You are on page 1of 95

TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI

GIỚI THIỆU MÔN HỌC...........................................................................................5


CHƯƠNG 1: TTTM - PHƯƠNG THỨC GQTC......................................................6
I. KHÁI NIỆM VỀ TTTM.......................................................................................6
1. Các thuật ngữ liên quan...........................................................................................................6
2. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.....................................................................8
3. Điều kiện gqtc bằng trọng tài..................................................................................................9
4. Thẩm quyền của TA đối với hoạt động TT và từ chối thụ lý khi có TTTT.............................9
5. Thẩm quyền của CQ THA đối với việc thi hành PQTT, quyết định áp dụng BPKCTT của
HĐTT....................................................................................................................................11
6. Thương lượng, hòa giải trong tố tụng trọng tài......................................................................11
7. Địa điểm gqtc bằng TT..........................................................................................................12
8. Gửi thông báo và trình tự gửi................................................................................................12
9. Mất quyền phản đối...............................................................................................................12
10.Áp dụng luật giải quyết tranh chấp........................................................................................13
II. THỎA THUẬN TRỌNG TÀI.............................................................................13
1. Quyền lựa chọn phương thức gqtc của ntd............................................................................13
2. Tính độc lập của thỏa thuận trọng tài....................................................................................13
3. Hình thức của thỏa thuận trọng tài........................................................................................14
4. Thỏa thuận trọng tài vô hiệu..................................................................................................14
III. TRUNG TÂM TRỌNG TÀI VÀ TRỌNG TÀI VIÊN...........................................15
1. Thủ tục thành lập và chấm dứt hoạt động của Trung tâm Trọng tài......................................15
2. Tiêu chuẩn và quyền, nghĩa vụ..............................................................................................15

CHƯƠNG 2: THỎA THUẬN TRỌNG TÀI...........................................................16


I. TRANH CHẤP THUỘC THẨM QUYỀN T.TÀI................................................16
1. T/c phát sinh từ hoạt động T/mại...........................................................................................16
2. T/c mà ít nhất một bên có hoạt động thương mại..................................................................16
3. T/c theo qui định của pháp luật ( các luật khác qui định)......................................................17
II. THỎA THUẬN CÒN GIÁ TRỊ PHÁP LÝ..........................................................17
1. Xác định pháp luật điều chỉnh thỏa thuận..............................................................................17
2. Nội dung pháp luật VN về thỏa thuận...................................................................................18

CHƯƠNG 3: PHÂN ĐỊNH THẨM QUYỀN GIỮA TA VÀ TT-VAI TRÒ CỦA
TA VỚI TT TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI.......................................20
I. PHÂN ĐỊNH THẨM QUYỀN GIỮA TA VÀ TT................................................20
1. CSPL.....................................................................................................................................20
2. Nhận xét................................................................................................................................20
3. TA xem xét thụ lý và giải quyết theo thẩm quyền nếu tranh chấp thuộc một trong các trường
hợp sau:.................................................................................................................................20
II. THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TRỌNG TÀI..............24
1. Tổng quan.............................................................................................................................24
2. Xác định tòa có thẩm quyền đối với hoạt động trọng tài.......................................................25
III. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG TRONG SLIDE.........................................................27
CHƯƠNG 4: TRỌNG TÀI VIÊN VÀ TRUNG TÂM TRỌNG TÀI.....................28
I. TRỌNG TÀI VIÊN............................................................................................28
1. Yêu cầu đối với TTV............................................................................................................28
2. Quyền và nghĩa vụ của TTV.................................................................................................29
II. TRUNG TÂM TRỌNG TÀI...............................................................................29
CHƯƠNG 5: TỐ TỤNG TRỌNG TÀI VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN.............30
I. THỜI ĐIỂM BẮT ĐẦU VÀ CHẤM DỨT TỐ TỤNG TT...................................30
1. Thời điểm bắt đầu.................................................................................................................30
2. Thời điểm kết thúc................................................................................................................31
II. ĐỊA ĐIỂM VÀ NGÔN NGỮ TỐ TỤNG TT......................................................31
1. Địa điểm................................................................................................................................31
2. Ngôn ngữ..............................................................................................................................32
III. ĐƠN KIỆN, BẢN TỰ BẢO VỆ VÀ ĐƠN KIỆN LẠI..........................................33
1. Đơn kiện................................................................................................................................33
2. Bản tự bảo vệ........................................................................................................................33
IV. PHÍ TRỌNG TÀI..............................................................................................34
V. CHỨNG CỨ VÀ NHÂN CHỨNG TRONG TỐ TỤNG TRỌNG TÀI.................35
1. Chứng cứ...............................................................................................................................35
2. Người làm chứng..................................................................................................................35
VI. GỬI THÔNG BÁO VÀ TRÌNH TỰ GỬI THÔNG BÁO....................................35
VII. THƯƠNG LƯỢNG VÀ HÒA GIẢI TRONG TỐ TỤNG TRỌNG TÀI...............36
1. Khái niệm..............................................................................................................................36
2. Thành phần............................................................................................................................37
3. Thủ tục phiên họp..................................................................................................................37
4. Đình chỉ gqtc bằng trọng tài..................................................................................................38

CHƯƠNG 6: BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI, PHÁP LUẬT ĐIỀU
CHỈNH NỘI DUNG TRANH CHẤP, PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI..............39
I. CÁC BPKCTT DO TRỌNG TÀI ÁP DỤNG.....................................................39
1. Tổng quan.............................................................................................................................39
2. Thủ tục áp dụng.....................................................................................................................39
3. Bảo đảm tài chính..................................................................................................................40
4. Chủ thể ban hành BPKCTT...................................................................................................40
5. Thủ tục ban hành BPKCTT..................................................................................................40
6. Các loại BPKCTT trong tố tụng TT.....................................................................................41
7. Người thi hành......................................................................................................................41
8. Cưỡng chế thi hành...............................................................................................................41
9. Thay đổi, bổ sung, hủy bỏ BPKCTT.....................................................................................41
10.Bồi thường thiệt hại do áp dụng BPKCTT khác hoặc vượt quá yc của bên yc mà gây thiệt hại
cho bên yc, bên bị áp dụng, bên thứ ba.................................................................................42
II. BPKCTT DO TÒA ÁN ÁP DỤNG....................................................................42
1. Thời điểm yc áp dụng............................................................................................................42
2. Tòa án có thẩm quyền...........................................................................................................43
III. PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG TRANH CHẤP.................................44
1. TC không có yếu tố nước ngoài............................................................................................44
2. TC có yếu tố nước ngoài.......................................................................................................44
IV. PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI.............................................................................45
1. Một số vấn đề cơ bản về phán quyết.....................................................................................45
2. Ban hành và yêu cầu đối với phán quyết...............................................................................45
3. Đăng ký phán quyết..............................................................................................................46
4. Tính chung thẩm và hiệu lực của phán quyết........................................................................46
5. Căn cứ, thủ tục và hậu quả của hủy phán quyết.....................................................................46

CHƯƠNG 7: TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI, THỦ TỤC CÔNG NHẬN VÀ CHO
THU HÀNH PQ TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI TẠI VN..................................48
I. VẤN ĐỀ THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN VN KHI CÁC BÊN CHỌN TRỌNG TÀI
NƯỚC NGOÀI..................................................................................................48
1. Thẩm quyền gqtc...................................................................................................................48
2. Thẩm quyền áp dụng BPKCTT.............................................................................................50
II. VẤN ĐỀ THẨM QUYỀN TRỌNG TÀI VN........................................................51
III. CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI NƯỚC
NGOÀI.............................................................................................................. 51
1. Tổng quan.............................................................................................................................51
2. Khái niệm quyết định trọng tài nước ngoài...........................................................................52
3. Điều kiện và thủ tục công nhận , cho thi hành tại VN QĐTT nước ngoài.............................54
CHƯƠNG 8: THỦ TỤC TỐ TỤNG TRỌNG TÀI.................................................55
I. TRỌNG TÀI QUY CHẾ....................................................................................55
II. TRỌNG TÀI VỤ VIỆC......................................................................................57
III. THỦ TỤC TỐ TỤNG TRONG CÁC TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ ĐỐI VỚI
TRỌNG TÀI QUY CHẾ....................................................................................58
1. Trường hợp tranh chấp có 1 bị đơn.......................................................................................58
2. Trường hợp nhiều bị đơn.......................................................................................................59
3. Trường hợp 1 TTV duy nhất.................................................................................................60
IV. THỦ TỤC TỐ TỤNG TRONG CÁC TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ ĐỐI VỚI
TRỌNG TÀI VỤ VIỆC......................................................................................60
1. Trường hợp tranh chấp có 1 bị đơn.......................................................................................61
2. Trường hợp tranh chấp có nhiều bị đơn................................................................................62
3. Trường hợp có TTV duy nhất...............................................................................................63
V. CÁC THỦ TỤC KHÁC.....................................................................................63
1. Thay đổi trọng tài viên..........................................................................................................63
2. Xem xét thỏa thuận trọng tài.................................................................................................67
3. Khiếu nại quyết định của HĐTT...........................................................................................69
4. Thẩm quyền xác minh sự việc của HĐTT.............................................................................71
5. Biện pháp khẩn cấp tạm thời.................................................................................................73
VI. PHIÊN HỌP GQTC..........................................................................................77
1. Chuẩn bị phiên họp, thành phần và thủ tục gqtc....................................................................77
2. Hoãn phiên họp qgtc.............................................................................................................78
3. Hòa giải - công nhận hòa giải thành......................................................................................78
4. Đình chỉ gqtc.........................................................................................................................79
VII. PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI.............................................................................80
1. Nguyên tắc............................................................................................................................80
2. Nội dung, hình thức, hiệu lực................................................................................................81
3. Đăng ký phán quyết trọng tài ad hoc.....................................................................................81
4. Sửa chữa, giải thích phán quyết.............................................................................................83
5. Sửa chữa, phán quyết bổ sung...............................................................................................84
6. Lưu trữ hồ sơ trọng tài...........................................................................................................84
7. Hủy phán quyết trọng tài.......................................................................................................85
8. TA xét đơn hủy phán quyết trọng tài.....................................................................................86
9. Lệ phí tòa liên quan trọng tài.................................................................................................88

ÔN TẬP KIỂM TRA.................................................................................................89


GIỚI THIỆU MÔN HỌC

Tổng quan

- Liên quan đến trọng tài trong kinh doanh thương mại.
- Có nhiều phương thức gqtc ngoài tố tụng tại tòa: hòa giải, trọng tài,… => phạm vi môn học
là trọng tài.
- Ở nhiều nước trọng tài chiếm ưu thế hơn do tính bảo mật => bảo mật cũng là yêu cầu của
trọng tài.
- VBPL:
+Luật TTTM
+Nghị định 63 của CP về việc thành lập trọng tài
+ Công ước New York 1958
+Luật mẫu UNCITRAL
+ email thầy gửi

Thuật ngữ viết tắt

+TTTM: Trọng tài Thương mại


+TTTT: Thỏa thuận Trọng tài
+ĐKTT: Điều khoản Trọng tài
+PQTT: phán quyết Trọng tài
+HĐTT: Hội đồng Trọng tài
+BPKCTT: biện pháp khẩn cấp tạm thời
+QC THA: cơ quan thi hành án
CHƯƠNG 1: TTTM - PHƯƠNG THỨC GQTC

I. KHÁI NIỆM VỀ TTTM

1. Các thuật ngữ liên quan

a. Trọng tài thương mại

- Điều 3(1) Luật TTTM


- Là phương thức gqtc do các bên thỏa thuận.
- Được tiến hành theo Luật TTTM.

b. Thỏa thuận trọng tài

- Điều 3(2) Luật TTTM


- Là thoả thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát
sinh hoặc đã phát sinh.
=> Có thể xác lập trước và sau khi tranh chấp xảy ra, có giá trị như nhau:
+Trước: thường là một điều khoản trong hợp đồng của các bên (ĐKTT).
+Sau: Tranh chấp => thỏa thuận bằng một văn bản riêng biệt.

c. Trọng tài Quy chế

- Điều 3(6) Luật TTTM


- Là một hình thức của phương thức trọng tài (hay hình thức gqtc).
- Theo đó tranh chấp được giải quyết tại một trung tâm trọng tài do các bên lựa chọn
=> chỉ có trung tâm đó được giải quyết => muốn chọn trung tâm khác thì phải thỏa
thuận lại.

d. Trọng tài Vụ việc

- Điều 3(7)
- Cũng là một hình thức gqtc (TA gọi là “ad hoc”).
- Các bên có thể tự tạo ra quy tắc trọng tài riêng.
- Các bên không chọn trung tâm trọng tài nào cả mà sẽ chọn trọng tài viên (chọn tên
sẵn) => khi có tranh chấp mời họ đến, nếu họ từ chối phải mời người khác.
e. Địa điểm gqtc

- Khái niệm ở Điều 3(8), giải thích rõ hơn ở Điều 11 Luật TTTM
- Là nơi trọng tài tiến hành gqtc, theo thỏa thuận lựa chọn các bên hoặc HĐTT quyết
định. Có thể tiến hành ở trong hoặc ngoài lãnh thổ VN.
+Nếu địa điểm giải quyết tranh chấp được tiến hành trên lãnh thổ Việt Nam thì phán
quyết phải được coi là tuyên tại Việt Nam mà không phụ thuộc vào nơi Hội đồng trọng
tài tiến hành phiên họp để ra phán quyết đó. [1]
- Tinh thần của Điều 11: nếu các bên không thỏa thuận địa điểm => trọng tài chọn nơi
phù hợp (để thẩm định giá,…).

f. Phán quyết Trọng tài [2]

- Quyết định trọng tài: là quyết định của HĐTT trong quá trình gqtc => không phải
quyết định cuối cùng.
- Phán quyết trọng tài: là phán quyết cuối cùng, thể hiện tranh chấp được giải quyết,
chấm dứt tố tụng.

g. Trọng tài nước ngoài

- Điều 3(11), lưu đây là ý thuật ngữ khó


- Được thành lập theo quy định của luật trọng tài nước ngoài, do các bên thỏa thuận
lựa chọn, có thể tiến hành gqtc ở trong lẫn ngoài lãnh thổ VN.
- Phán quyết ban hành phải thông qua thủ tục công nhận và cho thi hành tại VN
(BLTTDS, tham khảo thêm Công ước New York).

h. Trọng tài Việt Nam bao gồm trọng tài quốc tế và trọng tài trong nước

- Cả TT trong nước và quốc tế 3 đều là trọng tài được thành lập theo pháp luật VN =>
phân biệt với “trọng tài nc ngoài”.
- Phán quyết ban hành ra được thi hành ngay mà không cần thông qua các thủ tục công
nhận và cho thi hành.

1
Thỏa thuận ở VN => được xem là giải quyết ở VN: VD: các bên chọn ICC (ở HN hoặc TPHCM), nếu thỏa thuận rồi mà
chọn nước khác thì không được => quy định này mâu thuẫn Công Ước New York.
2
Thỏa thuận trọng tài theo quy định của luật cũ: trong pháp lệnh trọng tài cũ, thuật ngữ này không tồn tại, tất cả đều
được xem là “quyết định trọng tài” => Sửa lại v khó phân biệt “quyết định mang tính sau cùng” các loại quyết định khác
vì trong quá trình gqtc trọng tài có thể ra nhiều loại quyết định khác nhau => để khắc phục sự không rõ ràng giữa các
quyết định trọng tài => Luật TTTM hiện hành bổ sung thuật ngữ “phán quyết trọng tài”.
3
Lưu ý: “TT quốc tế” là thuật ngữ dùng trong nhiều tài liệu nhưng không có ghi nhận chính thức trong luật
- Khác:
+Yếu tố nước ngoài: Trong nước = gqtc không có yếu tố nước ngoài [4], quốc tế = gqtc
có yếu tố nước ngoài.
+Ngôn ngữ: Điều 10(2) Luật TTTM, trong nước = TV (trừ DN có vốn nước ngoài),
quốc tế = các bên được lựa chọn ngôn ngữ hoặc HĐTT quyết định.
+Luật áp dụng: trong nước = luật VN, quốc tế = các bên thỏa thuận hoặc HĐTT chọn [5].

2. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài


- Điều 4 Luật TTTM, có năm nguyên tắc:

1. Trọng tài viên phải tôn trọng thoả thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều
cấm và trái đạo đức xã hội.
+Cơ bản nhất.

2. Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật.
+Tương tự TTHS hay DS.

3. Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm
tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
+Tương tự TTHS hay DS.

4. Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các
bên có thỏa thuận khác.
+Khác với TTDS: trong TTDS các vụ án được xét xử công khai trừ vụ án liên quan đến
bí mật quốc gia, đời tư, công nghệ,…tuy xét xử kín nhưng vẫn tuyên công khai.
+Trọng tài thì không công khai trừ khi các bên muốn. Nhìn chung các doanh nghiệp ưa
chuộng loại hình trọng tài mặc dù tốn kém hơn vì lý do bảo mật này.

5. Phán quyết trọng tài là chung thẩm.


+”Final and binding”
+Không thể kháng cáo.
+Các bên muốn hủy phải nhờ Tòa xem xét. Bản thân TA cũng không được can thiệp nội
dung của phán quyết mà chỉ xác định căn cứ để hủy (lời khai các bên,…).

4
Yếu tố nước ngoài: thuật ngữ này được nêu trong BLDS 2015, có nghĩa: (i) trong qh có ít nhất một cá nhân pháp nhân
nước ngoài; (ii) tất cả đều là VN nhưng việc xác lập thay đổi chấm dứt qh diễn ra ở nước ngoài; (iii) đối tượng của hợp
đồng ở nước ngoài (không nằm ở lãnh thổ VN).
5
Lưu ý: Mặc dù ĐKTT có thể nằm trong hợp đồng nhưng uật điều chỉnh thỏa thuận trọng tài không đương nhiên là luật
điều chỉnh hợp đồng! Lý do: tính độc lập của thỏa thuận trọng tài.
3. Điều kiện gqtc bằng trọng tài
- Điều kiện cần và đủ:
+Tranh chấp chỉ được giải quyết khi các bên có thỏa thuận trọng tài, thỏa thuận đó phải hợp lệ.
+Tranh chấp phải thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài.

- Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận là cá nhân chết hoặc mất nlhv:
+TTTT vẫn có giá trị với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đã chết trừ
khi các bên thỏa thuận khác.

- Trường hợp một bên tham gia thỏa thuân là tổ chức chấm dứt hoạt động, phá sản, giải thể,
hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức:
+TTTT vẫn có hiệu lực với tổ chức tiếp nhận quyền nghĩa vụ của tổ chức đó trừ các bên có
thỏa thuận khác.

4. Thẩm quyền của TA đối với hoạt động TT và từ chối thụ lý khi có TTTT

Trường hợp các bên đã có TTTT mà một bên khởi kiện tại TA thì TA từ chối thụ lý,
trừ khi TTTT vô hiệu hoặc không thể thực hiện

- Nếu các bên có thỏa thuận trọng tài mà kiện ra tòa thì tòa bắt buộc phải từ chối thụ lý,
trừ trường hợp thỏa thuận vô hiệu hoặc thỏa thuận không thể thực hiện (Điều 6 Luật
TTTM).
+Vì vậy khi tòa tiếp nhận đơn kiện (nhất là tranh chấp về kinh doanh thương mại) thì TA
phải xác định (i) các bên có thỏa thuận trọng tài hay chưa (ii) thỏa thuận đó có hợp lệ hay
thực hiện được không.
+Theo luật cũ, các bên vừa thỏa thuận tòa án vừa thỏa thuận trọng tài => thỏa thuận vô
hiệu. Theo luật hiện hành (02/2022) => ai nhận trước có thẩm quyền => sẽ phải hỏi các
bên đã giải quyết bằng bên kia hay chưa.
+Nghị quyết 01/2014 ưu tiên trọng tài giải quyết (ngoại lệ so với Điều 6 Luật TTTM): giả
sử trọng tài đang giải quyết mà sai => tòa án vẫn không được can thiệp => chờ tranh chấp
được giải quyết xong => các bên mới được đưa ra tòa => tòa mới tuyên vô hiệu.

- Điều 2(2)(c) NQ 01/2014 HĐTP:


+Trọng tài không có thẩm quyền nhưng đã thụ lý giải quyết, về nguyên tắc TA không được
thụ lý, sau khi giải quyết xong => các bên khiếu nại TA mới giải quyết => ưu tiên TT giải
quyết nhưng rườm rà.
Tóm tắt thẩm quyền:
- Thỏa thuận nước đôi => qua Tòa => Tòa vẫn thụ lý
- Thỏa thuận nước đôi => qua TT => lại qua Tòa => Tòa từ chối

- Điều 2(3) NQ 01/2014 nói thêm về một số trường hợp mà TA được giải quyết dù đã có
TTTT.

Trường hợp các bên đã có thỏa thuận lựa chọn một TA cụ thể để hỗ trợ hoạt động của
TT thì TA có thẩm quyền là TA được các bên lựa chọn

- Điều 7 Luật TTTM


- Một số trường hợp trọng tài cần hỗ trợ từ tòa án:
+VD: chỉ định trọng tài viên ad hoc, thay đổi trọng tài viên, triệu tập người làm chứng, thu
thập chứng cứ, áp dụng BPKCTT, đăng ký phán quyết, hủy phán quyết,…
=> các bên lựa chọn tòa án nào được hỗ trợ trọng tài (VD: các bên giải quyết ở TPHCM có
thể chọn tòa án ở tỉnh nào hỗ trợ cũng được).

Trường hợp các bên không có thỏa thuận lựa chọn Tòa án, thẩm quyền TA xác định
theo Điều 7(2) Luật TTTM:

- Trong hỗ trợ hoạt động trọng tài, chỉ có TA cấp tỉnh, tp trực thuộc TW mới có thẩm
quyền (Điều 7(3) Luật TTTM). Có 8 việc cần hỗ trợ:

1. Đình chỉ TTV:


+Căn cứ vào nơi cư trú của bị đơn.
+Trường hợp nhiều bị đơn => tòa án ở nơi cư trú của một trong các bị đơn (ưu tiên ở Việt
Nam, liên quan đến thẩm quyền riêng).

2. Thay đổi TTV:


+Tòa án nơi trọng tài giải quyết tranh chấp [6] sẽ xác định.

3. Khiếu nại quyết định của HĐTT:


+Về TTTT vô hiệu, không thể thực hiện, thẩm quyền của HĐTT => thẩm quyền thuộc về
TA nơi HĐTT ra quyết định

6
Nơi giải quyết tranh chấp: được làm rõ ở Điều 5(4)(a) NQ 01/2014, à nơi mà người yêu cầu phải chứng minh tranh chấp
xảy ra ở đâu để TA xác định thẩm quyền của TA nào, nếu không chứng minh được thì TA sẽ hướng dẫn, bắt buộc HĐTT
xác định nơi giải quyết.
4. Yêu cầu thu thập chứng cứ:
+TA nơi có chứng cứ cần thu thập.

5. Yêu cầu áp dụng BPKCTT:


+TA nơi BPKCTT cần được áp dụng.

6. Triệu tập người làm chứng:


+TA nơi cư trú của người làm chứng.

7. Yêu cầu hủy phán quyết TT


+TA nơi HĐTT đã tuyên phán nquyết

8. Đăng ký phán quyết TT ad hoc


+TA nơi HĐTT đã tuyên phán nquyết

5.Thẩm quyền của CQ THA đối với việc thi hành PQTT, quyết định áp dụng
BPKCTT của HĐTT
- Điều 8 Luật TTTM
- “Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền” là: CQ THA dân sự cấp tỉnh, tp trực thuộc
TW (SG, HN, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng) nơi HĐTT ra phán quyết hay nơi
BPKCTT cần được áp dụng.
- Cần CQ THA vì: Trọng tài không phải CQNN, không đại diện NN, là tổ chức phi chính
phủ (mặc dù vẫn đặt dưới sự quản lý của BTP và Sở TP). Vì vậy nếu muốn thực thi
phán quyết hay BPKCTT cần có CQ THA hỗ trợ.

6. Thương lượng, hòa giải trong tố tụng trọng tài


- Trong quá trình tố tụng trọng tài, các bên có quyền tự do thương lượng, thỏa thuận với
nhau về việc gqtc.
- Hoặc yêu cầu HĐTT hòa giải để các bên thỏa thuận với nhau về việc gqtc.

7. Địa điểm gqtc bằng TT


- Điều 3(8) Luật TTTM: “Địa điểm giải quyết tranh chấp là nơi HĐTT tiến hành gqtc
theo sự thỏa thuận lựa chọn của các bên hoặc do HĐTT quyết định nếu các bên không
có thỏa thuận. Nếu địa điểm gqtc được tiến hành trên lãnh thổ VN thì phán quyết phải
được coi là tuyên tại Việt Nam mà không phụ thuộc vào nơi HĐTT tiến hành phiên họp
để ra phán quyết đó.”

8. Gửi thông báo và trình tự gửi


- Nếu các bên không có thỏa thuân thì theo thủ tục tại Điều 12 Luật TTTM.
- Lưu ý thủ tục có thể khó hơn nhưng không được trái luật.
- Văn thư giao dịch và tài liệu khác phải gửi đến các trọng tài viên và lưu tại trung tâm.

- Địa chỉ chính xác:


+Địa chỉ được mặc nhiên là chính xác, trọng tài chỉ cần chứng minh đã gửi đến địa chỉ đó,
nên người đưa địa chỉ sai không được khiếu nại.

- Ngày nhận là ngày các bên đã nhận hoặc được cho là đã nhận.
+Đối với email: thời điểm người gửi đã gửi (nhấn “enter”).
+Thời hạn nhận thông báo tài liệu tính từ ngày tiếp theo sau ngày các bên được cho là đã
nhận (ví dụ gửi vào thứ Năm thì thời hạn tính từ 0h00 ngày thứ Sáu)
+Nếu ngày tiếp theo sau là ngày nghỉ, ngày lễ,… => thời hạn bắt đầu từ ngày làm việc tiếp
theo sau (ví dụ gửi thứ Sáu thì thời hạn tính từ 0h00 ngày thứ Hai)

9. Mất quyền phản đối


- Điều 13 Luật TTTM, Điều 6 Nghị quyết 01/2014.
- Nếu một bên phát hiện vi phạm không phản đối trong thời hạn luật định mà vẫn tiếp tục
thực hiện tố tụng => mất quyền phản đối với những vi phạm.
+Là nguyên tắc mâu thuẫn hành vi trong tố tụng: biết việc làm sai nhưng để mặc nó diễn
ra, đến khi có phán quyết bất lợi thì mới khiếu nại => cấm.
- Lưu ý “người tiêu dùng” được quyền đồng ý hay không đồng ý giải quyết bằng trọng
tài.
- Thời hạn:
+Nếu luật không quy định thời hạn thì thời hạn xác định theo thỏa thuận các bên.
+Nếu không có thỏa thuận hoặc trung tâm trọng tài cũng không có quy định => thực hiện
trước thời điểm HĐTT tuyên phán quyết.

10. Áp dụng luật giải quyết tranh chấp


- Điều 14 Luật TTTM.
- Tranh chấp không có yếu tố nước ngoài: luật VN.
- Tranh chấp có yếu tố nước ngoài: các bên lựa chọn, nếu không thì HĐTT lựa chọn luật
phù hợp nhất
- Trường hợp các bên thỏa thuận luật VN mà không có quy định để giải quyết => áp dụng
tập quán quốc tế , nhưng nếu tập quán mâu thuẫn luật VN => không được áp dụng.
- Lưu ý:
+Điều 14 Luật TTTM chỉ đề cập việc lựa chọn luật nội dung (cho hợp đồng) để áp dụng.
+Vì vậy các bên phải thỏa thuận chọn luật điều chỉnh điều khoản trọng tài, nếu không thì
HĐTT sẽ có các phương thức để xác định: (i) áp dụng nguyên tắc xung đột luật, nếu
không có nguyên tắc này ở trung tâm thì (ii) áp dụng nguyên tắc xung đột luật của pháp
luật ở nơi tiến hành gqtc (liên quan tư pháp quốc tế, buổi sau học kỹ hơn).

II. THỎA THUẬN TRỌNG TÀI

1. Quyền lựa chọn phương thức gqtc của ntd


- Điều 17 Luật TTTM
- Đ/v tranh chấp giữa nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng, thì người tiêu
dùng vẫn được quyền lựa chọn Trọng tài hoặc Tòa án để giải quyết tranh chấp.
- Nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ chỉ được quyền khởi kiện tại Trọng tài nếu được người
tiêu dùng chấp thuận

2. Tính độc lập của thỏa thuận trọng tài


- Điều 19 Luật TTTM
- Thoả thuận trọng tài hoàn toàn độc lập với hợp đồng, thể hiện ở luật điều chỉnh 2 vấn đề
khác nhau.
- Việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng vô hiệu hoặc không thể thực hiện
được không làm mất hiệu lực của thoả thuận trọng tài.

3. Hình thức của thỏa thuận trọng tài

- Điều 16 Luật TTTM


- Thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp
đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng.
- Thoả thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản. Các hình thức thỏa thuận sau
đây cũng được coi là xác lập dưới dạng văn bản (Điều 16(2)):
+Thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử
và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
+Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên.
+Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng
văn bản theo yêu cầu của các bên;
+ Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài
như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác;
+Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thoả thuận
do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận.

4. Thỏa thuận trọng tài vô hiệu


*Có 06 trường hợp dẫn đến thỏa thuận vô hiệu:
- Tranh chấp phát sinh không thuộc thẩm quyền trọng tài:
+Trọng tài chỉ có thẩm quyền trong hoạt động thương mại: Hay chỉ quy định trong Điều 2
LTM và Luật TTDS. Cần phân biệt kinh doanh thương mại với kinh doanh dân sự.
+Và các trường hợp cụ thể pháp luật quy định được giải quyết bằng trọng tài. VD: LDN
quy định trọng tài có thể hủy bỏ nghị quyết ĐHĐCĐ.
- Người xác lập thỏa thuận không có thẩm quyền (Điều 3 Nghị quyết 101/2014).
- Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của
BLDS.
- Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều 16 của Luật
TTTM.
- Một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng
tài và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu.
- Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật.

III. TRUNG TÂM TRỌNG TÀI VÀ TRỌNG TÀI VIÊN

1. Thủ tục thành lập và chấm dứt hoạt động của Trung tâm Trọng tài
Toàn bộ Chương IV của Bộ luật từ điều 23 cho đến điều 29 qui định về Trung tâm TT.
Điều 24. Điều kiện và thủ tục thành lập Trung tâm trọng tài
Điều 25. Đăng ký hoạt động của Trung tâm trọng tài
Điều 26. Công bố thành lập Trung tâm trọng tài
Điều 29. Chấm dứt hoạt động của Trung tâm trọng tài

2. Tiêu chuẩn và quyền, nghĩa vụ


*Chương III của bộ luật gồm 3 điều từ 20 đến 22 qui định về tiêu chuẩn, quyền và nghĩa
vụ của trọng tài viên (Điều 20 và 21)

a. Tiêu chuẩn trọng tài viên

- Điều 20 Luật TTTM


- Khoản 1 quy định tiêu chí trở thành TTV.
+Lưu ý người không có trình độ đại học vẫn có thể trở thành TTV (khoản c)
- Khoản 2 quy định những người đáp ứng khoản 1 nhưng không được làm trọng tài
viên:
+Đang là thẩm phán, ksv,…
+Đang là bị cáo, bị can,… chấp hành án hoặc chưa bị xóa án tích.
- Các trung tâm trọng tài có thể đề tiêu chuẩn cao hơn nhưng không được trái luật

b. Quyền, nghĩa vụ

- Điều 21 Luật TTTM

____________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________
CHƯƠNG 2: THỎA THUẬN TRỌNG TÀI

*Đặc điểm cần nhớ:


- Có thể xác lập trước hoặc sau khi tranh chấp phát sinh (giá trị pháp lý như nhau)
- TTTT cần điều kiện cần (thuộc thẩm quyền) và điều kiện đủ (TTTT có giá trị pháp lý)

I. TRANH CHẤP THUỘC THẨM QUYỀN T.TÀI


- Điều 2 Luật TTTM

1. T/c phát sinh từ hoạt động T/mại


- Luật TTTM không có định nghĩa liên quan hoạt động thương mại => các vbpl đề cập
đến hoạt động thương mại
- Định nghĩa hoạt động thương mại tại LTM
- Điều 29 Luật TTDS 2004 liệt kê, Luật TTDS hiện hành không còn liệt kê
=> Là hoạt động thương mại mà Luật TTTM đề cập
- NQ 03/2012 vẫn còn hiệu lực (chưa có văn bản bãi bỏ) => không đi sâu vào chủ thể mà
về quan hệ => mở rộng thẩm quyền TA đối với các tranh chấp kinh doanh tm. Trong
đó: dù không có mục đích kinh doanh nhưng có mục đích lợi nhuận (không có nghĩa có
lời => vẫn có thể lỗ) => vẫn thuộc tòa kinh tế. (khác với việc 1 bên không có mục đích
lợi nhuận = tòa dân sự).
=> thầy không đồng ý cách giải thích này: (i) phải thêm yếu tố đăng ký kinh doanh, (ii)
sai thẩm quyền ban hành - đáng lẽ ra UBTVQH phải là người ban hành chứ không phải
HĐTP

2. T/c mà ít nhất một bên có hoạt động thương mại


- Các giải thích word-by-word => vô tình mở rộng thẩm quyền trọng tài => không phù
hợp xu thế thế giới.
- Cách giải thích 2:
+Nếu chỉ một bên có hoạt động tm = thẩm quyền tt. VD: doanh nghiệp chuyên về may
mặc => bán ra thị trường = hđ thương mại, tuy nhiên những hoạt động khác như mua
nguyên vật liệu, trang thiết bị, xây dựng xưởng, cho công nhân đi du lịch,… = hỗ trợ sx,
tăng năng suất => đạt mục đích lợi nhuận
- Ví dụ: A vận chuyển hàng cho cty B bị xe đâm phát sinh quan hệ BTTH ngoài hợp đồng lúc
này trọng tài ko có thẩm quyền.
Chốt

- Không nên tập trung vào chủ thể, nên tập trung bản chất của hoạt động thương mại
=> cách giải thích này phù hợp với Luật TTTM hiện hành và xu hướng thế giới => nên
bỏ NQ 03/2012

3. T/c theo qui định của pháp luật ( các luật khác qui định)
- VD1: Điều 147 LDN 2014 có điều khoản yêu cầu hủy bỏ NQ ĐHĐCĐ có thể do trọng
tài giải quyết => phù hợp Điều 2(3) Luật TTTM
- VD2: Điều 14 Luật đầu tư - khoản 1: tranh chấp kinh doanh ở VN giải quyết thông qua
thương lượng và hòa giải
- VD3: Luật chứng khoán Điều 133
- VD4: Điều 173 Luật hàng không
- VD5: Điều 538 Bộ luật Hàng hải
- VD6: Điều 146 Luật xây dựng 2014
- VD7: Điều 198 Luật SHTT 2005

II. THỎA THUẬN CÒN GIÁ TRỊ PHÁP LÝ


*Tất nhiên là giá trị pháp lý tại thời điểm phát sinh tranh chấp

1. Xác định pháp luật điều chỉnh thỏa thuận

Khi có xung đột pháp luật

- Tranh chấp không có yếu tố nước ngoài = không có xung đột do chỉ áp dụng luật VN
- Trong các tranh chấp có yếu tố nước ngoài:
+Điều 14 Luật TTTM: hạn chế = chỉ nói về luật điều chỉnh nội dung hợp đồng, không nói đến
luật điều chỉnh TTTT
+Xác định bằng cách:
· Tôn trọng thỏa thuận các bên
· Trường hợp các bên không thỏa thuận: HĐTT ưu tiên áp dụng nguyên tắc tố tụng trọng
tài mà các bên sử dụng
· Nếu không có nguyên tắc: ưu tiên áp dụng luật nơi tiến hành trọng tài (place of
arbitration)
- Nhận xét:
+Luật VN quy định rối ren về vấn đề này
+Ở một số nước thông luật, nếu không có thỏa thuận => luật điều chỉnh hợp đồng = luật điều
chỉnh TTTT,… => trọng tài có thể xem xét. (tìm hiểu thêm ở môn Tư pháp quốc tế)

Khi có thay đổi pháp luật

- Trước khi có pháp lệnh trọng tài => không có quy định về trường hợp TTTT bị vô hiệu
=> HIẾM KHI TA tuyên hủy TTTT.
- Khi có pháp lệnh: nếu các bên không có thỏa thuận bổ sung => TTTT vô hiệu.
- Luật hiện hành quy định tại Điều 10: các bên không thỏa thuận bổ sung => quyền thỏa
thuận chọn trọng tài, luật áp dụng thuộc về nguyên đơn.
- Chốt: có bất cập nhưng theo luật thì áp dụng luật tại thời điểm xác lập.

2. Nội dung pháp luật VN về thỏa thuận

a. Khái niệm thỏa thuận

- Pháp lệnh: là thỏa thuận giữa các bên cam kết và gqtc những tranh chấp có thể và đã
phát sinh trong hoạt động TM.
- Luật TTTM hiện hành: Điều 3(2) => nhìn chung cách giải thích không thay đổi so
với pháp lệnh.
- Luật VN thừa nhận hai loại thỏa thuận: trước và sau khi tranh chấp phát sinh, có giá
trị pháp lý ngang nhau => bản chất của TTTT là giao dịch => là hợp đồng, không
phải hvplđv

b. Xác định sự tồn tại của TTTT

- Dựa vào thời điểm hình thành và thời điểm chuyển giao TTTT.
- Lưu ý:
+TTTT phải ghi rõ trọng tài có thẩm quyền gqtc!
+TTTM thường được xác lập trước (điều khoản trọng tài) nhiều hơn.
+Các bên xác lập TTTT trong hợp đồng mà có đề cập đến việc chuyển giao TTTT =>
TTTT được chuyển giao cho người khác
+Người không có thẩm quyền (NQ01/2014) => TTTT vô hiệu (không thuộc thẩm quyền,
không được ủy quyền, vượt quá thẩm quyền,…)
+Người không có thẩm quyền xác lập nhưng người ủy quyền biết mà không phản đối =>
hợp đồng vô hiệu nhưng thỏa thuận không vô hiệu (tính độc lập của thỏa thuận) (Điều 19
Luật TTTM)

c. Sự độc lập của TTTT

- Tính độc lập tương đối, vì đôi khi luật điều chỉnh hợp đồng = luật điều chỉnh TTTT.
- Nhiều nước thừa nhận nguyên tắc độc lập của TTTT.
d. Vấn đề TTTT không rõ ràng

- Theo luật TTTM 2010, việc xác định rõ ràng hay không tùy thuộc vào nhận thức người
áp dụng
e. Vấn đề hình thức TTTT

- Rõ ràng, theo Điều 16 Luật TTTM


- Yêu cầu bằng văn bản (K2 Đ16)
- Mở rộng khái niệm bằng văn bản >>Tạo điều kiện cho thừa nhận giá trị

f. Các trường hợp T4 vô hiệu

- NQ 01/2014 giải thích rõ hơn Điều 18 Luật TTTM


1. Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài
quy định tại Điều 2 của Luật này.
2. Người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp
luật.
+Về nguyên tắc TTTT sẽ bị vô hiệu.
+Cần lưu ý không có thẩm quyền nhưng người có thẩm quyền biết mà không phản
đối => không hủy.
3. Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy
định của Bộ luật dân sự.
+Phải có giấy tờ chứng minh tuổi tác, tình trạng năng lực hành vi ds,…
4. Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều 16 của
Luật này.
+Vấn đề hình thức
5. Một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận
trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu.
6. Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật.
+Thời hiệu không đề cập => không áp dụng.
+Chủ thể quyết định TTTT vô hiệu: TA/ HĐTT
+Thời hiệu viện dẫn TTTT vô hiệu:
· Nếu biết mình có quyền khiếu nại mà không khiếu nại => được xem là đã từ
bỏ quyền, nếu không có thời hiệu => thời điểm TT đưa ra phán quyết
____________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________
CHƯƠNG 3: PHÂN ĐỊNH THẨM QUYỀN GIỮA TA VÀ TT-VAI TRÒ
CỦA TA VỚI TT TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI

I. PHÂN ĐỊNH THẨM QUYỀN GIỮA TA VÀ TT

1. CSPL
- Xem Điều 2 NQ01/2014 về phân định thẩm quyền TA và TT
- Điều 2(2) Công ước New York
- Điều 6 Luật TTTM
- Điều 2 NQ01/2014 (lưu ý khoản 2)

2. Nhận xét
- Nếu tòa đã thụ lý tranh chấp thuộc tình huống đã nêu trên, Tòa áp dụng qui định tại Điều
217(1) (g) BLTTDS 2015 => đình chỉ giải quyết vụ án, trả lại đơn + Tài Liệu (Điều 2(2)(c)
và Điều 2(4)(b) NQ01/2014).
- Nếu tòa ST đã giải quyết và tòa PT mới phát hiện t/c thuộc tình huống đã nêu trên => Tòa
PT hủy bản án ST và đình chỉ vụ án, trả lại đơn và Tài Liệu (Điều 192(1)(đ), Điều 217(1)
(g), Điều 311 BLTTDS 2015).

3. TA xem xét thụ lý và giải quyết theo thẩm quyền nếu tranh chấp thuộc một
trong các trường hợp sau:

a. Không có thỏa thuận trọng tài

- Theo Điều 6 Luật TTTM, trừ khi thỏa thuận vô hiệu hay không thực hiện được.

b. Có bản án/quyết định có hiệu lực của TA hoặc của trọng tài quyết định là không có
thỏa thuận trọng tài liên quan đến tranh chấp.

- Điều 2(2)(a) NQ01/2014.

c. Có quyết định của TA hủy phán quyết trọng tài hoặc hủy quyết định của HĐTT về
việc công nhận thỏa thuận các bên trừ trường hợp các bên thỏa thuận lại về việc sẽ
gqtc bằng trọng tài

- Điều 2(3)(a) NQ01/2014.


d. Có quyết định của HĐTT đình chỉ gqtc theo quy định tại Điều 43(1), Điều 59(1)
(a,b,d,đ) Luật TTTM và Điều 2(3)(b) NQ01/2014

Điều 43(1) Luật TTTM

- HĐTT thành lập xong, trước khi gqtc thì phải xem lại hiệu lực của thỏa thuận trọng tài
và xem xét thẩm quyền của mình.
- Nếu xác định không thuộc thẩm quyền hay thỏa thuận vô hiệu phải đình chỉ ngay

Điều 59(1)(a,b,d,đ) Luật TTTM


1. Vụ tranh chấp được đình chỉ giải quyết trong các trường hợp sau đây:
a) Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế;
b) Nguyên đơn hoặc bị đơn là cơ quan, tổ chức đã chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể,
hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức mà không có cơ quan, tổ
chức nào tiếp nhận quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức đó;
c) Nguyên đơn rút đơn khởi kiện hoặc được coi là đã rút đơn khởi kiện theo quy định tại
khoản 1 Điều 56 của Luật này, trừ trường hợp bị đơn yêu cầu tiếp tục giải quyết tranh
chấp;
d) Các bên thoả thuận chấm dứt việc giải quyết tranh chấp;
đ) Tòa án đã quyết định vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài, không
có thỏa thuận trọng tài, thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thể
thực hiện được theo quy định tại khoản 6 Điều 44 của Luật này.

Điều 2(3)(b) NQ01/2014


3. Tranh chấp có thỏa thuận trọng tài nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì thuộc
thẩm quyền giải quyết của Tòa án, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặc pháp luật
có quy định khác:
b) Có quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp của Hội đồng trọng tài, Trung tâm trọng tài
quy định tại khoản 1 Điều 43 các điểm a, b, d và đ khoản 1 Điều 59 Luật TTTM;

=> Có mối liên hệ giữa Điều 43, 44 và 59.

e. Thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được vì các lý do quy định tại Điều
4(1,2,3,5) NQ01/2014

*Điều 6 Luật TTTM, được giải thích bởi Điều 4 NQ 01/2014/NQ-HĐTP


Luật TTTM giải thích từ “vô hiệu” nhưng không giải thích “không thể thực hiện” =>
Điều 4 NQ01 giải thích rõ hơn 5 trường hợp để xác định TTTT không thể thực hiện

*Ở đây không quan tâm hiệu lực mà quan tâm tính khả thi.

1. Các bên đã có thỏa thuận giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài cụ thể nhưng
Trung tâm trọng tài này đã chấm dứt hoạt động mà không có tổ chức trọng tài kế thừa, và
các bên không thỏa thuận được việc lựa chọn Trung tâm trọng tài khác để giải quyết tranh
chấp.
- Trước đây pháp lệnh không đề cập.

2. Các bên đã có thỏa thuận cụ thể về việc lựa chọn Trọng tài viên trọng tài vụ việc, nhưng tại
thời điểm xảy ra tranh chấp, vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà Trọng tài
viên không thể tham gia giải quyết tranh chấp, hoặc Trung tâm trọng tài, Tòa án không thể
tìm được Trọng tài viên như các bên thỏa thuận và các bên không thỏa thuận được việc lựa
chọn Trọng tài viên khác để thay thế.

3. Các bên đã có thỏa thuận cụ thể về việc lựa chọn Trọng tài viên trọng tài vụ việc, nhưng tại
thời điểm xảy ra tranh chấp, Trọng tài viên từ chối việc được chỉ định hoặc Trung tâm trọng
tài từ chối việc chỉ định Trọng tài viên và các bên không thỏa thuận được việc lựa chọn
Trọng tài viên khác để thay thế.

4. Các bên có thỏa thuận giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài nhưng lại thỏa
thuận áp dụng Quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài khác với Quy tắc tố tụng trọng tài của
Trung tâm trọng tài đã thỏa thuận và điều lệ của Trung tâm trọng tài do các bên lựa chọn để
giải quyết tranh chấp không cho phép áp dụng Quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài khác
và các bên không thỏa thuận được về việc lựa chọn Quy tắc tố tụng trọng tài thay thế.

5. Nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng có điều khoản về thỏa thuận trọng tài
được ghi nhận trong các điều kiện chung về cung cấp hàng hoá, dịch vụ do nhà cung cấp
soạn sẵn quy định tại Điều 17 Luật TTTM nhưng khi phát sinh tranh chấp, người tiêu dùng
không đồng ý lựa chọn Trọng tài giải quyết tranh chấp.

f. Điều khoản gqtc các bên thỏa thuận cả TT và TA mà không bên nào yêu cầu TT
giải quyết

- Còn gọi là thỏa thuận nước đôi.


- TA phải xác minh các bên đưa ra TT hay chưa => các bên phải trung thực => nếu xác
định được chưa có yêu cầu thì TA thụ lý giải quyết theo Điều 2(4)(b) NQ 01/2014.
- Tùy từng trường hợp TA sẽ xem xét kỹ để quyết định thụ lý hay hong.
Lưu ý

- Theo tinh thần Điều 6 Luật TTTM, khi xem xét thẩm quyền của TA hay TT thì TA chỉ
tiếp tục giải quyết trong trường hợp thỏa thuận vô hiệu hoặc không thể thực hiện được.

- Đối với các trường hợp thỏa thuận không rõ về hình thức trọng tài (quy chế hay ad hoc)
hay tổ chức trọng tài cụ thể, theo Điều 43(5) Luật TTTM, các thỏa thuận trọng tài như
trên KHÔNG thuộc trường hợp thỏa thuận không thể thực hiện được thì vụ việc vẫn
thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài.
+Pháp lệnh cũ: xem trường hợp này vô hiệu.
+Luật hiện hành thì không, bởi vì: nếu các bên không thỏa thuận lại thì vẫn còn cách là
nguyên đơn (người khởi kiện đầu tiên) quyết định => vẫn giải quyết được.

g. Khi thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu hoặc không thể thực hiện được

CSPL

- Điều 6 Luật TTTM là cơ bản.


- Điều 18 Luật TTTM về các trường hợp bị vô hiệu.
- Điều 3-4 NQ01/2014 giải thích rõ các trường hợp thỏa thuận bị vô hiệu và trường hợp
thỏa thuận không thể thực hiện được

Điều 3 NQ01/2014 giải thích thêm 6 trường hợp vô hiệu

(1) Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của trọng
tài
- Là những tranh chấp không thuộc Điều 2 của Luật TTTM.
- Hay những tranh chấp không phát sinh trong hoạt động thương mại hoặc tranh
chấp mà luật khác quy định của luật khác.
(2) Người xác lập TTTT không có thẩm quyền (người không được ủy quyền hợp
pháp, vượt quá phạm vi ủy quyền
- Không phải đại diện hợp pháp hoặc vượt quá thẩm quyền của cá nhân.
- TH liên quan nước ngoài: Luật VN không được tự động áp dụng, việc người ký
không có/vượt quá thẩm quyền phải xem xét luật được áp dụng và nguyên tắc
xung đột luật được nêu ở các Điều 673, 674, 676, 683 BLDS và Phần V BLTTDS
hiện hành.
(3) Người xác lập TTTT không có nlhvds
- Điều 459(1) BLTTDS quy định pháp luật áp dụng để xem xét năng lực ký kết một
bên là pháp luật được áp dụng cho mỗi bên => HĐTT phải dựa vào luật áp dụng
cho mỗi bên để quyết định năng lực ký T4.
- Do vậy, luật này không đương nhiên là luật VN => Xét theo luật quốc gia của
người xác lập.

(4) Hình thức TTTT không phù hợp quy định Điều 16 LTTTM
- Theo Điều 16 Luật TTTM, thỏa thuận phải bằng văn bản hoặc hình thức khác như
vb. Nếu thỏa thuận không như quy định Điều 16 thì sao? => Thỏa thuận giao kết
bằng lời nói có thể được sửa chữa bằng hành vi sau này của các bên như là ký kết
T4 mới hay đồng ý( một cách công khai hoặc ngầm) về việc g/q t/c bằng các hình
thức
- Các bên xác lập nhiều TTTT với cùng nội dung => áp dụng TTTT sau cùng.
- Các bên thỏa thuận cả TT và TA mà không thỏa thuận lại => Điều 2(4) NQ
01/2014

(5) Một bên bị lừa dối, đe dọa hoặc ép buộc trong quá trình xác lập TTTT và có
yêu cầu tuyên bố TTTT vô hiệu
- Căn cứ BLDS để xác định lừa dối, đe dọa, ép buộc,…

(6) TTTT vi phạm điều cấm của luật


- Tương tự.

TTTT không thể thực hiện được

- Điều 4 NQ 01/2014 quy định năm trường hợp (tương tự phía trên)
- Cần lưu ý loại trừ 1 trường hợp ở Điều 43(5) Luật TTTM cho phép nguyên đơn quyết
định gqtc tại trung tâm TT là không bị vô hiệu.
II. THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TRỌNG
TÀI

1. Tổng quan

- TA VN cũng có vai trò hỗ trợ TT nước ngoài mà chọn VN làm địa điểm gqtc (Điều 1(1)
Công ước New York 1958, Điều 7 LTTTM, Điều 424 NQ 01, Điều 7 BLTTDS)

- Lưu ý chỉ có TA cấp tỉnh, tp trực thuộc TW mới có thẩm quyền hỗ trợ (Điều 7(3))

- Khi các bên đã có thỏa thuận về TA VN có thẩm quyền với hoạt động trọng tài theo
Điều 7(3) thì lựa chọn này phải được thi hành

- Nếu thỏa thuận về thẩm quyền không phù hợp quy định pháp luật => coi như không có
thỏa thuận về việc lựa chọn tòa có thẩm quyền => TA có thẩm quyền được xác định
theo Điều 7(2) Luật TTTM.
+Thỏa thuận không phù hợp luật = không có thỏa thuận => “reset” làm lại theo
Điều 7(2)
+Ngoài ra Điều 5 NQ 01/2014 giải thích kỹ các thuật ngữ như “nơi HĐTT gqtc”,
“nơi HĐTT ra quyết định”, “nơi HĐTT tuyên phán quyết”.

2. Xác định tòa có thẩm quyền đối với hoạt động trọng tài

a. CSPL

- Điều 7 Luật TTTM.


- Điều 31(2,5), Điều 33(4), Điều 37(1), Điều 39(2)(e,o), Điều 40, Điều 41 BLTTDS.
- NQ01/2014

b. Đối với TT trong nước

- Thỏa thuận phù hợp => TA có thẩm quyền là TA do các bên chọn. Thỏa thuận phù hợp
là thỏa thuận:
+Bằng văn bản
+Nêu rõ các loại việc yêu cầu TA giải quyết
+Nêu rõ tên TA mà các bên chọn

- Chỉ một TA có thẩm quyền với một hoạt động TT hoặc tất cả hoạt động TT
- TA phải là cấp tỉnh hay tp tw theo Điều 7(3) Luật TTTM, Điều 37(1)(b) BLTTDS

- Trường hợp thỏa thuận lựa chọn tòa không phù hợp PL => Căn cứ Điều 7(2,3) để xác
định tòa án có thẩm quyền => Coi như không có thỏa thuận lựa chọn tòa

- Tòa có thẩm quyền sẽ được xác định tùy thuộc vào từng loại việc như sau:
+Đối với việc chỉ định trọng tài viên HĐTT vụ việc Điều 7(2)(a); Điều 5(3)(a)
NQ01/2014.
+Đối với việc thay đổi trọng tài viên HĐTT vụ việc => TA có thẩm quyền là TA
nơi HĐTT gqtc Điều 7(2)(b)
+Đối với yêu cầu giải quyết khiếu nại quyết định của HĐTT về thỏa thuận vô hiệu
hoặc không thể thực hiện được hoặc về thẩm quyền của HĐTT=> tòa có thẩm
quyền là tòa nơi HĐTT ban hành quyết định đó (Điều 7(2)(c))
+ Đối với yêu cầu tòa thu thập chứng cứ  tòa có thẩm quyền là tòa nơi chứng cứ
cần được thu thập Điều 7(2)(d)
+Đối với yêu cầu áp dụng BPKCTT => TA có thẩm quyền là TA nơi BPKCTT cần
được áp dụng theo Điều 7(2)(đ) => chọn sai
+Đối với yêu cầu triệu tập người làm chứng => TA có thẩm quyền là TA nơi người
làm chứng cư trú (Điều 7(2)(e))
+ Đối với yêu cầu hủy phán quyết trọng tài => tòa có thâm quyền là tòa nơi HĐTT
tuyên phán quyết (Điều 7(2)(g))

Lưu ý

- Điều 5(4) NQ 01/2014: lưu ý điểm c => ưu tiên TA VN.

c. Đối với TT nước ngoài

- Việc xác định tòa án nào có t/q đối với hoạt động trọng tài nước ngoài được tiến hành
tại VN tương tự như đối với trọng tài trong nước.
- TA VN không có thẩm quyền đăng ký phán quyết trọng tài ad hoc nước ngoài, yêu cầu
hủy phán quyết TT nước ngoài được tổ chức trong hay ngoài lãnh thổ VN (Điều 5(5)
NQ 01/2014).
d. TA có thẩm quyền gq đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại VN PQTT cho dù
PQ đó được ban hành trong hay ngoài lãnh thổ VN

- Nơi bên phải thi hành PQ trọng tài nước ngoài cư trú hoặc nơi làm việc ( cá nhân) hoặc
có trụ sở ( cơ quan , tổ chức)
- Nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành PQ trọng tài nước ngoài (Điều 39(2)(e))
BLTTDS 2015.

III. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG TRONG SLIDE


a. Có thẩm quyền
- Dữ kiện không nói TT này còn hoạt động hay không
- LTTTM lẫn Điều 2 NQ 01/2014 (lưu ý lúc này NQ đã có hiệu lực!)
- Các bên đã thỏa thuận
- Trong hợp đồng phải nêu rõ nhờ trọng tài để giải quyết tranh chấp, ko phải nhờ trọng tài
giám định hay làm việc gì khác thì thỏa thuận đó hợp lệ.
b. Không hợp lệ
- Thỏa thuận chưa rõ ràng: không chọn TA cụ thể, phải rõ ràng tòa quận hay tòa tỉnh (NQ
kêu phải ghi rõ tên).

c. Không hợp lệ, tương tự trường hợp B.


- Thêm: Xác định theo Điều 7(2): nơi có chứng cần thu thập.
=> Chốt: (i) ghi rõ nội dung cần hỗ trợ, (ii) tên rõ ràng của TA “nhờ” hỗ trợ.

----------------
a.Phải xem có yếu tố nn ko, thời điểm này chưa có nghị quyết 01/2014
tòa án sẽ có thẩm quyền vì thỏa thuận này vô hiệu do mâu thuẫn
căn cứ điều 39.1.a tòa cấp huyện nơi bị đơn cư trú
b
để dành tới bài BPKCTT

____________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________
CHƯƠNG 4: TRỌNG TÀI VIÊN VÀ TRUNG TÂM TRỌNG TÀI

Agenda
1. Trọng tài viên
2. Các TT trọng tài
3. VBPL: Pháp lệnh 2003 về TTTM, NDD63/2011, Luật TTTM 2010

I. TRỌNG TÀI VIÊN

1. Yêu cầu đối với TTV

Có nlhvds đầy đủ theo BLDS

Có trình độ ĐH và đã qua quá trình công tác (h tập) tại ngành mình học 5 năm

- Chuyên gia có kiến thức chuyên môn cao, thực tiễn có thể k cần bằng đh.

- Nhận xét: Trái với Pháp lệnh 2003, luật mới k chỉ yêu cầu với phẩm chất tốt hay đức
tính tốt… mà còn thêm 11 điều kiện đặc biệt về k yêu cầu bằng ddah => việc lựa chọn
TTV đa dạng hơn.

Những người không được làm TTV

- Điều 20(2) Luật TTTM

- Người đang là thẩm phán, KSV, điều tra viên, chấp hành viên, công chức TA,…

- Người đang là bị cáo, bị can, đang chấp hành án hình sự hoặc chưa dc xóa án tích (sau
đó) => so với pháp lệnh thì luật k có quy định người đang bị quản chế hành chính.

- Người ở đây là cá nhân, không phải pháp nhân.

- So sánh luật nước ngoài:

+Luật Thụy Điển hay Mỹ k quy định ntn là tiêu chuẩn của TTV => trường hợp k rơi
vào cấm thì được phép. Ở Nhật, các bên tranh chấp có thể khiếu nại nếu TTV bị
câm điếc, hạn chế thì bị treo quyền dân sự.

+Ở VN, vừa đáp ứng tiêu chuẩn chung, vừa k thuộc th bị cấm mới được.
2. Quyền và nghĩa vụ của TTV
- So với pháp lệnh, Luật TTM ít khắc khe hơn.
- Giữ bí mật nội dung tranh chấp, ngoại trừ việc cung cấp thông tin cho CQ có chức năng
(phải khai báo).
=> Tương tự nhau = công nhận, từ chối giải quyết 1 vụ tranh chấp: độc lập trong gqtc,
hưởng thù lao.
- Hiệp hội trọng tài: thực hiện theo PL hội nghề nghiệp.

II. TRUNG TÂM TRỌNG TÀI


- Là pháp nhân, không phải CQNN.
- Bộ Tư pháp cấp giấy phép thành lập.
- Sở TP cấp tỉnh cấp giấy phép hoạt động ( hồ sơ đăng ký hoạt động).

____________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________
CHƯƠNG 5: TỐ TỤNG TRỌNG TÀI VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

I. THỜI ĐIỂM BẮT ĐẦU VÀ CHẤM DỨT TỐ TỤNG TT

1. Thời điểm bắt đầu

Theo Điều 31 Luật TTTT, thời điểm bắt đầu tính từ khi trung tâm nhận đơn kiện từ
nguyên đơn nếu khum có thỏa thuận

- T/c gq tại Trung tâm => Th điểm tính từ khi Trung tâm nhận được đơn kiện của NĐ
nếu như không có thỏa thuận khác
- T/c gq bằng tg tài ad hoc: thời điểm tính từ lúc bị đơn nhận được đơn kiện từ nguyên
đơn
- Nhận xét
+Trong tố tụng TT, nguyên đơn gửi kèm đơn kiện + chứng cứ liên quan.
+Trong tố tụng TT, không có thuật ngữ người khởi kiện, người bị kiện mà gọi thẳng là
nguyên đơn bị đơn (Trong TTDS người khởi kiện chưa chắc là nguyên đơn vì có thể là
người đại diện).
+ Luật tố tụng trọng tài không nêu rõ bị đơn nhận đơn kiện từ nguyên đơn ntn => tốt nhất
nguyên đơn nên gửi bằng thư bảo đảm để đảm bảo và biết được bị đơn nhận được vào khi
nào. Sau đó bị đơn không thể trốn tránh do bưu điện đã đảm bảo.

Ý nghĩa của việc xác định thời điểm bắt đầu

*Để xác định xác định xem t/c còn thời hiệu hay không. Nói cách khác để xem thời hiệu
khởi kiện trong tố tụng trọng tài còn hay không.

- Luật cho phép các bên thỏa thuận khác nhưng thỏa thuận khác là ntn thì không nói rõ:
+Có thể là thỏa thuận ngầm hoặc chấp nhận thời điểm bắt đầu do một trung tâm quy định
khác với luật định.
+VD: trung tâm quy định sau 3 tháng từ lúc nhận được đơn kiện của nguyên đơn => nếu
các bên ngầm chấp nhận thì áp dụng quy định này thay vì luật.

- Thỏa thuận khác này có thể rõ ràng, có thể ngầm chấp nhận qui tắc TT của một Trung
tâm mà qui tắc này có qui định về th điểm bắt đầu ttg khác với qui định của luật.
+Luật chuyên ngành quy định thời hiệu khác thì áp dụng quy định luật chuyên ngành. VD:
Luật hàng hải quy định thời hiệu qgtc 3 năm => áp dụng nếu tranh chấp liên quan hàng hải.
+Luật chuyên ngành không quy định => áp dụng thời hiệu chung là 2 năm.
+Lưu ý: hết thời hiệu không phải điều kiện để trả lại đơn, chỉ khi nào một bên hoặc các bên
đề nghị áp dụng thời hiệu thì mới xét thời hiệu, còn không tòa vẫn thụ lý như thường.
+Thỏa thuận các bên rất quan trọng!

2. Thời điểm kết thúc

Luật không quy định, khi có PQ thì được xem là chấm dứt tố tụng trọng tài

- Trong tố tụng trọng tài không quy định thời hạn như tố tụng dân sự
+Trong LTTDS: 4 tháng đối với dân sự, 2 tháng đối với kinh doanh thương mại, có gia hạn
thì 6-8 tháng,… nhìn chung có quy định rõ ràng => nếu giải quyết quá hạn thì vi phạm về
thời hạn giải quyết.
+Trong tố tụng trọng tài, thời hạn không có giới hạn, sẽ khác nhau tùy tính chất phức tạp
của vụ án.

- Điều 3(10) quy định phán quyết trọng tài là quyết định cuối cùng (PQTT) (vì TT có thể
ra nhiều quyết định khác nhau), khi có PQTT = chấm dứt tố tụng => thời điểm ra phán
quyết được xem là thời điểm chấm dứt tố tụng.

- Rất khó qui định về thời hạn này do tùy thuộc vào tính chất phức tạp của từng vụ kiện
+Nếu ngắn => không đủ thời gian nghiên cứu hồ sơ kỹ => không có căn cứ hợp pháp =>
không thỏa mãn nhu cầu các bên
+Dài quá => dây dưa => HĐTT giải quyết không triệt để => mất tính nhanh gọn linh động
của trọng tài.

II. ĐỊA ĐIỂM VÀ NGÔN NGỮ TỐ TỤNG TT

1. Địa điểm
- Điều 3(8) Luật TTTM
- Địa điểm gqtc là nơi HĐTT tiến hành gqtc theo sự thỏa thuận các bên hoặc Hội đồng
TT lựa chọn nếu các bên không có thỏa thuận.
- Nếu HĐTT gqtc trên lãnh thổ VN mà đưa ra PQ ngoài VN => phán quyết vẫn được
xem là tuyên trên VN.
- Công ước New York, không quan tâm đến việc PQ được tuyên bởi một HĐTT được
thành lập theo pháp luật của qg nào mà chỉ quan tâm PQ được tuyên ngoài lãnh thổ của
qg mà sau này cho thi hành tại qg đó => được xem là PQ của trọng tài nước ngoài.
=> Xung đột pháp luật về cách nhận diện PQ trọng tài nước ngoài.
- Giải pháp:do là thành viên nên ta ưu tiên áp dụng Công ước New York => phải qua thủ
tục cho công nhận và thi hành tại VN bằng TA VN.
Tóm lại

- Theo Điều 3(8) LTTTM nếu địa điểm gqtc đã thực hiện trên lãnh thổ VN thì dù PQ
được tuyên trong hay ngoài lãnh thổ đều dc xem là trên lãnh thổ VN.
- Pháp luật đề cao sự thỏa thuận lựa chọn địa điểm gqtc
- Cách xác định nơi HĐTT gqtc: Điều 5(4)(a) NQ01/2014
- Cách xác định nơi HĐTT ra qđịnh, đã tuyên phán quyết: Điều 5(4)(b) NQ01/2014: xác
định theo quyết định, PQ của HĐTT
- Cần có chứng cứ => nếu k có thì TA yêu cầu quay về HĐTT để xác định lại => tìm ra
TA có thẩm quyền.
- Cần lưu ý nếu các bên không có thỏa thuận khác => Hội đồng trọng tài sẽ lựa chọn nơi
phù hợp để tham vấn ý kiến chuyên gia, giám định ts,,… (việc khum thỏa thuận = họ
cho rằng Hội đồng có thể lựa chọn).
- Luật chỉ yêu cầu PQ phải nêu rõ nơi ra PQ Điều 61(1)(a) nhưng không nêu rõ nơi ra PQ
là nơi nào => NQ01/2014 hướng dẫn giải thích rõ hơn trong trường hợp đương sự
không xác định được nơi ra PQ thì trở lại HĐTT nhờ HĐTT ra văn bản xác nhận nơi ra
PQ.

2. Ngôn ngữ
- Điều 10 Luật TTTM 2010:
+Tranh chấp khum có yếu tố nước ngoài = TV.
+Một bên là DN có vốn đầu tư nước ngoài: TV khum đương nhiên, các bên thỏa thuận, nếu
không thì Hội đồng trọng tài quyết định.
=> Có sự ưu tiên cho các nhà đầu tư
+Không dùng được TV => có thể chọn phiên dịch

- Tranh chấp có yếu tố nước ngoài xác định theo BLDS. Phân tích thêm: Một bên là DN
có vốn đầu tư nước ngoài: TV khum đương nhiên, các bên thỏa thuận, nếu không thì
Hội đồng trọng tài quyết định.
+Thường các bên dùng TA.
+Thỏa thuận ngầm: VD một bên dùng Tiếng Pháp, bên kia đáp lại bằng Tiếng Pháp => được
xem đã thỏa thuận ngầm.
+Giả sử các bên thỏa thuận TA, nhưng trong thực tế các bên dùng Tiếng Pháp => Hội đồng
trọng tài dùng tiếng Pháp luôn.
III. ĐƠN KIỆN, BẢN TỰ BẢO VỆ VÀ ĐƠN KIỆN LẠI

1. Đơn kiện

a. Thời hiệu khởi kiện Điều 33

b. Nội dung đơn kiện

- Điều 30(2) Luật TTTM quy định đơn khởi kiện phải ghi ngày tháng năm làm đơn, tên
địa chỉ các bên, nếu có người làm chứng thì phải có thêm tên + địa chỉ của họ.
- Nguyên đơn phải tóm tắt nội dung và có yêu cầu cụ thể. Trong đơn kiện nguyên đơn
phải đề tên trọng tài viên mình chọn hoặc đề nghị được chỉ định trọng tài viên cho
nguyên đơn.
- Nếu các bên không có thỏa thuận => theo Luật VN là 3 trọng tài viên.
- Hồ sơ kiện không chỉ có đơn mà còn phải có bản chính/sao các tài liệu liên quan, đặc
biệt là thỏa thuận trọng tài.
- Trong quá trình gqtc các bên có thể bổ sung hoặc rút đơn kiện, cũng như sđbs (Điều
37). Khoản 2: nếu các bên rút lại bản tự vệ, đơn kiện lại,… thì Trọng tài có quyền
không chấp nhận sdbs nếu nhận thấy việc đó có thể bị lạm dụng, cố tình gây khó khăn,
trì hoãn cho việc ra PQ. Nếu sđbs vượt quá vấn đề ban đầu => cũng có thể không chấp
nhận (VD các bên chỉ thỏa thuận gqtc trong phạm vi hợp đồng xây dựng nhưng trong
quá trình gqtc các bên lại bổ sung thêm BTTH ngoài hđ => nếu HĐTT cảm thấy việc đó
cố tình gây trì hoãn có thể từ chối sự sđbs).

c. Nơi gửi đơn kiện Điều 30(1)

2. Bản tự bảo vệ

a. Quy định tại Điều 35 Luật TTTM.

- Thông thường, nguyên đơn khởi kiện => bị đơn có bản tự bảo vệ, bị đơn khởi kiện
ngược lại => nguyên đơn cũng có bản tự bảo vệ
- Bản tự bảo vệ cũng phải ghi cơ sở chứng cứ tự bảo vệ, trọng tài viên đề nghị hoặc nhờ
chỉ định
=> Tên trọng tài viên nằm trong đơn kiện hoặc bản tự BV.
b. Nội dung có thể chứa phản đối PQ trọng tài

- Điều 35(4)
- Nội dung có thể chứa phản đối thẩm quyền trọng tài => bị đơn có quyền phản đối trọng
tài theo Điều 35(4)
- Nếu bị đơn không nộp BTBV theo quy định thì (mất quyền) trọng tài có thể tiếp tục
gqtc

c. Nơi gửi ở Điều 35(2)

- Tùy thỏa thuận


- Thỏa thuận tại trung tâm => trung tâm có nghĩa vụ gửi cho nguyên đơn, nếu có đơn kiện
lại thì trung tâm cũng có nghĩa vụ gửi lại BTBV cho bị đơn.

d. Thời hạn

- Nếu bị đơn không làm không có nghĩa HĐTT dừng giải quyết.
- GQ tại ad hoc: nguyên đơn gửi thẳng cho bị đơn, trong 30 ngày bị đơn phải tự làm
BTBV gửi cho nguyên đơn + 3 thành viên HĐTT.

*Tìm hiểu thêm yêu cầu phản tố trong TTDS.

IV. PHÍ TRỌNG TÀI


- Điều 34(1) quy định về phí trọng tài.
- Đây là khoản thu từ việc cung cấp dịch vụ từ gqtc bằng trọng tài, gồm thù lao, chi phí đi
lại ăn uống của TTV, phí tham vấn ý kiến chuyên gia, phí hành chính (in ấn photo đăng
báo,…), phí chỉ định, phí sử dụng các dịch vụ tiện ích khác,…

- Mức phí
+Trọng tài quy chế: trung tâm ấn định
+Ad hoc: các TTV ấn định => khá là vô tội vạ :>
+Bên thua kiện chịu phí

- Tạm ứng phí


+Điều 46(3,4)
+Phí giám định, định giá, phí chuyên gia,…

- Một số phí khác: phí làm chứng (Điều 47(1)), yêu càu hoãn phiên họp nếu không đúng
quy định (Điều 57),…
V.CHỨNG CỨ VÀ NHÂN CHỨNG TRONG TỐ TỤNG TRỌNG TÀI

1. Chứng cứ
- Là các thông tin giấu vết liên quan đến vụ án (TTDS) => trong trọng tài tương đương.
- Giúp trọng tài ban hành phán quyết chính xác, đúng bản chất vụ tranh chấp

- Điều 46(1) quy định các bên có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ

- Hội đồng có thể tự mình theo yêu cầu của ít nhất một bên hoặc các bên có quyền trưng
cầu giám định, định giá ts trong vụ tranh chấp,… => phí do
- Giả sử HĐTT không thể thu thập chứng cứ + triệu tập người làm chứng (tất nhiên các
bên phải làm hết mình) => mới nhờ đến hỗ trợ của Tòa

2. Người làm chứng


- Giá trị của chứng cứ của người làm chứng:
+Luật chỉ quy định cách thức yêu cầu người làm chứng có mặt chứ không đề cập giá trị
pháp ý của chứng cứ do nlc cung cấp.
+Như vậy đây chỉ là chứng cứ mang tính tham khảo, không thể lấn át chứng cứ khác trong
hồ sơ.
- Về bản chất, nlc chỉ có vai trò giúp HĐTT đánh giá đúng bản chất của vụ tranh chấp.
- HĐTT bị ràng buộc bởi những gì nlc cung cấp, không phải chấp nhận toàn bộ những gì
người làm chứng cung cấp => chỉ là chứng cứ mang tính tham khảo, không mang tính
quyết định (như các chứng cứ trong hồ sơ)

VI. GỬI THÔNG BÁO VÀ TRÌNH TỰ GỬI THÔNG BÁO

Tổng quan

- Điều 12 Luật TTTM


- Nếu không có quy định khác thì cách thức và trình tự được quy định gửi đủ số lượng
cho các TTV, cho đối phương (có thể nhiều hơn 1) và 1 bản lưu tại trung tâm trọng tài
=> chi phí rất lớn.

Nơi gửi thông báo

- Đúng theo địa chỉ các bên đăng ký => các bên chịu trách nhiệm về địa chỉ mình cung
cấp
- HĐTT không chịu trách nhiệm việc thông báo gửi đúng nơi hay chưa mà chỉ chịu trách
nhiệm gửi theo các bên đăng ký.

Phương thức giao

- Trực tiếp, telex, mail,…


- Được cho là nhận được vào ngày các bên nhận (HĐTT khum chịu trách nhiệm)
- Khi chọn luật áp dụng, thậm chí HĐTT chọn sai luật cũng không chịu trách nhiệm (TA
cũng không can thiệp vào việc chọn luật sai) => lỡ chọn sai rồi thì làm luôn không hủy
vì không có cơ chế hủy (TA không can thiệp nội dung gqtc) => mặt trái của PQTT.

Xác định thời hạn nhận thông báo

- Điều 12(5)
- Việc xác định thời điểm để tính là thời điểm bắt đầu của thời hạn nhận thông báo khác
với điểm bắt đầu trong TTDS.
+TTDS chú ý thời điểm kết thúc thay vì bắt đầu vì nếu rơi vào ngày nghỉ ngày lễ thì tiếp
tục tính tiếp những ngày sau đó.
+Trong tố tụng trọng tài, cả thời điểm bắt đầu và kết thúc đều quan trọng. Cách tính ngày
lễ, nghỉ, tùy thuộc địa phương nơi thông báo được gửi đến.

VII. THƯƠNG LƯỢNG VÀ HÒA GIẢI TRONG TỐ TỤNG TRỌNG
TÀI

1. Khái niệm

Điểm chung: tc được gq và việc gq không phải do tg tài ấn định

Điểm khác

- Thương lượng là kết quả sự cố gáng các bên (để k đi đến PQ). Hòa giải là do sự tác
động của Tg tài, tg tài trong HG không đưa ra PQ mà “đứng giữa” tạo ĐK cho các bên
đạt được kết quả đối với tc (tuy nhiên trọng tài không đưa phán quyết mà chỉ tạo mọi đk
thuận lợi để các bên thỏa thuận) => Hòa giải được thì ngừng gqtc luôn.

- Thương lượng đ 38
- Hòa giải đ 58

- HG trong trọng tài là không bắt buộc vì được tiến hành theo yc các bên VS HG trong
TTDS là bắt buộc.

- HGT đ 58 => HĐTT chỉ ra PQ phê chuẩn nội dung HGT mà không ghi căn cứ pháp lý,
chỉ đơn thuần ghi nhận những gì các bên đã đạt được đối với gq tc => QĐ công nhận là
chung thẩm và có giá trị như PQ.
+ Khi các bên thỏa thuận được với nhau về việc gqtc thì HĐTT lập biên bản hòa
giải thành, biên bản có chữ ký các bên và của TTV => HĐTT ra quyết định hòa
giải => được xem là chung thẩm => có giá trị như PQTT. Không ghi căn cứ pháp
lý, chỉ ghi các bên thỏa thuận được gì. (khác với TTDS phải ghi căn cứ pháp lý)

- Họp gq tc
+Chuẩn bị phiên họp đ 54
+Thời gian , địa điểm đ 54 - HĐTT quyết định. Trung tâm trọng tài gửi giấy triệu
tập họp chậm nhất 30 ngày từ ngày diễn ra phiên họp.

- Thành phần k2, k3 đ 55+tranh chấp được giải quyết và việc gqtc không phải do trọng tài
quyết định.

2. Thành phần
- Phiên họp không được tiến hành công khai (trái ngược với TTDS).
- Họ có quyền mời người làm chứng,.. nhưng HĐTT không thể đưa người làm chứng,….
Mà không có sự đồng ý của các bên thì không được (các bên làm thì được) => các bên
trên hết.

3. Thủ tục phiên họp


- Nguyên đơn vắng mặt mà rời phiên họp không có sự đồng ý => xem như rút đơn kiện,
HĐTT vẫn tiếp tục gqtc nếu bị đơn có yêu cầu hoặc kiện lại.
- Bị đơn triệu tập hợp lệ nhưng vắng mặt => vẫn tiếp tục gqtc do nguyên đơn vẫn còn đó.
- HĐTT có thể gqtc vắng mặt các bên nếu các bên có yêu cầu
- Có thể hoãn phiên họp nếu có lý do chính đáng, phải lập văn bản + nêu lý do + chứng
cứ + gửi chậm nhất 7 ngày làm việc cho HĐTT.
- Nếu HĐTT không nhận được yêu cầu theo thời hạn đúng như trên thì bên yêu cầu phải
chịu mọi chi phí phát sinh.
- HĐTT sẽ xem xét hoãn hay không, thời hạn hoãn do HĐTT quyết định

4. Đình chỉ gqtc bằng trọng tài


- Điều 59(1) nêu năm trường hợp có thể đình chỉ
+Nguyên/bị đơn chết (cá nhân) quyền và nghĩa vụ k dc thừa kế
+Nguyên.bị chấm dứt mà k có kế thừa
+Nguyên đơn rút hoặc được xem đã rút đơn kiện
+Các bên thỏa thuận chấm dứt gqtc: các bên đã tự thương lượng với nhau.
+TA ra quyết định rằng vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền trọng tài, có nhưng
k thể thực hiện được,…

- Hậu quả: Khum dc yêu cầu trọng tài giải quyết lại ngoại trừ trường hợp 3 và 5 (3 và 5
có thể kiện lại được)
· 3: Nếu thỏa thuận lại, tranh chấp vẫn còn thời hiệu.
· 5: …

____________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________
CHƯƠNG 6: BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI, PHÁP LUẬT ĐIỀU
CHỈNH NỘI DUNG TRANH CHẤP, PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI

I. CÁC BPKCTT DO TRỌNG TÀI ÁP DỤNG

1. Tổng quan
- Điều 12 NQ01/2014/NQ-HĐTP.
- Trước đây theo pháp lệnh chỉ có tòa có t/q áp dụng BP KCTT trong tố tụng trọng tài
- Hiên nay theo k1 đ 48 Luật:
+Các bên có quyền yêu cầu tg tài, tòa áp dụng BP KCTT. Thực tiễn cho thấy trao quyền
cho TT => giải quyết tc nhanh hơn.
+Nếu các bên không muốn tg tài, tòa can thiệp  Cả 2 (trọng tài hay TA) đều không có
t/q.

2. Thủ tục áp dụng


- Trong TTDS có 2 loại: (i) Do tòa tự áp dụng 1 số BP, (ii) Loại áp dụng trên cơ sở yc
của các bên.
- Trong tố tụng trọng tài chỉ có thể áp dụng BP KCTT trên cơ sở yc của một hoặc các
bên.
=> Người thứ ba, người liên quan có quyền có quyền yêu cầu hay không?

Người thứ 3 có quyền yêu cầu TT hay TA áp dụng BPKPTT?

- Các bên có nghĩa nguyên đơn, bị đơn, bên thứ ba không có quyền yêu cầu Trọng tài áp
dụng BPKPTT.
- Tuy nhiên theo Luật k nêu rõ bên thứ 3 có dc quyền này đối với TA không. Điều 53(4)
quy định thủ tục theo thủ tục TTDS, mà trong TTDS bên thứ 3 = người có quyền lợi
nghĩa vụ liên quan => vẫn có thể.

Trọng tài có được áp dụng BPKPTT với bên thứ 3?

- Tương tự vấn đề 1, hong bé ơi.


- Theo Điều 49(1), TT có thể áp dụng với “các bên trong tranh chấp” (1 bên yêu cầu thì
TT áp dụng lên bên kia) mà không đề cập đến bên thứ ba.

Tòa án có được áp dụng BPKPTT với bên thứ 3?

+Tương tự vấn đề 1, được!


+Do thủ tục được áp dụng theo BLTTDS.

Lưu ý

- TT chỉ được áp dụng 6 BPKPTT theo quy định tại Luật TTTM, các biện pháp khác phải
yêu cầu TA.
- Trong TTDS, có một số biện pháp TA có thể tự áp dụng (5 bp ở Điều 114 BLTTDS).
Đối với TT chỉ có thể áp dụng BPKPTT trên cơ sở yêu cầu các bên!
- Một số quan điểm cho rằng người thứ ba được quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT theo
TTDS trong tố tụng trọng tài => chưa có quy định rõ ràng.

3. Bảo đảm tài chính


- Theo Điều 49(4), để yêu cầu áp dụng BPKCTT, bên yêu cầu phải đảm bảo tài chính =>
để bên yêu cầu cân nhắc, khi làm sai sẽ có tiền chi trả.
- Theo Điều 50(3), Tài sản bảo đảm có thể là: khoản tiền, kim khí quí , đá quí hoặc giấy
tờ có giá (cổ phiếu, trái phiếu,…).
- Lưu ý: Ngân hàng NN có công văn xác nhận các giấy tờ có giá, trong đó KHÔNG CÓ
gcn quyền sd đất/sh nhà (vì có thể cấp lại) => TANDTC chỉ đạo TA địa phương rằng
đối với các trường hợp đòi giấy tờ = yêu cầu đương sự và liên hệ nơi cấp gcn để xin.

4. Chủ thể ban hành BPKCTT


- Chỉ có HĐTT hoặc TTV duy nhất. Cần lưu ý trung tâm TT không có quyền ban hành.
- Vấn đề:
+Nếu phán quyết ban hành thì nó là quyết định cuối cùng, biểu quyết theo đa số, tuy nhiên,
giả sử HĐTT ad hoc 3 người 3 ý kiến => theo quyết định của chủ tịch HĐTT => tuy
nhiên chủ tịch HĐTT có dám không???? => Quyết định này không phải cuối cùng =>
luật không nói rõ.
+Luật không dự liệu được => không thể giải thích. (Phán quyết biểu quyết theo đa số, các
phán quyết khác không rõ, giả sử chủ tịch HĐTT ra quyết định thì dựa vào đâu, sai thì ai
chịu trách nhiệm.

5. Thủ tục ban hành BPKCTT


- Điều 50 Luật TTTM.
- Bên yc phải làm đơn yc, kèm tài liệu chứng cứ chứng minh yêu cầu của mình là có căn
cứ (Điều 50(1,2)).
- Bên yc phải gửi một khoản tiền, tài sản tương ứng giá trị thiệt hại có thể phát sinh do áp
dụng BPKCTT sai (Điều 50(3))
- Nếu HĐTT không chấp nhận đơn yêu cầu áp dụng BPKCTT=> HĐTT thông báo bằng
văn bản đồng thời nêu lý do vì sao không chấp nhận (Điều 50(4)).

6. Các loại BPKCTT trong tố tụng TT


- Có sáu loại BPKCTT theo Điều 49(2) thuộc thẩm quyền trọng tài
a) Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp;
b) Cấm hoặc buộc bất kỳ bên tranh chấp nào thực hiện một hoặc một số hành vi nhất định
nhằm ngăn ngừa các hành vi ảnh hưởng bất lợi đến quá trình tố tụng trọng tài;
c) Kê biên tài sản đang tranh chấp;
d) Yêu cầu bảo tồn, cất trữ, bán hoặc định đoạt bất kỳ tài sản nào của một hoặc các bên tranh
chấp;
đ) Yêu cầu tạm thời về việc trả tiền giữa các bên;
e) Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp.

=> Ngoài 6 biện pháp này HĐTT không được áp dụng biện pháp nào khác => Nếu các
bên yêu cầu BP khác 6 cái này chỉ có thể yêu cầu TA.

7. Người thi hành


- LƯU Ý HĐTT có thể ban hành BPKCTT đối với chủ thể không phải là các bên?
- Có quan điểm cho rằng bên thứ ba cũng xác lập thỏa thuận trọng tài (VD bên bảo lãnh
cũng xác lập) => nếu bên thứ 3 là bên bảo lãnh phải cho họ quyền yêu cầu BPKPTT vì
ảnh hưởng quyền lợi của họ.

8. Cưỡng chế thi hành


- Không phải do trọng tài thực hiện mà do cơ quan THA.
- Mặc dù là cơ quan tài phán nhưng Tg tài là chủ thể ra PQ nhưng là tổ chức phi CP,
không phải CQNN  không có quyền cưỡng chế Nhà nước k5 đ 50  Việc thi hành
QĐ áp dụng BP KCTT thực hiện theo qui định pháp luật THA => chủ thể cưỡng chế thi
hành là cơ quan thi hành án.

9. Thay đổi, bổ sung, hủy bỏ BPKCTT


- Điều 51 Luật TTTM.
- Khoản 1: Yêu cầu 1 bên => HĐTT có quyền tđ,bs,hb BPKCTT vào bất kỳ thời điểm
nào trong quá trình gqtc. Thủ tục thực hiện theo Điều 50 (giống việc áp dụng).

- Không phải tất cả, HĐTT chỉ được hủy bỏ trong 1 số trường hợp:
+Bên yêu cầu áp dụng BPKPTT yêu cầu hủy bỏ.
+Bên phải thi hành việc áp dụng BPKCTT đã nộp ts hoặc có người khác thực hiện
biện pháp đảm bảo THA => bp không còn cần thiết = hủy bỏ.
+Nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ chấm dứt theo quy định của pháp luật

Thủ tục hủy bỏ

- Quy định tại Điều 51(4). Theo đó bên yêu cầu phải gửi đơn đề nghị hủy bỏ cho HĐTT
=> HĐTT xem xét.

- Lưu ý về chủ thể: HĐTT ra quyết định phải bồi thường (lấy tiền đảm bảo bồi thường).

10. Bồi thường thiệt hại do áp dụng BPKCTT khác hoặc vượt quá yc của bên
yc mà gây thiệt hại cho bên yc, bên bị áp dụng, bên thứ ba
- Điều 49(5) => bên bị áp dụng khác hoặc vượt quá yc của mình có thể yêu cầu BTTH.
- Không phải trả hết mà “thiệt hại bao nhiêu trả bấy nhiêu”.
*Vấn đề: Điều 52 quy định trách nhiệm của bên yêu cầu khi bên này có lỗi => giả sử 1
thành viên chống lại việc áp dụng nhưng việc áp dụng sai => vấn đề BTTH áp dụng với
HĐTT hay miễn đối với TTV => 2 vấn đề: (i) có áp dụng BPKPTT theo đa số? (ii) Áp
dụng sai TTV phản đối có phải bồi thường => vẫn chưa có câu trả lời…không rõ ràng,
thỏa đáng

II. BPKCTT DO TÒA ÁN ÁP DỤNG

1. Thời điểm yc áp dụng


- ĐiỀU 53(1): “…sau khi nộp đơn kiện…” => Đối với Tòa án, thời điểm áp dụng có thể
bắt đầu từ lúc nộp đơn khởi kiện tại trọng tài (Điều 53(1)) => Đây là khác biệt so với yc
HĐTT áp dụng

- Đối với Trọng tài (Điều 49(1)), luật không nói rõ thời điểm. Giải pháp: không thể từ lúc
nộp đơn do HĐTT phải được thành lập => chậm nhất 2 tháng từ lúc HĐTT hình thành
đầy đủ thì mới có thể yêu cầu áp dụng BPKCTT. Có quan điểm lại cho rằng khi nào có
sự đồng ý của tất cả TTV thì mới được áp dụng BPKCTT => đa số mới được.

Thời hạn để TA quyết định có áp dụng BPKCTT hay không có sự xung đột giữa
LTTTM và BLTTDS

- Theo Điều 53(2) Luật TTTM tối đa 6 ngày làm việc (3+3 ngày) thì HĐTT quyết định
có áp dụng hay không. Tuy nhiên Điều 53(4) lại còn nói thêm là thủ tục áp dụng theo
BLTTDS. Theo Điều 133(3) BLTTDS = 48h
- Như vậy áp dụng luật nào??? => áp dụng luật chuyên ngành (tối đa 6 ngày làm việc thì
thẩm phán sẽ xem xét).

2. Tòa án có thẩm quyền


- Điều 7
- Các bên thỏa thuận bằng văn bản chọn tòa án (tất nhiên phải là cấp tỉnh) có thẩm quyền,
văn bản phải ghi rõ biện pháp cần áp dụng, TAND tỉnh nào.
- Ví dụ về việc kê biên:
+TAND TP Hà Nội kê biên tài sản ở TPHCM => được
+TAND TP Thủ Đức kê biên tài sản ở TPHCM => hong bé ơi.
+Nếu thỏa thuận sai = vô hiệu = khum có thỏa thuận => áp dụng Điều 7(2): TA nơi tài sản
được kê biên.
+Lưu ý môn phá sản: Nơi bị đơn cư trú (nơi có trụ sở), không đồng nhất với nơi có bđs do
không phải tranh chấp về csh của bđs => trụ sở và nơi có bđs chỉ trùng hợp khi trụ sở bị đơn
ở ngay đó.

Xung đột thẩm quyền

- Hiện nay, cả trọng tài và tòa đều có tq ban hành QĐ áp dụng BP KCTT => Khả năng
gây xung đột tq.
- Để giải quyết xung đột, Điều 49(3); Điều 53(5) Luật TTTM và Điều 12 NQ 01/2014
đều có quy định.

- Điều 49(3):
+Chỉ một cơ quan tài phán được áp dụng => NẾU ĐÃ yêu cầu TA => HĐTT phải từ chối.
+Vấn đề: Một bên đã yêu cầu TA áp dụng một trong các biện pháp quy định tại Điều 49 rồi
lại yêu cầu HĐTT áp dụng biện pháp khác (không giống biện pháp đầu) => giải quyết
ntn? => Có những cái vẫn chưa rõ ràng. Thực tế giải quyết: TA/TT sẽ yêu cầu người yêu
cầu làm cam kết “chưa từng yêu cầu TA/TT áp dụng BPKCTT.
- Điều 53(5): nếu đã yêu cầu HĐTT => TA phải từ chối trừ khi biện pháp đó khum thuộc
6 BP HĐTT có thẩm quyền.
*LƯU Ý: điểm khác biệt giữa yc tòa can thiệp hay HĐTT can thiệp áp dụng BP KCTT
III. PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG TRANH CHẤP
*Về cơ bản, PLVN không phân biệt (quốc tịch) giữa trọng tài trong nước và trọng tài quốc
tế (có yếu tố nước ngoài). Nhưng cần lưu ý rằng liên quan PL điều chỉnh nội dung tc =>
việc xác định trọng tài là quan trọng.

1. TC không có yếu tố nước ngoài

a. Áp dụng PL VN

- Trước tiên áp dụng Luật VN (Điều 14(1)).


- Trước theo Điều 4(1) Pháp lệnh (căn cứ theo quốc tịch các bên), HĐTT áp dụng PLVN
để gq tranh chấp nước ngoài, hiện nay không bắt buộc.

b. Áp dụng tập quán quốc tế

- Điều 14(1) tc không có yếu tố nước ngoài. Vì đã áp dụng Luật VN => KHÔNG ÁP
DỤNG.
- Điều 14(2) tc có yếu tố nước ngoài
- Điều 14(3) Áp dụng tập quán quốc tế
*LƯU Ý : hiểu như thế nào về Điều 13(4)? Luật mà các chọn không lq => phải chọn tập
quán quốc tế.

2. TC có yếu tố nước ngoài


*Pháp lệnh cũ quy định tại Điều 2(4). Luật hiện hành quy định tại Điều 3(4): Không trực tiếp
định nghĩa mà đưa ra khái niệm thông qua các qui định của BLDS về quan hệ có yếu tố nước
ngoài => Phải khai thác các qui định liên quan của BLDS.

a. Khi các bên lựa chọn PL

- Áp dụng PL do các bên lựa chọn k2 đ14 Luật


- Cách thức và thời điểm lựa chọn PL điều chỉnh
- Các bên hoàn toàn có thể lựa chọn PL điều chỉnh vào thời điểm xác lập HĐ
- Thực tiễn trg tài VN thời điểm lựa chọn PL điều chỉnh có thể muộn hơn và có thể dược điều
chỉnh trong quá trình tố tụng

b. Khi các bên không lựa chọn PL

- Áp dụng tập quán quốc tế theo Điều 14(3).


- Áp dụng tập quán quốc tế khi thấy luật qui định khả năng áp dụng tập quán quốc tế khi PLVN.
- Nếu PL được lựa chọn không qui định cụ thể => Suy ra khi các bên không có thỏa thuận lựa
chọn PL, trg tài vẫn có quyền áp dụng tập quán quốc tế
IV. PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI

1. Một số vấn đề cơ bản về phán quyết


- Quyết định trọng tài đượcgiải thích ở Điều 3(9)
- Phán quyết trọng tài giải thích ở Điều 3(10)
- PQ tg tài nước ngoài: để được thi hành tại VN => cần thông qua thủ tục công nhận và thi hành
phụ hợp Công ước New York 1958 và BLTTDS
- PQ trọng tài trong nước: không cần thủ tục để công nhận, PQ có giá trị thi hành ngay lập tức
mà không cần sự thống nhất chính thức từ phía tòa án nếu như hiệu lực Pq không bị xem xét lại
theo thủ tục hủy => PQ đã có hiệu lực => thông qua thủ tục công nhận mà chuyển thẳng cho
THA.
- Công nhận hòa giải thành (HGT): Nếu các bên hòa giải thì trọng tài ra PQ phê chuẩn nội dung
HGT (công nhận thỏa thuận của các bên) mà không ghi căn cứ ban hành phán quyết. Khác với
TTDS: TA công nhận hòa giải của các bên phải có căn cứ.

2. Ban hành và yêu cầu đối với phán quyết

a. Nguyên tắc ra phán quyết

- Phải phù hợp Điều 60(1)


- Theo nguyên tắc đa số. Nếu không được đa số thì PQ ban hành theo ý chí của Chủ tịch
HĐTT (Điều 60(2)).

Vậy cách thức biểu quyết ra quyết định thì sao???

- Không được nói rõ trong Luật TTTM.


- Lúc này thực hiện theo cách mà HĐTT cho là phù hợp, hoặc nguyên tắc của trung tâm
trọng tài hay nguyên tắc của trọng tài ad hoc.

b. Thời hạn ban hành

- Điều 61(3): phán quyết được ban hành ngay tại phiên họp hoặc chậm nhất 30 ngày kể từ
ngày kết thúc phiên họp cuối cùng.
=> Phán quyết là chung thẩm, có hiệu lực từ ngày ban hành, không phải đối tượng để
kháng cáo như trong TTDS.
c. Hình thức ban hành

- Phải thỏa bằng văn bản


- Ghi các nội dung đã quy định
- Nhất là phải ghi địa điểm ra Pq (để yêu cầu hủy PQ)
d. Quy định khác

- Quy định về ngôn ngữ không ghi nhưng đã có thỏa thuận trước đó.
- Nội dung PQ k1 đ 61: bắt buộc phải ghi ngày tháng địa điểm ra phán quyết (TA phải hỏi địa
điểm ghi phán quyết nếu có người mang đến hỏi), căn cứ ra phán quyết (trừ khi các bên có thỏa
thuận không ghi căn cứ).
- Chữ ký trọng tài k2 đ61: của đầy đủ các TTV, nếu có một người không ký thì chủ tịch HĐTT
sẽ xác nhận vì sao => PQ vẫn có giá trị.
- Hậu quả pháp lý của vi phạm hình thức PQ đ 61.

3. Đăng ký phán quyết

a. Không áp dụng với trọng tài quy chế

- Do đã có con dấu.

b. Áp dụng với trọng tài vụ việc

- Đăng ký PQ tg tài vụ việc: k2 đ 62  đăng ký là bắt buộc (Điều 62(2))

Ý nghĩa

- Do HĐTT vụ việc không có con dấu riêng  việc đăng ký PQ sẽ thêm uy tín thông qua con
dấu tòa án. Việc đăng ký PQ vụ việc giúp cho người được THA, người phải THA biết về PQ.
- Qui trình đăng ký PQ xem Điều 62.
- Chỉnh sửa PQ do lỗi kỹ thuật xem Điều 63.
- Chỉnh sửa PQ do sai sót về tó tụng xem Điều 71(7).
- Giải thích PQ xem Điều 63(2).
- Bổ sung PQ Điều 63(4,5).

4. Tính chung thẩm và hiệu lực của phán quyết


- Tính chung thẩm k5 đ4, k5 đ 61
- Hiệu lực k5 đ 61; k1,k2 đ 66
- Thủ tục thi hành đ 67
- Lưu trữ PQ đ 64
5. Căn cứ, thủ tục và hậu quả của hủy phán quyết

a. Yêu cầu hủy

Quyền yêu cầu hủy


- Plenh  bên không đồng ý QĐ tg tài có quyền làm đơn yc hủy QĐ mà bên thua kiện thường
là bên không đồng ý  qui định PL thúc đẩy bên thua yc hủy mà không cần biết lý do chính
đáng.
- Luật giới hạn lại quyền yc hủy PQ  luật buộc các bên phải có căn cứ chứng minh HĐTT đã
ra PQ thuộc các TH đã qui định thì mới được yc hủy.

PQ không được thi hành khi có yc hủy

- K5 đ61; k1 đ66
=> Từ 2 qui định trên => nếu có yc hủy PQ thì bên phải TH không phải thi hành PQ.

b. Căn cứ và thủ tục hủy


- Căn cứ hủy k2 đ 68 là danh sách đóng.
- Việc trọng tài khắc phục sai sót k7 đ71  qui định này chỉ cho phép tòa tạm dừng xét đơn yc
hủy và toà án chỉ áp dụng điều này khi có yc một bên và xét thấy phù hợp
- Nghĩa vụ chứng minh  chủ thể yc hủy phải chứng minh căn cứ để hủy (4 TH đầu tiên trong 5
trường hợp căn cứ hủy), tòa án có trách nhiệm chủ động xác minh thu thập chứng cứ để quyết
định hủy (TH cuối cùng).
- Khi xem xét hủy TA không được xem xét nội dung phán quyết! Chọn luật sai = căn cứ hủy, nội
dung gqtc sai => không hủy!

c. Thủ tục hủy và hậu quả của hủy PQ


- Riêng biệt, không theo BLTTDS.
- Việc qui định tính chung thẩm của PQ nội dung được trọng tài g/q không thể bị tòa xét lại
- Thủ tục hủy PQ  thủ tục riêng biệt của luật để hủy PQ mà không theo qui định của BL
TTDS
- Thợi hạn yc hủy k1 đ69
- Thẩm quyền tòa trong hủy PQ đ7
- Xét đơn yc hủy PQ k2 đ71
- Thành phần phiên họp xét đơn k2 đ71
- Cơ sở xét đơn yc k4 đ71
- Hiệu lực Qđ tòa án k5,k10 đ71
- Hậu quả của hủy PQk8 đ71
____________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________
CHƯƠNG 7: TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI, THỦ TỤC CÔNG NHẬN VÀ
CHO THU HÀNH PQ TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI TẠI VN

I. VẤN ĐỀ THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN VN KHI CÁC BÊN CHỌN


TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI

1. Thẩm quyền gqtc


*Nguyên tắc chung là loại trừ thẩm quyền của TA, nhưng phải có điều kiện. Có 3 điều kiện
để loại trừ, đó là: (i) có thỏa thuận trọng tài còn giá trị pháp lý, (ii) có yêu cầu của các
bên, (iii) tranh chấp phải là tranh chấp thương mại theo luật VN.

- Theo Điều 6 Luật TTTM 2010 qui định TA sẽ từ chối thẩm quyền gqtc khi các bên thỏa
thuận trọng tài gqtc trừ khi thỏa thuận vô hiệu.
+Tuy nhiên Điều 6 chỉ điều chỉnh việc chọn trọng tài VN
+Vấn đề đặt ra: Khi các bên chọn trọng tài nước ngoài thì tòa án VN có thẩm quyền
hay không?

- Điều 2(2) Công ước New York: Theo yêu cầu của 1 bên sẽ đưa các bên tới trọng tài trừ
khi TA thấy thỏa thuận không có hiệu lực (vô hiệu), không có hiệu quả (không còn giá
trị tại thời điểm đó - có thể hai bên thỏa thuận khác) hoặc không thể thực hiện.

a. Khoản 3 điều II Công ước quy định

“ Khi nhận được đơn kiện về một vấn đề mà đối với vấn đề đó các bên đã có thỏa
thuận theo nội dung của điều này, theo yêu cầu của một bên, tòa án của một quốc gia
thành viên sẽ đưa các bên tới trọng tài, trừ khi tòa án thấy rằng thỏa thuận đó không
còn hiệu lực , không hiệu lực hoặc không khả năng được áp dụng”

=> Tòa án VN không có t/q g/q tranh chấp và phải hướng các bên tới trọng tài mà các
bên đã chọn

- Như vậy: TA VN sẽ không có thẩm quyền gqtc, tranh chấp sẽ được đưa về trọng tài
nước ngoài VỚI ĐIỀU KIỆN: (i) có thỏa thuận trọng tài, (ii) có yêu cầu TA không
được thụ lý của một bên trong tranh chấp
+Điều này có nghĩa TA không được tự ý từ chối thẩm quyền => nếu không có yêu cầu
thì TA vẫn thụ lý mặc dù có thỏa thuận trọng tài trước đó.).
+Khác với trọng tài VN: TA auto đưa trở lại trọng tài giải quyết.
Hướng giải quyết của TANDTC trong một vụ kiện giữa công ty HQ và công ty VN
Hai bên có xác lập thỏa thuận trọng tài, theo đó chọn trọng tài Singapore nếu phát sinh
tranh chấp. Trong quá trình thực hiện hợp đồng có sự vi phạm, công ty HQ kiện tại TAND TP
Hà Nội. Phía công ty VN phản đối thẩm quyền TAND TP Hà Nội do đã có thỏa thuận trọng
tài nhưng TA HN vẫn xét xử => công ty VN kháng cáo.
Lúc này Tòa phúc thẩm (TANDCC) hủy bản án của TA HN do xác định sai quan hệ tranh
chấp. Cụ thể TA HN đã xác định sai tư cách đương sự => thụ lý giải quyết như vụ án dân sự
trong khi đã có thỏa thuận trọng tài => vừa hủy án vừa đình chỉ gqtc (không đưa về giải quyết
sơ thẩm lại do không phải thẩm quyền) và trả hồ sơ.
=> Sai thẩm quyền + có phản đối = không thụ lý, nếu công ty VN không phản đối => phải thụ
lý.

b. Điều kiện để TA từ chối tranh chấp

Thời điểm yêu cầu

- Hay thời điểm phản đối thẩm quyền của TA.


- Công ước New York 1958 có quy định việc TA chỉ từ chối thẩm quyền khi có một bên
có yêu cầu nhưng không quy định khi nào một bên được phản đối (thể thức yêu cầu
ntn).
- Tại VN luật cũng không quy định thời điểm một bên yêu cầu để từ chối => quá trình
vận dụng công ước nên tham khảo kinh nghiệm nước ngoài.
Vụ kiện xảy ra ở Thụy Sĩ
Công ty X (Anh) và công ty Y (Thụy Sĩ) có xác lập hợp đồng có thỏa thuận chọn trọng tài
ở Pháp. Năm 1980, khi có tranh chấp Y kiện X tại tòa án Thụy Sĩ. 6/1981 X phản hồi không
chấp nhận yêu cầu của Y. Trong quá trình gqtc không có bên nào yêu cầu TA Thụy Sĩ không
được thụ lý. Mãi đến năm 1983 X mới viết đơn phản đối thẩm quyền của tòa Thụy Sĩ.

Hướng giải quyết


TA Thụy Sĩ cho rằng trên cơ sở Công ước New York và pháp luật tố tụng Thụy Sĩ thì bị đơn
có quyền phản đối thẩm quyền TA trước khi tiến hành bảo vệ nội dung tranh chấp. Trong
trường hợp này X đã phản đối sau thời điểm nên yêu cầu của X không được chấp nhận => TA
Thụy Sĩ vẫn có thẩm quyền.
Thỏa thuận trọng tài có giá trị pháp lý

- Tòa chỉ từ chối thẩm quyền xét xử khi các bên có thỏa thuận trọng tài có giá trị pháp
lý.
-Tòa án không chuyển các bên đến trọng tài nếu thỏa thuận trọng tài “ không có hiệu
lực, không hiệu quả hoặc không thể thực hiện được”

Vụ kiện giữa hai công ty Pháp - Đức


Hai công ty ký hợp đồng có thỏa thuận chọn trọng tài Đức để gqtc (không phải văn bản). Khi
tranh chấp xảy ra, công ty Pháp yêu cầu TA Pháp can thiệp, phía công ty Đức phản đối do đã
có thỏa thuận trọng tài. TA phúc thẩm Pháp thừa nhận có thỏa thuận trọng tài nhưng từ chối
thẩm quyền. Tiếp theo công ty Pháp yêu cầu giám đốc thẩm và viện dẫn Công ước New York:
thỏa thuận phải bằng văn bản.

Hướng giải quyết


Theo luật Pháp, thỏa thuận trọng tài thỏa điều kiện văn bản, nhưng Công ước New York thì
không thỏa => TA tối cao Pháp cho rằng Công ước New York cho phép áp dụng luật của nước
mình nếu có lợi hơn cho việc công nhận giá trị của thỏa thuận trọng tài (Điều 7) => thừa nhận
thỏa thuận trọng tài => Có thỏa thuận + một bên phản đối = TA Pháp không có thẩm quyền.

Tranh chấp thương mại

- Để loại trừ thẩm quyền tòa án VN trên cơ sở Công ước thì tranh chấp giữa các bên phải
thỏa mãn điều kiện là tranh chấp phát sinh từ quan hệ thương mại theo luật VN (LTM +
BLTTDS).
- Như vậy, thỏa thuận trọng tài phải thỏa thuận gqtc phát sinh từ các quan hệ pháp luật
thương mại theo luật VN.

c. Kết luận

- Khi các bên có thỏa thuận chọn trọng tài nước ngoài thì tòa án VN không có t/q. Tuy
nhiên, sự tồn tại của thỏa thuận chọn trọng tài nước ngoài không đủ để loại trừ tòa án
VN
- Cần phải thỏa: (i) Phải có yêu cầu phản đối của một bên, (ii) thỏa thuận phải còn có giá
trị pháp lý.
2. Thẩm quyền áp dụng BPKCTT
*Theo Điều 5(5) NQ01/2014, TA VN có thẩm quyền khi TT nước ngoài yêu cầu: chỉ định
TTV, thay thế TTV, triệu tập người làm chứng, thu thập chứng cứ, áp dụng BPKCTT. Chỉ
có 2 việc TA VN không có thẩm quyền là: hủy phán quyết của trọng tài nước ngoài và
đăng ký phán quyết trọng tài ad hoc nước ngoài.
Công ước không loại trừ t/q của tòa trong việc áp dụng BPKCTT

- Công ước không cản trở tòa án một quốc gia thành viên áp dụng BPKCTT mặc dù các
bên đã chọn trọng tài quốc gia khác (không cấm = cho phép TA can thiệp). Điều 2 Công
ước chỉ loại trừ thẩm quyền xét xử của TA quốc gia.

Thiếu qui định trong PLVN

- Theo Luật TTTM trọng tài và tòa án đều có thể áp dụng BPKCTT ( trọng tài thành lập
theo PLVN). Nhìn chung, xu hướng trên thế giới là cho tòa án can thiệp đối với
BPKCTT khi có yêu cầu của trọng tài nước ngoài. Ở VN luật thiếu nhưng nghị quyết đã
bổ sung.

- Cần bổ sung trong BLTTDS để mở rộng khả năng tòa áp dụng BPKCTT khi các bên
chọn trọng tài nước ngoài.

II. VẤN ĐỀ THẨM QUYỀN TRỌNG TÀI VN

Vấn đề trùng tố ở 2 nước khác nhau

- Trong thực tế, có trường hợp các bên có T4 không rõ ràng nên một bên đưa tc ra trọng tài VN
và bên còn lại lại đưa tc ra trọng tài hay tòa nước ngoài => xung đột => xảy ra “Trùng tố”
(Cùng một vụ việc nhưng 2 cơ quan XX (trong đó có trọng tài VN) ở 2 nước khác nhau được
yêu cầu g/q).
- Hiện nay chưa có qui định về việc một bên chọn trọng tài VN, bên kia chọn trọng tài hay tòa án
nước ngoài.
III. CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH PHÁN QUYẾT TRỌNG
TÀI NƯỚC NGOÀI

1. Tổng quan
- Theo BLTTDS, QĐ TT nước ngoài không đương nhiên được thi hành tại VN. QĐ này chỉ
được thi hành sau khi được cho tòa VN công nhận và cho thi hành
=> Chỉ những QĐ nào có nhu cầu thi hành tại VN mới phải qua thủ tục này.

A vs B về một HĐ và tc này được trọng tài nước ngoài g/q. A là bên thắng kiện và không có
nhu cầu thi hành tại VN vì tài sản B không chỉ có tại VN mà còn có ở những nước khác. B
thua kiện nên muốn yêu cầu tòa VN g/q t.c đã được trọng tài nước ngoài g/q. Như vậy, A
muốn đối phó với việc B kiện tại VN phải làm gì?
=> A yêu cầu TA VN công nhận và cho thi hành phán quyết này ở VN.

2. Khái niệm quyết định trọng tài nước ngoài

a. “Nước ngoài” được xác định căn cứ vào địa điểm ban hành qđtt

- Pháp lệnh cũ + BLTTDS + quyết định gia nhập Công ước New York có dùng thuật ngữ
“quyết định trọng tài nước ngoài” nhưng không đưa ra định nghĩa. Đ3 Luật TT 2010 =>
khái niệm gần với QĐTT trong Pháp lệnh, BLTTDS, Công ước

- Theo Công ước, QĐTT bị coi là “nước ngoài” phải căn cứ vào địa điểm ban hành
QĐTT.

- Ở đây, nếu một QĐTT được ban hành trên một lãnh thổ của một quốc gia khác thì đó là
QĐTT nước ngoài => Công ước không quan tâm ai ban hành QĐTT (xét như vậy sẽ
vướng vấn đề quốc tịch của TTV => mỗi TTV 1 quốc tịch không thể xác định được).

b. Quy định của luật qg không được trái Công ước

- Với qui định của Công ước, pháp luật các nước thành viên không thể qui định khác tức
là nếu thỏa mãn các điều kiện nêu tại Công ước thì nó là QĐTT nước ngoài.
- Nếu pháp luật quốc gia có qui định khác  trái với Công ước
- Đoạn còn lại của điều I Công ước để pháp luật quốc gia thêm những trường hợp khác
mà quốc gia đó muốn.
- Xem thêm Điều 1 Công ước.
c. Định nghĩa QĐTT trong pháp luật VN

đ 1 Pháp lệnh, k11 và 12 của đ 3 Luật

d. Các tình huống có thể xảy ra

- TH1: Trọng tài thành lập theo PL nước ngoài ban hành QĐTT ngoài lãnh thổ VN.
+Full nước ngoài => dễ.
+Luật đã quy định

- TH2: Trọng tài thành lập theo PL nước ngoài ban hành QĐTT trong lãnh thổ VN:
+Ổn theo luật VN.

- TH3: Trọng tài thành lập theo PL VN ban hành QĐTT ngoài lãnh thổ VN
+Theo Luật VN, nó vẫn là phán quyết của VN nếu như ban đầu gqtc trong lãnh thổ
VN.
+Theo Công ước New York lại khác.

- TH4: Trọng tài thành lập theo PL VN ban hành QĐTT trong lãnh thổ VN
+Hong bé ơi.

e. Như vậy, phán quyết trọng tài nước ngoài được công nhận khi thỏa điều kiện cụ
thể

- Để xem xét và công nhận quyết định của trọng tài nước ngoài không đơn giản là thủ tục
pháp lý mà gắn với chủ nghĩa qg, gắn với nghĩa vụ công dân VN, thương nhân VN, nđt
nước ngoài tại VN => phán quyết của trọng tài nước ngoài chỉ được công nhận khi đáp
ứng những điều kiện do luật VN quy định
- Theo Điều 424 BLTTDS 2015, phán quyết được xem xét khi:
+Phán quyết của trọng tài qg cùng là thành viên Công ước giống VN hoặc cùng là
thành viên các Hiệp ước một bên/ nhiều bên,...
+Không phải qg thành viên Công ước thì áp dụng nguyên tắc có đi có lại.

f. Thế nào là phán quyết trọng tài?

- THEO ICCA, phán quyết sau được xem là PQ trọng tài:


+PHÁN QUYẾT CHUNG THẨM
+PHÁN QUYẾT PHỦ NHẬN THẨM QUYỀN CỦA MỘT HĐTT ĐỐI VỚI MỘT
VỤ VIỆC
+PQ TỪNG PHẦN
+PQ SƠ BỘ”
· Hay PQ tạm thời
· Quyết định một vấn đề sơ bộ để giải quyết nhu cầu các bên. VD: xem thời hiệu
khởi kiện còn không, xem luật nào điều chỉnh gqtc
+PQ ĐỒNG THUẬN
· Ghi nhận sự thỏa thuận các bên khi các bên yêu cầu HĐTT tiến hành hòa giải =>
ICCI cũng liệt kê nó là PQ.

- ICCA liệt kê những thứ không được xem là phán quyết. Các quyết định về thủ tục. VD:
lệnh triệu tập người làm chứng, thu thập chứng cứ,…=> Để xem xét một QĐ là PQ hay
không không căn cứ vào tên mà xem nội dung của nó.
- PQ TRỌNG TÀI THEO LUẬT VN
+Một quyết định gq hoàn toàn tranh chấp thì mới được xem là PQTT
+Điều 3
+Như vậy các QĐ không giải quyết toàn bộ tranh chấp => không xem là PQ.

3. Điều kiện và thủ tục công nhận , cho thi hành tại VN QĐTT nước ngoài

a. Điều kiện công nhận, cho thi hành

- Có mối liên hệ với VN: tòa án có tq khi người phải thi hành có nơi cư trú, trụ sở hay tài
sản tại VN => chỉ cần có một trong các yếu tố tồn tại => tòa án VN sẽ có t/q.
- Cung cấp QĐ TT (có thể hiểu là phán quyết trong trường hợp này), T4, bản dịch giấy
tờ tài liệu bằng tiếng nước ngoài (đ 453 Luật TTDS 2015)

b. Thủ tục công nhận, cho thi hành

- Đơn yêu cầu: BLTTDS 2015 ( đ452)


- Nội dung đơn yêu cầu ( đ 452)
- Nơi gửi đơn yêu cầu ( đ 454)
- Chuyển hồ sơ yêu cầu (đ 454)
- Thụ lý hồ sơ ( đ455)
- Phiên họp xét đơn yêu cầu ( đ458)
- Không xét lại ( k4 đ458)

____________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________
CHƯƠNG 8: THỦ TỤC TỐ TỤNG TRỌNG TÀI

I. TRỌNG TÀI QUY CHẾ

Sơ đồ

Phân tích sơ đồ trên

- Bộ hồ sơ kiện gồm: đơn kiện, thỏa thuận trọng tài, bản sao tài liệu.

- Bộ hồ sơ này gửi cho trung tâm trọng tài.

- Trung tâm trọng tài nhận đơn kiện = bắt đầu tố tụng (xem lại Chương 5). Tuy nhiên còn
có thể do 2 bên thỏa thuận. Dù tính cách nào thì cần phải xem thời hiệu khởi kiện còn
hay không.
- Nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn, trong 10 ngày trung tâm trọng tài sẽ gửi bị đơn bản sao
đơn + tài liệu.

+Lưu ý gửi đủ tài liệu cho các TTV, trung tâm lưu 1 bản, bị đơn 1 bản (nếu có 1 bị đơn) =>
ít nhất 5 bản.

+Vì vậy chi phí rất lớn.

- Trong vòng 30 ngày từ ngày nhận bản sao đơn kiện, bị đơn:

+Có thể xin gia hạn thời gian để làm bảng tự bảo vệ.

+Phải làm bản tự bảo vệ: ghi tên TTV mà bị đơn chọn (tương tự tên TTV do nguyên đơn
ghi trong đơn khởi kiện). Nếu không chọn được thì có thể nhờ trung tâm chọn TTV trong
danh sách.

+Muốn kiện lại nguyên đơn phải làm đơn kiện lại

- Tiếp theo, đối với nguyên đơn, trong 30 ngày từ ngày nhận được đơn kiện lại, nguyên
đơn:
+Làm bản tự bảo vệ: không ghi lại tên TTV (không thể chọn 2 lần!).

Nhận xét

- Trọng tài quy chế thì hồ sơ chuyển cho trung tâm trước, trung tâm sẽ chuyển cho đương
sự.

- Lưu ý trong TTDS, các đương sự là nguyên/bị đơn + người có qlnv liên quan. Tuy
nhiên, trong tố tụng trọng tài chỉ có nguyên/bị đơn, người thứ 3 KHÔNG có qlnv liên
quan đến tranh chấp. Vì vậy người thứ 3 có liên quan => kiện dân sự ra TA, TT không
giải quyết (ngoại trừ trường hợp TT áp dụng BPKCTT làm ảnh hưởng - không phải áp
trực tiếp mà gián tiếp làm người thứ ba thì người thứ ba có quyền khiếu nại yêu cầu bồi
thường).
II. TRỌNG TÀI VỤ VIỆC

Sơ đồ

Phân tích sơ đồ

- Nguyên đơn gửi trực tiếp cho bị đơn: Do TT Ad hoc không có trung tâm hay con dấu.
- Khi bị đơn nhận, bị đơn cũng làm bản tự bảo vệ, bản tự bảo vệ có ghi tên TTV mình
chọn. Bản tự bảo vệ gửi thẳng cho nguyên đơn (ngoài ra nên chuẩn bị sẵn rồi gửi cho
HĐTT khi HĐTT thành lập trong tương lai).
III. THỦ TỤC TỐ TỤNG TRONG CÁC TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ
ĐỐI VỚI TRỌNG TÀI QUY CHẾ

1. Trường hợp tranh chấp có 1 bị đơn

Sơ đồ

Phân tích sơ đồ

- Về số lượng TTV:

+Không giới hạn, các bên cũng có thể chọn 1 TTV, nếu không thỏa thuận thì auto 3 TTV.

+Càng nhiều chi phí càng cao, càng rắc rối nhưng độ chính xác cao.
- Về thời hạn:

+30 ngày: tính từ ngày bị đơn nhận đơn kiện + yêu cầu chọn TTV.

+7 ngày kế tiếp: nếu bị đơn không chọn được cũng như không đề nghị chỉ định thì trung
tâm chủ động chỉ định TTV cho bị đơn.

+15 ngày tiếp theo: khi 2 TTV đã được các đương sự lựa chọn hoặc yêu cầu chỉ định, trong
15 ngày 2 TTV này phải chọn 1 TTV khác trong trung tâm để làm chủ tịch HĐTT.

+Như vậy, tối đa 30+7+15 = 52 ngày các đương sự sẽ phải chọn ra chủ tịch HĐTT, nếu
qua thời gian đó thì chủ tịch trung tâm sẽ chỉ định một TTV của trung tâm làm chủ tịch
HĐT (nếu không có xin gia hạn).

+Ngoài ra, tối đa 30+7+15+7 = 59 ngày HĐTT được thành lập (nếu không có xin gia hạn)

2. Trường hợp nhiều bị đơn

Sơ đồ
Phân tích sơ đồ

- Điều 40(2) Luật TTTM quy định trình tự như trên, nhưng không nói rõ cách xác định
“ngày nhận được” (hay 30 ngày tính từ lúc nào) ntn. Luật không nói rõ nhưng NQ2014
nói rõ rằng (Điều 8(1)(b) hướng dẫn Điều 41 về trọng tài ad hoc) 30 ngày tính từ ngày
bị đơn cuối cùng nhận được đơn kiện + yêu cầu TTV.

- Trong 30 ngày đó không thống nhất chọn TTV hay đề nghị chủ tịch chỉ định thì Chủ
tịch trung tâm sẽ chủ động chỉ định TTV cho các bị đơn trong 7 ngày.

- 2 TTV được các đương sự đề nghị hoặc được chỉ định sẽ bầu 1 TTV có tên trong danh
sách trung tâm để làm Chủ tịch HĐTT.

- Nếu trong 15 ngày kế tiếp không thể chọn Chủ tịch HĐTT thì chủ tịch trung tâm sẽ chỉ
định.

- Như vậy, cũng tối đa 59 ngày Chủ tịch HĐTT được chọn/ bầu ra.

3. Trường hợp 1 TTV duy nhất


- Trong 30 ngày từ lúc bị đơn nhận được đơn kiện từ trung tâm mà không chọn được
TTV duy nhất thì theo yêu cầu ít nhất một bên ((các) nguyên đơn, (các) bị đơn) thì Chủ
tịch trung tâm sẽ chọn 1 TTV duy nhất.

IV. THỦ TỤC TỐ TỤNG TRONG CÁC TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ


ĐỐI VỚI TRỌNG TÀI VỤ VIỆC
*Nhìn chung giống ở trên, cần lưu ý ai là người có thẩm quyền (Chủ tịch trung tâm đối với
trọng tài quy chế và TA đối với ad hoc).
1. Trường hợp tranh chấp có 1 bị đơn

Sơ đồ

Phân tích sơ đồ

- Trong 30 ngày từ lúc bị đơn nhận được hồ sơ kiện, bị đơn cũng phải làm bản tự bảo vệ
ghi việc chọn TTV và thông báo nguyên đơn. Nếu bị đơn không gia hạn + hai bên
không có thỏa thuận chỉ định trọng tài => Nguyên đơn chủ động yêu cầu TA chỉ định
TTV. Sau đó Chánh án của TA được chọn sẽ phân công Thẩm phán chỉ định TTV cho
bị đơn.
- Xem thêm Điều 8(1)(a) NQ01/2014.
+Điều này làm rõ Điều 7(2) Luật TTTM.
+Trong trường hợp chỉ định, nếu các bên không chọn TA để chỉ định thì xác định theo
Điều 7(2) là TAND nơi bị đơn cư trú (cá nhân)/đặt trụ sở (tổ chức).
2. Trường hợp tranh chấp có nhiều bị đơn

Sơ đồ

Phân tích sơ đồ

- 30 ngày cũng tính từ lúc bị đơn cuối cùng nhận được bản sao đơn kiện.

- Khi chỉ định TTV, Thẩm phán không cần tổ chức phiên họp hay mời các bên. Luật k
nói rõ, quy định ở Điều 8(3) NQ01/2014/NQ-HĐTP.

- Khi xét đơn yêu cầu, Thẩm phán phải xét Điều 20 Luật TTTM về tiêu chuẩn TTV, Điều
21 về quyền và nghĩa vụ TTV, danh sách TTV của trung tâm, Điều 2 và 9 của NDD63
quy định việc thành lập chấm dứt thu hồi giấy phép của trung tâm trọng tài.

- Chỉ định bằng vb theo Mẫu 1 NQ01/2014.


3. Trường hợp có TTV duy nhất

- Trong 30 ngày kể từ lúc BĐ nhận đơn kiện

- Không chọn được trọng tài viên + các bên không có thỏa thuận y/c một trung tâm trọng
tài chỉ định trọng tài viên thì theo y/c ≥ 1 bên Trong 7 ngày kế tiếp kể từ ngày nhận
y/c

- Chánh án tòa án phân công TP sẽ chỉ định trọng tài viên duy nhất + thông báo cho các
bên

V.CÁC THỦ TỤC KHÁC

1. Thay đổi trọng tài viên

a. Tổng quan
Phân tích thêm

- Nếu TTV có thể ảnh hưởng đến khách quan vô tư (trước đây đã là hòa giải viên, TTV
cho trung tâm khác đã giải quyết cùng tranh chấp này) về nguyên tắc không thể đứng ra
gqtc:

+TTV này biết phải thông báo bằng văn bản.

+Tuy nhiên, nếu các bên biết và đồng ý thì phải thể hiện sự đồng ý bằng văn bản thì
TTV này vẫn được gqtc.

- Thân thích: có quan hệ huyết thống, bà con,… nhưng bạn bè vẫn được!

- Trong tố tụng dân sự (TA), nếu thẩm phán, ksv đã gqtc này trước đây lại tiếp tục => nếu
đã thông báo mà vẫn cho thì Chánh án chịu trách nhiệm.

- Việc thay đổi TTV ở trung tâm trọng tài do chủ tịch trung tâm quyết định.

- Đối với ad hoc thì căn cứ Điều 7 Luật TTTM (được giải thích ở NQ01/2014).

+Cụ thể là yêu cầu TA nơi HDDTT gqtc.

+Vấn đề HĐTT gqtc ở đâu theo NQ01/2014 phải có tài liệu chứng minh. Nếu
không chứng minh TA sẽ hướng dẫn đương sự đi về HĐTT để làm văn bản xác
định HĐTT gqtc ở đâu => Các đương sự chứng minh địa điểm gqtc, nếu không
được thì HĐTT chịu trách nhiệm xác định địa điểm gqtc. Căn cứ vào đó TA sẽ xác
định TA có thẩm quyền gqtc.
b. Thay đổi TTV khi tranh chấp được gq tại trung tâm

Phân tích thêm sơ đồ bên dưới

- TTV có quyền từ chối gqtc: cspl ở Điều 21 Luật TTTM.

- Khi chủ tịch trung tâm ra quyết định thay đổi trọng tài => là quyết định cuối cùng, phải
tuân thủ.

Sơ đồ
c. Thay đổi TTV khi tranh chấp được gq bởi trọng tài ad hoc

Sơ đồ
2. Xem xét thỏa thuận trọng tài

a. Trước khi xem xét nội dung tranh chấp

Bình luận thêm

- Trong tố tụng dân sự (TA), HĐXX không cần xem xét thẩm quyền của mình do việc
này thuộc trách nhiệm của đơn vị thụ lý.
- Đối với tố tụng trọng tài, HĐTT phải xem xét của bản thân mình.
b. Trong quá trình gqtc

c. Khi các bên có thỏa thuận trọng tài tại một trung tâm cụ thể nhưng tại thời điểm
phát sinh tranh chấp trung tâm không còn tồn tại cũng như không có trung tâm kế
thừa

- Các bên có thể chọn TTV khác.


- Nếu không thỏa thuận được các bên khởi kiện tại Tòa.

d. Các bên có thỏa thuận trọng tài cụ thể chọn TTV ad hoc nhưng tại thời điểm tranh
chấp vì bất khả kháng hay khách quan TTV không thể tham gia gqtc

- Các bên có thể chọn TTV khác.


- Nếu không thỏa thuận được các bên khởi kiện tại Tòa.

e. Các bên có thỏa thuận trọng tài nhưng không chỉ rõ hình thức trọng tài (quy chế
hay vụ việc) hoặc không thể xác định tổ chức trọng tài cụ thể
3. Khiếu nại quyết định của HĐTT

a. Tổng quan

- Các trường hợp không có thỏa thuận trọng tài, thỏa thuận vô hiệu, không thể thực hiện,
thẩm quyền HĐTT => đều có thể bị khiếu nại.

- Điều 43-44 Luật TTTM.

Lưu ý thêm

- Trường hợp Điều 10(4)(b)(b1) mâu thuẫn Điều 2(3) NQ01/2014: đã đình chỉ = thẩm
quyền TA thì tại sao lại giải quyết theo thủ tục chung????? => Điều 10(4)(b)(b1) đa
nghĩa không rõ ràng, nguy hiểm!
b. Nếu không đồng ý với quyết định của HĐTT theo Đ 43

c. Nếu Tòa quyết định như sau:

- (i) Tranh chấp không thuộc thẩm quyền của HĐTT, (ii) Không có thỏa thuận trọng tài, (iii)
Thỏa thuận vô hiệu, (iv) Thỏa thuận không thể thực hiện.
4. Thẩm quyền xác minh sự việc của HĐTT
*Điều 45, HĐTT sẽ có các quyền sau
5. Biện pháp khẩn cấp tạm thời

a. Tổng quan

b. Thẩm quyền áp dụng BPKCTT của HĐTT


c. Thủ tục áp dụng BPKCTT của HĐTT

d. Thay đổi, bổ sung, hủy bỏ BPKCTT của HĐTT


e. Thẩm quyền áp dụng BPKCTT của TA

f. Thay đổi, bổ sung, hủy bỏ BPKCTT của TA


g. Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ BPKCTT của BLTTDS
VI. PHIÊN HỌP GQTC

1. Chuẩn bị phiên họp, thành phần và thủ tục gqtc

Lưu ý việc vắng mặt của các bên


2. Hoãn phiên họp qgtc

3. Hòa giải - công nhận hòa giải thành


Nhận xét

- Hậu quả pháp lý của hòa giải và thương lượng khác nhau:
+Hòa giải: TT ra biên bản hòa giải thành có chữ ký các bên và TTV, trên cơ sở đó
HĐTT sẽ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên (mang tính chung
thẩm và có giá trị như phán quyết, chấm dứt tố tụng.
+Thương lượng: TT ra quyết định đình chỉ tranh chấp.
- Trong TTDS, khi TA tiến hành hòa giải, nếu các bên đạt được sự thỏa thuận với nhau
thì TA cũng lập biên bản hòa giải thành rồi cho các bên 7 ngày (luật cũ 15 ngày) để
“suy nghĩ, nếu các bên không thay đổi ý kiến thì TA sẽ ra quyết định công nhận sự thỏa
thuận của các đương sự về giải quyết vụ án, có giá trị như một bản án nhưng không phải
đối tượng của kháng cáo, phúc thẩm mà là đối tượng của xem xét lại (theo trình tự thủ
tục giám đốc thẩm).

4. Đình chỉ gqtc

Lưu ý thêm

- Về nguyên tắc, sau khi có quyết định đình chỉ gqtc thì các bên không được yêu cầu
HĐTT giải quyết lại, tuy nhiên có 2 ngoại lệ mà các bên có thể yêu cầu trọng tài giải
quyết lại:
(3) Rút đơn kiện => có thể yêu cầu TT giải quyết lại nếu còn thời hiệu khởi kiện.
(5) TA thuộc thẩm quyền trọng tài, không có thỏa thuận, vô hiệu, không thể thực
hiện có thể làm lại thỏa thuận nếu còn thời hiệu khởi kiện.
=> Nhìn chung phải còn thời hiệu thì được.

VII. PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI

1. Nguyên tắc

Nhận xét

- Như vậy 3 người 3 ý thì sao??? => Trong trọng tài chưa có quy định về vấn đề này.
Trong TTDS:
+Sơ thẩm: 1 chủ tọa, 2 hội thẩm.
+Phúc thẩm: 3 thẩm phán.
- Trong TTDS tùy thuộc vào cách bố trí của Thẩm phán (vấn đề nhân sự) để tránh mỗi
người mỗi ý. Đối với Trọng tài, đương sự có thể đề nghị ai là TTV (không thể trong
TTDS).
2. Nội dung, hình thức, hiệu lực

Nhận xét

- Trong TTDS nếu không có đầy đủ chữ ký trong phán quyết => phán quyết không có giá
trị pháp lý.
- Đối với phán quyết của trọng tài, nếu không có chữ ký của TTV thì phán quyết vẫn có
thể có hiệu lực nếu có xác nhận của chủ tịch HĐTT về lý do tại sao TTV lại không ký.

3. Đăng ký phán quyết trọng tài ad hoc


Nhận xét

- Đăng ký phán quyết chỉ xảy ra với trọng tài ad hoc, bởi vì trọng tài ad hoc thành lập dựa
vào ý chí các bên, khi giải quyết xong thì hội đồng này giải tán, không có trụ sở hay con
dấu. Vì vậy, để nâng cao tính hiệu lực của phán quyết trọng tài ad hoc, phán quyết này
phải được đăng ký ở TA.
+Theo yêu cầu ít nhất 1 bên, phán quyết trọng tài ad hoc có thể đăng ký tại TA nơi HĐTT ra
phán quyết (các bên yêu cầu phải chứng minh), nếu không chứng minh được thì TA sẽ
hướng dẫn cho các bên trở về HĐTT để làm văn bản xác nhận ra phán quyết ở đâu. Trên cơ
sở vb xác nhận của HĐTT, TA sẽ hướng dẫn các bên đến TA có thẩm quyền để yêu cầu.
+Ngoài ra, các bên vẫn có thể thỏa thuận chọn TA để thực hiện đăng ký phán quyết trọng tài
ad hoc (miễn là TA tỉnh) => gqtc ở TPHCM vẫn có thể đăng ký phán quyết ad hoc ở HN.
- Khi các bên gửi đơn (bộ hồ sơ), Chánh án TA có thẩm quyền sẽ phân công 1 thẩm phán
kiểm tra tính xác thực của phán quyết => TA liên hệ trọng tài để xác minh. Nếu phát
hiện không phải phán quyết thật => TA từ chối đăng ký, hoặc trong thời gian thẩm phán
xem xét, trung tâm trọng tài ra phán quyết có phản hồi rằng phán quyết đã bị đề nghị
xem xét hủy.
- Người bị từ chối được khiếu nại => Chánh án TA từ chối sẽ trả lời giải quyết khiếu nại
=> ra quyết định trả lời => quyết định đó của Chánh án là cuối cùng.
4. Sửa chữa, giải thích phán quyết

Nhận xét

- Nếu các bên thấy => có thể yêu cầu Trọng tài sửa chữa, giải thích phán quyết.
5. Sửa chữa, phán quyết bổ sung

Nhận xét

- Phán quyết bổ sung phần mà các bên yêu cầu.


- Như vậy, ra phán quyết bổ sung thì có họp bổ sung không?? => vấn đề này chưa được
quy định.

6. Lưu trữ hồ sơ trọng tài


- Trung tâm trọng tài lưu trữ hồ sơ tranh chấp đã thụ lý.
- Các bên hoặc TTV lưu trữ hồ sơ do trọng tài ad hoc giải quyết.
- Hồ sơ trọng tài được lưu trữ 5 năm kể từ ngày ra phán quyết hoặc quyết định đình chỉ
gqtc bằng trọng tài.
7. Hủy phán quyết trọng tài
Nhận xét 1

- Pháp lệnh cũ không quy định lý do cụ thể để hủy phán quyết => vấn đề hủy vô tội vạ.
- Luật hiện hành có quy định 5 căn cứ để hủy.
+Khi đương sự nêu yêu cầu hủy, HĐTT chỉ xác minh có căn cứ đó hay không theo tài
liệu được cung cấp (đối với 4 căn cứ đầu).
+Tuy nhiên căn cứ 5 TA phải chủ động xác mình (do các bên khả năng trái với nguyên
tắc cơ bản của luật VN (ra phán quyết không được ảnh hưởng NN, đương sự, người thứ
3,…).

8. TA xét đơn hủy phán quyết trọng tài


Nhận xét

- Như đã nói, khi đã hủy phán quyết các bên vẫn có thể thỏa thuận đưa tranh chấp ra
xét xử lại bằng trọng tài nếu vẫn còn thời hiệu.
- Hoặc các bên có thể kiện ra TA. Tuy nhiên, cần lưu ý thời gian kiện tụng trong trọng
tài, thời gian xem xét hủy phán quyết trọng tài,… sẽ không tính vào thời hiệu khởi
kiện tại TA (ngoài luật chuyên ngành, LDS quy định thời hiệu là 2 năm từ ngày biết
hoặc phải biết quyền lợi của mình bị xâm phạm).

9. Lệ phí tòa liên quan trọng tài

Nhận xét

- Các loại phí này được điều chỉnh bởi pháp luật về án phí, lệ phí (NQ326 về án phí lệ phí
trong TTDS)
=> Căn cứ vào giá trị tranh chấp để xác định án phí, lệ phí của dân sự hoặc trọng tài.

____________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________
ÔN TẬP KIỂM TRA

Nội dung cần nắm

Bài 1:
- Các thuật ngữ.

Bài 2 Thỏa thuận trọng tài:


- Thỏa thuận vô hiệu
- Thỏa thuận không thể thực hiện được
- Vấn đề bổ sung:
+Một tranh chấp muốn được đưa qua trọng tài giải quyết phải thỏa 2 điều kiện: (i) Thuộc
thẩm quyền trọng tài, (ii) Phải có thỏa thuận trọng tài hợp lệ.
+Theo Điều 2 NQ01/2014, trong một số trường hợp HĐTT vẫn gqtc mặc dù tranh chấp
không thuộc thẩm quyền hay không có thỏa thuận thì đương sự sẽ kiện => TA sẽ từ chối
gqtc (ưu tiên cho trọng tài), đợi khi trọng tài gqtc xong thì TA mới xem xét hủy phán
quyết nếu không hợp lệ => TA KHÔNG THỂ CAN THIỆP NGAY LÚC TRỌNG TÀI
ĐANG QGTC (2 CƠ QUAN TÀI PHÁN GQTC CÙNG LÚC).

Bài 3 Phân định thẩm quyền trọng tài:


- Khi gqtc thẩm quyền thuộc ai? => Điều 2 NQ01/2014. Có thỏa thuận trọng tài nhưng có
trường hợp TA vẫn giải quyết: Điều 2(3) NQ01/2014.

Bài 6 BPKCTT:
- Về nguyên tăc hai cơ quan tài phán đều có thẩm quyền, nguyên tắc là cơ quan nào làm trước
sẽ thực hiện luôn.
+Tuy nhiên, TT chỉ được áp dụng một số BPKCTT, ít hơn TA.
+Nếu ban đầu đương sự yêu cầu TT áp dụng BPKCTT, sau đó lại yêu cầu TA => TA chỉ
được từ chối nếu yêu cầu sau cũng rơi vào các biện pháp mà HĐTT áp dụng được (Điều
49(2) Luật TTTM).
+TA có 16 biện pháp theo BLDTTDS, trong đó có 4 biện pháp bao trùm cả 6 biện pháp
của TT ở Điều 49(2) Luật TTTM liên quan đến: kê biên ts, cấm chuyển dịch quyền ts,…

Bài 7
- Thẩm quyền TA trong việc hỗ trợ trọng tài (Điều 7 Luật TTTM):
+TA cấp tỉnh hoặc thành phố trực thuộc TW
+TA chỉ có thể hỗ trợ 8 việc, ngoài 8 việc đó thì hong: hủy phán quyết TT nước ngoài
hong được, đăng ký phán quyết trọng tài ad hoc nước ngoài hong dc,…

Tình huống

Tình huống 1
Một vụ tranh chấp hđ kinh doanh giữa công ty cổ phần X và công ty tnhh Y (hai bên có
xác lập điều khoản trọng tài chọn ABC làm trung tâm trọng tài để giải quyết tranh chấp
phát sinh giữa hai bên) đã được giải quyết và kết thúc bằng một phán quyết trọng tài. Công
ty X đã yêu cầu TA có thẩm quyền hủy phán quyết nói trên do HĐTT đã không khách quan
khi buộc công ty X phải chịu trách nhiệm trong thực hiện hđ trong khi việc giao hàng trễ và
hàng không đạt chất lượng không hoàn thành do lỗi của công ty X.

Câu hỏi và trả lời: Hãy cho biết TA có hủy phán quyết này hay không? Tại sao?
- TA sẽ từ chối và không hủy phán quyết. Căn cứ mà công ty X đưa ra để yêu cầu hủy phán
quyết trọng tài thuộc về nội dung tranh chấp, không phải căn cứ nêu trong Điều 68 Luật
TTTM.

Tình huống 2.1


Công ty cổ phần A có trụ sở ở Q1, TPHCM ký hđ mua bán vlxd với công ty tnhh B
chuyên cung cấp vlxd có trụ sở tại TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Hợp đồng trên được ký kết
vào tháng 4/2011 với thời hạn thực hiện hđ là 8 năm. Điều 7 của hđ quy định: “trong
trường hợp có bất đồng giữa hai bên lq đến hđ thì được các bên cùng nhau thương lượng
giải quyết, nếu không được thì một bên có thể kiện tại trung tâm trọng tài X, TPHCM hoặc
tranh chấp sẽ được giải quyết tại TAND TP.HCM. Tháng 4/2013, tranh chấp đã phát sinh,
việc thương lượng cũng không thành, A quyết định khởi kiện B ngay trong tháng 4/2013.
Được biết hai bên không thực hiện thêm thỏa thuận trọng tài nào khác.

Câu hỏi và trả lời: Theo bạn, A phải khởi kiện tại đâu để được giải quyết yêu cầu của
mình? Vì sao?
- Trước hết, đây là thỏa thuận nước đôi (cả TAND và Trọng tài X). Tiếp theo, hai bên cũng
không có thỏa thuận bổ sung (tháng 4/2013 phát sinh tranh chấp nhưng khởi kiện luôn,
không thỏa thuận gì thêm) => thỏa thuận trên vẫn được 2 bên “xác nhận” là có tồn tại.
- Thỏa thuận này được xác lập vào tháng 4/2011 => không thể áp dụng BLTTDS 2015 nên
phải áp dụng BLTTDS 2004 (sửa đổi bổ sung 2011) => thỏa thuận này vô hiệu => hai bên
chỉ còn có thể khởi kiện tại TA cấp huyện nơi bị đơn có trụ sở (TAND TP.Biên Hòa).
- Theo BLTTDS 2004(sđbs 2011), giả sử B là công ty liên doanh hay công ty nước ngoài =>
phải kiện ở cấp tỉnh, ở đây chỉ là doanh nghiệp bình thường nên kiện ở cấp huyện.
Tình huống 2.2
Công ty cổ phần A có trụ sở ở Q1, TPHCM ký hđ mua bán vlxd với công ty tnhh B
chuyên cung cấp vlxd có trụ sở tại TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Hợp đồng trên được ký kết
vào tháng 4/2011 với thời hạn thực hiện hđ là 8 năm. Điều 7 của hđ quy định: “trong
trường hợp có bất đồng giữa hai bên lq đến hđ thì được các bên cùng nhau thương lượng
giải quyể, nếu không được thì một bên có thể kiện tại trung tâm trọng tài X, TPHCM hoặc
tranh chấp sẽ được giải quyết tại TAND TP.HCM.
Tháng 8/2016, tranh chấp giữa hai bên phát sinh, A và B có làm bổ sung thỏa thuận
trọng tài với n.dung: “Trong tr.hợp có bất đồng xảy ra giữa 2 bên liên quan đến hđ này thì
các bên cùng nhau thương lượng giải quyết. Nếu 0 thương lượng được thì một bên có thể
kiện bên kia tại Trung tâm Trọng tài X, TPHCM để được giải quyết”. Ngoài ra, 2 bên cũng
có làm văn bản thỏa thuận chọn TAND TP Biên Hòa để áp dụng biện pháp kê biên tài sản
của các bên trong tranh chấp. Được biết trong hđ nói trên có liên quan đến Công ty vận
chuyển C.

Câu hỏi và trả lời

a. Khi tranh chấp phát sinh giữa A và B, A muốn kiện B thì phải kiện tại đâu để được
giải quyết? Vì sao?
- Trong tình huống này, thỏa thuận trọng tài xảy ra khi BLTTDS 2015 có hiệu lực.
- Thỏa thuận của các bên hoàn toàn hợp lệ (không trái Điều 2, 5, 16, 18 của Luật TTTM -
cách phân tích tương tự tình huống 3) => A phải kiện ở Trung tâm Trọng tài X
TPHCM.

b. C đã yêu cầu nơi có thẩm quyền giải quyết kê biên hàng hóa chuyên chở vì cho rằng
các bên đã không thanh toán tiền vận chuyển hàng hóa. Theo anh/chị, việc yêu cầu đó
của C có căn cứ pháp lý hay không? Vì sao?
- Trong tranh chấp này, C được xem là bên thứ 3. Văn bản chọn thỏa thuận này cũng
không hợp lệ (TAND cấp huyện không có thẩm quyền này) => vô hiệu => áp dụng
Điều 7(2)(đ) Luật TTTM.

c. Hãy cho biết TA nào có thẩm quyền kê biên số hàng vlxd nằm tại huyện Dĩ An, BD? Vì
sao?
- TAND tỉnh BD (Điều 7(2)(đ) Luật TTTM).
Tình huống 3
Công ty A (trụ sở ở Q1, tỉnh M) có ký 1 hđ mua bán vlxd với công ty B (trụ sở Q3,
tỉnh N) vào tháng 10/2014. Trong hợp đồng có điều khoản trọng tài với nội dung: “Khi
phát sinh tranh chấp giữa hai bên, các bên sẽ cùng nhau thương lượng. Nếu không
thương lượng được thì một trong các bên có thể khởi kiện tại Trung tâm trọng tài X tỉnh Y
để gqtc”. Vào tháng 10/2015, tranh chấp phát sinh, sau khi thương lượng không thành, A
kiện B tại trung tâm X. Sau khi khởi kiện, các bên và HĐTT đã có thu thập chứng cứ
nhưng không được và đôi bên cố làm vb thỏa thuận chọn TA nơi công ty B có trụ sở để
thực hiện việc thu thập chứng cứ.

Câu hỏi và trả lời


a. Trung tâm trọng tài X có thẩm quyền gqtc giữa Công ty A và công ty B không?
Why?
(1) Xét một tranh chấp muốn được đưa qua trọng tài giải quyết phải thỏa 2 điều kiện:
(i) Thuộc thẩm quyền trọng tài:
- Phát sinh từ hđ thuộc lĩnh vực thương mại => thỏa đ.kiện cần ở Điều 2 Luật
TTTM.
(ii) Phải có thỏa thuận trọng tài hợp lệ.
- Trước hết, các bên có thỏa thuận trong hợp đồng trung tâm trọng tài X sẽ gqtc.
- Về nội dung của thỏa thuận: các bên đã hòa giải (không thành) trước khi đưa ra
trọng tài. Như vậy thỏa Điều 5 Luật TTTM nên hợp lệ.
(2) Ngoài ra cũng thỏa điều kiện hình thức bằng vb theo Điều 16 Luật TTTM.
(3) Bên cạnh đó cũng không rơi vào trường hợp bị vô hiệu ở Điều 18.
=> Trung tâm trọng tài X có thẩm quyền qgtc.

b. Trường hợp hai bên làm vb chọn TA nơi công ty B có trụ sở để thực hiện việc thu
nhập chứng cứ thì có hợp lệ hay không? Giải thích và nêu căn cứ pháp lý?
- Văn bản (thỏa thuận) không đề cập rõ tên TA thu thập chứng cứ => không rõ ràng =>
thỏa thuận không hợp lệ => xem như không có thỏa thuận về vấn đề này.
- Lúc này xác định TA có thẩm quyền theo Điều 7(2)(d) Luật TTTM: TA tỉnh nơi có
chứng cứ cần được thu thập sẽ là TA có thẩm quyền thu thập chứng cứ.

c. Giả sử công ty A và công ty B tiếp tục làm văn bản thỏa thuận có nội dung chọn TA
có thẩm quyền để áp dụng BPKCTT là TA nơi công ty A có trụ sở, Hãy giải thích
việc TA nơi công ty A có trụ sở có thẩm quyền áp dụng BPKCTT hay không? Tại
sao? Theo bạn, trong trường hợp này phải xác định thẩm quyền của TA trong việc
áp dụng BPKCTT ntn?
- Tình huống này tương tự câu b.
- “TA nơi công ty A có trụ sở” = không rõ ràng = thỏa thuận không hợp lệ = vô hiệu
=> áp dụng Điều 7(2)(đ): TA nơi có chứng cứ cần được thu thập.
Tình huống 4
Năm 2015, công ty tnhh A và công ty tnhh B có ký hđ mua bán hàng hóa có thỏa
thuận chọn trung tâm trọng tài X để gqtc. Tuy nhiên, khi tranh chấp xảy ra, công ty A nói
hđ vô hiệu do phó giám đốc của công ty A không được ủy quyền hợp pháp để ký hđ.

Câu hỏi và trả lời: Xác định hiệu lực của thỏa thuận trọng tài, được biết thỏa thuận
này được ký năm 2015.
- Cơ quan giải quyết mang tính độc lập
=> giám đốc có biết không, nếu biết mà không phải đổi vẫn còn được.
=> hợp đồng bị hủy thì thỏa thuận trọng tài vẫn tồn tại

Câu hỏi bổ sung

1. Vì sao quyết định của HĐTT lại có giá trị chung thẩm?
-
2. Ưu nhược điểm của trọng tài so với TA?
-

____________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________

You might also like