You are on page 1of 166

Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2.

Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1. NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP ....... 5

1.1. NGUYÊN LÝ CHUNG:..........................................................................................5


1.1.1. Quan hệ giữa kiến trúc và kết cấu: ............................................................5
1.1.2. Tính khả thi của phương án thiết kế: .........................................................5
1.2. NHỮNG NGUYÊN TẮC KHI THIẾT KẾ KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP: ................5
1.2.1. Các yêu cầu về kinh tế - kỹ thuật: ..............................................................5
1.2.2. Các loại tải trọng và tác động tác dụng lên kết cấu: ................................6
1.2.3. Tính toán nội lực: ......................................................................................7
1.3. TRÌNH TỰ THIẾT KẾ KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP: .........................................8
1.3.1. Chọn phương án: .......................................................................................8
1.3.2. Tính toán tải trọng và tác động: ................................................................8
1.3.3. Tính toán sơ bộ kích thước tiết diện các cấu kiện: ....................................8
1.3.4. Tính toán nội lực và tổ hợp nội lực: ..........................................................8
1.3.5. Kiểm tra kích thước tiết diện đã chọn sơ bộ: ............................................8
1.3.6. Tính toán và chọn cốt thép: .......................................................................8
1.3.7. Kiểm tra độ võng và khe nứt: ....................................................................8
1.3.8. Tính kiểm tra đối với cấu kiện lắp ghép: ...................................................9
1.3.9. Hoàn thành bản vẽ: ...................................................................................9
1.4. NHỮNG NGUYÊN TẮC CẤU TẠO KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP: ......................9
1.5. KHE BIẾN DẠNG: ..............................................................................................9
1.5.1. Khe nhiệt độ:..............................................................................................9
1.5.2. Khe lún:....................................................................................................10

CHƯƠNG 2. KẾT CẤU MÁI BÊ TÔNG CỐT THÉP ................................................... 11

2.1. KHÁI NIỆM CHUNG VÀ PHÂN LOẠI: ................................................................11


2.1.1. Mái toàn khối:..........................................................................................11
2.1.2. Mái lắp ghép: ...........................................................................................12
2.1.3. Mái không gian: .......................................................................................12
2.1.4. Các yêu cầu đối với kết cấu mái:.............................................................12
2.2. CÁC THÀNH PHẦN CỦA HỆ KẾT CẤU MÁI LẮP GHÉP: ....................................12
2.2.1. Panen mái: ...............................................................................................12

1
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

2.2.2. Xà gồ: .......................................................................................................13


2.2.3. Dầm mái: .................................................................................................14
2.2.4. Dàn mái: ..................................................................................................17
2.2.5. Vòm mái: ..................................................................................................21

CHƯƠNG 3. KẾT CẤU KHUNG BÊ TÔNG CỐT THÉP .......................................... 23

3.1. KHÁI NIỆM CHUNG: .........................................................................................23


3.1.1. Khái niệm:................................................................................................23
3.1.2. Phân loại: ................................................................................................23
3.1.3. Chọn sơ đồ khung: ...................................................................................24
3.2. KHUNG BÊ TÔNG CỐT THÉP ĐỔ TOÀN KHỐI: ..................................................27
3.2.1. Bố trí hệ chịu lực của nhà khung: ...........................................................28
3.2.2. Cấu tạo khung toàn khối: ........................................................................28
3.3. KHUNG BÊ TÔNG CỐT THÉP LẮP GHÉP VÀ NỮA LẮP GHÉP: ...........................36
3.3.1. Các cấu kiện của khung;..........................................................................36
3.3.2. Cấu tạo mối nối của khung lắp ghép và nửa lắp ghép: ...........................36
3.4. TÍNH TOÁN KHUNG PHẲNG BÊ TÔNG CỐT THÉP: ............................................37
3.4.1. Quan niệm tính: .......................................................................................37
3.4.2. Sơ bộ xác định kích thước tiết diện và khai báo vật liệu: ........................37
Hoặc có thể chọn theo kinh nghiệm sau: ...........................................................37
3.4.3. Sơ đồ tính: ................................................................................................38
3.4.4. Xác định tải trọng tác dụng lên khung phẳng: ........................................38
3.4.5. Một số giả thiết khi tính khung: ...............................................................48
3.4.6. Nội lực và tổ hợp nội lực: ........................................................................49
3.4.7. Tính chọn và bố trí thép cho khung: ........................................................53
3.4.8. Tính kiểm tra khung BTCT theo trạng thái giới hạn II: ..........................53
3.4.9. Chuyển vị của khung khi chịu tải: ...........................................................53
3.5. TÍNH KHUNG KHÔNG GIAN: .............................................................................55
3.5.1. Mô hình tính toán.....................................................................................55
3.5.2. Xác định tải trọng tác dụng lên khung không gian: ................................56
3.5.3. Các trường hợp chất tải lên khung không gian: ......................................58
3.5.4. Tổ hợp nội lực:.........................................................................................59
3.5.5. Chọn các cặp nội lực nguy hiểm để tính thép: ........................................60

2
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

3.5.6. Tính thép khung không gian: ...................................................................61

CHƯƠNG 4. NHÀ CÔNG NGHIỆP MỘT TẦNG LẮP GHÉP ..............................622

4.1. SƠ ĐỒ KẾT CẤU NHÀ: .....................................................................................62


4.1.1. Các bộ phận cơ bản của kết cấu nhà: .....................................................62
4.1.2. Bố trí mặt bằng nhà: ................................................................................62
4.1.3. Bố trí mặt cắt ngang nhà: ........................................................................64
4.2. CẤU TẠO CỘT: ...............................................................................................66
4.2.1. Cột: ..........................................................................................................66
4.2.2. Vai cột: .....................................................................................................67
4.2.3. Một số chi tiết liên kết: ............................................................................68
4.3. TINH TOAN KHUNG NGANG: ............................................................................69
4.3.1. Xác định tải trọng: ...................................................................................69
4.3.2. Sự làm việc của khung: ............................................................................74
4.3.3. Xác định nội lực:......................................................................................75
4.3.4. Tổ hợp nội lực:........................................................................................83
4.3.5. Tính toán và bố trí cốt thép cho cột:........................................................85
4.4. NHỮNG BỘ PHẬN KHÁC CỦA KẾT CẤU NHÀ: ................................................88
4.4.1. Hệ giằng: .................................................................................................88
4.4.2. Kết cấu mang lực mái: .............................................................................90

CHƯƠNG 5. KẾT CẤU CẦU THANG .................................................................................911

5.1. KHÁI NIỆM CHUNG - PHÂN LOẠI: ....................................................................91


5.1.1. Khái niệm:................................................................................................91
5.1.2. Phân loại: ................................................................................................91
5.2. CẤU TẠO BẬC THANG: ...................................................................................92
5.3. XÁC ĐỊNH TẢI TRỌNG TÁC DỤNG LÊN BẢN THANG: ......................................92
5.3.1. Tải trọng tác dụng lên phần bản nghiêng: ..............................................92
5.3.2. Tải trọng tác dụng lên phần bản chiếu nghỉ: ..........................................93
5.4. TÍNH TOÁN CẦU THANG 2 VẾ: ........................................................................94
5.4.1. Tính cầu thang không cốn: ......................................................................94
5.4.2. Tính cầu thang hai vế, có cốn ..................................................................97
c. Tính dầm chiếu nghỉ: ...................................................................................99
5.5. TÍNH CẦU THANG 3 VẾ: ................................................................................100

3
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

5.5.1. Cầu thang 3 vế, không có dầm đỡ chiếu nghỉ: ......................................100


5.6. CẦU THANG DẠNG BẢN CONSOLE NGÀM VÀO CỐN: ....................................102
5.6. TÍNH CẦU THANG 1 CỐN GIỮA: ....................................................................103
5.6.1. Tính bậc thang: ......................................................................................103
5.6.2. Tính cốn thang: ......................................................................................104

CHƯƠNG 6. KẾT CẤU BỂ CHỨA CHẤT LỎNG BTCT ......................................... 105

6.1. KHÁI NIỆM CHUNG: .......................................................................................105


6.2. TẢI TRỌNG TÁC DỤNG: ................................................................................105
6.3. TÍNH BỂ CHỨA NƯỚC TRÊN MÁI HÌNH CHỮ NHẬT: ......................................106
6.3.1. Phân loại bể:..........................................................................................106
6.3.2. Tính toán bể thấp: ..................................................................................106
6.3.3. Tính bể cao toàn khối không sườn: .......................................................113
NHẮC LẠI CHƯƠNG 8 (Kết cấu BTCT phần 1) 113
PHỤ LỤC PL1: CÁC CÔNG THỨC CƠ BẢN............................................................ 135

PHỤ LỤC PL2: CÁC CÔNG THỨC CƠ BẢN............................................................ 135

PHỤ LỤC PL3: CÁC BẢNG TRA ........................................................................................... 148

4
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

Chương 1. NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP


1.1. Nguyên lý chung:
1.1.1. Quan hệ giữa kiến trúc và kết cấu:
Trong quá trình thiết kế một công trình, kiến trúc và kết cấu có mối quan hệ mật
thiết với nhau. Thiết kế kết cấu công trình là công việc tiếp theo của thiết kế kiến
trúc. Hệ kết cấu của công trình thể hiện hình dạng và không gian kiến trúc. Từ
không gian kiến trúc, khi thiết kế kết cấu cần lựa chọn loại hình và không gian kết
cấu cho phù hợp
1.1.2. Tính khả thi của phương án thiết kế:
+ Thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật trong thời điểm sử dụng và lâu dài; sao cho độ
bền phải phù hợp với niên hạn sử dụng, nhu cầu sử dụng, phòng chống cháy, phù
hợp với điều kiện thiết bị kỹ thuật thi công.
+ Giá thành công trình phải phù hợp với kinh phí đầu tư.
1.2. Những nguyên tắc khi thiết kế kết cấu bê tông cốt thép:
1.2.1. Các yêu cầu về kinh tế - kỹ thuật:
a. Về kỹ thuật:
+ Kết cấu phải có hình dạng, kích thước thích ứng với không gian và hình khối
kiến trúc.
+ Kết cấu phải được tính toán với mọi tải trọng và tác động có thể xảy ra trong
quá trình sử dụng và trong quá trình thi công.
+ Toàn bộ hệ kết cấu công trình phải có độ cứng không gian và độ ổn định cần
thiết. Từng cấu kiện riêng biệt phải được thiết kế bảo đảm độ bền, độ cứng và chống
nứt.
+ Lựa chọn vật liệu phải căn cứ vào điều kiện thực tế và yêu cầu cụ thể của
từng công trình. Ưu tiên chọn bê tông có cường độ cao, cốt thép gân, và nên sử
dụng bê tông ứng lực trước khi có điều kiện đối với các công trình nhịp lớn hoặc có
các cấu kiện lắp ghép.
+ Các bộ phận kết cấu có liên quan với quá trình thi công bê tông toàn khối
cần phải thiết kế cùng một loại cấp độ bền bê tông.
+ Phương án kết cấu phải phù hợp với năng lực thi công và thời hạn thi công.
b. Về mặt kinh tế:
+ Giá thành công trình phải hợp lý.

5
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

+ Phương án kết cấu phải phù hợp với tiến độ thi công, và có thể đưa công
trình vào sử dụng sớm nhất.
Để đảm bảo chỉ tiêu kinh tế hợp lý cho công trình cần phải gắn liền việc thiết
kế kết cấu với thiết kế biện pháp kỹ thuật thi công và tổ chức thi công.
1.2.2. Các loại tải trọng và tác động tác dụng lên kết cấu:
Để xác định các loại tải trọng và tác động tác dụng lên kết cấu, người thiết kế
phải dựa vào tiêu chuẩn hiện hành “ Tải trọng và tác động ” TCVN 2737 - 1995.
a. Các loại tải trọng và tác động:
+ Theo tính chất:
- Tải trọng thường xuyên (tĩnh tải)
- Tải trọng tạm thời (hoạt tải)
- Tải trọng đặc biệt
+ Theo phương chiều:
- Tải trọng đứng
- Tải trọng ngang
+ Theo vị trí tác dụng:
- Tải trọng tác dụng tập trung
- Tải trọng tác dụng phân bố đều (theo chiều dài, theo diện tích, theo khối tích).
- Tải trọng tác dụng phân bố theo hình tam giác, hình thang, ... đều (theo chiều
dài, theo diện tích, theo khối tích).
+ Theo trị số:
- Trị số tiêu chuẩn (tải trọng tiêu chuẩn)
- Trị số tính toán (tải trọng tính toán)
+ Theo thời gian sử dụng:
- Tải trọng tác dụng dài hạn
- Tải trọng tác dụng ngắn hạn
b. Tổ hợp tải trọng:
Trước khi tính toán nội lực cần sắp xếp vị trí tác dụng của hoạt tải lên kết cấu
để tìm ra nội lực lớn nhất (nguy hiểm nhất) tại một tiết diện nào đó trên kết cấu.
Theo tiêu chuẩn TCVN 2737 - 1995 quy định các loại tổ hợp tải trọng sau:
+ Tổ hợp cơ bản: bao gồm tải trọng thường xuyên, tải trọng tạm thời dài hạn
và ngắn hạn.

6
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

+ Tổ hợp đặc biệt: bao gồm tải trọng thường xuyên, tải trọng tạm thời dài hạn,
ngắn hạn và một trong các tải trọng đặc biệt.
c. Hệ số tổ hợp tải trọng:
+ Dùng để xét đến khả năng tác dụng không đồng thời của các loại tải trọng
tác dụng ngắn hạn lên kết cấu (xét đến sự làm việc thực tế của kết cấu không phải
lúc nào cũng chịu tác dụng đồng thời đầy đủ các loại tải trọng)
+ Ngoài ra khi tính toán các kết cấu đỡ sàn (như dầm sàn, bản sàn, cột,
tường, nền và móng) cần xét đến khả năng chất tải không đầy trên toàn bộ diện tích
một tấm sàn, hoặc trên sàn các tầng khác nhau cần xét đến sự cho phép giảm tải
trọng sử dụng toàn phần dựa vào chức năng sàn, độ lớn của ô sàn, số tầng nằm trên
tiết diện xét tính (xem điều 4.3.4 và 4.3.5 trong TCVN 2737 - 1995 hoặc xem phần
phụ lục PL1).
1.2.3. Tính toán nội lực:
Tính nội lưc có thể được thực hiện theo sơ đồ đàn hồi hay sơ đồ khớp dẻo
a. Tính theo sơ đồ đàn hồi:
Sử dụng các phương pháp tính toán của lý thuyết đàn hồi, sức bền vật liệu và
cơ học kết cấu để xác định ứng suất, nội lực trong các cấu kiện của hệ kết cấu.
Tính nội lực theo sơ đồ đàn hồi dựa trên giả thiết vật liệu đàn hồi, đồng nhất
và đẳng hướng, về mặt lý thuyết không phù hợp với bê tông cốt thép, vì bê tông là
vật liệu đàn hồi dẻo, biến dạng trong kết cấu không tỉ lệ bậc nhất với tải trọng. Dù
vậy trong tính toán nội lực vẫn thường sử dụng phương pháp này vì nó thiên về an
toàn.
b. Tính theo sơ đồ khớp dẻo (phương pháp cân bằng giới hạn):
Đây là phương pháp có xét đến sự phân phối lại nội lực đã được trình bày
trong chương 5 của “Bài giảng Kết cấu bê tông cốt thép 1”. Tính nội lực theo sơ đồ
khớp dẻo cho phép điều chỉnh lại một cách hợp lý mô men ở các tiết diện trên kết
cấu.
Ví dụ khi tính dầm phụ có nhịp bằng nhau trong kết cấu sàn toàn khối bản loại dầm,
được điều chỉnh cho momen ở gối và ở nhịp bằng nhau sẽ giúp đơn giản cho việc
tính và bố trí thép, nhờ đó có thể tiết kiệm trên 20% lượng thép so với tính theo sơ
đồ đàn hồi.

7
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

1.3. Trình tự thiết kế kết cấu bê tông cốt thép:


1.3.1. Chọn phương án:
Căn cứ vào hình khối kiến trúc và đặc điểm của công trình, điều kiện địa chất
thủy văn, năng lực thi công, thời hạn thi công, để chọn phương án kết cấu có hiệu
quả giúp giảm chi phí xây dựng công trình mà vẫn bảo đảm độ bền, độ cứng và điều
kiện sử dụng bình thường. Từ phương án kết cấu xác định được sơ đồ kết cấu để
tính toán các yếu tố cơ bản như kích thước nhịp, chiều cao tầng, loại vật liệu,…
1.3.2. Tính toán tải trọng và tác động:
Căn cứ vào tiêu chuẩn thiết kế hiện hành TCVN 2737 - 1995 “Tải trọng và tác
động” để tính toán đầy đủ các loại tải trọng và tác động đặt lên kết cấu.
1.3.3. Tính toán sơ bộ kích thước tiết diện các cấu kiện:
Căn cứ vào sơ đồ tính và tải trọng đã xác định để tính gần đúng nội lực tại một số
tiết diện, từ đó tính chọn sơ bộ kích thước tiết diện, làm cơ sở xác định trọng lượng
bản thân kết cấu. Việc chọn sơ bộ kích thước tiết diện phần lớn dựa vào kinh
nghiệm tích lũy bản thân của người thiết kế.
1.3.4. Tính toán nội lực và tổ hợp nội lực:
Bao gồm tính nội lực do tĩnh tải, và các trường hợp tác dụng bất lợi của hoạt tải
lên kết cấu. Sau đó tổ hợp nội lực để xác định nội lực lớn nhất (cả trị số dương và
âm) tại tất cả hay một số tiết diện nguy hiểm của kết cấu.
1.3.5. Kiểm tra kích thước tiết diện đã chọn sơ bộ:
Sau khi có được nội lực tại các tiết diện nguy hiểm, tiến hành kiểm tra lại tiết
diện theo các yêu cầu về cường độ (hàm lượng cốt thép hợp lý), về biến dạng, về
nứt. Nếu không thỏa mãn các yêu cầu trên, cần thiết phải thay đổi kích thước tiết
diện. Khi kích thước tiết diện có sự thay đổi nhiều cần phải tính toán lại nội lực.
1.3.6. Tính toán và chọn cốt thép:
Thực hiện tính toán, chọn và bố trí cốt thép theo các bài toán và các quy định cấu
tạo đã học ở Kết cấu bê tông cốt thép 1 cho các cấu kiện trong kết cấu, tính các chi
tiết liên kết nếu có.
1.3.7. Kiểm tra độ võng và khe nứt:
Căn cứ vào tiêu chuẩn thiết kế quy định để tính kiểm tra độ võng hay vết nứt cho
các cấu kiện trong kết cấu.

8
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

1.3.8. Tính kiểm tra đối với cấu kiện lắp ghép:
Cần tính kiểm tra về cường độ, về khe nứt trong giai đoạn chế tạo, vận chuyển,
cẩu lắp và tính bố trí móc cẩu hợp lý.
1.3.9. Hoàn thành bản vẽ:
Kết quả tính, chọn và cấu tạo cốt thép được thể hiện đầy đủ, chính xác trên bản
vẽ để có thể thi công. Bản vẽ cần ghi đầy đủ kích thước, cao độ, loại nhóm thép, cấp
độ bền chịu nén của bê tông, các ghi chú cần thiết và bảng thống kê cốt thép.
Hồ sơ thiết kế kết cấu gồm thuyết minh tính toán, bản vẽ và dự toán thiết kế.
1.4. Những nguyên tắc cấu tạo kết cấu bê tông cốt thép:
+ Hình dạng, kích thước tiết diện của cấu kiện chọn cần bảo đảm về độ bền, độ
cứng, thuận tiện cho thi công. Kích thước hợp lý sẽ tiết kiệm được vật liệu, tạo mỹ
quan kiến trúc.
+ Chọn vật liệu thành phần bê tông và cốt thép phải phù hợp.
+ Cần tuân thủ chặt chẽ các quy định cấu tạo trong tiêu chuẩn TCVN 5574 -2012
1.5. Khe biến dạng:
Nhằm giảm nội lực gây ra do các biến dạng của công trình, cần chia cắt công
trình theo chiều dài và chiều rộng bằng các khe biến dạng. Bề rộng khe biến dạng từ
2cm đến 3cm, có thể là: khe nhiệt độ, khe lún, khe kháng chấn.
1.5.1. Khe nhiệt độ:
Nhằm giảm nội lực trong kết cấu do sự thay đổi nhiệt độ và co ngót của bê tông.
Khoảng cách giữa các khe nhiệt độ tùy thuộc vào độ cứng của công trình và mức độ
tiếp xúc với môi trường, có thể tham khảo ở bảng 1.1
Bảng 1.1: Khoảng cách lớn nhất cho phép giữa các khe nhiệt độ
Bên trong công Trong công trình
TT Loại Kết cấu trình có sưởi ấm hở hoặc nhà
hoặc trong đất không sưởi ấm
Khung lắp ghép, kể cả khi có
01 60m 40m
mái bằng gỗ, hoặc kim loại
02 Lắp ghép bằng tấm đặc 50m 30m
Khung toàn khối hoặc bán lắp
03 50m 30m
ghép dùng bê tông nặng
04 Như mục 03 dùng bê tông nhẹ 40m 25m

9
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

Kiểu tấm đặc toàn khối hoặc


05 40m 25m
bán lắp ghép dùng bê tông nặng
06 Như mục 05 dùng bê tông nhẹ 30m 20m

1.5.2. Khe lún:


Những công trình có thể xảy ra lún không đều do nền đất phức tạp, do tải trọng
phấn bố không đều trên mặt bằng, cần cấu tạo khe lún chia cắt công trình từ móng
đến mái.
Trong công trình thường kết hợp khe lún và khe nhiệt độ với nhau. Với kết cấu
khung nên cấu tạo khe nhiệt độ bằng cách bố trí cột kép, dầm kép ở hai bên khe
nhiệt độ. Kết cấu tấm nên bố trí vách cứng ở khe nhiệt độ.
Bảng 1.2: Khoảng cách lớn nhất giữa các khe co giãn nhiệt cho phép không cần
tính toán - theo Tiêu chuẩn TCVN 5574 – 2012 (đơn vị mét)

10
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

Chương 2. KẾT CẤU MÁI BÊ TÔNG CỐT THÉP


2.1. Khái niệm chung và phân loại:
Kết cấu mái bê tông cốt thép được thiết kế đa dạng có thể ở dạng phẳng hoặc
không gian. Thi công đổ toàn khối, lắp ghép hoặc bán lắp ghép.

Hình 2.1: Mái phẳng

Hình 2.2: Mái vỏ không gian


2.1.1. Mái toàn khối:
Được sử dụng phổ biến, khả năng chống thấm cao, tạo được độ cứng không gian
tốt cho công trình. Mái được thiết kế theo dạng kết cấu bản có sườn, hoặc bản
không sườn có chiều dày tối thiểu 50mm.
Bản mái có thể làm việc theo bản loại dầm hoặc bản kê bốn cạnh phụ thuộc vào
liên kết biên và tỉ số giữa các cạnh của ô bản mái. Cách tính toán như bản sàn đổ bê
tông toàn khối.

11
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

2.1.2. Mái lắp ghép:


Thường sử dụng rộng rãi trong nhà công nghiệp, thi công nhanh, khả năng chống
thấm không cao, độ cứng không gian toàn nhà không tốt.
Các lớp cấu tạo có thể gồm có gạch lá nem, bê tông chống thấm, lớp cách nhiệt,
lớp chịu lực mái (thường l à t ấ m p a n e n ) . Đối với mái nhà công nghiệp, panen
thường có kích thước 6 x 1.5 m và 6 x 3 m…
Tùy thuộc vào kích thước panen phân thành 2 dạng:
+ Hệ mái có xà gồ: sử dụng panen cỡ nhỏ.
+ Hệ mái không có xà gồ: sử dụng panen cỡ lớn.
2.1.3. Mái không gian:
Có khả năng vượt nhịp lớn, thường thiết kế theo dạng vỏ mỏng (vỏ trụ, vỏ
cầu,…), hoặc dạng mái dây treo.

Vỏ tròn xoay (Cupon) Hypecboloic-Paraboloic Paraboloic


Hình 2.3: Mái Vỏ mỏng không gian
2.1.4. Các yêu cầu đối với kết cấu mái:
Có hình dạng phù hợp với hình khối kiến trúc, khả năng cách nhiệt và chống
thấm tốt, đủ khả năng chịu lực, thi công thuận lợi.
2.2. Các thành phần của hệ kết cấu mái lắp ghép:
Gồm có panen mái, xà gồ đỡ panen, dầm mái (dàn mái)
2.2.1. Panen mái:
Panen mái có bản mặt tựa lên các sườn ngang và hai sườn dọc. Chiều dày bản
mặt từ 30mm đến 35mm, chiều cao sườn ngang 14cm, sườn dọc 30cm. Bê tông
panen có cấp độ bền chịu nén từ B15 đến B25, cốt thép nhóm CII, hoặc CIII. Panen
thường có kích thước 3m x 6m, 1.5m x 12m, 3m x 12m.
Về tổng thể panen được tính toán như một dầm đơn giản chịu uốn tiết diện chữ
Tê, có cánh nằm trong vùng nén. Về cục bộ xem bản mặt panen chịu uốn như bản
sàn
Panen được tính toán theo TTGH I và TTGH II.

12
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

Hình 2.4: Cấu tạo Panen mái


2.2.2. Xà gồ:
Xà gồ được gác lên dầm ngang của khung, có chiều dài bằng khoảng cách giữa 2
khung, xà gồ đỡ tấm lợp, đặt cách nhau từ 1m đến 3m (tùy thuộc kích thước tấm
lợp). Xà gồ làm việc như dầm đơn giản chịu uốn xiên, có tiết diện chữ Tê, hoặc chữ
U.

Hình 2.5: Xà gồ bê tông cốt thép


(1. Tấm lợp, 2. Xà gồ, 3. Tấm đệm, 4. Dầm mái, 5. Thanh căng)

13
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

2.2.3. Dầm mái:


a. Cấu tạo chung:
Dầm mái là kết cấu đỡ mái, dầm mái có thể là dầm ngang của khung, hay dầm
độc lập gác lên tường chịu lực hoặc trụ. Dầm mái có tiết diện chữ I, chữ T, bằng bê
tông cốt thép đúc sẵn hoặc bê tông ứng lực trước. Dầm mái thích hợp cho nhà có
nhịp ≤ 18m (bê tông đúc sẵn), ≤ 24m (bê tông ứng lực trước).

Hình 2.6: Các dạng dầm mái


 1 1  1
Chiều cao tiết diện đầu dầm: hdd     L , thường chọn hdd  L
 20 35  24

1 1 1 1
Chiều cao giữa dầm: hgd     L , độ dốc i  
 10 15  8 12

Bề rộng sườn: b ≥ 60 (khi đổ bê tông theo phương ngang), b ≥ 80 (khi đổ bê


tông theo phương đứng), b ≥ 90 (khi sử dụng bê tông ứng lực trước)

Hình 2.7: Dầm mái


 1 1 
Bề rộng cánh chịu nén bc'     L , thường thiết kế bc'  200  400
 50 60 
Bề rộng cánh chịu kéo bc  200  250 , chiều cao cánh hc' và hc 100

14
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

Dầm mái thiết kế bê tông có cấp độ bền chịu nén B20÷B30, nếu sử dụng bê
tông ứng lực trước B30÷B40. Cốt thép dọc chịu kéo được bố trí dựa theo biểu đồ
bao momen, dùng nhóm thép CII, CIII. Cốt đai có dạng chữ U bao lấy cốt dọc chịu
kéo, đường kính 6  8 , khoảng cách đai theo tính toán chịu lực cắt.
b. Tính toán dầm mái:
+ Sơ đồ tính: tính theo dầm đơn giản, nhịp tính toán lấy bằng khoảng cách tim
gối tựa.
+ Xác định tải trọng:
- Tĩnh tải: bao gồm trọng lượng bản thân dầm, trọng lượng các lớp cấu tạo mái
- Hoạt tải: hoạt tải sửa chữa mái, tải trọng thiết bị cẩu lắp (nếu có)
+ Nội lực:
Do dầm mái thiết kế có tiết diện thay đổi, khi chịu tải tại giữa nhịp phát sinh
momen lớn nhưng có chiều cao tiết diện cũng lớn theo, nên tại đó chưa phải là tiết
diện nguy hiểm nhất. Ở những vị trí khác có momen nhỏ hơn, nhưng tiết diện cũng
giảm theo có thể dễ bị phá hoại hơn. Do đó cần xác định tiết diện nguy hiểm nhất
trên dầm để tính và bố trí thép cho hợp lý.
Ví dụ: Tìm tiết diện nguy hiểm cho dầm mái có nhịp L, chiều cao đầu dầm hdd =
L/24, độ dốc thanh cánh trên i = 1/12, chịu tải phân bố đều như hình 2.8

Hình 2.8: Biểu đồ mô men uốn của dầm mái


Xét tại tiết diện cách gối tựa một đoạn x, với chiều cao dầm là hx, ta có:
1 1 1
hx  L x   L  2x 
24 12 24
qL qx 2 qx
Momen tại tiết diện x: M x  x   L  x
2 2 2

15
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

Tính diện tích cốt thép cần thiết tại tiết diện x theo điều kiện cường độ:
Mx Mx 12qx  L  x 
As    (trong đó đặt h0 x   hx )
 Rs h0 x  Rs  hx  Rs  L  2 x 

Trong công thức có thể xem  là hằng số, nên As là hàm số bậc nhất theo x.
Do đó tiết diện nguy hiểm nhất là tiết diện có lượng thép cần thiết lớn nhất,
dAs
tức là:  0  2 x 2  2 Lx  L2  0 , giải phương trình được x = 0,37L
dx
1 1
Như vậy khi dầm có chiều cao tiết diện hdd  L và i  , thì tiết diện nguy
24 12
hiểm cách gối tựa bên trái một đoạn: x   0,35  0, 40  L

Kết luận khi tính toán cần tính kiểm tra thép tại tiết diện có Mmax, tiết diện
nguy hiểm x và tại tiết diện có lực tập trung do cửa mái tác dụng (nếu có).
c. Tính dầm có tiết diện thay đổi chịu lực cắt:
+ Khi dầm có cánh chịu nén nghiêng:
Nhận thấy chiều cao dầm tăng dần theo chiều tăng của momen uốn, do đó giá
trị Qb được tính với chiều cao làm việc tại mút của tiết diện nghiêng trong vùng nén
(giá trị này thay đổi theo hình chiếu vết nứt nghiêng C như hình 2.9).

Hình 2.9: Dầm có cánh chịu nén nghiêng

Điều kiện tính: Q  0,3w1  b1  Rb  b  h0 d


(trong đó h0d là chiều cao làm việc của tiết diện thẳng góc đi qua điểm đầu của vết
nứt nghiêng ở vùng chịu kéo)
Rsw  nd  asw
+ Trước tiên chọn cốt đai theo cấu tạo và tính: qsw 
s

16
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

+ Tính chiều cao làm việc của tiết diện thẳng góc đi qua điểm cuối của vết nứt
nghiêng là:

h0 

h0 d 1  B  , với B 
2 Rbt  b
1 B qsw

+ Tính chiều dài hình chiếu vết nứt nghiêng nguy hiểm nhất lên phương trục dầm

b 2 1   f  n  Rbt bh02
C0 
qsw

+ Từ đó tính lại h0 theo C0: là h0  h0 d  C0tg  , trong đó  : góc của mép nghiêng
dẩm so với nằm ngang. Sau đó so sánh với h0 ban đầu phải tương đương nhau, nếu
chưa tính điều chỉnh dần.
b 2 1   f  Rbt bh02
+ Có h0 tính Qwb = Qb + Qsw =  qsw C0
C0

+ So sánh Qwb  Q : cốt đai đã chọn đủ khả năng chịu lực.


+ Khi Qwb  Q : tăng cốt đai hoặc tính toán bố trí cốt xiên.
2.2.4. Dàn mái:
a. Cấu tạo chung:
Dàn mái được sử dụng hợp lý khi nhịp nhà từ 18m đến 30m. Ưu điểm trọng
lượng bản thân nhẹ so với dầm mái cùng nhịp
a1. Phân loại dàn:
- Dàn có cánh song song:
Ưu điểm: đơn giản, dễ chế tạo.
Nhược điểm: chiều cao đầu dàn lớn, sự phân phối nội lực trong các thanh dàn
không đều (nội lực thanh cánh ngoài gần gối tựa nhỏ trong lớn dần, với thanh bụng
ngược lại ngoài lớn trong nhỏ).
Loại dàn này thường được sử dụng trong kết cấu cầu, kết cấu mái bằng hoặc mái
dạng răng cưa của nhà công nghiệp.
- Dàn có thanh cánh hạ gãy khúc:
Ưu điểm: trọng tâm dàn được hạ thấp
nên ổn định khi lắp ráp.
Nhược điểm: đầu cột cần nâng cao, với dàn bằng BTCT ứng lực trước, thanh
cánh hạ gãy khúc sẽ gây mất mát ứng suất.

17
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

- Dàn tam giác: thoát nước tốt, dễ


chế tạo, nội lực trong các thanh không
đều, thường dùng cho nhà có nhịp nhỏ.
- Dàn hình thang: Ưu điểm: dễ chế
tạo, nội lực phân phối trong các thanh
dàn tương đối đồng đều, thích hợp cho
nhà nhịp lớn.
Nhược điểm chiều cao đầu dàn lớn.
1 1
Chiều cao giữa dàn: hgdan     L , khoảng cách giữa các mắt của thanh cánh
7 9
trên thường bằng 3m (hoặc bằng bội số của bề rộng panen mái)
Dàn thường dùng bê tông có cấp độ bền chịu nén B20÷B40, cốt thép nhóm CII,
CIII.
Cần thiết kế trục các thanh phải đồng quy tại mắt, liên kết giữa dàn và cột đỡ
được cấu tạo theo liên kết khớp.
- Dàn thanh cánh thượng cong:
Ưu điểm: nội lực phân bố đồng
đều, đầu dàn thấp. Đặc biệt nhờ độ
cong của thanh cánh thượng, khi
chịu tải trọng đặt ngoài mắt, mô
men uốn cục bộ sẽ giảm do độ lệch
tâm của lực dọc so với trục thanh sẽ
gây mô men uốn ngược lại.
Nhược điểm: khó chế tạo.
Với khả năng chịu lực lớn thường được sử dụng nhiều cho các công trình nhịp
lớn như gara máy bay, gian nhà máy thủy điện, . . .
- Dàn có thanh cánh thượng gãy
khúc:
Ưu điểm: khắc phục được nhược
điểm khó chế tạo của dàn cánh thượng
cong.
a2. Cấu tạo mắt dàn:

18
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

Các mắt dàn cần đảm bảo sự đồng quy của trục các thanh, tại mắt phải tạo nách
(mở rộng mắt dàn, góc giữa các mép của thanh và mắt phải là góc  90o ) để giảm
ứng suất cục bộ.
Liên kết giữa dàn và cột luôn cấu tạo là liên kết khớp để dàn là kết cấu tĩnh định
(giảm các ứng lực do nhiệt độ, co ngót, . . . gây phá hoại liên kết).

Hình 2.10: Chi tiết mắt dàn


b. Tính toán dàn mái:
Dàn được tính toán kiểm tra trong các giai đoạn: chế tạo, vận chuyển, cẩu lắp, sử
dụng và sửa chữa, ứng với mỗi giai đoạn có thể sơ đồ tính và tải trọng khác nhau.
Khi xét tính trong giai đoạn sử dụng:
- Sơ đồ tính: xem các mắt dàn là khớp
- Tải trọng: gồm các thành phần tải trọng như phần dầm mái
- Nội lực: dùng các phương pháp giải nội lực trong môn học cơ kết cấu.
- Tính thép thanh cánh trên và thanh bụng chịu nén đúng tâm. Với thanh cánh
trên và thanh xiên lấy l0 = khoảng cách tâm mắt dàn, thanh bụng còn lại l0 = 0,8l.
+ Quy định neo cốt thép vào mắt dàn:
- Các thanh chịu nén thì cốt thép phải kéo vào mắt dàn một đoạn Lan  15
- Các thanh chịu kéo thì cốt thép phải kéo vào mắt dàn một đoạn Lan  30
+ Quy định cốt thép bao quanh mắt và cốt đai:
- Cốt thép mắt dàn chịu từ 50-80% nội lực tính toán trong thanh bụng. Dựa
vào nội lực này để chọn cốt thép bao và cốt đai:

19
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

- Khi N< 300kN: chọn đường kính cốt bao  12 và cốt đai  6.
- Khi N< 500kN: chọn đường kính cốt bao  14 và cốt đai  6a100
- Khi N<700kN: chọn đường kính cốt bao  16 và cốt đai  8.
- Khi N<1000kN: chọn đường kính cốt bao  18  20 và cốt đai  10 có gân.

Hình 2.11: Chi tiết bố trí cốt thép mắt dàn


+ Mắt dàn lắp ghép:
- Nối các thanh dàn riêng rẽ vào mắt dàn bằng cách hàn các cốt thép chờ sẳn rồi
đổ bê tông mắt dàn.

Hình 2.12: Chi tiết lắp ghép dàn

20
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

2.2.5. Vòm mái:


Vòm Bê tông cốt thép được sử dụng làm kết cấu chịu lực của mái nhà có nhịp >
18 m. Đối với mái có nhịp lớn hơn 36m thiết kế kết cấu vòm sẽ kinh tế hơn dàn.
Các dạng vòm BTCT thường gặp: vòm 3 khớp, vòm 2 khớp, vòm không khớp.

Hình 2.13: Các dạng vòm


Vòm có thể chế tạo toàn khối hoặc lắp ghép.
Với vòm 3 khớp thường được lắp ghép từ 2 nữa vòm được chế tạo sẳn, vòm 2
khớp thường có thanh căng. Vòm không khớp thường thi công đổ toàn khối, lực
xô ngang truyền trực tiếp xuống móng. Một số trường hợp thường thiết kế tận
dụng các kết cấu ở hai bên để chịu lực xô ngang do vòm gây ra.

Hình 2.14: Vòm có thanh căng

21
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

a. Cấu tạo vòm:


1 1
- Độ vồng của vòm: f     L
5 8
f 1 f 1
khi  : gọi là vòm thoải, khi  : gọi là vòm cao
L 5 L 5
- Cấu tạo chân vòm với thanh căng làm bằng thép tròn hoặc thép hình.

Hình 2.15: Cấu tạo vòm

b. Nguyên tắc tính toán vòm:


- Tải trọng: tĩnh tải gồm toàn bộ trọng lượng bản thân mái, tải trọng do thiết bị
(nếu có). Hoạt tải được xét tính tác dụng lên nữa vòm (sẽ gây momen nguy hiểm
nhất)
- Nội lực vòm được xác định theo các phương pháp trong cơ học kết cấu.
- Cốt thép vòm tính theo cấu kiện chịu nén lệch tâm, thanh căng tính theo cấu
kiện chịu kéo đúng tâm.

22
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

Chương 3. KẾT CẤU KHUNG BÊ TÔNG CỐT THÉP


3.1. Khái niệm chung:
3.1.1. Khái niệm:
Kết cấu khung là hệ gồm nhiều thanh được nối với nhau bằng những nút cứng
hay khớp tạo thành một hệ bất biến hình (nút cứng truyền được momen, khớp
không truyền momen). Trong công trình khung là kết cấu chịu lực chủ yếu, khung
cùng với bản sàn các tầng tạo thành một kết cấu không gian có độ cứng lớn. Hệ
khung tiếp nhận tải trọng thẳng đứng và tải trọng ngang rồi truyền xuống móng. Kết
cấu khung bê tông cốt thép được sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng
dân dụng và công nghiệp.
3.1.2. Phân loại:
a. Phân theo phương pháp thi công:
+ Khung bê tông cốt thép đổ toàn khối (cột và dầm sàn đổ bê tông liền khối) :
- Ưu điểm: tạo nút cứng dễ dàng, chịu tải trọng động tốt, độ cứng cao, sự phân phối
nội lực giữa các thanh trong khung hợp lý, dễ tạo hình theo yêu cầu kiến trúc, nên
thường được sử dụng phổ biến.
- Nhược điểm: thi công phức tạp, thời gian kéo dài và phụ thuộc vào thời tiết, khó
cơ giới hóa
+ Khung bê tông cốt thép lắp ghép :

KHUNGBEÂTOÂNGÑOÅ TOAØNKHOÁI KHUNGBEÂTOÂNGLAÉPGHEÙP

KHUNGBEÂTOÂNGKEØOTHEÙPLAÉPGHEÙP

Hình 3.1: Các dạng khung theo phương pháp thi công

23
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

- Ưu điểm: thi công nhanh, ít phụ thuộc vào thời tiết, các cấu kiện được đúc sẵn dễ
kiểm tra chất lượng, dễ điển hình hoá trong thiết kế và thi công.
- Nhược điểm: khó tạo ra nút cứng, độ cứng của khung không lớn, chất lượng mối
nối giữa các cấu kiện phụ thuộc vào tay nghề thợ. Khung lắp ghép thường được sử
dụng trong nhà công nghiệp, nhà kho.
b. Phân theo số nhịp và số tầng:
+ Khung 1 nhịp : loại 1 tầng (nhà kho), loại nhiều tầng ( nhà phố ).
+ Khung nhiều nhịp : loại 1 tầng (nhà công nghiệp) và loại nhiều tầng.

Hình 3.2: Các dạng khung theo số nhịp và số tầng


c. Phân theo sự làm việc của kết cấu:
+ Khung phẳng, khung không gian.
+ Hệ khung cứng : khung vừa chịu tải trọng đứng, vừa chịu tải trọng ngang.
+ Hệ khung giằng : khung chỉ chịu tải trọng đứng và một phần tải trọng ngang
(khoảng 15  20% ). Vách cứng hay lõi cứng sẽ chịu phần lớn tải trọng ngang
(80  85%) và chỉ chịu một ít tải trọng đứng ( 15  20% ).

+ Hệ khung không dầm (chỉ có cột và bản sàn): sử dụng ngày càng phổ biến do
giảm được chiều cao kết cấu, tạo không gian phòng linh hoạt, dễ ghép ván khuôn và
đặt cốt thép khi thi công.
3.1.3. Chọn sơ đồ khung:
Khung được tạo thành từ 2 dạng cấu kiện chính là cột và dầm. Cột là dạng thanh
thẳng. Dầm có thể dạng thanh thẳng đặt nằm ngang hoặc nghiêng, dạng gãy khúc,
cong. Sơ đồ tính của khung được thể hiện bằng đường trục của cột và của dầm. Liên
kết giữa cột và dầm, giữa cột với móng có thể là liên kết cứng hoặc liên kết khớp
+ Liên kết cứng : độ cứng của khung cao, biến dạng ít, momen phân phối tương
đối đều cho các thanh ở nút khung, nên các thanh làm việc hợp lý.

24
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

Hình 3.3: Khung có liên kết cứng (chịu tải trọng đứng, chịu tải trọng ngang)
+ Liên kết khớp : độ cứng của khung không cao, tải trọng gây ra nội lực lớn cho
các thanh trực tiếp chịu tải, nên các thanh làm việc chưa hợp lý.

Hình 3.4: Khung có liên kết khớp (chịu tải trọng đứng, chịu tải trọng ngang)
Thường khung bê tông cốt thép đổ tại chỗ nên thiết kế liên kết giữa các thanh
là nút cứng. Khung lắp ghép có thể thiết kế theo nút cứng hay khớp (nên thiết kế
có cấu tạo khớp ở dầm).
Cột khung có thể liên kết cứng với móng hay liên kết khớp. Liên kết cứng
thường sử dụng phổ biến vì độ cứng của khung cao, momen phân phối đều đến
các nút, giúp thanh làm việc hợp lý. Khi gặp nền đất yếu có thể dùng liên kết
khớp để giảm nhẹ tải xuống móng (do cấu tạo khớp nên cột khung không truyền
momen xuống móng). Khớp ở chân cột làm giảm bậc siêu tĩnh cho khung và
giảm được nội lực phát sinh do lún không đều. Nhưng ngược lại liên kết khớp
làm tăng momen uốn ở đầu cột và đà ngang, nên tiết diện thanh lớn.

Hình 3.5a: Khung liên kết cứng với móng. Hình 3.5b: Khung liên kết khớp với móng
Hệ khung là hệ thanh liên kết giữa các thanh đứng (là cột), thanh ngang (là dầm)
tạo thành các nút cứng khung. Điều kiện cần và đủ để khung ổn định là hệ bất biến
hình. Đối với khung BTCT toàn khối nhiều nhịp, nhiều tầng là hệ siêu tĩnh. Nút

25
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

cứng khung có chuyển vị, khác với ngàm cứng không gây ra chuyển vị. Liên kết
giữa cột với móng là liên kết ngàm được lấy tại cao trình mặt trên c ủ a móng.
Quy ước cao trình ngàm của cột khung vào móng đối với nhà có tầng hầm và không
có tầng hầm được thể hiện như hình 3.6.

Hình 3.6a: Khi không có tầng hầm Hình 3.6b: Khi có tầng hầm
Khi thiết kế để thiên về an toàn thường đà kiềng không được xem là một bộ phận
khung ngang (không kể đà kiềng vào sơ đồ tính khung). Thực tế vai trò của đà kiềng
có ảnh hưởng nhất định đối với khung nhà như:
- Giảm chiều dài tính toán cột dẫn đến giảm độ mãnh của cột tầng trệt
- Tăng độ cứng không gian cho công trình, khắc phục lún không đều.
Khi nhà có thiết kế sàn tầng trệt bằng bêtông cốt thép, lúc này đà kiềng (đà sàn
trệt) sẽ được kể vào tính khung (công trình khu vực nền đất yếu). Đối với công
trình có sàn hầm cùng cao độ với đà giằng móng và mặt đài móng (hình 3.6b)
thường không kể đà giằng móng vào cao trình ngàm tính khung, vì nhịp tính toán
đà giằng không chính xác do chưa thể xét tới kích thước đài móng.
Quan niệm tính khung: xét về mặt hình học và sự làm việc để phân biệt khung
phẳng và khung không gian. Khi trục các bộ phận của khung cùng nằm trong một
mặt phẳng và tải trọng tác dụng cũng nằm trong mặt phẳng đó, gọi là khung phẳng.
Mặt phẳng đó gọi là mặt phẳng khung hay mặt phẳng uốn. Trong một công trình hệ
cột và các dầm sàn theo phương ngang nhà tạo thành các khung ngang, hệ cột và
các dầm sàn theo phương dọc nhà tạo thành khung dọc. Khi chịu tải trọng các
khung ngang và dọc tạo thành hệ khung không gian để cùng làm việc gọi là khung
không gian.

26
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

Trong tính toán thường dựa vào chiều dài (L) và chiều rộng (B) của công trình để
quy ước:
+ Khi tỉ số L/B ≥ 1,5: có thể quan niệm cắt ra từng khung ngang phẳng để tính ,
xem các cột và các dầm theo phương ngang nhà hợp thành hệ khung ngang độc
lập chịu lực chính . Các dầm dọc chỉ đóng vai trò giữ ổn định cho các khung
ngang và chịu một phần tải trọng truyền theo phương dọc (các dầm dọc được
quan niệm tính như dầm liên tục).
+ Khi tỉ số L/B < 1,5: độ cứng khung ngang và khung dọc chênh lệch nhau
không nhiều, nên thường chọn tính nội lực theo khung không gian.
+ Một số sơ đồ khung bê tông cốt thép thường gặp:
Sôñoà khung Ñaëcñieåm
+Beâ toângcoát theùptoaønkhoái
+Xaø naèmngangchòuuoán
+Coät chòuneùnleächtaâm
Moät nhòp Nhieàunhòp +Nhòpl <15m
Thanhgiaèng
+Xaø nganggaõykhuùcchòuneùnuoán
+Khi l >12mchuù yù löïcxoâ ngangñaàucoät
l l l
+Xaø ngangcongchòuneùnuoán
+Coät chòuneùnleächtaâm
l l l l +Khi l >18mchuù yù löïcxoâ ngangñaàucoät
+Coù lieânkeát khôùpvôùi moùng
+Moùnglaømvieäcnheï, thíchhôïpvôùi neànñaát yeáu
l l l l +Thöïcteá ít söû duïngvì khoù caáutaïokhôùplyù töôûng
khi thi coâng.
+Coù lieânkeát khôùpñaàucoät
+Coät ñoå BTtaïi choå, ñaø ñuùcsaúnhaydaønkeøotheùp,
l l l l thöôøngthieát keá chonhaø coângnghieäp.
Khungnhieàutaàng +Loaïi khungcöùng: thieát keá chocoângtrìnhvöøa
chòutaûi ñöùngvöøachòutaûi ngang.
+Loaïi khungcoù maét laø khôùp: thieát keá chocoâng
trìnhduøngcaáukieänbeâ toânglaépgheùphaycoâng
trìnhcoù vaùchcöùng, loõi cöùngchòutaûi ngangcoøn
khungchæ chòutaûi troïngñöùngthì coù theå taïomoät
soá maét laø khôùpchokhung.

3.2. Khung bê tông cốt thép đổ toàn khối:


Khung BTCT đổ toàn khối là loại kết cấu rất phổ biến, nó là kết cấu chịu lực
chính trong hầu hết các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.
27
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

Công trình có số tầng < 12 tầng thường sử dụng kết cấu thuần khung. Khi số tầng
lớn hơn nội lực do tác dụng của tải trọng ngang tăng nhanh ở các dầm và cột của
các tầng bên dưới, nên thường sử dụng hệ kết cấu khung - vách, khung - lõi cứng,
gọi là hệ kết cấu khung - giằng.
3.2.1. Bố trí hệ chịu lực của nhà khung:
Bao gồm bố trí hệ thống cột, vách, lõi, tường chịu lực và hệ dầm sàn tạo thành hệ
chịu lực không gian, sao cho bảo đảm độ bền và ổn định cho toàn nhà. Bố trí hệ
chịu lực cần theo nguyên tắc sau:
+ Đơn giản, rõ ràng: giúp cho kết cấu có độ tin cậy dễ kiểm soát
+ Truyền lực theo con đường ngắn nhất: giúp cho kết cấu làm việc hợp lý và hiệu
quả
+ Bảo đảm sự làm việc không gian của hệ kết cấu

Hình 3.7: Mặt bằng bố trí hệ chịu lực của nhà khung
3.2.2. Cấu tạo khung toàn khối:
a. Cấu tạo nút khung:
+ Trong khung BTCT toàn khối nút khung được xem là nút cứng. Cấu tạo nút
khung rất quan trọng, nút khung phải có kích thước hình học và bố trí cốt thép
sao cho phù hợp với sơ đồ tính toán.
+ Đối với nút cứng phải bảo đảm bê tông chịu nén không bị ép vỡ và cốt thép
neo vào nút không bị tuột trước khi bị kéo đứt.

28
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách
E

D
A

C D B
B

F F G F

Hình 3.8: Vị trí các nút khung

+ Nút khung tại vị trí góc A:


Thường có momen lớn, lực dọc nhỏ nên độ lệch tâm lớn:
- Độ lệch tâm: e0  max( e1  M / N và ea ) , nên phải chú ý neo thép cẩn thận.
Hình dạng nút A thường là hình a: có thể làm cho ứng suất nén phát sinh ở
góc trong của nút tăng lên rất lớn. Để giảm sự tập trung ứng suất này nên cấu tạo
thêm nách (hình b), chiều dài nách ≥ 1/10 nhịp dầm, chiều cao nách ≤ 1/4 chiều
cao tiết diện dầm.

Hình 3.9: Sự làm việc của nút khung tại vị trí góc A

Hình 3.10a: Sự phân bố ứng suất trong nút Hình 3.10b: Sự hình thành khe nứt trong nút
+ Để tăng độ cứng của nút A, một phần cốt thép chịu kéo của dầm cần được neo
chặt xuống cột và có thể một phần cốt thép chịu kéo của cột được kéo neo vào dầm
(khi e0/h>0,5). Trong nút cần có cốt đai để hạn chế biến dạng ngang của bê tông nút
và để truyền lực từ các cốt thép neo vào nút.

29
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

+ Khi e0/h ≤ 0,25 + Khi 0,25 < e0/h ≤ 0,50 + Khi e0/h > 0,50
Neo la ≥ 30d và R ≥ 10d Neo la ≥ 30d và R ≥ 15d Neo la ≥ 30d và R ≥ 15d
Neo đoạn l ≥ 15d Phải có ≥ 2 thanh neo xuống Nên có 2 thanh CT chịu
cột qua khỏi mép đà ngang kéo của cột neo lên dầm

Hình 3.11: Chi tiết cấu tạo thép nút khung A


+ Nút khung tại vị trí B:
Khi khung chỉ chịu tải trọng đứng, sự phân bố ứng suất trong nút B như hình vẽ,
chiều dài đoạn neo cốt thép chịu kéo của dầm tính từ mép trong cột (lneo = lan  35d ).
Cốt thép chịu kéo ở nhịp của dầm neo vào nút B một đoạn l  15d
Trong nút cần bố trí cốt đai giằng. Chỗ nối cốt thép cột cốt đai phải dày hơn ( s ≤
10ddọc-min ), chiều dài mối nối la ≥ 30d, nếu lượng cốt thép cột nhiều phải nối so le
cách nhau ≥ 40d . Mỗi vị trí nối ≤ 50% As (thép gai) và không quá 25% đối với thép
tròn trơn.

Hình 3.12: Sự làm việc của nút khung tại vị trí góc B

+ Nút khung tại vị trí C:

Phân bố ứng suất do tải trọng đứng Phân bố ứng suất do tải trọng ngang
Hình 3.13: Sự làm việc của nút khung tại vị trí góc C

30
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

Þ u<10Þ Þ

>30Þ
tg< 61 tg61

 

>35Þ
Hình 3.14: Chi tiết cấu tạo thép nút C

+ Nút khung tại vị trí D :

>15Þ

Hình 3.15: Chi tiết cấu tạo thép nút D


+ Nút khung tại vị trí E:
Tại vị trí đà ngang bị gãy khúc có phần lõm nằm ở vùng chịu kéo, nội lực
trong cốt thép chịu kéo và chịu nén tạo thành các hợp lực hướng ra ngoài, nên
phải đặt cốt đai giữ cho cốt thép không bị bung ra khỏi bê tông. Góc gãy  càng
nhỏ, hợp lực hướng ra càng lớn.
+ Khi   160 o : cốt dọc chịu kéo có thể không cần cắt để neo vào vùng nén,
mà được phép uốn thép qua góc gãy và đặt cốt đai gia cố như hình vẽ.
+ Khi   160 o : cốt dọc chịu kéo phải cắt (một phần hay toàn bộ) để neo vào
vùng bê tông chịu nén và giằng bằng cốt đai. Lực kéo Fk dùng để tính thép đai
giằng được lấy bằng tổng của hợp lực trong cốt thép đặt liền A s1 và 35% hợp lực
của cốt thép đã cắt để neo vào vùng nén A s2 .

Ta có : Fk  (2 As1  0, 7 As 2 ) Rs cos  , với  
2

31
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

Tổng hình chiếu của hợp lực do các cốt thép đai giằng lên đường phân giác
của góc lõm  không được nhỏ hơn Fk . Ta có : R sw A sw sin   Fk

3 
S  h g tg   S
8 
 30
hg / 2 hg / 2 hg
1 hg
hg / 2 hg / 2

  160 o   160 o
  / 2
3 
S  h g tg  
8 
Khi góc gãy   1600 Khi góc gãy   1600
Hình 3.16: Chi tiết cấu tạo thép nút E
Fk
Tính diện tích tiết diện ngang của các cốt đai giằng là : Asw 
Rsw sin 

3 h
Cốt đai giằng cần được bố trí trong đoạn : S  h g tg  vôùi h g  .
4 sin 

Ví dụ:
Dầm BTCT tiết diện (20  50)cm, tại góc gãy   120 o có momen dương M =
80kNm (hình 3.17). Bê tông có cấp độ bền chịu nén B15, thép dọc nhóm CII,
thép đai nhóm CI. Biết điều kiện thi công không đảm bảo bê tông tiếp tục tăng
cường độ theo thời gian.
a.Tính thép dọc chịu momen tại góc gãy, cho a0  2,5cm
b.Tính thép đai giằng tại góc gãy.
Giải:
Bê tông cấp độ bền B15 tra bảng 5  Rb  8,5MPa  0,85kN / cm2
Bê tông không đảm bảo tiếp tục tăng cường độ theo thời gian có  b 2  0,9

Thép nhóm CII tra bảng 6  Rs  280 MPa  28kN / cm2

Thép đai nhóm CI tra bảng 6  Rsw  175MPa  17,5kN / cm2


Tra bảng 3 ta có :  R  0, 681 và  R  0, 449
Chọn a  3,5cm  h0  50  3,5  46,5cm
a.Tính cốt thép dọc:

32
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

M xét
- Tính  m   0, 242   R  0, 449 thoả điều kiện xảy ra phá hoại dẻo.
Rbbh02

Từ  m tính :   0.51  1  2 m   0.859


M xét A
- Tính As   7,15cm2 . Tính   s 100%  0, 76%
 Rs h0 bh0

- Chọn 216  214 có Asch  7,10cm2 . Bố trí thép như hình vẽ 3.17
b.Tính thép đai giằng tại góc gãy:
- Ta có    / 2  60o  sin   0,866 và cos   0,5
- Chọn phương án cho 214 bẻ qua góc gãy ( As1  3,08cm2 ) và 216 cắt neo vào
bê tông vùng nén ( As 2  4,02cm2 ) .
- Tính lực kéo : Fk  (2 As1  0, 7 As 2 ) Rs cos   125, 64kN
Fk
- Diện tích các cốt đai giằng : Asw   8.29cm 2
Rsw sin 
hg

S
500

2Þ16 (As2)
M
2Þ16 (As2)
2Þ14 (As1)
0
120 200

Hình 3.17

- Chọn đai 8 , 2 nhánh  số lượng cốt đai N  A sw



8, 29
 8, 24  9 đai.
asw  nd 0,503  2

3 h
- Bố trí trong đoạn S  h g tg   58cm vôùi h g   58cm ,Bố trí mỗi bên 4
4 sin 

đai và một đai ở đỉnh góc gãy.


- Chiều dài đoạn nghiêng cần bố trí cốt đai về 1 phía : x  S / 2sin   33,5cm
- Tính khoảng cách đai : s  x / 4  8,3cm # 8cm.

33
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

+ Nối cốt thép dọc của cột khung:

Chú ý: Tại vị trí sàn tầng


cốt thép được cắt nối
như sau:
+ Thép cột nối tại 1 vị trí
khi chịu NĐT hay nén
LTB.
+ Khi cột chịu nén LTL:
- Nối tại 1 vị trí khi có 4
thanh/1 cạnh cột.
- Nối tại 2 vị trí khi có 5
thanh/1 cạnh cột.
- Nối tại 3 vị trí khi có 8
thanh/1 cạnh cột.

Hình 3.18: Nối thép cột khung


 R 
*Nhắc lại: la n    a n s   a n d với giá trị lan tính ra không nhỏ hơn l *an  an d ,
 Rb 
và không nhỏ hơn lmin tra ở bảng sau:
Bảng tra các hệ số và xác định chiều dài lmin

Hệ số an và an

Điều kiện làm việc Cốt thép có gờ Cốt thép tròn trơn Hệ số lmin

của cốt thép  an ( mm)


an  an an  an

Neo cốt thép chịu kéo


trong vùng kéo của bê 0,7 20 1,2 20 11 250
tông.
Neo cốt thép chịu kéo
hoặc chịu nén trong 0,5 12 0,8 15 8 200
vùng nén của bê tông.
Mối nối buộc (nối
chồng) đặt trong vùng 0,9 20 1,55 20 11 250
kéo của bê tông.
Mối nối buộc đặt trong
0,65 15 1,0 15 8 200
vùng nén của BT

34
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

 Các quy định về đặt cốt thép trong cột khung:


+ Cột trong khung ngang phẳng, cốt dọc được bố trí rãi đều theo hai cạnh có
phương vuông góc với phương gây ra momen lệch tâm (thường bố trí theo cạnh nhỏ
b). Gọi A 's : diện tích tiết diện cốt thép chịu nén nhiều, A s là diện tích cốt thép đặt ở
phía chịu nén ít hoặc chịu kéo trên tiết diện, qui định hàm lượng cốt thép :
As A'
%  100 và  ' %  s 100 , sao cho 2min %  (    ' )%  max  (3.5%  4% )
bh0 bh0

Hàm lượng cốt thép tối đa có thể đến 6% và hàm lượng cốt thép tối thiểu được lấy
như bảng sau:

+ Trong cấu kiện chịu nén lệch tâm xiên (cột nhà tính nội lực theo khung không
gian), cốt thép thường được đặt rãi đều quanh chu vi tiết diện.
+ Qui định khoảng cách giữa 2 cốt dọc kề nhau : 50  t  400 , khi khoảng cách
t  400 , phải đặt thêm cốt dọc phụ 12  14 để sao cho t  400 .
+ Cốt đai được chọn theo kinh nghiệm, thường không phải tính toán. Sử dụng
nhóm thép CI, có đường kính  ñ  1 / 4 doïc  max và d  6mm

Khoảng cách giữa 2 cốt đai s  15 doïc  min ( khi t %  3% ),

s  10 doïc  min (khi t %  3% ) và khoảng cách đai s phải  b. Riêng tại vị trí nối

cốt thép dọc qui định s  10 doïc  min và phải có không ít hơn 4 đai .

+ Cốt đai được thiết kế ôm lấy toàn bộ cốt dọc, sao cho tối thiểu cứ cách một cốt
dọc thì có một cốt dọc nằm ở chỗ góc uốn cốt đai (xem hình vẽ).
Ngoại lệ khi cạnh của tiết diện b  400 và h  500 mà trên cạnh b rãi  4 thanh
thép dọc thì có thể không theo qui định trên.

35
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

Hình 3.19: Cấu tạo cốt thép trên tiết diện ngang của cột
3.3. Khung Bê tông cốt thép lắp ghép và nửa lắp ghép:
3.3.1. Các cấu kiện của khung;
Khung BTCT lắp ghép được chia thành nhiều cấu kiện, tùy theo năng lực chế
tạo, vận chuyển, bốc xếp, cẩu lắp, …. Có thể có các phương án khung như hình vẽ:

Hình 3.20: Một số phương án khung lắp ghép


3.3.2. Cấu tạo mối nối của khung lắp ghép và nửa lắp ghép:
Xem sách Kết cấu bê tông cốt thép - phần kết cấu nhà cửa, nhóm tác giả Ngô Thế
Phong. NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội 2002 (từ trang 86 đến 89)

36
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

3.4. Tính toán khung phẳng Bê tông cốt thép:


Tính khung thường thực hiện theo trình tự sau :
Quan niệm tính  xác định sơ bộ kích thước tiết diện → chọn sơ đồ tính 
xác định tải trọng  xác định nội lực  tổ hợp nội lực  tính thép  chọn và
bố trí thép  kiểm tra khung theo TTGH II
3.4.1. Quan niệm tính:
+ Từ mặt bằng và hình khối kiến trúc, tiến hành phân tích sự làm việc của khung
thông qua việc bố trí hệ cột, hệ dầm sàn các tầng, từ đó chọn tính theo khung phẳng
hay khung không gian
+ Khi tính theo khung phẳng phải xác định các khung đại diện nguy hiểm nhất để
tính.
3.4.2. Sơ bộ xác định kích thước tiết diện và khai báo vật liệu:
a. Đối với dầm:
0, 7 M 0
Chọn chiều cao tiết diện dầm: h = h0 + a , với h0  2
b  Rb

M0 là momen lớn nhất trong dầm đơn giản tương ứng: M0 = ql2/8
Hoặc có thể chọn theo kinh nghiệm sau:
1 1 1 2
+ Khung 1 nhịp: h     l và b     h
 14 10  3 3

+ Khung nhiều nhịp: h     l và b     h


1 1 1 2
 16 12  3 3
Chú ý bề rộng tiết diện dầm b ≤ bề rộng tiết diện cột có dầm gát lên
b. Đối với cột:
N
+ Xác định sơ bộ diện tích tiết diện cột: Ac  1, 2 1,5 
Rb

Với nhà nhiều tầng, cứ khoảng 2  3 tầng lầu chọn cột có cùng một loại tiết
diện. Do đó: N  Ni ( với Ni = qi x Si : là tải trọng thẳng đứng tác dụng lên sàn
tầng thứ i )
qi là tải trọng thẳng đứng tác dụng trên 1m2 sàn của tầng thứ i ( gồm trọng
lượng bản thân các lớp cấu tạo sàn, dầm, tường, cột và hoạt tải sử dụng sàn), có thể
tính trực tiếp hoặc lấy gần đúng qi   9  15  kN / m2

Si là diện tích của sàn tầng thứ i truyền tải trọng đứng vào cột xét tính

37
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

Si là diện tích của sàn tầng thứ i truyền tải trọng đứng vào cột xét tính, hình 3.21 có
 B tr B ph  Ltr Lph 
Si      
 2 2  2 2 

Si

Ltr
Ltr/2
Lph/2

Lph
Btr/2 Bph/2

Btr Bph

Hình 3.21: Diện tích nhận tải từ sàn của cột


c. Vật liệu thiết kế khung:
Gồm chọn cấp độ bền chịu nén của bê tông (thường chọn bê tông B15, B20, B25,
B30), nhóm cốt thép dọc (thường chọn nhóm thép CII, CIII) , cốt thép đai (chọn
nhóm thép CI)
3.4.3. Sơ đồ tính:
+ Sơ đồ tính của khung được thể hiện bằng đường trục của cột và của dầm.
Đối với khung phẳng xem giao điểm giữa các thanh là nút cứng, xem chân cột
ngàm tại mặt trên của móng (hay mặt trên của đài cọc), khi tính thường xét bỏ qua
đà kiềng là bộ phận của khung. Nếu công trình có sàn tầng hầm và sàn tầng trệt, cần
kể dầm sàn hai tầng đó vào khung.
+ Trong tính toán có thể bỏ qua một số yếu tố hình học ảnh hưởng đến độ
cứng và nội lực của khung như độ lớn của tiết diện làm giảm nhịp tính toán của
dầm, giảm chiều dài hình học của cột
+ Trục hình học của cột có thể dịch chuyển một đoạn trong phạm vi 1/20 để
cho trục cột tầng dưới và trên nằm trên cùng đường thẳng ( nên chọn nhịp là trị số
trung bình nhịp của các tầng)
+ Để tiện cho việc nhập tải trọng lên khung, nên vẽ sơ đồ khung đặt tên nút,
tên phần tử
3.4.4. Xác định tải trọng tác dụng lên khung phẳng:
+ Để xác định tải trọng lên khung cần thực hiện bước xác định tải trọng (tĩnh
tải và hoạt tải) tác dụng trên 1m2 của sàn các tầng và tầng mái (chú ý đến tải sê nô

38
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

mái), tương ứng với chức năng sử dụng của mỗi ô sàn liên quan đến khung xét tính
(kể cả phần tải trọng bản thân tường xây trực tiếp lên sàn được quy đổi về phân bố
đều trên diện tích ô sàn).
Công thức qui đổi tải trọng mảng tường xây trực tiếp trên sàn về tải phân bố đều
trên 1m2 sàn:
 kx ht lt n
gt  (kN / m2 )
Asàn

 kx (kN / m2 ) : trọng lượng 1m2 tường, tra bảng 7 (hàng 14, 15, 16 hoặc 17),
ht: chiều cao mảng tường (m)
lt : tổng chiều dài mảng tường (m), Asàn : diện tích ô sàn (m2)

Từ đó lập bảng thống kê tải trọng tác dụng trên 1m2 sàn mỗi tầng
Tên ô Chức năng sử Tải tường xây Trọng lượng Tĩnh tải Hoạt tải
sàn dụng ô sàn trực tiếp trên sàn các lớp sàn (kN/m2) (kN/m2)
S1 Phòng học 0.00 3,65 3,65 2,4
S2 Phòng vệ sinh 2,45 4.20 6,65 2,4
S3 Hành lang 0.00 3.65 3,65 3,6
... .... ... ... ... ...

+ Tải trọng tác dụng lên khung bao gồm tải trọng đứng (tĩnh tải, hoạt tải) và
tải trọng ngang (gió)
a. Xác định tải trọng tác dụng lên dầm ngang của khung:
Gồm có tải tác dụng phân bố (tải tường xây trên dầm, tải từ sàn,...) và tải tác
dụng tập trung (do dầm dọc gát lên dầm khung)
+ Xác định tải trọng phân bố lên dầm khung:
Bao gồm: - Trọng lượng bản thân dầm (thường khai báo để phần mềm tự tính)
- Trọng lượng tường xây trực tiếp lên dầm (nếu có)
Khi xác định tải trọng tường cần nên xét đến hệ số giảm trừ phần diện tích cửa
chiếm chỗ:
At  Acua
kt   0, 05 , và tính tải tường: gt   kx .ht .n.kt (kN / m)
At

- Tĩnh tải và hoạt tải từ sàn truyền vào dầm (cần vẽ mặt bằng truyền tải
từ sàn vào dầm trong phạm vi các ô sàn có liên quan đến khung tính, hình 3.22).
Đối với tải truyền từ ô sàn chịu lực 2 phương, khi tính nên giữ nguyên dạng tải tác

39
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

dụng hình thang hay tam giác (không nên quy đổi về tải phân bố đều) sẽ giúp cho
việc giải nội lực được chính xác hơn).
l 2  2l1

l 2  2l1 l1
qs
2

l1 l1

q s l1 / 2
l1 / 2 l 2  l1 l1 / 2 5 s
q l1
16
l1
qsk
2

Hình 3.22: Mặt bằng truyền tải từ ô sàn vào dầm

+ Ví dụ trích mặt bằng truyền tải từ các ô sàn vào dầm khung trục 4 (Hình 3.23)

9 D
S6
2,0
8

S5 S7
4,0

7 C
S3 S4
3,0

6 B

S1 S2
5,0

A
5
4,5 4,2
3 4 5
Hình 3.23: Mặt bằng truyền tải từ sàn tầng điển vào dầm khung trục 4
(Cần vẽ thêm các mặt bằng truyền tải có liên quan như tầng lửng, mái & sê nô,...)
Kết quả xác định tải trọng phân bố lên khung nên lập thành bảng để tiện theo dõi

40
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

Tên Tĩnh tải Hoạt tải


phần tử Số liệu tính toán tải trọng (kN/m) (kN/m)

+ Tĩnh tải:
- Trọng lượng tường xây gạch.., dày.., cao ht:
 t  ht  n  kt = .........
- Tĩnh tải từ ô sàn S1 có diện truyền tải hình
3 l1s1 .........
thang, với tung độ tải lớn nhất là: ( g s  1
)=
2
- Tĩnh tải từ ô sàn S2 có diện truyền tải hình
l1s2 .........
thang, với tung độ tải lớn nhất là: ( g s  2
)=
2

+ Hoạt tải từ ô sàn S1 có diện truyền tải hình


l1s1 ........
thang, với tung độ tải lớn nhất là: ( p s  1
)=
2
3 + Hoạt tải từ ô sàn S2 có diện truyền tải hình
l1s2
thang, với tung độ tải lớn nhất là: ( p s  2
)=
2
.........

- Trọng lượng tường xây gạch.., dày.., cao ht:


 t  ht  n  kt = .........
- Tĩnh tải từ ô sàn S3 có diện truyền tải hình
l1s3 .........
tam giác, với tung độ tải lớn nhất là: ( g s  3
)
4 2
- Tĩnh tải từ ô sàn S4 có diện truyền tải hình .........
l1s4 .........
tam giác, với tung độ tải lớn nhất là: ( g s  4
)
2
g = ....
+ Hoạt tải từ ô sàn S3 có diện truyền tải hình
l1s3 .........
tam giác, với tung độ tải lớn nhất là: ( p s  3
)
2
+ Hoạt tải từ ô sàn S4 có diện truyền tải hình
l1s4 .........
tam giác, với tung độ tải lớn nhất là: ( p s  4
)
2
( chú ý các tải trọng phân bố dạng khác nhau, không thể cộng chung vào nhau)

41
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

+ Xác định tải trọng tác dụng tập trung lên dầm khung:
Khi trên chiều dài của đoạn dầm khung nào đó có dầm dọc gát lên, cần phải xác
định lực tập trung tác dụng vào dầm khung, với trị số bằng phản lực gối tựa trên
dầm dọc tại đó (Ví dụ hình 3.19 trên đoạn dầm khung nhịp CD có tải tập trung tại
nút số 8)
b. Xác định tải trọng tác dụng tập trung lên nút khung:
- Tĩnh tải: bao gồm trọng lượng bản thân dầm dọc, trọng lượng tường xây trên
dầm dọc, tĩnh tải từ sàn truyền vào dầm dọc, rồi tất cả truyền vào nút, dựa trên
nguyên tắc tải trên dầm mỗi bên nút khung truyền vào một nữa.
- Hoạt tải: chính là hoạt tải sử dụng sàn truyền vào dầm dọc, rồi dầm dọc truyền
vào nút khung dựa trên nguyên tắc tải trọng mỗi bên dầm dọc truyền vào nút khung
một nữa.
Đối với tĩnh tải và hoạt tải từ sàn truyền vào nút khung nên chọn cách xác định
chính xác: lấy diện tích truyền tải nhân với tải sàn (hình 3.24)
- Tĩnh tải từ sàn truyền vào nút = Atai  g s (kN )

- Hoạt tải từ sàn truyền vào nút = Atai  p s (kN )

Ataûi
l1

l2

l 1/2
450
450
4 3 l 1/2
2
l 1/2 (l 2 - l 1) l 1/2 l 1/2 l 1/2 l 2/2 l 2/2

l2

Hình 3.24: Diện tích truyền tải từ sàn vào nút khung

Trước khi xác định tải, cần vẽ mặt bằng truyền tải từ sàn vào nút khung, hình 3.25)
Cần vẽ đầy đủ cho sàn các tầng có liên quan (tầng mái chú ý có vẽ cả sênô)

42
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

D
S6 9

2,0
8
S5 S7

4,0
C
S3 7 S4

3,0
B
6

S1 S2

5,0
A
5
4,5 4,2
3 4 5

Hình 3.25: Mặt bằng truyền tải từ sàn vào nút khung trục 4
Chú ý: ngoài các nút khung biên, các nút khung trung gian cần xác định riêng
hoạt tải bên trái nút và hoạt tải bên phải nút để khi tổ hợp nội lực được chính xác.
Kết quả xác định tải trọng tác dụng tập trung lên nút khung, nên lập thành bảng
để tiện theo dõi:
Tĩnh Hoạt tải (kN)
Tên Số liệu tính toán tải trọng tải H.Tải H.Tải
nút (kN) trái phải
 l tr  l ph  .......
- Tải trọng dầm trục B:...(bxh) =  bbhn  
 2 
- Tải tường xây trên dầm trục B bằng gạch...,
 l tr  l ph  .........
6 dày..., cao.... :  kx ht n  
 2 
- Tĩnh tải từ ô sàn S1,có MB truyền tải dạng
tam giác tác dụng vào nút là: Atais  g s 1 1 ........

43
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

- Tĩnh tải từ ô sàn S2, có MB truyền tải dạng


tam giác tác dụng vào nút là: Atais  g s2 2 .....

- Tĩnh tải từ ô sàn S3,có MB truyền tải dạng


hình thang tác dụng vào nút là: Atais  g s 3 3 .....

- Tĩnh tải từ ô sàn S4,có MB truyền tải dạng


.....
hình thang tác dụng vào nút là: Atais  g s 4 4

G6
+ Hoạt tải bên trái nút do ô sàn S1,có MB
truyền tải dạng tam giác là: Atais  p s
1 1 .....

+ Hoạt tải bên trái nút do ô sàn S1,có MB truyền


tải dạng tam giác là: Atais  p s
2 2 .....
P3tr
+ Hoạt tải bên phải nút do ô sàn S3,có MB
.....
truyền tải dạng hình thang là: Atais  p s
3 3

+ Hoạt tải bên phải nút do ô sàn S4,có MB


.....
truyền tải dạng hình thang là: Atais  p s 4 4

P3ph

c. Xác định tải trọng gió tác dụng vào khung:


Theo tiêu chuẩn TCVN 2737 - 95 phân ra 2 thành phần của gió:
+ Thành phần tĩnh: không gây ra lực quán tính, quy định phải xét tính cho
mọi loại công trình.
+ Thành phần động: gây ra lực quán tính, chỉ xét tính cho khung nhà nhiều
tầng cao H  40m, nhà công nghiệp cao H  36m.
* TÍNH TOÁN THÀNH PHẦN TĨNH CỦA TẢI TRỌNG GIÓ
c1. Xác định thành phần gió tác dụng phân bố theo chiều cao khung:
Thành phần gió tĩnh phân bố dọc theo chiều cao khung, được tính từ mặt đất đến
đỉnh của cột biên khung
Trị số tính toán thành phần tĩnh của tải trọng gió W ở độ cao Z so với mốc chuẩn
xác định theo công thức :
W  W0  k  c  n (kN / m 2 )

44
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

W0 : giá trị của áp lực gió lấy theo bản đồ phân vùng gió trên lãnh thổ Việt

Nam.
Vùng áp lực gió I I-A II II-A III III-A IV V

W0 (kN / m 2 ) 0,65 0,55 0,95 0,83 1,25 1,10 1,55 1,85

Ví dụ: Nội thành Tp Hồ Chí Minh, Tp Cần Thơ, Tp Vĩnh long: thuộc vùng
IIA. Tp Đà lạt, Tp Buôn Ma Thuột, Tp Pleiku, Tp Biên Hòa: thuộc vùng gió IA.
Tp Qui Nhơn, Tp Vinh: thuộc gió vùng IIIB. Tp Nam định thuộc vùng gió IVB.
k: hệ số kể đến sự thay đổi áp lực gió theo độ cao so với mốc chuẩn (mặt đất
tự nhiên) tra bảng, tùy thuộc vào dạng địa hình. Trong đó :
- A là dạng địa hình trống trải, không có hay có rất ít vật cản cao  1,5m
- B là dạng địa hình tương đối trống trải, có rất ít vật cản cao  10m
- C là dạng địa hình bị che chắn, có nhiều vật cản sát nhau cao > 10m
Bảng tra hệ số k (ở các độ cao trung gian phải nội suy tuyến tính)
Daïng ñòa
Ñoä hình A B C

cao Z (m)
3 1,00 0,80 0,47
5 1,07 0,88 0,54
10 1,18 1,00 0,66
15 1,24 1,08 0,74
20 1,29 1,13 0,80
30 1,37 1,22 0,89
40 1,43 1,28 0,97

c: là hệ số khí động học. Phía đón gió c  0,80 , phía khuất gió c  0, 60 .
n: hệ số độ tin cậy, lấy n = 1,2.
Suy ra tải trọng gió tác dụng phân bố lên cột khung trong phạm vi một bước
cột:
BTr  B Ph BTr  B Ph
qgió  W   W0  k  c  n  (kN / m)
2 2

45
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

BTr và BPh là chiều rộng bên trái và bên phải của mặt tiếp nhận gió truyền
vào cột khung (kích thước của bước cột bên trái và bên phải của khung xét tính).
c2. Xác định thành phần gió tĩnh tác dụng lên mái dốc công trình:
Thành phần gió tĩnh tác dụng lên mặt nghiêng của mái được quy đổi thành lực
tập trung đặt tại đỉnh cột biên theo công thức:
 B tr  B ph 
S  W 0 k  cei  n  H m   (kN )
 2 
Hm chiều cao phần mái nghiêng (tính từ đỉnh cột biên đến đỉnh mái)
cei là hệ số khí động, lấy dấu dương khi chiều gió tác động vào mặt nghiêng của
mái, lấy dấu âm khi chiều của gió tác động hướng ra khỏi mặt mái. Trong bảng sau
cho ce1 mang dấu dương hoặc âm , còn ce 2 mang dấu âm.
Ce1 Ce2

Bảng tra Hệ số Ce1 và Ce2 

Tỉ số H1/L Ce3

H1
Hệ số  (độ) 0 0,5 1 2
0 0 -0,6 -0,7 -0,8 L
Ce3
20 +0,2 -0,4 -0,7 -0,8
Ce1 40 +0,4 +0,3 -0,2 -0,4
Ce3=+0.8 Ce3

B
60 +0,8 +0,8 +0,8 +0,8
Ce2  60 -0,4 -0,4 -0,5 -0,8

Bảng tra Hệ số Ce3


B H1
Khi tỉ số Hệ số Ce3 khi tỉ số bằng
L L
 0,50 1,00 2

1 -0,40 -0,50 -0,60


2 -0,50 -0,60 -0,60

Ví dụ: Xác định tải trọng gió cho khung nhà 4 tầng có kích thước như hình 3.26.
Công trình tại Tp Cần Thơ, nằm trong khu vực thuộc địa hình B. Bước cột bên trái
của khung Btr = 4,2m, bước cột bên phải của khung Bph = 4,5m. Mái dốc có
  200 (đỉnh mái cao 1,8m so với đỉnh cột biên)

46
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

Giải:
1. Xác định thành phần gió tĩnh tác dụng phân bố lên cột khung:
+ Tp Cần Thơ thuộc vùng gió II-A  W0  0,83kN / m2
+ Hệ số k kể đến sự thay đổi áp lực gió theo độ cao và dạng địa hình, tra bảng 13 và
nội suy cho kết quả bảng sau :
BTr  B Ph BTr  B Ph
+ Tính : qgió  W   W0  k  c  n  (kN / m)
2 2
Kết quả tính lập thành bảng sau :

Tầng Độ cao Hệ số Gió đẩy Gió hút


Z(m) k q ñ (kN/m) q h (kN/m)

1 5,4 0,890 3,08 2,31


2 9,3 0,983 3,41 2,56
3 13,2 1,051 3,64 2,73
4 17,1 1,101 3,82 2,86

2. Xác định thành phần gió tĩnh tác dụng lên mái dốc
+ Ta có: ở độ cao (17,1+1,8)=18,9m, tra bảng và nội suy k = 1,119
+ Nhà có H1/L = 17,1/10 = 1,71 và mái dốc 200 tra bảng và nội suy có :
ce1   0, 771 , ce 2   0, 713

 B tr  B ph 
+ Công thức tính: S  W 0 k  cei  n  H m   (kN )
 2 
4, 2  4,5 
+Tính thành phần gió đẩy: Sd  0,83 1,119  0, 7711, 2 1,8     6, 728kN
 2 
(dấu trừ thể hiện chiều tác dụng của gió hướng ra)
 4, 2  4,5 
+Tính thành phần gió hút: Sh  0,83 1,119  0, 7131, 2 1,8     6, 222kN
 2 

47
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

Sñ +16.20
 Sh

3.82 2.86

+12.30

3.64 2.73

+8.40

3.41 2.56

+4.50

3.08 2.31

±0.00
MÑTN -0.90

7800 2200

Hình 3.26: Tải trọng gió tác dụng lên khung


3.4.5. Một số giả thiết khi tính khung:
+ Kích thước sơ đồ khung :
- Nhịp khung: (khoảng cách cột khung theo phương ngang) lấy bằng khoảng
cách từ tim cột đến tim cột, khi cột các tầng có tiết diện thay đổi cho phép lấy trị số
trung bình.
- Khoảng cách giữa các đà ngang :(khoảng cách theo phương đứng) lấy bằng
khoảng cách tim dầm các tầng. (cho phép lấy bằng khoảng cách chiều cao của từng
tầng lầu tương ứng).
Riêng đoạn cột khung tầng trệt được tính từ mặt trên của móng lên đến cao độ
sàn lầu I. Khoảng cách này tùy thuộc chiều cao tầng nhà và chiều sâu chôn móng
dự kiến trước.
+ Khi khung có nhiều nhịp : nếu chênh lệch giữa nhịp lớn nhất l max và nhịp
nhỏ nhất l min không quá 10%, có thể đưa về tính như khung đều nhịp, với nhịp
tính toán l  l tb   l i / n .

+ Đối với khung có đà ngang gãy khúc (i < 1/8) có thể đưa về khung đà nằm
ngang để tính, với chiều cao h  ( h1  h 2 ) / 2.

i  1/ 8
h1 h2 h

l l
48
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

+ Khi tính khung nhiều nhịp mà có các nhịp đều nhau, tải trọng trên các nhịp
gần bằng nhau, có thể đưa về khung 3 nhịp để tính. Lấy kết quả nội lực nhịp biên
cho nhịp biên của khung nhiều nhịp, lấy kết quả nhịp giữa cho các nhịp giữa của
khung nhiều nhịp.

l l l l l l l l l
+ Cho phép dịch chuyển tải trọng sang phải hoặc sang trái một đoạn  l / 20
nhịp khung để cho sơ đồ tính trở thành đối xứng hay phản xứng.
+ Khi trên đà ngang trong 1 nhịp của khung có từ 5 tải tập trung trở lên, có thể
qui đổi về tải phân bố đều để tính (q  P / l) . Với l là nhịp xét của khung.
Chú ý : chỉ được phép sử dụng tối đa 2 giả thiết trên khi tính khung .
3.4.6. Nội lực và tổ hợp nội lực
a. Tính nội lực ứng với từng sơ đồ chất tải
Nội lực trong khung có thể xác định theo sơ đồ đàn hồi hay sơ đồ dẻo. Đối với sơ
đồ đàn hồi xem độ cứng của thanh là EI (E là module đàn hồi của bê tông , I là
momen quán tính của tiết diện ), dùng các phương pháp trong cơ học kết cấu hay
sức bền vật liệu để giải hoặc dùng các phần mềm tính kết cấu như : Sap, Etab, . . .
+ Chất toàn bộ tĩnh tải lên khung ( TT ): gồm tĩnh tải tác dụng phân bố và tĩnh
tải tập trung lên các dầm khung , tĩnh tải tác dụng tập trung lên các nút khung.
+ Chất hoạt tải 1 ( HT1): chất hoạt tải trên nhịp lẻ của tầng lẻ và trên nhịp chẵn
của tầng chẵn.
+ Chất hoạt tải 2 ( HT2): chất hoạt tải trên nhịp chẵn của tầng lẻ và trên nhịp lẻ
của tầng chẵn.

Hoạt tải 1 Hoạt tải 2

49
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

+ Chất hoạt tải cách tầng (tầng chẵn, tầng lẽ): ứng với ( HT3 và HT4)

Hoạt tải 3 Hoạt tải 4


+ Chất hoạt tải liền nhịp hai bên nút và cách nhịp ( HT5 , HT6 )

Hoạt tải 5 Hoạt tải 6


+ Chất gió trái (GT) và gió phải (GP).

qñ qh qh qñ

MDTN MDTN

Gió trái (GT) Gió phải (GP)

50
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

b. Tổ hợp nội lực:


Mục đích của việc tổ hợp nội lực là tìm nội lực nguy hiểm tại một số tiết diện
trên mỗi phần tử dưới tác dụng của nhiều loại tải trọng. Có hai tổ hợp nội lực là tổ
hợp cơ bản và tổ hợp đặc biệt. Với nhà thông thường chỉ xét đến tổ hợp cơ bản.
Tổ hợp cơ bản được phân thành tổ hợp cơ bản I và tổ hợp cơ bản II
+ Tổ hợp cơ bản I : Gồm nội lực do tĩnh tải và nội lực của một loại hoạt tải.
+ Tổ hợp cơ bản II : Gồm nội lực do tĩnh tải và nội lực của  2 loại hoạt tải, các
hoạt tải được nhân với hệ số tổ hợp là 0,9 (hệ số xét đến khả năng sử dụng không
đồng thời cùng một lúc của các hoạt tải đó).
c. Các trường hợp tổ hợp (Combo ):
Xét khung với các trường hợp chất tải như trên ta có các tổ hợp sau:
+ TH 1 : TT + HT1
+ TH 2 : TT + HT2
+ TH 3 : TT + HT3
+ TH 4 : TT + HT4
+ TH 5 : TT + HT1 + HT2
+ TH 6 : TT + HT5
+ TH 7 : TT + HT6
+ TH 8 : TT + GT
+ TH 9 : TT + GP
+ TH 10 : TT + 0,9(HT1 + GT)
+ TH 11 : TT + 0,9(HT2 + GT)
+ TH 12 : TT + 0,9(HT3 + GT)
+ TH 13 : TT + 0,9(HT4 + GT)
+ TH 14 : TT + 0,9(HT5 + GT)
+ TH 15 : TT + 0,9(HT6 + GT)
+ TH 16 : TT + 0,9(HT1 + HT2 + GT)
+ TH 17 : TT + 0,9(HT1 + GP)
+ TH 18 : TT + 0,9(HT2 + GP)
+ TH 19 : TT + 0,9(HT3 + GP)
+ TH 20 : TT + 0,9(HT4 + GP)
+ TH 21 : TT + 0,9(HT5 + GP)
+ TH 22 : TT + 0,9(HT6 + GP)

51
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

+ TH 23 : TT + 0,9(HT1 + HT2 + GP)


+ TH 24 (BAO): gồm (TH1, TH2, ..., TH23)
d. Chọn cặp nội lực nguy hiểm:
Sau khi tổ hợp tiến hành chọn các cặp nội lực nguy hiểm để tính thép.
+ Đối với dầm khung:
Chọn cặp nội lực M max , M max và Qmax , thường xét tại 3 tiết diện (hai đầu nút và

tiết diện giữa nhịp dầm). Ngoài ra cần xét thêm tại tiết diện có lực tập trung tác
dụng trên dầm.
+ Đối với cột:
Chọn các cặp nội lực: M max và Ntu , M max và Ntu , Nmax và M tu , thường xét tại chân
và tại đỉnh của một đoạn cột. Riêng tại tiết diện chân cột cần xét thêm lực cắt tương
ứng (Qtư) với các cặp nội lực trên để tính móng. Cần chú ý trong quá trình giải
khung chưa xét đến tải trọng tường tầng trệt và đà kiềng,... nên khi tính móng phải
tính kể thêm các loại tải này cộng vào lực dọc N.
Giới thiệu bảng tính tay cách tổ hợp nội lực:
Bảng Tổ hợp nội lực Dầm

52
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

Bảng Tổ hợp nội lực cột:

3.4.7. Tính chọn và bố trí thép cho khung:


a. Tính thép cho dầm khung:
+ Tính cốt thép dọc: theo bài toán cấu kiện chịu uốn (tại gối tính theo tiết diện
chữ nhật, tại nhịp tính theo tiết diện chữ T) đặt cốt thép đơn hoặc cốt thép kép.
+ Tính cốt ngang: theo bài toán tính cốt đai hoặc bài toán tính cốt xiên.
+ Tính thép gia cường: tại vị trí có dầm dọc gác lên dầm khung.
b. Tính thép cho cột khung:
Thường tính cốt thép dọc theo bài toán cấu kiện chịu nén lệch tâm đặt cốt thép
đối xứng. Với cốt đai được chọn và đặt theo cấu tạo (cũng có trường hợp cột chịu
kéo lệch tâm  tính theo kéo lệch tâm).
Khi tính khung hàm lượng thép trong cột chịu nén lệch tâm có thể lấy hàm lượng
cốt thép  t  (5  6)% (theo qui định t  3,5%)
3.4.8. Tính kiểm tra khung BTCT theo trạng thái giới hạn II:
Đối với khung có nhịp lớn cần tính kiểm tra độ võng của dầm khung và tính kiểm
tra về nứt khi thấy cần thiết.
3.4.9. Chuyển vị của khung khi chịu tải:

53
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

54
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

3.5. Tính khung không gian:


Đối với nhà nhiều tầng khung bê tông cốt thép có mặt bằng hình vuông hay chữ
nhật gần vuông (có tỉ số chiều dài L trên chiều rộng B: L / B  1,5 ) thường được xét
tính theo khung không gian.
3.5.1. Mô hình tính toán
a. Mô hình 1: khung không gian gồm có cột và dầm các tầng theo hai phương,
xem giao điểm giữa cột và dầm là nút cứng, xem cột ngàm tại mặt trên của móng.
Tải trọng tác dụng lên khung gồm có tải trọng đứng (tải trọng sàn truyền vào dầm,
tải tường xây trên dầm, trọng lượng bản thân dầm, trọng lượng cầu thang của các
tầng, tải hồ nước mái,..) và tải trọng ngang (gió qui đổi về phân bố trên cột khung
theo cả hai phương). Mô hình 1 thường áp dụng cho nhà có số tầng nhỏ hơn 8 tầng.

Hình 3.23a: Mặt bằng truyền tải


từ sàn vào dầm

Hình 3.23b: Mô hình 1 tính khung

55
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

b. Mô hình 2: khung không gian bao gồm cột, dầm và sàn của các tầng. Mô hình
xem sàn các tầng là tấm cứng nằm ngang, xem giao điểm giữa cột và dầm là nút
cứng và chân cột ngàm tại mặt trên của móng (hay mặt trên đài cọc), bỏ qua phần
đà kiềng : thường được áp dụng phổ biến cho nhà nhiều tầng.

Hình 2.24: Tính khung không gian theo mô hình 2


Trong phạm vi bài giảng giới thiệu tính theo mô hình 2 như sau:
3.5.2. Xác định tải trọng tác dụng lên khung không gian:
Để xác định tải trọng lên khung cần thực hiện bước xác định tải trọng (tĩnh tải và
hoạt tải) tác dụng trên 1m2 của sàn các tầng và tầng mái, tương ứng với chức năng
sử dụng của mỗi ô sàn có liên quan đến khung xét tính (kể cả phần tải trọng bản
thân tường xây trực tiếp lên sàn được quy đổi về phân bố đều trên diện tích ô sàn).
Chú ý: khi xác định tĩnh tải từ sàn chỉ tính trọng lượng lớp vữa trát, vữa lót và lớp
lát mặt, trần treo,.. (không tính trọng lượng bản thân sàn, vì khi khai báo phần mềm
sẽ tự tính cùng với trọng lượng bản thân dầm và cột các tầng). Từ đó lập bảng thống
kê tải trọng tác dụng trên mỗi mét vuông sàn (xem bảng mục 3.4.4)
Tải trọng tác dụng lên khung không gian gồm có tải trọng đứng (tĩnh tải, hoạt tải)
và tải trọng ngang (gió)
a. Xác định tĩnh tải phân bố đều trên 1m2 các ô sàn: gồm có
Tĩnh tải do các lớp hoàn thiện của từng ô sàn của mỗi tầng (kN/m2) và tải
trọng tường xây trực tiếp lên ô sàn (nếu có)
b. Xác định tĩnh tải tác dụng phân bố đều trên dầm dọc và ngang của các
tầng:
- Tải tường xây: những đoạn dầm nào có tường xây trực tiếp đều phải tính tải
trọng tường (xem mục 3.4.4). Kết quả tính toán nên lập thành bảng sau:

56
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

Tên Hệ số Tải
Tên Dầm Tên Mô tả tường TL riêng ki Công thức tính tường
tầng có nhịp xây khối xây giảm gt   kx .ht .n.kt trên
tường (kN / m)
dầm  kx (kN / m2 ) trừ dầm
xây cữa (kN / m)

Tầng Dầm 1-2 Tường 200,


Trệt trục A gạch ống, 3,3 0,67 3,3  3,11,1 0, 67 7,54
cao ht=3,1m
3-4 Tường 100, 1,8 0,72 1,8  3,11,1 0,72 4,42
gạch ống, ht
4-5 ..... ..... ..... ....... .....
Dầm A-B ..... ..... ..... ....... .....
trục 2 B-C ..... ..... ..... ....... .....
Tên Tên Hệ số Tải
Tên Dầm nhịp Mô tả tường TL riêng ki Công thức tính tường
tầng có dầm xây khối xây giảm gt   kx .ht .n.kt trên
tường (kN / m)
 kx (kN / m2 ) trừ dầm
xây cữa (kN / m)

Lầu 1 Dầm ..... ..... ..... ....... .....


trục C
Dầm ..... ..... ..... ....... .....
trục 1
Lầu... ..... ..... ..... ....... .....

..... ..... ..... ....... .....

Mái ..... ..... ..... ....... .....

- Tải do bản thang (nếu có)


c. Xác định tải trọng tác dụng tập trung lên dầm hoặc cột khung các tầng:
- Tải tập trung do cầu thang gát lên dầm hoặc cột (kN)
- Tải tập trung do hồ nước mái tác dụng lên đoạn dầm hoặc cột tương ứng (kN)

57
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

- Tải tập trung vào cột tầng trệt do đà kiềng và tường xây trên đà kiềng (theo cả
hai phương).
d. Xác định hoạt tải sử dụng sàn: xét tính riêng cho mỗi ô sàn ở tất cả các tầng
e. Xác định tải trọng gió: gồm có gió đẩy và gió hút tác dụng từ trước ra sau, từ
sau ra trước. Từ trái sang phải và từ phải sang trái.
Trong phạm vi bài giảng chỉ giới thiệu cách xác định thành phần tĩnh của gió
Trị số tính toán thành phần tĩnh của tải trọng gió W ở độ cao Z so với mốc chuẩn
xác định theo công thức :
W  W0  k  c  n (kN / m 2 )

W0 và k xem phần c mục 3.4.4


c: là hệ số khí động học. Phía đón gió c  0,80 , phía khuất gió c  0, 60 .
n: hệ số độ tin cậy, lấy n = 1,2.
Suy ra tải trọng gió tác dụng phân bố lên dầm biên trong phạm vi một tầng xét
tính:
H tgtr  H tgd H tgtr  H tgd
qgió  W   W0  k  c  n  (kN / m)
2 2
H tgtr và H tgd là chiều cao của tầng trên và tầng dưới của tầng đang xét (m)

3.5.3. Các trường hợp chất tải lên khung không gian:
Gồm các trường hợp chất tải sau:
1. Tĩnh tải chất toàn bộ lên khung (TT)
2. Hoạt tải chất đầy trên các tầng chẵn (HT1)
3. Hoạt tải chất đầy trên các tầng lẻ (HT2)
4. Hoạt tải chất ở ô lẻ của tầng lẻ, ô chẵn của tầng chẵn theo phương Y (HT3)

Hoạt tải ô lẻ sàn tầng lẻ (HT3) Hoạt tải ô chẵn sàn tầng chẵn (HT3)
5. Hoạt tải chất ở ô chẵn của tầng lẻ, ô lẻ của tầng chẵn theo phương Y (HT4)
6. Hoạt tải chất ở ô lẻ của tầng lẻ, ô chẵn của tầng chẵn theo phương X (HT5)

58
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

Hoạt tải ô lẻ sàn tầng lẻ (HT5) Hoạt tải ô chẵn sàn tầng chẵn (HT5)
7. Hoạt tải chất ở ô chẵn của tầng lẻ, ô lẻ của tầng chẵn theo phương X (HT6)
8. Hoạt tải chất ở hai ô liền kề (ô 1 và 2) và cách ô (ô 4) theo phương X (HT7)

HT7 HT8 HT9


9. Hoạt tải chất ở hai ô liền kề (ô 2 và 3) và cách ô theo phương X (HT8)
10. Hoạt tải chất ở hai ô liền kề (ô 3 và 4) và cách ô (ô 1) theo phương X (HT9)
11. Hoạt tải chất ở hai ô liền kề (ô 1 và 2) và cách ô theo phương Y (HT10)
12. Hoạt tải chất ở hai ô liền kề (ô 2 và 3) và cách ô theo phương X (HT11)
13. Gió tác dụng từ bên trái qua phải (theo phương X) (GT)
14. Gió tác dụng từ bên phải qua trái (theo phương X) (GP)
15. Gió tác dụng từ phía trước ra sau (theo phương Y) (GTr)
16. Gió tác dụng từ phía sau ra trước (theo phương Y) (GS)
3.5.4. Tổ hợp nội lực:
Xét tính khung không gian với 2 tổ hợp cơ bản I và cơ bản II như sau:
- Tổ hợp 1: TT + HT1
- Tổ hợp 2: TT + HT2
- Tổ hợp 3: TT + HT3
- Tổ hợp 4: TT + HT4
- Tổ hợp 5: TT + HT5
- Tổ hợp 6: TT + HT6
- Tổ hợp 7: TT + HT7
- Tổ hợp 8: TT + HT8
- Tổ hợp 9: TT + HT9
- Tổ hợp 10: TT + HT10
- Tổ hợp 11: TT + HT11

59
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

- Tổ hợp 12: TT + HT1 + HT2


- Tổ hợp 13: TT + GT
- Tổ hợp 14: TT + GP
- Tổ hợp 15: TT + GTr
- Tổ hợp 16: TT + GS
- Tổ hợp 17: TT + 0,9(HT1 + GT)
- Tổ hợp 18: TT + 0,9(HT1 + GP)
- Tổ hợp 19: TT + 0,9(HT1 + GTr)
- Tổ hợp 20: TT + 0,9(HT1 + GS)
- Tổ hợp 21: TT + 0,9(HT2 + GT)
- Tổ hợp 22: TT + 0,9(HT2 + GP)
- Tổ hợp 23: TT + 0,9(HT2 + GTr)
- Tổ hợp 24: TT + 0,9(HT2 + GS)
- Tổ hợp 25: TT + 0,9(HT3 + GT)
- Tổ hợp 26: TT + 0,9(HT3 + GP)
- Tổ hợp 27: TT + 0,9(HT3 + GTr)
- Tổ hợp 28: TT + 0,9(HT3 + GS)
- .....................................................
- Tổ hợp thứ n (BAO): gồm (TH1, TH2, TH3, ...TH n-1)
3.5.5. Chọn các cặp nội lực nguy hiểm để tính thép:
Sau khi đã tổ hợp tiến hành chọn các cặp nội lực nguy hiểm để tính thép.
- Đối với dầm khung:
Chọn cặp nội lực M max , M max và Qmax , thường xét tại 3 tiết diện (hai đầu nút và

giữa nhịp dầm). Ngoài ra cần xét thêm tại tiết diện có lực tập trung tác dụng trên
dầm
- Đối với cột khung:
Chọn theo các bộ ba nội lực như sau:
+ Bộ ba: Nmax , M x,tu , M y,tu

+ Bộ ba: M x,max , Ntu , M y ,tu

+ Bộ ba: M y,max , Ntu , M x,tu

Chú ý: khi tính thép cột thường chọn phương án đặt thép đối xứng, nên giá trị
M x,max và M y ,max được lấy theo giá trị tuyệt đối lớn. Bộ ba nội lực được xét tại tiết

60
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

diện đầu trên và đầu dưới của từng đoạn cột. Riêng tại tiết diện chân cột cần xét
thêm lực cắt tương ứng (Qtư) với các cặp nội lực đã chọn (M và N) để tính móng.
3.5.6. Tính thép khung không gian:
a. Tính thép cho dầm khung: tính toán giống phần khung phẳng (xem mục 3.4.7)
b. Tính thép cột khung: tính theo cấu kiện chịu nén lệch tâm xiên có tiết diện chữ
nhật đặt cốt thép đối xứng theo các công thức tại phụ lục PL2.

61
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

Chương 4. NHÀ CÔNG NGHIỆP MỘT TẦNG LẮP GHÉP


4.1. Sơ đồ kết cấu nhà:
4.1.1. Các bộ phận cơ bản của kết cấu nhà:

Hình 4.1: Các bộ phận cơ bản của kết cấu nhà


+ Kết cấu mái: dầm mái hoặc dàn mái gát lên đầu cột
+ Cột: cột được cấu tạo thêm vai cột để đỡ dầm cầu trục
+ Móng: thường thiết kế theo dạng móng lắp ghép, hoặc móng đở bê tông tại chỗ
Cột và dầm (dàn) mái tạo thành hệ khung ngang, trong đó cột liên kết cứng với
móng và liên kết khớp với dầm (dàn) mái. Khung ngang là một kết cấu siêu tĩnh bảo
đảm độ cứng ngang cho công trình.
Các khung ngang được liên kết với nhau nhờ tấm lợp (panen mái), hệ giằng và
dầm cầu trục. Các cột, dầm cầu trục, hệ giằng dọc, tấm lợp theo phương dọc tạo
thành khung dọc nhà.
4.1.2. Bố trí mặt bằng nhà:
Để tăng độ cứng nhà theo cả 2 phương khi chịu tải trọng ngang, nên bố trí mặt
bằng nhà theo dạng hợp khối nhiều nhịp và nhiều bước cột.
Khoảng cách các cột theo phương ngang gọi là nhịp, kí hiệu L, nhịp được thiết kế
theo bội số của 6m. Ví dụ: L = 12m, 18m, 24m, 30m,…, ngoài ra còn có nhịp L =
9m, 15m.
Khoảng cách giữa 2 cột kề nhau theo phương dọc gọi là bước cột, kí hiệu là a,
thường bước cột a = 6m, đôi khi a = 12m.

62
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

Việc chọn kích thước nhịp và bước cột sao cho thuận tiện để dễ định hình hóa
các cấu kiện lắp ghép.

Hình 4.2: Mặt bằng nhà công nghiệp

a. Trục định vị theo phương dọc nhà:


+ Đối với cột biên: khi cầu trục có sức trục Q < 30 Tấn: trục định vị trùng với
mép ngoài của cột biên. Khi sức trục Q ≥ 30 Tấn: trục định vị cách mép ngoài của
cột biên là 25cm (Xem hình 4.3a)
+ Đối với các cột giữa: trục định vị trùng với trục hình học của cột (Hình 4.3b)

63
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

Hình 4.3a Hình 4.3b


Hình 4.4a Hình 4.4b

b. Trục định vị theo phương ngang nhà:


+ Đối với các cột giữa: trục định vị trùng với trục hình học của cột (hình 4.4a)
+ Đối với cột đầu hồi: trục định vị nằm ngoài trục hình học của cột 50cm
+ Đối với cột tại vị trí khe nhiệt độ: trục định vị cách trục hình học của cột khe
nhiệt độ về mỗi bên cột là 50cm (Hình 4.4b)
4.1.3. Bố trí mặt cắt ngang nhà:
Đối với nhà có cầu trục, chiều cao nhà được xác định từ cao trình đỉnh ray R
(chiều cao từ mặt nền đến đỉnh ray). Độ cao đỉnh ray phụ thuộc vào chiều cao của
các thiết bị cố định và của sản phẩm, được ghi rõ trong nhiệm vụ thiết kế (Hình 4.6)
+ Ray làm bằng thép cường độ cao. Chiều cao ray và các lớp đệm là Hr =
12÷14cm, (khi Pmax = 18T ÷ 30 Tấn)

Hình 4.5: Cấu tạo dầm cầu trục và ray

+ Chiều cao dầm cầu trục Hc lấy theo bảng sau ứng với dầm có nhịp 6m:
Sức trục Q Nhịp nhà Kích thước dầm cầu trục ( mm ) Trọng lượng 1
( tấn ) L(m) Hc b bc ’ hc’ dầm (Tấn)
5 – 10 12 – 30 800 200 570 120 3,3
15 – 30 12 – 30 1000 200 570 120 4,2

64
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

Các kích thước chính của khung ngang gồm có:

Hình 4.5

Hình 4.6: Các kích thước chính của khung ngang NCN một tầng
+ Chiều cao dầm cầu trục Hc lấy theo bảng sau ứng với dầm có nhịp 6m :
Sức trục Nhịp Kích thước dầm cầu trục ( mm ) Trọng
Q ( tấn ) nhà Hc b bc’ hc’ lượng 1
L(m) dầm(Tấn)
5 – 10 12 – 30 800 200 570 120 3,3
15 – 30 12 – 30 1000 200 570 120 4,2

a1 : khe hở giữa mặt trên cầu trục và mặt dưới kết cấu mang lực mái .
a2 : khoảng cách từ mặt nền đến mặt trên móng .
+ Cao trình vai cột : V = R – ( Hr + Hc )
+ Chiều cao cầu trục Hct là khoảng cách từ đỉnh ray đến mặt trên của xe con
(lấy theo catalog cầu trục)
+ Cao trình đỉnh cột : D = R + Hct +a1
65
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

+ Chiều dài phần cột trên : Ht = D – V = Hct + a1 + Hr + Hc


+ Chiều dài phần cột dưới : Hd = V + a2
+ Chiều cao toàn bộ cột : H = H t + Hd + a 3
Trong đó : a1 = 100 ÷ 150
a2 = 400 ÷ 800
a3 = 600 ÷ 800 ( không được bé hơn chiều cao tiết diện cột dưới )
a4 =  - B1 – ht ( đối với cột biên )
a4 =  - B1 – 0,5ht ( đối với cột giữa ). Chọn a4  60 .
 = 750 , B1 lấy theo catalog của cầu trục .
+ Cầu trục: sức trục Q  (50  5600) kN
- Cầu trục có chế độ làm việc nặng: vận tốc > 100m/phút, thời gian làm việc
40%.
- Cầu trục có chế độ làm việc trung bình: vận tốc > 60m/phút, thời gian làm
việc  40%.
- Cầu trục có chế độ làm việc nhẹ: vận tốc < 60m/phút, thời gian làm việc 
15%.
4.2. Cấu tạo cột:
4.2.1. Cột:
a. Khi nhà công nghiệp không có cầu trục: cột thường có tiết diện không
đổi, với nhà cao ≤ 7m tiết diện cột chữ nhật, nhà >7m tiết diện cột dạng chữ I.
Đầu cột có thể được mở rộng để đỡ kết cấu mái. Chọn kích thước tiết diện cột phải
l0
bảo đảm điều kiện về độ mãnh theo cả 2 phương, cụ thể: b   30 ( đối với tiết
b
diện chữ nhật)
b. Khi nhà công nghiệp có cầu trục: cột được thiết kế có vai cột để đỡ dầm
cầu trục, vai cột phân cột thành 2 phần là cột trên và cột dưới
+ Phần cột trên: khi bước cột a = 6m và sức trục Q ≤ 30T, thường thiết kế tiết
diện chữ nhật có kích thước: bt = ht = 400 ( với cột biên) và bt = 400, ht = 600 ( với
cột giữa). Khi Q > 30T chọn bt = 500.
+ Phần cột dưới: thiết kế có tiết diện chữ nhật hoặc chữ I. Thường thiết kế
1
cạnh nhỏ của tiết diện bd = bt , cạnh lớn của tiết diện hd  H d (khi sức trục Q ≤
16

66
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

1
10T) và hd  H d (khi Q > 10T). Thường chọn hd = 600 (cột biên) và hd = 800 (cột
14
giữa) xem hình 4.7.
+ Khi sức trục Q > 30T, hay cao độ đỉnh ray R ≥ 10, hoặc nhịp khung L ≥
30m: cột dưới thường thiết kế dạng rỗng. Với bề dày nhánh đứng d ≥ 250, bề dày
nhánh ngang dn ≥ 300, khoảng cách tim giữa các nhánh ngang H n  8  10  d ,

khoảng cách tim giữa các nhánh đứng từ 700÷1500 (xem hình 4.8). Cạnh lớn của
tiết diện cột rỗng có thể tham khảo :
-Với Q  (100  300) kN : h d  1000 khi a  6m; h d  1400 khi a  12m.

-Với Q  300 kN : h d  1200 khi a  6m; h d  1600 khi a  12m.

Hình 4.7

Hình 4.8
Hình 4.9

4.2.2. Vai cột:


+ Độ vươn của vai cột lv ≤ 0,9h0 và lv ≥ 200 (nên chọn theo bội số của 50 hoặc
100)
+ Chiều cao mép ngoài của vai cột hv ≥ h/3 và hv ≥ 200 (hình 4.9)
hv ≥ 300 khi Q ≤ 50kN, hv ≥ 400 khi Q ≤ 150kN và hv ≥ 500 khi Q > 150kN
+ Bề rộng vai cột lấy bằng bề rộng tiết diện cột, góc nghiêng  thường lấy 45o.

67
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

4.2.3. Một số chi tiết liên kết:

Hình 4.10 : Một số chi tiết liên kết giữa cột và các cấu kiện khác

Hình 4.11 : Cao trình Vtk tham khảo

68
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

4.3. Tính toán khung ngang:


4.3.1. Xác định tải trọng:
a. Tải trọng từ mái tác dụng vào đầu cột:
+ Tĩnh tải: gồm trọng lượng bản thân dầm (dàn) mái, tấm lợp (panen), lớp
cách nhiệt, cửa mái,…

-Khi nhịp tính không có cửa mái: Gm 


2

1 tc
G1 1,1  g mtc  a  L 1, 2  (kN)

-Khi nhịp tính có cửa mái: Gm 


2

1 tc
G1 1,1  g mtc  a  L 1, 2  G2tc 1,1  (kN)

Trong đó: G1tc: trọng lượng của một dầm (dàn) mái, tham khảo bảng sau:
Loại kết cấu Dầm mái Dàn mái
Nhịp ( m ) 12 15 18 18 24
G1tc (kN) 41 59 77 66 96
gmtc  g1  g 2  g3  g4  ... : trọng lượng 1m2 của các lớp mái;

g1 : trọng lượng tấm mái kể cả panen chèn (tính trên 1m 2 ) . Dùng panen

6 1,5m lấy g1  1,89kN / m 2; panen 3  6m lấy g1  1,45kN / m 2;

g 2 , g3 , g 4 ,...: trọng lượng gạch lát, bê tông cách nhiệt, chống thấm, . . . lấy theo

cấu tạo thực tế.


a: bước cột (m) , L: nhịp khung ngang (m).
G2tc : trọng lượng khung cửa mái G2tc = 12kN ÷ 15kN (với cửa mái rộng
6m), G2tc = 22kN ÷ 28kN (với cửa mái rộng 12m).

Hình 4.12: Sơ đồ xác định điểm đặt của tải trọng mái
+ Hoạt tải mái:
1
Hoạt tải sửa chữa mái : Pm   0, 75 1,3  a  L  (kN)
2
Gm và Pm có cùng điểm đặt tại đầu cột (hình 4.12)

69
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

b. Tĩnh tải dầm cầu trục:


Tĩnh tải tác dụng tập trung đặt lên vai cột do trọng lượng bản thân dầm cầu
trục, trọng lượng của ray và các bản đệm là: G d  (G ct  a  g r ) 1,1 (kN)
Với Gct : trọng lượng tiêu chuẩn của một dầm cầu trục (tra bảng)
gr : trọng lượng tiêu chuẩn của 1 mét ray , thường lấy gr = 1,5 ÷ 2 kN/ m

Hình 4.13: Điểm đặt của tải trọng cầu trục trên vai cột
c. Trọng lượng bản thân cột:
Gồm có trọng lượng phần cột trên Gct và trọng lượng phần cột dưới Gcd (trọng
lượng phần cột dưới bao gồm cả vai cột).
d. Hoạt tải do hoạt động của cầu trục:
Khi cầu trục hoạt động , mỗi bánh xe của cầu trục đè lên ray một lực tập trung
. Khi cầu trục chở đủ nặng và xe con chạy sát về một phía của dầm cầu trục xét tính
, thì áp lực mỗi bánh xe đè lên đường ray ở phía ấy là lớn nhất Pmax và ở về phía
đường ray đối diện là Pmin . Gọi khoảng cách giữa 2 bánh xe của cầu trục là K , bề
rộng cầu trục là B . Các trị số Pmax , Pmin , K , B tra bảng chỉ tiêu cầu trục .
Trong mỗi nhịp nhà thường có 2 cầu trục hoạt động , nên khi tính toán cần xét
trường hợp 2 cầu trục đang làm việc cạnh nhau . Khi cầu trục di chuyển , áp lực
Pmax sẽ gây ra lực tập trung tại vai cột kí hiệu là Dmax , để xác định Dmax phải dùng
đường ảnh hưởng phản lực gối tựa của dầm cầu trục .

Hình 4.14: Sơ đồ hoạt động của cầu trục


70
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

Lực Dmax xảy ra khi xếp một lực Pmax nằm trên đỉnh của đường ảnh hưởng (hình
4.15): Dmax = nPmax ( y1 + y2 + y3 + y4 )

Hình 4.15: Tải sinh ra do hoạt động của cầu trục


Với tung độ tại gối tựa xét tính là y3 = 1 và hệ số vượt tải n =1,1 .
Chú ý khi xếp các lực Pmax mà có những lực đặt ra ngoài phạm vi đường ảnh
hưởng thì lấy tung độ ứng với nó bằng không (thường gặp y1 = 0). Điểm đặt của
Dmax ở vai cột trùng với điểm đặt của Gd (hình 4.13).
Tương tự ta tính được áp lực: Dmin = nPmin ( y1 + y2 + y3 + y4 )
e. Hoạt tải sinh ra do lực hãm ngang của cầu trục:
Xe con chở vật nặng chạy trên cầu trục theo phương ngang nhà , do vật được
treo vào móc, nên khi xe con hãm, do quán tính sẽ sinh ra lực xô ngang gọi là lực
hãm ngang của cầu trục, lực này thông qua bánh xe và ray, truyền vào dầm cầu trục,
rồi tác dụng ngang vào cột .
+ Với móc treo mềm: lực hãm ngang tiêu chuẩn tính theo công thức
T = ( Q + g )/ 20
+ Với móc cứng: T = ( Q + g )/10

71
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

Q : sức nâng của cầu trục , g : trọng lượng của xe con


Lực hãm xem như truyền tất cả sang một phía của đường ray và chia đều cho 2
bánh xe cầu trục , nên mỗi bánh xe nhận một lực là: T1 = T/ 2

Hình 4.16: Điểm đặt của Tmax


Cũng tương tự như tính Dmax , lực hãm ngang lớn nhất Tmax do 2 cầu trục làm
việc cạnh nhau truyền vào cột được xác định theo nguyên tắc đường ảnh hưởng của
phản lực gối tựa dầm cầu trục .
Tmax = 1,1T1 ( y1 + y2 + y3 + y4 )
Lực hãm ngang có thể hướng vào cột hay hướng ra khỏi cột và đặt tại mặt trên
vai cầu trục như hình 4.16 và 4.17 (tại vị trí có thép liên kết giữa dầm cầu trục và
cột) .

Hình 4.17: Tải trọng sinh ra do lực hãm của xe con

72
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

f. Tải trọng gió:


` Tải trọng gió gồm 2 thành phần tĩnh và động . Đối với nhà công nghiệp một
tầng cao < 36m và có tỉ số H/ L < 1,5 qui định bỏ qua thành phần động của tải gió .
Trị số tính toán thành phần tĩnh của tải trọng gió ở độ cao Z so với mốc chuẩn
tác dụng trên diện tích bề mặt thẳng đứng của nhà là :
W = W0. K.c.n ( kN/ m2 )
( W0 , k , n : xem phần xác định tải trọng gió trong chương 3)
c : hệ số khí động học phụ thuộc vào hình dạng nhà, phía gió đẩy và phía gió
hút, được xác định như hình 4.18a.
Áp lực gió tác dụng lên tường dọc nhà sẽ truyền vào khung ngang dưới dạng
phân bố đều trên suốt chiều dài cột ( phần nằm trên mặt đất ) là :
q = W.a (kN/ m) (với a là bước cột)
+ Với phía gió đẩy : qđ = W0 . k . a . 0,8 . n (kN/ m)
+ Với phía gió hút : qh = W0 . k . a . 0,6 . n (với n = 1,2)

Hình 4.18a: Sơ đồ xác định hệ số khí động c Hình 4.18b: Tải trọng gió tác dụng
+ Phần áp lực gió tác dụng vào kết cấu mái ( từ đỉnh cột trở lên ) được đưa về
thành lực tập trung S đặt trên đầu cột .
Với mái đơn giản S = W . a. Hm (Hm : chiều cao từ đỉnh cột đến đỉnh mái)
Với mái có dạng như hình 4.18a, thì :
- Phía gió đẩy: W1 = Sđ = (0,8h4 + ce1h3 + 0,7h2 + ce1h1)W0. ktb. a. n (kN)
- Phía gió hút: W2 = Sh = ( ce3h4 - 0,5h3 - 0,6h2 + ce2h1 )W0. ktb. a. n (kN)
- Trong đó: Các hệ số Ce1, Ce2, Cc3 và k xem mục 3.4.4 chương 3 trang 46
kdc  kdm
Hệ số ktb  , với kdc , kdm tra bảng ứng với cao độ đầu cột biên và cao độ
2
đỉnh mái so với mốc mặt đất tự nhiên
- Do khoảng cách từ mặt đất đến mặt móng khá bé, nên có thể xem tải gió tác dụng

73
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

từ mặt móng trở lên .


4.3.2. Sự làm việc của khung:
Nhà công nghiệp thường gồm nhiều khối, phân cách nhau bằng khe nhiệt độ hoặc
khe lún. Các khung ngang trong một khối nhiệt độ được liên kết với nhau bằng hệ
mái, hệ giằng dọc đầu cột và dầm cầu trục, tạo thành hệ kết cấu không gian.
Việc tính toán theo hệ không gian khá phức tạp, trong thiết kế thường cắt ra
thành từng khung ngang độc lập để tính.
Khi tính với các loại tải trọng như hoạt tải mái, tải gây ra do cầu trục hoạt động
vào một thời điểm nào đó, sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến một vài khung lân cận,
lúc này các khung lân cận trợ lực cho khung trực tiếp nhận tải cầu trục. Do vậy với
các loại tải này cần xét đến sự làm việc không gian của hệ kết cấu, qua hệ số không
1
gian (xem hình 4.19): Ckg 
1 x2
 m
2 xk2
n
1

Trong tính toán có thể lấy Ckg = 4 khi bước cột a = 6m; Ctg =3,4 khi a = 12m.
Khi tính toán chọn khung thứ 2 kể từ đầu hồi để tính, vì sự hổ trợ của các khung
khác đối với khung này là yếu nhất.

Hình 4.19: Mặt bằng nhà công nghiệp


74
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

4.3.3. Xác định nội lực:


a. Sơ đồ tính khung ngang:
Xem dầm (dàn) mái là thanh thẳng có độ cứng vô cùng (EFxà = ∞). Xem liên
kết giữa cột và xà ngang là liên kết khớp, và cột ngàm vào móng
+ Đối với nhà có số nhịp ≥ 3, khi tính nội lực do tải trọng đứng và lực hãm của
cầu trục cho phép bỏ qua chuyển vị ngang đầu cột
+ Đối với nhà có số nhịp < 3, và khi tính khung với tải trọng gió phải kể đến
chuyển vị ngang đầu cột.
` Trình bày xác định nội lực cho khung có số nhịp ≥ 3, có cùng cao trình

Hình 4.20: Sơ đồ tính khung ngang


+ Tính momen quán tính của tiết diện cột trên : Jt = bt .ht3/12
+ Tính momen quán tính của tiết diện cột dưới : Jd = bd .hd3/12
Ht  
+ Đặt t  và K  t 3  J d  1
H  Jt 

b. Xác định nội lực do tải trọng đứng:


Giả thiết bỏ qua chuyển vị ngang đầu cột, nên có thể xem các cột trong khung
làm việc độc lập với nhau. Từ sơ đồ tính ứng với từng loại tải trọng có thể dùng
phương pháp lực, phương pháp chuyển vị hoặc phần mềm SAP, Etabs để giải nội
lực.
Dưới đây trình bày các sơ đồ mẫu để xác định phản lực đầu cột R, từ đó dùng
phương pháp mặt cắt vẽ biểu đồ nội lực cho cột. Do cột nhà gồm 2 đoạn cột dưới và
cột trên, nên nội lực cần xác định tại 4 tiết diện: tiết diện I-I (đỉnh cột), tiết diện II-II
(vai cột trên), tiết diện III-III (vai cột thuộc cột dưới), tiết diện IV-IV (cột ngàm vào
móng)
Qui ước dấu (xem hình 4.21):
- Momen dương khi M quay quanh mặt cắt cùng chiều kim đồng hồ
- Lực dọc N dương khi có chiều hướng vào mặt cắt

75
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

- Lực cắt Q dương khi có chiều là chiều quay pháp tuyến ngoài của mặt cắt
900 thuận kim đồng hồ.

Hình 4.21: Quy ước dấu của nội lực cột


+ Sơ đồ chịu tác dụng của tải trọng đứng từ mái:
P et M
R>0 R>0 R>0 R>0

D M

Ht

Ht
H

a ed
Hd

Hd
Hình 4.22a: Sơ đồ I Hình 4.22b: Sơ đồ II
Sơ đồ I: khi có lực P đặt cách trục Sơ đồ II: khi có lực D đặt cách
trục cột trên một đoạn et , với M = P. et cột dưới một đoạn ed , với M = D. ed
 K
3M 1  
R=  t 
(1) R=

3M 1  t 2 (2)
2 H 1  K  2H1  K 

Chú ý: công thức (1) chỉ đúng khi trục cột trên & cột dưới trùng nhau. Nếu
chúng lệch nhau một đoạn a, thì tính R = R1  R2 .
+ R1 tính theo công thức (1) với M = P.et
+ R2 tính theo công thức (2) với M = P.a .
(Trước R2 lấy dấu + khi et và a ở cùng về một phía so với
trục cột dưới và ngược lại, xem hình 4.23).

Ứng dụng xác định nội lực do tĩnh tải mái: Hình 4.23
- Tĩnh tải mái: Gm1 = 500,8kN tác dụng trên cột trục biên.
- Chiều cao cột: Ht = 3,7m ; Hd = 7,35m ; H = 11,05m
- Tĩnh tải dầm cầu trục Gd =56,1kN
- Hoạt tải mái: Pm = 70,2kN;
- Cầu trục có: Dmax = 471,9kN; Tmax = 15,23kN.

76
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

- Cho bt = ht = 400  Jt = 213300 cm4


và bd = 400 , hd = 600  Jd = 720000cm4
- Tính t = Ht / H = 0,335 và k = 0,0893 (H = 11,05m)
Giải:
+ Tính M  G m1  et  500,8  0, 05  25, 04kNm (dấu âm vì Gm1 gây ra

momen quay ngược chiều kim đồng hồ).


+ Trục cột trên và trục cột dưới lệch nhau là a = ( hd – ht )/ 2 = 0,1m .
do a & et nằm cùng phía so với trục cột dưới , nên : R = R1 + R2 .
 K  0, 0893 
3M 1   25, 04  3 1 
 t   0,335 
+ Tính R1    3,95kN
2H 1  K  2 11, 05 1  0, 0893

+Tính R2 theo công thức (2):


Ứng với M  G m1  a  500,8  0,1  50, 08kNm vì momen này đặt ở mức vai cột,

nên tính R 2 

3M 1  t 2   5,54kN
2H 1  K 

Suy ra : R = R1 + R2 = - 3,95 – 5,54 = - 9,49 kN(chiều R như hình 4.24)


+ Xác định nội lực trong các tiết diện cột:
Sau khi có R, dựa vào phương pháp mặt cắt để xác định nội lực (hình 4.24)
MI = - 500,8 x 0,05 = - 25,04 kNm ; MII = - 25,04 + 9,49 x 3,7 = 10,07 kNm
MIII = - 500,8( 0,05 + 0,1) + 9,49 x 3,7 = - 40kNm.
MIV = - 500,8( 0,05 + 0,1) + 9,49 x 11,05 = 29,74kNm
NI = NII = NIII = NIV = 500,8 kN; QIV = 9,49 T

Gm1
150 et=50 M
R 25,04
I
-
II 10,07 40
III

a =100

+
IV
M (kNm)
29,74
Hình 4.24

77
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

Xác định nội lực tĩnh tải dầm cầu trục:


Dựa vào sơ đồ tính của tĩnh tải dầm cầu trục , áp dụng công thức (2) để tính
phản lực đầu cột . Lực Gd gây ra momen đặt tại vai cột đối với trục cột dưới
Tính ed =  - 0,5hd = 0,75 – 0,3 = 0,45m  M = Gd.ed = 56,1 x 0,45 = 25,25kNm

+ Tính R =

3M 1  t 2
=

3  25, 25 1  0,3352 = 2,79kN

2H1  K  2 11, 05 1  0, 0893

+ Nội lực tại các tiết diện cột (hình 4.25)


MI = 0; MII = - 2,79 x 3,7 = - 10,323kNm
MIII = 25,25 – 2,79 x 3,7 = 14,93kNm; MIV = 25,25 – 2,79 x 11,05 = -
5,58kNm
NI = NII = 0 ; NIII = NIV = 56,1kN; QIV = - 2,79kN
Suy ra tổng nội lực do tĩnh tải tác dụng tại mỗi tiết diện sẽ bằng nội lực do
Gm1, do Gd và do trọng lượng bản thân từng đoạn cột gây ra như hình 4.26 .
Trong đó QIV = 6,7kN
Gbtcot tren  25  0, 4  0, 4  3,7 1,1  16,3kN

R R

M
Gd
14,93 -
10,32
+
ed=450

M (kNm)
5,58
Hình 4.25

25,04 500,8

-
0,25 25,07 517,1 573,2

+
M (kNm) N (kN)
24,15 625,2

Hình 4.26

78
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

Xác định nội lực do hoạt tải mái:


Do sơ đồ tính Pm giống với sơ đồ tính Gm1, nên nội lực do Pm được xác định
bằng cách nhân nội lực của Gm1 với tỉ số: Pm / Gm1 = 70,2 / 500,8 = 0,14 (hình 4.27)
MI = - 25,04 x 0,14 = - 3,51kNm; MII = 10,07 x 0,14 = 1,41kNm
MIII = - 40,02 x 0,14 = -5,6kNm; MIV = 29,74 x 0,14 = 4,16kNm
NI = NII = NIII = NIV = 70,2kN
QIV = 9,49 x 0,14 = 1,33kN

Pm M
R 3,5

1,41 5,6

-
a

+
4,16
Hình 4.27
Xác định nội lực do hoạt tải đứng của cầu trục:
Do sơ đồ tính Dmax giống với sơ đồ tính Gd, nên nội lực do Dmax được xác định
bằng cách nhân nội lực của Gd với tỉ số: Dmax / Gd = 47,19 / 56,1 = 8,412 (hình
4.28)
MI = 0; MII = -10,323 x 8,412 = - 86,84kNm
MIII = 14,93 x 8,412 = 125,56kNm; MIV = -5,58 x 8,412 = -47,0kNm
NI = NII = 0 ; NIII = NIV = 471,9kN ; QIV = - 2,79 x 8,412 = - 23,47kN

R R

M
Dmax
125,43 -
86,93
+
ed

47,44
Hình 4.28

79
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

Xác định nội lực do lực hãm ngang của cầu trục:
Nội lực do Tmax có sơ đồ như hình vẽ phản lực:
Tmax 1  t  15, 23 1  0,335 
R   9,3kN
1 K 1  0, 0893

MI = 0 , My = 9,3 x 2,7 = 25,11kNm


MII = MIII = 9,3 x 3,7 – 15,23 x 1 = 19,18kNm
MIV = 9,3 x 11,05 – 15,23 x 8,35 = - 24,41kNm
NI = NII = NIII = NIV = 0; QIV = 9,3 – 15,23 = - 5,93kN. (Xem hình 4.29)

RR RR
1000 y=2700
y=2700

R R

Y  2700 T T 25,11
y=2700

max
Tmax
Tmax max
Tmax
Tmax
25,11
25,11

19,18
19,18

1000
19,18
10001000

a
24,41

a
24,41

24,41
Hình 4.29
Xác định nội lực do tải trọng gió:
Khi xác định nội lực do tải trọng gió phải kể đến chuyển vị ngang ở đầu cột .
Với khung có đà ngang ở cùng một cao trình , chuyển vị ở các đầu cột bằng
nhau (do đà ngang được xem cứng vô cùng ). Dùng phương pháp chuyển vị để tính
nội lực, chọn hệ cơ bản như hình 4.25 ( thêm vào đầu cột 1 liên kết )
Sñ Sh EJ= EJ= EJ=
8

qñ qh

Sơ đồ tải trọng Hình 4.30: Hệ cơ bản


Phương trình chính tắc của hệ : r  + Rg = 0
Với r : phản lực liên kết do chuyển vị cưỡng bức  = 1 gây ra trong hệ cơ bản
Khi khung có 3 nhịp thì : r = r 1 + r2 + r3 + r4
Trong đó: r1 , r2 , r3 , r4 là phản lực tại các đầu cột do chuyển vị cưỡng bức:

80
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

 = 1 gây ra.
Xác định r1 , r2 , r3 , r4 theo công thức (3) của sơ đồ tương ứng như hình 4.31a.
Rg : là phản lực trong các liên kết do tải trọng gây ra đối với hệ cơ bản .
Rg = Sđ + Sh + R1 + R4
R1 , R4 là phản lực ở đầu cột thứ I và thứ IV của khung 3 nhịp do tải trọng gió
tác dụng phân bố gây ra . R1 , R4 tính theo công thức (4) của sơ đồ tương ứng (hình
4.31b)

=1
ri R1 R4

qñ qh

A D
Hình 4.31a Hình 4.31b
Sơ đồ có đỉnh cột chuyển vị  =1 Sơ đồ khi tải q phân bố đều toàn bộ cột
3EJ d 3qH1  tK 
r= (3) R= (4)
H 1  K 
3
81  K 

(tính cột nào thì K , Jd và H của cột đó), (cột phía gió đẩy dùng qđ , cột phía hút
dùng qh )
Suy ra :  = - Rg / r và xác định phản lực tại các đỉnh cột đối với hệ thực :
RA = R1 + r1 , RD = R4 + r4 , RB = r2  và RC = r3 
Ví dụ:
Tính nội lực do tải trọng gió tác dụng lên khung ngang 3 nhịp như hình 4.32.
- Biết qđ = 5,47kN/ m , qh = 4,1kN/ m , Sđ = 31,25kN , Sh = 34,5kN .
- Cột có chiều cao : Ht = 3,7m , Hd = 7,35m .
- Cột trục A và D có : bt = ht =400 , bd = 400 , hd = 600 , Jt = 213300cm4
Jd = 720000cm4 , t = 0,335 , K = 0,0893 .
- Cột trục B và C có : bt = 400 , ht = 600 , bd = 400 , hd = 800 , Jt = 720000cm4
Jd = 1706600cm4 , t = 0,335 , K = 0,052 .

81
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

Giải:

Sñ=31,25kN EJ= EJ= EJ= Sh=34,5kN Rg

8
qñ = 5,47kN/m

qh = 4,1kN/m
A B C D
Hình 4.32: Hệ cơ bản của khung chịu gió trái
=1
R1 R4 ri

qñ qh

A D
Hình 4.33: Sơ đồ xác định phản lực trong hệ cơ bản

3q ñ H1  tK  3  5, 47 11, 05 1  0,335  0, 0893


Tính R1 = = = 21,43kN
81  K  8 1  0, 0893

Tính R4 = R1.qh / qđ = 21,43 x 4,1/ 5,47 = 16,06kN


Rg = Sđ + Sh + R1 + R4 = 31,25 + 34,5 + 21,43 + 16,06 = 103,24kN
Phản lực do đầu cột chuyển vị một đoạn  = 1 tính theo công thức (3)
3EJ d 3E  720000
r1 = r 4 = = = 0,00147E
H 1  K  11,053 1  0,0893
3

3EJ d 3E  1706600
r2 = r 3 = = = 0,00361E
H 1  K  11,053 1  0,052
3

Suy ra : r = 2( r1 + r2 ) = 2( 0,00147E + 0,00361E ) = 0,01016E


Tính  = - Rg / r = - 103,24 / 0,01016E = - 10161,4 / E
Phản lực tại các đầu cột trong hệ thực là :
RA = R1 + r1  = 21,43 – 0,00147 x 10161,4 = 6,493kN
RD = R4 + r4 = 16,06 – 0,00147 x 10161,4 = 1,123kN
RB = r2  = RC = - 0,00361 x 10161,4 = - 36,683kN

82
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

Có được các phản lực, tiến hành vẽ biểu đồ nội lực do gió trái tác dụng vào cột như
hình 4.34.
RA=6,493kN RB=36,683kN RD=1,123kN

13,42 135,73

262,2 kNm A 405,35kN B,C 237,9kN D


Hình 4.34: Nội lực do gió trái tác dụng

+ Cột A: MI = 0; MII = MIII = 0,5 x 5,47 x 3,72 – 6,493 x 3,7 = 13,42kNm


MIV = 0,5 x 5,47 x 11,052 – 6,493 x 11,05 = 262,2 kNm
NI = NII = NIII = NIV = 0; QIV = 5,47 x 11,05 - 6,493 = 53,95kN
+ Cột D: MI = 0; MII = MIII = 0,5 x 4,1 x 3,72 – 1,123 x 3,7 = 23,91kNm
MIV = 0,5 x 4,1 x 11,052 – 1,123 x 11,05 = 237,9kNm
NI = NII = NIII = NIV = 0; QIV = 4,1 x 11,05 - 1,123 = 44,182kN
+ Cột B & C: MI = 0; MII = MIII = 36,683 x 3,7 = 135,73kNm
MIV = 36,683 x 11,05 = 405,35kNm
NI = NII = NIII = NIV = 0; QIV = 36,683kN
Khi tính trường hợp gió tác dụng từ phải sang trái, biểu đồ nội lực đổi chiều
ngược lại.
4.3.4. Tổ hợp nội lực:
Để tính thép phải tiến hành tổ hợp nội lực, với hai loại tổ hợp nội lực sau:
+Tổ hợp cơ bản I: gồm nội lực do tĩnh tải và nội lực của 1 trong các hoạt tải
+Tổ hợp cơ bản II: gồm nội lực do tĩnh tải và nội lực của các hoạt tải được
nhân với hệ số tổ hợp 0,9 (ở tổ hợp này cần chú ý khi xét có kể đến tải trọng đứng
hay tải trọng ngang do hoạt động của 2 Cầu trục thì hệ số tổ hợp ứng với hoạt tải
này được nhân với hệ số tổ hợp 0,85)
Trong mỗi tổ hợp cần xét với ba cặp nội lực nguy hiểm là :
Cặp Mmax , Ntư ; cặp Mmin , Ntư và cặp Nmax , Mtư
Riêng tại tiết diện chân cột cần xét thêm lực cắt Q để tính móng .

83
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

Chú ý: - khi kể nội lực do cầu trục vào các tổ hợp, có thể xét đồng thời cả Dmax
và Tmax hay chỉ xét Dmax mà không kể Tmax. Nhưng không được xét Tmax mà không
có Dmax .(và do Tmax có dấu  , nên dấu của Tmax được lấy theo dấu Dmax).
+ Trong tổ hợp cơ bản I :
- Cặp Mmax , Ntư : xét với nội lực do tĩnh tải và nội lực của 1 trong các hoạt tải có
giá trị momen dương lớn nhất
- Cặp Mmin , Ntư : xét với nội lực do tĩnh tải và nội lực của 1 trong các hoạt tải có
giá trị momen âm lớn nhất
- Cặp Nmax , Mtư : xét với nội lực do tĩnh tải và nội lực của 1 trong các hoạt tải có
giá trị lực dọc lớn nhất .
+ Trong tổ hợp cơ bản II :
- Cặp Mmax , Ntư: xét với nội lực do tĩnh tải và nội lực của các hoạt tải có giá trị
momen dương (nhân với hệ số tổ hợp 0,9).
Cặp Mmin , Ntư : xét với nội lực do tĩnh tải và nội lực của các hoạt tải có giá trị
momen âm (nhân với hệ số tổ hợp 0,9).
Cặp Nmax , Mtư : xét lấy nội lực do tĩnh tải và nội lực của các hoạt tải có gây ra giá
trị lực dọc (nhân với hệ số tổ hợp 0,9).
Bảng Tổ hợp nội lực:
Cột TD NL Tĩnh tải Hoạt tải mái Hoạt tải cầu trục Gió Tổ hợp cơ bản I
Trái Phải Dmax Tmax Trái Phải Mmax Mmin Nmax
phải phải Ntư Ntư Mtư
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
M -25,04 -3,5 0 0 0 0 -28,54 -28,54
I-I N 500,8 70,2 0 0 0 0 571,0 571,0
(4,6) (4,6)
M -0,25 1,41 -86,93 19,18 13,42 -23,91 13,17 -106,36 1,16
A II N 517,1 70,2 0 0 0 0 517,1 517,1 587,3
(4, 11) (4,9,10) (4, 6)
M -25,07 -5,6 125,43 19,18 13,42 -23,91 119,54 -48,98 100,36
III N 573,2 70,2 471,9 0 0 0 1045,1 573,2 1045,1
(4,9,10) (4,12) (4,9)
M 24,16 4,16 -47,44 24,41 262,2 -237,9 286,36 -213,74 -47,69
IV N 625,2 70,2 471,9 0 0 0 625,2 625,2 1097,1
Q 6,7 1,33 -23,47 5,93 53,95 -44,18 60,65 -37,48 -22,70
(4 ,11) (4,12) (4,9,10)

84
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

Ghi chú:
- Cột 7: là cột nội lực Dmax trái (chỉ có khi tổ hợp cột giữa B, C và cột biên D)
- Cột 8: là cột nội lực Tmax trái (chỉ có khi tổ hợp cột giữa B, C và cột biên D)

Bảng Tổ hợp nội lực:


Cột TD NL Tĩnh tải Hoạt tải mái Hoạt tải cầu trục Gió Tổ hợp cơ bản II
Trái Phải Dmax Tmax Trái Phải Mmax Mmin Nmax
phải phải Ntư Ntư Mtư
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 16 17 18
M -25,04 -3,5 0 0 0 0 -28,54 -28,54
I-I N 500,8 70,2 0 0 0 0 571,0 571,0
(4,6) (4,6)
M -0,25 1,41 -86,93 19,18 13,42 -23,91 13,1 -117,27 -116,5
N 517,1 70,2 0 0 0 0 580,28 517,1 580,3
II (4,6,11) (4,9,10,1 (4,6,9,10,
A 2) 12)

M -25,07 -5,6 125,43 19,18 13,42 -23,91 117,16 -51,63 112,10


N 573,2 70,2 471,9 0 0 0 934,21 636,38 1061,10
III (4,9,10, (4,6,12) (4,6,9,10,
11) 11)

M 24,16 4,16 -47,44 24,41 262,2 -237,9 263,88 -254,61 217,44


N 625,2 70,2 471,9 0 0 0 688,38 1097,1 1113,1
IV Q 6,7 1,33 -23,47 5,93 53,95 -44,18 56,45 -58,32 35,33
(4,6,11) (4,9,10,1 (4,6,9,10,
2) 11)

Ghi chú:
- Cột 7: là cột nội lực Dmax trái (chỉ có khi tổ hợp cột giữa B, C và cột biên D)
- Cột 8: là cột nội lực Tmax trái (chỉ có khi tổ hợp cột giữa B, C và cột biên D)
4.3.5. Tính toán và bố trí cốt thép cho cột:
a. Tính cốt thép cột:
Gồm có tính cốt thép cột biên , cột giữa và cốt thép cho vai cột. Sau khi tính
thép cho cột, cần phải kiểm tra lại cột làm việc khi vận chuyển và cẩu lắp, kiểm tra
khả năng chịu lực của cột theo phương ngoài mặt phẳng khung.
Cột được tính theo cấu kiện chịu nén lệch tâm với các cặp nội lực M & N
nguy hiểm nhất lấy trong bảng Tổ hợp. Mỗi cột cần tính riêng thép cho phần cột

85
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

trên , phần cột dưới và thép vai cột . Chiều dài tính toán l0 của cột nhà 1tầng lắp
ghép lấy theo bảng sau.

Chiều dài tính toán l0 của cột


Loại cột đặc Khi tính trong mặt Tính theo phương
phẳng khung ngoài mp khung
Nhà có cầu trục :
+ Phần cột trên 2,5Ht 2Ht
+ Phần cột dưới 1,5Hd 1,2Hd
Nhà không có cầu trục
+ Nhà một nhịp 1,5H 1,2H
+ Nhà nhiều nhịp 1,2H 1,2H

Nên chọn cặp nội lực nguy hiểm nhất để tính thép, sau khi có kết quả tính thép
tiến hành kiểm tra khả năng chịu lực của 2 cặp nội lực còn lại. Trong mặt phẳng
khung, thép cột được tính theo bài toán cấu kiện chịu nén lệch tâm
+ Đối với cột biên:
Cột biên có hình dạng không đối xứng, chịu các cặp nội lực có momen ngược
chiều nhau, nên thường tính đặt thép không đối xứng.
+ Đối với cột giữa:
Cột giữa có hình dạng đối xứng, nên thường chọn tính đặt thép đối xứng
b. Tính thép vai cột:
+ Vai cột thuộc loại console ngắn ( lv  0,9h0 ):

Lsup

Hình 4.35

86
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

Khi tính toán vai cột cần kiểm tra kích thước vai cột theo điều kiện đảm bảo
độ bền trên dải nghiêng chịu nén:

Q  0,8w 2  Rb  b  lb  sin 

Và 2,5Rbt  b  h0  Q  3,5Rbt  b  h0
Trong đó: Q = Gd + Dmax; b: bề rộng vai cột
 : góc nghiêng giữa dải chịu nén tính toán với phương nằm ngang
lb  lsup  sin  : là chiều rộng củ a dải nghiêng chịu nén

lsup: chiều dài của vùng truyền tải dọc theo chiều dài đưa ra của console
w 2 : hệ số xét đến ảnh hưởng của cốt đai đặt theo chiều cao console, tính theo
Es A
công thức: w 2  1  5  w1 , với   , w1  sw
Eb b  sw

Asw: diện tích tiết diện của các cốt thép đai nằm trong cùng một mặt phẳng
sw : khoảng cách giữa các cốt thép đai

Hình 4.36: Bố trí thép vai cột


Với av là khoảng cách từ mép cột dưới đến điểm đặt lực Q
+ Tính cốt thép dọc:
Momen uốn tại tiết diện I - I là: MI = P.av  lấy Mxét = 1,25 MI để tính thép
theo bài toán cấu kiện chịu uốn tiết diện chữ nhật ( b  h ).
1, 25M I 1, 25M I
m     As 
Rbbh02
 Rs h0

87
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

+ Thép đai và thép xiên trong vai cột: đặt theo qui định như sau:
- Khi h  2,5av đặt cốt đai nằm nghiêng trên suốt chiều cao vai cột .
- Khi 2,5av < h  3,5av đặt cốt đai nằm ngang suốt chiều cao và các thanh cốt
xiên
- Khi h > 3,5av chỉ cần đặt cốt đai nằm ngang .
Trong mọi trường hợp khoảng cách cốt đai s  150 và  h/ 4
1
Đường kính cốt xiên: d  lv và  25mm
15
c. Tính kiểm tra thép cột theo phương ngoài mặt phẳng khung:
Kiểm tra theo bài toán cột chịu nén đúng tâm
d. Kiểm tra khả năng chịu lực của cột khi vận chuyển và cẩu lắp:
Khi vận chuyển cột đặt nằm ngang, khi cẩu lắp một đầu cột tì xuống nền, sơ
đồ tính thể hiện trên hình vẽ, thường bố trí điểm cẩu lắp nằm ở vị trí vai cột, và móc
cẩu đầu dưới cách chân cột một đoạn bằng 0,25Hd .
Kiểm tra cột chịu tác dụng của trọng lượng bản thân có nhân với hệ số động
khi cẩu lắp là 1,5 . Chú ý do khi cẩu lắp cột đặt nằm nên chiều cao tiết diện là
b,chiều rộng là h (hình 4.37).

Hình 4.37: Sơ đồ tính khi vận chuyển và cẩu lắp cột

4.4. Những bộ phận khác của kết cấu nhà:


4.4.1. Hệ giằng:
Trong nhà công nghiệp 1 tầng lắp ghép, hệ giằng có tác dụng liên kết các kết
cấu chịu lực của nhà thành một khối, bảo đảm sự ổn định và độ cứng không gian

88
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

cho toàn nhà, hệ giằng có thể truyền tải trọng đến các kết cấu chịu lực lân cận, giúp
tránh phá hoại cục bộ. Gồm có hệ giằng đứng và hệ giằng ngang.

a. Hệ giằng đứng đầu dàn (đầu dầm mái):


Được đặt ở đầu dàn mái, ngay trên đầu cột theo phương dọc nhà tại gian đầu
hồi và ở gian có khe nhiêt độ. Giằng có tác dụng giữ ổn định cho dàn mái theo
phương ngoài mặt phẳng của dàn khi có tác dụng của gió lên đầu hồi nhà. Giằng
được làm bằng thép góc hay bê tông cốt thép .

Hình 4.38: Bố trí hệ giằng


b. Hệ giằng đứng của cột:
Dưới tác dụng lực hãm dọc của cầu trục và gió tác dụng từ đầu hồi, cột có thể
bị biến dạng lớn, cần bố trí hệ giằng bằng thép hình ở ô giữa của khối nhiệt độ, để
cản trở chuyển vị của cột.
c. Hệ giằng ngang ở thanh cánh hạ của dàn:
Giằng liên kết cánh hạ của 2 dàn mái ngoài cùng, tạo thành một hệ cứng, để
làm chỗ dựa cho tường đầu hồi, thường được làm bằng thép hình. Được bố trí ở hai
đầu khối nhiệt độ
d. Hệ giằng ngang ở thanh cánh thượng của dàn:
Tác dụng giữ ổn định ngoài mặt phẳng dàn cho thanh cánh thượng, thường
làm bằng thép hình .
e. Hệ giằng cửa mái:
Gồm hệ giằng đứng và hệ giằng ngang, được bố trí ở hai đầu khối nhiệt độ.

89
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

4.4.2. Kết cấu mang lực mái:

90
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

Chương 5. KẾT CẤU CẦU THANG


5.1. Khái niệm chung - phân loại:
5.1.1. Khái niệm:
Cầu thang là phương tiện giao thông theo phương đứng và góp phần tạo nên nét
đẹp cho công trình. Do đó thiết kế kết cấu cầu thang ngoài đảm bảo độ bền, độ
cứng, còn phải chú ý đến thẩm mỹ cho kết cấu cầu thang.
5.1.2. Phân loại:
a. Phân theo số vế:
- Cầu thang 2 vế
- Cầu thang 3 vế
b. Phân theo hình dạng:
- Cầu thang có vế thẳng
- Cầu thang lượn cong, cầu thang xoắn ốc
c. Phân theo số limon (cốn thang)
- Cầu thang loại 1 cốn bên (dạng I)
- Cầu thang 2 cốn (dạng II)
- Cầu thang loại 1 cốn giữa (dạng III)
- Cầu thang không cốn, bản thang chịu lực (dạng IV)

COÁNTHANG COÁNTHANG

COÁNTHANGNAÈMTRONGTÖÔØNG BAÛNTHANG
DAÏNGI DAÏNGII

DAÀMCHIEÁUNGHÓ

BAÛNTHANG

DAÏNGIV
COÁNTHANG DAÏNGIII
DAÀMCHAÂNTHANG

Hình 5.1: Một số dạng cầu thang


91
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

5.2. Cấu tạo bậc thang:


Kích thước bậc thang được thiết kế sao cho bước chân người sử dụng đi lại cảm
thấy an toàn và thoải mái. Tùy theo công năng của mỗi loại công trình, kích thước
bậc thang được chọn cho phù hợp. Ví dụ:
- Nhà ở gia đình: chiều cao bậc h  (150 175) , chiều rộng bậc b   250  300 

- Công trình công cộng: h  (140  160) và b   280  320 

- Nhà trẻ: h  (120  150) và b   250  280 

Bậc thang có thể được xây bằng gạch thẻ hoặc đổ bê tông cốt thép liền khối với
bản thang, cầu thang xương cá thường thiết kế bậc bê tông cốt thép lắp ghép
5.3. Xác định tải trọng tác dụng lên bản thang:
Gồm có tải trọng tác dụng lên bản thang nghiêng và bản chiếu nghỉ
5.3.1. Tải trọng tác dụng lên phần bản nghiêng:
Tải trọng tác dụng lên phần bản nghiêng bao gồm: tĩnh tải và hoạt tải
a. Tĩnh tải:
Căn cứ vào các lớp cấu tạo bậc thang như hình 5.2, để xác định tĩnh tải tác dụng
phân bố đều có phương vuông góc với mặt nghiêng của bản nghiêng, gồm có:
- Lớp lát (láng) mặt dày h1
- Lớp vữa xi măng lót dày h2
- Lớp tạo bậc rộng b, cao h b
- Lớp bản thang BTCT dày hb
- Lớp vữa xi măng trát dưới dày h3 h
 LÔÙP TAÏO MAËT BAÄC
 LÔÙP VÖÕA LOÙT
 BAÄC THANG ( b  h)
 BAÛN THANG
 LÔÙP VÖÕA TRAÙT

h
Trong đó độ dốc cầu thang: tg  Hình 5.2
b
b
Cạnh huyền của bậc tam giác bx 
cos
 1 1 
Chiều dày bản thang sơ bộ chọn hb     L (5.1)
 25 35 
Với L là nhịp tính toán của bản nghiêng ( lấy L bằng khoảng cách tim giữa 2 liên
kết).

92
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

Do các lớp lát mặt, vữa xi măng lót, bậc thang đều có dạng gãy khúc, nên khi
tính toán chiều dày hi của mỗi lớp được qui đổi về chiều dày tương đương theo
phương vuông góc với mặt nghiêng, trong phạm vi một bậc thang theo công thức:
b  b  h  hi  cos
(b+h)hi = bx.hitđ = hitđ  hitđ = (5.2)
cos b
Từ đó xác định tĩnh tải tác dụng vuông góc phân bố đều trên 1m2 mặt nghiêng
bản thang:
Trọng
TT Tên các lớp thành phần lượng Hệ số Công thức tính Tĩnh tải
riêng γ n tĩnh tải của lớp (kN/m2)
(kN/m3)
01 Lớp lát mặt dày h1 γl 1,1  1  h1td  n g1

02 Lớp vữa xi măng lót dày h2 γ2 1,3  2  h2td  n g2

03 Lớp tạo bậc rộng b, cao h γ3 1,1 1 g3


 b  h  n  cos
2

04 Lớp bản thang dày hb γb 1,1  b  hb  n g4

05 Lớp vữa trát mặt dưới bản γ5 1,3  5  h5  n g5


dày h5
gbn g1+g2+g3+g4+g5

b. Hoạt tải:
Lấy theo tiêu chuẩn TCVN 2737-1995, tùy thuộc cầu thang của từng loại công
trình (bảng 8). Ta có hoạt tải tác dụng thẳng đứng trên mặt nghiêng của bản thang
là: pbn  ptc  n (kN/m2) (5.3)
Suy ra tổng tải trọng phân bố đều tác dụng vuông góc với mặt bản nghiêng là:
qbn = gbn + pbn(cos  ) (kN/m2) (5.4)
5.3.2. Tải trọng tác dụng lên phần bản chiếu nghỉ:
Tải trọng tác dụng phân bố đều trên 1m2 của bản chiếu nghỉ, bao gồm: tĩnh tải và
hoạt tải
a. Tĩnh tải:
Gồm có trọng lượng bản thân các lớp cấu tạo, xác định theo bảng sau:

93
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

Trọng
TT Tên các lớp thành phần lượng Hệ số Công thức tính Tĩnh tải
riêng γ n tĩnh tải của lớp (kN/m2)
(kN/m3)
01 Lớp lát mặt dày h1 γl 1,1  1  h1  n g1

02 Lớp vữa xi măng lót dày h2 γ2 1,3  2  h2  n g2


03 Lớp bản thang dày hb γb 1,1  b  hb  n g3

04 Lớp vữa trát mặt dưới bản γ4 1,3  4  h4  n g4


dày h4
gcn g1+g2+g3+g4

b. Hoạt tải:
Lấy theo tiêu chuẩn TCVN 2737-1995, tùy thuộc cầu thang của từng loại công
trình
pcn  ptc  n (kN/m2) (5.3)
Tổng tải trọng tác dụng vuông góc với mặt bản chiếu nghỉ là:
qcn = gcn + pcn (kN/m2) (5.5)

5.4. Tính toán cầu thang 2 vế:


5.4.1. Tính cầu thang không cốn:
Trước khi tính toán cần vẽ mặt bằng kết cấu cầu thang, bố trí lưới cột, dầm chân
thang, dầm chiếu nghỉ, dầm chiếu tới, đặt tên các dầm và ghi đầy đủ các kích thước
có liên quan đến cầu thang (thường vẽ tỉ lệ 1/50 hoặc 1/100). Ví dụ hình 5.3
B

DCN
DCT
f

1m
B

Lbn Lcn
L0

Hình 5.3: Mặt bằng kết cấu cầu thang không cốn

94
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

a. Tính bản thang:


a1. Quan niệm tính - sơ đồ tính:
Do bản thang chỉ liên kết ở 2 cạnh đối diện là dầm chân thang và dầm chiếu nghỉ,
nên bản thang chịu lực một phương, theo phương vuông góc với dầm thang tưởng
tượng cắt bản thang thành dải rộng 1m để tính.
 1 1 
Chiều dày bản thang: hb     L0 ,và hb  10cm . Với L0 là khoảng cách giữa
 25 35 
2 liên kết.
Xét tỉ số: hd /hb thường cho kết quả nhỏ hơn 3, nên xem bản liên kết tựa trên dầm
(hình 5.4)
a2. Xác định tải trọng:
Tải trọng tác dụng lên dải bản thang gồm có:
+ Phần tải trọng tác dụng lên bản nghiêng được qui về tải trọng tác dụng thẳng
gbn
đứng là:  pbn (kN/m2)
cos
và có kể thêm tải trọng lan can tay vịn lấy trung bình: glc = 0,3kN/m
Suy ra tải trọng tác dụng thẳng đứng phân bố đều trên dải rộng 1m của bản nghiêng
 g 
là: q1   bn  pbn  1m  glc (kN/m) (5.6)
 cos 
+ Phần tải trọng tác dụng lên chiếu nghỉ: q2   gcn  pcn  1m (kN/m) (5.7)

a3. Xác định nội lực:


Nội lực có thể giải bằng phương pháp mặt cắt trong môn học sức bền vật liệu,
hoặc dùng phần mềm tính kết cấu để giải.

q2
q1
B D
q1
q2
Mmax
A C
Mmax

Lbn Lcn Lbn Lcn


L0 L0

Hình 5.4: Sơ đồ tính bản thang đợt 1 Sơ đồ tính bản thang đợt 2
a4. Tính, chọn và bố trí thép:

95
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

+ Tính thép chịu momen cho bản theo bài toán cấu kiện chịu uốn đặt cốt đơn, có
tiết diện chữ nhật b = 100cm và h = hb (ứng với giá trị momen Mmax)
+ Do lực cắt phát sinh trong dải bản tương đối nhỏ, thường:
Q  b 3 1   f  Rbt bh0 : nên bê tông đủ khả năng chịu cắt.

Ghi chú:
Khi cầu thang có thiết kế thêm dầm đỡ chiếu nghỉ (dầm liên kết giữa bản nghiêng
và bản chiếu nghỉ), nếu bản chiếu nghỉ làm việc 1 phương, lúc này sơ đồ tính có
thêm gối tựa ở giữa (hình 5.5a và 5.5b)
B

DCN1

DCN2
DCT
f

1m
B

Lbn Lcn
L

Hình 5.5a: Mặt bằng kết cấu cầu thang có dầm DCN1
MB q2
q1
C F
B
q1
ME
q2
Mmax
A Mmax
D
E

Lbn Lcn Lbn Lcn


L L

Hình 5.5b: Sơ đồ khi cầu thang có thêm dầm DCN1


Hoặc tách giải riêng phần bản nghiêng và bản chiếu nghỉ theo sơ đồ hình 5.6

q1
B D
q1
L2cn
1m

Mmax Mmax
A C

Lbn Lbn L1cn


q2

Hình 5.6 L1cn

96
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

b. Tính Dầm chiếu nghỉ:


1 1 1 2
Chọn kích thước tiết diện dầm: h     L , và b     h (5.8)
 10 12  3 3
b1. Quan niệm tính - sơ đồ tính:
Dầm chiếu nghỉ được tính như dầm đơn chịu uốn tựa trên 2 gối tựa là cột đỡ
dầm, nhịp tính toán lấy bằng khoảng cách tim cột.
b2. Xác định tải trọng:
Tải trọng tác dụng phân bố đều trên dầm chiếu nghỉ gồm có:
- Trọng lượng bản thân dầm
- Trọng lượng tường xây trực tiếp trên dầm (nếu có)
- Tĩnh tải và hoạt tải từ bản thang và chiếu nghỉ truyền vào
b3. Xác định nội lực:
Gồm có momen uốn và lực cắt
b4. Tính, chọn và bố trí thép:
+ Tính cốt thép dọc chịu momen theo bài toán cấu kiện chịu uốn tiết diện chữ
nhật.
+ Tính cốt đai chịu lực cắt
5.4.2. Tính cầu thang hai vế, có cốn

C2
B

C1
DCN1

DCN2
DCT
f

C1
B

C3

Lbn Lcn

Hình 5.7: Mặt bằng kết cấu cầu thang có hai cốn
a. Tính bản thang:
Quan niệm tính - sơ đồ tính:
- Do bản thang có liên kết ở 4 cạnh (dầm chân thang, dầm chiếu nghỉ, cốn thang),
lx lbn
nên thuộc loại bản kê 4 cạnh. Khi tính xét tỉ số  để quyết định tính thép
B B  cos

97
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

theo bản chịu lực 1 phương, hay chịu lực 2 phương ( lx là cạnh theo phương nghiêng
của bản thang, B là bề rộng của vế thang).
- Dựa vào tỉ số hd/hb để chọn loại liên kết bản thang vào cốn thang, từ đó đưa ra
sơ đồ tính cho thích hợp
Xác định tải trọng:
+ Tải trọng tác dụng phân bố đều vuông góc với mặt nghiêng của bản thang
(xem lại mục 5.3.1). Ta có: qbn = gbn + pbnxcos  (kN/m2)
Chú ý khi quan niệm tính theo bản chịu lực một phương, tải trọng qui đổi trên
dải xét tính là: q = qbn x1m (kN/m)
Xác định nội lực:
Momen uốn trong dải bản thang được xác định theo các công thức tính bản
sàn ở chương 5.
Tính, chọn và bố trí thép:
Thép trong dải bản thang được tính theo bài toán cấu kiện chịu uốn tiết diện
chữ nhật b = 100cm, h = hb, đặt cốt thép đơn.
b. Tính bản chiếu nghỉ:
Bản chiếu nghỉ có quan niệm tính và cách tính toán giống như tính bản sàn
c. Tính cốn thang:
Quan niệm tính - sơ đồ tính:
Cốn thang được quan niệm tính như một dầm chịu uốn tựa trên các gối tựa là
dầm thang hay cột mà cốn xét tính gát lên đó, nhịp tính toán lấy bằng khoảng cách
tim gối tựa.
Xác định tải trọng:
Tải trọng phân bố đều tác dụng thẳng đứng theo phương nghiêng của cốn thang
(qc = kN/m) gồm có:
- Trọng lượng bản thân cốn và vữa trát cốn (kN/m)
- Trọng lượng lan can tay vịn (nếu có)
- Trọng lượng tường xây trên cốn (nếu có)
- Tải trọng từ bản thang truyền sang (dựa vào quan niệm khi tính bản thang để
chọn sơ đồ truyền tải cho phù hợp)
Xác định nội lực (xét cốn thang C1)
Gồm có momen uốn và lực cắt:

98
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách
qc
cos

qc
q c l2 q l2 cos α
l = l c cos
M max   cc
8cos α 8
lc Qmax qcl ql
Qy Q max   cc
2 cos α 2

Mx

Mmax

Hình 5.8: Sơ đồ tính và biểu đồ nội lực cốn thang C1


Tính thép
Gồm có tính thép dọc để chịu momen và tính thép ngang để chịu lực cắt.Theo bài
toán cấu kiện chịu uốn có tiết diện chữ nhật ( b c  h c ).
c. Tính dầm chiếu nghỉ:
Quan niệm tính:
Dầm chiếu nghỉ được tính theo dầm đơn chịu uốn, tựa trên 2 gối tựa là cột hoặc
tường mà dầm gát lên, nhịp tính toán lấy bằng khoảng cách tim của hai gối tựa.
Xác định tải trọng:
+ Tải trọng tác dụng phân bố đều trên chiều dài dầm gồm có:
+ Tải trọng bản thân g1 , vữa trát quanh dầm g 2 , tải từ bản sàn chiếu nghỉ truyền
sang g 3 , tải từ bản thang g 4 (nếu có), tải tường xây trên dầm g 5 (chỉ có ở dầm
chiếu nghỉ biên)  Tổng tải trọng: q  g i ( kN/m)
+ Tải trọng tác dụng tập trung P (chỉ có ở dầm chiếu nghỉ có cốn thang gát lên) do
cốn thang tác dụng, chính bằng giá trị phản lực gối tựa của cốn thang là:
qc lc
P  Qmax  (kN )
2
Xác định nội lực và tính thép:
Gồm có momen và lực cắt:
f

P P q 2P q

L L/2 L/2

Hình 5.8: Sơ đồ tính dầm chiếu nghĩ


qL2 PL ql
M max   và Qmax  P
8 2 2

99
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

Tính thép:
Gồm có tính cốt thép dọc chịu momen và thép đai chịu lực cắt
5.5. Tính cầu thang 3 vế:
5.5.1. Cầu thang 3 vế, không có dầm đỡ chiếu nghỉ:

Hình 5.8: Cầu thang 3 vế dạng bản


a. Tính bản thang:
+ Sơ đồ và cách tính bản thang vế 1 và 2 giống như tính bản thang trong mục
5.4.1.1(hình 5.4)

100
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

+ Bản thang vế 3 tính như ô bản đơn có liên kết ở 3 cạnh ( dầm Đ1, bản chiếu nghỉ
vế 1 và 2), bản thang vế 3 có kích thước theo phương nghiêng là L1 và B1/cosα. Khi
tính xem bản liên kết tựa lên giữa chiếu nghỉ 1 và chiếu nghỉ 2 của bản thang vế 1
và 2, riêng cạnh liên kết vào dầm Đ1 cần xét tỉ số hd/hb để xác định liên kết khớp
hay ngàm vào dầm Đ1.
+ Tải trọng tác dụng vuông góc với mặt nghiêng của bản là:
qbn = gbn + pbnxcos  (kN/m2)
(xem lại mục 5.3.1)
Canh dai
Khi xác định nội lực và tính thép cần xét tỉ số:  2 hay  2 , để tính theo ô
Canh ngan

bản làm việc 1 phương hay 2 phương, từ đó tìm nội lực và tính thép cho bản thang
vế 3.
b. Tính dầm chiếu nghỉ Đ1:
Dầm Đ1 được tính như dầm đơn giản có dạng gãy khúc, nhịp tính toán lấy theo
khoảng cách tim gối tựa (L = L3)
Tải trọng tác dụng lên dầm tính theo từng đoạn AB, BC và CD
+ Đoạn AB là q1 bao gồm:
- Trọng lương bản thân dầm g1 (kN/m)
- Trọng lượng tường xây dày bt , cao ht1 là gt1 (kN/m)
- Tải trọng do bản thang vế 1 truyền vào, chính bằng phản lực gối tựa của dải
bản vế 1 là qtb1 (kN/m)
Suy ra: tải trọng: q1 = g1 + gt1 + qtb1 (kN/m)

Hình 5.9
+ Đoạn BC là q2 bao gồm:
- Trọng lượng bản thân dầm g2   b  bd  hd  n / cos (kN/m)
- Trọng lượng tường xây dày bt , cao htb = ( ht1+ht2)/2 , là gt2 (kN/m)

101
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

- Tải trọng từ bản thang vế 3 truyền vào (xác định dựa vào mặt bằng truyền
tải) là qtbn
Suy ra: tải trọng: q2 = g2 + gt2 + qtbn (kN/m) (5.9)
+ Đoạn CD là q3 bao gồm:
- Trọng lương bản thân dầm g3 (kN/m)
- Trọng lượng tường xây dày bt , cao ht3 là gt3 (kN/m)
- Tải trọng do bản thang vế 2 truyền vào, chính bằng phản lực gối tựa của dải
bản vế 2 là qtb2 (kN/m)
Suy ra: tải trọng: q3 = g3 + gt3 + qtb2 (kN/m) (5.10)
Từ sơ đồ tính, giải tìm nội lực và tính cốt thép dọc, cốt thép đai cho cốn.
5.6. Cầu thang dạng bản console ngàm vào cốn:

Hình 5.10: Cầu thang bản console


Ví dụ: Tính bản thang console dạng dật cấp ngàm vào cốn, bản thang dày 10cm,
console đưa ra 1,5m, bậc thang rộng bb = 25cm, chiều cao bậc hb = 15cm, lớp vữa
xi măng trát + lót dày 3cm, cốn thang tiết diện 200x300. Bê tông cấp độ bền B20,
thép nhóm CII, hoạt tải 3kN/m2 (hình 5.11).
Sơ đồ tính bản thang dạng console ngàm vào cốn thang
Tải trọng tác dụng gồm có:
- Trọng lượng bản thân gb  25  0,15  0,10  0, 25  0,10 1,1  11kN / m

- Trọng lượng lớp lát gạch ceramic dày 8mm:


g g  20  0, 25  0,15  0, 008 1,1  0, 07 kN / m

102
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

- Trọng lượng vữa lót dảy 20: gv  18  0,15  0, 25 0, 02 1,3  0,19kN / m

- Trọng lượng vữa trát dảy 10: gv  18  2  0,10  0, 25  0, 01 1,3  0,17kN / m

- Hoạt tải p = 3 x 0,25 x 1,2 = 0,9kN/m


Tải trọng toàn bộ q = 11+0,07+0,19+0,17+0,9 = 12,33kN/m
ql 2 12,33 1, 42
Tính momen tại ngàm M max    12kNm
2 2
Tính thép dọc theo bài toán dầm chịu uốn có tiết diện chữ nhật b = 10cm, h =
25cm.

Hình 5.11
5.6. Tính cầu thang 1 cốn giữa:
Còn gọi là cầu thang xương cá, khi thi công bậc thường đúc sẵn, sau đó đóng ván
khuôn cốn thang, ghép bậc và đổ bê tông cốn. Bậc thang có chiều dày h ≥ 8cm và
chiều rộng là bb
5.6.1. Tính bậc thang:
a. Quan niệm tính - sơ đồ tính:
Xem bậc thang làm việc như một dầm console ngàm vào mép cốn thang
b. Tải trọng tác dụng lên bậc thang:
+ Tĩnh tải phân bố đều theo chiều dài bậc:
- Trọng lượng lớp lát mặt dày hl là: g1   l  hl  n  bb (kN / m)
- Trọng lượng lớp vữa lót và trát bậc dày hv là: g2   v  hv  n  bb (kN / m)
- Trọng lượng bậc BTCT dày h là: g3   b  h  n  bb (kN / m)
Suy ra: gb = g1 + g2 + g3 (kN/m)
+ Trọng lượng lan can tay vịn tác dụng tập trung ở đầu mút console (lấy trung
bình:
gLtc = 0,3kN/m , đối với lan can tay vịn gỗ - thép) là: gL  gLtc  bb  n (kN )
+ Xét hoạt tải phân bố theo chiều dài bậc:
p  ptc  n  bb  ptc 1,3 bb (kN / m) , với ptc tra bảng 8

103
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

+ Xét hoạt tải tác dụng tập trung ở đầu mút console:
P  0,75 1,3 (kN )

c. Xác định momen uốn:


Momen uốn được xét tính theo 2 sơ đồ chất tải hình 5.12a và 5.12b, chọn momen có
giá trị lớn hơn để tính và bố trí cốt thép cho bậc thang (hình 5.12c). Với tải trọng đặt
ở mút console là: Q = P + gL (kN)

Hình 5.12
d. Tính thép: theo bài toán cấu kiện chịu uốn tiết diện chữ nhật (b=bb và h=hb).

5.6.2. Tính cốn thang:


a. Sơ đồ tính: xem cốn thang làm việc như dầm đơn giản đặt nghiêng, tựa trên 2
gối tựa
b. Xác định tải trọng:
Tải trọng tác dụng thẳng đứng phân bố đều trên chiều dài nghiêng của bậc, gồm
có:
1
+ Trọng lượng bản thân cốn thang: gc   b  bc  hc  n  (kN / m)
cos
1
+ Trọng lượng bậc thang và lan can tay vịn: gbt  gb   B  g Ltc  n  2 (kN / m)
bb

+ Hoạt tải: p  ptc  n  B (kN / m) , (với B là chiều rộng buồng thang).


Suy ra tải trọng tác dụng lên cốn thang q = gc + gbt + p (kN/m)
c. Xác định nội lực:
Gồm có momen uốn và lực cắt
d. Tính cốt thép:
+ Tính cốt thép dọc chịu momen
+ Tính cốt thép đai chịu lực cắt
Ngoài ra cốn thang còn được xét với trường hợp hoạt tải chỉ đặt một bên bậc
thang, làm cho cốn thang chịu uốn - xoắn

104
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

Chương 6. KẾT CẤU BỂ CHỨA CHẤT LỎNG BTCT


6.1. Khái niệm chung:
Bể chứa dùng để chứa các loại chất lỏng như: nước, xăng dầu, hóa chất, thực
phẩm lỏng,..
Kết cấu bể chứa phải bảo đảm các yêu cầu sau:
- Đủ bền khi chịu tải trọng tác dụng (áp lực chất lỏng, đất nền, nước ngầm, gió,
đất đắp, xe cộ, …)
- Chống thấm tốt, chống nứt cao, ít biến dạng
- Độ ổn định tốt
- Dễ thi công, giá thành hợp lý
Bể chứa có thể đặt ngầm hoàn toàn dưới mặt đất, nửa ngầm, nổi trên mặt đất,
tháp bể cao (đài nước), …

Hình 6.1: Vị trí đặt bể chứa


Về hình dạng: bể tròn, chữ nhật, đa giác, chóp cụt, …, có thể có nắp hoặc không
có nắp
6.2. Tải trọng tác dụng:
Tùy thuộc vào vị trí đặt bể, bể chịu các loại tải trọng và tác động như sau:
- Trọng lượng bản thân các bộ phận của bể và các thiết bị kèm theo
- Áp lực chất lỏng chứa trong bể
- Phản lực nền lên đáy bể
- Áp lực chủ động của đất quanh thành bể
- Áp lực đẩy nổi của nước ngầm
- Trọng lượng đất đắp trên nắp bể
- Tải trọng do người và xe đi lại
- Tác động của gió

105
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

6.3. Tính bể chứa nước trên mái hình chữ nhật:


6.3.1. Phân loại bể:
Dựa vào kích thước cạnh dài L, cạnh ngắn B và chiều cao bể H, phân bể nước
mái làm 3 loại:
L
+ Loại bể thấp: khi  3 và H  2 L
B
L
+ Loại bể cao: khi  3 và H  2 L
B
L
+ Loại bể dài thấp:  3 và H  2 L
B
Các bộ phận của bể chữ nhật gồm có:
- Bản nắp: có thể bằng bê tông cốt thép đổ toàn khối hoặc bê tông lắp ghép, trên
bản nắp có chừa lỗ thăm 600 x 600
- Dầm nắp: có tác dụng liên kết cốt thép của bản nắp với bản thành, tăng độ cứng
cho thành bể (dầm nắp có thể có hoặc không)
- Bản thành, bản đáy
- Dầm đáy nhận tải trọng của bể truyền vào cột
6.3.2. Tính toán bể thấp:
Loã thaêm (600x600) Baûn naép

Baûn thaønh
H

Ñaùy
600

Hình 6.2: Bể chứa nước chữ nhật thấp


a. Tính bản nắp: Xét trường hợp bản nắp bằng bê tông cốt thép đổ toàn khối, có
kích thước cạnh dài L, cạnh ngắn B. Bản nắp có liên kết ở 4 cạnh, chiều dày bản
 1 1 
hb     B , sao cho hb ≥ 7cm.
 45 50 

106
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

L
+ Quan niệm tính giống như bản sàn, khi tỉ số  2 : tính theo bản làm việc 1
B
L
phương (theo cạnh ngắn). Khi  2 : tính theo bản chịu lực 2 phương. Đồng thời
B
hd
xét tỉ số: để xác định bản liên kết ngàm hay liên kết khớp với dầm nắp.
hb

+ Tải trọng tác dụng gồm: trọng lượng lớp láng mặt, trọng lượng bản nắp, trọng
lượng lớp trát mặt dưới, hoạt tải sửa chữa p = 0,75 x 1,3 (kN/m2)
+ Xác định nội lực, tính và bố trí thép như bản sàn

Hình 6.3: Chi tiết lỗ thăm, thép gia cường   10


b. Tính dầm nắp:

+ Chọn chiều cao tiết diện dầm: h     nhịp dầm, bề rộng: b     h


1 1 1 2
 15 20  3 3
+ Sơ đồ tính dầm nắp là dầm đơn giản, tựa lên cột, nhịp tính toán lấy bằng
khoảng cách tim gối tựa
+ Tải trọng tác dụng gồm có: trọng lượng bản thân dầm, tĩnh tải và hoạt tải từ
bản nắp truyền vào dầm, được xác định dựa vào mặt bằng truyền tải (vẽ hình mặt
bằng truyền tải)
+ Nội lực gồm momen và lực cắt
+ Tính thép dọc chịu momen, thép đai chịu lực cắt, tính theo bài toán cấu kiện
chịu uốn có tiết diện chữ nhật.
c. Tính bản thành:
1
Chọn chiều dày bản thành: hb  H và hb  10cm
20
Sơ đồ tính: xem mỗi mặt của bản thành có cạnh dưới ngàm vào dầm đáy, 2 cạnh
đứng ngàm vào cột, cạnh trên tựa vào dầm nắp (khi bản nắp đổ toàn khối), cạnh trên
tự do (khi bản nắp lắp ghép), xem hình 6.5.
Tải trọng xét tính: bỏ qua trọng lượng bản thân thành bể, chỉ xét thành bể chịu
tác dụng của áp lực nước và tác động của gió.

107
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

+ Tính áp lực nước khi bể chứa đầy nước, với chiều cao là Hn:
pn   n  H n  n (kN/m2) , (hệ số độ tin cậy n = 1,1)
+ Tính tải trọng gió ở độ cao đặt bể nước mái: ( xem lại chương 3, mục 3.4.4,
phần c)
- Phía gió đẩy: qđ = w 0  k  c  n (kN/m2) (c = 0,8, n = 1,2)
- Phía gió hút: qh  w 0  k  c  n (kN/m2) (c = 0,6, n = 1,2)
(Chú ý hệ số k tra ứng với cao độ nắp bể so với mặt đất tự nhiên)
Với tác dụng của tải trọng như trên, bản thành chỉ làm việc chịu uốn phẳng (hình
6.4)
H

AÙp löïc nöôùc

Gioù ñaåy Gioù huùt

Hình 6.4

+
H

L (B) AÙp löïc nöôùc Gioù huùt

Hình 6.5a: Sơ đồ tính bàn thành


(Khi bản nắp đổ BT toàn khối)

+
H

L (B) AÙp löïc nöôùc Gioù huùt

Hình 6.5b: Sơ đồ tính bản thành


(Khi bản nắp lắp ghép)

108
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

Nhận thấy bản thành làm việc nguy hiểm khi chịu tác dụng đồng thời của áp lực
nước đầy và gió hút (hình 6.5). Hoặc khi bản thành chỉ chịu tác dụng của gió đẩy và
bể không chứa nước. Trong hai trường hợp trên, nên chọn sơ đồ tính bản thành
chịu tác dụng của gió hút + áp lực nước đầy để tính thép. Sau khi có kết quả thép
cần kiểm tra lại khả năng chịu lực ứng với trường hợp bản thành chỉ chịu tác dụng
của gió đẩy.
Xác định momen uốn:
Do bản thành thuộc loại bản kê 4 cạnh, khi tính toán cần xét thêm tỉ số:
Canh dai
+  2 : theo phương cạnh ngắn cắt thành dải rộng 1m để tính, với sơ đồ
Canh ngan

tính (như hình 6.6). Trong đó tải trọng tác dụng trên dải rộng 1m là:
pn = ( n  H n 1,1)  1m (kN / m ) và qh   w0  k  0, 6 1, 2  1m (kN / m )
1m

pnH2 9qhH2
+
H

33,6 128

pn pnH2 qh qhH2
L (B) 15 8
L L
Hình 6.6: Sơ đồ chịu lực bản thành khi  2 , hoặc 2
H B
1 1 1 9
Tính M mgôaxi  pn  H 2  qh  H 2 và M mnhip
ax  pn  H 2  qh  H 2
15 8 33, 6 128
Canh dai
+  2 : theo mỗi phương cắt ra dải rộng 1m để tính theo ô bản loại 8
Canh ngan

(khi bản nắp đổ toàn khối), tính theo ô bản loại 10 (khi bản nắp lắp ghép). Trong đó:
áp lực nước và gió hút có thể đưa về tải phân bố đều tương đương (Hình 6.7)
2 2 
q pn  qh    n  H n 1,1   w 0  k  0, 6 1, 2  (kN / m 2 )
3 3 
Tính thép:
Khi chịu lực biểu đồ momen trong bản thành đổi dấu. Do đó phải tính thép chịu
momen dương ở nhịp ứng với M mnhip
ax (đặt cốt thép ở thành ngoài) và tính thép chịu

momen âm ở ngàm ứng với M mgôaxi (đặt thép ở thành trong) theo bài toán cấu kiện

chịu uốn tiết diện chữ nhật b = 100cm, h = chiều dày bản thành; đặt cốt thép đơn.

109
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

Sau đó có thể lấy kết quả As lớn hơn để chọn và bố trí thép đối xứng cho bản thành
để tiện thi công.
Lieân keát töïa

q = 2 pn + qh (kN/m2)
3

Ngaøm
L (B)

Hình 6.7
Sau khi có kết quả bố trí thép cần kiểm tra lại thép theo sơ đồ chịu tác dụng của
gió đẩy, cần lưu ý lúc này tại ngàm thành ngoài chịu momen âm, tại nhịp thành
trong chịu momen dương (ngược lại với sơ đồ chịu tác dụng của áp lực nước và gió
hút ở trên)
Ngoài ra với những bể có thể tích lớn, dưới tác dụng của tải trọng ngang thành bể
làm việc chịu uốn, còn xét thêm thành bể phát sinh nội lực gây kéo vòng quanh khi
chịu áp lực nước (hình 6.8). Do đó cần tính kiểm tra thép khi thành bể chịu kéo
vòng.
Theo chu vi bể cắt ra dải cao 1m để tính:

N B N B

N A N A
B=5000

N A N A

N B N B

A=4500
.

Hình 6.8

110
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

pn 1m  A  n  H n  n  1m  A
+Tính lực kéo vòng theo cạnh ngắn B: N B   (kN )
2 2
( cạnh A chính là cạnh dài L của kích thước bể nước)
pn 1m  B  n  H n  n  1m  B
+ Tính lực kéo vòng theo cạnh dài A: NA   (kN )
2 2
Chọn lực kéo vòng lớn nhất: Nmax = max(NA và NB), để tính thép theo cấu kiện
chịu kéo đúng tâm:
N max
Diện tích cốt thép chịu kéo: As   chọn và thép bố trí (thép bố trí vuông
Rs

góc với cốt thép đã đặt khi tính bản thành chịu uốn)
Kiểm tra nứt cho bản thành: (tính theo TTGH II).
Chú ý tải trọng dùng để kiểm tra nứt là tải trọng tiêu chuẩn.
Công thức thực nghiệm tính toán bề rộng khe nứt thẳng góc với trục dầm theo
Tiêu chuẩn TCVN 5574-2012 là :
s
a crc  20  3 d  (3.5  100)1 : đơn vị(mm)
Es

Trong đó :
- d (mm) là đường kính cốt thép.
  1.0 ñoái vôùi caáu kieän chòu uoán vaø neùn leäc h taâm
-
  1.2 ñoái vôùi caáu kieän chòu keùo
- Hệ số tải trọng : l  1, 0 ( khi tính với tải trọng tác dụng ngắn hạn)
l  1, 6  15 ( khi tính với tải trọng tác dụng dài hạn)

  1.3 ñoái vôùi theùp troøn trôn


- Hệ số xét đến bề mặt cốt thép : 
  1.0 ñoái vôùi theùp gaân

M tc
- Cấu kiện chịu uốn :  s  , (Mtc: momen ứng với trường hợp tải trọng xét
As z

tính).
 2 
- Cánh tay đòn : z  1  h 0

 2(  f   ) 
1
+ Trong đó: hệ số   1
1  5  (   f )
1.8 
10

111
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

  As' Es
 f  
 2 bh0 Eb
Với  tc
, chú ý: nếu kết cấu không xét đến cốt thép
  M A
và   s
 Rb.ser bh02 bh0

tham gia chịu nén thì As'  0   f  0

 : hệ số đặc trưng đàn hồi – dẻo của bê tông vùng nén :


lấy ν = 0,45 khi xét tính với tác dụng ngắn hạn của tải trọng
ν = 0,15 khi xét tính với tác dụng dài hạn của tải trọng
- Tính bề rộng vết nứt : acrc1  acrc1t  acrc1d  acrc 2   acrc1  và acrc 2   acrc 2 

Trong đó: acrc 2 là bề rộng vết nứt do tác dụng dài hạn của tải trọng dài hạn
acrc1t là bề rộng vết nứt do tác dụng ngắn hạn của toàn bộ tải trọng

acrc1d là bề rộng vết nứt do tác dụng ngắn hạn của tải trọng dài hạn

(bao gồm tải trọng thường xuyên và tải tạm thời dài hạn)
Theo TCVN 5574-2012: bề rộng vết nứt giới hạn để hạn chế thấm cho kết cấu,
khi kết cấu chịu áp lực của chất lỏng, ứng với cấp chống nứt cấp 3 là:
 acrc1   0,3mm và  acrc 2   0, 2mm

d. Tính bản đáy:


+ Bản đáy làm việc giống như bản sàn. Khi bản đáy làm việc 2 phương, chọn
1
chiều dày bản đáy: hbd  L1 và  10cm , (L1 là cạnh ngắn của ô bản đáy)
45
+ Tải trọng tác dụng lên bản đáy gồm có: trọng lượng lớp láng mặt, trọng lượng
lớp chống thấm (nếu có), trọng lượng bản đáy, trọng lượng lớp trát mặt dưới, trọng
lượng nước (xét khi bể chứa đầy nước)
+ Nội lực và tính, bố trí thép giống như bản sàn
+ Tính kiểm tra bản đáy theo TTGH II: gồm có tính kiểm tra nứt, kiểm tra võng
(xem chương 8, Kết cấu BTCT1)
Khi kiểm tra võng cho bản đáy: cắt bản đáy thành dải rộng 1m, xem như một
dầm chịu uốn có 2 đầu ngàm chịu tải trọng phân bố đều.

e. Tính dầm đáy:


 1 1 1 2
- Chọn chiều cao tiết diện dầm: h     nhịp dầm, bề rộng: b     h
 10 12  3 3
- Sơ đồ tính:
112
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

+ Nếu có điều kiện xem hệ kết cấu gồm (dầm nắp, cột và dầm đáy) làm việc
không gian , rồi giải nội lực theo hệ kết cấu không gian.
+ Hoặc xem dầm đáy là dầm đơn giản liên kết ngàm vào cột
- Tải trọng tác dụng gồm có: trọng lượng bản thân dầm đáy, trọng lượng bản
thành, tĩnh tải và hoạt tải từ bản đáy truyền vào dầm, được xác định dựa vào mặt
bằng truyền tải
- Nội lực gồm momen và lực cắt
- Tính thép dọc chịu momen, thép đai chịu lực cắt: tính theo bài toán cấu kiện
chịu uốn có tiết diện chữ nhật.
6.3.3. Tính bể cao toàn khối không sườn:
L
Bể nước chữ nhật được xem là bể cao, khi tỉ số:  3 và H  2 L
B
+ Cách tính bản nắp, dầm nắp, bản đáy và dầm đáy như ở phần tính bể nước thấp
+ Riêng bản thành khi tính chia thành 2 phần, mỗi phần tính toán khác nhau
(hình 6.9)

Hình 6.9: Sơ đồ tính bể nước cao


3
+ Tính phần trên có chiều cao bằng H : phần này cắt ra thành dải rộng b = 1m,
4
tại độ cao Z bất kỳ. Xét sơ đồ tính là một khung kín, chịu tác dụng của áp lực nước
tại độ cao Z là:
pz   n  Z  n  b (kN / m) (hình 6.9c)

Xét điều kiện cân bằng momen tại các nút khung, để tính:
1 a 3  b3
- Ta có: M A  M B  M C  M D  M   pz
12 ab
- Từ momen nút, tính momen tại nhịp theo công thức:
1 1
M1  pz  b 2  M và M 2  pz  a 2  M
8 8

113
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

1 1
- Lực kéo tại các nút: Ta  pz  b và Tb  pz  a
2 2
Vậy phần trên bản thành được tính như cấu kiện chịu kéo + uốn (kéo lệch tâm).
Tính và bố trí thép 2 lớp đối xứng theo bài toán cấu kiện chịu kéo lệch tâm
1
+ Phần bản thành bên dưới có chiều cao bằng H , tính như bản sàn có 3 cạnh
4
ngàm và 1 cạnh tự do (hình 6.9d).

114
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

Nhắc lại Chương 8


(Phần KCBTCT1)
TÍNH TOÁN CẤU KIỆN BÊ TÔNG CỐT THÉP
THEO TRẠNG THÁI GIỚI HẠN II
8.1. Tính toán về biến dạng
Song song với sự phát triển của công nghệ chế tạo vật liệu, vật liệu bê tông và cốt
thép có cường độ cao được sử dụng phổ biến trong công trình, nên các cấu kiện
được thiết kế có xu hướng ngày càng thanh mảnh. Điều đó có thể dẫn đến biến dạng
(độ võng, chuyển vị ngang) của kết cấu lớn hơn. Một khi kết cấu biến dạng quá mức
sẽ làm mất mỹ quan, làm bong rộp các lớp hoàn thiện, làm ảnh hưởng đến sự vận
hành của máy móc, hay gây tâm lý sợ hãi cho người sử dụng. Do đó kết cấu được
tính sao cho đảm bảo điều kiện:
f  f gh
Trong đó: fgh là độ võng giới hạn lấy theo TCVN 5574-2012 như sau
+ Dầm đỡ cầu trục chạy điện: fgh  (1/ 600)L
+ Sàn có trần phẳng nhịp L  6m : fgh  (1/ 200)L
6m  L  7,5m : f gh  3cm
L  7,5m : f gh  (1/ 250) L
+ Sàn có sườn và cầu thang nhịp L  5m : fgh  (1/ 200)L
5m  L  10m : f gh  2,5cm
L  10m : fgh  (1/ 400)L
+ Dầm console có độ vươn là L1 thì lấy L  2L1 để tính fgh theo qui định trên.
8.1.1. Tính toán cấu kiện bê tông cốt thép theo sự hình thành vết nứt:
Cấu kiện bê tông cốt thép được tính toán theo sự hình thành vết nứt, xét với hai
dạng vết nứt:
+ Vết nứt thẳng góc với trục dọc cấu kiện
+ Vết nứt xiên với trục dọc cấu kiện
Tính toán hình thành vết nứt cần được thực hiện nhằm mục đích:
Để xác định sự cần thiết kiểm tra bề rộng vết nứt
Để phân định rõ trường hợp tính toán về biến dạng

Tính toán hình thành vết nứt thẳng góc:


- Từ cấp độ bền bê tông  R b.ser , R bt.ser , Eb .
- Từ cốt thép trên tiết diện  As , As' , Es . ( As , As' : diện tích cốt thép nằm trong
vùng chịu kéo và vùng chịu nén).
Es
- Tính hệ số qui đổi diện tích cốt thép ra diện tích bê tông tương đương: α 
Eb
- Xét trường hợp tổng quát tiết diện chữ I như hình 8.1, trong đó khoảng cách từ
trọng tâm cốt thép chịu kéo đến trục đi qua biên chịu nén trên tiết diện là h0 = h - a

115
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

Hình 8.1: Mặt cắt ngang tiết diện chữ I


- Tính các đặc trưng hình học theo đàn hồi của tiết diện:
+ Diện tích tiết diện tính đổi: Ared  bh  (bf  b)h f  (bf'  b)h f'  α(As  As' ) (8.1)
Khi cấu kiện có tiết diện hình chữ nhật thì:
bf  b; bf'  b; h f  h f'  0  Ared  bh  α(As  As' ) (8.2)
+ Mô men tĩnh của diện tích tính đổi A red lấy đối với trục qua biên chịu nén:
bh 2 (b'f  b)h '2f
Sred    (b f  b)h f (h  0,5h f )  α(A s' a ' A s h 0 ) (8.3)
2 2
Khi cấu kiện có tiết diện hình chữ nhật thì:
bh 2
Sred   α(A s' a ' A s h 0 ) (8.4)
2
Sred
+ Gọi khoảng cách từ trọng tâm của tiết diện đến biên chịu nén là: x 0  (8.5)
A red
+ Momen quán tính của diện tích tính đổi A red lấy đối với trục đi qua trọng tâm
là:
Ired  Ib  I'b  αIs  αIs' (8.6)
Ib ; I ; Is ; I : lần lượt là momen quán tính của diện tích phần tiết diện bê tông chịu
'
b
'
s

kéo, chịu nén, cốt thép As và As' lấy đối với trục đi qua trọng tâm.
Is  As (h 0  x 0 )2 ; Is'  As' (x 0  a ' )2 (8.7)
Khi trọng tâm của tiết diện A red nằm trong phần sườn ( hf  x0  h  hf ) :
'

b(h  x 0 )3 (b f  b)h 3f
Ib    (b f  b)h f (h  x 0  0,5h f ) 2 (8.8)
3 12
bx 3 (b'  b)h '3f
I'b  0  f  (b f'  b)h f' (x 0  0,5h f' ) 2 (8.9)
3 12

Khi trọng tâm của tiết diện A red nằm trong phần cánh chịu nén (x 0  h f' ) :

116
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

b'f x 30
I'b  (8.9’)
3
Khi trọng tâm của tiết diện A red nằm trong phần cánh chịu kéo (x 0  h  h f )
b f (h  x 0 )3
Ib  (8.9’’)
3
Ired
Tính momen chống uốn của tiết diện tính đổi đối với biên chịu kéo: Wred 
h  x0
Wred
Ta có khoảng cách từ trọng tâm đến mép trên của lõi tiết diện là: r0  (8.10)
A red
Đối với tiết diện hình chữ nhật:
b(h  x 0 )3 bx 30
I red    αA s (h 0  x 0 ) 2  αA s' (x 0  a ') 2 (8.11)
3 3
Với tiết diện hình chữ nhật hoặc chữ T có cánh thuộc vùng nén (lúc này hf  0 )
thì x  x 0 .
Gọi: Abt : là diện tích bê tông vùng kéo
S'bo ,Sso '
,Sso : là mô men tĩnh của diện tích tiết diện bê tông vùng nén, của As' , As
lấy đối với trục trung hòa.
Sbo : là mô men tĩnh của diện tích tiết diện bê tông vùng kéo lấy đối với trục
trung hòa.
I'bo , Iso
'
, Iso : là mô men quán tính của diện tích bê tông vùng nén, của As' , As lấy
đối với trục trung hòa.
Khi x  x 0 thì: I'bo  Ib ; Iso'  Is' ; Iso  Is . (8.12)
b(h  x) 2
Khi h f  0 thì: Sbo  (8.13)
2
+ Mô men chống uốn của tiết diện tính đổi đối với biên chịu kéo (có kể đến biến
2(I'bo  αIso
'
 αIso )
dạng dẻo của vùng bê tông chịu kéo) là: Wpl   Sbo (8.14)
hx
W
+ Đối với cấu kiện chịu uốn: rpl  r0  red
A red
+Khi tính toán lấy ứng suất nén trước trong cốt thép do bê tông co ngót
là: σsc  40MPa
- Tính momen xét đến ảnh hưởng co ngót của bê tông M rp :
M rp  σsc As (h 0  x 0  rpl )  σsc As' (x 0  a '  rpl )
(8.15)
- Tính momen gây nứt của tiết diện thẳng góc khi hình thành vết nứt theo công
thức: Mcrc  R bt.ser Wpl  Mrp (8.16)
- So sánh momen nội lực tại tiết diện xét tính là M với Mcrc :

Nếu M  Mcrc : cấu kiện không xuất hiện vết nứt thẳng góc và ngược lại

8.1.2. Độ cong thành phần và độ cong toàn phần:


Xét đoạn dầm giữa hai vết nứt trong vùng bê tông chịu kéo (hình 8.2)

117
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách
O

r
C

A B
l crc

ho D E

 slcrc
 blcrc
 l c
b s cr


Hình 8.2: Sơ đồ xác định độ cong của trụ dầm


l (   )l 1 (   )
Xét hai tam giác OAB và CDE ta có : crc  b s crc   b s (8.17)
r h0 r h0
M M
Trong đó :  b   b và  s   s thay vào (8.17)
 Eb Abred Z ZEs As
 1 M  s b 
Ta được độ cong thành phần:      (8.18)
 r  Zh0  Es As  Eb Abred 
- Độ cong toàn phần đối với đoạn dầm không xuất hiện vết nứt nằm trong
vùng bê tông chịu kéo được tính theo công thức:
1 1 1
     (8.19)
r  r 1  r  2
1
Trong đó:   là độ cong do tải trọng tạm thời tác dụng ngắn hạn
 r 1
1
  là độ cong do tải trọng tác dụng dài hạn (gồm tải trọng thường
 r 2
xuyên và tải trọng tạm thời dài hạn).
- Độ cong toàn phần đối với đoạn dầm có vết nứt nằm trong vùng bê tông
chịu kéo được tính theo công thức:
1 1 1 1
         (8.20)
 r   r 1  r  2  r 3
1
Trong đó:   là độ cong do tác dụng ngắn hạn của toàn bộ tải trọng
 r 1
1
  là độ cong do tác dụng ngắn hạn của tải trọng dài hạn
 r 2
1
  là độ cong do tác dụng dài hạn của tải trọng dài hạn
 r 3

118
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

1 M
Độ cong của vật liệu đàn hồi có độ cứng EI là :  . Đối với dầm bê tông cốt
r EI
1 M
thép có khe nứt trong vùng kéo, độ cứng EI được thay bằng B. Vậy  (8.21)
r B
1 M h0 Z
Thế  vào (8.18), suy ra độ cứng: B 
r B s b

Es As  Eb Abred
8.1.3. Tính toán độ võng
a. Tính đối với dầm không xuất hiện vết nứt ở vùng kéo (xét khi M  M crc )
1 1 1
Áp dụng công thức (8.19): Độ cong toàn phần     
r  r 1  r  2
1
Trong đó:   là độ cong do tải trọng tạm thời tác dụng ngắn hạn
 r 1
1
  là độ cong do tải trọng tác dụng dài hạn (tải trọng thường xuyên và tải trọng
 r 2
1 M sht 1 M lt φ b2
tạm thời dài hạn. - Ta có:    và    (8.22)
 r 1 φ b1E b I red  r  2 φ b1E b I red
Với Msht , Mlt là mô men do ngoại lực lấy theo giá trị tiêu chuẩn tương ứng (ngắn
hạn và dài hạn) gây ra.
E b : module đàn hồi của bê tông.
φb1 , φb2 : hệ số xét đến từ biến ngắn hạn và dài hạn của bê tông. Đối với bê tông
nặng: - φb1  0,85
- φb2  2 khi độ ẩm môi trường từ 40 – 75%, φ b2  3 khi độ ẩm <40%.
1
- Độ võng toàn phần: f m  βL2 (8.23)
r
1
Trong đó được lấy theo giá trị tuyệt đối, L là chiều dài nhịp tính toán và hệ số
r
β tùy thuộc vào dạng sơ đồ chịu tải, tra bảng sau:

Sơ đồ chịu tải Hệ số 

1
4
1
3
5
48
1
12
1
16
Hình 8.3: Hệ số  ứng với từng sơ đồ tính

119
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

b. Tính đối với đoạn dầm có vết nứt trong vùng kéo (xét khi M  M crc )
Độ cong toàn phần được xác định theo công thức:
1 1 1 1
        
 r   r 1  r  2  r 3
1 M
Từ công thức (8.21) ta có: 
r B
 1  M1
tc
Suy ra:    là độ cong do tác dụng ngắn hạn của toàn bộ tải trọng
 r 1 B1
1
tc
M2
   là độ cong do tác dụng ngắn hạn của tải trọng dài hạn
 r  2 B2
 1  M3
tc

   là độ cong do tác dụng dài hạn của tải trọng dài hạn
 r 3 B3
+ Công thức tính độ võng toàn phần:
1
f m  βL2
r
 : hệ số tùy thuộc vào sơ đồ chịu tải trọng (xem hình 8.3)
M itc là momen uốn lớn nhất trên dầm hay đoạn dầm xét tính do tải trọng tiêu
1 1 1
chuẩn gây ra, ứng với từng trường hợp tính độ cong thành phần   ,   và  
 r 1  r  2  r 3
- L là nhịp tính toán của dầm.
Hoặc có thể tính độ võng toàn phần theo công thức: f = f1 – f2 + f3
(8.24)
M 1tc L2
Trong đó: f1   là độ võng do tác dụng ngắn hạn của toàn bộ tải trọng
B1
M 2tc L2
f2   là độ võng do tác dụng ngắn hạn của tải trọng dài hạn
B2
M 3tc L2
f3   là độ võng do tác dụng dài hạn của tải trọng dài hạn
B3
- B i : độ cứng của dầm. Đối với dầm có tiết diện chữ nhật độ cứng được tính theo
công thức:
h0 zi
Bi  (8.25)
s b

Es As  f    Ebbh0
Trong đó:  b  0,9 là hệ số xét đến sự làm việc không đồng đều của bê tông.
-  s là hệ số xét đến sự làm việc của bê tông vùng chịu kéo trên có vết nứt.
Với:  s  1, 25  lsm (8.26)
Khi chịu tác dụng ngắn hạn của tải trọng lấy ls  1,0 (với thép thanh tròn trơn)
ls  1,1 (với thép thanh có gân).
Khi chịu tác dụng dài hạn của tải trọng lấy ls  0,8 (không tùy thuộc bề mặt cốt
thép).
Rbt , ser Wpl
- Hệ số m   1 (nếu tính kết quả m  1 thì lấy m  1 ) (8.27)
M

120
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

- Momen chống uốn của tiết diện qui đổi có kể đến biến dạng không đàn hồi của
bê tông vùng kéo được xác định theo công thức (8.14)
2  I b 0   I s 0   I s' 0 
Wpl   Sb 0
hx
Với Ib0 , I s 0 , I s' 0 lần lượt là momen quán tính lấy đối với trục trung hòa của diện
tích vùng bê tông chịu nén, của diện tích cốt thép chịu kéo và của diện tích cốt thép
chịu nén
Sb0 là momen tĩnh đối với trục trung hòa của diện tích vùng bê tông chịu kéo
Đối với dầm tiết diện chữ nhật hay chữ T có cánh thuộc vùng nén, có thể tính Wpl
theo công thức gần đúng:
bh 2
Wpl  1, 75 (8.28)
6
- Rbt,ser là cường độ chịu kéo dọc trục của bê tông tính ứng với TTGH II, tra bảng
6a.
-  : hệ số đặc trưng đàn hồi - dẻo của bê tông vùng nén:
Lấy   0, 45 khi tính với tác dụng ngắn hạn của tải trọng (khi tính với f1 và f2).
Lấy   0,15 khi tính với tác dụng dài hạn của tải trọng (khi tính với f3).
 2 
- Cánh tay đòn: z  1  h 0

(8.29)
 2(  f   ) 
1
- Đối với bê tông nặng: hệ số   . (8.30)
1  5  (   f )
1,8 
10
  As'

 f  ,   Es / Eb
 2 bh0
Trong đó:  tc
(8.31)
  M A
,  s
 Rb.ser bh02 bh0
- Rb.ser là cường độ chịu nén của bê tông, khi tính theo TTGH II (tra bảng 6a)
8.1.3. Các ví dụ
Ví dụ 1:
Kiểm tra độ võng của ô sàn l1  l2  (4,5  6,5) m , có liên kết ngàm ở 4 cạnh, chiều
dày bản sàn h b  10cm, chịu tác dụng của tải trọng tiêu chuẩn: tĩnh tải
g tc  3, 6kN / m2 ; hoạt tải toàn phần p tp  2kN / m 2 ; hoạt tải dài hạn plt  1kN / m 2 . Bê
tông cấp độ bền B20, thép chịu lực ở nhịp theo phương cạnh ngắn Φ6a100 sử dụng
nhóm thép CI (thép tròn trơn), a  1,5cm.
Giải: Bê tông cấp độ bền B20  R b.ser  15MPa; R bt.ser  1, 4MPa; E b  27000MPa
Thép CI:
Es
Φ6a100  Es  21104 MPa; α   7, 78; A s  2,83cm 2 ; A s'  0; h 0  h  a  8,5cm.
Eb
+ Tính kiểm tra khả năng hình thành vết nứt thẳng góc:
- Đặc trưng hình học theo đàn hồi:
Diện tích tiết diện tính đổi:
Ared  bh  α As  100 10  7,78  2,83  1022,02cm2
Mô men tĩnh của A red lấy đối với trục qua mép biên chịu nén của tiết diện:

121
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

bh 2 100 102
Sred   αA s h 0   7, 78  2,83  8,5  5187,15cm 3
2 2
Khoảng cách từ trọng tâm của tiết diện đến mép biên vùng chịu nén là:
Sred 5187,15
x0    5, 08cm
A red 1022, 02
Mô men quán tính của A red lấy đối với trục qua trọng tâm là Ired
Ired  Ib  I'b  αIs  αIs'
Ib ; I'b ; Is ; Is' : mô men quán tính của các thành phần bê tông và cốt thép lấy đối với
trục qua trọng tâm.
Is  As (h 0  x 0 )2  2,83  (8,5  5,08)2  33,1cm4 ; Is'  0
- Khi trọng tâm của tiết diện A red nằm trong phần sườn:
b(h  x 0 )3 100  (10  5, 08)3 bx 3 100  5, 083
Ib    3969,85cm 4 I'b  0   4369,88cm 4
3 3 3 3
Ired  Ib  Ib  αIs  αIs  3969,85  4369,88  7,78  33,1  8597, 25cm4
' '

I 8597, 25 W 1747, 41
 Wred  red   1747, 41cm3 và r0  red   1, 71cm
h  x 0 10  5, 08 A red 1022, 02
- Với tiết diện hình chữ nhật hoặc chữ T có cánh thuộc vùng nén (h f  0) thì x  x 0 .
- Gọi: Abt : là diện tích bê tông vùng kéo
S'bo ,Sso '
,Sso : là mô men tĩnh của diện tích bê tông vùng nén, của As' , As lấy đối với
trục trung hòa.
Sbo : là mô men tĩnh của bê tông vùng kéo lấy đối với trục trung hòa.
I'bo , Iso
'
, Iso : là mô men quán tính của diện tích bê tông vùng nén, của As' , As lấy đối
với trục trung hòa.
- Với x  x 0 thì: I'bo  I'b  4369,88cm4 ; Iso'  Is'  0; Iso  Is  33,1cm4 .
b(h  x) 2 100  (10  5, 08) 2
- Với h f  0 thì: Sbo    1210,32cm3
2 2
- Mô men chống uốn:
2(I'bo  αIso
'
 αIso ) 2  (4369,88  7, 78  33,1)
Wpl   Sbo   1210,32  3091,38cm3 ;
hx 10  5, 08
rpl  r0  1,71cm (cấu kiện chịu uốn)
- Lấy ứng suất nén trước trong cốt thép do bê tông co ngót σsc  40MPa .
- Tính M rp (mô men do ứng lực P đối với trục dùng để xác định M):
M rp  σsc As (h 0  x 0  rpl )  σsc As' (x 0  a '  rpl )  4  2,83  (8,5  5, 08  1, 71)  58, 07 kNcm
- Tính momen gây nứt trên tiết diện thẳng góc:
Mcrc  R bt.ser Wpl  Mrp  0,14  3091,38  58,07  374,72kNcm  3,74kNm
+ Xét tính cho dải bản rộng 1 mét theo phương cạnh ngắn của ô bản loại 9:
l2
- Tỷ số:  1, 44  α1  0, 0209
l1
- Mô men do toàn bộ tải trọng gây ra lấy giá trị tiêu chuẩn:
M1  α1P  0, 0209  (3, 6  2)  4,5  6,5  3, 423kNm
Vậy M1  Mcrc nên bản sàn không xuất hiện vết nứt.

+ Kiểm tra độ võng của ô sàn (trường hợp không xuất hiện vết nứt):
122
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

1 1 1
- Độ cong:     
r  r 1  r  2
1
Trong đó:   là độ cong do tải trọng tạm thời ngắn hạn
 r 1
1
  là độ cong do tải trọng tác dụng dài hạn (tải trọng thường xuyên và tải trọng
 r 2
tạm thời dài hạn.
1 M 1 M φ
- Ta có:    sht
và    lt b2

 r 1 φ b1E b I red  r  2 φ b1E b I red


- Mô men do tải trọng ngắn hạn: (hoạt tải ngắn hạn: psht  ptp  plt  2  1  1kN / m2 )
Msht  α1Psht  0,0209 1 4,5  6,5  0,611kNm
- Mô men do tải trọng dài hạn: (tải dài hạn: g tc  plt  3, 6  1  4, 6kN / m2 )
Mlt  α1Plt  0,0209  4,6  4,5  6,5  2,812kNm
E b : module đàn hồi của bê tông.
φb1 , φb2 : hệ số xét đến từ biến ngắn hạn và dài hạn của bê tông. Đối với bê tông
nặng:
- φb1  0,85
- φb2  2 khi độ ẩm môi trường từ 40 – 75%, φ b2  3 khi độ ẩm <40%. (lấy
φb2  2 )

1 M 61,1
- Ta có:    sht
  3, 097  106 (1/ cm)
 r 1 φ b1E b I red 0,85  2700  8597, 25
1 M φ 281, 2  2
và    lt b2
  2,85  105 (1/ cm)
 r  2 φ b1E b I red 0,85  2700  8597, 25
1 1 1
- Độ cong toàn phần:        3, 097  106  2,85  105  3,16  10 5 (1/ cm)
r  r 1  r  2
1 1 L
- Độ võng toàn phần: f  βL2  3,16 105   (450)2  0, 4cm  f u   2, 25cm
r 16 200
Thỏa điều kiện độ võng.
Ví dụ 2:
Kiểm tra độ võng của ô sàn l1  l2  (4,5  6,5) m có liên kết ngàm ở 4 cạnh, chiều
dày bản sàn h b  10cm, chịu tác dụng của tải trọng tiêu chuẩn: tĩnh tải
g tc  3, 6kN / m2 ; hoạt tải toàn phần p tp  5kN / m2 ; hoạt tải dài hạn plt  1,8kN / m2 .
Bê tông cấp độ bền B20, thép chịu lực ở nhịp theo phương cạnh ngắn Φ8a100 sử
dụng nhóm thép CI (thép trơn), a  1,5cm.
Giải: Bê tông cấp độ bền B20  R b.ser  15MPa; R bt.ser  1, 4MPa; E b  27000MPa
Thép CI:
Es
Φ8a100  Es  21104 MPa; α   7, 78; As  5, 03cm 2 ; A s'  0; h 0  h  a  8,5cm.
Eb
+ Tính kiểm tra khả năng hình thành vết nứt thẳng góc:
- Đặc trưng hình học theo đàn hồi:
Diện tích tiết diện tính đổi:

123
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

Ared  bh  α As  100 10  7,78  5,03  1039,13cm2


Mô men tĩnh của A red lấy đối với trục qua mép chịu nén:
bh 2 100 102
Sred   αA s h 0   7, 78  5, 03  8,5  5332, 63cm 3
2 2
Khoảng cách từ trọng tâm của tiết diện đến mép vùng chịu nén là:
Sred 5332, 63
x0    5,13cm
A red 1039,13
Mô men quán tính của A red lấy đối với trục qua trọng tâm là Ired
Ired  Ib  I'b  αIs  αIs'
Ib ; I'b ; Is ; Is' : mô men quán tính của các thành phần bê tông và cốt thép lấy đối với
trục qua trọng tâm.
Is  As (h 0  x 0 )2  5,03  (8,5  5,13)2  57,125cm4 ; Is'  0
- Khi trọng tâm của tiết diện A red nằm trong phần sườn:
b(h  x 0 )3 100  (10  5,13)3 bx 3 100  5,133
Ib    3850, 04cm 4 I'b  0   4500,19cm 4
3 3 3 3
Ired  Ib  I'b  αIs  αIs'  3850,04  4500,19  7,78  57,125  8794,66cm4
I 8794, 66 W 1805,88
 Wred  red   1805,88cm3 và r0  red   1, 74cm
h  x 0 10  5,13 A red 1039,13
- Với tiết diện hình chữ nhật hoặc chữ T có cánh thuộc vùng nén (h f  0) thì x  x 0 .
- Gọi: Abt : là diện tích bê tông vùng kéo
S'bo ,Sso '
,Sso : là mô men tĩnh của diện tích bê tông vùng nén, của As' , As lấy đối với
trục trung hòa.
Sbo : là mô men tĩnh của bê tông vùng kéo lấy đối với trục trung hòa.
Ibo , Iso , Iso : là mô men quán tính của diện tích bê tông vùng nén, của As' , As lấy đối
' '

với trục trung hòa.


- Với x  x 0 thì: I'bo  I'b  4500,19cm4 ; Iso'  Is'  0; Iso  Is  57,125cm4 .
b(h  x) 2 100  (10  5,13) 2
- Với h f  0 thì: Sbo    1185,85cm3
2 2
- Mô men chống uốn (dẻo):
2(I'bo  αIso
'
 αIso ) 2  (4500,19  7, 78  57,125)
Wpl   Sbo   1185,85  3216,5cm3 ;
hx 10  5,13
rpl  r0  1,74cm (cấu kiện chịu uốn)
- Lấy ứng suất nén trước trong cốt thép do bê tông co ngót σsc  40MPa .
- Tính M rp (mô men do co ngót bê tông đối với trục dùng để xác định M):
M rp  σsc As (h 0  x 0  rpl )  σsc As' (x 0  a '  rpl )  4  5, 03  (8,5  5,13  1, 74)  102,81kNcm
- Tính momen gây nứt trên tiết diện thẳng góc:
Mcrc  R bt.ser Wpl  Mrp  0,14  3216,5 102,81  347,5kNcm  3, 48kNm
+ Tính toán theo phương cạnh ngắn của ô bản loại 9:
l2
- Tỷ số:  1, 44  α1  0, 0209
l1
- Mô men do toàn bộ tải trọng: M1  α1P  0, 0209  (3, 6  5)  4,5  6,5  5, 257 kNm
Vậy M1  Mcrc nên bản sàn có xuất hiện vết nứt ở vùng chịu kéo.

124
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

+ Kiểm tra độ võng của ô sàn (trường hợp có xuất hiện vết nứt):
1 1 1 1
- Độ cong:       
r  r 1  r  2  r 3
1
Trong đó:   là độ cong do tác dụng ngắn hạn của toàn bộ tải trọng.
 r 1
1
  là độ cong do tác dụng ngắn hạn của phần tải trọng dài hạn (tải trọng thường
 r 2
xuyên và tải trọng tạm thời dài hạn).
1
  là độ cong do tác dụng dài hạn của phần tải trọng dài hạn.
 r 3
+ Tính toán nội lực: momen ở nhịp của dải rộng 1 mét theo phương cạnh ngắn là
- Mô men do hoạt tải tiêu chuẩn ngắn hạn:
Msht  α1Psht  0,0209  (5,0 1,8)  4,5  6,5  1,956kNm
- Mô men do tải trọng tiêu chuẩn dài hạn (do tĩnh tải và hoạt tải dài hạn):
Mlt  α1Plt  0,0209  (3,6  1,8)  4,5  6,5  3,301kNm
- Mô men do toàn bộ tải trọng: M1  Msht  Mlt  1,956  3,301  5, 257kNm
+ Độ cong do toàn bộ tải trọng tác dụng ngắn hạn:
- Ta có: ν  0, 45; φls  1; ψb  0,9; φf  0.
M1 525, 7
δ   0, 0485
R b.ser bh 0 1,5 100  8,52
2

1 1
ξ   0, 222
1  5  (δ  φf ) 1  5  0, 0485
1,8  1,8 
10μα 10  0, 0059  7, 78
A 5, 03
với μ  s   0, 0059
bh 0 100  8,5
 ξ2   0, 2222 
Z1  1  
 0 
h 1    8,5  7,557cm
 2(φf  ξ)   2  0, 222 
R bt.ser Wpl 0,14  3216,5
φm    0, 716  1
M r  M rp 525, 7  102,81
ψs1  1, 25  φlsφm  1, 25  1 0, 716  0,534
- Độ cứng chống uốn:
h 0 Z1
B1 
ψs1 ψb

Es As (φf  ξ)νE b bh 0
8,5  7,557
  7152364,555kNcm 2
0,534 0,9

21000  5, 03 0, 222  0, 45  2700 100  8,5
1 M 525, 7
- Xác định độ cong:    1   7,35  10 5 (1/ cm)
 1
r B 1 7152364,555
+ Độ cong do tải trọng dài hạn tác dụng ngắn hạn:
- Ta có: ν  0, 45; φls  1; ψb  0,9; φf  0.
M2 330,1
δ   0, 03 (với M 2  M lt  330,1kNcm )
R b.ser bh 0 1,5 100  8,52
2

125
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

1 1
ξ   0, 232
1  5  (δ  φf ) 1  5  0, 03
1,8  1,8 
10μα 10  0, 0059  7, 78
 ξ2   0, 2322 
Z2  1   h 0  1    8,5  7,514cm
 2(φf  ξ)   2  0, 232 
R bt.ser Wpl 0,14  3216,5
φm    1, 04  1 lấy φ m  1
M r  M rp 330,1  102,81
ψs2  1, 25  φls φm  1, 25  11  0, 25
- Độ cứng chống uốn:
h 0 Z2
B2 
ψs2 ψb

Es As (φf  ξ)νE b bh 0
8,5  7,514
  10430923,5kNcm 2
0, 25 0,9

21000  5, 03 0, 232  0, 45  2700 100  8,5
1 M 330,1
- Xác định độ cong:    2   3,16  10 5 (1/ cm)
 r 2 B2 10430923,5
+ Độ cong do tải trọng dài hạn tác dụng dài hạn:
- Ta có: ν  0,15; φls  0,8; ψb  0,9; φf  0; M3  M 2  330,1kNcm
M3 330,1
δ   0, 03
R b.ser bh 0 1,5 100  8,52
2

1 1
ξ   0, 232
1  5  (δ  φf ) 1  5  0, 03
1,8  1,8 
10μα 10  0, 0059  7, 78
 ξ2   0, 2322 
Z3  1  
 0 
h 1    8,5  7,514cm
 2(φf  ξ)   2  0, 232 
R bt.ser Wpl 0,14  3216,5
φm    1, 04  1 lấy φ m  1
M r  M rp 330,1  102,81
ψs3  1, 25  φls φm  1, 25  0,8 1  0, 45
- Độ cứng chống uốn:
h 0 Z3
B3 
ψs3 ψb

Es As (φf  ξ)νE b bh 0
8,5  7,514
  7967247,174kNcm 2
0, 45 0,9

21000  5, 03 0, 232  0, 45  2700 100  8,5
1 M 330,1
- Xác định độ cong:    3   4,143  105 (1/ cm)
 3
r B 3 10430923,5
+ Độ cong toàn phần:
1 1 1 1
          (7,35  3,16  4,143) 10 5  8,333 10 5
r  r 1  r  2  r 3
+ Độ võng:

126
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

1 1 L
f m  β m L2  8,333 105   (450) 2  1, 05cm  f u   2, 25cm
r 16 200
Thỏa điều kiện độ võng.
Ví dụ 3:
Dầm có sơ đồ chịu tải phân bố đều (hình 8.4). Bê tông cấp độ bền chịu nén B15,
thép nhóm CII, giá trị tải trọng tính toán gồm có: tĩnh tải g  9kN / m , hoạt tải tác
dụng dài hạn plt  3kN / m , hoạt tải tác dụng ngắn hạn: pst  10kN / m , hệ số độ tin
cậy n  1,15 .
1.Tính thép dọc cho dầm
2.Tính độ võng toàn phần f

500
Hình 8.4
Giải: 6m 200
1. Tính thép dọc cho dầm
- Bê tông B15  Rb.ser  Rbn  11MPa  1,1kN / cm2 và Rbt ,ser  1,15MPa  0,115kN / cm2
Rb  8,5MPa  0,85kN / cm2 và Eb  23 103 MPa  23 102 kN / cm2 .
- Thép CII:  Rs  280 MPa  28kN / cm2 , Es  21 10 4 MPa  21 10 3 kN / cm2 .
l2 62
  9  3  10   99 KNm  9900kNcm
- Tính M max  ( g  plt  pst )
8 8
- Chọn a  3,5cm  h0  h  a  50  3,5  46,5cm
M
- Tính  m  max2  0, 269    0,84. Tính As  9, 05cm2 .
Rbbh0
- Chọn thép 3 20 ( As  9, 42cm2 ) bố trí cho nhịp (đặt ở vùng kéo) và chọn thép
214 ( As'  3,08cm2 ) làm thép thi công (đặt ở vùng nén).
Khi tính độ võng có thể xét cốt thép 214 làm thép chịu nén (hoặc bỏ qua thì cho
A 's  0 ). Trong ví dụ này chọn cốt thép chịu nén 214 ( As'  3,08cm2 )
2. Tính độ võng toàn phần f :
a. Tính kiểm tra khả năng hình thành vết nứt thẳng góc:
- Tính hệ số qui đổi diện tích cốt thép ra diện tích bê tông tương đương:
Es 210000
α   9,13
Eb 23000
- Tính các đặc trưng hình học theo đàn hồi:
Diện tích tiết diện tính đổi:
Ared  bh  α(As  As' )  20  50  9,13(9, 42  3,08)  1114cm2
Mô men tĩnh của A red lấy đối với trục qua mép chịu nén:
bh 2 20  502
Sred   α(A s h 0  A s' a ' )   9,13(9, 42  46,5  3, 08  3,5)  29097cm 3
2 2
Khoảng cách từ trọng tâm của tiết diện đến mép vùng chịu nén là:
Sred 29097
x0    26,12cm
A red 1114
Mô men quán tính của A red lấy đối với trục qua trọng tâm là Ired
Ired  Ib  I'b  αIs  αIs'
Ib ; I'b ; Is ; Is' : mô men quán tính của các thành phần bê tông và cốt thép lấy đối với
trục qua trọng tâm.

127
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

Is  As (h 0  x 0 )2  9, 42  (46,5  26,12) 2  3912,5cm4


Is'  As' (x0  a ' )2  3,08  (26,12  3,5)2  1575,9cm4
- Dựa vào x0, ta có trọng tâm của tiết diện A red nằm trong phần sườn:
b(h  x 0 )3 20(50  26,12)3
Nên: I b    90784,5cm 4
3 3
bx 3
20  26,12 3
I'b  0   4548, 4cm 4
3 3
Ired  Ib  I'b  αIs  αIs'  90784,5  4548, 4  9,13(3912,5  1575,9)  100821cm4
I 100821 W 4222
 Wred  red   4222cm3 và r0  red   3, 79cm
h  x 0 50  26,12 A red 1114
- Do dầm có tiết diện hình chữ nhật nên x  x 0 .
- Gọi: Abt : là diện tích bê tông vùng kéo
S'bo ,Sso '
,Sso : là mô men tĩnh của diện tích bê tông vùng nén, của As' , As lấy đối với
trục trung hòa.
Sbo : là mô men tĩnh của bê tông vùng kéo lấy đối với trục trung hòa.
I'bo , Iso
'
, Iso : là mô men quán tính của diện tích bê tông vùng nén, của As' , As lấy đối
với trục trung hòa.
- Khi x  x 0 thì: I'bo  I'b  5484, 4cm4 ; Iso'  Is'  1575,9cm4 ; Iso  Is  3912,5cm4 .
b(h  x) 2 20  (50  26,12) 2
Sbo    5702.5cm 3
2 2
- Mô men chống uốn (dẻo):

2(I'bo  αIso
'
 αIso ) 2[5484, 4  9,13(1575,9  3912,5)
Wpl   Sbo  5  5702,5  10358, 6cm 3
hx 10  26,12
Với cấu kiện chịu uốn: rpl  r0  3,79cm
- Lấy ứng suất nén trước trong cốt thép do bê tông co ngót σsc  40MPa .
- Tính M rp (mô men do co ngót bê tông đối với trục dùng để xác định M):
M rp  σsc As (h 0  x 0  rpl )  σsc As' (x 0  a '  rpl ) 
= 4  9, 42  (46,5  26,12  3,79)  4  3,08(26,12  3,5  3,79  678,7 kNcm
- Tính momen gây nứt trên tiết diện thẳng góc:
Mcrc  R bt.ser Wpl  Mrp  0,115 10358,6  678,7  512,54kNcm
- Tính các tải trọng tiêu chuẩn: g tc  g / n  9 /1,15  7,8kN / m
plttc  plt / n  3 /1,15  2,6kN / m và psttc  pst / n  10 /1,15  8,7kN / m
l2 62
  7,8  2, 6  8, 7   85,95kNm  8595kNcm
- Tính M 1tcmax  ( g tc  plttc  psttc )
8 8
- Nhận thấy M  8595kNcm  M crc  512,54 kNcm nên dầm có xuất hiện vết nứt
b. Tính độ võng do tác dụng ngắn hạn của toàn bộ tải trọng: (f1)
- Thép CII (thép có gờ): chọn φls = 1,1
0,115 10358, 6
Rbt , ser Wpl
- Tính m  tc
  0,139
M 1max 8595
- Tính  s  1, 25  lsm 1, 25  1,1 0,139  1, 097

128
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

Es 21104
- Tính     9,13
Eb 23 103
- Chọn   0, 45 (khi xét với tác dụng ngắn hạn của tải trọng)
 As' 9,13  3, 08
- Tính  f    0, 034 (có xét đến cốt thép tham gia
2   bh0 2  0, 45  20  46,5
chịu nén 214 ( As'  3,08cm2 )
tc
M 1max 8595
- Tính    0,181
Rb ser bh0 1,1 20  46,52
2

As 9, 42
- Tính     0, 01
bh0 20  46,5
1
- Tính   1
1  5  (   f )
1.8 
10
1
   0, 245
1  5  0,181  0, 034 
1,8 
10  0, 01 9,13
- Cánh tay đòn:
 2   0, 2452 
z  1   h0  1  46,5  41,5cm
 2( f   )   2  0, 034  0, 245  
   
- Lấy  b  0,9 : hệ số xét đến sự làm việc không đồng đều của bê tông
h0 z
- Tính: B1  
s b

Es As ( f   ) Ebbh0
46,5  41,5
  2, 26 108 KNcm2
1, 097 0,9

2110  9, 42  0, 034  0, 245  0, 45  23 102  20  46,5
3

M1tcmax l 2 5 8595  6002


- Tính f1      1, 426cm
B1 48 2, 26 108
c.Tính độ võng do tác dụng ngắn hạn của tải trọng dài hạn: (f2)
l2 62
- Tính M tc
 g p
2max  tc

8
tc
lt 
  7,8  2, 6   46,8kNm  4680kNcm
8
R W 0,115 10358, 6
- Tính m  bt ,sertc pl   0, 255
M 2max 4680
- Tính  s  1, 25  lsm 1, 25  1,1 0, 255  0,969
tc
M 2max 4680
- Tính    0, 098
Rb ser bh0 1,1 20  46,52
2

 As' 9,13  3, 08
- Tính  f    0, 034 (có xét đến cốt thép tham gia
2   bh0 2  0, 45  20  46,5
chịu nén 214 ( As'  3,08cm2 )
1
- Tính   1
1  5  (   f )
1.8 
10

129
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

1
   0, 280
1  5  0, 089  0, 034 
1,8 
10  0, 01 9,13
 2   0, 2802 
- Cánh tay đòn: z  1   h0  1 
 2  0, 034  0, 280  
46,5  40, 7cm
 2( f   ) 
   
h0 z
- Tính: B2  
s b

Es As ( f   ) Ebbh0
46,5  40, 7
  2,59 108 KNcm2
0,969 0,9

21103  9, 42  0, 034  0, 280  0, 45  23 102  20  46,5
M 2tcmax l 2 5 4680  6002
- Tính f 2      0, 677cm
B2 48 2,59 108
d.Tính độ võng do tác dụng dài hạn của tải trọng dài hạn: (f3)
l2 62
tc
- Tính M 3max   g tc  plttc 
  7,8  2, 6   46,8kNm  4680kNcm
8 8
R W 0,115 10358, 6
- Tính m  bt ,sertc pl   0, 255
M 3max 4680
- Tính  s  1, 25  lsm 1, 25  1,1 0, 255  0,969
Es 21104
- Tính     9,13
Eb 23 103
- Chọn   0,15 (khi xét với tác dụng dài hạn của tải trọng)
 As' 9,13  3, 08
- Tính  f    0,10 (có xét đến cốt thép tham gia chịu
2   bh0 2  0,15  20  46,5
nén 214 ( As'  3,08cm2 )
tc
M 3max 4680
- Tính    0, 098
Rb ser bh0 1,1 20  46,52
2

1
- Tính   1
1  5  (   f )
1.8 
10
1
   0, 254
1  5  0, 089  0,10 
1,8 
10  0, 01 9,13
 2   0, 2542 
- Cánh tay đòn: z  1   h0  1   46,5  42,3cm
 2( f   )   2  0,10  0, 254  
h0 z
- Tính: B3  
s b

Es As ( f   ) Ebbh0
46,5  42,3
  1, 60 108 KNcm2
0,969 0,9

2110  9, 42  0,10  0, 254  0,15  23 102  20  46,5
3

130
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

M 3tcmax l 2 5 4680  6002


- Tính f3      1, 09cm
B3 48 1, 60 108
Kết quả tính f1, f2 và f3 được lập thành bảng sau:
Tải Mc Wpl φm Ψs α ν φf δ μ ξ Z Ψb Bix108 fi(cm)

19,1 8595 14583 0,139 1,097 9,13 0,45 0,034 0,181 0,01 0,245 41,5 0,9 2,26 1,426

10,4 4680 14583 0,255 0,969 9,13 0,45 0,034 0,098 0,01 0,280 40,7 0,9 2,59 0,677

10,4 4680 14583 0,255 0,969 9,13 0,15 0,100 0,098 0,01 0,254 42,3 0,9 1,60 1,090

Ta có độ võng toàn phần:


f  f1  f 2  f3  f gh  1, 426  0,677  1,09  1,84cm  f gh  2cm

8.2. Tính bề rộng khe nứt


8.2.1. Khái niệm
Kết cấu bê tông cốt thép có thể bị nứt do nhiều nguyên nhân: như do co ngót của
bê tông, do sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm, do biến dạng của ván khuôn, do tác dụng
của tải trọng và tác động. Khe nứt có thể làm cho công trình bị thấm, cốt thép bị rỉ
sét,...,làm giảm khả năng chịu lực, gây mất mỹ quan và làm giảm tuổi thọ công
trình. Đối với khe nứt do tải trọng gây ra cần phải tính toán để loại trừ hay để khống
chế bề rộng khe nứt.
8.2.2. Tính toán về sự hình thành vết nứt
a. Đối với cấu kiện chịu uốn
- Khi chưa kể đến ảnh hưởng của co ngót, từ biến:
Điều kiện để tiết diện không bị nứt là: M  M crc  R bt ,serWpl (8.32)
Trong đó Wpl tính theo công thức (8.14) hoặc (8.28)
- Khi có kể đến ảnh hưởng của co ngót, từ biến:
Khi có kể đến co ngót, khả năng chống nứt của cấu kiện sẽ giảm đi một lượng
bằng Mrp
Điều kiện để tiết diện không bị nứt là: M  M crc  M rp  Rbt ,ser Wpl (8.33)
b. Đối với cấu kiện chịu nén lệch tâm
Điều kiện để tiết diện không bị nứt là: N  e0  r   Rbt ,ser Wpl
Suy ra: M  N  e0  Rbt ,ser Wpl  N  r (8.34)
Wred
Với r  là khoảng cách từ trọng tâm tiết diện đến mép trên của tiết diện
Ared
nằm về phía chịu nén nhiều. Ared và Wred là diện tích tiết diện qui đổi và momen
chống uốn đối với thớ chịu kéo ngoài cùng của tiết diện qui đổi.

8.2.3. Tính bề rộng khe nứt thẳng góc theo TCVN 5574-2012
Công thức thực nghiệm tính toán bề rộng khe nứt thẳng góc với trục của cấu kiện
chịu kéo đúng tâm, chịu uốn và chịu nén lệch tâm, theo tiêu chuẩn TCVN 5574-
2012:

acrc  20  3 d  (3,5  100 ) l s (mm) (8.35)
Es
Trong đó:

131
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

d (mm) là đường kính cốt thép dọc chịu kéo, nếu thép chịu kéo gồm nhiều loại
n1d12  n2 d 22  ...
đường kính d1, d2,…, có số thanh tương ứng n1, n2, ..., thì: d 
n1d1  n2 d 2  ...
  1, 0 đối với cấu kiện chịu uốn và chịu nén lệch tâm
  1, 2 đối với cấu kiện chịu kéo
- Hệ số tải trọng: l  1, 0 khi tính với tải trọng tác dụng ngắn hạn,
l  1, 6  15 khi tính với tải trọng tác dụng dài hạn
- Hệ số xét đến bề mặt cốt thép:   1,3 đối với thép tròn trơn,
  1, 0 đối với cốt thép có gờ
tc
M
- Cấu kiện chịu uốn:  s  (8.36)
As z
(Mtc: momen uốn lấy giá trị tiêu chuẩn ứng với từng trường hợp tải trọng xét
tính)
N  es  Z 
- Cấu kiện chịu nén lệch tâm:  z 
As Z
 2 
- Cánh tay đòn tính theo công thức (8.12): z  1  h 0

 2(  f   ) 
As
- Hàm lượng cốt thép   (8.37)
bh0
Chú ý: nếu kết cấu không xét đến cốt thép tham gia chịu nén thì As'  0   f  0
Điều kiện tính kiểm tra bề rộng vết nứt :
acrc1  acrc1t  acrc1d  acrc 2   acrc1  và acrc 2   acrc 2  (8.38)
Trong đó: acrc 2 là bề rộng vết nứt do tác dụng dài hạn của tải trọng dài hạn (mm)
acrc1t là bề rộng vết nứt do tác dụng ngắn hạn của toàn bộ tải trọng
(mm)
acrc1d là bề rộng vết nứt do tác dụng ngắn hạn của tải trọng dài hạn
(gồm tải trọng thường xuyên và tải tạm thời dài hạn)
Theo TCVN 5574-2012: bề rộng vết nứt giới hạn để hạn chế thấm cho kết cấu,
khi kết cấu chịu áp lực của chất lỏng hoặc hơi ứng với cấp chống nứt cấp 3 là:
 acrc1   0,3mm và  acrc 2   0, 2mm
Tiêu chuẩn thiết kế phân khả năng chống nứt của cấu kiện bê tông cốt thép làm
ba
cấp chống nứt:
- Cấp 1: không cho phép xuất hiện khe nứt
- Cấp 2: cho phép có khe nứt ngắn hạn với bề rộng hạn chế. Khi tải trọng ngắn
hạn
ngừng tác dụng khe nứt phải tự khép lại
- Cấp 3: cho phép có khe nứt với bề rộng hạn chế quy định  acrc  .
8.2.4. Ví dụ
Tính bề rộng vết nứt cho dầm tại ví dụ 3, mục 8.1.3
Giải:
a.Tính bề rộng vết nứt do tác dụng ngắn hạn của toàn bộ tải trọng ( acrc1t )
- Từ ví dụ mục 8.1.3 đã tính được:

132
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

l2 62
M mtcax  ( g tc  pltc  pstc )   7,8  2, 6  8, 7   85,95kNm  8595kNcm
8 8
Es 21104
- Tính     9,13
Eb 23 103
- Chọn   0, 45 (khi xét với tác dụng ngắn hạn của tải trọng)
 As' 9,13  3, 08
- Tính  f    0, 034
2   bh0 2  0, 45  20  46,5
M tc 8595
- Tính    0,181
Rb ser bh0 1,1 20  46,52
2

As 9, 42
- Tính     0, 01
bh0 20  46,5
1
- Tính   1
1  5  (   f )
1.8 
10
1
   0, 245
1  5  0,181  0, 034 
1,8 
10  0, 01 9,13
 2   0, 2452 
- Cánh tay đòn: z  1   h0  1 
 2  0, 034  0, 245  
46,5  41,5cm
 2( f   ) 
   
- Lấy   1,0 đối với cốt thép có gân
l  1, 0 : khi tính với toàn bộ tải trọng tác dụng ngắn hạn.
  1, 0 : đối với cấu kiện chịu uốn
M tc 8595
- Cấu kiện chịu uốn:  s    22kN / cm 2
As z 9, 42  41,5

- Tính acrc1t  20  3 d  (3,5  100 ) l s 
Es
22
 20 3 20  3,5  100  0, 01111  0,1421mm
21103
b. Tính bề rộng vết nứt do tác dụng dài hạn của tải trọng dài hạn  acrc 2 
- Tính M maxtc
 10, 4  62 / 8  46,8kNm  4680kNcm
l  1, 6  15  1, 6  15  0, 01  1, 45 : khi xét tính với tác dụng dài hạn của tải trọng
  0,15 khi xét tính với tác dụng dài hạn của tải trọng
  1, 0 đối với cấu kiện chịu uốn
 As' 9,13  3, 08
- Tính  f    0,10
2   bh0 2  0,15  20  46,5
M tc 4680
- Tính    0, 098
Rb ser bh0 1,1 20  46,52
2

As 9, 42
- Tính     0, 01
bh0 20  46,5
1
- Tính   1
1  5  (   f )
1.8 
10

133
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

1
   0, 257
1  5  0, 098  0,10 
1,8 
10  0, 01 9,13
- Cánh tay đòn:
 2   0, 257 2 
z  1   1  46,5  42, 2cm
 2( f   )  0  2  0,10  0, 257  
h
   
- Lấy   1,0 đối với cốt thép có gân
M tc 4680
- Cấu kiện chịu uốn:  s    11, 77kN / cm2
As z 9, 42  42, 2
s
- Tính acrc 2  20  3 d  (3,5  100 ) l 
Es
11, 77
 20 3 20  3,5  100  0, 0111, 45 1  0,11mm
21103
c. Tính bề rộng vết nứt do tác dụng ngắn hạn của tải trọng dài hạn  acrc1d 
tc
- Tính M max  10, 4  62 / 8  46,8kNm  4680kNcm
l  1, 0 khi xét tính với tác dụng ngắn hạn của tải trọng
  0, 45 khi xét tính với tác dụng ngắn hạn của tải trọng.
  1, 0 đối với cấu kiện chịu uốn
 As' 9,13  3, 08
- Tính  f    0, 034
2   bh0 2  0, 45  20  46,5
M tc 4680
- Tính    0, 098
Rb ser bh0 1,1 20  46,52
2

As 9, 42
- Tính     0, 01
bh0 20  46,5
1
- Tính   1
1  5  (   f )
1.8 
10
1
   0, 276
1  5  0, 098  0, 034 
1,8 
10  0, 01 9,13
 2   0, 2762 
- Tính cánh tay đòn: z  1   h0  1   46,5  40, 79cm
 2( f   )   2  0, 034  0, 276  
- Lấy   1,0 đối với cốt thép có gân
M tc 4680
- Cấu kiện chịu uốn:  s    12,18kN / cm2
As z 9, 42  40, 79

- Tính acrc1d  20  3 d  (3,5  100 ) l s 
Es
12,18
 20 3 20  3,5  100  0, 01111  0, 079mm
21103
Ta có: acrc1  acrc1t  acrc1d  acrc 2  0,1421  0, 079  0,110  0,173mm
Và acrc 2  0,11mm  acrc 2  thỏa.

134
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

PHỤ LỤC PL1: ĐIỀU 4.3.4 và 4.3.5 TRONG TCVN 2737 - 1995
4.3.4. Khi tính dầm chính, dầm phụ, bản sàn, cột và móng, tải trọng toàn phần
trong bảng 8 được phép giảm như sau:
4.3.4.1. Đối với các loại phòng nêu ở mục 1,2,3,4,5 của bảng 8 nhân với hệ số  A1
(khi A>A1 = 9m2). Trong đó A là diện tích chịu tải (m2)
0, 6
 A1  0, 4  (1)
A / A1

4.3.4.2. Đối với các phòng nêu ở mục 6, 7, 8, 10, 12, 14 của bảng 8 nhân với hệ số
 A 2 (khi A>A2 = 36m2)

0,5
 A 2  0,5  (2)
A / A2

Chú thích:
- Khi tính toán tường chịu tải trọng của một sàn, giá trị tải trọng được giảm tùy theo diện tích
chịu tải A của kết cấu (bản sàn, dầm) gối lên tường.
- Trong nhà kho, ga ra và nhà sản xuất cho phép giảm tải trọng theo chỉ dẫn của các qui trình
tương ứng.
4.3.5. khi xác định lực dọc để tính cột, tường và móng chịu tải trọng từ 2 sàn trở
lên, giá trị các tải trọng ở bảng 8 được phép giảm bằng cách nhân với hệ số  n :
4.3.5.1. Đối với các phòng nêu ở mục 1, 2, 3, 4, 5 của bảng 8, thì nhân với  n1
 A1  0, 4
 n1  0, 4  (3)
n
4.3.5.2. Đối với các phòng nêu ở mục 6, 7,8,10, 12, 14 của bảng 8, nhân với  n 2
 A 2  0,5
 n 2  0,5  (4)
n
Trong đó:
 A1 ,  A2 được xác định tương ứng theo mục 4.3.4.

n là số sàn đặt tải trên tiết diện đang xét cần kể đến khi tính toán tải trọng
Chú thích: Khi xác định momen uốn trong cột và tường cần xét giảm tảitheo mục 4.3.4.ở các
dầm chính và dầm phụ gối lên cọt và tường đó.

135
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

PHỤ LỤC PL2: CÁC CÔNG THỨC CƠ BẢN

BÀI TOÁN TÍNH CỐT THÉP DỌC


TIẾT DIỆN CHỮ NHẬT ĐẶT CỐT ĐƠN

- Từ sơ đồ chịu tải xác định momen xét tính Mxét.


- Từ cấp độ bền chịu nén của bê tông 
TB
Rb 
TB
R

- Từ điều kiện phát triển cường độ BT 


TB
 b2

- Nhóm cốt thép dọc 


TB
Rs

- Giả thiết trước a  h0  h  a

M xét
Tính  m  ; điều kiện  m   R
Rb bh02

1  1  2 m
Tính   hoặc   1  1  2 m
2

Tính diện tích cốt thép dọc


M xét R bh
As  hoặc As  b 0
 Rs h0 Rs

Kiểm tra  %   100   min % 


As
bh0

- Chọn và bố trí cốt thép dọc tại vùng chịu kéo trên tiết diện sao
Ach  A
cho:   max  min  6mm và  3%  s ch s 100  5%
As
- Xác định a t so sánh với a giả thiết
- Xác định khoảng cách thông thủy t giữa 2 cốt thép thỏa qui
định tại mục 3.5.7

136
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

BÀI TOÁN KIỂM TRA KHẢ NĂNG CHỊU LỰC


TIẾT DIỆN CHỮ NHẬT ĐẶT CỐT THÉP ĐƠN

- Từ cấp độ bền chịu nén của bê tông 


TB
Rb 
TB
R

- Từ điều kiện phát triển cường độ BT 


TB
 b2
- Nhóm cốt thép dọc 
TB
Rs

- Từ số lượng cốt thép dọc 


TB
As

- Từ cách bố trí thép dọc trên tiết diện tính at  h0  h  a

Rs As
Tính   ; điều kiện    R
Rb bh0

Tính  m   1 0,5 

Tính khả năng chịu momen uốn của tiết diện xét tính
M    m Rbbh02

Từ sơ đồ chịu tải vẽ biểu đồ momen uốn


xác định momen xét kiểm tra M xét

So sánh M   M xét : tiết diện đủ khả năng chịu lực


M   M xét : tiết diện không đủ khả năng chịu
lực
Ghi chú: Khi bài toán yêu cầu xác định tải trọng tối đa
tác dụng lên cấu kiện, ta cho M   M xét  Tải trọng

137
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

BÀI TOÁN TÍNH CỐT THÉP KÉP TIẾT DIỆN CHỮ NHẬT

- Cấp độ bền BT 


TB
Rb ,  b 2 
TB
 R ,R
- Nhóm thép TB
Rs
- Chọn a = 5cm hoặc 5,5cm  h0  h  a

M xét
Tính  m   R
Rbbh02

TÍNH CỐT THÉP KÉP

Tính theo bài toán chưa biết Tính theo bài toán biết trước
As & As' As' , chỉ tính As
Cho  m   R &    R
Từ As' đã có tính a '
M xét   R Rbbh02
As' 
Rsc h0  a'
M xét  Rsc As' h0  a'
m 
Rbbh02
 R Rbbh0  Rsc As'
As 
Rs Nếu  m   R lượng Nếu  m   R
cốt thép As' chưa đủ Từ  m  tính 
 tính lại As va As'
à
Tính x  h0

Khi x  2a' Khi x  2a'

Rbbh0  Rsc As'


Tính As 
Rs

Tra bảng 1 chọn & bố trí thép  kiểm tra lại M xét
As 
Ach  A Rs h0  a'
  6mm và  3%  s ch s  100  5%
As
Kiểm tra khoảng cách t & at

138
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

BÀI TOÁN TÍNH CỐT THÉP ĐƠN TIẾT DIỆN CHỮ TÊ

- Từ cấp độ bền BT 


TB
Rb ,  b 2  R ,  R
- Nhóm thép 
TB
Rs
- Chọn trước a  h0  h  a

Xét tại tiết diện xét tính cánh thuộc vùng ứng suất nào

Cánh thuộc vùng kéo, bỏ đầu Cánh thuộc vùng ứng suất nén phải xét
cánh  tính theo TD chữ nhật cánh tham gia chịu nén
(bxh)

Xác định bề rộng cánh tham gia chịu nén


M xét - Dầm độc lập:
m   R 1
Rb bh02 1. S f  L (L: nhịp dầm)
6
2. S f  6h f khi h f  0,1h
' '

1  1  2 m S f  3h 'f khi 0,05h  h 'f  0,1h


 
2 - Dầm liền sàn:
1
1. S f  L (L: nhịp dầm)
M xét 6
As 
  Rs h0 2. S f  6h f
'

 b 'f  b  2S f
As
 min (%)   (%)   100
bh0 Tính 
M f  Rb b 'f h 'f h0  0,5h 'f 

M f  M xét M f  M xét
Trục trung hòa qua cánh  tính theo Trục trung hòa qua sườn 
TD chữ nhật b '
f h  tính theo TD chữ Tê

m 
M xét
 R m 
  
M xét  Rb b 'f  b h 'f h0  0,5h 'f 
Rb b 'f h02 Rb bh02
R

1  1  2 m   1  1  2 m
 
2

M xét
As 
Rb
Rs
   
bh0  b 'f  b h 'f
As 
  Rs h0

Chọn thép và vẽ hình bố trí cốt thép trên TD As


Ach  A  min (%)   (%)   100
Kiểm tra:  3%  s ch s  100  5% bh0
As
Tính và kiểm tra at  a . Tính và kiểm tra t

139
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

BÀI TOÁN KIỂM TRA KHẢ NĂNG CHỊU LỰC


TIẾT DIỆN CHỮ TÊ - ĐẶT CỐT THÉP ĐƠN

- Từ cấp độ bền BT 


TB
Rb ,  b 2  R , R
- Nhóm thép dọc  Rs TB

- Từ số lượng thép 


TB
As
- Từ cách bố trí thép tính được a  h0  h  a

Xác định bề rộng cánh tham gia chịu nén


- Dầm độc lập:
1
1. S f  L (L: nhịp dầm)
6
2. S f  6h 'f khi h 'f  0,1h
S f  3h 'f khi 0,05h  h 'f  0,1h
- Dầm liền sàn:
1
1. S f  L (L: nhịp dầm)
6
2. S f  6h 'f
 S f  b 'f  b  2S f

Khi Rs As  Rb b 'f h 'f Khi Rs As  Rb b 'f h 'f


Trục trung hòa qua cánh Trục trung hòa qua sườn
Kiểm tra theo TD chữ nhật b 'f  h  Kiểm tra theo TD chữ Tê

Rs As Tính
  R
Rb b 'f h0

 
Rs As  Rb b 'f  b h 'f
Rb bh0

 m   1  0,5  Khi Khi


  R   R

 m   1 0,5  Cho


m  R

M    m Rbbh02  Rb b 'f  
 b h 'f h0  0,5h 'f  M    R Rbbh02  Rb b 'f  
 b h 'f h0  0,5h 'f 
M    m Rbb 'f h02 So sánh M xét và M 
 Kết luận

140
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

BÀI TOÁN TÍNH CỐT ĐAI

Cấp độ bền BT  Rb , Rbt , Eb ,  b 2


Nhóm thép đai  Rsw , Es
Chọn Qxét  Qmax để xét tính trước

Xét điều kiện cần phải tính cốt ngang


b3 1   f Rbtbh0  Qxét

Khi TD chữ nhật & TD chữ Khi TD chữ Tê có cánh thuộc


Tê có cánh thuộc vùng kéo vùng nén
f  0
 f  0,75 f
 
 bb3 ' 0b,6hđối
'
f
với BT
 0,5
nặng bh0
Tính khả năng chịu lực của cốt đai Chú ý: b 'f  b  3h 'f

qsw 
Qxét 2
4 b 2 1   f Rbt bh02
(kN/cm)

Chọn trước đường kính đai & số nhánh đai (n)


h  800  đ  6 TB
  asw cm 
2

h  800  đ  8 
 diện tích 1 cốt đai Asw  n  asw

Tính khoảng cách đai theo Tính khoảng cách đai Xác định khoảng cách đai theo
tính toán: lớn nhất: cấu tạo:
R A
St  sw sw (cm)  1   f Rbtbh02 h 
S max  b 4 h  450  S ct  min  & 15cm 
qsw Qxét 2 
h 
 b 4  1,5 đối với BT nặng h  450  S ct  min  & 30cm 
3 
 b 4  1,2 đối với BT hạt
nhỏ
  0,01 đối với BT nặng
Chọn khoảng cách đai S (cm)
S  min St , S max , S ct 

Tính  b1  1    Rb

Es Asw
Tính  w1  1  5
Eb bS

Kiểm tra khả năng chịu ứng suất nén


chính:
Qxét  0,3 w1b1 Rb bh0

141
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

BÀI TOÁN TÍNH CỐT ĐAI VÀ CỐT XIÊN CHỊU LỰC CẮT

Cấp độ bền BT  Rb , Rbt , Eb ,  b 2


Nhóm thép đai  Rsw , Es
Xác định Qxét

Xét điều kiện cần tính cốt ngang: b3 1   f Rbt bh0  Qxét

Dầm TD chữ nhật  f  0 Dầm TD chữ Tê có cánh thuộc vùng nén


TD chữ Tê có cánh thuộc vùng  f  0,75

b 'f  b 
 0,50
kéo  f  0 bh0
Chú ý: lấy b 'f  b  3h 'f

Chọn trước  đ , số nhánh n và khoảng cách đai S  S ct


h 
h  450  S ct   & 15cm 
2 
h 
h  450  S ct   & 30cm 
3 

 b1  1  Rb

E s Asw
 w1  1  5
Eb bS

Kiểm tra bền giữa 2 vết nứt nghiêng: Qxét  0,3 b1 w1 Rb bh0

 b 4 1   f Rbt bh02
Kiểm tra S  S max 
Qxét

Rsw Asw
Tính khả năng chịu lực của cốt đai đã chọn: q sw  (kN/cm)
S

Tính khả năng chịu lực của cốt đai & bê tông
Qwb  h0 4 b 2 1   f Rbt bqsw (kN)

So sánh Qwb & Qxét

Qwb  Qxét Qwb  Qxét


Cốt đai đã chọn ở trên đủ khả Cốt đai đã chọn chưa đủ chịu
năng chịu lực cắt với BT, lực cắt, phải tính cốt xiên để
không cần phải tính cốt xiên chịu phần lực cắt Qxét  Qđb

142
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

BÀI TOÁN TÍNH CỐT THÉP A s và A 's (đặt thép đối xứng)

Từ cấp độ bền chịu nén của bê tông, nhóm thép  Rb , Rs , Rsc , Es , Eb ,  bi ,  R


Xác định M , N , M lt , Nlt và giả thiết trước a, a'.

l0
Tính  h 
h Khi h  8
Khi h  8
Lấy   1 + KC siêu tĩnh e0  max  e1 & ea 
-Giả thiết trước: + KC tĩnh định e0  e1  ea
gt  (1,5  2)%
-Nếu sau khi tính thép
có t  gt thì giả thiết Tính S 
0,11
 0,1
e0
 t   gt 0,1 
lại:  gt  h
2

bh 3
Tính I b  và I s   gt bh 0 (0,5h  a) 2
12

M lt  N lt  0,5h
l  1  2
M  N  0,5h

6, 4 Eb  I b S Es I s 
Tính N cr    
l02  l Eb 

1
Tính  
N
1
Tính e   e0  0,5h  a N cr

Lệch tâm lớn Lệch tâm bé


Khi x   R h0 Tính x  N / Rbb Khi x   R h 0

Tính  0  e0 / h
Nếu x  2a ' Nếu x  2a '

N  e  h0  0,5 x   1   R 
As  As'  Tính x l    R  h0
Rsc  h0  a '  1  50 02 

Ne '
As  As' 
Rsc  h0  a '  Ne  Rbbx1  h0  0,5 x1 
Tính As  As' 
Với e '   e0  0,5h  a ' Rsc  h0  a '

Kiểm tra t     '  3,5%  Bố trí thép và kiểm tra a, a’, t.

143
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

BÀI TOÁN KIỂM TRA KHẢ NĂNG CHỊU LỰC (đặt thép đối xứng)
Từ cấp độ bền chịu nén của bê tông, nhóm thép  Rb , Rs , Rsc , Es , Eb ,  bi ,  R

Xác định M , N , M lt , Nlt , As , As' , a và a '.

l0
Tính  h 
h
Khi h  8
Khi h  8
Lấy   1 + KC siêu tĩnh e0  max  e1 & ea 
+ KC tĩnh định e  e1  ea

0,11
Tính S  0,1
e
0,1  0
h

bh 3
Tính I b  và I s  ( As  As' )(0,5h  a)2
12

M lt  N lt  0,5h
l  1  2
M  N  0,5h

6, 4 Eb  I b S Es I s 
Tính N cr    
l02  l Eb 

1
Tính  
N
1
Tính e   e0  0,5h  a N cr

Lệch tâm lớn Lệch tâm bé


N
Khi Tính x  Khi x   R h 0
Rbb
2a'  x   R h 0
e0
Khi x  2a' và khi x  0 Tính  0 
h
(A 's chöa ñaït ñeán R sc )

 1   R 
Kiểm tra Tính x l    R  h0
Ne '  Rs As (h0  a ')  1  50 02 

tính e '   e0  0,5h  a '
hay e '  e  h0  a '
Kiểm tra Ne  Rbbxl (h0  0,5xl )  Rsc As' (h0  a ')

Kiểm tra Ne  Rbbx(h0  0,5x)  Rsc As' (h0  a ')

144
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

BÀI TOÁN TÍNH CỐT THÉP CẤU KIỆN CHỊU NÉN LỆCH TÂM XIÊN TIẾT
DIỆN CHỮ NHẬT ĐẶT CỐT THÉP ĐỐI XỨNG
Cx
Điều kiện tính 0,50  2
Cy

- Tính N, Mx, My
- Tra bảng tìm Rb, Eb, Rs, Rsc, Es
 Tra bảng 3   R
- Tra các hệ số γb2 ,γb3 ,γb5

l0 x l0 y
x   gh  100,  y   gh  100
0, 289Cx 0, 289C y
Khi x  28   x  1, y  28   y  1
   max(x ,  y )

2,5Eb I by 2,5Eb I bx
N crx  2
, N cry 
l0x l02y

1 1
x  , y 
N N
1 1
N crx N cry

Kh Tính giá trị moment tăng thêm khi xét đến uốn dọcKh
i M xl   x M x , M yl   y M y i

M xl M yl M xl M yl
 
Cx Cy H Cx Cx Cy
eax  max(
, )
600 30
Với
H Cy
eay  max( , )
600 30
Tính độ lệch tâm ngẫu nhiên Tính độ lệch tâm ngẫu nhiên
ea  eax  0,2eay ea  eay  0,2eax

M 1  M xl , M 2  M yl M 1  M yl , M 2  M xl
Đặt Đặt
h  Cx , b  C y h  C y , b  Cx

Chọn a  5cm  h0  h  a
Tính z  h  2a

145
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

Chọn a  5cm  h0  h  a
Tính z  h  2a

N
Tính xl 
Rb b

Đúng Sai
xl  h0

Tính hệ số chuyển đổi Lấy hệ số chuyển đổi


0,6 xl m0  0,40
m0  1 
h0

Qui đổi nén lệch tâm xiên về nén lệch tâm phẳng thông qua momen tương
h
đương: M  M 1  m0 M 2
b

Tính độ lệch tâm


M
e1 
N

Xác định độ lệch tâm ban đầu


- Kết cấu tĩnh định e0  e1  ea
- Kết cấu siêu tĩnh e0  max(e1 , ea )

e0
Đặt  
h0

  0,30   0,30 và xl   R h0   0,30 và xl   R h0


Tính toán như nén đúng tâm Nén lệch tâm bé Nén lệch tâm lớn

Xác định hệ số ảnh hưởng Tâm uốn cho vùng nén k  0,40
lệch tâm 1  R h
x  [ R  ]h0 Tính e  e0   a
c 
1 1  50 2 2
(0,5   )(2   )

146
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

Xác định hệ số ảnh hưởng Tâm uốn cho vùng nén k  0,40
1 1  R h
lệch tâm  c  x  [ R  ]h0 Tính e  e0   a
(0,5   )(2   ) 1  50 2 2

Tính diện tích cốt thép toàn bộ


N (e  0,5 xl  h0 )
Astb 
kRs z
Tính hệ số uốn dọc phụ thêm
(1   )
c   
0,3
Với   1,028  0,0000288 2  0,1016

Tính diện tích cốt thép toàn bộ


cN
 Rb bh Tính diện tích cốt thép toàn bộ
c
As 
tb
Ne  Rbbx(h0  0,5 x)
Rsc  Rb Astb 
kRsc z

x
Cy

Cx

Bố trí thép rải đều theo chu vi tiết diện

147
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

PHỤ LỤC PL3: CÁC BẢNG TRA


Bảng 1: BẢNG TRA DIỆN TÍCH VÀ TRỌNG LƯỢNG CỐT THÉP TRÒN
Đường Trọng
kính Diện tích tiết diện ngang ( cm2 ) ứng với số thanh thép lượng
Ф(mm) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 kG/md
6 0,283 0,570 0,850 1,132 1,42 1,700 1,980 2,260 2,550 0,222

8 0,503 1,01 1,51 2,01 2,51 3,02 3,52 4,02 4,53 0,395
10 0,785 1,57 2,36 3,14 3,92 4,71 5,50 6,28 7,07 0,617
12 1,13 2,26 3,39 4,52 5,65 6,79 7,92 9,05 10,18 0,888
14 1,54 3,08 4,62 6,16 7,69 9,23 10,77 12,31 13,85 1,208
16 2,01 4,02 6,03 8,04 10,05 12,06 14,07 16,08 18,10 1,578

18 2,54 5,09 7,63 10,18 12,72 15,27 17,81 20,36 22,90 1,998
20 3,14 6,28 9,42 12,56 15,71 18,85 21,99 25,14 28,27 2,466

22 3,81 7,60 11,4 15,20 19,00 22,81 26,61 30,41 34,21 2,984
25 4,91 9,82 14,73 19,63 24,54 29,45 34,36 39,27 44,18 3,853
28 6,15 12,31 18,47 24,63 30,79 36,95 43,10 49,26 55,42 4,834
30 7,07 14,14 21,21 28,28 35,34 42,41 49,48 56,55 63,62 5,549
32 8,04 16,08 24,12 32,17 40.21 48,25 56,30 64,34 72,38 6,313
36 10,18 20,36 30,54 40,72 50,90 61,08 71,26 81,44 91,62 7,990
40 12,56 25,12 37,68 50,24 62,80 75,36 87,92 100,4 113,0 9,870

Bảng 2 : TRA DIỆN TÍCH CỐT THÉP ỨNG VỚI DÃY BẢN RỘNG 1MÉT
Đườg Diện tích cốt thép (cm2) ứng với khoảng cách giữa 2 thanh thép a (mm)
kính 70 80 90 100 110 120 130 140 150 160 170 180 190 200
(mm)
6 4,04 3,54 3,14 2,83 2,57 2,36 2,18 2,02 1,89 1,77 1,66 1,57 1,49 1,41
8 7,19 6,29 5,59 5,03 4,57 4,19 3,87 3,59 3,35 3,14 2,96 2,79 2,65 2,50
10 11,21 9,81 8,72 7,85 7,14 6,54 6,04 5,61 5,23 4,91 4,62 4,36 4,13 3,92
12 16,15 14,13 12,56 11,31 10,28 9,42 8,70 8,07 7,54 7,06 6,65 6,28 5,95 5,65
70 80 90 100 110 120 130 140 150 160 170 180 190 200

Ghi chú: Khi tính toán được AS nếu không dùng bảng 2, có thể tính trực tiếp
khoảng cách cốt thép a (cm) , bằng cách chọn trước đường kính cốt thép Ф và tìm
 2 100  as
diện tích của nó là : as  (cm 2 ) , suy ra được khoảng cách a  (cm)
4 As

148
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

Bảng 3: TRA CÁC HỆ SỐ  R vaø  R

(Đối với kết cấu làm từ bê tông nặng với nội lực được tính theo sơ đồ đàn hồi)
Hệ số Nhóm cốt Ký Cấp độ bền chịu nén của bê tông (MPa)
đklv thép hiệu
B15 B20 B25 B30 B35 B40 B45
củaBT chịu kéo
(8.5) (11.5) (14.5) (17.0) (19.5) (22.0) (25.0)
 b2
Nhóm CI R 0.700 0.675 0.651 0.631 0.612 0.593 0.570
và AI
R 0.455 0.447 0.439 0.432 0.425 0.417 0.407

0.9
Nhóm CII R 0.681 0.656 0.632 0.612 0.592 0.573 0.550
và AII
R 0.449 0.441 0.432 0.425 0.417 0.409 0.399

Nhóm CIII R 0.654 0.628 0.604 0.583 0.564 0.544 0.521


và AIII
R 0.440 0.431 0.421 0.413 0.405 0.396 0.385

Nhóm CI R 0.673 0.645 0.618 0.596 0.575 0.553 0.528


và AI
R 0.446 0.437 0.427 0.419 0.410 0.400 0.389

Nhóm CII R 0.650 0.623 0.595 0.573 0.552 0.530 0.505


và AII
1.0 R 0.439 0.429 0.418 0.409 0.399 0.390 0.378

Nhóm CIII R 0.619 0.590 0.563 0.541 0.519 0.498 0.473


và AIII
R 0.427 0.416 0.405 0.395 0.384 0.374 0.361

Nhóm CI R 0.665 0.635 0.605 0.582 0.703 0.705 0.508


và AI
R 0.444 0.433 0.422 0.412 0.456 0.456 0.379

Nhóm CII R 0.642 0.612 0.582 0.558 0.681 0.683 0.485


1.1 và AII
R 0.436 0.425 0.413 0.402 0.449 0.450 0.367

Nhóm CIII R 0.611 0.580 0.550 0.526 0.650 0.652 0.453


và AIII
R 0.424 0.412 0.399 0.388 0.439 0.440 0.351

Chú ý : Đối với kết cấu nội lực được tính theo sơ đồ dẻo  R và  R được qui
định theo giá trị  D và  D như sau:

+ Kết cấu có cấp độ bền chịu nén của bê tông ≤ B25 :  D  0,37 và  D  0,302
+ Kết cấu có cấp độ bền chịu nén của bê tông B30 :  D  0,36 và  D  0,295
Cấp độ bền chịu nén của bê tông B35 :  D  0,35 và  D  0,289

149
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

Bảng 4: TRA CÁC HỆ SỐ  m ,  vaø 

  m   m   m
0.01 0.995 0.001 0.26 0.870 0.226 0.51 0.745 0.380
0.02 0.990 0.002 0.27 0.865 0.234 0.52 0.740 0.385
0.03 0.985 0.003 0.28 0.860 0.241 0.53 0.735 0.390
0.04 0.980 0.039 0.29 0.855 0.248 0.54 0.730 0.394
0.05 0.975 0.049 0.30 0.850 0.255 0.55 0.725 0.399
0.06 0.970 0.058 0.31 0.845 0.262 0.56 0.720 0.403
0.07 0.965 0.068 0.32 0.840 0.269 0.57 0.715 0.407
0.08 0.960 0.077 0.33 0.835 0.276 0.58 0.710 0.412
0.09 0.955 0.086 0.34 0.830 0.282 0.59 0.705 0.416
0.10 0.950 0.095 0.35 0.825 0.289 0.60 0.700 0.420
0.11 0.945 0.104 0.36 0.820 0.295 0.62 0.690 0.428
0.12 0.940 0.113 0.37 0.815 0.302 0.64 0.680 0.435
0.13 0.935 0.122 0.38 0.810 0.308 0.66 0.670 0.442
0.14 0.930 0.130 0.39 0.805 0.314 0.68 0.660 0.449
0.15 0.925 0.139 0.40 0.800 0.320 0.70 0.650 0.455
0.16 0.920 0.147 0.41 0.795 0.326 0.72 0.640 0.461
0.17 0.915 0.156 0.42 0.790 0.332 0.74 0.630 0.466
0.18 0.910 0.164 0.43 0.785 0.338 0.76 0.620 0.471
0.19 0.905 0.172 0.44 0.780 0.343 0.78 0.610 0.475
0.20 0.900 0.180 0.45 0.775 0.349 0.80 0.600 0.480
0.21 0.895 0.188 0.46 0.770 0.354 0.85 0.575 0.489
0.22 0.890 0.196 0.47 0.765 0.360 0.90 0.550 0.495
0.23 0.885 0.204 0.48 0.760 0.365 0.95 0.525 0.499
0.24 0.880 0.211 0.49 0.755 0.370 1.00 0.500 0.500
0.25 0.875 0.219 0.50 0.750 0.375 --- --- ---

Hoặc có thể tính đổi theo các công thức sau:

 
  0.5 1  1  2 m hay   1  0.5

 m  (1  0.5) hay   1  1  2 m

150
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

Bảng 5: TRA CƯỜNG ĐỘ TÍNH TOÁN CỦA BÊ TÔNG Rb và Rbt (MPa)


(Khi tính toán theo TTGH 1 , ứng với bê tông Nặng)
Chú ý : 1MPa = 0,1kN/cm2
Trạng thái làm Cấp độ Bền chịu nén của bê tông
việc của BT B10 B12,5 B15 B20 B25 B30 B35
nặng ( M150 ) ( M150 ) ( M200 ) ( M250 ) ( M350 ) ( M400 ) ( M450 )
Nén dọc trục
Rb 6,0 7,5 8,5 11,5 14,5 17,0 19,5
Kéo dọc trục
Rbt 0,57 0,66 0,75 0,90 1,05 1,20 1,30
Mođun đàn hồi
ban đầu của BT 18x103 21x103 23x103 27x103 30x103 32,5x103 34,5x103
khi nén và kéo
Eb ( MPa )
Cường độ tính toán gốc của bê tông Rb và Rbt trong bảng 5 (chưa xét đến hệ số điều kiện
làm việc của bê tông γbi )
Bảng 5a: TRA HỆ SỐ ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC CỦA BÊ TÔNG γbi
(Theo TCVN 5574-2012)
Các yếu tố cần kể đến hệ số điều kiện làm việc của bê tông Hệ số γbi
(Đối với bê tông nặng , bê tông nhẹ , bê tông hạt nhỏ) Ký hiệu Giá trị
1/ Xét tính chất tác dụng dài hạn của tải trọng : γb2
a/ Khi kể đến tải trọng thường xuyên , tải trọng tam thời dài hạn
và tạm thời ngắn hạn :
+ Môi trường đảm bảo cho BT được tiếp tục tăng cường độ theo ………………… 1,00
thời gian ( môi trường nước , môi trường không khí có W >75% ..

+ Không đảm bảo cho BT được tiếp tục tăng cường độ theo ………………… 0,90
thời gian ( môi trường khô hanh ) ..

b/ Khi chỉ kể đến tải trọng tạm thời tác dụng ngắn hạn : 1,10

…………

2/ Đổ bê tông theo phương đứng có mỗi lớp đổ dày > 1,5m : γ b3 0,85

3/ Đổ bê tông cột theo phương đứng có cạnh lớn của tiết diện cột γb5 0,85
nhỏ hơn 30 cm và tiết diện tròn có D < 30 cm

151
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

Bảng 6: CƯỜNG ĐỘ TÍNH TOÁN CỦA CỐT THÉP THANH Rs , Rsc , Rsw
(Khi tính toán theo TTGH I. Đơn vị MPa)
Và Mođun của cốt thép Es (MPa)
Cường độ chịu Cường độ Cường độ Môđun đàn
Tên nhóm thép Kéo tính toán chịuNén tính chịuKéo của hồi của cốt
của cốt thép toán của cốt cốt đai và thép Es
dọc : Rs thép dọc Rsc cốt xiên Rsw
Nhóm thép CI và AI 225 225 175 21x104
Nhóm thép CII và AII 280 280 225 21x104
Nhóm thép CIII và d = 6 & 8 355 355 285 20x104
AIII có đường kính d = 10 -40 365 365 290 20x104
Nhóm thép CIV và AIV 510 450 405 19x104
Ghi chú : Cường độ tính toán của cốt thép Rs , Rsc , Rsw trong các trường hợp làm việc
đặc biệt có nhân thêm hệ số γsi (xem TCVN 5574 – 2012, bảng 23 đến 26)

Bảng 6a: TRA CƯỜNG ĐỘ TIÊU CHUẨN CỦA BÊ TÔNG


Rbn và Rbtn ( MPa )
(Khi tính toán theo TTGH II Rb,ser & Rbt,ser : ứng với bê tông Nặng)
Trạng thái làm Cấp độ Bền chịu nén của bê tông
việc của BT B12,5 B15 B20 B25 B30 B35 B40
nặng (M150) (M200) (M250) (M350) (M400) (M450) (M550)

Nén dọc trục


Rbn & Rb,ser 9,5 11,0 15,0 18,5 22,0 25,5 29,0
Kéo dọc trục
Rbtn & Rbt,ser 1,0 1,15 1,40 1,60 1,80 1,95 2,10

152
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

Bảng 7:TRỌNG LƯỢNG ĐƠN VỊ CỦA VẬT LIỆU XÂY DỰNG (γ)
(TRỊ SỐ TIÊU CHUẨN)
TT Tên vật liệu xây dựng Đơn vị Trọng lượng
1 Bê tông cốt thép m3 25 kN/m3
2 Bêtông không cốt thép m3 22 kN/m3
3 Thép xây dựng m3 78,5 kN/m3
4 Vữa xi măng - cát m3 18 kN/m3
5 Bê tông gạch vỡ m3 16 kN/m3
6 Cát khô m3 15 kN/m3
7 Xi măng m3 17 kN/m3
8 Đất xây dựng (sét , á sét) m3 22 kN/m3
9 Đất xây dựng (cát , á cát) m3 20 kN/m3
10 Gỗ nhóm III , nhóm IV , nhóm V m3 8 kN/m3
11 Gạch tàu , Gạch Ceramic , Đá mài m3 20 kN/m3
12 Gạch bông (gạch hoa 200x200x20) m3 22 kN/m3
13 Đá hoa cương m3 24 kN/m3
14 Tường 100 gạch thẻ (kể cả vữa trát) m2 2 kN/m2
15 Tường 200 gạch thẻ (kể cả vữa trát) m2 4 kN/m2
16 Tường 100 gạch ống (kể cả vữa trát) m2 1,8kN/m2
17 Tường 200 gạch ống (kể cả vữa trát) m2 3,3kN/m2
18 Mái tôn tráng kẽm (kể cả đòn tay) m2 0,2 kN/m2
19 Mái Ngói (kể cả đòn tay) m2 0,6 kN/m2
20 Mái Pibro Xi măng m2 0,3kN/m2
21 Trần ván ép dầm gỗ m2 0,3kN/m2
22 Trần tấm nhựa m2 0,1 kN/m2
23 Trần tấm thạch cao m2 0,25 kN/m2
24 Cữa kính khung thép m2 0,4kN/m2
25 Cữa gỗ m2 0,3kN/m2
26 Cữa sắt m2 0,5kN/m2
27 Khối gạch đặc (chưa kể vữa trát) m3 18kN/m3
28 Khối gạch ống (chưa kể vữa trát) m3 15kN/m3

153
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

Bảng 8 : TẢI TRỌNG TIÊU CHUẨN PHÂN BỐ ĐỀU (ptc)


TRÊN SÀN VÀ CẦU THANG (TCVN 2737 - 95)
Loại sàn của phòng Loại nhà hoặc công trình Tải trọng T.chuẩn (kN/m2 )
Toàn phần Phần dài hạn
Khách sạn, bệnh viện, trại giam 2,0 0,70
1. Phòng ngủ Nhà ở căn hộ, nhà trẻ, mẫu giáo,trường nội trú,
nhà hưu trí, nhà nghỉ dưỡng ,.. 1,5 0,30
2. Phòng ăn , Nhà ở kiểu căn hộ . 1,5 0,30
phòng khách , Nhà trẻ, mẫu giáo, trường học , nhà
phòng vệ sinh , nghỉ dưỡng, nhà hưu trí, khách sạn, 2,0 0,70
phòng bida bệnh viện, trụ sở cơ quan, trại giam,
nhà máy .
3. Bếp , Nhà ở kiểu căn hộ . 1,5 1,30
phòng giặt Nhà trẻ, mẫu giáo, trường học, nhà
nghỉ dưỡng , nhà hưu trí , khách sạn , 3,0 1,00
bệnh viện, trụ sở cơ quan, trại giam ,
nhà máy .
4. Văn phòng , Trụ sở cơ quan, trường học, bệnh viện, 2,0 1,00
phòng thí nghiệm Ngân hàng, cơ cở nghiên cứu khoa học
6. Phòng đọc Khi có đặt giá sách 4,0 1,40
sách Không đặt giá sách 2,0 0,70
7. Nhà hàng Ăn uống, giải khát 3,0 1,00
Triển lãm, trưng bày, cữa hàng 4,0 1,40
8. Phòng hội họp ,
khiêu vũ , phòng Có gắn ghế cố định 4,0 1,40
đợi,phòng khán giả
phòng hoà nhạc ,
Không có ghế gắn cố định 5,0 1,80
phòng thể thao ,
khán dài .
9. Sân khấu 7,5 2,70
10. Kho Kho sách lưu trữ chất tài liệu dày đặc 4,8 /1m 4,8 /1m
( xét tải trọng cho Kho sách trong các thư viện 2,4 / 1m 2,4 /1m
1 mét chiều cao vật Kho chứa giấy 4,0 / 1m 4,0 /1m
liệu chất trong kho) Kho lạnh 5,0 / 1m 5,0 /1m
11. Phòng học Trường học 2,0 0,70
Xưởng đúc 20,0 ----
12. Xưởng Xưởng sửa, bảo dưỡng xe có tải 2,5T 5,0 ----
Xưởng có lắp máy và có đường đi lại 4,0 ----

154
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

Bảng 8 (TT) : TẢI TRỌNG TIÊU CHUẨN PHÂN BỐ ĐỀU (ptc)


TRÊN SÀN VÀ CẦU THANG (TCVN 2737 - 95)
Loại sàn của phòng Loại nhà hoặc công trình Tải trọng T.chuẩn (kN/m2 )
Toàn phần Phần dài hạn
13. Phòng áp mái Của các loại công trình 0,70 ----
Xét tải phân bố đều từng dãi trên diện
14. Ban công Tích rộng 0,8m dọc theo lan can của 4,0 1,40
Lôgia Ban công và Lô gia
Xét tải phân bố đều trên toàn diện tích
Ban công, lô gia ( được xét khi thấy nó 2,0 0,70
bất lợi hơn trường hợp trên
Phòng ngủ, văn phòng, phòng thí
15. Sảnh , phòng nghiệm, bếp, phòng giặt, phòng vệ 3,0 1,00
giải lao , cầu sinh, phòng kỹ thuật, phòng học
thang và hành Phòng đọc, nhà hàng, phòng hội họp,
lang thông với Phòng khiêu vũ, phòng đợi, phòng 4,0 1,40
các phòng : khán giả, phòng hoà nhạc, phòng thể
thao, kho, ban công, lô gia .
Sân khấu 5,0 1,80
16. Gác lửng 0,75 ----
17. Trại chăn nuôi Gia súc nhỏ  2,0  0,70
Gia súc lớn  5,0  1,80
18. Mái bằng có Phần mái tập trung đông người 4,0 1,40
sử dụng Phần mái dùng để nghỉ ngơi 1,5 0,50
Các phần khác 0,5 ----
19. Mái không có Mái ngói, mái tôn, mái PibroXM,… 0.3 ----
người sử dụng Mái bêtông cốt thép, sênô, máng nước 0,75 ----
20. Sân nhà ga,bến 4,00 1,40
tàu điện ngầm

Hệ số độ tin cậy : n
+ Đối với thép n = 1,05 . Đối với bêtông cốt thép , gạch , đá , gỗ : n = 1,1 .
+ Đối với lớp vữa trát , láng thực hiện tại công trường : n = 1,3 .Nếu thực hiện
trong nhà máy lấy n = 1,2
+ Đất nguyên thổ : n = 1,1 . Đất đắp: n =1.15 .
+ Khi tính kiểm tra về ổn định, lật , trượt : n = 0,90 .
+ Khi hoạt tải tiêu chuẩn pc  2 kN/m2 lấy n =1,3 . Khi pc  2 kN/m2 lấy n =1,2

155
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

Bảng 9: NỘI LỰC VÀ PHẢN LỰC LIÊN KẾT


TRONG DẦM LIÊN TỤC ĐỀU NHỊP
(Mik : Momen ở nhịp thứ i , tại tiết diện k)
Tải phân bố đều Một tải tập trung Hai tải tập trung
Dạng tải
g+p G+P G+P G+P
trọng
1 1 2
1 l/3 l/3 l/3
tác dụng l l/2 l/2

Dầm
có số nhịp

1 2 3 4 5
Dầm M11 ( 0,070g + 0,095p ) l2 ( 0,156G + 0,203P ) l ( 0,222G + 0,278P ) l
Hai nhịp M12 ----- ----- ( 0,111G + 0,222P ) l
MB - 0,125( g + p ) l2 - 0,1875( G + P ) l - 0,3333( G + P ) l
VA=Q1A ( 0,375g + 0,438p ) l ( 0,313G + 0,406P ) ( 0,667G + 0,833P )
VB 1,250( g + p ) l 1,375( G + P ) 2,667( G + P )
Q1B -0,625( g + p ) l - 0,6875( G + P ) -1,333( G + P )
Dầm M11 ( 0,08g + 0,100p ) l2 ( 0,175G + 0,213P ) l ( 0,244G + 0,289P ) l
Ba nhịp M12 ----- ----- ( 0,156G + 0,244P ) l
M21 ( 0,025g + 0,075p ) l2 ( 0,100G + 0,175P ) l ( 0,067G + 0,200P ) l
M22 ----- ----- ( 0,067G + 0,200P ) l
MB -( 0,10g + 0,117p ) l2 -( 0,15G + 0,175P ) l -( 0,267G + 0,311P) l
VA=Q1A ( 0,40g + 0,45p ) l ( 1,15G + 1,30P ) ( 0,733G + 0,867P )
VB (1,10g + 1,20p ) l 1,375( G + P ) ( 2,667G + 2,253P )
Q1B -( 0,60g + 0,617p ) l -( 0,65G + 0,675P ) -(1,267 G + 1,311P )
Q2B=Q2C ( 0,50g + 0,583p ) l -( 0,50G +0,125P ) ( 0,10G + 1,222P )

156
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

Bảng 9 (TT)

Dạng tải trọng Tải phân bố đều Một tải tập trung Hai tải tập trung
tác dụng

g+p G+P G+P G+P


1 1 2
1 l/3 l/3 l/3
Dầm
l l/2 l/2
có số nhịp

1 2 3 4 5
2
M11 ( 0,077g + 0,100p ) l ( 0,170G + 0,210P ) l ( 0,283G + 0,286P ) l
Dầm M12 ----- ----- ( 0,143G + 0,283P ) l
Bốn nhịp M21 ( 0,037g + 0,080p ) l2 ( 0,116G + 0,183P ) l ( 0,079G + 0,206P ) l
M22 ----- ----- ( 0,111G + 0,111P ) l
MB -( 0,107g + 0,121p ) l2 -( 0,16G + 0,181P ) l -( 0,286G + 0,321P) l
2
MC -( 0,071g + 0,107p ) l -( 0,107G + 0,161P )l -( 0,191G + 0,286P) l
VA=Q1A ( 0,393g + 0,446p ) l ( 0,339G + 0,42P ) ( 0,714G + 0,857P )
VB (1,143g + 1,223p ) l ( 1,214G + 1,365P ) ( 2,381G + 2,595P )
VC (0,929g + 1,143p ) l ( 0,893G + 1,214P ) ( 1,81G + 2,38P )
Q1B -( 0,607g + 0,621p ) l -( 0,661G + 0,711P ) -(1,286 G + 1,321P )
Q2B ( 0,536g + 0,603p ) l ( 0,554G + 0,654P ) ( 1,095G + 1,274P )
Q2C -( 0,464g + 0,571p ) l -( 0,446G + 0,607P ) -(0,905 G + 1,191P )
2
M11 ( 0,078g + 0,100p ) l ( 0,171G + 0,211P ) l ( 0,240G + 0,287P ) l
Dầm M12 ----- ----- ( 0,146G + 0,146P ) l
Năm nhịp M21 ( 0,033g + 0,079p ) l2 ( 0,112G + 0,181P ) l ( 0,076G + 0,076P ) l
M22 ----- ----- ( 0,100G + 0,216P ) l
M31 ( 0,046g + 0,086p ) l2 ( 0,132G + 0,191P ) l ( 0,123G + 0,228P ) l
M32 ----- ------ ( 0,123G + 0,228P ) l
MB -( 0,105g + 0,120p ) l2 -( 0,158G + 0,179P ) l -( 0,281G + 0,319P) l
MC -( 0,08g + 0,111p ) l2 -( 0,118G + 0,167P ) l -( 0,211G + 0,297P) l
VA=Q1A ( 0,395g + 0,447p ) l ( 0,342G + 0,421P ) ( 0,719G + 0,860P )

VB (1,132g + 1,218p ) l ( 1,197 G + 1,362P ) ( 2,351G + 2,581P )


VC (0,974g + 1,167p ) l ( 0,969 G + 1,252P ) ( 1,930G + 2,447P )
Q1B -( 0,605g + 0,620p ) l -( 0,658G + 0,679P ) -(1,281 G + 1,319P )
Q2B ( 0,526g + 0,598p ) l ( 0,540G + 0,647P ) ( 1,070G + 1,262P )
Q2C -( 0,474g + 0,577p ) l -( 0,460G + 0,615P ) -(0,930 G + 1,204P )
Q3C ( 0,500g + 0,591p ) l ( 0,500G + 0,637P ) ( 1,00G + 1,243P )

157
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

Bảng 11: TRA HỆ SỐ UỐN DỌC 


TD chữ nhật 8 10 12 14 16 18 20 22 24 26 28 30
(  = lo / b )
TD tròn 7 8,5 10,5 12 14 15,5 17 19 21 22,5 24 26
(  = lo / d )
TD bất kỳ 28 35 41 48 55 62 69 76 83 90 96 104
(  = lo / i )
Hệ số  1,0 0,98 0,96 0,93 0,89 0,85 0,81 0,77 0,73 0,68 0,64 0,55

Bảng 12: HỆ SỐ k KỂ ĐẾN SỰ THAY ĐỔI ÁP LỰC GIÓ


(ở các độ cao trung gian hệ số k phải nội suy tuyến tính)
Dạng địa hình
Cao A B C
độ Z (m)

3 1,00 0,80 0,47


5 1,07 0,88 0,54
10 1,18 1,00 0,66
15 1,24 1,08 0,74
20 1,29 1,13 0,80
30 1,37 1,22 0,89
40 1,43 1,28 0,97
50 1,47 1,34 1,03
60 1,51 1,38 1,08
80 1,57 1,45 1,18
100 1,62 1,51 1,25
150
1,72 1,63 1,40

Bảng 13: GIÁ TRỊ CỦA ÁP LỰC GIÓ W0 (kN/m2)


(Lấy theo bản đồ phân vùng gió trên lãnh thổ Việt Nam)
Vùng áp lực gió I I-A II II-A III III-A IV V

W0 (kN / m 2 ) 0,65 0,55 0,95 0,83 1,25 1,10 1,55 1,85

158
BẢN LOẠI 1 BẢN LOẠI 2 BẢN LOẠI 3

l2/l1

α1 α2 α1 α2 β1 α1 α2 β2
1,00 0,0365 0,0365 0,0334 0,0273 0,0892 0,0273 0,0334 0,0893
1,05 0,0384 0,0341 0,0343 0,0252 0,0895 0,0293 0,0325 0,0883

159
1,10 0,0399 0,0330 0,0349 0,0231 0,0892 0,0313 0,0313 0,0867
1,15 0,0414 0,0314 0,0353 0,0213 0,0885 0,0332 0,0302 0,0844
1,20 0,0428 0,0298 0,0357 0,0196 0,0872 0,0348 0,0292 0,0820
1,25 0,0440 0,0282 0,0359 0,0179 0,0859 0,0363 0,0280 0,0791
1,30 0,0452 0,0268 0,0359 0,0165 0,0843 0,0378 0,0269 0,0760
1,35 0,0461 0,0253 0,0358 0,0152 0,0827 0,0391 0,0258 0,0726
1,40 0,0469 0,0240 0,0357 0,0140 0,0808 0,0401 0,0248 0,0688
1,45 0,0475 0,0225 0,0353 0,0128 0,0790 0,0411 0,0237 0,0654
1,50 0,0480 0,0214 0,0350 0,0119 0,0772 0,0420 0,0228 0,0620
1,55 0,0484 0,0201 0,0346 0,0109 0,0754 0,0427 0,0219 0,0585
1,60 0,0485 0,0189 0,0341 0,0101 0,0735 0,0433 0,0208 0,0553
1,65 0,0486 0,0179 0,0338 0,0093 0,0718 0,0437 0,0198 0,0519
1,70 0,0488 0,0169 0,0333 0,0086 0,0701 0,0444 0,0190 0,0489
1,75 0,0486 0,0158 0,0329 0,0080 0,0685 0,0443 0,0181 0,0460
1,80 0,0485 0,0148 0,0326 0,0075 0,0668 0,0444 0,0172 0,0432
Bảng 14 : Tra các hệ số để xác định Momen trong bản chịu lực hai phương

1,85 0,0484 0,0140 0,0321 0,0069 0,0653 0,0445 0,0165 0,0407


Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

1,90 0,0480 0,0133 0,0316 0,0064 0,0638 0,0445 0,0157 0,0332


1,95 0,0476 0,0125 0,0310 0,0060 0,0624 0,0444 0,0149 0,0339
2,00 0,0473 0,0118 0,0303 0,0056 0,0610 0,0443 0,0142 0,0338
BẢN LOẠI 4 BẢN LOẠI 5 BẢN LOẠI 6

l2/l1

α1 α2 β1 α1 α2 β2 α1 α2 β1 β2
1,00 0,0267 0,0180 0,0694 0,0180 0,0267 0,0694 0,0269 0,0269 0,0625 0,0625
1,05 0,0267 0,0161 0,0680 0,0199 0,0265 0,0705 0,0282 0,0255 0,0655 0,0590

160
1,10 0,0266 0,0146 0,0667 0,0218 0,0262 0,0708 0,0292 0,0242 0,0675 0,0558
1,15 0,0264 0,0131 0,0650 0,0236 0,0258 0,0710 0,0301 0,0228 0,0691 0,0522
1,20 0,0261 0,0118 0,0633 0,0254 0,0254 0,0707 0,0309 0,0214 0,0703 0,0488
1,25 0,0257 0,0106 0,0616 0,0271 0,0248 0,0700 0,0314 0,0202 0,0710 0,0454
1,30 0,0254 0,0097 0,0599 0,0287 0,0242 0,0689 0,0319 0,0188 0,0711 0,0421
1,35 0,0250 0,0088 0,0582 0,0302 0,0235 0,0676 0,0320 0,0176 0,0711 0,0391
1,40 0,0245 0,0080 0,0565 0,0316 0,0229 0,0660 0,0323 0,0165 0,0709 0,0361
1,45 0,0240 0,0072 0,0550 0,0329 0,0222 0,0641 0,0324 0,0154 0,0703 0,0334
1,50 0,0235 0,0066 0,0533 0,0341 0,0214 0,0621 0,0324 0,0144 0,0695 0,0310
1,55 0,0230 0,0060 0,0519 0,0352 0,0207 0,0599 0,0323 0,0134 0,0686 0,0286
1,60 0,0226 0,0056 0,0506 0,0362 0,0200 0,0577 0,0321 0,0125 0,0678 0,0265
1,65 0,0221 0,0051 0,0493 0,0369 0,0193 0,0555 0,0319 0,0117 0,0668 0,0245
1,70 0,0217 0,0047 0,0476 0,0376 0,0186 0,0531 0,0316 0,0109 0,0657 0,0228
1,75 0,0212 0,0043 0,0466 0,0383 0,0179 0,0507 0,0313 0,0097 0,0645 0,0211
1,80 0,0208 0,0040 0,0454 0,0388 0,0172 0,0484 0,0308 0,0096 0,0635 0,0196
1,85 0,0204 0,0037 0,0443 0,0393 0,0165 0,0461 0,0306 0,0089 0,0622 0,0183
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

1,90 0,0199 0,0034 0,0432 0,0396 0,0158 0,0439 0,0302 0,0084 0,0612 0,0169
1,95 0,0196 0,0032 0,0422 0,0398 0,0152 0,0118 0,0299 0,0078 0,0599 0,0160
2,00 0,0193 0,0030 0,0412 0,0400 0,0146 0,0397 0,0294 0,0074 0,0588 0,0117
BẢN LOẠI 7 BẢN LOẠI 8 BẢN LOẠI 9

l2/l1

α1 α2 β1 β2 α1 α2 β1 β2 α1 α2 β1 β2
1,00 0,0226 0,0198 0,0556 0,0417 0,0198 0,0226 0,0417 0,0556 0,0179 0,0179 0,0417 0,0417
1,05 0,0231 0,0184 0,0560 0,0385 0,0213 0,0221 0,0450 0,0545 0,0187 0,0171 0,0437 0,0394

161
1,10 0,0234 0,0169 0,0565 0,0350 0,0226 0,0212 0,0481 0,0530 0,0194 0,0161 0,0450 0,0372
1,15 0,0236 0,0154 0,0564 0,0319 0,0238 0,0206 0,0507 0,0511 0,0200 0,0150 0,0461 0,0349
1,20 0,0236 0,0142 0,0560 0,0292 0,0249 0,0198 0,0530 0,0491 0,0204 0,0142 0,0468 0,0325
1,25 0,0236 0,0132 0,0552 0,0267 0,0258 0,0189 0,0549 0,0470 0,0207 0,0133 0,0473 0,0303
1,30 0,0235 0,0120 0,0545 0,0242 0,0266 0,0181 0,0565 0,0447 0,0208 0,0123 0,0475 0,0281
1,35 0,0233 0,0110 0,0536 0,0222 0,0272 0,0172 0,0577 0,0424 0,0210 0,0115 0,0474 0,0262
1,40 0,0230 0,0102 0,0526 0,0202 0,0279 0,0162 0,0588 0,0400 0,0210 0,0107 0,0473 0,0240
1,45 0,0228 0,0094 0,0516 0,0185 0,0282 0,0154 0,0593 0,0377 0,0209 0,0100 0,0469 0,0223
1,50 0,0225 0,0086 0,0506 0,0169 0,0285 0,0146 0,0597 0,0354 0,0208 0,0093 0,0464 0,0206
1,55 0,0221 0,0079 0,0495 0,0155 0,0289 0,0138 0,0599 0,0332 0,0206 0,0086 0,0459 0,0191
1,60 0,0218 0,0073 0,0484 0,0142 0,0289 0,0130 0,0599 0,0312 0,0205 0,0080 0,0452 0,0177
1,65 0,0214 0,0067 0,0473 0,0131 0,0290 0,0123 0,0597 0,0293 0,0202 0,0074 0,0446 0,0164
1,70 0,0210 0,0062 0,0462 0,0120 0,0290 0,0116 0,0594 0,0274 0,0200 0,0069 0,0438 0,0152
1,75 0,0206 0,0058 0,0452 0,0112 0,0290 0,0109 0,0589 0,0256 0,0197 0,0064 0,0431 0,0141
1,80 0,0203 0,0054 0,0442 0,0102 0,0288 0,0103 0,0583 0,0240 0,0195 0,0060 0,0423 0,0131
1,85 0,0200 0,0050 0,0432 0,0095 0,0286 0,0097 0,0576 0,0225 0,0192 0,0056 0,0415 0,0122
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

1,90 0,0196 0,0046 0,0422 0,0088 0,0284 0,0092 0,0570 0,0212 0,0190 0,0052 0,0408 0,0113
1,95 0,0192 0,0043 0,0413 0,0082 0,0282 0,0086 0,0562 0,0198 0,0186 0,0049 0,0400 0,0107
2,00 0,0189 0,0040 0,0404 0,0076 0,0280 0,0081 0,0555 0,0187 0,0183 0,0046 0,0392 0,0098
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

Bảng 15:

162
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

163
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

164
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

165
Bài giảng Kết cấu Bê tông cốt thép 2. Phạm Minh Kính – Thạch Sôm Sô Hoách

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1]. Bộ Khoa Học Và Công Nghệ, TCVN 5574-2012 Kết cấu bê tông và bê tông cốt
thép – Tiêu chuẩn thiết kế.
[2]. Bộ Xây Dựng, TCXDVN 2737 – 1995 Tải trọng và tác động – Tiêu chuẩn thiết
kế, NXB Xây Dựng Hà Nội – 2002.
[3]. GS.TS. Nguyễn Đình Cống, Tính toán thực hành cấu kiện bê tông cốt thép theo
TCXDVN 356-2005, NXB Xây Dựng – 2009.
[4]. GS.TS. Nguyễn Đình Cống, Tính toán tiết diện cột bê tông cốt thép, NXB Xây
Dựng – 2006.
[5]. GS.TS. Nguyễn Đình Cống, Sàn sườn bê tông toàn khối, NXB Xây Dựng Hà
Nội– 2008.
[6]. TS. Vương Ngọc Lưu, . . ., Thiết kế khung ngang nhà công nghiệp một tầng
bằng bê tông cốt thép lắp ghép, NXB Xây Dựng Hà Nội– 2009.
[7]. GS. TS. Ngô Thế Phong, . . ., Kết cấu bê tông cốt thép – Phần kết cấu nhà cửa,
NXB Khoa Học Kỹ Thuật – 2002.
[8]. PGS. TS. Phan Quang Minh, . . ., Kết cấu bê tông cốt thép – Phần cấu kiện cơ
bản, NXB Khoa Học Kỹ Thuật Hà Nội – 2006.
[9]. ThS. Võ Bá Tầm, Kết cấu bê tông cốt thép (3 tập), NXB Đại Học Quốc Gia TP.
HCM – 2007.
[10]. TS. Trịnh Kim Đạm, TS. Lê Bá Huế, Khung bê tông cốt thép, NXB Khoa Học
Kỹ Thuật Hà Nội – 2006.
[11]. ThS. Phạm Minh Kính, Giáo trình kết cấu bê tông cốt thép, NXB Xây Dựng
Hà Nội– 2014.
[12] Phạm Minh Kính & Thạch Sôm Sô Hoách, Kết cấu bê tông cốt thép, phần 1

166

You might also like