu các bạn sử dụng hệ thống khác cũng cần phải lưu ý những điều này. Vì
xét cho cùng, thì những tư duy về giao dịch, quản lý vốn, ... đều cùng một bản chất, bất
kể bạn sử dụng phương pháp nào.

Đây sẽ là phần cuối của hệ thống Blade trước khi tôi tổng hợp lại đường link của tất cả
các bài viết để các bạn tiện theo dõi.
QUẢN LÝ VỐN
Mục này chắc các trader nhà ta ít ai quan tâm, vì nó không thú vị, nó cũng không cung
cấp điểm BUY - SELL gì cả. Nhưng nó là yếu tố sống còn nếu trader muốn đi đường
dài.

Hãy nhớ con số tỷ lệ rủi ro mà bạn được phép là 1% - 2%. Vốn càng nhiều thì tỷ lệ rủi
ro nên càng nhỏ. Đừng ham làm giàu nhanh. Các bạn chỉ cần kiếm đều đặn là đã giỏi
hơn được khối người rồi.

Ví dụ, nếu bạn có một tài khoản là 1000 USD, các bạn chỉ nên để mất tối đa 20 USD
(2% của 1000 USD) trong trường hợp thua lỗ.

Nếu bạn có tài khoản 10,000 USD, các bạn chỉ nên để mất tối đa 100 USD (1% của
10,000 USD) trong trường hợp thua lỗ.

Đó là cách quản lý vốn đơn giản nhưng hiệu quả.

GIAO DỊCH QUÁ NHIỀU THÌ CHỈ CÓ THUA CHỨ KHÔNG


THẮNG
Không hề có khái niệm thừa thắng xông lên trong thị trường tài chính, đặc biệt là Forex.
Việc bạn ăn lệnh thứ nhất không và sẽ không bao giờ đảm bảo chắc chắc bạn sẽ ăn
thêm một lệnh nữa.

Bạn hoàn toàn có thể thua, thua một cách vớ vẩn là đằng khác.

Do đó, phải HẾT SỨC TẬP TRUNG và KIÊN NHẪN chờ đợi một tín hiệu thực sự.

Bạn có biết rằng trong số 95% trader thất bại có một phần không nhỏ các tradergiao
dịch liên tục đóng góp vào đó không.

CHUẨN BỊ SẴN SÀNG MỌI THỨ KHÔNG BAO GIỜ THỪA


Thường thì trader ít khi chuẩn bị kế hoạch trước khi vào lệnh, họ thấy tín hiệu thì chắc
mẩm giá sẽ lên hoặc sẽ xuống và rồi bấm nút.

Một trader kinh nghiệm sẽ biết mình cần làm gì trước khi trade. Kịch bản nào sẽ diễn
ra. Nếu không đúng thì có kịch bản 2 hay không, ít nhất cũng phải có một kế hoạch rút
lui tốt.

Kế hoạch giao dịch của bạn không cần quá phức tạp, bạn chỉ cần có 1 check list trước
trade là được:

Trước khi vào lệnh:


1. Tin tức ra lúc mấy giờ, vào lệnh bây giờ có bị dính tin không?

2. Có đang theo trend không, hay là ngược trend?

3. Rủi ro nếu đặt lệnh là bao nhiêu, lời bao nhiêu, chấp nhận được không?

4. Trường hợp giá đi ngược hướng với lệnh giao dịch thì có một giao dịch khác không,
lúc đó BUY hay SELL?

5. ...

Thoát lệnh:

1. Thoát lệnh lúc này có đủ để bạn chấp nhận không?

2. Tín hiệu nào khiến bạn thoát lệnh?

3. Nên dời stoploss để lệnh chạy tiếp hay thoát bây giờ, tại sao?

4. ...

Trên đây là những điều lưu ý khi bạn sử dụng bất kể hệ thống nào chứ không riêng gì
về Blade H4 hay Blade M5. Tôi nghĩ nó thực sự cần thiết, đặc biệt nếu bạn là người
mới tham gia thị trường. Nếu bạn cảm thấy nó thật nhàm chán hoặc bỏ qua nó không
thương tiếc thì thực sự là một thiệt thòi lớn với bạn. Bạn vẫn còn một lỗ hổng kiến thức
cực lớn cần phải lấp đầy. Do đó, phải lưu ý những điều trên, đặc biệt là quản lý vốn.

Cuối cùng tôi xin tổng hợp lại các đường link về hai hệ thống đã được chia sẻ trong
những ngày qua.

52. Chia sẻ hệ thống Blade Scalping trên khung M5 - Hồi 1


Hệ thống Blade còn một chiến lược dành riêng cho scalping trên khungg M5 nữa. Hôm
nay tôi sẽ chia sẻ với các bạn chiến lược này.

Sau 3 hồi về hệ thống giao dịch theo xu hướng trên khung H4, các bạn cảm thấy như
thế nào? Nó hiệu quả chứ?

Những ai chưa theo dõi về hệ thống Blade trên khung H4 thì theo đường link bên dưới
đây để nghiên cứu từ từ nhé:

>> Chia sẻ hệ thống Blade breakout trên khung H4 - Hồi 1

>> Chia sẻ hệ thống Blade breakout trên khung H4 - Hồi 2


>> Chia sẻ hệ thống Blade breakout trên khung H4 - Hồi 3

Bài viết hôm nay tôi dành cho anh em thích scalping trên M5. Nhưng cũng không có
nghĩa là anh em day trading và swing không học hỏi được gì. Mọi người kiến thức đều
hữu ích và đáng học hỏi nếu chúng ta chịu khó nghiên cứu và chọn lọc.

Hệ thống này khá đơn giản. Nó sử dụng để scalping trong phiên London và New
York. Tác giả đã sử dụng hệ thống này trong một thời gian dài và cho đến nay, ông vẫn
có lợi nhuận.

Một điều lưu ý: tuy là hệ thống dành cho scalping nhưng không có nghĩa là bạn nhảy
ra nhảy vô liên tục. Vẫn câu nói cũ, cực kỳ tập trung, cực kỳ kiên nhẫn.

Cũng như hệ thống Blade H4, Blade M5 sẽ được trình bày theo từng phần và có rất
nhiều ví dụ cụ thể để các bạn có thể hiểu và áp dụng tốt. Chúng ta sẽ lần lượt đi qua
các phần:

1. Giới thiệu chung: công cụ sử dụng, cặp tiền phù hợp, ý tưởng giao dịch, thế đánh
M5.

2. Quy tắc giao dịch: lần này chỉ có 7 bước vào lệnh thôi nhé các bạn.

3. Các ví dụ cụ thể: khoảng 5 ví dụ khác nhau.

4. Các kỹ thuật nâng cao cho Blade M5. (Cái này hấp dẫn đây)

Trong 4 phần này hy vọng ngắt ra làm 2 hồi thôi cho nhanh, nhưng không biết được.
Nếu tôi lồng thêm phần chém gió bình luận của bản thân vào thì có khi phải hơn.

Có thể sau này tôi phải sáng tạo ra một hệ thống đánh trên khung Monthly và trên khi
Minute 1 gọi là Blade MN và Blade M1 cho đủ bộ. Một là đánh cực dài, hai là đánh cực
ngắn, chứ lưng chừng thế này không thích lắm anh em ạ.

1. ĐÔI NÉT VỀ BLADE M5


Blade M5 áp dụng cho khung M5 trên chart EURUSD. Các bạn có thể sử dụng cho các
cặp khác, nhưng nên luyện tập trên khung M5 trước. Đó là cái tôi khuyến nghị với các
bạn, có lẽ vì tôi hợp với EURUSD.

Về indicaotr, hệ thống Blade vẫn sử dụng các đường EMA gồm:

+ EMA 50 (màu xanh biển)

+ EMA 21 (màu xanh lá)

+ EMA 10 (màu đỏ)


Đường EMA 50 sẽ đóng vai trò xác định xu hướng, hay nói cách khác, để biết có xu
hướng hay không thì nhìn vào EMA 50. Hai đường EMA 10 và EMA21 sẽ đóng vai trò
là kháng cự và hỗ trợ khi thị trường có trend trong một phiên nhất định.

Về ý tưởng giao dịch cũng như thế đánh cho Blade M5, chúng ta sẽ theo cách như sau:

Tức là trong xu hướng giảm (xác định bởi đường EMA 50), chúng ta sẽ vào lệnh khi
con sóng tăng điều chỉnh (hồi lên) về các đường EMA ngắn hơn (EMA10, EMA 21) để
tiếp tục giảm. Ta sẽ đặt lệnh SELL tại các kháng cự EMAvà thoát lệnh khi kết thúc
một con sóng giảm ngắn. Và chu trình cứ thế tiếp tục cho tới khi kết thúc sóng giảm.

Sang xu hướng tăng thì chúng ta áp dụng tương tự.

2. QUY TẮC VÀO LỆNH - 7 BƯỚC CHI TIẾT


Quy tắc vào lệnh của Blade M5 còn đơn giản hơn cả Blade H4. Blade H4 có 8 bước,
Blade M5 chỉ có 7 bước thôi:

1. Chờ cho giá đi theo xu hướng rõ ràng bằng cách theo dõi sức mạnh và xu
hướng của đường EMA 50. EMA đi ngang thì chuyển qua traderviet đọc vài của The
Blade chứ tuyệt đối khi vào lệnh.

2. Chỉ đánh trong phiên London và New York. Nếu hiện tại bạn đang trong phiên
Á thì gọi điện mời The Blade đi cafe. Còn hết phiên New York rồi thì tốt nhất nên tắt
máy tính đi ngủ.

3. Scalping kỵ nhất là tin tức. Mở forexfactory lên xem ngày hôm đó có tin gì nổi bật
không, mấy giờ, có ảnh hưởng cặp mình trade không. Nếu có thì tốt nhất trước và sau
thời điểm đó nên tắt máy tính xuống ăn cơm với gia đình.

4. Chờ cho đến khi giá đi sâu vào một nửa vùng giao dịch (tạo bởi 2 đường EMA hỗ
trợ / kháng cự), thì lúc đó ta đặt lệnh SELL cho xu hướng giảm, BUY cho xu
hướng tăng.

5. Đặt stoploss 5 pips + spread. (Scalping là phải để ý spread nhé)

6. Dời stoploss về chỗ đặt lệnh khi giá chạy được 5 pips lợi nhuận.

7. Đặt take profit 10 pips (scalping mà, ăn ngắn thôi).

Tôi vừa trình bày xong ý tưởng và quy tắc vào lệnh cho hệ thống Blade M5. Qua ngày
mai, tôi sẽ tiếp tục với các ví dụ cụ thể và kỹ thuật nâng cao để tăng xác suất chiến
thắng cho hệ thống này. Anh em từ từ nghiên cứu nhé. Lucky Trading!

53. Chia sẻ hệ thống Blade Scalping trên khung M5 - Hồi 2


Hệ thống Blade cho phép scalper giao dịch dễ dàng trên khung M5. Hôm nay tôi sẽ tiếp
tục chia sẻ phần còn lại của hệ thống này với các ví dụ cụ thể.

Ở bài trước, tôi đã chia sẻ thế đánh hệ thống Blade cũng như quy tắc vào lệnh 7 bước
không còn gì cụ thể hơn. Ai chưa đọc bài trước có thể theo đường link này:

>> Chia sẻ hệ thống Blade Scalping trên khung M5 - Hồi 1

Trước khi đi vào các ví dụ, tôi sẽ ôn lại một chút về kiến thức cũ để bài viết của chúng
ta được liền mạch nhé.

Chúng ta sẽ giao dịch trên khung M5, cặp EURUSD và chỉ scalping trong phiên
London và New York.

Chúng ta có các công cụ bao gồm 3 đường EMA: EMA 50 (màu xanh biển), EMA 21
(màu xanh lá) và EMA 10 (màu đỏ).

Về thế đánh, chúng ta sẽ đánh theo thế này:


Với xu hướng tăng thì ngược lại nhé.

Với quy tắc vào lệnh, chúng ta đi theo 7 bước sau:

1. Chờ xu hướng rõ ràng

2. Chờ đến phiên London và New York

3. Tránh giao dịch những thời điểm có tin

4. Đặt lệnh khi giá đi sâu vào vùng giao dịch

5. Đặt stoploss 5 pips + spread

6. Dời stoploss khi giá chạy được 5 pips

7. Đặt take profit 10 pips

Đó là phần tóm tắt, nếu chưa hiểu thì các bạn quay về bài cũ (tôi có đính kèm ở trên)
để xem chi tiết nhé.

Còn bây giờ chúng ta sẽ đến với các ví dụ thực tế để có thể ứng dụng được hệ thống
này vào trong giao dịch của chúng ta.

VÍ DỤ SỐ 1
Hiện tại xu hướng tăng rất đẹp (EMA 50 dốc lên rõ ràng)

Các bạn có thể nhìn thấy EMA 10 làm hỗ trợ giá rất tốt, giá thường chạm vào đường
màu đỏ và bật lên. Nhưng mục chỗ đó không phải là chỗ chúng ta trade. Tôi muốn các
bạn tập trung vào vùng được tạo EMA 10 và EMA 21 (vùng không gian giữa đường
màu đỏ và xanh lá cây), vùng đó chính là vùng giao dịch.
Theo quy tắc 7 bước, thì khi giá đi sâu vào một nửa vùng giao dịch thì đó chính là lúc ta
đặt lệnh, trong trường hợp này, chúng ta sẽ đặt lệnh BUY khi giá giảm sâu vào một nửa
vùng giao dịch tạo bởi EMA 10 và EMA 21.

Và đây là cách chúng ta sẽ đặt lệnh và chốt lời:


Cách trade của chúng ta chỉ đơn giản vậy thôi. Chỉ cần tuân thủ đúng 7 bước tôi đã nêu
ra cho các bạn là mọi thứ đều ổn.

VÍ DỤ SỐ 2
Nhưng không có một hệ thống nào là hoàn hảo cả, Blade M5 cũng vậy, cũng sẽ có lúc
nó không hiệu quả, nhưng nếu chúng ta tuân thủ đúng 7 bước, chúng ta vẫn sẽ hạn
chế được tối đa thua lỗ, đây là ví dụ thứ 2:
Rõ ràng, chúng ta đã lỡ một cơ hội do đó chưa thỏa điều kiện vào lệnh. Không sao,
điều đó không quan trọng. Quan trọng của trader là phải giữ kỷ luật chứ không phải
hơn thua từng pips.

Ở cơ hội BUY thứ hai, giá có tăng nhưng không thể chạm take profit, ngược lại còn
quay đầu giảm. Nếu xét về dự đoán tăng giảm thì chúng ta thua, nhưng xét về lời lỗ thì
chúng ta huề vốn chứ không hề lỗ. Nếu bạn làm đúng quy tắc 7 bước, thì lúc giá lên
5 pips, bạn đã đẩy stoploss về entry. Do đó, khi giá quay đầu giảm, bạn chỉ huề vốn
chứ không lỗ.

Bài học đáng giá của hệ thống Blade này dành cho trader chính là :

+ Phải biết giữ kỷ luật và tuân thủ quy tắc tuyệt đối

+ Tập trung và kiên nhẫn.


TẠI SAO KHÔNG ĐƯỢC TRADE PHIÊN Á?
Nếu bạn tiếc phiên Á mà cố tình giao dịch bất chấp quy tắc đã đặt ra, thì tôi có lời
khuyên dành cho bạn đây. Tôi để hình ở đây và không nói gì thêm:

Và sau phiên New York, chúng ta còn có những điểm vào lệnh đẹp hơn nữa:
Hãy nhớ, buổi sáng chỉ nên đi uống cafe với The Blade, đừng nên dùng Blade để trade.
Tôi vừa trình bày xong hệ thống Blade scalping trên khung M5. Anh em có câu hỏi thảo
luận nào thì comment bên dưới nhé. Lucky trading!

54. Chia sẻ hệ thống giao dịch Blade - breakout trên khung


H4 - Hồi 1
Hệ thống này có tên là Blade, trùng với tên nickname của tôi luôn. Thật ra có tới ba hệ
thống khác nhau, một là hệ thống dùng cho scalping trên M5, một là hệ thống dùng cho
trading trên khung H4 và một cái là hệ thống phân kỳ. Các bạn yên tâm tôi sẽ chia sẻ
hết những chiến lược này.
Tình hình là lục lại trong kho dữ liệu trading 2 TB của mình, tôi click đại vào một tài liệu
nào đó để chia sẻ với các bạn thì trúng một file pdf mang tên BladeForexStrategies.
Thật thú vị là nó trùng tên với nick name của tôi. Và dĩ nhiên những chiến lược này
không phải do tôi sáng tạo. Tác giả là một người khác mà trong tài liệu không ghi tên,
tôi cũng không nhớ tải nó từ nguồn nào. Thôi thì chúng ta cứ biết ba chiến lược này
đều tên là Blade và hôm nay tôi sẽ chia sẻ một trong ba chiến lược đó cho các bạn.

Chiến lược này tôi không dùng, không phải là do nó không hiệu quả mà là tôi có
phương pháp của tôi rồi. Nhưng để giúp các bạn tiếp tục tìm ra "ý trung nhân" cho mình
thì tôi vẫn cứ tiếp tục "gả đi" vài em hệ thống tốt. Hy vọng em nó sẽ về tay
một trader nào đó có khả năng thấu hiểu, phù hợp và chung sống lâu dài với em nó.

Hệ thống này khá dài vì nó được trình bày rất kỹ từng khâu một. Tôi cũng sẽ viết rất chi
tiết cho anh em. Do đó, nếu ai kiên nhẫn thì sẽ học được phương pháp này. Hệ thống
Blade sẽ bao gồm các phần sau:

1. Giới thiệu: trade trên khung thời gian, trên cặp nào, phù hợp với đối tượng nào?

2. Các công cụ sử dụng: có bao nhiêu indicator trong hệ thống? chúng là gì? Mỗi
indicator sẽ có nhiệm vụ gì?

3. Các thế đánh breakout trong hệ thống này: phần này khá thú vị, bạn phải nhớ nằm
lòng các thế đánh này.

4. Quy tắc vào lệnh: 8 bước chi tiết phân tích và vào lệnh sẽ được trình bày.

5. Các ví dụ: có tới 14 ví dụ được phân tích cụ thể. Có lẽ phải làm một bài riêng về ví
dụ mới đủ trình bày.

Do nội dung kiến thức khá dài nên tôi sẽ ngắt ra nhiều phần, những anh em quan tâm
kiên nhẫn đọc nhé.

HỆ THỐNG BREAKOUT BLADE H4


1. Vài lời giới thiệu

Hệ thống này được thiết kế cho những trader giống tôi là không có thời gian ngồi hàng
giờ trên máy tính.

Nó cũng là một hệ thống giao dịch theo xu hướng, cung cấp các mô hình vào lệnh
mang lại kết quả tích cực.

Mặc dù hệ thống Blade dùng cho H4, nhưng các bạn vẫn có thể sử dụng nó cho H1
hoặc D1. Đừng thấp hơn nữa là được.

Blade H4 có thể trade mọi cặp. Nhưng theo tôi, các trader mới nên giao dịch hệ thống
Blade với cặp EURUSD thôi.

2. Công cụ sử dụng

Chúng ta sẽ bắt đầu với cặp EURUSD và 4 đường EMA:

+ EMA 30 (xanh lá cây)

+ EMA 150 (cam)

+ EMA 200 (xanh biển)

+ EMA 365 (đỏ)

Chỉ sử dụng 4 đường này thôi, không thêm bất kỳ thứ gì vào chart nữa nhé các bạn.

Mỗi đường EMA sẽ đóng một vai trò khác nhau, có một nhiệm vụ khác nhau, nếu bạn
không tận dụng được hết thông tin từ 4 đường EMA này, tức là bạn chưa phát huy
được sức mạnh thực sự của Blade.

Nên nhớ rằng bất kỳ một hệ thống nào mà bạn không xử lý hiệu quả hoặc không sử
dụng hết các thông tin từ nó, tức là bạn chẳng hiểu gì về hệ thống đó.

EMA 30: dùng để xác định xu hướng. Khi giá có xu hướng tốt, nó sẽ pullback
về EMA 30 và bật ra. Khi trade, EMA 30 nhất thiết phải dốc lên hoặc dốc xuống, nếu đi
ngang thì phải chờ đợi.

EMA 150, 200 & 365: đóng vai trò là những mức hỗ trợ kháng cự cho giá. Nghe có vẻ
lạ đúng không, đây mới là điểm khác biệt của hệ thống Blade. Tôi sẽ nói sau.

Đồ thị của bạn sau khi cài đặt hệ thống xong sẽ như thế này:
3. Các thế đánh breakout của hệ thống Blade

Nếu bạn cảm thấy hơi quá tải về những kiến thức trên thì thư giãn một tí rồi hãy đọc
tiếp nhé vì phần này cần sự tập trung nhiều đấy.

Breakout là một trong những kỹ thuật giao dịch rất được nhiều người sử dụng. Chẳng
qua mỗi hệ thống sẽ có từng góc nhìn khác nhau mà thôi.

Nếu học xong hệ thống Blade, bạn sẽ dễ dàng tìm ra được những điểm vào lệnh ngon
lành mà không bao giờ bị những trường hợp như đang lời thành lỗ.

Sau đây là hai thế Breakout với xác suất thành công rất cao mà tôi cần các bạn phải
thuộc nằm lòng. Rồi sau đó, bạn chọn ra 1 thế để luyện cho nhuyễn theo hệ thống
Blade. Ai tham và giỏi thì sử dụng cả hai cũng được.
Thế thứ 1:

Nhìn có vẻ rất quen nếu không muốn nói là qua bình thường. Nhưng thật ra nó không
tầm thường đâu các bạn, rất nhiều người vẫn không trade nổi breakout + pullback đó.

Thế thứ 2:
Thoạt nhìn có vẻ giống như thế thứ 1, nhưng thế thứ hai này cao cấp và mới lạ hơn
nhiều. Nếu các bạn tinh ý sẽ nhận ra sự khác nhau. Và qua phần quy tắc và các ví dụ
phân tích, tôi sẽ cho các bạn thấy được sự hiệu quả của hai thế breakout này.

Bài viết cũng đã dài, tôi xin dừng lại ở đây. Những anh em quan tâm đến hệ thống
Blade tạm thời nghiên cứu trên chart hai thế đánh này và học thuộc để phát hiện ra nó
dễ dàng nhé.

Ngày mai tôi sẽ chia sẻ tiếp 8 bước quy tắc vào lệnh và một số ví dụ để các bạn thực
hành. Lucky Trading!

55. Chia sẻ hệ thống Blade breakout trên khung H4 - Hồi 2


Xin chào các bạn, hôm nay chúng ta lại tiếp tục phần còn lại của hệ thống Blade H4
bao gồm quy tắc vào lệnh 8 bước và một số ví dụ thực tế để các bạn dễ dàng áp dụng.

Bài tôi viết thường liên quan với nhau nên như thường lệ, tôi để lại link những bài viết
có liên quan đến bài viết này để bạn đọc tiện tham khảo:
>> Chia sẻ hệ thống giao dịch Blade - breakout trên khung H4 - Hồi 1

Tôi tóm tắt lại một chút bài viết trước để anh em ôn lại bài luôn nhé.

Các thế đánh của hệ thống Blade: có hai thế, trong đó thế thứ nhất thì quá quen
thuộc nhưng ít ai để ít và theo đuổi được nó. Thế thứ hai thì mới lạ hơn một chút nhưng
cũng là một bản chất với thế thứ nhất, chỉ là cách nhận diện khác nhau và hành động
giá đằng sau thế thứ hai rõ ràng và chắc chắn hơn.

Tôi đề nghị các bạn nghiên cứu sâu về hai thế này, không chỉ là cách nhận diện mà
quan trọng hơn hết là tại sao nó lại hình thành như vậy, nhất là thế thứ hai, tại sao nó
lại là mô hình hai đỉnh, rồi breakout mô hình đó, rồi lại pullback lại. Tâm tư, tình cảm,
hành động của phe mua, phe bán trong trường đó là gì.

Chỉ cần các bạn hiểu rõ nó, thế đánh có khác đi một chút, bạn vẫn có thể nhận ra và xử
lý tốt. Mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng nếu các bạn hiểu rõ bản chất.

Tôi không thích các bạn học thuộc bài vì trader không thuộc bài, họ hiểu bài.

Sau đây là hai thế tôi muốn nhắc lại để anh em ôn tập:
Thế thứ 1
Thế thứ 2

QUY TẮC VÀO LỆNH THEO 8 BƯỚC


Sau khi đã thuộc lòng hai thế võ cốt lõi trên, chúng ta sẽ bước sang các quy tắc vào
lệnh:

1. Theo dõi cặp tiền mà bạn đang trade. Chỉ quan tâm đến nó khi có xu hướngrõ
ràng (đường EMA 30 dốc lên/dốc xuống rõ ràng)

2. Chúng ta tiếp tục chờ cho trend tạm nghỉ và chuyển sang giai đoạn đi ngang. (Vô
thế 1 hoặc thế 2)

3. Chờ cho giá breakout khỏi vùng sideways đó và đi tiếp xu hướng. Tôi khuyên nên
bật volume lên để xem xét cây nến breakout để tránh bị tránh breakout giả. (Triển khai
thế 1 hoặc thế 2)

4. Theo dõi giá sau khi breakout có pullback lại cản đã breakout hay không. Kinh
nghiệm là đôi khi tình huống này xảy ra rất nhanh, đòi hỏi chúng ta phải tập trung. Một
khi giá breakout là bạn phải theo dõi nó sát sao. Đừng để vụt mất cơ hội pullback.

Trường hợp lỡ vụt qua giá tốt thì chuyển qua khung thời gian nhỏ hơn để tìm điểm
vào lệnh tối ưu. Cái này tôi không nói rõ ở đây để tránh loãng bài.

5. Nếu giá đã pullback về cản đã breakout thì đặt lệnh là vừa. Chờ xác nhận hay đặt
lệnh chờ sẵn thì tùy phong cách của bạn.

6. Đặt stoploss dưới cản vừa breakout. Chú ý đừng để bị quét stoploss đấy nhé. Tôi
có một bài tránh bị quét stoploss mà quên mất nằm ở đâu rồi. Anh em tìm lại để tham
khảo thêm.

7. Lập tức dời stoploss về entry ngay khi giá chạy được một đoạn bằng khoảng đặt
stoploss.

8. Dời stoploss lần lượt khi giá tạo các đỉnh / đáy ngắn hạn. Dùng công cụ trailing stop
cũng được.

Một lưu ý cực kỳ quan trọng: Anh em đừng nghĩ rằng giao dịch theo xu hướnglà
khỏe, chỉ cần bắt được xu hướng rồi đặt lệnh và bỏ mặt để nó chạy theo xu hướng. Kết
quả thường là không phải bạn ăn dày theo xu hướng mà là bạn BUY ngay đỉnh và
SELL ngay đáy.

Vấn đề của các trader ở đây là sự thiếu tập trung vào quá trình giao dịch. Bạn nhất
thiết phải theo dõi sát sao quá trình trước khi đặt lệnh cho đến khi đặt lệnh xong rồi.

Thời điểm quan trọng nhất trong hệ thống này là lúc bắt đầu giá breakoutkhỏi
cản. Bạn phải dán mắt vào màn hình cho đến khi nó pullback thành công.

Quy tắc vào lệnh đã xong. Tôi sẽ điểm qua một số ví dụ để anh em thực hành.

VÍ DỤ
Tôi sẽ mở màn bằng khung H4 trên cặp EURUSD nhé:
Đây là ví dụ đẹp nhất, tôi post đầu tiên để dễ học. Giá đang trong xu hướng tăng
(EMA 30 dốc lên). Sau đó dừng tăng và sideways tạo mô hình hai đỉnh khá đẹp. Chúng
ta tìm điểm để SHORT SELL?

Không chúng ta nhìn lại thế thứ hai, chờ nó breakout đỉnh của mô hình, sau đó pullback
và vào lệnh BUY theo xu hướng.

Trong thực tế, giá đã breakout mô hình rất mạnh và không có dấu hiệu pullback. Vậy là
chúng ta không làm theo bài được. Lúc này sẽ linh động chuyển sang cách khác: tìm
điểm vào lệnh tại khung nhỏ hơn để tránh tệ nạn đua lệnh, FOMO,... Chúng ta sẽ
chuyển sang khung M30:
Rõ ràng, ở khung H4 giá không pullback, nhưng ở khung M30 giá đã pullback rồi. Cho
nên tôi mới nói, một khi giá breakout, bạn phải dán mắt vào màn hình theo dõi liên tục,
nó pullback và chạy rất nhanh. Nếu ta không chuyển sang M30 thì chờ đến già nó cũng
không pullback vì thực tế nó đã pullback!

Trong trường hợp này, ta đặt lệnh BUY ngày khi giá chạm vào hỗ trợ.

Stoploss đặt khoảng 20 - 25 pips dưới đường hỗ trợ màu đỏ. Setup này quá đẹp đúng
không?

Bài viết mới viết chút đã dài. Tôi còn vài ví dụ nữa để củng cố thêm các thế đánh của
hệ thống, tôi còn chưa đụng tới 3 đường EMA kia nữa. Nếu anh em thích hệ thống này
thì comment để tôi post tiếp ví dụ. Hoặc là tôi chuyển sang khung M5 luôn, tùy anh em
thôi, vì bài đã được viết hết rồi. Lucky Trading!

Trong bài viết tôi có lồng kinh nghiệm của tôi vào để giúp anh em hiểu rõ và không bị đi
vào vết xe đổ của tôi lúc trước. Hy vọng anh em có thể nhận ra và làm đúng như vậy.
Nhân đây tôi xin cảm ơn anh em đã chúc tôi bảo vệ luận văn thạc sỹ. Một số anh em có
hỏi kết quả, tôi chỉ biết tôi cố gắng hết sức thôi chứ còn kết quả vẫn đang ngóng trông.
Giáo sư tây khác với giáo sư ta, tôi không biết họ nghĩ gì về bài thesis của tôi. Hy vọng
là đủ điểm để có tầm bằng chính thức gia nhập hàng ngũ Thạc sỹ giấy.

56. Chia sẻ hệ thống Blade breakout trên khung H4 - Hồi 3


Xin chào các bạn, hôm nay chúng ta sẽ đi hết phần còn lại của hệ thống Blade với các
ví dụ để các bạn dễ dàng hiểu và thực hành.

Tôi không ngờ hệ thống mang tên tôi nó lại hot đến như vậy, chắc có lẽ ai hoặc cái gì
tên Blade cũng bén hết các bạn nhỉ.

Như thường lệ, tôi sẽ để lại link của hai phần trước cho bạn đọc tiện tham khảo trong
trường hợp lần đầu tiên click vào bài viết này và không hiểu gì cả. Nếu ai chưa đọc lý
thuyết thì đọc 2 bài dưới đây.

>> Chia sẻ hệ thống giao dịch Blade - breakout trên khung H4 - Hồi 1: các thế
đánh breakout

>> Chia sẻ hệ thống giao dịch Blade - breakout trên khung H4 - Hồi 2: quy tắc vào
lệnh 8 bước

Hồi thứ 3 này là chính hồi thực hành, biểu diễn các ví dụ thực tế và thảo luận những
trường hợp phát sinh thêm.

Nhân tiện tôi trả lời luôn câu hỏi của bác nào đó comment ở hồi hai: làm sao để biết cây
nến breakout thật giả bằng cách dùng volume. Câu trả lời là cây nến breakout phải
mạnh, thân phải dài và đặc biệt volume phải lớn để thể hiện được quyết tâm phá cản
của nó, thì đó là breakout thật. Để biết thêm chi tiết, bạn tìm về chuỗi bài volume mà tôi
viết trước kia nhé.

Thôi bây giờ chúng ta vào bài. Xin nhắc lại hai thế đánh cốt lõi và 8 bước quy tắc vào
lệnh nhé. Anh em đừng quên khi đánh hệ thống này. Và đặc biệt phải nhớ một
điều HẾT SỨC TẬP TRUNG. Và tập trung nhất khi giá bắt đầu breakout. Đó là tâm
phát hay còn gọi là bí kíp để trade theo hệ thống này.

VÍ DỤ SỐ 1 - THẾ THỨ NHẤT CÓ DỄ ĐÁNH KHÔNG ?


Hôm trước tôi có 1 ví dụ nhưng nó dành cho thế thứ 2. Bây giờ tôi sẽ cho các bạn một
ví dụ theo thế thứ 1.
Nhìn ở ví dụ, chúng ta tạm thời đừng nhìn tới cây nến tăng dài đó, xem như nó chưa có
nhé.

Trước đó giá đang trong xu hướng tăng (EMA30 dốc lên) thì dừng lại và đi ngang, tiến
về đường EMA 30. Giá được hỗ trợ bởi EMA 30.

Trong vùng giá đi ngang đó, chúng ta vẽ được một trendline giảm dễ dàng. Công việc
của chúng ta là chầu chực một tín hiệu breakout khỏi trendline đó.

Lưu ý, trước có 1 cây pinbar đuôi dài test EMA 30, tín hiệu này phải nói là cực đẹp, nó
làm tăng niềm tin giá sẽ breakout thành công.

Chờ mãi cũng tới, cuối cùng cũng breakout. Tuy không mạnh lắm nhưng mà cũng coi
là breakout. Chúng ta sẽ có một chút nghi ngờ vì cây này hơi mang tính bearish một
chút xíu với lại nó breakout không như mong đợi của chúng ta. Lúc này, các Blade
traders sẽ xuất chiêu thứ hai ra - mở khung M30 tìm manh mối.

Thì ra bí mật nằm ở khung M30. Vậy mới biết, phân tích đa khung thời gian cực kỳ
quan trọng, nó giúp chúng ta tránh được cái tệ nạn "ếch ngồi đáy giếng" và "thầy bói
xem voi" rất hiệu quả.

Ở khung M30, giá không những breakout rồi, mà còn breakout một cách mạnh mẽ.
Trước breakout có test trendline hẳn hoi bằng 1 cây doji, sau breakoutcó pullback test
lần nữa. Phải nói là quy trình breakout cản trong tình huống này cực kỳ chuẩn.

Nhìn khung M30, chúng ta đã thấy giá hồi. Trên thực tế, khi cây nến này hoàn thành sứ
mệnh của nó thì các bạn mới phát hiện ra. Ai tinh ý thì mở M30 sớm. Ai chậm 1 chút thì
cũng không sao. Cây nến H4 đóng cửa nhưng giá vẫn đi chưa xa. Khi mở sang M30,
bạn vẫn có thể tìm được điểm vào lệnh tốt trước khi giá vụt lên trời.

Đây là một setup hoàn hảo. Khi mà ở khung M30, cả ba đường EMA 30, 150, 200 đỡ
giá rất tốt.

Xin nhắc lại một lần nữa, hệ thống này đòi hỏi sự tập trung, nếu bạn không theo dõi kỹ
thì setup này có lẽ bạn không thể vào lệnh được.

VÍ DỤ 2
Thêm một ví dụ nữa nhưng lần này cho khung H1 và xu hướng giảm.

Xu hướng rõ ràng khu EMA 30 dốc xuống. Sau đó giá dừng tăng, sideways và di
chuyển về EMA 30. Tại đây EMA 30 làm kháng cự rất tốt.

Chúng ta kẻ được một trendline giảm. Giá breakout bằng một cây nến giảm có đuôi
trên dài, thể hiện lực đẩy xuống khá tốt.

Ngay lập tức cây nến xan tiếp theo đã test lại cản vừa breakout đó. Các bạn có thể vào
lệnh tại đây cũng được. Sau đó 3 cây nến là một cây pullback đúng chuẩn, lúc này
chúng ta hoàn toàn yên tâm đặt lệnh SELL được rồi.

Trong trường hợp này thì giá breakout mạnh trên khung H1, không mờ nhạt như những
ví dụ trước nên chúng ta không cần phải mở khung nhỏ hơn để phân tích.

MÀ 3 EMA KIA LÀM GÌ TRONG HỆ THỐNG NÀY NHỈ ?


Chắc có lẽ các bạn đang tự thắc mắc chắc 3 em cho vô để làm cảnh cho nhiều màu
sắc đúng không? Không đúng đâu.

Ba đường 150, 200 và 365 được các trader tổ chức dùng rất nhiều nên giá sẽ phản
ứng tại các EMA đó.

Ba đường MA đó là để các bạn lên kế hoặc đặt stop và chốt lời đấy.

Mặt khác, bạn có để ý rằng mọi setup mà tôi đưa ra cho bạn, 4 đường EMA đều ngay
hàng thẳng lối không. Vậy chúng ta sẽ có những kết luận sau:

+ Nếu các đường EMA lộn xộn thì đó là lúc bạn không nên vào lệnh, vì giá sẽ biến
động khó lường, không theo xu hướng. Hệ thống của chúng ta dùng khi có xu
hướng tốt.

+ Dùng các đường EMA còn lại để đặt stop và take profit vì giá sẽ có phản ứng đảo
chiều khi chạm vào các đường EMA dài hạn, đặc biệt là EMA 365.

+ Khi cả 4 đường EMA đi cùng với nhau thì đó là lúc bạn chuẩn bị được tận hưởng một
con sóng đẹp, một xu hướng tốt. Và thường thì ít xảy ra. Một lần nữa, bạn vẫn phải
kiên nhẫn và tập trung.

GIAO DỊCH TRỰC TIẾP


Trong ví dụ cuối cùng, tôi sẽ post một ví dụ thực tế, trade thực tế để các bạn biết đặt
lệnh như thế nào.

Tôi sẽ vào lệnh cặp NZDUSD trên khung H4. Để xem như thế nào nhé:
Đây là setup ban đầu, NZDUSD có xu hướng tăng, xuất hiện mô hình hai đỉnh. Sau đó
giá breakout kháng cự bằng một cây nến thân dài. Lệnh BUY được đặt khi giá pullback
về cản. Stoploss khoảng 50 pips. Để trailing stop chứ không đặt take profit cứng. Và
đây là kết quả:
Sau khoảng 4 giờ nữa, giá lại lên cao hơn, đến bây giờ là khoảng 100 pips, trailing stop
lại được kéo lên:
Sau 12 tiếng đồng hồ, giá bắt đầu có dấu hiệu chững lại, liên tục tạo đuôi trên. Thôi thì
đừng tham nữa, ăn vầy được rồi, để cho người khác ăn. Một mình mình ăn hết không
bền đâu. Nhưng chúng ta cũng chốt được 132 pips lợi nhuận:
Vậy là hoàn tất bài hôm nay. Mọi comment thảo luận đều được hoàn nghênh. Có bác
nào siêng làm cái ebook để tôi đính kèm vào bài viết luôn nhé.

Sau khi thu thập ý kiến, đồng ý có, không đồng ý cũng có. Ngày mai chúng ta sẽ hướng
đến system M5 cho anh em nào đánh scalping. Anh em swing biết đâu cũng học hỏi
được ít nhiều thì sao. Lucky trading!
 

57. Volume - Chuyện chưa kể


Có thể nói rằng Mr. Martin Pring là một trong những người viết sách rất hay. Kiến thức
mà ông chia sẻ cho trader rất thực tế, gần gũi, có thể áp dụng được chứ không mông
lung, xa vời như một số sách vở hiện nay.

Cứ đọc xong 1 trang sách của Mr Martin Pring là tôi lại biết thêm một điều gì đó. Có thể
nói trong những quyển sách của ông thì trang nào cũng có giá trị. Nói đến đây chắc anh
em nghi ngờ tôi bán sách của Martin Pring ăn hoa hồng đúng không. Tôi cũng mong
được như vậy lắm.

Rất tiếc là không có nhiều thời gian viết lại cho anh em, nhưng tôi sẽ cố gắng mỗi ngày
1 ít. Đọc thì đọc rất nhanh, như mà để viết lại cho anh em dễ hiểu thì nó không dễ như
lúc đọc. Anh em có thể tìm sách của Mr. Martin Pring đọc thêm nhé. Anh em đọc xong
mấy quyển sách của ông mà không lên trình thì lên forum phàn nàn với Blade, Blade sẽ
đãi bia đền bù cho.

Bây giờ thì vào vấn đề chính thôi. Hôm nay tôi sẽ chia sẻ về quan điểm của Mr. Martin
Pring về volume - một trong hai công cụ hàng đầu được xếp ngang hàng với giá.

Ai nói tick volume vô dụng, hoặc chúng ta không nên sử dụng volume hoặc những gì
liên quan đến chủ đề này thì Blade xin phép không trả lời nữa nhé. Blade sẽ chỉ chia sẻ
quan điểm về ứng dụng volume mà thôi.

QUAN ĐIỂM CỦA MR MARTIN PRING VỀ VOLUME


Nguyên tắc quan trọng nhất của volume là nó đi kèm với xu hướng. Trong thị trường
giá tăng, volume sẽ mở rộng và giảm đi khi giá điều chỉnh.

Đó là tâm pháp quan trọng nhất khi sử dụng volume. Còn bây giờ là một số góc nhìn về
volume có thể anh em chưa biết:

1. Volume và giá tăng là chuyện bình thường ở huyện. Điều này nói lên rằng thị trường
đang giữ tốc độ vừa phải và nó sẽ còn đi tiếp nữa.
2. Volume dẫn dắt giá chứ không phải ngược lại. Khi giá quay lại test một cái đỉnh mà
không có sự confirm của volume thì chúng ta cần lưu ý hai điều: một là khả năng cao
giá không vượt nổi đỉnh, hai là xu hướng tăng nó đã yếu rồi, nếu có giao dịch theo xu
hướng thì nên cẩn trọng.

3. Giá tăng như volume giảm là có vấn đề, nó chỉ ra rằng thị trường đang yếu và lực
tăng chuẩn bị cạn kiệt. Volume đo lường sự nhiệt tình của người mua so với người
bán. Do đó, nếu giá tăng, volume giảm mà giá vẫn còn tăng thì tức là thiếu áp lực từ
người bán, chứ không phải là người mua đang mạnh. Bởi vậy, đến một lúc nào đó, khi
giá lên tới 1 mức cao sẽ kích thích số người mua còn lại (đang ít) chuyển thành người
bán. Và kết quả là giá giảm. Như vậy, giá tăng volume giảm làm cho giá đảo chiều giảm
lý do là như vậy.
4. Giá tăng dốc lên theo hình parabol đi kèm với volume cũng tăng đột ngột lên như vậy
chính là một dấu hiệu không bền vững của cả giá và volume. Bạn cứ nghĩ đến một
cuộc chạy bền. Bạn chạy từ từ thì vẫn còn sức để chạy hết quãng đường. Nếu bạn
tăng tốc quá sớm và dùng hết sức lực của mình để mong về đích sớm thì về lâu dài,
bạn không thể cầm cự nổi.
Quay lại với volume và giá, hiện tượng như vậy sẽ làm cho cả lực đi của giá và volume
trở nên cạn kiệt. Cạn kiệt chính là dấu hiệu của một điểm đảo chiều xu hướng.

Xét về tâm lý thị trường thì việc giá lên quá cao và quá dốc như vậy kèm theo volume
tăng mạnh là dấu hiệu của FOMO - người mua muốn mua bằng mọi giá. Đó cũng là lúc
cá đã vào rọ, không thể cứu vãn được nữa.

5. Khi giá đi xuống test lại một cái đáy quan trọng mà đi kèm với volume thấp thì đó là
một tín hiệu bullish. Không quan trọng nó là cái đáy đầu tiên hay nó là cái đáy thứ hai,
hễ cứ thấy giá test lại với volume thấp là anh em cứ yên tâm. Wall Street có một câu
nói nổi tiếng "Never short a dull market" nghĩa là đừng bao giờ bán khống khi thị trường
đã quá ảm đạm.

Volume thấp trong trường hợp này được hiểu là chẳng ai còn tha thiết với việc bán
nữa, họ đã quá chán nản. Nên khi giá chạm đáy, họ cũng chẳng còn sợ nó giảm thêm
nữa. Lúc đó chỉ cần một lực cầu đủ lớn là có thể đẩy giá đi lên.
6. Sau một giai đoạn giá giảm dài và sâu thì bắt đầu đi ngang kèm theo volume bắt đầu
tăng dần. Đó là tín hiệu gom hàng của dòng tiền lớn, hay nói cách khác thị trường đang
trong quá trình tích lũy. Chúng ta có thể xem đây là một tín hiệu cho xu hướng tăng sắp
hình thành nhưng chỉ BUY khi giá bật lên và breakout qua cái biên độ sideways trong
quá trình tích lũy trước đó.

Kiến thức thì vẫn còn nhiều, nhưng tôi nghĩ bài viết đã dài, xin tạm ngưng tại đây. Tôi
sẽ viết tiếp volume và các công cụ khác vào các bài sau. Anh em ủng hộ thêm nhé.
Lucky Trading!

Tham khảo từ Mr Martin Pring/Martin Pring on Market Momentum

58. Tinh Túy 31 Mẫu Hình Khối Lượng


Tổng hợp 31 mẫu hình về khối lượng giao dịch (volume) trong Phân Tích Kỹ Thuật -
Đây là những gì tinh túy nhất về khối lượng
Sau khi hiểu rõ vai trò của khối lượng trong PTKT ở bài viết trước
(http://www.caphile.com/2017/09/volume-ngon-hai-dang-hoan-hao.html). Hôm nay mình xin
chia sẻ tất cả những mẫu hình tinh túy nhất của khối lượng, tất cả gồm 31 mẫu hình. Nắm
rõ và áp dụng được nó 1 cách hợp lý thì mình tin là bạn đã có thể nâng cao "công lực" của
mình lên 1 mức cao hơn
Sau đây là toàn bộ 31 mẫu hình kèm theo diễn giải ngắn gọn theo cách của mình:
Mẫu hình 1: Xác nhận giá tăng bằng khối lượng gia tăng mạnh khi break khỏi vùng sideway,
mẫu này gần giống với mô hình Cốc - Tay Cầm kinh điển hoặc mô hình lá cờ hay mô hình
tam giác... tuy nhiên tất cả đều phải biểu hiện bằng tín hiệu breakout kèm khối lượng giao
dịch tăng thì mới đủ tin cậy. Hình ảnh dưới còn thể hiện cả đường trung bình, khi giá đi ngang
tiệm cận đường trung bình thì bật tăng phá vỡ thế trận xác nhận xu hướng up mạnh

Mẫu Hình 2: Diễn biến của khối lượng theo xu hướng bằng quy tắc Đồng Biến (xem thêm
trong bài viết http://www.caphile.com/2017/09/volume-ngon-hai-dang-hoan-hao.html) thể
hiện rõ nét, khi xu hướng đi xuống đã suy yếu thì giá giảm mà volume lại giảm dần chứng tỏ
lực xuống đã yếu đi, sau đó lần lượt giá hồi lên thì volume lại tăng, và hồi xuống thì volume
lại giảm chứng tỏ xu hướng đi lên đã bắt đầu hình thành trở lại. Với 1 thế trận như vậy chúng
ta chỉ cần đợi 1 tín hiệu breakout xác nhận là có thể bắt đầu đánh lên theo xu hướng mới với
những ai đánh theo xu hướng, hoặc cân nhắc chốt lời nếu đang giữ lệnh sell dài theo xu
hướng cũ, hoặc có thể vào lệnh mua sớm với những ai giao dịch ngược xu hướng (hãy nhớ
nếu bạn theo phong cách giao dịch ngược xu hướng thì cũng không có gì là mạo hiểm khi
điểm vào lệnh là nơi xu hướng đã suy yếu)

Mẫu hình 3: Ở mô hình khối lượng này thì volume đi thuận theo xu hướng, tức là giá lên thì
volume tăng, nhưng khi giá giảm volume lại giảm xuống, ở tình huống vậy nếu nhìn độc lập
1 khung giờ này sẽ rất khó đánh giá và dự đoán. Vì thông thường giá giảm mà volume giảm
chứng tỏ lực giảm đó là yếu, vậy nên với 1 hình ảnh như vậy sẽ khó kết luận đây là cú đảo
trend, hay chuyển qua sideway, hay chỉ là 1 cú hồi trước khi tăng trở lại,...tất cả chỉ được kết
luận chính xác hơn qua việc kết hợp thêm khung thời gian lớn hơn.
Mẫu hình 4: Tại mẫu hình volume này khi giá tạo thành các đỉnh mới A, B, C, nhưng volume
suy yếu dần do vậy đây là tín hiệu có thể xu hướng tăng đã kết thúc và sắp xảy ra đảo chiều

Mẫu hình 5: Giá điều chỉnh tăng sau khi xu hướng giảm đã hình thành và khối lượng giảm
chứng tỏ xu hướng giảm được xác lập, điểm kết thúc đảo chiều ở mô hình giá này tương
đồng với mẫu hình Vai - Đầu - Vai huyền thoại.

Mẫu hình 6: Tương tự mẫu số 5, sau khi điều chỉnh xong giá giảm mạnh và volume tăng lên
cho thấy xu hướng giảm là hiển nhiên
Mẫu hình 7: Một lần nữa trên mẫu hình này thể hiện Quy Tắc Đồng Biến ở cả 2 thị trường
tăng và giảm giá

Mẫu hình 8: Giá tăng thiết lập đỉnh và volume cũng tạo thành 1 đường cong dốc tương ứng
Mẫu hình 9: Khối lượng giao dịch lên cực điểm khi xu hướng giảm đạt cực đại, tại đây lượng
bán ra đạt đỉnh điểm, sau đó giá thiết lập đáy, rồi Breakout và đảo chiều đi lên

Mẫu hình 10: Mô hình này cho thấy 1 tín hiệu rất đáng lưu ý tại khu vực đảo chiều xu hướng.
Khi giá thiết lập đáy đầu tiên thì volume lên đến cực đại, sau đó giá test lại đáy lần nữa thì
tại đáy 2 này khối lượng suy giảm mạnh. Đây là tín hiệu xác lập đáy khá tin cậy, còn gọi là
mô hình 2 đáy với đáy sau volume giảm so với đáy trước.
Mẫu hình 11: Mẫu hình này thường gặp nhất, khi xu hướng đảo chiều thì giá phá vỡ
đường trendline KÈM THEO VOLUME tại điểm phá vỡ (Breakout) tăng mạnh

Mẫu hình 12: Mẫu hình này cho tín hiệu phân phối tại đỉnh sau đó đảo chiều đi xuống
Mẫu hình 13: Tương tự là mẫu hình phân phối tại đáy

Mẫu hình 14: Riêng mẫu hình số 14 này có 2 trường hợp xảy ra, sau giai đoạn "nghỉ ngơi"
(volume giảm xuống giá sideway trong 1 biên độ hẹp) thì giá có thể bứt phá đi lên hoặc đảo
chiều đi xuống (hình ảnh ở dưới là đảo chiều đi xuống). Mẫu hình này cách sử dụng khá
giống với các mẫu hình Tam giác, mô hình cờ đuôi nheo,...

Mẫu hình 15: Tương tự như các mẫu trên, đây là mẫu hình có thể nhận diện tín hiệu qua
việc giá thiết lập đỉnh nhưng volume suy giảm chứng tỏ lực đi lên đã yếu và khả năng đảo
chiều có thể được xem xét.

Mẫu hình 16: Giống với mẫu số 14, giá đi ngang trong biên độ hẹp (volume giảm) rồi
Breakout cản trên của vùng sideway kèm khối lượng tăng mạnh để xác lập xu hướng tăng
trở lại

Mẫu hình 17: Khối lượng suy giảm khi Breakout, chứng tỏ đây là 1 cú "Breakout giả", và
giá lại quay đầu đi xuống
Mẫu hình 18: Đây mới là cú Breakout thật sự (volume tăng khi giá xuyên qua ngưỡng hỗ
trợ (biên độ dưới của sideway)

Mẫu hình 19: Mẫu hình này cho ta 1 điểm vào lý tưởng sau khi giá breakout xác nhận xu
hướng đi xuống, giá hồi về vùng phá vỡ để test cản trong khi volume suy giảm chứng tỏ tín
hiệu đi xuống là xác nhận gần như tuyệt đối. Đây là mẫu hình với điểm vào lệnh (SELL) khi
giá hồi về cản có độ tin cậy cao nhất và an toàn nhất mà mình từng được biết.
Mẫu hình 20: Quá hiển nhiên rồi không có gì để diễn giải :)

Mẫu hình 21: Mô hình Vai - Đầu - Vai kinh điển dưới góc nhìn của volume
Mẫu hình 22: Vùng giá mục tiêu của mô hình Vai - Đầu - Vai sau khi breakout

Mẫu hình 23: Mô hình Vai - Đầu - Vai đảo ngược và vùng giá mục tiêu. Lưu ý điểm
Breakout luôn có tín hiệu volume tăng mạnh.
Mẫu hình 24: Mô hình 2 đỉnh với đỉnh 2 có volume suy giảm và vùng giá mục tiêu sau khi
breakout

Mẫu hình 25: Mô hình 2 đáy, ngược lại với mô hình 2 đỉnh
Mẫu hình 26: Nếu đã đọc tới đây rồi thì giờ nhìn quá dễ hiểu phải không bạn

Mẫu hình 27: Tương tự, với điểm Breakout là điểm phá vỡ đường trendline
Mẫu hình 28: Ngược lại với mẫu số 26

Mẫu hình 29: Giá xác lập đáy bằng 1 đường cong tương ứng với volume
Mẫu hình 30: Giá xác lập đỉnh cũng với 1 đường cong

Mẫu hình 31: Mô hình kinh điển với độ tin cậy rất lớn - Mô hình Cốc - Tay Cầm. Lưu ý tín
hiệu xác nhận luôn là Breakout kèm Volume tăng mạnh
Như vậy với 31 mẫu hình trên, mà đa số là các mẫu hình biểu hiện bằng tín hiệu khối
lượng rất đáng tin cậy này, nếu áp dụng chúng nhuần nhuyễn thì việc phân tích và dự báo
giá không còn là điều gì quá khó khăn nữa. Nếu bạn cảm thấy quá nhiều và "khó tiêu hóa"
hết được thì hãy chọn lấy cho bản thân mình một vài mẫu hình mà bạn thấy thích cũng như
đánh giá nó hiệu quả nhất để áp dụng.

Thông thường trong cuộc hành trình forex của đa số các trader, vấn đề volume chỉ được
quan tâm thật sự vào những chặng cuối của hành trình, khi đó họ mới thấm hết được giá trị
và tính hiệu quả của tín hiệu volume trong phân tích kỹ thuật khi áp dụng trong thị
trường forex

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết, mong nhận được nhiều góp ý và chia sẻ của bạn

Trân trọng,
CaPhiLe.Com
 

59. RSI - chuyện chưa kể


RSI từ lâu đã là một trong những công cụ được giới trader tin dùng và xem như là một
bảo vật. Phải nói rằng, hiếm có một công cụ nào đa năng và hiệu quả như RSI, chắc có
lẽ vì thế mà RSI chiếm được trái tim của những người yêu phân tích kỹ thuật.

Để đáp lại sự quan tâm của anh em dành cho những công cụ kinh điển cũng như
những thế nến price action kinh điển, tôi dự định sẽ làm một series "chuyện chưa kể"
về những công cụ hay phương pháp thông dụng nhưng với góc nhìn khác, góc nhìn mà
ít ai khám phá tới. Nói cách khác, đối với những công cụ mà trước giờ chúng ta hay
thường dùng, nó vẫn tiềm ẩn một sức mạnh đặc biệt mà chúng ta chưa khám phá ra.
Tôi sẽ là người đồng hành cùng anh em khám phá sức mạnh của chúng.

Bài viết ngày hôm nay tôi dành thời gian để nói về RSI và bản chất của nó dưới góc
nhìn của Mr. Martin Pring. Mr. Martin Pring là ai, nổi tiếng như thế nào thì anh em biết
rồi, tôi không ca ngợi nữa. Bây giờ là lúc xem ông nói gì về RSI, và chúng ta có học
được gì từ ông không.

Bài này tôi sử dụng kiến thức của Mr. Martin Pring trong quyển sách Marting Pring on
Market Momentum nói về các công cụ chỉ báo động lượng. RSI là một trong những vấn
đề được ông đem ra thảo luận trong quyển sách. Bây giờ tôi đem về để anh em học.

Sau đây là những quan điểm của Mr. Martin Pring về RSI khi ông luận bàn ứng dụng
của công cụ chỉ báo này.

NÓI VỀ ĐỈNH VÀ ĐÁY


Theo lý thuyết, RSI sẽ tạo đỉnh khi nó nằm trên mức 70 và đồng thời giá cũng có thể
tạo đỉnh. Ngược lại, RSI sẽ tạo đáy khi rớt xuống mức 30. Hai mức được gọi dưới 2 cái
tên quá mua và quá bán.

Nhưng đó là lý thuyết chung, trên thực tế chúng ta cần xem xét lại 2 mức này. Nó chỉ
mang tính chất tương đối. Cụ thể, đối với RSI có thông số mặc định là 14 thì hai mức
30 - 70 vô cùng ý nghĩa, và nó tỏ ra rất hiệu quả khi dự đoán đỉnh đáy.
Tuy nhiên, nếu dùng RSI có số kỳ nhanh hơn hoặc chậm hơn thì con số 30 - 70 không
còn chính xác nữa. Dĩ nhiên nó vẫn sử dụng được, nhưng cơ hội sẽ không được tốt.

Lý do đơn giản, RSI là chỉ báo dao động, nếu số kỳ càng chậm, nó sẽ dao động rất
chậm, và khó tăng cao và giảm sâu, do đó việc lên đến 30 - 70 là cực khó.

Ngược lại nếu RSI có số kỳ nhỏ hơn 14 tức là RSI nhanh hơn, nó sẽ thường xuyên
chạm mức 30 - 70.

Cách giải quyết là chúng ta cần phải thay đổi hai mức quá mua quá bán phù hợp với số
kỳ RSI.

Cụ thể, RSI 14 thì sử dụng 30 - 70. Nhưng nếu chỉnh về RSI 5 thì hai mức quá mua -
quá bán phải là 20 - 80. Nó sẽ cho chúng ta một định nghĩa tốt hơn về quá mua - quá
bán và tín hiệu đảo chiều.

Với RSI 20 thì hai mức quá mua - quá bán nên giảm lại còn 35 - 65.
MÔ HÌNH GIÁ CÓ THỂ ỨNG DỤNG CHO RSI
Có thể nói, RSI là một trong số ít có khả năng áp dụng được mô hình giá để giao dịch.
Chúng ta có thể tìm kiếm các mô hình vai - đầu -vai, hai đỉnh - hai đáy, ba đỉnh - ba
đáy,... vào RSI như áp dụng với giá. Và dĩ nhiên, nhờ những mô hình này ở RSI, chúng
ta sẽ có được một dự báo sớm về sự đảo chiều của giá.

Cụ thể, trong quyển sách "New Concepts in Technical Trading", tác giác Wilder có nhắc
đến mô hình vai đầu vai và mô hình tam giác thường xuyên xuất hiện ở RSI.
Hình này tôi trích ra từ trong sách luôn. Nó hơi cũ một tí nhưng nhìn cũng ra đúng
không anh em.

Trong ví dụ này tác giả dùng RSI 60 kỳ cho đồng Yen Nhật. Tạm thời chúng ta đừng
nhìn vào mô hình bên RSI, chúng ta chỉ nhìn giá thôi các bạn, các bạn có thấy dấu hiệu
nào của đỉnh không? Không, nhưng nó vẫn tạo đỉnh.

Chuyển sang RSI, rõ ràng RSI đang tạo mô hình vai đầu vai đảo chiều giảm, và hình
như giá trị của nó đã breakout kênh giá tăng trước đó.

Thêm một lưu ý nữa là RSI đang ở trong vùng quá mua thì đột ngột giảm xuống cho
thấy động lực tăng bị tuột đột ngột và gần như mất hết. Phe mua dường như đang quá
yếu, phải nhường chỗ cho phe bán.

Với 3 dấu hiệu này của RSI, nó đã báo trước giá tạo đỉnh và xu hướng tăng kết thúc.

Thêm một ví dụ về mô hình nữa nhé:


Đối với đồng GBP thì tác giả lại sử dụng RSI 14 kỳ. Xu hướng trước đó là Xu
hướng tăng, và giá đảo chiều. Ở tại vùng đỉnh của Xu hướng chúng ta có những thông
tin sau:

+ Phân kỳ giảm giữa giá và RSI (cái này quá rõ ràng, không bàn cãi)

+ Mô hình vai đầu vai ở RSI đã hình thành từ trước đó (nếu anh em không nghĩ nó
là vai đầu vai thì coi nó là 3 đỉnh cũng đúng luôn). Một khi RSI cắt qua đường viền cổ
mà nó tạo ra, giá sẽ rớt thê thảm.

Kết cục như thế nào thì nhìn qua đồ thị giá.

Bài viết cũng đã dài, kiến thức thì còn nhiều. Anh em đọc xong rồi áp dụng từ từ đi đã.
Tôi sẽ viết tiếp cái khác, nếu anh em thích RSI thì tôi viết RSI. Chuyện chưa kể thì còn
nhiều, nói đến con cháu chúng ta làm trader thì Blade vẫn còn chuyện để kể cho anh
em. Lucky Trading!

Tham khảo từ Mr Martin Pring/Martin Pring on Market Momentum

60. Chiến lược Bollinger Bands kết hợp nến Inside bar
Bollinger bands là một trong những công cụ chỉ báo tốt nhất trong trường phái phân tích
kỹ thuật. Hầu như mọi trader sử dụng qua đều cảm thấy Bollinger bands là một công cụ
không thể thiếu, bởi sự đa năng của công cụ này. Rất tiếc là Blade chưa có thời gian
nhiều để dịch kiến thức trong những quyển sách hay về Bollinger bands cho anh em.
(Dịch từ sách nó hơi gian truân một chút anh em ạ). Nhưng sớm muộn gì cũng sẽ dịch
thôi, vì Blade cũng là một fan cuồng của công cụ này mà.

Thôi thì trong khi chờ đợi, Blade sẽ gửi đến anh em một chiến lược khá đơn giản là sử
dụng Bollinger bands và thế nến Inside bar kinh điển.

Tại sao chỉ cần hai công cụ này?

Vì chúng đã đủ để đảm nhận hai điều kiện cần và đủ của một chiến lược: tín hiệu sơ
khởi và tín hiệu xác nhận.

Với Bollinger Bands, hai biên của công cụ này sẽ làm nhiệm vụ cản giá và làm giá quay
đầu. Đây là tín hiệu sơ khởi.

Với inside bar, đây là tín hiệu xác nhận. Xác nhận như thế nào thì chút nữa đến phần
quy tắc vào lệnh mình sẽ nói sau.

Lưu ý thêm cho anh em nào chưa biết đến thế nến này, đây là một thế inside barđiển
hình:
Nếu anh em không quen nhìn nến thì cũng không sao, Blade sẽ giúp anh em. Ở dưới
có đính kèm idnicator nến inside bar, anh em cài vào, mỗi khi có là nó sẽ báo. Tuy
nhiên, Blade khuyên anh em muốn đánh theo nến thì nên tự nhìn, không nên sử dụng
indicator, lúc đầu chưa quen thì sử dụng thôi, chứ sau này anh em không nên dựa vào
nó nữa.

Bây giờ là phần vào lệnh của chiến lược này.

QUY TẮC BUY

1. Chờ cho giá chạm vào biên dưới của Bollinger Bands. Bollinger Bands thông số
(20,2)

2. Chờ cho thế nến inside bar xuất hiện. Thế nến này không được cách xa biên dưới
của Bollinger Bands, tốt nhất là vẫn chạm vào biên. Nếu thỏa điều kiện này, chúng ta
sẽ Go LONG.

3. Stoploss sẽ được đặt ở một vài pip dưới đáy thế nến inside bar.

4. Trailing stop theo biên giữa của Bollinger Bands.

QUY TẮC SELL

1. Chờ cho giá chạm vào biên trên của Bollinger Bands. Bollinger Bands thông số
(20,2)

2. Chờ cho thế nến inside bar xuất hiện. Thế nến này không được cách xa biên trên
của Bollinger Bands, tốt nhất là vẫn chạm vào biên. Nếu thỏa điều kiện này, chúng ta
sẽ Go SHORT.
3. Stoploss sẽ được đặt ở một vài pip trên đỉnh thế nến inside bar.

4. Trailing stop theo biên giữa của Bollinger Bands.

Nếu anh em chưa hình dung được thì dưới đây là một số hình minh họa:

Phương pháp này do một trader có nick name là Radical trader chia sẻ cách đây cũng
nhiều năm. Anh ta khuyến nghị các trader sử dụng chiến lược này nên sử dụng ở
khung M15 trở lên và càng cao càng tốt. Chiến lược này có thể sử dụng cho mọi cặp
tiền.

Bài chia sẻ về chiến lược đơn giản sử dụng Bollinger Bands và thế nến inside bar đến
đây là hết. Tôi có đính kèm indicator inside bar bên dưới, anh em có thể tải về dùng
kèm.

Lưu ý: chiến lược, ý tưởng hay tư duy nào cũng có rủi ro của nó. Chắc chắn chiến lược
này sẽ gây ra cho anh em thua lỗ thậm chí là một chuỗi thua lỗ. Do đó mới cần đến cái
gọi là quản lý vốn. Stoploss hợp lý, kèm tỷ lệ R :R nhất quán sẽ giúp anh em có được
lợi nhuận bền vững.

Chiến lược này cũng chỉ là một trong những chiến lược bình thường khác, nhưng nó sẽ
đặc biệt với những người phù hợp. Có thể nó không thích hợp với những người ưa
trade breakout, nhưng nó lại là hàng ngon với những trader theo phương pháp
pullback. Đối với tôi, chiến lược nào cũng quý, nhưng chỉ có 1 số ít là phù hợp với
mình. Do đó, anh em nên backtest một thời gian để xem nó có phù hợp với mình không
nhé. Bài hay thì anh em cho 1 comment ủng hộ tinh thần tác giả. Lucky Trading!

61. Breakout hay Pullback, giao dịch theo phương pháp thì
tốt hơn?
Breakout hay pullback, cái nào tốt hơn. Đây luôn là một chủ đề gây tranh cãi trong
giới trader, kể cả những trader kinh nghiệm lâu năm cũng có những ý kiến trái chiều về
hai phương pháp này. Vậy Breakout tốt hơn pullback hay pullback tốt hơn Breakout.
Liệu chúng hiệu quả như nhau hay một trong hai sẽ nhỉnh hơn 1 chút.

Chủ đề này tôi đưa ra không nhằm mục đích chê bai, bài xích trader theo phương pháp
này hay phương pháp kia.

Tôi muốn anh em phân tích lợi hại và hại của cả Breakout và pullback, từ đó khắc phục
những yếu điểm cũng như phát huy những lợi thế mà hai phương pháp này đem lại.
Chúng có thể kết hợp với nhau được hay là nước và lửa hoặc chỉ pullback hoặc
chỉ Breakout. Câu trả lời sẽ nằm trong phần thảo luận của tôi và anh em.

Như đã nói từ trước, bài viết này chỉ mang tính thảo luận, không mang tính bao quát
toàn bộ kiến thức, do đó, mời anh em giúp tôi thêm những quan điểm con thiếu để chủ
đề được trọn vẹn hơn nhé.

BREAKOUT LÀ GÌ MÀ PULLBACK LÀ GÌ?


Phần này dành cho trader mới vào thị trường chưa hiểu 2 thuật ngữ này. Tôi xin giải
thích nhanh như sau:

+ Breakout là khi giá phá vỡ (vượt qua) một vùng kháng cự hay hỗ trợ (tạo bởi đỉnh đáy
trong quá khứ), một khi vượt qua những vùng cản mạnh như vậy, giá sẽ tiếp tục đi theo
hướng đó với tốc độ mạnh hơn.

+ Ngược với Breakout, pullback là khi giá đang trong xu hướng thì quay đầu hồi về một
đoạn ngắn rồi sau đó mới trở lại xu hướng cũ.

Breakout và pullback đều có ưu và nhược điểm riêng. Nếu xét về độ hiệu quả thì không
thể khẳng định được cái nào tốt hơn. Nhưng nếu xét về tính phù hợp với mỗi cá
nhân trader, chắc chắn chúng ta sẽ có câu trả lời.

Trước khi kết luận chủ đề này, chúng ta cùng phân tích một chút về Breakout và
pullback nhé.

Thay vì nói lý thuyết, tôi sẽ cho một ví dụ thực tế để chúng ta cùng bàn nhé.
Hình bên trên là đồ thị USDJPY khung H1. Và giả sử chúng ta đang ở vùng mà tôi vẽ
mũi tên. Giá đang đi ngang trong xu hướng giảm trước đó.

xu hướng giảm đã quá rõ ràng, nên việc đặt lệnh SELL là không có gì bàn cãi nữa. Vấn
đề bây giờ cần thảo luận là SELL ở đâu. Chúng ta sẽ có hai quan điểm: SELL khi
pullback hoặc SELL khi breakout.

Ở đây tôi đánh dấu 4 điểm từ 1 đến 4 tương ứng với 4 cơ hội SELL. Thử phân tích 4
cơ hội này ngon dở ra sao nhé.

+ Cơ hội thứ nhất là SELL khi pullback. Giả sử đặt lệnh sell ở đây thì khá khó đặt
stoploss, nếu đặt sát với cái đỉnh cũ thì đã bị hit từ lâu, mặc dù giá xuống nhưng vẫn bị
lỗ.

+ Cơ hội thứ 2 là SELL khi breakout. Rõ ràng giá đã breakout nhưng lại quay đầu lên
lại, rốt cuộc đây là breakout giả. Trường hợp nếu bạn đặt stoploss chặt thì lệnh này
cũng bị hit stoploss.

+ Cơ hội thứ 3 có vẻ tốt hơn, lần này là SELL khi pullback, giá test lại đỉnh cũ. Lần này
thì thành công, stoploss cực nhỏ nhưng lợi nhuận thì rất tốt, ít nhất là giá có chạy về
đáy số 2 thì cũng đủ để bù stoploss lệnh này và lệnh đầu tiên.

+ Cơ hội thứ 4 là một cơ hội breakout. Sau khi giá vượt qua cái đáy số 2 thì đi rất mạnh
và chính thức tái lập downtrend. Điểm đặt stoploss của lệnh này không tốt bằng lệnh
thứ 3 nhưng bù lại mức takeprofit có thể sẽ cao hơn do không bị giới hạn bởi đáy ngắn
hạn giống như lệnh số 3 nữa.

Như vậy trong trường hợp này, dù cho trade theo breakout hay pullback thì cũng một
ăn và 1 thua. Nhưng cả hai đều có lời vì stoploss rất nhỏ mà takeprofit thì tốt.
Đây là một chart rất đẹp, dĩ nhiên trong thực tế không phải lúc nào cũng xảy ra như
vậy.

VẬY BREAKOUT HAY PULLBACK, CÁI NÀO TỐT HƠN?


Breakout hay Pullback đều hiệu quả như nhau, nếu xét theo khách quan thì là như vậy.

Breakout tốt vì nương theo động lượng của giá (mua khi giá tăng, bán khi giá giảm) nên
một khi đã ăn thì ăn rất đậm. Nhưng hạn chế của Breakout là dễ bị dính
false Breakout mà trở thành trader mua đúng đỉnh, bán trúng đáy. Mặt khác, stoploss
cũng sẽ không chặt như pullback. Breakout phù hợp cho những tradercó ngưỡng chịu
rủi ro tốt, thích mạo hiểm và mưu cầu lợi nhuận lớn.

Pullback thì vào lệnh khi động lượng của giá đã yếu đi, nên việc tăng / giảm nữa là điều
khó nói trước. Do đó, khi trade pullback khó mà ăn xa được so với Breakoutdo sẽ
vướng phải đỉnh đáy ngắn hạn. Bù lại, pullback sẽ cho trader mua bán ở mức giá tốt,
stoploss cực nhỏ, tỷ lệ Risk:Reward chấp nhận được và đặt biệt ít khi bị false Breakout.
Pullback phù hợp với những trader thận trọng, ngưỡng chịu rủi ro thấp hơn, chấp nhận
ăn ít hơn nhưng quản lý rủi ro cho mình.

Thực chất bạn trade Breakout hay pullback đều được. Nhưng chỉ nên trade theo 1
phương pháp thôi. Nếu vui thì trade Breakout buồn thì trade pullback thì theo tôi, bạn
sẽ chẳng tận dụng được lợi thế của chúng đâu, thậm chí bạn còn vừa thường xuyên bị
dính false Breakout mà vừa thường bị hit stoploss.

Hãy chọn 1 phương pháp phù hợp cho mình và luyện nó cho thật tốt.

Riêng cá nhân của Blade, Blade luôn đánh pullback tức là canh thấp mà Long, canh
cao mà Short. Do đó, nhiều bạn trade theo Breakout không thích lắm. Dẫu sao thì quan
điểm mỗi người sẽ mỗi khác, không nên chê bai nhau mà nên học cái tốt của nhau.

Tôi vừa phân tích xong lợi hại của hai phương pháp này, quan điểm của tôi không thể
đúng hoàn toàn, mời anh em cho theo ý kiến nhé. Lucky trading!

62. Mối quan hệ tin tức - giá cả và chiến lược giao dịch
theo tin
Mỗi ngày, vào mỗi buổi sáng khi lên các trang báo tài chính online, chúng ta bị ngập
trong hàng trăm tin tức lớn nhỏ. Chỉ ở Việt Nam, các bạn lên những trang cafef,
vietstock, ndh,... cũng tha hồ đọc tin tức về FED, về tài chính Mỹ chứ chưa nói đến việc
sang các trang web bên họ để đọc. Ý tôi muốn nói ở đây là trader dễ dàng bị ngập mặt
trong tin tức.

Do đó, tin tức thường sẽ làm cho quá trình giao dịch của trader khó khăn hơn khi xét về
mặt tâm lý. Họ thường ngộ nhận về tin tức và dẫn đến sai lầm đáng tiếc.

Một trong những sai lầm thường thấy nhất là các trader cho rằng khi một tin tức được
công bố ra là xấu, thị trường sẽ giảm giá và cứ thế mà short thôi, không quan tâm gì
nữa. Ngược lại, nếu là tin tốt thì cứ Long, Long và Long. Nhưng nếu dễ ăn như vậy thì
thiên hạ đã giàu to rồi, không đến lượt chúng ta đâu.

Câu hỏi được đặt ra vậy có nên chú ý đến tin không? Và phải giao dịch như thế nào khi
tin ra, dù tốt hay xấu?

Xin trả lời rằng, chúng ta vẫn có thể tận dụng cơ hội tin ra để tìm kiếm lợi nhuận cho
mình, nhưng không phải xuôi theo tin.

Cụ thể như sau, rõ ràng khi tin xấu được công bố, thị trường sẽ giảm, yên tâm là chúng
ta không short kịp với thị trường đâu. Nhưng không cần phải short, chúng ta sẽ tìm
điểm Long khi thị trường xuống quá thấp.

Vậy xuống đến đâu thì Long? Câu trả lời là xuống đến vùng cầu mạnh.

Tôi ví dụ nhé, có một thời điểm tin Nonfarm ra xấu hơn kỳ vọng, tỷ lệ việc làm giảm từ
697k xuống còn 663k so với tháng trước. Như vậy, chỉ số NASDAQ sẽ rớt (nguyên
nhân tại sao thì anh em học phân tích cơ bản nhé).

Chúng ta sẽ không short kịp đâu, nhưng hãy chờ giá rớt về vùng cầu để trade.

Chúng ta có 1 vùng cầu lớn ở dưới và sau khi giảm 1 cây dài, giá còn giảm thêm một
chút nữa và xâm nhập vào vùng cầu mạnh, tại đây giá không giảm sâu hơn mà test lại
2 lần trước khi tăng mạnh hơn cú giảm trước đó.

Như vậy, tin xấu thực sự có xấu không? Không xét về yếu tố cơ bản nhé. Dĩ nhiên nếu
phanh phui ra thì có nhiều vấn đề trong đó. Tôi chỉ xét về khía cạnh phân tích kỹ
thuật thôi.
Rõ ràng ở vùng cầu này, lượng chờ BUY cực lớn và đủ để hấp thụ hết đám Sellers
đang rất hung hãn do tin tức. Như vậy, thực chất là họ kỳ vọng tốt về tin tức này chứ
không phải là xấu. Thị trường luôn đúng, và không phải lúc này tin xấu là thị trường
cũng xấu. Đó là cơ hội cho trader.

Tôi sẽ cho ví dụ về thị trường Forex nhé. Một ví dụ gần đây với cặp EURUSD:

Anh em có thể tìm thêm ví dụ khác để kiểm chứng và rút kinh nghiệm nhé.

Tin Nonfarm tháng 10 làm đồng USD giảm và cặp EURUSD tăng mạnh. Nhưng rõ ràng,
giá tăng những không thể vượt nổi kháng cự bên trên và đành phải test một lần nữa
trước khi giảm sâu. Như vậy, cơ hội của trader chính là tìm kiếm lệnh Short tại
vùng kháng cự trên đó với tỷ lệ Risk : Reward tốt.

Chắc chắn sẽ có anh em thắc mắc: quá phiêu, đánh kiểu này stoploss như chơi. Thì
đúng như vậy, chẳng có đánh kiểu nào mà không stoploss cả. Chiến lược này tôi học
được từ Sam Seiden và tư duy của ông, đem về chia sẻ lại cho anh em. Nó không phải
chén thánh.

Cái hay của chiến lược này là cho tỷ lệ Risk:Reward tốt và dựa vào momentum đã hết
khi tin ra. Anh em có thể cải biên lại cho phù hợp với bản thân mình, còn chuyện sai
đúng là tùy vào trình độ của mỗi người nữa. Không nên chê bai chiến lược hay dở. Dĩ
nhiên, để giao dịch theo phương pháp này tốt, cần thêm 1 số yếu tố như kinh nghiệm
và kiến thức nữa nhé, anh em không nên rập khuôn cho mọi trường hợp.
Tôi vừa chia sẻ xong một tư duy về mối quan hệ giữa tin tức và giá cũng như chiến
lược tận dụng tin tức để tìm kiếm lợi nhuận. Đây là góc nhìn của Sam Seiden và tôi
cảm thấy khá thú vị khi được tiếp cận phương pháp này. Lucky Trading!

63. Tản mạn phương pháp Supply and Demand với Sam
Seiden

Nhận được sự phản hồi tích cực từ anh em trader về chuyên mục tản mạn phương
pháp Supply and Demand, hôm nay tôi sẽ tiếp tục thêm một bài nữa về phương pháp
này nhưng không phải là chia sẻ kiến thức nữa mà là dịch lại những bài hỏi đáp của
học viên trong khóa học của Sam Seiden và cách mà anh ấy trả lời cho họ. Qua đó,
chúng ta sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm thực tế hơn bởi lẽ, những câu hỏi của học
viên mang tính chất thực dụng hơn rất nhiều so với những kiến thức chỉ mang tính lý
thuyết.

Sau đây sẽ là phần hỏi đáp học viên và Sam Seiden.

CÂU HỎI TỪ KHOI - HỌC VIÊN XLT


Chào thầy Sam, tôi rất thích chương trình giảng dạy của thầy. Thầy có thể giải
thích cho chúng tôi biết làm cách nào để phân biệt Gap tạo bởi dòng tiền lớn (Pro
Gap) và Gap tạo bởi các trader nhỏ lẻ (Novice Gap) trong mọt xu hướng tăng
không?

Trước khi đi vào phần trả lời của thầy giáo tôi xin lược qua hai loại gap này trước đã.
Theo Sam Seiden thì gap chia làm 2 loại: Pro Gap và Novice Gap. Nếu xác định đúng 2
loại gap này chúng ta có thể tận dụng được cơ hội rất lớn để tìm kiếm lợi nhuận. Bởi lẽ
không phải ngẫu nhiên mà có gap, nhất định là có sự can thiệp nào đó mà chúng ta cần
phải tìm hiểu cho rõ.
Pro gap được tạo bởi dòng tiền lớn, big boys, cá mập,... Gap này được tạo ra sau khi
giá đang di chuyển, nó sẽ ngược hướng với xu hướng hiện tại. Gap này xảy ra ở đầu
một xu hướng và làm cho nó đi nhanh hơn.

Novice Gap là gap tạo bởi các trader nhỏ lẻ, nó thường sẽ tạo gap theo xu hướng hiện
tại. Novice gap cho thấy trader nhỏ lẻ đang bị FOMO và chấp nhận mua giá ở mức giá
cao hơn nhiều so với hiện tại cũng như bán giá thấp hơn so với giá hiện tại. Do đó, gap
này chính là dấu hiệu của sự kết thúc xu hướng và dẫn đến đảo chiều.

Novice Gap thường xuất hiện khi giá chạm hỗ trợ kháng cự mạnh và thường tạo
false breakout để bẫy trader nhỏ lẻ.

Nếu bạn vẫn chưa hiểu tôi đang nói gì thì xem đoạn trả lời của thầy Sam nhé.

Thầy Sam trả lời: cám ơn email của bạn. Trong một xu hướng tăng, novice gap là gap
up còn pro gap sẽ là gap down.

Novice gap thường xuất hiện sau khi giá tăng rất mạnh và tiến gần về vùng kháng
cự. trader nhỏ lẻ thường bỏ lỡ khi trend tăng mạnh, do đó họ bị FOMO và bất chấp vào
lệnh cao hơn mức giá hiện tại dẫn đến tạo Gap. Kết quả là họ Buy ở vùng kháng cự bỏ
lại sau một cái gap lớn.

Còn Pro gap thường là gap down sau một xu hướng tăng. Pro gap điển hình xuất hiện
ở vùng kháng cự mạnh cho biết uptrend sặp kết thúc và mở ra một giai đoạn mới cho
downtrend.
CÂU HỎI TỪ TOM - HỌC VIÊN XLT
Xin chào thầy Sam, xin cho tôi hỏi thời điểm nào trong ngày là tốt nhất để day
trade?

Thực tế câu hỏi này là hỏi cho chứng khoán, nhưng thầy Sam đã trả lời theo kiểu tổng
quát đi đến cụ thể nên tôi sẽ chỉ ghi phần tổng quát để anh em có thể áp dụng cho mọi
thị trường.

Thầy Sam trả lời: chào Tom, thường thì chúng ta sẽ trade trong vòng 2 giờ đầu mở cửa
của phiên. Vì trong 2 giờ này cung cầu thường mất cân bằng. Hoặc phe Buy chưa
nhiều, hoặc phe Long chưa nhiều. Do đó, mà giá sẽ di chuyển nghiêng về một phía và
tạo sóng.

Tôi vừa chia sẻ xong 2 câu hỏi khá hay từ các học viên của thầy Sam Seiden cũng như
câu trả lời cụ thể và hữu ích từ thầy. Chính tôi cũng học hỏi được nhiều điều. Anh em
cảm thấy thế nào, có thắc mắc gì không?

Qua bài sau tôi sẽ tiếp tục chia sẻ về quan điểm của thầy Sam Seiden về 3 cách quản
lý rủi ro cho phương pháp supply and demand. Chúng ta đều hiểu rằng, buy xong giá
lên hoặc sell xong giá xuống chưa chắc có thể kiếm tiền được, phải quản lý rủi ro thật
tốt thì may ra mới có ăn. Do đó, theo quan điểm của tôi, quản trị rủi ro mới là cái cần
được quan tâm hàng đầu chứ không phải tín hiệu Buy/Sell này nọ đâu. Hy vọng bài viết
hữu ích cho anh em trader. Lucky Trading!
64. 4 quan điểm cốt lõi và ứng dụng của volume trong thị
trường tài chính
Không cần nói cũng biết, volume là một công cụ độc lập với giá, thậm chí còn đi trước
giá. Sở dĩ chúng ta chưa tận dụng được volume là vì hiểu sai rất nhiều về nó và đa
phần nó mang những thông tin mà những trader còn ít kinh nghiệm khó tiếp nhận
được. Do đó, đối với thị trường tài chính nói chung và thị trường Forex nói riêng,
volume là một công cụ hỗ trợ đắc lực và thực sự thiệt thòi cho những ai không sử dụng
volume.

Nếu anh em có system riêng cho mình và đã giao dịch hiệu quả rồi thì không cần phải
quan tâm đến volume làm gì nữa, anh em cứ theo system của mình luyện cho thật
nhuyễn vào. Còn nếu anh em nào chưa có system chính thức thì nên tìm hiểu và
nghiên cứu về volume. Đây là lời khuyên chân thành của tôi.

Chúng ta không nên tranh cãi về việc volume có sử dụng được hay không nữa bởi vì
tôi cũng đã chia sẻ với mọi người 1 bài về loại này. Và những anh em nào có dịp trò
chuyện với tôi, tôi đều giải thích cách sử dụng volume trong thị trường Forex một cách
hợp lý.

Trong bài viết ngày hôm nay, tôi sẽ dành riêng cho anh em fan volume một bài viết tư
duy, mà cụ thể hơn là quan điểm đúng đắn về volume nhằm giúp anh em sử dụng
volume đúng và hiệu quả.

Bài viết này sẽ không giúp anh em có thêm phương pháp nào về volume hết. Nó chỉ
giúp anh em cải thiện hoặc thay đổi cách sử dụng theo chiều hướng đúng hơn mà thôi.

Volume là một công cụ đi trước giá, nó có tác dụng hỗ trợ cho xu hướng, xác nhận
cho xu hướng và báo trước xu hướng.

Tôi sẽ vào nội dung chính ngay sau đây.

VOLUME LUÔN PHẢI ĐI CÙNG VỚI XU HƯỚNG


Một xu hướng tốt là một xu hướng được hỗ trợ bởi volume. xu hướng mà không có
volume hoặc volume thấp là một xu hướng yếu ớt và chuẩn bị bị thay thế bởi một xu
hướng khác.
Do đó, xu hướng phải luôn luôn đi cùng với volume.
Ở ví dụ trên, chúng ta thấy rằng, xu hướng tăng đã được xác nhận là bền vững bằng
volume. Cụ thể, con sóng tăng luôn đi kèm với volume cao, nhưng con sóng điều chỉnh
giảm thì volume lại rất khiêm tốn. Điều này cho thấy, thị trường không thiết tha gì đến
việc bán cả.

VOLUME LÀ PHẢI SỬ DỤNG CẢ MỘT CỤM THAY VÌ ĐƠN


LẺ TỪNG THANH BAR
Thật vậy, khi sử dụng volume, trừ trường hợp đặc biệt, còn lại chúng ta nên sử dụng
volume như một xu hướng.

Hay nói cách khác, nếu một dải volume tăng hỗ trợ cho giá trong khi có 1 - 2 thanh
volume giảm nhẹ thì cũng sẽ không ảnh hưởng gì đến xu hướng cả. Chúng ta vẫn mặc
định đây là một sự hỗ trợ từ volume tăng.
CÁCH NHẬN BIẾT THỊ TRƯỜNG ĐÃ ĐÁY CHƯA HAY CHỈ
LÀ PULLBACK RỒI GIẢM TIẾP
Thông thường, để một xu hướng kết thúc và tạo đáy hoặc tạo đỉnh cần rất nhiều thời
gian. Không thể nào chỉ cần vài ba cây nến tăng hoặc vài ba cây nến giảm là có thể lập
đỉnh đáy và đảo chiều xu hướng. Do đó, các bạn hoàn toàn có thời gian để theo dõi
diễn biến giá cũng như volume để quyết định xem đây có phải là đáy / đỉnh hay chỉ là
pullback.

Đơn giản nhất là xem xu hướng của volume. Volume là thứ hỗ trợ cho xu hướng (như
lúc nãy đã đề cập). Thường thì đầu và cuối xu hướng, volume thường sẽ rất mạnh
để hỗ trợ cho xu hướng mới hình thành. Nhưng, xin mời nhìn hình dưới đã:

Như trong trường hợp này, sau xu hướng giảm, giá quay đầu đi lên 1 đoạn. Nhưng rất
tiếc, đoạn này lại có volume rất nhỏ và có xu hướng giảm dần. Như vậy, khả năng cao
đây là chỉ là sóng hồi trong xu hướng giảm chứ không phải là đảo chiều tăng gì cả.

VOLUME CẢNH BÁO XU HƯỚNG SẮP ĐẢO CHIỀU


Việc nhìn ra xu hướng sắp kết thúc và đảo chiều rất đơn giản. Khi xu hướngtăng lên
hoặc giảm đi mà không có volume hoặc volume giảm dần.

Dĩ nhiên, lý thuyết là vậy, nhưng trên thực tế nó vẫn sẽ cứ tăng hoặc giảm theo xu
hướng khiến bạn đôi khi nghi ngờ vào tín hiệu từ volume. Nhưng chúng ta nên hiểu một
điều rằng, trong trường hợp nay volume chỉ đóng vai trò là tín hiệu cảnh báo, chứ
không phải là tín hiệu xác nhận. Do đó, để đảo chiều thực sự nó cần một tín hiệu xác
nhận. Tín hiệu đó có thể đến từ:

+ Giá bẻ gãy trendline tăng

+ Giá giảm đi kèm với với volume lớn cho thấy phe bán đang rất thiết tha thay đổi xu
hướng.

Đây là 4 quan điểm về volume cốt lõi, mà tôi nghĩ nếu anh em hiểu được 4 quan điểm
nay sẽ sử dụng volume tốt hơn. Anh em comment thêm để thảo luận nhé. Lucky
trading!

65. Tản mạn về phương pháp Supply and Demand của Sam
Seiden
Hôm nay chúng ta lại tiếp tục chủ đề về Supply and Demand nhé anh em. Xét về một
khía cạnh nào đó thì phương pháp Volume hay Price Action đều có một điểm chung, đó
chính là Supply and Demand. Nó cũng là một trong những nhân tố trong phân tích kỹ
thuật, muốn thành thạo trường phái này, dù muốn dù không chúng ta phải giỏi Supply
and Demand.

Lưu ý với anh em rằng như tôi đã nói ở bài trước, chủ đề này tôi viết 1 cách tản mạn,
nói thẳng ra là chẳng có trình tự gì cả, cái gì tôi cảm thấy hay hoặc đa số anh em có thể
dễ dàng hiểu và áp dụng được thì tôi viết, tôi dịch. Trong một bài viết hoặc thậm chí là
cả chuỗi bài viết này chắc chắn không thể nói hết đầy đủ phương pháp Supply
and Demand.

Tôi chỉ có thể chia sẻ ở một mức độ nào đó thôi. Nếu anh em muốn nghiên cứu cực
chuyên sâu thì tìm đọc thêm tài liệu của Sam Seiden và Alfonso Moreno nhé.

Do đó, anh em cũng không nên kỳ vọng đọc bài của tôi xong sẽ có kiến thức hoàn
chỉnh hoặc có thể ra ngoài giang hồ chém giết. Mục đích của tôi chỉ là bổ sung kiến
thức cho anh em mà thôi.

Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục phương pháp Supply and Demand với chủ đề tăng xác
suất thành công. Ở bài trước chúng ta đã nói về Sức mạnh di chuyển của giá, Tỷ lệ
Reward : Risk, Bức tranh lớn và Thời gian di chuyển của giá. Chúng ta sẽ tiếp tục các
yếu tố còn lại.

Thoái lui giá / Test lại cản

Ở vấn đề này, chúng ta nên có một cái nhìn khác với những tư duy thông thường một
chút. Tức là một vùng kháng cự / hỗ trợ được cho là mạnh khi nó chưa bị test lần nào
trước đó, nếu test quá nhiều lần, xác suất bị xuyên qua sẽ rất cao.
Như các bạn đã thấy ở hình trên, giá sẽ phản ứng mạnh nhất khi nó lần đầu tiên test
cản. Còn nếu nó test đến lần thứ 2 thì xác suất không còn như xưa nữa. Đến lần thứ 3
thì yếu quá yếu, xác suất xuyên qua vùng Supply / Demand cao hơn bao giờ hết. Do
đó, nếu chúng ta trade đảo chiều tại vùng này thì tỷ lệ winrate khá là thấp.

Giá có gặp trở ngại hiện tại hay không?

Câu này tôi xin cắt nghĩa như sau: sau khi đã xem xét các yếu tố bên trên (và cả phần 1
tôi đã trình bày), tức là mọi thứ đều đã an toàn nhưng chúng ta còn phải đánh giá lại vị
trí của giá hiện tại.

Cụ thể, nếu chúng ta đặt lệnh BUY, có cái kháng cự mới nào xuất hiện gần sát đó hay
không. Hoặc ngược lại, nếu quyết định SELL thì có cái hỗ trợ nào cản giá lại hay
không. Nếu có thì khả năng giá sẽ không đi tiếp nữa rất cao và dĩ nhiên lệnh của chúng
ta cũng không hiệu quả.

Làm sao để bắt con sóng (vào trend) với ít rủi ro ?

Thông thường, chúng ta thường kháo nhau giao dịch theo xu hướng. Nhưng giao dịch
giao dịch theo xu hướng không có phương pháp thì cũng nhắm mắt xuôi tay như đánh
ngược trend. Chạy theo xu hướng chưa bao giờ ngon ăn cả.

Do đó, Sam Seiden khuyên chúng ta nên trade pullback tại những vùng Supply
và Demand đã được xác định rõ (xác định như thế nào các bài sau sẽ rõ).

Còn nếu trong thị trường sideways không có hướng thì chúng ta Sell tại vùng Supply và
Buy tại vùng Demand.

Tìm kiếm cơ hội từ các trader bị mắc bẫy

Cơ hội này xảy ra hàng ngày các bạn ạ, chỉ là chúng ta ở vị trí nào: bị mắc bẫy hay
chạy theo người gài bẫy. Nó đơn giản và thực tế như vậy đấy.

Các trader mới thường bị bẫy do mắc phải hai lỗ nhu sau:

+ Họ thường mua khi giá tăng và thường bán khi giá giảm.

Nghe có vẻ vô lý, nhưng nói cho dễ hiểu nó chính là FOMO. Giá tăng khác với xu
hướng tăng, mua trong xu hướng tăng là đúng nhưng mua khi giá tăng thì khả năng
cao sẽ mắc bẫy (tôi không nói là luôn luôn, nhưng rất rủi ro). Với xu hướnggiảm cũng y
chang vậy.

+ Họ thường mua khi gặp kháng cự (vì nghĩ nó breakout) và thường bán khi gặp hỗ
trợ (vì nghĩ nó breakdown).

Nhưng vấn đề là làm sao ta có thể tận dụng được sự mắc bẫy của họ để tìm kiếm lợi
nhuận. Nhìn hình sau nhé:
Ở ví dụ này, vùng "A" trong sách vở hay gọi là vùng sideways - đi ngang - vô hướng.
Còn chúng ta thì gọi là vùng cân bằng giữa cung và cầu. Cây nến B breakout khỏi vùng
A cho thấy lực cung mạnh hơn và đạp giá đi xuống.

Sau một thời gian thì giá tăng lên lại và cây nến C chính là sự xuất hiện chậm trễ của
các trader mới.

Theo tâm lý, các trader mới sẽ không bao giờ mua trước cây nến C. Đơn giản vì họ
nghĩ giai đoạn trước C chỉ là pullback của lựa giảm trước đó. Nhưng khi họ quyết định
vào cây nến C thì lại là 1 sai lầm lớn. Bởi vì cây nến C đã chạm vào vùng A, mà vùng A
tập trung rất nhiều lực cung ở đó.

Tại sao tôi biết khi cây C xuất hiện sẽ bị vướng phải lựa cung tại vùng A? Vì cây nến D
cho thông tin đó. Nếu không có lực cung, theo lẽ thường cây D phải là cây tăng vì lực
cầu quá mạnh. Tại sao D lại là cây giảm?

Kết quả vào lệnh SELL ở cây E.

Bài viết cũng đã dài, tôi xin ngừng lại ở đây. Anh em cho ý kiến xem có thích kiểu viết
tản mạn như vậy không.

Kiểu viết tản mạn này tuy không có hệ thống nhưng hay ở chỗ nó ngẫu hứng và chứa
đựng những kiến thức mang đậm tính thực tế thay vì dông dài lý thuyết.
 

66. Supply and Demand từ kinh nghiệm của trader nổi tiếng
Sam Seiden

Khi nhắc đến Sam Seiden, trader chúng ta không thể không nhắc đến phương pháp
Supply and Demand. Ông đã xuất bản rất nhiều tài liệu liên quan cũng như đào tạo cho
các trader trên thế giới qua rất nhiều khóa học. Phương pháp Supply and Demand của
Sam Seiden thực sự hữu ích đối với những trader đi theo phương pháp này. Tuy nhiên
tài liệu tiếng Anh thì có nhiều nhưng tiếng Việt thì rất ít.

Do đó, tôi sẽ lược dịch một vài kiến thức hay trong số tài liệu mà Sam Seiden viết cũng
như những tài liệu có liên quan đến phương pháp của ông.

Vì có rất nhiều tài liệu, và mỗi tài liệu dài tới hàng trăm trang. Do đó, tôi chỉ có thể dịch
cái nào hay và thực tế cho mọi người cũng như không theo thứ tự nào cả. Anh em chịu
khó học theo kiểu tản mạn này nhé. Nhưng học từ kiến thức của chuyên gia thì kiểu
nào cũng quý cả anh em ạ. Thôi bây giờ mình vào vấn đề chính nhé.

NÂNG CAO XÁC SUẤT TRADE THÀNH CÔNG TRONG


PHƯƠNG PHÁP SUPPLY AND DEMAND
Sức mạnh di chuyển của giá

Sam Seiden chấm điểm cho sức mạnh di chuyển của giá bằng tốc độ và độ dốc của nó.
Khi giá di chuyển với tốc độ nhanh, độ dốc lớn thì thị trường được cho là đang mất cân
bằng cung cầu và giá di chuyển rất mạnh.

Dưới đây là 3 mức độ sức mạnh của giá: mạnh nhất, mạnh và yếu

Tỷ lệ Reward : Risk

Để giao dịch theo phương pháp cung cầu hiệu quả, Sam Seiden cũng chia làm ba loại
tỷ lệ Reward : Risk từ mạnh nhất, mạnh và yếu tương ứng 3 hoàn cảnh di chuyển của
thị trường.

Để xác định được tỷ lệ Reward : Risk phù hợp chúng ta cần trả lời 2 câu hỏi sau:
1. Khoảng cách từ giá đến vùng supply/demand bao xa, tốc độ di chuyển thế nào?

2. Giả sử nếu BUY ở vùng demand, thì vùng Supply nào gần nhất. Nếu rủi ro chỉ là
20 pips, còn lợi nhuận tiềm năng là 60 pips, bạn có chấp nhận không. Nếu tỷ lệ rủi ro và
lợi nhuận tiềm năng bằng nhau. Bạn có chịu vào lệnh không.

Bức tranh lớn

Hãy nhìn vào đồ thị Daily để có bức tranh lớn / cái nhìn tổng thể về xu hướngcũng như
điều kiện thị trường. Hầu hết những lệnh giao dịch của Sam Seiden đều là trong ngày,
nhưng anh ấy vẫn dùng cahrt Daily để xem bức tranh lớn.

Tại sao lại là bức tranh lớn, nó có lợi gì cho trader? Sau đây là 2 lý do:

+ Xem được xu hướng lớn là lên hay xuống. Day trading thì cũng theo xu hướng mà
thôi. Ví dụ xu hướng chính là tăng, thì day trading chúng Long rõ ràng sẽ có lợi hơn
Short rất nhiều.

+ Bức tranh lớn cho chúng ta những vùng supply và demand giá trị hơn khung thời gian
nhỏ. Giao dịch tại những vùng như vậy lợi hơn rất nhiều.

Thời gian di chuyển của giá


Hay còn gọi là tốc độ di chuyển của giá. Sam Seiden thường hay xét đến yếu tố này,
bởi lẽ cùng là di chuyển về vùng supply / demand nhưng giá di chuyển chậm khác với
giá di chuyển nhanh.

Nếu tại một vùng supply hay demand, giá mất cân bằng sẽ chỉ ở lại đó trong vài cây
nến. Nhưng nếu nó tập trung nhiều Buyers lẫn Sellers ngang ngửa nhau thì nó loanh
quanh ở đó trong một thời gian dài. Những lúc như vậy thì chúng ta nên ngồi nhìn cho
đến khi giá mất cân bằng về 1 phía rồi mới vào. Kỹ thuật này sẽ nói ở những phần sau.

Hôm nay dịch đến đây thôi xem nó có phù hợp với anh em không, nếu ổn thì chúng ta
chơi tiếp nhé. Chia sẻ hết tài liệu mà tôi đang dịch chắc cũng phải cả tháng. Chúng ta đi
đường dài mà. Comment thảo luận thêm nhé anh em. Lucky Trading!

67. Pinbar - Chuyện chưa kể

Pinbar là một thanh nến thường xuyên xuất hiện trên đồ thị. Pinbar là một thanh nến
được nhiều trader chú ý nhất. Pinbar cũng là một trong những thanh nến quan trọng bật
nhất trong phân tích kỹ thuật nói chung và phương pháp Price Action nói riêng.

Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa sử dụng Pinbar một cách hiệu quả. Vẫn còn
quá trader giao dịch một cách máy móc khi gặp cây nến này và dẫn đến thua lỗ nặng
nề. Thông thường, sách hoặc ai đó dạy chúng ta rằng: cứ thấy Pinbar là đảo chiều, nên
cứ thấy Pinbar là đặt lệnh ngược lại. Không biết anh em thế nào chứ ngày mà tôi được
dạy về Pinbar là tôi được học như vậy. Kết quả là tôi đã sấp mặt với Pinbar không biết
bao nhiêu lần vì quan điểm gần như ăn sâu trong máu của những trader mới.

Đã đến lúc phải thay máu cũng như thay đổi tư duy một chút. Bài viết hôm nay của tôi
không mang tính toàn diện và đảm bảo cho anh em giao dịch toàn thắng với Pinbar.
Mục đích của tôi trong hôm nay chỉ là chia sẻ một số kiến thức bổ sung cho
những trader đang sử dụng Pinbar nhưng không hiệu quả hay những trader muốn
nghiên cứu thêm về Pinbar. Tôi sẽ còn viết thêm những bài sau về cây nến này, và sẽ
có những chuyện chưa kể nữa.
DẤU HIỆU THỨ NHẤT NHẬN RA MỘT PINBAR CÓ Ý NGHĨA
Pinbar có ý nghĩa theo định nghĩa của tôi là Pinbar có thể đảo chiều con sóng (không
đảo chiều thị trường nhé), một Pinbar có thể tạo được một pivot đỉnh đáy.

Tuy nhiên, không phải Pinbar nào cũng như vậy. Bằng chứng là anh em đã trade nhiều
rồi, và cũng dư biết là nhiều khi nhìn thấy cây Pinbar nhưng sau đó giá lại tiếp tục đi
theo xu hướng cũ, nó chẳng có ý nghĩa gì cả.

Vậy làm sao để biết được cây Pinbar mà ta thấy có ý nghĩa? Câu trả lời hãy nhìn bối
cảnh và những cây nến xung quanh nó. Muốn đánh giá năng lực một con người khách
quan, hãy nhìn môi trường họ sống và những người xung quanh họ. Nến cũng vậy. Nó
là Pinbar, các bạn phải xem nó được đặt ở đâu. Chúng ta xem ví dụ trước nhé:

Chúng ta có hai yếu tố để nhận biết 1 pinbar có ý nghĩa:

+ Nó phải được đặt ở một vùng kháng cự / hỗ trợ mạnh. Cản yếu thì cũng như không,
nó chẳng giúp ích gì được đâu.
+ Trước nó phải là những cây nến thể hiện xu hướng yếu dần. Cụ thể ở ví dụ trên,
trước pinbar là cây inside bar. Cây này thể hiện lực giảm đã cạn, sellers đã yếu (nếu
mạnh thì đã giảm vượt qua nến trước rồi). Cây tiếp theo của pinbar là 1 cây tăng mạnh,
có đuôi bên dưới cho thấy lực mua đã xuất hiện, Buyers mạnh. Lực bán giảm, lực mua
tăng, seller yếu, buyer mạnh => cây pinbar chính là một pivot hợp lý.

DẤU HIỆU THỨ HAI NHẬN RA MỘT PINBAR CÓ Ý NGHĨA


Dấu hiệu bên trên là chưa xét đến kích thước của pinbar so với các cây nến trước. Ở
dấu hiệu này, chúng ta sẽ đào sâu khía cạnh này.

Muốn một cây pinbar có ý nghĩa, chúng ta cần xét thêm yếu tố vị trí và kích thước
của pinbar so với những cây xung quanh.

Chúng ta lấy ví dụ này để nói cho dễ nhé:

Chúng ta mặc định xu hướng hiện tại là xu hướng giảm, và cây pinbar có ý nghĩa khi nó
làm đảo chiều tăng nhé.

Ở hình đầu tiên, thân cây pinbar nằm trọn bên trong cây nến trước. Nó vừa là inside
bar vừa là pinbar. Đây là 1 cây pinbar ý nghĩa. Về bản chất ví dụ này và ví dụ trên là
một.

Ở hình thứ hai, cây pinbar có giá đóng cửa cao hơn mức cao nhất của cây trước. Điều
này chứng tỏ phe mua đang lất át phe bán (trong khi phe bán đang yếu). Vô hình
chung, cây này vừa là Engulfing Bar, vừa là pinbar. Đây là 1 cây pinbar ý nghĩa.

Ở hình thứ ba, giá đóng cửa nằm dưới cây nến trước, chứng tỏ phe bán vẫn chưa biến
mất. Mặc dù có đuôi dưới tức là có lực đẩy lên, nhưng phe bán vẫn còn rất mạnh. Phe
mua chỉ mới chớm xuất hiện, phe bán vẫn còn mạnh => làm sao giá tăng. Đây là 1
cây pinbar không ý nghĩa.

DẤU HIỆU THỨ BA NHẬN RA MỘT PINBAR CÓ Ý NGHĨA


Dấu hiệu này xác suất cao hơn hai ví dụ trên. Khi xuất hiện cả hai cây pinbar kề nhau
(hoặc cách nhau vài cây nến). Và đặt biệt, cây thứ hai có đuôi dài hơn cây thứ nhất để
thể hiện có một đám đông hơn bị bẫy lần hai. Ví dụ:

Nó tương tự như mô hình đỉnh nhíp, nhưng để tăng thêm xác suất thành công, chúng
ta nên chú ý đến cái đuôi của nó. Ở ví dụ này, cây nến thứ hai (nến trắng) có đuôi dài
hơn cây nến thứ nhất (nến đen). Thể hiện giá từ chối hai lần, lần thứ 2 mạnh hơn lần
thứ 1, lực bán quyết tâm giành thế chủ đạo. Kết quả, cả hai cây pinbar đều có ý nghĩa.

Trên đây là 3 trong vô vàn dấu hiệu để phân tích một cây pinbar ý nghĩa. Anh em còn
thích pinbar thì comment để tôi kể tiếp chuyện chưa kể nhé. Lucky Trading!

68. Giao dịch với đường Trendline của Thomas Demark -


dự đoán mục tiêu của giá
Sau khi đã biết được cách vẽ trendline cũng như cách nhận biết giá breakouttrendline,
bây giờ chúng ta sẽ đi tìm hiểu bước tiếp theo là giá sẽ đi đến đâu sau
khi breakout đường xu hướng.

Trong chuỗi series gồm nhiều bài viết về Thomas Demark, anh em đã được tiếp cận về
cách vẽ đường xu hướng một cách thống nhất ở phần 1, cách giao dịch breakout với 3
loại breakout ở phần 2. Đây là 2 phần trước cho anh em nào chưa đọc:

>> Phương pháp breakout trendline theo phong cách Thomas Demark
>> Phương pháp vẽ trendline theo phong cách Thomas Demark

Trong phần 2 về cách giao dịch breakout với trendline của Thomas Demark anh em có
nhiều thắc mắc. Một trong số thắc mắc đó là làm sao để biết breakout thật, vì trong 3
loại đó nhiều khi cũng breakout giả mà. Tôi xin trả lời như sau:

+ Phương pháp của Thomas Demark cũng chỉ là 1 trong vô vàn phương pháp, nó vẫn
chưa phải là chén thánh. Do đó, chắc chắn là nó sẽ có khi sai, mà sai thì mới cần đến
khái niệm quản lý vốn. Rốt cuộc, quản lý vốn vẫn tối quan trọng chứ không phải
phương pháp của Thomas Demark.

+ 3 loại breakout mà Mr. Thomas Demark chia sẻ cho các bạn được đúc rút từ sự
nghiên cứu cũng như kinh nghiệm nhiều năm của ông ấy. Có thể là ông thống kê 3
loại breakout này có số lần thành công nhiều nhất, do đó ông mới phổ biến cho mọi
người. Điều đó không có nghĩa là nó không bao giờ sai.

+ Nếu chúng ta bị breakout giả quá nhiều, có thể là một là chúng ta xác định sai
trendline, hai là breakout đó không nằm trong 3 loại breakout.

Việc trả lời đã xong. Bây giờ tôi đi vào nội dung của ngày hôm nay.

TÍNH TOÁN MỤC TIÊU GIÁ SAU KHI BREAKOUT


Thực ra, khi vào lệnh rồi, vấn đề không còn là thắng hay thua nữa anh em ạ. Vấn đề
bây giờ là giá sẽ lên tới đâu, hoặc xuống tới đâu thì dừng. Hay nói cách khác là họ nghĩ
về stoploss và takeprofit - mục tiêu giá.

Mục tiêu giá cực kỳ quan trọng bởi vì nếu bạn đặt lệnh BUY mà giá lên là chuyện bình
thường. Tôi đặt 10 lệnh buy, giá đều tăng cả 10. Nhưng vấn đề là nó tăng tới đâu. Vì
nếu chúng ta tính sai mục tiêu sẽ có 2 trường hợp xảy ra:

+ Đặt quá dài so với đường đi của giá: giá chưa tới đã quay đầu hit stoploss.

+ Đặt quá ngắn so với đường đi của giá: lợi nhuận quá ít không đủ bù những lệnh lỗ
trước đó.

Do đó, thành hay bại là do tính toán đúng mục tiêu giá.

Vậy với phương pháp đánh breakout này thì mục tiêu giá được tính toán như thế nào?

Có 3 phương pháp tính mục tiêu giá như sau:

Phương pháp tính mục tiêu giá thứ 1

Đây là phương pháp có độ chính xác thấp nhất, nhưng lại dễ hiểu và dễ tính nhất.
Cụ thể, mục tiêu giá sẽ đi sau khi breakout bằng khoảng cách từ điểm thấp nhất của giá
(đáy) trước khi breakout đến điểm TD-Point.

Phương pháp tính mục tiêu giá thứ 2

Phương pháp này có 1 chút phức tạp và khá giống phương pháp số 1, nhưng nó có
chút khác biệt.

Nếu phương pháp số 1 là lấy cái đáy trước khi breakout. Thì phương pháp hai cũng lấy
giá thấp nhất, nhưng là giá thấp của cây nến có giá đóng cửa thấp nhất.

Trong 1 số trường hợp, 2 phương pháp này sẽ trùng nhau, nhưng nó là khác nhau nhé
các bạn.

Phương pháp tính mục tiêu giá thứ 3


Phương pháp này khá thận trọng, dành cho những trader không ưa mạo hiểm, tức là
lấy mục tiêu giá bằng khoảng cách từ TD-Trendline xuống giá đóng của của cây nến
đáy (cây nến thấp nhất).

Có 1 vấn đề xảy ra với 3 cách tính này:

+ Đôi khi giá không chạm đúng mức này hoặc là chưa tới đã quay đầu, hoặc là đi quá.
Đó là một phần thiết yếu trong cuộc sống, như chúng ta ăn cơm, uống nước, đừng quá
lo lắng.
Một số anh em sẽ thắc mắc hỏi tôi rằng sao mà ra được cách tính giá này? Ba cách
tính này nhìn sơ thì không khác nhau là mấy? Xin thưa rằng đây là trí tuệ của Thomas
Demark, tôi chỉ thích áp dụng và chia sẻ cho anh em, tôi không thích chứng minh tại
sao lại có. Có ai đã từng chứng minh công thức của Stochastich hay Chaikin Money
Flow hay Bollinger Bands không? Không, vì không cần thiết. Công cụ của Thomas
Demark cũng vậy.

Chúng ta còn 1 phần nữa về cách thức xây dựng 1 hệ thống giao dịch sử dụng phương
pháp trendline này. Anh em nếu còn quan tâm thì comment, tôi sẽ chia sẻ tiếp nhé.

69. Phương pháp breakout trendline theo phong cách


Thomas Demark
Thomas Demark đã giúp chúng ta vẽ được những đường trendline theo quy tắc chuẩn,
nhưng câu chuyện không dừng lại ở đó, trendline không chỉ để vẽ xu hướng mà còn
cho trader biết nên vào lệnh khi nào.

Bài viết hôm nay sẽ nối tiếp bài trước về cách sử dụng trendline theo phong cách của
Thomas Demark. Anh em nào chưa đọc bài viết trước thì xem link bên dưới nhé:

>> Phương pháp vẽ trendline theo phong cách Thomas Demark

Trước khi đi vào cách sử dụng trendline để giao dịch, tôi xin lược lại 1 chút bài cũ để
tiện nói cho bài mới nhé

TD-TRENDLINE - ĐƯỜNG XU HƯỚNG CỦA THOMAS


DEMARK
Tôi xin lược lại đường trendline này như sau:

Thomas Demark đã phát triển ra một phương pháp lựa chọn 2 điểm (TD-points) để vẽ
đường trendline (TD-Trendline). Nếu hiểu được phương pháp này, chúng ta sẽ không
còn phải đắn đo là không biết vẽ vậy đúng không, giá có phản ứng không,... Mọi thứ sẽ
trở nên rõ ràng và thống nhất. Bạn và 9 người còn lại theo phương pháp này đều sẽ vẽ
cùng 1 loại trendline.

Muốn vẽ được TD-Trendline, chúng ta cần có ít nhất hai điểm pivot gọi là TD-Point. TD-
Point phải thỏa điều kiện sau:

1. Cây nến TD-Point đỉnh phải cao hơn hai cây nến liền trước và liền sau nó.

2. Cây nến TD-Point đáy phải thấp hơn hai cây nến liền trước và liền sau nó.

Chúng ta nối nhiều điểm TD-Points lại với nhau thì được đường trendline theo định
nghĩa của Thomas Demark.
SỬ DỤNG TD-TRENDLINE ĐỂ GIAO DỊCH BREAKOUT
Phương pháp giao dịch với trendline quanh đi quẩn lại chỉ có 3 loại chính: breakout,
pullback và reversal (đảo chiều). Tôi sẽ hướng dẫn anh em cách giao dịch breakout với
TD-Trendline.

Cách vẽ thì bình thường rồi, ai cũng biết. Nhưng breakout với TD-Trendline thì khá mới
mẻ với mọi người đấy.

Chúng ta sẽ có 3 loại breakout. Mỗi loại sẽ có 1 điều kiện, nếu giá đi thỏa điều kiện của
1 trong 3 loại đó thì giá sẽ breakout khỏi TD-Trendline. Còn nếu không thỏa thì xác suất
cao giá sẽ tạo false breakout. Đánh trendline chỉ đơn giản vậy thôi anh em ạ.

Lưu ý: không nói gì cả tức là breakout thật, còn nếu là false breakout thì tôi sẽ nói là
false breakout

Breakout TD-Trendline loại 1:

Sau khi vẽ trendline xong, chúng ta kỳ vọng giá đi qua trendline là breakout thật để có
thể vào đúng lệnh. breakout loại 1 chỉ có 2 quy tắc đơn giản sau:

+ Nếu là breakout tăng thì cây nến trước khi breakout phải có giá đóng cửa thấp hơn
cây nến trước đó.

+ Nếu là breakout giảm thì cây nến trước khi breakout phải có giá đóng cửa cao hơn
cây nến trước đó.

Dưới đây là một ví dụ cho breakout tăng:


Breakout TD-Trendline loại 2:

Breakout loại 2 mạnh hơn Breakout loại 1, vì nó xét cây nến Breakout.

Breakout loại 2 cũng chỉ có 2 quy tắc:

+ Nếu là Breakout tăng thì giá mở cửa của cây nến Breakout phải cao hơn đường TD-
Trendline.

+ Nếu là Breakout giảm thì giá mở cửa của cây nến Breakout phải thấp hơn đường TD-
Trendline.

Đọc xong quy tắc này bạn sẽ nghĩ: ôi trời tưởng gì, cái này xưa như quả đất, ai mà
chẳng biết. Tuy nhiên, những gì quý giá chỉ dành cho người tinh ý và chịu đào sâu
nghiên cứu. Thomas Demark là tinh anh của giới tài chính, phương pháp của ông ta sẽ
khác với thông thường. Anh em nghiên cứu kỹ nhé.
Breakout TD-Trendline loại 3:

Trong trường hợp breakout loại 1 và 2 không thỏa thì ta có breakout loại 3. Loại này thì
phổ biến hơn, tuy nhiên cũng phải có quy tắc rõ ràng:

Trường hợp cho breakout tăng:

Gọi D là giá trị của giá đóng cửa trừ giá thấp nhất của cây nến trước breakout.

Gọi P là tổng của giá đóng cửa của cây nến trước đó và D.

Nếu giá breakout lớn hơn P thì đó là breakout thật.

Nếu bạn vẫn chưa hiểu thì xem ví dụ bên dưới nhé:

Vậy là tôi đã trình bày xong 3 loại breakout sử dụng cho trendline theo phong cách của
Mr Thomas Demark. Tuy nhiên, câu chuyện vẫn chưa dừng lại ở đó, chúng ta cần phải
biết sau khi breakout giá sẽ về đâu. Hay nói cách khác, sau khi vào lệnh theo TD-
Trendline thì mục tiêu chốt lời ở đâu. Anh em tiếp tục comment cho ý kiến nhé. Nếu
quan tâm thì tôi sẽ tiếp tục chia sẻ. Lucky trading!

70. Phương pháp vẽ trendline theo phong cách Thomas


Demark
Trong thời gian gần đây tôi đã có nhiều bài về các phương pháp của Mr Thomas
Demark. Phải nói rằng các phương pháp của ông không những độc đáo mà còn rất
hiệu quả, chỉ tiết là nó không được phổ cập nhiều ở Việt Nam khiến cho chúng ta vẫn
còn lạ lẫm thậm chí là chưa từng biết đến sự tồn tại của các công cụ mà Thomas
Demark đang sử dụng.

Điểm đáng quý của Mr. Thomas Demark là ở chỗ ông đang cố gắng chuẩn hóa những
công cụ phân tích kỹ thuật không thể tính toán bằng những con số hay mang đậm
phong cách chủ quan. Ví dụ, công cụ kinh điển mà ai cũng sử dụng là trendline. Rõ
ràng với 10 trader sẽ có 10 kiểu trendline khác nhau, không ai giống ai cả. Nó không
giống như những indicator 10 người add vào thì cũng chỉ có 1 đường duy nhất.
Trendline thì khác. Vậy nếu có 10 trendline khác nhau như vậy thì cái nào đúng. Đó là
lý do mà ông cố gắng chuẩn hóa công cụ này thành một indicator sao cho chỉ duy nhất
1 trendline được vẽ từ 10 người. Chúng ta gọi loại trendline đó là TD-Trendline.

Làm sao để vẽ trendline chuẩn và hiệu quả theo phong cách của Thomas Demark?
Trong bài hôm nay tôi sẽ chia sẻ kiến thức này. Nếu anh em tiếp tục quan tâm, thì ở
phần sau, tôi sẽ tiếp tục nói về cách sử dụng cũng như chiến lược ra vào lệnh bằng
TD-Trendline này.
Bài hôm nay chỉ nói về cách vẽ mà thôi.

CÁCH VẼ TD-TRENDLINE BẰNG CÁC ĐIỂM TD-POINTS


Khái niệm trendline trong phân tích kỹ thuật còn khá mơ hồ, mông lung và không thống
nhất. Nó thuộc về sự chủ quan nhiều hơn theo quy tắc cụ thể. Do đó mới có trường
hợp 10 trader vẽ 10 trendline khác nhau, nhưng rất tiếc chỉ có 1 cái đúng.

Thomas Demark đã phát triển ra một phương pháp lựa chọn 2 điểm (TD-points) để vẽ
đường trendline (TD-Trendline). Nếu hiểu được phương pháp này, chúng ta sẽ không
còn phải đắn đo là không biết vẽ vậy đúng không, giá có phản ứng không,... Mọi thứ sẽ
trở nên rõ ràng và thống nhất. Bạn và 9 người còn lại theo phương pháp này đều sẽ vẽ
cùng 1 loại trendline.
Tư duy đầu tiên mà chúng ta nên loại bỏ khi học theo Thomas Demark là vẽ trendline
từ trái qua phải. Đơn giản, ông lập luận rằng sự chuyển động giá trong quá khứ (bên
trái) không quan trọng bằng sự chuyển động giá ở hiện tại (bên phải) vì thế chúng ta
cần xem xét ở bên phải trước, chọn điểm bên phải trước rồi mới tính đến bên trái.

Tư duy thứ hai, TD-Trendline sẽ được nối bởi các điểm gọi là TD-Points. Thực chất TD-
Point chính là những điểm xoay chiều hay đỉnh đáy của những con sóng. Nói tới đây có
lẽ các bạn sẽ nghĩ tôi quan trọng hóa nó lên. Nhưng không phải vậy, TD-Point khác với
những điểm xoay chiều bình thường, phải có điều kiện cụ thể chứ.

Trước tiên, tôi muốn các bạn xem ví dụ bên dưới:

Còn sau đây là một số tiêu chí để một điểm được coi là TD-Point

1. Cây nến TD-Point đỉnh phải cao hơn hai cây nến liền trước và liền sau nó.

2. Cây nến TD-Point đáy phải thấp hơn hai cây nến liền trước và liền sau nó.

Hai tiêu chí này sẽ giúp bạn loại đi một số điểm Pivot không đạt tiêu chuẩn.

Sau đó, chúng ta nối nhiều điểm TD-Points lại với nhau thì được đường trendline theo
định nghĩa của Thomas Demark.

ĐỘ LỚN CỦA TD-TRENDLINE


Ở phần trên tôi ví dụ cách vẽ đó là cách vẽ cho trendline cấp 2 (trendline trung hạn),
tức là cần 5 cây để xác định 1 TD-Point.

Với trendline cấp 1 thì chỉ cần 3 cây, tức là 1 cây làm TD-Point, 2 cây liền trước và liền
sau để so sánh. Cụ thể TD-Point đỉnh thì một cây liền trước và 1 cây liền sau phải thấp
hơn cây TD-Point.

Với trendline cấp 2 thì cần 5 cây.

Với trendline cấp 3 thì cần 7 cây.

Và cứ thế cho nhiều cấp cao hơn nữa.

Tôi vừa chia sẽ xong cách vẽ một trendline theo phong cách của Thomas Demark. Anh
em có quan tâm thì comment bên dưới nhé. Ở phần sau tôi sẽ chia sẻ tiếp ứng dụng
của trendline này. Lucky Trading!

71. Tại sao indicator quá chậm, quá nhiễu và không thể dự
đoán? Có nên tẩy chay indicator?
Indicator nói chung từ lâu đã trở thành công cụ không thể thiếu của tất cả
các trader trên thế giới cũng như Việt Nam. Nhưng ít nhiều nó cũng bị kỳ thị với các
phương pháp khác do một lý do muôn thuở: quá chậm so với giá hoặc quá nhiễu dẫn
đến sử dụng không hiệu quả. Vậy nó có đáng để vứt đi hay vẫn còn giá trị để sử
dụng. trader có nên dùng indicator nữa không hay vứt bỏ hết, chart trắng tinh là đủ.

Dạo gần đây tôi thấy một số anh em có nhiều quan điểm trái chiều, do đó tôi muốn lập
topic này mục đích là để anh em thảo luận, trao đổi với nhau và có tư duy đúng đắn
hơn về indicator thay vì tẩy chay nó và tung hô, thần thánh hóa 1 phương pháp nào đó.
Topic này không nhằm mục đích đả kích ai, luôn là như vậy (vì đơn giản Blade không
có nhiều thời gian để cải vã, thời gian Blade làm việc và nghiên cứu còn không đủ), nên
nếu có lỡ nói trúng suy nghĩ của ai thì anh em cứ mạnh dạn thảo luận trên tinh thần xây
dựng win-win nhé.

VẤN ĐỀ 1: INDICATOR CÓ PHẢI LÀ CÔNG CỤ DỰ BÁO


TƯƠNG LAI KHÔNG?
Vấn đề đầu tiên của indicator người ta thường dùng nó để đoán tương lai trong khi nó
chỉ có thể nói tới hiện tại dựa vào quá khứ.

Indicator chưa hề sinh là để dự đoán. Bởi lẽ, từ cái tên của nó đã thể hiện điều đó:
Indicator là danh từ được lấy từ động từ gốc indicate nghĩa là thể hiện, biểu thị, chỉ ra,...
nó tương đương nghĩa với từ SHOW. Không may mắn là nó không đồng nghĩa với từ
Forecast hay Predict hay Guess. Vậy tại sao chúng ta cứ bắt nó phải đồng nghĩa,
chúng ta cứ bắt nó phải dự đoán tương lai giá sắp tới.

Indicator nghĩa là công cụ HIỂN THỊ, CHỈ RA tình hình thị trường ở THÌ HIỆN TẠI. Do
đó, để sử dụng đúng indicator, chúng ta nên sử dụng nó để biết trạng thái thị trường
hiện tại, từ đó quyết định xem sẽ đi như thế nào, sẽ BUY hay SELL.

Tôi ví dụ một công cụ nhé: RSI. Giả sử RSI phân kỳ tăng với giá, tức là giá tạo đáy thấp
hơn, nhưng RSI tạo đáy cao hơn. Nhìn vào phân kỳ này chúng ta sẽ nghĩ gì? Giá sẽ
tăng? Không cái đó là dự đoán RSI không thể biết giá sẽ tăng. RSI chỉ biết rằng khi
tạo phân kỳ như vậy thì ở hiện tại lực giảm của thị trường đã yếu, sắp kết thúc, lực
cung hết, trong nội tại thị trường thì đã người bán đã hết lực. Chỉ như vậy thôi.

Vậy giao dịch làm sao với phân kỳ? Câu trả lời, khi xuất hiện phân kỳ thì lực giảm đã
yếu đi, nhưng để giá tăng thì cần phải có tín hiệu xác nhận lực tăng có tồn tại. Chúng ta
cần 1 công cụ khác để xác nhận điều đó (mô hình nến, một cây nến marubozu tăng,...)
hoặc chính RSI xác nhận bằng cách tăng lên mức 30 chẳng hạn. Tức là xác nhận Ở
THÌ HIỆN TẠI, lực tăng đã nhảy vào thị trường.

Do đó, nhiều trader vẫn còn hiểu rằng phân kỳ là dự báo đảo chiều, để khi không dự
báo được đảo chiều thì lại khẳng định RSI sai quá sai. Indicator không sai, chúng ta
dùng sai.

VẤN ĐỀ 2: SET THÔNG SỐ INDICATOR NHƯ THẾ NÀO?


CHẬM QUÁ THÌ MẤT HÀNG, NHANH QUÁ THÌ MẤT TIỀN!
Vấn đề thứ hai là vấn đề về các thông số của indicator. Điều này làm indicator mang
tính đa dạng, nhưng cũng làm cho trader nhiễu loạn hơn vì không biết set như thế nào
cho đúng.
Ví dụ RSI 28 thì chậm quá, không bắt được gì cả, bỏ lỡ cơ hội rất nhiều. Set xuống 9 kỳ
thì nhiễu quá đỉnh đáy nhỏ xíu mà nó cũng bắt. Vậy tốt nhất nên để 14 kỳ là xong.

Một lý do rất đơn giản, con số mặc định của các indicator đã được người sáng tạo ra nó
kiểm nghiệm bằng xác suất thống kê cũng như kinh nghiệm bản thân. Do đó, con số đó
có ý nghĩa. RSI tại không không mặc định là 13 hoặc 15, trong khi cứ phải là
14. Bollinger Bands (20,2) chẳng hạn.

Do đó, nếu chúng ta chỉ cần sử dụng để kiếm tiền thì cứ việc áp dụng đúng tỷ lệ chuẩn.
Việc đổi thông số là cần thiết nếu như anh em trade đủ lâu và phát hiện rằng thông số
mặc định không phù hợp với mình và thị trường mình đang giao dịch. Tức là anh em đã
có kinh nghiệm và có thống kê lại, điều chỉnh thông số là phù hợp.

Còn nếu chỉ vì nghe theo 1 ai đó, hoặc thấy nó quá nhanh hoặc quá chậm mà thay đổi
thông số thì theo tôi nó rất nguy hiểm cho anh em.

Vẫn còn rất nhiều vấn đề khác về indicator mà tôi muốn nói nhưng viết cũng dài rồi, tôi
xin nhường lại phần thảo luận và phản biện cho anh em, mong anh em góp ý thêm
quan điểm của mình nhé. Lucky Trading!

72. Cách vẽ kháng cự - hỗ trợ chính xác hơn cho trader


mới

Kháng cự - hỗ trợ từ lâu đã trở thành một công cụ không thể thiếu của các trader theo
trường phái phân tích kỹ thuật. Thế nhưng việc vẽ và sử dụng Kháng cự - hỗ trợ nhiều
khi vẫn chưa được hiệu quả lắm, đặc biệt đối với các trader mới vẫn còn khá bối rối khi
vẽ Kháng cự - hỗ trợ.

Thông thường, khi vẽ Kháng cự - hỗ trợ, chúng ta những người còn chưa thuần thục
trong cách vẽ Kháng cự - hỗ trợ sẽ gặp những vấn đề sau đây;

+ Quá nhiều đỉnh đáy, vậy vẽ chỗ nào mới là đúng. Vẽ hết thì rối quá.
+ Có những Kháng cự hỗ trợ mình vẽ thì giá lại không phản ứng gì. Những đỉnh đáy
không vẽ cản thì giá lại phản ứng. Tại sao kỳ quá vậy?

+ Có người chỉ kẻ 1 đường, có người khuyên kẻ thành vùng. Bối rối quá!

+ Vẽ ngay đuôi hay giá đóng cửa nhỉ, có cần phải thật chính xác không?

Và còn nhiều vấn đề khác nữa vì có nhiều anh em hỏi tôi như thế, tạm thời chưa nhớ
ra, thôi thì nhớ tới đâu nói tới đó.

Nội dung này không mới, nó cũ rồi, cũ như đống ebook anh em tải về mà chưa từng
mở lên xem ấy. Đã có những bài viết về vấn đề này. Nhưng hôm nay tôi muốn viết lại,
một phần để ôn lại kiến thức cho anh em (vì tôi tin rằng có những kiến thức còn rơi rớt
lại mà anh em đã bỏ quên) một phần là bổ sung thêm vài quan điểm mới có thể giúp
anh em tối ưu hơn.

VẼ KHÁNG CỰ / HỖ TRỢ NHƯ THẾ NÀO CHO ĐÚNG ?


Kháng cự hỗ trợ nhìn bằng mắt thường là có thể nhận biết, nhưng đó là khi bạn đã
trade một thời gian rất lâu, còn khi mới trade vẫn phải xem xét rất nhiều thứ. Sau đây
sẽ là một số tư duy về Kháng cự - hỗ trợ mà tôi nghĩ anh em nên cài đặt nó vào đầu
mình để có thể vẽ và sử dụng linh hoạt hơn.

+ Phải xác định rằng: Kháng cự - hỗ trợ chính là nơi tập trung nhiều cung hoặc nhiều
cầu. Tức là nhiều người bị kẹp hàng và muốn mua / bán tại đó hơn những vùng khác.
Do đó nên những vùng đó mới phản ứng với giá.

+ Cũng ý tưởng như trên, những đỉnh đáy lớn là những đỉnh đáy có ý nghĩa và Kháng
cự / hỗ trợ được vẽ từ những đỉnh đáy đó mới hiệu quả và đoán được đỉnh đáy con
sóng.

+ Tùy vào khung thời gian mà Kháng cự / hỗ trợ cũng được xác định ở những mức độ
khác nhau.

Để làm rõ những ý tưởng này, tôi có một số ví dụ sau:


Như bạn đã thấy, không phải đỉnh đáy nào cũng được vẽ tháng kháng cự/ hỗ trợ.
Những đỉnh đáy quá nhỏ thì giá đủ khả năng vượt qua do đó mà nó không phản ứng gì
cả.

Ví dụ này thì thế nào?

Rõ ràng, trong con sóng giảm này, chúng ta không thể tìm điểm pullback tại những đỉnh
đáy nhỏ được.

NHỮNG ĐỈNH ĐÁY NHỎ Ở KHUNG LỚN LẠI LÀ KHÁNG


CỰ HỖ TRỢ CÓ Ý NGHĨA Ở KHUNG NHỎ
Những đỉnh nhỏ ở ví dụ trên không phải là vô dụng đâu nhé các bạn, nó chỉ là không
sử dụng được ở khun hiện tại nhưng khi chúng ta chuyển qua khung nhỏ hơn, giá lại
phản ứng rất tốt tại những vùng đó.

Ý tưởng này giúp ta điều gì? Câu trả lời: sử dụng cho phân tích đa khung thời gian.
Đơn giản là khi bạn xác định một vùng kháng cự / hỗ trợ ở khung hiện tại, chúng ta nên
chuyển qua khung thời gian lớn hơn để tìm kiếm nhé. Vừa không sót, mà vừa hiệu quả.

HÃY TRÁNH NHỮNG VÙNG GIAO DỊCH LỘN XỘN, TÌM


NHỮNG VÙNG ĐỈNH ĐÁY RÕ RÀNG
Đỉnh đáy rõ ràng thường sẽ cho chúng ta một vùng kháng cự hỗ trợ khá tốt. Tôi ví dụ
nhé:

Bạn có thấy không, như ở hình trên, từ bên trái qua, đỉnh rõ ràng, khi giá breakoutcũng
không quá lộn xộn, breakout khá rõ ràng. Do đó, kháng cự này trong tương lai sẽ là
một hỗ trợ ý nghĩa. Và trên là kết quả.

Ở ví dụ thứ hai cũng tương tự như vậy.

Vậy như thế nào là không rõ ràng?

Xem tiếp ví dụ ở dưới:


Vùng kháng cự / hỗ trợ không rõ ràng khi giá test và breakout quá nhiều lần trong một
thời gian ngắn.

Rõ ràng ở ví dụ trên, giá đã cắt qua cắt lại rất nhiều lần khi chạm kháng cự, không lên
mà cũng chẳng xuống. Cuối cùng thì đi lên. Do đó, trong tương lai, nó không còn là
một hỗ trợ tốt nữa. Anh em nên đánh giá lại chất lượng của loại kháng cự / hỗ trợ như
vậy.

Tôi vừa chia sẽ xong một số quan điểm về cách vẽ và sử dụng kháng cự hiệu quả. Anh
em nếu thấy còn điểm nào cần bổ sung thì thêm vào giúp Blade nhé. Chúng ta giao lưu
để cùng nhau tiến bộ. Lucky Trading!

73. Giao dịch hiệu quả theo sóng Harmonic bằng công cụ
huyền thoại RSI
Bài viết hôm nay tôi muốn dành cho các trader fan của sóng Harmonic cũng như
các trader sử dụng Harmonic như một phần trong hệ thống giao dịch của mình.

Nhiều anh em thường than phiền với nhau rằng: Harmonic toàn sai, đo đúng tỷ lệ, hình
chim cò, bướm dơi, cua cá đẹp như tranh vẽ thế mà vô lệnh vẫn tạch, nó không đi đúng
kỳ vọng của chúng ta. Từ đó, mọi người khép Harmonic vào loại phương pháp chỉ xài
cho vui, hoặc vẽ để màu mè,... Thực tế không phải vậy, Harmonic vẫn được
các trader trên thế giới sử dụng rất chuẩn, thậm chí họ còn thành công với nó. Vậy tại
sao họ làm được mà chúng ta thì không?

Vấn đề nằm ở chỗ xác định điểm D trong 4 điểm A-B-C-D của một mô hình Harmonic.
Anh em có đồng ý với tôi điều này không? Harmonic rất dễ nhận dạng mô hình sóng,
các điểm A,B,C đều có thể dễ dàng xác định được bởi các quy tắc mô hình và tỷ lệ
Fibonacci. Mọi quy tắc đều có hết rồi, chúng ta cứ áp vào nếu đúng tỷ lệ thì mô hình
được chấp nhận thôi.
Nhưng vấn đề làm sao để biết điểm D ở đâu, điểm D nào sẽ kích hoạt mô hình
Harmonic, hay nói dễ hiểu hơn là điểm D nào sẽ là điểm đảo chiều cả xu hướng.
Chúng ta cần tìm một điểm D như vậy để có thể sử dụng Harmonic hiệu quả.

Bài viết hôm qua, tôi đã chia sẻ với anh em về cách sử dụng false breakout để tìm điểm
D đúng đắn. Ngày hôm nay, thể theo lời đề nghị của bác @nguyenphanduc, tôi sẽ tiếp
tục chia sẻ với anh em tìm điểm D bằng công cụ RSI kinh điển.

TẠI SAO LẠI LÀ RSI?


Đơn giản vì RSI có thể đoán được đỉnh đáy, qua đó đoán được điểm D - điểm cuối
cùng trước khi kích hoạt mô hình Harmonic. Nói đoán được đỉnh đáy thì hơi khó với đa
số anh em, nhưng chúng ta có thể tìm được nơi mà điểm D nhiều khả năng sẽ hình
thành nhờ hai đặc tính hữu ích mà ai cũng biết:

+ Quá mua - quá bán

+ Phân kỳ
Nghe thì có vẻ bình thường vì ai cũng biết cả, nhưng khi áp dụng vào, anh em mới thấy
được sự hiệu quả và cần thiết của RSI đối với Harmonic.

Xin nhắc lại, không phải chỉ RSI, mà tất cả những công cụ chỉ báo khác, anh em nên
xem nó như là một phương tiện để giúp chúng ta nhìn nhận thị trường ở thời điểm hiện
tại thay vì ép buộc nó phải dự đoán tương lai.

CHIẾN LƯỢC MÔ HÌNH HARMONIC KẾT HỢP RSI


Quay lại vấn đề chính, ý tưởng sử dụng RSI thì đã có rồi, làm sao để kết hợp nó thành
1 chiến lược đây?

Câu trả lời: hãy nhìn động thái của RSI khi điểm D trong con sóng Harmonic chuẩn bị
hình thành.

Sóng Harmonic thì có nhiều loại: cua, dơi, bướm, cá, cypher, gartley, ABCD, Three-
drive nhưng nguyên tắc chung để giao dịch tốt:

1. Nhận diện ra mô hình

2. Kiểm tra lại các tỷ lệ theo quy tắc để xác định 3 điểm A - B - C

3. Sử dụng RSI để xác định điểm D

Sau đó chỉ có vào lệnh mà thôi.

Khi các bạn đã xác định xong 3 điểm A-B-C thì bây giờ việc chúng ta cần làm là kỳ
vọng cái đáy ở điểm D đúng theo tỷ lệ của Harmonic. Nếu đúng tỷ lệ, lúc đó chúng ta
mới xem xét đến RSI.

Lưu ý: nếu D không đúng tỷ lệ thì bỏ qua, không tiếc nuối, không ép nó đúng.

Khi đỉnh / đáy D đã hình thành đúng tỷ lệ, mô hình đã đủ 4 điểm ABCD, chúng ta cần
xác nhận bằng RSI trước khi vào lệnh:

+ RSI tại điểm D có rơi vào quá mua quá bán

+ RSI tại D có phân kỳ so với RSI tại X (điểm bắt đầu) hay không?

Dưới đây là một ví dụ:


Như ở ví dụ trên, mô hình Harmonic đã đúng tỷ lệ, điểm D là một cái đáy. Chúng ta
nhìn xuống RSI thì thấy nó đã rơi vào vùng quá bán và quay đầu tăng qua mức 30.
Đồng thời, RSI tại điểm D tạo phân kỳ với điểm X.

Như vậy, theo quy tắc, chúng ta sẽ BUY khi RSI tăng vượt 30.

Ví dụ thứ hai:
Ở ví dụ này, giá rất đi trong kênh một cách tuân thủ. Chúng ta có 3 lý do đặt 1 lệnh
SELL:

+ Giá chạm biên trên của kênh (kháng cự)

+ Giá tạo mô hình Harmonic

+ Điểm D của mô hình ở vùng quá mua

+ Điểm D và X tạo phân kỳ với giá.

Sell thôi, còn chần chờ gì nữa.

Trên đây là cách mà tôi kết hợp RSI để giao dịch hiệu quả theo phương pháp
Harmonic. Hy vọng bài viết hữu ích với anh em. Anh em có đề nghị gì, thích phương
pháp nào, trường phái gì, chỉ cần là Blade biết, Blade sẽ chia sẻ, đừng bắt viết định
lượng hay dự đoán Nonfarm là được. Lucky Trading!

74. Sử dụng chiến lược Harmonic AB = CD kết hợp false


breakout để giao dịch hiệu quả

Harmonic được coi là một trong những công cụ mang tính chất huyền bí bên cạnh các
công cụ khác như Elliott, Gann,... Căn bản, các mô hình sóng Harmonic đều dựa trên
sự tính toán của các tỷ lệ Fibonacci. Tuy mang tính chất huyền bí, khó giải thích được,
nhưng độ chính xác và hiệu quả thì không cần phải bàn tới.

Một nhược điểm khi sử dụng Harmonic mà ai trong chúng ta cùng thường mắc phải
(ngoại trừ anh em trader chuyên sóng Harmonic) chính là không phát hiện ra mô hình
Harmonic sớm, đợi đến khi phát hiện ra thì giá đã chạy hết mục tiêu rồi, chỉ còn ngồi
tiếc nuối.

Một hạn chế thứ hai khi sử dụng Harmonic thường là anh em quá tin vào các tỷ lệ
Fibonacci dẫn đến mô hình chưa kịp xác nhận thì đã vội lao về bắt đỉnh đáy quá sớm.

Tất cả những lỗi đó làm cho trader tin rằng sóng Harmonic không thể sử dụng được.
Tuy nhiên, nó vẫn có thể sử dụng được, thậm chí là rất tốt, chỉ khi bạn tuân thủ các quy
tắc sau:

1. Tuân thủ đúng tỷ lệ hình thành một con sóng Harmonic. Nếu không đúng tỷ lệ
(chưa tới, hoặc vượt quá) thì coi như mô hình fail, đừng tiếc nuối, đừng cố ép nó đúng.
Căn bản là nó đã không đúng rồi.

2. Kể cả khi mô hình đã đúng tỷ lệ, nhưng một khi điểm D chưa được xác định là một
đỉnh / đáy thì mô hình vẫn còn chưa sử dụng được.

3. Phải có thêm bộ lọc cho mô hình để tránh việc quá tin vào mô hình. Chúng ta có
thể sử dụng Bollinger Bands, RSI,... trong bài này tôi sử dụng khái niệm
False Breakout để kết hợp tăng độ hiệu quả cho mô hình.
4. Điều đặc biệt quan trọng, không đánh ngược hướng hiện tại. Nếu có đánh
ngược hướng, thì xu hướng đó đã được phân tích là đã yếu và sắp kết thúc (lúc này
cần phải có những kỹ thuật phân tích xu hướng, tôi đã có nhiều bài viết về vấn đề này).

Đó là 4 tư duy mà về Harmonic mà tôi đã học được từ những lần sử dụng thất bại. Hy
vọng anh em có thể rút được kinh nghiệm.

CHIẾN LƯỢC GIAO DỊCH VỚI SÓNG HARMONIC AB=CD


VÀ FASLE BREAKOUT
Quay lại với vấn đề ngày hôm nay, về chiến lược sóng Harmonic và False Breakout. Có
hai câu hỏi được đặt ra:

+ Tại sao lại là false Breakout? Đơn giản vì hai lý do: thứ nhất, false Breakouthay bull
trap, bear trap thường là tín hiệu của sự đảo chiều xu hướng. Nếu dùng nó làm bộ lọc
cho Harmonic thì quá hợp lý. Thứ hai, sau false Breakout, giá đảo chiều rất mạnh
do trader bị bẫy dính stoploss. Do đó, sẽ càng làm tăng tính hiệu quả cho Harmonic.

+ Tại sao lại là mô hình AB=CD. Thật ra, mô hình nào cũng được, tôi chỉ
chọn ABCD làm đại diện vì nó đơn giản cho anh em, anh em có thể sử dụng ngay. Mô
hình Three-Drive kết hợp với false Breakout cũng rất tốt. Ngoài ra, ACBD thường xuất
hiện ở đỉnh/đáy xu hướng hơn là các mô hình khác.

Vậy giao dịch như thế nào đây?

Đầu tiên, ta cần có 1 xu hướng, và xu hướng đó đang yếu dần nhưng nó chưa có dấu
hiệu tăng.

Thứ hai, ở cuối xu hướng, mô hình Harmonic ABCD xuất hiện theo đúng tỷ lệ như sau:

Thứ 3, điểm D sẽ là điểm cuối cùng của mô hình ABCD, cũng chính là điểm tạo nên
đỉnh/ đáy false breakout. Khi D chính thức hình thành, chúng ta sẽ vào lệnh.
Thứ 4, stoploss sẽ được đặt ở dưới đáy D vài pips (tùy traders) và takeprofit sẽ được
đặt ở mức cản tại điểm C của mô hình (ban đầu) và khi xu hướng mới có dấu hiệu kết
thúc.

Nếu bạn vẫn còn mông lung thì xem ví dụ bên dưới nhé:

Ở cuối con sóng giảm, mô hình ABCD đã hình thành. Điểm D cũng là
điểm breakout qua đáy B nhưng không giảm sâu nữa mà tăng lên. Một khi giá tăng lên
để xác nhận D là một đáy đúng nghĩa thì mô hình ABCD chính thức có hiệu lực, cộng
thêm yếu tố False breakout tại D đã cho chúng ta một setup BUY cực tốt.

Xu hướng giảm lúc này cũng được xác nhận sớm là đảo chiều. Bởi lẽ, một mô hình giá,
hoặc mô hình Harmonic đủ sức làm đảo chiều một Xu hướng.

Anh em có thể áp dụng ý tưởng này cho các mô hình khác, nếu nó xuất hiện ở cuối Xu
hướng. Hoặc, anh em có thể kết hợp thêm công cụ Bollinger Bands , RSI,...

Trade Harmonic bây giờ không như xưa, chúng ta đã có indicator vẽ Harmonic. Tôi nhớ
có lần đã gửi cho một số anh em, ai chưa có thì comment tôi gửi nhé. Nếu anh em ai
nhiệt tình thì chia sẻ cho mọi người. Đơn giản nhất là lên mạng tải về. Xin chào anh
em.

75. Chiến lược giao dịch theo xu hướng với Demaker và


công cụ phát hiện dòng tiền OBV
Công cụ Demarker tôi đã giới thiệu ở bài trước với chiến lược giao dịch theo xu
hướng trong ngày. Demarker là một công cụ thực sự mạnh mẽ nếu trader có thể hiểu
được bản chất thực sự của nó.

Từ sáng đến giờ trong Sài Gòn mưa bão dữ dội các bác ạ, muốn ra ngoài uống ly cafe
cũng không được, mưa suốt ngày. Tình hình ở Sài Gòn là như vậy, không biết anh em
các tỉnh lân cận thế nào. Chủ nhật trời bão, không biết thứ 2 thị trường có bão không
nhỉ? Nhưng kiểu nghỉ hai ngày như vầy thì bão trong lòng người cũng giống như bão
ngoài trời đấy anh em ạ.

Vào chủ đề chính thôi, anh em chưa biết gì về công cụ Demarker thì vào link này xem
nhé, ở bài viết trước tôi đã giới thiệu sơ qua và chia sẻ 1 chiến lược theo xu hướng liên
quan đến Demarker:

>> Cùng đón đầu con sóng bằng Demarker - một công cụ của Thomas Demark

Demarker là một trong những công cụ được phát triển bởi Mr. Thomas Demark - một
phù thủy thị trường thời hiện đại. Paul Tudor Jones - một huyền thoại hedge fund cũng
đã từng là khách hàng sử dụng dịch vụ của Thomas Demark. Mr. Thomas Demark có
rất nhiều công cụ hữu ích, anh em có thể tìm thêm để nghiên cứ. Bài viết này tôi chỉ nói
về công cụ Demarker của ông mà thôi.

Hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục khám phá Demarker với một chiến lược nữa. Một chiến
lược kết hợp với OBV để phát hiện dòng tiền và xác định xu hướng.

CHIẾN LƯỢC BẮT PULLBACK CÙNG DEMARKER VÀ OBV


Phải nói rằng, khi bạn kết hợp hai phương pháp này lại, hiệu quả đạt được cực kỳ tốt.
Dĩ nhiên là với điều kiện bạn hiểu được bản chất của hai công cụ này chứ không phải
áp dụng theo kiểu cắt lên BUY, cắt xuống là SELL. Đó luôn là điều mà tôi muốn nói với
các bạn.

Hai công cụ này đóng vai trò gì trong chiến lược?


Đầu tiên là OBV, như các bạn cũng đã biết, OBV là công cụ để đo lường dòng tiền và
sự dịch chuyển của dòng tiền. Một xu hướng có đang duy trì được dòng tiền hay không
thì phải xem OBV. Do đó, ý tưởng trong chiến lược này vẫn là giao dịch theo xu hướng,
và một khi OBV vẫn còn xác nhận dòng tiền đang củng cố cho xu hướng thì chúng ta
hoàn toàn có thể vào lệnh giao dịch.

Thứ hai là Demarker. Nếu OBV là công cụ để nhận định một bức tranh lớn thì
Demarker lại đóng vai trò tìm điểm vào lệnh trong bức tranh lớn đó. Ý tưởng vẫn là như
vậy, Demarker vẫn lấy 2 mức 0.1 và 0.9 làm hai điểm cực (quá mua - quá bán) để từ đó
tìm kiếm điểm vào lệnh tối ưu.

Tôi vừa trình bày xong vai trò của từng công cụ. Bây giờ sẽ là phần kết hợp chúng lại
với nhau để hình một chiến lược. Theo tôi, đây là một chiến lược tốt và quý. Nếu anh
em không sử dụng được là do không phù hợp với tư duy của Demarker và OBV chứ
không phải chiến lược này vô dụng.

Quy tắc vào lệnh BUY như sau:

+ OBV đang có xu hướng tăng, điều này thể hiện rằng dòng tiền đang hỗ trợcho xu
hướng tăng rất tốt. Không có dấu hiệu gì về việc dòng tiền bị rút ra. Do đó, nếu OBV
tăng đều và không quay đầu, chúng ta hoàn toàn yên tâm là xu hướngtăng vẫn còn và
chưa thể quay đầu liền được.

+ Chờ cho Demarker giảm xuống dưới mức 0.1 và khi Demarker cắt lên 0.1 chính là tín
hiệu để chúng ta vào lệnh BUY.

+ Stoploss sẽ được đặt tại đáy con sóng, nơi có Demarker giảm thấp nhất.

+ Takeprofit sẽ được đặt ở đỉnh đáy gần nhất hoặc các bạn có thể trailin stop theo các
chiến lược thông thường nếu muốn đi hết con sóng tăng.

Trên thực tế, theo kinh nghiệm thì anh em có thể xem xét vào lệnh nếu Demarker tạo
đáy ở mức 0.5 vì khi Demarker tạo đáy quanh mức 0.5 thì lực hồi khá nhẹ so với con
sóng chính.

Chỉ cần OBV vẫn còn xu hướng tăng, dòng tiền vẫn còn duy trì để củng cố xu hướng,
thì công việc của chúng ta chỉ là chọn điểm vào lệnh tối ưu để tối đa lợi nhuận và tránh
drawdown lớn mà thôi.

Đối với quy tắc SELL, anh em cũng làm tương tự như vậy nhé.

Tôi vừa trình bày xong chiến lược kết hợp giữa Demarker kết hợp với OBV. Anh em có
gì thắc mắc thì comment bên dưới nhé. Lucky Trading!

76. Cùng đón đầu con sóng bằng Demarker - một công cụ
của Thomas Demark
Có những chỉ báo có sẵn trong indicator nhưng chắc hẳn đa số chúng ta chưa bao giờ
đụng đến nó, thậm chí còn không biết nó có tồn tại trên đời. Một trong những chỉ báo bị
lãng quên đó là Demarker. Như vậy thì thật là uổng phí. Bởi lẽ có hai lý do:

+ Những chỉ báo được mặt định trong MT4 hoặc các nền tảng giao dịch khác thường
rất hiệu quả đến độ phổ biến. Và dĩ nhiên nó đã được những người đi trước công nhận.
Chúng ta chưa biết đến nó không có nghĩa là nó không hữu dụng.

+ Chỉ báo Demarker được phát triển bởi Mr. Thomas Demark. Vị này là ai thì anh em
cũng đã biết rõ rồi. Tôi cũng đã có 1 vài bài, trong đó có 1 bài nói về phương pháp định
thời điểm và mức giá của Mr. Thomas Demark.

Bài viết hôm nay, tôi và các bạn sẽ cùng đi khám phá công cụ chỉ báo này ở khía cạnh
sử dụng nó như là một chiến lược chứ không phải chỉ dừng lại ở mức giới thiệu và
cách sử dụng. Nói cho dễ hiểu hơn, tôi lại tiếp tục gả đi em xinh tươi trong trẻo cho anh
em trader. Hy vọng có anh nào cảm thấy phù hợp thì đem về đối xử tốt với em nó nhé.
Lưu ý một lần nữa là nếu anh em sử dụng không hiệu quả thì tức là anh em chưa hiểu
rõ bản chất và cách sử dụng chứ không phải là em nó kém hiệu quả đâu nhé.

CÔNG CỤ DEMARKER LÀ GÌ VÀ ĐỂ LÀM GÌ?

Chỉ báo DeMarker là một chỉ báo đo lường dao động - oscillator - giống như RSIhoặc
Stochastic. Chỉ báo này được tạo ra bởi Thomas DeMark, một nhà phân tích kỹ
thuật nổi tiếng thế giới, là người đã tạo ra nhiều công cụ và chỉ báo phân tích kỹ
thuật khác.
Demarker có những tính năng sau:

Chỉ báo DeMarker dao động giữa 2 vùng cực là 0 và 1.

Vùng từ 0 đến 0.3 là vùng quá bán, tiềm ẩn khả năng đảo chiều từ giảm sang tăng cho
giá.
Vùng từ 0.7 đến 1 là vùng quá mua, tiềm ẩn khả năng đảo chiều từ tăng sang giảm cho
giá
Có thể kết hợp thêm các chỉ báo về xu hướng khác để giao dịch cùng với DeMarker
nhằm tăng tính hiệu quả

Nếu Trader có kinh nghiệm, có thể dùng chỉ báo DeMarker để tìm kiếm phân
kỳ- divergence - giữa giá và DeMarker. Đây cũng là một tín hiệu giao dịch hiệu quả.

Ngoài ra, nếu biết cách sử dụng, nó còn có thể timing được nhé anh em.

CHIẾN LƯỢC DEMARKER VÀ CÁC QUY TẮC VÀO LỆNH


Thực chất, có tới 3 chiến lược sử dụng Demaker bao gồm:

+ Bắt đỉnh / đáy (timing)

+ Giao dịch theo xu hướng trong ngày

+ Kết hợp với OBV

Có thể tôi sẽ chia sẻ trước 1 chiến lược, 2 chiến lược còn lại sẽ chia sẻ vào phần tiếp
theo nếu anh em vẫn còn yêu thích.

Hôm nay tôi chia sẻ chiến lược Giao dịch theo xu hướng trong ngày trước nhé.

Công cụ Demarker được dùng để xây dựng chiến lược giao dịch theo xu hướngrất tốt.

Những đường cong của Demarker sẽ là công cụ đo lường tốt bản chất của xu hướng.
Do đó, chúng ta sẽ xây dựng quy trình 3 bước để nhận diện và giao dịch theo xu
hướng bằng những đường dao động (Oscillator) của Demarker.

Ba bước như sau:

+ Chuyển qua khung M15 và tìm kiếm giai đoạn mà Demaker dao động theo mô hình
con rắn (như hình bên dưới)

+ Sau khi hình thành xong con rắn, Demarker sẽ di chuyển xuống dưới mức quá bán
0.1.

+ Ngay khi Demarker breakout lên mức 0.1 thì vào lệnh BUY.
TẠI SAO CHIẾN LƯỢC NÀY LẠI LÀ NHƯ VẬY?
Chắc hẳn anh em sẽ thắc mắc tại sao là con rắn, tại sao lại giảm xuống 0.1 và cắt lên
0.1 thì BUY đúng không. Mọi câu chuyện đều xoay quanh hai khái niệm nỗ lực và kết
quả.

Ý tưởng của Thomas Demark là xây dựng một công cụ đo lường sức mạnh thực sự
của xu hướng.

Khi Demarker đang dao động theo mô hình con rắn tức là xu hướng đang tích lũy sức
mạnh, sức mạnh của xu hướng bây giờ đang rất bền vững và không dễ gì phá đi được.

Một khi con rắn biến mất, giá trị của Demarker quay đầu giảm xuống 1 mạch về vùng
quá bán 0.1 tức là nỗ lực giảm sau xu hướng tăng cực mạnh => nỗ lực lớn.

Nhưng nhìn vào giá xem, giá chỉ có thể gọi là điều chỉnh, giảm không nhiều so với xu
hướng tăng trước đó => không có kết quả

Như vậy, nỗ lực đạp giá, nhưng kết quả giá lại không giảm sâu cho thấy nội lực xu
hướng vẫn còn rất mạnh. Và kết quả tất yếu là giá sẽ còn tăng trong tương lai.

Tôi vừa trình bày xong một chiến lược về công cụ Demarker. Vẫn còn 2 chiến lược
nữa. Nếu anh em có quan tâm thì tôi sẽ chia sẻ tiếp. Lucky trading!

77. Xu hướng là bạn nhưng tại sao giao dịch theo xu


hướng lại vẫn lỗ?
Xu hướng là bạn, điều này từ lâu đã trở thành chân lý không có gì phải bàn cãi nữa,
nhưng điều đáng nói ở đây là khi nào Xu hướng không còn là bạn nữa, có phải Xu
hướng LUÔN là bạn và có phải kể cả khi là bạn thì người bạn này có thực sự giúp đỡ
chúng ta. Đó là những vấn đề mà trader cần phải lưu tâm. Vì trên thực
tế, trader thường có tâm lý ỷ lại và Xu hướng, đặc biệt là thấy Xu hướng đã rõ ràng. Kết
quả của việc ỷ lại và tự tin vào Xu hướng là sự thua lỗ bởi chính Xu hướng mà mình tin
tưởng.

Có lẽ bài viết này sẽ vấp phải nhiều sự nghi ngờ và chỉ trích của một số trader, đặc biệt
là các trader thần tượng Xu hướng quá mức. Tôi là một trader đi theo Xu hướng,
nhưng không phải lúc nào cũng vậy, cũng có những lúc Xu hướng không phải là bạn.
Đó là thức mà chúng ta cần phải bàn luận ngày hôm nay. Anh em trader có kinh
nghiệm xin mời vào thảo luận thêm để chúng ta cùng nhau học hỏi nhé.

Trước tiên, tôi xin chia sẻ góc nhìn của mình về Xu hướng và sự bền vững của tình bạn
giữa Xu hướng và trader. Nếu anh em không đồng ý điểm nào thì phản biện điểm đó
nhé. Không có ai đúng, cũng chẳng có ai sai. Chỉ có quan điểm nào phù hợp
với trader nào mà thôi.

TẠI SAO GIAO DỊCH THEO XU HƯỚNG VẪN LỖ, KHÔNG


LẼ GIAO DỊCH NGƯỢC XU HƯỚNG MỚI LỜI?
Hai vấn đề này hoàn toàn khác nhau, theo xu hướng mà lỗ là vì trader chưa biết cách
tận dụng xu hướng. Còn làm ngược lại thì lại càng sai trái. Vậy tại sao giao dịch theo xu
hướng lại lỗ. Sau đây là những nguyên nhân theo kinh nghiệm của tôi và rút kinh
nghiệm từ những trader khác:

1. Vì chưa hiểu xu hướng tăng nghĩa là gì. Thấy giá tăng là BUY, giá giảm là SELL
và cho rằng việc tăng giá / giảm giá là có xu hướng. xu hướng tăng và giá tăng là hoàn
toàn khác nhau. Vì trong xu hướng tăng, giá cũng có thể giảm. Nếu bạn thấy giá tăng
trong xu hướng tăng thì đó là một tín hiệu tốt, nhưng nó chỉ tốt khi bạn đã vào lệnh rồi.
Còn nếu khi thấy giá tăng mà bạn mới vào lệnh thì đôi khi bạn đã trễ 1 bước và lệnh
của bạn rủi ro hơn những trader đã BUY trước đó. Kết quả, BUY trong xu hướng tăng
vẫn không ngon ăn.

Thị trường có vô số biến động khó lường. Hiện tại là tăng, nhưng cây tiếp theo giảm là
việc hết sức bình thường. Do đó, không thể cho rằng giá tăng chính là xu hướng tăng.

2. Trader bị FOMO. FOMO là viết tắt của từ Fear Of Missing Out dân gian gọi là nỗi sợ
mất hàng. FOMO chính là tâm lý của trader khi thấy giá tăng quá cao thì phấn khích
mua theo vì nghĩ rằng giá sẽ còn tăng nữa. Nhưng thường thì thực tế lại hoàn toàn đi
ngược với mong muốn của trader. Khi giá tăng quá cao, đặc biệt trong xu hướng tăng
thì đó là dấu hiệu thị trường sắp tạo đỉnh và đảo chiều xu hướng. Những lúc như vậy là
cơ hội cho các trader đang Long chốt lời và cơ hội cho các Short trader bắt đầu nghĩ
đến việc nhập cuộc.

Như vậy, BUY trong xu hướng tăng vẫn không ngon ăn.

3. Không xác định được đúng xu hướng. Thực sự, việc xác định xu hướnglà rất
quan trọng. Bởi lẽ, nếu còn mù mờ về xu hướng tức là bạn còn chưa biết nên BUY hay
SELL. Thị trường có lúc rất dễ nhận ra xu hướng, nhưng có lúc lại cực kỳ phức tạp làm
cho trader xác định sai.
Như trong ví dụ trên, chúng ta sẽ xác định đây là xu hướng giảm hay xu hướngtăng và
sẽ BUY hay SELL? BUY thì cũng không được vì nhiều khi đây là chỉ là con sóng hồi
trong kênh tăng. SELL cũng hơi rủi ro vì giá tăng hơi, chẳng giống sóng hồi gì cả.

Do đó, BUY trong xu hướng tăng vẫn không ngon ăn.

4. Chưa xác định được phong cách trade và khung thời gian phù hợp. Xu
hướng tăng hay giảm còn phải phụ thuộc vào khung thời gian và phong cách trade của
anh em.

Tôi xin lấy lại ví dụ bên trên:


Nếu anh em đánh ngắn theo phong cách day trading thì rõ ràng trong mắt anh em, đây
là xu hướng BUY.

Nhưng nếu anh em giữ lâu hơn 1 chút, sử dụng khung thời gian cao hơn 1 chút thì rõ
ràng đây là xu hướng giảm.

Việc chúng ta vẫn còn nhặp nhằng giữa các khung thời gian, lúc thì day trading lúc thì
swing trading làm cho việc xác định xu hướn trở nên rối loạn và không còn chính xác
nữa, từ đó, ra quyết định sai BUY trong xu hướng giảm và SELL trong xu hướng tăng.

Do đó, BUY trong xu hướng tăng vẫn không ngon ăn.

5. Kỹ năng và kinh nghiệm chưa sâu, chọn điểm vào lệnh chưa đúng, đặt
stoploss chưa phù hợp.

Nếu cả 4 nguyên nhân trên anh em đều không vấp phải những giao dịch theo xu
hướng vẫn thất bại thì có thể anh em đang vướn vào nguyên nhân thứ 5: chọn entry và
stoploss chưa phù hợp.

Chắc chắn anh em đều đồng ý với tôi rằng: không phải trong xu hướng tăng, cứ đặt đại
(đặt bừa) 1 lệnh BUY thì kiểu gì cũng có lời. Không lời nhiều thì cũng lời ít đúng không?

Nhưng thói đời lại trớ trêu, đặt BUY xong giá lại chỉnh, tài khoản lại drawdown làm nản
lòng người trader. Chưa kể vị trí stoploss chúng ta đặt, đặt ở đâu cho phù hợp bởi vì
nếu giá chỉnh quá sâu, stoploss đặt quá hẹp lệnh BUY của chúng ta vẫn hit stoploss
như thường.

Còn nếu đặt stoploss rộng thì nhỡ khi giá đảo chiều hoàn toàn, coi như trả lại hết toàn
bộ thành quả cho thị trường, có khi còn cháy tài khoản.
Do đó, BUY trong xu hướng tăng vẫn không ngon ăn.

Hình giải trí thôi, không liên quan đến bài viết
VẬY LÀM SAO ĐỂ NGON ĂN?
Muốn ngon ăn thì phải siêng năng. Tức là chúng ta chấp nhận vất vả 1 chút:

+ Chịu khó trau dồi kiến thức về xu hướng và các chiến lược theo xu hướng

+ Kiên nhẫn và tập trung đánh theo xu hướng đó

+ Hạn chế FOMO, đừng nghe hô hào, ai cho kèo cũng phải phân tích lại.

+ Xác định đúng phong cách và khung thời gian phù hợp. Bạn swing trading thì chỉ coi
H4 (chẳng hạn như vậy) những khung khác chỉ để tham khảo thêm. Đừng bị dao động.

+ Tâm niệm rằng, xu hướng là bạn nhưng không phải là tất cả, đừng quá bảo thủ và
thần tượng xu hướng nó cũng có thể thay đổi thái độ thành thù khi bạn mất sự tập
trung và kiên nhẫn. Xét cho cùng, nó cũng chỉ là một trong những công cụ để hỗ
trợ trader quyết định BUY/SELL.

Tôi vừa chia sẻ xong quan điểm của tôi về người bạn mang tên xu hướng.

Đối với tôi, xu hướng vẫn là bạn, là một người bạn cực kỳ tốt, cho tôi rất nhiều quà,
giúp tôi tồn tại tốt trên thị trường. Nhưng đã là bạn thì phải hiểu nhau, biết tính cách của
nhau và không nên ỷ lại vào nhau. Nếu tin bạn quá mức thì việc bị đâm sau lưng là
chuyện sớm muộn, anh em chắc cũng hiểu.

Có thể anh em sẽ không đồng ý với quan điểm trong bài viết này của tôi, mời anh em
chia sẻ và phản biện nhé. Lucky Trading!

78. Chiến lược San Zen từ 5 phương pháp Sakata - Mật mã


từ những cây nến Nhật
Để đáp lại sự quan tâm của anh em, hôm nay tôi sẽ dịch lại 1 trong những phương
pháp có trong quyển The Secret Code of Japanese Candlesticks của tác giả Felipe
Tudela xuất bản năm 2008.

Hai trong số 5 phương pháp Sakata có tên tiếng Nhật là San Zan ( tên thường gọi là 3
đỉnh) và San Zen (tên thường gọi là 3 đáy). Nhưng ngoài mô hình 3 đỉnh 3 đáy đó ra,
chiến lược này còn phải sử dụng hai mô hình nữa cũng rất cần thiết đó là: 3 con quạ
đen và 3 chàng lính trắng. Hai mô hình này chắc anh em đưa nó vào quên lãng rồi
đúng không. Từ từ tôi sẽ nói cụ thể sau.

Nói phương pháp mà tôi sắp chia sẻ cho anh em, tôi chỉ dịch lại 1 một tài liệu khác,
không phải từ quyển sách. Tôi không sử dụng phương pháp này, cũng như chưa
nghiên cứu quá sâu, do đó, nếu anh em muốn hiểu sâu về phương pháp Sakata thì nên
ngâm cứu quyển sách từ ngày này qua tháng nọ để tiến đến trạng thái "giác ngộ" hay
"Ơ rê ka" chứ không thể đọc 1 bài viết này của tôi mà master được phương pháp
Sakata.

Bài viết của tôi có hai mục đích chủ yếu: một là tạo cảm hứng cho anh em về một triết
lý, một phương pháp của nến Nhật chỉ dành cho những trader thực sự nghiêm túc và
đam mê, muốn gắn bó lâu dài, hai là đưa anh em đến gần hơn với Sakata, từ đó anh
em có thể tiếp cận nó dễ dàng, từ đó đọc sách cũng bớt mông lung và mơ hồ.

Do đó, bài viết này không thể trình bày được hết sự tinh túy và trí tuệ của phương pháp
Sakata và nến Nhật - thứ tôi rất thần tượng và vẫn còn say mê nghiên cứu như nghiên
cứu ngôn ngữ tiếng Việt.

Quay lại với các mô hình giá và mô hình nến. 3 đỉnh, 3 đáy chắc anh em quá quen
thuộc rồi, nhưng trong phương pháp Sakata thì concept nó khác nhé, không phải cứ
thấy 3 đáy / đỉnh là múc, xúc,...

Còn 3 con quạ đen với 3 chàng lính trắng thì sao, chắc lâu rồi mới nghe lại. Ngày xưa
học vỡ lòng thì nghe nhiều chứ thấy các bác phân tích ít ai quan tâm đến công hay quạ
gì lắm. Vậy mà trong phương pháp này, chúng ta sẽ chú ý đến 3 con quạ và 3 chàng
lính đấy.

CHIẾN LƯỢC SAN ZEN VÀ QUY TẮC VÀO LỆNH


Tôi xin phép bỏ qua phần lý thuyết và triết lý (mặc dù nó rất quan trọng) nên anh em
đọc thêm trong sách nhé. Tôi sẽ vào cách sử dụng và các quy tắc BUY/SELL luôn.

Quy tắc BUY

1. Chờ cho mô hình 3 đáy xuất hiện

2. Chờ cho xuất hiện mô hình nến 3 chàng lính trắng thì vào lệnh BUY.

Quy tắc SELL

1. Chờ cho mô hình 3 đỉnh xuất hiện

2. Chờ cho xuất hiện mô hình nến 3 con quạ đen thì vào lệnh SELL.

Dễ vậy thôi à???

Xin nhắc lại, nếu phương pháp San Zen là một loại võ công, thì tôi đang chia sẻ chiêu
thức cho anh em, còn tâm pháp thì anh em phải đọc sách thêm nếu muốn luyện được
đến cảnh giới cao. Tại sao lại như vậy thì sách có chia sẻ hết rồi. Chúng ta sẽ cùng đến
các ví dụ.
VÍ DỤ VỀ CHIẾN LƯỢC SAN ZEN

Ở đồ thị trên, rõ ràng đã xuất hiện thế San Zen bao gồm mô hình 3 đáy trước đó, và mô
hình nến 3 chàng lính trắng breakout đường hỗ trợ.

Chúng ta lưu ý:

1. Các đáy được tạo ra bởi các pinbar, đặc biệt là đáy thứ 3 được tạo ra bởi hai
cây pinbar (gần như là mô hình đáy nhíp). Hai cây pinbar này test mức hỗ trợ và tạo ra
tín hiệu false breakout làm tăng thêm xác suất cho mô hình 3 đáy. Tuy nhiên, chúng ta
vẫn chưa thể vào lệnh tại thời điển này.

2. Mô hình 3 chàng lính trắng xuất hiện tăng ngưỡng kháng cự thể hiện momentum
đang khá tốt. Tín hiệu này một lần nữa xác nhận tín hiệu tăng từ mô hình 3 đáy và
false breakout tại đáy thứ 3.

Mô hình 3 chàng lính trắng thực ra rất có giá trị, nhưng nó phải được sử dụng đúng lúc
và đúng chỗ (điều này thì các thầy dạy mô hình nến lại không nói cho chúng ta).

Chúng ta thêm một ví dụ nữa nhé, nhưng lần này là ví dụ fail do không tuân thủ đúng
điều kiện.
Rõ ràng, trong đồ thị này, chúng ta vẫn có mô hình 3 đỉnh, vẫn có 3 con quạ đen, giá
cũng có giảm, nhưng giảm không nhiều, tại làm sao?

Nếu chú ý hơn, ta sẽ thấy rằng:

1. Mô hình đã đủ 3 đỉnh, nhưng một mô hình giá có ý nghĩa thì phải có thời gian hình
thành đủ dài (giống mô hình 3 đáy ở ví dụ trên). Còn trong ví dụ này, 3 đỉnh hình thành
chỉ chưa được 10 ngày, quá ngắn. Kết quả là mô hình đó không có ý nghĩa và sức
mạnh.

2. 3 con quạ đen phát huy sức mạnh tốt nhất khi nó phải breakout qua đường neckline
của mô hình để chứng minh được sức mạnh momentum. Còn trong ví dụ này, nó xuất
hiện khá chuẩn nhưng vẫn chưa đụng chạm gì đường neckline.

Như vậy, mô hình đã yếu, con quạ đen báo hiệu momentum còn yếu hơn. Kết quả cuối
cùng: lực giảm biến mất khi giá chạm hỗ trợ.

Tôi vừa trình bày xong một trong 5 phương pháp Sakata. Vẫn còn nhiều phương pháp
hấp dẫn khác trong sách với hơn 30 ví dụ. Anh em từ từ nghiên cứu thêm nhé. Có thời
gian tôi sẽ chia sẻ tiếp với anh em.

79. Chiến lược nến Heiken Ashi - nghệ thuật trading của
người Nhật
Cho dù các bạn có tin hay không thì hầu hết các trader thành công đều có tư duy của
các Samurai, tư duy của những chiến binh. Và chiến lược nền Heiken Ashi được thừa
hưởng tinh hoa từ văn hóa Samurai.

Nến Heiken Ashi thì chắc anh em cũng không lạ gì nữa. Ít nhiều gì cũng đã từng nghe
nói nó chỉ là chiến lược cụ thể và hiệu quả như thế nào thì vẫn còn khá ít tài liệu chia
sẻ. Do đó, hôm nay tôi sẽ chia sẻ với anh em một phương pháp giao dịchvới nến
Heiken Ashi dành cho các trader có dự định theo món này.

NẾN HEIKEN ASHI LÀ GÌ, SỬ DỤNG NHƯ THẾ NÀO?


Dẫu biết nó quen thuộc với anh em nhưng cũng có một số trader mới còn lạ lẫm với em
nó. Do đó, tôi sẽ lược qua một chút về nến Heiken Ashi nhé.

Nến Heiken Ashi là một loại nến của người Nhật phát triển, tương tự như nến Nhật mà
chúng ta vẫn sử dụng như nó trông có vẻ mượt hơn.
Có hai quy tắc về Heiken Ashi mà chúng ta cần nhớ:

1. Cây nến tăng mà không có đuôi hoặc đuôi rất nhỏ thể hiện rằng xu hướng tăng đang
rất tốt và đó là cơ hội BUY tốt cho nhà đầu tư.

2. Cây nến thân nhỏ và có đuôi lớn là cây nến báo hiệu sự đảo chiều.

Nếu trade theo Heiken Ashi thì hai quy tắc này luôn luôn phải nhớ.

Tôi chỉ có thể lược qua phần cơ bản của nến Heiken Ashi như vậy thôi, anh em cần
học thêm phần cơ bản thì tìm các bài viết trên traderviet nhé. Chủ yếu của bài viết hôm
nay là chia sẻ chiến lược.

CHIẾN LƯỢC NẾN HEIKEN ASHI HIỆU QUẢ NHƯ THẾ


NÀO?
Cũng như bao chiến lược khác, chiến lượ Heiken Ashi sẽ phát huy mạnh mẽ nhất khi
được áp vào một chiến lược quản lý vốn nhất quán. Tôi sẽ trình bày từng bước chiến
lược với ví dụ cụ thể. Ví dụ lần này là cho chiến lược BUY nhé.

Bước 1: Xác định xu hướng giảm (downtrend) mạnh

Chiến lược này thực chất là chiến lược giao dịch đảo chiều. Do đó, bước đầu tiên, ta
phải xác định xu hướng giảm trước đó. xu hướng giảm đó phải rõ ràng và mạnh.
Bước 2: Chờ đợi nến Heiken Ashi đổi từ màu đỏ qua màu xanh và giá chạm vào
một hỗ trợ cứng

Khi giá chạm vào một hỗ trợ cứng tức là giá sẽ có xu hướng chững lại, cho dù
có breakout qua thì cũng phải test vài lần. Do đó, khi chạm hỗ trợ, chúng ta có rất nhiều
thời gian để kiểm nghiệm xem giá sẽ đảo chiều hay breakout.

Đồng thời, chờ đợi nến Heiken Ashi chuyển từ một chuỗi nến màu đỏ chuyển sang màu
xanh để thể hiện rằng: tâm lý thị trường lú này nghiên về Bull nhiều hơn là Bear. Nếu
có hành động giá như vậy, chúng ta hoàn toàn có thể kỳ vọng giá sẽ đảo chiều.

Bước 3: Cây nến bull (màu xanh) đầu tiên phải là một cây có đuôi dưới dài
Như tôi đã chia sẻ ở phần trước 1 trong 2 quy tắc sử dụng nến Heiken Ashi là xem đuôi
của nến. Nếu cây bull đầu tiên (chuyển từ màu đỏ qua màu xanh) có đuôi bên dưới dài
(càng dài thì càng tốt) sẽ cho thấy rằng có 1 lực bắt đáy tốt tại vùng hỗ trợ cứng.

Nếu thỏa điều kiện này, chúng ta có thể xem xét vào lệnh.

Bước 4: Vào lệnh BUY khi cây nến BULL thứ hai mở cửa

Nếu 3 bước trên đều thỏa mãn thì ở cây Bull tiếp theo, chúng ta có thể đặt một lệnh
BUY.

Bước 5: Đặt stoploss ngay dưới cây bull đầu tiên và takerpofit khi xuất hiện một
cây Bear đầu tiên.
Không như những chiến lược bình thường, nến Heiken Ashi có thể giúp trader bắt đáy
hoặc bắt đỉnh khá tốt. Ưu điểm lớn nhất của chiến lược nến Heiken Ashi là nâng cao
được tỷ lệ Risk : Reward, và giữ cho stoploss của trader luôn chặt chẽ một cách hợp lý.

Nếu anh em sử dụng nến Nhật truyền thống cảm thấy quá nhiễu, quá nhiều tín hiệu sai,
thì đồ thị nến Heiken Ashi là một sự lựa chọn phù hợp cho anh em nơi mọi thứ trở nên
mượt mà, dễ nhìn và tạo tâm lý thoải mái hơn.

Tôi vừa trình bày xong một chiến lược nữa, và lần này là nến Heiken Ashi. Anh em fan
Heiken Ashi vào đây thảo luận cho vui và học hỏi lẫn nhau nhé. Nếu anh em còn thích
Heiken Ashi nữa thì tôi sẽ viết tiếp. Lucky Trading!

80. Chiến lược giao dịch trong thị trường Sideways với
Keltner Channel và RSI
Khi thị trường bước vào giai đoạn vô hướng (sideways) thường có rất ít chiến lược
chứng tỏ được sự hiệu quả của mình. Tuy nhiên với Keltner Channel thì điều đó hoàn
toàn có thể, bởi lẽ hai biên của công cụ này được tạo ra là để phục vụ cho điều đó.

Ở bài trước tôi đã giới thiệu với anh em về chiến lược giao dịch theo xu hướng với
công cụ Ketner Channel. Ai chưa xem link bài trước thì vào đây xem nhé:

>> Chiến lược giao dịch theo xu hướng với công cụ trong họ hàng Bollinger
Bands - Keltner Channel

Ở bài lần trước, chúng ta sử dụng công cụ ADX để hỗ trợ cho việc quyết định dựa trên
Keltner Channel, thì hôm nay tôi sẽ điều chỉnh 1 chút để phù hợp với thị trường không
có hướng rõ ràng. Vì khi thị trường sideways, công cụ này sẽ hiệu quả hơn ADX, đó
là RSI.

RSI là một trong những công cụ dùng để "đối phó" với thị trường sideways cực tốt. Vậy
sử dụng RSI như thế nào, kết hợp nó chung với Keltner Channel như thế nào mới hiệu
quả. Tôi sẽ trình bày ngay sau đây.

CHIẾN LƯỢC CHO THỊ TRƯỜNG SIDEWAYS VỚI KETNER


CHANNEL VÀ RSI
Thường thì trong thị trường sideways, giá sẽ ôm biên giữa chứ ít khi nào chạm vào hai
biên của Keltner Channel. Do đó không cần giá thực sự chạm, chỉ cần tiến gần là
chúng ta có thể xem xét vào lệnh nhưng chỉ sử dụng Keltner để quyết định thôi thì chưa
đủ. Khi giá gần chạm vào Keltner, chúng ta cần phải thêm bộ lọc RSI để hỗ trợ quyết
định.

Trong thị trường Forex nói riêng, các cặp tiền có 70% thời gian hoạt động nằm trong
trạng thái sideways, do đó, nếu tồn tại được trong sideways thì cũng có nghĩa là chúng
ta tồn tại được với thị trường.

Thông số để sử dụng cho RSI lần này là 2 kỳ nhé anh em. Chúng ta sử dụng hai mức
90 và 10 để đo lường sự quá mua - quá bán của RSI.

Sau đây là một số quy tắc vào lệnh đối với chiến lược Keltner Channel và RSI:

+ Kênh giá của Keltner Channel phẳng hay nói cách khác là nằm ngang, không dốc
lên cũng chẳng dốc xuống. Đó là tín hiệu thị trường đã đi vào giai đoạn sideways.

+ Để có thể xem xét điểm vào lệnh, giá cần phải đi về phía hai biên, không được
dính vào biên giữa. Ví dụ, nếu giá nằm ở dưới biên giữa và có xu hướng chạy về biên
dưới chúng ta sẽ kỳ vọng BUY. Ngược lại, nếu giá nằm ở gần biên trên, chúng ta sẽ kỳ
vọng SELL.

+ Khi giá tiệm cận hai biên, chúng ta sẽ xem xét bộ lọc RSI để quyết định.
Nếu RSI nằm dưới 10 và giá tiệm cận biên dưới Keltner Channel thì chúng ta đặt lệnh
BUY. Tương tự, nếu RSI năm trên 90 và giá tiệm cận biên trên Keltner Channel thì
chúng ta đặt lệnh SELL.

+ Stoloss sẽ được đặt ở hai biên.

+ Chúng ta canh chốt khi RSI chạm vùng quá mua - quá bán đối diện (mức 10 hoặc
90).

Sau đây sẽ là ví dụ cho anh em:

Ví dụ này biểu diễn cả hai trường hợp BUY và SELL.

Lệnh đầu tiên là lệnh SELL, cây nến xanh đã gần với biên trên của Keltner Channel
đồng thời RSI đã vượt lên mức 90. Đây là tín hiệu Sell đáng tin cậy. Stoploss sẽ được
ở biên trên vài pips.

Tương tự như vậy, khi giá gần với biên dưới cũng là lúc RSI chạm mức 10. Đây là thời
điểm để chúng ta làm hai việc: một là chốt lời lệnh SELL lúc này, hai là đặt 1 lệnh BUY
mới.
Nếu chúng ta cứ trade theo kiểu này cho đến hết giai đoạn sideways, chúng ta chắc
chắn sẽ bị dính stoploss 1 lần ở lệnh cuối cùng. Vì lúc đó, giá sẽ breakout và tạo xu
hướng rõ ràng, không còn sideways nữa. Dĩ nhiên, stoploss của chúng ta khá chặt, do
đó chỉ phải thua 1 lệnh và stoploss khá nhỏ. Từ đó cho thấy, với chiến lược này nếu
tuân thủ tốt quy tắc có thể cho winrate tương đối tốt.

Chúng ta đã sử dụng Keltner channel với hai chiến lược dành cho breakout và thị
trường vô hướng (sideways). Với công cụ này, chúng ta còn 1 chiến lược cuối cùng đó
là pullback theo xu hướng. Phần này tôi sẽ tiếp tục trình bày nếu anh em vẫn còn quan
tâm, không thì chúng ta sẽ chuyển qua chủ đề khác hay ho hơn. Mời anh em thảo luận
bằng cách comment bên dưới nhé! Lucky Trading!

81. Thủ thuật nhận diện và giao dịch Bear Trap - Bull Trap
bằng price action
Như đã nói từ bài hôm qua, hôm nay tôi sẽ tiếp tục chia sẻ về cách nhận diện bull trap,
bear trap bằng các phương pháp khác nhau. Anh em có thể kết hợp tất cả các phương
pháp mà tôi chia sẻ hoặc chỉ cần 1 biết một trong số chúng là ổn.

Xin nhắc lại bài trước một chút, chúng ta đã được biết về cách sử dụng Fibonacci và
Volume để phát hiện ra bull trap - bear trap. Ai chưa xem bài hôm trước thì có thể theo
link này:

>> Bear Trap và các chiến lược với Bear Trap

Hôm nay, tôi sẽ chia sẻ tiếp hai phương pháp còn lại để anh em có tất cả là 4 phương
pháp để giao dịch với bull trap - bear trap. Bull trap thì đã nói nhiều rồi, nên tôi sẽ lấy ví
dụ cho bear trap thôi nhé.

Phương pháp mà tôi sử dụng để "bắt" bear trap hôm nay là phân kỳ và price action.

PHÂN KỲ - CÔNG CỤ KHÔNG CHỈ DÀNH CHO ĐẢO CHIỀU


Thông thường, mỗi khi nhắc đến phân kỳ là người ta nhắc đến đảo chiều xu hướng.
Thật ra không hẳn là như vậy. phân kỳ còn được biết với nhiều công dụng khác nữa
như đo lường sức mạnh xu hướng và phát hiện bear trap - bull trap cực kỳ hiệu quả
như trong bài viết này.

Để nhìn ra phân kỳ chúng ta có thể sử dụng MACD, RSI hoặc Stochastic hoặc bất cứ
công cụ momentum nào cũng được. Ở đây tôi sẽ sử dụng cả hai công cụ quen thuộc
với mọi người: MACD và RSI.

Ý tưởng như sau: nếu giá đang đi trong kênh hoặc chưa qua được hỗ trợ, đột nhiên giá
giảm xuống break down qua hỗ trợ hoặc kênh giá. Chúng ta cần biết nó là bear trap
(break out giả) hay là đảo chiều giảm thật. Lúc này sẽ nhìn phân kỳở đáy để quyết định.
Như hình ở dưới đây, giá đang chạy trong kênh tăng nhẹ (sideways tăng) thì đột nhiên
có hai cây giảm breakout xuống kênh bên dưới.

Theo lý thuyết thông thường, nếu break kênh giả như vậy có nghĩa là xu hướnggiảm
được hình thành và chúng ta sẽ SELL.

Nhưng chờ xem RSI và MACD nói gì nhé. Cả hai công cụ đều tạo cái đáy cao hơn đáy
trước đó. Tức là lực giảm bề ngoài thì có vẻ mạnh đấy, nhưng trong nội tại lại không có
chút lực nào. Điều này chứng tỏ, hành động giảm đó là giả, đó là bear trap.

Biết được điều này, chúng ta tuyệt đối không SELL. Buy thì chưa có điểm vào, nhưng
Sell là chắc chắn lỗ rồi đó.

Và đây là kết quả:

Phương pháp này khá đơn giản đúng không nào. Anh em hãy sử dụng cách này để
tích hợp vào phương pháp của mình nhé. Đừng sử dụng một mình, nó không phải là
chiến lược, nó chỉ là phương pháp nhận diện bear trap mà thôi.
PRICE ACTION - CÔNG CỤ QUEN THUỘC
Nhắc đền Price Action thì chắc chắn là quá quen thuộc với anh em rồi.

Ý tưởng nhận diện bear trap với Price Action như sau: khi giá breakout qua kênh
giá hoặc hỗ trợ, hãy để ý hành động giá đang hình thành, thế nến nào. Đó chính là
manh mối cho chúng ta.

Tôi ví dụ nhé:

Giá đang di chuyển trong mô hình, thì đột nhiên giảm mạnh xuyên qua hỗ trợ bên dưới.
Nếu vội vàng, chúng ta có thể sẽ short. Nhưng nếu đã Short chúng ta vẫn còn kịp để
cover bởi vì có 1 thanh pin bar khá rõ ràng. Đuôi dài như vậy thì khó lòng mà giảm
thêm nữa.
Nếu anh em còn mơ hồ, tôi sẽ thêm 1 ví dụ nữa nhé:

Ví dụ này thì rõ ràng hơn. Giá breakout qua hỗ trợ có vẻ không có dấu hiệu gì đặc biệt
mãi cho đến khi xuất hiện một cây hammer. Đây là tín hiệu price actioncho thấy có 1
lực bắt đáy mạnh, giá có thể sẽ ngưng giảm. Và đó là bear trap.

KẾT HỢP 4 CÔNG CỤ NHẬN DIỆN BEAR TRAP ĐỂ TRADE


THÀNH CÔNG
4 phương pháp mà tôi vừa trình bày tuy khác nhau nhưng không loại trừ nhau mà hoàn
toàn có thể kết hợp được với nhau.

Tôi ví dụ nhé: khi giá breakout một hỗ trợ / kháng cự và anh em nghi ngờ nó có thật là
đảo chiều hay chỉ là trap, lúc đó sẽ xem xét:

1. Thế nến hình thành tại vùng breakout, pinbar, engulfing, harami,...

2. Xem volume tại vùng breakout. Nhỏ hay lớn.

3. Xem phân kỳ: MACD, RSI có phân kỳ không

4. Fibonacci: giá có chạm vào các mức quan trọng của Fibonacci không.

Dĩ nhiên là còn rất nhiều các công cụ khác, nhưng 4 công cụ này là đủ để anh em sử
dụng rồi. Bài chia sẻ về Bear Trap của tôi đến đây là hết. Anh em có quan tâm xin mời
thảo luận bên dưới. Lucky Trading!

82. Bear Trap và các chiến lược với Bear Trap


Bear Trap là một thuật ngữ khá phổ biến trong giới trader, nó tương tự nư bull trap
nhưng ở chiều ngược lại. Bear Trap là một cái bẫy dành cho những trader đang muốn
short nhưng lại là một cơ hội lớn với những trader kỳ vọng Long. Vậy bạn muốn ở phe
nào khi có Bear Trap? Câu hỏi này không quan trọng bằng câu hỏi làm sao biết đó là
bear trap. Bài viết hôm nay sẽ nói về điều đó.

Thực sự thì bull trap đã có nhiều bài viết rồi. Anh em có thể tìm thêm các bài viết về bull
trap trên traderviet. Hôm nay tôi sẽ nói về bear trap cùng nhưng chiến lược phát hiện và
giao dịch với bear trap.

Trên thực tế, có vô vàn công cụ có thể phát hiện ra bear trap. Thậm chí nhìn bằng mắt
thường cũng có thể đoán được xác suất tạo nên bear trap (tất nhiên là traderphải có
trải nghiệm). Sau đây, tôi sẽ sử dụng một số công cụ để phát hiện và giao dịch với bear
trap. Anh em thấy hợp với công cụ nào thì pick up công cụ đó về sử dụng nhé. Thậm
chí anh em có thể sử dụng nhiều công cụ (càng tốt) nhưng với điều kiện là phải sử
dụng hài hòa, đừng để bị xung đột lẫn nhau dẫn đến rối loạn nhé.

VOLUME - CÔNG CỤ MUÔN THUỞ DÀNH CHO BEAR TRAP


Nói đến trap là phải nói đến volume, volume sinh ra là để phát hiện trap.

Thường thì giá tạo trap, volume sẽ rất thấp. Thấp là bởi vì chỉ có nhỏ lẻ chơi với nhau,
hoàn toàn không có hình bóng của dòng tiền lớn. Do đó, muốn biết trap hay không thì
thì xem volume nó thấp hay không. Trong chứng khoán hay Forex đều như vậy cả.

Nhìn hình này, anh em nghĩ nó đảo chiều thật hay chỉ pullback? Kết quả bên dưới.
Diễn biến tiếp theo, giá lại giảm, breakdown qua trendline, lại là một bear trap hay đảo
chiều. Nhìn như mô hình hai đỉnh nhỉ, chắc không phải bear trap đâu, đảo chiều thật
đấy. Bên dưới là kết quả.

Như vậy, không phải là đảo chiều mà chỉ là bear trap, giá break qua mô hình tam
giác tưởng đảo chiều đi xuống nhưng cuối cùng lại bật lên tăng mạnh.

Trend tăng vẫn tiếp tục với volume được hỗ trợ rất cao. Điều này đã xác nhận trend vẫn
sẽ bền vững.

Chúng ta rút ra được điều gì từ hai ví dụ này? Sau đây là hai bài học từ volume và bear
trap:

1. Giá pullback trong xu hướng đang tiếp diễn thì bình thường không có gì đáng nói.
Nhưng nếu xu hướng bị bẻ gãy như ví dụ 1 chỉ đảo chiều khi con sóng bẻ gãy đó phải
có volume cao, cao hơn con sóng chính, nếu không, nó vẫn được xếp vào pullback
hoặc trap.
2. Mô hình tam giác như ví dụ hai, nếu đúng là đảo chiều thực sự thì khi
giá breakout qua 1 cạnh của tam giác đi xuống, volume phải đủ lớn để breakoutqua hỗ
trợ và để còn sức giảm tiếp. Nếu không, nó vẫn được xếp vào pullback hoặc trap.

3. xu hướng sau khi có trap tăng mạnh volume xác nhận lại một lần nữa
những trader đang short đã bị dính bẫy và đang cover hàng (đặt lệnh Long đối ứng).
Nhờ đó mà trend tăng mạnh.

FIBONACCI - DỄ SỬ DỤNG , ĐO LƯỜNG ĐƯỢC CẢ SỨC


MẠNH XU HƯỚNG
Công cụ Fibonacci là một trong những công cụ phù hợp nhất kết hợp cùng volume để
phát hiện ra bear trap.

Ý tưởng là bear trap dù có bẻ gãy trendline hoặc hỗ trợ thì nó cũng sẽ dừng lại ở một
trong các mức quan trọng của Fibonacci.

Tôi sẽ lấy bear trap ở phần trên ra để minh họa. Trong lần bear trap thứ nhất, giá dù có
bẻ gãy đường trendline hiện tại nhưng vẫn hồi về mức 23.6% và bật lên. Ta có thể kết
luận đây chỉ là bear trap và xu hướng tăng vẫn còn rất mạnh, không dễ dàng mà đảo
chiều giảm được.

Tình hình vẫn lợi cho các Long trader và bất lợi cho các Short trader.

Lần bear trap thứ hai lại càng rõ ràng hơn, giá không giảm nổi về 23.6%. Như vậy càng
chứng minh lực cung đã cạn, không có lý do gì để giảm nữa.

Theo kinh nghiệm, trong một xu hướng, nếu giá không hồi về tới 38.2% thì xu
hướng đó được coi là rất mạnh, xác suất đảo chiều rất thấp.

Tôi vừa trình bày xong 2 công cụ để phát hiện và giao dịch với bear trap. 1 số công cụ
khác như price action,... sẽ được chia sẻ ở phần sau nhé. Anh em có quan tâm thì
comment bên dưới để ủng hộ The Blade. Lucky Trading!

83. Chiến lược Free Candle - cây nến tự do cho trader mới
Trong thế giới phân tích kỹ thuật, ngoài những chiến lược phức tạp mang nhiều tính
chất triết lý và lý luận thì cũng có những chiến lược rất đơn giản và dễ sử dụng. Chiến
lược free candle là một trong những chiến lược như vậy khi chỉ cần 1 cây nến là có thể
phân tích được điểm vào lệnh.

Lâu rồi chưa chia sẻ cho anh em chiến lược nào về price action đặc biệt là các mô hình
nến. Hôm nay tôi nghĩ mình phải quay lại với price action 1 chút thôi, vì dù gì nến và giá
vẫn là cội nguồn của mọi vấn đề mà.

Chiến lược mà tôi sắp chia sẻ cho mọi người hoạt động tốt cho khung M15, dĩ nhiên,
khung càng cao thì càng có lợi, anh em cứ yên tâm mà test thử nhé. Chiến lược này
đặc biệt tốt cho các trader mới và các trader không có điều kiện thời gian nghiên cứu,
học hỏi kiến thức chuyên sâu. Bởi lẽ, nó khá đơn giản, chỉ cần 1 chút kiến thức về nến
là ổn, đặc biệt có thể áp dụng ngay.

Nhưng không có nghĩa là nó vô dụng đâu nhé. Anh em muốn ẻm là của anh em thì phải
tiếp xúc với ẻm thật nhiều, luyện tập thật nhiều. Còn không, ẻm mãi mãi chỉ thuộc về
The Blade, Blade có gả thì ẻm cũng chẳng về với anh em.

CHIẾN LƯỢC FREE CANDLE CÓ SỬ DỤNG INDICATOR


HAY KHÔNG?
Xin tiết lộ là có, nói price action vậy chứ nếu bắt anh em mới chỉ đọc nến không thôi thì
hơi làm khó anh em. Nếu ai quen rồi thì không dùng indicator cũng được, thực chất nó
cũng chỉ là công cụ hỗ trợ quyết định, chứ không quyết định thay chúng ta được.

Indicator chúng ta dùng sẽ là đường EMA 9 kỳ. Chúng ta sử dụng EMA 9 để xác
định xu hướng, còn tín hiệu vào lệnh sẽ dùng nến.

Bây giờ sẽ nói đến cây "free candle" - nền tảng của chiến lược ngày hôm nay. Cây free
candle được định nghĩa là bằng 4 yếu tố sau:

+ 1 cây nến điển hình, đúng chuẩn, tức là có đầy đủ 4 giá đóng - mở - cao - thấp không
trùng với nhau. Free candle phải có thân nến trung bình, đuôi nến trung bình, không
quá dài cũng không quá ngắn.

+ Cây free candle là cây không chạm vào đường EMA 9.

+ Trong xu hướng tăng (EMA 9 dốc lên), free candle phải đóng cửa bên trên EMA 9.
Ngược lại trong xu hướng xuống (EMA 9 dốc xuống) free candle phải đóng cửa bên
dưới EMA 9.
Những cây nến như Hammer, Doji, ... đều không được gọi là free candle.

Nếu thỏa 3 điều kiện trên, cây nến đó được gọi là free candle.

Tôi sẽ minh họa cho anh em một số free candle:

FREE CANDLE ĐƯỢC SỬ DỤNG NHƯ THẾ NÀO?


Chúng ta có thể sử dụng Free Candle với tất cả các cặp tiền chính EUR/USD,
USD/JPY, USD/CHF, GBP/USD hoặc các cặp tiền chéo EUR/GBP, EUR/JPY,
GBP/JPY.

Nếu đánh scalping hoặc day trading, anh em nên đánh phiên Âu và phiên Mỹ, không
đánh phiến Á nhé. Mà phiên Á cũng có free candle đâu.

Tôi sẽ lấy cặp siêu biến động EURJPY để ví dụ cho chiến lược này.

CHIẾN LƯỢC FREE CANDLE


Bây giờ là lúc chúng ta bắt đầu phân tích với chiến lược free candle.

Bước 1: xác định xu hướng bằng EMA 9. EMA 9 dốc lên, chúng ta chỉ BUY và BUY.
Chúng ta sẽ chờ đợi một cây free candle tăng.
Bước 2: Xuất hiện 1 cây free candle (theo đúng chuẩn 3 điều kiện nêu ở phần trên),
vào lệnh khi cây free candle đóng cửa.

Bước 3: Đặt stoploss dưới đáy cây free candle và bắt đầu kéo stoploss về entry khi giá
chạy được 1 khoảng bằng stoploss.

MỘT VÀI LƯU Ý VÀ KINH NGHIỆM KHI TRADE


Dĩ nhiên, chiến lược này cũng sẽ có lúc dẫn đến thua lỗ nếu sử dụng mù quáng mà
không quan sát thị trường. Sau đây sẽ là một số lưu ý và kinh nghiệm giúp cho anh em
giao dịch tốt hơn.
+ Không trade khi thị trường biến động mạnh, không có xu hướng cụ thể. (Sắp có tin,
trong khi có tin,...)

+ Chiến lược hoạt động tốt nhất khi bắt đầu mở cửa phiên Âu.

+ Lệnh nên được duy trì trong 1 giờ đồng hồ nếu đánh khung M15.

+ Nếu giá hit stoploss thì đó cũng là điều bình thường, đừng để bị ảnh hưởng tâm lý.

+ Những cây nến kiểu như vầy thì không phải là free candle, và tất nhiên là không
trade.

Tôi vừa trình bày xong 1 chiến lược về nến tôi nghĩ là khá thú vị. Anh em quan tâm thì
comment thảo luận nhé. Lucky Trading!

84. Phương pháp giao dịch hiệu quả với Fibonacci Arcs kết
hợp Fibonacci thoái lui
Hôm nay tôi sẽ tiếp tục chia sẻ với anh em về công cụ Fibonacci. Nhưng hôm nay
chúng ta không sử dụng Fibonacci thoái lui như mọi lần nữa, hôm nay sẽ mới lạ hơn
một chút, tận dụng công cụ Fibonacci Arcs.

Đã bao giờ anh em tự hỏi trên MT4 hoặc Tradingview có rất nhiều công cụ hay huyền
bí mà mình chưa một lần đụng vào không. Anh em có bao giờ nghĩ là mình sẽ tìm hiểu
về nó không. Biết đâu nó lại là Chén Thánh mà anh em đã bỏ quên thì sao.

Thật hay là The Blade rất thích đi tìm những thứ mới lạ và học hỏi những điều ít người
tiếp cận.

Fibonacci Arcs có thể nhiều anh em đã biết, nhưng hầu như không sử dụng. Hôm nay,
tôi sẽ chia sẻ cách vẽ và chiến lược liên quan đến nó để anh em có thể sử dụng như
một hệ thống hoặc kết hợp với hệ thống hiện tại của anh em.

Fibonacci Arc khi thêm vào sẽ như thế này:


Với công cụ này, chúng ta cũng vẽ y chang như Fibonacci bình thường. Tức là cũng
kéo từ đầu đến cuối 1 con sóng để tìm đỉnh đáy của con sóng kế tiếp.

Các mức 23.6%, 38.2%, 50.0%, 61.8% và 100% sẽ là những mức quan trọng, chúng ta
cần phải chú ý, đó là những mức cản tâm lý.

Như hình ví dụ ở trên, chúng ta thấy mức 100% của Fibonacci Arcs đã thể hiện vai
trò kháng cự rất hiệu quả. Trong con sóng giảm ngắn hạn, thì sóng hồi tăng lên chạm
mức 100% Fibonacci Arcs và đi xuống.

Tuy nhiên, đó chưa phải là một điều kiện đủ để vào lệnh, chúng ta cần thêm công cụ để
xác nhận điểm vào lệnh.

FIBONACCI ARCS KẾT HỢP VỚI FIBONACCI THOÁI LUI


Nếu kết hợp thêm Fibonacci thoái lui, mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn, tín hiệu sẽ chính xác
hơn và giá trị hơn.

Ý tưởng của chiến lược này như sau: khi có hai mức cản của Fibonacci thoái lui và
Fibonacci Arcs trùng nhau, thì đó là một mức cản mạnh, và giá có thể đảo chiều ngay
tại đó.

Ưu điểm của Fibonacci Arcs là khi đường vòng cung dốc xuống, nó có thể đóng vai trò
timing cho thị trường rất tốt, các bạn xem ví dụ nhé.
Ví dụ, tôi vẽ hai fibonacci một lúc anh em nhìn chắc là rối mắt lắm nhỉ. Nhưng không
sao, nếu nhìn quen, anh em sẽ thấy nó rất hay và hiệu quả đến không ngờ.

Trong ví dụ này, tôi kẻ fibonacci cho con sóng lớn trước đó để đi tìm điểm dừng của
các con sóng hồi kế tiếp.

Chiến lược như sau. Xu hướng tổng thể vẫn là Xu hướng giảm, mặc dù lực giảm có hơi
yếu nhưng chúng ta vẫn chỉ nên ưu tiên lệnh SELL.

Như vậy kẻ Fibonacci cho con sóng tăng trước đó để tìm điểm vào lệnh SELL hợp lý
khi mà con sóng giảm hiện tại đã chạy rồi.

Ở đây chúng ta có hai giao điểm tiềm năng.

+ Giao điểm giữa Fib Arcs 0.618 và Fib thoái lui 0.618. Đây là hai mức mạnh. Do đó, nó
sẽ cản giá rất tốt. Các trader nếu có sell cũng hạn chế sell ở vùng này. Nhưng nếu
muốn Buy thì tuyệt đối không Buy vì Xu hướng tổng vẫn là giảm.

+ Giao điểm thứ hai giữa Fib Arcs 0.786 và Fib thoái lui 9.382. Con sóng hồi tăng lên
đến đây thì dừng lại. Đó là tín hiệu để chúng ta vào lệnh SELL.

+ Tín hiệu xác nhận giá đã từ chối mức kháng cự này là xuất hiện các
thanh pinbar đuôi rất dài. Điều này cho thấy, lực tăng đã bị cạn kiệt. Chúng ta hoàn
toàn có thể yên tâm Short Sell.

LẠI MỘT VÍ DỤ VỀ FIB THOÁI LUI KẾT HỢP CÙNG FIB


ARCS
Chúng ta thêm một ví dụ nữa nhé:

Trong trường hợp này, tôi vẽ fib con sóng chính để đi tìm điểm kết thúc của con sóng
pullback.

Rõ ràng chúng ta có hai giao điểm tiềm năng:

+ Giao điểm giữa Fib Arcs 0.786 và Fib thoái lui 0.618.

+ Giao điểm giữa Fib Arcs 0.786 và Fib thoái lui 0.5.

Hai giao điểm này phản ứng rất tốt đối với giá. Nhưng cuối cùng thì cũng chỉ có 1 giao
điểm có giá trị.

Nếu anh em là trader có kinh nghiệm hiểu được các động thái của thị trường, thì chỉ
cần sử dụng hai công cụ này đã có thể giao dịch tốt.

Nếu anh em có ít kinh nghiệm hơn, hoặc đã có hệ thống cho riêng mình, thì phương
pháp kết hợp hai công cụ Fibonacci này là một gợi ý tuyệt vời cho anh em đấy.

Tôi vừa trình bày xong một chiến lược về Fibonacci nữa. Anh em quan tâm thì
comment thảo luận nhé. Lucky Trading!

85. Trendline và chiến lược giao dịch chỉ sử dụng đường


trendline
Một trong những công cụ quan trọng nhất khi phân tích kỹ thuật đó là trendline.
Trendline thì đã quá quen thuộc với anh em, nhưng để sử dụng nó một cách triệt để và
sáng tạo thì chúng ta còn phải nghiên cứu nhiều từ các trader thế giới.

Có rất nhiều cách để vẽ một trendline và phương pháp giao dịch tương ứng với cách vẽ
đó. Trong bài viết hôm nay, tôi sẽ chia sẻ với các bạn một cách vẽ trendline khá ngay,
nhưng có lẽ không mới với nhiều anh em, ai biết rồi thì xem như ôn lại nhé. Anh em
nào chưa biết thì nghiên cứu và vận dụng thêm.

Phương pháp vẽ trendline lần này tôi muốn giới thiệu với mọi người là trendline bên
ngoài và trendline bên trong.

NHƯ THẾ NÀO LÀ TRENDLINE BÊN TRONG - TRENDLINE


BÊN NGOÀI?
Nghe thì có vẻ xa lạ, anh em nhìn hình thì sẽ biết ngay thôi.
Như anh em cũng đã thấy trendline bên trong và trendline bên ngoài hoàn toàn khác
nhau.

+ Trendline bên ngoài được vẽ cho một xu hướng lớn, hoặc trong khung thời gian lớn
hơn, và từ đỉnh đáy của những con sóng lớn.

+ Trendline bên trong được vẽ cho một xu hướng nhỏ nằm trong xu hướng lớn, ở
khung thời gian nhỏ hơn và từ đỉnh đáy của những con sóng nhỏ hơn.

Trendline trong và trendline ngoài có lúc sẽ trùng nhau tại 1 điểm. Đó là ý tưởng của
chiến lược ngày hôm nay.

TẠI SAO CẢ HAI LOẠI TRENDLINE NÀY ĐỀU QUAN


TRỌNG?
Bởi vì giá đều phản ứng tốt với cả hai loại trendline trên đặc biệt nếu vẽ đúng, hiệu quả
của phương pháp này mang lại là vô cùng bất ngờ. Sau đây sẽ là 3 cách kết hợp hai
loại trendline này tương ứng với 3 chiến lược vào lệnh hiệu quả.

CHIẾN LƯỢC 1: GIÁ BREAKOUT QUA TRENDLINE TRONG


NHƯNG LẠI KHÔNG BREAKOUT NỔI TRENDLINE NGOÀI
Ví dụ trên là đồ thị của cặp EURJPY. Giá đang trong xu hướng xuống. Chúng ta kẻ
được 2 đường trendline, một là trendline bên ngoài, một là trendline bên trong.

Giá hiện tại hồi lên và breakout qua trendline bên trong nhưng nó bị chặn lại ngay
trendline bên ngoài (một trendline mạnh hơn, mang tính dài hạn hơn).

Hành động này thể hiện điều gì? Nó cho ta biết rằng, giá trong ngắn hạn có lực tăng tốt,
nhưng tạm thời về tổng thể thị trường vẫn là xu hướng giảm, phe bán vẫn chiếm ưu thế
và phản ứng của sellers đã quá rõ ràng ngay tại đường trendline bên ngoài. Kết luận là
lực tăng của các BUY không đủ để đánh bại thị trường tại điểm đó. Bắt buộc giá phải
giảm.

Chúng ta có thể đặt lệnh SELL ngay khi giá bị chặn lại bởi đường trendline bên ngoài.

CHIẾN LƯỢC 2: GIÁ PHẢN ỨNG TẠI NHIỀU TRENDLINE


BÊN TRONG
Với ví dụ này, ngoài trendline bên ngoài được vẽ (màu trắng), chúng ta còn có thể 2
trendline bên trong (màu xanh và màu vàng) với độ dốc khác nhau.

Giá đều phản ứng với cả hai trendline này. Đầu tiên là giá phản ứng với trendline màu
vàng. Sau khi pullback lần 2, giá phản ứng với trendline màu xanh.

Trên đây là hai chiến lược đơn giản dành cho những trader nào đang sử dụng
trendline. Tuy nhiên, nếu bạn đã giao dịch lâu năm và hiểu được thì trường thì 2
phương pháp này bạn có thể sử dụng riêng lẻ.

Nhưng tôi khuyên anh em mới chỉ nên dùng phương pháp này như một công cụ hỗ
trợ cho hệ thống anh em đang dùng thì sẽ tối ưu hơn.

VẬY TRENDLINE NÀO QUAN TRỌNG HƠN - BÊN TRONG


HAY BÊN NGOÀI?
Dĩ nhiên là trendline bên ngoài sẽ quan trọng hơn, mạnh hơn và phản ứng với giá tốt
hơn. Vì một xu hướng muốn đảo chiều thì nó phải breakout qua được trendline bên
ngoài.

Tôi vừa trình bày xong một concept nữa về trendline. Anh em có hứng thú thì comment
nhé. Hẹn gặp anh em ở các bài tiếp theo. Lucky trading!

86. Chiến lược giao dịch với chỉ báo nổi tiếng Alligator của
tiến sỹ Bill Williams
Bill Williams là ai chắc đa số các trader đều biết. Ông nổi tiếng với các lý thuyết hỗn
mang và hệ thống Fractals qua những quyển sách cùng tên được ông viết từ rất lâu.
Những khái niệm này khá là khó đối với các trader, đặc biệt là trader mới. Rồi từ từ tôi
sẽ phổ cập hết cho anh em. Ai thích Mr Williams thì có thể đọc những quyển sách của
ông để tìm hiểu thêm lý thuyết hỗn mang nhé.

Hôm nay tôi sẽ giới thiệu một công cụ chỉ báo của ông mang tính đơn giản hơn, anh em
có thể sử dụng được liền. Tiêu chí của chúng ta vẫn là dễ hiểu, dễ áp dụng và áp dụng
được ngay.

Nột dung hôm nay chúng ta sẽ thảo luận với nhau sẽ xoay quanh công cụ Alligator.

Chỉ báo này thì bác @Nhật Hoài có làm một bài viết giới thiệu cho anh em. Để hiểu cơ
bản về nó, anh em xem lại bài viết này:

>> Chỉ báo Alligator - Chỉ báo mô phỏng hành vi cá sấu. Có anh em trader nào
dùng chưa?

Để tiện cho anh em theo dõi, tôi sẽ lược qua một số điểm cơ bản của chỉ báo Alligator.

Tiến sỹ Bill Williams cho rằng hành vi há miệng của con cá sấu cũng tương tự với hành
vi của giá đang dao động. Do đó, ông phát minh ra Alligator để mô phỏng lại hành vi đó
và ứng dụng trên thị trường.

Công cụ Alligator được dùng để xác định xu hướng cũng như biết được thời điểm bắt
đầu và kết thúc xu hướng đó.

Alligator gồm 3 đường chính:

+ Đường màu xanh dương (Alligator’s Jaw – Hàm Cá sấu): là đường cân bằng cho
khung thời gian được dùng để dựng chart (đường Smoothed Moving Average 13 giai
đoạn, hướng về tương lai 8 bars);

+ Đường màu đỏ (Alligator’s Teeth – Răng Cá sấu): là đường cân bằng cho khung
thời gian thấp hơn một bậc (đường Smoothed Moving Average 8 giai đoạn, hướng về
tương lai 5 bars);

+ Đường màu xanh lá (Alligator’s Lips – Môi Cá sấu): là đường cân bằng cho khung
thời gian thấp hơn một bậc nữa (đường Smoothed Moving Average 5 giai đoạn, hướng
về tương lai 3 bars).

Tôi chỉ có thể nhắc lại 1 chút kiến thức về Alligator. Bây giờ chúng ta sẽ sang phần
chiến lược sử dụng Alligator cho thực chiến.

CHIẾN LƯỢC GIAO DỊCH THEO ALLIGATOR


Xin nhắc lại, chúng ta sẽ sử dụng Alligator để xác định đúng xu hướng hiện tại để
nương theo và sử dụng mô hình 2 cây nến đảo chiều để vào lệnh. Đó là ý tưởng.
Cụ thể thì sẽ như thế này:

Quy tắc BUY

1. Đường xanh lá nằm bên trên đường màu đỏ. Tức là môi nằm trên răng.

2. Đường màu đỏ nằm trên đường màu xanh dương. Tức là răng nằm trên hàm.

Lúc này xu hướng là tăng, chúng ta chỉ BUY và BUY.

3. Xuất hiện một thế nến 2 cây đảo chiều.

Quy tắc SELL

1. Đường xanh lá nằm bên dưới đường màu đỏ. Tức là môi nằm dưới răng.

2. Đường màu đỏ nằm dưới đường màu xanh dương. Tức là răng nằm dưới hàm.

Lúc này xu hướng là giảm, chúng ta chỉ SELL và SELL.

3. Xuất hiện một thế nến 2 cây đảo chiều.

Sau đây là một số ví dụ cho chúng ta thực hành.

VÍ DỤ CHIẾN LƯỢC ALLIGATOR

1. Nếu 3 đường chồng chéo nhau như thế này, tức là cá sấu đang ngủ.
2. 3 đường được sắp xếp theo thứ tự: đường xanh dương cao nhất, sau đó đến đỏ và
cuối cùng là xanh lá, xác nhận xu hướng giảm. Lúc này chúng ta chỉ SELL và SELL.

3. Chờ xuất hiện thế nến đảo chiều, ở đây là thế inside bar. Vào lệnh SELL!

Một lưu ý nhỏ: nếu 3 đường này trở nên lộn xộn, tức là thị trường đã kết thúc xu
hướng, lúc đó chúng ta không nên vào lệnh hoặc đã vào lệnh thì chốt ngay đi nhé.

Chỉ báo Alligator có sẵn trên MT4 rồi nhé anh em, không cần phải tải về đâu.

Tôi vừa trình bày xong 1 phần rất nhỏ trong số kiến thức mà Mr . Bill Williams chia sẻ
cho trader thế giới Ngoài Alligator, ông còn chia sẻ nhiều phương pháp khác như:
Awesome Oscillator, Acceleration/Deceleration, Fractals à Market Facilitation Index.
Đặc biệt là lý thuyết hỗn mang - Chaos Theory nói về bản chất của thị trường.

Nếu anh em quan tâm đến những phương pháp này thì tôi sẽ chia sẻ tiếp, nếu không
thì chúng ta qua phương pháp khác. Hãy comment cho tôi biết nhé. Lucky trading!

87. Chỉ số CCI (Commodity Channel Index) và ứng dụng


trong phân tích kỹ thuật

Chỉ số kênh hàng hoá (CCI) là một chỉ báo dao động trong phân tích kỹ thuật do
ông Donald Lambert đưa ra vào năm 1980. Mặc dù tên của nó khiến ta nghĩ nhiều
đến “hàng hoá”, chỉ số này cũng rất hữu dụng trong trading cổ phiếu cũng như
ngoại hối.

Chỉ số CCI được dùng để tính toán độ lệch chuẩn thống kê so với mức trung bình. Nó
có thể tạo ra những dao động trong mức +100 và -100 và được các trader ứng dụng
trong rất nhiều trường hợp, ba trong số đó là:

- Dùng CCI trong các đợt giá hồi


- Dùng CCI dự đoán breakout (tăng giảm đột ngột trong thời gian ngắn)
- Dùng CCI dự đoán trade phân kỳ

Bài đăng này sẽ đề cập chủ yếu đến cách ứng dụng đầu tiên của chỉ số CCI – dùng
CCI để trade các đợt giá hồi.

Ứng dụng CCI trong Retracement

Khoảng 70-80% giá trị của chỉ số này rơi vào khoảng +100 đến -100. Trên mức +100
được gọi là quá mua và dưới -100 là quá bán. Tương tự các chỉ số quá mua/quá bán
khác, điều này có nghĩa rằng giá sẽ tự điều chỉnh khi tiến vào các vùng này. Do đó nếu
các giá trị “chạy ra” khỏi khoảng này, một trader chuyên giao dịch các đợt giá hồi sẽ đợi
đến khi chúng “chạy về” rồi mới đặt lệnh.

Quy tắc ứng dụng CCI trong Retracement

Trước tiên bạn hãy xác định hướng của trend đang thịnh hành ở thời điểm hiện tại. Nếu
bạn đang trade một chart 4 giờ, hãy xác định hướng các trend trên chart ngày. Còn nếu
bạn đang trade chart 15 phút thì tìm hướng của các trend trên chart 2 giờ.

Trend có xu hướng tăng


Nếu trend đang tăng, bạn hãy đợi chỉ số CCI đi xuống dưới mức -100 (vùng quá bán)
và quay ngược lên trên -100, đó là dấu hiệu nên đặt lệnh mua. Lúc này bạn hãy đặt
Stop Loss ngay vừa dưới Swing low (đáy đảo chiều) và kì vọng lợi nhuận ít nhất phải
gấp đôi mức Stop Loss, khi đó bạn đang duy trì tỷ suất lời lỗ ít nhất là 1:2.

Trend có xu hướng giảm


Ngược lại, nếu trend đang xuống, bạn hãy đợi chỉ số CCI vượt quá mức +100 (vùng
quá mua) và quay xuống dưới +100 để tạo dấu hiệu bán. Tương tự lúc các trend đi lên,
bạn hãy đặt Stop Loss vừa dưới đáy đảo chiều và kì vọng lợi nhuận ít nhất gấp đôi
mức mà bạn đặt Stop Loss. Khi đó tỷ suất lời lỗ sẽ là 1:2.

88. Chỉ số CCI (Commodity Channel Index) và ứng dụng


trong phân tích kỹ thuật – phần 2
Hầu hết các trader đều khá ngần ngại mua khi giá breakout vì sợ thua lỗ nặng khi giá
đảo chiều quá mạnh mẽ. Vậy làm cách nào họ có thể trade breakout thành công?
Chiến lược “Do the Right Thing” (Làm Điều Đúng), sử dụng chỉ số CCI (Commodity
Channel Index), là chìa khoá để giải quyết vấn đề này. Áp dụng “Do the Right
Thing”, trader sẽ biết lúc nào nên mua hay bán trong khi các trader dày dặn kinh
nghiệm lại khuyên điều ngược lại. Hơn nữa, chiến lược này đặt tradervào đúng xu
hướng của trend trong khi các trader khác đang cố đi ngược hành vi giá (để mua đáy
bán đỉnh).

Chỉ số CCI là một indicator hiếm được dùng trong Forex, phát minh bởi ông Donald
Lambert năm 1980 và ban đầu chỉ được áp dụng để giải quyết các vấn đề kỹ thuật liên
quan đến tín hiệu. Ở bài viết trước chúng ta đã bàn về một ứng dụng của chỉ số này:
trade các đợt giá hồi (retracements). Bạn có thể xem tại đây: Chỉ số CCI (Commodity
Channel Index) và ứng dụng trong phân tích kỹ thuật - phần 1.

Trong chiến lược “Do the Right Thing”, chúng ta sẽ tìm các đỉnh hoặc điểm mà
momentum có khả năng kéo cặp tiền tệ cao lên hoặc thấp xuống. Chiến lược này dựa
trên một định luật vật lý khá phổ biến: một vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển
động đến khi nó bị các lực ngược chiều làm chậm lại. CCI tăng hay giảm sẽ đẩy cặp
tiền đi xa hơn theo hướng của chúng trước khi hành vi giá mới đặt dấu chấm hết cho
trend trước đó.

Quy tắc trade khi vào lệnh mua

1. Trên chart ngày hoặc giờ, đặt indicator CCI với input ban đầu là 20.
2. Chú ý lần cuối cùng chỉ số CCI vượt mức +100 trước khi rơi lại vào khoảng -100 đến
+100
3. Tính mức đỉnh của CCI
4. Nếu CCI vượt qua mức +100 và giá trị của nó vượt qua đỉnh lần trước, bạn hãy vào
lệnh mua khi nến đóng cửa.
5. Xác định giá thấp nhất của nến và dùng nó như điểm đặt dừng lỗ (stop loss) của bạn.
6. Nếu thị trường đi đúng xu hướng bạn muốn và đi đúng một khoảng bằng mức stop
ban đầu, hãy bán một nửa và dịch chuyển stop loss đến điểm hòa vốn.
7. Chốt phần còn lại khi lợi nhuận đạt gấp đôi mức stop ban đầu.

Quy tắc trade khi vào lệnh bán

1. Trên chart ngày hoặc giờ, đặt indicator CCI với thông số cơ bản là chu kỳ 20.
2. Chú ý lần cuối cùng chỉ số CCI tụt hơn mức -100 trước khi rơi lại vào khoảng -100
đến +100
3. Tính mức đỉnh của CCI
4. Nếu CCI tụt quá mức -100 và giá trị của nó vượt qua đáy lần trước thì vào lệnh bán
khi nến đóng cửa.
5. Tính giá cao của nến và dùng nó như điểm dừng lỗ của bạn.
6. Nếu thị trường đi theo ý muốn của bạn bằng đúng lượng stop ban đầu, hãy bán một
nửa và đặt stop loss ngay điểm hoà vốn.
7. Thu lợi trong các trade còn lại khi lợi nhuận đạt gấp đôi mức stop ban đầu.

Ứng dụng CCI trên những khung thời gian dài hạn

Trên chart ngày của cặp tiền tệ EUR/USD (Hình 1), ta thấy lần CCI chạm đỉnh gần nhất
vượt mức +100 được ghi nhận vào 5/9/2005 với giá trị 130. Chưa đầy ba tháng sau,
vào 13/12/2005 trị số CCI đã vượt hơn mức này.

Trong giai đoạn này, ta có thể thấy rằng cặp EUR/USD đang tụt giảm mạnh với nhiều
bẫy breakout ngay khi giá đi lên. Tuy nhiên vào 13/12/2005, CCI đạt 162.61 và ngay lập
tức chúng ta đặt lệnh mua khi nến đóng cửa tại 1.194,5, với mức thấp của nến là điểm
dừng (1.1906). Mục tiêu đầu tiên là 100% mức rủi ro, hay xấp xỉ 40 points. Ta thoát
lệnh một nửa ở 1.1985 và nửa còn lại ở mức gấp 2 lần stop loss ở 1.2035. Tỷ lệ lời lỗ
khi đó là 1.5:1, có nghĩa là nếu xác suất thắng chỉ là 50%, chiến lược này vẫn đi theo
chiều hướng tích cực. Lưu ý: chúng ta chỉ nên giữ lệnh trong vòng 24 giờ vì thị trường
sẽ đi rất nhanh theo hướng chúng ta muốn.

Hình 1: Do the Right Thing CCI Trade, EUR/USD


Nguồn: FXtrekIntellichart

Ứng dụng CCI trên những khung thời gian ngắn hạn

Hình 2 thể hiện những biến động ngắn hạn của cặp USD/CHF. Ở đây chúng ta thực
hiện tương tự ví dụ trên, có điều làm ngược lại Vào 11/10/2004 trị số CCI của cặp tiền
tụt xuống -131.05. vài ngày sau, vào 14/10, nó chạm mức -133.68. Lúc này ta vào lệnh
bán khi nến đóng cửa tại 1.2445. Điểm dừng là mức cao của nến, tại 1.2545. Chỉ hai
ngày sau, chúng ta đặt lệnh dừng đầu tiên tại 1.2345 và tiếp tục trade với vị thế tương
tự và di chuyển điểm dừng về điểm hoà vốn. Mục tiêu thứ hai đạt được vào 19/10,
chưa đầy năm ngày kể từ lúc bắt đầu trade.

Vậy lợi nhuận tổng cộng là bao nhiêu? 300 points. Rủi ro chỉ là 200 points và chúng ta
chưa bị drawdown (tỷ lệ lỗ vốn) nào nặng nề cho lắm vì momentum đã kéo giá xuống
rất thấp.

Hình 2: Do the Right Thing CCI Trade, USD/CHF


Nguồn: FXtrekIntellichart
Chiến lược "Do The Right Thing" vẫn có lỗ hổng

Hình 3 chỉ ra một lỗ hổng của chiến lược này và lý do tại sao việc dùng điểm dừng là
rất quan trọng. “Do the Right Thing” dựa vào momentum để thu lời, nên khi không có
momentum nào xuất hiện thì đó là dấu hiệu một thay đổi đột ngột đang hình thành.
Dưới đây là minh hoạ trên chart giờ của cặp tiền AUD/USD. Lưu ý rằng CCI gần chạm
đỉnh tại 132.58 vào 10h tối ngày 2/5/2006. Vài ngày sau, vào 11h trưa 4/5, CCI chạm
mức 149.44, chỉ điểm vào lệnh mua tại .7721. Stop loss được đặt tại .7709 và bị quét
trong chưa đầy một giờ. Lúc này ta để ý rằng thay vì tăng như dự báo, giá lại đảo chiều
đột ngột. Hơn nữa vì tốc độ giảm ngày càng tăng, giá đã chạm mức .7675. Trader nào
mà không đặt lệnh dừng 12 points như đã mô tả trong chiến lược có thể sẽ phải học
một bài học đắt giá, vì mức lỗ của anh ta có thể sẽ nhân lên đến 3 lần. Vì vậy điều cần
nhớ nhất khi áp dụng chiến lược này: hoặc bạn đúng, hoặc bạn không có gì cả.
Hình 3: Do the Right Thing CCI Trade, AUD/USD
Nguồn: FXtrekIntellichart

Tựu chung lại, “Do the Right Thing” là công cụ đắc lực giúp trader đối mặt
với breakout một cách tự tin và thành công nhất. Chỉ số CCI có thể giúp bạn trade đúng
hướng khi các trader khác đang cố gắng đi ngược xu hướng bằng việc mua đáy bán
đỉnh. Tuy nhiên nó chỉ có tác dụng khi bạn sử dụng nó cùng các điểm dừng đúng lúc để
tránh lỗ nặng khi momentum giá không đi như ý muốn.

89. Chỉ số CCI (Commodity Channel Index) và ứng dụng


trong phân tích kỹ thuật - phần 3
CCI (Commodity Channel Index) là một indicator được phát triển bởi Donald Lambert,
ban đầu chỉ được dùng trong kỹ thuật liên quan đến tín hiệu. Đến nay CCI đã trở nên
rất hữu dụng trong việc dự đoán các trend chu kỳ của giá cổ phiếu hay ngoại hối. Ở hai
bài viết trước, chúng ta đã bàn về hai ứng dụng của chỉ số này: dùng CCI để trade
các đợt giá hồi và breakout. Bài viết này sẽ bàn về cách tính chỉ số CCI và ứng dụng để
trade phân kỳ.

CCI được tính như thế nào?

Tương tự các indicator khác, các trader dùng CCI để xác định mức quá mua và quá
bán bằng cách tìm ra mối quan hệ giữa giá và SMA (Simple Moving Average). Công
thức tính CCI như sau:

Mấu chốt để tính CCI là tìm ra khoảng giữa (interval) các lần trend đang lên cao hay
xuống thấp. Vì chúng ta đang dự đoán một vòng tuần hoàn dựa trên các chỉ số trung
bình động, các mức trung bình này (tính theo ngày) càng biến động gần với chu kỳ thì
xác suất thắng càng cao. Điều này đúng với hầu hết các indicator khác. Mặc dù phần
lớn các trader chọn chu kỳ 20 để tính CCI, một chu kỳ chính xác hơn sẽ giảm thiểu rủi
ro xuất hiện các tín hiệu sai. Dưới đây là ba bước đơn giản để tính mức interval tối ưu:

1. Trên biểu đồ năm của cổ phiếu đang xét, xác định hai mức cao và hai mức thấp của
trend.
2. Ghi lại khoảng thời gian giữa lúc hai lần trend lên cao hoặc xuống thấp (cycle length).
3. Chia khoảng thời gian đó làm 3 để tìm ra khoảng interval tối ưu (1/3 chu kỳ).

Ứng dụng CCI để trade phân kỳ

Dưới đây là một ví dụ áp dụng CCI trên cổ phiếu của Sun Microsystems (SUNW):
Hình 1: Chart courtesy of Stockchart.com

Ta thấy rằng một chu kỳ (giữa hai mức thấp) bắt đầu vào 6/10 và kết thúc vào 9/8 năm
sau, kéo dài khoảng 225 ngày trade. Tức là khoảng interval tối ưu là xấp xỉ 75.

Dấu hiệu bán:


ꞏ Chỉ số CCI vượt mức 100 và bắt đầu giảm xuống.
ꞏ Có sự phân kỳ giá giảm giữa chỉ số CCI và chuyển động giá thực, khi CCI giảm và giá
cổ phiếu tiếp tục tăng hoặc giữ nguyên.

Dấu hiệu mua:


ꞏ Chỉ số CCI giảm xuống dưới mức -100 và bắt đầu tăng lên.
ꞏ Có sự phân kỳ giá tăng giữa chỉ số CCI và chuyển động giá thực, khi CCI tăng và giá
cổ phiếu tiếp tục giảm hoặc giữ nguyên.

Hình 2 là một chart nữa của SUNW, nhưng trên chart này chúng ta sử dụng chu kỳ 75.
Mũi tên đỏ thể hiện tín hiệu bán, mũi tên xanh lá chỉ tín hiệu mua, và các đường màu
xanh dương là các tín hiệu phân kỳ giữa CCI và giá.
Hình 2: Chart courtesy of Stockchart.com

Luôn luôn kiểm tra với các indicator khác

Sử dụng CCI cùng với các công cụ hỗ trợ trading khác là rất quan trọng. Pivotpoints là
một indicator hoạt động khá ăn ý với CCI vì cả hai đều được dùng để xác định các điểm
đảo chiều. Một số trader khác còn dùng thêm mức Trung bình động. Trong hình 2 ở
trên, bạn sẽ thấy đường trung bình EMA (màu tím nằm ngang) tạo một mức hỗ trợ rất
tốt, tuy nhiên mức trung bình tối ưu nhất lại phụ thuộc vào các cổ phiếu khác nhau. Một
cách khác có thể được dùng với CCI là dựa vào mô hình nến, nó có thể giúp xác định
chính xác các đáy và đỉnh trong các vùng quá bán (khoảng thời gian CCI vượt mức
100) và quá mua (khoảng thời gian CCI xuống dưới -100).

Kết luận

Chỉ số CCI là một công cụ cực kỳ hữu dụng trong phân tích kỹ thuật, phổ biến nhất là
được dùng để trade các đợt giá hồi, trade breakout và phân kỳ. Và khi kết hợp với các
công cụ kỹ thuật khác, các bạn có thể gặt hái được thành công. Chúc các bạn nghỉ lễ
vui vẻ và một tuần trading hiệu quả

90. Chiến lược giao dịch WhaM - không cần đến indicator,
cũng bỏ luôn đồ thị nến
Hôm nay, mình muốn chia sẻ với các bạn một chiến lược giao dịch có tên gọi là WhaM. Chiến
lược giao dịch này rất đơn giản, dễ sử dụng, bất kì ai cũng có thể hiểu và dùng được nó.

Chiến lược WhaM không cần dùng đến indicator, không có những quy tắc phức tạp, thậm chí
bạn cũng không cần đến biểu đồ nến nếu khi sử dụng chiến lược giao dịch này. Và điều quan
trọng nhất: nó hoạt động rất tốt!

Chiến lược giao dịch này được giới thiệu trên trang wmd4x.com, bài viết này mình sẽ giới thiệu
cách mình hiểu và sử dụng WhaM trong giao dịch thực tế.

Chiến lược giao dịch WhaM – mô hình giá


Chiến lược giao dịch WhaM là một chiến lược sử dụng các mô hình giá cụ thể để tìm điểm vào
lệnh có rủi ro thấp nhưng tỉ lệ thành công cao. Cụ thể, chúng ta sẽ xem xét 2 mô hình hai
đỉnh và hai đáy trông giống như ký tự M và ký tự W. Một khi mô hình như vậy được xác định
trên chart, chúng ta sẽ đặt một lệnh chờ ở ngay điểm giữa của mô hình (đường cổ neckline).

Với mô hình này, bạn có thể trade trên bất kì khung thời gian nào. Theo lời tác giả, tỷ lệ thắng
của chiến lược giao dịch này là khoảng 65%, với tỷ lệ lời lỗ trung bình là 1.2:1.

Chuẩn bị trước khi giao dịch

Khi sử dụng chiến lược này để giao dịch, bạn sẽ phải sử dụng biểu đồ line chart. Line chart sẽ
giúp bạn nhìn rõ mô hình này hơn so với đồ thị nến. Trên MT4, để chuyển sang linechart, bạn

click vào icon , hoặc đơn giản là nhấn tổ hợp ALT + 3.

Tất nhiên là chúng ta sẽ không từ bỏ sử dụng mô hình nến. Nhưng bạn chỉ sử dụng mô hình
nến để đi tìm những thông tin hữu ích khác về thị trường.
Ví dụ về các mô hình WhaM trên biểu đồ H4, bạn hãy thử tìm mô hình WhaM trong chart dưới
đây:

Quan sát mô hình WhaM trên chart

Như đã nói, chúng ta sẽ đi tìm hai loại mô hình 2 đỉnh và 2 đáy (có dạng như ký tự W hay M).
Sau khi tìm thấy mô hình như vậy, chúng ta sẽ đặt lệnh chờ mua (cho mô hình W) hoặc lệnh
chờ bán (cho mô hình M) ngay tại điểm giữa của mỗi mô hình.

Mô hình giá W
Bạn có thấy hình dạng của ký tự W trên chart, đây là mô hình chúng ta cần tìm kiếm. Nếu bạn
dùng linechart, bạn sẽ thấy mô hình này xuất hiện rất thường xuyên.

Chúng ta sẽ đặt lệnh chờ mua ngay tại điểm giữa của ký tự W. Hãy xem chart này sẽ diễn biến
như thế nào.

Mô hình giá M
Ví dụ tiếp theo với mô hình M, bạn tìm thấy chúng trên chart và đặt lệnh chờ bán tại điểm giữa
của mô hình.
Như bạn thấy, một lệnh chờ bán đã được đặt ngay tại điểm giữa của ký tự M, ta sẽ đặt dừng lỗ
bên trên mô hình và điểm chốt lời bên dưới mô hình, tương ứng với tỷ lệ lời lỗ là 1:1. Lúc này,
bạn sẽ cần tới sự hỗ trợ của biểu đồ nến để tìm điểm đặt stop loss và take profit phù hợp.
Nhưng để tránh khiến bạn bối rối, mình sẽ bàn về trade management (quản lý lệnh) ở phần
sau.
Lệnh này đã được kích hoạt sau khi giá hồi lại ngay tại điểm giữa của mô hình.

Bây giờ, mình muốn mời bạn thử bật line chart trên MT4 bạn đang sử dụng. Cố gắng đi tìm các
mô hình W và M tương tự như trong 2 ví dụ ở trên và xem cách thức giá di chuyển sau khi các
mô hình đó xuất hiện.

Giá có thường xuyên quay trở lại điểm giữa của mô hình không? Giá thường phản ứng như thế
nào một khi giá chạm đến điểm này? Có những mô hình W và M nào hoạt động tốt hơn so với
mô hình W, M khác? Hãy dành thời gian để quan sát và suy nghĩ một chút về những câu hỏi
này.

Chúng ta sẽ tạm dừng bài viết tại đây. Phần sau mình sẽ giải thích vì sao mô hình WhaM hoạt
động hiệu quả và làm thế nào để tìm điểm đặt stop loss, take profit đúng với mô hình WhaM.

Happy Reading!

91Giải thích cách thức hoạt động của chiến lược giao dịch
WhaM
Bạn đã biết về chiến lược giao dịch nào không cần indicator lẫn đồ thị nến? Nếu bạn chưa đọc
về chiến lược giao dịch WhaM, hãy dành ít phút để hiểu về nó. Bài viết này mình sẽ giải thích vì
sao một chiến lược giao dịch như Wham có thể hoạt động và cách gia tăng tỉ lệ thắng khi sử
dụng chiến lược này.

Bản chất của WhaM là mô hình 2 đỉnh và 2 đáy

Bỏ qua mẫu hình W hay M, mô hình 2 đỉnh và 2 đáy là nhữg mô hình đảo chiều quan trọng
nhiều Trader sử dụng nhất.

Khi một mô hình 2 đỉnh hay 2 đáy xuất hiện trên chart, nó thường sẽ thay đổi hướng đi của giá.
Chiến lược giao dịch WhaM đặt các lệnh giao dịch theo đúng hướng đảo chiều mà các mô
hình 2 đỉnh hay 2 đáy vừa mới tạo ra.
2. Điểm giữa của mô hình 2 đỉnh, 2 đáy chính là các đường kháng
cự/hỗ trợ tự nhiên
Khi mô hình W hay M hình thành, giá tìm thấy sự hỗ trợ (đối với mô hình M) hoặc kháng cự (đối
với mẫu W) ngay tại điểm giữa của mô hình giá.

Tuy nhiên, sau khi mô hình W và M hoàn thành, các đường kháng cự hỗ trợnày bị phá vỡ. Lúc
này, hỗ trợ đã trở thành kháng cự và ngược lại ngưỡng kháng cự lại trở thành ngưỡng hỗ trợ.
Giá sẽ thường kiểm tra lại các mức giá đó, đó là cách thức chiến lược giao dịch WhaM hoạt
động.

Một hành vi giá như vậy người ta thường gọi là “Break and Retest”, kể từ lúc giá thường
xuyên bị phá vỡ và hồi lại ngay đúng điểm breakout. Rất nhiều Tradersẽ giao dịch theo cách
thức này, do đó hệ thống tự nó đã có tỉ lệ thành công cao (vì mua bán theo áp lực giao dịch của
đám đông).
Như mình đã giới thiệu, khi bạn giao dịch với chiến lược WhaM, bạn chỉ cần đặt lệnh ngay điểm
giữa của mô hình. Nhưng trước khi bạn đặt lệnh, hãy điểm qua các vấn đề sau đây, điều này
sẽ giúp tăng tỉ lệ thắng lệnh cho chiến lược WhaM.

1. Kiểm tra kích thước của mô hình


Bạn nên tìm kiếm mô hình WhaM có kích thước phù hợp với tình hình thị trường ở thời điểm
hiện tại. Hãy xem ví dụ bên dưới, nó sẽ giúp bạn dễ hình dung hơn.

Biểu đồ bên dưới có các mô hình W (hay M, phụ thuộc vào cách bạn quan sát) nhưng nó quá
nhỏ so với bối cảnh tổng thể của thị trường trong giai đoạn vừa qua.
Một nguyên tắc dễ nhớ đó là: nếu mô hình trông giống như tai mèo, tốt nhất là nên bỏ qua nó

Ngược lại, mô hình W dưới đây là một mô hình tốt.

2. Mức độ rõ ràng của mô hình


Mỗi khi bạn tìm thấy một mô hình WhaM, hãy quan sát xem chúng có thực sự rõ ràng không.
Một mô hình tốt là mô hình mà bạn nhìn vào sẽ thấy ngay điểm vào lệnh. Sẽ rất dễ dàng để bạn
tìm thấy các mô hình W hay M, nhưng điều đó không có nghĩa đó là một mô hình đúng theo
chiến lược WhaM!

Thử xem ví dụ trong chart dưới đây:

Tất nhiên, bạn có thể nhận ra một mô hình W hoặc M trong chart này, nhưng chúng thực sự
không rõ ràng, đáng để chúng ta giao dịch. Lý tưởng nhất là bạn muốn sẽ nhìn thấy một đường
dài hình thành nét đầu tiên của mô hình (chứng tỏ giá đi mạnh), sau đó mô hình hình thành và
giá đảo chiều mạnh theo hướng ngược lại.

Một mô hình dễ thấy sẽ thu hút sự chú ý của nhiều Trader, do đó sẽ tạo ra hiệu ứng đám đông.
Bạn nên lưu ý điểm này nhé!

3. Điểm giữa có tạo ra vùng đảo chiều gấp của giá?


Điều này nghe có vẻ lạ tai, nhưng bạn hãy thử nghĩ một chút về điểm này. Khi giá đảo chiều
mạnh ngay điểm giữa của mô hình, điều đó chứng tỏ có điểm giữa của mô hình là một vùng hỗ
trợ kháng cự rất "cứng" đúng không?

Một vùng cản cứng là tín hiệu để giá quay lại test và đảo chiều mạnh hơn trong tương lai.

Ví dụ về mô hình W mà điểm giữa của nó không có sự đảo chiều mạnh:

Bạn cần tránh các mô hình WhaM có hành vi giá sideway ngay tại điểm giữa mô hình như chart
trên. Giá lúc này không chắc chắn về hướng đi tiếp theo, vì thế khả năng đảo chiều tương lai
cũng thấp hơn.

4. Khoảng cách từ khi giá đảo chiều để test lại điểm giữa mô hình

Mô hình WhaM sẽ hoạt động tốt nhất nếu đây là lần đầu tiên giá "test" lại mô hình. Khi nói đến
khoảng cách giá quay lại mô hình, ý mình là sẽ đợi cho giá di chuyển một chút ra xa, trước khi
quay trở lại để test lại mô hình và đi tiếp (đây là thời điểm lệnh giao dịch của chúng ta được
kích hoạt).
Tạm thời, ta sẽ dừng bài viết tại đây nhé. Phần sau, mình sẽ nói thêm về cách đặt stoploss và
take profit (lúc này mới cần đến đồ thị nến).

Mời bạn xem thêm:

You might also like