You are on page 1of 7

MỞ ĐẦU

Đề tài : Công nghệ thi công bê tông dự ứng lực - căng sau

Nhóm thực hiện : nhóm 6 số thành viên là 4 , có số thứ tự từ 21 dến 24

I. Khái niệm

1,1 . khái niệm về bê tông dự ứng lực : Bê tông dự ứng lực còn được gọi là bê tông
tiền áp hay bê tông cốt thép ứng lực trước. Đây chính là công nghệ kết cấu bê tông cốt
thép kết hợp sử dụng ứng lực trước với cường độ rất căng của cốt thép. Yêu cầu đối
với thép cốt trong bê tông dự ứng lực cần phải tuân thủ chỉ tiêu kỹ thuật theo TCVN
6284:1997 và TCVN 1651:2008. Theo chuyên gia về bê tông Bỉ – Ông Amold Van
Acker đã nhận định rằng: “Đây là loại bê tông được dùng phổ biến ở châu Âu từ lâu,
việc sử dụng bê tông dự ứng lực giúp tiết kiệm và giảm giá thành công trình, đẩy
nhanh tốc độ thi công, mang đến chất lượng cao cho các công trình xây dựng. Đây
được xem là giải pháp tối ưu trong cuộc cách mạng xây dựng”. Ngày nay bê tông dự
ứng lực được sử dụng phổ biến trong xây dựng các tòa nhà cao tầng hay nhiều dạng
công trình công nghiệp và dân dụng khác như nhà xưởng, nhà tầng, nhà dân,

1,2 khái niệm về bê tông dự ứng lực căng sau : Bê tông dự ứng lực căng trước, loại bê
tông này sẽ được đúc trực tiếp tại hiện trường, được đặt cáp sẵn khi đi thép và chờ đủ
cường độ thì kéo cáp.

nh ảnh thì công cốt thép trong bê tông căng dư ứng lực căng sau

II. Phân loại bê tông cốt thép dự ứng lực

Hình ảnh quá trình trước và sau khi căng


Phương pháp này thường sử dụng cho kết cấu bê tông đổ tại chỗ. Trước hết, chúng đặt
thép ứng lực trước và cốt thép thông thường rồi đổ bê tông. Khi bê tông đạt đến cường độ
nhất định thì tiến hành căng cốt thép với ứng suất quy định.

Sau khi căng xong, cốt thép ứng lực trước được neo chặt vào đầu cấu kiện. Thông qua
các neo đó, cấu kiện sẽ bị nén bằng lực đã dùng khi kéo căng cốt thép. Trong phương
pháp căng sau, kết cấu bê tông cốt thép dự ứng lực căng sau được chia làm 2 loại:
II.1 Bê tông cốt thép dự ứng lực dạng không liên kết đầu neo

Đây là loại kết cấu ứng lực trước căng sau được thi công căng cốt thép. Sau khi hình
thành kết cấu trước khi chịu tải và sử dụng phản lực đầu neo hình côn tại các đầu của
cốt thép ứng lực trước. Mục đích để truyền áp lực ép mặt sang đầu kết cấu bê tông (gây
ứng lực trước). Phương pháp này sẽ không dùng lực bám dính giữa bê tông và cốt thép
để tạo ứng lực trước. Nên nó còn được gọi là ứng lực trước căng sau không bám dính

2.1.2 Cốt thép dự ứng lực căng sau


Cốt thép được lồng trong ống bao có chứa mỡ bảo quản chống gỉ và được đặt bình
thường vào trong khuôn đúc bê tông chưa được căng trước. Sau đó, chúng ta đổ bê tông
vào khuôn bình thường như chế tạo kết cấu bê tông cốt thép thông thường. Đến khi kết
cấu bê tông cốt thép đạt cường độ nhất định đủ để chịu được ứng lực căng. Chúng ta sẽ
tiến hành căng cốt thép ứng lực trước.

Cốt thép được kéo căng dần dần bằng máy kéo ứng lực trước đến giá trị ứng suất
thiết kế. Nhưng nó vẫn nằm trong giới hạn đàn hồi của cốt thép ứng lực trước. Sau mỗi
hành trình kéo thép xong, cốt thép lại được buông ra khỏi máy kéo. Lúc đó, cốt thép có
xu hướng co lại vì tính đàn hồi.

Nhưng do các đầu cốt thép được giữ lại bởi neo 3 lá hình côn. Nó nằm trong hốc neo
hình côn bằng thép bịt ở hai đầu kết cấu bê tông. Biến dạng đàn hồi này của cốt thép
được chuyển thành phản lực đầu neo dạng áp lực. Nó ép mặt của má côn thép truyền sang
đầu kết cấu bê tông.

Nhờ đó, kết cấu bê tông được uốn vồng ngược với khi làm việc. Khi đạt đến ứng lực
trước thiết kế, nó mới cho kết cấu chịu tải trọng (cho làm việc).

2.2 Bê tông cốt thép dự ứng lực căng sau dạng liên kết

Đây là dạng kết cấu ứng lực trước căng sau. Nó được sử dụng cả lực bám dính giữa
cốt thép ứng lực trước với kết cấu bê tông và phản lực ép mặt đầu neo để giữ ứng lực
trước. Loại này còn gọi là bê tông cốt thép dự ứng lực căng sau có bám dính.

2.2.1 Cốt thép dự ứng lực căng sau liên kết


Cốt thép được đặt bên trong ống bao. Ống bao bằng nhựa, nhôm hay thép được đặt
trong kết cấu bê tông. Khi chúng ta tiến hành tạo kết cấu bê tông cốt thép ứng lực trước
căng sau như dạng không liên kết. Nhưng sau khi căng cốt thép đến ứng suất thiết kế.
Chúng ta tiến hành bơm (hồ) vữa xi măng với áp lực cao vào trong lòng các ống bao để
vừa tạo lớp vữa.

Lớp vữa này có vai trò bảo vệ cốt thép và tạo lên một môi trường truyền ứng lực bằng
lực bám dính giữa cốt thép với vữa xi măng đông kết. Hay ống bao và kết cấu bê tông
bên ngoài.
Việc kiểm tra độ đầy chặt vữa xi măng trong ống bao được tiến hành nhờ có các đầu
ống kiểm tra cắm vào trong ống bao. Bơm vữa áp lực cao tới khi phun đầy vữa ra các đầu
thăm này. Chúng có thể biết vữa đã chứa đầy trong ống cáp đến đoạn nào của kết cấu.

III. Nguyên lý làm việc.


Cốt thép cường độ cao là nguyên liệu tăng độ dẻo của hỗn hợp bê tông. Cốt thép
được kéo căng bằng máy kéo với ứng suất trước. Khi ứng suất trước đạt giá trị cụ thể
được thiết kế trước và nằm trong khoảng đàn hồi sẽ được dừng.
Đặc biệt, cốt thép đồng thời được ứng suất trước và chịu sức nén tạo nên kết cấu biến
dạng ngược với trước và khi chịu tải. Nhờ vào kết cấu khác biệt hoàn toàn với bê tông cốt
thép truyền thống mà có khả năng chịu tải gấp nhiều lần.
IV. Phạm vi ứng dụng.
Bê tông dự ứng lực được sử dụng phổ biến khi xây dựng các tòa nhà cao tầng hay
nhiều dạng công trình công nghiệp và dân dụng khác. Ví dụ: nhà xưởng, nhà tầng, nhà
dân,…
V. Ưu điểm nhược điểm
5.1 ưu điểm
5.1.1. Ứng dụng rộng rãi.
Công nghệ bê tông dự ứng căng trước được ứng dụng trong nhiều dạng công trình
khác nhau: xây dựng công nghiệp, xây dựng dân dụng. Tuy nhiên, việc thi công ở những
công trình lớn, nhà cao tầng của các chủ đầu tư hay dự án nước ngoài là chủ yếu. Đây là
mô ̣t trong những ưu điểm đầu tiên của công nghê ̣ này.
5.1.2.Tiết kiệm thời gian.
Trong thi công, bê tông dự ứng lực cần ít bê tông nhưng vẫn đảm bảo đàn hồi và độ
ứng tốt hơn bê tông truyền thống. Do vậy, việc tháo dỡ cốp pha sẽ diễn ra sớm hơn.
Chính điều này đã thúc đẩy công trình ngày càng được đẩy nhanh tiến độ và kết thúc dự
án sớm là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Mă ̣c dù vâ ̣y, viê ̣c đẩy nhanh tiến đô ̣ công trình nhưng vẫn đảm bảo kỹ thuâ ̣t, mỹ thuâ ̣t và
chất lượng của toàn bô ̣ công trình. Thực tế đã rất nhiều công trình lớn trên thế giới, đă ̣c
biê ̣t châu Âu thống kê thì đến 70% đều vượt tiến đô ̣ khi áp dụng công nghê ̣ này. Bởi vâ ̣y
mà công nghê ̣ được đánh giá và được coi là phương pháp tối ưu trong lĩnh vực xây dựng
hiê ̣n nay.
Sử dụng cọc, dầm bê tông dự ứng lực đúc sẵn giúp đẩy nhanh
tiến độ xây dựng, tiết kiệm thời gian và chi phí
5.1.3. Tiết kiệm nguyên liệu, chi phí rẻ.
Bởi lẽ kết cấu sàn bê tông và panel tiền chế chính trọng lượng của nó nên giá thành
phần xây dựng móng hay thân công trình đều giảm hơn viê ̣c sử dụng kết cấu bê tông
thông thường. Thực tế, rất nhiều công trình lớn có thể giảm giá thành tối đa lên đến 40%
khi áp dụng công nghê ̣ truyền thống.
Cụ thể, bê tông ứng lực căng trước có khả năng vượt nhịp lên đến 20m. Tuy nhiên,
nhịp 8 – 12m vẫn là hiệu quả và được các chuyên gia xây dựng nhận định kết cấu nhịp
không quá lớn. Do vậy, việc thi công với bê tông ứng lực trước luôn rẻ hơn bê tông
truyền thống. Đặc biệt, việc công nghệ tạo được nhiều không gian dùng hơn khi sử dụng
cùng một lượng nguyên liệu đã tiết kiệm chi phí tối đa. Ngoài ra, viê ̣c áp dụng công nghê ̣
này còn tiết kiê ̣m chi phí không sử dụng ván khuôn sàn trong thi công.
5.1.4. Độ cứng khung sàn cao gấp nhiều lần bê tông truyền thống
Bê tông dự ứng lực tiết kiê ̣m nguyên liê ̣u khối lượng cốt thép lên đến 80% nhưng lại
tăng chi phí bê tông cường đô ̣ cao, neo, thép cường đô ̣ cao và nhiều thiết bị khác. Khi kết
cấu lớn thì đô ̣ cứng khung sàn bê tông ứng lực nhỏ hươn đầm. Do vâ ̣y, khi bạn so sánh
với đô ̣ cứng của bê tông truyền thống thì cao hơn rất nhiều. Nhiều trường hợp tăng đô ̣
cứng chịu lực có thể tương đương chất lượng nhiều nơi: AUS, HK, Thái Lan,…
5.2 Nhược điểm

Mặc dù công nghệ sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật nhưng vẫn tồn tại những nhược điểm
mà cần phải nhìn nhận. Đó chính là việc thi công bê tông ứng lực trước bắt buộc phải yêu
cầu đơn vị thi công có kinh nghiệm thi công, quản lý về mọi mắt. Do vậy, phần lớn các
công trình thi công đều phải thuê các đơn vị tư vấn nước ngoài thiết kế hoặc thi công.

You might also like