You are on page 1of 174

Trƣờng Đại học Giao thông vận tải

Viện Kỹ thuật xây dựng- Bộ môn Kết cấu xây dựng

Bài giảng

Kết cấu thép cơ bản


(Theo TCXDVN 338-2005)

Nguyễn Xuân Huy - Vũ Văn Hiệp - Tạ Quốc Việt


Lời nói đầu

Kết cấu thép là loại kết cấu đƣợc sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực xây dựng. Tại Việt Nam,
các công trình sử dụng kết cấu thép cũng ngày càng phát triển cùng với sự lớn mạnh của nền
kinh tế. Bài giảng Kết cấu thép cơ bản đƣợc dùng cho sinh viên ngành kỹ thuật xây dựng tại
trƣờng Đại học Giao thông vận tải. Nội dung bài giảng dựa trên tiêu chuẩn thiết kế kết cấu
thép TCXDVN 338:2005, gồm 5 chƣơng:
- Chƣơng 1 cung cấp những khái niệm đại cƣơng về Kết cấu thép.

- Chƣơng 2 giới thiệu lý thuyết tính toán đối với các loại liên kết trong kết cấu thép.

- Chƣơng 3 trình bày khái niệm, lý thuyết và phƣơng pháp tính đối với cấu kiện cột thép.

- Chƣơng 4 trình bày khái niệm, lý thuyết và phƣơng pháp tính đối với cấu kiện dầm thép.
- Chƣơng 5 trình bày khái niệm, lý thuyết và phƣơng pháp tính đối với cấu kiện giàn thép.

Dù đã đƣợc đƣa vào giảng dạy từ khóa 46 nhƣng chắc chắn bài giảng còn có nhiều thiếu
sót. Các tác giả rất mong nhận đƣợc những góp ý và phản biện từ các thầy cô giáo cũng nhƣ
các bạn sinh viên để bài giảng có thể hoàn thiện hơn.

1
MỤC LỤC

Lời nói đầu .......................................................................................................................1

Chƣơng I. ĐẠI CƢƠNG VỀ KẾT CẤU THÉP .........................................................5


I.1 Khái niệm về kết cấu thép...............................................................................................5
I.1.1 Ƣu khuyết điểm của kết cấu thép ...............................................................................5
I.1.2 Phạm vi sử dụng ........................................................................................................5

I.2 Vật liệu thép trong xây dựng công trình..........................................................................5


I.2.1 Cấu trúc và thành phần hóa học của thép ....................................................................5
I.2.2 Phân loại thép ............................................................................................................6
I.2.3 Số hiệu thép trong các tiêu chuẩn ...............................................................................7
I.2.4 Các loại thép cán nóng dùng trong xây dựng công trình ............................................ 10

I.3 Tính chất cơ học của thép ............................................................................................ 12


I.3.1 Biểu đồ ứng suất - biến dạng khi chịu kéo ................................................................ 12
I.3.2 Sự phá hoại giòn của thép ........................................................................................ 13

I.4 Phương pháp tính toán và thiết kế kết cấu thép ............................................................. 17
I.4.1 Quan điểm chung về phƣơng pháp tính kết cấu thép ................................................. 17
I.4.2 Phƣơng pháp tính toán và thiết kế kết cấu thép theo trạng thái giới hạn .................... 18
I.4.3 Tải trọng và tổ hợp tải trọng ..................................................................................... 21

Chƣơng II. LIÊN KẾT ............................................................................................... 24


II.1 Liên kết hàn ................................................................................................................. 24
II.1.1 Phƣơng pháp hàn trong kết cấu thép ..................................................................... 24
II.1.2 Một số vấn đề của liên kết hàn ............................................................................. 26
II.1.3 Các loại đƣờng hàn .............................................................................................. 27
II.1.4 Tính toán mối hàn ................................................................................................ 31
II.1.5 Tính toán các liên kết hàn .................................................................................... 33

II.2 Liên kết bu lông ........................................................................................................... 42


II.2.1 Phân loại bu lông ................................................................................................. 42
II.2.2 Cấu tạo của liên kết bu lông ................................................................................. 43
II.2.3 Tính toán khả năng chịu lực của bu lông .............................................................. 47
II.2.4 Tính toán liên kết bu lông .................................................................................... 53

Chƣơng III. DẦM THÉP ......................................................................................... 58


III.1 Khái niệm về dầm thép ................................................................................................. 58
III.1.1 Phân loại dầm ...................................................................................................... 58
III.1.2 Các kích thƣớc chính của dầm ............................................................................. 59

2
III.2 Thiết kế dầm hình......................................................................................................... 63
III.2.1 Chọn tiết diện dầm hình ....................................................................................... 63
III.2.2 Kiểm tra tiết diện dầm đã chọn về độ bền ............................................................. 64
III.2.3 Kiểm tra độ võng của dầm ................................................................................... 66
III.2.4 Kiểm tra ổn định tổng thể của dầm hình ............................................................... 67

III.3 Thiết kế dầm tổ hợp...................................................................................................... 68


III.3.1 Chọn tiết diện dầm............................................................................................... 68
III.3.2 Kiểm tra độ bền, độ võng và ổn định của dầm tổ hợp ........................................... 72
III.3.3 Thay đổi tiết diện dầm theo chiều dài ................................................................... 74

III.4 Ổn định tổng thể của dầm thép ..................................................................................... 76


III.4.1 Khái niệm ............................................................................................................ 76
III.4.2 Tính toán theo điều kiện ổn định tổng thể............................................................. 77

III.5 Ổn định cục bộ của dầm thép ....................................................................................... 79


III.5.1 Ổn định cục bộ của bản cánh nén ......................................................................... 80
III.5.2 Ổn định cục bộ của bản bụng dầm........................................................................ 81

III.6 Cấu tạo và tính toán các chi tiết của dầm ..................................................................... 87
III.6.1 Liên kết cánh dầm với bản bụng .......................................................................... 87
III.6.2 Cấu tạo và tính toán mối nối dầm ......................................................................... 89
III.6.3 Cấu tạo và tính toán phần dầm ở gối tựa............................................................... 96

Chƣơng IV. CỘT THÉP ........................................................................................ 101


IV.1 Khái niệm về cột thép ................................................................................................. 101
IV.1.1 Phân loại cột thép .............................................................................................. 101
IV.1.2 Sơ đồ tính, chiều dài tính toán và độ mảnh của cột ............................................. 102

IV.2 Cột đặc chịu nén đúng tâm ......................................................................................... 105


IV.2.1 Hình thức tiết diện ............................................................................................. 105
IV.2.2 Tính toán cột đặc chịu nén đúng tâm .................................................................. 106
IV.2.3 Xác định tiết diện cột đặc chịu nén đúng tâm ..................................................... 111

IV.3 Cột rỗng chịu nén đúng tâm ....................................................................................... 113


IV.3.1 Cấu tạo thân cột ................................................................................................. 113
IV.3.2 Sự làm việc của cột rỗng .................................................................................... 116
IV.3.3 Tính toán cột rỗng chịu nén đúng tâm ................................................................ 123
IV.3.4 Xác định thân cột rỗng chịu nén đúng tâm.......................................................... 124

IV.4 Cột chịu nén lệch tâm................................................................................................. 129


IV.4.1 Cấu tạo .............................................................................................................. 129
IV.4.2 Tính toán cột đặc chịu nén lệch tâm ................................................................... 130
IV.4.3 Xác định tiết diện cột đặc chịu nén lệch tâm, nén uốn......................................... 139

IV.5 Cấu tạo và tính toán các chi tiết của cột ..................................................................... 140
IV.5.1 Đầu cột và liên kết xà ngang vào cột .................................................................. 140
IV.5.2 Chân cột ............................................................................................................ 144

3
Chƣơng V. DÀN THÉP ............................................................................................ 150
V.1 Khái niệm về dàn thép ................................................................................................ 150
V.1.1 Phân loại dàn ..................................................................................................... 150
V.1.2 Hình dạng dàn ................................................................................................... 152
V.1.3 Hệ thanh bụng của dàn....................................................................................... 154
V.1.4 Kích thƣớc chính của dàn .................................................................................. 155
V.1.5 Hệ giằng không gian .......................................................................................... 156

V.2 Tính toán dàn............................................................................................................. 157


V.2.1 Các giả thiết khi tính dàn ................................................................................... 157
V.2.2 Tải trọng tác dụng lên dàn .................................................................................. 158
V.2.3 Nội lực .............................................................................................................. 158
V.2.4 Chiều dài tính toán các thanh dàn ....................................................................... 159
V.2.5 Tiết diện hợp lý của các thanh dàn ..................................................................... 161
V.2.6 Chọn và kiểm tra tiết diện thanh dàn .................................................................. 161

V.3 Cấu tạo và tính toán nút dàn ...................................................................................... 164


V.3.1 Nguyên tắc chung .............................................................................................. 164
V.3.2 Nút gối .............................................................................................................. 164
V.3.3 Nút trung gian.................................................................................................... 166
V.3.4 Nút đỉnh ............................................................................................................ 167
V.3.5 Nút giữa dàn cánh dƣới ...................................................................................... 169
V.3.6 Nút có nối thanh cánh ........................................................................................ 170
V.3.7 Các cấu tạo khác của dàn ................................................................................... 172

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 173

4
Chƣơng I. ĐẠI CƢƠNG VỀ KẾT CẤU THÉP

I.1 Khái niệm về kết cấu thép


Khái niệm kết cấu thép đƣợc sử dụng trong tài liệu này để chỉ những kết cấu chịu lực của
các công trình xây dựng làm bằng thép hoặc bằng kim loại khác nói chung. Kết cấu thép đƣợc
tạo nên bởi những cấu kiện khác nhau nhƣ các thanh, các tấm. Những cấu kiện này liên kết
với nhau tạo nên những kết cấu và công trình đáp ứng yêu cầu sử dụng.

I.1.1 Ƣu khuyết điểm của kết cấu thép


Kết cấu thép có rất nhiều ƣu điểm so với các loại vật liệu xây dựng khác. Do cấu trúc thuần
nhất của vật liệu nên kết cấu thép độ tin cậy cao. Sự làm việc đàn hồi và dẻo của vật liệu thép
gần sát với các giả thiết tính toán. Thép còn là loại vật liệu nhẹ có khả năng chịu lực lớn.
Phẩm chất nhẹ của vật liệu đƣợc đánh giá qua hệ số c, là tỷ lệ giữa trọng lƣợng riêng và
cƣờng độ tính toán của nó: c   / f . Ta có thể tham khảo bảng so sánh dƣới đây về phẩm
chất nhẹ của thép với 1 số vật liệu khác.
Thép Gỗ Bê tông

c / f 3,7.104 1/ m 5, 4.104 1/ m 2, 4.103 1/ m

Vật liệu thép có tính công nghệ hoá cao do có thể đƣợc chế tạo hoàn toàn trong nhà máy.
Ngoài ra, kết cấu thép có tính cơ động trong vận chuyển, lắp ráp, dễ sửa chữa, thay thế. Thép
cũng nhƣ liên kết của kết cấu thép có tính kín, không thấm nƣớc, không thấm khí và có khả
năng tái sử dụng khá cao.

Tuy nhiên, kết cấu thép cũng có những hạn chế nhƣ dễ bị xâm thực trong điều kiện không
khí ẩm gây nên hiện tƣợng gỉ. Chính vì vậy khi sử dụng kết cấu thép cần có lớp bảo vệ cho
thép nhƣ sơn phủ hoặc sử dụng thép hợp kim. Ngoài ra, thép là loại vật liệu chịu lửa kém. Ở
t  500  6000 C , thép chuyển sang dẻo, mất khả năng chịu lực, kết cấu bị sụp đổ dễ dàng. Với
các công trình có yêu cầu chống cháy nghiêm ngặt, thép phải đƣợc bọc bằng lớp chịu lửa (bê
tông, tấm gốm, sơn phòng lửa…).

I.1.2 Phạm vi sử dụng


Thép có thể đƣợc sử dụng cho mọi loại kết cấu. Kết cấu thép thích hợp với các công trình
lớn (chiều cao lớn, chịu tải trọng lớn…), các công trình cần trọng lƣợng nhẹ, các công trình
cần độ kín không thấm nƣớc.

I.2 Vật liệu thép trong xây dựng công trình

I.2.1 Cấu trúc và thành phần hóa học của thép

5
I.2.1.1 Cấu trúc của thép
Thép có cấu trúc tinh thể. Quan sát một phiến thép mỏng dƣới kính hiển vi, ta thấy thép
gồm có hai tổ chức chính là ferit và xementit. Ferit là các hạt màu sáng, chiếm tới 99% thể
tích có tính mềm và dẻo còn xementit, hợp chất sắt cacbua, rất cứng và giòn.

I.2.1.2 Thành phần hóa học của thép


Ngoài hai thành phần chính là sắt và cacbon, thép còn có các thành phần phụ khác nhƣ
măngan, silic, lƣu huỳnh, phôt pho… Mỗi chất trên đều có ảnh hƣởng nhất định đến tính chất
của thép, ví dụ nhƣ măngan làm tăng cƣờng độ và độ dai của thép, silic làm tăng cƣờng độ
thép, giảm tính chống gỉ, tính dễ hàn hay phôtpho, làm giảm tính dẻo và độ dai va chạm của
thép, làm thép trở nên giòn ở nhiệt độ thấp.

I.2.2 Phân loại thép

I.2.2.1 Theo thành phần hóa học của thép


Theo thành phần hóa học, thép đƣợc chia ra làm hai loại chính:

- Thép cacbon, với lƣợng cacbon dƣới 1,7%, không có các thành phần hợp kim khác (thép
cacbon cao, thép cacbon vừa, thép cacbon thấp). Thép xây dựng là loại thép cacbon thấp, với
lƣợng cacbon dƣới 0,22%, đó là loại thép mềm, dẻo, dễ hàn.

- Thép hợp kim, có thêm các thành phần hợp kim khác nhƣ Crôm, Nikel, Mangan… nhằm
nâng cao chất lƣợng thép (tăng độ bền, tăng tính chống gỉ).

I.2.2.2 Theo phương pháp luyện thép


Thép đƣợc luyện từ gang để khử bớt cacbon và các chất phụ khác trong gang để đƣa về
hàm lƣợng yêu cầu đối với thép. Có hai phƣơng pháp luyện chính:

- Luyện bằng lò quay: Lò quay là một cái bầu, quay xung quanh một trục nằm ngang.
Không khí đƣợc thổi qua đáy lò vào nƣớc gang lỏng để oxy hoá các hợp chất cần khử của
gang (C, Si, Mn).

- Luyện bằng lò bằng (lò Martin): Trong lò bằng, nƣớc gang lỏng đƣợc trộn lẫn với thép
vụn và đƣợc đốt nóng bằng khí đốt (hoặc bằng điện trong lò điện). Các chất của gang đƣợc
oxy hoá bằng các sắt oxyt trong thép vụn.

I.2.2.3 Theo mức độ khử oxy


Tùy theo phƣơng pháp để lắng nguội, chia ra:
- Thép sôi: thép khi nguội, bốc ra nhiều bọt khí nhƣ (oxy, cacbon oxyt) tạo thành những
chỗ không đồng nhất trong cấu trúc của thép.
- Thép tĩnh (thép lặng): thép tĩnh trong quá trình nguội không có hơi bốc ra do đã đƣợc
thêm những chất khử oxy (silic, nhôm, măngan.). Những chất này khử hết oxy có hại và

6
những tạp chất phi kim loại khác.

- Thép nửa tĩnh (nửa lặng): là trung gian giữa thép tĩnh và thép sôi, trong đó oxy không
đƣợc khử hoàn toàn.

I.2.3 Số hiệu thép trong các tiêu chuẩn

Vật liệu thép dùng cho kết cấu phải đƣợc lựa chọn cho phù hợp với tính chất quan trọng
của công trình, điều kiện làm việc của kết cấu, đặc trƣng của tải trọng, phƣơng pháp liên
kết… Phần này sẽ giới thiệu các loại thép thƣờng dùng trong xây dựng công trình đƣợc chỉ
dẫn trong Tiêu chuẩn Việt Nam và Tiêu chuẩn ngành 22TCN – 272 – 05.

I.2.3.1 Theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1765:1976

Thép cacbon thấp cường độ thường

Thép cacbon thấp cƣờng độ thƣờng (giới hạn chảy f y  290MPa ) đƣợc lấy theo Tiêu
chuẩn Việt Nam TCVN 1765:1976, gồm hai loại chính: thép cacbon thông thƣờng với hàm
lƣợng cacbon từ 0,14%  0,22%, là thép sôi hoặc nửa tĩnh và thép cacbon thông thƣờng có
thêm hàm lƣợng mangan 0,8%  1,1%. Tùy theo yêu cầu sử dụng các loại thép này đƣợc chia
làm ba nhóm:
Nhóm A: thép đƣợc bảo đảm về tính chất cơ học

Nhóm B: thép đƣợc bảo đảm về thành phần hoá học

Nhóm C: thép đƣợc bảo đảm về tính chất cơ học và cả thành phần hoá học

Giới hạn chảy fy , MPa , cho Độ dãn dài 0, % , cho độ


Độ bền độ dày t, mm dày t, mm
Mác thép kéo
 20 20< t 40 40<t100  20 20 < t  40 > 40
N/mm2
Không nhỏ hơn Không nhỏ hơn

CT34s 330-420 220 210 200 33 32 30

CT34n, CT34 340-440 230 220 210 32 31 29

CT38s 370-470 240 230 220 27 26 24

CT38n, CT38 380-490 250 240 230 26 25 23

CT38nMn 380-500 250 240 230 26 25 23

CT42s 410-520 260 250 240 25 24 22

CT42n, CT42 420-540 270 260 250 24 23 21

7
Vì thép làm kết cấu chịu lực phải đảm bảo cả về độ bền và tính dễ hàn, chịu đƣợc tác động
xung kích, nên chỉ đƣợc dùng thép nhóm C. Các loại thép cacbon thấp có giới hạn chảy vào
khoảng 2200 – 2700 daN/cm2, giới hạn bền biến động từ 3300 đến 5400 daN/cm2.
Các ký hiệu trên số hiệu thép có ý nghĩa nhƣ sau: CT có nghĩa là cacbon thƣờng, con số đi
sau chỉ độ bền kéo đứt (N/mm2), chữ s chỉ thép sôi (hoặc n là nửa tĩnh, nếu là thép tĩnh thì
không ghi gì).

Thép cường độ khá cao

Là thép cacbon mang nhiệt luyện hoặc thép hợp kim thấp. Thép cƣờng độ khá cao có giới
hạn chảy trong khoảng 3100 – 4000 daN/cm2, giới hạn bền từ 4500 – 5400 daN/cm2.

Thép cường độ cao

Thép cƣờng độ cao gồm các loại thép hợp kim có nhiệt luyện, giới hạn chảy cao trên 4400
daN/cm2 và giới hạn bền trên 5900 daN/cm2.

I.2.3.2 Theo Tiêu chuẩn 22TCN 272 – 05


Căn cứ vào đƣờng cong ứng suất - biến dạng và thành phần hoá học của thép, có thể phân
ra 4 loại thép sau:

+ Thép cacbon (cấp 250)


+ Thép hợp kim thấp cƣờng độ cao (cấp 345)

+ Thép hợp kim thấp gia công nhiệt (Cấp 485)

+ Thép hợp kim gia công nhiệt cƣờng độ cao (Cấp 690)

Hình I-1: Các đường cong ứng suất biến dạng điển hình của 4 loại thép

8
Các đặc tính cơ học của kết cấu thép theo hình dáng, cƣờng độ và chiều dày:

Thép cacbon

Thép cacbon có cƣờng độ chảy và điểm chảy rõ ràng, có tính dẻo cao nên cho phép phân
phối lại ứng suất cục bộ mà không bị nứt do đó phù hợp khi sử dụng làm chi tiết liên kết.
Thép cacbon có tính hàn tốt và thích hợp cho bản, thanh và các thép cán định hình trong xây
dựng.

Thép hợp kim thấp cường độ cao

Các thép này có thành phần hoá học đƣợc hạn chế để phát triển cƣờng độ chảy và cƣờng
độ kéo đứt lớn hơn thép cacbon nhƣng lƣợng kim loại bổ sung nhỏ hơn trong thép hợp kim.
Cƣờng độ chảy cao hơn (fy = 345 MPa) đạt đƣợc trong điều kiện cán nóng hơn là qua gia
công nhiệt. Thép hợp kim thấp cƣờng độ cao có tính hàn tốt và thích hợp cho bản, thanh và
các thép cán định hình trong xây dựng. Các hợp kim này có sức kháng gỉ trong không khí cao
hơn. Do có các phẩm chất tốt này, thép cấp 345 thƣờng là sự lựa chọn đầu tiên của ngƣời thiết
kế các cầu có nhịp trung bình và nhỏ.

Thép hợp kim thấp gia công nhiệt

Thép hợp kim thấp cƣờng độ cao có thể đƣợc gia công nhiệt để đạt đƣợc cƣờng độ chảy
cao hơn (fy = 485 MPa). Thành phần hoá học cho các cấp 345W và 485W là gần nhƣ nhau.
Việc xử lý nhiệt (tôi thép) làm thay đổi cấu trúc vi mô của thép và làm tăng cƣờng độ, độ rắn
và độ dai. Sự gia công nhiệt làm điểm chảy của thép dịch chuyển cao. Có một sự chuyển tiếp
rõ rệt từ ứng xử đàn hồi sang ứng xử quá đàn hồi. Cƣờng độ chảy của các thép này thƣờng

9
đƣợc xác định ở độ giãn bằng 0,5% dƣới tác dụng của tải trọng hoặc ở độ giãn bằng 0,2%
theo định nghĩa bù. Thép hợp kim thấp đƣợc gia công nhiệt có thể hàn, tuy nhiên chỉ thích
hợp cho tấm. Sức kháng gỉ trong không khí của chúng là giống nhƣ thép hợp kim thấp cƣờng
độ cao.

Thép hợp kim gia công nhiệt cường độ cao

Thép hợp kim là loại thép có thành phần hoá học không phải nhƣ trong thép hợp kim thấp
cƣờng độ cao. Phƣơng pháp gia công nhiệt tôi nhúng đƣợc thực hiện tƣơng tự nhƣ đối với
thép hợp kim thấp nhƣng thành phần khác nhau của các nguyên tố hợp kim làm phát triển
cƣờng độ cao hơn (fy = 690 MPa) và tính dai lớn hơn ở nhiệt độ thấp. Đƣờng cong gỉ trong
không khí đối với các thép hợp kim (cấp 690) thể hiện sức kháng gỉ tốt nhất trong bốn cấp
thép. Ở đây, cƣờng độ chảy cũng đƣợc xác định ở độ giãn bằng 0,5% dƣới tác dụng của tải
trọng hoặc ở độ giãn bằng 0,2% theo định nghĩa bù. Khi xem xét đƣờng cong ứng suất-biến
dạng đầy đủ trong Hình I-6, rõ ràng các thép đƣợc gia công nhiệt đạt cƣờng độ chịu kéo dạng
chóp và ứng suất giảm nhanh hơn so với thép không đƣợc xử lý nhiệt. Độ dẻo thấp hơn này
có thể gây ra vấn đề trong một số tình huống khai thác và, do vậy, cần phải thận trọng khi sử
dụng thép gia công nhiệt .

I.2.4 Các loại thép cán nóng dùng trong xây dựng công trình
Kết cấu xây dựng công trình đƣợc chế tạo từ các thép tấm, thép hình và có chủng loại cũng
nhƣ kích thƣớc khác nhau. Việt Nam đã ban hành tiêu chuẩn quốc gia về thép cán nóng bao
gồm các loại thép góc, thép chữ I, thép chữ [, thép tấm, thép tròn, thép vuông, thép dẹt, thép
ray. Khi sử dụng thép nƣớc ngoài cần phải lấy theo tiêu chuẩn tƣơng ứng. Sau đây giới thiệu
một số thép hình cơ bản dùng để chế tạo các kết cấu thép trong xây dựng công trình.

I.2.4.1 Thép hình

Thép góc

a) d y c)

x x
B

d
y
B

b) d)
d y
B

x x
d
b

Hình I-2: Thép góc và ứng dụng

10
Thép góc có hai loại: đều cạnh và không đều cạnh. Đây là loại thép cán đƣợc dùng nhiều
nhất trong kết cấu thép. Đặc điểm của tiết diện thép góc là cánh có hai mép song song nhau,
tiện cho việc cấu tạo liên kết. Theo TCVN-1657: 1993, chiều dài thanh thép góc đƣợc sản
xuất từ 4 đến 13m. Thép góc đƣợc dùng làm:

- Thanh chịu lực nhƣ thanh của dàn, các thanh của hệ giằng…

- Liên kết với các loại thép khác để tạo nên các cấu kiện tổ hợp

Thép chữ I

Mặt cắt tiết diện dạng chữ I. Thép chữ I có 2 trục đối xứng, cấu tạo gồm 2 bản cánh theo
phƣơng ngang và 1 bản bụng thẳng đứng.

a) y b)

x x
h

y
b

Hình I-3: Thép chữ I và ứng dụng

Thép chữ [

a) b) c)
y y

d d
x x x x
h

y y

Hình I-4: Thép chữ [ và ứng dụng

Thép chữ [ có một mặt bụng phẳng và các cánh vƣơn rộng nên tiện liên kết với các cấu
kiện khác. Thép chữ [ đƣợc dùng làm dầm chịu uốn, đặc biệt hay dùng làm xà gồ mái chịu
uốn xiên, hay đƣợc ghép thành thanh tiết diện đối xứng dùng làm cột, làm thành dàn cầu.

Các loại thép hình khác


Ngoài những loại thép nêu trên còn có một số loại thép có tiết diện khác dùng cho các công
trình. Ta có thể kể ta đây một vài loại thép đặc biệt đó nhƣ thép chữ I cánh rộng, thép ống,

11
thép chữ T, thép ray, thép vuông, thép tròn...

I.2.4.2 Thép tấm


Thép tấm đƣợc dùng rộng rãi vì tính chất vạn năng, có thể tạo ra các loại tiết diện có hình
dạng và kích thƣớc bất kì. Đặc biệt trong kết cấu bản thì hầu nhƣ toàn bộ dùng thép tấm. Theo
TCVN-1657: 1993 có các loại sau:

- Thép tấm phổ thông, có bề dày từ 4 - 60mm, rộng 160 - 1050mm, chiều dài 6 - 12m.

- Thép tấm dày, có bề dày 4 - 160mm, bề rộng từ 600 - 3000mm, dài 4 - 8m.

- Thép tấm mỏng, có bề dày 0,2 - 4mm, rộng 600 - 1400mm, dài 1,2 - 4m.

I.2.4.3 Thép hình dập, cán nguội


Đây là loại thép hình mới so với thép cán. Từ các tấm thép mỏng, thép dải, dày 2 – 16 mm,
mang dập nguội mà thành.
y

y x x
h
B

x x r = 1,5 t
B

x x

t y t y t
y
B b b

Hình I-5: Tiết diện thép hình dập nguội

I.3 Tính chất cơ học của thép

I.3.1 Biểu đồ ứng suất - biến dạng khi chịu kéo

Sự làm việc chịu kéo là dạng làm việc cơ bản của thép, đặc trƣng cho sự chịu lực của thép
dƣới tải trọng. Qua nghiên cứu sự làm việc chịu kéo của thép, ta có các đặc trƣng cơ học chủ
yếu của thép nhƣ: ứng suất giới hạn, biến dạng giới hạn, mô đun đàn hồi.

Đƣờng cong quan hệ ứng suất – biến dạng của cốt thép có thể đƣợc chia thành 4 đoạn:
Đoạn AB đƣợc coi là thẳng nghĩa là, quan hệ ứng suất – biến dạng trong đoạn đó là tuyến
tính với mô đun đàn hồi là hằng số. Mô đun đàn hồi của các loại thép phổ biến có giá trị là

12
Es  200.000 MPa . Điểm kết thúc ứng với giới hạn chảy ứng với giới hạn chảy fy và biến
dạng chảy y  fy Es . Giới hạn chảy và biến dạng chảy có độ lớn phụ thuộc vào từng cấp
thép.

Đoạn BC đƣợc gọi là thềm chảy. Trong đoạn này ứng suất trong cốt thép đƣợc giữ là hằng
số với giá trị fy . Chiều dài của thềm chảy, ứng với phạm vi biến dạng từ y đến h thể hiện
độ dẻo của thép và cũng thay đổi tuỳ theo cấp thép.

Đoạn CD đƣợc gọi là đoạn tái bền (hardening), cốt thép đạt đến ứng suất lớn nhất fu và
biến dạng tƣơng ứng là u .

Đoạn DE đƣợc gọi là đoạn mềm (softening) với mô đun đàn hồi âm, cốt thép bị đứt ở ứng
suất fb và biến dạng tƣơng ứng là b .

fs
D
fu
fb E
B C
fy

A
y h u b s

Hình I-6: Biểu đồ quan hệ – ứng suất biến dạng của thép

I.3.2 Sự phá hoại giòn của thép

Sự phá hoại giòn: là sự phá hoại ở biến dạng nhỏ, kèm theo vết nứt.
Sự phá hoại dẻo: là sự phá hoại với biến dạng lớn xảy ra do lực trƣợt giữa các phần tử (hạt
tinh thể) khi mà ngoại lực lớn hơn lực chống trƣợt giữa các phân tử.
Thực tế, kết cấu thép chỉ có thể bị phá hoại khi có sự phá hoại giòn của thép. Nếu thép vẫn
ở trạng thái làm việc dẻo thì kết cấu thép không thể bị phá hoại. Kết cấu chỉ có thể mất khả
năng chịu lực do biến dạng dẻo quá lớn. Khi thiết kế cần tránh những nguyên nhân làm cho
thép bị phá hoại giòn.

I.3.2.1 Hiện tượng cứng nguội


Là hiện tƣợng thép trở nên cứng sau khi bị biến dạng dẻo ở nhiệt độ thƣờng. Thép sau khi
đã bị biến dạng dẻo thì trở nên cứng hơn, giới hạn đàn hồi cao hơn và biến dạng khi phá hoại

13
nhỏ hơn.

Mang kéo một mẫu thép đến giai đoạn dẻo rồi bỏ tải có biến dạng dƣ  . Khi gia tải lần
thứ hai thép vẫn làm việc đàn hồi lặp lại đƣờng thẳng giảm tải, và sau đó tiếp tục làm việc
theo biểu đồ kéo thông thƣờng. Nhận thấy, thềm chảy của thép giảm đi, và thậm chí không
còn nữa. Nếu kéo mẫu thép quá biến dạng dẻo mới bỏ tải thì thép sau đó làm việc hầu nhƣ
hoàn toàn trong giai đoạn đàn hồi, với biến dạng phá hoại nhỏ. Hiện tƣợng tăng giới hạn đàn
hồi của thép do bị biến dạng dẻo trƣớc gọi là hiện tƣợng cứng nguội. Sự cứng nguội làm tăng
cƣờng độ của thép nhƣng làm cho thép giòn.

a) b) c) d)

 kN/cm 2  kN/cm 2  kN/cm2  kN/cm2

K3
K1
K2

o % o o1 % o 2
o2 % o o3 %
1 3

Hình I-7: Sự cứng nguội của thép

I.3.2.2 Thép chịu trạng thái ứng suất phức tạp – sự tập trung ứng suất
Ở trạng thái ứng suất phẳng, khi có ứng suất kéo theo hai phƣơng ( 1  0, 2  0 và cùng
dấu) ta thấy giới hạn tỉ lệ tăng cao, không còn thềm chảy, và độ giãn phá hoại giảm đi. (đƣờng
cong 1). Khi 1 , 2 khác dấu, thép trở nên dẻo hơn (đƣờng cong 2). Hiện tƣợng này có thể
giải thích bằng lý thuyết ứng suất tiếp nhƣ sau: ở trạng thái ứng suất phẳng, ứng suất tiếp lớn
nhất bằng nửa hiệu số các ứng suất chính.

Hình I-8: Biểu đồ chịu lực của thép ở trạng thái ứng suất phức tạp. 1)  1 , 2 cùng dấu, 2)  1 , 2
khác dấu, 3) kéo một trục

14
Sự chảy của vật liệu chủ yếu là do sự trƣợt dƣới tác dụng của ứng suất tiếp. Khi 1 , 2
cùng dấu,  có trị số nhỏ, nên sự chảy khó hơn, giới hạn chảy tăng lên, tính dẻo giảm đi.

Khi 1  2 thì   0 , sự chảy không xuất hiện, sự phá hoại là dạng đứt giòn.

Một trƣờng hợp hay gặp của trạng thái ứng suất phức tạp là trƣờng hợp ứng suất cục bộ,
gây bởi các biến đổi đột ngột của hình dạng cấu kiện khi chịu trạng thái ứng suất phức tạp.
Nếu cấu kiện có lỗ khoét, rãnh cắt... thì quỹ đạo các ứng suất chính sẽ không còn song song
đều đặn mà uốn cong xung quanh chỗ cắt. Đƣờng lực tập trung chứng tỏ ứng suất chỗ đó tăng
cao, còn đƣờng lực uốn cong chứng tỏ ứng suất hai phƣơng. Ứng suất lớn nhất ở vị trí lỗ cắt
có thể lớn hơn ứng suất trung bình tại tiết diện đó. Sự tồn tại trạng thái ứng suất theo hai
phƣơng x , y làm cho thép trở nên giòn.

a) x 

y
1 1

x x
x
x = 






y y y

Hình I-9: Sự tập trung ứng suất; a) Các quỹ đạo ứng suất kéo, b)Biểu đồ thay đổi sự làm việc của
thép. 1. Không có sự tập trung ứng suất, 2 .Có sự tập trung ứng suất, 3. Có sự tập trung ứng suất do
rãnh cắt.

15
I.3.2.3 Thép chịu tải trọng lặp
Khi thép chiu tải trọng lặp đi lặp lại nhiều lần (vài triệu lần) nó có thể bị phá hoại ở ứng
suất nhỏ hơn giới hạn bền. Ngƣời ta gọi đó là sự mỏi của thép. Sự phá hoại về mỏi mang tính
chất phá hoại giòn, thƣờng xảy ra đột ngột và kèm theo vết nứt. Ứng suất phá hoại mỏi của
thép gọi là f f cƣờng độ mỏi. Cƣờng độ mỏi f f phụ thuộc vào số chu kì lặp (thông thƣờng ổn
định với số lần lặp trên 2 x 106) và tính chất thay đổi của tải trọng, đƣợc đặc trƣng bởi tỉ số
giữa ứng suất nhỏ nhất và ứng suất lớn nhất cùng dấu của chúng    min /  max . Khi  có trị
số từ 0 đến +1 (ứng suất không đổi dấu), f f bằng giới hạn chảy  c . Khi   1 , tức là chu kì
biến đổi phản xứng, f f chỉ vào khoảng 0,4 giới hạn bền hay 0,75 giới hạn chảy. Giá trị cƣờng
độ mỏi f f có thể tra ở phụ lục.

a)
2
ff , kN/cm
40

20
~17

6
10 10 n
0 2 4 6 8 10 12 14

b) + + +

+ max + max
+ max
=31  +tb
min max
min =0
+ min t + min t  t
= =0,33 = =0
+ max
min
+
max

 min
= =-1
+ max

Hình I-10: Cường độ mỏi (rung động); a) Quan hệ f f và số chu kì; b) Các đặc trưng biến đổi ứng
suất

I.3.2.4 Sự hóa già của thép


Theo thời gian, tính chất của thép thay đổi dần: giới hạn chảy và giới hạn bền tăng lên, độ
giãn và độ dai xung kích giảm đi, thép trở nên giòn hơn. Hiện tƣợng này gọi là sự lão hóa.
Nguyên nhân là trong các tinh thể ferit vẫn còn các chất C, N hòa tan. Các chất này dần dần
tách ra và tạo nên các lớp cứng giữa các hạt ferit. Thép trở nên cứng hơn nhƣng kém dẻo hơn.

16
I.3.2.5 Ảnh hưởng của nhiệt độ
Nhiệt độ làm thay đổi các đặc tính cơ học của thép.
Nhiệt độ dương: Ở nhiệt độ t = 200 – 3000C, các đặc tính cơ học của thép cacbon thấp gần
nhƣ không thay đổi. Ở nhiệt độ từ 300 đến 3300C, thép suất hiện sự rạn nứt trên các phân tử
và trở nên giòn hơn. Nếu nhiệt độ vƣợt quá nhiệt độ trên đây, giới hạn đàn hồi và giới hạn bền
giảm xuống rất nhanh. Khoảng 600 đến 6500C, thép trở nên chảy dẻo.

Nhiệt độ âm: Khi ở trong nhiệt độ thấp, độ bền của thép tăng lên từ từ, nhƣng tính dẻo của
thép giảm đi rất nhanh.

I.3.2.6 Độ dai va đập


Để đánh giá mức độ thép dễ chuyển sang giòn và ảnh hƣởng của ứng suất tập trung, ngƣời
ta thí nghiệm để tìm độ dai va đập của thép. Dùng một mẫu có cắt khấc, đặt dƣới búa đập
dạng con lắc, nâng con lắc lên để rơi tự do đập gãy mẫu, hiệu số thế năng trƣớc sau khi đập
gãy mẫu chính bằng công phá hoại mẫu. Tại tiết diện có cắt khấc, ứng suất phân bố không
đều, tác dụng va chạm làm tăng khả năng vật liệu thép chuyển sang giòn. Độ dai va đập có giá
trị bằng công phá hoại mẫu chia cho diện tích tiết diện mẫu.

Hình I-11: Mẫu thí nghiệm độ dai va đập (xung kích)

I.4 Phƣơng pháp tính toán và thiết kế kết cấu thép

I.4.1 Quan điểm chung về phƣơng pháp tính kết cấu thép

Nguyên tắc chung của việc kiểm toán kết cấu nói chung và kết cấu thép nói riêng là đảm
bảo sức kháng của vật liệu và mặt cắt phải lớn hơn hiệu ứng do tải trọng bên ngoài sinh ra.
Nguyên tắc này có thể đƣợc viết dƣới dạng sau:

Sức kháng của vật liệu  Hiệu ứng của tải trọng

Khi áp dụng nguyên tắc trên, hai vế của bất đẳng thức phải đƣợc đánh giá trong cùng
những điều kiện nhƣ nhau, hay nói cách khác, việc xác định hai vế của bất đẳng thức phải
đƣợc thực hiện đối với cùng một trƣờng hợp tải trọng.

Kết cấu có thể đƣợc giả thiết là bị phá hoại khi một trƣờng hợp tải trọng nào đó đạt tới mức
giới hạn. Trạng thái đó đƣợc định nghĩa là một trạng thái giới hạn và nếu vƣợt qua trạng thái
đó thì toàn kết cấu hoặc một cấu kiện nào đó sẽ không còn đảm bảo đƣợc chức năng thiết kế
của nó. Trạng thái giới hạn đối với một kết cấu có thể là các trạng thái giới hạn về uốn, cắt,

17
xoắn, mất ổn định dọc trục, lật, trƣợt hay các trạng thái giới hạn về võng, nứt, lún hay mỏi.
Mục đích của việc thiết kế kết cấu là để đảm bảo cho kết cấu không bị rơi vào trạng thái giới
hạn, ngoài ra cũng cần đạt đƣợc các tiêu chí khác trong thiết kế tổng thể nhƣ khả năng sử
dụng, tính thẩm mỹ và tính kinh tế. Nếu một kết cấu đƣợc thiết kế quá an toàn để không bao
giờ bị rơi vào bất kỳ trạng thái giới hạn nào thì sẽ không đảm bảo đƣợc tính kinh tế. Do vậy,
cần thiết phải xác định đƣợc một cấp độ rủi ro hay độ dự trữ an toàn nhất định có thể chấp
nhận đƣợc trong thiết kế kết cấu. Việc xác định những cấp độ hay giá trị nhƣ vậy thƣờng phải
đƣợc thực hiện dựa trên kinh nghiệm và phán xét của các nhóm chuyên gia tƣ vấn, nghiên
cứu, thiết kế và các cơ quan chuyên trách.

Hai phƣơng pháp thiết kế đƣợc sử dụng rộng rãi từ trƣớc tới nay là phƣơng pháp thiết kế
theo ứng suất cho phép (Allowable Stress Design, viết tắt là ASD) và phƣơng pháp thiết kế
theo hệ số tải trọng và sức kháng (Load and Resistance Factor Design, viết tắt là LRFD).
Trong nhiều tài liệu khác, hai phƣơng pháp trên đã đƣợc giới thiệu chi tiết. Dƣới đây chỉ nhắc
lại những nét cơ bản của phƣơng pháp tính kết cấu theo trạng thái giới hạn.

I.4.2 Phƣơng pháp tính toán và thiết kế kết cấu thép theo trạng thái giới hạn
Theo phƣơng pháp này, kết cấu thép phải đƣợc thiết kế để không vƣợt quá các trạng thái
giới hạn đã đƣợc quy định trong tiêu chuẩn. Nguyên tắc cơ bản của tiêu chuẩn này dựa trên
phƣơng pháp thiết kế theo hệ số tải trọng và sức kháng (LRFD). Tuy vậy, việc chia nhóm của
các trạng thái giới hạn là khác nhau đối với mỗi tiêu chuẩn.

I.4.2.1 Các trạng thái giới hạn theo tiêu chuẩn 22TCN-272-05.
Phần này sẽ giới thiệu chi tiết hơn về các trạng thái giới hạn đƣợc quy định trong tiêu
chuẩn 22 TCN-272-05. Các hệ số tải trọng tƣơng ứng với các trạng thái này đƣợc đƣợc quy
định nhƣ trong bảng.

Trạng thái giới hạn về cường độ

Tiêu chuẩn 22 TCN 272-05 đƣa ra 3 trạng thái giới hạn cƣờng độ khác nhau phù hợp với
điều kiện Việt Nam thay cho 5 trạng thái giới hạn nhƣ trong tiêu chuẩn AASHTO LRFD.
Trong tất cả các tổ hợp tải trọng cƣờng độ, để xét các hiệu ứng lực phi chuyển vị các tải trọng
TU, CR và CH đều đƣợc nhân với hệ số tải trọng 0,5 để xét đến việc giảm các ứng lực này
theo thời gian so với giá trị xác định theo phân tích đàn hồi. Khi tính toán chuyển vị thì những
tải trọng này đƣợc xét với hệ số tải trọng 1,2 để tránh các khe nối và gối không đủ kích thƣớc.

Trạng thái giới hạn cường độ I là tổ hợp tải trọng cơ bản khi có xe bình thƣờng trên cầu
mà không có gió.
Trạng thái giới hạn cường độ II là tổ hợp tải trọng xét đến cầu khi chịu tải trọng với vận
tốc gió lớn hơn 25 m/s. Trong trƣờng hợp này, sự có mặt của hoạt tải trên cầu là không đáng
kể.

18
Trạng thái giới hạn cường độ III là tổ hợp tải trọng khi có xe bình thƣờng trên cầu với vận
tốc gió 25 m/s. Trạng thái giới hạn này khác với trạng thái giới hạn cƣờng độ II ở sự có mặt
của hoạt tải trên cầu, tải trọng gió lên xe cộ và tải trọng gió lên kết cấu đã đƣợc chiết giảm.

Trạng thái giới hạn về sử dụng

Tiêu chuẩn 22 TCN 272-05 chỉ đƣa ra 1 trạng thái giới hạn sử dụng thay cho 3 trạng thái
nhƣ trong tiêu chuẩn AASHTO LRFD. Tổ hợp tải trọng này xét đến cẩu trong điều kiện khai
thác bình thƣờng với vận tốc gió 25 m/s và các tải trọng khác lấy bằng giá trị danh định. Tổ
hợp tải trọng này đƣợc sử dụng để kiểm toán võng, kiểm toán nứt và độ mở rộng vết nứt trong
kết cấu bê tông cốt thép cũng nhƣ kiểm toán ứng suất trong cốt thép dự ứng lực.

Trạng thái giới hạn về mỏi và đứt gãy

Trong cầu đƣờng bộ tải trọng lặp gây ra mỏi là các xe tải chạy trên cầu. Tiêu chuẩn 22
TCN 272-05 không đƣa ra số chu kỳ lặp của tải trọng để xác định cƣờng độ mỏi đối với cấu
kiện bê tông cốt thép. Ở đây ẩn ý rằng, giá trị giới hạn ứng suất mỏi đƣa ra là đủ thấp để có
thể xem tuổi thọ chịu mỏi của kết cấu là vô hạn.

Trạng thái giới hạn đặc biệt

Tiêu chuẩn 22 TCN 272-05 gộp 2 trạng thái giới hạn đặc biệt trong tiêu chuẩn AASHTO
LRFD thành 1 trạng thái với hệ số tải trọng cho hoạt tải đƣợc lấy bằng 0,5 do từng tổ hợp tải
trọng do các tải trọng EQ, CT và CV tác dụng riêng rẽ gây ra. Các tải trọng này, tuy nhiên vẫn
có thể kết hợp với tải trọng WA, ví dụ nhƣ trong trƣờng hợp xảy ra lũ lớn gây xói dƣới chân
cầu làm giảm khả năng chịu lực của nền móng.

I.4.2.2 Các trạng thái giới hạn theo TCXDVN 338-2005


Trạng thái giới hạn là trạng thái kết cấu thôi không thỏa mãn các yêu cầu đề ra đối với
công trình khi sử dụng cũng nhƣ khi xây lắp. Đối với kết cấu chịu lực, ngƣời ta xét các TTGH
sau:
- Nhóm TTGH thứ nhất: mất khả năng chịu lực hoặc không còn sử dụng đƣợc nữa. Các
trạng thái đó là: phá hoại về bền, mất ổn định, mất cân bằng vị trí, kết cấu bị biến đổi hình
dạng.

- Nhóm TTGH thứ hai: không còn sử dụng bình thƣờng đƣợc. Các trạng thái đó là: bị
võng, lún, rung, nứt... quá mức cho phép.

Đối với nhóm TTGH thứ nhất, điều kiện an toàn về mặt chịu lực có thể viết dƣới dạng:
N S

Trong đó: N là nội lực trong cấu kiện đang xét; S là nội lực giới hạn mà cấu kiện có thể
chịu đƣợc.

19
Nội lực N có giá trị lớn nhất có thể xảy ra trong suốt quá trình sử dụng. Nội lực N gây ra
bởi tải trọng tính toán đó là tải trọng lớn nhất có thể xảy ra trong thời gian đó. Tải trọng tính
toán P là tích số của tải trọng tiêu chuẩn Pc (tức là tải trọng lớn nhất có thể có trong điều kiện
sử dụng bình thƣờng, đƣợc xác định bằng cách thống kế xác suất và đƣợc qui định trong tiêu
chuẩn) với hệ số độ tin cậy về tải trọng  Q (xét đến khả năng tải trọng thực tế có thể biến đổi
khác với tải trọng tiêu chuẩn một cách bất lợi). Ngoài ra, tải trọng tính toán P còn đƣợc nhân
với hệ số an toàn về sử dụng  n , xét đến mức độ quan trọng của công trình.

Khi có nhiều tải trọng (Pi) tác dụng đồng thời, phải tính toán với tổ hợp bất lợi nhất của các
tải trọng. Xác suất để xuất hiện đồng thời nhiều tải trọng mang giá trị lớn nhất đƣợc xét bằng
cách nhân tải trọng hoặc nội lực với hệ số tổ hợp nc .

Nhƣ vậy, nội lực N có thể viết dƣới dạng:

N   Pi Ni Q n nc
c

Trong đó N i - nội lực do Pi  1 .

Khả năng chịu lực S là nội lực giới hạn mà cấu kiện có thể chịu đƣợc. Có thể viết S dƣới
dạng tích số của đặc trƣng hình học tính diện A (diện tích, mô đun chống uốn...) với cƣờng độ
tính toán f của vật liệu và với hệ số điều kiện làm việc  c . Cƣờng độ tính toán f bằng cƣờng
độ tiêu chuẩn của vật liệu chia cho hệ số an toàn vật liệu  M . Cƣờng độ tiêu chuẩn của vật
liệu f y chính là giới hạn chảy của thép f y   c hoặc trong trƣờng hợp mà có thể sử dụng tính
giới hạn bền thì lấy fu   b .

f  f y /  M , khi tính theo giới hạn chảy;

ft  fu /  M , khi tính theo giới hạn bền.

Nhƣ vậy, khả năng chịu lực S viết là:

S  Af  c =Af y c /  M

Hoặc trƣờng hợp hai:

S  Aft  c /  u =Afu c /( M  u )

Trong đó  u  1,3 - hệ số an toàn đối với cấu kiện tính theo giới hạn bền.

Đối với nhóm TTGH thứ hai, điều kiện giới hạn phải đảm bảo là   

Trong đó  - biến dạng hay chuyển vị của kết cấu dƣới tác dụng của các tải trọng tiêu
chuẩn trong những tổ hợp bất lợi nhất. Nếu gọi  i là biến dạng gây bởi tải trọng đơn vị thì:

   Pi c nc n i

20
 - biến dạng lớn nhất cho phép để có thể sử dụng bình thƣờng, đƣợc quy định trong tiêu
chuẩn hay trong nhiệm vụ thiết kế.

I.4.2.3 Khái niệm về cường độ tiêu chuẩn và cường độ tính toán


Cƣờng độ tiêu chuẩn là đặc trƣng cơ bản của vật liệu đƣợc quy định trong các tiêu chuẩn
thiết kế kết cấu. Đối với thép cacbon và thép cƣờng độ khá cao, khi không cho phép làm việc
quá giới hạn chảy, cƣờng độ tiêu chuẩn lấy bằng trị số giới hạn chảy f y   c . Đối với thép
không có biến dạng chảy (cƣờng độ cao) và cả trong trƣờng hợp kết cấu có thể làm việc quá
giới hạn dẻo thì cƣờng độ tiêu chuẩn có thể lấy bằng giới hạn bền: fu   b .

Cƣờng độ tính toán f và f t bằng cƣờng độ tiêu chuẩn chia cho hệ số an toàn vật liệu  M .
Với thép cƣờng độ thông thƣờng và cƣờng độ cao vừa có  c  3800 daN / cm2 ,  M  1, 05 ; với
thép cƣờng độ cao có  c  3800daN / cm2 ,  M  1,15 .

Với các dạng chịu lực khác, cƣờng độ tính toán đƣợc xác định từ cƣờng độ kéo, nén, uốn
cơ bản ( f và f t ) nhân với các hệ số chuyển đổi.

Cƣờng độ tính toán của một số loại thép thông dụng đƣợc cho trong bảng I.1 phụ lục 1.

Nhƣ đã nói, để xác định khả năng chịu lực của cấu kiện, phải nhân vào công thức hệ số
điều kiện làm việc  c . Trị số  c đƣợc cho trong bảng I.2 phụ lục I.

Tiêu chuẩn qui định tải trọng hoặc nội lực phải nhân với hệ số an toàn về sử dụng  n .
Những công trình đặc biệt quan trọng  n  1 . Các công trình công nghiệp dân dụng thông
thƣờng có  n  0,98 . Công trình ít quan trọng thì  n  0,9 .

Nhƣ vậy, hệ số  n đƣợc sử dụng trong mọi tính toán, trong khi hệ số  chỉ áp dụng cho
một số cấu kiện có điều kiện sử dụng riêng.

I.4.3 Tải trọng và tổ hợp tải trọng

I.4.3.1 Phân loại tải trọng


Tùy theo thời gian tác dụng, tải trọng đƣợc chia thành tải trọng thƣờng xuyên và tải trọng
tạm thời (dài hạn và ngắn hạn, tải trọng đặc biệt).

Tải trong thường xuyên

Tải trọng thƣờng xuyên là tải trọng không biến đổi về giá trị, vị trí, phƣơng chiều trong quá
trình sử dụng công trình.

Tải trọng tạm thời

Tải trọng tạm thời là những tải trọng có thể có hoặc không có trong một giai đoạn nào đó

21
của quá trình xây dựng và sử dụng. Tải trọng tạm thời có hai loại:

+ Tải trọng tạm thời dài hạn

+ Tải trọng tạm thời ngắn hạn

Tải trọng đặc biệt

Tải trọng đặc biệt gồm có: tải trọng do động đất và nổ; tải trọng do các sự cố sinh ra trong
quá tình công nghệ và sử dụng nhƣ đứt dây (của đƣờng dây tải điện), đất sụt...

I.4.3.2 Theo tiêu chuẩn TCVN 2737 – 1995

Tải trọng tiêu chuẩn và tải trọng tính toán

Đặc trƣng cơ bản của tải trọng là giá trị tiêu chuẩn của chúng, đƣợc xác lập trên cơ sở
thống kê và đƣợc cho trong tiêu chuẩn. Đó là trị số lớn nhất có thể có của tải trọng trong
trƣờng hợp sử dụng bình thƣờng.

Hệ số độ tin cậy về tải trọng  Q xét đến sự biến thiên của tải trọng do những sai lệch ngẫu
nhiên khác với điều kiện sử dụng bình thƣờng. Ví dụ trọng lƣợng vật liệu, cấu kiện đƣợc chế
tạo trong xƣởng thì  Q  1,1 , chế tạo ở hiện trƣờng thì  Q  1, 2 ; với tải trọng gió thì  Q  1,3 ;
tải trọng tạm thời trên sàn thì  Q  1,3 hay 1, 2 tuỳ trƣờng hợp cụ thể (xem chi tiết trong
TCVN 2737 – 1995).
Khi tính kết cấu trong nhóm trạng thái giới hạn thứ nhất thì dùng tải trọng tính toán, tức là
tải trọng tiêu chuẩn nhân với hệ số vƣợt tải. Khi tính kết cấu theo nhóm trạng thái giới hạn thứ
hai thì dùng tải trọng tiêu chuẩn.

Tổ hợp tải trọng

Các tải trọng tác dụng đồng thời lên công trình, tạo nên những tổ hợp tải trọng, các tổ hợp
tải trọng đƣợc chia ra:

- Tổ hợp cơ bản, bao gồm các tải trọng thƣờng xuyên, tải trọng tạm thời dài hạn và ngắn
hạn
- Tổ hợp đặc biệt, gồm các tải trọng thƣờng xuyên, các tải trọng tạm thời dài hạn và ngắn
hạn, và một trong các tải trọng đặc biệt.

Sự xuất hiện đồng thời của nhiều tải trọng mà tải trọng nào cũng có trị số lớn nhất, là ít có
xác suất xảy ra hơn là có ít tải trọng. Xét đến thực tế đó, ngƣời ta dùng hệ số tổ hợp nc để
nhân với các trị số tải trọng lớn nhất của tổ hợp. Khi trong tổ hợp cơ bản mà chỉ có một tải
trọng ngắn hạn thì giá trị tải trọng ngắn hạn đƣợc lấy toàn bộ, tức là nc  1 . Còn khi trong tổ
hợp cơ bản có hai hay nhiều tải trọng ngắn hạn thì giá trị mọi tải trọng ngắn hạn này nhân với
nc  0,9 . Khi tính với tổ hợp đặc biệt thì mọi tải trọng ngắn hạn nhân với nc  0,8 . Tải trọng

22
thƣờng xuyên và tải trọng tạm thời dài hạn không nhân với nc .

I.4.3.3 Theo tiêu chuẩn 22TCN 272-05


Do tải trọng nhất thời thƣờng có thể thay đổi vị trí và hƣớng theo thời gian nên trách nhiệm
của ngƣời kỹ sƣ là phải xác định trƣớc đƣợc những tải trọng nào sẽ đồng thời tác động lên cầu
cũng nhƣ độ lớn của chúng để tạo ra hiệu ứng tải trọng thực tế và nguy hiểm nhất. Những tải
trọng này đƣợc tập hợp lại trong những tổ hợp tải trọng với các hệ số tải trọng khác nhau và
đƣợc xét cho các trạng thái giới hạn thích hợp. Hệ số tải trọng cho các tổ hợp tải trọng khác
nhau và cho tải trọng thƣờng xuyên quy định trong tiêu chuẩn đƣợc trình bày trong các bảng
dƣới đây.

Các hệ số tải trọng và sức kháng sử dụng trong tiêu chuẩn đƣợc xác định bằng các phƣơng
pháp sử dụng cấp độ thiết kế xác suất II và những phƣơng pháp đơn giản hơn trong điều kiện
không có đủ thông tin để sử dụng các phƣơng pháp cấp độ II.

Tổ hợp tải trọng và các hệ số tải trọng theo 22 TCN 272-05


LL
DC
IM Cùng một lúc chỉ dùng một
TỔ HỢP TẢI DD trong các tải trọng
CE TU
TRỌNG DW
BR WA WS WL FR CR TG SE
EH
PL SH
TRẠNG THÁI EV EQ CT CV
GIỚI HẠN LS
ES
EL
CƢỜNG ĐỘ I p 1,75 1,00 - - 1,00 0,5/1,20 TG SE - - -
CƢỜNG ĐỘ II p - 1,00 1,40 - 1,00 0,5/1,20 TG SE - - -
CƢỜNG ĐỘ III p 1,35 1,00 0,4 1,00 1,00 0,5/1,20 TG SE - - -
ĐẶC BIỆT p 0,50 1,00 - - 1,00 - - - 1,00 1,00 1,00
SỬ DỤNG 1.0 1,00 1,00 0,30 1,00 1,00 1,0/1,20 TG SE - - -
MỎI CHỈ CÓ LL, IM
& CE - 0,75 - - - - - - - - - -

Hệ số tải trọng dùng cho tải trọng thƣờng xuyên, p theo 22TCN-272-05

HỆ SỐ TẢI TRỌNG
LOẠI TẢI TRỌNG
Lớn nhất Nhỏ nhất
DC: Cấu kiện chịu lực và không chịu lực 1,25 0,90
DD: Lực kéo xuống (xét đến ma sát âm) 1,80 0,45
DW: Lớp phủ và các tiện ích 1,50 0,65
EH: Áp lực ngang của đất
 Chủ động 1,50 0,90
 Nghỉ 1,35 0,90
EL: Các ứng suất tích lũy trong thi công 1,00 1,00
EV: Áp lực đất thẳng đứng
 Ổn định tổng thể 1,35 N/A
 Kết cấu tƣờng chắn 1,35 1,00
 Kết cấu vùi cứng 1,30 0,90
 Khung cứng 1,35 0,90
 Kết cấu vùi mềm khác ngoài cống hộp kim loại 1,95 0,90
 Cống hộp thép mềm 1,50 0,90
ES: Tải trọng đất chất thêm 1,50 0,75

23
Chƣơng II. LIÊN KẾT
Từ những thép hình, thép tấm riêng rẽ, ngƣời ta thƣờng dùng liên kết để tạo nên các cấu
kiện ghép. Các cấu kiện ghép này sau đó lại đƣợc liên kết với nhau để tạo thành một công
trình kết cấu thép hoàn chỉnh. Hiện nay trong kết cấu thép thƣờng dùng hai phƣơng pháp liên
kết chính là liên kết hàn và liên kết bu lông.

Liên kết bằng bu lông là hình thức liên kết thƣờng dùng chủ yếu để liên kết lắp ráp kết cấu
và trong các kết cấu tháo lắp đƣợc. Liên kết bằng bu lông rất thuận tiện khi tháo lắp và lắp
ráp. Ngoài liên kết bằng bu lông thƣờng, hiện nay còn xuất hiện liên kết bằng bu lông cƣờng
độ cao, thƣờng đƣợc sử dụng phổ biến trong các kết cấu chịu tải trọng lớn và tải trọng động.

Liên kết bằng đƣờng hàn là hình thức liên kết chủ yếu trong kết cấu thép vì so với liên kết
bu lông liên kết hàn có ƣu điểm giảm công chế tạo, khối lƣợng kim loại, hình thức cấu tạo
liên kết đơn giản.

II.1 Liên kết hàn


Hai phƣơng pháp hàn chính thƣờng đƣợc dùng trong kết cấu thép là hàn hồ quang điện,
hàn hơi. Hàn hơi thƣờng chỉ dùng khi khối lƣợng hàn nhỏ.

II.1.1 Phƣơng pháp hàn trong kết cấu thép

II.1.1.1 Hàn hồ quang điện bằng tay

Dƣới tác dụng của dòng điện, xuất hiện hồ quang điện giữa hai điện cực là kim loại cần
hàn (thép cơ bản) và que hàn. Nhiệt độ cao của ngọn lửa hồ quang (tới 2000 0C) làm nóng
chảy mép của thép cơ bản (độ sâu nóng chảy 1,5 – 2mm) và que hàn. Kim loại que hàn chảy
thành từng giọt rơi xuống rãnh hàn do lực hút của điện trƣờng (vì thế có thể hàn ngƣợc khi
rãnh hàn ở trên). Hai kim loại lỏng hòa lẫn với nhau, nguội lại, tạo thành đƣờng hàn. Vậy bản
chất của đƣờng hàn là sự liên kết giữa các phân tử của các kim loại nóng chảy. Đƣờng hàn có
thể chịu lực tƣơng đƣơng thép cơ bản.

Hình II-1: Sơ đồ hàn hồ quang điện bằng tay


Que hàn dùng trong hàn hồ quang điện bằng tay là que hàn lõi kim loại có thuốc bọc
(thuốc hàn, gồm khoảng 80% là CaCO3). Đƣờng kính lõi kim loại của que hàn là 1,6  6mm,
chiều dài que hàn 200  450mm. Lớp thuốc bọc dày 1  1,5 mm có tác dụng sau:

24
- Khi cháy tạo nên lớp xỉ cách ly không khí xung quanh với kim loại lỏng, ngăn cản oxy
và nito lọt vào kim loại làm đƣờng hàn trở nên giòn.

- Tăng cƣờng sự ion hóa không khí xung quanh làm hồ quang đƣợc ổn định.
- Trong thuốc hàn có một số loại bột hợp kim làm tăng bộ bền của đƣờng hàn.

“TCXDVN 338:2005. Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu thép” quy định dùng chủng loại que hàn
đối với thép các bon và hợp kim thấp. Ký hiệu một số loại que hàn thông dụng: N42; N46;
N50 (cƣờng độ và phạm vi ứng dụng xem chi tiết trong tiêu chuẩn TCXDVN 338:2005).

II.1.1.2 Hàn hồ quang điện tự động và nửa tự động dưới lớp thuốc hàn

Về nguyên lý, hàn tự động cũng giống hàn tay nhƣng khác là que hàn bọc thuốc đƣợc thay
bằng cuộn dây hàn trần (đƣờng kính 2  5mm) và quá trình hàn đƣợc thực hiện bằng máy tự
động. Thuốc hàn đƣợc rải ra trƣớc thành lớp trên rãnh hàn. Dây hàn đƣợc tự động nhả dần từ
bó theo tốc độ di chuyển của máy hàn.

Hình II-2: Sơ đồ hàn hồ quang điện tự động

Hàn tự động có nhiều ƣu điểm nhƣ: do cƣờng độ dòng điện lớn (600  1200 ampe) nên tốc
độ hàn nhanh (gấp 5  10 lần hàn tay), rãnh sâu nên chất lƣợng đƣờng hàn tốt. Kim loại lỏng
đƣợc phủ thuốc dày nên nguội dần, tạo điều kiện cho bọt khí thoát ra làm cho đƣờng hàn đặc
hơn. Hồ quang cháy chìm dƣới lớp thuốc nên không hại sức khỏe thợ hàn.

Hàn hồ quang điện tự động có nhƣợc điểm là chỉ hàn đƣợc các đƣờng hàn nằm thẳng hoặc
tròn (ở thân bể chứa).

II.1.1.3 Hàn hồ quang điện trong lớp khí bảo vệ


Đây là phƣơng pháp hàn mới và đƣợc dùng khá phổ biến. Thiết bị chính có dạng hình khẩu
súng nhả tự động cuộn dây hàn cùng lúc với khí từ bình phun. Kim loại lỏng đƣợc bảo vệ bởi
môi trƣờng khí và ngăn cản tiếp xúc với bên ngoài. Tùy thuộc vào loại khí sử dụng mà ngƣời
ta chia ra làm hai phƣơng pháp có tên gọi MIG (nếu dùng khí trơ) và MAG (nếu dùng khí
cacbonic).

25
II.1.1.4 Hàn hơi
Hàn hơi thƣờng dùng để hàn những tấm kim loại mỏng hoặc để cắt. Hỗn hợp cháy là khí
oxy và axêtylen. Khi hỗn hợp này cháy, nhiệt độ tới 32000C làm nóng chảy kim loại cần hàn
và thanh kim loại phụ (thay cho que hàn). Kim loại lỏng nguội đi tạo thành đƣờng hàn.

II.1.2 Một số vấn đề của liên kết hàn

II.1.2.1 Ứng suất hàn và biến hình hàn

Ứng suất hàn và biến hình hàn đƣợc hình thành trong quá trình hàn. Tính chất và nguyên
nhân gây ra ứng suất hàn rất phức tạp một phần là do ảnh hƣởng của nhiệt độ khi hàn phân bố
không đều gây nên ứng suất nhiệt, phần khác là vì trong quá trình hàn tổ chức nội bộ thép có
sự thay đổi dẫn đến hình thành nên ứng suất hạt tinh thể. Trong quá trình hàn, một phần kim
loại đạt đến trạng thái dẻo nóng, khi nguội thì co lại nhƣng bị phần kim loại nhiệt độ thấp giữ
lại do đó sinh ra nội ứng suất và biến hình hàn.
Ứng suất hàn làm cho thép bị nứt hoặc bị phá hoại giòn còn biến hình hàn quá lớn sẽ làm
giảm khả năng chịu lực của kết cấu. Vì vậy để hạn chế hoặc giảm bớt tác động của ứng suất
hàn và biến hình hàn, khi thiết kế phải chọn những hình thức cấu tạo thích hợp và phải có
trình tự hàn hợp lý.

Một số biện pháp giảm ứng suất hàn và biến hình hàn:

 Biện pháp cấu tạo


- Giảm số lƣợng đƣờng hàn đến mức tối đa;

- Không nên dùng đƣờng hàn quá dày vì biến hình hàn tỉ lệ thuận với khối lƣợng thép
nóng chảy;
- Tránh tập trung đƣờng hàn vào một chỗ, tránh đƣờng hàn kín hoặc cắt nhau làm cản
trở biến dạng tự do của vật liệu khi hàn.

 Biện pháp thi công


- Chia nhỏ các đƣờng hàn quá dài thành các đoạn đƣờng hàn ngắn hơn;

- Tạo biến dạng ngƣợc trƣớc khi hàn.


- Dùng khuôn cố định không cho cấu kiện biến dạng tự do khi hàn.

II.1.2.2 Các yêu cầu chính khi hàn và phương pháp kiểm tra chất lượng đường hàn
a, Các yêu cầu chính khi hàn

Để đảm bảo chất lƣợng đƣờng hàn, khi hàn cần thực hiện một số qui định sau đây:
- Làm sạch gỉ trên mặt rãnh hàn.
- Cƣờng độ dòng điện phải thích hợp.

26
- Đảm bảo các qui định về gia công mép bản.

- Có các biện pháp phòng ngừa biến hình hàn.

- Chọn que hàn phù hợp.


b, Các phương pháp kiểm tra chất lượng đường hàn

Đƣờng hàn cần đƣợc kiểm tra chất lƣợng bằng một trong các phƣơng pháp sau:

- Kiểm tra bằng mắt: thông thƣờng chỉ phát hiện đƣợc những sai sót bên ngoài nhƣ mặt
đƣờng hàn không đều, lồi lõm, nứt rạn…
- Dùng các phƣơng pháp vật lý để kiểm tra nhƣ: điện từ, quang tuyến, siêu âm… các
phƣơng pháp này cho kết quả chính xác hơn, đƣợc áp dụng cho các công trình chịu
lực đặc biệt nhƣ: bể chứa, đƣờng ống cao áp…

II.1.3 Các loại đƣờng hàn


Dựa theo cấu tạo, đƣờng hàn đƣợc chia ra các loại sau:

II.1.3.1 Đường hàn đối đầu (hàn rãnh)


- Cấu tạo

Đƣờng hàn đối đầu liên kết trực tiếp hai cấu kiện cùng nằm trong một mặt phẳng. Đƣờng
hàn đối đầu có dùng đƣờng hàn thẳng góc hoặc xiên góc với trục của cấu kiện. Khi hàn để
đảm bảo cho mối hàn lấp đầy trên toàn bộ chiều dày các bản thép cần gia công mép của bản
thép.

Hình II-3: Đường hàn đối đầu

Khi liên kết đối đầu các cấu kiện không cùng kích thƣớc (có chiều dày và chiều rộng khác
nhau) thì phải cấu tạo sao cho tại vị trí mối nối kích thƣớc của hai cấu kiện phải giống nhau,
nhằm làm cho đƣờng lực truyền qua mối nối đƣợc êm thuận.
Ƣu điểm của đƣờng hàn đối đầu là tiết kiệm vật liệu, truyền lực đều, đƣờng lực êm thuận
không có ứng suất tập trung. Tuy vậy, đƣờng hàn đối đầu có nhƣợc điểm là rất khó khi hàn
phải giữ cho khoảng cách khe hở giữa hai cấu kiện hàn luôn không đổi, hơn nữa mép của cấu
kiện phải đƣợc cắt gọt và gia công làm tăng chi phí giá thành.
Với những ƣu điểm và nhƣợc điểm trên, đƣờng hàn đồi đầu thƣờng đƣợc áp dụng trong

27
nhà máy để mở rộng hoặc kéo dài các cấu kiện thép.

II.1.3.2 Đường hàn góc


- Cấu tạo
Đƣờng hàn góc nằm ở góc vuông tạo bởi hai cấu kiện cần hàn (Hình II-4). Tiết diện đƣờng
hàn là một tam giác vuông cân, hơi phồng ở giữa, cạnh của tam giác gọi là chiều cao đƣờng
hàn.

Hình II-4: Đường hàn vuông góc

Đƣờng hàn góc thông thƣờng có chiều cao đƣờng hàn bằng nhau nên đƣờng lực tƣơng đối
dốc, xuất hiện hiện tƣợng tập trung ứng suất tại chân đƣờng hàn vì thế tại góc chân đƣờng hàn
dễ bị nứt vỡ. Trong các chỗ liên kết chịu tải trọng động, dùng đƣờng hàn này là không có lợi,
nên thay bằng đƣờng hàn lõm hoặc đƣờng hàn thoải với tỷ số giữa hai cạnh của đƣờng hàn là
1:1,5; cạnh lớn nằm dọc theo hƣớng lực tác dụng.

Hình II-5: Đường hàn lõm và đường hàn thoải

Ngƣời ta chia ra hai loại đƣờng hàn góc tùy theo vị trí của đƣờng hàn so với phƣơng của
lực tác dụng đó là đƣờng hàn góc cạnh và đƣờng hàn góc đầu. Đƣờng hàn góc cạnh là đƣờng
hàn song song với phƣơng của lực tác dụng, đƣờng hàn góc đầu là đƣờng hàn vuông góc với
phƣơng của lực tác dụng.

Ƣu điểm của đƣờng hàn góc là dễ thực hiện vì không cần điều chỉnh khoảng cách giữa các
cấu kiện hàn cũng nhƣ không cần gia công mép các cấu kiện này, nhƣng sự làm việc của liên
kết bằng đƣờng hàn đối đầu tƣơng đối kém hơn so với đƣờng hàn đối đầu do hiện tƣợng tập
trung ứng suất.

28
- Yêu cầu về cấu tạo đối với đƣờng hàn góc

Nếu đƣờng hàn có chiều cao quá lớn so với chiều dầy của bản thép sẽ làm cho thép bị đốt
quá nóng, ảnh hƣởng đến chất lƣợng của liên kết hàn, ngƣợc lại nếu kích thƣớc đƣờng hàn
quá nhỏ thì lƣợng nhiệt của mối hàn không đủ để truyền sâu vào bản thép dày dẫn đến sự làm
việc không đồng đều giữa mối hàn nóng chảy và bản thép nguội gây nên ứng suất kéo và làm
nứt mối hàn. Vì vậy trong các quy phạm thiết kế có quy định chặt chẽ giá trị lớn nhất và nhỏ
nhất của chiều cao đƣờng hàn.

Chiều cao h f của đƣờng hàn góc lớn nhất phải tuân theo điều kiện h f  1, 2tmin , trong đó
tmin là chiều dày nhỏ nhất trong số các thép đƣợc liên kết chồng, hoặc chiều dày bản đứng t
trong liên kết chữ T. Chiều cao h f nhỏ nhất không dƣới h f min , trong đó h f min là chiều cao tối
thiểu của đƣờng hàn góc cho trong Bảng II.1.

Ngoài ra còn quy định chiều dài tính toán ngắn nhất của đƣờng hàn góc không đƣợc nhỏ
hơn 4h f và phải lớn hơn 40mm.

Bảng II.1: Chiều cao nhỏ nhất của đường hàn góc hf min, mm

h f min khi chiều dày của bản thép là tmax (mm)


Phƣơng pháp hàn
4-6 7-10 11-16 17-22 23-32 33-40 41-80

Tay 4 5 6 7 8 9 10

Tự động, nửa tự
3 4 5 6 7 8 9
động

- Chú ý:

TCXDVN- 338- 05 có khuyến cáo nếu hàn các bản thép có độ dày từ 8 mm trở lên (hàn
tay), cần gia công mép của bản để đƣa que hàn xuống sâu- đảm bảo sự nóng chảy trên suốt
chiều dày bản thép. Hình thức gia công mép và kích thƣớc khe hở đƣợc quy định dƣới đây:

29
30
II.1.4 Tính toán mối hàn

II.1.4.1 Mối hàn đối đầu

Sự làm việc và cƣờng độ tính toán của đƣờng hàn đối đầu:
Đƣờng hàn đối đầu có ƣu điểm là truyền lực tốt, đƣờng lực không bị dồn ép và uốn cong,
nên ứng suất tập trung rất nhỏ. Do đƣợc coi nhƣ là phần kéo dài của thanh cơ bản nên sự làm
việc của đƣờng hàn giống nhƣ thanh cơ bản.
Cƣờng độ tính toán của đƣờng hàn đối đầu phụ thuộc vào vật liệu que hàn và phƣơng pháp
kiểm tra chất lƣợng đƣờng hàn. Cƣờng độ đƣờng hàn đƣợc lấy nhƣ sau:

- Khi chịu nén: với phƣơng pháp hàn tự động, nửa tự động hoặc hàn tay, không phụ thuộc
vào phƣơng pháp kiểm tra chất lƣợng đƣờng hàn thì f wc  f ( f là cƣờng độ tính toán của
thép cơ bản)

- Khi chịu kéo: nếu dùng các phƣơng pháp vật lý kiểm tra chất lƣợng đƣờng hàn f wt  f .
Nếu dùng phƣơng pháp thông thƣờng để kiểm tra chất lƣợng đƣờng hàn f wt  0,85 f .

- Khi chịu cắt: f wv  f v ( f v là cƣờng độ tính toán khi chịu cắt của thép cơ bản).

31
II.1.4.2 Mối hàn góc
1. Sự làm việc và cƣờng độ tính toán của đƣờng hàn góc

a. Sự làm việc của đƣờng hàn góc


Xem xét sự làm việc của một liên kết sử dụng đƣờng hàn góc cạnh nhƣ (Hình II-6) nhận
thấy khi truyền lực thì hƣớng của đƣờng lực trong liên kết thay đổi phức tạp. Ứng suất pháp
phân bố không đều theo chiều rộng, chiều dài của bản thép và dọc theo đƣờng hàn. Ứng suất
pháp lớn nhất tại mép của đƣờng hàn và nhỏ nhất tại vị trí giữa bản thép. Ứng suất tiếp lớn
nhất tại hai mút của đƣờng hàn. Do hiện tƣợng phân bố ứng suất không đều khi sử dụng
đƣờng hàn góc nên không đƣợc dùng đƣờng hàn có chiều dài quá lớn.

Hình II-6: Sự phân bố ứng suất trong đường hàn góc cạnh

Khi làm việc đƣờng hàn góc cạnh chịu ứng suất cắt và uốn, nhƣng trong giả thiết tính toán
coi đƣờng hàn chỉ chịu cắt và phá hoại theo tiết diện nhƣ Hình II-7b

Hình II-7: Dạng phá hoại và tiết diện làm việc của đường hàn. a) Dạng phá hoại của đường hàn
góc cạnh; b) Các tiết diện làm việc

Đối với đƣờng hàn góc đầu thì sự làm việc dọc theo bề rộng của liên kết. Do chiều dầy của
các bản thép nên khi có lực tác dụng thì đƣờng lực truyền qua liên hàn bị uốn cong và tập
trung tại chân đƣờng hàn, do đó ứng suất tại chân đƣờng hàn rất lớn. Khi làm việc đƣờng hàn
góc đầu chịu cắt, uốn, kéo còn trong tính toán coi nhƣ đƣờng hàn chỉ chịu cắt và phá hoại theo
tiết diện nhƣ Hình II-7.
b. Cƣờng độ tính toán của đƣờng hàn góc
Quan niệm về cƣờng độ tính toán, tiết diện phá hoại của đƣờng hàn góc cạnh và góc đầu là
nhƣ nhau. Khi tính toán cƣờng độ chịu cắt của đƣờng hàn góc cần phải tính đối với hai tiết

32
diện khác nhau, một là tiết diện đi qua thép đƣờng hàn f wf , hai là tiết diện đi qua biên nóng
chảy của thép cơ bản f ws . Khi chọn que hàn cần căn cứ vào cƣờng độ của thép cơ bản để độ
bền của đƣờng hàn theo các tiết diện phá hoại của đƣờng hàn góc là gần bằng nhau.

Trong đó:

f wf : cƣờng độ tính toán chịu cắt của thép đƣờng hàn phụ thuộc vào vật liệu que hàn đƣợc
lấy theo Bảng II.2.

f ws : cƣờng độ chịu cắt tính toán của thép cơ bản trên biên nóng chảy f ws  0, 45 fu với f u
là cƣờng độ tức thời tiêu chuẩn của thép cơ bản.

Bảng II.2: Cường độ kéo đứt tiêu chuẩn f wun và cường độ tính toán f wf của kim loại hàn trong
mối hàn góc

Loại que hàn theo TCVN Cƣờng độ kéo đứt tiêu chuẩn Cƣờng độ tính toán
3223:1994
f wun ( daN / cm2 ) f wf ( daN / cm2 )

N42, N42 – 6B 4100 1800

N46,N46 – 6B 4500 2000

N50, N50 – 6B 4900 2150

II.1.5 Tính toán các liên kết hàn


Tùy theo cách cấu tạo ngƣời ta chia ra các loại liên kết: đối đầu, ghép chồng, có bản ghép,
hỗn hợp để tính toán.

II.1.5.1 Liên kết dùng đường hàn đối đầu


Cấu tạo

Liên kết đối đầu là liên kết dùng đƣờng hàn đối đầu thẳng hoặc xiên để liên kết trực tiếp
hai cấu kiện cùng nằm trong một mặt phẳng (Hình II-8). Liên kết đối đầu thƣờng dùng để nối
các bản thép, hầu nhƣ không dùng để liên kết các thép hình.

Tính toán

Khi chịu lực kéo, nén dọc trục đƣờng hàn đối đầu đƣợc tính toán nhƣ thép cơ bản và ứng
suất sẽ phân bố đều trên tiết diện của đƣờng hàn.
Đối với đƣờng hàn đối đầu thẳng góc (Hình II-8a) công thức kiểm tra bền có dạng:
N N
w    f wt c (2.1)
Aw (tlw )

Trong đó:

33
Aw : diện tích tính toán của đƣờng hàn đối đầu, Aw  tlw ;

t : bề dày tính toán của đƣờng hàn, bằng bề dày của thép cơ bản. Khi các cấu kiện đƣợc
liên kết có các bề dày khác nhau t lấy bằng bề dày nhỏ nhất trong các bề dày đó;

lw : chiều dài tính toán của đƣờng hàn lw  b  2t ( b - chiều dài thực tế của đƣờng hàn,
chính là chiều rộng của thép cơ bản),

2t : phần đầu và cuối đƣờng hàn mỗi đầu một đoạn t kể đến chất lƣợng đƣờng hàn không
tốt;

 c : hệ số điều kiện làm việc;

f wt : cƣờng độ tính toán của đƣờng hàn đối đầu khi chịu kéo (nếu N là lực nén thì dùng
cƣờng độ tính toán khi chịu nén f wc ). Giá trị của chúng lấy theo II.1.4

Hình II-8: Liên kết hàn đối đầu chịu lực dọc trục. a) Đường hàn góc đối đầu thẳng; b) Đường hàn
đối đầu xiên

Khi cƣờng độ tính toán chịu kéo của đƣờng hàn đối đầu f wt nhỏ hơn cƣờng độ tính toán
của thép cơ bản f , để đƣờng hàn có khả năng chịu lực nhƣ thép cơ bản, ta tăng độ bền của nó
bằng cách dùng đƣờng hàn xiên (Hình II-8b) hoặc dùng liên kết hỗn hợp.

Đƣờng hàn đối đầu xiên chịu lực dọc trục N đƣợc kiểm tra bền theo ứng suất pháp và tiếp
bằng các công thức sau:
N sin 
w   f wt ( wc ) c (2.2)
(tlw )
Ncos
w   f wv c (2.3)
(tlw )

Trong đó:

 w , w : ứng suất pháp và tiếp trong đƣờng hàn;

 : góc nghiêng của đƣờng hàn so với phƣơng của lực dọc trục N;

 b 
lw     2t : chiều dài tính toán của đƣờng hàn xiên;
 sin  

34
Khi tg  2 :1 , đƣờng hàn xiên có độ bền bằng độ bền của thép cơ bản, không cần kiểm
tra độ bền của đƣờng hàn nữa.

Liên kết hàn đối đầu chịu tác dụng của mômen uốn M (Hình II-9a) đƣợc kiểm tra bền theo
công thức:
M
w   f wt c (2.4)
Ww

Trong đó:

tlw2
Ww : mômen kháng uốn của tiết diện đƣờng hàn, Ww  ;
6

Hình II-9: Liên kết hàn đối đầu chịu mômen uốn và lực cắt

Khi liên kết hàn đối đầu chịu tác dụng đồng thời của mômen uốn M và lực cắt V (Hình
II-9b) độ bền của nó đƣợc kiểm tra theo ứng suất tƣơng đƣơng  td

 td   w2  3 w2  1,15 f wt c (2.5)

Trong đó:
M 6M
w   2 (2.6)
Ww (tlw )
V V
w   (2.7)
Aw (tlw )

Hệ số 1,15 kể đến sự phát triển của biến dạng dẻo trong đƣờng hàn.

II.1.5.2 Liên kết dùng đường hàn góc


Cấu tạo

Hai cấu kiện đặt chồng lên nhau, dùng đƣờng hàn góc liên kết chúng lại. Đoạn chồng lên
nhau a lấy theo yêu cầu bố trí đƣờng hàn, a  5tmin . Trong liên kết ghép chồng có thể dùng
đƣờng hàn góc cạnh (Hình II-10a) hoặc đƣờng hàn góc đầu (Hình II-10b).
Khi liên kết chịu lực lớn, kết cấu chịu tải trọng động thì không nên dùng cả hai loại đƣờng
hàn (Hình II-10c)

35
Liên kết ghép chồng thƣờng dùng để nối các thép bản có chiều dày nhỏ ( t  2  5mm ) để
liên kết thép hình và thép bản (Hình II-10d).

Hình II-10: Liên kết ghép chồng

Tính toán

Đƣờng hàn góc cạnh và góc đầu đƣợc tính toán nhƣ nhau. Khi chịu lực dọc trục N (Hình
II-9a) coi nhƣ ứng suất phân bố đều dọc theo đƣờng hàn và bị phá hoại do cắt. Độ bền của
đƣờng hàn đƣợc kiểm tra đồng thời theo hai tiết diện 1 và 2 (Hình II-7b).

- Tiết diện 1 (theo vật liệu đƣờng hàn)


N
 f wf  c (2.8)
 f h f  lw

- Tiết diện 2 ( theo vật liệu của thép cơ bản trên biên nóng chảy)
N
 f ws c (2.9)
 s h f  lw

h f : chiều cao đƣờng hàn góc;

l w : tổng chiều dài tính toán của các đƣờng hàn, lw lấy bằng chiều dài thực tế của đƣờng
hàn trừ đi 10mm kể đến chất lƣợng không tốt ở đầu và cuối đƣờng hàn;

 c : hệ số điều kiện làm việc của liên kết;

 f ,  s : các hệ số chiều sâu nóng chảy của đƣờng hàn ứng với các tiết diện 1 và 2 lấy theo
Bảng II.3, phụ thuộc vào phƣơng pháp hàn và vị trí của đƣờng hàn trong không gian khi hàn.
Khi hàn tay  f  0,7;  s  1 ;

f wf , f ws : cƣờng độ tính toán chịu cắt qui ƣớc của thép đƣờng hàn và thép cơ bản trên biên

36
nóng chảy. Giá trị của chúng đƣợc cho ở II.1.4.2;

Trong hai điều kiện (2.8) và (2.9) giá trị nhỏ nhất trong hai tích số  f f wf và  s f ws tƣơng
ứng với tiết diện có khả năng chịu lực yếu hơn (tiết diện phá hoại). Khi hàn tay thƣờng điều
kiện 2 là quyết định.

Khi thiết kế nên chọn trƣớc chiều cao đƣờng hàn h f (dựa theo chiều dày nhỏ nhất của các
kết cấu đƣợc liên kết tmin ), từ đó tính ra tổng chiều dài cần thiết của các đƣờng hàn
N
l w 
h f (  f w ) min  c
(2.10)

Trong đó:

(  f w )min : giá trị nhỏ hơn hai giá trị  f f wf và  s f ws .

Chiều dài tính toán đƣờng hàn lw cần thỏa mãn các điều kiện sau:

- Chiều dài tối thiểu lw  4h f và lw  40mm ;

- Riêng với đƣờng hàn góc cạnh lw  85 f h f ;

Trƣờng hợp liên kết thép hình không đối xứng bằng các đƣờng hàn góc, ví dụ đối với thép
góc (Hình II-11) do lực dọc trục N không nằm giữa hai đƣờng hàn nên lực tác dụng vào mỗi
đƣờng hàn sẽ tỉ lệ nghịch với khoảng cách từ trọng tâm đặt lực đến mỗi đƣờng hàn e1 và e2 .

Bảng II.3: Hệ số  f và  s của đường hàn góc

Giá trị của  f và  s khi chiều cao của


Phƣơng pháp hàn và Vị trí của đƣờng hàn
đƣờng kính dây hàn d, trong không gian khi Hệ số đƣờng hàn h f , mm
mm hàn
3-8 9-12 14-16  18

1,1 0,7
Hàn tự động khi f
Trong máng (liên kết
d  35 cánh I với bản bụng)
s 1,15 1,0

Hàn tự động và nửa tự f 0,9 0,8 0,7


động khi Nằm
d  1,4  2 s 1,05 1,0

Hàn tay nửa tự động Trong máng nằm, f 0,7


với dây hàn đặc đứng, ngang, ngƣợc
d  1,4 hoặc rỗng nhồi s 1,0
thuốc hàn

37
Giá trị của lực N1  kN để tính đƣờng hàn sống và N2  (1  k ) N để tính đƣờng hàn mép.
Giá trị k đƣợc lấy trong bảng II.4, phụ thuộc vào loại thép góc và cách bố trí chúng khi liên
kết.

Hình II-11: Liên kết thép góc với thép bản

Bảng II.4: Hệ số phân phối nội lực N khi liên kết các thép góc với thép bản
Loại thép góc Cách liên kết k 1- k

Đều cạnh 0,70 0,3

Không đều cạnh hàn


0,75 0,25
theo cạnh ngắn

Không đều cạnh hàn


0,6 0,4
theo cạnh dài

II.1.5.3 Một số trường hợp khác


Liên kết có bản ghép

a. Cấu tạo
Lực truyền từ cấu kiện này sang cấu kiện kia qua các bản ghép, các bản ghép đƣợc liên kết
với thép cơ bản bằng các đƣờng hàn góc cạnh (Hình II-12a), góc đầu (Hình II-12b) hoặc cả
hai loại (Hình II-12c).

Liên kết bản ghép có ƣu điểm là không phải gia công mép cấu kiện nhƣng lại tốn thép làm
bản ghép. Ngoài ra, trong liên kết có ứng suất tập trung lớn vì vậy không nên dùng để chịu tải
trọng động. Để giảm bớt ứng suất tập trung ở các góc vuông ngƣời ta cắt vát cạnh của bản
ghép (Hình II-12d) và để lại đoạn 50mm không hàn.

38
Hình II-12: Liên kết có bản ghép đối với thép tấm

Liên kết có bản ghép có thể dùng cho thép bản (Hình II-12) hay thép hình (Hình II-13).
Khi nối thép góc dùng bản ghép là thép góc (Hình II-13b), nếu bề rộng của cánh thép góc cần
nối thép góc sẽ đƣợc cắt vát để các đƣờng hàn gần trục truyền lực hơn, làm việc tốt hơn (Hình
II-13c).

Hình II-13: Liên kết có bản ghép đối với thép hình
b. Tính toán

Việc kiểm tra bền của liên kết có bản ghép đƣợc tiến hành theo hai điều kiện:

- Kiểm tra độ bền của các bản ghép. Để các bản ghép truyền đƣợc lực giữa các cấu kiện cơ
bản, yêu cầu
Abg A (2.11)

Trong đó: Abg : tổng diện tích tiết diện các bản ghép;

A : diện tích tiết diện cấu kiện cơ bản;

- Kiểm tra độ bền các đƣờng hàn góc theo hai tiết diện 1 và 2 bằng các công thức (2.8),

39
(2.9).

Khi thiết kế thƣờng chọn trƣớc diện tích bản ghép theo (2.11) sau đó tính chiều dài cần
thiết của đƣờng hàn theo (2.10).
Liên kết hỗn hợp

a. Cấu tạo
Liên kết hỗn hợp là liên kết đối đầu có thêm các bản ghép với các đƣờng hàn góc (Hình
II-14). Khi các đƣờng hàn đối đầu không đủ chịu lực thì bản ghép có vai trò tăng cƣờng cho
đƣờng hàn đó. Liên kết hỗn hợp có ứng suất tập trung lớn, và tốn công khi phải bào nhẵn mặt
đƣờng hàn đối đầu rồi mới đặt đƣợc bản ghép.

Hình II-14: Liên kết hỗn hợp


b. Tính toán

Khi tính toán liên kết hỗn hợp chịu lực dọc trục N (Hình II-14b) coi nhƣ ứng suất trong
đƣờng hàn đối đầu bằng ứng suất trong các bản ghép. Điều kiện bền của liên kết đƣợc kiểm
tra theo công thức:
N
w   f wt ( c ) c (2.12)
A   Abg

Trong đó:
A : diện tích thép cơ bản;

A bg : tổng diện tích tiết diện các bản ghép;

f wt ( c ) : cƣờng độ tính toán của đƣờng hàn đối đầu khi chịu kéo (hoặc nén);

Khi thiết kế, chọn trƣớc bản ghép có chiều rộng gần bằng chiều rộng thép cơ bản (để
truyền lực đều hơn), bố trí đƣờng hàn đối đầu, sau đó tính lực truyền qua bản ghép
Nbg   w Abg . Tổng chiều dài cần thiết của đƣờng hàn góc để liên kết một bản ghép ở một phía
của liên kết:
N bg
l w 
(  f w ) min h f  c
(2.13)

40
Tính toán liên kết hàn với đường hàn góc chịu mômen và lực cắt

Cho liên kết chịu lực nhƣ (Hình II-15). Điều kiện bền của đƣờng hàn đƣợc kiểm tra nhƣ
sau
- Khi chỉ có mômen uốn M tác dụng, tính theo vật liệu đƣờng hàn (tiết diện 1)
M
 1M   f wf  c (2.14)
Wwf

theo vật liệu của thép cơ bản biên nóng chảy (tiết diện 2)
M
 2M   f ws c (2.15)
Wws

Trong đó :

Wwf   f h f
l 2
w
: mômen kháng của đƣờng hàn theo tiết diện 1;
6

Wws   s h f
l 2
w
: mômen kháng của đƣờng hàn theo tiết diện 2;
6
- Khi chỉ có lực cắt V tác dụng, tính theo thép đƣờng hàn (tiết diện 1)
V
 1V   f wf  c (2.16)
Awf

theo vật liệu của thép cơ bản trên biên nóng chảy (tiết diện 2)
V
 2V   f ws c (2.17)
Aws

Hình II-15: Đường hàn góc chịu mômen và lực cắt

Trong đó: Awf , Aws : diện tích tính toán của tiết diện đƣờng hàn tƣơng ứng với các tiết diện
1 và 2, Awf   f h f  lw ; Aws  s h f  lw ;

41
- Khi cả mômen uốn M và lực cắt V tác dụng đồng thời. Đƣờng hàn đƣợc kiểm tra theo
ứng suất tổng
theo tiết diện 1
2 2
 M   V 
 td        f wf  c (2.18)
W A
 wf   wf 

theo tiết diện 2


2 2
 M   V 
 td       f ws c (2.19)
 Wws   Aws 

II.2 Liên kết bu lông

II.2.1 Phân loại bu lông

II.2.1.1 Cấu tạo chung của bu lông

Hình dáng và ký hiệu các kích thƣớc chính của bu lông cho trên (Hình II-16). Thân bu lông
là đoạn thép tròn, đƣờng kính thông thƣờng d = 12  48 mm. Đƣờng kính trong của phần bị
ren là d o , chiều dài của phần thân không ren nhỏ hơn chiều dày tập bản thép liên kết khoảng
2  3 mm. Chiều dài của phần ren lo  2,5d . Chiều dài bu lông l  35  300mm tùy theo yêu
cầu sử dụng.

Hình II-16: Cấu tạo bu lông

Mũ và êcu (đai ốc) của bu lông thƣờng có dạng lục giác, kích thƣớc nhƣ nhau, long đen
(đệm) hình tròn dùng để phân phối áp lực của êcu lên mặt bản thép cơ bản.

Tùy theo cách sản xuất, vật liệu và tính chất làm việc của bu lông có các loại sau: bu lông
thô, bu lông độ chính xác bình thƣờng (bu lông thƣờng), bu lông có độ chính xác nâng cao
(bu lông tinh, bu lông chính xác), bu lông cƣờng độ cao, bu lông neo.

II.2.1.2 Bu lông thô và bu lông thường

Bu lông thô và bu lông thƣờng đƣợc sản xuất từ thép cacbon bằng cách rèn, dập. Độ chính
xác thấp nên đƣờng kính thân bu lông phải làm nhỏ hơn đƣờng kính lỗ 2  3 mm.

Lỗ của loại bu lông này đƣợc làm bằng cách đột hoặc khoan từng bản riêng rẽ. Đột thì mặt

42
lỗ không phẳng, phần thép xung quanh lỗ 2  3 mm bị giòn vì biến cứng nguội. Do độ chính
xác không cao nên khi ghép tập bản ghép các lỗ không hoàn toàn trùng khít nhau, bu lông
không thể tiếp xúc chặt với thành lỗ (ký hiệu lỗ loại C).
Loại bu lông này rẻ, sản xuất nhanh và dễ đặt vào lỗ nhƣng chất lƣợng không cao. Khi làm
việc (chịu trƣợt) sẽ biến dạng nhiều, vì vậy không nên dùng chúng trong các công trình quan
trọng và khi thép cơ bản có giới hạn chảy f y  3800daN / cm2 . Chỉ nên dùng bu lông thô và
bu lông thƣờng khi chúng làm việc chịu kéo hoặc để định vị các cấu kiện khi lắp ghép.

II.2.1.3 Bu lông tinh


Đƣợc sản xuất từ thép cacbon và thép hợp kim thấp bằng cách tiện, độ chính xác cao.
Đƣờng kính lỗ không lớn hơn đƣờng kính bu lông quá 0,3mm. Để tạo lỗ, dùng máy khoan
từng bản riêng rẽ hoặc khoan cả chồng bản theo khuôn mẫu đến đƣờng kính thiết kế. Phƣơng
pháp khoan cho lỗ độ chính xác cao nhƣng năng suất thấp. Khi bản thép mỏng có thể đột từng
phần bản riêng tới đƣờng kính lỗ nhỏ hơn đƣờng kính thiết kế từ 2  3 mm, sau đó khoan mở
rộng cả chồng bản đã đột đến đƣờng kính thiết kế. Phƣơng pháp này tận dụng đƣợc các ƣu
điểm của đột và khoan nên nhanh và chính xác, loại bỏ đƣợc phần thép quanh lỗ bị giòn do
quá trình đột.

Lỗ bu lông tinh nhẵn, chất lƣợng cao (ký hiệu lỗ loại B).
Khe hở giữ bu lông và lỗ nhỏ nên liên kết chặt, có thể làm việc chịu cắt tuy không bằng bu
lông cƣờng độ cao hoặc đinh tán.

Bu lông tinh có các lớp độ bền tƣơng tự bu lông thô và bu lông thƣờng.

II.2.1.4 Bu lông cường độ cao


Bu lông cƣờng độ cao đƣợc làm từ thép hợp kim sau đó cho gia công nhiệt.
Cách sản xuất bu lông cƣờng độ cao giống bu lông thƣờng, có độ chính xác thấp, nhƣng do
đƣợc làm bằng thép cƣờng độ cao nên có thể vặn êcu rất chặt (bằng clê đo lực) làm thân bu
lông chịu kéo và gây lực ép rất lớn lên tập bản thép liên kết. Khi chịu lực, giữa mặt tiếp xúc
của các bản thép có lực ma sát rất lớn chống lại sự trƣợt tƣơng đối giữa chúng. Nhƣ vậy, lực
truyền từ cấu kiện này sang cấu kiện khác chủ yếu do lực ma sát.

Để đảm bảo khả năng chịu lực của liên kết bu lông cƣờng độ cao cần gia công các cấu kiện
liên kết để tăng tính ma sát. Ví dụ chải bằng bàn chải sắt, đánh bằng bột kim loại...
Bu lông cƣờng độ cao dễ chế tạo, khả năng chịu lực lớn, liên kết ít bị biến dạng nên đƣợc
dùng rộng rãi và thay thế cho liên kết đinh tán trong các kết cấu chịu tải trọng nặng và tải
trọng động.

II.2.2 Cấu tạo của liên kết bu lông

43
II.2.2.1 Các hình thức cấu tạo của liên kết bu lông
Tuỳ theo hình thức cấu tạo có liên kết đối đầu có bản ghép hoặc liên kết chồng

a. Đối với thép tấm


Có thể dùng liên kết đối đầu có hai bản ghép (Hình II-17a) hay có một bản ghép (Hình
II-17b) hoặc dùng liên kết chồng (Hình II-17c).

Hình II-17: Các hình thức liên kết bản bằng bu lông

Liên kết có hai bản ghép đối xứng nên truyền lực tốt. Liên kết có một bản ghép và liên kết
chồng có độ lệch tâm nên chịu mômen uốn phụ, vì vậy số bu lông cần tăng 10% so với tính
toán.

Khi nối đối đầu hai bản thép có chiều dày khác nhau cần dùng thêm bản đệm (Hình
II-17d), số bu lông phía có bản đệm cần tăng 10% so với tính toán.

b. Đối với thép hình


Khi liên kết đối đầu, các thép hình đƣợc nối bằng các bản ghép (Hình II-18b,c,d) và có thể
nối bằng thép góc (Hình II-18a).

Hình II-18: Nối thép hình bằng bu lông

Do thép hình cứng nên khi dùng một bản ghép không cần tăng số bu lông vì độ lệch tâm
ảnh hƣởng ít đến sự làm việc của liên kết.
Liên kết chồng có cấu tạo đối xứng làm việc tốt hơn (Hình II-19a). Khi thép hình liên kết
không đối xứng với cấu kiên mềm (Hình II-19b) cần tăng số bu lông lên 10% so với tính toán

44
đển kể đến sự lệch tâm.

Đối với liên kết bu lông cƣờng độ cao chịu tải trọng động, để tránh hiện tƣợng lỏng dần
êcu phải dùng êcu phụ để hãm hoặc hàn chấm hay làm bẹt một số ren.

Hình II-19: Liên kết thép hình với thép bản

II.2.2.2 Bố trí bu lông


Việc bố trí bu lông phải đảm bảo yêu cầu truyền lực tốt, cấu tạo đơn giản và dễ chế tạo. Có
hai cách bố trí bu lông: bố trí song song (Hình II-20a) và bố trí so le (Hình II-20b). Tùy theo
kích thƣớc bản thép và số lƣợng bu lông mà chọn một trong hai cách trên sao cho hợp lý.

Hình II-20: Bố trí bu lông


Qui ƣớc nhƣ sau: các bu lông nằm trên một đƣờng thẳng gọi là đƣờng đinh. Các đƣờng
đinh nằm song song với phƣơng của lực tác dụng là dãy đinh và vuông góc với phƣơng của

45
lực gọi là hàng đinh. Khoảng cách giữa hai bu lông cạnh nhau trên đƣờng đinh gọi là bƣớc
đinh. Các khoảng cách qui định để bố trí bu lông và đinh tán trên cấu kiện cho ở Hình II-20

Các khoảng cách nhỏ nhất nhằm đảm bảo độ bền của bản thép và không gian tối thiểu để
vặn êcu (hoặc để tán đinh). Các khoảng cách lớn nhất để đảm bảo ổn định của phần bản thép
giữa hai bu lông (đối với cấu kiện chịu nén) và độ chặt của liên kết, tránh không cho nƣớc,
hơi, bụi bẩn lọt vào trong liên kết gây ăn mòn thép.

Đối với các liên kết chịu lực nên bố trí bu lông theo khoảng cách nhỏ nhất để liên kết gọn
và đỡ tốn thép.

Đối với thép hình, vị trí của các dãy bu lông (các khoảng cách a, a1 , a2 , n ) đƣợc qui định
sẵn theo kích thƣớc tƣơng ứng của từng loại thép hình (Hình II-20e). Đối với thép góc có
cánh b  100mm chỉ bố trí một dãy bu lông trên cánh, khi b  100mm bố trí hai dãy.

Bảng II.5: Qui định bố trí bu lông và đinh tán


Khoảng cách giữa trọng tâm của hai bu lông hay đinh tán theo phƣơng bất kỳ:

a) Nhỏ nhất

- đối với bu lông 2,5d

- đối với đinh tán 3d

b) Lớn nhất: Trong các đƣờng kính ở biên khi không có thép góc viền đối với 8d hay 12t
các cấu kiện chịu nén và kéo (Hình II-20a,b)

c) Lớn nhất: Trong các đƣờng đinh ở giữa và ở biên khi có thép góc viền

- cấu kiện chịu kéo (Hình II-20c)


16d hay 24t
- cấu kiện chịu nén (Hình II-20d)
12d hay 18t
Khoảng cách từ trọng tâm bu lông hay đinh tán đến biên của cấu kiện

a) Nhỏ nhất dọc theo lực


2d
b) Nhỏ nhất vuông góc với lực:

- khi mép bản thép bị cắt


1,5d
- khi mép bản thép đƣợc cán
1,2d
c) Lớn nhất
4d hay 8t
d) Nhỏ nhất: đối với bu lông cƣờng độ cao khi mép bất kỳ trong hƣớng bất kỳ
1,3d
Chú thích:

d: đƣờng kính lỗ bu lông

t: chiều dày bản mỏng nhất ở ngoài

46
II.2.2.3 Ký hiệu bu lông trên bản vẽ
Qui định về ký hiệu của lỗ, của bu lông và đinh tán trên bản vẽ nêu trong Bảng II.6

Bảng II.6: Ký hiệu bu lông, đinh tán

II.2.3 Tính toán khả năng chịu lực của bu lông

II.2.3.1 Sự làm việc của liên kết bu lông thô, bu lông thường và bu lông tinh

Do vặn êcu nên bu lông chịu kéo và các bản thép bị xiết chặt, giữa mặt tiếp xúc của các
bản thép hình thành lực ma sát. Tuy nhiên, lực ma sát này không đủ lớn để tiếp nhận hoàn
toàn lực trƣợt do tải trọng ngoài gây nên. Khi chịu tải trọng trƣợt sự làm việc của bu lông chia
làm bốn giai đoạn.

- Giai đoạn 1: lực trƣợt do ngoại lực gây ra còn nhỏ hơn lực ma sát, các bản thép chƣa bị
trƣợt, bu lông chƣa chịu tải ngoài lực kéo ban đầu. (Hình II-21a).

- Giai đoạn 2: tăng tải trọng ngoài, lực trƣợt bắt đầu lớn hơn lực ma sát, các bản thép trƣợt
tƣơng đối với nhau, thân bu lông tì sát vào thành lỗ (Hình II-21b).

Hình II-21: Sự làm việc của liên kết bu lông


- Giai đoạn 3: trong giai đoạn này lực trƣợt truyền qua liên kết chủ yếu bằng sự ép của thân
bu lông lên thành lỗ. Thân bu lông chịu cắt, uốn và kéo (do mũ bu lông ngăn cản sự uốn tự do
của thân).

47
- Giai đoạn 4: lực trƣợt tăng tiếp, độ chặt của liên kết giảm dần, lực ma sát yếu đi, liên kết
chuyển sang làm việc trong giai đoạn dẻo. Liên kết có thể bị phá hoại do cắt ngang thân đinh
(Hình II-22) hoặc đứt bản thép giữa hai lỗ bu lông do áp lực ép mặt trên thành lỗ gây ra (Hình
II-23).

II.2.3.2 Khả năng chịu cắt


Khi đƣờng kính bu lông nhỏ, bản thép dày, bu lông có thể bị phá hoại do cắt ngang thân
(Hình II-22).

Hình II-22: Sự phá hoại do cắt của bu lông


Khả năng chịu cắt của một bu lông đƣợc tính theo công thức:
 N vb  f vb b Anv (2.20)

Trong đó

f vb : cƣờng độ tính toán chịu cắt của vật liệu bu lông, lấy theo phụ lục;

 b : hệ số điều kiện làm việc của liên kết bu lông;

d2
A : diện tích tiết diện ngang của thân bu lông, A  ;
4
d : đƣờng kính thân bu lông;

nv : số lƣợng mặt cắt tính toán của bu lông (hai cấu kiện tiếp xúc với nhau và dịch chuyển
ngƣợc chiều nhau tạo nên một mặt cắt tính toán qua thân bu lông);

II.2.3.3 Khả năng chịu ép mặt

Hình II-23: Sự làm việc ép mặt của bu lông

Nếu khoảng cách giữa các lỗ bu lông hoặc từ lỗ bu lông đến mép bản thép quá ngắn thì bản
thép có thể bị phá hoại trƣợt (cắt đứt theo các đƣờng trƣợt 2-3, Hình II-23) do tác dụng ép mặt

48
của bu lông lên thành lỗ (sự ép mặt này có ứng suất cục bộ  cb phân bố không đều theo chu
vi lỗ). Tại điểm 1 ta có  cb max , tại điểm 2 ta có  cb  0 . Đồng thời do bản thép ở đây tồn tại
các ứng suất  x ,  y và cũng phân bố không đều, ở mép lỗ có sự tập trung ứng suất  x lớn
nhất.

Khả năng chịu trƣợt của bản thép khi coi chiều dài trƣợt l  a .
S  2atf v (2.21)

Trong đó:

a : khoảng cách từ trọng tâm bu lông đến mép bản thép;

t : chiều dày bản thép;

f v : cƣờng độ tính toán chịu cắt của thép liên kết;

f
Theo thuyết bền thứ III có f v  và khi lấy khoảng cách tối thiểu a  2d , từ (2.21) có:
2
S  dt 2 f

Trong đó: dt : diện tích ép mặt quy ƣớc của thân bu lông lên thành lỗ.

Gọi f cb là cƣờng độ tính toán ép mặt quy ƣớc ( f cb  2 f ) của bu lông, khả năng chịu ép
mặt của một bu lông khi kể đến hệ số điều kiện làm việc là:

 N cb  S b  dtfcb b
Trƣờng hợp tổng quát khi liên kết có nhiều bản ghép:
 N cb  d   t min f cb b (2.22)

Trong đó t  min


: tổng chiều dày nhỏ nhất của các bản thép cùng trƣợt về một phía (cùng
bị ép mặt về một phía).

Cƣờng độ ép mặt tính toán f cb của bu lông phụ thuộc vào vật liệu thép liên kết và phƣơng
pháp tạo lỗ. Lỗ bu lông thô và bu lông thƣờng (lỗ loại C) do đột tạo thành nên chất lƣợng kém
hơn lỗ bu lông tinh (lỗ loại B) do khoan tạo thành.

Khi chịu lực, sự tập trung ứng suất quanh lỗ bu lông thô và bu lông thƣờng lớn hơn, vì vậy
f cb của chúng bé hơn của bu lông tinh.

Bảng II.7: Hệ số điều kiện làm việc  b

Đặc điểm liên kết Giá trị  b

Liên kết nhiều bu lông khi tính toán chịu cắt và ép mặt

49
Đối với bu lông tinh (độ chính xác nâng cao) 1,0
Bu lông thô và bu lông độ chính xác bình thƣờng, bu lông cƣờng độ cao không 0,9
điều chỉnh lực xiết đai ốc

Liên kết có một hoặc nhiều bu lông, đƣợc tính toán chịu ép mặt khi a=1,5d và
b=2d, thép đƣợc liên kết có giới hạn chảy:

f y  285N / mm2
0,8

0,75
f y  285N / mm2

Ghi chú: Các hệ số điều kiện làm việc ở mục 1 và 2 đƣợc lấy đồng thời;

a: khoảng cách dọc theo lực, từ mép cấu kiện đến trọng tâm của lỗ gần nhất.

b: khoảng cách giữa trọng tâm các lỗ.

d: đƣờng kính lỗ bu lông.

Bảng II.8: Diện tích tiết diện của bu lông A, Abn (cm2)

TCVN
1916:1995 16 18 20 22 24 27 30 36 42 48
d,mm

Bƣớc ren
2 2,5 2,5 2,5 3 3 3,5 4 4,5 5
p,mm

A 2,01 2,54 3,14 3,80 4,52 5,72 7,06 10,17 13,85 18,09

Abn 1,57 1,92 2,45 3,03 3,52 4,59 5,60 8,16 11,20 14,72

II.2.3.4 Khả năng chịu trượt của bu lông cường độ cao


Trong liên kết bu lông cƣờng độ cao, lực ma sát giữa các bản thép hoàn toàn tiếp nhận lực
trƣợt do ngoại lực gây nên. Bu lông chỉ chịu kéo do sự xiết chặt êcu tạo nên.

Hình II-24: Sự làm việc chịu trượt của bu lông cường độ cao

Độ lớn của lực ma sát phụ thuộc vào lực kéo P của bu lông do xiết chặt êcu (chính là lực
ép lên mặt bản thép).
P  f hb Abn (2.23)

Khả năng chịu trƣợt của một bu lông cƣờng độ cao đƣợc xác định bằng công thức:

50
  
 N b  f hb Abn b1  nf (2.24)
  b2 

Trong đó:

f hb : cƣờng độ chịu kéo tính toán của vật liệu bu lông; f hb  0,7 fub với fub là cƣờng độ
tức thời tiêu chuẩn của vật liệu bu lông lấy theo phụ lục.

Abn : diện tích thực của tiết diện thân bu lông (đã trừ giảm yếu do ren) lấy theo bảng II.8.

 b1 : hệ số điều kiện làm việc của liên kết bu lông, giá trị phụ thuộc số lƣợng bu lông chịu
lực na trong liên kết lấy nhƣ sau:

 b1  0,8 nếu na  5 ;

 b1  0,9 nếu 5  na  10 ;

 b1  1,0 nếu na  10 ;

 b 2 : hệ số tin cậy của liên kết .  : hệ số ma sát lấy theo bảng II.10;

n f : số lƣợng mặt phẳng ma sát tính toán, (hai cấu kiện tiếp xúc với nhau và dịch chuyển
ngƣợc chiều nhau tạo nên một mặt ma sát tính toán).
Bảng II.10: Hệ số ma sát và hệ số độ tin cậy

Phƣơng Hệ số ma Hệ số  b 2 khi tải trọng và độ dung sai giữa


pháp điều sát
Phƣơng pháp làm sạch mặt phẳng của đƣờng kính bu lông và lỗ  , mm
chỉnh lực 
các cấu kiện đƣợc liên kết
xiết bu lông Động và   3  6 Động và   1

Tĩnh và   5  6 Tĩnh và   1  4

1. Phun cát thạch anh hoặc bột kim loại Theo M 0.58 1.35 1.12

Theo  0.58 1.2 1.02

2. Phun cát thạch anh hoặc bột kim loại Theo M 0.5 1.35 1.12
sau đó phun sơn kẽm hoặc nhôm
Theo  0.5 1.2 1.02

3. Bằng ngọn lửa hơi đốt, không có lớp Theo M 0.42 1.35 1.12
bảo vệ kim loại
Theo  0.42 1.2 1.02

4. Bằng bản chải sắt, không có lớp sơn Theo M 0.35 1.35 1.17
bảo vệ
Theo  0.35 1.25 1.06

5. Không gia công bề mặt Theo M 0.25 1.7 1.3

Theo  0.25 1.5 1.2

Phƣơng pháp điều chỉnh theo M tức là theo mô men xoắn, theo  tức là theo góc quay của êcu

51
II.2.3.5 Khả năng chịu kéo của bu lông thường và bu lông cường độ cao
Khi ngoại lực có phƣơng song song với thân bu lông tác dụng lên liên kết làm tách rời các
phân tố của liên kết, gây cho bu lông chịu kéo (Hình II-25).

Hình II-25: Sự làm việc chịu kéo của bu lông

Chất lƣợng của lỗ và bề mặt thân bu lông không ảnh hƣởng đến khả năng chịu kéo của bu
lông.

Lực kéo ban đầu ( N o ) trong thân bu lông do xiết êcu cũng không làm giảm khả năng chịu
ngoại lực kéo của bu lông, bởi lẽ N o luôn tự cân bằng với lực ép lên các bản thép. Khi tác
dụng vào liên kết ngoại lực kéo N , làm cho lực ép giữa các bản thép giảm xuống chỉ còn
No'  No  N (khi N  No ), nhƣ vậy lực kéo ban đầu trong thân bu lông cũng chỉ còn N o' (do
tính cân bằng giữa lực kéo ban đầu và lực ép) và tổng lực kéo trong bu lông lúc này là
Nbl  N  No'  N  No  N  No . Có nghĩa là, khi N  No thì lực kéo trong thân bu lông
không đổi và bằng N o . Khi ngoại lực kéo N bằng lực kéo ban đầu ( N  No ) có No'  0 nên
Nbl  N .

Vậy chỉ khi N  No bu lông mới chịu kéo với tải trọng ngoài.

Bu lông bị phá hoại khi ứng suất trong thân bu lông đạt đến cƣờng độ tính toán chịu kéo
của vật liệu làm thân bu lông.

Khả năng chịu kéo của một bu lông thƣờng đƣợc tính bằng công thức:
 Ntb  Abn ftb (2.25)

Trong đó:

Abn - diện tích thực của tiết diện thân bu lông (trừ phần giảm yếu do ren) lấy theo bảng
II.8.

f tb - cƣờng độ tính toán của vật liệu bu lông khi làm việc chịu kéo, lấy theo phụ lục.

Khả năng chịu kéo của một bu lông cƣờng độ cao đƣợc tính bằng công thức:

 Nb  Abn fhb (2.26)

Trong đó: f hb  0,7 f ub .

52
II.2.4 Tính toán liên kết bu lông

II.2.4.1 Tính toán liên kết bu lông khi chịu lực dọc trục

a. Chọn đƣờng kính bu lông và các kích thƣớc các bản ghép
Các liên kết trong cùng một cấu kiện chỉ nên dùng một loại đƣờng kính bu lông. Trong
phạm vi toàn công trình để đỡ phức tạp nên hạn chế tối đa số lƣợng bu lông có đƣờng kính
khác nhau. Trong các công trình thông thƣờng nên dùng bu lông đƣờng kính d = 20  24mm.
Trong các công trình nặng dùng bu lông d = 24  30mm.

B¶n ghÐp
N N

N N

Hình II-26: Liên kết bu lông chịu lực dọc trục


Kích thƣớc bản ghép chọn sao cho:
A bg A (2.27)

Trong đó:

Abg : tổng diện tích tiết diện ngang của các bản ghép;

A : diện tích tiết diện của cấu kiện đƣợc liên kết.

Chiều rộng và dài của các bản ghép lấy theo điều kiện bố trí đủ số bu lông cần thiết. Nên
bố trí số bu lông theo hàng tối đa để truyền lực đều theo chiều ngang cấu kiện (vuông góc với
phƣơng của lực).
b. Tính toán số lƣợng bu lông theo chịu cắt và ép mặt

Đối với bu lông thô, bu lông thƣờng và bu lông tinh, số lƣợng bu lông cần thiết đƣợc tính
theo công thức:
N
n (2.28)
 N min b  c
Trong đó:

 N min b : giá trị nhỏ hơn trong hai giá trị  N vb xác định theo (2.20) và  N cb xác định
theo (2.22).  c : hệ số điều kiện làm việc của kết cấu.

53
Ngƣợc lại với bài toán thiết kế, trong bài toán kiểm tra bền, số bu lông n đã biết nên công
thức kiểm tra bền của liên kết có dạng:
N
 [N]minb  c (2.29)
n
Sau khi đã có số bu lông cần thiết n theo (2.28) sẽ bố trí chúng theo yêu cầu cấu tạo.

Cấu kiện cơ bản bị giảm yếu do lỗ bu lông, nên cần kiểm tra bền các bản thép theo công
thức:
N
 f  bl . c (2.30)
An

Trong đó:

An - diện tích tiết diện thực của bản thép đƣợc lấy nhƣ sau:

- Đối với bu lông thô, bu lông thƣờng và bu lông tinh:

+ Khi bu lông bố trí song song (Hình II-27), tiết diện kiểm tra là tiết diện 1-1,
An  A  A1

A - diện tích tiết diện nguyên của cấu kiện; A1  mtd1 - diện tích giảm yếu do các lỗ bu
lông gây nên; m – số lƣợng lỗ trên một hàng bu lông; t - chiều dày cấu kiện mỏng nhất; d1 -
đƣờng kính lỗ bu lông

+ Khi bố trí bu lông dạng so le thì An đƣợc lấy giá trị nhỏ hơn trong hai trị số xét trên tiết
diện thẳng 1-2-4-5 (Hình II-27a) và xét trên tiết diện hình chữ chi 1-2-3-4-5 (Hình II-27a).

An  min( Ant , Anz )

Trong đó Ant  A  m1td1

s 2t  s2 
Anz  Az  m2td1  (m2  1)   2a2  (m2  1)( s 2  u 2 )  m2 d1  t
4u  4u 

m1 - số lƣợng bu lông trên tiết diện thẳng nhƣ tiết diện qua 1-2-4-5 (Hình II-27a).

m2 - số lƣợng bu lông trên tiết theo đƣờng chữ chi nhƣ tiết diện qua 1-2-3-4-5 (Hình
II-27a)

a2 - khoảng cách từ tâm lỗ bu lông ngoài cùng trên tiết diện đến mép bản thép song song
với lực dọc trục(là khoảng cách giữa các điểm 1và 2 hay 4 và 5 trên Hình II-27a)

s, u - các kích thƣớc đƣợc xác định trên hình Hình II-27a)

- Đối với thép góc có lỗ trên hai cánh thì khoảng đƣờng lỗ u là tổng các khoảng cách từ
tâm lỗ đến sống thép góc, trừ đi bề dày cánh.

54
 bl - hệ số điều kiện làm việc, cho phép kể đến sự làm việc dẻo của liên kết lấy nhƣ sau: đối
với dầm đặc, cột và các bản nối  bl  1,1; đối với kết cấu thanh của mái và sàn  bl  1, 05 (hệ
số  bl phải kể đồng thời với hệ số điều kiện làm việc của kết cấu).

- Đối với bu lông cƣờng độ cao số lƣợng bu lông cần thiết đƣợc tính theo công thức:
N
na  (2.31)
[N]tb c

Trong đó: [N]tb - khả năng chịu trƣợt của một bu lông tính theo (2.24)

m
N

1
s s
a) b)
1
2
u

3
u

4 u

Hình II-27: Kiểm tra bền bản thép

Kiểm tra bền bản thép bị giảm yếu do các lỗ bu lông cũng đƣợc tiến hành theo (2.30)
nhƣng do một phần của lực trƣợt đƣợc tiếp nhận bằng lực ma sát nên cách lấy diện tích tính
toán An có khác đi:

+ Khi chịu tải trọng tĩnh: An  A nếu An  0,85 A ; khi An  0,85 A tính theo diện tích qui
ƣớc Ac  1,18 An .

+ Khi chịu tải trọng động: dùng An để tính toán.

+ Khi tính lấy  bl  1 vì liên kết bu lông cƣờng độ cao không làm việc đàn dẻo.

II.2.4.2 Tính toán liên kết bu lông chịu kéo


Khi liên kết bu lông làm việc chịu kéo, số lƣợng bu lông cần thiết n đƣợc tính theo công
thức :
N
n (2.32)
[ N ]tb  c

55
Trong đó: N : lực kéo tác dụng vào liên kết; [N]tb : khả năng chịu kéo của một bu lông
tính theo (2.25);  c - hệ số điều kiện làm việc của kết cấu.

Trong bài toán kiểm tra bền, số lƣợng bu lông n đã biết nên công thức kiểm tra có dạng:

N
 [ N ]tb  c (2.33)
n
Khi bu lông chịu cả cắt và kéo đồng thời, độ bền của bu lông đƣợc kiểm tra riêng rẽ theo
(2.29) và (2.33).

II.2.4.3 Tính toán liên kết bu lông chịu mô men và cắt


Các mối liên kết bu lông chịu mô men thông thƣờng có cấu tạo bề cao vùng liên kết
(khoảng cách hai dãy bu lông ngoài cùng) lớn hơn nhiều so với bề rộng vùng liên kết (khoảng
cách giữa hai hàng bu lông ngoài cùng) -Hình II-28a. Với cấu tạo nhƣ vậy, gần đúng trong
tính toán coi nhƣ mô men cân bằng với các cặp ngẫu lực tác dụng lên những dãy đinh nằm đối
xứng nhau qua trục của liên kết (Hình II-28b).

a) V V b)
   max

i
l2

l1
li

 

Hình II-28: Liên kết bu lông chịu mômen và cắt

M   Ni li N1l1  N 2l2  ...  Nili  ... (2.34)


Trong đó: N i : lực tác dụng lên dãy đinh thứ i; li : cánh tay đòn của cặp ngẫu lực N i .

Các lực N i có thể đƣợc tính qua N1 là lực tác dụng lên dãy đinh ngoài cùng.

N1li
Ni 
l1

Thay giá trị N i vào (2.34) ta có

N 
M   1   l12  l22  ...  li2 ...
 l1 

Từ đó xác định đƣợc lực lớn nhất N1 :

56
Mlmax
N1  N max  (2.35)
 li2
Trong đó: lmax : khoảng cách giữa hai dãy bu lông ngoài cùng lmax  l1

Gọi số lƣợng bu lông trên một dãy ở một phía của liên kết là m , ta có lực lớn nhất tác
dụng lên một bu lông do M gây ra:
N max Mlmax
N blM   (2.36)
m m li2

Điều kiện bền:


Mlmax
N blM    c  N min b (2.37)
m li2

Trong đó:  N min b là giá trị nhỏ nhất trong hai khả năng chịu cắt và ép mặt của một bu lông

tính theo (2.20) và (2.22). Đối với bu lông cƣờng độ cao  N minb   N b tính theo (2.24).

Khi liên kết chịu tác dụng đồng thời của mô men uốn M và lực cắt V (Hình II-28), trong
đó tính toán coi nhƣ lực cắt V tác dụng đều lên các bu lông với giá trị:

V
NblV 
n
Trong đó: n : số lƣợng bu lông trên một nửa liên kết nhƣ Hình II-28.

Công thức kiểm tra bền của bu lông do tác dụng đồng thời cả M và V có dạng:
N bl  N blM
2
 N blV
2
  N min b  c (2.38)

Khi thiết kế nên bố trí trƣớc số bu lông theo phƣơng bề rộng của cấu kiện (theo số lƣợng
tối đa có thể) để xác định đƣợc các khoảng cách li . Từ đó tính đƣợc giá trị N max tìm sơ bộ số
bu lông cần thiết trên một dãy:
N max
m (2.39)
 N min b
Khi có lực cắt V tác dụng đồng thời với M nên chọn trƣớc số bu lông dƣ ra để dự trữ cho
phần tác dụng của V .

57
Chƣơng III. DẦM THÉP
III.1 Khái niệm về dầm thép
Dầm là một loại cấu kiện cơ bản trong kết cấu xây dựng. Về mặt chịu lực thì dầm chủ yếu
chịu uốn. Ƣu điểm nổi bật của dầm là cấu tạo đơn giản (dầm có ít phân tố tạo thành), chi phí
cho việc chế tạo dầm không lớn. Trong xây dựng dầm đƣợc dùng làm dầm mái nhà, dầm sàn
nhà ở, dầm các loại sàn công tác, dầm cầu, dầm cầu trục...

III.1.1 Phân loại dầm


Theo đặc điểm cấu tạo tiết diện, chia dầm thép làm hai loại: dầm hình và dầm tổ hợp.
- Dầm hình là dầm làm từ một thép hình, thƣờng là từ thép hình chữ I hoặc chữ [, chữ Z.
Dầm hình chữ I có tiết diện đối xứng, lại có mômen chống uốn đối với trục x-x (Hình III-1)
khá lớn nên rất hợp lý với những dầm chịu uốn phẳng nhƣ dầm sàn nhà, dầm các sàn công
tác, dầm cầu... Dầm hình chữ [ do tiết diện không đối xứng nên khi chịu uốn phẳng thì có
thêm hiện tƣợng xoắn và do đó không phải là cấu kiện hợp lý khi chịu uốn. Nhƣng do thép
hình chữ [ có cánh rộng (chịu uốn xiên tốt) và có mặt ngoài phẳng (dễ liên kết với các cấu
kiện khác) nên thƣờng dùng làm xà gồ mái nhà, dầm tƣờng, sàn mái nhà khi nhịp và tải trọng
bé...
Các thép cán phổ thông hình chữ [ và chữ I có chiều dày bản bụng còn quá lớn so với các
yêu cầu của cấu kiện chịu uốn nên dùng chúng để làm dầm thì quá nặng và tốn thép. Để khắc
phục yếu điểm này, nhiều loại tiết diện mới nhƣ thép hình cán nóng tiết diện chữ I cánh rộng,
chữ I cao thành hay thép hình cán nguội tiết diện chữ Z. Dầm hình có ƣu điểm cơ bản là cấu
tạo đơn giản, chi phí cho chế tạo dầm không đáng kể và do đó giá thành của dầm hình không
cao hơn giá thành của dầm tổ hợp. Trong thiết kế nếu thép hình đủ khả năng chịu lực thì nên
dùng dầm hình.

y y y y y

x x x x x x x x x x

y y y y y

Hình III-1: Tiết diện dầm hình. a) Thép cán phổ thông; b) Thép cán chữ I cánh rộng; c)
Thép hình thành mỏng dập
- Dầm tổ hợp là dầm làm từ các bản thép hoặc từ các bản thép và các thép hình. Nếu dùng
liên kết hàn để liên kết các bộ phận thì gọi là dầm tổ hợp hàn, còn nếu dùng các đinh tán hoặc
bulông để liên kết các bộ phận của dầm thì gọi là dầm tổ hợp đinh tán hoặc bulông (Hình
III-2).

58
B¶n phñ c¸nh dÇm

y C¸nh dÇm y y
C¸nh dÇm

B¶n bông dÇm B¶n bông dÇm B¶n bông dÇm


x x x x x x
ThÐp gãc
c¸nh dÇm

y C¸nh dÇm y
y
§inh t¸n hoÆc bu l«ng

Hình III-2: Tiết diện dầm tổ hợp- a) Dầm hàn; b) Dầm đinh tán hoặc bulông

Dầm tổ hợp hàn gồm ba bản thép: hai bản đặt nằm ngang gọi là hai cánh dầm, bản đặt
đứng gọi là bụng dầm.

Dầm tổ hợp đinh tán hoặc bulông cũng gồm một bản thép đặt đứng làm bụng dầm, còn mỗi
cánh dầm gồm hai thép góc (thép chữ L) gọi là hai thép góc cánh dầm và có thể thêm một đến
hai bản thép đặt nằm ngang gọi là bản phủ cánh dầm.
So với dầm đinh tán thì dầm hàn tốn ít vật liệu hơn, nhẹ hơn, chi phí cho chế tạo dầm ít
hơn và do đó đƣợc dùng phổ biến hơn. Dầm đinh tán chịu tải trọng động và ảnh hƣởng của
chấn động tốt hơn dầm hàn nên thƣờng dùng làm dầm cầu trục loại lớn với chế độ làm việc
nặng hoặc rất nặng, dùng làm dầm cầu trên các đƣờng xe lửa, đƣờng ôtô khi tải trọng lớn hoặc
nhịp lớn. Mặc dầu vậy, do qui trình sản xuất chế tạo dầm đinh tán rất phức tạp khó khăn và
tốn kém nên trong nhƣng năm gần đây dầm tổ hợp bulông cƣờng độ cao đƣợc dùng nhiều
thay thế dầm tổ hợp đinh tán.

III.1.2 Các kích thƣớc chính của dầm


Trƣớc khi thiết kế cụ thể về dầm, cần xác định đƣợc hai kích thƣớc chính của dầm là chiều
dài dầm và chiều cao của tiết diện dầm.

III.1.2.1 Nhịp dầm


Dầm đƣợc tựa trên các cấu kiện khác (có thể là tƣờng, cột hoặc dầm khác), gọi chung các
bộ phận tựa ấy là gối tựa. Dầm đơn giản tựa trên hai gối khớp ở hai đầu; dầm liên tục tựa trên
nhiều gối; nếu dầm chỉ liên kết với gối tại một đầu, đầu kia không tựa thì gọi là dầm công
xôn.

Với các dầm công xôn, nhịp l là khoảng cách từ mép không tựa đến mép ngoài của kết cấu
tựa (Hình III-3a). Với các dầm đơn giản khoảng cách định vị L giữa hai gối tựa gọi là nhịp
danh nghĩa (khoảng vƣợt); khoảng cách gần nhất giữa hai gối tựa L0 gọi là khoảng thông thuỷ
(Hình III-3b).

Chiều dài chế tạo L1 của dầm xác định theo điều kiện: L1  L  ; trong đó  là sai số

59
chế tạo, cần thiết cho lắp dựng, phụ thuộc vào vật liệu dầm và điều kiện chế tạo. Với các dầm
thép thông thƣờng,  = (5 - 10)mm.

Nhịp tính toán l phụ thuộc vào cách tựa dầm lên gối và tỷ lệ độ cứng của dầm và gối tựa.
Khi dầm tựa lên cột thông qua sƣờn đầu dầm thì nhịp tính toán l là khoảng cách giữa hai
sƣờn, gần trùng với chiều dài chế tạo L1 của dầm.

Dầm thép không có sƣờn, đầu dầm đặt trực tiếp lên gối tựa là đỉnh tƣờng hoặc đầu cột, thì
nhịp tính toán phụ thuộc rất nhiều vào độ cứng của gối tựa. Nếu gối tựa là tƣờng gạch l  L1
. Khi gối tựa là cột bê tông, giằng bêtông cốt thép của tƣờng gạch hoặc bản thép phủ của đỉnh
cột thép, có thể lấy l  L0  ( L1  L0 ) / 2 .

Trong các trƣờng hợp trên, nhịp tính toán l đều là những con số khá lẻ và thƣờng nhỏ hơn
nhịp danh nghĩa L . Để thuận lợi và thiên về an toàn, thƣờng lấy l  L để đƣa vào tính toán,
nghĩa là lấy nhịp tính toán bằng khoảng cách giữa tâm các gối tựa.
Việc chọn giá trị nhịp l là yếu tố quan trọng để so sánh giải pháp kết cấu. Với các sàn
thông thƣờng trong công trình xây dựng, nhịp thƣờng chọn là l  18m . Khi nhịp có giá trị bé,
có thể dùng thép hình để làm dầm; với các giá trị lớn hơn, có thể phải làm dầm tổ hợp.

l
 L1 

Lo
l
L

Hình III-3: Kích thước chính của dầm. a) Dầm côngxon; b) Dầm tựa cả hai đầu

III.1.2.2 Chiều cao


Chiều cao tiết diện là thông số cơ bản khi thiết kế dầm. Chiều cao tiết diện vừa phải đảm
bảo yêu cầu sử dụng: dầm phải đủ cứng để không võng quá độ võng giới hạn, nhƣng cao độ
mặt trên, mặt dƣới sàn lại bị khống chế bởi yêu cầu công nghệ, đồng thời phải thoả mãn yêu
cầu kinh tế. Gọi h là chiều cao của tiết diện dầm, cần chọn h thoả mãn điều kiện sau:

hmin  h  hmax ; và h càng gần hkt càng tốt


trong đó: hmin là chiều cao đảm bảo cho dầm đủ cứng trong suốt quá trình sử dụng, nghĩa là
độ võng của dầm không vƣợt quá độ võng giới hạn; hmax là chiều cao lớn nhất có thể của dầm,

60
đƣợc quy định trong nhiệm vụ thiết kế, chính là khoảng cách cho phép đủ để bố trí hệ dầm và
bản sàn; hkt là chiều cao của tiết diện dầm tƣơng ứng với lƣợng thép làm dầm ít nhất.

- Chiều cao hmin đƣợc xác định từ công thức tính toán độ võng của dầm. Với dầm đơn giản
chịu tải trọng phân bố đều, độ võng lớn nhất tại giữa dầm là:
l4

5
384

g c  pc
EI
 (3.1)

trong đó gC , pC - tĩnh tải và hoạt tải tiêu chuẩn tác dụng trên một đơn vị chiều dài dầm ; l -
nhịp dầm ; EI - độ cứng chống uốn của tiết diện dầm.

  l8
2
Thay thế mômen uốn tính toán dầm : M  g c g  p c p . vào (3.1) ta có:

5Ml 2 ( g c  p c )
 (3.2)
48EI ( g c g  p c p )

Lại có quan hệ M = f W ; I=Wh/2. Thay thế vào (3.2), ta đƣợc biểu thức xác định độ võng
của dầm:
5 f .l 2
 (3.3)
24 Eh tb

trong đó  tb là hệ số vƣợt tải trung bình, xác định theo biểu thức:
1 g c  pc

 tb g c g  p c p

Cho độ võng của dầm bằng độ võng giới hạn (   ) , từ (3.3) ta có biểu thức xác định
chiều cao nhỏ nhất của dầm:
5 f l  l
hmin  (3.4)
24 E     tb

- Chiều cao lớn nhất hmax đƣợc xác định từ yêu cầu sử dụng, đƣợc quy định trong nhiệm vụ
thiết kế. Quy định này không cho phép chiều cao dầm vƣợt quá một giá trị nào đó, để không
làm ảnh hƣởng đến không gian sử dụng bên dƣới sàn.

- Chiều cao kinh tế hkt là chiều cao tiết diện, tƣơng ứng với lƣợng thép làm dầm bé nhất, có
thể xác định nhƣ sau:

Trọng lƣợng một mét dài dầm: gd = gw + 2gf (3.5)


trong đó gd , gw , gf - trọng lƣợng một mét dài của dầm, của bụng dầm, của một cánh dầm.

Có thể xác định đƣợc: gw = Aw w  và g f  A f  f 

với Aw , Af - diện tích tiết diện bụng, tiết diện một cánh dầm.

 w , f
- hệ số xét đến các chi tiết cấu tạo của bụng, của cánh dầm.

61
 - trọng lƣợng riêng của thép làm dầm.

Nf CM
Lại có A f  
f fh fk

Với Nf là lực dọc mà bản cánh phải chịu. CM - phần mômen phân phối cho bản cánh; hfk -
khoảng cách tâm tiết diện hai bản cánh dầm.
Gọi hw , tw là chiều cao, chiều dày của bản bụng dầm. Có thể viết lại (3.5) nhƣ sau:
CM
g d  hwtw w   2 f (3.6)
h fk f

Nhận thấy rằng, khi chiều cao dầm tăng lên thì trọng lƣợng bụng tăng lên còn trọng lƣợng
cánh dầm thì giảm xuống; quan hệ đó đƣợc biểu thị trên Hình III-4.

g min gd
gw
2g f
h
O h kt

Hình III-4: Đồ thị quan hệ giữa trọng lượng và chiều cao dầm

Gần đúng trong biểu thức (3.6) cho hw = hfk = h và đạo hàm theo biến số chiều cao h rồi
cho bằng không đạo hàm này để tìm cực trị, ta có:

2CM
t w w    f 0 (3.7)
fh 2

Thay M/f =W vào (3.7), coi h là hkt (vì tại đó hàm trọng lƣợng đạt cực tiểu), ta có;
2C f W
hkt  (3.8)
 w tw

hoặc
W
hkt  k (3.9)
tw

2C f
k là hệ số phụ thuộc vào cấu tạo tiết diện dầm (dầm hàn hay dầm bulông, đinh
w
tán, tiết diện dầm thay đổi hay không thay đổi). Trong thiết kế có thể lấy nhƣ sau: với dầm tổ
hợp hàn k = 1,20  1,15; với dầm tổ hợp đinh tán (hoặc bu lông) k = 1,25  1,20.

62
Chiều cao hkt theo biểu thức (3.9) chƣa xét đến ảnh hƣởng của sự thay đổi tỷ số chiều cao
và chiều dày bản bụng dầm . Nếu xét đến sự thay đổi tỷ số hw/tw, ta có công thức sau:
3wW
hkt  3 (3.10)
2

hw
Với w  gọi là độ mảnh của bản bụng dầm.
tw

Bản bụng càng cao, càng mỏng thì dầm càng nhẹ. Tuy nhiên, khi thiết kế tiết diện, độ
mảnh của bản bụng cần đƣợc khống chế để thoả mãn các điều kiện ổn định cục bộ. Vì vậy, có
thể lấy các giá trị cho trong bảng 3.1. Với các lớp tiết diện mảnh hơn, cần tham khảo tiêu
chuẩn thiết kế kết cấu thép.

Bảng 3.1: Tỉ số giữa chiều cao và chiều dày bản bụng dầm
h,m 1,0 1,5 2,0 3,0 4,0 5,0

tw, mm 8 - 10 10 - 12 12 - 14 16 - 18 20 - 22 22 - 24

hw / t w 100– 125 125 - 150 145 - 165 165 - 185 185 - 200 210 - 230

Từ công thức (3.7) thấy rằng, khi chiều cao dầm lấy bằng chiều cao hkt thì trọng lƣợng
bụng dầm gần bằng trọng lƣợng hai cánh dầm; mặt khác trọng lƣợng dầm thay đổi rất ít quanh
chiều cao hkt. Vì vậy, khi thiết kế có thể lấy chiều cao dầm h sai khác so so với chiều cao tính
đƣợc theo (3.9) hoặc (3.10) khoảng 20% thì vẫn đảm bảo yêu cầu kinh tế trong thiết kế dầm.

Thiết kế dầm là tập hợp các công việc nhằm tìm ra một cấu kiện chịu uốn mà mọi tiết diện
của nó đều thoả mãn các điều kiện sử dụng nhƣ sau:
- Thoả mãn điều kiện bền tại các tiết diện nguy hiểm: chịu mômen uốn lớn nhất và lực cắt
kèm theo hoặc chịu lực cắt lớn nhất và mômen uốn kèm theo.

- Bản bụng, bản cánh phải thoả mãn điều kiện ổn định cục bộ và chịu lực tập trung.
- Độ võng lớn nhất của dầm trong suốt quá trình sử dụng, không vƣợt quá độ võng giới hạn
cho phép.

- Dầm phải thoả mãn điều kiện ổn định tổng thể, chống oằn do xoắn.

- Thoả mãn các điều kiện cấu tạo và tính khả thi cho thi công chế tạo và lắp dựng.

III.2 Thiết kế dầm hình


Thiết kế dầm hình bao gồm các vấn đề sau: chọn tiết diện dầm (chọn loại thép hình làm
dầm), kiểm tra tiết diện dầm đã chọn về độ bền, về ổn định tổng thể của dầm, cấu tạo và tính
toán các chi tiết của dầm (nối dầm, sƣờn gối dầm).

III.2.1 Chọn tiết diện dầm hình

63
- Theo sơ đồ kết cấu của dầm và tải trọng tác dụng lên dầm, xác định mômen uốn M, lực
cắt V (cả về giá trị và cách phân bố). Từ điều kiện bền của cấu kiện uốn, tính mômen kháng
uốn yêu cầu của tiết diện theo công thức 3.11, dạng tiết diện và các trục x, y của tiết diện.
M x max
Wxyc  (3.11a)
f c

Khi thoả mãn các điều kiện để có thể kể đến sự làm việc trong giai đoạn dẻo của thép thì
mômen kháng uốn yêu cầu của tiết diện đƣợc xác định theo công thức:
M x max
Wxyc  (3.11b)
c1 f  c

Hệ số c1 trong công thức (3.11b) là kể đến sự phát triển của biến dạng dẻo của thép, cho
phép tăng khả năng chịu M của dầm. Các điều kiện để có thể áp dụng là: tải trọng tác dụng
lên dầm là tĩnh; thép làm dầm có giới hạn chảy f y  53kN / cm 2 ; trên toàn nhịp dầm có tiết
diện không đổi; điều kiện ổn định tổng thể đƣợc đảm bảo; ứng suất tiếp  tại tiết diện có đồng
thời tác dụng của M và V do tổ hợp nội lực bất lợi nhất, thoả mãn điều kiện   0,9 f v . Với
dầm thép thông thƣờng, tiết diện không đổi dạng chữ I, chịu tải trọng tĩnh phân bố đều có thể
lấy c1= 1,12; với các dầm khác, cần căn cứ theo quy định của TCXDVN 338: 2005.

- Căn cứ vào yêu cầu về hình dạng tiết diện và giá trị tính đƣợc theo các công thức (3.11a)
hoặc (3.11b) trên đây, tra cứu bảng quy cách thép cán, chọn ra hình dạng và số hiệu của thép
hình để làm dầm, thoả mãn điều kiện:
Wx  Wxyc (3.12)

III.2.2 Kiểm tra tiết diện dầm đã chọn về độ bền

III.2.2.1 Kiểm tra điều kiện bền uốn


Nếu thép hình đã chọn để làm dầm thỏa mãn điều kiện bền theo công thức (3.12) và khi
tính mômen uốn Mmax đã kể đến trọng lƣợng bản thân dầm, khi cấu tạo không gây ra các
giảm yếu cho dầm thì không cần kiểm tra điều kiện bền về uốn.

- Trong các trƣờng hợp còn lại, cần kiểm tra bền về uốn, ứng suất pháp lớn nhất đƣợc kiểm
M
tra theo công thức:   f c hoặc:
Wnx
M
 f c (3.13a)
c1Wnx

M là mômen uốn tại tiết diện kiểm tra (do cả tải trọng ngoài và trọng lƣợng bản thân của
dầm gây ra). Wnx - mômen kháng uốn đối với trục uốn x-x, của tiết diện kiểm tra (lấy với tiết
diện thực). Lƣu ý điều kiện ở biểu thức thứ 2 của công thức 3.13a chỉ sử dụng khi đáp ứng
các điều kiện ở công thức 3.11b.

64
III.2.2.2 Kiểm tra điều kiện bền về chịu cắt
Kiểm tra điều kiện bền chịu cắt của tiết diện dầm, ứng suất tiếp lớn nhất tại trục trung hòa
của tiết diện cần thỏa mãn công thức:
VS
 max   f v c (3.13b)
I xtw

V - lực cắt tại tiết diện kiểm tra; ở tiết diện nguy hiểm về cắt, lấy V=V max.
S - mômen tĩnh của phần tiết diện nguyên bên trên thớ cần tính ứng suất cắt với trục trung
hoà x-x. Với tiết diện chữ I đối xứng, S là mômen tĩnh của một nửa tiết diện.

Ix - mômen quán tính của tiết diện nguyên lấy đối với trục uốn x-x

tw - chiều dày bản bụng của thép hình đã chọn.


fv - cƣờng độ tính toán về cắt của thép làm dầm.

Nếu tại tiết diện kiểm tra, bản bụng bị giảm yếu do khoét lỗ đinh tán (bulông) hoặc các
nguyên nhân khác thì giá trị ứng suất tiếp trong công thức (3.13b) cần nhân thêm hệ số
  a(a  d ) với a là khoảng cách tâm hai lỗ, d là đƣờng kính lỗ đinh.

III.2.2.3 Kiểm tra bản bụng của dầm chịu ứng suất cục bộ
Khi bên trên cánh dầm có tải trọng tập trung tác dụng trong mặt phẳng bản bụng, mà tại đó
bản bụng không có sƣờn cứng gia cƣờng (Hình III-5) thì cần kiểm tra điều kiện bền của bản
bụng, ứng suất cục bộ  c vuông góc với trục dầm, kiểm tra theo công thức:
F
c   f c (3.14)
t wl z

trong đó: F - giá trị của tải trọng tập trung; phân bố trực tiếp trên chiều rộng b.

l z - chiều dài phân bố quy đổi của tải trọng tập trung dọc theo mép trên của bản bụng, tại thớ
trên của chiều cao tính toán bản bụng (hw), cách thớ trên của dầm đoạn hy (Hình III-5).

b
hy

tf
tf
hw

lz tw
hy

Hình III-5: Sơ đồ xác định chiều dài qui ước chịu tải cục bộ của bản bụng dầm

Khi dầm khảo sát là dầm thép hình lz = b+2hy = b+2(tf + r) ; với tf là chiều dày cánh dầm;
r là bán kính cong chuyển tiếp từ bụng sang cánh của tiết diện thép hình làm dầm (tra bảng

65
theo số hiệu thép hình đã chọn).

III.2.2.4 Kiểm tra tiết diện dầm chịu đồng thời ứng suất pháp, ứng suất tiếp, ứng suất cục
bộ
Tại tiết diện kiểm tra, có thể tồn tại cả mômen uốn M, lực cắt V, lực tập trung F , cần kiểm
tra điều kiện chịu lực của tiết diện tại thớ trên của chiều cao tính toán bản bụng dầm. Xác định
ứng suất tƣơng đƣơng và kiểm tra bền theo công thức:
 td   2   c2   c  3 2  1,15 f  c (3.15a)

trong đó:  , ,  c - ứng suất pháp, ứng suất tiếp, ứng suất cục bộ ở cùng một điểm ứng với
thớ trên của chiều cao tính toán bụng dầm.  c tính theo (3.14);  tính theo (3.13b) nhƣng cần
lƣu ý rằng mômen tĩnh S chỉ xét đến phần bên trên thớ trên của bản bụng (tiết diện một cánh
và một phần bụng lấy hết góc chuyển tiếp bụng-cánh). Còn  tính theo công thức sau:
M
 y (3.15b)
I nx

Với Inx - mômen quán tính của tiết diện thực của dầm;

y- khoảng cách từ thớ trên chiều cao tính toán của bụng dầm đến trục trung hoà.

Khi tính theo công thức (3.15a)  ,  c lấy dấu dƣơng nếu là kéo, dấu âm nếu là nén.
Trƣờng hợp trên tiết diện không có lực tập trung F, khi kiểm tra theo (3.15a) lấy  c = 0.

III.2.3 Kiểm tra độ võng của dầm


Dầm cần đƣợc thiết kế đủ cứng để trong suốt quá trình sử dụng, dầm không bị võng quá độ
võng giới hạn. Độ cứng của dầm đƣợc kiểm tra theo công thức:
 
 (3.16)
l  l 


Trong đó: - giá trị độ võng tƣơng đối của dầm, do tổ hợp bất lợi nhất của các tải trọng
l
tiêu chuẩn gây ra. Ví dụ với dầm đơn giản nhịp l, chịu tải trọng tiêu chuẩn phân bố đều qc thì
 5 qcl 3
 (3.17)
l 384 EI


 l  - tỷ số giữa độ võng giới hạn và nhịp dầm, đƣợc quy định trong tiêu chuẩn thiết kế

phụ thuộc cụ thể từng dầm, loại công trình, tra bảng I.15 phụ lục.

Khi kiểm tra theo các điều kiện (3.13a), (3.13b), (3.14), (3.15a), (3.16) mà một trong các
điều kiện trên không thoả mãn thì cần chọn loại thép hình có số hiệu (tiết diện) lớn hơn để
làm dầm và tiến hành tính toán kiểm tra lại.

66
III.2.4 Kiểm tra ổn định tổng thể của dầm hình
Mômen quán tính của tiết diện dầm dạng chữ I đối với trục ngang x-x thƣờng lớn hơn đối
với trục đứng y-y (còn có cách gọi x-x là trục khỏe, y-y là trục yếu).
Khi sử dụng dầm hình cán nóng tiết diện chữ I , nếu không thoả mãn các điều kiện khống
chế về oằn (sẽ nói kỹ ở phần sau), phải kiểm tra ổn định tổng thể dầm theo công thức:
M
 f c (3.18)
bWc

Wc - mômen kháng uốn của tiết diện nguyên, tƣơng ứng với thớ biên cánh nén.

c- hệ số điều kiện làm việc của dầm, khi kiểm tra ổn định tổng thể dầm c = 0,95

 b - hệ số kể đến sự giảm khả năng chịu uốn của dầm khi xét đến điều kiện ổn định tổng
thể. Giá trị của  b phụ thuộc tham số 1 xác định theo công thức:
2
I h E
1   y   (3.19a)
I x  lo  f

 - hệ số (tra bảng 3.2) phụ thuộc vào sự kiềm chế của cánh nén, dạng tải trọng, cánh chất
tải, và hệ số  .

Với thép hình I cán nóng:


2
I  lo 
  1,54 t h (3.19b)
Iy  

trong đó: h - chiều cao của tiết diện dầm

I t - mômen quán tính khi xoắn của tiết diện dầm

lo - chiều dài tính toán ngoài mặt phẳng dầm của cánh nén (chính là khoảng cách giữa
hai điểm cố kết ngăn cản không cho dầm chuyển vị theo phƣơng ngang).

Giá trị hệ số  b trong công thức (3.18) lấy nhƣ sau:

Nếu 1  0,85 lấy  b  1

Nếu 1 >0,85 thì


b  0,68  0, 211 (3.20)

nhƣng không lớn hơn 1,0.

Khi điều kiện (3.18) không thoả mãn, cần tìm cách tăng cƣờng ổn định tổng thể cho dầm.
Phần cấu tạo và tính toán các chi tiết của dầm hình nhƣ nối dầm, sƣờn gối dầm sẽ trình bày
phần sau.

67
Bảng 3.2: Hệ số  đối với dầm chữ I có hai trục đối xứng

Số lƣợng điểm cố Dạng tải Cánh đƣợc Công thức tính  , tƣơng ứng khi 
kết cánh nén trong trọng chất tải
0,1 <  < 40 40 <  <400
nhịp

Không cố kết Tập trung Cánh trên  =1,75+0,09   =3,3+0,053  -4,5.10-5  2


Cánh dƣới  =5,05+0,09   =6,6+0,053  -4,5.10-5  2
Phân bố Cánh trên  =1,6+0,08   =3,15+0,04  -2,7.10-5  2
đều
Cánh dƣới  =3,8+0,08   =5,35+0,04  -2,7.10-5  2

Hai hoặc nhiều,

chia nhịp thành Bất kỳ Bất kỳ  =2,25+0,07   =3,6+0,04  -3,5.10-5  2


các phần đều nhau

Một, ở giữa nhịp Tập trung ở Bất kỳ  =1,75 1  =1,75 1


giữa

Tập trung Cánh trên  =1,14 1  =1,14 1


ở 1/4 nhịp Cánh dƣới
 =1,6 1  =1,6 1

Phân bố Cánh trên  =1,14 1  =1,14 1


đều Cánh dƣới
 =1,3 1  =1,3 1

Ghi chú:  1 lấy bằng  khi cánh nén đƣợc cố kết bằng hai hoặc nhiều điểm

III.3 Thiết kế dầm tổ hợp

Kinh nghiệm thiết kế cho thấy khi nhịp và tải trọng lớn (l  12m, q  2000daN / m) nếu
dùng dầm hình thì hoặc không đủ độ bền, hoặc không đủ độ cứng hay không đảm bảo điều
kiện ổn định tổng thể và nếu đủ cũng nặng nề, tốn kém. Trong trƣờng hợp đó dùng dầm tổ
hợp sẽ kinh tế hơn. Thiết kế dầm tổ hợp bao gồm các vấn đề: chọn tiết diện dầm; thay đổi tiết
diện dầm theo chiều dài dầm; kiểm tra tiết diện dầm đã chọn về độ bền, độ cứng, về ổn định;
cấu tạo và tính toán các chi tiết của dầm nhƣ liên kết cánh với bụng dầm, nối dầm, sƣờn gối
dầm.

III.3.1 Chọn tiết diện dầm


Chọn tiết diện dầm tổ hợp là xác định các kích thƣớc chính của tiết diện dầm gồm chiều
cao dầm, chiều dày bản bụng, chiều dày và chiều rộng cánh dầm.

68
III.3.1.1 Xác định chiều cao của dầm
Chiều cao h là kích thƣớc quan trọng có sự phụ thuộc chặt chẽ với các kích thƣớc khác và
quyết định hiệu quả kinh tế của phƣơng án chọn. Để chọn h phải xác định trƣớc các thông số
hmin , hmax , hkt . Cách thức, trình tự xác định và ý nghĩa của chúng đã đƣợc giới thiệu chi tiết ở
trên. Chiều cao đƣợc chọn h của dầm cần thoả mãn điều kiện:

hmin  h  hmax và h càng gần hkt càng tốt

III.3.1.2 Xác định chiều dày bản bụng dầm


Nhằm tăng cƣờng độ cứng và khả năng chịu uốn thì giải pháp hữu hiệu là tăng chiều cao
dầm. Với những dầm có chiều cao lớn, chiều dày bản bụng càng bé, dầm càng nhẹ, hiệu quả
kinh tế càng lớn.

- Chiều dày nhỏ nhất của bản bụng đƣợc xác định theo điều kiện: bản bụng đủ chịu lực cắt
lớn nhất. Từ điều kiện (3.13b), khi gần đúng coi là chỉ có bản bụng chịu tác dụng của lực cắt
Vmax (vì giá trị ứng suất tiếp ở cánh dầm rất bé), thì ứng suất tiếp tại thớ giữa đạt đến cƣờng
độ tính toán về cắt fv, ta có:
Vmax S
  f v c (3.21a)
I xtw

Trong đó: tw, hw chiều dày, chiều cao của bản bụng dầm ;

hw hw hw2
S - mômen tĩnh của một nửa tiết diện chữ nhật bản bụng S  tw  tw ;
2 4 8

twhw3
Ix - mômen quán tính đối với trục x của tiết diện chữ nhật bản bụng; I x  ;
12

S twhw2 12 3
Tính đƣợc tỷ số  3

Ix 8 twhw 2hw

Vmax 3
Thay vào (3.21a)  f v c
tw 2hw
3 Vmax
tw  (3.21b)
2 hw f v c

Gần đúng coi hw  h hoặc hw  h - (30  40)mm; thay vào (3.21b), tính đƣợc chiều dày bé
nhất của bản bụng.

- Thực tế thiết kế, thấy rằng với những dầm có chiều cao h từ 1 đến 2m, chịu tải trọng
thông thƣờng, có thể chọn chiều dày bản bụng theo công thức kinh nghiệm:
3h
tw  7  (3.22)
1000
Trong đó giá trị của tw và h đều tính bằng mm.

69
- Về phƣơng diện ổn định bản mỏng, nếu không dùng sƣờn để gia cƣờng bản bụng dầm thì
cần chọn chiều dày bản bụng t w thoả mãn điều kiện:
hw f
tw  (3.23)
5,5 E

Chọn theo (3.23) sẽ có bề dày bản bụng lớn, lƣợng thép cho tiết diện dầm lớn. Bù lại sẽ
không tốn thép cho sƣờn, không tốn công thi công sƣờn, dề dàng cho áp dụng tự động hoá
trong chế tạo, có thể hạ thấp đƣợc tổng kinh phí đầu tƣ.

Ngƣợc lại, khi chọn bề dày bé hơn, cần phải làm các đôi sƣờn ngang, đặt dọc dầm theo
khoảng cách quy định. Lƣợng thép cho tiết diện dầm bé, nhƣng tốn thép làm sƣờn, tốn công
chế tạo, chỉ có thể chế tạo thủ công nên thi công lâu và tổng kinh phí xây dựng có thể lớn.
Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu thép của Anh, Mỹ, Châu Âu căn cứ vào tỷ số h w/tw để phân chia
tiết diện làm nhiều cấp, tƣơng ứng với mỗi cấp có cách kiểm tra riêng. Các tiêu chuẩn này
khuyến khích dùng giải pháp dầm không sƣờn.

Bề dày bản bụng tw đƣợc chọn để đƣa vào cấu tạo tiết diện dầm dựa trên cơ sở của các giá
trị tính đƣợc theo công thức (3.21b), (3.22), (3.23), nhƣng cần lƣu ý đến chiều dày của thép
cán theo quy cách và bề dày tối thiểu đảm bảo yêu cầu chống gỉ.

III.3.1.3 Xác định các kích thước của tiết diện cánh dầm
- Xác định tiết diện cánh dầm hàn: Thông thƣờng cánh dầm hàn chỉ dùng một bản thép; vì
vậy xác định tiết diện cánh dầm hàn là xác định chiều dày tf và chiều rộng bf của bản thép
cánh dầm.

Sau khi đã chọn đƣợc chiều cao dầm h và chiều dày bản bụng tw; từ điều kiện bền về uốn
của tiết diện chịu Mmax , xác định đƣợc diện tích yêu cầu của cánh dầm. Tiến hành nhƣ sau:

Từ điều kiện chịu uốn, xác định mômen quán tính cần thiết của tiết diện cánh dầm đối với
trục trung hoà x-x:
h t h3 M h t h3
I f  I x  I w  Wx   w w  max   w w (3.24)
2 12 f  c 2 12

Mặt khác, tiết diện dầm dạng chữ I, mômen quán tính là đại lƣợng đặc trƣng hình học của
tiết diện, có thể xác định I theo nguyên lý sức bền vật liệu:
h2fk h2fk h2fk
I f  2 Af  2b f t f  bf t f (3.25)
4 4 2

M max h tw hw3 h2
Đồng nhất (3.24) và (3.25), ta đƣợc:    b f t f fk
f  c 2 12 2
M h t h3  2
b f t f   max   w w  2 (3.26)
 f c 2 12  h fk

70
Theo (3.26) tính đƣợc tích của chiều rộng và chiều dày yêu cầu (chính là diện tích) của bản
cánh dầm. Cần căn cứ vào các yêu cầu cấu tạo để chọn trƣớc một kích thƣớc, rồi căn cứ vào
(3.26) để chọn kích thƣớc còn lại. Các yêu cầu cấu tạo là :
+ Để tiết diện làm việc hiệu quả theo hƣớng đƣa vật liệu ra xa trọng tâm, chiều dày bản
cánh tf nên chọn lớn hơn chiều dày tw của bản bụng. Với các dầm thông thƣờng, nên chọn tf =
12  24mm.

+ Không nên chọn thép bản có bề dày lớn hơn 30mm để làm cánh dầm; bởi vì sẽ phát sinh
ứng suất phụ và sẽ rất khó hàn khi hàn bản cánh với bản bụng dầm; mặt khác với cùng một
mác thép thì khi bề dày càng lớn, cƣờng độ tính toán càng bé.

+ Để thoả mãn điều kiện ổn định cục bộ của bản cánh nén, tỷ số chiều rộng và chiều dày
bản cánh cần thoả mãn điều kiện:
bf t f  E f (3.27a)

+ Để ứng suất pháp phân bố đều trên chiều rộng cánh kéo và đảm bảo ổn định cục bộ cho
cánh nén, nên chọn:
b f  30t f (3.27b)

+ Nhằm đảm bảo điều kiện ổn định tổng thể của dầm, đồng thời dễ liên kết dầm với các
cấu kiện khác (với dầm ngang bên trên, với tấm sàn…) thì bề rộng cánh dầm không nên quả
bé, thƣờng chọn nhƣ sau:
bf = (1/2  1/5) h ; bf  180mm ; bf  h/10 (3.28)

- Xác định tiết diện cánh dầm đinh tán (hoặc bulông). Mỗi cánh dầm đinh tán (hoặc
bulông) gồm có hai thép góc (gọi là thép góc cánh) và có thể có thêm một, hai hoặc ba thép
bản (gọi là bản phủ hoặc bản đậy cánh dầm).
Khi thiết kế, chọn trƣớc thép góc cánh dầm (nên chọn thép góc đều cạnh), có chiều rộng và
bề dày nhƣ sau: bg  (1/ 9 1/ 12)h ; t g  t w và:
t g  (1/10 1/11)bg (3.29)

Sau đó, xác định tiết diện bản phủ theo quan hệ:
I d  I  I w  I g  Wx h / 2  twhw3 /12  4( I og  ag2 Ag ) (3.30a)

trong đó: Ig - mômen quán tính của tiết diện một thép góc, đối với trục trung hoà x-x của
dầm;

Iog- mômen quán tính của tiết diện một thép góc, đối với trục trọng tâm của chính nó,
tra bảng theo số hiệu thép góc đã chọn;

ag - khoảng cách từ trục trọng tâm thép góc đến trục trung hoà x-x;
Ag- diện tích tiết diện của thép góc đã chọn;

71
Id - mômen quán tính của tiết diện các bản phủ hai cánh dầm, đối với trục trung hoà x-
x Hoàn toàn tính đƣợc Id từ (3.30a), bởi vì vế phải của nó bao gồm các đại lƣợng đã biết.

Mặt khác, có thể xác định Id theo công thức của Sức bền vật liệu:
I d  2n1bd td hd2 / 4 (3.30b)

với: bd, td - chiều rộng và bề dày của bản phủ cánh dầm;

hd - khoảng cách trọng tâm các bản phủ ở hai cánh dầm, ban đầu có thể lấy hd= h-(12
 24)mm;
n1 - số lƣợng bản phủ ở mỗi cánh dầm (chỉ nên chọn một hoặc hai bản).

Đồng nhất kết quả của (3.30a) và (3.30b), xác định đƣợc bd td là diện tích cần thiết của tiết
diện bản phủ cho mỗi cánh dầm.
Chiều rộng cần thiết của bản phủ: bd  2bg+tw

Phần đua ra của bản phủ, tính từ tâm đinh tán ngoài cùng đến mép bản a1  15td (khi cánh
dầm dùng một bản phủ), hoặc a1  8td (khi mỗi cánh dầm dùng hai bản phủ). Chọn bd trƣớc,
rồi từ đó tính đƣợc t d.

III.3.2 Kiểm tra độ bền, độ võng và ổn định của dầm tổ hợp

III.3.2.1 Kiểm tra độ bền


- Kiểm tra dầm theo điều kiện bền chịu uốn: ở những tiết diện nguy hiểm về uốn chỉ có
mômen M tác dụng, còn lực cắt V=0, theo điều kiện (3.13a).

- Kiểm tra dầm theo điều kiện bền chịu cắt: ở những tiết diện nguy hiểm về cắt chỉ có lực
cắt V tác dụng, còn mômen uốn M=0, theo điều kiện (3.13b).
- Kiểm tra điều kiện bền ở những tiết diện chịu tác dụng đồng thời của mômen uốn M và
lực cắt V, theo điều kiện ứng suất tƣơng đƣơng:
 td  12  312  1,15 f  c (3.31)

M h0 VS
Với:  1   ; 1  c
W h I xtw

Trong đó: M, V - mômen uốn và lực cắt tại tiết diện kiểm tra

Ix , Wx - mômen quán tính và mômen kháng uốn của toàn bộ tiết diện kiểm tra

h, tw - chiều cao dầm, bề dày bụng dầm tại tiết diện kiểm tra

h0 - chiều cao tính toán của bản bụng; với dầm hàn h0=hw ; với dầm đinh tán (hoặc
bulông) h0 là khoảng cách tâm giữa hai đinh gần nhất để liên kết bản bụng với hai thép góc
cánh dầm.

Sc - mômen tĩnh lấy với trục trung hoà của một cánh dầm; Với dầm hàn S c là của riêng

72
một bản cánh; với dầm đinh tán hoặc bulông Sc là của hai thép góc cánh và các bản đậy trên
một cánh dầm.

- Kiểm tra bền chịu ứng suất cục bộ của bụng dầm
Khi bên trên cánh dầm có tải trọng tập trung tác dụng trong mặt phẳng bản bụng, mà tại đó
bản bụng không có sƣờn cứng gia cƣờng, cần kiểm tra điều kiện bền của bản bụng, ứng suất
cục bộ  cb vuông góc với trục dầm theo công thức (3.14).

Lƣu ý thớ kiểm tra là thớ trên bản bụng, giống nhƣ điều kiện kiểm tra với ứng suất cắt;
chiều dài phân bố quy đổi của lực tập trung lz xác định nhƣ sau:

Khi dầm khảo sát là dầm tổ hợp hàn lz =b+2tf ; với tf là chiều dày cánh dầm;

Khi dầm đinh tán (hoặc dầm bulông) l z  b  2hy ; b là chiều rộng phân bố lực tập trung F.

- Kiểm tra tiết diện dầm chịu đồng thời của ứng suất uốn, ứng suất tiếp, ứng suất cục bộ
Tại tiết diện kiểm tra, có thể tồn tại cả mômen uốn M, lực cắt V, lực tập trung F , cần kiểm
tra điều kiện chịu lực của tiết diện thớ trên của chiều cao tính toán bản bụng dầm. Xác định
ứng suất tƣơng đƣơng và kiểm tra theo công thức (3.15a).
bg

a1
y y
tf
tf

5mm
tw
ag

tw
x x x x
hw
ho


h fk
hw

hd
h

ag

5mm


y y
bf b®

Hình III-6: Tiết diện dầm tổ hợp; a) Dầm hàn; b) Dầm đinh tán hoặc bulông

III.3.2.2 Kiểm tra độ võng


Nếu chiều cao dầm chọn h  hmin thì không cần kiểm tra độ võng của dầm. Trong trƣờng
hợp ngƣợc lại cần kiểm tra độ võng của dầm thoả mãn công thức (3.16).

III.3.2.3 Kiểm tra ổn định của dầm tổ hợp


Bao gồm kiểm tra ổn định tổng thể dầm và ổn định cục bộ của các bản thép làm dầm, đƣợc
trình bày cụ thể ở phần sau.

73
Khi kiểm tra, nếu một trong các điều kiện trên không thoả mãn thì cần chọn lại tiết diện
dầm và tiến hành tính toán kiểm tra theo trình tự nêu trên.

III.3.3 Thay đổi tiết diện dầm theo chiều dài


Tiết diện chọn ở trên là tiết diện lớn nhất của dầm, bởi vì nó đựơc chọn theo giá trị mômen
uốn lớn nhất. Trong mỗi dầm chỉ có một hoặc một số ít các tiết diện có M max; nếu giữ nguyên
các kích thƣớc này để chế tạo cho mọi tiết diện trên toàn chiều dài dầm thì sẽ quá lãng phí. Vì
vậy, nhằm tiết kiệm vật liệu thép thì nên giảm tiết diện tại chỗ có giá trị mômen bé hơn; công
việc ấy gọi là thay đổi tiết diện dầm theo nguyên tắc mômen kháng uốn phù hợp với dạng của
biểu đồ mômen. Việc thay đổi tiết diện dầm tiết kiệm đƣợc kim loại nhƣng sẽ làm tăng chi phí
chế tạo dầm, nên chỉ có hiệu quả kinh tế với những dầm lớn, có nhịp l  10m .

x1

i = 1/5
b f1

bf
i = 1/5

Hình III-7: Các cách thay đổi tiết diện dầm. a) Giảm chiều cao dầm; b) Giảm bề rộng cánh
dầm hàn c) Giảm số lượng bản phủ cánh dầm đinh tán hoặc bulông
Để đánh giá mỗi giải pháp thay đổi tiết diện dầm, cần căn cứ vào các tiêu chí sau:

- Đảm bảo tính khả thi, đơn giản cho chế tạo và lắp dựng. Theo đó thì số lƣợng, số chủng
loại chi tiết của dầm càng ít và càng đơn giản càng tốt.

- Cánh trên dầm cần phẳng và không quá bé để thuận lợi cho việc liên kết với các kết cấu
khác, đặc biệt là với sàn và các dầm phụ.

Có thể thay đổi tiết diện dầm bằng các cách sau:
- Giảm chiều cao bụng dầm: khi sử dụng cách này mặt trên của dầm vẫn phẳng nhƣng cấu
tạo dầm phức tạp (chủng loại và số lƣợng chi tiết nhiều), trong nhiều trƣờng hợp bản bụng
không đủ chịu cắt. Vì vậy chỉ dùng giảm chiều cao bản bụng ở đầu dầm đơn giản (ví dụ nhƣ ở
dầm cầu chạy).
- Giảm chiều dày cánh dầm: với dầm hàn là thay đổi chiều dày bản cánh, với dầm đinh tán
(hoặc dầm bu lông) là thay đổi số lƣợng hoặc bỏ hẳn bản phủ. Sử dụng cách này thì mặt trên

74
của dầm không phẳng; khi gối lên nó, các dầm phụ khác ở trên muốn phẳng mặt thì phải dùng
thêm bản đệm gối, lại tốn kém và phức tạp thêm. Vì vậy chỉ nên áp dụng ở những dầm đinh
tán (hoặc dầm bu lông) loại lớn.
- Giảm chiều rộng cánh dầm: thƣờng áp dụng với dầm hàn vì cấu tạo đơn giản, mặt dầm
vẫn phẳng trên suốt chiều dài dầm. Về nguyên tắc, có thể giảm liên tục chiều rộng bản cánh
hoặc giảm ở nhiều vị trí trên chiều dài dầm; nhƣng làm nhƣ vậy thì cấu tạo dầm thêm phức
tạp, khó chế tạo mà lƣợng thép chênh giữa hai lần giảm không nhiều. Vì vậy, với những dầm
đơn giản thông thƣờng, nhịp l  30m chỉ nên đổi tiết diện một lần (nghĩa là trên chiều dài
dầm, có hai tiết diện thay đổi). Có thể thực hiện theo một trong hai cách sau:

a) Cách thứ nhất: Dự tính trƣớc vị trí giảm bề rộng cánh (với dầm đơn giản chịu tải
trọng phân bố đều thì vị trí cách gối tựa đoạn x1 = l/6 là hiệu quả kinh tế nhất). Xác định
mômen tại vị trí đổi tiết diện (tại x1=l/6).

Mx1 = qx1(l - x1)/2 (3.32)


Từ điều kiện chịu uốn của tiết diện x1, xác định mômen kháng uốn cần thiết cho tiết diện
này:
+ Khi mối nối cánh kéo dùng đƣờng hàn đối dầu xiên góc:

Wx1 = Mx1 /f  c (3.33a)

+ Khi mối nối cánh kéo dùng đƣờng hàn đối dầu thẳng góc:

Wx1 = Mx1 /fwt  c (3.33b)

Từ đó, chọn lại chiều rộng cánh dầm là bf1 theo Wx1 . Các kích thƣớc khác của tiết diện nhƣ
hw , tw , tf không đổi. Đồng thời, dựa theo các yêu cầu cấu tạo sau đây để quyết định chiều
rộng mới bf1 của bản cánh. Các yêu cầu cấu tạo đó là:

bf1  180 ; để dầm liên kết với các dầm phụ bên trên dễ dàng.
bf1  bf/2 ; để các đặc trƣng chịu lực của tiết diện trƣớc và sau khi đổi không bị chênh
nhau nhiều quá.

bf1  h/10 ; để không làm giảm nhiều Iy , It và khả năng chống oằn bên của dầm.

Sau khi cấu tạo tiết diện mới, cần kiểm tra tiết diện dầm tại vị trí đổi tiết diện theo chỉ dẫn
ở mục 2 trên đây và ở phần sau.

b) Cách thứ hai: Dựa theo các hƣớng dẫn về cấu tạo đã nêu ở cách thứ nhất trên đây,
chọn trƣớc chiều rộng cánh bf1. Sau đó xác định khả năng chịu uốn của tiết diện có chiều rộng
cánh mới bf1; các kích thƣớc khác của tiết diện nhƣ hw , tw , tf không đổi; cụ thể là:
+ Trƣờng hợp tại vị trí đổi tiết diện, bản cánh kéo đƣợc nối đối đầu xiên góc:

Mx1= Wx1 f  c (3.34a)

75
+ Trƣờng hợp tại vị trí đổi tiết diện, bản cánh kéo đƣợc nối đối đầu thẳng góc (trục đƣờng
hàn vuông góc với trục dầm):

Mx1= Wx1 fwt  c (3.34b)

 hw  t f
2
2 I x1 t w hw3 
với: Wx1  ; I x1   2b f 1t f  
h 12  2 

f, fwt - là cƣờng độ tính toán về kéo của thép cơ bản làm dầm và của đƣờng hàn đối đầu
nối cánh dầm.
Wx1 ; Ix1 - là mômen kháng uốn, mômen quán tính của tiết diện sâu khi đã thay đổi
(tƣơng ứng với chiều rộng cánh b1).

Cân bằng (3.34a) hoặc (3.34b) với (3.32) sẽ tìm đƣợc khoảng cách x1 là vị trí cần đổi tiết
diện dầm.

III.4 Ổn định tổng thể của dầm thép

III.4.1 Khái niệm

Hình III-8: Mất ổn định tổng thể của dầm

Trong thiết kế dầm, nhằm thoả mãn điều kiện cƣờng độ khi uốn quanh trục x-x nên chiều
cao h của dầm thƣờng đƣợc chọn khá lớn hơn so với chiều rộng b f của bản cánh dầm. Với các
dầm nhƣ vậy, khi tải trọng tác dụng còn bé, dầm chỉ chịu uốn và phát sinh biến dạng võng
trong mặt phẳng uốn ( Y  0 ). Nhƣng khi tải trọng đạt đến một giá trị nào đó thì ngoài biến
dạng võng trong mặt phẳng uốn ( Y  0 ), còn phát sinh biến dạng ở ngoài mặt phẳng uốn
( X  0 ). Hình dạng tiết diện dầm không đổi, nhƣng các tiết diện bị xoay tƣơng đối với
nhau, và xoay góc   0 so với vị trí ban đầu. Dầm vừa chịu uốn vừa chịu xoắn; trục dầm bị
võng trong mặt phẳng uốn, oằn ngang, vênh ra khỏi mặt phẳng uốn và nhanh chóng mất khả

76
năng chịu lực. Hiện tƣợng nhƣ vậy gọi là sự mất ổn định tổng thể hoặc là sự oằn ngang do
xoắn (gọi tắt là oằn ngang) của dầm.

III.4.2 Tính toán theo điều kiện ổn định tổng thể


Mômen uốn ứng với lúc bắt đầu xuất hiện oằn ngang là mômen tới hạn. Nguyên nhân làm
dầm mất ổn định tổng thể là mômen uốn do ngoại lực M lớn hơn mômen tới hạn M cr , đƣợc
cho theo kết quả giải bài toán ổn định của Timosenco:
c
M cr  GIt EI y 1   2 /  (3.35a)
l0

Trong đó:

 - hệ số xét đến dạng biểu đồ mômen, phụ thuộc vào cách đặt tải theo chiều dài dầm;

c - hệ số xét đến liên kết của dầm trên gối tựa và cách đặt tải lên cánh trên hay cánh dƣới
của dầm;
E, G - môđun đàn hồi về uốn và về cắt của vật liệu:

E
G ;  - hệ số Poát xông, với thép  =0,3
2(1   )

Iy - mômen quán tính của tiết diện dầm đối với trục y (trục ngoài mặt phẳng uốn)

It - mômen xoắn của tiết diện dầm, với tiết diện chữ I tổ hợp hàn từ ba thép bản, lấy theo
phụ lục E của TCXDVN 338- 2005; I t  1,25(2b f t 3f  hwt w3 ) / 3

2
G I t  l0 
 - hệ số,   4   . Với dầm tổ hợp hàn dạng chữ I:
E Iy  h 
2
 lt   at 3 
  8 0 w  1  w  (3.35b)
 hf bf
   bf t f 
hf - là khoảng cách trọng tâm hai cánh dầm; a = 0,5hf

l0 - chiều dài tính toán ngoài mặt phẳng dầm của cánh chịu nén (khoảng cách các kiềm chế
ngang).
2
M Iy h
Ứng suất tới hạn  cr  cr  B  
W Ix  l0 

c l0
với: B  I t / I y  EG   1  2 /
2 h
Kiểm tra ổn định tổng thể của dầm tổ hợp theo công thức:
M
   cr (3.36a)
W
77
 cr  cr
Viết lại vế phải:  cr  f   b f ; với  b  ;
f f

kể thêm điều kiện làm việc của kết cấu  c vào bài toán ổn định, ta đƣợc:
M
 f c (3.36b)
bW

Kiểm tra ổn định tổng thể dầm theo công thức (3.36b). Để xác định hệ số  b cần tiến hành
theo trình tự: tính  theo (3.35b); tra bảng (3.2) để tính  ; tính 1 theo công thức (3.19a);
tính  b theo (3.20).

Các hệ số và công thức để tính ra M cr và kiểm tra ổn định trên đây chỉ dành cho dầm đơn
giản, tiết diện chữ I đối xứng, tổ hợp hàn. Những trƣờng hợp khác, ví dụ dầm công son hoặc
dầm chữ T, dầm chữ I có hai cánh không bằng nhau… cần căn cứ vào tiêu chuẩn thiết kế hiện
hành để kiểm tra.

Nhận thấy rằng, giá trị mômen tới hạn M cr phụ thuộc vào hình dạng, đặc trƣng hình học
của tiết diện dầm, vào vị trí tải trọng tác dụng lên dầm, vào cách liên kết dầm với gối tựa, vào
cách bố trí các liên kết ngăn cản chuyển vị ngang của cánh nén (cách bố trí các kiềm chế
ngang). Vì vậy, khi dầm có một trong các điều kiện sau đây thì không cần kiểm tra ổn định
tổng thể:
- Có bản sàn bêtông cốt thép hoặc bản sàn thép đủ cứng liên kết một cách chắc chắn với
cánh nén của dầm.

- Khi tỷ số nhịp tính toán với chiều rộng bản cánh nén l0/bf thoả mãn biểu thức:
l0  bf  bf  bf  E
 0, 41  0, 0032   0, 73  0, 016   (3.36c)
b f  
tf  tf  f
 hf

bf bf
(Nếu tỷ số <15, dùng =15 để tính)
tf tf

Kinh nghiệm thiết kế cho thấy rằng, hiện tƣợng oằn ngang thƣờng không xảy ra khi uốn
quanh trục yếu các dầm chữ I, chữ nhật; hoặc khi uốn các dầm mà tiết diện của nó có độ cứng
chống xoắn lớn (nhƣ dầm ống tròn, dầm ống vuông…).

* Biện pháp tăng cƣờng ổn định tổng thể:


Sự oằn ngang của dầm lớn hay bé phụ thuộc rất lớn vào mức độ kiềm chế ngang cản trở
oằn của cánh nén, cản trở sự xoay của tiết diện. Những dầm cao, cánh hẹp, tải trọng tác dụng
ở cánh nén, lại không bố trí đủ các kiềm chế ngang thì dễ bị oằn ngang; còn khi đƣợc kiềm
chế ngang hoàn toàn bởi tấm sàn đủ cứng, dầm sẽ không bị oằn.
Để tăng cƣờng ổn định tổng thể, chống oằn ngang, cần tiến hành theo các giải pháp sau:

78
- Xem xét việc sử dụng bản sàn: nên dùng bản sàn bê tông cốt thép hoặc bản sàn thép có cố
kết chặt bản sàn vào cánh nén của dầm.

- Điều chỉnh các tỷ số bf/tf , bf/hfk để biểu thức nêu trên thoả mãn. Theo đó thì việc tăng bề
rộng cánh bf , giảm chiều dày cánh tf , giảm khoảng cách hai bản cánh hfk có thể sẽ đạt hiệu
quả. Nhƣng sẽ phải chọn lại tiết diện dầm.

- Trong hệ dầm sàn, khi bản sàn không đủ cứng, cần giảm nhịp tính toán ngoài mặt phẳng
(giảm l0) cho cánh nén dầm, bằng cách bố trí thêm hệ giằng, thanh chống ngang.

III.5 Ổn định cục bộ của dầm thép

Cánh và bụng dầm tổ hợp là những bản thép mỏng mà trong mặt phẳng của nó chịu tác
dụng của tổ hợp các loại ứng suất. Bản cánh nén chịu tác dụng của ứng suất nén; vùng bản
bụng ở đầu dầm chịu tác dụng của ứng suất cắt; vùng bản bụng ở giữa dầm chịu nén bởi ứng
suất uốn. Dƣới tác dụng của các ứng suất đó, cánh nén hoặc bản bụng của dầm có thể bị vênh
oằn từng phần ra ngoài mặt phẳng của nó. Hiện tƣợng nhƣ vậy gọi là sự mất ổn định cục bộ
của dầm.

Khác với hiện tƣợng mất ổn định tổng thể làm hình dạng chung của dầm thay đổi, hình
dạng tiết diện không đổi; còn sự mất ổn định cục bộ không làm thay đổi hình dạng chung của
dầm, nhƣng hình dạng các tiết diện thì bị thay đổi khác nhau và bị biến dạng khác đi so với
hình dạng ban đầu. Biến dạng này làm thay đổi, thu nhỏ các đặc trƣng chịu lực của tiết diện
nhƣ mômen kháng uốn W, mô men quán tính I; tiết diện mất tính đối xứng, tâm uốn bị thay
đổi, cuối cùng là đẩy nhanh tốc độ để dầm sớm bị mất khả năng chịu lực. Vì vậy, cần tìm giải
pháp cấu tạo tiết diện, cấu tạo dầm, sao cho sự mất ổn định cục bộ không xảy ra.

Khả năng chịu lực của các ô bản khác nhau, tuỳ thuộc vào từng trƣờng hợp tác dụng, vào
kích thƣớc tiết diện, vào đặc điểm cấu tạo và liên kết của chúng. Ứng suất tối đa mà bản mỏng
có thể chịu đƣợc trong các điều kiện làm việc cụ thể gọi là ứng suất tới hạn của bản  cr hoặc
 cr . Lời giải đàn hồi của bài toán ổn định bản mỏng đã tìm đƣợc kết quả tổng quát ứng suất
tới hạn của bản là:
C 2 E  t 
2 2
t
 cr  2    k  (3.37)
12(1  )  a  a

Trong đó: t, a là chiều dày và chiều rộng của bản.

C (hoặc k) là hệ số phụ thuộc vào loại ô bản, các kích thƣớc của ô bản và dạng ứng suất
tác dụng lên bản.

Khi ứng suất trên tiết diện bản chƣa vƣợt quá giá trị ứng suất tới hạn, ô bản ổn định; trong
trƣờng hợp ngƣợc lại, bản sẽ bị mất ổn định nghĩa là bị oằn ra ngoài mặt phẳng.
Dựa trên cơ sở của (3.37), ta xét cụ thể các điều kiện ổn định của bản cánh, bản bụng dầm
tổ hợp.

79
III.5.1 Ổn định cục bộ của bản cánh nén
Cánh nén của dầm đƣợc xem nhƣ một bản chữ nhật rất dài, tựa trên một cạnh dài là bản
bụng dầm, cạnh đối diện tự do, chịu ứng suất nén đều trên tiết diện ngang vuông góc với cạnh
dài của bản. Liên kết giữa cánh với bụng dầm đƣợc xem là khớp bởi vì bản bụng khá mỏng,
không ngăn cản đƣợc sự quay tự do của bản cánh dày hơn. Khi chịu lực, có thể có một phần
bản bụng bị oằn ngang làm bản cánh bị oằn theo phƣơng đứng trong khi dọc theo biên tự do
thì các tiết diện của bản cánh đƣợc võng không có sự kiềm chế. Khi sự mất ổn định xảy ra,
giữa các tiết diện và trên mỗi tiết diện của bản cánh, độ võng đứng khác nhau, vì vậy gọi là sự
oằn đứng.

Biên tự do
Biªn tù do

y
bf
bof
tf

x x

Hình III-9: Mất ổn định cục bộ của cánh dầm

Sau khi đƣa vào các hệ số ứng với sự làm việc đàn hồi của cánh dầm, tƣơng ứng với điều
kiện tựa biên của bản dài vô cùng, tựa khớp trên một cạnh dọc, tự do trên cạnh dọc kia ta
đƣợc biểu thức ứng suất tới hạn cho cánh chịu nén của dầm:
2
 t 
 cr  0, 25E  f  (3.38)
 b0 f
 

trong đó t f là chiều dày bản cánh nén của dầm.

b0 f là chiều rộng tính toán của bản cánh dầm (chính là phần đua ra khỏi bản bụng của bản
cánh) b0f=(bf-tw)/2.

Quan niệm rằng sự mất ổn định xảy ra đồng thời với mất cƣờng độ bền,  0  f , thay vào
(3.38), ta có công thức biểu thị điều kiện bền của bản cánh nén dầm:

80
b0 f
 0,5 E / f (3.39)
tf

Trong các bài toán thiết kế và kiểm tra thực tế, để đảm bảo điều kiện ổn định cục bộ, bản
cánh nén của dầm phải thoả mãn điều kiện (3.39).

III.5.2 Ổn định cục bộ của bản bụng dầm


Bụng dầm tổ hợp là bản mỏng, dài chịu tác dụng của ứng suất pháp, ứng suất tiếp và có thể
mất ổn định do riêng ứng suất pháp hoặc do riêng ứng suất tiếp hay do tác dụng đồng thời của
chúng.

Mất ổn định của bản bụng dƣới tác dụng của ứng suất tiếp
Đầu dầm chủ yếu chịu tác dụng của lực cắt. Dƣới tác dụng của ứng suất tiếp (do lực cắt
sinh ra) bản bụng mỏng có thể bị phồng ra ngoài mặt phẳng, tạo thành các sóng nghiêng 450.
Hiện tƣợng này gọi là sự mất ổn định cục bộ của bản bụng dầm do tác dụng của ứng suất tiếp
(Hình III-10).

1 2


hw

d=h w
ts tw bs
d=a hw


a a
1 2

Hình III-10: Mất ổn định cục bộ của bản bụng dầm do ứng suất tiếp

Ứng suất tới hạn (trong trƣờng hợp này là ứng suất tiếp), xác định theo công thức (3.37) có
dạng:
2
k  2 E  tw 
 cr  v   (3.40a)
12(1  2 )  hw 

Với kv là hệ số phụ thuộc tỷ số cạnh ngắn trên cạnh dài của ô bản và phụ thuộc vào loại tải
trọng tác dụng lên dầm.

Xét đến sự ngàm đàn hồi của hai cạnh dài đối diện, bản chịu ứng suất tiếp do tải trọng tĩnh,
công thức (3.40a) có dạng:
f
 cr  10,3 (3.40b)
w2

Với  w là độ mảnh quy ƣớc của bản bụng.

81
hw f
w  (3.41)
tw E

Từ điều kiện chịu lực hợp lý là sự mất ổn định cục bộ của bản bụng dầm dƣới tác dụng của
ứng suất tiếp xảy ra đồng thời với sự mất khả năng chịu lực về bền do tác dụng của lực cắt;
tức là trong công thức (3.40b) cho  cr  f v ; và tìm đƣợc giới hạn độ mảnh quy ƣớc:
w   10,3  3, 2 (3.42)

Trƣờng hợp dầm chịu tải trọng động, hệ số kv trong công thức (3.40a) sẽ có giá trị khác;
với cách làm tƣơng tự, tìm đƣợc giới hạn của độ mảnh quy ƣớc là:
w   2, 2 (3.43)

Nếu dầm thiết kế thoả mãn điều kiện w  w  thì bản bụng dầm không bị mất ổn định do
ứng suất tiếp trƣớc khi dầm mất khả năng chịu lực về bền và cũng không phải làm sƣờn
ngang để gia cƣờng bụng dầm.

Trong trƣờng hợp ngƣợc lại w  w  thì cần phải gia cƣờng bản bụng dầm bằng các đôi
sƣờn ngang (vuông góc với trục dầm). Mục đích của công việc này là giảm tỷ số cạnh
dài/cạnh ngắn của ô bản (thay đổi điều kiện tựa, thay đổi loại ô bản), nhằm nâng cao ứng suất
tới hạn  cr .

Khoảng cách giữa hai sƣờn ngang a  2hw khi w  3, 2 (3.44)

và a  2,5hw khi w  3, 2 (3.45)

Chiều rộng sƣờn bs  hw/30+40mm ; chiều dày sƣờn ts  2bs f / E , chiều cao sƣờn bằng
chiều cao bản bụng dầm. Chiều cao đƣờng hàn liên kết sƣờn với cánh hoặc bụng dầm có hf,min
= 5mm.

Khi đƣợc gia cƣờng sƣờn, độ ổn định của bản bụng dầm đƣợc tăng lên nhờ việc thay đổi
loại ô (từ bản dài tựa hai cạnh thành bản ngắn tựa trên chu vi) và thay đổi tỷ lệ các kích thƣớc
của ô bản. Giá trị ứng suất tới hạn đƣợc tăng lên. Trong trƣờng hợp này  cr xác định theo
công thức:
 0, 76  f v
 cr  10,3 1 
 2  ow2
(3.46)

Trong đó:  - tỷ số giữa cạnh dài / cạnh ngắn của ô bản ( a/hw hoặc hw/a )

d
ow - độ mảnh quy ƣớc của ô bản ow  f /E ;
tw

với d là cạnh ngắn hơn trong số hai cạnh của ô (là a hoặc h w ).

82
Nếu bố trí các đôi sƣờn ngang với khoảng cách lớn nhất a=2hw ; tức là  =a/hw =2 và khi
đó ow  w , thì :
 cr  12, 26 f / ow2 (3.47)

Quan niệm và cách làm tƣơng tự nhƣ trên, trong công thức (3.47) cho  cr = fv; ta đƣợc giới
hạn độ mảnh quy ƣớc của bụng dầm khi dầm không chịu tải trọng tập trung là:
ow   3,5 (3.48)

Còn khi có lực tập trung đặt trên cánh nén dầm thì:
ow   2,5 (3.49)

Nhƣ vậy, khi dầm có bố trí các cặp sƣờn ngang theo quy định ở (3.44) và (3.45) và ô bụng
dầm có w  ow  thì ô bụng dầm đảm bảo yêu cầu ổn định, không cần kiểm tra ổn định cục
bộ của bản bụng dầm. Trƣờng hợp ngƣợc lại, phải tiến hành các phép tính kiểm tra theo tiêu
chuẩn thiết kế kết cấu thép.

Mất ổn định cục bộ của dầm dƣới tác dụng của ứng suất pháp
Ở những vùng dầm chủ yếu chịu mômen uốn (ví dụ nhƣ vùng giữa nhịp của dầm đơn giản
chịu tải trọng phân bố đều), dƣới tác dụng của ứng suất pháp, phần chịu nén của bản bụng
mỏng bị phồng lên tạo thành các sóng vuông góc với mặt phẳng chịu uốn của dầm. Đó là hiện
tƣợng mất ổn định cục bộ của bản bụng dầm do tác dụng của ứng suất pháp (Hình III-11).

Giá trị tới hạn của ứng suất pháp  cr phụ thuộc vào sự phân bố của ứng suất pháp trên tiết
diện bản bụng và vào mức độ ngàm đàn hồi của bụng vào cánh dầm. Đƣa vào công thức
(3.37) các thông số quan hệ phụ thuộc, ta đƣợc biểu thức ứng suất pháp tới hạn của bản bụng
dầm:
 cr  ccr f / w2 (3.50a)

Trong đó: ccr lấy theo bảng 3.3, phụ thuộc vào hệ số  :
3
b t 
  f  f  (3.50b)
hw  tw 

Hệ số  xác định theo bảng 3.4.

83
Hình III-11: Mất ổn định cục bộ của bản bụng dầm do ứng suất pháp

Giá trị bé nhất của ccr =30, coi sự mất ổn định cục bộ đồng thời với mất khả năng chịu lực
về bền  cr  f , từ (3.50a) ta có:

 
f  30 f / w2  w   5,5

[ w ]     5,5
hw f
Thay w   5,5 vào (3.41), ta có:
tw E
 hw 
   5,5 E / f (3.51)
 tw 

Bảng 3.3. Hệ số ccr đối với dầm tổ hợp hàn

Hệ số   0,8 1,0 2,0 4,0 6,0 10,0  30

ccr 30,0 31,5 33,3 34,6 34,8 35,1 35,5

Với dầm bu lông cƣờng độ cao ccr = 35,2

Bảng 3.4. Giá trị của hệ số 


Loại dầm Điều kiện làm việc của cánh nén Hệ số 

Dầm cầu chạy Ray cầu chạy không hàn với cánh nén 2

Ray cầu chạy đƣợc hàn chắc với cánh nén 


Các loại dầm khác Cánh nén liên kết liên tục với bản sàn cứng 
Các trƣờng hợp khác 0,8

Ghi chú: Với dầm cầu trục, khi có lực tập trung ở cánh chịu kéo, lấy  =0,8

Khi tỷ số hw/tw vƣợt quá giá trị trên đây, bản bụng dầm bị mất ổn định dƣới tác dụng của
riêng ứng suất pháp. Trong những trƣờng hợp nhƣ vậy, để đảm bảo ổn định cho bản bụng thì
ngoài việc cần đặt các đôi sƣờn ngang (để điều kiện (3.42) thoả mãn), cần đặt thêm một cặp
sƣờn dọc kẹp hai bên vùng nén của bản bụng và phải kiểm tra từng ô bản bụng. Cách kiểm tra

84
cụ thể từng ô, cần xem tiêu chuẩn thiết kế hiện hành.

Mất ổn định cục bộ của dầm dƣới tác dụng đồng thời của ứng suất pháp và tiếp
Trạng thái chịu lực phổ biến của bản bụng dầm là chịu tác dụng đồng thời của cả ứng suất
pháp và ứng suất tiếp. Sự tác dụng đồng thời này có thể làm bản bụng bị mất ổn định cục bộ
sớm hơn so với khi chỉ có một loại ứng suất tác dụng. Nghĩa là trong trƣờng hợp này, giá trị
ứng suất tới hạn của bản bụng dầm sẽ bé hơn.

Phần lớn các dầm đƣợc sử dụng trong thực tế là dầm chỉ có sƣờn ngang, không có sƣờn
dọc. Phần dƣới đây trình bày cách kiểm tra ổn định cục bộ bản bụng cho các dầm loại này.
Với các dầm có cấu tạo thêm sƣờn dọc, cần xem cụ thể trong tiêu chuẩn thiết kế hiện hành.

- Trường hợp thứ nhất: khi không có lực tập trung tác dụng cục bộ ở cánh nén dầm
(  c  0 ) và độ mảnh quy đổi của bản bụng thoả mãn điều kiện  w  6 thì kiểm tra ổn định
bản bụng theo công thức:
2 2
    
      c (3.52)
  cr    cr 

Trong đó:

 cr ,  cr là ứng suất pháp, ứng suất tiếp tới hạn của bản bụng dầm, tính theo (3.50a), (3.46):
 0, 76  fv
 cr  ccr f / w2 ;  cr  10,3 1 
 2  ow2
(3.53)

 , là giá trị ứng suất pháp, ứng suất tiếp của thớ mép bản bụng tại tiết diện kiểm tra:

M hw V
    cr ;    cr
W h hwt w

M, V là giá trị trung bình của mômen uốn và lực cắt V trong ô kiểm tra. Khi chiều dài ô
bản a  hw thì lấy giá trị M, V tại tiết diện giữa ô. Khi a > h w thì lấy giá trị M, V tại giữa ô
hình vuông cạnh hw kể từ phía có nội lực lớn (Hình III-10). Nếu trong phạm vi ô kiểm tra mà
mômen và lực cắt đổi dấu thì giá trị trung bình lấy trên phần ô có trị tuyệt đối lớn hơn.
- Trường hợp thứ hai: Khi có tải trọng tập trung cục bộ tác dụng ở cánh nén của dầm và
2,5<  w <6 thì kiểm tra ổn định cục bộ của bản bụng dầm theo công thức:
2
    
2

  c       c (3.54)
  cr  c ,cr    cr 

Trong đó:  , , cr xác định theo quy định ở (3.52);  c là ứng suất cục bộ xác định theo
(3.14);  cr ,  c ,cr là ứng suất pháp tới hạn và ứng suất pháp cục bộ tới hạn phụ thuộc nhiều
vào khoảng cách các sƣờn và tỷ số của chúng (phụ thuộc vào chính tỷ số  cr /  c,cr ). Vì vậy,

85
phân chia cách xác định chúng thành các trƣờng hợp sau:

a) khi a/hw  0,8 ;  cr tính theo công thức (3.50a);


c1 f
 c ,cr  (3.55)
a2

a
Trong đó: a  f /E ;
tw

c1 - hệ số, với dầm hàn lấy theo bảng 3.5; phụ thuộc vào tỷ số a/h w và hệ số  xác định
theo (3.50b).

Bảng 3.5. Giá trị hệ số c1 đối với dầm hàn

 Hệ số c1 đối với dầm hàn, khi tỷ số a/hw bằng

 0,5 0,6 0,8 1,0 1,2 1,4 1,6 1,8  2,0


1 11,5 12,4 14,8 18,0 22,1 27,1 32,6 38,9 45,6

2 12,0 13,0 16,1 20,4 25,7 32,1 39,2 46,5 55,7

4 12,3 13,3 16,6 21,6 28,1 36,3 45,2 54,9 65,1

6 12,4 13,5 16,8 22,1 29,1 38,3 48,7 59,4 70,4

10 12,4 13,6 16,9 22,5 30,0 39,7 51,0 63,3 76,5

 30 12,5 13,7 17,0 22,9 31,0 41,6 53,8 68,2 83,6

b) khi a/hw > 0,8 và tỷ số  c /  lớn hơn các giá trị cho trong bảng 3.6 thì:
 cr  c2 f / w2 (3.56)

Trong đó: c2 - hệ số lấy theo bảng (3.7);

 c,cr - tính theo công thức (3.55), nếu a/hw>2 thì lấy a=2hw để tính.

c) khi a/hw > 0,8 và tỷ số  c /  không lớn hơn các giá trị cho trong bảng 3.7. thì  cr tính
theo công thức (3.50a);

 c,cr - tính theo công thức (3.55) nhƣng đặt a/2 thay cho a khi tính a và khi dùng bảng 3.5
để tính hệ số c1. Sự thay thế này đƣợc giải thích nhƣ sau: khi khoảng cách các sƣờn ngang là
lớn và tỉ số  c /  không lớn thì bản bụng dầm có thể mất ổn định theo dạng oằn hai nửa sóng
(hai trƣờng hợp a) và b) trên đây thì oằn theo dạng một nửa bƣớc sóng).

Trong mọi trƣờng hợp,  cr đều đƣợc tính theo kích thƣớc thực của ô bản.

Quy trình và các công thức nêu trên là dùng để kiểm tra ổn định cục bộ của bản bụng dầm
không sƣờn hoặc bản bụng có gia cƣờng bằng các đôi sƣờn ngang khi tải trọng đặt tại cánh

86
nén của dầm. Với các dầm bulông, (dầm đinh tán); dầm hàn có cả sƣờn ngang và sƣờn dọc để
gia cƣờng bản bụng dầm hoặc khi tải trọng đặt ở cánh kéo của dầm thì việc kiểm tra ổn định
bản bụng cần theo quy định riêng của Tiêu chuẩn thiết kế hiện hành.

Bảng 3.6. Giá trị giới hạn của tỷ số  c / 

Loại Giá trị giới hạn của tỷ số  c /  , khi a/hw bằng


dầm  0,8 0,9 1,0 1,2 1,4 1,6 1,8 2
Hàn 1 0 0,146 0,183 0,267 0,359 0,445 0,540 0,618

2 0 0,109 0,169 0,277 0,406 0,543 0,652 0,799

4 0 0,072 0,129 0,281 0,479 0,711 0,930 1,132

6 0 0,066 0,127 0,288 0,536 0,874 1,192 1,468

10 0 0,059 0,122 0,296 0,574 1,002 1,539 2,154

 30 0 0,047 0,112 0,300 0,633 1,283 2,249 3,939

Bulông cƣờng - 0 0,121 0,184 0,378 0,643 1,131 1,614 2,347


độ cao

Bảng 3.7. Giá trị hệ số c2


a/hw  0,8 0,9 1,0 1,2 1,4 1,6 1,8 2
c2 c2 = ccr 37,0 39,2 45,2 52,8 62,0 72,6 84,7

III.6 Cấu tạo và tính toán các chi tiết của dầm

III.6.1 Liên kết cánh dầm với bản bụng

1cm
T Ta
V V tw V Ta
V
T Ta
Ta
x x
a
A A

Hình III-12: Sự làm việc của liên kết cánh với bụng dầm tổ hợp

Trong dầm tổ hợp hàn thì cánh dầm đƣợc liên kết với bản bụng bằng các đƣờng hàn (thông
thƣờng mỗi cánh đƣợc hàn với bản bụng bằng hai đƣờng góc ở hai phía bản bụng, tại chỗ tiếp
giáp với cánh), còn trong dầm đinh tán hoặc bulông thì bằng các đinh tán hoặc bulông (Hình

87
III-12). Khi dầm bị uốn thì các cánh dầm có xu hƣớng trƣợt tƣơng đối với bản bụng (Hình
III-12a), đƣờng hàn (đinh tán hoặc bulông) liên kết các cánh dầm với bụng sẽ chịu lực trƣợt
đó và không cho chúng trƣợt tƣơng đối với nhau (Hình III-12b, c).
Gọi T là lực trƣợt trên một đơn vị chiều dài dầm thì:
VS f VS f
T    tw   tw  (3.57)
I x tw Ix

Trong đó: V lực cắt tính toán, để đơn giản cho thi công và thiên về an toàn lấy V=V max để
tính toán;

Ix - mômen quán tính của tiết diện đối với trục trung hoà x-x;

Sf - mômen tĩnh đối với trục trung hoà của phần tiết diện bị trƣợt; với dầm hàn là của
tiết diện một bản cánh (với dầm bu lông sẽ định nghĩa sau);

Khi liên kết bản cánh với bản bụng dầm hàn thì lực trƣợt T do các đƣờng hàn góc chịu.
Khả năng của các đƣờng hàn này (chiều dài mỗi đƣờng 1 đơn vị dài) cần phải không bé hơn
lực trƣợt T xác định theo công thức trên đây. Từ điều kiện đó, ta có:
2h f   f w min  c  T (3.58)

Trong đó:

hf - chiều cao đƣờng hàn góc, đang cần xác định;

f w min  min  f f wf ;  s f ws  ;

 f , f wf ;  s , f ws - hệ số, cƣờng độ tính toán của đƣờng hàn góc tƣơng ứng với tiết diện kim
loại đƣờng hàn và tiết diện thép trên biên nóng chảy.

Xác định đƣợc chiều cao cần thiết của đƣờng hàn:
VS f
hf  (3.59)
2   f w min I x c

Khi trên cánh dầm hàn có tác dụng cục bộ của lực tập trung F, mà tại đó dầm không có
sƣờn gia cƣờng, thì đƣờng hàn liên kết cánh và bụng dầm phải chịu thêm phần ứng suất cục
bộ do lực tập trung gây ra. Cần kiểm tra điều kiện bền của đƣờng hàn do tác dụng đồng thời
của cả lực cắt V và lực tập trung F; từ đó xác định đƣợc chiều cao cần thiết của đƣờng hàn:

VS / I x    F / lz 
2 2
f
hf  (3.60)
2   f w min  c

Với F, lz là giá trị và chiều dài phân bố của lực tập trung, xác định theo chỉ dẫn của công
thức (3.14); đối với dầm hàn hy = tf ; lz = b + 2tf .

88
Chiều cao đƣờng hàn xác định theo (3.59) (hoặc 3.60) đƣợc tính từ lực cắt lớn nhất V max .
Thực tế, đƣờng hàn liên kết cánh và bụng dầm đƣợc chọn vừa phải theo các quy định cấu tạo
đã nêu trong chƣơng liên kết, vừa phải hàn liên tục trên suốt chiều dài dầm với chiều cao
đƣợc xác định theo các công thức này.

Với dầm tổ hợp đinh tán (hoặc bulông), lực trƣợt sẽ do các đinh chịu. Gọi a là bƣớc đinh
tán (hoặc bulông) thì lực trƣợt mỗi đinh phải chịu là:
Sf
Tb  Ta  V a (3.61)
Ix

Từ điều kiện bền của liên kết cánh và bụng dầm, khả năng chịu lực của một đinh tán (hoặc
Sf
bulông) phải không nhỏ hơn lực trƣợt T b trên đây, ta có Tb  V a N b min  c , suy ra:
Ix
 Nb min I x
a (3.62)
VS f

Trong đó:

a là bƣớc đinh tán (hoặc bƣớc đinh bulông);


[Nb]min - khả năng chịu lực bé nhất của một đinh trong liên kết, xác định theo chỉ dẫn ở
chƣơng II;

Sf - mômen tĩnh của một cánh dầm lấy với trục trung hoà. Cánh dầm bao gồm cả hai thép
góc và các bản phủ (một hoặc hai bản).

Bƣớc đinh a tính theo (3.62) là bƣớc các đinh liên kết hai thép góc cánh với bụng dầm (Sf
lấy với cả hai thép góc và các bản phủ); các đinh liên kết bản phủ với hai thép góc sẽ có bƣớc
a1 lớn hơn a (vì Sf chỉ lấy với các bản phủ). Để an toàn và đơn giản cho thi công, giá trị
đƣợc chọn lấy thống nhất theo (3.62), tức là lấy giá trị a bé hơn.

III.6.2 Cấu tạo và tính toán mối nối dầm

Phải nối dầm là do:


- Thép dùng để làm dầm không đủ chiều dài. Mối nối dầm trong trƣờng hợp này gọi là mối
nối nhà máy (mối nối công xƣởng).
- Dầm có trọng lƣợng hoặc chiều dài vƣợt quá khả năng của các phƣơng tiện vận chuyển
hoặc cẩu lắp nên khi chế tạo cần chia thành nhiều đoạn (có trọng lƣợng nhẹ hoặc chiều dài
xấp xỉ nhau) để có thể vận chuyển hoặc cẩu lắp, sau khi nối các đoạn thành dầm hoàn chỉnh.
Mối nối trong trƣờng hợp này gọi là mối nối lắp ghép.
Cấu tạo mối nối dầm hình và dầm tổ hợp có những điểm khác nhau. Dƣới đây sẽ trình bày
cụ thể cho từng loại.

89
III.6.2.1 Cấu tạo và tính toán mối nối dầm hình
Mối nối dầm hình, cả ở nhà máy và lắp ghép ngoài công trƣờng thƣờng dùng liên kết hàn.
Hình III-13 giới thiệu một số giải pháp nối dầm hình I và  .

2 2

1 1

25 25 50
h bn

h bn
h

50

Hình III-13: Nối dầm hình

Giải pháp đơn giản nhất là hàn đối đầu nối các đoạn dầm với nhau (Hình III-13a,b). Để
giảm ứng suất và biến hình hàn, cần hàn đƣờng hàn nối bụng dầm trƣớc (đƣờng hàn số 1), sau
đó mới hàn các đƣờng hàn số 2 để nối các bản cánh dầm. Khi hàn tay và dùng các biện pháp
thông thƣờng để kiểm tra chất lƣợng đƣờng hàn thì độ bền chịu kéo của đƣờng hàn đối đầu
chỉ lấy bằng 85% độ bền chịu kéo của thép làm dầm; vì vậy giải pháp nhƣ trên Hình III-13a,b
chỉ có thể nối dầm ở những tiết diện có M 0,85Mmax.

Với những dầm mà tiết diện đã tận dụng hết khả năng chịu lực của vật liệu mà muốn nối
dầm ở vị trí có M 0,85Mmax thì phải dùng giải pháp nhƣ ở Hình III-13c,d. Theo giải pháp nhƣ
ở Hình III-13c thì ngoài việc tiến hành tất cả các đƣờng hàn đối đầu nối bụng và cánh dầm,
còn phải có thêm một bản nối cho mỗi cánh dầm, bản nối này đƣợc hàn với cánh bằng các
đƣờng hàn góc dọc. Các đƣờng hàn đối đầu và bản nối phải chịu toàn bộ mômen uốn tại tiết
diện nối. Cách tính toán nhƣ sau:
Mbn +Mw = M (3.63)

Trong đó: Mw - phần mômen do tiết diện đƣờng hàn đối đầu nối cánh và bụng dầm có thể

90
chịu đƣợc; Mw=Wwfwtc ; Ww - mômen kháng uốn của tiết diện đƣờng hàn đối đầu (bằng
mômen kháng uốn của tiết diện dầm); fwt- cƣờng độ chịu kéo của đƣờng hàn đối đầu. Mbn -
phần mômen uốn mà bản nối cánh dầm phải chịu

Mbn= M - Mw = M - Wwfwtc (3.64)

Mbn đƣợc phân thành ngẫu lực tác dụng vào các bản nối; diện tích tiết diện bản nối xác
định theo công thức

Abn= Nbn/fc = Mbn/hbn fc (3.65)

Với hbn - khoảng cách trọng tâm hai bản nối hai cánh, có thể lấy hbn=h+ (12  20)mm.

Chọn chiều rộng bản nối bbn = bf - (16  20)mm; xác định đƣợc bề dày bản nối tbn =
Abn/bbn.
Đƣờng hàn góc liên kết bản nối với cánh dầm phải đủ chịu lực truyền qua bản nối
Nbn=Mbn/hbn. Từ đó, tính đƣợc tổng chiều dài đƣờng hàn liên kết một nửa bản nối với cánh
dầm

N bn
l f 
f w min  c h f
(3.66)

hf - chiều cao đƣờng hàn góc nối bản nối với cánh dầm, nên chọn trƣớc hf  tbn.

Nhằm giảm ứng suất hàn, mỗi phía của mối nối (kể từ trục tiết diện hàn đối đầu) cần để ra
một đoạn 25mm không hàn bản nối với cánh dầm.

Sử dụng giải pháp nối dầm nhƣ ở Hình III-13c tốn khá nhiều công gia công mép (đầu nối)
để có thể hàn đƣợc đƣờng hàn đối đầu, sau đó lại phải mài phẳng đƣờng hàn đối đầu ở mặt
cánh dầm thì mới áp phẳng đƣợc bản nối vào cánh. Dùng giải pháp nhƣ ở hình 3.18d (không
dùng đƣờng hàn đối đầu, dùng bản nối cánh, bản nối bụng và các đƣờng hàn góc) khắc phục
đƣợc những khó khăn trên đây. Tuy nhiên, tại tiết diện nối lại tồn tại ứng suất tập trung lớn
nên chỉ dùng với những dầm chịu tải trọng tĩnh và nhiệt độ bình thƣờng.

Sự truyền lực tại mối nối có thể quan niệm nhƣ sau; toàn bộ mômen tác dụng tại tiết diện
nối do các bản nối cánh dầm chịu; lực cắt tại tiết diện nối do các bản nối bụng dầm và các
đƣờng hàn góc chịu. Từ đó, cách tính toán liên kết nối loại này nhƣ sau:
Mômen M tác dụng ở mối nối dầm đƣợc phân thành một ngẫu lực tác dụng vào bản nối
cánh dầm

Nbn = M/hbn (3.67)

Diện tích cần thiết của tiết diện bản nối cánh xác định theo

Abn = Nbn/fc (3.68)

Chiều rộng và bề dày bản nối xác định nhƣ đã hƣớng dẫn ở giải pháp Hình III-13c.

91
Chiều dài đƣờng hàn liên kết một nửa bản nối cánh với cánh dầm xác định theo (3.75),
trong đó lực trục Nbn xác định theo (3.67).

Lực cắt V tác dụng tại mối nối đƣợc truyền qua các đƣờng hàn góc liên kết các bản nối với
bản bụng dầm.

Thƣờng chọn trƣớc kích thƣớc bản nối bụng dầm nhƣ sau: chiều rộng bản nối bbn= 100
 180mm; chiều dày bản nối tbn lấy bằng hoặc xấp xỉ bề dày bản bụng dầm tw; Chiều cao bản
nối hbn lấy bằng đoạn thẳng của chiều cao bản bụng (không kể đoạn cong chuyển tiếp bụng-
cánh của tiết diện dầm); chiều dài đƣờng hàn góc lf lấy bằng chiều cao bản nối; chiều cao
đƣờng hàn lấy xấp xỉ bằng chiều dày bản nối.

Các đƣờng hàn góc liên kết bản nối bụng với bản bụng dầm phải đủ chịu lực cắt V và đƣợc
kiểm tra theo các công thức:

V
Ứng suất trên đƣờng hàn:  wf   f wf  c (3.69a)
2 f h f l f

V
Ứng suất trên biên thép nóng chảy:  ws   f ws c (3.69b)
2 s h f l f

III.6.2.2 Cấu tạo và tính toán mối nối dầm tổ hợp hàn

M M 500 500

1
3 3

Hình III-14: Mối nối tổ hợp dầm hàn

Mối nối nhà máy dầm tổ hợp hàn thực chất là mối nối các thép bản. Giải pháp cấu tạo đơn
giản và thƣờng đƣợc dùng là đƣờng hàn đối đầu nối bụng dầm và nối các cánh dầm (Hình
III-14a).
Để tránh các ứng suất phụ phát sinh khi hàn các đƣờng hàn nối dầm thì mối nối cánh nén,
cánh keo và bụng dầm thƣờng đƣợc bố trí ở các tiết diện khác nhau. Vì độ bền chịu nén của

92
đƣờng hàn đối đầu không nhỏ hơn độ bền của thép làm dầm nên có thể dùng đƣờng hàn đối
đầu thẳng góc để nối cánh nén vào bản bụng dầm. Còn độ bền chịu kéo của đƣờng hàn đối
đầu bằng khoảng 85% độ bền của thép làm dầm nên chỉ dùng đƣờng hàn đối đầu thẳng góc
nối cánh chịu kéo của dầm ở vị trí có M  0,85M max . Trong trƣờng hợp ngƣợc lại thì cần
dùng đƣờng hàn đối đầu xiên góc ( 45  600 ) để nối cánh chịu kéo.

Thiết kế thực tế nếu tuân theo các cấu tạo vừa nêu trên đây và đảm bảo các điều kiện cấu
tạo, công nghệ hàn ở chƣơng 2 thì không cần tính toán kiểm tra mối nối dầm. Trong trƣờng
hợp cần tính toán kiểm tra thì theo nguyên lý và các công thức ở chƣơng 2.

Mối nối lắp ghép của dầm tổ hợp hàn đƣợc thực hiện trên cùng một dầm vì nếu không sẽ
khó khăn lực vận chuyển cẩu lắp và khuyếch đại dầm (các phần nhô ra của cánh hoặc của
bụng dầm sẽ vƣớng và có thể bị cong vênh). Mối nối cánh nén và mối nối bụng dầm nên dùng
đƣờng hàn đối đầu thẳng góc để không gây khó khăn cho sản xuất, vận chuyển và khuyếch
đại dầm, còn cánh chịu kéo nên dùng đƣờng hàn xiên góc 600 để tăng khả năng chịu lực cho
mối nối (Hình III-14b). Để giảm ứng suất hàn và biến hình hàn, khi hàn đƣờng hàn góc liên
kết cánh với bụng dầm thì cần để lại mỗi bên mối nối một đoạn dài 500mm và khi lắp ghép
các đoạn dầm mới hàn các đoạn này đồng thời khi hàn các đƣờng hàn ở mối nối lắp ghép dầm
cần hàn theo thứ tự: hàn đƣờng hàn nối bụng dầm trƣớc (đƣờng hàn 1) tiếp theo là đƣờng hàn
nối cánh dầm (đƣờng hàn 2) vì các đƣờng này có độ co ngót lớn theo phƣơng ngang và cuối
cùng là hàn các đƣờng hàn 3 tức là đoạn đƣờng hàn liên kết cánh với bụng dầm đƣợc để lại
chƣa hàn trong quá trình chế tạo dầm. Các đoạn đƣờng hàn 3 có độ co ngót theo phƣơng dọc
không lớn nên không gây ứng suất phụ và biến dạng phụ cho mối nối dầm. Mối nối lắp ghép
dầm hàn thực chất cũng là mối nối liên kết thép bản nên ngoài các cấu tạo đã nêu ở đây còn
cần phải tuân thủ các yêu cầu về cấu tạo nêu ở chƣơng 2.

III.6.2.3 Cấu tạo và tính toán mối nối dầm tổ hợp dùng bulông
Việc hàn các đƣờng hàn mối nối lắp ghép (khuyếch đại) dầm gặp nhiều khó khăn và khó
đảm bảo chất lƣợng nên trong thời gian gần đây ở nhiều nƣớc cũng nhƣ ở Việt Nam dùng
bulông cƣờng độ cao để nối lắp ghép dầm tổ hợp. Cấu tạo mối nối lắp ghép dầm tổ hợp hàn
dùng bulông cƣờng độ cao (Hình III-15) gồm: mỗi mối nối cánh dầm dùng ba bản nối (phía
trong hai và phía ngoài một), còn mối nối bụng dầm dùng hai bản nối ốp hai bên. Diện tích
tiết diện bản nối đƣợc xác định từ điều kiện tổng diện tích tiết diện của bộ phận đƣợc nối (nối
cánh hoặc nối bụng dầm) không nhỏ hơn diện tích tiết diện của bộ phận đƣợc nối (cánh hoặc
bụng dầm). Riêng các bản nối cánh khi các giảm yếu do lỗ bulông chiếm từ 15% diện tích tiết
diện trở lên cần xét đến các giảm yếu tiết diện, cụ thể sẽ lấy diện tích tính toán của tiết diện
bằng diện tích thực (nếu dầm chịu tải trọng động) và lấy bằng 1,18 lần diện tích thực nếu dầm
chịu tải trọng tĩnh.
Mômen uốn M tác dụng tại mối nối dầm đƣợc phân phối cho mối nối cánh và mối nối
bụng dầm theo tỷ lệ thuận với độ cứng tiết diện của chúng. Từ đó ta có

93
If
Mômen do mối nối cánh phải chịu M f  M (3.70)
Ix

Iw
Mômen do mối nối bụng phải chịu M w  M (3.71)
Ix

Lực cắt V tác dụng tại mối nối dầm (nếu có) thì hoàn toàn do mối nối bụng dầm chịu và
đƣợc coi là phân bố đều cho các bulông trên mối nối bụng.
e max

hbn
ei

1-1 1

e1 N1
e2
N2
M M
emax

N max
1

Hình III-15: Mối nối dầm tổ hợp hàn bằng bulông

Với quan niệm nhƣ vậy, việc tính toán cụ thể theo trình tự sau:
Tham khảo các thiết kế tƣơng tự và dựa vào kinh nghiệm, chọn trƣớc đƣờng kính bulông d
giống nhau cho cả mối nối cánh và bụng dầm; chọn trƣớc các kích thƣớc tiết diện bản ghép
theo yêu cầu đã hƣớng dẫn trên đây.

- Tính toán, kiểm tra mối nối bụng dầm: chọn trƣớc số lƣợng nw cho mỗi phía của mối nối
bụng (cho một nửa liên kết bụng); bố trí bulông theo yêu cầu cấu tạo liên kết, nên chọn
khoảng cách min để kích thƣớc bản ghép bé, để có liên kết gọn. Sau khi cấu tạo, kiểm tra điều
kiện bền của mối nối theo công thức:

+ Trƣờng hợp tại tiết diện nối dầm chỉ có tác dụng của mômen uốn M, nghĩa là mối
nối bụng chịu tác dụng của phần mômen Mw phân phối cho bản bụng (xác định theo công
thức 3.71), kiểm tra theo công thức:
Nmax   N blc  c (3.72)

94
Trong đó Nmax - là thành phần nội lực theo phƣơng ngang trong mỗi bulông hàng ngoài
cùng do mômen uốn tác dụng lên mối nối bụng dầm gây ra (các bulông hàng trong có N bé
hơn, không cần kiểm tra), xác định theo:
Mw
N max   emax (3.73)
m ei2

Với m - số cột bulông ở một nửa liên kết ; ei - khoảng cách giữa hai hàng bulông đối xứng
nhau qua trục dầm (xem Hình III-15a).

+ Trƣờng hợp tại tiết diện nối có tác dụng đồng thời của mômen uốn M và lực cắt V :

Quan niệm rằng mối nối bụng dầm chịu hoàn toàn lực cắt V; lực cắt này phân bổ đều cho
các bulông (ở một nửa liên kết), mỗi bulông chịu phần nội lực theo phƣơng đứng V1 là :

V1 = V/nw (3.74)

Mômen uốn của bản bụng Mw phân bổ thành lực ngang không đều cho các bulông, lớn
nhất là cho những bulông hàng ngoài Nmax , xác định theo (3.73).
Bulông hàng ngoài chịu lực nặng nề nhất, cần thoả mãn điều kiện bền theo công thức:
2
Nmax  V12   N blc  c (3.75)

- Tính toán kiểm tra mối nối cánh dầm: số lƣợng bulông cần thiết cho một phía mối nối ở
mỗi cánh dầm đƣợc xác định theo công thức:
Nf
nf  (3.76)
 N blc  c
Trong đó Nf - lực dọc tác dụng lên mối nối cánh dầm, do Mf gây ra ; [N]blc- khả năng chịu
lực của một bu lông cƣờng độ cao trong liên kết chịu lực vuông góc với trục đinh, xác định
theo hƣớng dẫn ở chƣơng 2.
Mf
Nf  (3.77)
hbn

Với hbn - khoảng cách trọng tâm tiết diện các bản nối ở hai cánh dầm.

III.6.2.4 Cấu tạo và tính toán mối nối dầm tổ hợp hàn, dùng mặt bích với bulông cường độ
cao
Mối nối dầm tổ hợp hàn dùng bulông và các bản nối nhƣ đã giới thiệu ở mục c trên đây tuy
đơn giản hơn mối nối dùng hàn, nhƣng vẫn còn cồng kềnh, khó khăn cho thi công, vì phải
dùng quá nhiều bản ghép (8 bản cho một mối nối). Mối nối dùng mặt bích với các bulông
cƣờng độ cao nhằm khắc phục hạn chế này (Hình III-15b).

Ngoài các bulông cƣờng độ cao, mối nối mặt bích không có các chi tiết phụ. Đầu các đoạn
dầm đƣợc hàn sẵn các bản thép ngang, gọi là mặt bích. Nhằm tăng khả năng chịu mômen cho
mối nối, mặt bích thƣờng đƣợc kéo dài về phía thớ căng mômen, vƣợt qua cánh chịu kéo một

95
đoạn đủ để bố trí thêm một hàng bulông ra phía ngoài. Sau khi liên kết bằng cách xiết chặt các
bulông, hai mặt bích ở đầu hai đoạn nối tỳ sát vào nhau. Lực xiết bu lông càng lớn, độ chặt
của liên kết càng lớn. Khoảng cách giữa các bulông trong mỗi hàng có thể bố trí đều hoặc
không đều nhau. Thƣờng bố trí không đều với khoảng cách min theo điều kiện cấu tạo ở phía
cánh kéo và thƣa hơn ở phía cánh nén.

Quan niệm rằng nhờ lực xiết chặt của các bulông và độ cứng của mặt bích, tâm xoay của
liên kết nằm trên trục tiết diện cánh nén. Khi liên kết chịu tác dụng của mômen uốn M thì lực
tác dụng lớn nhất là lực kéo dọc trục lên những bulông xa cánh nén nhất Nmax, (Hình III-15b).
Các bulông này cần đƣợc kiểm tra điều kiện chịu lực theo công thức:
Memax
N max  m
  N tblc  c (3.78)
n e
1
2
i i

Trong đó ei ,emax - khoảng cách từ tâm tiết diện cánh nén đến hàng bulông thứ i hoặc đến
bulông xa nhất (Hình III-16b) ; m- số cột đinh trong liên kết ; ni- số bulông ở hàng thứ i ;
[N]tblc- khả năng chịu kéo dọc trục của một bulông cƣờng độ cao trong liên kết.

III.6.3 Cấu tạo và tính toán phần dầm ở gối tựa


Giải pháp cấu tạo phần dầm ở gối tựa phụ thuộc vào vật liệu làm gối tựa (thép, bêtông,
gạch, đá...), vào giải pháp cấu tạo của gối tựa (tựa bên cạnh hay tựa ở mặt trên, liên kết khớp
hay liên kết ngàm cứng), vào giá trị của phản lực gối. Thông thƣờng thì dầm thép đƣợc tựa
lên cột thép hoặc cột hay tƣờng bêtông, gạch.

III.6.3.1 Dầm tựa lên cột thép


Có hai kiểu tựa là gối lên đầu cột (Hình III-16a) hoặc liên kết vào bên cạnh cột (Hình
III-16b). Hình thức dầm liên kết với cột có thể là liên kết cứng hoặc liên kết khớp. Liên kết
cứng dầm với cột áp dụng hợp lý cho nút khung thép nhà cao tầng (sẽ đƣợc giới thiệu trong
chuyên đề riêng).

Hình III-16 giới thiệu một số giải pháp liên kết khớp dầm với cột. Thông thƣờng, ở đầu các
dầm tổ hợp phản lực gối có giá trị lớn, cần có thêm sƣờn gối để cùng với bản bụng dầm chịu
và truyền phản lực đến gối tựa. Sƣờn gối có thể đặt ngay đầu dầm (Hình III-16a,b) hoặc gần
đầu dầm (Hình III-16c) với mục đích là sao cho phản lực gối đƣợc truyền đúng trọng tâm gối
tựa. Sƣờn gối đƣợc hàn với bụng dầm trên suốt chiều cao bản bụng, đầu dƣới của sƣờn cần
đƣợc bào phẳng, gọt nhẵn và áp sát với mặt trên của cánh dƣới dầm (Hình III-16c) hoặc nhô
ra khỏi cánh dƣới dầm một đoạn a 1,5ts (Hình III-16a,b), thƣờng lấy a = 10  20mm. Việc
bào nhẵn, áp sát hoặc nhô ra của sƣờn nhằm phân biệt rõ ràng diện tích đầu sƣờn phải đủ chịu
ép mặt do phản lực gối.

Bề dày sƣờn gối t s thƣờng đƣợc chọn trƣớc t s  tw. Chiều rộng sƣờn bs chọn theo điều kiện
đảm bảo ổn định cục bộ của nó; chiều rộng phần nhô ra khỏi bản bụng b0s cần thoả mãn điều

96
kiện: b0 s / t s  0,5 E / f

Từ đó chọn đƣợc b0s và xác định diện tích ép mặt tại mút dƣới của sƣờn đầu dầm;

ts

ts

tw
1,5 t s z

bs
1,5 t s
ts c1

1 1
ts
hw

bos

2 2
20 b1s

1-1
ts
tw

z
b os

c1 c1
ts 2-2
tw

z
20
b1s

Hình III-16: Đầu dầm tựa vào cột thép

Tƣơng ứng với giải pháp ở Hình III-16a,b thì Ase  bsts  (2b0 s  tw )ts ; còn trong giải pháp
ở Hình III-16c thì Ase  2b1sts  2(b0 s  20)ts

Tiết diện sƣờn gối đƣợc kiểm tra theo điều kiện ép mặt ở mút dƣới của sƣờn:
F
 f c c (3.79)
Ase

trong đó F - phản lực ở gối tựa dầm; fc - cƣờng độ tính toán ép mặt tỳ đầu của thép.
Ngoài ra, sƣờn gối cần đƣợc kiểm tra điều kiện bền về ổn định ra ngoài mặt phằng của bản
bụng dầm nhƣ một thanh quy ƣớc chịu nén đúng tâm. Lực nén chính là phản lực gối tựa của

97
dầm. Thanh quy ƣớc hai đầu khớp có chiều dài bằng chiều cao h w của bản bụng dầm. Tiết
diện thanh quy ƣớc gồm tiết diện của sƣờn gối và một phần bản bụng dầm rộng nhất là c 1
(Hình III-16)
c1  0,65tw E / f (3.80)

Kiểm tra theo công thức:


F
 f c (3.81)
A

Trong đó:

hw
 - hệ số uốn dọc, phụ thuộc vào độ mảnh   ; iz - bán kính quán tính của tiết diện quy
iz
ƣớc đối với trục z, trùng với trục dọc của bản bụng dầm. Có thể tính  theo các công thức nêu
trong chƣơng, hoặc tra bảng II.1 phụ lục.
A- diện tích tiết diện của thanh quy ƣớc (Hình III-16).
A= As +Aw1;

với As - diện tích tiết diện chịu nén của sƣờn đầu dầm;

- khi sƣờn bố trí ở ngay đầu dầm As = ts bs ;

- khi sƣờn là một đôi sƣờn kẹp bố trí ở gần đầu dầm As =2 ts b0s
Aw1- phần diện tích bản bụng cùng tham gia chịu lực với sƣờn đầu dầm (tiết diện quy ƣớc -
Hình III-16).

- khi sƣờn bố trí ngay đầu dầm Aw1  0,65t w2 E / f ;

- khi sƣờn bố trí gần đầu dầm Aw1 đƣợc lấy nhƣ sau:

Khi a  c1 thì Aw1  (2c1  ts )tw

Khi a  c1 thì Aw1  (a  c1  ts )tw

c1 xác định theo công thức ở trên còn a, ts , tw xem trên Hình III-16

III.6.3.2 Dầm tựa lên tường, cột bằng bê tông hoặc gạch đá
Vì độ bền chịu ép của vật liệu gối tựa bằng bêtông hoặc gạch đá bé hơn của thép làm dầm,
nên trên đỉnh cột hoặc tƣờng tại chỗ tựa của dầm cần đặt một bản gối bằng thép đúc hoặc thép
tấm dày, có diện tích lớn hơn phần tiếp xúc của đầu dầm với cột hoặc tƣờng. Mục đích của
bản gối này là để phân bố đều và mở rộng phạm vi truyền phản lực gối của dầm lên cột hoặc
tƣờng. Diện tích bề mặt của bản gối (chiều dài x chiều rộng) xác định từ điều kiện vật liệu gối
(tƣờng, cột gạch hoặc bêtông) đủ chịu ép cục bộ do phản lực đầu dầm gây ra (Hình III-17).

98
F
Abg  abg bbg  (3.82)
Rloc

Trong đó abg , bbg- chiều dài, chiều rộng bề mặt bản gối (Hình III-17)

F- giá trị của phản lực đầu dầm;

 - hệ số phụ thuộc vào đặc điểm phân phối tải trọng trên diện tích ép cục bộ; khi tải trọng
phân phối đều  = 1, khi phân phối không đều  = 0,75.

Rloc - cƣờng độ chịu ép mặt cục bộ của vật liệu gối tựa (của bêtông hoặc gạch, đá- xem
TCXDVN 356- 2005).

1 1-1

t bg

abg bbg
1

15-25cm
a
t bg t bg
p
a
bbg

a bg
b bg

bf

Hình III-17: Dầm tựa lên cột, tường bằng bêtông hoặc gạch đá a) Gối dầm tổ hợp; b)
Gối dầm thép hình
Chiều dày bản gối xác định từ điều kiện chịu uốn ở tiết diện nguy hiểm nhất của bản gối do
phản lực đầu dầm gây ra. Coi rằng bản gối đủ cứng để phân bố đều đƣợc phản lực F trên bề
mặt tựa; tính đƣợc giá trị áp lực phân bố đều
p = F/ab (3.83)

99
Tiết diện nguy hiểm nhất là tiết diện bản gối tại chỗ tiếp xúc với mép dọc của cánh dầm (a
-a). Mômen uốn tại tiết diện nguy hiểm:
1 bbg  b f 2
Ma  pabg ( ) (3.84)
2 2
Mômen kháng uốn của tiết diện a-a
abg tbg2 Ma
Wa   (3.85)
6 f c

Từ đó xác định đƣợc bề dày bản gối


6M a
tbg  (3.86)
abg f  c

Với f - cƣờng độ tính toán về uốn của vật liệu làm bản gối (thƣờng dùng là thép).

Khi dầm thép tựa trên tƣờng, cột bằng gạch hoặc bêtông thì ngoài các tính toán về bền trên
đây cần tính toán kiểm tra ổn định của sƣờn đầu dầm với tiết diện quy đổi. Trong cấu tạo đầu
dầm cần bảo đảm để dầm có thể tự do xoay tại gối và có thể tự do biến dạng dọc khi có sự
thay đổi nhiệt độ.

100
Chƣơng IV. CỘT THÉP
IV.1 Khái niệm về cột thép
Cột là kết cấu thẳng đứng làm nhiệm vụ đỡ các kết cấu khác nhƣ dầm, dàn và truyền tải
trọng nhận từ các kết cấu đó xuống móng. Cột đƣợc sử dụng rộng rãi trong kết cấu thép.
Cột có ba bộ phận chính: đầu cột, thân cột và chân cột (Hình IV-1).

- Đầu cột là bộ phận đỡ các kết cấu bên trên và phân phối tải trọng cho tiết diện thân cột.

- Thân cột là bộ phận chịu lực cơ bản, truyền tải trọng từ trên xuống dƣới.

- Chân cột là bộ phận liên kết cột vào móng, phân phối tải trọng từ cột xuống móng.

Hình IV-1: Cột thép; a) cột đặc tiết diện không đổi; b) cột rỗng tiết diện không đổi; c) cột bậc tiết
diện đặc; d) cột bậc đoạn trên đặc đoạn dưới rỗng

IV.1.1 Phân loại cột thép


Cột thép có nhiều loại khác nhau tùy theo sự phân loại.
- Theo sử dụng có cột nhà công nghiệp, cột nhà khung nhiều tầng, cột đỡ sàn công tác, cột
đỡ đƣờng ống, cột đƣờng dây tải điện,...
- Theo cấu tạo có cột đặc (Hình IV-1a,c), cột rỗng (Hình IV-1b), cột tiết diện không đổi
(Hình IV-1a,b), cột tiết diện thay đổi nhƣ: cột bậc (Hình IV-1c,d), cột có chiều cao tiết diện
thay đổi theo luật bậc nhất... Cột bậc hay sử dụng trong nhà công nghiệp có cầu trục, khi dầm
đỡ cầu trục tựa vào thân cột.
- Theo sơ đồ chịu lực có cột nén đúng tâm- khi lực dọc trục đặt đúng trọng tâm tiết diện,

101
cột nén lệch tâm- khi lực dọc đặc ngoài trọng tâm tiết diện, cột nén uốn – khi cột vừa chịu lực
dọc trục vừa chịu lực vuông góc với trục. Trong thực tế thƣờng gặp cột nén lệch tâm hay cột
nén uốn.

IV.1.2 Sơ đồ tính, chiều dài tính toán và độ mảnh của cột

IV.1.2.1 Sơ đồ tính - Liên kết đầu cột và chân cột


Sơ đồ tính của cột là trục dọc của cột có các liên kết ở chân cột và đầu cột theo các phƣơng
(thƣờng là theo hai phƣơng trục chính x, y của tiết diện cột). Các liên kết này có thể là khớp
cố định, ngàm, ngàm trƣợt, ngàm đàn hồi, đầu tự do… tuỳ thuộc vào điều kiện và cấu tạo cụ
thể của liên kết giữa cột với móng, giữa cột với các xà ngang (dầm, giàn). Ví dụ đầu cột theo
phƣơng x không có chuyển vị ngang, cột liên kết khớp với dầm nên ta có sơ đồ liên kết theo
phƣơng x ở đầu cột là khớp cố định, còn theo phƣơng y đầu cột tự do chuyển vị ngang nhƣng
không xoay đƣợc vì nó liên kết cứng với xà ngang có EI   nên theo phƣơng y ta có sơ đồ
liên kết ở đầu cột là ngàm trƣợt.
Liên kết ở chân cột: Với giả thiết móng là một khối cứng và không có chuyển vị khi chịu
tải trọng từ cột truyền vào nó (điều này phù hợp khi móng chịu tải trọng có biến dạng của nền
dƣới đáy móng đƣợc xem là nhỏ không đáng kể), ta có sơ đồ liên kết cột với móng là khớp cố
định hoặc là ngàm tuỳ theo cấu tạo cụ thể của liên kết. Chân cột khớp thƣờng dùng cho cột
nén đúng tâm; đối với cột nén lệch tâm (nén uốn) nó đƣợc sử dụng khi yêu cầu thiết kế không
có mômen ở chân cột ví dụ khi nền đất yếu. Liên kết ngàm dùng cho cột nén lệch tâm (nén
uốn) và cho cả cột nén đúng tâm, nó làm tăng độ ổn định cho cột.

Liên kết ở đầu cột: Đầu cột liên kết với các xà ngang có thể là liên kết khớp hoặc liên kết
cứng (liên kết cứng giữa cột và xà ngang là liên kết chịu đƣợc mômen và tại đó góc hợp bởi
trục cột và trục xà ngang không bị thay đổi). Đối với cột hệ khung, thƣờng dùng liên kết
cứng; cột nén đúng tâm thƣờng dùng liên kết khớp.

IV.1.2.2 Chiều dài tính toán


Chiều dài tính toán của cột l0 phụ thuộc vào sơ đồ tính và nội lực dọc trong cột, đối với cột
tiết diện không đổi hoặc của các đoạn cột bậc l0 là

lo = l (4.1)

trong đó: l – chiều dài hình học của cột, của đoạn cột đối với cột bậc, của chiều cao tầng
(theo sơ đồ tính khung) đối với cột khung.

 – hệ số chiều dài tính toán,  phụ thuộc vào đặc điểm của nội lực nén dọc trong cột và sơ
đồ liên kết ở đầu cột và chân cột. Với cột tiết diện không đổi có sơ đồ liên kết đầu cột đƣợc
xác định rõ ràng (khớp cố định, đầu tự do, ngàm, ngàm trƣợt) hệ số  lấy theo Bảng IV.1. Các
trƣờng hợp khác nhƣ cột bậc, cột trong hệ khung … xác định theo tiêu chuẩn thiết kế kết cấu
thép và các sổ tay, tài liệu chuyên ngành về kết cấu thép.

102
Bảng IV.1: Hệ số chiều dài tính toán  của cột tiết diện không đổi

Sơ đồ kết cấu, tải


Sơ đồ kết cấu, tải
Số TT trọng và nội lực  Số TT 
trọng và nội lực N
N

2 5 1
1

1 6 2
2

0,7 7 0,725
3

0,5 8 1,12
4

Chiều dài tính toán của cột có tiết diện thay đổi (bề cao, bề rộng tiết diện thay đổi theo luật
bậc nhất, nhƣ các sơ đồ trong Bảng IV.2) ngoài hệ số  nhƣ cột tiết diện không đổi, còn xét
đến sự thay đổi tiết diện của cột qua hệ số  j (gọi là hệ số chiều dài tính toán bổ sung). Giá
trị của chiều dài tính toán của cột này là:
l0   j l (4.2)

trong đó hệ số  j lấy theo Bảng IV.2.

Nhƣ đã nêu ở trên theo các phƣơng x và y liên kết ở đầu cột cũng nhƣ chân cột có thể khác
nhau, do vậy chiều dài tính toán của cột cũng có thể khác nhau theo các phƣơng này. Khi tính
toán cần phải xác định chiều tính toán (lx, ly) theo hai trục chính (x – x; y  y) của tiết diện cột

103
để xác định độ mảnh của cột (x, y) theo hai trục này. lx là chiều dài tính toán của cột khi cột
bị uốn dọc (bị cong trong mặt phẳng chứa 2 trục yz, z là trục dọc của cột) tiết diện cột xoay
quanh trục x (gọi tắt là chiều dài tính toán của cột theo phƣơng x), ly tƣơng tự.

IV.1.2.3 Độ mảnh của cột


Theo hai trục chính (x, y) của tiết diện cột ta có các độ mảnh  x , y của cột theo hai trục
này là :
lx ly
x  ; y  (4.3)
ix iy

trong đó: ix, iy là bán kính quán tính của tiết diện cột tính theo trục x và y.

Thông thƣờng các cột có x ≠ y. Khả năng chịu nén đúng tâm của cột đƣợc quyết định bởi
độ mảnh lớn nhất (max) trong hai độ mảnh x , y .

Bảng IV.2: Hệ số chiều dài tính toán bổ sung j của cột tiết diện thay đổi

j khi tỉ số Imin/Imax bằng


Sơ đồ hình dạng cột l1 /l
0,01 0,1 0,2 0,4 0,6 0,8 1,0

1,0
- - 1,35 1,24 1,14 1,08 1,02
0

1,0
- - 1,66 1,45 1,24 1,14 1,06
0

1,0
0,0 1,69 1,35 1,25 1,14 1,08 1,03
0

0,2 1,45 1,22 1,15 1,08 1,05 1,02 -

0,4 1,23 1,11 1,07 1,04 1,02 1,01 -

0,6 1,07 1,03 1,02 1,01 1,01 1,00 -

0,8 1,01 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 -

Một cột nén đúng tâm đƣợc xem là hợp lý về khả năng chịu lực khi đảm bảo điều kiên
đồng ổn định theo hai phƣơng trục chính của tiết diện theo công thức (4.4). Khi thiết kế cột
nén đúng tâm nên cố gắng đạt đƣợc điều kiện này:
x  y (4.4)

Để cột làm việc bình thƣờng trong quá trình sử dụng, độ mảnh lớn nhất max của cột không
đƣợc vƣợt quá giới hạn [] cho ở bảng 25 trong tiêu chuẩn thiết kế kết cấu thép TCXDVN

104
338-2005 hoặc bảng I.16 phụ lục I.

max  [] (4.5)

IV.2 Cột đặc chịu nén đúng tâm

IV.2.1 Hình thức tiết diện


Cột đặc có các hình thức tiết diện hở và tiết diện kín. Hình thức tiết diện hở chủ yếu có hai
dạng là dạng tiết diện chữ H và dạng tiết diện chữ thập, dạng tiết diện chữ H là dạng thông
dụng hơn cả.

IV.2.1.1 Tiết diện dạng chữ H


Cột tiết diện dạng chữ H có ƣu điểm dễ liên kết với các kết cấu, dễ thỏa mãn các yêu cầu
về kiến trúc của công trình, hình thức đơn giản, dễ chế tạo (Hình IV-2).

Cột bằng thép hình I phổ thông (Hình IV-2a) có cấu tạo đơn giản nhƣng có ix lớn hơn iy
quá nhiều, nên với cột nén đúng tâm chỉ dùng hợp lý khi cột có lx rất lớn so với ly để có thể
thỏa mãn hoặc gần thỏa mãn điều kiện theo công thức (4.4).

Cột bằng thép hình I cánh rộng (Hình IV-2b) hợp lý hơn thép hình I phổ thông, vì sự chênh
lệch giữa ix và iy của nó không lớn nhƣ thép hình I phổ thông.

Hình IV-2: Các dạng tiết diện chữ H của cột đặc

Khi tải trọng lớn thì dùng cột tiết diện chữ H ghép từ ba bản thép (Hình IV-2c).

Ngoài ra, tùy trƣờng hợp có thể dùng cột có tiết diện chữ H ghép từ thép hình (Hình IV-2d,
e, g). Loại cột này thƣờng nặng hơn cột tổ hợp từ ba bản thép.

IV.2.1.2 Tiết diện dạng chữ thập

Hình IV-3: Các dạng tiết diện chữ thập của cột đặc

105
Cột đặc tiết diện dạng chữ thập (Hình IV-3) có cấu tạo đơn giản, có ix = iy, sử dụng hợp lý
khi cột nén đúng tâm có lx = ly vì nó thỏa mãn điều kiện ổn định theo hai phƣơng nhƣ nhau.

Cột tiết diện chữ thập liên kết với các kết cấu không tiện bằng cột tiết diện chữ H và việc
đáp ứng các yêu cầu về kết trúc của công trình khó hơn cột tiết diện chữ H.

Dạng tiết diện chữ thập ghép từ hai thép góc (Hình IV-3a) dùng cho các cột có tải trọng
không lớn. Dạng tiết diện chữ thập mỗi cánh đƣợc ghép từ ba hay nhiều bản thép (Hình
IV-3b, c) dùng cho cột nặng (có tải trọng rất lớn).

IV.2.1.3 Tiết diện kín


Các dạng tiết diện kín của cột (Hình IV-4) có bán kính quán tính lớn hơn tiết diện hở cùng
diện tích, nên chịu lực tốt hơn.

Cột thép ống (Hình IV-4a) là hợp lý nhất về trọng lƣợng và khả năng chịu nén đúng tâm.
Khuyết điểm của nó là khó liên kết với kết cấu khác. Ngoài thép ống, cột tiết diện kín có thể
tạo nên từ hai thép góc (Hình IV-4b), bốn thép góc (Hình IV-4c), từ hai thép chữ [ (Hình
IV-4d). Khi tải trọng lớn dùng hai thép [ và tăng cƣờng thêm bằng thép bản (Hình IV-4e). Cột
thép hình dập thành mỏng (Hình IV-4g), có trọng lƣợng nhẹ dùng với tải trọng nhỏ.

Hình IV-4: Các dạng tiết diện kín của cột đặc

Ƣu việt của cột tiết diện kín là có thể đáp ứng đƣợc điều kiện đồng ổn định theo công thức
(4.4) đồng thời có hình thức gọn và đẹp. Nhƣợc điểm của nó là không bảo dƣỡng đƣợc mặt
bên trong, do vậy ngay từ khi thiết kế và chế tạo cần phải có giải pháp bảo vệ mặt bên trong
cột.

IV.2.2 Tính toán cột đặc chịu nén đúng tâm

IV.2.2.1 Tính toán về bền


Các cột đặc chịu nén đúng tâm khi trên thân của chúng có giảm yếu tiết diện (nhƣ có lỗ
khoét để bắt bu lông liên kết với các chi tiết hoặc các kết cấu khác,…) đƣợc kiểm tra về bền
theo công thức (4.6).

106
N
  f c (4.6)
An

trong đó: N – lực dọc tính toán ;

An – diện tích tiết diện thực (đã trừ phần giảm yếu) ;

f – cƣờng độ tính toán của vật liệu ;

c – hệ số điều kiện làm việc của cột .

IV.2.2.2 Tính toán về ổn định tổng thể


Các cột đặc chịu nén đúng tâm thƣờng mất khả năng chịu lực do mất ổn định tổng thể.
Chúng đƣợc kiểm tra về ổn định tổng thể theo công thức (4.7), đồng thời phải đảm bảo yêu
cầu về độ mảnh theo công thức (4.5).

N
 fc (4.7)
 min A

trong đó: N, f, c – nhƣ trong công thức (4.6) ;

A – diện tích tiết diện nguyên (chƣa trừ phần giảm yếu);

min – hệ số uốn dọc nhỏ nhất, lấy theo max của cột.

Hệ số uốn dọc min đƣợc xác định theo các công thức 4.8, 4.9, 4.10, cũng có thể tra bảng
D.8 phụ lục D tiêu chuẩn thiết kế kết cấu thép TCXDVN 338-2005 hoặc bảng II.1 phụ lục II
theo độ mảnh  và cƣờng độ tính toán f của thép.

 Khi 0 <   2,5


 f 
  1   0, 073  5,53   (4.8)
 E

 Khi 2,5 <   4,5


f  f   f 
  1, 47  13   0,371  27,3     0, 0275  5,53   2 (4.9)
E  E  E

 Khi  > 4,5


332
 (4.10)
 (51   )
2

f
trong đó  là độ mảnh qui ƣớc,  =  . (4.11)
E

IV.2.2.3 Tính toán về ổn định cục bộ


Các cột đặc đƣợc ghép từ các thép bản hoặc bằng các thép hình dập nguội, khi cột làm
việc, trong các bản thép này có ứng suất pháp nén. Nếu tại một vị trí nào đó trên các bản thép
107
này có ứng suất pháp nén lớn hơn khả năng chịu ứng suất pháp nén (ứng suất pháp nén giới
hạn) của nó thì nó bị biến dạng (bị cong vênh) ra ngoài mặt phẳng của bản, nhƣ vậy gọi là cột
bị mất ổn định cục bộ. Tại chỗ bị mất ổn định cục bộ, bản thép xem nhƣ mất khả năng làm
việc, dẫn đến làm giảm khả năng chịu lực của cột, cũng nhƣ làm cho cột sớm bị phá hoại.

Hình IV-5: Sườn gia cường bản bụng cột


Để khả năng chịu lực của cột không bị hạn chế bởi điều kiện ổn định cục bộ, ứng suất giới
hạn về ổn định cục bộ (ứng suất giới hạn của bản) phải lớn hơn hoặc hợp lý nhất là bằng ứng
suất giới hạn về ổn định tổng thể. Từ điều kiện này có đƣợc độ mảnh giới hạn của bản đảm
bảo cho nó không bị mất ổn định cục bộ trƣớc khi cột mất ổn định tổng thể.

 Điều kiện ổn định cục bộ của bản bụng


hw  hw 
  (4.12)
tw  tw 

trong đó hw – chiều cao tính toán của bản bụng, xác định nhƣ bản bụng của dầm;
tw  chiều dày bản bụng ;

 hw 
   độ mảnh giới hạn của bản bụng, lấy theo Bảng IV.3.
 tw 

hw h 
Khi >  w  không quá 2 lần có thể không cần sửa đổi kích thƣớc bản bụng, nếu cột
tw  tw 
đảm bảo điều kiện ổn định tổng thể theo công thức 4.7 với diện tích A chỉ kể đến hai phần bản

108
h 
bụng giáp hai cánh, mỗi phần rộng là C1 = 0,5tw  w  , gọi là phần bản bụng hữu dụng.
 tw 

 hw 
Bảng IV.3: Độ mảnh giới hạn   của bản bụng cột đặc nén đúng tâm
 tw 

Loại tiết diện  hw 


Giá trị  Công thức tính  
cột  tw 
Chữ I  < 2,0 (1,3 + 0,15  2 ) E / f
 ≥ 2,0
(1,2 + 0,35  ) E / f ; nhƣng không lớn hơn

2,3 E / f

Hình hộp và  < 1,0 1,2 E / f


Chữ [ cán  ≥ 1,0
(1,0 + 0,2  ) E / f ; nhƣng không lớn hơn

1,6 E / f

Chữ [ tổ  < 0,8 E/ f


hợp  ≥ 0,8
(0,85 + 0,19  ) E / f ; nhƣng không lớn hơn

1,6 E / f

Khi cột có chiều cao tiết diện lớn (khoảng 1m trở lên) mà điều kiện ổn định cục bộ của bản
bụng theo công thức (4.12) không đảm bảo, để bản bụng không quá dày hoặc tỷ lệ phần diện
tích tiết diện hữu dụng của bản bụng trên diện tích tiết diện bản bụng nhỏ, ta có thể gia cƣờng
bụng cột bằng một cặp sƣờn dọc đặt vào giữa bản bụng (Hình IV-5c). Tuy nhiên, việc gia
cƣờng bụng cột bằng sƣờn dọc lại làm tăng công chế tạo, cấu tạo và chế tạo khó khăn phức
bsd  b0 
tạp hơn. Trƣờng hợp này sƣờn dọc phải có kích thƣớc bsd  10tw; tsd  0,75tw và 
tsd  t 
đƣợc kể vào tiết diện tính toán của cột; Khi đó giá trị độ mảnh giới hạn của bản bụng bằng giá
trị ở Bảng IV.3 nhân với hệ số  có giá trị nhƣ sau:

0,4 I sd  0,1 I sd3 


Khi Isd  6hw t w3 : =1+ 1  ;
hwt w3  hwt w3 

Khi Isd > 6hw t w3 : =1,

trong đó:

Isd – mômen quán tính của sƣờn dọc đối trục ở bụng cột vuông góc với cạnh bsd ;

109
hw – chiều cao tính toán của bụng cột khi chƣa đặt sƣờn dọc.

hw E
Ngoài ra khi  2,3 phải đặt các sƣờn cứng ngang cách nhau a = (2,5  3)hw để gia
tw f
cƣờng cho bụng cột không bị mất ổn định cục bộ dƣới tác dụng của ứng suất tiếp. Trong mọi
trƣờng hợp ít nhất trên mỗi đoạn chuyên chở phải đặt hai sƣờn ngang. Kích thƣớc của sƣờn
ngang phải là:

f
ts  2bs ;
E

hw
bs   40 mm : khi bố trí cặp sƣờn đối xứng ;
30

hw
bs  + 50 mm : khi bố trí sƣờn một bên .
24

Bảng IV.4: Độ mảnh giới hạn [b0/t] của phần bản cánh nhô ra của cột

Hình thức tiết diện [bo/t] khi 0,8    4

Chữ I và chữ T, cánh không viền mép (0,36 + 0,1  ) E / f

Thép góc đều cạnh và thép định hình cong (0,40 + 0,07  ) E / f
không viền bằng sƣờn (trừ tiết diện dạng chữ [ )

Thép định hình cong (thép hình dập nguội) có (0,50 + 0,18  ) E / f
sƣờn viền

Cánh thép hình chữ [ và cánh lớn thép góc (0,43 + 0,08  ) E / f
không đều cạnh

Khi  < 0,8 lấy  = 0,8 và khi  > 4 lấy  = 4

 Điều kiện ổn định cục bộ của bản cánh


bo b 
  o (4.13)
tf t 

trong đó: bo : chiều rộng tính toán của phần bản cánh nhô ra (Hình IV-5b) xác định nhƣ
đối với cánh dầm.

tf : chiều dày bản cánh.

 bo 
 t  : độ mảnh giới hạn của phần bản nhô ra lấy theo Bảng IV.4.
 

110
IV.2.2.4 Khả năng chịu nén đúng tâm [N] của cột đặc
* Khả năng theo điều kiện bền
Từ công thức (4.6) có khả năng chịu nén đúng tâm của cột đặc [N] b là

[N]b = An f c (4.14)

* Khả năng theo điều kiện ổn định tổng thể

Từ công thức (4.7) có khả năng chịu nén đúng tâm của cột đặc [N]  là

[N] = minA f c (4.15)

* Khả năng chịu nén đúng tâm của cột

[N] = min[N]b ; [N] (4.16)

Có thể xác định khả năng chịu nén đúng tâm của cột theo công thức sau

[N] = Attfc (4.17)

Trong đó Att = minAn ; minA

IV.2.3 Xác định tiết diện cột đặc chịu nén đúng tâm
Giả thiết rằng đã có nội lực dọc N và các chiều dài tính toán lx , ly của cột, ta tiến hành việc
tính toán thiết kế thân cột nhƣ sau

IV.2.3.1 Chọn tiết diện cột


– Chọn dạng tiết diện
Tùy theo điều kiện cụ thể, chiều dài và nội lực dọc N của cột mà chọn dạng tiết diện nhƣ
thế nào cho phù hợp. Có thể tham khảo các dạng tiết diện nêu ở mục 1. Các bƣớc chọn tiết
diện cột tiếp theo sau đây đƣợc trình bày cho tiết diên cột dạng chữ H tổ hợp từ 3 bản thép,
các dạng khác cũng đƣợc tiến hành tƣơng tự.
– Xác định diện tích cần thiết của tiết diên cột

Từ công thức (4.7) có diện tích yêu cầu của tiết diện cột
N
Ayc  (4.18)
 f c

trong đó hệ số uốn dọc  đƣợc giả thiết trƣớc hoặc đƣợc xác định theo độ mảnh giả thiết
(gt): gt  []; Cột dài 5  6 m có thể lấy

gt = 100  120 khi N nhỏ, N  1500 kN;

gt = 70  100 khi N = 1500  3000kN;

gt = 50  70 khi cột có N = 3000  4000 kN;

gt = 40  50 khi N rất lớn, N  400kN.

111
– Xác định kích thƣớc tiết diện bản cánh và bản bụng (b, h, t f và tw)

Từ gt tính đƣợc bề rộng b và bề cao h yêu cầu của tiết diện
ly lx
byc  ; hyc  (4.19)
 y gt  x gt

trong đó: x, y – các hệ số để xác định gần đúng các bán kính quán tính của tiết diện (ix =
xh, iy = yb) lấy theo Bảng IV.4.

Theo yêu cầu cấu tạo có : h  b, thƣờng lấy h = (1  1,15) b ;

tf = 8  40 mm và tw = 6  16 mm.

Từ các yêu cầu nêu trên kết hợp với Ayc chọn ra kích thƣớc cụ thể của các bản cánh và bản
bụng cột.

IV.2.3.2 Kiểm tra tiết diện cột


Sau khi lựa chon tiết diện cột, cột cần đƣợc kiểm tra về bền khi trên thân cột có sự
giảm yếu tiết diện theo công thức (4.6), kiểm tra về ổn định tổng thể theo công thức (4.7),
kiểm tra về ổn định cục bộ các bản cánh bản bụng khi cột tổ hợp từ các bản thép theo các điều
kiện bởi công thức (4.12), (4.13) và kiểm tra yêu cầu về độ mảnh theo công thức (4.5).

Thông thƣờng, cột đặc chịu nén đúng tâm tiết diện chữ H có h  b, khi ly  lx (hoặc khi ly 
0,7lx đối với cột là một thép hình I phổ thông) chỉ cần tính toán kiểm tra ổn định tổng thể theo
trục y  y (trục vuông góc với cạnh b – bề rộng cánh) của tiết diện cột, vì theo phƣơng này có
y = max.

IV.2.3.3 Xác định tiết diện cột theo độ mảnh


Với cột có lực dọc N quá nhỏ, hay cột có chiều dài lớn mà lực N nhỏ, tiết diện đƣợc chọn
theo độ mảnh giới hạn [] (nếu chọn tiết diện theo lực dọc N nhƣ trên, thì khi kiểm tra cột về
độ mảnh theo công thức (4.5) sẽ không thỏa mãn). Việc xác định tiết diện của cột trong
trƣờng hợp này đƣợc tiến hành nhƣ sau:
Xác định diện tích tiết diện yêu cầu Ayc và các kích thƣớc byc, hyc vẫn dùng các công thức
(4.18), (4.19), nhƣng cho gt = [].

Từ Ayc, byc, hyc và các điều kiện ổn định cục bộ, các yêu cầu về cấu tạo (nhƣ đã nêu ở mục
a) chọn ra kích thƣớc b, h và bề dày tối thiểu cho các bản cánh, bản bụng của cột.

lx
Kích thƣớc tiết diện chọn đƣợc phải có A  Ayc, ix  ixyc, và iy  iyyc trong đó ixyc = ,
[ ]
ly
iyyc = .
[ ]

112
Bảng IV.5: Giá trị x, y (để xác định gần đúng bán kính quán tính ix = xh , iy = yb)

Tiết diện

x 0,42 0,49 0,40 0,58


y 0,24 0,32 0,32 0,32

Tiết diện

x 0,44 0,60 0,52 0,43


y 0,38 0,38 0,41 0,43

IV.2.3.4 Liên kết cánh và bụng cột


Liên kết cánh và bụng cột tổ hợp (Hình IV-2c, d, e, g) chịu lực cắt V của cột sinh ra do uốn
dọc hay các tác dụng ngẫu nhiên gây uốn. Nhƣng lực cắt này nhỏ không đáng kể. Do vậy liên
kết cánh và bụng cột chịu nén đúng tâm đƣợc lấy theo cấu tạo: với cột hàn, đƣờng hàn dài
suốt chiều dài cột và lấy hf = 6  8 mm.

IV.3 Cột rỗng chịu nén đúng tâm

IV.3.1 Cấu tạo thân cột


Thân cột rỗng cấu tạo bởi các nhánh đặt cách xa nhau, liên kết lại với nhau bởi những hệ
bụng rỗng là các thanh thép hình (thƣờng là thép góc) gọi là thanh bụng (hay thanh giằng,
thanh nối) hoặc các bản thép gọi là bản giằng (hay bản nối). Các nhánh của cột đƣợc làm bằng
thép hình chữ [ , I, thép góc, thép ống. Cột rỗng có các loại: hai nhánh (Hình IV-6a, b, c), ba
nhánh (Hình IV-6e) và bốn nhánh (Hình IV-6d).

113
Hình IV-6: Các dạng tiết diện cột rỗng

Cột rỗng có hệ thanh bụng (thanh giằng) gọi là cột rỗng thanh giằng, cột rỗng có các bản
giằng gọi là cột rỗng bản giằng.

Hình IV-7- Các dạng hệ bụng rỗng của cột.

a, b) hệ thanh bụng bằng một thép góc; c, d) hệ bản giằng


Cột rỗng hai nhánh có các nhánh là thép hình chữ [ thƣờng dùng cho cột nén đúng tâm có
tải trọng đến 3500 kN, khi tải trọng nén đúng tâm lớn (không thể dùng thép hình chữ [ ) dùng
nhánh là thép hình chữ I, tải trọng tối đa của cột loại này có thể đến 6000 kN. Tiết diện nhƣ
Hình IV-6b dùng cho cột rỗng đinh tán.

114
Cột rỗng ba nhánh, cột rỗng bốn nhánh có các nhánh bằng thép góc hoặc thép ống; chúng
thƣờng đƣợc dùng khi tiết diện của cột đƣợc quyết định bởi yêu cầu về độ mảnh, thƣờng là
cột có tải trọng không lớn mà chiều dài lại lớn.
Để dễ dàng bảo dƣỡng mặt trong, khe hở giữa các nhánh của cột rỗng không đƣợc bé hơn
100  150 mm.

Cột rỗng thanh giằng có độ cứng lớn hơn và khả năng chống xoắn tốt hơn cột rỗng bản
giằng. Cột rỗng bản giằng chế tạo đơn giản hơn và gọn đẹp hơn cột rỗng thanh giằng.
Cột rỗng bản giằng chỉ nên dùng khi khoảng cách các nhánh không lớn hơn 0,8 – 1 m, vì
với khoảng cách lớn bản giằng của cột sẽ nặng, tốn nhiều vật liệu mà độ cứng lại kém cột
rỗng thanh bụng.

Thanh bụng của cột rỗng thƣờng là một thép góc, cỡ nhỏ nhất là L405. Đối với cột nặng,
thanh bụng có thể là một thép hình chữ [ cỡ nhỏ.

Hệ thanh bụng của cột rỗng thƣờng bố trí theo sơ đồ tam giác có hoặc không có thanh
ngang (Hình IV-7a, b), khi khoảng cách các nhánh lớn có thể dùng sơ đồ chữ thập, sơ đồ hình
thoi. Góc  giữa trục thanh bụng xiên và trục của nhánh cột lựa chọn sao cho dễ cấu tạo nút
liên kết và tiết kiệm vật liệu. Thƣờng lấy:

 = 40o  45o khi hệ thanh bụng có thanh ngang;


 = 50o  60o khi hệ thanh bụng không có thanh ngang.
Để liên kết hệ thanh bụng vào nhánh không cần bản mã, cho phép trục các thanh bụng hội
tụ ở mép ngoài của nhánh, thậm chí ở phía ngoài mép này một chút.

Kích thƣớc tiết diện (bề dày tb , bề rộng db) của bản giằng trong cột rỗng có thể sơ bộ cấu
tạo nhƣ sau:

1 1 
tb = 6  12 mm ; tb =    db ;
 10 30 
1
tb ≥ bb ; db = (0.5  0,8) h ,
50
trong đó: h – bề rộng mặt rỗng của cột; bb – chiều dài của bản giằng.

Chiều dài bb của bản giằng phải đủ để trùm lên nhánh cột 40  50 mm khi dùng liên kết
hàn; khi dùng liên kết đinh tán phải đảm bảo đƣợc yêu cầu của liên kết đinh tán.

Để chống xoắn và giữ cho kích thƣớc tiết diện cột không bị thay đổi, dọc theo chiều dài cột
đặt các vách cứng cách nhau 3  4 m và ít nhất mỗi cột hoặc mỗi đoạn cột chuyên chở phải có
2 vách cứng, các vách cứng này có cấu tạo nhƣ Hình IV-8.

115
Hình IV-8: Vách cứng trong cột rỗng

IV.3.2 Sự làm việc của cột rỗng


Sự làm việc và khả năng ổn định tổng thể của cột rỗng cũng nhƣ cột đặt đƣợc xác định
theo phƣơng có max. Tùy thuộc vào cấu tạo cụ thể mà cột có max đối với trục chính x  x hay
y  y (Hình IV-6) của tiết diện. Ở cột rỗng hai nhánh (Hình IV-6a, b, c) trục chính y  y xuyên
qua bụng của hai nhánh gọi là trục thực, trục x – x nằm ở phần rỗng giữa hai nhánh gọi là trục
ảo.

Sau đây ta chỉ xét sự làm việc của cột rỗng hai nhánh, các cột rỗng ba nhánh bốn nhánh
cũng đã đƣợc nghiên cứu tƣơng tự và có các kết quả về độ mảnh theo trục ảo đƣợc chấp nhận
trong các mục sau.

IV.3.2.1 Sự làm việc của cột rỗng đối với trục thực (y  y)
Khi cột bị uốn dọc (bị cong do mất ổn định tổng thể) trong mặt phẳng chứa hai trục xz, tiết
diện cột bị xoay quanh trục thực (gọi tắt là cột bị uốn dọc quanh trục thực), trong các nhánh
có nội lực uốn và cắt còn trong các thanh bụng hoặc bản giằng hầu nhƣ không xuất hiện nội
lực và biến dạng. Nhƣ vậy, các bản giằng và các thanh bụng trong cột rỗng đƣợc xem nhƣ
không tham gia vào sự làm việc của cột đối với trục thực và cột làm việc nhƣ cột đặc.

ly
Độ mảnh của cột đối với trục thực y  y là: y = ;
iy

Với hai nhánh nhƣ nhau có diện tích A và mômen quán tính đối với trục y (Hình IV-6a)
của toàn tiết diện cột là:
A = 2Af , Iy = 2Iyo (4.20)
nên có bán kính quán tính của tiết diện cột là :

116
2 I yo I yo
iy =  = iyo ; (4.21)
2Af Af

Vậy khi cột rỗng có hai nhánh nhƣ nhau độ mảnh theo trục thực là
ly
y  (4.22)
i yo

ở đây Af , iyo , Iyo lần lƣợt là diện tích tiết diện nhánh, bán kính quán tính và mômen quán
tính của tiết diện nhánh đối với trục yo của nó (Hình IV-6a), trục yo trùng với trục y.

IV.3.2.2 Sự làm việc của cột rỗng đối với trục ảo (x  x)


Khi cột bị uốn dọc (bị cong do mất ổn định tổng thể) trong mặt phẳng chứa hai trục yz, tiết
diện cột bị xoay quanh trục ảo (gọi tắt là cột bị uốn dọc quanh trục ảo), phát sinh nội lực cắt
làm cho các nhánh bị trƣợt so với nhau. Các thanh bụng hay các bản giằng chống lại sự trƣợt
này, trong chúng xuất hiện nội lực và biến dạng. Đồng thời với biến dạng của các thanh bụng
hay các bản giằng, các nhánh có biến dạng trƣợt giữa chúng và dịch lại gần nhau hơn so với
khoảng cách ban đầu (C) nhƣ trên Hình IV-9 và Hình IV-10, trong đó Ct là khoảng cách thực
tế của hai nhánh khi cột bị uốn dọc quanh trục ảo. Do Ct < C, nên mômen quán tính khi cột bị
uốn dọc (Ixt) nhỏ hơn mômen quán tính ban đầu (Ix) và lực nén tới hạn Ncr thực tế nhỏ hơn
một lƣợng đáng kể so với tính toán không kể đến biến dạng của hệ bụng rỗng (tính theo Ix).
Do vậy, đối với cột rỗng không thể bỏ qua ảnh hƣởng của lực cắt khi xác định Ncr của cột theo
phƣơng trục ảo.

Lực nén tới hạn Ncr của cột rỗng theo phƣơng trục ảo x  x kể đến ảnh hƣởng của lực cắt
xác định nhƣ sau:
 2 EI x 1
Ncr =
l 2
 2 EI x
x
1  1
lx2

thay Ix = i x2 A , lx = xix vào công thức Ncr trên ta có:


 2 EA 1
Ncr =
x2  2 EA
1  1
x2
lx
trong đó: x  độ mảnh ban đầu của cột rỗng đối với trục ảo x  x, x = ;
ix

1 – góc trƣợt của tiết diện cột do lực cắt bằng 1 gây ra,

Đặt:
 1 2 EA
t  1  (4.23)
x2

117
t  hệ số kể đến ảnh hƣởng biến dạng của hệ bụng rỗng do lực cắt đến Nth và độ mảnh của
cột rỗng, t > 1 ;

 2 EA
thay t vào công thức Nth trên ta có Ncr = .
 t2 2x

Đặt 0 = tx (4.24)

0 là độ mảnh thực của cột rỗng khi bị uốn dọc theo trục ảo (x  x), gọi là độ mảnh tương
đương, thay 0 vào công thức Ncr trên ta đƣợc lực nén tới hạn và ứng suất pháp tới hạn của cột
có dạng nhƣ công thức Ơle (Euler)
 2 EA  2E
Ncr = ,  cr = .
20 20
Nhờ có các thanh bụng hay bản giằng liên kết các nhánh với nhau tạo nên một thể thống
nhất, các nhánh cùng nhau làm việc đối với trục ảo x  x và khi này cột có độ ứng lớn hơn
nhiều so với khi không có các thanh bụng hay bản giằng. Ta có thể dễ dàng nhận biết điều
này, xét cột rỗng 2 nhánh nhƣ nhau (Hình IV-6a, b, c) độ cứng của cột theo phƣơng vuông
góc với trục thực nhƣ sau: Khi cột không có thanh bụng hoặc bản giằng, độ cứng của toàn cột
đối với phƣơng này chỉ là E I xo = 2EIxo (Ixo là mômen quán tính của mỗi nhánh đối với trục
xo), còn khi cột có thanh bụng hoặc bản giằng, độ cứng của toàn cột đối với phƣơng này là
 Ct2 A f 

EIxt = 2E I xo   > 2EIxo. Qua đó cho thấy ƣu điểm nổi bật của cột rỗng là: tiết kiệm
 4 
 
vật liệu, tăng độ cứng, độ ổn định và khả năng chịu lực cho cột, có thể cấu tạo đƣợc cột có
khả năng làm việc theo hai phƣơng nhƣ nhau.

IV.3.2.3 Độ mảnh tương đương 0 của cột rỗng bản giằng


Khi cột rỗng bản giằng bị uốn dọc đối với phƣơng trục ảo, sự biến dạng của cột do lực cắt
đƣợc mô tả trên Hình IV-9. Để đơn giản cho việc xác định nội lực và biến dạng của bản giằng
và các nhánh cột do lực cắt gây ra, xem nhƣ điểm giữa chiều dài các đoạn nhánh và bản giằng
có mômen bằng không và coi là khớp.

Biến dạng của cột do lực cắt cũng nhƣ 0 của cột rỗng bản giằng phụ thuộc vào tỉ số độ
cứng đơn vị n của các đoạn nhánh cột và bản giằng.
I xoC
n (4.25)
Ib a

trong đó: Ixo – mômen quán tính của tiết diện nhánh đối với trục xo  xo của nó song song
với trục ảo x  x;
t b d b3
Ib – mômen quán tính của bản giằng, Ib = ;
12

118
C – khoảng cách trọng tâm hai nhánh cột;
a – khoảng cách tâm của các bản giằng.

Hình IV-9: Biến dạng của cột rỗng bản giằng khi uốn dọc a) biến dạng chung; b) biến dạng do lực
cắt

Góc trƣợt 1 do lực cắt bằng đơn vị (V = 1) đƣợc xác định theo sơ đồ tính ở hình 4.9c,d

1aa2a 1 1aC2a 1 a3 I C a3
= 4 2  (1  xo )  (1  n)
2 4 2 3 4 EI xo 2 2 2 3 2 2 EI b 24 EI xo Iba 24 EI b

 1 a 3 1  n  a 2 1  n  12 1  n 
1     .
a a 24 EI xo 24 i xo2 EA f 12 EA

a
trong đó: A = 2Af , 1  , a – xác định theo Hình IV-7,
i xo

ixo – bán kính quán tính của tiết diện nhánh tính với trục xo của nhánh song song với trục ảo
(x  x).

Thay 1 vào công thức (4.23) ta có


12 1  n   2 EA 12 1  n   2
t  1 . 2  1 . 2
12 EA x 12 x

 2 1  n  12 12
t  1   1  0,82(1  n) (4.26)
12 x2 x2

Thay (4.26) vào (4.24) đƣợc:

119
0  x2  0,82 12 (1  n) (4.27)

trong đó: 1 – độ mảnh của nhánh đối với trục xo , với chiều dài tính toán là a ;

n – tỷ lệ độ cứng đơn vị, xác định theo công thức 4.25.

Trƣờng hợp cột rỗng bản giằng bốn nhánh (Hình IV-6d), độ mảnh tƣơng đƣơng theo
phƣơng mảnh nhất đƣợc xác định theo công thức sau
0 = 2max  0,82  12 (1  n1 )  22 (1  n2 ) (4.28)

Trƣờng hợp cột rỗng bản giằng ba nhánh (tiết diện cột là tam giác đều) độ mảnh tƣơng
đƣơng theo phƣơng mảnh nhất là
0 = 2max  0,82 23 (1  3n3 ) , (4.29)

trong các công thức (4.28) và (4.29):

max – độ mảnh ban đầu lớn nhất trong hai độ mảnh x, y;

1, 2, 3 – độ mảnh của nhánh đối với trục 1, trục 2, trục 3 (xem hình 4.6), với chiều dài
tính toán là a.

n1, n2, n3 – xác định theo công thức (4.25), với việc thay Ixo của công thức này bằng I1,
I2, I3 là các mômen quán tính của tiết diện nhánh tính với trục 1, trục 2, trục 3 (các trục này
xem trên Hình IV-6).

1
Khi n  , biến dạng của bản giằng dƣới tác dụng của lực cắt rất nhỏ so với biến dạng của
5
 2 (1  n)
nhánh cột, ta xem bản giằng cứng vô cùng so với nhánh cột và gần đúng xem  1,
12
vậy trong trƣờng hợp này độ mảnh tƣơng đƣơng của cột rỗng bản giằng đƣợc xác định theo
công thức sau:

Với cột hai nhánh 0 = 2x  12 , (4.30)

Với cột rỗng bốn nhánh (theo phƣơng mảnh nhất)

0 = 2max  21  22 (4.31)

Với cột rỗng ba mặt nhƣ nhau (theo phƣơng mảnh nhất)

0 = 2max  1,3 23 (4.32)

trong các công thức (4.30), (4.31) và (4.32) :

x , max – nhƣ trong các công thức (4.27), (4.28) và (4.29);

1, 2, 3 – độ mảnh của nhánh, xác định với chiều dài tính toán của nhánh là lf (xem Hình
4-7, Hình IV-8).

120
IV.3.2.4 Độ mảnh tương đương 0 của cột rỗng thanh giằng
Khi bị uốn dọc, cột rỗng thanh giằng làm việc đƣợc xem nhƣ dàn phẳng có các mắt khớp,
biến dạng chung của cột nhƣ trên Hình IV-10a. Biến dạng do lực cắt của cột nhƣ trên Hình
IV-10b.

Hình IV-10: Biến dạng của cột rỗng thanh bụng khi bị uốn dọc

Nhƣ trên hình (Hình IV-10c) góc trƣợt 1 do lực cắt bằng đơn vị (V = 1) gây ra là
 
1   ,
a l d cos  sin 
 là biến dạng dọc trục của thanh bụng xiên do lực cắt bằng 1 gây ra cho cả hai mặt rỗng,

N bld
= ,
EAd 1

Nb là tổng lực dọc của các thanh bụng xiên ở hai mặt rỗng trên cùng một tiết diện cột do
lực cắt bằng 1 gây ra,

1
Nb = ,
sin 

1
Vậy ta có 1 = .
EAd 1 sin 2  cos 

Thay 1 vào công thức (4.23) ta đƣợc


 2A
t = 1 ,
2x Ad 1 sin 2  cos 

2
đặt 1 = ta có
sin 2  cos 

121
A
t  1  1 . (4.33)
Ad 1x2

trong đó Ad1 – tổng diện tích tiết diện của các thanh bụng xiên ở hai mặt rỗng của cột trên
cùng một tiết diện cột,
Ad1 = 2At (với hệ thanh bụng tam giác),

At – diện tích tiết diện của một thanh bụng xiên,

 – góc nghiêng của trục thanh bụng xiên với trục nhánh cột (xem Hình IV-8).
C a
Thay sin   , cos   vào công thức xác định 1 ở trên đƣợc
ld ld
2  2ld3 10ld3
1  2   (4.34)
sin  cos  C 2 a C 2 a
trong đó ld – chiều dài trục thanh bụng xiên (Hình IV-10c);
C, a – xác định theo hình (Hình IV-10c).

Hệ số 1 có thể xác định theo bảng 4.6 phụ thuộc vào góc nghiêng  của thanh bụng xiên
với nhánh cột.

Bảng IV.6: Hệ số 1 , 2 để tính 0

Góc  300 350 400 450 500 – 600

1 hoặc 2 45 37 31 28 26

Thay (4.33) vào (4.24) có độ mảnh tƣơng đƣơng của cột rỗng hai nhánh là
1 A
0 = 2x  (4.35)
Ad 1

Với cột rỗng bốn mặt 0 xác định theo công thức (4.36),
  
0 = 2max   1  2  A (4.36)
 Ad 1 Ad 2 

trong đó max – độ mảnh ban đầu lớn nhất trong hai độ mảnh ban đầu x, y;
Ad1 – tổng diện tích tiết diện của các thanh bụng xiên trên cùng một tiết diện cột, nằm trong
các mặt cột vuông góc với trục 1  1 (xem Hình IV-6);
Ad2 – nhƣ Ad1 nhƣng vuông góc với trục 2  2 (xem Hình IV-6);
1, 2 – xác định theo (4.33) hay bảng 4.5, trong đó 1 và 2 tƣơng ứng với các mặt vuông
góc với trục 1  1 và 2  2 (xem Hình IV-6).

Với cột rỗng ba mặt đều nhau 0 xác định theo công thức (4.37),

122
2 1 A
0 = 2max  (4.37)
3 Ad

trong đó max – độ mảnh ban đầu lớn nhất trong hai độ mảnh ban đầu x, y;
1 – xác định theo công thức (4.34) hay bảng 4.6, tƣơng ứng với một mặt cột;

Ad = At với hệ thanh bụng tam giác;


Ad = 2At với hệ thanh bụng chữ thập;

At – diện tích tiết diện của một thanh bụng xiên.

IV.3.3 Tính toán cột rỗng chịu nén đúng tâm

IV.3.3.1 Tính toán về bền


Cũng nhƣ cột đặc, khi trên các nhánh của cột rỗng chịu nén đúng tâm có giảm yếu tiết
diện, cột đƣợc tính toán kiểm tra về bền theo công thức (4.6):

N
=  fc ,
An

với cột có 2 nhánh nhƣ nhau An = 2Af.n , Af.n là diện tích tiết diện thực của nhánh cột (đã trừ
đi các phần giảm yếu).

IV.3.3.2 Tính toán về ổn định tổng thể


Về ổn định tổng thể, cột rỗng cũng tính toán kiểm tra theo công thức (4.7):

N
 fc ,
 min A

trong đó min xác định theo max = max{0 ; y}.

IV.3.3.3 Tính toán về ổn định cục bộ


Khi các nhánh cột đƣợc tổ hợp từ các thép bản hoặc làm bằng thép hình dập nguội thì
chúng cần đƣợc kiểm tra ổn định cục bộ nhƣ cột đặc chịu nén đúng tâm theo các công thức
(4.12) và (4.13).

IV.3.3.4 Các yêu cầu về độ mảnh của cột rỗng


Về độ mảnh, cột rỗng chịu nén đúng tâm cũng phải tuân theo công thức (4.5): max []
trong đó độ mảnh max = max{0 ; y}.

Để khả năng ổn định của cột rỗng không bị hạn chế bởi khả năng ổn định của từng nhánh
theo trục bản thân x0x0 của nó (trục song song với trục ảo của tiết diện cột), độ mảnh của các
nhánh cột (1) cần phải đảm bảo các điều kiện nhƣ sau

123
 với cột rỗng bản giằng 1  40 và 1 < y (4.38)

 với cột rỗng thanh giằng 1  80 và 1  y (4.39)

IV.3.3.5 Khả năng chịu nén đúng tâm của cột rỗng
Khả năng chịu nén đúng tâm của cột rỗng cũng đƣợc xác định theo các công thức từ (4.14)
đến (4.17), trong đó: An = 2Anh.n (với cột rỗng 2 nhánh nhƣ nhau), min xác định theo max =
max{0 ; y}.

IV.3.4 Xác định thân cột rỗng chịu nén đúng tâm
Xem nhƣ đã có nội lực dọc N và các chiều dài tính toán lx , ly của cột, ta tiến hành việc tính
toán thiết kế thân cột nhƣ sau

IV.3.4.1 Chọn tiết diện cột


Cột rỗng 2 nhánh là loại đƣợc sử dụng phổ thông hơn cả, thƣờng chọn 2 nhánh nhƣ nhau.
Việc chọn tiết diện loại này (xem Hình IV-6a,b,c) đƣợc tiến hành nhƣ sau:

* Xác định diện tích tiết diện của nhánh cột

Theo trục thực (y  y) cột làm việc giống nhƣ cột đặc, xác định đƣợc diện tích tiết diện
nhánh cột
N
Afyc  (4.40)
2 y f  c

trong đó: y đƣợc xác định theo độ mảnh giả thiết ygt (hoặc giả thiết trƣớc y);

Có thể chọn ygt = 40  90 , ygt ≤ [].

* Xác định bán kính quán tính yêu cầu đối với trục thực

Bán kính quán tính yêu cầu đối với trục thực (yy) của tiết diện cột xác định theo công
ly
thức sau: i yyc  (4.41)
 ygt

* Chọn nhánh cột và kiểm tra cột theo trục thực

Căn cứ vào Afyc, iyyc và bảng thép hình chọn ra thép hình làm nhánh cột sao cho thỏa mãn
điều kiện
N ly
 f c ;  y   [ ]
y A iy
trong đó: A = 2Af , Af là diện tích tiêt diện của nhánh cột đã chọn;

 y xác định theo y , tính theo tiết diện đã chọn;

iy = iyo , iyo là bán kính quán tính của tiết diện nhánh đã chọn theo trục y0 của nó, trùng với

124
trục y của tiết diện cột, xem Hình IV-6a.

* Xác định khoảng cách hai nhánh (C)

Căn cứ vào sự làm việc đối với trục ảo x  x và điều kiện hợp lý (theo công thức 4.4) 0 =
y ta có xyc của cột:

1
 Đối với cột rỗng bản giằng, sơ bộ coi n  nên có 0 theo công thức 4.38, và có
5

0 = 2x  12 = y,

vậy độ mảnh yêu cầu ban đầu của cột đối với trục ảo là
xyc  y2  12 (4.42)

trong đó giá trị 1 sơ bộ chọn trƣớc theo điều kiện bởi công thức (4.38)

 Đối với cột rỗng thanh giằng có

1 A
0 = 2x  = y ,suy ra:
Ad 1

1 A
xyc  y2  (4.43)
Ad 1

Để có 1 và Ad1 phải sơ bộ chọn trƣớc thép góc làm thanh bụng xiên và bố trí trƣớc sơ đồ
hệ thanh bụng theo cấu tạo nhƣ ở phần IV.3 mục 1.

Từ xyc xác định theo (4.41) hoặc (4.42) có bán kính quán tính yêu cầu theo trục ảo là ixyc =
lx
. Vậy khoảng cách yêu cầu của hai nhánh là
 xyc

C yc  2 ixyc
2
 ixo
2
(4.44)

trong đó: ixo – bán kính quán tính của nhánh đối với trục bản thân (xo  xo) song song với
trục ảo (x  x).

i xyc
Cũng có thể xác định vị trí hai nhánh là kích thƣớc h của tiết diện (Hình IV-6a) hyc = ,
x

hệ số x lấy theo bảng 4.5. Căn cứ vào Cyc (hoặc hyc) và các yêu cầu cấu tạo nhƣ khe hở
giữa hai nhánh, chọn ra đƣợc khoảng cách hai nhánh.

Sau khi chọn đƣợc nhánh và khoảng cách 2 nhánh, tiến hành xác định hệ bản giằng hoặc
hệ thanh bụng của cột theo mục b sau đây.

Khi đã có đầy đủ cấu tạo thân cột (tiết diện nhánh, khoảng cách 2 nhánh, kích thƣớc bản
giằng và khoảng cách các bản giằng hoặc tiết diện thanh bụng và sơ đồ bố trí hệ thanh bụng)

125
cần phải kiểm tra lại cột đã chọn theo IV.3 mục 3. Với cột rỗng bản giằng cần lƣu ý việc xác
1 1
định 0 phụ thuộc vào n  hay n > .
5 5

IV.3.4.2 Tính toán bản giằng và thanh bụng


Hệ thanh bụng và bản giằng của cột rỗng đƣợc tính toán với lực cắt sinh ra khi cột bị uốn
dọc quanh trục ảo. Lực cắt này xem nhƣ không đổi trên chiều dài cột, gọi là lực cắt qui ƣớc Vf
đƣợc xác định theo công thức:
 E N
V f  7,15  2330   106
 f   (4.45)

trong đó: N lực dọc tính toán của cột;

 – hệ số uốn dọc của cột xác định theo 0.

Lực cắt qui ƣớc có thể lấy theo công thức


Vf  Vf A (4.46)

trong đó: Vf tính bằng daN;

A – diện tích tiết diện nguyên của cột tính bằng cm 2;

V f lấy theo bảng 4.7.

Bảng IV.7: Giá trị V f để tính Vf

46/33
Thép có fu/fy kN/cm2 38/22 44/29 60/45 70/60 85/75
52/40

V f daN/cm2 20 30 40 50 60 70

Lực cắt qui ƣớc tác dụng trên một mặt rỗng của cột là Vs

Vs  nrV f (4.47)

nr = 0,5 với cột rỗng hai nhánh và bốn nhánh; nr = 0,8 với cột ba mặt rỗng nhƣ nhau.

Các bản giằng hoặc thanh bụng trên một mặt rỗng của cột chịu lực cắt Vs .
Tính toán bản giằng

 Chọn bản giằng và khoảng cách các bản giằng

Từ các yêu cầu cấu tạo bản giằng ở IV.3 mục 1 chọn ra kích thƣớc tiết diện của bản giằng db ,
tb .

126
Dựa vào chiều dài cột và các yêu cầu về độ mảnh của nhánh theo công thức (4.38) chọn ra
khoảng cách tâm các bản giằng a và chiều dài tính toán của nhánh lf (Hình IV4-7c, d).

 Tính nội lực trong bản giằng

Để xác định nội lực trong các bản giằng, xem các bản giằng và 2 nhánh cột nhƣ một khung
nhiều tầng 1 nhịp chịu biến dạng trƣợt do lực cắt quy ƣớc Vf gây ra.

Hình IV-11: Sơ đồ tính toán bản giằng

Biểu đồ mômen uốn trên các thanh của khung trong trƣờng hợp này là đƣờng bậc nhất,
điểm M = 0 đƣợc coi là các điểm giữa của các thanh, do vậy trên sơ đồ tính xem các điểm
giữa các thanh là khớp, xem Hình IV-9b,c. Trên một mặt rỗng nội lực trong các bản giằng do
lực cắt Vs gây ra đƣợc xác định theo sơ đồ ở Hình IV-11a. Từ các điều kiện cân bằng nội lực
ta có:

2Vs a Vs a
Mômen uốn lớn nhất trong bản giằng Mb  .  (4.48)
2 2 2

M b Vs a 2 Vs a
Lực cắt trong bản giằng Tb   .  (4.49)
C 2 2 C C

 Tính toán kiểm tra bản giằng và liên kết bản giằng với nhánh cột

Bản giằng đƣợc kiểm tra bền với Mb, Tb nhƣ cấu kiện chịu uốn với kích thƣớc tiết diện db ,
tb .

Liên kết giữa bản giằng và nhánh cột (đƣờng hàn góc hay đinh tán hoặc bu lông) đƣợc tính
toán với tác dụng đồng thời của Mb, Tb theo các công thức tƣơng ứng ở chƣơng 2.

Tính toán thanh bụng

 Chọn sơ đồ hệ thanh bụng

Tuỳ thuộc vào chiều dài cột, khoảng cách C yc đã tính của các nhánh cột, mà chọn sơ đồ hệ
thanh bụng của cột nhƣ đã nêu ở IV.3 mục 1 sao cho có góc nghiêng  giữa thanh bụng xiên
với nhánh cột hợp lý và thoả mãn các điều kiện theo công thức (4.39).

 Tính nội lực trong thanh bụng

Dƣới tác dụng của lực cắt qui ƣớc V s ở trên một mặt rỗng, nội lực dọc (Ntx) trong thanh

127
bụng xiên (đối với hệ thanh bụng tam giác xác định theo Hình IV-12c và đối với hệ thanh
bụng hình thoi xác định theo Hình IV-12b nhƣng không có thanh ngang) là:
Vs
Ntx  (4.50)
nt .sin 

trong đó: nt = 1 với hệ thanh bụng tam giác; nt = 2 với hệ thanh bụng hình thoi.

Hình IV-12: Sơ đồ tính toán thanh bụng xiên

Trƣờng hợp hệ thanh bụng chữ thập có thanh ngang, sơ đồ tính theo Hình IV-3a,b. Ở đây
lực dọc trong thanh xiên không chỉ theo (4.50) mà còn thêm một lƣợng lực dọc phụ Nd do nó
 d N f At
cùng chịu nén với nhánh, N d  , vậy toàn bộ lực dọc trong thanh xiên này là
Af

Vs  N A
Ntx   d f t (4.51)
2sin  Af

trong đó: Nf – lực dọc trong một nhánh cột;

ld a 2
d  3 , các kích thƣớc a, C, ld xem Hình IV-10c và Hình IV-12.
ld  2C 3

 Chọn tiết diện thanh bụng

Giả thiết trƣớc max của thanh bụng là gt  150, với gt xác định đƣợc min và có imin của
ld
thanh bụng là: iyc  imin  .
gt

Xác định diện tích tiết diện yêu cầu của thanh bụng xiên

Ntx
Atyc  (4.52)
min f  c

Căn cứ vào Atyc và iyc đã tính tra bảng thép góc chọn thép làm thanh bụng.
Các thanh bụng ngang dùng làm giảm chiều dài tính toán của nhánh cột trong cột rỗng chịu
nén đúng tâm thƣờng lấy nhƣ thanh bụng xiên.

128
 Tính toán kiểm tra thanh bụng

Thanh bụng xiên đƣợc tính toán nhƣ cấu kiện chịu nén đúng tâm

Ntx
  f c (4.53)
min At

ld
trong đó: min xác định theo max = của thanh bụng xiên; c = 0,75 là hệ số điều kiện
i min
làm việc (tính đến sự lệch tâm giữa trục thanh xiên và mặt liên kết) của thanh xiên bằng một
thép góc liên kết vào nhánh cột ở một cánh, với thép góc không đều cánh liên kết ở cánh bé.

 Liên kết thanh xiên vào nhánh

Thanh liên kết vào nhánh cột bằng đƣờng hàn góc, đinh tán hoặc bu lông. Các liên kết này
tính với Ntx theo các công thức tƣơng ứng ở chƣơng 2.

IV.4 Cột chịu nén lệch tâm

IV.4.1 Cấu tạo


Cột thép chịu nén lệch tâm, nén uốn cũng có cột đặc và cột rỗng. Hình thức tiết diện của nó
thƣờng có các dạng nhƣ Hình IV-13, có trục y là trục đối xứng của tiết diện.

Hình IV-13: Các dạng tiết diện cột nén lệch tâm
Cột nén lệch tâm thƣờng cấu tạo chỉ đặt lực nén lệch tâm theo một phƣơng, đó là lệch ra
ngoài trục x gây ra mômen uốn Mx. Mômen Mx nằm trong mặt phẳng đối xứng của tiết diện
chứa trục y và vuông góc với trục x.
Dạng tiết diện đối xứng nhƣ ở hình Hình IV-13a, b, e, g (có trục x trục y là 2 trục đối

129
xứng) dùng khi cột có mômen uốn không lớn hay khi cột có các cặp nội lực nguy hiểm N1, M1
và N2, M2 (M1 ngƣợc dấu M2 ) đối xứng hoặc gần đối xứng qua trục x (hoặc trục y). Để đơn
giản cho việc chế tạo cũng có thể dùng tiết diện đối xứng, khi đó cần quan tâm đến yêu cầu
kinh tế của cấu kiện.

Khi cột có mômen uốn không đổi dấu với giá trị lớn hoặc khi có các cặp nội lực nguy hiểm
(N1, M1 và N2, M2; M1 ngƣợc dấu M2) chênh nhau nhiều, dùng tiết diện không đối xứng (Hình
IV-13c, d, h, i).
Do cột chịu Mx và để đảm bảo độ cứng trong mặt phẳng uốn nên chiều cao h của tiết diện
(cạnh song song với mặt phẳng uốn) thƣờng đƣợc chọn dựa theo chiều dài cột (lc) nhƣ sau:
1 1 
h   lc với cột rỗng ,
 8 14 

1 1
h     lc với cột đặc.
 10 15 

Để đảm bảo độ cứng cho cột theo phƣơng vuông góc với mặt phẳng uốn, bề rộng b của tiết
 1 1 
diện lấy là b = (0,3  0,5)h và b =    lc .
 20 30 

Khi cột tồn tại sự lệch tâm của lực dọc ở cả 2 phƣơng, cột chịu uốn ở hai mặt phẳng chứa 2
trục chính của tiết diện cột với các mômen Mx, My . Trƣờng hợp này, thƣờng tiết diện cột
đƣợc bố trí sao cho mômen uốn lớn hơn (Mx) ở mặt phẳng vuông góc với trục x (uốn quanh
trục x, trục vuông góc với bề cao h của tiết diện) và mômen uốn nhỏ hơn (My) ở mặt phẳng
vuông góc với trục y (uốn quanh trục y, trục vuông góc với bề rộng b của tiết diện).

Nhìn chung cột nén lệch tâm, nén uốn có lực cắt lớn nên bụng của cột rỗng thƣờng dùng là
hệ thanh bụng có các sơ đồ và cấu tạo nhƣ cột nén đúng tâm. Trƣờng hợp bản giằng chỉ dùng
khi cột có lực cắt thực tế nhỏ hơn lực cắt quy ƣớc V f. Bản giằng cũng cấu tạo nhƣ cột nén
đúng tâm, bản giằng có thể làm bằng thép hình chữ [ khi nội lực uốn Mb của nó lớn.

Dọc theo chiều dài cột cũng đặt các vách cứng nhƣ cột nén đúng tâm.

IV.4.2 Tính toán cột đặc chịu nén lệch tâm

IV.4.2.1 Tính toán về bền


Trong thực tế, việc mất khả năng chịu lực của cột về bền có thể xảy ra khi tiết diện nguy
hiểm của cột có sự giảm yếu lớn hoặc khi độ lệch tâm tính đổi me > 20 bất kể cột có bị giảm
yếu tiết diện hay không.

me   m (4.54)

trong đó: m – độ lệch tâm tƣơng đối,

130
e  M  A 
m    (4.55)
  N   Wc 

 – hệ số kể đến ảnh hƣởng của hình dạng tiết diện đến sự phát triển biến dạng dẻo (so
với tiết diện chữ nhật,  = 1) lấy theo bảng II.4 phụ lục II;
Wc – xác định với thớ chịu nén lớn nhất của tiết diện.

Điều kiện bền của cột là

N M M
 x y  y x  f c (4.56)
An I nx I ny

trong đó: N, Mx, My – trị số của lực dọc và các mômen uốn tính toán của cột trong cùng
một tổ hợp tải trọng;
Mx – mômen uốn trong mặt phẳng vuông góc với trục x;

My – mômen uốn trong mặt phẳng vuông góc với trục y;

y, x – tọa độ điểm kiểm tra trên tiết diện cột đối với các trục chính của nó. Các điểm kiểm
tra ứng suất pháp thƣờng nằm trên các biên của tiết diện;
An, Inx, Iny – diện tích thu hẹp của tiết diện và các mômen quán tính đối với trục x , trục y của
tiết diện thu hẹp.

Khi cột không chịu trực tiếp tải trọng động, có   0,5fv và thép làm cột có giới hạn chảy fy
 5300 daN/cm2 và N/(Anf) > 0,1 cho phép kể đến sự phát triển biến dạng dẻo theo điều kiện
bền sau:
n
 N 
c
Mx My
    1 (4.57)
 An f  cx f  cWnx min c y fWny min c

trong đó: Wnx min, Wny min – mômen chống uốn nhỏ nhất của tiết diện thu hẹp đối với trục x,
trục y; nc, cx, cy – các hệ số phụ thuộc vào hình dạng của tiết diện, lấy theo bảng Bảng IV.8.

N
Khi  0,1 thì công thức 4.56 chỉ đƣợc dùng khi bản cánh đảm bảo điều kiện ổn định
An f
cục bộ nhƣ bản cánh nén của dầm (xem chƣơng 3 hoặc theo tiêu chuẩn thiết kế kết cấu thép
TCXDVN 338:2005).
Bảng IV.8: Hệ số nc, cx, cy trong công thức 4.57

Loại nc khi
tiết Hình dạng tiết diện Af/Aw c1 (cx) cy
diện My = 0 My  0

131
0,25 1,19

0,5 1,12
1 1,47 1,5 1,5
1,0 1,07

2,0 1,04

0,5 1,40

2 1,0 1,28 1,47 2 1,5

2,0 1,18

0,25 1,19 1,07

0,5 1,12 1,12


3 1,5 1,5
1,0 1,07 1,19

2,0 1,04 1,26

0,5 1,40 1,12

4 1,0 1,28 1,20 2,0 1,5

2,0 1,18 1,31

a) 2,0 a) 2,0
5 - 1,47 1,47
b) 3,0 b) 3,0

0,25 1,04

0,5 1,07
6 1,47 3,0 1,5
1,0 1,12

2,0 1,19

7 - 1,26 1,26 1,5 1,5

a) 3,0
8 - 1,60 1,47 1,5
b) 1,0

132
0,5 1,07
a) 3,0
9 1,0 1,60 1,12 1,5
b) 1,0
2,0 1,19

Chú thích: Khi Af/Aw có giá trị trung gian cho phép nội suy tuyến tính

IV.4.2.2 Tính toán về ổn định tổng thể


Khác với cột nén đúng tâm, ổn định tổng thể của cột nén lệch tâm, nén uốn, ngoài ảnh
hƣởng về độ mảnh của cột, còn chịu ảnh hƣởng của mômen uốn và hình dạng của tiết diện
cột. Ổn định tổng thể của cột nén lệch tâm, nén uốn đƣợc tính toán theo cả hai mặt phẳng
chứa hai trục chính của tiết diện, trong đó ở một hoặc cả hai mặt phẳng này chứa mômen uốn
của cột (Mx hoặc Mx và My). Các trƣờng hợp này đƣợc tính toán nhƣ sau:

– Trường hợp cột chịu N và Mx nằm trong mặt phẳng đối xứng của tiết diện cột:
Ổn định tổng thể của cột trong mặt phẳng uốn (tính toán đối với trục
x) đƣợc kiểm tra theo thanh nén lệch tâm nhƣ đã nêu ở chƣơng 1 theo công thức sau:

N
 fc (4.58)
e A

trong đó: e – xác định theo bảng II.2 phụ lục II, phụ thuộc vào độ mảnh qui ƣớc  x và
độ lệch tâm tính đổi me của cột,
f
x  x (4.59)
E

me xác định theo công thức (4.54) trong đó m xác định theo công thức (4.55) với việc thay M,
Wc là Mx , Wx.

Giá trị Mx để xác định me phải cùng tổ hợp tải trọng với N và lấy nhƣ sau:

+ với cột dạng công xôn là giá trị mômen ở ngàm nhƣng không nhỏ hơn mômen ở tiết
diện cách ngàm một phần ba chiều dài cột;

+ với cột tiết diện không đổi của khung, là mômen lớn nhất trên chiều dài cột;

+ với cột bậc, là mômen lớn nhất trên đoạn cột có tiết diện không đổi.
Ổn định tổng thể của cột trong mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng uốn (tính toán đối với
trục y) đƣợc kiểm tra tƣơng tự nhƣ thanh nén đúng tâm, có kể đến ảnh hƣởng của mômen uốn
(xem chƣơng 1) theo công thức sau

N
 fc (4.60)
c y A

trong đó: y – hệ số uốn dọc đối với trục y của tiết diện cột, xác định theo (4.8), (4.9),

133
ly
(4.10) hoặc tra bảng phụ thuộc vào y = và f;
iy

c – hệ số kể đến ảnh hƣởng của mômen uốn (Mx) và hình dạng tiết diện đối với độ ổn định
của cột theo phƣơng vuông góc với mặt phẳng uốn, xác định nhƣ sau:


+ khi mx  5, c = , (4.61)
1  m x

 và  là các hệ số xác định theo Bảng IV.11

1
+ khi mx  10, c = , (4.62)
m x y
1
b

b lấy nhƣ đối với dầm (xem chƣơng 3), với cánh nén có từ hai điểm cố kết trở lên. Trƣờng
hợp tiết diện kín b = 1,0.

+ khi 5 < mx < 10: c = c5(2  0,2mx) + c10(0,2mx  1);

c5 xác định theo (4.61) với mx = 5;

c10 xác định theo (4.62) với mx = 10.

Độ lệch tâm tƣơng đối mx xác định theo công thức (4.55) với giá trị mômen uốn Mx cùng
tổ hợp tải trọng với mômen tính toán trong các công thức (4.56), (4.58) lấy nhƣ sau:
+ Với cột chân và đầu có liên kết không cho chuyển vị vuông góc với mặt phẳng uốn, Mx
là mômen lớn nhất trong đoạn một phần ba giữa của chiều dài cột, nhƣng không nhỏ hơn một
nửa mômen lớn nhất trên cột.

+ Với cột dạng công xôn, Mx là mômen ở ngàm nhƣng không nhỏ hơn mômen tại tiết diện
cách ngàm một phần ba chiều dài cột.

E
Khi y > c = 3,14 (c là độ mảnh nhỏ nhất mà cột nén đúng tâm khi mất ổn định có
f
ứng suất trong giai đoạn đàn hồi) hệ số c lấy nhƣ sau:
+ Với cột tiết diện kín: c = 1

+ Với cột tiết diện chữ I có 2 trục đối xứng: c  cmax

2
cmax = (4.63)
2
 
1   1   2  16  M x
  Nhc 

trong đó:

134
4 It 2
= ,   2  0,156 y ,
 Ahc2

Ix  Iy
 2
, It = 0,433bi t i3 ,
Ah c

bi và ti  bề rộng và bề dày các bản (cánh, bụng) của tiết diện,

hc  khoảng cách của tâm tiết diện 2 bản cánh.

+ Với tiết diện chữ T và chữ I có một trục đối xứng hệ số c lấy không vƣợt quá cmax theo
công thức D.9 phụ lục D trong tiêu chuẩn thiết kế kết cấu thép TCXDVN 338:2005.

Đối với các cột có Ix > Iy nhƣng trục y không là trục đói xứng của tiết diện, giá trị tính toán
của mx đƣợc tăng lên 25%.
– Trường hơp cột chịu N và My nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục y có độ cứng
chống uốn nhỏ (Iy < Ix), việc tính toán ổn định tổng thể của cột trong mặt phẳng uốn (tính theo
trục y) vẫn theo công thức (4.58) trong đó thay việc tính toán theo trục x trong công thức
thành trục y. Còn việc tính toán theo phƣơng vuông góc với mặt phẳng uốn (tính toán theo
trục x) chỉ phải thực hiện khi x > y, lúc này cột đƣợc tính nhƣ thanh chịu nén đúng tâm bỏ
qua ảnh hƣởng của My.

N
 fc (4.64)
x A

trong đó x – hệ số uốn dọc tra bảng theo x hoặc tính theo (4.7), (4.8), (4.9).

– Trường hợp cột đặc chịu nén uốn trong 2 mặt phẳng chính (N, Mx , My), khi mặt phẳng
đối xứng là mặt phẳng có độ cứng lớn nhất (Ix > Iy), thì cột đƣợc kiểm tra ổn định theo công
thức:

N
 fc, (4.65)
 e. xy A

trong đó: 
 e. xy   e. y 0,63 c  0,44 c ,  (4.66)

e.y xác định nhƣ e trong đó thay m và  x tƣơng ứng bằng

MyA f
my = và  y   y ,
NW y E

c xác định theo công thức nhƣ đã nêu khi tính công thức 4.60.

Khi tính độ lệch tâm tính đổi me.y = my đối với tiết diện chữ I có 2 cánh không giống
nhau, hệ số  lấy nhƣ đối với tiết diện loại 8 trong trong bảng II.4 phụ lục II.

Nếu me.y < mx thì ngoài việc kiểm tra theo công thức 4.64 còn phải kiểm tra theo các công

135
thức 4.58 và 4.60 xem nhƣ ey = 0.

Nếu x > y thì ngoài việc kiểm tra theo công thức 4.64 cần phải kiểm tra thêm theo công
thức 4.58 xem nhƣ ey = 0.
Bảng IV.9: Hệ số  và  trong công thức (4.61)

Hệ số ,  khi Tiết diện hở dạng chữ I và chữ T Tiết diện kín

mx  1 0,7 1  0,3 I2/I1 0,6


 1 < mx  0,65 + 0,05 mx 1 – (0,35 – 0,05mx) 0,55 + 0,05 mx
5 I2/I1

y  c 1 1 1


y > c c / y 1  1  c / y  c / y

(2I2/I1  1)
khi I2/I1 < 0,5,  = 1

Chú thích: Các ký hiệu I1, I2 là các mômen quán tính của cánh lớn và nhỏ đối với trục đối
xứng của tiết diện (y – y). c là giá trị của y khi y = c = 3,14 E / f .

Các giá trị ,  của cột rỗng có các thanh bụng hoặc bản giằng đƣợc lấy nhƣ tiết diện kín nếu
trên chiều dài cột có không ít hơn hai vách cứng trung gian. Trƣờng hợp ngƣợc lại dùng các
hệ qui định đối với tiết diện hở chữ I.

IV.4.2.3 Tính toán về ổn định cục bộ


Nhƣ dầm và cột đặc chịu nén đúng tâm, cột đặc chịu nén lệch tâm, nén – uốn đƣợc tạo nên
từ các bản thép hoặc từ thép hình dập nguội, các bản thép này có thể bị mất ổn định cục bộ
khi cột chịu tải trọng. Cùng quan điểm nhƣ dầm và cột nén đúng tâm, các bản thép ở đây phải
có cấu tạo sao cho không bị mất ổn định cục bộ trƣớc khi mất khả năng chịu lực về ổn định
tổng thể hay về bền. Với nguyên tắc nhƣ vậy, xác lập đƣợc các điều kiện ổn định cục bộ của
cột đặc chịu nén lệch tâm, nén uốn nhƣ sau:

Các điều kiện ổn định cục bộ của bản cánh:


Bản cánh phải đảm bảo điều kiện ổn định cục bộ theo công thức (4.13), với độ mảnh giới
hạn của bản cánh [bo/tf] xác định nhƣ sau:

– Đối với cột có tiết diện không là hình hộp, [bo/tf] phụ thuộc vào  và xác định nhƣ cột

136
nén đúng tâm theo Bảng IV.4.

– Đối với cột có tiết diện hình hộp, [bo/tf] ngoài  còn phụ thuộc vào độ lệch tâm tƣơng
đối m, đƣợc xác định xác định cụ thể là:
+ Khi m ≤ 0,3 giá trị của [bo/tf] lấy nhƣ là bản bụng của tiết diện hình hộp, Bảng IV.4;

+ Khi m ≥ 1,0 và  ≤ 2 + 0,04m : [b0/tf] = E f ;

+ Khi m ≥ 1,0 và  > 2 + 0,04m : [b0/tf] = (0,4 + 0,3  )(1 – 0,01m) E f

+ Khi 0,3 < m < 1,0 giá trị của [bo/tf] đƣợc nội suy tuyến tính theo các giá trị tƣơng ứng
với m = 0,3 và m = 1.

– Đối với cột đƣợc chọn tiết diện theo độ mảnh giới hạn, thì giá trị độ mảnh giới hạn của
bản cánh [bo/tf] đƣợc nhân với hệ số f m  nhƣng không lớn hơn 1,25 , trong đó: ú = N/A
và ửm là giá trị nhỏ nhất trong các giá trị của ử e, ửe.xy, cử (các hệ số ửe , cử, ửe.xy xem trong các
công thức (4.58), (4.60) và (4.65)).

Các điều kiện ổn định cục bộ của bản bụng


Bản bụng đƣợc kiểm tra ổn định cục bộ theo công thức (4.12), với độ mảnh giới hạn của
bản bụng [hw/tw] là:

– Đối với cột tiết diện chữ H hay hình hộp có mômen uốn trong mặt phẳng có độ cứng lớn
nhất (Ix > Iy) và khả năng chịu lực của cột đƣợc quyết định bởi điều kiện ổn định tổng thể
trong mặt phẳng uốn theo công thức 4.58 (hoặc 4.65), độ mảnh giới hạn của bản bụng [hw/tw]
lấy theo

Bảng IV.12 phụ thuộc vào m và .

– Đối với cột tiết diện chữ H hay hình hộp có mômen uốn trong mặt phẳng có độ cứng lớn
nhất (Ix > Iy) và khả năng chịu lực của cột đƣợc quyết định bởi điều kiện ổn định tổng thể
ngoài mặt phẳng uốn theo công thức 4.60, độ mảnh giới hạn của bản bụng [hw/tw] ngoài sự
phụ thuộc vào độ mảnh, vật liệu, hình dáng tiết diện nhƣ cột nén đúng tâm và độ lệch tâm
tƣơng đối m, còn phụ thuộc vào và hệ số  kể đến trạng thái ứng suất pháp trên bản bụng
không đều do mômen uốn (Mx),
  1
= (4.67)

N Mx N Mx
trong đó: =  y ; 1   y1 ,
A Ix A Ix

y là khoảng cách từ trục x đến thớ chịu nén nhiều nhất của bản bụng, y1 là khoảng cách
từ trục x đến thớ xa nhất của bản bụng chịu kéo do Mx.

Trƣờng hợp này [hw/tw] đƣợc xác định theo  nhƣ sau:
137
h 
+ với   0,5 lấy  w  theo
 tw 

Bảng IV.12;

+ với   1

 hw  2  1E E
  = 4,35
 tw   2     2  4 2   3,8
f
(4.68)

 V
trong đó:  = 1,4(2  1) ;  (ứng suất tiếp trung bình ở tiết diện đang khảo sát);
 hw t w
V – lực cắt;  – ứng suất pháp trong công thức (4.68).

h 
+ Với 0,5 <  < 1 xác định  w  bằng cách nội suy tuyến tính giữa các giá trị tính đƣợc
 tw 
khi  = 0,5 và  = 1.

h 
Đối với cột đƣợc chọn tiết diện theo độ mảnh giới hạn [] giá trị của  w  cho phép tăng
 tw 
fA
lên m lần, nhƣng không quá 1,25 lần, trong đó m = e.
N

Khi cột có khả năng chịu lực đƣợc xác định do điều kiện ổn định tổng thể trong mặt phẳng
hw
uốn theo các công thức (4.58) và (4.65), cho phép lấy tỉ số lớn hơn giá trị ở
tw

Bảng IV.12 và trong tính toán cột theo (4.58), (4.60) và (4.65) diện tích tiết diện A chỉ lấy
nhƣ sau:

h 
A= A f  2C1t w , C1 = 0,85tw  w 
 tw 

trong đó: A f tổng diện tích tiết diện nguyên của hai cánh;
C1 – bề rộng của phần bản bụng giáp với bản cánh đƣợc đƣa vào tính toán (Hình IV-5b). Độ
mảnh  của cột vẫn xác định với toàn bộ tiết diện cột.

hw E
Khi  2,3 , bụng cột cần gia cƣờng bằng các sƣờn ngang nhƣ bụng cột đặc chịu
tw f
nén đúng tâm.

138
Bảng IV.10: Độ mảnh giới hạn của bản bụng cột chịu nén lệch tâm

Độ lệch
Loại tiết Giá trị  hw 
tâm tƣơng Giá trị giới hạn   của bản bụng
diện cột 1  tw 
đối

m=0 Lấy theo bảng 4.3

Chữ I, 1 < 2 (1,3 + 0,15 12 ) E/ f


m1 Hình
hộp
1  2 (1,2 + 0,35 1 ) E / f , nhƣng không lớn hơn
3,1 E/ f

Ghi chú: – 1 là độ mảnh quy ƣớc khi tính toán ổn định trong mặt phẳng tác dụng của
mômen;

– Tiết diện hộp là các tiết diện kín (tổ hợp, uốn cong dạng chữ nhật hay vuông);

– Đối với tiết diện hình hộp, khi m > 0, giá trị của [hw/tw] lấy cho bản bụng nằm song
song với mặt phẳng tác dụng của mômen;

– Khi 0 < m <1 giá trị của [hw/tw] đƣợc nội suy tuyến tính theo các giá trị ứng với m = 0
và m = 1.

IV.4.3 Xác định tiết diện cột đặc chịu nén lệch tâm, nén uốn

IV.4.3.1 Chọn dạng tiết diện cột


Dạng tiết diện cột thƣờng đƣợc chọn là dạng chữ H đối xứng hoặc không đối xứng nhƣ ở
trên.

Chọn dạng đối xứng (nhƣ Hình IV-13a,b) khi cột có M nhỏ hoặc khi cột chịu các mômen
đổi dấu có trị số chênh nhau không lớn. Dạng tiết diện đối xứng cho việc gia công chế tạo có
phần đơn giản hơn.

Chọn dạng không đối xứng (nhƣ Hình IV-13c,d) khi dọc theo chiều dài cột luôn chịu
mômen uốn về một phía hoặc khi cột chịu các mômen đổi dấu có trị số chênh lệch lớn.

IV.4.3.2 Xác định tiết diện cột


Xét cho dạng tiết diện chữ H đối xứng và cột chỉ chịu uốn trọng một mặt phẳng có độ cứng
chống uốn lớn (Mx). Xem nhƣ đã có lx, ly và cặp nội nguy hiểm nhất cho cột là N và Mx.

 Chọn bề cao (h) và bề rộng (b) tiết diện

Để đảm bảo yêu cầu về độ cứng của cột, nhƣ đã nêu ở Đ4.4 mục 1 bề cao (h) và bề rộng
(b) của tiết diên cột đƣợc sơ bộ chọn theo chiều dài cột lc là:

139
 1 1   1 1 
h=    lc , b =    l c và b = (0,3  0,5) h .
 10 15   20 30 

 Xác định diện tích tiết diện cột

+ Từ công thức 4.24 ta có diện tích tiết diện yêu cầu của cột là:

N
Ayc  (4.69)
 e f c

lx e Mx
trong đó: e xác định theo x = và mx =  x   ;
ix x x N

ix = xh ,x lấy theo bảng IV.5; sơ bộ lấy và x gần đúng nhƣ sau:  = 1,25 và x =
(0,350,45) h.

N Mx
+ Theo công thức tính gần đúng của Iasinky   f c , có diện tích tiết diện yêu
A Wx
cầu của cột là:

N  1 MxA N  1 Mx 
Ayc =        ,
f c   NWx  f c    x N 

sơ bộ lấy  = 0,8 và x nhƣ trên , ta có

 M 
1,25  2,2  2,8 x 
N
Ayc = (4.70)
f c  hN 

 Chọn các bề dày bản cánh (tf), bản bụng (t w)

Từ các yêu cầu cấu tạo sơ bộ chọn bề dày bản bụng và bản cánh theo các yêu cầu sau:

1 1 f
tf  (  ) b trong đó đơn vị của f là kN/cm2 ;
28 35 21

1 1
tw  (  )h , tf  tw , tf  60 mm, tw  8 mm.
60 120
Với Ayc xác định theo công thức 4.69 hoặc 4.70 và các yêu cầu về h, b, tw , tf nêu trên chọn
ra các kích thƣớc hợp lý cho tiết diện cột.

Tiết diện cột đã chọn phải kiểm tra lại theo các điều kiện chịu lực về bền, về ổn định tổng
thể, ổn định cục bộ, nhƣ đã trình bày ở trên. Cột đã chọn phải đảm bảo điều kiện giới hạn về
độ mảnh theo công thức 4.5.

IV.5 Cấu tạo và tính toán các chi tiết của cột

IV.5.1 Đầu cột và liên kết xà ngang vào cột


Liên kết cột với xà ngang (dầm, dàn) cần đƣợc thực hiện đảm bảo sơ đồ tính là liên kết
140
cứng hoặc khớp. Có hai hình thức liên kết là xà ngang đặt trên đỉnh cột (Hình IV-14) và xà
ngang liên kết vào bên cạnh cột (Hình IV-15).

IV.5.1.1 Xà ngang đặt trên đỉnh cột


Hình thức liên kết này dùng cho sơ đồ liên kết khớp và thƣờng có cấu tạo nhƣ Hình IV-14.
Cấu tạo này thực hiện sự truyền tải từ sƣờn gối tựa của xà ngang xuyên qua bản mũ cột 2
xuống thẳng các bản thép của thân cột ngay dƣới sƣờn đầu dầm, không gây cho bản mũ cột bị
uốn (Hình IV-14c, g).

Hình IV-14: Đầu cột

Bề dày của các bản bụng (tw), bản cánh (tf), sƣờn gia cƣờng (ts) ở đầu cột nằm dƣới các
sƣờn gối tựa của xà ngang đƣợc lấy theo điều kiện ép mặt:

N
t (4.71)
Zf c

trong đó: t – bề dày bản bụng (t w), bản cánh (t f), sƣờn gia cƣờng (t s)

N – lực nén tính toán từ xà ngang truyền vào;


Z – bề rộng diện tích ép mặt, Z = b + 2t2;
b – bề rộng sƣờn gối tựa của xà ngang;

141
t2 – bề dày bản mũ cột.

Khi sƣờn gối tựa của các xà ngang truyền tải xuống bụng cột (bụng nhánh cột) mà bề dày
bản bụng tw không đảm bảo điều kiện theo công thức (4.71) thì tăng tw của một phần bản bụng
trên cùng dài lb  0,6 hw (Hình IV-14b), hoặc tăng cƣờng bằng các bản ốp 1 (Hình IV-14a)
rộng bằng Z, dài l1  0,6hw , hw là chiều cao tiết diện bản bụng. Bề dày của bản ốp này lấy sao
cho tổng chiều dày của chúng và bản bụng thỏa mãn điều kiện theo công thức (4.71) và sao
cho bản ốp không bị mất ổn định. Chiều cao hf của đƣờng hàn góc liên kết các bản ốp với bản
bụng đƣợc tính toán với lực :

2 NAem1
N1 = (4.72)
2 Aem1  Aemb

trong đó: Aemb – diện tích chịu ép mặt của bản bụng, Aemb = Ztw;
Aem1 – diện tích ép mặt của bản ốp, Aem1 = Zt1;

t1, tw – bề dày của bản ốp, bản bụng.


Bề rộng của các sƣờn gia cƣờng 3 (Hình IV-14d, e) nằm dƣới sƣờn gối tựa của xà ngang
lấy không nhỏ hơn bề rộng sƣờn gối tựa của xà ngang. Chiều dài ls của các sƣờn này đƣợc xác
NZ N
định từ liên kết hàn góc giữa sƣờn với cột chịu uốn Ms = và cắt Vs = và ls  0,6 hw ,
8 2
hw là bề cao tiết diện bản bụng liên kết với sƣờn, đồng thời ls  85fhf , hf là chiều cao tiết diện
đƣờng hàn góc liên kết sƣờn vào bản bụng. bề dày ts của sƣờn xác định theo (4.71) và điều
f
kiện ts  2bs , bs là bề rộng của sƣờn. Bề dày sƣờn thƣờng là ts = 14  20 mm.
E

Khi bản bụng có bề dày nhỏ mà các sƣờn gia cƣờng lại chịu phản lực xà ngang lớn thì bản
bụng có thể bị phá hoại về cắt trên hai mặt liên kết các sƣờn gia cƣờng. Do vậy bản bụng cột
(bụng nhánh cột) ở đây cần kiểm tra theo công thức

N
=  fv (4.73)
2l s t w

trong đó: 2 – số mặt cắt; tw – bề dày bản bụng;


ls – chiều dài mặt cắt, bằng chiều dài sƣờn gia cƣờng.

Trong các cột tiết diện chữ H tổ hợp, các đƣờng hàn góc liên kết cánh với bụng cột ở đoạn
giáp với mũ cột dài la  85fhf đƣợc kiểm tra, xem nhƣ chúng chịu nội lực N của cột. Với các
cột có liên kết cánh với bụng chỉ hàn một phía thì ở đoạn này phải hàn cả hai phía.

Các vách cứng đầu cột rỗng nhƣ Hình IV-14d đƣợc cấu tạo và tính toán nhƣ một dầm tiết
diện chữ I. Chiều cao dầm lấy không nhỏ hơn chiều dài sƣờn gia cƣờng đỡ xà ngang ls. Liên
kết hàn góc giữa bụng dầm với nhánh cột đƣợc tính theo nội lực cắt của dầm do N gây ra.
Cấu tạo truyền lực qua ép mặt giữa mũ cột và thân cột hay sƣờn đứng gia cƣờng đầu cột

142
đƣợc sử dụng rộng rãi. Ở đây phải đảm bảo tiếp xúc toàn diện giữa mũ cột với thân cột và
sƣờn đứng gia cƣờng đầu cột, chủ yếu là diện truyền tải ép mặt từ mũ cột vào thân cột hay
sƣờn đứng gia cƣờng, bề rộng của diện truyền tải này là Z = b + 2t2. Bề mặt tiếp xúc phải
đƣợc bào nhẵn và phẳng. Khi này các đƣờng hàn góc liên kết mũ cột với thân cột và sƣờn gia
cƣờng có chiều cao lấy theo cấu tạo hfmin.

Khi mặt tiếp xúc giữa mũ cột với thân cột và sƣờn gia cƣờng không đƣợc gia công, sự
truyền lực ở đây nhờ vào các đƣờng hàn góc liên kết mũ cột với thân cột và sƣờn gia cƣờng ở
ngay dƣới sƣờn gối tựa của xà ngang dài ln = Z đƣợc tính toán với lực N.

Khi tại tiết diện đầu cột có nội lực cắt thì các đƣờng hàn liên kết mũ cột với thân cột phải
đƣợc kiểm tra cả với lực cắt này.

IV.5.1.2 Xà ngang liên kết khớp ở bên cạnh cột

Hình IV-15: Xà ngang liên kết khớp ở bên

Hình thức liên kết này có cấu tạo nhƣ Hình IV-15, gối đỡ 2 liên kết cánh cột bằng hai
đƣờng hàn dọc hai bên và có thể cả đƣờng hàn ngang bên dƣới (Hình IV-15c). Các đƣờng hàn
này đƣợc tính toán chịu cắt với lực P = 1,5V (V là phản lực gối tựa của xà ngang; 1,5 là hệ số
tính đến sự truyền phản lực V lệch, không đều có thể xảy ra do chế tạo và lắp ráp).
Sƣờn 1 gia cƣờng bụng cột trong hình Hình IV-15b,c cần phải có khi bản cánh cột mỏng
(tf < 0,7tsg, tf là bề dày cánh cột, tsg là bề dày sƣờn gối tựa của xà ngang). Bề dài sƣờn 1 là hs 
hw
, lấy hs = hw khi cả hai cánh cột đều liên kết với dầm hoặc khi kết hợp làm vách cứng, làm
2

143
sƣờn giữ ổn định cục bộ cho bụng cột.

Các bulông liên kết xà ngang với cột ở đây chủ yếu làm nhiệm vụ định vị, dùng bulông
thƣờng hoặc bulông thô. Nhờ có đƣờng kính lỗ lớn hơn thân bulông 3  5 mm nên đảm bảo
đƣợc sự truyền lực V vào gối đỡ không gây ra treo dầm trên các bulông do sai lệch khi chế
tạo. Khi trong dầm có nội lực kéo dọc trục, các bulông liên kết sƣờn đầu dầm với cánh cột
chịu lực kéo này và đồng thời sinh ra uốn cục bộ cho bản cánh cột và sƣờn đầu dầm.

IV.5.2 Chân cột

IV.5.2.1 Cấu tạo


Cấu tạo chân cột phải đảm bảo đƣợc nhiệm vụ truyền đều tải trọng từ cột lên móng, phù
hợp với sơ đồ tính là ngàm hoặc khớp và thuận tiện cho việc lắp dựng.

Hình IV-16: Chân cột liên kết khớp


Chân cột chỉ có bản đế (Hình IV-16a) là loại đơn giản nhất. Loại này chỉ dùng cho chân
cột khớp với móng. Với cột nặng cấu tạo lực truyền qua diện ép mặt giữa thân cột tì lên bản
đế. Đầu mút thân cột và mặt bản đế phải gia công phay, đảm bảo sự truyền lực đều khắp qua
mặt mút thân cột. Đƣờng hàn liên kết bản đế với thân cột ở đây đƣợc tính toán với (0,15 ữ
0,2) N của cột. Với cột nhẹ, cấu tạo lực truyền qua các đƣờng hàn liên kết thân cột với bản đế.

Chân cột thông dụng là loại cấu tạo gồm các bộ phận: bản đế, dầm đế và các sƣờn nhƣ
Hình IV-16b,c,d dùng cho chân cột khớp với móng và Hình IV-17a,b,c,d dùng cho thân cột
ngàm với móng. Các dầm đế và sƣờn phân phối tải trọng từ thân cột ra bản đế, đồng thời là
gối đỡ cho bản đế chịu uốn do phản lực từ móng lên và làm tăng độ cứng cho bản đế cũng

144
nhƣ toàn chân cột. Nhờ có các dầm đế và sƣờn mà bản đế làm việc nhẹ nhàng hơn, mỏng hơn
và tải trọng phân bố lên móng đƣợc đều đặn hơn so với khi chỉ có bản đế. Các dầm đế và
sƣờn đƣợc hàn vào thân cột. Bản đế đƣợc hàn vào dầm đế, sƣờn và thân cột.
Khi cột nặng có thể cho thân cột, dầm đế và sƣờn tì trực tiếp vào bản đế với các mặt tiếp
xúc đƣợc gia công phay, đƣờng hàn liên kết bản đế với cột ở trƣờng hợp này đƣợc tính với lực
cắt ở chân cột khi cột nén lệch tâm, còn đối với cột nén đúng tâm tính với (0,15 - 0,2)N.

Trong một số trƣờng hợp liên kết cột ngàm với móng có lực kéo trong bu lông neo không
lớn, có thể cấu tạo cho bu lông neo liên kết trực tiếp vào bản đế của chân cột. Khi này bản đế
cần có bề dày tbđ lớn, các bu lông neo đƣợc đặt sát với các bản cánh, bản bụng cột chỉ để khe
hở đủ để bắt bu lông.

Hình IV-17: Chân cột liên kết ngàm vào móng

Đối với những cột rỗng có khoảng cách các nhánh lớn, chân cột thƣờng cấu tạo riêng rẽ
cho mỗi nhánh (Hình IV-17d) nhƣ cấu tạo ở chân cột đặc.

Bản đế của chân cột dù có hay không có các dầm đế và sƣờn, do yêu cầu cấu tạo lấy chiều
dày không nhỏ hơn 20 mm và không quá dày, khi có sƣờn và dầm đế không nên lấy bản đế
dày hơn 40 mm, khi chỉ có bản đế không đƣợc lấy nó dày quá 60 – 80 mm.

IV.5.2.2 Tính toán


Đối với chân cột nén đúng tâm, diện tích bản đế Abd của cột nén đúng tâm đƣợc xác định

145
theo cƣờng độ tính toán về nén cục bộ của bêtông móng.
N
Abd  (4.74)
b Rb

trong đó: N – lực dọc tính toán của cột;

 – hệ số phụ thuộc vào cấp bê tông, với bê tông cấp B25 và lớn hơn  = 13,5 Rbt/Rb ;

Rb – cƣờng độ chịu nén tính toán của bêtông;

Rbt – cƣờng độ chịu kéo tính toán của bêtông;


 – hệ số phụ thuộc vào đặc điểm phân phối tải trọng cục bộ trên diện tích bị ép mặt,  = 1
khi nén đều,  = 0,75 khi tải nén phân bố không đều;
Am
b  3 và lấy không lớn hơn 1,5;
Abd

Am – diện tích mặt móng.


Dựa vào Abd và hình dáng tiết diện cột định ra các kích thƣớc L, B sao cho áp lực (ứng
suất) dƣới đế cột đảm bảo điều kiện sau:

N
=   b Rb (4.75)
LB

trong đó các hệ số , , b xác định nhƣ trong công thức (4.74) và trong tiêu chuẩn thiết
kế kết cấu bê tông và bê tông cốt thép TCXDVN 356:2005.

Với chân cột nén đúng tâm chỉ có bản đế thƣờng lấy L = B = Abd . Ở loại chân cột này
việc tính toán chính xác bản đế khá phức tạp. Để đơn giản và thiên về an toàn ta có thể tính
toán nhƣ một công xôn có tiết diện rộng là b (Hình IV-16a) cao là tbđ, mômen uốn của nó là:

M = A1C1 (4.76)

trong đó: A1 – diện tích truyền tải  vào công xôn (phần hình thang gạch chéo trên Hình
IV-16a);
C1 – khoảng cách từ trọng tâm của diện truyền tải hình thang đến tiết diện tính toán của công
xôn (mép biên cột).
Chiều dày bản đế đƣợc xác định theo công thức

6M
tbđ = (4.77)
bf c

Nếu tbđ > 80 mm thì sử dụng chân cột có dầm đế và sƣờn, hoặc trong điều kiện có thể tăng
mác bêtông móng để giảm Abd và C1 làm cho tbđ  80 mm.
Với chân cột có dầm đế và sƣờn

146
Abd
L= và lấy B = b (hoặc h) + 2tdđ + 2C (4.78)
B

ở đây: b, h – kích thƣớc cột;

tdđ – bề dày dầm đế, có thể lấy sơ bộ bằng 8  10 mm;

C – độ nhô công xôn của bản đế, lấy C  100 mm.

Thân cột, dầm đế và sƣờn chia bản đế thành những ô bản có các điều kiện biên khác nhau
(Hình IV-16e), ô 1 là bản công son, ô 2 tựa trên hai cạnh kề nhau, ô 3 tựa trên ba cạnh, ô 4 tựa
trên bốn cạnh. Mỗi ô bản này đƣợc tính toán về uốn dƣới tác dụng của phản lực nhƣ bản tựa
khớp ở các cạnh liên kết trừ ô 1. Mômen uốn lớn nhất của mỗi ô bản này tính cho dải rộng
một đơn vị dài là

M = bd2 (4.79)

trong đó: d – nhịp tính toán của ô bản;

b– hệ số phụ thuộc vào tỉ số giữa các cạnh và loại ô bản. Với ô 1:
1 b
d = c, b = ; ô 4: d = a1, b tra Bảng IV.11 theo tỉ số 1 (a1 là cạnh ngắn của ô bản); ô 3: d
2 a1
= a2, b tra

b2
Bảng IV.12 theo tỉ số (a2 là chiều dài biên tự do, b2 là chiều dài cạnh đƣợc liên kết
a2
b2 1
vuông góc với cạnh tự do) khi < 0,5 tính nhƣ công son với d = b2, b = ; ô 2 có thể tính
a2 2
nhƣ ô 3 với các kích thƣớc a2, b2 lấy theo Hình IV-16e nhƣ vậy thiên về an toàn.
Chiều dày bản đế tbđ đƣợc tính toán với mômen lớn nhất Mmax trong các mômen M của các
ô bản đế.

Để bản đế có tbđ hợp lý cần bố trí dầm đế, sƣờn cũng nhƣ tƣơng quan B và L sao cho giá trị
các M của các ô bản đế chênh lệch nhau càng ít càng tốt.

6M max
tbđ = (4.80)
f c

Bảng IV.11: Hệ số b để xác định mômen lớn nhất của bản kê bốn cạnh

b1/a1 1 1,1 1,2 1,3 1,4 1,5 1,6 1,7 1,8 1,9 2 >2

b 0,048 0,055 0,063 0,069 0,075 0,081 0,086 0,091 0,094 0,098 0,100 0,125

Bảng IV.12: Hệ số b để xác định mômen lớn nhất của bản kê ba cạnh (hoặc hai cạnh kề nhau)

147
b2/a2 0,5 0,6 0,7 0,8 0,9 1 1,2 1,4 2 >2

b 0,060 0,074 0,088 0,097 0,107 0,112 0,120 0,126 0,132 0,133

Dầm đế tính toán nhƣ dầm đơn giản có mút thừa chịu tải trọng phân bố đều
qd = ad (ad là bề rộng của diện truyền phản lực vào dầm tế, xem Hình IV-16e, d). Chiều cao
dầm đế (hdđ) đƣợc xác định từ điều kiện chịu lực của các đƣờng hàn góc liên kết nó với thân
cột. Xem nhƣ lực dọc N của cột phân đều cho các đƣờng hàn liên kết các dầm đế với thân cột.

Các sƣờn thƣờng là công xôn, ngàm tại chỗ liên kết hàn giữa nó với cột hoặc dầm đế, chịu
tải trọng phân bố đều qs = as (as là bề rộng diện truyền phản lực  vào sƣờn, xem Hình
1
IV-16d,e,g. Chiều cao sƣờn (hs) đƣợc xác định từ điều kiện chịu mômen Ms = q s ls2 và lực
2
cắt Vs = qsls (ls – chiều dài tính toán của sƣờn) của các đƣờng hàn liên kết sƣờn với thân cột
hoặc dầm đế.
Đối với chân cột đặc và chân cột rỗng có bản đế và dầm đế liền, chịu nén lệch tâm (nén
uốn): kích thƣớc B, L của bản đế cũng đƣợc xác định bởi điều kiện chịu ép cục bộ của bêtông
móng. Dƣới tác dụng của tổ hợp nội lực M, N nguy hiểm ở chân cột ứng suất bêtông móng
dƣới bản đế là

N 6M N 6M
max =  2
 b Rb ;  min   (4.81)
BL BL BL BL2

trong đó các hệ số , , b xác định nhƣ trong công thức (4.74).

Bề dày bản đế (tbđ) xác định theo (4.80), mômen uốn của mỗi ô bản đế xác định theo (4.79)
với tải trọng xem nhƣ phân bố đều có trị số bằng trị số áp lực (ứng suất) lớn nhất ở mặt móng
bêtông dƣới từng ô bản đó.

Việc tính toán các dầm đế và sƣờn tƣơng tự nhƣ chân cột nén đúng tâm với tải trọng xác
định theo áp lực ở dƣới bản đế và diện truyền tải từ bản đế vào nó.
Đối với cột rỗng chịu nén lệch tâm cấu tạo chân riêng rẽ cho từng nhánh: chân của mỗi
nhánh đƣợc tính toán nhƣ chân cột nén đúng tâm với lực nén lớn nhất của nhánh tại chân cột.

Trong cột nén lệch tâm (nén uốn) các dầm đế và sƣờn đỡ các bu lông neo, cũng nhƣ các
đƣờng hàn liên kết chúng với cột cần phải kiểm tra với các nội lực do lực kéo lớn nhất của các
bulông neo gây ra.

IV.5.2.3 Liên kết chân cột vào móng


Chân cột liên kết vào móng bằng bulông neo. Với chân cột liên kết khớp với móng, bulông
neo đƣợc bắt trực tiếp vào bản đế (Hình IV-16a, b, c, d). Nhờ có tính dễ uốn của bản đế mà
đảm bảo đƣợc tính khớp cần thiết của liên kết (phù hợp với chân cột có góc xoay tính toán

148
nhỏ). Bulông neo đặt theo cấu tạo, 2 hoặc 4 cái, đƣờng kính 20  25 mm. Để dễ lắp ghép, lỗ
bulông trên bản đế có đƣờng kính bằng 1,5  2 lần đƣờng kính bulông neo. Lỗ này đƣợc phủ
kín bằng bản thép đệm êcu dày 16  20 mm và khoét lỗ rộng hơn đƣờng kính bulông 3 mm.
Sau khi điều chỉnh cột đúng vị trí thiết kế, xiết chặt êcu rồi hàn miếng đệm với bản đế.

Với chân cột ngàm vào móng, bulông neo đƣợc bắt chặt vào các chi tiết đỡ trên các dầm đế
hoặc sƣờn (Hình IV-17a, b, c, d). Biến dạng uốn của chi tiết đỡ, dầm đế hoặc sƣờn rất bé và
các bulông neo đƣợc chọn có ứng suất kéo lớn nhất luôn luôn nhỏ hơn cƣờng độ tính toán của
nó nên góc xoay của chân cột đƣợc xem là không có, đáp ứng đƣợc tính ngàm giữa cột với
móng.

Liên kết ngàm dùng ít nhất là 4 bulông neo có d = 20  36 mm cho chân cột nén đúng tâm
và chân cột nén lệch tâm không có tổ hợp nội lực (M, N) gây kéo cho bulông neo. Còn trƣờng
hợp cột nén lệch tâm sinh ra lực kéo trong các bulông neo, thì các bulông này đƣợc xác định
theo lực kéo lớn nhất sinh ra trong nó, và đƣờng kính của chúng không nên chọn nhỏ hơn 24
mm.

Với tổ hợp nội lực có ứng suất kéo lớn nhất giữa bản đế và móng (tổ hợp có M lớn nhất và
N nhỏ nhất, tải trọng thƣờng xuyên có hệ số độ tin cậy về tải trọng là 0,9) sẽ gây ra nội lực
kéo lớn nhất cho các bu lông neo. Giả thiết các bu lông neo tiếp thu toàn bộ vùng kéo của biểu
đồ ứng suất dƣới đế cột (Hình IV-17e).

Lập phƣơng trình cân bằng mômen với trọng tâm vùng nén xác định đƣợc tổng nội lực kéo
 N bl của các bu lông neo là:
M  Na
N bl 
y
(4.82)

Tổng diện tích yêu cầu của bulông neo chịu kéo xác định theo công thức:

A 
N bl
(4.83)
bl
fba

trong đó f ba – cƣờng độ chịu kéo của bu lông neo.

Từ  Abl dựa vào bảng cấu tạo của bulông neo, chọn ra đƣờng kính và số lƣợng bulông
cho một phía chịu kéo của cột.

Đối với các cột rỗng có cấu tạo chân riêng rẽ cho từng nhánh, lực kéo của các bu lông neo
chính là lực kéo lớn nhất của nhánh tại tiết diện chân cột:
M  Ny
N bl 
C
(4.84)

trong đó: C – khoảng cách trọng tâm hai nhánh cột;


y – khoảng cách từ trọng tâm toàn tiết diện cột đến trọng tâm nhánh tính bu lông neo.

149
Chƣơng V. DÀN THÉP
V.1 Khái niệm về dàn thép
Dàn thép là một kết cấu rỗng bao gồm các thanh qui tụ và liên kết với nhau tại nút (mắt)
dàn thông qua một bản thép gọi là bản mã. Liên kết trong dàn thƣờng dùng liên kết hàn,
bulông hoặc đinh tán (liên kết hàn dùng phổ biến hơn cả).

Dàn gồm các thanh biên trên (gọi là thanh cánh trên) và thanh biên dƣới (thanh cánh dƣới).
Các thanh còn lại nằm trong phạm vi cánh trên và thanh cánh dƣới là thanh bụng. Dàn thép
làm việc cũng nhƣ dầm, có nghĩa là dàn phủ qua nhịp chịu uốn, nhận tải trọng và tuyền xuống
kết cấu đỡ nó. Nội lực trong các thanh dàn chủ yếu là lực trục (kéo hoặc nén) do vậy tiết kiệm
vật liệu, nhẹ và cứng hơn dầm rất nhiều, tuy nhiên tốn công chế tạo hơn. Hình dạng của dàn
dễ cấu tạo để phù hợp với yêu cầu của thiết kế kiến trúc.

V.1.1 Phân loại dàn

V.1.1.1 Theo công dụng


Dàn có tên gọi theo công dụng nhƣ: dàn đƣợc làm kết cấu đỡ mái của nhà công nghiệp và
dân dụng (thƣờng đƣợc gọi là vì kèo), dàn cầu, dàn cầu trục, dàn tháp trụ, dàn cột điện, dàn
tháp khoan...

V.1.1.2 Theo cấu tạo của các thanh dàn

a) y b) y
x x

c) d) y
y
x x

đ
)d ) y
y e)
x
x

Hình V-1: Các tiết diện thanh dàn hai thép góc
- Dàn nhẹ: là dàn có nội lực trong các thanh là nhỏ, các thanh dàn đƣợc cấu tạo từ một thép
góc hoặc thép tròn.

150
- Dàn thƣờng: là loại phổ biến, dùng làm vì kèo mái lợp bằng tấm panen bêtông cốt thép
hoặc cho các loại dàn có nội lực lớn nhất trong các thanh cánh dƣới 5000 kN. Các thanh dàn
đƣợc ghép bởi hai thép góc, tiết diện ngang dạng chữ T (Hình V-1).

a) b) c)

Hình V-2: Tiết diện thanh dàn nặng

Dàn nặng: dùng cho các công trình chịu tải trọng nặng nhƣ dàn cầu, dàn cầu chạy v.v.... có
nội lực lớn nhất trong các thanh cánh thƣờng không dƣới 5000 kN. Tiết diện thanh dàn dạng
tổ hợp (Hình V-2).
Ở chƣơng này chủ yếu trình bày phƣơng pháp tính toán và cấu tạo dàn phổ biến nhất (dàn
thƣờng).

V.1.1.3 Theo sơ đồ kết cấu dàn


a) b)

c) e)

d)

h)

k)

Hình V-3: Các loại dàn theo sơ đồ kết cấu

151
- Dàn kiểu dầm, có sơ đồ đơn giản (Hình V-3a, b) là loại tựa khớp hai đầu. Cấu tạo loại
này đơn giản dễ dựng lắp, ít chịu ảnh hƣởng của nhiệt độ và không chịu ảnh hƣởng của độ lún
gối tựa.
- Dàn liên tục (Hình V-3c) là loại siêu tĩnh nên cứng hơn so với dàn có sơ đồ đơn giản, do
vậy dàn có chiều cao nhỏ hơn, tiết kiệm thép nhƣng lại chịu ảnh hƣởng của nhiệt độ và độ lún
các gối tựa, việc chế tạo và dựng lắp cũng phức tạp hơn.

- Dàn mút thừa (Hình V-3d) là dàn có phần mút thừa, các thanh cánh phần mút thừa có nội
lực ngƣợc dấu với thanh cánh ở phần trong nhịp.

- Dàn kiểu tháp trụ (Hình V-3e) dùng cho công trình tháp, trụ ăngten, cột điện vƣợt sông ...
Mỗi mặt kết cấu là một dàn phẳng.

- Dàn kiểu khung (Hình V-3h) dùng làm khung chịu lực chính trong nhà có nhịp lớn.
- Dàn kiểu vòm (Hình V-3k) vƣợt đƣợc nhịp rất lớn (trên 60m) thƣờng đƣợc dùng làm kết
cấu chịu lực trong nhà triển lãm, công trình thể thao...

V.1.2 Hình dạng dàn


Hình dạng dàn rất đa dạng, khi lựa chọn hình dạng dàn cần thỏa mãn các yêu cầu sau:

 Phù hợp với yêu cầu sử dụng.

 Thỏa mãn các yêu cầu của thiết kế kiến trúc và việc thoát nƣớc mái.

 Kích thƣớc và cách bố trí cửa trời (cửa mái).

 Cách liên kết dàn với cột và phải tạo đƣợc kết cấu mái và công trình có đủ độ cứng
cần thiết.

 Thỏa mãn về yêu cầu kinh tế (tiết kiệm vật liệu, dễ gia công chế tạo và dựng lắp).

Dàn thƣờng dùng các dạng sau

V.1.2.1 Dạng tam giác


Dàn có hình dáng tam giác (Hình V-4a, b), đầu dàn nhọn nên chỉ có thể liên kết khớp với
cột, độ cứng ngoài mặt phẳng không lớn. Về mặt chịu lực dàn tam giác không phù hợp với
biểu đồ mômen uốn do tải trọng trên dàn gây ra, nội lực các thanh chênh lệch nhiều, có một
số thanh bụng chịu nén nhỏ mà chiều dài lớn nên tiết diện phải chọn theo độ mảnh giới hạn
gây ra lãng phí vật liệu. Tuy nhiên, dàn tam giác vẫn đƣợc sử dụng hợp lý cho các công trình
yêu cầu mái có độ dốc lớn (mái lợp ngói, phibrô ximăng, tôn).

152
a) b)
d
0,2 0,288

h0 = 450
h

h
L L

c) d d) d
i 1/8

h
ho

L L

e)

h
L

h) d k) d
h

h
L L

Hình V-4: Các dạng dàn

V.1.2.2 Dàn hình thang


Dàn hình thang (Hình V-4c) dùng làm vì kèo trong các công trình có yêu cầu độ dốc của
mái nhỏ (tấm lợp là panen bêtông cốt thép). Dàn hình thang khá phù hợp với biểu đồ mômen
uốn, có nhiều ƣu điểm về mặt cấu tạo, góc giữa các thanh không quá nhỏ, chiều dài các thanh
không quá lớn. Mặt khác, chiều cao đầu dàn lớn nên dễ liên kết cứng với cột để tăng độ cứng
cho công trình, nội lực các thanh trong dàn hình thang hợp lý hơn dàn tam giác.

V.1.2.3 Dạng cánh song song


Loại dàn này (Hình V-4d, e) có nhiều ƣu điểm về mặt cấu tạo: các thanh cùng loại có chiều
dài bằng nhau, rất nhiều nút giống nhau nên dễ thống nhất hóa về mặt cấu tạo. Dàn cánh song
song thƣờng làm dàn đỡ kèo, dàn cầu, tháp, trụ hoặc cần cẩu...

V.1.2.4 Dạng đa giác và dạng cánh cung


Dàn kiểu này (Hình V-4h,k)rất phù hợp với biểu đồ mômen uốn, sự phân bố nội lực trong

153
các thanh hợp lý, không chênh lệch nhiều nên số loại thanh ít, tiết kiệm vật liệu. Tuy nhiên,
dàn đa giác hoặc cánh cung có nhƣợc điểm là cánh trên bị gãy khúc hoặc phải uốn cong nên
việc chế tạo phức tạp do vậy chỉ dùng cho dàn có nhịp khá lớn.

V.1.3 Hệ thanh bụng của dàn


Việc bố trí hệ thanh bụng cần thỏa mãn các yếu tố: cấu tạo nút đơn giản và có nhiều nút
giống nhau tổng chiều dài thanh bụng nhỏ, góc giữa thanh bụng và thanh cánh không quá nhỏ
và không nên để thanh cánh bị uốn cục bộ bởi tải trọng đặt ngoài nút.

d d
a) b)

d) d
c) d

e)
d)

g) h)

i) k)

Hình V-5: Các hình thức bố trí thanh bụng

V.1.3.1 Hệ thanh bụng tam giác


Các thanh bụng xiên về hai phía (một thanh đi lên thì thanh tiếp đi xuống)- Hình V-5a. Với
hệ này số nút ít, tổng chiều dài các thanh bụng là ngắn nhất. khi mái có xà gồ mà khoảng cách
xà gồ nhỏ hơn khoảng cách nút thì cấu tạo thêm thanh đứng (Hình V-5b) để tránh uốn cục bộ
cho cánh trên và giảm đƣợc chiều dài tính toán của thanh cánh trên. Góc hợp lý giữa thanh
bụng và thanh cánh dƣới từ 45o đến 55o. Nhƣợc điểm của hệ thanh bụng tam giác là có một số
thanh bị nén mà chiều dài lớn.

V.1.3.2 Hệ thanh bụng xiên


Các thanh xiên ở một nửa dàn cùng xiên về một phía và kết hợp với thanh đứng; hệ thanh
bụng này có ƣu điểm là các thanh cùng loại thì cùng một loại nội lực (Hình V-5c, d). Chiều
154
của thanh xiên chọn sao cho thanh xiên dài chịu kéo còn thanh đứng ngắn chịu nén nhƣ ở
Hình V-5c đối với dàn hình thang và cánh song song. Với dàn tam giác dùng hệ thanh bụng
xiên nhƣ Hình V-5d, về mặt chịu lực là không lợi vì các thanh xiên dài lại chịu nén, nhƣng
cấu tạo nút hợp lý (góc giữa các thanh không quá nhỏ) nên hay đƣợc dùng. Góc hợp lý giữa
thanh xiên và thanh cánh từ 35o đến 45o. Hệ thanh bụng xiên có nhƣợc điểm là tổng chiều dài
thanh bụng lớn, nhiều nút, tốn công chế tạo

V.1.3.3 Hệ thanh bụng phân nhỏ


Dùng hệ này(Hình V-5đ) trong trƣờng hợp tránh uốn cục bộ cho cánh trên vì kèo đồng thời
làm giảm chiều dài tính toán trong mặt phẳng dàn của cánh trên. Trong các kết cấu khác nhƣ
tháp trụ (Hình V-5e), hệ thanh bụng phân nhỏ có tác dụng làm giảm chiều dài tính toán của
thanh cánh, mặc dù làm phức tạp về mặt cấu tạo nhƣng thực tế trong một số trƣờng hợp nó
làm giảm trọng lƣợng của toàn cấu kiện.

V.1.3.4 Các dạng hệ thanh bụng khác


Ngoài các hệ thanh bụng cơ bản nêu trên còn có các hệ thanh bụng sau:
Hệ thanh bụng chữ thập (Hình V-5g) hệ này gồm các loại thanh xiên chéo nhau kết hợp
thanh đứng tạo nên hệ siêu tĩnh rất cứng, thƣờng dùng khi dàn chịu lực hai chiều, hay gặp
trong dàn cầu hoặc hệ giằng mái. Ở kết cấu tháp trụ, còn gặp loại các thanh xiên tạo với nhau
thành hình thoi (Hình V-5h) để tiện cho việc nối thanh cánh.

Hệ thanh bụng còn có loại cấu tạo dạng chữ K (Hình V-5k), loại này làm tăng độ cứng cho
dàn và giảm chiều dài tính toán trong mặt phẳng dàn cho thanh bụng đứng. Hệ thanh bụng
chữ K thƣờng gặp trong dàn chịu lực cắt lớn nhƣ dàn cầu, tháp trụ v.v... Đối với dàn dạng tam
giác có góc dốc  = 35 – 45o cũng nhƣ nhịp lớn (L = 20  24 m) có thể sử dụng hệ thanh bụng
nhƣ Hình V-5i, thƣờng tiết kiệm vật liệu hơn các dạng khác.

V.1.4 Kích thƣớc chính của dàn

V.1.4.1 Nhịp dàn


Nhịp tính toán của dàn đƣợc xác định dựa trên cơ sở của phƣơng án kiến trúc, phù hợp với
mục đích sử dụng và giải pháp bố trí kết cấu công trình.

Nếu dàn liên kết khớp với cột (dàn kê lên đầu cột) thì nhịp dàn là khoảng cách hai tâm gối
tựa ở hai đầu dàn. Nếu liên kết cạnh bên với cột thì nhịp tính toán là khoảng cách mép trong
giữa hai cột ở hai đầu dàn.

Trong nhà công nghiệp, để thống nhất môđun, nhịp dàn đƣợc lấy theo môđun
6 m. Thƣờng nhịp dàn có L bằng 18; 24; 30; 36m ngoài ra ở Việt Nam còn có thêm các loại
nhịp 21; 27; 33m. Với dàn thƣờng (tiết diện thanh là hai thép góc) nhịp hợp lý từ 18 đến 36m.

155
V.1.4.2 Chiều cao dàn
Với dàn cánh song song và dàn hình thang, chiều cao giữa dàn hợp lý trong khoảng 1/5 
1/6 L (L là nhịp dàn); Chiều cao này thƣờng khó thỏa mãn điều kiện vận chuyển nên thƣờng
lấy nhỏ hơn bằng (1/7  1/9) L. Với dàn tam giác chiều cao dàn phụ thuộc chủ yếu vào độ dốc
của cánh trên. Khi mái dốc từ 22o đến 40o thì chiều cao dàn thƣờng lấy trong khoảng (1/4 
1/3) L, nếu mái lợp có yêu cầu độ dốc nhỏ hơn (lợp tôn) thì làm dàn tam giác có chiều cao
đầu dàn là 450 mm (Hình V-4b).

V.1.4.3 Khoảng cách nút dàn


Là khoảng cách giữa các tâm nút trên thanh cánh, khoảng cách này đƣợc xác định sau khi
đã lựa chọn đƣợc hệ thanh bụng. Riêng trƣờng hợp mái có xà gồ thì khoảng cách nút dàn ở
cánh trên nên chọn bằng khoảng cách xà gồ để tránh uốn cục cho cánh trên, và thƣờng lấy từ
1,5 đến 3,0 m. Nếu tấm lợp là panen bêtông cốt thép rộng 1,5 m hoặc 3 m liên kết trực tiếp
trên cánh dàn thì lấy bằng bề rộng panen. Khoảng cách nút dàn cánh dƣới của dàn tam giác
thƣờng là 3 đến 6 m, với dàn hình thang thƣờng là 6 m.

Có thể tham khảo một số thiết kế mẫu chọn kích thƣớc chính của dàn hình thang nhƣ sau:
độ dốc cánh trên i = 12%; khoảng cách nút dàn cánh trên là 3 m hoặc 1,5 m; khoảng cách nút
dàn cánh dƣới là 6 m; chiều cao đầu dàn là 2,2m (với dàn có nhịp từ 18 đến 36 m).

Với mái lợp tôn và phibrô ximăng dùng dàn hình tam giác có độ dốc i = 0,29 có chiều cao
đầu dàn là 450 mm.

V.1.4.4 Bước dàn


Bƣớc dàn là khoảng cách giữa các dàn trong một công trình, bƣớc dàn đƣợc xác định từ
yêu cầu kiến trúc và dây chuyền công nghệ, phù hợp với môđun thống nhất các cấu kiện lắp
ghép nhƣ tấm tƣờng, tấm mái v.v... và thỏa mãn yêu cầu kinh tế. Với dàn thép bƣớc hợp lý là
6 m.

V.1.5 Hệ giằng không gian


Dàn là kết cấu mảnh theo phƣơng ngoài mặt phẳng cho nên dễ mất ổn định theo phƣơng
ngoài mặt phẳng của nó (phƣơng dọc nhà). Chính vì vậy giữa các dàn trong công trình cần
phải đƣợc giằng lại với nhau tạo nên một khối không gian ổn định. Hệ giằng của dàn gồm ba
hệ (Hình V-6):

- Hệ giằng cánh trên, bố trí trong mặt phẳng cánh trên (mặt a a’ b b’
và b b’ c’ c). Sơ đồ của hệ giằng cánh trên gồm các thanh chéo chữ thập và thanh chống
ngang. Tác dụng chính là đảm bảo ổn định cho cánh trên (chịu nén) của dàn, tạo nên đƣợc
những điểm cố kết không chuyển vị theo phƣơng ngoài mặt phẳng của dàn. Các thanh giằng
chữ thập đƣợc bố trí ở hai gian đầu hồi (khoảng giữa hai dàn gọi là một gian) của nhà hoặc
của một đoạn nhiệt độ và các gian ở phía trong sao cho đảm bảo khoảng cách các gian đƣợc

156
bố trí giằng chữ thập không quá 60m.

- Hệ giằng cánh dƣới, đƣợc bố trí trong mặt phẳng cánh dƣới của dàn
(mặt e e’ d’ d) và đƣợc bố trí tại gian có hệ giằng cánh trên. Giằng cánh dƣới cùng với giằng
cánh trên tạo nên các khối cứng bất biến hình và cũng tạo đƣợc những điểm có kết không
chuyển vị theo phƣơng ngoài mặt phẳng dàn.

- Hệ giằng đứng đƣợc bố trí trong các mặt phẳng thanh đứng giữa dàn và hai đầu dàn,
cùng gian với giằng cánh trên và giằng cánh dƣới (mặt a a’ e’ e; b b’ g’ g và c c’ d’ d). Theo
phƣơng nhịp dàn (phƣơng ngang nhà) các hệ giằng đứng đặt cách nhau không quá 15 m. Có
tác dụng cùng với giằng cánh trên và giằng cánh dƣới tạo nên khối cứng không gian bất biến
hình, ngoài ra giằng đứng còn có tác dụng cố định, giữ ổn định khi dựng lắp dàn. Các gian
không bố trí giằng đƣợc thay bằng thanh chống dọc. Những thanh chống dọc này có tác dụng
tăng cƣờng ổn định cho thanh cánh trong quá trình sử dụng cũng nhƣ dựng lắp dàn.

Hệ giằng của dàn ngoài việc tạo độ cứng không gian cho phạm vi mái, còn có tác dụng làm
giảm chiều dài tính toán theo phƣơng ngoài mặt phẳng dàn cho thanh cánh, vì tại vị trí liên kết
giằng với dàn là những điểm đƣợc cố kết ngăn cản chuyển vị theo phƣơng dọc nhà.

b'
c'
a'
b
e' g' c
a a'

e g d

Hình V-6: Hệ giằng không gian của dàn

V.2 Tính toán dàn

V.2.1 Các giả thiết khi tính dàn


 Trục các thanh đồng qui tại tim nút dàn, lực tập trung đặt trực tiếp vào nút dàn.

 Xem nút dàn là khớp (giả thiết này là gần đúng).

Với những giả thiết trên nên nội lực trong thanh dàn là lực dọc (kéo hoặc nén). Khi cấu tạo
dàn cần phải thoả mãn các yêu cầu: trục các thanh phải đƣợc đồng quy tại tim nút, tiết diện
ngang các thanh phải đối xứng qua mặt phẳng dàn.

157
V.2.2 Tải trọng tác dụng lên dàn
Bao gồm hai loại tải trọng chính:
- Tải trọng thƣờng xuyên gồm trọng lƣợng của các kết cấu trong phạm vi mái, nhƣ tấm lợp,
tấm chống thấm, lớp cách nhiệt, xà gồ, bản thân dàn giằng, cửa mái, trần (nếu có) v.v...

- Tải trọng tạm thời gồm trọng lƣợng ngƣời và thiết bị sửa chữa mái (hoạt tải mái), tải
trọng gió, cần trục treo (nếu có)...
Tải trọng thƣờng xuyên và tạm thời tác dụng lên dàn tính trên đơn vị diện tích mặt bằng
(daN/m2), các tải trọng này đƣợc quy đổi thành lực tập trung đặt vào nút dàn, lực tập trung đặt
ở nút dàn tính theo công thức:

dt  d f
Pi  qtc  Q (5.1)
2
trong đó: Pi – lực tập trung đặt ở nút thứ i;

dt, df : khoảng cách nút dàn bên trái và bên phải nút i (tính theo phƣơng nhịp dàn, nhƣ kích
thƣớc d trên hình V.5 và V.7);

qtc: tải trọng tiêu chuẩn phân bố trên đơn vị diện tích mặt bằng (nếu phân bố trên đơn vị
diện tích mái dốc thì phải chia cho cos;

 là góc nghiêng của mái);

B – bƣớc dàn;

Q – hệ số độ tin cậy về tải trọng ứng với qtc.

Khi xác định Pi cần phải tính riêng rẽ cho tải trọng thƣờng xuyên và các tải trọng tạm thời
nhƣ sửa chữa mái, gió (khi gió gây nguy hiểm cho dàn)…

V.2.3 Nội lực


Dùng các phƣơng pháp của cơ học kết cấu để xác định nội lực dàn. Tiến hành tính toán
trong từng trƣờng hợp riêng rẽ, sau đó tổ hợp nội lực để tìm nội lực nguy hiểm nhất. Với dàn
vì kèo cần tính toán cho các tải trọng sau:

- Tải trọng thƣờng xuyên đặt cả dàn.

1
- Tải trọng sửa chữa mái đặt dàn và cả dàn.
2

- Tải trọng gió

- Nếu có cầu trục treo, thì phải xác định tải trọng lớn nhất tại vị trí cầu trục liên kết với nút
dàn bằng lý thuyết đƣờng ảnh hƣởng phản lực gối tựa.
Có thể dùng các phƣơng pháp chính xác hoặc gần đúng để xác định nội lực thanh dàn,
phƣơng pháp gần đúng hiện nay hay đƣợc dùng là giản đồ Crêmôna (Phƣơng pháp hoạ đồ).

158
P

Mcb

Hình V-7: Momen cục bộ thanh dàn

Cần chú ý rằng trong trƣờng hợp có tải trọng tập trung đặt ngoài nút (thƣờng ở cánh trên)
thì ngoài nội lực dọc trục, thanh dàn còn chịu uốn cục bộ. Mômen uốn cục bộ đƣợc xác định
gần đúng theo sơ đồ đơn giản, gối tựa là nút dàn, nhịp là khoảng cách ngang của hai nút (Hình
V-7).
Giá trị mômen cục bộ Mcb đƣợc xác định theo công thức:

 Pd
M cb  (5.2)
4

trong đó:  – hệ số kể đến tính liên tục của cánh trên,  = 1 cho khoang đầu,
 = 0,9 cho các khoang bên trong,
P – lực tập trung đặt ngoài nút,
d – khoảng cách ngang giữa hai nút,
Các kết quả tính toán nên đƣa vào bảng để dễ tổ hợp.

V.2.4 Chiều dài tính toán các thanh dàn


Các thanh dàn nói chung làm việc theo hai phƣơng chính: phƣơng trong mặt phẳng và
phƣơng ngoài mặt phẳng dàn. Với những thanh chịu nén, việc xác định chiều dài tính toán là
cần thiết vì nó liên quan đến vấn đề ổn định của thanh, còn các thanh chịu kéo thì cần phải
xác định độ mảnh của nó sao cho không quá lớn để thanh không bị cong do trọng lƣợng bản
thân, do chuyên chở dựng lắp.
Nhƣ vậy, chiều dài tính toán sẽ đƣợc tính toán theo hai phƣơng: phƣơng trong mặt phẳng,
ký hiệu là lx; phƣơng ngoài mặt phẳng, ký hiệu ly.

V.2.4.1 Chiều dài tính toán trong mặt phẳng


Trong thực tế, nút dàn có độ cứng nhất định nên không phải là khớp lý tƣởng nhƣ đã giả
thiết. Khi một thanh chịu nén nào đó liên kết tại nút mất ổn định (tức là bị cong) làm nút quay
dẫn đến các thanh nén khác qui tụ tại nút cong theo. Các thanh kéo liên kết tại nút này có xu
hƣớng bị kéo dài ra nên sẽ chống lại sự xoay này. Nút càng có nhiều thanh kéo liên kết thì sự
chống xoay càng lớn (tức là nút có độ cứng lớn). Do vậy có qui ƣớc: nút có nhiều thanh nén

159
hơn thanh kéo thì nút dễ xoay và đƣợc xem là khớp và ngƣợc lại nút có nhiều thanh kéo hơn
thanh nén thì nút khó xoay và đƣợc xem là nút ngàm đàn hồi.

Khi chịu lực, dấu nội lực các thanh đƣợc ghi trên hình vẽ (nén mang dấu , kéo mang dấu
+). Ví dụ trên Hình V-8, chiều dài tính toán lx của thanh ac nhƣ sau:

 Tại nút a: số thanh nén lớn hơn các thanh kéo nên xem nút a là khớp.

 Tại nút c: số thanh nén lớn hơn thanh kéo nên cũng xem nút c là khớp.

Vậy chiều dài tính toán trong mặt phẳng dàn của thanh ac là lx = l = l (ở đây  = 1 vì hai
đầu thanh ac là khớp), l là khoảng cách hai tim nút ở hai đầu thanh còn đƣợc gọi là chiều dài
hình học của thanh. Tƣơng tự xác định lx của thanh ce, xét tại nút e: số thanh kéo lớn hơn số
thanh nén xem nút e là ngàm đàn hồi, nút c là khớp (nhƣ đã xét ở trên) nhƣ vậy thanh ce có
một đầu là liên kết khớp, một đầu là liên kết ngàm đàn hồi, hệ số  = 0,8 vậy lx = l = 0,8l.

_
l

c _ d
lx =

b _
_ _ + _ _
a + +
e
l

Hình V-8: Sơ đồ xác định chiều dài tính toán thanh dàn

Dựa vào kết quả phân tích trên, chiều dài tính toán trong mặt phẳng dàn của các thanh
đƣợc lấy nhƣ sau:

 thanh cánh trên lx = l;

 thanh cánh dƣới lx = l;

 thanh xiên đầu dàn lx = l;

 các thanh bụng còn lại lx = 0,8l.

Nếu dàn có thanh bụng phân nhỏ, chiều dài tính toán trong mặt phẳng dàn của các thanh
bụng có nút dàn phân nhỏ đƣợc lấy bằng khoảng cách nút dàn ở thanh khảo sát đó.

V.2.4.2 Chiều dài tính toán ngoài mặt phẳng


Độ cứng của bản mã theo phƣơng ngoài mặt phẳng dàn rất bé nên có thể bỏ qua, do vậy
chiều dài tính toán ngoài mặt phẳng dàn của các thanh bụng sẽ là ly = l. Đối với dàn có hệ
thanh bụng phân nhỏ, các thanh bụng nén (có chứa nút dàn phân nhỏ) có hai trị số nội lực N1
và N2, (N1 > N2) thì:

160
 N 
l y   0, 75  0, 25 2  l (5.3)
 N1 

Chiều dài tính toán ngoài mặt phẳng dàn của thanh cánh lấy bằng khoảng cách giữa hai
điểm cố kết ngăn cản thanh cánh chuyển vị khỏi mặt phẳng dàn (phƣơng dọc nhà). Nếu thanh
nằm trong phạm vi giữa hai điểm cố kết mà có hai trị số nội lực N1 và N2 (N1 > N2) thì

 N 
l y   0, 75  0, 25 2  l1 (5.4)
 N1 

trong đó l1 – khoảng cách giữa hai điểm cố kết.

V.2.4.3 Độ mảnh giới hạn các thanh dàn


Độ mảnh () có ảnh hƣởng lớn đến sự làm việc của thanh. Với thanh nén, nếu độ mảnh
quá lớn thì khả năng chịu lực sẽ rất nhỏ, còn với thanh kéo khi độ mảnh quá lớn thì dễ bị cong
do vận chuyển, do trọng lƣợng bản thân hoặc do chấn động v.v... Vì vậy, độ mảnh của thanh
dàn không đƣợc vƣợt quá trị số giới hạn ở bảng I.16 phụ lục I. Độ mảnh giới hạn ký hiệu là
[].

V.2.5 Tiết diện hợp lý của các thanh dàn


Với dàn thƣờng, tiết diện thanh là hai thép góc ghép lại. Thép góc có thể là đều cạnh hoặc
không đều cạnh. Vì các thanh dàn là những cấu kiện kéo hoặc nén đúng tâm nên hợp lý nhất
là sự làm việc theo hai phƣơng (phƣơng trong và ngoài mặt phẳng dàn) bằng hoặc xấp xỉ nhau
(x  y). Tiết diện đƣợc ghép mà có độ mảnh thỏa mãn điều kiện trên gọi là tiết diện hợp lý,
tiết diện hợp lý thƣờng có diện tích nhỏ nhất. Tiết diện thanh dàn thƣờng dùng các dạng sau

 Dạng hai thép góc không đều cạnh ghép cạnh lớn với nhau (Hình V-1a). Với dạng này
có bán kính quán tính (i) theo hai phƣơng xấp xỉ nhau ixiy. Nhƣ vậy dạng này dùng hợp lý
lx ly
cho các thanh dàn có lx = ly vì x = ; y  .
ix iy

 Dạng hai thép góc không đều cạnh ghép cạnh bé với nhau (Hình V-1b). Dạng này có ix
 0,5iy, dùng hợp lý cho những thanh có ly = 2lx. Thanh cánh trên của dàn cũng thƣờng dùng
dạng này vì bề rộng vƣơn ra của cánh thép góc lớn, tăng cứng cho dàn thép phƣơng ngoài mặt
phẳng, mặt khác đủ kích thƣớc để đặt chân panen mái vào cánh dàn.

 Dạng hai thép góc đều cạnh ghép lại (Hình V-1c). Dạng này có ix  0,75iy và đƣợc
dùng hợp lý cho các thanh có lx = 0,8ly (tức là thanh bụng).

 Dạng hai thép góc đều cạnh ghép lại dạng chữ thập (Hình V-1d). Dạng này thƣờng
đƣợc dùng cho thanh đứng tại vị trí khuếch đại dàn, mỗi một thép góc thuộc về một đoạn vận
chuyển, nhƣ vậy từng đoạn dàn sẽ đƣợc đảm bảo cứng khi cẩu lắp hoặc vận chuyển.

V.2.6 Chọn và kiểm tra tiết diện thanh dàn


161
V.2.6.1 Nguyên tắc chọn tiết diện
Khi tiến hành tính toán chọn tiết diện thanh dàn trên cơ sở đã biết nội lực, chiều dài tính
toán và dạng hợp lý, cần theo nguyên tắc sau :

 Tiết diện thanh dàn nhỏ nhất là L50  5.

 Trong một dàn L  36 m nên chọn không quá 6 đến 8 loại thép.

 Với nhịp dàn L nhỏ hơn hoặc bằng 24m thì không cần thay đổi tiết diện thanh cánh. Khi
L > 24 m thì phải thay đổi tiết diện để tiết kiệm vật liệu và dùng không quá hai loại tiết diện
với L  36 m.

 Bề dày bản mã đƣợc chọn dựa vào lực lớn nhất ở thanh xiên đầu dàn, lấy theo bảng 5.1.

Bảng 5.1. Bề dày bản mã dàn

Nội lực lớn 151 251 401 601 100 1401 1801 2201 2601
nhất trong  150 đến đến đến đến đến đến đến đến đến
thanh bụng, kN 250 400 600 1000 1400 1800 2200 2600 3000

Chiều dày bản


6 8 10 12 14 16 18 20 22 25
mã, mm

V.2.6.2 Chọn và kiểm tra tiết diện thanh chịu nén


Tiến hành tính toán nhƣ cấu kiện nén đúng tâm. Diện tích cần thiết (Act) của tiết diện thanh
đƣợc xác định theo công thức:

N
Act  (5.5)
 c f

trong đó: N – lực nén trong thanh tính bằng daN;

c – hệ số điều kiện làm việc, lấy theo bảng I.14 - Phụ lục I

f – cƣờng độ tính toán của thép tính bằng daN/cm2;

 – hệ số dọc lấy theo bảng II.1 phụ lục II, phụ thuộc độ mảnh  và cƣờng độ tính toán f .

Khi chọn tiết diện, giả thiết  = 60  80 với thanh cánh;  = 100  120 với thanh bụng. Có
Act, dựa vào các bảng thép góc, xác định đƣợc số hiệu thép góc cần dùng (chú ý rằng Act là
diện tích cần thiết của hai thép góc), tra đƣợc các đặc trƣng hình học của tiết diện ix, iy, Ag (ix
và iy là bán kính quán tính của tiết diện theo trục x và y ký hiệu trên hình 5.1a, b, c).

Kiểm tra lại tiết diện đã chọn theo công thức:

162
N
  f c (5.6)
min A

trong đó: A là diện tích tiết diện (A = 2Ag);

min – hệ số, tra bảng phụ thuộc độ mảnh max là trị số lớn hơn từ:

lx
x = (5.7)
ix

ly
y = (5.8)
iy

Chú ý rằng độ mảnh lớn nhất (max) phải thoả mãn điều kiện max [];

[]  độ mảnh giới hạn lấy theo bảng I.16 phụ lục I.

Nếu không thỏa mãn (5.6) thì phải tiến hành chọn lại tiết diện.

Trong trƣờng hợp thanh cánh có uốn cục bộ thì phải tiến hành tính toán theo cấu kiện nén
lệch tâm.

V.2.6.3 Chọn và kiểm tra tiết diện thanh chịu kéo


Diện tích cần thiết của tiết diện thanh đƣợc xác định theo công thức

N
Act  (5.9)
c f

Dựa vào dạng tiết diện hợp lý và các bảng thép góc xác định đƣợc số hiệu thép góc, tra ra
các đặc trƣng hình học của tiết diện Ag, ix, iy.

Tiến hành kiểm tra lại diện tích thiết diện theo công thức

N
  f c (5.10)
An

và max  [] (5.11)

trong công thức (5.9); (5.10) và (5.11) :


Act – diện tích cần thiết của tiết diện thanh, tính bằng cm2 ;

c – hệ số điều kiện làm việc, lấy theo (5.5);

N – lực kéo tính bằng daN.


An – diện tích thực tế của tiết diện: khi tiết diện không giảm yếu Ath = Ang = 2Ag, khi có độ
giảm yếu tiết diện Ath = Ang - Alỗ.
max  độ mảnh đƣợc lấy trị số lớn từ x tính theo (5.7) và y tính theo 5.8);
[]  độ mảnh giới hạn lấy theo bảng I.16 phụ lục I.

163
V.2.6.4 Chọn tiết diện thanh theo độ mảnh giới hạn
Với một số thanh có nội lực nhỏ, nếu tiết diện theo (5.6) khi nén hoặc (5.9) khi kéo thì sẽ
có độ mảnh quá lớn, vƣợt quá độ mảnh giới hạn, trong trƣờng hợp này cần chọn tiết diện theo
độ mảnh giới hạn, lần lƣợt tính

lx
ixct  (5.12)
[ ]

ly
và i yct  (5.13)
[ ]

Dựa vào hai đặc trƣng hình học ix và iy trong các bảng thép góc, xác định đƣợc số hiệu thép
góc làm tiết diện thanh.

V.3 Cấu tạo và tính toán nút dàn

V.3.1 Nguyên tắc chung


– Trục các thanh dàn đƣợc đồng qui tại tim nút dàn, tim nút nằm trên trục của thanh cánh,
nếu thanh cánh có thay đổi tiết diện, cho hội tụ tại trục trung bình hoặc trục của thanh lớn nếu
khoảng cách giữa hai trục không lớn quá 1,5% chiều cao của cánh thép góc. Để dễ chế tạo
khoảng cách giữa trục và sống thép góc nên lấy chẵn.

Các thanh dàn đƣợc liên kết hàn với bản mã bằng các đƣờng hàn góc cạnh, chiều cao
đƣờng hàn không nhỏ hơn 4 mm. Chiều dài một đƣờng hàn không nhỏ hơn 50 mm.
Khoảng cách đầu thanh bụng với thanh cánh không nhỏ hơn 6t bm- 20mm hoặc 50mm và
không lớn hơn 80mm.

– Bản mã nên chọn hình dáng đơn giản (nên có 2 cạnh song song) để dễ chế tạo tốt nhất là
hình chữ nhật hoặc hình thang và phải thỏa mãn yêu cầu góc hợp bởi cạnh bản mã và trục
thanh bụng không nhỏ hơn 15 o để đảm bảo sự truyền lực từ thanh vào bản mã.

Khi có thay đổi tiết diện thanh cánh, thanh cánh đƣợc nối tại nút dàn. Khoảng cách hở giữa
hai đầu thanh bằng 50 mm. Có thể dùng thép góc hoặc thép bản để nối thanh nhƣ cấu tạo trình
bày ở trên .

V.3.2 Nút gối

V.3.2.1 Cấu tạo


Tùy theo liên kết dàn với cột mà cấu tạo nút gối cho phù hợp. Trên Hình V-9a,b , giới thiệu
một hình thức nút gối khi dàn liên kết khớp với cột.
Bản mã 1 đƣợc liên kết với bản đế 2, bản đế có tác dụng làm giảm áp lực tại mặt tiếp xúc
dàn với đầu cột do phản lực đầu dàn. Bố trí bản đế sao cho điểm đặt phản lực đầu dàn trùng
với tâm của bản đế. Đƣơng nhiên các thanh dàn phải đƣợc liên kết với bản mã, nên để thanh
đứng đầu dàn phủ hết chiều cao bản mã để tăng cứng cho nút dàn theo phƣơng ngoài mặt

164
phẳng dàn.

Khoảng cách giữa mặt dƣới của thanh cánh dƣới và bản gối lấy lớn hơn hoặc bằng 150 mm
để dễ cấu tạo.

a) 50 b)

50
1

150
I I

2 d
c) 2
1 I I b1
 bm

2
a

Hình V-9: Nút gối của dàn; 1– bản mã; 2– bản đế

V.3.2.2 Tính toán


Bản đế đƣợc tiến hành tính toán nhƣ bản đế ở chân cột nén đúng tâm, chú ý rằng bề dày
bản đế không lớn hơn 30 mm, nếu lớn hơn phải gia cƣờng bằng đôi sƣờn số 3 (Hình V-10),
lúc đó bản đế đƣợc chia thành các ô có kích thƣớc nhỏ và rõ ràng mômen trong các ô sẽ nhỏ
đi dẫn đến bề dày bản đế sẽ nhỏ đi.
Đƣờng hàn liên kết bản mã, thanh đứng (hoặc sƣờn gia cƣờng) vào bản đế tính chịu phản
lực đầu dàn F. Tổng chiều dài đƣờng hàn này đƣợc xác định theo công thức sau:
F
l w 
 c .h f (  f w )min
(5.14)

trong đó lw – chiều dài tính toán một đƣờng hàn (chiều dài thực tế l = lw + 1 cm);

hf – chiều cao đƣờng hàn góc

( f w )min là trị số bé hơn của  f f wf và  s f ws

Đƣờng hàn liên kết các thanh vào bản mã đƣợc tính chịu nội lực của thanh đó. Mỗi thanh
có hai đƣờng hàn sống và hai đƣờng hàn mép, chiều dài hai đƣờng hàn sống đƣợc xác định
theo công thức:
k.N
l w1 
 c . h f 1 (  . f w )min
(5.15)

Với đƣờng hàn mép, chiều dài đƣợc xác định theo công thức:

165
(1  k ) N
l w2 
 c . h f 2 (  . f w )min
(5.16)

trong đó: N– nội lực thanh;

k– hệ số gần đúng lấy theo bảng 2.7;

c – hệ số điều kiện làm việc lấy bằng 1.

II II
II

3
1
1
3

I I

2 2
II
I I
1

2
3

Hình V-10: Nút gối có sườn gia cường; 1– Bản mã ; 2– Bản đế ; 3– Sườn gia cường

V.3.3 Nút trung gian


Về mặt cấu tạo, tất cả các nút trung gian thuộc cánh trên (Hình V-11a) và cánh dƣới (Hình
V-11b) đều phải thỏa mãn các nguyên tắc chung đã nêu ở điểm 1.

a) b)

Hình V-11: Nút trung gian

Về tính toán: đƣờng hàn liên kết thanh bụng nào vào bản mã đƣợc tính chịu nội lực của
thanh đó, chiều dài đƣờng hàn sống tính theo công thức (5.15), đƣờng hàn mép tính theo công
thức (5.16). Đƣờng hàn liên kết thanh cánh vào bản mã tính chịu hiệu số nội lực N = N2 
N1 giữa hai thanh; (N2, N1 là nội lực của hai thanh cánh), nếu N = 0 thì lấy 10% trị số nội

166
lực của thanh để tính, N phân phối về đƣờng hàn sống và mép theo tỷ lệ k và (1  k). Nhƣ
vậy các đƣờng hàn sống tính chịu lực kN, đƣờng hàn mép tính chịu
(1  k) N.

Thực tế, do cấu tạo nút, các đƣờng hàn sống mà mép liên kết thanh cánh vào bản mã sẽ dài
hơn nhiều so với tính toán, để tiết kiệm que hàn, có thể hàn đứt quãng nhƣng chiều dài mỗi
đoạn đƣờng hàn không nhỏ hơn 50 mm.
Trƣờng hợp tại nút có lực tập trung (thƣờng ở nút cánh trên, do tải trọng truyền qua chân
panen mái hoặc xà gồ đặt vào nút (Hình V-12a) thì phải kể đến tác động của lực tập trung này
(ký hiệu lực tập trung là P).

a) b)
P
N2 k N

N
N1 P/2
R1

Hình V-12: Nút trung gian có lực tập trung

Lực N phân cho các đƣờng hàn sống và mép theo k và (1  k). Lực P chia đều cho đƣờng
P
hàn sống và mép. Nhƣ vậy đƣờng hàn sống chịu R1 là hợp lực của kN và (Hình V-12b).
2
P
tƣơng tự đƣờng hàn mép chịu R2 là hợp lực của (1  k)N và .
2

1
Trƣờng hợp độ dốc thanh cánh nhỏ hơn hoặc bằng thì có thể xem N vuông góc với P
10
và hợp lực R1, R2 sẽ là:
2
P
R1   k N   
2
(5.17)
2

(1  k ) N    
P
R2 
2
(5.18)
2

Dùng R1 để tính các đƣờng hàn sống và R2 để tính các đƣờng hàn mép.

V.3.4 Nút đỉnh

V.3.4.1 Cấu tạo


Trong thực tế, dàn đƣợc chế tạo thành từng đoạn để phù hợp với điều kiện vận chuyển,
việc nối dàn (khuếch đại) đƣợc tiến hành ở hiện trƣờng, khi dàn đƣợc chế tạo với hai nửa dàn

167
thì nút đỉnh sẽ là út khuếch đại (Hình V-13: Nút đỉnh dàn; 1– bản nối; 2– bản ghép; 3– sƣờn
gia cố). Để phù hợp, bản mã đƣợc tách làm đôi cho hai nửa dàn, sau đƣợc nối lại với nhau
nhờ hai bản nối số 1. Cứ mỗi bản nối đƣợc hàn trƣớc với một nửa bản mã.

Hình V-13: Nút đỉnh dàn; 1– bản nối; 2– bản ghép; 3– sườn gia cố

Thanh cánh trên đƣợc nối với nhau qua bản ghép số 2 uốn gãy theo độ dốc thanh cánh, các
đƣờng hàn liên kết bản ghép với thanh cánh cũng nhƣ bản mã đƣợc thực hiện ở hiện trƣờng.
Hai sƣờn số 3 gia cố cho bản ghép và bản nối, đồng thời có tác dụng là vị trí liên kết với thanh
chống dọc nhà ở đỉnh dàn. Còn lại các cấu tạo khác của nút đều phải thỏa mãn các nguyên tắc
chung.

V.3.4.2 Tính toán


Khi tính toán nút có khuếch đại và nối thanh cánh bằng bản ghép, lực dùng để tính toán
(Nt) lấy bằng 1,2 lần nội lực thanh cánh. Diện tích chịu lực Nt gồm diện tích của bản ghép và
một phần bản mã với bề rộng đƣợc qui ƣớc bằng hai lần bề rộng bản cánh hàn với bản mã của
thép góc cánh. Nhƣ vậy diện tích chịu lực qui ƣớc là:

Aqƣ = Agh + 2bg.tbm (5.19)

trong đó: Aqƣ – diện tích qui ƣớc;


Agh – diện tích tiết diện ngang của bản ghép;
bg – bề rộng cánh thép góc (phần cánh liên kết với bản mã);
tbm bề dày bản mã.

Diện tích qui ƣớc là phần gạch chéo ở Hình V-13. Nếu nội lực trong thanh cánh là N, thì
lực tính toán là Nt = 1,2N và có:

Nt
t =  c f (5.20)
Aq-

168
trong đó: t – ứng suất ở diện tích qui ƣớc (xem Nt đặt ở trọng tâm diện tích qui ƣớc);
c – hệ số làm việc, lấy bằng 1;

Các đƣờng hàn liên kết bản ghép vào thanh cánh tính chịu lực thực tế truyền qua bản ghép.

Ngh = tAgh (5.21)

Chiều dài các đƣờng hàn trên xác định theo công thức:
N gh
l w 
 c . h f (  . f w )min
(5.22)

Các đƣờng hàn liên kết thanh cánh vào bản mã tính chịu lực còn lại Nc = Nt  Ngh nhƣng
không nhỏ hơn một nửa lực Nt, có nghĩa là:

Nt
Nc = Nt  Ngh  (5.23)
2

trong đó: Ngh – Lực thực tế truyền qua bản ghép


hf – Chiều cao đƣờng hàn góc

(w)min – Tƣơng tự nhƣ công thức 5.14

khi tính chịu lực Nc, các đƣờng hàn sống và mép cùng chịu lực nhƣ nhau.Hai đƣờng hàn
liên kết bản nối với nửa bản mã tính chịu Nc. Bốn đƣờng hàn nằm ngang liên kết sƣờn với bản
ghép tính chịu lực

Nđ = 2Nghsin (5.24)

trong đó Nđ – hợp lực của Ngh ở hai phía điểm gãy (Hình V-13). Các đƣờng hàn liên kết
thanh bụng vào nút tính chịu nội lực của thanh đó.

V.3.5 Nút giữa dàn cánh dƣới


Cũng là nút khuếch đại, về cấu tạo tƣơng tự nhƣ nút đỉnh: bản mã chia đôi cho mỗi nửa
dàn, nối chúng dùng hai bản nối, nối thanh cách dùng bản ghép, bố trí hai sƣờn gia cố cho bản
ghép và bản nối (Hình V-14). Trình tự tính toán đƣợc tiến hành nhƣ nút đỉnh, chỉ khác là khi
có thanh xiên liên kết vào nút thì hai đƣờng hàn liên kết bản nối với nửa bản mã tính chịu lực
còn lại trừ đi thành phần ngang của nội lực thanh xiên (nội lực thanh xiên đƣợc tăng 1,2 lần).
Gọi nội lực trong bản nối là Nbn

Nbn = Nc  1,2 . N . cos (5.25)

trong đó N – nội lực trong thanh xiên.

Nội lực Nbn là kéo, do khoan lỗ bắt bulông lắp tạm trƣớc khi hàn, nên phải kiểm tra sự làm
việc chịu kéo của tiết diện bản nối bằng công thức sau:

Nbn  (Abn  Alỗ) c f (5.26)

169
trong đó: Abn – diện tích tiết diện (nguyên) của hai bản nối;

Alỗ–diện tích phần bị khoét lỗ;

c– hệ số điều kiện làm việc, lấy bằng 0,8.

1 2
2

1 3

Hình V-14: Nút giữa dàn; 1– bản nối; 2; bản ghép; 3– sườn gia cố

V.3.6 Nút có nối thanh cánh

V.3.6.1 Cấu tạo


Đầu thanh lớn vƣợt quá tim nút một đoạn từ 300 mm đến 500 mm (Hình V-15). Điểm hội
tụ (tim) của các trục thanh tại nút thuộc về trục thanh lớn nếu khoảng cách giữa hai trục thanh
(lớn và nhỏ) nhỏ hơn hoặc bằng 1,5% bề rộng cánh thép góc lớn, nếu không thỏa mãn thì cho
hội tụ tại trục trung bình giữa hai trục. Dùng hai bản ghép để nối thanh cánh, tiết diện các bản
ghép chọn sao cho thỏa mãn (5.28) và phải lớn hơn hoặc bằng diện tích cánh thép góc (phần
cánh có liên kết với bản ghép). Khoảng cách giữa hai đầu thanh lấy bằng 50 mm (Hình V-15).

V.3.6.2 Tính toán


Lực tính toán Nt = 1,2N1 (N1 là nội lực thanh nhỏ), diện tích chịu lực qui ƣớc đƣợc xác
dịnh tƣơng tự nhƣ ở công thức nút khuyếc đại và đƣợc tính theo công thức:

Aqƣ = A gh  2bg tbm (5.27)

trong đó:  A gh – tổng diện tích tiết diện ngang của hai bản thép;
bg – bề dày cánh thép góc nhỏ;
tbm– bề dày bản mã.
Ứng suất ở diện tích qui ƣớc đƣợc tính theo công thức:

170
Nt
t =  c f (5.28)
Aq-

trong đó: c – hệ số điều kiện làm việc lấy bằng 1;

f – cƣờng độ tính toán của thép.

Hình V-15: Nút nối thanh cánh


Các đƣờng hàn liên kết bản ghép với thanh cánh tính chịu lực thực tế truyền qua bản ghép
đó: Ngh = tAgh (5.29)

Các đƣờng hàn liên kết thanh nhỏ vào bản mã tính chịu lực còn lại
1,2 N 1
Nc.l = 1,2N  2Ngh  (5.30)
2

Các đƣờng hàn liên kết thanh lớn vào bản mã tính chịu lực
1,2 N 2
Nc.2 = 1,2N2  2Ngh  (5.31)
2

(N2 là nội lực thanh lớn).


a) b)

Hình V-16: Gia cường cánh trên tại điểm có lực tập trung

Các đƣờng hàn liên kết thanh bụng vào bản mã tính chịu nội lực của thanh đó. Nếu là nút ở
cánh trên, vì có lực tập trung nên khi tính đƣờng hàn liên kết thanh lớn vào bản mã phải kể
đến lực tập trung đặt tại nút này. Cách tính tƣơng tự nhƣ tính nút trung gian cánh trên.

171
V.3.7 Các cấu tạo khác của dàn
Khi bề dày cánh thép góc của cánh trên mỏng, dƣới tác dụng của lực tập trung (tải trọng
truyền qua sƣờn panen mái hoặc xà gồ) tại vị trí nút dàn cánh thép góc dễ bị uốn cong (Hình
V-16a). Do vậy qui định khi t g (bề dày cánh thép góc) nhỏ hơn 10 mm thì tại nút dàn phải
đƣợc gia cƣờng thêm một bản thép (Hình V-16b). Kích thƣớc của bản thép phải thỏa mãn
điều kiện liên kết với chân panen mái hoặc xà gồ. Lúc này bản mã của nút phải đặt hụt xuống
để tạo phẳng khi đặt bản thép gia cƣờng.

Đối với thanh dàn làm từ hai thép góc, cần thiết đặt các bản thép đệm (tấm đệm) giữa hai
thép góc (Hình V-17) với mục đích để hai thép góc của thanh dàn cùng làm việc trong mọi
trƣờng hợp, đặc biệt là tăng cƣờng ổn định theo phƣơng ngoài mặt phẳng dàn cho một thép
góc. Bề dày tấm đệm lấy bằng bề dày bản mã, chiều rộng lấy trong khoảng 50 mm đến 100
mm, chiều dài lấy vƣợt ra khỏi bề rộng thanh dàn mỗi đầu từ 10 mm đến 15 mm để đủ chỗ
hàn, khoảng cách a giữa các tấm đệm đƣợc lấy nhƣ sau

a a I a

I-I 1

y 1

Hình V-17: Tấm thép đệm trong thanh dàn

– Với thanh nén a  40i1

– Với thanh kéo a  80i1

i1 – bán kính quán tính của một thép góc, lấy đối với trục riêng (trục 1 – 1) song song với
mặt phẳng dàn.

Trong mỗi thanh dàn đặt không ít hơn hai tấm đệm.

172
Tài liệu tham khảo
1. Tiêu chuẩn XDVN 338 – (2005)

2. Kết cấu thép: cấu kiện cơ bản- Phạm Văn Hội (chủ biên). Nhà xuất bản KHKT (2006)
3. LRFD Steel Design - William T.Segui

4. Cầu thép - Lê Đình Tâm. Nhà xuất bản Giao thông vận tải (2004)

173

You might also like