You are on page 1of 279

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NHẬP MÔN CÔNG NGHỆ


THÔNG TIN

Chủ biên : Th.S Nguyễn Tiến Trung

Biên soạn: TRUNG TÂM TIN HỌC HUTECH


NHẬP MÔN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Ấn bản 2015
MỤC LỤC I

MỤC LỤC
MỤC LỤC ...................................................................................................................I
HƯỚNG DẪN .......................................................................................................... VII
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ...................... 1
BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ CNTT VÀ TRUYỀN THÔNG ........................................................ 2
1.1 GIỚI THIỆU ........................................................................................................ 2
1.1.1 Khái niệm CNTT và Truyền thông ...................................................................... 2
1.2 THÔNG TIN, DỮ LIỆU, TRI THỨC, ĐƠN VỊ THÔNG TIN ......................................... 3
1.2.1 Khái niệm Thông tin ........................................................................................ 3
1.2.2 Dữ liệu ........................................................................................................... 4
1.2.3 Thông tin, Dữ liệu, và Tri thức .......................................................................... 5
1.2.4 Đơn vị thông tin .............................................................................................. 6
1.3 MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ ............................................................................................. 6
1.3.1 Lịch sử công cụ tính toán ................................................................................. 6
1.3.2 Khái niệm Máy tính - Chương trình .................................................................... 9
1.3.3 Phân loại máy tính ........................................................................................ 10
1.3.4 Xử lý thông tin bằng máy tính điện tử. ............................................................. 11
BÀI 2: CÁC HỆ ĐẾM ................................................................................................... 12
2.1 KHÁI NIỆM ....................................................................................................... 12
2.2 HỆ THẬP PHÂN - HỆ ĐẾM ĐỊNH VỊ PHỔ BIẾN NHẤT HIỆN NAY ........................... 13
2.3 HỆ NHỊ PHÂN (BINARY SYSTEM) ...................................................................... 13
2.4 HỆ BÁT PHÂN (OCTAL SYSTEM) ........................................................................ 14
2.5 HỆ THẬP LỤC PHÂN (HEXA-DECIMAL SYSTEM) ................................................. 15
BÀI 3: CÁC PHÉP TOÁN ............................................................................................. 17
3.1 CÁC PHÉP TOÁN SỐ HỌC ................................................................................... 17
3.2 CÁC PHÉP TOÁN SO SÁNH ................................................................................. 17
3.3 CÁC PHÉP TOÁN LOGIC ..................................................................................... 17
BÀI TẬP ................................................................................................................. 18
BÀI 4: CẤU TRÚC TỔNG QUAN MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ .................................................... 19
4.1 NHỮNG NGUYÊN LÝ MÁY TÍNH CƠ BẢN ............................................................. 19
4.1.1 Nguyên lý Turing ........................................................................................... 19
4.1.2 Nguyên lý Von-Neumann ................................................................................ 20
4.2 CÁC THẾ HỆ MÁY TÍNH ...................................................................................... 21
4.3 KIẾN TRÚC TỔNG QUAN .................................................................................... 24
4.4 PHẦN CỨNG ...................................................................................................... 24
4.5 PHẦN MỀM........................................................................................................ 28
4.5.1 Khái niệm ..................................................................................................... 28
4.5.2 Phân loại ...................................................................................................... 29
4.5.3 Thuật toán, biểu diễn thuật toán ..................................................................... 30
II MỤC LỤC

4.5.4 Khái niệm thuật toán ......................................................................................30


4.5.5 Biểu diễn thuật toán .......................................................................................31
4.5.6 Các bước giải quyết bài toán trên máy tính ........................................................34
4.6 PHẦN DẺO - FIRMWARE .................................................................................... 36
HÃY TRẢ LỜI CÁC CÂU SAU: ................................................................................... 37
BÀI 5: MẠNG MÁY TÍNH ............................................................................................ 39
5.1 KHÁI NIỆM ....................................................................................................... 39
5.2 LỢI ÍCH CỦA MẠNG MÁY TÍNH .......................................................................... 39
5.3 LỊCH SỬ............................................................................................................ 40
5.4 PHÂN LOẠI ....................................................................................................... 42
5.4.1 LAN ..............................................................................................................42
5.4.2 MAN .............................................................................................................42
5.4.3 WAN .............................................................................................................43
5.5 THIẾT BỊ .......................................................................................................... 44
5.5.1 Thiết bị truyền dẫn .........................................................................................44
5.5.2 Thiết bị kết nối ..............................................................................................45
5.6 INTERNET ........................................................................................................ 47
5.6.1 Khái niệm......................................................................................................47
5.6.2 Lợi ích...........................................................................................................47
BÀI 6: SỬ DỤNG INTERNET TRÊN WINDOWS ............................................................ 49
6.1 TRÌNH DUYỆT WEB (WEB BROWSER ) ............................................................... 49
6.2 SƠ LƯỢC CÁC TRÌNH DUYỆT PHỔ BIẾN ............................................................. 49
6.2.1 Google Chrome ..............................................................................................50
6.2.2 Mozilla Firefox ................................................................................................50
6.2.3 Internet Explorer............................................................................................51
6.2.4 Opera ...........................................................................................................51
6.2.5 Safari ...........................................................................................................52
6.3 SỬ DỤNG INTERNET EXPLORER TRÊN WINDOWS ............................................. 52
6.3.1 Cài đặt ..........................................................................................................53
6.3.2 Sử dụng Internet Explorer ...............................................................................56
6.4 TIỆN ÍCH KHÁC (FTP, CHAT, VIDEO CALL…)...................................................... 57
6.4.1 FTP...............................................................................................................57
6.4.2 Chat .............................................................................................................57
6.4.3 Video Call ......................................................................................................58
BÀI 7: EMAIL (THƯ ĐIỆN TỬ) .................................................................................... 59
7.1 KHÁI NIỆM ....................................................................................................... 59
7.2 NHỮNG THUẬT NGỮ THÔNG THƯỜNG ............................................................... 60
7.2.1 Email address ................................................................................................60
7.2.2 Các ngăn chứa thư .........................................................................................60
7.2.3 Các lệnh thông dụng trong một phần mềm email ...............................................62
7.2.4 Các thuật ngữ tiếng Anh thông dụng trong một email .........................................63
PHÂN 2: HỆ ĐIỀU HÀNH MICROSOFT WINDOWS ....................................................... 65
MỤC LỤC III
BÀI 8: MICROSOFT WINDOWS .................................................................................. 66
8.1 GIỚI THIỆU ...................................................................................................... 66
8.1.1 Hệ điều hành Windows ................................................................................... 66
8.1.2 Tập lệnh điều khiển máy tính .......................................................................... 71
8.1.3 Tập tin, ổ đĩa, thư mục, đường dẫn .................................................................. 72
8.1.4 Quản lý dữ liệu ............................................................................................. 74
8.1.5 Quản lý tập tin và thư mục ............................................................................. 75
8.1.6 Tùy chỉnh Windows XP ................................................................................... 80
PHẦN 3: SOẠN THẢO VĂN BẢN VỚI MICROSOFT WORD ............................................ 89
BÀI 9: GIỚI THIỆU VÀ CÁC THAO TÁC CƠ BẢN WORD 2010 ...................................... 90
9.1 GIỚI THIỆU MICROSOFT WORD 2010 ............................................................... 90
9.2 KHỞI ĐỘNG VÀ KẾT THÚC CHƯƠNG TRÌNH ....................................................... 91
9.2.1 Khởi động ứng dụng ...................................................................................... 91
9.2.2 Giao diện Microsoft Word 2010 ....................................................................... 91
9.3 THAO TÁC CƠ BẢN TRÊN WORD 2010 ................................................................ 93
9.3.1 Các thao tác cơ bản ....................................................................................... 93
BÀI 10: KỸ THUẬT ĐỊNH DẠNG ................................................................................. 99
10.1 ĐỊNH DẠNG KÝ TỰ - CHARACTER .................................................................... 99
10.2 ĐỊNH DẠNG ĐOẠN – PARAGRAPH ................................................................. 102
10.3 SỬ DỤNG TAB ............................................................................................... 105
10.3.1 Các loại mốc dừng trong Microsoft Word (Tab) ............................................... 105
10.3.2 Thao tác đặt Tab ........................................................................................ 105
10.4 KẺ KHUNG – TẠO NỀN ................................................................................... 106
10.4.1 Thẻ Borders ............................................................................................... 107
10.5 ĐỊNH DẠNG CHỮ RƠI – DROP CAP ................................................................ 109
10.6 TẠO KÝ HIỆU VÀ KÝ SỐ ĐẦU ĐOẠN ................................................................ 109
10.7 TRÌNH BÀY VĂN BẢN DẠNG CỘT BÁO ............................................................ 110
10.8 TÌM VÀ THAY THẾ CHUỖI TRONG VĂN BẢN ................................................... 110
BÀI 11: BẢNG BIỂU – TABLE ................................................................................... 112
11.1 TẠO MỘT BẢNG MỚI ..................................................................................... 112
11.2 DI CHUYỂN TRONG BẢNG ............................................................................. 112
11.3 CHỌN THÀNH PHẦN TRONG BẢNG ................................................................ 113
11.3.1 Chọn ô ...................................................................................................... 113
11.3.2 Chọn dòng ................................................................................................. 113
11.3.3 Chọn cột ................................................................................................... 113
11.3.4 Chọn toàn bộ bảng ..................................................................................... 113
11.4 HIỆU CHỈNH CẤU TRÚC BẢNG ....................................................................... 113
11.5 TẠO CÔNG THỨC TÍNH TOÁN TRONG TABLE .................................................. 115
BÀI 12: ĐỐI TƯỢNG ĐỒ HỌA................................................................................... 118
12.1 GIỚI THIỆU .................................................................................................. 118
12.2 ĐỐI TƯỢNG CLIP ART ................................................................................... 118
IV MỤC LỤC

12.3 ĐỐI TƯỢNG PICTURE ................................................................................... 118


12.4 HIỆU CHỈNH HÌNH ẢNH ................................................................................ 118
12.5 ĐỐI TƯỢNG SHAPE ....................................................................................... 120
12.6 ĐỐI TƯỢNG SMARTART ................................................................................ 121
12.7 ĐỐI TƯỢNG CHART ....................................................................................... 123
12.8 ĐỐI TƯỢNG SCREENSHOT ............................................................................ 126
12.9 ĐỐI TƯỢNG WORDART ................................................................................. 126
12.10 ĐỐI TƯỢNG EQUATION .............................................................................. 127
BÀI 13: TRÌNH BÀY TRANG IN ................................................................................ 128
13.1 GIỚI THIỆU .................................................................................................. 128
13.2 THIẾT KẾ NỘI DUNG HEADER/FOOTER VÀ SỐ TRANG ................................... 128
13.3 THIẾT LẬP TRANG IN .................................................................................... 129
13.4 THỰC HIỆN IN ẤN ......................................................................................... 131
PHẦN 4: XỬ LÝ BẢNG TÍNH VỚI MICROSOFT EXCEL ................................................ 133
BÀI 14: GIỚI THIỆU MICROSOFT EXCEL 2010 ......................................................... 134
14.1 GIỚI THIỆU .................................................................................................. 134
14.2 KHỞI ĐỘNG VÀ KẾT THÚC ỨNG DỤNG ........................................................... 135
14.3 TỔ CHỨC TẬP TIN CỦA EXCEL ........................................................................ 135
14.4 MÀN HÌNH GIAO DIỆN .................................................................................. 136
14.4.1 Ribbon ...................................................................................................... 137
14.4.2 Vùng thao tác xử lý dữ liệu .......................................................................... 138
14.5 CÁC THAO TÁC TRÊN TẬP TIN ....................................................................... 139
14.5.1 Lưu tập tin................................................................................................. 139
14.5.2 Mở tập tin có sẳn trên đĩa ............................................................................ 139
14.5.3 Tạo mới tập tin .......................................................................................... 139
BÀI 15: NHẬP DỮ LIỆU VÀ HIỆU CHỈNH BẢNG TÍNH ............................................... 140
15.1 CÁC KIỂU DỮ LIỆU TRONG EXCEL .................................................................. 140
15.2 NHẬP DỮ LIỆU .............................................................................................. 140
15.2.1 Nhập dữ liệu .............................................................................................. 140
15.2.2 Nhập số thứ tự tự động ............................................................................... 141
15.2.3 Sao chép dữ liệu ........................................................................................ 142
15.2.4 Di chuyển dữ liệu ....................................................................................... 142
15.2.5 Xóa khối dữ liệu ......................................................................................... 143
15.3 HIỆU CHỈNH BẢNG TÍNH .............................................................................. 143
15.3.1 Hiệu chỉnh nội dung của 1 ô ......................................................................... 143
15.3.2 Chèn thêm cột ........................................................................................... 143
15.3.3 Chèn thêm dòng......................................................................................... 143
15.3.4 Chèn thêm ô .............................................................................................. 144
15.3.5 Xóa cột ..................................................................................................... 144
15.3.6 Xóa dòng ................................................................................................... 144
15.3.7 Xóa ô ........................................................................................................ 144
15.3.8 Ghép nhiều ô thành một ô ........................................................................... 144
MỤC LỤC V
15.3.9 Xóa bỏ việc ghép ô ..................................................................................... 145
15.4 THAO TÁC TRÊN SHEET ................................................................................. 145
15.4.1 Chọn Sheet ................................................................................................ 145
15.4.2 Đổi tên Sheet ............................................................................................. 145
15.4.3 Chèn thêm Sheet ....................................................................................... 145
15.4.4 Xoá bỏ Sheet ............................................................................................. 145
15.4.5 Di chuyển Sheet ......................................................................................... 145
15.4.6 Sao chép Sheet .......................................................................................... 146
15.4.7 Tô màu đánh dấu Sheet .............................................................................. 146
BÀI 16: ĐỊNH DẠNG DỮ LIỆU VÀ BẢNG TÍNH .......................................................... 147
16.1 ĐỊNH DẠNG KIỂU SỐ VÀ NGÀY THÁNG .......................................................... 147
16.2 ĐỊNH DẠNG FONT CHỮ ................................................................................. 148
16.3 VỊ TRÍ VÀ HƯỚNG XOAY CỦA VĂN BẢN ......................................................... 148
16.4 KẺ KHUNG CHO BẢNG TÍNH .......................................................................... 150
16.5 TẠO MÀU NỀN CHO Ô .................................................................................... 151
BÀI 17: GIỚI THIỆU CÔNG THỨC VÀ HÀM ............................................................... 152
17.1 KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ CÔNG THỨC .............................................................. 152
17.2 SỬ DỤNG TOÁN TỬ TRONG CÔNG THỨC ......................................................... 152
17.3 THAM CHIẾU TRONG CÔNG THỨC .................................................................. 153
17.4 MỘT SỐ HÀM THÔNG DỤNG TRONG EXCEL .................................................... 154
17.4.1 Một số Hàm toán học (math) ....................................................................... 155
17.4.2 Các hàm logic (logical) ................................................................................ 159
17.4.3 Các hàm thống kê (statistical) ...................................................................... 159
17.4.4 Các hàm xử lý ký tự (text) ........................................................................... 163
17.4.5 Các hàm ngày và giờ (date & time) ............................................................... 165
17.4.6 Các hàm tìm kiếm và tham chiếu (lookup &reference) ..................................... 166
17.4.7 Các hàm quản lý cơ sở dữ liệu và danh sách .................................................. 169
BÀI 18: THAO TÁC TRÊN CƠ SỞ DỮ LIỆU ................................................................ 172
18.1 KHÁI NIỆM ................................................................................................... 172
18.2 SẮP XẾP CƠ SỞ DỮ LIỆU ............................................................................... 172
18.3 RÚT TRÍCH DỮ LIỆU ...................................................................................... 173
18.3.1 Sử dụng AutoFilter ...................................................................................... 173
18.3.2 Sử dụng Advanced Filter .............................................................................. 175
BÀI 19: CÔNG CỤ PIVOT TABLE ............................................................................... 177
19.1 TẠO BÁO CÁO TỔNG HỢP HAI CHIỀU ............................................................ 177
19.2 CÁC THAO TÁC TRÊN PIVOTTABLE ................................................................ 179
BÀI 20: BIỂU ĐỒ ..................................................................................................... 180
20.1 GIỚI THIỆU .................................................................................................. 180
20.2 CÁC DẠNG BIỂU ĐỒ CƠ BẢN .......................................................................... 180
20.2.1 BIỂU ĐỒ DẠNG CỘT (COLUMN) .................................................................... 180
20.2.2 BIỂU ĐỒ ĐƯỜNG (LINE) .............................................................................. 181
VI MỤC LỤC

20.2.3 BIỂU ĐỒ DẠNG THANH (BAR) ...................................................................... 181


20.2.4 BIỂU ĐỒ TRÒN (PIE) ................................................................................... 182
20.3 CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA BIỂU ĐỒ ....................................................... 183
PHẦN 5: TRÌNH CHIẾU VỚI MICROSOFT POWERPOIN ............................................ 187
BÀI 21: LÀM VIỆC VỚI POWERPOINT ..................................................................... 188
1.1 GIỚI THIỆU .................................................................................................... 188
1.2 KHỞI ĐỘNG VÀ THOÁT CHƯƠNG TRÌNH .......................................................... 188
1.3 TẠO-THÊM SLIDE MỚI .................................................................................... 190
1.4 CHÈN CÁC ĐỐI TƯỢNG VÀO SLIDE .................................................................. 193
1.5 CHÈN KÝ HIỆU ................................................................................................ 193
1.6 CHÈN CÔNG THỨC TOÁN HỌC .......................................................................... 193
1.7 CHÈN HÌNH ẢNH ............................................................................................. 194
1.8 TẠO CHỮ NGHỆ THUẬT.................................................................................... 194
1.9 VẼ ĐỐI TƯỢNG HÌNH HỌC .............................................................................. 194
1.10 TẠO BIỂU ĐỒ ................................................................................................ 194
1.11 HIỆU ỨNG CHO ĐỐI TƯỢNG .......................................................................... 195
1.12 HIỆU ỨNG CHUYỂN SLIDE ............................................................................. 197
PHẦN 6: BÀI TẬP THỰC HÀNH ................................................................................. 199
BÀI TẬP THỰC HÀNH KIẾN THỨC CĂN BẢN ........................................................... 200
BÀI TẬP THỰC HÀNH TỔNG HỢP ........................................................................... 205
PHẦN WORD ........................................................................................................ 205
PHẦN MICROSOFT EXCEL ..................................................................................... 226
PHẦN 7: PHỤ LỤC .................................................................................................... 249
BÀI 22: ĐA PHƯƠNG TIỆN (MULTIMEDIA) .............................................................. 250
BÀI 23: VIRUS TIN HỌC KHÁI NIỆM ........................................................................ 258
23.1 CÁC KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN ..................................................................... 258
23.2 CÁC DẠNG TẬP TIN CÓ KHẢ NĂNG BỊ LÂY NHIỄM .......................................... 259
23.3 CÁC HÌNH THỨC LÂY NHIỄM CỦA VIRUS ....................................................... 260
23.4 CÁCH PHÒNG CHỐNG VIRUS ......................................................................... 262
23.5 CÁC PHẦN MỀM DIỆT VIRUS ......................................................................... 265
HƯỚNG DẪN VII
HƯỚNG DẪN
MÔ TẢ MÔN HỌC
Nhập môn Công Nghệ Thông Tin là một trong những môn học tiên quyết nhằm
cung cấp kiến thức cơ bản cho học viên bước đầu tiếp cận với thông tin, xử lý thông
tin và truyền thông . Môn học trang bị những kiến thức chung và các thao tác cơ bản
trên các thiết bị dùng hệ điều hành Windows, nền tảng cho việc sử dụng các thiết bị
và các phần mềm trên máy vi tính.

Bên cạnh đó, môn học còn cung cấp kiến thức về cách sử dụng các phần mềm
thông dụng phục vụ cho công tác học tập và làm việc cho học viên như:hệ điều hành
thông dụng Windows, kỹ năng sử dụng phần mềm soạn thảo văn bản Microsoft Word,
phần mềm thiết lập bảng tính điện tử Microsoft Excel, phần mềm soạn thảo và trình
chiếu bài thuyết trình Microsoft Powerpoint.

NỘI DUNG MÔN HỌC


Môn học gồm 6 phần chính và chia thành các bài học liên tục nhau với khối lượng
kiến thức lớn đi từ cơ bản đến nâng cao.

 Phần 1 : Giới thiệu tổng quan về các khái niệm CNTT, truyền thông, thông tin, tri
thức và các kiến thức chung về kiến trúc máy tính và nguyên tắc xử lý.

 Phần 2 : Tổng quan về hệ điều hành, giới thiệu các khái niệm cơ bản về hệ điều
hành máy tính và các phần mềm ứng dụng, bên cạnh đó còn có các khái niệm về ổ
đĩa, tập tin, thư mục … cùng các thao tác điều khiển.

 Phần 3 : Chi tiết về phần mềm soạn thảo văn bản Microsoft Word gồm các qui ước
chung và các thao tác soạn thảo 1 văn bản hoàn chỉnh.

 Phần 4 : Chi tiết từ cơ bản đến nâng cao phần mềm xử lý bảng tính Microsoft Excel
gồm đầy đủ các nguyên tắc sử dụng, các thao tác và triển khai áp dụng thực tế.

 Phần 5 : Hướng dẫn sử dụng phần mềm trình diễn Microsoft PowerPoint.

 Phần 6 : Bài tập tổng hợp thực tế cho các ứng dụng của 5 phần trên và được xây
dựng nâng cao dần theo độ khó.
VIII HƯỚNG DẪN

KIẾN THỨC TIỀN ĐỀ


Môn học đòi hỏi sinh viên có nền tảng cơ bản về toán và khả năng tư duy logic.

YÊU CẦU MÔN HỌC


Người học phải dự học đầy đủ các buổi lên lớp và làm bài tập đầy đủ.

CÁCH TIẾP NHẬN NỘI DUNG MÔN HỌC


Để học tốt môn này, người học cần ôn tập các bài đã học, trả lời các câu hỏi và
làm đầy đủ bài tập. Chủ động trong học tập là đọc trước bài mới và tìm thêm các
thông tin liên quan đến bài học.

Đối với mỗi bài học, người học đọc trước mục tiêu và tóm tắt bài học, sau đó đọc
nội dung bài học. Kết thúc mỗi ý của bài học, người đọc trả lời câu hỏi ôn tập và kết
thúc toàn bộ bài học, người đọc làm các bài tập.

Môn học có giới hạn về thời gian và khối lượng kiến thức, sử dụng các dịch vụ
Internet tốt sẽ mang lại cho người học nhiều nhiều thông tin thú vị khác.

PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC


Môn học được đánh giá gồm:

 Điểm đánh giá quá trình 30%, bao gồm : Điểm kiểm tra thường xuyên trong quá
trình học tập, điểm đánh giá thực hành; điểm kiểm tra giữa học phần; điểm tiểu
luận. Các điểm đánh giá này phải có minh chứng bằng bài kiểm tra, tiểu luận, sản
phẩm cụ thể và được qui đổi thành con điểm.

 Điểm thi kết thúc học phần 70% : Hình thức bài thi thực hành trong 90 phút. Nội
dung gồm các bài tập thuộc bài thứ 1 đến bài thứ 9 và phần nâng cao.

Điểm học phần = 30% x Điểm quá trình + 70% x Điểm thi kết thúc học phần.
BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ CNTT VÀ TRUYỀN THÔNG 1

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ


CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
VÀ TRUYỀN THÔNG
2 BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ CNTT VÀ TRUYỀN THÔNG

BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ CNTT VÀ


TRUYỀN THÔNG

1.1 GIỚI THIỆU


1.1.1 Khái niệm CNTT và Truyền thông
1.1.1.1 Công nghệ (Technology)
Công nghệ là một khái niệm dùng để chỉ việc nghiên cứu và ứng dụng những
thành tựu của một hay nhiều ngành khoa học gắn liền với các giải pháp, các nguồn
lực, nhằm giải quyết một công việc nào đó của xã hội.

Một Công nghệ được xem xét qua những nội dung chủ yếu như sau:

 Kỹ thuật: như máy móc, thiết bị, hạ tầng.

 Thông tin: một hệ thống dữ liệu, tài liệu, các giải pháp và kiến thức về công
nghệ đó.

 Con người: với các tiêu chuẩn về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, đạo đức, …

1.1.1.2 Công nghệ thông tin - CNTT (Information Technology – IT)


Là tập hợp những công nghệ nhằm mục đích thu thập, lưu trữ, xử lý, và sử dụng
thông tin với công cụ chủ yếu là máy tính điện tử.

Các thành phần của CNTT gồm:

+ Công nghệ phần cứng: Nghiên cứu ứng dụng những thành tựu của Khoa học
vật liệu, Điện tử,... nhằm chế tạo các máy móc, thiết bị, linh kiện có khả năng xử lý
và truyền dẫn thông tin nhanh, lưu trữ dữ liệu lớn.
BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ CNTT VÀ TRUYỀN THÔNG 3
+ Công nghệ phần mềm: Tạo các sản phẩm phần mềm (Phần mềm Hệ thống,
Phần mềm Ứng dụng, Phần mềm Hỗ trợ) ở hầu khắp các lĩnh vực với chất lượng, độ
thông minh và tính tự động ngày càng cao.

+ Công nghệ truyền thông: Nghiên cứu phát triển các ứng dụng về truyền
thông, các ứng dụng di động dựa trên nền tảng Web và Internet.

+ Và những công nghệ thuộc các lĩnh vực chuyên ngành khác.

1.1.1.3 Công nghệ thông tin và Truyền thông (ITC -


Information Technology and Communications)
Là cụm từ chỉ sự gắn kết giữa CNTT với Truyền thông - chủ yếu là viễn thông, với
sự phát triển mạnh mẽ của Công nghệ Web và Internet. Ngày nay, sự gắn kết này là
một sự đương nhiên: CNTT không thể thiếu vắng Truyền thông, và ngược lại. Do đó
chỉ khi nào cần nhấn mạnh yếu tố Truyền thông trong CNTT người ta mới sử dụng
cụm từ này, còn bình thường khi nói CNTT tức là đã hàm ý về CNTT và Truyền thông.

Tóm lại:

"Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và
công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức
khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và
tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội".

1.2 THÔNG TIN, DỮ LIỆU, TRI THỨC, ĐƠN VỊ


THÔNG TIN
1.2.1 Khái niệm Thông tin
1.2.1.1 Thông tin là gì?
Ví dụ: Lan điện thoại báo cho Hùng biết trong kỳ thi Tin học vừa rồi Hùng đã đạt
được điểm 10. Đó là một thông tin đối với Hùng, bởi trước khi nhận được tin này,
Hùng cũng dự đoán rằng có thể mình được 10 điểm nhưng không chắc chắn.

Lý thuyết Thông tin định nghĩa: Thông tin là cái giúp giảm bớt “sự không chắc
chắn” (hay còn gọi là “Độ bất định”) về đối tượng cần quan tâm.
4 BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ CNTT VÀ TRUYỀN THÔNG

Nói cách khác, Thông tin là cái đem lại cho chúng ta có một sự hiểu biết nhất định
về một đối tượng, một sự việc, hay một hiện tượng nào đó. Nó giúp chúng ta “bớt đi
sự mù mờ” về đối tượng hay sự việc cần quan tâm.

1.2.1.2 Cơ chế để phát sinh một tin phải gồm 3 giai đoạn:
 Nguồn phát tin: Là nơi phát ra thông tin. Đó có thể là người, vật, hoặc thiết bị
phát tin. Muốn phát được tin, người phát phải chọn hình thức để phát, ví dụ:
nói, viết,.... Công việc này được gọi là Mã hóa tin.

 Truyền dẫn tin: Nội dung tin sau khi mã hóa sẽ được chứa vào “Vật mang tin”
(ví dụ: sóng điện thoại, thư tín,..) và sẽ được truyền đi trong một môi trường
truyền dẫn để đến được với Nguồn nhận tin.

 Nguồn nhận tin: Là người, vật, hoặc thiết bị có khả năng tiếp nhận các “tín
hiệu” từ vật mang tin truyền tới, đồng thời phải “hiểu” được nội dung của các
tín hiệu đó. Công việc này được gọi là Giải mã tin.

Chỉ cần một trong 3 giai đoạn trên không được thực hiện đầy đủ, ví dụ: vật mang
tin bị hỏng (sóng bị nhiễu), hoặc người nhận không hiểu được nội dung tín hiệu (hỏng
khâu giải mã tin), thì sẽ không có thông tin.

1.2.1.3 Một số tính chất của Thông tin:


 Tính cá nhân: Một thông tin có thể rất có ý nghĩa với người này nhưng không
có ý nghĩa gì đối với người khác. Ví dụ: Thông tin “Hùng đạt điểm 10” không có
ý nghĩa gì đối với bác thợ nề đang làm việc ở nhà bên cạnh.

 Tính bất ngờ: Nếu Hùng đã biết tin trước đó rồi thì việc Lan báo tin không còn
là một thông tin đối với Hùng nữa.

 Tính chủ đích: Có rất nhiều thông tin được tiếp nhận hằng ngày, hằng giờ,
nhưng chỉ những thông tin cần thiết, hoặc mong đợi mới được coi trọng, ghi
nhớ; còn những thông tin khác thường bị “quên đi”.

1.2.2 Dữ liệu
Dữ liệu là thông tin được lưu trữ, và được xử lý để tạo ra những thông tin mới.
BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ CNTT VÀ TRUYỀN THÔNG 5
Ví dụ: Một nhân viên kế toán ghi những thông tin trong mỗi hóa đơn vào một Bảng
kê, cuối ngày cộng các số tiền lại để có được doanh số bán hàng của ngày hôm đó.
Những dòng thông tin trong Bảng kê được gọi là Dữ liệu.

Trong Tin học, Dữ liệu (Data) là thông tin được tổ chức và lưu trữ trong các thiết bị
nhớ và được xử lý (tự động theo chương trình hoặc theo lệnh của người sử dụng) để
tạo ra những thông tin mới.

Dữ liệu và Thông tin gắn bó mật thiết với nhau, do đó trong thực tế, chúng thường
được dùng lẫn lộn nhau.

1.2.3 Thông tin, Dữ liệu, và Tri thức


Người ta thường dùng hình dạng một Kim tự tháp để diễn tả mối quan hệ giữa
Thông tin, Dữ liệu và Tri thức như Hình 1.1

Hình 1.1: Kim tự tháp Tri thức-Thông tin-Dữ liệu

Dữ liệu là phần nền móng của Kim tự tháp, được thu thập và lưu trữ ở dạng thông
tin ban đầu, phản ánh trung thực những đối tượng, sự việc, sự vật một cách khách
quan, làm cơ sở cho các việc xử lý tiếp theo.

Thông tin thu được từ việc xử lý dữ liệu gốc giúp ta biết được nhiều khía cạnh của
đối tượng cần quan tâm. Đến lượt mình, việc tập hợp và xử lý các thông tin về một
đối tượng, một lĩnh vực,... sẽ cho ta Tri thức về đối tượng, lĩnh vực đó.

Sơ đồ Kim tự tháp mô tả khá rõ ràng quá trình xử lý dữ liệu và thông tin. Càng lên
cao, dữ liệu càng được tinh gọn nhưng cách thức hoặc giải pháp xử lý (các thuật toán
xử lý) càng phức tạp, tinh vi và thông minh hơn.
6 BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ CNTT VÀ TRUYỀN THÔNG

1.2.4 Đơn vị thông tin


Đơn vị thông tin là cơ sở để lượng hóa một thông tin. Đó là lượng thông tin vừa đủ
để xác định chắc chắn một trạng thái của một sự kiện có hai trạng thái với khả năng
xuất hiện như nhau, ví dụ như việc tung một đồng xu “công bằng” để nhận được mặt
sấp hay mặt ngửa hay 1 công tắc đèn đangở trạng thái bật hoặc tắt

Trong Tin học, đơn vị thông tin là Bit – là phần nhỏ nhất của bộ nhớ máy tính dùng
để lưu trữ một trong hai ký hiệu là 0 và 1. Tuy nhiên do phương thức mã hóa thông
tin trên máy tính cũng như để phù hợp với nhận thức chung của con người, người ta
chọn Byte (ký hiệu: B) 1 Byte = 8 bit làm Đơn vị nhớ.

Giống như các đơn vị đo lường khác có bội số, ví dụ : 1 Kg = 1000 Gr, do 1 bit chỉ
8
có 2 trạng thái (0,1) nên 8 bit = 2 trạng thái = 1024 trạng thái = 1 Byte.

Các bội số của Byte là:

Đơn vị bội Ký hiệu Độ lớn


KiloByte KB 1024 B
MegaByte MB 1024 KB
GigaByte GB 1024 MB
TetraByte TB 1024 GB

1.3 MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ


1.3.1 Lịch sử công cụ tính toán
Tính toán là một nhu cầu của đời sống xã hội. Đó là quá trình xử lý thông tin dưới
dạng các con số, được thực hiện theo các công đoạn như sau:

(1) Nghiên cứu, phân tích bài toán để tìm cách giải.

(2) Tiến hành thu thập số liệu cần thiết.

(3) Thực hiện các phép tính để cho ra kết quả.

Trong quá trình phát triển, loài người đã không ngừng sáng chế ra các công cụ để
giảm nhẹ sức lao động trên mỗi công đoạn và tăng cường khả năng tính toán của
mình. Các công cụ tính toán đó (cũng có thể gọi tắt là Máy tính) được phát triển đi từ
thủ công, cơ giới đến tính toán tự động.
BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ CNTT VÀ TRUYỀN THÔNG 7
1.3.1.1 Máy tính thủ công
Máy tính thủ công ra đời từ rất sớm. Tiêu biểu cho loại công cụ này là Bàn tính
Trung quốc (xuất hiện khoảng 2500 năm trước Công nguyên). Bàn tính Trung quốc là
một công cụ để thực hiện phép tính cộng một cách rất hiệu quả (Hình 1.2).

Hình 1.2: Bàn tính Trung quốc

Thước tính logarit cũng là một công cụ tính toán thủ công được ưa chuộng trong
thời gian trước đây.

1.3.1.2 Máy tính cơ giới


Có thể gọi chiếc máy tính với hệ thống bánh xe răng cưa do W. Schickard chế tạo
năm 1623 là chiếc máy tính cơ giới đầu tiên của nhân loại. Máy có khả năng thực hiện
được hai phép tính là cộng và trừ. Đến năm 1643, Pascal sáng chế ra một chiếc máy
tương tự nhưng có khả năng thực hiện được thêm hai phép tính là nhân và chia trên
cơ sở thực hiện nhiều phép tính cộng và trừ liên tiếp. Từ thời điểm ấy, máy tính cơ
giới không ngừng được nghiên cứu phát triển và sử dụng rộng rãi cho tới những năm
80 của thế kỷ trước.

Đặc điểm chung của máy tính cơ giới (và cả máy tính thủ công) là chỉ thực hiện
từng phép tính đơn giản, còn con người phải trực tiếp điều khiển toàn bộ quá trình
tính toán.

1.3.1.3 Máy tính tự động


Là loại máy tính có khả năng tự động thực hiện một chuỗi các phép tính toán trên
cơ sở một số dữ liệu ban đầu mà không cần đến sự can thiệp của con người.

Có hai loại máy tính tự động cơ bản: Máy tính tương tự và Máy tính số.
8 BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ CNTT VÀ TRUYỀN THÔNG

1.3.1.3.1 MÁY TÍNH TƯƠNG TỰ HOẠT ĐỘNG THEO NGUYÊN LÝ:

Thông tin (là những số liệu và kết quả tính toán) được biểu diễn dưới dạng các giá
trị hiệu điện thế và cường độ dòng điện. Máy được thiết kế thành từng “khối chức
năng”. Dữ liệu đầu vào được điều chỉnh bởi các biến áp. Kết quả tính toán được đọc
trên những đồng hồ đo điện kế.

Mặc dù có một số ưu điểm nổi trội hơn so với máy tính cơ giới, nhưng máy tính
tương tự cũng gặp phải rất nhiều hạn chế:

- Máy được thiết kế riêng cho từng bài toán cụ thể.

- Khó thu được độ chính xác cần thiết.

- Không có khả năng lưu trữ kết quả.

Chính vì vậy, người ta không tiếp tục nghiên cứu phát triển chúng.

1.3.1.3.2 MÁY TÍNH SỐ:

Là dạng tiền thân của máy tính ngày nay, được đánh dấu bằng sự kiện ra đời của
chiếc máy tính do Charles Babbage thiết kế năm 1823. Có nguyên lý thiết kế là :

 Máy thực hiện các phép tính trực tiếp trên các con số.

 Máy gồm 4 thành phần chức năng cơ bản: Đơn vị điều khiển, đơn vị tính toán,
đơn vị bộ nhớ chính, và đơn vị nhập xuất.

 Việc giao tiếp giữa người sử dụng và máy tính được thực hiện thông qua các
tấm bìa đục lỗ - một dạng sơ khai của chương trình.

Tuy chiếc máy của Charles Babbage không thành công, song chính các nguyên lý
thiết kế của nó đã mở ra một hướng mới trong việc chế tạo máy tính điện tử.

Năm 1936, Alain Turing đưa ra một lý thuyết đơn giản về một loại máy tính có thể
giải quyết được mọi bài toán mà con người có thể giải quyết được. Từ đó có nhiều dự
án nghiên cứu và triển khai chế tạo máy Turing, và sự thành công của nó được đánh
dấu bằng sự ra đời của chiếc máy tính ENIAC năm 1946 của Quân đội Mỹ với khả
năng thực hiện được 5000 phép tính trong một giây Hình 1.3.
BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ CNTT VÀ TRUYỀN THÔNG 9

Hình 1.3: Máy tính ENIAC

Năm 1946, J. Von Neumann – nhà toán học Mỹ gốc Hungary, đã công bố các
nguyên lý cơ bản cho việc thiết kế và chế tạo máy tính số. Tóm tắt nội dung như sau:

 Nguyên lý lưu trữ chương trình: Lệnh được đưa vào máy tính dưới dạng mã nhị
phân để lưu trữ, xử lý như những dữ liệu khác.

 Nguyên lý truy cập theo địa chỉ: Việc truy cập dữ liệu trong máy tính được thực
hiện thông qua địa chỉ nơi lưu trữ dữ liệu đó.

Chính các nguyên lý này - Nguyên lý Von Neumann, đã mở ra một chương mới
cho việc chế tạo máy tính điện tử ngày nay: Máy tính – Chương trình.

1.3.2 Khái niệm Máy tính - Chương trình


Máy tính điện tử (Computer) ngày nay là dạng Máy tính – Chương trình, được thiết
kế theo Nguyên lý Von Neumann, có cấu trúc tổng quát như Hình 1.4
10 BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ CNTT VÀ TRUYỀN THÔNG

Hình 1.4: Cấu trúc tổng quát của một máy tính điện tử

Với cấu trúc này, máy tính có thể hoạt động hoàn toàn tự động trong suốt quá
trình thu thập, lưu trữ, và xử lý thông tin.

Ngày nay, cùng với những tiến bộ đáng kể trong các ngành Điện tử, Vật liệu
mới,... người ta đã chế tạo nhiều loại máy tính điện tử có nhiều tính năng vượt trội
gấp nhiều lần so với các loại máy tính điện tử thời kỳ đầu, nhưng các nguyên lý thiết
kế do Von Neumann đề xuất vẫn chưa thay đổi. Chính vì vậy, người ta suy tôn J. Von
Neumann (1903 – 1957) là cha đẻ của Máy tính điện tử ngày nay.

1.3.3 Phân loại máy tính


Máy tính điện tử được phân loại dựa trên các tiêu chí về quy mô thiết bị, công
suất, và mục đích sử dụng. Gồm:

1.3.3.1 Máy tính lớn (Mainframe Computer)


Là loại máy tính có nhiều tính năng mạnh mẽ: bộ nhớ lớn, tốc độ xử lý nhanh, hệ
thống thiết bị phong phú, có khả năng cùng một lúc đáp ứng nhiều yêu cầu. Máy tính
lơn thường được dùng làm máy chủ trong các mạng máy tính lớn, hoặc dùng để giải
những bài toán đặc biệt lớn.
BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ CNTT VÀ TRUYỀN THÔNG 11
1.3.3.2 Máy tính trung (MiniComputer)
Có công suất và khả năng thấp hơn máy tính lớn, thường được dùng làm máy chủ
cho các mạng cục bộ.

1.3.3.3 Máy vi tính, máy tính cá nhân (MicroComputer)


Là loại máy thông dụng hiện nay với công suất nhỏ, giá thành hạ, thường được sử
dụng cho cá nhân (máy tính cá nhân – Personal Computer, PC), hoặc làm các máy
trạm làm việc trong các mạng máy tính.

Máy vi tính có hai loại thông dụng là Máy tính để bàn (Desktop) và Máy tính xách
tay (Laptop).

1.3.3.4 Máy tính chuyên dụng


Ngoài các loại máy phổ dụng nêu trên, người ta còn chế tạo những máy tính điện
tử phục vụ cho mục đích chuyên biệt. Khi đó, máy sẽ được thiết kế riêng, phù hợp với
những yêu cầu của công việc này.

1.3.4 Xử lý thông tin bằng máy tính điện tử.


Để xử lý thông tin bằng máy tính điện tử được hiệu quả, chúng ta cần quan tâm
những vấn đề sau:

 Nhập thông tin đầu vào: Thông tin đầu vào phải được nhập vào đúng quy định,
tránh những thiếu sót, nhầm lẫn (ví dụ: số 0 và chữ O), tránh nhập thừa (ví
dụ: những khoảng trống vô nghĩa). Nội dung thông tin phải chính xác, rõ ràng,
khách quan do máy tính không có khả năng suy đoán như người.

 Trong xử lý dữ liệu, máy chỉ có thể thực hiện được những thao tác như: Tìm
kiếm (Find), trích lọc (Filter), Sắp xếp (Sort); thực hiện các phép toán (toán
tử): toán tử số học, toán tử so sánh, toán tử logic, và một số toán tử riêng biệt
khác. Đối với những xử lý phức tạp hơn, người ta thường viết thành một bộ
lệnh dưới dạng Hàm xử lý (hay Hàm người dùng).

 Cũng cần có một sự thận trọng nhất định đối với những kết quả do máy tính
đưa ra. Đối với những dự án quan trọng, người ta thường tổ chức kiểm thử
chương trình nhằm đánh giá tính đúng đắn trong tất cả các tình huống xử lý.
12 BÀI 2: CÁC HỆ ĐẾM

BÀI 2: CÁC HỆ ĐẾM

2.1 KHÁI NIỆM


Đếm là công việc tính toán đầu tiên của nhân loại. Kết quả của việc Đếm là sự hình
thành các số nguyên dương được gọi là Số tự nhiên.

Hệ đếm là tập các ký hiệu và quy tắc nhằm biểu diễn các giá trị số.

Có thể phân loại hệ đếm thành hai loại: Hệ đếm không định vị và Hệ đếm định vị.

 Hệ đếm không định vị: xuất hiện khá sớm trong xã hội loài người. Tuy nhiên do
có nhiều hạn chế mà ngày nay loại hệ đếm này đã không còn được sử dụng phổ
biến. Tiêu biểu cho loại hệ đếm này là Số La Mã.

Số La Mã có các chữ số phổ biến là: I = 1, V = 5, X = 10, L = 50, C = 100, ….

Quy tắc biểu diễn một số La Mã cũng khá phức tạp:

- Các chữ số: I, X, C,... chỉ được phép lặp lại tối đa không quá 3 lần, ví dụ: III = 3,
XX = 20.

- Một chữ số nhỏ đứng trước một chữ số lớn có giá trị bằng số lớn trừ đi số nhỏ, ví
dụ: IV = 4 = 5 – 1, IX = 9 = 10 – 1.

- Một số nhỏ đứng sau một số lớn có giá trị bằng số lớn cộng với số nhỏ, ví dụ: XII
= 12 = 10 + 2, XXIV = 24 = 20 + 4.

Ngày nay người ta thường dùng số La Mã để ghi niên hiệu (ví dụ: Thế kỷ XX), hoặc
để đánh số chương – mục trong các sách, các tài liệu, hoặc các văn bản luật pháp,...

 Hệ đếm định vị là loại hệ đếm sử dụng một bộ ký hiệu tối thiểu (còn gọi là Chữ số
hay Ký số) kết hợp với quy tắc về vị trí đặt chữ số để xác định giá trị của số. Công
thức tổng quát để xác định giá trị một số A (có n chữ số) trong hệ đếm định vị như
sau:
BÀI 2: CÁC HỆ ĐẾM 13
n 1
A  a n 1b n 1
 a n 2 b n 2
 ...  a 1b  a 0 b   a i b i
1 0

i 0

trong đó a 0 , a 1 ,..., a n 1 là các chữ số, số b được gọi là Cơ số của Hệ (gọi tắt là Cơ hệ).

Hệ đếm định vị có các ưu điểm:

 Số lượng chữ số có giới hạn, quy tắc xác định đơn giản.

 Có thể biểu diễn được những số rất lớn (không bị hạn chế).

 Thuận tiện trong việc thực hiện các phép toán số học.

Các hệ đếm phổ biến ngày nay đều là hệ đếm định vị.

2.2 HỆ THẬP PHÂN - HỆ ĐẾM ĐỊNH VỊ PHỔ BIẾN


NHẤT HIỆN NAY
Bộ chữ số của Hệ thập phân: {0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9}.

Cơ số của Hệ thập phân là b = 10, theo đó, vị trí của chữ số đứng trước lớn hơn vị
trí của chữ số đứng sau là 10 lần.

Ví dụ: 256=2.102+6.101+5.100=2.100+6.10+5.1

2.3 HỆ NHỊ PHÂN (BINARY SYSTEM)


Bộ chữ số của Hệ nhị phân: {0, 1}.

Cơ số của Hệ nhị phân là b = 2, theo đó, vị trí của chữ số đứng trước lớn hơn vị trí
của chữ số đứng sau là 2 lần.

Ví dụ: 110001( 2 )  1.2  1.2  0.2  0.2  0.2  1.2


5 4 3 2 1 0

 1.32  1.16  0.8  0.4  0.2  1.1  32  16  1  49

Đây cũng chính là công thức chuyển đổi từ một số nhị phân sang số thập phân.

Để chuyển đổi một số thập phân (ví dụ chuyển số 49 hệ sang số nhị phân: xem
Hình 2.1). Chia liên tiếp số 49 cho 2 đến khi nhận được thương số bằng 0.

- Lần lượt viết các số dư từ dưới lên trên, ta nhận được kết quả của số nhị phân
cần chuyển đổi.
14 BÀI 2: CÁC HỆ ĐẾM

Hình 2.1: Minh họa cách chuyển đổi số thập phân sang số nhị phân

Hệ nhị phân được sử dụng rất phổ biến trong Kỹ thuật Tin học.

2.4 HỆ BÁT PHÂN (OCTAL SYSTEM)


Bộ chữ số của Hệ bát phân: {0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7}.

Cơ số của Hệ bát phân là b = 8, theo đó, vị trí của chữ số đứng trước lớn hơn vị trí
của chữ số đứng sau là 8 lần.

Ví dụ: 605(8)  6.8  0.8  5.8  6.64  5.1  384  5  389


2 1 0

Đây cũng chính là công thức chuyển đổi từ một số bát phân sang số thập phân.

Để chuyển đổi một số thập phân (ví dụ: 389) sang số bát phân, ta cũng thực hiện
tương tự như đối với số nhị phân:

Hình 2.2: Minh họa cách chuyển đổi số thập phân sang số bát phân
BÀI 2: CÁC HỆ ĐẾM 15
 Chia liên tiếp số 389 cho 8 đến khi nhận được thương số bằng 0.

 Lần lượt viết các số dư từ dưới lên trên, ta nhận được kết quả của số bát phân
cần chuyển đổi.

Hệ đếm bát phân cũng có một vai trò nhất định trong Kỹ thuật Tin học.

2.5 HỆ THẬP LỤC PHÂN (HEXA-DECIMAL SYSTEM)


Bộ chữ số của Hệ thập lục phân: {0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, A, B, C, D, E, F},
trong đó giá trị của các chữ số A, B, C, D, E, F được xác định như sau: A = 10, B =
11, C = 12, D = 13, E = 14, F = 15.

Cơ số của Hệ thập phân là b = 16, theo đó, vị trí của chữ số đứng trước lớn hơn vị
trí của chữ số đứng sau là 16 lần.

Lưu ý: Một số ngôn ngữ lập trình quy định khi viết số thập lục phân phải viết chữ H ở
cuối số ấy.

Trong Tin học, sở dĩ có hệ thập lục phân là nhằm đơn giản hóa việc biểu diễn của
số nhị phân.

Giả sử ta có một số nhị phân như sau: 100100101010( 2 )

Thay vì phải viết một số nhị phân dài như vậy, ta có thể chuyển đổi số ấy sang số
thập lục phân. Cách làm như sau:

(1) Tách số nhị phân theo từng nhóm 4 chữ số bắt đầu từ phải qua trái (trường
hợp nhóm cuối cùng không đủ 4 chữ số, ta bổ sung thêm các số 0 vào trước nó).

(2) Sử dụng Bảng 2.1 để viết mỗi nhóm số nhị phân thành một chữ số thập lục
phân theo từng vị trí của chữ số đó.

Số nhị phân Số thập lục phân


0000 0
0001 1
0010 2
0011 3
0100 4
0101 5
0110 6
0111 7
1000 8
16 BÀI 2: CÁC HỆ ĐẾM

1001 9
1010 A
1011 B
1100 C
1101 D
1110 E
1111 F
Bảng 2.1: Bảng tra quy đổi số nhị phân sang số thập lục phân

Thực hiện đối với số 100100101010( 2 ) ta có:

1001 0010 1010( 2)  92A (16 )  92A H

Khi đó muốn chuyển đổi lại số nhị phân của 92A (16 ) hay 92AH ta cũng sử dụng Bảng

2.1.
BÀI 3: CÁC PHÉP TOÁN 17

BÀI 3: CÁC PHÉP TOÁN

Máy tính thực hiện các phép toán (hay toán tử) trong quá trình xử lý thông tin. Nội
dung các phép toán thường được quy định rõ trong mỗi phần mềm hoặc ngôn ngữ lập
trình phù hợp trên từng lĩnh vực. Các dạng phép toán thông dụng là:

3.1 CÁC PHÉP TOÁN SỐ HỌC


Phép toán số học chỉ thực hiện được trên các dữ liệu số. Gồm: Cộng (+), Trừ (-),
Nhân (*), Chia (/), Chia nguyên (\), Lũy thừa (^), Đồng dư (MOD).

Ưu tiên cao nhất là cặp dấu ngoặc còn lại được thực hiện theo thứ tự như sau:

- Ưu tiên 1: Lũy thừa (^), Đồng dư (MOD).

- Ưu tiên 2: Nhân (*), Chia (/), Chia nguyên (\).

- Ưu tiên sau cùng: Cộng (+), Trừ (-).

3.2 CÁC PHÉP TOÁN SO SÁNH


Gồm: Lớn hơn (>), Lớn hơn hay bằng (>=), Nhỏ hơn (<), Nhỏ hơn hay bằng
(<=), Bằng (=), Không bằng (<>).

3.3 CÁC PHÉP TOÁN LOGIC


Gồm: AND, OR, NOT

Kết quả của phép toán logic cũng là một giá trị logic: True (-1), hoặc False (0).

Ngoài ra còn có phép toán nối chuỗi (ký hiệu &) nhằm nối nội dung của hai chuỗi
lại với nhau. (VD : “Chào” &”Bạn” = “ChàoBạn”, “Chào”&” “&”Bạn” = “Chào Bạn”)
18 BÀI 3: CÁC PHÉP TOÁN

BÀI TẬP
1) Số La Mã.

A. Cho biết giá trị của các số La Mã sau: VI, XII, XVIII, XXIV.

B. Viết sang dạng số La Mã các số sau: 4, 8, 15, 27, 31, 40.

2) Số nhị phân.

1000110111( 2 ) 101100110111( 2 )
A. Cho biết giá trị của các số nhị phân sau: , .

B. Viết sang dạng số nhị phân các số sau: 18, 175, 2049.

3) Số bát phân.

612(8) 2051(8)
A. Cho biết giá trị của các số bát phân sau: , .

B. Viết sang dạng số bát phân các số sau: 259, 1063.

4) Số thập lục phân.

A. Hãy đổi các số nhị phân sau đây sang số thập lục phân: 1001010110( 2 ) ,

11001( 2 ) .

B. Hãy đổi các số thập lục phân sau đây sang số nhị phân và cho biết giá trị
thập phân của chúng: 2A8H , 1025H.

5) Hãy trình bày hệ đếm định vị cơ số 3 (hệ tam phân), gồm: Bộ chữ số, quy tắc
xác định giá trị số, cách đổi một số từ hệ tam phân sang hệ thập phân và ngược lại.
BÀI 4: CẤU TRÚC TỔNG QUAN MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ 19

BÀI 4: CẤU TRÚC TỔNG QUAN


MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ

4.1 NHỮNG NGUYÊN LÝ MÁY TÍNH CƠ BẢN


4.1.1 Nguyên lý Turing
 Alan Mathison Turing (1912 - 1954) là một nhà toán học người Anh đã đưa ra
một thiết bị tính đơn giản gọi là máy Turing.
 Về lý thuyết, mọi quá trình tính toán có thể được thì đều có thể mô phỏng lại
trên máy Turning.

Hình 4.1: Alan Mathison Turing và máy Turing

 Một bộ điều khiển trạng thái hữu hạn (finite control), trong đó có các trạng thái
đặc biệt như trạng thái khởi đầu và trạng thái kết thúc.
 Một băng ghi (tape) chứa tín hiệu trong các ô.
 Một đầu đọc và ghi di chuyển (dịch) theo 2 chiều trái hoặc phải một đơn vị ô.
20 BÀI 4: CẤU TRÚC TỔNG QUAN MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ

 Ðầu đọc/ghi mang chức năng thông tin nối giữa bộ điều khiển và băng ghi.
 Bằng cách đọc dấu hiệu từ băng và để thay đổi dấu hiệu trên băng.

Bộ kiểm soát vận hành theo từng bước;

Mỗi bước thực hiện 2 chức năng:

 Ðặt bộ điều khiển ở trạng thái ban đầu q1, băng trắng và đầu đọc/ghi chỉ vào ô
khởi đầu.
 Nếu trạng thái hiện tại q trùng với trạng thái kết thúc qo thì máy sẽ dừng.

Ngược lại, trạng thái q sẽ chuyển qua q, tín hiệu trên băng s thành s và đầu đọc
dịch chuyển sang phải hoặc trái một đơn vị.

 Máy hoàn thành xong một bước tính toán và sẵn sàng cho bước tiếp theo.

4.1.2 Nguyên lý Von-Neumann


 Năm 1946, nhà toán học Mỹ John Von Neumann (1903 - 1957)
BÀI 4: CẤU TRÚC TỔNG QUAN MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ 21
 Đề ra một nguyên lý máy tính hoạt động theo một chương trình được lưu trữ và
truy nhập theo địa chỉ.
 Nguyên lý này trình bày về thiết kế logic của máy tính điện tử.

 Nội dung nguyên lý Von Neumann gồm:

- Máy tính có thể hoạt động theo một chương trình đã được lưu trữ.
- Tập hợp các lệnh cho máy thi hành theo một chương trình được thiết kế xem
như một tập dữ liệu.
- Dữ liệu này được cài vào trong máy và được truyền bằng xung điện.

“Ðây là một cuộc cách mạng mới cho máy tính nhằm tăng tốc độ tính toán vì trước
kia máy chỉ có thể nhận được các lệnh từ băng giấy hoặc bìa đục lỗ và nạp vào bằng
tay. Nếu gặp bài toán lặp lại nhiều lần thì tiếp tục nạp lại một cách thủ công gây hạn
chế trong tính toán”.

Bộ nhớ được địa chỉ hóa

 Mỗi dữ liệu đều có một địa chỉ của vùng nhớ chứa số liệu đó.
 Để truy nhập dữ liệu ta chỉ cần xác định địa chỉ của nó trên bộ nhớ.

Bộ đếm của chương trình

 Nếu mỗi câu lệnh phải dùng một vùng nhớ để chứa địa chỉ của câu lệnh tiếp
theo thì không gian bộ nhớ sẽ bị thu hẹp.
 Ðể khắc phục hạn chế này, máy được gắn một thanh ghi để chỉ ra vị trí của
lệnh tiếp theo cần được thực hiện và nội dung của nó tự động được tăng lên
mỗi lần lệnh được truy cập.
 Muốn đổi thứ tự lệnh ta chỉ cần thay đổi nội dung thanh ghi bằng một địa chỉ
của lệnh cần được thực hiện tiếp.

4.2 CÁC THẾ HỆ MÁY TÍNH


 Thế hệ 1 (1950 – 1958)
 Sử dụng công nghệ đèn chân không (vacuum tube), nhập/xuất dữ liệu
bằng phiếu đục lỗ.
22 BÀI 4: CẤU TRÚC TỔNG QUAN MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ

 Cồng kềnh, dễ hỏng, tiêu thụ nhiều điện năng, tốc độ chậm (khoảng 300-
3000 phép tính/1 giây), độ tin cậy thấp.
 Chủ yếu phục vụ cho mục đích quốc phòng. VD như EDVAC (Mỹ) hay
BESM (Liên xô cũ)…

Hình 4.2: Các thế hệ máy tính

Hình 4.3: Máy tính EDVAC và BESM

 Thế hệ 2 (1958 – 1964)


 Sử dụng công nghệ bán dẫn (transistor).
 Máy có kích thước nhỏ hơn, tiêu thụ điện năng ít hơn thế hệ 1, độ tin cậy
và tốc độ được cải thiện hơn (có khả năng tính khoảng 10.000-100.000
phép tính/1 giây).
 Điển hình như loại IBM-1070 (Mỹ) hay EC (Liên xô cũ)…
BÀI 4: CẤU TRÚC TỔNG QUAN MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ 23
 Các ngôn ngữ lập trình cấp cao như COBOL, FORTRAN đã được đưa vào
sử dụng trong các máy thuộc thế hệ này.

 Thế hệ 3 (1965 – 1974)


 Sự ra đời của mạch tích hợp cho phép sản xuất hàng loạt nhiều linh kiện
điện tử rồi tích hợp chúng vào những bảng mạch có kích thước nhỏ, gọi là
chip.
 Với kỹ thuật mới này, máy tính trở nên nhỏ hơn, tiêu thụ ít điện năng hơn
hai thế hệ trước, tốc độ nhanh (hàng trăm nghìn phép tính/giây), độ tin
cậy cao.
 Điển hình như loại IBM 360 (Mỹ) hay MinSk (Liên xô cũ)…

 Thế hệ 4 (1974 – 1990)


 Sử dụng bộ vi xử lý với kỹ thuật LSI (Large Scale Intergration) và VLSI
(Very Large Scale Intergration) cho phép nén hàng ngàn đến hàng triệu
bóng bán dẫn trên một đơn vị chip, có khả năng thực hiện hàng triệu
phép tính/1 giây.
 Ngày nay, bộ xử lý Intel Core i7 tích hợp khoảng 1,170,000,000 bóng
bán dẫn.

 Thế hệ 5 (1990 đến nay)


 Máy tính sẽ hoạt động dựa trên trí thông minh nhân tạo và đang trong
quá trình nghiên cứu, phát triển.
 Mô phỏng các hoạt động, hành vi của con người, với khả năng tự suy diễn
phát triển các tình huống và giải quyết được các yêu cầu đa dạng.
24 BÀI 4: CẤU TRÚC TỔNG QUAN MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ

4.3 KIẾN TRÚC TỔNG QUAN

Hình 4.4: Sơ đồ cấu trúc phần cứng máy tính

4.4 PHẦN CỨNG


 Bộ xử lý trung tâm (Central Processing Unit - CPU)
 Được xem như “bộ não” của máy tính, là thành phần quan trọng nhất của máy
tính. Là thiết bị chính thực hiện và điều khiển việc thực hiện chương trình.
 Gồm 3 bộ phận chính
 Bộ điều khiển (Control Unit - CU)
 Bộ tính toán số học và logic (Arithmetic-Logic Unit - ALU)
 Các thanh ghi (registers)
BÀI 4: CẤU TRÚC TỔNG QUAN MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ 25

 Bộ nhớ: Là thiết bị lưu trữ thông tin của máy tính, được chia làm hai loại: Bộ nhớ

trong và Bộ nhớ ngoài

 Bộ nhớ trong: Là nơi lưu trữ thông tin trong quá trình hoạt động của máy tính.
Thành phần chính của bộ nhớ trong là ROM và RAM.
 ROM (Read Only Memory- bộ nhớ chỉ đọc):
- Chứa một số chương trình hệ thống ở giai đoạn khởi động máy tính,
được hãng sản xuất nạp sẵn và người sử dụng không thể xóa, sửa nội
dung.
- Khi nguồn điện bị gián đoạn, dữ liệu trong ROM không bị mất.

 RAM (Random Access Memory-truy xuất ngẫu nhiên):


- Là nơi chương trình được đưa vào để thực hiện và là nơi lưu trữ dữ
liệu đang được xử lý.
- Khi nguồn điện bị gián đoạn, toàn bộ dữ liệu bên trong RAM sẽ mất.

 Bộ nhớ ngoài:
 Là loại bộ nhớ dùng để lưu trữ dữ liệu lâu dài và hỗ trợ cho bộ nhớ trong.
 Dữ liệu lưu trên bộ nhớ ngoài vẫn còn tồn tại khi nguồn điện bị gián đoạn.
26 BÀI 4: CẤU TRÚC TỔNG QUAN MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ

 Ưu điểm là: khả năng lưu trữ lớn hơn rất nhiều, giá thành thấp so với bộ nhớ
trong. Tuy nhiên, tốc độ truy xuất chậm hơn đáng kể.
 Bộ nhớ ngoài của máy tính thường là đĩa mềm, đĩa cứng, đĩa CD, thiết bị nhớ
flash…
 Đĩa mềm (Floppy Disk)
- Là một đĩa mỏng bằng plastic, có dạng hình tròn được phủ từ lên bề mặt,
chứa bên trong vỏ nhựa mềm.
- Loại đĩa này có dung lượng 1.44 MB (đường kính 3.5 inch), tốc độ đọc/ghi
chậm và tuổi thọ không cao.
- Hiên nay, loại đĩa này không còn thông dụng trên thị trường.

Hình 4.5: Hình minh họa thiết bị đọc và đĩa mềm

 Đĩa cứng (Hard Disk)

Hình 4.6: Hình minh họa đĩa cứng

- Bao gồm nhiều lớp đĩa đặt đồng tâm, mật độ phủ từ dày đặc hơn rất
nhiều so với đĩa mềm.
- Vì tốc độ quay của đĩa cứng là rất lớn (từ 5.400 vòng/phút đến 10.000
vòng/phút) nên các lớp đĩa phải được đặt trong hộp kim loại được rút
chân không.
- Hiện nay, dung lượng đĩa cứng có thể đạt từ 100 GB đến vài TB.
BÀI 4: CẤU TRÚC TỔNG QUAN MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ 27
 Đĩa quang
- Các loại đĩa này sử dụng cơ chế quang học (tia laser). Kích thước phổ
biến của đĩa quang là 4.8 inch.
- Có thể chia thành hai nhóm: Compact Disk (CD-ROM, CD-R/W) và DVD
(DVD-ROM, DVD-R/W). Dung lượng của đĩa CD vào khoảng 700 MB, còn
đĩa DVD có thể đạt khoảng 17 GB (DVD hai mặt, hai lớp).
- Loại đĩa ROM (Read Only Memory) chỉ có thể ghi một lần, ngược lại loại
R/W (Readable/Writeable) cho phép ghi và xóa nhiều lần.

Hình 4.7: Hình minh họa thiết bị đọc và đĩa quang

 Thiết bị nhớ flash


- Kỹ thuật này được phát triển trong khoảng 10 năm gần đây, loại bỏ tính
cơ học của đĩa từ và đĩa quang.
- Dung lượng bộ nhớ flash thông dụng hiện nay khoảng từ 1 GB đến 16
GB.
- Loại bộ nhớ này có kích thước nhỏ, giao tiếp thuận tiên qua cổng USB
(Universal Serial Bus)

Hình 4.8: Hình minh họa thiết bị nhớ flash

 Các thiết bị nhập (input device)


- Dùng để đưa thông tin từ bên ngoài vào máy tính.
28 BÀI 4: CẤU TRÚC TỔNG QUAN MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ

- Có nhiều loại thiết bị nhập như bàn phím, chuột, máy quét…

Hình 4.9: Hình minh họa một số thiết bị nhập

 Các thiết bị xuất (output device)

- Dùng để đưa dữ liệu ra từ máy tính.


- Có nhiều loại thiết bị xuất như màn hình, máy in…

Hình 4.10: Hình minh họa một số thiết bị xuất

4.5 PHẦN MỀM


4.5.1 Khái niệm
Phần mềm là tập hợp những câu lệnh được viết bằng một hoặc nhiều ngôn ngữ lập
trình theo một trật tự xác định nhằm tự động thực hiện một số chức năng hoặc giải
quyết một bài toán nào đó.

 Phần mềm thường được chia thành hai loại chính:


- Phần mềm hệ thống - Hệ điều hành
- Phần mềm ứng dụng
BÀI 4: CẤU TRÚC TỔNG QUAN MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ 29
4.5.2 Phân loại
 Phần mềm hệ thống - Hệ điều hành
– Đảm bảo sự tương tác giữa người dùng với máy tính, điều phối việc thực
hiện các chương trình, quản lý các tài nguyên của máy tính.

– Đóng vai trò là cầu nối giữa người sử dụng hay bất cứ một chương trình ứng
dụng nào với phần cứng của máy tính.

– Các Hệ điều hành phổ biến: MS-DOS, Windows, Unix, Linux,…

 Phần mềm ứng dụng


Phần mềm ứng dụng là các phần mềm đáp ứng nhu cầu công việc cụ thể.

 Một số phần mềm ứng dụng:


– Xử lý văn bản (Wordprocessor): Microsoft Word, EditPlus,…

– Quản trị dữ liệu (Database Management System): Visual Foxpro, Access,


SQLServer,…

– Phần mềm đồ họa: Corel Draw, PhotoShop, Illustrator,…

– Chế bản điện tử: PageMaker, QuarkPress,…

Hình 4.11: Hình minh họa một số biểu tương của phần mềm ứng dụng
30 BÀI 4: CẤU TRÚC TỔNG QUAN MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ

4.5.3 Thuật toán, biểu diễn thuật toán


 Khái niệm bài toán: Trong Tin học, quan niệm bài toán là việc ta muốn máy tính

thực hiện:

– Viết một dòng chữ ra màn hình

– Giải phương trình bậc hai

– Quản lí điểm trong trường học v.v…

Khi dùng máy tính để giải, ta cần quan tâm đến hai yếu tố:

– Đưa vào máy thông tin gì (Input)

– Cần lấy ra thông tin gì (Output).

Do đó để phát biểu một bài toán ta cần phải chỉ rõ Input và Output của bài toán
đó.

Ví dụ1: Giải phương trình bậc nhất ax+b=0

– Input: Các giá trị thực a,b

– Output: Nghiệm là giá trị x hoặc thông báo không có nghiệm

Ví dụ 2: Quản lí điểm trong trường học

– Input: Thông tin cá nhân của từng học sinh

– Output: Thông tin cần khai thác về một học sinh, một lớp học sinh, một khối
hay toàn trường.

4.5.4 Khái niệm thuật toán


Thuật toán để giải một bài toán là một dãy hữu hạn các thao tác được sắp xếp
theo một trình tự xác định sao cho sau khi thực hiện dãy thao tác đó, từ Input của
bài toán, ta nhận được Output cần tìm.
BÀI 4: CẤU TRÚC TỔNG QUAN MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ 31

Hình 4.12: Thuật toán giải phương trình bậc nhất

Có nhiều cách trình bày thuật toán: dùng ngôn ngữ tự nhiên; sơ đồ khối;
mã giả (tựa ngôn ngữ lập trình) ví dụ xem Hình 4.12

4.5.5 Biểu diễn thuật toán


Thuật toán là một phương pháp thể hiện lời giải bài toán phải tuân theo một số
quy tắc nhất định. Ðể có thể truyền đạt thuật toán phải có phương pháp biểu diễn
thuật toán. Có 3 phương pháp biểu diễn thuật toán:

4.5.5.1 Dùng ngôn ngữ tự nhiên


Ví dụ: Giải phương trình bậc 1

Ví dụ: Giải phương trình bậc 2


32 BÀI 4: CẤU TRÚC TỔNG QUAN MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ

4.5.5.2 Dùng lưu đồ-sơ đồ khối (flowchart)


BÀI 4: CẤU TRÚC TỔNG QUAN MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ 33
Ví dụ: Giải phương trình bậc 1

Ví dụ: Giải phương trình bậc 2


34 BÀI 4: CẤU TRÚC TỔNG QUAN MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ

4.5.5.3 Dùng mã giả (pseudocode)


Vay mượn ngôn ngữ nào đó kể cả ngôn ngữ tự nhiên để biểu diễn thuật toán. Ví dụ
dùng ngôn ngữ Pascal và tự nhiên biểu diễn thuật toán giải phương trình bậc nhất :

4.5.6 Các bước giải quyết bài toán trên máy tính
Học sử dụng máy tính thực chất là học cách giao cho máy tính công việc mà ta
muốn nó làm.

Việc giải bài toán trên máy tính được tiến hành qua các bước sau:

Bước 1: Xác định bài toán

 Mỗi bài toán được đặc tả bởi hai thành phần: Input và Output.
 Việc xác định bài toán chính là xác định rõ hai thành phần này.
 Các thông tin đó cần được nghiên cứu cẩn thận để có thể lựa chọn thuật
toán, cách thể hiện các đại lượng đã cho và các đại lượng phát sinh trong
quá trình giải bài toán và ngôn ngữ lập trình thích hợp.
 Ví dụ: Khi đề cập đến một số nguyên dương N ta phải biết rõ phạm vi giá trị
của nó, để lựa chọn cách thể hiện N bằng kiểu dữ liệu thích hợp.

Bước 2: Lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán

 Bước lựa chọn và thiết kế thuật toán là bước quan trọng nhất để giải
một bài toán.
BÀI 4: CẤU TRÚC TỔNG QUAN MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ 35
 Mỗi thuật toán chỉ giải một bài toán nào đó, nhưng có thể có nhiều thuật
toán khác nhau cùng giải một bài toán.
 Cần chọn một thuật toán phù hợp để giải bài toán đã cho.
 Khi lựa chọn thuật toán người ta thường quan tâm đến các tài nguyên như:
giờ CPU, số lượng ô nhớ,...
 Trong các loại tài nguyên, người ta quan tâm nhiều nhất đến thời gian vì đó
là dạng tài nguyên không tái tạo được.
 Trong thực tế, khi lựa chọn thuật toán người ta còn quan tâm tới việc viết
chương trình cho thuật toán đó được dễ dàng.
 Việc thiết kế và lựa chọn thuật toán thích hợp để giải một bài toán cụ thể
cần căn cứ vào lượng tài nguyên mà thuật toán đòi hỏi và lượng tài nguyên
thực tế cho phép.

Bước 3: Viết chương trình

 Việc viết chương trình là một tổng hợp hữu cơ giữa việc lựa chọn cấu trúc dữ
liệu và ngôn ngữ lập trình để diễn đạt đúng thuật toán.
 Khi viết chương trình ta cần lựa chọn một ngôn ngữ bậc cao, hoặc hợp ngữ,
hoặc ngôn ngữ máy, hoặc một phần mềm chuyên dụng thích hợp
cho thuật toán đã lựa chọn.
 Viết chương trình trong ngôn ngữ nào ta cần phải tuân theo đúng quy định
ngữ pháp của ngôn ngữ đó.
 Chương trình dịch có thể giúp ta phát hiện và thông báo đầy đủ các sai sót
về mặt ngữ pháp.

Bước 4: Hiệu chỉnh

 Sau khi được viết xong, chương trình vẫn còn có thể có nhiều lỗi khác chưa
phát hiện được nên chương trình có thể không cho kết quả đúng.
 Vì vậy, cần phải thửchương trình bằng cách thực hiện nó với một số bộ
Input tiêu biểu phụ thuộc vào đặc thù của bài toán.
 Các bộ Input này gọi là các Test.
 Nếu có sai sót, ta phải sửa chương trình rồi thử lại  Quá trình này được
gọi là hiệu chỉnh.
36 BÀI 4: CẤU TRÚC TỔNG QUAN MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ

Bước 5: Viết tài liệu

 Tài liệu phải mô tả chi tiết bài toán, thuật toán, chương trình, kết quả thử
nghiệm và hướng dẫn sử dụng.
 Tài liệu này rất có ích cho người sử dụng chương trình và cho việc đề xuất
những khả năng hoàn thiện thêm.
 Các bước trên có thể lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi mà ta cho là
chương trình đã làm việc đúng đắn.

4.6 PHẦN DẺO - FIRMWARE


Là phần mềm trong bộ nhớ chỉ đọc (ROM-Read Only Memory) chứa các thủ tục
khởi động, lệnh vào/ra ở mức thấp. Nó mềm dẻo hóa phần cứng do linh hoạt, dễ sửa
đổi và thông qua đó làm tăng tốc phần cứng.

Điển hình là những Firmware của hãng Lite on giúp tăng tốc độ của ổ đĩa CD-RW,
nó có thể nâng tốc độ từ 48x16x48x lên thành 52x24x52x.

Ổ đĩa cứng cũng vậy, firmware có vai trò nhất định. Chẳng hạn nếu chúng ta dùng
ổ đĩa cứng của hãng Seagate, Model ST340015A thì Firmware Revision là 3.01 và sự
hỗ trợ tiếp theo của Seagate sẽ là 3.02…
BÀI 4: CẤU TRÚC TỔNG QUAN MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ 37
HÃY TRẢ LỜI CÁC CÂU SAU:
Câu 1. Máy tính điện tử là gì?
A. Thiết bị lưu trữ thông tin
B. Thiết bị số hóa và biến đổi thông tin
C. Thiết bị lưu trữ và xử lý thông tin
D. Thiết bị tạo và biến đổi thông tin
Câu 2. Máy tính đầu tiên ENIAC sử dụng linh kiện nào trong số các linh kiện ?
A. Transistor lưỡng cực
B. Transistor trường
C. Đèn điện tử
D. IC bán dẫn

Câu 3. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng?
A. Phần cứng của máy tính bao gồm các đối tượng vật lý như: bản mạch chính, bộ
nhớ RAM, ROM, đĩa cứng, màn hình
B. Phần cứng của máy tính gồm các đối tượng như : bản mạch chính, bộ nhớ RAM,
bộ nhớ ROM, đĩa cứng, màn hình và chương trình được cài đặt trong ROM
C. Phần cứng của máy tính là chương trình được cài đặt trong bộ nhớ ROM
D. Phần cứng của máy tính chính là bộ xử lý trung tâm
Câu 4. Các thành phần cơ bản của một máy tính gồm:
A. Bộ nhớ trong, CPU và khối phối ghép vào ra
B. Bộ nhớ trong, CPU và thiết bị ngoại vi
C. Bộ nhớ trong, CPU, khối phối ghép vào ra và thiết bị ngoại vi
D. Bộ nhớ trong, CPU, bộ nhớ ngoài, bộ phối ghép vào ra và thiết bị ngoại vi
Câu 5. Phần dẻo (Firmware) trong máy tính là gì?
A. Phần mềm được đặt vào bên trong các mạch điện tử trong quá trình sản xuất
B. Hệ điều hành
C. Các Driver cho các thiết bị phần cứng và các mạch hỗ trợ phối ghép vào ra cho
máy tính
D. Phần mềm hệ thống
Câu 6. Một ví dụ về phần dẻo (Firmware) trong máy tính là:
A. Hệ điều hành MS DOS
B. Chương trình điều khiển trong ROM BIOS
38 BÀI 4: CẤU TRÚC TỔNG QUAN MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ

C. Chương trình Driver cho Card màn hình của máy tính
D. Phần mềm ứng dụng của người dùng
Câu 7. Phần mềm của máy tính là:
A. Các bộ điều phối thiết bị giúp cho việc ghép nối và ra được thực hiện một cách linh
hoạt.
B. Cơ cấu trao đổi dữ liệu giữa các thiết bị phần cứng trong máy tính
C. Chương trình được cài đặt trong bộ nhớ ROM
D. Bộ vi xử lý và các vi mạch hỗ trợ cho nó
Câu 8. Một trong các nội dung của nguyên lý Von Newmann là:
A. Máy tính có thể hoạt động theo một chương trình đã được lưu trữ
B. Máy tính có thể điều khiển mọi hoạt động bằng một chương trình duy nhất
C. Bộ nhớ máy tính không thể địa chỉ hóa được
D. Mỗi câu lệnh phải có một vùng nhớ chứa địa chỉ lệnh tiếp theo

Dùng Internet và trình bày kiến thức của ban về bộ xử lý trung tâm
CPU : Lịch sử, công nghệ, mật độ, tốc độ, các nhà sản xuất nổi tiếng ?
Bộ tản nhiệt (làm mát) đóng vai trò gì với CPU ? Việt Nam đã sản xuất
được CPU hay chưa ?
BÀI 5: MẠNG MÁY TÍNH 39

BÀI 5: MẠNG MÁY TÍNH

5.1 KHÁI NIỆM


Mạng máy tính hay hệ thống mạng (computer network or network system) là
sự kết hợp các máy tính đơn lẻ lại với nhau thông qua các thiết bị nối kết mạng và
phương tiện truyền thông (giao thức mạng, môi trường truyền dẫn) theo một cấu trúc
nào đó nhằm trao đổi thông tin, cùng chia sẻ phần cứng, phần mềm và dữ liệu với
nhau.Các máy tính được kết nối với nhau có thể trong cùng một phòng, một tòa nhà
(LAN), một thành phố (WAN) hoặc trên phạm vi toàn cầu (Internet),… (Hình 5.1)

Hình 5.1: Hình minh họa mô phỏng một mạng máy tính

5.2 LỢI ÍCH CỦA MẠNG MÁY TÍNH


– Nhiều người có thể dùng chung một phần mềm tiện ích, một thiết bị nào đó.
40 BÀI 5: MẠNG MÁY TÍNH

– Một nhóm người hay một phòng ban cùng thực hiện một đề án nếu nối mạng
họ sẽ dùng chung dữ liệu của đề án, dùng chung tập tin chính (master file) của
đề án, họ trao đổi thông tin với nhau dễ dàng.

– Dữ liệu được quản lý tập trung nên bảo mật an toàn, trao đổi giữa những người
sử dụng thuận lợi, nhanh chóng, backup dữ liệu tốt hơn.

– Khi được kết nối mạng thì mọi người sẽ được sử dụng chung các thiết bị ngoại
vi máy in, máy fax, máy photocopy, máy scan, đĩa cứng và các thiết bị khác…

– Người sử dụng và trao đổi thông tin với nhau dễ dàng thông qua dịch vụ thư
điện tử (Email), dịch vụ Chat, dịch vụ truyền file (FTP), dịch vụ Web,...

– Xóa bỏ rào cản về khoảng cách địa lý giữa các máy tính trong hệ thống mạng
muốn chia sẻ và trao đổi dữ liệu với nhau.

– Một số người sử dụng không cần phải trang bị máy tính đắt tiền (chi phí thấp
mà chức năng lại mạnh).

– Cho phép người lập trình ở một trung tâm máy tính này có thể sử dụng các
chương trình tiện ích, vùng nhớ của một trung tâm máy tính khác đang rỗi để
làm tăng hiệu quả kinh tế của hệ thống.

– An toàn cho dữ liệu và phần mềm vì nó quản lý quyền truy cập của các tài
khoản người dùng (phụ thuộc vào các chuyên gia quản trị mạng).

5.3 LỊCH SỬ
Máy tính của thập niên 1940 là các thiết bị cơ-điện tử lớn và rất dễ hỏng. Sự phát
minh ra transitor bán dẫn vào năm 1947 tạo ra cơ hội để làm ra chiếc máy tính nhỏ
và đáng tin cậy hơn.

Năm 1950, các máy tính lớn mainframe chạy bởi các chương trình ghi trên thẻ đục
lỗ (punched card) bắt đầu được dùng trong các học viện lớn. Điều này tuy tạo nhiều
thuận lợi với máy tính có khả năng được lập trình nhưng cũng có rất nhiều khó khăn
trong việc tạo ra các chương trình dựa trên thẻ đục lỗ này.

Vào cuối thập niên 1950, người ta phát minh ra mạch tích hợp (IC) chứa nhiều
transitor trên một mẫu bán dẫn nhỏ, tạo ra một bước nhảy vọt trong việc chế tạo các
BÀI 5: MẠNG MÁY TÍNH 41
máy tính mạnh hơn, nhanh hơn và nhỏ hơn. Đến nay, IC có thể chứa hàng triệu
transistor trên một mạch.

Vào cuối thập niên 1960, đầu thập niên 1970, các máy tính nhỏ được gọi là
minicomputer bắt đầu xuất hiện.

Năm 1977, công ty máy tính Apple Computer giới thiệu máy vi tính cũng được gọi
là máy tính cá nhân (personal computer - PC).

Năm 1981, IBM đưa ra máy tính cá nhân đầu tiên. Sự thu nhỏ ngày càng tinh vi
hơn của các IC đưa đến việc sử dụng rộng rãi máy tính cá nhân tại nhà, tại văn phòng
và trong kinh doanh.

Vào giữa thập niên 1980, người sử dụng dùng các máy tính độc lập bắt đầu chia sẻ
các tập tin bằng cách dùng modem kết nối với các máy tính khác thông qua hệ thống
dây điện thoại có sẵn. Cách thức này được gọi là điểm nối điểm, hay truyền theo kiểu
quay số. Khái niệm này được mở rộng bằng cách dùng các máy tính là trung tâm
truyền tin trong một kết nối quay số. Các máy tính này được gọi là sàn thông báo
(bulletin board). Các người dùng kết nối đến sàn thông báo này, để lại đó hay lấy đi
các thông điệp, cũng như gửi lên hay tải về các tập tin. Hạn chế của hệ thống là có
rất ít hướng truyền tin, và chỉ với những ai biết về sàn thông báo đó. Ngoài ra, các
máy tính tại sàn thông báo cần một modem cho mỗi kết nối, khi số lượng kết nối tăng
lên, hệ thống không thề đáp ứng được nhu cầu.

Qua các thập niên 1950, 1970, 1980 và 1990, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã phát
triển các mạng diện rộng WAN có độ tin cậy cao, nhằm phục vụ các mục đích quân sự
và khoa học. Công nghệ này khác truyền tin điểm nối điểm. Nó cho phép nhiều máy
tính kết nối lại với nhau bằng các đường dẫn khác nhau. Bản thân mạng sẽ xác định
dữ liệu di chuyển từ máy tính này đến máy tính khác như thế nào. Thay vì chỉ có thể
thông tin với một máy tính tại một thời điểm, nó có thể thông tin với nhiều máy tính
cùng lúc bằng cùng một kết nối. Sau này, WAN của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã trở
thành Internet.
42 BÀI 5: MẠNG MÁY TÍNH

5.4 PHÂN LOẠI


5.4.1 LAN
LAN (Local Area Network - mạng cục bộ) là mạng tư nhân trong một toà nhà, một
khu vực (cơ quan hay tổ chức) có bán kính khoảng 100m đến vài km. Chúng nối các
máy chủ (server) và các máy trạm (client) trong các văn phòng và nhà máy để chia
sẻ tài nguyên và trao đổi thông tin.

LAN có 3 đặc điểm:

 Giới hạn về tầm cỡ phạm vi hoạt động từ vài mét cho đến vài km.

 Thường dùng kỹ thuật đơn giản chỉ có một đường dây cáp (cable) nối tất cả
máy. Vận tốc truyền dữ liệu thông thường là 10 Mbps, 100 Mbps, 1 Gbps.

 Ba kiến trúc mạng kiểu LAN thông dụng bao gồm:

o Mạng bus hay mạng tuyến tính. Các máy nối nhau một cách liên tục thành
một hàng từ máy này sang máy kia. Ví dụ của nó là Ethernet (chuẩn IEEE
802.3).

o Mạng vòng. Các máy nối nhau như trên và máy cuối lại được nối ngược trở
lại với máy đầu tiên tạo thành vòng kín. Thí dụ mạng vòng thẻ bài IBM
(IBM token ring).

o Mạng sao. (Hình 5.2)

5.4.2 MAN
MAN (Metropolitan Area Network -mạng đô thị) là mạng có cỡ lớn hơn LAN, phạm
vi vài km. Nó có thể bao gồm nhóm các văn phòng gần nhau trong thành phố, nó có
thể là công cộng hay tư nhân và có đặc điểm:

 Chỉ có tối đa hai dây cáp nối.

 Không dùng các kỹ thuật nối chuyển.

 Có thể hỗ trợ chung vận chuyển dữ liệu và đàm thoại, hay ngay cả truyền hình.
Ngày nay người ta có thể dùng kỹ thuật cáp quang (fiber optical) để truyền tín
hiệu. Vận tốc có hiện nay thể đạt đến 10 Gbps.
BÀI 5: MẠNG MÁY TÍNH 43
Ví dụ của kỹ thuật này là mạng DQDB (Distributed Queue Dual Bus) hay còn gọi là
bus kép theo hàng phân phối (tiêu chuẩn IEEE 802.6).

5.4.3 WAN
WAN (Wide Area Network -mạng diện rộng) dùng trong vùng địa lý lớn thường cho
quốc gia hay cả lục địa, phạm vi vài trăm cho đến vài ngàn km. Chúng bao gồm tập
họp các máy nhằm chạy các chương trình cho người dùng. Các máy này thường gọi là
máy lưu trữ(host) hay còn có tên là máy chủ, máy đầu cuối (end system). Các máy
chính được nối nhau bởi các mạng truyền thông con (communication subnet) hay gọn
hơn là mạng con (subnet). Nhiệm vụ của mạng con là chuyển tải các thông điệp
(message) từ máy chủ này sang máy chủ khác.

 Mạng con thường có hai thành phần chính:


1. Các đường dây vận chuyển còn gọi là mạch (circuit), kênh (channel), hay
đường trung chuyển (trunk).

2. Các thiết bị nối chuyển. Đây là loại máy tính chuyện biệt hoá dùng để nối hai
hay nhiều đường trung chuyển nhằm di chuyển các dữ liệu giữa các máy.
Khi dữ liệu đến trong các đường vô, thiết bị nối chuyển này phải chọn (theo
thuật toán đã định) một đường dây ra để gửi dữ liệu đó đi. Tên gọi của thiết
bị này là nút chuyển gói (packet switching node) hay hệ thống trung chuyển
(intermediate system). Máy tính dùng cho việc nối chuyển gọi là "bộ chọn
đường" hay "bộ định tuyến" (router).

Có nhiều kiểu cấu hình cho WAN dùng nguyên lý điểm tới điểm như là dạng sao,
dạng vòng, dạng cây, dạng hoàn chỉnh, dạng giao vòng, hay bất định.
44 BÀI 5: MẠNG MÁY TÍNH

Hình 5.3 Các kiểu nối trong WAN

5.5 THIẾT BỊ
5.5.1 Thiết bị truyền dẫn
 Cáp xoắn đôi (Twisted pair cable): Cáp xoắn đôi gồm nhiều cặp dây đồng xoắn

lại với nhau nhằm chống phát xạ nhiễu điện từ. Do giá thành thấp nên cáp xoắn
được dùng rất rộng rãi. Có hai loại cáp xoắn đôi được sử dụng rộng rãi trong LAN
là loại có vỏ bọc chống nhiễu và loại không có vỏ bọc chống nhiễu.

Hình 5.4: Cáp xoắn đôi (Twisted pair cable)

 Cáp đồng trục (Coaxial Cable): là loại cáp điện với một lõi dẫn điện được bọc lại

bởi một lớp điện môi không dẫn điện, chung quanh quấn thêm một lớp bện kim
loại, ngoài cùng lại có vỏ bọc cách điện. Cáp đồng trục chuẩn RG-59 gồm 4 lớp:

o A: vỏ nhựa bọc bên ngoài

o B: lớp vỏ bện kim loại

o C: chất cách điện

o D: lõi đồng
BÀI 5: MẠNG MÁY TÍNH 45

Hình 5.5: Cáp đồng trục (Coaxial Cable)

 Cáp sợi quang (Fiber optic cable): là một loại cáp viễn thông làm bằng thủy tinh

hoặc nhựa, sử dụng ánh sáng để truyền tín hiệu. Cáp quang dài, mỏng thành phần
của thủy tinh trong suốt bằng đường kính của một sợi tóc. Chúng được sắp xếp
trong bó được gọi là cáp quang và được sử dụng để truyền tín hiệu trong khoảng
cách rất xa. Không giống như cáp đồng truyền tín hiệu bằng điện, cáp quang ít bị
nhiễu, tốc độ cao và truyền xa hơn.

Hình 5.6: Một bó sợi quang học

5.5.2 Thiết bị kết nối


 Wireless Access Point: là thiết bị kết nối mạng không dây được thiết kế theo

chuẩn IEEE 802.11b, cho phép nối LAN to LAN, dùng cơ chế CSMA/CA để giải
quyết tranh chấp, dùng cả hai kiến trúc kết nối mạng là Infrastructure và AdHoc,
mã hóa theo 64/128 bit. Nó còn hỗ trợ tốc độ truyền không dây lên tới 11Mbps
trên băng tần 2,4 GHz và dùng công nghệ radio DSSS (Direct Sequence Spectrum
Spreading).
46 BÀI 5: MẠNG MÁY TÍNH

 Wireless Ethernet Bridge: là thiết bị cho phép các thiết bị Ethernet kết nối vào

mạng không dây. Ví dụ như thiết bị Linksys WET54G Wireless-G Ethernet Bridge.
Nó hỗ trợ bất kỳ thiết bị Ethernet nào kết nối vào mạng không dây dù thiết bị
Ethernet đó có thể là một thiết bị đơn hoặc một router kết nối đến nhiều thiết bị
khác.

 Cạc (Card) mạng: là một loại card mở rộng được gắn thêm trên máy tính, cung

cấp giao tiếp vật lý và logic giữa máy tính với các thiết bị mạng, hệ thống mạng
thông qua phương tiện truyền dẫn.

 Repeater: đơn giản chỉ là một bộ khuếch đại tín hiệu giữa hai cổng của hai phân

đoạn mạng. Repeater được dùng trong mô hình mạng Bus nhằm mở rộng khoảng
cách tối đa trên một đường cáp. Có hai loại Repeater đang được sử dụng là
Repeater điện và Repeater điện quang. Dùng để nối hai mạng có cùng giao thức
truyền thông.

 Hub: là thiết bị có chức năng giống như Repeater nhưng nhiều cổng giao tiếp hơn

cho phép nhiều thiết bị mạng kết nối tập trung với nhau tại một điểm. Hub thông
thường có từ 4 đến 24 cổng giao tiếp, thường sử dụng trong những mạng Ethernet
10BaseT. Thật ra, Hub chi là Repeater nhiều cổng. Hub lặp lại bất kỳ tín hiệu nào
nhận được từ một cổng bất kỳ và gửi tín hiệu đó đến tất cả các cổng còn lại trên
nó. Hub hoạt động ở lớp vật lý của mô hình OSI và cũng không lọc được dữ liệu.
Hub thường được dùng để nối mạng, thông qua những đầu cắm của nó người ta
liên kết với các máy tính dưới dạng hình sao. Hub được chia làm hai loại chính:
Hub thụ động (Passive hub) và Hub chủ động (Active hub).

 Bridge: là thiết bị cho phép nối kết hai nhánh mạng, có chức năng chuyển có chọn

lọc các gói tin đến nhánh mạng chứa máy nhận gói tin. Để lọc các gói tin và biết
được gói tin nào thuộc nhánh mạng nào thì Bridge phải chứa bảng địa chỉ MAC.
Bảng địa chỉ này có thể được khởi tạo tự động hay phải cấu hình bằng tay. Do
Bridge hiểu đuợc địa chỉ MAC nên Bridge hoạt động ở tầng hai (tầng data link)
trong mô hình OSI.

 Modem: là thiết bị dùng để chuyển đổi dữ liệu định dạng số thành dữ liệu định

dạng tương tự cho một quá trình truyền từ môi trường tín hiệu số qua môi trường
tín hiệu tương tự và sau đó trở môi trường tín hiệu số ở phía nhận cuối cùng. Tên
BÀI 5: MẠNG MÁY TÍNH 47
gọi Modem thật ra là từ viết tắt được ghép bởi những chữ cái đầu tiên của
MOdulator/DEModulator – Bộ điều biến/Bộ giải điều biến.

 Switch: là sự kết hợp hài hòa về kỹ thuật giữa Bridge và Hub. Cơ chế hoạt động

của Switch rất giống Hub bởi vì là thiết bị tập trung các kết nối mạng lại trên nó.
Những cổng giao tiếp trên Switch là những Bridge thu nhỏ được xây dựng trên mỗi
cổng giao tiếp tương ứng.

 Router: là bộ định tuyến dùng để nối kết nhiều phân đoạn mạng, hay nhiều kiểu

mạng (thường là không đồng nhất về kiến trúc và công nghệ) vào trong cùng một
mạng tương tác. Thông thường có một bộ xử lí, bộ nhớ, và hai hay nhiều cổng giao
tiếp ra/vào.

 Gateway: là thiết bị trung gian dùng để nối kết những mạng khác nhau cả về kiến

trúc lẫn môi trường mạng. Gateway được hiểu như cổng ra vào chính của một
mạng nội bộ bên trong kết nối với mạng khác bên ngoài. Có thể đó là thiết bị phần
cứng chuyên dụng nhưng thường là một server cung cấp kết nối cho các máy mà
nó quản lý đi ra bên ngoài giao tiếp với một mạng khác.

5.6 INTERNET
5.6.1 Khái niệm
Internet là một hệ thống mạng thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công
cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau. Hệ thống này truyền thông tin
theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một giao thức liên mạng
đã được chuẩn hóa (giao thức IP). Hệ thống này bao gồm hàng ngàn mạng máy tính
nhỏ hơn của các doanh nghiệp, của các viện nghiên cứu và các trường đại học, của
người dùng cá nhân và các chính phủ trên toàn cầu.

5.6.2 Lợi ích


Mạng Internet mang lại rất nhiều tiện ích hữu dụng cho người sử dụng, một trong
các tiện ích phổ thông của Internet là hệ thống thư điện tử (email), trò chuyện trực
tuyến (chat), công cụ tìm kiếm (search engine), các dịch vụ thương mại và chuyển
ngân và các dịch vụ về y tế giáo dục như là chữa bệnh từ xa hoặc tổ chức các lớp học
ảo. Chúng cung cấp một khối lượng thông tin và dịch vụ khổng lồ trên Internet.
48 BÀI 5: MẠNG MÁY TÍNH

Hình 5.6: Sự đa dạng của thiết bị dùng Internet


BÀI 6: SỬ DỤNG INTERNET TRÊN WINDOWS 49

BÀI 6: SỬ DỤNG INTERNET TRÊN


WINDOWS

6.1 TRÌNH DUYỆT WEB (WEB BROWSER )


Trình duyệt web (Web browser ) là một phần mềm ứng dụng để truy xuất, trình
diễn và chuyển các nguồn thông tin (information resource) trên hệ thống mạng toàn
cầu (World Wide Web). Một nguồn thông tin được nhận dạng bởi một Uniform
Resource Identifier (URL) và có thể là một trang web, phim - video, hình ảnh
(images) hoặc các mẫu thông tin khác.

Trình duyệt web cho phép người sử dụng xem và tương tác với các văn bản, hình
ảnh, đoạn phim, nhạc, trò chơi và các thông tin khác ở trên một trang web trong
phạm vi mạng toàn cầu hoặc mạng nội bộ.

Văn bản và hình ảnh trên một trang web có thể chứa siêu liên kết tới các trang
web khác của cùng một địa chỉ web hoặc địa chỉ web khác. Trình duyệt web cho phép
người sử dụng truy cập các thông tin trên các trang web một cách nhanh chóng và dễ
dàng thông qua các liên kết đó. Trình duyệt web đọc định dạng HTML để hiển thị, do
vậy một trang web có thể hiển thị khác nhau trên các trình duyệt khác nhau.

6.2 SƠ LƯỢC CÁC TRÌNH DUYỆT PHỔ BIẾN


Hiện có khá nhiều trình duyệt dành cho máy tính chạy trên nhiều nền tảng hệ điều
hành khác nhau. Nhưng làm thế nào để chọn được trình duyệt có thể lướt web nhanh
và an toàn. Sau đây là một số trình duyệt được đánh giá tốt nhất hiện nay.
50 BÀI 6: SỬ DỤNG INTERNET TRÊN WINDOWS

6.2.1 Google Chrome

Hình 6.1: Biểu tượng trình duyệt Chrome

Là cái tên mà nhiều người thường nghe tới như trình duyệt web nhanh nhất hiện
nay. Trình duyệt này do Google phát triển, được đánh giá chạy mượt mà, tính năng
đứng đầu hiện nay và ngày càng chứng minh được vì sao nó lại là tiện ích tốt nhất với
tốc độ duyệt web, tính năng bảo mật, ổn định cao.

Google Chrome tương thích với mọi loại máy tính từ máy tính để bàn đến máy tính
xách tay, các máy tính sử dụng hệ điều hành khác nhau.

Tính đến thời điểm này, trình duyệt web đã hỗ trợ hầu hết ngôn ngữ thuộc nhiều
quốc gia trên thế giới.

6.2.2 Mozilla Firefox

Hình 6.2: Biểu tượng trình duyệt Firefox

Là một trong những trình duyệt web có tốc độ duyệt web cao, đòi hỏi khắt khe và
phổ biến nhất, mang lại tiện lợi để lướt web nhanh hơn.

Nổi bật với chức năng bảo mật web, diệt virus và chống lừa đảo (Anti-Phishing),
giúp các gian hàng và kinh doanh an toàn trên Internet.

Chế độ Private Mode giúp người dùng ẩn danh ngay cả khi đang truy cập Internet
mà không để lại bất kỳ dấu vết nào. Firefox cung cấp một kho tiện ích khổng lồ, đa
dạng.
BÀI 6: SỬ DỤNG INTERNET TRÊN WINDOWS 51
6.2.3 Internet Explorer

Hình 6.3: Biểu tượng trình duyệt IE

Là trình duyệt web xuất hiện đầu tiên trên thế giới. Mặc dù hiện nay với sự ra đời
của nhiều trình duyệt web, đặc biệt là 2 đối thủ Chrome và Firefox nhưng IE vẫn luôn
là cái tên có sức hút với mọi người.

Là một trong những trình duyệt web tốt nhất và được sử dụng nhiều nhất hiện
nay. Sản phẩm do gã khổng lồ phần mềm Microsoft phát triển dành cho nền tảng
Windows của hãng. Trình duyệt này rất phổ biến vì đơn giản và hiệu suất tuyệt vời.

Tiện ích không cần sử dụng định dạng Flash mà vẫn xem được Video, chức năng
ghi nhớ trang web vào thanh tác vụ, bảo mật thông tin khi duyệt web.

6.2.4 Opera

Hình 6.4: Biểu tượng trình duyệt Opera

Là một trong những trình duyệt web nhanh nhất tương thích với hệ điều hành khác
nhau như Windows, Mac OS, Linux… Chúng có cả phiên bản dành cho di động nổi
tiếng với tên gọi Opera Mini. Trình duyệt này có một số tính năng độc đáo như chặn
nội dung (Content Blocking), tải ảnh…

Opera có tốc độ xử lý nhanh và giao diện bắt mắt, được tích hợp công nghệ hiện
đại và tiên tiến giúp tăng hiệu suất lướt Web và mang đến cho người dùng trải
nghiệm đồ họa tuyệt đẹp.

Chức năng tìm kiếm trong Opera cũng được đánh giá rất cao, khả năng quản lý
danh sách bookmark, ngăn chặn các phần mềm theo dõi quá trình duyệt Web tốt.
52 BÀI 6: SỬ DỤNG INTERNET TRÊN WINDOWS

6.2.5 Safari

Hình 6.5: Biểu tượng trình duyệt Safari

Là trình duyệt web do hãng Apple phát triển được sử dụng nhiều dành cho các hệ
điều hành iOS và Macintosh. Tính năng nổi bật nhất của trình duyệt này gồm xem tập
tin PDF trực tuyến, kiểm tra chính tả, tìm kiếm văn bản…

Cung cấp cho người dùng khả năng lướt web thần tốc với thiết kế lạ mắt. Sử dụng
trình duyệt này giúp người dùng quản lý và sắp xếp các Tab dễ dàng.

Tiện ích sẽ hiển thị một danh sách các trang Web có lượt truy cập nhiều nhất dưới
dạng hình ảnh thu nhỏ đính kèm, có khả năng xem được nhiều trang Web linh hoạt
nhất.

6.3 SỬ DỤNG INTERNET EXPLORER TRÊN WINDOWS


Internet Explorer (IE) là trình duyệt duyệt Web được phát triển bởi nhà sản xuất
phần mềm nổi tiếng Microsoft. IE được cung cấp kèm theo khi ta cài đặt hệ điều hành
windows.

IE là trình duyệt Web lâu đời và được nhiều người sử dụng nhiều nhất hiện nay. Sử
dụng tiện ích này để truy cập các trang Web nhanh hơn, truy cập đồng thời nhiều
website, tải dữ liệu, quản lý các website yêu thích và nhiều tính năng hơn nữa.

Internet Explorer ngày càng cải tiến và cho ra đời các phiên bản với nhiều tính
năng mạnh mẽ như tăng tốc độ xử lý đồ họa GPU, tối ưu hóa quá trình lướt web, hỗ
trợ công nghệ web phổ biến như HTML5 và công nghệ xử lý đồ họa SVG.
BÀI 6: SỬ DỤNG INTERNET TRÊN WINDOWS 53
6.3.1 Cài đặt
Bạn có thể cài Internet Explorer trên các máy tính sử dụng mọi phiên bản của hệ
điều hành Windows như Windows 9x/ME/XP/Vista/7, bao gồm cả phiên bản Windows
8 mới nhất. Ngoài hệ điều hành Windows, trình duyệt web này còn có thể được sử
dụng trên MAC OS X, Linux...

Bạn nên cập nhật phiên bản Internet Explorer mới nhất phù hợp với hệ đều hành
bạn đang sử dụng. Phiên bản mới nhất là IE 11 được cập nhật nhiều tính năng duyệt
web mới và cải thiện các nhược điểm của phiên bản cũ. Phiên bản IE browser này
hoạt động trên Windows 7 SP1 trở lên.

Để bắt đầu cài Internet Explorer, trước hết bạn phải mở thư mục chứa file cài đặt,
hoặc nếu chưa có, bạn có thể tải về bản cài đặt mới nhất để sử dụng được tốt nhất.

 Bước 1: Mở thư mục chứa file cài Internet Explorer (tại bài viết này, chúng tôi sẽ

hướng dẫn cách cài đặt Internet Explorer 9 với phiên bản 64 bit), mở file cài đặt có
phần mở rộng.EXE.

– Một thông báo hiển thị tên file cài đặt và đường dẫn chứa bộ cài Internet
Explorer. Click Run để tiếp tục các bước tiếp theo.
54 BÀI 6: SỬ DỤNG INTERNET TRÊN WINDOWS

Bước 2: Chọn Install để bắt đầu cài Internet Explorer

Quá trình cài đặt diễn ra vài giây đến vài phút, tùy thuộc vào cấu hình máy tính
mà bạn đang sử dụng.

Bước 3: Một cửa sổ thông báo với 2 lựa chọn: Chọn Restart now (khởi động lại
máy tính rồi mới sử dụng trình duyệt) và Restart later (khởi động máy tính sau). Tốt
nhất bạn nên khởi động lại máy tính để đảm bảo không xảy ra sự cố trong quá trình
truy cập web.

Quá trình cài Internet Explorer thành công, trình duyệt Web sẽ có giao diện như
hình dưới:
BÀI 6: SỬ DỤNG INTERNET TRÊN WINDOWS 55

Để truy cập vào trang web bất kỳ, bạn chỉ cần nhập URL của website vào thanh
địa chỉ và nhấn Enter là được. Khi đó IE chuyển đến nội dung trang web cho bạn xem.

Nhập địa chỉ website


vào đây

Ngoài ra, để sử dụng IE lướt web hiệu quả bạn có thể thiết lập thêm các tính năng
trên menu trình duyệt:
56 BÀI 6: SỬ DỤNG INTERNET TRÊN WINDOWS

 File: Quản lý các tab, cửa sổ trên trình duyệt.

 Edit: Các công cụ chỉnh sửa, copy, sao chép, tìm kiếm.

 View: Các chế độ màn hình xem nội dung trang web.

 Favorites: Lưu trữ, đánh dấu những website hay, quan trọng.

 Tools: Tùy chỉnh các tính năng nâng cao, đồng bộ dữ liệu, tiện ích mở
rộng...

6.3.2 Sử dụng Internet Explorer


Các lệnh thông dụng trên thanh công cụ (Toolbar):

1- Back: Quay lại

2- Next: Chuyển tới

3- Address: Nơi nhập địa chỉ của trang Web muốn xem, có thể nhập đầy đủ
http://www.timkiem.vn/ hay chỉ cần nhập timkiem.vn cũng được.

4- Refresh: Yêu cầu tải lại trang web đang xem.

5- Stop: Ngưng tải trang web.

6- Search: Công cụ giúp tìm kiếm thông tin trên Internet

7- Favorite center: Nơi lưu trữ các địa chỉ liên kết (Link) đến các trang Web.

8- Add to Favorite

9- Home: về trang Home page của trình duyệt

10- Feed: Cho phép cập nhật nội dung trang web nhanh hơn bằng cách dùng kỹ
thuật RSS. Chỉ áp dụng cho các trang web có sử dụng công nghệ này.

11- Printer: in trang web hiện tại


BÀI 6: SỬ DỤNG INTERNET TRÊN WINDOWS 57
12- Page: Chứa các lệnh liên quan đến trang web như Save As (Lưu trang web),
Copy (copy URL), paste (dán URL) trên ô Address

13- Tools: Chứa các lệnh liên quan đến thanh công cụ

6.4 TIỆN ÍCH KHÁC (FTP, CHAT, VIDEO CALL…)


6.4.1 FTP
FTP (File Transfer Protocol dịch ra là "Giao thức truyền tập tin") thường được dùng
để trao đổi tập tin qua mạng lưới truyền thông dùng giao thức TCP/IP (chẳng hạn như
Internet - mạng ngoại bộ - hoặc intranet - mạng nội bộ). Hoạt động của FTP cần có
hai máy tính, một máy chủ và một máy khách). Máy chủ FTP, dùng chạy phần mềm
cung cấp dịch vụ FTP, gọi là trình chủ, lắng nghe yêu cầu về dịch vụ của các máy tính
khác trên mạng lưới. Máy khách chạy phần mềm FTP dành cho người sử dụng dịch vụ,
gọi là trình khách, thì khởi đầu một liên kết với máy chủ. Một khi hai máy đã liên kết
với nhau, máy khách có thể xử lý một số thao tác về tập tin, như tải tập tin lên máy
chủ, tải tập tin từ máy chủ xuống máy của mình, đổi tên của tập tin, hoặc xóa tập tin
ở máy chủ v.v. Vì giao thức FTP là một giao thức chuẩn công khai, cho nên bất cứ
một công ty phần mềm nào, hay một lập trình viên nào cũng có thể viết trình chủ FTP
hoặc trình khách FTP. Hầu như bất cứ một nền tảng hệ điều hành máy tính nào cũng
hỗ trợ giao thức FTP. Điều này cho phép tất cả các máy tính kết nối với một mạng lưới
có nền TCP/IP, xử lý tập tin trên một máy tính khác trên cùng một mạng lưới với
mình, bất kể máy tính ấy dùng hệ điều hành nào (nếu các máy tính ấy đều cho phép
sự truy cập của các máy tính khác, dùng giao thức FTP). Hiện nay trên thị trường có
rất nhiều các trình khách và trình chủ FTP, và phần đông các trình ứng dụng này cho
phép người dùng được lấy tự do, không mất tiền.

6.4.2 Chat
Trò chuyện trực tuyến hay còn gọi là Chat, ngày nay đã trở thành một trong những
hoạt động không thể thiếu của người dùng máy tính. Nó giúp kết nối những con người
cách nhau rất xa về mặt địa lý nhưng vẫn có thể cùng trò chuyện, chia sẻ, tâm tình
và cũng để cho các doanh nghiệp tổ chức hội thảo, họp hành qua mạng Internet.
58 BÀI 6: SỬ DỤNG INTERNET TRÊN WINDOWS

Để có thể chat, người dùng phải sử dụng các phần mềm chat (còn gọi là phần
mềm nhắn tin nhanh - IM viết tắt của Instant Messenger). Nếu chọn đúng một
chương trình chat hợp với nhu cầu của mình, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời
gian, đồng thời làm được rất nhiều việc có ích.

Do đặc thù của loại phần mềm này, đa số các phần mềm chat đều miễn phí hoặc
miễn phí một nửa (có một số dịch vụ thu phí).

Một số phần mềm Chat phổ biến: Yahoo! Messenger, Digsby, Voxox…

6.4.3 Video Call


Video call là dịch vụ cho phép người gọi và người nghe có thể nhìn thấy hình ảnh
của nhau trên điện thoại di động trong khi thực hiện cuộc gọi (gần giống như hai
người đang nói chuyện trực tiếp với nhau). Dịch vụ này được áp dụng nhiều trong các
kỳ sát hạch trực tuyến.

Một cuộc gọi với sự tương tác cao của 2 bên luôn mang lại nhiều thú vị.
BÀI 7: EMAIL (THƯ ĐIỆN TỬ) 59

BÀI 7: EMAIL (THƯ ĐIỆN TỬ)

7.1 KHÁI NIỆM


Thư điện tử, hay email (electronic mail) là một dịch vụ phổ biến trên hệ thống
Internet dùng chuyển nhận thư từ qua các mạng máy tính.

Email là một phương tiện thông tin rất nhanh. Một thư có thể được gửi đi ở dạng
mã hóa hay dạng thông thường và được chuyển qua các mạng máy tính đặc biệt là
mạng internet. Nó có thể chuyển thư từ một máy nguồn tới một hay rất nhiều máy
nhận trong cùng lúc.

Ngày nay, email chẳng những có thể truyền gửi được chữ, nó còn có thể truyền
được các dạng thông tin khác như hình ảnh, âm thanh, phim, và đặc biệt các phần
mềm thư điện tử kiểu mới còn có thể hiển thị các email dạng sống động tương thích
với kiểu tập tin HTML.

Ngoài chức năng thông thường để nhận và soạn thảo email, các phần mềm thư
điện tử còn cung cấp thêm chức năng khác như là:

- Lịch làm việc (Calendar ): Người ta có thể dùng nó như một thời khóa biểu.
Trong những phần mềm mạnh, chức năng này còn giữ nhiệm vụ thông báo sự kiện đã
đăng ký trong lịch làm việc trước giờ xảy ra cho người chủ hộp thư.

- Sổ địa chỉ (addresses hay Contacts ): Dùng để ghi nhớ các địa chỉ cần thiết cho
công việc hay cho cá nhân.

- Công cụ tìm kiếm thư điện tử (find hay search email ).

- Dịch vụ Mail là dịch vụ an toàn hàng đầu, trừ khi gửi sai địa chỉ, cơ chế
của dịch vụ này không để xảy ra tình trạng mất thư hay lạc thư.
60 BÀI 7: EMAIL (THƯ ĐIỆN TỬ)

7.2 NHỮNG THUẬT NGỮ THÔNG THƯỜNG


7.2.1 Email address
Địa chỉ E-mail (E-mail address) là một tài khoản của người sử dụng Internet nhận
biết được chính xác người cần liên hệ. Địa chỉ E-mail bao giờ cũng bao gồm 2 phần:

 Phần tên miền quản lý địa chỉ E-mail này. Ví dụ: yahoo.com, gmail.com…

 Phần tên chính của địa chỉ e-mail, để phân biệt với các địa chỉ E-mail khác do
cùng 1 tên miền quản lý. Ví dụ: info hay support.

Giữa 2 phần của địa chỉ e-mail liên kết bởi dấu @. Ví dụ: Tên 1 địa chỉ e-mail đầy
đủ sẽ là: info@vnnetsoft.com

7.2.2 Các ngăn chứa thư


Đây thực ra chỉ là các ngăn chứa thư từ đã được phân loại theo tình trạng của các
email cho tiện dùng. Người chủ thư có thể tự mình xếp loại các mail này hay chúng
được xếp một cách tự động (do cài đặt hay do mặc định) (Hình 7.1).

 Inbox có nghĩa là Hộp thư nhận hay Hộp thư vào : Đây là ngăn đựng các thư mới

nhận về.

 Outbox có nghĩa là Hộp thư gửi hay Hộp thư ra : Đây là ngăn đựng các thư đang

chờ được gửi đi. Thông thường, nếu hệ thống email hoạt động tốt thì các thư nằm
trong hộp này chỉ trong thời gian rất ngắn (vài giây đến vài phút là tối đa). Do đó,
ngăn chứa này thường là một ngăn trống.

 Draft có nghĩa là Ngăn nháp : Để chứa các email chưa hoàn tất hay đã hoàn tất

nhưng chủ thư chưa muốn gửi đi.

 Trash, Trashcan hay Deleted Item có nghĩa là Ngăn xóa : Còn có thể gọi

là Thùng rác hay Ngăn thư đã xóa . Đây là chỗ dự phòng tạm thời chứa các email

đã xóa bỏ trong một thời gian. Chức năng này tiện lợi để phục hồi hay đọc lại các
thư điện tử cần thiết đã lỡ tay bị xóa.
BÀI 7: EMAIL (THƯ ĐIỆN TỬ) 61

Hình 7.1: Giao diện Yahoo Mail

 Trash, Trashcan hay Deleted Item có nghĩa là Ngăn xóa : Còn có thể gọi

là Thùng rác hay Ngăn thư đã xóa . Đây là chỗ dự phòng tạm thời chứa các email

đã xóa bỏ trong một thời gian. Chức năng này tiện lợi để phục hồi hay đọc lại các
thư điện tử cần thiết đã lỡ tay bị xóa.

 Sent, sent Messages hay Sent Item có nghĩa là Ngăn đã gửi : Nơi này dùng để

chứa các thư đã gửi.

 Junk hay Bulk có nghĩa là Ngăn thư linh tinh : Đây là nơi chứa các mail đã được

lọc và bị loại ra một cách tự động, còn được gọi là Thùng thư rác hay Ngăn chứa

tạp thư . Thường thì nơi này sẽ chứa các thư quảng cáo, các thư nhũng lạm, các

thư được gởi đến một số lượng lớn địa chỉ có cùng một nội dung, hay các loại thư
độc hại
62 BÀI 7: EMAIL (THƯ ĐIỆN TỬ)

7.2.3 Các lệnh thông dụng trong một phần mềm email

Hình 7.2: Minh hoạ cửa sổ soạn thảo Yahoo Mail

Hình 7.3: Minh hoạ cửa sổ soạn thảo Google Mail

 New hay compose có nghĩa là Thảo thư mới : Đây là mệnh lệnh cho phép bắt đầu

soạn thảo một email mới.

 Send có nghĩa là Gửi : Mệnh lệnh này sẽ tức khắc gửi thư tới các địa chỉ trong

phần To, CC, và BCC.


BÀI 7: EMAIL (THƯ ĐIỆN TỬ) 63
 Save as Draft hay Save Draft có nghĩa là Lưu bản nháp : Mệnh lệnh này sẽ giúp lưu

giữ lá thư đang soạn thảo và đưa vào ngăn chứa Darft để có thể dùng lại về sau.

 Attach hay Attach Files có nghĩa là Đính kèm : Đây là lệnh để người soạn email có

thể gửi đính kèm theo lá thư các tập tin khác. Các tập tin này không giới hạn kiểu
cấu trúc của nó, nghĩa là chúng có thể là các loại tập tin hình vẽ, phim, nhạc,... và
ngay cả virus máy tính

7.2.4 Các thuật ngữ tiếng Anh thông dụng trong một email
 To có nghĩa là Đến : Chỗ chứa địa chỉ của các người nhận.

 CC (từ chữ carbon copies) có nghĩa là Gửi kèm : Đây là chỗ chứa thêm địa chỉ gửi

kèm, ngoài địa chỉ chính trong phần To bên trên. Các hộp thư nhận sẽ đọc được
các địa chỉ người gửi và các địa chỉ gửi kèm này.

 BCC (từ chữ blind carbon copies) có nghĩa là Gửi kèm kín : Đây cũng là chỗ ghi

các địa chỉ mà lá thư sẽ được gửi kèm tới, nhưng các địa chỉ này sẽ được dấu kín
không cho những người trong phần To hay phần CC biết là có sự đính kèm đến
các địa chỉ nêu trong phần BCC.

 Subject có nghĩa là Đề mục : Chỗ này thường để tóm tắt ý chính của lá thư hay
chỗ ghi ngắn gọn điều quan trọng trong thư.
BÀI 7: EMAIL (THƯ ĐIỆN TỬ) 65

PHÂN 2: HỆ ĐIỀU HÀNH


MICROSOFT WINDOWS
66 BÀI 8: MICROSOFT WINDOWS

BÀI 8: MICROSOFT WINDOWS

8.1 GIỚI THIỆU


8.1.1 Hệ điều hành Windows
Hệ điều hành (Operating System) là tập hợp các chương trình cơ sở làm nhiệm
vụ điều khiển hoạt động của máy tính và các thiết bị ngoại vi.

Hiện có nhiều loại hệ điều hành cho các hệ máy tính khác nhau như: MS DOS,
Windows cho máy tính cá nhân, Windows Server cho các mạng máy tính, Novell,
Unix, …

Các chức năng chính của hệ điều hành:

− Quản lý bộ xử lý trung tâm và bộ nhớ.

− Quản lý và điều khiển các thiết bị ngoại vi.

− Quản lý tập tin trên đĩa.

− Điều khiển việc thực thi chương trình.

Việc am hiểu về hệ điều hành là rất cần thiết với những người sử dụng máy
tính.

Lịch sử phát triển

Hệ điều hành Windows đã có một lịch sử phát triển khá dài, phiên bản đầu tiên của
hệ điều hành này đã được phát hành cách đây trên 30 năm và quãng thời gian mà
Windows chiếm được ưu thế đối với các máy tính cá nhân cũng vào khoảng trên 20
năm. Rõ ràng, qua rất nhiều thay đổi về kỹ thuật trong hơn 30 năm qua, phiên bản
BÀI 8: MICROSOFT WINDOWS 67
ngày nay của Windows đã được phát triển hơn rất nhiều so với phiên bản Windows
1.0.

Sơ lược quá trình phát triển một số phiên bản

1. DOS

Windows được phát triển từ hệ điều hành DOS ban đầu của Microsoft, đây là hệ
điều hành được phát hành năm 1981. Hệ điều hành mới này đã được Bill Gates và
Paul Allen phát triển để chạy trên máy tính cá nhân IBM, với giao diện hoàn toàn
bằng văn bản và các lệnh người dùng giản đơn.

Hệ điều khi đó được gọi là DOS, viết tắt cho cụm từ disk operating system.
DOS là một tên chung cho hai hệ điều hành khác nhau. Khi được đóng gói với các
máy tính cá nhân IBM, DOS được gọi là PC DOS. Còn khi được bán dưới dạng một gói
riêng bởi Microsoft, DOS được gọi là MS-DOS. Tuy nhiên cả hai phiên bản đều có chức
năng tương tự nhau.

Hầu hết người dùng PC thế hệ đầu tiên đều phải học để điều hành máy tính của họ
bằng DOS. Nhưng hệ điều hành này không thân thiện một chút nào; nó yêu cầu
người dùng phải nhớ tất cả các lệnh và sử dụng các lệnh đó để thực hiện hầu hết các
hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như việc copy các file, thay đổi thư mục,… Ưu điểm
chính của DOS là tốc độ và tiêu tốn ít bộ nhớ, đây là hai vấn đề quan trọng khi hầu
hết các máy tính chỉ có 640K bộ nhớ.
68 BÀI 8: MICROSOFT WINDOWS

2. Windows 1.0

Microsoft đã bắt tay vào thực hiện phiên bản mở đầu của Windows vào năm 1983,
và sản phẩm cuối cùng được phát hành ra thị trường vào tháng 11 năm 1985.

3. Windows 2.0

Phiên bản thứ hai của Windows được phát hành vào năm 1987. Phiên bản mới này
đã bổ sung thêm các cửa sổ có khả năng xếp chồng nhau và cho phép tối thiểu hóa
các cửa sổ để chuyển qua lại trong desktop bằng chuột.

4. Windows 3.0

Phiên bản thứ ba của Windows được phát hành vào năm 1990.

Năm 1992 đã phát hành phiên bản Windows 3.1. Một điểm mới trong Windows 3.1
là bộ bảo vệ màn hình (screensaver) và hoạt động kéo và thả.

5. Windows NT

Phiên bản chính thức được phát hành vào năm 1993. Windows NT cũng là một
thành viên trong hợp tác phát triển hệ điều hành OS/2 của Microsoft với IBM. Tuy
nhiên khi mối quan hệ giữa IBM và Microsoft bị đổ vỡ, IBM vẫn tiếp tục với OS/2,
trong khi đó Microsoft đã thay đổi tên phiên bản của OS/2 thành Windows NT.

6. Windows 95

Phiên bản chính thức được phát hành vào năm 1995. Đây là một hệ điều hành
được viết lại phần lớn và đã cải thiện được giao diện người dùng và đưa Windows sang
BÀI 8: MICROSOFT WINDOWS 69
nền tảng 32-bit giả mạo. (Nhân kernel 16-bit vẫn được giữ lại để có thể tương thích
với các ứng dụng cũ).

Một điểm mới nữa trong Windows 95, mặc dù không có trong phiên bản ban đầu
đó là trình duyệt web Internet Explorer của Microsoft, IE 1.0 lần đầu tiên xuất hiện là
trong Windows 95 Plus. Với tư cách một add-on; phiên bản 2.0 có trong Win95
Service Pack 1, gói dịch vụ được phát hành vào tháng 12 năm 1995.

7. Windows 98

Windows 98, cũng được lấy tên năm phát hành của nó (1998), là một thay đổi
mang tính cách mạng so với phiên bản trước đó. Những cải thiện ở đây như sự hỗ trợ
cho USB, chia sẻ kết nối mạng và hệ thống file FAT32, tuy tất cả đều những cải thiện
này rất đáng giá nhưng không làm cho cả thế giới choáng ngợp như lần ra mắt của
Windows 95.

8. Windows Me

Microsoft phát hành phiên bản Windows Millennium edition vào năm 2000. Tuy
nhiên điều đáng chú ý nhất trong Windows Me đó là hiện tượng dễ đổ vỡ và hệ thống
dễ bị treo. Nguyên nhân này đã làm cho nhiều khách hàng và các doanh nghiệp bỏ
qua toàn bộ nâng cấp này.

9. Windows 2000

Được phát hành gần như đồng thời với phát hành dành cho khách hàng Windows
Me . Không giống như NT, Windows 2000 có hai phiên bản (Workstation và Server),
Windows 2000 có đến 5 phiên bản khác nhau: Professional, Server, Advanced Server,
Datacenter Server và Small Business Server. Tất cả các phiên bản đều kết hợp chặt
chẽ các tính năng từ Windows 95/98 và tạo nên một giao diện đẹp mắt và tinh tế.

10. Windows XP

Các dòng hệ điều hành khách hàng và doanh nghiệp của Windows đã được nhập
thành một với phát hành năm 2001 của Windows XP.

Đây là phiên bản đầu tiên mà Microsoft đưa sự tin cậy trong dòng doanh nghiệp ra
thị trường khách hàng và đưa sự thân thiện vào thị trường doanh nghiệp. XP có sự
pha trộn tốt nhất giữa các phiên bản Windows 95/98/Me với thao tác 32-bit của
Windows NT/2000 và giao diện người dùng được tân trang lại. Về bản chất có thể cho
70 BÀI 8: MICROSOFT WINDOWS

rằng XP là kết hợp giao diện của Windows 95/98/Me vào NT/2000 core, bỏ qua cơ sở
mã DOS đã xuất hiện trong các phiên bản khách hàng trước của Windows.

Với Windows XP, Microsoft đã bắt đầu phân khúc thị trường bằng một số phiên bản
khác nhau, mỗi một phiên bản lại có một tập các tính năng riêng biệt. Các phiên bản
khác nhau được phân khúc ở đây gồm có: XP Home Edition, XP Professional (cho
người dùng khối doanh nghiệp), XP Media Center Edition, XP Tablet PC Edition, và XP
Starter Edition (cho người dùng trong các nước đang phát triển). Tuy nhiều người
dùng cảm thấy lộn xộn về sự phân khúc này, nhưng Microsoft dường như lại không
quan tâm đến điều đó.

Từ quan điểm của người dùng, XP là một phiên bản đẹp hơn, nhanh hơn so với các
phiên bản trước đó Windows 95/98 hoặc Windows 2000. (Nó cũng có độ tin cậy cao
hơn so với hệ điều hành Windows Me thất bại trước đó). Giao diện Luna cho bạn thấy
đẹp hơn và thân thiện hơn, tính năng Fast User Switching cho phép cùng một máy có
thể được chia sẻ dễ dàng với những người dùng khác.

Cho đến hiện này thì Microsoft đã ra thêm các phiên bản như Windows Vista,
Windows 7, Windows 8 và vừa qua đã ra mắt phiên bản Windows 10.
BÀI 8: MICROSOFT WINDOWS 71
8.1.2 Tập lệnh điều khiển máy tính
Một số lệnh run dưới đây không phải là tất cả các lệnh trong hệ điều
hành Windows. Nhưng nó rất hữu ích cho bạn trong những trường hợp nhất định khi
sử dụng máy tính.

Để chạy lệnh Run, bạn có thể bấm tổ hợp phím logo Windows và phím R ( + R).

 Lệnh Chkdsk

CHKDSK (viết tắt của “check disk”) là một hệ thống công cụ trong DOS, OS / 2 và
Windows. Nó kiểm tra các tập tin hệ thống toàn vẹn trên đĩa cứng hoặc đĩa mềm và
sửa chữa các tập tin hợp lý hệ thống lỗi. Nó tương tự như lệnh fsck trong Unix.

 Lệnh Devmgmt.Msc

Device Manager là một ứng dụng trong Control Panel trong Microsoft Windows của
hệ điều hành. Nó cho phép người dùng xem và điều khiển phần cứng gắn vào máy
tính . Khi một phần cứng không hoạt động, phần cứng vi phạm được đánh dấu cho
người sử dụng để sửa chữa nó. Danh sách các phần cứng có thể được sắp xếp theo
các tiêu chí khác nhau.

 Lệnh Dxdiag

Dxdiag (“DirectX Diagnostics”) là một công cụ chẩn đoán được sử dụng để kiểm tra
chức năng DirectX và khắc phục sự cố máy tính hoặc các vấn đề phần cứng âm thanh
liên quan. DirectX Diagnostic có thể lưu các tập tin văn bản với các kết quả quét.

 Lệnh Cleanmgr

Đó là tốt nếu bạn giữ cho bạn máy tính sạch sẽ. Bằng cách chạy công cụ này, bạn
có thể làm sạch một số thùng rác hoặc file cache để làm cho một số không gian miễn
phí trên hệ thống của bạn.
72 BÀI 8: MICROSOFT WINDOWS

 Lệnh Dfrgui

Disk Defragmenter là một tiện ích trong Microsoft Windows được thiết kế để tăng
tốc độ truy cập bằng cách sắp xếp lại các tập tin được lưu trữ trên một đĩa để chiếm
vị trí lưu trữ liên tục, một kỹ thuật được gọi là phân mảnh. Chống phân mảnh đĩa
giảm thiểu đi đầu, làm giảm thời gian cần thiết để đọc các tập tin từ và ghi tập tin vào
đĩa. Bắt đầu với Windows XP , Disk Defragmenter cũng làm giảm hệ thống thời gian
khởi động.

 Lệnh Perfmon

Performance Monitor là một công cụ trực quan đơn giản nhưng mạnh mẽ để xem
hiệu suất dữ liệu, cả trong thời gian thực và từ các tập tin log. Với nó, bạn có thể
kiểm tra hiệu suất dữ liệu trong một đồ thị, biểu đồ, hoặc báo cáo.

 Lệnh Gpedit.Msc

Group Policy là một tính năng của Microsoft Windows NT. Các hệ thống điều hành
kiểm soát môi trường làm việc của tài khoản người dùng và tài khoản máy tính.
Group Policy cung cấp quản lý tập trung và cấu hình của hệ điều hành, các ứng dụng,
và các thiết lập của người sử dụng trong môi trường Active Directory.

8.1.3 Tập tin, ổ đĩa, thư mục, đường dẫn


8.1.3.1 Tập tin (File)
 Là tập hợp các thông tin có liên quan đến nhau, chẳng hạn như một chương
trình, một loạt dữ liệu mà chương trình sử dụng, hoặc một tư liệu do người
dùng tạo.
 Có nhiều loại tập tin: Tập tin cơ sở dữ liệu (.MDB), tập tin hình ảnh (.JPG,
.BMP), tập tin văn bản (.TXT, .DOC), tập tin chương trình (.EXE, .COM).
 Hệ điều hành quản lý thông tin thông qua tên tập tin. Tên tập tin được chia làm
hai phần: Tên tập tin = <Tên chính>.{<Phần mở rộng>}
 Tên chính: Là phần bắt buộc phải có, tên chính được tạo thành từ các ký tự chữ
hoặc số hoặc dấu gạch dưới, tối đa 256 ký tự.
 Phần mở rộng: Có thể có hoặc không, có tối đa 4 ký tự. Phần này thường được
dùng để phân loại tập tin.
 Phần tên chính và phần mở rộng cách nhau bởi dấu chấm (.).
BÀI 8: MICROSOFT WINDOWS 73
8.1.3.2 Ổ đĩa (Disk Driver)
 Là thiết bị mà máy tính dùng để đọc và ghi thông tin lên
đĩa từ. Mỗi máy tính thường có từ 1 đến 2 ổ đĩa mềm và
có thể có nhiều ổ đĩa cứng.
 Tên của ổ đĩa thường là các chữ cái: Ổ đĩa mềm thường
là A hoặc B, tên ổ đĩa cứng là C, D, …
 Khi máy tính đang làm việc trực tiếp với ổ đĩa nào thì ổ đĩa đó được gọi là ổ đĩa
hiện hành.

8.1.3.3 Thư mục (Folder)


 Để dễ dàng quản lý các tập tin trên đĩa, hệ điều hành cho phép phân vùng trên
đĩa thành từng nhóm gọi là thư mục để lưu các tập tin cùng loại vào đó.
 Một thư mục lại có thể chứa các thư mục con khác
tạo thành cây thư mục. Vậy thư mục là nơi chứa các
tập tin hoặc thư mục con khác.
 Mỗi một thư mục có một tên, quy tắc đặt tên thư
mục cũng giống như đặt tên tập tin, nhưng không có
phần mở rộng.
 Thư mục gốc: Mỗi đĩa chỉ có một thư mục gốc, từ
đây người sử dụng tạo ra các thư mục con. Ký hiệu
thư mục gốc là dấu \.
 Thư mục rỗng: Là thư mục không chứa tập tin và thư mục con nào.
 Thư mục cha: Thư mục chứa các thư mục con bên trong.
 Thư mục con: Thư mục được chức trong một thư mục khác.

8.1.3.4 Đường dẫn (Path)


 Các thông tin để chỉ ra nơi chứa đối tượng được viết theo một quy ước và được
gọi là đường dẫn (Path).
 Đường dẫn là tập hợp tên ổ đĩa, tên thư mục được viết liên tiếp và cách nhau
bởi dấu \.
74 BÀI 8: MICROSOFT WINDOWS

8.1.4 Quản lý dữ liệu


Giới thiệu

Windows Explorer là một chương trình tiện ích dùng để quản lý dữ liệu lưu trữ
trong máy tính.
Với Windows Explorer bạn có thể thực hiện gần như tất cả các thao tác quản lý dữ
liệu một cách dễ dàng và hiệu quả.

1. Khởi động Windows Explorer

Có nhiều cách khởi động Windows Explorer

Cách 1: Click phải chuột vào nút Start rồi chọn Explorer.

Cách 2: Click phải chuột vào biểu tượng My Computer trên màn hình Desktop
rồi chọn Explorer.

Cáck 3: Nhấn tổ hợp phím  + E.

Màn hình Windows Explore

2. Đóng Windows Explorer

Cách 1: Click chọn nút Close (X).

Cách 2: Click chọn Menu File => Close.


BÀI 8: MICROSOFT WINDOWS 75
3. Các thao tác cơ bản

 Bật/tắt các thanh công cụ

Vào Menu View => Toolbars.

Đánh dấu vào thanh công cụ cần bật.

 Chọn máy tính/ổ đĩa/thư mục:

Cách 1: Click chọn vào biểu tượng tương ứng trong cửa sổ Windows Explorer.

Cách 2: Dùng các phím mũi tên để di chuyển vệt sáng đến tên tương ứng.

 Mở/Đóng (thu hồi) một nhánh thư mục:

Cách 1:

Click vào dấu + để mở một nhánh thư mục.

Click vào dấu - để đóng (thu hồi) một nhánh thư mục.

Cách 2:

Dùng phím mũi tên để di chuyển vệt sáng đến tên thư mục tương ứng.

Nhấn phím + hoặc - (trên bàn phím phụ, góc bên phải) để mở/đóng một nhánh
thư mục.

 Chọn các tập tin và thư mục

Chọn nhiều tập tin hoặc thư mục nằm kế cận nhau trong cửa sổ: Click chọn tập tin
hoặc thư mục đầu tiên, sau đó nhấn giữ phím Shift trong khi Click chọn tập tin hoặc
thư mục cuối.

Chọn nhiều tập tin hoặc thư mục không liên tục: Nhấn và giữ phím Ctrl trong khi
Click chọn từng tập tin hoặc thư mục.

Chọn tất cả các tập tin hoặc thư mục trong cửa sổ:
Cách 1: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + A.
Cách 2: Vào Menu Edit chọn Select All.

8.1.5 Quản lý tập tin và thư mục


1. Tạo mới tập tin và thư mục

 Tạo tập tin Text


76 BÀI 8: MICROSOFT WINDOWS

Cách 1: Mở thư mục nơi bạn muốn chứa tập tin cần tạo, vào Menu File =>
New => Text Document" và nhấn Enter.

Cách 2: Click phải vào nơi cần tạo tập tin Text, chọn New => Text Document.
Đặt lại tên cho tập tin mới và nhấn Enter.
 Tạo thư mục mới

Cách 1: Mở thư mục nơi bạn muốn chứa thư mục cần tạo mới, vào Menu File
=> New => Folder. Thư mục mới sẽ có tên ngầm định là "New Folder". Để đặt lại
tên bạn gõ tên mới và nhấn Enter.

Cách 2: Click phải vào nơi cần tạo thư mục mới, chọn New => Folder. Đặt lại
tên cho Folder mới và nhấn Enter.

2. Đổi tên tập tin và thư mục

Cách 1: Chọn tập tin hoặc thư mục cần đổi tên, vào Menu File => Rename. Gõ
tên mới vào và nhấn Enter.

Cách 2: Click phải vào tập tin hoặc thư mục cần đổi tên, chọn Rename. Gõ tên
mới vào và nhấn Enter.

3. Di chuyển tập tin và thư mục

Cách 1: Chọn các tập tin hoặc thư mục cần di chuyển, vào Menu Edit => Cut
(hoặc dùng tổ hợp phím Ctrl + X). Chọn thư mục đích, vào Menu Edit => Paste
(hoặc dùng tổ hợp phím Ctrl + V).

Cách 2: Click phải lên các tập tin hoặc thư mục cần di chuyển chọn Cut. Click
phải vào thư mục đích chọn Paste.
BÀI 8: MICROSOFT WINDOWS 77

4. Sao chép tập tin và thư mục

Cách 1: Chọn các tập tin hoặc thư mục cần Copy, vào Menu Edit => Copy
(hoặc dùng tổ hợp phím Ctrl + C). Chọn thư mục đích, vào Menu Edit => Paste
(hoặc dùng tổ hợp phím Ctrl + V).

Cách 2: Click phải lên các tập tin hoặc thư mục cần sao chép, chọn Copy,
Click phải vào thư mục đích chọn Paste.

5. Xoá tập tin và thư mục

Cách 1: Chọn tập tin hoặc thư mục cần xóa, vào Menu File => Delete.

Cách 2: Chọn tập tin hoặc thư mục cần xóa, nhấn phím Delete trên bàn phím.

Cách 3: Click phải vào tập tin hoặc thư mục cần xóa, chọn Delete.

6. Đặt thuộc tính của tập tin và thư mục

Chọn tập tin hoặc thư mục cần đặt thuộc tính.

Vào Menu File => Properties hoặc Click phải => Properties.

Click chọn thuộc tính tương ứng.

Click chọn nút OK để chấp nhận.

Một tập tin hoặc thư mục có các thuộc tính sau:

Read-only: Thuộc tính chỉ đọc, không cho phép chỉnh sửa hoặc xoá nội
dung.
Hidden: Thuộc tính ẩn, ẩn/hiện tập tin hoặc thư mục trong Window.
78 BÀI 8: MICROSOFT WINDOWS

7. Hiện/ẩn các tập tin và thư mục có thuộc tính ẩn (Hidden)

Chọn Tools => Folder


Options.

Chọn Tab View.

Để hiển thị các các tập


tin hoặc thư mục có thuộc
tính ẩn, chọn mục Show
hidden files and folders.

Để che dấu các tập tin


có thuộc tính ẩn, chọn mục
Do not show hidden files
and folders.

Để hiện đầy đủ cả phần


mở rộng của các tập tin,
BÀI 8: MICROSOFT WINDOWS 79
bỏ chọn trong mục Hide extensions for known file types.

Click nút Apply rồi OK.

8. Tìm kiếm tập tin và thư mục

Chọn biểu tương Search trên thanh công cụ hoặc vào nút Start => Search =>
For Files or Folders.

Click chọn mục All file and folders.

Nhập các thông tin tìm kiếm

All or part of the file name: Nhập vào tên tập tin hoặc thư mục.
80 BÀI 8: MICROSOFT WINDOWS

A word or phrase in the file: Nhập nội dung trong


tập tin.

Look in: Chọn nơi tìm kiếm.

Click chọn nút Search.

8.1.6 Tùy chỉnh Windows XP


Giới thiệu

Control Panel là một chương trình thiết lập lại cấu hình hệ thống, thay đổi hình
thức tạo đổi môi trường làm việc cho thích hợp với người sử dụng.

1. Sử dụng Control Panel

Click nút Start => Settings => Control Panel.

Control Panel có hai kiểu hiển thị là Category và Classic. Hình trên là kiểu Classic.
Muốn thay đổi kiểu hiển thị là Category, Click chuột vào mục Switch to Category
View tại khung bên trái.
BÀI 8: MICROSOFT WINDOWS 81
2. Thay đổi cách biểu diễn ngày, giờ, số, tiền tệ

Để thay đổi cách biểu diễn ngày, giờ, số, tiền tệ trong các chương
trình chạy trên Windows. Bạn cần thực hiện các bước sau:

Khởi động Control Panel

Double Click vào biểu tượng Regional and Language Options.

Trên Tab Regional Options, Click nút Customize, xuất hiện hộp thoại Customize
Regional Options
82 BÀI 8: MICROSOFT WINDOWS

Thay đổi dạng thức số (Numbers): Chọn Tab Numbers

Thay đổi dạng thức tiền tệ (Currency), giờ (Time), ngày (Date) trên hộp thoại
Customize Regional Options.

Click nút OK trên hộp thoại Regional and Language Options để ghi nhận các thay
đổi.

3. Cài đặt và gỡ bỏ Font chữ

 Cài đặt Font chữ

Khởi động Control Panel.

Double vào biểu tượng Fonts.


BÀI 8: MICROSOFT WINDOWS 83

Để cài đặt thêm Fonts chữ chọn File => Intall New Fonts

Xác định ổ đĩa trong khung Drivers, xác định thư mục chứa Font chữ.
84 BÀI 8: MICROSOFT WINDOWS

Click chọn Font chữ cần cài vào máy trong List of fonts, sau đó Click chọn OK.

 Gỡ bỏ một Font chữ ra khỏi hệ thống


 Khởi động Control Panel.
 Double Click vào biểu tượng Fonts.
 Chọn các Fonts chữ cần gỡ bỏ.
 Chọn File => Delete hoặc nhấn phím Delete trên bàn phím.

4. Điều chỉnh ngày giờ của máy tính

 Khởi động Control Panel.


 Double click vào biểu tượng Date and Time

 Thay đổi ngày(Date) và giờ(Time) trong thẻ Date & Time.


 Click nút Apply để cập nhật nội dung hiển thị trên màn hình.
 Click nút OK để ghi nhận.

5. Thiết lập thuộc tính Mouse

 Khởi động Control Panel.


BÀI 8: MICROSOFT WINDOWS 85
 Double Click vào biểu tượng Mouse.

 Chọn Tab Buttons:

o Button configuration: Cho phép bạn có thể tráo đổi công năng nút chuột
giữa nút phải và nút trái.

o Double-click speed: Cho phép bạn điều chỉnh tốc độ Double Click.

o Có thể chọn Tab Pointers để thay đổi biểu tượng của con trỏ chuột. Click
vào nút Browse. Chọn biểu tượng con trỏ, Click Open và Click OK.

o Để trả về con trỏ mặc định chọn Windows Default trong hộp Scheme và
Click OK.

6. Thay đổi màn hình nền của Desktop

 Mở cửa sổ Control Panel.

 Double Click vào biểu tượng Display.


86 BÀI 8: MICROSOFT WINDOWS

 Chọn Tab Desktop.

 Chọn hình trong khung Background.

 Chọn chế độ hiển thị trong khung Position:

o Center: Hình được canh giữa màn hình Desktop.

o Tile: Hình được ghép lại cho đầy màn hình Desktop.

o Stretch: Hình được kéo giãn ra cho đầy màn hình Desktop.

 Chọn màu nền trong khung Color.

Nếu muốn đưa một hình ảnh bất kỳ vào màn hình Desktop thì Click vào nút
Browse và chọn hình. Sau đó Click Open.

o Sau cùng Click OK.

7. Thiết lập màn hình bảo vệ Screen Saver

o Khởi động Control Panel.

o Double Click vào biểu tượng Display.

o Chọn Tab Screen Saver.


BÀI 8: MICROSOFT WINDOWS 87
o Screen Saver: Cung cấp nhiều kiểu hiển thị.

 Wait: Xác định thời gian chương trình sẽ được hoạt động kể từ khi máy tính
không được sử dụng.

 Nút Settings: Thay đổi một số thuộc tính của kiểu hiển thị bạn chọn.

 Nút Preview: Xem trước, nhấn một phím bất kỳ hoặc di chuyển chuột để tắt
chương trình bảo vệ.
BÀI 8: MICROSOFT WINDOWS 89

PHẦN 3: SOẠN THẢO VĂN BẢN


VỚI MICROSOFT WORD
90 BÀI 9: GIỚI THIỆU VÀ CÁC THAO TÁC CƠ BẢN WORD 2010

BÀI 9: GIỚI THIỆU VÀ CÁC THAO


TÁC CƠ BẢN WORD 2010

9.1 GIỚI THIỆU MICROSOFT WORD 2010


So với các phiên bản trước đây, Microsoft Word 2010 có rất nhiều thay đổi giúp
cho người sử dụng ngày càng trở nên nhanh chóng và thuận tiện hơn. Đây là pần
mềm soạn thảo văn bản tích hợp nhiều tính năng giúp phát huy khả năng sáng tạo,
đáp ứng yêu cầu soạn thảo văn bản chuyên nghiệp.

Những tính năng chính của Microsoft Word:

 Các xử lý trong văn bản: nhập, hiệu chỉnh, định dạng, trình bày hình ảnh… là
những hoạt động thường xuyên của người tạo lập văn bản.

 Templates: Mẫu tài liệu khởi đầu làm nền tảng để xây dựng các tài liệu khác.

 Styles: Một tập hợp của các kỹ thuật định dạng được sử dụng cho các văn bản
cùng kiểu.

 Tables: Dạng bảng, dùng để trình bày và phân bổ nội dung theo các bố cục
dòng, cột.

 Graphics: Hình ảnh hay các dạng hình học được sử dụng trong văn bản.

 Mail Merge: Trộn thư, tính năng cho phép kết hợp dữ liệu với các mẫu thư
mời, nhãn thư.

 Document Security: Bảo mật tài liệu, tính năng cho phép bảo vệ tài liệu từ
những sự thay đổi, sao chép,...
BÀI 9: GIỚI THIỆU VÀ CÁC THAO TÁC CƠ BẢN WORD 2010 91
9.2 KHỞI ĐỘNG VÀ KẾT THÚC CHƯƠNG TRÌNH
9.2.1 Khởi động ứng dụng
 Cách 1: Start  Programs  Microsoft Office  Microsoft Word 2010

 Cách 2: Double click biểu tượng ứng dụng Microsoft Word 2010 trên
desktop

 Cách 3: Start  Run  gõ Winword  chọn Ok

9.2.2 Giao diện Microsoft Word 2010


Sau khi ứng dụng được khởi động mặc nhiên màn hình giao diện của Excel sẽ có
dạng như

Hình 9.1, bao gồm 2 thành phần chính: Các Ribbon và vùng hiển thị, xử lý dữ liệu.

Hình 9.1: Màn hình giao diện của MicrosoftWord 2010


92 BÀI 9: GIỚI THIỆU VÀ CÁC THAO TÁC CƠ BẢN WORD 2010

Microsoft Word 2010 thay đổi giao diện người dùng từ việc sử dụng thực đơn
(menu) có dạng đổ xuống và các thanh công cụ truyền thống thành các cụm lệnh
được thể hiện dưới dạng nhóm các biểu tượng (icon). Khi ta truy cập thực đơn các
nhóm biểu tượng này sẽ được trình bày ngay trên màn hình gọi là Ribbon.

Có các nhóm Ribbon chính: Home, Insert, Page Layout, Formulas, Data, Reviews,
View, Developer, Add-Ins (Hình 9.2).

Hình 9.2: Một dạng Ribbon tiêu biểu của Microsoft Word

Home: Là nơi chứa các nút lệnh được sử dụng thường xuyên trong quá trình làm
việc như: cắt, dán, sao chép, định dạng tài liệu, các kiểu mẫu có sẵn, chèn hay xóa
dòng hoặc cột, sắp xếp, tìm kiếm, thay thế nội dung,…

Insert: Các nút lệnh cho phép chèn các loại đối tượng vào màn hình soạn thảo
như: bảng biểu, hình ảnh, sơ đồ, đồ thị, ký hiệu, …

Page Layout: Các nút lệnh cho phép trình bày trang in và thiết lập in ấn.

References: Các nút lệnh cho phép chèn chú thích hình ảnh, bảng biểu, tạo mục
lục hay tài liệu tham khảo tự động.

Review: Các nút lệnh cho phép kiểm tra chính tả, dịch nhanh, chèn ghi chú, theo
dõi và lần vết sữa đổi văn bản.

View: Các nút lệnh cho phép quan sát trang in và điều khiển của sổ soạn thảo.

Ngoài ra bạn còn có thể tùy biến Ribbon bằng cách Click phải lên thanh thực đơn,
chọn mục Customize the Ribbon (Hình 9.3)

Hình 9.3: Tùy biến Ribbon


BÀI 9: GIỚI THIỆU VÀ CÁC THAO TÁC CƠ BẢN WORD 2010 93
Để mở ra hộp thoại cho ta thực hiện công việc tùy biến ribbon (Hình 9.4)

Hình 9.4: Hộp thoại tùy biến ribbon

9.3 THAO TÁC CƠ BẢN TRÊN WORD 2010


9.3.1 Các thao tác cơ bản
9.3.1.1 Tạo tập tin mới
 Cách 1: Menu File/New/Double click Blank document

 Cách 2: Menu File/New/Click Blank document/Create

 Cách 3: Dùng phím CTRL+N

9.3.1.2 Mở tập tin


 Cách 1: Menu File/Open/Chọn thư mục chứa tập tin/Open

 Cách 2: Dùng phím CTRL+O

 Cách 3: Menu File/Recent/Click mở hoặc Click phải chọn Open


94 BÀI 9: GIỚI THIỆU VÀ CÁC THAO TÁC CƠ BẢN WORD 2010

9.3.1.3 Đóng tập tin


 Cách 1: Menu File chọn Close

 Cách 2: Dùng phím CTRL+F4

Chú ý: khi nội dung chưa được lưu Microsoft Word hiện thông báo ? Chọn Save 
lưu; chọn Don’t Save  không lưu; chọn Cancel  bỏ thao tác và tiếp tục.

9.3.1.4 Lưu tập tin


 Cách 1: Dùng phím Ctrl+S

 Cách 2: Chọn  trên Quick Access Toolbar

 Cách 3: Thẻ File/Save hoặc Save As lưu tập tin với tên khác Hiện cửa sổ
chọn vị trí lưu tập tin và chọn Save

9.3.1.5 Thiết lập môi trường trước khi soạn thảo

 Trong Windows : Kiểm tra chương trình hổ trợ gõ tiếng việt (UniKey/V.Key)
đã được thường trú hay chưa. Sau đó kiểm tra các thông số sau:

 Bảng mã: thông dụng có 2 loại: Mã Unicode dựng sẵn, sử dụng các Font chữ
như: Times New Roman, Arial, Tahoma; Mã VNI Windows, dùng các Font chữ
bắt đầu là VNI-…

 Chọn cách gõ VNI hoặc TELEX

 Trong môi trường WORD: Click chọn menu Home, trên ribbon Font chọn
mẫu chữ trong hộp thoại Font, kích cỡ chữ trong hộp Font size

9.3.1.6 Qui tắc gõ văn bản


– Nhập từ lề trái, Word tự động chuyển xuống dòng khi đến lề phải trang văn
bản và tự động sang trang khi hết trang.

– Gõ phím Enter xuống dòng chấm dứt đoạn văn bản.

– Tổ hợp phím Shift + Enter ngắt dòng trong đoạn khi chưa chấm dứt đoạn.

– Không dùng phím Space Bar hay phím Tab để tạo khoảng trống lớn hay
đẩy đầu dòng.
BÀI 9: GIỚI THIỆU VÀ CÁC THAO TÁC CƠ BẢN WORD 2010 95
9.3.1.7 Chọn khối văn bản
– 1 từ: Drag Mouse chọn từ hay Double Mouse

– 1 nhóm từ: Drag Mouse chọn khối nhóm từ.

– 1 dòng: Di chuyển Mouse sang lề trái của dòng. Khi xuất hiện dấu  thì Click
chọn

– 1 đoạn văn: Drag Mouse chọn.

– Toàn bộ văn bản: CTRL + A

– Khối không liên tục: Kết hợp phím CTRL và Drag Mouse chọn.

– Khối đặc biệt: ALT và Drag Mouse chọn

– Bỏ chọn văn bản

– Click Mouse vào 1 vị trí bất kỳ để bỏ vùng chọn

9.3.1.8 Sao chép văn bản


– Chọn khối cần sao chép

– Click phải chọn Copy, hay CTRL + C

– Chọn vị trí cần chép vào

– Click phải chọn Paste, hay CTRL + V

9.3.1.9 Di chuyển văn bản


– Chọn khối cần di chuyển.

– Click phải chọn Cut hay CTRL + X

– Chọn vị trí dán.

– Click phải chọn Paste hay CTRL + V

9.3.1.10 Phục hồi thao tác


– Click vào biểu tượng Undo

– Undo: Hủy thao tác CTRL + Z

– Redo: Lập lại thao tác CTRL + Y


96 BÀI 9: GIỚI THIỆU VÀ CÁC THAO TÁC CƠ BẢN WORD 2010

9.3.1.11 Chèn ký tự đăc biệt


– Chọn vị trí chèn

– Chọn menu Insert, ribbon Symbol, chọn More Symbols…

– Hiện thị hộp thoại Symbol

– Chọn mẫu Font ( Symbol, Wingdings )

– Chọn 1 mẫu  Insert  Close khi hoàn tất.

Hình 9.5: Hộp thoại chèn ký tự đặc biệt

9.3.1.12 Phần mềm hổ trợ gõ tiếng Việt UniKey


– Được cài đặt trên hệ thống Windows hỗ trợ việc gõ chữ có dấu (Hình 9.6).

– Cách gõ dấu tiếng Việt (gõ dấu sau nguyên âm: A, E, I, O, U)

1 2 3 4 5 6 7 8 9

á à ả ã ạ â ơ ă đ

Ví dụ: nhập theo thứ tự Lo72i no1i d9a62u tự động chuyển thành Lời nói đầu
BÀI 9: GIỚI THIỆU VÀ CÁC THAO TÁC CƠ BẢN WORD 2010 97

Hình 9.6: Hộp thoại Unikey

 Chuyển đổi bảng mã Font chữ tiếng Việt bằng phần mềm Unkey

Để chuyển một phần văn bản từ Font chữ tiếng Việt có bảng mã này sang bảng
mã khác thông qua bộ nhớ tạm (clipboard) gồm các bước:

– Bước 1: Chọn đoạn văn bản cần chuyển đổi và Copy (Ctrl+C) đoạn được
đánh dấu này vào bộ nhớ tạm

Hình 9.7: Hộp thoại điều chỉnh các thông số Unikey


98 BÀI 9: GIỚI THIỆU VÀ CÁC THAO TÁC CƠ BẢN WORD 2010

Hình 9.8: Hộp thoại Toolkit của Unikey

– Bước 2: Click phải biểu tượng Unikey trên taskbar, trên hộp thoại này (Hình
9.7) chọn mục Công cụ …[CS+F6] hoặc sử dụng phím tắt Ctrl+Shift+F6
hiện cửa sổ Unikey Toolkit (Hình 9.8)

 Trên mục bảng mã

o Mục Nguồn lựa chọn dạng bảng mã mà đoạn văn bản đang có

o Mục Đích lựa chọn dạng bảng mã mà ta muốn chuyển thành

o Đánh dấu Check vào hộp Chuyển mã clipboard

– Bước 3: Click chọn nút chuyển mã và đóng cửa sổ, hiện thông báo
“chuyển đổi thành công”

– Bước 4: Chọn vị trí dán dữ liệu từ clipboard vào văn bản.


BÀI 10: KỸ THUẬT ĐỊNH DẠNG 99

BÀI 10: KỸ THUẬT ĐỊNH DẠNG

10.1 ĐỊNH DẠNG KÝ TỰ - CHARACTER


Định dạng ký tự cho phép tùy chỉnh sự trình bày ký tự hoặc nhóm ký tự như: in
đậm, nghiên, gạch chân, to/nhỏ, màu chữ … được hổ trợ bởi các biểu tượng nằm
trong Ribbon Font của menu Home.

 Để tùy chỉnh trước tiên ta tiến hành đánh dấu chọn ký tự hoặc khối ký tự
– Sử dụng trực tiếp các biểu tượng tại Menu Home/ Ribbon Font, click chọn
biểu tượng định dạng thích hợp (Bảng 10.1)

Biểu tượng - ý nghĩa - phím tắt


Mẫu chữ (Ctrl+Shift+F) Đậm (Ctrl+ B)

Cỡ chữ (Ctrl+Shift+P) Nghiêng (Ctrl+ I)

Tăng cỡ chữ (Ctrl+ >) Gạch chân (Ctrl+ U)

Giảm cỡ chữ (Ctrl+ <) Gạch ngang chữ

Chuyển đổi kiểu trình bày Chỉ số dưới

Xóa định dạng Chỉ số trên

Hiệu ứng chữ Màu chữ

Tô màu nền chữ

Bảng 10.1: Bảng mô tả ý nghĩa các biểu tượng trong ribbon FONT

– Hoặc hiệu chỉnh thông qua hộp thoại Font bằng cách click chọn vào nút

tại góc phải dưới trên nhóm Font của Ribbon Home để mở ra hộp thoại

(Hình 10.1)
100 BÀI 10: KỸ THUẬT ĐỊNH DẠNG

Hình 10.1: Hộp thoại định dạng font-thẻ Font

 Với các thành phần có trong Thẻ Font:


o Font: Mẫu chữ

o Font style: Kiểu chữ

o Size: Cỡ chữ

o Font color: Màu chữ

o Underline style/color: Kiểu/màu gạch chân

o Effects: Xem Bảng 10.2

o Set As Default: Xác lập mặc định các định dạng Text Effect: Hiệu ứng định
dạng
BÀI 10: KỸ THUẬT ĐỊNH DẠNG 101
Hiệu ứng Minh họa Hiệu ứng Minh họa

Strikethrough Microsoft Small caps CHỮ HOA NHỎ

Double Strikethrough Microsoft Word All caps CHỮ HOA TO

Superscript x3+x2-102 Hidden Ẩn chữ 1

Subscript H2SO4

Bảng 10.2: Bảng giải thích các hiệu ứng trên Font chữ

 Với các thành phần có trong Thẻ Advanced (Bảng 10.2)


o Scale: Tỷ lệ phóng to/thu nhỏ

o Spacing: Khoảng cách ký tự

+ Normal: Bình thường

+ Expanded: Căng giãn

+ Condensed: Dồn nén chuỗi ký tự


o Position: Vị trí so với dòng chuẩn

+ Raised Lệch cao hơn so dòng chuẩn

+ Lowered: Lệch thấp hơn so dòng chuẩn

1
Để hiện chữ có hiệu ứng Hidden: Thẻ File  Options  Display  chọn Hidden text
102 BÀI 10: KỸ THUẬT ĐỊNH DẠNG

Hình 10.2: Hộp thoại định dạng font-thẻ Advanced

10.2 ĐỊNH DẠNG ĐOẠN – PARAGRAPH


Định dạng đoạn cho phép tùy chỉnh các hiệu ứng canh lề, các ký tự đánh dấu đầu
đoạn,…được hổ trợ bởi các biểu tượng nằm trong Ribbon Paragraph của menu Home.

 Để tùy chỉnh trước tiên ta tiến hành đánh dấu chọn đoạn văn bản
– Sử dụng trực tiếp các biểu tượng tại Menu Home/ Ribbon Paragraph, click
chọn biểu tượng định dạng thích hợp (Bảng 10.3)

Biểu tượng -ý nghĩa - phím tắt

Lề trái (Ctrl+L) Tạo các ký hiệu tự động đầu đoạn

Giữa (Ctrl+E) Tạo ký số tự động đầu đoạn

Phải (Ctrl+ R) Tạo danh sách nhiều cấp


BÀI 10: KỸ THUẬT ĐỊNH DẠNG 103
Đều trái phải (Ctrl+ J) Giảm indent đoạn so lề trái

Khoảng cách dòng trong đoạn Tăng indent đoạn so lề trái

Ẩn/hiện ký tự điều khiển đoạn Sắp xếp chuỗi hoặc số

Màu nền đoạn hay chữ Viền đoạn hay chữ

Có thể sử dụng thêm các tùy chọn bằng cách click chọn vào dấu tam giác ở cạnh phải của
biểu tượng.

Bảng 10.3: Bảng mô tả ý nghĩa các biểu tượng trong ribbon PARAGRAPH

Chú ý: Phím Enter kết thúc đoạn, phím Shift + Enter ngắt dòng trong đoạn

– Hoặc hiệu chỉnh thông qua hộp thoại Paragraph bằng cách click chọn

vào nút tại góc phải dưới trên nhóm Paragraph của menu Home để mở

ra hộp thoại (Hình 10.1)

 Mục General
 Alignment: Canh lề

– Left: Canh lề bên trái.

– Centered: Canh giữa 2 lề trái và phải.

– Right: Canh lề bên phải.

– Justify: Canh đều hai bên, đây là cách canh lề thông dụng nhất trong các
văn bản bình thường.
104 BÀI 10: KỸ THUẬT ĐỊNH DẠNG

Hình 10.3: Hộp thoại định dạng Paragraph

 Indentation: Vị trí lề

– Left: Nhập khoảng cách để ép lề bên trái.

– Right: Nhập khoảng cách để ép lề bên phải.

– Special:Trường hợp đặc biệt

o First line: Thay đổi lề cho dòng đầu tiên.

o Hanging: Thay đổi lề cho các dòng còn lại trong đoạn.

–  Mirror indents: Lề văn bản thụt vào đối xứng nhau, Left thành
Inside/Right thành Outside (tác dụng cho việc in 2 mặt giấy)

 Tạo khoảng cách Spacing: Khoảng cách giữa các đoạn.

– Before: Chọn khoảng cách đến đoạn văn phía trên.

– After: Chọn khoảng cách đến đoạn văn phía dưới.


BÀI 10: KỸ THUẬT ĐỊNH DẠNG 105
– Line spacing: Khoảng cách giữa dòng trong đoạn.

o Single: Cách dòng đơn.

o Double: Cách dòng đôi (gấp đôi kiểu Single).

o 1.5 lines: Khoảng cách dòng gấp rưỡi kiểu Single.

o At least: Khoảng cách dòng ít nhất là bằng với số liệu ghi trong ô At.

10.3 SỬ DỤNG TAB


10.3.1 Các loại mốc dừng trong Microsoft Word (Tab)
Microsoft Word có một công cụ rất hữu ích cho việc soạn thảo bằng cách tạo ra các
mốc dừng cố định trên trang văn bản đó là công cụ Tab. Ta có thể chọn từng loại mốc
dùng khác nhau bằng cách click chuột trực tiếp vào công cụ này (nằm bên trái của
cây thước-rule của văn bản.

Loại
Ý nghĩa
Tab

Left tab: Tab trái, canh thẳng lề bên trái văn bản.

Center tab: Tab giữa, canh thẳng văn bản từ vị trí giữa đều ra 2 phía.

Right tab: Tab phải, canh thẳng lề bên phải văn bản.

Decimal tab:Tab thập phân, dùng để canh các số thập phân.

Bar tab: Chèn một thanh dọc trong văn bản như một thanh phân cách.

10.3.2 Thao tác đặt Tab


 Thao tác trực tiếp trên thước

Bước 1: Dùng chuột lựa chọn dạng Tab thích hợp

Bước 2: Đưa chuột vào vị trí thích hợp trên thước văn bản rồi click chuột để
đặt. Dùng thao tác Drag mouse lên Tab đi di chuyển trên thước để thay đổi vị trí;
hay di chuyển ra ngoài để gở bõ Tab.
106 BÀI 10: KỸ THUẬT ĐỊNH DẠNG

 Hoặc cài đặt hiệu chỉnh thông qua hộp thoại Paragraph bằng cách click chọn

vào nút tại góc phải dưới trên nhóm Paragraph của menu Home để mở ra
hộp thoại Paragraph và click chọn nút lệnh Tab (Hình 10.4)

Hình 10.4: Hộp thoại cài đặt và hiệu chỉnh Tab

– Tab stop position: Các vị trí đặt Tab

– Alignment: Chọn loại Tab.

– Leader: Chọn đường dẫn Tab

10.4 KẺ KHUNG – TẠO NỀN


 Chọn khối văn bản hay đoạn văn.

 Sử dụng biểu tượng All Borders trong ribbon paragraph để chọn kiểu đóng

khung. Hay biểu tượng Shading trong ribbon paragraph để chọn màu tô.

 Chi tiết hơn cho việc đóng khung và tô nền, sử dụng biểu tượng biểu tượng All

Borders trong ribbon paragraph, chọn mục Borders and Shading để mở hộp
thoại (Hình 10.5)
BÀI 10: KỸ THUẬT ĐỊNH DẠNG 107

Hình 10.5: Hộp thoại Borders and Shading- thẻ borders

10.4.1 Thẻ Borders


– Style: chọn nét vẽ

– Color: chọn màu vẽ

– Width: chọn độ dầy nét vẽ

– Setting: chọn kiểu vẽ khung

– Preview: Click chuột vào từng biểu tượng để can thiệp vào từng net vẽ.

Hình 10.6: Hộp thoại Borders and Shading-thẻ Page border


108 BÀI 10: KỸ THUẬT ĐỊNH DẠNG

 Thẻ Page Border (Hình 10.6)

– Style: chọn nét vẽ

– Color: chọn màu vẽ

– Width: chọn độ dầy nét vẽ

– Art: chọn nét vẽ theo mẫu trang trí sẳn.

– Setting: chọn kiểu vẽ khung

– Preview: Click chuột vào từng biểu tượng để can thiệp vào từng net vẽ.

– Apply to: ảnh hưởng cho toàn văn bản (Whole document) hay chỉ cho
trang đầu tiên (First page only)

 Thẻ Shading (Hình 10.7)

– Fill: Màu tô

– Patterns: Mẫu nền

– Color: chọn màu vẽ

Hình 10.7: Hộp thoại Borders and Shading-thẻ Shading


BÀI 10: KỸ THUẬT ĐỊNH DẠNG 109
10.5 ĐỊNH DẠNG CHỮ RƠI – DROP CAP
 Đặt điểm chèn ở vị trí đầu đoạn

 Sử dụng biểu tượng Drop Cap trong ribbon Text menu Insert, chọn DropCap
option để mở hộp thoại Hình 10.8, lựa chọn theo các mục sau

– Position: Chọn kiểu DropCap như mẫu minh họa

– Font: Chọn Font cho Drop Cap.

– Lines to Drop: Số dòng hiển thị Drop Cap.

– Distance from text: Khoảng cách từ Drop Cap đến văn bản trong đoạn.

Hình 10.8: Hộp thoại Drop Cap

10.6 TẠO KÝ HIỆU VÀ KÝ SỐ ĐẦU ĐOẠN


 Chọn đoạn muốn tạo

 Sử dụng biểu tượng bullet trong ribbon Paragraph menu Home để tạo các ký
hiệu đầu mỗi đoạn. Chi tiết hơn, chọn mục Define New Bullet bên trong đó.

 Sử dụng biểu tượng numbering trong ribbon Paragraph menu Home để tạo các
ký số đầu mỗi đoạn. Chi tiết hơn, chọn mục Define New Number Format bên
trong biểu tượng đó.
110 BÀI 10: KỸ THUẬT ĐỊNH DẠNG

10.7 TRÌNH BÀY VĂN BẢN DẠNG CỘT BÁO


 Chọn đoạn muốn tạo

 Sử dụng biểu tượng Columns trong ribbon Page Setup thuộc menu Page
Layout rồi chọn mẫu để chia cột văn bản. Chi tiết hơn, chọn mục More
Columns bên trong biểu tượng đó để mở ra hộp thoại (Hình 10.9) với các lựa chọn
sau:

Hình 10.9: Hộp thoại Columns

 Presets: Chọn các dạng chia cột sẵn

 Number of columns: Số cột cần chia

 Width and spacing: Độ rộng cột và khoảng cách giữa các cột.

 Line between: Tạo đường phân cách giữa các cột.

 Equal column width: Làm cho độ rộng các cột bằng nhau.

10.8 TÌM VÀ THAY THẾ CHUỖI TRONG VĂN BẢN


Microsoft Word 2010 hỗ trợ thêm một cửa sổ tìm nhanh bên
phải trang văn bản khi ta sử dụng tổ hợp phím Ctrl F. Nập nội
dung cần tìm vào ô Find rồi nhấn phím Enter, ngay lập tức
Microsoft Word sẽ đánh dấu các nội dung tìm được ngay trên trang văn bản.
BÀI 10: KỸ THUẬT ĐỊNH DẠNG 111
Chi tiết hơn, có thể sử dụng biểu tượng Find trong Ribbon Editing thuộc menu
Home, chọn mục Advanced Find để mở ra hộp thoại tìm kiếm, hay trong
Ribbon Editing thuộc menu Home để mở ra hộp thoại tìm và thay thế.

Một số lựa chọn trong cửa sổ tìm kiếm mở rộng (Hình 10.10)

Hình 10.10: Hộp thoại Find and Replace mở rộng

o Search: tất cà (All), từ vị trí trỏ về đầu (Up), từ vị trí trỏ về cuối (Down)

o Match case: Phân biệt chữ hoa/thường

o Find whole word only: Tìm toàn bộ từ

o Use wildcards: Dùng * hoặc ? thay thế

o Sound like: Âm điệu giống tiếng Anh

o Find all word forms: Mọi từ tiếng Anh

o Match prefix: Dùng tiền tố; Match suffix: Dùng hậu tố

o Ignore punctuation characters: Bỏ qua dấu chấm câu

o Ignore white space characters: Bỏ qua khoảng cách từ

o Format: Tìm theo định dạng Font, Paragraph;

o Special: Tìm các ký tự đặc biệt như: dấu enter, dấu kết thúc đoạn …

o Thao tác tìm và thay thế


112 BÀI 11: BẢNG BIỂU – TABLE

BÀI 11: BẢNG BIỂU – TABLE

11.1 TẠO MỘT BẢNG MỚI


 Đưa con trỏ đến vị trí cần tạo bảng

 Sử dụng biểu tượng Table trong ribbon Table thuộc menu Insert, dùng chuột
quét chọn nhanh số cột và số dòng muốn tạo.

 Chi tiết hơn, chọn mục Insert Table bên trong biểu tượng đó để mở ra hộp thoại
(Hình 11.1) với các lựa chọn sau:

o Number of columns: Số cột trong bảng.

o Number of rows: Số dòng trong bảng.

o Fixed column width: auto: tự động điều chỉnh ; hoặc


đưa vào 1 giá trị chỉ độ rộng cột muốn tạo

o AutoFit to contents: tự động làm vừa với nội dung

o AutoFit to window: tự động làm vừa với cửa sổ


văn bản

Hình 11.1: Hộp thoại Insert Table

11.2 DI CHUYỂN TRONG BẢNG


Phím Di chuyển Phím Di chuyển
Tab Đến ô kế tiếp Shift + Tab Đến ô trước đó

Alt + Home Đến ô đầu tiên trên dòng Alt + End Đến ô cuối cùng của dòng

Alt + Page Up Đến ô đầu tiên trên cột Alt+Page Down Đến ô cuối cùng trên cột

 Qua trái một ký tự  Qua phải một ký tự

 Lên hàng trên  Xuống hàng dưới


BÀI 11: BẢNG BIỂU – TABLE 113
11.3 CHỌN THÀNH PHẦN TRONG BẢNG
11.3.1 Chọn ô
– Đưa con trỏ đến phía dưới bên trái của ô.

– Khi con trỏ chuột biến thành dấu mũi tên.

– Click chuột để chọn ô.

11.3.2 Chọn dòng


– Đưa con trỏ ra phía lề trái của dòng.

– Con trỏ biến đổi thành dạng hình mũi tên.

– Click chuột để chọn dòng cần chọn.

11.3.3 Chọn cột


– Đưa con trỏ đến phía trên cột

– Con trỏ chuột đổi thành hình mũi tên.

– Click chuột để chọn cột.

11.3.4 Chọn toàn bộ bảng


– Click vào dấu ở phía trên bên trái của
bảng.

– hoặc

– Chọn menu Table => Select Table.

11.4 HIỆU CHỈNH CẤU TRÚC BẢNG


 Thao tác hiệu chỉnh nhanh sử dụng Chuột hoặc menu ngữ cảnh
 Điều chỉnh nhanh độ rộng của dòng, cột

o Đưa con trỏ đến đường biên phân cách của dòng hoặc cột.
114 BÀI 11: BẢNG BIỂU – TABLE

o Con trỏ chuột biến đổi thành dạng mũi tên 2


chiều.

o Kéo rê chuột để điều chỉnh độ rộng của dòng hoặc


cột.

 Chèn thêm dòng

o Chọn dòng làm mốc

o Click phải chọn Insert, rồi chọn

Rows Above: Chèn dòng phía trên.

Rows Below: Chèn dòng phía dưới.

 Chèn thêm cột

o Chọn cột làm mốc.

o Click phải chọn Insert, rồi chọn

Columns to the left: Chèn cột phía bên trái.

Columns to the right: Chèn cột phía bên phải.

 Xoá hoặc cột dòng

o Chọn cột (hoặc dòng) cần xoá

o Click phải chọn Delete Column hoặc Delete Row

 Trộn nhiều ô thành một ô

o Chọn các ô cần ghép

o Click phải chọn Merge Cells

 Chia một ô thành nhiều ô

o Chọn ô cần chia

o Click phải chọn Split Cells

Number of columns: Số cột cần chia

Number of rows: Số dòng cần chia

Merge cells before split: Trộn các ô chọn trước khi chia
BÀI 11: BẢNG BIỂU – TABLE 115
 Thao tác hiệu chỉnh sử dụng Menu
Khi đánh dấu chọn Table đã được tạo, ngay lập
tức sẽ xuất hiện nhóm menu Table Tools, cho phép
hiệu chỉnh lại các chế độ canh lề, trộn (merge),
tách (split).. thông qua mục chọn Layout (Hình 11.2)

Hình 11.2: Menu Table Tool- mục chọn Layout

Hay thiết kế lại cách trình bày table thông qua mục chọn Design (Hình 11.3)

Hình 11.3: Menu Table Tool- mục chọn Design

11.5 TẠO CÔNG THỨC TÍNH TOÁN TRONG TABLE


Để tạo công thức tính toán trong Table đặt con trỏ ở ô chứa kết quả, sử dụng biểu
tượng Formular của ribbon Data có trong menu Table Tools- Layout để mở
ra hộp thoại (Hình 11.4)

Hình 11.4: Hộp thoại Formular


116 BÀI 11: BẢNG BIỂU – TABLE

Microsoft Word sẽ tự động đề nghị phép toán với toán hạng là Above (các giá trị
phía trên; hoặc Left các giá trị bên trái). Nếu không đồng ý ta có thể chọn các phép
toán có sẳn bên trong hộp chọn Paste function và đưa các đối số vào (Bảng 11.2).

Hàm Trong Table


SUM: Tính tổng INT: Chia lấy phần nguyên
AVERAGE: Tính trung bình MOD: Chia lấy phần dư
COUNT: Đếm IF: Hàm điều kiện
PRODUCT: Nhân AND: Hàm Và
MAX: Số lớn nhất NOT: Hàm phủ định
MIN: Số nhỏ nhất OR: Hàm Hoặc
ABS: Trị tuyệt đối ROUND: Làm tròn số

Bảng 11.1: Mô tả một số phép toán

Bảng 11.2 mô tả ý nghĩa một số đối số sử dụng tính toán trong hàm. Để nhìn thấy
nội dung hàm: quét chọn ô chứa kết quả rồi nhấn Shift F9.

Ý nghĩa Công thức trong ô


Cộng ô số phía trên {=SUM(ABOVE)}
Cộng ô số phía dưới {=SUM(BELOW)}
Cộng ô số trên và dưới ô công thức {=SUM(ABOVE,BELOW)}
Cộng ô số bên trái {=SUM(LEFT)}
Cộng ô số bên phải {=SUM(RIGHT)}
Trung bình cộng ô số trái và phải {=AVERAGE(LEFT,RIGHT)}
Cộng ô số trái phía trên {=SUM(LEFT,ABOVE)}
Cộng ô số phải phía trên {=SUM(RIGHT,ABOVE)}
Đếm số ô trái phía dưới {=COUNT(LEFT,BELOW)}
Đếm số ô phải phía dưới {=COUNT(RIGHT,BELOW)}

Bảng 11.2: Mô tả một số các dạng đối số

Ngoài các đối số được minh họa trong Bảng 11.2, Microsoft Word còn cho phép ta
đưa địa chỉ của ô tham gia vào công thức theo quy ước cột đầu tiên trong Table được
đánh ký hiệu từ ký tự A trở đi; dòng đầu tiên trong Table được đánh ký hiệu từ 1 trở
đi. VD A2,C8. Khối là tập hợp các ô liền nhau bắt đầu ở ô trên cùng bên trái và kết
thúc là ô dưới cùng bên phải VD A1:C8
BÀI 11: BẢNG BIỂU – TABLE 117
Ví dụ:

5 6 {=SUM(A1:B1)}
8 7 {=SUM(A2:B2)}
={SUM(A1:A2)} {=SUM(B1:B2)}

Chú ý: Sau khi thiết lập công thức, nếu có thay đổi giá trị các thành phần tham gia
và công thức ta phải cập nhật lại kết quả bằng cách: Chọn công thức rồi gõ phím F9
118 BÀI 12: ĐỐI TƯỢNG ĐỒ HỌA

BÀI 12: ĐỐI TƯỢNG ĐỒ HỌA

12.1 GIỚI THIỆU


– Đối tượng hình ảnh có nhiều định dạng và hầu hết đều sử dụng được trong Word.

– Chèn hoặc sao chép vào word từ: Web site, trang Web hoặc từ thư mục hình ảnh.

– Trình bày sắp đặt trong văn bản bằng lệnh Position và Wrap Text

12.2 ĐỐI TƯỢNG CLIP ART


Sử dụng biểu tượng Clip Art trong
ribbon Illustration thuộc menu Insert.
Click vào nút Go ở cửa sổ Clip Art bên
phải, hình ảnh được liệt kê ngay phía dưới Chọn
hình và chọn lệnh Insert.

12.3 ĐỐI TƯỢNG PICTURE


Sử dụng biểu tượng Picture trong
ribbon Illustration thuộc menu Insert.
Lựa chọn hình trong thư mục

12.4 HIỆU CHỈNH HÌNH ẢNH


Sau khi đã chèn hình ảnh hay các đối tượng đồ họa vào văn bản, khi click chọn
những đối tượng này, ngay lập tức sẽ xuất hiện menu Picture Tools-Format cho phép
sử dụng các biểu tượng có trong các nhóm ribbon để hiệu chỉnh đối tượng đồ họa
(Hình 12.1: Các biểu tượng công cụ trong menu Picture Tools-FormatHình 12.1)
BÀI 12: ĐỐI TƯỢNG ĐỒ HỌA 119

Hình 12.1: Các biểu tượng công cụ trong menu Picture Tools-Format

 Ribbon Adjust: Hiệu chỉnh độ sáng, độ tương phản và màu sắc


o Corrections: cho phép chọn độ sáng và độ tương phản

o Color: Thay đổi màu

o Compress Picture: Nén giảm kích thước ảnh

o Change Picture: Thay ảnh khác nhưng vẫn giữ định dạng và kích thước hiện
hành

o Reset Picture: Trở về ảnh gốc

 Ribbon Picture Styles: Hiệu chỉnh trình bày đối tượng đồ họa
o Quick Style: Chọn kiểu dáng tùy ý theo mẫu

o Picture Border: Đường viền

o Picture Effects: Hiệu ứng như shadow, glow, reflection, hoặc 3-D rotation

o Picture Layout: Chuyển hình thành SmartArt Graphic

 Ribbon Arrange, Size: Hiệu chỉnh bố trí sắp đặt, cắt tỉa hình ảnh trong văn
bản

o Position: Chọn sắp đặt vị trí trong văn bản

o WrapText: Thay đổi cách văn bản gói bao đối tượng

o Bring Forward/Send Backward: Sắp đối tượng trước/sau đối tượng khác

o Selection Pane: Bật/ tắt khung chọn lựa đối tượng, cho phép sắp xếp thứ tự,
ẩn/ hiện đối tượng

o Align: Canh lề nhóm đối tượng ;

o Group/Ungroup: Nhóm/gỡ nhóm các đối tượng

o Rotate: Xoay/lật đối tượng được chọn


120 BÀI 12: ĐỐI TƯỢNG ĐỒ HỌA

o Cắt tĩa hình ảnh

o Crop To Shape: Cắt tỉa hình theo mẫu Shape

12.5 ĐỐI TƯỢNG SHAPE

Sử dụng biểu tượng AutoShape trong ribbon


Illustration thuộc menu Insert. Click chuột chọn
hình mẫu, dùng thao tác Drag để vẽ trên màn hình
văn bản.

 Một số thao tác nhanh trên Shape


o Muốn chèn nhiều shape cùng mẫu: Click phải mẫu chọn Lock Drawing Shape,
drag mouse vào vùng văn bản đặt Shape, muốn thoát gõ ESC.

o Thêm văn bản: Click phải chọn Add Text, nhập văn bản vào. Nội dung văn bản
trong Shape cũng giống như văn bản bên ngoài nên ta có thể tùy chỉnh ký tự
hay đoạn văn bản trong Shape.

o Hiệu chỉnh văn bản: Click phải lên Shape chọn Edit Text

o Quay Shape: Khi Shape được chọn, lập tức xuất hiện một dấu hình tròn nằm
bên ngoài cạnh, dùng chuột để thực hiện việc xoay.

 Sử dụng menu Drawing Tools-Format


Khi Click chọn Shape, lập tức menu Drawing Tools-Format sẽ xuất hiện cho
phép ta sử dụng các biểu tượng trong các ribbon để hiệu chỉnh Shape (Hình 12.2) với
các lựa chọn sau:

Hình 12.2: Menu Drawing Tools-Format

 Ribbon Insert Shape

o Insert shape: thêm Shape


BÀI 12: ĐỐI TƯỢNG ĐỒ HỌA 121
o Draw TextBox: thêm TextBox

o Edit Shape: Thay đổi shape khác hoặc chỉnh sửa (Edit Points) shape

 Ribbon Shape Stypes

o Shape style: Cho phép chọn các dạng khác nhau trên một shape

o Shape Fill/No Fill: Có/không tô shape với các tùy chọn Color, Gradient, Picture,
hoặc Texture

o Shape Outline: Màu đường viền, kiểu đường viền, độ mỏng/ dầy đường viền

o Shape Effect: Hiệu ứng đổ bóng (Shadow), đối xứng (Reflection) hoặc 3D
rotation

 Ribbon Text

o Text Direction: Xoay hướng chữ theo chiều ngang, 900, 2700

o Align Text: Canh lề chữ trong shape

o Create/Break Link: Tạo/ngắt liên kết đến Text Box khác

o Arrange: Sắp đặt, gióng hàng

o Size: Kích thước shape trong văn bản

12.6 ĐỐI TƯỢNG SMARTART


Thể hiện trực quan hóa giữa lưu đồ và dữ liệu kết nối, với các dạng: đồ thị danh
sách (graphical list), mô hình xử lý ( Process diagrams), giản đồ Venn …

Hình 12.3: Hộp thoại tạo SmartArt


122 BÀI 12: ĐỐI TƯỢNG ĐỒ HỌA

Sử dụng biểu tượng SmartArt trong ribbon Illustration thuộc menu Insert.
Click chọn nhóm ở cửa sổ phải, chọn kiểu trình bày ở cửa sổ phải rồi chọn OK để tạo
SmartArt trên màn hình văn bản (Hình 12.3)..

Sau khi SmartArt được tạo, khi click chọn, lập tức sẽ xuất hiên menu Smart Tools
với 2 thẻ chọn Design (Hình 12.4) và Format (Hình 12.5)

Hình 12.4: Các Ribbon Menu Smart Tools-Design

 Menu Smart Tools – Design


 Ribbon Create Graphic

o Add Shape: Thêm shape (trước, sau, trên, dưới) shape được chọn vào
SmartArt

o Add Bullet: Thêm một text bullet (nếu SmartArt có hổ trợ bullets text)

o Text pane: Hiện/ẩn khung nhập dữ liệu và tổ chức shape trong SmartArt

o Promote/Demote Selection: Tăng/giảm một cấp trong SmartArtrt

o Right to Left: Chuyển Layout SmartArt từ trái sang phải và ngược lại

o Move Selection Up/ Down: Di chuyển đối tượng hiện hành về trước/về sau

o Layout: Thay đổi nhánh Layout cho shape được chọn

 Ribbon Layouts: Thay đổi kiểu SmartArt

 Ribbon SmartArt Styles

o Change Color: Thay đổi màu

o Change Layout: Thay đổi Layout SmartArt Graphic


BÀI 12: ĐỐI TƯỢNG ĐỒ HỌA 123
 Ribbon Reset Graphic: Trở về bản gốc SmartArt

 Menu Smart Tools – Format

Hình 12.5: Các Ribbon Menu Smart Tools-Format

 Ribbon Shapes

o Edit In 2-D: Chuyển SmartArt Graphic từ 3-D sang 2 –D

o Change Shape: Thay dạng shape khác nhưng giữ nguyên định dạng

o Large/Smaller: Tăng/giảm kích thước shape được chọn

o Xoay hướng chữ trong shape: Click phải chọn Format Shape, chọn Text
Box/Text direction

12.7 ĐỐI TƯỢNG CHART


Đối tượng Chart cho phép tạo biểu đồ thị minh họa và so sánh dữ liệu với nhiều
kiểu thể hiện khác nhau.

Sử dụng biểu tượng Chart trong ribbon Illustration thuộc menu Insert. Click
chọn nhóm ở cửa sổ phải, chọn kiểu trình bày ở cửa sổ phải rồi chọn OK (Hình 12.6).

Lúc này Microsoft Word sẽ mở Microsoft Excel với vùng chọn dữ liệu đề nghị theo
mẫu. Sau khi cập nhật dữ liệu mới trong màn hình Excel xong, đóng Excel lại, biểu đồ
sẽ được tạo ngay trên màn hình văn bản.
124 BÀI 12: ĐỐI TƯỢNG ĐỒ HỌA

Hình 12.6: Hộp thoại tạo biểu đồ

Sau khi biểu đồ được tạo, khi click chọn, lập tức sẽ xuất hiện menu Chart Tools
với 3 thẻ chọn Design (Hình 12.7) Layout (Hình 12.8) và Format (Hình 12.9)

Hình 12.7: Các Ribbon Menu Chart Tools – Design

 Thẻ Design
o Change Chart Type: Thay đổi kiểu biểu đồ

o Save As Temple: Lưu định dạng và layout làm biểu đồ mẫu

o Switch Row/Column: Chuyển đổi dữ liệu trục X thành trục Y và ngược lại

o Select Data: Thay đổi vùng dữ liệu biểu đồ

o Edit data:Sửa dữ liệu đồ thị

o Refresh data: Cập nhật đồ thị với dữ liệu mới

o Chart Layout: Thay đổi cách trình bày biểu đồ

o Chart Styles: Các kiểu trình bày biểu đồ


BÀI 12: ĐỐI TƯỢNG ĐỒ HỌA 125

Hình 12.8: Các Ribbon Menu Chart Tools – Layout

 Thẻ LayOut
o Current Selection: Chọn các thành phần biểu đồ thị để hiệu chỉnh

o Format Selection:Hiện hộp thoại để định dạng các thành phần biểu đồ được
chọn

o Reset to Match Style: Xóa mọi định dạng đến các thành phần biểu đồ

o Insert: Picture Chèn hình ảnh, shape, Text box vào đồ thị

o Chart Title:Có/không tiêu đề biểu đồ

o Axis Titles: Có/không tiêu đề trục hoành (X) - tiêu đề trục tung (Y) biểu đồ

o Legend: Có/không thể hiện chú thích biểu đồ

o Data Labels/Data Table: Có/không thể hiện các nhãn/ dữ liệu biểu đồ

o Axes: Thay đổi định dạng và layout cho mỗi trục ;

o Gridlines: Có/Không hiện lưới đồ thị

o Plot Area:Có/Không vùng Plot

o Chart Wall: Thay đổi màu nền biểu đồ (3-D)

o Chart Floor: Thay đổi màu nền biểu đồ (2-D)

o 3-D Rotation: Chuyển đồ thị sang dạng 3-D

Hình 12.9: Các Ribbon Menu Chart Tools – Format


126 BÀI 12: ĐỐI TƯỢNG ĐỒ HỌA

 Thẻ Format
o Shape style: Định dạng màu nền, màu viền đồ thị  Position: Định vị đồ thị
trong văn bản

o Wrap text: Trình bày sắp xếp cách văn bản bao gói đồ thị

12.8 ĐỐI TƯỢNG SCREENSHOT

Sử dụng biểu tượng Screenshot trong ribbon Illustration thuộc menu Insert để
chụp ảnh một ứng dụng đang chạy hay một cửa sổ đang được mở và chèn hình này
vào ngay tại vị trí con trỏ.

Chi tiết hơn, có thể chọn mục SreenCliping trong biểu tượng này để cắt tỉa chi tiết
hơn thành phần có trong màn hình đang được mở phía sau mà hình soạn thảo hiện
hành.

12.9 ĐỐI TƯỢNG WORDART

Sử dụng biểu tượng WordArt trong ribbon Text thuộc menu Insert, Click chọn
mẫu trình bày, một khung hình có nội dung “You text here” hiển thị ra, xóa nội dung
này và nhập nội dung mới vào, Click chuột ra khỏi vùng chọn để chèn dạng chữ nghệ
thuật vào ngay tại vị trí con trỏ.

 Hiệu chỉnh đối tượng WordArt


Chọn đối tượng cần hiệu chỉnh

Sử dụng các biểu tượng trong ribbon WordArt Styles trên menu
Drawing Tools -Format để hiệu chỉnh

o Quick Styles: Chọn kiểu nhìn cho chữ

o Text Fill: Tô màu chữ với Color, gradient, picture, hoặc texture

o Text Outline: Đường viền chữ với màu, kiểu đường viền, kích cỡ

o Text effect: Tạo hiệu ứng như đổ bóng (Shadow), vầng sáng (Glow), đối xứng
(Reflection), 3-D rotation, Nghiêng cạnh (Bevel), chuyển dạng (Transform) và
các hiệu ứng chuyển đổi kiểu dáng trình bày (Transform).
BÀI 12: ĐỐI TƯỢNG ĐỒ HỌA 127
 Chú ý: Microsoft Word 2010 đã ẩn hộp thoại WordArt Gallery truyền thống. Để mở
lại hộp này ta có thể nhấn giữ ALT và gõ liên tiếp các ký tự sau:I, P, W.

12.10 ĐỐI TƯỢNG EQUATION


Là công cụ cho phép người dùng tạo lập các công thức toán học phức tạp trong
văn bản.

Sử dụng biểu tượng Equation trong ribbon Symbol thuộc menu Insert, Click
chọn mẫu trình bày, một khung hình hiển thị ra cho phép ta hiệu chỉnh lại công thức.

Chi tiết hơn click chọn mục Insert New Equation trong biểu tượng này, một khung
hình xuất hiện với nội dung “Type equation here” và menu Equation Tools xuất
hiện với các ribbon Tools, Symbols, Structures cùng với các biểu tượng cho phép ta
lựa chọn từng thành phần cầu thành nên công thức (Hình 12.10).

Hình 12.10: Menu Equation Tools - Design


128 BÀI 13: TRÌNH BÀY TRANG IN

BÀI 13: TRÌNH BÀY TRANG IN

Mục tiêu

Về kiến thức

Mô tả được các thành phần và cấu trúc trang văn bản hoặc tài liệu trước khi in …

Vận dụng chèn đối tượng tương ứng, nâng cao tính chuyên nghiệp soạn thảo văn
bản.

Về kỹ năng

Thao tác được cách định dạng, phối hợp trình bày trên trang in

13.1 GIỚI THIỆU


Thao tác trình bày trang in cho phép ta thực hiện các vấn đề sau:

 Tạo nội dung đầu/cuối trang, số trang

 Xác lập kích cỡ, lề trang, hướng trang in

 Cách chia các phân đoạn (section) trong tài liệu nhiều đề mục nhiều trang

 Thực hiện in tài liệu

13.2 THIẾT KẾ NỘI DUNG HEADER/FOOTER VÀ


SỐ TRANG

Sử dụng biểu tượng Header/Footer trong ribbon Header


& Footer thuộc menu Insert.

Click chọn mẫu trình bày, một khung hình hiển thị ra trên phần
tiêu đề đầu trang hoặc chân trang cho phép ta tạo lập nội dung cho
phần này.
BÀI 13: TRÌNH BÀY TRANG IN 129
Sử dụng biểu tượng Page Number trong ribbon Header &
Footer thuộc menu Insert lựa chọn mẫu trình bày để chèn số
trang vào vùng tiêu đề. Hay chọn mục Remove Page Numbers
trong biểu tương này để gở bõ đánh dấu trang trước đó.

13.3 THIẾT LẬP TRANG IN


Sử dụng các biểu tượng trng các ribbon thuộc menu Page Layout để thiết lập trang
in (Hình 13.1) với các lựa chọn sau:

Hình 13.1: Menu Page Layout

 Ribbon Page Setup


o Margins: Định lề toàn bộ trang in hay phân đoạn hiện hành (Current Section).
Chi tiết hơn thì chọn mục Custom Margin để cài đặt trang in (Hình 13.2)

o Orientation: Chuyển đổi trang in đứng (Portrait) sang in ngang (Landscape) và


ngược lại

o Size: Chọn khổ trang in hay phân đoạn hiện hành

o Columns: Chia văn bản thành 2 hay nhiều cột dạng trang báo

o Breaks: Chèn ngắt trang, ngắt phân đoạn, cột

– Column: Chuyển chuỗi từ vị trí nháy hiện hành sang cột kế tiếp

– Text Wrapping: Chuỗi bao gói đối tượng

– Secton breaks:

– Next page: Chèn ngắt section và bắt đầu section mới trang kế tiếp

– Continuous: Chèn ngắt section và bắt đầu section mới trong cùng trang

– Even page: Chèn ngắt section và bắt đầu section mới trong trang chẵn kế
tiếp
130 BÀI 13: TRÌNH BÀY TRANG IN

– Odd page: Chèn ngắt section và bắt đầu section mới trong trang lẻ kế
tiếp

o Line Numbers: Thêm số thứ tự đầu dòng văn bản ;Hyphenation:Thêm dấu”–“
giữa âm tiết của từ

Hình 13.2: Hộp thoại Page Setup

 Các thao tác trong hộp thoại Page Setup


 Thẻ Margins

o Xác lập lề trang in: Top, Bottom, Left, Right

o Gutter: Kích cỡ lề đóng gáy

o Gutter position: Vị trí cạnh trái/cạnh trên trang in;


BÀI 13: TRÌNH BÀY TRANG IN 131
o Orientation: Hướng trang in

o Multiple pages:

– Normal: Bình thường

– Mirror margin: Lề đối xứng, margin gồm Top, Bottom, Inside, Outside

– 2 pages per sheet: 2 trang/sheet,margin gồm Inside,Outside,Left, Right

– Book fold: Sổ tay bỏ túi, margin gồm Top, Bottom, Inside, Outside

o Apply to: Phạm vi áp dụng

– Whole document: Cả tài liệu

– This point forward: Từ vị trí hiện hành đến cuối tài liệu

o Set As Default: Xác lập mặc định

 Thẻ Pager

o Paper size: Chọn khổ giấy

o Width/Height: Chọn chiều rộng/cao

 Thẻ Layout

o Section start: Tùy chọn Continuous, New Column, New Page, Even Page, Odd
Page

o Different even and odd: Trang chẵn/lẻ khác nhau

o Different first page: Trang đầu duy nhất

o From edge: Tử cạnh Header, footer ;

o Vertical alignment:Top, Center, Justified, Bottom

13.4 THỰC HIỆN IN ẤN


Sử dụng menu File chọn mục Print để thực hiện việc in ấn với các mục chọn sau:

 Print/copies: Số bản in

 Printer: Chọn máy in

 Printer properties: Thông tin máy in

 Settings gồm:
132 BÀI 13: TRÌNH BÀY TRANG IN

o Print All Pages: In tất cả

o Print Current Page:In trang hiện hành

o Print Custom Range:In chỉ các trang được liệt kê trong ô Pages dạng 1,3,5, 8-
12;

 Print Markup: In lũy kế liên tục

 Only Print Odd Pages: In trang lẻ

 Only Print Even Pages: In trang chẵn

 Print One Sided: In một mặt giấy

 Manually Print on Both Sides: Thao tác in hai mặt giấy

 Collated: In tuần tự 1,2,3,4


BÀI 13: TRÌNH BÀY TRANG IN 133

PHẦN 4: XỬ LÝ BẢNG TÍNH VỚI


MICROSOFT EXCEL
134 BÀI 14: GIỚI THIỆU MICROSOFT EXCEL 2010

BÀI 14: GIỚI THIỆU MICROSOFT


EXCEL 2010

14.1 GIỚI THIỆU


Excel là một trong những ứng dụng bảng tính được sử dụng rộng rãi nhất hiện
nay, là một phần của bộ Microsoft Office.

Microsoft Excel là một phần mềm hay là một chương trình ứng dụng, mà khi thực
thi, ứng dụng này sẽ tạo ra một bảng tính và bảng tính này giúp ta dễ dàng hơn trong
việc thực hiện các công việc sau:

 Tổ chức và quản lý danh sách: Sử dụng bố cục dòng và cột có sẳn để thực hiện
việc quản lý danh sách và xử lý dữ liệu một cách hiệu quả.

 Tính toán và phân tích số liệu: Sử dụng các hàm, các công cụ để tính toán đại
số. Giải quyết các bài toán về ngân sách, thực hiện thống kê, phân tích số liệu,
kết quả nghiên cứu của nhiều hình thức tài chính khác.

 Tạo các đối tượng đồ họa, các sơ đồ và biểu đồ: Sử dụng công cụ hình học
(Shape) và hình thông minh (SmartArt), công cụ biểu đồ (Charts) để tạo ra các
hình minh họa, sơ đồ chuyên nghiệp và các biểu đồ biểu diễn dữ liệu.

 Truy cập các nguồn dữ liệu khác nhau: Với các công cụ thao tác trên dữ liệu
(Data) cho phép ta nhập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau.

 Tự động thực hiện các chức năng phức tạp: Thi hành nhiều tính năng chuyên
nghiệp chỉ với một vài thao tác. Hay tự động hóa các công việc bằng công cụ
macro.
BÀI 14: GIỚI THIỆU MICROSOFT EXCEL 2010 135
14.2 KHỞI ĐỘNG VÀ KẾT THÚC ỨNG DỤNG
 Khởi động Microsoft Excel

Thực hiện 1 trong các cách sau

 Click vào nút Start  Programs  Microsoft Office  Microsoft Office Excel
2010.

 Click vào nút Start  Run, gõ chữ Excel trong hộp thoại Open.

 Thoát Microsoft Excel

Thực hiện 1 trong các cách sau

 Chọn File  Exit.

 Nhấn tổ hợp phím Alt + F4.

Nhấn vào nút Close ở góc trên bên phải màn hình.

14.3 TỔ CHỨC TẬP TIN CỦA EXCEL


Excel 2010 dùng định dạng tập tin mặc định là “.XLSX” (dựa trên chuẩn XML giúp
việc trao đổi dữ liệu giữa các ứng dụng được dễ dàng hơn) thay cho định dạng chuẩn
trước đây là “.XLS”.

Sơ đồ tổ chức 1 tập tin của Excel có thể thấy ở Hình 14.1.

Workbook: Trong Excel, một workbook là một tập tin mà trên đó bạn sẽ làm việc
(tính toán, vẽ đồ thị, …) và lưu trữ dữ liệu. Mỗi workbook có thể chứa nhiều sheet
(bảng tính), do vậy bạn có thể tổ chức, lưu trữ nhiều loại thông tin có liên quan với
nhau chỉ trong một tập tin (file). Số lượng Worksheet hay Chart sheet chứa trong một
Workbook tùy thuộc vào bộ nhớ máy tính của bạn.

Worksheet: Còn gọi tắt là sheet, là nơi lưu trữ và làm việc với dữ liệu, nó còn
được gọi là bảng tính. Một worksheet chứa nhiều ô (cell), các ô được tổ chức thành
các cột và các dòng. Worksheet được chứa trong workbook. Một Worksheet chứa được
16,384 cột và 1,048,576 dòng (phiên bản cũ chỉ chứa được 256 cột và 65,536 dòng).
136 BÀI 14: GIỚI THIỆU MICROSOFT EXCEL 2010

Chart sheet: Cũng là một sheet trong workbook, nhưng nó chỉ chứa một đồ thị.
Một chart sheet rất hữu ích khi bạn muốn xem riêng lẻ từng đồ thị.

Sheet tabs: Tên của các sheet sẽ thể hiện trên các tab đặt tại góc trái dưới của
cửa sổ workbook. Để di chuyển từ sheet này sang sheet khác ta chỉ việc nhấp chuột
vào tên sheet cần đến trong thanh sheet tab.

Workbook

Worksheet Worksheet ... Chartsheet ...

116.384 cột 1.048.576 dòng

Cells

Hình 14.1: Sơ đồ tổ chức 1 tập tin của Excel

14.4 MÀN HÌNH GIAO DIỆN


Sau khi ứng dụng được khởi động mặc nhiên màn hình giao diện của Excel sẽ có
dạng như Hình 14.2, bao gồm 2 thành phần chính: Các Ribbon và vùng hiển thị.

Hình 14.2: Màn hình giao diện Excel 2010


BÀI 14: GIỚI THIỆU MICROSOFT EXCEL 2010 137
14.4.1 Ribbon
Excel 2010 thay đổi giao diện người dùng từ việc sử dụng thực đơn (menu) có
dạng đổ xuống và các thanh công cụ truyền thống thành các cụm lệnh được thể hiện
dưới dạng nhóm các biểu tượng (icon). Khi ta truy cập thực đơn các nhóm biểu tượng
này sẽ được trình bày ngay trên màn hình gọi là Ribbon.

Có các nhóm Ribbon chính: Home, Insert, Page Layout, Formulas, Data, Reviews,
View, Developer, Add-Ins (Hình 14.3).

Hình 14.3: Một dạng Ribbon tiêu biểu

Home: Là nơi chứa các nút lệnh được sử dụng thường xuyên trong quá trình làm
việc như: cắt, dán, sao chép, định dạng tài liệu, các kiểu mẫu có sẵn, chèn hay xóa
dòng hoặc cột, sắp xếp, tìm kiếm, lọc dữ liệu,…

Insert: Chèn các loại đối tượng vào bảng tính như: bảng biểu, sơ đồ, đồ thị, ký
hiệu, …

Page Layout: Chứa các nút lệnh về việc hiển thị bảng tính và thiết lập in ấn.

Formulas: Chèn công thức, đặt tên vùng (range), công cụ kiểm tra theo dõi công
thức, điều khiển việc tính toán của Excel.

Data: Các nút lệnh trao đối với dữ liệu trong và ngoài Excel, các danh sách, phân
tích dữ liệu,…

Review: Các nút lệnh kiễm lỗi chính tả, hỗ trợ dịch từ, thêm chú thích vào các ô,
các thiết lập bảo vệ bảng tính.

View: Thiết lập các chế độ hiển thị của bảng tính như: phóng to, thu nhỏ, chia
màn hình, …

Add-Ins: Tab này chỉ xuất hiện khi Excel mở một tập tin có sử dụng các tiện ích
bổ sung, các hàm bổ sung,…

Ngoài ra bạn còn có thể tùy biến Ribbon bằng cách Click phải lên thanh thực đơn,
chọn mục Customize the Ribbon (Hình 14.4)
138 BÀI 14: GIỚI THIỆU MICROSOFT EXCEL 2010

Hình 14.4: Tùy biến Ribbon

Để mở ra hộp thoại cho ta thực hiện công việc tùy biến ribbon (Hình 14.5)

Hình 14.5: Hộp thoại tùy biến ribbon

14.4.2 Vùng thao tác xử lý dữ liệu

Hình 14.6: Vùng thao tác xử lý dữ liệu

Thanh công thức: Phía trên cùng của vùng thao tác xử lý dữ liệu (nơi có ký hiệu
fx) gọi là thanh công thức. Excel xử dụng thanh này để nhận dữ liệu được nhập từ
bên ngoài vào bảng tính.

Phần bảng kẻ ô còn lại được dùng để nhận, hiển thị và xử lý số liệu. Bảng này
được chia ra làm các dòng (Row) và các cột (Column), giao điểm của các dòng và các
cột tạo thành ô (Cell).

Dòng: Có 1.048.576 dòng được đánh số từ 1 đến 1.048.576.


BÀI 14: GIỚI THIỆU MICROSOFT EXCEL 2010 139
Cột: Có 16.348 cột được đánh số từ A đến Z rồi lại AA… đến XFD.

Ô: Mỗi ô đều có địa chỉ, địa chỉ của ô ở mức độ đơn giản là sự kết hợp tên cột và
chỉ số dòng. Ví dụ ô ở cột B dòng số 2 có địa chỉ là B2.

Vùng: Một vùng (hay còn gọi là danh sách) bao gồm các ô liên tiếp nhau tạo
thành hình chữ nhật. Địa chỉ của vùng là địa chỉ của ô góc trái trên và ô góc phải
dưới. Ví dụ địa chỉ B2:E15 là một vùng bao gồm các ô được xác lập bởi ô góc trái trên
B2 và ô góc phải dưới E15.

14.5 CÁC THAO TÁC TRÊN TẬP TIN


14.5.1 Lưu tập tin
o Vào menu File click chọn Save (hoặc Ctrl + S)

o Chọn thư mục chứa tập tin.

o Đặt tên tập tin.

o Chọn nút lệnh Save.

14.5.2 Mở tập tin có sẳn trên đĩa


o Vào menu File click chọn Open (hoặc Ctrl + O)

o Chọn thư mục chứa tập tin.

o Chọn tập tin cần mở.

o Chọn nút lệnh Open.

14.5.3 Tạo mới tập tin


o Vào menu File click chọn New (hoặc Ctrl + N)

o Chọn biểu tượng Blank Workbook.

o Chọn nút lệnh Create.


140 BÀI 15: NHẬP DỮ LIỆU VÀ HIỆU CHỈNH BẢNG TÍNH

BÀI 15: NHẬP DỮ LIỆU VÀ HIỆU


CHỈNH BẢNG TÍNH

15.1 CÁC KIỂU DỮ LIỆU TRONG EXCEL


Văn bản (Text): Bao gồm tiêu đề cột, văn bản, mô tả và bất kỳ dữ liệu nào mà
Excel không thể xác định (mặc nhiên khi nhập vào Excel sẽ tự động canh phải).

Kiểu số (Number): Gồm giá cả, số nguyên, phần trăm và các kiểu số khác (mặc
nhiên khi nhập vào Excel sẽ tự động canh phải).

Ngày và thời gian (Dates and times): Là những kiểu ngày, giờ, kết hợp của ngày
giờ (mặc nhiên khi nhập vào nếu đúng trật tự thiết lập của hệ thống Excel sẽ tự động
canh phải).

Đúng hoặc sai (True or False):Là kiểu dữ liệu chứa hai giá trị TRUE or FALSE
(mặc nhiên khi nhập vào Excel sẽ tự động canh giữa).

Kiểu công thức: Bắt đầu bằng dấu =, kết quả trong ô dữ liệu dạng công thức
không phải là những ký tự nhập vào mà là kết quả trả về của các toán tử và các hàm
sử dụng trong công thức.

15.2 NHẬP DỮ LIỆU


15.2.1 Nhập dữ liệu
Dùng các phím điều khiển để di chuyển con trỏ định vị giữa các ô.

Nhập dữ liệu trực tiếp vào các ô của bảng tính, kết thúc nhập nhấn phím Enter

Xóa ký tự: Nhấn Delete để xóa ký tự bên phải điểm chèn hoặc phím Backspace để
xóa ký tự bên trái điểm chèn.

Các thao tác khác có thể thực hiện qua ribbon.


BÀI 15: NHẬP DỮ LIỆU VÀ HIỆU CHỈNH BẢNG TÍNH 141
Các thao tác chọn vùng dữ liệu

Sử dụng chuột (mouse)

- Chọn một dòng: Click vào tiêu đề của dòng cần chọn.

- Chọn nhiều dòng liên tiếp: Nhấn và giữ chuột vào tiêu đề của dòng đầu tiên trong
vùng cần chọn, di chuyển chuột để chọn được nhiều dòng.

- Chọn một cột: Click vào tiêu đề của cột cần chọn.

- Chọn nhiều cột liên tiếp: Nhấn và giữ chuột vào tiêu đề của cột đầu tiên trong
vùng cần chọn, di chuyển chuột để chọn được nhiều cột.

- Chọn một vùng bất kỳ: Nhấn và giữ chuột, đồng thời di chuyển chuột để chọn.
Hoặc Click chuột đầu vùng, giữ phím Shift và click chuột cuối vùng.

Sử dụng bàn phím

- Nhấn giữ phím Shift trong lúc dùng các phím mũi tên di chuyển để chọn. Có thể
kết hợp phím Ctrl để di chuyển nhanh hơn.

15.2.2 Nhập số thứ tự tự động


Cách 1:

- Nhập vào hai số 1 và 2 cho hai ô liên tiếp nhau.

- Đánh dấu chọn hai ô chứa 2 số đó.

- Đặt chuột góc dưới bên phải của khối này cho xuất hiện dấu cộng đậm nét (+).

- Nhấn giữ và di chuyển chuột qua các ô cần đánh số thứ tự.

Cách 2:

- Nhập vào 1 số bắt đầu, chọn ô này.

- Sử dụng icon trong nhóm Editing của Ribbon Home, chọn Serise để mở 1

hộp thoại (Hình 15.1)

 Series in: Chọn hướng điền số theo hàng (row) hay cột (column)

 Step value: nhập vào bước nhảy


142 BÀI 15: NHẬP DỮ LIỆU VÀ HIỆU CHỈNH BẢNG TÍNH

 Stop value: nhập vào giá trị dừng

Hình 15.1: Hộp thoại thao tác Fill-Series

15.2.3 Sao chép dữ liệu


- Chọn các ô chứa dữ liệu cần sao chép:

- Nhấn Ctrl + C, hoặc Click phải chuột chọn Copy, hoặc chọn biểu tượng

trong nhóm Clipboard của Ribbon Home.

- Di chuyển con trỏ đến ô cần Copy tới

- Nhấn Ctrl + V, hoặc Click phải chuột chọn Paste, hoặc chọn biểu tượng

trong nhóm Clipboard của Ribbon Home để lấy nội dung cần sao chép từ bộ nhớ
tạm ra bảng tính.

15.2.4 Di chuyển dữ liệu


Chọn các ô chứa dữ liệu cần di chuyển:

- Nhấn Ctrl + X, hoặc Click phải chuột chọn Cut, hoặc chọn biểu tượng

trong nhóm Clipboard của Ribbon Home.

- Đưa con trỏ đến ô cần di chuyển tới


BÀI 15: NHẬP DỮ LIỆU VÀ HIỆU CHỈNH BẢNG TÍNH 143

- Nhấn Ctrl + V, hoặc Click phải chuột chọn Paste, hoặc chọn biểu tượng

trong nhóm Clipboard của Ribbon Home để lấy nội dung cần sao chép từ bộ nhớ
tạm ra bảng tính.

- Hoặc nhấn giử chuột trên đường biên của vùng chọn và di chuyển chuột đến vị
trí mới, rồi nhả chuột.

15.2.5 Xóa khối dữ liệu


- Dùng thao tác nhấn giữ và di chuyển chuột để đánh dấu xác định chọn vùng dữ
liệu cần xóa.

- Nhấn Delete.

15.3 HIỆU CHỈNH BẢNG TÍNH


15.3.1 Hiệu chỉnh nội dung của 1 ô
o Đặt con trỏ tại vị trí cần chỉnh sửa.

o Dùng chuột Click lên thanh Formula Bar, hoặc dùng chuột Double Click vào ô
cần chỉnh sửa, hoặc nhấn phím F2.

15.3.2 Chèn thêm cột


o Đặt con trỏ tại vị trí cần chèn.

o Sử dụng biểu tượng Insert trong nhóm Cell của Ribbon Home, chọn
Insert Sheet Column, hoặc dùng tổ hợp phím Ctrl-Shift và phím + rồi chọn
Entire Column.

15.3.3 Chèn thêm dòng


o Đặt con trỏ tại vị trí cần chèn.

o Sử dụng biểu tượng Insert trong nhóm Cell của Ribbon Home, chọn
Insert Sheet Column Row, hoặc dùng tổ hợp phím Ctrl-Shift và dấu + rồi chọn
Entire Row.
144 BÀI 15: NHẬP DỮ LIỆU VÀ HIỆU CHỈNH BẢNG TÍNH

15.3.4 Chèn thêm ô


o Đặt con trỏ tại vị trí cần chèn.

o Sử dụng biểu tượng Insert trong nhóm Cell của Ribbon Home, chọn
Insert Cell, hoặc dùng tổ hợp phím Ctrl-Shift và dấu + rồi chọn Shift cells
down.

Lưu ý: Nếu muốn chèn thêm nhiều dòng, hoặc cột, hoặc ô thì chọn nhiều dòng,
hoặc cột, hoặc ô trước khi chèn.

15.3.5 Xóa cột


o Dùng thao tác nhấn giữ và di chuyển chuột để đánh dấu chọn các cột cần xóa.

o Sử dụng biểu tượng Insert trong nhóm Cell của Ribbon Home, chọn
Delete Sheet Column, hoặc dùng chuột Click phải lên vùng chọn, chọn Delete.

15.3.6 Xóa dòng


o Dùng thao tác nhấn giữ và di chuyển chuột để đánh dấu chọn các cột cần xóa.

o Sử dụng biểu tượng Insert trong nhóm Cell của Ribbon Home, chọn
Delete Sheet Row, hoặc dùng chuột Click phải lên vùng chọn, chọn Delete.

15.3.7 Xóa ô
o Dùng thao tác nhấn giữ và di chuyển chuột để đánh dấu chọn các ô cần xóa.

o Sử dụng biểu tượng Delete trong nhóm Cell của Ribbon Home, chọn
Delete Cell, hoặc dùng chuột Click phải lên vùng chọn, chọn Delete.

15.3.8 Ghép nhiều ô thành một ô


o Dùng thao tác nhấn giữ và di chuyển chuột để đánh dấu chọn các ô cần ghép.
BÀI 15: NHẬP DỮ LIỆU VÀ HIỆU CHỈNH BẢNG TÍNH 145

o Sử dụng biểu tượng Merge and Center trong nhóm Alignment của
Ribbon Home.

15.3.9 Xóa bỏ việc ghép ô


o Dùng thao tác nhấn giữ và di chuyển chuột để đánh dấu chọn các ô cần bỏ
ghép.

o Sử dụng biểu tượng Merge and Center trong nhóm Alignment của
Ribbon Home.

15.4 THAO TÁC TRÊN SHEET


15.4.1 Chọn Sheet
o Sử dụng chuột Click vào tên Sheet để chọn Sheet làm việc.

15.4.2 Đổi tên Sheet


o Sử dụng chuột Click phải lên tên Sheet cần đổi tên

o Chọn mục Rename

o Nhập vào tên mới, nhấn Enter để hoàn thành.

15.4.3 Chèn thêm Sheet


o Sử dụng chuột Click phải lên tên Sheet phía bên phải Sheet cần chèn

o Chọn Insert.

15.4.4 Xoá bỏ Sheet


o Sử dụng chuột Click phải lên tên Sheet cần xoá

o Chọn Delete.

15.4.5 Di chuyển Sheet


o Nhấn giữ chuột lên tên Sheet cần di chuyển

o Di chuyển chuột đến nơi cần thiết và nhả chuột.


146 BÀI 15: NHẬP DỮ LIỆU VÀ HIỆU CHỈNH BẢNG TÍNH

15.4.6 Sao chép Sheet


o Sử dụng chuột Click phải lên Sheet nguồn

o Chọn Move or Copy

o Xuất hiện hộp thoại, đánh dấu “kiểm”  vào mục chọn Create a Copy

o Chỉ định vị trí tạo ra ở vùng Before Sheet.

15.4.7 Tô màu đánh dấu Sheet


o Sử dụng chuột Click phải lên Sheet cần đánh dấu

o Sử dụng chuột Click chọn Tab Color

o Xuất hiện hộp thoại, dùng chuột click chọn màu.


BÀI 16: ĐỊNH DẠNG DỮ LIỆU VÀ BẢNG TÍNH 147

BÀI 16: ĐỊNH DẠNG DỮ LIỆU VÀ


BẢNG TÍNH

16.1 ĐỊNH DẠNG KIỂU SỐ VÀ NGÀY THÁNG


- Dùng thao tác nhấn giữ và di chuyển chuột để đánh dấu chọn vùng dữ liệu cần
định dạng

- Chọn nút tại góc phải dưới trên nhóm Number của Ribbon Home để mở ra hộp

thoại (Hình 16.1)

- Chọn kiểu số (Number) hoặc ngày tháng (Date) cần hiển thị, chọn OK.

Hình 16.1: Hộp thoại định dạng kiểu số


148 BÀI 16: ĐỊNH DẠNG DỮ LIỆU VÀ BẢNG TÍNH

16.2 ĐỊNH DẠNG FONT CHỮ


- Xác định vùng dữ liệu cần định dạng

- Chọn nút tại góc phải dưới trên nhóm Font của Ribbon Home, để mở ra hộp

thoại (Hình 16.2)

 Chọn font tại ô Font

 Chọn kiểu in tại ô Font style

 Chọn cỡ chữ tại ô Size

Hình 16.2: Hộp thoại định dạng font chữ

Lưu ý: Có thể sử dụng các biểu tượng thiết lập font trên nhóm Font, ribbon Home.

16.3 VỊ TRÍ VÀ HƯỚNG XOAY CỦA VĂN BẢN


Dữ liệu trong ô có thể được trình bày: Phân bố ngang (Horizontal), phân bố dọc
(Vertical), hướng xoay (Orientation).

Ta có thể xác lập vị trí, canh biên dữ liệu trong ô bằng cách sau:

- Chọn khối dữ liệu cần định dạng.


BÀI 16: ĐỊNH DẠNG DỮ LIỆU VÀ BẢNG TÍNH 149
- Chọn nút tại góc phải dưới trên nhóm Alignment của Ribbon Home để mở ra

hộp thoại (Hình 16.3)

Hình 16.3: Hộp thoại định dạng vị trí và hướng xoay chuỗi dữ liệu

o Horizontal (ngang)

o Left: Canh trái trong ô.

o Right: Canh phải trong ô.

o Center: Canh giữa trong ô.

o Vertical (dọc)

o Top: Canh trên.

o Bottom: Canh dưới.

o Center: Canh giữa.

o Orientation xác định độ xoay của dữ liệu trong ô.

Lưu ý: Có thể sử dụng biểu tượng Orientation trên nhóm Font, ribbon

Home.
150 BÀI 16: ĐỊNH DẠNG DỮ LIỆU VÀ BẢNG TÍNH

16.4 KẺ KHUNG CHO BẢNG TÍNH


- Xác định khối cần vẽ khung

- Sử dụng ribbon Home, Click chọn nút tại góc phải dưới của 1 trong các nhóm

Font, Alignment, hoặc Number, chọn tab border (Hình 16.4)

Hình 16.4: Hộp thoại tạo khung cho bảng tính

o Định dạng đường kẻ trước khi kẻ trong Style.

o Màu đường kẻ chọn Color.

o Kẻ khung: Sau khi chọn kiểu và màu sắc cho đường kẻ, dùng chuột Click vào
các biểu tượng kẻ khung ở vùng Presets để kẻ khung cho khối dữ liệu đã chọn.

Lưu ý: Có thể sử dụng biểu tượng Borders trên nhóm Font ribbon Home.
BÀI 16: ĐỊNH DẠNG DỮ LIỆU VÀ BẢNG TÍNH 151
16.5 TẠO MÀU NỀN CHO Ô

Hình 16.5: Hộp thoại tạo màu nền

- Đánh dấu nội dung cần tạo màu nền.

- Click chọn nút tại góc phải dưới trên nhóm Font của Ribbon Home để mở ra

hộp thoại (Hình 16.5)

Lưu ý: Có thể sử dụng biểu tượng Borders trên nhóm Font của Ribbon

Home.
152 BÀI 17: GIỚI THIỆU CÔNG THỨC VÀ HÀM

BÀI 17: GIỚI THIỆU CÔNG THỨC


VÀ HÀM

17.1 KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ CÔNG THỨC


Công thức trong Excel bao gồm 3 thành phần:

- Được bắt đầu bởi dấu bằng (=)

- Các Toán tử: +, -, *, /, & v.v…

- Các toán hạng, trong đó có thể là:

 Địa chỉ các ô tham chiếu (bao gồm địa chỉ ô hoặc vùng).

 Các giá trị của số, chuỗi v.v...

 Các lời gọi Hàm riêng của Excel

Một vài ví dụ về công thức:

Công thức Ý nghĩa

=150* 0.05 Nhân 150 với 0.05.

=A1+A2 Cộng giá trị của 2 ô A1 và A2.

=SUM(A1:A12) Tính tổng giá trị các ô trong vùng A1:A12.

So sánh hai ô A1 và C12, nếu hai ô giống nhau sẽ trả về


=A1=C12
giá trị TRUE, ngược lại trả về giá trị FALSE.

17.2 SỬ DỤNG TOÁN TỬ TRONG CÔNG THỨC


Toán tử trong Excel là những ký tự được quy ước cho các phép toán mà bạn muốn
công thức thực hiện.

Các ký hiệu toán tử được quy ước cho các phép toán cần sử dụng:
BÀI 17: GIỚI THIỆU CÔNG THỨC VÀ HÀM 153
Toán tử Phép toán Toán tử Phép toán

+ Cộng = Bằng

– Trừ > Lớn hơn

* Nhân < Nhỏ hơn

/ Chia >= Lớn hơn hoặc bằng

^ Lũy thừa <= Nhỏ hơn hoặc bằng

& Phép nối chuỗi <> Khác

17.3 THAM CHIẾU TRONG CÔNG THỨC


Khi tham gia vào công thức, địa chỉ của 1 ô hay 1 vùng có thể là 1 trong 3 dạng sau:

 Địa chỉ Tương đối: Dòng và cột tham chiếu sẽ thay đổi khi sao chép công
thức sang một ô khác. Ví dụ: A1, A1:E15

 Địa chỉ Tuyệt đối: Dòng và cột tham chiếu không thay đổi khi sao chép
công thức sang một ô khác. Ví dụ: $A$1, $A$1:$E$15

 Địa chỉ Hỗn hợp: Chỉ là dòng (ví dụ $B3), hoặc chỉ là cột tham chiếu (ví
dụ: C$2) sẽ thay đổi khi sao chép công thức sang một ô khác, phần tử còn
lại sẽ không thay đổi tùy theo hướng sao chép.

Lưu ý: Khi sử dụng chuột để đưa địa chỉ tham gia vào công thức, để thay đổi từ
dạng địa chỉ này sang dạng khác hãy nhấn phím F4 nhiều lần.

Công thức trong Excel bao gồm 3 thành phần:

 Toán tử: +, -, *, /

 Các ô tham chiếu (bao gồm tên ô và vùng).

 Giá trị hoặc dữ liệu.

 Hàm tính toán: Ví dụ như Sum, Count, Min, Max…

Một vài ví dụ về công thức:


154 BÀI 17: GIỚI THIỆU CÔNG THỨC VÀ HÀM

Công thức Ý nghĩa

=150* 0.05 Nhân 150 với 0.05

=A1+A2 Cộng ô A1 và A2

=Income–Expenses Trừ giá trị của ô có tên Income với ô có tên Expenses

=SUM(A1:A12) Tính tổng giá trị các ô trong vùng A1:A12

=A1=C12 So sánh hai ô A1 và C12, nếu hai ô giống nhau sẽ trả về giá
trị TRUE, ngược lại trả về giá trị FALSE

17.4 MỘT SỐ HÀM THÔNG DỤNG TRONG EXCEL


Cũng như công thức, Hàm trong Excel luôn bắt đầu bởi dấu =, sau đó đến Tên
hàm và các đối số bên trong nó (nếu có) theo dạng:

=TÊN HÀM(Danh sách các đối số)

 Tên hàm không phân biệt chữ hoa hoặc chữ thường, phải viết đúng theo cú
pháp và quy ước của Excel.

 Nếu hàm có nhiều đối số thì các đối số phải đặt cách nhau bởi dấu phân cách
(dấu phẩy hoặc dấu chấm phẩy).

 Hàm không có đối số cũng phải có cặp ngoặc đơn () sau nó.

 Các hàm có thể lồng nhau nhưng phải đảm bảo cú pháp của hàm.

Lưu ý: Ta có thể nhập hàm trực tiếp như thực hiện công thức hoặc Sử dụng Ribbon
Formulas, rồi chọn biểu tượng tương ứng cho từng nhóm hàm (Hình 17.1)

Hình 17.1: Ribbon Formulas

Sau khi vào biểu tượng cho nhóm hàm tiêu biểu, tiếp tục chọn hàm mong muốn và
đưa giá trị thích hợp cho từng đối số trong hộp thoại Fucntion Arguments (Hình 17.2)
BÀI 17: GIỚI THIỆU CÔNG THỨC VÀ HÀM 155

Hình 17.2: Hộp thoại Fuction Arguments

17.4.1 Một số Hàm toán học (math)


17.4.1.1 Hàm ABS
- Cú pháp: =ABS(Number)

- Công dụng: trả về trị tuyệt đối của số (Number).

Ví dụ: =ABS(-5) trả về giá trị 5.

17.4.1.2 Hàm INT


- Cú pháp: =INT(Number)

- Công dụng: trả về phần nguyên của số (Number).

Ví dụ: =INT(5.923) trả về giá trị 5.

17.4.1.3 Hàm MOD


- Cú pháp: =MOD(Number,divisor)

- Công dụng: trả về giá trị phần dư của Number chia cho số chia divisor.

Ví dụ: =MOD(10,3) trả về giá trị phần dư là 1.

17.4.1.4 Hàm PRODUCT


- Cú pháp: =PRODUCT(Number1, Number2, Number3…)

Hoặc =PRODUCT(Range)
156 BÀI 17: GIỚI THIỆU CÔNG THỨC VÀ HÀM

- Công dụng: trả về giá trị của phép nhân các số Number1, Number2,…

Ví dụ: =PRODUCT (3,2,4) trả về giá trị 3 * 2 * 4 = 24.

17.4.1.5 Hàm SUM


- Cú pháp: =SUM(number1,[number2],[number3],…)
Hoặc =SUM(Range)

- Công dụng: trả về giá trị tổng của dãy số

Ví dụ: =SUM(1,3,4,7) trả về giá trị 15.

17.4.1.6 Hàm SUMIF


- Cú pháp: =SUMIF (range,criteria,[sum_range])

- Công dụng: trả về giá trị tổng các ô có giá trị thỏa tiêu chuẩn, với

 range: cột chứa giá trị tìm kiếm

 criteria: tiêu chuẩn để tính tổng, có thể là số, chữ hoặc biểu thức nhưng luôn
đặt trong dấu nháy kép.

 sum_range: cột chứa giá trị tính tổng.

Lưu ý: Hàm SUMIF chỉ tính tổng theo 1 tiêu chuẩn.

Ví dụ: Với dữ liệu đã cho bởi

. Yêu cầu tính tổng số lượng của Đường

Công thức: =SUMIF(A1:A9,"ĐƯỜNG",C1:C9)

- Kết quả: 12 + 8 + 13 = 33
BÀI 17: GIỚI THIỆU CÔNG THỨC VÀ HÀM 157
17.4.1.7 Hàm SUMIFS
- Cú pháp: =SUMIFS(sum_range,criteria_range1,criteria1,...
criteria_range127,criteria127)

- Công dụng: trả về giá trị tổng các ô có giá trị thỏa nhiều tiêu chuẩn đề ra, với

 Sum_range: cột chứa giá trị tính tổng

 Criteria_range1: Cột dò theo tiêu chuẩn 1 để tính tổng.

 Criteria1: Tiêu chuẩn 1 để tính tổng, có thể là số, chữ hoặc biểu thức nhưng
luôn đặt trong dấu nháy kép.

 Hàm SUMIFS cho phép sử dụng đến 127 tiêu chuẩn

Ví dụ: Với dữ liệu đã cho bởi Hình 17.3. Yêu cầu tính tổng số hàng “Đường” được
bán ở quầy “A”.

Hình 17.3: Dữ liệu minh họa hàm SUMIFS

- Công thức: =SUMIFS(C2:C9,A2:A9,"ĐƯỜNG",B2:B9,"A")

- Nhận xét: Mặt hàng Đường bán 3 lần, nhưng tại của hàng A bán 2 lượt

- Kết quả: 12 + 8 = 20

17.4.1.8 Hàm SUMPRODUCT


- Cú pháp: =SUMPRODUCT(array1, array2…)

- Công dụng: trả về giá trị là tổng các tích tương ứng trên mỗi array.

Ví dụ: Với dữ liệu đã cho bởi Hình 17.4. Yêu cầu tính tổng số lượng của sản phẩm
Bánh
158 BÀI 17: GIỚI THIỆU CÔNG THỨC VÀ HÀM

Hình 17.4: Dữ liệu minh họa hàm SUMPRODUCT

 Công thức: =SUMPRODUCT(D2:D5,E2:E5)

 Kết quả: 10*4 + 32*9 + 27*8 = 544.

17.4.1.9 Hàm ROUND


- Cú pháp: =ROUND(number, num_digits)

- Công dụng: trả về giá trị đã được làm tròn của số number với độ chính xác đến
con số num_digits theo tiêu chuẩn 0.5, với

 Nếu num_digits > 0 hàm làm tròn về phía phần thập phân,

 Nếu num_digits = 0 hàm làm tròn đến hàng đơn vị,

 Nếu num_digits < 0 hàm làm tròn về phía phần nguyên.

Ví dụ:Làm tròn đến số thập phân thứ 3

- Công thức: =ROUND(123.45679,3) (làm tròn đến số lẽ thứ 3)

- Kết quả: trả về giá trị 123.457

17.4.1.10 Hàm ROUNDUP


- Cú pháp: =ROUNDUP(number, num_digits)

- Công dụng: tương tự hàm Round nhưng được làm tròn lên, không quan tâm giá trị
phần dư.

Ví dụ: =ROUNDUP(9.231,1) trả về giá trị 9.3

17.4.1.11 Hàm ROUNDDOWN


- Cú pháp: =ROUNDDOWN(number, num_digits)
BÀI 17: GIỚI THIỆU CÔNG THỨC VÀ HÀM 159
- Công dụng: tương tự hàm Round nhưng được làm tròn xuống, không quan tâm giá
trị dư.

Ví dụ: =ROUNDDOWN(9.279,1) trả về giá trị 9.2

17.4.2 Các hàm logic (logical)


17.4.2.1 Hàm AND
- Cú pháp: =AND(logical1, logical2,...)

- Công dụng: Sẽ kiểm tra giá trị logic của từng đối số logical1, logical1,... Kết quả
trả về là True (đúng) nếu tất cả các đối số là True, các trường hợp còn lại cho giá
trị False (sai)

Ví dụ: =AND(3<6, 4>5) trả về giá trị False.

=AND(3>2, 5<8) trả về giá trị True.

17.4.2.2 Hàm OR
- Cú pháp: =OR(logical1, logical2,...)

- Công dụng: Sẽ kiểm tra giá trị logic của từng đối số logical1, logical1,... Kết quả
trả về là True (đúng) khi có 1 đối số là True, trả về giá trị False (sai) khi tất cả các
đối số đều có giá trị sai.

Ví dụ: =OR(3>6, 4>5) trả về giá trị False.

=OR(3>2, 5>8) trả về giá trị True.

17.4.2.3 Hàm IF
- Cú pháp: =IF(logical_test,[value_if_true],[value_if_false])

- Công dụng: Trả về giá trị ghi trong value_if_true (giá trị nếu đúng) nếu
logical_test (biểu thức logic) là TRUE. Ngược lại trả về giá trị ghi trong
value_if_false (giá trị nếu sai) khi logical_test (biểu thức logic) là FALSE.

17.4.3 Các hàm thống kê (statistical)


17.4.3.1 Hàm AVERAGE
- Cú pháp: =AVERAGE(number1, number2,...)
160 BÀI 17: GIỚI THIỆU CÔNG THỨC VÀ HÀM

hoặc =AVERAGE(range)

- Công dụng: trả về giá trị trung bình cộng của danh sách các đối số hoặc các giá trị
có trong vùng địa chỉ.

Ví dụ: =AVERAGE(7,8,5,4) trả về giá trị 6.

17.4.3.2 Hàm AVERAGEIF


- Cú pháp: = AVERAGEIF(range,criteria,average_range)

- Công dụng: trả về giá trị trung bình các ô có giá trị thỏa tiêu chuẩn, với

 range: cột chứa giá trị tìm kiếm

 criteria: tiêu chuẩn để tính trung bình, có thể là số, chữ hoặc biểu thức
nhưng luôn đặt trong dấu nháy kép.

 average_range: cột chứa giá trị tính trung bình.

Ví dụ: Với dữ liệu đã cho bởi Hình 17.5.Yêu cầu tính trung bình số lượng của sản
phẩm Đường.

Hình 17.5: Dữ liệu minh họa hàm AVERAGEIF

- Công thức: =AVERAGEIF(A1:A9,"ĐƯỜNG",C1:C9)

- Kết quả: (12 + 8 + 13)/3 = 11

17.4.3.3 Hàm AVERAGEIFS


- Cú pháp: =AVERAGEIFS(average_range,criteria_range1,criteria1,...
criteria_range127,criteria127)
BÀI 17: GIỚI THIỆU CÔNG THỨC VÀ HÀM 161
- Công dụng: trả về giá trị trung bình cộng các ô có giá trị thỏa nhiều tiêu chuẩn đề
ra, với

 Average_range: cột chứa giá trị tính trung bình

 Criteria_range1: Cột dò theo tiêu chuẩn 1 để tính tổng.

 Criteria1: Tiêu chuẩn 1 để tính tổng, có thể là số, chữ hoặc biểu thức nhưng
luôn đặt trong dấu nháy kép.

 Hàm AVERAGEIFS cho phép sử dụng đến 127 tiêu chuẩn

Ví dụ: Với dữ liệu đã cho bởi Hình 17.6. Yêu cầu tính trung bình số lượng của sản
phẩm Đường bán tại cửa hàng A

Hình 17.6: Dữ liệu minh họa hàm AVERAGEIF

- Công thức: = AVERAGEIFS(C1:C9,A1:A9,"ĐƯỜNG",B1:B9,"A")

- Nhận xét: Mặt hàng Đường bán 3 lần, nhưng tại của hàng A bán 2 lượt

- Kết quả: (12 + 8)/2 = 10

17.4.3.4 Hàm MAX


- Cú pháp: =MAX(number1, number2,...)

hoặc =MAX(range)

- Công dụng: trả về giá trị lớn nhất trong danh sách các đối số hoặc các giá trị có
trong vùng địa chỉ.

Ví dụ: =MAX(4,2,16,0) trả về giá trị 16.


162 BÀI 17: GIỚI THIỆU CÔNG THỨC VÀ HÀM

17.4.3.5 Hàm MIN


- Cú pháp: =MIN(number1, number2,...)

hoặc =MIN(range)

- Công dụng: trả về giá trị nhỏ nhất trong danh sách các đối số hoặc các giá trị có
trong vùng địa chỉ.

Ví dụ: =MIN(4,2,16,0) trả về giá trị 0.

17.4.3.6 Hàm COUNT


- Cú pháp: =COUNT(value1, value2…)

hoặc =COUNT(range)

- Công dụng: trả về số lượng ô có chứa dữ liệu kiểu số, kiểu ngày, giờ có trong danh
sách các đối số hay các giá trị có trong vùng địa chỉ.

Ví dụ: = COUNT(2,”ab”,5,4,” “) trả về giá trị là 3.

17.4.3.7 Hàm COUNTA


- Cú pháp: =COUNTA(value1, value2…)

hoặc =COUNTA(range)

- Công dụng: trả về số lượng ô có chứa dữ liệu kiểu bất kỳ có trong danh sách các
đối số hay các giá trị có trong vùng địa chỉ.

17.4.3.8 Hàm COUNTBLANK


- Cú pháp: =COUNTBLANK(range)

- Công dụng: trả về giá trị là số lượng ô rỗng có trong vùng địa chỉ.

17.4.3.9 Hàm COUNTIF


- Cú pháp: =COUNTIF(range,criteria)

- Công dụng: trả về giá trị là tổng các ô có giá trị thỏa tiêu chuẩn.

 range: Cột chứa giá trị tìm kiếm


BÀI 17: GIỚI THIỆU CÔNG THỨC VÀ HÀM 163
 criteria: tiêu chuẩn để dò tìm, có thể là số, chuỗi hoặc biểu thức nhưng luôn
đặt trong dấu nháy kép

Ví dụ: Cho dữ liệu như Hình 17.7. Yêu cầu đếm số mặt hàng có số lượng >=5

Hình 17.7: Ví dụ hàm COUNTIF

- Công thức: =COUNTIF(A1:A9,"ĐƯỜNG")

- Kết quả: 3

17.4.3.10 Hàm RANK


- Cú pháp: =RANK(number,ref,order)

- Công dụng: Sắp xếp vị thứ của số number trong vùng tham chiếu ref, dựa vào
cách sắp xếp order

 Nếu order =0, hoặc bỏ trống, Excel sẽ sắp xếp theo thứ tự giảm dần (giá trị
lớn nhất sẽ ở thứ hạng 1)

 Nếu order =1, Excel sẽ sắp xếp theo thứ tự tăng dần (giá trị lớn nhỏ sẽ ở thứ
hạng 1)

17.4.4 Các hàm xử lý ký tự (text)


17.4.4.1 Hàm LEFT
- Cú pháp: =LEFT(text,[num_chars])

- Công dụng: trả về một chuỗi con gồm số lượng ký tự là num_chars ở bên trái của
text.

Ví dụ: =LEFT(“HUTECHIT”,6) trả về chuỗi “HUTECH”


164 BÀI 17: GIỚI THIỆU CÔNG THỨC VÀ HÀM

17.4.4.2 Hàm RIGHT


- Cú pháp: =RIGHT(text,[num_chars])

- Công dụng: trả về một chuỗi con gồm số lượng ký tự là num_chars ở bên phải của
text.

Ví dụ: =RIGHT(“HUTECHIT”,2) trả về chuỗi “IT”

17.4.4.3 Hàm MID


- Cú pháp: =MID(text,start_num,num_chars)

- Công dụng: trả về một chuỗi con gồm số lượng ký tự là num_chars bắt đầu từ
start_num qua phải của text.

Ví dụ: =MID(“HUTECHIT”,3,4) trả về chuỗi “TECH”

17.4.4.4 Hàm TRIM


- Cú pháp: =TRIM(text)

- Công dụng: trả về chuỗi hoàn thiện sau khi đã xóa tất cả các khoảng trắng vô
nghĩa trong chuỗi Text.

Ví dụ: =TRIM(“ TP. HỒ CHÍ MINH ”) trả về chuỗi “TP. HỒ CHÍ MINH”

17.4.4.5 Hàm LEN


- Cú pháp: =LEN(text)

- Công dụng: trả về độ dài của chuỗi text, bao gồm khoảng trắng.

Ví dụ: =LEN(“DH HUTECH”) trả về giá trị 9.

17.4.4.6 Hàm VALUE


- Cú pháp: =VALUE(text)

- Công dụng: chuyển chuỗi text có dạng chữ số sang dữ liệu kiểu số.

Ví dụ: =VALUE(“2014”) trả về giá trị số 2014.


BÀI 17: GIỚI THIỆU CÔNG THỨC VÀ HÀM 165
17.4.5 Các hàm ngày và giờ (date & time)
17.4.5.1 Hàm TODAY
- Cú pháp: =TODAY()

- Công dụng: trả về ngày hiện hành của hệ thống.

17.4.5.2 Hàm NOW


- Cú pháp: =NOW()

- Công dụng: trả về ngày và giờ hiện hành của hệ thống.

17.4.5.3 Hàm DAY


- Cú pháp: =DAY(serial_number)

- Công dụng: trả về giá trị là chỉ số ngày trong chuỗi serial_number có dạng kiểu dữ
liệu ngày. (Ngày được trả về là số nguyên trong khoảng từ 1 đến 31)

Ví dụ: ô A2 chứa giá trị ngày là 01/Apr/2014

Công thức =DAY(A2) trả về giá trị 1.

17.4.5.4 Hàm MONTH


- Cú pháp: =MONTH(serial_number)

- Công dụng: trả về giá trị là chỉ số tháng trong chuỗi serial_number có dạng kiểu
dữ liệu ngày (tháng được trả về là số nguyên trong khoảng từ 1 đến 12).

Ví dụ: ô A2 chứa giá trị ngày là 01/Apr/2014

Công thức =MONTH(A2) trả về giá trị 4.

17.4.5.5 Hàm YEAR


- Cú pháp: =YEAR(serial_number)

- Công dụng: trả về giá trị là chỉ số năm trong chuỗi serial_number có dạng kiểu dữ
liệu ngày (năm được trả về là số nguyên có 4 chữ số).

Ví dụ: ô A2 chứa giá trị ngày là 01/Apr/2014

Công thức =YEAR(A2) trả về giá trị 2014.


166 BÀI 17: GIỚI THIỆU CÔNG THỨC VÀ HÀM

17.4.5.6 Hàm DATE


- Cú pháp: =DATE(year,month,day)

- Công dụng: Hiển thị các đối số year, month, day thành dữ liệu kiểu ngày.

Ví dụ: =DATE(14,1,29) trả về giá trị kiểu ngày 29/1/2014

Lưu ý: hàm này được sử dụng để đưa dữ liệu dạng ngày gián tiếp vào công thức.

17.4.6 Các hàm tìm kiếm và tham chiếu (lookup &reference)


17.4.6.1 Hàm VLOOKUP
- Cú pháp:

=VLOOKUP(lookup_value,table_array,col_index_num,[range_lookup])

- Công dụng: trả về giá trị có trong col_index_num (cột chỉ định) dựa vào
lookup_value (trị dò) và table_array (bảng dò) với range_lookup (cách dò)
được chỉ định.

 lookup_value là “trị dò” dùng để tìm kiếm, lookup_value có thể là một giá
trị, một công thức tham chiếu hay một chuỗi văn bản.

 table_array là “bảng dò” chứa thông tin dữ liệu muốn tìm với quy ước cột
đầu tiên chứa giá trị để dò.

 col_index_num: là 1 con số chỉ số thứ tự của cột có trong “bảng dò”. Nơi sẽ
lấy giá trị để trả về kết quả khi dò thấy.

 range_lookup: là 1 con số chỉ cách dò: nếu cách dò =1 (true) hoặc để trống là
dò theo khoảng; nếu cách dò =0 (false) dò chính xác.

17.4.6.2 Hàm HLOOKUP


- Cú pháp:

=HLOOKUP(lookup_value,table_array,row_index_num,[range_lookup])

- Công dụng: trả về giá trị có trong row_index_num (dòng chỉ định) dựa vào
lookup_value (trị dò) và table_array (bảng dò) với range_lookup (cách dò)
được chỉ định.
BÀI 17: GIỚI THIỆU CÔNG THỨC VÀ HÀM 167
 lookup_value là “trị dò” dùng để tìm kiếm, lookup_value có thể là một giá
trị, một công thức tham chiếu hay một chuỗi văn bản.

 table_array là “bảng dò” chứa thông tin dữ liệu muốn tìm với quy ước dòng
đầu tiên chứa các giá trị để dò.

 row_index_num: là 1 con số chỉ số thứ tự của dòng có trong “bảng dò”, nơi sẽ
lấy giá trị để trả về kết quả khi dò thấy.

 range_lookup: là 1 con số chỉ cách dò: nếu cách dò =1 (true) hoặc để trống là
dò theo khoảng; nếu cách dò =0 (false) dò chính xác.

Lưu ý:

 Bảng dò thường được chọn là địa chỉ tuyệt đối.

 Có thể lồng các hàm khác vào trong từng đối số của hàm VLOOKUP hay
HLOOKUP

 Lỗi #N/A: do không tìm thấy giá trị cần dò

 Lỗi #REF: cột hoặc dòng tham chiếu không tồn tại trong bảng dò.

17.4.6.3 Hàm MATCH


- Cú pháp: =MATCH(lookup_value,lookup_array,match_type)

- Công dụng: Hàm này có công dụng tương tự như hàm VLOOKUP hoặc HLOOKUP,
tuy nhiên trị trả về của hàm này sẽ là 1 con số chỉ số thứ tự của phần tử được tìm
thấy trong bảng dò, với

 lookup_value là “trị dò” dùng để tìm kiếm, lookup_value có thể là một giá
trị, một công thức tham chiếu hay một chuỗi văn bản.

 lookup_array là “bảng dò” chứa thông tin dữ liệu muốn tìm với quy ước
dòng hoặc cột đầu tiên sẽ chứa các giá trị để dò. Thông thường bảng dò chỉ là
1 cột hoặc 1 hàng.

 match_type: là 1 con số chỉ cách dò: nếu cách dò =1 (true) hoặc để trống là
dò theo khoảng; nếu cách dò =0 (false) dò chính xác.

Ví dụ: Xét bảng dò theo Hình 17.8


168 BÀI 17: GIỚI THIỆU CÔNG THỨC VÀ HÀM

 Công thức =MATCH(“QD”,A2:D2,0) sẽ trả về giá trị 2 (vị trí “QD” trong
vùng dò là vị trí thứ 2).

 Công thức =MATCH(“QD”,B2:D2,0) sẽ trả về giá trị 1 (vị trí “QD” trong
vùng dò là vị trí thứ 1).

Hình 17.8: Bảng dò cho hàm match

17.4.6.4 Hàm INDEX


- Cú pháp: =INDEX(array,row_num,column_num)

- Công dụng: Hàm này sẽ trả về giá trị của ô có trong bảng dò được chỉ định bởi
Hàng tham chiếu và Cột tham chiếu, với

 array: vùng địa chỉ để tham chiếu dữ liệu

 row_num: 1 con số chỉ định số thứ tự dòng cần tham chiếu trong bảng dò

 column_num: 1 con số chỉ định số thứ tự cột cần tham chiếu trong bảng dò.

Ví dụ: Xét bảng dò theo Hình 17.9

Hình 17.9: Bảng dò cho hàm index

- Công thức =INDEX($A$2:$D$7,3,2) trả về giá trị 75 (phần tử nằm ở dòng 3, cột
2 của bảng dò).
BÀI 17: GIỚI THIỆU CÔNG THỨC VÀ HÀM 169
17.4.7 Các hàm quản lý cơ sở dữ liệu và danh sách
Các hàm quản lý cơ sở dữ liệu và danh sách trong Excel đều có tên hàm bắt đầu là
ký tự “D” viết tắt của từ DataBase, hàm có dạng tổng quát như sau:

DTênHàmQuảnLýCơSởDữLiệu(database,field,criteria)

Với ý nghĩa các tham số bên trong như sau:

 Database: là địa chỉ vùng chứa cơ sở dữ liệu, bao gồm luôn dòng tiêu đề

 Field: là nơi chỉ định để lấy kết quả, có 3 dạng chỉ định:

o Dạng 1: là một con số, chỉ số thứ tự của cột muốn lấy kết quả. Với quy
ước cột đầu tiên bên trái của cơ sở dữ liệu được tính là 1.

o Dạng 2: là địa chỉ của ô chứa tiêu đề cột của cột muốn lấy kết quả

o Dạng 3: là tên của cột trong cơ sở dữ liệu, được đặt bởi người dùng.
Tên này phải được đặt trong dấu nháy kép

 Criteria: là địa chỉ của vùng điều kiện,được thiết lập theo quy ước như vùng
điều kiện của việc trích lọc (xem mục 18.3.2)

17.4.7.1 Hàm DSUM


- Cú pháp: = DSUM (database, field, criteria)

- Công dụng: Hàm này sẽ trả về giá trị là tổng các số có trong cột chỉ định (field)
của một danh sách hay cơ sở dữ liệu (database) theo một điều kiện chỉ định
(criteria)

Ví dụ: Xét bảng dò theo Hình 17.10

Hình 17.10: Cơ sở dữ liệu cho các hàm Database


170 BÀI 17: GIỚI THIỆU CÔNG THỨC VÀ HÀM

- Công thức:

o Dạng Field1 =DSUM($A$1:$C$9,3,E2:E3)

o Dạng Field2 =DSUM($A$1:$C$9,C1,E2:E3)

o Dạng Field3 =DSUM($A$1:$C$9,”SỐ LƯỢNG”,E2:E3)

- Kết quả: Tất cả đều trả về là tổng giá trị của đường được bán 3 lượt
(12+8+13)=33

17.4.7.2 Hàm DAVERAGE


- Cú pháp: = DAVERAGE (database, field, criteria)

- Công dụng: Hàm này sẽ trả về giá trị là trung bình cộng các số có trong cột chỉ
định (field) của một danh sách hay cơ sở dữ liệu (database) theo một điều kiện chỉ
định (criteria)

17.4.7.3 Hàm DCOUNT


- Cú pháp: = DCOUNT (database, field, criteria)

- Công dụng: Hàm này sẽ trả về giá trị là số lượng các ô chứa số liệu có trong cột
chỉ định (field) của một danh sách hay cơ sở dữ liệu (database) theo một điều kiện
chỉ định (criteria)

17.4.7.4 Hàm DCOUNTA


- Cú pháp: = DCOUNTA (database, field, criteria)

- Công dụng: Hàm này sẽ trả về giá trị là số lượng các ô không rỗng có trong cột chỉ
định (field) của một danh sách hay cơ sở dữ liệu (database) theo một điều kiện chỉ
định (criteria)

17.4.7.5 Hàm DMAX


- Cú pháp: = DMAX (database, field, criteria)

- Công dụng: Hàm này sẽ trả về giá trị là lớn nhất có trong cột chỉ định (field) của
một danh sách hay cơ sở dữ liệu (database) theo một điều kiện chỉ định (criteria)
BÀI 17: GIỚI THIỆU CÔNG THỨC VÀ HÀM 171
17.4.7.6 Hàm DMIN
- Cú pháp: = DMIN (database, field, criteria)

- Công dụng: Hàm này sẽ trả về giá trị là nhỏ nhất có trong cột chỉ định (field) của
một danh sách hay cơ sở dữ liệu (database) theo một điều kiện chỉ định (criteria)
172 BÀI 18: THAO TÁC TRÊN CƠ SỞ DỮ LIỆU

BÀI 18: THAO TÁC TRÊN CƠ SỞ


DỮ LIỆU

18.1 KHÁI NIỆM


Cơ sở dữ liệu trong Excel được xem là một tập hợp các ô tạo thành 1 vùng hình
chữ nhật bao gồm nhiều cột và dòng.

Mỗi cột được xem như là một Trường (field) của cơ sở dữ liệu trong Excel, mỗi
trường phải có tên riêng để phân biệt (field name). Dòng đầu của vùng cơ sở dữ liệu
trong Excel luôn chứa các tên trường.

Các dòng tiếp sau là các bản ghi (record) chứa dữ liệu của cơ sở dữ liệu đó.

Với Excel 2010 hầu hết các thao tác trên cơ sở dữ liệu đều được thực hiện tại
Ribbon Data (Hình 18.1)

Hình 18.1: Ribbon Data

18.2 SẮP XẾP CƠ SỞ DỮ LIỆU


- Chọn phạm vi các mẫu tin trong cơ sở dữ liệu cần sắp xếp.

- Chọn chọn công cụ Sort trong nhóm Sort & Filter của Ribbon Data xuất hiện

hộp thoại Sort (Hình 18.2).

- Chọn tên cột tiêu chuẩn sắp xếp thứ nhất trong mục Sort by rồi chọn kiểu sắp
xếp:

 Với dữ liệu kiểu chuỗi: chọn A to Z hay Z to A


BÀI 18: THAO TÁC TRÊN CƠ SỞ DỮ LIỆU 173
 Với dữ liệu kiểu số: chọn Smallest to Largest hay Largest to Smallest

 Với dữ liệu kiểu ngày: chọn Oldest to Newest hay Newest to Oldest

- Nếu muốn thêm tiêu chuẩn để sắp xếp thì Click chọn nút lệnh Add level để thêm
vào mục Then by và tiếp tục chọn cột cần xếp như trên.

- Nếu muốn bớt tiêu chuẩn để sắp xếp thì Click chọn nút lệnh Delete level để xóa.

- Click chọn OK để hoàn tất.

Hình 18.2: Hộp thoại thực hiện việc sắp xếp dữ liệu

Lưu ý: Đánh dấu “kiểm”  vào mục My data has headers, nếu vùng chọn có dòng
tiêu đề hoặc ngược lại.

18.3 RÚT TRÍCH DỮ LIỆU


18.3.1 Sử dụng AutoFilter

- Chọn toàn bộ vùng dữ liệu cần rút trích.

- Click chọn công cụ Filter trong nhóm Sort & Filter của Ribbon Data.

- Xuất hiện dấu mũi tên ở bên phải của mỗi cột, muốn rút trích dữ liệu theo tiêu
chuẩn ở cột nào thì chọn cột đó, sau đó chọn tiêu chuẩn phù hợp.

- Sau khi xác định tiêu chuẩn rút trích, bảng tính sẽ còn lại những dòng thoả mãn
điều kiện đặt ra. Ta có thể sao chép kết quả trích lọc ra một nơi khác.
174 BÀI 18: THAO TÁC TRÊN CƠ SỞ DỮ LIỆU

- Muốn cho bảng tính hiện lại toàn bộ dữ liệu, click chọn công cụ Filter trong

nhóm Sort & Filter của Ribbon Data một lần nữa.

Nếu tiêu chuẩn lọc là chuỗi và điều kiện lọc là một so sánh khác ta chọn
mục Text Filter và click chọn điều kiện so sánh rồi cung cấp giá trị ràng buộc vào ô
bên phải cho hộp thoại tiếp theo. Có thể sử dụng phép toán AND hay OR cho biểu
thức kế tiếp. (Hình 18.3)

Hình 18.3: Cài đặt tiêu chuẩn lọc nâng cao cho dữ liệu chuỗi

Nếu tiêu chuẩn lọc là số và điều kiện lọc là một so sánh khác ta chọn mục
Number Filter và click chọn điều kiện so sánh rồi cung cấp giá trị ràng buộc vào ô bên
phải cho hộp thoại tiếp theo. Có thể sử dụng phép toán AND hay OR cho biểu thức kế
tiếp. (Hình 18.4)

Hình 18.4: Cài đặt tiêu chuẩn lọc nâng cao cho dữ liệu số

Giải thích một số phép so sánh trong hộp thoại Custom AutoFilter phần ô Show
rows where
BÀI 18: THAO TÁC TRÊN CƠ SỞ DỮ LIỆU 175
 equals: bằng

 does not equal: không bằng (khác)

 is greater than: lớn hơn

 is greater than or equal to: lớn hơn hoặc bằng

 is less than: nhỏ hơn

 is less than or equal to: nhỏ hơn hoặc bằng

 begins with: bắt đầu bằng...

 does not begin with: không bắt đầu bằng...

 ends with: kết thúc bằng...

 does not end with: không kết thúcbằng...

 contains: chứa...

 does not contain: không chứa...

18.3.2 Sử dụng Advanced Filter

Để thực hiện chức năng lọc nâng cao trong Excel, cần tiến hành theo các bước
sau:

Bước 1: Tạo vùng điều kiện riêng, bao gồm dòng đầu là tiêu đề của điều kiện (do
người dùng tự dặt), dòng kế tiếp chứa công thức là biểu thức thể hiện sự logic giữa
dữ liệu và tiêu chuẩn lọc.

Ví dụ: Trên bảng tính tạo vùng điều kiện như sau (kết quả của biểu thức logic sẽ
đổi sang trạng thái TRUE hoặc FALSE tùy theo giá trị ô dữ liệu mẫu thiết lập cho
biểu thức

Điều kiện 1 Điều kiện 1 Điều kiện 1


=A5>=15

TRUE Hoặc FALSE

Bước 2: Click chọn công cụ Filter trong nhóm Sort & Filter của

Ribbon Data để mở ra hộp thoại Advanced Filter (Hình 18.5)


176 BÀI 18: THAO TÁC TRÊN CƠ SỞ DỮ LIỆU

Hình 18.5: Hộp thoại cài đặt lọc theo vùng điều kiện

 Xác định vùng khối dữ liệu trong List range.

 Xác định vùng điều kiện trong Criteria range.

 Chọn mục Copy to another location để xác định đưa kết quả trích lọc ra nơi
khác. Xác định vị trí đầu tiên cần để kết quả rút trích trong Copy to.

 (Hoặc chọn mục Filter the list, in-place nếu muốn lọc ngay trên danh sách)

 Click chọn OK để kết thúc.


BÀI 19: CÔNG CỤ PIVOT TABLE 177

BÀI 19: CÔNG CỤ PIVOT TABLE

19.1 TẠO BÁO CÁO TỔNG HỢP HAI CHIỀU


Để tạo báo cáo tổng hợp hai chiều (hay còn gọi là dạng tham khảo chéo), cần thực
hiện các bước sau:

Bước 1: Đánh dấu khối phần dữ liệu cần tổng hợp và Click chọn công cụ Pivot Table

trong nhóm Table của Ribbon Insert rồi click chọn Pivot Table để mở ra hộp

thoại Create PivotTable.

- Khai báo địa chỉ vùng dữ liệu để tổng hợp trong ô Table/Range;

- Click chọn New Worksheet nếu muốn báo cáo nằm riêng trong 1 sheet

- Hoặc click chọn Existing Work Sheet rồi cung cấp địa chỉ cho ô bắt đầu lập báo cáo
nếu muốn báo cáo nằm chung trong sheet có chứa dữ liệu

- Click chọn OK (Hình 19.1) để qua bước 2.

Hình 19.1: Hộp thoại chọn dữ liệu ngồn cho PivotTable


178 BÀI 19: CÔNG CỤ PIVOT TABLE

Bước 2: Thực hiện trình bày PivotTable bằng cách dùng chuột giữ và kéo các tên

vùng trong hộp thoại PivotTable Fieldlist mình cần xuống các vị trí tương ứng. (dùng

chuột giữ và kéo các vùng làm điều kiện tổng hợp vào các phần Row Lable (tiêu đề

dòng), Column Lable (tiêu đề cột), Value các vùng số liệu để tổng hợp(thống kê),

Report Filter (tiêu đề để lọc)) (Hình 19.2).

Hình 19.2: Hộp thoại dạng dọc để trình bày PivotTable

Hay thực hiện trình bày PivotTable bằng cách dùng chuột giữ và kéo các tên vùng
trong hộp thoại PivotTable Fieldlist mình cần qua bên trái tại các vị trí tương ứng, tùy
vào cách chọn (Hình 19.3)

Hình 19.3: Hộp thoại dạng ngang để trình bày PivotTable


BÀI 19: CÔNG CỤ PIVOT TABLE 179
Kết quả sau khi trình bày được thể hiện ở Hình 19.4

Hình 19.4: Kết quả sau khi thực hiện trình bày PivotTable

19.2 CÁC THAO TÁC TRÊN PIVOTTABLE


Cập nhật dữ liệu

Khi ta thay đổi dữ liệu gốc thì dữ liệu trong Pivot không tự động thay đổi. Để dữ
liệu trong Pivot được cập nhật đúng với dữ liệu gốc ta phải chuyển con trỏ vào vùng
Pivot và click chọn nút lệnh Update.

Nếu muốn Excel tạm thời chưa cập nhật, đánh dấu kiểm vào mục  Defer Layout

Thay đổi cấu trúc Pivot: Sử dụng thao tác kéo và thả chuột từng vùng trong Pivot
tới vị trí cần thiết kế.

Xóa Pivot: Đánh dấu toàn bộ vùng chứa Pivot và bấm Del.
180 BÀI 20: BIỂU ĐỒ

BÀI 20: BIỂU ĐỒ

20.1 GIỚI THIỆU


Biểu đồ hay còn gọi là đồ thị cho phép ta biến tập hợp các số liệu của cùng một
vấn đề thành các hình ảnh trực quan, dễ hiểu. MicroSoft Excel 2010 cung cấp cho
người dùng bộ công cụ Chart, hỗ trợ rất tốt cho việc vẽ biểu đồ và cho phép biểu diễn
các bộ số liệu khác nhau thông qua các kiểu biểu đồ khác nhau.

Sau khi được vẽ, biểu đồ thị sẽ luôn giữ liên kết với dữ liệu nguồn của nó trong
bảng tính, do đó khi thay đổi dữ liệu của nó trong bảng tính thì lập tức đồ thị sẽ thay
đổi tương ứng theo.

20.2 CÁC DẠNG BIỂU ĐỒ CƠ BẢN


20.2.1 BIỂU ĐỒ DẠNG CỘT (COLUMN)
6

4
LOẠI A
3
LOẠI B
2 LOẠI C
1

0
2011 2012 2013 2014

Hình 20.1: Biểu đồ dạng cột mô tả nhóm các dữ liệu theo thời gian

Loại biểu đồ này thường được sử dụng nhằm so sánh từng nhóm các mục dữ liệu
theo từng mốc thời gian hay từng mục dữ liệu. Khi biểu diễn, trục tung thể hiện giá trị
của nhóm các mục dữ liệu và trục hoành thể hiện trình tự thời gian hay liệt kê lần lượt
các mục của nhóm dữ liệu (Hình 20.1, Hình 20.2).
BÀI 20: BIỂU ĐỒ 181
6

4
LOẠI A
3
LOẠI B
2
LOẠI C
1

0
KHU VỰC 1 KHU VỰC 2 KHU VỰC 3 KHU VỰC 4

Hình 20.2: Biểu đồ dạng cột mô tả nhóm các dữ liệu theo khu vực

20.2.2 BIỂU ĐỒ ĐƯỜNG (LINE)


Biểu đồ dạng đường thông thường được sử dụng để nhấn mạnh xu hướng diễn biến
của dữ liệu theo thời gian (Hình 20.3)

Hình 20.3: Biểu đồ dạng dường mô tả


diễn biến dữ liệu mỗi loại sản phẩm theo thời gian

20.2.3 BIỂU ĐỒ DẠNG THANH (BAR)


Biểu đồ dạng thanh có ý nghĩa tương tự như biểu đồ dạng cột nhưng được biểu
diễn nằm ngang. Tuy nhiên loại này thường tập trung so sánh giá trị theo nhóm mục
hơn là theo thời gian. Khi biểu diễn, trục tung thể hiện tên nhóm các mục dữ liệu và
trục hoành thể hiện giá trị của từng nhóm mục dữ liệu đó (Hình 20.4).
182 BÀI 20: BIỂU ĐỒ

Hình 20.4: Biểu đồ dạng thanh so sánh giá trị


của nhóm các loại sản phẩm theo từng khu vực

20.2.4 BIỂU ĐỒ TRÒN (PIE)


Biểu đồ dạng tròn biểu diễn quy mô và cơ cấu của từng đối tượng trong cùng một
vấn đề (toàn bộ tổng giá trị của các đối tượng sẽ được quy về 100%, mỗi đối tượng
được thể hiện dạng tỷ lệ % tương đối theo giá trị của nó trong tổng thể nhóm các đối
tượng) (Hình 20.5).

Hình 20.5: Biểu đồ dạng tròn biểu diễn


tỷ lệ phần trăm thị phần Tín dụng của các ngân hàng
BÀI 20: BIỂU ĐỒ 183
20.3 CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA BIỂU ĐỒ
Để có thể vẽ và hiệu chỉnh tốt biểu đồ, trước tiên chúng ta cần quan sát các thành
phần cơ bản có trong một biểu đồ theo Hình 20.6

Hình 20.6: Các thành phần cơ bản của biểu đồ

1. Chart area: Là toàn bộ đồ thị chứa các thành phần khác trong đồ thị
2. Chart title: Tiêu đề chính của đồ thị.
3. Vertical (Value) axis: Trục dọc (trục tung) của đồ thị.
4. Secondary Vertical (Value) axis: Trục dọc thứ hai(trục tung) của đồ thị.
5. Horizontal gridlines: Các dường lưới ngang.
6. Vertical gridlines: Các đường lưới dọc.
7. Plot area: Vùng chứa đồ thị và các bảng số liệu của đồ thị
8. Legend: Các chú thích, giúp ta biết được thành phần nào trong đồ thị biểu
diễn cho chuổi số liệu nào.
9. Data label: Biểu diễn các số liệu cụ thể kèm theo trên đồ thị
10. Horizontal axis title: Tiêu đề trục hoành của đồ thị, xác định kiểu dữ liệu
trình diễn trên trục hoành.
11. Data table: Thay vì dùng “Data label” ta có thể dùng “Data table” ngay bên
dưới hình vẽ, là bảng số liệu để vẽ đồ thị.
184 BÀI 20: BIỂU ĐỒ

 CÁCH VẼ BIỂU ĐỒ
Để vẽ biểu đồ, trước tiên chúng ta phải có dữ liệu.

Ví dụ 1: Cho vùng dữ liệu được thể hiện trong Hình 20.7

Bước 1: Đánh dấu chọn toàn bộ vùng dữ liệu này (chú ý: chọn luôn những dòng
và cột chứa nội dung tiêu đề)

LOẠI A LOẠI B LOẠI C


2011 4.3 2.4 2
2012 2.5 4.4 2
2013 3.5 1.8 3
2014 4.5 2.8 5
Hình 20.7: Dữ liệu vẽ biểu đồ

Bước 2: Click Menu Insert chọn Ribbon Charts rồi click chọn loại biểu đồ muốn vẽ
(Hình 20.8), trong hình này minh họa chọn biểu đồ cột-column) và lựa chọn
kiểu dáng trình bày cho biểu đồ. Ngay lập tức biểu đồ sẽ được vẽ ngay trên
sheet hiện hành.

Hình 20.8: Minh họa vẽ biểu đồ dạng Column

Bước 3: Muốn hiệu chỉnh biểu đồ, dùng chuột double click trực tiếp vào
từng thành phần (như đã mô tả ở Hình 20.6). Hộp thoại phục vụ cho việc hiệu
chỉnh của thành phần đó sẽ hiện ra.

Hoặc khi click chọn biểu đồ ta sẽ thấy menu tương ứng hiển thị cho phép hiệu
chỉnh biểu đồ (Hình 20.9)
BÀI 20: BIỂU ĐỒ 185

Hình 20.9: Menu dùng cho việc hiệu chỉnh biểu đồ

Với những lựa chọn sau:

 Design: Sử dụng các Ribbon trong mục này để thiết kế lại biểu đồ
(Hình 20.10) cụ thể như sau:

Hình 20.10: Các Ribbon trong mục chọn Design của menu Chart Tool

 Change Chart Type: Thay đổi kiểu biểu đồ

 Save As Template: lưu lại như là 1 tập tin mẫu

 Switch Row/Column: đảo nguồn dữ liệu giữa trục tung và trục hoành

 Select Data: Lựa chọn lại vùng dữ liệu

 Ribbon ChartLayout: Lựa chọn để thay đổi cách bố trí, thêm bớt các thành
phần trên biểu đồ

 Ribbon Chart Styles: Lựa chọn để thay đổi kiểu dáng, màu tô cho biểu đồ

 Layout: Sử dụng các Ribbon trong mục này để thay đổi cách thức hiển thị hoặc
không hiển thị các thành phần có trong biểu đồ (Hình 20.11) cụ thể như sau:

Hình 20.11: Các Ribbon trong mục chọn Layout của menu Chart Tool

 Ribbon Current Selection: Thay đổi thành phần đang được chọn trên
biểu đồ
186 BÀI 20: BIỂU ĐỒ

 Ribbon Insert: Chèn thêm hình ảnh (Picture), các hình nét cơ bản (Shapes),
hộp văn bản chú thích (Text Box)

 Chart Title: Tiêu đề biểu đồ

 Axis Title: Tiêu đề trục tung (Vertical), trục hoành (Horizontal)

 Legend: Chú giải cho biểu đồ

 Data Lable: Nhãn dữ liệu

 Dat Table: Bảng dữ liệu

 Axes: Thay đổi sự hiển thị đơn vị đo lường trục tung (Vertical), trục hoành
(Horizontal) và chiều hiển thị

 Girdlines: đường kẽ lưới dọc (Vertical), ngang (Horizontal)

 Plot Area: màu nền biểu đồ dạng 2 chiều (2D)

 Chart Wall: màu nền biểu đồ dạng 3 chiều (3D)

 3-D Rotation: quay biểu đồ dạng 3 chiều theo các trục X, Y, Z.

 Format: Sử dụng các Ribbon trong mục này để thay đổi định dạng hay thêm
các thành phần khác vào biểu đồ (Hình 20.12) cụ thể như sau:

Hình 20.12: Các Ribbon trong mục chọn Format của menu Chart Tool

 Ribbon Current Selection: Định dạng các thành phần đang được chọn trên
biểu đồ.

 Sharp Styles: thêm và tạo hiệu ứng với các hình nét cơ bản

 Sharp Styles: thêm và tạo hiệu ứng cho với các dạng chữ nghệ thuật

 Arrange: hiệu chỉnh thứ tự các lớp, gióng hàng và quay đối tượng
BÀI 20: BIỂU ĐỒ 187

PHẦN 5: TRÌNH CHIẾU VỚI


MICROSOFT POWERPOIN
188 BÀI 21: LÀM VIỆC VỚI POWERPOINT

BÀI 21: LÀM VIỆC VỚI


POWERPOINT

1.1 GIỚI THIỆU


PowerPoint 2010 là một phần mềm văn phòng của hãng Microsoft. Cũng giống như
Word (chương trình xử lý văn bản), Excel (bảng tính), PowerPoint 2010 sẽ giúp người
dùng tạo nên các bài thuyết trình dễ dàng, nhanh chóng hơn so với các phiên bản
trước đây

Do PowerPoint được tích hợp rất chặt chẽ với các thành phần khác của bộ Microsoft
Office 2010, nên người dùngcó thể chia sẽ thông tin giữa các ứng dụng này rất dễ
dàng. Ví dụ, chúng ta có thể vẽ biểu đồ trong Excel và có thể chèn biểu đồ này vào
slide của PowerPoint hoặc chúng ta có thể chép các đoạn văn bản của Word để đưa
vào slide,...

Cũng giống như các chương trình khác của bộ Office 2010. Giao diện Ribbon mang
lại nhiều tiện lợi trong việc thao tác cho người dùng và với nhiều tính năng mới sẽ
giúp tạo nên những bài thuyết trình sinh động, hấp dẫn một cách nhanh chóng.

1.2 KHỞI ĐỘNG VÀ THOÁT CHƯƠNG TRÌNH


 Khởi động Powerpoint

 Cách 1: Click chọn Start => Programs => Microsoft Office => Microsoft Office
PowerPoint 2003.

 Cách 2: Double Click biểu tượng của chương trình trên màn hình Desktop.

 Đóng chương trình PowerPoint

 Nhấp nút lệnh (Close)  trên thanh tiêu đề của cửa sổ, hoặc
 Nhấn tổ hợp phím ALT+F4.
BÀI 21: LÀM VIỆC VỚI POWERPOINT 189
 GIAO DIỆN CỦA POWERPOINT

 Giao diện của Powerpoint 2010

3
4

Hình 21.1: Màn hình giao diện Powerpoint

 Tạo mới tập tin


 Menu File chọn New (Ctrl + N).

 Click chọn Blank Presentation, click nút Create

 Lưu tập tin


 Chọn menu File => Save (Ctrl + S)

 Chọn thư mục chứa tập tin tại Save in.

 Nhập tên tập tin tại File name.

 Nhấn nút lệnh Save.

 Mở tập tin

 Chọn menu File => Open (Ctrl + O).

 Chọn thư mục chứa tập tin.

 Chọn tập tin cần mở.

 Nhấn nút lệnh Open.THAO TÁC TRÊN SLIDE


190 BÀI 21: LÀM VIỆC VỚI POWERPOINT

1.3 TẠO-THÊM SLIDE MỚI


 Sử dụng biểu tượng New Slide trong ribbon Slides thuộc
menu Home

 Chọn mẫu thiết kế phù hợp (Hình 21.2).

 PowerPoint cung cấp nhiều dạng Layout với bố cục được


trình bày sẵn các Textbox, Picture, Chart… Nếu bạn
muốn tự trình bày theo bố cục riêng thì chọn dạng Layout là Blank.

Hình 21.2: Các mẫu chọn slide mới

 Chọn Slide

Để chọn nhiều Slide, sử dụng biểu tượng SLIDE SORT trong ribbon
Presentation Views thuộc Menu View.

 Để chọn nhiều Slide liên tục, chọn Slide đầu, nhấn giữ Shift và Click Slide cuối.

 Để chọn nhiều Slide không liên tục, nhấn giữ Ctrl và Click các Slide.

Để trở về trạng thái bình thường để soạn thảo, click chọn biểu tượng trong
ribbon Presentation Views thuộc Menu View.
BÀI 21: LÀM VIỆC VỚI POWERPOINT 191
 Sao chép Slide

 Chọn một hay nhiều Slide muốn sao chép ở cửa sổ bên trái hay trong chế độ

nhìn (view) SLIDE SORT

 Nhấn Ctrl+C (hoặc click phải chọn Copy)

 Chọn vị trí đích cần dán Slide. Nhấn Ctrl+V (Click phải chọn Paste)
 Nhân bản Slide

Nhân bản Slide sẽ tạo ra Slide mới giống hoàn toàn với Slide gốc mà bạn không
mất nhiều thời gian thiết kế từ đầu. Sau đó bạn có thể hiệu chỉnh lại những thông tin
trên Slide mới nhân bản.

 Chọn các Slide cần nhân bản ở cửa sổ bên trái hay trong chế độ nhìn (view)

SLIDE SORT

 Chọn mục Duplicate Selected Slides trong biểu tượng New


Slide của ribbon Slides thuộc menu Home

 Xóa Slide

Khi không còn nhu cầu sử dụng Slide trong bài trình chiếu bạn
có thể xóa những Slide này giúp cho kích thước của file được giảm và không bị thừa
nội dung khi thuyết trình.

 Chọn các Slide muốn xóa ở cửa sổ bên trái hay trong chế độ nhìn (view) SLIDE

SORT

 Nhấn phím Delete, hoặc Click phải chọn Delete Slide

 Sắp xếp thứ tự Slide

Chức năng này cho phép bạn sử dụng khi có nhu cầu thay đổi vị trí, thứ tự trình
chiếu các Slide để phù hợp với mục đích truyền đạt nội dung một cách hợp lý, đúng
trình tự.

Sử dụng biểu tượng SLIDE SORT trong ribbon Presentation Views thuộc
Menu View.

Chọn Slide muốn sắp xếp


192 BÀI 21: LÀM VIỆC VỚI POWERPOINT

Dùng thao tác drag chuột để di chuyển Slide được chọn đến vị trí mới.

 Thay đổi nền cho Slide

Áp dụng kiểu nền cho Slide sẽ làm cho Slide của bạn đẹp hơn, nghệ thuật và gây
được ấn tượng với người xem.

Chọn các mẫu thiết kế sẳn trong Ribbon Themes thuộc menu Design để hiện
thực việc này.

Hình 21.3: Các ribbon thuộc menu Desgn

Chú ý: Khi chọn được mẫu thiết kế vừa ý, click


phải lên mẫu đó và chọn các đền nghị sau:

o Appy to all Slides: Áp dụng kiểu nền cho tất cả


Slide

o Appy to to Selecte Slides: Áp dụng kiểu nền cho Slide hiện hành.

o Set as Default Theme: Thiết lập chọn mặc nhiên

o Add Gallery to Quick Access Toolbar: đưa mẫu chọn vào thanh biểu tượng truy cập
nhanh.

Ngoài ra người dùng có thể sử dụng biểu tượng Color trong Ribbon Themes thuộc
menu Design để chọn những bộ màu được thiết kế sẵn theo Hình 21.4

Hình 21.4: Những bảng màu thiết kế sẳn cho người dùng
BÀI 21: LÀM VIỆC VỚI POWERPOINT 193
1.4 CHÈN CÁC ĐỐI TƯỢNG VÀO SLIDE
Việc chèn các đối tượng không phải là ký tự được nhập từ bàn phím được thực hiện
tương tự như những người anh em của nó Microsoft Word, hay Microsoft Excel.

Để thực hiện công việc này, người dùng sử dụng các biểu tượng trong các Ribbon
thuộc menu Insert (Hình 21.5)

Hình 21.5: Các biểu tượng trong các Ribbon thuộc menu Insert

1.5 CHÈN KÝ HIỆU


 Đặt điểm chèn ở vị trí mong muốn

 Sử dụng biểu tượng Symbol trong ribbon Symbols để chèn


các ký hiệu không có trên bàn phím vào nội dung trình chiếu

 Trong hộp thoại Symbol chọn font và lựa ký hiệu thích hợp (Hình 21.6)

Hình 21.6: Hộp thoại chèn ký tự đặc biệt

Các ký hiệu hay sử dụng thường nằm trong những bộ Font như: Symbol,
Webdings, Windings, Windings 2, Windings 3

1.6 CHÈN CÔNG THỨC TOÁN HỌC


 Đặt điểm chèn ở vị trí mong muốn
194 BÀI 21: LÀM VIỆC VỚI POWERPOINT

 Sử dụng biểu tượng Equation trong ribbon Symbols để chèn


công thức vào nội dung trình chiếu.

 Các thao tác thực hiện và hiệu chỉnh tương tự như những người anh em của nó.

1.7 CHÈN HÌNH ẢNH


 Đặt điểm chèn ở vị trí mong muốn

 Sử dụng các biểu tượng trong ribbon Images để


chèn hình ảnh vào nội dung trình chiếu.

 Các thao tác thực hiện và hiệu chỉnh tương tự như những người anh em của nó.

1.8 TẠO CHỮ NGHỆ THUẬT


Với WordArt, người dùng có thể tạo ra các kiểu
chữ nghệ thuật ở dạng đồ họa rất ấn tượng với
nhiều dạng kiểu dáng và màu sắc khác nhau cho nội
dung trình chiếu.

Để thực hiện việc này, sử dụng biểu tượng WordArt trong Ribbon Text thuộc
menu Insert. Các thao tác thực hiện và hiệu chỉnh tương tự như những người anh em
của nó.

1.9 VẼ ĐỐI TƯỢNG HÌNH HỌC


Các đối tượng hình học cơ bản cho phép bạn có những hình ảnh trực quan để minh
họa nội dung trình chiếu.

Để thực hiện việc này, sử dụng biểu tượng Shapes trong


Ribbon Illustration thuộc menu Insert. Các thao tác thực hiện
và hiệu chỉnh tương tự như những người anh em của nó.

1.10 TẠO BIỂU ĐỒ


Các biểu đồ cho phép bạn có những hình ảnh trực quan để minh
họa số liệu trong việc trình chiếu của mình. Người dùng có thể tạo
biểu đồ từ Microsoft Word hoặc Microsoft Excel rồi sao chép qua.
BÀI 21: LÀM VIỆC VỚI POWERPOINT 195
Hoặc thực hiện trực tiếp trong môi trường ứng dụng này.

Để thực hiện việc này, sử dụng biểu tượng Chart trong


Ribbon Illustration thuộc menu Insert. Các thao tác thực hiện
và hiệu chỉnh tương tự như những người anh em của nó.

1.11 HIỆU ỨNG CHO ĐỐI TƯỢNG


Trên cùng một Slide, có nhiều đối tượng được trình bày như Textbox, Picture,
AutoShape, Chart… Bạn có thể tạo hiệu ứng chuyển động cho mỗi đối tượng để việc
trình diễn được sinh động hơn.

Để thực hiện việc này, người dùng sử dụng các biểu tượng trong các Ribbon thuộc
menu Aminations (Hình 21.7)

Hình 21.7: Các biểu tượng tạo hiệu ứng trong menu Aminations

 Bốn nhóm hiệu ứng cơ bản

Powerpoint thiết kế các hiệu ứng gồm 4 nhóm cơ bản:

o Entrance: các hiệu ứng chuyển động xuất hiện vào Slide khi trình chiếu. Các hiệu
ứng này được đánh dấu bởi màu xanh.

o Emphasis: Các hiệu ứng nhấn mạnh hơn sau khi các đối tượng đã xuất hiện trong
màn hình trình chiếu. Các hiệu ứng này được đánh dấu bởi màu vàng.

o Exit: Các hiệu ứng chuyển động biến ra khỏi slide khi trình chiếu. Các hiệu ứng
này được đánh dấu bởi đỏ.

o Motion paths: Các hiệu ứng chuyển động theo một đường dẫn được thiết lập
trong khi trình chiếu.

 Thiết lập hiệu ứng

o Chọn đối tượng cần thiết lập


196 BÀI 21: LÀM VIỆC VỚI POWERPOINT

o Lựa chọn các kiểu hiệu ứng trong ribbon Amination thuộc menu Aminations.

Hoặc chi tiết hơn thì sử dụng biểu tượng Add Amination trong ribbon
Advance Amination chọn các mục More.

o Sau khi lựa chọn hiệu ứng, người dùng cần phải thiết lập các
thông số trình chiếu bằng cách sử dụng các biểu tượng trong
Ribbon Timing:

– Start: On Click: Sẽ thực hiện hiệu ứng khi Click chuột; With Previous: Sẽ
thực hiện hiệu ứng khi song song với hiệu ứng trước đó; After Previous:
Sẽ thực hiện hiệu ứng sau hiêu ứng trước đó một khoảng thời gian được
thiết lập trong tham số Delay.

– Duaration: thời gian biểu diễn hiệu ứng.

– Delay: thời gian trễ cho hiệu ứng sau nó.

 Thay đổi hiệu ứng

 Chọn đối tượng cần thay đổi hiệu ứng

 Thực hiện thao tác tương tự như thiết lập hiệu ứng mới

 Xóa hiệu ứng

 Chọn đối tượng cần xóa hiệu ứng

 Chọn mẫu None trong Ribbon Amination, hoặc click phải lên hiệu ứng đang
được trình bày ở của sổ Amination Panel ở bên phải chọn Remove.

 Nhấn nút Remove trong cửa sổ Custom Animation.

 Thay đổi thứ tự trình diễn hiệu ứng

 Việc này được thực hiện trực tiếp ở cửa sổ Amination Panel ở bên phải.

 Chọn hiệu ứng cần thay đổi

 Click chọn mũi tên lên xuống ở nút Re-Order để thay đổi trật tự

 Hiệu chỉnh các hiệu ứng


BÀI 21: LÀM VIỆC VỚI POWERPOINT 197
1.12 HIỆU ỨNG CHUYỂN SLIDE
Microsoft Powerpoint 2010 cung cấp một bộ các mẫu cho phép người dùng
chọn để tạo hiệu ứng chuyển Slide một cách trực quan và phong phú hơn.

Sử dụng các biểu tượng trong Ribbon Transition This Slide thuộc menu
Transitions để hiện thực việc này (Hình 21.8).

Hình 21.8: Các biểu tượng thuộc Menu Trasitions

Trình tự thao tác thực hiện:

o Đặt Slide muốn tạo hiệu ứng ở trạng thái hiện hành

o Vào Menu Transitions lựa chọn mẫu đề nghị trong Ribbon Transition This
Slide

o Thiết lập thời gian trình bày hiệu ứng ở biểu tượng Duartion

o Thiết lập hiệu lệnh thực hiện khi Click chuột ở biểu tượng On Mouse Click;
hoặc sau một khoảng thời gian chờ ở biểu tượng After

o Để có thể quan sát trước hiệu ứng đã chọn, click chọn biểu tượng Preview

o Click chọn biểu tượng Apply To All nếu muốn cập nhật hiệu ứng đã chọn
cho toàn bộ các slide. Hoặc thực hiện lại từ đầu cho Slide khác.
BÀI 21: LÀM VIỆC VỚI POWERPOINT 199

PHẦN 6: BÀI TẬP THỰC HÀNH


200 BÀI 21: LÀM VIỆC VỚI POWERPOINT

BÀI TẬP THỰC HÀNH KIẾN THỨC CĂN BẢN


Bài 1

1. Tạo cây thư mục sau trong thư mục đang làm việc:

:\

DIENVIEN CASI DAODIEN

KICHCAM MUA DIENANH SANKHA

2. Tìm và sao chép:

2 tập tin kiểu ICO có kích thước <= 10KB vào thư mục KICHCAM.

2 tập tin kiểu INF với nội dung có chứa ký tự “e” vào thư mục CASI.

3. Trong thư mục DIENANH, tạo tập tin HOI.TXT có nội dung trả lời câu hỏi sau:

Cho biết thao tác thay đổi màu chữ cho một đọan văn bản trong ứng dụng của
Microsoft Word.

4. Trong thư mục SANKHAU, tạo tập tin TIMKIEM.TXT có nội dung trả lời câu hỏi sau:

Cho biết thao tác tìm kiếm 1 tập tin trên hệ điều hành Windows.

5. Tạo tập tin GHEP.TXT trong thư mục DAODIEN có nội dung là nội dung của 2 tập
tin HOI.TXT (được tạo ở câu 3) và TIMKIEM.TXT (được tạo ở câu 4).

6. Sao chép 2 tập tin bất kỳ trong thư mục KICHCAM vào thư mục MUA, sau đó đổi
phần mở rộng của 1 tập tin bất kỳ trong thư mục MUA thành .RTF

7. Nén thư mục MUA thành tập tin MUA.ZIP và lưu vào thư mục CASI.

8. Đặt thuộc tính ẩn cho tập tin nén MUA.ZIP có trong thư mục CASI.

Bài 2

1. Tạo cây thư mục sau trong thư mục đang làm việc:
BÀI 21: LÀM VIỆC VỚI POWERPOINT 201
:\

N-THON VAN-BAN TH-THI

TR-TROT CHANNUOI NHADAT G-THONG

2. Tìm và sao chép:

2 tập tin kiểu INI được tạo sau ngày 11/09/1992 vào thư mục NHADAT.

2 tập tin có ký tự 2, 3 của phần mở rộng là LL, kích thước <= 30KB vào thư mục
N-THON.

3. Trong thư mục TR-TROT, tạo tập tin SHOW.TXT có nội dung trả lời câu hỏi sau:

Liệt kê ý nghĩa các thuộc tính của tập tin.

Cho biết cách hiển thị/ẩn các tập tin có thuộc tính ẩn trong Windows Explorer.

4. Trong thư mục CHANNUOI, tạo tập tin ICON.TXT có nội dung trả lời câu hỏi sau:

Cho biết cách thay đổi biểu tượng của một Shortcut trên màn hình Desktop.

5. Tạo tập tin GHEP.TXT trong thư mục VAN-BAN có nội dung là nội dung của 2 tập
tin SHOW.TXT (được tạo ở câu 3) và ICON.TXT (được tạo ở câu 4).

6. Sao chép các tập tin trong thư mục NHADAT vào thư mục TH-THI, sau đó đổi phần
mở rộng của 1 tập tin bất kỳ trong thư mục TH-THI thành .BAK.

7. Nén thư mục N-THON thành tập tin NTHON.ZIP vào thư mục gốc.

8. Đặt thuộc tính chỉ đọc cho tập tin có phần mở rộng là BAK nằm trong thư mục
TH_THI.
202 BÀI 21: LÀM VIỆC VỚI POWERPOINT

Bài 3

1. Tạo cây thư mục sau trong thư mục đang làm việc:

:\

CA-1 CA-2

BAT-DAU KET-THUC THI-A THI-B

2. Tìm và sao chép:

2 tập tin kiểu TXT, nội dung có chứa từ “Microsoft” và sao chép vào thư mục BAT-
DAU.

3. Trong thư mục CA-2, tạo tập tin YNGHIA.TXT có nội dung trả lời câu hỏi sau:

Hãy cho biết ý nghĩa của Recycle bin trong hệ điều hành Windows.

4. Trong thư mục CA-1, tạo tập tin KICHTHUOC.TXT có nội dung trả lời câu hỏi sau:

Hãy Cho biết cách xem kích thước lưu trữ của một thư mục trên hệ điều hành
Windows.

5. Tạo tập tin GHEP.TXT lưu tại thư mục KET-THUC có nội dung là nội dung của 2 tập
tin YNGHIA.TXT và KICHTHUOC.TXT.

6. Sao chép các tập tin trong thư mục BAT-DAU vào thư mục THI-B, sau đó đổi phần
mở rộng của 1 tập tin bất kỳ trong thư mục THI-B thành .BAK

7. Nén thư mục CA-2 thành tập tin NEN.ZIP và lưu vào thư mục THI-A.

8. Đặt thuộc tính chỉ đọc cho các tập tin tại thư mục THI-B.
BÀI 21: LÀM VIỆC VỚI POWERPOINT 203
Bài 4

1. Tạo cây thư mục sau trong thư mục đang làm việc:

:\

GAME MUSIC

DANTRAN NHAPVAI POP RAP

2. Tìm và sao chép:

2 tập tin kiểu INF, nội dung có chứa từ “Microsoft” và phần tên dài hơn 2 ký tự vào
thư mục POP.

3. 2 tập tin kiểu TXT có kích thước <=10 KB và được tạo ra sau tháng 11/1992 vào
thư mục RAP.

4. Trong thư mục DANTRA, tạo tập tin hide.TXT có nội dung trả lời câu hỏi sau:

Hãy cho biết ý nghĩa của thuộc tính ẩn đồi với tập tin trong Windows, đồng thời
cho biết cách xem thuộc tính của một tập tin trong Windows.

5. Trong thư mục NHAPVAI, tạo tập tin CUTPASTE.TXT có nội dung trả lời câu hỏi
sau:

Hãy cho biết cách di chuyển một tập tin từ thư mục C:\A vào thư mục C:\B trong
Windows Explorer.

Bài 5

1. Tạo tập tin GHEP.TXT trong thư mục MUSIC có nội dung là nội dung của 2 tập tin
HIDE.TXT (được tạo ở câu 3) và CUTPASTE.TXT (được tạo ở câu 4).

2. Sao chép các tập tin trong thư mục RAP vào thư mục GAME, sau đó đổi phần mở
rộng của 1 tập tin bất kỳ trong thư mục GAME thành .BAK

3. Nén thư mục GAME thành tập tin GAME.ZIP và lưu vào thư mục gốc.

4. Đặt thuộc tính chỉ đọc cho các tập tin nén có trong thư mục gốc.
204 BÀI 21: LÀM VIỆC VỚI POWERPOINT

5. Trong thư mục gốc, tạo 2 thư mục BACHHOA và THUCPHAM. Trong thư mục
BACHHOA, tạo 2 thư mục KEM và BANHKEO. Trong thư mục THUCPHAM tạo 2 thư
mục RAUQUA và DOHOP.

6. Tìm và sao chép vào thư mục BACHHOA:

2 tập tin có ký tự thứ 1 là “H”, nội dung có chứa chuỗi “THE” và được tạo sau năm
1999.

7. Nén thư mục BACHHOA thành tập tin NEN.ZIP và lưu vào thư mục KEM.

8. Trong thư mục KEM, tạo tập tin FORMAT.TXT có nội dung trả lời câu hỏi sau:

Hãy cho biết cách định dạng đĩa mềm trong hệ điều hành Windows.

9. Trong thư mục BANHKEO, tạo tập tin READONLY.TXT có nội dung trả lời câu hỏi
sau:

Hãy cho biết ý nghĩa của thuộc tính chỉ đọc (Read-only) đối với tập tin.

10. Tạo tập tin GHEP.TXT trong thư mục gốc có nội dung là nội dung của 2 tập tin
FORMAT.TXT (được tạo ở câu 3) và READONLY.TXT (được tạo ở câu 4).

11. Sao chép các tập tin trong thư mục KEM vào thư mục THUCPHAM, sau đó đổi
phần mở rộng của 1 tập tin bất kỳ trong thư mục THUCPHAM thành OLD.

12. Đặt thuộc tính chỉ đọc cho tập tin GHEP.TXT có trong thư mục gốc.
BÀI 21: LÀM VIỆC VỚI POWERPOINT 205
BÀI TẬP THỰC HÀNH TỔNG HỢP

Tạo tập tin mới, nhập nội dung sau và lưu lên đĩa

CÓ EM

Có em tồn tại trên đời


Cho anh còn được có người để yêu,
Thế thôi, thôi thế cũng nhiều
Em ơi! Quấn quít mai chiều được đâu
Những gì cao đẹp thẳm sâu
Anh cho em hết, lòng đâu còn gì
Chỉ còn cái bóng anh đi,
Cái gan cái ruột tình si khoét rồi
Có em trên cõi đời này
Là còn hạnh phúc vui vầy cho anh
Em ơi! Khỏe mạnh tốt lành
Ấm êm, vui đẹp, cho anh khỏi buồn.

: Tạo tập tin mới, nhập nội dung sau và lưu lên đĩa

Em ngồi ríu rít ở sau xe


Em nói, lòng anh mãi lắng nghe
Thỉnh thoảng tiếng cười em lại điểm
Đời vui khi được có em kề
Ôi! Giọng sao mà rất mến thương
Êm như giếng mát đến soi gương
Dù ai tốt tiếng như ca hát
Cũng chẳng bằng em giọng nói thường…
206 BÀI 21: LÀM VIỆC VỚI POWERPOINT

Tạo tập tin mới, nhập nội dung sau và lưu lên đĩa với tên.

Word là cách nói ngắn gọn của từ Wordprocessor (phần mềm xử lý văn bản). Soạn
thảo văn bản là công việc chiếm vị trí quan trọng trong số những công việc của người
ngồi máy tính trong văn phòng. Làm việc với Word dễ dàng, tiện lợi hơn nhiều so với
soạn thảo văn bản bằng máy đánh chữ.

Ngoài việc cho phép chúng ta chữa các lỗi sai, cho canh lề bằng lệnh nhanh chóng
và chính xác. Word còn có các chức năng tạo các dạng văn bản như Column Table,…
hoặc đưa các dạng hình ảnh vào trong văn bản.

Menu Format gồm có các chức năng giúp định dạng các thành phần của văn bản.

Chức năng Font trong menu Format cung cấp khả năng định dạng ký tự cho văn bản.
Trong hộp hội thoại của chức năng gồm nhiều lựa chọn như: Bold – tạo chữ đậm,
Italic – tạo chữ nghiêng, strikethrough – tạo chữ có đường gạch đơn ở giữa, double
strikethrough – tạo chữ có đường gạch đôi ở giữa, tạo các dạng chữ Shadow, Outline,
Engrave,…; Underline là mục dùng để chọn dạng gạch dưới như: Single, Double, Word
superscript
Only, Dotted, Thick, Dash, Dot Dash, Dot dot Drash, Wave. Đặc biệt, với và
2
subscript cho phép tạo các dạng số mũ, chỉ số như: ax +bx+c=0, H2O,xn=an+1,…

Tỉ lệ (scale), khoảng cách giữa các ký tự (spacing) có thể thay đổi nhờ Character
Spacing.

Scale 90% - Scale 150% - Scale 200%


Spacing dạng Nomal – Spacing dạng Expand – Spacing dạng Condense.
Ngoài chức năng Font trong menu Format, trong menu này còn có chức năng Change
Case – giúp chuyển tự động cách thức viết hoa của chuỗi ký tự – gồm Sentence case,
lowercase, UPERCASE, Tile Case, tOGGLE cASE.
Với chức năng [menu] Insert/ Symbol ta có thể chèn các ký tự đặc biệt như:    

BÀI 21: LÀM VIỆC VỚI POWERPOINT 207
Trình bày paragraph

 Trình bày Paragraph 

Với các lệnh trình bày của paragraph, Word sẽ tạo ra được
nhiều mẫu trình bày đa dạng: Alignment Left, Indentation
với Left là 0.5”, Right là 1.5”.

Với các lệnh trình bày của paragraph, Word sẽ tạo ra


được nhiều mẫu trình bày đa dạng: Alignment Center,
Indentation với Left là 2”, Right là 0.5”, Spacing dùng
Before là 12pt,
có dùng Shift Enter để xuống hàng.
Với các lệnh trình bày của paragraph, Word sẽ tạo ra được
nhiều mẫu trình bày đa dạng: Alignment Right, Indentation
với Left là 1.5”, Right là 0.5”, Spacing dùng Before là 6pt.
Với các lệnh trình bày của paragraph, Word sẽ tạo ra được
nhiều mẫu trình bày đa dạng: Alignment Justify, Indentation với
Left là 0.5”, Right là 1”, Special là First Line 0.5”, Spacing dùng
Before là 6pt, Line Spacing dùng 1.5 lines.

Với các lệnh trình bày của paragraph, Word sẽ tạo ra được nhiều mẫu trình bày
đa dạng: Alignment Justify, Indentation với Left là 1”, Right là 0, Special là
Hanging 0.5”, Spacing dùng Before là 6pt.
208 BÀI 21: LÀM VIỆC VỚI POWERPOINT

Trình bày Paragraph-DropCap

TỦ SÁCH TỪ PHIM



Trong thập niên 90 này, liệu người ta có thể hạnh phúc
nếu lấy nhau vì tình và chỉ vì tình không thôi? Làm sao
ta có thể cảm thấy hài lòng và hạnh phúc với người mà
ta định gắn bó cả đời? Thật là một vấn đề nan giải.
iến sĩ tâm lý Sol Gordon đã đặt ra với những người yêu đang đứng trước ngưỡng
cửa hôn nhân các vấn đề hoàn toàn thực tế, đơn giản nhưng khiến bạn phải giật
mình và buộc phải suy nghĩ cặn kẽ, có trách nhiệm trước tình yêu và hạnh phúc của
mình.
ẽ nào hôn nhân chỉ có những phiền toái và trách nhiệm? Sẽ có những
lúc buồn phiền đồng thời cũng có những lúc vui sướng.
y là khi chúng ta chấp nhận rằng người kia không thể hoàn
thiện và ngay chính ta cũng vậy, nếu không được giúp đỡ và
yêu thương để xây dựng lòng tin, sự gắn bó và hạnh phúc.
Bạn có thể tránh được những tổn thương và những bài học kinh nghiệm nếu bạn có cơ
hội để suy ngẫm và sử dụng những phương cách mà bạn tự chọn cho mình một cách
tự do và chủ động. Chúc bạn may mắn.
BÀI 21: LÀM VIỆC VỚI POWERPOINT 209

THƠ LƯU TRỌNG LƯ

hong trào thơ mới như một vườn hoa muôn hồng ngàn tía, đã tạo nên cả một thời đại thi
ca rực rỡ trong lịch sử văn học Việt Nam. Thơ mới bao gồm nhiều trường phái, và hầu
như mỗi nhà thơ đều có một phong cách riêng biệt.
Thơ Lưu Trọng Lư ngay từ lúc mới xuất hiện đã “cát cứ” một góc của vườn thơ.
Đó là tứ thơ Tình – Sầu – Mộng hết sức nhẹ nhàng, man mác, chơi vơi.
Lưu Trọng Lư có một giọng thơ vừa hồn nhiên, vừa lạ, trong đó chúng ta như nghe thấy cái
nhạc điệu muôn thuở của tâm hồn thơ mộng.
Em không nghe rừng thu lá thu kêu xào xạc
con nai vàng ngơ ngácđạp trên lá vàng khô?

của trái tim như ngẩn ngơ, như rời rạc trước một
cuộc đời lúc nào cũng sầu muộn, cũng tan vỡ mà người trong cuộc cứ
nhìn ngó với cặp mắt mơ màng, chẳng hề phản ứng giành giật hay níu
kéo:

Rồi ngày lại ngày,Sắc màu: phai


Lá cành: rụngBa gian trống,
Xuân đi,Chàng cũng đi.

Phải chăng trong một thời đại vô cùng sôi động, dòng thơ mát dịu
như hơi sương, như nước suối và đầy hoa mộng của Lưu Trọng Lư
là phương thuốc mầu nhiệm giúp mọi người lấy lại “sự cân bằng
sinh thái” trong tâm hồn mình?

Hòai Thanh (Tác giả cuốn Thi Nhân Việt Nam) phải thú nhận rằng
“dẫu có ưa thơ của người này hay người khác, mỗi lúc buồn tôi vẫn
trở về với Thơ Lư nhiều bài thực không phải là thơ, nghĩa là những
công trình nghệ thuật, mà chính là tiếng lòng thổn thức cùng hòa
theo tiếng thổn thức của lòng ta”.

Điều cuối cùng nói về nhà thơ quá cố là: trọn đời, tác giả bài thơ “Tiếng thu”
mang trong ngực một trái tim dịu dàng, nhân ái. Lưu Trọng Lư và thơ của
ông là một. Chính vì vậy khi tổng kết đời thơ của mình, ông đã viết:

Đi giữa vườn nhân dạ ngẩn ngơ


Vì thương người lắm mới say thơ.
210 BÀI 21: LÀM VIỆC VỚI POWERPOINT

VITAMIN VÀ KHOÁNG CHẤT

VITAMIN VÀ KHOÁNG CHẤT LÀ GÌ?


 Vitamin và khoáng chất có trong thức ăn giúp cơ thể tăng trưởng và hoạt động bình
thường.
TẠI SAO CHÚNG TA PHẢI CẦN CÓ VITAMIN VÀ KHÓANG CHẤT
 Vì cơ thể không tạo được các Vitamin, trừ Vitamin Đ và PP là được cơ thể
tạo ra với một lượng nhỏ. Vì vậy chúng ta cần phải được cung cấp
Vitamin và các khoáng chất từ các nguồn bên ngoài cơ thể.
 Vitamin tham gia vào quá trình chuyển hóa thức ăn thành năng lượng và
thành lập các mô mới của cơ thể. Khoáng chất có vai trò xúc tác, hỗ trợ
các men giúp cơ thể hoạt động bình thường.
CÓ NHỮNG LOẠI VITAMIN VÀ KHOÁNG CHẤT GÌ?

 Một số Vitamin và khoáng chất như Vitamin tan trong chất béo: A, D,
E, K Vitamin tan trong nước như nhóm Vitamin B (B1, B2, B5, B6,
B12). C. H. PP. Các khoáng chất và các nguyên tố vi lượng như Canxi,
Sắt, Magiê, Kẽm, Đồng, Mangan, Molybdene, Cobalt, Bỏate …

NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÌ GÂY RA THIẾU VITAMIN?


 Chế độ ăn không đầy đủ vì thiếu hoặc kiêng khem quá nhiều.
 Chế độ ăn không cân đối do thiếu hiểu biết, không thể bổ sung thêm, thói quen kiêng
cử, bệnh răng …
 Nhu cầu về Vitamin đang gia tăng như ở trẻ đang lớn, những người hút thuốc, phụ nữ
mang thai, cho con bú, dùng trụ sinh lâu ngày.

MỘT SỐ VITAMIN CẦN THIẾT


A B E B1 B2 B5 B6 B12 C PP
A ........................... 310.65 B5 .........................56.00
D ............................ 60.70 B6 .........................75.40
E ............................... 1.80 B12 ........................ 0.60
B1 ........................ 1200.25 C ...........................12.78
BÀI 21: LÀM VIỆC VỚI POWERPOINT 211
Trình bày văn bản dạng cột

KHỎE RE
Nhanh chóng, gọn gàng và rẻ tiền, đó là đặc điểm của chiếc máy ly dị Quick Court
đang được thử nghiệm tại Arizona (Mỹ). Máy có giọng nói được lập trình sẵn và một
màn hình hướng dẫn thủ tục cần thiết. Chỉ trong một giờ, máy sẽ giải quyết một vụ,
việc hết sức công bằng và hợp lý. Đúng là chuyện của xứ Mỹ, yêu tốc độ và chia tay
cũng tốc độ!
THUYỀN VÀ BIỂN
Chỉ có thuyền mới hiểu biển mênh mông nhường nào. Chỉ có biển mới biết thuyền đi
đâu về đâu…
Những ngày không gặp nhau
Biển bạc đầu sóng vỗ
Những ngày không gặp nhau
Lòng thuyền đau rạn vỡ
Nếu từ giã thuyền rồi
Biển chỉ còn sóng gió
Nếu phải cách xa em
Anh chỉ còn bão tố

TÚI KÍN
Thợ may hỏi ông khách đặt may áo veston:
 Ông có vợ chưa, thưa ông?
 Rồi!
 Vậy ông có muốn tôi may thêm một túi kín vào trong áo không?
HỘP ĐỰNG ĐÂU
Ở Scotland, một cô vợ trẻ giận chồng và nói:
 Em chán sống với anh lắm rồi, này, nhẫn cưới của anh đấy!
 Tốt thôi! Thế hộp đựng đâu rồi?

ĐƯỢC TRẢ LƯƠNG


 Chị vợ phụng phịu nói với chồng:
 Anh chàng diễn viên trong kịch tỏ tình với người yêu thật nồng nhiệt. Còn anh,
chẳng bao giờ nói nổi với em một câu như thế.
 Nhưng em biết rằng anh khác với anh ta. Anh ta làm như vậy là được trả lương,
còn anh…
212 BÀI 21: LÀM VIỆC VỚI POWERPOINT

CÓ BAO NHIÊU


 Hãy nói với anh biết, em yêu – một người chồng trẻ hỏi vợ mình – có bao nhiêu
người đàn ông trước anh đã đến với em?
 Im lặng.
 Nàng đã giận rồi” – ông chồng nghĩ. Sau một giờ chàng hỏi:
 Em còn giận à?
 Không, em còn đang đếm.
BÀI 21: LÀM VIỆC VỚI POWERPOINT 213
Chủ đề Tab

 LỰA CHỌN CPU : INTEL HAY AMD ?----------------- S.T .......................... 3


 Bản quyền sản phẩm phần mềm? ---------- Phương Vy .......................... 7
 Việt Nam không thiếu tài năng trẻ ------------ Vĩnh Sơn ........................ 11
 Thiên tài = 99% Mồ hôi + 1% Tài năng ------ Thái Bình ........................ 14
 Học ngọai ngữ trên Multimedia ------------------ C.Oanh ........................ 17
 Học tập : không chỉ vài ngày ------------------ Thành Lê ........................ 25
 Tài năng bí ẩn ---------------------------------- Bill Gates ........................ 33
 Một vài lời khuyên khi viết thư -------------- Như Quỳnh .......................... 4
 Bí quyết giúp bạn gái thành công ---------- Mai Phương .......................... 8
 Thông tin y học: nhuộm tóc, nên chăng ----- Rose Jane ........................ 10
Tạp chí PCWORLD Nhà Xuất Bản Kỹ Thuật
THANH NIÊN VỚI KỸ THUẬT

Thông tin :
 Phó chủ tịch Microsoft thăm và làm việc với ĐHDLKTCN ------------ Đức Đại ............. 3
 Hội thảo Intel về thương mại điện tử----------------------------------- Đặng Tuấn ............. 4
 Nokia giới thiệu điện thoại di động 3210 -------------------------- Thanh Phong ............. 8
 AMD vượt Intel Pentium III với Athlon 650 MHz? --------------- Peter Knook .......... 10
 Windows 2000 : nỗi lo tiêu tiền------------------------------------------ Thanh Trúc .......... 14
 E-mail miễn phí ---------------------------------------------------------------- Thanh Trình .......... 19
 Bản quyền phần mềm : mua hay không? ----------------------------------Lý Linh .......... 22

Góc Kỹ thuật 2000:


 Nâng cấp tốc độ : mua CPU nên chăng? ------------------------- Anh Hà .... 27
 Cài đặt mạng : dễ? ------------------------------------------------ Văn Hổ .... 31
Đặc biệt khuyến mãi trong hè 2000 : chủ đề Multi Programs
 Lập trình Visual Basic cho con nít ? -------------------------- Văn Phương .... 36
 Luyện VIẾT cho mẫu giáo mầm non ------------------------ Thanh Phong .... 37
Biên Tập : Anh Phương
Trình Bày : Lê Nguyễn
Trình bày WordArt
214 BÀI 21: LÀM VIỆC VỚI POWERPOINT
BÀI 21: LÀM VIỆC VỚI POWERPOINT 215

MỘT SỐ PHÍM CHỨC NĂNG DÙNG TRONG TABLE

Các phím Chức năng Các phím Chức năng


Tab Đến ô kế tiếp Shift + Tab Trở về ô trước
Alt + End Đến ô cuối của dòng Alt + Home Đến ô đầu của dòng
Alt + Page Down Đến ô cuối của cột Alt + Page Up Đến ô đầu của cột
 Lùi về 1 ký tự Chuyển tới 1 ký tự
Lên dòng trên Xuống dòng dưới
Enter Xuống hàng trong ô Ctrl + Tab Thực hiện Tab Stop trong ô

Bảng xếp hạng các Công Ty

Tên Công ty Số bằng sáng chế Xếp hạng

IBM  3411 ............................................. 1


NEC  1953 ............................................. 2
CaNon  1877 ............................................. 3
Micron Technology  1643 ............................................. 4

Phần mềm tiết kiệm chi phí

Không dùng LnkSaver Dùng LnkSaver


Hệ thống
Giá Giá Chất lượng
Canon S750 Color Bubble Jet 2 2.1 Khá tốt
HP Stylus C80 3 2.3 Khá tốt

THỐNG KÊ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG WEB


Tên Web Tỷ lệ sử dụng

 Yahoo.com --------------------------- 60.8%


Tỷ lệ sử dụng các Web tại
 Vnn.vn -------------------------------- 25.2%
Tp Hồ Chí Minh
 Fpt.vn --------------------------------- 10.15%
 Khác ------------------------------------3.85%
Phiên bản dùng thử của chương trình mã hóa MP3
216 BÀI 21: LÀM VIỆC VỚI POWERPOINT

1. Tạo nội dung


HÀNG XUẤT NHẬP
Tên hàng Số lượng Đơn vị Nơi xuất/ nhập
Ô-tô ......................... 14 ......................... chiếc .............. Cảng Sài Gòn
Xà phòng .................. 17 .......................... tấn.............Cảng Hải Phòng
Dầu diesel ................. 40 .......................... tấn............... Cảng Cần Thơ

Microsoft Windows Microsoft Word for Windows


Version 97 Version 97
BÁO CÁO TRANG THIẾT BỊ CHO PHÒNG MÁY 2001
Stt Tên thiết bị Mã số Số lượng Giá (USD)
1 Máy tính Pentium ............ P5 --------------- 33 ............... 51,720.9
2 Máy vi tính 486 ..............DX4 ------------- 175 ............. 189,954.05
3 Máy in ........................... LQ --------------- 20 ............... 2,9520.56

2. Tạo thư mời sau


THÂN MỜI
Bạn:.....................................................
Cựu sinh viên khóa ................................
Đến dự buổi tiệc Mừng Giáng Sinh
Vào lúc ......... ngày 24 tháng 12 năm 2015
Tại ......................................................
Thay mặt bạn bè lớp cũ

3. Sử dụng Tab và OutlineNumbered để trình bày phần sau:


1. CÁC MÔN CƠ BẢN
a) Hóa đại cương ...............................
b) Vật lý đại cương ............................
c) Tin học đại cương ..........................
2. CÁC MÔN CHUYÊN NGÀNH
a) Trí tuệ nhân tạo ..................... CNTT
b) Công nghệ phầm mềm ........... CNPM
c) Cơ sở dữ liệu.......................... HTTT
d) Mạng máy tính ........................ MMT
BÀI 21: LÀM VIỆC VỚI POWERPOINT 217

Giá ngoại tệ tại Ngân hàng Thương Mại

Mua

Bán
Tên
ngoại tệ Chuyển
Tiền mặt
khoản
USD 12291 12292 12293
DM 6917 6924 7076
JPY 94 94.4 94.74

Bảng hệ số phụ cấp số năm công tác

Số năm công tác


Mã loại

13 46 78


A 10 12 15
B 9 11 13
C 9 10 12
D 8 9 11

Danh sách các học viên xuất sắc


Điểm
 Họ và tên  Tổng
ĐTCB Word Excel Access1
Nguyễn Thị Bích ...Tiên 10 9.5 9 9
Lê Xuân...............Minh 10 10 9 9.5
Trần Minh ............Huy 10 9 9.5 9
218 BÀI 21: LÀM VIỆC VỚI POWERPOINT

Trình bày văn bản (mỗi nội dung lưu thành mỗi tập tin khác nhau)

SỞ ĐIỆN LỰC TP HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Cty XÂY LẮP ĐIỆN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.
Số: 32/QĐ -------o0o-------
Tp.HCM, ngày 28 tháng 04 năm 2006

“V/v Tiếp nhận và điều động CB-CNV”

 Căn cứ vào quyết định 123/QĐ.


 Xét yêu cầu công tác và khả năng của các CB-CNV.

ĐIỀU 1: Nay tiếp nhận Anh/Chị: HỌ VÀ TÊN CỦA BẠN đến nhận công tác tại
phòng vi tính kể từ ngày 01/05/06.
ĐIỀU 2: Anh/Chị HỌ VÀ TÊN CỦA BẠN được hưởng hệ mức lương 3.80 kể từ
ngày 01/05/06.
ĐIỀU 3: Phòng tổ chức nhân sự, phòng kế toán tài vụ, các phòng ban có liên
quan và Anh/Chị có tên trên chiếu quyết định thi hành.

GIÁM ĐỐC

Vũ Như X

Nơi nhận:
 Như trên
 Lưu văn thư.
BÀI 21: LÀM VIỆC VỚI POWERPOINT 219
Bộ Giáo Dục và Đào Tạo CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường XXXXXX Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.
-------oOo------- 
PHIẾU BÁO ĐIỂM
Họ và tên thí sinh: __________________ Số báo danh: __________________
Ngày sinh: ________________________ Nơi sinh: _____________________
Điểm môn 1: __________ Điểm môn 2: __________ Điểm môn 3: __________
Mời sinh viên có tên trên đến tại trường XXXXXX để làm thủ tục nhập học.

CÔNG TY VẬN TẢI PHI MÃ


 08.8806362

HÓA ĐƠN CƯỚC VẬN CHUYỂN

Họ và tên khách hàng: .......................................................................


 Địa chỉ: ..........................................Số tài khoản: ...............
 Khoảng cách vận chuyển: .................Tải trọng: ....................
 Nơi khởi hành: ..........................Nơi đến: ......................
 Ngày đi: ...................................Ngày đến: ...................
Tổng số tiền (viết bằng chữ): ..............................................................
Tp HCM, Ngày … Tháng … Năm 2006
Khách hàng Người thu tiền.
Ký tên

MẪU KÊ NGHIỆP VỤ MUA BÁN

Nơi giao dịch chứng khoán: ..............................Ngày ..........................

Người môi giới: ...............................................CMND: ........................

 Mã số CK: .........Mua  Bán  ...........Lệ phí: ........................


 Trị giá (viết bằng chữ): .......................................................
Huê hồng Thực hiện bởi lệnh số:
Trình bày Công thức Toán học
220 BÀI 21: LÀM VIỆC VỚI POWERPOINT

1/ Tìm giới hạn sau:


𝑥 + 3 𝑥−1
𝐼 = lim ( )
𝑥→∞ 𝑥 + 2

𝑐 − 8 𝑥−7
𝐼 = lim ( )
𝑥→9 𝑎 + 𝑏

−𝑏 ± √𝑏2 − 4𝑎𝑐
𝐼 = lim
𝑥→∞ 2𝑎

+∞ 𝑑𝑥
2/ Khảo sát tính hội tụ của tích phân sau 𝐼 = ∫−∞
(𝑥 2 +1)(𝑥 2 +4)

𝑛𝑥 𝑛(𝑛−1)𝑥 2
3/ Tính chuỗi số sau:(1 + 𝑥 )𝑛 =1+ + +⋯
1! 2!

4/ Chứng minh rằng :(𝑎⃗ ∧ 𝑏⃗⃗) ∧ 𝑐⃗ + (𝑏⃗⃗ ∧ 𝑐⃗) ∧ 𝑎⃗ + (𝑐⃗ ∧ 𝑎⃗) ∧ 𝑏⃗⃗ = 0

5/ Giải phương trình bậc 2: ax2 + bx + c = 0


 Bước 1: 𝑇í𝑛ℎ Δ = 𝑏2 + 4𝑎𝑐
 Bước 2: Nếu  > 0, phương trình có 2 nghiệm :
−𝑏 + √Δ −𝑏 − √Δ
𝑥1 = 𝑥2 =
2𝑎 2𝑎
 Nếu  = 0 : phương trình có 1 nghiệm kép:
𝑏
𝑥1,2=−
2𝑎
 Nếu  < 0 : phương trình vô nghiệm.
BÀI 21: LÀM VIỆC VỚI POWERPOINT 221
Trình bày trang in
Yêu cầu: Đặt khổ giấy A4, và giá trị thích hợp cho các lề Top,Left,Bottom,Right
Trình bày trang văn bản thật gống trang này

MẶT TRỜI BÉ CON

Ngoài kia có cô bé nhìn qua khe nghe tiếng đàn của tôi. Ngoài kia có chú bé
trèo cây me mắt xoe tròn lắng nghe. Đàn tôi hát câu gì mà sao cô bé cười ngộ ghê.
Đàn tôi hát câu gì mà sao chú bé ngồi mơ màng. Hạnh phúc vốn đơn sơ, đời tôi đâu
có ngờ, từng đêm cô bé chờ như chờ từng giấc mơ.
Ngày xưa cũng như bé tuổi còn thơ tôi vẫn thường trộm nghe. Nhà bên có anh lính
rời xa quê hay chơi đàn rất khuya. Đàn anh đã cho tôi dòng sông mang cánh buồm
khát vọng. Tuổi thơ đã đi qua, giờ đây hát bên em, từng đêm tôi vẫn chờ những
mặt trời bé con.

3. Nhập văn bản và trình bày như phần sau:

 Vui cười 

Tội nghiệp L
Thầy: Muốn học bài dễ nhớ ta phải ghi những công thức đó lên chỗ nào ta nhìn nhiều
nhất.
Trò: Thưa thầy … Em ghi lên mặt bạn L được không Thầy?
L: ?!!!
222 BÀI 21: LÀM VIỆC VỚI POWERPOINT

Kỳ phùng địch thủ


Hai mày râu gặp nhau:
A: Đi coi phim không?
B: LIKE IS AFTERNOON!
A: Cái gì?
B: THÍCH THÌ CHIỀU!
A: À! NO TABLE!
B: Sao?
A: Tức là “MIỄN BÀN”

PHIM
Và Thượng Đế đã tạo ra đàn bà
Xa nhà
Những đứa trẻ bán báo
VIDEO
Đâu là sự thật
Trên cả nhiệm vụ
CD-CASSETTE
Hãy cùng hát
Chùm CD giáng sinh
Hình bóng em
BÀI 21: LÀM VIỆC VỚI POWERPOINT 223
Tin sách: Sách bán chạy

Stt Tên sách Tên tác giả -NXB


1. Truyện ngắn nữ Nhiều tác giả .......................... NXB Phụ Nữ
2. Nếu còn có ngày mai Sidney Sheldon ....................NXB Văn Nghệ
3. Thành phố tôi yêu Nhiều tác giả ................................NXB Trẻ

Mở file Picture.doc trên ổ đĩa mạng chèn các hình để có văn bản trình bày như sau:

MẶT TRỜI BÉ CON

Ngoài kia có cô bé nhìn qua khe nghe tiếng đàn của tôi. Ngoài kia có chú bé
trèo cây me mắt xoe tròn lắng nghe. Đàn tôi hát câu gì mà sao cô bé cười
ngộ ghê. Đàn tôi hát câu gì mà sao chú bé ngồi mơ màng. Hạnh phúc vốn
đơn sơ, đời tôi đâu có ngờ, từng đêm cô bé chờ như chờ từng giấc mơ.
Ngày xưa cũng như bé tuổi còn thơ tôi vẫn thường trộm nghe. Nhà
bên có anh lính rời xa quê hay chơi đàn rất khuya. Đàn anh đã cho tôi
dòng sông mang cánh buồm khát vọng. Tuổi thơ đã đi qua, giờ đây hát
bên em, từng đêm tôi vẫn chờ những mặt trời bé con.
 Vui cười 
Tội nghiệp L
Thầy: Muốn học bài dễ nhớ ta phải ghi những công thức đó lên chỗ nào ta nhìn nhiều
nhất.
Trò: Thưa thầy … Em ghi lên mặt bạn L được không Thầy?
L: ?!!!
Kỳ phùng địch thủ
Hai mày râu gặp nhau:
A: Đi coi phim không?
B: LIKE IS AFTERNOON!
A: Cái gì?
B: THÍCH THÌ CHIỀU!
A: À! NO TABLE!
B: Sao?
A: Tức là “MIỄN BÀN”
224 BÀI 21: LÀM VIỆC VỚI POWERPOINT

PHIM
Và Thượng Đế đã tạo ra đàn bà
Xa nhà
Những đứa trẻ bán báo

VIDEO
Đâu là sự thật
Trên cả nhiệm vụ

TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÓ TỔNG GĐ GĐ THƯƠNG MẠI GĐ TÀI CHÍNH GĐ SẢN XUẤT

VĂN PHÒNG PHÒNG KCS P.KẾ PHÒNG XNK PHÒNG KD P.KẾ TOÁN
HOẠCH
BÀI 21: LÀM VIỆC VỚI POWERPOINT 225
226 BÀI 21: LÀM VIỆC VỚI POWERPOINT

Tạo tập tin mới, đổi tên cho Sheet1 là LuongT1-2013, nhập
dữ liệu và trình bày theo mẫu sau:

A B C D E F G H
1 BẢNG LƯƠNG NHÂN VIÊN
2 Tháng 01/2013
3 Stt Họ và tên Chức vụ Lương ngày Ngày Lương Tạm ứng Còn lại
4 1 Hoàng Minh TP 150000 25
5 2 Lê Minh Hồng NV 70000 24
6 3 Nguyễn Quốc Tâm PP 100000 26
7 4 Lê Mai Oanh NV 60000 20
8 5 Trần Kim Chi KT 100000 23
9 6 Phạm Minh Hiển PP 120000 27
10 Tổng cộng

Yêu cầu
1. Lương = Lương ngày nhân với Ngày công (Ngày)
2. Tạm ứng = hai phần ba Lương
3. Còn lại = Lương trừ cho Tạm ứng
4. Tính tổng cộng theo cột Lương, Tạm ứng, Còn lại
BÀI 21: LÀM VIỆC VỚI POWERPOINT 227
Tạo tập tin mới, đổi tên cho Sheet1 là THEODOIKHO, nhập
dữ liệu và trình bày theo mẫu sau:

A B C D E F G H
1 BẢNG KÊ HÀNG NHẬP KHO
2 Tháng 09/2007 – Kho Long Bình
3 C.Tu Diễn giải Số lượng Đơn giá Trị giá Thuế CướcCC Cộng
4 B50 Bàn gỗ 40 250
5 B51 Bàn sắt 46 300
6 B52 Bàn Formica 72 200
7 B53 Ghế dựa 120 80
8 B54 Ghế xếp 38 120
9 B55 Tủ gỗ 15 400
10 Tổng cộng

Yêu cầu
1. Trị giá = Số lượng nhân Đơn giá
2. Thuế = trị giá nhân với 4.25%
3. Cước chuyên chở (CuocCC) = Số lượng nhân 1.12
4. Cộng = Trị giá + Thuế + Cước chuyên chở
5. Tổng các cột (Trị giá, Thuế, CướcCC, Cộng)
6. Lưu lại WorkBoook với tên BT1
228 BÀI 21: LÀM VIỆC VỚI POWERPOINT

Tạo tập tin mới, đổi tên cho Sheet1 là THEODOIKHO, nhập
dữ liệu và trình bày theo mẫu sau:
BẢNG KÊ CHI PHÍ THUÊ KHÁCH SẠN
Giá

phòng
Ngày đến Ngày đi (Y- (Y- (Y-
STT

Y-X
Họ và tên phòng


(X) (Y) X)/7 X)*Z X)*Z2
(Z)

Lý Sơn T2C 10/05/2007 24/05/2007 8 USD

Đào Hùng T3B 23/05/2007 13/06/2007 9 USD

Vũ Thanh T4A 12/05/2007 16/06/2007 10 USD

Nguyễn Lan T3A 26/05/2007 09/06/2007 10 USD

Trần Lệ T4A 23/05/2007 13/06/2007 10 USD

Phạm Vũ T2B 11/05/2007 01/06/2007 9 USD

Trần Quý T4C 24/05/2007 07/06/2007 8 USD

Hồng Hương T2C 24/05/2007 21/06/2007 8 USD

Dương Anh T4B 26/05/2007 23/06/2007 9 USD

Võ Trung T1D 28/05/2007 18/06/2007 7 USD

TỔNG CỘNG

Yêu cầu:

1. Lập công thức tính các cột Y- X, (Y - X)/7, (Y - X)*Z, (Y - X)*Z2, TỔNG CỘNG.
2. Định dạng các cột có liên hệ với cột Z (Giá phòng) dạng Currency (USD).
3. Lưu WorkBook với tên BT3.
BÀI 21: LÀM VIỆC VỚI POWERPOINT 229
Tạo tập tin mới, nhập dữ liệu và trình bày theo mẫu sau:

KẾT QUẢ THI CUỐI KHÓA


Stt TenHV Phái NS Toán Văn SNgữ ĐThêm ĐTN ĐTB ĐKquả
Hiệp Nu 86 9 8 7
Chi Nu 88 4.5 6 4
Lan Nu 82 8 8.5 9
Đức Nam 87 4 6 7
Lân Nam 83 10 8 9
Ngọc Nu 88 4 4.5 6
Thảo Nu 86 3 9 7
Diễm Nu 88 7.5 5 6
Nhi Nu 82 4 5 5.5
Toàn Nam 87 3 5 5
Thư Nu 88 6 6 8
Tân Nam 84 10 4 7
Dũng Nam 89 9 5 6
Trung bình
Cao nhất
Thấp nhất

Yêu cầu:

1. Nhập số thứ tự cho cột Stt.

2. Thêm vào bên phải cột Điểm Kết quả (Đkquả) 2 cột Xếp loại và Xếp hạng.

3. Điểm được thêm (ĐThêm):

- Học viên từ năm 87 về sau có điểm thêm là 0.75.

- Học viên trước năm 87 nhưng là phái nữ có điểm thêm là 0.5.

- Và những trường hợp còn lại có điểm thêm là 0.

4. Điểm thấp nhất (ĐTN) là điểm thấp nhất trong 3 điểm của từng học viên.

5. Điểm trung bình (ĐTB):được tính với điểm Toán hệ số 3, Văn hệ số 2, Sinh ngữ
hệ số 2 và làm tròn 2 số lẻ.
230 BÀI 21: LÀM VIỆC VỚI POWERPOINT

6. Điểm kết quả (ĐKquả) : những học viên nào có ĐTB>=5 ĐKquả chính là ĐTB;
ngược lại ĐKquả chính là ĐTB cộng với Đthêm, nhưng nếu sau khi cộng thêm mà
lớn hơn 5 thì chỉ được lấy 5 mà thôi.

7. Xếp loại dựa vào các tiêu chuẩn sau:

- Giỏi nếu ĐKquả >=8.0 và không có môn nào dưới 6.5

- Khá nếu ĐKquả >=6.5 và không có môn nào dưới 5.5

- TB nếu ĐKquả >=5.0 và không có môn nào dưới 3.5

- Yếu nếu ĐKquả >=3.5 và không có môn nào dưới 2.0

- Kém còn lại

8. Trung bình, Cao nhất, Thấp nhất theo cột cho từng môn, ĐTB, ĐKquả.

9. Xếp hạng theo điểm kết quả.

10. Trình bày bảng tính lại cho dễ nhìn và hợp lý.

11. Lưu workbook lại trước khi thoát khỏi Excel.

Tạo tập tin mới, nhập dữ liệu và trình bày theo mẫu sau:

BẢNG LƯƠNG NHÂN VIÊN


Tháng 02/2007
Stt Họ và tên Chức vụ LCB Ngày Pccv Lương Tạm ứng Còn lại
Nguyễn An Ninh TP 1200 25
Lê Chức Vụ NV 1600 24
Trần Thành Phố PP 1500 26
Lê Tiếu Lâm NV 1300 20
Nguyễn Văn Đua KT 1800 23
Trần Anh Tài BV 1500 24
Lưu Anh Hùng PP 1400 27
Trần Trai GD 1600 14
Trần Anh Hùng BV 1500 17
Lưu Văn Thể NV 1300 23
Trần Phước Thư TX 1800 22
Lê Minh Nhật NV 1500 14
Đoàn Anh Dũng PG 1800 23
BÀI 21: LÀM VIỆC VỚI POWERPOINT 231
Lê Hoàng Anh TP 1600 27
Trịnh Minh Ngọc BV 1300 26
Tổng cộng
Bình quân
Cao nhất
Thấp nhất

Yêu cầu:

1. Nhập số thứ tự cho cột Stt.

2. Tính Pccv theo yêu cầu sau :

- Nếu chức vụ là “GĐ” (Giám Đốc) thì phụ cấp chức vụ là 5000.

- Nếu chức vụ là “PG” (Phó Giám Đốc) hoặc “TP” thì phụ cấp chức vụ là 4000.

- Nếu chức vụ là “PP” (Phó phòng) hoặc “KT” thì phụ cấp chức vụ là 3000.

- Nếu chức vụ là “BV” và có ngày công >= 22 ngày thì Pccv là 1500.

- Còn lại không có Pccv.

3. Lương được tính bằng lương căn bản nhân với ngày công. Nhưng nếu số ngày làm
việc trên 24 ngày thì mỗi ngày làm vượt trên 24 ngày đó được tính gấp đôi.

4. Tạm ứng tính bằng 2 phần 3 của tổng số (Lương cộng với phụ cấp chức vụ). Tính
tròn đến hàng ngàn nhưng tạm ứng không được quá 25000.

5. Còn lại = (Phụ cấp chức vụ + Lương) – Tạm ứng.

6. Tính Tổng cộng, Bình quân, Cao nhất, Thấp nhất theo các cột Ngày, Pccv, Lương.

7. Trình bày bảng tính sao cho thật đẹp và cuốn hút …

8. Lưu Workbook

Tạo workbook mới, đặt tên cho Sheet1 với tên CHI PHI
THUE KS và lập bảng tính theo mẫu sau:
- Lưu ý: - Trước tiên nên quy định thứ tự nhập ngày, tháng, năm: Chọn Start/
Settings/ Control Panel/ Regional Settings, chọn tab Date, trên dòng Short date
style: gõ từ bàn phím: dd/mm/yy.
Quy định cách định dạng tiền tệ là USD (Bảng Biểu Giá): Chọn như trên, chọn
Currency, trên dòng Currency Symbol gõ USD, trên dòng Positive Currency Format
chọn 1.1 USD.
232 BÀI 21: LÀM VIỆC VỚI POWERPOINT

BẢNG KÊ CHI PHÍ THUÊ KHÁCH SẠN


Biểu giá

Mã Ngày Ngày
STT

Họ và tên Thành tiền Loại phòng Tuần Ngày


phòng đến đi

Lý Sơn T2C 10/05/07 23/05/07 A 55 USD 10 USD


Đào Hùng T3B 23/05/07 11/06/07 B 50 USD 9 USD
Vũ Thanh T4A 12/05/07 19/06/07 C 45 USD 8 USD
Nguyễn Lan T3A 26/05/07 07/06/07 D 42 USD 7 USD
Trần Lệ T4A 23/05/07 06/06/07
Phạm Vũ T2B 13/05/07 27/05/07
Trần Quý T4C 24/05/07 06/06/07
Hồng Hương T2C 24/05/07 16/06/07
Dương Anh T4B 26/05/07 18/06/07
Võ Trung T1D 28/05/07 18/06/07

Yêu cầu:

Giải thích trước:


- Biểu giá phòng cho trước có ý nghĩa như sau: nếu phòng cho thuê có loại là A
thì Đơn giá thuê cho 1 tuần là 55 USD và cho một ngày là 9 USD, …
- Mã phòng có 3 ký tự: 2 ký tự đầu bên trái là số tầng, ký tự bên phải là số loại
phòng.

1. Chèn vào giữa 2 cột Ngày đi và Thành tiền 4 cột: Số tuần, Số ngày lẻ, ĐgTuần,
ĐgNgày.

2. Tính Số Tuần, Số ngày lẻ (dùng hàm INT, MOD)

3. Tính ĐgTuần, ĐgNgày dựa vào loại phòng và Bảng biểu giá.

4. Hãy tính Thành tiền = Tiền tuần + Tiền ngày lẻ.

Biết * Tiền tuần = Số tuần * Đơn giá tuần.


* Tiền ngày lẻ = số nhỏ hơn giữa (Đơn giá ngày * Số ngày lẻ) với (Đơn giá
tuần)
Giải thích tính Tiền ngày lẻ:
Đơn giá tuần được tính khi đã ở được 7 ngày. Trong một số trường hợp đơn giá ngày
lẻ khá cao nên có thể chưa ở đủ 7 ngày mà số tiền Đơn giá ngày * Số ngày lẻ đã lớn
hơn tiền ở một tuần. Vì thế luôn tính giá thấp hơn để làm hài lòng khách hàng.

5. Trang trí bảng tính như mẫu.


BÀI 21: LÀM VIỆC VỚI POWERPOINT 233
Tạo workbook mới. Tạo bảng tính KET TOAN trên Sheet 1 có
dạng sau:
BẢNG ĐƠN GIÁ VÀ LOẠI HÀNG
MÃ HÀNG TÊN HÀNG ĐƠN GIÁ ĐỘC HẠI
DUMEX Sữa bột 25000
555 Thuốc lá 10000 X
SGD Đường 4500
WALKER Rượu 15000 X
AJINO Bột ngọt 20000
KẾT TOÁN HÀNG NHẬP THÁNG 10/07
MÃ NGÀY TÊN SỐ ĐƠN THÀNH THUẾ TỔNG
STT
HÀNG NHẬP HÀNG LƯỢNG GIÁ TIỀN ĐỘC HẠI CỘNG
1 DUMEX 02/10/07 50
2 555 04/10/07 100
3 DUMEX 04/10/07 125
4 SGD 19/10/07 47
5 SGD 21/10/07 80
6 WALKER 22/10/07 90
7 AJINO 22/10/07 120
8 DUMEX 24/10/07 48

Yêu cầu:

1. Lập công thức điền dữ liệu vào cột Tên Hàng, Đơn Giá dựa vào Mã hàng và Bảng
đơn giá và loại hàng.
2. Tính Thành Tiền = Số lượng * Đơn giá.
3. Tính Thuế độc hại = 5% của Thành tiền.
Lưu ý: chỉ tính thuế độc hại đối với những mặt hàng có đánh dấu là độc hại ở cột độc
hại trong Bảng đơn giá và loại hàng.
4. Tính Tổng cộng = Thành tiền + Thuế độc hại.
5. Sắp xếp bảng tính theo thứ tự tăng dần của cột Tổng cộng.
234 BÀI 21: LÀM VIỆC VỚI POWERPOINT

Tạo bảng tính THUE KHO theo mẫu sau:

BẢNG GIÁ
Mã hàng Tên hàng Giá loại 1 Giá loại 2
B Bắp 200 180
D Đậu 100 80
G Gạo 150 140
K Khoai 120 100

BẢNG TÍNH TIỀN THUẾ THUÊ KHO


Mã Tên Số Ngày Số ngày Tiền
Loại Giá Ngày Trả
hàng hàng Lượng Thuê Thuê Thuê
B01 28 30/08/07 05/10/07
G02 20 30/08/07 02/10/07
D01 28 02/09/07 02/10/07
K02 15 01/09/07 10/10/07
G01 30 02/09/07 13/10/07
K01 20 04/09/07 14/10/07
Tổng cộng

Yêu cầu:
1. Tính Số ngày thuê = Ngày trả – Ngày thuê.
2. Tính Lọai là ký tự cuối của mã hàng và chuyển qua giá trị số.
3. Tính cột Tên hàng dựa theo Mã hàng và Bảng giá.
4. Tính cột Giá dựa theo Mã hàng, Bảng giá và Loại.
5. Tiền Thuê = Số lượng * Giá * Số ngày thuê; nhưng số lượng lớn hơn 20 thì sẽ
giảm 10% Tiền thuê.
6. Tính Tổng cộng cột Số ngày thuê và Tiền thuê.
BÀI 21: LÀM VIỆC VỚI POWERPOINT 235
Tạo bảng tính theo mẫu sau:

BẢNG ĐƠN GIÁ VÀ THỜI GIAN QUY BẢNG QUY ĐỊNH TRỌNG
ĐỊNH TẢI

Nơi đến Đơn giá Thời gian Số xe Trọng tải


Ha Noi 10000 5 (2 ký tự đầu)
Da Nang 5000 7 50 4
Quy Nhon 4000 2 51 8
Playku 6000 4 52 12
Lao 25000 8
Campuchia 20000 6
Nha Trang 3000 1

BẢNG TÍNH CƯỚC PHÍ VẬN TẢI


Số xe SL Nơi đến Đơn giá Cước phí Ngày đi Ngày đến T.gianth
50-2993 5 Playku 01/05/07 03/05/07
52-1234 10 Quy Nhon 03/05/07 04/05/07
50-9553 2 Nha Trang 03/05/07 05/05/07
50-2923 3 Ha Noi 01/05/07 07/05/07
51-1111 6 Nha Trang 06/05/07 06/05/07
52-2222 5 Ha Noi 10/05/07 16/05/07
52-1234 10 Lao 20/05/07 26/05/07
51-1111 5 Lao 21/05/07 27/05/07
50-4455 3 Ha Noi 25/05/07 31/05/07
52-2929 2 Campuchia 22/05/07 26/05/07
51-1111 4 Da Nang 10/05/07 12/05/07

Yêu cầu:
1. Quy định thứ tự ngày, tháng, năm của hệ thống theo dạng: dd/mm/yy.
2. Thêm cột Thưởng vào bên phải cột Thời gian thực hiện (T.gianth).
3. Tính Đơn giá: lập công thức lấy Đơn giá từ BẢNG ĐƠN GIÁ VÀ THỜI GIAN QUY
ĐỊNH. (DÙNG HÀM Vlookup dò tìm theo cột và giá trị dò tìm là Nơi đến).
4. Tính Cước phí : Nếu Số lượng (SL) chở ít hơn trọn tải xe (cho trong BẢNG QUY
ĐỊNH TRỌNG TẢI) Cước phí = Đơn giá * SL (có nghĩa là tính nguyên giá),
ngược lại Cước phí = Đơn giá * SL * 105% (nghĩa là tính thêm 5%).
236 BÀI 21: LÀM VIỆC VỚI POWERPOINT

Hướng dẫn: Muốn biết được trọng tải của xe đang tính, bạn phải dựa vào 2 ký tự
đầu của số xe và bảng quy định trọng tải. Do đó cần sử dụng hàm dò tìm theo cột,
với giá trị dò tìm là 2 ký tự bên trái của Số xe.
5. Tính Thời gian thực hiện (T.gianth) = Ngày đến – Ngày đi, nhưng trường hợp
đến và đi trong cùng mt ngày (Ngày đi = Ngày đến) thì thời gian thực hiện
được tính là 1 ngày.
6. Tính Thưởng: nếu thời gian thực hiện ít hơn thời gian quy định (cho trong Bảng
đơn giá và thời gian quy định) thì thưởng là 5% cước phí, ngược lại sẽ tính
thưởng là 0.
7. Trang trí bảng tính.
Tạo bảng tính theo mẫu sau:
BẢNG TÍNH TIỀN ĐIỆN
Định Số Đơn Tiêu
Stt SốĐK Số cũ TrĐM VượtĐM Tổng
mức mới giá thụ
A001 180 2.500 2.900 `
D002 160 2.300 2.450
B001 200 5.600 5.800
C002 160 2.500 2.720
E001 180 3.200 3.950
C002 220 4.400 4.590
E002 210 2.800 3.000
B002 180 4.500 4.980
D001 200 2.400 3.000
A001 180 1.880 3.200
BẢNG ĐƠN GIÁ
BẢNG HỆ SỐ
Loại Khu vực
Số lần Hệ số
A B C D E
0 1,5
Lọai 1 500 460 450 420 410
1 2
Lọai 2 450 440 430 410 400
2 2,5
Yêu cầu: 3 3
1. Nhập số thứ tự cho cột Stt 4 3,5

2. Tính số Kw tiêu thụ (Tiêu thụ) = Số mới – Số cũ 5 4

3. Tính Đơn giá dựa vào Số điện kế (Số ĐK) và Bảng đơn giá
BÀI 21: LÀM VIỆC VỚI POWERPOINT 237
(Trong SốĐK: ký tự đầu bên trái biểu thị cho Khu vực, ký tự bên phải cho biết
Lọai đã đăng ký).

HD: Dùng hàm HLOOKUP để dò tìm theo hàng.

4. Tính Tiền Trong định mức (Tr.ĐM) = Số Kw của phần tiêu thụ trong định mức
nhân với Đơn giá.

5. Tính Tiền Vượt định mức (VượtĐM) = Số Kw tiêu thụ vượt định mức * Đơn giá *
Hệ số vượt định mức.

+ Biết rằng số lần vượt định mức = (Tiêu thụ – Định mức) / Định mức.

+ Hệ số vượt định mức được tính dựa vào số lần vượt định mức: nếu số lần<1 thì
Hệ số là 1.5, số lần<2 thì hệ số là 2, số lần<3 hệ số là 2,5, số lần<4 thì hệ số là 3,
số lần<5 thì hệ số là 3,5, còn lại hệ số 4. Tuy nhiên Hệ số có thể được tính dựa
vào bảng hệ số.

6. Tính Tổng = Trong định mức + Vượt định mức.

7. Hãy trình bày bảng tính thật đẹp mắt.

8. Lưu workbook lại

9. Sắp xếp bảng tính trên sao cho dữ liệu trên cột SốĐK có thứ tự tăng dần

10. Tạo vùng dữ liệu chỉ gồm những mẩu tin có ký tự bên phải của SốĐK là “1”
(Advanced Filter).

Tạo bảng tính theo mẫu sau:

BÁO CÁO THUẾ NHẬP KHẨU


Mã số Tên hàng Số lượng Đơn giá MNT Ngày TTVN Thuế
A001 Thuốc nhuộm 10 30 USD 12/10/07
B001 Vật tư ảnh 15 100 JPY 12/10/07
B002 Máy Minilab 4 10000 JPY 16/10/07
A002 Sợi 120 20000 RUP 13/10/07
C001 Dược liệu 10 10000 FF 10/10/07
D001 Cassette 10 3000 JPY 07/10/07
C002 Lk điện tử 15 4000 HKD 08/10/07
D002 Nissan car 4 30000 JPY 18/10/07
A003 Máy dệt 2 30000 USD 11/10/07
238 BÀI 21: LÀM VIỆC VỚI POWERPOINT

D003 Mô tô 125 5 10000 JPY 10/10/07


BẢNG TỶ LỆ BẢNG TỶ GIÁ SO VỚI USD
Loại Tỷ lệ MNT Tỷ giá
A 5% FF 5.6
B 10% JPY 132
C 20% USD 1
D 50%
RUP 200
Yêu cầu: HKD 20
1. Quy định thứ tự ngày, tháng, năm của hệ
thống theo dạng: dd/mm/yy.
2. Chèn thêm 2 cột Thành tiền, Quy ra USD trước cột TTVN.
3. Tính Thành tiền = Số lượng * Đơn giá
4. Tính Quy ra USD = Thành tiền / Tỷ giá.
HD: Tỷ giá được tính dựa vào MNT (mã nguyên tệ) và Bảng tý giá so với USD ở
trên.
5. Tính TTVN (thành tiền VN) = Quy ra USD * Tỷ giá USD so với VND
Tỷ giá USD so với VND được tính dựa vào Ngày (ngày nhập khẩu)
Nếu ngày nhập trước 15/10/06 thì tỷ giá là 16.040
Nếu ngày nhập sau 15/10/06 thì tỷ giá là 16.032
6. Tính Thuế = Tỷ lệ theo loại hàng * Thành tiền VN.
HD: Tỷ lệ theo loại hàng được tính dựa vào ký tự bên trái của Mã số và Bảng tỷ lệ.
7. Sử dụng chức năng Advanced Filter, lần lượt tạo các vùng dữ liệu chỉ gồm
những mẩu tin có:
a. Ký tự bên trái của Mã số là A và Mã nguyên tệ là USD.
b. Mã nguyên tệ là JPY và ký tự bên phải của Mã số là 2.
c. Ký tự bên trái của Mã số là B hoặc Mã nguyên tệ là FF.

Tạo bảng tính theo mẫu sau:


BẢNG LƯƠNG THÁNG 10/07
Tên Mã số Lcb Nc Mã loại SNCT Hệ số Lương Phụ cấp Thực lãnh
Nam A4 600 23
Thu C2 480 25
Hoa D1 390 28
Đông B4 520 24
BÀI 21: LÀM VIỆC VỚI POWERPOINT 239
Thanh B7 520 23
Quang C5 480 25
Đoan B3 520 25
Trung B5 520 25
Thảo A6 600 22
Khanh D2 390 28
BẢNG TÍNH HỆ SỐ
Số năm công tác
Mã loại
1->3 4->6 7->8
A 10 12 15
B 9 11 13
C 9 10 12
D 8 9 11
Lưu ý:
+ M loại l kư tự bn tri của M số.
+ Tương ứng với mỗi M loại v số năm công tác trên bảng Hệ số và hệ số lương tương
ứng.
Yêu cầu:
1. Lập công thức điền dữ liệu vào cột Mã loại là ký tự bên trái của mã số
2. Lập công thức tính số năm công tác (SNCT): là kýtự cuối của Mã số và chuyển
sang trị số.
3. Tính Hệ số dựa vào Mã số (hoặc Mã loại), SNCT và Bảng tính hệ số .
4. Tính Lương = Lcb * Hệ số * Nc, nhưng nếu Nc>24 thì phần ngày công vượt
trên 24 được tính gấp đôi.
5. Tính Phụ cấp: mỗi năm công tác được tính phụ cấp là 10000 và nếu Mã loại là
A thì phụ cấp được cộng thêm 6000.
6. Tính Thực lãnh = Lương + Phụ cấp nhưng Thực lãnh này không được thấp hơn
140000.
7. Tạo vùng dữ liệu gồm các mẩu tin có Mã loại là B vaf Ngày công từ 24 trở lên.
240 BÀI 21: LÀM VIỆC VỚI POWERPOINT

Tạo bảng tính theo mẫu sau:

BẢNG ĐIỂM CHUẨN BẢNG ĐIỂM HỌC BỔNG


Mã Điểm Điểm
Ngành thi Mã ngành A B C D
ngành chuẩn 1 chuẩn 2
A Máy tính 20 22 Điểm học bổng 26 24 21 19
B Điện tử 18 20
C Xây dựng 15 16
D Hóa 13 14
KẾT QUẢ TUYỂN SINH
Mã số Họ Tên Ngành thi Khu vực Toán Lý Hóa Kết quả
A101 Lê Trung 4 7 5
B102 Kiều Lệ 5 6 6
C203 Lý Thanh 4 3 1
D204 Phạm Uyên 2 4 2
A205 Nguyễn Tùng 6 7 9
C106 Trần Hùng 8 6 7
D107 Lệ Hoa 9 7 8
A208 Lâm Sơn 9 9 9

Yêu cầu:
1. Chèn vào trước cột kết quả 2 cột: Tổng cộng, Điểm chuẩn.
2. Sắp xếp bảng tính Kết quả tuyển sinh theo Tên với thứ tự tăng dần.
3. Lập công thức điền dữ liệu cho các cột Khu vực và Ngành thi tương ứng cho từng
thí sinh.
Trong đó:
Khu vực là ký tự thứ hai của mã số.
Ngành thi dựa vào ký tự đầu của mã số và bảng 1.
4. Từ ký tự đầu của mã số (mã ngành), khu vực và bảng 1 hãy điền dữ liệu cho cột
Điểm chuẩn. Trong đó nếu thí sinh thuộc khu vực 1 thì lấy điểm chuẩn 1, ngược
lại lấy điểm chuẩn 2.
5. Tính điểm Tổng cộng là tổng điểm của 3 môn.
BÀI 21: LÀM VIỆC VỚI POWERPOINT 241
6. Hãy lập công thức điền Kết quả như sau: nếu thí sinh có điểm tổng cộng lớn hơn
hay bằng điểm chuẩn của ngành mình dự thi dẽ có kết quả là "Đậu", ngược lại là
"Rớt".
7. Thêm cột Học bổng và lập công thức điền vào đó là "Có" nếu điểm tổng cộng của
thí sinh lớn hơn hay bằng điểm học bổng ngành mình dự thi (trường hợp ngược lại
để trống).
8. Dùng chức năng Advanced Filter lọc ra một danh sách gồm toàn bộ các thí sinh
có kết quả là "Đậu".
9. Tạo bảng thống kê cho biết: Số HS Đậu, số HS Rớt, bao nhiêu học sinh có học
bổng.
242 BÀI 21: LÀM VIỆC VỚI POWERPOINT

Tạo bảng tính theo mẫu sau:


BẢNG ĐƠN GIÁ BẢNG TỶ LỆ THUẾ
Mã SP Tên hàng Đg_1 Đg_2 Miễn thuế Mã Tỷ lệ thuế
H Hột điều 25000 23000 1 10%
G Gạo 6000 5000 X 2 8%
C Cà phê 50000 40000 3 5%
D Đường 20000 18000 X 4 2%
KẾT TOÁN HÀNG NHẬP KHO
Stt Mã hàng Tên hàng Loại hàng Số lượng Thành tiền Thuế Còn lại
1 H11 90
2 G32 70
3 C41 80
4 D22 60
5 G12 40
6 H31 30
7 C42 50

Yêu cầu :
1. Sắp xếp bảng tính sao cho cột mã hàng có thứ tự tăng dần.
2. Lập công thức điền dữ liệu cho cột Loại hàng, với Loại hàng là ký tự bên phải của
Mã hàng và phải chuyển sang trị số.
3. Hãy điền Tên hàng tương ứng dựa vào ký tự đầu của mã hàng (là MaSP) và Bảng
đơn giá.
4. Tính Thành tiền: là Số lượng nhân Đơn giá, với Đơn giá của từng mặt hàng đã
cho trong Bảng giá. Lưu ý: nếu hàng loại 1 thì lấy đơn giá loại 1 (Đg_1), ngược lại
lấy đơn giá loại 2 (Đg_2).
5. Tính Thuế: Thuế được tính bằng Thành tiền nhân Tỷ lệ thuế và chỉ tính cho các
mặt hàng không thuộc loại miễn thuế, trong đó tỷ lệ thuế được biết dựa vào ký tự
ở giữa của Mã hàng và Bảng tỷ lệ thuế.
6. Tính Còn lại: là thành tiền sau khi đã trừ đi phần thuế.
7. Từ bảng kết toán hàng xuất kho, tạo một danh sách gồm toàn các dòng được
miễn thuế.
8. Trang trí bảng tính.
BÀI 21: LÀM VIỆC VỚI POWERPOINT 243
9. Thống kê

Tên hàng Tổng giá trị xuất (sau thuế)

Hột điều ?

Gạo ?

Cà phê ?

Đường ?

Tạo bảng tính theo mẫu sau:


THANH TOÁN CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ
tháng 02/7
Hình
Ngày Ngày Ngày Chi
Loại Tiền thức Viện
Stt M số nhập xuất điều phí
phòng phòng thanh phí
viện viện trị thuốc
toán
MPC1 2/5/07 2/7/07 30000
BHA2 2/7/07 2/9/07 20000
MPC2 2/13/07 2/21/07 40000
TDC1 2/15/07 2/16/07 60000
BHB1 2/16/07 2/26/07 410000
TDD2 2/5/07 2/12/07 250000
TDD1 2/11/07 2/16/07 220000
BHB2 2/18/07 2/25/07 260000
BHA1 2/1/07 2/6/07 200000

Hình thức thanh toán Bảng giá phòng


Mã loại Hình thức Loại phòng A B C D
MP Miễn phí Lầu 1 70000 60000 50000 30000
BH Bảo hiểm y tế Lầu 2 50000 40000 30000 10000
TD Tự do
Yêu cầu:
1. Nhập và trình bày bảng tính như trên và điền dữ liệu cho cột Stt.
244 BÀI 21: LÀM VIỆC VỚI POWERPOINT

2. Tính loại phòng là kí tự thứ ba của Mã Số


3. Tính số ngày điều trị = Ngày xuất viện - Ngày nhập viện.
4. Lập công thức tính giá trị cho cột Tiền Phòng theo loại phòng và tùy theo từng
lầu (kí tự thứ tư của mã số cho biết số lầu) và bảng giá phòng, không tính tiền
phòng cho những bệnh nhân có Mã số bắt đầu là "MP".
5. Hình thức thanh toán dựa vào hai kí tự đầu của mã số và tra trong bảng hình
thức thanh toán.
6. Viện phí là tổng chi phí thuốc và tiền phòng nhân cho số ngày ở. Nếu hình thức
thanh toán là bảo hiểm thì được giảm 50% viện phí (có thể sử dụng 2 kí tự đầu
của mã số). Không tính tiền phòng cho những bệnh nhân có Mã số bắt đầu là
"MP".
7. Sử dụng chức năng Advanced Filter trích ra một danh sách các bệnh nhân thanh
toán bằng bảo hiểm.

Tạo bảng tính theo mẫu sau:


Kết Quả Kỳ Thi Tuyển Sinh 2007
Điểm
Họ Khối Khu Tên Điểm Điểm Kết Học
Stt MSHS ưu
tên thi vực ngành chuẩn thi quả bổng
tiên
A1001101 Nam 29
A1002105 Minh 22
B3003112 Dũng 24
B2004111 Tuấn 24
A2005105 Hoa 29
B1006112 Mai 26
Bảng điểm chuẩn
Điểm chuẩn theo khối
Mã ngành Tên ngành
A B
101 Tin học 25
105 Xây dựng 24
111 Ngoại ngữ 26
112 Luật 22
Yêu cầu:
1. Nhập và trình bày bảng tính như trên và điền dữ liệu cho cột STT.
2. Khối thi là ký tự đầu của mã thí sinh
BÀI 21: LÀM VIỆC VỚI POWERPOINT 245
3. Khu vực là ký tự thứ 2 của mã thí sinh
4. Tên ngành dựa theo mã ngành (mã ngành là 3 ký tự cuối của mã thí sinh)
5. Điểm chuẩn dựa theo mã ngành và khối thi của thí sinh
6. Điểm ưu tiên là 0.5 nếu thuộc khu vực 2 ; là 1 nếu thuộc khu vực 3
7. Kết quả là đậu nếu (điểm thi + điểm ưu tiên) >= điểm chuẩn
8. Học bổng là 500000 nếu điểm thi lớn hơn điểm chuẩn từ 3 điểm trở lên và thuộc
khối A
9. Lập bảng tổng kết
Tổng kết
Tổng số đậu ?
Tổng số rớt ?
246 BÀI 21: LÀM VIỆC VỚI POWERPOINT

Tạo bảng tính theo mẫu sau:


Đăng ký thuê phòng
Khách Số
Số ĐG Thành Phụ Tiền Tiền
Stt Khách nước Ngày đến Ngày đi ngày
phòng thuê tiền thu giảm trả
ngoài ở
A01 Thanh 4/10/07 4/30/07 21
C06 Mary x 4/1/07 4/20/07 20
B04 Tùng 4/1/07 4/5/07 5
B02 Peter x 4/20/07 4/25/07 6
A01 Thu 5/1/07 5/5/07 5
A05 Minh 4/25/07 5/2/07 8
21,320,000
Đơn giá thuê theo loại phòng
Tầng
A B C
1 500000 400000 350000
2 450000 350000 300000
3 400000 300000 250000
4 350000 250000 200000
5 300000 200000 150000
6 250000 150000 100000
Yêu cầu:
1. Nhập và trình bày bảng tính như trên và điền dữ liệu cho cột STT.
2. Ký tự đầu số phòng là loại phòng, ký tự cuối số phòng là tầng. Ví dụ: Số phòng
A02 -> Phòng loại A và ở tầng 2.
3. Số ngày ở = ngày đi - ngày đến +1
4. Đơn giá thuê tính theo bảng giá thuê phòng
5. Thành tiền = Số ngày ở nhn với đơn giá.
6. Phụ thu: Nếu khách là người nước ngoài thì phụ thu thêm 20% thành tiền
7. Tiền giảm: Nếu khách nào ở vào ngày 30/4/2000 thì được giảm 50% đơn giá
(trong ngày 30/4/2000)
8. Trả tiền = thành tiền + phụ thu - tiền giảm
9. Tạo vùng dữ liệu gồm các mẩu tin có kí tự đầu số phòng là B. (Advanced Filter)
BÀI 21: LÀM VIỆC VỚI POWERPOINT 247
Tạo bảng tính theo mẫu sau:
Bảng Kê Tiền Lãi Gởi Tiết Kiệm
Số Loại Kỳ Lãi Tiền Tổng
Khách Tiền vốn TiềnVNĐ
Tài khoản Tiền hạn suất lãi số tiền
K001-03 Thanh USD ? ? 10,000 ? ? ?
K002-06 Khanh VNĐ 50,000,000
K005-12 Tùng EURO 22,000
K008-03 Dũng FF 5,000,000
K010-03 Trang USD 20,000
K111-12 Minh VNĐ 100,000,000

Lãi suất tháng


Loại tiền
3 6 12
VNĐ 0.4% 0.5% 0.6%
USD 0.5% 0.5% 0.8%
EURO 0.5% 0.6% 0.8%
FF 0.5% 0.6% 1.0%

Bảng tỉ giá
Nguyên tệ USD FF EURO
Tỉ giá 16,400 đồng 6,000 đồng 20,500 đồng
Yêu cầu:
1. Kỳ hạn là 2 ký tự cuối số tài khoản và chuyển về gi trị số
2. Lãi suất tính dựa trên loại tiền gởi theo kỳ hạn
3. Tiền lãi = Tiền vốn x lãi suất
4. Tổng số tiền = Tiền vốn + Tiền lãi
5. Tiền VNĐ = tổng số tiền nếu là tiền VNĐ; trường hợp tiền ngoại tệ đổi ra tiền VNĐ
theo tỉ giá cho ở trên
6. Tính tổng số tiền lãi theo từng kỳ hạn

Tổng số tiền Lãi suất tháng


VNĐ 3 6 12
BÀI 21: LÀM VIỆC VỚI POWERPOINT 249

PHẦN 7: PHỤ LỤC


250 BÀI 22: ĐA PHƯƠNG TIỆN (MULTIMEDIA)

BÀI 22: ĐA PHƯƠNG TIỆN


(MULTIMEDIA)

Truyền tin
Ngay từ thời thượng cổ, người ta đã dùng nhiều cách để truyền tin cho nhau, khi
tiếng nói chưa ra đời loài người đã liên lạc thông qua tiếng hú hoặc gần thì ra dấu,
sau đó lá tiếng nói…

Sau đó, để thông tin liên lạc được xa hơn người ta dùng chiêng, mõ, lửa, cờ (tín
hiệu semafore) lúc này tín hiệu truyền đã có quy luật nhất định

Đến năm 1835, ông Morse khám phá ra một cách truyền tin mơí và có tính cách
khoa học hơn, đó là phép truyền tin bằng mật mã Morse, ban đầu tín hiệu được
truyền qua công cụ là chiếc còi và nhận bằng tai (nghe), Sau đó được truyền và nhận
thông qua các thiết bị điện và môi trường truyền dẫn là dây kim loại thông tin được
truyền đi xa hơn và chính xác hơn.

Truyền thông

Truyền thông (từ Latin: commūnicāre,


nghĩa là "chia sẻ") là hoạt động truyền đạt
thông tin thông qua trao đổi ý tưởng, cảm
xúc, ý định, thái độ, mong đợi, nhận thức
hoặc các lệnh, như ngôn ngữ, cử chỉ phi
ngôn ngữ, chữ viết, hành vi và có thể bằng
các phương tiện khác như thông qua điện
từ, hóa chất, hiện tượng vật lý và mùi vị.
Đó là sự trao đổi có ý nghĩa của thông tin
giữa hai hoặc nhiều thành viên (máy móc, sinh vật hoặc các bộ phận của chúng)

Truyền thông đòi hỏi phải có một người gửi, một tin nhắn, một phương tiện truyển
tải và người nhận, mặc dù người nhận không cần phải có mặt hoặc nhận thức về ý
BÀI 22: ĐA PHƯƠNG TIỆN (MULTIMEDIA) 251
định của người gửi để giao tiếp tại thời điểm việc truyền thông này diễn ra; do đó
thông tin liên lạc có thể xảy ra trên những khoảng cách lớn trong thời gian và không
gian. Truyền thông yêu cầu các bên giao tiếp chia sẻ một khu vực dành riêng cho
thông tin được truyền tải. Quá trình giao tiếp được coi là hoàn thành khi người nhận
hiểu thông điệp của người gửi.

Các phương thức truyền tin là những sự tác động lẫn nhau qua một trung gian
giữa ít nhất hai tác nhân cùng chia sẻ một ký hiệu tin tức hoặc một quy tắc mang một
ý nghĩa nào đó. Truyền tin thường được định nghĩa là "sự truyền đạt suy nghĩ, ý kiến
hoặc thông tin qua lời nói, chữ viết, hoặc dấu hiệu".

Truyền thông đa phương tiện


Multimedia (Truyền thông đa phương tiện) là truyền thông phức hợp sử dụng kết
hợp những dạng nội dung khác nhau. Multimedia bao gồm tổ hợp văn bản, audio,
hình ảnh, hoạt hình, video, và những nội dung mang tính tương tác như xúc giác,
mùi, vị… sẽ được ứng dụng trong tương lai

Multimedia thường được ghi lại và thực thi (chạy), hiển thị hay truy nhập bởi
những thiết bị xử lý nội dung thông tin, như máy tính, điện thoại di động. Ngoài ra
multimedia còn miêu tả các thiết bị dùng để lưu trữ và xử lý nội dung thông tin.

Hiện nay có các loại Multimedia mà loài người đang khai thác ứng dụng và thưởng
thức như: Âm thanh, Hình ảnh, Video, Hypermedia (Các dạng thông tin trên môi
trương Internet)

 Âm thanh
Âm thanh là các dao động cơ học (biến đổi vị
trí qua lại) của các phân tử, nguyên tử hay các
hạt làm nên vật chất và lan truyền trong vật
chất như các sóng. Âm thanh, giống như sóng,
được đặc trưng bởi tần số, bước sóng, chu kỳ,
biên độ và vận tốc lan truyền (tốc độ âm thanh).

Đối với thính giác của người, âm thanh


thường là sự dao động, trong dải tần số từ khoảng 20 Hz đến khoảng 20 kHz, của các
phân tử không khí, và lan truyền trong không khí, va đập vào màng nhĩ, làm rung
252 BÀI 22: ĐA PHƯƠNG TIỆN (MULTIMEDIA)

màng nhĩ và kích thích bộ não. Tuy nhiên âm thanh có thể được định nghĩa rộng hơn,
tuỳ vào ứng dụng, bao gồm các tần số cao hơn hay thấp hơn tần số mà tai người có
thể nghe thấy, và không chỉ lan truyền trong không khí, mà trong bất cứ vật liệu nào.
Trong định nghĩa rộng này, âm thanh là sóng cơ học và theo lưỡng tính sóng hạt của
vật chất, sóng này cũng có thể coi là dòng lan truyền của các hạt phonon, các hạt
lượng tử của âm thanh.

Cả tiếng ồn và âm nhạc đều là các âm thanh. Trong việc truyền tín hiệu bằng âm
thanh, tiếng ồn là các dao động ngẫu nhiên không mang tín hiệu.

 Hình ảnh
Một bức hình, tấm ảnh, hay hình ảnh thứ ghi
lại hay thể hiện/tái tạo được cảm nhận thị giác,
tương tự với cảm nhận thị giác từ vật thể có
thật, do đó mô tả được những vật thể đó.

Hình ảnh có thể có hai chiều, như thể hiên


trên tranh vẽ trên mặt phẳng, hoặc ba chiều,
như thể hiện trên tác phẩm điêu khắc hoặc
hologram. Hình ảnh có thể được ghi lại bằng
thiết bị quang học – như máy ảnh, gương, thấu
kính, kính viễn vọng, kính hiển vi do con người
tạo ra, hoặc bởi các cơ chế tự nhiên, như mắt
người hay mặt nước.

Hình ảnh có thể được dùng theo nghĩa rộng,


thể hiện bản đồ, đồ thị, nghệ thuật trừu tượng.
Với nghĩa này, hình ảnh có thể được tạo ra mới hoàn toàn, thay vì ghi chép lại, bằng
cách vẽ, tạc tượng, in ấn hay xây dựng bằng đồ họa máy tính.

Hình ảnh tưởng tượng xuất hiện trong suy nghĩ của con người, tương tự như trí
nhớ.

Hình ảnh chuyển động có thể là phim, video, hoạt hình.

 Xử lý
Xử lý ở đây phải biết là xử lý multimedia bao gồm: âm thanh, hình ảnh, video, …
BÀI 22: ĐA PHƯƠNG TIỆN (MULTIMEDIA) 253
Xử lý âm thanh thường bao gồm các kỹ thuật và các công đoạn như:

 Tách âm: tách các âm thanh của các nhân


vật, nguồn phát âm khác nhau, tần số, bước
sóng, chu kỳ, biên độ, vận tốc…. từ file âm
thanh hoặc video

 Khử nhiễu: khử các tiếng ồn, cắt bỏ tạp âm, tiếng nổ từ trên file

 Các xử lý chuyên biệt về âm thanh như: áp suất, công suất, cường độ, độ
mạnh, độ dài, âm sắc,…

 Kết hợp: sau khi khử hết các tiếng động không mong muốn cần ghộp các nguồn
âm thanh lại để được chỉnh hợp âm thanh tốt nhất có thể

 Các phần mềm xử lý âm thanh như:

 Adobe Audition là công cụ xử lý âm thanh trên máy tính mạnh mẽ nhất hiện
nay. Chương trình hỗ trợ người dùng dễ dàng biên tập chỉnh sửa các file âm
thanh như cắt ghép, kéo dài, tăng cường độ, tần số, thêm bỏ track... Adobe
Audition có thể làm việc trên tất cả các định dạng âm thanh hiện nay.

 Sound Forge Audio Studio: Với tính năng chỉnh sửa MP3 bằng các công cụ
chỉnh sửa hiện đại nhất. Sound Forge Audio Studio cho phép bạn chỉnh sửa
nâng cao chất lượng âm thanh MP3. Đặc biệt hơn cả, Sound Forge Audio Studio
hỗ trợ bạn xóa bỏ các giọng hát, giọng nói có trong file MP3 giúp bạn dễ dàng
tạo các file beat MP3 và từ đó tạo ra các bài karaoke hay cho riêng mình.

 WavePad Với WavePad, bạn dễ dàng chỉnh sửa MP3 bằng các chức năng biên
tập, xử lý âm thanh được tích hợp sẵn trong ứng dụng. Đặc biệt với các hiệu
ứng âm thanh độc đáo giúp bạn thêm vào các file âm thanh MP3 của mình làm
cho nó trở nên đặc sắc hơn và thú vị hơn. Ngoài ra, WavePad hỗ trợ bạn ghi lại
âm thanh cũng như ghi đĩa CD

Xử lý hình ảnh thường bao gồm các kỹ thuật và các công đoạn như:

 Chỉnh độ tương phản: bù ánh sáng cho các vùng quá tối/quá sáng
254 BÀI 22: ĐA PHƯƠNG TIỆN (MULTIMEDIA)

 Tách mảng màu và Chỉnh màu sắc: tách


đối tượng ra thành từng mảng ứng với
màu sắc cụ thể và tinh chỉnh lại màu
sắc

 Làm mờ dịu - sắc nét: Tuỳ theo từng


thể loại hay yêu cầu mà ảnh sẽ được xử
lý cho sắc nét hay mờ dịu cho phù hợp. Đối với ảnh chân dung thì khuôn mặt rõ
nét còn hậu cảnh thì mờ nhoè chẳng hạn

 Biến dạng mảng, Cắt cúp - bố cục, chồng các lớp lên nhau

 Kết hợp: ghộp các lớp lại để được chỉnh hợp hình ảnh tốt nhất có thể

 Các phần mềm xử lý hình ảnh như:

 Adobe Photoshop (thường được gọi là Photoshop) là một phần mềm chỉnh
sửa đồ họa được phát triển và phát hành bởi hãng Adobe Systems ra đời vào
năm 1988 trên hệ máy Macintosh. Photoshop được đánh giá là phần mềm dẫn
đầu thị trường về sửa ảnh bitmap và được coi là chuẩn cho các ngành liên quan
tới chỉnh sửa ảnh. Ngoài khả năng chính là chỉnh sửa ảnh cho các ấn phẩm,
Photoshop còn được sử dụng trong các hoạt động như thiết kế trang web, vẽ
các loại tranh (matte painting và nhiều thể loại khác), vẽ texture cho các
chương trình 3D... gần như là mọi hoạt động liên quan đến ảnh bitmap.

 Corel PaintShop Pro. Tiện ích hỗ trợ nâng cao những file ảnh của bạn cùng
với nhiều công cụ biên tập chuyên nghiệp, bạn có thể dễ dàng điều chỉnh các
thông số trong một bức ảnh kể cả những chi tiết nhỏ nhất. Không chỉ chỉnh sửa
được những file ảnh, đối với các file Video cũng được hỗ trợ biên tập dễ dàng

 GIMP (GNU Image Manipulation Program) Đây là phần mềm chỉnh sửa ảnh với
đây đủ các tính năng không thua kém gì so với Photoshop.GIMP có thể hoạt
động như một phần mềm vẽ đơn giản cũng như một phần mềm chỉnh sửa ảnh
chuyên nghiệp với chất lượng chuyên môn. Nó được thiết kế với giao diện chỉnh
sửa đơn giản giúp bạn có thể nhanh chóng biết được thao tác chỉnh sửa hình
ảnh.
BÀI 22: ĐA PHƯƠNG TIỆN (MULTIMEDIA) 255
 Picasa của Google là một phần mềm miễn phí được sử dụng rộng rãi. Nó có tác
dụng tuyệt vời trong việc điều chỉnh hình ảnh kỹ thuật số của bạn bên cạnh đó
nó cũng làm cho chúng để hoàn thiện. Nó có sẵn cho Linux, Mac và Windows

Xử lý video thường bao gồm các kỹ thuật và các công đoạn như:

 Xử lý trước ảnh nguồn: trong video clip cần có những ảnh nguồn sắc nét muốn
có được các hình đẹp thì cần sử dụng các chương trình xử lý ảnh trước đó. Với
ảnh nguồn tốt thì phân bổ thời gian chậm còn các hình ảnh kém chất lượng chỉ
để lướt qua

 Xây dựng kịch bản hình ảnh sẵn

 Sử dụng hiệu ứng cho các khung hình hay toàn bộ clip (tránh nhàm chán)

 Ghép nhiều khung hình với nhau để có các chuyển cảnh đẹp mắt

 Lồng tiêu đề, phụ đề cho clip hay các khuôn hình

 Xuất video clip với định dạng phù hợp với thiết bị hiển thị hay môi trường
truyền tải video

 Các phần mềm xử lý video như:

 Windows Movie Maker là một phần mềm đắc lực trong việc chỉnh sửa video,
hơn nữa nó còn là một phần mềm miễn phí dành cho Windows. Sử dụng phần
mềm này khá đơn giản, bạn không cần thao tác nhiều mà vẫn có thể chỉnh sửa
được video bằng các phương pháp kéo thả.Ngoài ra nếu muốn bạn có thể cho
thêm các hiệu ứng cho video, cắt ghép cũng như chèn thêm nhạc và đoạn
text,....Khi thực hiện công việc xong xuôi bạn cũng có thể chia sẻ lên internet
một cách dễ dàng hoặc lưu lại máy tính cá nhân của mình

 Adobe Premiere Elements có thể chỉnh sửa và trích xuất ra những video trên
các định dạng phổ biến như: .AVI, .MPEG, .FLV, .MOV …hoặc các định dạng
khác. Qua đó, những video được tạo ra có thể thích nghi trên mọi thiết bị từ
máy tính, các dòng di động, Xbox, PSP … Đặc biệt, Adobe Premiere Elements
được thiết kế với trình chỉnh sửa video thông minh giúp bạn dễ dàng thêm thắt,
chèn hiệu ứng, text hay thiết kế khung hình một cách sáng tạo

 Freemake Video Converter.Nếu bạn đang có một loạt các file video và muốn
chuyển sang định dạng HTML5 với nhiều định dạng tập tin OGG Theeora,
256 BÀI 22: ĐA PHƯƠNG TIỆN (MULTIMEDIA)

WebM, H.264,… thì Free Make Video Converter thực sự là một ứng dụng sáng
giá. Với ứng dụng này, bạn cũng có thể chuyển đổi video sang các định dạng
video dành cho thiết bị điện thoại di động của Nokia, Samsung, Andriod,
BlackBerry, tùy chọn cho DVD Player với tốc độ làm việc khá nhanh chóng. Sau
khi chuyển đổi hoàn tất, ứng dụng sẽ tạo ra video HTML5 có mã nhúng, cho
phép bạn có thể dễ dàng chèn video của mình vào trang web.

Ngoài ra, trong tương lai nếu phát triển thêm bất kỳ dạng multimedia nào thì sẽ
có các phương thức xử lý khác

Thưởng thức

Ngày nay, multimedia được chia sẽ tràn ngập trên mạng internet, bạn muốn gì thì
cứ việc truy cập mạng và gõ vào từ khóa mình cần, tuy nhiên xin nhắc bạn vấn đề
bản quyền vì không có bữa tiệc nào miễn phí, không có người chân chính nào là kẻ
cắp.

Muốn thưởng thức âm nhạc, bạn chỉ cần có 1 trong các thiết bị sau: máy nghe
nhạc, điện thoại, máy tính, … và nguồn âm thanh (đĩa, download trên mạng, ..).
Video và các dạng media khác cũng tương tự

Ngày nay, các mạng xã hội lan rộng khăp bạn có thể làm nhiều/thưởng thức nhiều
hơn những gì bạn nghỉ ra:

 Tán ngẫu, chia sẽ thông tin, hình ảnh, video, …

 Thương mại: Các hình thức tiếp thị và bán hàng qua các trang mạng xã hội

 Giao lưu, làm việc, học tập chung

 …

Cài đặt – sử dụng

Phần này giới thiệu 3 phần mềm thưởng thức multimedia:

 Windows Media: hần mềm kèm theo có sẵn trong Windows

 iTuns: là một chương trình quản lý đa chức năng. Với việc cài đặt chương trình
này, bạn có thể nghe nhạc, chơi game, thậm chí xem phim cũng được. Ngoài
ra, iTunes cũng là công cụ hỗ trợ người dùng trong việc chuyển dữ liệu từ kho
BÀI 22: ĐA PHƯƠNG TIỆN (MULTIMEDIA) 257
ứng dụng Apple và máy iPhone, iPod, iPad. Các bạn nên sử dụng phiên bản mới
nhất của iTunes

KMPlayer: là phần mềm nghe nhạc, xem phim hỗ trợ đa định dạng, đa ngôn ngữ,
đa hệ điều hành (iOS, Android, Windows), ngoài ra nếu cài thêm KMPlayer Cloud bạn
có thể sử dụng trên các thiết bị di động nữa
258 BÀI 23: VIRUS TIN HỌC KHÁI NIỆM

BÀI 23: VIRUS TIN HỌC KHÁI NIỆM

Trong khoa học máy tính, virus máy tính (thường được người sử dụng gọi tắt là
virus) là những chương trình hay đoạn mã được thiết kế để tự nhân bản và sao chép
chính nó vào các đối tượng lây nhiễm khác (file, ổ đĩa, máy tính,...).

Thông thường virus có các hành động như cho một chương trình không hoạt động
đúng, xóa dữ liệu, làm hỏng ổ cứng,... hoặc gây ra những trò đùa khó chịu.

Nguy hiểm hơn là các virus hướng đến việc lấy cắp các thông tin cá nhân nhạy
cảm (các mã số thẻ tín dụng) mở cửa sau cho tin tặc đột nhập chiếm quyền điều
khiển hoặc các hành động khác nhằm có lợi cho người phát tán virus.

23.1 CÁC KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN


 Sâu máy tính (Worm): Là các chương trình cũng có khả năng tự
nhân bản tự tìm cách lan truyền qua hệ thống mạng (thường là
qua hệ thống thư điện tử). Ngoài tác hại thẳng lên máy bị nhiễm,
nhiệm vụ chính của worm là phá các mạng (network) thông tin,
làm giảm khả năng hoạt động hay ngay cả hủy hoại các mạng này.

 Phần mềm ác tính (Malware): Chỉ chung các phần mềm có


tính năng gây hại như virus, Worm và Trojan horse.

 Trojan Horse: Đây là loại chương trình cũng có tác hại tương
tự như virus chỉ khác là nó không tự nhân bản ra. Như thế, cách
lan truyền duy nhất là thông qua các thư dây chuyền. Đây cũng
là loại virus cực kỳ nguy hiểm, nó có thể hủy ổ cứng, hủy dữ
liệu.
BÀI 23: VIRUS TIN HỌC KHÁI NIỆM 259
 Phần mềm gián điệp (Spyware): Đây là loại virus có khả năng
thâm nhập trực tiếp vào hệ điều hành mà không để lại "di chứng".

 Phần mềm quảng cáo (Adware): Loại phần


mềm quảng cáo, rất hay có ở trong các
chương trình cài đặt tải từ trên mạng. Một số
phần mềm vô hại, nhưng một số có khả năng
hiển thị thông tin đầy màn hình, cưỡng chế
người sử dụng.

 Botnet: Là những máy tính bị bắt cóc và điều


khiển bởi người khác thông qua Trojan, virus... Nếu liên
kết với một hệ thống máy tính lớn, nó có thể gây ra rất
nhiều nguy hiểm cho các website, làm ảnh hưởng lớn
đến sự hoạt động của các tổ chức.

23.2 CÁC DẠNG TẬP TIN CÓ KHẢ NĂNG BỊ LÂY NHIỄM


Các tập tin trên hệ điều hành Windows mang phần mở rộng sau có nhiều khả năng
bị virus tấn công.

.bat: Microsoft Batch File (Tập tin xử lí theo lô)

.chm: Compressed HTML Help File (Tập tin tài liệu dưới dạng nén HTML)

.cmd: Command file for Windows NT (Tập tin thực thi của Windows NT)

.com: Command file (Tập tin thực thi)

.cpl: Control Panel extension (Tập tin của Control Panel)

.doc: Microsoft Word (Tập tin của chương trình Microsoft Word)

.exe: Executable File (Tập tin thực thi)

.hlp: Help file (Tập tin nội dung trợ giúp người dùng)
260 BÀI 23: VIRUS TIN HỌC KHÁI NIỆM

.hta: HTML Application (Ứng dụng HTML)

.js: JavaScript File (Tập tin JavaScript)

.jse: JavaScript Encoded Script File (Tập tin mã hoá JavaScript)

.lnk: Shortcut File (Tập tin đường dẫn)

.msi: Microsoft Installer File (Tập tin cài đặt)

.pif: Program Information File (Tập tin thông tin chương trình)

.reg: Registry File

.scr: Screen Saver (Portable Executable File)

.sct: Windows Script Component

.shb: Document Shortcut File

.shs: Shell Scrap Object

.vb: Visual Basic File

.vbe: Visual Basic Encoded Script File

.vbs: Visual Basic File

.wsc: Windows Script Component

.wsf: Windows Script File

.wsh: Windows Script Host File

.{*}: Class ID (CLSID) File Extensions

23.3 CÁC HÌNH THỨC LÂY NHIỄM CỦA VIRUS


 Virus lây nhiễm theo cách cổ điển

Trước đây đĩa mềm và đĩa CD chứa chương trình thường là phương tiện bị lợi dụng
nhiều nhất để phát tán. Ngày nay khi đĩa mềm rất ít được sử dụng thì phương thức
lây nhiễm này chuyển qua các ổ USB, các đĩa cứng di động hoặc các thiết bị giải trí kỹ
thuật số.
BÀI 23: VIRUS TIN HỌC KHÁI NIỆM 261
 Virus lây nhiễm qua thư điện tử

Khi mà thư điện tử (e-mail) được sử dụng rộng rãi trên thế giới thì virus chuyển
hướng sang lây nhiễm thông qua thư điện tử thay cho các cách lây nhiễm truyền
thống. Khi đã lây nhiễm vào máy nạn nhân, virus có thể tự tìm ra danh sách các địa
chỉ thư điện tử sẵn có trong máy và nó tự động gửi đi hàng loạt (mass mail) cho
những địa chỉ tìm thấy.

Phương thức lây nhiễm qua thư điển tử bao gồm:

Lây nhiễm vào các file đính kèm theo thư điện tử (attached mail): Khi đó người
dùng sẽ không bị nhiễm virus cho tới khi file đính kèm bị nhiễm virus được kích hoạt.

Lây nhiễm do mở một liên kết trong thư điện tử: Các liên kết trong thư điện tử có
thể dẫn đến một trang web được cài sẵn virus. Một cách khác, liên kết dẫn tới việc
thực thi một đoạn mã, và máy tính bị có thể bị lây nhiễm virus.

Lây nhiễm ngay khi mở để xem thư điện tử: Cách này vô cùng nguy hiểm bởi chưa
cần kích hoạt các file hoặc mở các liên kết, máy tính đã có thể bị lây nhiễm virus.

 Virus lây nhiễm qua mạng Internet

Theo sự phát triển rộng rãi của Internet trên thế giới mà hiện nay các hình thức
lây nhiễm virus qua Internet trở thành các phương thức chính của virus ngày nay. Có
các hình thức lây nhiễm virus và phần mềm độc hại thông qua Internet như sau:
262 BÀI 23: VIRUS TIN HỌC KHÁI NIỆM

Lây nhiễm thông qua các file tài liệu, phần mềm: Là cách lây nhiễm cổ điển,
nhưng thay thế các hình thức truyền file theo cách cổ điển (đĩa mềm, đĩa USB...)
bằng cách tải từ Internet, trao đổi, thông qua các phần mềm...

Lây nhiễm khi đang truy cập các trang web được cài đặt virus (theo cách vô tình
hoặc cố ý): Các trang web có thể có chứa các mã hiểm độc gây lây nhiễm virus và
phần mềm độc hại vào máy tính của người sử dụng khi truy cập vào các trang web
đó.

Lây nhiễm virus hoặc chiếm quyền điều khiển máy tính thông qua các lỗi bảo mật
hệ điều hành, ứng dụng sẵn có trên hệ điều hành hoặc phần mềm của hãng thứ ba.

 Virus có khả năng vô hiệu hoá phần mềm diệt virus

Một số virus có khả năng vô hiệu hoá hoặc can thiệp vào hệ điều hành làm tê liệt
phần mềm diệt virus. Sau hành động này chúng mới tiến hành lây nhiễm và tiếp tục
phát tán. Một số khác lây nhiễm chính vào phần mềm diệt virus, hoặc ngăn cản sự
cập nhật của các phần mềm diệt virus.

23.4 CÁCH PHÒNG CHỐNG VIRUS


Để không bị lây nhiễm virus thì ngắt kết nối khỏi mạng, không sử dụng ổ mềm, ổ
USB hoặc copy bất kỳ file nào vào máy tính. Tuy nhiên, nếu làm như vậy thì sẽ rất
hạn chế việc sử dụng máy tính của người sử dụng. Không thể khẳng định chắc chắn
bảo vệ an toàn 100% cho máy tính trước hiểm hoạ virus và các phần mềm hiểm độc,
nhưng chúng ta có thể hạn chế đến tối đa có thể và có các biện pháp bảo vệ dữ liệu
của mình.

 Sử dụng phần mềm diệt virus

Bảo vệ bằng cách trang bị thêm một phần mềm diệt virus có khả năng nhận biết
nhiều loại virus máy tính và liên tục cập nhật dữ liệu để phần mềm đó luôn nhận biết
được các virus mới.

Trên thị trường hiện có rất nhiều phần mềm diệt virus:

Trong nước (Việt Nam): Bkav, CMC…

Của nước ngoài: Avira, Kaspersky, AVG…


BÀI 23: VIRUS TIN HỌC KHÁI NIỆM 263
 Sử dụng tường lửa

Khi sử dụng tường lửa, các thông tin vào


và ra đối với máy tính được kiểm soát một
cách vô thức hoặc có chủ ý. Nếu một phần
mềm độc hại đã được cài vào máy tính có
hành động kết nối ra Internet thì tường lửa
có thể cảnh báo giúp người sử dụng loại bỏ
hoặc vô hiệu hoá chúng.

Sử dụng tường lửa bằng phần cứng: Sử dụng tường lửa bằng phần cứng không
phải tuyệt đối an toàn bởi chúng thường chỉ ngăn chặn kết nối đến trái phép, do đó
kết hợp sử dụng tường lửa bằng các phần mềm.

Sử dụng tường lửa bằng phần mềm: Các hệ điều hành họ Windows ngày nay đã
được tích hợp sẵn tính năng tường lửa bằng phần mềm, tuy nhiên thông thường các
phần mềm của hãng thứ ba có thể làm việc tốt hơn và tích hợp nhiều công cụ hơn so
với tường lửa phần mềm sẵn có của Windows.

 Cập nhật các bản sửa lỗi của hệ điều hành

Hệ điều hành Windows (chiếm đa số) luôn luôn bị phát hiện các lỗi bảo mật chính
bởi sự thông dụng của nó, tin tặc có thể lợi dụng các lỗi bảo mật để chiếm quyền điều
khiển hoặc phát tán virus và các phần mềm độc hại. Người sử dụng luôn cần cập nhật
các bản vá lỗi của Windows thông qua trang web Microsoft Update (cho việc nâng cấp
tất cả các phần mềm của hãng Microsoft) hoặc Windows Update (chỉ cập nhật riêng
cho Windows).
264 BÀI 23: VIRUS TIN HỌC KHÁI NIỆM

 Vận dụng kinh nghiệm sử dụng máy tính

Người sử dụng máy tính cần sử dụng triệt để các chức năng, ứng dụng sẵn có
trong hệ điều hành và các kinh nghiệm khác để bảo vệ cho hệ điều hành và dữ liệu
của mình. Một số kinh nghiệm tham khảo như sau:

Phát hiện sự hoạt động khác thường của máy tính: Nhận thấy sự hoạt động chậm
chạp của máy tính, nhận thấy các kết nối ra ngoài khác thường thông qua tường lửa
của hệ điều hành hoặc của hãng thứ ba. Mọi sự hoạt động khác thường này nếu
không phải do phần cứng gây ra thì cần nghi ngờ sự xuất hiện của virus.

Kiểm soát các ứng dụng đang hoạt động: Kiểm soát sự hoạt động của các phần
mềm trong hệ thống thông qua Task Manager để biết một phiên làm việc bình thường
hệ thống thường nạp các ứng dụng nào, chúng chiếm lượng bộ nhớ bao nhiêu, chiếm
CPU bao nhiêu, tên file hoạt động là gì...

Loại bỏ một số tính năng của hệ điều hành có thể tạo điều kiện cho sự lây nhiễm
virus: Theo mặc định Windows thường cho phép các tính năng Autorun giúp người sử
dụng thuận tiện cho việc tự động cài đặt phần mềm khi đưa đĩa CD hoặc đĩa USB vào
hệ thống. Chính các tính năng này được một số loại virus lợi dụng để lây nhiễm ngay
khi vừa cắm ổ USB hoặc đưa đĩa CD phần mềm vào hệ thống.

 Bảo vệ dữ liệu máy tính

Nếu như không chắc chắn 100% rằng có thể không bị lây nhiễm virus máy tính và
các phần mềm hiểm độc khác thì bạn nên tự bảo vệ sự toàn vẹn của dữ liệu của mình
trước khi dữ liệu bị hư hỏng do virus (hoặc ngay cả các nguy cơ tiềm tàng khác như
sự hư hỏng của các thiết bị lưu trữ dữ liệu của máy tính).

Sao lưu dữ liệu theo chu kỳ là biện pháp đúng đắn nhất hiện nay để bảo vệ dữ
liệu. Bạn có thể thường xuyên sao lưu dữ liệu theo chu kỳ đến một nơi an toàn như:
các thiết bị nhớ mở rộng (ổ USB, ổ cứng di động, ghi ra đĩa quang...), hình thức này
có thể thực hiện theo chu kỳ hàng tuần hoặc khác hơn tuỳ theo mức độ cập nhật,
thay đổi của dữ liệu của bạn.

Tạo các dữ liệu phục hồi cho toàn hệ thống không dừng lại các tiện ích sẵn có của
hệ điều hành (ví dụ System Restore của Windows Me, XP...) mà có thể cần đến các
BÀI 23: VIRUS TIN HỌC KHÁI NIỆM 265
phần mềm của hãng thứ ba, ví dụ bạn có thể tạo các bản sao lưu hệ thống bằng các
phần mềm ghost, các phần mềm tạo ảnh ổ đĩa hoặc phân vùng khác.

23.5 CÁC PHẦN MỀM DIỆT VIRUS


 Thông dụng

Hiện nay có rất nhiều phần mềm diệt virus, ở đây chỉ liệt kê một số phần mềm diệt
virus thông dụng và được nhiều người trên thế giới sử dụng và đánh giá là bảo vệ hữu
hiệu.

 Kaspersky Anti-Virus: Đứng trong danh sách các phần mềm diệt virus loại
tốt, thuộc hãng Kaspersky. Phần mềm không miễn phí, tích hợp phần cho phép
quét virus trực tuyến.
266 BÀI 23: VIRUS TIN HỌC KHÁI NIỆM

 McAfee: Phần mềm diệt virus và các phần mềm độc hại của hãng McAfee, phát
triển khá lâu và có uy tín, đây là phần mềm thương mại.
BÀI 23: VIRUS TIN HỌC KHÁI NIỆM 267
 Norton AntiVirus: Phần mềm diệt virus và các phần mềm độc hại của hãng
Symantec, được phát triển từ khá lâu, và được đánh giá tốt, đây là phần mềm
thương mại.

 Symantec Antivirus: Một phần mềm diệt virus khác cũng của hãng Symantec,
được đánh giá là "nhẹ", ít chiếm tài nguyên hơn so với Norton Antivirus. Phần
mềm này thường thích hợp với mạng nội bộ (các máy trạm cài bản client) với
sự quản lý của một máy chủ (được cài bản server). Phần mềm này có phiên
bản miễn phí.

 Diệt trực tuyến

Một số hãng cho phép quét virus và diệt virus khi người dùng kết nối với Internet.
Địa chỉ một số trang web quét virus trực tuyến như: Kaspersky.com, Virustotal.com,
Bitdefender.com
268 BÀI 23: VIRUS TIN HỌC KHÁI NIỆM

 Miễn phí

Hiện có nhiều phầm mềm diệt virus miễn phí rất hiệu quả và hoàn toàn không kèm
theo quảng cáo, trong đó có các phần mềm sau:

 avast! Antivirus
BÀI 23: VIRUS TIN HỌC KHÁI NIỆM 269
 AVG Anti-Virus free edition

 AVIRA Personal AntiVir( có quảng cáo nhưng không đáng kể)

You might also like