You are on page 1of 188

Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH


REVIT STRUCTURE 2020

Tác giả: GV. Ks. Lê Tiến Quang


Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

MỤC LỤC
PHẦN I: XÂY DỰNG KẾT CẤU SƠ BỘ CỦA TÒA NHÀ ........................................................................................... 5
I. THIẾT LẬP CƠ BẢN .................................................................................................................................... 5
1. Khởi động phần mềm ........................................................................................................................... 5
2. Cài đặt đường dẫn mở file ban đầu .................................................................................................... 6
II. XÂY DỰNG MÔ HÌNH.............................................................................................................................. 13
1. Dựng hệ lưới ...................................................................................................................................... 13
2. Dựng levels ......................................................................................................................................... 17
3. Dựng cột kết cấu................................................................................................................................. 18
4. Dựng dầm ........................................................................................................................................... 21
5. Dựng sàn kết cấu ................................................................................................................................ 24
6. Dựng tường kết cấu ........................................................................................................................... 27
7. Dựng mái kết cấu nghiêng ................................................................................................................. 28
8. Xây dựng nhanh mô hình từ tầng điển hình ..................................................................................... 30
9. Mộ số lệnh ẩn hiện đối tượng trong Revit ........................................................................................ 32
PHẦN II: TẠO VIEW, SHEET VÀ QUẢN LÝ HIỂN THỊ TRONG REVIT .................................................................... 33
I. VIEW TRONG REVIT ................................................................................................................................ 33
1. Giới thiệu ............................................................................................................................................ 33
2. Duplicate View trong Revit ................................................................................................................ 34
3. Quản lý hiển thị với Visibility/Graphic… (VV;VG) ............................................................................. 35
4. View Range trong Revit ...................................................................................................................... 38
5. View Template trong Revit ................................................................................................................ 41
6. Filter trong Revit ................................................................................................................................. 44
7. Bộ công cụ quản lý hiển thị Extents: .................................................................................................. 48
8. Section trong Revit ............................................................................................................................. 52
9. Callout trong Revit .............................................................................................................................. 53
II. Annotative trong Revit ........................................................................................................................... 54
1. Dimension trong Revit........................................................................................................................ 54
2. Parameter trong Revit ........................................................................................................................ 59
3. Tag dầm trong Revit ........................................................................................................................... 66
4. Tag sàn trong Revit ............................................................................................................................. 70
5. Tạo ghi chú bản vẽ (Legend)............................................................................................................... 72
6. Ký hiệu lỗ mở trong Revit .................................................................................................................. 74
7. Ký hiệu đầu trục (Grid) và cao độ (Levels) trong Revit...................................................................... 76
8. Ký hiệu mặt cắt trong Revit ................................................................................................................ 80
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

III. SHEET TRONG REVIT ........................................................................................................................... 84


1. Tạo Sheet ............................................................................................................................................ 84
2. Tiêu đề (Title)...................................................................................................................................... 87
3. Danh mục bản vẽ bộ môn kết cấu ..................................................................................................... 93
4. Biên tập Project Browser.................................................................................................................... 95
5. Số thứ tự View trong Sheet (Detail Number) .................................................................................... 98
PHẦN III: TẠO LẬP THƯ VIỆN 3D TRONG REVIT .............................................................................................. 100
1. Giới thiệu .......................................................................................................................................... 100
2. Các công cụ dựng hình cơ bản ......................................................................................................... 103
3. Parameter trong Family ................................................................................................................... 110
4. Reference Line và Reference Plane:................................................................................................. 113
5. Hướng dẫn tạo family móng đơn trong Revit ................................................................................. 115
6. Hướng dẫn dựng family móng băng trong Revit ............................................................................ 124
7. Hướng dẫn tạo family cọc vuống trong Revit ................................................................................. 132
PHẦN IV: BỐ TRÍ THÉP TRONG REVIT............................................................................................................... 138
I. KIẾN THỨC TỔNG QUAN ...................................................................................................................... 138
1. Các đối tượng nào cần bố trí thép? ................................................................................................. 138
2. Chuẩn bị gì trước khi bố trí thép?.................................................................................................... 138
3. Thể hiện View gì khi bố trí thép cho các cấu kiện? ......................................................................... 138
II. THIẾT LẬP THÔNG TIN CƠ BẢN ............................................................................................................ 139
1. Đường kính thanh thép.................................................................................................................... 139
2. Thiết lập lớp bảo vệ.......................................................................................................................... 140
III. BỐ TRÍ THÉP CHO TỪNG LOẠI CẤU KIỆN ......................................................................................... 142
1. Bố trí thép dầm trong Revit ............................................................................................................. 142
2. Bố trí thép sàn trong Revit ............................................................................................................... 155
3. Tag thép trong Revit ......................................................................................................................... 156
PHẦN V: XUẤT BẢN TRONG REVIT ................................................................................................................... 166
I. THIẾT LẬP NÉT IN TRONG REVIT........................................................................................................... 166
1. Hiệu chỉnh Line Weight .................................................................................................................... 166
2. Hiệu chỉnh Line Patterns .................................................................................................................. 169
3. Hiệu chỉnh Line Styles ....................................................................................................................... 170
II. XUẤT BẢN QUA FILE PDF ...................................................................................................................... 171
III. EXPORT TO AUTOCAD ...................................................................................................................... 175
PHẦN VI: LÀM VIỆC NHÓM TRONG REVIT ....................................................................................................... 181
I. THIẾT LẬP CENTRAL VÀ LOCAL FILE...................................................................................................... 181
1. Tạo file Central từ file dự án hiện tại .............................................................................................. 181
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

2. Tạo file Local từ file Central đã có ................................................................................................... 184


II. WORKSET TRONG REVIT....................................................................................................................... 186
1. Ý nghĩa Workset trong Revit ............................................................................................................ 186
2. Cách xây dựng và quản lý Workset .................................................................................................. 186
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

PHẦN I: XÂY DỰNG KẾT CẤU SƠ BỘ CỦA TÒA NHÀ


I. THIẾT LẬP CƠ BẢN
1. Khởi động phần mềm

MODELS:
o Open…: Mở mô mình đã có
o New…: Khởi tạo dự án mới
FAMILIES:
o Open…: Mở family đã có
o New…: Khởi tạo family mới
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Đổi giao diện mở file sang chế độ quen thuộc:

2. Cài đặt đường dẫn mở file ban đầu


a. Đường dẫn mở file dự án:
Trên giao diện phần mềm nhấn File và chọn Options:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Tìm đến File Locations và làm như hướng dẫn sau:


Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Tìm tới thư mục Template của thư Revit Content:

Tiếp theo chọn file mẫu khởi tạo dự án ban đầu tên: Structural Analysis-DefaultMetric
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

b. Thiết lập đường dẫn đến file thư viện


Để thiết lập đường dẫn tới folder chứa các thư viện family, chúng ta click File / Chọn Options / File Location:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Click vào nút 3 chấm và tìm tới mục Library của Revit Content:

Đường dẫn tới thư mục Library của Revit Content:


Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

c. Cài đặt đường dẫn tới thư mục chứa các file khởi tạo family (Family Template):
Vẫn cần vào file / Options / File Location:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Trên giao diện tiến hành nhấp New… để khởi tạo dự án mới:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

II. XÂY DỰNG MÔ HÌNH


1. Dựng hệ lưới
Bật hiển thị điểm gốc dự án: Nhập lệnh VV: Tại tab Model Categories chọn hiện thị các đổi tượng
Architecture và Structure / Click chọn bật Site / Project Base Point:

Lệnh tắt dựng Grid: GR


Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Hoặc chọn biểu tượng Grid tại tab Architeture hoặc Structure:

Dựa vào các công cụ hỗ trợ tiến hành dựng hệ lưới theo yêu cầu:

Lưu ý: Điểm gốc dự án tại vị trí ban đầu.


Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Một số thao tác với Grid:

o Biểu tượng dấu pick: Hiển thị hay không hiển thị ký hiệu đầu trục
o Biểu tượng ổ khóa: Cho phép kéo riêng trục hay toàn bộ hệ trục cùng hướng.
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Để tất cả các Level khác hiệu chỉnh hiển thị Grid giống tầng hiện tại chúng ta có thể chọn tất cả các Grid trong
Level hiện tại / Click Propagate Extents:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

o Khi hộp thoại Propagate Extents hiện lên bạn chọn các tầng muốn Grid thay đổi theo là được:

2. Dựng levels
Chuyển qua mặt đứng bất kỳ để dựng Levels
Lệnh tắt LL hoặc click Level tại tab Structure như Grid
Cứ dựng đủ Levels như mong muốn sau đó hiệu chỉnh cao độ của Levels sau:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

3. Dựng cột kết cấu


Lệnh tắt: CL
Hoặc trên tab Structure chọn Column:

Tiến hành chọn loại family dựng cột tại hộp thoại Properties:

Ở đây chúng ta chọn cột bê tông.


Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Click chọn Edit Type trên hộp thoại Properties / Click Dulicate để tạo ra các loại cột với kích thước móng
muốn:

Chọn loại cột để dựng:


Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Chú ý đến hướng dựng cột từ trên xuống dưới (Depth), hay từ dưới lên trên (Heigh):

Có nhiều lựa chọn khác nhau để dựng cột, At Grid giúp dựng nhanh các cột tại vị trí điểm giao giữa các lưới:

Phím Space giúp xoay cột theo góc 90 độ


Dim là cách được khuyên dung khi hiệu chỉnh vị trí cột:

Chọn cột sai kích thước để thay đổi được kêt quả như ý muốn.
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

4. Dựng dầm
Lệnh tắt: BM
Hoặc trên tab Structure click chọn Beam:

Tương tự như các dựng cột, chọn loại family cột muốn dựng:

Edit Type / Duplicate để tạo ra các loại tiết diện:


Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Sử dụng các lựa chọn khác nhau để dựng dầm:

Tùy chọn cần lưu ý:


o Level: Chọn đúng Level muốn dựng dầm
o Structural Usage: Dạng kết cấu: Nên để Automatic
o Chain: Dựng dầm nối tiếp nhau
Dựng thủ công từng dầm, đối với dầm chúng ta không nên chọn On Grids
Chọn lệnh vẽ đoạn để dựng các đoạn dầm:

Định vị mép dầm với trục để hiệu chỉnh vị trí dầm:


Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Click vào biểu tượng ngôi nhà giúp bạn view những gì dựng được trên 3D:

Kết quả 3D này chứng tỏ bạn chưa tắt sơ đồ tính toán:

Tiến hành tắt mô hình tính toán và chuyển mô hình qua chế độ hiển thị vật liệu thật:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Với dầm hạ cốt chỉ cần chọn dầm / qua Properties thay đổi cao độ điểm bắt đầu và điểm kết thúc dầm:

5. Dựng sàn kết cấu


Lệnh tắt: SB
Hoặc chọn Floor tại tab Structure:

Chọn family Generic / Edit Type để tạo ra các loại sàn có thuộc tính khác nhau
Mỗi loại sàn có thuộc tính khác nhau nên phân biệt bằng Type Name:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Đừng quên thay đổi chiều dày sàn theo Type Name đã đặt:

Và:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Lưu ý level dựng sàn, cao độ sàn so với level:

Link động sử dụng các công cụ để dựng nhanh sàn (Thông thường sử dụng Pick Line):

Để dựng sàn không lỗi cần lưu ý:


o Đường bao sàn phải kín
o Các đường bao liền nhau chỉ tồn tại duy nhất một miền kín
o Các đường bao không chồng lấn lên nhau
o Sàn phải luôn luôn có phương chính
Quy tắc dựng sàn kết cấu:
o Đối với sàn bằng cốt dầm >>> cho phép sàn băng qua dầm, dựng sàn mép ngoài dầm.
o Đối với sàn thấp hơn dầm >>> sàn không băng qua dầm, dựng sàn mép trong dầm
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

o Đục lỗ kỹ thuật luôn khi dựng sàn

6. Dựng tường kết cấu


Lệnh tắt: WA
Hoặc chọn Wall trên tab Structure
Chọn family Generic / Edit Type / Duplicate để tạo ra loại tường theo ý muốn:

Dựng tường bằng cách click chọn điểm bắt đầu và điểm kết thúc.
Muốn tường hiển thị với Template kết cấu cần tùy chọn tường kết cấu:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Trước khi đến với tuy chọn bên trên bạn cần đưa về view kiến trúc để thấy được tường vừa dựng ẩn đi:

7. Dựng mái kết cấu nghiêng


Lệnh tắt: SB chính là công cụ dựng sàn
Sau khi dựng xong đường bao sàn, tiến hành gán thuộc tính Slope Arrow cho sàn:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Slope Arrow với tùy chọn Height ay Tail giúp làm nghiêng theo cao độ đầu cuối của đường Slope Arrow:

Slope Arrow với tùy chọn Height ay Tail giúp làm nghiêng theo cao độ đầu cuối của đường Slope Arrow:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

8. Xây dựng nhanh mô hình từ tầng điển hình


Để xây dựng nhanh mô hình từ tầng điển hình ta qua view 3D /quét chọn toàn bộ đối tượng muốn copy lên
hoặc xuống các level khác / sau đó click chọn biểu tượng Copy:

Chọn Paste / Aligned to Selected Levels:

Tiếp theo chọn tầng muốn copy.


Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Lưu ý: Ví dụ cột đã dựng từ tầng 1 lên tầng 2 thì lúc này cần copy từ tầng 3 trở lên. Tránh tình trạng Paste vào
tầng 2 dẫn đến các đối tượng bị trùng nhau.

Sau khi copy xong cần hiệu chỉnh chiều cao cột các tầng đã copy lên:

Đối với các levels copy lên cần hiểu chỉnh lại để mặt bằng chính xác như yêu cầu.
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

9. Mộ số lệnh ẩn hiện đối tượng trong Revit


Ẩn tạm thời đối tượng được chọn: HH
Chỉ hiện đối tượng được chọn: HI
Hiện lại tất cả các đối tượng được ẩn đi bằng HH và HI: HR
Ẩn đối tượng được chọn nhưng không bật lại được bằng lệnh HR: EH
Ẩn họ đối tượng được chọn nhưng không bật lại được bằng lệnh HR: VH
Sử dụng VH để ẩn toàn bộ ký hiệu hướng (Mặt đứng) trên các view mặt bằng:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

PHẦN II: TẠO VIEW, SHEET VÀ QUẢN LÝ HIỂN THỊ TRONG REVIT
I. VIEW TRONG REVIT
1. Giới thiệu
Trên giải Ribbon tab View chứa đầy đủ các công cụ về View mà Revit hỗ trợ:

Mọi View tồn tại trong file dự án có thể được nhìn thấy tại hộp thoại Project Browser:

View được tạo ra khi bạn dựng Elevetion, cắt mặt cắt, trích chi tiết,…
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Nếu View đã được tạo nhưng trên Project Browser chưa thấy xuất hiện, bạn có thể tìm và lấy chúng ra tại
Plan Views:

2. Duplicate View trong Revit


Trong Revit không cho phép vứt 1 View vào nhiều Sheet, mặt khác chúng ta cũng không thể vừa bố trí thép
sàn, vừa thể hiện mặt bằng kết cấu, vừa thể hiện mặt bằng định vị cột,… trên cùng một View được. Chính vì
vậy chúng ta cần Duplicate View.
Trong Revit tồn tại 3 kiểu Duplicate View:

o Duplicate: Tạo View mới không tồn tại các đối tượng Annotative đã có trong View gốc.
o Duplicate with Detailing: Tạo view mới sao chép y nguyên View gốc nhưng đối tượng Annotative trong 2
View là riêng biệt.
o Duplicate as a Dependent: Tạo view mới sao chép y nguyên View gốc nhưng đối tượng Annotative trong 2
View vẫn là 1. Có nghĩa là xóa hoặc hiệu chỉnh đối tượng Annotative trong View nào thì View kia sẽ thay đổi
theo.
Phân biệt đối tượng Model và đối tượng Annotative: Với người mới tiếp xúc với các phần mềm 3D họ rất dễ
nhầm lẫn đối tượng Model trong View 2D này khác với đối tượng Model trong View 2D khác. Mặc dù 2 đối
tượng đó chính là 1 trong mô hình 3D. Thực tế View 2D chỉ là hình ảnh hiển thị mô hình 3D theo các góc nhìn
khác nhau trong không gian thôi, còn thực ra mô hình cũng như đối tượng 3D là duy nhất. Xóa đối tượng
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Model trong 2D tức là xóa chúng tại 3D, xóa chúng tại 3D có nghĩa mọi View trước khi xóa thấy chúng thì sau
khi xóa sẽ không thấy chúng nữa.

3. Quản lý hiển thị với Visibility/Graphic… (VV;VG)


Nhấp VV;VG để mở hộp thoại Visibility/Graphic…

o Ví trị số 1: quản lý hiển thị đường bao bề mặt đối tượng


o Vị trí số 2: quản lý hiển thị vật liệu bề mặt đối tượng
o Vị trí số 3: quản lý hiện thị độ trong suốt của đối tượng
o Vị trí số 4: quản lý hiển thị đường bao mặt cắt đối tượng
o Vị trí số 5: quản lý hiển thị vật liệu mặt cắt đối tượng
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Nhận thấy khi gán vật liệu cho đối tượng, bề mặt đối tượng sẽ hiển thị theo setting của vật liệu đó:

Để tắt hiển thị vật liệu về mặt đối tượng chúng ta bật hộp thoại VV. Tại vị trí cột số 2 tắt hiện thị của bề mặt
đối tượng đó:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Nếu muốn Hatch mặt cắt cho cột như AutoCAD chúng ta tiến hành vào cột 5 để setup lại hiển thị về Solid:

Kết quả:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Setup Fine và Hidden Line được ưu tiên với đại đa số các view:

4. View Range trong Revit


Trên hộp thoại Properties các bạn tìm tới View Range và click Edit …
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Nhấn Show để xem hướng dẫn:

Phạm vi của view nhìn bao gồm:

o Trên cùng

o Cắt mặt phẳng

o Dưới cùng

o Offset (từ dưới)

o Phạm vi chính

o Độ sâu
Phóng to hơn ta thấy:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Vị trí đường số 2 chính là vị trí đặt mắt của chúng ta. Mắt có thể nhìn lên hoặc nhìn xuống tùy thuộc vào
setup và hỗ trợ của view. Cụ thể:
o Với view kết cấu Structure Plans: cho phép thiết lập nhìn lên và nhìn xuống
o Với view kiến trúc Floor Plans: chỉ cho phép nhìn xuống
o Với view mặt bằng trần Ceiling Plans: chỉ cho phép nhìn lên
Nhìn lên hay nhìn xuống tại view Structure Plans cho phép thiết lập tại Edit Type của view:

Vùng nằm giữa đường số 1 và đường số 2: Mắt sẽ nhìn thấy hình chiếu của các đối tượng window, casework
hoặc generic model dưới dạng nét đứt. Dù nhìn xuống hay lên cao độ đường số 1 luôn luôn lớn hơn hoặc
bằng cao độ thiết lập tại vị trí mắt nhìn số 2.
Tại vị trí đường số 2: Các đối tượng bị cắt qua dó đó chúng sẽ được thể hiện bằng nét liền đậm
Vùng nằm giữa đường số 2 và đường số 3: Đây được xem như phạm vị khung nhìn chính, các đối tượng nằm
trong phạm vị này được nhìn thấy nhưng không bị cắt qua do đó chúng sẽ được thể hiện bằng nét liền mảnh.
Vùng nằm giữa đường số 3 và đường số 4: Vùng này vẫn được xem như vùng có thể nhìn thấy được tuy
nhiên không phải trong tất cả các trường hợp. Ngoại lệ sau sẽ bổ sung đầy đủ hơn cho vùng nhìn này:
o Ngoại lệ: Sàn nhà, sàn kết cấu, cầu thang và đường dốc nằm ngoài phạm vi khung nhìn chính đảm bảo lớn
hơn 4 feet (Khoảng 1,22m) thì đối tượng sẽ không nhìn thấy được.
o Trong trường hợp View Depth nhìn sâu hơn khoảng giới hạn 4 feet (Khoảng 1,22m), lúc này các đối tượng
được nhìn thấy bình thường.
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

5. View Template trong Revit


View Template trong Revit giúp chúng ta thiết lập nhanh chóng hiển thị của một hoặc nhiều view cùng lúc
theo một View Template đã có.
View Template đã có ở đây thông thường sẽ khởi tạo bằng cách lấy toàn bộ setups của một view đã có sẵn.
Để tạo View Template chúng ta mở View đã Setting ổn nhất, điển hình nhất / vào tab View / View Template /
Create Template from Current View:

Settings View Template:

Khi setting view template chúng ta cần chú ý tới tùy chọn Include:
o Include được chọn: Setting ở view lấy theo Setting của View Template
o Include không được chọn: Cho phép setting riêng ở từng View
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Khi đã có View Template chúng ta áp View Template này cho các View có setting tương tự bằng cách chọn
các View muốn áp View Template trên hộp thoại Project Browser / Click None trên View Template của hộp
thoại Properties:

Để không phải áp View Template đã có mỗi khi tạo View mới bạn có thể thiết lập:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Về cơ bản sẽ tồn tại nhiều loại View Template trong Revit, điển hình sẽ có một số loại ví dụ như:
o MẶT BẰNG KẾT CẤU: Không có thép, không có mô hình cầu thang, không có các mặt cắt dọc cột, dọc dầm,
dọc vách, tắt hiển thị vật liệu bề mặt hoặc mặt cắt…
o MẶT BẰNG ĐỊNH VỊ CỘT VÁCH: Không có dầm, không có sàn, không có móng, không có thép, không có
mặt cắt, không có các detail items, tắt hiển thị vật liệu bề mặt hoặc mặt cắt,…
o MẶT BẰNG THÉP SÀN LỚP DƯỚI: Không có thép sàn lớp trên, không có thép dầm, cột, vách, móng, không
có các mặt cắt dọc cột, dọc dầm, dọc vách, tắt hiển thị vật liệu bề mặt hoặc mặt cắt,…
o MẶT BẰNG THÉP SÀN LỚP TRÊN: Không có thép sàn lớp dưới, không có thép dầm, cột, vách, móng, không
có các mặt cắt dọc cột, dọc dầm, dọc vách, tắt hiển thị vật liệu bề mặt hoặc mặt cắt,…
o MẶT CẮT DỌC DẦM: Không có thép cột, thép sàn, thép móng, tắt hiển thị vật liệu bề mặt hoặc mặt cắt,…
o MẶT CẮT NGANG DẦM: Không có thép cột, thép sàn, thép móng, tắt hiển thị vật liệu bề mặt hoặc mặt cắt,
không có ký hiệu mặt cắt,…
o MẶT CẮT DỌC CỘT: Không có thép dầm, thép sàn, thép móng, tắt hiển thị vật liệu bề mặt hoặc mặt cắt,…
o MẶT CẮT NGANG CỘT: Không có thép dầm, thép sàn, thép móng, tắt hiển thị vật liệu bề mặt hoặc mặt cắt,
không có ký hiệu mặt cắt,…
o …
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

6. Filter trong Revit


Filter trong Revit giúp người dùng quản lý hiển thị cho đối tượng khá đa dạng
Để tạo một filter bạn có thể vào tab View / Filter:

Ứng với từng đối tượng, điều kiện lọc của Revit cũng khá đa dạng:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Trong điều kiện được chọn lọc Revit cho phép phân nhỏ hơn giá trị để có thể phân biệt bộ lọc:

o Equals: Bằng
o Does not equals: Không bằng
o Is greater than: Lớn hơn
o Is greater than or equal to: Lớn hơn hoặc bằng
o Is less than: Nhỏ hơn
o Is less than or equal to: Nhở hơn hoặc bằng
o Contains: Có chứa
o Does not contain: Không chứa
o Begin with: Bắt đầu với
o Does not begin with: Không bắt đầu với
o End with: Kết thúc với
o Does not end with: Không kết thúc với
o Has a value: Có một giá trị
o Has not value: Không có giá trị
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Giả sử ta tạo filter cho sàn dày 120mm hạ cốt 50mm (Các sàn phân biệt nhau bởi Type Name), ta sẽ tạo filter
như sau:

Để quản lý filter vừa tạo ra bạn cần bật hộp thoại Visibility/Graphic… (VV/VG) / Tìm đến tab Filters / Add
filter muốn quản lý vào:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Giả sử chúng ta muốn tạo hiển thị một mẫu hatch nào đó trên bề mặt sàn 120mm hạ cốt 50mm, chúng ta sẽ
có thể chọn:

Việc này tiết kiệm khá nhiều thời gian so với cách làm thông thường như vẽ hatch thủ công theo từng đường
boundary.
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

7. Bộ công cụ quản lý hiển thị Extents:


Với Section:

Với Plans:

Crop Region Visible: Khung giới hạn đối tượng Model


Crop View: Giới hạn đối tượng Model theo khung Crop Region Visible
Annotation Crop: Khung giới hạn đối tượng Annotative
Depth Cliping: Chiều sâu vùng cắt – sử dụng trong Plans.

Thông thường với mặt bằng thường để No Clip vì các setup liên quan đến chiều sâu vùng nhìn trên mặt bằng
phụ thuộc View Range.
Far Cliping: Cắt bao xa – sử dụng trong mặt cắt.
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Đối với mặt cắt thông thường chúng ta sẽ chọn Clip without line hoặc Clip with line để chụp lại view trong
giới hạn nhìn xa mong muốn:

Far Clip Offset cho phép nhập tầm nhìn xa của mặt cắt, tính từ vị trí đặt mặt cắt. chúng ta cũng có thể giới
hạn khoảng này bằng cách co kéo:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Ý nghĩa:
o No clip: Không giới hạn chiều sâu cũng như khoảng cách nhìn.
o Clip without line: Giới hạn nhìn nằm trong Far Clip Offset nhưng không nhìn thấy đường bao cắt đối tượng
ở cuối Clip.

o Clip with line: Giới hạn nhìn nằm trong Far Clip Offset nhưng không nhìn thấy đường bao cắt đối tượng ở
cuối Clip.
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Scop Box: Cho phép chụp lại phần View công trình muốn thể hiện. Gần giống với việc kéo Crop Region Visible
giới hạn lại theo ý muốn. Tuy nhiên Scop Box fix chặt lại Crop Region Visible.
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

o Scop Box cho phép đặt tên, chính vì vậy chúng ta có thể chọn View hiển thị bạn muốn theo Scop Box:

8. Section trong Revit


Để khởi tạo mặt cắt trong Revit bạn vào tab View / Click chọn Section:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Có 3 loại Section trong Revit:


o Detail: Mặt cắt chi tiết, chỉ sử dụng với các chi tiết yêu cầu mặt cắt nhỏ. Vì View này không có chế độ
Duplicate as a Dependent do đó nó không thể phân nhỏ View nếu View vượt quá giới hạn khung bản vẽ.
o Building Section và Wall Section: 2 loại này giống nhau, có đầy đủ các chế độ Duplicate, có thể sử dụng
chung và linh động trong dự án được. Tuy nhiên khi dự án có quá nhiều mặt cắt chúng ta cần sử dụng đúng
kiểu mặt cắt cho từng loại cấu kiện (Ví dụ như Wall Section nên dùng riêng cho Wall) để sự phân chia thư
mục trên hộp thoại Project Browser đỡ bị rối mắt.
9. Callout trong Revit
Callout giúp chúng ta trích xuất một phần nhỏ trong View lớn nhanh chóng:

Về cơ bản Callout với Section Detail là cùng loại, tuy nhiên Section Detail cho phép trích chi tiết dưới dạng vẽ
mặt cắt còn Callout cho phép bạn khoanh vùng muốn trích xuất trực tiếp trên mặt bằng.
Ngoài ra Callout cho phép chúng ta trích View theo PolyLine mong muốn:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

II. Annotative trong Revit

1. Dimension trong Revit


Lệnh tắt: DI
Hiệu chỉnh Dimension bằng cách nhập DI / Edit Type:

Trong Revit chỉ cần tạo duy nhất 1 loại Dim để dùng cho mọi loại mọi tỷ lệ. Chính vì vậy chúng ta chỉ cần đặt
tên Dimension sao cho thể hiện được kích thước chữ là được.
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Thiết lập Dimension:


Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

o Thiệt lập số 1: Giúp bạn tạo loại Dim biên theo kiểu:

o Thiết lập số 2: Biểu tượng giới hạn Dim:

o Thiết lập số 3: Setup chiều dài 2 đoạn râu:

o Thiết lập số 4: Trong Revit chúng ta nên Fix chiều dài chân Dim để không cần dùng đến Add-in cắt chân
Dim như Lisp trong AutoCAD:

o Thiết lập số 5: Fix khoảng cách giữa 2 hàng dim chồng nhau là 7mm.
o Thiết lập số 6: Hiệu chỉnh thông số chữ như chiều cao chữ, độ co giãn chữ và khoảng cách chữ với đường
nằm ngang.
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Ngoài ra để hiệu chỉnh chiều dài đường Diagonal 2mm số 2, chúng ta có thể vào Tab Manage / Additional
Settings / Click chọn Arrowheads:

o Tại đây bạn có thể tạo ra một kiểu Diagonal với kích cỡ mới:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Hoàn thiện Dim theo quy định Dim trong bản vẽ kỹ thuật:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

2. Parameter trong Revit


Có tất cả 4 loại Parameter trong Revit:
o Project Parameter: Parameter chỉ nằm trong dự án được khởi tạo
o Share Parameter: Parameter có thể chia sẻ được giữa các dự án với nhau
o Family Parameter: Parameter chỉ nằm trong Family
o Global Parameter: Chỉ có từ phiên bản Revit 2017 trở đi, có tác dụng như một Parameter trung gian.
Để tạo Project Parameter chúng ta vào tab Manager / Project Parameter:

o Vị trí số 1: Cho phép bạn đặt tên cho Parameter


o Vị trí số 2:
▪ Type: Parameter tạo ra sẽ nằm trong bảng Edit Type của Propertie
▪ Instance: Parameter tạo ra sẽ nằm ngoài bảng Edit Type của Properties
▪ Type: Parameter tạo ra sẽ quản lý kiểu family theo hệ thống (Hiệu chỉnh thông số của 1 đối tượng dẫn tới
sự thay đổi của nhiều đối tượng cùng Type)
▪ Instance: Parameter tạo ra sẽ quản lý kiểu family theo đối tượng đơn lẻ (Hiệu chỉnh thông số của nhiều
đối tượng cùng Type nhưng mỗi đối tượng có thể mang một giá trị Parameter khác nhau)
▪ Type: Parameter dạng Dimension không cho phép co kéo đối tượng trên view 2D
▪ Instance: Parameter dạng Dimension cho phép co kéo đối tượng trên view 2D
o Vị trí số 3: chọn kiểu và group cho parameter
o Vị trí số 4: Lựa chọn đối tượng mà parameter đó quản lý.
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Để tạo Share Parameter chúng ta vào tab Manager / Share Parameter:

o Chính vì khi tạo Share Parameter bạn cần phải tạo ra 01 file “.txt” nên Share Parameter là dạng Parameter
có thể chia sẻ được giữa các dự án với nhau.
o Lưu ý: Mỗi dự án chỉ nên dùng 01 file “.txt” lưu Share Parameter. Chính vì lý do này bạn nên lưu giữ file
“.txt” ở vị trí dễ nhớ và quan trọng.
o Bước tiếp theo bạn cần tạo group nhóm các parameter theo ý muốn:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

o Sau đó tạo parameter:

o Cần lưu ý đến Type of Parameter: Parameter dạng Number (Số) đương nhiên không thể nhập String(Chữ)
được.
o Bước cuối cùng bạn vào Manager / Project Parameter / Click chọn Shared Parameter / Select... / Lấy
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Parameter ra và lắp lại các tùy chọn như đối với việc khởi tạo Project Parameter:

o Với parameter đặt tên cấu kiện bạn nhận thấy các đối tượng cần phải đặt tên như: Cột, dầm, móng, vách:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Để tạo Family Parameter các bạn chỉ cần vào môi trường Family, tạo đối tượng và gán Parameter:

o Tùy loại đối tượng mà cách gán Family Parameter cũng khác nhau.
Global Parameter:
o Giả sử có các dầm 1, 2, 3, 4, 5, 6:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

o Các dầm này đều có khoảng cách từ mép đến mép là khác nhau.
o Bài toán đặt ra: Làm thế nào để thay đổi nhanh chóng khoảng cách giữa các dầm biết khoảng cách giữa
các dầm đều bằng nhau.
o Trước tiên chúng ta sẽ tạo ra một biến Global Parameter bằng cách sau:

o Quét chọn tất cả các Dim và gán vào parameter global vừa tạo:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

o Kết quả nhận được thỏa mãn điều kiện khoảng cách giữa các dầm bằng nhau:

o Việc tiếp theo bạn chỉ cần mở hộp thoại quản lý Global Parameter lên gán giá trị mới cho Dim thì lập tức
khoảng cách giữa các dầm cũng sẽ được thay đổi đồng loạt theo:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

3. Tag dầm trong Revit


Lệnh: TG
Đối với dầm nên chọn chế độ Tag all nhằm tăng tốc độ cũng như hạn chế việc Tag sót:

Thông thường thông tin cần thiết đối với Tag dầm bao gồm: Tên cấu kiện + Kích thước cấu kiện
o Kích thước cấu kiện chúng ta có thể lấy giá trị của theo Type Name hoặc lấy trực tiếp giá trị của biến b và
h:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

o Tên cấu kiện chúng ta có thể gán giá trị cho biến Mark hoặc tạo biến Shared Parameter để quản lý (Chọn
Shared Parameter vì biến được lưu giữ lại):

o Theo kinh nghiệm họ thường tự tạo ra Shared Parameter riêng để quản lý tên của các cấu kiện:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Tiếp theo là bước hiệu chỉnh Tag dầm để có được hiển thị thông tin như ý muốn:

Đối với tên dầm đôi khi bạn sẽ chỉ cần hiển thị kích thước của cấu kiện:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Với trường hợp này Family cho phép bạn tạo nhiều trường hợp khác nhau trong cùng 1 family:

o Tiếp theo bạn vào Family Type tạo 2 trường hợp bạn muốn bằng cách bật hoặc tắt biến ELEMENT NAME:

o Kết quả:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Kết quả:

4. Tag sàn trong Revit


Lệnh tắt: TG
Nhập lệnh và click vào giữa sàn muốn tag bạn sẽ nhận được thông báo:

Do file project bạn dùng chưa có sẵn family phục vụ tag sàn. Do đó bạn cần click Yes để load family này trong
Revit Content/Libraries/Annotation/Structure/ M_Slab Tag:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Hiệu chỉnh family tag sàn để được như ý muốn với sự trợ giúp của 2 aparameter: Elevation at Top và Default
Thickness:

Biệu tượng bàn tay cầm chữ thăng giúp người dùng hiệu chỉnh đơn vị cao độ về mét như ý muốn.
Để tạo hatch bạn có thể qua tab Create/Filed Region. Muốn Hatch trong Revit bạn cần vẽ ra tiết diện kín tạo
bởi các đường Boundary:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

o Edit Type giúp bạn chọn mẫu Hatch.


(Xin phép được gọi việc to vật liệu như Hatch trong AutoCAD)

5. Tạo ghi chú bản vẽ (Legend)


Với những sàn quá nhỏ không thể tag được bạn có thể sử dụng ghi chú để thuyết mình. Tương tự cho các
trường hợp khác nếu bản vẽ không thể thể hiện được hết ý tưởng thiết kế, bạn đều cần có ghi chú để diễn
giải.
Để tạo ghi chú bạn qua tab View/Legend:

Các bạn nên đặt tên cho ghi chú để dễ phân biệt ghi chú của các bản vẽ khác nhau.
Sử dụng các công cụ trong Annotative để hoàn thành ghi chú như ý muốn:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Tiếp theo bạn tạo mẫu hatch theo ý muốn bằng cách vào tab Annotative/Filled Region:

Kết quả:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

6. Ký hiệu lỗ mở trong Revit


Có 2 dang ký hiệu lỗ mở thường dùng trong kết cấu:

Loại 1 bạn có thể sử dụng Detail Line để thể hiện:

o Tuy nhiên bạn cũng phân biệt rõ giữa Detail Line và Model Line: Detail Line giúp dựng đối tượng 2D, còn
Model Line giúp bạn dựng đối tượng 3D.
Loại ký hiệu lỗ mở thứ 2 có sẵn trong thư viện Revit Content/Libraries/Annotation/Structure/ M_Shaft
Opening Symbol.
Để lấy ký hiệu lỗ mở ra dùng bạn có thể vào Annotative/ Component/DetaiL Component:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Family này cho phép hiệu chỉnh khá linh động:

o Các ký hiệu trong ô khoanh đỏ giúp bạn co kéo ký hiệu hoặc đảo chiều ký hiệu.
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

7. Ký hiệu đầu trục (Grid) và cao độ (Levels) trong Revit


Thực tế family Grid hay Elevation trong Revit là các family tổ hợp. Chính vì vậy để hiệu chỉnh các ký hiệu đầu
Grid hay Elevation chúng ta chỉ cần biết tên family tạo ra chúng.
Thao tác chọn vào Grid sau đó click Edit Type để xem tên family ký hiệu đầu Grid sẽ lặp đi lặp lại với rất
nhiều loại family trong Revit:

Khi biết tên family tạo ra ký hiệu đầu Grid bạn chỉ cần copy tên / qua hộp thoại Project Browser chuột phải
chọn Search / Ctrl+V / Next >>> Để tìm family đó:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Lưu ý: Tất cả các family đang tồn tại trong file project bạn đang mở đều nằm trong mục Families của hộp
thoại Project Browser:

Khi đã tìm được family Grid bạn chuột phải chọn Edit để hiệu chỉnh lại hiển thi Grid theo ý muốn:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Lưu ý: Khi mở family ra bạn cần bật lên 2 mặt phẳng tham chiếu định vị family đó lên trước khi hiệu chỉnh:

Tiến hành hiệu chỉnh family theo ý muốn của bạn / Lưu family lại làm thư viện dùng sau này / Load into
Project and Close family vào dự án:

Kết quả:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Tương tự với Elevation của Levels.


Sau khi hoàn chỉnh Annotation cho một View bạn có thể copy hang loạt cho các View tương tự bằng cách
chọn các đối tượng Annotation trong View đã có / Nhấp Copy / Aligned to Selected Views:

o Chọn View bạn muốn copy rồi OK:


Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

8. Ký hiệu mặt cắt trong Revit


Các ký hiệu hiện tại của 3 loại Section:

Các ký hiệu cũ nhìn chưa được đẹp mắt, tuy nhiên chúng ta có thể hiệu chỉnh chúng bằng cách click chọn vào
biểu tượng Section / Edit Type / xem family ký hiệu đó tên gì / Tìm family hiệu chỉnh theo ý muốn.
Với ký hiệu mặt cắt chúng ta sẽ chia ra làm 2 loại:
o Ký hiệu cho các mặt cắt có view nằm cùng view chính:

o Ký hiệu cho các mặt cắt có view nằm khác view chính:

Lưu ý: với ký hiệu mặt cắt nằm cùng view chính bạn cần tạo 2 trường hợp đối xứng để có kết quả hiển thị như
ý muốn
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

o Để làm điều này bạn cần chuyển hết family mặt cắt cùng view sang loại M_Section Tail - Filled Horizontal:

o Tiếp theo bạn tìm tới family M_Section Tail - Filled Horizontal để hiệu chỉnh, dùng Lable để tạo nhãn hiện
thí số thứ tự của mặt cắt:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

o Gán 2 trường hợp cho 2 nhãn này:


Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

o Tiếp theo bạn vào Family Type để tạo 2 trường hợp trong dự án:

o Load family vào dự án bạn chỉ cần chọn lại family trong Section là được:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

III. SHEET TRONG REVIT


1. Tạo Sheet
Cách 1: Qua tab View /chọn Sheet
Cách 2: Chuột phải vào Sheet bên hộp thoại Project Browser / Chọn New Sheet:

Hộp thoại New Sheet mở ra, tiến hành chọn khổ giấy trình bày bản vẽ. Nhấn Load để Load family khổ giấy cỡ
khác nếu như chưa có.
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Sau khi chọn khổ giấy muốn trình bày / Nhấp OK để mở Sheet mới / Dùng chuột trái giữ view vứt qua Sheet:

Click đúp vào view trong Sheet để chọn tỷ lệ phù hợp hơn:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Tiến hành đặt tên cho Sheet:

Thêm các view mặt cắt và ghi chú nếu có vào Sheet:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

2. Tiêu đề (Title)
Tiêu đề mặc định sẵn có trong Revit có thể sẽ chưa thể đáp ứng yêu cầu về thẩm mỹ. Chúng ta có thể thay
đổi hiển thị của tiêu đề bằng cách làm tương tự như hiệu chỉnh Grid và Level.
Có 3 trường hợp có thể xảy ra với tiêu đề:
o Tiêu đề của hình chính: Tiêu đề này sẽ không cần hiển thị tỷ lệ của hình chính vì tỷ lệ của hình chính đã có
trong khung bản vẽ.
o Tiêu đề các hình phụ: Tiêu đề các hình phụ thường sẽ có thêm tỷ lệ kèm theo vì thông thường hình phụ sẽ
có tỷ lệ khác với hình chính.
o Không cần có tiêu đề: Thường áp dụng với view ghi chú bản vẽ.
o Để tạo được family tiêu đề tổng hợp đủ được 3 trường hợp trên ta có thể thực hiện theo các bước sau:
o Chọn family tiêu đề trên Sheet / Edit Type / Copy tên family tiêu đề tại parameter Title:

o Chuột phải vào hộp thoại Project Browser / Chọn Search / Ctrl+V / Next:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

o Close hộp thoại tìm kiếm family lại và chuột phải vào family M_View Title chọn Edit.
o Nhấp VV / Annotation Categories / bật Reference Planes lên:

o Tạo trường hợp thứ nhất:


Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

o Click chọn Lable View Name / Click Copy / Click Paste same Place:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

o Mục đích của hành động trên là để tạo thêm Lable cho trường hợp Sheet Name. Khi paste same place
xong chúng ta chưa nhấn Esc vội, bước tiếp theo chúng ta click vào Edit Lable để bỏ Parameter View Name đi
và lấy Parameter Sheet Name sang:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

o Chúng ta cần phân biệt rõ các trường hợp tiêu đề sẽ lấy tên của View hay sẽ lấy tên của Sheet.
- Bây giờ tiến hành gán Lable mới với trường hợp mới có tên Sheet Name:

o Bước cuối cùng ta vào Family Type để tạo ra 3 trường hợp cần dùng trong dự án:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

o Lưu family lại trong thư viện và Load in to Project and Close / Chọn các loại tiêu đề / Edit Type để đổi tên
và setup family tiêu đề tương ứng:

o Kết quả:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

3. Danh mục bản vẽ bộ môn kết cấu


Về cơ bản danh mục bản vẽ kết cấu sẽ bao gồm các phần với các bản vẽ sau. Tùy từng trường hợp cụ thể mà
tên cũng như số lượng bản vẽ có thể khác đi:
PHẦN I: PHẦN BÌA HỒ SƠ
o BÌA NGOÀI
o BÌA TRONG
o DANH MỤC BẢN VẼ
o QUY ĐỊNH CHUNG - 01
o QUY ĐỊNH CHUNG - 02
o QUY ĐỊNH CHUNG – 03
o …
o QUY ĐỊNH CHUNG – N
PHẦN II: PHẦN MÓNG
o MẶT BẰNG ĐỊNH VỊ CỌC
o CHI TIẾT CỌC THÍ NGHIỆM
o CHI TIẾT CỌC ĐẠI TRÀ
o MẶT BẰNG KẾT CẤU MÓNG
o MẶT BẰNG VÀ CHI TIẾT DẦM, GIẰNG CHÂN TƯỜNG
o CHI TIẾT MÓNG – 01
o CHI TIẾT MÓNG – 02
o …
o CHI TIẾT MÓNG – N
PHẦN III: PHẦN MẶT BẰNG KẾT CẤU
o MẶT BẰNG KẾT CẤU TẦNG 2
o MẶT BẰNG KẾT CẤU TẦNG 3
o MẶT BẰNG KẾT CẤU TẦNG 4
o …
o MẶT BẰNG KẾT CẤU TẦNG N
PHẦN IV: PHẦN CỘT
o MẶT BẰNG ĐỊNH VỊ CỘT TỪ MÓNG LÊN TẦNG 1
o MẶT BẰNG ĐỊNH VỊ CỘT TẦNG 2
o MẶT BẰNG ĐỊNH VỊ CỘT TẦNG 2
o …
o MẶT BẰNG ĐỊNH VỊ CỘT TẦNG N
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

o CHI TIẾT CỘT – 01


o CHI TIẾT CỘT – 01
o …
o CHI TIẾT CỘT – N
PHẦN V: PHẦN DẦM
o CHI TIẾT DẦM TẦNG 2 – 01
o CHI TIẾT DẦM TẦNG 2 – 02
o …
o CHI TIẾT DẦM TẦNG 2 – N
o CHI TIẾT DẦM TẦNG 3 – 01
o CHI TIẾT DẦM TẦNG 3 – 02
o …
o CHI TIẾT DẦM TẦNG 3 – N
o …
PHẦN VI: PHẦN THÉP SÀN
o MẶT BẰNG THÉP SÀN LỚP DƯỚI TẦNG 2
o MẶT BẰNG THÉP SÀN LỚP TRÊN TẦNG 2
o MẶT BẰNG THÉP SÀN LỚP DƯỚI TẦNG 3
o MẶT BẰNG THÉP SÀN LỚP TRÊN TẦNG 3
o …
o MẶT BẰNG THÉP SÀN LỚP DƯỚI TẦNG N
o MẶT BẰNG THÉP SÀN LỚP TRÊN TẦNG N
PHẦN VII: PHẦN THANG
o MẶT BẰNG VÀ CHI TIẾT THÉP THANG TỪ TẦNG 1 LÊN TẦNG 2
o MẶT BẰNG VÀ CHI TIẾT THÉP THANG TỪ TẦNG 2 LÊN TẦNG 3
o …
o MẶT BẰNG VÀ CHI TIẾT THÉP THANG TỪ TẦNG N-1 LÊN TẦNG N
o PHẦN VIII: PHẦN LANH TÔ
o MẶT BẰNG VÀ CHI TIẾT LANH TÔ TẦNG 1
o MẶT BẰNG VÀ CHI TIẾT LANH TÔ TẦNG 2
o …
o MẶT BẰNG VÀ CHI TIẾT LANH TÔ TẦNG N
PHẦN N-X: RAM,…
o …
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

PHẦN N: PHẦN THỐNG KÊ THÉP


Lưu ý: Tiêu đề trong hồ sơ luôn phải viết hoa

4. Biên tập Project Browser


Trên cơ sở danh mục bản vẽ yêu cầu ở phần 3 nên chúng ta sẽ cần biên tập lại thư mục cho View cũng như
Sheet trên hộp thoại Project Browser theo ý muốn.
Để làm được điều này bạn cần phân loại View và Sheet theo 1 hoặc nhiều parameter đóng vai trò phân chia
thư mục cho View và Sheet.
Trước tiên bạn tạo ra parameter đóng vai trò chia đầu mục, ví dụ parameter tên PHÂN MỤC
Parameter này nên tạo thuộc loại Project Parameter:

Để phân loại cho View bạn chuột phải vào View (all) và chọn Browser Organization…:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Nhấp New để tạo một kiểu quản lý View mới:

Tab Filtering cho phép bạn lọc hiển thị những View bạn muốn theo nhiều điều kiện khác nhau:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Tab Grouping and Sorting giúp bạn nhóm View lại theo thứ tự ưu tiên của Parameter nào. Ở đây lấy vị dụ
chọn parameter PHÂN MỤC vừa khởi tạo:

Nhấp OK và chọn kiểu phân mục mới vừa khởi tạo để biên tập cho View Project:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Công việc cuối cùng là chọn VIEW và nhập tên phân mục chúng vào Parameter PHÂN MỤC:

Đối với Sheet bạn làm tương tự.


5. Số thứ tự View trong Sheet (Detail Number)

Khi bố trí nhiều View vào Sheet bạn cần quan tâm tới thứ tự vứt View vào Sheet. Nếu View tạo ra từ Section,
thứ tự này ảnh hưởng tới giá trị con số mặt cắt (Mặt cắt 1-1 hay 2-2,…)
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Thông thường bạn sẽ vứt View chính vào trước, tiếp theo đó sẽ tới các View phụ. Chính vì lý do này view
chính luôn nhận Detail Number là số 1, đẩy các view khác nhảy số tiếp theo.

Để khắc phục điều này bạn chỉ cần chọn View chính trong Sheet chuyển Detail Number sang một ký hiệu khác
và đánh lại thứ tự cho các View phụ khác là được.
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

PHẦN III: TẠO LẬP THƯ VIỆN 3D TRONG REVIT


1. Giới thiệu
Family Template là gì? Là một thư viện chứa các mẫu khởi tạo family ban đầu.

Thư viện này chứa các mẫu tạo family phân loại theo Categories của đối tượng. Trong đó chung nhất có mẫu
Generic Model. Tuy nhiên Generic Model không bao gồm chung cho các family có host.
Nói như vậy nếu ban đầu chúng ta chọn mẫu khởi tạo family là Generic Model thì sau đó chúng ta sẽ có thể
phân loại cho family đó theo Categories mà chúng ta muốn.
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Chức năng Family Category and Parameter sẽ giúp chúng ta làm điều đó:

Tuy nhiên nó không bao gồm đầy đủ cho mọi Categories, mà mỗi Categories chứa một hệ thống công cụ hỗ
trợ riêng biệt. Chính vì vậy bạn vẫn nên chọn đúng Categories ngay từ đầu.
Giao diện làm việc:
Ngoài các tab cơ bản khác giống project thì các family model thì có thêm tab Create:

o Số 1: Gồm 6 công cụ dựng hình cơ bản của family


o Số 2: Đường thẳng và mặt phẳng tham chiếu đối tượng
o Số 3: Công cụ Set mặt phẳng làm việc trong Revit
o Số 4: Đưa family vào dự án
o Vẫn có 2 hộp thoại Properties và Project Browser quen thuộc như trình dự án.
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

o Ngoài ra phần giao diện thao tác trong môi trường family có sự khác biệt với sự xuất hiện của 2 mặt phẳng
tham chiếu:
▪ Center (Front/Back)
▪ Center (Left/Right)

Hải mặt phẳng tham chiếu này đóng vai trò quan trọng trong family. Chúng giúp định vị đối tượng cấu thành
family, đường thẳng giao giữa hai mặt phẳng này chính là điểm đặt family trên mặt bằng trong môi trường
dự án.
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

2. Các công cụ dựng hình cơ bản


Extrution: Extrution dựng hình đối tượng bằng cách vẽ ra những tiết diện kín trên mặt phẳng rồi tịnh tiến
vuông góc biến chúng thành các khối solid trên 3D.

o View hỗ trợ thao tác: Ref. Level và 3D Views


Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

o Để thao tác được trên các view khác bạn cần set mặt phẳng thao tác:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

o Để dựng hình với Extrution bạn click chọn Extrution trong tab Create / Vẽ tiết diện kín / Finish / Qua 3D để
co kéo khối Extrution vừa tạo thành:

Blend: Blend dựng hình đối tượng bằng cách tạo khối solid từ 2 tiết diện tại 2 mặt phẳng khác nhau:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

o Như vậy để dựng đối tượng với Blend bạn chỉ cần vẽ 2 ra 2 tiết diện tại 2 mặt phẳng rồi Finish là ok.
Revolve: Revolve dựng hình đối tượng bằng cách xoay tròn những tiết diện quanh 1 trục cho trước:

o Lưu ý với revolve bạn nên dựng trước đường trục quay, trục quay cần suy nghĩ xem dựng trong mặt đứng
hay mặt bằng vì thông thường các đối tượng dựng từ revolve thường là các đường phào chỉ, lọ hoa, chậu
hoa,… đứng trên mặt bằng nên trục xoay phải dựng ở mặt đứng.
Sweep: Sweep dựng hình đối tượng bằng cách cho tiết diện bất kỳ chạy dọc theo đường dẫn cho trước:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

o Lưu ý với sweep bạn cần dựng trước đường dẫn cho tiết diện, tiết diện luôn nằm trong mặt phẳng vuông
góc với đường dẫn tại mọi vị trí của đường dân. Chính vì vậy nếu đường dẫn quá gấp khúc rất có thể bạn sẽ
gặp lỗi với sweep.
o Khi vào môi trường sweep bạn cần chọn Sketch Path để dựng đường dẫn:

o Dựng xong đường dẫn bạn cần finish để kết thúc lệnh dựng đường dẫn:

o Để dựng tiết diện bạn cần chọn vào mặt phẳng hỗ trợ và chọn Edit Profile:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

o Sau khi dựng xong tiết diện bạn Finish để kết thúc lệnh vẽ tiết diện, Finish tiếp một lần nữa để kết thúc
lệnh sweep:

Swept Blend: Swept Blend dựng đối tượng bằng cách nối 2 tiết diện đầu và cuối trên 1 đường dẫn:

o Thao tác lệnh của Swept Blend tương tự với Sweep.


Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Voild Forms: Voild Forms thực chất tổng hợp của 5 công cụ Extruction, Blend, Revolve, Sweep và Swetp
Blend. Tuy nhiên 5 công cụ đó dựng khối đặc solid còn Voild Forms lại dựng các khối rỗng có tác dụng đục
đẽo.

o Khi dựng khối Voild Forms ngoài đối tượng bị cắt sau đó mới di chuyển chúng vào để cắt, rất có thể khối
Voild Forms sẽ không đục cắt đối tượng. Lúc này chúng ta chỉ cần dùng lệnh Cut Geometry để cắt là được:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

3. Parameter trong Family


a. Phân loại

Có rất nhiều kiểu parameter khác nhau. Nếu chúng ta khởi tạo parameter trước khi gán nó quản lý đối tượng
nào chúng ta sẽ cần chọn kiểu phù hợp cho parameter đó. Còn khi chúng ta chọn đối tượng rồi gán đồng thời
tạo parameter thì parameter sẽ tự động được định kiểu.
Trong môi trường family sẽ tồn tại 2 dang parameter: Shared parameter và Family parameter.
Đối với shared parameter các bạn sẽ cần tạo và định kiểu parameter trước
Đối với family parameter bạn sẽ chọn đối tượng rồi gán parameter và revit tự nhận dạng đối tượng để định
kiểu cho parameter.
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

b. Parameter dạng Dimension:


Các gán parameter cho dimension:

Sự khác nhau giữa Type và Instance sẽ được giải thích tại mục lớn số 4 cũng trong phần này.
Để hiệu chỉnh parameter vừa tạo ra bạn có thể tìm tới Family Type:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

o Cột Value tại vị trí số 1: Giúp thay đổi giá trị cho Parameter.
o Cột Fomular vị trí số 2: Cho phép bạn xây dựng hàm tính toán giá trị cho biến.
o Cột số 3: Nếu chọn bạn sẽ khóa fix giá trị của biến.
o Các công cụ tại vị trí số 4: Giúp bạn hiệu chỉnh biến.
c. Parameter dạng Material
Các gán parameter dạng Material:

Các quản lý tương tự với Parameter dạng Dimension.


d. Parameter dạng Yes/No:
Cách gán parameter dạng Yes/No:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Các quản lý tương tự với Parameter dạng Dimension.


Parameter dạng Yes/No cho phép bạn tạo ra nhiều trường hợp hiển thị trong 1 family: Lấy ví dụ với 1 trường
family tag dầm đã trình bày ở trên.

Ngoài ra sẽ còn nhiều kiểu parameter khác nữa, sẽ có những cách gán parameter khác nhau. Tuy nhiên đối
với bộ môn kết cấu chúng ta sẽ dùng nhiều với 3 kiểu đã trình bày ở trên.

4. Reference Line và Reference Plane:


a. Reference Plane: Mặt phẳng tham chiếu (RP)
Trên mặt bằng: Đối tượng sẽ được tham chiếu với mặt phẳng làm việc, kể cả khi chưa có sự ràng buộc của
Dimension.

Trên mặt đứng: Đối tượng sẽ được tham chiếu với mặt phẳng gần nhất. Tuy nhiên sự tham chiếu chỉ diễn ra
khi có sự ràng buộc của Dimension.
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Lưu ý: Chúng ta nên đặt tên cho mặt phẳng tham chiếu để tránh sai sót do nhầm mặt phẳng tham chiếu
trong quá trình khởi tạo family.
b. Reference Line: Đường thẳng tham chiếu, chính là giao của 2 mặt phẳng tham chiếu.
Dù trên mặt bằng hay trên mặt đứng Reference Line vẫn luôn coi Reference Plane làm đối tượng tham chiếu
theo.
Đối tượng khác tham chiếu theo Reference Line chỉ khi có sự ràng buộc nào đó (Có nghĩa là đối tượng không
tự động bị ràng buộc như RP)
c. Sự khác nhau giữa Parameter dimension khi gán với Reference Line và khi gán với Reference Plane:
Nếu để parameter dạng Type: Lúc này parameter dimension dim vào Reference Line hay Reference Plane đều
có tác djungj như nhau.
Nếu để parameter dạng Instance: Lúc này parameter dimension dim vào Reference Line cho phép bạn co kéo
đối tượng trên view 3D lẫn view 2D. Còn parameter dimension dim vào Reference Plane chi cho phép bạn co
kéo đối tượng trên view 2D.
Ý nghĩa 3 mặt phẳng tham chiếu gốc:
Giao của 3 mặt phẳng tham chiếu gốc là điểm gốc của family. Đó cũng là điểm đặt family trong dự án.
Các mặt phẳng tham chiếu gốc đóng vai trò định vị đối tượng cấu thành family cả trong dự án lẫn môi trường
family.
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

5. Hướng dẫn tạo family móng đơn trong Revit


Mở family mới:

Chọn family template đúng category:

Xác định rõ những kịch bản có thể xảy ra với family móng đơn:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Thống kê các parameter có thể có:


o Lệch tâm phương X: Lệch tâm X
o Lệch tâm phương Y: Lệch tâm Y
o Bề rộng móng: B móng
o Chiều dài móng: L móng
o Bề rộng cổ móng: B cổ móng
o Chiều cao cổ móng: H cổ móng
o Chiều cao khối trụ hình hộp chữ nhật: H1
o Chiều cao khối trụ hình chóp cụt: H2
o Vật liệu bê tông móng: Bê tông
o Vật liệu bê tông lót: Bê tông lót
Tiến hành về view mặt bằng Ref. Level dựng các mặt phẳng tham chiếu đóng vai trò các trục lệch:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Dựng các mặt phẳng tham chiếu đóng vai trò kích thước móng trên mặt bằng:

o Lưu ý: Các mặt phẳng tham chiếu xác định B móng và L móng sẽ căn đều theo các mặt phẳng gốc.
o Dim EQ giúp giữ 2 mặt phẳng tham chiếu gốc luôn nằm chính giữa đối tượng.
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Dựng các mặt phẳng tham chiếu đóng vai trò bề rộng và chiều cao cổ móng:

o Lưu ý: Các mặt phẳng tham chiếu định vị cổ móng sẽ căn đều cổ móng theo các mặt phẳng tham chiếu
đóng vai trò trục lệch.
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Qua một mặt đứng bất kỳ để xây dựng hệ parameter xác định kích thước theo phương đứng cho móng.
Tiến hành dựng 3 mặt phẳng tham chiếu xác định kích thước mặt đứng móng:

Quay trở lại mặt bằng Ref. Level để dựng hình đối tượng theo các mặt phẳng tham chiếu đã định. Trước tiên
dựng khối trụ bên dưới bằng công cụ Extrucsion:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Tiếp theo chúng ta sẽ dựng khối chop bằng công cụ Blend:


Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Khối trụ mỏng dưới cùng đóng vai trò lớp bê tông lót:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Qua mặt đứng để ràng buộc đối tượng với các mặt phẳng tham chiếu đã định. Biểu tượng ổ khóa sẽ giúp
chúng ta tạo những sự ràng buộc này:

Tiến hành gán parameter vật liệu cho đối tượng:


Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Lưu family lại để sử dụng cho các lần sau:

Load family vào dự án để sử dụng:


o Chọn Load in to project: Khi còn muốn hiệu chỉnh family
o Chọn Load in to project and close: Để đóng family lại nếu bạn đã chắc chắn family của mình khởi tạo chính
xác.
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

6. Hướng dẫn dựng family móng băng trong Revit


Khởi tạo family với mẫu: Metric Structural Foundation
Vì móng băng thường sẽ có tiết diện không đổi nên chúng ta sẽ xây dựng mặt cắt móng bằng công cụ
Extrusion trên mặt đứng rồi kéo dài nó trên mặt bằng.
Xác định các kích bản có thể xảy ra với móng băng:

Thống kê các parameter có thể có:


o Lệch tâm của móng: Lệch tâm
o Bề rộng móng: B móng
o Chiều dài móng: L móng
o Bề rộng dầm móng: B dầm móng
o Chiều cao phần móng hình hộp chữ nhật bên dưới: H1
o Chiều cao phần móng thay đổi tiết diện ở giữa: H2
o Chiều cao phần dầm móng nhô lên bên trên: H3
o Vật liệu bê tông móng: Bê tông
o Vật liệu bê tông lót: Bê tông lót
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Qua mặt đứng bất kỳ để xây dựng móng băng bằng công cụ Extrusion (Vẽ ra tiết diện móng). Dựng 01 mặt
phẳng tham chiếu đóng vai trò trục lệnh:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Dựng tiếp 2 mặt phẳng tham chiếu đóng vai trò ràng buộc bề rộng móng:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Hai mặt phẳng tham chiếu khác nữa đóng vai trò ràng buộc bề rộng dầm móng:

Tạo 4 mặt phẳng tham chiếu đóng vai trò ràng buộc các cao độ mặt đứng:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Tiến hành dựng mặt cắt móng bằng Extrusion. Lưu ý: chọn mặt phẳng làm việc trước khi thao tác:

Dựng tiết diện móng:


Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Qua mặt bằng dựng thêm 1 mặt phẳng tham chiếu nữa để ràng buộc chiều dài móng:

Lưu ý: Parameter chiều dài L thuộc loại Instance để đối tượng móng có thể có kéo được trên view 2D.
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Qua mặt bằng để dựng lớp bên tông lót:


Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Qua mặt đứng để khóa fix khối bê tông lót:

Gán vật liệu cho khối móng và khối bê tông lót:

Lưu family lại và load vào dự án để dùng. Gọi móng bằng lệnh:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

7. Hướng dẫn tạo family cọc vuông trong Revit


Cọc thuộc phần móng do đó chúng ta sẽ khởi tạo family có category Metric Structure Foundation.
Thông qua hình dáng cọc ta xác định được các thông số:

Như vậy sẽ xuất hiện các parameter:


o Chiều dài cọc: L cọc
o Bề rộng cọc vuông: B cọc
o Vật liệu cọc: Bê tông
o Vật liệu thép đầu cọc: Thép
Qua mặt bằng tiến hành dựng 4 mặt phẳng tham chiếu đóng vai trò ràng buộc bề rộng cọc:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Dựng hình thân cọc bằng Extrusion:

Dựng hình khối hình hộp chữ nhật đóng vai trò đầu nối cọc bằng Extrution:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Dựng hình đối tượng đóng vai trò phần mũi cọc bằng công cụ Blend:
o Phần đáy:

o Phần đỉnh:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Tiếp thép mô hình thanh thép D22 đầu cọc bằng Extrusion:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Tiến hành qua mặt đứng, dựng các mặt phẳng tham chiếu đóng vai trò ràng buộc các kích thước cọc:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Để tạo ra 3 đoạn cọc trên cùng, đoạn cọc mũi và đoạn cọc than chúng ta cần tạo ra các biến Yes/No kiểm soát
sự xuất hiện của các đối tượng như: Đoạn mũi, đoạn nối.

Ở bước tiếp theo chúng ta sẽ vào Family Type để tạo các trường hợp cho cọc khi load vào dự án:

Gán parameter vật liệu cho cọc và load vào dự án để sử dụng.


Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

PHẦN IV: BỐ TRÍ THÉP TRONG REVIT


I. KIẾN THỨC TỔNG QUAN
1. Các đối tượng nào cần bố trí thép?
Cột, vách
Dầm, lanh tô
Sàn, ram dốc, thang
Móng

2. Chuẩn bị gì trước khi bố trí thép?
Thép (Tiêu chuẩn):
o Thép với đường kính các loại
o Bán kính uốn cong đối với từng loại thép theo tiêu chuẩn quy định
o Chiều dài neo, nối đối với từng vị trí thép, mác bê tông,…
o Hàm lượng cốt thép quy định đối với từng loại cấu kiện
o …
Lớp bê tông bảo vệ cốt thép tối thiểu (Tiêu chuẩn):
o Sàn tầng, ram dốc, sàn thang: 15mm, 20mm,…
o Cột, vách, dầm, lanh tô (Trên mặt đất): 30mm, 35mm, 40mm,…
o Móng, dầm móng: 40mm, 50mm, …
o …
3. Thể hiện View gì khi bố trí thép cho các cấu kiện?
Thể hiện thép trên dầm, lanh tô:
o Thể hiện mặt cắt thép dọc dầm
o Thể hiện mặt cắt thép ngang dầm tại các vị trí thay đổi cốt thép dọc
o Đối với dầm đơn giản, thép bố trí tương tự tại mọi tiết diện, cho phép thể hiện thép dầm dưới dạng mặt
cắt ngang dầm.
Thể hiện thép trên cột, vách:
o Thể hiện mặt cắt thép dọc cột
o Thể hiện mặt cắt thép ngang cột tại các vị trí thay đổi cốt thép dọc
o Đối với cột đơn giản, thép bố trí tương tự tại mọi tiết diện, cho phép thể hiện thép cột dưới dạng mặt cắt
ngang cột.
Thể hiện thép trên sàn, ram dốc, thang:
o Thể hiện mặt bằng bố trí thép, có thể một mặt bằng thể hiện cả thép lớp trên lẫn thép lớp dưới. Cũng có
thể tách riêng thành 2 hoặc 4 bản vẽ thể hiện thép chi tiết đến từng phương nếu bản vẽ khó nhìn.
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

o Mỗi bản sàn cần cắt tối thiểu 2 mặt cắt tại các vị trí thép bố trí rắc rối
Móng băng:
o Thể hiện 01 mặt cắt ngang móng nếu không có thêm thép gia cường tại dọc tiết diện
o Thể hiện thêm mặt cắt dọc móng nếu có gia cường thép dọc
Móng đơn:
o Thể hiện 01 hoặc 02 mặt cắt ngang và dọc móng
Đài cọc:
o Thể hiện 02 mặt cắt ngang và dọc đài
Móng bè:
o Thể hiện mặt bằng bố trí thép, có thể một mặt bằng thể hiện cả thép lớp trên lẫn thép lớp dưới. Cũng có
thể tách riêng thành 2 hoặc 4 bản vẽ thể hiện thép chi tiết đến từng phương nếu bản vẽ khó nhìn. Chỉ thể
hiện thép sàn, không thể hiện thép dầm trong móng.
o Mỗi bản sàn móng cần cắt tối thiểu 2 mặt cắt tại các vị trí thép bố trí rắc rối
o Bố trí riêng thép dầm tăng cứng trong móng, khi bố trí thép dầm tăng cứng thì không thể hiện thép sàn
móng. Cách thể hiện view thép dầm xem lại mục dầm.

II. THIẾT LẬP THÔNG TIN CƠ BẢN


1. Đường kính thanh thép
Mặc định Type Name thép trong Revit theo tiêu chuẩn chung của chung của thế giới. Chính vì vậy chúng ta
cần hiệu chỉnh lại Type Name theo ý muốn.
Tìm family thép trong file dự án tại mục:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Bây giờ chúng ta click đúp vào 1 kiểu thép để hiệu chỉnh và duplicate ra hang loạt các kiểu thép cần dùng. Sử
dụng phím tắt Alt+0216 hoặc Alt+0248 để tạo ký hiệu thép:

2. Thiết lập lớp bảo vệ


Trước khi bố trí thép cho cấu kiện bạn cần thiết lập lớp bảo vệ theo tiêu chuẩn cho cấu kiện đó.
Để thiết lập lớp bảo vệ cho đối tượng bạn làm như sau:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Hộp thoại Rebar Cover Settings:

Các bạn tiến hành đổi sang tiếng Việt đổi tên, them mới hoặc xóa đi nếu thừa:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

III. BỐ TRÍ THÉP CHO TỪNG LOẠI CẤU KIỆN


1. Bố trí thép dầm trong Revit
Đối với dầm thay đổi tiết diện, thép thay đổi dọc theo tiết diện chúng ta cần thể hiện thép dọc dầm và ngang
dầm tại các vị rí có thép thay đổi.
Trước tiên chúng ta tiến hành cắt mặt cắt dọc dầm. Tiến hành thực hiện các hiệu chỉnh căn bản như hướng
dẫn tại Phần I và Phần II:

Thiết lập lớp bảo vệ cho dầm:

Tiến hành bố trí thép dọc cho dầm bằng cách click vào Rebar:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Một hộp thoại cho phép chọn hình dáng thanh thép hiện lên cho phép bạn chọn trực tiếp. Bạn tiến hành
chọn hình dáng thanh thép cần bố trí:

Sau khi chọn hình dạng xong bạn tiến hành chọn cách bố trí thanh thép:

o Parallel to Work Plane: Đặt thanh thép nằm song song với mặt phẳng làm việc.
o Parallel to Cover: Đặt thanh thép song song với lớp bảo vệ.
o Perpendicular to Cover: Đặt thanh thép vuông góc với lớp bảo vệ
>>> Ở đây chúng ta bố trí thép chủ nằm trong mặt phẳng của view đang bật do đó ta chọn Parallel to Work
Plane.
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Bên cạnh đó có thêm chế độ:

o Curent Work Plane: Mặt phẳng làm việc hiện thời


o Near Cover Reference: Tham chiếu gần lớp bảo vệ
o Far Cover Reference: Tham chiếu xa lớp bảo vệ
>>> Ở đây chúng ta sẽ chọn mặt phẳng thao tác là mặt phẳng nằm cùng view đang mở. Do đó ta chọn chế độ
Curent Work Plane.
Tiếp đó là bước chọn đường kính thanh thép:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Sau đó đặt thanh thép vào vị trí của đối tượng mà bạn cần bố trí thép:

Co kéo, căn chỉnh vị trí thanh thép cho hợp lý.


Thanh thép bố trí xong vẫn có thể hiệu chỉnh được hình dạng bằng cách chọn vào thanh thép và chọn Edit
Sketch:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Tiến hành vẽ lại hình dạng cũng như chiều dài thanh thép theo ý muốn:

Ngoài ra chúng ta có thể hiệu chỉnh chiều dài thanh thép tại hộp thoại Properties:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Hiệu chỉnh đường kính uốn cong của thanh thép bằng cách click chọn thanh thép và chọn Edit Type:

o Standard Bend Diameter: Đường kính uốn cong tiêu chuẩn.


o Standard Hook Bend Diameter: Đường kính uốn móc tiêu chuẩn.
o Stirrup/Tie Bend Diameter: Đường kính uốn cong thép Stirrup/Tie
o Lưu ý đường kính uốn cong không được nhỏ hơn Bar Diameter là đường kính thanh thép.
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Chúng ta cũng có thể biến thanh thép đó thành 1 set gồm tập hợp các thanh thép:

o Single: Chỉ có 1 thanh thép duy nhất


o Fixed Number: Biến thành thép thành 1 set thép bao gồm nhiều thanh với số lượng có thể chỉ định trước.
o Maximun Spacing: Biến thanh thép thành 1 set thép bằng cách rải các thanh thép theo 1 khoảng cách
không được lớn hơn khoảng cách nhập vào.
o Number with Spacing: Biến thanh thép thành 1 set thép bằng cách rải các thanh thép theo 1 khoảng cách
cố định và số lượng thanh cố định.
o Miximun Spacing: Biến thanh thép thành 1 set thép bằng cách rải các thanh thép theo 1 khoảng cách
không được nhỏ hơn khoảng cách nhập vào.
>>> Đối với thanh thép chủ loại này chúng ta nên chọn chế độ Fixed Number.
Tiến hành cắt mặt cắt ngang dầm để hiệu chỉnh vị trí cho thanh thép:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Tiếp theo bố trí thép đai:

Phím Spacebar giúp xoay thanh thép theo ý muốn.


Setting các thông số bán kính cong và chiều dài đoạn bẻ móc cho thanh thép đai:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Căn chỉnh vị trí thép cho hợp lý:

Qua mặt cắt dọc để tiến hành hiệu chỉnh vị trí rải thép đai:

Co kéo lại vị trí set thép:


Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Copy set thép ra các vị trí khác, sau đó sử dụng Dimension để căn chỉnh khoảng rải thép:

Ngoài ra bạn có bẻ móc đầu và cuối mỗi thanh thép dự vào chức năng Hook At Start và Hook At End:

Tương tự với các trường hợp dựng thép gia cường.


Chiều dài thanh thép sẽ tự động làm tròn cho toàn bộ các thanh thép trong dự án chúng ta làm như sau:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Tại đây bạn chọn Reiforcement rounding để thiết bội số nhỏ nhất khi làm tròn:

Để thiết lập làm tròn riêng cho từng loại đường kính chúng ta chọn thanh thép / Edit Type / và:

o Override Project Settings: Ghi đè với những thiết lập chung, thiết lập này được ưu tiên.
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Đôi khi bạn xóa thanh thép đi để dựng lại, việc này có thể làm thay đổi thứ tự ký hiệu thép. Để khắc phục bạn
chỉ cần click Reiforcement Numbers:

o Hộp thoại Reiforcement Numbers hiện ra bạn chọn các Partition thép, giá trị khoảng cách giữa các ký hiệu
thép đang có sự gián đoạn để fix lại:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Ngoài ra bạn cũng có thể bố trí thép bằng cách vẽ trực tiếp ra hình dáng cũng như vị trí của thanh thép trên
cấu kiện:

Khi dựng thép bằng Sketch Rebar bạn lưu ý cần click chọn đối tượng cần bố trí thép ngay sau lệnh Sketch
Rebar.
Điểm khác biệt ở Sketch Rebar đó là cho phép người dung dựng vẽ ra hình dáng thanh thép tại vị trí mong
muốn ngay lập tức. Giống như cách bạn dung lệnh Line bên CAD:

Hiệu chỉnh thông tin thanh thép vẫn tương tự như hướng dẫn bên trên.
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

2. Bố trí thép sàn trong Revit


Đối với sàn sẽ có thêm công cụ Area để bố trí thép:

Sau khi click Area bạn cần click chọn sàn cần bố trí thép.
Sử dụng các công cụ để vẽ ra vùng bạn cần đặt thép. Lưu ý đến hướng chính đặt thép:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Hộp thoại Properties cho phép bạn tùy chọn lớp thép cần đặt cũng như thông tin của lớp thép đó:

o Top Major Derection: Đặt thép lớp trên chạy dọc theo phương chính
o Top Minor Derection: Đặt thép lớp trên chạy vuông góc với phương chính
o Bottom Major Derection: Đặt thép lớp dưới chạy dọc theo phương chính
o Bottom Major Derection: Đặt thép lớp dưới chạy vuông góc với phương chính
Tuy nhiên điểm hạn chế của cách bố trí này đó là không bố trí được thép sàn giật cao độ.
Việc vố trí thếp với các cấu kiện khác tương tự như cách bố trí thép dầm.
3. Tag thép trong Revit

Có 2 kiểu tag thép trong Revit:

o Tag thép 1 leader


o Tag thép nhiều leader
a. Tag thép 1 leader
Lệnh tắt: TG
Lưu ý chọn tag có Leader và để chế độ Free End:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Tag thép cũng thao tác giống như tag thông thường:

Để hiệu chỉnh tag về giống với ký hiệu thép thông thường bên AutoCAD, các bạn tiến hành chọn tag và nhấp
Edit Family:

Xác định các kịch bản có thể xảy ra với tag thép:
o Kịch bản 1: Hiển thị đường kích + khoảng cách và Không có Leader – Thường dùng với thép đai trên mặt
cắt dọc.
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

o Kịch bản 2: Hiển thị đường kính + khoảng cách và có leader – Thường dùng với thép chủ và đại trên mặt
cắt.

o Kịch bản 3: Hiển thị số lượng thanh thép + đường kính và có leader – Thường dùng với thép chủ.

Trong family tag thép bạn sẽ thấy có rất nhiều kiểu tham biến được lấy ra để hiển thị thông tin cho thanh
thép:

Tuy nhiên để cho dễ hiểu các bạn xóa hết các tham biến sẵn có đi để tạo mới. Qua tab Create và chọn Lable
để khởi tạo tham biến mới:

Click điểm đặt cho tham biến và chọn tham biến mà bạn muốn hiển thị giá trị.
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Tạo tag cho kịch bản 1 bạn cần lấy tham biến hiển thị thông tin về đường kính và khoảng cách thanh thép:

Nhấp OK và Esc 2 lần để thoát quá trình khởi tạo tham biến:

Tiếp theo bạn cần tạo ra 2 trường hợp trái và phải tương ứng với 2 kiểu tag:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Và:

Tiếp theo bạn cần lấy ra tham biến ký hiệu thanh thép tại chính giữa:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Như vậy ở đây chúng ta đã tạo ra 2 trường hợp cho kịch bản số 1. Để 2 kịch bản này phân tách rõ ràng trong
dự án bạn cần làm tiếp bước sau:

Làm các bước tương tự để tạo ra 6 trường hợp cho 3 kịch bản đã đề ra:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Nhớ tạo ra các trường hợp tương ứng khi load family này vào dự án:

Sử dụng trong dự án:


Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

b. Tag thép nhiều leader


Trường hợp tag thép nhiều leader thường sử dụng với các set thép.
Ví dụ:

Để tag thép cho các trường hợp như thế này bạn có thể vào Annotative / Multi – Rebar / Linear Milti – Rebar
Annotation:

Bản thân family tag thép Linear Milti – Rebar Annotation là tổng hợp của 2 family chính:
Family Dimension
Family tag thép nêu tại mục a của phần này
Như vậy để hiệu chỉnh tag thép nhiều leader chúng ta chỉ cần hiệu chỉnh Dimension và tag thép đơn thuần là
được:
Tag thép nhiều leader mặc định của Revit sẽ hiển thị như sau:

Tùy thuộc vào family sử dụng mà có thể sẽ có hiển thị khác.


Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Chúng ta tiến hành tạo Dimension dành riêng cho trường hợp tag thép theo Set:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Hiệu chỉnh family cho Linear Milti – Rebar Annotation:

Kết quả:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

PHẦN V: XUẤT BẢN TRONG REVIT


I. THIẾT LẬP NÉT IN TRONG REVIT
1. Hiệu chỉnh Line Weight

Để thiết lập độ dày nét trong Revit bạn vào Tab Manage / Additional Settings / Line Weight:

Hộp thoại setting Line Weight hiện ra, bạn tiếp hành nhập bề dày nét theo từng cập độ cũng như tỷ lệ bản vẽ:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Để thiết lập bề dày nét cho từng Categories đối tượng trong Revit bạn cần vào Object Style:

Hộp thoại Object Style hiện lên bạn tiến hành setting cấp bề dày cho từng loại categories:

Lưu ý: Thiết lập tại Object Style sẽ ảnh hưởng tới bề dày nét của toàn bộ các đối tượng có trong dự án.
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Để thiết lập bề dày nét riêng cho 1 categories trong 1 view bạn có thể sử dụng tab Model Categories trong
hộp thoại VV:

Lúc này hiển thị được ưu tiên cho setting tại VV.

Trong trường hợp bạn muốn hiệu chỉnh bề dày nét cho riêng 1 loại Type nào đó, bạn có thể sử dụng Filter.
Lúc này ưu tiên số 1 về hiển thị lại được nhường cho Filter.
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

2. Hiệu chỉnh Line Patterns

Để thiết lập kiểu dạng đường nét, tạo ra kiểu dang đường nét mới bạn có thể sử dụng Line Patterns.

Muốn mở hộp thoại quản lý Line Patterns lên bạn làm như sau:

Hộp thoại Line Patterns hiện ra bạn có thể tạo mới hoặc hiệu chỉnh kiểu đường nét đã có:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

3. Hiệu chỉnh Line Styles

Để hiệu chỉnh layer hoặc tạo ra các layer mới trong Revit bạn có thể tìm tới Line Style:

Tại đây bạn sẽ tạo them mới được các Layer sử dụng kiểu Line Patterns thiết lập ở mục 2:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

II. XUẤT BẢN QUA FILE PDF


Nhấn Ctrl + P để bật hộp thoại Printer:

Bạn nên chọn máy in ra PDF để test trước khi in ra bản cứng.

Nếu bạn chọn máy in là 1 phần mềm tự nối các bản vẽ với nhau thành 1 file pdf bạn sẽ thấy tùy chọn
Combine multiple selected views/sheets in to a single file.

4. Nếu máy in của bạn không có chức năng tự nối các bản vẽ lại thành 1 file pdf bạn cần chọn Combine
multiple selected views/sheets in to a single file.

Nếu bạn in nhiều bản vẽ hoặc view cùng lúc bạn cần chọn Selected view/sheets.

Nếu bạn chỉ muốn in view hoặc sheet bạn đang mở bạn chỉ cần chọn Current Window. Chế độ in này sẽ in fix
theo khung tên bản vẽ.
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Nếu bạn chỉ muốn in view hoặc sheet bạn đang mở bạn chỉ cần chọn Visible portion of current window. Tuy
nhiên chế độ in này sẽ in fix theo khung window của view/sheet.

Khi chọn máy in là bản cứng bạn sẽ có thêm tùy chọn in thành bao nhiêu bản tại Options.

Nút Selected cho phép bạn chọn các View hoặc Sheet muốn in, cũng có thể lưu lại tập hợp views/sheets theo
ý muốn:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Mục setups cho phép bạn thiết lập các thông tin về bản vẽ:

o Vị trí số 1: Chọn cỡ khổ giấy, khổ giấy quay dọc hay ngang.
o Vị trí số 2: Cho phép bạn fix bản vẽ vừa hay nhỏ hơn kích thước khổ giấy.
o Vị trí số 3: thiết lập độ nét và màu sắc khi in ra.
o Vị trí số 4: Ẩn hay không ẩn các đối tượng được nhắc đến.
o Vị trí số 5: Lưu lại các thiết lập để sử dụng cho các lần in ấn sau.
o Vị trí số 6: Các thông tin in ấn được lưu lại nằm ở đây các bạn có thể chọn in theo kiểu thiết lập nào đã lưu
lại trước đó.
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Tại Properties bạn cần đưa tất cả các trị số căn lề về 0:


Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

III. EXPORT TO AUTOCAD


Để xuất view hoặc sheet qua AutoCAD bạn chỉ cần làm như sau:

Hộp thoại Export hiện ra:


Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Vị trí số 1: Cho phép thiết lập các thông tin về đối tượng khi xuất qua file CAD, số file CAD, phiên bản,…

Click nút 3 châm để mở hộp thoại settings:

Tab Layer giúp bạn thiết lập tên, màu sắc Layer.

Tab Lines cho phép thiết lập kiểu nét tương ứng với từng loại Line Patterns khi xuất qua AutoCAD:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Tab Patterns cho phép thiết lập mẫu Hatch khi xuất qua AutoCAD:

Tab Text & Fonts cho phép thiết lập fonts chữ tương ứng khi xuất qua file AutoCAD:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Hệ màu sắc được chọn khi xuất qua file AutoCAD:

Dạng solid cho view 3D:


Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Hệ đơn vị và tọa độ:

Phiên bản cũng như số lượng file CAD khi export ra có chia nhỏ thành các file xref hay không:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Vị trí số 2: cho phép bản chỉ chọn Export 1 view hoặc sheet hiện thời hay chọn nhiều view, sheet khác nữa:

Nếu chọn <in-secsion view/sheet set> bạn sẽ có thêm nhiều tùy chọn khác nữa, với view hoặc sheet trong dự
án sẽ nằm tại vị trí số 3:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

PHẦN VI: LÀM VIỆC NHÓM TRONG REVIT


I. THIẾT LẬP CENTRAL VÀ LOCAL FILE
1. Tạo file Central từ file dự án hiện tại

Để thiết lập file Project hiện tại thành file Central bạn có thể làm như sau:

Hộp thoại Collaborate hiện lên hỏi bạn muốn làm việc phối hợp theo kiểu nào trong 2 kiểu:

o Within your network: File Central lúc này có thể nằm trên ổ cứng của máy chủ Server công ty hoặc 1 cá
nhân bất kỳ, miễn sao mọi người đều có thể truy cập vào vị trí đặt file Central. Các cá nhân lúc này chỉ cần có
mạng LAN nội bộ là có thể làm việc nhóm.
o In BIM 360 Document Management: File Central lúc này nằm trên ổ dữ liệu BIM 360. Các cá nhân lúc này
chỉ cần có mạng Internet đủ khỏe là có thể phối hợp làm việc nhóm mà không cần phải ngồi cùng 1 nơi.

Ở đây chúng ta nên chọn Within your network vì yêu cầu về tốc độ đường truyền dễ đáp ứng được.
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Bước tiếp theo vào File / Save as / Project:

Lưu file vào server hoặc máy chủ của công ty, nơi mà mọi người đều có thể truy cập được:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Khi bạn nhấp vào Options.. và thấy có tùy chọn Make this a Central Model after save có nghĩa là sau khi lưu
ra file dự án mới thì file dự án mới này sẽ chính là 1 file Central.

Số nhập vào tại Maximum backups 20 chính là số bản lưu tại các máy Local cho 20 thao tác cuối cùng trước
khi chuyển dữ liệu từ file Local lên file Central.

Sau khi save as xong file Central bạn tạo đã tồn tại tại nơi bạn lưu trữ, còn file bạn đang làm chỉ là file Local
được backups về máy tính của bản thôi. Biểu tượng 1 khối hộp màu xanh bên trái Ribbon cho phép bạn
chuyển dữ liệu từ file Local lên file Central:

Khi click vào khối hộp màu xanh này bạn sẽ thấy hộp thoại sau xuất hiện:

Lúc này bạn chỉ cần nhấp OK để chuyển dữ liệu mới nhất của file Local lên file Central.
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

2. Tạo file Local từ file Central đã có

Để tạo file Local khi đã có file Central bạn chỉ cần ngồi tại máy cá nhân, mở Revit tại Desktop:

Giao diện làm việc của Revit hiện ra bạn tiến hành mở dự án, tìm tới thư mục chứa file Central:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

Nếu bạn muốn tạo file Local ở máy tính của mình bạn chỉ cần chọn file Central và click chọn Create New Local
và nhấp Open là xong.

Bên cạnh đó còn có các tùy chọn:

• Audit: Giúp sửa lỗi mô hình trước khi mở. Tuy nhiên không phải lỗi nào khi click vào Audit cũng có thể
sửa được thành công.
• Detach from Central: Tạo file dự án mới không liên quan tới file Central hiện tại.
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

II. WORKSET TRONG REVIT


1. Ý nghĩa Workset trong Revit

Workset trong Revit có tác dụng:

• Phân chia công việc: Workset giúp người quản lý phân quyền can thiệp đối tượng mô hình. Do đó
người quản lý có thể dựa vào chức năng này để phân chia công việc cho nhiều cá nhân, nhiều nhóm
mà không sợ công việc bị chồng lấn.
• Quản lý hiển thị: Ngoài chức năng phân nhóm làm việc Workset còn giúp người dùng bật tắt đối
tượng cùng Workset một cách nhanh chóng. Tuy nhiên chúng ta không nên dùng workset để quản lý
hiển thị bởi khi gửi file mô hình cho bên kiểm soát thiết kế bạn cần Dettach file khỏi file Central đồng
thời xóa toàn bộ Workset. Bên kiểm soát thiện kế chỉ quan tâm thông tin trong mô hình đã chính xác
và đủ theo yêu cầu hay chưa chứ không quan tâm tới việc phân nhóm làm việc trong mô hình. Chính
vì vậy nếu bạn sử dụng Workset để quản lý hiển thị, khi xóa Workset đi đồng nghĩa với việc View sẽ
không còn hiển thị theo ý bạn muốn nữa. Sản phẩm gửi đi lúc này đã có sự sai khác.
2. Cách xây dựng và quản lý Workset
• Sau khi xây dựng xong file Central bạn vào tab Collaborate / Click Workset để khởi tạo Workset:

• Hộp thoại Workset hiện lên bạn tiến hành nhấp New, Delete, Rename để tạo và hiệu chỉnh Workset:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

• Lưu ý rằng Workset chỉ cho chỉnh sửa khi bạn chiếm chọn quyền Workset đó. Chiếm quyền hay không
chiếm quyền được chỉ định Yes hay No tại Editable:

• Bạn cần là người chiếm quyền của workset nếu bạn muốn gán đối tượng nào thuộc workset nào.
• Tiếp đó chọn đối tượng cần chuyển workset và tiến hành chuyển tại hộp thoại properties:
Tác giả: Lê Tiến Quang – 0946915665

• Sau khi phân chia workset xong bạn cần phân quyền cho các máy tính liên quan theo tên máy tính tại
mục Owner:

• Cuối cùng bạn cần nhấp Synchronize with Central để cập nhật những thay đổi lên file trung tâm:

• Các thành viên theo phân công quyền workset làm việc bình thường trên các đối tượng của workset
mình được phân quyền.
• Ngoài ra nếu số lượng cá nhân ít cùng làm việc trên 1 file Central nhiều khi cũng không cần phân
quyền trên workset. Điều này có nghĩa là tại Editable chúng ta để No. Nếu phân quyền workset để No
các bạn lưu ý lúc này chúng ta nên thống nhất trước về đầu mục công việc với nhau. Bởi nếu phân
quyền để No sẽ xảy ra tình trạng 2 hoặc nhiều cá nhân cùng can thiệp vào 1 đối tượng. Lúc này Revit
sẽ thông báo tới người can thiệp đầu tiên đang chiếm quyền can thiệp đối tượng đó 1 thông báo
nhường hoặc cấp quyền cho người can thiện sau.
• Các bạn lưu ý cần có thao tác Relinquish All Mine để bỏ quyền hoặc liên tục Synchronize để cập nhật
thông tin lên file Central đồng thời bỏ quyền sử dụng đối tượng.

You might also like