You are on page 1of 74

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA: CÔNG NGHỆ HÓA HỌC VÀ THỰC PHẨM

Học kỳ 1 NH 2022-2023
MPRO232103_23_1_02CLC
TIỂU LUẬN
QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ CƠ HỌC
ĐỀ TÀI
“CÁC LOẠI MÁY NÉN VÀ BÀI TẬP
QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ CƠ HỌC”
Giảng viên: Hồ Tấn Thành
Sinh viên thực hiện
NHÓM Họ và tên MSSV
3 Trần Vũ Gia Huy 22128027

Thủ Đức, tháng 11 năm 2023


LỜI NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

ĐIỂM

---------------------------
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................................................
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................4
2. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................4
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu.................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................4
5. Kết cấu tiểu luận.................................................................................................5
PHẦN NỘI DUNG......................................................................................................................
CHƯƠNG 1: PHÂN LOẠI MÁY NÉN. CÁCH XÁC ĐỊNH CÔNG VÀ.............6
CÔNG SUẤT..............................................................................................................6
1.1. Khái niệm.........................................................................................................6
1.2. Phân loại...........................................................................................................6
1.3. Độ nén ............................................................................................................7
1.4. Công của máy nén............................................................................................7
1.5. Nhiệt độ cuối của khí nén................................................................................9
1.6. Công suất..........................................................................................................9
CHƯƠNG 2: MÁY NÉN LY TÂM.........................................................................11
2.1. Nguyên lý hoạt động......................................................................................11
2.2. Tính toán các kích thước cơ bản cho một cấp của máy nén ly tâm. Các
thông số cần thiết cho tính toán..........................................................................12
2.3. Tính gần đúng bánh guồng...........................................................................16
2.4. Tính ống khuếch tán không có cánh guồng................................................18
2.5. Tính ống khuếch tán có cánh guồng............................................................18
2.6. Đường đặc tuyến của máy nén ly tâm.........................................................19
2.7. Điều chỉnh máy nén ly tâm trong quá trình làm việc.................................20
2.8. Vận hành máy nén ly tâm.............................................................................20
2.9. Ứng dụng máy nén ly tâm.............................................................................21
CHƯƠNG 3: MÁY NÉN PITTONG......................................................................24
3.1. Phân loại.........................................................................................................24
3.2. Năng suất........................................................................................................24
3.3. Điều chỉnh năng suất làm việc của máy nén pittong..................................25

1
3.4. Số bậc của máy nén.......................................................................................25
3.5. Tính các kích thước cơ bản của máy nén nhiều cấp tức là tính khoảng
chạy, diện tích và đường kính của pittong.........................................................26
3.6. Sự trao đổi năng lượng trong quá trình nén...............................................27
3.7. Cấu tạo, nguyên lý máy nén pittong một cấp..............................................30
3.7.1. Chu trình lý thuyết..................................................................................30
3.7.2. Chu trình nén thực..................................................................................31
3.7.3. Năng suất máy nén pittong....................................................................33
3.7.4. Hiệu suất chung của máy nén................................................................33
3.7.5. Công suất tiêu hao trong quá trình nén................................................34
3.8. Máy nén nhiều cấp........................................................................................36
3.8.1. Khái niệm.................................................................................................36
3.8.2. Xác định công suất và hiệu suất............................................................38
3.8.3. Các sơ đồ nguyên lý của máy nén pittong.............................................39
3.8.4. Giới thiệu các chi tiết của máy nén pittong..........................................43
3.8.5. Các sự cố thường xảy ra và cách khắc phục........................................50
CHƯƠNG 4: MÁY NÉN ROTO............................................................................51
4.1. Máy nén và thổi khí kiểu roto nén khí theo nguyên tắc thay đổi thể tích
do tấm trượt của roto và vỏ tạo ra......................................................................51
4.2. Năng suất........................................................................................................51
4.3. Tính các kích thước cơ bản...........................................................................52
CHƯƠNG 5: MÁY NÉN HƯỚNG TRỤC............................................................53
5.1. Nguyên lí hoạt động.......................................................................................53
5.2. Phương trình dòng liên tục (bề mặt của đầu vào và đầu ra giống nhau).53
5.3. Phương trình năng lượng.............................................................................53
5.4. Phương trình động lượng.............................................................................55
5.5. Áp suất hữu ích của một cấp........................................................................56
5.6. Những hệ số đặc trưng cho áp suất..............................................................56
5.7. Hiệu suất đẳng entropy.................................................................................57
5.8. Phương pháp tính máy nén hướng trục......................................................57
CHƯƠNG 6: MÁY NÉN KHÍ KIỂU BƠM TIA (EJECTƠ)...............................60

2
CHƯƠNG 7: BƠM CHÂN KHÔNG VÒNG NƯỚC...........................................63
KẾT LUẬN................................................................................................................................

3
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay không có ngành công nghiệp hoặc kỹ thuật nào là không dùng khí nén.
Khí nén có nhiều công dụng khác nhau như là tác nhân mang năng lượng (dùng để
khuấy trộn trong thiết bị phản ứng), là tác nhân mang tín hiệu điều chỉnh (trong kỹ
thuật tự động) và là nguyên liệu để sản xuất ra các sản phẩm nhất là trong công nghệ
hóa học. Và thiết bị phổ biến để tạo ra khí nén đó chính là máy nén. Ở thế kỷ 18 máy
nén pittong đã xuất hiện và đến nửa đầu thế kỷ 19 thì các loại ly tâm, hướng trục cũng
dần ra đời cùng với sự xuất hiện của truyền động hơi nước và điện. Dù có nhiều loại
nhưng nhìn chung công dụng chính của máy nén khí chính là một thiết bị tăng áp suất
của dòng chất khí, giúp tăng năng lượng cho dòng khí lên nhiều lần. Đồng thời, khí
được nén lại, từ đó áp suất của khí và nhiệt độ tăng lên. Khuynh hướng phát triển của
máy nén là giảm nhẹ khối lượng, tăng hiệu suất, tự động hóa việc điều chỉnh năng suất
và đảm bảo an toàn. Mặc dù có nhiều lợi ích thế nhưng máy nén lại có rất nhiều loại
khác nhau và mỗi loại lại được sử dụng trong các mô hình sản xuất khác nhau, trong
các trường hợp khác nhau chính vì vậy việc tìm hiểu, nghiên cứu các loại máy nén
cũng là một nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với kỹ sư đặc biệt là chuyên ngành kỹ
thuật hóa học và đây cũng chính là lí do chúng em chọn đề tài “Các loại máy nén”.
2. Đối tượng nghiên cứu
Khái niệm, phân loại, hình ảnh, nguyên lý hoạt động, cấu tạo và các thông số cơ
bản của các loại máy nén.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
Nêu ra các thông tin cơ bản, cơ sở lý thuyết của các loại máy nén từ đó có thể
vận dụng vào thực tiễn trong việc lựa chọn loại máy phù hợp cho mỗi quy trình sản
xuất và góp phần gia tăng năng suất lao động.
Để thực hiện được mục đích trên, đề tài cần hoàn thành các nhiệm vụ cơ bản:
- Làm rõ phần cấu tạo, nguyên lý hoạt động, thông số cơ bản của các loại
máy nén.
- Trình bày được hình ảnh, video của các máy trong thực tế và điều kiện để
chọn máy cho phù hợp.
4. Phương pháp nghiên cứu

4
Nghiên cứu, tham khảo, phân tích và tổng hợp thông tin từ internet, sách, ảnh và
các video về các loại máy nén.
5. Kết cấu tiểu luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được kết cấu thành 7 chương, bao gồm:
CHƯƠNG 1: Phân loại máy nén. Cách xác định công và công suất
CHƯƠNG 2: Máy nén ly tâm
CHƯƠNG 3: Máy nén pittong
CHƯƠNG 4: Máy nén roto
CHƯƠNG 5: Máy nén hướng trục
CHƯƠNG 6: Máy nén khí kiểu bơm tia (ejectơ)
CHƯƠNG 7: Bơm chân không vòng nước

5
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: PHÂN LOẠI MÁY NÉN. CÁCH XÁC ĐỊNH CÔNG VÀ
CÔNG SUẤT
1.1. Khái niệm
Ngày nay máy nén được ứng dụng rộng rãi trong mọi ngành kinh tế quốc dân. Kể
từ ngày máy nén xuất hiện cho đến nay, chúng không ngừng được hoàn thiện, đặc biệt
là vào những thập niên cuối của thế kỷ 20 này. Người ta có thể chế tạo ra những máy
nén ly tâm có năng suất 105m 3/h áp suất làm việc tới 100 átmốtphe (at), những máy
nén trục vít đạt số vòng quay 104 v/ph, áp suất làm việc 10at, đặc biệt là máy nén
pittông có năng suất 100.000 m3/h, áp suất làm việc đạt tới 1000at.
Xu hướng phát triển trên thế giới vào thế kỷ XXI là làm sao để đạt mục tiêu:
giảm nhẹ khối lượng, tăng hiệu suất, tăng độ bền, tự động hóa cao, đảm bảo an toàn
tuyệt đối.
Mặc dù có ngoại hình khác nhau, đa dạng về chủng loại, nhưng máy nén được
phân ra làm hai loại chính:
1 - Máy nén thể tích
Là nén cưỡng bức lượng khí đi qua máy, qua đây làm giảm thể tích không gian
làm việc của máy. Nó là một chu trình nén khí tuần hoàn và cấp khí cũng tuần hoàn.
Máy nén thể tích thường tạo được áp suất rất cao, nhưng năng suất không lớn
lắm.
2 - Máy nén động học
Là tạo áp suất bằng cách cung cấp động năng cưỡng bức nhờ lực ly tâm. Qua
máy nén thì dòng khí chuyển động cưỡng bức ổn định và động năng sẽ biến thành thế
năng; đại biểu cho loại máy nén này là máy nén ly tâm và máy nén tuốc bin, máy nén
hướng trục.
1.2. Phân loại
Theo phương pháp tác dụng, chia ra:
- Máy nén pittông trong đó khí được nén trong buồng kín;
- Máy nén hướng trục - do cánh cong tác dụng lên khí, tạo cho khí áp suất
và tốc độ;
- Máy nén ly tâm: khác với máy nén hướng trục, khí trong bánh guồng
chuyển động theo phương hướng tâm dưới tác dụng của lực ly tâm;
6
- Máy nén rôto - trong đó khi được nén do các tấm trượt quay tạo thành
những khoảng không gian kín có thể tích thay đổi.
Theo áp suất chia ra:
- Áp suất thấp: từ 2 đến 10 at;
- Áp suất trung bình: từ 10 đến 100 at;
- Áp suất cao: từ 100 at trở lên.
Theo số cấp chia ra máy nén một cấp, hai cấp và ba cấp ...

1.3. Độ nén 
Độ nén  là tỉ số giữa áp suất cuối p2 và áp suất đầu p1, của quá trình nén:
p2
= (II.241)
p1

Ta biết rằng tỷ số nén của P2/P1 càng lớn thì hiệu suất  càng giảm, mà cuối quá
trình nén thì nhiệt độ càng tăng cao khiến cho kim loại dễ bị phá hủy và dầu bôi trơn
cũng dễ bị cháy. Do vậy, khi chọn tỷ số nén cũng cần có giới hạn nhất định. Chính tỷ
số nén P2/P1 đó quyết định cấp số nén của máy nén.
Tỉ số nén <7 5 ÷ 30 13 ÷ 150 150 ÷ 400 400 ÷ 1000
P2/P1
Cấp số nén 1 2 3 4 5
1.4. Công của máy nén
Nén một cấp:
Công nén đẳng nhiệt 1 kg khí từ áp suất p1 đến áp suất p2:
p1
Lđn = p11ln , J/kg; (II.242)
p2

7
trong đó Lđn - công nén đẳng nhiệt, J/kg;  ;- thể tích riêng của khí trước khi nén,
m3/kg.

Công nén đẳng entrôpi (đoạn nhiệt) 1 kg khí từ áp suất p1 đến p2 :


( k−1) /k
k p1
Lđa = p [ ( ) −1 ]
k−1 1 1 p 2

k p 1 (k−1 )/ k
= RT [ ( ) −1 ]; (II.243a)
k−1 1 p 2

hay là Lđa = i2 – i1 ; (II.243b)


trong đó Lđa - công nén đẳng entropi, J/kg; k- chỉ số đoạn nhiệt, k = C p/C; i1, i2 – hàm
nhiệt của khí ở trạng thái đầu và cuối, J/kg; T1- nhiệt độ đầu của khí.
Công nén đa biến cũng tính theo công thức (II.243a) nhưng thay chỉ số đoạn
nhiệt k bằng chỉ số đa biến m. Giá trị m phụ thuộc vào điều kiện làm lạnh, thường lấy
m = 1,2 ... 1,62.
Công thức (II.242) và (II.243) chỉ là gần đúng khi coi tốc độ dòng khí trước khi nén và
sau khi nén bằng nhau.
Công lý thuyết cần thiết để nén một cấp 1 m3 không khí từ áp suất tuyệt đối ban
đầu p1 = 1 at đến áp suất p 2 tính theo các công thức (II.242) và (II.243) cho ở bằng
II.49.
Nén nhiều cấp:
Công nén nhiều cấp bằng tổng công nén của từng cấp. Khi công nén khí của các
cấp bằng nhau thì công của quá trình bằng tích của số cấp và công nén một cấp. Ví dụ
công nén đoạn nhiệt của máy nén hai cấp:

8
( k−1) /kZ
k p
Lđa = Zp11 k−1 [ ( 1 ) −1 ]
p2
( k−1 ) / kZ
k p1
= ZRT1 [( ) −1 ] ; J/kg (II.243b)
k−1 p 2

trong đó Z - số cấp nén.


Bảng 11.49. Công cần thiết đề nén một cấp 1 m3 không khí từ áp suất tuyệt đối
P1 = 1 at đến áp suất p2
Công cơ học (lý thuyết), Áp suất cuối tuyệt đối P2, at
kJ/m3
1,5 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Công đẳng nhiệt 40 65 108 136 158 175 186 204 216 226
Công đoạn nhiệt(1) 45 73 117 151 171 225 235 245 263 279
42 68,6 126 168 200 230 256 281 301 321
56 86 131 166 195 234 243 264 282 300
Chú thích: 1) số ghi ở trên là nhiệt độ cuối của khí nén khi nhiệt độ đầu t 1 = 100C; số
ghi ở dưới là nhiệt độ cuối của khí nén khi nhiệt độ đầu t 1 = 20°C, số lớn, hàng giữa là
công nén đoạn nhiệt.
hay là:
Z
Lda = ∑ Δin, J/kg. (II.244b)
1

1.5. Nhiệt độ cuối của khí nén


Nhiệt độ cuối của quá trình nén đẳng entrôpi T2 tính theo công thức:
T2= T1( p 2/ p1)(k −1 )/ k (II.245)

nhiệt độ cuối của khí trong quá trình nén đa biến cũng tính theo công thức trên khi
thay

k bằng chỉ số đa biến m.

1.6. Công suất


Công suất lý thuyết của máy nén tính theo công thức:
G.L
NLT = , kW; (II.246)
1000
trong đó G- năng suất của máy nén, kg/s; L- công nén 1 kg khi tính theo quá trình nén
(đoạn nhiệt, đẳng nhiệt, đa biến); NLT - công suất lý thuyết, kW.
9
Công suất thực tế của máy nén có làm lạnh khí:
NTT = Nđn/nđn ; (II.247)
trong đó Nđn - công suất đằng nhiệt, kW; NTT- công suất thực tế; nđn - hiệu suất đẳng
nhiệt thường bằng 0,65 đến 0,75.
Công suất thực tế của máy nén đoạn nhiệt:
NTT = Nđa/nđa ; (II.248)
trong đó Nđa - công suất nén đằng entrôpi (đoạn nhiệt); nđa - hiệu suất đẳng entrôpi
(đoạn nhiệt).
Đối với máy nén ly tâm nđa = 0,8 ... 0,9
Công suất trên trục của máy nén gọi là công suất hiệu dụng được tính theo công
thức:
Nhd = NTT/nck ; (II.249)
nck - hiệu suất cơ khí của máy nén, đối với máy nén pittông nck = 0,8 ... 0,95; đối với
máy nén ly tâm nck = 0,96 ... 0,98.
Công suất của động cơ điện Ndc:
Ndc =. Nhd / ntr . ndc ; (II.250)
trong đó - hệ số dự trữ công suất, thường lấy bằng 1,1 - 1,15; n tr - hiệu suất truyền
động (0,96 - 0,99); ndc, hiệu suất động cơ điện (~ 0,95).
Công suất gần đúng của động cơ điện cũng có thể tính theo công thức sau:
Ndc= (1,1 ÷ 1,15).Ndn/ ; (II.251)
- hiệu suất chung (~ 0,45 ÷ 0,62).

10
CHƯƠNG 2: MÁY NÉN LY TÂM
2.1. Nguyên lý hoạt động
Máy nén ly tâm là máy nén và đẩy khí nhờ tác dụng của lực ly tâm do bánh
guồng quay sinh ra. Dùng máy nén ly tâm khi áp suất đẩy 2 ÷ 10 at.
Máy nén ly tâm có hai loại: Máy nén tuabin và máy thổi khí tuabin. Động lực
chính của quá trình nén và đẩy khí xảy ra là do lực ly tâm khi quay rôto trong vỏ máy.
Nguyên lý làm việc của loại máy này tương tự như bơm ly tâm, chỉ khác là do sự
biến đổi áp suất của dòng khí khi qua rôto sinh ra sự biến đổi khối lượng riêng của
dòng khí đó.
Khi rôto quay, dòng khí sẽ văng từ tâm ra xung quanh dưới tác dụng của lực ly
tâm, do đó xảy ra sự tăng khối lượng riêng của dòng khí và tạo ra áp lực tĩnh, đồng
thời vận tốc của dồng khí cũng tăng lên nên áp lực động của dòng cũng sẽ tăng theo.
- Đối với áp suất nhỏ, người ta dùng tuabin thổi khí loại một cấp, loại này
áp suất tạo được không lớn hơn 0,15 at, và như vậy nó chính là quạt cao
áp.
- Đối với áp suất cao khoảng 1,3 ÷ 4 at, người ta dùng tuabin thổi khí loại
nhiều cấp
- Đối với áp suất khoảng 4 ÷ 10 at hoặc cao hơn thì người ta dùng máy nén
tuabin.
So với một vài loại may nén khác thì máy nén ly tâm có ưu nhược điểm sau đây:
- Có cấu tạo đơn giản, vận hành thuận lợi, làm việc an toàn, ít xảy ra sự cố.
- Dòng khí được truyền liên tục và đều đặn, hay nói cách khác là lưu lượng
cung cấp đều hơn.
Hiệu suất thấp hơn so với may nén pittong, đặc biệt khi máy làm việc áp suất
càng cao thì hiệu suất càng giảm mạnh.
Độ nén trong một cấp của máy nén ly tâm nhỏ, do đó máy nén thường có nhiều
cấp, số cấp thường từ 3 đến 7.
Độ nén trong một cấp từ 1,2 đến 1,5, khi tốc độ vòng nhỏ hơn 200 m/s.
Đường kính bánh guồng từ 700 đến 1400 mm.
Cánh guồng có thể cong ra phía sau hoặc hướng tâm.
Ống khuếch tán loại có cánh guồng và không có cánh guồng.

11
2.2. Tính toán các kích thước cơ bản cho một cấp của máy nén ly tâm. Các
thông số cần thiết cho tính toán
 Phương trình cơ bản của máy nén ly tâm:
Máy nén (hoặc máy thổi) ly tâm có nguyên lý và cấu tạo như bơm ly tâm.
Từ phương trình của Euler của bơm ly tâm đã nêu ở chương trước, ta có:
U 2 C 2 cosα 2−U 1 C 1 cosα 1 U 2 C 2 u−U 1 C1 u
H ¿= =
g g
Nếu β 2càng lớn thìα 2 càng nhỏ làm cho áp suất H lớn lên. Nhưng trong thực tế
người ta vẫn thiết kế theo β 2 < 90° nhằm tránh những tổn thất thủy lực. Ngoài ra đối
với máy nén ly tâm chọn α 1 = 90°
U 2C2u
Do vậy: H ¿ = ,m (cột lỏng)
g
Giá trị C 2u tính theo:
U 2 tgβ 2
C 2u = =ψ U 2
tgα 2 +tgβ 2
Với: ψ : là hệ số áp suất (hoặc chiều cao áp lực).
Thế vào trên ta có:
U 2ψ
H ¿=
g
12
Trên đây là áp suất toàn phần lý thuyết, chúng được xác định bởi hai giả thiết:
- Lưu chất là lý tưởng
- Với số cánh là vô cùng
Trong thực tế là số cánh có hạn, do đó vận tốc của lưu chất chảy qua giữa rãnh
của hai cánh sẽ biến đổi, và vận tốc tương đối sẽ chuyển động với góc nhỏ hơn β 2 một
ít, do vậy vận tốc tuyệt đối cũng đổi hướng và giảm trị số tuyệt đối.
Nói cách khác:
H ¿ =k H ¿
với: Hlt : áp suất toàn phần khi có số cánh giới hạn
k : hệ số tuần hoàn.
Áp suất toàn phần thực được xác định:
2
kηψ U 2
H= , m (cột lỏng)
2g
η : hiệu suất thủy lực
ψ = 0,5 ÷ 0,7 : cánh cong về phía trước
ψ =0,8 ÷ 1: cánh thẳng
ψ =0,6 ÷ 0,8 - cánh cong về phía sau.

 Năng suất thể tích Q, m3/s, hay năng suất khối lượng G, kg/s
Năng suất máy nén ly tâm xác định theo:
k1 U 2 P
Q¿ = − , m3/s
k2 ρ k2 U 2
Với k1, k2 là hai hệ số, xác định theo:

( ) ( )
2
r1 v2 f 2 cotg β 1
k 1=1− ; k 2= cotg β 2−
r2 v1 f 2 f1

Với: v1, v2: thể tích riêng của không khí vào và ra, m3/kg
f1, f2: diện tích tiết diện của roto ở cửa vào và cửa ra, m2
ρ khối lượng riêng của không khí vào và cửa ra, m2
Qlt : năng suất không khí ở điều kiện hút, m3/s
P: áp suất của không khí, P= ρgH , N/m2
H: áp suất toàn phần , m cột lỏng
Trong thực tế năng suất được xác định theo công thức:
13
Q=ηQ ¿ , m3/s
Ở đây η=0 , 97÷ 0,99 là hiệu suất thể tích.
 Công suất máy nén ly tâm:
ρ k gQ H k ρ k gQ H k
N= = , kW
1000 η 102 η

Với ρ : khối lượng riêng không khí, kg/m3


Q: lưu lượng, m3/s
H: áp suất toàn phần thường được tính theo mét cột nước, theo định luật
nhiệt động ta có thể viết:
ρkk H kk =ρ H 2O H H 2 O
gQH
Do đó: N= , kW
η
Công suất chỉ thị: là công tiêu hao thực tế. Nó lớn hơn công có ích do tổn thất thể
tích và các dạng tổn thất khác.
N
N ct = , kW
ηct
η : hiệu suất chỉ thị
Công suất trên trục máy:
N c .t
N t ,m= , kW
η ck
ηt ,m: hiệu suất cơ khí, chủ yếu là tổn thất do ma sả trong các ổ đỡ

Thay thế vào ta có:


N N
N t ,m= = , kW
η ck η ck η

Còn công suất của động cơ được tính:


N t .m . K
N đ .c = ,
η t .đ
N t ,m: công suất trên trục, kW
ηt .đ : hiệu suất truyền tải

K - hệ số dự trữ (có thể chọn giống bơm ly tâm).


Đặc biệt khi không có các số liệu cụ thể để tính công suất theo các công thức
trên, thì ta có thể xác định công suất như sau:
14
( ) ( )
−3 k−1 −3 k−1
10 k P1 P 2 k 10 GR T 1 k P2 k −3 P2
⌊ −1 ⌋ −Q0 ⌊ −1 ⌋ 10 .2 , 3 R T 1 GLg
k −1 P1 k−1 P1 p1 ,
N= = =
ηđn ηck ηđn ηck η˙đn ηck
kW
η đn: hiệu suất chu trình đoạn nhiệt, η đn= 0,66 ÷ 0,78

G: năng suất theo khối lượng, kg/ph


R: hằng số khí, J/ kg°K
η đn : hiệu suất chu trình đoạn nhiệt

k: chỉ số đa biến thường chọn, k = 1,6 ÷ 1,8

 Áp suất đầu và cuối p1 và p2, N/m2;


 Nhiệt độ đầu của khí t1, °C;
 Đặc trưng kỹ thuật của khí như: hằng số khí R, m/°C; k = C p/Cv; khối lượng
riêng .
Số vòng quay của máy nén được xác định bởi số vòng quay của động cơ điện. Để
chạy máy nén thường dùng động cơ điện không đồng bộ với số vòng quay 2950 (và
thỉnh thoảng 1430) vg/ph; đôi khi giữa động cơ điện và máy nén có bộ giảm tốc. Động
cơ tuốcbin có số vòng quay 2500 - 3500 vg/ph và cao hơn thường được sử dụng cho
loại máy nén năng suất cao và trung bình, loại này dễ điều chỉnh năng suất do thay đổi
số vòng quay.
 Tốc độ khí ra khỏi guồng giới hạn trong khoảng u2  300 m/s.

15
2.3. Tính gần đúng bánh guồng
- Áp suất tạo thành sau một bậc:
p 2= p 1 ¿¿ (II.252)
trong đó η đa – hiệu suất đẳng entropi, có thể lấy bằng 0,85; C 1, C2 - tốc độ tuyệt đối của
khí ở đầu vào và đầu ra tính theo năng suất khí và đường kính cho vào và ra, m/s; u 2-
tốc độ vòng của khi lúc ra lấy vào khoảng 300 m/s; C2u- hình chiếu của tốc độ tuyệt đối
lên phương tiếp tuyến với bánh guồng.
Đường kính bánh guồng:
Đường kính ngoài của bánh guồng tính theo giá trị tốc độ u 2, m/s và số vòng quay của
guồng, vg/ph:
60 u2
D 2= ; (II.253)

n- số vòng quay, vg/ph.
Đường kính trong của bánh guồng D 1 (chỗ khí vào) thường tính theo đường kính
ngoài:
D1/D2 = 0,48 - 0,62.
Trung bình lấy D1/D2 = 0,5.

- Góc của cánh guồng ở đầu vào được xác định từ hình bình hành tốc độ (xem
hình II.39):

16
- Góc tới của cánh guồng có thể chọn trong khoảng: i = 0 ... 5°;
- Góc đặt cánh guồng ở đầu vào β 1 v = β 1 + (0 ... 5°).
Tốc độ tương đối ở đầu vào:
ω 1=√ C1 +U 1
- Tốc độ C1 có thể lấy bằng tốc độ C, của khí di vào bánh guồng, C0 được xác
định từ phương trình lưu lượng đi qua mặt cắt vào của bánh guồng.
- Tốc độ khí đi ra xác định theo phương trình:
C 2u =U 2 + √ U 2−B ;
2
(II.254)

[( ) ]
(k−1)/ k
2 g C pT p2
Trong đó: B= −1 ;
ηa p1

- Góc β 2r tìm được theo công thức:


C 2u =U 2 ¿ ;

z- số cánh guồng, lấy trong khoảng từ 6 đến 32, z càng nhỏ góc B2 r càng lớn.
- Nhiệt độ cuối của quá trình nén:
(k−1)/ k
p2
T 2 đa=T 1 ( )
p1
T 2đa−T 1
T 2=T 1 + ; (II.255)
ηđa
- Chiều rộng của cánh guồng xác định theo phương trình lưu lượng:
Q
b= . (II.256)
πD C r μ

17
Do mất mát qua khe hờ, lưu lượng thực tế lớn hơn lưu lượng lý thuyết khoảng 1
đến 1,5%. Dạng của cánh guồng được xây dựng theo trị số góc 81v, 82r và phương
pháp xây dựng đường trung bình. Cấu trúc của cánh guồng như một cung tròn (hình
II.40).

2.4. Tính ống khuếch tán không có cánh guồng


Loại này dùng trong máy nén ổn định, nội dung tính toán là xác định kích thước
hình học của nó và trạng thái khí ở đầu ra.
Chiều rộng và kích thước của ống khuếch tán xác định theo quan hệ thực
nghiệm:
b3 = b4  b2 ; (II.257)
D4=(1,6 ÷ 1,8)D2 (II.258)
Tốc độ vòng ở đầu ra của ống:
D2
C 4 u=C 2 (II.259)
D4
Thành phần hướng tâm của tốc độ dòng ở đầu ra:
Q4
C4r= ; (II.260)
π D4 b 4 μ 4
Chỉ có thể xác định được lưu lượng thể tích Q4 khi biết thể tích riêng của khí
trong mặt cắt, do đó phải chọn trước Q4, sau khi tính xong thì kiểm tra lại.
Góc ra của dòng:
α 4 = arctg (C4/C4u) (II.261)

18
Mức tăng áp suất trong ống khuếch tán có thể tính theo công thức (II.252) còn
mức tăng nhiệt độ tính theo công thức (II.245), nhưng thay đổi các chỉ số "1" và "2"
thành "2" và "4".
2.5. Tính ống khuếch tán có cánh guồng
Loại này sử dụng khi α 2< 200 ; kích thước của nó chọn theo số liệu thực nghiệm.
b3 = b4 = (1 ÷ 1,2)b2; (II.262)
D3 = 1,1D2; (II.263)
D4 = (1,3 + 1,55)D2. (II.264)
Góc vào α 3 v của cánh guồng khuếch tán co the lấy bằng góc ra α 2 của cánh
guồng; góc ra α 4 r thường nằm trong giới hạn 30 đến 40°.
Số cánh guồng của ống khuếch tán không cần bằng số cánh guồng. Với loại cấu
trúc bình thường lấy: z = 20 ... 28.
Khi lấy hiệu suất đẳng entrôpi của ống là η đa = 0,8 và chọn sơ bộ các thông số ở
đầu ra của ống khuếch tán thì có thể dùng phương trinh dòng liên tục và kích thước
hình học đã chọn để xác đinh tốc độ khi ở đầu ra. Sau đó theo phương trình cân bằng
năng lượng, ta kiểm tra lại các trị số áp suất, nhiệt độ của khí ra xem có phù hợp với
các số liệu đã chọn không.
Cánh guồng của ống khuếch tán thường có dạng cung tròn.
Áp suất tạo thành sau một cấp của máy nẽn ly tâm không lớn lắm, vì vậy máy
nén ly tâm thường có nhiều cấp ghép nối tiếp nhau. Phương pháp tính toán tương tự
như trên.
2.6. Đường đặc tuyến của máy nén ly tâm
Về nguyên tắc chung thì đường đặc tính giống bơm ly tâm, lưu lượng của máy sẽ
biến đổi theo áp suất ở ống đẩy.
Khi số vòng quay ổn định n = const ta mở van đẩy dần dần và do hai đại lượng
H, Q thì ứng với mỗi vị trí nhất định sẽ về được một đường cong H-Q. Đó chính là
đường đặc tính của máy nên ly tâm, nó tương tự với đường đặc tính của máy bơm ly
tâm.
Điểm k trên đường H-Q gọi là điểm tới hạn. Ở phần trước điểm k khi Q tăng thì
H cũng tăng, còn ở sau điểm k khi Q tăng thì H giảm, Nếu Q < Q k thì máy nén sẽ làm
việc không ổn định (vì trên cùng một độ cao có hai lưu lượng Q1 và Q2), do vậy máy sẽ
19
làm việc khi ở trạng thái này khi ở trạng thái khác, dòng đứt đoạn, rung động mạnh.
Một khi áp suất và thể tích của dòng khí càng lớn thì sự rung động càng mạnh, do vậy
năng suất của máy hay nói cách khác là điểm làm việc của máy thường nằm ở bên phải
điểm k (trong phần ổn định của H-Q và hiệu suất cực đại η max ).

2.7. Điều chỉnh máy nén ly tâm trong quá trình làm việc
Do đặc điểm cấu tạo là điểm làm việc rất dễ tiến gần điểm k, nên cần có hệ thống
điều chỉnh phức tạp để bảo vệ máy khỏi hiện tượng rung động.
Thông thường để điều chỉnh máy ta dựa vào một trong các nguyên tắc sau đây:
a) Biến đổi số vòng quay của rôto, dựa vào định luật
Q1 n1 H 1 n1 2 N 1 n1 3
= ; =( ) ; =( )
Q2 n2 H 2 n2 N 2 n2

Phương pháp này rất dễ thực hiện và kinh tế, bởi vì ta chỉ thay thế cơ cấu truyền động
mà thôi.
b) Tiết lưu trên đường hút: Bằng cách giảm áp suất hút của máy, tăng thể tích riêng của
chúng làm cho đường đặc tuyến của máy vẫn giữ nguyên và điểm làm việc vẫn ổn
định. Trong trường hợp này, thì khối lượng của khí giảm nên hiệu suất cũng giảm, nhìn
chung phương pháp này không kinh tế.
c) Hoàn lưu lượng khí thừa trở lại ống hút, phương pháp này không kinh tế.
d) Gắn thêm một tuabin khí trên máy nén, khí thừa qua xupáp chống rung động vào
rôto của tuabin khí, năng lượng nén khí sẽ được nên trả lại ở đây, nhờ vậy mà hiệu suất
khi làm việc với lưu lượng nhỏ không bị giảm.
e) Điều chỉnh các cánh hướng dòng, góc của cánh càng nhỏ thì lưu lượng của khí càng
nhỏ.
20
Nhìn chung qua các phương pháp trên đây cho ta thấy ngoài phương pháp (a) ra
thì các phương pháp khác đều không kinh tế và khó thực hiện.
2.8. Vận hành máy nén ly tâm
Mặc dù có nhiều chi tiết của máy thổi và máy nén tuabin giống nhau, nhưng mỗi
máy đều có đặc điểm riêng và được nêu rõ trong các chức năng vận hành (do nơi chế
tạo quy định). Vì vậy việc tuân theo các quy tắc này là rất cần thiết, và từ đó ta rút ra
những điểm chung đối với tất cả các má như sau;
1- Muốn khởi động máy thì các van hút phải đóng lại. Trước khi khởi động cần chạy
bơm dầu và chạy hệ thống giải nhiệt. Sau khi máy chạy tròn tua, bắt đầu mở từ từ van
hút.
2. Van đẩy mở hết, sau khi thấy đạt áp suất làm việc bình thường cần tắt bơm dầu.
3- Trong thời gian vận hành thì áp suất khí và áp suất dầu phải ở trong giới hạn cho
trước (theo lý lịch máy). Áp suất dầu không nhỏ hơn 1 at va nhiệt đo dầu cần thấp hơn
(50 ÷ 60)°C, nhiệt độ làm mắt của nước ở cửa ra khoảng (35 ÷ 40)°C. Người vận hành
phải quan sát nghiêm túc trạng thái của các thiết bị an toàn, lưa ý mở các van xả nước
ngưng.
Trong thời gian vận hành có thể có các sai sót như:
1- Nhiệt độ nén quá cao. Nguyên nhân là do bề mặt làm lạnh bị bẩn, khắc phục bằng
cách làm sạch khi sửa chữa.
2- Nhiệt độ ra của nước làm mát cao. Lý do là lưu lượng nước bị giảm hoặc nhiệt độ
nước vào cao. Khắc phục bằng cách tăng thêm lưu lượng nước.
3- Khi chạy máy bị rung. Nguyên nhân chính là do trục máy và các ổ đỡ bị mài mòn
cơ học, ngoài ra còn các nguyên nhân khác như thiếu áp suất, lắp ráp thiếu chính xác,
rôto mặt cân bằng,…
4- Nhiệt độ ổ đỡ cao. Nguyên nhân do bôi trơn kém, bơm dầu làm việc yếu, ...
Khi muốn ngừng máy, việc trước hết là đóng van hút mở dầu khởi động. Khi máy
ngưng hoàn toàn, đóng chặt van đầy, ngừng nước làm mát, sau 15 ÷ 20 phút thì ngừng
bơm dầu khởi động.
2.9. Ứng dụng máy nén ly tâm
Người ta thường sử dụng các loại máy thổi khí tuabin hoặc máy nén tuabin sau
đây:

21
1- Máy thổi khí tuabin một rôto (H.11.45) dùng để vận chuyển không khí và các khí
SO2 ,... tạo chiều cao áp lực 2000 ÷ 3000mm cột nước, năng suất khoảng 1100m3/ph
và hiệu suất η = 0,85.

Máy gồm rôto 1 quay trong thân 2, thân có dạng hình xoắn ốc. Khí vào đường 3
và đưa vào miệng đẩy 4.
Loại máy thổi khí tuabin nhiều guồng được sử dụng rộng rãi hơn. Ở loại máy
này, dòng khí sau khi qua ống hút 12, được dẫn vào guồng động đầu tiên, sau đó được
nén vào các guồng động tiếp theo.

Như vậy là khí đi qua tất cả các guồng động 3 rồi đi ra vỏ xoắn ốc 8 để vào ống
đấy 10. Giữa các guồng động người ta đặt thêm thiết bị hướng dòng 4 có cánh ngược
5, mục đích là để đảm bảo cho dòng khí đi vào các guồng động được liên tục, không bị
va đập.
Giữa trục 1 và vỏ 6 cũng như giữa các tấm ngăn 7 và guồng động có các tấm 2
với hình dạng khúc khuỷu, khí rò qua các chỗ không kín sẽ đi qua các ngăn đó, sẽ
giảm tới áp suất đẩy của guồng trước hoặc bằng áp suất khí quyển.
22
Áp lực theo chiều trục sinh ra được triệt tiêu bằng pittông tháo tải 11, khi rò qua
đó, nó được dẫn đi theo ống thải 9 về lại ống hút 12 Trong các máy năng suất nhỏ thì
áp suất chiều trục được khử bằng các ổ đỡ chịu lực theo chiều trục.
2- Máy nén ly tâm tuabin cấu tạo tương tự như máy thổi tuabin nhiều guồng, nhưng số
guồng trong máy nén nhiều hơn so với máy thổi, đồng thời các guồng được chia thành
bốn nhóm có kích thước khác nhau gọi là bốn cấp nén, giữa các nhóm có đặt thiết bị
làm lạnh trung gian. Ấp suất theo chiều trục được khử bằng pittông tháo tải 8, guồng
chót của mỗi cấp được gắn với thiết bị hướng dòng chuyển động 5, còn các guồng
khác chỉ đặt thiết bị hướng dòng bất động 6.
Năng suất máy nén tuabin khoảng 5000 ÷ 40000m3/giờ, ứng với áp suất 7 at, số
vòng quay biến đổi từ 3000 ÷ 6000u/ph và công suất khoảng (10 ÷ 20) kW.

23
CHƯƠNG 3: MÁY NÉN PITTONG
3.1. Phân loại
Máy nén pittong được dùng với năng suất không quá 200 m 3/phút. So với các loại
máy nén khác, máy nén pittong rất phong phú về chủng loại, đa dạng về số lượng.
Người ta phân loại máy nén pittong như sau:
- Theo số phía làm việc của xilanh: máy nén tác dụng đơn hay tác dụng kép.
- Theo số cấp: máy nén một cấp, hai cấp,… nhiều cấp.
- Theo vị trí của xilanh: máy nén một xilanh, nhiều xilanh
- Theo áp suất làm việc:
Áp suất thấp P < 10 at
Áp suất trung bình P = (10 ÷ 100) at
Áp suất cao P > 100 at
- Theo năng suất:
Năng suất nhỏ Q < 10 m3/phút
Năng suất vừa Q = (10 ÷30) m3/phút
Năng suất lớn Q > 30 m3/phút
3.2. Năng suất
Năng suất của máy nén pittong tác dụng đơn:
Q = Vht(n/60) = λoλtλkV(n/60)
Trong đó Q – năng suất của máy nén, m3/s; Vht – thể tích hút thực tế, m3/s;
n – số vòng quay trong một phút; vòng/phút; λo – hiệu suất thể tích:
λo = 1 – a(ε1/mg - 1)
Ở đây a – thể tích tương đối của khoảng hại, a = 0,025…0,06; ε – độ nén;
ε = p2/p1; mg – chỉ số đa biến của quá trình giãn khí, trung bình m g = 1,2 và mnén =
1,35 (đối với khí hai phân tử) trong máy nén làm lạnh bằng không khí quá trình làm
lạnh yếu, do đó có thể xảy ra quá trình gần với đoạn nhiệt, thậm chí chỉ số đa biến có
thể lớn hơn chỉ số đoạn nhiệt.
Đối với máy nén hiện nay đang dùng λo = 0,7…0,9
λt – hệ số nhiệt độ, thường λt = 0,9…0,98
λk – hệ số kín, thường λk = 0,95…0,98
V – thể tích khoảng chạy của pittong, m3

24
- Đối với máy nén tác dụng đơn:
2
π D1
V= . S ,m3
4
Trong đó D1 – đường kính pittong, m; S – khoảng chạy của pittong, m.
- Đối với máy nén tác dụng kép:
2 2
π (D 1−D 2 )
V= . S , m3
4
D2 – đường kính cán pittong, m
3.3. Điều chỉnh năng suất làm việc của máy nén pittong
Điều chỉnh năng suất làm việc của máy nén pittong bằng cách sau:
- Thay đổi số vòng quay của trục;
- Điều chỉnh van hút và van đẩy;
- Nối đường hút với đường đẩy qua van.
3.4. Số bậc của máy nén
Trong quá trình nén nhiệt độ của khí tăng lên, bảng II.50 cho biết nhiệt độ cuối
cùng của không khí nén ở các điều kiện khác nhau của máy nén pittong có D 1 = 0,7 m
ở nhiệt độ ban đầu t1 = 20oC.
Khi độ nén cao, nhiệt độ cao có thể làm cháy dầu bôi trơn, phân hủy khí nén,
giảm hiệu suất và năng suất máy nén, do đó cần phải nén nhiều cấp và làm lạnh khí
giữa các cấp. Số cấp của máy nén tính theo công thức:
ε = ψ √2 p k / p 1
hay
lg pk −lg p1
z=
lg ε −lg ψ
Trong đó pk – áp suất cuối của quá trình nén, N/m 2; Ψ – hệ số tổn thất áp suất
Ψ =1, 1…1,15; ε – độ nén trong một cấp, ε = 2,5.

25
3.5. Tính các kích thước cơ bản của máy nén nhiều cấp tức là tính khoảng
chạy, diện tích và đường kính của pittong
- Số liệu cần biết là năng suất Q1 ở điều kiện hút đã cho trước. Chỉ số đa biến của
quá trình giãn có trị số mg ≈ 1,2; trị số của a, λ o, λ k đã nêu ở trên.
- Số vòng quay n phụ thuộc vào năng suất của máy nén. Máy nén năng suất nhỏ
nối trực tiếp với động cơ điện qua khớp trục có n = 730 vòng/phút.
Máy nén năng suất trung bình dùng động cơ điện không đồng bộ truyền động qua
dây đai n = 400…500 vòng/phút. Máy nén lớn dùng động cơ đồng bộ số vòng quay n
= 125…167 vòng/phút.
- Độ nén của một cấp sẽ tính được sau khi chọn số cấp nén z với áp suất p1, p2
theo yêu cầu:

ε=

z pk
P1 λ λ ε
z−1

Trong đó λ ε – hệ số tính đến mất mát áp suất trong thiết bị làm lạnh trung gian,
tính toán sơ bộ có thể lấy λ ε = 0,93 đối với tất cả các cấp; ε – cần phải nằm trong giới
hạn đã cho ở trên.
Thể tích làm việc của xilanh tính theo công thức:
60 Q1
V=
( )
1

[1−a ε m −1 ] λt λ k n
g

Sau khi tính được V, tiếp đến tính đường kính và khoảng chạy của pittong theo
công thức sau:
- Đối với pittong có một đường kính:
V = 0,785 D21 S , m3
- Đối với pittong vi sai có đường kính D1 và D2:

26
V = 0,785( D21−D22 )S, m3
Và kết hợp với các công thức thực nghiệm sau:
- Đối với máy nén thẳng đứng không có con trượt:
S/D1 = 0,5
- Đối với máy nén nằm ngang có con trượt:
S/D1 = 0,6…0,9
Thường thường số cấp cần thiết để đạt được độ nén theo yêu cầu nằm trong giới
hạn như ở (bảng II.51).

Xác định kích thước của xilanh các cấp tiếp theo cũng tương tự như vậy, nhưng
năng suất khí giảm dần do khí bị nén.
3.6. Sự trao đổi năng lượng trong quá trình nén
Công cần thiết để nén 1kg khí từ áp suất Pvào(P1) lên áp suất Pra(P2) ta thường sử
dụng phương trình biến đổi năng lượng của khí khi nén như sau:

Pvào (P1) MN Pra(P2)

ⅆl=¿)dS
Với: v – vận tốc, m/s
τ – thời gian nén, s
Z – thế năng, m
S – quãng đường nén, m
p – áp suất nén, N/m2
hω – ma sát, m
Mặt khác ta có: dS = v dτ
Giải tích phân từng đại lượng, cận xác định từ (1) tới (2):
v2 2 2
1 ⅆv v −v
∫ g ⅆτ vⅆτ = 22 g 1
v1

27
là công biểu thị sự thay đổi động năng từ vị trí (1) tới vị trí (2) nhưng thường
v 1 ≈ v 2 nên công này bỏ qua:
s2
∂Z
∫ ∂ S ⅆS =Z 2−Z 1 ( ⅆS ≈ ∂ S)
s1

là công biểu thị sự thay đổi thế năng, nhưng trục máy thường nằm ngang nên
Z 2=Z 1
s2
∂h
∫ ∂ Sω ⅆS =h ω (ⅆS =∂ S)
s1

là công biểu thị sự ma sát các loại. Nó phụ thuộc từng loại máy, thường công này
nhỏ, không đáng kể:
s2
1∂p
∫ ρ ∂ S ⅆS (1)
s1

là công biểu thị sự thay đổi áp suất giữa hai vùng hút nén. Ta thấy áp suất phụ
thuộc vào quãng đường đi và thời gian nén τ , do đó ta biểu thị chúng dưới dạng
phương trình vi phân:
∂p ∂p
p=f ( S , τ )=dp= dS + dτ
∂S ∂τ

∂p ∂p
 dS=dp− d τ thế vào (1)
∂S ∂τ
τ2
1∂p
Ta xét tiếp: ∫ ρ ∂ τ ⅆτ là công biểu thị sự giao động áp suất trong lúc nén, công
τ1

này không đáng kể:


p2
1
∫ρⅆp (2)
p1

là công biểu thị sự thay đổi đáng kể áp suất trong lúc nén.
Ta xét phương trình (2) khi lấy G = 1kg khí
1
V= thế vào phương trình (2)
ρ
p2 p2
1
∫ ρ ⅆ p=∫ V ⅆ p = l chính là công nén
p 1 p 1

Mặt khác, ta đã biết:

28
2 2
d ( pV )=Vdp+ pdV ⇒ Vdp=∫ d ( Vp )−∫ pdV
1 1

V2

Giải ra ta được: l = P2V2 – P1V1 – ∫ pdV


V1

Với: P2V2 – công chuyển khí đến trạng thái (2)


P1V1 – công chuyển khí vào máy
V2

∫ pdV – công nén. Được biểu thị qua diện tích (a-b-c-d-a) (Hình 11.16)
V1

Có thể tính cụ thể công riêng trong các chu trình lý thuyết như sau:
1 – Chu trình đẳng nhiệt:
pV =const , n=1
Công nén:
P2
l=P1−V 1 ln
P1
2 – Chu trình đoạn nhiệt:
p v = const
k

Ở đây k chỉ số đoạn nhiệt


- Đối với khí 1 nguyên tử k = 1,66 ÷ 1,67
- Đối với khí 2 nguyên tử k = 1,4 ÷ 1,41
- Đối với khí 3 nguyên tử k = 1,1 ÷ 1,33
Nếu là khí hỗn hợp; chỉ số k xác định theo:

29
n
1 a
=∑ i
k−1 i=1 k i−1
Với: a i – thành phần thể tích cấu tử ⅈ̇
n – số cấu tử có trong hỗn hợp
k , k i – chỉ số đoạn nhiệt của hỗn hợp và của cấu tử ⅈ
Công của chu trình đoạn nhiệt:

( )
k−1
k P2 k
l= P1 V 1 [ −1 ]
k −1 p1

3 – Chu trình nén đa biến: Thay k = n, các cách tính toán tương tự trong chu
trình đoạn nhiệt.
Ta có công nén đa biến:

( )
n−1
n P
l= P1 V 1 [ 2 n
−1]
n−1 p1

3.7. Cấu tạo, nguyên lý máy nén pittong một cấp


3.7.1. Chu trình lý thuyết
Máy nén pittong làm việc theo nguyên lý nén cưỡng bức với các quá trình tiến
hành tuần tự như sau: hút – nén – đẩy khí và toàn bộ quá trình này đều được lặp lại
trong mỗi vòng quay của trục máy nén, nên được gọi là chu trình nén lý thuyết (Hình
11.17b) gồm:
- Chu trình 4 – 1: gọi là chu trình hút (Ph = const)
- Chu trình 1 – 2: gọi là chu trình nén (từ Ph lên Pđ)
- Chu trình 2 – 3: gọi là chu trình đẩy (Pđ = const)
Ta nhớ rằng trong quá trình hút và đẩy nó không phải là quá trình nhiệt động, vì
lẽ khí trong xylanh của máy chỉ biến đổi về lượng, chứ không biến đổi về trạng thái
(chất).

30
Trong chu trình lý thuyết này, quá trình hút xảy ra suốt cả hành trình của pittong,
khi pittong thay đổi hướng chạy (điểm 1) thì xupap hút đóng lại ngay và quá trình nén
bắt đầu, quá trình này kéo dài cho đến khi trong xylanh đạt đến một áp suất nhất định
thì xupap đẩy bắt đầu mở ra và thực hiện quá trình đẩy. Tương tự khi pittong thay đổi
hướng chạy lần kế theo thì xupap đẩy đóng lại và xupap hút bắt đầu hoạt động.
- Nếu quá trình nén là đa biến thì ta có chu trình đa biến
- Nếu quá trình nén là đẳng nhiệt thì ta có chu trình đẳng nhiệt
- Nếu quá trình nén là đoạn nhiệt thì ta có chu trình đoạn nhiệt
Công tiêu hao để thực hiện chu trình lý thuyết được biểu diễn bằng diện tích (1-
2-3-4-1) (Hình 11.17).
Và bằng tổng công của các quá trình hút, đẩy, nén.
Cũng nhìn từ hình 11.17 ta có:
 Công do khí sinh ra trong quá trình hút là công âm, biểu diễn bằng diện
tích (4-1-1’-4’-4):
Lh = P1V1
trong đó V1 là thể tích hút, m3
 Công nén khí từ áp suất P1(Ph) lên P2(Pđ) được biểu diễn bằng diện tích
(1-2-2’-1’-1):
2

Lh = −∫ pdV
1

Mang dấu (−¿) vì dV < 0


 Công đẩy khí đi biểu diễn bằng diện tích (2-3-4’-2’-2) và bằng:
31
Lđ = P2V2
Với: V2 – thể tích đẩy, m3
V1 – thể tích hút, m3
3.7.2. Chu trình nén thực
Chu trình nén thực có khác xa so với chu trình lý thuyết do các lý do sau đây:
- Không thể đẩy hết khí ra khỏi xylanh sau mỗi lần đẩy, chính phần khí còn
lại đó sẽ giãn nở ra và chiếm chỗ trong xylanh, phần thể tích bị chiếm đó
gọi là “thể tích của khoảng chết”, nó được biểu thị bằng đường cong (c-d)
(Hình 11.18)
- Do khối lượng của các xupap (kể là lực nén lò xo) là đáng kể, do vậy khi
muốn hút thể tích Vh thì áp suất làm việc phải nhỏ hơn P h một đại lượng
ΔPh, lúc đó xupap hút mới hoạt động được (điểm d). Và ngược lại, khi
muốn đẩy một thể tích khí Vđ thì áp suất làm việc phải bù vào một đại lượng
ΔPđ cao hơn Pđ, lúc đó xupap đẩy mới hoạt động được (điểm b).

Do đó, áp suất trong ống hút và ổng đẩy sẽ dao động, biểu thị bởi hai đường cong
(d-a) và (b-c) mà lẽ ra nó phải là hai đường thẳng song song với trục hoành.
- Áp suất trong ống hút và ống đẩy bị dao động liên tục do vị trí chuyển động
thay đổi của pittông khiến cho dòng khí cũng chuyển động không ổn định.
Đặc biệt là trong các loại máy nén hai cấp, ba cấp (hay nhiều cấp) thì lượng
khí nén từ máy nén cấp thấp đi vào vùng hút cấp cao sẽ không tiến hành
đồng thời, mất tính ổn định, điều này làm cho áp suất trung gian mất ổn
định.

32
- Có sự trao đối nhiệt giữa dòng khí và xylanh làm cho dòng khí bị đốt nóng,
nên nhiệt độ của xylanh có giá trị trung bình giữa dòng khí hút và dòng khí
nén.
- Có sự rò rỉ khí đi qua clapê (xupáp), sécmăng và hộp đệm (phốt).
Nếu khí rò rỉ qua đường hút thì đường cong nén dốc ít, còn đường cong giãn nở
dốc nhiều (đường 1) - H.11.19.
Ngược lại, khi bị rò rỉ qua đường đẩy thì đường cong nén dốc nhiều, đường cong
giãn nở dốc ít hơn (đường 2) (H.11.19).

3.7.3. Năng suất máy nén pittong


Năng suất của máy nén là thể tích khí được đẩy ra khỏi máy nén trong một đơn vị
thời gian, ký hiệu Q
Pđ T đ
Q=( )V , m3/s
PhT h đ
trong đó: Vđ – lượng khí đẩy ra khỏi máy nén, m3/s
Pđ, Ph – áp suất khí ra và vào máy nén, N/m2
Tđ, Th – nhiệt độ khí ra và vào máy nén, oK
Ta có thể tính năng suất lý thuyết của máy nén pittong theo
F . S . nⅈ 3
Q¿ = Ψ ,m / s
60
với: F – tiết diện pittong, m2
S – hành trình của pittong, m
n – số vòng quay trục máy, vòng/phút
ⅈ – số lần tác động
Ψ −¿hệ số tính đến sự chiếm chỗ của thanh truyền (cán pittong)

33
Năng suất thực của máy nén được xác định:
λ ΨⅈSn λ Ψⅈ V H n
Q= λ Q¿= =
60 60
với: λ – hiệu suất chung của máy nén
VH – thể tích làm việc
3.7.4. Hiệu suất chung của máy nén
Có dạng:
λ=λ ap λ hd λđn λtt
với: λ ap – hệ số áp suất
λ hd – hệ số hình dạng
λ đn – hệ số đốt nóng
λ tt – hệ số thể tích (do khoảng chết gây ra)

Xét từng số hạng cụ thể:


- Hệ số áp suất: λ ap=1−β , với β = 0,05 ÷ 0,1 là hệ số kể đến sự sai biệt áp
suất trong quá trình nén.
- Hệ số hình dạng (còn gọi là hệ số kín):

λ hd=1− A
√( P1
nD
)
p2 2
−1

với: A – hệ số phụ thuộc cấu tạo máy nén


D – đường kính pittong, m
n – số vòng quay, vòng/phút
- Hệ số đốt nóng:
P2
λ đn=1−0 , 01( −1)
P1
- Hệ số thể tích:

λ tt =1−ε [ ( )
P2 1n
P1
−1]

với: ε – hệ số phụ thuộc cấu tạo của máy nén, ε = (0,03 ÷ 0,08)
n – chỉ số nén
Tóm lại, trong bốn hệ số đã nêu trên đây, thì hệ số thể tích là có ảnh hưởng lớn
nhất, và khi tỉ số P2/ P1 càng lớn thì λ càng giảm.

34
3.7.5. Công suất tiêu hao trong quá trình nén
Công suất tiêu hao để nén khí trong chu trình thực gọi là công suất chỉ thị, mà giá
trị của nó thường được xác định bằng dụng cụ đo hoặc tính toán, công suất chỉ thị
thường có dạng như hình 11.20.

Từ giản đồ này ta xác định:


- Áp suất chỉ thị:

( )
'
F CT 2
PCT =m p , N /m
sCT

với: m p – tỉ lệ xích áp suất, N/m2/cm


'
F CT – diện tích phần đồ thị chỉ thị, cm2
sCT – chiều dài từ đồ thị chỉ thị, cm

- Công suất chỉ thị của máy nén:


4
N CT =10 P CT FSn , J / phút
hoặc:
PCT FSn
N CT = ,kW
6
với: F – diện tích pittong, m2
S – khoảng chạy của pittong, m
n – số vòng quay của trục máy nén, vòng/phút
Từ hình 11.20 ta tính công như sau:
LCT =L+ Δ Lh + Δ Ld=L+ ΔL(J )
với: L – phần công ứng với chu trình biểu diễn bằng diện tích (1-2-3-4-1)
35
Δ Lh , Δ Ld – tổn hao công ở phía hút và phía đẩy.

Ta có:
Diện tích (1-2-3-4-1) = Diện tích (1-2-3’-4’-1) – Diện tích (3-3’-4’-4-3)
với: (1-2-3’-4’-1) – công đưa khí vào vùng cao áp
Diện tích (3-3’-4’-3) – công do khí giãn nở trở lại
2 4

Nghĩa là: L = ∫ Vdp−∫ Vdp, J


1 3

Chú ý: Điểm 1 và 2 là hai cận dưới của hai tích phân, nó phụ thuộc vào áp suất
cuối của quá trình hút và đẩy. Nhìn chung, hai điểm này khó xác định, do vậy ta
thường lấy áp suất biểu kiến tại P1, P2 rồi cộng trừ thêm vào 2÷ 3%.
Trong quá trình biến đổi, ta suy ra:
Công riêng để nén 1kg khí lý tưởng:

[( ) ]
k−1
P1 V 0 P2 k
L= −1 , J
λ đn λ hd (k −1) P1

Công suất nén khí lý tưởng của máy nén

N=
P 1 Qk
λ đn λ hd (k −1)10
3
[
( )
P2
P1
¿¿
k−1
k
−1], kW ¿

Tương tự, ta có công thức xác định công suất tiêu hao để nén khí thực:

{ [( ) ] }
k−1
P1Q k−1 P2 k 273 ΔB
N= 3
−1 + , kW
λ đn λ hd z . 10 k P1 T1

với: P1 – áp suất hút, N/m2


k – chỉ số nén đa biến
Vo – thể tích khí, tính cho một lần nén từ xylanh vào ống đẩy, m3
Q – năng suất, m3/s
P2 – áp suất nén, N/m2
P2
λ đn – hệ số đốt nóng, λ đn = (1÷ 0,02 )
P1
λ hd – hệ số hình dạng, λ hd = (0,92 ÷ 0,95)

T1 – nhiệt độ hút, oK
Z – Hệ số

36
ΔB – chỉ số dư của công trong chu trình đoạn nhiệt xác định theo công thức
Simson:
1 '
ΔB= (β 1 +4 β + β 2)( P2−P 1)
6
P1 + P2
với: β 1 , β ' , β 2 ứng với P1 T 1 , , P2 T 2
2
3.8. Máy nén nhiều cấp
3.8.1. Khái niệm
Ta biết rằng tỷ số nén của P2/ P1 càng lớn thì hiệu suất λ càng giảm, mà cuối quá
trình nén thì nhiệt độ càng tăng cao khiến cho kim loại dễ bị phá hủy và dầu bôi trơn
cũng dễ bị cháy. Do vậy, khi chọn tỷ số nén cũng cần có giới hạn nhất định. Chính tỷ
số nén P2/ P1 đó quyết định cấp số nén của máy nén, xem bảng 11.3.

Đặc điểm chính của máy nén hai cấp (hay nhiều cấp) là giữa cấp thấp và cấp cao
có cơ chế làm mát trung gian nên gọi là thiết bị trung gian.

Ưu nhược điểm của hai cấp so với một cấp trên cùng một tỷ số nén P2/ P1, là:
1. Do nhiệt độ nén không cao nên kim loại ổn định, không bị phá hủy.
2. Dầu bôi trơn luôn luôn bảo đảm do không bị phân hủy vì nhiệt độ nén cao.
37
3. Đặc biệt là tiết kiệm được công nén
Công tiết kiệm: diện tích (a-b-c-d-a)
Cấp thấp: diện tích (1-2-b-a-3-1)
Cấp cao: diện tích (3-a-b-c-d-4-3)
4. Tính toán sao cho cân bằng năng lượng và vật chất giữa cấp thấp và cấp cao
phải bằng nhau.
5. Chỉ tiêu kỹ thuật giữa hai cấp phải thống nhất.
6. Do có thiết bị trung gian (đoạn a-b) nên điều hành phức tạp hơn.
7. Máy móc cấu tạo khá phức tạp.
* Căn cứ vào chỉ tiêu sau đây để tính và chọn số cấp của máy nén:

ε =ψ
√ P2
P1
trong đó ψ = (1,1 ÷ 1,15) là hệ số hao hụt tại thiết bị trung gian.
Ta cũng có thể dựa vào chỉ tiêu (ε ) để chọn cấp số nén theo:

Sơ đồ nguyên lý có thiết bị trung gian (giữa cấp thấp và cấp cao) (H.11.22).

3.8.2. Xác định công suất và hiệu suất


Công suất chỉ thị:
N CT =Σ N C T , kWi

38
với Σ N C T là công chỉ thị thứ i
i

Công suất trên trục máy:


N CT
N= ;η =0 ,8 ÷ 0 , 95
η cơ khí cơ khí
Công suất động cơ:
N
N động cơ =a
η truyềnđộng
với: a=1 ,1 ÷ 1 ,5 ; ηtruyền động =0 , 95
Hiệu suất xác định theo:
N đoạnnhiệt
η đẳngnhiệt =0 , 65 ÷ 0 ,75 ; η đoạnnhiệt =
N CT
Hiệu suất chung:
N đẳngnhiệt
η=
N trục máy
3.8.3. Các sơ đồ nguyên lý của máy nén pittong
Đối với máy nén pittong một cấp
Phụ thuộc vào mức độ ứng dụng và năng suất mà máy nén pittong một cấp có thể
thực hiện theo nguyên lý thẳng đứng, nằm ngang hoặc góc nghiêng.
Nếu năng suất máy khoảng 5m3/phút trong một xylanh thì theo nguyên lý thẳng
đứng, hình 11.23, hoặc hai xylanh hình chữ V, hình 11.24.

39
Ngoài ra có loại máy nén thẳng đứng một cấp khác không thanh trượt với số
lượng từ hai đến bốn xylanh có tay quay lệch nhau 180 o hoặc 90o. Chúng cấu tạo vững
chức, mômen xoắn phân bố tương đối đều, các lực quán tính cân bằng khá tốt, ổn định.

40
Đối với máy nén pittong hai cấp
Đối với máy nén khí thì áp suất thường dùng khoảng 8at, còn các loại hơi khác
thì áp suất cao hơn. Về chủng loại thì máy nén hai cấp đa dạng và phong phú hơn một
cấp.
Khi năng suất nhỏ Q ≈ 5 m3 /phút có dạng chữ V, W, số lượng xylanh từ 2 ÷ 6.
Loại bốn xylanh: hai xylanh cấp thấp, hai xylanh cấp cao (H.11.27).
Loại sáu xylanh (hai bên là cấp thấp, xylanh giữa là cấp cao) (H.11.28).
Loại hai cấp có thanh trượt: thường có năng suất cao hơn 30 m3/phút/1 xylanh.
Đối với hai cấp có thanh trượt năng suất thường từ 20 ÷ 170 m3/phút (H.11.29).

41
Đối với máy nén pittong ba cấp
Thường làm việc theo sơ đồ thẳng đứng không có thanh trượt thì năng suất nhỏ,
còn loại có thanh trượt thì năng suất lớn hơn. Hình 11.30 thường để nén khí (H.11.31),
thường sử dụng để nén khí đưa đi hóa lỏng. Còn loại ba cấp nằm ngang (H.11.32) có
cấu tạo vững chắc, năng suất trung bình, ngày nay ít thấy loại này vì cồng kềnh chiếm
chỗ.
Ngoài các cách bố trí xylanh trên đây, người ta còn bố trí theo nguyên lý chữ Y,
W hoặc hình sao năm cánh.

42
43
3.8.4. Giới thiệu các chi tiết của máy nén pittong
Cácte (hay còn gọi là thân máy) là một chi tiết lớn bao bọc toàn bộ các chi tiết
khác bên trong nó nên người ta còn gọi là vỏ máy. Nói chung, phụ thuộc vào số lượng
xylanh, phụ thuộc vào nguyên lý và cấu tạo của các chi tiết, mà vỏ máy này kết cấu
sao cho thích hợp, gọn nhẹ và an toàn.
Cácte thường được chế tạo bằng gang, bằng nhôm hoặc các loại hợp kim.
Hình 11.33 mô tả cácte máy nén tám xylanh hai cấp gồm sáu xylanh cấp thấp và
hai cấp cao.

44
Xylanh: Hình dạng của xylanh có yêu cầu kỹ thuật là ít bị hao mòn cơ học, chịu
bôi trơn, chịu nhiệt độ cao.
Bất kỳ loại máy nén nào thì xylanh cũng phải được làm để tránh giãn nở nhiệt.
Làm mát xylanh thường thực hiện trên phần cácte nơi tiếp xúc nhiều với xylanh; tác
nhân làm mát xylanh có thể là không khí, nước hoặc gas.
Hình 11.34 biểu diễn xylanh của một máy nén gas.
Hình 11.35a giải nhiệt xylanh bằng nước, hình 11.35b giải nhiệt bằng không khí.

45
Pittong thường có ba loại pittong: hở, đĩa, bậc.
Loại hở thông dụng hơn, nó thường gặp trong các máy nén không thanh trượt,
chúng thường được chế tạo bằng hợp kim nhôm hoặc gang xám c4 24-44 hay c4 28-
48.
Còn pittong dùng trong máy nén có thanh trượt, loại bậc thì dùng trong các máy
nén hai cấp hoặc nhiều cấp chung cả khối. Hình 11.36 là loại pittong hở.
Trên thân của pittong thường người ta lắp các vòng nhằm chống thất thoát khí
khi nén (hoặc dầu máy), các vòng đó được gọi là sécmăng. Số lượng sécmăng phụ
thuộc vào áp suất làm việc của máy như sau:

46
Trục máy (hay còn gọi là trục khuỷu) là chi tiết rất quan trọng trong máy nén,
yêu cầu kỹ thuật của trục khuỷu là đảm bảo độ bền và phải cân bằng động tuyệt đối.
Do vậy nó thường được chế tạo bằng thép 45 hoặc thép 60 qua chế độ nhiệt luyện đạt
độ cứng HB (65÷ 80). Hình 11.37 mô tả trục khuỷu của máy nén khí hai pittong.

Thanh truyền: Nó là chi tiết chịu lực lớn đứng thứ hai sau trục khuỷu, chính nó
biến từ chuyển động quay của trục khuỷu sang thành chuyển động tịnh tiến của pittong
trong xylanh. Thường được chế tạo từ gang xám c4 22-44 hoặc c4 24-48 qua chế độ
nhiệt luyện đạt độ cứng HBmax80.
Hình 11.38 mô tả một loại thanh truyền thông dụng.
47
Hộp đệm kín (hay còn gọi là phốt): Mục đích của nó là ngăn sao cho không khí
không lọt vào máy khi áp suất bên trong chân máy nhỏ, đồng thời ngăn không cho hơi
trong máy thoát ra ngoài khi áp suất bên trong thân máy lớn hơn ngoài khí quyển, tuy
vậy sự ngăn ngừa đó không được tuyệt đối, mà còn một lượng hơi lọt ra cho phép:
3
2600 δ h dΔp 3
V= , c m /s
μl
với: δ h – khoảng hở giữa pittong và xylanh
l – chiều dài hộp đệm
d – đường kính trục máy
μ – độ nhớt động lực của hơi
Δp – độ chênh lệnh áp suất bên trong và ngoài
Vật liệu là đệm thường là các tấm mỏng kim loại hoặc phi kim loại. Đặc biệt khi
làm việc với áp suất cao thì đệm chế tạo bởi chất babít đạt độ cứng HB (20 ÷ 35), khi áp
suất rất cao P ≈ 3000at thì chế tạo bằng 5pOC 8÷12 đạt độ cứng HB (65÷ 73) để chống
sự mài mòn, hình 11.39 là hộp đệm của máy nén cao áp.

48
Hệ thống bôi trơn: Các chi tiết phải được bôi trơn là trục khuỷu, pittong,
xylanh, sécmăng, thanh truyền, hộp đệm và clapê. Chúng được bôi trơn bằng nhớt máy
qua hệ thống máy bơm răng khía có cấu tạo như hình 11.40. Chúng chuyển động nhờ
vào trục khuỷu, còn trục phụ là trục bơm răng khía.

Clapê: là một tổ hợp gồm nhiều tấm thép (xupap) và đế clapê. Về yêu cầu kỹ
thuật, clapê phải được kín tuyệt đối trong trạng thái đóng hoặc mở, dứt khoát và kịp
thời, trở lực nhỏ, ít bị sự cố đồng thời thể tích khoảng chết phải nhỏ.

49
Clapê được định hướng và hoạt động ổn định nhờ tấm đế clapê. Các tấm thép
clapê dày (0,5÷2)mm còn đế có bề dày (10÷30)mm, trên tấm và đế có nhiều lỗ hình
dạng khác nhau sao cho hơi được hút hoặc nén đi qua thuận lợi. Vật liệu chế tạo cụm
clapê là thép 35, thép 40 hoặc thép 45, thép 60. Hình 11.41 là clapê máy nén cao áp.

Ngoài các chi tiết trên đây, máy nén còn nhiều chi tiết phụ khác như phin lược
nhớt, áp kế, nhiệt kế, phin lược khí, lò xo clapê, ắc, bạc thau, bạc đạn,…

50
Hình 11.43 là máy nén một cấp một xylanh.

3.8.5. Các sự cố thường xảy ra và cách khắc phục

51
52
CHƯƠNG 4: MÁY NÉN ROTO
4.1. Máy nén và thổi khí kiểu roto nén khí theo nguyên tắc thay đổi thể tích do
tấm trượt của roto và vỏ tạo ra
Máy nén khí roto có loại một cấp và hai cấp, năng suất từ 6 đến 100 m 3/phút,
công suất có thể đến 1200 kW, áp suất sau khi nén có thể đạt đến 4at đối với máy nén
một cấp và 10at đối với máy nén hai cấp.
4.2. Năng suất
Năng suất của máy nén roto xác định theo công thức:
Q=2 ⅇl (πD−zδ)nη
trong đó Q – năng suất khí, m3/s; e – khoảng lệch tâm, m; D – đường kính của
vỏ, m; l – chiều dài roto, m; z – số tấm trượt; δ – chiều dày tấm trượt, m, n – số vòng
quay, vòng/s; η – hệ số cung cấp nằm trong giới hạn 0,5 ÷ 0,85, thường từ 0,75÷ 0,8; η
phụ thuộc vào sự mất mát khí qua các khe hướng tâm và hướng trục, chiều dày và số
lượng tấm trượt.

Thực tế chiều dày của tấm trượt không đáng kể so với đường kính nên năng suất
thực tế có thể tính theo công thức:
Q= ⅇlD . β . n . η . z=2 π . ⅇ .l . D. n . η
trong đó β – góc giữa hai tấm trượt, rad.
Thay đổi năng suất trong quá trình làm việc bằng cách thay đổi số vòng quay
(nếu phương pháp truyền động cho phép) hoặc bằng ống nối giữa đường đẩy và đường
hút với van điều chỉnh.

53
4.3. Tính các kích thước cơ bản
Tính các kích thước cơ bản của máy nén roto chủ yếu dựa trên các tỉ số thực
nghiệm:
- Tỉ lệ giữa bán kính ngoài của roto và bán kính trong của vỏ:
r
=0 , 86 ÷ 0 , 89
R
trong đó r – bán kính ngoài của roto, m; R – bán kính trong của vỏ, m
- Tỉ lệ giữa độ lệch tâm và bán kính trong của vỏ:
e
=0 , 14 ÷ 0 ,11
R
e – độ lệch tâm
- Chiều dài roto: l = (3,2÷4,2)R
- Chiều rộng tấm trượt: b = (0,44÷ 0,54)R
Thường chiều dày của các tấm trượt là 1÷ 5 mm
Số lượng tấm trượt: z = 20÷ 30
Đối với máy nhỏ năng suất 0,5 m3/phút có số cánh trượt nhỏ hơn 6.
Tốc độ cực đại cho phép của đầu mút tấm trượt bằng thép không quá 15 m/s và
không nhỏ hơn 7 m/s.
Số vòng quay của máy nén có thể xác định theo bán kính R và giá trị tốc độ cực
đại cho phép của đầu mút tấm trượt.
Thường máy nén được nối trực tiếp với động cơ điện qua khớp nối trục, vì vậy số
vòng quay của nó thường là 1450, 960, 735 vòng/phút.
Công suất trên trục của máy nén roto cũng tính như các máy nén khác, nhưng ở
đây mất mát do ma sát cơ học rất lớn. Hiệu suất cơ khí η ck = 0,8÷ 0,9.
Tích số giữa hiệu suất đẳng nhiệt, đoạn nhiệt với hiệu suất cơ khí như sau:
η đn . ηck=0 ,5 ÷ 0 , 6
η đa . ηck =0 ,6 ÷ 0 , 7

54
CHƯƠNG 5: MÁY NÉN HƯỚNG TRỤC
5.1. Nguyên lí hoạt động
Máy nén, quạt hướng trục truyền năng lượng cho dòng khí do những cánh guồng
gắn trên ổ trục tạo với mặt phẳng quay một góc nào đó, khi đó sẽ bị đẩy dọc theo trục
với một độ xoắn nhất định.
Khi cắt guồng bằng một mặt trụ có đường kính r và trải bề mặt này ra ta được
mạng mặt phẳng của cánh guồng.
Những trị số đặc trưng hình học cơ bản của mạng gồm có:
t- bước guồng, bằng khoảng cách các điểm giống nhau của mặt cắt cánh guồng,
đo theo hướng chuyển dộng của mạng; b- chiều dài dây cung của mặt cánh; B- chiều
rộng mạng lưới theo hướng song song với trục quay; β1g, β2g – góc của cánh guồng ở
đầu vào và đầu ra; βy – góc chắn, tức là góc giữa dây cung và trục của mạng lưới; S –
chiều sâu của mạng, bằng tỉ số dây cung và bước:
S = b/t.
Trị số nghịch đảo của chiều sâu là bước tương đối r:
τ = l/S = t/b
5.2.
Phương
trình
dòng liên
tục (bề
mặt của
đầu vào
và đầu
ra giống
nhau)
ρ1ω1a = ρ2ω2a
ρ1C1a = ρ2C2a
5.3. Phương trình năng lượng
Khi chuyển động tương đối qua bánh công tác của máy nén hướng trục, dòng khí
không được cung thêm năng lượng, ở đây chỉ xảy ra sự chuyển từ động năng thành thế
năng, quá trình này kèm theo sự chuyển một phần năng lượng thành nhiệt.
55
- năng lượng chuyển thành nhiệt.
Có thể tính được sự biến thiên thế năng, biểu diễn bằng tích phân ở vế phải của
phương trình khi biết sự phụ thuộc giữa ρ và p, nghĩa là khi biết quá trình nhiệt động
trong rãnh giữa các cánh guồng. Trong quạt áo suất thấp, quá trình này là đẳng nhiệt,
trong máy nén hướng trục quá trình này là quá trình đa biến.
Xác định năng lượng của guồng truyền cho dòng dựa trên cơ sở phương trình của
quạt ly tâm, với giả thuyết u2 = u1 = u ;

Mà:

Vậy:
Phương trình năng lượng của chuyển động tuyệt đối:

Trong đó u1, ω1, C1, và u2, ω2, C2- tốc độ di chuyển, tốc độ tương đối và tốc độ
tuyệt đối ở đầu vào và đầu ra; β1, β2- góc vào và góc ra, tức là góc giữa trục của mạng
và vectơ tốc độ tương đối ở chỗ vào và chỗ ra; i- góc tới, tức là góc giữa tiếp tuyến của
đường trung bình của cánh guồng và vectơ tốc độ tương đối ở đầu vào; α- góc sau tức
là góc giữa tiếp tuyến của đường trung bình của cánh guồng và vectơ tốc độ tương đối
ở đầu ra.

5.4. Ph
ương
trình
động
lượng

56
Phương trình này dùng để tính lực tác dụng giữa dòng và cánh guồng.
Cánh guồng có chiều dài tác dụng lên dòng một lực P, Pa là lực trên trục máy:
Pu là lực trên trục mạng.
Phương trình động lượng của mặt cắt 1 – 1 và 2 – 2 như sau:

Thành phần lực Pu :

Hay:

Thành phần lực Pa :

Máy nén hướng trục nhiều bậc dùng để nén bất kỳ loại khí nào, nó được sử dụng
rộng rãi trong các thiết bị tĩnh hoặc vận chuyển lớn.
Máy nén loại này có các ưu điểm sau: hiệu suất cao, năng suất lớn, khối lượng và
thể tích riêng nhỏ, số vòng quay lớn, cho phép nối trực tiếp với tuocbin.
Sự tăng áp suất trong một bậc của máy nén hướng trục không lớn lắm. Độ nén (tỉ
số áp suất cuối và đầu) là 1,15 đến 1,35, vì vậy khi áp suất đẩy cao, máy nén cần phải
có nhiều cấp.
Khi các tốc độ Ca = C1a = C2a…, năng lượng riêng của guồng truyền cho khí
xác định theo phương trình:

Hoặc có thể biểu diễn bằng chênh lệch hàm nhiệt của khí trước và sau một cấp

Trong đó - áp suất lý thuyết của một bậc; - hàm nhiệt toàn phần của khí vào

bậc; - hàm nhiệt toàn phần của khí khi ra bậc; T 1 và T’1- nhiệt độ tuyệt đối của khí
trước và sau một bậc.
Trị số của hàm nhiệt toàn phần xác định như sau:

57
i1 và i’1- hàm nhiệt của khí vào và ra khỏi cấp.
Nếu trong một cấp không có mất mát năng lượng thì tất cả công L có thể tạo
thành áp suất, do đó công L xem như bằng áp suất lý thuyết của một cấp máy nén.
Trong guồng của máy nén lý tưởng, công đẳng entropy chuyển thành áp suất
5.5. Áp suất hữu ích của một cấp

Trong đó - mất mát trong rãnh bánh guồng; - mất mát trong guồng hướng
tâm.
Áp suất đẳng entropy:

Trong công thức này:


m = (k – 1)/k
5.6. Những hệ số đặc trưng cho áp suất
Hệ số lưu lượng:

Hệ số áp suất lý thuyết:

hay

58
thường = 0,45 … 0,8.
Hệ số áp suất hữu ích:

thường = 0,4 … 0,6

Dựa vào các hệ số và , tính được công lý thuyết:

Và công hữu ích:

Để đặc trưng cho độ xoáy của khí trong một cấp ở đường kính nào đó, ta đưa ra
hệ số xoắn:

Vậy
Thường = 0,3 … 0,5.
5.7. Hiệu suất đẳng entropy

Công suất cần thiết ở mỗi cấp:

5.8. Phương pháp tính máy nén hướng trục


Các số liệu cho trước là các thông số của phần chuyển động, giá trị của công nén
đẳng entropy, lưu lượng G và số vòng quay. Thường chọn tốc độ vòng trên đường kính
ngoài từ 150 đến 250 m/s đối với máy nén tỉnh, và 250 đến 370 m/s đối với máy nén
vận chuyển.
Trị số của tốc độ được xác định bởi loại roto và số cấp.

59
Tốc độ hướng trục trong các cấp không đổi, hoặc giảm một chút đối với các cấp
sau
Điều cần lưu ý khi tính toán là cấp đầu tiên làm việc ở điều kiện không thuận lợi
lắm, ở đó lưu lượng thể tích lớn nhất, do đó áp suất giảm một ít so với các cấp sau.
Theo tốc độ hướng trục đã chọn, dựa vào lưu lượng và khối lượng riêng, ta xác
định mặt cắt ống dẫn:

Chọn tỉ số đường kính trong và ngoài:

Thường v nằm trong giới hạn sau:


vmin = 0,5 … 0,6
vmax ≤ 0,9.
Từ đó xác định đường kính ngoài:

Đường kính trong:


dtr = vdng ;
đường kính trung bình:

Sau đó xác định chiều dài cánh guồng:

Theo tốc độ ungoài đã chọn, tìm số vòng quay của máy nén theo:

Và xác định được tốc độ vòng trung bình, sau đó xác định hệ số lưu lượng theo
hình II.44.
Xác định sơ bộ số cấp và áp suất trong các cấp.

60
Trong các cấp đầu, áp suất do máy nén tạo ra sẽ bằng nhau và bằng (1,25 ÷
1,1)h1. Trong hai ba cấp cuối áp suất sẽ nhỏ hơn một ít.

61
CHƯƠNG 6: MÁY NÉN KHÍ KIỂU BƠM TIA (EJECTƠ)
Ejectơ được sử dụng trong trường hợp cần chống cháy nổ hay vì một ký do kỹ
thuật nào đó mà không thể cho không khí đi qua các loại máy nén hoặc máy thổi khí
khác được. Sơ đồ ejectơ được thể hiện ở hình 11.45.

Kích thước hình học của ejectơ được xác định theo các công thức sau đây:
1. Mặt cắt giới hạn của ống loa flx :

trong đó Gp – lưu lượng khí làm việc, kg/s; k p – chỉ số đoạn nhiệt của khí làm
việc; vp – thể tích riêng của khí trước khi vào loa, m3 /kg; pp – áp suất khí làm việc, at.
2. Mặt cắt ở chỗ ra cửa loa flr :

Trong đó ph - áp suất của khí hút vào, at.


3. Mặt cắt phòng hỗn hợp:

Trong đó – chỉ số đoạn nhiệt của khí sau khi được nén; , - tốc độ tới

hạn ở mặt cắt và sau khi nén, m/s.

62
Trường hợp chỉ số đoạn nhiệt kp = kc = k ta có công thức đơn giản hơn:

Trong đó u – hệ số phun, ; Ghl – lượng khí được hút ở cấp thứ nhất
(nếu có nhiều cấp nén); Gp - tổng lượng khí làm việc cho vào các cấp (nếu có nhiều
cấp).
4. Chiều dài của phòng hỗn hợp
Khi hệ số phun u ≤ 0,5 thì l3 = 6d3;
Khi hệ số phun u ≥ 2 thì l3 = 10d3.
5. Góc mở cửa phòng khuếch tán = 8…10o, khi đó chiều dài phòng
khuếch tán sẽ bằng:
lkl = 6 … 7(dc – d3);
trong đó dc – đường kính cửa ra của phòng khuếch tán.
Ống loa (ống phun), phòng hỗn hợp và phòng khuếch tán cần phải có kích thước
theo đúng điều kiện trên; nếu không tuân theo những điều kiện này chế độ làm việc
của máy nén sẽ bị phá hủy mạnh.
Khoảng cách l giữa mặt cắt ra của ống loa và mặt cắt vào của phòng hỗn hợp có
ý nghĩa rất lớn. Để xác định đúng khoảng cách này cần phải tính:
- Chiều dài tự do của tia ra khỏi miệng loa lt
- Đường kính của tia ở khoảng cách lt và dt
Chiều dài tự do của tia được xác định theo các công thức gần đúng sau:
Khi hệ số phun u < 0,5:

Khi hệ số phun u ≥ 0,5

Trong đó dr – đường kính ở cửa ra của ống loa; - hằng số thực nghiệm, ở trong
giới hạn 0,07 … 0,09.
Đường kính tia ở khoảng cách lt được xác định như sau:
Khi hệ số phun là u ≥ 0,5 :
63
Khi hệ số phun u < 0,5:

Nếu khi tính toán thấy dt < d3 thì có thể lấy l = lt; trường hợp dt > d3 thì chọn l >
lt

64
CHƯƠNG 7: BƠM CHÂN KHÔNG VÒNG NƯỚC
Năng suất của bơm chân không vòng nước theo quan hệ hình học được xác định
theo công thức:
D2 D1
Q={ π [( - a)2 – ( )2 ] -Z(l-a)S η0 ; m3 /h;
2 2
Trong đó D2 và D1- đường kính ngoài và trong của guồng; m, α - độ nhúng chìm
cực tiểu của cánh trong vòng nước, m; Z- số cánh guồng, l- chiều dài hướng bán kính
của cánh guồng l = (D2 – D1)/2, m; S- chiều dài cánh guồng, m; b- chiều rộng cánh
guồng, m; n- số vòng quay trong một phút; η0 – hiệu suất thể tích ≈ 0,96
Để tính toán công suất trên trục sử dụng công thức chung
N = (QH)/ η
Hiệu suất bơm của bơm chân không vòng nước thường không quá 0,50
Bơm chân không vòng nước có thể đạt được độ chân không 92% (ở 20 oC), về lý
thuyết có thể đạt được độ chân không 98%.

65
KẾT LUẬN
Hiện nay xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang ngày càng được đẩy
mạnh ở các quốc gia trên thế giới chính vì vậy các nước luôn mong muốn vận dụng
triệt để các loại máy móc trong hoạt động sản xuất nhằm gia tăng năng suất lao động
và máy nén cũng là một thiết bị được sử dụng rất phổ biến trong công nghiệp. Với
định hướng là một kỹ sư thì việc tìm hiểu, nghiên cứu các loại máy móc là vô cùng cần
thiết để phục vụ cho học tập cũng như cho công việc sau này. Thông qua những trình
bày về khái niệm, cấu tạo, nguyên lý hoạt động và trường hợp sử dụng của các loại
máy nén trên đây, nhóm sinh viên chúng em mong rằng sẽ cung cấp một lượng kiến
thức hữu ích cho các bạn sinh viên cũng như các kỹ sư tương lai trong việc hiểu và
nắm rõ các loại máy nén nhằm phục vụ cho công tác học tập và làm việc.

66
PHẦN BÀI TẬP
Bài 1.
Câu 3 (1đ) (CLO 1.1). Cho bình chứa chất lỏng có khối lượng riêng là ρ ở độ cao
h. Nếu 1/2 thể tích chất lỏng trên được thay bằng chất lỏng khác có khối lượng
riêng gấp (8) lần thì giá trị áp suất ở đáy sẽ thay đổi như thế nào? Ghi biểu thức
khác biệt áp suất
Giải
Xét bình chứa chất lỏng có khối lượng riêng là ρ1 ở độ cao h.
 Áp suất tuyệt đối tại đáy bình là p1 = pkq + ρ1gh
Khi thay ½ chất lỏng trên bằng chất lỏng khác có khối lượng riêng ρ2 = 8ρ1, khi
đó chất lỏng có khối lượng riêng ρ1 sẽ nằm trên và chất lỏng có khối lượng riêng ρ2 sẽ
h
nằm dưới. Và cả 2 chất lỏng đều có chiều cao là .
2
h h h h
 Áp suất tuyệt đối tại đáy bình là p 2 = pkq + ρ1g + ρ2g = pkq + ρ1g + 8ρ1g =
2 2 2 2
h
pkq + 9ρ1g = pkq + 4,5ρ1gh
2
 p2 – p1 = pkq + 4,5ρ1gh – pkq – ρ1gh = 3,5ρ1gh
Bài 2. Một bơm ly tâm dùng để bơm nước có khối lượng riêng là 1000kg/m3.
Dung dịch được bơm từ thùng chứa ở áp suất thường vào thiết bị có áp suất dư
là (8).103N/m2. Chiều cao hình học nâng lên là 10m. Đường kính ống hút bằng
đường kính ống đẩy=49mm. Chiều dài toàn bộ ống l=100m, ống có 10 cái co và 3
cái van (hệ số trở lực tự tra), hệ số ma sát 0.1
Tính công suất bơm? biết hiệu suất là 0,5 và bơm ly tâm có dường đặc
tuyến như sau:
Q-m3/s 0,001 0.002 0.003 0.004 0.005 0.006 0.007

H-m 36,5 34 32 28 24,5 22 20

Tóm tắt
ρ = 1000kg/m3
p1 = 1at = 9,81.104N/m2
p2 dư = 8.103N/m2  p2 = 8.103 + 9,81.104 = 106100N/m2
z2 – z1 = 10m
67
Dhút = Dđẩy = 49mm = 49.10-3m
Lống = 100m
η = 0,5
λ = 0,1

Tra bảng hệ số trở lực: van = 0,79 (van thẳng, D = 49mm)


co = 1,19 ( co 900 )
Ống có 10 co và 3 van  Σ  = 10.1,19 + 3.0,79 = 14,27
Giải
Phương trình đặc tuyến mạng ống:
Hmo = C + KQ2
p 2 − p1 106100−9 , 81. 10
4
C = (z2 – z1) + = 10 + = 10,82 (m)
ρg 1000.9 , 81
L 16 100 16
K = (λ . + Σ ). 2 4 = (0,1. −3
+ 14 , 27 ¿ . 2 = 3129632,605
D π D 2g 49. 10 π .¿¿
 Hmo = 10,82 + 3129632,605Q2
Mạng ống có đặc tuyến như sau:
Q-m3/s 0,001 0.002 0.003 0.004 0.005 0.006 0.007

H-m 13,95 23,34 38,99 60,89 89,06 123,49 164,17

180

160

140

120

100

80

60

40

20

0
0.001 0.002 0.003 0.004 0.005 0.006 0.007

H Hmo

Tại giao điểm của hai đường ta có Q = 0,0028 m3/s, H = 37m

68
ρgQH 1000.9 ,81.0,0028 .37
N= = = 2,03 (kW)
1000 η 1000.0 ,5
Bài 3. Một bể lắng huyền phù có năng suất cặn lắng là 0,5tấn/h; lượng nước lọc
thu được là (8) tấn/h; khối lượng riêng của huyền phù là 1500kg/m3, vận tốc
lắng là 10-3(m/s).
a. Tính diện tích bề mặt lắng tối thiểu. Biết kích thước bể lắng cao H=
2m; B=1,5m
b. tính chiều dài của bể lắng và thời gian lưu của hạt.
Tóm tắt
Gc = 0,5 tấn/h
Gl = 8 tấn/h
ρh = 1500kg/m3
ω 0 = 10-3 m/s

H = 2m
B = 1,5m
Giải
a) Phương trình cân bằng vật chất:
Năng suất thiết bị lắng: Gh = Gc + Gl = 0,5 + 8 = 8,5 tấn/h
Gh 8 ,5.1000
 Q= = = 1,57.10-3 (m3/s)
3600. ρ h 3600.1500
−3
Q 1, 57. 10
Diện tích bề mặt lắng: F = ω = −3 = 1,57 (m2)
0 10
F 1, 57
b) Chiều dài của bể lắng: L = = = 1,05 (m)
B 1 ,5

Để quá trình lắng có thể xảy ra:  ≥ 0


H 2
 Thời gian lưu của hạt để có thể xảy ra quá trình lắng:  = 0 = ω = −3 = 2000
0 10
(s)
Bài 4: Lọc dd huyền phù có nồng độ 15 %, trên máy lọc với động lực 8.103 N/m2.
Bã lọc có độ ẩm 80%, nước lọc là nước ở 30oC. Vách ngăn có trở lực Rv =
1,2.105m/m2 , bã lọc có trở lực riêng khối lượng 5.105 m/kg. Các thông số của
nước tự tra

69
Tính hằng số lọc K và C ?
Tóm tắt
Cm = 15% = 0,15
Ub = 80% = 0,8
P = 8.103 N/m2
Rv = 1,2.105 m/m2
Rm = 5.105 m/kg
Nước ở 30oC : Tra bảng
 = 995,68 kg/m3 ;  = 0,8007cP = 0,8007.10-3 Pa.s
Giải
1
m= 1/( 1- Ub ) = 1−0 , 8 = 5

995 , 68.0 , 15
Xm = Cm / (1-mCm) = 1−5.0 , 15 = 597,408

 r0X0 = rmXm = 5.105 . 597,408  3.108


5
1, 2.10
Hằng số lọc C = Rv/r0X0 = 8 = 4.10-4 (m3/m2)
3.10
3
2. 8.10
Hằng số lọc K = 2P/( .r0X0 ) = −3
2
8 = 0,067 (m /s)
0,8007.10 . 3.10

Bài 5. Xét vật liệu sau khi nghiền rồi qua sàng 14mesh. Xác định
a. Tìm hiệu suất sàng?
b. Nếu năng suất là (8) T/h. Hãy xác định lượng vật liệu trên và dưới sàng?
Biết kết quả phân tích rây dòng nhập liệu, trên sàng và dòng dưới sàng cho
ở bảng sau:

70
Giải
Kết quả rây tích phân:
xF (%) xA (%) xB (%)
4 0 0 0
6 15 8 0
8 23 23 0
10 34 47 0
14 47 75 15

a) Hiệu suất sàng :

( x F −x B ) . ( x A−x F ) . x A . (1−x B ) ( 0 , 47−0 ,15 ) . ( 0 , 75−0 , 47 ) .0 ,75.(1−0 ,15)


2
= 0 ,64=64 %
( x A−x B ) . ( 1−x F ) . x F ( 0 , 75−0 ,15 )2 . ( 1−0 , 47 ) .0 , 47

{F
F= A+ B
b) F . x =A . x + B . x
A B

{ 8= A+ B
=> 8 .0 , 47=0 ,75 A+ 0 ,15 B

=> { B=3 , 7 (T/h)


A=4 , 3

Vậy suất lượng vật liệu trên sàng là 4,3 T/h


suất lượng vật liệu trên sàng là 3,7 T/h

71
72

You might also like