You are on page 1of 5

Chỉ dẫn tính toán võng nứt theo TCVN 5574:2018 Đào Hà Thiệp

CHỈ DẪN TÍNH TOÁN VÕNG NỨT CHO CẤU KIỆN CHỊU UỐN THEO
TCVN 5574:2018

1. Kiểm tra điều kiện hình thành vết nứt

Vết nứt hình thành khi thỏa mãn điều kiện momen do ngoại lực tác động lớn hơn momen kháng nứt
của tiết diện (Công thức điều kiện 153 trong TCVN 5574:2018)

M > Mcrc
Trong đó:
• M: là momen do ngoại lực tác động tạo ra tại tiết diện tính toán.
• Mcrc: Là giới hạn momen tiết diện chịu được trước khi hình thành vết nứt.
Đối với cấu kiện chịu uốn Mcrc được tính toán theo công thức: (Biến đổi từ công thức 158~164
TCVN 5574:2018)

Mcrc = .Rbt,ser.Ired.Ared / St,red


Trong đó:
•  hệ số lấy bằng 1.3
• Rbt,ser là cường độ chịu kéo dọc trục của bê tông tra trong Bảng 6 TCVN 5574:2018
• Ared là diện tích tiết diện ngang quy đổi của cấu kiện
• Ired là momen quán tính của tiết diện quy đổi của cấu kiện đối với trọng tâm của nó
• St,red là momen tĩnh của tiết diện quy đổi đối với thớ bê tông chịu kéo nhiều hơn
Công thức xác định các đại lượng trên như sau:

Ared = A + .As + .As'


Trong đó A, As, As' lần lượt là diện tích của bê tông, cốt thép chịu kéo và cốt thép chịu nén;  là hệ
số quy đổi từ thép sang bê tông,  = Es / Eb

Ired = I + .Is + .I’s

Ired = b.h3/12 + .As.(h/2 – a0)2+.A’s.(h/2-a’0)2


(I, Is và Is' là momen quán tính của bê tông, cốt thép chịu kép và cốt thép chịu nén)

St.red = b.h2/2 +.As.a0 + .A’s.(h-a’0)

WEFLY Structure Co., Ltd 1


KetcauSoft.com
Chỉ dẫn tính toán võng nứt theo TCVN 5574:2018 Đào Hà Thiệp

2. Tính toán bề rộng vết nứt cho 1 tiết diện.

Tính toán bề rộng vết nứt tiến hành khi điều kiện hình thành vết nứt được thỏa mãn (M > Mcrc)
Bề rộng vết nứt cần được kiểm tra với điều kiện bề rộng vết nứt ngắn hạn và dài hạn [acrc,u] quy định
trong Bảng 17 của TCVN 5574:2018.
Điều kiện đảm bảo bề rộng vết nứt
acrc ≤ [acrc,u]
Vết nứt dài hạn xác định như sau:
acrc = acrc1
Vết nứt ngắn hạn xác định như sau:
acrc = acrc1 + acrc2 - acrc3

Công thức xác định vết nứt ngắn hạn


Trong đó:
• acrc1 là bề rộng vết nứt do tác động dài hạn của tải thường xuyên và tải tạm thời dài hạn.
• acrc2 là bề rộng vết nứt do tác động ngắn hạn của tải thường xuyên và tải tạm thời.
• acrc3 là bề rộng vết nứt do tác động ngắn hạn của tải thường xuyên và tải tạm thời dài hạn.
Giả thiết thành phần dài hạn của hoạt tải chiếm  hoạt tải toàn phần. Có thể tính toán với
• acrc1 là bề rộng vết nứt do tác động dài hạn của TT + .HT.
• acrc2 là bề rộng vết nứt do tác động ngắn hạn của TT + HT
• acrc3 là bề rộng vết nứt do tác động ngắn hạn của TT + .HT
Bề rộng vết nứt cho 1 tiết diện dưới tác dụng của momen tương ứng được xác đinh theo công thức

WEFLY Structure Co., Ltd 2


KetcauSoft.com
Chỉ dẫn tính toán võng nứt theo TCVN 5574:2018 Đào Hà Thiệp

acrc,i = 1.2.3.s.s.Ls/Es
Trong đó:
• 1, 2, 3 là các hệ số kể đến ảnh hưởng của thời hạn tác động của tải trọng, hình dạng bề mặt
thép và đặc điểm chịu lực. (Các hệ số này được lấy theo mục 8.2.2.3.1 của TCVN
5574:2018).
• s là ứng suất trong cốt thép chịu kéo. Tính toán theo công thức
s = Mi.(h0 – yc).s1/Ired
Trong đó:
• Mi là momen do ngoại lực tác động trên tiết diện đang xét. M tương ứng với các trường
hợp tải trọng.
• s1 là hệ số quy đổi cốt thép về bê tông.
s1 = 0,0015.Es/Rb,n
(trong các công thức tính nứt cho phép lấy s1 = s2. Nghĩa là hệ số quy đổi cốt thép
chịu kéo và chịu nén về bê tông là bằng nhau).
• Ired là momen quán tính của tiết diện ngang quy đổi, chỉ kể đến vùng bê tông chịu nén,
cốt thép chịu kéo và cốt thép chịu nén. Công thức tính Ired lúc này khác với công thức
xác định Ired khi tính Mcrc
Ired = I + s1.Is +  s1.I’s.
Ired = b.yc3/12 + b.yc(h/2-yc/2)+As.s1.(h/2-a0)2+A’s.s1.(h/2-a’0)2.

• yc là chiều cao vùng nén xác định theo công thức (195)~(197) trong TCVN 5574:2018
với s1 = s2 . Với tiết diện hình chữ nhật có kể đến cốt thép chịu kéo và chịu nén yc
được xác định theo công thức dưới đây.

WEFLY Structure Co., Ltd 3


KetcauSoft.com
Chỉ dẫn tính toán võng nứt theo TCVN 5574:2018 Đào Hà Thiệp

yc = h0.{[(s.s1+’s.s1)2+2.(s.s2+’s.s1.a’/h0)]0.5-(s.s1+’s.s1)}
s = As / b.h0 ; ’s = A’s/ b.h’0.
• Ls là khoảng cách cơ sở giữa các vết nứt kề nhau. Xác định theo công thức và các điều kiện
đưới đây.
Ls = 0,5.Abt.ds / As
Max(10ds;100mm) ≤ Ls ≤ Min(40ds; 400mm).
Trong đó:
• Abt diện tích vùng bê tông chịu kéo.
Abt = b.hb
2a ≤ hbt ≤ 0,5h
• As là diện tích thép chịu kéo.
• ds đường kính danh nghĩa.
• s là hệ số kể đến sự biến dạng khong đồng đểu của cốt thép giữa các vết nứt. Lấy bằng 1.

3. Tính toán độ cong cho 1 tiết diện cho trường hợp có xảy ra vết nứt.

Độ cong của 1 tiết diện xác định theo công thức.


(1/r) = (1/r)1 – (1/r)2 + (1/r)3.
Trong đó:
• (1/r)1 là độ cong do tác dụng ngắn hạn của tải trọng thường xuyên và tải trọng tạm thời.
• (1/r)2 là độ cong do tác dụng ngắn hạn của tải trọng thường xuyên và tải trọng dài hạn của tải
tạm thời.
• (1/r)3 là độ cong do tác dụng dài hạn của tải trọng thường xuyên và tải trọng dài hạn của tải
tạm thời.
Giả thiết thành phần dài hạn của hoạt tải chiếm  phần tải toàn phần. Có thể xác định độ cong của
tiết diện với:
• (1/r)1 là độ cong do tác dụng ngắn hạn của TT + HT
• (1/r)2 là độ cong do tác dụng ngắn hạn của TT +  HT
• (1/r)3 là độ cong do tác dụng dài hạn của TT +  HT
Độ cong của 1 tiết diện dưới tác dụng của momen tương ứng xác định theo công thức:
(1/r)i = Mi / D
Trong đó:
• Mi là momen tương ứng.
• D là độ cứng của tiết diện xác định theo công thức dưới đây.
D = Eb1.Ired

WEFLY Structure Co., Ltd 4


KetcauSoft.com
Chỉ dẫn tính toán võng nứt theo TCVN 5574:2018 Đào Hà Thiệp

• Eb1 là Modul biến dạng của bê tông chịu nén được xác định phụ thuộc vào thời hạn tác dụng
của tải trọng.
Eb1 = Eb,red = Rb / b1,red.
b1,red là biến dạng tương đối của bê tông lấy theo Bảng 9 và mục 6.1.4.3
• Ired được xác định tương tự như trong công thức tính toán bề rộng vết nứt. Với các hệ số
quy đổi cốt thép về bê tông được xác định như sau:
s1 = Es/Eb,red ; s2 = Es,red / Eb,red với Es,red = Es / s.
Hệ số s lấy bằng 1 do đó s1 và s2 sẽ khác nhau do hệ số b1,red khác nhau cho trường hợp
dài hạn.

4. Độ võng của dầm 2 đầu tự do và độ võng của dầm consol.

Đối với dầm consol và dầm có 2 đầu gối tựa độ võng sẽ được xác định dựa trên độ cong của tiết diện
của momen lớn nhất.
f = s.L2(1/r)max
Trong đó:
• s là hệ số lấy bằng:
• 5/48 với dầm tựa tự do
• 1/4 với dầm consol.
• L là nhịp của dầm.
• (1/r)max là độ cong toàn phần tại tiết diện có momen uốn lớn nhất.

5. Độ võng của dầm 2 đầu ngàm.

Độ võng của 1 dầm bất kỳ được xác định bằng tích phân của độ cong của các tiết diện trên dầm đó.
Đối với 1 dầm 2 đầu ngàm cần được chia ít nhất làm 6 đoạn tương ứng với 7 tiết diện. Độ võng của
dầm được xác đinh dựa trên độ cong của 7 tiết diện cụ thể theo công thức dưới đây:

f = L.{(1/r)sup,L +(1/r)sup,R + 6.[(1/r)1-(1/r)5 +2.((1/r)2+(1/r)4)] +16(1/r)3} / 432

WEFLY Structure Co., Ltd 5


KetcauSoft.com

You might also like