You are on page 1of 120

LUẬT HỢP ĐỒNG 2 - MỘT SỐ HỢP ĐỒNG THÔNG DỤNG

GIỚI THIỆU MÔN HỌC...........................................................................................8


1. Thông tin quan trọng...............................................................................................................8
2. Kết cấu môn học.....................................................................................................................9
3. Mục tiêu môn học...................................................................................................................9

CHƯƠNG 1: HỢP ĐỒNG MUA BÁN.....................................................................10


I. KHÁI NIỆM......................................................................................................10
1. So sánh khái niệm theo BLDS 2005 và 2015........................................................................10
a. Điều 428 BLDS 2005......................................................................................................10
b. Điều 430 BLDS 2015......................................................................................................11
2. So sánh khái niệm “tài sản” và “hàng hóa” trong hợp đồng mua bán....................................11
a. Tài sản.............................................................................................................................11
b. Hàng hóa.........................................................................................................................11
c. Kết luận...........................................................................................................................11
3. Xác định luật điều chỉnh cho hợp đồng.................................................................................12
a. Dựa trên chủ thể..............................................................................................................12
Xác định chủ thể là cá nhân..............................................................................................12
Xác định chủ thể là tổ chức có tư cách pháp nhân............................................................13
Xác định chủ thể là tổ chức không có tư cách pháp nhân.................................................14
b. Dựa trên đối tượng của hợp đồng....................................................................................14
Riêng đối với hđ mua bán ts và hàng hóa.........................................................................14
Riêng đối với động sản không có đăng ký........................................................................15
Điều kiện đối với ts/hàng hóa trong giao dịch mua bán....................................................15
Các trường hợp vô hiệu....................................................................................................15
Hậu quả pháp lý...............................................................................................................16
4. Lưu ý.....................................................................................................................................16
II. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CÁC BÊN TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN..............17
1. Nghĩa vụ của bên bán............................................................................................................17
a. Giao hàng theo hợp đồng................................................................................................17
b. Địa điểm..........................................................................................................................18
c. Chất lượng.......................................................................................................................18
d. Số lượng..........................................................................................................................18
e. Thời điểm hay thời hạn giao hàng...................................................................................19
f. Chuyển quyền sở hữu và chuyển giao rủi ro...................................................................19
Chuyển quyền sở hữu.......................................................................................................19
Chuyển giao rủi ro............................................................................................................25
2. Nghĩa vụ cơ bản của bên mua...............................................................................................26
a. Nghĩa vụ nhận hàng theo LTM 2005...............................................................................26
b. Nghĩa vụ thanh toán........................................................................................................27
Nguyên tắc chung.............................................................................................................27
Trả lãi chậm trả................................................................................................................28

III. BÀI TẬP............................................................................................................ 29


1. Bài tập tình huống.................................................................................................................29
1. Quan hệ tranh chấp trên là quan hệ dân sự hay thương mại? Vì sao?...........................29
2. Nêu quan điểm giải quyết tranh chấp trên và nêu căn cứ pháp lý.................................30
2. Bản án Sơ thẩm số 114/2010/DS-ST và Phúc thẩm số 36/2011/DS-PT của TAND tỉnh Long
An về tranh chấp hđ mua bán ts............................................................................................31
a. Tóm tắt............................................................................................................................31
b. Câu hỏi............................................................................................................................31
1/ Xác định yêu cầu của nguyên đơn................................................................................31
2/ Xác định đối tượng tranh chấp là gì.............................................................................32
3/ Xác định quan hệ tranh chấp........................................................................................32
4/ Xác định các chủ thể liên quan đến tranh chấp và nghĩa vụ bị vi phạm........................32

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI GIAO KẾT VÀ THỰC


HIỆN HỢP ĐỒNG...............................................................................................34
I. TỔNG QUAN....................................................................................................34
Có hai vấn đề liên quan đến giao kết hợp đồng................................................................34

II. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ GIÁ TRỊ CỦA
HỢP ĐỒNG (1)................................................................................................34
1. Đặt vấn đề.............................................................................................................................34
a. Có 4 điều kiện để hđ có hiệu lực.....................................................................................34
b. Không thỏa 4 điều kiện này dẫn đến 7+1 trường hợp mà gdds/hđ bị vô hiệu..................35
2. Các vấn đề cần lưu ý.............................................................................................................35
a. Thẩm quyền ký kết..........................................................................................................35
Vấn đề người đại diện không có thẩm quyền ký kết.........................................................35
Vấn đề bản thân mình cũng có thể chịu lỗi liên đới nếu không kiểm tra thẩm quyền đại
diện................................................................................................................................36
Vấn đề xác định người đại diện khi công ty có nhiều hơn 1 người đại diện.....................36
b. Điều kiện, năng lực kinh doanh của đối tác kinh doanh..................................................36
c. Hình thức của hợp đồng..................................................................................................38
Vấn đề các hình thức tương đương với văn bản...............................................................39
Khi nào thì vi phạm hình thức dẫn đến hợp đồng vô hiệu?..............................................39
d. Hợp đồng vô hiệu do giả tạo...........................................................................................40
Thế nào là hợp đồng giả tạo?............................................................................................40
Ai có quyền yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu?............................................................41
Rủi ro của một hợp đồng giả tạo......................................................................................41
e. Các vấn đề khác tự tìm hiểu thêm...................................................................................43
3. Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu.................................................................................43
III. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC MỘT BÊN HOẶC
CÁC BÊN VI PHẠM NGHĨA VỤ HỢP ĐỒNG (2)...........................................43
1. Hậu quả pháp lý - chế tài của vi phạm hợp đồng...................................................................43
2. Phân tích một số chế tài cụ thể..............................................................................................44
Hủy bỏ hợp đồng..............................................................................................................44
So sánh hủy bỏ hợp đồng và hợp đồng vô hiệu................................................................44
So sánh PVP và BTTH trong hợp đồng............................................................................46

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ HỢP ĐỒNG THÔNG DỤNG KHÁC...............................48


I. HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN..................................................................48
II. HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN...............................................................................48
1. Tổng quan.............................................................................................................................48
Bản chất dân sự................................................................................................................48
Phổ biến...........................................................................................................................48
Hoạt động vay đa dạng và phức tạp..................................................................................49
2. Đối tượng của hợp đồng vay.................................................................................................49
Là tài sản..........................................................................................................................49
Phân biệt “vay” với “mượn”.............................................................................................49
3. Lãi suất và kỳ hạn cho vay....................................................................................................50
a. Phân loại hợp đồng vay...................................................................................................50
b. Kỳ hạn cho vay...............................................................................................................50
c. Lãi suất............................................................................................................................50
Lãi suất là gì?...................................................................................................................50
Cách tính lãi suất..............................................................................................................51
Chậm trả lãi phát sinh một số vấn đề................................................................................51
Vay không kỳ hạn và có kỳ hạn.......................................................................................52
Vấn đề trả trước................................................................................................................52
d. Kết luận...........................................................................................................................52
4. Các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ thanh toán.........................................................................53
a. Cầm cố............................................................................................................................53
Vấn đề ts cầm cố phải xác định được...............................................................................53
Áp dụng cho đs nhiều hơn................................................................................................53
Lưu ý................................................................................................................................53
b. Thế chấp..........................................................................................................................53
Thế chấp toàn bộ (vay đảm bảo toàn phần)......................................................................54
Thế chấp một phần...........................................................................................................54
Đặc điểm của thế chấp......................................................................................................54
c. Bảo lãnh..........................................................................................................................55
Bảo lãnh bằng ts cụ thể xác định......................................................................................55
Bảo lãnh không ghi rõ loại ts bảo lãnh.............................................................................55
Cần lưu ý phân biệt bảo lãnh và thế chấp.........................................................................56
d. Tín chấp..........................................................................................................................56
e. Kết luận...........................................................................................................................57
5. Thời hiệu khởi kiện đối với hợp đồng vay tiền......................................................................57
a. CSPL cần lưu ý...............................................................................................................57
b. Thời hiệu khởi kiện.........................................................................................................57
III. HỢP ĐỒNG THUÊ TÀI SẢN...........................................................................58
1. Khái niệm..............................................................................................................................58
Nhận xét...........................................................................................................................58
2. Đặc điểm...............................................................................................................................58
3. Nghĩa vụ của các bên............................................................................................................59
Nghĩa vụ của bên cho thuê...............................................................................................59
Quyền & Nghĩa vụ của bên thuê......................................................................................59
4. Các trường hợp được đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê.................................................60
a. Tại sao được?..................................................................................................................60
b. Các vấn đề cần lưu ý.......................................................................................................60
Trước hết, cần lưu ý xem việc đơn phương chấm dứt hđ thuê có đúng luật không...........60
Bồi thường thiệt hại đối với hđ thuê sẽ có hai phần..........................................................60
5. So sánh hđ thuê ts và hđ thuê khoán ts..................................................................................61
6. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại của hđ thuê khoán...............................................................62
IV. HỢP ĐỒNG GIA CÔNG..................................................................................63
1. Đặc điểm...............................................................................................................................63
2. Quyền và nghĩa vụ các bên trong hđ gia công.......................................................................63
Khi làm theo yêu cầu của bên kia thì phải thêm quyền nghĩa vụ các bên.........................63
Chốt 2 vấn đề cần lưu ý....................................................................................................64

V. HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN..................................................................................65


1. Tổng quan.............................................................................................................................65
2. Phân biệt giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền....................................................................65
a. Giấy ủy quyền.................................................................................................................65
b. Hợp đồng ủy quyền.........................................................................................................65
3. So sánh hđ ủy quyền với hđ dịch vụ......................................................................................66
4. Phân loại hđ ủy quyền...........................................................................................................66
a. Hợp đồng ủy quyền có thù lao........................................................................................66
b. Hợp đồng ủy quyền không có thù lao..............................................................................66
5. Những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ các bên.......................................................67
Bất cập quy định của Điều 51 Luật công chứng 2014......................................................67
Vấn đề trục lợi từ hđ ủy quyền.........................................................................................67
6. Kết luận.................................................................................................................................69
VI. HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN.............................................................................69
1. Tổng quan.............................................................................................................................69
2. Điều kiện giao dịch chung.....................................................................................................70
3. Phân biệt BTTH ngoài và trong hợp đồng.............................................................................71
VII. HỢP ĐỒNG HỢP TÁC....................................................................................74
Không có tính đền bù.......................................................................................................74
Phải có “góp vốn”............................................................................................................74

VIII. HỢP ĐỒNG NGUYÊN TẮC (không có giá trị hiệu lực)................................74
ÔN TẬP......................................................................................................................76
I. NỘI DUNG CẦN NẮM.....................................................................................76
Chương 1. Hợp đồng mua bán..........................................................................................76
Chương 2. Một số vấn đề cần lưu ý khi giao kết hđ.........................................................76
Chương 3. Một số hđ thông dụng.....................................................................................77

II. LƯU Ý THÊM...................................................................................................77


CÂU HỎI LÝ THUYẾT............................................................................................78
Câu 1: Anh (chị) hãy trình bày các nghĩa vụ cơ bản của bên bán trong hợp đồng mua bán hàng
hóa.........................................................................................................................................78
Câu 2: Hãy trình bày hiểu biết của chị (anh) về những nghĩa vụ của bên mua trong hợp đồng
mua bán.................................................................................................................................80
Câu 3: Phân biệt hợp đồng vô hiệu toàn bộ và chế tài hủy hợp đồng.........................................82
Câu 4: Anh/chị hãy trình bày những rủi ro của một hợp đồng giả tạo........................................84
Câu 5: Phân tích thời điểm chuyển quyền sở hữu từ người bán sang người mua trong trường hợp
người bán giao hàng đúng thời hạn hợp đồng nhưng người mua không có mặt để nhận hàng
hóa (biết rằng hàng hóa là động sản không đăng ký quyền sở hữu)......................................85
Câu 6: Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa, trường hợp người bán giao hàng đúng thời hạn
thỏa thuận theo hợp đồng những người mua không có mặt để nhận hàng (biết rằng đối tượng
mua bản là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu)......................................................87
Câu 7: Trình bày quan điểm của chị (anh) về ý nghĩa của xác định thời điểm chuyển giao quyền
sở hữu trong hợp đồng mua bán? Phân tích thời điểm chuyển quyền sở hữu từ người bán
sang người mua trong trường hợp người bán giao hàng đúng thời hạn hợp đồng nhưng người
mua không có mặt để nhận hàng hóa.....................................................................................88
Câu 8: Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa, trường hợp người bán giao hàng đúng thời hạn
thỏa thuận theo hợp đồng nhưng người mua không có mặt để nhận hàng:............................89
Câu 9: Trình bày hiểu biết của các chị (anh) về những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
trong hợp đồng vay. Theo các chị (anh), biện pháp nào trong số những biện pháp đó là an
toàn và hiệu quả nhất đối với bên cho vay?...........................................................................92
Câu 10: Tòa án có chấp nhận đơn khởi kiện của ông Minh trong tình huống bên dưới hay
không? Giải thích và nêu căn cứ pháp lý...............................................................................94

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG..........................................................................................96


BÀI TẬP 1...............................................................................................................96
Câu hỏi 1: Có tồn tại quan hệ hợp đồng có hiệu lực giữa Toca và Trùng Dương không? Vì sao?
..............................................................................................................................................96
Câu hỏi 2: Tranh chấp này là tranh chấp về dân sự hay tranh chấp về kinh doanh thương mại?
Tại sao?.................................................................................................................................97
BÀI TẬP 2...............................................................................................................98
Câu hỏi: Xác định bằng chứng chứng minh các bên có giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa?
Trình bày quan điểm của chị (anh) về giải quyết tranh chấp hợp đồng trên..........................98
BÀI TẬP 3.............................................................................................................100
Câu hỏi 1: Hợp đồng thế chấp giữa Công ty Bích Đào, Bà Bạch Vân và Ngân hàng có vô hiệu
không? Vì sao?....................................................................................................................100
Câu hỏi 2: Có cơ sở để ông Vũ Phiến đòi lại tài sản của mình không? Vì sao?........................101
BÀI TẬP 4.............................................................................................................101
Câu hỏi: Các yêu cầu trên của ông Ngọc có thể được Tòa án chấp thuận hay không? Giải thích
cụ thể từng yêu cầu..............................................................................................................102
Yêu cầu đòi lại 86 triệu đồng đã thanh toán...................................................................102
Yêu cầu bồi thường thiệt hại..........................................................................................103

BÀI TẬP 5.............................................................................................................104


Câu hỏi 1: Với các điều khoản như vậy thì có rủi ro pháp lý gì cho các bên khum?...............105
Tình tiết bổ sung.......................................................................................................................106
Câu hỏi 2: Hợp đồng trên có bị vô hiệu hay không? Vì sao?....................................................106
Câu hỏi 3: Đánh giá về khả năng được Tòa án chấp nhận đối với các yêu cầu nói trên của Công
ty Hùng Minh......................................................................................................................106
Đối với yêu cầu phạt vi phạm 8%...................................................................................106
Đối với yêu cầu phạt vi phạm 0,1%/ngày.......................................................................106
Đối với yêu cầu Trường Tín thanh toán số tiền hàng còn nợ..........................................107

BÀI TẬP 6.............................................................................................................107


Câu hỏi: Đánh giá lập luận của các bên?..................................................................................108
Yêu cầu tuyên bố vô hiệu phụ lục của HTC...................................................................108
Yêu cầu tuyên bố vô hiệu toàn bộ hđ của PME..............................................................109

BÀI TẬP 7.............................................................................................................109


Câu 1: Theo anh (chị), có những giao dịch dân sự nào đã được hình thành trong vụ việc kể trên,
và các chủ thể tham gia là những ai?...................................................................................110
Câu 2: Có căn cứ pháp lý để vợ chồng ông Linh đòi lại số tiền đặt cọc hay không? Nêu lập luận
giải thích..............................................................................................................................110
Xét điều kiện chủ thể......................................................................................................110
Xét tính tự nguyện..........................................................................................................111
Xét nội dung mục đích...................................................................................................111
Xét hình thức..................................................................................................................111

BÀI TẬP 8.............................................................................................................111


Câu hỏi: Theo chị (anh), phía vợ chồng anh Xê và chị Đê có phải thanh toán khoản tiền yêu cầu
trên hay không? Giải thích vì sao........................................................................................112
BÀI TẬP 9.............................................................................................................112
Câu hỏi: Công ty A là vậy là đúng hay sai? Ông X có cơ sở đòi lại căn hộ của mình hay không?
Vì sao?................................................................................................................................113
BÀI TẬP 10...........................................................................................................113
Câu 1: Anh Quang có nghĩa vụ phải trả 800 triệu cho anh Minh hay không? Giải thích và nêu cơ
sở pháp lý............................................................................................................................114
Câu 2: Trong trường hợp anh Minh không đòi được tiền từ anh Quang thì anh Minh có thể yêu
cầu anh Cao phải trả tiền cho mình không? Giải thích và nêu cơ sở pháp lý.......................114
Câu 3: Do anh Minh chưa đòi được tiền nên đã không đồng ý trả lại giấy tờ xe cho anh Cao.
Theo các anh, chị, trường hợp này nên giải quyết thế nào? Giải thích................................114
CHƯƠNG 1: HỢP ĐỒNG MUA BÁN

*Tính phổ biến cao, chủ thể đa dạng

I. KHÁI NIỆM

Mục tiêu:
- Cung cấp dấu hiệu của một hợp đồng mua bán
- Phân biệt một số loại hợp đồng mua bán
- Phân biệt hđ dân sự và thương mại => xác định luật điều chỉnh
đúng

1. So sánh khái niệm theo BLDS 2005 và 2015

a. Điều 428 BLDS 2005

Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa
vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và
trả tiền cho bên bán

- Có hai hành vi được mô tả: (i) giao nhận tài sản và (ii) giao nhận tiền. Ngoài ra, từ
nghĩa vụ” được lặp lại nhiều lần => Cách định nghĩa: liệt kê nghĩa vụ của các bên.
- Đặc điểm của hợp đồng mua bán theo BLDS 2005: có xuất hiện nghĩa vụ của các bên.
Bên bán có hai nghĩa vụ chính: (1) giao tài sản và (2) nhận tiền. Bên mua cũng tương
tự: (3) nhận tài sản và (4) trả tiền.
- Nhận xét:
+Việc nhận tiền hay tài sản không chỉ được xem là quyền mà còn được xem là nghĩa vụ.
+Có thể xác đinh rõ ràng các nghĩa vụ trong hợp đồng. Nhờ tính chất song vụ của hợp
đồng nên khi xác định được nghĩa vụ cũng xác định được các quyền tương ứng. VD:
Nghĩa vụ giao ts của bên bán - quyền nhận ts của bên mua, Nghĩa vụ nhận tiền của bên
bán - quyền trả tiền của bên mua [1],…

1
Quyền trả tiền của bên mua: nói đến trả tiền, nhiều người sẽ nghĩ đây là một ng.vụ, nhưng theo cách định nghĩa của
BLDS 2005 thì trả tiền còn là một quyền. VD: Giả sử A đã nhận hàng và tiến hành thanh toán cho B nhưng B không nhận
tiền, việc B không nhận tiền có thể khiến một số quyền của A bị ảnh hưởng: B lấy cớ A chưa trả tiền để cho rằng A chưa
trả tiền nên nếu B vi phạm thì A khó có thể yêu cầu bồi thường (B có thể đòi lại ts, A khó có thể yêu cầu bồi thường nếu
hàng hóa kém chất lượng, B cho rằng A chậm thanh toán phát sinh nghĩa vụ trả lãi chậm trả đối với A,…)
+Ảnh hưởng đến việc chuyển giao rủi ro liên quan đến hàng hóa (VD: A giao hàng nhưng
B không nhận hàng => nếu không xem việc nhận hàng là nghĩa vụ dễ tạo rủi ro cho A).

b. Điều 430 BLDS 2015

Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển
quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán

- Nhận xét:
+Không còn liệt kê nghĩa vụ để nhận diện hợp đồng mua bán mà chỉ mô tả giao dịch.
+Tuy không nêu rõ quyền và nghĩa vụ các bên nhưng các quyền và nghĩa vụ được ghi nhận
ở nhiều điều luật khác nhau (làm rõ hơn ở mục quyền và nghĩa vụ).
LTM quy định hợp đồng mua bán hàng hoá còn LDS quy định HĐ mua bán tài sản

2. So sánh khái niệm “tài sản” và “hàng hóa” trong hợp đồng mua bán

a. Tài sản

- Xem lại khái niệm ở môn LTS.


- Cần lưu ý chỉ có tài sản là đất đai không thể mua bán!

b. Hàng hóa

- Xem thêm khái niệm ở môn LTM.


- Theo Điều 3(2), chỉ có đất đai không thể là hàng hóa!

c. Kết luận

- Nếu xem xét một cách độc lập thì phạm vi của ts và hh có thể có điểm khác nhau.
Trong quan hệ hợp đồng mua bán thì phạm vi của ts và hh là như nhau.
=> Khi soạn hợp đồng, nếu đặt hợp đồng mua bán tài sản hay hợp đồng mua bán hang
hóa thì đều không đổi bản chất.
- Mục đích của việc phân loại ts (dân sự) và hh (thương mại) của nhà làm luật chỉ để
xác định luật áp dụng đối với hợp đồng.
Điều kiện của tài sản/hàng hóa: không được là đất đai!

3. Xác định luật điều chỉnh cho hợp đồng


*Việc dựa trên mục đích để phân loại hợp đồng rất khó, dựa trên đối tượng và chủ thể của hợp
đồng sẽ dễ hơn: Có những hợp đồng mang đặc tính nhiều loại hợp đồng và được nhiều văn bản
điều chỉnh. VD: A mua nhà từ B, rất khó để biết được A mua nhà để ở (ts) hay mua nhà để sinh
lợi (hh). Hầu hết các hoạt động của con người không vô nghĩa, đều có mục đích hay nói cách
khác là mang lại lợi ích => việc mua nhà để ở hiện tại nhưng chưa chắc sẽ ở mãi mà sau này A
có thể bán lại => rất khó để xác định luật áp dụng nếu chỉ căn cứ vào mục đích. Nói cách khác,
hợp đồng mua bán nhà ở được điều chỉnh bởi Luật Nhà ở, BLDS (khi chủ thể tham gia không
phải là cá nhân tổ chức đăng ký kinh doanh), Luật kinh doanh BĐS (khi chủ thể tham gia là
thương nhân),…

a. Dựa trên chủ thể

- Chủ thể mà LDS điều chỉnh rất đa dạng.


- Chủ thể chính mà LTM điều chỉnh là các thương nhân.
+Theo Điều 6(1) LTM 2005, dấu hiệu đặc trưng của thương nhân là có đăng ký kinh doanh [2].
+Trong trường hợp một bên là người tiêu dùng thì LTM chỉ áp dụng khi có thỏa thuận áp
dụng LTM.
- TN + TN => Hợp đồng mua bán hàng hóa => LTM ưu tiên điều chỉnh
■ - CN/PN (ko phải là TN) + CN/PN=> hợp đồng mua bán tài sản => BLDS điều
chỉnh
■ - TN + CN/PN(ko phải TN) => Điều khoản /thỏa thuận chọn luật hay không?
■ => nếu có chọn LTM => HĐMBHH
■ => không thấy có chọn luật => HĐMBTS => BLDS điều chỉnh

Điều kiện của chủ thể tham gia hợp đồng


■ Người mua: - Cá nhân cóNLHVDS , * Độ tuổi
- Mất/ Hạn chế/ Khó khăn
- Pháp nhân (Lưu ý ký có người có thẩm quyền giao kết => Người đại diện theo pháp
luật (Nếu không có phải có giấy ủy quyền)
+ Thành lập hợp pháp
+ Có cơ cấu tổ chức theo quy định pháp luật

2
Lưu ý: Hộ kinh doanh cũng được xem là thương nhân vì có đăng ký kinh doanh!
- Có tài sản riêng
- Nhân danh chính nó tham gia quan hê dân sự
■ Người bán : Kiểm tra quyền định đoạt (Nếu không có phải được ủy quyền => Kiểm tra phạm
vi ủy quyền)
■ + Tài sản phải đăng ký quyền sở hữu (bao gồm ĐS và DBS): căn cứ dựa trên giấy đăng ký
■ + Động sản không phỉ đăng ký quyền sở hữu: Người đang chiếm hữu mặc nhiên được coi là
chủ sở hữu, không cần phải chứng minh và người mua không cần kiểm chứng. Trừ trường
hợp có
Điều kiện của tài sản/hàng hóa
■ - Là tài sản, hàng hóa không bị cấm lưu thông
■ - Có thật, có thể được thực hiện mua bán, chuyển giao được (Điều 408) ■ Tài sản hình
thành trong tương lai (Điều 108 BLDS). VD: Nhưng căn hộ trong dự án đầu tư (Chứng
mình được chủ đầu tư có năng lực hoàn tất việc xây dựng: các loại giấy tờ,…)
■ + Nếu không kiểm tra đầy đủ thì khi bị vi phạm thì hộ đồng vị vô hiệu => Các bên hoàn trả
cho nhau những gì đã nhận (chủ đầu tư trả lại tiền)
■ + Nếu có kiểm tra đầy đủ thì khi bị vi phạm có thể áp dụng các biện pháp chế tài: buộc thực
hiện, phạt, bồi thường thiệt hại, tạm ngừng thiệt hại, đình chỉ thực hiện, hủy bỏ

Xác định chủ thể là cá nhân


- Xem lại LDS, LHD1 tr22: xem xét nlhvds và kiểm chứng năng lực của chủ thể tham gia gd.
Tình huống:
A bán đồng hồ cho B, một thời gian sau gia đình A thấy đòi lại đồng hồ vì cho rằng A
bị tâm thần (nhưng chưa bị TA tuyên, tuy nhiên có hàng xóm làm chứng A bị tâm thần).
Giao dịch giữa A và B có bị vô hiệu hay không?

Trả lời:
- Có thể.
- Theo Điều 117 BLDS 2015, cá nhân bị TA tuyên mất nlhvds => giao dịch vô hiệu. Tuy
nhiên A vẫn chưa bị TA tuyên => không thể áp dụng Điều 117.
- Lúc này cần xem xét bằng chứng mà gia đình đưa ra: mức độ tâm thần đến đâu, A có thể
suy xét lợi ích khi giao kết hợp đồng hay không, có tác động của bên thứ ba hay không,…
=> cụ thể, nếu có kết quả giám định cho thấy B bị tâm thần thường xuyên không ổn định
=> có thể tuyên vô hiệu.
- Cách này vận dụng trường hợp giao kết hợp đồng do không nhận thức làm chủ được hành
vi (Điều 128).

Bình luận thêm tình huống trên:


- Trong mua bán, người bán bình thường sẽ dựa trên yếu tố phân tích lợi ích để ký kết hợp
đồng.
- Người tâm thần, say rượu, bị cưỡng ép,… => tính tự nguyện không rõ ràng , khả năng
đưa ra quyết định của hai chủ thể không bình đẳng => vẫn có thể bị vô hiệu.
- Trong mua bán thông thường => không thể hỏi kỹ người kia có mất nlhvds không vì “tế
nhị” và “mất thời gian”.
- Nhưng những giao dịch lớn thì trách nhiệm của bản thân mình càng cao: ví dụ mua nhà
=> hỏi thăm xung quanh người bán có bình thường hay hong.
- Đối với vấn đề say rượu phải chưng minh lỗi thuộc về ai đã khiến mình say (có thể do tự
mình say).

Xác định chủ thể là tổ chức có tư cách pháp nhân

- Chỉ cần xác định đầy đủ điều kiện pháp nhân => đủ tư cách tham gia hđ (xem lại luật).

- Vấn đề: người đại diện cho pháp nhân để ký kết hợp đồng là ai? Điều 12 LDN 2020.
+Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân = điều lệ công ty ghi rõ.
+Trường hợp 1 pháp nhân có thể có nhiều người đại diện:
(i) Nếu điều lệ có quy định cụ thể thẩm quyền của từng chủ thể thì phải giao kết hợp đồng
với đúng người - yêu cầu người ta cung cấp cho mình báo cáo tài chính (đã được kiểm
toán hoặc chưa được kiểm toán nhưng dùng để nộp thuế tùy loại công ty) => tính được
hợp đồng của mình so với công ty thuộc giá trị nào => mới được ký. Nếu ký sai => chủ
thể không đủ điều kiện => hđ vẫn bị vô hiệu.
(ii) Nếu không quy định rõ => ký với ai cũng được => những người đó sẽ liên đới chịu
trách nhiệm.
=> Quan trọng nhất là yêu cầu đối tác cung cấp điều lệ, sau đó có thể yêu cầu thêm giấy tờ pháp
lý khác như báo cáo tài chính, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh,… Nếu họ không cung
cấp => có quyền nghi ngờ về mức độ thiện chí của họ (vì những thông tin đó đã được công
bố đầy đủ với CQNN, nhất là trong trường hợp công ty đó là công ty niêm yết). Nếu chúng
ta không yêu cầu họ cung cấp => chủ thể không có thẩm quyền => hđ vô hiệu một phần do
mình => yêu cầu bồi thường của mình có thể không được đáp ứng trọn vẹn.

- Lưu ý:
+Kiểm tra thẩm quyền của người ký kết hợp đồng => vẫn có thể dẫn đến hđ vô hiệu.
+Vốn điều lệ chỉ là số tiền dùng để đăng ký kinh doanh => có thể thay đổi => không thể căn
cứ => xác định phần vốn phải căn cứ vào điều lệ, tiếp theo là BCTC.

Xác định chủ thể là tổ chức không có tư cách pháp nhân

- Các tổ chức này không thể nhân danh chính mình tham gia vào giao dịch => phải thông
qua csh/cơ quan chủ quản.

- Yêu cầu bên đó cung cấp giấy tờ pháp lý liên quan đến: ai đang là csh/cơ quan chủ quản
hay đại diện cơ quan chủ quản => những người đó mới có tư cách ký hợp đồng với
mình.

- Xác định người đại diện

- VD: UEL là pháp nhân có các tổ chức nhỏ hơn không phải pháp nhân nhưng vẫn có
nhu cầu giao dịch => Hiệu trưởng hoặc người mà Hiệu trưởng ủy quyền phải đứng
ra ký kết hợp đồng.

b. Dựa trên đối tượng của hợp đồng

Riêng đối với hđ mua bán ts và hàng hóa

- Điều kiện gắn liền với đối tượng mua bán


- Không phải csh => phải được csh trao quyền định đoạt => mới được phép bán.
=> Cần cẩn thận phạm vi ủy quyền ở mức độ nào. VD: chỉ ủy quyền chiếm hữu, sử dụng
mà không có quyền định đoạt thì gdds vẫn bị vô hiệu.

Riêng đối với động sản không có đăng ký

- Tài sản có đăng ký quyền sở hữu = dễ kiểm tra thông qua giấy chứng nhận quyền sở
hữu.
- Động sản không có đăng ký quyền sở hữu = khó hơn:
+Ai đang chiếm hữu được mặc nhiên là csh.
+Người muốn chứng minh điều ngược lại phải tự chứng minh.

Điều kiện đối với ts/hàng hóa trong giao dịch mua bán

- Điều kiện để được lưu thông:


+Không rơi vào trường hợp bị cấm lưu thông.
+Phải là đối tượng có thật.

- Lưu ý ts hình thành trong tương lai - chưa hình thành:


+Nhà đất dựa trên quy định của Luật KDBĐS: để chứng minh ts đó có thật hay không thì nhà
đầu tư cần những giấy tờ nhất định như quyền sd đất, bản vẽ quy hoạch được NN phê duyệt,
giấy phép xây dựng, hợp đồng với các đơn vị thi công,…quan trọng nhất là bảo lãnh về tài
chính của ngân hàng (tiền)
+Trách nhiệm của bên mua: phải kiểm tra có đầy đủ giấy tờ hay không => ts/hh có thật => giả
sử ts/hh không thể hình thành thì vẫn có chế tài => không chứng minh được nó tồn tại =
không thể thực hiện theo Điều 408 (hđ có đối tượng k thể thực hiện.

- Lưu ý ts hình thành trong tương lai - ts đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở
hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch:
+VD: mua trả góp = bảo lưu quyền sở hữu = trong quá trình mình sử dụng mà chưa thực hiện
hết nghĩa vụ tài chính = vẫn là ts hình thành trong tương lai của mình => vẫn có thể bán lại
nhưng phải có giấy tờ chứng minh => chuyển giao nghĩa vụ cho người mua nó.

- Chốt:
+TS/HH phải hợp pháp (không bị cấm giao dịch)
+Phải có thật (giấy tờ kèm theo)

Các trường hợp vô hiệu

- Điều 117 về 4 điều kiện cơ bản:


+Chủ thể: 125, 128
+Nội dung và mục đích: 123, 124
+Tính tự nguyện: 126, 127
+Hình thức: 129

- Điều 408 về hđ có đối tượng không thể thực hiện:
=> Chỉ cần rơi vào 1 trong hoặc nhiều trong các TH này => vô hiệu

Hậu quả pháp lý

- Điều 131.
- Hợp đồng vô hiệu:
+Khôi phục lại tình trạng ban đầu
+Hoàn trả cho nhau những gì đã nhận
+Nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì hoàn trả bằng tiền
+Nên nào có lỗi thì bên đó BTTH.
- Như vậy, hđ vô hiệu chỉ buộc các bên hoàn trả và khôi phục tình trạng ban đầu nếu
không thể chứng minh yếu tố lỗi => rất khó chứng minh lỗi nếu mình không kiểm tra kỹ
=> mình không ngay tình và cũng có lỗi => khả năng đòi BTTH rất thấp => nên kiểm
tra kỹ ngay từ đầu, nhất là ts hình thành trong tương lai.

4. Lưu ý
- BLDS đề cập “mua bán tài sản”, LTM đề cập “mua bán hàng hóa”
- Phạm vi của “tài sản” và “hàng hóa” như nhau, việc phân biệt “tài sản” và “hàng hóa”
chỉ để xác định luật áp dụng
- Trên thực tế, việc đặt tên hợp đồng không ảnh hưởng, quan trọng là nội dung và luật
điều chỉnh, nhưng “dân luật” phải đặt tên cho đúng.
- Hộ kinh doanh vẫn được xem là thương nhân vì có đăng ký.
- Việc dựa trên mục đích để phân loại hợp đồng rất khó, dựa trên đối tượng và chủ thể
của hợp đồng sẽ dễ hơn.
- Lưu ý thêm về hợp đồng xây dựng.

- Nếu không có quy định pháp luật thì áp dụng thói quen thương mại (là hành động lặp đi
lặp lại nhiều lần và được các bên công nhận), rồi đến tập quán => không có tập quán thì
áp dụng tương tự pháp luật => án lệ =>lẽ công bằng, các nguyên tăc, học thuyết pháp
lý.
Ví dụ về hợp đồng xây dựng:
- Tuy không phải hợp đồng thông dụng (trong môn học) nhưng đôi khi cũng có thể xem là
hợp đồng dân sự và được chia thành nhiều loại khác nhau: Nó có thể là hợp đồng thi công
(loại đặc biệt của hợp đồng gia công); Cũng có thể là hợp đồng thiết kế; Cũng có thể là mua
bán (vật liệu xây dựng);…
- Về phạt vi phạm:
+Công trình xây dựng có vốn nhà nước thì giới hạn phạt 12%
+Công trình không có vốn nhà nước thì có áp dụng hay không? => có áp dụng như BLDS.
+Vậy nếu hợp đồng xây dựng có tính thương mại thì sao? => có quan điểm nên áp dụng
theo BLDS, có quan điểm áp dụng mức 8% theo LTM (cô theo quan điểm này).

II. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CÁC BÊN TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN

Mục tiêu: Xác định quyền nghĩa vụ các bên để giải quyết một cách đúng luật và hợp lý.
Hợp đồng mua bán ts/hh = song vụ => quyền bên này = nv bên kia => chỉ nói đến nghĩa
vụ => tự suy ra quyền

1. Nghĩa vụ của bên bán

Đối với bên mua nghĩa vụ cơ bản là nghĩa vụ giao hàng (quan trọng nhất)

a. Giao hàng theo hợp đồng

- Việc giao hàng đúng theo hợp đồng là điều quan trọng, vì v ề nguyên tắc sự thỏa thuận
trong hợp đồng là nguồn ưu tiên nhất của luật hợp đồng. Giao hàng đúng theo hợp đồng
có nghĩa là giao hàng đúng địa điểm, chất lượng, số lượng, thời điểm, thời hạn giao
hàng.
- Nếu không có thỏa thuận, các bên phải thực hiện đúng theo luật, cụ thể như bên dưới.
- Thứ tự ưu tiên (nhắc lại):
+Thỏa thuận => luật => thói quen (nếu có) (ưu tiên hơn tập quán => 1 dạng thỏa thuận ngầm)
=> tập quán => tương tự pháp luật => án lệ => lẽ công bằng (cô chỉ dạy đến mức độ luật).

b. Địa điểm

- Theo Điều 435 và Điều 227(2) BLDS 2015, địa điểm giao ts trong trường hợp không có
thỏa thuận là địa điểm của bên mua. Trong dân sự, đây là quy định phù hợp vì nếu xem
xét sự bất bình đẳng giữa 2 bên mua và bán (chuyên nghiệp hơn), người bán rất am hiểu
vì phải kinh doanh thường xuyên.
- Ngược lại, theo Điều 35 LTMHH, địa điểm giao hàng khi không có thỏa thuận được
quy định tại nơi của người bán. Đây là quy định phù hợp trong thương mại. Dựa trên lý
thuyết về chi phí trong kinh tế học, vì 2 bên trong mua bán bình đẳng (am hiểu về hoạt
động mua bán), người mua cũng không giữ hàng lâu mà bán lại cho bên khác nên sẽ
biết cách vận chuyển hiệu quả, vì vậy bên bán không cần phải tìm đến địa điểm của bên
mua để giao hàng.
- Luật dân sự ưu tiên địa điểm của người mua >< Luật thương mại ưu tiên địa điểm của
người bán, vì
■ + Các chủ thể thương mại không có nhu cầu giữ hàng lâu (vì mua để bán chứ không
mua để dùng): Chỉ cần biết địa chỉ hàng tránh các chi phí vận chuyển. VD A,<=B=>C
chỉ có 1 lượt vận chuyển thay vì 2 lượt vận chuyển A=>B=>C
■ + * Trong dân sự, người bán hiểu rõ về sản phẩm hơn người mua nên chủ thể dân sự là
người bán vận chuyển để đảm bảo an toàn kỹ thuật, hạn chế rủi ro trong vận chuyển
■ + * Nếu người bán không giao thì người mua phải thuê ngườu chở thay, người mua tự
thuê vận chuyển sẽ đắt tiền hơn người bán thuê (vì người bán thuê thường xuyên nên sẽ
có chiết khấu nhất định) => Giảm tối thiểu chi phí có thể phát sinh trong quá trình thực
hiện giao dịc

c. Chất lượng

- Không khác nhau nhiều, nhưng cần lưu ý:


+Theo Điều 279, Điều 432 và Điều 445 BLDS 2015: nếu không có thỏa thuận thì hàng hóa
phải đảm bảo chất lượng trung bình theo thang đo cụ thể, theo một tiêu chuẩn chung dành
riêng cho tài sản đó hoặc Nhà nước có quy định.
+Theo Điều 39 LTMHH, nếu không có thỏa thuận quy chuẩn chung, hàng hóa phải phù hợp
mục đích sử dụng của người mua. Vì vậy, người mua nếu khởi kiện phải chứng minh mình
đã thông báo mục đích sử dụng, nên phải quan tâm đến mục đích giao kết của các bên trong
lúc giao kết hợp đồng.
- Lưu ý:
+Hợp đồng ở giai đoạn ký kết đôi khi vẫn ràng buộc, nhất là khi có thỏa thuận về điều này
trong hợp đồng.
+Tùy thuộc vào hình thức giao kết mà hợp đồng đang ở giai đoạn giao kết hay ký kết (nói
cách khác, luật quy định hình thức => phải ký không quan tâm thói quen).

d. Số lượng

- Giao không đúng số lượng:


+LTM: lưu ý thời hạn được khiếu nại với trường hợp này ở Điều 318 LTM 2005 là 3 tháng
kể từ ngày giao hàng.
+Trong dân sự, Điều 437 BLDS 2015 quy định rõ hơn quyền người mua trong trường hợp
giao thiếu hàng hóa:
· Được mua thêm với giá như cũ (khoản 1) = quyền của người mua.
· Giao thiếu (khoản 2) => người mua có 3 sự lựa chọn. Điểm a đang áp dụng chế tài buộc
thực hiện hợp đồng, điểm b áp dụng chế tài BTTH/ đình chỉ hđ (đơn phương chấm dứt có
ccpl), điểm c áp dụng hủy bỏ hợp đồng (đi kèm yêu cầu BTTH).

e. Thời điểm hay thời hạn giao hàng

- Lưu ý:
+Thời hạn chỉ có điểm kết thúc.
+Khoản thời hạn có cả điểm bắt đầu và kết thúc.
+“Sau…” không phải là thời hạn/ thời hạn cụ thể. VD: Sau 1/3/2022 k phải là thời hạn, chỉ là
một mốc thời gian bth => không phải thời hạn.

- Điều 434 BLDS: nếu không có thời hạn cụ thể = giao lúc nào cũng được miễn là thông
báo trước trong thời gian hợp lý. “Thời gian hợp lý” = các bên phải
nắm bắt được loại tài sản + mục đích sử dụng của người mua, 1 số
trường hợp tính thêm thời gian vận chuyển
- Điều 37 LTM: người bán giao trong thời hạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng
+Quy định phù hợp hơn BLDS
+Bản thân người bán ngay tại thời điểm ký kết hợp đồng sẽ dự liệu được thời hạn nào là phù
hợp => nên giao trách nhiệm định thời gian cho người bán. Mặt khác, bên mua không phải
lúc nào cũng chuyên nghiệp => khó xác định đúng.
+Việc thông báo rõ ràng thiếu thực tế: trong nhiều trường hợp không phải công việc đơn giản
(đúng người, đúng thời điểm, đúng địa điểm,…) trong khi việc nhận hàng giống với quyền
lợi hơn nghĩa vụ => khó bảo vệ quyền lợi người mua tốt hơn.

f. Chuyển quyền sở hữu và chuyển giao rủi ro

*Hai nội dung trọng tâm của nghĩa vụ bên bán

Chuyển quyền sở hữu

- CSPL: Điều 161 BLDS 2015, Điều 62 LTM 2005.

- Mục đích chính của hđ mua bán ts là chuyển giao qsh:
+Nên đây là nội dung quan trọng.
+Ngay trong định nghĩa về hợp đồng mua bán ts theo Điều 430(1) BLDS 2015, một trong
những đặc điểm mô tả để nhận diện hđ mua bán khác hđ khác ở chỗ “bên bán chuyển
giao qsh…” => người bán chỉ nhận được tiền khi hoàn tất nghĩa vụ chuyển giao qsh,
người mua chỉ đạt được mục đích khi họ nắm được qsh này (vì quyền sở hữu bao gồm cả
quyền định đoạt, sử dụng nên người mua chỉ có thể khai khác công dụng, thực hiện mục
đích của mình khi nắm được nó).

Quyền sở hữu tài sản chính là mục tiêu chính của hợp đồng mua bán

- Lý do phải xác định cụ thể thời điểm chuyển giao qsh nhằm xác định tại từng thời điểm ai
đang là csh của hàng hóa/ts đó.
+Hđ có thể ký trước khi chuyển thời gian rất lâu: hđ mua bán là hđ ưng thuận, có hiệu lực
từ lúc ký kết, tuy nhiên sau đó các bên mới tiến hành nghĩa vụ => khi nào một trong các
bên thực hiện nghĩa vụ của họ, có sự chuyển giao xảy ra => qsh mới chuyển từ người bán
sang người mua, trước đó qsh vẫn thuộc người bán và ngược lại.
+Nếu không xác định cụ thể thời điểm chuyển giao qsh sẽ khó (gần như không thể) xác
định được: (i) nếu có mất mát hư hỏng với ts thì ai sẽ chịu; (ii) giả sử hàng hóa/ts trong
quá trình thực hiện hợp đồng phát sinh hoa lợi, lợi tức thì sẽ thuộc về ai; (iii) nếu ts/hh đó
gây thiệt hại cho bên thứ ba thì ai sẽ chịu trách nhiệm BTTH; (iv) dựa trên thời điểm
chuyển giao qsh để xác định thời điểm chuyển rủi ro (theo nguyên tắc chung thời điểm
chuyển giao qsh = chuyển giao rủi ro).

Xác định cụ thể thời điểm chuyển giao qsh để xác định tại từng thời điểm ai đang là
csh của hàng hóa, tài sản đó

- So sánh BLDS 2005 và BLDS 2015 và LTM 2005 về thời điểm chuyển giao ts/hh :

+BLDS 2005:
· Điều 234 [3] về xác lập qsh theo thỏa thuận: xác định thời điểm chuyển giao ts = thời điểm
chuyển giao quyền sở hữu. Tuy nhiên, Điều luật này không giải thích thế nào là “thời
điểm chuyển giao” nên xuất hiện 2 hướng giải thích về thời điểm chuyển giao: có thể là
thời điểm chuyển giao trên hợp đồng hoặc thời điểm chuyển giao trên thực tế tùy
trường hợp.
· Điều 286 [4] về chậm thực hiện nv và Điều 287 [5] về hoãn thực hiện nv: Do luật mở, nếu
áp dụng nguyên tắc thiện chí ở Điều 6 BLDS 2005 => áp dụng thời điểm chuyển giao
thực tế cho cho trường hợp chậm thực hiện nghĩa vụ hợp lý hơn vì bảo vệ được bên thiện
chí hơn (bên có quyền).

3
Điều 234 BLDS 2005. Xác lập quyền sở hữu theo thoả thuận
Người được giao tài sản thông qua hợp đồng mua bán, tặng cho, trao đổi, cho vay có quyền sở hữu tài sản đó, kể từ thời
điểm chuyển giao tài sản, nếu các bên không có thoả thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác.

4
Điều 286 BLDS 2005. Chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự
1. Chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự là nghĩa vụ vẫn chưa được thực hiện hoặc chỉ được thực hiện một phần khi thời hạn
thực hiện nghĩa vụ đã hết.
2. Bên chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự phải thông báo ngay cho bên có quyền về việc không thực hiện nghĩa vụ đúng thời
hạn.

5
Điều 287 BLDS 2005. Hoãn thực hiện nghĩa vụ dân sự
1. Khi không thể thực hiện được nghĩa vụ dân sự đúng thời hạn thì bên có nghĩa vụ phải thông báo ngay cho bên có quyền
biết và đề nghị được hoãn việc thực hiện nghĩa vụ.
Trường hợp không thông báo cho bên có quyền thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại phát sinh, trừ trường hợp
có thoả thuận khác hoặc do nguyên nhân khách quan không thể thông báo.
2. Bên có nghĩa vụ được hoãn việc thực hiện nghĩa vụ, nếu được bên có quyền đồng ý. Việc thực hiện nghĩa vụ dân sự khi
được hoãn vẫn được coi là thực hiện đúng thời hạn.
· Điều 288 [6] về chậm tiếp nhận thực hiện nvds: trong trường hợp cụ thể là chậm tiếp nhận
nghĩa vụ => thời điểm chuyển giao trong trường hợp chậm thực hiện nghĩa vụ là thời
điểm chuyển giao theo hợp đồng, điều này thể hiện rõ ở cụm “bên có nghĩa vụ…bán ts
đó…trả cho bên có quyền khoản tiền thu được” => nếu ts của bên có nghĩa vụ thì đâu cần
phải trả tiền cho bên có quyền làm gì.

+BLDS 2015:
· Điều 161 về thời điểm xác lập qsh, quyền khác đối với ts: tương tự quy định tại Điều 234
BLDS 2005, vẫn là “thời điểm ts được chuyển giao”, nhưng lại giải thích rõ thêm là “thời
điểm bên có quyền…chiếm hữu ts” => thừa nhận thời điểm chuyển giao trên thực tế.
· Điều 353 về chậm thực hiện nv và Điều 354 về hoãn thực hiện nv: Điều 161 đã thừa
nhận rõ chuyển giao trên thực tế => áp dụng thời điểm chuyển giao trên thực tế cho cho
trường hợp chậm thực hiện nghĩa vụ.
· Điều 355 về chậm tiếp nhận thực hiện nv: khoản 1 tương tự, khoản 2 trao quyền cho bên
bán “có thể” = không bắt buộc (khác với bắt buộc trong BLDS 2005) => xuất hiện th A
có thể “quăng” hàng hóa không bảo quản => thừa nhận thời điểm chuyển giao trong
trường hợp chậm thực hiện nghĩa vụ là thời điểm chuyển giao trên thực tế => quy định
này có sự vô lý.
· Vấn đề của BLDS 2015: cụ thể hóa thời điểm chuyển giao thành thời điểm chiếm hữu ts
=> có cụ thể nhưng vô tình khiến bên bán thiệt thòi hơn mặc dù bên này thiện chí hơn =>
cần thỏa thuận rõ về thời điểm chuyển giao qsh trong hợp đồng, tránh việc áp dụng luật
(thỏa thuận rõ 1 ngày, căn cứ vào ngày đó hoặc áp dụng các biện pháp đảm bảo nghĩa vụ
như đặt cọc để giúp người bán).
· Vấn đề này cũng thể hiện sự thay đổi quan điểm của nhà làm luật về nghĩa vụ nhận hàng
trong khái niệm hợp đồng mua bán ts. BLDS 2005: khẳng định nv nhận hàng là nv của
bên mua = không nhận = vi phạm = xử lý có lợi hơn cho bên thực hiện đúng hđ (gắn trực
tiếp qsh ngay cả khi bên mua chưa trực tiếp nhận ts). Tuy nhiên BLDS 2015: không còn

6
Điều 288 BLDS 2005. Chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ dân sự
1. Chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ dân sự là khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ đã thực hiện
theo thoả thuận nhưng bên có quyền không tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ đó.
2. Trong trường hợp chậm tiếp nhận đối tượng của nghĩa vụ là tài sản thì bên có nghĩa vụ phải áp dụng các biện pháp cần
thiết để bảo quản tài sản và có quyền yêu cầu thanh toán chi phí hợp lý.
3. Đối với tài sản có nguy cơ bị hư hỏng thì bên có nghĩa vụ có quyền bán tài sản đó và trả cho bên có quyền khoản tiền
thu được từ việc bán tài sản sau khi trừ đi chi phí hợp lý để bảo quản và bán tài sản đó.
xem nhận hàng là nv mà dường như chỉ là quyền => nhận mới thành csh => vô tình đẩy
bên bán vào hoàn cảnh “tiến thoái lưỡng nan”: nếu chờ chưa chắc người bán quay lại, nếu
bán thì lại vi phạm hợp đồng.
· BLDS 2015 cố tình giải thích rõ hơn về thời điểm chuyển giao nhưng ngược lại khiến vấn
đề hợp đồng phức tạp hơn => tránh áp dụng luật trong trường hợp này => cần thỏa thuận
trước về thời điểm chuyển giao qsh: thỏa thuận các biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ
để người bán có thể có một khoản tiền để bù đắp thiệt hại của họ ngay lập tức nếu người
mua vi phạm, hoặc thỏa thuận chừa ra một khoản thời gian để nhận hàng (sau n ngày
không đến thì bên mua có quyền bán mà không bị xem là vi phạm hợp đồng),…

+LTM 2005:
· Điều 62 về thời điểm chuyển qsh hh: vẫn xác định thời điểm chuyển giao hàng hóa là thời
điểm chuyển giao => giống 2005 => là quy định mở: tùy trường hợp sẽ là thời điểm chuyển
giao thực tế hay thời điểm chuyển giao theo hợp đồng.
· Tuy nhiên, do LTM chưa giải thích rõ nên khi áp dụng LTM vẫn phải giải thích rõ hơn theo
BLDS 2015 => nhưng vẫn chịu sự ràng buộc của Điều 161 BLDS 2015.
Tình huống 1: A bán cho B động sản không đăng ký, có 03 trường hợp có thể xảy ra.
- TH1: Hai bên thỏa thuận giao và nhận vào 1/3 (giao nhận cùng thời điểm)
- TH2: A giao vào 1/3 nhưng không thấy B nhận hàng, đến 3/3 thì B mới đến nhận (A đã
thông báo nhưng B không phản hồi) (nhận hàng chậm)
- TH3: B đến nhận hàng vào 1/3 nhưng B chưa đến giao, đến 3/3 thì B mới giao được hàng
(giao hàng chậm)
Phân tích TH1:
- Trong trường hợp này, chuyển giao thực tế hay theo hợp đồng trùng nhau => áp dụng cả
2005 hay 2015 thì thời điểm chuyển giao đều là 1/3 => bình thường.
Phân tích TH2:
- Theo Điều 288 BLDS 2005: áp dụng thời điểm chuyển giao theo hợp đồng - 1/3. Lúc này
qsh đã thuộc về B, luật cũng xác định rõ A phải làm gì => hợp lý, có lợi cho A - bên ngay
tình hơn:
+Ts bình thường: A có nghĩa vụ bảo quản, đợi B lấy hàng, sau khi B lấy A có quyền yêu
cầu thanh toán chi phí hợp lý.
+Ts có nguy cơ bị hư hỏng: A có thể lựa chọn 1 trong 2 nghĩa vụ, hoặc là tiếp tục đợi B lấy
hàng, hoặc là A bán cho người khác (làm rõ hơn ở Tình huống 2 bên dưới) rồi đưa tiền đó
khi B đến lấy hàng và yêu cầu B thanh toán chi phí hợp lý (vì ts đã thuộc về B từ 1/3 theo
hợp đồng).
- Theo Điều 355 BLDS 2015, thời điểm chuyển giao theo thực tế - 3/3 được áp dụng. Lúc này
trong thời gian trước 3/3 qsh vẫn thuộc về A nên:
+Ts bình thường: A có quyền chọn phương án bảo quản, đợi B lấy hàng, sau khi B lấy A
có quyền yêu cầu thanh toán chi phí hợp lý => A cũng có thể “vứt” bỏ ts đó vì nó vẫn
thuộc qsh của A nhưng hậu quả về sau là BTTH cho B (vô lý, không bảo vệ A ngay tình).
+Ts có nguy cơ bị hư hỏng: tương tự trường hợp Ts có nguy cơ bị hư hỏng theo luật 2005,
chỉ khác chỗ đây không phải nghĩa vụ mà là quyền vì ts vẫn thuộc qsh của A, thế nhưng
A vẫn phải thông báo cho B => vô lý, thông báo thì ngta có nghe hay không?
- Theo LTM 2005: tương tự BLDS 2015 do phải giải thích theo BLDS này.
- Nếu thỏa thuận: muốn bên A có lợi chọn 1/3, muốn bên B có lợi chọn 3/3.
Phân tích TH3:
- Theo luật 2005 lẫn 2015: đều xác định 3/3 (thời điểm chuyển giao thực tế) => có lợi cho bên
mua (hợp lý vì trường hợp này bên mua cũng là bên thiện chí hơn).
Chốt: BLDS 2015 thiên về bên mua nhiều hơn.
Tình huống 2: Theo hợp đồng, A bán cho B món hàng dễ hỏng 500tr, đợi lâu quá A bán cho
C 400tr thì tiền được thanh toán ntn?
- Theo Điều 355 BLDS 2015, A có quyền:
+A bán cho C được 400tr, sau khi trừ chi phí bảo quản hợp lý là 50tr => A trả lại cho B
350tr.
+Khi B đến nhận hàng nhưng k có hàng, A sẽ đưa lại B 350tr, mặt khác B vẫn phải trả A
500tr tiền hàng theo hợp đồng => lợi nhuận của A không suy giảm.
=> Nghĩa vụ thanh toán không liên quan đến nghĩa vụ giao nhận hàng. Vấn đề ở Điều
288(3) BLDS 2005 hay Điều 355(3) của BLDS 2015 chỉ hướng đến việc xử lý hàng hóa
nhận chậm ntn.

Kết luận
Như vậy, theo tình thần của luật từ 2017, thời điểm chuyển giao qsh là thời điểm người
mua chiếm hữu ts (thời điểm thực tế), trong cả qh dân sự và qh thương mại. Nếu đây là qh
tiêu dùng thì không có vấn đề gì, nhưng với qh thương mại cần sự bình đẳng của hai bên thì
quy định này thiếu công bằng đối với người bán. Vì vậy người bán cần tránh việc áp dụng
Điều 161 bằng cách tự quy định trong hợp đồng.

Chuyển giao rủi ro

- Rủi ro là gì:


+Là thiệt hại không thể lường trước, không thể kiểm soát được, xuất phát từ nguyên nhân bất
khả kháng, sự kiện khách quan không xác định được lỗi của chủ thể nào (khác với thiệt hại
thông thường).

- Đặc điểm của rủi ro:

+Thông thường rủi ro đi kèm với qsh:


· Điều 162 BLDS 2015
· Về nguyên tắc csh phải chịu rủi ro (vì người khác không có lỗi trong th này). Cho nên rủi
ro được chuyển giao chung với qsh (tất nhiên nếu không có thỏa thuận).

+Theo BLDS 2015 nếu có vi phạm thì bên vi phạm sẽ gánh chịu rủi ro:
· Điều 359 BLDS 2015
· Bên chậm tiếp nhận chịu mọi rủi ro từ thời điểm chậm tiếp nhận. (rơi vào TH2 ở Tình
huống 2 phía trên)
· Quy định gây khó khăn, mâu thuẫn và bất hợp lý hơn với quy định của LTM.

+Theo Điều 61 LTM 2005 nếu có vi phạm thì bên vi phạm cũng gánh chịu rủi ro (tương tự)
nhưng thời điểm chuyển giao rủi ro tính từ lúc hàng hóa thuộc quyền định đoạt của bên mua
(quyền định đoạt là 1 trong những nội dung của qsh, khi nào nắm giữ qsh thì mới có quyền
định đoạt).

Vận dụng vào TH2 Tình huống 1 phía trên:


- BLDS 2015: thời điểm chuyển giao rủi ro là 1/3. Mặc dù chuyển giao qsh tính từ 3/3
nhưng bên B có lỗi thì tính từ lúc chậm tiếp nhận (nhận hàng theo hđ là 1/3).
- LTM 2005: thời điểm chuyển giao rủi ro là 3/3.

- Chốt:
+BLDS 2015 thêm Điều 166 => mâu thuẫn chồng chéo.
+TIP: nên thỏa thuận thời điểm chuyển giao qsh và rủi ro cùng với nhau.
+Lưu ý: chiếm hữu thực tế mới được xem là “có quyền sở hữu”.
+Đọc kỹ điều 161, 355, 359 BLDS 2015.

2. Nghĩa vụ cơ bản của bên mua

- Đối với bên bán nghĩa vụ cơ bản là nghĩa vụ thanh toán (quan trọng nhất).
- Ngoài ra, nv nhận hàng cũng là nv quan trọng (BLDS khum còn xem là quan trọng nhất
nhưng LTM vẫn còn xem nó là quan trọng nên học qua).

a. Nghĩa vụ nhận hàng theo LTM 2005

- Điều 56 LTM: bên mua có nv nhận hàng theo thỏa thuận và thực hiện những công việc
hợp lý để giúp bên bán giao hàng.
+Nhận hàng không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ.
+Tương thích với Luật Quốc tế (CISG 1980).
- Lý do xem nhận hàng là một nghĩa vụ:
+Nếu chỉ xem nhận hàng là quyền thì không hợp lý vì gây bất lợi cho bên bán nếu
bên mua không nhận hàng như trong trường hợp ở câu b.
+Khi nhận hàng, người mua phải thực hiện kiểm tra hàng hóa, sau đó có thể thông
báo khiếu nại bên bán khi hàng hóa gặp lỗi về sau.
· Về thời hạn khiếu nại, theo Điều 318 bên mua chỉ có 3 tháng để thực hiện khiếu
nại, mà khiếu nại lại liên quan đến khởi kiện: 2 năm từ thời điểm quyền và lợi
ích hợp pháp bị xâm phạm theo Điều 319 LTMHH và 3 năm cũng từ ngày
quyền và lợi ích bị xâm phạm theo Điều 429 BLDS 2015.
· Đối với “quyền và lợi ích bị xâm phạm”, có thể hiểu đây là khi bên bán biết
hoặc phải biết mình đã xâm phạm quyền lợi bên mua mà không khắc phục. Tuy
nhiên điều này rất khó (bất khả thi) nếu bên mua không nhận hàng. Lúc này,
nếu không xem nhận hàng là nghĩa vụ sẽ tạo sự tùy tiện để bên mua có thể
khiếu nại hay kiện tụng bên bán một cách vô tội vạ nhưng bên mua lại ít có khả
năng bị áp dụng những biện pháp mang tính bất lợi hơn so với bên bán làm
đúng hợp đồng. Rõ ràng, bên bán sẽ chịu thiệt thòi lớn.
- Vì vậy cần có quy định khẳng định nhận hàng là nghĩa vụ của bên mua.

Tình huống:
- 1/3 giao hàng, 5/3 phát hiện lỗi, 6/3 mới thông báo => ngày nào thì lợi ích mới bị xâm
phạm? => ngày mà thông báo nhưng bên kia không thực hiện (có thể là 6/3)

b. Nghĩa vụ thanh toán

Nguyên tắc chung

- Thanh toán phải đầy đủ, đúng hạn theo quy định (Điều 280 BLDS 2015 và Điều 50
LTMHH).
- Trong trường hợp các bên không thỏa thuận trước về thời hạn thanh toán thì khi nào bên
bán giao hàng bên mua thanh toán (Điều 440 BLDS 2015)
Trả lãi chậm trả

- Mặc nhiên phát sinh, không cần thỏa thuận trước (Điều 357 BLDS 2015).
- Công thức áp dụng cho trường hợp vay không có lãi (Điều 466(4) BLDS 2015):

Tiền lãi = số tiền chậm trả*lãi suất chậm trả*thời hạn chậm trả

+Số tiền chậm trả: = gốc, cố định.


+Lãi suất chậm trả:
· Nếu có thỏa thuận thì mức tối đa: ≤ 20%/ năm (Điều 468 BLDS 2015).
· Nếu không có thỏa thuận thì 10% năm
· Trong LTM (Điều 306): "lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm
thanh toán". CSPL: Án lệ 09, Nghị quyết của HĐTP hướng dẫn theo AL 09 => tính bằng
trung bình ls nợ quá hạn của 3 ngân hàng trong cùng 1 vùng ở địa phương nơi tranh chấp.
+Thời hạn chậm trả:
· Tùy các bên thỏa thuận
· Hầu hết tính bằng ngày (có lợi cho bên bán), có trường hợp kéo dài quá thì chia theo
tháng.

- Lưu ý:
+Chậm trả lâu có thể phát sinh công nợ => có thể phát sinh lãi
+Nếu bên bán vi phạm nghĩa vụ giao hàng thì sao? => Điều 411 cho phép bên mua tạm hoãn
thực hiện nghĩa vụ (thanh toán).

Tình huống: A phải giao 5sp, nhưng chỉ giao 2sp, còn 3sp chưa giao thì thanh toán ntn?
- Phát sinh nhiều lựa chọn tùy trường hợp cụ thể (xem thêm ở môn LTM):
+Nhận 2 và buộc giao tiếp 3 => có thể hoãn thanh toán 3 cái giao chậm.
+Nhận 2 và không giao tiếp nữa => áp dụng theo hợp đồng và thanh toán cho 2.
III. BÀI TẬP

1. Bài tập tình huống

Ngày 1/10/2020, ông T.A.Phong có ký kết một hợp đồng mua máy bơm nước từ Công ty Cổ
Phần Hoàng Anh (gọi tắt là Hoàng Anh) để phục vụ bơm nước, sản xuất nông nghiệp. Hợp đồng chỉ
quy định về một số các điều khoản như sau:
(i) Chủng loại máy theo mẫu các bên đã thống nhất. Số lượng 5 máy, đơn giá 4.300.000 đồng/máy, chưa
bao gồm VAT. Bên mua sẽ đặt cọc 5.000.000 đồng tại thời điểm ký kết và phần còn lại sẽ thanh toán
trong vòng 5 ngày từ ngày của biên bản nghiệm thu.
(ii) Việc giao hàng và lắp đặt được thực hiện trong vòng 5 ngày kể từ ngày ký hợp đồng.
(iii) Nếu chậm giao hàng, bên bán sẽ phải chịu phạt hợp đồng 8% giá trị hợp đồng.
(iv) Nếu chậm thanh toán, bên mua phải thanh toán theo lãi chậm trả là 0,1%/ngày.
Ông Phong đã đặt cọc theo đúng hợp đồng. Ngày 4/10/2020, Hoàng Anh đã giao và lắp đặt
được 2 máy bơm cho ông Phong. Trên bản nghiệm thu cũng ghi rõ đã nghiệm thu 2 máy, 3 máy
bơm còn lại Hoàng Anh hẹn sẽ giao sau nhưng sau đó lại không tiếp tục giao theo thỏa thuận.
Ngày 15/10/2020, Hoàng Anh gửi thông báo yêu cầu ông Phong thanh toán phần tiền còn lại
của của 2 máy bơm nhưng ông từ chối thanh toán vì còn giao thiếu 3 máy. Ngày 20/10/2020, Hoàng
Anh kiện ra Tòa án yêu cầu ông Phong thanh toán tiền mua 2 máy bơm và phần lãi chậm trả là
0,1%/ngày từ ngày 10/10/2020.
Ngược lại, ông Phong cũng có yêu cầu phản tố buộc Hoàng Anh chịu phạt 8% giá trị hợp
đồng và bồi thường thiệt hại do nông sản không kịp bơm nước ra ngoài nên bị úng và hư hỏng,
giá trị hư hỏng chứng minh được lên đến 3 triệu đồng.

1. Quan hệ tranh chấp trên là quan hệ dân sự hay thương mại? Vì sao?

- Quan hệ tranh chấp trên là quan hệ dân sự.


- Căn cứ Khoản 3 Điều 1 Luật Thương mại 2005, trong hợp đồng mua bán giữa một bên
là thương nhân (Công ty Hoàng Anh) với một bên không nhằm mục đích sinh lợi (hay
không thải là thương nhân) là ông Phong, hợp đồng này chỉ thuộc phạm vi điều chỉnh
của Luật Thương mại khi bên không phải là thương nhân có chọn luật này làm luật áp
dụng.
- Trong khi đó, hợp đồng không có bất kỳ thỏa thuận nào về điều khoản chọn luật.
=> Vì vậy, tranh chấp giữa ông Phong và Công ty Hoàng Anh là tranh chấp về hợp đồng
mua bán tài sản (dân sự).

2. Nêu quan điểm giải quyết tranh chấp trên và nêu căn cứ pháp lý.
Dựa trên các yêu cầu của hai bên, khả năng được chấp nhận của các yêu cầu được phân tích như
sau:

*Đối với các yêu cầu của Công ty Hoàng Anh:

1. Yêu cầu thanh toán phần tiền còn lại của 2 máy bơm đã giao:
- Yêu cầu này có cơ sở để được chấp nhận.
- Căn cứ trên Điều 437.2(b) BLDS 2015 và thỏa thuận của các bên trong hợp đồng, mặc dù bên
công ty Hoàng Anh có vi phạm về nghĩa vụ giao hàng là giao không đủ số lượng đã thỏa thuận
(còn thiếu 3 máy bơm), tuy nhiên, ông Phong đã nhận 2 máy bơm và có biên bản nghiệm thu
xác nhận bằng chứng của việc giao hàng này nên ông Phong phải phát sinh nghĩa vụ thanh toán
số tiền còn lại của 2 máy sau khi trừ khoản tiền đặt cọc và thuế VAT.

2. Yêu cầu thanh toán tiền lãi chậm trả theo mức lãi suất 0,1%/ngày kể từ 10/10/2020.
- Thứ nhất, về mức lãi suất được yêu cầu là 0,1%/ngày.
+Căn cứ Điều 468 BLDS 2015, các bên được thỏa thuận mức lãi suất chậm trả nhưng không
được vượt quá mức trần là 20%/năm (tức là 0,05%/ngày).
+Như vậy, thỏa thuận của các bên trong hợp đồng mua bán trên là vượt quá mức trần, chỉ
được áp dụng mức tối đa là 0,05%/ngày cho khoản thanh toán chậm trả.

- Thứ hai, về thời gian tính lãi suất từ ngày 10/10/2020.


+Nếu căn cứ vào hợp đồng thì ông Phong phải thanh toán tiền mua máy trong vòng 5 ngày kể
từ ngày của biên bản nghiệm thu, tức là từ ngày 5/10/2020 đến hết 9/10/2020. Nếu theo hợp
đồng thì cách tính của Hoàng Anh là hợp lý.
+Tuy nhiên, trong trường hợp này, Hoàng Anh đã có vi phạm về nghĩa vụ giao hàng trước
(giao hàng không đúng số lượng yêu cầu), do đó, căn cứ Điều 411.2 BLDS 2015, ông Phong
có quyền được hoãn việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình chứ không phải thực hiện
theo hợp đồng.
+Việc tính lãi suất chậm trả sẽ được tính từ thời điểm ông Phong tuyên bố nhận 2 máy bơm
và chấm dứt hợp đồng mua bán trên.

*Đối với yêu cầu phản tố của ông Phong:

1. Yêu cầu HA thanh toán tiền phạt 8% giá trị hợp đồng:
- Yêu cầu này có cơ sở được chấp thuận.
- Căn cứ Điều 418 BLDS 2015, các bên có thỏa thuận trước về việc áp dụng chế tài phạt vi phạm
và thực tế có hành vi vi phạm xảy ra thì được yêu cầu. Bộ luật dân sự không quy định giới hạn
mức phạt nên ông Phong có quyền yêu cầu toàn bộ tiền phạt tương ứng 8% giá trị của hợp
đồng.

2. Yêu cầu bồi thường thiệt hại 3 triệu:


- Căn cứ Điều 418.3 BLDS 2015, nếu hợp đồng dân sự đã có quy định về phạt vi phạm mà
không có đề cập đến nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu
khoản tiền phạt vi phạm. Trong trường hợp này, trong hợp đồng không có thỏa thuận nào
khác về nghĩa vụ bồi thường thiệt hại nên nếu căn cứ trên Điều 418.3 BLDS 2015 thì yêu cầu
bồi thường thiệt hại của ông Phong có thể bị Tòa án bác bỏ.
- Tuy nhiên, Điều 437.2(b) lại ghi rõ, trong trường hợp bên bán giao hàng không đủ số lượng
thỏa thuận, bên mua có quyền nhận phần đã giao và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Luật không
nói là trừ khi luật có quy định khác hay các bên thỏa thuận khác. Như vậy Điều 437 cho phép
ông Phong vẫn có quyền yêu cầu HA bồi thường thiệt hại cho mình nếu chứng minh được các
thiệt hại thực tế.
- Với 2 quy định không thống nhất như trên, Tòa án có thể sẽ cân nhắc có cho phép ông
Phong yêu cầu HA bồi thường thiệt hại hay không căn cứ trên mức thiệt hại thực tế so với
khoản tiền phạt vi phạm.

2. Bản án Sơ thẩm số 114/2010/DS-ST và Phúc thẩm số 36/2011/DS-PT của


TAND tỉnh Long An về tranh chấp hđ mua bán ts

a. Tóm tắt

Nguyên đơn (bà Gia) kiện bị đơn (bà Cúc) - trực tiếp liên hệ bà Gia về việc giao nhận
tiền. Bà Gia mua máy touch của công ty Hoàn Mỹ (ông Minh là người bán). Sau khi bà
Gia đưa tiền cho bà Cúc để bà Cúc cho ông Minh, ông Minh nhận tiền rồi hẹn (miệng) 3
ngày sau giao. Trong quá trình đó bà Cúc có cho bà Gia mượn, sau đó lấy lại để mở tiệm
=> báo bà Cúc => hai người lên công ty khiếu nại => công ty giao máy cho bà Gia nhưng
bà Gia không đồng ý mà chỉ muốn lấy lại tiền (11tr132).

b. Câu hỏi
1/ Xác định yêu cầu của nguyên đơn

- Đầu tiên, phải xác định nguyên đơn - bị đơn của vụ án.
- Tiếp theo đó phải xác định yêu cầu của nguyên đơn.
- Nguyên đơn yêu cầu bị đơn trả lại số tiền 11tr132k => trả vì cái gì = giải thích ở câu hỏi
bên dưới.

2/ Xác định đối tượng tranh chấp là gì

- Từ yêu cầu của nguyên đơn => xác định được đối tượng liên quan đến “khoản tiền mua
máy”.
+Đây không phải là tranh chấp về tài sản (hay quyền tài sản)
+Mà là tranh chấp về khoản tiền mua cái máy.

3/ Xác định quan hệ tranh chấp

- Đòi tiền mua máy => liên quan đến quan hệ hợp đồng mua bán, cụ thể là quan hệ tranh
chấp hđ mua bán ts (dân sự).

4/ Xác định các chủ thể liên quan đến tranh chấp và nghĩa vụ bị vi phạm

- Hợp đồng xác lập bằng lời nói, hành vi cụ thể (chứng minh bằng sổ sách và sự thửa
nhận của công ty)
=> Không thể kiện bà Cúc (kiện bà Cúc = kiện về qh ts, chỉ kiện bà Cúc khi bà Cúc giữ
tiền, mà công ty đã thừa nhận và đồng ý giao máy => bằng chứng chứng minh công ty
đã nhận được tiền).
=> Căn cứ yêu cầu của khách hàng => xác định đối tượng và qh tranh chấp => sẽ kiện
những ai liên quan (kiện sai = hủy án).
=> Trường hợp này công ty và bà Giao là 2 chủ thể của tranh chấp.
=> yêu cầu của bà Giao là hủy hợp đồng để lấy lại tiền => phải có vi phạm nghĩa vụ giao
hàng.
=> Có thể yêu cầu hủy hợp đồng không?
=> Xét Điều 423 BLDS 2015 => có thể yêu cầu hủy nếu rơi vào Điều 423(1)(b) Bên kia
vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng.
=> Xét tiếp Điều 424 => “ý chí” => phải chứng minh dựa vào thỏa thuận của các bên
=>thiếu cơ sở chứng minh bên kia đã vi phạm nghĩa vụ nghiêm trọng.
=> Áp dụng cả 423 hay 424 đều chưa chắc đã nhận được tiền (bà Giao đã sử dụng =>
không khiếu nại về việc giao chậm => đã dùng “chán” (chứ k phải dùng hiệu quả) =>
việc giao hàng chậm k làm ảnh hưởng nghiêm trọng bà Giao).
- Theo quy định của Luật 2005 chỉ có một căn cứ duy nhất: nếu không thỏa thuận =>
không thể hủy => còn khắc nghiệt hơn.

____________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI GIAO KẾT VÀ THỰC
HIỆN HỢP ĐỒNG

I. TỔNG QUAN

Có hai vấn đề liên quan đến giao kết hợp đồng

- Hợp đồng là cơ sở để các bên thỏa thuận nghĩa vụ, công việc họ cần phải làm. Trên thực tế
đại đa số hđ được giao kết không phải lúc nào cũng dẫn đến tranh chấp, chỉ có một tỉ lệ
nhất định các hđ khi được thực hiện xảy ra trục trặc, vấn đề.

- Những vấn đề gặp phải khi giao kết hợp đồng xoay quanh 2 trường hợp chính:
(1) Trường hợp hđ có vấn đề về giá trị hiệu lực, nói cách khác là hđ rơi vào trường hợp
bị vô hiệu.
(2) Trường hợp tranh chấp phát sinh khi một bên hoặc các bên vi phạm nghĩa vụ đã
cam kết trong hợp đồng.

- Đây là hai vấn đề khác nhau, cần lưu ý khi giải quyết.

II. NHỮNG
VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ GIÁ TRỊ
CỦA HỢP ĐỒNG (1)

1. Đặt vấn đề

a. Có 4 điều kiện để hđ có hiệu lực

- Đối với vấn đề hđ vô hiệu (1), trường hợp này trên thực tế (đã học LHD1) giống với 4
điều kiện có hiệu lực của gdds (Điều 117):
(i) Điều kiện chủ thể: phải đáp ứng, thỏa mãn năng lực thực hiện hợp đồng.
(ii) Điều kiện tự nguyện: các bên phải có khả năng tự mình đưa ra quyết định khi giao kết
hđ.
(iii) Điều kiện nội dung và mục đích của hđ: không trái luật và đạo đức xh.
(iv) Điều kiện hình thức của hđ: điều kiện này tùy vào một số trường hợp mà xem xét thêm.
b. Không thỏa 4 điều kiện này dẫn đến 7+1 trường hợp mà gdds/hđ bị vô hiệu

(i) Điều kiện chủ thể:


+Điều 125: Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực
hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện
+Điều 128: Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ
được hành vi của mình

(ii) Điều kiện tự nguyện:


+Điều 126: Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn
+Điều 127: Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép

(iii) Điều kiện nội dung và mục đích của hđ:


+Điều 123: Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội
+Điều 124: Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo

(iv) Điều kiện hình thức của hđ:


+Điều 129: Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức

(v) Điều kiện thêm về đối tượng của hđ dẫn đến Điều 408: hợp đồng vô hiệu do có đối
tượng 0 thể thực hiện được.

Trong số 8 trường hợp trên, có những trường hợp rất dễ bị nhầm lẫn, không phân định
được trường hợp nào => phân loại cho dễ hiểu theo bên dưới.

2. Các vấn đề cần lưu ý

a. Thẩm quyền ký kết

- Ai là người có thẩm quyền ký kết hợp đồng? Cách xác định ntn? =>Xem lại chương
trước liên quan đến cá nhân và pháp nhân.

Vấn đề người đại diện không có thẩm quyền ký kết

- Xuất hiện 2 trường hợp, một là người không được ủy quyền mà ký hợp đồng (khả
năng vô hiệu), hai là vượt quá thẩm quyền ủy quyền (cũng có thể bị vô hiệu).
- Tuy nhiên không phải lúc nào cũng vô hiệu. Trường hợp đặc biệt quy định ở - Điều
142 và 143 BLDS 2015. Cả 142 và 143 đều quy định 3 ngoại lệ là (i) người dc đại
diện đã công nhận giao dịch, (ii) nddd biết mà không phản đối trong thời hạn hợp lý,
(iii) nddd có lỗi, chỉ khác chỗ Điều 142 áp dụng trong trường hợp khum có thẩm
quyền còn 143 áp dụng trong trường hợp vượt quá thẩm quyền.

Vấn đề bản thân mình cũng có thể chịu lỗi liên đới nếu không kiểm tra thẩm quyền
đại diện

- Bản thân mình cũng có thể phải chịu lỗi liên đới. Khi ký mình có trách nhiệm kiểm
tra ủy quyền => không kiểm tra = lỗi hỗn hợp - cả 2 bên có lỗi dẫn đến hợp đồng vô
hiệu => yêu cầu BTTH sẽ khó khăn hơn.

Vấn đề xác định người đại diện khi công ty có nhiều hơn 1 người đại diện

- Điều 12 LDN 2020.


- Những công ty như TNHH 2-50, hợp danh, cổ phần thường có 1+ người đại diện tùy
điều lệ công ty.
- Lúc này ký hợp đồng với ai?
+Nếu Điều lệ quy định rõ thẩm quyền từng người thì mình phải căn cứ vào Điều lệ.
+Điều lệ không quy định rõ mà chỉ quy định chung chung => ký với ai cũng được,
những người đại diện đó sẽ liên đới chịu trách nhiệm.

Nên xem xét vấn đề này thuộc điều kiện nào?


Thẩm quyền của người đại diện vi phạm => có thể xem xét hợp đồng vô hiệu do vi phạm
điều kiện chủ thể.

b. Điều kiện, năng lực kinh doanh của đối tác kinh doanh

- Ngành nghề kinh doanh:


+Khi thành lập phải đăng ký ngành nghề kinh doanh, bắt buộc.
+Vô hiệu tương đối.
- Năng lực của người quản lý doanh nghiệp:
+Vô hiệu tuyệt đối: rơi vào là vô hiệu, không ngoại lệ.
+Theo luật cũ (LDN 2005), kinh doanh khác ngành nghề đã đăng ký phải đăng ký trước.
+Theo luật mới cho phép DN ký kết hđ để thực hiện hoạt động kd trong khi họ chưa tiến hành
đăng ký bổ sung => hđ không bị vô hiệu, chỉ bị phạt hành chính nếu quá 15 ngày không
đăng ký.
+Tuy nhiên quy định trên chỉ áp dụng với một số lĩnh vực kinh doanh thông thường. Các
trường hợp kinh doanh có giấy phép, điều kiện vẫn áp dụng nguyên tắc đăng ký xong, được
cấp phép mới được ký kết hợp đồng: bên cạnh gcn đăng ký kinh doanh (“giấy phép chính”)
còn có “giấy phép con” như giấy phép kinh doanh bán lẻ dược phẩm, thuốc lá, rượu,.. được
cấp ở cơ quan chuyên ngành quản lý về lĩnh vực đó (Các Sở,…). Nếu không có hay hết hạn
nhưng chưa xin cấp mới/gia hạn “giấy phép con” tại thời điểm đó xem như không đủ điều
kiện.
Tình huống
A là công ty được cấp phép kinh doanh du lịch trước, sau đó đăng ký thêm nuôi thủy sản nhưng
đang trong thời gian chờ cấp phép mà lại ký hợp đồng cho B (một cá nhân, không phải pháp nhân
thương mại chuyên nghiệp) thuê (hđ thuê khoán) hồ nước để nuôi thủy sản. Do hồ sơ xin cấp phức tạp
hơn ban đầu nên A mời B thanh lý hợp đồng thuê khoán => 2 bên kiện nhau. A yêu cầu tuyên hđ vô
hiệu, B phản tố yêu cầu A hoàn trả lại số tiền mà B đã thuê cũng như BTTH cho dụng cụ mà B đã
mua.
Nên xem xét vấn đề này thuộc điều kiện nào?
- Khi xét xử, có hai quan điểm:
(i) Cấp sơ thẩm tuyên hđ vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật theo Điều 123 (A không có giấy
phép con), A không phải chịu trách nhiệm BTTH.
(ii) Cấp phúc thẩm tuyên lại hđ vô hiệu và mỗi bên chịu 50% giá trị thiệt hại của hđ (Điều 408).
- Nhận xét:
+Áp dụng 408 dễ yêu cầu BTTH hơn 123. Điều 123 = vi phạm điều cấm = lỗi hỗn hợp = khả năng
yêu cầu BTTH thấp. Điều 408 dễ yêu cầu BTTH hơn cho bên bị vi phạm.
+Trong trường hợp này B không có lỗi. B chỉ là cá nhân, có hoạt động sx nông nghiệp, không phải
pháp nhân kinh doanh chuyên nghiệp, nên khó có thể biết được A có giấy phép hay không => nếu
có quy lỗi thì ít hơn nhiều. Tuy nhiên B cũng có lỗi vì nhận thông báo hủy hđ nhiều lần mà không
phản hồi => những hành vi tiếp tục mua dụng cụ làn tăng thiệt hại => yêu cầu của phúc thẩm phù
hợp hơn.
- Về lý thuyết TA có thể tuyên dựa trên căn cứ của cả 3 quy định - Điều 117, 123, 408. Quan điểm của
cô cho rằng vấn đề này thiên về 408 hơn.
+Điều 117: vô hiệu là chưa đến nỗi
+Điều 123: một số TA cho rằng không đăng ký kinh doanh theo luật = vi phạm điều cấm của luật,
cô không đi theo quan điểm này do điều cấm = luật phải quy định rõ là bị cấm hoặc cấm (đọc kỹ
hơn Điều 123). => Vi phạm điều cấm của luật phải là làm điều luật cấm hẳn hoi, trong trường
hợp này thì chỉ là vi phạm nghĩa vụ => gánh chịu hậu quả của việc vi phạm chứ không vô hiệu.
+Điều 408: cô cho rằng 408 là đủ vì tại thời điểm chưa được ký kết là đối tượng không thể thực
hiện được do chưa có năng lực.
- Một số lưu ý:

Làm sao để biết chủ thể nào buộc phải biết vấn đề giấy phép kinh doanh?
Không thể quy hẳn đối tượng nào biết hoặc buộc phải biết (có thể quy lỗi vô ý nhẹ), tuy nhiên
nếu là thương nhân hoạt động trong lĩnh vực đó buộc phải biết (có thể quy lỗi nặng).

Lưu ý về giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và gcn đăng ký doanh nghiệp
Hai loại giấy này là một, hiện nay dùng tên là gcn đăng ký kinh doanh xin ở Sở KH-DDT.
Còn giấy phép trong lĩnh vực cụ thể phải xin ở các cơ quan quản lý chuyên ngành (Sở khác) hoặc
UBND.

Lưu ý kiểm tra kỹ giấp phép con


Có nhiều doanh nghiệp đăng ký rất nhiều ngành nghề kinh doanh nhưng thực tế chỉ được cấp
phép một hoặc một vài ngành nghề => cẩn thận xem lỹ giấy phép con.

Vấn đề thuê bằng


Tại thời điểm ký kết hđ mà người mình thuê có năng lực chuyên môn không có hoặc hết hạn
hđ chưa tìm người mới => vẫn không được ký với bên kia.

c. Hình thức của hợp đồng

- Thực tế xảy ra nhiều.


- Có nhiều hình thức khác nhau, được phân làm ba loại chính là lời nói, hành vi cụ thể và
văn bản.
+Lời nói và hành vi cụ thể: Có một số trường hợp chỉ giao kết bằng cách gọi dt, gặp trực tiếp
để trao đổi,…vất vả hơn trong việc chứng minh nội dung hợp đồng do các điều khoản không
được rõ ràng và ít bằng chứng => phải lưu lại các bằng chứng như hóa đơn, chứng từ, phiếu
xuất kho, các biên bản giao nhận,… để xác nhận quá trình thực hiện hợp đồng => tránh
tranh chấp. Lúc này gqtc cũng khó căn cứ các bên đã nói gì mà cần căn cứ bằng chứng và
quy định luật để giải quyết.
+Văn bản: Việc chứng minh dễ dàng hơn. Có nhiều loại văn bản, văn bản áp dụng nhiều nhất
là giấy có chữ ký sống của các bên (tính chứng cứ cao nhất). Một số trường hợp khác gọi là
tương đương văn bản như fax, điện báo điện tín, email (Điều 3(15) LTM). Như vậy giả sử
hđ yêu cầu văn bản thì các bên có thể email hoặc nhắn tin. Vấn đề văn bản cũng gây tranh
cãi nhiều.

Vấn đề các hình thức tương đương với văn bản

Email có tính chứng cứ hay không?


Trước hết, email là văn bản (Luật giao dịch điện tử) nên không tranh cãi về tính văn bản.
Nhưng đối với tính chứng cứ, nội dung của email có được xem là sự thỏa thuận thống nhất giữa
hai bên hay không? Theo Luật giao dịch điện tử, những email nào có chữ ký điện tử hay chữ ký
số tương đương với việc sử dụng văn bản có chữ ký gốc nên không bàn cãi giá trị chứng cứ.
Những email không có chữ ký số (email công ty, email trường cấp,…) nếu đối tác không phản
đối thì xem như hợp đồng, lúc này TA có thể yêu cầu thêm chứng cứ để chứng minh.
=> Vì vậy nên đăng ký chữ ký điện tử hay chữ ký số để đảm bảo.

Vấn đề hợp đồng thông minh


Gần đây phổ biến ở các lĩnh vực, ngành nghề. Là phần mềm chạy trên nền tảng block-chain
riêng (Ethereum). Cách vận hành: thay vì ký hđ giấy thì mình sẽ soạn lại hđ dưới ngôn ngữ lập
trình (câu lệnh) rồi chuyển lên Ethereum. Theo cô, hđ thông minh tương đương văn bản (dữ liệu),
chỉ có điều không trích xuất được (chỉ là mã code) => không thể đọc lại như văn bản => nhưng cô
nghĩ vẫn làm được vì nội dung vẫn do con người soạn => không cần “lấn cấn” để sửa đổi pháp
luật mà chỉ cần thừa nhận nó.
Theo Common law thì hình thức không ảnh hưởng, vẫn được công nhận là hđ nếu đảm bảo
điều kiện có hiệu lực của một hợp đồng (offer, acceptance, consideration,…).

Khi nào thì vi phạm hình thức dẫn đến hợp đồng vô hiệu?

- Trước hết, cần lưu ý hình thức chỉ nhằm mục đích chính nhằm đảm bảo chứng cứ chứng
minh thỏa thuận của hai bên => về nguyên tắc chỉ là vô hiệu tương đối, chỉ trong một số
trường hợp nhất định mới bị vô hiệu.

- Theo BLDS 2005 và NQ01/2003/NQ-HĐTP:


+Rườm rà về thủ tục.
+Giả sử hai bên lập hđ xây nhà không có chứng thực thì TA sẽ cho các bên 30 ngày (theo
NQ) để đi công chứng hợp đồng. Giả sử 1 bên không chịu công chứng thì hđ vô hiệu, các
bên hoàn trả cho nhau bất kể điều gì => không khả thi, thiếu thực tế, không bảo vệ được
bên trung thực thiện chí hơn.
+Nói thêm về trường hợp hđ chuyển nhượng qsd đất. Nếu một bên không chịu đi công
chứng, phòng quản lý đất đai sẽ không làm thủ tục được do theo quy định luật cần hđ
công chứng để chứng minh đã chuyển qsd từ người bán sang người mua. Lúc này có bản
án cũng không làm được gì, nên phải làm thêm một bước là phải nhờ cơ quan THA ra
quyết định cưỡng chế thi hành, nhưng làm thủ tục THA tốn nhiều thời gian dẫn đến rủi ro
bên kia đem đất bán người khác dễ xuất hiện người thứ ba ngay tình.

- Điều 129 BLDS 2015:


+Hiện nay, luật VN áp dụng nguyên tắc nếu hợp đồng bị vô hiệu thì sẽ không bị vô hiệu
ngay lập tức, phải xem hợp đồng đã được thực hiện đến mức độ nào.
+Theo Điều 129, TA sẽ có thẩm quyền xem xét mức độ thực hiện của hợp đồng. Nếu hđ đã
thực hiện được 2/3 nghĩa vụ thì không bị vô hiệu.
+Quy định này so với luật cũ tiến bộ hơn nhiều, bảo vệ được bên ngay tình hơn, có mong
muốn thực hiện hđ đến cùng hơn.

d. Hợp đồng vô hiệu do giả tạo

Thế nào là hợp đồng giả tạo?

Tình huống
A làm hợp đồng sang nhượng qsd đất cho B với giá 450tr. Sau khi ký hợp đồng, B đưa A
200tr còn 250tr sẽ thanh toán khi ra công chứng sang tên trong thời hạn 1 tháng. Khi đi công
chứng, A ủy quyền cho B để đảm bảo mục đích chuyển nhượng. Do B không có tiền thanh toán
nên A nói chỉ giao bản chính hđ ủy quyền nếu B thanh toán hết tiền trong 1 tháng.
Do đang nợ tiền bà H nên A đã giao hđ ủy quyền cho bà H. Lợi dụng lúc ông A về quê, B đã
lấy hđ ủy quyền từ bà H mà không có sự đồng ý của ông A. Khi ông A khởi kiện ra TA thì phát
hiện ông B đã làm thủ tục chuyển nhượng qsd đất cho ông C (đã đăng ký qsd đất). A khởi kiện B
ra TA để gqtc trên. Như vậy: Ông A đòi lại được miếng đất hay không?
Trả lời
- Theo Điều 133(2), A có thể đòi lại miếng đất.
- Tại trường hợp này A vẫn đứng tên: Trong trường hợp này ông B chưa đăng ký, chỉ sử dụng giấy
ủy quyền để đi giao dịch => không phù hợp. A ủy quyền => B không thể tự ý đi đăng ký do B
đứng tên mà phải để A đứng tên.
- C buộc phải biết A đứng tên => không phải người thứ 3 ngay tình.
Bình luận thêm
- Tình huống này cũng đặt ra vấn đề lq đến 2 hđ, bởi vì, 1 số trường hợp 1 trong 2 có thể là hđ giả
tạo che giấu cho 1 giao dịch khác.
- VD: trong ví dụ trên, giả sử A ủy quyền cho B để bán cho B nhưng lại nói là để B đi
bán dùm cho A => giả tạo. Giả tạo là trường hợp trên thực tế xảy ra rất nhiều. Động cơ
đều mang tính cố ý của 2 bên, gần như không bao giờ là vô ý => lỗi chắc chắn của 2
bên => khả năng yêu cầu BTTH rất thấp, bị xử lý rất nặng.
- Như vậy, theo Điều 124 BLDS 2015, hđ giả tạo là hđ được xác lập nhằm che giấu một
hđ khác hoặc nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba.

Ai có quyền yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu?

- Khi bất kỳ ai khởi kiện, nếu TA phát hiện giả tạo thì sẽ tuyên bố hđ giả tạo luôn. Cần
lưu ý chỉ có TA được tuyên vô hiệu (Điều 132 BLDS 2015) => ảnh hưởng quyền lợi
các bên.
- Các bên có thể yêu cầu TA tuyên hđ giả tạo vô hiệu, bên thứ ba có quyền lợi liên quan
cũng có quyền này trong một số trường hợp.

Vấn đề 2 bên tự do thỏa thuân giá thấp


- Giả sử 2 bên mua bán nhà 3 tỷ nhưng khi đi công chứng chỉ khai 500tr => hđ 500tr là hợp đồng giả
tạo che giấu cho hđ thật là 3 tỷ để…trốn thuế.
- Tuy nhiên, Bộ Công thương, Bộ Tư pháp, Thuế,… can thiệp để giảm thiểu trường hợp này rất khó
do quyền tự do thỏa thuận giá của các bên, mặt khác cũng không quá chênh lệch so với bảng giá
đất do NN quy định.
- Thế nhưng, NN lại không muốn thất thoát thuế => vấn đề nan giải cho NN.
- Lúc này, cơ quan thuế sẽ là bên có quyền và lợi ích liên quan nên có quyền yêu cầu tuyên bố hđ vô
hiệu nếu họ biết
Giao dịch “giả tạo” thực hiện ntn? Cơ quan thuế kiểm soát ntn?
- Chẳng hạn như khi mua bán nhà, ngta thường chuyển khoản qua ngân hàng => ghi mục đích =>
truy qua ngân hàng, nhưng khó do rất nhiều => không thể xem hết.
- Ngoài ra thời hiệu khởi kiện lâu nên nếu phát hiện cơ quan thuế sẽ kiện luôn.
=> Rủi ro cho các bên khi “giả tạo”, các bên sẽ bất lợi nếu kiện nhau ra Tòa.

Rủi ro của một hợp đồng giả tạo

Như đã phân tích phía trên, theo Điều 124 BLDS 2015, hđ giả tạo là hđ được xác lập
nhằm che giấu một hđ khác hoặc nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba. Một hđ giả
tạo có thể xâm phạm các lợi ích công cộng nên không được pháp luật công nhận hiệu lực.
Điều này có nghĩa hđ giả tạo sẽ mang đến nhiều rủi ro, ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi
của các bên trong hđ. Khi hđ giả tạo bị vô hiệu, các bên có thể phải đối mặt với những rủi
ro sau:
- Có khả năng tiếp tục thực hiện nghĩa vụ mà mình không thể thực hiện hoặc gây bất lợi
cho mình. VD: A bán (lập hđ chuyển nhượng) cho B qsd đất nhưng B chỉ có khả năng
thanh toán một nửa số tiền, để tạo điều kiện cho B thanh toán (đảm bảo mục đích của hđ
chuyển nhượng), A đã làm hđ ủy quyền cho B được quyền định đoạt qsd đất trên, lúc
này B có thể bán qsd đất đó để trả tiền lại cho A. Nếu B thực hiện đúng như vậy, các
bên đã “trót lọt” giao dịch của mình. Nhưng nếu vì một lý do khác, B sau khi bán qsd
đất sử dụng số tiền bán được vào mục đích khác mà không trả cho A nên A kiện B ra
Tòa. Lúc này Tòa sẽ tuyên hđ ủy quyền vô hiệu nhưng hđ mua bán vẫn có hiệu lực, nên
B vẫn có nghĩa vụ thanh toán số tiền còn lại trong khi mình không có khả năng, đồng
thời rủi ro không thể thu lại số tiền đó của A là rất lớn nếu B không thể thanh toán.
- Không đạt được mục đích giao kết hợp đồng. VD: A là người nước ngoài có nguyện
vọng sinh sống lâu dài nhưng không được mua nhà gắn liền với đất ở VN. Xét một hợp
đồng (được cho là) hợp đồng vay, A cho B là người VN vay 3 tỷ đồng, B sử dụng căn
nhà làm ts thế chấp, B sẽ đưa giấy tờ gốc cho A giữ, không quy định thời hạn hđ và lãi
suất. Vì một lý do nào đó B muốn đòi lại nhà nhưng A không trả do đã tốn nhiều tiền để
sửa chữa trang trí ngôi nhà nên không trả, B kiện A ra Tòa. Nhận thấy hđ vay có dấu
hiệu giả tạo (không quy định thời hạn và lãi suất) nên Tòa tuyên vô hiệu, ngoài ra hđ
thực chất được ký kết là hđ mua bán cũng bị vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật
(người nước ngoài không được mua nhà gắn liền với đất). Lúc này, cả hai hđ đều bị vô
hiệu nên A phải hoàn trả lại căn nhà cho B, nên có thể xem A đã không đạt được mục
đích giao kết (có được căn nhà).
- Không thể đòi lại tài sản của mình. Ở VD trên, nếu hđ vay bị vô hiệu thì A cũng không
được hưởng phần lãi suất cho vay.
- Các bên đều gặp bất lợi khi xảy ra tranh chấp và phải kiện nhau ra Tòa. VD: A bán cho
B căn nhà 3 tỷ, để trốn thuế các bên chỉ ghi trong hđ là 1 tỷ và đi công chứng. Do đây là
một hđ giả tạo nằm trốn tránh nghĩa vụ với bên thứ ba nên có thể:
+A khó có thể đòi lại 2 tỷ nếu B không trả: Do hđ được công chứng chỉ có 1 tỷ, 2 tỷ còn lại
nằm ở “thỏa thuận miệng” (đã bị che giấu trước đó) không có xác thực nên A khó có thể đòi
lại số tiền này.
+Nếu bị phát hiện thì các bên sẽ bị phạt hành chính, bị truy thu thuế, thậm chí truy cứu trách
nhiệm hình sự nên A cũng không dám kiện, có thể mất tiền hoặc mất nhà.
+Giả sử chứng minh được hợp đồng 3 tỷ là hđ thực sự thì theo Điều 129 BLDS 2015 hợp
đồng sẽ vô hiệu về mặt hình thức do phải công chứng, lúc này phải xét đến việc các bên đã
hoàn thành 2/3 nghĩa vụ thì hợp đồng mới được công nhận. Tuy nhiên, B chỉ mới trả 1/3 số
tiền nên khó được công nhận.

e. Các vấn đề khác tự tìm hiểu thêm

3. Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu


- Hậu quả pháp lý khắc nghiệt hơn trường hợp vi phạm hợp đồng: hoàn trả, khôi phục,
không nhận được lợi nhuận phát sinh nào cả, trong nhiều trường hợp khả năng yêu cầu
BTTH rất thấp.

III. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC MỘT
BÊN HOẶC CÁC BÊN VI PHẠM NGHĨA VỤ HỢP ĐỒNG (2)

1. Hậu quả pháp lý - chế tài của vi phạm hợp đồng


- Hậu quả pháp lý ít khắc nghiệt hơn hđ vô hiệu.
- Đỡ hơn vô hiệu ở chỗ có những biện pháp khắc phục hậu quả, gọi là chế tài vi phạm
hợp đồng.
- BLDS có sáu chế tài, chia thành hai nhóm, không quy định chung mà rải rác trong
BLDS, nhưng có thể tổng hợp từ Điều 292 LTM 2005:

+Nhóm 1 mang tính khắc phục hậu quả của hành vi vi phạm, không ảnh hưởng đến việc thực
hiện nghĩa vụ khác của hợp đồng:
· VD: A giao hàng không đúng, nhóm chế tài này sẽ khắc phục hậu quả của hành vi giao
hàng không đúng (các bên thiệt hại gì, ảnh hưởng việc nhận hàng của B ntn,…), việc xử
lý sẽ không ảnh hưởng nghĩa vụ khác (nghĩa vụ thanh toán,…) của hđ.
· Gồm: Buộc thực hiện hợp đồng, Phạt vi phạm, BTTH.
· Ba biện pháp này có thể áp dụng cùng lúc vì không ảnh hưởng nhau cũng như nghĩa vụ
khác. Lưu ý không thể áp dụng Buộc thực hiện hợp đồng chỉ áp dụng chung với PVP và
BTTH, không được áp dụng một lúc với 3 chế tài kia (Điều 299), chỉ có thể áp dụng khi
bên vi phạm tiếp tục vi phạm.
· Vi phạm nhẹ thì nên áp dụng nhóm này.

+Nhóm 2 khi áp dụng sẽ ảnh hưởng đến tiến trình thực hiện hợp đồng:
· Gồm: Tạm ngừng thực hiện hợp đồng (BLDS không có quy định cụ thể nhưng có quy
định một số trường hợp như tạm hoãn, LTM quy định rõ hơn), Đình chỉ hợp đồng(còn
gọi là Đơn phương chấm dứt hợp đồng trong BLDS), Hủy bỏ hợp đồng (cũng là một chế
tài, quy định chi tiết trong BLDS).
· Điều kiện phát sinh khó hơn nhóm 1.
· Chỉ phát sinh trong trường hợp các bên thỏa thuận trước về điều kiện áp dụng hoặc một
bên chứng minh được bên kia vi phạm nghiêm trọng (vi phạm cơ bản trong LTM).

2. Phân tích một số chế tài cụ thể

Hủy bỏ hợp đồng

- Mục đích: bên kia vi phạm nghiêm trọng => ảnh hưởng mình => là cơ hội để giải phóng
mình khỏi những nghĩa vụ còn lại của hợp đồng.
- Là tình huống nặng nhất.
- Hủy bỏ hđ = hđ không có hiệu lực từ thời điểm giao kết (đọc thêm Điều 427).

So sánh hủy bỏ hợp đồng và hợp đồng vô hiệu

- Về điểm giống: Đều là các hình thức chấm dứt hiệu lực của hợp đồng dân sự. Bên làm
xảy ra thiệt hại nghiêm trọng phải bồi thường cho bên kia. Khi sự việc xảy ra hai bên
hoàn trả nhau những gì đã nhận.
- Về điểm khác:

Hủy bỏ hợp đồng Hợp đồng vô hiệu

Điều Theo Điều 423 BLDS 2015 và Hợp đồng có thể bị vô hiệu theo các trường
kiện Điều 312(4) LTMHH, hợp đồng có hợp do pháp luật quy định từ Điều 122 đến
thể bị hủy bỏ nếu: Điều 129 BLDS 2015 do:
- Vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức
xã hội (Điều 123).
- Giả tạo (Điều 124).
- Người chưa thành niên, người mất năng
lực hành vi dân sự, người có khó khăn
trong nhận thức, làm chủ hành vi, người
- Vi phạm hợp đồng là điều kiện bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác
hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận. lập, thực hiện (Điều 125).
- Hoặc một bên vi phạm nghiêm - Bị nhầm lẫn (Điều 126).
trọng nghĩa vụ hợp đồng. - Bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép (Điều 127)
- Người xác lập không nhận thức và làm
chủ được hành vi của mình (Điều 128).
- Không tuân thủ quy định về hình thức
(Điều 129).
- Do có đối tượng không thể thực hiện được
(Điều 408).

- Vi phạm của các bên không phải là điều


- Hủy bỏ hợp đồng là một chế tài kiện để vô hiệu hợp đồng, chỉ cần rơi vào
xảy ra khi có vi phạm. trường hợp cấm theo luật thì hợp đồng sẽ
- Đã thiết lập quan hệ hợp đồng tại bị vô hiệu.
Tính thời điểm giao kết nhưng vì một vi - Việc hợp đồng vô hiệu được xem như
chất phạm xảy ra nên hai bên quyết định chưa từng có quan hệ hợp đồng (chưa
hủy giá trị hiệu lực của hợp đồng bao giờ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ
theo Điều 427 BLDS 2015. Được của các bên theo Điều 131(1) BLDS
xử lý như quan hệ hợp đồng. 2015). Được xử lý như quan hệ ngoài
hợp đồng.

Thẩm
- Tòa án hoặc Trọng tài. - Tòa án (Điều 132 BLDS 2015). Như vậy,
quyề
- Một trong các bên (Điều 423(1) việc hợp đồng vô hiệu không phụ thuộc
n
BLDS 2015). vào ý chí của các bên và các bên cũng
quyết
không thể thỏa thuận được.
định

Hậu Không có hiệu lực từ thời điểm Không làm phát sinh, chấm dứt, thay đổi
quả giao kết, các bên không phải thực quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ
pháp hiện nghĩa vụ đã thoả thuận, trừ thời điểm giao dịch được xác lập. Hai bên
lý thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn
thường thiệt hại và thoả thuận về
giải quyết tranh chấp. (Điều 427
BLDS 2015)
- Các bên phải hoàn trả cho nhau
những gì đã nhận sau khi trừ chi
phí hợp lý trong thực hiện hợp trả lại cho nhau những gì đã nhận (Điều
đồng và chi phí bảo quản, phát 131 BLDS 2015).
triển tài sản Điều 427(2) BLDS
2015.
- Các bên có quyền đòi lại lợi ích
do việc đã thực hiện phần nghĩa
vụ theo hđ (Điều 314 LTMHH).

So sánh PVP và BTTH trong hợp đồng

*Đối với BTTH, BTTH gồm BTTH trong và ngoài hđ. Điểm khác nhau giữa chúng là căn
cứ áp dụng: liệu có quan hệ hđ hay không. Mặt khác, BTTH trong hđ có nhiều mối
quan hệ mật thiết với chế tài phạt vi phạm nên chỉ so sánh PVP và BTTH trong hđ.
- Giống nhau:
+Đều là các biện pháp khắc phục cơ bản tạo ra trách nhiệm tài chính của bên vi phạm.
+Đều mang tính khắc phục hậu quả của hành vi vi phạm.
+Không ảnh hưởng đến việc thực hiện nghĩa vụ khác của hợp đồng.
- Khác nhau:

Phạt vi phạm Bồi thường thiệt hại trong hđ

Chủ yếu nhằm bù đắp cho bên bị vi


Nhằm răn đe và trừng phạt bên phạm đối với thiệt hại phát sinh do vi
Mục vi phạm để từ đó ngăn chặn và phạm để bên bị vi phạm sau khi được
đích hạn chế vi phạm hợp đồng của bồi thường ở vị trí về kinh tế giống như
bên vi phạm. khi hợp đồng được thực hiện đúng và
không bị vi phạm.

Căn cứ Căn cứ Điều 418(1) BLDS 2015 Căn cứ Điều 360 BLDS 2015, Điều
áp và Điều 300 LTMHH, để áp dụng 302(1) và Điều 303 LTMHH, để được bồi
dụng phạt vi phạm, bên yêu cầu phạt vi thường thiệt hại trong hợp đồng thì bên bị
phạm phải chứng minh ba căn cứ
sau được đáp ứng: vi phạm phải chứng minh bốn căn cứ:
- Có quan hệ hợp đồng giữa các - Có quan hệ hợp đồng giữa các bên.
bên. - Có vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng.
chế tài
- Có vi phạm nghĩa vụ theo hợp - Có thiệt hại thực tế.
đồng. - Có mối quan hệ nhân quả giữa vi phạm
- Đồng thời còn phải có sự tồn tại và thiệt hại.
thỏa thuận về phạt vi phạm.

- Theo khoản tiền đã ấn định trước,


bất kể thiệt hại là bao nhiêu,
không cần chứng minh thiệt hại Căn cứ Điều 360 BLDS 2015, Điều 302(1)
thực tế. và Điều 303 LTMHH, để được bồi thường
- Tuy mức phạt do các bên thỏa thiệt hại trong hợp đồng thì bên bị vi phạm
thuận, nhưng tùy quy định của phải chứng minh bốn căn cứ:
luật mà mức trần sẽ khác nhau, - Có quan hệ hợp đồng giữa các bên.
- Có vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng.
cụ thể:
Giá trị +Trong dân sự, Điều 418(2) - Có thiệt hại thực tế.
BLDS 2015 không quy định - Có mối quan hệ nhân quả giữa vi phạm
bồi và thiệt hại.
mức trần.
thường
+Trong thương mại, Điều 301 Theo Điều 360, Điều 361, Điều 419 BLDS
LTMHH quy định mức trần là 2015 và Điều 302 LTMHH, trừ khi các
8% giá trị phần nghĩa vụ bị vi bên có thỏa thuận khác, về nguyên tắc bên
phạm. vi phạm có nghĩa vụ bồi thường toàn bộ
+Trong lĩnh vực xây dựng, (không cao hơn và cũng không thấp hơn)
Điều 146 Luật xây dựng (LXD) thiệt hại thực tế và trực tiếp phát sinh do
2014 quy định mức trần là 12% vi phạm.
giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm
đối với hđ có vốn NN.

____________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ HỢP ĐỒNG THÔNG DỤNG KHÁC

I. HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN


- Điều 457 BLDS 2015.

- Là hợp đồng đơn vụ chỉ trong trường hợp:


+Tặng cho không có điều kiện.
+Tặng cho có điều kiện nhưng điều kiện phát sinh trước khi tài sản được chuyển giao.

- Là hợp đồng song vụ trong trường hợp đặc biệt khi hợp đồng có điều kiện phát sinh sau
khi tài sản được chuyển giao.

- Là hợp đồng không có tính chất đền bù.

- Là hợp đồng thực tế.

II. HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN

1. Tổng quan

Bản chất dân sự

- Mang bản chất dân sự nhiều hơn, nên đa số quy định trong BLDS.
- Ngoài ra, vay doanh nghiệp vẫn được xem là dân sự.
- Nếu vay các đối tượng là tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng thì phải tuân thủ thêm các
quy định riêng của vay trong Luật ngân hàng hoặc Luật tổ chức tín dụng (không có
trong LTM) => vẫn an toàn hơn do lãi suất của ngân hàng ổn định và có sự quản lý của
NN.

Phổ biến

- Có thể nói là chỉ xếp sau hđ mua bán.


- Mang tính tương hỗ cho hoạt động thương mại: là nguồn thu hút vốn cho việc đầu tư.
Hoạt động vay đa dạng và phức tạp

- Có thể là vay cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức tín dụng chuyên nghiệp (ngân hàng,…).

2. Đối tượng của hợp đồng vay

Là tài sản

- Đối tượng là tài sản.


- Tương tự hđ mua bán.
- Có thể dùng nhiều loại tài sản cho quan hệ vay

Phân biệt “vay” với “mượn”

- Vay có hai loại: có lãi và hong có lãi, có lãi hay hong phụ thuộc thỏa thuận các bên =>
không thể dùng “lãi” để phân biệt với mượn.

- Đối tượng của hđ mượn phải là tài sản không tiêu hao:
+Có thể là vật đặc định hoặc vật cùng loại, miễn là tài sản không tiêu hao (khi sử dụng không
ảnh hưởng làm tiêu giảm công năng của tài sản) (Điều 495 BLDS 2015) => “mượn cái gì trả
cái đó”.
+VD: Cái bàn là vật cùng loại => vẫn là ts không tiêu hao nếu mượn nên phải trả đúng cái bàn
đó. Xe ô tô có đăng ký là vật đặc định (chỉ có 1) nên chắc chắn phải trả đúng.

- Đối tượng của hđ vay không nhất thiết phải là ts không tiêu hao, rộng hơn mượn, tùy
các bên thỏa thuận:
+Đối với tiền, nếu “mượn” để tiêu xài thì bản chất sẽ là vay do không thể trả đúng tờ tiền đã
mượn. Nếu “mượn” tiền để sưu tầm hay chưng sau đó hoàn trả thì được xem là mượn.
+Như vậy vay chỉ cần hoàn trả giá trị ts, không nhất thiết phải hoàn trả đúng loại ts đã vay
bên kia.

- Hợp đồng vay tiền cũng thuộc phạm vi hđ vay tài sản (do tiền = tài sản theo BLDS).
3. Lãi suất và kỳ hạn cho vay

a. Phân loại hợp đồng vay

- Có nhiều cách. Phân loại dựa trên lãi suất (vay có hoặc không có lãi suất), kỳ hạn (vay
có hoặc không có kỳ hạn), dựa trên biện pháp bảo đảm (có và không có bảo đảm, có bảo
đảm toàn phần và một phần) => đa dạng hợp đồng vay, có thể combine.

b. Kỳ hạn cho vay

- Như đã nói, hđ vay có thể phân loại dựa trên kỳ hạn (có hoặc hong có kỳ hạn).
- Kỳ hạn có thể hiểu là thỏa thuận về thời hạn trả tiền.
- Nếu không có thỏa thuận thì:
+Bên vay muốn trả thì phải thông báo cho bên cho vay một khoảng thời gian hợp lý.
+Bên cho vay muốn đòi cũng phải thông báo một thời gian hợp lý để bên vay chuẩn bị
tiền.

c. Lãi suất

Lãi suất là gì?

- Như đã nói, có thể vay không hoặc có lãi.

- Vay có lãi suất phải tuân thủ quy định BLDS:


+Theo thỏa thuận nhưng không quá mức trần là 20%/năm.
+Nếu không thỏa thuận hoặc có thỏa thuận nhưng không nói rõ trả bao nhiêu % thì
áp dụng theo Điều 468(2): áp dụng mức trung bình (50%) / lãi suất trần luật định
(20%/năm) => tối đa 10%/năm.

- Nếu thỏa thuận mà vượt quá mức trần:


+Phần vượt quá không có hiệu lực (Điều 468(1)).
+Phần đến mức trần vẫn được áp dụng.
+Thỏa thuận về lãi suất vẫn được áp dụng.

- Tuy nhiên vẫn có trường hợp mà hđ bị vô hiệu - rơi vào quy định cấm của NN về áp
dụng lãi suất cho vay - Cho vay nặng lãi:
+Theo BLHS, nếu lãi suất gấp 5 lần mức trần và thu lợi bất chính từ 30tr trở lên
được xem là tội cho vay nặng lãi.
+Ngoài ra cũng có thể rơi vào vi phạm hành chính: cho vay kèm biện pháp bảo đảm
nhưng mức lãi suất cao hơn 150% lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước => bị
xem là cho vay nặng lãi nhưng chỉ bị xem là vi phạm hành chính => hđ không bị
vô hiệu, chỉ bị áp mức trần và phạt hành chính.

Cách tính lãi suất

- Công thức đã nói: Tiền lãi = <Lãi suất> x <khoản tiền vay> x <kỳ hạn>

Chậm trả lãi phát sinh một số vấn đề

- Phát sinh thêm nghĩa vụ trả lãi trên nợ gốc theo lãi suất và lãi trên nợ gốc quá hạn theo
BLDS 2015:
+Điều 466(5)(a) BLDS 2015:
· Lãi trên nợ gốc theo lãi suất: hay lãi/lãi.
· Lúc này áp dụng theo Điều 468(2) là 10%/năm.
+Điều 466(5)(b) BLDS 2015:
· Lãi trên nợ gốc quá hạn: lãi theo hợp đồng, hay lãi/gố.
· Lúc này = 150% lãi theo hợp đồng tương ứng thời gian chậm trả nếu trả đúng hạn.
+Nhận xét: trả chậm sẽ phải trả thêm rất nặng!
+Khác BLDS 2005: luật cũ chỉ nhắc đến lãi/gốc, không nhắc đến lãi/lãi.

Tình huống

A cho B vay 10 tỷ, lãi suất 15%/năm, kỳ hạn 1 năm. Ngày 01/01/2021, A chuyển tiền vay cho B.

Nếu trả đúng hạn vào ngày 01/01/2022, ông B phải trả tiền gì?
- Tiền gốc = 1 tỷ.
- Tiền lãi = 1tỷ x 15% x 1 năm = 150tr

Nếu chậm trả 6 tháng vào ngày 01/7/2022, ông B phải trả tiền gì?
- Tiền phải trả khi đúng hạn: gốc 1 tỷ và lãi 150tr
- Tiền lãi/gốc = 1tỷ x 150% x 15%/năm : 12 x 6 = 112tr5
- Tiền lãi/lãi = 150tr x 10% : 12 x 6 = 7tr5
Vay không kỳ hạn và có kỳ hạn

- Điều 469 BLDS 2015.


1. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và không có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản
và bên vay cũng có quyền trả nợ vào bất cứ lúc nào, nhưng phải báo cho nhau biết trước một
thời gian hợp lý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản bất cứ
lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên vay một thời gian hợp lý và được trả lãi đến thời
điểm nhận lại tài sản, còn bên vay cũng có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào và chỉ phải trả
lãi cho đến thời điểm trả nợ, nhưng cũng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp
lý.

- Điều 470 BLDS 2015.


1. Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và không có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản bất cứ
lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý, còn bên cho vay chỉ
được đòi lại tài sản trước kỳ hạn, nếu được bên vay đồng ý.
2. Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản trước kỳ hạn,
nhưng phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy
định khác.

Vấn đề trả trước

- Cụ thể hóa Điều 470(2) BLDS 2015.


- Luật cho phép trả trước, nhưng vẫn phải trả toàn bộ lãi.
- Lý do: hai bên khi tham gia hđ vay đều có mục đích riêng, bên vay để tiêu dùng, bên
cho vay có lợi, hay expect lãi suất mà họ sẽ nhận được theo thỏa thuận.
- Thông thường, vay cá nhân áp dụng BLDS 2015.
- Vay ngân hàng: áp dụng luật chuyên ngành, cho trả trước nhưng không nhất thiết phải
trả toàn bộ lãi mà áp dụng phạt hợp đồng tùy mức mà ngân hàng áp => nhiều sự lựa
chọn cho người đi vay.

d. Kết luận

- Dựa trên lãi suất và kỳ hạn để phân loại các hợp đồng vay.
- Có thể kết hợp những đặc tính về ls và kỳ hạn để ra nhiều hđ vay khác nhau.
4. Các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ thanh toán
*Thông thường, hợp đồng vay tiềm ẩn những rủi ro lớn, quyền lợi của bên cho vay phụ
thuộc rất nhiều vào khả năng thanh toán của bên vay. Để bảo đảm giúp bên cho vay có
khả năng thu hồi nợ, hợp đồng vay thường kèm theo các biện pháp bảo đảm. Theo pháp
luật hiện hành, có 9 biện pháp được quy định, tuy nhiên chỉ có 4 biện pháp gắn với hợp
đồng vay là: (i) cầm cố, (ii) thế chấp, (iii) bảo lãnh, (iv) tín chấp.

a. Cầm cố

- Việc bên cầm cố (thường là bên vay) chuyển giao ts cho bên nhận cầm cố (thường là
bên cho vay) quản lý, nắm giữ để đảm bảo nghĩa vụ (Điều 309).
- Nếu bên cầm cố không trả được tiền => bên nhận cầm cố được quyền xử lý ts để cấn trừ
nợ (Điều 314(2) BLDS 2015).
- Đối tượng của cầm cố phải là ts thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố (bên vay), có thể là
đs-bđs.

Vấn đề ts cầm cố phải xác định được

- Tài sản cầm cố phải xác định được.


- Khi chuyển giao phải chuyển giao ts cho bên kia, không chỉ chuyển giao giấy tờ.

Áp dụng cho đs nhiều hơn

- Bởi vì, nếu chuyển giao bđs cho bên kia sẽ không thể khai thác sử dụng công năng của
nó.

Lưu ý

- Giấy chứng nhận qsd đất/sh nhà chỉ có giá trị chứng minh một người đang sở hữu ts nào
đó, không thể bán nó để lấy tiền (phải bán miếng đất/ căn nhà chứ hong phải bán giấy)
=> gcn này không phải tài sản. Vì vậy đi cầm cố giấy tờ nhà đất sẽ không có tác dụng
gì, muốn cầm cố bđs phải chuyển giao bđs đó cho bên kia.

b. Thế chấp

- Nếu chỉ sử dụng giấy tờ để chuyển giao cho bên kia = thế chấp ts.
- Xem Điều 317 BLDS 2015.
- Thường dùng cho bđs.

Thế chấp toàn bộ (vay đảm bảo toàn phần)

Ví dụ 1

A có 1 căn nhà, A vay B 1 tỷ, lúc này phải định giá căn nhà có giá trị bao nhiêu. VD: định giá căn nhà
lúc đầu là 1.5 tỷ, nếu A không thể thanh toán 1 tỷ cho B thì B có quyền xử lý căn nhà để cấn vào khoản
nợ.
=> A được 1 tỷ, 500tr còn lại trả cho B => thế chấp toàn bộ.

Thế chấp một phần

Ví dụ 2

A có 1 căn nhà, A vay B 1 tỷ, lúc này phải định giá căn nhà có giá trị bao nhiêu. VD: định giá căn nhà
tại thời điểm vay là 1.5 tỷ nhưng lúc bán chỉ có700 triệu, nếu A không thể thanh toán 1 tỷ cho B thì B
có quyền xử lý căn nhà để cấn vào khoản nợ.
=> A được 700tr, còn lại 300tr chưa thu được thì A phải sử dụng ts khác của mình để trả.

Nhận xét
- Ở đây có hai quan hệ hđ: qh vay và qh bảo đảm (thế chấp). Hợp đồng thế chấp lq đến xử lý ts => xử
lý ts xong thì nghĩa vụ trong hđ thế chấp kết thúc. Tuy nhiên nghĩa vụ vay vẫn chưa kết thúc, chỉ kết
thúc khi ông B còn nợ ông A 1.5 tỷ.
- Nếu ông A không đủ khả năng thanh toán thì thôi.

Đặc điểm của thế chấp

- Bên thế chấp không cần đưa ts cho bên nhận thế chấp quản lý.
- Là quan hệ hai bên, bên thế chấp phải dùng ts của mình để bảo đảm.
Thế chấp xe cho ngân hàng

Việc thế chấp xe oto cho ngân hàng là “bình thường”, những người kinh doanh vận tải hay sử
dụng. Giả sử, mình chỉ có 300tr muốn mua xe 1 tỷ => có thể dùng xe đó để thế chấp để vay ngân hàng
700tr. Sau khi ký hđ mua bán xe sẽ làm hđ vay và thế chấp với ngân hàng, sau khi chuyển giao xong
đưa bản gốc hđ mua bán hoặc giấy tờ xe cho ngân hàng nắm giữ, hàng tháng trả tiền vay và tiền lãi cho
ngân hàng. Rủi ro ở đây là phải duy trì thu nhập ổn định để trả cho ngân hàng.

Kinh nghiệm mua nhà của cô: Mua nhà 2 tỷ, để dành 50%, phần còn lại vay => an toàn và kinh tế
hơn.

c. Bảo lãnh

- Tương tự thế chấp, khác ở chỗ sử dụng ts của một bên thứ ba.

Bảo lãnh bằng ts cụ thể xác định

- Điều 335 BLDS 2015.


- Ghi rõ ts nào được dùng làm ts bảo lãnh
- Trách nhiệm bảo lãnh của bên thứ ba giới hạn trong phạm vi giá trị ts bảo lãnh. Phần
nghĩa vụ còn lại (vượt quá ts bảo lãnh) sẽ thuộc về bên đi vay.

Bảo lãnh không ghi rõ loại ts bảo lãnh

- Hay bảo lãnh bằng uy tín.


- Về nguyên tắc cả người vay và người bảo lãnh liên đới chịu trách nhiệm trả nợ cho
người cho vay, trừ trường hợp các bên thỏa thuận về việc người bảo lãnh chỉ thanh toán
nếu người vay không còn khả năng thực hiện nghĩa vụ.
Tình huống
- A vay B 1 tỷ, C đứng ra lấy căn nhà 1.5 tỷ bảo lãnh => bảo lãnh bằng ts. Nếu B nhận được 1 tỷ, thì
500tr còn lại do ông C giữ (ts vẫn thuộc về ông C).
- Tuy nhiên, nếu chỉ bán căn nhà được 700tr thì ai trả? Tùy thỏa thuận, nếu không được theo luật. Theo
Luật:
+Nếu C chỉ nói là bảo đảm bằng căn nhà => nghĩa vụ của C coi như chấm dứt, còn A phải trả tiếp
300 tr (Điều 335(2)).
+Nếu ông C không nói rõ chỉ sử dụng căn nhà => C phải sử dụng toàn bộ giá trị ts của mình để
thanh toán cho B, không cần biết nghĩa vụ bao nhiêu. Trong trường hợp này, B sẽ đòi A hay C? =>
Nếu có thỏa thuận theo Điều 335(2) thì khi A không còn ts B mới được đòi C, còn không thì B có
thể đòi A hoặc C nếu thấy 2 người có tiền (lúc này là trách nhiệm liên đới trong việc trả nợ)

Cần lưu ý phân biệt bảo lãnh và thế chấp

- Thông thường, thế chấp và bảo lãnh thường bị nhầm lẫn với nhau.
- Khi vay ở ngân hàng hay dùng “thế chấp 2 bên” hay “thế chấp 3 bên”, về bản chất pháp
lý thì chúng chính là bảo lãnh.

d. Tín chấp

- Là trường hợp khi tổ chức chính trị xh đứng ra bảo đảm bằng tín chấp cho các cá nhân
HGĐ nghèo vay để sx kinh doanh.
- Mang tính giới thiệu để cá nhân HGĐ nghèo có cơ hội vay tiền để cải thiện cuộc sống.
- Nếu họ không thanh toán được sẽ không ai đứng ra thanh toán thay. Các tổ chức 9t-xh
chỉ đứng ra giới thiệu, không trả thay.
- Hiện nay diễn ra phổ biến. VD: FE Credit.
- Không có ai trả thay thì người cho vay sẽ kiện hoặc tìm cách thu hồi khoản tiền theo
vay không bảo đảm. Cho nên, thường bên cho vay sẽ thẩm định hồ sơ rất kỹ.
- Ở VN tín chấp không mạnh do cơ chế thu hồi thấp. Ở nước ngoài phát triển hơn do có
hệ thống kiểm soát tốt (chẳng hạn, hệ thống an sinh xã hội ở các nước phát triển tốt hơn,
liên kết thông tin tốt hơn).
e. Kết luận

- Biện pháp cầm cố an toàn với bên cho vay nhất do bên cho vay cầm giữ ts nên xử lý
nhanh chóng, rủi ro thấp. Hạn chế: áp dụng cho đối tượng là đs thuận tiện hơn bđs (ts
nhỏ sẽ phù hợp hơn).
- Thế chấp và bảo lãnh phải kèm theo cơ chế đăng ký giao dịch bảo đảm để rủi ro thấp
nhất: có trường hợp sử dụng ts đảm bảo cho nhiều khoản vay. Do phức tạp về thủ tục
nên hai bp này chỉ áp dụng với ts hoặc khoản vay lớn (bđs, tàu bay, tàu biển,…).
- Tín chấp vẫn được liệt kê trong luật nhưng không phải biện pháp bảo đảm thực chất, chỉ
mang tính dựa trên uy tín các cá nhân để cho vay, tính bảo đảm thấp.

5. Thời hiệu khởi kiện đối với hợp đồng vay tiền

a. CSPL cần lưu ý

- Điều 149(2) BLDS 2015, Điều 429 BLDS 2015.

b. Thời hiệu khởi kiện

- Hợp đồng vay nói riêng, các hđ nói chung đang áp dụng thời hiệu khởi kiện là 03 năm
kể từ khi bên khởi kiện biết hoặc phải biết quyền lợi của mình bị xâm phạm (Điều 429
BLDS 2015).
- Theo BLDS 2015, quá thời hiệu khởi kiện vẫn có thể khởi kiện được, nhưng phải nhận
thức được rằng bên có quyền lợi liên quan hoặc một bên trong hđ yêu cầu áp dụng thời
hiệu thì thời hiệu sẽ được áp dụng (Điều 149(2) BLDS 2015).

Tình huống 1
B vay A 1 tỷ từ 01/01/2017. Sau kỳ hạn 1 năm (01/01/2018), B phải trả nợ gốc và lãi. Như vậy, từ
01/01/2017 - 01/01/2018, thời hiệu khởi kiện của A tính từ khi nào?

=> Tính từ 02/1/2018. Sau ngày này A chắc chắn phải biết quyền lợi của mình bị xâm phạm do trả
chậm.
Tình huống 2
Cũng là ví dụ trên giả sử đến 01/01/2021, ông A quên đòi nợ ông B thì sao? Nói cách khác, nếu hết
thời hiệu khởi kiện thì có được đòi tiền hay không, và được được đòi những khoản nào?

- Trước hết, cần phải nắm được “thời hiệu khởi kiện” được quy định để các qh xh trở nên ổn định:
quyền mình bị xâm phạm nhưng không “đủ lớn” với mình thì nên bỏ qua. Như vậy chỉ có 3 năm theo
Điều 429 BLDS để A đòi hỏi những lợi ích phát sinh từ hđ. Thứ phát sinh từ hđ là các khoản lãi =>
nếu hết 3 năm A chỉ có thể đòi được khoản gốc 1 tỷ (do nó vốn dĩ là ts của A) => chỉ đòi được
khoảng gốc dưới cơ sở kiện đòi ts (do không giới hạn thời hiệu khởi kiện) theo Điều 155(2) và Điều
166 BLDS 2015.

- Theo Điều 149(2) BLDS, nếu B (người có lợi trong việc áp dụng thời hiệu) yêu cầu áp dụng thời hiệu
=> TA buộc B chỉ phải trả gốc. Nếu B không yêu cầu áp dụng thời hiệu => A vẫn có thể kiện B để
đòi gốc, lãi, lãi/gốc, lãi/lãi.

III. HỢP ĐỒNG THUÊ TÀI SẢN

1. Khái niệm
- Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản
cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, còn bên thuê phải trả tiền thuê (Đ 472
BLDS 2015).

Nhận xét

- Bên cho thuê hưởng lợi từ việc chuyển giao ts, hay từ tiền thuê.
- Mặc dù hđ thuê có đối tượng là ts, nhưng thực chất cái được trao đổi là quyền sử dụng
ts trong phạm vi mục đích đã cam kết

2. Đặc điểm
- Đối tượng của hđ thuê là ts: không tiêu hao, vật đặc định hay đặc định hóa, quyền ts.
- Là hđ song vụ: hai bên đều có nghĩa vụ theo đúng mục đích đã cam kết.
+Nếu chuyển giao ts không đúng mục đích cam kết thì cũng là cơ sở hủy hđ (VD: thuê nhà
nhưng giao kho).
+Trong quá trình thuê, nếu không đảm bảo mục đích sd thì là vi phạm nghĩa vụ nên cũng là
cơ sở hủy hđ. VD: đang thuê có người đòi hay đuổi ra.

- Là hđ ưng thuận:


+Một số quan điểm cho rằng đây là hđ thực tế, nhưng tương tự hđ vay, trong BLDS không
có quy định hđ thuê có hiệu lực từ thời điểm chuyển giao ts => tuân thủ nguyên tắc chung
của hđ là hđ sẽ có hiệu lực từ thời điểm giao kết = ưng thuận.
+Ưng thuận hợp với hđ thuê, bởi vì bên cho thuê có nghĩa vụ chuyển giao ts tại thời điểm
nhất định mà họ đã cam kết.
+Hđ thuê nếu có hiệu lực rồi thì mới đảm bảo thời điểm chuyển giao. Chuyển giao chậm =
vi phạm = bồi thường.

- Là hđ có tính đền bù:


+Người đi thuê trả khoảng tiền sử dụng. Lưu ý họ chỉ trả cho phần sử dụng của họ. Vì vậy
có hai thời điểm quan trọng nhất cần lưu ý khi thực hiện hđ thuê.
+Thứ nhất là khi bên cho thuê thực hiện nghĩa vụ chuyển giao ts: việc chuyển giao ts thuộc
nghĩa vụ bên cho thuê, nên phải lập biên bản bàn giao.
+Thứ hai là khi bên thuê chuyển trả ts: cũng phải lập biên bản bàn giao để xác định từ thời
điểm đó mình kết thúc nghĩa vụ thanh toán.

3. Nghĩa vụ của các bên

Nghĩa vụ của bên cho thuê

- Giao tài sản thuê: Đúng thời hạn, Chất lượng, số lượng, tình trạng, chủng loại, Địa
điểm
- Cung cấp thông tin
- Đảm bảo giá trị sử dụng
- Đảm bảo quyền sử dụng ổn định

Quyền & Nghĩa vụ của bên thuê

- Nhận tài sản thuê theo đúng hợp đồng.


- Cho thuê lại nếu được bên cho thuê đồng ý.
- Trả tiền thuê.
- Trả lại tài sản thuê.
4. Các trường hợp được đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê

a. Tại sao được?

- Hợp đồng thuê phải ký thực hiện trong thời hạn dài, nhất là bđs để phục vụ sx kinh
doanh, có thể nhiều năm.
- Vì vậy, có khả năng không sd hết thời hạn thuê đã dự liệu nhất. Khi không còn nhu cầu
sẽ xảy ra trường hợp một bên đơn phương chấm dứt hđ cho thuê.
- Ngoài ra, cũng có trường hợp bên cho thuê không muốn tiếp tục cho bên kia thuê nên
đơn phương chấm dứt.
- Thông thường tranh chấp hđ thuê sẽ xảy ra ở đơn phương chấm dứt hđ.

b. Các vấn đề cần lưu ý

Trước hết, cần lưu ý xem việc đơn phương chấm dứt hđ thuê có đúng luật không

- Trước hết, xem hđ có quy định gì liên quan không => thực hiện đúng quy định của hđ.
- Nếu hđ không quy định rõ:
+Điều 477, 480, 481 BLDS 2015(đối với thuê tài sản) quy định căn cứ đơn phương
chấm dứt hđ thuê (không chuyển giao ts đúng mục đích thuê, không đảm bảo mục
đích thuê, không thanh toán trong ba kỳ liên tiếp,…) => rơi vào các trường hợp này
có thể đơn phương chấm dứt mà không bồi thường thiệt hại.
+Điều 131, 132 Luật Nhà ở (đối với thuê nhà ở).
- Nếu ngoài các trường hợp trên thì đơn phương chấm dứt phải bồi thường thiệt hại.
- Tính tiền thuê dựa vào thời điểm chuyển giao ts và thời điểm bàn giao ts.

Bồi thường thiệt hại đối với hđ thuê sẽ có hai phần

- Thứ nhất là bồi thường đối với ts thuê: ts có đầy đủ, giá trị chất lượng có phù hợp với ts
đã bàn giao trước đây hong (phải sd được hoặc hao mòn tự nhiên).
- Thứ hai là bồi thường do chấm dứt hđ thuê trước thời hạn:
+Xem thêm AL21. Có hai quan điểm liên quan đối với mất đi giá trị tiền hoặc lợi ích mong
muốn đạt được:
+Thiệt hại này được tính bằng tiền thuê của thời gian còn lại của hợp đồng? => chỉ áp dụng
khi việc chấm dứt hđ gần với thời điểm hết hạn hđ.
+Hay là tiền thuê của những tháng mà bên đi thuê tìm người thuê mới? => áp dụng khi
việc chấm dứt hđ cách xa so với thời điểm hết hạn hđ.
=> Do các bên deal hoặc TA xác định.

5. So sánh hđ thuê ts và hđ thuê khoán ts


- Về bản chất đều là thuê ts (đặc điểm giống nhau).
- Tuy nhiên thuê khoán có vài quy định khác xíu.
Hợp đồng thuê tài sản Hợp đồng thuê khoán tài sản

Phạm vi tương đối hẹp: đất đai, rừng, mặt nước chưa
khai thác, súc vật, cơ sở sản xuất kinh doanh, tư liệu
Phạm vi rộng: Không giới hạn
sản xuất và các trang thiết bị khác (thường áp dụng
đối tượng tài sản
với tư liệu sx hay trang thiết bị dùng để đầu tư làm
tăng giá trị hoa lợi lợi tức), thời gian thuê dài

Mục đích thuê hẹp: là sử dụng Mục đích thuê rộng: là khai thác công dụng (hưởng
tài sản hoa lợi, lợi tức phát sinh) của tài sản

Hình thức hợp đồng do các bên


thỏa thuận (không quy định rõ
Hình thức phải bằng văn bản
trong BLDS => tùy luật chuyên
ngành)

Bên thuê khoán có trách nhiệm bảo quản tài sản bằng
Bên cho thuê có nghĩa vụ sửa
chi phí của mình (sửa chữa lớn hoặc nhỏ) (trách
chữa những hư hỏng, khuyết tật
nhiệm bên thuê rộng hơn) => quyền tác động của bên
của tài sản (sửa chửa nhỏ)
thuê rộng hơn

Hoa lợi, lợi tức phát sinh đối với gia súc (bao gồm cả
rủi ro, không áp dụng với cây trồng) trong quá trình
Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài
thuê được chia 50/50 (do có công sức của cả bên đi
sản thuê trong quá trình thuê
thuê) trừ trường hợp có thỏa thuận khác (lưu ý chỉ đối
thuộc sở hữu của bên cho thuê
với gia súc, ts thì vẫn thuộc quyền csh) (chia cả gia
(do mục đích chỉ là thuê ts để
súc con do nằm ngoài mong muốn, sữa gia súc hong
sd)
chia bởi vì hoa lợi lợi tức này nằm trong mục tiêu
khai thác ts của bên thuê nên hong chia)
=> Hợp đồng thuê không quy định vấn đề bên đi thuê được phép đầu tư bỏ chi phí để khai
thác cải tạo hay tăng giá trị sẽ là hđ thuê thông thường, nếu có là hđ thuê khoán => chỉ
có thuê khoán mới được hưởng 50/50.

Tình huống
A thuê khoán B 5 cây bơ, A phát hiện có thêm 3 cây bơ trong vườn và chăm sóc. Hỏi A có được hưởng
50/50?
Trả lời
- Luật chưa quy định đối với cây trồng.
- Có hai hướng giải quyết.
- Một là tương tự luật: tương tự với quy định dành cho gia súc.
- Hai là áp dụng theo quy định liên quan đến thực hiện công việc ngoài ủy quyền. Trong hợp đồng
không có nhắc đến vấn đề này => ngoài hđ, không có ủy quyền. Nếu bên thuê bán thì có nghĩa vụ trả
tiền lại cho csh + đòi tiền chăm sóc hoặc deal với csh.
=> Tùy việc áp dụng luật mà chọn hướng áp dụng.

6. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại của hđ thuê khoán


- Nguyên tắc tính bồi thường thiệt hại:
+Tính lợi nhuận dự kiến trước.
+Nếu đã thu đầy đủ thì không đền bù phần chi phí vì nó được hoạch toán ở lợi nhuận
+Nếu không tính được lợi nhận thì tính tới chi phí

=> Không tính 2 chi phí do chồng nhau

IV. HỢP ĐỒNG GIA CÔNG

1. Đặc điểm
- Hđ gia công vừa mang tính chất hđ ts và cả dịch vụ.
+Nếu nhưng hđ dịch vụ mang tính dịch vụ với đối tượng là công việc thực hiện, hđ mua
bán ts là hđ có đối tượng là ts hoặc hàng hóa.
+Thì hđ gia công là sự kết hợp của hai loại hđ: bên đặt gia công thuê bên gia công làm một
sp nào đó => không chỉ giao sp là kết quả cuối cùng của hđ gia công mà còn phải thanh
toán tiền gia công.

- BLDS và LTM đều có quy định về hđ gia công. Vì vậy cần phải xác định quan hệ tranh
chấp để áp dụng đúng luật.
- Hợp đồng gia công mang tính thương mại nhiều hơn do các công ty thuê xưởng nhiều.
Tranh chấp gia công thương mại liên quan đến chất lượng sp nhiều, tranh chấp gia công
dân sự liên quan đến vấn đề thù lao nhiều hơn.

2. Quyền và nghĩa vụ các bên trong hđ gia công

Khi làm theo yêu cầu của bên kia thì phải thêm quyền nghĩa vụ các bên

- Bên gia công:


+Phải thực hiện công việc đúng yêu cầu chỉ dẫn kỹ thuật của bên gia đặt công => bên đặt
gia công có thêm nghĩa vụ, trách nhiệm hướng dẫn bên gia công (Hđ gia công rất lâu,
nhiều công đoạn => có thể chia ra nhiều giai đoạn để nghiệm thu).
+HĐ mua bán không quan trọng lấy hàng ở đâu, người mua chỉ việc check hàng. Còn hđ
gia công thì bên đặt gia công phải kiểm tra, nếu hàng không đúng ý thì anh cũng có lỗi.

- Bên đặt gia công có nhiều nghĩa vụ hơn bên mua trong mua bán.
+Điều 181(1): có 2 cách, một là đưa tiền bên kia đi mua (VD: đặt gia công áo sơ mi, nếu A
chỉ đặt B làm cổ áo => đưa tiền mua , cách 2 là đưa hết nguyên vật liệu (cũng là ví dụ
trên nhưng đưa vải chỉ,… công cụ bên gia công phải có, nếu không có phải mua)
+Chịu rủi ro với nguyên vật liệu: chưa giao sp => nguyên liệu thuộc qsh bên đặt gia công
=> rủi ro thuộc về họ nếu không có thỏa thuận (Điều 548 BLDS 2015).
+Việc đưa tiền cho bên kia đi mua: bên kia chỉ là mua dùm hay là csh??? => luật chưa làm
rõ => nên làm rõ trong hđ để tránh tranh chấp, bởi vì hđ gia công không nhanh gọn như
hđ mua bán (hđ mua bán tập trung vào thời điểm giao hàng, còn hđ gia công thì trong
suốt quá trình bên đặt gia công luôn phải liên quan trách nhiệm đến hđ - chuyển tiền ntn,
nguyên vật liệu ntn,… qsh của ai,…)
- Vấn đề khó nhất của hđ gia công: Công ty gia công mua máy để gia công => qsh thuộc
bên nào?
+Tiền mua xuất phát từ bên gia công
+Tuy nhiên không gia công đúng hđ nên chỗ đầu tư này bên đặt gia công mất đi.
+Vì vậy cái máy về nguyên tắc thuộc về bên đặt, bên gia công chỉ “mua dùm”, sau khi gia
công chuyển giao lại (trừ ra chi phí hao mòn).
+Vấn đề này lằng nhằng nên thỏa thuận trước. Luật không quy định rõ ràng tiền mua là
tiền mua dùm hay tiền trả trước cho hđ => thỏa thuận sẵn là đưa tiền mua dùm, nguyên
vật liệu vẫn là của tui.

Chốt 2 vấn đề cần lưu ý

- Một là vấn đề về rủi ro và trách nhiệm các bên liên quan đến nguyên vật liệu, máy móc,
công cụ sd để gia công. Vì vậy cần xác định qsh nguyên vật liệu máy móc thuộc về ai
=> lúc thanh lý hợp đồng sẽ phân chia quyền lợi trách nhiệm thanh toán rõ ràng
- Hai là vấn đề về nghĩa vụ của bên đặt gia công đối với (i) nghĩa vụ chuyển giao nguyên
vật liệu và (ii) nghĩa vụ giám sát kỹ thuật để bên gia công thực hiện đúng.

V. HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN

1. Tổng quan
- Là hợp đồng thường gặp trong thực tế: thường gắn kèm với một giao dịch mua bán
chính thức trong trường hợp các chủ thể của giao dịch không thể tự mình thực hiện công
việc nào đó.

2. Phân biệt giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền

a. Giấy ủy quyền

- Mang tính chất đơn phương hơn so với hđ ủy quyền.


- Thường phát sinh trong những quan hệ mang tính quản lý, mệnh lệnh quyền uy (cấp
trên ủy quyền cấp dưới, cơ quan cấp trên ủy quyền cơ quan cấp dưới thực hiện nhiệm vụ
nào đó).
- Xét về mặt hình thức:
+Chỉ cần chữ ký của bên ủy quyền, không cần chữ ký của bên được ủy quyền.
+Phân biệt với hđ ủy quyền.
+Lý do: Các chủ thể khi thực hiện giấy ủy quyền = có mqh xác định trước đó với nhau về
mặt quản lý, mệnh lệnh quyền uy, hành chính nào đó. VD: Giám đốc ủy quyền Phó
giám đốc ký hđ thay mình khi đi vắng = chỉ cần chữ ký của Giám đốc do PGĐ phải
chấp nhận sự phân công của Giám đốc thông qua việc hai người có mối qh quản lý =>
căn cứ hđ lao động, điều lệ công ty.
- Không bình đẳng về mặt thỏa thuận.
- Về mặt nội dung tương tự hđ ủy quyền.

Giấy ủy quyền được sử dụng trong điều kiện hoàn cảnh của một mối quan hệ điều hành quản lý

b. Hợp đồng ủy quyền

- Hợp đồng phải là sự thỏa thuận của các bên về đối tượng hoặc phát sinh công việc,
nghĩa vụ nào đó.
- Về hình thức, do là hợp đồng nên phải có cả chữ ký hai bên.
- Mqh bình đẳng giữa hai chủ thể. Như vậy, trong mqh ủy quyền “bình đẳng”, mặc dù hai
bên gọi là “giấy ủy quyền” nhưng bản chất của nó là hđ ủy quyền.
- Chủ yếu được quy định trong BLDS. Nếu không có thỏa thuận thì hđ ủy quyền chỉ có
thời hạn 1 năm.
- Tranh chấp thường xảy ra ở vấn đề đơn phương chấm dứt hđ ủy quyền (Một bên muốn
đơn phương chấm dứt hđ ủy quyền nhưng bên kia không chịu).
- Một số hđ ủy quyền phải công chứng chứng thực:
+Tham khảo thêm Nghị định 04/2013 hướng dẫn công chứng. Theo đó có một số loại hđ
cần phải công chứng chứng thực. VD hđ phải lập thành văn bản: hđ ủy quyền có quy định
về thù lao, có quy định về nghĩa vụ BTTH, chuyển qsh,… VD hđ phải lập thành vb +
công chứng chứng thực: hđ ủy quyền liên quan đến chuyển qsh qsd bđs,…
+Nếu hđ ủy quyền không có quy định về hình thức => có thể ủy quyền bằng lời nói, hành
vi cụ thể hoặc văn bản đều được.
+Những trường hợp luật định rõ ràng = phải làm đúng hình thức luật định.

3. So sánh hđ ủy quyền với hđ dịch vụ


- Có một số đặc điểm giống hđ dịch vụ, khác ở chỗ hđ dịch vụ thường sẽ có thù lao do
mang tính đền bù. Hđ ủy quyền đôi khi không có tính đền bù, không trả thù lao.
- Giống hđ dịch vụ ở chỗ khi bên ủy quyền không còn nhu cầu thực hiện công việc thay
cho họ thì có quyền tuyên bố chấm dứt việc ủy quyền (Điều 569 BLDS).

4. Phân loại hđ ủy quyền

a. Hợp đồng ủy quyền có thù lao

- Bên ủy quyền có thể chấm dứt hđ bất kỳ lúc nào nhưng phải trả thù lao cho công việc
bên được ủy quyền đã thực hiện, bồi thường thiệt hại.

b. Hợp đồng ủy quyền không có thù lao

- Bên ủy quyền có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào nhưng phải thông báo trước bên được ủy
quyền trong một khoảng thời gian hợp lý (Điều 569).

5. Những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ các bên

Bất cập quy định của Điều 51 Luật công chứng 2014

- Điều 51 Luật công chứng năm 2014 có quy định về việc sđ,bs, hủy bỏ hđ, giao dịch, lưu
ý có quy định mâu thuẫn với Điều 569 BLDS 2015.

+Theo quy định của BLDS, bên ủy quyền chỉ cần thông báo cho bên được ủy quyền khi
đơn phương chấm dứt hđ ủy quyền là đủ => thỏa mái phù hợp, bảo đảm quyền lợi bên ủy
quyền.
+Còn theo Luật công chứng, thông báo là chưa đủ, còn phải có sự đồng ý của bên được ủy
quyền.

· Quy định của Luật công chứng đi ngược lại với tinh thần của qhệ ủy quyền nói riêng
và qh dịch vụ nói chung. Hđ có đối tượng là công việc mang đặc trưng riêng so với hđ
có đối tượng là công việc, đối với công việc thì bên thuê, bên ủy quyền, bên nhờ thực
hiện công việc dùm… lẽ ra khi không còn nhu cầu thì có quyền đơn phương chấm dứt
hđ.

· Quy định của Luật công chứng cản trở bên ủy quyền đơn phương chấm dứt hđ. Trong
trường hợp bên được ủy quyền không đồng ý chấm dứt việc ủy quyền thì bên ủy
quyền không thể tự ý chấm dứt mà phải ra Tòa khởi kiện để Tòa tuyên bố hủy. Điều
này rất nguy hiểm, VD A ủy quyền cho B bán miếng đất, sau khi ủy quyền xong A tìm
ra người mua với giá tốt nên muốn tự mình bán cho người này, A không thể đơn
phương chấm dứt hđ với B mà phải ra phòng công chứng hủy và A phải đồng ý, nếu
không thì B phải kiện ra TA mới được giải phóng. Trong quá trình khởi kiện cũng có
vấn đề là bên được ủy quyền có thể bán được miếng đất => csh (người ủy quyền) mất
ts.

- Vấn đề này chưa được giải quyết => cần thay đổi quy định này.

Vấn đề trục lợi từ hđ ủy quyền

- Bên được ủy quyền đã bán giá thấp thì bên ủy quyền có thể khởi kiện đòi lại đất không?

+Từ bất cập của Luật công chứng, bên được ủy quyền có thể “tranh thủ” bán miếng đất với
giá thấp cho người khác.

+Lúc này bên ủy quyền có thể kiện bên được ủy quyền để đòi BTTH:

· Nếu hđ ủy quyền không thể hủy (vẫn có hiệu lực) => vẫn giao dịch được => bên ủy
quyền chỉ có thể khởi kiện bên được ủy quyền về vấn đề vi phạm nghĩa vụ (không
thông báo khi thực hiện công việc) => yêu cầu BTTH.

· Để yêu cầu BTTH thì phải chứng minh thiệt hại thực tế - giá bán thấp mà bên được ủy
quyền bán cho người khác gây thiệt hại cho bên ủy quyền. Tuy nhiên việc chứng minh
là vô cùng khó, chưa chắc chứng minh được và yêu cầu bồi thường được.
+Tuy nhiên bên ủy quyền không thể kiện đòi lại đất: Do hđ bán đất đã có hiệu lực.

+Đây là vấn đề gây ảnh hưởng rất lớn đến bên ủy quyền, nhất là đối với giao dịch bđs.
Trong mọi trường hợp, gần như bên được ủy quyền sẽ thực hiện thủ tục sang tay nhiều
lần để trục lợi.

- Vấn đề sử dụng hđ ủy quyền để che giấu hđ mua bán:

+Tuy quy định cả hai bên phải đồng ý thì mới hủy được của Luật Công chứng có thể giúp
bảo vệ bên được ủy quyền, nhưng quy định này cũng có hạn chế ở chỗ nó khiến hđ ủy
quyền dễ trở thành công cụ che giấu hđ mua bán.

· Trên thực tế, hợp đồng ủy quyền trở thành công cụ che giấu giao dịch mua bán bởi
nhiều “ẩn khúc” như trốn thuế, giảm thủ tục thực hiện giấy tờ trích bạ, để giảm bớt
nghĩa vụ các bên,… => nguy hiểm và phổ biến. Cũng vì vậy Luật công chứng quy
định để hủy hđ ủy quyền thì cả ba người đều phải đến Phòng công chứng để thực hiện
thủ tục hủy hđ này.

· Vấn đề cần làm rõ nằm ở chỗ, để tránh trường hợp sử dụng hđ ủy quyền như công cụ
thay thế cho hđ mua bán thì cần phải thay đổi Luật Công chứng để cho ngta thấy được
rủi ro của việc dùng hđ ủy quyền, từ đó ngta sẽ lập hđ mua bán, đóng thuế đầy đủ,
thỏa thuận mức giá đúng để giảm rủi ro cho các bên => Luật nên đứng hẳn về một
phía (hoặc là bên ủy quyền đồng ý, hoặc là bên được ủy quyền đồng ý, không nửa vời
như quy định hiện tại) hoặc theo tinh thần của BLDS (đúng tinh thần của hđ ủy quyền,
bên ủy quyền chỉ cần thông báo). Nếu quy định nghiêng-về-một-bên sẽ giúp bên được
ủy quyền lại cảnh giác, biết được nhiệm vụ của mình, tránh được tình trạng che giấu.

+ Khi đã lập hđ ủy quyền, bên được ủy quyền sẽ không thể làm thủ tục bán cho chính mình
= thường sẽ dùng hđ ủy quyền để che giấu => thường được dùng bởi những người đầu
cơ, không có nhu cầu giữ đất lâu dài, không có nhu cầu đứng tên đất,…

+Giải pháp hiện tại khi giá trong hđ thấp hơn giá thực tế: Phải ghi lại đúng giá thực tế thì
cơ quan thuế mới cho đăng ký, nhưng kém hiệu quả.

Hợp đồng ủy quyền dễ trở thành công cụ che giấu hợp đồng mua bán ở chỗ: (i) Thỏa
thuận của các bên khó kiểm soát, (ii) Quy định phải có mặt cả 2 bên khi công chứng.
6. Kết luận
- Về bản chất, hđ ủy quyền nhằm mục đích nhờ ai đó làm giúp công việc, có thể trả thù
lao (giống hđ dịch vụ có tính đền bù), có thể hong trả thù lao (giống thỏa thuận thực
hiện thay công việc).
- Vấn đề hình thức và thời hạn sẽ: tùy thỏa thuận và quy định của luật.
- Cần lưu ý bối cảnh sử dụng giấy ủy quyền và hđ ủy quyền.

VI. HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN

1. Tổng quan
- Gồm hai loại là hđ vận chuyển tài sản và hđ vận chuyển hành khách.
- Đối với hđ vận chuyển ts:
+Trong trường hợp mang tính dân sự thì áp dụng BLDS, còn nó là quan hệ thương mại thì
bản chất vẫn là hđ vận chuyển ts nhưng vẫn có thể áp dụng LTM nếu vận chuyển giữa các
chủ thể là thương nhân.
+Trường hợp không phải vận chuyển biển thì bên thuê sẽ thanh toán cước phí để bên vận
chuyển thực hiện công việc. Bên vận chuyển sẽ có thêm một số quyền cầm giữ ts.
+Trường hợp vận chuyển biển áp dụng Luật hàng hải, áp dụng những nguyên tắc riêng của
quan hệ vận chuyển đường biển (thanh toán, giao nhận hàng, chuyển rủi ro,…) => ngoài
phạm vi BLDS.
+Trong một số trường hợp không cần lập hđ vận chuyển bằng văn bản có chữ ký các bên, chỉ
cần thực hiện các loại giấy tờ giao nhận hoặc yêu cầu đề xuất vận chuyển gửi cho bên vận
chuyển (có hiệu lực khi bên này đồng ý).
+Lưu ý vận đơn (B/L) => đọc kỹ các điều kiện, nội dung của vận đơn khi ký.

- Đối với hđ vận chuyển hành khách:


+Khác so với vận chuyển ts: đối tượng của vận chuyển hành khách là người, không phải ts.
+Là dịch vụ tiêu dùng thông thường, dù có ký hay sử dụng điều kiện giao dịch chung. Cần
lưu ý điều kiện giao dịch chung.
+Nếu lập thành văn bản thì giống hđ vận chuyển thông thường. Nếu có thuê xe có thể ký hđ
vận chuyển (không phải hđ thuê).
+Trường hợp mua vé xe, vé máy bay, vé tàu lửa,… hđ sẽ không ký theo từng chuyến đi mà
chỉ mua vé, giao dịch được tiếng hành qua hình thức bằng lời nói, giao dịch điện tử,… bằng
chứng là giấy tờ chứng minh như thông tin đặt vé (vé mình đặt,… giống B/L), không có ký
hđ! => phải lưu giữ vé để chứng minh hđ.

2. Điều kiện giao dịch chung


*Điều 406 BLDS 2015, Luật BVQLNTD
- Chẳng hạn hđ vận chuyển phải chấp nhận điều kiện giao dịch chung.
- Công bố trước khi giao kết hđ, bán vé,…
- Nguyên tắc:
+Bên cung cấp hàng hóa dịch vụ sẽ không có nghĩa vụ đặt điều kiện đó cho mình mà chỉ có
nghĩa vụ công bố ở nơi giao dịch, trang thông tin chính của họ,… => mình phải đọc kỹ trước
khi mua hhdv, biết hoặc buộc phải biết.
+Mình chỉ không tuân thủ trong trường mình chưa công bố hoặc công bố trong điều kiện
mình không thể tiếp cận.
- Án lệ ở Anh: A đi tàu lửa, tàu lửa treo bảng cảnh báo không lại gần ở sau lưng cửa khó
thấy khiến A suýt bị thương => A kiện công ty tàu lửa vì lý do có thông báo nhưng không
phù hợp => được chấp nhận.
- Đăng ký điều kiện giao dịch chung: Đối với hđ vận chuyển xe lửa, hàng không: phải công
bố và đăng ký với Sở Công thương trước khi áp dụng => nếu vi phạm có thể khởi kiện.

3. Phân biệt BTTH ngoài và trong hợp đồng


*Trong quan hệ hợp đồng vận chuyển, vấn đề giải quyết trong và ngoài hđ nhập nhằng,
nhất là liên quan đến BTTH.
Tình huống 1

A ký hđ vận chuyển với công ty vận chuyển để thuê xe kèm tài xế B chở A từ TPHCM ra Nha Trang.
Ngày 1/5 công ty sẽ cử tài xế B lái xe đến chở nhưng không may xảy ra tai nạn (do tài xế khác là ông C
gây ra). Trong trường hợp này ai chịu trách nhiệm BTTH cho A, hay A có thể kiện ai?

Trả lời

- Có hai quan hệ: quan hệ hđ vận chuyển giữa A và công ty, quan hệ ngoài hđ giữa A và C.

- Khi xem xét mối qh hđ vận chuyển, xét đến Điều 524 về nghĩa vụ của bên vận chuyển.

+Nếu bên vận chuyển dù làm đúng nhưng không thực hiện nghĩa vụ mua bảo hiểm: A có thể kiện
công ty vận chuyển do công ty này chưa thực hiện nghĩa vụ mua bảo hiểm (kiện toàn bộ do không
xác định được bảo hiểm trả bao nhiêu).

+Nếu bên vận chuyển làm đúng, đảm bảo an toàn, không có lỗi, đã thực hiện nghĩa vụ mua bảo hiểm:
trách nhiệm của công ty chỉ nằm trong phạm vi tiền bảo hiểm => bên bảo hiểm tiến hành trả tiền cho
A => A có thể khởi kiện công ty bảo hiểm khi công ty bảo hiểm không chịu trả. A cũng có thể kiện
công ty vận chuyển nếu công ty này không thực hiện đúng nghĩa vụ như chi trả thanh toán cho công
ty bảo hiểm.

+Cũng tình huống trên nhưng đã trả bảo hiểm: A có thể khởi kiện C, nhưng lưu ý không được đòi
phần thiệt hại đã được trả bảo hiểm (phần trong hđ), chỉ được kiện phần còn lại (phần ngoài hđ).
Tình huống 2

Công ty A có thuê công ty B vận chuyển hàng hóa gửi đến người nhận là công ty C ở TQ. C phải thanh
toán trước khi nhận hàng, điều kiện giao nhận CIF, điều kiện thanh toán TTR: bộ chứng từ gửi cho ngân
hàng, C thanh toán cho ngân hàng thì ngân hàng mới xuất bộ chứng từ cho C, khi có bộ chứng từ xuất trình
cho B thì C mới được nhận hàng. Tuy nhiên có sự cố xảy ra. Mặc dù C chưa thanh toán cho ngân hàng nhưng
B vẫn giao hàng cho C, bộ chứng từ vẫn nằm ở ngân hàng. Sở dĩ B giao cho C là vì khi B ký hđ với A thì lại
thỏa thuận vận đơn ghi danh: giao cho đúng người nhận. Sau này A có thông báo cho B đổi lại vận đơn
không ghi danh, nhưng khi thông báo thì hàng đã lênh đênh trên biển, sai sót thông tin nên B đã giao luôn
cho C. Vì vậy, A đã kiện B BTTH cho lô hàng đã mất. Giải quyết ntn?

Hướng giải quyết

- Ở đây xuất hiện hai hợp đồng:


+Một là, hợp đồng mua bán giữa A và C.
+Hai là, hợp đồng vận chuyển giữa A và B.

- Hướng giải quyết của TA: B phải BTTH cho A, A (thông qua ngân hàng) chuyển bộ chứng từ cho B, B dùng
bộ chứng từ để đòi hàng từ C.

Nhận xét

- Có thể thấy, B đã giao hàng sai đối tượng, nên trách nhiệm đòi hàng thuộc về B.

- Ngoài ra, trong trường hợp này, nếu như chỉ ở VN thì người đòi dễ hơn sẽ là A, bởi vì giữa A và C có quan
hệ mua bán: cụ thể là đòi thanh toán tiền hàng theo hđ mua bán. Tuy nhiên, do C ở TQ nên A đòi C rất khó,
hoặc kiện được thì hàng hóa cũng đã hư hỏng, bởi vậy A mới kiện B => TA xem B như người mua lại hàng
hóa đó.

- Cách giải quyết này gây bất lợi cho B, nhưng vì B làm mất hàng nên phải chịu trách nhiệm cho khoản tiền
hàng đó (lỗi của B).
Tình huống 3
Công ty Bình Minh Tải (BMT) ký hđ để vận chuyển một lô sữa cho Công ty Dutch Lady (DL). Sau đó BMT lại ký
hđ vận chuyển với ông T (ông V đại diện cho ông T ký). Khi xảy ra tai nạn, tài xế là ông V chết, lô sữa bị hư hỏng,
BMT đã bồi thường cho DL . Sau khi bồi thường cho DL, BMT tranh chấp với ông H. BMT yêu cầu ông H hoàn lại
tiền bồi thường này cho mình vì ông H là chủ xe. Ngược lại, ông H cho rằng tuy xe đã được bán cho mình nhưng ông
T vẫn là csh xe (chỉ có hđ mua bán mà chưa sang tên => xe khi chạy là xe không chính chủ).

a. Chủ thể của tranh chấp?


- Chủ thể tranh chấp là BMT và ông T chứ không phải ông H hay ông V.
- Không phải ông H: quan hệ T - H là hđ mua bán ts (đối tương là chiếc xe - động sản phải đky qsh), lúc này cần xác
định T hay H chịu rủi ro. Theo Điều 441 BLDS, đối với ts phải đky mà chưa đky thì thời điểm đky = thời điểm
chuyển giao qsh. Như vậy qsh chiếc xe vẫn thuộc về T.
- Không phải ông V: Ông V chỉ là người đại diện, quyền và nghĩa vụ vẫn là của ông T (đọc kỹ Điều 134 BLDS 2015).
- Không phải DL: không có tranh chấp với DL.
- Bình luận thêm:
+Nếu không muốn chịu trách nhiệm trong trường hợp này, ông T phải chứng minh mình không quen ông V, chữ ký
trên hđ không phải của ông T (ca này khó).
+Trong mọi tình huống, người chịu trách nhiệm chính vẫn là csh xe - ông T: ngay cả khi ông V còn sống, ông H có
lỗi thì họ cũng chỉ liên đới, người chịu khởi kiện chính vẫn là T => BMT nên kiện T chứ không phải H.

b. Đây là quan hệ trong hay ngoài hđ?


- Vấn đề: Tại sao BMT không kiện T trực tiếp mà lại kiện H trong khi giấy tờ ghi tên chủ xe là ông T rõ ràng? Điều
này đặt ra nghi vấn cho rằng liệu ông H có biết mqh ông V với BMT hay không. Tuy nhiên người cần lấy lời khai là
ông V đã chết => cần làm rõ xem chữ ký trên hđ BMT - T có phải của ông T hay không. Nếu là chữ ký thật thì ông T
phải biết và buộc phải biết. Còn ông H dù sao cũng chỉ có một phần lỗi trong trường hợp này.

c. Ai sẽ chịu trách nhiệm bồi thường?


- Đối với việc xe chở quá trọng tải: Lỗi thuộc về ai? Ông V không thể truy cứu lỗi do đã chết nên truy cứu chủ xe. Vì
vậy chỉ phải xác định đây là lỗi của BMT hay lỗi của ông T? Hay là lỗi hỗn hợp?
- Về việc xác định cái xe có an toàn không:
+Giả sử hđ không ghi rõ: Bên thuê theo Điều 532 BLDS 2015 không có nghĩa vụ này, trong khi bên vận chuyển
theo Điều 534(1) BLDS 2015 phải bảo đảm vận chuyển an toàn nên phải xác định xe có phù hợp không. Vì vậy
BMT không phải chịu bồi thường mà là ông T. Tuy nhiên do BMT là thương nhân, ngay cả khi là người bình
thường thì cũng phải biết hoặc hỏi xem xe có đủ điều kiện để chở hong.
+Trong trường hợp này thì hđ có ghi, thời gian không gấp gáp: T buộc phải chọn phương án an toàn để vận chuyển
nên T chịu, đồng thời BMT ép T nên BMT cũng phải chịu.
+Trong trường hợp hđ có ghi nhưng thời gian gấp gáp: ông V phải thông báo cho BMT, nếu BMT vẫn kêu chở thì
BMT chịu trách nhiệm.
- Quan điểm của cô: Lỗi hỗn hợp, BMT là thương nhân nên biết hoặc buộc phải biết. Nếu không xác định rõ thì nên
xác định lỗi 50-50.
VII. HỢP ĐỒNG HỢP TÁC

Không có tính đền bù

Phải có “góp vốn”

- Khi góp vốn, thường công ty nước ngoài góp vốn, công ty VN góp qsd đất.
- Nếu hai bên thành lập công ty chung thì qsd đất và vốn sẽ thành ts “chung” của công ty.
- Nếu ký hđ hợp tác thì qsd đất vẫn thuộc qsh công ty VN. Lúc này công ty VN phải định
giá qsd đất đó tương ứng bao nhiêu % tổng vốn góp => phân chia tỷ lệ hưởng lợi từ hoạt
động công ty.

Việc phân chia lợi nhuận của hđ hợp tác = thỏa thuận mỗi bên góp bao nhiêu %

- Lưu ý: phân chia lợi nhuận không phụ thuộc kq kinh doanh = có khả năng không phải hđ
hợp tác (xem tình huống bên dưới).

Việc phân chia lợi nhuận còn phụ thuộc hiệu quả kinh doanh của dự án, không mang tính cam
kết chắc chắn như hợp đồng có tính đền bù khác

VIII. HỢP ĐỒNG NGUYÊN TẮC (không có giá trị hiệu lực)
- MOU - Memorandum of understanding.
- Chỉ ghi nhận những điều khoản cơ bản trong qhe hợp tác giữa hai bên.
- Được dùng để “giữ chỗ” cho việc hợp tác nhưng chưa biết rõ sẽ hợp tác ntn. Cũng vì vậy ít
khi được sử dụng như hđ cam kết có giá trị hiệu lực ràng buộc các bên.
- Trường hợp hđ tên là nguyên tắc nhưng lại có nội dung mang tính ràng buộc thì nên xem
xét nó có dạng là hđ khác.
Tình huống
Công ty Duy Tân (DT) và công ty Golden Lotus (GL) ký hđ nguyên tắc, hợp tác đầu tư. Theo đó DT
góp qsd đất, GL đầu tư “vp, dịch vụ, thương mại phù hợp mục đích sd đất”. Hai bên tranh chấp, theo DT
thì GL lại đầu tư xây spa, không trả 5% lợi nhuận từ năm thứ 3 như đã cam kết. Theo GL thì DT chưa
đăng ký qsh ts trên đất nên hđ chưa có hiệu lực. DT yêu cầu GL phải trả lại mặt bằng.

Thông tin thêm


- Hđ có điều khoản đặt cọc.
- Việc phân chia lợi nhuận không phụ thuộc kết quả kinh doanh, tăng 5% sau 3 năm.
- Quyền sử dụng đất đã được đảm bảo cho DT.

a. Quan hệ hợp đồng này là quan hệ gì?


- Hợp đồng này có nhiều điểm không giống hđ hợp tác (mang tính đầu tư) mà có đặc điểm giống hđ thuê
(mang tính đền bù) mặt bằng để kinh doanh:
+Có điều khoản về đặt cọc: Nếu là hđ hợp tác sẽ có điều khoản ký quỹ (mỗi bên bỏ ra khoản tiền để
đảm bảo quá trình hợp tác được lâu dài).
+Điều khoản phân chia lợi nhuận giống điều khoản thanh toán tiền thuê: Không phụ thuộc kq kinh
doanh, đồng nghĩa với việc phải trả cố định, tăng tiền 5% sau 3 năm giống hđ thuê.

b. Giải quyết tranh chấp này ntn?


- Khi xem xét đây là hđ thuê, hđ hợp tác = giả tạo = vô hiệu => giải quyết theo hđ thuê.
- Về điều kiện của hđ thuê: Qsd đất đã được đảm bảo cho DT => làm phát sinh điều kiện tự nhiên của hđ
thuê, ngoài ra hđ thuê cũng không cần công chứng chứng thực => hđ thuê vẫn có hiệu lực.
- Lúc này:
+GL không vi phạm mục đích sd ts được thuê: thỏa thuận “vp, dịch vụ, thương mại…” không rõ ràng
=> spa vẫn được.
+GL có vi phạm nghĩa vụ trả 5% lợi nhuận từ năm thứ ba: căn cứ việc hđ thuê vẫn có hiệu lực.
+Hđ đã hết thời hạn.
- Vì vậy, GL phải bàn giao lại mặt bằng, nếu không phải tiếp tục trả tiền thuê cho đến khi bàn giao thưc tế.

____________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________
ÔN TẬP

I. NỘI DUNG CẦN NẮM


*Khi làm bài phải có căn cứ pháp lý, không sẽ bị trừ điểm.

Chương 1. Hợp đồng mua bán

- Ôn hết.
- Chắc chắn 100% sẽ có trong đề thi phần này.
- Đặc điểm hđ mua bán?
- Phân biệt hđ mua bán ts/hh?
- Khi nào áp dụng LDS/LTM (hay khi nào thì luật nào được ưu tiên điều chỉnh)? Thứ tự áp
dụng khi có luật chuyên ngành?
+Trước tiên xem xét chủ thể.
+Tiếp theo xem hđ có điều khoản chọn LTM hay không.
+Tiếp theo xem xét đối tượng của hđ: VD đất, nhà ở, dược phẩm xem luật khác.
- Quyền và nghĩa vụ các bên: ôn hết và ôn kỹ.
- Bỏ phần phân biệt mua chậm, trả dần, hình thức mua chậm, trả dần.

Chương 2. Một số vấn đề cần lưu ý khi giao kết hđ

- Lưu ý phần đại diện thẩm quyền Điều 142-143 BLDS 2015.
- Khi nào vi phạm hình thức dẫn đến vô hiệu? => xem tỉ lệ 2/3 của hđ.
- Nhận diện hđ giả tạo.
- Lưu ý “so sánh” và “phân biệt” hủy, vô hiệu, pvp, btth,…:
+Chỉ ra trong lý thuyết.
+Đề ra so sánh thì so sánh cả điểm giống và khác.
+Đề ra phân biệt thì chỉ nêu khác.
- Thẩm quyền ký kết, năng lực chủ thể có thể ra lý thuyết lẫn bài tập.
- Phương thức gqtc:
+Gồm thương lượng, hòa giải, khởi kiện tòa án hoặc trọng tài.
+Khi yêu cầu vô hiệu thì có nên khởi kiện trọng tài? => Tìm hiểu phạm vi giới hạn
thẩm quyền trọng tài (chỉ đọc thêm không thi).
- Dặn thêm trong buổi làm bài tập: Tập trung 1 trong 3 trường hợp: thẩm quyền kí kết, hình
thức hợp đồng và vô hiệu do giả tạo.
Chương 3. Một số hđ thông dụng

- Ôn kỹ:
+Hợp đồng tặng cho: Đọc lại đặc điểm cơ bản.
+Hợp đồng vay: Ôn thật kỹ vấn đề (i) lãi suất, (ii) biện pháp đảm bảo, (iii) khởi kiện khi
thời hiệu đã kết thúc.
+Hợp đồng thuê thường: Đặc trưng của hđ thuê. Nghĩa vụ các bên liên quan đến chuyển
giao tài sản. Cách tính tiền thuê khi kết thúc hđ. Các yêu cầu liên quan đến BTTH.
+Hợp đồng vận chuyển tài sản: Lưu ý phân biệt trách nhiệm trong và ngoài hợp đồng.
+Hợp đồng dịch vụ: Chỉ cần nhớ 1 điểm là đơn phương chấm dứt theo Điều 520 BLDS.
+Hợp đồng ủy quyền.
- Bỏ hđ thuê khoán, vận chuyển hành khách. Tuy nhiên xem thêm phân biệt thuê ts thông
thường và thuê khoán cho chắc.

II. LƯU Ý THÊM


*Xem file tổng hợp.
*Nội dung thi:
- Lý thuyết (6-7đ): 2 câu, không có nhận định.
- Bài tập (3-4đ): Ôn 7 loại hđ mua bán, tặng cho, thuê ts, vay, hđ dịch vụ, vận chuyển ts,
hđ ủy quyền.

____________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________
CÂU HỎI LÝ THUYẾT

Câu 1: Anh (chị) hãy trình bày các nghĩa vụ cơ bản của bên bán trong hợp
đồng mua bán hàng hóa.
*Lưu ý câu hỏi là “hàng hóa” nên nêu quy định của LTM trước rồi so sánh với BLDS, nếu
câu hỏi là “tài sản” thì nêu của BLDS trước rồi so sánh với LTM. Nếu hong kịp hong nên
so sánh :’>

Trong hợp đồng mua bán, bên bán có nhiều nghĩa vụ, được quy định rải rác trong luật
dân sự và luật thương mại. Trong số đó, nghĩa vụ được xem là cơ bản của bên bán là nghĩa
vụ giao hàng theo Điều 34 LTMHH. Đối với nghĩa vụ giao hàng, cần lưu ý một số đặc
điểm như sau:

- Đầu tiên, việc giao hàng đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng là điều quan trọng, vì về
nguyên tắc sự thỏa thuận trong hợp đồng là nguồn ưu tiên nhất của luật hợp đồng. Giao
hàng đúng theo hợp đồng có nghĩa là giao hàng đúng địa điểm, chất lượng, số lượng, thời
điểm, thời hạn giao hàng. Nếu không có thỏa thuận, các bên phải thực hiện đúng theo luật.

- Về địa điểm giao hàng:

+ Theo Điều 35 LTMHH, địa điểm giao hàng khi không có thỏa thuận được quy định tại
nơi của người bán. Đây là quy định phù hợp trong thương mại. Dựa trên lý thuyết về
chi phí trong kinh tế học, vì 2 bên trong mua bán bình đẳng (am hiểu về hoạt động
mua bán), người mua cũng không giữ hàng lâu mà bán lại cho bên khác nên sẽ biết
cách vận chuyển hiệu quả, vì vậy bên bán không cần phải tìm đến địa điểm của bên
mua để giao hàng.

+ Khi so sánh với BLDS, theo Điều 435 và Điều 227(2) BLDS 2015, địa điểm giao ts
trong trường hợp không có thỏa thuận là địa điểm của bên mua. Đây là quy định phù
hợp vì nếu xem xét sự bất bình đẳng giữa 2 bên mua và bán (chuyên nghiệp hơn),
người bán rất am hiểu vì phải kinh doanh thường xuyên.

- Về chất lượng hàng hóa:


+ Theo Điều 39 LTMHH, nếu không có thỏa thuận quy chuẩn chung, hàng hóa phải phù
hợp mục đích sử dụng của người mua. Vì vậy, người mua nếu khởi kiện phải chứng
minh mình đã thông báo mục đích sử dụng, nên phải quan tâm đến mục đích giao kết
của các bên trong lúc giao kết hợp đồng.

+ Quy định này không khác nhiều so với quy định của BLDS 2015. Theo Điều 279,
Điều 432 và Điều 445 BLDS 2015: nếu không có thỏa thuận thì hàng hóa phải đảm
bảo chất lượng trung bình theo thang đo cụ thể, theo một tiêu chuẩn chung dành riêng
cho tài sản đó hoặc Nhà nước có quy định.

- Về số lượng có thể liên quan đến giao thiếu hàng và giao thừa hàng.

+ Đối với giao thừa hàng, theo Điều 43 LTMHH, người mua có quyền từ chối hoặc chấp
nhận số hàng với giá theo hợp đồng nếu không có thỏa thuận khác. Vấn đề này cũng
được quy định tương tự tại Điều 437(1) BLDS 2015.

+ Đối với giao thiếu hàng, Điều 41 LTM có quy định về việc bên bán có thể tiếp tục giao
phần hàng còn thiếu nhưng không quy định về quyền của người mua. Về vấn đề này,
theo quy định tại Điều 437(2) BLDS 2015 có quy định cụ thể hơn, theo đó bên mua có
thể lựa chọn 1 trong 3 phương án: (i) Nhận phần đã giao và định thời hạn để bên bán
giao tiếp phần còn thiếu; (ii) Nhận phần đã giao và yêu cầu bồi thường thiệt hại; (iii)
Hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu việc vi phạm làm cho bên mua
không đạt được mục đích giao kết hợp đồng.

- Về thời hạn giao hàng:

+ Theo quy định tại Điều 37 LTM, người bán giao trong thời hạn hợp lý sau khi giao kết
hợp đồng. Còn theo quy định tại Điều 434 BLDS 2015, nếu không có thời hạn cụ thể
thì bên bán giao lúc nào cũng được miễn là thông báo trước trong thời gian hợp lý.
“Thời gian hợp lý” có nghĩa các bên phải nắm bắt được loại tài sản và mục đích sử
dụng của người mua để giao trong thời hạn phù hợp, một số trường hợp sẽ tính thêm
thời gian vận chuyển.

+ Quy định của LTM phù hợp hơn BLDS: Bản thân người bán ngay tại thời điểm ký kết
hợp đồng sẽ dự liệu được thời hạn nào là phù hợp, nên giao trách nhiệm định thời gian
cho người bán sẽ phù hợp hơn. Mặt khác, bên mua không phải lúc nào cũng chuyên
nghiệp nên khó xác định đúng thời hạn hợp lý. Ngoài ra, việc thông báo rõ ràng thiếu
thực tế: trong nhiều trường hợp không phải công việc đơn giản (đúng người, đúng thời
điểm, đúng địa điểm,…) trong khi việc nhận hàng giống với quyền lợi hơn nghĩa vụ
nên khó bảo vệ quyền lợi người mua tốt hơn.

- Về thời điểm chuyển giao quyền sở hữu và chuyển giao rủi ro, đây là hai nội dung quan
trọng liên quan đến nghĩa vụ của bên bán nhằm xác định tại từng thời điểm ai đang là csh
của hàng hóa cũng như ai sẽ chịu rủi ro:

+ Đối với thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, căn cứ Điều 62 LTMHH, Điều 161,
Điều 353 và Điều 355 BLDS 2015, thời điểm chuyển giao quyền sở hữu được thừa
nhận là thời điểm chuyển giao trên thực tế (khi bên mua nhận hàng) trong bất kỳ tình
huống nào.

+ Đối với thời điểm chuyển giao rủi ro, theo Điều 61 LTM 2005, thời điểm chuyển giao
rủi ro tính từ lúc hàng hóa thuộc quyền định đoạt của bên mua (quyền định đoạt là 1
trong những nội dung của qsh, khi nào nắm giữ qsh thì mới có quyền định đoạt).

Như vậy, nghĩa vụ cơ bản của bên bán là giao hàng.

Câu 2: Hãy trình bày hiểu biết của chị (anh) về những nghĩa vụ của bên mua
trong hợp đồng mua bán.
*Lưu ý: Hợp đồng mua bán nên nêu cả trường hợp hàng hóa trong LTM và tài sản trong
BLDS. Ngoài ra, trong hđ mua bán thì nghĩa vụ ở đây cũng có nghĩa là nghĩa vụ cơ bản
lun.

Trong hợp đồng mua bán, bên mua có nhiều nghĩa vụ, được quy định rải rác trong luật
dân sự và luật thương mại. Trong số đó, hai nghĩa vụ cần lưu ý là nghĩa vụ thanh toán
(quan trọng nhất) và nghĩa vụ nhận hàng (được xem là quan trọng trong luật thương mại).

Đối với nghĩa vụ thanh toán:


- Về nguyên tắc, thanh toán phải đầy đủ, đúng hạn theo quy định (Điều 280 BLDS 2015
và Điều 50 LTMHH). Trong trường hợp các bên không thỏa thuận trước về thời hạn
thanh toán thì khi nào bên bán giao hàng bên mua thanh toán (Điều 440 BLDS 2015).

- Trong trường hợp chậm trả, cần lưu ý đến lãi chậm trả. Lãi chậm trả mặc nhiên phát
sinh, không cần thỏa thuận trước (Điều 357(1) BLDS 2015). Căn cứ Điều 357(2) và
Điều 468 BLDS 2015, các bên có thể thỏa thuận mức lãi suất chậm trả nhưng tối đa
chỉ là 20%/năm, nếu không có thỏa thuận sẽ là 10%/năm. Trong thương mại, căn cứ
Điều 306 LTMHH, nếu không có thỏa thuận thì áp dụng mức lãi chậm trả là mức “lãi
suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán". Hướng dẫn vấn đề
này, án lệ số 09, Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP quy định mức lãi trên tính bằng trung
bình lãi suất nợ quá hạn của 3 ngân hàng trong cùng 1 vùng ở địa phương nơi tranh
chấp. Trong trường hợp có thỏa thuận, do mức trần không được quy định trong
LTMHH nên sẽ áp dụng mức trần tại Điều 468 BLDS 2015. Thời hạn chậm trả sẽ do
các bên thỏa thuận, thường sẽ tính bằng ngày (có lợi cho bên bán), có trường hợp kéo
dài sẽ chia theo tháng.

- Trong trường hợp bên bán vi phạm nghĩa vụ giao hàng, bên mua có quyền tạm hoãn
thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo Điều 411 BLDS 2015 và Điều 51 LTMHH.

Đối với nghĩa vụ nhận hàng:

- Trong thương mại, do tính song vụ của hợp đồng mua bán cũng như quy định cụ thể tại
Điều 56 LTMHH, nhận hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa vừa là quyền vừa là nghĩa
vụ của bên mua. Trong dân sự, không có quy định cụ thể về vấn đề này nhưng nếu căn cứ
vào tính chất song vụ của hợp đồng mua bán tài sản, có thể xem nhận hàng là quyền của
bên mua. Trước hết, nhận hàng là quyền vì bên mua xứng đáng được hưởng điều đó do đã
bỏ tiền ra mua hàng hóa/ tài sản. Tiếp theo, nhận hàng cũng được xem là một nghĩa vụ
trong thương mại vì:

+ Nếu chỉ xem nhận hàng là quyền thì không hợp lý vì gây bất lợi cho bên bán nếu bên
mua không nhận hàng như trong trường hợp ở câu b.
+ Khi nhận hàng, người mua phải thực hiện kiểm tra hàng hóa, sau đó có thể thông báo
khiếu nại bên bán khi hàng hóa gặp lỗi về sau.

· Về thời hạn khiếu nại, theo Điều 318 bên mua chỉ có 3 tháng để thực hiện khiếu
nại, mà khiếu nại lại liên quan đến khởi kiện: 2 năm từ thời điểm quyền và lợi ích
hợp pháp bị xâm phạm theo Điều 319 LTMHH và 3 năm cũng từ ngày quyền và
lợi ích bị xâm phạm theo Điều 429 BLDS 2015.

· Đối với “quyền và lợi ích bị xâm phạm”, có thể hiểu đây là khi bên bán biết hoặc
phải biết mình đã xâm phạm quyền lợi bên mua mà không khắc phục. Tuy nhiên
điều này rất khó (bất khả thi) nếu bên mua không nhận hàng. Lúc này, nếu không
xem nhận hàng là nghĩa vụ sẽ tạo sự tùy tiện để bên mua có thể khiếu nại hay kiện
tụng bên bán một cách vô tội vạ nhưng bên mua lại ít có khả năng bị áp dụng
những biện pháp mang tính bất lợi hơn so với bên bán làm đúng hợp đồng. Rõ
ràng, bên bán sẽ chịu thiệt thòi lớn.

Như vậy, bên bán có hai nghĩa vụ (gần như là chủ yếu) trong hợp đồng mua bán là
nghĩa vụ thanh toán và nghĩa vụ nhận hàng.

Câu 3: Phân biệt hợp đồng vô hiệu toàn bộ và chế tài hủy hợp đồng.
*Lưu ý “phân biệt” thì không cần nêu điểm giống nhau.

Hủy bỏ hợp đồng Hợp đồng vô hiệu

Điều kiện Theo Điều 423 BLDS 2015 và Điều Hợp đồng có thể bị vô hiệu theo các trường hợp
312(4) LTMHH, hợp đồng có thể bị do pháp luật quy định từ Điều 122 đến Điều 129
hủy bỏ nếu: BLDS 2015 do:

- Vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy - Vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội
bỏ mà các bên đã thỏa thuận. (Điều 123).

- Hoặc một bên vi phạm nghiêm trọng - Giả tạo (Điều 124).
nghĩa vụ hợp đồng.
- Người chưa thành niên, người mất năng lực hành
vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm
chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi
dân sự xác lập, thực hiện (Điều 125).

- Bị nhầm lẫn (Điều 126).

- Bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép (Điều 127)

- Người xác lập không nhận thức và làm chủ được


hành vi của mình (Điều 128).

- Không tuân thủ quy định về hình thức (Điều


129).

- Do có đối tượng không thể thực hiện được (Điều


408).

Tính - Hủy bỏ hợp đồng là một chế tài - Vi phạm của các bên không phải là điều kiện
chất xảy ra khi có vi phạm. để vô hiệu hợp đồng, chỉ cần rơi vào trường
hợp cấm theo luật thì hợp đồng sẽ bị vô hiệu.
- Đã thiết lập quan hệ hợp đồng tại
thời điểm giao kết nhưng vì một vi - Việc hợp đồng vô hiệu được xem như chưa
phạm xảy ra nên hai bên quyết định từng có quan hệ hợp đồng (chưa bao giờ làm
hủy giá trị hiệu lực của hợp đồng phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên theo
theo Điều 427 BLDS 2015. Được Điều 131(1) BLDS 2015). Được xử lý như
xử lý như quan hệ hợp đồng. quan hệ ngoài hợp đồng.

Thẩm - Tòa án hoặc Trọng tài. - Tòa án (Điều 132 BLDS 2015). Như vậy,
quyền việc hợp đồng vô hiệu không phụ thuộc vào ý
quyết - Một trong các bên (Điều 423(1) chí của các bên và các bên cũng không thể
định BLDS 2015). thỏa thuận được.

Hậu quả Không có hiệu lực từ thời điểm giao Không làm phát sinh, chấm dứt, thay đổi
pháp lý kết, các bên không phải thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ
nghĩa vụ đã thoả thuận, trừ thỏa thời điểm giao dịch được xác lập. Hai bên
thuận về phạt vi phạm, bồi thường phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả
thiệt hại và thoả thuận về giải quyết lại cho nhau những gì đã nhận (Điều 131
tranh chấp. (Điều 427 BLDS 2015) BLDS 2015).

- Các bên phải hoàn trả cho nhau


những gì đã nhận sau khi trừ chi phí
hợp lý trong thực hiện hợp đồng và
chi phí bảo quản, phát triển tài sản
Điều 427(2) BLDS 2015.

- Các bên có quyền đòi lại lợi ích do


việc đã thực hiện phần nghĩa vụ
theo hđ (Điều 314 LTMHH).

Câu 4: Anh/chị hãy trình bày những rủi ro của một hợp đồng giả tạo.

Theo Điều 124 BLDS 2015, hđ giả tạo là hđ được xác lập nhằm che giấu một hđ khác
hoặc nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba. Một hđ giả tạo có thể xâm phạm các lợi
ích công cộng nên không được pháp luật công nhận hiệu lực. Điều này có nghĩa hđ giả tạo
sẽ mang đến nhiều rủi ro, ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của các bên trong hđ. Khi hđ giả
tạo bị vô hiệu, các bên có thể phải đối mặt với những rủi ro sau:

- Có khả năng tiếp tục thực hiện nghĩa vụ mà mình không thể thực hiện hoặc gây bất lợi cho
mình. VD: A bán (lập hđ chuyển nhượng) cho B qsd đất nhưng B chỉ có khả năng thanh
toán một nửa số tiền, để tạo điều kiện cho B thanh toán (đảm bảo mục đích của hđ chuyển
nhượng), A đã làm hđ ủy quyền cho B được quyền định đoạt qsd đất trên, lúc này B có thể
bán qsd đất đó để trả tiền lại cho A. Nếu B thực hiện đúng như vậy, các bên đã “trót lọt”
giao dịch của mình. Nhưng nếu vì một lý do khác, B sau khi bán qsd đất sử dụng số tiền
bán được vào mục đích khác mà không trả cho A nên A kiện B ra Tòa. Lúc này Tòa sẽ
tuyên hđ ủy quyền vô hiệu nhưng hđ mua bán vẫn có hiệu lực, nên B vẫn có nghĩa vụ
thanh toán số tiền còn lại trong khi mình không có khả năng, đồng thời rủi ro không thể
thu lại số tiền đó của A là rất lớn nếu B không thể thanh toán.

- Không đạt được mục đích giao kết hợp đồng. VD: A là người nước ngoài có nguyện vọng
sinh sống lâu dài nhưng không được mua nhà gắn liền với đất ở VN. Xét một hợp đồng
(được cho là) hợp đồng vay, A cho B là người VN vay 3 tỷ đồng, B sử dụng căn nhà làm ts
thế chấp, B sẽ đưa giấy tờ gốc cho A giữ, không quy định thời hạn hđ và lãi suất. Vì một lý
do nào đó B muốn đòi lại nhà nhưng A không trả do đã tốn nhiều tiền để sửa chữa trang trí
ngôi nhà nên không trả, B kiện A ra Tòa. Nhận thấy hđ vay có dấu hiệu giả tạo (không
quy định thời hạn và lãi suất) nên Tòa tuyên vô hiệu, ngoài ra hđ thực chất được ký kết là
hđ mua bán cũng bị vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật (người nước ngoài không được
mua nhà gắn liền với đất). Lúc này, cả hai hđ đều bị vô hiệu nên A phải hoàn trả lại căn
nhà cho B, nên có thể xem A đã không đạt được mục đích giao kết (có được căn nhà).

- Không thể đòi lại tài sản của mình. Ở VD trên, nếu hđ vay bị vô hiệu thì A cũng không
được hưởng phần lãi suất cho vay.

- Các bên đều gặp bất lợi khi xảy ra tranh chấp và phải kiện nhau ra Tòa. VD: A bán cho B
căn nhà 3 tỷ, để trốn thuế các bên chỉ ghi trong hđ là 1 tỷ và đi công chứng. Do đây là một
hđ giả tạo nằm trốn tránh nghĩa vụ với bên thứ ba nên có thể:

+ A khó có thể đòi lại 2 tỷ nếu B không trả: Do hđ được công chứng chỉ có 1 tỷ, 2 tỷ còn lại
nằm ở “thỏa thuận miệng” (đã bị che giấu trước đó) không có xác thực nên A khó có thể đòi
lại số tiền này.

+ Nếu bị phát hiện thì các bên sẽ bị phạt hành chính, bị truy thu thuế, thậm chí truy cứu trách
nhiệm hình sự nên A cũng không dám kiện, có thể mất tiền hoặc mất nhà.

+ Giả sử chứng minh được hợp đồng 3 tỷ là hđ thực sự thì theo Điều 129 BLDS 2015 hợp đồng
sẽ vô hiệu về mặt hình thức do phải công chứng, lúc này phải xét đến việc các bên đã hoàn
thành 2/3 nghĩa vụ thì hợp đồng mới được công nhận. Tuy nhiên, B chỉ mới trả 1/3 số tiền nên
khó được công nhận.
Câu 5: Phân tích thời điểm chuyển quyền sở hữu từ người bán sang người
mua trong trường hợp người bán giao hàng đúng thời hạn hợp đồng nhưng
người mua không có mặt để nhận hàng hóa (biết rằng hàng hóa là động sản
không đăng ký quyền sở hữu).
*Thời điểm chuyển quyền sở hữu trong tình huống này là thời điểm chuyển giao hàng hóa
trên thực tế.

- Đầu tiên, “hàng hóa” là khái niệm liên quan đến luật thương mại, là một khái niệm riêng
biệt so với “tài sản” trong dân sự nhưng ở góc độ so sánh, “hàng hóa” và “tài sản” có
những đặc điểm giống nhau nên có thể áp dụng quy định của Bộ luật dân sự (BLDS) trong
tình huống này theo Điều 4(3) Luật Thương mại hiện hành (LTMHH). Tiếp theo, do
không quy định rõ trong LTMHH nhưng căn cứ Điều 288(1) BLDS 2005 và Điều 355
BLDS 2015, tình huống này có thể xem là chậm tiếp nhận thực hiện nghĩa vụ.

- Về thời điểm chuyển giao quyền sở hữu:

+ Đối với quy định của BLDS 2005, theo Điều 234 về xác lập quyền sở hữu theo thỏa
thuân, thời điểm chuyển giao tài sản được xác định là thời điểm chuyển giao quyền sở
hữu. Tuy nhiên luật không giải thích thế nào là “thời điểm chuyển giao” nên sẽ xem
xét tùy trường hợp mà thời điểm chuyển giao là theo hợp đồng hay trên thực tế. Căn
cứ Điều 288(3), bên bán có quyền bán tài sản có nguy cơ bị hư hỏng cho người khác
và sau đó trả cho bên mua khoản tiền thu được. Quy định tại Điều 288(3) đã ngầm
thừa nhận thời điểm chuyển giao quyền sở hữu là thời điểm chuyển giao theo hợp
đồng, hay quyền sở hữu đã thuộc về bên mua, bởi lẽ bên bán sẽ không cần phải trả tiền
cho bên mua nếu như tài sản thuộc quyền sở hữu của mình, nhưng lúc này tài sản đã
thuộc về bên mua nên bên bán phải trả lại tiền.

+ Đối với quy định của BLDS 2015, thời điểm chuyển giao tài sản là thời điểm chuyển
giao trên thực tế theo Điều 161 về thời điểm xác lập quyền sở hữu tài sản và Điều 355
về chậm tiếp nhận thực hiện nghĩa vụ, hay quyền sở hữu vẫn thuộc về bên bán.

+ Đối với quy định của LTMHH, Điều 62 quy định mang hướng mở tương tự Điều 234
BLDS 2005, nhưng ở thời điểm hiện tại, nếu giải thích rõ theo Điều 161 và Điều 355
BLDS 2015 thì thời điểm chuyển giao trong trường hợp này là thời điểm chuyển giao
trên thực tế.

- Như vậy, tuy quy định của từng văn bản là khác nhau nhưng nhìn chung, theo quy định
của pháp luật hiện hành thì thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa trong trường
hợp ở đề bài là thời điểm chuyển giao trên thực tế.

*Nhận xét:

- Với quy định của pháp luật hiện hành, người bán sẽ là bên chịu thiệt thòi hơn vì rơi vào
tình trạng “tiến thoái lưỡng nan”: nếu chờ thì chưa chắc người bán sẽ nhận hàng, nếu bán
thì có khả năng vi phạm hợp đồng. Nếu xét trong quan hệ tiêu dùng thông thường, quy
định này bảo vệ được quyền lợi người tiêu dùng. Nhưng nếu xét trong quan hệ thương mại
mà ở đó bên mua bên bán đều là những thương nhân chuyên nghiệp cần sự bình đẳng thì
lại gây bất công cho bên bán. Vì vậy, khi giao kết hợp đồng, bên bán cần thỏa thuận rõ với
bên mua về trường hợp này để tránh áp dụng quy định tại Điều 161 và Điều 355 BLDS
2015.

- Thông thường, nếu không có thỏa thuận thì rủi ro cũng được chuyển giao tại thời điểm
chuyển giao quyền sở hữu. Trong trường hợp này, căn cứ Điều 61 LTMHH, về nguyên tắc
bên bán (chủ sở hữu) vẫn phải chịu rủi ro, trừ khi bên mua vi phạm hợp đồng, đồng thời
rủi ro sẽ được chuyển giao vào thời điểm hàng hóa thuộc quyền định đoạt của bên mua.

Câu 6: Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa, trường hợp người bán giao hàng
đúng thời hạn thỏa thuận theo hợp đồng những người mua không có mặt để
nhận hàng (biết rằng đối tượng mua bản là động sản không phải đăng ký
quyền sở hữu)
*Cách làm tương tự câu 5 phía trên, nhưng chỉ cần nêu luật hiện hành và phân tích kỹ hơn về
thời điểm chuyển giao rủi ro.

a. Hãy xác định thời điểm chuyển giao quyền sở hữu từ người bán sang người mua.

- Thời điểm chuyển quyền sở hữu trong tình huống này là thời điểm chuyển giao hàng hóa
trên thực tế.
- Đầu tiên, “hàng hóa” là khái niệm liên quan đến luật thương mại, là một khái niệm riêng
biệt so với “tài sản” trong dân sự nhưng ở góc độ so sánh, “hàng hóa” và “tài sản” có
những đặc điểm giống nhau nên có thể áp dụng quy định của Bộ luật dân sự (BLDS) trong
tình huống này theo Điều 4(3) Luật Thương mại hiện hành (LTMHH). Tiếp theo, do
không quy định rõ trong LTMHH nhưng căn cứ Điều 355 BLDS 2015, tình huống này có
thể xem là chậm tiếp nhận thực hiện nghĩa vụ.

- Về thời điểm chuyển giao quyền sở hữu:

+ Đối với quy định của BLDS 2015, thời điểm chuyển giao tài sản là thời điểm chuyển
giao trên thực tế theo Điều 161 về thời điểm xác lập quyền sở hữu tài sản và Điều 355
về chậm tiếp nhận thực hiện nghĩa vụ, hay quyền sở hữu vẫn thuộc về bên bán.

+ Đối với quy định của LTMHH, Điều 62 quy định mang hướng mở tương tự Điều 234
BLDS 2005, nhưng ở thời điểm hiện tại, nếu giải thích rõ theo Điều 161 và Điều 355
BLDS 2015 thì thời điểm chuyển giao trong trường hợp này là thời điểm chuyển giao
trên thực tế.

- Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng
hóa trong trường hợp ở đề bài là thời điểm chuyển giao trên thực tế.

b. Hãy xác định thời điểm chuyển rủi ro của hàng hóa trong trường hợp này.

- Trong trường hợp này, rủi ro được chuyển giao cùng với thời điểm chuyển giao quyền sở
hữu (từ lúc hàng hóa thuộc quyền định đoạt của bên mua - một quyền thuộc nội dung của
quyền sở hữu, xuất hiện khi bên mua nắm giữ quyền sở hữu) theo Điều 61 LTMHH.

Câu 7: Trình bày quan điểm của chị (anh) về ý nghĩa của xác định thời điểm
chuyển giao quyền sở hữu trong hợp đồng mua bán? Phân tích thời điểm
chuyển quyền sở hữu từ người bán sang người mua trong trường hợp người
bán giao hàng đúng thời hạn hợp đồng nhưng người mua không có mặt để
nhận hàng hóa.
- Việc xác định thời điểm chuyển giao quyền sở hữu trong hợp đồng mua bán có ý nghĩa
quan trọng bởi hai lý do sau:
(1) Để đảm bảo mục đích chính của hợp đồng mua bán là chuyển giao quyền sở hữu tài
sản/ hàng hóa:

+ Ngay trong định nghĩa về hợp đồng mua bán tài sản tại Điều 430(1) Bộ luật dân sự
(BLDS) 2015, một trong những đặc điểm mô tả để nhận diện hợp đồng mua bán
khác những hợp đồng khác ở chỗ “bên bán phải chuyển giao quyền sở hữu…”.

+ Như vậy, người bán chỉ nhận được tiền khi họ hoàn tất nghĩa vụ chuyển giao
quyền sở hữu, người mua chỉ đạt được mục đích khi họ nắm được quyền sở hữu
này (vì quyền sở hữu bao gồm cả quyền định đoạt, sử dụng nên người mua chỉ có
thể khai khác công dụng, thực hiện mục đích của mình khi nắm được nó).

(2) Để xác định tại từng thời điểm ai đang là chủ sở hữu của tài sản/ hàng hóa:

+ Trong giao dịch, hợp đồng có thể ký trước khi bên mua nhận hàng một thời gian
rất lâu. Chẳng hạn, hợp đồng mua bán là hđ ưng thuận sẽ có hiệu lực từ lúc ký kết,
nhưng sau đó các bên mới tiến hành nghĩa vụ. Khi nào một trong các bên thực
hiện nghĩa vụ của họ, có sự chuyển giao xảy ra, qsh mới chuyển từ người bán sang
người mua, còn trước đó qsh vẫn thuộc người bán và ngược lại.

+ Nếu không xác định cụ thể thời điểm chuyển giao qsh thì sẽ khó (gần như không
thể) xác định được: (i) nếu có mất mát hư hỏng với ts thì ai sẽ chịu; (ii) giả sử
hàng hóa/ts trong quá trình thực hiện hợp đồng phát sinh hoa lợi, lợi tức thì sẽ
thuộc về ai; (iii) nếu ts/hh đó gây thiệt hại cho bên thứ ba thì ai sẽ chịu trách nhiệm
BTTH; (iv) dựa trên thời điểm chuyển giao qsh để xác định thời điểm chuyển rủi
ro (theo nguyên tắc chung thời điểm chuyển giao qsh = chuyển giao rủi ro).

- Về thời điểm chuyển quyền sở hữu trong trường hợp này: chép lại y chang câu 5.

Câu 8: Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa, trường hợp người bán giao hàng
đúng thời hạn thỏa thuận theo hợp đồng nhưng người mua không có mặt để
nhận hàng:
*Anh nghĩ mấy câu ntn nên phân tích thêm luật 2005 để thuyết phục :))
a. Hãy xác định thời điểm chuyển giao quyền sở hữu từ người bán sang người mua, biết
rằng đối tượng mua bán là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu.

- Chép lại y chang câu 5, bỏ phần nhận xét. Nếu cảm giác không chép kịp nên chép câu 6a
(chỉ phân tích luật hiện hành).

b. Phân tích quyền và nghĩa vụ của bên bán và bên mua trong trường hợp này.

- Trong trường hợp BLDS 2005 có hiệu lực trước đây, căn cứ Điều 62 LTMHH, Điều 234
và Điều 288 BLDS 2015, do thời điểm chuyển giao qsh là theo hợp đồng nên qsh đã thuộc
về bên mua. Vì vậy, bên bán có các quyền và nghĩa vụ như sau:

+ Đối với hàng hóa bình thường: Bên bán có nghĩa vụ bảo quản, đợi bên mua lấy hàng,
sau đó có quyền yêu cầu thanh toán chi phí hợp lý. Ngược lại, bên mua có nghĩa vụ cố
gắng nhận hàng sớm để thể hiện sự thiện chí cũng như thanh toán chi phí hợp lý cho
bên bán.

+ Đối với hàng hóa có nguy cơ bị hư hỏng: Bên bán có thể lựa chọn 1 trong 2 nghĩa vụ,
hoặc là tiếp tục đợi bên mua lấy hàng, hoặc là bán cho người khác rồi đưa tiền bán
được cho bên mua, đồng thời yêu cầu bên mua thanh toán chi phí hợp lý (do tài sản
thuộc về bên mua nên bên bán có nghĩa vụ phải hoàn trả lại số tiền thu được cho bên
này). Ngược lại, nhận hàng, nhận tiền còn là và thanh toán chi phí hợp lý cũng là
quyền và nghĩa vụ của bên mua. Quy định này hoàn toàn hợp lý vì bảo vệ tốt quyền lợi
của bên ngay tình hơn là bên bán, giúp bên bán biết được mình cần phải làm gì trong
trường hợp này).

- Trong trường hợp BLDS 2015 có hiệu lực (hiện nay), căn cứ Điều 62 LTMHH, Điều 162
và Điều 355 BLDS 2015, do thời điểm chuyển giao qsh là trên thực tế nên qsh vẫn thuộc
về bên bán. Vì vậy, bên bán và bên mua có các quyền và nghĩa vụ như sau:

+ Đối với hàng hóa bình thường: Bên bán có quyền chọn phương án bảo quản, đợi bên
mua lấy hàng, sau đó bên bán có quyền yêu cầu thanh toán chi phí hợp lý. Mặt khác,
bên bán cũng có thể “vứt bỏ” hàng hóa đó (vì nó vẫn thuộc qsh của mình). Ngược lại,
bên mua khi bên bán “vứt bỏ” hàng hóa còn có quyền yêu cầu bên bán bồi thường thiệt
hại do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng. Quy định này bất hợp lý vì không bảo vệ được
bên ngay tình hơn là bên bán.

+ Đối với hàng hóa có nguy cơ bị hư hỏng: Tương tự quy định tại BLDS 2005, chỉ khác
ở chỗ những hành động này là quyền. Nói cách khác, bên bán có quyền tiếp tục đợi
bên mua nhận hàng hoặc bán cho người khác sau đó thông báo và hoàn trả tiền bán
được và yêu cầu bên mua thanh toán chi phí hợp lý. Quy định này bất hợp lý ở chỗ
mặc dù việc đợi bên mua nhận hàng cũng như bán cho người khác là quyền của mình,
nhưng bên bán vẫn phải có nghĩa vụ thông báo cho bên mua, hơn nữa nếu thông báo
chưa chắc bên mua đã phản hồi.

c. Theo các anh/chị, hành vi nhận hàng trong hợp đồng mua bán nên được xem là quyền
hay là nghĩa vụ? Vì sao?

- Trong thương mại, do tính song vụ của hợp đồng mua bán cũng như quy định cụ thể tại
Điều 56 LTMHH, nhận hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa vừa là quyền vừa là nghĩa
vụ của bên mua. Trong dân sự, không có quy định cụ thể về vấn đề này nhưng nếu căn cứ
vào tính chất song vụ của hợp đồng mua bán tài sản, có thể xem nhận hàng là quyền của
bên mua. Theo ý kiến cá nhân em, nhận hàng vừa và quyền và vừa là nghĩa vụ của bên
mua.

- Trước hết, nhận hàng là quyền vì bên mua xứng đáng được hưởng điều đó do đã bỏ tiền ra
mua hàng hóa/ tài sản.

- Tiếp theo, nhận hàng cũng nên được xem là một nghĩa vụ vì:

+ Nếu chỉ xem nhận hàng là quyền thì không hợp lý vì gây bất lợi cho bên bán nếu bên
mua không nhận hàng như trong trường hợp ở câu b.

+ Khi nhận hàng, người mua phải thực hiện kiểm tra hàng hóa, sau đó có thể thông báo
khiếu nại bên bán khi hàng hóa gặp lỗi về sau.

· Về thời hạn khiếu nại, theo Điều 318 bên mua chỉ có 3 tháng để thực hiện khiếu
nại, mà khiếu nại lại liên quan đến khởi kiện: 2 năm từ thời điểm quyền và lợi ích
hợp pháp bị xâm phạm theo Điều 319 LTMHH và 3 năm cũng từ ngày quyền và
lợi ích bị xâm phạm theo Điều 429 BLDS 2015.
· Đối với “quyền và lợi ích bị xâm phạm”, có thể hiểu đây là khi bên bán biết hoặc
phải biết mình đã xâm phạm quyền lợi bên mua mà không khắc phục. Tuy nhiên
điều này rất khó (bất khả thi) nếu bên mua không nhận hàng. Lúc này, nếu không
xem nhận hàng là nghĩa vụ sẽ tạo sự tùy tiện để bên mua có thể khiếu nại hay kiện
tụng bên bán một cách vô tội vạ nhưng bên mua lại ít có khả năng bị áp dụng
những biện pháp mang tính bất lợi hơn so với bên bán làm đúng hợp đồng. Rõ
ràng, bên bán sẽ chịu thiệt thòi lớn.

- Vì vậy cần có quy định khẳng định nhận hàng là nghĩa vụ của bên mua.

Câu 9: Trình bày hiểu biết của các chị (anh) về những biện pháp bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ trong hợp đồng vay. Theo các chị (anh), biện pháp nào trong số
những biện pháp đó là an toàn và hiệu quả nhất đối với bên cho vay?
Thông thường, hợp đồng vay tiềm ẩn những rủi ro lớn, quyền lợi của bên cho vay phụ
thuộc rất nhiều vào khả năng thanh toán của bên vay. Để bảo đảm giúp bên cho vay có khả
năng thu hồi nợ, hợp đồng vay thường kèm theo các biện pháp bảo đảm. Theo pháp luật
hiện hành, có 9 biện pháp được quy định, tuy nhiên chỉ có 4 biện pháp gắn với hợp đồng
vay là: (i) cầm cố, (ii) thế chấp, (iii) bảo lãnh, (iv) tín chấp. Cụ thể, cần phải lưu ý những
điểm sau đối với 4 biện pháp này:

- Đối với cầm cố:

+ Căn cứ Điều 309 BLDS 2015, đây là việc bên cầm cố (thường là bên vay) chuyển giao
tài sản cho bên nhận cầm cố (thường là bên cho vay) để đảm bảo nghĩa vụ. Nếu bên
cầm cố không trả được tiền thì bên nhận cầm cố được quyền xử lý tài sản để cấn trừ nợ
(Điều 314(2) BLDS 2015).

+ Về mặt đối tượng, đối tượng của cầm cố phải là tài sản xác định được thuộc quyền sở
hữu của bên cầm cố, có thể là động sản hoặc bất động sản nhưng cầm cố sẽ áp dụng
cho động sản phổ biến hơn do nếu chuyển giao bất động sản thì bên nhận cầm cố sẽ
không thể khai thác sử dụng công năng của nó.
+ Ngoài ra, có một vấn đề cần lưu ý với cầm cố là giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất/sở hữu nhà không thể được dùng để cầm cố, vì chúng chỉ có giá trị chứng minh
một người đang sở hữu tài sản nào, không phải là tài sản theo quy định của BLDS. Vì
vậy, khi cầm cố bất động sản thì bên cầm cố phải chuyển giao bất động sản đó cho bên
nhận cầm cố.

- Đối với thế chấp:

+ Căn cứ Điều 317 và Điều 318 BLDS 2015, thế chấp gần giống với cầm cố, tuy nhiên
có một số điểm khác biệt. Thế chấp có thể hiểu là chỉ sử dụng giấy tờ để chuyển giao
cho bên nhận thế chấp. Về đặc điểm, bên thế chấp không cần giao tài sản cho bên nhận
thế chấp quản lý. Quan hệ thế chấp là quan hệ hai bên, bên thế chấp phải dùng tài sản
của mình để bảo đảm. Thế chấp bao gồm thế chấp toàn bộ (vay đảm bảo toàn phần) và
thế chấp một phần. Về đối tượng, đối tượng của thế chấp có thể là động sản hoặc bất
động sản (thông dụng hơn).

+ Rủi ro cần lưu ý đối với thế chấp là bên thế chấp cần phải có biện pháp đảm bảo an
toàn về mặt tài chính, phải duy trì thu nhập ổn định để trả khoản vay cho bên nhận thế
chấp.

- Đối với bảo lãnh:

+ Biện pháp này tương tự thế chấp, khác ở chỗ bên bảo lãnh sử dụng tài sản của mình để
bảo lãnh cho bên thứ ba (quan hệ ba bên) theo Điều 335 BLDS 2015. Bảo lãnh có thể
là bảo lãnh bằng tài sản xác định cụ thể hoặc bảo lãnh không ghi rõ loại tài sản bảo
lãnh.

+ Đối với bảo lãnh bằng tài sản cụ thể xác định, bên bảo lãnh phải ghi rõ tài sản nào
được dùng làm tài sản bảo lãnh. Trách nhiệm bảo lãnh của bên thứ ba giới hạn trong
phạm vi giá trị tài sản bảo lãnh, phần nghĩa vụ còn lại (vượt quá ts bảo lãnh) sẽ thuộc
về bên đi vay theo Điều 336 BLDS 2015.

+ Đối vưới bảo lãnh không ghi rõ loại tài sản bảo lãnh (hay bảo lãnh bằng uy tín), về
nguyên tắc cả người vay và người bảo lãnh liên đới chịu trách nhiệm trả nợ cho người
cho vay, trừ trường hợp các bên thỏa thuận về việc người bảo lãnh chỉ thanh toán nếu
người vay không còn khả năng thực hiện nghĩa vụ.

+ Rủi ro cần lưu ý ở chỗ, bảo lãnh thường hay bị nhầm lẫn với thế chấp. Khi vay ở ngân
hàng, thuật ngữ “thế chấp 2 bên” hay “thế chấp 3 bên” thường được sử dụng, về bản
chất pháp lý thì chúng chính là bảo lãnh.

- Đối với tín chấp:

+ Hình thức này được quy định vỏn vẹn tại Điều 344 và Điều 345 BLDS 2015. Đây là
trường hợp khi tổ chức chính trị xã hội đứng ra bảo đảm bằng tín chấp cho các cá
nhân, hộ gia đình nghèo vay để sản xuất kinh doanh.

+ Các tổ chức 9t-xh chỉ đứng ra giới thiệu, không trả thay: Tín chấp mang tính giới
thiệu để cá nhân hộ gia đình nghèo có cơ hội vay tiền để cải thiện cuộc sống, nếu họ
không thanh toán được sẽ không ai đứng ra thanh toán thay. Khi không có ai trả thay
thì người cho vay sẽ kiện hoặc tìm cách thu hồi khoản tiền theo vay không bảo đảm.
Cho nên, thường bên cho vay sẽ thẩm định hồ sơ rất kỹ.

+ Hiện nay diễn ra phổ biến, nổi bật là công ty tài chính FE Credit. Thế nhưng, ở Việt
Nam, tín chấp không mạnh do cơ chế thu hồi thấp. Ở nước ngoài phát triển hơn do có
hệ thống kiểm soát tốt (chẳng hạn, hệ thống an sinh xã hội ở các nước phát triển tốt
hơn, liên kết thông tin tốt hơn).

Theo em, trong số những biện pháp trên, biện pháp an toàn và hiệu quả với bên cho vay nhất là
cầm cố.

- Cầm cố an toàn và hiệu quả do bên cho vay cầm giữ ts nên xử lý nhanh chóng, rủi ro thấp.
Hạn chế của cầm cố có lẽ ở chỗ nó được áp dụng cho đối tượng là đs thuận tiện hơn bđs (ts
nhỏ sẽ phù hợp hơn).

- Đối với ba hình thức còn lại:

+ Thế chấp và bảo lãnh phải kèm theo cơ chế đăng ký giao dịch bảo đảm để rủi ro thấp
nhất: có trường hợp sử dụng ts đảm bảo cho nhiều khoản vay. Do phức tạp về thủ tục
nên hai bp này chỉ áp dụng với ts hoặc khoản vay lớn (bđs, tàu bay, tàu biển,…).
+ Tín chấp vẫn được liệt kê trong luật nhưng không phải biện pháp bảo đảm thực chất,
chỉ mang tính dựa trên uy tín các cá nhân để cho vay, tính bảo đảm thấp.

Câu 10: Tòa án có chấp nhận đơn khởi kiện của ông Minh trong tình huống
bên dưới hay không? Giải thích và nêu căn cứ pháp lý.
Ngày 01/01/2013, ông Bình có vay ông Minh số tiền 500 triệu đồng, hẹn 6 tháng sau sẽ
trả cả gốc và lãi (10%). Hai bên có lập hợp đồng bằng văn bản viết tay và ký tên xác nhận.
Tuy nhiên khi đến hạn thanh toán thì ông Bình không trả và ông Minh cũng không nhớ đến
khoản vay này nên không đi đòi. Ngày 01/01/2020, ông Minh vô tình tìm lại từ hợp đồng
khi xưa và gọi cho ông Bình để yêu cầu thanh toán tất cả tiền vay và lãi. Tuy nhiên ông
Bình từ chối thanh toán vì bảo mình không có tiền trả. Hơn nữa việc vay đã diễn ra rất lâu
rồi nên ông không có nghĩa vụ phải thanh toán tiền cho ông Minh nữa.

Trả lời

- Tòa án chỉ chấp nhận một phần đơn khởi kiện nếu ông Bình yêu cầu áp dụng thời hiệu
khởi kiện và chấp nhận toàn bộ nếu ông Bình không yêu cầu.

- Trong trường hợp ông Bình yêu cầu áp dụng thời hiệu:

+ Căn cứ Điều 429 Bộ luật dân sự (BLDS) 2015, ông Minh đã tiến hành khởi kiện khi
hết thời hiệu khởi kiện (sau 07 năm so với thời hiệu 03 năm theo quy định của luật)
nên ông Minh không thể đòi tiền lãi. Tiếp theo, căn cứ Điều 155(2) và Điều 166 BLDS
2015, thời hiệu khởi kiện không áp dụng đối với yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu nên ông
Minh vẫn có thể đòi lại tiền vay do khoản tiền này vốn dĩ là tài sản của mình.

+ Như vậy, Tòa án sẽ chấp nhận yêu cầu đòi tiền vay là 500 triệu nhưng không chấp
nhận yêu cầu đòi tiền lãi của ông Minh.

- Trong trường hợp ông Bình không yêu cầu áp dụng thời hiệu:

+ Tòa án sẽ chấp nhận cả yêu cầu đòi tiền vay và tiền lãi của ông Minh. Đối với yêu cầu
đòi tiền lãi, do ông Minh không đưa ra yêu cầu cụ thể nên Tòa án sẽ hiểu theo hướng
ông Bình phải trả những khoản lãi bao gồm lãi trên nợ gốc theo lãi suất (lãi/gốc) và lãi
trên nợ gốc quá hạn (lãi/lãi) theo Điều 466(5) BLDS 2015.
+ Lúc này, ông Bình sẽ phải trả các khoản sau:

(i) Tiền gốc đã vay = 500 triệu.

(ii) Tiền lãi lẽ ra phải trả nếu trả đúng hạn = 500tr x 10% = 50tr

(iii) Tiền lãi/gốc: 500tr x 150% x 20% x 7 = 1tỷ 50tr


(đề bài cho 10%/6tháng quy đổi ra 20%/năm sau đó nhân với tổng là 7 năm)

(iv) Tiền lãi/lãi: 50tr x 10% x 7 = 35tr

+ Tóm lại, Tòa án sẽ chấp nhận toàn bộ yêu cầu của ông Minh.

Câu 11: Trình bày đặc điểm của hợp đồng mua bán?
- Hợp đồng mua bán tài sản có các đặc điểm sau đây: 
2.1. Hợp đồng mua bán tài sản là hợp đồng song vụ Bên bán và bên mua đều có quyền và nghĩa vụ
đối nhau. Trong hợp đồng này, bên bán có quyền yêu cầu bên mua nhận vật và trả tiền mua
vật; ngược lại, bên mua có quyền yêu cầu bên bán chuyển giao vật và nhận tiền bán vật.
2.2. Hợp đồng mua bán là hợp đồng có đền bù
Khoản tiền mà bên mua tài sản phải trả cho bên bán tài sản là khoản đền bù về việc mua
bán tài sản. Đặc điểm có đền bù trong hợp đồng mua bán tài sản là yếu tố phân biệt giữa
hợp đồng này với hợp đồng tặng cho tài sản là hợp đồng không có đền bù, 
2.3. Hợp đồng mua bán tài sản là hợp đồng nhằm mục đích chuyển giao quyền sở hữu đối với tài
sản từ bên bán sang bên mua
Đây là căn cứ kế tục quyền sở hữu tài sản. Đặc điểm này là yếu tố phân biệt giữa hợp đồng
mua bán tài sản với hợp đồng cho mượn tài sản, hợp đồng cho thuê tài sản.

Câu 12: So sánh các khái niệm sau:

a. Tài sản và hàng hóa trong hợp đồng mua bán?

- Về mặt khái niệm:


 Theo quy định tại Điều 105 BLDS 2015, tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài
sản; tài sản bao gồm bất động sản và động sản; bất động sản và động sản có thể là tài
sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
 Theo quy định tại Điều 3(2) LTMHH, hàng hóa bao gồm tất cả các loại động sản, kể cả
động sản hình thành trong tương lai; những vật gắn liền với đất đai.
- Khi xem xét hai khái niệm trên một cách độc lập, phạm vi của tài sản và hàng hóa có điểm
khác nhau ở chỗ tài sản bao gồm cả đất đai, còn hàng hóa thì không. Tuy nhiên, căn cứ theo
Điều 197 BLDS 2015, Điều 4 và Điều 13 LĐĐ 2013, khi xem xét chúng trong quan hệ hợp
đồng mua bán thì phạm vi của tài sản và hàng hóa là như nhau, đều không bao gồm đất đai do
đất đai là tài sản không thể giao dịch.
- Như vậy, về cơ bản, tài sản và hàng hóa trong hợp đồng mua bán giống nhau, điều kiện của
chúng là không bao gồm đất đai.

b. Hợp đồng mua bán hàng hóa và hợp đồng mua bán tài sản?

1. Điểm giống nhau:


– Đều là hợp đồng song vụ, hợp đồng có tính đền bù;
– Đều là những giao dịch có bản chất dân sự, thiết lập dựa trên sự tự nguyện, bình đẳng và
thỏa thuận của các bên;
– Đều hướng tới lợi ích của mỗi bên và lợi ích chung của các bên tham gia giao kết hợp đồng;
– Hai loại hợp đồng này có một số điều khoản tương tự như: Điều khoản về chủ thể; đối tượng
của hợp đồng; giá cả; quyền và nghĩa vụ của các bên; phương thức thực hiện; phương thức
thanh toán; giải quyết tranh chấp phát sinh nếu có.
– Về hình thức của hợp đồng:
Giao kết bằng miệng;
Giao kết bằng văn bản;
Hợp đồng cũng có thể được giao kết bằng hành vi cụ thể: Thông thường đây là một dạng quy
ước đã hình thành trên cơ sở thông lệ mà các bên đã mặc nhiên chấp nhận.
– Để hợp đồng có Hiệu lực phải đảm bảo các điều kiện chung theo quy định của một giao dịch
dân sư.
2. Điểm khác nhau:
Hợp đồng mua bán tài sản Hợp đồng mua bán hàng hóa

Chủ thể của hợp HĐ mua bán hàng hóa được quy định bởi HĐ mua bán hàng hóa được
đồng  BLDS 2015 nên chủ thể của hợp đồng sẽ quy định bởi LTM 2005 nên
là chủ thể của BLDS, bao gồm: Cá nhân, chủ thể của hợp đồng sẽ là chủ
tổ chức, có thể có hoặc ko có tư cách pháp thể của LTM, bao gồm: Chủ
nhân.  thể là cá nhân, tổ chức có đăng
ký kinh doanh (thương nhân).

Đối tượng của Là tài sản được quy định tại Bộ luật dân sự Hàng hóa bao gồm:Tất cả các
hợp đồng bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền loại động sản, kể cả động sản
tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và hình thành trong tương lai;
động sản. Những vật gắn liền với đất đai.
Những loại hàng hóa này nằm
trong danh mục hàng hóa giao
dịch tại Sở giao dịch do Bộ
trưởng Bộ Thương mại (nay là
Bộ Công Thương) quy định

Mục đích hợp Chuyển giao quyền sở hữu từ bên bán Chuyển giao quyền sở hữu từ
đồng sang bên mua với nhiều mục đích khác bên bán sang bên mua với mục
nhau như là tiêu dùng, để ở, kiếm thêm đích thương mại
một phần thu nhập nhờ chênh lệch giá.
Điều khoản Tùy thỏa thuận giữa các bên Yêu cầu bắt buộc
về vận chuyển
hàng hóa,
điều khoản về
bảo hiểm

Cơ quan có Tòa án (Điều 429) Tòa án hoặc TTTM (khoản 3


thẩm quyền Điều 317 LTM 2005)
giải quyết
tranh chấp

Thời điểm Sau khi các bên thực hiện nghĩa vụ trả tiền Quyền sở hữu được chuyển từ
chuyển quyền và nhận tài sản thì bên mua có quyền sở bên bán sang bên mua kể từ
sở hữu tài sản hữu tài sản mua. Đối với những tài sản thời điểm hàng hóa được
phải đăng ký quyền sở hữu, sau khi đăng chuyển giao.
ký quyền sở hữu và được cấp đăng ký
hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu thì
người mua có quyền sở hữu.

Câu 13: Xác định luật điều chỉnh cho hợp đồng mua bán?
- Về vấn đề xác định luật điều chỉnh, có nhiều quan điểm cho rằng việc phân loại nên căn cứ vào
mục đích của hợp đồng, nhưng trên thực tế rất khó phân loại theo cách này. Thông thường,
việc xác định luật điều chỉnh cho hợp đồng sẽ dựa trên chủ thể hoặc đối tượng của hợp đồng.
(1) Dựa trên chủ thể: Chủ thể mà luật dân sự điều chỉnh rất đa dạng, còn chủ thể chính mà luật
thương mại điều chỉnh là các thương nhân (có đăng ký kinh doanh theo Điều 6(1)
LTMHH). Lúc này, hợp đồng giữa các chủ thể của luật dân sự sẽ được điều chỉnh bởi
BLDS, còn hợp đồng giữa các chủ thể là thương nhân hoặc có một bên là người tiêu dùng
(Điều 1(3) LTMHH) trong trường hợp có thỏa thuận thì LTM sẽ được áp dụng.
(2) Dựa vào đối tượng: việc dựa vào đối tượng của hợp đồng là “tài sản” hay “hàng hóa” sẽ
giúp xác định luật áp dụng là BLDS hay LTM khi không thể xác định bằng cách dựa vào
chủ thể.
Câu 14: So sánh chế tài hủy hợp đồng và đơn phương chấm dứt hợp đồng
(đình chỉ thực hiện hợp đồng trong thương mại)?
 Về điểm giống, chế tài hủy hợp đồng và đơn phương chấm dứt hợp đồng đều dựa trên vi
phạm hợp đồng của một bên để làm phát sinh quyền chấm dứt hiệu lực hợp đồng của bên
còn lại. Đây cũng là một trong những đặc trưng cơ bản của hủy bỏ và đơn phương chấm
dứt hợp đồng so với các biện pháp khắc phục khác. 
 Về cơ bản, khi áp dụng hủy bỏ hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng, hợp đồng sẽ
không còn hiệu lực pháp lý đối với các bên.
 Nói cách khác, các bên không còn bị ràng buộc bởi các quyền và nghĩa vụ theo hợp
đồng, trừ một số trường hợp theo thỏa thuận của các bên hoặc quy định của pháp luật.
Quyền hủy bỏ và chấm dứt hợp đồng sẽ có hiệu lực đối với bên vi phạm kể từ thời điểm
bên vi phạm nhận được thông báo có liên quan (Điều 427(1), Điều 428(3) BLDS 2015,
Điều 311(1) và Điều 314(1) LTMHH).
 Về điểm khác, khác biệt cần lưu ý là thời điểm chấm dứt hiệu lực hợp đồng khi áp dụng
hủy bỏ và đơn phương chấm dứt hợp đồng là khác nhau. 
 Đối với hủy bỏ hợp đồng, hiệu lực hợp đồng sẽ chấm dứt từ thời điểm giao kết (Điều
427(1) BLDS 2015 và Điều 314(1) LTMHH). Trong khi đó, đối với đơn phương chấm
dứt hợp đồng, hiệu lực hợp đồng sẽ chỉ chấm dứt từ thời điểm bên vi phạm nhận được
thông báo chấm dứt có liên quan (Điều 428(3) BLDS 2015 và Điều 311(1) LTMHH). 
 Nói cách khác, hợp đồng bị hủy bỏ sẽ không có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết, còn
hợp đồng bị đơn phương chấm dứt vẫn có hiệu lực từ thời điểm giao kết đến trước thời
điểm bên vi phạm nhận được thông báo chấm dứt có liên quan.

Câu 16: Khi nào vi phạm hình thức dẫn đến hợp đồng vô hiệu?
- Điều 117(2) quy định hình thức hợp đồng là một trong những điều kiện có hiệu lực của giao
dịch dân sự
Điều 129(1,2) Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức văn bản
và vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã
thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc
các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này,
các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực. Quy định này bảo vệ bên có
thiện chí, tuy nhiên rất khó để xác định thế nào là hai phần ba nghĩa vụ đã thực hiện. 

Câu 17: Trình bày những hiểu biết của anh chị về vấn đề năng lực chủ thể và
thẩm quyền ký kết hợp đồng mua bán?
- [...]
Câu 18: Phân tích những đặc điểm cơ bản của hợp đồng tặng cho?
- Là hợp đồng đơn vụ hay song vụ tùy thuộc vào từng trường hợp:
+ Nếu tặng cho không có điều kiện thì đây là hợp đồng đơn vụ
+ Nếu việc tặng cho kèm điều kiện thì cả bên tặng cho và bên được tặng cho đều có nghĩa vụ với
nhau nên trường hợp này tặng cho lại mang đặc điểm song vụ
- Là hợp đồng song vụ trong trường hợp đặc biệt khi hợp đồng có điều kiện phát sinh sau khi tài
sản được chuyển giao.
- Là hợp đồng không có tính chất đền bù.
- Là hợp đồng thực tế.

Câu 19: Phân tích những vấn đề sau liên quan đến hợp đồng thuê: 

a. Đặc trưng của hợp đồng thuê tài sản?

- Đối tượng của hđ thuê là ts: không tiêu hao, vật đặc định hay đặc định hóa, quyền ts.
- Là hđ song vụ: hai bên đều có nghĩa vụ theo đúng mục đích đã cam kết.
+ Nếu chuyển giao ts không đúng mục đích cam kết thì cũng là cơ sở hủy hđ (VD: thuê nhà nhưng
giao kho).
+ Trong quá trình thuê, nếu không đảm bảo mục đích sử dụng thì là vi phạm nghĩa vụ nên cũng là
cơ sở hủy hđ. VD: đang thuê có người đòi hay đuổi ra.
- Là hđ ưng thuận:
+Một số quan điểm cho rằng đây là hđ thực tế, nhưng tương tự hđ vay, trong BLDS không có quy
định hđ thuê có hiệu lực từ thời điểm chuyển giao ts => tuân thủ nguyên tắc chung của hđ là hđ
sẽ có hiệu lực từ thời điểm giao kết = ưng thuận.
+Ưng thuận hợp với hđ thuê, bởi vì bên cho thuê có nghĩa vụ chuyển giao ts tại thời điểm nhất
định mà họ đã cam kết.
+Hđ thuê nếu có hiệu lực rồi thì mới đảm bảo thời điểm chuyển giao. Chuyển giao chậm = vi
phạm = bồi thường.
- Là hđ có tính đền bù:
+Người đi thuê trả khoảng tiền sử dụng. Lưu ý họ chỉ trả cho phần sử dụng của họ. Vì vậy có hai
thời điểm quan trọng nhất cần lưu ý khi thực hiện hđ thuê.
+Thứ nhất là khi bên cho thuê thực hiện nghĩa vụ chuyển giao ts: việc chuyển giao ts thuộc nghĩa
vụ bên cho thuê, nên phải lập biên bản bàn giao.
+Thứ hai là khi bên thuê chuyển trả ts: cũng phải lập biên bản bàn giao để xác định từ thời điểm đó
mình kết thúc nghĩa vụ thanh toán.
b. Nghĩa vụ của các bên liên quan đến chuyển giao tài sản?

 Nghĩa vụ của bên cho thuê 


- Giao tài sản thuê (Điều 476 BLDS 2015): Đúng thời hạn, Chất lượng, số lượng, tình trạng, chủng
loại, Địa điểm, Cung cấp thông tin 
- Đảm bảo giá trị sử dụng (Điều 477 BLDS 2015)
- Đảm bảo quyền sử dụng ổn định (Điều 478 BLDS 2015)
Quyền & Nghĩa vụ của bên thuê
- Nhận tài sản thuê theo đúng hợp đồng. 
- Cho thuê lại nếu được bên cho thuê đồng ý. (Điều 475 BLDS 2015)
- Trả tiền thuê. (Điều 481 BLDS 2015)
- Trả lại tài sản thuê. (Điều 482 BLDS 2015)

c. Các yêu cầu liên quan đến bồi thường thiệt hại?

- Trước hết là xem xét việc đơn phương chấm dứt hđ thuê có đúng quy định hay không
- Tiếp theo, xem xét các quy định liên quan trong hợp đồng và thực hiện đúng quy định của hđ.
- Nếu hđ không quy định rõ:
+ Điều 477, 480, 481 BLDS 2015 quy định căn cứ đơn phương chấm dứt hđ thuê tài sản như:
Không bảo đảm giá trị sử dụng của tài sản thuê, không đảm bảo mục đích thuê, không thanh
toán trong ba kỳ liên tiếp,… Nếu rơi vào các trường hợp này có thể đơn phương chấm dứt mà
không bồi thường thiệt hại. 
+ Điều 131, 132 Luật Nhà ở (đối với thuê nhà ở).
- Nếu ngoài các trường hợp trên thì đơn phương chấm dứt phải bồi thường thiệt hại.
- Tính tiền thuê dựa vào thời điểm chuyển giao ts và thời điểm bàn giao ts.
Bồi thường thiệt hại đối với hđ thuê sẽ có hai phần: 
- Thứ nhất là bồi thường đối với ts thuê: ts có đầy đủ, giá trị chất lượng có phù hợp với ts đã bàn
giao trước đây hong (phải sd được hoặc hao mòn tự nhiên).
- Thứ hai là bồi thường do chấm dứt hđ thuê trước thời hạn:
+Xem thêm AL21. Có hai quan điểm liên quan đối với mất đi giá trị tiền hoặc lợi ích mong muốn
đạt được:
+Thiệt hại này được tính bằng tiền thuê của thời gian còn lại của hợp đồng? => chỉ áp dụng khi
việc chấm dứt hđ gần với thời điểm hết hạn hđ.
+Hay là tiền thuê của những tháng mà bên đi thuê tìm người thuê mới? => áp dụng khi việc chấm
dứt hđ cách xa so với thời điểm hết hạn hđ.
=> Do các bên deal hoặc TA xác định.
____________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

BÀI TẬP 1

Từ đầu năm 2017, Giám đốc Trần Công của Công ty TNHH Trùng Dương, sau nhiều lần trao đổi
với Vũ Minh (trưởng phòng xuất khẩu, kiêm trợ lý giám đốc của công ty xuất nhập khẩu Toca), đã gửi
Toca 74 lô hàng may mặc xuất khẩu sang Nga. Hai bên không ký kết một văn bản hợp đồng nào cả.
Tháng 11 năm 2017, Toca thanh toán cho Trùng Dương tiền bán 02 lô hàng trong số 74 lô hàng đã nói.
Sau một thời gian dài Toca không thanh toán nốt cho Trùng Dương số 72 lô hàng còn lại, với lý do
không có quan hệ hợp đồng giữa Toca và Trùng Dương.

Giữa năm 2018, Trùng Dương kiên quyết đòi Toca phải thanh toán cho mình và cho rằng: (1) khi
giao dịch với Trùng Dương, Vũ Minh hoàn toàn có thẩm quyền, vì ông này đã đưa cho Trùng Dương
xem Quyết định do Bùi Phùng- giám đốc Toca lúc đó ký, uỷ quyền cho ông giải quyết mọi công việc
liên quan tới kinh doanh xuất nhập khẩu trong thời gian giám đốc đi công tác, hơn nữa trong bản phân
công trực lãnh đạo lúc đó, Vũ Minh phụ trách kinh doanh xuất nhập khẩu; (2) Các phiếu xuất kho, vận
đơn đều ghi tên người gửi là Toca, dù Trùng Dương và Toca không ký hợp đồng bằng văn bản.

Giám đốc mới của Toca cho rằng: (1) không có một hợp đồng nào giữa Toca và Trùng Dương
được ký kết, bởi trong sổ sách của Toca chỉ đề cập tới hợp đồng giữa Toca và Trùng Dương về hai lô
hàng đã thanh toán cho Trùng Dương; (2) Vũ Minh- người giao dịch trực tiếp với Trùng Dương trước
kia, đã nghỉ hưu, và tại thời điểm giao dịch đó không được uỷ quyền của giám đốc Bùi Phùng, bởi các
quyết định nói trên là văn bản phân công nội bộ, còn đối với từng việc giao dịch cụ thể với bên ngoài
cần có uỷ quyền cụ thể, hơn nữa trong Điều lệ của Toca có qui định đối với những hợp đồng có giá trị
lớn từ 02 tỉ đồng trở lên phải do giám đốc trực tiếp ký kết hoặc phải uỷ quyền cụ thể bằng văn bản,
trong khi đó 74 lô hàng nói trên trị giá lớn hơn hàng chục lần mức qui định; (3) mặc dù sổ sách kế toán
của Toca có ghi khoản thanh toán trả Trùng Dương 02 lô hàng đã nói, nhưng đó là việc riêng của Vũ
Minh và Trùng Dương, không phải là việc của hai công ty, bởi công ty không được một khoản lợi nào
từ giao dịch này và Vũ Minh chỉ lợi dụng tư cách của Toca; (4) người lao động tại Toca phản đối vì
cho rằng, công ty và họ không phải chịu trách nhiệm về các giao dịch tư giữa Vũ Minh và Trùng
Dương; (5) báo chí bênh vực quyền lợi của người lao động lên tiếng đòi không thể coi vụ việc làm ăn
chui này là hợp đồng của Toca và Trùng Dương, và còn lập luận, nếu không phải là vụ làm ăn chui, thì
tại sao kể từ khi giao hàng mãi tới giờ mới đòi tiền?

Câu hỏi 1: Có tồn tại quan hệ hợp đồng có hiệu lực giữa Toca và Trùng Dương không? Vì sao?

- Có tồn tại quan hệ hợp đồng giữa Toca và Trùng Dương. Trong tình huống, phải xem xét điều kiện
về hình thức và chủ thể của hợp đồng.
- Về hình thức: Trong cả trường hợp áp dụng BLDS và LTM, theo Điều 117 và 119 BLDS 2015 cũng
như Điều 24 LTMHH, hợp đồng có thể được xác lập bằng lời nói và hành vi cụ thể nếu luật không
quy định hình thức là văn bản. Trong tình huống, hợp đồng được xác lập bằng lời nói (giữa TD và
người đại diện của Toca) và hành vi cụ thể (chứng minh thông qua phiếu xuất kho, vận đơn), thêm
vào đó không có quy định về hình thức đối với hợp đồng có đối tượng là lô quần áo. Vì vậy, hợp
đồng không vi phạm điều kiện về hình thức.
- Về chủ thể:
+Do tranh chấp liên quan đến việc người ký kết hợp đồng bên phía Toca có thẩm quyền hay không,
cần phải xem xét Điều lệ của công ty này. Theo Điều lệ, đối với hợp đồng có giá trị từ 2 tỷ trở lên
thì việc ủy quyền phải được thực hiện cụ thể bằng văn bản. Đồng thời, có thể hiểu những hợp
đồng có giá trị thấp hơn 2 tỷ thì người được ủy quyền chung có thể thực hiện.
+Trong tình huống, VM chỉ mới được ủy quyền chung (giải quyết mọi công việc liên quan tới kinh
doanh xuất nhập khẩu trong thời gian giám đốc đi công tác), nhưng chưa được ủy quyền cụ thể
(ghi rõ công việc uỷ quyền là công việc gì , thay mặt BP đại diện Toca ký kết hợp đồng với TD,
…) nên không có thẩm quyền ký kết hợp đồng có giá trị từ 2 tỷ trở lên. Tuy nhiên, do không có dữ
kiện cho thấy VM ký hđ mua một lần 74 lô hàng nên chưa thể kết luận VM đã ký kết hợp đồng từ
2 tỷ trở lên. Có hai trường hợp có thể xảy ra:
· Nếu VM chia nhỏ ra nhiều lần giao dịch và các lần giao dịch đều có giá trị nhỏ hơn 2 tỷ: VM
có thẩm quyền ký kết hợp đồng, điều này có nghĩa hợp đồng không vi phạm điều kiện chủ thể.
· Nếu VM giao dịch một lần 74 lô: Mặc dù VM không có thẩm quyền ký kết hợp đồng, tuy
nhiên, căn cứ Điều 143(1)(a,b) BLDS 2015, có thể xem giám đốc của Toca đã biết mà không
phản đối (giao dịch đã được ghi nhận vào sổ sách, sau đó Toca vẫn thanh toán). Vì vậy hợp
đồng tuy được ký kết vượt quá thẩm quyền nhưng vẫn có hiệu lực.
- Như vậy, vẫn tồn tại quan hệ hợp đồng giữa Toca và Trùng Dương.

Câu hỏi 2: Tranh chấp này là tranh chấp về dân sự hay tranh chấp về kinh doanh thương mại? Tại
sao?

- Tranh chấp này là tranh chấp về kinh doanh thương mại.
- Theo Điều 2(1) LTMHH, luật thương mại được áp dụng cho các đối tượng là thương nhân. Trong
tình huống, bên bán là Công ty TNHH Trùng Dương nên là một thương nhân. Đối với bên mua, do
không có hợp đồng bằng văn bản, căn cứ vào chứng cứ trực tiếp là vận đơn và phiếu xuất kho thì bên
mua (hay người nhận hàng) chính là công ty Toca (không phải ông Vũ Minh) nên cũng là thương
nhân.
- Vì vậy đây là tranh chấp về kinh doanh thương mại.
BÀI TẬP 2

Ngày 26/02/2017, Công ty TNHH May Mặc Thương Tín (Thương Tín) có gửi một yêu cầu đến
Công ty liên doanh dịch vụ giao nhận quốc tế ABC (ABC), theo đó công ty ABC sẽ chở một lô hàng
may mặc mà Thương Tín gia công cho công ty Mega Textile (MT) từ thành phố Hồ Chí Minh, Việt
Nam sang Miami, Florida, Hoa Kỳ. Yêu cầu này được thể hiện bằng một Phiếu yêu cầu chuyên chở
ngày 26/02/2017 của công ty Thương Tín, tại điều khoản thanh toán của phiếu yêu cầu chuyên chở có
ghi “cước phí trả trước bởi Công ty Mega Textile”. ABC trả lời chấp thuận yêu cầu trên bằng thư xác
nhận ngày 28/02/2017, tuy nhiên kèm theo trả lời có yêu cầu phía Thương Tín cung cấp thư xác nhận
của Mega Textile đối với nghĩa vụ thanh toán cước phí thì ABC mới tiến hành thực hiện hợp đồng.
Ngày 1/3/2017, Thương Tín cung cấp hợp đồng gia công giữa Thương Tín và Mega Textile để xác
nhận tổng số lô hàng mà Thương Tín gia công cho MT là phù hợp với khối lượng hđ chuyên chở theo
yêu cầu. Trong hđ gia công không có điều khoản về trách nhiệm chi trả phí vận chuyển.

Thực hiện yêu cầu trên, ABC đã vận chuyển lô hàng đi Miami, Florida, Hoa Kỳ, theo vận đơn
hàng không (AWB) số TFS-400053 ngày 03/3/2017 trên chuyến bay 0Z392 và OZ222 ngày 03/3/2017
đến Hoa Kỳ và giao cho người nhận hàng ghi trên vận đơn một cách an toàn. Tổng cước phí vận
chuyển lô hàng trên là 61.395,20USD. Sau khi ABC hoàn tất nghĩa vụ giao hàng, nhưng mới nhận
được thanh toán tiền cước vận chuyển được 33.000USD (hóa đơn xuất cho Mega Textile). Hiện còn
nợ 28.395,20USD chưa thanh toán.

Ngày 21/10/2017, ABC có văn bản yêu cầu Thương Tín phải chịu trách nhiệm trả số tiền
28.395,20USD và lãi phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán, nhưng Thương Tín từ chối
thanh toán vì cho rằng đây không phải là nghĩa vụ của mình.

Câu hỏi: Xác định bằng chứng chứng minh các bên có giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa?
Trình bày quan điểm của chị (anh) về giải quyết tranh chấp hợp đồng trên.

- Về vấn đề chứng minh có tồn tại hợp đồng:

+Cần phải xem xét đề nghị giao kết hợp đồng của các bên. Do không có quy định cụ thể trong
LTM, theo Điều 389 BLDS 2015, nếu bên đề nghị thay đổi nội dung của đề nghị giao kết hợp
đồng thì đó là đề nghị mới.

+Trong tình huống, Thường Tín đưa ra đề nghị, ABC hồi đáp bằng một yêu cầu (kèm thư xác nhận
thanh toán của MT) nên có thể xem yêu cầu đó là lời đề nghị mới. Sau đó, Thương Tín hồi đáp
vẫn không đáp ứng được yêu cầu của ABC (hợp đồng gia công không có điều khoản về việc MT
phải trả phí), sự hồi đáp của Thương Tín cũng trở thành một lời đề nghị mới. Đáp lại với lời đề
nghị này, ABC không có phản hồi gì thêm mà đã vận chuyển lô hàng vào ngày 3/3 nên có thể xem
ABC đã đồng ý với lời đề nghị của Thường Tín. Như vậy, có tồn tại hợp đồng giữa các bên.
+Bình luận thêm: 3/3 được xem là ngày mà hđ được ký chính thức.

- Về quan điểm giải quyết tranh chấp, đối với vấn đề ai sẽ chịu trách nhiệm trả số tiền 28.395,20USD
và trả lãi chậm trả:

+Do không có quy định cụ thể trong LTM, căn cứ Điều 536(1) BLDS 2015, bên thuê vận chuyển
phải trả đủ tiền cước phí vận chuyển cho bên vận chuyển. Vì vậy, bên thuê vận chuyển là Thường
Tín có khả năng phải trả cước phí, nhưng cần xem xét nghĩa vụ thanh toán đã được chuyển giao
cho MT hay chưa.

+Về chuyển giao nghĩa vụ, theo Điều 370(1) BLDS 2015, bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao cho
người thế nghĩa vụ nếu bên có quyền đồng ý. Như vậy, có ba điều kiện để chuyển giao nghĩa vụ:
(i) bên có nghĩa vụ phải có nghĩa vụ với bên có quyền, (ii) bên thế nghĩa vụ phải đồng ý nhận
chuyển giao nghĩa vụ, (iii) bên có quyền phải đồng ý về sự chuyển giao nghĩa vụ này.

+Trong tình huống, điều kiện (i) và (iii) đã thỏa mãn khi Thường Tín có nghĩa vụ thanh toán với
ABC cũng như ABC đồng ý thông qua việc yêu cầu thư xác nhận thanh toán của MT. Tuy nhiên,
điều kiện (ii) không thỏa mãn do hợp đồng gia công không có nội dung MT phải thanh toán cước
phí và cũng không có bằng chứng nào khác ghi nhận việc hai bên có thoả thuận trước về việc MT
có nghĩa vụ thanh toán. Như vậy, Thường Tín phải thanh toán phần cước phí còn lại, đồng thời
phải thanh toán lãi chậm trả.

- Bình luận thêm:

+Nếu Thương Tín không chứng minh được MT chấp thuận thực hiện nghĩa vụ thanh toán cước phí
thì không thể chuyển giao nghĩa vụ cho MT, khi đó Thương Tín vẫn là bên phải thanh toán cho
ABC.

+Việc MT thanh toán cho ABC 33.000 USD có thể là thỏa thuận riêng của 2 bên, không có nghĩa là
MT đã đồng ý thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thanh toán cho Thương Tín => không thể làm bằng
chứng chứng minh MT đã đồng ý chuyển giao nghĩa vụ.

+Việc MT thanh toán trước không có nghĩa MT đã chấp nhận nhận chuyển giao nghĩa vụ, vì “nghĩa
vụ” ở đây là trả toàn bộ chứ không phải trả một phần. Việc MT trả một phần có thể là thỏa thuận
riêng giữa MT và ABC, cũng có thể chỉ là “nghĩa vụ đạo đức”.

+Theo Điều 357 và Điều 468(2) BLDS 2015, nếu không có thỏa thuận thì bên chậm thanh toán có
nghĩa vụ trả lãi với lãi suất 10%/năm = 0,83%/tháng = 0,027%/ngày đối với số tiền chậm trả. Như
vậy, Thường Tín phải trả lãi với lãi suất trên đối với số tiền 28.395,20USD
BÀI TẬP 3

Công ty TNHH Bích Đào (Công ty Bích Đào) vay của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông
thôn chi nhánh Long Điền (gọi tắt là Ngân hàng) số tiền là 3 tỷ đồng trên cơ sở Hợp đồng tín dụng
ngày 8/4/2017, thời hạn cho vay là 24 tháng kể từ 9/4/2017 đến ngày 9/4/2019 (Hợp đồng tín dụng).
Kèm theo đó là Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất số 080701.0457 ngày 8/4/2017 (Hợp đồng thế
chấp QSDĐ) giữa 03 bên là Ngân hàng (bên nhận thế chấp), bà Nguyễn Bạch Vân (bên thế chấp) và
Công ty Bích Đào (bên vay vốn). Theo đó, bà Nguyễn Bạch Vân sử dụng quyền sử dụng mảnh đất có
diện tích 11.079m2 để đảm bảo cho nghĩa vụ vay vốn của Công ty Bích Đào. Tổng giá trị tài sản bảo
lãnh là 5.983.000.000 đồng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Hợp đồng vay thì công ty Bích Đào
vì không thực hiện đúng nghĩa vụ bổ sung các giấy tờ như đã cam kết nên vào ngày 09/10/2017 Ngân
hàng đã khởi kiện Công ty Bích Đào tại Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Trong quá trình giải quyết vụ kiện thì ông Vũ Phiến (là chủ sở hữu hợp pháp quyền sử dụng đất
hợp pháp của mảnh đất trên) đã tố cáo bà Nguyễn Thị Duyên (con dâu) đã giả mạo chữ ký của ông để
lập hợp đồng ủy quyền tặng cho mảnh đất. Sau đó, bà Nguyễn Bạch Vân (lúc này đã được ghi tên
trong giấy CN QSDĐ) đem thế chấp cho Công ty Bích Đào để vay vốn Ngân hàng. Căn cứ trên quyết
định trưng cầu giám định chữ ký của phòng kỹ thuật hình sự công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu kết luận:
chữ ký của ông Vũ Phiến và bà Vũ Thị Thảo (vợ ông Phiến) trên hợp đồng ủy quyền là giả mạo, tòa án
tuyên bản án sơ thẩm số 37/2017/KDTM-ST ngày 17/12/2017 với nội dung: hợp đồng ủy quyền tặng
cho quyền sử dụng đất giữa ông Vũ Phiến và bà Nguyễn Thị Duyên là vô hiệu.

Câu hỏi 1: Hợp đồng thế chấp giữa Công ty Bích Đào, Bà Bạch Vân và Ngân hàng có vô hiệu
không? Vì sao?

- Trước hết, đây là quan hệ hợp đồng bảo lãnh. Theo Điều 317 BLDS 2015, quan hệ thế chấp chỉ có
hai bên. Theo Điều 335 BLDS 2015, quan hệ đảm bảo là quan hệ ba bên. Trong tình huống, bà Vân
bảo lãnh cho công ty Bích Đào đối với khoảng vay từ ngân hàng nên không thể là quan hệ thế chấp.

- Về việc hợp đồng thế chấp có bị vô hiệu hay không:

+Căn cứ Điều 408 BLDS 2015, hợp đồng thế chấp về nguyên tắc phải bị vô hiệu do có đối tượng
không thể thực hiện (hđ tặng cho qsd đất bị vô hiệu nên qsd đất của bà Vân không tồn tại).

+Tuy nhiên, có ngoại lệ trong tình huống này. Theo Điều 133(2), mặc dù hđ trước đó bị vô hiệu
nhưng ts đã được đăng ký cũng như người nhận được ts qua hđ sau ngay tình thì hđ sau vẫn có
hiệu lực. Trong tình huống, qsd đất của bà Vân đã được đăng ký (có tên trên gcn), ngân hàng
có quyền căn cứ vào đó để xác lập hợp đồng vay kèm bảo đảm.

- Vì vậy hợp đồng vay cũng như bảo đảm không bị vô hiệu.
Câu hỏi 2: Có cơ sở để ông Vũ Phiến đòi lại tài sản của mình không? Vì sao?

- Trước tiên, hợp đồng ba bên ở trên là hợp đồng vay, không phải hợp đồng mua bán, lúc này có hai
khả năng.
- Nếu công ty Bích Đào không thể trả nợ thì ông VP không thể đòi lại, tuy nhiên ông có thể đòi bồi
thường theo khoản 3 Điều 133, luc này bên có lỗi phải bồi thường. Ở đây người có lỗi là bà Duyên và
VP công chứng có lỗi (do công chứng cần có 2 người).
- Nếu công ty Bích Đào trả nợ được cho ngân hàng thì sẽ tiến hành giải chấp cho tài sản. Lúc này qsd
mảnh đất quay trở về sự chiếm hữu của bà Vân, nhưng bà Vân ngay tình do chỉ cần căn cứ vào chữ
ký ủy quyền nên ông VP không thể đòi lại đất theo Điều 184(2). Tuy nhiên ông VP vẫn có thể đứng
ra bảo đảm khoản vay cho công ty Bích Đào, khi tài sản được giải chấp thì ông có thể lấy lại đất.

BÀI TẬP 4

Ông Phạm Hồng Ngọc, chủ hộ kinh doanh Bánh Hồng Ngọc, có địa chỉ tại phường Xuân Hòa, thị
xã Long Khánh, Đồng Nai.

Ngày 30.5.2017, cơ sở Bánh Hồng Ngọc đã ký hợp đồng số 126/HĐKT với nội dung Công ty
TNHH công nghệ xử lý nước thải và môi trường Thiết San (địa chỉ tại Quận Bình Thạnh, Thành phố
Hồ Chí Minh) bán và lắp đặt cho Cơ sở sản xuất bánh Hồng Ngọc hệ thống dây chuyền xử lý nước thải
với giá 120.000.000đ. Về chất lượng, Công ty Thiết San phải đảm bảo các thông số kỹ thuật của công
trình, nước thải sau khi được xử lý phải đạt tiêu chuẩn loại B (TCVN 4945- 1995). Để đảm bảo tiêu
chuẩn nước thải chủ cơ sở phải sử dụng hóa chất xử lý nước thải.

Theo hợp đồng, việc thanh toán được tiến hành làm 3 đợt, đợt 1 (40 triệu) vào ngày ký hợp đồng;
đợt 2 (40 triệu) vào ngày giao hàng và đợt 3 (40 triệu) sau khi đưa máy vào sử dụng 3 tháng. Thời gian
bảo hành là 12 tháng kể từ ngày lắp đặt. Hợp đồng được ký bởi Ông Phạm Hồng Ngọc và Giám đốc
Công ty Thiết San (là đại diện theo pháp luật của Công ty).

Thực hiện hợp đồng Ông Ngọc đã thanh toán cho Công ty Thiết San 86 triệu đồng.

- Đợt 1 ngày 30.5.2017: 56 triệu đồng,

- đợt 2 ngày 29.7.2017: 16 triệu đồng,

- đợt 3 ngày 1.8.2017: 14 triệu đồng.

Ngày 10.8.2017, Công ty Thiết San đã tiến hành lắp đặt công trình và yêu cầu Ông Ngọc thanh
toán nốt số tiền còn lại của hợp đồng nhưng ông Ngọc từ chối. Sở dĩ Ông Ngọc không thanh toán nốt
số tiền còn lại bởi ông đã vận hành máy đúng yêu cầu và đã mua hóa chất xử lý nước thải để đảm bảo
tiêu chuẩn nước thải nhưng khi tiến hành thẩm định cơ quan chức năng đã có kết luận kết quả thẩm
định kỹ thuật hệ thống xử lý nước thải tại cơ sở sản xuất của ông Ngọc không đạt yêu cầu.

Mặc dù đã khiếu nại nhưng Công ty Thiết San vẫn không cử người đến kiểm tra và sửa chữa hệ
thống xử lý nước thải. Ngày 18.5.2018, qua kiểm tra, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã lập biên bản
vi phạm hành chính đối với chủ cơ sở Phạm Hồng Ngọc vì gây ô nhiễm môi trường do không xử lý
nước thải, yêu cầu cơ sở ngừng hoạt động sau 20 ngày kể từ ngày 18.5.2018.

Ông Ngọc đã đề nghị Công ty Thiết San phải lắp đặt máy mới đúng tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc trả
lại 86 triệu đồng và tháo dỡ toàn bộ hệ thống mà Công ty này đã lắp đặt để ông thuê đơn vị khác thiết
kế và lắp đặt hệ thống mới nhưng Công ty Thiết San không có ý kiến trả lời. Giữa hai bên phát sinh
tranh chấp. Ông Ngọc có ý định khởi kiện Công ty Thiết San ra Tòa án.

- Ông Ngọc xác định những thiệt hại mà ông phải gánh chịu như sau:

- Nộp phạt hành chính: 1 triệu đồng;

- Mua hóa chất xử lý nước thải: 18 triệu đồng;

- Trả lãi vay cho ngân hàng: 13 triệu đồng;

- Thiệt hại cho những ngày tạm ngừng sản xuất: 20 triệu đồng;

- Phí tư vấn pháp luật: 3 triệu đồng.

Nay , Ông muốn khởi kiện đòi lại 86 triệu đồng đã thanh toán cho Công ty Thiết San và đòi bồi
thường thiệt hại với những khoản nói trên bồi thường những thiệt hại nêu trên.

Câu hỏi: Các yêu cầu trên của ông Ngọc có thể được Tòa án chấp thuận hay không? Giải thích cụ
thể từng yêu cầu.

Đầu tiên, đây là tranh chấp phát sinh từ hợp đồng thương mại theo Điều 2(1) LTMHH. Đối với
từng yêu cầu của ông Ngọc:

Yêu cầu đòi lại 86 triệu đồng đã thanh toán

- Yêu cầu này có cơ sở được chấp nhận.


- Yêu cầu đòi tiền hay hoàn lại hàng có thể xem là huỷ hợp đồng. Theo Điều 312 LTMHH, một bên có
thể yêu cầu hủy nếu: (i)) các bên có thỏa thuận (trong hợp đồng các bên không có) hoặc (ii) bên kia
vi phạm cơ bản. Trong tình huống cần chứng minh vi phạm của công ty Thiết San có phải vi phạm cơ
bản hay không.
- Theo Điều 3(13) LTMHH, vi phạm cơ bản là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên
kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng. Xét trường hợp vi
phạm của công ty Thiết San, công ty này đã vi phạm cơ bản:
+Mục đích giao kết của HN: xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn loại B.
+Khi lắp đặt, vận hành thử: không đạt, không thỏa mãn ông Ngọc (nhưng lúc này vẫn chưa xem là
vi phạm cơ bản vì vẫn có thể khắc phục). Tuy nhiên sau đó ông Ngọc khiếu nại nhưng công ty
Thiết San vẫn không khắc phục, dẫn đến việc sau đó ông Ngọc bị phạt hành chính và bị buộc
ngừng hoạt động.
- Vì vậy, ông Ngọc có quyền huỷ bỏ hợp đồng, đòi lại 86 triệu và trả lại máy cho công ty Thiết San.
Lưu ý nếu ông Ngọc không khiếu nại mà kiện lun thì hong phải vi phạm cơ bản nên không dc hủy.

Yêu cầu bồi thường thiệt hại

- Về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, theo Điều 303 LTMHH, cần có đủ 3 yếu tố là:
(i) Có hành vi vi phạm hợp đồng, (ii) Có thiệt hại thực tế, (iii) Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên
nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.
- Đối với 1 triệu tiền nộp phạt hành chính:
+Mặc dù thỏa yếu tố (i) (ii) nhưng không thỏa yếu tố (iii) nên 0 có cơ sở chấp nhận yêu cầu này.
+Lý do: Mặc dù đã biết hệ thống không đạt chuẩn nhưng ông Ngọc vẫn tiếp tục sử dụng hệ thống
này từ ngày lắp đặt là ngày 10/8/2017, suốt 9 tháng cho đến ngày 18/5/2018 thì bị xử phạt. Đáng
lẽ ông Ngọc phải ngừng sản xuất để sửa chữa, khắc phục, thay mới,... nhưng vẫn cố ý sử dụng và
xả nước thải không đạt chuẩn.
+Như vậy thiệt hại do ông Ngọc tự gây ra, không có cơ sở chấp nhận yêu cầu này.
- Đối với 18 triệu tiền mua hóa chất xử lý nước thải:
+Cần lưu ý chi phí này là chi phí sản xuất của HN và sẽ được hạch toán trong giá thành của sp nên
nếu sản xuất bình thường, ông Ngọc vẫn bán sản phẩm và có nguồn thu bù lại chi phí sản xuất.
+Nếu ông Ngọc ngưng sản xuất có nghĩa ông Ngọc không có nguồn thu nên có thể được bồi
thường. Tuy nhiên, trên thực tế ông Ngọc vẫn tiếp tục sản xuất, vẫn có nguồn thu bù đắp vào nên
không thỏa mãn yếu tố (ii).
+Vì vậy ông Ngọc không được bồi thường. 
- Đối với 13 triệu tiền trả lãi vay cho ngân hàng:
+Nếu ông Ngọc vay ngân hàng để mua máy thì khoản vay của ông cũng được xem là chi phí đầu
vào, đồng thời tiền lãi 13 triệu cũng được xem là chi phí đầu vào, tính vào giá sản phẩm. Tuy
nhiên ông Ngọc vẫn sử dụng máy để sản xuất.
+Vì vậy ông Ngọc cũng không được bồi thường. Trường hợp ông Ngọc vay vì mục đích khác cũng
tương tự do không thỏa cả 3 yếu tố.
- Đối với 20 triệu tiền bồi thường thiệt hại cho những ngày tạm ngừng sản xuất:
+Không thỏa điều kiện (iii) vì việc tạm ngừng là do quyết định xử phạt hành chính của CQNN.
+Vì vậy không có cơ sở chấp nhận yêu cầu này.
- Đối với 3 triệu tiền phí tư vấn pháp luật:
+Chi phí này coi như là chi phí bỏ ra để đạt được yêu cầu giải quyết tranh chấp, không là chi phí bắt
buộc bỏ ra, nên không được coi là thiệt hại thực tế (không phải chi phí bắt buộc phải bỏ ra).
+Vì vậy không có cơ sở chấp nhận yêu cầu này (ở nước ngoài thì được bồi thường).

BÀI TẬP 5

Công ty TNHH Hùng Minh có địa chỉ tại Phường Thanh Xuân Nam, Quận Thanh Xuân, Hà nội;
Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty là mua bán máy móc, vật tư thiết bị, phụ tùng ngành nước.

Công ty TNHH công nghệ môi trường Trường Tín có địa chỉ tại Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Ngành nghề kinh doanh chính là tư vấn kỹ thuật về công nghệ môi trường, xây dựng công trình cấp
thoát nước, kỹ thuật môi trường, hạ tầng kỹ thuật đô thị.

Đầu năm 2017, hai bên ký hđ mua bán máy bơm nước thải và máy bơm ly tâm trục ngang, theo đó
bên bán là Công ty Hùng Minh, bên mua là Công ty Trường Tín với các nội dung đáng chú ý sau:

- Công ty Hùng Minh bán cho Công ty Trường Tín: Máy bơm chìm nước thải hiệu LOWARA-
Italy, Model DL 109, số lượng 10 cái, đơn giá 800 USD/cái; Máy bơm ly tâm trục ngang, hiệu
SAER- Italy, model CB 40, số lượng 5 cái, đơn giá 300 USD/cái;

- Phương thức thanh toán: Công ty Trường Tín đặt cọc 500 USD khi ký hợp đồng. Số tiền còn lại sẽ
thanh toán sau khi có biên bản nghiệm thu giữa hai bên.

- Thời gian giao hàng: 4- 6 tuần kể từ ngày ký hợp đồng;

- Địa điểm giao hàng: Tại Công ty Trường Tín;

- Bảo hành 2 năm. Trong thời gian bảo hành, nếu có bất kỳ sự cố kỹ thuật nào xảy ra, Công ty
Trường Tín không được tự ý tháo rời hoặc sửa chữa khi chưa có v.bản cho phép của Trung tâm
bảo hành của Công ty Hùng Minh mà phải th.báo ngay cho Công ty Hùng Minh để kịp thời khắc
phục sự cố

- Điều khoản phạt:

+ Phạt 0,1% giá trị hợp đồng cho mỗi ngày chậm giao hàng;

+ Phạt 100% giá trị hợp đồng nếu tự ý hủy bỏ hợp đồng;
+ Phạt 0,1% giá trị hợp đồng cho mỗi ngày chậm thanh toán;

- Điều khoản giải quyết tranh chấp: Tranh chấp được giải quyết tại Tòa án kinh tế TPHCM với tính
cách chung thẩm và ràng buộc cả hai bên.

Hợp đồng được ký bởi đại diện có thẩm quyền của hai bên. Trong quá trình thực hiện hợp đồng,
Công ty Hùng Minh đã giao đúng hàng và trong thời hạn. Tuy nhiên, cho đến nay Công ty Trường Tín
vẫn không thanh toán hết tiền hàng. Giữa hai bên phát sinh tranh chấp.

Câu hỏi 1: Với các điều khoản như vậy thì có rủi ro pháp lý gì cho các bên khum?

- Đối với đơn vị tiền tệ thanh toán: Đồng tiền thanh toán là USD, nhưng pháp lệnh về ngoại hối
không cho phép nên có thể bị phạt hành chính và thậm chí bị tuyên vô hiệu. Vì vậy nên bổ sung điều
khoản quy đổi ra tiền Việt (các bên nên thỏa thuận việc quy đổi tỉ giá tại thời điểm thanh toán).
- Đối với thời hạn thanh toán số tiền còn lại: Việc thanh toán “sau khi nghiệm thu” chưa rõ là khi
nào, không phải một thời hạn. Vì vậy nên quy định rõ hơn thành một thời hạn hợp lý, chẳng hạn sau
khi nghiệm thu 10 ngày.
- Đối với thời hạn bảo hành: Không rõ ràng là 2 năm tính từ thời điểm nào. Vì vậy nên quy định rõ
thời điểm bắt đầu bảo hành.
- Đối với việc không được tự ý sửa chữa và tháo dỡ: Quy định này mặc dù hạn chế việc bên mua tự
ý sửa chữa tháo dỡ nhưng có rủi ro cho bên mua: giả sử bên bán vi phạm thì bên mua có được nhờ
bên ngoài sửa máy không, nếu không có thể dẫn đến thiệt hại nặng cho bên mua. Vì vậy, đặt ra nghĩa
vụ, thời hạn cho bên bán hoặc điều kiện để bên mua nhờ bên ngoài sửa máy.
- Đối với điều khoản phạt vi phạm:
+Theo Điều 301 LTM, mức phạt không được vượt quá mức trần tại là 8% giá trị phần vi phạm.
Việc phạt 0,1%/ngày chậm giao hàng có khả năng vượt quá 8% do không thể biết được số ngày sẽ
vi phạm nên giới hạn. Hơn nữa 0,1% này là đối với giá trị toàn bộ hợp đồng nên khả năng vượt
mức trần sẽ rất cao. Vì vậy các bên có thể thỏa thuận thêm là không quá 8% giá trị phần bị vi
phạm. Ngoài ra, phạt 100% giá trị hợp đồng chắc chắn > 8% giá trị phần hđ bị vi phạm.
+Đối với phạt 0,1% giá trị hđ cho mỗi ngày chậm thanh toán: Ngoài việc không biết được số ngày
vi phạm thì việc quy định như vậy sẽ không rõ đây là hay phạt vi phạm hay trả lãi chậm trả. Nếu
tòa hiểu là phạt vi phạm thì không vượt quá 8% phần nghĩa vụ bị vi phạm theo Điều 301 LTM.
Nếu tòa hiểu là lãi chậm trả, theo Điều 306 LTM phải căn cứ vào lãi suất nợ quá hạn trung bình
trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả. Vì vậy cần ghi rõ đây là
PVP hay trả lãi chậm trả.
Tình tiết bổ sung

Trên thực tế, hai bên đã không tiến hành nghiệm thu máy nhưng Công ty Trường Tín vẫn đưa máy
vào sử dụng và không có ý kiến gì về chất lượng máy. Sau 6 tháng đưa máy vào sử dụng Công ty
Trường Tín có văn bản đề nghị Công ty Hùng Minh cử cán bộ kỹ thuật đến kiểm tra chất lượng máy.
Hai bên đã có văn bản xác nhận tình trạng hoạt động của máy. Đợt này, Công ty Trường Tín đã thanh
toán cho Công ty Hùng Minh được 2000 USD. Hai bên có biên bản nhận tiền, quy đổi 2000 USD
thành tiền VND và giao nhận bằng VND.

Công ty Hùng Minh dự kiến sẽ kiện ra Tòa án yêu cầu Công ty Trường Tín thanh toán nốt số tiền
hàng còn nợ, phạt vi phạm thanh toán với mức 0,1%/ngày, phạt vi phạm hđ là 8% giá trị hợp đồng.

Câu hỏi 2: Hợp đồng trên có bị vô hiệu hay không? Vì sao?

- HĐ không bị vô hiệu vì trên thực tế các bên đã mua bán bằng tiền Việt Nam => không vi phạm pháp
lệnh về ngoại hối.

Câu hỏi 3: Đánh giá về khả năng được Tòa án chấp nhận đối với các yêu cầu nói trên của Công ty
Hùng Minh

- Công ty Hùng Minh có 3 yêu cầu:

Đối với yêu cầu phạt vi phạm 8%

- Yêu cầu này không có khả năng được chấp nhận.
- Căn cứ Điều 300 LTMHH, do các bên không được thỏa thuận hay ghi nhận trước đó trong hđ nên
việc Hùng Minh yêu cầu phạt 8% sẽ không được chấp nhân.

Đối với yêu cầu phạt vi phạm 0,1%/ngày

- Yêu cầu này có khả năng được chấp nhận do đã được thỏa thuận trong hợp đồng.
- Tuy nhiên, như rủi ro đã phân tích phía trên, cần phải xác định đây là yêu cầu trả lãi chậm trả hay
phạt vi phạm. Điều này tùy thuộc quyết định của Tòa án, khả năng cao sẽ là điều khoản về phạt vi
phạm (không phải lãi suất chậm trả).
- Thêm: Tổng giá trị mức phạt không được vượt quá 8% giá trị phần thanh toán còn lại (Điều 301
LTM) => tối đa 7000x8%=560 USD

Đối với yêu cầu Trường Tín thanh toán số tiền hàng còn nợ

- Yêu cầu này có khả năng được chấp nhận.


- Trong tình huống, các bên thỏa thuận Trường Tín sẽ thanh toán số tiền còn lại khi các bên lập biên
bản nghiệm thu, tuy nhiên Hùng Minh lại không tiến hành nghiệm thu máy. Lúc này phải xem xét có
văn bản nào khác thay thế biên bản nghiệm thu hay không. Thực tế, văn bản xác nhận tình trạng hoạt
động của máy được lập 6 tháng sau khi giao hàng có thể thay thế. Vì vậy, quyền được yêu cầu thanh
toán của Hùng Minh phát sinh từ thời điểm ký văn bản xác nhận tình trạng hoạt động của máy,
- Thêm: Nghiệm thu là văn bản chứng minh bên bán đã giao hàng đúng đủ và bên mua đã chấp nhận
hàng đó (hàng đã thỏa mãn yêu cầu trong hđ). Văn bản xác nhận tình trạng máy cũng có chức năng
tương tự.

BÀI TẬP 6

Ngày 26 tháng 8 năm 2017, Công ty TNHH thương mại và dịch vụ cơ điện lạnh (gọi tắt là PME),
có trụ sở tại 24 đường Bàu Cát, quận Tân Bình, tp HCM và Công ty TNHH thương mại và dịch vụ kỹ
thuật cao (gọi tắt là HTC), có trụ sở tại 97 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, tp HCM đã cùng nhau thống
nhất ký hợp đồng giao nhận thầu cung ứng vật tư và xây lắp. Đại diện tham gia ký kết hợp đồng của
phía PME là ông Dương Văn Minh (Giám đốc công ty); phía HTC do ông Vũ Quý Hiệp (Phó Giám
đốc) làm đại diện. Nội dung cơ bản của hợp đồng như sau:

- Công ty PME đồng ý cho Công ty HTC nhận thầu thi công trọn gói công trình “Xây dựng mới
Trạm biến áp 560KVA 15-22/0,4KV” tại nhà máy Nahnom theo đúng quy định của ngành điện và
phù hợp với yêu cầu của bên PME.

- Địa chỉ thi công: Tại c.ty TNHH Nahnom thuộc xã Đức Lập Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.

- Thời gian thực hiện hợp đồng là 60 ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng.

- Tổng giá trị hợp đồng là 500 triệu đồng (đã bao gồm 5% thuế VAT).

- Phương thức thanh toán: Công ty PME thanh toán cho công ty HTC toàn bộ giá trị hợp đồng bằng
tiền mặt hoặc chuyển khoản đồng VND và thanh toán theo các đợt như sau:

+ Đợt 1: 30% giá trị hợp đồng ngay sau khi ký hợp đồng;

+ Đợt 2: 40% giá trị hợp đồng ngay sau khi ký quyết định đấu nối và thiết kế kỹ thuật được
duyệt và bên HTC tập kết đầy đủ vật tư và lắp đặt xong phần trạm;

+ Đợt 3: 30% giá trị hợp đồng ngay sau khi công trình được đóng điện nghiệm thu.

- Trong quá trình thực hiện, nếu có thay đổi, hai bên sẽ trực tiếp gặp nhau để bàn bạc bằng phụ lục
hợp đồng mới có giá trị thi hành.

Thực hiện hợp đồng, công ty HTC đã hoàn tất việc thi công công trình đáp ứng đúng yêu cầu về
chất lượng của bên PME, công trình đã được hai bên nghiệm thu. Tuy nhiên, phía PME lại không thực
hiện nghiêm túc nghĩa vụ thanh toán.

Ngày 05/9/2017 hai bên thỏa thuận lại về phương thức thanh toán. Theo đó, việc thực hiện thanh
toán 2 đợt cuối sẽ được thực hiện theo phương thức bù trừ nợ đối trừ 120 triệu mà DNTN Thành An
còn nợ PME theo một hợp đồng đã ký và thực hiện trước đây.

Sau đó, do gặp khó khăn trong vấn đề giải quyết thanh toán, HTC quyết định khởi kiện PME ra
Tòa. Tại phiên tòa, phía đại diện nguyên đơn yêu cầu tuyên bố vô hiệu phụ lục vì khi ký kết hợp đồng
không có mặt đại diện của DNTN Thành An; do đó PME phải tiếp tục nghĩa vụ thanh toán.

Ngược lại, phía bị đơn lại cho rằng việc ông Hiệp đại diện cho HTC ký hợp đồng mà không xuất
trình được giấy ủy quyền là không đúng thẩm quyền. Do vậy, hợp đồng đã ký vô hiệu do vi phạm điều
kiện về chủ thể. Đại diện cho nguyên đơn trong quá trình giải quyết vụ việc, ông Lê Anh Sơn -Giám
đốc công ty HTC - cho biết tuy ông không trực tiếp tham gia ký kết và thực hiện các giao dịch liên
quan đến hợp đồng, nhưng việc ký hợp đồng và tiến độ thực hiện hợp đồng ông đều được biết qua các
báo cáo của ông Vũ Quý Hiệp.

Câu hỏi: Đánh giá lập luận của các bên?

Yêu cầu tuyên bố vô hiệu phụ lục của HTC

- Yêu cầu này không có căn cứ.


- Trong tình huống, việc PME thanh toán bằng phương thức bù trừ nợ đối với 120 triệu mà Thành An
còn nợ PME cho HTC là chuyển giao nghĩa vụ.
+Thành An là bên có nghĩa vụ, PME là bên có quyền đã chuyển giao quyền cho HTC. Theo Điều
365(2) BLDS 2015, việc chuyển giao quyền yêu cầu không cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ,
nên không cần sự đồng thuận của Thành An.
+Theo Điều 369(2) BLDS 2015, bên có nghĩa vụ phải được thông báo về việc chuyển giao quyền.
Trong tình huống, việc có mặt của đại diện của Thành An là không cần thiết do PME vẫn có thể
gửi thông báo cho Thành An.
- Vì vậy, lập luận của HTC là không có căn cứ.

Yêu cầu tuyên bố vô hiệu toàn bộ hđ của PME

- Yêu cầu này cũng không có căn cứ.


- Theo Điều 142(1)(b) BLDS 2015, hợp đồng được ký kết bởi người không có thẩm quyền nhưng
người đại diện biết mà không phản đối trong thời hạn hợp lý thì vẫn có hiệu lực.
+Trong tình huống, PME cho rằng hđ vô hiệu do vi phạm điều kiện chủ thể: Phó giám đốc không
phải người đại diện của HTC cũng như không xuất trình được giấy ủy quyền.
+Tuy nhiên Giám đốc biết mà không phản đối (tiến độ thực hiện hợp đồng báo cáo đều đặn cho ông
này).
- Vì vậy lập luận của PME là không có căn cứ.
- Bình luận thêm: Trong trường hợp này, hd và phụ lục đều còn hiệu lực. Lúc này, nghĩa vụ đã được
chuyển giao, cũng như không có thỏa thuận khác thì Thành An phải thanh toán, PME không cần phải
thanh toán số tiền còn lại theo Điều 367 BLDS 2015.

BÀI TẬP 7

Ngày 16/1/ 2017, ông Nguyễn Văn Linh và vợ là Hoàng Thị Xuyến có thoả thuận mua căn nhà số
49/13 đường HHT quận Bình Thạnh, TP HCM có diện tích 90m2 của ông Trần Văn Sung và vợ là bà
Nguyễn Thị Lan với giá 109 lượng vàng. Căn nhà này do vợ chồng anh Trần Minh Sang và chị
Nguyễn Thị Nguyệt đứng tên sở hữu. Trước đó, anh Sang và chị Nguyệt đã uỷ quyền cho ông Sung
(cha của anh Sang) bán căn nhà này. Việc uỷ quyền chỉ bằng miệng.

Ngày 16/2/ 2017, ông và vợ có làm giấy đặt cọc với vợ chồng ông Sung bà Lan với nội dung như
sau: bên bán là ông Sung bà Lan có nhận của bên mua là ông Linh bà Xuyến 9 cây vàng tiền đặt cọc
đảm bảo cho việc giao kết hợp đồng mua bán nhà số 49/13 đường HHT quận Bình Thạnh, TP HCM
với giá 109 lượng vàng. Nếu bên nào bội ước thì phải chịu phạt gấp 2 lần số tiền đặt cọc. Bên bán cũng
cam đoan nguồn gốc ngôi nhà hoàn toàn hợp pháp, không có tranh chấp khiếu kiện gì, nếu có gì man
trá trong việc chuyển nhượng, bên bán hoàn toàn chịu trách nhiệm. Cùng ngày, bên mua đã giao ngay
số tiền tương đương với 9 cây vàng (67.500.000 đồng), đồng thời ông Sung đã giao toàn bộ giấy tờ
nhà, đất cho bên mua. Khi ông Trần Văn Sung và vợ đứng ra làm giấy nhận cọc không có uỷ quyền
bằng văn bản của vợ chồng anh Sang, đến ngày 28/2/2017, mới làm giấy tái xác nhận uỷ quyền có tên
gọi là “Tờ ưng thuận”. Giấy xác nhận này không được công chứng, chứng thực.

Về sau, khi xem xét kỹ giấy tờ gốc của căn nhà, thì ông Linh và bà Xuyến thấy một phần của căn
nhà nằm trong quy hoạch lộ giới do vậy vợ chồng ông không muốn mua nữa và yêu cầu vợ chồng ông
Sung hoàn lại tiền đặt cọc. Hơn nữa, trên giấy tờ nhà đất, diện tích có hẹp hơn so với diện tích thực tế
(80m2). Tuy nhiên, ông Sung cho rằng nếu bên mua 0 mua nhà nữa thì phải mất tiền đặt cọc.

Câu 1: Theo anh (chị), có những giao dịch dân sự nào đã được hình thành trong vụ việc kể trên, và
các chủ thể tham gia là những ai?

- Các giao dịch dân sự xuất hiện trong bài và chủ thể tham gia:
+Ủy quyền mua bán: con - anh Sang ủy quyền cho cha - ông Sung bán căn nhà, bằng miệng (không
đảm bảo về hình thức).
+Hợp đồng đặt cọc: bên mua (Linh, Xuyến) - bên bán (Sung).
+Ủy quyền nhận cọc: Sang => Sung: nhận cọc qua “tờ ưng thuận”.

Câu 2: Có căn cứ pháp lý để vợ chồng ông Linh đòi lại số tiền đặt cọc hay không? Nêu lập luận
giải thích.

- Việc này dựa vào hợp đồng đặt cọc, nên xem xét có hiệu lực hay không theo Điều 117 BLDS 2015.

Xét điều kiện chủ thể

- Cần phải dựa vào giấy tái xác nhận:


+Tại thời điểm ký hợp đồng đặt cọc, ông Sung và bà Lan mới chỉ được ủy quyền mua bán chứ chưa
được ủy quyền nhận cọc => Ông Sung và bà Lan không có thẩm quyền đại diện vợ chồng anh
Sang nhận cọc.
+Nhưng ngay sau đó đã có văn bản tái xác nhận, đồng nghĩa với việc người được đại diện đã đồng
ý.
- Như vậy thỏa mãn điều kiện về chủ thể.

Xét tính tự nguyện

- Lúc này cần xem xét có lừa dối hay nhầm lẫn gì không:
+Đối với lừa dối, vợ chồng ông Linh không bị lừa dối, vì khi giao dịch thì bên bán đã đưa cho bên
mua toàn bộ giấy tờ nhà đất, giấy tờ này không bị làm giả (Điều 127).
+Đối với nhầm lẫn (Điều 126): Phải chứng minh sự nhầm lẫn dẫn đến việc không đạt được mục
đích giao kết. Trong tình huống, việc đo đạc và nhầm lẫn 10m 2, đối với việc mua nhà ở thì không
đáng kể, nhưng nếu bên mua có mục đích dùng mảnh đất để kinh doanh thì có thể tính đến sự
nhầm lẫn dẫn đến không đạt được mục đích giao kết. Điều này cần phải được chứng minh, nếu
không chứng minh được thì sẽ không có cơ sở tuyên vô hiệu hợp đồng.
- Như vậy, vẫn có khả năng vợ chồng ông Linh bị nhầm lẫn nhưng rất thất. 
(Lưu ý: nếu nhầm lẫn do lỗi của bên mua thì hợp đồng vẫn có thể bị vô hiệu, tuy nhiên bên mua không
thể yêu cầu btth do lỗi của mình gây ra)

Xét nội dung mục đích

- Thỏa mãn mục đích đảm bảo hđ mua bán theo Điều 328 BLDS 2015.
Xét hình thức

- Hợp đồng đặt cọc không bắt buộc công chứng nên giấy đặt cọc này không vi phạm điều kiện về hình
thức
- Vì vậy, có căn cứ pháp lý để vợ chồng ông Linh đòi lại mảnh đất.

BÀI TẬP 8

Anh Nguyễn Văn Xê muốn mua một bộ ghế mát- xa tự động của Công ty Bình An với giá 100
triệu đồng, nhưng sợ hố, nên đã đòi hỏi Công ty Bình An cho dùng thử một tuần. Công ty đồng ý và
trao cho anh Xê bộ ghế đó ngày 1 tháng 1 năm 2017. Đúng 0 giờ ngày 7 rạng sáng 8 tháng 1 năm
2017, một đám cháy dữ dội xảy ra tại nhà anh Xê do sét đánh. Bộ ghế bị thiêu trụi. Công ty Bình An
đòi anh Xê phải chi trả 100 triệu đồng cho Công ty.

Vì lý do anh Xê không đồng ý chi trả, Công ty Bình An đã khởi kiện ra Tòa án yêu cầu anh Xê
phải thanh toán toàn bộ số tiền 100 triệu đồng, cộng với phạt chậm trả theo quy định tính từ ngày
9.1.2017.

Chị Phạm Thị Đê, vợ anh Xê khai báo với Tòa rằng giao kết trên với Công ty Bình An là không có
giá trị hiệu lực vì anh Xê đang mắc bệnh tâm thần, việc tự ý mua bộ bàn ghế trên không là có sự đồng
ý của chị Đê. Do đó anh Xê và chị Đê không có trách nhiệm phải thanh toán số tiền mà Bình An yêu
cầu.

Câu hỏi: Theo chị (anh), phía vợ chồng anh Xê và chị Đê có phải thanh toán khoản tiền yêu cầu
trên hay không? Giải thích vì sao.

- Trước hết, đây chỉ mới là thoả thuận dùng thử chứ chưa phải là hợp đồng mua bán. Ngoài ra, cần
xem xét hai trường hợp sau:
+TH1: Nếu chứng minh được anh Xê bị tâm thần thì thoả thuận bị vô hiệu (vi phạm điều kiện về
chủ thể). Cho nên các bên phải trả lại những gì đã nhận. Lúc này máy đã cháy nên phải quy ra trị
giá thành tiền để hoàn trả (Điều 131 BLDS 2015). Lúc này vợ chồng anh chị phải thanh toán.
+TH2: Nếu không chứng minh được anh Xê bị tâm thần thì thoả thuận không bị vô hiệu. Theo Điều
452, nếu còn trong thời hạn dùng thử thì tài sản vẫn thuộc sở hữu của bên bán, bên bán vẫn phải
chịu rủi ro; nếu hết thời hạn dùng thử mà bên dùng thử không trả lời không mua thì xem như đã
quyết định mua và bên mua phải chịu rủi ro. Trường hợp này còn trong thời hạn dùng thử nên
công ty phải chịu rủi ro. Lúc này anh Xê chị Đê không phải thanh toán.
BÀI TẬP 9

Công ty A là chủ đầu tư tòa nhà chung cư ABC. Ngày 1/1/2017, công ty A đã ký hợp đồng số
314/HĐMB/ABC với ông X về việc bán căn hộ số 314 với giá 4 tỷ đồng. Theo hợp đồng, ông X đã
thanh toán khoản đầu tiên 1 tỷ đồng vào ngày ký hợp đồng, 2 tỷ sau khi hoàn tất xây dựng 90% căn hộ.
Phần còn lại của khoản thanh toán sẽ được thanh toán tại thời điểm công ty A bàn giao căn hộ cho ông
X. Vào ngày 1 tháng 2 năm 2017, đại diện của công ty A đã trao căn hộ số 314 cho ông X. Tuy nhiên,
chất lượng của công trình không phù hợp như hợp đồng, cụ thể gạch lát sàn, sơn tường và đồ nội thất
trong căn hộ không phù hợp với các tiêu chuẩn Châu Âu như cam kết. Ông X vẫn đồng ý nhận và ký
xác nhận vào biên bản bàn giao căn hộ. Cùng ngày ông X cũng thông báo là ông chưa thể thanh toán
số tiền còn lại cho chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư hẹn sẽ về làm việc lại về vấn đề thanh toán và thông
báo sau với ông X.

Vào ngày 10 tháng 2 năm 2017, sau khi phát hiện ra rằng nước mưa đã xâm nhập vào tường
phòng khách, ông X báo cho công ty A và yêu cầu họ sửa chữa càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, vào
ngày 15/2/2017, khi ông X về nhà, ông phát hiện công ty A đã niêm phong nhà, không để ông vào căn
hộ của ông với lý do ông X đã trì hoãn thanh toán số tiền còn lại trong 15 ngày, vi phạm hợp đồng số
314/HDMB/ABC.

Câu hỏi: Công ty A là vậy là đúng hay sai? Ông X có cơ sở đòi lại căn hộ của mình hay không? Vì
sao?

- Công ty A làm vậy là sai, ông X có cơ sở đòi lại căn hộ của mình.
- Trong tình huống, Công ty A vi phạm hợp đồng trước (giao hàng không phù hợp với hợp đồng về
chủng loại), thế nhưng ông X vẫn ký vào biên bản bàn giao. Căn cứ Điều 439(1) BLDS 2015, ông X
đã nhận tài sản và phát sinh nghĩa vụ thanh toán.
- Tuy nhiên, ông X không có nghĩa vụ phải thanh toán toàn bộ số tiền. Trong tình huống, loại gạch,
sơn, đồ nội thất,... trên thực tế ông X nhận được có chủng loại và chất lượng không giống đã thoả
thuận (không đạt chuẩn) thì giá phải thấp hơn giá đã thỏa thuận. Ông X có 2 sự lựa chọn:
+Một là, căn cứ Điều 411(2) BLDS 2015, ông X có thể tạm hoãn thanh toán cho đến khi Công ty X
khắc phục toàn bộ căn hộ.
+Hai là, căn cứ Điều 439(1) BLDs 2015, ông X có thể chấp nhận tình trạng căn nhà, đồng thời
Công ty X và ông X có thể thỏa thuận lại giá (thấp hơn lúc đầu đã thỏa thuận).
- Vì vậy, Công ty A không thể yêu cầu ông X trả đúng như thỏa thuận, hai bên phải làm việc lại với
nhau (đại diện chủ đầu tư hẹn nhưng chưa làm việc). Ngoài ra, Công ty A cũng không thể huỷ bỏ hay
đơn phương chấm dứt hợp đồng vì ông X không vi phạm nghiêm trọng (ông X đã thanh toán gần hết
số tiền).
BÀI TẬP 10

Ngày 1/3/2020, anh Huỳnh Văn Cao có giao kết mua lại một chiếc ô tô tải của anh Lê Văn Minh
với giá 1 tỷ đồng. Tuy nhiên lúc đó anh Cao chưa đủ tiền mặt để trả hết cho anh Minh nên đã trả trước
200 triệu đồng và ký giấy nợ 800 triệu với thỏa thuận sẽ trả trong thời hạn 1 năm (không tính lãi suất)
cùng biện pháp bảo đảm là giấy tờ chiếc ô tô do anh Cao đứng tên.

Cùng năm đó, vào 6/2020, bạn của anh Cao là anh Nguyễn Văn Quang muốn sửa lại nhà của mình
nên đã vay anh Cao một khoản tiền là 800 triệu đồng để tiếp tục xây nhà và thỏa thuận sẽ trả đủ số tiền
này. Anh Cao nể anh Quang là bạn lâu năm nên đã lấy số tiền định trả anh Minh cho anh Quang vay
với thời hạn 9 tháng. Cụ thể, hai bên lập giấy vay tiền có chữ ký đầy đủ và rõ ràng, ghi nhận thời hạn
thanh toán là 1/3/2021.

Ngày 20/2/2021, gần đến ngày trả nợ nên anh Minh có gọi điện nhắc anh Cao, cùng dịp đó, anh
Cao nói đã dùng số tiền đó cho anh Quang vay nên hỏi ý kiến với anh Minh là liên hệ trực tiếp với anh
Quang để lấy tiền có được không? Anh Minh đồng ý nên hai bên có bổ sung thêm trong giấy vay nội
dung là 800 triệu còn lại sẽ cấn qua khoản nợ mà anh Quang đang vay anh Cao, có chữ viết tay của cả
hai bên về vấn đề này.

Ngày 1/3/2021, anh Minh cầm giấy vay tiền đến gặp anh Quang để đòi nợ nhưng anh Quang từ
chối không chịu thanh toán cho anh Minh vì nói rằng mình không có nợ anh Minh. Mặc dù đã nhiều
lần trao đổi cả ba bên với nhau nhưng anh Quang vẫn chưa chịu thanh toán tiền cho anh Minh, nên các
bên muốn khởi kiện để giải quyết tranh chấp trên.

Câu 1: Anh Quang có nghĩa vụ phải trả 800 triệu cho anh Minh hay không? Giải thích và nêu cơ
sở pháp lý.

- Anh Quang vào lúc đầu có quyền từ chối vì chưa được thông báo (khoản 1 Điều 369). Tuy nhiên sau
đó đã làm việc với nhau nhiều lần => anh Quang không còn quyền từ chối.

Câu 2: Trong trường hợp anh Minh không đòi được tiền từ anh Quang thì anh Minh có thể yêu
cầu anh Cao phải trả tiền cho mình không? Giải thích và nêu cơ sở pháp lý.

- Đã chuyển giao nghĩa vụ => Anh Cao không còn phải trả tiền mà nghĩa vụ đó thuộc về anh Quang
(Điều 370)
Câu 3: Do anh Minh chưa đòi được tiền nên đã không đồng ý trả lại giấy tờ xe cho anh Cao. Theo
các anh, chị, trường hợp này nên giải quyết thế nào? Giải thích.

- Áp dụng Điều 371 => biện pháp bảo đảm của nghĩa vụ của anh Cao đối với anh Minh chấm dứt =>
anh Minh phải trả giấy tờ xe.

You might also like