You are on page 1of 136

MỤC LỤC

MỤC LỤC ..........................................................................................................................................1


CHƯƠNG I: NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP (KC BTCT) ..................4
I.1 Nguyên lý chung ............................................................................................................4
I.1.1 Nguyên tắc, khái niệm .........................................................................................................4
I.1.2 Quan hệ giữa kiến trúc và kết cấu ........................................................................................4
I.1.3 Tính khả thi của phương án thiết kế .....................................................................................5
I.2 Nguyên tắc thiết kế KCBTCT .............................................................................................5
I.2.1 Các yêu cầu về kinh tế - kỹ thuật.....................................................................................5
I.2.2 Trình tự các bước thiết kế kết cấu BTCT .............................................................................6
I.2.3 Nguyên tắc cấu tạo kết cấu BTCT .......................................................................................8
I.2.4 Yêu cầu và quy định đối với bản vẽ kết cấu BTCT ..............................................................9
CHƯƠNG II. KẾT CẤU KHUNG BTCT ........................................................................................ 12
II.1 Hệ chịu lực của nhà khung BTCT toàn khối ....................................................................... 12
II.1.1. Khái niệm chung ............................................................................................................. 12
II.1.2 Lựa chọn giải pháp kết cấu sàn......................................................................................... 17
II.1.3 Bố trí hệ chỊu lực của nhà khung ...................................................................................... 18
II.1.4 Lựa chọn sơ bộ kích thước tiết diện cấu kiện .................................................................... 18
II.1.5 Mặt bằng bố trí hệ kết cấu chịu lực (bản vẽ mặt bằng kc) ................................................. 19
II.2 Lập sơ đồ tính toán khung....................................................................................................... 19
II.2.1 Sơ đồ hình học và mô hình kết cấu khung ........................................................................ 19
II.2.2 Xác đỊnh tải trọng đơn vị ................................................................................................. 20
2.2.3 Dồn tải cho hệ khung phẳng.............................................................................................. 22
II.3 Xác định nội lực và tổ hợp nội lực .......................................................................................... 24
II.3.1 Nội lực do từng trường hợp tải trọng ................................................................................ 24
2.3.2 Tổ hợp nội lực .................................................................................................................. 25
II.4 Tính toán và cấu tạo thép khung.............................................................................................. 25
II.4.1 Tính toán và bố trí cốt thép dầm ....................................................................................... 25
II.4.2 Tính toán và bố trí cốt thép cột ......................................................................................... 26
II.4.3 Cấu tạo khung toàn khối................................................................................................... 26
II.5 Các loại cầu thang và sơ đồ tính toán ...................................................................................... 33

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 1-


II.5.1 Cấu tạo cầu thang............................................................................................................. 33
II.5.2 Tính toán các bộ phận của cầu thang ................................................................................ 36
CHƯƠNG 3: NHÀ KHUNG BTCT LẮP GHÉP VÀ NỬA LẮP GHÉP ............................................ 46
III.1 Cấu tạo và hệ chịu lực của nhà khung lắp ghép ...................................................................... 46
III.1.1 Khái niệm chung ............................................................................................................ 46
III.1.2 Nguyên tắc tính toán và nguyên tắc truyền tải panel ........................................................ 46
III.2 Sơ đồ kết cấu khung lắp ghép và nửa lắp ghép, sơ đồ bố trí sàn, mái ...................................... 49
III.2.1 Sơ đồ khung lắp ghép ..................................................................................................... 49
III.2.2 Sơ đồ khung nửa lắp ghép ............................................................................................... 51
III.3 Cấu tạo mối nối ..................................................................................................................... 52
III.3.1. Phân loại mối liên kết: ................................................................................................... 52
III.3.2 Cấu tạo và tính toán mối nối ........................................................................................... 52
CHƯƠNG IV: KẾT CẤU NHÀ CÔNG NGHIỆP MỘT TẦNG BTCT ............................................. 56
IV.1 Khái niệm chung và sơ đồ kết cấu ......................................................................................... 56
IV.1.1 Khái niệm chung ............................................................................................................ 56
IV.1.2. Sơ đồ nhà, các bộ phận cơ bản của kết cấu nhà CN. ....................................................... 56
IV.1.3 Thiết bị vận chuyển theo phương thẳng đứng .................................................................. 57
IV.1.4. Bố trí mặt bằng nhà: ...................................................................................................... 59
IV.1.5. Mặt cắt ngang công trình: .............................................................................................. 60
IV.2. Cấu tạo cột ........................................................................................................................... 61
IV.2.1. Cấu tạo chung................................................................................................................ 61
IV.2.2. Cấu tạo vai cột ............................................................................................................... 62
IV.3. Tính toán khung ngang ......................................................................................................... 62
IV.3.1. Khái quát chung, sơ đồ tính ........................................................................................... 62
IV.3.2. Xác định tải trọng .......................................................................................................... 63
IV.3.3. Sự làm việc của khung ngang ........................................................................................ 66
IV.3.4. Xác định nội lực và tổ hợp nội lực trong khung .............................................................. 66
a. Xác định nội lực .................................................................................................................... 66
b. Tổ hợp nội lực ....................................................................................................................... 70
IV.3.5. Tính toán cốt thép .......................................................................................................... 70
IV.3.6 Tính toán vai cột và kiểm tra một số điều kiện khác ........................................................ 71
a. Tính toán vai cột ................................................................................................................ 71

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 2-


b. Kiểm tra một số điều kiện khác: ............................................................................................ 72
IV.4. Các bộ phận khác của kết cấu nhà ........................................................................................ 73
IV.4.1 Hệ giằng ......................................................................................................................... 73
IV.4.2 Dầm cầu trục: ................................................................................................................. 75
IV.5. Khái niệm, cấu tạo kết cấu mái BTCT, các thành phần chính hệ mái .................................... 75
IV.5.1. Dầm mái........................................................................................................................ 76
a. Cấu tạo : ................................................................................................................................ 76
b. Đặc điểm tính toán dầm hai mái dốc : .................................................................................... 77
c. Tính toán tiết diện:................................................................................................................. 78
IV.5.2. Dàn mái......................................................................................................................... 79
a. Cấu tạo chung:....................................................................................................................... 79
b. Tính toán dàn mái:................................................................................................................. 81
IV.5.3.Vòm mái ........................................................................................................................ 82
a. Đặc điểm cấu tạo : ................................................................................................................ 82
b. Nguyên tắc tính toán vòm ...................................................................................................... 83
CHƯƠNG V: MÓNG BÊ TÔNG CỐT THÉP................................................................................... 86
V.1. Một số vấn đề cơ bản trong thiết kế nền móng ....................................................................... 86
V.1.1. Các khái niệm cơ bản ...................................................................................................... 86
V.1.2. Phân loại móng BTCT và phạm vi sử dụng ..................................................................... 87
V.1.3. Khái niệm về tính toán nền móng theo trạng thái giới hạn ............................................... 89
V.1.4. Các loại tải trọng và tổ hợp tải trọng ............................................................................... 91
V.1.5. Các tài liệu cần thiết để thiết kế nền móng....................................................................... 92
V.1.6 Đề xuất so sánh và chọn phương án móng ........................................................................ 93
V.2. Các loại móng bê tông cốt thép .............................................................................................. 96
V.2.1 Móng đơn - cấu tạo và tính toán ....................................................................................... 96
V.2.2 Móng băng, cấu tạo và tính toán..................................................................................... 104
V.2.3 Móng cọc, cấu tạo và tính toán....................................................................................... 107
V.2.4 Móng bè BTCT, móng khối hộp, tường vây ................................................................... 121
CHƯƠNG VI: KẾT CẤU NHÀ NHIỀU TẦNG BTCT................................................................... 125
VI.1. Khái niệm chung, đặc điểm thiết kế và tải trọng.................................................................. 125
VI.1.1 Khái nhiệm chung ........................................................................................................ 125
VI.1.2 Đặc điểm thiết kế kết cấu nhà nhiều tầng ...................................................................... 127

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 3-


VI.1.3 Đặc điểm về tải trọng đối với nhà nhiều tầng ................................................................ 127
VI.2. Các hệ KC chịu lực và sơ đồ làm việc của nhà nhiều tầng: .................................................. 127
VI.2.1. Các hệ kết cấu chịu lực cơ bản của nhà nhiều tầng: ...................................................... 127
VI.2.2. Các loại sơ đồ kết cấu nhà nhiều tầng phổ biến: ........................................................... 130
VI.2.3. Tải trọng tác dụng lên nhà nhiều tầng: ......................................................................... 131
VI.3. Đặc điểm thiết kế kết cấu, tính toán và cấu tạo : .............................................................. 134
VI.3.1.Đặc điểm thiết kế kết cấu : ............................................................................................ 134
VI.3.2. Các đặc điểm tính toán: ............................................................................................... 135
VI.3.3 Các yêu cầu cấu tạo: ..................................................................................................... 135

CHƯƠNG I: NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾT CẤU BÊ


TÔNG CỐT THÉP (KC BTCT)
I.1Nguyên lý chung

I.1.1 Nguyên tắc, khái niệm


Thiết kế kết cấu bao gồm: Tính toán và thể hiện kết cấu trên bản vẽ. Sản phẩm của thiết kế là
hồ sơ thiết kế dùng phục vụ cho thi công
Hồ sơ thiết kế bao gồm: Các bản vẽ, thuyết minh tính toán và dự toán công trình
Nguyên lý chung: Thiết kế kết cấu BTCT là thiết kế các bộ phận chịu lực của nhà bao gồm:
Cột, dầm, sàn, vách…
Thiết kế kết cấu phải:
Dựa trên thiết kế kiến trúc: đảm bảo hình khối và không gian của công trình
Dựa trên các tiêu chuẩn hiện hành của nhà nước về thiết kế công trình
Thiết kế phải có tính khả thi (phải thi công được kết cấu đó)

I.1.2 Quan hệ giữa kiến trúc và kết cấu


Kiến trúc và kết cấu có mối quan hệ mật thiết hữu cơ, không thể tách rời nhau
- Bất kỳ hình khối và không gian kiến trúc nào cũng đều được hình thành từ một hệ kết cấu
nào đó, ví dụ:
+ Các không gian đơn giản thì được tạo nên từ hệ khung, tường, sàn theo lưới cột ô vuông
hoặc chữ nhật;
+ Các không gian lớn, có hình dạng phức tạp được tạo nên từ các hệ kết cấu như dàn, vòm,
vỏ mỏng không gian...v.v.
- Phương án kết cấu không những phải đáp ứng tốt yêu cầu chịu lực mà còn phải phù hợp với
hình khối và không gian kiến trúc
Bởi vậy khi thiết kế kiến trúc thì ngay từ khi sơ phác mặt bằng công trình, đã phải nghĩ đến
khả năng chịu tải trọng (gồm các tải trọng đứng, ngang, gió, độngđất..v.v.) và các tác động khác có

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 4-


thể xảy ra như biến thiên nhiệt độ và độ lún lệch. Nói cách khác một phương án kiến trúc khả thi phải
chứa đựng nội dung cơ bản của phương án kết cấu khả thi

I.1.3 Tính khả thi của phương án thiết kế


Một phương án thiết kế được coi là khả thi nếu nó đảm bảo hai yêu cầu:
+ Thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật trong sử dụng hiện tại và lâu dài, thoả mãn các yêu cầu về
bền vững phù hợp với niên hạn sử dụng, thoả mãn các yêu cầu về phòng chống cháy và điều kiện
thiết bị kỹ thuật thi công: có thể thi công được trong điều kiện kỹ thuật cho phép;
+ Giá thành công trình không vượt quá kinh phí đầu tư
Như vậy, khi thiết kế một công trình, căn cứ vào nhiệm vụ thiết kế, cần phải tạo dựng một số
phương án. Thông qua việc so sánh các phương án với nhau về mặt kỹ thuật và kinh tế sẽ chọn ra một
phương án đáp ứng tốt nhất nhiệm vụ thiết kế. Việc thiết kế chi tiết được tiến hành với phương án đã
chọn.

I.2 Nguyên tắc thiết kế KCBTCT

I.2.1 Các yêu cầu về kinh tế - kỹ thuật


Yêu cầu về kỹ thuật:
Kết cấu phải đáp ứng được yêu cầu về hình khối và không gian kiến trúc;
Kết cấu được thiết kế phải đảm bảo về bền, cứng, ổn định, biến dạng bé (nứt, võng), tuổi thọ
cao,… Kết cấu phải được tính toán thiết kế với mọi tải trọng và tác động có thể xảy ra trong quá trình
sử dụng và trong quá trình thi công do vẫn có một số trường hợp nội lực xuất hiện trong quá trình thi
công lớn hơn nội lực trong giai đoạn sử dụng một cách đáng kể. Phương án được chọn phải phù hợp
với khả năng kỹ thuật thi công đang có hoặc sẽ có, cần lưu ý rằng những phương án kết cấu khó thi
công thường cũng khó đảm bảo yêu cầu về chất lượng kỹ thuật. Khi chọn phương án kết cấu và thi
công thường phải cân nhắc đến kết cấu toàn khối (đổ tại chỗ), kết cấu lắp ghép và kết cấu nửa lắp
ghép
Sơ đồ kết cấu phải rõ ràng, phản ánh đúng sự làm việc thực tế của kết cấu; Không nên chọn
phương án kết cấu có sơ đồ dễ tính toán nội lực mà không thỏa mãn về độ cứng và điều kiện thi công,
phải thiên về tính hợp lý về sự phân phối nội lực trong kết cấu. Nên sử dụng kết cấu siêu tĩnh so với
kết cấu tĩnh định
Vật liệu lựa chọn căn cứ theo điều kiện thực tế và yêu cầu cụ thể đối với công trình đang thiết
kế, ưu tiên sử dụng các loại vật liệu có cường độ cao, bê tông ứng suất trước,…
Cần chọn ra phương án kết cấu hợp lý cho tất cả các yêu cầu kỹ thuật trên: là phương án chịu
lực tốt, độ cứng cao, có tính khả thi và cho phép thi công nhanh, tuổi thọ cao.
Yêu cầu về kinh tế
Kết cấu phải có giá thành hợp lý. Giá thành của công trình được cấu thành từ tiền vật liệu,
tiền thuê hoặc khấu hao máy thi công (bao gồm cả năng lượng tiêu hao), tiền nhân công v.v... Đối với
các công trình thông thường, tiền vật liệu chiếm tỷ trọng lớn hơn cả. Khi đó cần phải chọn phương án
kết cấu có chi phí vật liệu thấp nhất: sử dụng vật liệu hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả: Tuy vậy cũng có
những công trình mà tiền thuê máy móc thi công và nhân công chiếm phần lớn, khi đó việc tiết kiệm

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 5-


chút ít vật liệu không có ý nghĩa so với việc đảm bảo an toàn tuyệt đối cho kết cấu trong giai đoạn thi
công và sử dụng.
Kết cấu phải được thiết kế sao cho tiến độ thi công được bảo đảm. Vì việc đưa công trình vào
sử dụng đúng hạn có ý nghĩ kinh tế - xã hội to lớn không chỉ đối với các công trình công nghiệp mà
cả đối với các công trình dân dụng và quốc phòng.
Do vậy, để đảm bảo chỉ tiêu kinh tế hợp lý cho công trình cần phải gắn liền việc thiết kế kết
cấu với việc thiết kế biện pháp và tổ chức thi công.

I.2.2 Trình tự các bước thiết kế kết cấu BTCT


Thiết kế kết cấu BTCT gồm hai việc chính là: Tính toán, cấu tạo và hình thành bản vẽ.
Bước 1. Chọn phương án kết cấu
Căn cứ không gian và hình khối kiến trúc, điều kiện địa chất, thủy văn, điều kiện thi công để
lập các phương án kết cấu, chọn sơ đồ kết cấu hợp lý, nhằm đạt hiệu quả kinh tế. Lựa chọn vật liệu sử
dụng: Cấp độ bền bê tông, cốt thép,…
Bước 2. Tính toán sơ bộ kích thước tiết diện các cấu kiện chịu lực:
Căn cứ sơ đồ kết cấu, tải trọng, tính gần đúng nội lực tại một số tiết diện từ đó tính toán, lựa
chọn sơ bộ kích thước tiết diện, hoặc dựa vào kinh nghiệm, vào các thiết kế có sẵn để chọn.
Bước 3. Tính toán tải trọng và các tác động: Căn cứ TCVN 2737-95
Việc xác định các loại tải trọng phụ thuộc nhiều vào sơ đồ kết cấu, bao gồm:
Tĩnh tải: Là tải trọng có vị trí, điểm đặt, phương chiều không thay đổi trong quá trình sử dụng
được xác định theo yêu cầu cấu tạo và sổ tay kết cấu. Gồm có trọng lượng bản thân kết cấu, các lớp
cấu tạo kiến trúc, tường ngăn cố định… (tác dụng theo phương đứng)
Hoạt tải: Là tải trọng có thể thay đổi về điểm đặt, trị số, phương chiều tác dụng, có hai thành
phần: Ngắn hạn và dài hạn (tác dụng theo phương ngang và phương đứng)
Tải trọng gió: Tải trọng gió tĩnh và gió động phụ thuộc vào vị trí xây dựng
Tải trọng đặc biệt: Là tải trọng ít khi xảy ra gồm có tải trọng động đất (lực quán tính tác dụng
vào công trình), lún không đều, sự thay đổi nhiệt độ giữa bên trong và bên ngoài kết cấu, tải trọng do
nổ…
Về mặt trị số:
Tải trọng tiêu chuẩn (Pc):
Còn gọi là giá trị tiêu chuẩn của tải trọng, trị số này lấy bằng giá trị thường gặp trong quá
trình sử dụng công trình và được xác định theo các kết quả thống kê.
Tải trọng tính toán (P): P= γPc
γ- Hệ số độ tin cậy của tải trọng, được xác định theo một xác suất đảm bảo quy định để kể
đến các tình huống bất ngờ, đột xuất mà tải trọng có thể vượt quá trị số tiêu chuẩn.
Theo TCVN 2737-1995:
1,2 ÷ 1,4 Đối với tải trọng tạm thời;
γ= 1,1 ÷ 1,3 Đối với tải trọng thường xuyên;
0,8 ÷ 0,9 Nếu tải trọng giảm gây bất lợi cho kết cấu(Ví dụ: Tính đối trọng cho công
xôn)
(Chú ý: Tổ hợp tải trọng: Tiêu chuẩn nước ngoài)
Các tác động: Gồm các tác dụng do nền móng lún không đều và do sự thay đổi của nhiệt độ
Bước 4. Tính toán nội lực và tổ hợp nội lực

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 6-


Có hai cách: Xác định nội lực theo sơ đồ đàn hồi
Xác định nội lực theo sơ đồ khớp dẻo (phương pháp cân bằng giới hạn)

c c
a a
b c

Sơ đồ khớp dẻo: Huy động hết khả năng làm


Sơ đồ đàn hồi a>b
việc của vật liệu: có sự phân phối lại nội lực:
tiết kiệm và tận dụng hợp lý sự làm việc của
vật liệu tuy nhiên góc xoay lớn gây võng nứt

4.1 Xác định nội lực theo sơ đồ đàn hồi:


Giả thiết cơ bản là vật liệu đàn hồi, đồng chất và đẳng hướng, trong khi bê tông cốt thép là vật
liệu đàn hồi dẻo, biến dạng của kết cấu không tỷ lệ bậc nhất với tải trọng, độ cứng của cấu kiện thay
đổi đáng kể khi kích thước tiết diện không thay đổi dọc theo trục của nó…. Mặc dù có nhiều điều
không phù hợp nhưng đây là phương pháp vẫn được sử dụng vì nó thiên về an toàn, hay sử dụng bảng
tính sẵn, công thức sẵn và các chương trình để giải các bài toán tìm ra nội lực
Cách thức: Dùng các phương pháp của lý thuyết đàn hồi, sức bền vật liệu, cơ học kết cấu để
tìm ra trường ứng suất hoặc nội lực trong kết cấu, tìm nội lực của từng trường hợp tải (có nhiều
trường hợp tác dụng của hoạt tải) sau đó tiến hành cộng đại số để tìm ra nội lực lớn nhất, nguy hiểm
nhất.
4.2 Xác định nội lực theo sơ đồ khớp dẻo: (Đọc sách)
Khái niệm về khớp dẻo: (xem lại BT1)
Tổ hợp nội lực: Tìm ra các cặp nội lực nguy hiểm nhất cho từng cấu kiện
Cấu kiện chịu uốn: (N≤0,1ARb) với N là lực dọc; A diện tích tiết diện ngang, Rb: Cường độ
chịu nén tính toán của bê tông thì chọn ra các cặp nội lực: Cặp 1: Mmax; Cặp 2: Mmin; Cặp 3: Qmax
Trong một phần tử (1 đoạn xà ngang) phải tổ hợp cho 3 đoạn tiết diện đặc trưng: đầu, giữa,
cuối.
Với những kết cấu có M, N, Q cùng lớn thì phải tính cho kết cấu chịu kéo-nén uốn
Bước 5. Kiểm tra lại kích thước tiết diện đã chọn
Căn cứ vào nội lực lớn nhất ở tiết diện nguy hiểm đối với từng cấu kiện và yêu cầu về cường
độ, biến dạng, khe nứt để xét tính hợp lý của việc lựa chọn tiết diện. Nếu cần thì phải thay đổi, thay
đổi lớn thì phải tính lại nội lực.
Lấy mô men ở một số tiết diện để kiểm tra lại
Điều kiện kiểm tra: Kích thước giả thiết bgtxhgt phải gần bằng kích thước tính toán
M
h ≥2
R b
htt=h0+a ≈ hgt
Nếu mô men quán tính của tiết diện đã kiểm tra nhỏ hơn hoặc bằng 2 lần mômen quán tính
của tiết diện đã chọn sơ bộ thì cho lấy kích thước đã giả thiết để tính toán bgtxhgt và Igt≈2Itt

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 7-


Bước 6 . Tính toán, chọn và bố trí cốt thép
Nếu chọn kích thước tiết diện đã hợp lý thì tính toán cốt thép chịu lực, rồi chọn đường kính,
số lượng thanh và bố trí cốt thép. Chú ý kiểm tra hàm lượng cốt thép nằm trong phạm vi cho phép của
tiêu chuẩn qui định.
Bước 7. Kiểm tra, tính toán một số các điều kiện khác
Kiểm tra điều kiện sử dụng bình thường: Võng, bề rộng vết nứt, vận chuyển cẩu lắp. Đối với
các kết cấu toàn khối, không có yêu cầu chống thấm, không nằm trong môi trường xâm thực, nếu kích
thước tiết diện đủ lớn và đảm bảo các yêu cầu cấu tạo thông thường thì có thể không cần kiểm tra
võng nứt
Kiểm tra nén cục bộ
Điều kiện chọc thủng
Kiểm tra giật đứt
Đối với kết cấu lắp ghép: Ngoài những tính toán như trên cần phải kiểm tra cường độ và bề
rộng khe nứt ở giai đoạn chế tạo, vận chuyển, lắp dựng, tính toán vị trí móc cẩu, tính mối nối, liên kết
lắp ghép
Trong một số trường hợp cần kiểm tra thêm trong giai đoạn sửa chữa và cải tạo
Bố trí cốt thép và kiểm tra sự hợp lý của việc bố trí đó bằng cách sử dụng biểu đồ bao vật liệu
Bước 8. Thể hiện bản vẽ
Kết quả tính toán cần được thể hiện trên bản vẽ để phục vụ thi công. Bản vẽ phải ghi đầy đủ
kích thước, các chủng loại thép, các ghi chú cần thiết (về vật liệu, thi công) và thống kê vật liệu. Xem
các yêu cầu về bản vẽ kết cấu BTCT và các yêu cầu cấu tạo để thể hiện và hoàn thiện bản vẽ một
cách đầy đủ, chính xác và chi tiết
Hồ sơ thiết kế: Bao gồm: Thuyết minh tính toán, bản vẽ và dự toán
Thuyết minh tính toán: Trình bày nhiệm vụ thiết kế, các phương án so sánh và phương chọn,
phần tính toán và cấu tạo cơ bản được trình bày một cách chính xác, rõ ràng và đầy đủ nhưng ngắn
gọn súc tích thể hiện một cách khoa học và nghiêm túc
Bản vẽ: Là hồ sơ quan trọng nhất, thể hiện nội dung tính toán, bố trí cốt thép phù hợp với cấu
kiện và quy định hiện hành.
Dự toán: Xác định khối lượng, đánh giá tính toán, giải pháp thi công cho phù hợp yêu cầu
của từng địa phương, từng loại công trình
Yêu cầu: Hồ sơ sẽ được kiểm định để đánh giá lại quá trình tính toán để xem có đúng và phù
hợp với quy định không

I.2.3 Nguyên tắc cấu tạo kết cấu BTCT


Khái quát: Tiết diện, cốt thép và vật liệu là những vấn đề lớn của kết cấu đòi hỏi chính xác và
hợp lý. Những yêu cầu cấu tạo phải thỏa mãn về lực, truyền lực giữa các bộ phận, ổn định, cho phép
hay không cho phép nứt, chống hư hỏng do môi trường phù hợp với thi công và tiết kiệm vật liệu
Nội dung:
- Chọn hình dạng, kích thước tiết diện ngang của cấu kiện hợp lý, làm tăng khả năng chịu lực,
tiết kiệm vật liệu, đảm bảo mỹ quan cho công trình. Việc lựa chọn cần xuất phát từ điều kiện thi công
thực tế, yêu cầu chống thấm, tác động của môi trường, cần chọn loại bê tông và cốt thép thích hợp.
Kích thước tiết diện còn phải phù hợp với việc định hình hoá ván khuôn.

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 8-


- Cốt thép phải được bố trí thỏa mãn các yêu cầu về cấu tạo như số lượng, đường kính,
khoảng cách tối thiểu, tối đa;, neo, uốn, nối..., nhằm dễ thi công, đảm bảo lực dính, giảm khe nứt. Bố
trí cốt thép cần đảm bảo lớp bảo vệ, khoảng cách các thanh thép: bố trí ở vùng chịu kéo và nên bố trí
theo quỹ đạo ứng suất kéo chính
- Đặt cốt thép cấu tạo để chịu những nội lực xuất hiện do sự sai lệch giữa sơ đồ thực và sơ đồ
tính, những sai lệch giữa dạng tải trọng đưa vào trong tính toán và dạng tải trọng thật, những tác động
bất thường, do chênh lệch nhiệt độ, co ngót, lún lệch, những ứng suất do co ngót của bê tông, do sự
thay đổi nhiệt độ mà trong tính toán không kể đến. Cốt thép cấu tạo còn được đặt vào những nơi mà ở
đó trạng thái ứng suất khá phức tạp, khó khảo sát một cách chắc chắn, chỉ có thể xử lý bằng kinh
nghiệm hay thí nghiệm mô hình.
- Mối nối: Phải đảm bảo các quy định về neo, uốn, nối cốt thép, khoảng cách cốt đai ở khu
vực mối nối. Các chi tiết mối nối được nghiên cứu thận trọng để đảm bảo dễ thi công, dễ đổ bê tông
và do đó dễ đảm bảo chất lượng.
Bố trí khe biến dạng: Gồm khe nhiệt độ và khe lún:
- Bố trí khe nhiệt độ: Chiều dài kết cấu và sự chênh lệch nhiệt độ càng lớn thì nội lực phát
sinh càng lớn (kết cấu siêu tĩnh). Khoảng cách khe nhiệt độ tùy thuộc vào độ cứng của ngôi nhà và
mức độ tiếp xúc của ngôi nhà với khí quyển, khe bố trí từ mặt móng trở lên, bề rộng từ 2 - 3cm.
- Khe lún: Do nền đất không đồng nhất, do nhà lệch tầng, do tải trọng phân bố không đều trên
mặt bằng, để tránh nứt nẻ, phá họai cục bộ, cần tách ngôi nhà thành từng khối riêng từ móng đến mái.
Bề rộng khe lún từ 2 - 3cm
a) b) c) d)

1 1 3 4

L/5 3L/5 L/5


L
2

Hình 1.1. Khe lún và khe nhiệt độ

1 – khe nhiệt độ; 2 – cột đôi; 3 – khe lún; 4 – dầm gánh

I.2.4 Yêu cầu và quy định đối với bản vẽ kết cấu BTCT
Yêu cầu: Đối với bản vẽ BTCT là đầy đủ, rõ ràng, chính xác và đúng quy cách, ký hiệu qui
định, thống nhất và cân đối; giúp cho người thi công hiểu rõ và thi công đúng thiết kế. Cần thể hiện
đầy đủ và chi tiết các kết cấu của công trình gồm các mặt bằng, mặt cắt chi tiết kết cấu
Bản vẽ phải thể hiện rõ ràng đủ thông tin, dễ hiểu tránh hiểu nhầm
Các bản vẽ phải có ghi chú chi tiết các phần, nội dung không thể hiện được bằng hình vẽ
Có 2 loại: Bản vẽ tổng thể và bản vẽ chi tiết
Bản vẽ tổng thể: Thường thể hiện mặt bằng kết cấu, mặt bằng móng, mặt bằng lưới côt,….

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 9-


+ Thể hiện đầy đủ các kích thước như nhịp, bước cột…; tên các bộ phận chịu lực của công
trình như khung, dầm, tường BTCT… ;
+ Ghi chú những điều cần thiết (nếu có);
+ Khung tên.
Giới thiệu tổng quát về kết cấu trong đó có các kích thước chính của bước cột theo hai
phương, các cao trình, khoảng cách giữa chúng, kích thước tiết diện, sơ đồ tính toán, sơ đồ tải trọng
và thống kê vật liệu và cấu kiện cho kết cấu mà bản vẽ đó thể hiện
Tác dụng: Cho phép giới thiệu về phương án của hệ chịu lực chính của kết cấu
Biết được số lượng các kết cấu trong mặt bằng cùng các cao trình và kích thước và vị trí của
kết cấu đó
Biết được phương án thi công và những yêu cầu cấu tạo ở những vị trí đặc biệt
Phương pháp lập mặt bằng kết cấu: Căn cứ vào mặt bằng kiến trúc và giải pháp kết cấu
Bản vẽ chi tiết: Thể hiện các bộ phận kết cấu của công trình (Hình dáng, kích thước và bố trí
cốt thép) gồm:
+ Hình chiếu đứng - Đối với khung, dầm, cột tường BTCT…;
+ Mặt bằng bố trí cốt thép - Đối với bản, dầm cong…;
+ Các mặt cắt;
+ Các chi tiết: Nút giao nhau của nhiều cấu kiện, các chi tiết đặt sẵn, chiều dày lớp BT bảo
vệ…;
+ Bảng thống kê cốt thép;
+ Ghi chú: Nêu những điều cần thiết không thể hiện được bằng hình vẽ như mác BT; nhóm
thép; loại que hàn (nếu nối hàn); biện pháp bảo vệ kết cấu chống lại sự xâm thực của môi trường (nếu
cần).
Đối với các kết cấu lắp ghép cần ghi rõ thời gian xuất xưởng; kích thước nhỏ nhất của gối
kê ; vị trí điểm kê, móc cẩu ; trình tự lắp ghép… ;
+ Khung tên.
(Đối với các kết cấu nhỏ, có thể ghép chung phần tổng thể với phần chi tiết trong một bản vẽ).
Yêu cầu: Chính xác, rõ ràng, đầy đủ, thống nhất, cân đối và đúng quy cách
Nguyên tắc chung: Coi bê tông là vật liệu trong suốt, thể hiện đường bao và cốt thép trong
cấu kiện
* Quy định khác:
Ở nút giao nhau của nhiều cấu kiện, chỉ vẽ những cốt thép ở trong cấu kiện đang thể hiện,
không vẽ cốt thép của những cấu kiện cắt qua nó (Trừ hình vẽ chi tiết).
Trên mặt cắt, chỉ vẽ những thanh có trực tiếp tại mặt cắt đó ;
- Cách ghi kích thước: Trên hình vẽ mặt bằng, mặt đứng và trên các mặt cắt phải ghi đầy đủ
các kích thước của kết cấu; kích thước xác định vị trí của kết cấu; kích thước xác định vị trí có sự
thay đổi cốt thép (vị trí cắt, uốn cốt dọc)… ; Kích thước phải được xác định theo các trục định vị trên
công trình.
Cách ghi ký hiệu thép:
Để thể hiện ký hiệu thép, thường dùng các con số đặt trong vòng tròn, mỗi con số dùng để chỉ
một hoặc nhiều thanh thép giống nhau (cùng nhóm thép, cùng đường kính, cùng hình dạng và cùng
kích thước tương ứng).
Cách gắn số hiệu vào thanh trên hình vẽ được thể hiện và giải thích qua ví dụ:

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 10-


1 2 3 2 1

1 2 3 2 1

1-1 2-2 3-3

Líp b¶o vÖ

1-1

1 1

Câu hỏi ôn tậpchương 1


Câu 1: Phân biệt khe lún và khe co giãn (khe nhiệt độ)
Câu 2: Tác dụng của cốt thép cấu tạo
Câu 3: Nêu trình tự các bước thiết kế kết cấu bê tông cốt thép
Câu 4: Vì sao phải neo cốt thép, xác định chiều dài neo
Câu 5: Phân biệt tính tóan nội lực theo sơ đồ khớp dẻo và sơ đồ đàn hồi
Câu 6: Nguyên tắc cấu tạo kết cấu BTCT

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 11-


CHƯƠNG II. KẾT CẤU KHUNG BTCT
II.1Hệ chịu lực của nhà khung BTCT toàn khối

II.1.1. Khái niệm chung


Ngày nay, kết cấu khung bê tông cốt thép được sử dụng rất rộng rãi và là kết cấu chịu lực
chủ yếu của nhiều loại công trình vì có nhiều công trình đòi hỏi không gian lớn, nhịp lớn. Trong nhà
dân dụng và công nghiệp kết cấu khung cho phép biến đổi linh hoạt không gian sử dụng vì tường
ngăn các phòng chỉ là tường tự mang có thể phá đi để mở rộng không gian khi cần thiết hoặc xây
thêm để tạo một phòng mới mà không ảnh hưởng gì đến độ bền vững của ngôi nhà. Điều này có
nghiều ý nghĩa đối với nhà ở, một khi tiêu chuẩn diện tích sử dụng được thay đổi, diện tích phòng cần
được tăng lên người ta chỉ cần phá các tường cũ đi và xây các tường ngăn mới. Kết cấu thuần khung
cho phép chiề cao nhà đạt tới 15 tầng

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 12-


Trong xây dựng nhà cửa, kết cấu khung là hệ thanh bất biến hình được tạo nên bởi các thanh
là cột và dầm liên kết với nhau bằng các nút cứng hoặc khớp, chúng cùng với sàn hoặc mái tạo nên
kết cấu không gian có độ cứng lớn
Hình 2.1 thể hiện một phần của hệ khung nhà đổ toàn khối, hệ khung này tiếp nhận tải trọng
thẳng đứng và tải trọng nằm ngang rồi truyền xuống móng.
Hệ khung không dầm, gồm bản sàn và cột ngày càng được sử dụng nhiều vì giảm được tổng
chiều cao kết cấu (tuy có tốn vật liệu hơn) do đó dễ tạo không gian để treo thiết bị dưới sàn (thiết bị
thông gió, điện, phòng cháy v.v... và có trần che phủ) đồng thời cũng dễ làm ván khuôn, đặt cốt thép
và đổ bê tông khi thi công.
Hệ khung sàn không dầm còn mở ra khả năng dùng các vách ngăn di động để tạo nên các
phòng theo các yêu cầu sử dụng khác nhau trong một thời gian ngắn mà không bị hệ dầm gây khó
khăn.

Hình 2.2. Sơ đồ khung BTCT toàn khối

Phân loại
- Theo sơ đồ kết cấu:
Khung bê tông cốt thép nhà một tầng, một nhịp.
Khung bê tông cốt thép nhà một tầng, nhiều nhịp.
Khung bê tông cốt thép nhà một nhịp, nhiều tầng.
Khung bê tông cốt thép nhà nhiều nhịp, nhiều tầng.

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 13-


Hình 2.3. Phân loại khung BTCT

- Theo phương pháp thi công:


Khung bê tông cốt thép thi công toàn khối: dùng phổ biến trong nhà dân dụng,
Ưu điểm: Độ cứng toàn khung lớn, dễ chế tạo nút cứng, chịu tải trọng động tốt.
Nhược điểm: Thi công phức tạp, khó cơ giới hóa, chịu ảnh hưởng thời tiết, thi công chậm
Khung bê tông cốt thép thi công lắp ghép từ các cấu kiện dầm, cột: thi công nhanh, nhưng
độ cứng toàn khung kém, tốn thép.
Ưu điểm: Các cấu kiện được chế tạo tại phân xưởng nên dễ kiểm tra chất lượng, thi công
nhanh, dễ cơ giới hóa, ít cần cốp pha cây chống
Nhược điểm: Độ cứng của kết cấu không lớn, thực hiện các mối nối phức tạp, nhất là các nút
cứng

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 14-


Hình 2.4. Khung toàn khối và khung lắp ghép
Đối với nhà cao tầng, cột nên đặt cốt cứng và dùng bê tông mác cao để giảm bớt tiết diện,
tăng thêm diện tích sử dụng. Nên dùng bê tông cốt liệu nhẹ để giảm tải trọng tĩnh cho cột và móng.
Hệ khung dùng trong kết cấu nhà cửa là hệ khung không gian nhưng có thể xem nó được tạo
nên từ hệ khung phẳng nối với nhau hoặc đan chéo nhau. Tuỳ trường hợp cụ thể mà phải tính toán
khung như khung phẳng hoặc bắt buộc phải tính như một hệ khung không gian. Ví dụ như đối với
ngôi nhà khá dài, khung được đặt theo phương ngang nhà, chúng phải được nối lại với nhau bằng hệ
giằng dọc quy tụ vào nút khung. Khi đó sẽ tính toán theo khung phẳng (theo phương ngang).
Hệ giằng dọc dùng để giữ ổn định cho khung ngang chịu lực, để chịu các lực ngang như gió,
lực hãm cầu trục v.v... và đôi khi có cả một phần tải trọng đứng truyền theo phương dọc nhà. Hệ
giằng dọc còn phát huy tác dụng rất tích cực khi có sự lún không đều theo phương dọc nhà.
Đối với một ngôi nhà có mặt bằng vuông hoặc gần như vuông, gió và các loại tải trọng khác
nhau có thể tác dụng theo phương bất kỳ. Khi đó phải tính toán khung như một hệ khung không gian,
trong các dầm sẽ xuất hiện hệ mômen xoắn đáng kể và trong các cột sẽ chịu nén lệch tâm xiên.
Khi chọn kích thước tiết diện của các cấu kiện khung cần lưu ý rằng khung là một hệ siêu
tĩnh, tỷ lệ độ cứng của các cấu kiện hợp lý sẽ dẫn đến sự phân phối hợp lý nội lực giữa các bộ phận,
đảm bảo bền vững biến dạng ít và dễ thi công.
Xem xét một khung có sơ đồ trên hình 2.4. Ở sơ đồ a, các nút A, B là nút cứng. Nếu tăng tiết
diện hai cột thì MA và MB sẽ tăng lên còn MC sẽ giảm xuống theo điều kiện M0 là không đổi. Mô men
uốn phân bố đều đặn hơn ở đầu mút và ở trong thanh ngang do đó làm việc hợp lý hơn và có thể vượt
nhịp lớn hơn.

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 15-


a) b)

Hình 2.5. Sơ đồ tính khung một tầng một nhịp

Ở sơ đồ b, các nút A, B là liên kết khớp. Độ cứng của khung giảm nhiều, biến dạng do
mômen sinh ra lớn do momen phân bố không đều. Bộ phận xà ngang trực tiếp chịu tải trọng mà
mômen không phân phối sang cột dẫn đến thanh chịu lực không hợp lý.
Để đảm bảo độ võng của hai dầm ở hai sơ đồ là giống nhau thì chiều cao của dầm ở sơ đồ b
phải lớn hơn.
Như vậy ta nên tạo nút cứng. Với khung đổ toàn khối thường là nút cứng, khung lắp ghép nút
cứng hoặc khớp. Khung nhà nhiều tầng thường là nút cứng trong trường hợp khung chịu cả tải trọng
đứng và ngang lớn.
Những sơ đồ cơ bản.
Khung bê tông cốt thép được sử dụng rất rộng dãi cho nhà một tầng và cao tầng, một nhịp và
nhiều nhịp.
Ưu điểm cơ bản của khung bê tông cốt thép toàn khối là dễ tạo được nút cứng so với khung
lắp ghép và khung làm bằng các vật liệu khác.
Đối với nhà một tầng, sơ đồ khung trên hình 2.5 là những dạng cơ bản hay được dùng trong
thực tế.

a) b)

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 16-


c) d)

Hình 2.6. Các dạng khung BTCT cơ bản


Sơ đồ a) trên hình 2.5, trong xà
ngang chủ yếu xuất hiện mômen uốn và lực cắt, lực nén dọc trục không đáng kể.
Ở sơ đồ b) và đặc biệt là ở sơ đồ c) xà ngang làm việc như cấu kiện chịu nén lệch tâm do sự
xuất hiện của lực nén đáng kể. Lực nén đó làm giảm ứng suất kéo ở thớ dưới của dầm, vì vậy khi có
cùng một điều kiện tải trọng thì sơ đồ b) và c) có nhịp lớn hơn sơ đồ a)
Người ta dùng sơ đồ a) cho nhịp dưới 15m, sơ đồ b) cho nhịp từ 15 đến 18m, và sơ đồ c cho
nhịp trên 18m đối với kết cấu bê tông cốt thép thông thường. Còn đối với kết cấu sử dụng bê tông cốt
thép ứng lực trước thì dùng sơ đồ a hoặc b có thể đạt tới nhịp 30 đến 50m và lớn hơn.
Ở sơ đồ d) trên hình 2.5, cột khung được liên kết khớp với móng. Như thế cột và xà ngang sẽ
nặng nề hơn nhưng móng sẽ làm việc nhẹ hơn (M=0), giảm được bậc siêu tĩnh do đó ứng suất phụ
thêm sẽ nhỏ hơn và việc bố trí cốt thép ứng lực trước trong cột sẽ đơn
giản hơn.
Đối với nhà nhiều tầng dùng khung bê tông cốt thép chịu cả tải
trọng ngang và tải trọng đứng thì nút khung thường là nút cứng, cột
liên kết cứng (ngàm) với móng như trên Hình 2. 6
Thông thường trong một ngôi nhà, bên cạnh các khung còn có
các tường đầu hồi, tường khu vệ sinh, ô cầu thang là các cấu kiện có
khả năng chịu các tải trong ngang rât lớn. Trong tính toán cần phải
đem tải trọng ngang (gió, động đất v.v...) chia cho khung và các tấm
tường đó.
Đối với nhà nhiều tầng mà khung chỉ chịu tải trọng thẳng đứng
Hình 2.7. Khung BTCT
còn tải trọng ngang do các vách cứng và lõi chịu thì khung có thể được
đổ liền khối ngàm với
cấu tạo với nhiều nút khớp và các xà ngang có thể làm giống nhau cho móng
các tầng.

II.1.2 Lựa chọn giải pháp kết cấu sàn


Việc lựa chọn giải pháp kết cấu sàn hợp lý rất quan trọng quyết định tính kinh tế, khối lượng
bê tông sàn có thể chiếm đến 30÷40% bê tông toàn công trình và tỷ lệ này tăng theo số tầng công
trình là tĩnh tải chính vì thế cần ưu tiên chọn giải pháp sàn nhẹ để giảm tải trọng đứng
Các giải pháp cấu tạo sàn:
Sàn panel lắp ghép:
Phạm vi áp dụng: Cho trường học, ký túc xá, trụ sở làm việc,… khi khẩu độ panel đều đặn và
lớn hơn 4m
Sàn sườn toàn khối: Dùng phổ biến nhất hiện nay: Có hoặc không có dầm phụ
Sàn không có dầm phụ: chỉ có dầm qua các đầu cột, thích hợp với nhịp sàn nhỏ 3-5m, với
nhịp sàn lướn hơn 6-9m thì phải tăng chiều dày sàn: làm tăng chi phí bê tông, thép và tăng tải trọng
xuống móng
Sàn có dầm phụ: Nhịp từ 6-9m có thể bố trí thêm dầm phụ đỡ tường hoặc chia lưới dầm phụ
tạo thành sàn ô cờ nhằm giảm bớt chiều dày sàn và biến dạng, nhược điểm đó alf tăng chi phí về
côppha và khi có yêu cầu thì cần phải làm trần treo để che dầm

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 17-


Sàn phẳng: Là sàn không có dầm, có hoặc không có mũ cột
Ưu điểm: đỡ tốn côppha, thuận lợi cho bố trí hệ thống kỹ thuật, không cần làm trần treo, có
thể sử dụng thêm phương án ứng lực trước nhằm hạn chế võng nứt.
Nhược điểm: Chiều dày sàn lớn tăng tải trọng xuống móng, tính toán phức tạp và dễ bị nứt,
độ cứng nhỏ hơn hệ dầm sàn
Sàn 3D, sàn bubble deck… là các giải pháp sàn nhẹ hiện đang được thi công ở một số công
trình cao tầng tại Việt Nam
Chọn chiều dày sàn:
D
h= L ≥h
m
Trong đó:
Loại sàn hmin(cm)
4
Mái
5
Sàn nhà dân dụng
6
Sàn nhà công nghiệp
D=0,8÷1,4 phụ thuộc vào tải trọng
M=30÷35 với bản loại dầm; 40÷45 với bản kê bốn cạnh
L1 là cạnh ngắn của ô sàn kê bốn cạnh

II.1.3 Bố trí hệ chỊu lực của nhà khung


Là bố trí hệ cột, vách, lõi, tường chịu lực, dầm chính, dầm phụ để tạo ra hệ chịu lực không
gian đảm bảo sự chịu lực và ổn định của toàn nhà.
Tiêu chí: Người thiết kế kết cấu luôn cố gắng thỏa mãn tối đa các yêu cầu về không gian,
hình khối và bố trí kiến trúc. Có nhiều công trình việc bố trí hệ chịu lực mang tính quyết địnhcho
công tác thể hiện kiến trúc và ngược lại;
Nguyên tắc bố trí:
Đơn giản, rõ ràng: Để đảm bảo cho công trình hay kết cấu có độ tin cậy kiểm soát được
Truyền lực theo con đường ngắn nhất: Đảm bảo cho kết cấu làm việc hợp lý và kinh tế
Đảm bảo sự làm việc không gian của hệ kết cấu

II.1.4 Lựa chọn sơ bộ kích thước tiết diện cấu kiện


Tiết diện dầm khung:
Phụ thuộc vào nhịp, độ lớn tải trọng đứng và tải trọng ngang, số lượng nhịp, chiều cao tầng và
chiều cao nhà
Chọn sơ bộ theo công thức kinh nghiệm:
ℎ=
Với L: Nhịp dầm
m=8÷15
K_hệ số tải trọng k=1,0÷1,3

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 18-


Với dầm chính: ℎ = ÷ ; dầm phụ: ℎ = ÷
Hoặc theo công thức:

ℎ=2

Trong đó: M0: mô men lớn nhất trong dầm đơn giản với tải trọng xác định gần đúng theo
phạm vi truyền tải
k: Hệ số điều chỉnh mô men do chưa kể đến sự làm việc siêu tĩnh của sơ đồ kết cấu, sự tăng
mô men do tải trọng ngang k=0,6÷1,2. Với nhà hệ thuần khung dầm tầng dưới mô men do gió gây ra
lớn nên chọn hệ số k lớn
Bề rộng dầm lấy b=(0,3÷0,5)h và không nhỏ hơn 200mm
Tiết diện cột:
Diện tích tiết diện cột:
=
Trong đó: N: Lực dọc do tải trọng đứng, xác định đơn giản theo diện chịu tải của cột
k: hệ số kể đến ảnh hưởng của mô men; k=1,0÷1,5

II.1.5 Mặt bằng bố trí hệ kết cấu chịu lực (bản vẽ mặt bằng kc)
Sau khi bố trí hệ chịu lực, có kích thước tiết diện cấu kiện gồm chiều dày sàn, kích thước dầm
cột…ta lập được mặt bằng kết cấu, trên đó thể hiện:
Đường biên của mặt bằng kết cấu: đường biên ngoài, đường biên giới hạn của các ô sàn có
cao trình khác cao trình chung (ô sàn nâng hoặc hạ cốt), các lỗ khoét trên sàn (lỗ hở, lỗ chừa kỹ
thuật), các kết cấu khác cao trình, không đồng thời thi công với sàn (cầu thang)…
Các cao trình sàn, chiều dày các ô sàn nếu có thay đổi, trường hợp cần thiết thì trích vẽ chi
tiết của khu vực sàn phức tạp ra khỏi mặt bằng kết cấu
Tên, vị trí các dầm, cột, kích thước và định vị chúng (theo trục)
Các ghi chú cần thiết (vật liệu, gia công cốt thép, giải thích các ký hiệu, cốt cao độ)
Các tầng có hệ kết cấu chịu lực khác nhau thì cần bản vẽ mặt bằng kết cấu riêng

II.2 Lập sơ đồ tính toán khung


II.2.1 Sơ đồ hình học và mô hình kết cấu khung
a. Sơ đồ hình học: Thể hiện vị trí các cấu kiện, kích thước tiết diện và các kết cấu có liên
quan. Ví dụ sơ đồ hình học của một kết cấu khung: vị trí cột, dầm so với trục định vị, chiều cao tầng,
kích thước tiết diện cấu kiện, kích thước và vị trí các dầm theo phương vuông góc (khung phẳng)
b. Mô hình kết cấu khung
Khi lập sơ đồ tính toán khung, để đơn giản tính toán, dễ dàng vào số liệu cho máy tính hoặc
tạo ra những sơ đồ đối xứng mà không mắc phải những sai số đáng kể, có thể làm những phép đơn
giản hóa như sau:
Nếu độ cứng đơn vị của xà ≥ 4 độ cứng đơn vị của cột thì có thể coi xà ngang kê lên cột : xà
ngang được tính như dầm liên tục.

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 19-


Nếu hệ chính có độ cứng gấp nhiều lần hệ phụ, có thể tách ra để tính (tính hệ phụ trước, sau
đó truyền phản lực liên kết vào tính hệ chính), như vậy hệ chính sẽ an toàn hơn, nhưng với hệ phụ vì
không kể đến biến dạng của hệ chính nên thiếu an toàn do đó cần chú ý gia cố thêm khi cấu tạo thép
cho hệ phụ.
Nếu các nhịp của khung chênh lệch nhau không quá 10% thì coi như bằng nhau và lấy theo trị
trung bình (đều nhịp).
Nếu xà nghiêng có độ dốc < 1/8 thì có thể coi như ngang xà thẳng.
Cho phép dịch chuyển các tải trọng trong khoảng 1/20 nhịp để đưa về dạng tải trọng đối xứng
hoặc phản xứng.
Nếu trong một xà có từ 5 tải trọng tập trung trở lên (cách đều và trị số như nhau) thì có thể qui
đổi thành phân bố đều.
Nếu khung có nhiều nhịp bằng nhau và tải trọng giống nhau thì có thể tính với khung 3 nhịp,
nội lực các nhịp giữa lấy như nhau.
Là sự mô phỏng sơ đồ hình học và tính chất cơ học của vật liệu bằng sơ đồ kết cấu cùng với
các tải trọng làm việc, sự mô phỏng này càng gần với sự làm việc của sơ đồ thực thì kết quả nội lực
thu được càng chính xác
Sơ đồ kết cấu = Sơ đồ hình học + tính chất cơ học vật liệu+ Tải trọng
Bản chất hệ kết cấu công trình là hệ chịu lực không gian bao gồm hệ cột và dầm theo hai
phương cùng với sàn để chịu các tải trọng và tác động lên công trình. Việc mô hình hóa kết cấu
không gian tĩnh toán nội lực và biến dạng này được thực hiện trên máy tính sử dụng các chương trình
tính như SAP, ETABS
Trong hệ kết cấu thuần khung, khi các khung ngang bố trí đều đặn, thì có thể tách khung
ngang thành khung phẳng để tính toán độc lập. Khi đó ta chấp nhận các giả thiết sau:
Tải trọng đứng gây chuyển vị ngang nhỏ nên sự cùng làm việc của các khung không đáng kể,
có thể tách ra để tính khung độc lập
Tải gió theo phương ngang nhà gây áp lực tĩnh, phân bố đều theo chiều dọc nhà và giống
nhau về quy luật phân bố theo phương đứng. Nếu bỏ qua ảnh hưởng của khung biên thì có thể coi
chuyển vị của các khung là giống nhau, có thể tách thành khung độc lập chịu tải trọng gió theo diện
chịu tải gió của khung
Số lượng khung theo phương dọc là khá lớn, nên khung dọc là khá cứng, nên mô men do tải
trọng đứng và tải trọng ngang theo phương dọc bé có thể bỏ qua hoặc dùng các biện pháp cấu tạo.
Tuy nhiên khi bước khung khá lớn, giả thiết này cho sai số nhiều đặc biệt đối với khung biên
Không tính đến những tải trọng và tác dụng bất thường như: Động đất, biến dạng không đều
của nền, các tác động cục bộ,…
c. Một số nguyên tắc khi mô hình hóa:
Một đoạn dầm, cột được mô hình hóa thành thanh, đặt tại vị trí trục hình học của thanh, kèm
theo các thông số về tiết diện và vật liệu
Liên kết các thanh bằng nút: nếu khung đổ toàn khối: nút cứng. Khung lắp ghép: Mối nối dầm
cột có thể là ngàm hoặc cứng. Nút liên kết cột với móng thường là nút ngàm
Giữa thực tế và khi mô hình hóa cần chấp nhận những mức độ gần đúng để mô hình hóa được
thuận tiện và giảm bớt mức độ phức tạp.

II.2.2 Xác định tải trọng đơn vị

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 20-


Với hệ kết cấu có thể tách khung phẳng để tính toán thì cần thiết phải dồn tải vào khung cần
tính, với hệ không gian thì đưa tải trọng trực tiếp vào các cấu kiện trong chương trình tính
Tải trọng đơn vị được hiểu là tải trọng tác dụng của từng trường hợp tải lên 1m2 sàn hoặc trên
mét dài của cấu kiện thanh
Các trị số của tải trọng, hệ số độ tin cậy của tải trọng cần lấy theo TCVN 2737:1995, tuân thủ
các chỉ định về loại vật liệu, kích thước cấu kiện của thiết kế kiến trúc, kết cấu, trọng lượng riêng của
vật liệu. Bảng trọng lượng riêng và hệ số độ tin cậy của tải trọng
Loại vật liệu Đơn vị Trọng Hệ số n
T lượng riêng
Bê tông cốt thép daN/m3 2500 1,1
Khối xây gạch đặc - 1800 1,1
Khối xây gạch rỗng - 1500 1,3
Vữa nặng - 2000 1,3
Gạch gốm - 1800 1,1
Bê tông xỉ - 1200 1,3
Gỗ xây dựng - 800 1,1
Cửa kính khung gỗ daN/m2 25 1,1
Mái ngói - 60 1,3
Mái tôn xà gồ thép hình - 20 1,05

Mái fibro xi măng - 30 1,1

1. Tĩnh tải:
- Xác định cấu tạo kiến trúc, kết cấu của cấu tạo đó
- Xác định chức năng sử dụng của cấu kiện đó (loại sàn sử dụng, tường cố định hay thay
đổi…
- Lập bảng để tính tải trọng đơn vị và đưa vào thuyết minh
Công thức xác định:
Tĩnh tải tính toán trên m2 sàn=hệ số độ tin cậy x chiều dày x trọng lượng riêng
2. Hoạt tải đứng: Có phần dài hạn và ngắn hạn
Lấy theo TCVN2737:1995 hoặc do công nghệ quy định
Khi thực hiện cần xác định công năng của từng sàn theo mặt bằng kiến trúc để lấy giá trị hoạt
tải phù hợp
3. Tải trọng ngang do gió
Lấy theo TCVN 2737:1995 gồm hai thành phần gió tĩnh và gió động, khi nhà thấp hơn 40m
thì cho phép bỏ qua thành phần động của tải trọng gió, khi cần tính toán tham khảo “hướng dẫn cách
xác định thành phần động của tải trọng gió” TCXD 229:1999: khi tính các công trình trụ, tháp, ống
khói, cột điện hành lang, băng tải,….các nhà nhiều tầng cao trên 40m, khung ngang nhà công nghiệp
1 tầng một nhịp có độ cao trên 36m, tỷ số độ cao trên nhịp lớn hơn 1,5

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 21-


Thành phần gió tĩnh tác động vào công trình thông qua kết cấu chắn gió; áp lực gió tính toán
tác dụng vào 1m2 trên bề mặt thẳng đứng như sau:
W=W0nkC
Trong đó:
W0_ giá trị áp lực gió lấy theo bản đồ phân vùng gió
n_ hệ số độ tin cậy, thường n=1,2
k_ hệ số kể đến sự thay đổi áp lực gió theo độ cao và dạng địa hình
C_ hệ số khí động: phụ thuộc hình dáng kích thước công trình và công trình lân cận. Thường
mặt đón gió lấy C=0,8; mặt hút gió C=-0,6

2.2.3 Dồn tải cho hệ khung phẳng


Phương pháp tính toán hay dùng hiện này là mô hình hóa hệ khung không gian sử dụng các
phần mềm tính toán kết cấu chuyên dụng
Ưu điểm:
Thể hiện sự ưu việt đối với những công trình có mặt bằng phức tạp, sơ đồ kết cấu hỗn hợp hệ
khung vách lõi, hộp, nhà nhiều tầng …
Kết quả đầu ra có độ tin cậy cao hơn do sử dụng chương trình máy tính
Nhược điểm:
Cần kiểm soát được số liệu đầu vào và cách làm cũng như quan niệm chính xác thì kết quả
mới đáng tin cậy
Người kỹ sư lệ thuộc nhiều vào máy tính, bị động, thiếu khả năng phân tích kết cấu
Trường hợp nếu hệ kết cấu bố trí đơn giản thì có thể đưa về tính toán hệ khung phẳng độc lập.
Khi đó để tính nội lực khung cần thêm các bước tính toán tải trọng tác dụng vào khung của từng
trường hợp tải (dồn tải)
1 XÁC ĐỊNH TẢI TRỌNG TĨNH TÁC DỤNG VÀO KHUNG
Tải phân bố
Tải trọng từ sàn truyền vào dầm khung:
Nếu sàn là panel lắp ghép, làm việc theo một phương:
gk1=gs(Lt+Lp)/2
gs là tải trọng đơn vị trên 1m2 sàn
Lt và Lp lần lượt là nhịp danh nghĩa của panel bên trái và bên phải của khung đang tính
Sàn toàn khối: phân tải về khung theo nguyên tắc “đường phân giác”, chsu ý nếu bản loại
dầm (Ld/Ln>2) thì truyền tải giống panel với Ld và Ln là kích thước ô bản kê 4 cạnh theo phương
ngắn và phương dài.
Việc tính toán này đã bỏ qua độ cứng chống uốn của sàn, khi sàn BTCT dày, độ cứng sàn khá
lớn so với độ cứng dầm thì cách tính toán trên sẽ có sai số khá lớn do đã tăng tải trọng tác dụng vào
dầm
Trọng lượng bản thân dầm khung:
gk2=btbhn
Với bt=2400-2500daN/m2: Trọng lượng riêng của bê tông
b, h kích thước tiết diện dầm
n=1,1 hệ số độ tin cậy
Tải tường ngăn xây trên dầm khung

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 22-


Có hai loại tải trọng tường: Tải vách ngăn là phân bố
Hoặc tải tường 110 hoặc 220… xây trực tiếp trên dầm: coi là tải trọng phân bố trên m dài dầm
Tính chất:
Tường có thể là cố định trong suốt thời gian sử dụng: Tĩnh tải,
Tường có thể thay đổi trong quá trình sử dụng do thay đổi công năng, bố trí kiến trúc: coi là
hoạt tải dài hạn (phức tạp trong tính toán nội lực, tổ hợp nội lực).
Thực tế thường coi tường là trường hợp tĩnh tải

2 3 4

Lt Lp
GC

gt g1
ght

L2
GB
L1 gtg
g2

GA

Hình 2.8. Sơ đồ dồn tải

Các quan niệm tính toán:


Coi tường làm việc với khung thành hệ khung chèn gạch, hệ khung-tường: Phức tạp
Tải trọng tường truyền lên dầm theo lý thuyết dầm tường, chỉ một phần tải truyền lên dầm
còn một phần truyền vào khung thông qua lực tập trung đầu cột
Thông thường:
Coi tường ngăn không chịu lực, trọng lượng tường truyền lên dầm là tải phân bố đều, quan
niệm này việc tính toán là đơn giản nhưng không kinh tế
Các tường chiều dày lớn hơn 200 thường để dầm đỡ dưới (trừ
trường hợp sàn đủ dày)
Các tường ngăn không xây trực tiếp lên dầm khung có thể xây lên
các dầm phụ hoặc trực tiếp lên bản sàn
Tường ngăn xây lên sàn thì cần tính bài toán bản sàn chịu tải tọng
phân bố theo dải rất phức tạp, do vậy thường chấp nhận quy đổi trọng
lượng tường ra tải trọng tĩnh phân bố đều trên toàn ô bản mà nó tác dụng
gst=gtSt/Sb
gt: Tải trọng trên 1m2 tường
St: Diện tích toàn bộ tường xây trong phạm vi một ô bản có diện Hình 2.9 Sơ đồ chất
tích Sb tải
Tải tập trung:

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 23-


Tải tập trung truyền lên khung ngang qua hệ thống dầm dọc và dầm phụ bao gồm các loại tải
sau:
Trọng lượng bản thân dầm dọc hoặc dầm phụ
Trọng lượng tường xây trên dầm dọc
Tải trọng tập trung do sàn truyền vào
Trọng lượng cột
Cách xác định: tương tự như cách xác định tải phân bố sau đó quy vào lực tập trung tác dụng
vào nút khung
Lập sơ đồ tác dụng của tĩnh tải cho khung
Bỏ qua các mô men lệch tâm ở tầng tại các nút biên do trục dầm lệch với trục cột
2 XÁC ĐỊNH HOẠT TẢI ĐỨNG TÁC DỤNG VÀO KHUNG
Sau khi xác định được hoạt tải đứng tác dụng trên 1m2 sàn, để xét sự tác dụng bất lợi của hoạt
tải, thường chất tải theo sơ đồ cách tầng (để được mô men trong cột lớn nhất) cách nhịp (được mô
men trong dầm lớn nhất) hoặc chất toàn bộ lên khung (cho nahf cao tầng do hoạt tải chiếm tỷ lệ
không nhiều so với toán bộ tải trọng)
HT1 HT2

Hình 2.10. Sơ đồ chất tải trọng hoạt tải vào khung

3 XÁC ĐỊNH TẢI TRỌNG GIÓ TÁC DỤNG VÀO KHUNG


Phương tác dụng của tải trognj gió là bất kỳ, chỉ xét đến phương gây bất lợi nhất cho kết cấu
khi tính toán.
Phân tải gió vào khung theo diện chịu tải:
Xác định tải trọng gió phân bố dọc theo chiều cao khung: gồm gió đẩy và gió hút
Tải trọng gió tác dụng lên mái: Hướng tác dụng lên một đoạn mái là theo phương vuông góc
với mặt mái, chiều phụ thuộc vào dấu của hệ số khí động: dấu + là gió hút tác dụng vào mặt mái, dấu
– là gió đẩy, hướng từ mặt mái ra

II.3 Xác định nội lực và tổ hợp nội lực

II.3.1 Nội lực do từng trường hợp tải trọng

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 24-


Khung là kết cấu siêu tĩnh, phương pháp xác định nội lực thông dụng hiện nay là sử dụng
chương trình tính với giả thiết vật liệu là đàn hồi tuyến tính. Các bước sử dụng chương trình như sau:
Phân chia hệ kết cấu thành các phần tử nối với nhau bằng nút
Mô tả các đặc trưng hình học, cơ học, vật liệu của các phần tử
Đặt tải trọng lên khung theo từng sơ đồ cho các trường hợp tải: Tĩnh tải, hoạt tải 1, hoạt tải 2,
gió trái, gió phải, động đất X, động đất Y
Chạy trương trình để tìm ra nội lực trong các phần tử cho các trường hợp trên
Vẽ các sơ đồ: Sơ đồ hình học, sơ đồ phần tử, sơ đồ tải trọng, in các số liệu đầu vào, đầu ra và
các biểu đồ nội lực tương ứng cho từng cấu kiện
Kiểm tra số liệu đầu vào và kết quả đầu ra cuối cùng
Một số phương pháp để kiểm soát số liệu và kết quả từ chương trình: chủ yếu dựa vào kinh
nghiệm, tính toán sơ bộ để phán đoán sự hợp lý của kết quả cuối cùng:
Kiểm tra dạng hợp lý của biểu đồ nội lực trong từng nhịp và sự biến đổi của nó theo các tầng
Kiểm tra lực dọc trong cột do một loại tải trọng gây ra bằng cách tính sơ bộ từ các lực tập
trung và phản lực dầm đơn giản các dầm tầng
Có thể kiểm tra sự cân bằng lực ngang do gió với lực cắt trong cột

2.3.2 Tổ hợp nội lực


Tìm ra được nội lực nguy hiểm tại một số tiết diện dưới tác dụng của nhiều loại tải trọng.
Các loại tổ hợp:
Tổ hợp cơ bản 1: Nội lực do tĩnh tải và nội lực do một hoạt tải gây ra
Tổ hợp cơ bản 2: Nội lực do tĩnh tải công với nội lực do các hoạt tải gây ra, trogn đó nội lực
của các hoạt tải nhân với hệ số 0,9
Tổ hợp đặc biệt:
Tiết diện để tổ hợp:
Cột: Chân cột và đầu cột cho một đoạn cột thuộc 1 tầng gồm: Các cặp nội lực gồm: Mmax, Ntư;
Mmin, Ntư; Mmax, Mtư
Dầm: Có ít nhất 3 tiết diện: Hai đầu dầm và giữa dầm, trường hợp có các lực tập trung giữa
dầm cần chọn tiết diện ngay dưới lực tập trung (do có bước nhảy mô men và lực cắt) và một số tiết
diện khác tùy vào dạng biểu đồ nội lực của dầm. Ở đầu dầm thường cho Mmin và Qmax; ở giữa dầm
thường cho Mmax; ngoài ra nếu dầm còn chịu kéo, nén thì xác định thêm nội lực Qmax, Ntư và Nmax,
Qtư: dùng để tính cường độ trên tiết diện nghiêng có kể đến ảnh hưởng của lực dọc
Chú ý: Khi tổ hợp cần tuân theo các yêu cầu giảm hoạt tải tác dụng theo diện tích và số tầng
được đề cập trong TCVN 2737:1995

II.4 Tính toán và cấu tạo thép khung

II.4.1 Tính toán và bố trí cốt thép dầm


Theo chiều cao nhà thường có các tầng giống nhau, tải trọng đứng giống nhau cả về trị số và
vị trí, nếu nội lực do gió ít thay đổi thì giá trị nội lực trong bảng tổ hợp nội lực không biến đổi nhiều
thì có thể tính toán cho một tầng và bố trí giống nhau cho các tầng tương tự, trường hợp nội lực và sơ
đồ kết cấu khác nhau nhiều ví dụ tầng kỹ thuật, mái thì phải tính toán và bố trí riêng.

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 25-


Quy trình bài toán tính cốt thép dầm:
Từ cấp độ bền bê tông tra bảng Rb và Rbt
Từ nhóm thép của cốt thép dọc, cốt đai tra bảng ra Rs và Rsc, Rsw
Từ bê tông và nhóm thép của thép dọc tra bảng ra R và aR
Tính cốt thép dọc chịu mô men âm
Tính cốt thép dọc chịu mô men dương (đổ toàn khối tiết diện dầm là chữ T)
Tĩnh toán và bố trí cốt đai
Chọn và bố trí cốt thép dầm
Cần thỏa mãn các yêu cầu về chịu lực, cấu tạo, tiết kiệm và thuận tiện cho thi công
Cốt dọc chịu M dương ở đáy dầm thường được kéo dài neo vào nút khung, trường hợp dầm
nhịp lớn và xác định được rõ ràng về biểu đồ bao nội lực thì cho phép cắt bớt cốt thép neo vào gối
Cốt dọc chịu mô men âm không được nối ở gối mà phải neo chắc ở gối biên hoặc kéo dài qua
gối. Thông thường người ta bố trí hai thép dọc ở sát cạnh dầm là các thanh thép liền.

II.4.2 Tính toán và bố trí cốt thép cột


Cốt thép cột khung thường được bố trí đối xứng, để tiết kiệm có thể thay đổi tiết diện cột,
thay đổi mác bê tông cột hoặc giảm diện tích cốt thép bố trí trong cột khi lên tầng cao
Chú ý hàm lượng cốt thép trong cột không được quá 6%, thông thường bố trí không quá 3% ,
khoảng cách giữa các thanh cốt dọc không nhỏ hơn 50mm

II.4.3 Cấu tạo khung toàn khối.


Khung gồm các thanh và các nút. Các thanh là các cấu kiện chịu uốn (dầm, xà ngang) và cấu
kiện chịu nén lệch tâm (cột, xà ngang gãy khúc, xà ngang cong), cũng có khi là cấu kiện chịu kéo lệch
tâm (khi khung đóng vai trò là vách cứng của cấu kiện chịu vỏ mỏng không gian). Việc cấu tạo các
thanh chịu uốn, chịu kéo nén lệch tâm dùng cốt thép mềm trong điều kiện hàm lượng cốt thép bình
thường (<3%)
Đối với khung nhà cao tầng do nội lực trong khung khá lớn và nhu cầu giảm nhỏ tiết diện nên
người ta có thể đặt cốt thép mềm với hàm lượng cao hơn (>3%) hoặc đặt cốt cứng.
Hàm lượng cốt thép mềm tối đa phụ thuộc vào cường độ bê tông, cường độ cốt thép, biến
dạng của bê tông, môđun đàn hồi của cốt thép cũng như các biện pháp cấu tạo nhằm tăng cường sức
chịu lực giữa bê tông và cốt thép. Cốt thép dọc trong cột có thể đạt tới hàm lượng từ 6 đến 8% hoặc
lớn hơn, khi đó cốt đai phải đặt dày hơn theo phương dọc trục cột còn trên tiết diện cột thì các cốt
thép dọc đều phải giằng lại với nhau bằng cốt đai hoặc thanh giằng để hạn chế sự nở ngang của bê
tông như vẽ:

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 26-


Hình 2.11. Bố trí cốt thép cột

Bố trí cốt thép trong cột khi hàm lượng thép dọc >6%
Cốt thép cứng đặt trong dầm và cột khung nhà cao tầng có tác dụng làm giảm kích thước tiết
diện bê tông và làm kết cấu đỡ ván khuôn (do đó không cần cột chống) trong quá trình thi công đổ tại
chỗ. Trong thi công, khung cốt cứng phải chịu trọng lượng ván khuôn, trọng lượng bê tông và cốt
thép, phải chịu gió và các hoạt tải thi công khác, nó được thiết kế như một kết cấu thép. Trong quá
trình sử dụng, bê tông và cộng tác với nhau cùng chịu lực, tức là chịu những tải trọng đặt vào kết cấu
sau khi tạo dựng khung. Nếu chỉ xét điều kiện kinh tế trong việc sử dụng hết khả năng chịu lực của
cốt cứng thì dùng cốt cứng hợp lý khi trọng lượng bản thân của kết cấu không vượt quá 25% tổng tải
trọng.
Bố trí cốt cứng trong tiết diện dầm được thể hiện như trên hình 3.6. Còn trong tiết diện cột thể
hiện như hình 3.7

Hình 2.12. Bố trí cốt cứng trong tiết diện dầm

Trong dầm, cốt cứng có thể có chiều cao lớn, cánh trên trong vùng nén, cánh dưới trong vùng
kéo như trên hình 2.11. Cốt thép mềm phải được đặt theo cấu tạo, cốt đai đặt theo tính toán chịu cắt.
Trong cả dầm và trong cột, cốt cứng có thể là khung làm từ những thanh thép góc cỡ nhỏ hoặc thép
tròn có đường kính lớn với những thanh đứng và thanh chéo tạo thành một dàn thép mà bản thân nó
có giá trị chịu tải trọng thi công.

Hình 2.13. Bố trí cốt cứng trong tiết diện cột


Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 27-
Thông thường hàm lượng cốt cứng trong cột là từ 3 đến 8%. Hàm lượng cốt thép có thể lớn
hơn nữa nhưng không quá 15% để tránh hiện tượng tách bóc bê tông khỏi thép. Nếu cần hàm lượng
bê tông lớn hơn nữa thì chỉ coi bê tông như lớp vỏ bóc không chịu lực.
Theo những kết quả nghiên cứu thực nghiệm thì đối với những cấu kiện cốt cứng được thiết
kế đúng, cốt cứng có thể cùng là việc với bê tông cho đến khi cùng bị phá hoại, ứng suất trong cốt
thép đạt tới giới hạn chảy. Ứng suất ban đầu trong cốt thép xuất hiện trong quá trình thi công không là
giảm cường độ cuối cùng của cấu kiện bê tông cốt thép. Tuy vậy do lực dính giữa bê tông và cốt cứng
kém hơn so với cốt mềm, đặc biệt là cốt có gờ, nên để hạn chế khe nứt người ta thường giảm bớt ứng
suất tính toán cho phép của cốt thép tuỳ thuộc vào tỷ lệ cốt thép cứng được dùng trong tổng số cốt
thép của cấu kiện. Dùng càng nhiều cốt cứng thì ứng suất tính toán cho phép càng giảm nhiều.
Cấu tạo nút khung:
Đối với kết cấu khung, cấu tạo tại nút khung (nối cột với dầm, nối cột với móng v.v...) là rất
quan trọng. Nút khung phải có kích thước hình học và bố trí cốt thép sao cho phù hợp với sơ đồ tính
toán. Nút cứng phải đảm bảo bê tông chịu nén không bị ép vỡ và cốt thép neo vào nút khung không bị
tuột. Trạng thái ứng suất của nút khung khá phức tạp . Sự phân bố ứng suất phụ thuộc rất nhiều vào
hình dáng và kích thước nút khung. Ở các góc đều có sự tập trung ứng suất.
Nếu thay những góc gãy thành những đường cong thì sự tập trung ứng suất sẽ giảm đi. Có thể
căn cứ vào quỹ đạo ứng suất kéo chính để bố trí cốt thép trong nút khung. Tuy vậy khung bê tông cốt
thép là vật liệu phức hợp, không đồng chất và đẳng hướng nên trạng thái ứng suất của nút khung lại
phụ thuộc vào việc bố trí cốt thép trong nút khung đó, cho nên người ta phải tiến hành thí nghiệm
nhiều mẫu nút khung bằng chính vật liệu bê tông cốt thép để rút ra những cấu tạo hợp lý cho các loại
nút khác nhau.

Hình 2. 14. Trạng thái ứng suất tại nút cứng

Xét khung như hình vẽ dưới đây với sơ đồ các nút ghi
trên hình.

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 28-


Hình 2.15. Sơ đồ khung thể
- Cấu tạo của nút ở góc trên cùng (nút A, A’) hiện vị trí các nút cứng được thể
hiện như hình 3.10. Đặc điểm của nút này là giá trị mômen ở đầu dầm (cột) lớn, việc neo cốt thép
chịu kéo của dầm (cột) phải thận trọng vì ở cột không có lực nén truyền từ tầng trên xuống.
Chiều dài neo cốt thép phụ thuộc vào tỷ số với e0=M/N là mô men và lực dọc trong cột; h
là chiều cao tiết diện cột. Tỷ số đó càng lớn thể hiện mô men càng lớn thì cốt thép càng cần phải neo
sâu.
Mômen lớn, cốt thép chịu kéo nhiều, không được cắt tất cả cốt thép ở cùng một tiết diện để
tránh sự tập trung ứng suất.
Khi ≤ 0,25 Cốt thép cột phải đi qua mép dưới của xà ngang ≥25Ø, cốt thép dầm phải neo
sâu vào cột và cách đỉnh cột một đoạn lneo, bán kính cong của thép ≥10Ø
e0
0, 25   0.5
Khi h ở mỗi tiết diện cách nhau 30d chỉ cắt hai thanh cốt thép. Ở nút này có thể
kết hợp việc kéo cốt thép chịu kéo từ dầm xuống cột và từ cột lên dầm. Cốt thép ở cột kéo lên dầm
được cắt theo biều đồ mô men.
Ngoài việc neo cốt thép để chịu mô men uốn ở nút khung và ở góc chúng phải được uốn cong
với r 10d, các cốt thép khác cũng phải có chiều dài neo không nhỏ hơn lneo (Tính toán lneo theo
sách BTCT phần cấu kiện cơ bản)
e0
 0.5
Khi mômen lớn, đặc biệt là đối với trường hợp h , ở góc khung cần cấu tạo nách để
giảm ứng suất nén tập trung, nách khung còn có tác dụng tăng cường khả năng chịu mômen uốn của
dầm. Chiều dài của nách thường không nhỏ hơn 1/10 nhịp xà ngang và chiều cao của nách không quá
0,4 lần chiều cao của xà ngang và không nhỏ hơn 1/6 chiều cao tiết diện cột. Độ dốc của nách khung
từ 1:3 trở nên được coi là có hiệu quả. Dọc theo mép nách khung cần phải đặt cốt thép cấu tạo.
Nếu vì lý do kiến trúc mà không cấu tạo được nách khung thì phải có giải pháp đặt cốt thép
thích hợp để chịu các ứng suất tập trung xung quanh góc vuông phía trong.

Khi

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 29-


e0 e e0
 0.25 0.25  0  0.5  0. 5
h h h
Hình 2.15. Cấu tạo nút khung biên tầng trên cùng
- Cấu tạo của nút cột biên với xà ngang của các tầng giữa (nút C) được thể hiện trên hình
2.15. Cốt chịu kéo của xà ngang phải được neo một đoạn bằng lneo. Nếu cốt thép trong đoạn neo phải
uốn cong thì phải có cốt đai phụ với khoảng cách không lớn hơn 100mm để gia cường. Không nên
uốn cốt chịu kéo của xà vào sâu trong phần cột để người thi công dễ đặt cốt thép khi phải bố trí điểm
dừng đổ bê tông ở gần đỉnh cột. Khi cần thiết có thể là thép chi tiết neo (thép bản hoặc thép hình) vào
đầu thanh thép như trên hình 2.16 và phải tiến hành tính toán ép mặt.

Hình 2.16. Cấu tạo nút khung biên các tầng giữa
- Cấu tạo nút nối cột giữa với xà ngang (nút B) được thể hiện trên hình 2.16 Trong trường
hợp này cốt thép ở xà ngang không cần phải kéo dài vào cột, mà được kéo, uốn, cắt cho phù hợp với
biều đồ mômen và chịu lực cắt giống như trong dầm liên tục. Cần lưu ý rằng đối với cột ngay trong
nút nối trên phạm vi chiều cao dầm vẫn cần phải có cốt đai để giữ ổn định cho cốt dọc.
Đối với khung phải chịu lực chấn động, độ dẻo của mắt khung phải lớn, người ta gia cố thêm
nút khung bằng các thanh cốt dọc và cốt đai ngang, đầu các thanh quy tụ vào nút khung được đặt cốt
đai dày hơn như trên hình 2.17

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 30-


Hình 2.17. Cấu tạo nút khung giữa các tầng giữa
- Ở chỗ xà ngang bị gãy khúc (hình 2.18) dưới tác dụng của mômen dương, lực trong cốt thép
chịu kéo và cốt chịu nén sẽ tạo thành những hợp lực hướng ra phía ngoài. Cần phải có cốt đai chịu
những lực đó, giữ cho cốt thép dọc không bị kéo bật ra ngoài. Góc gẫy a càng nhỏ thì hợp lực hướng
ra phía ngoài càng lớn. Khi góc gẫy a< 1600 thì không những cần cốt đai gia cố mà còn phải cắt cốt
dọc chịu kéo (toàn bộ hoặc một phần) để neo vào vùng bê tông chịu nén như hình 2.18 c. Khi góc gãy
a≥ 1600 có thể uốn cốt
thép qua góc gãy và bố trí
đủ cốt đai như hình 2.18 b

Hình 2.18. Cấu tạo nút Xà ngang gẫy khúc


Diện tích cốt đai để giằng cốt dọc phải được tính toán để đủ chịu hợp lực trong các thanh cốt
dọc không được neo và đủ chịu không dưới 35% hợp lực trong các thanh đã được neo trong vùng
nén. Ta có biều thức:
α
R a Fd cos β  ( 2Fa 1  0.7 Fa 2 ) R 'a cos
2 (2.1)

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 31-


Trong đó:
Fa1 – diện tích các thanh cốt dọc không được neo trong vùng nén.
Fa2 – diện tích các thanh cốt dọc đã được neo trong vùng nén.
a - góc lõm của xà ngang.
 - góc giữa đường phân giác của góc lõm và phương của cốt đai.
Cốt thép đai được tính theo (2.1) phải được bố trí trên chiều dài S hình 2.18
3
S  htg α
8 (3.2)
3
S – là khoảng cách từ điểm B đến điểm C, góc BAC được lấy bằng α.
4
Chi tiết xà ngang gãy khúc này không chỉ gặp ở khung mà thường gặp ở cốn thang gãy khúc
như trên hình 2.19

Hình 2.19. Cấu tạo cốn thang gẫy khúc

Ở các điểm gãy A và B đều xuất hiện mômen dương do tải trọng tác dụng theo chiều từ trên
xuống dưới. Nhưng ở điểm gãy A, hợp lực của các cốt thép chịu kéo đều hướng vào phía trong nên
không phải bố trí cốt đai giằng. Ở điểm gãy B hợp lực của các cốt thép hướng ra phía ngoài nên phải
tính toán và cấu tạo cốt đai giằng giống như đối với xà ngang khung đã trình bày ở trên.
- Mối nối cứng giữa cột và móng được thể hiện như trên Hình 2. 20
Cốt thép dọc trong cột phải kéo thẳng xuống móng. Để tiện thi công, có thể đặt cốt chờ để
nối ở cốt mặt móng hoặc ở cốt 0.00 (cốt mặt nền). Phải đảm bảo yêu cầu nối không quá 50% diện tích
cốt chịu kéo bằng thanh có gờ và không quá 25% diện tích cốt chịu kéo bằng thanh cốt trơn ở một tiết
diện hoặc trên hoặc trên đoạn nhỏ hơn chiều dài neo. Như vậy không được cắt cốt có cùng chiều dài
khi trên tiết diện cột có nhiều hơn 4 thanh thép dọc (cho phép cắt trên cùng một tiết diện với cột chỉ
có 4 thanh thép dọc). Để tiện định vị tim của cột số cốt đai nằm trong phạm vi của móng có thể tăng
hơn so với hình 2.20
Cần lưu ý rằng cao trình ngàm của
cột được tính từ cao trình mặt trên của móng

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 32-


Hình 2.20. Cấu tạo cốt thép tại vị trị cột liên kết cứng với móng

- Mối nối khớp giữa cột và móng được thể hiện trên hình 2.21
Khớp được hình thành do tiết diện bị giảm yếu (theo phương tác dụng của mômen uốn), độ
cứng bị giảm đột ngột, nếu có xuất hiện mômen ở chân cột thì giá trị của mômen cũng không lớn.
Chiều cao tiết diện ở khớp chỉ còn bằng từ 1/2 đến 1/3 chiều cao tiết diện nguyên.
Cột và móng được liên kết bằng những thanh cốt thép thẳng như trên hình 2.21 a hay cốt bắt
chéo 2.21 b. Khi tải trọng lớn thì có thể dùng cốt dọc với các đai lò xo để hạn chế biến dạng ngang
của bê tông như trên hình 2.21 c. Phần tiết diện còn lại của bê tông và cốt thép nối chịu lực dọc truyền
từ cột xuống móng và được tính theo cấu kiện chịu ép cục bộ. Còn lực cắt thì được cân bằng với lực
ma sát. Cũng có thể đưa cốt thép vào trong tính toán chịu cắt.

a) b) c)

Hình 2.21. Cấu tạo cốt thép tại vị trị cột liên kết khớp với móng
Để chịu ép cục bộ, cốt đai ở chân cột phải đạt dày hoặc đặt lưới thép. Mặt trên của móng cũng
phải có lưới thép, tiết diện ngang của nó được tính bằng công thức gần đúng:
P
Fa  (cm 2 )
8000
trong đó:P – lực dọc tính bằng kG.
Khe hở giữa phần cột giảm yếu và móng thường có chiều dày từ 2 đến 4cm và được lấp kín
bằng tấm kim loại mềm như chì hoặc sợi tẩm nhựa.

II.5 Các loại cầu thang và sơ đồ tính toán

II.5.1 Cấu tạo cầu thang

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 33-


a. Khái niệm
Cầu thang là một bộ phận kết cấu công trình, phục vụ giao thông theo phương đứng cho nhà
và công trình, có kết cấu chịu lực bằng bản và dầm. Thang phải đảm bảo yêu cầu đi lại dễ dàng thoải
mái, an toàn và thoát hiểm
Cấu tạo:
Theo nguyên lý kiến trúc:
- Chiều rộng của thân thang: Trong kiến trúc nhà ở dân dụng hiện nay, chiều rộng cầu thang
lớn hơn 0,8m và thường từ 0,9 m đến khoảng 1,2 m; 1,5m hoặc lớn hơn đối với những công trình nhà
ở cao cấp , biệt thự,…
- Độ dốc của cầu thang: Độ dốc của cầu thang quyết định bởi tỷ lệ chiều cao và chiều rộng
của bậc thang, có quan hệ mật thiết với khoảng rộng của bước đi, được tính bằng công thức 2h + b =
600 mm (trong đó h là chiều cao bậc thang; b là chiều rộng bậc thang). Trong các công trình kiến
trúc, độ cao của bậc thang trong nhà thường từ 150 đến 180 mm, chiều rộng tương ứng từ 240 đến
300 mm.
- Kích thước của chiếu nghỉ: Chiều rộng của chiếu nghỉ không được nhỏ hơn chiều rộng của
thân thang và phải lớn hơn một bước chân(62 đến 74cm một bước chân), đồng thời phải thuận tiện
trong quá trình vận chuyển.
- Chiều cao của lan can: Có liên quan mật thiết với độ dốc của cầu thang, cầu thang không
dốc yêu cầu lan can làm cao một chút. Thông thường chiều cao của lan can tính từ trung tâm của mặt
bậc thang đến mặt trên của tay vịn là 900 mm.
- Trong một đợt thang số bậc phải không nhỏ hơn 3 và không lớn hơn 16 bậc riêng với thang
mái thoát hiểm thì cho phép lớn hơn
Yêu cầu về kết cấu: Cầu thang phải đảm bảo yêu cầu chịu lực, độ cứng và độ võng cho phép,
ngoài ra với yêu cầu thoát hiểm thì thang bộ phải có khả năng chống cháy tốt, cầu thang thoát hiểm
khi gặp sự cố chỉ cho phép nứt, không cho phép sụp đổ. Phải thi công được và là một bộ phận hài hòa
cho nội thất công trình
Phân loại:
Theo yêu cầu sử dụng: Cầu thang chính, cầu thang phụ, cầu thang sảnh
Theo vật liệu: Bê tông, BTCT, gỗ, tre, thép, gạch đá,…
Theo phương pháp thi công: Đổ toàn khối hoặc lắp ghép
Theo số đợt: 1 đợt, 2 đợt, 3 đợt, 4 đợt
Theo cấu tạo cầu thang: Có cốn (Limông, bản thang tính toán là bản kê) hoặc không cốn (độ
võng lớn): Theo yêu cầu thẩm mỹ và kết cấu
Thi công: Thi công sàn tầng 1, sàn tầng 2, thang…

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 34-


Hình 2.22 Các loại cầu thang
XÁC ĐỊNH TẢI TRỌNG, NỘI LỰC VÀ BỐ TRÍ CỐT THÉP LÊN TỪNG CẤU KIỆN
Bản thang:
Tĩnh tải: Cấu tạo
B
A

+
=
√ +
+
=
√ +
=
2√ +
=
=
gb=g1+g2+g3+g4+g5

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 35-


pb=ptcnp
qb=gb+pb

II.5.2 Tính toán các bộ phận của cầu thang


Căn cứ vào mặt bằng và mặt cắt kiến trúc để lựa chọn kiểu thang, liên kết của các cấu kiện và
lập mặt bằng kết cấu thang
1. Cầu thang 2 đợt đổ toàn khối
A. CẦU THANG CÓ CỐN:
Các bộ phận và sơ đồ tính

L3
L2
L4

L1 a L1

Hình 2.23: Cầu thang có cốn


Các bộ phận và sơ đồ tính:
Bản thang
Xét tỷ số chiều dài hai cạnh của bản l2xiên/l1 ≥2 tính toán là bản loại dầm, cắt 1 dải theo
phương cạnh ngắn l1 tính toán; l2xiên/l1<2 tính toán là bản kê
Bản chiếu nghỉ xét tỷ số ( 2l1+a)/l3 tương tự là bản loại dầm hoặc bản kê
Cốn thang: Thường thiết kế là dầm lật ngược với bề rộng từ 70÷120mm và chiều cao từ
200÷350mm. Coi là dầm đơn giản kê lên hai dầm hai đầu là dầm chiếu tới và dầm chiếu nghỉ

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 36-


L2

Dầm chiếu nghỉ:


Kê lên tường, coi là dầm đơn giản hoặc kê lên cột. Với dầm kê lên cột thì do cột đã được thi
công lên tầng trên nên tại vị trí dầm ta đặt cốt thép chờ và được thi công sau khi thi công sàn tầng trên
Dầm chiếu tới:
Thông thường dầm chiếu tới kê lên dầm khung, tùy theo kích thước dầm chiếu tới và dầm
khung có thể chọn liên kết hai đầu dầm là ngàm cứng hoặc ngàm đàn hồi. Thông thường để an toàn
khi tính toán cốt thép chịu mô men dương chọn sơ đồ liên kết khớp; khi tính cốt thép chịu mô men
âm chọn sơ đồ liên kết ngàm

2L1+a 2L1+a

Bố trí cốt thép


Bản thang
Trường hợp 1: l2 xiên/l1 ≥2 Tính toán là bản loại dầm: Cắt một dải bản theo phương cạnh ngắn
tính toán
Tĩnh tải tác dụng: gb=g.1m
Hoạt tải tác dụng: pb=q.1m (hoạt tải thang tiêu chuẩn là 300daN/m2 và hệ số độ an toàn là
1,2)
Tổng tải tác dụng: qb=gb+pb
Tính cốt thép chịu mô men dương: coi là dầm đơn giản hai đầu khớp, mô men dương lớn nhất
là:
M=qbl2tt/8
Vị trí bản kê lên tường và cốn thang cũng xuất hiện mô men âm nhưng đặt cốt thép mũ theo
yêu cầu chịu lực cấu tạo như sau:
Kê lên tường: đặt ø 6 a300 và chiều dài thanh thép lk =1/8l1
Bên có cốn: đặt ø6a200, chiều dài thanh thép lk=1/4l1
Bố trí cốt thép như hình vẽ

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 37-


+...

L2
hb/2 bct/2

L1

Ltt

Hình 2.25. Sơ đồ tính và bố trí cốt thép cho bản thang


xiên
Trường hợp 2: l2 /l1 <2 Sơ đồ tính toán như hình vẽ. Tính toán là bản xiên kê bốn cạnh có
hai cạnh kê lên dầm là ngàm, hai cạnh còn lại kê vào tường và cốn là liên kết khớp.
Mô men: M=qb.ltt2 cosa/8
Tính toán cốt thép như cấu kiện chịu uốn
Bố trí cốt thép: Thép chịu lực đặt theo một '
L2
phương:
Bản chiếu nghỉ: cũng tính toán tương tự bản M
thang L2
Xét tỷ số: (2l1+a)/l3
Tính cốn thang Q
Tải trọng tác dụng qct
+ Do trọng lượng bản thân cốn
+ Do bản thang truyền vào cốn
+ Do lan can tay vịn
Phân chia qct thành hai thành phần:
qctcos a: thành phần gây uốn
qctsina: Thành phần gây nén
Cốn thang là cấu kiện chịu uốn, nén xoắn kết hợp cho nên tính toán phức tạp, để đơn giản ta
bỏ qua nén và xoắn và lấy theo cấu tạo để bố trí. Vậy tính cốt thép cho cốn như cấu kiện chịu uốn
Cấu tạo cho cốn thang:
Cho cấu kiện chịu uốn: As
Yêu cầu cho As,ct Ít nhất có một thanh ø8
Diện tích cốt thép phải không nhỏ hơn 10% diện tích bê tông
Cho cấu kiện chịu nén: Diện tích cốt thép phải không nhỏ hơn 0,002bh0
Do là cấu kiện chịu xoắn nên cốt đai phải kín

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 38-


Sau đây là một số cách bố trí cốt thép trong cốn:
b>=150 b<150
As,ct As,ct

As As

Tính toán dầm chiếu nghỉ:


Tính như cấu kiện chịu uốn, nhưng cần kiểm tra giật đứt tại vị trí cốn, thang kê lên tuy theo
kích thước cốn thang, dầm chiếu nghỉ, dầm chiếu tới sẽ đặt cốt treo dạng cốt đai hoặc vai bò
B. CẦU THANG KHÔNG CỐN (HAY GẶP)
- Lập mặt bằng kết cấu

Hình 2.26: Mặt bằng kết cấu cầu thang không cốn

Xác định sơ đồ tính cho bản thang: Bản làm việc 1 phương kê lên dầm chiếu nghỉ và chiếu
tới. Cắt 1 dải 1m coi là dầm kê đơn giản. Tải trọng tác dụng: Như đối với thang không cốn

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 39-


'
L2

L2

Với dầm chiếu nghỉ: Sơ đồ tính: dầm đơn giản. Tải trọng tác dụng gồm:
Một nửa tải trọng từ bản chiếu nghỉ
Tải trọng từ bản thang
Tải trọng bản thân
C. CẦU THANG 3 ĐỢT
L3

L3
L2

L2
L4

L4

L1 A L1 L1 A L1

Hình 2.27: Cầu thang 3 đợt: mặt bằng và các bộ phận kết cấu_phương án 1
Phương án 1:
Sơ đồ tính cho các bộ phận kết cấu thang:
Bản thang 1: Xét tỷ số l2 xiên /l1 nếu lớn hơn hoặc bằng 2 là bản loại dầm, cắt dải bản theo
phương cạnh ngắn tính toán; nếu nhỏ hơn 2, tính toán là bản kê 4 cạnh
Bản thang 2 và hai bản chiếu nghỉ: Xét tỷ số (2l1+a)/l3
Cốn thang: Dầm đơn giản
Dầm chiếu nghỉ DCN1:

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 40-


q1: Do nửa tải trọng bản thang+ tải bản thân dầm
q2 : Tải trọng tập trung do cốn thang truyền vào

L1 a L1

Dầm chiếu nghỉ DCN2: Sơ đồ tương tự dầm chiếu nghỉ DCN1 nhưng tải trọng tác dụng khác

L1 a L1

Dầm chiếu tới DCT

Phương án 2:
Sơ đồ tính cho các bộ phận kết cấu thang:

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 41-


L3
L2
L4
L1 A L1

Hình 2.28: Cầu thang 3 đợt: mặt bằng các bộ phận kết cấu_phương án 2
Bản thang 1+Bản chiếu nghỉ: Xét tỷ số (l2+l3)/l1 nếu lớn hơn hoặc bằng 2 là bản loại dầm, cắt
dải bản theo phương cạnh ngắn tính toán; nếu nhỏ hơn 2, tính toán là bản kê 4 cạnh
Bản thang 2: Xét tỷ số a/l3
Dầm D3: Kê lên D1 và D2 là dầm đơn giản, nhịp là a
Dầm D1 : Kê lên dầm chiếu tới DCT và dầm chiếu nghỉ DCN

L1 L3

Dầm D2 : Tương tự D1
Dầm chiếu tới : DCT

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 42-


L1 a L1

Dầm chiếu nghỉ DN2

L1 a L1

Ví dụ cấu tạo cốt thép :

dÇm dcn

+...

+....

Hình 2.29: Bố trí cốt thép dầm chiếu nghỉ


Phương án 3:
Hình 2.28: Cầu thang 3 đợt: mặt bằng các bộ phận kết cấu_phương án 2

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 43-


L3
L2
L4
L1 A L1

Hình 2.30: Cầu thang 3 đợt: mặt bằng các bộ phận kết cấu_phương án 3
Sơ đồ tính cho các bộ phận kết cấu thang: SV Tự nghiên cứu

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 44-


Câu hỏi và bài tập ôn tập chương 2:
Câu 1: Khi nào có thể tách khung phẳng ra để tính toán. So sánh kết quả nội lực của sơ đồ
khung phẳng và khung không gian (định tính)
Câu 2: Tại sao hoạt tải cần chất cách tầng cách nhịp (chương 2)
Câu 3: Phân biệt bản loại dầm và bản kê 4 cạnh. Tại sao khi tính bản kê bốn cạnh lại tính toán
theo phương cạnh ngắn
Câu 4: Phân biệt nút khung nhà thấp tầng và cao tầng
Câu 5: Khi nào và tại sao tính sàn theo phương cạnh ngắn của sàn BTCT
Câu 6: Vì sao khi tính độ võng và vết nứt lại lấy tải trọng tiêu chuẩn để tính tóan
Câu 7: Cho nhà có chiều cao 8 tầng, chiều cao tầng là 3,6m. Nhà chỉ xây tường 220 bao
ngoài, tải trọng tính toán 540kg/m2 tường. Tải trọng phụ thêm do các lớp cấu tạo sàn 150kg/m2. Hoạt
tải tính toán trên sàn 240kg/m2. Hãy sơ bộ xác định: Chiều dày sàn, kích thước các dầm và kích
thước cột tầng 1 của khung trục 3
Các nhịp: 6; 3; 6m bước 4,5m
Câu8: Cho một cột tiết diện 22x50cm chiều dài tính toán l0=3,6, (3,9m)cặp nội lực tính toán
M=6Tm, (9,5) N=125(110)Ttrong đó Mdh=3,5(6)Tm; Ndh=96(100)T. Cốt thép đã đặt là 3phi 28 và 3
phi 25 (đặt đối xứng 3 phi 25)biết hệ số uốn dọc cột là 1,2 Vật liệu sử dụng là B15và cốt thép AII.
Hãy kiểm tra tra khả năng chịu lực của cột 3Ø22 2Ø20
1 2
Câu 9: Cho nút khung như hình vẽ:

400
- Hãy cấu tạo nút khung và giải thích 2Ø20
3 M=10Tm
- Chọn cốt đai theo cấu tạo và cấu tạo mặt cắt tiết diện dầm,
3Ø20 3Ø20
cột tại tiết diện 1-1 và 2-2 5 4

- Triển khai kích thước đầu thanh thép


500

Câu 10: Cho tiết diện cột 30x50cm, tiết diện dầm 30x60cm. N=50T
Nội lực tính tóan trong cột là M=26Tm; N=52Tm; dầm là M=26Tm;
Q=5T
Cốt thép trong cột tại nút khung đang xét là Fa=14cm2; Fa’=7,2cm2; của dầm là Fa=18cm2;
Fa’=6,8cm2. Chọn cốt thép bố trí và cấu tạo cho nút khung.

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 45-


CHƯƠNG 3: NHÀ KHUNG BTCT LẮP GHÉP VÀ
NỬA LẮP GHÉP
III.1 Cấu tạo và hệ chịu lực của nhà khung lắp ghép

III.1.1 Khái niệm chung


Để đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa, công nghiệp hóa ngành xây dựng, nhu cầu xây dựng các
công trình lắp ghép ngày càng phát triển
Khung BTCT được thiết kế gồm các cấu kiện cột, dầm, kể cả móng, tấm sàn được chế tạo sẵn
ở nhà máy và vận chuyển đến công trường để lắp ghép lại
Ưu điểm:
Đáp ứng được nhu cầu công nghiệp hóa ngành xây dựng, tính chất cơ giới hóa thi công cao
Thi công hàng loạt, thiết kế điển hình, giảm giá thành xây dựng
Tiến độ thi công nhanh, giảm nhân lực làm việc ở hiện trường, không phụ thuộc vào thời tiết
lúc thi công
Chất lượng cao (sử dụng vật liệu có cường độ cao), cấu kiện chịu lực ngay sau khi lắp ghép
Nhược điểm:
Độ cứng của công trình giảm so với khung toàn khối, phụ thuộc nhiều vào độ cứng của liên
kết, dễ xuất hiện vết nứt trong công trình
Giải quyết các liên kết khá phức tạp, tốn nhiều vật liệu cho việc liên kết, chất lượng các mối
liên kết khó kiểm soát. Chi phí thép và nhân công cho một mối nối là không nhỏ
Hệ chịu lực:
Cột: Có tiết diện chữ nhật hoặc vuông, chiều cao cột bằng 1 hoặc 2 tầng.
Cột thường được thiết kế có vai theo phương khung để làm chỗ tựa cho dầm. Ở đầu cột cần
gia cố từ 4-10 lưới thép ngang để chịu ứng suất cục bộ và tránh nứt vỡ do va chạm khi cẩu lắp
Liên kết nối cột thường ở trên xà ngang. Liên kết cột với móng thường đặt vào hốc chừa sẵn
trong móng.
- Xà ngang: Có thể có tiết diện chữ nhật, chữ T. Dùng chữ T có cánh phía dưới để gác panel,
làm giảm chiều cao của sàn.
Có thể bằng BTCT thường hoặc BTCT ứng lực trước

III.1.2 Nguyên tắc tính toán và nguyên tắc truyền tải panel
a. Nguyên tắc tính toán:
Nguyên tắc tính toán khung BTCT lắp ghép và nửa lắp ghép không khác so với khung BTCT
đổ tòan khối
Cần có những nhận xét để chuyển từ sơ đồ thực về sơ đồ tính toán hợp lý và tìm cách đơn
giản sơ đồ tính, cần tính toán và cấu tạo mối nối để được như giả thiết tính toán, ngoài ra khác với
khung BTCT toàn khối thì cần phải tính toán kiểm tra thêm khi vận chuyển cẩu lắp các cấu kiện lắp
ghép
b. Nguyên tắc truyền tải panel

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 46-


Panel (tấm sàn) là cấu kiện BTCT đúc sẵn ở nhà máy hoặc tại công trường, được vận chuyển
đến công trường, dùng các phương tiện cẩu lắp vào đúng vị trí thiết kế. Panel là cấu kiện làm việc
theo một phương, kê lên hai đầu đối diện là dầm, tải trọng tác dụng chỉ truyền theo phương liên kết.
c. Phân loại:

30
25 30
Theo hình dáng: 50 50 50 50

25
Tấm đặc: Kích thước nhỏ, Cách âm 580 1180
kém, tốn vật liệu, thường đặt ở vị trí nhịp nhỏ

30
15
như hành lang, nhà dân dụng. Sơ đồ tính là

220
165
dầm đơn kê lên hai gối là dầm hoặc tường

3025
Tấm có lỗ: Các âm tốt, tiết kiệm vật 520

liệu, lỗ rỗng có thể là hình tròn, hình bầu dục,

220
165
hình thang,… Panel có thể có một hoặc nhiều
lỗ, bề dày tối thiểu của bản cánh panel là 20- 335 335 335

165 30 25
30mm, của sườn là 25-35mm

220
Tấm có sườn: Gồm có bản nằm ngang,
các sườn dọc và sườn ngang

25
25
TÍNH TOÁN PANEL: đối với panel
130 130

60
cần kiểm tra cả về tổng thể cũng như về sự

200
chịu lực cục bộ tại các bộ phận như sườn, bản

350
Tổng thể: Xem mỗi panel là một dầm
đơn giản kê lên hai gối tự do. Để tính được cốt
80
thép cần qui đổi tiết diện thật của panel thành 1490

tiết diện tính toán tương đương: Chữ T đối với


panel sườn, chữ I đối với panel hình hộp Hình 3.16: Phân loại Panel
Quy đổi: Bản cánh chịu nén lấy bằng
chiều rộng panel, nếu chiều dày bản cánh khá bé hf’≤0,1h thì bề rộng tính toán của bản cánh lấy như
sau: bf’≤12(n-1)hf’+b
Trong đó n là số sườn trong tiết diện ngang panel
Bề rộng sườn T hoặc I: b=∑bs.i
Cục bộ: Coi bản ngàm đàn hồi với sườn, sườn ngang coi là kê tự do lên sườn dọc sườn dọc
kê tự do lên dầm
Khi kiểm tra độ võng cần quy đổi thành tiết diện tương đương để tính toán, khi đó các lỗ hình
tròn được quy đổi thành lỗ hình vuống cạnh a=0,866d
Panel có lỗ:
Tính bản: Cắt theo phương ngang một dải có bề rộng b=1m. Bản làm việc như một dầm liên
tục nhiều nhịp có gối là các sườn, tải trọng tác dụng là q=(p+b)B(daN/m). Thường bản tính theo sơ đồ
dẻo
Tính sườn: Sườn là dầm đơn giản kê lên dầm khung, tiết diện chữ T có b=bs, bf’ bằng khoảng
cách giữa hai sườn. tải trọng tác dụng là q=(p+g)bf’

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 47-


h
h
h bs bs L

b
B

Sơ đồ tính bản
L0b L0b L0b
q B

Sơ đồ tính sườn

L0

PanelHình
sườn:3.17: Sơ đồ tính tóan bản và sườn panel
Xét tổng thể:
Xem panel như một dầm đơn giản tựa hai đầu lên dầm khung
Chiều dài tính toán L0
Tiết diện tính toán: Chữ T tương đương: Bề rộng sườn b=∑bs.i với bf’=B
Tải trọng tính toán: q=(g+p)B
Tính toán nội lực: M=qL02/8; Q=qL0/2
Sau khi tính được cốt dọc và cốt đai ta phân phối cốt thép theo độ cứng cho các sườn. Diện
tích cốt dọc (đai) cho mỗi sườn:
As.i=Asbs.i/∑bs.i
Cục bộ:
Tính bản: Bản làm việc như bản kê 4 cạnh trên các sườn dọc và sườn ngang
Tính sườn ngang: Dầm đơn giản tựa lên hai sườn dọc chịu tải trọng gồm: Trọng lượng bản
thân và tải do sàn truyền vào(dạng tam giác hoặc hình thang), tiết diện tính toán là tiết diện chữ T
Tính sườn dọc: Dầm đơn giản kê lên dầm khung. Tải trọng tác dụng gồm: Trọng lượng bản
thân, tải trọng từ sàn truyền vào (dạng tam giác hoặc hình thang)

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 48-


q=(g+p)B

L0

q=(g+p)B

g 0

L
hs

B0
H

bs b bs
B
q=(g+p)B/2

g 0

L0

Hình 3.18.Sơ đồ tính tóan panel tổngthể, tính sườn ngang, sườn dọc
Kiểm tra tính toán khi vận chuyển cẩu lắp
Khi vận chuyển và cẩu lắp, panel được kê lên hai gối tại các vị trí treo móc cẩu
Tại vị trí móc cẩu xuất hiện mô men âm và cần tính toán cốt thép trong panel đủ chịu mô men
này

C L-2C C

Hình 3. 19. Cẩu panel

III.2 Sơ đồ kết cấu khung lắp ghép và nửa lắp ghép, sơ đồ bố trí sàn,
mái
III.2.1 Sơ đồ khung lắp ghép
Đối với khung lắp ghép, việc tạo nút cứng là khó khăn hơn nhiều so với khung bê tông cốt
thép toàn khối. Vì vậy việc phân nhỏ khung thành những phần riêng biệt để chế tạo trên phân xưởng
hoặc trên sân bãi rồi tiến hành lắp ghép vào vị trí thiết kế đòi hỏi nhiều yêu cầu kỹ thuật trong đó
khâu chế tạo rồi lắp ghép chính xác là đáng quan tâm nhất.

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 49-


Tuy vậy, mối nối khớp rất dễ thực hiện với kết cấu khung lắp ghép, nên các nhà một tầng có
sơ đồ như hình 3.5. khá thích hợp với khung lắp ghép và được sử dụng rộng rãi trong xây dựng dân
dụng và công nghiệp.

a) b)

d) c)

Hình 3.5. Sơ đồ kết cấu các dạng khung một tầng lắp ghép
Cột bê tông cốt thép lắp ghép kết hợp với dầm mái, dàn mái bằng thép bằng bê tông cốt thép
cho phép là nhà có nhịp lớn hơn 18m, 24m, 36m. Trong nhà có thể có cầu chạy trên vai cột hoặc cầu
chạy treo vào kết cấu mái.
Nhiều nhà công cộng được dựng lắp theo sơ đồ trên hình 3.5a và b. Các sơ đồ này cũng thích
hợp với kết cấu nhà kho.
Sơ đồ trên hình 3.5c được dùng cho các nhà có nhịp đến 15m có mái dốc lợp bằng vật liệu
nhẹ. Do kết cấu là tĩnh định nên không phát sinh nội lực do lún không đều. Liên kết khớp giữa cột và
móng tạo điều kiện dễ dàng hơn trong việc giải quyết bài toán nền móng. Cấu tạo một mối nối khớp
này khá đơn giản chỉ cần giảm tiết diện chân cột, chôn chân cột vào cốc móng một độ sâu bằng 1/10
đến 1/8 chiều cao tiết diện cột nhưng không nhỏ hơn 10cm và phải tính toán để ở chân cột không có
lực kéo.
Sơ đồ trên hình 3.5d cũng hay được dùng vì có tính ổn định cao hơn so với sơ đồ 3.5c
Đối với khung nhiều tầng việc chia cắt thành các các cấu kiện lắp ghép (là những phần riêng
biệt để chế tạo sẵn) phải xuất phát từ khả năng của thiết bị cẩu, sự thuận tiện trong chế tạo, chất kho,
chuyên chở cẩu lắp và hàn nối, dễ hoán vị cấu kiện, dễ sử lý sai số khi chế tạo và dựng lắp.
Mối nối có thể là khớp (chỉ truyền lực cắt và lực dọc), cũng có thể là cứng (phải truyền cả lực
cắt, lực dọc và mômen). Dù là mối nối khớp hay cứng thì sau khi nối phải đảm bảo cho kết cấu có đặc
trưng làm việc giống như sơ đồ tính toán, nghĩa là làm việc như một kết cấu không bị chia cắt.
Một số phương án chia cắt khung:

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 50-


Phương án a) Lắp dựng các cấu kiện cột và xà ngang cho một tầng, độ cứng của khung lớn
hơn, Có ưu điểm là giảm số lượng mối nối nên dung sai lắp ghép nhỏ hơn, nhưng trọng lượng cấu
kiện khác nhau quá nhiều, cấu kiện khó chất kho và chuyên chở. Nhưng khi có sai sót ở thi công hay
thiết kế thì không lắp dựng được
Ở phương án b) mối nối được đặt ở chỗ có mômen nhỏ nhưng cột có hình chữ thập nên khó
chất kho, chuyên chở, khó dựng lắp, định vị cho đúng tâm và khó tiến hành nối ghép. Dung sai lớn
Ở phương án c, các cấu kiện đều thẳng, dễ chế tạo, chất kho, chuyên chở, trọng lượng các cấu
kiện tương đối giống nhau. Tuy nhiên mối nối dầm phải nằm ở vị trí có mômen lớn nhất.
Phương án d) có nhược điểm là chênh lệch về trọng lượng các cấu kiện quá lớn, nếu cấu kiện
chữ H có sai số về kích thước thì rất khó xử lý, dựng lắp và hàn nối.
Trong nhà công nghiệp người ta thường hay sử dụng phương án e) cột có vai để đỡ dầm.

a) b)

c) d)

e)
Hình 3.6. Các phương án chia cắt khung
BTCT lắp ghép

III.2.2 Sơ đồ khung nửa lắp ghép


Sơ đồ khung nửa lắp ghép, về cơ bản cũng giống
với sơ đồ khung lắp ghép. Việc chia cắt khung nên chọn phương án c) và e) trong đó cột có thể cắt

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 51-


từng tầng hoặc hai tầng. Dầm được chế tạo không hoàn chỉnh, phần còn lại sẽ được đổ tại chỗ cùng
với mối nối và liên kết Panen sàn.

III.3 Cấu tạo mối nối


Yêu cầu về mối nối: Đảm bảo về độ cứng, độ bền tức là cho phép truyền ứng suất từ bộ phận
này sang bộ phận khác, đảm bảo cho cấu kiện có đủ độ cứng và ổn định
Dung sai lắp ghép trong phạm vi cho phép

III.3.1. Phân loại mối liên kết:


Theo tính chất làm việc:
Mối nối cứng (M, N, Q)
Mối nối khớp (M=0, N,Q)
Theo đặc điểm cấu tạo:
Mối nối khô: Được thực hiện thông qua hàn nối hoặc liên kết bằng bu long những chi tiết
bằng thép đặt sẵn ở đầu cấu kiện (các chi tiết này phải được nối với cốt thép chịu lực) thường được
gọi là chi tiết chôn sẵn. Loại liên kết này thường gặp ở liên kết kết cấu thép. Dùng khi M nhỏ (e0 ≤
0,2h).
Ưu điểm: Chịu lực ngay sau khi liên kết thực hiện xong và có thể tiếp tục quá trình lắp ghép.
Sử dụng rộng rãi
Khuyết điểm: Phải dùng thêm thép liên kết, việc chế tạo liên kết phức tạp, đòi hỏi thợ hàn
giỏi, độ chính xác cao khi chế tạo và lắp ghép.
Mối nối ướt: Thực hiện bằng cách đặt cốt thép liên kết, liên kết các cốt thép chịu lực của cấu
kện rồi chèn bê tông mác cao vào chỗ nối. Dùng khi M lớn (e0 > 0,2h).
Ưu điểm: dễ thi công, chi phí thép cho mối nối ít và không cần phải hàn tại hiện trường, mối
nối được bảo vệ tốt.
Khuyết điểm: Không chịu lực ngay sau khi liên kết được thực hiện, Khả năng chịu tải của mối
nối chỉ đạt được khi bê tông đổ vào mối nối đủ cường độ cần thiết, tốn giàn giáo đỡ và thời gian thi
công chậm. Việc thi công mối nối ướt phải đổ bê tông tại chố đòi hỏi phải có sự giám sát kỹ thuật
chặt chẽ, khó quản lý chất lượng.

III.3.2 Cấu tạo và tính toán mối nối


Sơ đồ nguyên tắc về mối nối ướt và khô được thể hiện trên hình 3.7

1- Cột
2 - Dầm
3 - Thép nối
4- Đường hàn

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 52-


Mối nối ướt. Mối nối khô.
Hình 3.7. Các loại mối nối trong khung BTCT lắp ghép
Hình 3.8 thể hiện một mối nối khớp giữa cột và dầm. Dầm được gối lên
côngxôn nhỏ của cột. Côngxôn đó phải đủ chịu lực cắt bằng phản lực gối tựa của
dầm. Tại mối nối tiết diện dầm bị giảm, giá trị M nhỏ nên có thể coi như khớp.
Hình 3.8. Mối nối khớp giữa cột và dầm
1, 2 và 5 – các chi tiết chôn sẵn
3 – thép bản dùng để nối
4 – côngxon.
Hình 3.9 thể hiện hai phương án mối nối cứng giữa dầm và cột thường
dùng trong nhà công nghiệp. Ở phương án a) cột được nối ngay ở khu vực nối
dầm. Cốt thép chịu mômen âm (1) (xuyên qua cột) được nối hàn với hai đầu dầm
thông qua chi tiết chôn sẵn (5). Sau khi đổ bê tông sỏi nhỏ chèn kẽ (3) và hàn mép
dưới dầm với vai cột, nút cứng được hình thành.

Hình 3.9. Mối nối cứng giữa cột và dầm


Ở phương án b, cốt thép chịu mômen âm (6) không xuyên qua cột mà kẹp ở hai bên cột nhờ
dầm có bề rộng lớn hơn bề rộng cột.

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 53-


Để xác định diện tích cốt thép chịu mô men âm (1) hoặc (6) và chiều dài đường hàn, có thể
dùng sơ đồ nội lực như trên hình 3.10. Trên hình 3. 10a, M và Q là nội lực ở tiết diện đầu dầm; trên
hình 3. 10b, N là lực mà cốt thép 1 hoặc 6 phải chịu. Giá trị của N và diện tích cốt thép được tính theo
công thức:
M N
N ; Fa  ;
Zb Ra
Nếu lực nén N ở mép dưới chỉ xem như được truyền qua đường hàn phía dưới thì Zb là
khoảng cách giữa trọng tâm cốt thép chịu kéo và trọng tâm đường hàn phía dưới. Nếu phải sử dụng
bê tông chịu nén thì Zb được xác định như đối với cấu kiện bê tông chịu uốn.

1 – Cột
2 – Dầm

a) b)

Hình 3.10. Sơ đồ nội lực ở mối nối


Hình 3.11 thể hiện một phương án nối cột chịu được mômen (nối cứng). Ở hình 3.11a chỉ nối
bốn thanh thép ở góc tiết diện, mối nối này thích hợp với tiết diện có mômen uốn nhỏ. Khi hàn cốt
thép phải có phễu làm máng hàn. Tổng chiều cao phần nối phải không nhỏ hơn 30cm và không nhỏ
hơn 8 lần đường kính của cốt được nối. Cách nối cột này khá tiết kiệm so với các phương án nối
khác, tuy vậy nó đỏi hỏi việc chế tạo chính
xác để đảm bảo có thể hàn các thanh thép ở
đúng vị trí đối đầu.

Hình 3.11 Mối nối cột


a) Nối 4 thanh ở góc
b) Nối các thanh trên chu vi

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 54-


1- Cốt thép được nối
2- BT đổ sau khi nối
3- Bản thép định vị tâm tiết diện.
4- Chỗ hàn cốt thép.

a) b)

Hình 3.12 thể hiện một phương án khung nửa lắp ghép trong đó dầm 2 được chế tạo chưa
hoàn chỉnh, nghĩa là nó chỉ đủ để chịu tải trọng khi thi công (gồm trọng lượng panen sàn, người và
thiết bị thi công) với sơ đồ dầm đơn giản. Sau khi gác panen 3, luồn các cốt thép chịu mômen âm qua
lỗ đặt sẵn ở thân cột. Sau khi đổ bê tông ta có một kết cấu toàn khối có độ cứng lớn. Trong điều kiện
cần kết hợp giữa thủ công với cơ giới nhỏ thì phương án nửa lắp ghép nên được áp dụng.

Hình 3.12. Khung nửa lắp ghép


Cột ; 2- Dầm chế tạo chưa hoàn chỉnh ; 3- Panen sàn
Cốt thép phía trên dầm; 5- Cốt đai chờ
6- BT đổ tại chỗ.

Câu hỏi và bài tập ôn tập chương 3:


Câu 1: Phân loại kết cấu BTCT lắp ghép
Câu 2: Thiết kế kết cấu BTCT lắp ghép cần thiết kế thêm những phần nào so với KC BTCT
toàn khối
Câu 3: So sánh ưu nhược điểm của kết cấu BTCT thi công tòan khối và lắp ghép.

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 55-


CHƯƠNG IV: KẾT CẤU NHÀ CÔNG NGHIỆP MỘT
TẦNG BTCT
IV.1 Khái niệm chung và sơ đồ kết cấu

IV.1.1 Khái niệm chung


Nhà công nghiệp một tầng lắp ghép được sử dụng rất rộng rãi. Hầu hết các công trình công
nghiệp như: luyện kim, cơ khí chế tạo máy, bê tông đúc sẵn... là thuộc loại nhà này. Đồng thời nhà
công nghiệp một tầng cũng rất hay sử dụng trong các công trình nông nghiệp như trại chăn nuôi, các
kho tàng...
Ưu điểm: Dễ tổ chức dây chuyền vận chuyển trong nội bộ phân xưởng và giữa các phân
xưởng với nhau, dễ tổ chức việc thông gió, chiếu sáng, đặc biệt dễ bố trí các thiết bị nặng, có kích
thước lớn và các thiết bị có gây ra rung động. Thi công lắp ghép thuận tiện, giảm được nhiều dàn
giáo, ván khuôn, nhanh chóng đưa công trình vào sử dụng do đó hạ được giá thành xây dựng.

IV.1.2. Sơ đồ nhà, các bộ phận cơ bản của kết cấu nhà CN.
Các bộ phận của nhà:
Dạng thường gặp của nhà công nghiệp một tầng lắp ghép thể hiện như hình vẽ

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 56-


Hình 4.1. Các bộ phận trong Nhà công nghiệp một tầng BTCT
1- cột ; 2- dầm mái ; 3- dầm cầu trục ; 4- móng ;
5- cầu trục ; 6- cửa mái ; 7- trục đường cầu trục.
Phần trên cùng của nhà là mái. Kết cấu đỡ các lớp phủ mái (để đảm bảo cách nhiệt, cách
nước...) là panen mái hoặc tấm mái. Kết cấu chịu lực chính của mái là dầm mái, dàn mái, vòm, chúng
tựa lên cột hoặc tựa lên tường và đặt theo phương ngang nhà. Nếu dùng panen cỡ lớn có đủ chiều dài
để gác từ dầm mái (dàn mái, vòm) này sang dầm mái (dàn mái, vòm) kia thì không cần làm xà gồ.
Nếu dùng panen nhỏ thì phải dùng xà gồ.
Để lấy ánh sáng và thông gió, trên mái có thể bố trí cửa mái. Khung cửa thường tựa trực tiếp
lên dầm mái (dàn mái, vòm).
Dưới dầm mái là cột. Trong nhà có cầu trục, cột thường có vai để đỡ dầm cầu trục. Dầm cầu
trục và dầm giằng ở hàng cột ngoài đi theo phương dọc nhà, cùng với kết cấu mái đảm bảo độ cứng
theo phương dọc nhà.
Móng, cột và dầm mái tạo thành khung ngang nhà. Kết cấu mái, móng, cột, dầm cầu trục tạo
thành khung dọc nhà.

IV.1.3 Thiết bị vận chuyển theo phương thẳng đứng


Thiết bị vận chuyển theo phương ngang nhà thường dùng xe, tải trọng truyền trực tiếp xuống
nền công trình
Thiết bị vận chuyển theo phương thẳng đứng sẽ truyền xuống dầm cầu trục, kết cấu mái hoặc
kết cấu chịu lực mái truyền xuống cột
Móc cẩu : Sức trục ≤5T
Gồm một dầm dọc thép chữ I định hình được liên kết cố định vào mắt dàn thanh cánh hạ.

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 57-


Thiết bị nâng và xe con sẽ dịch chuyển bằng bánh xe con xuống mặt dưới của dầm chữ I
Phạm vi sử dụng : Hẹp, dịch chuyển theo 1 tuyến cố định thẳng
M¾t dµn

DÇm I

B¸nh xe

M?c cÈu

a) b)

Cần trục treo : Sức trục ≤10T


Vận hành : Gồm 2 đến 3 dầm thép chữ I được cố định vào mắt dàn, dầm thép chữ I ngang di
chuyển bằng bánh xe tỳ trên mặt dưới của dầm chữ I dọc
Xe con và thiết bị nâng và buồng điều khiển di chuyển theo phương ngang nhà trên những
bánh xe tỳ trên mặt dưới của dầm chữ I ngang
Phạm vi sử dụng : Rộng rãi
Cầu trục: Sức trục ≤500T
- Thân cầu trục : Dầm chữ I hoặc dàn thép (2 cạnh liên kết tạo thành hệ dàn kết cấu di chuyển
trên 4 bánh xe) bánh xe di chuyển trên ray
- Ray : Bố trí trên dầm cầu trục
- Xe con : Di chuyển trên thân cầu trục theo phương ngang nhà
Phạm vi sử dụng : Rộng rãi
Để nâng vật nặng : Sử dụng pa lăng, dây cáp, điện được liên kết với thanh thép cứng tạo ra
móc cẩu mềm và cứng
Căn cứ vào tốc độ di chuyển của cầu trục trong thời gian làm việc một ca mà quy định chế độ
làm việc của cầu trục : Nhẹ, trung bình, nặng, rất nặng

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 58-


IV.1.4. Bố trí mặt bằng nhà:
Khi bố trí mặt bằng của nhà thì nên cố gắng bố trí hợp khối, khi đó nhà sẽ có nhiều nhịp. Việc
bố trí hợp khối sẽ giảm được diện tích tường bao che, giảm diện tích chiếm đất của cả nhà máy, đồng
thời phù hợp với phương diện kết cấu về chịu tải trọng ngang, nội lực trong cột của khung ngang nhà
khi chịu tải trọng gió sẽ giảm đi một cách đáng kể.
Khoảng cách hai cột theo phương ngang nhà gọi là nhịp (L), còn hai cột theo phương dọc nhà
gọi là bước cột (a).
Để định hình hoá các cấu kiện, nhịp nhà lấy là bội số của 6m tức là 6, 12, 18, 24, 30m ...Bước
cột thường là 6m hay 12m.
Chọn chiều dài nhịp và bước cột phải xuất phát từ điều kiện kinh tế: chi phí vật liệu, giảm lao
động chế tạo, lắp dựng và sử dụng tốt nhất diện tích nhà. Thường bước cột biên lấy bằng 6m. việc
tăng bước cột này chỉ cho phép khi có panen tường dài 12m hoặc độ ổn định của tường dọc không
phụ thuộc vào bước cột.
Trục định vị lấy như sau:
+ Đối với cột giữa: trục phân chia trùng trục hình học

+ Đối với cột trục biên: nhà không có cầu trục và nhà có cầu trục
với sức trục Q  30T,
trục phân chia trùng mép ngoài hàng cột biên. Khi sức trục Q> 30T, trục phân chia đi lùi
vào trong một đoạn 250mm.

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 59-


Tại vị trí tường đầu hồi, khoảng cách mép trong của tường đầu hồi và trọng tâm cột là500
Tại vị trí tiếp giáp khe nhiệt: Lùi 500 như hình vẽ

500 500 500

- Với kết cấu nhà công nghiệp một


tầng lắp ghép nên sử dụng các cấu kiện định
hình, khi đó, nhịp nhà (nhịp khung ngang) xác
định như sau:
L  LK  2
L - nhịp nhà (nhịp khung ngang);
LK - nhịp của cầu trục( xác định theo
sức trục của cầu trục)
 - khoảng cách từ trục định vị đến
trục dầm cầu trục.  = 750mm hoặc 1000mm.

IV.1.5. Mặt cắt ngang công trình:


Trong nhà công nghiệp có cầu trục,
chiều cao nhà được quyết định bởi cao trình
đỉnh ray (ký hiệu R). Chiều cao này phụ
thuộc vào chiều cao các thiết bị cố định đặt
trong nhà máy, vào chiều cao của sản phẩm,
vào vị trí cao nhất của móc cẩu...
Các kích thước cho trên hình vẽ xác
định như sau:
Hdcc chiều cao dầm cầu trục
Hr chiều cao ray và các lớp đệm. Hình 4.2 Mặt cắt ngang Nhà công nghiệp một tầng

Cao trình nặt nền +/-0.00


Cao trình vai cột V= R-(Hc+ Hr)
Cao trình đỉnh cột Đ= R+ Hcc+ a1 (a1≥100)

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 60-


Chiều dài phần cột trên Ht= D-V
Chiều dài phần cột dưới Hd= V+ a2 (a2≥400)
ht, hd là chiều cao tiết diện phần cột trên và phần cột dưới.
Hcc Chiều cao dầm cầu chạy, phụ thuộc vào sức trục cho trong bảng phụ lục 3, Tài liệu Kết
cấu BTCT phần Kết cấu nhà cửa.

IV.2. Cấu tạo cột

IV.2.1. Cấu tạo chung


Trong nhà không có cầu trục: cột thường có tiết diện chữ nhật. Khi
H< 7m: tiết diện chữ nhật
H 7m: tiết diện chữ I, cột hai nhánh.
Ở vị trí đầu cột có thể mở rộng để đủ diện tích gối tựa cho dầm hoặc dàn mái
Trong nhà có cầu trục: phải có vai cột đỡ dầm cầu trục như vậy cột chia làm 2 đoạn: đoạn cột
trên và đoạn cột dưới. Nếu cầu trục có sức trục Q 30T thì thường chọn loại cột đặc (một nhánh) chữ
nhật hay chữ I. Khi cầu trục có sức trục Q> 30T, cao trình đỉnh ray vượt quá 10m hoặc nhịp nhà từ
30m trở lên thì dùng cột rỗng (hai nhánh) sẽ hợp lý hơn.
Kích thước tiết diện cột trong mọi trường hợp phải đảm bảo độ mảnh theo cả hai phương.
l
Đối với tiết diện chữ nhật  = 0  30, trong đó b là cạnh nhỏ tiết diện, lo chiều dài tính toán cột.
ib ( h )
ib=0,288b; ih=0,288h
l0 : Chiều dài tính toán phần cột trên vai và phần cột dưới vai (xác định l0 theo phụ lục)
Chiều cao tiết diện phần cột trên ht chọn chủ yếu theo điều kiện chịu lực, lưu ý khoảng hở
giữa mép cột và cầu trục (a4≥60mm), đồng thời phải đủ diện tích tựa cho kết cấu mang lực mái (dầm
mái, dàn mái...) mà không cần mở rộng tiết diện dầu cột, ht 300mm. Cột biên chỉ có một cấu kiện
mái tựa lên nên ht lấy không nhỏ hơn 30cm (ht cột biên  30cm). Cột giữa có hai cấu kiện mái tựa lên
nên ht lấy không nhỏ hơn 50cm (ht cột giữa  50cm).
Chiều cao tiết diện phần cột dưới hd chọn chủ yếu theo điều kiện chịu lực, đồng thời phải đảm
bảo đủ độ cứng để biến dạng của khung ngang không ảnh hưởng tới sự làm việc của cầu trục, lấy hd=
1 1
(  ) Hd (lấy theo kích thước sau: 400, 500, 600, 700, 800, 1000). Chiều rộng của cột lấy b = (
10 14
1 1
 ) Hd. Kích thước cột được coi là hợp lý khi hàm lượng cốt thép thỏa mãn 1% t 3,5%.
20 25
Khi thiết kế có thể tham khảo số liệu định hình sau:
Cột giữa Cột biên
Bước cột b
Loại cột
(m) (cm) ht (cm) hd(cm) ht (cm) hd (cm)

6 40 50 hoặc 60 60 hoặc 80 40 60 hoặc 80


Cột đặc
12 50

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 61-


Với cột hai nhánh: Khoảng cách giữa trục hai nhánh phụ thuộc vào sức trục cầu trục thường
là 70-150cm.
Khi bước cột 6m, sức trục 10-30T thì hd=100cm; sức trục 50T, hd=120cm
Khi bước cột là 12m, sức trục 10-30T thì hd=140cm; sức trục 50T thì hd=160cm
Gọi h1 là chiều cao tiết diện nhánh thì khoảng cách giữa các thanh ngang lấy bằng (8÷10)h1,
nếu cần đi qua lại giữa hai nhánh cột thì khoảng cách từ mặt nền đến mép dưới của thanh ngang đầu
tiên không nên nhỏ hơn 1,8m. Chiều cao tiết diện thanh ngang lấy bằn g(1,5÷2)h1, chiều rộng tiết
diện thanh ngang nên lấy bằng chiều rộng tiết diện nhánh dọc

IV.2.2. Cấu tạo vai cột

Hình 4.3. Cấu tạo vai cột

Vai cột thuộc loại côngxôn ngắn lv  0,9h0 kích thước quy định như sau:
+ Độ vươn lv ra ngoài mép cột dưới không nhỏ hơn 200mm và là bội số của 50mm khi độ
vươn nhỏ hơn 400mm; là bội của 100mm khi độ vươn từ 400mm trở lên.
1
+ Chiều cao mép ngoài vai cột hv không nhỏ hơn 200mm đồng thời không nhỏ hơn h và là
3
bội số của 100mm, thường chọn:
hv 300mm khi sức trục Q  5T
hv 400mm khi sức trục 5T < Q  10T
hv 500mm khi sức trục Q  15T
+ Góc nghiêng dưới vai cột so với phương ngang không được nhỏ hơn 450. Bề rộng vai cột
lấy bằng bề rộng cột.
+ Chiều dài vai cột phía trên l≥h/2

IV.3. Tính toán khung ngang

IV.3.1. Khái quát chung, sơ đồ tính


Các khung ngang được liên kết với nhau nhờ hệ mái, hệ giằng, dầm cầu trục... tạo thành hệ
không gian. Việc tính nội lực hệ không gian là phức tạp, mất nhiều thời gian nên trong thực tế thường
đưa về các khung ngang phẳng làm việc độc lập. Trong trường hợp cần thiết cần xét đến sự làm việc

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 62-


không gian thì phải tính cả hệ không gian đó hoặc đơn giản hơn là điều chỉnh nội lực hoặc chuyển vị
trong hệ phẳng độc lập cho phù hợp với hệ thực bằng các hệ số.
Khi tính toán hệ khung phẳng ta chấp nhận các giả thiết sau:
+ Xà ngang được coi là thẳng, tuyệt đối cứng, liên kết khớp với cột ở mức đỉnh cột.
+ Cột ngàm vào móng ở mức mặt trên của móng hoặc đài móng cọc
+ Dưới tác dụng của tải trọng đứng, các công trình nói chung đều có chuyển vị ngang bé và
khi công trình càng nhiều nhịp thì chuyển vị ngang này càng nhỏ có thể bỏ qua.Vì vậy để đơn giản
cho sơ đồ tính ta có thể bỏ qua chuyển vị ngang đầu cột với nhà có cùng cao trình, có số nhịp từ 3
nhịp trở lên dưới tác dụng của tải trọng đứng và lực hãm ngang.

Hình 4.4. Sơ đồ tính khung ngang

IV.3.2. Xác định tải trọng


Khung ngang nhà công nghiệp một tầng chịu các loại tải trọng sau: Các tải trọng tĩnh: trọng
lượng kết cấu mái, trọng lượng các lớp mái, cửa mái, tường, dầm giằng... Hoạt tải mái do người và
các thiết bị sửa chữa; Tải trọng gió; Tải trọng do cầu trục.
Xác định cụ thể:
1. Tĩnh tải mái: ký hiệu Gm
1
- Đối với cột biên: Gm= (G1+ g.a.L)
2
Điểm đặt tải: như hình vẽ
1
- Đối với cột giữa: Gm= (G1+ g.a.L+ G2+ 2.gk.a)
2
Điểm đặt tải: như hình vẽ; trong đó:
G1 - trọng lượng kết cấu mái (dầm mái, dàn mái).
g - trọng lượng một mét vuông các lớp mái.
a - bước cột
L - nhịp nhà
G2 - trọng lượng khung cửa mái
gk - trọng lượng kính, khung cửa lắp ở mặt bên cửa mái tính trên
mét dài dọc nhà.

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 63-


2. Hoạt tải mái: ký hiệu Pm
Hoạt tải mái truyền qua kết cấu mái vào đỉnh cột thành lực tập trung Pm. Điểm đặt trùng với
điểm đặt Gm. Cột biên và cột giữa giá trị như nhau, tính theo công thức:
L
Pm= n.P.a. , trong đó:
2
n hệ số vượt tải
P giá trị hoạt tải tiêu chuẩn cho trong tiêu chuẩn TCVN 2737-1995.
3. Tải trọng tác dụng lên vai cột:
- Tĩnh tải: Do trọng lượng bản thân dầm cầu trục, trọng lượng ray, tấm đệm hợp thành lực
tập trung đặt lên vai cột, ký hiệu Gdct
Gdct= (Godct + a.gr). n, trong đó:
Godct trọng lượng bản thân dầm cầu trục
gr trọng lượng ray, bản đệm tính trên mét dài.
Điểm đặt tải trọng: trùng với trọng tâm tiết diện dầm cầu trục (hình vẽ)

Hình 4.5. Sơ đồ tính Tĩnh tải dầm cầu trục tác dụng lên vai cột
- Hoạt tải thẳng đứng do cầu trục: Khi cầu trục hoạt động, mỗi bánh xe cầu trục đè lên ray
một lực tập trung. Lúc cầu trục trở hàng đủ nặng và xe con đi sát về phía dầm đang xét thì á lực mỗi
bánh xe đè lên ray ở phía ấy là lớn nhất, ký hiệu là Pmax và ở phía đường ray bên kia ký hiệu là Pmin.
- Hoạt tải do áp lực của cầu trục Pmax, Pmin truyền lên vai cột là các lực tập trung ký hiệu là
Dmax, Dmin. Để xác định Dmax, Dmin ta cần vẽ đường ảnh hưởng phản lực gối tựa do cầu trục gây ra.
Với cầu trục 4 bánh ( mỗi bên 2 bánh), khoảng cánh giữa 2 bánh ký hiệu là K, bề rộng thân cầu trục
hiệu là B. Các trị số Pmax, Pmin, K, B đều cho trước ( tra bảng). Khi tính toán cần xét trường hợp 2 cầu
trục cùng làm việc cạnh nhau.

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 64-


Hình 4.6. Sơ đồ đường ảnh hưởng xác định áp lực của Dầm trục lên vai cột
Để có Dmax thì phải xếp một lực Pmax nằm ngay trên đỉnh của đường ảnh hưởng.
Dmax= Pmax.( y1+ y2+ y3).
trong đó: y1= 1 tung độ của đường ảnh hưởng tại gối tựa đang tính.
y2, y3 tung độ của đường ảnh hưởng tại gối tựa các tiết diện đang xét. Các giá trị này tính theo
tam giác đồng dạng (Lưu ý: sơ đồ này chỉ là tham khảo, khi tính toán phụ thuộc bước cột a mà có thể
có giá trị y4).
Tương tự ta có:Dmin= Pmin.( y1+ y2+ y3)
Các giá trị trên là giá trị tiêu chuẩn. Khi tính toán cần nhân với hệ số vượt tải n = 1,1.
Điểm đặt tải trọng: trùng với trọng tâm tiết diện dầm cầu trục
(trùng với điểm đặt Gdct).
- Lực hãm ngang:
Xe con chở vật nặng chạy trên cầu trục theo phương ngang nhà. Vật
nặng được treo trên móc mềm hoặc móc cứng. Khi xe con hãm, do
quán tính sẽ sinh ra lực xô ngang gọi là lực hãm ngang. Thông qua ma
sát giữa bánh xe cầu trục và ray mà truyền lực hãm này từ ray qua
dầm cầu trục vào cột.
Với móc mềm lực hãm ngang tính theo công thức:
(Q  G )m0
Tn  f
m
Trong đó:Q - sức nâng của cầu trục
G - trọng lượng xe con
f - hệ số ma sát, f= 0,1
m0 - số bánh xe con được hãm
m (Q  G )
m - toàn bộ số bánh xe của xe con; thông thường m0 = do đó Tn= ;
2 20
(Q  G )
Với móc cứng lực hãm ngang tính theo công thức:Tn=
10
Coi lực hãm ngang truyền tất cả về một phía cảu đường ray và chia đều cho 2 bánh xe của cầu
trục, mỗi bánh xe truyền một lực 0,5 Tn.
Gọi Tmax là lực hãm ngang lớn nhất của 2 cầu trục cùng làm việc cạnh nhau truyền lên cột,
1
cũng theo nguyên tắc dùng đường ảnh hưởng của phản lực gối tựa của dầm cầu trục ta có:Tmax=
2
Tn.( y1+ y2+ y3)
Giá trị Tmax trên là giá trị tiêu chuẩn. Khi tính toán cần nhân với hệ số vượt tải n= 1,1.

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 65-


Điểm đặt tải trọng: Lực Tmax có thể hướng vào hoặc hướng ra khỏi cột, điểm đặt lấy ngang
với mặt trên của dầm cầu trục (tại vị trí đó có bản thép liên kết dầm cầu trục với cột).
- Lực hãm dọc:
Khi cầu trục hãm dọc thì sẽ xảy ra lực xô theo phương dọc nhà gọi là lực hãm dọc. Toàn bộ
P
lực hãm dọc là:Td= max
10
Nếu số khung ngang của nhà khá lớn (từ 7 khung trở lên) thì có thể không cần xét đến lực
hãm dọc vì khi đó lực này được phân nhỏ cho nhiều khung chịu.
- Tải trọng gió: Tải trọng gió tác dụng lên một mét vuông bề mặt thẳng đứng của nhà xác
định theo công thức:q = n.W0.k.C, trong đó:
n - hệ số độ tin cậy n = 1,2
W0 - áp lực gió ở độ cao 10m so với cốt chuẩn của mặt đất, phụ thuộc vào phân
vùng áp lực gió của Việt Nam, tra TCVN 2737-1995.
k - hệ số kể đến thay đổi áp lực gió theo chiều cao và dạng địa hình, tra TCVN
2737-1995.
C - hệ số khí động phụ thuộc vào hình dáng công trình, vào phía gió đẩy hay gió
hút, tra TCVN 2737-1995.
Áp lực gió theo chiều cao phân bố trên suốt chiều cao cột nằm trên mặt đất với cường độ q.
Cần phân biệt:
Phía gió đẩy: pđ = qđ.a
Phía gió hút: ph = qh.a ; với a là bước cột.
Phần tải trọng gió tác dụng lên kết cấu mái (phần từ đỉnh cột trở lên) được đưa về thành lực
tập trung W đặt ở đầu cột, giá trị này phụ thuộc vào hình dáng mái, sơ đồ khung ngang.

IV.3.3. Sự làm việc của khung ngang


Khung ngang là một khung không gian được đưa về khung phẳng trong các trường hợp sau:
+ Khi tính tĩnh tải, tải trọng gió vì toàn bộ các tải trọng này tác dụng lên toàn bộ khung cùng
chịu.
+ Khi tính tải cầu trục nếu bỏ qua chuyển vị đầu cột thì không kể tới sự làm việc không gian
của khung.

IV.3.4. Xác định nội lực và tổ hợp nội lực trong khung

a. Xác định nội lực


Chấp nhận các giả thiết ở trên ta có sơ đồ tính là các khung phẳng.

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 66-


Hình 4.7. Sơ đồ Xác định nội lực trong khung phẳng
Vì bỏ qua các chuyển vị ngang đầu cột nên có thể tách riêng từng cột ra tính độc lập.
Dưới tác dụng của tải trọng gió khi tính toán không được bỏ qua chuyển vị ngang ở đầu cột,
khi đó phải để nguyên sơ đồ khung để tính nội lực. Với tải trọng gió ta cũng
không được xét đến sự làm việc không gian giữa các khung (Ckg= 1).
Các công thức xác định phản lực R trong liên kết ngang của cột hai
nhánh chịu các trường hợp tải trọng khác nhau:
Trường hợp a: chân cột xoay một góc  = 1
3EJ d
R= 2
H (1  K  K 1 )

Trường hợp b: đỉnh cột có chuyển vị ngang  = 1

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 67-


3EJ d
R= 3
H (1  K  K1 )

Trường hợp c: Mômen tác dụng M= D.ed đặt ở vai cột do lực tập trung D cách trục cột dưới
một đoạn ed gây ra.
3M (1  a 2 )
R=
2 H (1  K  K 1 )

Trường hợp d: Khi có lực xô ngang T đặt cách đỉnh cột trên đoạn 0,7Ht
T (1  a  K 1 )
R=
(1  K  K 1 )

Trường hợp e: Khi có Mômen M = P.et đặt trên đỉnh cột do lực trập trung
P đặt cách trục cột trên đoạn et gây ra.
K
3M (1  )
R= a
2 H (1  K  K 1 )
Công thức này chỉ đúng khi trục cột trên trùng trục cột dưới. Khi trục cột
trên và trục cột dưới lẹch nhau một đoạn a thì:
R = R1 R2 , trong đó: R1 tính với M = P.et, R2 tính với M = P.a

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 68-


Lấy dấu “cộng” hay dấu “trừ” như sau: Nếu lấy trục cột trên làm chuẩn thì dấu “cộng” khi et
và a ngược dấu nhau, dấu “trừ” khi et và a cùng dấu nhau.
Trường hợp g: Khi có tải trọng p phân bố đều trên toàn cột
3 pH [1  aK  1,33(1  a ) K 1 ]
R=
8(1  K  K 1 )

Trường hợp h: Khi có tải trọng p phân bố đều ở đoạn cột trên
pH [3(1  aK )  (3  a )(1  a ) 3  K 1 ]
R=
8(1  K  K 1 )

Trong các công thức trên:


Ht J (1  a ) 3 J d
a= ; K = a3( d -1) ; K1 = ;
H Jt 8J 0 n 2
J0 mômen quán tính của tiết diện một nhánh.
Jt mômen quán tính của tiết diện phần cột trên.
C2
Jd = F0 mômen quán tính tương đương của tiết diện phần cột dưới
2
hai nhánh.
F0 diện tích một nhánh.
C khoảng cách hai trục nhánh.
n số lượng các ô khung trong phần cột dưới.
Ht chiều dài phần cột trên.
Các công thức trên cũng dùng được cho cột một nhánh (cột đặc), khi đó K1= 0, còn với cột
một nhánh tiết diện không đổi thì K1= K= 0.
Đối với nhà khung có một hoặc hai nhịp, dưới tác dụng của các loại tải trọng đứng và lực hãm
ngang không được phép bỏ qua chuyển vị ngang đầu cột khi tính nội lực và phải xét đến sự làm việc
không gian của khung. Trong trường hợp này ta nên dùng phương pháp chuyển vị để giải.
Phương trình chính tắc:Ckgr11Z1+ R1p= 0,trong đó:
Ckg hệ số xét đến sự làm việc không gian giữa các khung.
r11 phản lực tại liên kết ngang do đầu cột chuyển vị một đoạn  = 1 gây ra trong hệ cơ bản
r11= ri
R1p phản lực trong liên kết do tải trọng gây ra trên hệ cơ bản, R1p= Rip

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 69-


Sau khi xác định được Z1 ta tiến hành tính phản lực từng đầu cột khung theo công thức:Ri =
Rip+ ri.Z1
Đối với nhà có cầu trục, cột được chia làm hai phần: phần trên và phần dưới vai cột. Cần phải
xác định nội lực tại 4 tiết diện sau: tiết diện I-I sát đỉnh cột, tiết diện II-II ngang vai cột nhưng thuộc
phần cột trên, tiết diện III-III ngang vai cột nhưng thuộc phần cột dưới, tiết diện IV-IV sát chân cột.
Riêng tiết diện IV-IV cần phải xác định thêm lực cắt Q để có số liệu tính móng.

b. Tổ hợp nội lực


Sau khi đã tính toán được nội lực do từng tải trọng gây ra, cần phải tổ hợp các nội lực đó lại
để tìm ra những cặp nội lực nguy hiểm nhất ở mỗi tiết diện. Theo TCVN 2737-1995 phân ra hai loại
tổ hợp:
+ Tổ hợp cơ bản gồm nội lực do tĩnh tải , hoạt tải dài hạn và hoạt tải ngắn hạn.
+ Tổ hợp đặc biệt gồm nội lực do tĩnh tải, hoạt tải dài hạn, hoạt tải ngắn hạn và một trong các
tải trọng đặc biệt.
Trong thực tế sự xuất hiện đồng thời của nhiều loại tải trọng mà cái nào cũng gây ra nội lực
lớn nhất là ít xảy ra. Để xét đến điều đó người ta đưa vào hệ số gọi là hệ số tổ hợp nth. Khi trong tổ
hợp cơ bản mà chỉ một loại hoạt tải ngắn hạn thì giá trị hoạt tải ngắn hạn lấy toàn bộ nth= 1.
Khi trong tổ hợp cơ bản có từ hai hay nhiều loại hoạt tải ngắn hạn thì giá trị hoạt tải ngắn hạn
này nhân với hệ số nth= 0,9. Khi tính với tổ hợp đặc biệt thì mọi hoạt tải ngắn hạn nhân với hệ số nth=
0,8.
Ở mỗi tiết diện, đối với mỗi loại tổ hợp cần phải tìm ra ba cặp nội lực nguy hiểm:
Mômen dương lớn nhất và lực dọc tương ứng (Mmax và Ntư).
Mômen âm lớn nhất và lực dọc tương ứng (Mmin và Ntư).
Lực dọc lớn nhất và mômen tương ứng (Nmax và Mtư).
Riêng với tiết diện chân cột cần thêm lực cắt Q để tính móng.
Các chú ý quan trọng khi tổ hợp nội lực:
- Dù cho tính với hoạt tải ở một bên vai cột ( đối với cột biên) hoặc cả hai bên vai ( đối với
cột giữa) thì vẫn xem là một hoạt tải.
- Khi kể nội lực do cầu trục vào tổ hợp thì có thể xét đồng thời cả Dmax và Tmax, hoặc chỉ kể
Dmax mà không kể Tmax nhưng không thể kể Tmax mà bỏ Dmax vì thực tế chỉ xảy ra Tmax khi có Dmax. Do
Tmax gây ra nội lực cả hai dấu nên luôn luôn lấy nội lực của Tmax phù hợp với dấu Dmax.
- Khi tổ hợp nếu xét nội lực của cả bốn cầu trục tức là lấy nội lực của Dmax và Tmax cả hai bên
cột thì phải nhân với hệ số tổ hợp nth= 0,7 đối với cầu trục có chế độ làm việc nhẹ và trung bình; nth=
0,8 đối với cầu trục có chế độ làm việc nặng. Khi xét tác dụng của hai cầu trục thì hệ số tổ hợp nth=
0,85 đối với cầu trục có chế độ làm việc nhẹ và trung bình; nth= 0,95 đối với cầu trục có chế độ làm
việc nặng.
- Khi đã lấy gió theo chiều này thì không được lấy gió theo chiều kia.

IV.3.5. Tính toán cốt thép


- Tính toán cốt thép cho cột biên.
- Tính toán cốt thép cho cột giữa.
- Tính toán cốt thép cho vai cột.

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 70-


- Kiểm tra khả năng chịu lực của cột theo phương ngoài mặt phẳng khung.
- Kiểm tra cột khi vận chuyển, cẩu lắp.
Cốt thép trong cột được tính toán như cấu kiện chịu nén lệch tâm với các cặp nội lực M và N
nguy hiểm nhất lấy từ bảng tổ hợp. Chiều dài tính toán cột lo lấy theo phụ lục 4 - SGK.
Với cột biên: Do hình dạng bên ngoài không đối xứng, chịu các cặp nội lực có M tác dụng
theo hai chiều khác nhau do đó cần tính toán cốt thép không đối xứng để đảm bảo tiết kiệm cốt thép.
Với cột giữa: Do hình dạng bên ngoài đối xứng, cần bố trí cốt thép đối xứng để tránh nhầm
lẫn khi thi công. Đồng thời cột giữa chịu nội lực có Mmax và Mmin khác nhau ít nên tính thép đối xứng
là hợp lý.
Để tính cốt thép không đối xứng cho cột biên ta dùng phương pháp tính vòng. Nội dung
phương pháp như sau: Ở mỗi đoạn cột chọn trong số các cặp nội lực nguy hiểm lấy hai cặp có
mômen ngược dấu nhau gọi là cặp I và cặp II. Đầu tiên từ cặp I tính được cốt thép As1’ và As1, sau đó
lấy As1 coi như As2’ của cặp II đã biết để tính As2 cho cặp II. Sang vòng hai lấy As2 vừa tính được ở
vòng một làm As1’ đối với cặp I để tính ra As1, lại lấy As1 coi như As2’ đã biết để tính As2 cho cặp II.
Tính toán cho đến khi As1’ As2 thì dừng.

IV.3.6 Tính toán vai cột và kiểm tra một số điều kiện khác
a. Tính toán vai cột:
Bao gồm kiểm tra kích thước vai cột, tính toán cốt thép chịu mômen, tính toán cốt thép
chịu lực cắt, tính toán cốt thép chịu nén cục bộ.
Vai cột chịu lực tập trung P = Gdct+ Dmax, khi lv  0,9h0 thì vai cột thuộc côngxon ngắn, kiểm
tra theo điều kiện sau:
P  2,5Rbtbh0
1, 2 K v Rbt bh02
P
av
Trong đó hệ số Kv = 1 với tải trọng tĩnh.
Kv = 0,9 với cầu trục có chế độ làm việc nhẹ và trung bình.
Kv = 0,7 với cầu trục có chế độ làm việc nặng.
Kv = 0,5 với cầu trục có chế độ làm việc rất nặng.
b bề rộng vai cột
Rbt cường độ chịu kéo của Bê tông
h0 chiều cao làm việc của tiết diện đi qua mép cột phía dưới.

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 71-


Hình 4.8. Sơ đồ tính toán cốt thép vai cột
av
Cốt chịu cắt trong vai cột đặt theo các quy định sau: phụ thuộc tỷ số
h
+ Khi h  2,5av thì dùng cốt đai nằm nghiêng đặt suốt cả chiều cao (hình 4.8)
+ Khi h > 2,5av thì dùng cốt đai nằm ngang đặt suốt cả chiều cao và các thanh cốt xiên (hình
vẽ).
+ Khi h > 3,5av và P  Rkbh0 thì chỉ cần đặt cốt ngang mà không cần đặt cốt xiên.
1
Trong mọi trường hợp, khoảng cách giữa các cốt đai không được vượt quá h và 150mm.
4
1
Đường kính cốt xiên không vượt quá l x và không vượt quá 25mm.
15
Tổng diện tích của các thanh cốt đai xiên hoặc thanh cốt xiên cắt qua nửa trên đoạn truyền
lực lk không bé hơn 0,002bh0.
Cốt thép dọc chịu mômen uốn: mômen uốn được tính tăng thêm 25% giá trị M= 1,25P.av và
tính toán như cấu kiện chịu uốn.

b. Kiểm tra một số điều kiện khác:


- Kiểm tra khả năng chịu ép mặt của vai cột tại vị trí dầm cầu trục kê lên. Ứng suất ép
mặt trung bình không được vượt quá cường độ chịu nén của bê tông Rb. Nếu không thoả mãn thì phải
gia cố lưới thép hoặc bằng các tấm thép ở mặt trên vai cột.
- Kiểm tra cột theo phương ngoài mặt phẳng khung: Cột có thể bị uốn theo phương vuông
góc với mặt phẳng khung (phương dọc nhà) do lực hãm cầu trục, do gió thổi từ đầu hồi vào. Tuy vậy
mômen này nhỏ vì ở đầu hồi đã có cột chống gió, lại có hệ giằng đảm bảo ổn định theo phương dọc
nhà. Vì vậy khi kiểm tra cột theo phương ngoài mặt phẳng khung ta chỉ cần kể đến lực nén Nmax (từ
bảng tổ hợp) và tính toán như cột chịu nén đúng tâm.
- Kiểm tra cột khi vận chuyển cẩu lắp: Khi vận chuyển cột được đặt nàm ngang kê tự do
lên hai gối tựa hoặc treo lên hai móc. Sơ đồ tính toán lúc này là cột kê lên hai gối tựa, chịu uốn bởi
trọng lượng bản thân.

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 72-


Hình 4.9. Sơ đồ kiểm tra cột khi vận chuyển
Khi lắp dựng, chân cột tì vào mặt móng còn đầu kia treo vào một móc. Sơ đồ tính toán cũng
là cột kê lên hai gối tựa, nhưng một gối tựa đặt ở mút cột.

Hình 4.10. Sơ đồ kiểm tra cột khi cẩu lắp


Sau khi có mômen ta tính toán cốt thép như trong cấu kiện chịu uốn, cốt thép tính ra được so
sánh với cốt thép cấu tạo sẵn trong tiết diện. Trị số As vừa tính nhỏ hơn As cho sẵn trong cột là được.
Nếu ngược lại thì nên tìm cách giảm bớt mômen uốn trong cột bằng cách thay đổi vị trí móc cu hoặc
tìm cách gia cố tạm thời mà không nên đặt thêm thép trong cột.

IV.4. Các bộ phận khác của kết cấu nhà

IV.4.1 Hệ giằng
Hệ giằng trong nhà một tầng lắp ghép có tác dụng đảm bảo sự ổn định và bất biến hình của
ngôi nhà., truyền tải trọng gió và lực hãm cầu trục lên các kết cấu chịu lực.
Trong nhà một tầng lắp ghép cần cấu tạo các hệ giằng đứng và hệ giằng ngang.
- Hệ giằng đứng đầu dầm hoặc dàn mái:Dầm mái hoặc dàn mái được nối với đầu cột và panen
mái thông qua các tấm thép đệm, độ cứng của các mối nối khá nhỏ. Dưới tác dụng của tải trọng gió
lên đầu hồi, dầm dàn mái có thể bị đổ ra ngoài mặt phẳng của nó. Vì vậy cần phải cấu tạo hệ giằng
đứng đặt ở đầu kết cấu mái. Hệ giàn này gồm có 2 dàn giằng đứng đặt ở gian đầu hồi và sát khe nhiệt
độ. Dàn giằng thường cấu tạo bằng thép góc, cũng có thể dùng loại dàn BT. Ở các bước cột giữa dùng
các thanh chống liên kết các đầu cột theo phương dọc nhà.
- Hệ giằng đứng đầu cột: Dưới tác dụng của lực hãm dọc của cầu trục và lực gió vào đầu hồi,
cột có thể bị biến dạng lớn. Vì thế cần phải cấu tạo hệ giằng đứng của cột theo phương dọc nhà để tạo
cho khung một ô cứng để chịu các lực xô theo phương dọc nhà. Hệ giằng này thường bằng thép và
được bố trí ở giữa của một ô nhiệt độ.

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 73-


- Hệ giằng ngang ở cánh hạ của dàn: Hệ giằng ở cánh hạ của dàn liên kết cánh hạ của 2 dàn
mái ngoài cùng thành một dàn cứng để làm chỗ tựa cho cột sườn tường đầu hồi. Nó truyền lực gió
của tường đầu hồi vào 2 khung dọc hai bên, dàn này thường làm bằng thép.

a) Hệ giằng đứng đầu giàn b) Hệ giằng ngang ở cánh hạ


c) Hệ giằng ngang ở cánh thượng d) Hệ giằng cửa mái
1- giằng cánh hạ, 2- thanh chống, 3- giằng cánh thượng, 4- giằng đứng đầu dàn, 5- giằng cột,
6- giằng cửa mái, 7- khung cửa mái.
Hình 4.11. Các hệ giằng trong Nhà công nghiệp một tầng BTCT
- Hệ giằng ngang ở cánh thượng của dàn: Hệ giằng này có tác dụng giữ ổn định ngoài mặt
phẳng dàn của thanh cánh thượng. Trong nhà không có cửa mái, nếu dùng panen cỡ lớn hàn vào dàn
mái thì bản thân mái là một miếng cứng, do đó không cần phải bố trí hệ giằng ở thanh cánh thượng.
Trong nhà có cửa mái chạy ra tận đầu hồi thì cần phải bố trí hệ giằng ở 2 gian đầu khối nhiệt độ và

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 74-


các thanh chống nối đỉnh dàn lại với nhau. Nếu cửa mái không chạy ra đầu hồi thì hệ panen của các
gian giữa đã là miếng cứng do đó không cần cấu tạo hệ giằng ở gian đầu mà chỉ cần đặt các chống nối
đỉnh của dàn có cửa mái vào 2 khối cứng ở 2 đầu.
- Hệ giằng cửa mái: Độ cứng và độ ổn định của khung cửa mái được đảm bảo nhờ hệ giằng
cửa mái. Hệ giằng này gồm giằng đứng và giằng ngang ở 2 đầu khối nhiệt độ.

IV.4.2 Dầm cầu trục:


Loại kết cấu chịu lực quan trọng trong nhà công nghiệp. Nó chịu tải trọng động gồm tải trọng
đứng, tải trọng xô ngang khá lớn. Thường dầm cầu trục làm bằng BTCT vì có ưu điểm chịu tải trọng
động tốt, chịu lửa cao, ít phải chi phí khi sử dụng.
Tuy nhiên có nhược điểm là liên kết với ray khó, khi sức trục lớn thì không hợp lý về mặt
kinh tế. Dầm cầu trục làm bằng BTCT lắp ghép chỉ nên làm khi bước cột dưới 12m và sức trục dưới
30T.
Cấu tạo:
- Tiết diện ngang có lợi nhất của dầm cầu trục là
tiết diện chữ T. Cánh chữ T có tác dụng tăng độ cứng
theo phương ngang khi chịu lực hãm đồng thời tạo thuận
lợi cho việc lắp dựng đường ray và sử dụng cầu trục.
- Theo yêu cầu về độ cứng, kích thước thường lấy
như sau:
1 1
Chiều cao h= (  ) nhịp
6 10
1 1
Chiều rộng cánh bc= (  ) nhịp
10 20
1 1
Chiều dày cánh hc= (  ) chiều cao h.
7 8
- Tiết diện làm việc của dầm: Theo yêu cầu về liên kết đường ray, chiều rộng tối thiểu của
cánh là: bc= 5055 (cm). Thông thường dầm cầu trục có kích thước định hình sau:h = (60140) cm ;
bc = (5770) cm ; b = (2030) cm
- Liên kết giữa ray và dầm phải chắc chắn, vừa đảm bảo vị trí của ray vừa đảm bảo lực truyền
từ cầu trục sang dầm một cách đàn hồi.
- Cấu tạo cốt thép trong dầm phải đảm bảo chịu được lực động. Không dùng khung cốt hàn
mà phải dùng khung cốt buộc, cốt thép phải là cốt thép dẻo. Thường dùng dầm cầu trục bằng BTCT
ƯLT.

IV.5. Khái niệm, cấu tạo kết cấu mái BTCT, các thành phần chính hệ
mái
Kết cấu mái BTCT có thể được thi công toàn khối, lắp ghép hoặc nửa lắp ghép. Mái phải đảm
bảo yêu cầu cách nhiệt, chống dột, chịu được mưa nắng, do đó cấu tạo các lớp mái khác với các lớp
sàn.

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 75-


Kết cấu mái có thể phân theo hình dạng là mái phẳng và mái vỏ mỏng không gian. Khi độ dốc
i ≤ 1/8 gọi là mái bằng,
i > 1/8 gọi là mái dốc.
Đặc điểm cấu tạo và tính toán :
- Kết cấu mái bằng toàn khối cũng là một dạng kết cấu sàn phẳng.
- Mái lắp ghép cũng được sử dụng rộng rãi, có thể chia ra hệ mái có xà gồ và hệ không có xà
gồ. Trong hệ mái không xà gồ, panel được gác trực tiếp lên KC đỡ mái (dầm, dàn mái). Tính toán và
cấu tạo panel mái tương tự panel sàn . Xà gồ tính như cấu kiện chịu uốn xiên.
Phần này chủ yếu nghiên cứu kc đỡ mái như
dầm, dàn, vòm

IV.5.1. Dầm mái

a. Cấu tạo :
Dầm mái thường là xà ngang của khung
hoặc dầm độc lập gác lên tường hoặc cột. Dầm mái
thích hợp với nhịp ≤ 18m, nếu dùng dầm mái ƯST
có thể vượt nhịp 24m hoặc lớn hơn. Tuỳ thuộc hình
dạng của mái mà dầm mái có thể có các dạng sau :
- Dầm mái 1 mái dốc
- Dầm mái 2 mái dốc
- Dầm mái 4 mái dốc
- Dầm có thanh cánh thượng cong.
 Cấu tạo tiết diện :
Dầm mái thường có
tiết diện chữ I, chữ T,
Đôi khi dạng chữ nhật.
- Chiều cao đầu dầm : ℎ =( ÷ ) thường lấy là l/24. Các dầm định hình thường chọn
hdd=800mm, bằng bề rộng tấm panel bao che đầu dầm.
- Chiều cao giữa dầm : ℎ =( ÷ )
- Bề rộng bản bụng dầm phải đủ ổn định, đảm bảo khả năng chịu cắt. Ngoài ra để dễ thi công,
yêu cầu :
b ≥ 60 khi đổ BT theo phương ngang.
b ≥ 80 khi đổ BT theo phương đứng.
b≥ 90 khi bản bụng có đặt cốt thép ƯST
- Bề rộng cánh chịu nén =( ÷ ) Thường từ 200 - 400, theo điều kiện ổn định khi chế
tạo, vận chuyển, lắp dựng và đảm bảo chiều sâu tối thiểu để gác panel.
- Bề rộng thanh cánh hạ thường lấy bc=200÷250, đảm bảo đủ bố trí cốt thép chịu kéo trong
dầm. Với dầm có ƯST thì bc phải đủ để chịu nén và ổn định khi buông cốt thép ƯST.
- Chiều dày của cánh hc , h’c ≥ 100

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 76-


+ Ở khu vực gần gối tựa, bản bụng được mở rộng bằng cánh chịu kéo để liên kết với đầu cột,
để chịu phản lực gối tựa.
+ Dầm có chiều cao lớn, hoặc dầm chịu tải trọng tập trung, bố trí thêm các sườn đứng, cách
khoảng 3m.
+ Với các dầm lớn, thường khoét bớt bản bụng bằng các lỗ tròn hoặc đa giác đều, và cấu tạo
cốt thép bao quanh chu vi lỗ.
 Cấu tạo cốt thép :
- Cốt thép dọc chịu kéo : Với dầm nhịp nhỏ có thể dùng BT mác 200-300, cốt thép thường,
nhóm CII, CIII. Cốt thép được bố trí theo biểu đồ bao mômen, các thanh được hàn chồng lên nhau,
các mối hàn cách khoảng 1m. Tại đầu dầm cốt thép dọc phải được neo chắc chắn bằng cách hàn vào
các đoạn thép góc. Với dầm nhịp lớn nên dùng cốt thép ƯST để giảm độ võng, giảm khe nứt, bê tông
mác 300-500.
- Trên suốt chiều cao dầm đặt cốt dọc cấu tạo ø8 -ø10 .
- Cốt đai ø8 -ø10, khoảng cách xác định theo yêu cầu chịu cắt và cấu tạo, có dạng chữ U bao
lấy cốt dọc chịu kéo. Cốt đai với cốt dọc cấu tạo đan thành lưới trong bản bụng (xem hình vẽ).

b. Đặc điểm tính toán dầm hai mái dốc :


 Sơ đồ tính:
Dầm mái tính theo sơ đồ một dầm đơn giản, nhịp tính toán là khoảng cách trọng tâm các gối
tựa.

 Tải trọng và nội lực:


Tỉnh tải :- Trọng lượng bản thân dầm.
- Trọng lượng panel, các lớp phủ.
- Trọng lượng cửa mái (nếu có).
Hoạt tải :- Hoạt tải sửa chữa mái.
- Tải trọng do thiết bị vận chuyển treo (nếu có).
Ngoài trọng lượng bản thân, các tải trọng khác truyền xuống là những lực tập trung thông qua
các sườn panel, các chân cửa mái, các điểm treo thiết bị vận chuyển. Nếu trên dầm có từ năm tải
trọng tập trung trở lên thì có thể thay bằng tải trọng phân bố đều.

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 77-


Từ các cơ sở trên ta xác định được nội lực M, Q trong các tiết diện dầm.

c. Tính toán tiết diện:


Dầm mái có tiết diện thay đổi, tiết diện giữa nhịp có mômen lớn đồng thời tiết diện cũng lớn,
do đó chưa phải là tiết diện nguy hiểm nhất của dầm, còn có những tiết diện khác có mô-men giảm đi
nhưng do tiết diện giảm nhiều nên có thể bị phá hoại. Vậy cần xác định tiết diện nguy hiểm của dầm
và tính cốt thép cho tiết diện đó.
Xét một dầm hai mái dốc, có hdd=l0/24, độ dốc cánh chịu nén i=1/12, chịu tải trọng phân bố
đều
- Tại tiết diện x, ta có :
1 1 1
ℎ = + = ( +2 )
24 12 24
= − = ( − )
2 2 2
- Diện tích cốt thép cần thiết tại tiết diện x theo điều kiện cường độ :
= =
ℎ ℎ
Với h0x=hx
Như vậy Fax là một hàm của x, ta có thể xác định Fax lớn nhất theo điều kiện:
=0
Nếu giả thiết gần đúng rằng tích số βγ. không phụ thuộc vào x, ta có phương trình để xác định
x như sau :
2x2+2xl0-l02=0
Giải phương trình trên ta được x= 0,37l
Thường x=(0,35÷0,4)l. Trường hợp nhà có cửa mái thì tiết diện nguy hiểm có thể ở dưới
chân cửa mái.
• Khi tính cốt đai trong dầm mái, điều kiện cường độ trên tiết diện nghiêng:
≤ + ∝+ +
Q - khả năng chịu cắt của bêtông
b
Dc tg- hình chiếu trên phương đứng của phần hợp lực trong vùng nén do cánh tiết diện chịu,
c
đối với tiết diện chữ nhật Dctg = 0
Dc được xác định theo tiết diện thẳng đứng đi qua điểm cuối của tiết diện nghiêng nằm trong
vùng chịu nén :

=
Giá trị Dc không được lớn hơn h’c(b’c-b)Rn
D được xác định theo mômen uốn đi qua điểm cuối của tiết diện nghiêng theo công thức :

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 78-


∑( )
= +∑ ∝
,

IV.5.2. Dàn mái


Dàn mái BTCT là kết cấu đỡ mái, liên kết khớp với cột. Sử dụng rộng rãi trong nhà dân dụng,
công nghiệp và trong cầu đường.
Trong xây dựng nhà cửa, dàn BTCT thích hợp với nhịp 18 - 30m. Dàn nhẹ hơn dầm, nhưng
chế tạo và dựng lắp dàn thì phức tạp hơn. So với dàn thép, dàn BTCT có độ bền, có khả năng chống
cháy, chống gỉ cao hơn và bảo dưỡng cũng đơn giản hơn.

a. Cấu tạo chung:


Thường dùng các loại dàn sau:
- Dàn hình thang :
Được sử dụng nhiều .Chế tạo đơn giản, nội lực phân bố tương đối đều, dễ tạo độ dốc thoát
nước mái,thích hợp cho nhà nhịp lớn. Nhược điểm là đầu dàn cao, làm tăng chiều cao nhà, tốn vật
liệu bao che.

- Dàn có thanh cánh hạ gãy khúc:


Loại nầy làm việc gần giống dàn hình thang, nhưng nhờ trọng tâm được hạ thấp nên nó ổn
định hơn khi lắp ráp và sử dụng. Với dàn ứng suất trước, thanh cánh hạ không thẳng nên gây tổn hao
ứng suất khá lớn.

- Thanh cánh thượng gãy khúc :

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 79-


Dàn có hình dạng hợp lý khi chịu tải trọng phân bố đều. Nội lực trong các thanh cánh thượng,
cánh hạ tương đối đều nhau từ gối tựa vào giữa nhịp. Nội lực trong các thanh xiên bé, chiều cao đầu
dàn nhỏ, giảm được vật liệu bao che.

- Dàn tam giác : Thích hợp với những nhà lợp tôn hoặc fibrô ximăng. Thực tế ít sử dụng.

- Dàn chữ nhật :Dễ chế tạo, sử dụng khá rộng rãi trong mái phẳng, mái răng cưa, trong nhịp
cầu. Nội lực trong các thanh cánh phân bố không được đều như các dàn gãy khúc.

- Dàn vòng cung :


Loại dàn này có đầy đủ ưu điểm của loại dàn có thanh cánh thượng gãy khúc. Đặc
biệt nhờ độ cong của thanh cánh thượng mà khi chịu tải trọng đặt ngoài mắt, mômen uốn cục
bộ sẽ giảm do độ lệch tâm của lực dọc so với trục thanh sẽ gây mômen ngược lại. Tuy nhiên chế tạo
loại dàn nầy phức tạp hơn.

* Để dễ vận chuyển, khi chế tạo người ta có thể chia dàn thành các phần nhỏ. Kích thước mỗi phần
tuỳ thuộc khả năng vận chuyển và chỉ nên chia khi điều kiện bắt buộc. Việc khuếch đại dàn được thực
hiện bằng liên kết các chi tiết đặt sẵn, căng cốt thép ứng lực trước hoặc đổ
 Kích thước của dàn:

-ℎ = ÷ tùy thuộc cường độ, độ cứng và các yêu cầu về thiết bị kỹ thuật.
- Khoảng cách giữa các mắt trên thanh cánh thượng thường 3m.
- Khoảng cách giữa các mắt dưới thanh cánh hạ là ≤6m.
- Chiều rộng thanh cánh thượng phụ thuộc khả năng chịu nén, độ ổn định, vận chuyển, cẩu lắp
và phải đủ rộng để gác panel.
= ÷ và chú ý vấn đề định hình hóa ván khuôn.
Theo qui định:b ≥ 220 với dàn bước a = 6m, nhịp l = 18m;
b ≥ 240 a= 6m, l= 30m;
b ≥ 280 a= 12m, nhịp tùy ý.

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 80-


-Thanh bụng: được lấy theo khả năng chịu lực: nén, kéo đúng tâm hoặc lệch tâm.
Thường lấy bề rộng thanh bụng bằng thanh cánh với dàn BTCT toàn khối sẽ thuận tiện khi
chế tạo. Nhưng với dàn lắp ghép từ các cấu kiện riêng lẻ thì thanh bụng có bề rộng bé hơn thanh cánh
để dễ liên kết
Mác BT thường dùng 200 ÷ 500
 Cấu tạo cốt thép:
Cốt chịu lực nên dùng thép CII trở lên
- Bố trí thép trong các thanh dàn: theo yêu cầu cấu tạo đối với các cấu kiện chịu nén, kéo
đúng tâm hoặc lệch tâm.
- Thanh cánh hạ chịu lực kéo lớn thường dùng thép ƯLT.Yêu cầu phải có tối thiểu 4 thanh
thép cho mỗi tiết diện, phải có biện pháp đặc biệt để neo thép chịu kéo ở đầu dàn.
- Thanh cánh thượng: chịu nén đúng tâm hoặc lệch tâm. Cốt dọc ≥ 4∅10 cho mỗi tiết diện.
- Thanh bụng:Với thanh kích thước td lớn phải có ≥ 4∅10.
Với thanh kích thước td bé có thể 2∅10.
 Cấu tạo mắt dàn:
- Mắt dàn toàn khối:
Cốt thép bao quanh mắt và cốt đai có sự làm việc khá phức tạp, và chưa có những nghiên cứu
đầy đủ về tính toán. Vì vậy khi thiết kế các mắt dàn cần tuân theo một số qui định về cấu tạo.

- Mắt dàn lắp ghép:

b. Tính toán dàn mái:


Cần tính toán kiểm tra trong mọi giai đoạn: chế tạo, vận chuyển, cẩu lắp, sử dụng và sửa
chữa, mỗi giai đoạn có thể có sơ đồ tính và tải trọng khác nhau.
Xét giai đoạn sử dụng:
- Tải trọng:+ Trọng lượng bản thân và lớp phủ mái,
+ Hoạt tải sửa chữa mái ,
+ Tải trọng treo phía dưới (nếu có) .
- Sơ đồ tính: Xem các mắt dàn là khớp.
- Xác định nội lực: Dùng các phương pháp của CHKC (phương pháp mặt cắt, phương pháp
giản đồ Crêmôna, phương pháp tách nút..)
Nếu tải trọng đặt ngoài mắt: sẽ gây uốn cục bộ trên các thanh cánh. Để xác định mô men uốn
cục bộ: xem thanh cánh là 1 dầm liên tục, có nhịp tính toán bằng khoảng cách giữa các mắt dàn.
Tính toán tiết diện thanh dàn:

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 81-


Thanh cánh thượng và thanh xiên chịu nén: tính như cấu kiện chịu nén đúng tâm, nếu có mô
men uốn cục bộ thì tính như cấu kiện chịu nén lệch tâm. Chiều dài tính toán (trong mp dàn):
+ Thanh cánh thượng và thanh xiên đầu dàn: l = l .
0
+ Các thanh bụng khác: l = 0.8l .
0
Khi tính kiểm tra theo phương ngoài mp dàn, chiều dài tính toán lấy bằng khoảng cách giữa
các liên kết cản trở chuyển vị theo phương ngoài mp dàn.
Với dàn BTCT ƯLT trong giai đoạn chế tạo khi cốt thép ƯLT được căng thanh cánh hạ có
biến dạng, do đó các mắt dàn ở thanh cánh hạ có chuyển vị gây ra nội lực ban đầu (chủ yếu là mô
men) trong các thanh bụng. Vì vậy với dàn BTCT ƯLT cần phải tính toán kiểm tra theo các nội lực
này.

IV.5.3.Vòm mái

a. Đặc điểm cấu tạo :


Vòm BTCT thường được dùng làm kết cấu chịu lực mái khi nhịp khá lớn (thường ≥ 18m).
Khi nhịp ≥ 36m dùng vòm tỏ ra kinh tế hơn dàn.
Các dạng vòm thường gặp: Vòm 3 khớp, Vòm 2 khớp, Vòm không khớp.
Vòm có thể chế tạo toàn khối hoặc lắp ghép. Với vòm 3 khớp thường được lắp ghép từ 2 nửa
vòm được chế tạo sẵn, vòm 2 khớp thường có thanh căng.
Ngoài ra việc chọn loại vòm còn tùy thuộc vào khả năng truyền lực của gối tựa, tính chất của
nền đất. Vòm không khớp có độ cứng lớn và phân bố nội lực đều, vòm 2 khớp hoặc 3 khớp nếu gối
tựa kém ổn định nên có thanh căng .

 Cấu tạo vòm 2 khớp có thanh căng :

- Độ vồng của vòm = ÷


Như đã biết trong CHKC, với mỗi dạng tải trọng có
thể chọn trục của vòm sao cho M= 0: gọi là trục không mô
men.
Với kết cấu BTCT để tận dụng khả năng chịu nén tốt
của BT, việc chọn trục vòm sao hạn chế mô men trong vòm là
có ý nghĩa. Theo quan điểm này, trục vòm hợp lý với tải trọng
đã cho là tại td bất kỳ ta có:
Mô men của vòm: M = M - H.y = 0
x dx

⇒ = ; (y gọi là đường cong áp lực)

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 82-


Trục hợp lí của vòm khi chịu tải trọng phân bố đều là một parabol :
4 ( − )
=
Trong quá trình sử dụng, vòm không chỉ chịu tải phân bố đều mà còn có tải lệch, do vậy vòm
sẽ xuất hiện mômen uốn nên trục hợp lí của vòm chỉ làm giảm tới mức thấp nhất mômen uốn.
Để định hình hóa kết cấu và đơn giản hóa cho cấu tạo, với vòm thoải ( ≤ ) ; hai khớp
thường lấy trục vòm dạng cung tròn. Nếu vòm tương đối cao
( = ÷ )thì chọn trục vòm dạng parapol.
Nếu có thanh căng, bố trí thanh treo cách khoảng < 6m
để thanh căng không bị võng. để thanh căng không bị võng.
Thân vòm: cấu tạo theo nguyên tắc các cấu kiện chịu
nén hoặc kéo lệch tâm. Tiết diện có thể là chữ nhật, chữ T hoặc
rỗng. Chiều cao tiết diện: ℎ = ÷
Cốt thép nên bố trí đối xứng: Đặt bên trên và bên dưới.

Thanh căng: Có thể bằng thép (thép tròn, thép hình)


hoặc BTCT, với các vòm lớn nên dùng thanh căng bằng BTCT
ƯLT. Chú ý neo, hàn thanh căng chắc chắn vào gối tựa.

b. Nguyên tắc tính toán vòm


• Tải trọng:- Toàn bộ tải trọng mái.
- Hoạt tải tác dụng lên mái.
- Tải trọng do cầu trục treo(nếu có).
Với hoạt tải tác dụng lên mái nên tính với nửa vòm
(khả năng gây mô men lớn hơn).
Với những vòm lớn cần xét đến ảnh hưởng của từ
biến, co ngót.
• Xác định nội lực: theo các phương pháp của CHKC.
Diện tích thanh căng xác định theo lực xô ngang:

= 0,9
8
Với vòm 2 khớp, có kể đến độ giãn dài của thanh căng

= với tải trọng phân bố đều.

= (5 −5 +2 ) với tải phân bố đều nửa vòm


=( −2 + ) với tải trọng tập trung.
Trong đó = ; =
( ) ( )

r, F: bán kính quán tính và diện tích td thân vòm;

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 83-


F : Diện tích td thanh căng bằng thép.
a

Với vòm 3 khớp có gối tựa ngang nhau : =


M : Mô men dầm tại tiết diện giữa nhịp;
dmax
Có lực căng H, dễ dàng xác định nội lực trong thân vòm:
M = M - H.y
x dx
Q = Q .cos - H.sin
x dx
N = Q .sin + H.cos
x dx
: Góc giữa tiếp tuyến của trục vòm với phương ngang.
• Cốt thép trong vòm xác định như cấu kiện chịu nén lệch tâm, chiều dài tính toán xác định
như sau:
Vòm 3 khớp:l = 0.58S
0
Vòm 2 khớp: l = 0.54S
0
Vòm không khớp: l = 0.36S
0
S: chiều dài trục vòm;
Trong vòm thường lực cắt không lớn lắm, nếu Q < Rk.b.h . Nên thường bố trí cốt đai theo cấu
0
tạo
Ngoài ra với các vòm bằng BTCT ƯLT cần kiểm tra khi chế tạo, lắp ghép.

Câu hỏi và bài tập ôn tập chương IV:


Câu 1: Cho nội lực tính toán tại chân cột giữa một nhà công nghiệp như sau, mỗi nhịp có hai
cầu trục hoạt động, chế độ nhẹ (nhặt ô và thêm hệ số THNL, hệ số tổ hợp của cầu trục)
4. Do trọng lượng bản thân: M=-3Tm, N=50T.
5. Do hoạt tải mái trái: M=2Tm N=10T
6. Do hoạt tải mái phải: M=-2Tm N=10T
7,9 Do Dmax M=8Tm N=30T
8,10 Do Tmax: M=4Tm N=0
11.Do tải trọng gió trái M=12Tm N=0
12. Do tải trọng gió phải M=-12Tm N=0
Hãy lập bảng tổ hợp nội lực cho cột
Câu 2: Vẽ sơ đồ khung ngang của nhà công nghiệp một tầng lắp ghép với các số liệu sau:
Nhịp nhà 18m; cao trình đỉnh ray H0=7,2m; Sức trục 25T . Hãy chọn kích thước tiết diện cột và vai
cột
Câu3: Tính áp lực thẳng đứng Dmax và lực hãm ngang lớn nhất Tmax tác dụng lên vai cột trong
nhà công nghiệp 1 tầng lắp ghép có hai cầu trục hoạt động trong một nhịp. Biết sức trục 20/5T, bước

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 84-


cột 9m, nhà có 3 nhịp mỗi nhịp 24m, mỗi nhịp có hai cầu trục hoạt động, chế độ làm việc nặng, móc
cẩu mềm
Câu 4: Nêu cấu tạo vai cột và cần kiểm tra những điều kiện gì khi thiết kế vai cột
Câu 5: Nguyên tắc tổ hợp nội lực cho khung ngang nhà công nghiệp
Câu 6: Vẽ các sơ đồ tính của cột giữa nhà công nghiệp 1 tầng, 3 nhịp đều nhau bằng bê tông
cốt thép lắp ghép dưới tác dụng của các loại tải trọng: Tĩnh tải, hoạt tải, Dmax, Tmax và gió, chỉ rõ
phương chiều và điểm đặt của các tải trọng lên cột.
Câu 7: Nêu trường hợp áp dụng và trình bày (ngắn gọn) cách tính vòng cốt thép trong cột nhà
công nghiệp 1 tầng lắp ghép
Câu 8: Cho một dầm hai mái dốc nhịp L=24m, độ dốc i=1/12, chiều cao đầu dầm hd=1m. Tải
trọng tính tóan phân bố đều trên 1m2 là q=600kG/m2. Các dầm được bố trí cách đều nhau 6m, biết
trọng lượng tính tóan của dầm G=8000kG. Tính giá trị mô men dùng để tính cốt thép dọc cho dầm
Nêu cấu tạo vai cột và cần kiểm tra những điều kiện gì khi thiết kế vai cột
Câu 9: Nêu các phương pháp tính thép áp dụng cho các đoạn cột nhà công nghiệp một tầng
BTCT lắp ghép và giải thích vì sao lại áp dụng trong từng trường hợp?

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 85-


CHƯƠNG V: MÓNG BÊ TÔNG CỐT THÉP
V.1. Một số vấn đề cơ bản trong thiết kế nền móng

V.1.1. Các khái niệm cơ bản

a. Móng
Móng là bộ phận chịu lực đặt thấp nhất, là kết cấu cuối cùng của nhà hoặc công trình, tiếp thu
tải trọng công trình và truyền tải trọng đó xuống nền đất
dưới đáy móng.

b. Mặt móng
Bề mặt móng tiếp xúc với công trình bên trên
(chân cột, chân tường) gọi là mặt móng. Mặt móng thường
rộng hơn kết cấu bên trên một chút để tạo điều kiện cho
việc thi công cấu kiện bên trên một cách dễ dàng.

c. Gờ móng
Phần nhô ra của móng gọi là gờ móng, gờ móng
được cấu tạo để đề phòng sai lệch vị trí có thể xảy ra khi
thi công các cấu kiện bên trên, lúc này có thể xê dịch cho
đúng thiết kế.

d. Đáy móng
Bề mặt móng tiếp xúc với nền đất gọi là đáy
móng. Đáy móng thường rộng hơn nhiều so với kết cấu
bên trên. Sở dĩ như vậy bởi vì chênh lệch độ bền tại mặt tiếp xúc móng - đất rất lớn (từ 100 - 150 lần),
nên mở rộng đáy móng để phân bố lại ứng suất đáy móng trên diện rộng, giảm được ứng suất tác
dụng lên nền đất.
* Khái niệm về áp lực đáy móng:
Áp lực do toàn bộ tải trọng công trình (bao gồm cả trọng lượng bản thân móng và phần đất
trên móng), thông qua móng truyền xuống đất nền
gọi là áp lực đáy móng.
Công thức:
N G
 đtb  (5.1)
ab
Trong đó:

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 86-


N - Tổng tải trọng thẳng đứng tính đến mặt đỉnh móng.
G - Trọng lượng của vật liệu móng và phần đất nằm trên móng.
* Khái niệm về phản lực nền:
Khi chịu tác dụng của áp lực đáy móng, nền đất dưới đáy móng cứng xuất hiện phản lực nền,
có cùng trị số nhưng ngược chiều với áp lực đáy móng.
N G
Công thức: p   đtb  (5.2)
ab
Việc tính toán phản lực nền có ý nghĩa rất lớn cho việc tính toán độ bền, ổn định của móng
sau này.

e. Nền
Nền là phần đất nằm dưới đáy móng, tiếp thu tải trọng từ móng truyền xuống. Người ta phân
nền làm hai loại:
+ Nền thiên nhiên: Là nền khi xây dựng công trình, không cần biện pháp nào để xử lý về mặt
vật lý và cơ học của đất.
+ Nền nhân tạo: Là loại nền khi xây dựng cần dùng các biện pháp nào đó để cải thiện, làm
tăng cường khả năng chịu tải của đất nền.

f. Ý nghĩa của công tác thiết kế nền móng


Khi tính toán thiết kế và xây dựng công trình, cần chú ý và cố gắng làm sao đảm bảo thoã
mãn ba yêu cầu sau:
1- Bảo đảm sự làm việc bình thường của công trình trong quá trình sử dụng.
2- Bảo đảm cường độ của từng bộ phận và toàn bộ công trình.
3- Bảo đảm thời gian xây dựng ngắn nhất và giá thành rẻ nhất.
Giá thành xây dựng nền móng thường chiếm 20-30% giá thành công trình ( đối với công trình
dân dụng). Với công trình cầu, thuỷ lợi tỷ lệ đó có thể đến 40-50%.
Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy hầu hết các công trình bị sự cố đều do giải quyết chưa tốt các
vấn đề về thiết kế nền móng. Do vậy, việc nghiên cứu, tính toán, thiết kế nền và móng một cách toàn
diện có ý nghĩa rất quan trọng đối với người kỹ sư thiết kế nền móng.

V.1.2. Phân loại móng BTCT và phạm vi sử dụng

a. Phân loại theo hình thức và cách truyền tải xuống nền:
Móng đơn: Thường để đỡ cột trong điều kiện đất tốt và khoảng cách cột lớn Sử dụng dưới
chân cột nhà, cột điện, mố trụ cầu…
Móng băng: Thường để đỡ tường hoặc hàng cột, hoặc móng các công trình tường chắn; khi
nền đất yếu, có thể dùng móng băng giao nhau

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 87-


Móng bè: Diện tích đế móng trải rộng trên mặt bằng công trình, như một sàn cứng lật ngược,
tựa lên nền đất. Thường sử dụng khi nền đất yếu, tải trọng công trình lớn, hoặc công trình có
tầng hầm
Ba loại trên là móng nông: đế móng thường đặt trên nền đất tương đối tốt hoặc nền được gia
cố với độ sâu chôn móng không lớn (1,2 - 3,5m) sử dụng cho các công trình chịu tải trọng nhỏ và
trung bình.
Móng cọc: Khi gặp nền đất yếu, sử dụng phương án móng nông không hợp lý về mặt kinh tế
và kỹ thuật thì sử dụng móng cọc nhằm đưa tải trọng công trình truyền qua cọc xuống lớp đất tốt ở
dưới sâu. Thường sử dụng cho các công trình có tải trọng lớn mà lớp đất tốt nằm ở tầng sâu. Gồm các
cọc riêng rẽ, hạ xuống đất và nối với nhau bằng đài cọc.
Dựa vào phương pháp thi công ta chia thành các loại sau
- Cọc bê tông cốt thép đúc sẵn: Loại cọc này được chế tạo sẵn trên các bãi đúc, tiết diện từ
20x20cm đến 40x40cm, sau đó hạ cọc bằng phương pháp đóng hoặc ép.
- Cọc bê tông cốt thép đổ tại chỗ (cọc khoan nhồi): Dùng máy khoan để tạo lỗ sau đó đưa
lồng thép vào và nhồi bê tông vào lỗ. Cọc có đường kính nhỏ nhất d=60cm, lớn nhất có thể
đạt d=2.5m.Chiều sâu hạ cọc đến hơn 100m.
Việc chọn dùng loại móng nào phụ thuộc vào tính chất công trình, đặc điểm đất nền và biện
pháp thi công tại một địa điểm cụ thể nhằm đạt được các yêu cầu về cường độ và biến dạng của đất
nền, đảm bảo được độ lún và độ chênh lún đạt yêu cầu quy định theo tiêu chuẩn thiết kế

b. Phân loại theo cách chế tạo móng:


Theo cách chế tạo móng người ta phân ra hai loại: móng đổ toàn khối và móng lắp ghép.
+ Móng đổ toàn khối: Thường sử dụng vật liệu là bê tông đá hộc, bê tông và bê tông cốt thép
được trộn và đổ tại công trường, loại móng này được sử dụng nhiều.
+ Móng lắp ghép: Các cấu kiện móng được chế tạo sẵn, sau đó mang đến công trường để lắp
ghép. Loại móng này được cơ giới hoá, chất lượng tốt tuy nhiên ít được sử dụng vì việc vận chuyển
khó khăn.

c. Phân loại theo đặc tính tác dụng của tải trọng:
Theo đặc tính tác dụng của tải trọng người ta phân thành móng chịu tải trọng tĩnh và móng
chịu tải trọng động:
+ Móng chịu tải trọng tĩnh: Móng nhà, công trình chịu tải trọng tĩnh.
+ Móng chịu tải trọng động: Móng công trình cầu, móng máy, móng cầu trục…

d. Phân loại theo phương pháp thi công:


Theo phương pháp thi công người ta phân thành móng nông và móng sâu:

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 88-


* Móng nông: Là móng xây trên hố móng đào trần, sau đó lấp lại, độ sâu chôn móng từ 1.2-
3.5m.
Móng nông sử dụng cho các công trình chịu tải trọng nhỏ và trung bình, đặt trên nền đất
tương đối tốt (nền đất yếu thì có thể xử lý nền). Thuộc loại móng nông người ta phân ra các loại sau:
+ Móng đơn: Sử dụng dưới chân cột nhà, cột điện, mố trụ cầu…
+ Móng băng: Sử dụng dưới các tường chịu lực, tường phụ hoặc các hàng cột, móng các công
trình tường chắn.
+ Móng bản (móng bè): Thường sử dụng khi nền đất yếu, tải trọng công trình lớn, hoặc công
trình có tầng hầm.
* Móng sâu: Là loại móng khi thi công không cần đào hố móng hoặc chỉ đào một phần rồi
dùng phương pháp nào đó hạ, đưa móng xuống độ sâu thiết kế. Thường sử dụng cho các công trình có
tải trọng lớn mà lớp đất tốt nằm ở tầng sâu.

V.1.3. Khái niệm về tính toán nền móng theo trạng thái giới hạn

a. Khái niệm về trạng thái giới hạn:


Trạng thái giới hạn là trạng thái ứng với khi công trình không ở điều kiện sử dụng bình
thường (võng quá lớn, biến dạng lớn, nứt quá phạm vi cho phép, mất ổn định) hoặc bị phá hoàn toàn.
Theo quy phạm mới, việc tính toán nền móng theo 3 trạng thái giới hạn (TTGH)
+ Trạng thái giới hạn1: Tính toán về cường độ ổn định của nền và móng.
+ Trạng thái giới hạn 2: Tính toán về biến dạng, lún của nền móng.
+ Trạng thái giới hạn 3: Tính toán về sự hình thành và phát triển khe nứt (chỉ sử dụng cho tính
toán kết cấu móng).

b. Khái niệm về tính toán móng theo TTGH:


Như mọi kết cấu chịu lực khác, kết cấu móng có thể phải tính toán thiết kế theo ba trạng thái
giới hạn: trạng thái giới hạn thứ nhất, thứ hai và thứ ba.
Ngoài ra, vì móng làm việc chung với nền cho nên có thể xảy ra một dạng phá hỏng khác là
móng bị lật đổ hoặc trượt trên nền. Khi bị mất ổn định như thế, móng không còn làm việc được nữa,
công trình bị hỏng mặc dù bản thân móng không đạt tới TTGH nào trong 3 TTGH kể trên. Do vậy
khác với kết cấu chịu lực khác, ngoài 3 TTGH thông thường, móng còn có thể tính theo TTGH về ổn
định (lật đổ và trượt) trên nền.
- Những móng chịu tải trọng ngang lớn mà lực thẳng đứng nhỏ (Như các tường chắn đất,
móng neo…) thì phải tính theo TTGH về ổn định trên nền.
- Móng bản đáy của các bể chứa vật liệu lỏng, móng đặt trong môi trường có tính ăn mòn
mạnh phải tính theo TTGH3.
- Những móng dạng tấm mỏng, biến dạng lớn thì phải tính theo TTGH2.

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 89-


- Tất cả các loại móng đều phải tính toán theo TTGH1. Đối với móng của hầu hết các nhà
Dân dụng và Công nghiệp thì chỉ cần thiết kế và tính toán theo TTGH1 mà thôi.

c. Khái niệm về tính toán nền theo TTGH


Không như những kết cấu chịu lực làm bằng những vật liệu khác, nền đất chỉ có hai TTGH:
Trạng thái giới hạn thứ nhất (về cường độ) và TTGH thứ hai (về biến dạng). TTGH thứ ba về sự hình
thành và phát triển khe nứt) không có ý nghĩa đối với nền đất.
Tính toán nền theo TTGH1:
Theo TCXD 45-70, đối với các loại nền sau:
- Các nền đất sét rất cứng, cát rất chặt, đất nửa đá và đá.(1)
- Các nền đặt móng thường xuyên chịu tải trọng ngang với trị số lớn (Tường chắn, đê chắn…)
- Các nền trong phạm vi mái dốc (Ở trên hay ngay dưới mái dốc) hoặc lớp đất mềm phân bố
rất dốc thì phải tính toán thiết kế theo TTGH1.
- Các nền đất thuộc loại sét yếu bão hòa nước và than bùn.
Các nền đất (1) chỉ biến dạng rất nhỏ dưới tác dụng của tải trọng công trình, ngay cả khi tải
trọng đạt đến tải trọng cực hạn phá hỏng nền đất thì biến dạng vẫn còn bé. Do vậy những loại nền này
khi chịu tác dụng của tải trọng, sẽ dẫn tới TTGH1 trước khi xuất hiện TTGH2.
Công thức kiểm tra:

N (1.3)
K at
Trong đó: N - Tải trọng ngoài tác dụng lên nền trong trường hợp bất lợi nhất.
Φ - Sức chịu tải của nền theo phương của lực tác dụng.
K – Hệ số an toàn, phụ thuộc loại nền và tính chất của tải trọng, công trình, do cơ quan thiết
at
kế quy định.
Tính toán nền theo TTGH2
Việc tính toán nền theo TTGH2 được áp dụng cho tất cả các loại nền trừ các loại nền nêu ở
(1). Mục đích của việc tính toán là khống chế biến dạng tuyệt đối và chuyển vị ngang của nền không
vượt quá giới hạn cho phép, đảm bảo điều kiện làm việc bình thường của công trình.
Các điều kiện:
S < [S]
S < [S] (1.4)
U < [U]
Trong đó: S, S, U - chuyển vị lún, lún lệch và chuyển vị ngang do tải trọng gây ra.
[S], [S],[U] - chuyển vị lún, lún lệch và chuyển vị ngang giới hạn.

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 90-


V.1.4. Các loại tải trọng và tổ hợp tải trọng

a. Các loại tải trọng


Tải trọng thường xuyên và tải trọng tạm thời
Tải trọng thường xuyên: Là tải trọng tác dụng trong suốt thời gian thi công và sử dụng công
trình: Trọng lượng bản thân kết cấu, áp lực đất, áp lực nước…
Tải trọng tạm thời: Chỉ xuất hiện trong một thời kỳ nào đó trong thi công hoặc sử dụng công
trình, sau đó giảm dần hoặc mất hẳn.
Tuỳ theo thời gian tồn tại, người ta phân tải trọng tạm thời thành:
+ Tải trọng tạm thời tác dụng lâu dài (dài hạn): Trọng lượng thiết bị, vật liệu chứa…
+ Tải trọng tạm thời tác dụng ngắn hạn: Trọng lượng người, xe máy thi công, tải trọng gió, áp
lực sóng…
+ Tải trọng tạm thời đặc biệt: Xuất hiện trong trường hợp rất đặc biệt khi thi công hoặc khi sử
dụng công trình (động đất, sự cố công trình…)
Tải trọng tiêu chuẩn và tải trọng tính toán
Tải trọng tác dụng lên công trình được phân thành tải trọng tiêu chuẩn và tải trọng tính toán:
+ Tải trọng tiêu chuẩn: Là tải trọng lớn nhất, không gây trở ngại, làm hư hỏng và không làm
ảnh hưởng đến sự làm việc bình thường khi sử dụng cũng như khi sửa chữa công trình.
+ Tải trọng tính toán: Tải trọng đã xét đến khả năng có thể xảy ra sự khác nhau giữa tải trọng
thực và tải trọng tiêu chuẩn về phía không có lợi cho sự làm việc bình thường của công trình.
Tải trọng tính toán được xác định bằng cách nhân tải trọng tiêu chuẩn với hệ số vượt tải tương
ứng:
tt tc
N = n. N (1.5)
Với n là hệ số vượt tải, lấy như sau:
Trọng lượng bản thân các loại vật liệu: n=1,1.
Trọng lượng các lớp đất đắp, lớp cách âm cách nhiệt … n=1,2.
Trọng lượng các thiết bị kỹ thuật (kể cả trọng lượng vật liệu chứa trong thiết bị khi nó hoạt
động) lấy n=1,2.
Trọng lượng thiết bị vận chuyển: n=1,3.

b. Các tổ hợp tải trọng


Khi tính toán cần xét các tổ hợp tải trọng sau:
+ Tổ hợp tải trọng chính: (tổ hợp cơ bản): Bao gồm các tải trọng thường xuyên, các tải trọng
tạm thời dài hạn và một trong các tải trọng tạm thời ngắn hạn.

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 91-


+ Tổ hợp tải trọng phụ: (Tổ hợp bổ sung): Bao gồm các tải trọng thường xuyên, các tải trọng
tạm thời dài hạn và hai hoặc nhiều hơn hai tải trọng tạm thời ngắn hạn.
+ Tổ hợp tải trọng đặc biệt: Bao gồm các tải trọng thường xuyên, các tải trọng tạm thời dài
hạn, một số tải trọng tạm thời ngắn hạn và tải trọng đặc biệt.
* Việc tính toán nền móng theo biến dạng tiến hành với tổ hợp chính (tổ hợp cơ bản) của các
tải trọng tiêu chuẩn.
* Việc tính toán nền móng theo cường độ và ổn định tiến hành với tổ hợp chính, tổ hợp phụ
hoặc tổ hợp đặc biệt của các tải trọng tính toán.

c. Các hệ số tính toán


Khi tính toán nền móng theo trạng thái giới hạn, người ta thường dùng các hệ số sau đây:
+ Hệ số vượt tải n: Dùng để xét tới sự sai khác có thể xảy ra của tải trọng trong quá trình thi
công và sử dụng công trình. Tuỳ loại công trình mà người ta quy định hệ số vượt tải là bao nhiêu. Tuỳ
theo tính chất tác dụng của tải trọng tác động lên công trình mà n có thể lớn hơn hoặc bé hơn 1.
+ Hệ số đồng nhất K: Dùng để xét tới khả năng phân tán cường độ của đất tại các điểm khác
nhau trong nền do tính chất phân tán về các chỉ tiêu cơ học gây ra. Vì đất có tính đồng nhất kém nên
K thường bé hơn 1.
+ Hệ số điều kiện làm việc m: Dùng để xét tới điều kiện làm việc thực tế của nền đất. Tuỳ
điều kiện cụ thể mà m có thể lớn hơn hoặc bé hơn 1. Hệ số điều kiện làm việc xác định theo các số
liệu thực nghiệm.

V.1.5. Các tài liệu cần thiết để thiết kế nền móng


Trước khi thiết kế nền móng của công trình nào đó, người thiết kế phải có các tài liệu cơ bản
sau đây:

a. Các tài liệu về địa chất công trình và địa chất thuỷ văn
Tên gọi là Báo cáo khảo sát địa chất công trình. Nội dung của các tài liệu này bao gồm:
- Bản đồ địa hình, địa mạo nơi xây dựng công trình, quy mô, vị trí các công trình đã xây trước
để làm cơ sở để chọn phương án móng hoặc xử lý nếu có.
- Các tài liệu khoan địa chất, hình trụ lỗ khoan, mặt cắt địa chất, cấu trúc địa tầng, nguồn gốc,
chiều cao mực nước ngầm, kết quả khảo sát biến động của nước ngầm
- Kết quả thí nghiệm đánh giá các tính chất của nước ngầm, để tránh tác động xấu đến nền
móng sau này.
Kết quả thí nghiệm các chỉ tiêu cơ học, vật lý của các lớp đất: Thành phần hạt, dung trọng, tỷ
trọng, độ ẩm giới hạn chảy, độ ẩm giới hạn dẻo, hệ số thấm, góc nội ma sát, lực dính, các kết quả thí
nghiệm cắt, nén, kết quả thí nghiệm xuyên động SPT, kết quả thí nghiệm xuyên tĩnh CPT, cắt cánh,
CBR .v.v. để làm cơ sở, nền tảng quyết định phương án móng.

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 92-


b. Các số liệu về công trình và tải trọng
Là hồ sơ thiết kế kiến trúc và các số liệu có liên quan đến tải trọng nếu có yêu cầu đặc biệt
- Hình dáng, kích thước đáy công trình.
- Đặc điểm cấu tạo của công trình (công trình có tầng hầm hay không, có bố trí hệ thống ống
nước, ống cáp, đường hầm nối giữa các công trình lân cận hay không).
- Các tài liệu về chi tiết các công trình bên trên và các tải trọng tác dụng, cụ thể như sau:
+ Trọng lượng bản thân: Tính từ kích thước hình học của các kết cấu truyền xuống.
+ Trọng lượng các thiết bị chứa hoặc thiết bị thi công.
+ Áp lực đất, áp lực nước.
+ Áp lực gió, cường độ, hướng gió.
+ Áp lực sóng.
+ Áp lực thấm.
+ Lực và của tàu bè.
+ Tải trọng chấn động và cấp động đất của từng vùng nếu có.

V.1.6 Đề xuất so sánh và chọn phương án móng

a. Chọn chiều sâu chôn móng


Việc chọn chiều sâu chôn móng là khâu cơ bản nhất trong công tác thiết kế nền móng
Độ sâu h kể từ mặt đất thiên nhiên tới đáy móng gọi là độ sâu chôn móng
m

Việc lựa chọn chiều sâu chôn móng hợp lý phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản sau:
- Điều kiện địa chất và địa chất thuỷ văn
Đây là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến
việc chọn chiều sâu chôn móng, trong đó xác
định vị trí lớp đất chịu lực là quan trọng nhất.
Lớp đất chịu lực là lớp đất tốt tiếp xúc trực tiếp
với đáy móng.
Theo Gs Berezantex, những lớp đất sau
đây không nên dùng làm lớp đất chịu lực: đất
cát rời, đất sét nhão, sét chứa nhiều hữu cơ hoặc
sét có hệ số rỗng e> 1,1; á sét có e>1,0; hoặc á
cát có e>0,7
Để xét ảnh hưởng của điều kiện địa chất
nơi xây dựng, ta xét một vài sơ đồ điển hình như sau:

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 93-


Sơ đồ a: Trường hợp này chiều sâu chôn móng chủ yếu do tính toán quyết định tuy nhiên
không đặt móng trong lớp đất trồng trọt và nên đặt đỉnh móng thấp hơn mặt đất tự nhiên 25 - 30cm để
tránh va chạm
Sơ đồ b: Trường hợp này độ sâu chôn móng phụ thuộc chủ yếu vào phương pháp xử lý nền
Sơ đồ c: Nếu lớp đất yếu mỏng thì đặt móng vào lớp đất tốt 25-30 cm còn nếu lớp đất yếu dày
thì trở lại sơ đồ b
Sơ đồ d: Nếu lớp đất tốt dày thì có thể đặt móng, nhưng phải đảm bảo chiều sâu lớp đất tốt
dưới đáy móng, nếu lớp đất tốt mỏng thì trở lại sơ đồ b hoặc
* Chú ý: Khi chọn chiều sâu chôn móng theo các điều kiện địa chất thủy văn phải tuân theo
quy tắc sau đây
1- Chọn lớp đất chịu lực của nền phụ thuộc vào vị trí các lớp đất, trạng thái vật lý của chúng,
phương pháp xây dựng móng, trị số độ lún giới hạn và sự ổn định của nền
2- Phải đặt móng vào lớp đất tốt chịu lực từ 15-20cm
3- Không nên để dưới đáy móng có một lớp đất mỏng nếu tính nén lún của lớp đất đó lớn
hơn nhiều so với tính nén lún của lớp đất nằm dưới.
4- Nên đặt móng cao hơn mực nước ngầm để giữ nguyên kết cấu của đất và không phải tháo
nước khi thi công.
5- Khi chiều sâu chôn móng thấp hơn mực nước ngầm (có kể đến sự lên xuống của nó) thì
phải giải quyết giữ nguyên kết cấu đất trong nền khi đào hố móng và xây móng.
Ảnh hưởng của trị số và đặc tính của tải trọng
Nếu tải trọng công trình lớn thì nên tăng chiều sâu chôn móng và để móng tựa lên các lớp đất
chặt hơn nằm ở dưới và giảm độ lún.
Khi móng chịu tải trọng nhổ (hướng lên) hoặc tải trọng ngang, momen lớn (lệch tâm lớn) thì
yêu cầu phải ngàm sâu móng đến độ sâu thích hợp để đảm bảo ổn định cho móng.
Ảnh hưởng của đặc điểm cấu tạo công trình

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 94-


Khi chọn chiều sâu chôn móng, cần phải kể đến đặc điểm của nhà và công trình (nhà có tầng
hầm, có hào, hố, có đường liên lạc ngầm… ) cũng cần chú ý đến việc đặt ống dẫn nước ở bên trong
cũng như gần nhà và công trình.
Ảnh hưởng của móng các công trình lân cận
Thông thường người ta chọn chiều sâu chôn móng ngang với cao trình đáy của các móng
chính của nhà và công trình lân cận. Chỉ được phép đặt cao hơn khi đảm bảo giữ được kết cấu của đất
nằm trên chiều sâu chôn móng của nhà hoặc công trình lân cận.
Nguyên tắc chung của các giải pháp kỹ thuật nhằm khắc phục những tác động xấu của móng
mới tác động lên móng nhà hoặc công trình cũ là hạn chế đến mức thấp nhất các áp lực từ móng nhà
mới tác dụng lên móng nhà cũ kề bên.
Một số giải pháp đặt móng:

Ảnh hưởng của biện pháp thi công móng


Tuỳ theo phương pháp thi công mà kết cấu của đất nền có thể bị phá hoại. Nếu biện pháp thi
công không đảm bảo giữ nguyên được kết cấu đất nền khi đào hố móng dưới mực nước ngầm thì phải
lấy chiều sâu chôn móng tối thiểu cho phép và diện tích đáy móng tăng đến trị số lớn nhất.
Khi biện pháp thi công đảm bảo giữ nguyên được kết cấu đất nền (hút nước tầng sâu, dùng
giếng chìm hơi ép…) thì cho phép móng có diện tích đáy móng bé nhất, đặt ở độ sâu tương đối lớn

b. Đề xuất, so sánh và chọn phương án móng.

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 95-


Cũng như đối với nhiều công trình khác, khi thiết kế nền móng, nhiệm vụ của người thiết kế
phải chọn phương án tốt nhất cả về kinh tế và kỹ thuật.
Thông thường với nhiệm vụ thiết kế đã cho, với các tài liệu về địa chất công trình, địa chất
thuỷ văn, tải trọng, ... người thiết kế có thể đề ra nhiều phương án nền móng khác nhau như :
- Phương án làm nông trên nền thiên nhiên.
- Phương án móng nông trên nền nhân tạo.
- Phương án móng cọc.
- Phương án móng giếng chìm, ...
Mỗi phương án lớn có thể đề xuất nhiều phương án nhỏ ví dụ phương án móng nông có thể
là: móng đơn, móng băng hay móng bè; phương án móng cọc có thể là : cọc dài, ngắn, cọc đóng, cọc
ép, cọc nhồi, ... và mỗi phương án nhỏ cũng có thể có nhiều phương án nhỏ hơn, khác nhau về hình
dáng, kích thước và cách bố trí.
Tuy nhiên tuỳ loại công trình, đặc điểm, qui mô và tính chất và do kinh nghiệm của người
thiết kế mà người ta có thể đề xuất ra một vài phương án hợp lý để so sánh và lựa chọn phương án
phù hợp nhất.
Khi thiết kế sơ bộ để so sánh phương án người ta dựa vào chỉ tiêu kinh tế để quyết định (dùng
tổng giá thành xây dựng nền móng ).
Khi thiết kế kỹ thuật thì người ta kết hợp cả hai chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật đồng thời với điều
kiện và thời gian thi công để quyết định phương án.
Việc so sánh lựa chọn phương án nền móng là một công việc khó khăn và quan trọng. Muốn
giải quyết tốt công việc này, người thiết kế phải nắm vững những lý thuyết tính toán trong Cơ học đất
và Nền móng kết hợp với kinh nghiệm tích luỹ trong quá trình thiết kế và thi công để đề xuất và lựa
chọn phương án tối ưu nhất về nền móng của công trình xây dựng

V.2. Các loại móng bê tông cốt thép

V.2.1 Móng đơn - cấu tạo và tính toán

a. Cấu tạo
Móng đơn dưới cột khi nền đất tốt, tải trọng tập trung không lớn lắm, khoảng cách các cột xa
nhau
Móng đơn được chế tạo, kiến thiết dưới chân cột nhà dân dụng nhà công nghiệp, dưới trụ đỡ
dầm tường, móng mố trụ cầu, móng trụ điện, tháp ăng ten, ...
Móng đơn có thể là móng toàn khối hoặc lắp ghép
Móng chịu tải đúng tâm hoặc lệch tâm
Hình dạng:

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 96-


Móng giật cấp hoặc móng tháp; mỗi bậc móng từ 30-60cm; áp lực truyền từ cột xuống có thể
xem như theo một góc mở 450, như vậy kích thước các bậc trên phải thỏa mãn sao cho đường truyền
lực từ cột xuống nằm trong khối móng.
Chiều cao móng và các bậc phải thỏa mãn điều kiện chọc thủng và phải đủ để neo cốt thép
dọc vào móng một đoạn không nhỏ hơn lneo
Móng đơn có kích thước không lớn lắm, móng thường có đáy hình vuông, chữ nhật, tròn, ...
trong đó dạng chữ nhật được sử dụng rộng rãi nhất.
Khi chịu tải lệch tâm, đế móng hình chữ nhật với tỷ lệ cạnh b/l=0,6÷ 0,85
Lớp bê tông bảo vệ cốt thép móng: Không nhỏ hơn 35mm khi có lớp bê tông lót dày 10cm, và
70mm khi không có lớp bê tông lót
Bê tông lót móng: Dưới các móng bê tông cốt thép, thường người ta làm một lớp đệm sỏi có
tưới các chất dính kết đen hoặc vữa xi măng, hoặc bằng bê tông mác thấp hoặc bê tông gạch vỡ. Lớp
đệm này có các tác dụng sau:
+ Tránh hồ xi măng thấm vào đất khi đổ bê tông.
+ Giữ cốt thép và cốt pha ở vị trí xác định, tạo mặt bằng thi công, giữ cốt thép không bị ăn
mòn
+ Tránh khả năng bê tông lẫn với đất khi thi công bê tông.
Cốt thép:
Để dễ thi công người ta thường đặt cốt thép chờ và đổ bê tông phần cột đến cao trình nền (cốt
0.00). Diện tích cốt thép chờ phải không nhỏ hơn diện tích cốt chịu lực của cột. Việc nối buộc cốt chờ
với cốt chịu lực của cột phải tuân theo quy định về cắt nối cốt thép trong cột: Khi nối buộc cốt thép
thì trên một tiết diện trong phạm vi lneo không được nối quá 50% diện tích toàn bộ cốt thép chịu lực
nếu là cốt có gờ và không quá 25% nếu là cốt trơn
Cốt thép dưới đế móng là cốt chịu kéo đặt theo cả hai phương, nối thép buộc hoặc hàn,
khoảng cách cốt thép thường từ 10 đến 20cm
Trong phạm vi chiều cao móng cần có ít nhất hai cốt đai, một ở vị trí sát đáy móng, một cách
mặt trên của móng 100mm

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 97-


30d
0.00

h0
250

h
200-350

abv
100
100
b
100

Cấu tạo móng lắp ghép


Móng lắp ghép chỉ sử dụng khi thi công móng toàn khối gặp nhiều khó khăn, có thể chế tạo
thành một khối hoặc chế tạo thành nhiều bộ phận rồi ghép lại tùy theo khả năng vận chuyển và cẩu
lắp
Kích thước và lưới thép dưới của móng lắp ghép cũng cấu tạo như móng toàn khối
Kích thước cốc móng được xác định trên cơ sở đảm bảo điều kiện ngàm của móng đối với cột
ở tiết diện mặt trên của móng (đảm bảo chiều dài neo thép ≥30d, với cột hai nhánh nếu không có biện
pháp gì đặc biệt ≥40d), chiều sâu chôn cột lấy (1÷1,4)h phụ thuộc vào độ lệch tâm của lực dọc
Chiều sâu cốc móng hcoc:
Với cột một nhánh: hcoc≥hc+50
Với cột hai nhánh: hcoc≥0,33hc+500
Ngoài ra hcoc≥1,5hc
Gọi hc là chiều cao của cột chịu nén lệch tâm thì
Khi e0≤hc chiều sâu chôn cột lấy bằng hc, chiều dày cốc móng lấy bằng hc/5 nhưng không nhỏ
hơn 20cm
Khi e0=2hc chiều sâu chôn cột lấy bằng 1,2hc và chiều dày cốc móng bằng hc/4 nhưng không
nhỏ hơn 20cm
Khi e0≥3hc chiều sâu chôn cột lấy bằng 1,4hc và chiều dày cốc móng bằng hc/3 nhưng không
lấy nhỏ hơn 20cm
Bản đáy dưới cốc phải đủ chịu lực khi lắp cột. Cốc móng phải đủ rộng và có độ vát thuận lợi
cho khi tháo lắp ván khuôn và điều chỉnh tim cột. Sau khi lắp cột, kẽ hở giữa cột và cốc được chèn
bằng bê tông sỏi nhỏ với mác không nhỏ hơn 200
Móng lắp ghép phải có bốn móc cẩu đặt trên mặt móng

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 98-



hc

bc
hc

c1  0,75h1
c1200

 h1
75 75

h
50

200
50 50

b. Trình tự tính toán một phương án móng nông cứng trên nền tự nhiên
Chuẩn bị: Một nền đất, tải trọng truyền xuống móng (tải tính toán tại cốt mặt đất): N,M,Q;
Chiều sâu mực nước ngầm
Xử lý số liệu đất, đánh giá điều kiện địa chất công trình
Đề xuất phương án móng (nông trên nền tự nhiên, hoặc có gia cố bằng đệm cát yếu>3m, cọc
cát)
Bước 1:
Chọn: Vật liệu làm móng: bê tông, thép, BT lót, lớp bảo vệ
Chiều sâu chôn móng hm
Phương pháp thi công móng
Chọn loại móng: Móng đơn (dưới cột, trụ)
Móng băng (dưới tường)
Bước 2: Sơ bộ xác định kích thước móng:
Chiều cao móng: h
Thường h<hm
Diện tích móng đơn: F=axb=axb2 với a=a/b=1÷2 phụ thuộc vào mô men
Diện tích móng băng: F=1mxb
Chọn Fm phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật sau:
Áp lực tính toán của công trình truyền xuống nền đất ở đáy móng phải nhỏ hơn sức chịu tải
của lớp đất đặt móng: ptt≤[P]đặt móng

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 99-


Nếu bên dưới lớp đặt móng là lớp đất yếu hơn thì ứng suất truyền lên mặt trên của lớp đất yếu
do tải trọng bản thân và tải trọng gây lún không được lớn hơn sực chịu tải của lớp đất yếu
Khi lớp thứ hai yếu hơn lớp 1: + < [ ]đấ ế

Cách 1:
Các cách xác định Fm: thử dần:
Điều kiện kỹ thuật: Tải nén đúng tâm: Ptt≤[P]
Tải lệch tâm Ptt≤[P] và Pmaxtt≤1,2[P]


[ ]− ℎ
[P] Sức chịu tải của nền đất ở đáy móng
Ntt lực tác dụng ở đỉnh móng

2 + ℎ +
đ = =

Fs=2÷3
Cách làm: Chọn bchọn; dùng bchọn tính [P] được btính
Nếu btính ≈bchọn thì lấy b
Nếu btính ≠ bchọn thì chọn tiếp bchọn2=(btính+bchọn1)/2
Chọn được b thì đi kiểm tra điều kiện Ptt≤[P] và Pmaxtt≤1,2[P]
Bước 3: Xác định áp lực công trình xuống nền tiêu chuẩn và phản lực đất tính toán tại đáy
móng
N M + Hh
= +γ h ±
F
Bước 4: Kiểm tra sự làm việc đồng thời của nền móng và công trình bên trên
Gồm:
Kiểm tra SCT nền:
Theo TTGH 1: Ptt≤[P] và Pmaxtt≤1,2[P]
Biến dạng nền: Theo TTGH 2:
S < [S] =8cm (theo cộng lún từng lớp)
Chênh lún tương đối: S < [S] (cho phép: S/Lgh =0,2% )
U < [U]
Ổn định tổng thể: Kôđmin ≤[Kôđ]; Trượt phẳng, ổn định

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 100-


Bước 5:
Kiểm tra chiều cao móng:
Kiểm tra cường độ trên tiết diện nghiêng: Chống đâm thủng
Tính toán cường độ trên tiết diện thẳng đứng- tính cốt thép
Bước 6: cấu tạo móng

c. Tính toán móng đơn chịu nén đúng tâm


Kích thước đế móng và chiều sâu chôn móng được xác định từ điều kiện cường độ và biến
dạng của đất nền có kết hợp với các điều kiện cụ thể của nơi xây dựng. Các điều kiện đảm bảo khi
tính toán đất nền là:

S ≤Sgh
i≤igh
Trong đó:
c là ứng suất dưới đế móng do tải trọng tiêu chuẩn gây ra
R - Cường độ của đất dưới đế móng
S – Độ lún tuyệt đối của móng dưới tác dụng của tải trọng tiêu chuẩn
Sgh – Độ lún giới hạn của móng do tiêu chuẩn thiết kế nền móng quy định phụ thuộc vào loại
kết cấu công trình
I – Độ lún lệch tương đối giữa hai móng
Igh – Độ lún lệch tương đối giới hạn do tiêu chuẩn thiết kế quy định
Kích thước thân móng và lượng cốt thép đặt trong móng được xác định từ điều kiện về cường
độ của móng dưới tác dụng của tải trọng tính toán
Xác định chiều cao H của móng:
Được xác định từ điều kiện chống đâm thủng (cột đâm thủng móng). Mặt trượt xem như có
dạng hình tháp xuất phát từ chân cột, nghiêng một góc 450 xuống đến đáy móng. Điều kiện cường độ
như sau:
≤a ℎ
Với Rk – Cường độ chịu kéo tính toán của bê tông; a=1 với bê tông nặng
h0 – Chiều cao làm việc của móng
btb – Giá trị trung bình số học của chu vi phía trên và phía dưới của tháp đâm thủng
btb=2(hc+bc+2h0)
P – Lực đâm thủng xác định theo tính toán

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 101-


P=N - Fđtpđ
N là lực dọc chân cột
Fđt: diện tích đáy của tháp đâm thủng
Fđt=(hc+2h0)(bc+2h0)
pđ=N/FM – Áp lực dưới đế móng do tải trọng tính toán gây ra
FM – diện tích đế móng
(Fđtpđ là phần áp lực dưới đế móng trong phạm vi tháp đâm thủng, ở đây đã bỏ qua trọng
lượng đất và móng nằm phía trên tháp đâm thủng để đơn giản trong tính toán và vẫn đảm bảo sai số
không đáng kể)
Chiều cao của bậc dưới cùng (phần công xôn nằm ngoài tháp đâm thủng) được xác định từ
điều kiện đảm bảo bê tông đủ chịu cắt mà không cần đặt cốt thép ngang :
Pđc ≤ 0,8 Rkh01
c – độ vươn của bậc dưới ra ngoài tháp đâm thủng
c= 0,5(a-hc)-h0
pđ - áp lực dưới đế móng
h01 – chiều cao có ích của bậc dưới
Xác định diện tích cốt thép đáy móng:
Móng chịu phản lực đất từ dưới lên, đáy móng chịu kéo theo hai phương, xem móng làm việc
như bản công xôn bị ngàm tại mép cột (tiết diện I-I), tại tiết diện giật cấp (tiết diện II-II) và tiết diện
trùng với mép dưới của tháp đâm thủng
Ví dụ tính toán cốt thép theo phương cạnh a của móng như hình vẽ. Mô men uốn trên tiết
diện I-I là M1 và trên tiết diện II-II là M2 tính đơn giản và thiên về an toàn:
M1= 0,125pđb(a-h)2
M2= 0,125pđb(a-a1)2
Diện tích cốt thép theo phương cạnh a :
Fa=M/0,9Rah0
Hàm lượng cốt thép dọc ở các tiết diện không nhỏ hơn min đối với cấu kiện chịu uốn

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 102-


I II
hc

G I B

b1
bc

b
D

H K C
a1
a

I II

d. Tính toán móng đơn chịu tải trọng lệch tâm


Kích thước đế móng và độ chôn sâu móng cũng được xác định từ điều kiện cường độ và biến
dạng của đất nền giống như với cấu kiện chịu nén đúng tâm
Khi chịu tải lệch tâm gồm một lực dọc và một mômen, cạnh dài của móng thường nằm theo
phương tác dụng của mô men, biểu đồ phản lực dưới đế móng được xem là hình tam giác hoặc hình
thang mà phản lực lớn nhất ở mép móng không được vượt quá 1,2 R tức là: c≤1,2R
Đồng thời phản lực trung bình của đất phải đảm bảo điều kiện:
tb=N/F≤R
Mức độ phân bố không đều của phản lực nền cũng yêu cầu khác nhau tùy thuộc tính chất của
kết cấu phần trên.
Tính toán cường độ móng đơn chịu tải lệch tâm gồm:
Xác định kích thước thân móng gồm chiều cao móng và chiều cao các bậc: Giống với móng
chịu tải đúng tâm
Xác định cốt thép hai phương tại đáy móng: Giống móng chịu tải đúng tâm và thay pđ bằng
ptb

Ví dụ ở tiết diện I-I: =

Ở tiết diện II-II: =

Cốt thép theo phương cạnh b được tính theo: =

Cốt thép ở các tiết diện phải có hàm lượng lớn hơn hàm lượng tối thiểu

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 103-


I II

N
M

pmin pmax
ptb p1 p2
I II

b
a

V.2.2 Móng băng, cấu tạo và tính toán


Đặt dưới tường chịu lực hoặc các cột mà khoảng cách các cột gần nhau, nền tương đối yếu và
lực chân cột và chân tường không lớn lắm

a. Móng băng dưới tường chịu lực


- Cấu tạo:
Vật liệu: Có thể làm bằng bê tông, bê tông đá hộc, gạch đá, BTCT

a) b) c)
h
h
hn
h

c c c

Hình a: Bản móng hình chữ nhật


Hình b: Bản móng có hai mái dốc: là tiết diện hợp lý, tiết kiệm được vật liệu và phù hợp với
biểu đồ mô men
hn≥200mm 00
10
h2≥c/4
hm>(l/6÷l/8)
bm xác định theo điều kiện đất nền
2
h
h1

c
Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL bm - 104-
∑ 1

− ∑
∑N - Tổng tải trọng tác dụng chân cột, tường
∑li – Chiều dài các đoạn băng của móng
Chiều cao h: được xác định từ điều kiện không phải đặt cốt thép ngang để chịu cắt: =
đ ≤ 0,8 ℎ
Tính toán móng băng dưới tường: Theo phương dọc móng không bị uốn do tường cứng trong
mặt phẳng
Theo phương ngang làm việc như một công xôn mà tiết diện ngàm ở mép tường vì thế cốt
chịu lực đặt theo phương ngang, cốt phân bố đặt theo phương dọc móng, nếu kể đến sự lún không đều
của móng theo phương dọc tường cũng như ở khu vực có khoét lỗ cửa thì thép dọc cũng phải chịu
lực, vì thế khi nền đất có tính biến dạng phức tạp người ta thường cấu tạo thêm sườn và có đặt cốt dọc
trong sườn (hình c)
Cốt chịu lực đặt theo phương ngang xác định từ mô men uốn:
M=0,5qđC2 x1m dài
Q=qđC ≤0,6Rbđ.1.h0
c

M
b. Móng băng dưới hàng cột
Có thể là móng băng dạng độc lập chạy theo phương dọc hoặc
phương ngang nhà hoặc có dạng móng băng giao nhau (hay gặp) làm Q
bằng BTCT
Đặc điểm: Móng băng giao nhau có diện tích đế móng lớn, độ cứng theo hai phương lớn nên
có khả năng giảm lún và điều chỉnh lún không đều
Móng băng dưới cột chịu các tải tập trung từ cột xuống và gây ra các phản lực nền do đó thực
chất móng băng là các dầm đặt trên nền đàn hồi (coi đất là môi trường đàn hồi). Tiết diện móng
thường có dạng chữ T với cánh và sườn, cánh chữ T ở phía dưới hoặc trên
Sườn móng băng thường có chiều cao h không đổi và được xác định theo điều kiện độ cứng,
đảm bảo dưới chân cột không xuất hiện những phản lực quá lớn và độ lún đều không vượt quá 1/1000
khoảng cách giữa các trục cột, với cột đổ tại chỗ bề rộng sườn phải lớn hơn cạnh cột ít nhất 100mm
(50mm về mỗi phía)

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 105-


N1 N2 N3
h>=200

b b

Cốt thép:
Cốt thép dọc phải được đặt liên tục ở cả phía trên và phía dưới với hàm lượng =0,2÷0,4% ở
mỗi phía đề phòng tải trọng bất thường do thi công và lún không đều
Khi dùng khung cốt buộc số nhánh cốt đai không ít hơn 4 khi 400≤b≤800 và không ít hơn 6
khi b>800mm
Cốt đai phải kín, đường kính ≥8 và khoảng cách đai không lớn hơn 15 lần đường kính cốt dọc
để giữ ổn định

I MC I-I

Tính toán: Gồm

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 106-


1) Tính cường độ và biến dạng của nền: nhằm xác định bề rộng đế móng, độ lún tuyệt đối, độ
lún trung bình và độ chênh lún
2) Tính cường độ của bản thân móng: Kiểm tra kích thước tiết diện bê tông và tính toán cốt
thép chịu lực
Cần xác định được phản lực nền dưới đế móng: (bài toán dầm trên nền đàn hồi) phụ thuộc
vào độ cứng cả dầm nghĩa là phụ thuộc vào kích thước tiết diện dầm. Tính tóan móng băng là một
vấn đề phức tạp vì tính phức tạp của tác động qua lại giữa nền và móng, tính chất cơ lý của đất nền có
quan hệ phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà không thể kể đến hết trong tính toán, vì thế hiện nay phương
pháp tính chỉ có tính quy ước và trước hết là quy ước trong biểu diễn mô hình nền.
Mô hình nền Winkler (Mô hình nền đàn hồi) được sử dụng nhiều hơn cả trong tính toán móng
băng, thích hợp với nền đất yếu, độ ẩm cao. Mô hình nền Winkler dựa trên giả thiết là độ lún tại một
điểm nào đó của nền không phụ thuộc vào độ lún của điểm bên cạnh và tỷ lệ bậc nhất với áp lực tải
điểm đó (Tự đọc sách_sách nền móng); Khi gặp nền đất cứng hoặc đá thì có thể sử dụng mô hình bán
không gian đàn hồi
Tính nội lực móng theo cả phương dọc và phương ngang
Theo phương ngang: Cánh móng chịu uốn cắt như móng băng dưới tường
Theo phương dọc: Tính nội lực (M,Q) trong dầm móng
Trong móng băng giao nhau:
Chia dầm móng thành một số đoạn, mỗi đoạn dài 0,5m. Xác định hệ số nền:
K=/(kg/cm3)
0,3≤k≤1(kg/cm3) nền đất rất yếu,
k=1÷3(kg/cm3) nền đất yếu
k=3÷8 kg/cm3 đất có độ chặt trung bình

V.2.3 Móng cọc, cấu tạo và tính toán


Móng cọc là loại móng được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay, sử dụng cho công trình có tải
trọng lớn, chiều cao lớn mà lớp đất tốt nằm dưới sâu, giảm được biến dạng lún và lún không đều.
Nhiệm vụ chính của móng cọc là truyền tải trọng công trình xuống lớp đất dưới và xung quanh nó
Các bộ phận chính của móng cọc: Bao gồm cọc và đài cọc.
Cọc: Là kết cấu có chiều dài lớn so với tiết diện ngang, được hạ cắm vào nền đất tốt nhằm
truyền tải trọng công trình xuống để công trình bên trên đạt các yêu cầu của trạng thái giới hạn quy
định
Đài cọc: Là kết cấu dùng để liên kết các cọc với nhau và phân phối tải trọng từ công trình trên
nó xuống các cọc
Các bước để thiết kế móng cọc như sau:
1. Xác định tải trọng tác dụng

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 107-


2. Căn cứ vào tải trọng và điều kiện địa chất công trình để xác định loại cọc, kích thước tiết
diện cọc, độ sâu hạ cọc, căn cứ vào điều kiện thi công để chọn phương pháp hạ cọc
3. Tính toán sức chịu tải cọc
4. Xác định số lượng cọc và bố trí cọc trong đài
5. Tính toán độ lún móng, kiểm tra cường độ nền dưới khối móng để điều chỉnh độ sâu hạ
cọc, số lượng cọc và việc bố trí cọc trong đài cũng như so sánh kinh tế để điều chỉnh kích
thước tiết diện cọc khi cần thiết
6. Tính toán và cấu tạo cọc để chịu được tải trọng khi sử dụng và khi thi công
7. Tính toán và cấu tạo đài cọc
Trong phạm vi môn học này chỉ đề cập đến hai vấn đề cuối của khâu thiết kế trên

Cấu tạo và tính toán cọc BTCT


Dựa vào phương pháp thi c ông: Có 3 loại cọc BTCT: Cọc đóng, cọc ép và cọc nhồi, cọc
Barret.
Cọc đóng và cọc ép: Là cọc đúc sẵn
Tiết diện cọc: Cọc bê tông cốt thép có nhiều loại tiết diện khác nhau như: Tròn, vuông, chữ
nhật, chữ T, chữ I, tam giác, đa giác hoặc vuông có lỗ tròn, trong đó loại cọc có tiết diện vuông được
sử dụng nhiều nhất.

Ưu điểm: Điều kiện áp dụng không phụ thuộc vào tình hình nước ngầm, điều kiện địa hình,
chiều dài, tiết diện cọc cấu tạo tuỳ theo ý muốn, cường độ vật liệu làm cọc lớn, có thể cơ giới hoá
trong thi công, chất lượng cọc đảm bảo tốt vì cọc được đúc vẫn dễ kiểm tra chất lượng.
Nhược điểm: Khi tiết diện và chiều dài lớn thì trọng lượng cọc lớn, gây khó khăn cho việc vận
chuyển, đưa vào giá búa để hạ cọc. Mặt khác do trọng lượng bản thân lớn nên tốn nhiều thép để cấu
tạo đảm bảo chịu lực khi vận chuyển và thi công.
Vật liệu làm cọc: Cọc bêtông cốt thép thường dùng bêtông Mác≥ 200, tuy nhiên khi thiết kế
thường dùng bêtông Mác 250 ÷ 300 để đảm bảo an toàn chất lượng cọc. Cọc đóng thường từ 250 đến
400, cho cọc ép thường từ 250 đến 300, với cọc bêtông cốt thép ứng suất trước thì sử dụng bêtông
mác ≥400 đối với móng cọc đài cao và bêtông M ≥300 đối với móng cọc đài thấp.
Chiều dài cọc bêtông cốt thép đúc sẵn có thể từ 5 ÷6m ÷25m, có khi đạt đến 40 ÷45m (nếu
cọc dài thì chế tạo từng đốt rồi nối lại với nhau khi đóng chiều dài đoạn từ 6 ÷ 8m). Chiều dài đoạn
cọc đúc sẵn phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện thi công (thiết bị chế tạo, vận chuyển, cẩu lắp, hạ cọc...)

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 108-


và liên quan đến tiết diện chịu lực, chẳng hạn đối với cọc tiết diện đặc thường hạn chế chiều dài như
trong bảng sau :

Kích thước tiết diện (cm) 20 25 30 35 40 45

Chiều dài tối đa (m) 5 12 15 18 21 25

Loại cọc có tiết diện vuông được sử dụng rộng rãi hơn cả vì nó có ưu điểm chủ yếu là chế tạo
đơn giản và có thể chế tạo ngay tại công trường. Kích thước tiết diện ngang của loại cọc này thường
là: 20× 20cm, 25× 25cm, 30× 30cm, 35×35cm, 40× 40cm. Chiều dài của loại cọc này không vượt
quá trị số cho ở bảng, đồng thời để phù hợp khi thi công thông thường người ta chế tạo kích thước
cọc như sau:
Cọc tiết diện 20× 20 ÷ 30× 30 cm chiều dài <10m
Cọc tiết diện 30× 30 ÷ 40× 40 cm chiều dài >10m
Tỷ số giữa chiều dài (l) trên bề rộng (b) hoặc đường kính cọc (d) gọi là độ mảnh của cọc λ=l/d
Đối với cọc thi công bằng phương pháp ép bằng kích thủy lực thì độ mảnh λ không nên quá
100 trường hợp λ vượt quá 100 thì cần đảm bảo điều kiện nền đất để cho cọc xuyên qua và điều kiện
thi công giữ cho cọc không bị thay đổi dạng hình học.
Cấu tạo cốt thép cho cọc:

2
I
6 4 1 2 5 5 3 1

b
I b
a1 a1

l A I-I

1. Cốt chịu lực


2. Cốt đai
3. Cốt gia cường mũi cọc (đai thường hoặc đai xoắn)
4. Lưới thép gia cường đầu cọc
5. Cốt thép vận chuyển, cẩu lắp
6. Hộp thép nối cọc

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 109-


Cốt thép số 1: là cốt dọc chịu lực chính của cọc, ưu tiên dùng cốt có gờ để tăng độ dính bám giữa bê
tông và cốt thép khi vận chuyển, cẩu lắp cũng như chịu lực ngang đối với móng cọc đài cao. Qui định
cốt chịu lực có đường kính Φ ≥ 10mm, thép CII (AII). Lượng cốt thép dọc trong cọc được quyết định
bởi khả năng chịu tải đứng và ngang của cọc, cường độ khi vận chuyển, khi dựng cọc lên máy đóng,
năng lượng xung kích và trọng lượng quả búa của máy đóng, ngoài ra còn hụ thuộc vào lực sinh ra do
điều chỉnh độ nghiêng của cọc khi đóng và lực kéo xuất hiện trong cọc khi có sự chối đàn hồi.
Thường các giá trị mô men giảm dần theo chiều sâu của cọc cho nên cốt thép để chịu mô men do lực
ngang hay lực dọc lệch tâm chỉ cần đặt đến một độ sâu nào đó được xác định theo tính toán. Khi đó
cọc cũng được tính toán theo nguyên tắc dầm trên nền đàn hồi

- Cốt thép số 2: Cốt đai trong cọc vừa có tác dụng như cốt đai trong cột, vừa như trong dầm
do vậy cần tuân theo những quy định đối với cốt đai trong cột và trong dầm. Cốt thép đai dùng để
chịu lực cắt và định vị khung thép, cốt đai đường kính ø6, ø8, có thể chế tạo cốt đai theo dạng rời
hoặc xoắn. Khu vực đầu cọc cốt đai cần đặt dày 50mm, chuyển dần sang 100 mm và lớn hơn. Khu
vực cần gia cố cốt đai dày bằng 6 ÷8 lần bề rộng cọc. Với cọc ép thì không cần có lưới thép ở đầu và
cốt đai có thể đặt thưa hơn so với cọc đóng

Mũi cọc có tiết diện hình tháp để định hướng và gạt


các dị vật nhỏ khi đóng hoặc ép. Trong phạm vi 1m tính từ
đầu cọc và 0,5m tính từ mũi cọc, bước cốt đai a=5cm để tăng
cường độ cứng tại đầu mũi cọc.
- Chi tiết cốt thép mũi cọc:

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 110-


Cốt thép số 3 là cốt định hướng, đường kính ø ≥ 20mm (đến 30mm), L = 50 ÷100mm, dùng
để tăng độ cứng mũi cọc và định vị tim cọc. Các cốt dọc trong thân cọc được hàn vào cốt định hưởng
mũi
Lưu ý: Lớp bê tông bảo vệ của cọc a có chiều dày tối thiểu là 3cm.
- Chi tiết lưới thép đầu cọc: Cốt thép số 4
Lưới thép đầu cọc bố trí lưới φ6 a50 để chống ứng suất cục bộ do lực xung kích tác dụng
nhiều lần tại đầu cọc khi đóng cọc, tránh vỡ đầu cọc khi đóng hoặc ép. Thường bố trí 5 ÷6 lưới cách
nhau 50mm
- Khi cọc dài có thể nối cọc từ các đốt chế tạo sẵn, do sự hạn chế về độ cao của giá đóng và
giá nén cọc, do sự khống chế về độ ổn định của cọc và khả năng vận chuyển, dựng cọc vào giá. Chi
tiết mối nối có thể như sau:

Chi tiết mối nối: Có thể sử dụng thép bản táp để liên kết hàn đầu cọc hoặc dùng thép góc L để
táp vào và hàn lại.
Việc nối cọc thực hiện khi ép xong đoạn trước đó, với cọc chịu nén thì không cần kiểm tra
cường độ, với cọc chịu mô men thì phải kiểm tra cường độ để thép tại mối nối đủ khả năng chịu lực.
Sau khi nối cọc, cần quét một lớp bitum để bảo vệ thép không bị gỉ

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 111-


Sự làm việc của một cọc đơn và một cọc trong nhóm cọc khác nhau rất nhiều.
Trong các phương pháp tính toán móng cọc hiện nay đều coi sức chịu tải của cọc trong nhóm
cọc như sức chịu tải của cọc đơn, như vậy độ chính xác chưa cao, do vậy đây là vấn đề cần nghiên
cứu hoàn chỉnh để đưa vào tính toán và đặc biệt cần chú ý đối với cọc masát ở đây ta nghiên cứu một
số vấn đề tương tác giữa các cọc trong nhóm cọc.
Hiệu ứng nhóm.
Do sự tương tác giữa các cọc trong nhóm nên độ lún của nhóm cũng như sức chịu tải của cọc
trong nhóm sẽ khác với cọc đơn. Hiệu ứng này cần được xét đến khi thiết kế. Chiều sâu và vùng ảnh
hưởng phần đất dưới nhóm cọc phụ thuộc vào kích thước của nhóm và độ lớn của tải trọng.
Độ lún của nhóm cọc.
Ta phân tích trạng thái ứng suất trong đất do cọc đơn và nhóm cọc gây ra khi có cùng trị số tải
trọng P tác dụng lên mỗi cọc. Trạng thái ứng suất do cọc đơn và nhóm cọc gây ra như hình vẽ. Rõ
ràng nếu các cọc càng gần nhau thì ứng suất σz do cả nhóm cọc gây ra sẽ lớn hơn rất nhiều so với ứng
suất do mỗi cọc gây ra. Vì vậy độ lún của nhóm cọc lớn hơn độ lún của cọc đơn. Độ lún của một
nhóm cọc ma sát có số lượng cọc nhiều sẽ lớn hơn so với nhóm cọc có ít cọc hơn khi cùng điều kiện
đất nền.
Khi khoảng cách giữa các cọc trong nhóm đạt đến một trị số nhất định nào đó thì thực tế có
thể coi sự làm việc của cọc đơn và cọc trong nhóm không khác nhau.

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 112-


Kinh nghiệm cho thấy trị số này tối thiểu là 6d
Khả năng chịu tải của nhóm cọc.
Trong nền đất rời quá trình hạ cọc bằng phương pháp đóng hay ép thường nén chặt đất nền, vì
vậy sức chịu tải của nhóm cọc có thể lớn hơn tổng sức chịu tải của các cọc đơn trong nhóm.
Trong nền đất dính, sức chịu tải của nhóm cọc ma sát nhỏ hơn tổng sức chịu tải của các cọc
đơn trong nhóm. Mức độ giảm sức chịu tải của các cọc đơn trong nhóm cọc trong trường hợp này phụ
thuộc vào khoảng cách giữa các cọc trongnhóm, đặc tính của nền đất, độ cứng của đài cọc và sự tham
gia truyền tải công trình xuống đài cọc và đất.
Đối với cọc chống, sức chịu tải của nhóm cọc bằng tổng sức chịu tải của các cọc đơn trong
nhóm.
Xác định sức chịu tải cọc
Cọc trong móng có thể bị phá hoại do một trong hai nguyên nhân sau:
- Bản thân cường độ vật liệu làm cọc bị phá hoại;
- Đất nền không đủ sức chịu đựng.
Do vậy khi thiết kế cần phải xác định cả hai trị số về sức chịu tải của cọc: Sức chịu tải của cọc
theo cường độ vật liệu (Pvl) và sức chịu tải theo cường độ đất nền (Pđn).
Trị số nhỏ nhất trong hai trị số này được chọn và đưa vào để tính toán và thiết kế. Tức là Pchọn
=min(Pvl, Pđn). Tuy nhiên cần chú ý là hai trị số này không lệch nhau quá nhiều để đảm bảo điều kiện
kinh tế, và trong mọi trường hợp thì không để xảy ra Pvl< Pđn vì sẽ lãng phí và có thể xảy ra nứt gãy
cọc khi đóng hoặc ép.

b. Xác định sức chịu tải của cọc theo phương dọc trục
Xác định sức chịu tải của cọc theo cường độ vật liệu
Cọc Bê tông cốt thép tiết diện đặc
Sức chịu tải của cọc Bê tông cốt thép tiết diện đặc được xác định theo công
thức:
Pvl = φ(R’a.Fa + mbRn.Fb)
Trong đó: PVL - Sức chịu tải tính toán của cọc theo vật liệu;
R’a,Fa - Cường độ chịu nén tính toán và diện tích cốt thép dọc trong cọc;
Rn,Fb - Cường độ chịu nén tĩnh toán của bê tông và diện tích mặt cắt ngang của thân cọc
(phần bê tông);
φ - Hệ số uốn dọc của cọc. Khi móng cọc đài thấp, cọc xuyên qua các lớp đất yếu xen kẹp thì
φ = 1. Khi cọc xuyên qua than bùn, đất sét yếu, bùn cũng như khi móng cọc đài cao, sự uốn dọc được
kể đến trong phạm vi chiều dài tự do của cọc. Chiều dài tự do (l0) của cọc được tính từ đế đài đến bề

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 113-


mặt lớp đất có khả năng đảm bảo độ cứng của nền hoặc đến đáy lớp đất yếu. Trị số của φ lấy theo
bảng (3.3).
Bảng 3.3: Hệ số uốn dọc φ.
ltt/b 14 16 18 20 22 24 26 28 30
ltt/d 12,1 13,9 15,6 17,3 19,1 20,8 22 24,3 26
φ 0,93 0,89 0,85 0,81 0,77 0,73 0,66 0,64 0,59

ltt - Chiều dài tính toán của cọc, thường lấy: ltt = l0 + 6d.
d - Đường kính của cọc;
b - Bề rộng của cạnh cọc.
Cọc nhồi chịu nén
Pvl = φ (Ra.Fa + m1. m2.Rb.Fb) (3.6)
Trong đó: φ, Ra,Fa,Rb,Fb - như ở công thức (3.3)
m1 - Hệ số điều kiện làm việc, đối với cọc được nhồi bê tông qua ống dịch chuyển thẳng đứng
thì m1 = 0,85.
m2 - Hệ số điều kiện làm việc kể đến ảnh hưởng của phương pháp thi công cọc. Khi thi công
trong đất sét có độ sệt cho phép khoan tạo lỗ và nhồi bê tông không cần ống vách, trong thời gian thi
công mực nước ngầm thấp hơn mũi cọc lấy m2 = 1,0. Thi công trong các loại đất cần phải dùng ống
chống vách và nước ngầm không xuất hiện trong lỗ (nhồi bê tông khô) thì lấy m2 = 0,9. Thi công
trong các loại đất cần dùng ống vách và đổ bê tông dưới huyền phù sét thì lấy m2 = 0,7.

c. Kiểm tra cọc khi vận chuyển, cẩu lắp và treo lên giá búa
Khi vận chuyển cọc từ bãi đúc cọc ra công trường và khi treo cọc từ đất lên giá búa thì cọc
Sơ đồ khi vận chuyển cọc
Để đảm bảo bảo điều kiện chịu lực tốt nhất khi vận chuyển thì vị trí móc cần bố trí sao cho
mô men dương lớn nhất bằng trị số momen âm lớn nhất. Từ điều kiện này ta xác định được đoạn:
a=0,207L (L- chiều dài cọc);
Trị số mô men: Ma=0,043q l2
Với q- tải trọng phân bố đều do trọng lượng bản thân cọc
Sơ đồ khi treo lên giá búa:
Khi cọc có chiều dài >8m cần bố trí thêm móc cẩu thứ 3 để khi thi công treo cọc lên giá búa.
Cũng từ điều kiện cân bằng mô men tính được khoảng cách b:
b=0,294L.
Mô men : Mb=0,086qL2

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 114-


* Lưu ý : Vì khi vận chuyển và cẩu cọc, cọc chịu tải trọng động nên khi tính mô men cần
nhân với hệ số ượt tải (n=1,5).
- Từ mô men tính toán để kiểm tra lượng cốt thép trong cọc có đảm bảo khả năng chịu lực khi
thi công hay không
- Cường độ của cốt thép móc cẩu cũng được kiểm tra khi thi công.

d. Cấu tạo và tính toán đài cọc


- Chiều dài cọc chọn phụ thuộc vào nền đất, vị trí của lớp đất tốt
Đài cọc là kết cấu dùng để liên kết các cọc lại với nhau và phân bố tải trọng của công trình lên
các cọc.
Đài cọc thường được chế tạo bằng bê tông, bê tông cốt thép và có thể đỗ tại chỗ hoặc lắp ghép
trong các công trình cầu đường, thuỷ lợi, dân dụng thì phần lớn đài cọc được thi công tại chỗ. Đài cọc
lắp ghép ít được sử dụng hơn, chủ yếu với công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.
Có hai loại đài cọc là: đài cọc dạng băng và đài nhóm cọc

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 115-


Mác bê tông không được nhỏ hơn 200 đối với đài cọc lắp ghép và không được nhỏ hơn 150
với đài cọc đúc tại chỗ. Trong thực tế thiết kế thì nên chọn mác bê tông đài cọc ≥ 200. Hình dáng và
kích thước mặt bằng của đỉnh đài phụ thuộc vào hình dáng, kích thước của đáy công trình. Hình dáng
kích thước của đáy đài phụ thuộc vào diện tích cần thiết để bố trí số cọc trong móng. Theo những quy
định về khoảng cách tối thiểu giữa các cọc cũng như quy định khoảng cách từ mép ngoài của hàng
cọc ngoài cùng đến mép ngoài của đài.
Chiều sâu chôn đài đối với móng cọc đài thấp phụ thuộc vào điều kiện địa chất, chủ yếu là
sức chịu tải của lớp đất giáp với đáy đài và phụ thuộc vào đặc tính cấu tạo của công trình như là có
tầng hầm, kho chứa,...
Nếu không có các hạng mục trên thì chiều sâu chôn đài đảm bảo khoảng cách từ đỉnh đài đến
mặt đất tự nhiên từ 30 ÷ 40cm để bố trí hệ thống dầm giằng, mặt sàn nhà và tránh va chạm gây ảnh
hưởng xấu đến đài cọc.
- Chiều dày của đài cọc hđ do tính toán quyết định, nhưng phải có trị số cần thiết tối thiểu để
đảm bảo độ ngàm sâu của cọc trong đài
Độ ngàm sâu của cọc trong đài a không được sâu hơn 2d và không được nhỏ hơn 1,2m khi d
> 60cm (d - đường kính hay bề rộng cọc). Trường hợp đập đầu cọc để ngàm cốt thép vào đài thì phải
đảm bảo cốt thép dọc ăn sâu vào đài lớn hơn 20 Ø đối với thép có gờ và lớn hơn 30÷40Ø đối với thép
không có gờ.
Khoảng cách từ mép đài đến mép hàng cọc ngoài cùng c ≥ 25cm đối với các công trình cầu
đường và thuỷ lợi và c ≥ 5cm đối với các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.
Khoảng cách từ tim cọc đến tim cọc gần nhau trong đài L ≥ 3d đối với cọc ma sát và L ≥ 2d
đối với cọc chống (TCVN 10304-2014)
Lớp bê tông lót móng chiều dày t=10 ÷20cm, có thể sử dụng bê tông gạch vỡ hoặc bê tông đá
4x6
- Đối với móng cọc đài cao nên tăng cường cốt thép cho đài bằng cách cấu tạo các bước thép
Ø 20 ÷ 25 đặt cách nhau 20cm
Đài cọc dạng băng thường nằm trên hàng cọc để đỡ tường chịu lực, bề rộng băng phụ huộc
vào số hàng cọc trong băng. Khoảng cách từ mép cọc ngoài cùng đến mép đài phụ thuộc vào sai số
cho phép khi đóng cọc, tức là phụ thuộc vào đường kính cọc đồng thời không được nhỏ hơn 100mm
Chiều dày của đài không nhỏ hơn 300mm; đầu cọc chôn vào đài không nhỏ hơn 50mm. Cốt
thép dọc của cọc phải chôn vào đài một đoạn không nhỏ hơn 250mm khi móng chịu lực ngang và
không nhỏ hơn chiều dài neo lneo đối với cọc chịu kéo; lưới thép dưới đáy đài đường kính không nhỏ
hơn 10mm và khoảng cách không vượt quá 200mm
Tính toán đài cọc dạng băng:
Khi thi công trong băng đài xuất hiện các nội lực:

= ; = ; =

Với Mg, Mn, Q là mô men ở gối, nhịp và lực cắt xuất hiện trong băng đài

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 116-


qT là trọng lượng tường mới xây có chiều cao bằng 0,5L và trọng lượng băng đài
L là khoảng cách cọc theo trục
L0 Nhịp tính toán của băng đài L0=(L-d)1,05
d là bề rộng hay đường kính cọc
Khi tính qT nếu chiều cao của khối xây từ mặt đài đến mép dưới của lỗ cửa nhỏ hơn 0,3L thì
phải kể đến trọng lượng của khối xây có chiều cao từ mặt trên đài đến mép dưới của lanh tô bê tông
cốt thép. Nếu lanh tô xây bằng gạch thì phải kể đến trọng lượng của khối xây nằm cao hơn mép trên
của lỗ cửa một đoạn bằng 1/3 chiều rộng của lỗ cửa

P0

a a a a a a

d Lc d Lc d
L L

Trong giai đoạn sử dụng có thể coi băng đài như một dầm liên tục chịu tải trọng là áp lực từ
tường truyền xuống. Áp lực đó được xem gần đúng là có dạng hình tam giác như hình 5.30. Áp lực
lớn nhất ở mép cọc là p0 và cạnh của đoạn phân bố tam giác là a.

Eb J b
A= 3 , cm;
E k bk

q0 L0
P0= ,
a
Trong đó EbJb - Độ cứng chống uốn của băng đài bằng bê tông cốt thép;
Ek, bk - Mô đun đàn hồi của khối xây và bề rộng của khối xây nằm phía trên băng
đài;

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 117-


q0 - Tải trọng tính toán phân bố đều tính ở cao trình mép dưới của băng đài (bao
gồm trọng lượng tường, sàn, trọng lượng băng đài và tải trọng sử dụng).
Các trường hợp chi tiết trong tính toán băng đài có thể xem trong phụ lục 5. Băng đài được
cấu tạo cốt thép như đối với dầm liên tục nhiều nhịp.
Tính toán đài nhóm cọc:
Đài nhóm cọc thường để đỡ cột, tính toán loại đài này bao gồm:
Tính toán đâm thủng của cột
Tính toán đâm thủng của cọc ở góc,
Tính toán theo lực cắt trên tiết diện nghiêng,
Tính toán theo đài chịu uốn.
Tính toán đâm thủng của cột. Nguyên tắc chung của việc tính toán đâm thủng ở đây cũng
giống như đối với móng đơn dưới cột, nghĩa là có thể sử dụng công thức( 5.2) khi tháp đâm thủng có
độ dốc 450.
Tuy vậy trong đài cọc, tháp đâm thủng có góc nghiêng 450 như trên hình 5.31. Do vậy qua
nghiên cứu người ta cho phép sử dụng công thức (5.2)
nhưng vế phải của nó được tăng lên theo tỷ số nhưng
không lớn hơn 2.
h0

Trên nguyên tắc như vậy, việc tính toán đâm


thủng của cột đối với đài được tiến hành theo công thức:
P≤[ α1(bc+C2)+α2(hc+C1)] h0Rbt,
Trong đó:
C2

P - Lực đâm thủng bằng tổng phản lực của cọc


nằm ngoài phạm vi của đáy tháp đâm thủng;
bc

bc, hc - Kích thước tiết diện cột;


h0 - Chiều cao hữu ích của đài;
C1, C2 - Khoảng cách trên mặt bằng từ mép cột C1 hc
đến mép của đáy tháp đâm thủng, như trên hình 5.31;
Rbt - Cường độ tính toán chịu kéo của bê tông;
α1, α2 - Các hệ số được tính theo công thức (5.48).
2
h 
a1  1,5 1   0 
 C1 

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 118-


2
h 
a 2  1,5 1   0 
 C2 
Cần kiểm tra khả năng đâm thủng qua mép trong (so với vị trí cột) của các cọc đặt gần cột,
sau đó kiểm tra khả năng đâm thủng qua mép trong của các cột ở xa hơn.
Khi C1>h0 hoặc C2>h0 thì phải lấy h0/C1=1 hoặc h0/C2=1để tính, tức là coi tháp đâm thủng có
góc nghiêng 450, khi đó α1 hoặc α2=2,12.
Khi C1<0,5h0 hoặc C2<0,5h0 thì lấy C1=0,5h0 hoặc C2=0,5h0 để tính với chú ý rằng sự tăng
của khả năng chống cắt theo góc nghiêng của tháp đâm thủng cũng là giới hạn. Khi đó α1 hoặc α2=
3,35.
Tính toán đâm thủng của cọc ở góc: Trên hình 5.32 để thể hiện mặt đâm thủng đối với cọc
ở góc. Việc kiểm tra cường độ ở đây cũng được tiến hành theo (5.2) và có xét đến sự tăng khả năng
h
chống cắt theo tỷ số 0
C
Tính cường độ trên tiết diện nghiêng theo lực cắt. Trên hình 5.33 thể hiện sơ đồtính cường độ
trên tiết diện nghiêng chịu cắt.
h0
b

C1
C2

Điều kiện cường độ được viết như sau:

Q  bh0 RK ,
Trong đó: Q – Tổng phản lực của các cọc nằm ngoài tiết diện nghiêng;
b – Bề rộng của đài;
h0 - Chiều cao hữu ích của tiết diện đang xét

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 119-


RK – Cường độ chịu kéo của bê tông;
β - Hệ số không thứ nguyên;
2
h 
  0,7 1   0 
C
Khi C< 0,5 h0 , β được tính theo C= 0,5 h0.
h0
Khi C > h0 , β = nhưng không nhỏ hơn 0,6.
C
Tính toán đài chịu uốn: Qua việc tính toán này ta xác định được diện tích cốt thép đặt ở
đáy đài theo phương cạnh a và cạnh b.
Diện tích cốt thép đặt theo phương cạnh a, cắt qua tiết diện I – I trên hình 5.34 được xác
định theo công thức:
M1
Fa1 
0,9h0 Ra
h0

II II
b

a I

Diện tích cốt thép đặt theo phương cạnh b, cắt qua tiết diện II – II trên hình 5.34, được xác
định theo công thức:
M II
FaII 
0,9h0 Ra
Trong đó MI, MII – Mô men uốn ở tiết diện I – I và II – II do tất cả các lực gây ra( phản
lực của cọc, trọng lượng đài và đất đắp…).
Hệ giằng đài cọc

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 120-


Các đài cọc thường được nối với nhau bằng hệ giằng. Hệ giằng này có tác dụng truyền lực
ngang từ đài này sang đài khác, góp phần điều chỉnh lún lệch giữa các đài cạnh nhau, chịu một phần
Momen từ cột truyền xuống, điều chỉnh những sai lệch do đóng cọc không thẳng gây ra...
Người ta thường căn cứ vào độ lún lệch giữa hai đài cạnh nhau, vào độ lớn của công trình
và khoảng cách giữa hai đài, vào tải trọng thẳng đứng ( nếu có) tác dụng lên giằng để quyết định kích
thước tiết diện giằng và lượng cốt thép dọc đặt trong đó.
Giằng được cấu tạo như cấu kiện chịu uốn có cốt thép phía trên và phía dưới giống nhau.
Giằng cần phải đan chéo nhau dưới chân cột mới phát huy tốt tác dụng về các mặt nói trên đồng thời
còn tham gia vào việc tăng cường khả năng chống đâm thủng của móng.
Cao trình mặt trên của giằng thường bằng cao trình mặt trên của đài. Khi quyết định cao trình
này cũng nên chú ý đến đường đi của hệ thống thoát nước mưa và nước thải.
Ở đài có khe lún, cột thường phải đặt lệch so với trọng tâm của đài, do đó gây ra một momen
lệch tâm đáng kể M=Ne0 như trên hình 5.35.
Momen M=Ne0 sẽ phân phối cho giằng, cọc và cột chịu. Như thế giằng phải có độ cứng khá
lớn để chịu phần lớn momen lệch tâm tránh cho cột và cọc bị phá hoại do uốn. Có thể coi cọc và
giằng là những dầm trên nền đàn hồi được ghép nối với cột trong một nút là đài, sau đó dùng các
phương pháp của cơ học kết cấu và sức bền vật liệu để phân phối momen tại nút đó cho các cấu kiện
quy tụ vào nút.
Khi tính toán, coi đài cọc là cứng vô cùng đồng thời bỏ qua chuyển vị theo phương ngang
(phương dọc theo trục của giằng) nhưng phải kể đến chuyển vị theo phương thẳng đứng tức là phải
xét đến độ lún của cọc. Giằng sẽ phải làm việc hết sức nặng nề khi độ chênh lún của hai đài lân cận là
lớn. Khi đài bị xoay, độ lún của các cọc không giống nhau. Để xét đến độ lún của từng cọc có thể căn
cứ vào biểu đồ qua hệ giữa lực nén và độ lún nhận được do nén thử tải tĩnh các cọc. Để đơn giản, có
thể coi quan hệ đó là tuyến tính.
Giằng ở nút khe lún (như trên hình 5.35) thường có tiết diện lớn hơn tiết diện của giằng ở
những khu vực khác.
Khi đài chỉ có một hoặc hai cọc, phải bố trí đủ giằng để chịu lực ngang bất thường có thể xuất
hiện theo các phương.

V.2.4 Móng bè BTCT, móng khối hộp, tường vây

a. Móng bè
Là móng bê tông cốt thép đổ liền khối, có kích thước lớn, có diện tích đáy móng bao trùm
toàn bộ công trình hoặc toàn bộ hạng mục công trình, khi đặt dưới các đơn nguyên thì được cắt ra
bằng khe lún
Phạm vi sử dụng: khi tải trọng lớn, nền đất yếu mà phương án móng băng và móng băng giao
thoa không đảm bảo kỹ thuật. Sử dụng móng bè có khả năng giảm lún và lún không đều, phân phối
lại ứng suất trên nền đất. Thường được dùng cho móng nhà, tháp nước, xi lô. Bunke, bể bơi,….Khi

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 121-


mực nước ngầm cao thường dùng phương án móng bè để chống thấm cho tầng hầm, ngăn nước và
chống lại áp lực nước ngầm
Có hai loại móng bè:
Móng bản phẳng: Thường dùng dưới dãy cột khi bước cột không quá 9m và tải trọng xuống
chân cột không quá100T, chọn sơ bộ bề dày bản khoảng 1/6 bước cột
- Móng bè bản sườn: Nhằm tăng độ cứng của các bản móng, làm sườn theo các trục cột, lúc
này móng như một bản sàn dầm lật ngược, thường dùng khi bước cột lớn hơn 9m và tải trọng xuống
mỗi cột >100T, chọn bề dày khoảng (1/8÷1/10) bước cột; chiều cao sườn lấy từ 1/6÷/8 bước cột

Khi thiết kế móng bè cần bố trí sao cho tổng hợp lực của toàn bộ công trình đi qua trọng tâm
của móng nhằm làm cho áp lực dưới đế móng là phân bố tương đối đều ở các khu vực
Việc tính toán móng bè một cách tương đối chính xác phải dựa trên lý thuyết tính bản trên
nền đàn hồi có xét tới độ cứng các sườn
Cách tính đơn giản nhất là coi áp lực dưới đế móng phân bố đều rồi tính như một sàn lật
ngược, móng càng cứng thì kết quả càng gần đúng với thực tế hơn

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 122-


Móng hộp: Móng hộp BTCT thường áp dụng cho nhà có tầng hầm

Câu hỏi và bài tập ôn tập chương 5


Câu 1: Chọn chiều sâu chôn móng phụ thuộc vào những yếu tố nào
Câu 2: Phân biệt móng cứng và móng mềm
Câu3: Vì sao thiết kế móng cọc khoảng cách các cọc từ 3D-6D
Câu 4: Vẽ hình và nêu các yêu cầu cấu tạo của đài móng cọc đài thấp, giải thích tại sao
Câu 5: Chọn số lượng cọc và bố trí cọc một cách hợp lý và kiểm tra tải trọng tác dụng lên cọc
theo điều kiện SCT của cọc trong sử dụng. Biết:
Tải trọng tính toán dưới đáy đài N=120T, M=30Tm
SCT cọc 30x30x12m là [P]=20T
Câu 6: Xác định số lượng cọc và bố trí cọc dưới đài móng cọc đài thấp. Biết tải trọng tính
toán dưới chân cột N=220T, M=25Tm, Q=8T biết đáy đài cách mặt đất 2m, cọc BTCT tiết diện
30x30 cm có sức chịu tải 40T
Câu 7: Xác định chiều cao và diện tích cốt thép cho đài móng cọc đài thấp biết cột tiết diện
30x30cm (60x40cm), cọc tiết diện 30x30 cm gồm 4 (8)cọc bố trí đều nhau cách nhau 90cm. Đài cọc
BTCT mác 250 có Rn=1100T/m2, Rk=88T/m2 thép AII có Ra=27000T/m2 Tải trọng tính toán tác
dụng lên mỗi cọc là 35T
Câu 8: Kiểm tra kích thước chiều cao và cốt thép móng băng dưới tường chịu lực BTCT Biết:
Tường dày 20cm, chịu tải Nn=30T/m M0=2,5 Tm/m Qn=0,5T/m
Móng Mác BT 250; bxh=2x0,4 m, chiều dài L=20m
Cốt thép Fa gồm 10 ø12/m Ra=27000T/m2 Lớp bảo vệ cốt thép đáy móng 5cm
Câu 9: Móng băng BTCT dưới tường biết bt=200mm, , chịu tải Ntc=30T/m Mtc=4 Tm/m;
Qtc=3T/m, cho phản lực đất nền [P]=22T/m2, kích thước móng băng h=0,6m, b=2,5m; lớp bảo vệ cốt
thép móng đáy móng 5cm. Kiểm tra điều kiện chọc thủng
Câu 10: Móng đơn dưới cột: Cho tải tính toán tại chân cột: Ntt=120T, Mtt=8Tm, Qtt=5T. Cho
chiều sâu chôn móng 1,2m; Kích thước đáy móng Fm=1,8 x 2,4m; chiều cao móng h=800, lớp bảo vệ
cốt thép móng là 35mm. Cho cột tiết diện 300x400.

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 123-


Kiểm tra điều kiện chọc thủng cột xuống móng và tính toán và bố trí cốt thép cho móng. (Vẽ
hình mặt bằng và mặt cắt cốt thép móng). Biết bê tông móng B15 có Rb=11MPa, Rbt=0,88MPa; thép
CII có Rs=Rsc= 280MPa.
Câu 11: Tính toán và kiểm tra chiều cao (chọc thủng+tiết diện
nghiêng)và cốt thép cho đài móng cọc đài thấp. Lớp bảo vệ cốt thép đáy Ntt=120T Mtt=20T
móng 10cm; Đài cọc bằng bê tông cốt thép B15 có Rn=1100T/m2,

1500
800
Rk=88T/m2 thép AII có Ra=28000T/m2
Câu 12: Cho đoạn cọc BTCT dài 14m, tiết diện ngang 40x40 cm thi
công bằng phương pháp đóng. Bê tông B30, cốt thép dọc AII
- Xác định vị trí móc cẩu khi vận chuyển
- Xác định vị trí buộc cáp khi cẩu lắp

800
2000
- Tính cốt thép dọc để chịu tải trọng vận chuyển, cẩu lắp

800
Bài tập phần móng Nông: 800 800

Móng đơn dưới cột: Cho tải tính toán tại chân cột: Ntt=1200kN, Mtt=80kNm, Qtt=50kN. Cho
chiều sâu chôn móng 1,2m; Kích thước đáy móng Fm=1,8 x 2,4m; chiều cao móng h=800, lớp bảo vệ
cốt thép móng là 35mm. Cho cột tiết diện 300x400.
Kiểm tra điều kiện chọc thủng cột xuống móng và tính toán và bố trí cốt thép cho móng. (Vẽ
hình mặt bằng và mặt cắt cốt thép móng).
Biết bê tông móng B20 có Rb=11MPa, Rbt=0,88MPa; thép CII có Rs=Rsc= 280MPa.
Bài tập phần móng cọc
Cho móng 5 cọc như hình vẽ; Tải trọng tính toán tại đáy đài:

300
N0=1350kN; M0y=320kNm; cột tiết diện 300x400; cọc tiết diện
250x250; Yêu cầu

850
N0
M0y

100
1 Kiểm tra tải trọng truyền về đầu cọc biết trọng lượng cọc

100
qc=14,0kN; Sức chịu tải thiết kế của cọc là 400kN

2 Kiểm tra điều kiện chọc thủng và điều kiện trên tiết diện
100

nghiêng. Tính toán cốt thép cho đài. Vẽ hình gồm mặt cắt và mặt
250 500 500 250

P1 P2
bằng thép đài cọc với đầy đủ số liệu thiết kế sau: Đài cọc cao 400
h=850, chiều sâu chôn đài hm=1150; bê tông đầu cọc trong
1500
300

P5
đài 100, râu thép cọc neo vào đài 600, bê tông lót dày 100,
mác 75. P4 P3
100

Biết bê tông móng B20 có Rb=11,5MPa; Rbt= 0,9MPa; thép


CII có Rs=Rsc= 280MPa. 250 700 700 250
100 1900 100
Bài tập vận chuyển và cẩu lắp cọc
Cho đoạn cọc đúc sẵn dài 9m, tiết diện ngang 300x300mm, bố trí 420, lớp bảo vệ cốt thép cọc
c=35mm. Vẽ sơ đồ tính và kiểm tra cọc khi vận chuyển và cẩu lắp. Cho bê tông B20 có
Rb=11,5MPa, thép CII có Rs=280MPa.

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 124-


CHƯƠNG VI: KẾT CẤU NHÀ NHIỀU TẦNG BTCT
VI.1. Khái niệm chung, đặc điểm thiết kế và tải trọng

VI.1.1 Khái nhiệm chung

a. Định nghĩa
Cùng với sự phát triển của Khoa học kỹ thuật, sự gia tăng dân số, giá đất tăng nhanh, nhà
nhiều tầng ngày càng được xây dựng nhiều. Ở một số nước nhà nhiều tầng chiếm khoảng 30-50%
tổng khối lượng xây dựng nói chung. Nhà nhiều tầng dùng làm nhà ở, văn phòng, khách sạn và cả
trong sản xuất công nghiệp dệt, hóa chất...
Việc phân loại nhà nhiều tầng còn mang tính chất tương đối tùy theo từng nước, gắn liền với
các điều kiện kinh tế, kỹ thuật và xã hội riêng biệt.
* Trong hội thảo Quốc tế 1971 tại Moxkva, các nhà khoa học tạm phân loại:
+ Nhà nhiều tầng loại I : 9 - 16 tầng ( dưới 50m)
+ Nhà nhiều tầng loại II : 17 - 25 tầng ( dưới 75m)
+ Nhà nhiều tầng loại III : 26 - 40 tầng ( dưới 100m)
+ Nhà siêu cao ( chọc trời) : trên 40 tầng ( trên 100m)
* Một khái niệm được đưa ra về nhà cao tầng mang tính khoa học hơn: Nhà nhiều tầng là nhà
mà chiều cao của nó ảnh hưởng tới ý đồ và cách thức thiết kế khác với nhà thông thường. Ngoài ra
chiều cao nhà còn ảnh hưởng đến quy hoạch, thi công và sử dụng. Về mặt thiết kế kết cấu đối với nhà

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 125-


nhiều tầng xuất hiện những vẫn đề phức tạp về nền móng, kết cấu chịu lực ngang, ổn định tổng thể và
dao động công trình
* Ở Trung Quốc, nhà dân dụng ≥8 tầng được xem là nhà cao tầng, thiết kế kết cấu phải tuân
theo các qui định có liên quan về thiết kế nhà cao tầng. Nhà trên 30 tầng (haytrên 100m) là nhà siêu
cao.
Những ngôi nhà cao nhất thế giới là Sears Tower, Chicago (72/74), 110 tầng, 443m; tháp đôi
Petronas - Malaysia 452m ( 1997), 88 tầng; Taipei 101 - Taiwan (2004), 101 tầng... Ở Dubai đang
xây dựng tháp BURJ DUBAI dự kiến cao đến 800m
Ở nước ta, đã có một số nhà cao 20- 30 tầng ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Hiện đang
có các dự án sẽ xây dựng nhà siêu cao 50 – 60 - 75 tầng

b. Phân loại nhà nhiều tầng:


Được phân theo nhiều cách sau:
1. Theo mục đích sử dụng :
- Nhà ở,
- Nhà làm việc và các dịch vụ khác,
- Khách sạn.
2. Theo hình dạng :
- Nhà dạng tháp,
- Nhà dạng thanh.
3. Theo vật liệu cơ bản dùng để thi công kết cấu chịu lực :
- Nhà bằng BTCT,
- Nhà bằng thép,
- Nhà hỗn hợp thép và BTCT.
Theo thống kê trong 10 nhà cao trên 300m, có 7 nhà bằng KC thép, 3 nhà bằng BTCT.
Trong 100 nhà nhiều tầng xây dựng năm 1991, có 54 nhà bằng thép, 19 nhà bằng BTCT, còn
27 nhà bằng hỗn hợp.
4. Theo sơ đồ kết cấu :
- Nhà khung,
- Nhà tấm,
- Nhà hệ lõi,
- Nhà hệ hộp.
- Nhà hỗn hợp,

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 126-


VI.1.2 Đặc điểm thiết kế kết cấu nhà nhiều tầng
- Tải trọng ngang là nhân tố chủ yếu của kết cấu
- Hạn chế chuyển vị ngang: kết cấu nhà nhiều tầng phải đảm bảo độ cứng để khống chế
chuyển vị ngang. Độ cao công trình tăng, chuyển vị ngang càng tăng nhanh so với sự tăng cường độ
- Yêu cầu thiết kế chống động đất cao: Khi kết cấu công trình chịu động đất cần phải có tính
dẻo nhất định để khiến cho kết cấu dưới tác động của tải trọng động đất mạnh khi một bộ phận nào đó
rơi vào trạng thái giới hạn thì vẫn còn năng lực biến hình đàn hồi. thông qua biến hình đàn hồi của kết
cấu thi hút năng lượng do động đất sinh ra khiến cho kết cấu duy tri fmootj lực hciuj tải nhất định
- Độ bền vững
- Giảm nhẹ trọng lượng bản thân kết cấu có vai trò rất quan trọng

VI.1.3 Đặc điểm về tải trọng đối với nhà nhiều tầng
- Trọng lượng bản thân nhà lớn dần theo số tầng gây khó khăn cho việc xử lý móng
- Khả năng chất đầy hoạt tải trên các tầng sẽ giảm khi số tầng tăng lên, do đó việc tính toán
giảm tải theo TCVN 2737:1995 sẽ có ý nghĩa hơn so với nhà ít tầng.
- Nhiều khả năng phải kể đến thành phần động của tải trọng gió, do đó tổng tải trọng gió sẽ
tăng lên
- Do tính chất quan trọng của công trình cần phải xét đến tải tọng động đất
Như vậy tải trọng ngang tác dụng lên nhà nhiều tầng sẽ là một yếu tố ảnh hưởng quyết định
đến hệ kết cấu của nhà

VI.2. Các hệ KC chịu lực và sơ đồ làm việc của nhà nhiều tầng:

VI.2.1. Các hệ kết cấu chịu lực cơ bản của nhà nhiều tầng:

a. Các cấu kiện chịu lực cơ bản :


Các cấu kiện chịu lực cơ bản của nhà gồm:
- Cấu kiện dạng thanh như: Cột, dầm..
- Cấu kiện phẳng: Tường, hệ lưới thanh dạng dàn phẳng, tấm sàn phẳng hoặc có sườn..
- Cấu kiện không gian: Lõi cứng, lưới hộp gồm các cấu kiện thanh hoặc tấm phẳng ghép lại.
Hệ kết cấu chịu lực của nhà nhiều tầng là bộ phận chủ yếu của công trình, tiếp nhận các loại
tải trọng rồi truyền xuống nền đất. Nó được tạo thành từ một hoặc nhiều lọai cấu kiện cơ bản trên.
Trong các nhà cao tầng tải trọng ngang là yếu tố chủ yếu của thiết kế kết cấu, việc hạn chế
chuyển vị ngang là cần thiết, đòi hỏi kết cấu phải có độ cứng lớn và bố trí hợp lý.
Yêu cầu đối với hệ chịu lực của nhà là:
- Mỗi cấu kiện phải đủ khả năng chịu lực, có biến dạng và dao động không quá lớn.

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 127-


- Hệ kết cấu phải đảm bảo sự ổn định tổng thể

b. Các hệ kết cấu chịu lực cơ bản của nhà gồm:


- Hệ khung chịu lực:
Được tạo thành từ các cấu kiện dạng thanh như cột theo phương đứng, dầm theo phương
ngang bằng liên kết cứng. Các khung phẳng liên kết với nhau qua các thanh ngang tạo thành một khối
khung không gian có mặt bằng vuông, chữ nhật, đa giác, ...
Để tăng độ cứng ngang của khung có thể bố trí thêm các thanh xiên tại một số nhịp trên suốt
chiều cao của nhà, có thể còn thêm một số dàn ngang ở tầng trên cùng và một số tầng trung gian, liên
kết các khung với kết cấu dàn đứng nầy thì hiệu quả chịu lực của hệ có thể tăng thêm 30%.

- Hệ tường (vách cứng) chịu lực:

Các cấu kiện thẳng đứng chịu lực của nhà là các tấm tường phẳng. Theo cách bố trí tường có
các sơ đồ sau: Tường dọc chịu lực, tường ngang chịu lực, tường ngang và tường dọc cùng chịu lực.
Tường chịu tải trọng ngang và tải trọng đứng
* Tải trọng ngang được truyền đến các tấm tường chịu tải thông qua các bản sàn ( xem là
tuyệt đối cứng trong mặt phẳng của chúng). Do đó các vách cứng làm việc như một công xon có

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 128-


chiều cao tiết diện lớn. Khả năng chịu tải của vách cứng phụ thuộc phần lớn vào hình dạng tiết diện
ngang của chúng ( tuỳ theo cấu tạo có thể có dạng chữ nhật, chữ I, chữ T hay chữ C).
* Hiện nay VLXD đa dạng, nên cấu trúc các tấm tường cũng đa dạng. Ngoài việc xây bằng
gạch đá, hệ lưới thanh tạo thành từ các cột đặt gần nhau liên kết qua các dầm ngang, xiên cũng được
xem là loại kết cấu nầy.
* Hệ tường chịu lực thích hợp cho các loại nhà cần phân chia không gian bên trong ( nhà ở,
làm việc, khách sạn,...), có thể cao đến 20 tầng.
- Hệ lõi chịu lực:
Lõi có dạng hộp rỗng, tiết diện kín hoặc hở, tiếp nhận các loại tải trọng và truyền xuống nền
đất. Phần không gian bên trong lõi thường bố trí các thang máy, khu WC, đường ống kỹ thuật.

- Hệ hộp chịu lực:


Ở hệ nầy, các bản sàn được gối lên các kết cấu chịu tải nằm trong mặt phẳng tường ngoài mà
không cần các gối trung gian khác bên trong.
* Có nhiều giải pháp kết cấu khác nhau cho các bức tường ngoài chịu tải của hệ hộp.
* Hệ hộp với giải pháp lưới không gian có các thanh chéo thường dùng cho các nhà có chiều
cao cực lớn.

- Hệ hỗn hợp:
Các hệ hỗn hợp được tạo thành từ sự kết hợp giữa hai hoặc nhiều hệ cơ bản kể trên:

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 129-


VI.2.2. Các loại sơ đồ kết cấu nhà nhiều tầng phổ biến:

a. Nhà có sơ đồ khung:
- Kết cấu chịu lực chính là các khung, tường chỉ có tác dụng bao che, phân chia không gian và
tự chịu lực. Tùy thuộc mặt bằng công trình có thể bố trí khung phẳng hay khung không gian.
- Ưu điểm: Kết cấu rõ ràng. Bố trí mặt bằng linh hoạt, dễ tạo không gian lớn.
- Nhược điểm: Chưa tận dụng được khả năng chịu lực của tường, độ cứng ngang nhỏ , Với
nhà cao tầng kích thước cột và dầm quá lớn, ảnh hưởng đến sử dụng, thẩm mỹ,...

b. Nhà có sơ đồ vách cứng


- Kết cấu chịu lực chính là các vách cứng (tường). Sàn chịu tải trọng đứng rồi truyền lên
tường.
- Ưu điểm: Các tấm tường vừa có tác dụng chịu lực, vừa bao che hoặc vách ngăn; Có khả
năng cơ giới hóa cao trong thi công xây dựng.
- Nhược điểm: Bố trí mặt bằng không linh hoạt;
Khó tạo được không gian lớn.

c. Nhà có sơ đồ kết hợp khung - vách


Sử dụng sơ đồ nhà kết hợp dựa vào sự làm việc hợp lí của kết cấu
Kết hợp theo phương đứng: Hệ thống khung không gian lớn ở tầng dưới đỡ vách cứng ở bên
trên, biện pháp này đáp ứng được yêu cầu không gian tương đối lớn ở các tầng dưới: nhà ăn, cửa
hàng..., đồng thời khả năng chịu tải trọng ngang cũng lớn.
Kết hợp theo phương ngang: Bố trí mặt bằng gồm khung và vách cứng, vách cứng chủ yếu
chịu tải trọng ngang. Biện pháp này có thể lấy lợi thế của cái này bổ sung cho cái kia, công trình vừa
có không gian theo yêu cầu vừa có khả năng chịu tải trọng cao.
Tùy theo cách làm việc của hệ, có hai dạng nhà kết hợp theo phương ngang:
Nhà có sơ đồ giằng: Khi khung chỉ chịu phần tải trọng đứng tương ứng với diện tích truyền
tải đến nó, còn toàn bộ tải trọng ngang và một phần tải trọng đứng còn lại do vách cứngchịu. Trong
sơ đồ này tất cả các nút khung đều có cấu tạo khớp, hoặc các cột đều có độ cứng chống uốn vô cùng
bé.

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 130-


Nhà có sơ đồ khung giằng: Khung cùng tham gia chịu tải trọng đứng và tải trọng ngang với
vách cứng. Khung có liên kết cứng tại các nút.

VI.2.3. Tải trọng tác dụng lên nhà nhiều tầng:

a. Tải trọng thẳng đứng:


+ Tỉnh tải: Trọng lượng của công trình, lấy theo cấu tạo cụ thể.
+ Hoạt tải: Tải trọng sử dụng trên sàn, lấy theo qui phạm. Bởi vì xác suất xuất hiện đồng thời
của tải trọng sử dụng trên tất cả các sàn giảm khi tăng số tầng nhà, nên các tiêu chuẩn thiết kế đưa ra
hệ số giảm tải khi tính các cấu kiện thẳng đứng chịu lực (phụ thuộc số tầng và diện tích sàn đang
tính, xem tiêu chuẩn thiết kế “tải trọng và tác động” TCVN 2737-95).

b. Tải trọng gió:


Sự phân bố áp lực gió lên bề mặt công trình là không đều (phía đón gió áp lực lớn nhất tại
trục giữa, phía gió hút áp lực lớn nhất tại các mép, các góc của kết cấu bao che), do đó ngoài kiểm tra
nội lực và chuyển vị tổng thể, cần kiểm tra các cấu kiện cục bộ chịu áp lực gió tăng cục bộ.
Lực gió tác động lên bề mặt công trình có tính chất từng đợt, thay đổi mạnh yếu theo thời
gian làm cho công trình chấn động, vì thế tác động của gió gồm hai thành phần tĩnh và động. Theo
TCVN 2737-95, khi tính toán nhà nhiều tầng cao dưới 40m, nhà công nghiệp một tầng cao < 36m với
tỷ số độ cao trên nhịp (H/B) < 1,5, không cần xét đến thành phần động .
* Thành phần tĩnh (trị số tiêu chuẩn) của tải trọng gió ở độ cao Z so với cốt chuẩn:
W = W0.k.c
Trong đó: W0- giá trị áp lực gió lấy theo bản đồ phân vùng (TCVN 2737-95).
k - hệ số tính đến sự thay đổi độ cao và dạng địa hình.
c - hệ số khí động.

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 131-


* Thành phần động của tải trọng gió ở độ cao z xác định :
a) Đối với công trình và các bộ phận kết cấu có tần số dao động riêng cơ bản f1(Hz) lớn hơn
tần số dao động riêng fL quy định:
WP = W.ζ.ν
Trong đó:W giá trị tiêu chuẩn của thành phần tĩnh của tải trọng gió
ζ hệ số áp lực động của tải trọng gió ở độ cao z .
ν hệ số tương quan không gian áp lực động của tải trọng gió, lấy theo bề mặt tính toán (gồm
bề mặt đón gió, khuất gió, tường bên, mái...mà qua đó áp lực gió truyền lên kết cấu chịu lực)
b) Đối với các nhà có mặt bằng đối xứng có f1 < fL và mọi công trình có f1 < fL < f2 (f2 là tần
số dao động riêng thứ 2 của công trình):
WP = m.ξ.ψ.y
m - khối lượng của phần công trình mà trọng tâm có độ cao z;
ξ - hệ số động lực xác định bằng đồ thị.
y - dịch chuyển ngang của công trình ở độ cao z ứng với dạng dao động riêng thứ nhất
ψ - hệ số xác định bằng cách chia công trình thành r phần, trong mỗi phần tải trọng gió không
đổi:
∑ .
ψ=
∑ .
Mk - khối lượng phần thứ k của công trình;
yk - dịch chuyển ngang của trọng tâm phần thư k ứng với dao động riêng thứ nhất;
Wpk- Thành phần động phân bố đều của tải trọng gió ở phần thứ k của công trình, xác định
theo trường hợp a.
c) Đối với nhà nhiều tầng có độ cứng, khối lượng và bề rộng mặt đón gió không đổi theo
chiều cao: = 1,4

Wph- giá trị tiêu chuẩn thành phần động của tải trọng gió ở độ cao H tại đỉnh công trình, xác
định theo công thức trường hợp a.
Các công trình có fs < fL cần tính toán động lực có kể đến s dạng dao động đầu tiên, s xác định
như sau: fs < fL < fs+1 .

c. Tải trọng động đất:


Động đất hay địa chấn là rung động của vỏ trái đất (do hoạt động kiến tạo hoặc do các vụ nổ),
diễn ra bất ngờ và không kéo dài, làm phát sinh lực quán tính ở các bộ phận của công trình. Cấu tạo
và tính toán kháng chấn để công trình có thể chịu được các trận động đất yếu thường xảy ra, còn với

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 132-


động đất mạnh công trình có thể bị hư hỏng nhưng không bị sụp đổ để đảm bảo an toàn tính mạng
người sử dụng.
Hiện nay việc xác định tải trọng động đất tác dụng lên công trình một cách chính xác là rất
khó khăn và phụ thuộc vào nhiều yếu tố (tính chất chuyển động địa chấn, tính chất động học của công
trình, của nền đất,...). Có thể tính toán công trình chịu động đất theo hai phương pháp sau :
- Phương pháp động lực: Xác định trực tiếp trạng thái ứng suất - chuyển vị của kết cấu chịu
tải từ các gia tốc đồ ghi lại chuyển động của nền đất khi động đất xãy ra.
- Phương pháp tĩnh lực: Thay thế các lực động đất thực tác dụng lên công trình bằng các lực
tĩnh ảo có hiệu ứng tương đương (phương pháp tải trọng ngang thay thế). Theo phương pháp này toàn
bộ công trình được xem như một vật rắn tuyệt đối đặt trên nền đất, lực động đất tác dụng lên công
trình theo phương ngang, bằng tích khối lượng công trình với gia tốc.
* Ưu điểm cơ bản : tính toán đơn giản, áp dụng cho công trình có hình dáng bất kỳ.
* Nhược điểm: không phản ánh được trạng thái chịu lực thực. Tuy phương pháp động lực cho
kết quả chính xác nhưng tính toán phức tạp và đòi hỏi phải có các số liệu thực tế cho nên hiện nay
phổ biến tính toán theo phương pháp tĩnh lực .
Tính theo phương pháp phổ phản ứng hoặc theo phương pháp tĩnh lực ngang tương đương
theo TCXDVN 375:2007
Tiêu chuẩn UBC của Mỹ, 1979 (Uniform Building Code):
Tiêu chuẩn kháng chấn của một số nước khác qui định xác định lực cắt ngang ở chân công
trình trước rồi sau đó mới phân phối lên các tầng. Theo UBC, lực cắt cực đại ở chân công trình với
dạng dao động thứ i:
Fi = Ci.Q
Trong đó Q - trọng lượng toàn bộ công trình;
Ci - hệ số địa chấn ở dạng thứ i:
Ci = Z.I.K.C.S
Z - hệ số cường độ địa chấn Z=3/16÷=1
I - hệ số tầm quan trọng của công trình I=1÷1,5
K - hệ số giảm chấnK = 0,7 cho kết cấu dẻo,
K = 0,8 cho hệ khung giằng,
K = 1,3 cho hệ kết cấu hỗn hợp,
K =1 cho các loại kết cấu khác.

C - hệ số động lực, = ≤ 0,12

S - hệ số cộng hưởng nền đất - kết cấu,

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 133-


=1+ − 0,5( ) ≥ 1 ℎ ≤1

= 1,2 − 0,6 − 0,3( ) > 1 ℎ >1

T0 là chu kỳ dao động đặc trưng của nền.


* Một số dạng tác động khác lên nhà cao tầng:
- Tác động do co ngót, từ biến của bêtông.
- Ảnh hưởng của sự lún không đều.
- Do ảnh hưởng của sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm môi trường.
- Do các sai lệch khi thi công, do thi công các công trình lân cận.
- Do khai thác khoáng sản, nước ngầm dưới nhà,...

VI.3. Đặc điểm thiết kế kết cấu, tính toán và cấu tạo :
VI.3.1.Đặc điểm thiết kế kết cấu :
Thiết kế nhà nhiều tầng, vấn đề kết cấu chiếm vai trò rất quan trọng. Việc chọn các hệ kết cấu
khác nhau, trực tiếp ảnh hưởng đến các vấn đề về bố trí mặt bằng, hình khối, độ cao các tầng, thiết bị
điện, đường ống kỹ thuật, yêu cầu về kỹ thuật, tiến độ thi công, giá thành công trình. Các đặc điểm
chủ yếu cần lưu ý là:

a. Tải trọng ngang là nhân tố chủ yếu của thiết kế kết cấu.
Trong kết cấu nhà thấp tầng, ảnh hưởng do tải trọng ngang sinh ra rất nhỏ, chủ yếu là tải trọng
đứng. Theo sự gia tăng của chiều cao, nội lực và chuyển vị do tải trọng ngang sinh ra tăng lên rất
nhanh.
Nếu xem công trình như một thanh ngàm :

* Tải phân bố tam giác : = ; =

* Tải phân bố chữ nhật: = ; =

b. Hạn chế chuyển vị ngang:


Theo sự tăng chiều cao, chuyển vị ngang tăng rất nhanh, trong thiết kế không chỉ yêu cầu kết
cấu đủ cường độ, mà phải đủ độ cứng để chống lực ngang, hạn chế chuyển vị ngang trong phạm vi
nhất định . Nếu chuyển vị ngang quá lớn làm tăng thêm nội lực phụ, độ lệch tâm tăng nhanh, làm cho
người ở cảm thấy khó chịu và có thể sụp đổ công trình. Chuyển vị lớn còn có thể làm cho tường, chi
tiết trang trí, ốp lát, hệ thống điện nước nứt, hư hỏng, ray thang máy biến dạng...

c. Yêu cầu thiết kế chống động đất càng cao.

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 134-


Ở vùng có động đất, ngoài việc tính đến tải trọng đứng, tải trọng gió còn làm cho kết cấu có
tính năng chống động đất tốt, để không bị hư hại khi có động đất nhỏ, khi gặp động đất tương đương
cấp thiết kế qua sửa chữa bình thường có thể sử dụng được. Còn khi gặp động đất lớn có hư hại
nhưng không nguy hiểm cho tính mạng con người và thiết bị sản xuất quan trọng, có thể nứt nhưng
không sụp đổ.

d. Giảm nhẹ trọng lượng bản thân


Có ý nghĩa hơn công trình bình thường. Cùng điều kiện nền đất, nếu giảm trọng lượng bản
thân có thể xây dựng được nhiều tầng hơn. Hiệu ứng của động đất tỷ lệ thuận với trọng lượng công
trình, giảm nhẹ trọng lượng bản thân là giảm nội lực cấu kiện, do đó tiết kiệm vật liệu, hạ giá thành.

VI.3.2. Các đặc điểm tính toán:


- Tính toán nội lực dưới tác dụng của tải trọng đứng: Nói chung không cần tiến hành
tính toán vị trí bất lợi của hoạt tải. Vì nhà nhiều tầng thường là kết cấu không gian ba chiều, nhiều
tầng nhiều nhịp, khả năng bố trí hoạt tải quá nhiều, không thể tính toán từng trường hợp một. Mặc
khác, nhà nhiều tầng, trọng lượng bản thân kết cấu chiếm tỷ lệ rất lớn (#1500kg/m2) so với hoạt tải
(200-300kg/m2) cho nên vị trí bất lợi của hoạt tải ảnh hưởng tới nội lực cũng rất nhỏ.
Khi hoạt tải tương đối lớn, mômem của nhịp dầm có thể có ảnh hưởng bất lợi, nên mômen
giữa nhịp nhân với hệ số 1,1 - 1,2.
- Các cấu kiện thẳng đứng chịu tải của công trình liên kết với nhau thành một hệ không gian.
Nhưng việc tính toán có thể thực hiện dưới dạng bài toán phẳng nếu tiến hành được việc phân phối tải
trọng ngang theo độ cứng tương đối của các cấu kiện chịu tải.
- Đối với nhà nhiều tầng việc tính toán với tải trọng động chủ yếu vẫn tập trung vào việc xác
định chu kỳ và dạng dao động của chúng. Từ đó cho phép xác định được tải trọng tác dụng và tiếp đó
xác định trạng thái ứng suất theo các phương pháp tĩnh học thông thường.

VI.3.3 Các yêu cầu cấu tạo:

a. Dạng của công trình:


- Hình dạng mặt bằng nhà: Cần đơn giản (vuông, tròn là tốt nhất), gọn và có độ cứng chống
xoắn lớn (tâm cứng trùng với trọng tâm). Nếu mặt bằng phức tạp, trải dài cần cấu tạo các khe kháng
chấn.
- Hình dạng theo chiều cao: Theo phương đứng nhà phải đơn điệu và liên tục, cân đối, tránh
sự thay đổi đột ngột hình dạng theo chiều cao nhà. Cân đối giữa tỷ lệ chiều cao và bề rộng nhà.

b. Độ cứng, cường độ :
- Theo phương đứng: Nên tránh sự thay đổi đột ngột sự phân bố độ cứng và cường độ trên
chiều cao nhà. Nếu trên công trình có một tầng mềm thì các biến dạng sẽ có khuynh hướng tập trung
ở tầng đó và dễ gây ra sự sụy đổ toàn công trình.

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 135-


- Theo phương ngang: Nếu trong cùng một tầng có cột dài lẫn cột ngắn, lực cắt sẽ tập trung ở
cột ngắn cứng hơn, nó sẽ bị phá hoại trước cột dài, điều nầy cũng tương tự đối với dầm. Trường hợp
nầy nên tách các kết cấu tự mang (vách ngăn,...) ra khỏi kết cấu chịu lực, cũng như giảm bớt chiều
cao tiết diện của các cấu kiện ngắn.

c. Bậc siêu tĩnh:


Ở những nhà chịu ứng suất phát sinh do chênh lệch nhiệt độ, do lún không đều thì số bậc siêu
tĩnh nên thấp. Nhưng ngược lại khi chịu tải trọng ngang thì bậc siêu tĩnh phải cao để tránh cho công
trình không bị đổ khi có một bộ phận nào đó bị phá hoại trước.

d. Tương quan độ cứng giữa cột và dầm:


Thông thường phải thiết kế sao cho khớp dẻo ở dầm xuất hiện trước sau đó mới ở các cột.
Hay nói cách khác, thiết kế cột chắc hơn dầm, vì sự an toàn của công trình và tận dụng khả năng làm
việc của các bộ phận công trình.

e. Lựa chọn vật liệu và loại nhà.


- Có thể lựa chọn vật liệu làm kết cấu chịu lực chính bằng thép, bêtông cốt thép hay hỗn hợp
cho phù hợp.
- Có thể lựa chọn nhà khung, nhà tấm, nhà kết hợp,..

Câu hỏi và bài tập ôn tập chươ ng VI


Câu 1: Tính tóan thiết kế kết cấu nhà nhiều tầng cần chú ý những đặc điểm gì
Câu 2: Khi nào cần tình toán tải trọng gió động
Câu 3: Phân biệt nhà có sơ đồ kết cấu giằng, khung giằng

Bài giảng: Kết cấu nhà BTCT_Bộ môn XDDD&CN_ĐHTL - 136-

You might also like