You are on page 1of 69

LUẬT CẠNH TRANH

GIỚI THIỆU MÔN HỌC.............................................................................................7


I. TÀI LIỆU HỌC TẬP VÀ NHẮC NHỞ...........................................................7
II. LUẬT CẠNH TRANH LÀ GÌ?........................................................................7
1. Phân biệt “cạnh tranh” và “phản cạnh tranh”:..........................................................................7
2. Luật cạnh tranh là lĩnh vực nghiên cứu pháp lý mới ở Việt Nam.............................................7
3. Chức năng của LCT..................................................................................................................8
III. CƠ QUAN THỰC THI 9 SÁCH VÀ PHÁP LUẬT CẠNH TRANH............8
IV. LCT ĐIỀU CHỈNH NHỮNG VẤN ĐỀ NÀO..................................................8
1. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh..................................................................................................8
2. Lạm dụng sức mạnh thị trường.................................................................................................9
3. Tập trung kinh tế/ sáp nhập doanh nghiệp................................................................................9
4. Cạnh tranh không lành mạnh....................................................................................................9
V. TỐ TỤNG TRONG CẠNH TRANH................................................................9
CHƯƠNG 1: THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH....................................10
I. KHÁI NIỆM.....................................................................................................10
1. Hành vi hạn chế cạnh tranh.....................................................................................................10
2. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh................................................................................................10
a. Khái niệm..........................................................................................................................10
b. Đặc điểm...........................................................................................................................11
b1. Chủ thể.........................................................................................................................11
b2. Hình thức thỏa thuận....................................................................................................11
(1) Chia theo văn bản và lời nói...................................................................................11
(2) Thách thức tầm soát................................................................................................11
(3) Thỏa thuận ngang, thỏa thuận dọc..........................................................................11
(4) Hậu quả...................................................................................................................12
3. Tác động của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh (phân tích thêm hậu quả).................................12
II. CÁC THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH.......................................13
1. Tổng quan................................................................................................................................13
2. Phân tích các loại thỏa thuận quy định tại Điều 11 LCT 2018...............................................13
III. NGUYÊN TẮC XỬ LÝ CÁC THỎA THUẬN HCCT.................................15
1. Tổng quan................................................................................................................................15
2. Có ba nhóm được phân loại theo Điều 14 LCT 2018.............................................................15
a. Nhóm 1-3..........................................................................................................................15
b. Nhóm 4-6..........................................................................................................................15
c. Nhóm 7-11........................................................................................................................15
3. Các nguyên tắc này theo pháp luật nước ngoài.......................................................................16
IV. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG HẠN CHẾ CẠNH TRANH.................................16
1. Khái niệm................................................................................................................................16
2. Các nhân tố..............................................................................................................................16
3. Cách thức đánh giá..................................................................................................................17
a. Cách thức sử dụng các tiêu chí.........................................................................................17
b. Các trường hợp an toàn không cần phải đánh giá.............................................................19
c. Có thể tham vấn ý kiến cơ quan quản lý và các bên thứ ba khác.....................................19
V. MIỄN TRỪ ĐỐI VỚI THỎA THUẬN HCCT BỊ CẤM..............................20
1. Nhóm 2 cấm tuyệt đối còn Nhóm 1 và 3 thì có thể được miễn trừ.........................................20
2. Các điều kiện để Nhóm 1 và 3 được miễn trừ.........................................................................20
a. Có lợi cho ntd....................................................................................................................20
b. (ii) Đáp ứng thêm các điều kiện tại Điều 14(1) LCT 2018...............................................20
VI. TÌNH HUỐNG..................................................................................................21
1. Các ngân hàng cam kết giải ngân với lãi suất thấp hơn bình thường......................................21
2. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của 19 doanh nghiệp bảo hiểm..............................................21
3. Thỏa thuận nâng mức phí bảo hiểm học sinh..........................................................................22
4. Việc miễn trừ thỏa thuận HCCT của hai công ty hợp tác làm một hệ thống thanh toán........22

CHƯƠNG 2: HÀNH VI LẠM DỤNG SỨC MẠNH THỊ TRƯỜNG.....................23


I. XÁC ĐỊNH SỨC MẠNH THỊ TRƯỜNG (SMTT).......................................23
1. Vị trí thống lĩnh thị trường......................................................................................................23
a. Tiêu chí xác định (cách xác định thị trường liên quan và thị phần)..................................23
Bước 1: Xác định thị trường liên quan...............................................................................23
(1) Xác định thị trường sản phẩm liên quan.................................................................23
(2) Xác định thị trường địa lý liên quan.......................................................................25
Bước 2: Xác định thị phần.................................................................................................26
(1) Dựa vào doanh thu..................................................................................................26
(2) Dựa vào đơn vị hàng hóa bán ra mua vào...............................................................27
b. Cách nhận diện doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường...........................................27
(1) Xác định dựa vào tiêu chí thị phần.........................................................................27
(2) Xác định doanh nghiệp có sức mạnh thị trường đáng kể nếu không thể xác định thị
phần...............................................................................................................................27
2. Vị trí độc quyền.......................................................................................................................29
a. Khái niệm..........................................................................................................................29
b. Nhận xét............................................................................................................................29
II. HÀNH VI LẠM DỤNG SMTT.......................................................................30
1. Khái niệm................................................................................................................................30
2. Chủ thể - một hay nhóm dn có vị trí thống lĩnh thị trường.....................................................30
3. Tính chất..................................................................................................................................30
Ph.biệt nhóm dn “có v.trí ch.lĩnh th.trường” với “th.hiện h.vi th.thuận HCCT”...................30
4. Phân loại hành vi.....................................................................................................................30
a. Lạm dụng vị trí thống lĩnh................................................................................................30
b. Lạm dụng vị trí độc quyền................................................................................................30
III. NGUYÊN TẮC XỬ LÝ CÁC HÀNH VI LẠM DỤNG SMTT (nói chung)31
1. Tổng quan................................................................................................................................31
2. Các hành vi bị cấm đối với “thống lĩnh” (7 hành vi)..............................................................31
a. Bán hàng dưới giá thành toàn bộ......................................................................................31
b. Áp đặt giá mua/ bán bất hợp lý, ấn định giá bán lại tối thiểu...........................................31
c. Hạn chế sx phân phối, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kt công nghệ................32
d. Phân biệt đối xử................................................................................................................32
đ. Áp đặt các điều kiện ký kết hđ, áp đặt nghĩa vụ không lq đến đối tượng hđ.....................32
e. Ngăn cản việc tham gia hoặc mở rộng thị trường.............................................................32
g. Các hành vi bị cấm bởi luật khác......................................................................................33
3. Các hành vi bị cấm đối với “độc quyền” (7+2).......................................................................33
IV. KIỂM SOÁT DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC ĐỘC
QUYỀN NHÀ NƯỚC.......................................................................................33
V. MỘT SỐ CASE KINH ĐIỂN..........................................................................33
1. Vụ VINAPCO (ảnh hưởng đến việc sửa đổi luật)..................................................................33
2. Phân tích vụ Megastar (CGV).................................................................................................34
3. Đại lý bia độc quyền: ứng xử sao cho đúng?..........................................................................35

CHƯƠNG 3: PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP...........36


I. LCT 2018 GỌI LÀ “TẬP TRUNG KINH TẾ” NHƯNG BẢN CHẤT LẠI
LÀ “SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP”.............................................................36
II. CÁC HÌNH THỨC SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP.....................................36
1. Các hình thức..........................................................................................................................36
a. Sáp nhập (merge)..............................................................................................................37
b. Hợp nhất............................................................................................................................37
c. Mua lại (acquire)...............................................................................................................37
c1. Phân biệt mua lại toàn bộ và sáp nhập.........................................................................37
d. Liên doanh.........................................................................................................................38
e. Khác..................................................................................................................................38
2. Nguyên tắc xử lý - cấm...........................................................................................................38
a. Bản chất của sáp nhập.......................................................................................................38
b. Đánh giá tác động theo hướng tiêu cực.............................................................................39
c. Đánh giá tác động tích cực................................................................................................40
d. TÌNH HUỐNG YAMAHA DENKI CO.LTD MUA LẠI CỔ PHẦN CỦA BEST DENKI
CO.LTD............................................................................................................................41
3. Quy trình.................................................................................................................................41
a. Thông báo.........................................................................................................................41
b. Thẩm định sơ bộ................................................................................................................42
c. Thẩm định chính thức.......................................................................................................42
4. Các biện pháp khắc phục (luật VN gọi là các điều kiện kèm theo)........................................42
5. Thủ tục....................................................................................................................................42
6. Hành vi bị cấm khi nộp hồ sơ.................................................................................................43

CHƯƠNG 4: PHÁP LUẬT VỀ CHỐNG CẠNH TRANH 0 LÀNH MẠNH........44


I. NGUYÊN TẮC XỬ LÝ - CẤM.......................................................................44
II. KHÁI NIỆM.....................................................................................................44
1. Phân tích khái niệm.................................................................................................................44
2. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác với các hành vi phản cạnh tranh.........................44
3. Từ khái niệm suy ra các đặc điểm sau....................................................................................45
a. Chủ thể..............................................................................................................................45
b. Biểu hiện...........................................................................................................................45
c. Hậu quả.............................................................................................................................45
III. CÁC HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH CỤ THỂ..........45
1. Tổng quan................................................................................................................................45
2. Các hành vi..............................................................................................................................45
a. Xâm phạm bí mật kinh doanh...........................................................................................45
b. Ép buộc trong kinh doanh.................................................................................................46
c. Cung cấp thông tin không trung thực................................................................................47
d. Gây rối hoạt động kinh doanh...........................................................................................47
e. Lôi kéo khách hàng bất chính...........................................................................................48
f. Bán lỗ................................................................................................................................49
g. Các hành vi theo quy định của luật khác..........................................................................49

CHƯƠNG 5: CƠ QUAN THỰC THI PHÁP LUẬT CẠNH TRANH...................50


I. CƠ QUAN CẠNH TRANH.............................................................................50
1. Tổng quan................................................................................................................................50
2. Ủy ban cạnh tranh quốc gia (UBCTQG - trực thuộc Bộ công thương)..................................50
a. Cơ cấu...............................................................................................................................50
a1. UBCTQG theo LCT 2004............................................................................................50
a2. UBCTQG theo LCT 2018............................................................................................50
3. Thành viên của UBCTQG.......................................................................................................51
a. Đặc điểm và tiêu chuẩn.....................................................................................................51
b. Quy định về thành viên của UBCTQG có vấn đề khiến UBCTQG chưa thể được thành
lập......................................................................................................................................52
4. Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh - trực thuộc UBCTQG...................................................52
a. Chức năng.........................................................................................................................52
b. Nhân sự.............................................................................................................................53
II. CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG CẠNH TRANH..................................53
1. Gồm.........................................................................................................................................53
2. Nhận xét..................................................................................................................................53
a. Tại sao chỉ có Hội đồng xử lý vụ việc HCCT mà không có các loại việc khác?..............53
b. Hội đồng xử lý vụ việc HCCT..........................................................................................53
III. NGƯỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG CẠNH TRANH.......................................54
1. Gồm.........................................................................................................................................54
2. Nhận xét..................................................................................................................................54
a. Tại sao Hội đồng giải quyết khiếu nại không có chủ tịch mà Hội đồng xử lý lại có chủ
tịch?...................................................................................................................................54
b. Chủ tịch UBCTQG............................................................................................................54
c. Thành viên và Chủ tịch của Hội đồng xử lý vụ việc HCCT.............................................55
d. Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh..............................................................55
e. Điều tra viên Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh............................................................56
f. Thư ký phiên điều trần......................................................................................................56

CHƯƠNG 6: TỐ TỤNG CẠNH TRANH VÀ XỬ LÝ VI PHẠM CẠNH TRANH
.................................................................................................................................57
I. TỐ TỤNG CẠNH TRANH.............................................................................57
1. Giai đoạn trước khi có kết quả điều tra...................................................................................57
a. Khởi xướng vụ việc cạnh tranh.........................................................................................57
b. Điều tra..............................................................................................................................57
b1. Có 3 loại vụ việc được điều tra....................................................................................57
b2. Lưu ý............................................................................................................................57
c. Biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý............................................................................58
d. Báo cáo và kết luận điều tra..............................................................................................58
d1. Báo cáo (điều tra viên).................................................................................................58
d2. Kết luận điều tra (thủ trưởng cơ quan điều tra)............................................................58
2. Giai đoạn sau khi có kết quả điều tra......................................................................................58
a. Thời hạn điều tra theo từng loại vụ việc...........................................................................58
a1. Vụ việc tập trung kinh tế..............................................................................................58
a2. Vụ việc cạnh tranh không lành mạnh...........................................................................59
a3. Vụ hạn chế cạnh tranh..................................................................................................59
b. Phiên điều trần (dành riêng cho thỏa thuận HCCT)..........................................................59
b1. Nội dung của phiên điều trần.......................................................................................59
b2. Thành phần của phiên điều trần...................................................................................60
b3. Nhận xét.......................................................................................................................60
c. Quyết định xử lý vụ việc...................................................................................................60
d. Khiếu nại và khiếu kiện....................................................................................................61
d1. Khiếu nại......................................................................................................................61
d2. Khiếu kiện....................................................................................................................61

II. CÁC HÌNH THỨC XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT CẠNH TRANH......61
1. Xử lý vi phạm hành chính.......................................................................................................61
a. Nguyên tắc áp dụng...........................................................................................................61
a1. Chỉ được áp dụng một trong hai biện pháp xử phạt chính...........................................62
a2. Có thể áp dụng một hoặc nhiều hình phạt bổ sung......................................................62
a3. Có thể áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả.....................................62
b. Thẩm quyền.......................................................................................................................63
c. Nhận xét............................................................................................................................63
2. Trách nhiệm hình sự (đọc thêm).............................................................................................63
3. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng - TORT.........................................................................63
III. CHÍNH SÁCH KHOAN HỒNG (DÀNH RIÊNG CHO THỎA THUẬN
HCCT)...............................................................................................................63
IV. TÌNH HUỐNG..................................................................................................63
1. Thông cáo báo chí vụ 3 nhà mạng..........................................................................................63
2. Quảng cáo nước giặt Ariel......................................................................................................64
3. Đội nhiếp ảnh vs doanh nghiệp tư nhân PT............................................................................64
GIỚI THIỆU MÔN HỌC

I. TÀI LIỆU HỌC TẬP VÀ NHẮC NHỞ


- Luật cạnh tranh 2018
- Nghị định 35/2020/NĐ-CP (chủ yếu) và Nghị định 75/2019/NĐ-CP (về xử phạt) hướng dẫn thi hành.
- Tài liệu tham khảo: Giáo trình LCT của HLU (nên đọc của HLU).
- Nhắc nhở:
+ Học 15 tuần, 1 bài 2 tuần.
+ Cột điểm: GK 50%. CK 50% tự luận có thể 1-3/3 dạng sau: (i) Nhận định đúng sai. (ii) Lý thuyết. (iii) Bài
tập tình huống, đề mở; câu hỏi ví dụ: Tại sao nói LCT là đạo luật tiếp cận mặt trái của thị trường? Tại sao nói
cơ quan thực thi pháp luật cạnh tranh là “chú chó canh cửa”?...
+ Lớp trưởng ghi danh sách phát biểu (không cần đứng dậy khi phát biểu, có thể nói ngay).

II. LUẬT CẠNH TRANH LÀ GÌ?

1. Phân biệt “cạnh tranh” và “phản cạnh tranh”:

- Vấn đề gây nhầm lẫn 1: Thuật ngữ “cạnh tranh” và “phản cạnh tranh” trong TV dễ nhầm nhưng trong TA ít vì
có 2 từ khác nhau. Cạnh tranh liên quan đến thúc đẩy cạnh tranh (cạnh tranh: competiturist), phản cạnh
tranh liên quan đến chống độc quyền (phản cạnh tranh: competition).
- Như vậy:
+ Học Luật cạnh tranh (LCT) không phải học về “cách để cạnh tranh” mà học các quy định về kiểm soát
hành vi phản cạnh tranh (hay quy định của pháp luật đối với những hành vi chống cạnh tranh, đi ngược
lại cạnh tranh, làm cho hoạt động cạnh tranh bình thường bị ảnh hưởng.
+ Các vấn đề về cạnh tranh lành mạnh không thuộc phạm vi điều chỉnh của môn học.

2. Luật cạnh tranh là lĩnh vực nghiên cứu pháp lý mới ở Việt Nam
- LCT là lĩnh vực nghiên cứu pháp lý mới ở Việt Nam (tính đến tháng 9/2022) nên hiếm có người có chuyên
môn.
- Số lượng vụ việc cần áp dụng LCT không nhiều.
- LTM 2005 ra đời trước khi có LCT = quy định về đại lý và nhượng quyền = dễ vi phạm LCT => cần thay đổi.
3. Chức năng của LCT
- LCT không đề cập đến việc phải cạnh tranh như thế nào, khuyến khích môi trường cạnh tranh phát triển ntn,
NN phải làm gì để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp,… nên dễ gây nhầm lẫn.
+ LCT không khuyến khích tạo dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh mà chỉ đặt ra quy định nhằm xử lý
những hành vi phản cạnh tranh (hành vi vi phạm)
+ LCT là luật để hạn chế: LCT dùng để trấn an thị trường nên càng ít án về phản cạnh tranh thì càng tốt.
+ Vấn đề gây nhầm lẫn 2: Có ý kiến cho rằng LCT không xử được án = sai.

- Có thể nói LCT “tiếp cận từ mặt trái thị trường" vì LCT quy định hành vi vi phạm. Nói cách khác, tư duy
nhìn nhận của LCT giống LHS, là tư duy nhìn ra những hành vi vi phạm. Vì vậy khi áp dụng LCT sẽ nhìn theo
lăng kính rà soát vi phạm. LCT còn được xem là “Luật hình sự của thị trường” vì nó dùng để xử lý những
hành vi vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh về phản cạnh tranh.

- Tìm hiểu lại thuật ngữ “ngoại phát” trong vi mô.

III.CƠ QUAN THỰC THI 9 SÁCH VÀ PHÁP LUẬT CẠNH TRANH
- Chính phủ có thẩm quyền chung, Bộ Công Thương có thẩm quyền riêng trong việc thực thi chính sách và
pháp luật cạnh tranh.
- Nhận xét:
+ Bộ Công Thương chính là cơ quan thực thi chính pháp luật cạnh tranh nhưng lại có chức năng quản lý công
nghiệp và thương mại.
+ Vấn đề là có nên để Bộ Công thương đảm nhận thực thi chính sách và pháp luật cạnh tranh? Trên thực
tế, Bộ này có nhiệm vụ thực hiện những chính sách về “cạnh tranh” thuần túy: phải tạo ra chính sách và biện
pháp giúp môi trường kinh doanh thông thoáng và lành mạnh. Mặt khác, vấn đề “cạnh tranh” thuần túy lại
“lấn cấn” với vấn đề kiểm soát hành vi “phản cạnh tranh”
+ Vậy nên để ai thực thi chính sách và pháp luật cạnh tranh có hiệu lực và hiệu quả sẽ được tìm hiểu trong môn
học. Ở VN đây là vấn đề trăn trở, khó xác định ai nên là người đóng vai trò này.
+ Xem kỹ hơn hạn chế này ở đầu Chương 5.

IV. LCT ĐIỀU CHỈNH NHỮNG VẤN ĐỀ NÀO

1. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh


- Pháp luật cạnh tranh kiểm soát thảo thuận hạn chế cạnh tranh.
- Từ TA lưu ý: Cartel, Antitrust
- Do không có từ thay thế nên VN dùng từ “thỏa thuận hạn chế cạnh tranh” => học về kiểm soát thỏa thuận hạn
chế cạnh tranh.

2. Lạm dụng sức mạnh thị trường


- Pháp luật cạnh tranh kiểm soát hành vi lạm dụng sức mạnh thị trường

3. Tập trung kinh tế/ sáp nhập doanh nghiệp


- Pháp luật cạnh tranh kiểm soát vấn đề sáp nhập doanh nghiệp. Hiểu rộng ra là mua bán và sáp nhập doanh
nghiệp (M&A).
- Bình luận: Luật VN dùng từ “tập trung kinh tế”, nhưng thuật ngữ này sai nghĩa, thực chất phải là “sáp nhập
doanh nghiệp”.
- Hoạt động này có xu hướng độc quyền hóa nên LCT phải điều chỉnh.
- Hoạt động này diễn ra sôi nổi ở VN nên được chú trọng trong môn học.

4. Cạnh tranh không lành mạnh


- Pháp luật cạnh tranh xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

- Lưu ý thuật ngữ “cạnh tranh không lành mạnh”: dùng thuật ngữ này để ám chỉ chung LCT là không
đúng vì cạnh tranh không lành mạnh chỉ là 1 trong 4 nhóm hành vi mà LCT điều chỉnh.

- Vấn đề nhầm lẫn 3: hiểu nhóm hành vi cạnh tranh không lành mạnh quá rộng.

V. TỐ TỤNG TRONG CẠNH TRANH

- Thủ tục tố tụng của lĩnh vực cạnh tranh sẽ là thủ tục tố tụng hình sự.

- Cơ quan thực thi pháp luật cạnh tranh sẽ thực thi pháp luật cạnh tranh theo thủ tục nào?

- Án lệ, tập quán pháp được áp dụng trong giải quyết vụ án cạnh tranh rất nhiều.

_______________________________________________________________________________________
_______________________________________________________________________________________
CHƯƠNG 1: THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH

*Gồm khái niệm, nguyên tắc xử lý, đánh giá tác động (Lưu ý chỉ chống thỏa thuận gây hạn chế cạnh tranh
chứ không phải toàn bộ các thỏa thuận. Vì vậy cần phải có đánh giá tác động).

I. KHÁI NIỆM

1. Hành vi hạn chế cạnh tranh

- Điều 3(2) LCT 2018: “Hành vi hạn chế cạnh tranh là hành vi gây tác động hoặc có khả năng gây
tác động hạn chế cạnh tranh, bao gồm hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống
lĩnh thị trường và lạm dụng vị trí độc quyền”.

- Nhận xét: Có thể hiểu là những hành vi làm giảm, cản trở, làm sai lệch, triệt tiêu quá trình cạnh
tranh trên thị trường.

- VD:
+ Trong khu vực chỉ có 2 cửa hàng bán bia của A và B. A bán bia hét giá 50k X không mua, X qua
tiệm B mua vẫn giá 50k, X chấp nhận mua. Trong khi giá bia trên thị trường chỉ có 25k. Giả sử
A và B thông đồng với nhau cùng nâng giá thì trong trường hợp này hành vi của A và B là hành
vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Thực trạng: cơ quan quản lý sẽ không xử lý do A và B buôn
bán nhỏ không đáng kể (bất cập).

2. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

a. Khái niệm

- Điều 3(4) LCT 2018: “Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là hành vi thỏa thuận giữa các bên dưới
mọi hình thức gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh”.
b. Đặc điểm

- Từ khái niệm ở Điều 3(4) LCT có thể suy ra được các dấu hiệu của một thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh như sau:

b1. Chủ thể

- Luật quy định “các bên” là các doanh nghiệp. Lưu ý “doanh nghiệp” trong LCT khác với “doanh
nghiệp” trong LDN ở chỗ doanh nghiệp trong LCT dùng để chỉ mọi tổ chức cá nhân kinh doanh
(vấn đề gây nhầm lẫn 4).

b2. Hình thức thỏa thuận

(1) Chia theo văn bản và lời nói


- Thỏa thuận văn bản dễ phát hiện, thỏa thuận miệng khó phát hiện hơn.
- Ví dụ về ĐƯQT quân tử: ngay cả trong quan hệ LQT vẫn còn có thỏa thuận miệng (ĐƯQT
quân tử) thì trong kinh doanh cũng không loại trừ, vì vậy nếu là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
vẫn phải xử lý thỏa thuận miệng.
- Bằng chứng của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh quan trọng hơn hình thức thỏa thuận cạnh
tranh (do vẫn có thỏa thuận miệng rộng rãi). Nói cách khác: Xem xét “có hay không có thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh” quan trọng hơn “nội dung của thỏa thuận đã được thực hiện trên
thực tế hay chưa”.

(2) Thách thức tầm soát


- Việc công nhận thỏa thuận miệng cũng cho thấy phạm vi rà soát của LCT rất rộng. Ngoài ra
các bên có xu hướng giấu nên số lượng vụ án LCT rất ít (ví dụ tình huống 1 bên dưới).
- Giải pháp: Có nghiệp vụ bắt các bên thỏa thuận hạn chế cạnh tranh khai ra (xem chương
cuối).

(3) Thỏa thuận ngang, thỏa thuận dọc


- Thỏa thuận ngang: các doanh nghiệp cùng thị trường như Pepsi-Coca,..
- Thỏa thuận dọc: là thỏa thuận giữa các doanh nghiệp hoạt động ở những công đoạn khác
nhau (khác thị trường nhưng có sự liên kết). VD: Vinamilk-Coopmart.
- Tần suất vi phạm về hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ngày càng nhiều hơn. Điều này
có nghĩa hoạt động kinh doanh trên thực tế ngày càng gần với hành vi hạn chế cạnh tranh
hơn.
- Ví dụ:
+ LCT 2004 chỉ kiểm soát thỏa thuận theo chiều ngang. LCT 2018 đã mở rộng kiểm soát
thỏa thuận theo chiều dọc.
+ Một điểm mới nữa của LCT 2018: hành vi có khả năng (potential impact), ngay cả chưa
gây ra hậu quả ở thời điểm hiện tại thì vẫn có thể bị xem là thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh.
+ LTM cho phép đại lý độc quyền, đây là thỏa thuận dọc nên theo LCT 2018 bị rà soát do
có nguy cơ hạn chế cạnh.
+ LTM cho phép nhượng quyền thương mại (1 phương thức giúp thực hiện các hệ thống
theo chuỗi) tạo ra các chuỗi cửa hàng lớn theo chiều dọc (bên nhận nhượng quyền giống
như nhà phân phối). Do nhượng quyền TM là thỏa thuận dọc có nguy cơ hạn chế cạnh
tranh nên bị LCT 2018 rà soát.

(4) Hậu quả


- Tác động hoặc có khả năng tác động hạn chế cạnh tranh (phân tích thêm bên dưới).

3. Tác động của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh (phân tích thêm hậu quả)

- Làm thay đổi cấu trúc thị trường.


+ VD: 10 doanh nghiệp cạnh tranh nhưng 5 doanh nghiệp thỏa thuận hạn chế cạnh tranh làm 5
doanh nghiệp kia không cạnh tranh được phá sản nên thị trường chỉ còn 5 doanh nghiệp.
+ Khi cấu trúc thị trường thay đổi, các doanh nghiệp phá sản theo: Hiện tượng cá lớn nuốt cá
bé trong Kinh tế chính trị.

- Ảnh hưởng lợi ích của người tiêu dùng.


+ Lúc này quyền lựa chọn của người tiêu dùng do cơ hội tiếp cận hàng hóa giá rẻ nhờ sức ép cạnh
tranh không còn.
+ VD: Trong kinh tế học vi mô có khái niệm thặng dư tiêu dùng (phúc lợi xã hội) và thặng dư sản
xuất. Khi lượng cung tăng thì thặng dư sx tăng (nhà sx được lợi) nhưng thặng dư tiêu dùng giảm
(ntd thiệt thòi hơn). Xem lại ở môn Kinh tế vi mô.

II. CÁC THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH

1. Tổng quan
- Được quy định tại Điều 11 LCT 2018. Có 11 khoảng liệt kê 10 loại thỏa thuận HTCT (từ khoản 1
đến khoản 10).
- Đối với khoản 11: Đây là điều khoản mang tính dự liệu nên cần thiết (Việc dự liệu này là một kỹ
thuật lập pháp phổ biến, là “cánh tay kéo dài” của pháp luật, bởi lẽ pháp luật không thể dự liệu hết
tất cả), nếu có hành vi chưa được liệt kê thì dùng định nghĩa “thỏa thuận HCCT” để xác định.

2. Phân tích các loại thỏa thuận quy định tại Điều 11 LCT 2018
*Thỏa thuận ấn định giá
- Trực tiếp hay gián tiếp dưới góc độ kiểm soát của LCT đều vi phạm.
- Trực tiếp: các bên trực tiếp xác định một mức giá chung. VD: 2 doanh nghiệp gặp nhau cùng thỏa
thuận thống nhất giá sp của mình.
- Gián tiếp: Không thỏa thuận mức giá chung nhưng thỏa thuận cách xác định giá.
- Bình luận:
+ Điều khoản này có thể được rút lại ngắn gọn để hơn.
+ Thỏa thuận ấn định giá bán hay giá mua đều bị kiểm soát do LCT kiểm soát cả thị trường đầu vào
lẫn đầu ra.
- VD: thỏa thuận của 19 công ty bảo hiểm ở bài trước là thỏa thuận ấn định giá.

*Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường…
- Có hai dạng là (i) phân chia khách hàng và (ii) phân chia thị trường. Còn tiêu thụ - cung ứng chỉ đơn
thuần là đầu vào - đầu ra (đều thuộc về phân chia thị trường).
- Ở VN thường không phát triển thị trường thu mua nông sản do thương lái thường phân chia thị
trường.
*Thỏa thuận hạn chế kiểm soát số lượng…..
- Có hai dạng là (i) “hạn chế” số lượng khối lượng ít đi hoặc (ii) “kiểm soát” số lượng khối lượng
không hẳn ít đi so với lúc đầu.
*Thỏa thuận thỏa thuận thắng thầu
- Lưu ý: Vụ Thủ Thiêm không được xem là đấu thầu mà là đấu giá!
- Đấu giá là một người có tài sản muốn bán giá cao nhưng không biết giá cao bao nhiêu và ai mua
được.
- Đấu thầu ngược lại: Người nào có nhu cầu mua hhdv cần tìm người nào bán rẻ nhất thì mua.
- Đấu thầu ở VN thường liên quan đến NN do có nguồn ngân sách công.
- Vụ điển hình: Trong vụ đấu thầu Việt Á, thay vì chọn giá thấp nhất mà các bên thông đồng (bên tổ
chức thầu và bên tham gia thầu) nâng giá. Đây là thỏa thuận theo chiều dọc (nếu các bên tham gia
thỏa thuân với nhau thì xem là thỏa thuận ngang). Mặc dù phát hiện nhưng không dùng LCT để xử
lý do quá nghiêm trọng nên xử lý hình sự.
- LƯU Ý: Các vụ việc bị phát hiện không dùng LCT nhiều do mức độ nghiêm trọng lớn nên thường
áp dụng BLHS. Thầy dự đoán xu thế tương lai: Điều này sẽ thay đổi, LCT sẽ được áp dụng nhiều
hơn do
- VD cho LƯU Ý: Trong một công ty TNHH ông giám đốc thông đồng với khách hàng để được bồi
bổ và bị các cổ đông phát hiện, các cổ đông kiện thì xử theo LCT do không quá nghiêm trọng.
- LƯU Ý 2: Nếu có người báo cáo với cơ quan cạnh tranh xử lý thì hợp đồng mua bán có giá mà các
công ty bán thỏa thuận nâng giá có thể bị vô hiệu do vi phạm điều cấm của LCT.
*Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát
triển kinh doanh
*Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên tham gia thỏa
thuận
- Nặng hơn ngăn cản, kìm hãm,… rất nhiều.
*Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư
- VD: Đánh cắp công nghệ, tiêu hủy công nghệ của công ty khác.
*Thỏa thuận áp đặt ấn định..
- Có hai dạng là (i) áp đặt và (ii) ấn định điều kiện ký kết:
+ Hợp đồng: VD: 3 cửa hàng ăn nhanh lớn nhất áp đặt điều kiện để công ty bán thịt thịt (đầu vào)
được bán cho họ.
+ Nghĩa vụ: VD: hợp đồng sẽ được ký kết nếu công ty bán thịt phải thực hiện nghĩa vụ cụ thể cho
3 cửa hàng này. VD2: ngân hàng áp đặt nghĩa vụ mua bảo hiểm (trường hợp này mạnh ai nấy
làm (bài sau) nên không tính là thỏa thuận HCCT).
- Lưu ý: Việc sắp xếp theo thứ tự các thỏa thuận này cũng có ý nghĩa trong chia nhóm thỏa thuận
trong xác định nguyên tắc xử lý.
*Thỏa thuận không giao dịch…
*Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sp,..

III. NGUYÊN TẮC XỬ LÝ CÁC THỎA THUẬN HCCT

1. Tổng quan
- Nguyên tắc chung: cấm.
- Nguyên tắc riêng khác giữa từng nhóm
- Từ TA lưu ý: Mặc nhiên vi phạm (per se/per se illegal), cân nhắc hợp lý (reasonable consideration)

2. Có ba nhóm được phân loại theo Điều 14 LCT 2018

a. Nhóm 1-3

- Cùng thị trường (ngang)


- Các công đoạn trong chuỗi gây tác động hay có khả năng gây tác động đáng kể (dọc).
- Cách xử lý:
+ Đối với “ngang”: cấm một cách tuyệt đối, không cần giải thích.
+ Đối với “dọc”: chỉ cấm sau khi rà soát lại và kết luận rằng các thỏa thuận đó gây tác động
HCCT.
b. Nhóm 4-6

Bất kỳ doanh nghiệp nào (cùng hoặc không cùng thị trường)
- Cách xử lý: Cả “ngang” và “dọc” đều cấm một cách tuyệt đối bởi có tác động đến thị trường
rất mạnh xét cả về lý thuyết lẫn thực tiễn (các hành vi này đương nhiên gây ra tác động HCCT).
Nặng nhất, điển hình là đấu thầu.

c. Nhóm 7-11

(còn lại)
- Cùng thị trường/các công đoạn trong chuỗi
- Gây tác động/có khả năng gây tác động HCCT đáng kể.
- Nguyên tắc xử lý: Các hành vi này đều bị cấm nhưng chỉ bị cấm khi nào chỉ có quy trình rà soát
và chứng minh thỏa thuận đó gây tác động HCCT, việc rà soát theo nguyên tắc này đều áp dụng
với thỏa thuận theo chiều “ngang” và “dọc”. Nhẹ nhất.

3. Các nguyên tắc này theo pháp luật nước ngoài


*Trên thế giới có 2 cách tiếp cận.
(i) Mặc nhiên vi phạm (per se/per se illegal)
- Đây là cách tiếp cận đánh giá sự vi phạm mặc nhiên của hành vi: hành vi khi được thực hiện thì bản
thân việc thực hiện hành vi đó đã chứng minh sự vi phạm.
- Nguyên tắc này được LCT VN thừa nhận, dùng để xử lý nhóm 4-6 và hành vi thỏa thuận theo chiều
ngang nhóm 1-3.
(ii) Cân nhắc hợp lý (reasonable consideration/rule of reason)
- Trước khi xử lý phải xem xét đánh giá thật cẩn thận.
- Nguyên tắc này cũng được thừa nhận bởi LCT VN, dùng để sử lý nhóm 7-11 và hành vi thỏa thuận
theo chiều dọc nhóm 1-3.
IV.ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG HẠN CHẾ CẠNH TRANH

1. Khái niệm
- Điều 3(3) LCT 2018: Là tác động loai trừ, làm giảm, sai lệch hoặc cản trở khả năng cạnh tranh trên
thị trường.
- Lưu ý:
+ Nhắc nhiều lần: Tác động này phải đáng kể, ngay cả khi chỉ mới có khả năng chứ chưa xảy
ra.
+ Việc đánh giá dựa vào nhiều nhân tố.

2. Các nhân tố


- Mức thị phần của các doanh nghiệp.
- Rào cản gia nhập, mở rộng thị trường
- Hạn chế nghiên cứu & phát triển (R&D), đổi mới công nghệ hoặc hạn chế năng lực công nghệ:
+ Doanh nghiệp nước ngoài rất quan tâm. Tốn rất nhiều tiền nên lỗ nặng nếu thất bại, nhưng nếu
phát triển được công nghệ mới thì giúp phát triển doanh nghiệp rất lớn nên quan trọng với doanh
nghiệp.
+ R&D giúp tạo ra lợi thế cho công ty nên phải xem xét.
- Giảm khả năng tiếp cận, nắm giữ cơ sở hạ tầng thiết yếu
- Tăng chi phí, thời gian của khách hàng trong việc mua hàng hoặc khi chuyển sang mua hàng liên
quan khác - switching cost.
+ Còn gọi là làm tăng chi phí chuyển đổi.
- Thông qua kiểm soát các yếu tố đặc thù trong ngành, lĩnh vực.

3. Cách thức đánh giá


*Quy định tại Nghị định 35/2020/NĐ-CP.
a. Cách thức sử dụng các tiêu chí

- Điều 11(2) Nghị định 35/2020/NĐ-CP.


- Dựa vào mức thị phần của các doanh nghiệp:
+ Đầu tiên sẽ tính thị phần doanh nghiệp, sau đó tính tổng thị phần các doanh nghiệp nếu là
thỏa thuận theo chiều ngang.
+ Ngoài ra để đánh giá còn phải xem xét diễn biến, xu hướng thay đổi mức thị phần qua tương
quan với các đối thủ khi các doanh nghiệp tiến hành thỏa thuận với nhau (VD: lớn - nhỏ =>
nhỏ có thể bị lớn chi phối, lớn - lớn => ép nhỏ bên ngoài).
- Dựa vào các rào cản gia nhập, mở rộng thị trường:
+ Ở tiêu chí này sẽ căn cứ vào những yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định của doanh nghiệp
khi gia nhập, mở rộng thị trường (xem Điều 8 Nghị định).
+ Cần lưu ý việc đánh giá sẽ phải bỏ qua rào cản tự nhiên của thị trường, rào cản cần xem xét
là rào cản mà các doanh nghiệp thỏa thuận tạo ra gây ra sự cản trở không công bằng. Bên
cạnh đó, yếu tố rào cản còn được cân nhắc tùy hoàn cảnh khác nhau. VD: thỏa thuận tiến
hành trong thị trường dễ gia nhập thì bản thân thỏa thuận có thể gây tác động nhưng nhỏ,
nhưng nếu môi trường đặc thù đã khó gia nhập mà còn thỏa thuận thì (i) tác động rất lớn tới
doanh nghiệp muốn và có khả năng gia nhập và (ii) không có đối thủ cạnh tranh nên dễ dẫn
đến bất lợi cho người tiêu dùng.
- Dựa vào hạn chế R&D, đổi mới công nghệ hoặc hạn chế năng lực công nghệ:
+ Xem xét đối với mục tiêu R&D, đổi mới công nghệ hoặc nâng cao năng lực công nghệ trong
ngành và lĩnh vực.
+ Nếu những thỏa thuận đi ngược mục tiêu ngành và lĩnh vực thì được xem là thỏa thuận tác
động hạn chế cạnh tranh.
- Giảm khả năng tiếp cận, nắm giữ cơ sở hạ tầng thiết yếu:
+ Căn cứ vào (i) mức độ thiết yếu của cơ sở hạ tầng đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh
(doanh nghiệp đó có đang nắm giữ csht quan trọng đối với hoạt động sxkd của ngành không)
và (ii) chi phí, thời gian để đối thủ có thể tiếp cận, nắm giữ cơ sở hạ tầng đó hoặc cơ sở hạ
tầng tương tự.
+ VD1: Hai doanh nghiệp thỏa thuận thời gian kiểm soát cảng Cát Lái - một cảng quan trọng
nên có thể xem là thỏa thuận HCCT gây tác động lớn (yếu tố (i)). VD2: Việc kiểm soát cảng
Cát Lái ở VD1 làm khó doanh nghiệp khác, họ phải đậu ở cảng khác phải đậu cảng khác, lúc
này việc đậu cảng khác làm tăng thời gian chi phí của doanh nghiệp nên có thể xem thỏa
thuận HCCT này gây tác động lớn (yếu tố (ii)).
- Tăng chi phí, thời gian của khách hàng trong việc mua hàng hoặc khi chuyển sang mua
hàng liên quan khác (switching cost):
+ Bằng việc so sánh chi phí, thời gian cần thiết của khách hàng khi (i) mua sản phẩm của
doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hoặc (ii) khi chuyển sang mua sản phẩm của đối thủ. Việc
so sánh thực hiện cả trước và sau khi có thỏa thuận
+ Ví dụ về Zalo để làm rõ khái niệm “switching cost”: Zalo hoạt động trên Platform.
Platform được VN dịch ra là “nền tảng”, tuy nhiên từ này gốc nghĩa là Sân ga (Railway
Platform) dùng để kết nối hành khách 2 chuyến tàu. Trong kinh doanh, Platform là nơi kết
nối các doanh nghiệp và người tiêu dùng, ví dụ rõ nhất là Zalo, Grab,... kết nối các nhóm
người cụ thể với nhau. Ứng dụng trên điện thoại (App) chính là Platform để vận hành. Lưu ý
bán hàng qua website không phải kinh doanh Platform mà là kinh doanh trực tuyến thông
thường. Khi Platform vận hành thành công rất dễ dàng có được sức mạnh thị trường (Market
Power). Trên Platform ít có mối quan hệ độc lập, giá thường mất cân xứng trong điều kiện
phân tách được 2 nhóm (không cho 2 nhóm user kết nối với nhau để có thể tìm hàng thay
thế). VD: Zalo cho dùng free tăng user, sau đó thêm nhiều dịch vụ như thông tin, quảng cáo,
Zalo Pay, tiếp đó nghĩ đến việc thu tiền, tuy nhiên Zalo sẽ thăm dò để tăng giá sao cho
không gây ra sự phản đối quá lớn. Đây là kiểm soát chi phí chuyển đổi của Zalo: khiến cho
user miễn cưỡng phải ở lại Zalo vì user đang cân nhắc rằng mình sẽ bị tổn thất lớn do mất
data, khách hàng khi rời Zalo.
- Thông qua kiểm soát các yếu tố đặc thù trong ngành, lĩnh vực:
+ Dựa trên mức độ chi phối của các yếu tố đặc thù đó đối với các hoạt động cạnh tranh của các
doanh nghiệp trên thị trường.
+ Bình luận về cước xe 0đ của các công ty xe ôm công nghệ: Đây là vấn đề đáng bàn vì có
hai mặt. Một mặt, mô hình này có vẻ gây HCCT với xe ôm truyền thống hay xe taxi truyền
thống. Mặt khác, VN đang muốn phát triển theo hướng số hóa nên cần phải có các dịch vụ
này để thu hút người dùng.
b. Các trường hợp an toàn không cần phải đánh giá

- Điều 11(3) Nghị định 35/2020/NĐ-CP, đây là những trường hợp an toàn nên không cần phải
đánh giá.
- Đối với thỏa thuận theo chiều ngang:
+ Thị phần kết hợp < 5%.
+ Do cách doanh nghiệp theo chiều ngang “cùng đẳng cấp” nên tính tổng thị phần.
- Đối với thỏa thuận theo chiều dọc:
+ Thị phần của từng doanh nghiệp < 15%.
+ Chỉ cần 1 trong các doanh nghiệp trong chuỗi đó > 15%, không nhất thiết tất cả thì cũng có
khả năng tác động. Bởi vì, theo nhà làm luật chỉ cần 1 doanh nghiệp trong chuỗi trên 15% thì
doanh nghiệp này có thể chi phối ở thị trường của nó, khi doanh nghiệp này có thể chi phối
thị trường của mình thì có nghĩa doanh nghiệp này cũng có khả năng nhận sự trợ lực từ
doanh nghiệp khác trong chuỗi.

c. Có thể tham vấn ý kiến cơ quan quản lý và các bên thứ ba khác

- Điều 11(4) Nghị định 35/2020/NĐ-CP.


- Đây là quy định hay.
- Cần lưu ý khi Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia yêu cầu tham vấn thì chuyên gia có nghĩa vụ phải trả
lời, không được từ chối.

V. MIỄN TRỪ ĐỐI VỚI THỎA THUẬN HCCT BỊ CẤM

1. Nhóm 2 cấm tuyệt đối còn Nhóm 1 và 3 thì có thể được miễn trừ
- Lưu ý thỏa thuận thuộc Nhóm 2 theo phân loại ở Điều 14(1) LCT 2018 cấm tuyệt đối (nguy hiểm
nhất) nên không được miễn trừ.
- Ngoại trừ Nhóm 2, thỏa thuận Nhóm 1 và Nhóm. Cần lưu ý đây vẫn là những thỏa thuận được xem
là vi phạm và phải xử lý theo LCT nhưng được miễn trừ nếu đáp ứng hai điều kiện lớn bên dưới.
Điều 15: Nộp hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ
Điều 16: Thụ lý hồ sơ hưởng miễn trừ
Điều 17. Yêu cầu bổ sung thông tin, tài liệu đề nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh bị cấm
Điều 18-23

2. Các điều kiện để Nhóm 1 và 3 được miễn trừ

a. Có lợi cho ntd

b. (ii) Đáp ứng thêm các điều kiện tại Điều 14(1) LCT 2018

- Thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ.

- Nâng cao chất lượng hàng hóa dịch vụ.

- Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp VN trên thị trường quốc tế: Đây là biện pháp để dung
hòa việc kiểm soát các thỏa thuận HCCT và sự phát triển của doanh nghiệp trong nước.
- Thúc đẩy việc áp dụng thống nhất các tiêu chuẩn chất lượng, định mức kỹ thuật của chủng loại sản
phẩm - SEP: Liên quan đến LSHTT, nếu vi phạm xử lý theo cả LSHTT, LHĐ và LCT.

- Thống nhất các điều kiện thực hiện hợp đồng, giao hàng, thanh toán, nhưng không liên quan đến giá
và các yếu tố của giá: Lưu ý việc miễn trừ có thời hạn (chỉ 5 năm, có thể xin gia hạn nhưng cũng
không quá 5 năm nữa => trên thực tế tối đa 10 năm). Bên cạnh đó để được miễn trừ còn phải làm thủ
tục hồ sơ nộp lên cơ quan cạnh tranh xem xét.

VI. TÌNH HUỐNG

1. Các ngân hàng cam kết giải ngân với lãi suất thấp hơn bình thường
Một mẩu tin trên báo:
UBND Q1 hôm qua tổ chức ngày hội doanh nghiệp 2015 và chương trình kết nối ngân hàng - doanh
nghiệp. Theo đó, các ngân hàng BIDV, Vietinbank, Vietcombank, Argibank, Sacombank, Việt Á Bank,
Đông Á Bank ký kết giải ngân 8.439 tỷ đồng với lãi suất dưới 7%/năm cho 66 doanh nghiệp trên địa
bàn Q1 và Q3.
Nhận xét
- Ở thời điểm này bank hot, lãi cao, doanh nghiệp khó tiếp cận vốn bank nên xuất hiện nhu cầu giảm
lãi suất.
- Tuy nhiên, việc các bank này cam kết giải ngân với lãi suất thấp có thể xem là thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh do nó ảnh hưởng đến các ngân hàng nhỏ khác, dễ khiến ngân hàng nhỏ phá sản.
- Ví dụ này cho thấy việc nhận diện đúng và xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh là điều không hề
dễ dàng.

2. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của 19 doanh nghiệp bảo hiểm
- Theo một mẫu báo, vào năm 2008, 19 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ với tổng thị phần 99,79%
thỏa thuận nâng mức bảo hiểm xe ô tô. Các doanh nghiệp này bị phạt 10% tổng doanh thu.
- Theo luật cũ thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ấn định giá của các doanh nghiệp mà thị phần của các
doanh nghiệp đó chiếm tỉ lệ từ 30% trở lên thì mới bị xử lý. Theo luật mới thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh bị cấm dù nó được thỏa thuận giữa bất kỳ doanh nghiệp nào. Có thể nói luật mới không còn
quan trọng “thị phần bao nhiêu sẽ ảnh hưởng” mà quan trọng là có hành vi vi phạm. Thị phần chỉ
còn được dùng để đánh giá tác động của hành vi hạn chế cạnh tranh chứ không còn là căn cứ đình tội
như trong LHS.
- Trong tình huống, việc liệt kê ra thị phần để buộc tội là đúng với luật cũ. Nhưng theo luật mới do có
hành vi nên 19 doanh nghiệp này vi phạm, con số 99,79% chỉ còn được dùng để đánh giá tác động
của hành vi hạn chế của họ
- Các doanh nghiệp bị phạt 10%/ tổng doanh thu (xem lại ví dụ) => số tiền nhiều so với thời đó. Đây
là biện pháp dùng kinh tế đánh kinh tế.

3. Thỏa thuận nâng mức phí bảo hiểm học sinh


- Năm 2011, 12 cơ quan bảo hiểm ở Khánh Hòa cam kết triển khai bào hiểm cao với mức phí có dấu
hiệu hạn chế cạnh tranh.
- Ở vụ việc này cánh nhà báo điều tra từ từ lòi ra các công ty bảo hiểm này thông đồng và đăng báo,
nhờ đó Cơ quan cạnh tranh biết và vào cuộc điều tra xử lý. Điều này cho thấy thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh không dễ để phát hiện nên số vụ không nhiều, cũng như các bên sẽ giấu.
- Vấn đề còn ẩn khuất: theo luật công ty bảo hiểm nào cũng được bán bảo hiểm ở Khánh Hòa, nhưng
thực tế thì chỉ có công ty ở Khánh Hòa và có chi nhánh văn phòng ở Khánh Hòa mới bán được cho
các trường. Vấn đề này đặt ra nghi vấn về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh dọc giữa các công ty bảo
hiểm ở Khánh Hòa và các trường học.

4. Việc miễn trừ thỏa thuận HCCT của hai công ty hợp tác làm một hệ thống thanh
toán
- Việc thỏa thuận diễn ra giữa: CTCP CHUYỂN MẠCH TÀI CHÍNH QG (CÔNG TY A) VÀ CTCP
DỊCH VỤ THẺ SMARTLINK (CÔNG TY B) năm 2014 (xem QĐ 2326/QĐ-TTg năm 2014).
- A và B có hệ thống thanh toán, thỏa thuận với nhau nhưng bị xem là thỏa thuận hạn chế do chỉ có 2
công ty này trong lĩnh vực. Tuy nhiên A và B đã xin phép được miễn trừ.
- Về người ký, trước đây là Phó Thủ tướng nhưng theo LCT 2018 thì được giao lại cho cơ quan cạnh
tranh.
- Về nội dung được miễn trừ, do hệ thống thanh toán mang lại lợi ích nhiều nên vẫn được thỏa thuận
nếu công ty đối xử bình đẳng giữa các ngân hàng, siêu thị,… tham gia vào hệ thống thanh toán này.

_______________________________________________________________________________________
_______________________________________________________________________________________
CHƯƠNG 2: HÀNH VI LẠM DỤNG SỨC MẠNH THỊ TRƯỜNG

*Đây là bài học về nội dung đặc trưng của LCT.

I. XÁC ĐỊNH SỨC MẠNH THỊ TRƯỜNG (SMTT)


*LCT định nghĩa SMTT ở 2 vị trí là (i) doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường và (ii) doanh nghiệp có
vị trí độc quyền

1. Vị trí thống lĩnh thị trường

a. Tiêu chí xác định (cách xác định thị trường liên quan và thị phần)

- Bằng 2 cách là dựa vào hai cách là (i) xác định thị phần doanh nghiệp (đơn giản hơn) hoặc (ii) dựa
vào các yếu tố để đánh giá doanh nghiệp đó có SMTT thực sự hay không. Vận dụng cách này tùy
tình huống thực tế.

Bước 1: Xác định thị trường liên quan

- Điều 9 LCT 2018 và Điều 4 Nghị định 35/2020/NĐ-CP.


- Lý do xác định thị trường lq: để xác định thị phần ở B2.
- Xác định TTLQ tưởng như là công việc truyền thống nhưng vẫn có tính mới:
+ Việc xác định TTLQ có nhiều quan điểm cho là “chủ đề truyền thống”, đi từ qg này qua qg
khác, cũ kỹ, là việc làm thương xuyên, liên tục bởi vì đây là công việc mang tính kỹ thuật, đòi
hỏi chuyên môn sâu của từng lĩnh vực liên quan.
+ Chính vì vậy xác định TTLQ khá phức tạp, dễ có sự trái ngược về quan điểm tiếp cận. Vì vậy,
tưởng như đây là chủ đề truyền thống nhưng lại có tranh cãi từ năm này qua năm nọ => có thể
xem là vẫn còn tính mới.
+ Xác định thị trường liên quan quan trọng để tính thị phần theo doanh thu ở B2, nếu không xác
định để tính sẽ dẫn đến bỏ sót doanh nghiệp, không xác định đúng doanh nghiệp mạnh hay yếu.
- Cần lưu ý việc xác định ở hai góc độ (i) thị trường sản phẩm lq và (ii) thị trường địa lý lq. Nếu
chỉ xác định một trong hai thì kết quả chưa đầy đủ nên có thể sai lệch.

(1) Xác định thị trường sản phẩm liên quan


+ Quy định tại Điều 9(1) LCT 2018.
+ Là thị trường những sản phẩm (hhdv) “có khả năng thay thế được cho nhau” => đây là tiêu
chí cực kỳ quan trọng. Cụ thể, sự thay thế ở đây là giữa các sp có cùng (i) đặc tính, (ii) mục
đích, (iii) giá cả. VD: Thay vì uống nước Aquafina có thể uống Dasani, nhưng không thể
thay bằng C2.
+ Đặc tính: Theo Nghị định giải thích thì không cần 100% mà chỉ cần một số đặc tính giống
nhau thì có thể xem là sp có khả năng thay thế cho nhau do trên thực tế không phải sp nào
cũng giống nhau 100%.
+ Mục đích sử dụng:
· Theo Nghị định không xác định mục đích dựa trên ý đồ của nsx mà căn cứ vào nhu cầu sử
dụng thực tế của ntd. Như vậy, một sp có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau,
nhưng các sp có khả năng thay thế cho nhau sẽ có mục đích sử dụng chính giống nhau
(không cần tất cả mục đích giống nhau mà chỉ cần căn cứ vào mục đích sử dụng chính).
· Điều này vẫn còn gây tranh cãi: Về mặt học thuật chưa đồng thuận với quan điểm tiếp cận
này. VD: Sự xuất hiện của smartphone triệt tiêu nghề chụp ảnh, tuy nhiên smartphone và
máy ảnh có mục đích sử dụng giống nhau không, có quan điểm cho là cùng thị trường
nhưng có quan điểm thì không, có một quan điểm cho rằng nhiều ntd dùng điện thoại để
chụp ảnh nên có thể thay thế máy ảnh.
+ Giá cả:
· Thực tế, thị trường cao cấp và bình dân sẽ dễ phân biệt. Cách quy định của Nghị định theo
thầy có vấn đề. Theo đó, giá cả khác nhau 5% thì thị trường khác nhau, nhưng cố định 5%
có đúng hay không, vì 5% có thể là cách biệt nhỏ đối với hàng hóa này nhưng lớn đối với
hàng hóa khác.
· Để giải quyết vấn đề này, ngta dùng cách xác định độ co giãn chéo của cầu theo giá
(phương pháp này quy định ở Điều 4(6) Nghị định 35/2020/NĐ-CP). Quy định này yêu
cầu 35% của 1000 người khảo sát vì một người có thể sử dụng thay thế nhưng người khác
thì không (ví dụ 1 người uống rượu thay nước nhưng không phải ai cũng vậy), sử dụng
1000 người vì chính xác hơn. Tuy nhiên, nếu khu vực khảo sát không đủ 1000 người thì
phải lấu được ít nhất 50%. Ngoài ra phải giả định tăng giá trong 6 tháng do theo nhà làm
luật đây là thời gian đủ để người tiêu dùng cân nhắc (đôi khi tăng giá 1 2 ngày sẽ không tác
động nhiều tới sự lựa chọn).
· Bên cạnh cách xác định của Nghị định, trên thế giới còn có phương pháp SSNIP.

(2) Xác định thị trường địa lý liên quan


+ Quy định tại Điều 9 LCT 2018.
+ Điều này có nghĩa trong một khu vực địa lý thì điều kiện cạnh tranh phải như nhau, điều
kiện cạnh tranh vùng lân cận sẽ khác với vùng ở trong. Sự tương tự ở đây thể hiện ở sự
tương tự một số đặc điểm, hhdv trong khu vực có thể thay thế cho nho nhau.
· VD1: Có thể chia địa bàn tỉnh thành một khu vực.
· VD2: Điều kiện cạnh tranh Bình Thạnh khác Q1 thì Bình Thạnh không thuộc khu vực Q1,
gọi là “khu vực lân cận” của Q1.
· VD3: Giữa các điểm trong khu vực việc mua bán hàng hóa tương tự nhau, không khác biệt
nhau nhiều.
· VD4: Shipper có thể giao hàng ở bất kỳ điểm nào trong khu vực Q1.
+ Căn cứ để xác định hhdv có thể thay thế cho nhau: dựa vào thời gian và chi phí vận
chuyển giữa điểm này và điểm khác có thay đổi đáng kể hay không. Sự đáng kể ở đây là quá
hay không quá 10% theo Điều 7(3)(a) Nghị định 35/2020/NĐ-CP. 10% có được do nghiên
cứu kinh tế học.
+ Có một số khu vực rất gần nhau nhưng không kết nối dễ dàng sẽ không được xem là chung
một thị trường địa lý. Sự ngăn cách này không phải đơn thuần do thời gian và chi phí vận
chuyển mà do những rào cản thị trường phát sinh từ những quy định của CP. VD: Trước đây
xổ số kiến thiết có giai đoạn không bán 6 số ở miền Trung mà chỉ bán 5 số (6 số ở miền
Nam), vì vậy có các đại lý “chui” bán ở miền Trung khiến cho các công ty bán 5 số bị ế. Vì
vậy các tỉnh miền Trung ra quyết định không cho bán 6 số, đây là ví dụ về rào cản địa lý.

- Tình huống - vụ sáp nhập công ty Vinpearl và công ty Vincom: Vinpearl đề nghị sáp nhập vào
Vincom, Vincom dự sẽ tổ chức lại Vinpearl thành công ty TNHH 1tv do Vincom sở hữu 100% vốn
điều lệ hoặc thành lập Chi nhánh hoặc tổ chức dưới hình thức hoạt động khác. Vincom hoạt động
bđs mạnh ở TPHCM, Vinpearl kinh doanh khách sạn và dịch vụ giải trí mạnh ở Nha Trang (Khánh
Hòa) và Đà Nẵng. Theo số liệu 2 công ty này gửi VCA thì thị phần kết hợp của 2 doanh nghiệp này
là: (i) 14,22% trên thị trường kinh doanh bđs, (ii) 0,35% trên lĩnh vực kinh doanh khách sạn và
dịch vụ vui chơi giải trí. Sau khi xem xét, VCS tuyên bố (i) lĩnh vực hoạt động của các bên có mức
độ tập trung thấp, (ii) không có công ty hay doanh nghiệp nào có vị trí thống lĩnh thị trường, (iii)
có căn cứ cho rằng thị phần kết hợp của các bên không thuộc trường hợp bị cấm theo LCT.
+ Xác định thị trường sp liên quan: 14,22% đối với bđs và 0,35% đối với khách sạn dv giải trí.
Xét về mặt sp thì bđs hay khách sạn của các doanh nghiệp khác như Novaland có thể thay thế
cho Vin.
+ Xác định thị trường địa lý liên quan: VCA chưa xác định thị trường địa lý. Lúc này có thể
xem khu vực bđs của Vin là ở TPHCM, còn khu vực khách sạn giải trí thì ở Nha Trang và Đà
Nẵng, điều này có nghĩa công ty kinh doanh bđs ở TPHCM và công ty kinh doanh khách sạn
dịch vụ ở Nha Trang và Đà Nẵng là ở chung thị trường địa lý với Vincom và Vinpearl. Bình
luận: Lúc này không thể xác định thị trường trên cả nước do không chính xác, phải xác định thị
trường địa lý cụ thể. Việc không xác định thị trường địa lý là khuyết điểm, bên cạnh thị
trường sp cần phải xác định thị trường địa lý, bởi lẽ bđs hay khách sạn ở TPHCM không thể
thay thế cho bđs hay khách sạn ở HN.

Bước 2: Xác định thị phần

- Tình huống - thị phần thuê bao các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại cố định: Theo
một thống kê nhiều năm trước, VNPT chiếm 75,51%, Viettel chiếm 22,96%, SPT chiếm 1,21%,
VTC chiếm 0,06%, FPT Telecom chiếm 0,23%. Tình huống này minh chứng xác định thị phần:
Việc xác định này dựa vào thuê bao của các doanh nghiệp, cách này của LCT cũ không phù hợp.
- Theo Điều 10 LCT 2018 thì việc xác định thị phần có thể được thực hiện dựa trên một trong hai
cách, gồm cả cách của LCT cũ. Lưu ý 2 cách nhưng Điều 10 ghi dài dòng.

(1) Dựa vào doanh thu


+ VD: A bán cà phê cho B được 100 tỷ, 100 tỷ A thu được là doanh thu.
+ Cách tính thị phần dựa vào doanh thu: Lấy doanh thu của công ty A chia cho doanh thu của
toàn bộ thị trường (A + tất cả doanh nghiệp trên thị trường). Công thức: TP A = DTA : tổng(A
+ n) x 100%. Nếu áp dụng công thức này, doanh thu của A hay của các doanh nghiệp khác
theo báo cáo tài chính cố định từng năm không thay đổi, vì vậy thị phần dựa vào doanh thu
chỉ thay đổi khi số lượng doanh nghiệp thay đổi. Nếu mẫu số lớn thì thị phần A nhỏ và
ngược lại, ảnh hưởng đến việc xác định doanh nghiệp mạnh hay yếu.
+ Để tính được tổng doanh nghiệp thì cơ quan cạnh tranh cần phải xác định thị trường liên
quan ở B1.

(2) Dựa vào đơn vị hàng hóa bán ra mua vào
+ VD: Cũng ở VD ở mục (1), số cà phê B mua là hàng hóa mua vào.
- Việc xác định dựa vào thị phần đôi khi thiếu chính xác nên cần phải nhận diện theo mối tương quan
thị phần giữa các doanh nghiệp (tiêu chí (i) Điều 26 bên dưới).

b. Cách nhận diện doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường

* Dù là một hay nhóm doanh nghiệp thì đều nhận diện bằng một trong hai cách là (i) tiêu chí thị phần
và (ii) sức mạnh thị trường đáng kể.
(1) Xác định dựa vào tiêu chí thị phần
- Một doanh nghiệp:
+ Điều 24(1) LCT 2018.
+ Có thị phần từ 30% trở lên.
- Nhóm doanh nghiệp:
+ Nhóm này có từ hai doanh nghiệp trở lên.
+ Điều 24(2) LCT 2018. Tùy các trường hợp sau:
· Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên.
· Ba - từ 65%.
· Bốn - từ 75%.
· Năm - từ 85% ().
+ Cần lưu ý nhóm dn có vị trí thống lĩnh không bao gồm doanh nghiệp có thị < 10%:
· Điều 24(3) LCT 2018)
· VD: A 9%, B 20%, C 40% thì B và C thuộc nhóm chiếm lĩnh, A không thuộc nhóm
chiếm lĩnh. VD2: Một nhóm 9 doanh nghiệp có tổng thị phần 90% nhưng mỗi doanh
nghiệp chỉ có 9% thì không được xem là có vị trí thống lĩnh.

(2) Xác định doanh nghiệp có sức mạnh thị trường đáng kể nếu không thể xác định thị phần
- Điều 26 LCT 2018 và Điều 12 Nghị định 35/2020/NĐ-CP.
- Thông qua một trong 9 yếu tố sau:
a) Tương quan thị phần giữa các doanh nghiệp trên thị trường liên quan
+ Được đánh giá trên cơ sở so sánh thị phần giữa các doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp
trên thị trường liên quan
+ Có những trường hợp doanh nghiệp chỉ có ít hơn 30%, chẳng hạn 25% nhưng vẫn có
khả năng đối trọng với doanh nghiệp có thị phần 35% liền kề phía trước mình. Cách này
thích hợp để áp dụng trong trường hợp thị trường có nhiều doanh nghiệp có thị phần
thấp và không có doanh nghiệp nào có thị phần rất lớn.
b) Sức mạnh tài chính, quy mô của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp
+ Được cánh giá căn cứ vào năng lực tài chính, khả năng tiếp cận nguồn vốn, tín dụng và
các nguồn tài chính khác, tổng nguồn vốn, tổng tài sản, số lao động, quy mô sản xuất,
mạng lưới phân phối, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp
đó trong tương quan với các doanh nghiệp khác là đối thủ cạnh tranh.
c) Rào cản gia nhập, mở rộng thị trường đối với doanh nghiệp khác
+ Được đánh giá dựa trên những yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định của doanh nghiệp
khi gia nhập, mở rộng thị trường quy định tại Điều 8 Nghị định này;
d) Khả năng nắm giữ, tiếp cận, kiểm soát thị trường phân phối, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ
hoặc nguồn cung hàng hóa, dịch vụ
+ Được đánh giá căn cứ vào ưu thế của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp so với đối thủ
cạnh tranh nhờ việc nắm giữ, kiểm soát mạng lưới phân phối, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ
hoặc nguồn cung hàng hóa, dịch vụ trên thị trường;
đ) Lợi thế về công nghệ, hạ tầng kỹ thuật của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp
+ Được đánh giá căn cứ vào ưu thế về công nghệ, hạ tầng kỹ thuật của doanh nghiệp,
nhóm doanh nghiệp đang sở hữu hoặc sử dụng cho sản xuất, kinh doanh so với đối thủ
cạnh tranh;
e) Quyền sở hữu, nắm giữ, tiếp cận cơ sở hạ tầng
+ Được đánh giá để xác định ưu thế của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp so với đối thủ
cạnh tranh căn cứ vào mức độ thiết yếu, khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng cho sản xuất,
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;
g) Quyền sở hữu, quyền sử dụng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ
+ Được đánh giá để xác định ưu thế của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp so với đối thủ
cạnh tranh căn cứ vào mức độ thiết yếu, khả năng tiếp cận đối tượng quyền sở hữu trí
tuệ của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;
h) Khả năng chuyển sang nguồn cung hoặc cầu đối với các hàng hóa, dịch vụ liên quan
khác
+ Được xác định dựa trên chi phí và thời gian cần thiết để khách hàng, doanh nghiệp
chuyển sang mua, bán hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp khác trên cùng thị trường
liên quan
+ “Switching cost”.
i) Các yếu tố đặc thù trong ngành, lĩnh vực mà doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp đang
hoạt động kinh doanh
+ Được đánh giá để xác định ưu thế của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp so với đối thủ
cạnh tranh trong điều kiện cụ thể của ngành, lĩnh vực đó.

2. Vị trí độc quyền

a. Khái niệm

- Là dn khi hoạt động mà khi không có dn nào cạnh tranh về hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đó
kinh doanh trên thị trường liên quan.
+ Nói cách khác là chỉ có duy nhất. Ở VN có rất ít doanh nghiệp độc quyền.
+ Cũng vì vậy LCT VN kiểm soát doanh nghiệp này một cách tuyệt đối.

b. Nhận xét

- Việc có rất ít dn độc quyền nhưng vẫn có quy định pháp luật về dn độc quyền có đáng hay
không? Đáng! Khi xác định thị trường liên quan có 2 loại là sp và địa lý. Mặt khác khi nói đến độc
quyền thường con người chỉ nghĩ đến loại đầu tiên là thị trường sp mà ít khi nghĩ tới thị trường địa
lý. Hơn nữa, dn độc quyền ở thị trường địa lý lại rất nhiều ở VN, mặt khác LDN có chế định về đại
lý độc quyền, nhượng quyền thương mại cũng phổ biến nên cần phải có quy định.
II. HÀNH VI LẠM DỤNG SMTT

1. Khái niệm
- Luật không có khái niệm cụ thể. Nói cách khác đây là hành vi mà dn có smtt thực hiện.

2. Chủ thể - một hay nhóm dn có vị trí thống lĩnh thị trường
- Cần lưu ý đây không phải là doanh nghiệp độc quyền, đúng ra họ là dn có smtt (kinh tế học gọi là
sức mạnh độc quyền nhóm).

3. Tính chất

Ph.biệt nhóm dn “có v.trí ch.lĩnh th.trường” với “th.hiện h.vi th.thuận HCCT”

- Điểm khác biệt cơ bản là phải chứng minh có sự thỏa thuận:
- HCCT phải có thỏa thuận, thống nhất về mặt ý chí, thông đồng.
- Còn hành vi lạm dụng SMTT thì không cần chứng minh có sự thỏa thuận. Các dn có vị trí chiếm
lĩnh thị trường này tự thực hiện hành vi, không thỏa thuận nhưng gom lại vì họ thực hiện hành vi
giống nhau cùng thời điểm gây ra tác động xấu. VD: cây xăng găm hàng tuy tự phát không thỏa
thuận nhưng vẫn bị xử lý.

4. Phân loại hành vi

a. Lạm dụng vị trí thống lĩnh

- Lạm dụng vị trí thống lĩnh: Điều 27.1 LCT 2018

b. Lạm dụng vị trí độc quyền

- Lạm dụng vị trí độc quyền: Điều 27.2 LCT 2018. Cần lưu ý có dẫn chiếu ngược lại 27.1.
III.NGUYÊN TẮC XỬ LÝ CÁC HÀNH VI LẠM DỤNG SMTT (nói chung)

1. Tổng quan
- Hay các hành vi bị cấm theo Điều 27.1 và Điều 27.2 LCT 2018. Có 6+1 hành vi (6 hành vi cụ thể và
khoảng g quy định mở rộng).
- Việc xử lý theo “thỏa thuận HCCT” khó, nếu không tìm được “thỏa thuận HCCT” sẽ xét đến yếu tố
“lạm dụng” để xử lý.
- Theo LCT cũ, thỏa thuận dọc được xem là hành vi lạm dụng nên không xem là thỏa thuận, hiện nay
theo LCT 2018 đã được xem là both.

2. Các hành vi bị cấm đối với “thống lĩnh” (7 hành vi)

a. Bán hàng dưới giá thành toàn bộ

- Đây chính là hành vi bán lỗ, hay là hành vi “cá lớn nuốt cá bé” đã học ở môn Kinh tế chính trị:
+ Ở Mỹ năm 1889-1890 có đạo luật chống độc quyền (Antitrust law, hay Sherman Act) quy định
về hành vi bán lỗ => hành vi này hay được xem là “sản phẩm” của tư bản.
+ Ở VN không phải tư bản nhưng có hành vi này vẫn phải có quy định.
- Lý do cấm: dn mạnh bán phá giá khiến dn khác bán giá cao không thể cạnh tranh nổi (họ không
thể giảm giá) => đây là hành vi mang tính hủy diệt đối thủ.

b. Áp đặt giá mua/ bán bất hợp lý, ấn định giá bán lại tối thiểu

- Có hai dạng là (i) áp đặt giá mua/bán bất hợp lý và (ii) ấn định giá bán lại tối thiểu.
(i) Áp đặt giá mua/bán bất hợp lý:
+ Ở góc độ kinh tế, người kinh doanh thường đưa ra mức giá đúng với chi phí làm ra sp + lợi
nhuận, đôi khi sẽ có dn “muốn đặt giá nào thì đặt”. Đối với doanh nghiệp có smtt, họ
không thể “muốn bán giá nào thì bán” do họ có sức mạnh, nếu ứng xử như vậy (đưa giá bất
hợp lý) sẽ ảnh hưởng đến dn nhỏ khác.
+ Việc thẩm định giá trong trường hợp này cần phải có chuyên gia.
(ii) Ấn định giá bán lại tối thiểu:
+ VD: Coca giao dn A bán lại, A nhận được 4đ, còn lại bao nhiêu Coca sẽ nhận nhưng với
điều kiện A chỉ được bán lại với mức tối thiểu 5đ (cao bao nhiêu cũng được). Tuy nhiên, A
bán không được nên tự ý ấn định giá 4.5đ, đưa cho Coca 4đ mình chỉ nhận 0.5đ nhưng bù
lại họ bán được rất nhiều. Tuy nhiên Coca vẫn bắt A bán với giá tối thiểu 5đ như đã thỏa
thuận. Tại sao???
+ Lý do dn thực hiện chiến lược ấn định giá: Doanh nghiệp muốn tạo “hình ảnh giả tạo” để
duy trì thương hiệu của dn đó dẫn đến duy trì giá cao (kiểu: mắc vậy chắc hàng xịn lém).
+ Việc ấn định giá như vậy gây đánh giá sai, hiểu không đúng về giá trị sp, gây ảnh hưởng
ntd.

c. Hạn chế sx phân phối, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kt công nghệ

- Giống hành vi thỏa thuận HCCT.

d. Phân biệt đối xử

- Trong luật ghi là “Áp dụng điều kiện thương mại khác nhau trong các giao dịch tương tự dẫn đến
hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ
doanh nghiệp khác”, còn hiểu là áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong một đối với các
giao dịch như nhau.
- Có nhiều loại phân biệt, phổ biến nhất là phân biệt giá. Đây là phương thức định giá hiệu quả
nhất nên được dùng.
- Khi có SMTT mà mình phân biệt = vi phạm LCT do dn bị phân biệt có khả năng gặp khó khăn, bị
loại bỏ khỏi thị trường.
- Như vậy có thể phân biệt nếu: mình là dn không có SMTT, đối tượng mình hướng tới là end-user.

đ. Áp đặt các điều kiện ký kết hđ, áp đặt nghĩa vụ không lq đến đối tượng hđ

- Có vụ Megastar (CGV).

e. Ngăn cản việc tham gia hoặc mở rộng thị trường
g. Các hành vi bị cấm bởi luật khác

3. Các hành vi bị cấm đối với “độc quyền” (7+2)


*Ngoài 6 hành vi trên còn có hai hành vi sau:
- Áp đặt điều kiện bất lợi cho khách hàng.
- Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý
do chính đáng.

IV. KIỂM SOÁT DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC ĐỘC QUYỀN
NHÀ NƯỚC
- Không áp dụng khi doanh nghiệp hoạt động ngoài lĩnh vực độc quyền.
- Nhà nước quyết định:
+ Giá mua bán.
+ Số lượng, khối lượng, phạm vi thị trường.
+ Định hướng, tổ chức các thị trường lq - theo quy định của luật.

V. MỘT SỐ CASE KINH ĐIỂN

1. Vụ VINAPCO (ảnh hưởng đến việc sửa đổi luật)


Năm 2007 VINAPCO (bên bán) (có mỗi dn này bán nhiên liệu hàng không + công ty NN = doanh
nghiệp độc quyền NN) ký hđ mua bán nhiên liệu hàng không với Pacific Airlines (PA). Về sau
VINAPCO tăng giá thêm 50% với lý do biến động giá, PA không phản đối nhưng với điều kiện phải
bán bình đẳng giá với các hãng khác và phải có sự đồng ý của Vietnam Airlines (VNA - cơ quan NN).
Tuy nhiên ngày 28/3/2008 VINAPCO không đàm phán mà gửi fax yêu cầu PA phải chấp nhận bằng
văn bản trước ngày 31/3/2008 (chỉ có 3 ngày => không cho PA cơ hội đàm phán) + ngừng cấp nhiên
liệu cho PA ngay 0h ngày 31/8. VNA yêu cầu VINAPCO cấp nhiên liệu lại ngay, nhưng VINAPCO chỉ
tạm thời cung cấp. Sau đó NN lập hội đồng phạt 3,378 tỷ đồng (lần đầu tiên ở VN có công ty bị phạt
nhiều vậy), nhưng số tiền phạt chỉ chiếm 0,05% doanh thu VINAPCO (chưa đến 1% trong khi luật cho
phạt đến 10%). Ngoài ra hội đồng còn tách VINAPCO ra khỏi VNA + cấp phép dn khác cấp nhiên liệu
để tránh lạm quyền nhưng VNA khiếu nại.

Bình luận
- Về mức phạt, luật hiện nay phải phạt trong giới hạn 1-10%.
- Về việc tái cấu trúc (tách VINAPCO khởi VNA), lúc này luật không có quy định nhưng làm vậy là
bất hợp lý do công ty này vẫn còn sức mạnh, sau này luật đã thêm doanh nghiệp NN vào LCT.
Việc tách VINAPCO sau này cũng bị hủy.
- Trong vụ này nên chọn LCT để xử lý thay vì kiện ra Tòa án. Nếu ra Tòa giả sử VINAPCO về mặt
pháp lý thua nhưng có thể chấm dứt hđ với PA nên thiệt thòi cho PA (mặc dù về mặc chính trị
không cho). Nếu theo LCT thì VINAPCO bị xác định là lạm dụng, không được chấm dứt hđ và
phải tiếp tục thực hiện hđ với PA.
+ Có thể nói là LCT dành riêng để cơ quan cạnh tranh xử lý thay cho TA, học kỹ ở các bài sau.
+ Cụ thể: cơ quan cạnh tranh xử lý tất cả trừ yêu cầu BTTH nên các bên sau khi được xử lý có
thể kiện đòi BTTH ra Tòa án.

2. Phân tích vụ Megastar (CGV)


Sau năm 1975 ngành công nghiệp phim ảnh đi vào thoái trào, có các “phim ăn liền” để cứu cánh.
Sau này các phim tư nhân phát triển lấn (chủ yếu phim TQ, VN) át các phim này. Đầu những năm 2000
HQ đưa phim của mình vào VN gây ăn khách ngay, chiếm sóng phim VN. Sau này các rạp phim VN
không thể hoạt động phải đóng cửa. Lúc này HQ nhảy vào VN đầu tư hệ thống rạp chiếu phim
(Megastar). Tuy nhiên Megastar (sau này đổi tên thành CGV, vừa chiếu rạp vừa cho rạp khác thuê
phim để chiếu) gặp đối trọng là BHD (của Lotte) => chèn ép BHD (từ chối cho phim Tấm cám chuyện
chưa kể chiếu do mâu thuẫn tỉ lệ ăn chia - phim này BHD có liên kết với đạo diễn NTV) => BHD thèm
cho CGV chiếu + cùng với công ty khác kiện CGV vì các lý do bên dưới.
- Bình luận:
+ Vụ kiện này liên quan đến xác định vị trí thống lĩnh thị trường => cần thực hiện theo các bước
đã học. Ngay ở bước 1 xác định thị trường liên quan: CGV muốn thị trường rộng, bên khiếu
nại muốn thị trường hẹp. Bên khiếu nại lập luận rằng trên thị trường cho thuê phim nhựa chiếu
rạp thì CGV thống lĩnh do chiếm hơn 50% thị phần. CGV lại cho rằng thị trường mình rộng do
chiếu cả phim trong nước. Kết luận cuối cùng là CGV có vị trí thống lĩnh thị trường khi xác
định thị trường liên quan rộng.
+ Về vấn đề ấn định giá bán tối thiểu: CGV lý giải rằng chính sách định giá của mình chỉ thực
hiện ở lần đầu chiếu, sau này về giá cũ => không vi phạm.
+ Về vấn đề bắt rạp khác thuê thêm 1 phim nữa => vi phạm vì đây là nghĩa vụ không liên
quan đến hđ.
+ Về vấn đề bắt rạp khác chiếu phim do CGV cho thuê ở phòng đẹp => vi phạm vì đây là
nghĩa vụ không liên quan đến hđ.

3. Đại lý bia độc quyền: ứng xử sao cho đúng?
Cuối năm 2003, Tân Hiệp Phát (THP) colapse với công ty Úc tung ra thị trường bia Laser. Tuy
nhiên, các nhà hàng khác từ chối bán do đã cam kết phân phối độc quyền bia Heinenken và Tiger cho
VBL. THP khiếu nại cơ quan cạnh tranh cho rằng VBL đã lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường.
- Bình luận:
+ Không thể xem xét thỏa thuận dọc do luật k quy định (xét thỏa thuận HCCT): Về vấn đề
thỏa thuận dọc với các nhà hàng, đây là một trong những ví dụ cho thấy doanh nghiệp thoát
khỏi LCT rất “ngoạn mục”. Vụ này không thể xử được: LCT 2004 không quy định xử lý thỏa
thuận dọc (Luật 2018 đã có quy định xử lý thỏa thuận dọc).
+ Nhưng có thể xem xét thỏa thuận hạn chế cạnh tranh (xét hành vi lạm dụng SMTT): THP
cho rằng Hei + Tiger = bia cao cấp = bia Laser => VBL + cơ quan cạnh tranh xác định thị
trường bia VN là một không có cao cấp hay tầm trung mà là thị trường bia toàn quốc => VBL
có thị phần dưới 30% nếu xét trên thị trường rộng => VBL không vi phạm.
+ LCT hay lấy văn bản cũ để đối chiếu => cần lưu ý có vụ theo luật cũ không áp dụng dc cho vụ
ở thời điểm hiện tại (VD: vụ THP-VBL này không áp dụng được hiện nay).
_______________________________________________________________________________________
_______________________________________________________________________________________
CHƯƠNG 3: PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP

I. LCT 2018 GỌI LÀ “TẬP TRUNG KINH TẾ” NHƯNG BẢN CHẤT LẠI LÀ “SÁP
NHẬP DOANH NGHIỆP”
Điều 29-44
- TA gọi là merge (nhiều tài liệu ghi là enterprise merge để tránh hiểu nhầm).
- Hiện tượng mà LCT điều chỉnh ở đây là hành vi “sáp nhập doanh nghiệp” nhưng luật lại dùng từ “tập
trung kinh tế”:

+ Đây là một hạn chế của LCT.

+ LCT 2018 dùng thuật ngữ “tập trung kinh tế” (Econimic Power) thay cho “sáp nhập doanh nghiệp”
(Market Power) nhưng lại không có điều khoản giải thích từ ngữ.

+ Đây là từ ngữ không đúng bản chất vấn đề pháp lý, cụ thể “tập trung kinh tế” là thuật ngữ chỉ
những hoạt động giúp doanh nghiệp tạo ra sức mạnh kinh tế, nói về các tổ hợp doanh nghiệp có khả
năng thao túng chi phối toàn bộ nền kinh tế mà NN không thể kiểm soát. Vấn đề này xuất hiện ở
nước ngoài rất lâu về trước, bị các nước kiểm soát chặt chẽ. Hiện nay hầu hết đã bỏ quy định về tập
trung kinh tế, một số qg còn để lại ít quy định để dự phòng.

+ Trong khi đó các điều luật về “tập trung kinh tế” trong LCT lại có nội dung liên quan đến “sáp nhập
doanh nghiệp” nhiều hơn - nội dung về các hoạt động giúp doanh nghiệp tạo ra sức mạnh thị
trường. VD: Vingroup có sức mạnh thị trường, nhưng Vingroup không thể nào có sức mạnh chi
phối cả nền kinh tế.

+ Sự nhầm lẫn này có thể do việc tập trung kinh tế phải trải qua bước sáp nhập doanh nghiệp.

II. CÁC HÌNH THỨC SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP

1. Các hình thức


*Điều 29 LCT 2018. Có nhiều hình thức khác nhau: Sáp nhập, hợp nhất, mua lại, liên doanh, khác.
a. Sáp nhập (merge)

- Điều 29(1)(a) và Điều 29(2) LCT 2018.


- Là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp
pháp của mình sang một doanh nghiệp khác.
- Chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập. VD: A sáp nhập
vào B, B vẫn tồn tại, A thì khum => “bình cũ rượu mới”.

b. Hợp nhất

- Điều 29(1)(b) và Điều 29(3) LCT 2018.


- Là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp
của mình để hình thành một doanh nghiệp mới
- VD: A+B=C, A và B đều chấm dứt hoạt động hay sự tồn tại của mình.

c. Mua lại (acquire)

- Điều 29(1)(c) và Điều 29(4) LCT 2018, Điều 2(1) Nghị định 35/NĐ-CP.
- Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ hoặc một phần
vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành,
nghề của doanh nghiệp bị mua lại.
+ LCT chỉ kiểm soát (i) hành vi mua lại toàn bộ (hành vi này chắc chắn kiểm soát chi phối
100%) và hành vi (ii) mua lại một phần và có thể kiểm soát chi phối. LCT không kiểm soát
hành vi mua lại một phần nhưng không thể kiểm soát chi phối.
+ Trường hợp doanh nghiệp đang kiểm soát chi phối doanh nghiệp khác hay ngành nghề của
doanh nghiệp bị mua lại được xác định theo 3 trường hợp tại Điều 2(1)(a,b,c) Nghị định
35/2020/NĐ-CP.

c1. Phân biệt mua lại toàn bộ và sáp nhập

- Cơ quan cạnh tranh VN từng không nắm kỹ vấn đề này. Chẳng hạn vụ Grab và Uber: TA VN cho
rằng đây không phải giao dịch mua lại, cơ quan cạnh tranh lại cho rằng đây là mua lại, TA
Singapore cũng cho là mua lại.
- Điểm khác biệt cơ bản:
+ Sáp nhập chỉ là hiện tượng “liên kết kinh doanh”, còn mua lại toàn bộ là doanh nghiệp bị mua
lại hoàn toàn phụ thuộc vào doanh nghiệp mua luôn. VD: Hoán đổi cổ phần, cổ phiếu: A phát
hành cổ phiếu để cổ đông của B mua => đây là giao dịch sáp nhập. A B C là cổ đông của X, D
E F là cổ đông của Y, A B C mua toàn bộ cổ phiếu của X => đây là giao dịch mua lại.

d. Liên doanh

- Điều 29(1)(d) và Điều 29(5) LCT 2018.


- Có nghĩa là thành lập doanh nghiệp mới: Là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp cùng nhau góp
một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp
mới.
- Liên doanh thường bị “ám ảnh” là giữa trong nước và ngoài nước, nhưng theo LCT thì liên doanh
vẫn tính giữa 2 công ty VN.
- Khác với hợp nhất ở chỗ: A và B liên doanh tạo thành C thì A và B vẫn còn tồn tại hoạt động.

e. Khác

2. Nguyên tắc xử lý - cấm

a. Bản chất của sáp nhập

- Các doanh nghiệp sẽ tìm đến M&A:


+ Thế giới trải qua 6 làn sóng M&A, đây là hình thức kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận.
+ Trước đây VN bị động bị mua lại, hiện nay các bạn trẻ đã có khả năng chủ động làm người
mua, mở các chuỗi nhà hàng,…
- Điều này có nghĩa NN cần có chính sách để thị trường M&A hoạt động trơn tru.
+ Vì vậy cần có luật. Luật điều chỉnh hoạt động M&A là luật đầu tư.
+ Tuy nhiên cũng cần có LCT kiểm soát để tránh hoạt động này diễn ra tiêu cực. Theo Điều 30
LCT 2018, nguyên tắc xử lý là cấm, ngay cả khi có khả năng gây ra ảnh hưởng cũng bị xử lý.
+ Tuy nhiên, để biết hành vi có gây tác động HCCT một cách đáng kể hay không phải tiến hành
đánh giá tác động.

b. Đánh giá tác động theo hướng tiêu cực

* Việc đánh giá tác động của một vụ sáp nhập theo hướng tiêu cực được tiến hành bằng các cách bên
dưới, tùy theo vụ việc sẽ sử dụng một hay một số hay tất cả các yếu tố này:

- Thị phần kết hợp:


+ LCT 2004 chỉ yêu cầu đánh giá tiêu chí này, LCT 2018 yêu cầu đánh giá thêm các yếu tố (chỉ
số) khác bên dưới nên điểm yếu của tiêu chí này phần nào được khắc phục.
+ Điểm yếu 1: Chỉ xác định được theo chiều ngang, không thể tính theo chiều dọc (nhớ là, thị
phần kết hợp chỉ tính được cho cùng một thị trường nên chỉ xác định được theo chiều ngang).
+ Điểm yếu 2: Việc đánh giá [25% + 25%] và [45% + 5%] đều = 50% nên không thể đánh giá
hết mức độ tác động của vụ sáp nhập.

- Đo mức độ tập trung thị trường trước và sau vụ sáp nhập:

+ Chỉ số CR (Concentrate Rate):


· LCT 2018 không dùng cách này, nhưng nó cũng phổ biến trên thế giới. Có nhiều loại CR, phổ
biến nhất là CR3 và CR5.
· CR3 được tính bằng cách lấy tổng thị phần của 3 doanh nghiệp dẫn đầu thị trường cộng lại.
CR5 được tính bằng cách same same, khác chỗ lấy 5 doanh nghiệp.
· Giả sử, trong một thị trường, CR3 được tính bằng 50%, CR5 được tính bằng 78%. Khi đã có
dữ kiện này, để biết một thị trường tập trung hay không (SMTT tập trung vào tay một (nhóm)
doanh nghiệp) thì phải dựa vào CR chuẩn. Giả sử CR chuẩn là 60% thì tính theo CR 3 thì thị
trường không tập trung vào nhóm doanh nghiệp, nếu tính theo CR5 thì có.
· CR chuẩn tùy vào trình độ phát triển của nền kinh tế, sự phát triển của thị trường, giai đoạn
lịch sử khác nhau mà mỗi qg có chỉ số CR khác nhau.

+ Chỉ số HHI (Herfindahl-Hirschman Index):


· Hay công thức tính tổng bình phương mức thị phần của các doanh nghiệp trên thị trường liên
quan, đưa ra kết quả khách quan hơn thị phần kết hợp.
· LCT 2018 chính thức sử dụng tiêu chí này, xem Điều 2(4) và Điều 14(2) Nghị định
35/2020/NĐ-CP)
· Theo đó [0 < tổng bình phương mức này ≤ 10000] => Mức HHI tối đa là 10.000, càng gần
mức tối đa thì thị trường càng tập trung, ngược lại càng gần 0 thì thị trường càng ít tập trung.
· Giả sử thị trường tập trung ở mức cực đại (chỉ có 1 doanh nghiệp độc quyền) nắm giữ 100%
thì bình phương lên sẽ là 10.000 = tập trung cực đại.
· Trong một trường hợp khác, trên thị trường có 10 doanh nghiệp (10 2%, 9 3%, 8 5%, 7 7%, 6
8%, 5 10%, 4 12%, 3 13%, 2 15%, 1 25%), ba doanh nghiệp 1 2 và 3 thực hiện một vụ sáp
nhập. Lúc này, thị phần kết hợp của họ là 25+15+13=43%. Trước khi sáp nhập, chỉ số
HHI của 3 doanh nghiệp này là 252+152+132=1019. Sau khi sáp nhập, chỉ số HHI của 3
doanh nghiệp là (25+15+13)2=2809. Theo Điều 14(2)(c) NĐ35/2020/NĐ-CP, trường hợp này
thị phần kết hợp > 20%, tổng mức bình phương thị phần sau sáp nhập > 1800, biên độ giao
động > 100 (2809-1019=1790) nên việc sáp nhập không được phép thực hiện.

- Quan hệ trong chuỗi ngành:


+ Trong chuỗi cung ứng, nếu có vụ sáp nhập giữa 2 doanh nghiệp có quan hệ khăn khít với nhau
thì tác động sẽ lớn hơn không có quan hệ khăn khít.
+ VD: Vinamilk sáp nhập với một công ty vận tải lớn thì tác động có thể không lớn, nhưng nếu
sáp nhập với một trang trại bò sữa lớn thì có thể xem là lớn.

- Lợi thế cạnh tranh vụ việc mang lại:

- Khả năng tăng giá, lợi nhuận đáng kể sau đó.
+ Hay xem vụ sáp nhập có tạo khả năng cho doanh nghiệp trong việc “hét giá” hay không. Nếu
có thì không được sáp nhập, nếu không thì được.
+ Lý do: lợi thế này 0 phải “tự thân doanh nghiệp vận động” mà do sự móc nối cấu kết với nhau.

- Khả năng loại bỏ hoặc ngăn cản doanh nghiệp khác gia nhập hay mở rộng thị trường.
+ Xem lại vụ CHUYỂN MẠCH TÀI CHÍNH QG (CÔNG TY A) VÀ CTCP DỊCH VỤ THẺ
SMARTLINK ở cuối Chương 1.

- Dựa vào các yếu tố đặc thù của ngành, lĩnh vực.
c. Đánh giá tác động tích cực

- Bên cạnh tiêu cực còn đánh giá sự tích cực như sau:
+ Tác động tích cực dẫn đến việc phát triển của ngành, lĩnh vực và khoa học công nghệ - theo
chiến lược quy hoạch của NN.
+ Tác động tích cực đến việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
+ Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp VN trên thị trường quốc tế.
- Như vậy đánh giá tiêu cực + đánh giá tích cực xem có nên xử hay không rồi mới xử.
- VỤ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG MINH CHỨNG CHO VAI TRÒ CỦA ĐÁNH GIÁ TÁC
ĐỘNG TÍCH CỰC:
+ Chế định kiểm soát vừa ra đời ở VN đã vào việc để đánh giá tác động của việc sáp nhập ngân
hàng (trước đây rất nhiều ngân hàng nhỏ lẻ, hiện nay chỉ còn lại một số ít do sáp nhập lại).
+ Tất cả các vụ sáp nhập ngân hàng ở VN đều trót lọt (bởi vì yếu tố đánh giá tích cực => giúp
phát triển doanh nghiệp trong nước cạnh tranh với thế giới).

d. TÌNH HUỐNG YAMAHA DENKI CO.LTD MUA LẠI CỔ PHẦN CỦA BEST DENKI CO.LTD

3. Quy trình

a. Thông báo

- Lưu ý rằng các bên phải thông báo cho cơ quan cạnh tranh trước khi tiến hành vụ sáp nhập, nếu
sáp nhập rồi mới thông báo là sai.

- Các doanh nghiệp nộp hồ sơ đến ủy ban cạnh tranh quốc gia. Tuy yêu cầu các bên đều phải nộp
nhưng vẫn có tình trạng chỉ có 1 bên nộp hồ sơ.

- Nếu rơi vào các tiêu chí sau thì bắt buộc phải nộp hồ sơ (không thì khỏi cần nộp, thoát, xem
Nghị định):

+ Tổng ts trên thị trường VN của doanh nghiệp tham gia (dn/ nhóm dn liên kết mà dn đó là thành
viên): đạt 3000 tỷ đồng trở lên.
+ Tổng doanh thu bá, doanh số trên thị trường VN: đạt 3000 tỷ đồng trở lên.

+ Giá trị giao dịch: từ 1000 tỷ trở lên.

+ Thị phần kết hợp của doanh nghiệp tham gia: từ 20% trở lên.

- Đối với bảo hiểm, tín dụng, chứng khoán: các lĩnh vực này quan trọng nên cần lưu ý.

b. Thẩm định sơ bộ

- Chỉ sử dụng 3 tiêu chí đánh giá đầu tiên như trên.

- Kết quả thẩm định sơ bộ có thể bị sai nên không được cấm ngay khi có kết quả này:

+ Nếu ổn = cho phép M&A. Cụ thể xem Điều 14(2) NĐ 35/2020/NĐ-CP.

+ Nếu không ổn = tiếp tục đánh giá các tiêu chí tiếp theo => nếu vẫn không ổn thì cho thực hiện
kèm theo điều kiện (đưa ra ý kiến khắc phục hoặc tự thân dn đề xuất biện pháp khắc phục phù
hợp).

+ Nếu biện pháp khắc phục không thể thực hiện thì mới cấm.

c. Thẩm định chính thức

- Đánh giá toàn bộ các tiêu chí đánh giá tác động.

- Các biện pháp khắc phục tác động HCCT: Cơ quan cạnh tranh cho gợi ý hoặc bản thân doanh
nghiệp đề xuất (giống tình huống yamata denki và best denki).

- Tác động tích cực và các biện pháp tăng cường tác động tích cực

- Tổng hợp khả năng tác động HCCT và khả năng tác động tích cực: Làm cơ sở xem xét, quyết định
về vụ việc.

4. Các biện pháp khắc phục (luật VN gọi là các điều kiện kèm theo)
- Sao cũng được, miễn khắc phục được.

5. Thủ tục
B1: UBCTQG tiếp nhận - sau 7 ngày
- Thông báo tính hợp lệ

- Yêu cầu bổ su ng - không bổ sung trong 30 ngày = trả hồ sơ.

- Nội dung hồ sơ: nhiều thứ.

B2: Trả kết quả thẩm định sơ bộ

- Thời hạn: sau 30 ngày trả kết quả thẩm định sơ bộ

- Không thông báo kết quả: được thực hiện.

B2: Thẩm định chính thức

- Thời hạn 90 ngày.

- Được yêu cầu bổ sung : không quá 2 lần, không tính vào thời gian thẩm định, không bổ sung chứng
cứ sẵn có.

- Được tham vấn: Bên được tham vấn có trách nhiệm trả lời trong vòng 15 ngày.

- Được gia hạn: không quá 60 ngày.

6. Hành vi bị cấm khi nộp hồ sơ


- Không thông báo.

- Thực hiện khi chưa có kết quả thẩm định sơ bộ. Trừ trường hợp không thấy thông báo kq.

- Thực hiện trong trường hợp cần phải thẩm định chính thức.

- Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các biện pháp khắc phục.

- Tiến hành vụ việc trong từng trường hợp bị cấm theo Điều 30.

_______________________________________________________________________________________
_______________________________________________________________________________________
CHƯƠNG 4: PHÁP LUẬT VỀ CHỐNG CẠNH TRANH 0 LÀNH MẠNH

I. NGUYÊN TẮC XỬ LÝ - CẤM


- Các hành vi bên dưới được xem là cấm.

II. KHÁI NIỆM

1. Phân tích khái niệm


- Điều 3(6) LCT 2018. Là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập
quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại
đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.

2. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác với các hành vi phản cạnh tranh
- Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh thường quy định trong các văn bản riêng, do bản chất
khác với pháp luật về cạnh tranh.

- Có ý kiến cho rằng nên tách phần cạnh tranh không lành mạnh này ra khỏi luật cạnh tranh ngay từ khi
LCT 2004 ra đời. Trên thế giới cũng theo xu hướng bỏ. Tuy nhiên LCT 2018 vẫn còn giữ nên trong
phạm vi pháp luật VN. Vì vậy, cần lưu ý hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác với các hành
vi phản cạnh tranh học ở các chương trước.

+ Phản cạnh tranh (HCCT, lạm dụng SMTT, tập trung kinh tế) là các hành vi tác động cản trở
quá trình cạnh tranh bình thường trên thị trường.

+ Cạnh tranh không lành mạnh là các hành vi trái với các nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập
quán thương mại, các chuẩn mực khác (trong kinh doanh). Nếu không theo các chuẩn này (lệch
chuẩn) có nghĩa là đang cạnh tranh không lành mạnh.
3. Từ khái niệm suy ra các đặc điểm sau

a. Chủ thể

- Là doanh nghiệp.


- Lưu ý:
+ Doanh nghiệp theo LCT là mọi tổ chức cá nhân kinh doanh chứ không phải chỉ riêng doanh
nghiệp theo LDN.
+ Mọi tổ chức cá nhân đều có thể bị truy cứu đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh ngay
cả khi doanh nghiệp này không có SMTT (luật không ghi cụ thể nên có thể hiểu z).

b. Biểu hiện

- “Lệch chuẩn đạo đức” được thể hiện cụ thể ở các hành vi tại Điều 45 LCT 2018 (phân tích ở dưới).

c. Hậu quả

- Chưa cần hậu quả, chỉ cần hành vi đe dọa gây ra hậu quả là xâm phạm (điểm mới của LCT 2018).

III.CÁC HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH CỤ THỂ

1. Tổng quan
- Điều 45 LCT 2018.
- Gồm 6+1 hành vi, hành vi cuối cùng quy định trong các văn bản khác, có sự khác biệt lớn so với LCT
2004. Các hành vi như quảng cáo hay khuyến mại cạnh tranh không lành mạnh, bán hàng đa cấp bất
chính có trong LCT 2004, không còn trong LCT 2018 nhưng vẫn còn bị xử lý do quy định trong luật
khác (hành vi số 7).

2. Các hành vi

a. Xâm phạm bí mật kinh doanh

- Điều 45(1) LCT 2018, có hai dạng.


- Dạng 1: Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh:
+ Chỉ vi phạm khi việc tiếp cận thu thập thực hiện bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của
người sở hữu thông tin đó (ăn cắp thông tin được bảo mật).

- Dạng 2: Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh:
+ Chỉ vi phạm khi việc tiết lộ, sử dụng thông tin được thực hiện khi không được phép của csh
thông tin đó (phát tán thông tin khi không được cho phép).
- Nhận xét:
+ Người bị vi phạm phải chứng minh mình đã có biện pháp bảo mật.
+ Vấn đề 1: Thông thường doanh nghiệp sẽ chủ quan, ít khi áp dụng biện pháp bảo mật.
Bài học: luôn áp dụng các biện pháp bảo mật ngay cả khi thông tin theo mình là không quan
trọng (ra dẻ là thông tin có giá trị và áp dụng các biện pháp bảo mật ngay từ đầu).
+ Vấn đề 2: Việc áp dụng các biện pháp bảo mật tốn tiền. Tốn tiền nhưng là cần thiết do khi
xảy ra rò rỉ thông tin thiệt hại còn có thể lớn hơn.
+ Cách bảo mật: Trong các hợp đồng lao động thường có điều khoản bảo mật thông tin bí mật
trong kinh doanh. Ngoài ra còn nhiều biện pháp khác như chia quy trình sx thành nhiều công
đoạn,…
+ Bí mật trong kinh doanh ở đây không đồng nhất với bí mật kinh doanh trong LSHTT. Bí mật
kinh doanh trong LSHTT là thông tin được đăng ký, còn bí mật trong kinh doanh ở đây là ở
góc nhìn của doanh nghiệp => tùy trường hợp mà sử dụng LCT hay LSHTT.

b. Ép buộc trong kinh doanh

- Điều 45(2) LCT 2018.


- Phân tích:
+ Đối tượng ép buộc: Khách hàng, đối tác của doanh nghiệp khác.
+ Biểu hiện: Bằng hành vi đe doại hoặc cưỡng ép.
+ Mục đích: Buộc họ không hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp khác.
- Như vậy, ép buộc trong kinh doanh không phải ép buộc một người giao dịch với m+0ình mà là với
doanh nghiệp khác.
c. Cung cấp thông tin không trung thực

- Điều 45(3) LCT 2018.


- Là hành vi “gièm pha”, “bêu rếu”, “nói xấu” doanh nghiệp đối thủ.
- Phân tích:
+ Đối tượng: doanh nghiệp khác.
+ Biểu hiện: trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin ra ngoài.
+ Hậu quả: gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính, hoặc hoặc động kinh doanh (của
doanh nghiệp khác).
+ Loại thông tin: thông tin không trung thực.
- Khó xử lý, hiện nay nhiều vụ phát hiện do đăng bài chửi trên mxh.

d. Gây rối hoạt động kinh doanh

- Điều 45(4) LCT 2018.

- Phân tích:
+ Đối tượng: doanh nghiệp khác.
+ Hành vi: trực tiếp hoặc gián tiếp.
+ Mục đích, hậu quả: làm cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của dn khác.

- Phân biệt hành vi cung cấp thông tin không trung thực (“gièm pha”) và hành vi gây rối:
Tháng 5/2009, công ty TNHH Hải Li (bên bị điều tra) đã gửi thư thông báo đến các đại lý,
khách hàng của mình thông báo rằng công ty Tâm Hoàn Châu (bên khiếu nại) đã “bán phá giá”
mặt hàng máy lạnh Mitsubishi Heavy trên thị trường, cụ thể là bán rẻ hơn mức giá mà công ty Hải
li bán sỉ cho các đại lý. Trong nội dung thư ngỏ, công ty Hải Li yêu cầu các đại lý không được bán
hàng cho công ty Tâm Hoàn Châu với giá rẻ.. Hành vi của công ty Hải Li đã làm cản trở hoạt
động kinh doanh bình thường của doanh nghiệp khác. Như vậy, công ty Hải Li đã vi phạm Điều 44
LCT đối với hành vi “gây rối hoạt động kinh doanh của dn khác.
+ Hành vi “gièm pha” quy định ở Điều 43 LCT 2004, là quy định cũ same với hành vi cung cấp
thông tin không trung thực ở LCT 2018. Hành vi gièm pha là tập hợp con của hành vi gây
rối: hành vi gièm pha theo luật 2004 quan tâm đến công cụ thực hiện, còn hành vi gây rối theo
luật mới thì không.
+ Hành vi trong tình huống same với hành vi “gièm pha”. Trong trường hợp này sử dụng quy
định về hành vi gây rối do không cần phải chứng minh việc có sử dụng công cụ giúp gây rối
bằng thông tin không trung thực.

e. Lôi kéo khách hàng bất chính

- Điều 45(5) LCT 2018.


- Hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn trong LSHTT là tập hợp con của hành vi này.
- Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn:
+ Cho khách hàng
+ Về doanh nghiệp hoặc hhdv, khuyến mại, điều kiện giao dịch của doanh nghiệp
+ Nhằm mục đích thu hút khách hàng của dn khác.
- So sánh hhhdv của mình với hhdv cùng loại của dn khác nhưng không chứng minh được nội dung.
+ Không chứng minh được nội dung : Luật cũ cấm so sánh trực tiếp. Luật mới cho phép, nhưng
việc so sánh phải có cơ sở.
+ Nhận định: pháp luật cạnh tranh có kiểm soát hành vi quảng cáo không lành mạnh hay không?
Mặc dù không còn quy định cụ thể như LCT 2004 nhưng theo LCT 2018 vẫn có xử lý theo
nhóm hành vi này.

- Nguyễn Long sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn:


Công ty Thu Hiền (bên khiếu nại) là nhà phân phối độc quyền bột rau câu dẻo “KJP” của
công ty Singapore tại thị trường VN từ năm 2006. Công ty Nguyễn Long (bên bị điều tra) là công
ty sx và kinh doanh bột rau câu tại VN từ năm 2007. Căn cứ trên đơn khiếu nại, các tài liệu chứng
cứ do bên khiếu nại cung cấp và các tài liệu khác do cục QLCT thu thập được, nhận thấy đơn
khiếu nại là có cơ sở, cục QLCT đã ra quyết định điều tra đối với công ty Nguyễn Long về hành vi
chỉ dẫn gây nhầm lẫn. Kết thúc giai đoạn điều tra chính thức, các điều tra viên kết luận công ty
Nguyễn Long đã thực hiện hành vi vi phạm Điều 40(2) LCT 2004. Ngày 1/10/2010, cục trưởng cục
QLCT đã ra quyết dịnh xửu phạt Nguyễn Long 10 triệu đồng.

- Quảng cáo mì tôm masan có gây nhầm lẫn:


Masan quảng cáo so sánh trực tiếp với “mì giống với mì của Acecook”, Acecook kiện ra cơ
quan cạnh tranh. Cơ quan cạnh tranh lại căn cứ LCT cho rằng Masan không so sánh trực tiếp với
Acecook nên Masan không vi phạm.
+ Mặc dù đã có vụ Kim Đan v Vạn Thành cho rằng so sánh khơi khơi như vậy ảnh hưởng toàn
bộ các dn có sản phẩm giống nhưng vụ này cơ quan cạnh tranh lại xử khác => Mâu thuẫn.
+ Quan điểm của cơ quan cạnh tranh bị phê bình.

- Khuyến mại Nam Á:


Nam Á hứa tặng quà giá trị nhưng thực tế tặng hàng không có tính năng sử dụng => hành vi
cạnh tranh không lành mạnh, cụ thể là quảng cáo bất chính.

- Panasonic vs LG:
Panasonic quảng cáo sp máy lạnh của mình vô hiệu hóa hơn 99% tác nhân gây hại trong
không khí. Panasonic còn quảng cáo đèn chiếu tủ lạnh của mình tăng vitamin trong tất cả thực
phẩm. Tuy nhiên kết quả điều tra cho rằng điều hòa không vô hiệu hóa 99% được, tủ lạnh chủ tăng
vitamin của rau quả chứ không phải tất cả thực phẩm. Panasonic bị phạt và phải sửa lại quảng
cáo. LG quảng cáo điều hòa mình tiết kiệm đến 60% điện năng, điều tra cho thấy việc tiết kiệm là
đúng nhưng tính năng này chỉ xuất hiện trong điều kiện thí nghiệm chứ không phải điều kiện thực
tế.

f. Bán lỗ

- Điều 45(6) LCT 2018.


- Là việc bán sp dưới giá thành toàn bộ: dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến việc loại bỏ doanh nghiệp
khác kinh doanh cùng loại hhdv.
- Không dùng từ “doanh nghiệp đối thủ” bởi vì: Doanh nghiệp khác kinh doanh hhdv cùng loại chưa
chắc là đối thủ. Họ không phải là đối thủ khi không thuộc thị trường liên quan.
- Nhận xét:
+ Không cần có SMTT do nếu có thì xử theo hành vi lạm dụng SMTT.
+ Hành vi này khi xử lý không cần xác định thị trường liên quan, bởi lẽ việc xử lý hành vi cạnh
tranh không lành mạnh phải nhanh gọn lẹ.

g. Các hành vi theo quy định của luật khác

- Điều 45(7) LCT 2018.


_______________________________________________________________________________________
_______________________________________________________________________________________
CHƯƠNG 5: CƠ QUAN THỰC THI PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

I. CƠ QUAN CẠNH TRANH

1. Tổng quan
- Còn gọi là cơ quan thực thi phpá luật cạnh tranh. Hiện nay cơ quan cạnh tranh ở VN gọi là Ủy ban
cạnh tranh quốc gia. Tên này đặt theo mô típ trên thế giới.
- Có quan điểm cho rằng BCT làm cơ quan thực thi pháp luật cạnh tranh không ổn do cơ quan này thực
hiện các chính sách thúc đẩy cạnh tranh.

2. Ủy ban cạnh tranh quốc gia (UBCTQG - trực thuộc Bộ công thương)
Điều 46-53

a. Cơ cấu

- Trực thuộc Bộ công thương => Ủy ban này tương đương với một vụ. Gồm Chủ tịch, các Phó chủ
tịch, các thành viên. Số lượng thành viên tối đa là 15 người.
- Gồm cơ quan điều tra và các đơn vị chức năng.

a1. UBCTQG theo LCT 2004

- Gồm có Cục cạnh tranh (trực thuộc Bộ công thương) và Hội đồng cạnh tranh (trực thuộc CP).
- Hội đồng cạnh tranh gồm 11 thành viên là thủ trưởng các Bộ, có một thành viên đứng đầu là Thứ
trưởng Bộ công thương nhưng chưa đủ mạnh do vị trí pháp lý thấp + có sự thống nhất.

a2. UBCTQG theo LCT 2018

- Là một cơ quan tương đương với Vụ trực thuộc Bộ công thương.
- Vì vậy, LCT 2018 gộp 2 cơ quan lại:
+ Về sự thống nhất, việc nâng cấp lên thành cơ quan tương đương với Vụ (lớn hơn Cục) => giải
quyết được vấn đề thống nhất.
+ Về vị trí pháp lý, dù các cơ quan soạn thảo LCT đã đệ trình dự thảo cho UBCTQG trực thuộc
CP nhưng QH đã sửa lại là trực thuộc Bộ công thương.
- Theo ý đồ của nhà làm luật:
+ UBCTQG phải là cơ quan ngang với TANDTC, có quyền lực lớn, độc lập để giải quyết được
các vụ việc cạnh tranh.
+ Trong UBCTQG có cơ quan điều tra riêng.
- UBCTQG chưa được thành lập trên thực tế, lý do:
+ Có lẽ cũng vì sự hạn chế do Bộ công thương là cơ quan thực hiện chính sách thúc đẩy cạnh
tranh.
+ Ngay từ đầu, dự thảo LCT 2018 đã được xây dựng cho một UBCTQG trực thuộc CP, nhưng
QH chỉ sửa lại cơ quan này thuộc Bộ công thương => không thể thực hiện trên thực tế.
+ Lý do chủ chốt theo thầy: liên quan đến thành viên của Ủy ban (xem bên dưới).
- Bài học: phải sửa luật cho đồng bộ tất cả các quy định, không phải chỉ sửa một hai chỗ mà không
cân nhắc toàn bộ văn bản.
- Khi UBCTQG theo LCT 2018 được thông qua thì Hội đồng theo LCT 2004 cũng được tự
động giải tán, tuy nhiên Cục cạnh tranh thuộc Bộ công thương theo LCT 2004 vẫn còn hoạt
động, chưa được giải tán:
+ Cục cạnh tranh vẫn được duy trì như một cơ quan nội bộ của Bộ công thương (cũng do hạn chế
này), Cục này vẫn tiếp nhận hồ sơ vụ việc, chỉ làm 2 bước đầu tiên mà không thể làm được
bước 3 (cấm) do không có thẩm quyền. Vì vậy, nếu có dấu hiệu vi phạm thì Cục này sẽ “làm
lơ”. Chốt: Cục (quản lý) cạnh tranh (tên gọi theo LCT 2004) hiện nay không có thẩm quyền xử
lý các vụ việc cạnh tranh nhưng vẫn được duy trì.
+ Theo kinh nghiệm các nước, Bộ thương mại (công thương) vẫn có một bộ phận phụ trách chính
sách cạnh tranh (bộ phận của riêng Bộ). Vì vậy, việc duy trì một bộ phận phụ trách ở VN là
bình thường nếu so sánh với thế giới. Tuy nhiên, cần phải hiểu đây chỉ là một cơ quan nội bộ
của Bộ, thực tế cần một cơ quan thực thi thực thụ để thực hiện được bước thứ 3 (cấm).

3. Thành viên của UBCTQG


Điều 66-74
a. Đặc điểm và tiêu chuẩn

- Đặc điểm: Có 15 người. Do Thủ tướng Chính Phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ
trưởng Bộ công thương. Là công chức của Bộ công thương, các Bộ, ngành có lq các chuyên gia và
nhà khoa học. Nhiệm kỳ 5 năm, có thể được bổ nhiệm lại. Tham gia Hội đồng xử lý vụ việc HCCT,
Hội đồng GQKN quyết định xử lý vụ việc HCCT.
- Tiêu chuẩn:
+ Là công dân Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm chính và trung thực. Có bằng Cử nhân
Luật, kinh tế hoặc tài chính. Có tổng thời gian công tác thực tế ít nhất là 9 năm trong một hoặc
một số lĩnh vực trên (tiêu chuẩn cơ bản).
+ Là công chức của Bộ công thương, các Bộ, ngành có liên quan, các chuyên gia và nhà khoa
học (quy định này có vấn đề).

b. Quy định về thành viên của UBCTQG có vấn đề khiến UBCTQG chưa thể được thành lập

- UBCTQG lúc đầu xây dựng là cơ quan trực thuộc CP nên thành viên UB này được lấy từ các Bộ.
Khi QG sửa lại là cơ quan trực thuộc Bộ công thương nhưng không sửa quy định khác thì:
+ Việc mời người chức cao quá dẫn đến tình trạng không ai về làm thành viên, mời người có
chức thấp (nhân viên) thì “rẻ rúng” không ai về.
+ Người chức cao ở Bộ khác đang thăng tiến tự nhiên qua Bộ này thì không làm. Người chức
thấp qua thì người chức cao không muốn “ngồi chung mâm”.
+ Lẽ ra, CP có thể thực hiện công tác vận động Thứ trưởng các Bộ khác về làm thành viên của
UBCTQG nhưng chức ở đây thấp hơn, làm vậy không khác gì đì người khác, có thể làm các
Thứ trưởng nghỉ việc.
+ Việc đề xuất là rất khó do UBCTQG là một cơ quan trực thuộc CP.

4. Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh - trực thuộc UBCTQG

a. Chức năng

- Điều tra các hành vi vi phạm.


- Cụ thể: Thu thập, tiếp nhận thông tin nhằm phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm, Tổ chức điều
tra vụ việc cạnh tranh, Kiến nghị áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn và bảo
đảm xử lý, khác.

b. Nhân sự

- Có bằng Cử nhân Luật, kinh tế, tài chính hoặc công nghệ thông tin. Có tổng thời gian công tác thực
tế ít nhất là 5 năm trong một hoặc một số lĩnh vực trên.
- Là công chức của UBCTQG. Được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ điều tra.
- Thủ trưởng:
+ Do Chủ tịch UBCTQG bổ nhiệm, miễn nhiệm.
+ Chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động của Cơ quan điều tra.
- Điều tra viên:
+ Do Chủ tịch UBCTQG bổ nhiệm, miễn nhiệm.
+ Thực hiện nhiệm vụ điều tra vụ việc cạnh tranh theo phân công của Thủ trưởng CQĐT.

II. CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG CẠNH TRANH

1. Gồm
- UB cạnh tranh quốc gia.
- Hội đồng xử lý vụ việc HCCT (có chủ tịch).
- Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc HCTT (không có chủ tịch).
- Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh.

2. Nhận xét

a. Tại sao chỉ có Hội đồng xử lý vụ việc HCCT mà không có các loại việc khác?

- Đối với các vụ việc tập trung kinh tế và cạnh tranh không lành mạnh, Chủ tịch UB Cạnh tranh quốc
gia sẽ trực tiếp xử lý, không cần giao lại cho Hội đồng nên không cần có Hội đồng xử lý.
b. Hội đồng xử lý vụ việc HCCT

- Do chủ tịch UBCTQG thành lập.


- Chấm dứt hoạt động và tự giải thể khi hoàn thành nhiệm vụ / adhoc.
- Hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
- Số lượng: 3 hoặc 5, do chủ tịch lựa chọn trong số các thành viên UBCTQG. Trong đó 1 thành viên
được phân công là chủ tịch HĐXL.
- Hoạt động theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số.
- Mở / triệu tập người phiên điều trần.
- Triệu tập người làm chứng - theo yêu cầu của các bên.
- Quyết định trưng cầu giám định / thay đổi người giám định, người phiên dịch.
- Yêu cầu điều tra bổ sung.
- Đình chỉ giải quyết vụ việc HCCT.
- Quyết định xử lý vụ việc.
- Đề nghị CT thay đổi thành viên HĐ / yêu cầu áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo đảm.
- Khác.

III. NGƯỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG CẠNH TRANH

1. Gồm
- Chủ tịch UB cạnh tranh quốc gia.
- Chủ tịch HĐXL / Thành viên HĐXL .
- Thành viên Hội đồng giải quyết khiếu nại.
- Thủ trưởng cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh.
- Điều tra viên.
- Thư ký phiên điều trần.
2. Nhận xét

a. Tại sao Hội đồng giải quyết khiếu nại không có chủ tịch mà Hội đồng xử lý lại có chủ tịch?

- Do Chủ tịch UBCTQG đã có thẩm quyền giải quyết khiếu nại nên không cần Chủ tịch hội đồng này
nữa.

b. Chủ tịch UBCTQG

- Thành lập HĐXL / thay đổi thành viên


- Chỉ định / thay đổi thư ký phiên điều trần (trong số công chức của UB)
- Thành lập HĐ GQKN / và đồng thời là CT HĐ
- QĐXL vi phạm về TTKT / CT KLM
- Giải quyết khiếu nại đối với QĐXL vụ việc TTKT / CT KLM
- Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử
lý.
- Khác.

c. Thành viên và Chủ tịch của Hội đồng xử lý vụ việc HCCT

- Thành viên hội đồng xử lý:


+ Tham gia đầy đủ phiên họp của HĐ.
+ Thảo luận và biểu quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của HĐ.
- Chủ tịch hội đồng xử lý:
+ Triệu tập và chủ trì cuộc họp HĐXL.
+ Ký văn bản của HĐXL.
+ Khác.

d. Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh

- Quyết định điều tra vụ việc - trên cơ sở chấp thuận của CT UBCTQG.
- Phân công điều tra viên / Thay đổi điều tra viên.
- Yêu cầu cung cấp tài liệu, thông tin, đồ vật và giải trình liên quan đến nội dung vụ việc - theo đề
nghị của điều tra viên.
- Trưng cầu giám định / thay đổi người giám định, người phiên dịch.
- Triệu tập người làm chứng - theo yêu cầu của các bên.
- Gia hạn điều tra / đình chỉ điều tra – theo chấp thuận của CT UBCTQG.
- Kiến nghị CT UBCTQG yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn
chặn và bảo đảm xử lý.
- Kết luận điều tra.
- Tham gia phiên điều trần.
- Khác.

e. Điều tra viên Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh

- Điều tra vụ việc theo phân công.


- Lập báo cáo điều tra sau khi kết thúc điều tra.
- Bảo quản tài liệu đã được cung cấp.
- Chịu trách nhiệm trước TT CQĐT và trước pháp luật.
- Tham gia phiên điều trần.
- Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ điều tra.
- Kiến nghị TT CQĐT quyết định gia hạn, đình chỉ và kết luận điều tra / trưng cầu giám định, thay
đổi người giám định, người phiên dịch.
- Báo cáo để TT CQĐT kiến nghị CT UBCTQG yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp
ngăn chặn và bảo đảm xử lý.
- Khác.
- Lưu ý điều tra viên không có thẩm quyền quyết định, Thủ trưởng mới có quyền quyết định.

f. Thư ký phiên điều trần

- Chuẩn bị các công tác nghiệp vụ trước khi khai mạc phiên điều trần.
- Phổ biến nội quy phiên điều trần.
- Báo cáo với hội đồng xử lý về sự có mặt, vắng mặt của những người được triệu tập.
- Ghi biên bản phiên điều trần.
- Thực hiện nhiệm vụ khác theo phân công của chủ tịch hội đồng xử lý.

_______________________________________________________________________________________
_______________________________________________________________________________________
CHƯƠNG 6: TỐ TỤNG CẠNH TRANH VÀ XỬ LÝ VI PHẠM CẠNH TRANH

I. TỐ TỤNG CẠNH TRANH

1. Giai đoạn trước khi có kết quả điều tra


Điều 75-95

a. Khởi xướng vụ việc cạnh tranh

- Vụ việc cạnh tranh được khởi xướng trong hai trường hợp:
(i) Có khiếu nại: điều 77
+ Tổ chức cá nhân có thể khiếu nại nếu cho rằng quyền lợi của mình bị xâm hại.
+ Thời hiệu xử lý là 3 năm. Gồm đơn, chứng cứ, thông tin khác.
(ii) Ủy ban cạnh tranh quốc gia phát hiện: k2 điều 80
+ Thời hiệu xử lý là 3 năm.
+ Vấn đề: Cơ quan cạnh tranh không xử lý vụ xăng dầu do không có ai khiếu nại => sai nhiệm
vụ. Nhiệm vụ theo LCT không chỉ xử lý vụ do người dân khiếu nại mà còn tự phát hiện.

b. Điều tra

b1. Có 3 loại vụ việc được điều tra: điều 81

LOẠI VỤ VIỆC THỜI HẠN GIA HẠN NOTE


Hạn chế cạnh tranh 9 tháng 3 tháng
Tập trung kinh tế - Chỉ gia hạn 1 lần
90 ngày 60 ngày
(sáp nhập)
- Phải thông báo cho các bên biết
Cạnh tranh không lành
60 ngày 45 ngày
mạnh

b2. Lưu ý

- Cơ quan cạnh tranh chỉ được gia hạn 1 lần, lý do là để tránh việc cơ quan này kéo dài việc điều
tra, giúp hạn chế vi phạm quy tắc pháp chế.
c. Biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý: 82

- Nếu vụ việc thuộc thẩm quyền cơ quan khác thì UBCTQG có thể yêu cầu cơ quan này gia hạn cho
mình.
- UBCTQG – yêu cầu – Cơ quan có thẩm quyền áp dụng:
+ Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm / giấy phép, chứng chỉ hành nghề
+ Khám phương tiện vận tải, đồ vật
+ Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm.

d. Báo cáo và kết luận điều tra: điều 88

*Điều tra viên gửi Báo cáo lên Thủ trưởng cơ quan điều tra. Báo cáo là của điều tra viên, còn kết
luận là của thủ trưởng cơ quan điều tra.

d1. Báo cáo (điều tra viên)

- Bao gồm: Tóm tắt vụ việc, Xác định hành vi vi phạm, Tình tiết và chứng cứ được xác minh, Đề
xuất biện pháp xử lý.
- Không có giá trị pháp lý như kết luận điều tra.

d2. Kết luận điều tra (thủ trưởng cơ quan điều tra)

- Do Thủ trưởng cơ quan điều tra kết luận. Sau đó, kết luận được gửi cho Chủ tịch UBCTQG kèm hồ
sơ và báo cáo. Kết luận là văn bản có giá trị pháp lý.
- Rất quan trọng! Nên đọc trước khi đọc bút lục.

2. Giai đoạn sau khi có kết quả điều tra

a. Thời hạn điều tra theo từng loại vụ việc

*Ý nghĩa của việc khống chế thời gian khi có điều tra bổ sung: để cơ quan điều tra làm việc nhanh
chóng, không trì trệ.

a1. Vụ việc tập trung kinh tế

- Thời hạn xử lý là 30 ngày:


+ Cơ quan chỉ có 20 ngày nếu có điều tra bổ sung: lý do là để đảm bảo quyền lợi của doanh
nghiệp.
- Các phương án xử lý:
+ Xử lý vụ việc vi phạm.
+ Yêu cầu điều tra bổ sung - nếu chứng cứ thu thập chưa đủ.
+ Thời hạn điều tra bổ sung là 30 ngày.
+ Đình chỉ giải quyết vụ việc.
- Lưu ý: Không thành lập hội đồng xử lý do thẩm quyền xử lý thuộc về chủ tịch UBCTQG như ở
Chương trước.

a2. Vụ việc cạnh tranh không lành mạnh

- Thời hạn xử lý là 15 ngày:


+ Thời hạn 10 ngày nếu có điều tra bổ sung.
- Các phương án xử lý:
+ Xử lý vụ việc vi phạm.
+ Yêu cầu điều tra bổ sung - nếu chứng cứ thu thập chưa đủ. Thời hạn điều tra bổ sung là 30
ngày.
+ Đình chỉ giải quyết vụ việc.

a3. Vụ hạn chế cạnh tranh

- Sau khi xử lý thì cơ quan điều tra sẽ chuyển cho hội đồng xử lý. Hội đồng có quyền yêu cầu điều
tra bổ sung.
- Lưu ý chỉ có vụ hạn chế cạnh tranh mới mở phiên điều trần.

b. Phiên điều trần (dành riêng cho thỏa thuận HCCT)

b1. Nội dung của phiên điều trần

- Thành lập hội đồng xử lý vụ việc:


+ Trong 15 ngày.
- Có thể yêu cầu điều tra bổ sung:
+ Khi Hội đồng xử lý yêu cầu.
+ Trong thời hạn 30 ngày.
- Xử lý (hoặc đình chỉ):
+ Trong thời hạn 60 ngày – từ ngày được thành lập và có kết quả điều tra bổ sung
+ Phiên điều trần được mở trước khi ra quyết định.
+ Thảo luận, bỏ phiếu kín theo đa số.

b2. Thành phần của phiên điều trần

- Gồm có: Thành viên HĐXL, Bên khiếu nại, Bên bị điều tra, Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của các bên, Thủ trưởng CQĐT & điều tra viên vụ việc, Thư ký phiên điều trần, Người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, Những người khác được ghi trong quyết định mở phiên điều trần.
- Phiên điều trần bắt buộc phải có cả thủ trưởng và điều tra viên vụ việc, không thể thiếu một
trong hai người này.
+ Phiên tòa truyền thống ở TAVN không cần có sự xuất hiện của điều tra viên và cơ quan điều
tra.
+ Còn phiên điều trần vụ cạnh tranh bắt buộc phải có, không chỉ 1 trong mà là cả 2 người là thủ
trưởng và điều tra viên.
+ Đây cũng là điểm hay của phiên điều trần so với phiên tòa truyền thống.

b3. Nhận xét

- Mô hình phiên điều trần là mô hình tranh tụng, khác với mô hình tranh biện “nhàm chán” ở TAVN.
Ở phiên điều trần, người tham gia phiên điều trần trình bày ý kiến và tranh luận. Người tham gia
phiên điều trần trình bày ý kiến và tranh luận.
- Phiên điều trần được tổ chức công khai. Bên cạnh đó sẽ được tổ chức kín nếu nội dụng điều trần có
liên quan đến bí mật.
- Phiên điều trần ở thời điểm luật mới sắp có hiệu lực thì vẫn xử theo luật cũ để đúng nguyên tắc áp
dụng pháp luật. Tuy nhiên vấn đề này trên thực tế không phù hợp với thực tiễn do ở thời điểm luật
mới sắp có hiệu lực nhận thức về các vấn đề pháp lý đã khác với luật cũ nhiều (giống với luật sắp
có hiệu lực).
c. Quyết định xử lý vụ việc

- Gồm có: Tóm tắt nội dung vụ việc, Phân tích vụ việc, Kết luận xử lý vụ việc.
- Hiện nay VN chưa có vụ nào nên cũng chưa có vụ cạnh tranh có quyết định xử lý.
- Đọc vụ lấy thông tin người dùng facebook và vụ Grab - Uber sáp nhập để tham khảo thêm.

d. Khiếu nại và khiếu kiện

d1. Khiếu nại

- Thời hiệu: 30 ngày


- Quyết định bị khiếu nại vẫn tiếp tục được thi hành:
+ Nếu xét thấy việc thi hành một phần hoặc toàn bộ quyết định gây hậu quả khó khắc phục thì
CT UBCTQG ra quyết định TẠM đình chỉ một phần hoặc toàn bộ.
+ Quyết định tạm đình hết hiệu lực kể từ ngày QĐ GQKN có hiệu lực.
- Thành lập Hội đồng giải quyết khiếu nại.
- Phương án giải quyết:
+ Giữ nguyên.
+ Sửa một phần hoặc toàn bộ.
+ Hủy quyết định xử lý (trả về điều tra hoặc thành lập HĐXL mới) khi:
· Thành phần HĐXL không đúng.
· Có vi phạm nghiêm trọng về tố tụng.
· Có tình tiết mới dẫn đến khả năng thay đổi cơ bản QĐXL (quá trình điều tra, xử lý không thể
biết).
- Có hiệu lực kể từ ngày ký.

d2. Khiếu kiện

- Khi không đồng ý với QĐGQ KN


- Khởi kiện một phần hoặc toàn bộ
- Tại Toà án có thẩm quyền
- Thời hiệu: 30 ngày kể từ ngày nhận.
II. CÁC HÌNH THỨC XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

1. Xử lý vi phạm hành chính

a. Nguyên tắc áp dụng

a1. Chỉ được áp dụng một trong hai biện pháp xử phạt chính

- Chỉ có thể áp một trong hai biện pháp xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền, không áp dụng cả
2 cùng lúc.
- Đối với phạt tiền:
+ Tổ chức 1, cá nhân 1/2.
+ Thỏa thuận HCCT, lạm dụng SMTT (vị trí thống lĩnh, độc quyền):
· Phạt 1-10% tổng doanh thu (Điều 6-9 NĐ 75/2019/NĐ-CP, điều 111 LCT) nhưng thấp hơn
mức phạt tiền thấp nhất được quy định trong BLHS.
Điều 217. Tội vi phạm quy định về cạnh tranh
1. Người nào trực tiếp tham gia hoặc thực hiện các hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh thuộc một trong các trường hợp sau đây, thu lợi
bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho người khác từ 1.000.000.000 đồng đến dưới
5.000.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ
03 tháng đến 02 năm:
a) Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh;
b) Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thỏa thuận;
c) Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh khi các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan 30% trở lên thuộc một trong
các trường hợp: thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp; thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn
cung cấp hàng hóa, nguồn cung dịch vụ; thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua bán hàng hóa, dịch vụ; thỏa
thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư; thỏa thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán
hàng hóa, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm
đến 05 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
c) Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường hoặc vị trí độc quyền thị trường;
d) Thu lợi bất chính 5.000.000.000 đồng trở lên;
đ) Gây thiệt hại cho người khác 3.000.000.000 đồng trở lên.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công
việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ
hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;
c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh
vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 nămBổ sung.
Điều 217a được bổ sung bởi Khoản 51 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017
Xem văn bản
“Điều 217a. Tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp

1. Người nào tổ chức hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp mà không có giấy chứng nhận đăng ký hoạt
động bán hàng đa cấp hoặc không đúng với nội dung giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp thuộc một
trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 174 và Điều 290 của Bộ luật này, thì bị
phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06
tháng đến 02 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi
phạm;

b) Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

c) Gây thiệt hại cho người khác từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng
hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thiệt hại cho người khác 1.500.000.000 đồng trở lên;

· Luật cũ không quy định mức tối thiểu.


+ Tập trung kinh tế: 1%-5% tổng doanh thu của doanh nghiệp.
+ Cạnh tranh không lành mạnh: 2 tỷ đồng.
+ Vi phạm khác: 200tr đồng.
-

a2. Có thể áp dụng một hoặc nhiều hình phạt bổ sung

- Có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung


+ Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương / tước quyền sử
dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
+ Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm.
+ Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
a3. Có thể áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả

- Cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng VTTL, ĐQ: Từng xuất hiện trong vụ VINAPCO, luật cho
phép nhưng có bất cập vì không đúng bản chất vụ việc trong vụ VINAPCO.
- Loại bỏ điều khoản vi phạm ra khỏi hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao dịch kinh doanh
- Chia, tách, bán lại một phần hoặc toàn bộ vốn góp, tài sản của DN hình thành sau TTKT
- Chịu sự kiểm soát của CQNN về giá mua, giá bán / hoặc các điều kiện khác trong hợp đồng của
DN hình thành sau TTKT
- Cải chính công khai
- Các biện pháp cần thiết khác để khắc phục tác động của vi phạm

b.Thẩm quyền

- Chủ tịch UBCTQG. Điều 113


- Hội đồng xử lý vụ việc: chỉ có thẩm quyền đối với vụ việc thoả thuận HCCT, đồng thời phải chia
sẻ thẩm quyền với chủ tịch UBCTQG trong xử phạt cá nhân vi phạm Điều 8.2 do Chủ tịch là người
trao quyền (thành lập) cho Hội đồng xử lý vụ việc.

c. Nhận xét

- Biện pháp cảnh cáo ít khi áp dụng do phải làm văn bản. Lý do: có văn bản xác nhận biện pháp cảnh
cáo (chính) mới áp dụng được các biện pháp bổ sung.
- Có thể áp dụng nhiều biện pháp phụ bổ sung + biện pháp khắc phục hậu quả.
- Tóm lại: 1 chính + nhiều phụ + nhiều khắc phục hậu quả.

2. Trách nhiệm hình sự (đọc thêm)

3. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng - TORT


- Trong tố tụng ở tòa án thì có bồi thường trong và ngoài hđ.
- Còn tố tụng cạnh tranh không có trong hđ.
III.CHÍNH SÁCH KHOAN HỒNG (DÀNH RIÊNG CHO THỎA THUẬN HCCT)
- Điều 112 LCT 2018.
- Chỉ áp dụng đối với thỏa thuận HCCT, chỉ áp dụng cho doanh nghiệp nào tự nguyện khai báo.
- Không áp dụng đối với doanh nghiệp có vai trò ép buộc hay tổ chức cho các doanh nghiệp khác tham
gia.
- Lý thuyết trò chơi: quy định gây mâu thuẫn để mn hiểu lầm = có lợi cho mình.

IV. TÌNH HUỐNG

1. Thông cáo báo chí vụ 3 nhà mạng


- Đây chỉ là thông cáo cho báo chí của cơ quan có liên quan, không phải kết quả điều tra thực tế =>
không dựa vào thông cáo để tìm hiểu vấn đề.
- Mâu thuẫn trong nội dung của thông cáo:
+ Về sự thỏa thuận: Theo thông cáo thì việc điều chỉnh giá của 3 nhà mạng theo Quyết định
32/2012/QĐ-TTg nên không vi phạm. Tuy nhiên, cơ quan cạnh tranh phải có nghĩa vụ tìm hiểu và
phản ánh lên CP.
+ Về việc nộp hồ sơ riêng: Theo thông cáo do nộp hồ sơ riêng nên không vi phạm. Thực tế thời
điểm nộp hồ sơ khác nhau không có nghĩa là không có sự câu kết.
+ Về thời điểm ký: Thông cáo cho rằng ký khác thời điểm nên không thỏa thuận vi phạm => bất
hợp lý.
+ Cơ quan cạnh tranh đã bỏ sót tình huống: tổng cầu của 3 nhà mạng cao hơn từng nhà mạng, tuy
nhiên lại không đưa ra số liệu về tổng cung để so với tổng cầu => có khả năng đây là số ảo vì
thông thường cung - cầu gần như bằng nhau.

2. Quảng cáo nước giặt Ariel


- Điểm hạn chế của LCT: 2 quy trình xử phạt của 2 Bộ khác nhau => mâu thuẫn => vụ này chỉ nên theo
quy trình riêng cho LCT. Quốc hội phải giải thích sự mâu thuẫn này. Cũng vì vậy có ý kiến bỏ quy
định về cạnh tranh không lành mạnh trong LCT.
- Cũng là một vụ việc nhưng xử lý theo hành chính rất nhanh, còn theo LCT thì phải điều tra blah rất
lâu và hành người khác.

3. Đội nhiếp ảnh vs doanh nghiệp tư nhân PT


- TA tuyên vi phạm LCT: sai do LCT phải do cơ quan cạnh tranh xử lý => TA không có thẩm quyền.
- Bản án không nói rõ là hành vi nào trong LCT.

_______________________________________________________________________________________
_______________________________________________________________________________________
---Hết---

You might also like