You are on page 1of 216

KỸ THUẬT CẮT MAY

Thiet kẽ
THỜI
TRAÑG f /
N GỌ C H U YẾN

KỸ THUẬT CẮT MAY

Thiẽtké
THỢ _
TRẢNG
Q t c

Tái bản lẩn 1

Ml J L
HƯYHOANG
NHÀ XUẤT BẢN BACH kh o a hà nội
4 TH IẾT KẾ THỜI TRANG NỮ

MỤC LỤC

Chương 1 - Khái quát về thiết kế kết cấu trang phục

I. Các yếu tố của kết cấu trang p h ụ c ...................................................................... 9

1. Thiết k ế ................................................................................................. 10

2. Hình dáng cơ t h ể ...............................................................................................10

3. Tính chất vật lý của chất liệu v ả i ..............................................................10

4. Đường m a y ...............................................................................................................11

II. Phương pháp thiết kế kết cấu trang p h ụ c....................................................11

1. Cắt theo hình lập t h ể ..................................................................................... 11

2. Cắt theo m ặt p h ẳ n g ........................................................................................12

III. Công cụ và ký hiệu dùng trong thiết kế kết cấu trang p hục 12

1-Công c ụ ........................................................................................................................13

2. Ký h iệ u ..........................................................................................................................15

IV. Khái quát về đặc điểm cơ thể n ữ ......................................................................19

1.T ỷ lệ cơ t h ể ................................................................................................................20

2. Điểm chuẩn và đường chuẩn của các bộ phận cơ thể nữ 20

3. Đ ặc điểm ngoại hình của cơ thể phụ n ữ .............................................. 21

4. Lấy sổ đ o ..................................................................................................................... 21

V. Quy cách trang phục nữ và kích cỡ tham k h ả o ...................................... 22


TH IẾT KẾ THỜI TRANG N ữ 5

1. Đ ịn h nghĩa về cỡ trang p h ụ c ........................................................................ 22

2. Phân loại khổ người n ữ ....................................................................................23

3. Bộ phận chủ y ế u ....................................................................................................23

4. Bảng tra trị số phân cỡ của n ữ ..................................................................... 26

Chương 2 - T h iết kế kết cấu của phần áo

I. Nguyên mẫu áo n ử ...................................................................................................... 28

1. Giới thiệu sơ lược vế nguyên mẫu áo n ữ ............................................. 28

2. Các bộ phận cấn đo khi vẽ nguyên mẫu áo


theo kiểu văn h ó a ................................................................................................. 29

3. Phương pháp kết cấu nguyên mẫu á o ............................................... 30

II. Sự hình thành và biến hóa của đường ly ngực trên áo n ữ ............32

1. Hình dạng chiết l y ............................................................................................32

2 .Th iế t kế kết cấu ly n g ự c ...................................................................................34

III. Xử lý kết cấu của áo và thiết kê độ nới rộng.......................................... 53

1. Xử lý kết cấu giảm ngực thân trước và giảm vai thân sau 53

2. Xử lý kết cấu đường ly ở phần bả vai của áo n ữ ............................ 54

3. X ử lý kết cấu đường vai á o ............................................................................55

4. Đ ộ rộng của á o ..................................................................................................... 56

IV. Hình vẽ kết cấu phần á o ....................................................................................... 57

1. H ình vẽ kết cấu mẫu áo nữ dáng v ừ a ..................................................... 57

2. Hình vẽ kết cấu mẫu áo nữ dáng hơi rộng............................................58

3. H'mh vẽ kết cấu mẫu áo nữ dáng r ộ n g ...............................................61

4. Hình vẽ kết cấu mẫu áo nữ dáng su ô n g ............................................63


6 TH IẾT KẾ THỜI TRANG N ữ

Chương 3 - Thiết kế kết cấu tay áo

I. Nguyên mẫu tay á o ................................................................................................... 65

1. Hình dạng cơ bản của tay á o ....................................................................... 65

2. Phương pháp cấu thành của nguyên mẫu ta y .................................66

3. Biến tấu trong kết cấu của cao đỉnh t a y ............................................... 66

4. Sự biến đổi của độ rộng bắp ta y .................................................................71

5. Biến tấu trong kết cấu của ly khuỷu t a y ............................................... 72

6. Phân loại tay á o ................................................................................................... 74

II. Thiết kế kết cấu không t a y ...................................................................................74

1. Mẫu áo không tay kiểu sát n á c h ................................................................74

2. Mảu áo không tay kiểu hai d â y ...................................................................75

3. Những mẫu áo không tay k h á c.................................................................. 77

III.Th iết kế kết cấu có ta y ............................................................................................ 77

1. Thiết kế mẫu kết cấu cho tay áo một m a n g ......................................78

2. Thiết kê mẫu kết cấu cho tay áo hai m a n g ........................................ 85

3 .Thiết kế bản mẫu kết cấu tay ra g la n ...................................................... 89

Chương 4 - Thiết kế kết cấu cổ áo

I. Kết cấu cơ bản của cổ á o .......................................................................................99

1. Cấu tạo của phần cổ và sự hình thành của vòng cổ cơ bản 99

2. Phân loại cổ á o ...................................................................................................100

II. Thiết kế kết cấu cho kiểu không c ổ .............................................................103

1. Hình vẽ kết cấu cho những tạo hình cổ cơ b ả n ............................103

2. Ví dụ về cách thiết kế kết cấu cho kiểu không c ổ ....................... 103


TH IẾT KỄ THỜI TRANG N ữ 7

III.T h iế tk ế k ế tc ấ u c ổ đ ứ n g ............................................................................... 108

1. Hình vẽ kết cấu cổ đứng cơ b ả n .............................................................108

2. Ví dụ về kết cấu cổ đ ứ n g ..............................................................................111

IV. Thiết kế kết cấu cổ b ẻ .................................. 115

1. Hình vẽ kết cấu của cổ bẻ cơ b ả n ............................................................115

2. Ví dụ về thiết kế kết cấu cổ b ẻ ...................................................................120

V. Thiết kế kết cấu cổ áo bẻ v e ...............................................................................123

1. Hình vẽ kết cấu cổ áo bẻ ve cơ b ả n ....................................................... 123

2. Ví dụ về thiết kế kết cấu cổ bẻ v e ............................................................127

Chương 5 - Ví dụ về thiết kế kết cấu trang phục nữ

I. Ví dụ thiết kế kết cấu áo sơ m i...........................................................................132

1. Mẫu áo sơ mi nữ cổ bẻ thông th ư ờ n g .................................................133

2. Sơ mi n ữ d án g n a m .........................................................................................135

3. Áo sơ mi nữ cổ đứng vạt trước có nhiều đường cắt dọc — 137

4. Áo sơ mi nữ vừa người có nẹp xếp n h ú n ...........................................139

5. Áo sơ mi nữ vừa người cổ b ẻ ......................................................................141

6. Áo sơ mi nữ vai chờm dáng rộ n g ..........................................................144

II. Ví dụ vể thiết kế kết cấu váy liề n .....................................................................146

1. Váy liền tay sát n á c h ...................................................................................... 146

2. Váy liền sáu m ả n h ...........................................................................................148

3. Váy liền cao eo.................................................................................................... 150

4. Váy liền eo t h ấ p ............................................................................................... 152

5. Váy liền tay b ồ n g ............................................................................................. 153


8 TH IẾT KẼ THỜI TRAN G N ữ

III. Ví dụ vể thiết kế kết cấu áo v e s t......................................................................156

1. Áo vest không c ổ ................................................................................................157

2. Áo vest ngắn cổ b ẻ ...........................................................................................159

3. Áo vest cổ ve ch ử B ...........................................................................................162

4. Áo vest ve nhọn m ột hàng k h u y .............................................................. 164

5. Áo vest ve gập hai hàng k h u y ................................................................... 167

6. Áo vest tay raglan cổ đứng liến á o ..........................................................169

IV. Ví dụ về kết câu áo kh o á c.....................................................................................171

1. Áo khoác ngắn cổ đứng..................................................................................172

2. Áo khoác dài cổ ve liền hai hàng k h u y ................................................ 174

3. Áo khoác dạ liền mũ dáng s u ô n g ..........................................................177

4. Áo khoác tay raglan nửa v a i........................................................................ 180

5. Áo khoác rộng liền mũ tay m ột m a n g .................................................183

Chương 6 - Thiết kế kết cấu trang phục chức năng

I.Th iết kế kết cấu m ang tính chức năng cho phẩn á o ...........................187

1. Thiết kế kết cấu cho trạng thái cánh tay giơ c a o ...........................187

2. Thiết kế kết cấu cho trạng thái giơ tay vể phía tr ư ớ c ................. 190

3. Thiết kế kết cấu cho khuỷu tay gập l ạ i ................................................ 194

II. Th iết kế kết cấu m ang tính chức năng cho phần q u ẩ n .........199

1. Thiết kế kết cấu cho phẩn g ố i ................................................................... 199

2. Thiết kê kết cấu cho phần đ ũ n g ..............................................................204

3. Thiết kế kết cấu không có đường ráp sư ờ n ...................................... 210

4. Thiết kế kết cấu gập cong ống q u ẩ n .....................................................213


CH Ư Ơ N G 1 - KHÁI QUAT v ế t h i ế t k ế k ế t CẴU t r a n g p h ụ c I 9

Chương 1:
KHÁI QUÁT VẼ THIẾT KÊ KẾT CẤU TRANG PHỤC

I. Các yếu tố của kết cấu trang phục


Kết cấu trang phục là một phán quan trọng không thể thiếu trong thiết kế
trang phục, là cái khung tạo thành hình dáng lập thể của trang phục. Hình thức
được thể hiện trên mặt phẳng của kết cấu trang phục là bản mẵu trang phục.
Thiết kế kết cấu trang phục là sự mở rộng và kéo dài của kết cấu trang phục, kỹ
thuật thiết kế kết cấu trang phục có Nên quan mật thiết tới môn toán học. Nó
vừa cấn phải có kiến thức về toán học và tư duy toán học, càng cần đến phương
pháp tư duy mặt phảng và lập thể nghiêm ngặt, cùng các kỹ xảo thông dụng
về hình học phẳng, hình học không gian và quan hệ tỷ lệ để xem xét một cách
tổng thể mối quan hệ qua lại giữa đường nét với đường nét, mặt phẳng với
mặt phẳng trong một trang phục và hình dáng sau khi trang phục được hoàn
thành. Thiết kế kết cấu trang phục đã giải quyết được vấn để kỹ thuật để biến
các mảnh vải phẳng thành hình khối lập thể phù hợp với hình thể người. Thiết
kế kết cấu trang phục là một kỹ thuật đổng thời cũng là một nghệ thuật.
Thiết kế kết cấu trang phục ngoài yêu cấu cẩn phải có kiến thức chắc chắn
vể kết cấu, mà còn cần phải có sự am hiểu nhất định vế nghệ thuật, xuất phát từ
góc độ kết cấu để tiến hành thiết kế; xuất phát từ góc độ thiết kê để Ưu việt hóa
kết cấu, có như vậy mới hỗ trợ, bổ sung qua lại lẫn nhau, giúp cho tạo hình của
trang phục thêm hoàn chinh. Thiết kế kết cấu trang phục không phải chỉ là sự
tương ứng đơn thuấn với thiết kế kiểu dáng, nó còn cần phải xem xét đến các
yếu tổ thiết kế, hình dáng cơ thể, chất liệu vải và đường m ay,... Hình (1 -1 ) thể
hiện mối quan hệ giữa các yếu tố trong thiết kế kết cấu trang phục.

Hình 1-1 Bón yễu tố trong thiết kễ kết cáu trang phục
10 I TH IẾT KẾ THỜI TRANG N ữ

1. Thiết kê

Thiết kế kết cấu trang phục cần phải tương ứng với kiểu dáng trang phục.
Nhưng, trong quá trình tiến hành thiết kế kết cáu trang phục, không thể chỉ
tiến hành việc vẽ mẫu kết cấu đơn thuần, còn cần phải cân nhắc đến hình dáng
trang phục khi mặc lên người. Thiết kế kết cấu trang phục là hình vẽ triển khai
trên mặt phẳng của thiết kế tạo hình lập thể của trang phục. Vì vậy, các hình
khối tạo nên hình thái lập thể của trang phục cùng với những đường hợp thành
(đường may, đường chiết ly) là yếu tổ quan trọng nhất trong thiết kế kết cấu
trang phục. Các trang phục có kiểu dáng thiết kế khác nhau, đương nhiên là kết
cấu trang phục cũng khác nhau.

2. Hình dáng cơ thể

Khi tiến hành thiết kế kết cấu trang phục không phải chỉ cấn có được những
thông tin liên quan đến số đo của người đó, mà còn cần phải xem xét đến những
nhân tố khác có liên quan đến hình dáng cơ thề của người đó như: khổ người,
kích cỡ, hình dáng và những vị trí có liên quan đến việc cử động của cơ thề.
Vé yếu tổ khổ người, ngoài vòng ngực, vòng eo còn cấn phải lưu ý đến
kích thước thực tê của rộng vai và dài lưng, những con số này đểu có liên quan
trực tiếp đến kích thước của từng bộ phận trong quá trình vẽ bản mẫu trên
giấy. Ngoài ra, chiểu cao của cơ thể và những số đo về độ dài, độ rộng, độ dày
khác không những có thể giúp cho chúng ta có thề hiểu được những đặc trưng
Vf* kích cỡ của cơ thể từng người, cũng là những số liệu then chót giúp chúng
ta nắm bắt được cách phân loại cỡ sản phẩm may mặc tương ứng và hình thể
trung bình của từng khổ người.

Về nhân tố hình dáng, có thể căn cứ vào hình dáng cơ thể lập thể ba
chiều để tạo ra nhừng hình phẳng hai chiều như hình chính diện, hình nhìn
nghiêng,... từ đó tái hiện lại trên mặt phẳng, để tìm ra những con số lượng hoá
về kích cỡ, hoặc căn cứ vào phương pháp đo laze để có được số liệu 3 chiều (x, y,
z), từ đó thu được thông tin cấn thiết.
Sau khi lấy được những thông tin về số đo cơ thể (khổ người), hình dáng
cơ thể (hình dáng), thì có thề căn cứ vào những nhân tố thiết kế đã được nhắc
đến ở phần trên để tiến hành vẽ bản mẫu.

3. Tính chất vật lý của chất liệu vải

Cùng một kiểu mẫu trang phục, nhưng được may bằng chất liệu vải khác
nhau sẽ tạo nên những khác biệt về cảm giác lập thể và mức độ thoải mái của
trang phục, hiệu quả của các thiết kế xếp ly hoặc nếp bổng và cảm giác dày dặn
CH Ư Ơ N G 1 - KHÁI QUÁT VẼ T H IỄT K Ễ KẾT CẤU TRANG PHỤC Ị 11

cũng không giống nhau. Xem xét thật kỹ tính chất vật lý của chất liệu vải là điếu
vô cùng quan trọng trong quá trình thiết kê kết cấu trang phục.
Trong các đặc tính của chất liệu vải may trang phục, các nhân tổ quan
trọng ảnh hưởng đến thiết kế kết cấu trang phục bao gốm: tính ổn định, tính
biến hình, độ co giãn, độ dày, trọng lượng,... Khi chất liệu sử dụng hơi dày, cán
phải cộng thêm lượng bề dày cho độ rộng và độ dài trên bản mẫu giấy; còn
trong những thiết kế có xếp ly và nhún bèo, nếu sử dụng loại vải khác nhau mà
vẫn cần đảm bảo giữ được sự tương đổng về hình dáng bên ngoài của trang
phục, đối với những loại vải tương đổi dày, khi xử lý bản mẫu trên giấy cần phải
tính thêm lượng xếp ly vào. Ngoài ra, khi mặc váy xòe, độ rủ xuống theo sức
nặng của mặt trước, mặt sau, mặt xéo của từng loại vải cũng khác nhau, nhứng
loại vải kém chất lượng, thiếu ổn định sẽ bị giãn ra theo một chiểu sợi vải nào
đó, khiến những chỗ bổng bị lệch, vạt váy lệch lạc thiếu cân đối. Vì vậy, cần phải
tiến hành sửa đổi hình vẽ kết cấu trang phục, làm cho nó phù hợp với đặc tính
của loại vải, từ đó đạt được hiệu quả tạo hình lý tưởng nhất cho trang phục.

4. Đường may
Bản mẫu giấy của thiết kế kết cấu trang phục thông thường sẽ có sự khác
biệt do cách chừa đường may trang phục khác nhau. Nếu là đường may của
trang phục đơn nhất, khi xử lý tạo hình vẽ kết cấu trang phục thông thường sê
phải thêm sẵn phần chừa đường may và độ co của vải; còn đối với trang phục
may hàng loạt, thường dùng phương pháp thiết kế đường chiết ly và đường
may ráp để thay thế cho lượng chừa đường may và lượng co vải.

II. Phương pháp thiết kê' kết cấu trang phục


Trang phục được may từ vải, cách vẽ hình thiết kế trang phục được chia
thành hai loại lớn: cắt theo hình lập thể và cắt theo mặt phẳng.

1. Cắt theo hình lập thể


Cắt theo hình lập thể, tức dùng ma nơ canh chuyên dụng để cắt theo hình
lập thể, sau đó sử dụng dùng bản mẫu cơ bản trên giấy có được từ cách cắt này.
Phương pháp cắt theo hình lập thể khác với phương pháp cắt theo mặt phẳng,
bởi vì nó không cấn phải đo kích thước các bộ phận của ma nơ canh, mà là trực
tiếp khoác vải lên người hoặc lên ma nơ canh chuẩn, đổng thời căn cứ vào hình
dáng cơ thể và yêu cầu thiết kế kiểu dáng trang phục, để tạo nên tạo hình trang
phục phù hợp với hình thể và phù hợp với kiểu dáng thiết kế, sau đó trực tiếp
tiến hành cắt trên ma nơ canh và có được bản mẫu giấy về kết cấu trang phục.
12 I TH IẾT KẼ THỜI TRANG Nữ

Phương pháp cắt theo hình lập thể mặc dù hiệu quả trực quan rất tốt,
độ vừa vặn với cơ thê’ của trang phục khi hoàn thành rất cao, có thể đạt được
những hiệu quả về kiểu dáng vốn rất khó đạt được với cách vẽ thiết kế trên mặt
phẳng; nhưng phương pháp cắt theo hình lập thể có yêu cấu khá cao, cần phải
có nén tảng kiến thức về mối quan hệ giữa cơ thể người với trang phục và đặc
tính của các yếu tố cấu thành trang phục.

2. Cắt theo mặt phẳng


Cắt mặt phẳng là một phương pháp được tiến hành phổ biến nhất trong
việc vẽ hình vẽ kết cấu trang phục. Phương pháp này lấy kích thước đo được làm
căn cứ, thông qua những nguyên tắc nhất định để vẽ hình vẽ kết cấu trang phục
trên vải hoặc giấy, hoặc vẽ hình cơ bản của trang phục trước, sau đó căn cứ vào
quy luật biến hóa dựa vào hình cơ bản, sau khi thay đổi mới tiến hành vẽ hình vẽ
kết cấu trang phục, cắt mặt phẳng là việc hình học hóa trang phục đã được thiết
kế xong trong trí tưởng tượng, sử dụng các số đo của cơ thể đã có được qua thao
tác đo trước đó, vẽ ra các hình mặt phẳng tương ứng với hình lập thể ban đầu.
Cách cắt theo mặt phẳng là thao tác chuyền hóa tạo hình lập thể trong
tưởng tượng thành những hình vẽ cụ thể trên mặt phẳng, SO với phương pháp
vừa đo vừa xác định vừa cắt vải trực tiếp trên ma nơ canh, phương pháp này
liên quan đến vấn để tính toán hình học có độ khó cao hơn. Nhưng phương
pháp theo cắt mặt phẳng thường dùng nhất là phương pháp vẽ theo mâu cơ
bản, vì mâu cơ bản là mẫu trang phục cơ bản nhất đã bao góm cả kích thước và
hình thái của cơ thể, thông qua sự biến hóa từ mẫu cơ bản đó, có thể thiết kế
ra những bản mẫu kết cấu cho những kiểu dáng trang phục khác nhau, đây là
phương pháp vẽ mẫu trên giấy tương đối đơn giản và dễ học.

III.Công cụ và ký hiệu dùng trong thiết kê' kết cấu trang phục
Hình thức biểu hiện trên mặt phẳng của kết cấu trang phục chính là hình
vẽ thiết kê trang phục (cũng được gọi là bản mẫu rập, bản mẫu bìa của trang
phục). Sau khi ý tưởng thiết kế kết cấu được hoàn thành, thông qua hình vẽ
thiết kế trang phục để thể hiện thiết kế của kết cấu trang phục. Việc này có thể
được tiến hành thông qua việc việc phân tích mặt phẳng và lập thể, cũng có thể
trực tiếp có được từ tập hợp các hình lập thể. Vẽ thiết kế trang phục là một công
việc đòi hỏi rất cao vế kỹ thuật, yêu cấu cần phải nắm vững quy cách của trang
phục và sổ liệu cơ bản của các số đo tham khảo; để nắm được các số liệu cơ bản
của trang phục, cần phải biết cách lấy số đo cơ thể người và học hỏi trong thực
tế. Dưới đây xin giới thiệu những công cụ và ký hiệu thường dùng trong thiết kế
kết cấu trang phục.
_________________________________ CH Ư Ơ N G 1 -K H A IQ U A ĩ VỀ TH IẾT KẾ KẾT CẦU TRANG PHỤC I 13

I.C ô n g c ụ
Trong hình vẽ kết cấu trang phục, mặc dù công cụ để vẽ thiết kế không có
yêu cáu nghiêm ngặt, nhưng nếu là một nhà thiết kế chuyên nghiệp, bạn cũng
nên biết được cần phải sử dụng những công cụ chuyên dụng nào và thao tác
với chúng một cách thành thạo. Những công cụ vẽ thiết kế được giới thiệu dưới
đây chù yếu được sử dụng trong cắt may công nghiệp, còn những công cụ may
đo dùng cho gia đình hoặc cá nhân, có thể đơn giản hóa. Hình (1 - 2) là công cụ
dùng để vẽ các kết cấu bộ phận.
(1) Bàn vẽ
Bàn vẽ là chi chiếc bàn chuyên dùng cho người thiết kế kết cấu trang phục,
chứ không phải là mặt bàn đề cắt rập trong xưởng, thường được sử dụng khi vẽ
mẫu và cắt trang phục đơn từng chiếc. Mặt bàn cần phải bằng phẳng, không có
khe nứt, dài khoảng 1m2 -1 m4, rộng 90cm, độ cao nên thấp hơn phần ngang
mông của người sử dụng khoảng 4cm (chiểu cao thông thường là từ 75cm -
80cm).

(2) Giấy
Vé nguyên tắc, thiết kế kết cấu trang phục là chỉ việc thiết kế bản mẫu rập
trên giấy dùng để cắt các mảnh ghép của trang phục may sẳn, nó là bản mâu
rập sản xuất được tiêu chuẩn hóa và quy phạm hóa, giấy dùng trong hình vẽ
thiết kế nên có độ dày và độ cứng nhất định. Đủ độ cứng để đảm bảo bản mẫu
khó bị hư hỏng sau nhiều lần sử dụng, đảm bảo chất lượng sản phẩm; cũng cẩn
có độ dày nhất định, chủ yếu là để đảm bảo độ chính xác khi tô chép nhiều lần.
Loại giấy thường dùng trong thiết kế bản mẫu kết cấu trang phục hiện nay là
giấy các tông hoặc bìa cứng.
(3) Bút chì, phấn vé
Bút chì chủ yếu dùng trên hình vẽ, loại bút thường dùng bao gốm: 2H, H,
HB, B và 2B. Bút chì HBcó độ cứng mểm trung bình, được sử dụng rộng rãi nhất,
loại H là loại cứng, loại B là loại mềm.
Phấn vẽ chủ yếu dùng để phục chế và vẽ bản mẫu trên vải.

(4) Thước
Các loại thước thường dùng bao gồm: thước thẳng, thước tỷ lệ, ê ke (thước
vuông), thước dây (thước mềm) và thước cong. Thước thẳng thường dùng
thường có độ dài ¡à: 20cm, 30cm, 50cm, 1ũ0cm.Thước tỷ lệ chủ yếu được dùng
trong để thu nhỏ hình khi thiết kế hình vẽ và trong quá trình luyện tập, nó có
thể tiết kiệm được thời gian và giấy vẽ, khái quát tổng thể về kết cấu bản máu,
Dùi

Hình 1 - 2 Công cụ vẽ các kết cáu bộ phận.

thường dùng có: thước chia tỷ lệ 1:4 ,1:5 và 1:6; thước chia tỷ lệ kiểu thước vuông
là tốt nhất. Thước dây thường dùng loại chia theo cm, độ dài thông thường là
1m5, chủ yếu dùng vào việc đo chiều dài các đường cong cơ thể và bản mẫu.
Ngoài ra, thước cong chủ yếu dành cho người mới học để vẽ các đường cong
được hiệu quả, như: đường lượn nách, đường khoét cổ, đường lượn vạt,...
(5)Kéo

Nên chọn loại kéo chuyên dụng, kéo là dụng cụ không thể thiếu của một
người thợ cắt may. Kéo có các loại như sau: loại 24cm, loại 28cm, loại 30cm.
(6) Các công cụ khác
Ngoài các công cụ kể trên, còn có compa, dùi, dụng cụ đục lỗ, dụng cụ đột
nét, băng dính trong suốt, ghim, ma nơ canh,... Compa dùng để thiết kế và vẽ
các bộ phận kết cấu đòi hỏi độ chính xác cao, đặc biệt là khi học thu nhỏ hình.
Dùi dùng để xác định vị trí các bộ phận trong hình vẽ kết cấu trang phục, như: vị
trí túi, vị trí đường ly, vị trí nếp gấp,... còn dùng trong phục chế bản mẫu. Dụng
cụ đục lỗ dùng để quàn lý việc phân loại khi phục chế bản mẫu kết cấu trang
phục, trong chế tạo mẫu rập công nghiệp có dụng cụ đục lỗ chuyên dụng.
Dụng cụ đột nét là một bánh răng có tay cầm, dùng để lăn trên đường
kẻ nhằm phục chế bản vẽ. Băng dính trong suốt dùng để chỉnh sửa bản vẽ.
CH Ư Ơ N G 1 - KHÁI QUÁT VẾ T H IẾT KẾ KẾT CẤU TRANG PH ỤC I 15

Ma nơ canh là vật dùng để thay thế cho người, là công cụ cơ bản trong thao tác
cắt theo hình lập thể.

2. Ký hiệu
Ký hiệu hình vẽ kết cấu trang phục gốm có ký hiệu thiết kế bản mẫu rập
và ký hiệu công nghệ bản mẫu tạo thành, chúng kết hợp chặt chẽ với nhau,
cùng bổ sung cho nhau, chủ yếu dùng trong sản xuất công nghiệp may mặc.
Nó không giống với việc may đo từng chiếc một, mà được dùng cho một số
lượng lớn sản phẩm nhất định. Căn cứ theo yêu cấu về tiêu chuẩn quốc tế của
hàng may mặc, cấn phải tiêu chuẩn hóa, quy phạm hóa đổi với công nghệ từ
những ký hiệu trên mẫu giấy.
a. Ký hiệu thiết kế bản mẫu
Trong thiết kế bản mẫu kết cấu trang phục, nếu giải thích bằng chữ viết
sẽ thiếu tính chính xác và tính quy phạm, không phù hợp với yêu cầu đơn giản
hóa và yêu cầu vể tốc độ nhanh chóng. Dưới đây là những ký hiệu thường dùng
trong thiết kế bản mẫu kết cấu trang phục và chú thích về chúng (bảng 1 -1).
Bảng 1 -1 Kỷ hiệu dùng trong thiết kẻ bản mâu kết cấu trang phục

T ê n gọi K ý h iệ u G hi chú

Đường nét to đậm, độ rộng là 0,5-lcm, thường biéu


Đuởng vién
thị đường nét hoàn thiện của bản máu.

Đường phụ trợ Đường nét nhỏ, độ rộng bằng một nửa đường viễn.

Dùng đưởng chẫm đứt đé biếu thị, độ rộng của


Đường nẹp áo -----------------------
đường này ngang bâng với đường vién.

— - Đôi khi có thế chèn thêm ký hiệu biểu thị kích thước
Ký hiệu chia đều
bâng nhau, như • hoặc o

Ký hiệu vuông góc


L ‘1 Biểu thị chõ giao nhau của hai đường thằng tạo
thành góc vuông.

Biéu thị sự xép chóng, đan xen lên nhau của bản màu,
các mánh thân áo phái đầm bảo phẳng phiu khi xép
Ký hiệu xép chóng chóng lẽn nhau, như chỏ xép chóng tại đường may

Ẳ ráp sườn, đóng thời còn được đánh dáu bằng ký hiệu
có độ dài bằng nhau.

Trẽn bản mẫu hai đường này cán phải trùng khít
Ký hiệu chápghép
với nhau.

Căn cứ vào hướng mũi kéo đế tiên hành cât, sửa


Kýhiiệucát
(X) nhằm đạt được yèu cáu vé tạo hình.
16 I TH IẾT KẼ THỜI TRANG N ữ

(1) Đường viển


Đường viển là đường to, rô nét nhất trong hình vẽ thiết kế, có thề chia
thành 2 loại: đường viển liến và đường viển đứt. Đường viển liền là chi đường
vién thực tế sau khi tạo thành hình vẽ kết cấu trang phục. Thông thường đường
viển liến không bao gốm cả phần đường may, bởi vậy, cũng có thể được gọi là
bản mẫu chuẩn. Đường viền đứt là chỉ đường gấp đôi đối xứng hoặc không đối
xứng của hình vẽ kết cấu trang phục.
(2) Đường phụ trợ
Trong hình vẻ kết cấu, đường phụ trợ nhỏ hơn đường viền, nó có tác dụng
phụ trợ như đường ngang eo, đường ngang m ông,...
(3) Đường nẹp áo
Nẹp áo có tác dụng cố định phom dáng trang phục, chủ yếu được đặt ở
mặt trong của trang phục, như tại mép vạt áo thân trước, khi vẽ được biểu thị
bằng đường chấm đứt.
(4) Ký hiệu chia đéu
Ký hiệu này cho thấy kích thước giữa các khoảng cách này là bằng nhau.
(5) Ký hiệu giống nhau
Ký hiệu giống nhau có ý nghĩa giống như đường chia đếu.
(6) Ký hiệu vuông góc
Ký hiệu vuông góc biểu thị vị trí hai đường thẳng cắt nhau tạo thành
góc vuông.
(7) Ký hiệu xếp chồng
Ký hiệu xếp chổng biểu thị vị trí các bộ phận xếp chổng lên nhau, khi tách
ra phục chế bản mẫu cán phải tách rời.
(8) Ký hiệu ghép nối
Khi hình vẽ thiết kế cấn phải thay đổi các đường nét kết cấu cùa mâu ban
đầu, như đường vai, đường ráp sườn, đường ráp eo ,... cán phải đánh dấu bằng
ký hiệu ghép nối tại những vị trí này.
(9) Ký hiệu cắt
Rất nhiều bản vẽ kết cấu còn cần phải cẩn cát, nới rộng, sửa trên nền tảng
cùa hình vẽ kết cấu cơ bản. Vị trí mà đẩu mũi kéo hướng vể chính là vị trí của bộ
phận cẩn cát.
CH Ư Ơ N G 1 -K H Á I QUÁT VẾ TH IẾT KẾ KẾT CẤU TRANG PH ỤC I 17

b. Ký hiệu công nghệ trong bản mâu


Những ký hiệu công nghệ trong bản mẫu kết cấu được giới thiệu dưới đây
chủ yếu được dùng trong ngành công nghiệp may mặc quốc tế, cần phải hiểu
rõ những ký hiệu công nghệ này, chúng có tác dụng chỉ đạo sản xuất, nâng cao
chất lượng sản phẩm và đẳng cấp sản phẩm, đồng thời cũng có thể đánh giá
được năng lực của nhà thiết kế đối với tạo hình vẽ kết cấu trang phục, chất liệu
vải và mối quan hệ sản xuất. Bảng (1 - 2) là những ký hiệu công nghệ trong bản
mẫu kết cấu.
Bảng 1 - 2 Ký hiệu công nghệ trong bản mẫu

Tên gọi Ký hiệu Ghi chú

Biếu thị chiéu dọc của tám vải thóng nhát với hướng
Ký hiệu thuận canh sợi vải ------------------------- - biếu thị của bán màu.

Ký hiệu thuận chiéu lông Biểu thị hướng thuận ngược của sợi lông.

Ký hiệu xép nhún Í W \ Biéu thị trục tiép thu vái thành nép xép nhún.

l l i t ì Biểu thị xép tú trẽn cao xuống thành nép ly theo


Ký hiệu xép ly
đường vạch chéo.
- ^ 4 , ỊỆ Ị

Ký hiệu ráp lién , 1 Ký hiệu cho tháy khi may cán phải may liến lại.

Chiết ly Biếu thị vị trí chiét ly và hình dạng cụ thé của ly chiết.

Ả _ A íỉì

Kỷ hiệu kéo ra Bộ phận cán kéo căng ra khí may thân áo

Ký hiệu thu lại Bộ phận cán may thu lại khi may thân áo

Biểu thị khi may ráp các bộ phặn, phán này cán may
Ký hiệu đường may nói
nổi đường chi.

(1 )Ký hiệu thuận canh sợi vải


Khi trên bản mầu rập xuất hiện hình mũi tên hai đấu, yêu cẩu người thao
tác phải đối chiếu sao cho hướng mũi tên trên mẫu rập trùng khớp với hướng
của canh sợi dọc trên vải. Nếu ký hiệu hai đầu mũi tên hình vẽ kết cấu hơi lệch
18 I TH IẾT K ẾTH Ờ I TRAN G N ữ

SO với sợi vải, sẽ gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng, sản phẩm phục chê không
thể đạt được hiệu quả kiểu dáng nhưdựtính.
(2)Ký hiệu thuận chiều lông
Khi trên bản mẫu rập xuất hiện ký hiệu đẩu mũi tên một chiểu, yêu cẩu
người cắt phải để hướng mũi tên thuận theo chiều sợi lông của những chất liệu
vải có lông, như vải nhung, vải ni.
(3) Ký hiệu ly chiết
Tác dụng của chiết ly thường là để trang phục vừa vặn hơn với cơ thể. Khi
cơ thể có vị trí nào đó lồi lên, thì vị trí tiếp giáp với nó sẽ phải lõm xuống. Lượng
chiết ly và hình dáng đường chiết ly được thiết kế dựa trên sự am hiểu của nhà
thiết kế đối với kiểu dáng trang phục và cơ thể người, mặc dù đường ly có tác
dụng giúp trang phục vừa vặn với cơ thể, nhưng trong thiết kế, nó còn Nên
quan đến thẩm mỹ. Hình thức của đường ly cũng rất đa dạng, như: ly hình quả
trám, ly nhọn,..
(4) Kỷ hiệu ly xếp
Ly xếp có độ linh hoạt hơn SO với ly chiết về mặt hình thức và chức năng, ly
xếp là một kiểu nếp gấp, được thiết kế cách nhau một khoảng cách nhất định,
thông thường có bốn loại là: ly đơn trái phải, ly bong, ly chìm. Nhà thiết kê bản
mẫu cần phải biết nhận diện và phân biệt các ký hiệu ly xếp khác nhau, thông
thường hướng lật ngược lại của ly xếp thường từ phía trên của đường gạch
chéo xuống dưới. Phạm vi đường chéo biểu thị độ rộng của nếp ly.
(5) Ký hiệu xếp nhún
Xếp nhún là trực tiếp xếp nhún vải thông qua đường may, đặc trưng là linh
hoạt tự nhiên, bởi vậy dùng đường lượn sóng để biểu thị. Đường thẳng biểu thị
đường may cố định các nếp nhún.
(6) Ký hiệu kéo ra
Khi xử lý những chỗ lồi lõm của trang phục, các đường chiết ly thường có
xu hướng thái quá và cứng, bởi vậy, có thể lợi dụng độ co giãn của chất liệu vải
để xử lý sẽ rất hiệu quả. Ký hiệu kéo ra biểu thị kéo giãn tấm vải ra, vị trí của ký
hiệu mở ra biểu thị vị trí mở ra, đường thẳng biểu thị đường biên vải.
(7) Kỷ hiệu thu lại
Ký hiệu thu lại và ký hiệu mở ra có tác dụng trái ngược nhau.
(8) Ký hiệu ráp liền

Trong thiết kế bản mẫu công nghiệp, ký hiệu đối chiếu vị trí có hai tác
dụng: thứ nhất, đảm bảo cho thiết kế trang phục không bị sai kiểu, biến dạng;
CH Ư Ơ N G 1 - KHÁI QUÂT VẾ TH IẾT KỄ KẼT CẤU TRANG PHỤC I 19

thứ hai, quy phạm hóa kỹ thuật gia công, rút ngắn thời gian sản xuất. Thông
thường, những phần như thân trước và thân sau, mang lớn và mang nhỏ, đỉnh
tay và đường khoét nách, cổ áo và đường khoét cổ,... vị trí ráp liền càng nhiều,
chất lượng trang phục càng cao. Ngoài ra cẩn phải chú ý ký hiệu vị trí ráp liền
cần phải tạo thành từng cặp.
(9) Ký hiệu đường may nổi
Hình thức biểu thị của ký hiệu đường may nổi cũng rất đa dạng, điều này
do đặc điểm vé mặt trang trí của nó quy định. Nét đứt biểu thị đường may nổi.
(10) Điểm định vị
Muốn biết vị trí của mỗi bộ phận trong Hình vẽ kết cấu trang phục cẩn
phải nhờ vào điểm định vị, ví dụ: vị trí túi, vị trí ly,...

3. Ký hiệu về các bộ phận chủ yếu trong hình vẽ kết cấu trang phục
(bảng 1 -3)
Bảng 1 - 3 Kỷ hiệu vé các bộ phận chủ yếu trong hình vẽ kết cấu trang phục

Tên gọi Tiếng Anh Ký hiệu Tên gọi Tiêng Anh Ký hiệu

Vòng ngực Bust B Đường khuỷu tay Elbow line EL

Vòng eo Waist w Đường vòng gói Knee line KL

Vòng móng Hip H Đinh ngực Bust point BP

Vòng cổ Neck N Chân cổ Neck point NP

Đường vòng ngực Bust line BL Vòng nách Arm hole AH

Đường ngang eo Waistline WL Chiéu dài Length L

Đường vòng mông Hip line HL Cửa tay Cuff CF

Đường vòng cổ Neck line NL Đinh vai Shoulder point SP

Điém cổ trước Front neck point SNP Điếm có sau Back neck point BNP

Điểm cạnh cổ Side neck point SNP Vòng đáu Head size HS

Hạ đũng Crotch CR Rộnggáu Slacks bottom SB

IV. Khái quát về đặc điểm cơ thể nữ


Trang phục là để mặc trên người, cơ thể người là căn cứ để thiết kế nên
trang phục.Trước khi tiến hành thiết kế kết cấu trang phục, cần phải có sự hiểu
biết nhất định đối với kết cấu cơ thể, tỷ lệ, hình dáng cơ thể và đặc biệt là đặc
điểm riêng của từng người. Cơ thể người rất phức tạp, mang hình dạng bất
20 I TH IẾT KẾTH Ờ I TRANG Nữ

quy tắc, mỗi người lại có đặc điểm khác biệt riêng. Khi khoác trang phục lên cơ
thể người, không thể đòi hỏi trang phục vừa khớp hoàn toàn với cơ thể. Những
người có thể hình khác nhau cũng có thể mặc một kiểu áo giống nhau. Vi vậy
kích thước của trang phục có thể chỉ cẩn căn cứ vào kích thước của một số bộ
phận và đặc trưng quan trọng trên cơ thể người.

1. Tỷ lệ cơ thể

Về tỷ lệ cơ thể người trong kết cấu trang phục chủ yếu là tỳ lệ cơ thể đã được
tiêu chuẩn hóa. Tỷ lệ tiêu chuẩn hóa cơ thể người không giống với tỷ lệ cơ thể của
một cá nhân cụ thể, mà là tập trung các nhân tố chung của nhiều dáng người.
Tỷ lệ cơ thể người thường lấy chiéu dài phấn đáu làm đơn vị tính toán.
Thông thường, người châu Á có tỷ lệ giữa chiếu cao và độ dài của phán đẩu
trong khoảng 6 ,8 -7 ,2 .Trong cuốn sách này, chúng tòi sẽ lấy ví dụ theo hình thể
trung bình của nữ giới là GB/r 1335 - 1997 160/84A để phân tích vé mối quan
hệ với tỷ lệ chiếu cao của nữ giới (bảng 1 -4).
Bảng 1 - 4 Công thức tính toán kích thước các bộ phận trên cơ thể nữ
căn cứ vào tỉ lệ kích thưởc đáu

Bộ phận Công thúc tính tỷ lệ


Chiéu cao đót sóng có 6*chiéu dài đáu - 2cm
Chiểu cao xương có khi ngói 3*chiéu dài đáu -1,5 chiéu cao đáu - 2cm
Dài lưng 2*chiéu dài đáu -1/4* chiéu dài đáu - 2cm
Cao móng 3/4 * chiéu dài đáu
Hạ đũng 21/20*chiéu dài đáu
Oài tay 3*chiéu dài đáu - 2/5*chiéu dài đáu - 1/3*chiéu dài đáu
Cao eo 4*chiéu dài đáu + 1/4*chiéu dài đáu
Cao gói 2* chiéu dài đáu

2. Điểm chuẩn và đường chuẩn của các bộ phận cơ thể nữ


Điểm chuẩn cơ bản của các bộ phận cơ thể chính là điểm chuẩn cơ bản
của kết cấu trang phục, nó có ý nghĩa quan trọng đối với tính chuẩn xác trong
việc lấy số đo.

Các điểm chuẩn chủ yếu gốm có: chân cổ, đầu vai, điểm đốt sống cổ, đinh
ngực, rốn, đỉnh bụng, khuỷu tay, đẩu gối, mắt cá chân trong và ngoài, đỉnh
mông, đỉnh đầu.

Đường chuẩn chủ yếu gốm có: đường vòng cổ, đường xuôi vai, đường
ngang ngực, đường ngang eo, đường ngang mông, đường ngang gối, xem
hình (1 - 3).
CH Ư Ơ N G 1 - KHÁI QUÁT VẾ TH IẾT KẾ KẾT CẦU TRAN G PHỤC I 21

3. Đặc điểm ngoại hình của cơ thể phụ nữ


a. Phần cổ: cổ phụ nữthường nhỏ và dài, độ dài thông thường là từ 5~6cm,
trên nhỏ dưới to, có hình trụ tròn, phán cổ nghiêng vế phía trước khoảng 19°.
b. Phần v a i: Độ dốc của vai tạo thành góc 20°~22c với đường song song.
c. Phần thân người: Phán ngực nở nang, phẩn eo thon nhỏ, từ phẩn cao
nhất của ngực cho tới phẩn eo, đường nét thay đổi rất rõ rệt; xương bả vai ở sau
lưng nhô hẳn ra, phấn mông nhô lên, mặt nghiêng từ lưng đến phẩn mông tạo
thành hình chữS.

4. Lấy số đo
a. Yêu cẩu khi lấy sô đo
Yêu cầu đối với người được lấy số đo là phải mặc quẩn áo mỏng hoặc chỉ
mặc nội y, chân đất, đứng thẳng tự nhiên, tay vai để xuôi. Khi đo, tay trái giữ
điểm đấu của thước dây, tay phải giữ và đo tới điểm kết thúc của vòng đo.
b. Các bộ phận lấy số đo
(1)Vòng ngực: Đo một vòng ngang qua chỗ nở nhất của ngực.
22 I TH IẾT KẾ THỜI TRANG N ữ

(2) Vòng eo: Đo một vòng ngang tại chỗ nhỏ nhất của phần eo.
(3) Vòng m ông: Đo một vòng ngang tại chỗ nở nhất của phần mông.
(4) Vòng cổ: Dùng thước dây đo một vòng từ điểm chân cổ trước, điểm
cạnh cổ tới điểm chân cổ sau.
(5) Vòng đẩu: Đo một vòng từ trán vòng về phía sau đáu.
(6) Vòng nách: Đo một vòng từ điểm đầu vai, vòng qua dưới nách
trở lên.
(7) Vòng cánh tay: Đo một vòng quanh chỗ to nhất của cánh tay, dưới
đầu vai trước khoảng 8~10cm.
(8) Vòng cổ tay: Đo một vòng quanh cổ tay.
(9) Vòng nắm tay: Nắm tay lại, ngón cái để trong lòng bàn tay, dùng thước
dây đo vòng quanh một vòng tại chỗ to nhất.
(10) Chiều cao: Đo thẳng khoảng cách từ đinh đấu đến mặt đất.
(11) Dài lưng: Khoảng cách men theo đường trung tuyến phía sau từ điểm
cổ sau đến đường ngang eo.
(12) Dài eo: Khoảng cách từ vòng eo đến vòng mông.

(13) Dài tay: Đo từ đầu vai qua điểm khuỷu tay đến đẩu dưới của xương
cẳng tay.

(14) Dài chiết eo trước: Đo từ điểm chân cổ qua đỉnh ngực hướng xuống
cho đến chỗ nhỏ nhất của phẩn eo.
(15) Dài chiết eo sau: Đo từ điểm chân cổ qua xương bả vai xuống, đo
đến chỗ nhỏ nhất của phấn eo.
(16) Rộng va i: Từ đáu vai này qua điểm sau cổ đến đấu vai còn lại.
(17) Rộng lưng: Đo khoảng cách giữa hai điểm nách sau.
(18) Rộng ngực: Đo khoảng cách giữa hai điểm nách trước.
(19) Vòng đùi: Đo một vòng quanh phần đùi sát bẹn.
(20) Vòng gối : Đo một vòng ngang tại chỗ trên đầu gối 2~3cm.
(21) Hạ đũng: Khoảng cách từ đường ngang eo đến khe mông. Khi đo,
người được đo ngồi trên ghế, sau đó đo từ đường ngang eo đến mặt ghế.

V. Quy cách trang phục nữ và kích cỡ tham khảo

1. Định nghĩa về cỡ trang phục.


C H Ư Ơ N G 1 -K H A lQ U A T VẼ TH IẾT KẾ KẾT CẤU TRANG PHỤC I 23

Cỡ trang phục có hai thông tin. Thứ nhất là chiéu cao, đơn vị tính là cm, là
căn cứ để lựa chọn và thiết kế chiều dài trang phục. Thứ hai là kích thước vòng
ngực và vòng eo, là căn cứ để lựa chọn và thiết kế độ rộng cho trang phục.

2. Phân loại khổ người nữ


Người ta căn cứ vào độ chênh lệch giữa vòng ngực và vòng eo để phân loại
khổ người. Dựa vào đó, có thể chia hình thể của con người thành bốn nhóm,
được ký hiệu là Y, A, B, c. Khổ người Y có độ chênh lệch giữa vòng ngực và vòng eo
là 19cm~24cm. Khổ người A có độ chênh lệch giữa vòng ngực và vòng eo là 14-
18cm. Khổ người B có độ chênh lệch giữa vòng ngực và vòng eo là 8 -1 3cm. Khổ
người c có độ chênh lệch giữa vòng ngực và vòng eo là 4 - 8cm. Xem bảng (1 - 5).
Bảng 1 - 5 Kích thước của các khổ người nữ

Ký hiệu khổ người Y A B c

Chênh lệch giữa vòng


19 -2 4 14-18 9 -1 3 4-8
ngực và vòng eo

Từ chỉ số tổng hợp số cỡ và khổ người, có thể biết được toàn bộ các thông
tin về quy cách sản phẩm. Ví dụ quy cách sản phẩm là 160/84A, trong đó, 160
cho thấy sản phẩm này thích hợp với người có chiểu cao từ 158 đến 162cm; 84
cho thấy sản phẩm này thích hợp với người có vòng ngực từ 82 ~ 85cm; A cho
thấy sản phẩm này thích hợp với người có độ chênh lệch giữa ngực và eo là 14
~ 18cm.Tiêu chuẩn dành cho phần áo thường là 160/84A; tiêu chuẩn dành cho
phẩn quấn, váy thường là 160/68A.
Phương pháp tiến hành nhảy cỡ (phân cỡ) đối với cỡ, khổ người sẽ tạo
thành một dãy cỡ, cũng có nghĩa là, các dãy cỡ sẽ dùng khổ người ở giữa làm
trung tâm, lần lượt tăng hoặc giảm các kích cỡ một cách có quy luật mà tạo
thành.Thông thường, chiéu cao cứ5cm là nhảy một cỡ, vòng ngực cứ4cm nhảy
một cỡ, vòng eo cứ 2cm, 4cm nhảy một cỡ; quan hệ giứa chiều cao và vòng
ngực, vòng eo sẽ lần lượt tổ hợp thành các nhóm cỡ 5.4 và 5.2. Thông thường,
phần áo dùng nhóm cỡ 5,4; quẩn váy dùng nhóm cỡ 5.4 và 5.2.
Căn cứ vào việc đo đạc thực tế cơ thể người trong nhiéu năm, tính toán để
tìm ra chỉ số trung bình, sẽ mang tính đại diện nhất định. Hình thể trung bình
cùa nữ là 160/84A.

3. Bộ phận chù yếu


Số liệu cùa các bộ phận chủ yếu là số liệu của những bộ phận quan trọng
trên cơ thể người (là số đo chuẩn), tức những bộ phận cẩn phải căn cứ vào
24 I TH IẾT KẾ THỜI TRANG N ữ

trong khi thiết kế quy cách cho trang phục, vé chiều dài, có chiểu cao, chiều
cao đốt sống cổ khi ngồi, dài tay, cao eo; về chiéu rộng, có vòng ngực, vòng eo,
vòng mông, vòng cổ, rộng vai. Các chỉ số dài áo, vòng eo, vòng cổ, dài tay, rộng
vai, dài quấn, vòng eo, vòng mông, đều được hình thành căn cứ vào kích thước
thực của các bộ phận chủ yếu, cộng thêm độ rộng cử động. Trị số của các bộ
phận chủ yếu trong khổ người nữ, xem trong các bảng từ (1 - 6) đến (1-9).
Bảng 1 - 6 Trị số các bộ phận chủ yếu của khổ người 5.4 và 5.2Y
Đom vị: cm

Bộ phận Trị số

Chiều cao 145 150 155 160 165 170 175

Độcaođót
124 128 132 136 140 144 148
sóng ró
Độ caođótsóng
56,5 58,5 60,5 62,5 64,5 66,5 68,5
có khi ngói

Dài tay 46 47,5 49 50,5 52 53,5 55

Cao eo 89 92 95 98 101 104 107

Vòng ngực 72 76 80 84 88 92 96

Vòng có 31 31,8 32,6 33,4 34,2 35 35,8

Rộng vai 37 38 39 40 41 42 43

Vòng eo 50 52 54 56 58 60 62 64 66 68 70 72 74 76

Vòng móng 77,4 79,2 81 82,8 84,6 86,4 88,2 90 91,8 93,6 95,4 97,2 99 100,8

Bảng 1 - 7 Trị ỉố các bộ phận chủ yếu của khổ người 5.4 và 5.2A
Đơn vị: cm

Bộ phận Trị số

Chiéucao 145 150 155 160 165 170 175

Độ cao đốt
124 128 132 136 140 144 148
sóng cỗ
Độ cao đót sóng
56,5 58,5 60,5 62,5 64,5 66,5 68,5
có khi ngói

Dài tay 46 47,5 49 50,5 52 53,5 55

Cao eo 89 92 95 98 101 104 107

Vòng ngực 72 76 80 84 88 92 96

Vòng có 31,2 32 32,8 33,6 34,4 35,2 36

Rộng vai 36,4 37,4 38,4 39,4 40,4 41,4 42,4


C H Ư Ơ N G 2 - T H IẾ T K Ế KẾT CẦU CÙA PHẨN Ao I 25

Vòng eo 54 56 58 58 60 62 62 64 66 66 68 70 70 72 74 74 76 78 78 80 82

Vòng móng 77.4 79,2 81 81 82.8 84.6 84,6 86.4 88,2 88,2 90 91,8 9U 9!,6 95,4 95,4 IU 99 99 100,8 102,6

Bảng 1 - 8 Trị ỉố các bộ phận chủ yếu của khổ người 5.4 và 5.2B
Đơn vị: cm

Bộ phận Trị số

Chiéu cao 145 150 155 160 165 170 175

Độ cao đốt
124 128 132 136 140 144 148
sóng cổ
Độ cao đỏt sõng
57 59 61 63 65 67 69
cố khi ngói

Dài tay 46 47,5 49 50,5 52 53,5 55

Cao eo 89 92 95 98 101 104 107

Vòng ngực 68 72 76 80 84 88 92 96 100 104

Vòng cổ 30,6 31,4 32,2 33 33,8 34,6 35,4 36,2 37 37,8

Rộng vai 34,8 35,8 36,8 37,8 38,8 39,8 40,8 41,8 42,8 43,8

Vòng eo 56 58 60 62 64 66 68 70 72 74 76 78 80 82 84 86 88 90 92 94

Vòng mỏng 78,4 80 81,6 83,2 84,8 86,4 88 89,6 91,2 92,8 94,4 96 97,6 99,2 100,8 102,4 104 105,61 107,2 108,8

Bảng 1 - 9 Trị số các bộ phận chủ yếu của khổ người 5.4 và 5.2C
Đơn vị: cm
Bộ phận Trị SỐ

Chiéucao 145 150 155 160 165 170 175

Độcao đốt
124,5 128.5 132,5 136,5 140,5 144,5 148,5
sóng cổ
Độ cao đót sóng
56,5 58,5 60,5 62,5 64,5 66,5 68,5
cổ khi ngói

Dài tay 46 47,5 49 50,5 52 53,5 55

Cao eo 89 92 95 98 101 104 107

Vòng ngực 68 72 76 80 84 88 92 96 100 104 108

Vòng cổ 30,8 31,6 32,4 33,2 34 34,8 35,6 36,4 37,2 38 38,8

Rộng vai 34,2 35,2 36,2 37,2 38,2 39,2 40,2 41,2 42,2 43,2 44,2

Vòng eo 60 62 64 66 68 70 72 74 76 78 80 82 84 86 88 90 92 94 96 98 100 102

Vòng mông 78,4 80 81,6 83,2 84,8 86,4 88 89,6 91,2 92,8 94,4 96 97,6 99,2 100,8 102,4 104 105,6 107,2 108,8 110,4 112
26 I TH IẾT KẼ THỜI TRANG Nữ

4 . B ả n g tra trị số p h â n cỡ c ủ a n ữ
Bảng 1 -10 Trị số phân cỡ khổ người nữ loại Y
Đơn vị: cm
Chiéu cao, vòng ngực,
Khổ người ỡ giữa Nhóm Ỉ.4 Nhóm Ỉ.2
Vị trí vòng eo tăng giảm 1 cm

56 tinh toán Sõ áp dụng Só tinh toán Sỗ áp dụng Só tính toán sõ áp dụng Só tính toán Sỗ áp dụng

Chiéu cao 160 160 5 5 5 5 1 1

Độ cao điémđót
136,2 136 4,46 4 0,89 0,8
sóng có
Độ cao điém đót
62,6 62,5 1,66 2 0,33 0,4
sóng cổ khi ngói

Dài tay 50,4 50,5 1,66 1,5 0,33 . 0,3

Cao eo 98,2 98 3,34 3 3,34 3 0,67 0,6

Vòng ngực 84 84 4 4 1 1

Vòng có 33,4 33,4 0,73 0,8 0,18 0,2

Rộng vai 39,9 40 0,7 1 0,18 0,25

Vòng eo 63,6 64 4 4 2 2 1 1

Vòng mông 89,2 9 3,12 3,6 1,56 1,8 0,78 0,9

Bảng 1 -11 Trị số phân cỡ khổ người nữ loại A


__________________________________________________Đơnvhcm
Chiếu cao, vòng ngực,
Khố người ở giữa Nhóm 5.4 Nhóm 5.2
Vi trí vòng eo táng giảm 1 cm

Só tinh toán Số áp dụng Só tính toán Só áp dụng Số tính toán Sõ áp dụng só tính toán Só áp dụng

Chiéu cao 160 160 5 5 5 5 1 1


Độ cao điếm đốt
136 136 4,53 4 0,91 0,8
sóng có
Độ cao điếm đốt
62,6 62,5 1,65 2 0,33 0,4
sóng cố khi ngói

Dài tay 50,4 50,5 1,7 1,5 0,34 0,3

Cao eo 98,1 98 3,37 3 3,37 3 0,68 0,6

Vòng ngực 84 84 4 4 1 1

Vòng có 33,7 33,6 0,78 0,8 0,2 0,2

Rộng vai 39,9 39,4 0,64 1 0,16 0,25

Vòng eo 68,2 68 4 4 2 2 1 1

Vòng mông 90,9 90 3,18 3,6 1,6 1,8 0,8 0,9


CH Ư Ơ N G 1 - KHÁI QUÁT VẾ T H IẾT KỂ KẾT CẤU TRAN G PHỤC I 27

Bảng 1 -12 Trị số phân cỡ khổ người nữ loại B


Đơn vị: cm
Chiểu cao, vòng ngực,
Khó người ử giữa Nhóm 5.4 N hóm ỉ.2
vòng eo tăng giảm 1 cm
Vi trí
Só tinh toán só áp dụng Sõ tinh toán Số áp dụng 56 tính toán Sỗ áp dụng Số tính toán só áp dụng

Chiểu cao 160 160 5 5 5 5 1 1

Độcaođiémđót
136,3 136,5 4,57 4 0,92 0,8
sóng có
Độ cao điém đót
63,2 63 1,81 2 0,36 0,4
sóng có khi ngói

Dài tay 50,5 50,5 1,68 1,5 0,34 0,3

Cao eo 98 98 3,34 3 3,3 3 0,67 0,6

Vòng ngực 88 88 4 4 1 1

Vòng có 34,7 34,6 0,81 0,8 0,2 0,2

Rộng vai 40,3 39,8 0,69 1,00 0,17 0,25

Vòng eo 76,6 78 4 4 2 2 1 1

Vòng mông 94,8 96 3,27 3,2 1,64 1,6 0,82 0,8

Bảng 1 -13 Trị số phân cỡ khổ người nữ ioại c


Đơn vị: cm
Chiều cao, vòng ngự(,
Khó người ở giữa N hóm ỉ.4 Nhóm 5.2
vòng eo tảng g iả m l cm
Vi trí
Só tính toán Số áp dụng Só tinh toán só áp dụng Sõ tính toán só áp dụng só tinh toán só áp đụng

Chiều cao 160 160 5 5 5 5 1 1

Độ cao điếm đõt


136,5 136,5 4,48 4 0,9 0,8
sóng cố
Độ cao điếm đõt
62,7 62,5 1,8 2 0,35 0,4
sóng có khi ngói

Dài tay 50,5 50,5 1,6 1,5 0,32 0,3

Cao eo 98,2 98 3,27 3 3,37 3 0,65 0,6

Vòng ngực 88 88 4 4 1 1

Vòng có 34,9 34,8 0,75 0,8 0,19 0,2

Rộng vai 40,5 39,2 0,69 1 0,17 0,25

Vòng eo 81,9 82 4 4 2 2 1 1

Vòng mông 96 96 3,33 3,2 1,66 1,6 0,83 0,8


28 TH IẾT KẾ THỜI TRANG N ử

Chương 2
THIỄT KỄ KẾT CẤU CỦA PHẪN Áo
Phấn áo bao gốm các bộ phận: vai, ngực, lưng, eo, bụng và mông, đôi khi
cũng có thể dài tới phần chân, là bộ phận quan trọng nhất cùa cả trang phục và
là trọng điểm nghiên cứu trong thiết kế kết cấu trang phục. Như trong chương
1 đã trình bày, phương pháp thiết kế kết cấu trang phục gốm hai phương pháp,
tức thiết kế theo hình lập thể và thiết kế theo mặt phẳng. Trong đó, phương
pháp thiết kế theo hình lập thể đơn giản, trực quan, giúp người mới học nhanh
chóng nắm bát được bài học, đổng thời dễ dàng hiểu được mối quan hệ giữa
trang phục với cơ thể người; còn phương pháp thiết kế kết cấu theo mặt phảng
lại có hiệu quả cao hơn. Phương pháp thiết kế kết cấu trong cuốn sách này là
phương pháp thiết kế kết cấu nguyên mâu thuộc phương pháp thiết kế kết cấu
mặt phẳng, phương pháp căn cứ vào kích thước cơ bản của cơ thể (kích thước
cơ thể tịnh không tính cộng cử động), sau đó cộng thêm độ cử động khác nhau
đổi với từng vị trí khác nhau, thông qua các công thức tỉnh để vẽ ra hình vẽ kết
cấu cơ bản cùa trang phục, cuối cùng tiến hành việc thiết kế kết cấu trang phục
trên nén tảng cơ bản là hình vẽ kết cấu này.

I. Nguyên mẫu áo nữ

1. Giới thiệu sơ lược về nguyên mẫu áo nữ


Nguyên mẫu là hình mẫu cơ bản khi tiến hành cát theo mặt phảng, có
thể thể hiện tốt hơn hình dạng cơ bản của cơ thể. Nửa thân trên cùa cơ thể
người do được hình thành bởi các hình khối cong bát quy tắc, muốn đem một
tấm vải phẳng để làm thành một trang phục có tạo hình lập thể, trước tiên cẩn
phải vạch ra hình vẽ mặt phẳng cho từng bộ phận lối lõm khác nhau, các hình
phẳng này chính là hình nguyên mâu.
Hình nguyên mâu chính là hình thái hoặc hình thức cơ bản ban ớẩu trước
khi được thay đổi để sử dụng trong thực tế, được dùng trong nhiều trường hợp.
Đối với thiết kế kết cấu trang phục, nguyên mâu là chỉ bản mẫu cơ bản bằng
giấy được sử dụng khi cắt theo phương pháp mặt phẳng, là bản mẫu giấy đơn
giản, và không có bất kỳ nhân tố biến đổi về kiểu dáng nào.
Chủng loại của nguyên mẫu trang phục áo có rất nhiều, căn cứ vào nội
hàm khác nhau của nguyên mâu, có thể phân chia nguyên mẫu thành nhiều
loại khác nhau. Ví dụ, phân loại theo tuổi tác và giới tính, có thể phân thành:
_________________________________________________CH Ư Ơ N G 2 - T H IẾ T K Ế KẾT CẦU CỦ A PHẤN Ao I 29

nguyênmảu áo dành cho trẻ nhỏ, nguyên mẫu áo dành cho nữ giới, nguyên
mẫu ácdành cho nam giới; phân loại theo kiểu trang phục, có thể phân thành
nguyênmẫu áo khoác, comle và áo mangto; phân loại theo độ nới rộng có
thể chiỉthành loại bó sát, loại vừa; căn cứ theo đặc điểm của mỏi nước có thề
phân thinh kiểu Anh, kiểu Mỹ và kiểu Nhật Bản ,... Trong mổi nguyên mẫu khác
nhau, nịuyên mẫu theo văn hóa ảnh hướng lớn nhất, được phổ biên rộng rãi
nhất, điợc sử dụng nhiều nhất, cuốn sách của chúng tôi, chủ yếu sử dụng kiểu
nguyênmảu này. Dưới đây, chúng tôi sẽ đưa ra SO sánh vế nguyên mẫu kiểu
Anh, kiải Mỹ và kiểu Nhật.
Ncuyên mẫu trang phục nữ theo kiểu Anh căn cứ vào chủng loại trang
phục đế phân loại, được phân thành ba kiều chủ yếu: nguyên mẫu thiết kế phù
hợp vớiáo khoác, nguyên mẫu thiết kế phù hợp với áo bó sát và nguyên mẫu
thiết kẽohù hợp với loại vải co giãn. Nguyên mẫu trang phục nữ theo kiểu Mỹ
được pỉân loại theo lứa tuổi, bao gốm hai loại: thứ nhất là dành cho người lớn,
chủ yếidành cho phụ nữ đã trưởng thành; hai là dành cho thiếu nữ, dành cho
những cô gái trẻ. Nguyên mẫu theo kiểu Mỹ và kiểu Anh xét vé mặt tổng thể cỏ
hai điển chung: dùng kích thước đo đạc và tính toán theo con số.
Naiyên mẫu văn theo kiểu Nhật Bản SO với nguyên mâu trang phục nữ
theo kiái Mỹ và kiểu Anh có những đặc điểm khác biệt dưới đây:
(1 )\lguỵên mău theo kiểu văn hóa có thao tác lấy số đo đơn giản, bộ phận
cấn đo t, độ chính xác cao. Ví dụ, nguyên mẫu của áo, chi cấn biết được số đo
của hai )ộ phận là vòng ngực và dài lưng.
(2)Quá trình vẽ hình nguyên mẫu theo kiểu văn hóa đơn giản, dễ tính
toán, nàn bất.
(3)Phạm vi sử dụng nguyên mẫu theo kiểu văn hóa rộng rãi, hơn nữa độ
cộng ả động khá thích hợp.
(4)Nguyên mâu theo kiểu văn hóa thích hợp với nhiều kiểu biến đổi vể
kiểu dáig trang phục. Từ nội y đến cả áo khoác, từ áo đến quán đểu hợp với
nguyêrmẫu theo kiểu văn hóa.

2. Các >ộ phận cần đo khi vẽ nguyên mẫu áo theo kiểu văn hóa
Phương pháp tính tỷ lệ hay dùng cho nguyên mẫu kiểu văn hóa Nhật Bản
khác vó nguyên mẫu kiểu Anh và kiểu Mỹ, nó có thể hạn chế đến mức thấp nhất
sai sót h i đo và sự không thích hợp của việc xác định kích cỡ, đổng thời "bù đắp"
một cá(h hiệu quả những khuyết điểm của mỗi người, nâng cao sự tin cậy và
mức độlý tưởng hóa của bản mẫu bằng giấy. Vì vậy, vẽ nguyên mẫu áo theo kiểu
văn hóỉchỉ cần đo kích thước vòng ngực và dài lưng của cơ thể (hình 2 -1 ).
30 TH IẾT KẼTH Ờ I TRANG N ữ

Hình 2 -1 Những bộ phận cắn đo trong nguyên mẫu áo theo kiểu văn hóa.

3. Phương pháp kết cấu nguyên mẫu áo


Nguyên mẫu áo lấy kích thước thật của vòng ngực để làm chuẩn khi tiến
hành vẽ, khi vẽ cộng thêm độ nới rộng cần thiết, tức độ nới rộng khi hít thở và
khi vận động.

a. Phương pháp vé nguyên mẫu áo


Nguyên mẫu áo lấy số đo vòng ngực và dài lưng làm chuẩn cơ bản. Khi vẽ
hình, lấy nửa thân bên phải làm hình vẽ chuẩn cơ bản, trước tiên chọn người có
chiểu cao: 1m60, vòng ngực thật: 84cm, dài lưng: 38cm làm kích thước tham
khảo khi vẽ hình, xem bảng 2 -1. Trình tự vẽ hình được tiến hành lần lượt theo
các bước ®, ©, ® trong hình 2 - 2. Ký hiệu B trong hình là kích thước thật của
vòng ngực, tức 84cm.
b. Trọng điểm khi vẽ nguyên mầu áo
(1) Vòng ngực của nguyên mẫu áo đã được cộng thêm 10cm vào kích
thước thật của vòng ngực thật của cơ thể, để chừa độ rộng cẩn thiết khi hít
thở và khi vận động. Còng thức tính 1/2 vòng ngực: B/2 + 5cm, rộng lưng B/6 +
4,5cm, rộng ngực B/6 + 3cm.
CH Ư Ơ N G 2 -T H IẾ T KẾ KẾT CẤU CỦ A PHẤN ÁO 31

Bảng 2 -1 Bảng kích thước quy cách nguyên mẫu áo

Sô/cỡ Tên gọi của bộ phận Vòng ngực Dài lưng

Số đo thật 84 38

160/84A Cộng cử động 10 0


Kích thước thánh phám 94 38

B/2+5

® - 0.2
>
v ® s
42 3 \
0.5
0-0.3
0+ 1
1
1l
V •1 0
\ /
/
\
\
I
1
\ 1
■+0.3 /

Hình 2 - 2 Phương pháp vẽ nguyên mẫu áo.

(2) Trình tự vẽ nguyên mẫu áo: trước tiên vẽ thân sau, rổi đến thân trước, từ
trên xuống dưới.
32 I TH IẾT KẾ THỜI TRANG N ữ

® J — Á o í v - 0 .5
/ 0 t
/ \ 0 - 0.3
//
1l
Ký hiệu ráp tay V 0

— ị- > 2< j
Ký hiêu ráp tay
1
\
\

'N ự - " '''


: bp

Sau Trước

/2

WL
Hình 2 - 2 Phương pháp vẽ nguyên mâu áo.

(3) Số đo cẩn thiết để vẽ nguyên mẫu áo là số đo thật của vòng ngực và dài
lưng, còn kích thước các bộ phận khác (như rộng lưng, rộng ngực, rộng trước và
sau cổ, sâu cổ) đều được tính toán theo số đo vòng ngực dựa trên một tỷ lệ nhất
định cộng thêm lượng nới rộng phù hợp.
(4) Đường vai thân trước ngắn hơn đường vai thân sau 1,5cm, đây chính là
độ rộng của đường ly vai sau.
(5) Bộ phận hạ xuống cùa đường ngang eo thân trước hạ xuống dưới là để
chừa chỗ cho đường ly ngực.
Nguyên mâu trong phương pháp vẽ kể trên là nguyên mẫu áo dành cho
dáng người thông thường.

II. Sự hình thành và biến hóa của đường ly ngực trên áo nữ


Hình 2 - 3 là hình vẽ mặt cắt ngang của một số bộ phận trên cơ thể phụ nữ,
nhìn vào hình vẽ có thể thấy rằng, hình dáng của cơ thể không phải là một hình
lập thể đơn thuần, mà là một hình lập thể tinh tế, phức tạp, đặc biệt là sự biến hóa
của mặt cắt phần ngực, đó chính là điểm mấu chót quyết định đến kết cấu của áo.

1. Hình dạng chiết ly

Đường ly trong thiết kê' kết cấu trang phục là cấn thiết để biến mặt phẳng
thành hình lập thể, do dáng người phụ nữcó nhiều phán lói lõm, nhiéu biến hóa.
Có thể hình dung phần ngực giống nhu hình chóp nón, khi mở hình chóp nón ra
CH Ư Ơ N G 2 - T H IẾ T KẾ K ẾT CẤU CỦ A PHÂN ÁO 33

Hình 2 - 3 Sơ đó mặt cât ngang các bộ phận trên cơ thế nữ.

trên mặt phẳng, sẽ tạo hành hình rẻ quạt, hình rẻ quạt này có thể gọi là ly ngực.
Độ lớn nhỏ của diện tích hình rẻ quạt sẽ xác định được tạo hình lập thể của hình
chóp nón. Diện tích hình rẻ quạt nhỏ, thì tạo hình lập thể sẽ trở nên phảng dẹt;
diện tích phần cắt bỏ của hình rẻ quạt lớn, thì hình lập thể sẽ rõ ràng. Điều đó có
nghĩa là, độ lớn nhỏ của ly ngực sẽ quyết định đến hình dáng phần ngực.
Độ rộng của ly ngực bao gồm độ nhô ra của ngực, độ chênh lệc giữa ngực
và eo thân áo trước và độ giới hạn thiết kế. Độ rộng của ly ngực có thể tính được
một cách đơn giản theo phương pháp dưới đây: như hình 2 - 4, đo quanh chân
bầu ngực, ta được L I; đo chiểu dài từ đinh ngực đến chân ngực, ta được R, sau
đó tính ra độ dài chu vi hình tròn với bán kính R là L2; độ chênh lệch giữa L1 và L2
chính là ly của phán
ngực, công thức tính
như sau: L2 = 2ttR,
L2 - LI = Ly ngực.
Cách tính trên
đây là tính toàn bộ
lượng chiết ly của
phẩn ngực, thông
thường khoảng 8cm.

Trong quá trình


ứng dụng thực tế,
Hình 2-4 Phán ngực của phụnữ. thiết kế ly của phấn
34 TH IẾT KẾ THỜI TRANG N ữ

ngực rất linh hoạt, thông thường không cần phải sử dụng toàn bộ, mà chỉ cán
sử dụng một phần trong đó. Khi thiết kế trang phục theo kiểu bó sát mới dùng
đến toàn bộ lượng chiết ly; ngược lại, khi thiết kế trang phục kiểu rộng, thì
không dùng chiết ly, hoặc chi dùng một phần. Nhưng, trong quá trình thiết kế
một số trang phục, như kiểu dáng trong hình 2 - 5, mặc dù đã sử dụng toàn bộ
lượng chiết ly, tại cửa tay hoặc cổ áo vẫn có chỗ không vừa khít, trong trường
hợp này cẩn phải tiến hành sửa chữa.

2. Thiết kế kết cấu ly ngực


Thiết kế kết cấu phần áo chủ yếu là thao tác tiến hành biến đổi ly ngực và
ly eo. Có thể thiết kế đường cắt một cách tùy ý với tiền để là thu phẩn ngực, eo
lại. Khi sử dụng ly ngực trong thiết kế, có thể áp dụng một vài kỹ xảo, ví dụ: hình
thức của đường ly có thể chuyển đổi thành xếp nhún, xếp n ếp ,...; hình dạng
của đường ly có thể biến đổi từ đường thẳng thành đường cong, đường gấp
khúc; đáu nhọn của ly có thể cách xa đỉnh ngực; đường ly có thể phân thành hai
hoặc nhiếu hơn hai đường ly,...
Những loại ly cơ bản thường gặp trong thiết kế trang phục bao gồm: ly cổ,
ly vai, ly nách, ly eo,... Sau đây sẽ giải thích vé đường chiết ly trong thiết kế trang
phục qua một số điểm dưới đây (trong những thiết kế dưới đây, chủ yếu là trình
bày vế thân áo trước):

Hình 2-5 Những chỉ khống khít với thân người trong thiết kế trang phục bó sát
CH Ư Ơ N G 2 -T H IẾ T K Ế KẾT CẦU CỦ A PHẢN ÁO I 35

a. Thiết kế ly ngực tại đường khoét cổ


Các kiều dáng biến tấu của ly ngực tại đường khoét cổ chủ yếu là di chuyển
một phán hoặc toàn bộ ly ngực và ly bụng đến đường khoét cổ, với các hình
thức là đường cắt, xếp nhún ở phần cổ. Hình 2 - 6 và hình 2 - 7 là ví dụ về trường
hợp ly ngực biến thành đường cát tại phấn cổ; hình 2 - 8 và 2 - 9 là ví dụ về
trường hợp lỵ ngực biến thành dạng xếp nhún, đổ sóng tại phẩn cổ.

Hình 2 - 6 Hình vẽ mẵu và hình vẽ kết cáu vể cách biến táu đường ly đơn tại phắn cổ.

Hình 2 - 7 -1 Hình vẽ mẳu và hình vẽ kết cấu vé cách biến táu nhiểu đường ly tại phán cổ.
36 I TH IẾT KẾ THỜI TRAN G N ữ

Hình 2 - 7 - 2 Hình vẽ kết cáu vé cách biến táu Hình 2 - 8 - 1 Hình vẽ mầu và hlnh vẽ kết cáu
với nhiều đường ly tại phán cí. v ỉ cách biến táu dạng xếp nhún tại phán cỉ.

Hình 2 - 8 - 2 Hình vẽ két cấu vé cách biến táu Hình 2 - 9 - 1 Hình vẽ mảu vẻ cách
dạng xếp nhún tại phán cổ. biến tíu dạng cổđỉ.
C H Ư Ơ N G 2 -T H IẾ T K Ế KẾT CẤU C Ủ A PHÂN ÁO 37

b. Thiết kế ly ngực trong đường ly sườn


Thao tác chủ yếu khi thiết kế ly ngực trong đường ly sườn là thiết kế đường
cắt, cũng chính là phân chia đường ly thành hai hoặc hơn hai đường ly. Từ hình
2 -1 0 đến hình 2 -12 là ví dụ vé cách thiết kế đường ly sườn dạng đơn, mặc dù
cả ba hình này đểu là một đường ly nhưng căn cứ vào kiểu dáng phân chia khác
nhau, có thể hình thành ra những kiểu dáng, hiệu quả thị giác khác nhau. Hình
2 -13 là ví dụ vé trường hợp thiết kế nhiều đường ly sườn, hình 2 -14 là ví dụ về
trường hợp đường ly sườn dạng nhún.
Trước

Hình 2- 10 Thiết kế một đường ly sườn (1).


Hình 2 -11 Thiết kế một đường ly sườn (2).
40 I TH IẾT KẾ THỜI TRAN G N ữ

Hlnh 2 - 13- 1 Hình vẽ mỉu và hình vẽ kết cáu


cùa thiết kế nhiều đường ly sườn.
CH Ư Ơ N G 2 -T H IẾ T KẾ KẾT CẤU CỦA PHÁN Ao 41

Hình 2 -13 - 2 Hình vẽ kết cáu của thiết kế Hình 2- 14- 1 Hình vẽ mẳu của thiết kế đường
nhiều đường ly sườn. ly sườn dạng nhún.

Hình 2 - 1 4 - 2 Hình vẽ két cáu cùa thiết kế đường ly sườn dạng nhún.
42 TH IẾT KẾ THỜI TRANG NỮ

c. Thiết kế ly ngực trong đường ly nách

Biến tấu của kiểu ly ngực trong ly nách khá giống với thiết kế ly sườn (hình
2 -1 5 , hình 2 -1 6 ), hình 2 -15 là thiết kế đường cát lượn cong, trong thiết kế
này, đuờng cong đi qua đinh ngực, đông thời tiếp xúc với ly ngực, khiến cho
việc chuyển dịch, hợp nhất lượng chiết ly trở thành có thể. Hai mẫu này đều là
những thiết kế bất quy tác, vì vậy khi tiến hành thiết kế đường ly, cần phải tiến
hành thiết kế sau khi đã may ráp hai mảnh trái phải.
CH Ư Ơ N G 2 -T H IẾ T KẾ KẼT CẤU CỦA PHÁN Ao 43

Hình 2 -15 Thiết kế một đường ly nách.


44 TH IẾT KẾ THỜI TRAN G N ữ

Hình 2 -16 Thiết kế hai đường ly nách.


CH Ư Ơ N G 2 -T H IẾ T K Ế K ẾT CẤU CÙ A PHÁN Ao 45

d. Thiết kế ly ngực trong đường ly vai


Những mẫu dưới đây là thiết kế ly ngực trong đường ly vai, trong cùng
một kiểu vừa có thiết kế đường cát, vừa có thiết kế xếp nhún. Từ hình 2 -17 đến
hình 2 -19 là thiết kế ly vai kiểu ly đơn. Hình 2 - 20 là kiểu thiết kế nhiéu ly vai,
hình 2-21 là kiểu thiết kế cáu vai rời.

Hình 2-17 ĩniết kế một ổuờng iy vai (1).


46 I TH IẾT KÉ THỜI TRANG N ữ

Hình 2-18 Thiết ké một đường ly vai (2).


CH Ư Ơ N G 2 - T H IẾ T KẾ KẾT CẤU CỦ A PHẨN ÁO 47
48 I TH IẾT KẾ THỜI TRANG N ữ

Hình 2 -20 -1 Hình vẽ mảu và hình vẽ kết cẫu cùa thiết kế nhiẻu đường ly vai.

Hình 2 - 2 0 - 2 Hình vẽ kết Hình 2-21-1 Hình vẽ mẫu và hlnh vẽ kết cáu của thiết ké cáu vai.
cáu của thiết kế nhiểu ly vai.
CH Ư Ơ N G 2 -T H IẾ T KẾ KẾT CẤU CỦA PHẨN ÁO 49

Hình 2 - 21 - 2 Hình vẽ kết cáu của thiết kế cáu vai.

e. Thiết kế ly ngực tại trục giữa thân trước


Từ hình 2 - 22 đến hình 2 - 25 là những biến tấu của ly ngực thiết kế trên
đường trục gữa thân trước, trong đó có thiết kế đường cắt, có thiết kế xếp

Hình 1 - 1 2 Kinh vẽ mẫu và hlnh vẽ kít cáu của thiết kế một ly đơn tại đường trục giữa thân trước

nhún. Hình 2 22 là thiết kế một đường ly cho tại đường trục giữa thân trước,
hình 2 - 23 Vi hình 2 - 24 là thiết kế nhiếu đường ly tại đường trục giữa thân
trước, hình 2 - 25 là thiết kế cắt rời và xếp nhún theo hướng thẳng đứng của
đường trục gữa thân trước.
50 I TH IẾT KẾ THỜI TRANG N ữ

Hình 2 - 22 - 2 Hình vẽ kết cẫu của thiết kễ một Hình 2 - 2 3 - 1 Hình vẽ mâu của thiét kế một ly
ly đơn tại đường trục giữa thân trước. đơn tại đường trục giữa thân trước.

Hình 2 - 2 3 - 2 Hình vẽ kết cáu của thiết kế


nhiẽu ly tại đường trục giữa thân trước.
C H Ư Ơ N G 2 -T H IẾ T K Ế KẾT CẨU CÙA PHẦN ÁO I 51

Hình 2 - 23 - 3 Hình vẽ kết cáu của thiết ké nhiêu ly Kinh 2 - 2 4 - 1 Hình vẽ mâu của thiết ké nhiểu ly tại
tại đường trục giữa thân trước. đường trục giữa thân trước.

Hình 2 - 2 4 - 2 Hình vẽ kết cấu của thiết kế


nhiều ly tại đường trục giữa thân trước
52 TH IẾT KẾ THỜI TRANG NỮ

>g

Hình 2 - 25 Hình vẽ kết cíu của thiết kế cât rời và xếp nhún
theo chiểu dọc tại đường trục giữa thân trước.
CH Ư Ơ N G 2 - T H IẾ T K Ẽ KẾT CẤU CỦA PHẤN ÁO 53

III. Xử lý kết câu của áo và thiết kê độ nới rộng

1. Xử lý kết cấu giảm ngực thân trước và giảm vai thân sau
Thiết kế giảm ngực là thao tác quan trọng để xử lý tạo hình cùa phần ngực.
Đặt hai mảnh vải hình chữ nhật lên hai nửa thân trước, lấy đỉnh ngực làm điểm
cố định, hai mảnh vải sẽ xếp chồng lên nhau ở phần giữa trước ngực, lượng xếp
chổng lên nhau chính là lượng thừa của phẩn ngực, lượng thừa này là căn cứ
để thiết kế giảm ngực. Thiết kế giảm vai thân sau vừa có tác dụng như chiết ly
ngực, vừa là phấn ly tạo nên độ cong ở vai sau.
a. Giảm ngực thân áo
Có ba trường hợp cẩn thiết kê giảm ngực: thứ nhất là khi thân áo không
thiết kế đường ly, để làm cho phần áo trước ngực hơi thu vào phía trong, trở
nên vừa khít hơn với phần ngực; thứ hai là đối với người có bộ ngực lớn, trang
phục sẽ phải chiết một lượng ly ngực lớn, như vậy, phía trước ngực sẽ hình
thành một lượng lớn vải thừa, khiến cho trang phục không ôm khít phần ngực,
lúc này cấn phải tiến hành xử lý giảm ngực; thứ ba là lượng chiết ly ở phấn ngực
không nhiều, để giúp cho phần ngực của trang phục thật vừa vặn, có thể tiến
hành xử lý giảm ngực.
Có hai phương pháp giảm ngực thường dùng, thứ nhất là trực tiếp tiến
hành giảm ngực khi vẽ hình vẽ kết cấu, như hình 2-26; cách thứ hai là mở đường
sâu hạ nách xuống để tiến hành giảm ngực, như hình 2-27. Cách thứ hai không

Lượng giảm ngực Lượng giảm ngực

Hìim2-26 Xửlý giảmngực Hình2-27 Xửlý giảmngực


54 I TH IẾT KẾ THỜI TRANG N ữ

chi thể hiện được nguyên lý biến hóa giảm ngực, mà còn có thể tìm ra được
chính xác hơn vị trí điểm vai, vị trí điểm sườn cổ và đường trung tâm phía trước
sau khi tiến hành giảm ngực. Nhưng dùng phương pháp này, nếu như độ giảm
ngực quá lớn, độ dài đường trung tâm phía trước sẽ càng dài hơn, nếu là kiểu áo
cổ bẻ ve sẽ gây ra hiện tượng đường bẻ ve bị bai, khiến cho chiếc cổ áo không
được vừa vặn với cơ thể, vì vậy, khi độ giảm ngực lớn, có thể chuyển độ giảm
ngực đến phía dưới cổ, như vậy khi lật ve cổ ra vừa hay có thể che được đường
giảm ngực, vừa không làm ảnh hưởng đến độ dài của đường bẻ ve, cũng không
ảnh hưởng đến hình dáng bên ngoài.
b. Xử lý giảm vai thân sau
Giảm vai thân sau là cách chiết ly vừa có tác
dụng của ly eo, vừa tạo thành độ cong ở vai sau. Căn
cứ vào thể hình của phụ nữ, đường cong của lưng
biến đổi nhiều hơn SO với nam giới. Tại điểm nhô
ra cao nhất trên lưng, vẽ một đường thẳng vuông
góc hướng xuống dưới, khoảng cách lớn nhất giữa
đường thẳng này và phẩn eo là khoảng 3cm, lượng ly
eo được hình thành từ khoảng cách chênh lệch được
xử lý một phần bằng đường ly eo trên đường ngang
eo, còn một phần còn lại sẽ do đường giảm vai xử lý,
lượng giảm vai khoảng 1~2cm cho áo nữ sẽ có thể
đáp ứng được yêu cầu xử lý độ lõm sau lưng, khiến
Hình 2 - 28 Thiết kế đường ly bả vai.
cho trang phục trở nên vừa vặn hơn. Có hai cách đo
để tính lượng giảm, đo từ điểm cao nhất của phần lưng cho đến gấu áo, một
cách là đường lưng bắt đẩu từ đường ngang eo đo thẳng xuống dưới, giúp cho
vạt áo vừa vặn tại đường trục giữa lưng; cách còn lại là đường lưng bắt đẩu từ
đường ngang eo đo xòe ra, khiến cho vạt sau rộng ra một chút tại đường giữa
lưng, giúp cho vạt áo xòe ra ngoài. Lượng giảm ngực cần căn cứ vào độ chênh
lệch giữa vòng ngực và vòng eo, có thể biến đổi căn cứ vào thể hình và kiểu
dáng thiết kế.

2. Xử lý kết cấu đường ly ở phần bả vai của áo nữ


Ly ở bả vai là đường ly thể hiện được đặc trưng hình thể của nữ giới, đó là
xương bả vai nhô lên rõ rệt. Để thể hiện hình dạng nhô lên của điểm vai, mẫu cơ
bản của thản áo sau đã thiết kế ly bả vai trên đường vai, ly bả có tác dụng rất tốt
trong tạo hình phẩn vai của trang phục, thường được dùng trong những trang
phục bó sát cơ thể. Trong trường hợp bình thường, nó có hai hình thức biểu
hiện, một là được xử lý bằng hình thức đường ly, hoặc chuyển đường ly vào
CH Ư Ơ N G 2 -T H IẾ T KẾ KẾT CÁU CỦ A PHÁN ÁO 55

đường :.ắt rời gần điểm xương bả vai; hai là xử lý kiểu may dúm, đường cong
lõm vào của phấn vai sau sau khi kéo căng, là phẳng, đường cong sẽ trở nên
thẳng, diiện tích mở rộng, sau đó may dúm lại, ráp với đường cong lối ra của vai
trước, hmh thành nên dáng lõm về trước của phán vai.
Như hình 2 - 28 cho thấy, vẽ một điểm tại chỗ xương bả vai, lấy điểm này
làm tâm đường tròn, ly ở xương bả vai cũng có thể tiến hành di chuyển giống
như ly ngực, như hình 2 - 29

3. Xử lý kết cấu đường vai áo


Hình dạng phần vai cơ thể
người phía trước lõm vào, phía sau
nhô ra, như hình 2 - 30. Phần đỉnh
vai là bộ phận dùng để thiết kế
đường xuôi vai. Theo quan niệm
truyền thống, vị trí đường cắt của
phần vai thân áo thường tương đối
cố định, trong thiết kế kết cấu trang
phục hiện đại, đường cắt vai cũng là
một nội dung thiết kế.
Thông thường, nguyên lý thiết
kế phán vai trong trang phục nam K)..h2-3C Thi* kí phán vai.
nữ là thống nhất. Đối với trang phục
rộng, dưa theo độ rộng tổng thể của trang phục, phán vai áo cũng rộng theo,
vì vậy, phần vai áo không nhất thiết phải giống hoặc tương tự như hình dạng
56 I TH IẾT KẾ THỜI TRANG N ữ

phấn vai của cơ thể, trong thiết kế có độ tự do khá lớn. Hình 2 - 30 thể hiện mối
quan hệ tương đối giửa phần vai thân trước và thân sau. Có thể coi toàn bộ
phần vai là một mặt phẳng, như vậy, sự biến đổi theo chiểu song song hoặc
chéo của thân trước và thân sau vai đều không ảnh hưởng gì đến diện tích tổng
thể và tạo hình của phần vai. Tạo hình phán vai của trang phục nữ ôm sát vế cơ
bản cần phải vừa vặn với đường cong phấn vai của cơ thể, tại vị trí hơi hướng vé
phía trước và phía sau cùa đường vai cơ bản, thiết kế đường xuôi vai song song
hay xiên chéo đểu không có vấn đế gì lớn.

4. Độ rộng của áo
Chiếc áo mặc lên người phải thoải mái, đẹp, đồng thời thuận tiện cho cử
động. Trang phục mặc trong những mùa khác nhau và những trường hợp khác
nhau cấn phải cân nhắc đến số lượng lớp áo và độ giãn nở khi hít thở và vận
động, vì vậy, trang phục cẩn phải cộng thêm độ rộng nhất định trên cơ sở kích
thước thật của vòng ngực, như vậy mới có thê’ đáp ứng được các yêu cầu vế
chức năng của trang phục.
Trong trường hợp người bị đo đứng tự nhiên, thở bình thuờng, đo được
vòng ngực thật là 84cm. Nếu như người bị đo hít thở sâu, phần ngực sẽ nở rộng
thêm khoảng 2~4cm, như vậy độ nới rộng của ngực áo ít nhất là 3cm. Nhưng,
độ nới rộng cùa trang phục ngày thường không chỉ cần phải xem xét đển độ nở
khi hít thở, mà còn cần phải xem xét đến mối quan hệ giữa áo trong áo ngoài và
biên độ vận động, bởi vậy, độ nới rộng thông thường là 8~1 Ocm.
Vì trang phục có nhiều cách phân loại, căn cứ vào độ ngắn dài có thể chia
thành các kiểu: kiểu áo dài, kiều dài trung bình, kiểu trung bình, kiểu ngắn; căn
cứ vào mùa, có thể phân chia thành: áo mùa xuân, áo mùa thu, áo mùa hè, áo
mùa đôn g ,...; căn cứ vào chức năng, có thể phân chia thành: trang phục thể
thao, trang phục ngày thường, trang phục khiêu v ũ ,...; căn cứ vào kích thước,
có thể phân thành cỡ X, cỡ A, C Ỡ V ,.... Căn cứ vào các loại hình trang phục khác
nhau, độ nới rộng cho vòng ngực cũng khác nhau: độ nới rộng vòng ngực
đối với trang phục bó sát là 2~6cm, ví dụ: trang phục dạ h ộ i,...; độ nới rộng
vòng ngực đối với trang phục vừa người là 8~10cm, ví dụ: comle, đống phục
công t y ,...; độ nới rộng vòng ngực đối với những trang phục tương đối rộng là
12-16cm, ví dụ: áo thể thao, áo bông, áo sơ m i,...; độ nới rộng vòng ngực đối
với trang phục rộng rãi là 18~24cm, ví dụ: áo khoác, áo g ió ,...; độ nới rộng vòng
ngực đối với trang phục thụng là trong khoảng 26~40cm; còn có độ nới rộng
vòng ngực của trang phục kiểu dệt kim là -8~0cm.
CH Ư Ơ N G 2 -T H IẾ T K Ế K ẾT CẤU CỦ A PHẤN ÁO 57

IV. Hình vẽ kết cấu phẩn áo

1. Hình vẽ kết cấu mẫu áo nữ dáng vừa


a. Đặc trưng tạo hình
Hình 2-31 là mẫu áo vest nữ vừa người, vạt tròn, được cách điệu từ kiểu áo
vest nữchính thức bốn mảnh mà thành, vì thế thân áo có bổn mảnh.

b. Quy cách thiết kế


Bảng 2 -1: Bảng quy cách thành phẩm áo vest nữ vạt tròn dáng vừa
Đơn vị:cm

Bộ phận Chiéu cao Dài áo Vòng ngực (B) Vòng eo(W ) Vống mông (H) Rộng vai (SH)

Kích thước 160 53 94 74 94 42

c. Hình vẽ kết cấu áo (hình 2 - 32)


(1) Sử dụng nguyên mẫu áo, đường ngang eo trước sau nằm trên cùng
một đường thẳng ngang.
(2) Căn cứ vào độ dài áo, vẽ đường hạ gấu.
(3) Độ nới rộng của vòng ngực thành phẩm là 1Ocm, giống với độ nới rộng
của nguyên mẳu.
(4) Căn cứ vào kích thước độ lệch giữa eo và ngực của thành phẩm, thiết
kế độ rộng của ly eo. Độ chênh lệch giữa eo và ngực của thành phẩm là 20cm,
một nửa là 1Ocm, vì vậy căn cứ vào nguyên tác phân chia ly eo, tiến hành phân
phối ly eo.
58 TH IẾT KẼ THỜI TRANG NỮ

(5) Độ nới rộng của vòng mông là 6m, kích thước thành phẩm của nó
giống với vòng ngực, vì vậy không cần thay đổi trên đường ngang mông.
(6) Phẩn vai của kiểu dáng này rất vừa vặn, có thể sử dụng đường vai
nguyên mẫu trước sau, ly ở bả vai sau chuyển vào trong đường cắt nữ hoàng
của thân sau.

(7) Vé lượng chiết ly ngực, lấy 2cm làm ly nách, thông qua đường ly chuyển
dịch vào trong đường cắt nữ hoàng. Lượng còn thừa của ly ngực chuyển thành
độ cộng nới rộng, đặt tại đường khoét nách trước.

2. Hình vẽ kết cấu mẫu áo nữ dáng hơi rộng


a. Đặc trưng tạo hình

Hình 2 - 33 là mảu áo được cách điệu từ dáng áo comle nam mà thành, là


mẫu với kết cấu ba thân, tức không cắt rời đường ráp sườn dưới nách, thông
_________________________________________________ CH Ư Ơ N G 2 -T H IẾ T KẾ KẾT CẨU CỦA PHẨN Ao I 59

qua đường cắt nữ hoàng ở thân trước, thân sau, dùng đường cắt giữa thân sau
và ly eo trước để điểu chỉnh độ lệch giữa vòng ngực, vòng eo và vòng mông của
cơ thế. Kiểu dáng này phù hợp với người mặc thuộc nhiều dạng hình thể, lứa
tuổi khác nhau, căn cứ vào chất liệu vải sử dụng khác nhau, hiệu quả khi mặc
cũng sẽ có những thay đổi. Kiểu áo vest nữ này có thể sử dụng chất vải dạ, nỉ,
vải gabardine, vải fla-nen,...
b. Quy cách thiết kế
Bảng 2-2 Bảng số đo thành phẩm áo vest nữ ba mảnh dáng rộng
Đơn vị: cm
Vòng ngưc Vòng mông Rông vai
Bộ phận Chiểu cao Dài áo Vòng eo(W)
(B) ' (H) (SH)

Kích thước 160 66 98 81 96 40

c. Hình vẽ kết cấu áo (hình 2-34)


(1) Sử dụng nguyên mẫu áo, đường ngang eo trước sau nằm trên cùng
một đường ngang nhau.
(2) Căn cứ vào độ dài chiếc áo, vẽ đường hạ gấu.
(3) Xoay lệch nguyên mẫu 30 để lấy ra độ giảm ngực là 0,5cm.
(4) Độ nới rộng vòng ngực của thành phẩm là 14cm, dựa trên nén tảng là
nguyên mâu, cộng thêm 4cm vòng ngực, tức mỗi thân trước sau cộng thêm
lem vào đường ngang ngực.
60 TH IẾT KẾ THỜI TRANG N ữ

(5) Căn cứ vào độ lệch giữa eo và ngực của thành phẩm để thiết kê độ lớn
của ly eo cho phù hợp. Vì độ chênh lệch giữa eo và ngực của thành phẩm là
17cm, một nửa là 8,5cm, cho nên căn cứ vào nguyên tác phân phối ly eo, có thể
chia ly eo như sau: thân sau 2cm, 2,5cm, thân trước 2cm, 2cm.
(6) Độ nới rộng cộng thêm vào vòng mông là 8cm, căn cứ vào kích thước
vòng mông, điều chỉnh độ lớn nhỏ của vòng mông trên đường ngang mông.
(7) Phán vai của kiểu dáng này rất vừa người, có thể sử dụng đường vai
nguyên mẫu trước sau, vai sau không có ly bả vai, căn cứ vào kích thước thành
phẩm của rộng vai, từđiểm cổ sau hướng theo chiều xuôi vai cắt lấy một khoảng
bằng rộng vai SH/2+0,5cm (độ thu vào của vai sau) để làm rộng vai sau.
__________________________________________________ CH Ư Ơ N G 2 - T H IỂ T KẾ KẾT CẦU CÙA PHẨN Ao I 61

(8 Về lượng ly ngực thân trước, chuyền một phần làm lượng giảm ngực,
một phán đặt tại đường khoét nách làm độ nới rộng vòng nách. Lượng ly ngực
còn lại sẽ được bớt đi nhờ độ lượn lên của vạt trước. Bởi vậy, khi xử lý điểm sâu
của vòng nách trước và sau, vòng nách trước hạ thấp hơn vòng nách sau lem,
đồng thời vòng nách trước thông qua đường ly chuyển dịch đến phẩn cổ.
(9! Vì là kiểu áo vest ba mảnh, nên đường ráp sườn trước và sườn sau không
bị cát rời, mà được xử lý ghép liền trên bản mẫu bằng giấy.

3. Hình vẽ kết cấu m ẫu áo nữ dáng rộng


a.Đặc trưng tạo hình
Hình 2 - 35 là mâu áo jacket nữcồ bẻ, thiết kế chủ yếu là dùng nhiều đường
cắt theo chiếu dọc, tạo ra độ thu eo nhất định và hiệu quả trang trí. Thân áo
trước sau nối liền với nhau qua cấu vai may chờm sang thân trước, trên gấu áo
may ba đường chỉ nổi. Chất liệu để may áo là loại vải có độ dày trung bình như
vải bò, vải ka ki chéo.
b. Quy cách thiết kế

Hình 2 - 35 Mẫu áo jacket nữ dáng rộng.

Bảng 2-3 Bảng quy cách thành phẩm áo jacket nữ dáng rộng
Đơn vị: cm

Bộ phận Chiếu cao Dài áo Vòng ngực (B) Rộng vai (ỈH)

Kích thước 160 54 108 40


62 I TH IẾT KẾTH Ờ I TRANG NỮ

c. Hình vẽ kết cấu áo (hình 2-36)


(1 ) Sửdụng nguyên mẫu áo, đường ngang eo tại thân áo trước và sau cùng
nằm trên một đường thẳng.
(2) Căn cứ vào độ dài áo, vẽ đường hạ gấu.
(3) Độ nới rộng cộng thêm vào vòng ngực thành phẩm là 24cm, dựa trên
cơ sở hình nguyên mẫu, vòng ngực cộng thêm ra 14cm, để thể hiện tính chất
vận động hướng về phía trước của cơ thể, tại đường ráp sườn của nửa thân áo
trước cộng thêm 3cm, đường ráp sườn của nửa thân áo sau cộng thêm 4cm,
làm cho kích thước của nửa thân trước là B/4 - 0,5 (độ chênh lệch thân trước
sau), kích thước của nửa thân sau là B/4 +0,5 (độ chênh lệch thân trước sau).
(4) Phần vai của kiểu dáng này khá vừa người, có thể sử dụng đường may
nguyên mẫu trước sau, vai sau không có ly bả vai, căn cứ vào kích thước thành
phẩm của rộng vai, từ điểm cổ sau về hướng lệch vai cắt lấy SH/2 làm rộng vai sau.
Bỏ đường ráp vai trước sau, nhờ vào sự nối liền của cầu vai, đường vai phía sau
không cần chừa lượng may dúm thu lại, chỉ cần bằng với độ dài đường vai trước.
(5) Vì dáng áo này khá rộng rãi, nên cách xử lý phần ly ngực tại thân áo
trước không giống với hai kiểu trước, chỉ cán điều chỉnh đường ráp sườn tại

Hình 2-36 Hình vẽ kễt cáu áo jacket nữ dáng rộng.


__________________________________________________CH Ư Ơ N G 2 -T H IẾ T KẾ KẾT CẨU CỦA PHẨN Ao I 63

trên, dưới, phải, trái đường ngang eo sao cho bằng nhau. Bởi vậy, đường khoét
nách thân trước hạ xuống thấp hơn 2cm SO với đường khoét nách thân sau,
lượng chiết còn lại được xử lý bằng cách đánh cong vạt trước.
(6) Vì độ rộng vòng ngực của kiểu áo này khá lớn, vì vậy khi thiết lập kích
thước thành phẩm, có thể không cấn quan tâm đến kích thước thành phẩm
của vòng eo và vòng mông. Khi xử lý phần eo, chỉ cần căn cứ vào tạo hình của
kiểu dáng tiến hành thiết kế ly eo, ly eo cùa thân trước sau đểu là 2cm, lượng
chiết ly được chuyển vào đường ráp sườn cần xác định căn cứ vào kích thước
thu vào của gấu áo. Có thể bỏ qua xử lý vòng mông.

4. Hình vẽ kết cấu mẫu áo nữ dáng suông


a. Đặc trưng tạo hình
Hình 2-37 là mẫu khoác nữ dáng dài, đặc trưng tạo hình là có hai hàng khuy,
dáng áo suông.Thông thường có thể dùng vải fla-nen, dạ, ni làm chất liệu may.
b. Quy cách thiết kế
Bảng 2-4 Bảng quy cách thành phẩm áo khoác nữ dáng suông
Đơn vị: cm
Bộ phận Chiéudài Dài áo Vòng ngực (B) Rộng vai (ỈH)

K(ch thước 160 90 116 42

c. Hình vẽ kết cấu áo (hình 2-38)


(1) Sử dụng nguyên mẫu áo, từ đường ngang eo thân trước lấy lên trên 1cm
kẻ đường ngang eo thân sau.
(2) Căn cứ vào kích thước dài
áo, vẽ đường hạ gấu.
(3) Độ nới rộng cộng thêm
vào vòng ngực thành phẩm là 32
cm, trên cơ sở nguyên máu, cộng
thêm độ nới rộng 22cm, để khiến
cho thân trước vừa vặn hơn với
thân người, độ nới rộng của thân
sau lớn hơn thân trước, đường ráp
sườn sau cộng thêm 6,5cm tại vị
trí đường ngang ngực, đường
ráp sườn trước cộng thêm 3,5cm,
đường trục giữa thân trước cộng
thêm 1cm.
Hình 2-37 Hình vẽ mẵu áo khoác nữ dáng suông.
64 TH IẾT KẾ THỜI TRANG N ữ

(4) Điểm sâu cổ sau lấy sâu thêm 0,5cm, điểm rộng cổ sau mở rộng thêm
2cm, đổng thời nâng cao 0,5cm; điểm rộng cổ trước mở rộng 2cm, đinh vai
sau nâng cao 1,5cm, đỉnh vai trước nâng cao 0,7cm, độ dài đường xuôi vai sau
giống với đường xuôi vai trước.
(5) Vòng nách sau khoét sâu thêm 9cm, vòng nách trước sâu thêm 10cm.
(6) Do dáng áo suôn thụng, nên không cần phải quan tâm đến kích thước
vòng ngực và vòng eo.

Hình 2-38 Hình vẽ kễt cấu áo khoác nữ dáng suông.


CH Ư Ơ N G 3 -T H IẾ T KẼ KẼT CẤU TAY ÁO 65

Chương 3:
THIẾT KẾ KẾT CẤU TAY Áo
Kết cấu tay áo biến đổi phức tạp, kiểu dáng đa dạng, là bộ phận cấu thành
quan trọng của trang phục.Tay áo và thân áo thông qua vị trí ráp liền khác nhau
sẽ him thành nên những kiểu dáng và phong cách khác nhau, khi kết hợp thân
áo và tay áo, do góc độ ráp tay khác nhau, sẽ hình thành những kết cấu tay áo
có chưc năng khác nhau. Kết cấu tay áo không phải là cô lập, mà đẩu tiên phải
được xác lập dựa trên hình dạng, góc độ của đường khoét nách và tỉ lệ vé độ dài
giữa đường khoét nách và đường lượn đỉnh tay, sau đó mới xác định được góc
độ ráp tay và chiếu rộng cửa tay, như vậy mới có thể thiết kế được phẩn tay áo có
kết cáu hợp lý, kiểu dáng đẹp, phù hợp với phong cách kiểu dáng trang phục. Vì
vậy từdài tay, vòng cánh tay, vòng khuỷu tay, vòng cổ tay, nắm tay cho đến kích
thước cửa tay, cao đinh tay, bắp tay, dài tay trong kết cấu trang phục đểu phải
cân nhác đến các phương diện như: giới tính, tuổi tác, thể hình, thói quen, thời
tiết, tạo hình, nơi ở, nghề nghiệp, xu hướng thịnh hành và chất liệu vải, thích ứng
với sự phát triển của thời đại, đáp ứng các yêu cầu của người sử dụng.

I. Nguyên mẫu tay áo

1. Hình dạng cơ bản của tay áo


Bộ phận cánh tay tại chỗ tiếp giáp với đẩu vai là một mặt cong phức tạp
hơi giống với mặt cẩu,
tay có thể thực hiện các
động tác quay vào trong,
Đ ộ dài đinh
ra ngoài và quay thành
góc 360°. Trong cuộc
sống thường ngày, đôi
d + đ<
tay chủ yếu thường thực rộng t 4 tay 1
hiện các động tác đưa o
ùy ^
2
lên trên hoặc đưa về phía 5T “O

trước. Khi đứng trên xe 1 !* §


5 1
bus, tay vịn vào móc treo
cũng phải giơ lên khoảng
170°; khi đặt đổ vật gì đó
lên bàn, cần phải giơ tay
\
vé phía trước hoặc chếch
vế trước 40-50° Pham vi Hình3-1 Cácyếutốcấuthành bảnmẫu kết cấutay áo.
66 I TH IẾT KÊ THỜI TRANG N ữ_____________________________________________________________________________

hoạt động của nó là ở phía trước 180°, phía sau 60°, trái phải khoảng 75°. Hình
lập thể cơ bản của tay áo khi được mở ra trên mặt phẳng và mối quan hệ với số
đo cơ thể được thể hiện trong hình 3 -1. Trong đó, kích thước của các bộ phận a,
b, c chính là yếu tổ cấu thành bản mẫu rập của tay áo. Những yếu tố cấu thành
này gồm có: cao đỉnh tay, chiểu dài dưới cánh tay, dài tay và rộng bắp tay. Trong
thiết kế kết cấu trang phục thực tế, độ sâu của đường khoét nách trên thân áo,
độ dài của đường vòng nách, thân áo và sự biến đổi trong yêu cáu thiết kế tay
áo,... đều sẽ ảnh hưởng đến yếu tố cấu thành của bản mẫu trên giấy của tay áo.

2. Phương pháp cấu thành của nguyên mẫu tay


Hình vẽ nguyên mâu tay áo nên tiến hành sau khi nguyên mẫu thân áo
được hoàn thành. Kích thước cẩn thiết của hình vẽ nguyên mẫu tay áo là độ
dài của đường khoét nách và dài tay, còn kích thước của cao đỉnh tay, rộng bắp
tay được tính bằng cách lấy độ dài đường khoét nách (AH) là cơ sở. Vì vậy, việc
đo đường khoét nách (AH) có chính xác hay không sẽ ảnh hưởng đến việc tay
áo và thân áo có khớp với nhau chính xác hay không. Phương pháp đo đường
khoét nách (AH) là: dùng mép thước dây đo chiều dài đường khoét nách, như
hình 3 - 2 cho thấy, từ điểm A đo đến điểm B là độ dài đường khoét nách sau
(AH sau), từ điểm B đo đến điểm c là chiều dài đường khoét nách trước (AH
trước), AH sau + AH trước = AH .

Số đo tham khảo trong hình vẽ: Dài tay: 54cm, chiều dài vòng nách (AH) có
được qua thao tác đo thực tế đo được. Trình tự vẽ hình:
(1) Căn cứ vào nguyên mẫu thân áo trong hình 3 - 2, ta đo được độ dài
đường cong AB và BC, trong đó độ dài đường cong AB được gọi là AH sau (chiếu
dài đường khoét nách), độ dài đường cong BC được gọi là AH trước (chiếu dài
đường khoét nách trước. Căn cứ vào chiều dài đường khoét nách trước sau ta
được AH (chiểu dài đường khoét nách) = AH trước + AH sau).
(2) Căn cứ vào công thức tính độ cao đỉnh tay của tay áo nguyên mẫu =
AH/4 + 2,5, vẽ hình phác thảo cơ bản của tay nguyên mẫu (hình 3-30).
(3) Sau đó căn cứ vào hình 3 - 3 ®, vẽ điểm phụ trợ cấn thiết cho đường
đỉnh tay và đường cửa tay.
(4) Cuối cùng vè ra tay áo nguyên mẫu, xem hình 3 - 3

3. Biến tấu trong kết cấu của cao đỉnh tay


Khi tiến hành thiết kế tay áo, phần đỉnh tay, bắp tay và độ chùng đường
may cùng khống chế, tương thích lân nhau, tạo thành kết cấu cơ bản của tay
áo. Thông thường, đỉnh tay càng thấp, bắp tay càng to, biên độ cử động của tay
CH Ư Ơ N G 3 - T H IẾ T KẾ K ẾT CẤU TAY ÁO 67

càng rộng; ngược lại, đỉnh tay càng cao, bắp tay càng nhỏ, biên độ cử động của
tay càng hẹp. Trong
đó, đỉnh tay là nhân tổ
chù yếu, thông qua nó
để tính toán độ rộng
bắp tay, xác định độ
chùng đường may. Vì AH trước

phương pháp thiết


kế kết cấu được dùng
trong cuốn sách này là
phương pháp thiết kế
theo nguyên mẫu, vì
Trước
vậy trong khi tiến hành
thiết kế tay áo, chù yếu
là căn cứ vào nguyên
mẫu tay để biến tấu và
phát triển thành. Hình 3-2 Nguyên mẳu thân áo.

Thông thường, nhân tố chủ yếu xác định độ cao đinh tay là độ chênh lệch
giữa chiểu dài mặt ngoài của cánh tay (mặt trên cánh tay) và chiều dài mặt trong
của cánh tay (mặt dưới cánh tay). Đánh dấu vị trí ngang với phần nách tương
ứng tại mặt trên của cánh tay, rồi đo từ đó đến đỉnh vai tại đường ráp tay áo với
Ui

^ n N . 1,8
AH sau

l \

Dài tay+2,5

Dài tay

EL EL

Sau Trước

•-//-'
4 ,J'5 1,5

<2
Hình 3 - 3 Hình vẽ kết cắu nguyên mẫu tay áo.
68 TH IẾT KẾ THỜI TRANG N ữ

thân áo, đây chính là kích thước của cao đỉnh tay. Trên thực tế, bản mẫu giấy của
phần tay áo trong thiết kế kết cấu trang phục là căn cứ vào sự khác nhau của các
yếu tố như vị trí xác định vòng khoét nách (đường bắp tay), vị trí đường ráp tay,
góc độ ráp tay, đặc tính của chất liệu vải dùng để may mà thay đổi cho phù hợp.
a. Mối quan hệ giữa đường khoét nách và đỉnh tay
Cản cứ vào đường rộng bắp tay có thể chia thành hai phán: cao đinh tay
và chiéu dài dưới tay. về việc xác định
độ sâu khoét nách của chiếc áo, bất
kể là nguyên mâu áo hay bản mẫu
trên giấy thân áo của kiểu dáng khác,
thông thường vị trí của đường hạ
nách thường được đặt tại vị trí dưới
nách một chút, tương ứng với đó, Kiéu bó sát
Kiéu vừa người
đường ngang nách của tay áo cũng Kiểu hơi rộng
Kiểu rộng
được xác định tương ứng với vị trí
này, lúc này độ cao đỉnh tay sẽ tăng Kiéu thụng

lên theo. Từ hình 3 - 4 có thể thấy, với


những độ nới rộng của vòng ngực
khác nhau, hình dạng của đường
khoét nách cũng có nhữnq thay đổi .
3 ’ Hình 3 -4 Mỗi quan hệ giữa độrộng vòng ngực
tư ơ n g ứ n g . va đường nách áo.

Như hình 3 - 5, đường khoét nách trong nguyên mẫu kiểu văn hóa thường
được xác định ở vị trí thấp hơn nách 2cm, kích thước cơ thể a cộng thêm 2cm
chính là cao đỉnh tay. Cao đỉnh tay tại những kiểu dáng khác, cũng căn cứ vào
sự biến đổi của chiều sâu hạ nách để thay đồi cho phù hợp.
b. Mối quan hệ giữa đường ráp tay và cao đỉnh tay
Thông thường vị trí đường ráp vai của tay áo không nhất định phải trùng
hợp với đường vòng nách của cơ thể. Nếu đường ráp vai của bản mẫu thân áo

Ị Ị ekhoảng
Đường
Đinh t a y \ \ ta ngang nách

ể khoảng 2cm Kích thướctyiạ nách


Đường
bắp tay e khoảng
báptay
2cm

Hình 3 - 5 Sự biến hóa của cao đinh tay và vòng nách theo nguyên mẳu.
CH Ư Ơ N G 3 - TH IẾT KẾ KẾT CẤU TAY Á o

trên giấy được thiết kế thành đường thẳng, thì đường thẳng này có độ chênh
lệch khoảng 0,5~3cm SO với đường vòng nách thực của cơ thể. Vị trí của đường
ráp tay thông thường được đặt tại vị trí hơi lui vào trong SO với đấu vai.
Theo sự khác biệt của vị trí đường ráp tay, độ rộng vai cũng có những thay
đổi tương ứng, đóng thời, vị trí đường ráp tay cũng chịu ảnh hưởng của xu
hướng thịnh hành của trang phục và sở thích của từng người. VỊ trí đường ráp
tay thường có 3 kiểu (xem hình 3 - 6). Trong hình 3 - 6 ®, đường nét đứt biểu thị
vòng nách của cơ thể, cách ráp tay kiểu này sẽ tạo ra độ rộng vai nhỏ nhất, phấn
đỉnh tay của tay áo có thể che phù toàn bộ mặt cong của đầu vai, độ cao tay áo
được hình thành nên qua vị trí ráp tay kiểu này là cao hơn đỉnh tay của tay áo
thông thường. Hình 3 - 6 ® là ráp tay theo đường ngang bắp tay. Vị trí ráp tay
này rõ ràng thấp hơn nhiều SO với vị trí ráp tay trong hình 3 - 6 ®. Kiểu ráp tay
trong hình 3 - 6 © là kiểu "trung hòa" giữa kiểu ®, và kiểu (D, rộng vai của thân
áo không quá chật, cũng không có khoảng trống ở đầu vai, là vị trí ráp tay khá
lý tưởng.
Hình 3 - 7 là kiểu có vị trí ráp tay khác nhau dẫn đến sự thay đổi của bản
mẫu bằng giấy. A là vị trí ráp tay tại đinh vai, trong trường hợp độ rộng vai hẹp
nhất khi ráp tay áo thông thường, độ cao đinh tay tăng lên, lúc này lượng chùng
đường may tại đỉnh tay cũng tăng theo, dài tay cũng tăng lên tương ứng. B
là đường cong đỉnh tay sử dụng trong nguyên mâu. c là đường ráp tay trong
dáng vai chờm, rộng vai hơi lớn, tức là trường hợp rộng vai tăng lên và đỉnh tay
hạ thấp xuống tương ứng. Trong trường hợp độ hạ vai xuống nhiều hơn 3cm,
thân áo sẽ có dáng rộng rãi, thoải mái, góc độ ráp vai cũng cán có những biến
đổi tương ứng.

Hình 3 - 6 Mỗi quan hệ giữa vị trí ráp tay và độ cao đinh tay.
70 T H IẼ T K Ế T H Ờ I TRANG NỮ

Hình 3 - 7 Vị tri' ráp tay khác nhau dẫn đến sựthay đói vể mâu thân áo, tay áo.

c. Mối quan hệ giữa góc độ ráp tay và độ cao đỉnh tay


Góc áp tay là chỉ khi tay giơ lên đến một độ cao nhất định, trên tay áo
không xuất hiện vết nhăn nhúm, phấn eo và cửa tay không bị xô lệch co kéo.
Khi buông thẳng tay, tay áo rủ xuống trông rất đẹp; khi từ từ giơ tay sang một
bên, đến khi tay áo cóhình dạng như đã nói ở trên, rồi tiến hành đo đạc góc độ
từ sườn ngoàicánh tay, tứcgóc tạo thành giữa cánh tay và trục thẳng của cơ
thể, gọi là góc ráp tay. Góc ráp tay trong hình 3 - 8 có ba loại, trong đó khi tay
thả xuôi thẳng xuống, góc ráp tay là 0°, nếu ráp tay áo vào thân áo với góc ráp
tay hơi lớn hơn 0°, lúc này độ cao đỉnh tay của tay áo là lớn nhất, đường lượn
đỉnh tay cũng cấn có độ chùng đường may khá lớn. Tạo hình tay áo cùa kiểu

Khi tay giơ ngang, 11 \


góc ráp tay này trông rất đẹp mắt,
đinh tay sẽ hẹp lại độ vừa vặn rất cao, thường dùng
trong những trang phục nghiêm
túc, đứng đắn như comple, áo
khoác. Khi góc ráp tay là 90°, lúc
này độ nhô ra của đầu vai đã được
giảm đi nhiều, vai và cánh tay gần
như nằm trên một đường thẳng.
Tạo hình tay áo theo góc ráp tay này
đã được phẳng hóa, độ vừa vặn rất
kém, khi hạ tay xuống, dưới nách sê
tạo thành nhiều nếp gấp thừa, nhìn
vào trông không được đẹp mắt,
Buông tay thẳng xuống nhưng lại rất phù hợp khi vận động,
Hình ỉ -8 Góc độ giáp tay áo. có thể dùng đối với những trang
CH Ư Ơ N G 3 - T H IẾ T KẾ KẾT CẤU TAY ÁO 71

phục thường dùng trong vận động, thê’ thao như áo thể thao, áo bảo hộ lao
động, áo mặc ở nhà,... Góc ráp tay 45° là góc độ nằm giữa kiểu 0° và 90°, độ cao
đỉnh tay, độ chùng đường may tại đường đỉnh tay của góc may này đểu ở vị trí
trung gian giữa hai kiểu trước, vừa đảm bảo được vẻ đẹp của trang phục, lại linh
hoạt với những hoạt động của cơ thể.
Xem hình 3 - 9 có thể thấy, góc ráp tay càng lớn, đình tay càng thấp, tay áo càng
rộng; ngược lại, góc ráp tay càng nhỏ, đỉnh tay càng cao, tay áo càng vừa người.

Kinh 3 -9 Góc ráp tay khác nhau dân đến , , ,


những thay đói của độ cào đĩnh tay Hình 3 -10 Mói quan hệ giữa báp tay và cánh tay.

d. Độ nới rộng cho đường cong đỉnh tay giúp đỉnh tay tròn trịa
Để làm cho đỉnh tay tròn trịa, cẩn phải tăng thêm một lượng nới rộng nhất
định tại đường cong đỉnh tay. Những loại vải có độ dày khác nhau, cũng cần
phải cộng thêm độ nới rộng khác nhau, ví dụ: vải mỏng thêm 0,1 ~0,2cm; trong
các thiết kế mẫu rập dành cho áo khoác, độ nới rộng cho đỉnh tay thường là
0,5~0,7cm. Để đỉnh tay thêm tròn trịa, chì cần tăng thêm độ cao của đỉnh tay
hoặc độ cong của đường lượn đỉnh tay là được.

4. Sự biến đổi của độ rộng bắp tay


Độ cao đinh tay khác nhau thì độ rộng bắp tay cũng khác nhau. Thông
thường khi đỉnh tay đã được xác định, thì độ rộng bắp tay cũng được xác định
72 TH IẾT KẾTH Ở I TRANG NỮ

theo, nhưng, điểu đó không có nghĩa là độ rộng bắp tay có được từ đỉnh tay đểu
là độ rộng lý tưởng. Độ dài đường lượn đỉnh tay dùng để tính độ rộng bắp tay
lý tưởng cán phải có độ nhún thích hợp, phù hợp với yêu cấu kiểu dáng; độ dài
đường cong đỉnh tay được hình thành từ độ rộng bắp tay lý tưởng cẩn kết hợp
vừa vặn với độ dài đường khoét nách tương ứng; độ rộng bắp tay lý tưởng cấn
đáp ứng được yêu cẩu chức năng của kiểu dáng và yêu cầu vé phong cách kiểu
dáng. Hình 3 -10 là hình mặt cắt thê’ hiện mối quan hệ giữa tay áo và cánh tay.
Độ rộng bắp tay của nguyên mẫu tay áo là độ rộng cơ bản của kích thước bẳp
tay ở chỗ lớn nhất cộng thêm 4~5cm. Nguyên mẫu tay áo kiểu văn hóa mặc dù
không có con số cụ thể xác định rộng bắp tay, mà tính toán từ kích thước đường
khoét nách mà ra, nhưng cắn phải tăng thêm 4~5cm tại vòng nách.

5. Biển tấu trong kết cấu của ly khuỷu tay


Ly trên tay áo chủ yếu là ly ở khuỷu tay, thiết kế ly khuỷu tay để làm cho tay
áo vừa vặn hơn hoặc phù hợp cơ bản với trạng thái tự nhiên khi tay không cử
động. Nhìn nghiêng khi cánh tay để xuôi xuống tự nhiên, ta sẽ thấy phần cánh
tay từ vai đến khuỷu giữ thẳng, trong khi phần cẳng tay từ khuỷu tay trở xuống
lại có dáng nghiêng về phía trước.
Độ chếch về phía trước của cánh tay trung bình khoảng 6°, cánh tay của
nữ chếch vể phía trước khoảng 6cm, cánh tay của nam giới chếch về phía trước
khoảng 6,8cm. Kiểu tay áo hai mang vừa với thân người được thiết kế dựa trên
nguyên tổ cơ bản là ly khuỷu tay. Sự hình thành của ly khuỷu tay chủ yếu là để
phù hợp với cấu tạo cẳng tay chếch vế phía trước, làm cho hình dáng tay áo
phù hợp với hình dáng hơi gập tự nhiên của tay.
Hình 3-11 là các biến tấu cùa ly khuỷu tay. Ly ở bên dưới đường sâu đỉnh
tay giúp cho tay áo nghiêng về phía trước, ly ở bên trên đường sâu đinh tay
làm cho phần trên của tay áo được thu gọn, phần sau của tay áo có hình cong,
sườn trước của hai mang tay cùng lõm vào cũng có tác dụng của đường ly, có
thể làm tăng thêm hiệu quả làm cong tay áo. Nếu lượng chiết của ly khuỷu tay
quá lớn, sẽ khiến cho độ cong của tay áo quá nhiểu. Mặt khác, lượng chiết ly
khuỷu không phải là một con số cố định, trong trường hợp kích thước cửa tay
giữ nguyên, lượng ly khuỷu sẽ tăng lên theo sự tăng lên của bắp tay, hoặc giảm
đi theo sự giảm đi của bắp tay. Khi tiến hành thiết kế kết cấu tay áo, thường lấy
độ chênh lệch giữa bắp tay và cửa tay làm giá trị của ly. Khi thiết kế ly khuỷu tay
tại cửa tay, do độ dài cùa ly khuỷu tay theo chiểu dọc khá dài, có khi không phù
hợp với yêu cầu của kiểu dáng, bởi vậy ly khuỷu tay thường được chuyển đến
chỗ đường ráp sườn tay, hình thành một ly khuỷu tay ngắn và nhỏ.
___________________________________________________________ CH Ư Ơ N G 3 -T H IẾ T KẾ KẾT CẦU TAY Ao I 73

Trong thiết kế rộng tay, ly khuỷu tay thường không cần phải tính đến.
Nếu như có ly khuỷu tay, cũng là do yêu cầu trong thiết kế. Khi cánh tay buông
thẳng xuống tự nhiên, khuỷu tay có dạng lồi ra, khi cánh tay cử động hướng vể
phía trước, thì hình dáng này càng rõ ràng. Khi đó, thiết kê ly khuỷu tay có thể
coi điểm khuỷu tay lồi lên là điểm trung tâm để tiến hành chuyển dịch đường ly
một cách tùy ý, giống với phương pháp dịch chuyển đường ly ngực. Hình 3 -12
là ví dụ về cách dịch chuyển ly khuỷu tay. Trong hình có thể thấy, trong các biến
tấu, ly khuỷu tay chủ yếu được đặt ở ba vị trí: đường khuỷu tay, đường cong
đỉnh tay và đường cửa tay.

Hình 3 -1 2 - 1 Biến táu của ly khuỷu tay trong mẳu tay vừa người (hình vẽ kết cáu).
74 TH IẾT KỄ THỜI TRANG NỮ

6. Phân loại tay áo


Kết cấu của tay áo và hình thức bên ngoài rất đa dạng, với những góc may
khác nhau, tay áo có thể được phân loại thành nhiều kiểu khác nhau. Ví dụ: căn
cứ vào độ dài ngắn của tay áo có thể phân thành kiểu không tay, vai chờm, tay
cộc, tay lỡ, tay d à i,...; căn cứ vào hình dáng, có thể phân thành tay thẳng, tay
loe, tay bổng, tay phổng, tay búp sen,...; cản cứ vào phương thức ráp tay áo có
thể phân thành tay tròn, tay bằng, tay raglan, tay liền, tay chờm v a i,...; căn cứ
vào kết cấu, có thể phân thành tay một mang và tay hai mang. Nhìn chung, tay
áo có thể phân thành hai loại: có tay và không tay, trong những phấn sau đây,
chủ yếu giới thiệu vé thiết kế kết cấu của kiểu không tay, tay một mang, tay hai
mang và tay raglan.

II. Thiết kê kết cấu không tay


Không tay là một hình thức kết cấu chi thiết kế đường lượn nách mà không
ráp với phân tay.Thiết kế không tay chủ yếu dùng trong trang phục dạ hội, váy,
áo cúp ngực, áo gile. Các nhân tố chủ yếu trong kết cấu không tay gồm có độ
rộng vòng ngực, độ sâu khoét nách, rộng vai, kỹ thuật may.

1. Mẫu áo không tay kiểu sát nách


Khi thiết kế kết cấu áo không tay, đường khoét nách không nên quá nông,
vì như vậy khi mặc vào sẽ không thoải mái; mặt khác, đường khoét nách cũng
không nên quá sâu, vì như vậy trông thiếu lịch sự và không đẹp mắt. Hình 3 -
13 là thiết kế đường vòng nách lộ toàn bộ phần vai, thường dùng trong thiết
kế trang phục dạ hội, về mặt công nghệ, đường vòng nách có thể xử lý bằng
phương pháp viền nẹp, đổng thời yêu cầu đường viển nẹp phải căng. Hình 3 -
14 là kiểu khoét nách tròn cơ bản, khi vẽ hình, yêu cầu vòng nách hơi thu lại.
CH Ư Ơ N G 3 -T H IẾ T K Ế K ẾT CẤU TAY ÁO 75

2. Mẩu áo không tay kiểu hai dây


Hình 3 -15, hình 3 -16, hình 3 -17 là mẫu áo hai dây. Hình 3 -15 là mẫu áo
dây bản rộng, hình 3 -16, hình 3 -17 là kiểu lộ vai, đều có yêu cấu là vòng nách
và đường nối dây áo phải suôn sẻ, mỹ quan.
76 TH IẾT K ẾTH Ờ I TRANG N ữ

1
CH Ư Ơ N G 3 -T H IẾ T KẾ KẾT CẤU TAY Á O 77

3. Những mẫu áo không tay khác


Hình 3 - 18 là mẫu áo không tay vai
lệch, chỉ có một bên vai. Trong thiết kế mẫu
áo vai lệch này, đường cổ áo xuất phát từ
vai trái hạ xuống nách phải, kết cấu của vai
phải cũng tương tự như các mẫu không tay
thông thường. Hình 3 -19 là mẫu áo không
tay cổ thuyền.

Hình 3 -19 Mẫu áo không tay (2).

III. Thiết kế kết cấu có tay


Tay áo thông thường là tên gọi chung cho kiểu tay áo được ráp với thân áo
tại vị trí gắn với đỉnh vai của cơ thể. Trong thiết kế tay áo thông thường, có thể
căn cứ vào độ dài khác nhau của tay áo, căn cứ vào kiểu dáng của tay áo, hoặc
số lượng mang tay hợp thành tay áo để tiến hành phân loại và đật tên. Trong
78 TH IỂT KẾ THỜI TRANG NỮ

phán này, chủ yếu trình bày vế kiểu tay áo


một mang, hai mang và tay raglan.

1. Thiết kê mẫu kết cấu cho tay áo


một mang
Khi thiết kế những kiểu dáng, kết cấu
trang phục khác nhau, cho dù tay áo được
biến tấu như thế nào vé kiểu dáng, kết cấu,
chúng vẫn đều được hình thành trên cơ sở
tay một mang. Tay một mang thường là chỉ
loại tay áo do một mảnh tạo thành, tại mặt
dưới của tay sè có một đường may ráp. Tay
một mang có thể phân chia thành tay một
mang vừa người và tay một mang rộng.
Thiết kê tay một mang được ứng dụng rất
rộng rãi, có nhiều biến hóa, thông thường
nó thường được biến hóa trên các phương
diện như: độ vừa vặn khi mặc, dài tay, tạo
bản mẫu kết cấu tay một mang căn cứ vào hình
hình cửa tay, xẻ tay, ly tay, hình thức đường
dạng cánh tay.
cắt, cách mở tay.
a. Nguyên lý kết cấu của tay áo một mang vừa người
Vi cánh tay người có đặc trưng từ đỉnh vai đến phẩn khuỷu tay về cơ bản có
dáng thẳng đứng; từ khuỷu tay trở xuống hơi chếch về phía trước, cho nên, để
khiến cho tay một mang đáp ứng được yêu cấu vế độ gập của phấn khuỷu tay,
cần xẻ một đường tại vị trí khuỷu tay, sau đó kéo xuống dưới một khoảng cách
thích hợp, đó chính là lượng nới rộng cán thiết để cánh tay áo chếch về phía
trước, phù hợp với trạng thái cong gập tự nhiên của cánh tay, như hình 3 - 20.
Khi thiết kế hình dáng tay áo, có thể căn cứ vào những trọng điểm trong
ráp tay, có thể coi trọng điểm trong thiết kế tay một mang là độ rộng bắp tay,
độ rộng cửa tay, độ rộng khuỷu tay. Mở rộng phần cửa tay thật nhiều, sẽ hình
thành kiểu tay loe, tay xòe; ngược lại, nếu thu nhỏ phần cửa tay, sẽ hình thành
kiểu tay vừa vặn; nếu cửa tay giữ nguyên kích thước vốn có ban đẩu, chi mở
rộng phần bắp tay, sè được kiểu tay bổng.
b. Thiết kế bản mẫu kết cấu cho mẫu tay cộc một mang
Đặc điểm của tay cộc một mang là độ dài của tay áo ở trên khuỷu tay, thích
hợp với những kiểu trang phục dành cho nam nữ thanh niên mặc vào mùa hè,
vế mặt hình thức, nó là một thê’ hoàn chinh, không có đường phân cách. Dưới
đây xin giới thiệu các mẫu tay cộc khác nhau.
CH Ư Ơ N G 3 -T H IẾ T KẾ K ẾT CẤU TAY ÁO 79

(1) Tay CỘC thông thường


Kiểu tay này có thể tham khảo trực tiếp cách vẽ tay theo nguyên mẫu. Nó
thường được phân thành các kiểu tay như: tay bó sát, tay vừa, tay hơi rộng,

Hình 3-21 Hình vẽ máu và hình vẽ két cáu kiếu tay cộc thông thường.

Hình 3 - 22 Hình vè mẫu vằ hình vẽ kết cấu kiểu tay cộc lưỡi liém.

Hình 3 - 23 Hình vẽ mâu và hình vẽ két cẩu kiểu tay hến.


80 I TH IẾT KẾ THỜI TRANG N ữ_____________________________________________________________________________

tay rộng. Nếu là kiểu tay hơi rộng, độ cao đỉnh tay có thể xác định bằng: AH/3.
Thông thường dài tay lấy từ 15~19cm, cửa tay có thể căn cứ vào kiểu dáng mà
xác định, như hình 3 - 21.
(2) Tay lưỡi liềm
Kiểu tay này là kiểu tay cộc nhất, vì độ dài của tay áo ngắn hơn chiều
cao đinh tay, cửa tay sẽ lõm vào trong hình thành đường cong, bởi vậy thông
thường kiểu tay này sẽ xử lý cửa tay bằng cách may nẹp. Ở đây sử dụng tay
nguyên mẫu để vẽ hình, nhưng trên thực tế, thông thường đỉnh tay của kiểu
tay này hạn chế trong khoảng AH/3, như hình 3 - 22.
(3) Tay hến
Tay áo kiểu này là kiểu tay áo có phẩn diện tích cánh tay được che kín ít
nhất, đặc điểm cùa nó là che kín phẩn vai, không có đường dưới tay, dưới nách
có thể may liền hoặc mở ra, hình thành dáng tay không tay. Kiểu tay này thường
dùng trong trang phục mùa hè dành cho trẻ em và phụ nữ , như hình 3 - 23.
(4) Tay cộc loe
Tay cộc loe là kiểu tay có cửa tay mở rộng, có độ bồng bềnh, bay bổng. Độ
mở rộng của cửa tay có thể to nhỏ khác nhau, nhưng nhìn chung, phải lớn hơn
trên đường rộng tay, độ dài và độ rộng của tay áo có thể căn cứ vào kiểu dáng
mà xác định. Trọng điểm trong vẽ hình là từ bản mẫu cơ bản của tay áo, dùng
kéo cắt rời thành nhiều mảnh, sau đó xòe các mảnh ra để mở rộng cửa tay, như
trong hình 3 - 24.

/
•-------------------------------------- 7

/ ị
t
1
1
1

òb (X) Ö5 (X) <x>

Hình 3 - 24 Hình vẽ mỉu vằ hình vẽ kỉt cáu kiểu tay cộc loe.
___________________________________________________________ CH Ư Ơ N G 3 -T H IẾ T KẾ KẾT CẦU TAY Ao I 81

(5) Tay cộc bống


Tay cộc bồng là kiểu tay xếp ly tại chỗ cửa tay hoặc xếp ly trên đinh tay,
từ đó hình thành các kiểu tay bống khác nhau. Hình thức xếp ly có lỵ nhỏ đều
nhau hoặc ly nhỏ không đếu nhau, cũng có thể xếp ly theo quy luật. Cách thiết
kế thông thường là vẽ ra trên giấy mẫu tay cơ bản, rói dùng phương pháp cắt

Hình 3 - 25 Hình vẽ mẫu và hình vẽ kết cấu kiểu tay cộc bỏng (1).

Hình 3-26-1 Hình vẽ mẫu và hình vẽ két cấu kiểu tay cộc bổng.
82 TH IẾT KẾTH Ờ I TRANG NỮ

rời, mở phần đỉnh tay ra, hoặc cả đinh tay và cửa tay đểu mở ra, sau đó tại chỏ
cửa tay, có thiết kế măng sét, xếp ly, nhún ly, viền nẹp, may dây thun để thu nhỏ
lại, như hình 3 - 25, hình 3 - 26.

Hình 3 - 26 - 2 Hình vẽ kết cẫu tay cộc bỗng.

(6) Tay cộc đèn lồng


Kiểu tay đèn lổng có nhiều hình thức khác nhau, như cửa tay xếp ly, đỉnh
tay và cửa tay cùng xếp ly, tạo thành hình cái đèn lồng. Cách thiết kế bản mẫu
của kiểu tay này giống với cách thiết kế bản mâu của tay bổng, như hình 3 - 27,
hình 3 - 28.

27 2
Hình 3 - 27 Hình vẽ mẫu và hình vẽ kết cấu kiểu tay đèn lóng (1).
CH Ư Ơ N G 3 -T H IẾ T KẾ KẾT CẤU TAY ÁO 83

5 EL

11 : 2 .5
27 2

Hình 3 - 28 Hình vẽ mẫu và hình vẽ kết cấu kiểu tay đèn lóng (2).

c. Thiết kế kết cấu bản mẫu tay dài một mang


Tay dài một mang được sử dụng phổ biến nhất trong thiết kế trang phục,
là kiểu tay thích hợp với trang phục cả bổn mùa xuân hạ thu đông, về hình thức,
tay áo là một thể hoàn chinh không phân cách. Thông thường có thể phân chia
thành các loại tay: tay bó sát, tay vừa, tay hơi rộng và tay rộng. Kiểu tay bó sát
dùng trong trang phục bó sát; kiều tay vừa vặn dùng trong loại áo khoác vừa
người, áo sơ mi vừa người và áo rét vừa người; kiểu hơi rộng và kiểu rộng dùng
nhiều trong kiểu trang phục hơi rộng và rộng. Bản mẫu kết cấu tay dài một
mang chủ yếu được tiến hành biến hóa từ những phương diện sau đây: ® biến
đổi cửa tay, tạo hình cửa tay, xẻ tay, ly tay và nếp gấp ly tay; © biến đổi về hình
thức phân cắt; ® biến đổi bằng cách thu hẹp, mở rộng; © biến đổi về cách ráp
tay; © biến đổi vé độ vừa vặn của tay.
(1 ) Kết cấu tay một mang kiểu hơi rộng và rộng
Hình 3 - 99 là hình vẽ tay áo một mang kiểu hơi rộng, cửa tay bẻ lên. Hình
3 - 30 là kiểu tay sơ mi một mang kiểu rộng, đỉnh tay và cửa tay đều xếp ly nhỏ,
ly nhỏ của cửa tay dùng đai măng sét để cố định.
84 TH IỄT KẼ THỜI TRANG Nữ

(2)Tay một mang kiểu vừa


Chủ yếu dùng trong áo vest, áo khoác và áo dạo phố. Áo khoác thường coi
độ vừa vặn là yếu tổ chủ đạo, tạo hình tay cũng cấn phù hợp với tạo hình cánh
tay. Khi vẽ tay áo khoác một mang, để làm cho tay một mang vừa vặn với cánh
tay, cần phải sử dụng phương pháp xử lý bằng ly khuỷu tay sau hoặc ly cửa tay,
như hình 3 -3 1 , hình 3 - 32.

Hình 3 - 29 Hình vẽ mẫu và hình vẽ kết cíu kiều tay một mang hơi rộng.

Hình 3 - 30 Hình vẽ mẫu và hình vẽ kết cáu kiểu tay một mang rộng.
CH Ư Ờ N G 3 -T H IẾ T KẾ KẾT CẨU TAY Ao I 85

Hình 3 - 31 Hình vẽ máu và hình vẽ kết cáu kiều tay một mang vừa người (1).

Hình 3 - 32 Hình vẽ mảu và hình vẽ kết cấu kiểu tay một mang vừa người (2).

2. Thiết kế mẫu kết cấu cho tay áo hai mang


Tay hai mang là kiểu tay áo vừa với thân người, được tách thành hai mảnh là
mang trước và mang sau, độ chênh lệch giữa kích thước bắp tay và cửa tay trước,
sau được trừ vào đường may của mang tay sau, tạo thành độ cong khuỷu tay, đạt
được yêu cáu phù hợp với hình dáng tự nhiên của cơ thể người. Tay hai mang
86 I TH IẾT KẾ THỜI TRANG NỮ

chù yếu được biến hóa tại các phương diện như: độ lệch của đường ráp tay trước
sau, độ cong đỉnh tay, độ cao đinh tay, xẻ tay. Đặc điểm của kiểu tay này là khi
mặc vào, độ rộng hẹp của tay, độ cao đinh tay khá vừa vặn, khi cánh tay buông
thõng tự nhiên, dưới nách không có nếp nhăn, cho nên thường được dùng trong
trang phục có biên độ hoạt động tương đối nhỏ như áo vest, áo khoác, áo đổng
phục. Phương pháp vẽ bản mẫu kết cấu tay áo hai mang có hai cách: phương
pháp vẽ chổng hai mang tay và phương pháp vẽ tách riêng hai mang tay.
(1) Phương pháp vẽ chổng hai mang tay
Phương pháp vẽ chổng hai mang tay là chỉ khi tiến hành thiết kê kết cấu
tay áo, để mang nhỏ chổng lên mang lớn và tiến hành vẽ. Cách này được dùng
nhiểu hơn khi thiết kế tay hai mang, mang lớn và mang nhỏ được vẽ đổng thời,
phương pháp cụ thể như hình 3 - 33.
(2) Phương pháp vẽ tay hai mang tách rời
Phương pháp vẽ tay hai mang tách rời là chỉ khi tiến hành thiết kế cấu tạo
tay áo, để mang nhỏ và mang lớn tách rời nhau và tiến hành vẽ. Phương pháp
cụ thể như hình 3-34.

AH/3+1

I " ,

Hình 3 - 33 Phương pháp vẽ hlnh Hình 3 - 34 Phương pháp vẽ hình


kiểu tay hai mang xếp chổng. kiểu tay hai mang tách rời.

(3) Ví dụ vế tay hai mang


Từ ình 3 - 35 đến hình 3 - 38 là ví dụ về thiết kế kết cấu tay hai mang, hình
3-35 là phương pháp vẽ hình xếp chổng thường dùng đối với kiểu tay hai mang,
CH Ư Ơ N G 3 -T H IỄ T KẾ KẾT CẤU TAY Ao 87

là kiểu tay áo vest truyén thống. Hình 3 - 36 là kiểu tay áo vest hai mang dài, tại
cửa tay sau chừa ra độ rộng nhất định. Hình 3 - 37 là ví dụ về kiểu tay hai mang xẻ
đôi ở đường giữa tay. Hình 3 - 38 là kiểu kết cấu tay hai mang ly bổng, đây là cách
biến tấu thành tạo hình tay bổng dựa trên cơ sở là kiểu tay hai mang vừa vặn.

Hình 3 - 35 Hình vẽ mẫu và hlnh vẽ kết cáu tay hai mang (1).

Hình 3 - 38 Hình vẽ mảu và hlnh vẽ kết d u tay hai mang (2).


88 I TH IẾT K ẾTH Ờ I TRANG N ữ

Dài tay 57
Hình 3 - 37 Hình vẽ mẫu và hình vẽ kết cấu tay hai mang (3).

Hình 3-3 8- 1 Hình vẽ mỉu và hình vẽ kết đ u tay hai mang (4).
CH Ư Ơ N G 3 - T H IẾ T KẾ KẾT CẤU TAY ÁO 89

3 5 3

2,5

Hình 3-3 8- 2 Hình vê mỉu và hình vẽ kết cẩu tay hai mang.

3 .Thiết kê bản mẫu kết cấu tay raglan

Đ ộ phóng

Hình ỉ - 39 Phương pháp kết cáu tay raglan cơ bản -


biến hóa từ kiểu tay thông thường đỉn tay raglan.
90 TH IỄT KẾ THỜI TRANG N ữ

Taỵ raglan là kiểu tay ghép thẳng vào hai đường cắt từ chân cổ xuống nách
tại thân áo trước và thân áo sau, làm cho tay áo và phấn vai trên thân áo nối liến
thành một kết cấu hoàn chỉnh. Đường đỉnh tay của kiểu tay raglan không ghép
vào thân áo theo đường khoét nách thông thường, mà là men theo phần cánh
tay kéo dài đến thân áo, đổng thời trở thành một bộ phận của thân áo. Lượng
kéo dài đến thân áo có thể nhiéu hay ít, tạo hình rất đa dạng. Tay raglan bao
gốm các kiểu: tay một mang (chỗ đinh tay không có đường may), tay hai mang
(do hai mang trước và sau tạo thành), tay ba mang (do thân tay trước và sau
của mang tay ngoài, cộng với một mang tay trong). Đối với kiểu tay áo thông
thường, sau khi may ráp đường đinh tay và đường khoét nách của bản mẫu
giấy, thông qua kết cấu của tay áo, có thể hình thành một cách rõ nét bộ phận
mặt sườn của thân áo; nhưng đối với tay raglan, mâu giây thân trước và sau lán
lượt từ phần vai đến phấn cánh tay tạo thành một mảng hoàn chỉnh, từ đó sẽ
hình thành dáng tay áo có tạo hình hơi bằng phẳng. Dưới đây sử dụng ví dụ
vé cách biến đổi từ kiểu tay áo thông thường thành tay raglan dể giải thích vế
nguyên lý hình thành của tay raglan.
a. Phương pháp kết cấu cơ bản của tay raglan - từ tay áo thông thường
đến tay raglan
Trong hình 3 - 39 đã phản ánh vế quá trình biến đổi từ kiểu tay áo thông
thường thành tay raglan. Đầu tiên, trên thân áo trước và sau vẽ ra hình dáng
thân áo gộp với tay áo thành tay raglan, sau đó ghép bộ phận đã được vẽ ra
trên thân áo trước sau với tay áo. Mục đích chủ yếu ở đây là giải thích vé quá
trình hình thành tay raglan.
b. Phương pháp vẽ trực tiếp tay raglan trên thản áo
Hình 3 - 40 giải thích về phương pháp vẽ tay raglan trực tiếp trên thân áo.
Trình tự và trọng điểm của hình vẽ như sau:
(1 ) Do khi vẽ tay nguyên mâu, lấy góc độ
mà cánh tay tạo thành góc 45° với đường song
song kẻ từ đỉnh vai để làm căn cứ vẽ hình, vì
thế hình vẽ kết cấu cơ bản của tay raglan cũng
lấy góc 45° giữa cánh tay và đường thẳng
song song qua đinh vai làm căn cứ.
(2) Độ rộng vai sau và trước đều kéo dài
ra 1,5cm (vì khi gid cao cánh tay cán tăng
thêm độ rộng vai).

Hình 3- 4 0 - 1 Hình vẽ mẵu kiểu tay raglan.


___________________________________________________________ CH Ư Ơ N G 3 -T H IẾ T KẾ KẾT CẨU TAY Ao I 91

(3) Xác định độ nghiêng của đường giữa tay. Qua điểm đầu vai lần lượt vẽ
đường ngang và đường thẳng đứng, sau đó lần lượt lấy thêm 10cm tạo thành
hình tam giác, tạo ra góc 45° để xác định đường trục giửa thân trước. Lại từ chỗ
đinh vai hướng xuống dưới xác định độ cao đinh tay, vẽ đường bắp tay. Độ cao
đỉnh tay = độ cao đỉnh tay nguyên mẫu + 0,8cm.
(4) Xác định điểm tham chiếu giữa tay raglan và thân áo, men theo đường
rộng lưng hướng vào trong từ0,5~1 cm, trên đường rộng ngực hướng vào trong
1~2cm để xác định.
(5) Đem độ dài tay raglan cùa thân áo dựa theo điểm tham chiếu, vẽ đường
cong cho đến đường bắp tay, từ đó xác định bắp tay.
(6) Xác định số đo dài tay, cửa tay, vẽ đường biên dưới tay.
c. Mối quan hệ giữa điểm sâu vòng nách và độ cao đỉnh tay trong tay
raglan
Dù là một mang, hai mang, hay là tay raglan, những thay đổi vé điểm sâu
vòng nách đều sẽ dẫn đến những thay đổi của độ cao đinh tay. Trong hình
3 - 41, A, B, c, D là những độ sâu vòng nách khác nhau, độ cao đinh tay tương
ứng là a, b, c, d. Nhìn vào hình, ta có thể thấy được sự biến đổi của độ cao đỉnh
tay khi độ sâu hạ nách thay đổi. Khi độ nới rộng của thân áo tăng lên một mức
độ nhất định, thì vòng nách, dựa trên cơ sở là nguyên mâu tay raglan, phẩn tay
áo và thân áo sử dụng cùng một lượng nới rộng giống nhau, thông qua việc
tăng độ cao đỉnh tay, khiến cho đường bắp tay hạ xuống, với tiền để là góc độ
ráp tay áo không đổi, vẽ bản mâu tay áo. Khi thân hạ thấp xuống hơn 3cm SO với
đường khoét nách nguyên mâu, mức độ tăng lên của độ cao đỉnh tay dần dần
giảm bớt, như vậy khả năng vận động sẽ được nâng lên.

Hình 3 - 40 - 2 Hình vẽ kết cấu tay raglan.


92 I TH IẾT KẾTH Ờ I TRANG NỮ

d. Sự biến hóa của đườn


ráp tay ragian
Trước khi xác định sự thay
đổi của đường ráp tay tay raglan,
cấn xác định góc độ ráp tay của
tay raglan, thông thường đường
đỉnh tay của tay raglan lệch chéo
một góc khoảng 45° SO với đường
ngang; sau khi xác định góc
nghiêng chéo của đường đỉnh tay,
/ / / / sê xác định được độ cao đỉnh tay.
' / Điểm cần lưu ý khi xác định đường
Hình 3 - 41 Hình vẽ thể hiện mỗi quan hệ giữa độ sâu ráp t a y |à : t ạ j g ẩ n đ iể m c h u y ê n
vòng nách thân áo và độ a o đỉnh tay của tay raglan. , V _ ! . .
hướng của tay raglan, xác định
điểm tham chiếu tương tự với bản mâu giấy, lấy điểm đó làm ranh giới, trên áo
có thể thiết kế các đường may tay khác nhau. Trong hình 3 - 42 có thể thấy sự
biến hóa của đường ráp tay của tay raglan trên thân áo, từ tay raglan nửa vai
đến tay raglan liến vai, từ tay raglan thông thường đến tay raglan kiểu cầu vai.
e. Ví dụ về tay ragian
Dưới đây, thông qua ví dụ về cách vẽ bản mẫu tay raglan để giải thích về
cách thiết kế bản mâu kết cấu tay raglan, hình 4 - 43 là ví dụ về tay raglan nửa
vai, đặc điểm của kiểu này là chỗ nối tiếp tay raglan và thân áo là phán vai,
kiểu tay này chỉ là kết hợp một bộ phận của phần vai với tay áo, là một thiết
kế thu hẹp phần vai. Trình tự vẽ hình: ® Xác định đường đỉnh tay; © xác định
vị trí phân cắt giữa thân áo và tay áo; ® vẽ ra hình dáng tay vừa vặn; ® ghép
phấn tay áo vừa vặn với phẩn tay áo được cát ra từ thân áo tạo thành tay raglan.
Phương pháp vẽ hình cụ thể xem hình vẽ.
CH Ư Ơ N G 3 -T H IẾ T KẾ KẾT CẨU TAY Ao I 93

Hình 3 - 42 Các biến tấu củỉ dường ráp tay raglan.


94 TH IẾT KẾ THỜI TRANG NỮ

Hình 3- 44- 1 Hình vẽ mẫu kiểu tay


raglan liển vai.
Hình 3 - 43- 2 Hình vẽ két cáu kiểu
tay raglan nửa vai.

Hình 3 - 44 - 2 Hình vẽ két cáu tay raglan lién vai.


CH Ư Ơ N G 3 -T H IẾ T KẾ KẾT CẤU TAY ÁO 95

Hình 3 - 45 là thiết kê tay raglan


cẩu vai, đặc điểm của nó là tay raglan
có đường phân cắt ngang. Trình tự vẽ
hình: ® Xác định đường đỉnh tay, dài
tay, rộng cửa tay; © xác định đường
phân cát và đường hạ nách, đường
dưới tay của mẫu thiết kế; ® gộp hai
mang tay trước sau lại; © hoàn thành
tay raglan.
Hình 3 - 46 là kiểu tay raglan có
đường phân cắt hình vòng cung, đặc
điểm của nó là đường giữa tay may

Hình 3 - 45 Hình vẽ mẫu và hình vẽ kết


gộp lại thành tay một mảng. Trình tự
cáu tay raglan cáu vai. vẽ hình: ® xác định đường phân cắt,
đường hạ nách, đường chéo tay và độ
cao đỉnh tay của mẫu thiết kế; © xác định độ rộng cửa tay, đường khoét nách và
đường ly của mang tay sau; © hoàn thành mang tay.
96 TH IẾT KẾ THỜI TRAN G N ữ

Hình 3 - 47, hình 3 - 48, hình 3 - 49 là


những ví dụ đặc biệt về kiểu tay raglan, đếu là
tay liền vai có đường ghép dưới nách, đặc điểm
của nó là cộng thêm một góc ghép dưới nách,
để làm tăng biên độ hoạt động của cánh tay
khi giơ tay lên. Hình 3 - 47 là một kiểu tạo hình
chỉ tiến hành phân cát trên thân áo. Trình tự vẽ
hình: ® Xác định hình dáng của đường khoét
nách dưới nách, độ lệch và độ dài của đường
đỉnh tay; ® hoàn thành tạo hình của tay áo
Hình 3 - 46 Hình vẽ mỉu vằ hình vẽ kết trước sau, cửa tay sau xếp ly để phần cửa tay
cáu tay raglan với thân áo có đường phân
vừa vặn với cổ tay. Hình 3 - 48 là kiểu trực tiếp
cãt hình vòng cung.
ghép mang tay vào góc tam giác dưới nách, độ
rộng của phấn mang tay ghép dưới nách quyết
định độ lớn nhỏ trong biên độ hoạt động của tay áo, độ rộng của góc ghép
càng lớn, biên độ hoạt động càng lớn; ngược lại, sẽ càng nhỏ.Trình tự vẽ: ® Xác
định đường chéo, độ cao đỉnh tay; © xác định độ rộng cửa tay và vị trí góc ghép
dưới nách; (D vẽ góc ghép. Mang tay ghép dưới nách của kiểu dáng trong hình
CH Ư Ơ N G 3 -T H IẾ T K Ế K ẾT CẤU TAY Á O 97

3 - 49 là mang tay áo nối liền với mảnh thân sườn áo cùng ghép vào. Trình tự
vẽ: ® Xác định đường chéo đinh tay, độ rộng cửa tay, độ cao đỉnh tay và đường
phân cắt thân áo; ® Xác định vị trí góc ghép thân áo và độ lớn nhỏ của góc
ghép; ® Vẽ góc ghép.

Hình 3 - 48 Hình vẽ mẫu vầ hình vẽ kết cấu cùỉ kiểu tay raglan có góc ghép dưới nách (2).
98 TH IẾT KỂ THỜI TRANG NỮ

Hình 3 - 49 Hình vẽ mẫu và hình vẽ kết cẫu của kiểu tay raglan có góc ghép dưới nách (3).
CH Ư Ơ N G 4 -T H IẾ T KẼ K ẾT CẦU c ó Ao I 99

Chương 4
THIẾT KÊ KẾT CẤU c ố Áo

I. Kết cấu cơ bản của cổ áo


Cổ áo là vị trí dẻ thu hút sự chú ý của người khác nhất, nó đóng vai trò vô
cùng quan trọng trong tạo hình tổng thể cùa trang phục, cổ áo là khoảng quá
độ tự nhiên giữa phần vai và phấn cổ của cơ thể. cổ áo vốn dĩ là một bộ phận
có tác dụng chủ yếu để bảo vệ phần cổ của cơ thể người, dần dán, nó trở thành
một bộ phận mang tính trang sức, có tác dụng trang trí cho phần cổ là chính,
bảo vệ phấn cổ chỉ là tác dụng phụ. Thông thường tạo hình của cổ áo cẩn phải
hài hòa với thể hình, khuôn mặt của người mặc mới được coi là kiểu cổ áo đẹp;
yêu cẩu về sự thống nhất giữa tạo hình cổ áo với phong cách tạo hình kiểu
dáng trang phục có thể đem lại vẻ đẹp hài hòa, thanh nhã cho trang phục.

1. Cấu tạo của phần cổ và sự hình thành của vòng cổ cơ bản

a. Hình dáng cổ người


Phấn cổ của cơ thể có hình trụ hơi tròn, trên nhỏ dưới to, độ chênh lệch
giữa vòng giữa cổ và vòng chân cổ là 2,5~3cm, cổ sau dài 6~7cm, cổ trước dài
4~5cm. Nhìn từ bên cạnh, phấn cổ hơi nghiêng về phía trước, góc độ nghiêng
về trước của cổ nữ giới khoảng 18° ~ 19°, xem hình 4 -1. Mặt cát ngang phần cổ
của nữ giới gắn giống hình tròn.

y 4 / Phán giữa cổ Ị~ y
và chân có
6 -7

Hình 4 -1 Mặt cât ngang phắn cổ của cơ thể.

b. Sự hình thành vòng cổ cơ bản


Vòng cổ là chỉ số đo có được khi đo một vòng đo quanh chân cổ. Khi đo, từ
điểm đốt sống cồ số 7 đến chỗ dưới hầu 2cm, dùng thước dây đo một vòng, ta
sẽ được trị số vòng cổ.
100 TH IẾT KẾ THỜI TRANG N ữ

Vòng cổ cơ bản là chỉ kích thước vòng cổ có được khi cộng thêm độ nới
rộng nhỏ nhất (độ chênh lệch giũa cổ và chân cổ). Vòng cổ cơ bản chỉ độ dài
đường khoét cổ căn cứ vào vòng cổ cơ bản (kích thước tương ứng với vòng
chân cổ cơ thể), nên lớn hơn vòng cổ cơ bản 2,5~3cm. Vòng cổ cơ bản được sử
dụng trong cuốn sách này là sử dụng số đo cổ của hình thể nữ trung gian tiêu
chuẩn là 160/80A, để vẽ nguyên mẫu văn hóa, thông qua những công thức
dưới đây sê có được vòng cổ cơ bản: rộng khoét cổ sau: B/20 + 2,9cm = ®, độ
sâu khoét cổ sau: ®/3; độ rộng khoét cổ trước: ®- 0,2cm, độ sâu khoét cổ trước:
®+ 1cm.Từ hình 4 - 2 có thể thấy được sự hình thành của vòng cổ cơ bản.
2. Phân loại cổ áo
Nhìn từ mặt kết cấu, cổ áo được phân
thành hai loại là kết cấu có hình cổ và kết
cấu không có hình cổ. Kiểu cổ áo không
có hình cổ còn được gọi là kiểu không cổ;
kiểu có hình cổ tiếp tục được phân thành
cổ đứng, cổ bẻ và cổ bẻ ve.
a. Kết cấu không cổ
Kiểu cổ này chỉ tạo hình cổ đặc biệt
không có lá cổ trên thân áo, mà trực tiếp
Hình4 -2Sựhlnh thành vòngcổcơbần. tiến hành tạo hình vành cổ trên vòng cổ
của thân áo.
Kiểu không cồ căn cứ vào sự thay đổi của độ nông sâu, rộng hẹp, vuông
tròn của đường vòng cổ trước sau thân áo có thể tạo ra nhiếu kiểu dáng cổ, căn
cứ vào đặc điểm vể kết cấu tạo hình của chúng có thể quy chúng vé những kiểu
tạo hình cơ bản sau: cổ tròn, cổ thuyền, cổ chữV, cổ vuông,... (hình 4 - 3). Kiểu

Hình 4 - 3 Các thiết k ỉ khống cá ca bản


CH Ư Ơ N G 4 -T H IẾ T KẾ KẾT CẤU c ố ÂO 101

không cổ cũng có thể phân loại căn cứ vào tạo hình: tạo hình theo mặt phẳng
và tạo hình theo hình lập thể. Tạo hình kiểu mặt phẳng chính là kiểu cổ cơ bản
được nhắc đến ở trên, tạo hình cổ lập thể tức là trên cơ sở của kiểu không cổ,
thực hiện các thao tác xử lý như đổ sóng, xếp ly.
b. Kết cấu có cổ
Cổ áo kiểu có cổ là chỉ kiểu cổ vừa có đường vòng cổ vừa có lá cổ. Kiểu
cổ này có thể căn cứ vào kết cấu hình để phân loại thành cổ đứng (có chân cổ
không có phần lá cổ), cổ bẻ (có lá cổ bẻ gấp ra ngoài, chân cổ có thể có có thể
không), cổ bẻ ve (thông thường là sự kết hợp của kiểu cổ bẻ và cổ ve); căn cứ
vào yêu cấu kết cấu công nghệ, có thể phân thành cổ liến thân và cổ rời thân,
cổ liến thân là chỉ phần cổ và phần thân áo nối liền nhau hoặc kiểu cổ nối Nền
nhau một phẩn, còn cổ rời thân là kiểu cổ có phẩn cổ áo và thân áo cát rời nhau.
Trong cuốn sách này chủ yếu sử dụng phương pháp phân loại thứ nhất.

(1 ) Cổ đứng
Cổ đứng là chi kiểu cổ có tạo hình thẳng đứng từ đường vòng cổ, ôm vòng
quanh cổ, cổ đứng là kiểu cổ có kết cấu cơ bản nhất trong tất cả các kiểu cổ.
Kiểu cổ đứng quen thuộc nhất chính là kiểu cổ đứng trong áo dài truyền thống,
những biến đổi về kiểu dáng từ cổ đứng cũng rất phong phú đa dạng, có kiểu
cổ đứng hạ cổ trước, cổ đứng liền th ân ,... (hình 4 - 4).

Hình 4 - 4 Các thiết kế cổ đứng.


102 TH IẾT KẾTH Ờ I TRANG N ữ

(2) CỔ bẻ
cổ bẻ là chỉ kiểu cổ có lá cổ phía trên bẻ gập xuống dưới, cổ bẻ căn cứ vào
vòng cổ trên thân áo, độ nông sâu, rộng hẹp của lá cổ và chân cổ, có thể tạo ra
rất nhiều kiểu cổ khác nhau (hình 4 - 5). Trong tất cả các tạo hình cổ áo, những
loại cổ có thể bẻ phần trên ra theo chiều gập xuống đều được gọi là cổ bẻ.
Trong cuốn sách này, cổ bẻ chủ yếu là chỉ kiểu cổ mặt sau có chân cổ, còn chân
cổ ở mật trước thì men theo đường bẻ cổ, đã biến mất tự nhiên tại phán trục
giữa thân trước.

Hình 4 -5 Các thiết kế cổ bẻ

Hình 4 - 6 Các thiết kế cố bẻ ve.


____________________________________________________________ CH Ư Ơ N G 4 -T H IẾ T KẾ KẾT CẨU c ố ÁO I 103

(3) CỔ bẻ ve
cổ bẻ ve là một kiểu cổ do hai bộ phận là cổ bẻ và ve cổ tạo thành, phấn cổ
bẻ may liền với thân áo, phần ve cổ là do phẩn nẹp trên thân áo bẻ ra mà thành.
Cổ bẻ ve là một loại cổ thường gặp nhất, có tạo hình phong phú nhất trong
các mẫu cổ. Những thay đổi về độ rộng hẹp của cổ, độ cao thấp ngang chéo
của đường ráp, độ lớn nhỏ của vòng cổ, độ cao thấp của điểm bẻ ve đểu sẽ tạo
thành những kiểu dáng khác nhau (hình 4 - 6).

II. Thiết kê kết cấu cho kiểu không cổ


Khi thiết kế bản mẫu kết cấu cho tạo hình không cổ, cấn chú ý những
điểm sau:
(1 ) Độ vừa vặn của cổ trước.
(2) Độ ăn khớp của đường khoét cổ trước và đường khoét cổ sau.
(3) Quan hệ giữa vòng cổ áo và vòng đầu người, cách mở vạt của cồ.
(4) Quan hệ kết hợp giữa rộng khoét cổ và sâu khoét cổ.
(5) Độ ăn khớp giữa đường nẹp và cổ.

1. Hình vẽ kết cấu cho những tạo hình cổ cơ bản


Tạo hình cổ trong nguyên mẫu văn hóa có hình tròn, và đường khoét cổ
chạy sát theo chân cổ của cơ thể. Tạo hình vòng cổ tròn chạy men theo đường
chân cổ cùa cơ thể được gọi là tạo hình cổ tròn, và đây cũng là kiểu cổ cơ bản
nhất trong các tạo hình cổ.
Giải thích vé cách vẽ hình:
(1 ) Căn cứ vào hình vẽ mẫu trong hình 4 - 7, căn cứ vào đường vòng cổ
trong nguyên mẫu thân áo trước và sau, tiến hành mở rộng và khoét sâu thêm
đường vòng cổ.
(2) Do phẩn cổ trên cơ thể người có xu hướng ngả về phía trước, nên độ
sâu vòng cổ sau chỉ cấn bằng khoảng 1/3 độ sâu vòng cổ trước.
(3) Ghép thân áo trước và thân áo sau lại với nhau, kiểm tra xem đường
vòng cổ đã tròn trịa hay chưa, hình vẽ kết cấu giống như hình 4 - 7.

2. Ví dụ về cách thiết kế kết cấu cho kiểu không cổ


Hình 4 -8 là một kiểu tạo hình cổ tròn, được viển bằng nẹp cổ rời và nẹp cổ
được kéo dài thành tạo hình nơ thắt trước cổ. Phấn nẹp viển được cắt xéo vải,
các vẽ hình vẽ kết cấu cụ thể xem trong hình vẽ.
104 I TH IẾT KẾ THỜI TRANG N ữ______________________________________________________________________________

Hình 4 - 8 là kiểu tạo hình cổ chữV, về độ sâu của kiều cổ chữV, sâu nhất có
thể hạ đến đường ngang ngực trong nguyên mẫu thân áo. Nếu muốn mở sâu
nữa, cần phải thêm miếng vải lót che ngực.

Hình 4 -8 Hình vẽ mẫu và hlnh vẽ kết cáu cho kiểu cổ tròn thắt nơ.
CH Ư Ơ N G 4 -T H IẾ T KẾ KẾT CẤU c ổ ÁO 105

Hình 4 - 9 Hình vẽ mẫu và hlnh vẽ két cáu cho kiểu cố chữ V.

Hình 4 -10, hình 4 -11 là kiểu cổ hình vuông, thông thường, mở đường cổ
thành hình vuông, hoặc hình góc cạnh được biến tấu từ hình vuông, thường
được gọi là kiểu cổ vuông. Vòng cổ của tạo hình cổ vuông có hai kiểu, một là
đường vòng cổ trước và đường vòng cổ sau đểu có hình vuông; hai là chỉ có
đường vòng cổ trước có hình vuông. Kiểu dáng trong hình 4 - 10 là kiểu cổ
vuông khá điển hình, độ rộng cổ khá hẹp, nên kích thước rộng cổ trước và sau
giống nhau. Nếu muốn mở rộng độ rộng cổ, thì kích thước rộng cổ trước phải
nhỏ hơn rộng cổ sau 0,5cm, như vậy thì phần của cổ trước mới không bị bai.
Góc độ của đường cổ sau cẩn căn cứ vào đường kéo dài của đường cổ trước để
xác định, đường khoét cổ sau cũng có thể thiết kế thành hình tròn. Hình 4-11 là
tạo hình cổ được biến tấu từ kiểu cổ vuông, đường khoét cổ đểu dùng đường
vòng cung, trông rất nữ tính.
Hình 2 - 12 là kiểu cổ thuyền ngang, tức kiều khoét cổ có độ rộng cổ rất
rộng, đường khoét cổ trước được là đường khoét cổ trong nguyên mẫu hoặc
được nâng lên cao hơn SO với nguyên mẫu, giống như hình dạng chiếc thuyền.
Độ sâu của đường khoét cổ trước trong tạo hình cổ thuyền ngang bằng với
điểm chân cổ trước trong mẫu cơ bản, độ rộng cổ lại được mở thêm rất rộng,
106 I TH IẾT KẾ THỜI TRANG NỮ______________________________________________________________________________

nếu như không có thêm các cách xử lý khác, thì miệng cổ trước sẽ bị bai, không
khớp với cơ thể. Có hai cách giải quyết: cách thứ nhất là trên mẫu giấy cơ bản
của thân áo trước, dịch chuyển đường rộng cổ trước trên đường xuôi vai của
thân áo khoảng 0,5-1 cm vào phía trong, thu nhỏ miệng cổ lại, độ dịch chuyển
có thể thay đổi căn cứ vào độ mở rộng của đường khoét cổ, độ nhô ra của xương
quai xanh và độ nhô ra của ngực; cách thứ hai là đường xuôi vai sau mở rộng
hơn đường xuôi vai trước từ 0,5-1 cm, mục đích là để phân chia lượng chiết ly
vai, phù hợp với đặc điểm xương bả vai nhô ra. ở đây chủ yếu là dùng phương
pháp xử lý thứ hai, đường vai sau mở rộng hơn đường vai trước 1cm.

Hình 4-10 Hình vẽ mẫu và hình vẽ kết cẫu cho kiếu có vuông (1).
CH Ư Ơ N G 4 - T H IẾ T KẾ KẾT CẤU c ố ẢO 107

X \

\\
\

Hình 4 -12 Hình vẽ mâu và hình vẽ kết rấu cho kiểu cổ thuyên.
108 TH IẾT KẾ THỜI TRANG N ữ

III. Thiết kế kết cấu cổ đứng

1. Hình vẽ kết cấu cổ đứng cơ bản


Cổ đứng cơ bản là chi máu cổ đứng có kết cấu và hình dáng tương đối đơn
giản, giống như kiểu cổ đứng áo dài, cổ đứng áo sơ m i,...
a. Tên gọi các bô phận của cổ đứng

Hình 4 -13 là tên gọi của các bộ phận trong kết cấu cổ đứng. Trong hình,
1 là đường viển cổ, chỉ đường lượn phía trên cùng của cổ đứng; 2 là đường trục
giữa thân sau, chỉ trục đối xứng phía sau của cổ, tương ứng với điểm đốt sổng
cổ sau; 3 là miệng cổ, chi đường viển phía ngoài tại hai điểm đầu của cổ, nằm ở
chính giữa phía trước; 4 là đường chân cổ, là đường lượn phía dưới cùng của cổ,
chỗ may ráp với thân áo.
2 1
7-\;

[ 3/**1 \±
1Ị Trước
\
Hình 4 -13 Tên gọi của các bộ phận trong kết cáu cổ đứng,

b. Thiết kế kết cấu cổ đứng cơ bản


Trong bản mẫu kết cấu cổ đứng, độ đánh cong của cổ đứng có ảnh hưởng
trực tiếp đến độ vừa khít giữa cổ và cổ áo (cổ đứng). Độ đánh cong lên càng lớn,
đường viền cổ trên càng ngắn, khoảng cách giữa cổ áo và cổ càng nhỏ; nhưng
việc rút ngắn đường viền cổ trên cần phải có giới hạn, đảm bảo sau khi mặc vào
người, cổ áo không chọc vào cổ; ngược lại, nếu độ đánh cong lên nhỏ, đường
viển cổ trên sẽ ở xa phần cổ, khiến cho phần cổ xòe rộng ra, cổ bị lật ra ngoài.
Nếu chân cổ đánh cong xuống, hình cổ áo sê dẩn dần từ cổ đứng trở thành cổ
bẻ (hình 4-14).

Hình 4 -14 Sự biến hóa trong bản mẫu kết cáu cổ đứng.
CH Ư Ơ N G 4 -T H IẾ T K Ế K ẾT CẤU c ổ Ao 109

Ví vậy khi tiến hành thiết kế kết cấu cổ đứng, việc xác định độ đánh cong
của cổ đứng là điểm then chốt khi vẽ hình. Độ đánh cong ngoài việc có mối
quan hệ với độ vừa khít giữa cổ áo và phán cổ cổ (thông thường độ đánh cong
lên khoảng 0~1cm, với áo khoác, độ đánh cong lên là 1,5~2cm; độ đánh cong
lên của cổ đứng trong dáng áo vừa người là 2,5~3cm), còn có mối quan hệ với
độ rộng cùa đường khoét cổ. Nếu độ đánh cong lên của cổ đứng là 0,6~1,5cm,
đường khoét cổ của thân áo giống với nguyên mẫu; nếu độ đánh cong lên
khoảng 3cm, thì độ rộng cổ nới thêm SO với mẫu cơ bản là 0,3cm.
Giải thích vế hình vẽ cổ đứng cơ bản (hình 4-15):
(1) Đo độ dài đường khoét cổ thân áo trước và sau.
(2) Xác định độ dài đường khoét cổ trước sau, độ cao cổ sau và độ đánh
cong ở đầu phía trước.
(3) Vẽ ra đường cong chân cổ, đường viển trên cổ và hình dạng của đầu cổ
phía trước.

c. Thiết kế kết cấu của cổ đứng hạ thấp cổ trước


Kiểu cổ đứng hạ thấp cổ trước là chỉ đường khoét cổ trước trên thân áo được
hạ thấp, tạo thành hình chữ u, đường ráp nối của cổ áo và thân áo được biến đổi
trên cùng một mặt phẳng. cổ đứng hạ thấp cổ trước được vẽ mẫu trên thân áo.
Giải thích vé hình vẽ cổ đứng hạ thấp cổ trước (hình 4 -16):
(1) Chỉnh sửa đường khoét cổ trước và sau: đường khoét cổ trước hạ thấp
8cm, đường khoét cổ sau nâng cao 0,5cm.
110 I TH IẾT KẾ THỜI TRANG N ữ_______________________________________________________________________________

(2) Nổi liến điểm 1/2 trên đường khoét cổ trước với điểm cách điểm cạnh
cổ khoảng 2,5cm về phía đỉnh vai, sau đó kéo dài đường này hướng lên trên.
(3) Độ đánh cong xuống của đường chân cổ sau là 1,2cm.
(4) Vẽ ra đường lượn chân cổ và đuờng trục giữa sau cổ.
(5) Vẽ ra đường lượn vành trên cổ.
d. Thiết kế kết cấu của cổ đứng liền áo
Cổ đứng liền áo, là chỉ kiểu cổ đứng nối liền trực tiếp với phần cổ của thân
áo trước sau. Mẫu cổ đứng liến thân có đường viền cổ trên khít với phán cổ, về
mặt kết cấu, cẩn phải kết hợp với đường ly cổ sau và trước, nhờ vào ly cổ để bù
đắp sựthiếu hụt vé tính năng của vành cổ trên. Còn đối với cổ đứng liền thân có
kích thước vành cổ trên khá rộng, thì không cẩn đến ly cổ.
Giải thích về hình vẽ cổ đứng liền thân (hình 4-1 7 ):

Hình 4-16 Hình vê mẫu và hình vẽ kết cấu cho kiểu c ỉ đứng hạ tháp c6 trước.

hlnh 4-1 7-1 Hình vẽ mẫu và hình vẽ kết cẩu cho kiểu có đứng liền thân.
CH Ư Ơ N G 4 - T H IẾ T KẾ KẾT CẤU c ổ Ao 111

(1) Nâng thêm 1cm 0,3 ,0,3


trên vòng cổ nguyên mẫu ,
sửa lại đường khoét cổ.
\ T j à í ' s7
(2) Trước tiên xác định V Ị
độ cao ở điểm giữa phía sau 1
của cổ đứng, độ cao thường 1
là 3~6cm. Sau \w

(3) Ly vai trong nguyên 1


mẫu hướng chếch về giữa
lưng, vì thế cần phải hợp
nhất đường lỵ bả vai, mở
đường ly chân cổ sau ra. Tại _ , , í*..
Hình 4 -1 7 -2 Kinh vẽ kết cẫu cố đứng liền thân.
thân trước cân phải chuyến
đường ly đến miệng cổ. Ly cổ thường đặt ở vị trí bằng 1/2 đường khoét cổ, với
những người cổ to, sẽ hơi dịch vế sau SO với điểm 1/2 này, đường ly cổ thu nhỏ
lại một chút, như vậy sẽ tiện cho hoạt động của phẩn cổ.

(4) Nổi đường liền đường viển cổ trước và sau, rồi lại tiến hành chỉnh sửa.

2. Ví dụ về kết cấu cổ đứng


a. Ví dụ về cách biến tấu với kết cấu cổ đứng cơ bản
Kiểu dáng trong hình 4 -18 là kiểu cổ đứng với phẩn đáu cổ xếp chổng lên
đường trục giữa thân trước, là một trong những kiểu cổ tiêu chuẩn, độ cao của cổ
áo có thể tùy ý xác định. Trong hình 4 - 1 9 là kiều cổ áo cổTàu tiêu chuẩn, đường
khoét cổ trên thân sát với chân cổ, đường viền trên cổ bám sát cổ, chiều cao thích
112 TH IẾT KẾ THỜI TRANG N ữ

hợp nhất ở phía sau gáy của cổ áo dài là 5~6cm, độ đánh cong tại đẩu cổ thường
là 1,5~2cm. Hình 4- 20 là hình thức biến tấu của kiểu cổ Tàu tiêu chuẩn, phải trái
không đối xứng với nhau, áp dụng phương pháp vẽ hình từng phần trước, sau đó
hợp lại với nhau. Vòng cổ trong hình 4 - 21 rất to, độ đánh cong rất lớn, khoảng
9cm. Trong hình 4 - 22, cổ đứng được trực tiếp cắt ra từ thân áo.

Trước
•BP

Hình 4 -19 Ví dụ vé cách biến tấu với kết cỉu c ỉ đứng cơ bản (2).

-0 5 ______

Hình 4 - 20 Ví dụ vễ cách biến táu với két cáu cổ đứng cơ bản (3).
CH Ư O N G 4 -T H IẾ T K Ế K ẾT CẨU c ố A o I 11 3

Hình 4 - 21 Ví dụ vé cách biến tẫu với két cấu cổ đứng cơ bản (4).

Hình 4 - 22 Ví dụ vẻ cách biến tẫu với kết cẫu cổ đứng cơ bàn (5).
114 TH IẾT KẾ THỜI TRANG N ữ

b. Ví dụ về cách biến tấu với kết cấu cổ đứng hạ thấp cổ trưác


Hình 4 - 23, h)nh 4 - 24 là hai cách biến tấu với kết cấu cổ đứng hạ thấp cổ
trước, hình 4 - 23 là cổ đứng trong áo khoác chéo vạt, nẹp áo khá rộng. Hình
4 - 24 là cổ đứng trong áo chéo vạt vạt xéo, vì thế khi vẽ bản mẫu, cấn phải vẽ
vạt áo nghiêng xéo, sau đó tại phận cổ đứng trước vẽ ra Hình vẽ kết câu của cổ
đứng hạ thấp cổ trước.

Hình 4 - 23 Ví dụ về cách biến tấu với kết cẩu có đứng hạ thấp cổ trước (1).

Hình 4 - 24 Ví dụ vế cách biến tẩu với kết cáu cổ đứng hạ tháp cỗ trước (2).

c. Ví dụ về cách biến tấu với kết cấu cổ đứng liền thân


Hình 4 - 25 là kiểu cổ đứng liền thân không có ly cổ, nếu không có ly cổ,
để đảm bảo cho độ dài của đường lượn vành cổ trên, cần phải nới rộng thêm
đường cong đường chân cổ trong nguyên mẫu, như vậy, đường viền cổ trên
CH Ư Ơ N G 4 -T H IẾ T KẾ K ẾT CẤU c ổ Ao 115

được vẽ ra trên đường chân cổ cũng có thể đáp ứng được yêu cáu. Kiểu dáng
trong hình 4 - 26, thân trước không có đường ly cổ, thân sau có một đường ly
cổ, vì thân trước mở ra, vì vậy thân trước và thân sau đểu không phải thêm kích
thước trên đường viền trên cổ. Với kiểu cổ đứng liền thân trong hình 4 - 27, chi
cần căn cứ vào phương pháp cổ đứng cơ bản để vè ra phẩn cổ đứng tách biệt,
sau đó nối liền với thân áo là được.

Hình 4 - 25 Ví dụ vé cách biễn tấu với kết cáu cố đứng liến thân (1).

Hình 4 -2 6 Ví dụ vé cách biến tắu với kết cấu cổ đứng lién thân (2).

IV. Thiết kế kết cấu cổ bẻ

1. Hình vẽ kết cấu của cổ bẻ cơ bản


a. Tên gọi của các bộ phận kết cấu cổ bẻ
Trong hình 4 - 28, đường chân cổ dưới là chỉ phần đường may ráp cổ bẻ với
đường khoét cổ thân trước và sau; đường viền lá cổ là chỉ đường viển bên trên
116 TH IẾT KẾ THỜI TRANG N ữ

Hình 4 - 27 Ví dụ vé cách biến táu với kết cáu cổ đứng liền thân (3).

của cổ bẻ; đấu cổ là đường viền phía trước cổ của cổ bẻ; lá cổ bẻ là phần được
bẻ lật ra ngoài; chân cổ là chỉ phần không được lật ra trong cổ bẻ; đường bẻ cổ là
chỉ đường phân chia lá cổ và chân cổ; độ cao chân cổ bên là chỉ độ cao của chân
cổ tại phẩn cạnh cổ; độ cao chân cổ sau là chỉ độ cao chân cổ tại điểm chính giữa
phía sau gáy; độ rộng lá cổ sau là chỉ rộng của lá cổ bẻ ra tại điểm chính giữa cổ
phía sau gáy; độ rộng lá cổ bên là chỉ rộng của lá cổ bẻ ra tại điểm bên cạnh cổ.
b. Thiết kế kết cấu cho cổ bẻ cơ bản
Cổ bẻ cơ bản là có chân cổ phía sau cổ, chân cổ trước hạ thấp xuống tự
nhiên hoặc biến mất theo đường bẻ cổ. Thiết kế kết cấu cổ bẻ cơ bản là cơ sở
để thiết kế kết cấu cổ bẻ. Hình vẽ cổ bẻ sử dụng cách vẽ hình theo góc vuông,
như hình 4 - 29, độ cao cùa phần chính giữa sau cổ trong hình là 2,5cm, độ cao
của phần chính giữa sau cổ là điểm khó khi vẽ cổ bẻ, độ lớn nhỏ của độ cao cổ
quyết định sự khác nhau trong hình dáng bên ngoài của cổ bẻ.
Thông thường độ cao thấp của chân cổ là nhân tố then chốt ảnh hưởng
đến độ cao của cổ và đường nét vành cổ, cũng là một trong những nguyên
nhân ảnh hưởng đến sự khác biệt về hình dáng bên ngoài của cồ áo. Trong
trường hợp độ rộng tổng thể cùa cổ áo tương tự như nhau, chân cổ thấp, độ cao
của phấn chính giữa sau cổ sẽ lớn, đường viển lá cổ kéo dài, độ cong của đường
viển lá cổ cũng lớn, sau khi mặc vào, trông chiếc cổ rất bằng phẳng; chân cổ
cao, độ cao đường giữa sau nhỏ, đường miệng cổ trên ngắn, độ cao của phán
chính giữa sau cổ sẽ nhỏ, đường viển lá cổ sẽ ngắn, độ cong cùa đường viền lá
cổ sẽ ít, sau khi mặc vào trông chiếc sẽ cổ thẳng, dựng đứng.
CH Ư ƠNG 4 - T H IẾ T K Ế K ẾT CẤU c ố Ao I 117

Giải thích về hình vẽ cổ bẻ cơ bản (hình 4 - 29):


(1) Đo độ dài đường khoét cổ trên thân áo sau và trước.
(2) Cản cứ vào kích thước độ cao đường trục giữa sau cổ, độ dài đường
khoét cồ sau và trước, vẽ đường vòng chân cổ.
(3) Căn cứ vào độ rộng chân cổ, độ rộng lá cổ và độ dài đường chân cổ
trước, vẽ ra đường viền lá cổ.
(4) Vẽ lại đường nét cho suôn.
Đường ráp
Độ rộng toàn bộ của cổ
chân có Đ ộ rộng
, Đường rá|
^ chân có
Đ ộ rộng lá cổ |á c ổ

Đ ộ rộng chân cổ / X / 7 Đ ộ rộng


lá cổ

Lá Cổ Đường bẻ cổ
Đường Đường ráp
vién lá cổ chân có

Đ áu cổ

Đường vién lá cổ
Đường I------- — — Đường trục j U c ổ Đ áu cổ
t r ụ c ______ Lácó giữa sau cỗ I______
bẻ cổ
giữa r „ ' ' • ỉ C ỹ
s a ù c ổ u J 2 ỉâ !l£ Ì^ '- Đ áu có
Đường trục 1 Chân cổ
Đường chân co
giữa sau cỗ I-------------
Đường chân có

0 Tên gọi các bộ phận của cổ bẻ cơ bản © Tền gọi các bộ phận của cổ áo Ỉ0 mí

Hình 4-2 8 Tên gọi các bộ phận của cổ bẻ.

Hình 4 - 29 Hình vẽ mỉu và hình vẽ kết cáu cho c í bẻ cơ bản.


118 TH IẾT KỄ THỜI TRAN G N ữ

c. Thiết kế kết cấu cổ bẻ l*áng nằm


Cổ bẻ dáng nằm là kiểu ò ’ bẻ có đường chân cổ rất thấp (thường là dưới
1,2cm trở xuống), gấn như là nrm sát trên vai dựa theo đường khoét cổ trước và
sau, ví dụ kiểu cổ áo lính thủy, c5 lá se n ,...
Hình vẽ kết cấu của kiểu 0 1bẻ nằm, về cơ bản được thiết kế nằm hoàn toàn
trên phẩn vai men theo đường hioét cổ trước và sau, khi vẽ hình cho kiểu cổ này,
cấn dùng phương pháp xếp chưng đường vai của thân trước và thân sau, độ xếp
chổng như thế nào sẽ có ảnh Kííởng nhất định đến tạo hình của chiếc cổ thành
phẩm. Nếu như độ xếp chóng tiường vai của thân áo là 0, thì chiếc cổ áo thành
phẩm sẽ không có chân cổ, hcn nữa, đường vành ngoài của cổ quá dài, khiến
cho vành cổ và sau đéu khôni nằm sát với thân áo, vẫn có độ bai nhất định,
cũng dẻ để lộ đường chân cổ.Ywậy, khi tiến hành thiết kế kết cáu, ngoài kiểu cổ
áo cổ rủ, cổ lá se không cần xếi (Chồng đường vai thân trước và thân sau, thông
thường khi thiết kế cổ bẻ dár)! nằm, đểu cần dùng phương pháp xếp chồng
đường vai trước sau, độ xếp clẩ5ng lớn nhỏ thế nào căn cứ vào hình dạng của
cổ để quyết định. Khi độ xếp ocổng là 1cm, sẽ hình thành nên kiểu cổ hầu như
không có chân cổ; khi độ xếp ocổng là 2,5cm, chân cổ sau sẽ cao khoảng 0,5cm;
khi độ xếp chổng là 3cm, chârKchổ sau sẽ cao khoảng 0,8cm; khi độ xếp chồng
là 4,5cm, chẩn cổ sau sê cao kbóảng 1,2cm. Nhưng chân cổ của kiểu cổ bẻ dáng
nằm thường đểu rất thấp, vì thr' dùng độ xếp chổng bằng 2,5cm. Đổng thời, để
lá cổ nằm sát thân áo, đường vmh ngoài của cổ cũng cẩn phải chỉnh sửa.

Kinh 4 - 30 Hình vmnáu và hình vẽ kết cáu cho kiểu cố bẻ dáng nằm.
C H Ư Ơ N G .- T H IẾ T KẾ KẾT CẤU c ổ Ao 119

(1 ) Tiến hành chỉnh sửa đường khoét cổ s;u, điểm cổ sau nâng cao thêm
0,5cm.
(2) Xếp chổng đường vai thân trước lên đư/ng vai thân sau 2,5cm.
(3) Trên thân áo, vẽ đường chân cổ và đườn< viển lá cổ cho cổ bẻ dáng nằm.
(4) Hoàn thành hình vẽ cổ bẻ dáng nằm.
d. Thiết kế kết cấu cồ áo sơ mi
Cổ sơ mi là kiểu cổ được kết hợp từ cổ đứig làm chân cổ, cổ bẻ làm lá cổ
mà thành. Kết cấu kiểu cổ này phù hợp với cổ .ủa tất cả mọi người, điểm đặc
trưng của nó là đường chân chân cổ đánh conclên trên, lá cổ bẻ xuống sát với
chân cổ, điều này yêu cẩu kết cấu của lá cổ và chín cổ trái ngược nhau, tức chân
cổ đánh cong lên trên còn lá cổ đánh cong xuốrg dưới, đường viền ngoài của lá
cổ lớn hơn SO với đường chân cổ của chân cổ, VI bẻ xuống sát với chân cổ. Căn
cứ vào yêu cấu về tạo hình này, độ đánh cong lèi của chân cổ và độ đánh cong
xuống của lá cổ cấn phải như nhau, nhưng trên hực tế, giữa phán lá cổ và chân
cổ có một khoảng cách nhất định, bởi vậy tron? thiết kế kết cấu, cần phải điểu
chinh tỳ lệ của độ đánh cong lẻn của chân cổ vềđộ đánh cong xuống của lá cổ.
Giải thích về hình vẽ cổ áo sơ mi (hình 4 - 3 ):
(1 ) Chỉnh sửa lại đường khoét cổ sau, nângcao điểm cổ sau lên 0,5cm.
(2) Căn cứ vào hình vẽ kết cấu cổ đứng, vẽ hân cổ.
(3) Căn cứ vào hình vẽ kết cấu cổ bẻ, vẽ lá c i
(4) Hoàn thành hình vẽ cổ sơ mi.

1,5

Hình 4 - 31 Hình vẽ mẫu và hình vẽ két cáikiểu cỗ áo sơ mi.


120 I TH IẾT KẾ THỜI TRANG N ữ______________________________________________________________________________

2. Ví dụ về thiết kế kết cấu cổ bẻ


a. Ví dụ về cách biến tấu với kết cấu cổ bẻ cơ bản
Hình 4 - 32, hình 4 - 33, hình 4 - 34 là các biến tấu với cổ bẻ dáng nằm cơ
bản. Hình 4 - 32 là cổ bẻ dáng dài, đường khoét cổ trước có hình chữV sâu, hơi
giống dáng cổ một ve trong loại cổ bẻ ve. Khi vẽ hình, trước tiên cấn chỉnh sửa
đường khoét cổ trước sau, sau đó căn cứ vào cách vẽ cổ bè tiến hành vẽ hình.

Hình 4 - 32 Ví dụ vé cách biến tỉu với kết cáu cổ bẻ C0 bản (1).

Hình 4 - 33 Ví dụ về cách biến tíu với kết cẩu cố bẻ cơ bản (2).


____________________________________________________________ CH Ư Ơ N G 4 -T H IẾ T KẾ KỂT CÂU c ố Ao I 121

Hình 4 - 33 là dáng cổ với cổ áo tách rời phẩn cổ cùa cơ thể, nên đường khoét cổ
của thân áo trước và sau mở khá rộng. Khi vẽ hình, trước tiên cẩn phải chỉnh sửa
đường khoét cổ trước và sau, sau đó vẽ hình căn cứ vào phương pháp vẽ cổ bẻ.
Hình 4 - 33 là kiểu cổ bẻ không đổi xứng theo kiểu trái phải bắt chéo.

b. Ví dụ về cách biến tấu với kết cấu cổ bẻ dáng nằm


Hình 4 - 36 là kiểu cổ bẻ dáng nằm nhỏ, đầu cổ lượn tròn, rất duyên dáng.
Hình 4 - 36 là kiểu cổ lính thủy, lá cổ trước có dạng lượn tròn, khi vẽ hình, trước
tiên cần phải chỉnh sửa đường khoét cổ của thân áo trước và sau thành hình
chữV, sau đó xếp chổng điểm đẩu vai trước và sau 2,5cm, vẽ hình vẽ kết cấu
cổ áo.

Hình 4 - 35 Ví dụ vé cách biến táu với kết cẩu cố bẻ dáng nâm (1).
122 TH IẾT KẾTH Ờ I TRANG N ữ

Hình 4 - 36 Ví dụ vé cách biến táu với kết cáu cỗ bẻ dáng nằm (2).

c. Ví dụ về cách biến tấu với kết cấu cổ áo sơ mi


Hình 4 - 37 là kiểu cổ sơ mi với đầu cổ thụt vào, trọng điểm trong kết cấu
của kiểu dáng này là trước tiên cẩn phải vẽ ra bộ phận đấu cổ bị thiếu trước, sau
đó căn cứ vào đường khoét cổ trước và sau, vẽ ra chân cổ. Hình 4 - 38 là kiểu cổ
có chân cổ và lá cổ liền nhau, giống như kết cấu cổ bẻ nhỏ, khi kích thước của
độ cao trục giữa sau cổ quá cao, thì đường viển lá sẽ thu ngán lại, đường bẻ cổ
dài ra, cổ áo sẽ cách xa phẩn cổ cơ thể. Bởi vậy kích thước đường trục giữa sau
cổ không nên quá lớn.

Hình 4 - 37 Ví dụ vé cách biến táu với kết cáu có áo sơ mi (1).


CH Ư Ơ N G 4 -T H IẾ T KẾ K ẾT CẤU c ó ÂO 123

Hình 4 - 38 Ví dụ vế cách biến tấu với két cáu cố áo SO mi (2).

V. Thiết kê kết cấu cổ áo bẻ ve

1. Hình vẽ kết cấu cổ áo bẻ ve cơ bản


a. Tên gọi các bộ phận trong kết cấu cồ bẻ ve cơ bản
Cổ bẻ ve là kiểu cổ do hai bộ phận là cổ bẻ và ve cổ tạo thành. Hình 4 - 39
cho thấy tên gọi của các bộ phận trong kết cấu cổ bẻ ve. May ráp lá cổ bẻ với
đường khoét cổ trên thân áo vào nhau, ve cổ là do đường nẹp trên thân áo lật
ra mà thành. Góc được hình thành do góc bẻ cổ và góc bẻ ve được gọi là miệng
cổ, điểm gập ve cổ trên đường nẹp vạt áo được gọi là điểm bẻ ve, ve cổ từ điểm
bẻ ve cho đến chỗ tiếp giáp với lá cổ bẻ được bẻ lật ra ngoài, đường bẻ lật đó
được gọi là đường bẻ ve.
b. Thiết kế kết cấu cổ bẻ ve cơ bản
Trong thiết kế kết cấu cổ bẻ ve, việc xác định độ ngả của cổ áo là điểm then
chốt trong việc vẽ hình, kích thước lớn nhỏ của độ ngã có liên quan đến độ lớn
nhỏ của toàn bộ chân cổ và lá cổ bẻ của cổ áo. Trong hình 4 - 40, sẽ giải thích rõ
ràng về việc hình thành lượng ngả xuống trong hình vẽ kết cấu cổ bẻ ve.
Xác định rộng lá cổ sau: 3,5cm; rộng chân cổ sau: 2,5cm; rộng lá cổ sườn:
rộng lá cổ sau + 0,2cm; rộng chân cổ sườn: rộng chân cổ sau - 0,2cm. Trong hình
4 - 40 ® cho thấy, cổ áo cẩn vẽ trên thân áo sau và trước, sau đó, như trong hình
©, mở hình cổ trước ra đối xứng qua đường bẻ ve, từ vị trí miệng cổ trước, vẽ
đường song song với đường bẻ ve, lấy độ dài vòng cổ sau là o, kẻ đường thẳng
vuông góc với nó, độ dài của đường vuông góc này bằng 6cm, chính là độ rộng
124 I TH IẾT KẾ THỜI TRANG N ữ_____________________________________________________________________________

CỔ (bao gốm độ rộng chân cổ sau và rộng lá cổ sau), sau cùng, nối liền với đường
viển lá cổ. Vì độ dài của đường viền lá cổ sau được định trước trong hình (Đ là • ,
bởi vậy theo như hình ®, cát rời ra trên đường kéo dài của đường xuôi vai, lấy ra
một khoảng tương đương với • . Như vậy sẽ xác định được độ ngả của cổ, độ ngả
của cổ áo càng lớn, đường viền lá cổ phía trên càng dài.
Những nhân tố ảnh hưởng đến độ ngả của cổ bẻ ve: ® Độ cao của điểm bẻ
ve: điểm bẻ ve càng cao, độ ngả xuống cùa cổ sau càng lớn; © tỷ lệ giữa lá cổ và
chân cổ: tỷ lệ lớn nhỏ giữa lá cổ và chân cổ càng tăng lên, thì độ ngả cũng tăng lên.

Hình 4 - 39 Tên gọi các bộ phân trong cổ bẻ ve.

Hình 4 - 40 -1 Sự hình thầnh độ ngả cùa cổ bẻ ve.


CH Ư Ơ N G 4 - T H IẾ T KẾ K ẾT CẨU c ổ Ao I 125

Hình 4 - 40 - 2 Sự hình thành độ ngả cùa có bẻ ve.

Giải thích hình vẽ cổ bẻ ve cơ bản (hình 4 - 41 ):


(1 ) Vẽ nẹp áo, tìm ra vị trí cùa nút khuy đấu tiên.
(2) Vẽ đường bẻ cổ, từ điểm cạnh cổ men theo đường xuôi vai, lấy lên 2cm
(độ cao chân cổ sau - 0,5cm), nói liền với điểm bẻ ve.

(3) Căn cứ vào độ ngả, vẽ ra lá cổ bẻ.


(4) Căn cứ vào độ rộng đỉnh ve và rộng cổ trước, vẽ đỉnh ve và độ rộng cổ
trước.
(5) Chinh sửa lại ve cổ.

Hình 4 - 41 Hình vẽ két cáu cho cỗ bẻ ve cơ bản.


126 TH IẾT KẾTH Ờ I TRAN G N ữ

c. Thiết kế kết cấu mẫu cổ bẻ ve liền


Cổ bẻ ve liền là chỉ kiểu cổ có kết cấu phần lá cổ Nén với đầu ve thành một
khối, như cổ một ve, cổ đuôi én, đặc trưng của thiết kế này đó là lá cổ của cổ bẻ
không có đường may nổi với phần ve. Phương pháp và trình tự vẽ hình cho mẫu
cổ bẻ ve liến giống với cổ bẻ ve cơ bản, nhưng vì lá cổ của cổ bẻ và ve cổ không
có đường ráp nối và miệng cổ, cổ áo và mặt ve nối liền thành một thể, nên khi
vẽ hình, độ ngả xuống của phán cổ bẻ có thể tăng lên một chút cho vừa vặn.
Giải thích hình vẽ cổ bẻ ve liền (hình 4-12):
(1) Vẽ đường nẹp, tìm vị trí của khuy áo đáu tiên.
(2) Vẽ đường bẻ ve, từ điểm cạnh cổ men theo đường xuôi vai, lấy lên 2cm
(độ cao chân cổ sau - 0,5cm), nối liền với điểm bẻ ve.
(3) Căn cứ vào độ ngả của cổ, vẽ lá cổ bẻ.
(4) Căn cứ vào độ rộng đỉnh ve và rộng cổ trước, vẽ ra đinh ve và rộng cổ trước.
(5) Chỉnh sửa đường viển ngoài của cổ.
(6) Xử lý kích thước của đườnq nẹp.

Hình 4 - 42 Hình vẽ mẫu và hình vẽ kết cáu cho mẫu cổ bẻ ve liến.

d. Thiết kê kết cấu mẫu cổ ve đứng


Cổ ve đứng là chỉ phẩn sau cổ là kiểu cổ đứng, phần cổ trước là kiểu cổ bẻ
ve. Trong thiết kế kết cấu cổ ve đứng, cũng có độ ngả, nhưng mục đích của độ
ngả trong kết cấu này hoàn toàn khác với độ ngả trong kiểu cổ bẻ ve thòng
thường. Vì độ ngả trong kiểu cổ bẻ ve được xác định căn cứ vào độ dài đường
viển lá cổ của phần cổ bẻ phía sau, nhưng độ ngả trong cổ ve đứng là để làm
cho kích thước của viền cổ trên phù hợp với tạo hình cùa cổ.
CH Ư Ơ N G 4 -T H IẾ T K Ế K ẾT CẤU c ó ÁO 127

Giải thích về hình vẽ cổ ve đứng (hình 4 - 43):


(1) Chinh sửa đường khoét cổ sau và trước.
(2) Vẽ đường bẻ ve, căn cứ vào độ ngả, vẽ cổ đứng.
(3) Căn cứ vào độ rộng đỉnh ve và độ rộng cổ trước, vẽ đỉnh ve và rộng
cổ trước.
(4) Chỉnh sửa đường đường viển ngoài của cổ.

2. Ví dụ về thiết kê' kết cấu cổ bẻ ve


a. Ví dụ về cách biến tâu với kết cấu cổ bẻ ve cơ bản
Kiều dáng trong hình 4 - 44 giống với hình vẽ thiết kế kết cấu cổ bẻ ve cơ
bản, chỉ có điểu điểm bẻ ve được đặt trên đường ngang eo. Kiểu dáng trong
128 TH IỄT KẾ THỜI TRAN G N ữ

hình 4 - 45 là kiểu cổ ve nhọn hai hàng khuy, điểm bẻ ve đặt dưới đường ngang
eo, phẩn lá cổ bẻ của nó ngẳn và hẹp, đẩu lá cổ nhọn. Kiểu dáng trong hình 4
- 46 là kiểu cổ bẻ ve có phần cổ và ve xếp chông lên nhau cùng bẻ lật ra ngoài.
Kiểu dáng trong hình 4 - 47 là cổ bẻ ve không có đường ráp giữa cổ và ve, là
kiều cổ có miệng cổ trước và đầu ve độc lập lật ra ngoài.

Hình 4 - 44 Ví dụ vé cách biến tẫu với kết cấu cổ bẻ ve cơ bản (1 ).

Hình 4 - 45 Ví dụ vé cách biến táu với kết cáu cố bè ve cơ bản (2).


CH Ư Ơ N G 4 -T H IẾ T K Ế KẾT CẤU c ổ Á O 129

Hình 4 - 46 Ví dụ vé cách biến tấu với kết cẩu cổ bẻ ve cơ bản (3).

Hình 4 - 47 Vf dụ vé cách biến táu với kết cáu cố bẻ ve cơ bản (4).


130 TH IẾT KẾ THỜI TR A N G NỮ

b. Ví dụ về cách biến tấu với kết cấu cổ ve liền


Kiểu dáng trong hình 4 - 48 là kiểu cổ ve liền đuôi én. Kiểu dáng trong hình
4 - 49 là kiểu cổ ve liền nhọn.

Hình 4 - 48 Ví dụ vé cách biến tẫu với kết cẫu cố ve lién (1).

Hình 4 - 49 Ví dụ vé cách biến táu với kết cáu cố ve liến (2).


____________________________________________________________ CH Ư Ơ N G 4 - T H IẾ T K Ế K Ế T CẨU c ố Ao I 131

c. Ví dụ về cách biến tấu với kết cấu cổ ve đứng


Kiểu dáng trong hình 4 - 50 là kiểu cổ đứng ve tròn, phấn cổ đứng khá
thấp. Kiểu dáng trong hình 4-51 là kiểu cổ ve đứng hai hàng khuy.

Hình 4 - 50 Ví dụ vé cách biến tấu »ới kết cáu cổ ve đứng (1).


132 I TH IẾT KẾ THỜI TRANG NỮ

Chương 5
v f DỤ V Ể TH IẾT KỄ KẾT CẤU TRANG PHỤC NỮ
Trong những chương trước, chủ yếu đã giới thiệu về thân áo, cổ áo và tay
áo trong thiết kế kết cấu trang phục nữ. Chuyển sang chương này, sẽ giới thiệu
về các thiết kế kết cấu trang phục nữ với bốn kiểu trang phục cơ bản: áo sơ mi,
váy liền, áo vest và áo khoác.

I. Ví dụ thiết kế kết cấu áo sơ mi


Căn cứ vào mục đích sửdụng khác nhau, có thể phân chia thành hai loại: áo
sơ mi mặc trong (dùng để mặc trong áo khoác hoặc áo vest) và áo sơ mi thông
thường (có thể mặc đơn độc bên ngoài vào mùa xuân thu). Cho dù là kiểu áo sơ
mi nào, cũng đểu có thể tiến hành thiết kế kết cấu theo nguyên lý dưới đây:
1. Sự thay đổi của độ nới rộng
Độ nới rộng của áo sơ mi thường được tăng giảm căn cứ vào nguyên mẫu
cơ bản, độ rộng vòng ngực thường thấy là khoảng từ 6~15cm, có thể nới rộng
ra hoặc thu nhỏ tại đường ráp sườn của thân áo.
2. Sự thay đổi về hình dáng, tạo hình
Hình dáng của áo sơ mi nữ chủ yếu gồm có dáng chữ X, dáng chữ H, dáng
chữ A. Áo sơ mi dáng chữ X thường thông qua đường ly hoặc đường cắt để thu
eo, thể hiện được kích thước của 3 vòng: ngực, eo, mông; áo sơ mi dáng chữ H
chủ yếu là dáng áo suông thẳng cơ bản không có đường cắt rời và đường ly; áo
sơ mi dáng chữ A có vạt dưới khá rộng, thường căn cứ vào nguyên mẫu cơ bản
để mở rộng và cắt từ dưới lên.
3. Sự thay đổi của nẹp áo
Kiểu dáng áo sơ mi nữ có các kiểu nẹp chủ yếu như: một hàng khuy, hai
hàng khuy, vạt chéo, nẹp chìm ,...
4. Sự thay đổi của chiều dài áo
Căn cứ vào kiểu dáng khác nhau cùa áo sơ mi nữ, độ dài của vạt áo từ
đường ngang eo trở xuống dao động trong khoảng 10~30cm.
5. Sự thay đổi của túi áo
Áo sơ mi nữ ít dùng đến thiết kế túi áo. Nếu có túi áo, thường dùng kiểu túi ốp.
6. Sự thay đổi của cổ áo
Áo sơ mi nữ thường sử dụng các kiểu cổ như: cổ sơ mi, cổ đứng, cổ bẻ,
không cổ.
CH Ư Ơ N G 5 - v ! DỤ VẼ TH IẾT KẾ KÊT CẦU TR A N G P H Ụ C N Ữ I 133

7. Sự thay đổi của tay áo


Tay áo sơ mi chủ yếu sử dụng kiểu một mang, rất ít khi sử dụng thiết kế cổ
áo hai mang.

1. Mẩu áo sơ mi nữ cổ bẻ thông thường


a. Phân tích tạo hình
Như hình 5 - 1 , đây
là kiểu áo sơ mi nữ cổ
bẻ cơ bản nhất. Tạo
hình của chiếc áo có
dáng chữ H hơi thu
eo, vạt ngang, nẹp
áo thông thường, có
năm chiếc khuy, chiết
ly sườn trước và ly vai
sau. Tay áo là kiểu tay
rộng một mang, có
măng sét.
Hình 5-1 Hình vẽ mẵu áo sơ mi nữ cổ bẻ thông thường.
b. Quy cách thiết kế
Sử dụng cỡ hình thể 160/84A, bảng 5 -1 là bảng quy cách thành phẩm.
Bảng 5 -1 Bảng quy cách áo ỉơ mi có bẻ thông thường
Đơn vị: cm
Bộ phận Chiéu cao Dài áo Vòng ngực(B) Vòng eo(W) Dài tay (SL) Vống cổ tay

Kích thước 160 62 94 88 52 22

c. Nguyên lý và phương pháp biến đổi với bản mẫu trên giấy (hình 5 - 2)
(1) Sử dụng nguyên mâu áo nữ số 160/84A.
(2) Dài áo tính từ đường chiết eo sau và trước, lấy xuống 24cm.
(3) Độ nới rộng vòng ngực là lOcm, giống với vòng ngực nguyên mẫu,
không cần phải nới rộng hay thu hẹp.
(4)Trình tự vẽ hình:
1) Vẽ hình nguyên mẫu.
2) Căn cứ vào kiểu dáng, vẽ đường khoét cổ sau và trước, đường khoét cổ
sau và trước vế cơ bản không thay đổi.
3) Vẽ đường xuôi vai, đường xuôi vai trước không thay đổi, đường xuôi vai
sau chiết ly 1,2cm, chỉnh lại đường xuôi vai sau.
134 TH IẾT KẾ THỜI TRANG NỮ
CH Ư Ơ N G 5 - v l DỤ V Ề T H IẼT KẾ K ẾT CẨU TR A N G PH ỤC N ơ I 135

4) Căn cứ vào độ chênh lệch giữa eo ngực, vẽ đường ráp sườn.

5) Vẽ nẹp áo và gấu áo.


6) Căn cứ vào hình vẽ mẫu áo, vẽ đường ly ngực.
7) Vè hình tay một mang, cách vẽ tay áo có thể tham khảo nội dung trong
chương 3.
8) Vẽ hình cổ bẻ, có thể tham khảo nội dung trong chương 4.

2. Sơ mi nữdáng nam
a. Phàn tích tạo hình
Nhưhình 5 - 3, kiểu áo này là kiểu sơ mi nữ cổ sơ mi dáng nam. Hình dáng
chiếc áo hơi giống dáng chữ H, trên vai có cầu vai, cổ áo là dạng cổ sơ mi. Vạt áo
trước thiết kế
nẹp bong, có
sáu khuy, trong
đó có một khuy
tại chân cổ. Vạt
áo đánh cong
đuôi Ngực trái
có may túi, tay
áo là kiểu tay
áo một mang
tay, có măng
sét, cửa tay có
xẻ thép nhọn,
xếp hai ly. Hình 5 - 3 Hình vẽ mâu áo sơ mi nữ dána nam.

b. Quy cách thiết kế


Sử dụng cỡ hình thể 160/84A, bảng 5 - 2 là bảng quy cách thành phẩm.
Bảng 5 - 2 Bảng quy cách áo sơ mi nữ dáng nam
Đơn vị: cm
Bộ phận Chiéu cao Dài áo Vòng ngực (B) Vòng eo(W) Dài tay(SL) Vòng cổ tay

Số đo 160 64 94 88 52 22

c. Nguyên lý và phương pháp biến đổi với bản mẫu trên giấy (hình 5 - 4)
(1) Sử dụng nguyên mẫu áo nữ số 15C/84A.
(2) Dài áo từ đường chiết eo sau và trước lấy xuống 26cm.
136 I TH IẾT KẾ THỜI TRANG N ữ

(3) Độ nới rộng vòng ngực là 10cm, giống với vòng ngực nguyên mâu
không cần phải nới rộng hay thu hẹp.
CH Ư Ơ N G 5 - v í DỤ VẼ TH IẾT K Ế KẾT CẨU TR A N G P H Ụ C N ữ I 137

(4)Trình tự vẽ hình:
1) Vẽ hình nguyên mẫu.
2) Căn cứ vào kiểu dáng, vẽ đường khoét cổ sau và trước, đường khoét cổ
sau và trước vế cơ bản không thay đổi.
3) Vẽ đường xuôi vai, đường xuôi vai trước không thay đổi, đường xuôi vai
sau chiết ly 1,2cm, chinh lại đường xuôi vai sau.
4) Nổi liền đường vai sau và trước, vẽ cáu vai.
5) Căn cứ vào độ chênh lệch giữa eo ngực, vẽ đường ráp sườn.
6) Vẽ nẹp áo và gấu áo.
7) Căn cứ vào hình vẽ mẫu áo, vẽ đường ly ngực.
8) Vẽ túi ốp.
9) Vẽ tay một mang, cách vẽ tay có thể tham khảo nội dung trong chương 3.
10) Vẽ cổ sơ mi, có thể tham khảo nội dung chương 4.

3. Áo sơ mi nữ cổ đứng vạt trước có nhiểu đường cắt dọc

a. Phân tích
tạo hình
Như trong
hình 5 - 5, đây
là kiểu áo sơ mi
nữ vạt trước có
nhiều đường cắt
dọc. Dáng áo
thu eo tại đường
ráp sườn, gấu áo
lượn đuôi tôm,
cổ đứng. Tay áo
là kiểu tay một
m a n g , cư a ta y H1nh5-5Hlnhvẽmẵusơminữcổđứtigthânừướccónhiểuđưdngcắtdọc
m ă n g s é t h a i lớ p .

b. Quy cách thiết kế


Sử dụng cỡ hình thể 160/84A, bảng 5 - 3 là bảng quy cách thành phẩm.
Bảng 5 ■3 Bảng quy cách áo sơ mi nữ cố đứng thân trưởc có đường cắt dọc
Đơn vị: cm
Bộ phận Chiếu cao Dài áo Vòng ngực (8) Vòngeo(W) Dài tay(SL) Vòng cửa tay

Số đo 160 64 94 88 52 22
138 I TH IẾT KẾ THỜI TRANG NỮ

Hình 5 - 6 Hình vẽ kết cẩu áo sơ mi nữ có đứng thân trước có nhiều đường cát dọc.
CH Ư Ờ N G 5 - v i DỤ VẼ TH IẾT KỂ KẾT CẤU TR A N G P H Ụ C NỮ I 139

c. Nguyên lý và phương pháp biến đổi với bản mẫu trên giấy (hình 5-6)
(1) Sử dụng nguyên mẫu áo nữ số 160/84A.
(2) Dài áo tính từ đường chiết eo sau và trước, lấy xuống 26cm.
(3) Độ nới rộng vòng ngực là 10cm, giống với vòng ngực nguyên mẫu,
không cần phải nới rộng hay thu hẹp.

(4) Trình tự vẽ hình:


1) Vẽ hình nguyên mẫu.
2) Căn cứ vào kiểu dáng, vẽ đường khoét cổ sau và trước, đường khoét cổ
sau và trước về cơ bản không thay đổi.
3) Vẽ đường xuôi vai, đường xuôi vai trước không thay đổi, đường xuôi vai
sau chiết ly 1,2cm, chinh lại đường xuôi vai sau.
4) Gộp đường vai sau và trước tạo thành cầu vai.
5) Căn cứ vào độ chênh lệch giữa eo và ngực, vẽ đường ráp sườn.

6) Vẽ nẹp áo và gấu áo.


7) Căn cứ vào hình vẽ dáng áo, vẽ các đường cắt dọc, dịch chuyển ly ngực.
8) Vẽ hình tay một mang, cách vẽ tay áo có thể tham khảo nội dung chương 3.
9) Vẽ cổ sơ mi, có thể tham khảo nội dung chương 4.

4. Áo sơ mi nữ vừa người có nẹp xếp nhún


a. Phân tích kiểu dáng
Như hình 5
- 7, đây là kiểu áo
sơ mi vừa người
nẹp xếp nhún,
thân trước không
có ly ngực, nhưng
ở nẹp trước xếp
nhún đối xứng,
thân sau có hai
đường ly eo. cổ
áo là dạng cổ sơ
mi. Tay áo là tay
một mang, xếp
n h ú n tạ i c ử a ta y . Hình 5 - 7 Hình vẽ máu áo Sfl mi nữ vừa người nẹp xễp nhún.
140 TH IẾT KẾTH Ờ I TRANG Nữ

Hình ỉ - 8 Hình vẽ kỉt cáu áo sơ mi nữ vừa người nẹp xép nhún.


CH Ư O N G 5 - v l DỤ VẼ TH IẼT KẾ K Ế T CẨU TRAN G PH Ụ C NỮ Ị 141

b. Quy cách thiết kế


Sử dụng cỡ hình thể 160/84A, bảng 5 - 4 là bảng quy cách thành phẩm.
c. Nguyên lý và phương pháp biến đổi với bản mẫu trên giấy (hình 5 - 8)
Bảng 5 - 4 Bảng quy cách áo sơ mi nữ vừa người nẹp xếp nhún
Đơn vị: cm
Bộ phận Chiểu cao Dài áo Vòng ngực(B) Vòng eo(W) Dài tay (SL) Vòng cổ tay

Sổ đo 160 58 94 80 54 21

(1) Sử dụng nguyên mẫu áo nữ số 160/84A.


(2) Dài áo tính từ đường chiết eo sau và trước, lấy xuống 20cm.
(3) Độ nới rộng vòng ngực là lOcm, giống với vòng ngực nguyên mẫu,
không cần phải nới rộng hay thu hẹp.
(4) Trình tự vẽ hình:
1) Vẽ hình nguyên mẫu.
2) Căn cứ vào kiểu dáng vẽ đường khoét cổ sau trước, đường khoét cổ sau
và trước mở rộng thêm 0,5cm, đường khoét cổ trước khoét sâu thêm 1,5cm.
3) Vẽ đường xuôi vai, đường xuôi vai trước đểu giảm xuống 0,5cm, chinh
lại đường xuôi vai sau trước.
4) Di chuyển đường ly ngực đến trục giữa thân trước làm xếp nhún.
5) Căn cứ vào độ chênh lệch giữa eo và ngực, vẽ đường ráp sườn và đường
ly thân sau.
6) Vẽ nẹp áo và gấu áo.
7) Vẽ hình tay một mang, cách vẽ tay áo có thể tham khảo nội dung chương 3.
8) Vẽ cổ sơ mi, có thể tham khảo nội dung chương 4.

5. Áo sơ mi nữ vừa người cổ bẻ
a. Phân tích tạo hình
Như hình 5 - 9, đây là kiểu áo sơ mi vừa người cổ bẻ dáng nằm, thân trước
và thân sau đếu chiết ly eo, gấu áo ngang bằng, cổ áo là cổ bẻ dáng nằm. Tay áo
là tay một mang, tại chỗ cửa tay xếp nhún.
14 2 TH IẾT KẾ THỜI TRANG N ữ

Hình 5 - 9 Hình vẽ mẵu áo sơ mi nữ vừa người cổ bẻ.

b. Quy cách thiết kế


Sử dụng cỡ hình thể 160/84A, bảng 5 - 5 là bảng quy cách thành phẩm.
c. Nguyên lý và phương pháp biến đổi với bản mẫu trên giấy (hình 5-10)
Bảng 5 - 5 Bảng quy cách áo ỉơ mi nữ vừa người cổ bẻ dáng nằm
Đơn vị:cm
Bộ phận Chiểu cao Dài áo Vòng ngực (B) Vòng eo(W) Dài tay (SL) Vòng cố tay
sóđo 160 56 98 82 56 20

(1) Sửdụng nguyên mâu áo nữsố 160/84A.


(2) Dài áo tính từ đường chiết eo sau và trước, lấy xuống 18cm.
(3) Độ nới rộng vòng ngực là 14cm, trên cơ sở vòng ngực nguyên mẫu, mở
rộng vòng ngực trước và sau mỗi phía 1cm.
(4) Trình tự vẽ hình:
1) Vê hình nguyên mẫu.
2) Căn cứ vào kiểu dáng, vẽ đường khoét cổ sau và trước, đường khoét cổ
sau và trước mở rộng thêm 1,5cm, vòng cổ trước khoét sâu thêm 3cm, vòng cổ
sau khoét sâu thêm 1cm.
3) Kẻ đường xuôi vai, đường xuôi vai trước không thay đổi, chinh sửa
đường xuôi vai trước sau.
4) Căn cứ vào độ chênh lệch giữa eo và ngực vẽ đường ráp sườn, đường ly
thân trước và thân sau.
5) Vẽ nẹp áo và gấu áo.
__________________________________ CH Ư Ờ N G 5 - v í DỤ VẼ T H IẾT KẾ KẾT CẦU TRAN G PHỤC N ữ I 143

6) Vẽ tay một mang, cách vẽ tay áo có thể tham khảo nội dung trong
chương 3.

7) Vẽ cổ sơ mi, có thể tham khảo nội dung trong chương 4.

*2
Chênh
lệch
đường
ráp sườn
trứớcvà

V
2

AH sau AH trước

Hình 5 -10 Kinh vẽ k ít cáu áo SOmi nữ vừa người cố bẻ dáng nằm.


144 I TH IẾT KẾ THỜI TR A N G NỮ________________

6. Áo sơ mi nữ vai chờm dáng rộng


a. Phản tích kiểu dáng
Như hình 5
-11, đây là kiểu
áo sơ mi nữ có
vai chờm dáng
rộng. Thân áo
dáng chữ H, eo
suông, vạt đuôi
tôm, cổ sơ mi,
nẹp bong, sáu
khuy, hai túi
ngực, phần vai
có cầu vai. Tay
áo là kiểu tay sơ
mi vai chờm, có
- ,, Hình 5-11 Hình vẽ mẫu áo sơ mi nữcố vai chờm dáng rông,
mãng sét, cứa 3 3
tay xẻ thép nhọn, xếp ba ly tại cửa tay.
b. Quy cách thiết kế
Sử dụng mẫu số 160/84A, bảng 5 - 6 là bảng quy cách thành phẩm.
c. Nguyên lý và phương pháp biến đổi với bản mẫu trên giấy (hình 5-12)
Bảng quy cách áo sơ mi nữ có vai chờm dáng rộng
Đom vị: cm
Bộ phận Chiểu cao Dài áo Vòng ngực (B) Dài tay (SL) Vòng cổ tay
Sỗ đo 160 70 110 54 22

(1) Sửdụng nguyên mẫu áo nữsố 160/84A.


(2) Dài áo sau từ đường ngang eo sau lấy xuống 32cm, dài áo trước từ
đường ngang eo trước lấy xuống 30cm.
(3) Độ nới rộng của vòng ngực ià 26cm, trên cơ sở nguyên mẫu, cả vòng
ngực trước và sau đều nới rộng thêm 4cm.
(4) Trình tự vẽ hình:
1) Vẽ hình nguyên mâu.
2) Căn cứ vào kiểu dáng vẽ đường khoét cổ sau và trước, đường khoét cổ
sau và trước về cơ bản giữ nguyên không thay đổi, đường khoét cổ trước hạ
thấp xuống 0,5cm.
CHƯƠNG 5 -vl DỤ VẼ TH IẾT KẾ KẾT C Ầ U TRAN G P H Ụ C NỮ I 1 4 5

Hình 5-12 Hình vẽ kết cấu áo sơ mi nữvai chởm dáng rộng.


146 I T H IẾT KẾTH Ờ I TRANG N ữ

3) Kẻ đường xuôi vai, đường xuôi vai trước nâng cao 0,5cm, đường xuôi vai
sau nâng lên 1,5cm. Thiết kế hạ vai là 5cm, nên tăng độ dài đường xuôi vai sau
và trước 5cm.
4) Vẽ nẹp áo và gấu áo.
5) Vẽ tay một mang, vì trong kiểu tay áo này, điểm đấu vai hạ xuống, nên
cần phải trừ đi 5cm trên chiểu dài tay cơ bản. Đỉnh tay cao AH/6. Cách vẽ tay áo
có thể tham khảo nội dung trong chương 3.
7) Vẽ cổ sơ mi, có thể tham khảo nội dung trong chương 4.

II. Ví dụ về thiết kế kết cấu váy liền


Váy liền là chỉ kiểu chân váy Mén với áo tạo thành một kiểu trang phục đặc
trưng của nữ giới. Váy liền có rất nhiều chùng loại, căn cứ vào tạo hình có thể
phân chia thành dáng chữ X (kiểu thu eo), dáng chữ H (thân váy suông thẳng),
dáng chữ A (váy vạt xòe),.. căn cứ vào độ rộng có thể phân thành kiểu váy bó
sát, kiểu vừa người, kiểu rộng; căn cứ vào độ cao thấp của eo có thể phân thành
loại vừa eo, loại cao eo, loại thấp eo,.. Cho dù kiểu dáng thay đổi nhưthế nào, thì
việc thiết kế kết cấu cũng phải tuân theo những nguyên lý nhất định.

1. Sựthay đổi về độ nới rộng


Độ nới rộng của váy liền thông thường có thể tiến hành nới rộng ra hoặc
giảm bớt đi trên cơ sở nguyên mẫu, thông thường độ nới rộng cho vòng ngực
của váy liền không vai trong khoảng 0~2cm, độ nới rộng cho vòng ngực váy
liền không tay trong khoảng 4~6cm, váy liền tay ngẳn hoặc tay dài, do chịu ảnh
hưởng của biên độ vận động của cánh tay, nên căn cứ vào độ dài ngắn khác
nhau của tay, độ nới rộng vòng ngực là từ8~10cm trở lên.
2. Sự thay đổi về kiểu dáng
Kiểu dáng váy liền chủ yếu có các loại như: dáng chữ X, dáng chữ H, dáng
chữ A. Váy liền dáng chữ X thường thông qua đường ly hoặc đường cắt ráp để
thu eo, thể hiện được kích thước của ba vòng ngực, eo, mỏng; váy liền dáng chữ
H chủ yếu có tạo hình suông thẳng không có đường phân cắt, không có đường
chiết ly. Váy liền dáng chữ A do phần gấu váy xòe rộng, thường được căn cứ vào
nguyên mẫu cơ bản để mở rộng và cất từ dưới lên trên.

1. Váy liền tay sát nách


a. Phân tích tạo hình
Nhưtrong hình 5-13, đây là kiểu váy liền tay sát nách không tay không cổ.
Dài váy tới gần gối. cổ hình chữV, không có tay. Thân trước chiết ly nách và ly
eo, thân sau chi có ly eo, phần áo và phấn váy liền nhau, may vừa người.
CH Ư Ơ N G 5 - v í DỤ VẾ T H IẾT KẾ KẾT CẤU TRAN G PH ỤC N Ữ 1 147

Hình 5 -13 Hình vẽ mảu váy liển tay sát nách.

b. Quy cách thiết kế


Sửdụng mẫu sổ 160/84A, bảng 5 - 7 là bảng quy cách thành phẩm.
Bảng 5 - 7 Bảng quy cách váy liền tay ỉá t nách
Đom vị:cm
Bộ phận Chiểu cao Dài váy Vòng ngực(B) Vòng eo(W) Vòng mông (H) Rộng vai
Sódo 160 86,5 90 72 94 31

c. Nguyên lý và phương pháp biến đổi với bản mẫu trên giấy (hình 5 -14)
(1) Sửdụng nguyên mẫu áo nữsổ 160/84A.
(2) Dài váy tính từ đường chiết eo sau và trước, lấy xuống 50cm.
(3) Độ nới rộng vòng ngực là 6cm, trên cơ sở nguyên mâu, thu gọn thân
trước và sau mỗi bên vào 1cm.
(4) Trình tự vẽ:
1) Vẽ hình nguyên mẫu.

2) Căn cứ vào kiểu dáng vẽ đuờng khoét cổ trước và sau, kiểu dáng váy liền
này là kiểu không cổ.
3) Vẽ đường xuôi vai, cản cứ vào độ rộng vai, thu ngắn đường xuôi vai
trước và sau.

4) Căn cứ vào kích thước của vòng eo vẽ đường ráp sườn và ly eo.
5) Căn cứ vào kích thước của vòng mông vẽ phán vạt váy.
148 I TH IẾT KẾ THỜI TRANG N ữ

3 3
Hình 5-14 Hình vẽ kết cấu kiểu váy liền tay sát nách.

2. Váy liền sáu mảnh


a. Phân tích dáng váy
Như hình 5-15, dáng váy này là kiểu váy liền không cổ vừa người. Độ dài
của kiểu váy này có thể căn cứ vào kiểu dáng thiết kế mà thay đổi cho phù hợp.
Đường khoét cổ trước hình cổ thuyền, đường khoét cổ sau hình chữV. Thân áo
trước sau thiết kê đường cắt nữ hoàng từ vòng nách, chia thành sáu thân rời.
b. Quy cách thiết kế
Sử dụng mẫu số 160/84A, bảng 5 - 8 là bảng quy cách thành phẩm.
Bảng 5 - 8 Bảng quy cách váy liển ỉáu mảnh
Đem vị: cm
Bộ phận Chiểu cao Dài váy Vòng ngực (B) Vòng eo(W ) Vòng mông (H)

Sỗ đo 160 77 88 70 94
CH Ư Ơ N G 5 - Ví DỤ VẼ TH IẾT KẾ KẾT CẨU TR AN G P H Ụ C NỮ I 149

Hình 5 -15 Hình vẽ mâu váy liến sáu mảnh.


150 I TH IẾT KẾ THỜI TRANG NỮ

c. Nguyên lý và phương pháp biến đổi với bản mâu trên giấy (hình 5-16)
(1) Sử dụng nguyên mẫu áo nữ số 160/84A.
(2) Dài áo tính từ đường chiết eo sau và trước hạ xuống 60cm.
(3) Độ nới rộng vòng ngực là 4cm, trên cơ sở nguyên mẫu, thu phấn ngực
trước và sau mỗi bên vào 1,5cm.
(4) Trình tự vẽ:
1) Vẽ hình nguyên mẫu.
2) Căn cứ vào kiểu dáng, vẽ đường khoét cổ trước và sau, kiểu dáng váy
liền này là kiểu không cổ.
3) Vẽ đường xuôi vai, căn cứ vào đường xuôi vai trước sau, thu ngắn đường
xuôi vai trước sau.
4) Căn cứ vào kích thước của vòng eo vẽ đường ráp sườn và ly eo.
5) Căn cứ vào kích thước của vòng mông vẽ phần vạt váy.

3. Váy liền cao eo


a. Phân tích kiểu dáng
Như hình 5- 17, dáng váy
này là kiểu váy liền cao eo, hở
ngực, hở vai, hở lưng. Độ dài
của dáng váy này có thể căn cứ
vào kiểu dáng thiết kế để tiến
hành thay đổi. Đường khoét cổ
trước và sau có dạng hình tròn.
Thân áo trước và sau thiết kế
cao eo, có đường phân cát theo
chiểu ngang, vạt váy nhún li
nhỏ tại đường phân cắt.

b. Quy cách thiết kế Hình 5-17 Hình vẽmẫu váyliến caoeo.

Sử dụng mẫu số 160/80A, bảng 5 - 9 là bảng quy cách thành phẩm.


Bảng 5 - 9 Bảng quy cách kiểu váy lién cao eo
Đtfnvị:cm
Bộ phận Chiéu cao Dài váy Vòng ngực (B) Vòng eo(W ) Vòng mông (H)
Số đo 160 91 90 70 94

c. Nguyên lý và phương pháp biến đổi với bản mâu trên giấy (hình 5-18)

(1) Sử dụng nguyên mâu áo nữ số 160/84A.


CHƯƠNG 5 - v l DỤ VẼ THIẾT KẾ KẾT CẨU TRANG PHỤC Nữ I 151

(2) Dài váy tính từ đường chiết eo sau và trước lấy xuống 60cm.
(3) Độ nới rộng vòng ngực là 6cm, trên cơ sở nguyên mẫu, thu hẹp vòng
ngực trước sau mỏi phần vào 1cm.
(4) Trình tự vê:
1) Vẽ hình nguyên mẫu.
2) Căn cứ vào kiểu dáng vẽ đường khoét cổ sau và trước, đây là kiểu dáng
váy liền không cổ.
3) Vê đường xuôi vai, căn cứ vào kiểu dáng tạo hình, thu ngắn đường vai
trước sau.
4) Căn cứ vào kích thước của vòng eo vẽ đường ráp sườn và ly eo.
5) Căn cứ vào kích thước của vòng mông vẽ phần vạt váy.
6) Căn cứ vào kiểu dáng vẽ đường phân cắt theo chiều ngang, sau đó tại
phần thân váy bên dưới, cộng thêm độ nới rộng để nhún ly nhỏ.
152 TH IẾT KẾTH Ờ I TRAN G N ữ

4. Váy liền eo thấp


a. Phân tích tạo hình
Như hình 5 - 1 9 , đây
là kiểu váy liền ngán, hạ eo
thấp, chân váy cắt rời, cổ
vuông, thân áo không tay
kiểu sát nách. Ở phần váy
là đường nối liền đường eo
thấp, phẩn áo có các đường
phân cách. Phần chân váy
xếp nhiều ly.

Hình 5-1 9 Kình vẽ mẵu váy liền eo tháp.

b. Quy cách thiết kế

Sử dụng mâu số 160/84A, bảng 5 -10 là bảng quy cách thành phẩm.
Bảng 5 -10 Bảng quy cách kiếu váy liền eo thấp
Đơn vị:cm
Bộ phận Chiểu cao Dài váy Vòng ngực (B) Vòng eo(W) Vòng mông (H)
Sổ đo 160 67 88 70 94

c. Nguyên lý và phương pháp biến đổi vói bản mẫu trên giấy (hình 5 - 20)
(1) Sử dụng nguyên mẫu áo nữ số 160/80A.
(2) Dài áo tính từ đường eo trước sau hạ xuống 34cm.
(3) Độ nới rộng vòng ngực là 4cm, trên cơ sở nguyên mẫu, thu hẹp vòng
ngực trước sau mỗi phần vào 1,5cm.
(4) Trình tự vẽ:
1) Vẽ hình nguyên mẫu.
2) Căn cứ vào kiểu dáng vẽ đường khoét cổ trước sau, đây là kiểu dáng váy
liền không cổ.

3) Vẽ đường xuôi vai, căn cứ vào kiểu dáng thiết kế, thu ngán đường vai
trước sau.

4) Căn cứ vào kích thước của vòng eo vẽ đường ráp sườn và ly eo.
5) Căn cứ vào kích thước của vòng mông vẽ phần vạt váy.
__________________________________CH Ư Ơ N G 5 - v í DỤ VẼ TH IẾT KẾ KẾT CẤU TR A N G P H Ụ C N ữ I 153

6) Căn cứ vào kiểu dáng, vẽ đường phân cách theo chiểu ngang, sau đó
phần thân váy bên dưới cộng thêm cả độ rộng xếp ly.

5. Váy liền tay bổng


a. Phân tích tạo hình

Như hình 5 - 21, đây là kiểu váy liền tay bồng ráp eo, cổ bẻ dáng nầm,
tay bống, cửa tay may chun co giãn. Thân trước của áo có nhiều đường phân
cắt dọc.
154 TH IẾT KẾ THỜI TRANG NỮ

b. Quy cách thiết kế


Sử dụng nguyên mâu áo nữ
số 160/84A, bảng 5 - 1 1 là bảng
quy cách thành phẩm.

Hình 5 - 21 Hình vẽ mẫu váy Mén tay bổng.

Bảng 5- 11 Bảng quy cách váy liền tay bổng


Đơn vị:cm
Bộ phận Chiều cao Dài váy Vòng ngực(B) Vòng eo (W) Vòng mông(H)
Sổ do 160 104 94 29 6

c. Nguyên lý và phương pháp biến đổi với bản mẫu trên giấy (hình 5 - 22)
(1) Sử dụng nguyên mẫu áo nữ số 160/84A.
(2) Dài váy từ đường eo trước và sau hạ xuống 60cm.
(3) Độ nới rộng vòng ngực là 10cm, căn cứ vào vòng ngực của nguyên
mẫu không thay đổi.
(4) Trình tự vẽ:
1) Vê hình nguyên mẫu.
2) Căn cứ vào kiểu dáng, vẽ đường khoét cổ trước và sau, đường khoét cổ
trước và sau đểu mở rộng thêm 1cm.
3) Vẽ đường xuôi vai, căn cứ vào kiểu dáng thiết kế, đường xuôi vai trước
thu ngắn 1cm, rộng vai sau dựa trên cơ sở rộng vai trước cộng thêm 0,5cm.
4) Vẽ đường cắt rời tại đường ngang eo.
5) Phần vạt váy cộng thêm độ rộng xếp nhún.
6) Cách vẽ tay bổng có thể tham khảo nội dung trong chương 3.
7) Cách vẽ cổ bẻ có thể tham khảo nội dung trong chương 4.
CH Ư Ơ N G 5 - v í DỤ VẼ T H IẾT KẾ KẾT CẨU TR A N G PH ỤC N ữ I 155

3 3
Hình 5 - 22 Hình vẽ k ít cáu váy liến tay bóng.
156 I TH IẾT KẾ THỜI TRAN G N ữ _______________________________________________________________________________

III. Ví dụ về thiết kế kết câu áo vest


Áo vest là một kiểu áo vô cùng quan trọng trong cuộc sổng thường ngày,
căn cứ vào sự khác biệt vế hình dáng và chất liệu vải, có thể thiết kế được những
chiếc áo vest với kiểu dáng đa dạng. Có nhiều nhân tổ khác nhau để tạo thành
một chiếc áo vest như: kiểu dáng, chất liệu vải, mục đích sử dụng và m ùa,...
Các kiểu áo vest có thể có những cách phân loại khác nhau căn cứ vào
phương pháp phân loại, ví dụ, căn cứ vào số lượng khuy áo có thể phân thành
kiểu áo vest một hàng khuy và kiểu áo vest hai hàng khuy, căn cứ vào mức độ
vừa vặn với cơ thể, có thể phân thành kiểu áo vest vừa người hoặc kiểu rộng,
căn cứ vào hình dáng cơ bản có thể phân thành kiểu áo vest dáng chữ A, dáng
hình ống, dáng chữ X. Chủng loại áo vest nữ rất đa dạng, nhưng vế mặt thiết kế
kết cấu, cũng có những quy tắc cần phải tuân thủ:
1. Biến đổi về độ nới rộng
Độ nới rộng của áo vest nữ thường được tăng lên hoặc giảm đi trên cơ sở
nguyên mâu, thông thường, độ nới rộng vòng ngực của kiểu dáng áo vest mùa
hè không nhỏ hơn 3~4cm, độ nới vòng ngực của kiểu áo vest tay ngắn không ít
hơn 6cm, độ nới rộng vòng ngực của kiểu áo áo vest tay dài không ít hơn 8cm;
độ nới rộng vòng ngực của dáng áo vest mùa thu thường hạn chế trong khoảng
12~16cm; độ nới rộng vòng ngực của áo vest mùa đông không nên ít hơn 18cm.
2. Biến đổi về tạo hình
Tạo hình của áo vest chủ yếu có các loại dáng chữ X, dáng chữ H, dáng chữ
A. Áo vest dáng chữ X thông qua đường chiết lỵ hoặc đường cắt rời để thu eo,
thể hiện được kích thước của ba vòng: ngực, eo, mông; áo vest hình chữ H chù
yếu có dáng suông thẳng, không có đường phân cắt, không có đường chiết ly.
Áo vest dáng chữ A do phần vạt áo hơi rộng, thường được căn cứ vào nguyên
mâu cơ bản rối mở rộng và cắt từ dưới lẻn trên.
3. Biến đổi về nẹp áo
Tạo hình của áo vest chủ yếu có kiểu một hàng khuy, hai hàng khuy, nẹp
chéo, nẹp ch ìm ,...
4. Biến đổi về độ dài áo
Áo vest căn cứ vào các kiểu dáng khác nhau, độ dài áo tính từđường ngang
eo trở xuống trong khoảng từ 10~40cm.
5. Biến đổi về túi áo
Áo vest thường được thiết kế túi áo. Thường dùng loại túi có náp hai cơi,
nhưng cũng có kiểu thiết kế là túi ốp.
__________________________________ C H Ư Ơ N G 5 - Ví DỤ V Ế T H IẾ T KÉ KẼT C Ẩ U TRAN G PHỤC N Ữ I 157

6. Biến đổi về cổ áo
Áo vest chủ yếu sử dụng kiểu cổ bẻ ve, nhưng đôi khi cũng sử dụng các
loại cổ khác như cổ đứng, cổ bẻ, không cổ.
7. Biến đổi vế tay áo
Tay áo vest chù yếu sử dụng loại tay hai mang vừa người, củng đỏi lúc sử
dụng kiểu thiết kế tay một mang vừa người.

1.ÁO vest không cổ


a. Phân tích tạo hình
Như hình 5 - 23, đây là kiểu áo vest ngán không cổ, độ dài áo của nó thấp
hơn đường ngang bụng một chút. Thân áo có bốn mảnh, phấn vai có đệm vai,
thân trước và sau có đường eo chạy đến gấu áo. cổ tròn, vạt áo nhọn, có một
hàng khuy. Tay áo là kiểu tay một mang, xếp ly ở cửa tay, phía sau cửa tay có
một chiếc khuy dùng để trang trí.
b. Quy cách thiết kế
Sử dụng mẫu áo nữ số 160/84A, bảng 5 -12 là bảng quy cách thành phẩm.
c. Nguyên lý và phương pháp biến đổi với bản mẫu trên giấy (hình 5 - 24)
Bảng 5 -12 Bảng quy cách áo vest ngắn không cổ
___________ Đơn vị: cm
Bộ phận Chiếu cao Dài áo Vòng ngực (B) Vòng eo(W ) Dài tay(SL) Vòng có tay
Số đo 160 50 94 76 54 24

(1) Sử dụng nguyên mẫu áo nữ số 160/84A.


(2) Dài áo tính từ đường chiết eo sau và trước trước trở xuống 12cm.
(3) Độ nới rộng vòng ngực là lOcm, giống với vòng ngực nguyên mẫu,
không cán phải nới rộng hay thu hẹp.
(4)Trình tự vẽ hình:
1) Vẽ hình nguyên mẫu.
2) Căn cứ vào kiều dáng, vẽ đường khoét cổ trước và sau, đường khoét cổ
trước và sau nới rộng SO với nguyên mẫu 1cm , đường khoét cổ trước hạ thấp
xuống 1cm.
3) Vê đường xuôi vai, rộng vai trước giống với nguyên mẫu, rộng vai sau
cộng dựa trên cơ sở của rộng vai trước thêm 0,5cm độ nhún đường may.
4) Căn cứ vào độ chênh lệch giữa eo và ngực vẽ đường ráp sườn và ly eo.
5) Vẽ nẹp áo và gấu áo.
158 THIẾT KẾTHỞI TRANG Nữ

T rư ớ c

Chênh
lệch
đường
ráp sườn,
trừớc và (
sau

Hlnh 5 - 24 -1 Hình vẽ két cấu áo vest ngân không cổ © .


C H Ư Ơ N G 5 - V í DỤ VỀ TH IẾT KẾ KỄT CẨU TRAN G PH ỤC N Ơ I 159

6) Căn cứ vào hình vẽ mẫu, tiến hành dịch chuyển ly ngực.


7) Vẽ tay một mang, cách vẽ tay áo có thể tham khảo nội dung chương 3.

2. Áo vest ngắn cổ bẻ
a. Phân tích tạo hình
Hình 5 - 25 là kiểu áo vest ngắn, có đường cắt nữ hoàng, cổ bẻ, dài áo dưới
đường ngang bụng chút ít, thân áo trước sau có đường cắt nữ hoàng, xẻ thành
tám mảnh, cổ bẻ, phẩn vai có đệm vai, nẹp áo mở, có năm khuy, mở hai túi có
nắp tại hai sườn. Tay áo là kiểu tay áo 2 mang.
160 I TH IẾT KẾ THỜI TRANG NỮ

b. Quy cách thiết kế


Sử dụng mẫu áo nữ số 160/84A, bảng 5 -13 là bảng quy cách thành phẩm.
Bảng 5 -13 Bảng quy cách áo vest ngắn cổ bẻ
Đơn vị: cm
Bộ phận Chiéu cao Dài áo Vòng ngực (B) Vòng eo(W ) Dài tay (SL) Vòng cổ tay
Số đo 160 50 94 76 54 24

c. Nguyên lý và phương pháp biến đổi vói bản mẫu trên giấy (hình 5 - 26)
(1) Sửdụng nguyên mẫu áo nữsố 160/84A.
(2) Dài áo từ đường chiết eo sau và trước hạ xuống 13cm, tổng chiều dài
áo là 51cm.
(3) Độ nới rộng vòng ngực là lOcm, giống với độ nới rộng vòng ngực
nguyên mẫu, không cần nới rộng hoặc thu hẹp.
(4) Trình tự vẽ:
1) Vẽ hình nguyên mẫu.
2) Căn cứ vào dáng áo vẽ đường khoét cổ sau trước, đường khoét cổ sau và
trước mở rộng thêm 0,5cm SO với nguyên mẫu, đường khoét cổ trước hạ xuống
1,5cm.
3) Vẽ đường xuôi vai, độ rộng vai trước giống với nguyên mẫu, độ rộng vai
sau dựa trên cơ sở cùa đường vai trước cộng thêm 0,5cm độ nhún đường may.
4) Căn cứ vào độ chênh lệch giữa eo và ngực vẽ đường ráp sườn và ly eo,
rồi lại vẽ đườngcát nữ hoàng dựa trên cơ sở ly eo thân sau và trước.
CH Ư Ơ N G 5 - V í DỤ VẼ T H IẾT KẾ K ẾT CẨU TR A N G P H Ụ C N Ữ I 161
162 TH IẾT KẾTH Ờ I TRANG N ữ

5) Vẽ nẹp áo và gấu áo.


6) Căn cứ vào hình vẽ dáng áo, tiến hành dịch chuyển ly ngực.
7) Vẽ cổ bẻ, cách vẽ có thể tham khảo nội dung trong chương 4.
8) Vẽ tay hai mang, cách vẽ tay áo có thể tham khảo nội dung chương 3.

3. Áo vest cổ ve chữB
a. Phân tích
tạo hình
Kiểu dáng
trong hình 5 - 27
là kiểu áo vest cổ
ve chữ B, dài áo
đến đường ngang
mông, thân áo có
kết cấu tám mảnh,
cổ bẻ ve tròn, vạt
áo hình tròn, có hai
khuy. Tay áo là tay
hai mang, cửa tay
xẻ thép.
Hình5- 27 Hìnhvẽdángáovest cổvechữB.
b. Quy cách thiết kế
Sử dụng mẫu áo nữ cơ bản số 160/84A, bảng 5 - 14 là bảng quy cách
thành phẩm.
Bảng 5 - 1 4 Bảng quy cách áo vest cổ ve chữ B
Đơn vị: cm
Bộ phận Chiéu cao Dài áo Vòng ngưc Vòng eo Vòng mông Dài tay Vòng có
(B) ■ (W) (H) (SL) tay
Sóđo 160 56 98 80 99 54 24

c. Nguyên lý và phương pháp biến đổi với bản mẫu trên giấy (hình 5 - 28)
(1) Sử dụng nguyên mẫu áo nữ số 160/84A.
(2) Dài áo tính từ đường chiết eo trước sau hạ xuống 19cm, tổng dài áo là
57cm.
(3) Độ nới rộng vòng ngực là 14cm, không giống với vòng ngực nguyên
mâu, vì thế cẩn phải thay đổi, vòng ngực trước sau cộng thêm độ rộng là 1cm.
(4) Căn cứ vào chênh lệch giữa vòng ngực và vòng mông, vòng mông thân
sau cộng thêm 0,5cm, vòng mông thân trước cộng thêm 1,5cm.
__________________________________ CH Ư Ơ N G 5 - v í DỤ VỀ T H IẾT KẾ K ẾT CẨU TR A N G PH ỤC N ữ I 163

(5) Trình tự vẽ:


1 ) Vẽ hình nguyên mẫu.
2) Căn cứ vào kiểu dáng vẽ đường khoét cổ trước và sau, đường khoét cổ
trước và sau lấn lượt mở rộng thêm 0,5cm SO với nguyên mẫu.
3) Vẽ đường xuôi vai, rộng vai trước cộng thêm 0,5cm trên cơ sở nguyên mẫu,
rộng vai sau dựa trên cơ sở vai trước cộng thêm 0,5cm độ chùng đường may.
4) Căn cứ vào chênh lệch giữa eo và ngực vê đường ráp sườn và ly eo, rồi lại
vẽ đường cắt nữ hoàng từ vòng nách dựa trên cơ sở của ly eo sau và trước. Điểm
xuất phát của đường cắt nữ hoàng tại nách trước nằm dưới điểm đầu vai 12cm,
đường cắt nữ hoàng tại nách sau nằm dưới điểm đầu vai 13cm.
5) Vẽ nẹp áo và gấu áo.
6) Căn cứ vào hình vẽ mảu, tiến hành dịch chuyển ly ngực.
7) Vẽ cổ ve chữ B, rộng lá cổ là 3,5cm, cao chân cổ là 2,5cm.
164 I TH IẾT KẾ THỜI TRAN G NỮ

8) Vẽ tay hai mang, cách vẽ tay áo có thể tham khảo nội dung tron
chương 3, phương pháp vẽ giống như kiểu dáng 2.

4. Áo vest ve nhọn một hàng khuy


a. Phân tích tao hình
Kiểu dáng
trong hình 5 -2 9
là kiểu áo vest ve
nhọn một hàng
khuy. Áo dài đến
dưới đường vòng
mông, thân áo
là kiểu kết cấu 8
thân, cổ ve nhọn
một hàng khuy,
nẹp áo trước có
ba khuy. Tay áo là
tay hai mảnh.
Hình 5 - 29 Hình vê mâu áo vest ve nhọn một hàng khuy.
CH Ư Ờ N G 5 - Ví DỤ VỀ TH IẾT KỂ KẾT CẤ U TR A N G PH ỤC NỮ I 165

b. Quy cách thiết kế


Sử dụng nguyên mẫu áo nữ số 160/84A, bảng 5 - 15 là bảng quy cách
thành phẩm.
Bảng 5- 1 5 Bảng quy cách áo vest ve nhọn một hàng khuy
Đơn vị: cm
Bộ phận Chiếu cao Dài áo Vòng ngưc Vòng mông Vòng eo Dài tay Vòng cổ
(B) ' (W) (VÍ) (SL) tay
Sóđo 160 62,5 98 99 80 54 24

c. Nguyên lý và phương pháp biến đổi với bản mẫu trên giấy (hình 5 - 30)
(1) Sử dụng nguyên mẫu áo nữ số 160/84A.
(2) Dài áo tính từ đường chiết eo sau và trước lấy xuống 24,5cm, tổng dài
áo là 62,5cm.
(3) Độ nới rộng vòng ngực là 14cm, không giống với vòng ngực nguyên
mẫu, nên cần phải biến đổi, vòng ngực sau trước cộng thêm độ nới rộng là 1cm.
2,5 ^
166 I TH IẾT KỄ THỜI TRANG NỮ

(4) Căn cứ vào độ chênh lệch giữa vòng ngực và vòng mông, vòng môn
thân sau cộng thêm 0,5cm, thân trước cộng thêm 1,5cm.

Hình 5 - 30 - 2 Hình vẽ kết cấu áo vest ve nhọn một hàng khuy ® .

(5) Trình tự vẽ:


1) Vẽ hình nguyên mẫu.
2) Căn cứ vào kiểu dáng vẽ đường khoét cổ trước và sau, đường khoét cổ
trước và sau lần lượt mở rộng thêm 1cm.
3) Vẽ đường xuôi vai, độ rộng vai trước cộng thêm 0,5cm trên cơ sở nguyên
mẫu, rộng vai sau dựa trên cơ sở rộng vai trước cộng thêm 0,5cm độ chùng
đường may.
4) Căn cứ vào độ chênh lệch giữa eo và ngực, vẽ đường ráp sườn và ly
eo, rồi lại vẽ đường cắt nữ hoàng tại vòng nách dựa trên cơ sở của ly eo sau và
trước. Điểm xuất phát của đường cắt nữ hoàng tại nách trước nằm dưới đẩu vai
14cm, đường cắt nữ hoàng tại nách sau nằm dưới đáu vai 12,5cm.
5) Vẽ nẹp áo và gấu áo.
6) Căn cứ vào hình vẽ mẫu áo, tiến hành dịch chuyển ly ngực.
7) Vẽ cổ ve nhọn, lá cổ rộng 3,5cm, chân cổ cao 2,5cm.
CH Ư Ơ N G 5 - v í DỤ VẼ TH IẾT KẾ KẾT CẨU TRAN G PH Ụ C N ơ I 167

8) Vẽ tay hai mang, cách vẽ tay có thể tham khảo nội dung trong chương 3,
phương pháp vẽ và kiểu dáng 2 giống nhau, nhưng tại cửa tay có ba khuy áo.

5. Áo vest ve gập hai hàng khuy


a. Phân tích tạo hình
Kiểu dáng trong
hình 5 - 31 là kiểu áo
vests ve gập hai hàng
khuy. Thân áo ngoài
đường cắt rời từ
vai đến gấu, còn có
đường cắt nữ hoàng,
như vậy thân áo đã
được chia thành 10
mảnh, cổ áo là kiểu
cổ ve gập không có
đường nối giữa cổ
và ve, có tám cúc chi
thành hai hàng khuy.
Tay áo là kiểu tay hai
mang, sau tay xẻ thép Hình5-31 Kiểuáovest vegậphai hàng khuy,
có đính hai khuy áo.
b. Quy cách thiết kế
Sử dụng nguyên mẫu áo nữ số 160/84A, bảng 5 - 16 là bảng quy cách
thành phẩm.
Bảng 5 -16 Bảng quy cách áo vest ve gập hai hàng khuy
Đơn vị: cm
Bộ phận Chiéu cao Dài áo Vòng ngưc Vòng eo Vòng mông Dài tay Vòng cố tay
(B) (W) (H) (SL)
Sóđo 160 70 96 73 102 54,5 24

c. Nguyên lý và phương pháp biến đổi vói bản mẫu trên giấy (hình 5 - 32)
(1) Sử dụng nguyên mẫu áo nữ số 160/84A.
(2) Dài áo tính từ đường chiết eo sau và trước lấy xuống 32cm, tổng chiểu
dài áo là 70cm.
(3) Độ nới rộng vòng ngực là 12cm, không giống với vòng ngực nguyên
mẫu, vì thế cắn phải thay đổi, vòng ngực trước sau cộng thêm 1cm chiều rộng.
168 TH IẾT KẾ THỜI TR AN G NỮ

(4) Căn cứ vào sự chênh lệch của vòng ngực và vòng mông, vòng mông
thân sau cộng thêm 1,5cm, vòng mông thân trước cộng thêm 1,5cm.
CH Ư Ơ N G 5 - v í DỤ VỀ TH IẾT KẾ K Ế T CẨU TRA N G PH ỤC N ữ I 169

(5)Trình tự vẽ:
1) Vẽ hình nguyên mẫu.

2) Căn cứ vào kiểu dáng vẽ đường khoét cổ trước sau, đường khoét cổ
trước sau lẩn lượt mở rộng thêm 0,7cm.
3) Vẽ đường xuôi vai, tại đường xuôi vai trước cộng thêm 0,5cm trên cơ sở
nguyên mẫu, tại đường xuôi vai dựa trên cơ sở rộng vai trước cộng thêm 0,5cm
độ chùng đường may.
4) Căn cứ độ chênh lệch giữa eo và ngực vẽ đường ráp sườn và ly eo, trên
cơ sở ly eo thân trước và sau vẽ đường cắt nứ hoàng từ vòng nách.
5) Vẽ nẹp áo và gấu áo.
6) Căn cứ vào hình vẽ mẫu, tiến hành dịch chuyển ly ngực.

6. Áo vest tay raglan cổ đứng liền áo


a. Phân tích tạo
hình
Kiểu dáng trong
hình 5 - 33 là kiểu áo
vest tay raglan cổ
đứng liền áo, thân áo
có kết cấu tám mảnh,
cổ áo là kiểu cổ đứng
liến áo, nẹp trước có
một hàng khuy năm
khuy, cát rời tại đường
ngang eo. Tay áo là
Hình 5 - 33 Hình mẫu áo vest tay raglan có đứng lién áo.
kiểu tay raglan.
b. Quy cách thiết kế
Sử dụng nguyên mẫu áo nữ số 160/84A, bảng 5 - 17 là bảng quy cách
thành phẩm.
Bảng 5 -17 Bảng quy cách áo vest tay raglan cố đứng liền áo
Đơn vị: cm
Bộ phận Chiếu cao Dài áo Vòng ngực(B) Vòng eo(W ) Dài tay (ỈL ) Vòng có tay
Sóđo 160 54 100 »4 56 27,5

c. Nguyên lý và phương pháp biến đổi vói bản mẫu trên giấy (hình 5 - 34)
(1 ) Sử dụng nguyên mẫu áo nữ số 160/80A.
170 TH IẾT KẾ THỜI TRANG N ữ

(2) Dài áo tính từ đường chiết eo sau và trước lấy xuống dưới 16cm, tổng
chiểu dài áo là 54cm.
(3) Độ nới rộng vòng ngực là 16cm, khác với vòng ngực nguyên màu, vì
thẻ' cần phải thay đổi, vòng ngực trước sau cộng thêm 1,5cm chiểu rộng.
(4) Trình tự vẽ:

Hình 5 - 34 Hình vẽ kết cấu áo vest tay raglan cổ đứng liến áo.
CHƯƠNG 5 - v l DỤ V Ẽ THIẾT KẾ KẾT CẦU TRANG PHỤC NỮ I 171

3) Vẽ đường xuôi vai, trên cơ sở rộng vai trước sau của nguyên mẫu, cộng
thêm 1,5cm.
4) Căn cứ vào độ chênh lệch giữa eo và ngực, vẽ đường ráp sườn và ly eo,
rồi dựa trên cơ sở ly eo trước và sau, vẽ đường cắt nữ hoàng từ vòng nách.
5) Vẽ nẹp áo và gấu áo.
6) Căn cứ vào hình vẽ mẫu, tiến hành dịch chuyển ly eo.
7) Vẽ tay raglan, trên thân áo tìm ra vị trí tay raglan, độ cao đinh tay là 15cm,
dài tay là 56cm, cửa tay trước rộng 13cm, cửa tay sau rộng 14,5cm.

IV. Ví dụ về kết cấu áo khoác


Áo khoác là tên gọi chung cho loại áo mặc ở ngoài cùng, bao gồm áo rét,
áo gió,... Kiểu áo này có nhiều công dụng như: tránh rét, tránh mưa gió, tránh
bụi và để làm đẹp. Kiểu dáng áo khoác rất đa dạng, nhưng những thay đổi cơ
bản gồm có hai phương diện chính là dài áo và kiểu dáng áo.
Áo khoác có nhiéu cách phân loại khác nhau, ví dụ căn cứ vào độ dài ngắn
có thể chia thành áo lửng, áo khoác ngắn, áo khoác vừa, áo khoác d à i,.. căn cứ
vào tạo hình, có thể phân thành áo dáng chữ A, áo dáng suông, áo bó sát và áo
dáng chữX,...
Áo khoác có nhiều chủng loại, nhưng về mặt thiết kế kết cấu cũng có quy
luật cẩn phải tuân thủ:
1. Thay đổi về độ nới rộng
Độ nới rộng của áo vest nữ thường được tiến hành tăng thêm trên cơ sở
nguyên mẫu, thông thường, độ nới rộng vòng ngực của kiểu áo khoác bó sát
người trong khoảng 1Ocm; độ nới rộng vòng ngực của kiểu áo khoác vừa người
là từ 14~18cm; độ nới rộng vòng ngực của kiểu áo khoác tương đối rộng là
22~26cm; độ nới rộng vòng ngực của kiểu áo khoác rộng là trên 30cm.
2. Sự thay đổi vé tạo hình
Hình dáng của áo khoác nữ chủ yếu có dáng chữ X, dáng chữ H và dáng
chữA. Áo khoác dáng chữ X thường thông qua đường ly hoặc đường cắt ráp để
thu eo, thể hiện được kích thước của ba vòng: ngực, eo, mông; áo khoác dáng
chữ H có hình dáng suông thẳng, không có đường phân cắt, không có đường
chiết ly. Áo khoác dáng chữ A do phán vạt áo mở rộng, thường được căn cứ vào
nguyên mầu cơ bản để nới rộng và cắt từ dưới lên.
3. Sựthay đổi về nẹp áo
Tạo hình áo khoác nữ chủ yếu gồm có kiểu một hàng khuy, hai hàng khuy,
nẹp chéo, nẹp ch ìm ,...
172 T H IẾT KẾ THỜI TRAN G N ữ

4. Sự thay đổi về dài áo


Áo khoác căn cứ vào kiểu dáng khác nhau, dài áo tính từ đường ngang eo
trở xuống thường ở trong khoảng 2~80cm.
5. Sựthay đổi về túi áo
Áo khoác thường được thiết kế túi áo. Chủ yếu có các loại túi áo có nắp đậy
có đường cơi, túi ốp và túi chéo,...
6. Sự thay đổi vé cổ áo
Áo khoác chủ yếu sử dụng cổ bẻ ve, nhưng cũng sử dụng loại cổ đứng, cổ
bẻ, không cổ.
7. Sự thay đổi vế tay áo
Tay áo chủ yếu sử dụng loại tay hai mang vừa người, đôi khi cũng sử dụng
kiểu thiết kế tay một mang và thiết kế tay raglan.

1. Áo khoác ngắn cổ đứng


a. Phân tích tạo hình
Kiểu dáng trong hình 5
- 35 là kiểu áo khoác cổ đứng
liền áo, sử dụng kiểu thiết
kế nẹp chéo, dùng khuy cài
để cố định nẹp áo, viến cổ
và nẹp áo có thể chẩn một
đường chỉ nổi.
b. Quy cách thiết kế
Sử dụng nguyên mẫu
áo nữ số 160/84A, bảng 5 -18
là bảng quy cách thành phẩm. H'inh5•35 H1nhvẽmẫu áokhoác "9áncốđứn9-
Bảng 5 - 1 8 Bảng quy cách áo khoác ngắn cổ đứng
Đơn vị: cm

Bộ phận Chiểu cao Dài áo Vòng ngực (B) Vòng eo(W) Dài tay (SL) Vòng có tay
Số đo 160 70 98 80 54,5 28

c. Nguyên lý và phương pháp biến đổi với bản mẫu trên giấy (hình 5 - 36)
(1) Sử dụng nguyên mâu áo nữ số 160/84A.

(2) Dài áo tính từ đường chiết eo trước và sau lấy xuống dưới 35cm, tổng
chiểu dài áo là 73cm.
CH Ư Ơ N G 5 - v l DỤ VẼ TH IẾT K Ế K Ế T CẢU TR A N G PH ỤC N Ữ I 173

(3) Độ nới rộng vòng ngực là 14cm, khác với vòng ngực nguyên mẫu, vì thế
mà cần phải thay đổi, cộng thêm vào vòng ngực nguyên mẫu trước và sau 1cm.
(4) Trình tự vẽ:
174 TH IẾT KẼ THỜI TRANG NỮ

1) Vẽ hình nguyên mẫu.


2) Trên cơ sở vòng cổ nguyên mẫu, vẽ cổ đứng liền áo.
3) Vẽ đường xuôi vai, độ rộng vai trước cộng thêm 0,5cm trên cơ sở nguyên
mẫu, rộng vai sau dựa trên cơ sở rộng vai trước cộng thêm 0,5cm độ chùng
đường may.
4) Căn cứ vào độ chênh lệch giữa eo và ngực, thân sau thu eo 5,5cm, thân
trước thu eo 3,5cm.
5) Vẽ nẹp áo và gấu áo.
6) Căn cứ vào hình vẽ mẫu áo, căn cứ vào độ chênh lệch giữa đường ráp
sườn sau và trước, vẽ đường ly sườn trước, sau đó may liền lại, rói tiếp tục thiết
kế đường ly eo.
7) Vẽ tay hai mang, cách vẽ tay áo có thể tham khảo nội dung chương 3.

2. Áo khoác dài cổ ve liền hai hàng khuy


a. Phân tích tạo hình
Kiểu dáng trong
hình 5 - 37 là kiểu áo
khoác dài cổ ve liến dáng
chữ X.Á o dàitới tận phận
giữa bắp chân, thân áo có
đường cát nữ hoàng, có
đệm vai, hai hàng khuy
với sáu chiếc khuy, tay áo
là kiểu hai mang.

Hình 5 - 37 Hình vẽ mẳu áo khoác dài cổve liển hai hàng khuy.
CH Ư Ơ N G 5 - V í DỤ VẼ T H IẾT KẾ KẾT CẨU TR A N G PH ỤC N Ữ I 175

b. Quy cách thiết kế

Sử dụng nguyên mẫu áo nữ số 160/84A, bảng 5 - 19 là bảng quy cách


thành phẩm.
Bảng 5 -19 Bảng quy cách áo khoác cổ ve liến hai hàng khuy
Đơn vị: cm
Bộ phận Chiếu cao Dài áo Vòng ngưt Vòng eo Vòng mông Dài tay Vòng cồ
(B) ' (W) CH) (SL) tay
Sõ đo 160 113 104 84 109 57 29

c. Nguyên lý và phương pháp thay đổi bản mẫu trên giấy (hình 5 - 38)
(1) Sử dụng nguyên mẫu áo nữ số 160/84A.
(2) Dài áo tính từ đường chiết eo sau và trước lấy xuống dưới 75cm, tổng
chiểu dài áo là 113cm.

(3) Độ nới rộng vòng ngực là 20cm, khác với nguyên mẫu, vì thế phải thay
đổi, vòng ngực trước cộng thêm 2cm, vòng ngực sau cộng thêm 3cm.
(4) Căn cứ vào chênh lệch giữa vòng ngực và vòng mông, tại vòng mông
thân sau cộng thêm 1,5cm, thân trước cộng thêm 1cm.
(5) Trình tự vẽ:

1)Vẽ hình nguyên mẫu.

2) Căn cứ vào kiểu dáng, vẽ đường khoét cồ trước và sau, mở rộng đường
khoét cổ trước và sau thêm 1cm.

3) Vẽ đường xuôi vai, độ rộng vai trước cộng thêm 0,7cm SO với nguyên
mẫu, rộng vai sau dựa trên cơ sở rộng vai trước cộng thêm 0,5cm độ chùng
đường may.

4) Căn cứ vào độ chênh lệch giữa eo và ngực, thân sau thu eo 6cm, thân
trước thu eo 4cm.
176 I TH IẾT KẾ THỜI TRANG NỮ

Hình 5 - 38 -1 Hlnh vẽ két cấu áo khoác dài kiéu cổ ve lién hai hàng khuy ® .

5) Vẽ nẹp áo và gấu áo.


6) Dựa trên hình vẽ mâu, căn cứ vào độ chênh lệch đường ráp sườn trước
và sau vê đường ly sườn trước, sau đó may liền đường ly sườn lại, rồi tiếp tục
thiết kế đường cắt nứ hoàng.
7) Vẽ cồ ve liền, đây là kiểu cổ rất phổ biến của áo khoác, có thể tham khảo
cách vẽ cổ bẻ trong chương 4.
CH Ư Ơ N G 5 - V í DỤ V Ề T H IẾT KẾ K ẾT CẨU TR A N G PH ỤC N Ữ I 1 7 7

8) Vẽ tay hai mang, cách vẽ có thể tham khảo nội dung chương 3.

3. Áo khoác dạ liển mũ dáng suông


a. Phân tích tạo hình
Kiểu dáng trong hình 5 - 39 là kiểu áo khoác dạ liền mũ dáng suông thẳng,
thân áo chia làm ba mảnh, đường ráp sườn hai bên hơi dịch về phía sau, gần
gấu áo có xẻ tà, thiết kế mũ lién áo, tay áo là kiểu tay một mang.
b. Quy cách thiết kế
Sử dụng nguyên mẫu áo nữ số 160/84A, bảng 5 - 20 là bảng quy cách
thành phẩm.
Bảng 5 - 20 Bảng quy cách áo khoác dạ liển mũ dáng suông
____________________________________________________ Đơn vị: cm
Bộ phận Chiéu cao Dài áo Vòng ngực (B) Dàl tay (ỈL) Vòng cố tay
Sỗ đo 160 85 110 56 29

c. Nguyên lý và phương pháp biến đổi với bản mẫu trên giấy (hình 5 - 40)
(1)Sử dụng nguyên mâu áo nữ số 160/84A.
178 I TH IẾT KẾ THỜI TRAN G N ữ

(2) Dài áo tính từ đường chiết eo sau và trước lấy xuống 50cm, tổng chiều
dài áo là 88cm.
(3) Độ nới rộng vòng ngực là 20cm, khác với vòng ngực nguyên mẫu, vì
thế cần phải thay đổi, thân trước và thân sau cộng thêm 5cm.
(4) Vi kiểu dáng này có dáng suông thẳng, cho nên kích thước vòng ngực
và vòng mông không cẩn phải xác định.
(5) Trình tự vẽ:
1) Vẽ hình nguyên mẫu.
2) Căn cứ vào kiểu dáng vẽ đường khoét cổ trước sau, mở rộng thêm 1cm
chiều rộng, đường khoét cổ trước lấy sâu thêm 2cm.
3) Độ nới rộng vòng ngực là 20cm, không giống với vòng ngực nguyên
mẫu nên cẩn phải thay đổi, cộng thêm 5cm độ rộng vào thân trước và thân sau.
4) Vê nẹp áo và gấu áo.
5) Dựa vào hình vẽ mẫu áo, căn cứ vào độ chênh lệch đường ráp sườn trước
và sau, vẽ ly sườn, sau đó dịch chuyển ly đường ráp sườn đến vòng nách.

6) Vẽ mũ liền áo.
7) Vẽ tay một mang, cách vẽ tay có thể tham khảo nội dung chương 3.

Hình 5 - 39 Hình vẽ mâu áo khoác dạ liến mũ dáng suông.


CH Ư Ơ N G 5 - V í D Ụ V Ẽ TH IẾT K Ế KẾT CẤ U TR A N G PH ỤC NỮ I 179

Hình 5 - 40 -1 Hình vẽ kết cấu áo khoác dạ lién mũ dáng suông © .


180 I TH IẾT KẾ THỜI TRANG N ữ

4. Áo khoác tay raglan nửa


a. Phản tích tạo hình
Kiểu dáng trong hình 5 -
41 là kiểu áo khoác tay raglan
nửa vai có đai lưng, dài áo quá
gối, có dáng chữ A, nẹp chìm,
đặc điểm của bản mẫu kết
cấu của dáng này giống với
kiểu dáng trước.

Hình ỉ - 41 Hình vẽ mẫu áo khoác tay raglan n ỉ vai.


CH Ư Ơ N G 5 - V í DỤ V Ẽ T H IẾT KẾ K ẾT CẦU TR A N G PH Ụ C N Ơ I 181

b. Quy cách thiết kế


Sử dụng mẫu số 160/84A, bảng 5-21 là bảng quy cách thành phẩm.
Bảng 5 - 21 Bảng quy cách áo khoác tay raglan nửa vai
Đom vị: cm
Bộ phận Chiểu cao Dài áo Vòng ngực (B) Dài tay (SL) Vòng (ổ tay
SỐ đo 160 98 116 56 37

c. Nguyên lý và phương pháp biến đổi với bản mẫu trên giấy (hình 5 - 42)
(1) Sửdụng nguyên mâu áo nữ số 160/84A.

(2) Dài áo tính từ đường chiết eo sau và trước lấy xuống 60cm, tổng chiéu
dài áo Ià98cm.

Hình 5-4 2-1 Hình vẽ kết cẫu áo khoác tay raglan nửa vai ® .
182 I TH IẾT KẾ THỜI TRANG N ữ

Hình 5 - 42 - 2 Hình vẽ kết cáu áo khoác tay raglan nửa vai © .

(3) Độ nới rộng vòng ngực là 32cm, khác với vòng ngực nguyên mâu, vì
thế cán phải thay đổi, vòng ngực trước cộng thêm 5cm, vòng ngực sau cộng
thêm 6cm.
(4) Trình tự vẽ:
1) Vẽ hình nguyên mẫu.
2) Căn cứ vào kiểu dáng, vẽ đường khoét cổ cổ trước và sau, đường khoét
cổ trước và sau đéu mở rộng thêm 1cm.
3) Vẽ đường xuôi vai, độ rộng vai trước cộng thêm 3,5cm vào rộng vai cùa
nguyên mâu, rộng vai sau dựa trên cơ sở rộng vai trước cộng thêm 0,7cm độ
chùng đường may.
CH Ư Ơ N G 5 - Ví DỤ VẼ TH IẾT KẾ KẾT CẦU TR AN G PH ỤC NỮ 183

4) Ví mẫu áo này có dáng


chữ A, nên không cắn tính đến
số đo vòng eo và vòng mông.
5) Vẽ nẹp áo và gấu áo.
6) Vẽ cổ bẻ, đây là kiểu
cổ thường dùng khi may áo
khoác, có thể tham khảo cách
vẽ cổ bẻ trong chương 4.
7) Vẽ tay raglan.

5. Áo khoác rộng liền mũ


tay một mang
a. Phân tích kiểu dáng
Kiểu dáng trong hình 5 -
43 là kiểu áo khoác rộng liền
mũ chờm vai hai hàng khuy,
có dáng suông, thiết kế chủ
V .. . ______ . _____________ , , V. Hình 5 - 43 Hình vẽ mâu áo khoác rộng lién mũ tay một mang.
ỵẽu là vận dụng cách noi vải,
kết cấu tay một mang.
b. Quy cách thiết kế
Sử dụng nguyên mẫu áo nữ số 160/84A, bảng 5 - 22 là bảng quy cách
thành phẩm.
Bảng 5 - 22 Bảng quy cách áo khoác rộng liến mũ tay một mang
Đơn vị: cm

Bộ phận Chiều cao Oài áo Vòng ngực(B) Dài tay (ỈL) Vòng cổ tay
Sỗ đo 160 86 118 59,5 34

c. Nguyên lý và phương pháp biến đổi với bản mâu trên giấy (hình 5 - 44)
(1) Sử dụng nguyên mẫu áo nữ số 160/84A.
(2) Dài áo tính từ đường chiết eo lấy xuống 48cm( tổng dài áo là 86cm.
(3) Độ nới rộng vòng ngực là 34cm, khác với nguyên mâu, vì thế cần phải
thay đổi, vòng ngực trước cộng thêm 5cm, vòng ngực sau cộng thêm 7cm.
(4) Trình tự vẽ:
1) Vẽ hình nguyên máu.

2) Căn cứ vào kiểu dáng, vẽ đường khoét cổ trước và sau, đường khoét cổ
184 TH IẾT KẾ THỜI TRAN G N ữ

Trước

Hình 5 - 44 Hình vẽ két cáu áo khoác rộng liẻn mũ tay một mang.
CH Ư Ơ N G 5 - Vf DỤ V Ẽ TH IẾT KẾ K ẾT CẨU TR AN G P H Ụ C NỮ I 185

trước và sau lán lượt mở rộng thêm 2,5cm SO v ớ i nguyên mẫu, đường khoét cổ
trước mở sâu thêm 7cm.
3) Vi là kiểu hạ vai, khi vẽ đường xuôi vai, độ rộng vai trước cẩn cộng thêm
14,5cm so với nguyên mẫu, độ rộng vai sau giống với độ rộng vai trước.
4) Vì là dáng áo suông thẳng, nên không cần tính đến kích thước vòng eo
và vòng mông.

5) Vẽ nẹp áo và gấu áo.


6) Vì dáng áo rộng, nên lượng ly ngực trực tiếp tiêu biến vào vòng khoét
nách, xử lý nới rộng vòng nách.
7) Vẽ tay một mang, tính dài tay cắn phải cân nhắc đến độ hạ vai của thân
áo, chiều dài là 45cm, cách vẽ tay áo có thể tham khảo nội dung chương 3.
186 TH IẾT KẾ THỜI TRANG NỮ

Chương 6
THIẾT KỄ KẾT CẪU TRANG PHỤC CHỨC NĂNG
Trên cơ sở kết cấu trang phục đã giới thiệu ở những phần trước, trong
chương này, chúng tôi sẽ chuyển sang giới thiệu về thiết kế cấu tạo trang phục có
tính chức năng. Hình vẽ kết cấu trong chương này không phải là hình vẽ kết cấu
hoàn chỉnh cùa một kiểu dáng nào đó, mà trên cơ sở nguyên mẫu, kết hợp với
tính chức năng,
để cung cấp
những gợi ý
về thiết kế bản
mẫu kết cấu. Để
thuận tiện cho
việc giải thích,
các nguyên mẫu
trong chương
này căn cứ vào
các kiểu nguyên
mẫu của Nhật,
cộng thêm độ Hình 6 -1 Hình chinh sửa nguyên mẫu.

nới rộng thích hợp, dịch chuyển lượng ly ngực thành độ nới rộng của vòng nách
trước, đường ngang eo của thân sau và trước cùng nằm trên một đường thẳng,
như vậy tiện cho việc tiến hành giải thích kết cấu kiểu dáng (hình 6 -1 ).
Thiết kế kết cấu mang tính chức năng của trang phục trong chương này có
hai tầng ý nghĩa, một là chi thiết kế kết cấu nhằm đáp ứng yêu cầu về tính năng
của trang phục, ví dụ như yêu cầu đối với tính năng vận động, tức yêu cầu về độ
vừa vặn với thân người. Hai là chi những yêu cẩu về thay đổi kiểu dáng đối với
thiết kế kết cấu, như những đường phân cắt bất thường giúp cho trang phục
thích hợp hơn với các kiểu vận động.
Kiểu dáng và thiết kế mẫu rập trong trang phục thể thao có mối quan hệ
mật thiết không thể tách rời với đặc trưng của các hình thức vận động. Khi tiến
hành thiết kế kiểu dáng và nguyên mẫu, cần phải tiến hành phân tích những
thông tin về biên độ vận động của cơ thể như: độ cúi gập, duỗi thẳng, ngồi
xổm, đặc điểm vận động cùa tay và chân, và biên độ duỗi thẳng của cánh tay,
biên độ xoay chuyển của thắt lưng, độ cong gập của đầu gối, dựa vào đó tiến
hành điều chỉnh bản mẫu cho trang phục thể thao cơ bản căn cứ vào đặc trưng
của loại hình vận động .
C H Ư Ơ N G 6 - T H IẾ T K Ẽ K Ế T C Ấ U T R A N G P H Ụ C C H Ứ C N A N G 187

I. Thiết kế kết cấu mang tính chức năng cho phẩn áo

1. Thiết kế kết cấu cho trạng thái cánh tay giơ cao
Trong quá trình vận động của cơ thể người, khi phần vai đưa thẳng lên
trên hoặc thường xuyên ở trong trạng thái giơ cao, yêu cẩu phán dưới nách
của trang phục phải đủ rộng đê’ đáp ứng cho trạng thái vận động. Trong quá
trình tạo mâu rập cho trang phục, góc độ ráp tay thường là rất lớn, điều này khó
tránh khỏi khi hạ tay xuống, sẽ hình thành rất nhiếu nếp nhăn ở dưới nách.
Như hình 6 - 2 cho thấy, căn cứ vào hình vẽ mẫu, đẩu tiên căn cứ vào hình
dạng và số lượng của đường phân cắt, để tiến hành phân chia thân áo, tay áo
nối liền với thân áo, nhằm tăng cường độ rộng dưới nách, nhằm gia tăng biên
độ hoạt động của cánh tay. Ráp Mền các mảnh thân đánh số 1, 3,5 và 6, sẽ tăng
cường độ rộng dưới nách; mảnh 2 và 7 vẫn giữ góc độ cùa dáng tay cơ bản ban
đầu, thay đổi ở phần vai không nhiéu.

Hình 6 - 2 - 1 Hlnh chinh sửa nguyên mâu (1).


188 I TH IẾT KẾ THỜI TRANG Nữ

Trong hình 6 - 3, đâ thay đổi kết cấu của phẩn tay áo dưới nách, thân áo 3
và 6 trong hình ráp liền lại để tăng thêm độ rộng dưới nách. Phẩn trên của tay
áo thông qua đường ráp giữa tay để đảm bảo góc độ phù hợp, vừa vặn, làm cho
hình dáng bên ngoài cùa tay áo về cơ bản vẫn vừa vặn với người, lại vừa tiện
cho việc giơ tay lên.

Trong hình 6 - 4, làm tăng độ rộng dưới nách để làm cho phạm vi hoạt
động của tay tăng lên. Vì phán trên tay áo vẫn đảm bảo dáng tay áo, khi tay áo
hạ xuống, trông bế ngoài tay áo vẫn rất phầng phiu.
CH Ư O N G 6 - TH IẾT K Ế K ẾT CẦU TR AN G PH Ụ C CH Ứ C n a n g 189

Hình 6 - 3 Hình chinh sửa nguyên mẫu (2).


190 TH IẾT KẾTH Ờ I TRANG NỮ

2. Thiết kê kết cấu cho trạng thái giơ tay về phía trước
Trong các hoạt động vui chơi thường ngày, động tác giơ tay lén và gập
khuỷu tay khá nhiểu, lúc này cẩn chú ý, mặt ngoài chỗ khuỷu tay cán phải tăng
CH Ư Ơ N G 6 - T H IẾT KỂ KẾT CẨU TR AN G P H Ụ C C H Ứ C N ẤN G I 191

thêm độ rộng cho hoạt động gập khuỷu, phẩn trong của khuỷu tay giảm bớt
lượng thừa, hình thành dáng tay áo gập vào bên trong.

Trong hình 6 - 5, hình 6 - 6, hình 6 - 7, tay áo rõ ràng nghiêng về phía trước,


thông qua việc tăng thêm độ rộng nhất định cho phần tay áo dưới nách, đã tăng
thêm biên độ giơ lên của tay áo, làm cho đường may tay hướng vể phía trước,
nhờ vào ly khuỷu tay làm rộng thêm cho độ hướng vé phía trước cùa tay áo.
Tay áo trong hình 6 - 5 hướng vể phía trước trên cơ sở vốn có, phán hướng
vể phía trước là do thiết kế đường may tại phần cẳng tay chếch về phía trước,
sau đó vẽ cửa tay. Sau khi vẽ xong đường ráp tay áo, độ chênh lệch giữa đuờng
ráp tay áo sau và trước chính là độ rộng ly, sau khi may Nền ly khuỷu, may ráp
các mảnh 3,5, 7 lại, tạo thành dáng tay áo chếch vé phía trước.

Hình 6 - 5 - 1 Kinh vẽ máu vầ hình vẽ kết cáu của thiết ké tay áo chếch vé phía trước (1).
192 I TH IẾT KỂ THỜI T R A N G N ữ

Hình 6 - 6 và hình 6 - 7 có phấn khuỷu tay cong vể phía trước, khiến cho các
mang tay khác đều vì thế mà uốn cong.

Hình 6 - 5 - 2 Hình vẽ mỉu và hình vẽ két cẩu của thiết kế tay áo chếch vẻ phla trước (1).
CH Ư Ơ N G 6 -T H IẾ T KẾ K Ế T CẦ U T R A N G P H Ụ C CH Ứ C N ÃNG I 193

Hình 6 - 6 - 2 Hình vẽ mẫu và hình vẽ kết cáu cùa thiết kễ tay áo chếch vể phía trước (2).

Hình 6 - 7 - 1 Hình vẽ mẫu và hình vẽ kết cíu của thiết ké tay áo chéch vé phía trước (3).
194 TH IẾT KỄTH Ờ I TRANG NỮ

Hình 6 - 7 - 2 Hình vẽ mẫu và hlnh vẽ két cáu cùa thiét kế tay áo chếch vé phía truớc (3).

3. Thiết kế kết cấu cho khuỷu tay gập lại


Khi khuỷu tay gập lại hoặc thường xuyên để trong trạng thái gập, thì phán
khuỷu tay áo cần phải có đủ độ rộng để đáp ứng đưđc yêu cáu đó, cách tốt nhất
là làm tăng thêm độ rộng của phẩn tay áo.
Trong hình 6 - 8, phẩn tay áo vận dụng cách xếp nhún tại khuỷu, khiến
cho tay áo cong vể phía trước. Phẩn vai được xử lý đặc biệt, là một mảng liền,
độ chếch lên của phần tay áo dưới nách là độ nới rộng của nách, giúp mở rộng
hoạt động giơ cao cùa tay áo, đổng thời không làm thay đổi dáng tay áo.

Hình 6 - 8 - 1 Hình vẽ mău của thiết kế tay áo gập khuỷu (1 ).


CH Ư Ơ N G 6 - T H IẾT KẾ KẾT CẦU TR A N G PH Ụ C CH Ứ C NẤNG J 1 9 5

■ n

Hình 6 - 8 - 2 Hình vẽ kết cỉu của thiết k í tay áo gập khuỷu (1).

Trong hình 6 - 9, chủ yếu là dùng cách chiết ly khuỷu để khiến tay áo hướng
về phía trước, độ chiết ly cộng thêm vào phần cửa tay. Phần tay áo dưới nách
vẫn tiến hành xử lý nới rộng.

Hình 6 - 9 -1 Hình vẽ mẳu kết cáu của thiết kế tay áo gập khuỷu (2).
196 I TH IẾT KẾ THỜI TRANG Nữ

Hình 6 - 9 - 2 Hình vẽ két cáu của thiết kế tay áo gập khuỷu (2).
_________________________________ CH Ư Ơ N G 6 - T H IẾ T KẾ KẾT CẨU TR AN G P H Ụ C CH Ứ C NĂNG I 197

Trong hình 6 -1 0 , tay áo sử dụng kiểu tay một mang hướng vế phía trước
tiến hành thiết kế đường phân cát. Phấn khuỷu lấy thêm độ chiết ly, làm cho
cho tay hơi cong. Phán tay áo dưới nách nối Nền với phần thân áo, thân áo nối
liến với tay áo, trong quá trình ráp liền, cộng thêm độ rộng vừa phải, làm tăng
biên độ giơ lên của tay áo.

Hình 6 -10 -1 Hình vẽ mỉu và hình vẽ kít cáu cùa thiết k í tay áo gập khuỷu (3).
198 I TH IẾT KẾ THỜI TRANG N ữ

Hình 6 -10 - 2 Hình vẽ kết cáu của thiết ké tay áo gập khuỷu (3).

Trong hình 6-1 1 , thông qua ly khuỷu tay để làm cho tay áo hướng vể phía
trước, phán tay áo cộng vào độ nới rộng cho vận động giơ lên.

Hlnh 6-11-1 Hình vẽ kết cấu của thiết ké tay áo gập khuỷu (4).
CH Ư Ơ N G 6 - TH IẾT KẾ KẾT CẤU TR AN G PH Ụ C CH Ứ C NẢNG 199

Hình 6- 1 1- 2 Hình vẽ kết cáu của thiết k í tay áo gập khuỷu (4).

II. Thiết kê' kết cấu mang tính chức năng cho phần quần
Cũng tương tự như đặc điểm vận động của nửa trên cơ thể, đặc điểm vận
động và biên độ vận động của phẩn mông, phán chân cũng có sự khác biệt, với
các hoạt động như leo núi, trượt tuyết, đạp xe đạp, trang phục cần phải tăng
thêm độ gập ở phán trước gối, giảm bớt phán thừa ở phẩn sau gối. Các hoạt
động ngoài trời phải thực hiện các động tác xoạc chân, bước rộng, thì phẩn
đũng quần cẩn phải cộng thêm độ rộng để khi chân thực hiện động tác bước,
nhảy sẽ không bị gò bó.

1. Thiết kế kết cấu cho phẩn gối


Khi đẩu gối cần gập lại hoặc thường xuyên ở trong trạng thái gập lại, yêu
cầu phần gối cùa quần phải đủ độ rộng để đáp ứng yêu cấu đó. Hình 6 - 1 2 ,
hình 6 -13, hình 6 -14, hình 6 -15 là các phương pháp thiết kế làm tăng độ rộng
phần gối.
200 I TH IẾT K ẾTH Ờ I TRANG N ữ

Hình 6 -1 2 , mảnh đánh số 4 tại phấn gối quán có tác dụng giúp cho phấn
đùi của quần hơi cong vể phía sau. Hình 6 - 1 3 cũng tiến hành xử lý phần gối,
khi thiết kế ly, cẩn phải chú ý giữ cho độ dài của các mảnh thân quẩn may khớp
với nhau. Hình 6-1 4 , hình 6 -1 5 cũng tiến hành xử lý phần gối.

Hình 6-12-1 Hình vẽ mỉu và hlnh vẽ kết cáu cho thiết ké kết cáu phán gối (1).
Hlnh 6 -13 -1 Hlnh vẽ máu cho thiết kế kết cáu phán gối (2).
202 TH IẾT KẾ THỜI TRANG N ơ

Hình 6-13- 2 Hình vẽ kết cáu cho thiễt kế két cáu phán gổi (2).

Hình 6-14- 1 Hình vẽ mẫu cho thiết ké kết cáu phán gối (3).
CH Ư O N G 6 - TH IẾT KẾ K ẾT CẨU TR AN G PH Ụ C C H Ứ C NĂNG 203

Hình 6-14- 2 Hình vẽ kết du cho thiết kế kết cáu phán gối (3).

Hình 6-1 5-1 Hlnh vẽ mâu cho thiết k í kết cáu phán gối (4).
204 TH IẾT KẾ THỜI TRANG N ữ

Hình 6-15-2 Hình vẽ kẽt cấu dìo thiết kế kết cáu phẩn gối (4).

2 .Thiết kế kết Cấu cho phần đũng


Khi vận động, phán đũng quán cẩn phải có đủ độ rộng để đáp ứng nhu
cấu hoạt động. Hình 6 -16, hình 6 -17, hình 6 -18, hình 6 -19 đểu tiến hành thay
đổi kết cấu phần đũng, để gia tăng thêm độ rộng cho phấn đũng.
Hình 6 - 16 tận dụng đường phân cát dưới đũng để ráp liền phẩn đũng
thân trước và thân sau, đũng quán khi ráp liển đã làm tăng thêm độ vận động,
tăng thêm biên độ nâng lên của phán đùi. Hình 6 - 17 đã ráp các phần dưới
đũng thành một mảnh liển, trong khi ráp lại đã tăng thêm độ nới rộng nhất
định. Hình 6 - 1 8 , phần đũng là một hình chữ nhật, may gộp phẩn đũng của
thân sau và thân trước lại, trong khi ráp lại đã tăng thêm độ nới rộng nhất định.
Hình 6 - 1 9 may ráp phán đũng lớn và nhỏ, trong khi may gộp đã cho thêm độ
nới rộng nhất định, làm cho nó trở thành một mảnh hoàn chỉnh.
CH Ư Ơ N G 6 - T H IẾT KẾ KẾT CẨU TR A N G PH Ụ C C H Ứ C n a n g I 205

ìh
Hình 6 -1 6 -1 Hình vẽ mâu và hlnh vẽ kết cáu cho thiết kễ kít cáu phán đũng quán (1).
206 I TH IẾT KẾ THỜI TRANG NỮ

Hình 6 -17 -1 Hình vẽ mẫu cho thiết kễ kết cáu phắn đũng quán (1).
CH Ư Ơ N G 6 - TH IẾT KẾ K ẾT CẦU TRAN G P H Ụ C CH Ứ C NÀNG I 207

Hình 6 -1 7 -2 Hình vẽ kết cấu cho thiết kế kết cấu phán đũng quán (2).
208 I TH IẾT KẾ THỜI TRANG NỮ
CH Ư Ơ N G 6 - TH IẾT KẾ K ẾT CÀU TRAN G P H Ụ C CH Ứ C n a n g I 209

Hình 6-18-2 Hình vẽ kết cáu cho thiết kế kết cáu phán đũng quán (3).

Hình 6 -1 9 -1 Hình vẽ mẫu cho thiết kế kết cáu phán đũng quán (4).
210 I TH IẾT KỄ THỜI TRANG N ử

Hình 6- 19- 2 Hình vẽ kết cáu cho thiết kế kết cáu phán đũng quán (4).

3. Thiết kế kết cấu không có đường ráp sườn


Hình 6 - 20, hình 6 - 21, hình 6 - 22 là thiết kế kiểu quẩn không có đường ráp
sườn ngoài, tức hợp nhất hai thân trước sau tại đường ráp sườn như trong hình.

Hình 6 -2 0 -1 Hình vẽ mẫu cho thiết kế kết cáu không có đường ráp sườn (1).
CH Ư Ơ N G 6 - T H IẾT K Ế KẾT CẤU TR A N G PH ỤC C H Ứ C N AN G 211

Trước

Hình 6-20 - 2 Hình vẽ kết cấu cho thiết kế kết cíu khống có đường ráp sườn (1).

Hình 6 - 21 -1 Hình vẽ mỉu cho thiết kế kết cíu khống có dường ráp sườn (2).
212 I TH IẾT KẾTH Ờ I TRANG N ữ

Hình 6-21-2 Hình vẽ kết cíu cho thiết kế kết cáu không có đường ráp sườn (2).

ĩuịuịhhmcnịịĩM

Hình 6-2 2 -1 Hình vẽ mâu cho thiết kế két cáu không có đường ráp sườn (3).
CH Ư Ơ N G 6 - TH IẾT K Ế K ẾT CẦU TR A N G P H Ụ C CH Ứ C N ẤN G I 213

Hình 6-22-2 Hình vẽ kết cáu cho thiết kế kít cáu khồng có đường ráp sườn (3).

4. Thiết kế kết cấu gập cong ống quần


Trong những dáng quẩn đang thịnh hành hiện nay, một số thiết kế phần
ống quẩn có dạng gập cong vào phía trong, phần ổng quần của thiết kế quán
này cần dài hơn quán bình thường một chút.
Hình 6 - 23 có đường cắt ngang tại đường ngang gối của thân quán sau
và trước, thân trước và sau có thể mở ra cùng một độ rộng, hoặc thân trước mở
rộng hơn một chút. Sau khi mở rộng, thân quần trước và sau sẽ có dáng gập
cong hướng vào trong.

Hình 6 -2 2 -1 Hình vẽ mẫu cho thiết kễ két cắu không có đường ráp sườn (3).
214 I T H IẾT KẾ THỜI TRANG Nữ

Hình 6 - 23 -1 Hình vẽ mỉu củỉ thiết kế kết cáu gập cong óng quán (1).

Hình 6 - 24, tại phấn gối xếp 3 đường ly, làm tăng độ rộng của hoạt động
cong phía trước.

Hình 6-23-2 H)nh vẽ kết cáu của thiết ké kỉt cấu gặp cong íng quán (2).
CH Ư Ơ N G 6 - T H IẾ T K Ế K ẾT CẨU TR A N G P H Ụ C CH Ứ C n a n g I 215
NHÀ XUÁT BẢN BÁCH KHOA HÀ NỘI
Điện thoại: 84.4.38684569 * Fax:84.4.38684570
Http://nxbbk.hust.edu.vn

Chịu trách nhiệm xuất bản:


GĐ. T B T . T S PHỪ N G LA N HƯƠNG

B iên tập: N G Ụ Y T H Ị L IẼ U
Trìn h bày, B ìa : TR Ọ N G K IÊ N
Sửa bản in: T H U Y DƯƠNG

LIÊN KẾT XUẤT BẢN:

CÔNG TY CỔ PHẤN VÂN HÓA HUY HOÀNG


NHÀ SÁCH HUY HOÀNG
110DNgọcHà,BaĐình,HàNội
Tel:(043)736.5859-736.6075 Fax:043.7367783
Email:¡nfo@huyhoangbook.vn
CHI NHÁNH PHÍA NAM
357ALêVănSỹ,P1,Q.TânBình.TP.HCM
Tel:(083)9913636-9912472Fax:(083)9912482
Email:cnsaigon@huyhoangbook.vn
www.huyhoangbook.vn
www.facebook.com/huyhoangbookstore

In1.500cuốn,khổ16cm 24cm,tại DoanhnghiệptưnhâninHàPhát


X

Địachi:số06NgọcHà-BaĐình-HàNội
SốxácnhậnĐKXB:1371-2015/CXBIPH/12-36/BKHNngày01-06-2015
QuyếtđịnhXBsố80/QĐ-ĐHBK-BKHNkýngày29-06-2015
Inxongnộplưuchiểunăm2015.

You might also like