You are on page 1of 257

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 MỤC LỤC

MỤC LỤC
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ................................................................... 5
THIẾT KẾ SÀN TẦNG 5 – PHƯƠNG ÁN SÀN PHẲNG U-BOOT BETON
.................................................................................................................................................... 6

2.1.1. Giới thiệu công nghệ sàn U-Boot Beton ................................................................... 6


2.1.2. Giới thiệu công nghệ sàn U-Boot Beton ................................................................... 6
2.1.3. Chỉ tiêu kỹ thuật ...................................................................................................... 12
2.1.4. Ưu và nhược điểm của sàn U-Boot Beton .............................................................. 15
2.1.5. Ví dụ so sánh hiệu quả sàn U-Boot Beton với phương án sàn bê tông truyền thống
........................................................................................................................................... 16
2.1.6. Quy trình tính toán .................................................................................................. 19

2.2.1. Tiêu chuẩn thiết kế .................................................................................................. 19


2.2.2. Lựa chọn vật liệu ..................................................................................................... 20
2.2.3. Sơ bộ kích thước các cấu kiện ................................................................................. 23
2.2.4. Quan niệm tính toán sàn U-Boot Beton .................................................................. 25
2.2.5. Tải trọng .................................................................................................................. 29
2.2.6. Tổ hợp tải trọng ....................................................................................................... 33
2.2.7. Mô hình sàn U-Boot Beton trong phần mềm SAFE2014 ....................................... 33
2.2.8. Chia dải (Strip) để lấy nội lực trên sàn.................................................................... 35
2.2.9. Nội lực của dải sàn trên dải Strip ............................................................................ 36
2.2.10. Tính và bố trí thép cho sàn U-Boot Beton ............................................................ 38
2.2.11. Kiểm tra khả năng chịu cắt của bản ...................................................................... 49
2.2.12. Kiểm tra độ võng của sàn U-Boot beton ............................................................... 65
2.2.13. Tính toán bề rộng khe nứt lớn nhất của sàn U-Boot Beton ................................... 68
2.2.14. Tính toán dầm biên ................................................................................................ 69
TÍNH TOÁN DẦM TẦNG CHUYỂN .......................................................... 73

3.1.1. Sơ bộ kích thước cấu kiện ....................................................................................... 73


3.1.2. Lựa chọn vật liệu ..................................................................................................... 74
3.1.3. Tải trọng .................................................................................................................. 74

3.2.1. Khái niệm về dầm chuyển (Transfer beams hay Transfer Grider) .......................... 75

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 1
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 MỤC LỤC

3.2.2. Lý thuyết tính toán .................................................................................................. 75


3.2.3. Lịch sử phát triển lý thuyết tính toán dầm cao (Deep Beam) ................................. 75

3.3.1. Các loại dầm chuyển bê tông cố thép ...................................................................... 77


3.3.2. Một số công trình sử dụng kết cấu dầm chuyển ...................................................... 77

3.4.1. Quan niệm tính toán dầm cao .................................................................................. 88


3.4.2. Tính toán khả năng chịu lực của dầm cao theo ACI 318 ........................................ 89
3.4.3. Kết quả tính toán ..................................................................................................... 92
3.4.4. Kiểm tra độ võng của dầm chuyển ........................................................................ 101
3.4.5. Kiểm tra vết nứt dầm chuyển ................................................................................ 101

3.5.1. Giới thiệu............................................................................................................... 102


3.5.2. Phân vùng ứng suất biến dạng của cấu kiện bê tông cốt thép ............................... 102
3.5.3. Mô hình giàn ảo (Strut and Tie Model)................................................................. 103
3.5.4. Các bộ phận cơ bản cấu thành mô hình giàn ảo .................................................... 105
3.5.5. Các bước giải bài toán bằng mô hình giàn ảo ....................................................... 107
3.5.6. Thực hành tính toán............................................................................................... 113

3.6.1. Tính toán dầm chuyển theo tiêu chuẩn ACI318-02 .............................................. 124
3.6.2. Tính toán dầm chuyển theo mô hình giàn ảo ........................................................ 125
3.6.3. Kết luận ................................................................................................................. 125

3.7.1. Mục đích ................................................................................................................ 125


3.7.2. Lựa chọn tiết diện và thông số vật liệu cho dầm chuyển dự ứng lực .................... 126
3.7.3. Sơ bộ số cáp và tính tổn hao ứng suất trong dầm.................................................. 126
3.7.4. Kiểm tra ứng suất tại các giai đoạn thi công ......................................................... 130
3.7.5. Tính khả năng chịu cắt tại vị trí chân vách ........................................................... 132
3.7.6. Kiểm tra điều kiện nén cục bộ bê tông tại đầu neo ............................................... 133
TÍNH TOÁN CỘT THÔNG TẦNG............................................................ 137

4.1.1. Độ mảnh và ảnh hưởng của độ mảnh đến độ bền ................................................. 137
4.1.2. Khái niệm về hệ giằng và hệ không giằng ............................................................ 138
4.1.3. Tiêu chuẩn về việc bỏ qua ảnh hưởng của độ mảnh ............................................. 139

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 2
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 MỤC LỤC

4.1.4. Hệ số chiều dài tính toán k .................................................................................... 139


4.1.5. Phương pháp khuếch đại moment ......................................................................... 141
4.1.6. Tính toán cột trục A-8 ........................................................................................... 143

4.2.1. Giới thiệu............................................................................................................... 146


4.2.2. Phương pháp tính toán .......................................................................................... 147
4.2.3. Ổn định cục bộ của thép hình ................................................................................ 147
4.2.4. Cột liên hợp thép – bê tông cốt thép chịu nén đúng tâm ....................................... 148
4.2.5. Cột liên hợp thép – bê tông cốt thép chịu nén uốn đồng thời ............................... 151
4.2.6. Tính toán cột trục A-8 (phương án cột liên hợp thép-bê tông) ............................. 158
4.2.7. Kiểm tra điều kiện để áp dụng phương pháp tính toán đơn giản .......................... 172
4.2.8. Tính số lượng neo chống trượt giữa cột thép và bê tông tại nút liên kết .............. 172
THIẾT KẾ HỆ CỌC VÂY GIẰNG CHỐNG THI CÔNG BOTTOM-UP
................................................................................................................................................ 174

5.2.1. Lựa chọn giải pháp thi công hố đào ...................................................................... 175
5.2.2. Lựa chọn kết cấu cho công trình CHUNG CƯ OCEAN VIEW MANOR ........... 185
5.2.3. Lựa chọn giải pháp loại tường vây để sử dụng cho hố đào ................................... 185
5.2.4. Kết luận ................................................................................................................. 195
5.2.5. Cấu tạo hệ giằng chống shoring – kingspot .......................................................... 196

5.3.1. Thông số đất đắp ................................................................................................... 200


5.3.2. Các thông số đầu vào để thống kê số liệu địa chất HK2 ....................................... 200
5.3.3. Xử lý số liệu từ những số liệu thống kê ................................................................ 201
5.3.4. Bảng tổng hợp số liệu đất nền mô hình hardening soil ......................................... 205

5.5.1. Khai báo thông số đầu vào .................................................................................... 210


5.5.2. Mô hình hóa hố đào công trình ............................................................................. 213

5.6.1. Chuyển vị tường vây theo các bước thi công ........................................................ 221
5.6.2. Nội lực ................................................................................................................... 234

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 3
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 MỤC LỤC

5.6.3. Tính toán cốt thép cho hệ cọc vây ......................................................................... 239
5.6.4. Kiểm tra chống đẩy trồi hố móng.......................................................................... 240

5.7.1. Chọn lựa giai đoạn gây nguy hiểm nhất hệ shoring .............................................. 242
5.7.2. Mô hình hệ chống shoring trong phần mềm ETABS ............................................ 243

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 4
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 1: TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI


Cùng với sự phát triển của xã hội và sự bùng nổ dân số hiện nay, nhu cầu nhà ở cao tầng
cho dân cư ngày càng cao, đặc biệt là những thành phố lớn, nơi dân thường tập trung
làm ăn và sinh sống, trong đó thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung dân cư đông đúc
và có mức sống cao bậc nhất cả nước.
Khi thành phố ngày càng phát triển, mức sống của người dân được nâng cao. Vì thế các
hộ gia đình thường lựa chọn cho gia đình mình nơi sinh sống thuận tiện nhất. Từ đó các
hình thức chung cư cao cấp kết hợp với trung tâm thương mại, văn phòng ngày càng
xuất hiện nhiều và trở nên phổ biến trong xã hội ngày nay.
Khi xây dựng chung cư kết hợp trung tâm thương mại và văn phòng, chúng ta có thể
hưởng thụ được toàn bộ những tiện ích có sẵn ngay tại nơi sinh sống. Ngoài ra chủ đầu
tư cũng có thể linh hoạt hơn trong việc kinh doanh, cho thuê căn hộ và các dịch vụ.
Khi xây dựng các chung cư kết hợp trung tâm thương mại và văn phòng, giải pháp kết
cấu được lựa chọn rất quan trọng. Những phương án kết cấu lúc này phải tuân theo
những yêu cầu kiến trúc khắt khe của chủ đầu tư. Đối với những tầng thương mại, văn
phòng thì yêu cầu cần có không gian rộng rãi, thoáng mát. Ngược lại, đối với những
tầng căn hộ thì yêu cầu kết cấu cần đáp ứng nhu cầu dễ ngăn chia các phòng ở. Vì vậy
giải pháp kết cấu cho chung cư cao cấp kết hợp trung tâm thương mại và văn phòng cần
được xem xét và lựa chọn kỹ lưỡng.
CHUNG CƯ CAO CẤP OCEAN VIEW MANOR được xây dựng đã đáp ứng tất cả
các yêu cầu khắt khe của một chung cư cao cấp.
Trong phạm vi phần chuyên đề của đồ án, sinh viên chỉ nghiên cứu một số dạng kết cấu
thường gặp trong chung cư kết hợp trung tâm thương mại là:
 Sàn U-Boot Beton vượt nhịp lớn
 Kết cấu chuyển từ hệ cột sang hệ vách – Dầm chuyển tại tầng 6
 Cột thông tầng có chiều cao lớn
 Thiết kế hệ cọc vây thi công tầng hầm bằng phương pháp Bottom-Up

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 5
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 2:THIẾT KẾ SÀN U-BOOT BETON

THIẾT KẾ SÀN TẦNG 5 – PHƯƠNG ÁN SÀN


PHẲNG U-BOOT BETON
TỔNG QUAN CÔNG NGHỆ SÀN U-BOOT BETON

2.1.1. Giới thiệu công nghệ sàn U-Boot Beton

2.1.2. Giới thiệu công nghệ sàn U-Boot Beton

Khái niệm
Uboot-Beton là công nghệ sàn nhẹ sản phẩm công nghệ của hai tập đoàn Daliform Group
(Italy) và Peikko Group (Phần Lan), sử dụng các bằng nhựa polypropylen tái chế để thay
thế phần bê tông không tham gia chịu lực ở thớ giữa của bản sàn, giúp giảm trọng lượng
kết cấu, giảm kích thước hệ cột, vách, móng, tường, vách chịu lực và tăng khoảng cách
lưới cột.

Bản sàn Uboot-Beton là loại kết cấu rỗng, phẳng, không dầm, liên kết trực tiếp với hệ
cột, vách chịu lực nên có nhiều ưu điểm về mặt kỹ thuật và kinh tế. Ngoài ra bản sàn
Uboot-Beton còn là một sản phẩm cải tiến của Bubble Deck.

Nguyên tắc cấu tạo


U-Boot Beton có cấu tạo đặc biệt với 4 chân hình côn và phụ kiện liên kết giúp tạo ra
một hệ thống dầm vuông góc nằm giữa lớp sàn bê tông trên và dưới. Có 02 dạng là hộp
đơn và hộp đôi .Ngoài ra giữa các hộp còn có các côt liên kết với nhau theo cả 2 phương
vuông góc.

Hình 2.1 – Cấu tạo hộp đơn - hộp đôi

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 6
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 2:THIẾT KẾ SÀN U-BOOT BETON

Hình 2.2 – Cấu tạo liên kết các hộp cốt pha
Sàn U-Boot Beton có cấu tạo gồm: một lớp thép trên, môt lớp thép dưới, và ở giữa các
khoang hở là các thép gia cường.

Hình 2.3 – Cấu tạo các lớp thép

Việc đặt U-Boot Beton vào vùng bê tông không làm việc làm giảm trọng lượng của sàn,
cho phép sàn vượt nhịp lớn, giảm lượng bê tông và thép sử dụng.

U-Boot Beton được ứng dụng trong sàn phẳng không dầm vượt nhịp cũng như chịu tải
trọng lớn. Với trọng lượng nhẹ, tính cơ động cũng như mô đun đa dạng, người thiết kế
có thể thay đổi thông số kỹ thuật khi cần trong mọi trường hợp để phù hợp với các yêu
cầu kiến trúc.

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 7
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 2:THIẾT KẾ SÀN U-BOOT BETON

Hình 2.4 – Sàn U-Boot Beton

Phạm vi ứng dụng


Sử dụng U-Boot Beton trong kết cấu sàn rất phù hợp với những công trình có yêu cầu
kết cấu sàn nhẹ, tiết kiệm vật liệu. U-Boot Beton là giải pháp lý tưởng để tạo sàn với
nhịp lớn và khả năng chịu tải cao: đặc biệt phù hợp với những kết cấu có yêu cầu về
không gian mở, như trung tâm thương mại, nhà công nghiệp, bệnh viện, trường học cũng
như các công trình công cộng và nhà ở. U-Boot Beton giúp bố trí cột thuận tiện hơn vì
không cần dùng dầm. Trong trường hợp những công trường khó vận chuyển và thi công
thì U-Boot Beton với tính năng linh hoạt, nhẹ nhàng, thuận tiện rất thuận lợi cho điều
kiện thi công, không cần các thiết bị vận chuyển, nâng phức tạp. Khi sử dụng U-Boot
Beton cho móng bè thì móng có thể có độ dày lớn hơn mà vẫn giảm lượng bê tông sử
dụng.

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 8
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 2:THIẾT KẾ SÀN U-BOOT BETON

Hình 2.5 – Ứng dụng trong bệnh viện

Hình 2.6 – Nhà để xe nhiều tầng

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 9
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 2:THIẾT KẾ SÀN U-BOOT BETON

Hình 2.7 – Văn phòng, chung cư

Một số công trình thực tế sử dụng sàn U-Boot Beton


a) Chung cư GLORY PALACE tại thành phố Vinh
Glory Palace được thiết kế nhằm thỏa mãn trào lưu chọn nơi ở mới hiện nay: Nằm ở
phía Đông, ngay trung tâm thành phố, cách dòng sông Lam 5 phút đi xe, điều đó làm
cho Glory Palace luôn được đón gió mát thổi vào. Nhìn về phía Tây Nam không xa
(5phút đi bộ) là khuôn viên quảng trường HCM với ngút ngàn cây xanh, là công viên
trung tâm với nhiều trò giả trí, là nơi để cho ta có không gian thư thái cùng thiên nhiên
sau những giờ làm việc căng thẳng.

Hình 2.8 – Chung cư GLORY PALACE tại thành phố Vinh

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 10
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 2:THIẾT KẾ SÀN U-BOOT BETON

 Số tầng: 15 tầng.
 Sử dụng phương án sàn U-Boot Beton
 Loại U-boot sử dụng: H10+5 và H16+5
b) Cao ốc văn phòng Châu Tuấn - Hà Tĩnh

Hình 2.9 – Cao ốc văn phòng Châu Tuấn - Hà Tĩnh


 Số tầng: 14
 Diện tích sàn điển hình: 620m2
 Ô sàn điển hình: 6.8 x 9.3m
 Loại U-boot sử dụng: H13+6
 Tổng chiều dày hệ sàn: 25cm
c) Chung cư và Trung tâm thương mại City Life - Milano (Italy)

Hình 2.10 – Chung cư và Trung tâm thương mại City Life - Milano (Italy)

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 11
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 2:THIẾT KẾ SÀN U-BOOT BETON

 Xây dựng năm: 2010


 Công năng: Chung cư và Trung tâm thương mại
 Diện tích: 500.000 m2
 Hệ thống kết cấu sàn U-boot sử dụng loại H13+7
 Tổng chiều dày hệ sàn: 36cm
d) Cao ốc văn phòng Tour AXA, Paris – Pháp

Hình 2.11 – Cao ốc văn phòng Tour AXA, Paris – Pháp

 Địa điểm :La Defense - Courbevoie - Ngoại ô Paris


 Chiều cao: 231m
 Diện tích : 79 000 m2
 Số tầng: 70 tầng
 Từ tầng 50 – 70 sử dụng phương án sàn U – Boot.
Loại U – Boot sử dụng H10+5 và H16+5

2.1.3. Chỉ tiêu kỹ thuật


So với các lại sàn khác, sàn rỗng U-Boot Beton tạo nên sự khác biệt do các đặc điểm cơ
bản sau:

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 12
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 2:THIẾT KẾ SÀN U-BOOT BETON

Trọng lượng bản thân tấm sàn


Tài liệu dưới đây tham khảo từ tài liệu kỹ thuật của Công ty TNHH Xây dựng Lâm
Phạm - là đơn vị sản xuất và thi công độc quyền tại Việt Nam hiên nay, tuy nhiên công
nghệ này có thể mua bán, chuyển giao bản quyền với chi phi phù hợp.
Tùy theo nhịp và tải trọng mà một đặc điểm chính của kết cấu sàn sàn U – BOOT với
sàn đặc có những điểm khác nhau.
Ưu thế chính của các hộp rỗng là giảm trọng lượng của tấm sàn. Tải trọng bản thân của
sàn U-Boot Beton giảm so với tấm sàn đặc có cùng độ dày và không ảnh hưởng nhiều
đến khả năng chịu uốn và độ cứng của tấm sàn.

Khả năng chịu lực


Khả năng chịu lực của sàn U – Boot tốt hơn sàn BubbleDeck vì cường độ vật liệu làm
nên cốt pha hộp nhựa U – Boot tốt hơn nhiều so với quả bóng nhựa tái chế cùng loại.
Ngoài ra khả năng làm việc chung với bê tông với cốt pha hộp nhựa U – Boot, cũng hơn
hẳn với bóng nhựa, vì cấu tạo của hộp nhựa có các rãnh, tạo bề mặt nên tăng độ bám
dính, ma sát khi làm việc chung với bê tông, trong khi quả bóng nhựa thì tròn trơn nên
khả năng bám dính kém hơn.

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 13
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 2:THIẾT KẾ SÀN U-BOOT BETON

Bên cạnh đó giữa các hộp nhựa lại được liên kết với nhau bằng các chốt, làm tăng khả
năng truyền lực giữa các hộp cốt pha, trong khi quả bóng trong sàn BubbleDeck lại
không có được điều này.

Hình 2.12 – Cấu tạo liên kết giữa các hộp cốt pha nhựa U-Boot

Khả năng chống cháy


Hộp cốt pha sàn U – boot được làm từ vật liệu Polypropylene, có khả năng chịu được
nhiệt độ cao hơn so với bóng nhựa tái chế, ngoài ra khi cháy ở nhiệt độ cao, vật liệu
Polypropylene không sinh ra khí độc và ít bị biến dạng hơn. Hạn chế được hiện tượng
nổ cục bộ do áp suất sinh ra khi xảy ra cháy như sàn Bubble Deck.

Khả năng thi công


Sàn cấu tạo bằng các hộp nhựa có 4 chân ở các góc nên việc vận chuyển và lắp đặt vô
cùng dể dàng và thuận tiện, ngoài ra có cấu tạo chắc chắn nên khó bị xê dịch khi thi
công lắp đặt cốt thép hay đổ bê tông trong khi bóng nhựa khi thi công sàn BubbleDeck
thì dễ bị biến dạng, xê dịch và bị xì hơi. Do vậy sàn U-Boot nhanh hơn và ít sự cố hơn.

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 14
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 2:THIẾT KẾ SÀN U-BOOT BETON

2.1.4. Ưu và nhược điểm của sàn U-Boot Beton

Ưu điểm

Hình 2.13 – So sánh sơ bộ sàn U- Boot với sàn dầm

a) Tăng số lượng sàn


Do giảm chiều dày sàn so với sàn truyền thống nên với cùng chiều cao, công trình có
khả năng tăng thêm tầng sử dụng
b) Nhịp lớn và kiến trúc thông thoáng
Nhờ giảm trọng lượng bản thân của sàn mà cho phép sàn vượt nhịp lớn.
Giảm số lượng cột, thuận tiện phân bố mặt bằng cột.
Bố trí kiến trúc căn hộ linh hoạt hơn khi sử dụng.
c) Giảm độ dày của sàn
Nhẹ - mỏng - làm việc hai phương, sàn mỏng hơn sàn truyền thống với tải trọng và nhịp
giống nhau.
d) Tối ưu hóa tiết diện cột, kích thước móng
Giảm tải trọng xuống cột nên giảm tiết diện cột. Giảm trọng lượng tới 40%, giảm biến
dạng, giảm tải trọng móng, giảm tiết diện và số lượng cột.
Giảm công tác đào đất.

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 15
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 2:THIẾT KẾ SÀN U-BOOT BETON

e) Cải thiện khả năng cách âm


Nhờ tăng độ cứng của lớp sàn trên và sàn dưới, cũng như cấu tạo rỗng của sàn nên việc
truyền âm giảm đi.

Nhược điểm
Giống sàn BubbleDeck, sàn U – Boot beton là sàn phẳng, rỗng không dầm nên khả năng
truyền tải trọng ngang kém hơn so với các loại sàn dầm.
Là một sản phẩm mới nên đòi hỏi quy trình thi công nghiêm ngặt, đội ngũ tay nghề cao.

2.1.5. Ví dụ so sánh hiệu quả sàn U-Boot Beton với phương án sàn bê tông truyền
thống

Thông số kết cấu

Hình 2.14 – Mặt cắt sàn U-Boot Beton

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 16
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 2:THIẾT KẾ SÀN U-BOOT BETON

Bảng 2.1 – Thông số sàn U-Boot cho nhịp sàn 8x8m

Thông số Ký hiệu – đơn vị Giá trị

Chiều dày sàn hoàn thiện Ht ( cm ) 26

Lớp bê tông phía trên S1 ( cm ) 5

Lớp bê tông phía dưới S2 ( cm ) 5

Chiều cao của Uboot Hub (cm) 16

Khoảng cách l (cm) 68

Chiều rộng dầm B (cm) 16

Lớp bảo vệ C (cm) 2.5

Trọng lượng riêng sàn P ( kg/m2) 500

Chiều dày lớp tương đương (cm) 24

Tải tính toán áp dụng G+Q (kG/m2) 400+150

Nhịp giữa các cột ( vách ) X.Y (m) 8x8

So sánh trọng lượng của sàn U-Boot Beton với sàn bêtông cốt thép truyền
thống
Trong báo cáo này, việc so sánh trọng lượng cho hai phương án được xét trên một ô sàn
điển hình với nhịp điển hình 8x8 m. Tải trọng được lấy giống nhau cho cả hai phương
án.
Phân tích một ô sàn có kích thước lưới cột 8x8 m thiết kế theo phương án sàn U-boot và
phương án sàn dầm truyền thống.
 Theo phương án sàn bê tông truyền thống có dầm, ô sàn điển hình được thiết kế
gồm dầm chính có kích thước tiết diện 0.4m x 0.6m, dầm phụ 0.3x0.5m, bản sàn
dày 0.15m
 Theo phương án sàn U-Boot Beton, với nhịp điển hình 8x8m ô sàn được thiết kế
với U-boot sàn dày nhất 26 cm, các U-boot có kích thước 52x52cm chiều cao
16cm chân đế 5cm, bề rộng dầm chìm giữa các U-boot là 16cm.

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 17
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 2:THIẾT KẾ SÀN U-BOOT BETON

Hình 2.15 – Mặt bằng phương án sàn bê tông toàn khối và sàn Uboot-beton

Khối lượng bê tông của ô sàn được tính trên cơ sở bê tông dầm chính, bê tông dầm phụ
và bê tông sàn theo hai phương án. Kết quả tính toán ở bảng dưới đây thể hiện khối
lượng của hệ sàn nhẹ thấp hơn so với sàn bê tông thường là 33%.
Bảng 2.2 – Khối lượng bêtông trên một mét vuông sàn

Thế tích đơn vị Khối lượng đơn vị Tỉ lệ


Cấu kiện
(m3/m2) (kg/m2) (%)

Sàn bêtông truyền


0.25 625 100
thống

Sàn Uboot 26cm 0.17 425 68

Hình 2.16 – Biểu đồ khối lượng bêtông trên một mét vuông sàn

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 18
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 2:THIẾT KẾ SÀN U-BOOT BETON

So sánh khối lượng thép sàn U-Boot Beton với sàn bêtông cốt thép truyền
thống
Với mặt bằng và tải trọng đã cho, sinh viên đã chiết tính hàm lượng thép để làm cơ sở
so sánh với giải pháp kết cấu mới. Kết quả cho thấy, phương án sàn U - Boot đưa ra ưu
điểm hơn khi giảm được trọng lượng bê tông và tăng chiều dày sàn so với phương án
sàn bê tông cốt thép thường nên hàm lượng thép thấp hơn nhiều, cụ thể xem ở bảng dưới
đây
Bảng 2.3 – Khối lượng cốt thép trên một mét vuông sàn

Khối lượng thép Tỉ lệ


Cấu kiện
(kg/m2) (%)

Sàn bêtông truyền


16.5 100
thống

Sàn Uboot 26cm 14.4 87

Hình 2.17 – Biểu đồ khối lượng cốt thép trên một mét vuông sàn

2.1.6. Quy trình tính toán


Quy trình tính toán sàn U-Boot beton được sinh viên trình bày cụ thể trong Chương 2
quyển Chuyên đề và bản vẽ

TÍNH TOÁN THIẾT KẾ SÀN TẦNG 5 – SÀN U-BOOT BETON

2.2.1. Tiêu chuẩn thiết kế


Trong đồ án này, sinh viên thiết kế dựa vào tiêu chuẩn xây dựng: American Concrete
Institute (2011), Building Code Requirement for Structural Concrete (ACI318M-11)
and Commentary.[22] để kiểm tra và tính toán. Ngoài ra sinh viên còn tham khảo thêm

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 19
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 2:THIẾT KẾ SÀN U-BOOT BETON

một số chỉ dẫn thiết kế, thông số của vật liệu từ Catalogue U-Boot Beton, Công ty
TNHH Xây dựng Lâm Phạm (497, Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội) [45]

2.2.2. Lựa chọn vật liệu

Bêtông
Chọn bêtông có cấp độ bền B40 có cường độ nén đặc trưng 40 MPa (mẫu thử chuẩn lập
phương 150x150x150 mm).

B30 theo TCVN tương ứng với mẫu lăng trụ (cylinder) C30/37, có fc  30 (MPa)
'

Hệ số modulus đàn hồi1: Ec  4700 f c'  4700 30  25742 (MPa)

Cốt thép thường


Thép SD390 có fy = 390 MPa, fu = 600 MPa 2

Các dạng sàn U-Boot Beton


U-Boot Beton được có thể sản xuất dưới dạng cấu kiện: Module cốt thép, dạng cấu kiện
“hộp” cả hộp đơn và hộp đôi chế tạo sẵn được đặt trên ván khuôn truyền thống và đổ bê
tông trực tiếp.

Các bảng thông số của vật liệu từ Catalogue U-Boot Beton, Công ty TNHH Xây dựng
Lâm Phạm (497, Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội) [45]

Hình 2.18 – Kí hiệu kích thước các hộp U-Boot

1
Quy định tại Mục 8.5.1, ACI 318M-11[16]
2
Tra bảng B1, Phụ lục B, Bộ Xây dựng (2012), TCVN 5574–2012: Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép–Tiêu
chuẩn thiết kế, Nhà xuất bản Xây Dựng.[2]

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 20
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 2:THIẾT KẾ SÀN U-BOOT BETON

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 21
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 2:THIẾT KẾ SÀN U-BOOT BETON

Hình 2.19 – Đặc điểm của sàn U-Boot Beton và so sánh với sàn đặc

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 22
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 2:THIẾT KẾ SÀN U-BOOT BETON

Ưu thế chính của các hộp rỗng là giảm trọng lượng của tấm sàn. Tải trọng bản thân của
sàn U-Boot Beton giảm so với tấm sàn đặc có cùng độ dày và không ảnh hưởng nhiều
đến khả năng chịu uốn và độ cứng của tấm sàn.

2.2.3. Sơ bộ kích thước các cấu kiện

Cột, dầm, vách


 Cột: Như đã sơ bộ tại trong quyển Thuyết minh Đồ án
 Cột giữa: bxh = 1800x1800
 Dầm biên: bxh=300x600
 Vách biên và lõi: V400

Sàn U-Boot Beton


Chọn sơ bộ chiều dày sàn theo yêu cầu của sàn U-boot Beton. Lấy theo catalogue của
công ty THHH Xây dựng Lâm Phạm (497, Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội).

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 23
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 2:THIẾT KẾ SÀN U-BOOT BETON

Bảng 2.4 – Bảng sơ bộ thông số kỹ thuật theo nhịp sàn

EIUboot UBoot
Nhịp hsu S1 H S2 IU-Boot Isolid γU-Boot γsolid
EIsolid  solid

m cm cm cm cm cm4/m cm4/m kG/m2 kG/m2

7 26 5 16 5 122364 146467 0.84 482.6 650 0.74

8 30 7 16 7 200897 225000 0.89 582.6 750 0.78

9 34 5 24 5 246063 327533 0.75 596.2 850 0.70

10 36 10 16 10 364697 388800 0.94 732.6 900 0.81

11 38 7 24 7 376796 457267 0.82 696.2 950 0.73

12 42 5 32 5 429513 617400 0.70 715.2 1050 0.68

12 44 10 24 10 628396 709867 0.89 846.2 1100 0.77

12 46 7 32 7 623247 811133 0.77 815.2 1150 0.71

13 50 5 40 5 673542 1041667 0.65 828.8 1250 0.66

14 52 10 32 10 983847 1171733 0.84 965.2 1300 0.74

14 54 7 40 7 944075 1312200 0.72 928.8 1350 0.69

15 58 5 48 5 989345 1625933 0.61 942.4 1450 0.65

15 60 10 40 10 1431875 1800000 0.80 1078.8 1500 0.72

16 62 7 48 7 1349478 1986067 0.68 1042.4 1550 0.67

18 68 10 48 10 1983678 2620267 0.76 1192.4 1700 0.70

Trong đó:
 hsu – Chiều dày sàn dự kiến với tải trọng vượt 500kg/m2
 S1 – Khoảng cách tính từ đáy sàn đến hộp U-Boot.
 S2 – Khoảng cách tính từ mặt sàn đến hộp U-Boot.
 H – Chiều cao của hộp U-Boot.
 IU-Boot – Mômen quán tính của sàn U-Boot beton.
 Isolid – Mômen quán tính của sàn đặc bình thường.
 γU-Boot – Trọng lượng của sàn U-Boot (kG/m2)
 γsolid – Trọng lượng của sàn đặc bình thường (kG/m2)
 Với nhịp sàn 16m, chọn chiều dày sàn 62 cm, sử dụng hộp U-Boot đôi mã hiệu u-
24 có kích thước 52x52 cm, chiều cao H = 48 cm và chiều cao chân p = 7 cm.

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 24
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 2:THIẾT KẾ SÀN U-BOOT BETON

Lưu ý: Trong phạm vi 1.2 m tính từ tim cột sinh viên không bố trí các hộp uboot để
tăng khả năng chống cắt tại các vị trí đầu cột.

2.2.4. Quan niệm tính toán sàn U-Boot Beton


Có 3 quan niệm tính toán sàn U-boot Beton như sau:
 Mô hình kết cấu dạng hộp rỗng.
 Mô hình kết cấu dạng thanh.
 Mô hình sàn phẳng U-Boot Beton tương đương.

Mô hình kết cấu dạng hộp rỗng


Có thể sử dụng phần mềm như SAFE, … để định nghĩa sàn rỗng.

Hình 2.20 – Mô hình kết cấu dạng sàn rỗng

Mô hình kết cấu dạng thanh


Có thể sử dụng một số phần mềm như ETABS, SAP, … để mô hình sàn dưới dạng các
dầm chữ I.

Hình 2.21 – Mô hình kết cấu dạng thanh

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 25
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 2:THIẾT KẾ SÀN U-BOOT BETON

Mô hình sàn phẳng tương đương


Dùng phương pháp quy đổi tiết diện, trọng lượng, độ cứng của sàn rỗng sang sàn thường
rồi sử dụng số liệu đó tính toán sàn như một sàn phẳng thông thường rồi tính toán lượng
thép trên tiết diện dạng dầm chữ I.

Hình 2.22 – Mô hình sàn phẳng U-Boot Beton tương đương

a) Phương pháp quy đổi tương đương dựa trên đặc trưng của tiết diện
Quan niệm sàn U-Boot là tập hợp những dầm chữ I liên tiếp nhau, ta cắt một đoạn dầm
I có bề rộng 720 mm (bề rộng của U-Boot và cánh về hai phía) để xét độ cứng và trọng
lượng riêng tương đương.

CHAÂN KEÂ
THEÙP LÔÙP TREÂN HOÄP UBOOT
70
480
70

260 200 260


THEÙP LÔÙP DÖÔÙI

Hình 2.23 – Cấu tạo sàn U-Boot Beton

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 26
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 2:THIẾT KẾ SÀN U-BOOT BETON

Chọn chiều dày sàn U-boot 620mm với kích thước hộp U-boot theo catalogue như đã
trình bày ở trên.
720

70
200
620

480
70
Hình 2.24 – Tiết diện chữ I

Mômen quán tính của tiết diện được xác định như sau:

b  h3  b  t   hU  Boot
3
I 
12 12

Trong đó:

b – Chiều rộng tiết diện chữ I.

h – Chiều cao tiết diện.

hU-Boot – Chiều cao của hộp U-Boot (chiều cao bụng của tiết diện).

t – Chiều rộng bụng tiết diện.


Từ mômen quán tính, giữ nguyên bề rộng b ta suy ra được chiều cao h của tiết diện
quy đổi.

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 27
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 2:THIẾT KẾ SÀN U-BOOT BETON

hvitual
720

Hình 2.25 – Tiết diện sàn đặc tương đương

b  hvirtual
3
I 12
I  hvirtual  3
12 b
hvirtual – Chiều dày tương đương của tiết diện
Dùng hvirtual suy ra được trọng lượng tương đương của tiết diện dựa trên trọng lượng sàn
rỗng.
g
 virtual 
hvirtual b 2

Trong đó:
γvirtual – Trọng lượng tương đương của sàn rỗng.
g – Trọng lượng của 1 ô sàn rỗng

g  Vbt  bt
 Sử dụng hvirtual và γvirtual làm dữ liệu đầu vào để tính toán nội lực.
b) Quy đổi tiết diện tương đương dựa vào số liệu đề xuất của nhà cung cấp
Giá trị được cung cấp bởi nhà sản xuất (Tham khảo catologue của công ty Lâm Phạm)
EIU  Boot
 Xác định chiều cao hvirtual thông qua tỉ số
EI solid

0.72  0.623 0.5  (0.72  0.2)3  0.48


IU  Boot   2  0.0095(m4 )
12 12

12  IU  Boot 3 12  0.0095
hvitual  3   0.541(m)
b 0.72

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 28
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 2:THIẾT KẾ SÀN U-BOOT BETON

U  Boot
 Xác định trọng lượng riêng γvirtual thông qua tỉ số
 solid

Vsolid  2  (0.72  0.07  0.48  0.2)  1  0.1968(m3 )


g  Vsolid   bt  0.1968  25  4.92 (kN )
g
 vitual   17.54(kN / m3 )
hvitual  b 2

 Vậy sàn rỗng U-Boot beton có chiều dày sàn hs = 62 cm sẽ tương đương với một sàn
đặc phẳng có chiều dày sàn hs = 54.1 cm và trọng lượng riêng bằng 17.54 kN/m3

2.2.5. Tải trọng

Tĩnh tải – DL
 Trọng lượng bản thân bản sàn bêtông tương đương– SW (Safe tự tính)
 Trọng lượng các lớp hoàn thiện – SDL
Bảng 2.5 - Tĩnh tải hoàn thiện (SDL) tác dụng lên sàn tầng 5

Trọng lượng Chiều Tĩnh tải


riêng dày tiêu chuẩn
Vật liệu
(kN/m3) (mm) (kN/m2)

Các lớp hoàn thiện sàn và


trần

- Gạch Ceramic 20 10 0.2

- Vữa lát nền 18 35 0.63

- Vữa trát trần 18 15 0.27

Vách ngăn di động 1

Hệ thống kỹ thuật 0.5

Tĩnh tải chưa tính trọng lượng bản sàn 2.6

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 29
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 2:THIẾT KẾ SÀN U-BOOT BETON

Bảng 2.6 - Tĩnh tải hoàn thiện (SDL) tác dụng lên sàn vệ sinh, logia

Trọng lượng Chiều Tĩnh tải


riêng dày tiêu chuẩn
Vật liệu
(kN/m3) (mm) (kN/m2)

Các lớp hoàn thiện sàn và trần

- Gạch Ceramic 20 10 0.20

- Vữa lát nền + tạo dốc 18 30 0.54

-Lớp chống thấm 10 3 0.03

- Vữa trát trần 18 15 0.27

Hệ thống kỹ thuật 0.50

Tĩnh tải chưa tính trọng lượng bản sàn 1.54

Hình 2.26 – Trọng lượng các lớp hoàn thiện (SDL)

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 30
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 2:THIẾT KẾ SÀN U-BOOT BETON

 Tải tường - WL

Bề dày Tải tường


Chiều cao Chiều cao tiêu chuẩn
Loại tường
tầng (m) tường (m)
(mm) (kN/m)

Tường 200 trên


dầm biên 200 3.5 3 10.80
(hd = 500)

Tường 200 đặt


trên sàn 200 3.5 3.16 11.38
(hs = 340)

Tường 100 đặt


trên sàn 100 3.5 3.16 5.69
(hs = 340)

Hình 2.27 – Tải tường (WL)

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 31
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 2:THIẾT KẾ SÀN U-BOOT BETON

Hoạt tải - LL
Hoạt tải được xác định dựa trên công năng các phòng3
Bảng 2.7 - Hoạt tải tác dụng lên sàn

Giá trị tiêu chuẩn (kN/m2)


Tên sàn
Phần dài Phần ngắn
Toàn phần
hạn hạn

Bếp, phòng giặt 1.30 0.20 1.50

Sảnh, cầu thang, hành


1.00 2.00 3.00
lang

Phòng ngủ, phòng ăn,


0.30 1.20 1.50
phòng khách

Sàn WC 0.30 1.20 1.50

Ban công 0.70 1.30 2.00

Hình 2.28 – Hoạt tải (LL)

3
Theo Điều 4.3.1, Bảng 3, Bộ Xây dựng (2007), TCVN 2737–1995: Tải trọng và tác động–Tiêu chuẩn thiết kế
[1]

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 32
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 2:THIẾT KẾ SÀN U-BOOT BETON

2.2.6. Tổ hợp tải trọng


Tham khảo mục 9.2 tiêu chuẩn ACI 318M-08, khi phân tích sự làm việc của sàn 2
phương thì lấy nội lực từ tổ hợp tải trọng sau để tính thép khi không xét đến ảnh hưởng
của tải trọng ngang như gió, động đất…
ULS = 1.2 DL + 1.6 LL
Trong đó:
 DL là tĩnh tải tiêu chuẩn tác dụng lên sàn (gồm tải trọng bản thân sàn- SW, các
lớp hoàn thiện sàn - SDL, tải tường – WL,…)
 LL là hoạt tải tiêu chuẩn tác dụng lên sàn.

2.2.7. Mô hình sàn U-Boot Beton trong phần mềm SAFE2014

Hình 2.29 – Mô hình sàn U-Boot Beton tầng 5 trong SAFE

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 33
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 2:THIẾT KẾ SÀN U-BOOT BETON

Hình 2.30 – Khai báo đặc trưng vật liệu Hình 2.31 – Khai báo đặc trưng vật
của cấu kiện đặc liệu của cấu kiện U-Boot với trọng
lượng riêng tương đương

Hình 2.32 – Khai báo chiều dày sàn đặc (vị trí đầu cột, vách và lõi)

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 34
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 2:THIẾT KẾ SÀN U-BOOT BETON

Hình 2.33 – Khai báo chiều dày sàn đặc tương đương (U-Boot)

2.2.8. Chia dải (Strip) để lấy nội lực trên sàn

Hình 2.34 – Sơ đồ các dải theo phương X (Layer A)

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 35
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 2:THIẾT KẾ SÀN U-BOOT BETON

Hình 2.35 – Sơ đồ các dải theo phương Y (Layer B)

2.2.9. Nội lực của dải sàn trên dải Strip

Hình 2.36 - Biểu đồ momen trong các dải của theo phương X (đơn vị kNm)

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 36
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 2:THIẾT KẾ SÀN U-BOOT BETON

Hình 2.37 - Biểu đồ momen trong các dải của theo phương Y (đơn vị kNm)
Bảng 2.8 – Bảng phân phối momen từ dải về momen trên từng dầm I
Moment theo Bề rộng dầm Moment
Tên ô Bề rộng dải
Vị trí dải I dầm I
sàn
kN.m m m kN.m
Gối 646.21 3 0.72 155.09
CSA7
Nhịp 319.35 3 0.72 76.64
Gối 724.56 6.5 0.72 80.26
MSA7
Nhịp 724.15 6.5 0.72 80.21
Gối 1089.74 3.5 0.72 224.18
CSA2
Nhịp 554.9 3.5 0.72 114.15
Gối 409.89 7.1 0.72 41.57
MSA1
Nhịp 678.09 7.1 0.72 68.76
Gối 1189.56 3 0.72 285.49
CSA1
Nhịp 368.23 3 0.72 88.38
Gối 505.68 8 0.72 45.51
MSA2
Nhịp 508.21 8 0.72 45.74
Gối 555.18 8 0.72 49.97
MSA3
Nhịp 605.91 8 0.72 54.53
Gối 1034.14 3 0.72 248.19
CSA3
Nhịp 304.59 3 0.72 73.1
Gối 569.69 8 0.72 51.27
MSA4
Nhịp 675.91 8 0.72 60.83
Gối 674.55 3 0.72 161.89
CSA4
Nhịp 426.76 3 0.72 102.42

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 37
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 2:THIẾT KẾ SÀN U-BOOT BETON

Moment theo Bề rộng dầm Moment


Tên ô Bề rộng dải
Vị trí dải I dầm I
sàn
kN.m m m kN.m
Gối 654.54 5.1 0.72 92.41
MSA5
Nhịp 639.69 5.1 0.72 90.31
Gối 651.57 5 0.72 93.83
CSA5
Nhịp 429.24 5 0.72 61.81
Gối 471.9 2.7 0.72 125.84
CSB2
Nhịp 316.54 2.7 0.72 84.41
Gối 985.35 6.8 0.72 104.33
MSB1
Nhịp 870.68 6.8 0.72 92.19
Gối 731.53 2.7 0.72 195.07
CSB1
Nhịp 388.88 2.7 0.72 103.7
Gối 710.49 6.6 0.72 77.51
MSB2
Nhịp 945.07 6.6 0.72 103.1
Gối 1146.51 2.4 0.72 343.95
CSB3
Nhịp 376.2 2.4 0.72 112.86
Gối 2717.7 13.6 0.72 143.88
MSB3
Nhịp 1781.8 13.6 0.72 94.33
Gối 481.16 2.4 0.72 144.35
CSB5
Nhịp 332.4 2.4 0.72 99.72
Gối 800.9 6.8 0.72 84.8
MSB4
Nhịp 835.09 6.8 0.72 88.42
Gối 1252.54 2.6 0.72 346.86
CSB6
Nhịp 369.26 2.6 0.72 102.26
Gối 689.78 6.8 0.72 73.04
MSB5
Nhịp 893.7 6.8 0.72 94.63
Gối 341.99 2.6 0.72 94.7
CSB7
Nhịp 379.77 2.6 0.72 105.17

Từ nội lực được phân phối lại về các dầm I ta tính được thép sàn thông qua việc tìm diện
tích cốt thép trên tiết diện hình chữ I có bề rộng cánh 720mm.

2.2.10. Tính và bố trí thép cho sàn U-Boot Beton

Lý thuyết tính toán


Việc tính toán cốt thép trong dầm chữ I tương đương được thực hiện dựa trên cơ sở tiêu
chuẩn [ACI 318M-11] để việc thiết kế được đồng bộ, tham khảo thêm tài liệu [PCA
notes on ACI 318M-11] và manual của phần mềm SAFE 2014
Theo Tiêu Chuẩn [ACI 318M-11], dầm có tiết diện chữ I được tính toán tương tự như
dầm tiết diện chữ T với phần cánh nằm ở vùng chịu nén và phần cánh sẽ tham gia chịu
nén.

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 38
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 2:THIẾT KẾ SÀN U-BOOT BETON

Chiều cao vùng bêtông chịu nén được xác định theo công thức4:

2 Mu
a  d  d2 
0.85 f c'b f

Trong đó:
ɸ - Hệ số an toàn lấy bằng 0.9 được quy định tại Mục 9.3.2.1, ACI 318M-11 [16]
d – Chiều cao làm việc của tiết diện
f’c – Cường độ bêtông mẫu lăng trụ (cylinder)
bf – bề rộng cánh
Chiều cao vùng nén lớn nhất, cmax, được giới hạn với biến dạng của thép vùng kéo không
vượt quá εs,min=0.005 (Mục 10.3.4, ACI 318M-11[16])
c ,max
cmax  d
c ,max   s ,min

Trong đó:
εc,max = 0.003 (Mục 10.2.3, ACI 318M-11[16])
εs,min = 0.005 (Mục 10.3.4, ACI 318M-11[16])
Chiều cao khối nén lớn nhất của tiết diện, amax, được xác định bằng công thức:

amax  1cmax

4
Mục 10.2, ACI 318M-11 [16]

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 39
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 2:THIẾT KẾ SÀN U-BOOT BETON

Trong đó: β1 được tính tại Mục 10.2.7.3 như sau:


 f c'  4000 
1  0.85  0.05   , 0.65  1  0.85
 1000 

 Trường hợp 1: a ≤ hf
 Khi a < amax thì việc tính toán diện tích thép As được tính toán với tiết diện chữ
nhật có bề rộng bf.

Công thức để tính As khi a  amax


Mu
As 
 a
f y  d  
 2

 Khi a > amax cần đặt thêm cốt thép chịu nén (bài toán cốt kép) theo hướng dẫn ở
mục 10.3.4 và 10.3.5 ACI 318M-11 [16]

 Trường hợp 2: Nếu a > hf thì việc tính toán diện tích cốt thép được chia làm 2
phần. Đầu tiên là cân bằng lực nén ở cánh, Cf, và thứ hai là cân bằng lực nén tại
vùng sườn, Cw.
 Cf được tính toán theo công thức:
C f  0.85 f c'  b f  bw   min  h f , amax 

Cf
Vậy As1  và phần momen Mu do cánh chịu được xác định:
fy

 min(h f , amax ) 
M uf  C f  d  
 2 
 Phần momen Mu do phần sườn chịu:
M uw  M u  M uf
Dầm hình chữ nhật có kích thước bw x d, tương đương với chiều cao vùng nén theo
công thức sau:
2M uw
a1  d  d 2 
0.85 f c'bw

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 40
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 2:THIẾT KẾ SÀN U-BOOT BETON

 Nếu a1 ≤ amax thì diện tích cốt thép chịu kéo được tính như sau:
M uw
As 2 
 a 
f y  d  1 
 2

 Khi a > amax cần đặt thêm cốt thép chịu nén (bài toán cốt kép) theo hướng dẫn
ở mục 10.3.4 và 10.3.5 ACI 318M-11 [16]
 Vậy tổng cốt thép tính toán:
As = As1 + As2

Yêu cầu diện tích cốt thép tối thiểu và tối đa


Theo Mục 10.5.1, ACI 318M-11 [16] quy định diện tích thép chịu kéo phải thoả điều
kiện:

 0.25 f '
 c
bw d
 fy
As ,min  m ax 
1.4bw d
 f
 y

As,m ax  0.4bwd
Ghi chú: Đối với tiết diện chữ nhật thì thay bw bằng b.

Thực hành tính toán


Tính toán thép tại vị trí nhịp của dải CSA7

Vật liệu bê tông B40 có fc  30 (MPa)


'

Thép SD390 có f y  390 (MPa)

Momen M u  76.64 (kN .m / m)

Tiết diện tính toán:

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 41
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 2:THIẾT KẾ SÀN U-BOOT BETON

720

70
200
620

480
70
Hình 2.38 – Tiết diện chữ I

Chọn d’ = 25 (khoảng cách từ mép bêtông đến trọng tâm cốt thép)

Chiều cao làm việc của tiết diện: d  h  d '  620  25  595  mm 

Chiều cao vùng bêtông chịu nén được xác định theo công thức:

2 Mu 2  76.67
a  d  d2   0.595  0.5952   7.85  103 (m)
0.85 f c b f
'
0.85  30  10  0.9  0.72
3

Chiều cao vùng nén lớn nhất cmax:


c ,max 0.003
cmax  d  0.595  0.223 (m)
c ,max   s ,min 0.003  0.005

εc,max = 0.003
εs,min = 0.005
Chiều cao khối nén lớn nhất của tiết diện, amax:

amax  1  cmax  0.85  0.223  0.189 (m)


 f '  4000   30  4000 
1  0.85  0.05  c   0.85  0.05     1.04
 1000   1000 

Mà 0.65  1  0.85  1  0.85

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 42
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 2:THIẾT KẾ SÀN U-BOOT BETON

Ta có: a < hf và a < amax  việc tính toán diệnt ích thép As được tính toán với tiết diện
chữ nhật có bề rộng bf và không cần phải đặt cốt thép chịu lực trong vùng chịu nén.
Diện tích cốt thép chịu kéo được tính:

 104  7.66  cm2 


Mu 76.64
As  
 a  3

f y  d   0.9  390  103   0.595  7.85  10 
 2  2 
As = 7.66 (cm2) là diện tích thép cho 1 dầm chữ I có bề rộng cánh là 720(mm), quy về
diện tích thép trong dải 1 m ta có As = 10.64 (cm2)
 Chọn Ø16a150 (As = 13.4 cm2)
Tính toán tương tự cho các dải khác.

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 43
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 2:THIẾT KẾ SÀN U-BOOT BETON

Bảng 2.9 – Kết quả tính thép cho các vị trí khác trên sàn
Moment bw bf hf h d' d Cmax a As
Tên ô sàn Vị trí 1 amax Dạng bài toán
kN.m mm mm mm mm mm mm mm mm mm2
Gối 155.09 720 720 70 620 25 595 223.125 0.85 189.656 15.99 HCNL-cốt đơn 1550.357
CSA7
Nhịp 76.64 200 720 70 620 25 595 223.125 0.85 189.656 7.85 HCNL-cốt đơn 766.1319
Gối 80.26 720 720 70 620 25 595 223.125 0.85 189.656 8.22 HCNL-cốt đơn 802.3192
MSA7
Nhịp 80.21 200 720 70 620 25 595 223.125 0.85 189.656 8.21 HCNL-cốt đơn 801.8194
Gối 224.18 720 720 70 620 25 595 223.125 0.85 189.656 23.26 HCNL-cốt đơn 2241.016
CSA2
Nhịp 114.15 200 720 70 620 25 595 223.125 0.85 189.656 11.73 HCNL-cốt đơn 1141.101
Gối 41.57 720 720 70 620 25 595 223.125 0.85 189.656 4.24 HCNL-cốt đơn 415.5546
MSA1
Nhịp 68.76 200 720 70 620 25 595 223.125 0.85 189.656 7.04 HCNL-cốt đơn 687.3594
Gối 285.49 720 720 70 620 25 595 223.125 0.85 189.656 29.78 HCNL-cốt đơn 2853.901
CSA1
Nhịp 88.38 200 720 70 620 25 595 223.125 0.85 189.656 9.06 HCNL-cốt đơn 883.4908
Gối 45.51 720 720 70 620 25 595 223.125 0.85 189.656 4.65 HCNL-cốt đơn 454.9408
MSA2
Nhịp 45.74 200 720 70 620 25 595 223.125 0.85 189.656 4.67 HCNL-cốt đơn 457.24
Gối 49.97 720 720 70 620 25 595 223.125 0.85 189.656 5.1 HCNL-cốt đơn 499.5252
MSA3
Nhịp 54.53 200 720 70 620 25 595 223.125 0.85 189.656 5.57 HCNL-cốt đơn 545.1092
Gối 248.19 720 720 70 620 25 595 223.125 0.85 189.656 25.8 HCNL-cốt đơn 2481.032
CSA3
Nhịp 73.1 200 720 70 620 25 595 223.125 0.85 189.656 7.48 HCNL-cốt đơn 730.7442
Gối 51.27 720 720 70 620 25 595 223.125 0.85 189.656 5.24 HCNL-cốt đơn 512.5206
MSA4
Nhịp 60.83 200 720 70 620 25 595 223.125 0.85 189.656 6.22 HCNL-cốt đơn 608.0872
Gối 161.89 720 720 70 620 25 595 223.125 0.85 189.656 16.7 HCNL-cốt đơn 1618.334
CSA4
Nhịp 102.42 200 720 70 620 25 595 223.125 0.85 189.656 10.51 HCNL-cốt đơn 1023.842
Gối 92.41 720 720 70 620 25 595 223.125 0.85 189.656 9.47 HCNL-cốt đơn 923.7767
MSA5
Nhịp 90.31 200 720 70 620 25 595 223.125 0.85 189.656 9.26 HCNL-cốt đơn 902.784
Gối 93.83 720 720 70 620 25 595 223.125 0.85 189.656 9.62 HCNL-cốt đơn 937.9717
CSA5
Nhịp 61.81 200 720 70 620 25 595 223.125 0.85 189.656 6.32 HCNL-cốt đơn 617.8837

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 44
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 2:THIẾT KẾ SÀN U-BOOT BETON

Moment bw bf hf h d' d Cmax a As


Tên ô sàn Vị trí 1 amax Dạng bài toán
kN.m mm mm mm mm mm mm mm mm mm2
Gối 125.84 720 720 70 620 25 595 223.125 0.85 189.656 12.94 HCNL-cốt đơn 1257.96
CSB2
Nhịp 84.41 200 720 70 620 25 595 223.125 0.85 189.656 8.65 HCNL-cốt đơn 843.8047
Gối 104.33 720 720 70 620 25 595 223.125 0.85 189.656 10.71 HCNL-cốt đơn 1042.935
MSB1
Nhịp 92.19 200 720 70 620 25 595 223.125 0.85 189.656 9.45 HCNL-cốt đơn 921.5774
Gối 195.07 720 720 70 620 25 595 223.125 0.85 189.656 20.18 HCNL-cốt đơn 1950.017
CSB1
Nhịp 103.7 200 720 70 620 25 595 223.125 0.85 189.656 10.64 HCNL-cốt đơn 1036.637
Gối 77.51 720 720 70 620 25 595 223.125 0.85 189.656 7.94 HCNL-cốt đơn 774.8288
MSB2
Nhịp 103.1 200 720 70 620 25 595 223.125 0.85 189.656 10.58 HCNL-cốt đơn 1030.639
Gối 343.95 720 720 70 620 25 595 223.125 0.85 189.656 36.08 HCNL-cốt đơn 3438.297
CSB3
Nhịp 112.86 200 720 70 620 25 595 223.125 0.85 189.656 11.59 HCNL-cốt đơn 1128.205
Gối 143.88 720 720 70 620 25 595 223.125 0.85 189.656 14.82 HCNL-cốt đơn 1438.297
MSB3
Nhịp 94.33 200 720 70 620 25 595 223.125 0.85 189.656 9.67 HCNL-cốt đơn 942.97
Gối 144.35 720 720 70 620 25 595 223.125 0.85 189.656 14.87 HCNL-cốt đơn 1442.995
CSB5
Nhịp 99.72 200 720 70 620 25 595 223.125 0.85 189.656 10.23 HCNL-cốt đơn 996.8511
Gối 84.8 720 720 70 620 25 595 223.125 0.85 189.656 8.69 HCNL-cốt đơn 847.7033
MSB4
Nhịp 88.42 200 720 70 620 25 595 223.125 0.85 189.656 9.06 HCNL-cốt đơn 883.8906
Gối 346.86 720 720 70 620 25 595 223.125 0.85 189.656 36.39 HCNL-cốt đơn 3467.386
CSB6
Nhịp 102.26 200 720 70 620 25 595 223.125 0.85 189.656 10.49 HCNL-cốt đơn 1022.242
Gối 73.04 720 720 70 620 25 595 223.125 0.85 189.656 7.48 HCNL-cốt đơn 730.1444
MSB5
Nhịp 94.63 200 720 70 620 25 595 223.125 0.85 189.656 9.7 HCNL-cốt đơn 945.9689
Gối 94.7 720 720 70 620 25 595 223.125 0.85 189.656 9.71 HCNL-cốt đơn 946.6687
CSB7
Nhịp 105.17 200 720 70 620 25 595 223.125 0.85 189.656 10.79 HCNL-cốt đơn 1051.332

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 45
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 2:THIẾT KẾ SÀN U-BOOT BETON

Bảng 2.10 – Bảng chọn thép bố trí


Thép rải đều Thép gia cường
Diện Diện tích Diện tích thép yêu
Aschon
Tên ô Vị tích thép cầu
sàn trí thép trong dải
As As Ktr
dầm I 1m mm aCT (mm) mm aGC (mm) mm2/m Asmin Asmax
(mm2/m) (mm2/m) a
Gối 1550.36 2153.28 18 150 1696.46 18 150 1696.46 3392.92 1537.85 171360 OK
CSA7
Nhịp 766.13 1064.07 16 150 1340.41 - - - 1340.41 427.179 47600 OK
Gối 802.32 1114.33 18 150 1696.46 - - - 1696.46 1537.85 171360 OK
MSA7
Nhịp 801.82 1113.64 16 150 1340.41 - - - 1340.41 427.179 47600 OK
Gối 2241.02 3112.53 18 150 1696.46 18 150 1696.46 3392.92 1537.85 171360 OK
CSA2
Nhịp 1141.1 1584.86 16 100 2010.62 - - - 2010.62 427.179 47600 OK
Gối 415.55 577.15 18 150 1696.46 - - - 1696.46 1537.85 171360 OK
MSA1
Nhịp 687.36 954.67 16 150 1340.41 - - - 1340.41 427.179 47600 OK
Gối 2853.9 3963.75 18 100 2544.69 18 100 2544.69 5089.38 1537.85 171360 OK
CSA1
Nhịp 883.49 1227.07 16 150 1340.41 - - - 1340.41 427.179 47600 OK
Gối 454.94 631.86 18 150 1696.46 - - - 1696.46 1537.85 171360 OK
MSA2
Nhịp 457.24 635.06 16 150 1340.41 - - - 1340.41 427.179 47600 OK
Gối 499.53 693.79 18 150 1696.46 - - - 1696.46 1537.85 171360 OK
MSA3
Nhịp 545.11 757.1 16 150 1340.41 - - - 1340.41 427.179 47600 OK
Gối 2481.03 3445.88 18 100 2544.69 18 100 2544.69 5089.38 1537.85 171360 OK
CSA3
Nhịp 730.74 1014.92 16 150 1340.41 - - - 1340.41 427.179 47600 OK
Gối 512.52 711.83 18 150 1696.46 - - - 1696.46 1537.85 171360 OK
MSA4
Nhịp 608.09 844.57 16 150 1340.41 - - - 1340.41 427.179 47600 OK
Gối 1618.33 2247.68 18 150 1696.46 18 150 1696.46 3392.92 1537.85 171360 OK
CSA4
Nhịp 1023.84 1422 16 100 2010.62 - - - 2010.62 427.179 47600 OK
Gối 923.78 1283.03 18 150 1696.46 - - - 1696.46 1537.85 171360 OK
MSA5
Nhịp 902.78 1253.86 16 150 1340.41 - - - 1340.41 427.179 47600 OK

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 46
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 2:THIẾT KẾ SÀN U-BOOT BETON

Thép rải đều Thép gia cường


Diện Diện tích Diện tích thép yêu
Aschon
Tên ô Vị tích thép cầu
sàn trí thép trong dải
As As Ktr
dầm I 1m mm aCT (mm) mm aGC (mm) mm2/m Asmin Asmax
(mm2/m) (mm2/m) a
Gối 937.97 1302.74 18 150 1696.46 18 150 1696.46 3392.92 1537.85 171360 OK
CSA5
Nhịp 617.88 858.17 16 150 1340.41 - - - 1340.41 427.179 47600 OK
Gối 1257.96 1747.17 18 150 2010.62 18 150 1696.46 3392.92 1537.85 171360 OK
CSB2
Nhịp 843.8 1171.94 16 100 2010.62 - - - 2010.62 427.179 47600 OK
Gối 1042.93 1448.51 18 150 1696.46 - - - 1696.46 1537.85 171360 OK
MSB1
Nhịp 921.58 1279.97 16 100 2010.62 - - - 2010.62 427.179 47600 OK
Gối 1950.02 2708.36 18 150 1696.46 18 150 1696.46 3392.92 1537.85 171360 OK
CSB1
Nhịp 1036.64 1439.78 16 100 2010.62 - - - 2010.62 427.179 47600 OK
Gối 774.83 1076.15 18 150 1696.46 - - - 1696.46 1537.85 171360 OK
MSB2
Nhịp 1030.64 1431.44 16 100 2010.62 - - - 2010.62 427.179 47600 OK
Gối 3438.3 4775.42 18 100 2544.69 18 100 2544.69 5089.38 1537.85 171360 OK
CSB3
Nhịp 1128.21 1566.96 16 100 2010.62 - - - 2010.62 427.179 47600 OK
Gối 1438.3 1997.64 18 100 2544.69 - - - 2544.69 1537.85 171360 OK
MSB3
Nhịp 942.97 1309.68 16 100 2010.62 - - - 2010.62 427.179 47600 OK
Gối 1442.99 2004.15 18 150 1696.46 18 150 1696.46 3392.92 1537.85 171360 OK
CSB5
Nhịp 996.85 1384.51 16 100 2010.62 - - - 2010.62 427.179 47600 OK
Gối 847.7 1177.36 18 150 1696.46 - - - 1696.46 1537.85 171360 OK
MSB4
Nhịp 883.89 1227.63 16 100 2010.62 - - - 2010.62 427.179 47600 OK
Gối 3467.39 4815.82 18 100 2544.69 18 100 2544.69 5089.38 1537.85 171360 OK
CSB6
Nhịp 1022.24 1419.78 16 100 2010.62 - - - 2010.62 427.179 47600 OK
Gối 730.14 1014.08 18 150 1696.46 - - - 1696.46 1537.85 171360 OK
MSB5
Nhịp 945.97 1313.85 16 100 2010.62 - - - 2010.62 427.179 47600 OK
CSB7 Gối 946.67 1314.82 18 150 1696.46 - - - 1696.46 1537.85 171360 OK

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 47
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 2:THIẾT KẾ SÀN U-BOOT BETON

Thép rải đều Thép gia cường


Diện Diện tích Diện tích thép yêu
Aschon
Tên ô Vị tích thép cầu
sàn trí thép trong dải
As As Ktr
dầm I 1m mm aCT (mm) mm aGC (mm) mm2/m Asmin Asmax
(mm2/m) (mm2/m) a
Nhịp 1051.33 1460.18 16 100 2010.62 - - - 2010.62 427.179 47600 OK

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 48
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 2:THIẾT KẾ SÀN U-BOOT BETON

2.2.11. Kiểm tra khả năng chịu cắt của bản

Lý thuyết tính toán


Như chúng ta đã biết dạng phá hoại dầm do lực cắt thể hiện qua các vết nứt xiên bởi ứng
suất uốn và cắt gây ra. Vết nứt này bắt đầu tại mặt chịu kéo của dầm và mở rộng theo
đường chéo tới vùng chịu nén gần tải trọng tập trung.

Hình 2.39 – Sự phá hoại do lực cắt trong bản

Trong trường hợp bản hoặc móng hai phương, hai cơ chế hư hỏng do lực cắt thể hiện
như hình trên có thể xảy ra.
 Lực cắt phá hoại một phương hay phá hoại dầm có liên quan đến vết nứt kéo dài
qua toàn bộ chiều rộng của kết cấu.
 Lực cắt phá hoại theo hai phương hay gọi là phá hoại do chọc thủng có liên quan
đến sự phá hoại quanh bề mặt hình nón cụt hay hình chóp xung quanh cột.
Nhìn chung thì khả năng chịu cắt do chọc thủng của một bản sàn sẽ nhỏ hơn khả năng
chịu phá hoại cắt dạng dầm. Trong trường hợp sàn phẳng thì chỉ cần kiểm tra theo cơ
chế phá hoại do lực cắt 2 phương (phá hoại do chọc thủng)

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 49
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 2:THIẾT KẾ SÀN U-BOOT BETON

Hình 2.40 – Các vết nứt xiên trong một bản sau sự phá hoại do lực cắt

Theo mục 11.11.1.2, ACI 318M-11[16], Tiết diện tính toán kiểm tra chọc thủng cách
mép cột khoảng cách d/2 (với d = h0 chiều dày tính toán của sàn hoặc mũ cột)

Bước 1: Tính Vu và Mu
Momen Mu không cân bằng được truyền từ bản vào cột, lấy bề rộng bằng bề rộng cột
cộng thêm 1.5 lần chiều dày hữu hiệu của bản (d=0.85h) hoặc chiều dày drop panel
(1.5h) lấy về hai phía mép cột.
Lực cắt Vu chính là lực gây chọc thủng tại tim cột (phản lực trong Safe) trừ đi diện tích
nằm trong chu vi tiết diện tới hạn hay lực cắt tại tiết diện cách mép cột d/2
Bước 2: Xác định các thông số Ac, Jc,CAB, CCD (Mục R11.11.7.2, ACI 318M-11)

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 50
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 2:THIẾT KẾ SÀN U-BOOT BETON

Ac – Diện tích tiết diện tính toán quy ước

 Đối với cột giữa: Ac  2d  c1  c2  2d 


 Đối với cột biên: Ac  d  c2  2c1  d 

Jc – Đặc trưng của tiết diện tính toán quy ước, được tính nhưmomen quán tính cực đối
với trục đi qua trọng tâm tiết diện. Giá trị của Jc có thể xác định theo công thức sau:
 Đối với cột giữa:

d  c1  d  d 3  c1  d  d  c2  d  c1  d 
3 2

Jc   
6 6 2

 Đối với cột biên:


d 3  c1  d / 2  2d 3
Jc 
6

3
 C AB  CCD
3
   c2  d  dC AB
2

Bước 3: Xác định hệ số phân phối momen không cân bằng làm tăng ứng suất cắt
(Mục R11.11.7.1 và 13.5.3.2, ACI 318M-11 [16])
Theo lực cắt:
1
v  1   f  1 
2 b1
1
3 b2

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 51
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 2:THIẾT KẾ SÀN U-BOOT BETON

Trong đó;
 b2 – bề rộng của mặt chịu momen của tiết diện tính toán quy ước (b 2 = c2 +d đối
với cột giữa và b2 = c2 + d/2 đối với cột biên)
 b1 – bề rộng của mặt vuông góc với b2 của tiết diện tính toán quy ước (b1 = c1 +d
đối với cột giữa và b1 = c1 + d/2 đối với cột biên)
 d – khoảng cách từ tâm của thép ƯLT tới mặt nén trong phương truyền momen,
nhưng không nhỏ hơn 0.8h, trong đó h là bề dày của bản.
Để đơn giản trong tính toán theo Mục R11.11.7.1, có thể xem 60% momen không
cân bằng còn 40% tăng ứng suất cắt cho cột
Bước 4: Xác định ứng suất trên các mặt cột (R11.11.7.2, ACI 318M-11[16])
Vu  v M u
vu ( AB )   C AB
Ac Jc
Vu  v M u
vu ( AB )   CCD
Ac Jc

Bước 5: Xác định khả năng chịu cắt của bản xung quanh cột (Mục 11.11.2.1)
Lấy giá trị nhỏ nhất trong 3 công thức sau:

 2
vc  0.17 1    f c'
 
 d 
vc  0.083  s  2   f c'
 b0 
vc  0.33 f c'

40 int erior column



Với  s  30 edge column
20 corner column

Trong đó:

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 52
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 2:THIẾT KẾ SÀN U-BOOT BETON

 λ = 1 cho bêtông nặng thường.


 bo – chu vi tiết diện tính toán quy ước
 f c' - không vượt quá 5.8 MPa
 β – tỉ số cả cạnh dài và cạnh ngắn của cột và vách, xác định theo hình sau

Bước 6: Kiểm tra điều kiện chọc thủng


Điều kiện:

vu  vc
Với ɸ - hệ số giảm độ bền chống cắt, ɸ = 0.75 (Mục 9.3.2.3, ACI 318M-11[16])

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 53
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 2:THIẾT KẾ SÀN U-BOOT BETON

Thực hành tính toán

Hình 2.41 – Chia dải để kiểm tra cắt trong sàn

Hình 2.42 – Phản lực tại đầu cột

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 54
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 2:THIẾT KẾ SÀN U-BOOT BETON

Bảng 2.11 - Kết quả kiểm tra khả năng chịu cắt của cột biên theo tiêu chuẩn ACI 318M-11 (Phương X)
q h C1 C2 d b1 b2 V Vu M1 M2 Mu
Tên cột
kN/m2 mm mm mm mm mm mm N N kN.m kN.m N.mm
CT1 16.6 620 600 600 527 1127 1127 128.4 107315.86 182.43 62.07 120360000
CT2 16.6 620 600 600 527 1127 1127 1124.24 1103155.86 129.34 232.55 103210000
CT3 16.6 620 1200 1200 527 1727 1727 1414.02 1364510.02 254.47 122.94 131530000
CT4 16.6 620 1200 1200 527 1727 1727 1284.14 1234630.02 313.45 78.22 235230000
CT5 16.6 620 600 600 527 1127 1127 473.1 452015.86 51.08 11.18 39900000
CT6 16.6 620 1200 1200 527 1727 1727 1390.32 1340810.02 290.54 0 290540000
CT7 16.6 620 1200 1200 527 1727 1727 1421.04 1371530.02 345.64 0 345640000
CT8 16.6 620 600 600 527 1127 1127 617.54 596455.86 60.34 0 60340000
CT9 16.6 620 600 600 527 1127 1127 461.62 440535.86 3.15 0 3150000
CT10 16.6 620 600 600 527 1127 1127 174.26 153175.86 150.5 66.17 84330000
CT11 16.6 620 600 600 527 1127 1127 1089.38 1068295.86 235.53 131.67 103860000
CT12 16.6 620 1200 1200 527 1727 1727 1441.52 1392010.02 292.52 195.06 97460000
CT13 16.6 620 1200 1200 527 1727 1727 1430.72 1381210.02 174.46 301.36 126900000
CT14 16.6 620 1200 1200 527 1727 1727 1503.56 1454050.02 305.46 0 305460000
CT15 16.6 620 1200 1200 527 1727 1727 1301.2 1251690.02 253.94 0 253940000
CT16 16.6 620 600 600 527 1127 1127 586.46 565375.86 42.44 0 42440000
CT17 16.6 620 600 600 527 1127 1127 376.2 355115.86 17.41 0 17410000

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 55
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 2:THIẾT KẾ SÀN U-BOOT BETON

Ac Ccd Cab Jc vu vc1 vc2 vc3


Tên cột v s  CHECK
mm2 mm mm mm4 MPa MPa MPa MPa
CT1 0.4 1226329 751.33 375.67 1.88702E+11 0.18 30 1 2.79 1.92 1.81 OK
CT2 0.4 1226329 751.33 375.67 1.88702E+11 0.98 30 1 2.79 1.92 1.81 OK
CT3 0.4 2174929 1151.33 575.67 6.38921E+11 0.67 30 1 2.79 1.57 1.81 OK
CT4 0.4 2174929 1151.33 575.67 6.38921E+11 0.65 30 1 2.79 1.57 1.81 OK
CT5 0.4 1226329 751.33 375.67 1.88702E+11 0.4 30 1 2.79 1.92 1.81 OK
CT6 0.4 2174929 1151.33 575.67 6.38921E+11 0.72 30 1 2.79 1.57 1.81 OK
CT7 0.4 2174929 1151.33 575.67 6.38921E+11 0.76 30 1 2.79 1.57 1.81 OK
CT8 0.4 1226329 751.33 375.67 1.88702E+11 0.53 30 1 2.79 1.92 1.81 OK
CT9 0.4 1226329 751.33 375.67 1.88702E+11 0.36 30 1 2.79 1.92 1.81 OK
CT10 0.4 1226329 751.33 375.67 1.88702E+11 0.19 30 1 2.79 1.92 1.81 OK
CT11 0.4 1226329 751.33 375.67 1.88702E+11 0.95 30 1 2.79 1.92 1.81 OK
CT12 0.4 2174929 1151.33 575.67 6.38921E+11 0.68 30 1 2.79 1.57 1.81 OK
CT13 0.4 2174929 1151.33 575.67 6.38921E+11 0.68 30 1 2.79 1.57 1.81 OK
CT14 0.4 2174929 1151.33 575.67 6.38921E+11 0.78 30 1 2.79 1.57 1.81 OK
CT15 0.4 2174929 1151.33 575.67 6.38921E+11 0.67 30 1 2.79 1.57 1.81 OK
CT16 0.4 1226329 751.33 375.67 1.88702E+11 0.49 30 1 2.79 1.92 1.81 OK
CT17 0.4 1226329 751.33 375.67 1.88702E+11 0.3 30 1 2.79 1.92 1.81 OK

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 56
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 2:THIẾT KẾ SÀN U-BOOT BETON

Bảng 2.12 - Kết quả kiểm tra khả năng chịu cắt của cột giữa theo tiêu chuẩn ACI 318M-11 (Phương X)
Tên cột q h C1 C2 d b1 b2 V Vu M1 M2 Mu
kN/m2 mm mm mm mm mm mm N N kN.m kN.m N.mm
A-3 16.6 620 1800 1800 527 2327 2327 3243.68 3153792.18 499.74 706.77 207030000
A-6 16.6 620 1800 1800 527 2327 2327 3922.7 3832812.18 838.45 599.76 238690000
A-8 16.6 620 1800 1800 527 2327 2327 3287.34 3197452.18 114.76 1029.79 915030000
C-1 16.6 620 1800 1800 527 2327 2327 2359.84 2269952.18 352.61 24.18 328430000
C-3 16.6 620 1800 1800 527 2327 2327 2324.74 2234852.18 91.38 279.65 188270000
C-6 16.6 620 1800 1800 527 2327 2327 2199.28 2109392.18 235.03 78.3 156730000
C-8 16.6 620 1800 1800 527 2327 2327 3037.66 2947772.18 960.34 112.95 847390000
F-1 16.6 620 1800 1800 527 2327 2327 2904.2 2814312.18 941.75 90.82 850930000
F-3 16.6 620 1800 1800 527 2327 2327 2131.7 2041812.18 232 63.15 168850000
F-6 16.6 620 1800 1800 527 2327 2327 2182.36 2092472.18 252.71 65.41 187300000
F-8 16.6 620 1800 1800 527 2327 2327 2419.54 2329652.18 836.6 33.38 803220000
H-1 16.6 620 1800 1800 527 2327 2327 3276.34 3186452.18 997.55 107.63 889920000
H-3 16.6 620 1800 1800 527 2327 2327 3708.78 3618892.18 837.15 547.6 289550000
H-6 16.6 620 1800 1800 527 2327 2327 2983.42 2893532.18 687.78 419.09 268690000

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 57
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 2:THIẾT KẾ SÀN U-BOOT BETON

Tên cột v Ac Ccd Cab Jc vu s  vc1 vc2 vc3


CHECK
mm2 mm mm mm4 MPa MPa MPa MPa
A-3 0.4 4905316 1551.33 775.67 4.48375E+12 0.66 40 1 2.79 1.94 1.81 OK
A-6 0.4 4905316 1551.33 775.67 4.48375E+12 0.8 40 1 2.79 1.94 1.81 OK
A-8 0.4 4905316 1551.33 775.67 4.48375E+12 0.72 40 1 2.79 1.94 1.81 OK
C-1 0.4 4905316 1551.33 775.67 4.48375E+12 0.49 40 1 2.79 1.94 1.81 OK
C-3 0.4 4905316 1551.33 775.67 4.48375E+12 0.47 40 1 2.79 1.94 1.81 OK
C-6 0.4 4905316 1551.33 775.67 4.48375E+12 0.44 40 1 2.79 1.94 1.81 OK
C-8 0.4 4905316 1551.33 775.67 4.48375E+12 0.66 40 1 2.79 1.94 1.81 OK
F-1 0.4 4905316 1551.33 775.67 4.48375E+12 0.63 40 1 2.79 1.94 1.81 OK
F-3 0.4 4905316 1551.33 775.67 4.48375E+12 0.43 40 1 2.79 1.94 1.81 OK
F-6 0.4 4905316 1551.33 775.67 4.48375E+12 0.44 40 1 2.79 1.94 1.81 OK
F-8 0.4 4905316 1551.33 775.67 4.48375E+12 0.53 40 1 2.79 1.94 1.81 OK
H-1 0.4 4905316 1551.33 775.67 4.48375E+12 0.71 40 1 2.79 1.94 1.81 OK
H-3 0.4 4905316 1551.33 775.67 4.48375E+12 0.76 40 1 2.79 1.94 1.81 OK
H-6 0.4 4905316 1551.33 775.67 4.48375E+12 0.61 40 1 2.79 1.94 1.81 OK

Bảng 2.13 - Kết quả kiểm tra khả năng chịu cắt của cột góc theo tiêu chuẩn ACI 318M-11 (Phương X)
Tên cột q h C1 C2 d b1 b2 V Vu M1 M2 Mu
kN/m2 mm mm mm mm mm mm N N kN.m kN.m N.mm
A-1 16.6 620 1800 1800 527 2063.5 2063.5 1656.08 1585396.66 120.31 0 120310000
H-8 16.6 620 1800 1800 527 2063.5 2063.5 1569.58 1498896.66 101.19 0 101190000
Tên cột v Ac Ccd Cab Jc vu s  vc1 vc2 vc3 CHECK
mm2 mm mm mm4 MPa MPa MPa MPa
A-1 0.4 3123529 1375.67 687.83 1.14502E+12 0.54 20 1 2.79 1.49 1.81 OK
H-8 0.4 3123529 1375.67 687.83 1.14502E+12 0.5 20 1 2.79 1.49 1.81 OK

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 58
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 2:THIẾT KẾ SÀN U-BOOT BETON

Bảng 2.14 - Kết quả kiểm tra khả năng chịu cắt của cột biên theo tiêu chuẩn ACI 318M-11 (Phương Y)
Tên cột q h C1 C2 d b1 b2 V Vu M1 M2 Mu
kN/m2 mm mm mm mm mm mm N N kN.m kN.m N.mm
CT1 16.6 620 600 600 527 1127 1127 128.4 107315.86 224.66 0 224660000
CT2 16.6 620 600 600 527 1127 1127 1124.24 1103155.86 171.7 0 171700000
CT3 16.6 620 1200 1200 527 1727 1727 1414.02 1364510.02 371.47 0 371470000
CT4 16.6 620 1200 1200 527 1727 1727 1284.14 1234630.02 286.47 0 286470000
CT5 16.6 620 600 600 527 1127 1127 473.1 452015.86 51.8 0 51800000
CT6 16.6 620 1200 1200 527 1727 1727 1390.32 1340810.02 415.89 85.38 330510000
CT7 16.6 620 1200 1200 527 1727 1727 1421.04 1371530.02 67.41 390.89 323480000
CT8 16.6 620 600 600 527 1127 1127 617.54 596455.86 54.63 109.95 55320000
CT9 16.6 620 600 600 527 1127 1127 461.62 440535.86 126.69 92.38 34310000
CT10 16.6 620 600 600 527 1127 1127 174.26 153175.86 10.06 0 10060000
CT11 16.6 620 600 600 527 1127 1127 1089.38 1068295.86 184.02 0 184020000
CT12 16.6 620 1200 1200 527 1727 1727 1441.52 1392010.02 346.01 0 346010000
CT13 16.6 620 1200 1200 527 1727 1727 1430.72 1381210.02 298.31 0 298310000
CT14 16.6 620 1200 1200 527 1727 1727 1503.56 1454050.02 415.88 0 415880000
CT15 16.6 620 1200 1200 527 1727 1727 1301.2 1251690.02 405.91 43.93 361980000
CT16 16.6 620 600 600 527 1127 1127 586.46 565375.86 91.2 62.6 28600000
CT17 16.6 620 600 600 527 1127 1127 376.2 355115.86 120.87 88.01 32860000

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 59
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 2:THIẾT KẾ SÀN U-BOOT BETON

Tên cột v Ac Ccd Cab Jc vu s  vc1 vc2 vc3 CHECK


mm2 mm mm mm4 MPa MPa MPa MPa
CT1 0.4 1226329 751.33 375.67 1.88702E+11 0.27 30 1 2.79 1.92 1.81 OK
CT2 0.4 1226329 751.33 375.67 1.88702E+11 1.04 30 1 2.79 1.92 1.81 OK
CT3 0.4 2174929 1151.33 575.67 6.38921E+11 0.76 30 1 2.79 1.57 1.81 OK
CT4 0.4 2174929 1151.33 575.67 6.38921E+11 0.67 30 1 2.79 1.57 1.81 OK
CT5 0.4 1226329 751.33 375.67 1.88702E+11 0.41 30 1 2.79 1.92 1.81 OK
CT6 0.4 2174929 1151.33 575.67 6.38921E+11 0.74 30 1 2.79 1.57 1.81 OK
CT7 0.4 2174929 1151.33 575.67 6.38921E+11 0.75 30 1 2.79 1.57 1.81 OK
CT8 0.4 1226329 751.33 375.67 1.88702E+11 0.53 30 1 2.79 1.92 1.81 OK
CT9 0.4 1226329 751.33 375.67 1.88702E+11 0.39 30 1 2.79 1.92 1.81 OK
CT10 0.4 1226329 751.33 375.67 1.88702E+11 0.13 30 1 2.79 1.92 1.81 OK
CT11 0.4 1226329 751.33 375.67 1.88702E+11 1.02 30 1 2.79 1.92 1.81 OK
CT12 0.4 2174929 1151.33 575.67 6.38921E+11 0.76 30 1 2.79 1.57 1.81 OK
CT13 0.4 2174929 1151.33 575.67 6.38921E+11 0.74 30 1 2.79 1.57 1.81 OK
CT14 0.4 2174929 1151.33 575.67 6.38921E+11 0.82 30 1 2.79 1.57 1.81 OK
CT15 0.4 2174929 1151.33 575.67 6.38921E+11 0.71 30 1 2.79 1.57 1.81 OK
CT16 0.4 1226329 751.33 375.67 1.88702E+11 0.48 30 1 2.79 1.92 1.81 OK
CT17 0.4 1226329 751.33 375.67 1.88702E+11 0.32 30 1 2.79 1.92 1.81 OK

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 60
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 2:THIẾT KẾ SÀN U-BOOT BETON

Bảng 2.15 - Kết quả kiểm tra khả năng chịu cắt của cột giữa theo tiêu chuẩn ACI 318M-11 (Phương Y)
Tên cột q h C1 C2 d b1 b2 V Vu M1 M2 Mu
kN/m2 mm mm mm mm mm mm N N kN.m kN.m N.mm
A-3 16.6 620 1800 1800 527 2327 2327 3243.68 3153792.18 556.85 128.86 427990000
A-6 16.6 620 1800 1800 527 2327 2327 3922.7 3832812.18 1354.62 217.07 1.138E+09
A-8 16.6 620 1800 1800 527 2327 2327 3287.34 3197452.18 932.88 181.55 751330000
C-1 16.6 620 1800 1800 527 2327 2327 2359.84 2269952.18 455.15 278.49 176660000
C-3 16.6 620 1800 1800 527 2327 2327 2324.74 2234852.18 569.66 172.86 396800000
C-6 16.6 620 1800 1800 527 2327 2327 2199.28 2109392.18 502.23 151 351230000
C-8 16.6 620 1800 1800 527 2327 2327 3037.66 2947772.18 505.43 335.75 169680000
F-1 16.6 620 1800 1800 527 2327 2327 2904.2 2814312.18 304.17 481.96 177790000
F-3 16.6 620 1800 1800 527 2327 2327 2131.7 2041812.18 121.48 390.12 268640000
F-6 16.6 620 1800 1800 527 2327 2327 2182.36 2092472.18 133.35 410.93 277580000
F-8 16.6 620 1800 1800 527 2327 2327 2419.54 2329652.18 282.58 443.48 160900000
H-1 16.6 620 1800 1800 527 2327 2327 3276.34 3186452.18 176.47 937.05 760580000
H-3 16.6 620 1800 1800 527 2327 2327 3708.78 3618892.18 159.63 1576.68 1.417E+09
H-6 16.6 620 1800 1800 527 2327 2327 2983.42 2893532.18 76.91 473.75 396840000

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 61
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 2:THIẾT KẾ SÀN U-BOOT BETON

Tên cột v Ac Ccd Cab Jc vu s  vc1 vc2 vc3 CHECK


mm2 mm mm mm4 MPa MPa MPa MPa
A-3 0.4 4905316 1551.33 775.67 4.48375E+12 0.67 40 1 2.79 1.94 1.81 OK
A-6 0.4 4905316 1551.33 775.67 4.48375E+12 0.86 40 1 2.79 1.94 1.81 OK
A-8 0.4 4905316 1551.33 775.67 4.48375E+12 0.7 40 1 2.79 1.94 1.81 OK
C-1 0.4 4905316 1551.33 775.67 4.48375E+12 0.47 40 1 2.79 1.94 1.81 OK
C-3 0.4 4905316 1551.33 775.67 4.48375E+12 0.48 40 1 2.79 1.94 1.81 OK
C-6 0.4 4905316 1551.33 775.67 4.48375E+12 0.45 40 1 2.79 1.94 1.81 OK
C-8 0.4 4905316 1551.33 775.67 4.48375E+12 0.61 40 1 2.79 1.94 1.81 OK
F-1 0.4 4905316 1551.33 775.67 4.48375E+12 0.59 40 1 2.79 1.94 1.81 OK
F-3 0.4 4905316 1551.33 775.67 4.48375E+12 0.43 40 1 2.79 1.94 1.81 OK
F-6 0.4 4905316 1551.33 775.67 4.48375E+12 0.45 40 1 2.79 1.94 1.81 OK
F-8 0.4 4905316 1551.33 775.67 4.48375E+12 0.49 40 1 2.79 1.94 1.81 OK
H-1 0.4 4905316 1551.33 775.67 4.48375E+12 0.7 40 1 2.79 1.94 1.81 OK
H-3 0.4 4905316 1551.33 775.67 4.48375E+12 0.84 40 1 2.79 1.94 1.81 OK
H-6 0.4 4905316 1551.33 775.67 4.48375E+12 0.62 40 1 2.79 1.94 1.81 OK

Bảng 2.16 - Kết quả kiểm tra khả năng chịu cắt của cột góc theo tiêu chuẩn ACI 318M-11 (Phương Y)
Tên cột q h C1 C2 d b1 b2 V Vu M1 M2 Mu
kN/m2 mm mm mm mm mm mm N N kN.m kN.m N.mm
A-1 16.6 620 1800 1800 527 2063.5 2063.5 1656.08 1585396.66 158.49 0 158490000
H-8 16.6 620 1800 1800 527 2063.5 2063.5 1569.58 1498896.66 128.93 0 128930000
Tên cột v Ac Ccd Cab Jc vu s  vc1 vc2 vc3 CHECK
mm2 mm mm mm4 MPa MPa MPa MPa
A-1 0.4 3123529 1375.67 687.83 1.14502E+12 0.55 20 1 2.79 1.49 1.81 OK
H-8 0.4 3123529 1375.67 687.83 1.14502E+12 0.51 20 1 2.79 1.49 1.81 OK

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 62
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 2:THIẾT KẾ DẦM TẦNG CHUYỂN

Kiểm tra chọc thủng tại vị trí lõi thang


Kích thước tiết diện lõi 5.1m x 8m

d  0.85h  0.85  620  527  mm 


 d / 2  527 / 2  263.5 (mm)

8527

Hình 2.43 – Tháp chọc thủng của lõi 5627

Các đặc trưng hình học của lõi xem trong phần tính toán vách, lõi (Quyển Đồ án)

A  13260000(mm 2 )
J x  7.69  1013 (mm4 )
J y  5.43  1013 (mm4 )

Tải trọng phân bố đều trên sàn: q = 16.6 kN/m2


 Xác định ứng suất trên các mặt cắt tính toán của vách:
Vu  v M u
vu   C AB
Ac Jc

Bỏ qua thành phần momen không cân bằng, công thức trên được viết lại:

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 63
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 2:THIẾT KẾ DẦM TẦNG CHUYỂN

Vu 1156.68 103
vu    0.077  N / mm 2   0.077  MPa 
Ac 14918316

Trong đó:
 Vu – Lực gây chọc thủng được xác định như sau:
Vu  q  Struyen tai  Sday thap choc thung   16.6  117.66   47.98  1156.68 (kN )

 Ac – Diện tích mặt bên tháp chọc thủng tính toán


Ac  2  (8.527  5.627)  0.527  14918316  mm2 

 Xác định khả năng chịu cắt của bản xung quanh lõi:
Lấy giá trị nhỏ nhất trong 3 công thức sau:

 2  2 
vc1  0.17 1    f c'  0.17  1    1 30  2.11 N / mm   2.11 MPa 
2

   1.568 
 d   40  527 
vc2  0.083  s  2   f c'  0.083    2   1 30  1.24  N / mm 2   1.24  MPa 
 b0   28308 
vc3  0.33 f c'  0.33  1 30  1.807  N / mm 2   1.807  MPa 
 vc  min(v c1 , v c2 , vc3 )  1.24  MPa 

Trong đó:

 s  40
 λ = 1 cho bêtông nặng thường.
 bo – chu vi tiết diện tính toán quy ước
bo  28308 (mm)

 β – tỉ số cả cạnh dài và cạnh ngắn cua lõi


8
   1.568
5.1
Ta thấy: vu  0.077 (MPa)  vc  0.75 1.27  0.952 (MPa)

Vậy sàn đủ khả năng chịu cắt.


Kết luận: Qua tính toán kiểm tra chọc thủng tại các vị trí trên sàn tầng 5 đều thoả điều
kiện chống chọc thủng nên ta không cần phải có biện pháp tăng khả năng chống chọc
thủng cho sàn tầng 5.

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 64
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 2:THIẾT KẾ DẦM TẦNG CHUYỂN

2.2.12. Kiểm tra độ võng của sàn U-Boot beton


Căn cứ theo Bảng 9.5 (b), Mục 9.5.3, Tiêu chuẩn ACI 318M-11 [16] kiểm tra độ võng
ở 2 trường hợp:
 Độ võng tức thời do tổng hoạt tải.
 Độ võng tổng cộng gồm độ võng lâu dài của tải dài hạn và độ võng tức thời tăng
thêm do hoạt tải ngắn hạn.
Bảng 2.17 – Maximum permissible computed deflections (Độ võng tối đa cho
phép khi tính toán)5

Đối với độ võng dài hạn do tải dài hạn (tĩnh tải, hoạt tải dài hạn, ứng lực trước (kể đến
tổng tổn hao ứng suất)) có kể đến từ biến, co ngót bêtông và chùng ứng suất của thép
được tính toán bằng cách nhân độ võng ngắn hạn đàn hồi do tải trọng này gây ra với hệ
số λΔ. Giá trị này được tính theo công thức (Mục 9.5.2.5, ACI 318M-11):

 
(1  50)
Trong đó:
ƿ – lượng cốt thép chịu nén
ξ – hệ số phụ thuộc vào thời gian tác dụng của tải trọng
Bảng 2.18 – Giá trị ξ

Thời gian tải trọng tác dụng ≤ 3 tháng 6 tháng 12 tháng ≥ 5 năm

ξ 1.0 1.2 1.4 2.0

Trong đồ án, không kể đến cốt thép tham gia chịu nén, xét thời gian tác dụng của tải
 2
trọng ≥ 5 năm      2
(1  50) 1

5
Bảng 9.5 (b), Mục 9.5.3, ACI 318M-11 [16]

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 65
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 2:THIẾT KẾ DẦM TẦNG CHUYỂN

Hình 2.44 – Độ võng do hoạt tải (LL)

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 66
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 2:THIẾT KẾ DẦM TẦNG CHUYỂN

Hình 2.45 – Độ võng do hoạt tải ngắn hạn (0.5LL)

Hình 2.46 – Độ võng do tải dài hạn (Combo=DL+0.5LL)

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 67
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 2:THIẾT KẾ DẦM TẦNG CHUYỂN

Trường hợp 1: Kiểm tra độ võng tức thời do hoạt tải Δ1 .Thiên về an toàn xem tiết diện
tính toán có nứt với Icr = 0.25Ig (Mục 10.10.4.1, ACI 318M-11[16])
Δ1 = 4 × ΔLL = 4 × ΔLL = 4 × 1.41 = 5.64 (mm)
Với ΔLL - độ võng tức thời của trường hợp tải LL trong Safe.
ΔLL = 1.41 (mm)
Độ võng giới hạn đối với sàn:

L 16000
[ ]    44.4 (mm)
360 360
Vậy: Δ1 < [Δ]  Thoả yêu cầu
Trường hợp 2: Kiếm tra độ võng tổng cộng gồm độ võng lâu dài của tải dài hạn và độ
võng tức thời tăng thêm do hoạt tải ngắn hạn, Δ2 = ΔST + ΔLT
Thiên về an toàn xem tiết diện tính toán có nứt với Icr = 0.25Ig (Mục 10.10.4.1, ACI
318M-11[16])
 Độ võng tức thời do hoạt tải ngắn hạn 0.5LL:
ΔST = 4 × Δ0.5LL = 4 × 0.68 = 2.72 (mm)
Với Δ0.5LL - độ võng tức thời của trường hợp tải ngắn hạn 0.5LL trong Safe
Δ0.5LL = 0.68 (mm)
 Độ võng dài hạn do tải dài hạn:
 Tính toán độ võng tức thời do tải dài hạn (DL+0.5LL)
Δ’LT = 4 × ΔDL+0.5LL = 4 × 7.11 = 28.44 (mm)
Với ΔDL+0.5LL - độ võng tức thời của tải dài hạn Combo (DL+0.5LL) trong Safe
ΔDL+0.5LL = 7.11 (mm)
 Tính toán độ võng dài hạn do tải dài hạn
ΔLT = λΔ × Δ’LT = 2 × 28.44 = 56.88 (mm)
 Độ võng tổng: Δ2 = ΔST + ΔLT = 2.72 + 56.88 = 59.6 (mm)
Độ võng cho phép:
L 16000
[ ]    66.66 (mm) Vậy: Δ2 < [Δ]  Thoả yêu cầu
240 240

2.2.13. Tính toán bề rộng khe nứt lớn nhất của sàn U-Boot Beton
Ta tính bề rộng khe nứt cho dầm tiết diện chữ T như ở Hình 2.24

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 68
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 2:THIẾT KẾ DẦM TẦNG CHUYỂN

Moment lớn nhất trong dải do tải trọng sử dụng M = 346.86 kN.m, thép bố trí gồm
1418 As = 3562.5 mm2, tiết diện bxh = 720x620mm
Trọng tâm cốt thép nằm cách mép dầm một đoạn là 30+18/2=39mm

Diện tích vùng bê tông chịu nén quanh cốt thép là: A  620  2  39  8060 mm2
6

Ứng suất trong cốt thép, theo ACI318M-11 f s  0.6 f y  0.6  390  234 MPa

z  f s 3 dc A  234  3 39  8060  15910 N / mm

Bề rộng vết nứt xác định theo các công thức:


w  1.3 106 z  1.3 106 15910  0.02 mm
Bề rộng khe nứt giới hạn [w]=0.41mm đối với kết cấu không ẩm ướt (theo ACI224)

2.2.14. Tính toán dầm biên


Đối với mặt bằng sàn tầng 5, dầm biên dùng để tăng khả năng chịu cắt, giảm độ võng
của sàn. Tuy nhiên dầm biên ở sàn tầng 5 là dầm cong, vì thế dầm biên chịu xoắn + uốn.

Thông số thiết kế
Tiết diện dầm biên bxh=300x600

Bê tông B40 fc  30 MPa

Cốt thép SD390 f y  390MPa

Nội lực của dầm lấy từ phần mềm ETABS:


M u  112.34 kNm
Vu  188.58 kN
Tu  30.5 kN .m

Thực hành tính toán


Kiểm tra điều kiện cần phải tính đến cấu kiện chịu xoắn (mục 11.5.1 ACI318M-11 [16])

Xoắn có thể bỏ qua nếu Tu  Tcr


4

  0.75 (mục 9.3.2.3 [16])

 Acp 2 

Tcr  0.33 f c 
 P 
 cp 

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 69
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 2:THIẾT KẾ DẦM TẦNG CHUYỂN

Acp - là diện tích dầm, Acp  300  600  180000(mm2 )

Pcp - là chu vi tiết diện dầm Pcp  2  (300  600) 1800( mm)

Tcr  Acp 2    180000 2  0.75



 0.33 f c    0.33 0.083  30    10 6

Vậy 4  P  4  1800  4
 cp 
 2.7 kN.m  Tu  30.5 kN. m

Vì thế cần tính đến tác dụng của moment xoắn


Ta thấy Tcr  10.8 kN.m  Tu  30.5 kN.m

Theo mục 11.5.2.1 [16] vì không phân phối lại nội lực nên tiết diện phải được thiết kế
chịu toàn bộ Tu để giữ được trạng thái cân bằng.
Kiểm tra kích thước tiết diện theo mục 11.5.3.1 [16]
2 2
 Vu   Tu h   Vc 
        0.66 f 
c 
2
 bwd   1.7 Aoh   bwd 

Giả thiết lớp bê tông bảo vệ của dầm c = 25mm. cốt đai dùng thép 8

 8   8 
Aoh  600  2  (25  )   300  2  (25  )   131164( mm2 )
 2   2 

h  2  (600  58)  (300  58)  1568(mm)

Vc  0.17 f c bwd ,   1

2 2
 188.58  103   30.5  106  1568 
    
 300  540   1.7  131164 
2

 2 MPa  0.75  0.83 f c  3.4 MPa

Kích thước tiết diện thỏa mãn điều kiện khống chế.
Xác định cốt thép đai theo yêu cầu để chịu xoắn:
Cường độ chịu xoắn thiết kế phải thỏa mãn điều kiện Tn  Tu

2 Ao At f yt
Trong đó: Tn  cot 
s

Ao  0.85 Aoh  0.85 131164  111489.4(mm2 )

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 70
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 2:THIẾT KẾ DẦM TẦNG CHUYỂN

Vì cấu kiện không ứng lực trước nên   45o (mục 11.5.3.6 [16])

At Tu 30.5 106
Từ đó    0.776mm2 / mm / nhánh
s 2Ao f yt cot  2  0.75 111489.4  235  cot 45o

Tính diện tích cốt thép đai chịu xoắn

Vc  0.17 f c bwd  0.17 1 30  300  540 103  150.8(kN )

Vu 188.58
Vs   Vc   150.8  100.64(kN )
 0.75

Av Vs 100.64 103
   0.793(mm2 / mm)
s f yt d 235  540

Xác định tổng diện tích cốt thép ngang yêu cầu cho một nhánh và khoảng cách bố trí
cho phép lớn nhất của cốt thép đai có xét đến yêu cầu giới hạn đối với cắt và xoắn
Xác định tổ hợp cốt thép đai chịu cắt và chịu xoắn theo yêu cầu:
At Av 0.793
  0.776   1.1mm2 / mm / nhánh
s 2s 2

Chọn lại thép đai 12 có As  113 mm2

113
Bước đai s   102.7(mm)
1.1
Chọn s = 100mm
Kiểm tra khoảng cách lớn nhất cho phép giữa các cốt đai:
h
Khi chịu xoắn: theo mục 11.5.6 [16] s  min( ,300)
8
h 1568
  196(mm)
8 8
d
Khi chịu cắt: s  min( ,600)
2
d 540
  270(mm)
2 2
Cuối cùng, ta chọn khoảng cách bố trí thép đai là 100mm cho toàn dầm.

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 71
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 2:THIẾT KẾ DẦM TẦNG CHUYỂN

Kiểm tra diện tích thép đai tối thiểu theo mục 11.5.5.2 [16]
bw s
( Av  2 At )  0.062 f c
f yt
300  300 0.35bw s 0.35  300  300
 0.062 30   78.36 mm 2    80.76mm 2
390 f yt 390

Ta có diện tích cốt thép tối thiểu As  2 113  226mm2  80.76 mm2 => Thỏa

Bố trí cốt thép đai: vì dầm cong nội lực thay đổi phức tạp, không thay đổi tuyến tính
như dầm thằng nên thiên về an toàn, sinh viên chọn bố trí cốt thép đai 12a100 trên
toàn dầm.
Tính toán cốt thép dọc chịu xoắn theo mục 11.5.3.7 [16]

A   f yt  2 390
Al   t  h   cos   0.776 1568   1216.7 mm2
 s   fy  390

Kiểm tra hàm lượng thép dọc tối thiểu theo mục 11.5.5.3 [16]

0.42 f c Acp A   f yt 
Al ,min   t  h  
fy  s   fy 

At 0.175bw 0.175  300


Trong đó    0.134 mm2 / mm
s f yt 390

0.42 30 180000  390 


Al ,min    0.776   1568     155.02 mm  Al  1216.7 mm
2 2

390  390 
Theo mục 11.5.6.2 [16] , cốt thép dọc chịu xoắn được phân bố đều theo chu vi của cốt
thép đai kín với khoảng cách tối đa 300mm. Các cốt thép dọc được bao bởi cốt thép
đai ít nhất phải có 1 thanh nằm ở mỗi góc của cốt thép đai. Chọn 8 thanh bố trí đều
1216.7
quanh cốt đai.. Diện tích mỗi thanh   153.08 mm2 . Chọn thép
8
14, As  153.9 mm
d 14 2

Cốt thép dọc và thép đai phải được neo chắc chắn. Thép đai phải được nối nhau 1 đoạn
lớn hơn 30 lần đường kính thép đai.

Bản vẽ sàn U-Boot beton được trình bày trong bản vẽ KC-15

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 72
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ DẦM TẦNG CHUYỂN

TÍNH TOÁN DẦM TẦNG CHUYỂN


Ta chọn thiết kế dầm chuyển trục 6.

SỐ LIỆU TÍNH TOÁN

3.1.1. Sơ bộ kích thước cấu kiện


Chọn kích thước dầm chuyển theo những tiêu chí sau:,
- Đủ khả năng chịu lực (nhận tải trọng từ vách cứng bên trên và phân phối vào
các cột bên dưới)
- Đảm bảo chuyển vị không quá lớn.
- Được bố trí và xác định kích thước hợp lý để đặt bên dưới vách và gối hoàn
toàn lên các cột. Hạn chế truyền lực lên dầm trung gian.

Hình 3.1 – Mặt bằng bố trí hệ dầm chuyển

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 73
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ DẦM TẦNG CHUYỂN

Hình 3.2 – Mô hình dầm chuyển trong ETABS

3.1.2. Lựa chọn vật liệu


Đối với dầm chuyển do nội lực tác dụng lên dầm lớn và để hạn chế độ võng ta dùng bê
tông cường độ cao.
Bê tông B50 f c '  40 MPa

Thép dọc SD390 f y  390 MPa

3.1.3. Tải trọng


Hệ dầm chuyển được thiết kế chịu các tải trọng
- Tải trọng bản thân kết cấu
- Các loại tĩnh tải hoàn thiện
- Hoạt tải sử dụng
- Tải trọng gió và động đất

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 74
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ DẦM TẦNG CHUYỂN

TỔNG QUAN VỀ DẦM CHUYỂN

3.2.1. Khái niệm về dầm chuyển (Transfer beams hay Transfer Grider)
Dầm chuyển BTCT là loại dầm thường có độ cứng và tiết diện hình học tương đối lớn,
có tác dụng thay đổi trạng thái làm việc của hệ kết cấu từ hệ dầm cột chịu lực sang hệ
vách chịu lực.

3.2.2. Lý thuyết tính toán


Cấu kiện dầm chịu uốn được nghiên cứu và tính toán với hai thông số đặc trưng: chiều
cao tiết diện và nhịp dầm. Theo quan điểm cơ học thì chiều cao của dầm chưa phản ánh
đầy đủ bản chất sự làm việc của cấu kiện này. Sự làm việc của dầm (dầm thông thường
hay dầm cao) thường căn cứ vào tỷ lệ giữa chiều cao và nhịp của dầm hoặc tỷ số giữa
nhịp của dầm hoặc tỷ số giữa nhịp chịu cắt của dầm (khoảng cách từ gối tựa đến điểm
đặt lực tập trung) với chiều cao tiết diện dầm.
Trong cấu kiện BTCT đối với cấp tải trọng thông thường, tiết diện hình học của dầm
được lựa chọn sơ bộ thông qua tỷ lệ giữa chiều cao và nhịp dầm thường từ 1/12-1/8 đối
với dầm chính và 1/12 đến 1/20 đối với dầm phụ. Các dầm này được xem là dầm thông
thường và việc tính toán các loại cấu kiện này được tiến hành theo các lý thuyết quen
thuộc của kết cấu BTCT, dựa trên cơ sở chấp nhận một số giả thiết của sức bền vật liệu.
Như đã đề cập, kết cấu dầm chuyển có đặc điểm là chịu tác dụng của tải trọng lớn, chiều
cao dầm khá lớn. Điều này có nghĩa là tỷ lệ giữa chiều cao tiết diện và nhịp dầm là nhỏ.
Với loại dầm này thì giả thiết về tiết diện phẳng không còn thích hợp. Hệ quả kéo theo
là sự phân bố ứng suất và biến dạng trên mặt cắt dầm có những thay đổi khác hẳn so với
kết cấu dầm chịu uốn thông thường. Đây là điểm khác biệt của kết cấu dầm chuyển.
Vì những lý do này mà phương pháp tính toán dầm chuyển (transfer beam) được dựa
trên lý thuyết của tính toám dầm cao (deep beam) và đã được chấp nhận, áp dụng trong
tiêu chuẩn thiết kế của một số nước trên thế giới (CIRIA Guide 2, ACI 318, Eurocode
2, CEB-FIP, CAN3-A23.3-M84). Vì vậy trong phạm vi đồ án, ta có thể xem việc tính
toán, thiết kế dầm chuyển BTCT tương tự tính toán với dầm cao.

3.2.3. Lịch sử phát triển lý thuyết tính toán dầm cao (Deep Beam)
Lý thuyết tổng quan về tính toán dầm cao BTCT đã được trình bày và tổng kết bởi
Albritton (1965), Hiệp hội Xi măng và Bê tông (C&CA 1969), Hiệp hội Nghiên cứu và
Thông tin Công nghệ Xây dựng (CIRIA 1977). Sau đó đã được nghiên cứu bổ sung bởi
Tang và Wong (1987), Chemrouk(1988). Những nghiên cứu đầu tiên này đã chỉ ra rằng
hầu hết các dầm cao làm việc trong giai đoạn đàn hồi. Tất nhiên, ngày nay các nghiên
cứu dựa trên mô hình đàn hồi dễ dàng được thực hiện bằng phương pháp sai phân hữu
hạn và phần tử hữu hạn (Coates và cộng sự 1988, Zienkiewicz và Taylor 1989). Tuy
nhiên, một bất lợi quan trọng của nghiên cứu dựa trên mô hình đàn hồi là các giả thuyết

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 75
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ DẦM TẦNG CHUYỂN

về vật liệu đồng chất, đẳng hướng và tuân theo định luật Hooke. Do đó khó có hướng
dẫn đầy đủ cho việc thiết kế thực tế. [38]
Vì vậy, cần phải tiến hành các nghiên cứu có xét đến trạng thái phi đàn hồi (đặc biệt là
các dạng hay cơ chế phá hoại) của dầm cao trong đó cách tốt nhất là nghiên cứu thực
nghiệm. Trong những năm của thập niên 1960, hệ thống có thể thí nghiệp đến tải trọng
giới hạn được thử nghiệm bởi Paiva & Siess (1965) và Loenhardt & Walther (1966).
Những thử nghiệm này đã đạt được một bước tiến lớn trong nghiên cứu về dầm cao.
[38]

Hình 3.3 – Thí nghiệm trên một dầm cao lớn (Kong & Kubik 1991 [38])

Trong cuối những năm 1960 của thế kỷ trước một chương trình dài hạn đã được khởi
xướng bởi GS.Kong và hiện vẫn tiếp tục được nghiên cứu tại Đại Học Newcastle Upon
Type (nơi GS.Kong làm việc), thí nghiệm phá hoại đã được thực hiện trên hơn 490 dầm
cao, trong đó bao gồm các mẫu dầm có trọng lượng 4.5T (Hình 3.3) và các dầm có độ
mảnh lớn với tỷ lệ chiều cao chia cho bề rộng dầm h/b lên đến 67. [38]
Các giải pháp của vấn đề dầm cao sử dụng khái niệm dẻo đã được báo cáo bởi Nielsen
(1971), Braestrup & Nielsen (1983). Nghiên cứu của Kong và Robins năm 1971 đã chỉ
ra rằng bố trí cốt théo xiên trong sườn dầm đã đạt hiệu quả đối với dầm cao. Điều này
cũng đã được khẳng định thêm bởi Kong và Singh (1972), Kong và cộng sự (1972a),
người cũng đã đề xuất một phương pháp so sánh sự ảnh hưởng của số lượng các loại cốt
thép trong sườn dầm (Kong và cộng sự 1972b) [38]
Năm 1973 Kong và Sharp đã tìm ra cường độ và cách thức phá hoại của dầm cao có
thêm lỗ mở, từ đó họ đề xuất công thức tính toán tải trọng giới hạn, sau đó đã được chỉnh

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 76
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ DẦM TẦNG CHUYỂN

sửa lại vào những năm 1977 và 1978. Cũng trong năm 1973 Robins và Kong sử dụng
phương pháp phần tử hữu hạn dự đoán trải trọng giới hạn và sự hình thành các vết nứt
trong dầm cao, đến năm 1977 Taner và cộng sự đã chỉ ra rằng phương pháp phần tử hữu
hạn sẽ cho kết quả tốt nhất khi áp dụng cho dầm cao có cánh. [38]
Đến năm 1974 Kong và Singh đã nghiên cứu khả năng làm việc và sự phá hoại của dầm
cao dưới tác dụng của tải trọng lặp.
Năm 1982 Garcia là một trong những người đầu tiên thực hiện các thí nghiệm về sự mất
ổn định trên một loạt các dầm cao bê tông có độ mảnh lớn, sau đó đã được Kong và
cộng sự tiếp tục thí nghiệm vào năm 1986.
Năm 1987 Mau và Hsu áp dụng các lý thuyết mô hình giàn để tính toán cho dầm cao.
Năm 1988 Kotsovos đã nghiên cứu toàn diện dầm cao với nguyên nhân cơ bản là sự phá
hoại do cắt.

ÁP DỤNG DẦM CHUYỂN BÊ TÔNG CỐT THÉP TRONG XÂY DỰNG

3.3.1. Các loại dầm chuyển bê tông cố thép


Trong xây dựng thường có 2 loại dầm chuyển dưới dạng BTCT: dầm thường và dầm
ứng lực trước. Dầm chuyển BTCT thường là dầm chuyển được chế tạo bằng BTCT
truyền thống. Dầm chuyển ứng lực trước là dầm chuyển được chế tạo bằng BTCT kết
hợp với thép cường độ cao được kéo căng tạo ứng suất nén, triệt tiêu ứng suất kéo trong
bê tông. Trong đó có thể chỉ dùng cốt thép cường độ cao để tạo ứng suất trước cho bê
tông hoặc kết hợp với cả cốt thép thường.

3.3.2. Một số công trình sử dụng kết cấu dầm chuyển

Trên thế giới


Trên thế giới dầm chuyển BTCT được sử dụng nhiều ở các nước phát triển như Mỹ,
Hong Kong, Malaysia, Singapore, Bangkok (Thái Lan)... Dưới đây là hình ảnh một số
kết cấu dầm chuyển BTCT được thi công ở Chicago (Mỹ), Bangkok (Thái Lan)...

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 77
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ DẦM TẦNG CHUYỂN

Hình 3.4 –Dầm chuyển của tòa nhà The Legacy at Millennimum Park –
Chicago-Mỹ

Hình 3.5 –Dầm chuyển của tòa nhà The Legacy at Millennimum Park –
Chicago-Mỹ

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 78
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ DẦM TẦNG CHUYỂN

Hình 3.6 –Dầm chuyển kết nối chu vi tường bê tông –Tòa nhà Trump
International Hotel and Tower-Chicago-Mỹ

Hình 3.7 –Vị trí giao giữa các dầm chuyển –Tòa nhà Trump International
Hotel and Tower-Chicago-Mỹ

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 79
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ DẦM TẦNG CHUYỂN

Hình 3.8 –Dầm chuyển tòa nhà Grand Street Hotel –NewYork –Mỹ

Hình 3.9 –Dầm chuyển tòa nhà Grand Street Hotel –NewYork –Mỹ

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 80
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ DẦM TẦNG CHUYỂN

Hình 3.10 –Dầm chuyển tòa nhà Grand Street Hotel –NewYork –Mỹ

Hình 3.11 –Dầm chuyển thi công dầm chuyển tòa nhà Grand Hyatt Kuala
Lumpur

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 81
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ DẦM TẦNG CHUYỂN

Hình 3.12 –Dầm chuyển thi công dầm chuyển tòa nhà IDEO – Bangkok-
Thái Lan

Hình 3.13 –Lắp dựng hệ thống dàn đỡ dầm chuyển –Tòa nhà Issara
Ladprao –Bangkok-Thái Lan

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 82
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ DẦM TẦNG CHUYỂN

Hình 3.14 –Lắp dựng cốt thép dầm chuyển –Tòa nhà Issara Ladprao –Bangkok-
Thái Lan

Ở Việt Nam
Có thể nói hệ dầm chuyển thuộc lớp đầu tiên được áp dụng trong tòa nhà của Khách sạn
Melia Hà Nội năm 1997. Khi bố trí khu hội trường, nhà hàng ở tầng 1 và 2 của khu phức
hợp khách sạn-văn phòng Tư vấn thiết kế đã sử dụng hệ dầm chuyển (Transferring
Griders). Tòa nhà này đã sử dụng giải pháp sàn phẳng BTCT, lõi cứng và hệ dầm chuyển
ở tầng 1 và tầng 2 cho khu hội trường. Tại thời điểm này các dạng kết cấu còn ít được
sử dụng ở nước ta.
Năm 2003, tòa nhà 34 tầng được khởi công xây dựng tại Khu đô thị Trung Hòa-Nhân
Chính cũng sử dụng giải pháp kết cấu dầm chuyển. Tòa nhà 34 tầng là tòa nhà cao nhất
thời điểm đó (tòa nhà Keang Nam và một số tòa khác cao hơn nhưng đang thi công) tại
Hà Nội với chiều cao 136m, diện tích xây dựng 3500m2, tổng diện tích xây dựng
80000m2. Trong đó có 1 tầng hầm diện tích 5000m2, 2 tầng dịch vụ văn phòng có diện
tích 6000m2, 31 tầng ở với diện tích xấp xỉ 60000m2 và 1 tầng nhà hàng được bố trí tại
tầng 34. Đây là công trình siêu cao tầng (hơn 100m) đầu tiên, vì vậy từ khâu thiết kế đến
khâu thi công giám sát chất lượng đều phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn. Dầm
chuyển được đặt ở tầng kỹ thuật với chiều rộng b = 1800-2700mm, chiều cao h =
2150mm, sàn dày 300mm. Khối lượng bê tông >3500m3, dầm sàn bê tông liền khối đổ
một lần không để mạch ngừng.

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 83
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ DẦM TẦNG CHUYỂN

Công trình: Trụ sở Bộ Công an được xây dựng trên đường Phạm Hùng-Hà Nội cũng
dùng giải pháp dầm chuyển. Kết cấu của công trình là kết cấu thép, do đó dầm chuyển
cũng được làm bằng kết cấu thép. Hình 3.15 và Hình 3.16 mô tả các công đoạn thi công
dầm chuyển.

Hình 3.15 – Dầm chuyển tòa nhà Bộ Công an

Hình 3.16 – Dầm chuyển tòa nhà Bộ Công an

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 84
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ DẦM TẦNG CHUYỂN

Công trình: Tòa nhà cao cấp WESTA cao 28 tầng và 3 tầng hầm; địa điểm
xây dựng: Khu đô thị Mỗ Lao, Hà Đông, Hà Nội; Chủ đầu tư: Công ty cổ
phần cơ khí xây dựng số 18 (COMA 18) được thiết kế năm 2009 (Đơn vị
thiết kế: Trung tâm Tư vấ,n Kiến trúc và Đầu tư Xây dựng). Dầm chuyển
có kích thước 1x1m, vượt nhịp 8,1m đặt ở tầng 2 (cao độ +3,550m), dầm
này có tác dụng đỡ hệ vách, tăng cường độ cứng cho khung biên nhà.
Công trình: 29T2 cụm nhà ở cao tầng hỗn hợp xây dựng trên lô N05, khu
đô thị đông nam đường Trần Duy Hưng (Cầu Giấy, Hà Nội) cũng sử dụng
giải pháp kết cấu dầm chuyển. Dầm chuyển được thiết kế ở tầng kỹ thuật
có cao độ + 25,200, kích thước tiết diện 1400x2050, 890x1400,
1200x1650.
Công trình: Chung cư cao tầng 16B Nguyễn Thái Học, Hà Đông, Hà Nội
cao 28 tầng và 2 tầng hầm. Chủ đầu tư: Công tu xây dựng 319 Bộ Quốc
Phòng; Đơn vị thiết kế: Công ty Cổ phần Tư vấn Đô thị Việt Nam –
VINACITY). Hệ dầm chuyển có tiết diện 1x1m, vượt nhịp 10,7m được đặt
ở tầng 3(cao độ +10,800m).
Công trình: Tòa nhà Donphin Plaza gồm 4 tòa tháp cao 28 tầng, chia làm
2 khối, được nối với nhau bởi khối đế 3 tầng; Địa điểm xây dựng: 28 Trần
Bình, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội; Chủ đầu tư: Công ty cổ phần TID, được
thiết kế bởi Công ty tư vấn DP Architects – DPA (Singapore) và Công ty
Tư vấn Đại Học Xây dựng Hà Nội. Dầm chuyển ứng lực trước có chiều
cao 3m, vượt nhịp lớn nhất là 28,4m đặt ở sàn tầng 4 (cao độ +32,125m).
Hình

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 85
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ DẦM TẦNG CHUYỂN

Hình 3.17 – Thi công dầm chuyển tòa nhà Dolphin Plaza

Hình 3.18 – Đổ bê tông dầm chuyển tòa nhà Dolphin Plaza

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 86
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ DẦM TẦNG CHUYỂN

Hình 3.19 – Đổ bê tông dầm chuyển tòa nhà Dolphin Plaza

Hình 3.20 – Thi công dầm chuyển tòa nhà Dolphin Plza

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 87
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ DẦM TẦNG CHUYỂN

Ở thành phố Hồ Chí Minh, nhiều công trình sử dụng hệ dầm-sàn chuyển, ví dụ như dự
án Kenton do Singapore thiết kế..
Như vậy, có thể nói dầm chuyển BTCT đã và đang được sử dụng rộng rãi ở nước ta.
Tuy nhiên, việc tính toán thiết kế do Tư vấn nước ngoài thực hiện hoặc do Tư vấn trong
nước thiết kế nhưng phải tham khảo các tiêu chuẩn kỹ thuật nước ngoài. Vì vậy cần
nghiên cứu khả năng chịu lực và ứng xử của dầm chuyển là cần thiết. Từ đó kiến nghị
quy trình tính toán có thể áp dụng trong điều kiện Việt Nam.

THIẾT KẾ DẦM CHUYỂN KHUNG TRỤC 6 THEO LÝ THUYẾT DẦM


CAO

3.4.1. Quan niệm tính toán dầm cao


Trong một số đoạn dầm có chiều cao lớn hơn so với nhịp ln  2.5 , giả thuyết tiết diện
h
phẳng Bernouli không còn phù hợp. Loại cấu kiện này gọi là “Deep Beam” với các vùng,
tại đó ứng suất phân bố không liên tục (Discontinous Region). Hiện nay tiêu chuẩn Việt
Nam chưa có quy định cho việc tính toán cấu kiện này. Hình bên dưới trình bày dạng
phân bố ứng suất trên mặt cắt ngang vuông góc với trục dầm cao
(Kết quả thực nghiệm – Reinforced Concrete – Mechanics and Design – James
McGregor)

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 88
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ DẦM TẦNG CHUYỂN

Hình 3.21 – Phân bố ứng suất trong dầm cao

Cơ chế phá hoại của dầm cao:


- Sự phá hoại do uốn trong dầm cao đa phần do cốt thép làm việc ngoài giới
hạn đàn hồi. Những vết nứt đứng truyền từ phần dưới dầm và phát triển dần
lên phía trên cùng với sự tăng tải. Phá hoại thường do đứt cốt thép nhiều hơn
so với nén vỡ bê tông.
- Khả năng chịu lực của dầm cao chủ yếu phụ thuộc vào sức chống cắt chứ
không phải do khả năng chịu uốn. Khả năng phá hoại do uốn của dầm không
bị tác động bởi loại và điểm đặt tải trọng. Nhưng sự phá hoại do cắt thì phụ
thuộc loại và điểm đặt tải trọng. Sự phá hoại được đặc trưng bởi một loạt các
vết nứt chéo và sự nén vỡ bê tông giữa chúng phụ thuộc lớn vào vị trí và sự
phân bố tải trọng trên dầm.

3.4.2. Tính toán khả năng chịu lực của dầm cao theo ACI 318
Dầm cao được hiểu là dầm có tỷ số ln  2.5 có tải tác dụng lên mặt trên dầm và mặt
h
dưới được tựa trên các cột (tỷ số này thay đổi theo các lần ban hành tiêu chuẩn và có xu
hướng ngày càng tăng). Do đó, hình thành các vùng nén trong bê tông nối từ mặt trên
xuống mặt dưới.

Tính toán khả năng chịu cắt của dầm cao


Kiểm tra điều kiện ln  2.5 , xét tính cần thiết tính toán bài toán dầm cao. Xác định nội
h
lực tính toán cho dầm ( M u ,Vu ). Thông thường, lực cắt lớn nhất xuất hiện tại vị trí cách

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 89
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ DẦM TẦNG CHUYỂN

mép gối 0.15ln với dầm chịu tải phân bố đều dọc chiều dài, tại mặt cắt giữa “nhịp cắt”
(Shear span) cho dầm chịu tải trọng tập trung. Với đồ án, lực cắt cụ thể trong dầm đã
được tính toán tại tất cả các mặt cắt nên sinh viên chọn lực cắt lớn nhất và moment lớn
nhất trên toàn nhịp để tính toán cho dầm.
Kiểm tra tính hợp lý của tiết diện (với  = 0.75)

  l  
Vu   0.18 10  n  f c bd  với dầm có ln  2
  d  d

1  l  
Vu     10  n  f c bw d  với dầm có ln  2
18  d  d

Vu - lực cắt cực hạn (đã được tổ hợp)

f c - cường độ chịu nén mẫu tính toán hình trụ

bw - bề rộng tiết diện tính toán


d - chiều cao làm việc của tiết diện
ln - nhịp thông thủy của dầm (khoảng cách mép 2 gối tựa)
 - hệ số giảm độ bền, trong trường hợp này lấy bằng 0.75

Nếu điều kiện trên không thỏa, cần tăng lại tiết diện dầm
Tính toán khả năng chịu cắt của bê tông:
 M  Vd 1
Vc   3.5  2.5 u  f c  120w u   bwd
 Vu d  Mu  7

Mu
Trong đó: 1  3.5  2.5  2.5
Vu d

Cụm biểu thức này thể hiện khả năng chống cắt của dầm cao lớn hơn dầm thường.
Tính toán khả năng chịu cắt cần có của cốt thép Vs nếu riêng bê tông không đủ khả năng
chịu cắt ( Vu  VC ). Chọn khoảng cách giữa cốt thép chống cắt thẳng đứng và nằm
ngang (s1 và s2) bằng cách giả thiết và điều chỉnh dần. Lưu ý các điều kiện chống cắt tối
thiểu.

Vs được tính: Vs 
Vu
 Vc

 A  1  ln / d  Avh  11  ln / d 
Vs   v     f y d
 sv  12  sh  12 

Phương trình cơ bản của dầm cao:

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 90
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ DẦM TẦNG CHUYỂN

Vu  (Vc  Vs )  Vn

Trong đó:

Vc là lực cắt do bê tông chịu

Vs là lực cắt chịu bởi cốt thép ngang và đứng gia cường bụng dầm

Theo mục 11.8.9 và 11.8.10 ACI 318M-11 [16] yêu cầu lượng cốt thép gia cường tối
thiểu như sau:
Avhmin  0.0025bsh
d / 3
s
500mm
Av  min  0.0015bsh
d / 5
s
500mm

Cốt thép được tính tại các mặt cắt phải bố trí trên suốt chiều dài dầm

Tính toán khả năng chịu uốn của dầm cao


ACI318M-11 không quy định trình tự thiết kế cấu kiện chịu uốn trong dầm cao nhưng
yêu cầu phân tích phi tuyến cho bài toán này. Các bước thiết kế đơn giản sau đây được
trình bày trong tài liệu “Tính toán kết cấu bê tông cốt thép theo tiêu chuẩn ACI318-
2002” của PGS-TS Trần Mạnh Tuân [15] dựa trên các kiến nghị của Ủy ban Bê tông
Quốc tế của Châu Âu (CEB).
Khả năng chịu moment của dầm được tính:
M n  As f y jd

Cốt thép chịu uốn do đó được tính như sau


Mu
As 
f y ( jd )

Trong đó, jd là cánh tay đòn nội lực được tính như sau:
Với cốt thép chịu kéo ở dầm đơn giản hoặc dầm liên tục:
l
jd  0.2(l  2h) với 1  2
h

l
jd  0.6l với 1
h

Với cốt thép chịu kéo ở gối dầm liên tục:

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 91
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ DẦM TẦNG CHUYỂN

l
jd  0.2(l  1.5h) với 1   2.5
h

l
jd  0.5l với 1
h

Với l là nhịp dầm, xác định theo tâm gối tựa hoặc lấy bằng 1.15ln, lấy giá trị nhỏ hơn.
Cốt thép chịu kéo ở nhịp dầm trong phạm vi từ đáy dầm đến độ cao cách đáy dầm một
khoảng y với y  0.25h  0.05l  0.2h

Cốt thép chịu moment ở gối được chia thành hai phần

l 
As1  0.5   1 As
h 
As 2  As  As1

Diện tích thép As1 bố trí trong chiều cao từ đỉnh đến độ cao thấp hơn đỉnh dầm 0.2h
Diện tích thép As2 được bố trí trong phạm vi 0.6h từ phạm vi đã bố trí As1
Nếu l / h  1 thì bố trí As1 như trên. Phần 0.6h tiếp theo bố trí toàn bộ diện tích As. Phần
còn lại của dầm (biên dưới) được bố trí moment căng dưới.

3.4.3. Kết quả tính toán

Sơ đồ tính toán
Dầm liên kết cứng với cả vách trên và dưới. Có biện pháp xử lý cụ thể trong mô hình
nhằm giải quyết việc lệch trục dầm và vách.

Xác định nội lực


Nội lực dầm cao được xác định bằng phần mềm ETABS. Do dầm trục 6 có 3 nhịp, chiều
dài nhịp bằng nhau nên ta lọc ra nội lực lớn nhất trong dầm để tính toán và bố trí. Do
khả năng chịu lực của dầm cao phụ thuộc vào cả moment và lực cắt nên ta không thể
lấy tổ hợp bao để tính toán. Vì vậy ta lọc ra các tổ hợp
M max , Qtu
M min , Qtu
Qmax , M tu

Giá trị nội lực dầm chuyển trục 6 ( đã tổ hợp theo ACI318M-11)
M Q
Tổ hợp
kN.m kN
Mmax, Qtu 32641.38 1276.38
Mmin, Qtu -1392.83 7979.84
Qmax, Mtu 8.101 12881.02

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 92
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ DẦM TẦNG CHUYỂN

Thực hiện tính toán


Tính toán cốt thép chịu moment cho tổ hợp 1 (Mmax)
Tiết diện dầm 1800x2200
Moment ở nhịp M = 32641.38 kN.m
ln 11.2  1.8
  4.3  5 => tính toán như dầm cao
h 2.2

Cánh tay đòn moment jd  0.2  (L 2h)  0.2  (11.2 1.15  2 1.8)  3.45(m)

Diện tích thép tối thiểu As  M n  32641.38 10  26904.8(mm2 )


6

f y jd 0.9  390  3450

Kiểm tra điều kiện hàm lượng thép tối thiểu

f c
Đối với dầm liên tục As min  1.4 bw d  bw d
fy 4 fy

1.4 1.4 1800  0.9  2200


bwd   12083 mm2
fy 390

f c 40 1800  0.9  2200


bwd   14449.1mm2
fy 390

Vậy As =26904.8 (mm2)


Chọn thép nhịp 3432 có As  27344.4(mm2 )

Khoảng bố trí thép nhịp y  0.25h  0.05l  0.25  2.2  0.05 1.15 11.2  0.093 m

Vậy bố trí thép nhịp trong đoạn 0.2h  0.44 m

Kiểm tra hàm lượng cốt thép chịu lực


As 26904.8
   0.00754
bd 1800  0.9  2200

Hàm lượng cốt thép lớn nhất cho phép


max  0.75b

Với hàm lượng cốt thép cân bằng

f c 6000 40 6000
b  0.851   0.85  0.75    0.061
f y 6000  f y 390 6000  390

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 93
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ DẦM TẦNG CHUYỂN

max  0.75  0.061  0.045

Ta thấy   max nên hàm lượng thép đã chọn thỏa yêu cầu

Tính toán cốt thép chịu cắt


Xác định khoảng cách mặt cắt giới hạn X kể tử gối tựa
bc 1.8
X   0.15ln   0.15 1.15  (11.2  1.8)  2.52( m)
2 2

Với x  0.15ln cho trường hợp tải trọng phân bố đều

Lực cắt và moment xác định trong phần mềm ETABS tại mặt cắt giới hạn

M u  15338.2 kN .m
Vu  7224.28 kN

Lực cắt tới hạn tại gối tựa, do với dầm có ln  11.2  1.8  4.7  2
d 0.9  2.2

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 94
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ DẦM TẦNG CHUYỂN

1  l  
 Vu     10  n  f c bw d 
18  d 
1  11.2  1.8   3
 0.75   10   40  1800  1980   10  13850 kN
 18  0.9  2.2  

Ta thấy Vu  7224.28 kN Vn 13850 kN

 thỏa điều kiện lực cắt giới hạn.


Lực cắt giới hạn của bê tông
 M  Vd 1
Vc   3.5  2.5 u  f c  120w u   bw d
 Vu d  Mu  7
 7224.28  1.98  1 3
 1  40  120  0.00754     1800 1980 10
 15338.2  7
 3649.7 kN

Mu 15338.2 M
Trong đó 3.5  2.5  3.5  2.5   0.81  1 nên lấy (3.5  2.5 u ) 1
Vu d 7224.28  1.98 Vu d

Ta thấy Vc  Vu nên ta cần thêm thép đai chịu cắt cho dầm

Vu 7224.28
Vs   Vc   3649.7  5982.67 kN
 0.75

Ta chọn cốt thép chịu cắt


Cốt thép theo phương đứng giả sử cốt đai dùng đai 8 nhánh thép
14, As  8 153.9  1231.2(mm2 ),s  150

Cốt thép theo phương ngang giả sử cốt đai dùng đai 6 nhánh thép
14, As  8 153.9  1231.2(mm2 ),s  150

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 95
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ DẦM TẦNG CHUYỂN

Khả năng chịu cắt của cốt thép:

 A  1  ln / d  Avh  11  ln / d  
Vs   v     f y d
 sv  12  sh  12 
1231.2  1  10.81 / 1.98  1231.2  11  10.81 / 1.98   3
       390  1980  10  6338.2 kN
 150  12  150  12 
ta thấy Vs  Vs yc . Vậy ta chọn thép đai 14a150 bố trí cho cả hai phương

Kiểm tra khoảng cách cốt đai tối đa


d
sv   396mm
5
d
sh   660mm
3
Vậy khoảng cách thép đai s =150mm đã chọn thỏa điều kiện yêu cầu.
Kiểm tra khoảng cách cốt đai tối đa
Av  0.0015bsv  0.0015 1800 150  405( mm 2 )  1231.2 mm 2
Ah  0.0025bsh  0.0025 1800 150  675( mm2 )  1231.2 mm2

Vậy diện tích thép bố trí thỏa yêu cầu.


Tính toán cốt thép chịu moment cho tổ hợp 2 (Mmin)
Tiết diện dầm 1800x2200
Moment ở nhịp M = 1392.83kN.m
ln 11.2  1.8
  4.3  5 => tính toán như dầm cao
h 2.2

Cánh tay đòn moment jd  0.2  (L 1.5h)  0.2  (11.2 1.15  1.5 1.8)  3.11(m)

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 96
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ DẦM TẦNG CHUYỂN

Diện tích thép tối thiểu As  M n  1392.83 10  1275.9 (mm2 )


6

f y jd 0.9  390  3110

Kiểm tra điều kiện hàm lượng thép tối thiểu

f c
Đối với dầm liên tục As min  1.4 bw d  bw d
fy 4 fy

1.4 1.4 1800  0.9  2200


bwd   12083 mm2
fy 390

f c 40 1800  0.9  2200


bwd   14449.1mm2
4 fy 390

Vậy As =144449.1 (mm2)


Chọn thép nhịp 3425 có As  16689.7(mm2 )

Khoảng bố trí thép nhịp y  0.25h  0.05l  0.25  2.2  0.05 1.15 11.2  0.093 m

Vậy bố trí thép nhịp trong đoạn 0.2h  0.44 m

Kiểm tra hàm lượng cốt thép chịu lực


As 16689.7
   0.00468
bd 1800  0.9  2200

Hàm lượng cốt thép lớn nhất cho phép


max  0.75b

Với hàm lượng cốt thép cân bằng

f c 6000 40 6000
b  0.851   0.85  0.75    0.061
f y 6000  f y 390 6000  390

max  0.75  0.061  0.045

Ta thấy   max nên hàm lượng thép đã chọn thỏa yêu cầu

Tính toán cốt thép chịu cắt


Xác định khoảng cách mặt cắt giới hạn X kể tử gối tựa
bc 1.8
X   0.15ln   0.15 1.15  (11.2  1.8)  2.52( m)
2 2

Với x  0.15ln cho trường hợp tải trọng phân bố đều

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 97
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ DẦM TẦNG CHUYỂN

Lực cắt và moment xác định trong phần mềm ETABS tại mặt cắt giới hạn

M u  13593.82 kN .m
Vu  6313.8 kN

Lực cắt tới hạn tại gối tựa, do với dầm có ln  11.2  1.8  4.7  2
d 0.9  2.2

1  l  
 Vu     10  n  f c bw d 
18  d 
1  11.2  1.8   3
 0.75   10   40  1800  1980   10  13850 kN
 18  0.9  2.2  

Ta thấy Vu  6313.8 kN Vn 13850 kN

 thỏa điều kiện lực cắt giới hạn.

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 98
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ DẦM TẦNG CHUYỂN

Lực cắt giới hạn của bê tông


 M  Vd 1
Vc   3.5  2.5 u  f c  120w u   bw d
 Vu d  Mu  7
 6313.8  1.98  1 3
 1  40  120  0.00468     1800 1980 10
 13593.82  7
 3483.05 kN

Mu 13593.82 M
Trong đó 3.5  2.5  3.5  2.5   0.78  1 nên lấy (3.5  2.5 u ) 1
Vu d 6313.8  1.98 Vu d

Ta thấy Vc  Vu nên ta cần thêm thép đai chịu cắt cho dầm

Vu 6313.8
Vs   Vc   3483.05  4935.35 kN
 0.75

Ta chọn cốt thép chịu cắt


Cốt thép theo phương đứng giả sử cốt đai dùng đai 8 nhánh thép
14, As  8 153.9  1231.2(mm2 ),s  150

Cốt thép theo phương ngang giả sử cốt đai dùng đai 6 nhánh thép
14, As  8 153.9  1231.2(mm2 ),s  150

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 99
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ DẦM TẦNG CHUYỂN

Khả năng chịu cắt của cốt thép:

 A  1  ln / d  Avh  11  ln / d  
Vs   v     f y d
 sv  12  sh  12 
1231.2  1  10.81 / 1.98  1231.2  11  10.81 / 1.98   3
       390  1980  10  6338.2 kN
 150  12  150  12 
ta thấy Vs  Vs yc . Vậy ta chọn thép đai 14a150 bố trí cho cả hai phương

Kiểm tra khoảng cách cốt đai tối đa


d
sv   396mm
5
d
sh   660mm
3
Vậy khoảng cách thép đai s =150mm đã chọn thỏa điều kiện yêu cầu.
Kiểm tra khoảng cách cốt đai tối đa
Av  0.0015bsv  0.0015 1800 150  405( mm 2 )  1231.2 mm 2
Ah  0.0025bsh  0.0025 1800 150  675( mm2 )  1231.2 mm2

Vậy diện tích thép bố trí thỏa yêu cầu.


Tính toán cốt thép chịu moment cho tổ hợp 3 (Qmax)
Do tổ hợp 3 giá trị moment khá nhỏ nên chỉ kiểm tra khả năng chịu cắt cho tổ hợp 3.
M u  8.1kN .m
Vu  12881.02 kN

Lực cắt tới hạn tại gối tựa, do với dầm có ln  11.2  1.8  4.7  2
d 0.9  2.2

1  l  
 Vu     10  n  f c bw d 
18  d 
1  11.2  1.8   3
 0.75   10   40  1800  1980   10  13850 kN
18  0.9  2.2  

Ta thấy Vu  12881.02 kN Vn 13850 kN

 thỏa điều kiện lực cắt giới hạn.

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 100
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ DẦM TẦNG CHUYỂN

Lực cắt giới hạn của bê tông


 M  Vd 1
Vc   3.5  2.5 u  f c  120 w u   bw d
 Vu d  Mu  7
 12881.02  1.98  1 3
 2.5   40  120  0.00768     1800  1980 10
 8.1  7
 1485499 kN

Mu 8.1
Trong đó 3.5  2.5  3.5  2.5   3.49  2.5 nên lấy
Vu d 12881.02  1.98
Mu
(3.5  2.5 )  2.5
Vu d

Vc max  1.59 f c bwd  1.59 40 1800 1980 103  35389 kN

Lấy Vc  35389 kN

Ta thấy Vc  Vu nên ta không cần kiểm tra.

3.4.4. Kiểm tra độ võng của dầm chuyển


Theo như tiêu chuẩn ACI318M-11, độ võng toàn bộ của kết cấu bằng 2-3 lần độ võng
đàn hồi.
f dh  0.01524 m  15.24 mm

L 11200
f max  3 f dh  3 15.24  45.72( mm   f     46.6mm
240 240

Vậy dầm chuyển thỏa điều kiện biến dạng.

3.4.5. Kiểm tra vết nứt dầm chuyển


Dầm bố trí 3432 ở bụng, As = 27344.4mm2
Ms = 32641.38kN.m
Trọng tâm cốt thép nằm cách mép dầm một đoạn là 250mm

Diện tích vùng bê tông chịu nén quanh cốt thép là: A  2200  2  250  183333mm2
6

Ứng suất trong cốt thép, theo ACI318M-11 f s  0.6 f y  0.6  390  234 MPa

z  f s 3 dc A  234  3 250 183333  83741 N / mm

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 101
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ DẦM TẦNG CHUYỂN

Bề rộng vết nứt xác định theo các công thức:


w  1.3 106 z  1.3 106  83741  0.108 mm

Bề rộng khe nứt giới hạn [w]=0.41mm đối với kết cấu không ẩm ướt (theo ACI-224)

THIẾT KẾ DẦM CHUYỂN KHUNG TRỤC 6 THEO MÔ HÌNH GIÀN ẢO


(STRUT AND TIE MODEL)

3.5.1. Giới thiệu


Trạng thái làm việc của các dầm trong giai đoạn giới hạn cực hạn phải được tính theo
mô hình toán cơ, là mô hình tốt nhất đối với dầm bêtông cốt thép có bố trí cốt thép sườn
dầm, gọi là mô hình “chống và giằng” (Strut and tie model) hay còn gọi là mô hình giàn
ảo. Thiết kế dầm Bê tông theo trạng thái ứng suất tới hạn bằng mô hình giàn ảo là xét
đến các điều kiện làm việc của hai vùng B và D trong kết cấu. Phương pháp mô hình
giàn ảo sử dụng một số nguyên tắc của cơ học kết cấu hệ thanh, nguyên tắc này sẽ không
ảnh hưởng gì hoặc tác động nào đến việc phân tích ảnh hưởng của mặt cắt bằng các hệ
tĩnh học cổ truyền. Trong phương pháp này nội dung tính toán thiết kế dầm chuyển chủ
yếu dựa trên tiêu chuẩn thiết kế cầu 22TCN 272-01 của Bộ Giao Thông Vận Tải Việt
Nam và các tiêu chuẩn Hoa Kỳ ACI 318-2002 và AASHTOLRFD và một số báo cáo
khoa học gần đây.

3.5.2. Phân vùng ứng suất biến dạng của cấu kiện bê tông cốt thép
Thông thường, trong quá trình tính toán thiết kế, các cấu kiện bê tông cốt thép được
phân loại thành các dạng cơ bản như cột, thanh, dầm, bản … và hệ kết cấu khung, dàn,
…theo các đặc điểm chịu lực và hình thức kết cấu của chúng. Đối với từng cấu kiện cụ
thể thì trạng thái ứng suất, biến dạng của các tiết diện cũng thay đổi tùy theo vị trí và
phương thức chịu tải. Tùy theo tỷ lệ giữa chiều dài nhịp và chiều cao, dầm bê tông cốt
thép chịu uốn có thể phân chia thành các vùng ứng suất B và D như sau:
 Vùng B (Beam) là các vùng có trạng thái ứng suất tuân theo các giả thiết của dầm
về tiết diện chịu uốn, chủ yếu phần giữa nhịp chịu tác dụng của moment uốn, lực
cắt nhỏ hoặc bằng không. Tại các vùng này vẫn có thể tính toán như với cấu kiện
chịu uốn theo các tiêu chuẩn tính toán cấu kiện bê tông cốt thép hiện hành.
 Vùng D (Discontinuity zone) là vùng có trạng thái ứng suất phức tạp, thường
xuất hiện tại các vùng mối nối, thay đổi tiết diện đột ngột, có lỗ khoét, gấp khúc
hoặc tại các liên kết gối tựa và điểm đặt lực tập trung tên cấu kiện. Các vai cột,
các mố đỡ và công xôn ngắn cũng thuộc các dạng kết cấu có vùng D.

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 102
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ DẦM TẦNG CHUYỂN

Hình 3.22 – Các vùng D và B của dầm bê tông

Thông thường người ta giả thiết vùng D kéo dài khoảng một lần chiều cao cấu kiện về
mỗi phía từ điểm đặc các tải trọng tập trung của các phản lực gối hoặc các vùng có mặt
cắt hay hướng thay đổi đột ngột. Theo kinh nghiệm thực tế, vùng D được xác định theo
các kích thước hình học và điều kiện chịu lực như sau.

Hình 3.23 – Các vùng không liên tục về hình học

3.5.3. Mô hình giàn ảo (Strut and Tie Model)


Mô hình giàn ảo đã được nhiều tác giả nghiên cứu từ những năm 1920. Một trong những
ưu điểm của mô hình này là thể hiện được những bộ phận chịu lực nén, kéo chủ yếu của
kết cấu và người thiết kế có thể hình dung ra một cách cụ thể cơ cấu chịu lực của sơ đồ
dùng trong tính toán. Các bộ phận chịu lực nén được thể hiện bằng những thanh chống,

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 103
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ DẦM TẦNG CHUYỂN

khu vực chịu kéo thể hiện bằng các thanh giằng và mối nối của thanh đó được xem là
nút của giàn ảo. Hình 3.24 cho thấy các thanh chống và giằng được sử dụng để tạo nên
một hệ giàn trong cấu kiện dầm bê tông cốt thép có tỷ lệ chiều cao lớn. Tải trọng tập
trung tác dụng lên dầm sẽ gây ra các biến đổi trường ứng suất tại khu vực đặt lực và gối
tựa và cũng tạo ra các vùng D như đã nói trên. Theo các quy trình thiết kế kết cấu bê
tông cốt thép gần đây, các vùng D như trên sẽ được tính toán riêng biệt. Với các dầm
dài, ít ảnh hưởng các vùng D không liên tục, có thể sử dụng mô hình giàn ảo cho các
vùng B với các thanh kéo ngang theo phương cốt thép dọc và thanh đứng cho cốt đai,
các thanh chống nằm ngang ở vùng bê tông chịu nén và các thanh chống chéo góc trong
các ô giàn tạo ra bởi các thanh chịu kéo. Phương của các góc nghiêng ứng suất nén chính
trong thanh nén thay đổi từ 18o đến 65o. Trên cơ sở các lực xác định được từ mô hình
giàn, sẽ tiến hành kiểm tra ứng suất trong bê tông và cốt thép, đặc biệt là các vùng neo
thép dọc chịu lực. Trên cơ sở các nghiên cứu về luồng ứng suất hay quỹ đạo ứng suất
chính nén và kéo trong các vùng D, người ta giả thiết hình thành các vùng chịu nén và
chịu kéo với cơ cấu hình thành các cột chống và các thanh giằng. Cơ cấu hoạt động của
hệ thanh này giống như hệ giàn phẳng hoặc giàn không gian hình thành bên trong cấu
kiện bê tông cốt thép.

Hình 3.24 – Mô hình giàn ảo nhịp đơn giản trong dầm chuyển (Dầm cao)

Để lựa chọn mô hình cho các vùng D, bước đầu tiên của việc tính toán là phác hoạ
phương các quỹ đạo ứng suất chính trong cấu kiện bê tông cốt thép. Điều này cần có
kinh nghiệm trong quá trình lựa chọn mô hình cho một cấu kiện cụ thể. Với một cấu
kiện có thể có nhiều mô hình khác nhau được lựa chọn để tính toán và sẽ cho các kết
quả khác nhau. Có thể dựa vào kết quả tính toán đàn hồi (phần tử hữu hạn ETABS) để
đề xuất mô hình hợp lý nhưng cần chú ý rằng trường ứng suất sẽ thay đổi khi khe nứt
xuất hiện trong bê tông cốt thép.

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 104
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ DẦM TẦNG CHUYỂN

3.5.4. Các bộ phận cơ bản cấu thành mô hình giàn ảo


 Các thanh chống chịu nén:
Trong mô hình thanh chống và thanh giằng, các thanh chống tương ứng với
trường ứng suất nén của bê tông theo hướng của thanh chống. Các thanh chống
được lý tưởng hoá có dạng như lăng trụ hoặc các cấu kiện thon đều nhưng thường
thay đổi mặt cắt ngang dọc theo chiều dài của nó, vì bê tông ở đoạn giữa chiều
dài thanh chống rộng hơn so với ở hai đầu. Đôi khi là thành dạng hình chai hoặc
các mô hình dạng cục bộ. Việc trải rộng các lực nén làm tăng lực kéo ngang, có
thể là nguyên nhân làm cho thanh chịu kéo bị nứt theo chiều dọc. Nếu thanh
chống không có cốt thép ngang, nó có thể bị hư hỏng sau khi sự hình thành vết
nứt này xảy ra. Trong các mô hình giàn ảo, các thanh chống được thể hiện bằng
các đường đứt nét dọc theo trục của các thanh chống.

Hình 3.25 – Các thanh chống chịu nén ảo

 Các thanh giằng chịu kéo


Bộ phận cấu thành chính thứ hai của mô hình giàn ảo là thanh chịu kéo. Thanh
chống này tương đương với một hoặc một vài cốt thép cùng hướng được thiết kế
với As f y  Tn trong đó To  Tu là lực do thanh kéo kháng lại.
Các thanh giằng chịu kéo có thể bị phá hỏng do không có neo giằng ở đầu, Sự
neo giằng của các thanh chịu kéo trong các vùng nút là một phần quan trọng của
việc tính toán thiết kế vùng D sử dụng mô hình giàn ảo. Các thanh chịu kéo được
thể hiện bằng các đường liền nét trong các mô hình giàn ảo.

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 105
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ DẦM TẦNG CHUYỂN

 Các vùng nút


Các mối nối trong mô hình thanh chống được hiểu là nút. Ba hoặc nhiều lực tập
trung tại một nút. Các lực gặp nhau tại một nút phải cân bằng, có nghĩa
 Fx  0,  Fy  0,  M  0 đối với điểm nút. Điều kiện thứ ba nghĩa là các
đường tác dụng lực phải đi qua một điểm chung hoặc có thể phân tích được thành
các lực mà chúng đi qua một điểm chung.

Hình 3.26 – Mô tả các loại nút trong mô hình giàn ảo. C là lực nút chịu
nén, T là lực nút chịu kéo

Ba cách thông thường của trình bày vùng nút được minh họa dưới . Các vùng
chịu lực của nút được xác định theo các thanh chịu kéo và chịu nén. Các khu vực
này gọi là nút “thủy tĩnh”.

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 106
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ DẦM TẦNG CHUYỂN

Hình 3.27 – Các vùng nút thủy tĩnh

Hình 3.28 – Các vùng nút trong phần giao nhau giữa các cấu kiện

3.5.5. Các bước giải bài toán bằng mô hình giàn ảo


Bước 1: Rời rạc hóa vùng D và vùng B
Bước 2: định nghĩa trường hợp tải trọng

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 107
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ DẦM TẦNG CHUYỂN

Bước 3: Phân tích các thành phần cấu thành của kết cấu mô hình giàn ảo
Bước 4: Chọn kích thước các thành phần mô hình giàn ảo
Bước 5: Khai triển mô hình giàn ảo
Bước 6: Chọn tỷ lệ giữa các thanh
Bước 7: Thực hành kiểm tra cường độ các nút
Bước 8: Tính toán tỷ lệ cốt thép khống chế vết nứt
Bước 9: Xác định đoạn neo của cốt thép

Hình 3.29 – Quá trình thiết kế bằng mô hình giàn ảo

Rời rạc hóa vùng D và vùng B


Bước đầu tiên của bài toán ta cần chia kết cấu thành những vùng B và vùng D sử dụng
nguyên lý Saint-Venant. Nếu kết cấu bao gồm cả vùng B và vùng D, quá trình thiết kế
nên sử dụng mô hình STM cho cả hệ.

Định nghĩa trường hợp tải trọng


Xác định các tổ hợp tải trọng được áp dụng cho mô hình giàn ảo. Mỗi trường hợp tải
trọng sẽ cho ra một mô hình giàn ảo riêng biệt. Khi phân tích mô hình giàn ảo ta nên

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 108
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ DẦM TẦNG CHUYỂN

phân tích cho một trường hợp tải trọng. Trong một số trường hợp khi thay đổi tải trọng
ta phải thiết lập lại mô hình giàn ảo.

Phân tích các thành phần cấu thành của kết cấu mô hình giàn ảo
Trong bước này của quy trình thiết kế theo mô hình STM, các lực tác động tại vùng biên
cần được xác định. Các yếu tố tải trọng và lực lượng biên sau đó được áp dụng cho các
Dregion đang được xem xét để phát triển và phân tích mô hình strut-and-tie.

Chọn kích thước các thành phần mô hình giàn ảo


Mô hình giàn ảo tối ưu được chọn từ điều kiện lực cắt. Mục đích của việc kiểm tra là để
dự đoán rằng các vết nứt chéo sẽ hình thành trong các vùng D của dầm trong trạng thái
sử dụng. Giá trị tải trọng giới hạn mà tại đó vết nứt xuất hiện Vcr được tính như sau

  a 
Vcr  6.5  3    f c bwd
  d 

Điều kiện 2 f c bwd  Vcr  5 f c bwd

Trong đó: a – nhịp tính toán chịu cắt (in)


d – chiều cao hiệu quả của tiết diện (in)

f c - cường độ chịu nén của bê tông mẫu lăng trụ (psi)

bw – bề rộng của tiết diện dầm (in)


Vì vậy, Vcr phụ thuộc vào tỷ lệ a/d của vùng D được xem xét cũng như cường độ chịu
nén của bê tông f c và diện tích chịu cắt hiệu quả bwd

Khai triển mô hình giàn ảo


a) Tổng quan về mô hình giàn ảo
Sự khai triển mô hình giàn ảo thường gồm hai bước:
- Đầu tiên hình dạng mô hình STM được xác định bằng cách sử dụng kiến thức
về vị trí của tải trọng sử dụng.
- Thứ hai STM được phân tích để xác định các lực và quan hệ của chúng trong
Struts và Ties.
b) Xác định vị trí của Struts và Ties
Trong sự xác định mô hình giàn ảo, vị trí của thanh chống (Strut) và thanh giằng
(Tie) là vị trí của các dòng ứng suất nén và kéo trên tiết diện dầm. Sau khi xác định
các thanh đứng và thanh dọc của mô hình, các thành phần còn lại sẽ được xác định
dựa trên các dòng lực trong cấu kiện.

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 109
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ DẦM TẦNG CHUYỂN

Hình 3.30 – Vị trí thanh giằng dọc và thanh chống lăng trụ trong STM

Hình 3.31 – Mô hình giàn ảo cho dầm chuyển nhịp liên tục

Các bước tính toán theo yêu cầu tiêu chuẩn ACI318-02
a) Điều kiện chịu lực tại nút
Fn  Fu

Trong đó: Fn – Khả năng chịu lực của thanh chống hoặc thanh giằng tại vùng nút thủy
tĩnh
Fu – lực tác dụng tại thanh chống, thanh giằng hoặc nút

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 110
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ DẦM TẦNG CHUYỂN

 - hệ số giảm độ bền có giá trị bằng 0.75 tương tự trường hợp chịu lực cắt

b) Khả năng chịu lực của thanh chống


Fns  f cu Ac

Trong đó: Fns – Khả năng chịu lực của thanh chống
Ac – diện tích mặt cắt ngang hiệu quả tại đầu mút của thanh chống, tính theo
phương vuông góc với trục thanh
f cu - cường độ chịu nén hiệu quả của bê tông trong vùng thanh chống hoặc
vùng nút, được tính toán như sau:

f cu  0.85s f c

Trong đó:
 s - lấy bằng 1 đối với thanh chống có tiết diện bằng nhau

 s - lấy bằng 0.75 đối với thanh chống có cốt thép chịu kéo cắt ngang

 s - lấy bằng 0.4 đối với thanh chống trong cấu kiện chịu kéo và cánh bản
chịu kéo
 s - lấy bằng 0.6 cho các trường hợp khác

c) Tính toán cốt thép dọc chịu nén

Fns  f cu Ac  As f s

Trong đó:

As - diện tích thép chịu nén trong thanh chống

f s - ứng suất trong cốt thép chịu nén

d) Tính toán cốt thép dọc chịu kéo


Fnt  f st Ast  Aps f pe

Trong đó:
Fnt - cường độ của thanh kéo (thanh giằng)

Ast - diện tích cốt thép trong thanh giằng chịu kéo

Aps - diện tích thép ứng lực trước trong thanh

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 111
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ DẦM TẦNG CHUYỂN

f pe - ứng suất hiệu quả trong thép căng ứng suất trước (sau khi trừ tổng tổn
hao ứng suất)
Khi không có thép ứng lực trước thì Aps  0 phương trình sẽ trở thành

Fnt
ht ,max 
f cu

Trong đó: ht ,max là chiều cao hiệu quả vùng bê tông neo các thanh chịu kéo

Nếu các thanh chịu kéo nằm cùng một lớp thì chiều cao ht ,max có thể lấy bằng đường
kính các thanh thép cộng với 2 lần lớp bê tông bảo vệ cốt thép.
e) Khả năng chịu lực của vùng nút
Fnn  f cu An

Trong đó:
Fnn - khả năng chịu lực một mặt của vùng nút

An - diện tích bê tông chịu ép mặt

f) Bề rộng của vùng chịu lực (vùng nút)


Fu
ws 
f cu b

Trong đó:
Fu - lực tác dụng tại thanh chống, giằng hoặc nút

f cu - cường độ chịu nén hiệu quả bê tông trong vùng thanh chống hoặc vùng
nút
b - bề rộng cấu kiện

  0.75 đối với các nút giàn mà tại đó các mối nối neo bằng nhiều thanh chịu
kéo
g) Giới hạn cường độ chịu nén của bê tông trong vùng nút
Khi tính toán các bề mặt nút, ngoại trừ các trường hợp cốt thép được bố trí trong
các vùng nút và có các thí nghiệm đầy đủ, phân tích ảnh hưởng đến cường độ bê
tông trong vùng nút, cường độ của bê tông được xác định theo điều kiện giới hạn
sau đây:
f cu  0.85n f c

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 112
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ DẦM TẦNG CHUYỂN

Trong đó:
 n - lấy giá trị bằng 1 với vùng nút giới hạn bởi các thanh chống và ứng
suất bề mặt khác
 n - lấy giá trị bằng 0.8 đối với vùng nút có neo một thanh giằn

 n - lấy giá trị bằng 0.6 đối với vùng nút có neo 2 thanh giằng

h) Chiều rộng thanh chống xiên trong vùng D


ws  wt cos   lb sin 

Trong đó:
wt - chiều cao vùng nén bê tông

lb - chiều rộng chịu ép của bê tông

 - góc nghiêng của thanh chống và thanh giằng chịu kéo

Hình 3.32 – Bề rộng thanh chống tại vùng nút thủy tĩnh C-C-T

3.5.6. Thực hành tính toán


Số liệu tính toán: Dầm chuyển gồm 3 nhịp liên tục, tiết diện dầm bxh=1800x2200
Để tiện cho việc tính toán ta quy đổi các đơn vị từ hệ SI về hệ US để tính toán
Thông số Giá trị hệ SI Đơn vị Giá trị hệ US Đơn vị
b 1800 mm in 71.46
h 2200 mm in 87.34

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 113
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ DẦM TẦNG CHUYỂN

L 11.2 m ft 36.74

f c 40 MPa ksi 5.8


fy 390 MPa ksi 56.55

Thiết lập mô hình giàn ảo

Hình 3.33 - Ứng suất trong dầm chuyển

1 2 3 4
5 6 7 8

6050 5150 4025 1575 1575 4025 5150 6050

Hình 3.34 – Mô hình giàn ảo dự kiến

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 114
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ DẦM TẦNG CHUYỂN

Ta mô phỏng mô hình giàn ảo bằng phần mềm Sap2000, gán tải trọng từ các vách
truyền lên dầm chuyển và tính các nội lực thanh các thanh giằng và thanh chống. Để
đơn giản ta chỉ thiết lập mô hình giàn ảo cho Combo U1.

Hình 3.35 - Mô hình giàn và gán tải trọng trong SAP2000

Hình 3.36 – Nội lực trong giàn ảo

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 115
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ DẦM TẦNG CHUYỂN

Hình 3.37 – Phản lực chân cột


Kiểm tra khả năng chịu tải tại vị trí đặt tải và vị trí gối tựa:
- Cường độ tại vị trí đặt tải trọng tại điểm 1, 2, 3, 4:
F   0.85  f c n  An
Với n  1 tại vùng nút giới hạn bởi các thanh chống và ứng suất bề mặt.

Tại vị trí L = 2800 có Fmax = 14625.68 kN

 0.85  f c n  An  0.75  0.85  40 11800  2800 10 3


128520(kN )  Fmax  14625.68(kN )

Tại vị trí L = 1650 có Fmax = 3234.16 kN

 0.85  f c n  An  0.75  0.85  40 11800 1650 10 3


 75735(kN )  Fmax  3234.16(kN )

- Cường độ tại vị trí gối tựa:


F   0.85  f c n  An
Tại vùng nút số 5 và số 8
n  0.8 tại vùng nút có neo một thanh giằng

Fmax = 5953.51 kN

 0.85  f c n  An  0.75  0.85  40  0.8 1800 1800 10 3


 66096(kN )  Fmax  5953.51( kN )

Tại vùng nút số 6 và số 7


n  0.6 tại vùng nút có neo một thanh giằng

Fmax = 11849.59 kN

 0.85  f c n  An  0.75  0.85  40  0.6 1800 1800 10 3


 49572(kN )  Fmax  11849.59( kN )

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 116
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ DẦM TẦNG CHUYỂN

Vậy tại các vị trí gối tựa và vị trí đặt tải trọng tập trung dầm đủ khả năng chịu lực
cục bộ.

Chọn mô hình giàn ảo để thiết kế

2800 1650 1650 2800

D1 D4
B1 B3 B3' B1'
B2 C2 C3 D2 D3 C3' C2' B2'

2200
A C1 C4' C1' A'
C4

1800 8500 1800 4700 4700 1800 8500 1800

6050 5150 4025 1575 1575 4025 5150 6050

Hình 3.38 – Mô hình giàn ảo áp dụng trong thiết kế


Xác định vùng D, dự kiến các lực và kích thước các cấu kiện của giàn ảo:
Toàn bộ dầm chuyển là vùng D, nhưng do dầm đối xứng nên chỉ cần xét ½ dầm là đủ.
Cường độ chịu nén của bê tông trong vùng thanh chống hoặc vùng nút f cu

- Vùng nút A và B neo một thanh giằng, thuộc loại nút C-C-T, với n  0.8 và
fcu  0.85n fc  0.85  0.8  40  27.2(MPa)
- Vùng nút C và D neo hai thanh giằng, mỗi bên một thanh giằng có tính chất
đối xứng, vì vậy ta chia thành hai nút dạng C-C-T, với n  0.8 và
fcu  0.85n fc  0.85  0.8  40  27.2(MPa)
- Thanh chống A-B1, B2-C1, B3-C2, C3-D1 và C4-D2 đều là thanh chống dạng
hình chai: với mục đích truyền lực tới các vị trí gối dầm và cốt thép trong
thanh chống có nhiệm vụ khống chế vết nứt dọc trong dầm: xem các thanh
chống có cốt thép chịu kéo cắt ngang, với s  0.75 và
fcu  0.85s fc  0.85  0.75  40  25.5(MPa)
Xác định vị trí vùng nút và lực trong thanh chống, giằng trong mô hình
thứ nhất:
- Chia nhỏ vùng nút tại B trong mô hình thứ nhất:
Chia nhỏ vùng nút B trong mô hình thứ nhất:ta chia vùng B thành 3 vùng, thể
hiện ở Hình 3.38

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 117
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ DẦM TẦNG CHUYỂN

- Thành phần lực thẳng đứng tại nút B1 trong vùng nút B: lực này chính là phản
lực tại A ( RA  RB1  5953.51kN ) thông qua thanh chống A-B1
- Thành phần lực thẳng đứng tại nút B2 và B3 trong vùng nút B: thành phần lực
thẳng đứng bên phải của vùng nút B là:
RB 2  RB3  RB  RB1  14625.68  5953.51  8672.17 kN
- Vì lực tập trung tác dụng tại trọng tâm hai nút B1 và B2 nên lực mỗi nút là
8672.17
RB 2  RB 3   4336.08 kN
2
+ Tính toán bề rộng và vị trí các nút của vùng nút B trong mô hình thứ nhất
F
Fn  Fu ws  u
f cu b
 Đối với thanh chống: f cu  0.85s fc
 Đối với vùng nút: f cu  0.85n fc
 Đối với các thanh chống trong vùng nút B: với s  1 thanh chống có tiết diện
đều nhau và fcu  0.85 1 40  34 MPa
 Đối với các thanh chống trong vùng nút B: với s  0.8 vùng nút có neo một thanh
giằng và fcu  0.85  0.8  40  27.2 MPa
- Ta lấy min(34,27.2)=27.2 MPa để tính toán cho toàn bộ vùng nút B.
- Bề rộng thanh chống tại nút B1 là:
F 5953.51 103
ws  u   162.1(mm)
f cu b 0.75  27.2  1800
- Tương tự bề rộng tại nút B2 và B3 là:
F 4336.08  103
ws  u   118.08 (mm)
f cu b 0.75  27.2  1800

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 118
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ DẦM TẦNG CHUYỂN

- Tổng bề rộng của 3 thanh chống 162.1+2x118.08=398.26 (mm). Với bề rộng


thực của vùng nút B là 2800mm. Thực ra trọng tâm bề rộng của ba thanh
chống cũng chính là trọng tâm của lực tập trung đặt tại vùng nút B. Vị trí và
lực của các nút tại B được thể hiện như Hình 3.39

14625.68kN

5953.51kN
4336.08kN
4336.08kN

472

B3
B1
648 472

B2
1593

Hình 3.39 – Vị trí và lực của các nút tại B trong mô hình thứ nhất

- Tính toán bề rộng và vị trí các nút vùng A trong mô hình thứ nhất bằng với
bề rộng thanh chống tại nút B1 là: 162.1 mm với bề rộng thực của nút A là
1800mm.
- Tính toán bề rộng và vị trí các nút của vùng nút C trong mô hình thứ nhất:
Phản lực tại vùng nút C là RC  11849.59 kN . Ta có:
RC 3  RC 4  11849.59  8672.17  3177.42 kN
Vì lực này tác dụng trên trọng tâm của hai nút C3 và C4 nên lực mỗi nút là
3177.42
RC 3  RC 4   1588.71kN
2
Bề rộng của thanh chống tại nút C3 và C4

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 119
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ DẦM TẦNG CHUYỂN

Fu 1588.71 103
ws    43.2(mm)
f cu b 0.75  27.2  1800

Tổng bề rộng của bốn thanh chống tại vùng nút C là: 2  472  2  43.2  1030.4 mm

Với bề rộng thực sự của vùng nút C là 1800mm. Thực ra trọng tâm bề rộng của bốn
thanh chống của chính là trọng tâm phản lực tập trung đặt tại vùng nút C. Vị trí và lực
của các nút tại C được thể hiện Hình 3.40

C3

C1 C2 C4

11849.59 kN

Hình 3.40 – Vị trí và lực của nút C trong mô hình thứ nhất

- Tính toán bề rộng và vị trí các nút của vùng nút D trong mô hình thứ nhất:
Bề rộng thanh chống tại nút D1=C3 = 43.2mm, D1=C3 = 43.2mm. Tổng bề
rộng bốn thanh chống tại nút D là: 4  43.2  172.8mm , với bề rộng thực của
nút D bằng 4800mm.
Giả thuyết vị trí theo phương đứng của các nút: giả sử tại vùng nút A ta sử dụng
một lớp thép và tại vùng nút B,C,D dùng hai lớp thép mỗi lớp có chiều cao 0.1h.
Vậy tổng chiều cao hai lớp là 0.2h. Vậy trọng tâm cốt thép thanh giằng A-C1 ,
B3-D1 và C4-C’4 là 0.05h  0.05  2200  110mm và trọng tâm lớp thứ hai là
0.15h  0.15  2200  330mm ở phía trên đáy dầm và phía dưới đỉnh dầm.
Bảng 3.1 – Bảng tóm tắt vị trí của các nút trong mô hình
Bên trái Bên trái Bên trái Bên trái Phía dưới Phía trên
Nút trọng tâm trọng tâm trọng tâm trọng tâm đỉnh dầm đáy dầm
nút A (mm) nút B (mm) nút C (mm) nút D (mm) (mm) (mm)
A 0 - - - - 110
B1 - 162.1 - - 330 -
B2 - -73 - - 330 -

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 120
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ DẦM TẦNG CHUYỂN

Bên trái Bên trái Bên trái Bên trái Phía dưới Phía trên
Nút trọng tâm trọng tâm trọng tâm trọng tâm đỉnh dầm đáy dầm
nút A (mm) nút B (mm) nút C (mm) nút D (mm) (mm) (mm)
B3 - -191 - - 110
C1 - - 279 - - 110
C2 - - -193 - - 330
C3 - - -450 - - 330
C4 - - -494 - - 110
D1 - - - 64.8 110 -
D2 - - - 21.6 330 -

Bảng 3.2 – Bảng kích thước và lực trong thanh chống và giằng
Thanh Lực theo
Kích thước Kích thước Lực theo
chống Góc  phương Lực dọc
theo phương theo phương phương ngang
và (o) đứng (kN)
ngang (mm) đứng (mm) (kN)
giằng (kN)
5150- 2200-110-
A-B1 19.4 5953.51 16905.9 17923.5
162.1=4987.9 330=1760
5150-73- 2200-330-
B2-C1 20.1 4336.08 11848.8 12617.3
279=4798 110=1760
5150- 2200-330-
B3-C2 18.8 4336.08 12737.1 13454.9
191+193=5152 110=1760
5600-450- 2200-330-
C3-D1 19.1 1588.71 4587.9 4855.2
64.8=5085.2 110=1760
5600-494- 2200-330-
C4-D2 19.1 1588.71 4587.9 4855.2
21.6=5084.4 110=1760
Tại A: 16905.9
A-C1 - - - - -
Tại C1: 11848.8
Tại B3: 12737.1
B3-D1 - - - - -
Tại D1: 4587.9
C4-C4’ - - - - 4587.9 -

- Xác định bề rộng thanh chống và thanh giằng trong mô hình thứ hai
fcu thanh
fcu vùng Bề rộng ws
Bộ phận Lực dọc (kN) chống
nút (MPa) và wt (mm)
(MPa)
Lực thẳng đứng tại A 5953.51 34 27.2 162.1

Thanh chống A-B1 tại A 17923.5 25.5 27.2 520.6


Tại B1 17923.5 25.5 27.2 520.6

Lực thẳng đứng tại B1 5953.51 34 27.2 162.1


Lực thẳng đứng tại B2 4336.08 34 27.2 118.08
Lực thẳng đứng tại B3 4336.08 34 27.2 118.08

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 121
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ DẦM TẦNG CHUYỂN

fcu thanh
fcu vùng Bề rộng ws
Bộ phận Lực dọc (kN) chống
nút (MPa) và wt (mm)
(MPa)

Thanh chống B2-C1 tại B2 12617.3 20.4 27.2 458.1


Tại C1 12617.3 20.4 20.4 458.1

Thanh chống B3-C2 tại B3 13454.9 20.4 27.2 488.5


Tại C2 13454.9 20.4 20.4 488.5

Lực thẳng đứng tại C1 4336.08 34 20.4 157.4


Lực thẳng đứng tại C2 4336.08 34 20.4 157.4
Lực thẳng đứng tại C3 1588.71 34 20.4 57.6
Lực thẳng đứng tại C4 1588.71 34 20.4 57.6

Thanh chống C3-D1 tại C3 4855.2 20.4 20.4 176.3


Tại D1 4855.2 20.4 20.4 176.3

Thanh chống C4-D2 tại C4 4855.2 20.4 20.4 176.3


Tại D2 4855.2 20.4 20.4 176.3
Lực thẳng đứng tại D1 1588.71 27.2 20.4 57.6
Lực thẳng đứng tại D2 1588.71 27.2 20.4 57.6
460.4
Thanh giằng A-C1 16905.9 - 27.2
wt/2=230.2
346.8
Thanh giằng B3-D1 12737.1 - 27.2
wt/2=173.4
124.9
Thanh giằng C4-C4’ 4587.9 - 27.2
wt/2=62.5

Tính toán cốt thép trong các thanh giằng:


- Tính toán cốt thép cho thanh giằng A-C1
Lực trong thanh giằng A-C1: 16905.9 kN
FAC1 16905.9 1000
Fnt  Ast f y  FAC1  Ast    57797.9(mm2 )
f y 0.75  390
Chọn thép: 7232, As  57905 mm2
- Tính toán cốt thép cho thanh giằng B3-D1
Lực trong thanh giằng B3-D1: 12737.1 kN
FAC1 12737.11000
Fnt  Ast f y  FAC1  Ast    43545.6(mm 2 )
f y 0.75  390
Chọn thép: 5632, As  45037 mm2
- Tính toán cốt thép cho thanh giằng C4-C4’
Lực trong thanh giằng C4-C4’: 4587.9 kN

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 122
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ DẦM TẦNG CHUYỂN

FAC1 4587.9 1000


Fnt  Ast f y  FAC1  Ast    15685.1(mm2 )
f y 0.75  390
- Chọn thép: 2828, As  17241mm2

Kiểm tra sự thống nhất giữa thanh chống xiên và vùng nút:
- Vùng nút A – thanh chống A-B1:
Bề rộng nhỏ nhất của thanh chống A-B1 là ws  wt cos   lb sin 
Chiều rộng chịu ép của bê tông: lb  162.1mm
Chiều cao vùng chịu kéo của bê tông bằng với chiều cao thanh giằng đã tính
toán ở trên là wt  230.2 mm
Góc hợp giữa thanh chống và thanh ngang   19.4o
Vậy ws  230.2  cos19.4 o 162.1 sin19.4 o 270.5( mm
) 520.6 mm
Chọn lại lb  1200 mm
ws  230.2  cos19.4o  1200  sin19.4o  615.7(mm)  520.6 mm
Vậy với lb  1200 mm thanh chống A-B1 thỏa bề rộng vùng nút A.
- Vùng nút C – thanh chống B2-C1 và B3 – C2
Bề rộng nhỏ nhất của thanh chống A-B1 là ws  wt cos   lb sin 
Chiều rộng chịu ép của bê tông: lb  458.1  488.5  946.6 mm
Chiều cao vùng chịu kéo của bê tông bằng với chiều cao thanh giằng đã tính
toán ở trên là wt  2  (157.4  57.6)  430 mm
Góc hợp giữa thanh chống và thanh ngang   18.8o
Vậy ws  430  cos18.8 o 946.6 sin18.8 o 712.1( mm
) 488.5 mm
Vậy với lb  946.6mm thỏa bề rộng vùng nút C.

Kiểm tra hàm lượng cốt thép tối thiểu: lượng thép tính toán nhỏ nhất As  17241mm2

1.4 f c
As min  bw d  bw d
fy 4 fy

1.4 1.4 1800 1980


bwd   12793 mm2
fy 390

f c 40 1800 1980
bwd   14449 mm2
4 fy 4  390

Ta có As  17241mm2  14449mm2 . Vậy lượng thép đã bố trí thỏa yêu cầu.

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 123
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ DẦM TẦNG CHUYỂN

Tính toán cốt thép chịu cắt trong mô hình:


Giả sử chọn thép chịu cắt 16, As = 201mm2 bố trí theo hai phương đứng và ngang bên
thành dầm.
Khoảng cách các thanh thép theo phương đứng
Avh 2  6  201
sh    536 mm
0.0025b 0.0025 1800
Khoảng cách các thanh thép theo phương ngang
Av 2  6  201
sv    893 mm
0.0015b 0.0015 1800
Chọn thép chịu cắt theo TCVN 5574-2012
Chọn bước đai sv  sh  150mm

Kiểm tra điều kiện phân bố cốt đai với s = 200


d 0.9  2200
s   396mm (Thỏa)
5 5
Kiểm tra cốt yêu cầu bên trong thanh chống hình chai (thép chịu lực phá vỡ bụng thanh
chống hình chai)
Asi
 bs sin  i  0.003
i

+ Từ thanh chống A-B1 ta có góc giữa thanh chống và thép theo phương ngang là 19.4o
và hợp với cốt thép theo phương đứng một góc 90o-19.4o = 70.6o
Asi 2  6  201 2  6  201
 bs sin  i 
1800 150
 sin(19.4) 
1800 150
 sin(70.6)  0.011  0.003
i

 Thoả điều kiện.

KẾT QUẢ TÍNH TOÁN

3.6.1. Tính toán dầm chuyển theo tiêu chuẩn ACI318-02


Cốt thép chịu moment dương: 3432, As  27344.4 mm2

Cốt thép chịu moment âm: 3425, As  16689.7 mm2

Thép chịu lực cắt: 14a150

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 124
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ DẦM TẦNG CHUYỂN

3.6.2. Tính toán dầm chuyển theo mô hình giàn ảo


Cốt thép chịu moment dương: 5632, As  45037.8 mm2

Cốt thép chịu moment âm: 2828, As  17241mm2

Thép chịu lực cắt: 16a150

3.6.3. Kết luận


Sự chênh lệch cốt thép giữa hai lý thuyết tính toán, ta thấy nếu tính toán dầm chuyển
theo mô hình giàn ảo phản ánh đúng hơn trạng thái làm việc của dầm chuyển. Tuy nhiên
việc lựa chọn mô hình giàn ảo và tính toán các thanh chống, thanh giằng không phải dễ
dàng. Vì vậy cần đưa ra một chương trình để hỗ trợ để giải bài toán STM.
CAST (Computer Aided Strut – Tie ) là chương trình máy tính của trường đại học
Illinois, Urbana ở Champaign. Chương trình được xây dựng để hỗ trợ cả sinh viên và
kỹ sư thiết kế với những công cụ làm việc có tính trực quan cao giúp việc thiết kế hiệu
quả hơn và rõ ràng hơn. Thành viên chính của nghiên cứu này – ông Tjen Tjhin có cơ
hội dạy sinh viên Illinois về STM từ năm 1997. Sinh viên đã nhanh chóng tiếp cận được
với STM nhờ sự thân thuộc và sự tự tin về các nguyên lý cơ học của giàn. Khả năng
chịu lực của các thanh chống, thanh giằng và nút cũng dễ hiểu. Tuy nhiên, việc thiết kế
cũng bộc lộ những nhược điểm, người thiết kế có thể lẩn quẩn với việc thiết kế tốn nhiều
công sức mà không chắc kích thước các thanh chống và nút đủ khả năng chịu lực.
Chương trình máy tính CAST được xây dựng từ năm 1988. Và đến năm 1999 thì được
sinh viên trường đại học Illinois sử dụng phục vụ khóa học thiết kế bê tông cốt thép
phần 2 (the second course of Reinforced Concrete Design). Về sau, NSF CAREER tiếp
tục phát triển CAST. Chương trình có khả năng phát triển để người thiết kế tối ưu hóa
thiết kế của họ, xét đến nhiều trường hợp tải và xuất bản vẽ thiết kế cuối cùng. Chương
trình cũng được dùng như một công cụ hướng dẫn sinh viên về lý thuyết STM. CAST
sử dụng giao diện đơn giản cho việc xây dựng và hiệu chỉnh mô hình strut-tie, phân tích
nội lực giàn, chọn cốt thép và kiểm tra khả năng chịu lực của thanh chống, thanh giằng
và các nút.
Tuy nhiên trong phạm vi đồ án tốt nghiệp, do thời gian hạn hẹp, sinh viên chưa nghiên
cứu được phần mềm này.

THIẾT KẾ DẦM CHUYỂN (PHƯƠNG ÁN DẦM DỰ ỨNG LỰC CĂNG


SAU)

3.7.1. Mục đích


Khi dùng bê tông cốt thép thường cho kết cấu dầm chuyển, khối lượng bê tông và cốt
thép yêu cầu khá lớn, việc kiểm soát chất lượng của bê tông để không bị nứt là một vấn
đề nan giải. Tiết diện của dầm bê tông cốt thép thường rất lớn, nên độ võng lớn. Vì thế,

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 125
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ DẦM TẦNG CHUYỂN

hiện nay dầm chuyển bê tông cốt thép dự ứng lực căng sau đã được phổ biến ở nhiều
công trình trên toàn quốc.

3.7.2. Lựa chọn tiết diện và thông số vật liệu cho dầm chuyển dự ứng lực

Tiết diện
Tiết diện dầm lựa chọn bxh=3000x1200

Thông số vật liệu


Bê tông B50 fc  40 MPa, E  4700 40  29725 MPa

Cốt thép SD390 f y  390 MPa

Cáp dự ứng lực, dùng cáp bó 12 sợi, đường kính d = 15.2mm, Aps = 140mm2,
fpy = 1690 MPa, fpu = 1860 MPa

3.7.3. Sơ bộ số cáp và tính tổn hao ứng suất trong dầm

Tính toán sơ bộ số cáp

Lựa chọn tải trọng cân bằng của ứng lực trước trong sàn
Chọn sơ bộ ứng lực trước cân bằng 80% tĩnh tải, tổn hao ứng suất lấy 20% lực căng cáp
ban đầu.
M TT  15609.1 kN .m

Ứng suất nén trung bình của bê tông có giá trị không nhỏ hơn 0.9 Mpa
Theo kinh nghiệm thực tế để đạt được hiệu quả kinh tế thì ứng suất nén trung bình của
bê tông trong sàn cần thỏa (1.7÷2)Mpa.

Sơ bộ số lượng cáp
 Ứng suất căng trước:
fpi = min (0.80 fpu ,0.94 fpy) = min (0,8.1860, 0,94.1670) = 1488(Mpa)
 Lực căng hữu hiệu của 1 cáp (sau khi trừ tổng tổn hao ứng suất)
(1488  20% 1488) 140
Ppe   167 kN
1000
Cân bằng 80% tải trọng vậy:
M bal  0,8%M TT  0,8.15609.1  12487.28(kNm)
Mbal  P  e  12487.28 1000  P  0,812  P  15378423.6( N )

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 126
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ DẦM TẦNG CHUYỂN

Pr eqd 15378423.6
 Số lượng cáp cần bố trí trong dải: n    92.2 (cáp)
Ppe 167
Chọn 14 bó cáp 7 sợi, số sợi là 14  7  98 (sợi)

1000 1000
150

1100
1000

1000
850

250
200

1800 8500 1800 4700

11200 5600

A C

Hình 3.41 – Bố trí cáp trong dầm

Tính toán tổn hao ứng suất trong dầm


a) Tính tổn hao ứng suất do ma sát
Lý thuyết tính toán tổn hao do ma sát đã được trình bày trong quyển thuyết minh. Vì
vậy sinh viên không trình bày lại ở đây.
Theo ACI 318M-08 mục 18.6.2 trang 288, độ lớn của lực ƯLT Ppx tại vị trí cách đầu
căng một khoảng lpx là:
 ( Kl px  p  px )
Ppx  Ppj e

Chọn cáp 7 sợi đặt trong vỏ kim loại dẻo, loại cáp 270-K có độ chùng ứng suất bình
thường, tra bảng R18.6.2, ACI 318M-08 thì K = 0.0016-0.0066, μp = 0.15-0.25

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 127
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ DẦM TẦNG CHUYỂN

 Tham khảo VSL: với dầm dùng cáp multi, Chọn hệ số K = 0.001, μp = 0.2
 Tính αp theo công thức gần đúng nêu trong Phụ lục B: Calculation of Presstress
Losses của TR43 [24] như sau:

Hình 3.42 – Sơ đồ tính góc chuyển hướng của cáp

 Tổn hao ứng suất trong dầm:


Với chiều dài cáp 33.6m, do đó sinh viên bố trí hai đầu neo sống để giảm tổn hao do
Tính góc chuyển hướng của cáp:
2  (275  200)
12   0.157 (rad )
6050
2  (200  100)
 23   0.116 (rad )
5150
2  (200  200)
34   0.155 (rad )
5150
Vậy   12   23   34  0.157  0.116  0.155  0.428 (rad)

Ppj – Lực căng ban đầu, chưa có tổn hao ứng suất của cáp ƯLT Ppj = 1488 (MPa)
Ứng suất trong cáp tại đầu neo cố định:
Kl px   p  px  0.00116.8  0.2  0.428  0.1024  3

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 128
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ DẦM TẦNG CHUYỂN

 ( Kl px  p  px )
 Ppx  Ppj e  1488  e0.1024  1343.1 (MPa)

Vậy tổn hao do ma sát trên tổng chiều dài cáp:


FR  Ppi  Ppx  1488  1343.1  144.8 (MPa)

b) Tính tổn hao ứng suất do tụt neo


Tổn hao ứng suất do sự dịch chuyển neo được tính toán như sau:
E ps  s
SL 
Lset

Trong đó:
 Eps = 195000 (MPa) - module đàn hồi của thép ƯLT
 Δs – Độ dich chuyển của đầu neo. Theo hệ thống của Freyssinet và VSL lấy
Δs=6mm.
 Lset - Chiều dài ảnh hưởng tổn hao ứng suất do tụt neo, ngoài vùng Lset thì ảnh
hưởng do tụt neo không tồn tại. Xem tổn hao đều trên toàn bộ chiều dài cáp Lset=L
Tổn hao ứng suất trong dầm:
Với chiều dài cáp 33.6m > 30m, do đó sinh viên bố trí 2 đầu neo sống. Do cáp
được kéo 2 đầu nên tổn hao tụt nêm chỉ tính chiều dài bằng L/2=16.8(m). Do đó
Lset=16.8 (m)
E ps  s 195000  6
SL    69.64 (MPa)
Lset 16800

Vậy tổng tổn hao ứng suất do ma sát và tụt neo là:
short  FR  SL  144.8  69.64  214.44(MPa)

Đối với các tổn hao ma sát dài hạn, ta lấy theo tỷ lệ

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 129
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ DẦM TẦNG CHUYỂN

Bảng 3.3 – Độ lớn tổng tổn hao ứng suất

Nguyên nhân tổn hao ứng suất trước Căng trước (%) Căng sau (%)

Tổn hao do co ngắn đàn hồi và uốn của bêtông 4 1

Tổn hao do từ biến của bêtông 6 5

Tổn hao do co ngót của bêtông 7 6

Tổn hao do sự chùng ứng suất thép 8 8

  214.4  0.2 1488  512 MPa


Tổng tổn hao ứng suất sau cùng là
Ứng suất còn lại là:   1488  512  976( MPa)

3.7.4. Kiểm tra ứng suất tại các giai đoạn thi công

Hình 3.43 – Biểu đồ moment Step 7 (Mmax = 4583.1 kN.m)

Hình 3.44 – Biểu đồ moment Step 14 (Mmax = 10425.3 kN.m)

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 130
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ DẦM TẦNG CHUYỂN

Hình 3.45 – Biểu đồ moment Step 26 (Mmax = 15609.1 kN.m)

Ta sử dụng phần mềm Fagus 4, tiêu chuẩn dùng là tiêu chuẩn Eurocode để kiểm tra ứng
suất tại các giai đoạn truyền ứng lực
Để đơn giản ta kiểm tra tại các giai đoạn kéo cáp, từ đó tính ra được độ giãn dài cần thiết
khi kéo căng cáp theo từng giai đoạn.

Hình 3.46 – Biểu đồ biến dạng, ứng suất trên mặt cắt ngang Step1
Hệ số an toàn Capacity Ratio: 3.52 >1 => Tiết diện thỏa điều kiện

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 131
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ DẦM TẦNG CHUYỂN

Hình 3.47 – Biểu đồ biến dạng, ứng suất trên mặt cắt ngang Step2
Hệ số an toàn Capacity Ratio: 1.55 >1 => Tiết diện thỏa điều kiện

Hình 3.48 – Biểu đồ biến dạng, ứng suất trên mặt cắt ngang Step3
Hệ số an toàn Capacity Ratio: 1.03 >1 => Tiết diện thỏa điều kiện
Tính độ giãn dài của cáp đối với từng giai đoạn
Step 1: M = 4583.1 kN.m
Mbal  P  e  4583.11000  P  0.812  P  5644211.8( N )
Lực kéo căng của 1 sợi cáp: số sợi cáp n = 98 sợi
P 5644211.8
P1soi    57593 N  57.593 kN
n 98
PL 7  57593  33600
Độ giãn dài của sợi cáp khi căng đợt 1 là L1  1
  70.8 mm
EF 195000  7 140
L2  161.2mm, L2  L1  90.4 mm
Tương tự ta có độ giãn dài của giai đoạn 2
L3  241.4mm, L3  L2  80.2 mm

3.7.5. Tính khả năng chịu cắt tại vị trí chân vách
Lực cắt lớn nhất tại vị trí chân vách Vmax = 5256.7 kN
Khả năng chịu cắt của bê tông dưới chân vách:
Khả năng chịu cắt của bê tông

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 132
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ DẦM TẦNG CHUYỂN

Vc  0.27 f c bw d
 0.27  1 40  3000  0.8  1200
 4917974.2(N)  4917.9 kN

Ta thấy Vc  0.75  4917.9  3688.4 kN  Vmax 5256.7 kN

Vậy cần thêm cốt thép xiên tại vị trí dầm đỡ vách.
Sử dụng công thức Mục 21.9.7.2, ACI 318M-11[16]:

Vu 2091.03 103
Avd    5054.3 (mm2 )
2s f ys sin  2  0.85  390  0.624

Trong đó:
ϕs = 0.85 (Mục 9.3.4, ACI 318M-11[16])

Vu 5256.7
Vs   Vc   4917.9  2091.03 kN
 0.75
0.8h 0.8  1200
sin     0.624
L2s   0.8h  12002   0.8  1200 
2 2

 Chọn 11Ø25 (As = 5399.6 mm2)

3.7.6. Kiểm tra điều kiện nén cục bộ bê tông tại đầu neo
Trong phương pháp căng sau, lực căng trước được truyền cho bêtông thông qua các neo
đặt ở đầu cấu kiện. Lực này tác dụng lên một diện tích khá nhỏ của bản neo, do đó cần
xét đến khả năng chịu nén cục bộ của bêtông.
Trong dầm sinh viên tính toán với 1 đầu neo của bó cáp 7 bện.
Khi bêtông chịu nén cục bộ, cường độ chịu nén được tăng lên do những phần xung
quanh không trực tiếp chịu nén có tác dụng cản trở biến dạng ngang của phần trực tiếp
chịu lực. Ứng suất nén cho phép của bêtông ngay sau khi neo phải thỏa mãn điều kiện:
(Mục 10.14.1 ACI 318M-11 [16])

 A2 160000
 fb  0.7 f ci  0.7  27.2   38.08 ( MPa)
 A1 40000   fb   34 ( MPa)

 fb  1.25 f ci  1.25  27.2  34 ( MPa)

Trong đó:

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 133
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ DẦM TẦNG CHUYỂN

f ci - cường độ của bêtông tại thời điểm truyền lực đạt 80% fc  0.8  40  32  MPa  hệ số
giảm độ bền được lấy ɸ=0.85 (Mục 9.3.2.5, ACI 318M-11 [16])

 fci  0.85  32  27.2 (MPa)

A1 – diện tích của bản neo


Với đầu neo 7 bện cáp 15.24 mm có kích thước A×B=200×200=40000 (mm)
A2 - diện tích chịu nén tính toán, có hình dạng được xác định như hình bên dưới.
A2  400  400  160000 (mm2 )

1200

1000 200

100
100 200 100
100 200 100
400

100 200 100


400

1200

Hình 3.49 – Hình vẽ xác định diện tích chịu nén tính toán A2

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 134
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ DẦM TẦNG CHUYỂN

P Ppu 7  249984
fb     10.93 ( N / mm2 )  10.93 ( MPa)
A2 A2 160000

Trong đó:
Ppu – tổng các lực căng trước tại vị trí neo xem xét.
Lực căng trước của 1 sợi cáp Psu được tính với hệ số an toàn γp = 1.2 (Mục
R18.13.12 ACI 318M-11)
Ppu  1.2  (0.8 f pu Aps )  0.96 f pu Aps  0.96 1860 140  249984 ( N )

Nhận xét: fb = 10.93 (MPa) < [fb] = 34 (MPa)  Thoả yêu cầu về ứng suất nén cục bộ

Hình 3.50 – Sự phân bố ứng suất tại vùng neo

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 135
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ DẦM TẦNG CHUYỂN

Hình 3.51 – Xác định lực kéo ngang Tburst


Trên Hình 3.51 thể hiện sự phân tán ứng suất nén từ mặt truyền lực theo chiều dài của
cấu kiện. Chiều dài D cần thiết để phân tán ứng suất nén lấy bằng kích thước lớn hơn
của tiết diện. Trong vùng phân tán ứng suất này xuất hiện ứng suất kéo ngang.
Lực kéo tổng hợp của ứng suất kéo ngang Tburst có thể được xác định theo mô hình
“strut-and-tie model”. Mục R18.13.5 ACI 318M-11 [16] khuyến nghị sử dụng công
thức gần đúng như sau:
 h   500 
Tburst  0.25 Ppu 1  anc   0.25   7  249984   1    255192  N 
 h   1200 

dburst  0.5  h  2eanc   0.5  1200  2 100  500 (mm)

Trong đó: Các giá trị hanc, eanc được thể hiện như trong Error! Reference source not
found.
Diện tích cốt thép ngang tính toán là:
Tburst 255192
As    1090.5 (mm2 )
fs 234

Theo mục R18.13.5.5 ACI 318M-11 [16], nhằm hạn chế các vết nứt ngang, lấy
f s  0.6 f y  0.6  390  234  MPa 

 Chọn 4Ø20 (As = 1256.6 mm2)


Bản vẽ dầm chuyển được trình bày trong bản vẽ KC-16

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 136
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 4:TÍNH TOÁN CỘT THÔNG TẦNG

TÍNH TOÁN CỘT THÔNG TẦNG


TÍNH TOÁN CỘT THÔNG TẦNG BẰNG BÊ TÔNG CỐT THÉP THƯỜNG
Theo nghiên cứu của Viện Bê tông Cốt thép Hoa Kỳ, có đến 90% số lượng cột trong hệ
thống kết cấu giằng và 40% trong hệ thống kết cấu không giằng thuộc về cột ngắn, tức
là không bị ảnh hưởng bởi độ mảnh và chúng được tính toán thiết kế như các lý thuyết
thông thường.
Tuy nhiên các cấu kiện thuộc dạng cột mảnh thì khả năng chịu lực của chúng giảm đi
khá nhiều.

4.1.1. Độ mảnh và ảnh hưởng của độ mảnh đến độ bền


Đối với cấu kiện chịu nén, lời giải của bài toán Euler quen thuộc đã cho giá trị tải trọng
giới hạn gây mất ổn định như sau:

2 Et I
Pc 
(kl ) 2

Trong đó:
Pc – tải trọng giới hạn
Et – moduls đàn hồi Young
I – moment quán tính của tiết diện
l – chiều dài cấu kiện
k – hệ số chiều dài tính toán. Hệ số k phụ thuộc vào điều kiện liên kết 2 đầu cột
và khả năng chuyển vị ngang của hệ kết cấu.
dưới tác dụng của lực dọc trục, cấu kiện sẽ bị biến dạng theo phương ngang. Hình dáng
của đường biến dạng phụ thuộc vào liên kết hai đầu cấu kiện và chiều dài tính toán của
cấu kiện chịu nén được tính bằng khoảng cách giữa hai điểm uốn. Khi cấu kiện bị biến
dạng dưới tác dụng của lực dọc trục, trong cấu kiện sẽ sinh ra moment tăng thêm bằng
tải trọng dọc trục nhân với độ lệch tâm của lực dọc so với trục cấu kiện.

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 137
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 4:TÍNH TOÁN CỘT THÔNG TẦNG

Hình 4.1 – Chiều dài tính toán của cột chịu tải trọng dọc trục

4.1.2. Khái niệm về hệ giằng và hệ không giằng


Trong các tính toán cột chịu nén với ảnh hưởng của độ mảnh, tiêu chuẩn ACI318M-11
đưa ra các khái niệm về khung giằng và khung không giằng. Đây là khái niệm rất quan
trọng khi tính toán đến sự khác nhau trong quá trình làm việc của cột mảnh trong các
kết cấu khung giằng và khung không giằng.
Khung giằng là hệ kết cấu có chuyển vị ngang trong phạm vi một tầng ảnh hưởng không
đáng kể đến moment trong kết cấu cột. Tuy nhiên thực tế ít có hệ cấu cấu giằng hoặc
không giằng tuyệt đối. Trong thực hành tính toán và thiết kế cột chịu nén, có thể chấp
nhận hệ kết cấu như là hệ khung giằng nếu như trong tầng có bố trí các kết cấu giằng
như hệ vách và lõi cứng chịu tải trọng ngang với độ cứng lớn hơn 6 lần độ cứng tổng
cộng của các cột trong tầng. Với độ cứng này, biến dạng ngang không đủ lớn để ảnh
hưởng đến độ bền của cột. Khi đó chỉ số ổn định

Q
P u u
 0.04
H u hs

Trong đó:

 P - tổng tải trọng dọc trục tác dụng lên tất cả các cột trong tầng
u

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 138
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 4:TÍNH TOÁN CỘT THÔNG TẦNG

 u - chuyển vị ngang do Hu gây ra

Hu – lực ngang tính toán tác dụng trong tầng


hs – chiều cao của tầng
Nếu thỏa mãn biểu thức trên, moment phụ tăng thêm do độ lệch tâm của cột mảnh
sẽ nhỏ hơn 5% nên có thể bỏ qua moment này trong tính toán (nghĩa là tính đến ảnh
hưởng độ mảnh theo hệ khung giằng)

4.1.3. Tiêu chuẩn về việc bỏ qua ảnh hưởng của độ mảnh


Khi tính toán cấu kiện chịu nén, ảnh hưởng của độ mảnh có thể bỏ qua nếu thỏa mãn
những điều sau đây (mục 10.10.1 ACI318M-11[16])
a) Đối với cấu kiện chịu nén có giằng chống chuyển vị ngang, ảnh hưởng của
độ mảnh có thể bỏ qua nếu
klu M
 34  12 1b
r M 2b

b) Đối với cấu kiện chịu nén không có hệ giằng chống chuyển vị ngang, có thể
bỏ qua ảnh hưởng độ mảnh nếu:
klu
 22
r
Trong đó:
k – hệ số chiều dài tính toán của cấu kiện
r – bán kính quán tính của tiết diện
I – moment quán tính của tiết diện
Ag – diện tích toàn bộ tiết diện
M1b và M2b - giá trị moment nhỏ và lớn tại các đầu cấu kiện
lu – chiều dài tính toán của cấu kiện tính bằng khoảng cách giữa hai liên kết
chống chuyển vị ngoài mặt phẳng cấu kiện. Theo quy phạm ACI, lu của cột lấy bằng
khoảng cách thông thủy giữa hai kết cấu của sàn tầng trên và dưới. (bản sàn, dầm sàn,
mũ cột).

4.1.4. Hệ số chiều dài tính toán k


Trong thực tế, có thể dùng các hệ số k ước tính để đánh giá độ mảnh với tính chính xác
vừa đủ. Đối với hệ khung giằng, có thể áp dụng hệ số chiều dài tính toán k như sau:
 Đối với cột hai đầu liên kết khớp, k = 1

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 139
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 4:TÍNH TOÁN CỘT THÔNG TẦNG

 Đối với cột nằm giữa các bản sàn phẳng ( sàn không dầm), k = 0.95-1
 Đối với cột nằm giữa các dầm khung, k = 0.75 -0.9
Để giúp cho người thiết kế có thể lựa chọn dễ dàng hơn các hệ số k một cách chính xác,
mục 10.10 ACI318M-11 đã đưa vào biểu đồ xác định giá trị k. Đây là biểu đồ đã được
Jackson và Moreland thiết lập và dùng để để xác định hệ số chiều dài tính toán k cho cột
tiết diện không đổi trong khung nhiều nhịp. Nguyên tắc xác định k theo biểu đồ này như
sau:
 Xác định tỷ số độ cứng  tại các đầu cột (A và B)


 EI / lc
 EI / l
Trong đó:
 EI / lc - độ cứng của các cột chịu nén tại đầu cột ( đầu A hoặc B) trên
mặt phẳng đi qua đầu cột
 EI / l - độ cứng của các dầm chịu uốn tại đầu cột ( đầu A hoặc B) trên
mặt phẳng đi qua đầu cột
lc và l - chiều dài các cấu kiện cột và dầm

 Xác định hệ số chiều dài tính toán k sau khi đã tính tỷ số độ cứng tại đầu cột A
(A) và đầu cột B (B) bằng biểu đồ Jackson-Moreland: nối A với B bằng
đường thẳng, vị trí cắt trục k chính là giá trị k cần tìm.

Hình 4.2 – Biểu đồ xác định giá trị k cần tìm

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 140
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 4:TÍNH TOÁN CỘT THÔNG TẦNG

Hệ số chiều dài tính toán k có thể xác định bằng các biểu thức nêu ở dưới đây. Đối với
hệ khung giằng, hệ số chiều dài tính toán được lấy bằng trị số nhỏ hơn trong hai giá trị
sau đây:
k  0.7  0.05( A   B )  1
k  0.85  0.05 min  1

Trong đó  A và  B là tỷ số độ cứng hai đầu cột A và B,  min là tỷ số độ cứng nhỏ hơn


trong  A và  B

Đối với cột chịu nén trong hệ khung không giằng, hệ số chiêù dài tính toán k lấy như
sau
 Khi  m  2
20   m
k 1  m
20
 Khi  m  2
k  0.9 1   m

Trong đó:  m là giá trị trung bình của  A và  B tại hai đầu cấu kiện chịu nén.

Đối với cột chịu nén một đầu ngàm và một đầu khớp trong hệ khung không giằng
k  2  0.3
Trong đó:  là tỷ số độ cứng tại đầu ngàm

4.1.5. Phương pháp khuếch đại moment


Nội dung của phương pháp khuếch đại moment là tính toán cấu kiện chịu nén lệch tâm
có ảnh hưởng của độ mảnh bằng cách nhân moment tính toán ban đầu với hệ số khuếch
đại moment b . Có thể thấy rằng về bản chất, phương pháp khuếch đại moment tương
tự như trong tiêu chuẩn Việt Nam.
Hệ khung giằng
Đối với hệ khung giằng, cột chịu lực nén lệch tâm với lực nén dọc trục tính toán Pu
M c  b M 2b

Trong đó:
Cm
b - hệ số khuếch đại moment xác định bởi b  1
Pu
1
Pc

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 141
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 4:TÍNH TOÁN CỘT THÔNG TẦNG

M 2b - giá trị moment tính toán lớn hơn trong số 2 đầu cột

Pu - lực dọc tính toán

 - hệ số giảm độ bền đối với cột, lấy   0.75 đối với cột đai xoắn và   0.65
đối với cột đai thường.

2 EI
Pc - lực dọc tới hạn Euler, tính bằng công thức Pc 
(klu ) 2

lu - chiều dài cột, tính bằng khoảng cách giữa hai điểm có liên kết ngang
trên cột
M1b
Cm - hệ số xác định theo công thức Cm  0.6  0.4  0.4
M 2b

Hình 4.3 – Giá trị Cm đối với cột mảnh trong hệ khung giằng và hệ khung
không giằng

Hệ khung không giằng


Đối với cột chịu nén trong hệ khung không giằng, phương pháp khuếch đại moment
cũng áp dụng tương tự như hệ khung giằng.
Theo mục 10.10.6 ACI318M-11 [16] ta có moment tăng thêm đối với hệ khung khoonh
giằng là
M c  M 2

Trong đó
M 2 - moment tính toán lớn hơn tại đầu cột

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 142
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 4:TÍNH TOÁN CỘT THÔNG TẦNG

Cm
 1
Pu
1
 Pc

2 EI
Pc - lực dọc tới hạn Euler, tính bằng công thức Pc 
(klu ) 2

(0.2 Ec I g  Es I se )
EI 
1  dns

0.4 Ec I g
Hoặc EI 
1  dns

4.1.6. Tính toán cột trục A-8


Tiết diện cột 1800x1800, chiều cao cột L = 20m

Bê tông B40 f c  30 MPa

Thép SD390 f y  390 MPa

Cột thuộc khung không giằng.


Tiết diện dầm 2000x400, nhịp dầm L = 10m
Nội lực tính toán:
N = 19774580 N
M1 = 1847410000 N.mm
M2 = 2028000000 N.mm

Kiểm tra điều kiện cần tính toán độ mảnh của cột
Do cột và dầm dùng cấp độ bền nên ta không cần đưa modul đàn hồi vào tính toán.

1800 18003
Độ cứng của cột I column   8.74 1011 (mm4 )
12

2000  4003
Độ cứng của dầm I beam   1.06 1010 (mm4 )
12

EI column 8.74 1011


 l  20000 E  43.7 106 E
c

EI beam 4 1.06 1010


l 
2 10000  9000  8000
E  1.14 106 E
beam

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 143
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 4:TÍNH TOÁN CỘT THÔNG TẦNG

43.7 106 E
Do hai đầu cột có liên kết giống nhau nên  A   B   38.33
1.14 106 E
Tra Hình 4.2 ta có giá trị của k = 0.97
Chiều cao thông thủy của cột lu  20000  2  400  19200(mm)

klu 0.97 19200


  34.4  22 => Cần kể đến độ mảnh khi tính toán cột.
r 0.3 1800

Tính hệ số khuếch đại moment


I g  I col  8.74 1011 (mm4 )

0.4 Ec I g 0.4  4700  30  8.74 1011


EI    4.499 1015 (N.mm 2 )
1  dns 11

Trong đó: dns lấy không lớn hơn 1.

2 EI 2  4.499 1015
Pc    128017 103 N  128017 kN
(klu ) 2
(0.97 19200) 2

M1b 1847410000
Cm  0.6  0.4  0.6  0.4   0.964  0.4
M 2b 2028000000

Vậy lấy Cm =0.964


Cm 0.964
Hệ số khuếch đại moment     1.27  1
Pu 19774580
1 1
 Pc 0.65  128017000

Vậy khi tính toán cốt thép cho cột mảnh ta lấy moment tính toán tăng lên 1.27 lần.

Tính toán cốt thép cho cột A-8


Tính toán cốt thép theo lý thuyết đã trình bày trong quyển Thuyết minh.
N = 19774.580 kN
Mx = 1.27x5161.2=6554.7 kN.m
My = 1.27x8417.79=10693 kN.n
Thực hiện tính toán
Chọn thép cột 5628, As =34482.1 mm2, chiều cao vùng nén chọn c = 1500mm

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 144
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 4:TÍNH TOÁN CỘT THÔNG TẦNG

Hình 4.4 – Thông số đầu vào

Hình 4.5 – Kết quả tính toán

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 145
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 4:TÍNH TOÁN CỘT THÔNG TẦNG

TÍNH TOÁN CỘT THÔNG TẦNG (CỘT LIÊN HỢP THÉP- BÊ TÔNG
CỐT THÉP THEO TIÊU CHUẨN EN-1993)

4.2.1. Giới thiệu


Cột thép-bê tông cốt thép liên hợp thường được chia làm hai dạng chính sau:
- Thép hình tiết diện được mở được mở bao bọc hoàn toàn hoặc một phần bởi
bê tông. Cột bao bọc một phần thường là cột chữ I, H, các khoảng trống giữa
các cánh được nhồi đầy bê tông. Cột bao bọc hoàn toàn là cột cũng có tiết
diện chữ I, H nhưng được bao bọc hoàn toàn bởi bê tông với một lớp bê tông
bảo vệ tối thiểu.
- Thép hình có tiết diện là các ống rỗng được nhồi đầy bê tông vào lỗ rỗng. Các
ống thép có thể là ống hình vuông hoặc ống hình tròn. Bê tông được nhồi đầy
vào ống, nhờ có tiết diện thép bao bọc xung quanh nên khả năng chịu nén của
bê tông sẽ tăng lên.

Hình 4.6 – Các dạng cột liên hợp thép-bê tông điển hình
So với cột bê tông cốt thép thường, cột liên hợp thép-bê tông có khả năng chịu lực cao
hơn với cùng một kích thước bên ngoài. Còn so với cột thép thường, cột thép- bê tông
liên hợp có nhiều lợi thế hơn do tăng khả năng chịu lực vì có cả bê tông và cốt thép tham
gia chịu lực, tăng độ ổn định cục bộ do có bê tông nhồi vào, chịu lửa tốt hơn do có bê
tông bao bọc.

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 146
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 4:TÍNH TOÁN CỘT THÔNG TẦNG

Đối với cột có tiết diện rỗng, ống thép đóng vai trò như là coppha cho bê tông, chỉ cần
dựng cột thép lên rồi bơm bê tông vào, nên thời gian thi công rất nhanh. Đối với cột bao
bọc một phần, tiết diện thép cũng đóng vai trò là coppha cho bê tông. Các cột sẽ nằm
ngang, bê tông được bơm vào giữa hai cánh.

4.2.2. Phương pháp tính toán


Eurocode 4 cung cấp có hai phương pháp để tính toán khả năng của cột composite.
Phương pháp tổng quát: Phương pháp này xét đến sai số trong quá trình chế tạo và lắp
ghép, có thể xét cột có tiết diện không đối xứng và thay đổi theo chiều cao. Phương pháp
này tính toán rất phức tạp và đòi hỏi phải có các phần mềm máy tính để tính toán>
Phương pháp đơn giản: phương pháp này dựa trên tính toán sự mất ổn định tổng thể
của cột thép. Phương pháp này chỉ dùng cho cột mà mặt cắt có hai trục đối xứng và
không thay đổi theo chiều cao. Các lý thuyết trong các phần tiếp theo dựa trên phương
pháp này.
Các điều kiện khi dùng phương pháp tính đơn giản:
- Mặt cắt ngang của cột phải có hình lăng trụ và đối xứng cả hai trục và có tỷ
h
lệ 0.2  c  5
bc
- Tỷ lệ đóng góp của thép vào khả năng chịu lực của cột composite
Aa f y /  a
0.2   0.9
N pl .Rd

- Độ mảnh  của cột composite phải nhỏ hơn 2


- Đối với trường hợp cột có thép bao bọc bởi bê tông, diện tích cốt thép dọc
phải lớn hơn 0.3% và nhỏ hơn 6% diện tích bê tông. Lớp bê tông bảo vệ thép
hình phải thỏa mãn những yêu cầu sau:

Phương Y: 40  cy  0.4bc

Phương Z: 40  cz  0.4hc

4.2.3. Ổn định cục bộ của thép hình


Đối với cột thép hình bao bọc hoàn toàn bởi bê tông, bê tông có khả năng ngăn cản sự
mất ổn định cục bộ của cột thép hình nếu lớp bê tông bảo vệ của cột thép hình không
nhỏ hơn các giá trị sau: 40mm và 1 bề rộng b của bản cánh thép hình.
6
Đối với cột composite có bê tông bao bọc một phần hay cột ống thép rỗng nhồi bê tông,
độ mảnh của bản thép phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 147
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 4:TÍNH TOÁN CỘT THÔNG TẦNG

d
 90 : Cột composite ống hình tròn
t
h
 52 : Cột composite ống chữ nhật
t
d
 45 : Cột composite bao bọc một phần và có thép tiết diện chữ H
t

235
Với 
fy

4.2.4. Cột liên hợp thép – bê tông cốt thép chịu nén đúng tâm

Khả năng chịu nén đúng tâm của tiết diện


A f A f Af
Khả năng chịu lực nén đúng tâm là N pl .Rd  a y  c ck  s sk
a c s

  0.85 cho cột composite mà thép hình được bao bọc hoàn toàn hoặc một phần
  1 cho cột composite là ống thép nhồi bê tông. Hệ số  tăng lên là do hiệu quả của
bê tông bị nén ngang trong tiết diện thép.

Độ mảnh tương đối của cột liên hợp thép-bê tông cốt thép
Độ mảnh tương đối của cột composite trong mặt phẳng uốn được tính theo công thức:

N Pl .Rk

N cr

 N pl .Rk - là khả năng chịu nén đúng tâm, N pl .Rk tính với các hệ số an toàn  a ,  s ,  c
đều bằng 1.
N pl .Rk  Aa f y  Acfck  As f sk

 N cr - là lực nén tới hạn được tính theo công thức Euler
2 ( EI )eff .k
N cr 
L2 fl

Trong đó: L fl - chiều dài mất ổn định tùy theo liên kết hai đầu cột, khi cột là một
phần của khung cứng có thể lấy L fl  L là chiều dài của cột

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 148
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 4:TÍNH TOÁN CỘT THÔNG TẦNG

( EI )eff .k - độ cứng chống uốn của tiết diện trong mặt phẳng đang xét được
tính theo công thức
( EI )eff .k  Ea I a  Ke Ec I c  Es I s

Với: I a , I s , I c lần lượt là moment quán tính của tiết diện đang xét trong mặt phẳng của
thép hình, tiết diện bê tông không nứt.
K e - hệ số hiệu chỉnh cho bê tông khi bị nứt, có thể lấy bằng 0.6

Ea và Es là modul đàn hồi của thép hình và cốt thép

Ecm là modul đàn hồi ngắn hạn của bê tông

Nếu cột mảnh thì phải kể đến ứng xử dài hạn của bê tông (do co ngót và từ biến). Khi
tính cho nhà cao tầng, xem như tính ở thời điểm không giới hạn, modul đàn hồi của bê
tông có tính đến co ngót và từ biến tại thời điểm vô cùng có thể xác định theo công thức
gần đúng sau:

 N 
Ec  Ecm 1  0.5 G.Sd 
 N Sd 

Với NG.Sd là phần lực dọc do tải trọng dài hạn trong tổng lực dọc N Sd do toàn bộ tải
trọng.
Lưu ý: việc hiệu chỉnh modul đàn hồi của bê tông khi kể đến tác động dài hạn của tải
trọng chỉ cần thiết khi:

 Độ mảnh   0.8
e M
 Tỷ số  2 với e là độ lệch tâm, e  sd , d là chiều cao tiết diện đang xét
d N sd

Ổn định tổng thể


Để đảm bảo ổn định tổng thể trong mỗi mặt phẳng, lực dọc Nsd phải thỏa mãn điều
kiện sau:
N sd
N Sd  N Pl .Rd hay d  
N Pl .Rd

Với  là hệ số giảm khả năng chịu lực do mất ổn định, là hàm của độ mảnh tương đối
và được biểu diễn theo đường cong mất ổn định của Châu Âu (Hình 4.7) được tính
theo công thức:

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 149
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 4:TÍNH TOÁN CỘT THÔNG TẦNG

1
 1/2
1
  2   2 

  0.5 1  (  0.2)   2 

Với  : hệ số tính đến sự mất ổn định do sự không hoàn hảo về hình dáng hình học
của cột, phụ thuộc vào hình dáng tiết diện và trục đang xét hay đường cong mất ổn
định được lấy theo

Bảng 4.1 – Hệ số 
Giá trị   min( y ,  z ) lần lượt là hệ số giảm khả năng chịu lực dọc do mất ổn định trong
mặt phẳng thẳng đứng vuông góc với trục yy và zz

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 150
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 4:TÍNH TOÁN CỘT THÔNG TẦNG

Hình 4.7 – Đường cong mất ổn định theo EN3

Bảng 4.1 – Hệ số 

4.2.5. Cột liên hợp thép – bê tông cốt thép chịu nén uốn đồng thời

Khả năng chịu nén uốn đồng thời của tiết diện
Khả năng chịu uốn của tiết diện chịu uốn là thay đổi phụ thuộc lực nén dọc trục tác dụng
lên nó. Khả năng chịu nén – uốn phẳng đồng thời của tiết diện được thể hiện bằng đường
cong quan hệ MRd - NRd trên

Đường cong này vẽ bằng cách cho đi qua một số điểm có vị trí trục trung hòa dẻo khác
nhau

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 151
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 4:TÍNH TOÁN CỘT THÔNG TẦNG

Hình 4.8 – Đường cong quan hệ MRd -NRd

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 152
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 4:TÍNH TOÁN CỘT THÔNG TẦNG

Hình 4.9 – Khả năng chịu lực của tiết diện tại các vị trí khác nhau trên đường
cong quan hệ

 Điểm A: khả năng chỉ chịu lực nén


N A  N Pl .Rd , M A  0

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 153
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 4:TÍNH TOÁN CỘT THÔNG TẦNG

 Điểm B: khả năng chỉ chịu moment uốn


N B  0, M B  M Pl .Rd
fy fs 1 0.85 f ck
M Pl .Rd  (Wpa  Wan )  (Wps  Wsn )
 (Wpc  Wsn )
a s 2 c
Với Wpa, Wps, Wpc lần lượt là modul kháng dẻo của thép hình, cốt thép và bê tông
Wan, Wsn, Wcn lần lượt là moment kháng dẻo của phần tiết diện thép hình, cốt
thép, bê tông nằm trong chiều cao 2hn
 Điểm C: khả năng chịu uốn giống như điểm B nhưng lực nén khác 0
f
NC  N pm.Rd  0.85Ac ck thép hình bao bọc bởi bê tông
c
f ck
 Ac thép ống được nhồi bê tông
c

M C  M Pl .Rd

Với N pm.Rd là khả năng chịu nén của phần tiết diện bê tông

f ck
N pm.Rd  0.85 Ac
c

 Điểm D: khả năng chịu moment lớn nhất


1 1 f
N D  N pm.Rd   0.85  Ac  ck thép hình bao bọc bởi bê tông
2 2 c
1 f
  Ac  ck thép hình dạng ống có bê tông nhồi vào
2 c

fy fs 1 f
M D  Wpa  Wps  Wpc  0.85  ck
a s 2 c

 Điểm E: Nằm giữa A và C thưòng không cần xác định

Khuếch đại moment uốn do hiệu ứng P-


Việc khuếch đại moment uốn sẽ được bỏ qua nếu cột là phần tử của khung và thỏa mãn
một trong hai điều kiện sau đây:
N Sd
 0.1 hoặc   0.2(2  r ) với r là tỷ số moment hai đầu cột 1  r  1
N cr

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 154
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 4:TÍNH TOÁN CỘT THÔNG TẦNG

Việc khuếch đại moment uốn ban đầu M Sd sẽ thực hiện bằng cách nhân với hệ số
khuếch đại k tính bởi công thức sau:

k 1
N Sd
1
N cr

với   0.66  0.44r  0.44 khi uốn do moment đầu cột gây ra

  1 khi uốn vuông góc với trục dọc cột nằm trong chiều dài cột gây ra

Ảnh hưởng của lực cắt


Để đơn giản, lực cắt thiết kế VSd coi như chỉ do thép hình chịu. Công thức kiểm tra như
sau:
VSd  Vpl .a.Rd

Av f yd
Với V pl .a.Rd 
3
Av - diện tích chịu cắt của tiết diện thép

Việc giảm khả năng chịu uốn của tiết diện do ảnh hưởng của lực cắt có thể tính toán
bằng cách giảm bề dày các thành phần chịu lực cắt của tiết diện. Cụ thể như sau:
 Khi VSd  0.5Vpl .a.Rd : bỏ qua ảnh hưởng của lực cắt đến khả năng chịu uốn của
tiết diện
 Khi VSd  0.5Vpl .a.Rd : nhân bề dày các thành phần chịu lực cắt của tiết diện với hệ
số giảm  w tính theo công thức bên dưới. Sau đó tính lại khả năng chịu uốn của
tiết diện như mục 4.2.5.1.

  2V 
2

w  1   a.S d  1 
  Va.Sd  

Đối với tiết diện thép hình chữ H chịu uốn quanh trục chính thì giảm bằng cách thay
chiều dày bụng tw bằng wtw

Kiểm tra khả năng của cột chịu nén-uốn phẳng đồng thời
Chia các giá trị NA, NB, NC, ND cho Npl.Rd và MA, MB, MC, MD cho Mpl.Rd ta được đường
N Rd M Rd
quan hệ  như Hình 4.10 – Cách thức tính toán cho cột chịu nén –uốn
N pl .Rd M pl .Rd
đồng thời

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 155
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 4:TÍNH TOÁN CỘT THÔNG TẦNG

Với giá trị lực nén dọc trục NSd và moment uốn MSd, cột đủ khả năng chịu lực nếu
kM Sd  0.9M pl .Rd

Hình 4.10 – Cách thức tính toán cho cột chịu nén –uốn đồng thời

N Rd M Rd N Sd
 d - là hoành độ ứng với  d trên đường cong quan hệ  với  d 
N pl .Rd M pl .Rd N pl .Rd
 d , đại diện cho khả năng chịu moment của tiết diện

k - Hệ số khuếch đại moment do hiệu ứng P  

 k - giá trị hoành độ tương ứng với giá trị  (hệ số giảm khả năng chịu nén của cột do
N Rd M Rd
mất ổn định) trên đường quan hệ  ,  k đại diện cho sự giảm khả năng chịu
N pl .Rd M pl .Rd
moment do mất ổn định và sự không hoàn hảo về hình dáng của cột.

1 r
 n - hệ số tính đến sự giảm giá trị  k tùy theo lực tác dụng n  với r là tỷ số giữa
4
moment hai đầu cột 1  r  1

d
 - Hệ số đại diện cho khả năng chịu moment của cột  
(d  n )(   n )

Hệ số 0.9 trong công thức trên là do sự đơn giản hóa trong quá trình tính toán, chẳng
hạn không tính đến biến dạng của bê tông, độ cứng chống uốn của bê tông (EIC) được
tính với tiết diện toàn bộ không nứt

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 156
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 4:TÍNH TOÁN CỘT THÔNG TẦNG

Kiểm tra khả năng của tiết diện chịu nén uốn hai phương đồng thời

Hình 4.11 – Tính toán kiểm tra nén-uốn xiên đồng thời

Ban đầu cũng kiểm tra trong từng mặt phẳng uốn y-y, z-z
M y.Sd  0.9 y M pl . y.Sd
M z.Sd  0.9 z M pl .z.Sd
Sự xuất hiện đồng thời của hai moment M y.Sd và M z.Sd trong hai mặt phẳng uốn
làm tăng thêm ứng suất cho tiết diện, khả năng chịu nén-uốn xiên đồng thời của
cột kiểm tra theo công thức sau
M y.Sd M z.Sd
 1
dy M pl . y.R d dz M pl .z.R d

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 157
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 4:TÍNH TOÁN CỘT THÔNG TẦNG

4.2.6. Tính toán cột trục A-8 (phương án cột liên hợp thép-bê tông)

Nội lực
Ta quy ước như sau: Trục y là trục uốn chính của cột, trục z là trục uốn còn lại, trục x là
trục dọc cột
Nmax là lực nén dọc lớn nhất trong nhóm cột đang xét
Mymax, Mzmax là moment có giá trị tuyệt đối lớn nhất uốn quanh trục y, z luôn mang dấu
dương (do cột đối xứng cả hai phương nên chỉ cần kiểm tra moment có giá trị tuyệt đối
lớn nhất)
Ntu, Mytu, Mztu lần lượt là lực dọc tương ứng, moment tương ứng với các tổ hợp
My’, Mz’ là moment ở đầu còn lại (Mmax hay Mtu thường nằm ở đầu cột), mang dấu dương
và và cùng dấu với My, Mz trong kết quả nội lực và mang dấu âm khi ngược dấu với My,
Mz

Bảng 4.2 – Bảng nội lực cột


Trường hợp Nmax Trường hợp Mymax Trường hợp Mzmax

Nmax 31909.62 Ntu 23773.32 Ntu 30720.13

Mytu 6266.54 Mymax 11808.51 Mytu 9997.26

Mztu -4611.57 Mztu -4795.78 Mzmax 3689.5

M’y -4676.14 M’y -4367.19 M’y -4546.21

M’z 1915.06 M’z 1526.66 M’z -1959.48

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 158
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 4:TÍNH TOÁN CỘT THÔNG TẦNG

Cấu tạo

50
ez=390
50
ey =450
4Þ25

h=hc=1000
tw =50

tf=60
b=bc=1000

Z
Hình 4.12 – Cấu tạo cột liên hợp thép – bê tông

 Thép hình chữ H-1000x1000x50x60


Giới hạn chảy: f y  355 N / mm2
Hệ số an toàn:  a  1.1
Modul đàn hồi: E  210000 N / mm2
Chiều cao: h  1000 mmm
Bề rộng cánh: b  1000 mmm
Bề dày bản cánh: t f  60 mm
Bề dày bản bụng: tw  50 mm
 Bê tông B40 tương ứng với C30/37
Cường độ nén mẫu trụ: fck  30 N / mm2
Hệ số an toàn:  c  1.5
Modul đàn hồi ngắn hạn: Ecm  32000 N / mm2
 Cốt thép SD390
Giới hạn chảy: f sk  390 N / mm2
Hệ số an toàn:  s  1.15
Bố trí: 425

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 159
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 4:TÍNH TOÁN CỘT THÔNG TẦNG

Khoảng cách đến trục z: ey  450 mm


Khoảng cách đến trục y: ez  390 mm

Đặc trưng hình học


 Diện tích tiết diện

Thép hình: Aa  2bt f  (h  2t f )tw  2 1000  60  (1000  2  60)  50  164000(mm2 )

4   d 2 4   252
Cốt thép : As    1963.49(mm2 )
4 4

Bê tông: Ac  bh  Aa  As  1000 1000  164000  1963.49  834036.51(mm2 )

 Moment quán tính:


Trục yy:

bh3 (b  tw )(h  2t f )
3

I ay  
12 12
1000  1000 (1000  50)(1000  2  60)3
3
Thép hình:  
12 12
 2.93  1010 (mm 4 )

Cốt thép: I sy  As ez 2  1963  3902  298.57 106 (mm4 )

bh3
I cy   I ay  I sy 
12
1000  10003
Bê tông:   2.93  1010  298.57  106
12
 5.37  1010 (mm 4 )

Trục zz:

t f b3 (h  2t f )tw3
I az  2 
Thép hình: 12 12
60  10003 (1000  2  60)  503
 2   1 1010 (mm4 )
12 12
Cốt thép: I sz  As ey 2  1963  4502  397.5 106 (mm4 )

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 160
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 4:TÍNH TOÁN CỘT THÔNG TẦNG

bh3
I cy   I ay  I sy 
12
1000  10003
Bê tông:   1 1010  397.5  106
12
 7.29  1010 (mm 4 )

 Moment kháng uốn dẻo


Trục yy:

tw (h  2t f ) 2
W pay   bt f (h  t f )
4
50  (1000  2  60) 2
Thép hình:   1000  60  (1000  60)
4
 66.08  106 (mm3 )

Cốt thép: Wpsy  As ez  1963  390  765.57 103 (mm3 )

bh 2
Wpcy   Wpay  Wpsy
4
Bê tông:
1000  10002
  66.08  106  765.57  103  183.15 106 ( mm3 )
4

Trục zz:

2t f b 2 (h  2t f ) t w 2
W paz  
4 4
2  60  1000 (1000  2  60)  502
2
Thép hình:  
4 4
 30.55  10 (mm )
6 3

Cốt thép: Wpsz  As ey  1963  450  883.35 103 (mm3 )

hb 2
Wpcz   Wpaz  Wpsz
4
Bê tông:
1000  10002
  30.55  106  883.35 103  218.5 106 ( mm3 )
4

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 161
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 4:TÍNH TOÁN CỘT THÔNG TẦNG

Kiểm tra khả năng chịu nén đúng tâm của cột
A f f f
N pl .Rd  a y  0.85 Ac ck  As sk
a c s
 164000  335 30 390  3
  0.85  834036.51   1963   10
 1.1 1.5 1.15 
 67771 kN

Xác định đường cong quan hệ giữa khả năng chịu uốn và lực dọc MRd – NRd
của tiết diện cột
a) Trục yy

 Điểm A: (NA = Npl.Rd, MA = 0)

 Điểm B: (NB =0, MB = Mpl.Rdy)

Khoảng cách từ trọng tâm toàn bộ tiết diện đến trục trung hòa hny suy ra từ phương
trình cân bằng lực

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 162
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 4:TÍNH TOÁN CỘT THÔNG TẦNG

fy f ck  Ac 
 2tw hny  0.85  (b  t ) h
a  c  2 
w ny

f  A
0.85  ck   c
 hny   c  2
 fy   f ck 
   2tw  0.85     b  tw 

 a 
 c 
 30  834036.51
0.85  
  1.5  2
 146.4 mm
 335   30 
   2  50  0.85    1000  50 
 1.1   1.5 
Khả năng chịu moment uốn của tiết diện
f f 1 0.85 f ck
M pl .Rdy  (Wpay  Wpany ) y  (Wpsy  Wpsny ) sk  (Wpcy  Wpcny )
a s 2 c

Trong đó: Wpany, Wpsny, Wpcny lần lượt là moment kháng dẻo của phần tiết diện thép hình,
cốt thép và bê tông nằm trong chiều cao 2hny

tw  (2hny )2 50  (2 172.2)2
Wpany    1.07  106 (mm3 )
4 4
Wpsny  0

(b  tw )  (2hny ) 2 (1000  50)  (2 146.6) 2


Wpcny    20.04 106 (mm3 )
4 4
fy f sk 1 0.85 f ck
M pl .Rdy  (W pay  W pany )  (W psy  W psny )  (W pcy  W pcny )
a s 2 c
335 390 1 0.85  30
 106  (66.08  1.07)  103  (765.57  0)  106  (183.15  20.04)
1.1 1.15 2 1.5
 22623368970  10 N .mm  22623.3 kN .m
10

 Điểm C: (NC = Npm.Rd, MC = Mpl.Rdy)


Npm.Rd : Khả năng chịu nén của phần tiết diện bê tông
Ac  0.85 f ck 834036.51 0.85  30
N   103  14178.6(kN )
c
pm. Rd
1.5

N 14178.6
pm. Rd
  7089.3 kN
2 2

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 163
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 4:TÍNH TOÁN CỘT THÔNG TẦNG

 Điểm D: (ND = Npm.Rd/2, MD = Mmax.Rdy)

W pay f y W psy f sk 1 W  0.85 f ck


M max .Rdy     pcy
a s 2 c
66.08  106  335 765.57  103  390 1 183.15 106  0.85  30
   
1.1 1.15 2 1.5
 2.3142  10 N .mm  23142kN .m
10

b) Trục zz
 Điểm A: (NA = Npl.Rd, MA = 0)

 Điểm B: (NB = 0, MB = Mpl.Rdz)

Khoảng cách từ trọng tâm toàn bộ tiết diện đến trục trung hòa hnz suy ra từ phương trình
cân bằng lực. Giả sử TTH nằm ngoài bản bụng thép

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 164
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 4:TÍNH TOÁN CỘT THÔNG TẦNG

fy  Ac
0.85 f ck tw 
 4t f hnz  (h  2t f )tw    ( h  2t )( h  )
a  c  2 2 
f nz

0.85 f ck  Ac tw  f y
 ( h  2t )   h  2t f  tw
 c  2 2   a
f
 hnz 
f y  4t f 0.85 f ck
a

c
 h  2t f 

0.85  30  834036.51 50  335


 (10000  2  60)  1000  2  60   50
1.5  2 2  1.1

335  4  60 0.85  30
 1000  2  60 
1.1 1.5
 72.8 mm  0

Điều giả sử không đúng. Trục trung hòa nằm trong bản bụng thép hình
fy 0.85 f ck Ac
 2h  hnz  
a c 2
0.85 f ck Ac 0.85  30 834036.51
 
c 2 1.5 2 t
 hnz    10.98 mm  w  25mm
fy 335 2
 2h  2  1000
a 1.1

Khả năng chịu moment uốn của tiết diện


fy f sk 1 0.85 f ck
M pl .Rdz  (Wpaz  Wpanz )  (Wpsz  Wpsnz )  (Wpcz  Wpcnz )
a s 2 c

Trong đó: Wpanz, Wpsnz, Wpcnz lần lượt là moment kháng dẻo của phần tiết diện thép hình,
cốt thép và bê tông nằm trong chiều cao 2hny

h  (2hnz )2 1000  (2 10.98) 2


Wpanz    12.1104 (mm3 )
4 4
Wpsnz  0

Wpcnz  0 Do trục trung hòa nằm trong bản bụng thép

335 390 1 0.85  30


M pl .Rdz  106  (30.55  0.121)  (883.35  103 )  (218.5  106 )
1.1 1.15 2 1.5
 11977 10 N .mm  11977kN .m
6

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 165
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 4:TÍNH TOÁN CỘT THÔNG TẦNG

 Điểm C: (NC =Npm.Rd; Mc = Mpl.Rdz)


Ac  0.85 f ck 834036.51 0.85  30
N   103  14178.6(kN )
c
pm. Rd
1.5

 Điểm D: (NC =Npm.Rd/2; Mc = Mmax.Rdz)


N pm.Rd
 7089 kN
2
W f W f 1 W  0.85 f ck
M max .Rdz  paz y  psz sk   pcz
a s 2 c
30.55  106  275 883.35 103  390 1 218.5 10 6  0.85  30
   
1.1 1.15 2 1.5
 12016  10 N .mm  12016 kN .m
6

Bảng 4.3 – Kết quả tính toán tại các điểm

Trục yy NRd (kN) MRd (kN.m) Trục zz NRd (kN) MRd (kN.m)

A 67771.77 0.00 A 67771.77 0.00


C 14178.62 22623.37 C 14178.62 11977.85
D 7089.31 23142.32 D 7089.31 12016.78
B 0.00 22623.37 B 0.00 11977.85

Hình 4.13 – Biểu đồ NRd - MRd

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 166
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 4:TÍNH TOÁN CỘT THÔNG TẦNG

Kiểm tra khả năng chịu lực nén dọc của cột
 Khả năng chịu nén đúng tâm của tiết diện khi lấy tất cả các hệ số an toàn bằng 1
N pl .Rk  Aa f y  0.85 Ac f ck  As f sk
 164000  3335  0.85  834036.51 30  1963  460  10 3
 80253 kN
 Lực nén tới hạn Euler
Trục yy:
2 ( EI )eff .kyy
N cryy 
L2ft
L ft : chiều dài mất ổn định của cột. Khi xem là khung tuyệt đối cứng thì lấy
L ft  L . Thiên về an toàn lấy L ft  20 m .
K e hệ số hiệu chỉnh cho bê tông bị nứt có thể lấy bằng 0.6
( EI )eff .ky  Ea I ay  K e Ecm I cy  Es I sy
 21 104  2.93  1010  0.6  32000  5.37  1010  21 104  298.57  106
 7.263  1015 ( N .mm2 )
2  7.263 1015
Ncryy  2
103  179215.9 kN
20000

Trục zz:
2 ( EI )eff .kzz
N crzz 
L2ft
L ft : chiều dài mất ổn định của cột. Khi xem là khung tuyệt đối cứng thì lấy
L ft  L . Thiên về an toàn lấy L ft  20 m .
K e hệ số hiệu chỉnh cho bê tông bị nứt có thể lấy bằng 0.6
( EI )eff .kz  Ea I az  K e Ecm I cz  Es I sz
 21 104  1010  0.6  32000  7.29  1010  21 104  397.5 106
 3.585 1015 ( N .mm2 )
2  3.585 1015
Ncrzz  2
103  88471kN
20000
 Độ mảnh tương đối của cột:
N pl . Rk 80253.6
Trục yy:  y    0.669
N cr . y 179215.9
N pl .Rk 80253.6
Trục zz:  y    0.952
N cr .z 884714

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 167
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 4:TÍNH TOÁN CỘT THÔNG TẦNG

 Hệ số giảm do mất ổn định 

 y  0.5 1   y ( y  0.2)   y 2   0.5 1  0.34  (0.669  0.2)  0.6692   0.803
 z  0.5 1   z ( z  0.2)   z 2   0.5 1  0.49  (0.952  0.2)  0.9522   1.13  1
 z  1
 y ,  z hệ số tính đến sự mất ổn định do sự không hoàn hảo về hình dáng hình học của
cột, phụ thuộc vào hình dáng tiết diện và trục đang xét. (Tra

Bảng 4.1)
1 1
y    0.8
2 1/2 2 1/2
 y     
2
y y 0.803  0.803  0.669 
2

1 1
z    0.766
2 1/2 1/2
 z   z   z 
2
1  1  0.9522 
2

 Kiểm tra khả năng chịu lực và ổn định dưới tác dụng của lực nén dọc trục:
  min  0.766
N max 31909.62
Ta có d max    0.47    0.766 (Thỏa)
N Pl .Rd 67771.77

Kiểm tra khả năng chịu nén uốn đồng thời


Chia các giá trị khả năng chịu lực NRd, MRd tại các điểm A, B, C cho các giá trị khả
N Rd M Rd
năng chịu lực Npl.Rd, Mpl.Rd ta có đường quan hệ 
N Pl .Rd M Pl .Rd

N Rd M Rd
Trục yy, zz
N Pl .Rd M Pl .Rd
A 1 0

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 168
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 4:TÍNH TOÁN CỘT THÔNG TẦNG

C 0.209 1
B 0 1

Hình 4.14 – Biểu đồ nội suy giá trị k


Ta có   0.766 nội suy trên đường cong quan hệ ta được

k  (1  C )(1  )  (1  0.209)(1  0.766)  0.184

N Rd
C 
N Pl .Rd

 Trường hợp Nmax

N Sd 31909.62
d    0.47
N Pl .Rd 67771.77

Tra đồ thị ta được d  0.614

(1  ry )0.766  (1  (0.746))


 ny    0.334
4 4
(1  rz ) 0.766  (1  (0.415))
 nz    0.271
4 4

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 169
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 4:TÍNH TOÁN CỘT THÔNG TẦNG

Với r là tỷ số moment hai đầu cột, 1  r  1

4676.14
'
M Sd
ry  .y
  0.746
M Sd . y 6266.54
'
M Sd 1915.06
rz  .z
  0.415
M Sd .z 4611.57

( d   ny ) (0.47  0.334)
 y  d  k  0.614  0.184   0.555
(   ny ) (0.766  0.334)
( d   nz ) (0.47  0.271)
 z  d  k  0.0443  0.076   0.539
(   nz ) (0.766  0.271)

Hệ số khuếch đại do hiệu ứng P-



k 1
N Sd
1
N cr
  0.66  0.44r  0.44
 y  max(0.66  0.44  0.746,0.44)  0.44
 z  max(0.66  0.44  0.415,0.44)  0.477
 
y  0.44 
ky   max  ,1  1
N 31909.62
1  Sd 1 
N cr . y  1797215.9 
 
z  0.477 
kz   max  ,1  1
N 31909.62
1  Sd 1 
N cr .z  88471.4 

- Kiểm tra moment uốn quanh trục yy


k y M Sd . y  1 6266.54  6266.54  0.9 y M Pl .Rdy  0.9  0.555  22623.3  11300 kN.m

 Thỏa
- Kiểm tra moment uốn quanh trục zz
kz M Sd .z  1 4676.14  4676.14  0.9 y M Pl .Rdz  0.9  0.539 11977.8  5810.4 kN.m

 Thỏa
- Kiểm tra moment uốn đồng thời cả hai phương

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 170
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 4:TÍNH TOÁN CỘT THÔNG TẦNG

k y M sd . y k z M sd .z 1 6266.54 1 4676.14
    0.948  1
 y M Pl .Rdy  z M Pl .Rdz 0.555  22623.3 0.539 11977.8

 Thỏa
Với hai tổ hợp còn lại ta lập thành bảng kiểm tra
Tổ hợp Mymax Tổ hợp Mzmaz
d 0.35 d 0.453
ry -0.369 ry -0.454
rz -0.318 rz -0.531
 ny 0.262  ny 0.278
 nz 0.252  nz 0.293
y 0.636 y 0.538
z 0.633 z 0.542
y 0.497 y 0.459
z 0.519 z 0.44
ky 1 ky 1
kz 1 kz 1

Kiểm tra cho tổ hợp Mymax


- Kiểm tra moment uốn quanh trục yy
k y M Sd . y  111808.5  11808.5  0.9 y M Pl .Rdy  0.9  0.636  22623.3  12949.5kN .m

 Thỏa
- Kiểm tra moment uốn quanh trục zz
kz M Sd .z  1 4795.78  4795.78  0.9 y M Pl .Rdz  0.9  0.633 11977.8  6823.7 kN .m

 Thỏa
- Kiểm tra moment uốn đồng thời cả hai phương
k y M sd . y k z M sd .z 111808.5 1 4795.78
    0.998  1
 y M Pl .Rdy  z M Pl .Rdz 0.636  22623.3 0.633 11977.8

 Thỏa

Kiểm tra cho tổ hợp Mzmax


- Kiểm tra moment uốn quanh trục yy

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 171
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 4:TÍNH TOÁN CỘT THÔNG TẦNG

k y M Sd . y  1 9997.26  9997.26  0.9 y M Pl .Rdy  0.9  0.538  22623.3  10954.2kN .m

 Thỏa
- Kiểm tra moment uốn quanh trục zz
kz M Sd .z  1 3689.5  3689.5  0.9 y M Pl .Rdz  0.9  0.542 11977.8  5842.7 kN.m

 Thỏa
- Kiểm tra moment uốn đồng thời cả hai phương
k y M sd . y k z M sd .z 1 9997.26 1 3689.5
    0.993  1
 y M Pl .Rdy  z M Pl .Rdz 0.538  22623.3 0.542 11977.8

 Thỏa

4.2.7. Kiểm tra điều kiện để áp dụng phương pháp tính toán đơn giản
hc
 0.2   1  5 => Thỏa điều kiện
bc
 Tỷ lệ đóng góp của thép hình vào khả năng chịu lực
Aa f y /  a 164000  355 / 1.1
   0.78
N pl . Rd 67771.77  1000
0.2    0.9
Thỏa điều kiên yêu cầu

  max  0.952  2 => Thỏa


 Hàm lượng cốt thép so với bê tông
As 1963
 100  0.235%  0.3% => không thỏa
Ac 834037
Vậy ta chọn lại thép thường bố trí 628, As  3694.5(mm2 )

4.2.8. Tính số lượng neo chống trượt giữa cột thép và bê tông tại nút liên kết
Ta thấy tại nút liên kết dầm với cột sẽ có các lực truyền từ dầm vào tiết diện thép của
cột. Vì cột thép làm việc liên hợp với bê tông nên phải truyền bớt một phần lực vào bê
tông thông qua các neo chống trượt.
Có thể tính phần lực dọc truyền từ phần tiết diện thép bê tông một cách đơn giản như
sau:
N pm.Rd
N c   V 
N pl .Rd

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 172
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 4:TÍNH TOÁN CỘT THÔNG TẦNG

V - Tổng lực truyền vào các dầm nối với cột chính là các lực cắt của đầu dầm nối với
cột. V  6477.75kN

N pm.Rd - Khả năng chịu lực dọc của tiết diện bê tông: N pm.Rd  14178.6 kN

N pl .Rd - Khả năng chịu lực dọc của toàn tiết diện composite: N pl .Rd  67771.77kN

14178.6
Nc  6477.75   1355.2 kN
67771.77
Tính khả năng chịu lực của một neo chống trượt
Sử dụng neo chống trượt có các đặc tính sau:
Đường kính: d  22mm

Giới hạn chảy: f y  415 N / mm2

Lực cắt gây phá hoại neo là

d 2  222
1
PRd  0.8 fu  0.8  415   100963(N)
4  v 4 1.25

Lực gây phá hoại vùng bê tông quanh neo là:

f ck Ecm 30  32000
PRd2  0.29    d 2   0.29 1 222   110019(N)
v 1.25

Khả năng chịu lực cắt của 1 neo là:

Prd  min( Prd1 , Prd2 )  100963( N )

N c 1355.2 1000
 số lượng neo cần thiết là n    13.4
Prd 100963

Bố trí 14 neo.

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 173
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ CỌC VÂY BOTTOM-UP

THIẾT KẾ HỆ CỌC VÂY


GIẰNG CHỐNG THI CÔNG BOTTOM-UP
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong cuộc sống hiện đại, ở Việt Nam ngày càng xuất hiện nhiều công trình cao tầng.
Việc thiết kế nhà cao tầng hiện nay, hầu hết đều có tầng hầm để giải quyết vấn đề đổ xe
và các hệ thống kỹ thuật của toàn nhà. Phổ biến là các công trình cao từ 10 đến 30 tầng
được thiết kế từ một đến hai tầng hầm để áp ứng yêu cầu sử dụng của chủ đầu tư trong
hoàn cảnh công trình bị khống chế chiều cao và khuôn viên đất có hạn... Việc xây dựng
tầng hầm trong nhà cao tầng đã tỏ ra có hiệu quả tốt về mặt công năng sử dụng và công
trình cũng được phát triển lên cao hơn nhờ một phần được đưa sâu vào lòng đất. Việc
tổ chức xây dựng tầng hầm còn có ý nghĩa đưa trọng tâm của ngôi nhà xuống thấp hơn.
Nói chung với các hệ thống công trình ngầm sẽ mang lại cho các thành phố những hình
ảnh và hiệu quả tốt về cảnh quan, môi trường, đồng thời tăng quỹ đất cho các công trình
kiến trúc trên mặt đất, phát huy được tiềm năng dồi dào của khoảng không gian ngầm,
góp phần mang lại những hiệu quả kinh tế trước mắt và lâu dài. Tuy nhiên việc thi công
tầng hầm cho các toà nhà cao tầng cũng đặt ra nhiều vấn đề phức tạp về kỹ thuật, môi
trường và xã hội cần phải giải quyết khi thi công hố đào sâu trong các khu đất chật hẹp
ở các thành phố lớn. Thi công hố đào làm thay đổi trạng thái ứng suất biến dạng trong
nền đất xung quanh và có thể làm thay đổi mực nước ngầm. Các quá trình thi công hố
móng có thể làm đất nền bị chuyển dịch và lún, gây hư hỏng cho các công trình lân cận
nếu không có các giải pháp thi công hợp lý. Hiện nay việc thi công tầng hầm có ba
phương pháp sau đây: phương pháp Bottom up, phương pháp Top – Down và phương
pháp semi Top – Down. Trong giới hạn chuyên đề này, chúng ta đi sâu vào vấn đề kỹ
thuật, tổ chức thi công tầng hầm, và một số sự cố cách khắc phục theo phương pháp
truyền thống thi công tầng hầm từ dưới lên hay còn gọi là phương pháp “ Bottom up”.
Việc thi công tầng hầm theo phương pháp này đòi hỏi có giải pháp phù hợp chống đỡ
tường chắn khi thi công đào đất tầng hầm xuống sâu.

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 174
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ CỌC VÂY BOTTOM-UP

LỰA CHỌN GIẢI PHÁP THI CÔNG HỐ ĐÀO SÂU, TƯỜNG VÂY VÀ HỆ
GIẰNG CHỐNG SHORING – KINGSPOT.

5.2.1. Lựa chọn giải pháp thi công hố đào

Phương pháp đào đất trước sau đó thi công tầng nhà BOTTOM-UP (The
Full Cut Excavation Methods)

Hình 5.1 – Đào đất theo mái dốc tự nhiên

Hình 5.2 – Đào đất có cừ không chống

Hình 5.3 – Hố đào đào thành nhiều tầng có cừ chắn không chống

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 175
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ CỌC VÂY BOTTOM-UP

Hình 5.4 – Ván cừ giữ thành hố đào không chống dùng khi các cột chống không
ảnh hưởng thi công tầng hầm

Hình 5.5 – Ván cừ giữ vách có neo khi cần thông thoáng cho hố đào khi cần thi
công tầng hầm

Ưu điểm: Thi công đơn giản, có độ chính xác cao, giải pháp kiến trúc với tầng hầm cũng
đơn giản vì nó giống với phần trên của mặt đất. Dể dàng xử lý chống thấm cho thành
tầng hầm và lắp đặt hệ thống mạng lưới kỹ thuật.
Nhược điểm: Khi chiều sâu hố đào lớn sẽ khó thực hiện, đặc biệt là khi lớp bề mặt yếu,
khi hố đào không dùng hệ cừ thì mặt bằng phải rộng đủ để mở taluy cho hố đào. Không
phù hợp với công trình xây chen, có thể gây mất an toàn cho công trình lân cận, đặc biệt
khi chiều sâu hố đào lớn.

Phương pháp thi công đào đất sử dụng tường chắn và hệ giằng Bottom- Up
Sau khi thi công tường vây xong ta bắt đầu đào đất bên trong công trình bằng những hệ
thép hình, số lượng tầng thanh chống có thể là 1 tầng chống, 2 tầng chống hoặc nhiều

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 176
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ CỌC VÂY BOTTOM-UP

hơn tuỳ theo chiều sâu hố đào, dạng hình học của hố đào và điều kiện địa chất, thuỷ văn
trong phạm vi chiều sâu tường vây.

Hình 5.6 - Thi công tường vây

Hình 5.7 – Đào đất

Hình 5.8 – Thi công kết cấu bên trong hố đào và giằng chống

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 177
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ CỌC VÂY BOTTOM-UP

Hình 5.9 – Cấu tạo hệ giằng chống bằng thép hình

Ưu điểm: trọng lượng nhỏ, lắp dựng và tháo dỡ thuận tiện, có thể sử dụng nhiều lần.
Căn cứ vào tiến độ đào đất có thể vừa đào, vừa chống, có thể làm cho tăng chặt nếu có
hệ thống kích, tăng đơ rất có lợi cho việc hạn chế chuyển dịch ngang của tường.
Nhược điểm: độ cứng tổng thể nhỏ, mắt nối ghép nhiều. Nếu cấu tạo mắt nối không hợp
lý và thi công không thoả đáng và không phù hợp với yêu cầu của thiết kế, dễ gây ra
chuyển dịch ngang và mất ổn định của hố đào do mắt nối bị biến dạng, không có không
gian thông thoáng thi công gặp nhiều khó khăn.

Phương pháp thi công đào đất sử dụng hệ neo BOTTOM-UP


Thanh neo trong đất đã được ứng dụng tương đối phổ biến và đều là thanh neo dự ứng
lực. Tại Hà Nội, công trình Toà nhà Tháp Vietcombank và Khách sạn Sun Way đã được
thi công theo công nghệ này. Neo trong đất có nhiều loại, tuy nhiên dùng phổ biến trong
xây dựng tầng hầm nhà cao tầng là Neo phụt.

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 178
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ CỌC VÂY BOTTOM-UP

Hình 5.10 – Chống tường bao bằng hệ neo ngầm

Hình 5.11 – Mặt cắt 3 - 18 neo trong đất

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 179
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ CỌC VÂY BOTTOM-UP

Hình 5.12 – Cáp dự ứng lực sử dụng cho neo trong đất

Ưu điểm: Thi công hố đào gọn gàng, có thể áp dụng cho thi công những hố đào rất sâu,
Có không gian thông thoáng cho phương tiện và con người làm việc trong môi trường
hầm.
Nhược điểm: Số lượng đơn vị thi công xây lắp trong nước có thiết bị này còn ít. Nếu
nền đất yếu sâu thì cũng khó áp dụng. Đòi hỏi diện tích đất rộng xung quanh không có
công trình dân dụng vì sẽ gặp khó khăn vấn đề pháp lý.

Phương pháp gia cố nền trước khi thi công hố đào BOTTOM-UP
Trình tự thi công gia cố nền bằng khoan sau đó bơm vữa xi măng vào hố khoan để gia
tăng cường độ đất nền, sau đó mới thi công đào đất. Khi thi công ở những vùng đất cát,
việc đào đất trở nên khó khăn vì cát lở. Ngoài những biện pháp chống đỡ thành hố đào
như đã nêu ở trên, ta cũng có thể áp dụng phương pháp gia cố nền hố đào trước khi đào
đất.Nó thích hợp cho công trình có mặt bằng thi công rộng và chiều sâu hố đào không
lớn.

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 180
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ CỌC VÂY BOTTOM-UP

Hình 5.13 – Gia cố hố đào trước khi đào đất

Ưu điểm: Thi công đơn giản giá thành thấp, mặt bằng thi công thoáng, không bị vướng
Nhược điểm: Khó xác định chính xác thông số đất nền sau khi gia cố, đòi hỏi mặt bằng
xung quanh rộng, độ tin tưởng thấp, đòi hỏi mặt bằng xung quanh rộng để gia cố vùng
có nguy cơ trượt.

Phương pháp đào ảo (Island Excavation Methods)


Thi công bộ phần công trình giữa trước khi hố đào rộng lớn. Bốn cạnh còn lại dùng mái
dốc để giữ đất còn lại,Sau khi thi công được phần giữa thì ta tiến hành chống từ bộ phận
giữa này ra tường lúc này nhịp chống sẽ ngắn hơn,Chỉ áp dụng cho các hố đào có diện
tích đủ lớn để tạo mái dốc nội bộ hố.

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 181
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ CỌC VÂY BOTTOM-UP

Hình 5.14 – Chắn giữ hố đào khi thi công xong phần giữa

Hình 5.15 - Hình ảnh công trình thi công theo phương pháp đào ảo

Phương pháp thi công Top – Down


Phương pháp này để giữ tường chắn ổn định không bị biến dạng khi sử dụng hệ cột
giằng chống đỡ hoặc dùng neo ngầm, cả hai đều bộc lộ một nhược điểm rất lớn là chi
phí công tác chống đỡ và neo ngầm, người ta đưa ra phương pháp này thi công từ trên
xuống. Thi công cùng lúc cọc nhồi và tường vây, sau đó thi công sàn tầng trệt dùng sàn

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 182
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ CỌC VÂY BOTTOM-UP

tầng trệt xem như hệ chống đỡ, thi công đào đất xuống tiếp sàn hầm và tiếp tục dùng
sàn hầm để chống đỡ.

Hình 5.16 - Thi công cọc nhồi và tường chắn đất

Hình 5.17 - Đổ bê tông sàn tầng trệt

Hình 5.18 - Đào đất tầng hầm 1

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 183
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ CỌC VÂY BOTTOM-UP

Hình 5.19 - Đào đất tầng hầm 2

Ưu điểm: Tiến độ thi công nhanh,qua thực tế một số công trình cho thấy để có thể thi
công phần thân công trình chỉ mất 30 ngày, trong khi với giải pháp chống quen thuộc
mỗi tầng hầm ( kể cả đào đất, chống hệ dầm tạm, thi công phần bê tông) mất khoảng 45
đến 60 ngày.Với nhà có 3 tầng hầm thì thời gian thi công từ 3 – 6 tháng. Không phải tốn
chi phí cho hệ chống phụ. Chống vách hố đào được giải quyết nhờ hệ kết cấu công trình
( cột, dầm, sàn) có độ bền và độ ổn định cao. Không tốn hệ giáo chống, coppha cho kết
cấu dầm sàn vì sàn thi công trên mặt đất.
Nhược điểm: Kết cấu cột tầng hầm phức tạp, liên kết giữa dầm sàn và cột tường khó thi
công.Thi công đất trong không gian kín khó thực hiện cơ giới hóa.Thi công trong tầng
hầm kín ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động. Phải lắp đặt hệ thống thông gió và
chiếu sáng nhân tạo.

Phương pháp thi công Semi-Top Down


Tương tự như Top-down nhưng bắt đầu dùng Top-down ở cốt sàn hầm 1, tức ban đầu
vẫn đào hở hầm 1, đổ xong sàn hầm 1 thì mới bắt đầu làm theo Top-down. Cách này
được dùng để tiết kiệm chi phí đào thủ công cho hầm 1, vì nhiều khi đào tới độ sâu hầm
1 thì cũng chưa cần phải giằng chống nhiều, tường vây là đủ. Mặt khác, cách này cũng
là cách giúp hoàn thành phần ngầm nhanh hơn phần thân, giúp tiến độ thông suốt (vì đã
có trường hợp thi công Top-down để rút ngắn tiến độ nhưng khi phần thân tới tầng 5 thì
phần ngầm chưa xong phải đợi gây ra chậm tiến độ thi công không khả thi).

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 184
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ CỌC VÂY BOTTOM-UP

Hình 5.20 - Hình ảnh thực tế thi công Semi – Top Down

5.2.2. Lựa chọn kết cấu cho công trình CHUNG CƯ OCEAN VIEW MANOR
Chung Cư OCEAN VIEW MANOR được xây dựng tại Huyện Long Điền – Tỉnh Bà
Rịa Vũng Tàu. Công trình gồm có: 2 tầng hầm + 5 tầng thương mại+ 22 tầng căn hộ +
1 tầng sân thượng + 1 tầng mái. Hai tầng hầm được sử dụng làm hầm để xe,nhận thấy
chiều sâu hố đào không lớn nên không có quá nhiều hệ giằng chống hai tầng hầm nên
được thiết kế thi công theo phương pháp Bottom – Up là hợp lý.

5.2.3. Lựa chọn giải pháp loại tường vây để sử dụng cho hố đào
Tường trong đất là một bộ phận kết cấu công trình bằng bê tông cốt thép hoặc các vật
liệu khác tương ứng được đúc tại chổ hoặc lắp ghép (bằng các tấm panen đúc sẵn) trong
đất. Các loại tường vây phổ biến gia cố thành hố đào hiện nay.
Hình 5.21 - mô tả 5 loại tường cừ chống giữ hố đào thông dụng, bao gồm: H-pile (tường
cọc chống đứng và ván lát ngang; Sheet Pile (Tường cọc ván thép); CLP (Tường cọc bê
tông cốt thép); S.C.W (Tường đất xi măng trộn sâu); Slurry Wall (Tường cừ bê tông cốt
thép trong đất).

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 185
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ CỌC VÂY BOTTOM-UP

Hình 5.21 - Năm loại tường vây chống giữ hố đào thông dụng

Bảng 5.1 – Phân loại tường neo thường được sử dụng bới U.S Army Corps of
Engineering
Phân loại tường theo độ cứng
Kết cấu tường
Tường mềm Tường cứng
Tường cọc ván thép 
Hệ chống tường cọc ván lát ngang 
Hệ thống tường gồm các cọc chèn nhau 
Tường cọc bê tông cốt thép liên tục 
Tường cọc bê tông cốt thép không liên tục 

Tường cọc chống đứng và ván lát ngang


Tường cọc chống và ván lát ngang được sử dụng đầu tiên tại Đức vào cuối những năm
thế kỷ thứ 19 và được sử dụng rộng rải ở Châu Âu. Tường gồm hai bộ phận chính: Cọc
chống chịu toàn bộ tải trọng do áp lực đất và ván lát ngang chịu tải trọng do áp lực đất
giữa hai thanh chống
Hình 5.22 mô tả neo cọc chống đứng bằng thép hình và ván lát ngang bằng gổ để giữ
ổn định hố đào. Cọc chống đứng bằng thép hình có tiết diện ngang chữ I, giằng ngang
bằng thép hình có tác dụng phân bố lực neo các cọc chống đứng liền kề.
Cọc chống có thể là cọc đóng hoặc cọc đổ bê tông tại chổ hoặc kết cấu bê tông ứng lực
trước, Thép cọc chống có thể là tiết diện chữ I, H, hình hộp, Hình ống hay tiết diện hình
chữ nhật …

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 186
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ CỌC VÂY BOTTOM-UP

Hình 5.22 - Tiết diện ngang liên hợp và hình ống

Hình 5.23 – Tường neo cọc chống và ván lát ngang

Tường chắn bằng cọc ván thép


Sử dụng thép máng, thép sấp ngửa móc vào nhau hoặc cọc bản thép khóa miệng bằng
các thép hình chữ U hoặc Z, Dùng phương pháp đóng hoặc rung để hạ chúng vào mặt
đất. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ chắn giữ có thể thu hồi lên sử dụng lại.
Phạm vi sử dụng: Phương pháp này sử dụng rộng rãi hiện nay cho nhiều loại công trình
khác nhau từ công trình thủy công, cầu tàu, đê chắn, công trình cải tạo dòng chảy đến
các công trình giao thông như cầu hầm, bãi đậu xe ngầm. Trong xây dựng dân dụng sử
dụng gia cố thành các hố đào có độ sâu từ 3 – 6 m.

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 187
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ CỌC VÂY BOTTOM-UP

Hình 5.24 – Cọc cừ lassen và cọc cừ thép hình

Hình 5.25 – Gia cố thành hố đào với hệ thống tường cừ thép

Tường chắn đất bằng cọc khoan nhồi


Phương pháp này sử dụng các cọc khoan nhồi được khoan sát nhau trên đỉnh tường cọc
thường có các dầm bo tạo thành dãy tường chắn đất khi thi công hố đào sâu
Phạm vi sử dụng: Thường dùng cho hố đào có độ sâu từ 6 – 13 m, Đường kính từ
0.6 – 1m, Cọc dài từ 15 – 30 m.

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 188
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ CỌC VÂY BOTTOM-UP

Hình 5.26 – Tường chắn đất bằng cọc khoan nhồi

Hình 5.27 – Thi công tường cọc khoan nhồi

Ưu điểm: Khi thi công cũng như khi sử dụng cọc khoan nhồi đảm bảo anh toàn, cho các
công trình hiện hữu xung quanh. Trong chắn giữ hố đào có thể sử dụng hệ neo, giằng
chống… Để nâng cao khả năng chấn giữ.
Quá trình thi công móng cọc dể thay đổi các thông số của cọc (chiều sâu, đường kính)
tăng sức chịu tải của cọc nhờ việc tăng đường kính và chiều sâu của cọc, làm giàm bớt
số lượng cọc trong thời gian thi công cọc. Có thể xuyên qua các tầng sét cứng, cát chặt
ở giữa nền đất để xuống độ sâu lớn; thích hợp với công trình có hố đào với mặt bằng

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 189
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ CỌC VÂY BOTTOM-UP

thi công phức tạp (hình tròn, mặt bằng không vuông vắn…). Đầu cọc có thể chọn ở độ
cao tùy ý cho phù hợp với kết cấu công trình và kiến trúc mặt bằng
Nhược điểm: Khi thi công đòi hỏi thiết bị tốt, đầu tư cao cho hệ thống máy thi công, giá
thành cao; khi xuyên qua các vùng có các tơ hoặc đá nứt nẻ lớn phải dùng ống chống
để lại (không rút lên ) sau khi sử dụng nên giá thành cọc cao. Khó kiểm tra hố cọc và
thân cọc sau khi đổ bê tông.

Tường chắn Barret


Phương pháp này sử dụng giống với khoan nhồi nhưng có tiết diện bất kỳ hình chữ nhật,
chữ I, chữ T được khoan sát nhau trên đỉnh tường cọc thường có các dầm bo tạo thành
dãy tường chắn đất khi thi công hố đào sâu.
Được thi công lần đầu tiên thực tế tại Italia, công ty Icos, thường dày 600 mm - 800 mm.
Chiều rộng thay thế từ 2.6m – 5m. Tính hợp cho hố đào có độ sâu lớn hơn 10m.
Ưu điểm: Tiến độ thi công nhanh, chống được vách đất với độ ổn định và an toàn cao
nhất, chiều sâu hố đào chống giữ lớn. Khả năng chống thấm tốt, bên cạnh việc chống đỡ
vách hố đào, tường vây barrette còn có thể sử dụng được một phần kết cấu của công
trình.
Nhược điểm:Công nghệ thi công phức tạp, khối lượng vật liệu lớn, đòi hỏi máy móc
hiện đại và công nhân tay nghề cao, giá thành cọc đắt, cần mặt bằng thi công rộng, Thi
công tại hiện trường chất lượng công phải phụ thuộc vào yếu tố khách quan. Khi xảy ra
sự cố khi thi công thì rất có thể khắc phục thì cũng hết sức tốn kém.

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 190
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ CỌC VÂY BOTTOM-UP

Hình 5.28 – Thi công tường chắn barrete cho hố đào sâu

Hình 5.29 – Quy trình thi công tường chắn barrete

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 191
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ CỌC VÂY BOTTOM-UP

Tường chắn đất bằng cọc xi măng đất (Soil-Cement Column)


Trụ tròn bằng hỗn hợp đất - xi măng, hay đất - vữa xi măng được chế tạo bằng cách trộn
cơ học xi măng hoặc vữa xi măng với đất tại chỗ (in - situ).

Hình 5.30 – Thi công tường cọc xi măng đất

Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4


Cọc đất – xi Trộn lại các
Trộn các cọc Lắp đặt cột thép và
măng ban đầu cọc 3 & 5, tạo
số 5,6 &7 hoàn thành tường
1,2 & 3 cọc 4
Hình 5.31 – Các bước thi công cọc xi măng đất

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 192
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ CỌC VÂY BOTTOM-UP

Hình 5.32 – Mặt cắt ngang 3 - 18 của tường cọc đất xi măng trộn sâu

Ưu điểm: Tăng khả năng chống trượt của mái dốc, tăng cường độ chịu tải của nền đất,
giảm khả năng chấn động tới công trình lân cận, tránh hiện tượng biến loãng của đất rời.
Ổn định thành hố đào ngăn được nước thấm vào hố đào, khi dùng phương án tường chắn
bằng cọc trộn dưới đất thường không sử dụng hệ thanh chống, tạo điều kiện thi công hố
móng rất thông thoáng, quy trình thi công đơn giản nhanh chóng, giá thành rẻ hơn so
với các phương án gia cố khác, tính tự động hóa trong thi công cao khi thi công không
ảnh hưởng đến công trình bên cạnh.
Nhược điểm: Phương pháp chưa thực sự phổ biến trong xử lý hố đào trong các công
trình dân dụng, khả năng chịu tải của cọc thấp nên chiều sâu hố đào không cao, cọc sau
này chỉ sử dụng làm cọc biện pháp, không thể sử dụng làm cọc chịu tải cho công trình
và thu hồi sử dụng lại. Do máy thi công hiện có trên thị trường có kích thước lớn nên
cọc không phù hợp các công trình xây chen và quy mô nhỏ.

Tường chắn đất bằng cọc ván bê tông dự ứng lực


Sản phẩm cọc ván bê tông cốt thép dự ứng lực - PC Sheet Pile (gọi tắt là cọc ván PC)
được sáng chế và ứng dụng rộng rãi tại Nhật Bản vào những năm 1989-1990.Cọc ván
PC là loại cừ để làm tường chắn đất, ngăn nước, chịu tải chủ yếu theo phương vuông
góc với thân bản cừ, chiều dài cọc từ 6 – 12 m, Thích hợp cho loại hố đào từ 3 – 10m.

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 193
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ CỌC VÂY BOTTOM-UP

Hình 5.33 – Hình ảnh thực tế của cọc bản bê tông dự ứng lực

Ưu điểm: Cọc ván bê tông dự ứng lực tận dụng hết khả năng làm việc chịu nén của bê
tông và chịu kéo của cốt thép, tiết diện chịu lực ma sát tăng từ 1.5 – 3 lần so với các cọc
vuông có cùng tiết diện ngang (khả năng chịu tải của cọc tính theo đất nền tăng), khả
năng chịu lực tăng moment chống uốn, xoắn cao hơn cọc vuông bê tông bình thường,
do đó chịu được moment lớn hơn.
Sử dụng vật liệu cường độ cao của (bê tông, cốt thép) nên tiết kiệm vật liệu. Cường độ
chịu lực cao nên bê tông ít bị vỡ đầu cọc,mối nối. Tuổi thọ cao có thể ứng dụng trong
nhiều điều kiện địa chất khác nhau, chế tạo trong công trường nên thi công nhanh, kiểm
soát được chất lượng, thi công nhanh, mỹ quan đẹp hơn khi sử dụng kết cấu nổi trên bề
mặt. Chế tạo cọc dài hơn (có thể đến 24 m trên 1 cọc) nên hạn chế mối nối. Sau khi thi
công tạo thành bức tường bê tông kín có khả năng chống xói cao, hạn chế nở hông của
đất bên trong, kết cấu sau khi thi công xong đảm bảo độ kín, khít với bề rộng cọc lớn
phát huy tác dụng chắn các loại vật liệu ngăn nước, phù hợp với công trình chênh lệch
áp lực trước và sau khi đóng cọc như ở mố cầu và đường dẫn.
Nhược điểm: Công nghệ chế tạo phức tạp hơn cọc đóng thông thường. Thi công đòi hỏi
độ chính xác cao, thiết bị thi công hiện đại hơn (búa rung, búa thủy lực, máy cắt nước
áp lực…),

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 194
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ CỌC VÂY BOTTOM-UP

Giá thành cao hơn cọc đóng có cùng tiết diện. Ma sát âm (nếu có) tác dụng lên cọc tăng
gây bất lợi khi dùng cọc ván chịu lực như cọc ma sát ở vùng đát yếu, khó thi công theo
đường cong bán kính nhỏ, chi tiết nối phức tạp làm hạn chế độ sâu thi công cọc, khi thi
công dẫn đến ảnh hưởng các công trình lân cận.

5.2.4. Kết luận

Thống kê lựa chọn kết cấu tường chắn giữ và hố đào


Bảng 5.2 – Lựa chọn kết cấu chắn giữ
Độ sâu hố đào (m) Giải pháp
- Cọc xi măng đất (không hoặc một tầng chống neo)
H<6m - Cọc đóng (không hoặc một tầng chống neo)
- Tường cừ thép (không hoặc một tầng chống neo)
- Cọc bê tông d = 800 ÷1000 (một đến hai tầng chống neo)
- Tường liên tục b = 600 ÷ 800 (một đến hai tầng chống
neo)
6 ≤ H ≤ 10 m
- Cọc đóng (một đến hai tầng chống neo)
- Cọc xi măng đất (một đến hai tầng chống neo)
- Tường cừ thép (một đến hai tầng chống neo)
- Tường liên tục (b > 800) ( ≥ hai tầng chống neo)
H > 10 - Cọc đường kính lớn ((d > 800) hai tầng chống neo điều
kiện địa chất hố đào thuận lợi

Xác định tải trọng


Tải trọng tác dụng lên công trình trong quá trình thi công đào hố móng gồm:
Áp lực đất
Áp lực nước
Áp lực do tải nhà bên cạnh tác dụng lên tường vây: Do công trình không tiếp xúc với
các công trình lân cận và các công trình lân cận dùng phương án móng cọc nên ta không
kể tải trọng của công trình lân cận.

Hoạt tải xe, máy thi công p = 5 kN / m2

Vậy lấy tổng tải trọng tính toán q = p = 5 kN / m2

Cấu tạo hệ cọc vây và sàn tầng hầm


Từ những lập luận đã nêu trên và phù hợp với loại công trình tải trọng lớn, ta chọn giải
pháp dùng hệ cọc vây là cọc khoan nhồi tiết diện nhỏ để chắn đất cho hố đào.

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 195
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ CỌC VÂY BOTTOM-UP

Cao độ đỉnh tường vây : -1.0 m


Đường kính : 0.8 m
Mođun đàn hồi (B35) Eb : 3,45.107 kN/m2
Chiều dài: : 35 m
Diện tích mặt cắt : A =1.0.8 = 0.8 m2
Moment quán tính : I= b.h3 /12 =1.0.83 /12 = 0,0426 m4
Trọng lượng : W = g.A = 1.1.(25-14.46).0.8.1= 9.1 kN/m/m
Suy ra : EA = 3,45.107 . 0.8 = 2.76.107 kN/m
EI = 3,45.107 . 0,0426= 0,147.107 kNm2/m
Hệ sàn hầm 1 và hầm 2:
EA = 3,45.107.0,3.1 = 10,35.106 kN/m (bê tông sử dụng cấp độ bền B35)
Lspacing = 1 m
Material Type: Elastic

5.2.5. Cấu tạo hệ giằng chống shoring – kingspot

Cấu tạo hệ shoring


Shoring là hệ giằng ngang tạm nhằm mục đích ngăn cản chuyển vị sạt lở và áp lực đất
của công trình ngầm, làm giằng ngang cho tường vây liên kết vào kingspot.

Hình 5.34 – Hình ảnh thực tế của thanh thép hình shoring

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 196
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ CỌC VÂY BOTTOM-UP

Hình 5.35 – Hình ảnh lắp dựng của thanh thép hình shoring

Hình 5.36 – Liên kết hệ shoring vào cọc vây

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 197
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ CỌC VÂY BOTTOM-UP

Hệ Shoring (H400)

Kích thước: B=400mm, D=400mm, t1=13mm, T= 21mm, r = 22mm

Trọng lượng: 172 kg/m

Diện tích mặt cắt: 218,7 cm2

Moment tiết diện:

Wx= 3330 cm3

Moment quán tính: Ix= 66600 cm4

Mođun đàn hồi: E = 2,1.108 KN/m2

Suy ra: EA = 2,1.108 . 218,7.10-4 = 4,59.106 KN/m

Khoảng cách bố trí thanh giằng: Lspacing = 5,6 m

Material Type: Elastic

Tra theo Catalge Product, Product Catalogue (2010), Company Hirose (Singapore)
Pte Ltd.[46]

Hình 5.37 – Thông số hệ thép hình Shoring - Kingpost

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 198
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ CỌC VÂY BOTTOM-UP

Cấu tạo hệ kingspot


Kingspot là hệ chống tạm nhằm chịu tải trọng của shoring truyền xuống cọc hoặc xuống
nền đất; Chịu tải trọng ngang của áp lực đất lên công trình; Liên kết với shoring tạo
thành hệ khung cứng, giữ ổn định tổng thể cho công trình, hạn chế dao động và chuyển
vị ngang của công trình hầm

Công trình có mặt bằng lớn và không phải xây chen nên sử dụng hệ cọc vây để chắn đất.
Hệ chống giữ thành hố đào là cọc vây (diaphragm pile) đường kính 800mm, với chiều
sâu của cọc vây từ 35m so với mặt đất hiện hữu. Hố đào sâu nhất tại vị trí hố thang máy
9,2 m. Hệ chống là sàn bê tông cốt thép + thép hình H350x350x12x19 và thanh đỡ
H300x200x8x12 được bố trí hợp lý tại vị trí hố thang máy và ram dốc để bảo đảm việc
thi công tầng hầm an toàn.

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 199
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ CỌC VÂY BOTTOM-UP

THỐNG KÊ SỐ LIỆU ĐỊA CHẤT THEO MÔ HÌNH MORH - COULOMB

5.3.1. Thông số đất đắp


Bảng 5.3 – Bảng chỉ tiêu đất đắp (đất cát) san lấp tại công trường
 unsat  sat kx ky
ref
E 50 ref
E oed E ref
ur c  Rinter 
Đất đắp kN/m3 kN/m3 m/ngày m/ngày kN/m3 kN/m2 kN/m3 kN/m2 độ - -
0
19 20 8,64 8,64 10000 10000 30000 0,1 30 0,9 0,3

5.3.2. Các thông số đầu vào để thống kê số liệu địa chất HK2
Bảng 5.4 – Bảng tổng hợp thông số địa chất cần thiết6

w d sub
Lớp đất
g/cm3 g/cm3 g/cm3
1 - - -
2 14.64 7.7 4.76
3 15.9 9.7 6.09
4 20.3 16.8 10.51

6
Tra theo Bộ Xây Dựng Phân Viện Khoa Học Công Nghệ Xây Dựng (2009), Summary of soil test in BH1 Project Vietcombank
Tower.[40]

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 200
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ CỌC VÂY BOTTOM-UP

5.3.3. Xử lý số liệu từ những số liệu thống kê

Tính toán các chỉ tiêu vật lý của đất nền

Hình 5.38 – Sơ đồ công thức chỉ tiêu vật lý của đất7

Trong đó:
Ip : Chỉ số dẻo
IL : Chỉ số nhão (Độ sệt)
w :  - Trọng lượng riêng tự nhiên

d :  d - Trọng lượng riêng khô

s :  s - Trọng lượng riêng hạt

sub :  sub -  ' - Trọng lượng riêng đẩy nổi

 sat : Trọng lượng riêng bão hòa

G s : Tỷ trọng hạt

7
Tra theo Chương 9, Bảng 9.1, Võ Phán (2012), Các Phương pháp khảo sát hiện
trường và thí nghiệm đất trong phòng, NXB Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí
Minh[12]

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 201
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ CỌC VÂY BOTTOM-UP

W : Độ ẩm (độ chứa nước)


Sr : Độ bão hòa (độ no nước)
e: Hệ số rỗng
n: Độ rỗng
Bảng 5.5 – Bảng thống kê hệ số thấm của đất
Bề dày  unsat  sat ky kx
Lớp đất
3 3
m kN/m kN/m m/day m/day
1 19.9 14.64 14.76 6.9x10-6 1.38x10-5
2 11.3 15.9 16.09 4.75x10-6 9.504x10-6
3 47.3 20.03 20.51 4.75x10-6 9.504x10-6

Đối với trường hợp không có thí nghiệm nén cố kết ta có thể tham khảo Table 8.4 - [35]
Bảng 5.6 - Permeability based on soils classification (Chỉ số thấm dựa trên phân
loại đất)8
Soil type Description USC symbol Permeability, m/s
Well graded GW 10-3 ÷ 10-1
Poorly graded GP 10-2 ÷ 10
Gravels
Silty GM 10-7 ÷ 10-5
Clayey GC 10-8 ÷ 10-6
Well graded SW 10-5 ÷ 10-3
Poorly graded SP 10-4 ÷ 10-2
Sands
Silty SM 10-7 ÷ 10-5
Clayey SC 10-8 ÷ 10-6
Low plasticity ML 10-9 ÷ 10-7
Inorganic silts
High plasticity MH 10-9 ÷ 10-7
Low plasticity CL 10-9 ÷ 10-7
Inorganic clays
High plasticity CH 10-10 ÷ 10-8
with silts/clays of low plasticity OL 10-8 ÷ 10-6
Organic
with silts/clays of high plasticity OH 10-7 ÷ 10-5
Peat Highly organic soils Pt 10-6 ÷ 10-4

Tính toán các chỉ tiêu cơ lý của đất nền


Hệ số Poisson
Công dụng: Đây là thông số ảnh hương đến biến dạng của đất nền

8
Tra theo Mục 8.4, Bảng 8.4, Burt Look (2007), Handbook of Geotechnical
Investigation and Design Table.[35]

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 202
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ CỌC VÂY BOTTOM-UP

1

3

Cách xác định: Trong thí nghiệm nén 3 trục, biến dạng theo phương X, Y là như nhau
nên ta có:
p  1  2  3 : Đo thông qua thể tích nước thoát ra khỏi mẫu

Đo bén dạng ngang: 1 , suy ra biến dạng đứng 3

Tuy nhiên, do không yêu cầu nên trong hồ sơ khảo sát địa chất không có giá trị hệ số
poisson. Do đó có thể sử dụng bảng tổng kết hệ số Poisson từ các nhà nghiên cứu
Bảng 5.7 – Bảng tra hệ số poisson9
Loại đất 
Cát rời 0,2 – 0,4
Cát có độ chặt trung bình 0,25 – 0,4
Cát chặt 0,3 – 0,45
Sét mềm 0,15 – 0,25
Sét có độ cứng trung bình 0,2 – 0,5

Bảng 5.8 – Poisson ratio in soils (Bảng tra hệ số poisson ứng với từng loại đất)10
Material Short term Long term
Sands, gravels and other cohesionless soils 0,3 0,3
Low PI (<12%) 0,35 0,25
Medium PI 12%<PI<22%) 0,4 0,3
High PI (22%<PI<32%) 0,45 0,35
Extremely high PI (PI>32%) 0,45 0,4

Hệ số phần tử tiếp xúc Interface (Rinter)


Phần tử tiếp xúc (Interfaces) được gắn liên kết với bề mặt của tường, nhằm xét đến ảnh
hưởng tương tác qua lại giữa tường và đất xung quanh. Thông số diễn tả đặc tính của
phần tử này là Rinter, đó là hệ số giảm cường độ sức chống cắt (bao gồm góc ma sát trong
 và lực dính c) giữa bề mặt tường và đất xung quanh so với sức chống cắt nội tại của
đất rời.

9
Tra theo Mục 11.3, Bảng 11.2, Error! Reference source not found.
10
Tra theo Mục 11.17, Bảng 11.17, Burt Look (2007), Handbook of Geotechnical
Investigation and Design Table. [35]

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 203
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ CỌC VÂY BOTTOM-UP

Bảng 5.9 – Bảng tra hệ số Rinter11


2 loại vật liệu tiếp xúc Rinter
Cát và thép 0,6 – 0,7
Sét và Thép 0,5
Cát và Bê tông 1,0 – 0,8
Sét và Bể tông 1,0 – 0,7
Đất và Lưới địa kỹ thuật 1,0
Đất và Vải địa kỹ thuật 0,9 - 0,5

Góc giãn nở 
Theo mặt định của Plaxis:
 = 00 với đất có  < 300
 =  - 300 với đất có  ≥ 300
Hệ số Module biến dạng E tính bằng đơn vị (MPa)
Nếu không có thí nghiệm thì dựa vào Bộ Xây dựng (2012), TCVN 9351-2012: Đất xây
dựng – Phương pháp thí nghiệm hiện trường thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT [5]

a  c  Nspt  6 
E 5.112
10
Trong đó:
a: là hệ số lấy bằng 40 khi Nspt > 15; lấy bằng 0 khi Nspt < 15
c: là hệ số được lấy phụ thuộc vào các loại đất:
c = 3,0 với đất loại sét
c = 3,5 với đất cát mịn
c = 4,5 với đất cát trung
c = 7,0 với đất cát thô

11
Tra theo Mục 11.2, Bảng 11.1, Error! Reference source not found.
12
Tra theo Phụ Lục E, Điều E.1.2, Bộ Xây dựng (2012), TCVN 9351-2012: Đất xây dựng – Phương
pháp thí nghiệm hiện trường thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT [5]

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 204
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ CỌC VÂY BOTTOM-UP

Bảng 5.10 – Bảng hệ số cơ lý của đất nền


 Rinter   c Eref
Lớp đất
- - độ độ kN/m2 kN/m2
1 0,3 0,9 30 0 0,1 10000
2 0,25 0,8 24039’ 5021’ 14,4 919,5
3 0,3 0,85 19048’ 10012’ 16,8 3785
4 0,27 0,9 29056’ 004’ 12 10600
5 0,3 0,8 21058’ 802’ 39 22500
6 0,3 0,9 30041’ 000’ 11,5 28300

5.3.4. Bảng tổng hợp số liệu đất nền mô hình hardening soil
Bảng 5.11 – Bảng tổng hợp số liệu đất nền mô hình hardening soil
Tên chỉ tiêu Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4
Loại đất Cát đắp Bùn sét Sét Cát pha
Trạng thái San lấp Chảy Dẻo chảy Dẻo
Bề dày 1.5 19.9 11.3 47.3
 unsat (kN/m3) 19 14.64 15.9 20.03
 sat (kN/m3) 20 14.76 16.09 20.51
kx (m/day) 8,64 1.38x10-5 9.5x10-6 9.5x10-6
ky (m/day) 8,64 6.9x10-6 4.75x10-6 4.75x10-6
Eoed (kN/m2) 10000 1153.5 1841 13013.1
Eurref (kN/m2) 30000 1153.5 1841 36347.8
c (kN/m2) 0,1 5.7 9.2 8.7
 (độ) 30 3030’ 4047’ 24012’
Rinter 0,9 0,8 0,85 0,9
Hệ số poisson  0,3 0,25 0,27 0,3
Mô hình vật liệu M-C M-C M-C M-C
Ứng xử vật liệu Drain Undrain Undrain Drain

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 205
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ CỌC VÂY BOTTOM-UP

-QUI TRÌNH THI CÔNG BOTTOM - UP TẦNG HẦM


Lưu ý: Các hình ảnh dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo
Giai đoạn 1: Thi công tường vây, cọc khoan nhồi, đóng kingpost H400x408x21x21

Giai đoạn 2: Hạ nước ngầm đến dưới độ sâu 4.600m và đào đất lần 1 xuống độ sâu
2.500m (cao độ -3.500)

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 206
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ CỌC VÂY BOTTOM-UP

Giai đoạn 3: Lắp dựng hệ chống tạm H400x400x13x21 tại vị trí hố thang máy và ram
dốc, lắp dựng hệ shoring tại độ sâu 1.700m (cao độ -2.700)

Giai đoạn 4: Hạ nước ngầm đến dưới độ sâu 10,500m và đào đất lần 2 xuống độ sâu
5.000m (cao độ -6.000)

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 207
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ CỌC VÂY BOTTOM-UP

Giai đoạn 5: Lắp dựng hệ chống tạm H400x400x13x21 tại vị trí hố thang máy và ram
dốc, lắp dựng hệ shoring tại độ sâu 4.500m (cao độ -5.500)

Giai đoạn 6: Đào đất đợt 3 đến độ sâu độ sâu 7.000m.

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 208
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ CỌC VÂY BOTTOM-UP

Giai đoạn 7 : Thi công đài móng , đào đất đến cao độ đáy đài thang máy 9.200, thi công
đài móng đài thang máy

Giai đoạn 8 : Thi công đài móng hố thang máy + Đắp đất xung quanh + Đổ bê tông
phần dầm sàn tầng hầm 2 độ sâu 5.800m (cao độ -6.800m)

Giai đoạn 9 : Tháo dỡ hệ shoring chống thứ hai

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 209
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ CỌC VÂY BOTTOM-UP

Giai đoạn 10: Đổ bê tông phần dầm sàn tầng hầm 1 độ sâu 2.400m (cao độ -3.400m)
Giai đoạn 11 : Tháo dỡ hệ shoring thứ nhất

MÔ HÌNH TƯỜNG VÂY PLAXIS 2D V8.5


PLAXIS 2D bao gồm các modul PLAXIS Dynamics và PLAXIS PlaxFlow tạo thành
một gói phần tử hữu hạn dành cho việc phân tích sự biến dạng và ổn định hai chiều trong
địa kỹ thuật. Nó là một gói phần mềm hữu hạn yếu tố mạnh mẽ và thân thiện với người
sử dụng, là sự phát triển đáng kể trong ngành địa kỹ thuật. Nó cung cấp các công cụ
chuyên nghiệp cần thiết để phân tích các dự án phức tạp trong các công trình công nghệ
cao trên thế giới ngày nay và trong tương lai.
Ứng dụng địa kỹ thuật đòi hỏi các mô hình tiên tiến cấu thành các mô phỏng trạng thái
phi tuyến, phụ thuộc thời gian và không đẳng hướng của đất hoặc đá. Ngoài ra, vì đất là
một vật liệu đa trạng thái, những phương pháp đặc biệt thực sự cần thiết để đối phó với
áp lực lỗ thủy tĩnh và không thủy tĩnh trong đất. Tuy vậy bản thân việc mô hình hóa của
đất là một vấn đề cực kỳ quan trọng, có rất nhiều dự án liên quan đến các mô hình kết
cấu và sự tương tác giữa các kết cấu và cốt đai.
Đối với công trính có tầm quan trọng cấp 1 như của đồ án này, sinh viên quyết định
chọn mô hình Plaxis 2D v8.5 để mô hình và chấp nhận các lý thuyết cơ học đất tới
hạn thay cho lý thuyết cơ học đất cổ điển.

5.5.1. Khai báo thông số đầu vào

Khai báo biên hố đào

Hình 5.39 – Khai báo điều kiện biên của hố đào

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 210
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ CỌC VÂY BOTTOM-UP

Khai báo các thông số mô hình đất

Hình 5.40 – Khai báo thông sô mô hình đất lớp 1

Hình 5.41 – Khai báo lớp đất vào mô hình tính toán

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 211
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ CỌC VÂY BOTTOM-UP

Khai báo thông số tường vây barret

Hình 5.42 – Khai báo thông số tường vây barret

Khai báo sàn tầng hầm

Hình 5.43 – Khai báo thông số sàn tầng hầm

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 212
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ CỌC VÂY BOTTOM-UP

Khai báo thông số hệ shoring – kingpost

Hình 5.44 – Khai báo thông số hệ shoring – kingpost

5.5.2. Mô hình hóa hố đào công trình

Hình 5.45 – Mô hình Plaxis 2D hố đào sâu

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 213
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ CỌC VÂY BOTTOM-UP

Giai đoạn 1: Thi công tường vây, cọc khoan nhồi, đóng kingpost H400x408x21x21

Giai đoạn 2: Hạ nước ngầm đến dưới độ sâu -4.6m

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 214
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ CỌC VÂY BOTTOM-UP

Giai đoạn 3: Đào đất đến độ sâu -2.500m

Giai đoạn 4: Thi công hệ giằng chống thứ nhất tại độ sâu -1.7m

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 215
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ CỌC VÂY BOTTOM-UP

Giai đoạn 5: Hạ mực nước ngầm xuống code -10.5m

Giai đoạn 6: Đào đất đến độ sâu -5.0m

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 216
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ CỌC VÂY BOTTOM-UP

Giai đoạn 7 : Thi công hệ giằng chống thứ hai tại độ sâu -4.5m

Giai đoạn 8 : Thi công đào đất đến độ sâu -5.8m (sàn tầng hầm)

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 217
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ CỌC VÂY BOTTOM-UP

Giai đoạn 9 : Đào đất đến cao độ đáy đài thang máy

Giai đoạn 10: Đổ bê tông phần dầm sàn tầng hầm 2 ở code -6.8m và tháo dỡ hệ chống
thứ hai

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 218
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ CỌC VÂY BOTTOM-UP

Giai đoạn 11 :Đổ bê tông dầm sàn tầng hầm 1 tại code -3.4m và tháo dỡ hệ chống thứ
nhất

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 219
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ CỌC VÂY BOTTOM-UP

KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 220
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ CỌC VÂY BOTTOM-UP

5.6.1. Chuyển vị tường vây theo các bước thi công

Giai Giá trị


Chuyển vị tường vây (m) Chuyển vị hố đào sâu (m)
đoạn (mm)

1 6.59

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 221
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ CỌC VÂY BOTTOM-UP

Giai Giá trị


Chuyển vị tường vây (m) Chuyển vị hố đào sâu (m)
đoạn (mm)

2 33.08

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 222
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ CỌC VÂY BOTTOM-UP

Giai Giá trị


Chuyển vị tường vây (m) Chuyển vị hố đào sâu (m)
đoạn (mm)

3 301.3

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 223
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ CỌC VÂY BOTTOM-UP

Giai Giá trị


Chuyển vị tường vây (m) Chuyển vị hố đào sâu (m)
đoạn (mm)

301.3
4

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 224
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ CỌC VÂY BOTTOM-UP

Giai Giá trị


Chuyển vị tường vây (m) Chuyển vị hố đào sâu (m)
đoạn (mm)

296.5
5

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 225
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ CỌC VÂY BOTTOM-UP

Giai Giá trị


Chuyển vị tường vây (m) Chuyển vị hố đào sâu (m)
đoạn (mm)

6 310.1

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 226
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ CỌC VÂY BOTTOM-UP

Giai Giá trị


Chuyển vị tường vây (m) Chuyển vị hố đào sâu (m)
đoạn (mm)

7 310.1

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 227
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ CỌC VÂY BOTTOM-UP

Giai Giá trị


Chuyển vị tường vây (m) Chuyển vị hố đào sâu (m)
đoạn (mm)

8 341.7

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 228
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ CỌC VÂY BOTTOM-UP

Giai Giá trị


Chuyển vị tường vây (m) Chuyển vị hố đào sâu (m)
đoạn (mm)

9 377.5

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 229
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ CỌC VÂY BOTTOM-UP

Giai Giá trị


Chuyển vị tường vây (m) Chuyển vị hố đào sâu (m)
đoạn (mm)

10 366.2

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 230
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ CỌC VÂY BOTTOM-UP

Giai Giá trị


Chuyển vị tường vây (m) Chuyển vị hố đào sâu (m)
đoạn (mm)

11 366.1

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 231
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ CỌC VÂY BOTTOM-UP

Giai Giá trị


Chuyển vị tường vây (m) Chuyển vị hố đào sâu (m)
đoạn (mm)

12 366.1

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 232
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ CỌC VÂY BOTTOM-UP

Giai Giá trị


Chuyển vị tường vây (m) Chuyển vị hố đào sâu (m)
đoạn (mm)

13 360.1

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 233
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ CỌC VÂY BOTTOM-UP

Chuyển vị lớn nhất 377.54 mm

Theo Phụ Lục C, Điều C.2.6 Bộ Xây dựng (2012), TCVN 5574–2012: Kết cấu bê tông
và bê tông cốt thép–Tiêu chuẩn thiết kế[2] quy định:
Đối với các chi tiết kết cấu nhà và công trình mà độ võng và chuyển vị của chúng không
đề cập đến trong tiêu chuẩn này và các tiêu chuẩn khác thì độ võng theo phương đứng
và phương ngang do tải trọng thường xuyên, tạm thời dài hạn và tạm thời ngắn hạn,
không được vượt quá 1/150 nhịp hoặc 1/75 chiều dài công xôn.
l 40000
Với đồ án sinh viên chọn : f     400  mm 
500 100
f  377.54  f   400  mm 

→ Tường vây thỏa chuyển vị cho phép đối với các yêu cầu trên.

5.6.2. Nội lực

Giai Giá trị Giá trị


Lực cắt Moment
đoạn (kN) (kN.m)

1 11.03 64.76

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 234
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ CỌC VÂY BOTTOM-UP

Giai Giá trị Giá trị


Lực cắt Moment
đoạn (kN) (kN.m)

2 21.65 114.99

3 147.45 313.84

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 235
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ CỌC VÂY BOTTOM-UP

Giai Giá trị Giá trị


Lực cắt Moment
đoạn (kN) (kN.m)

4 147.4 313.84

147.45 313.84
5

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 236
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ CỌC VÂY BOTTOM-UP

Giai Giá trị Giá trị


Lực cắt Moment
đoạn (kN) (kN.m)

6 201.04 509.4

7 184.83 509.4

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 237
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ CỌC VÂY BOTTOM-UP

Giai Giá trị Giá trị


Lực cắt Moment
đoạn (kN) (kN.m)

8 201.4 509.4

201.04 509.4
9

Max 201.04 201.04 509.4 509.4

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 238
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ CỌC VÂY BOTTOM-UP

5.6.3. Tính toán cốt thép cho hệ cọc vây

Kiểm tra khả năng chịu lực của cọc vây


Kiểm tra khả năng chịu lực của cọc giống như cột tròn. Thực hiện theo mục 4.2.3 Tính
toán cột bê tông cốt thép, GS Nguyễn Đình Cống.

Chọn thép cọc 1625, As  7853.98 mm


2

Kết quả nội lực Qmax = 1240 kN, Mmax = 3210 kN.m, N =663.5 kN
Thép dọc SD390, f y  390MPa, Rs  365 MPa

Bê tông B35, Rb  19.5 MPa

25
Chọn lớp bê tông bảo vệ 30mm, a  30   42.5mm
2
D 800
r   400, ra  r  a  400  42.5  357.5 mm
2 2

A  r 2   8002  2.016 106 mm2


lo 40
lo  1 40  40m,  D    50  7  phải tính ảnh hưởng của uốn dọc
D 0.8

 L h  40000 800 
ea  max  ,   max  ,   66.667 mm
 600 30   600 30 
Chọn e  70 mm

D 4  0.84
J   0.0201m4
64 64
2.5Eb J 2.5  3.45 107  0.0201
Nth    1083.5 kN
lo 2 402

1 1
   2.57
N 663.5
1 1
Nth 1083.5

M  N  eo  663.5  2.57  0.07  119.3 kN .m


4 4
Thép SD390, 1  1,   1.5  6Rs 10  1.5  6  365 10  1.719

2  1  11.719  1.719

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 239
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ CỌC VÂY BOTTOM-UP

( N  Rs Ast 1 )  0.5Rb A sin 2



Rb A  Ast (R sc  2 Rs )
(663.5 103  365  7853.98)  0.5 19.5  2.016 10 6  sin 2

19.5  2.016  106  7853.98  (365  1.719  365)
 0.235  0.417sin 2
Giải phương trình bằng phương pháp đúng dần

Giả thiết a = 0.8, sin2 = 0.999

b  0.651

 0.651
   0.207  0.15
 3.14
2 R
Mgh  R b Ar sin 3   sc Ast ra sin   R s Ast s Zs
3 
Trong đó s  1  2  1  1.719  0.207  0.644

Z s  (0.2  1.3)ra  (0.2  1.3  0.207)  357.5  167.7 mm

2 365
M gh   19.5  2.016 106  0.222   7853.98  357.5  0.651
3 
365  7853.98  0.644 167.7
 523.82 106 N .mm  523.82kN .m
Vậy cọc vây đủ khả năng chịu lực

Tính toán cốt đai


Kiểm tra điều kiện tính toán

Qb = b3  1  f  n    b  R bt  b  h 0 = 0,6.1.0,85.1,3.800.700.103 = 371.28  kN 

Qmax  201.04 kN  Qb  371.28kN


→ Bê tông đủ khả năng chịu cắt thép đai đặt cấu tạo.
Chọn 8a200 làm thép chịu lực cắt cho cọc

5.6.4. Kiểm tra chống đẩy trồi hố móng


Theo điều kiện chống trồi hố móng có xét cả c và  theo công thức sau: (công thức kiến
nghị của nhà nghiên cứu Uông Bỉnh Giám – Đại Học Quốc Tế - Trung Quốc có

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 240
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ CỌC VÂY BOTTOM-UP

tham khảo từ công thức xét khả năng chịu lực nền đất của Prandtl và Tezaghi):
Sách Thiết kế và thi công hố móng sâu (PGS.TS. Nguyễn Bá Kế)
 2 DN q  cN c
K 5.2
1  H  D   q

Hình 5.46 – Sơ đồ tính toán đẩy trồi


Trong đó:
K  1,3 do bỏ qua tác dụng chống đẩy lên của cường độ chịu cắt phía sau cọc

D: Là độ sâu chôn của cọc vây


H: Là độ sâu đào hố móng, H
q: Tải trọng mặt đất
1 : Dung trọng trung bình các lớp đất phía ngoài hố đào kể từ mặt đất đến mũi cọc

 2 : Dung trọng trung bình các lớp đất phía trong hố đào kể từ mặt đào đến mũi cọc
Nq ; Nc: Hệ số tính toán khả năng chịu lực giới hạn của đất 13
Chọn lớp đất cắm là lớp đất thứ 4 với các số liệu được phân tích ở Mục 5.2.4. của đồ
án sinh viên đã trình bày phía trên.
Áp dụng tính toán

Tra bảng   29012'

13
Tra Bảng 2.8, Error! Reference source not found.

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 241
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ CỌC VÂY BOTTOM-UP

Nq  30,14

Nc  18,4

11.4 14.64  11.3 15.9  7.3  20


2   16.41 kN / m3 
30
20 1.5  19.9 14.64  11.3 15.9  7.3  20
1   16.17  kN / m3 
40

 2 DNq  cNc 14.61 30  30.14  8.7 18.4


K   20.55  1,3
1  H  D   q 16.17 10  30   5

→ Thỏa điều kiện đẩy trồi hố móng.

MÔ HÌNH TÍNH TOÁN HỆ SHORING – KINGPOT

5.7.1. Chọn lựa giai đoạn gây nguy hiểm nhất hệ shoring

Hệ shoring chống tầng hầm 1

Hình 5.47 – Lực dọc lớn nhất trong hệ Hình 5.48 – Lực dọc lớn nhất trong hệ
chống 1 chống 2

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 242
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ CỌC VÂY BOTTOM-UP

5.7.2. Mô hình hệ chống shoring trong phần mềm ETABS

Hình 5.49 – Mô hình hệ shoring trong phần mềm ETABS

Hình 5.50 – Lực dọc trong hệ shoring tầng hầm 2

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 243
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ CỌC VÂY BOTTOM-UP

Hình 5.51 – Lực dọc trong hệ shoring tầng hầm 1

Hình 5.52 – Moment trong hệ shoring tầng hầm 2

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 244
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ CỌC VÂY BOTTOM-UP

Hình 5.53 – Moment trong hệ shoring tầng hầm 1

Kết quả tính toán


Tính toán khả năng chịu lực của thanh shoring kingpost
Loại thép: H400x400x13x21
Liên kết: Hàn
Chiều dài thanh giằng: l  5600 cm

Cường độ tính toán của thép: f y  20  kN / cm2 

Mô-đun đàn hồi: E  21000  kN / cm2 

Chiều dài tính toán: l0  l  0.5  5.6  2.8  m 

Nội lực tính toán thanh giằng:


- Momen: M  239.346  kN.m 
- Lực dọc trục: N  1158  kN 

Xác định chiều dài tính toán:


- Trong mặt phẳng khung:

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 245
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ CỌC VÂY BOTTOM-UP

lx   l  2.8  m 
- Ngoài mặt phẳng khung
l y   l  2.8  m 

Xác định diện tích thanh trên:


M 239.346
Độ lệch tâm: e0    0.206  m 
N 1158
Độ lệch tâm do thi công: e'  5.0  cm 

Độ lệch tâm cuối cùng: e  e0  e'  25.6  cm 

Kiểm tra tiết diện đã chọn:


Tính toán các đặc trưng hình học của tiết diện:

A  tw  hw  2  tw  b f  218.7  cm2 

bf × h 3  0.5× (bf - t w )× h 3 
 = 66600  cm 
4
Ix = - 2
12  12 

h w × t3 t f  b3f
Iy = + 2  22400  cm4 
12 12
Ix
ix =  17.45  cm 
A
Iy
iy =  10.12  cm 
A

lx
x =  16.04
ix

ly
y =  27.6
iy

→  max     120

f
x = x   0.164
E
Kiểm tra ổn định tổng thể trong mặt phẳng uốn:

Độ lệch tâm tương đối m x được tính theo công thức:

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 246
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ CỌC VÂY BOTTOM-UP

A
mx = e   1.68
Wx

Hệ số ảnh hưởng của hình dáng tiết diện  được tra trong Phụ lục D TCVN 5575-2012:
_
  1.9  0.1mx   0.02. 6  mx   x  1.717

Độ lệch tâm quy đổi m1  mx  1.717.1.68  2.88

Tiết diện dạng chữ H đối xứng:

Từ m e và  , tra Phụ lục D TCVN 5575-2012

Kiểm tra ổn định tổng thể trong mặt phẳng uốn:


N 1158
x    12.7  f   c  20
e  A 0.427  218.7

Kiển tra ổn định tổng thể ngoài mặt phẳng uốn:

Từ  y  20.040 . Tra bảng ra hệ số uốn dọc:

 M M 
M '  max  M; 1 ; 2   119.67  kN.m 
 2 2 

Độ lệch tâm tương đối:


e' M ' Wx 119.67 100 3330
mx =      1.57
x N A 1158 218.7

Các hệ số  ,  được xác định theo công thức sau:

E
 c    101,8 →   1,   0.7
f
Hệ số ảnh hưởng của moment trong mặt phẳng uốn C được xác định như sau:
 1
C   0.909
1  mx   1  1.57  0.7

Kiểm tra ổn định tổng thể của cột trên ngoài mặt phẳng khung theo công thức:

 6.3  kN / m2   f y  20kN / cm2


N 1158
y  
c   y  A 0.909  0.924  218.7

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 247
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ CỌC VÂY BOTTOM-UP

Khả năng chịu tải của cột thép chống (King Post)
Kiểm tra sức chịu tải của đất nền dưới cột thép H400(Theo TCVN 205-98)
Cọc thép H400x400x13x21 .Đào đất tới cos -9.8m.chọn chiều sâu cột thép nằm trong
đất là 6m.
Sức chịu tải cọc tính theo cường độ vật liệu

Sức chịu tải tính toán theo vật liệu của cọc được tính theo công thức sau:
Pvl  Asf

Trong đó
 : Hệ số xét đến ảnh hưởng của uốn dọc phụ thuộc vào độ mảnh của kingpost. Tra theo
Phụ Lục II, Bảng II.1, Kết cấu thép cấu kiện cơ bản, Phạm Văn Hội.
lo
 (với l0  l )
d
Vì cọc ngàm trong đài và mũi cọc tựa trên nền đất cứng nên  = 0.7
11.06
l0  l  0.7   9.8  6   11.06  m      63.5 →   0.81
0.174
Pvl  Asf  0.81 218.7. 9.8  6  2798.9  kN 

Sức chịu tải của cọc theo chỉ tiêu cơ lí của đất nền

Công thức xác định sức chịu tải của cọc theo Phụ lục A Bộ Xây dựng (2014), TCVN
10304 – 2014: Móng cọc–Tiêu chuẩn thiết kế. [3]

Qtc  m  mR q p Ap  u  mf fsili 

Trong đó
m : hệ số điều kiện làm việc của cọc trong đất, m = 1.0.
mR: hệ số điều kiện làm việc của lớp đất ở mũi cọc có kể đến ảnh hưởng của phương
pháp hạ cọc đến sức chống tính toán của đất. Với lớp đất dưới mũi cọc là đất sét cứng,
phương pháp hạ cọc là ép cọc thì mR =0.976 (Bảng A.3, Bộ Xây dựng (2014), TCVN
10304 – 2014: Móng cọc–Tiêu chuẩn thiết kế. [3])
mf : hệ số điều kiện làm việc của lớp đất ở mặt bên cọc có kể đến ảnh hưởng của phương
pháp hạ cọc đến sức chống tính toán của đất, (Bảng A.3, Bộ Xây dựng (2014), TCVN
10304 – 2014: Móng cọc–Tiêu chuẩn thiết kế. [3])

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 248
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ CỌC VÂY BOTTOM-UP

Ap: diện tích ngang của cọc, Ap = 0.022 (m2)


u: chu vi thân cọc, u = 0.4x6 = 2,4 (m)
li: chiều dày lớp đất thứ i khi chia các lớp phân tố.
fsi: cường độ tiêu chuẩn của ma sát thành lớp đất thứ i với bề mặt xung quanh cọc.
Chia đất nền thành các lớp đất đồng nhất như hình vẽ (chiều dày mỗi lớp lấy  'v 2m).
Ở đây Zi và H lấy từ cốt mặt đất tự nhiên.
qP: cường độ đất nền mũi cọc, xác định bằng cách tra bảng A.1 TCVN 10304-2014. Tại
độ sâu Z =15.8 m; đất bùn vừa tra bảng có được qp = 5100 (kN/m2).
Bảng 5.12 – Kết quả tính toán giá trị ma sát thành kingpost
fsi
Lớp đất Lớp đất li (m) Zi (m) IL mf mf.li.fsi (kN/m)
(kN/m2)
2 10.8 0.04 99.07 0.992 196.55

2 Bùn sét, chảy 2 11.8 0.04 103.2 0.992 204.75

2 12.8 0.04 105.6 0.992 209.5

 m .l .f
f i si 610.8

Qtc  m  mR q p Ap  u  m f f sili 
→ Qtc  1.  0.976  5100  0.022  2.4  610.8 
Qtc  1575.4  kN 

→Ptk ≤ min (Pvl, Qa) = 15575.4 (kN).Chọn Ptk = 1500(kN).


Thỏa điều kiện ổn định đất nền.

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 249
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiêu chuẩn Việt Nam
[1] Bộ Xây dựng (2007), TCVN 2737–1995: Tải trọng và tác động–Tiêu chuẩn
thiết kế, Nhà xuất bản Xây Dựng.
[2] Bộ Xây dựng (2012), TCVN 5574–2012: Kết cấu bê tông và bê tông cốt
thép–Tiêu chuẩn thiết kế, Nhà xuất bản Xây Dựng.
[3] Bộ Xây dựng (2014), TCVN 10304 – 2014: Móng cọc–Tiêu chuẩn thiết kế.
[4] Bộ Xây dựng (2012), TCVN 9362–2012: Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công
trình, Nhà xuất bản Xây Dựng.
[5] Bộ Xây dựng (2012), TCVN 9351-2012: Đất xây dựng – Phương pháp thí
nghiệm hiện trường thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT, Nhà xuất bản Xây Dựng.
Sách tham khảo
[6] Gs.Ts.Nguyễn Đình Cống (2010), Tính toán tiết diện cột bê tông cốt thép,
Nhà xuất bản Xây dựng.
[7] Châu ngọc ẩn (2007), Nền móng, NXB ĐH Quốc gia Tp.HCM
[8] GS.TS. Nguyễn Văn Quảng (2008), Nền móng và tầng hầm nhà cao tầng,
Nhà xuất bản Xây dựng.
[9] Viện khoa học công nghệ (2008), Thi công cọc Khoan Nhồi, NXB Xây dựng
[10] Châu Ngọc Ẩn (2005), Cơ học đất, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
[11] Nguyễn Văn Quảng (2007), Nền móng Nhà cao tầng, NXB Khoa học Kỹ
thuật.
[12] Võ Phán (2012), Các Phương pháp khảo sát hiện trường và thí nghiệm đất
trong phòng, NXB Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh
[13] NXB Bộ Xây Dựng (2004), Cấu tạo bê tông cốt thép, Công ty tư vấn xây
dựng dân dụng Việt Nam.
[14] TS. Nguyễn Trung Hòa (2003), Kết cấu bê tông cốt thép theo quy phạm Hoa
Kỳ, NXB xây dựng.
[15] PGS.TS Trần Mạnh Tuân (2003), Tính toán thiết kế kết cấu bê tông cốt thép
theo tiêu chuẩn ACI 318-02, NXB Xây dựng.
Tiêu chuẩn nước ngoài.
[16] American Concrete Institute (2011), Building Code Requirement for
Structural Concrete (ACI318M-11) and Commentary.
[17] American Society for Testing and Materials (2009), ASTM A416
[18] JIS A5337-1982.
[19] American Society of Civil Engineers (2005), Minimum Design Loads for
Buildings and Other Structures, ASCE 7 – 05.
[20] International Code Council (1997), Uniform Building Code, UBC 97 –
Volume 2.
[21] IS:875 Part 3: Wind Loads for Buildings and Structures – Proposed Draft &
Commentary.
[22] American Concrete Institute (2011), Guide to Simplified Design for
Reinforced Concrete Buildings, ACI314R-11.

Tài liệu tiếng anh.

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 250
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 TÀI LIỆU THAM KHẢO

[23] American Concrete Institute (2008), Building Code Requirement for


Structural Concrete (ACI 318M-08) and Commentary
[24] Concrete society – Technical Report No 43 (1994), Post – tensioned Concrete
Floors – Design Handbook 1st Ed.
[25] Post-Tensioning Institute (2006), Post-Tensioning Manual 6th Ed.
[26] Robert Park, William L. Gamble (2000), Reinforced Concrete Slabs 2nd Ed.
[27] Sami Khan Martin Williams (1995), Post – Tensioned Concrete Floors.
[28] Biịan O. Aalami (1999), Design Fundamentals of Post – tensioned Concrete
Floors , Post-Tensioning Institute.
[29] Jack C.McCorMac (2008), Design of Reinforce Concrete ACI318-05 code
edition.
[30] Biịan O. Aalami (2008), Deflection Concrete Floors Systems for
Serviceability, Technical Note - Adapt.
[31] Design Fundamentals of Post – tensioned Concrete Floors Bungale S.
Taranath, Mc Graw Hill (1988), Structural Analysis and Design of Tall Buildings.
[32] The Institution of Structural Enginners (2006), Manual for the design of
concrete building structures to Eurocode 2.
[33] Properties of Concrete for use in Eurocode 2 (2008), The Concrete Center
[34] VSL Prestressing (Aust) Pty Ltd (2002), VSL Construction Systems.
[35] Burt Look (2007), Handbook of Geotechnical Investigation and Design
Table.
[36] Jont D. Holmes (2007), Wind loading structures – Second Edition.
[37] Ove Arup & Partners (1984), Design of Deep Beam in Reinforced Concrete
CRIA 2 OA
[38] F.K.Kong (2003), Reinforce Concrete deep beam, Van Nostrand Reihold
[39] Bungale S. Taranath, Ph.D – Reinforced Concrete Design of Tall Building
Hồ sơ sử dụng trong thí nghiệm
[40] Bộ Xây Dựng Phân Viện Khoa Học Công Nghệ Xây Dựng (2009), Summary
of soil test in BH1 Project Vietcombank Tower.
[41] Boreholes locations (2009), Project Vietcombank Tower, Bộ Xây Dựng Phân
Viện Khoa Học Công Nghệ Xây Dựng.
[42] Bộ Xây Dựng Phân Viện Khoa Học Công Nghệ Xây Dựng (2009),
Unconsodiation Undrained, Thí nghiệm nén ba trục không thoát nước – không cố
kết (UU) Project Vietcombank Tower.
[43] Bộ Xây Dựng Phân Viện Khoa Học Công Nghệ Xây Dựng (2009),
Undrained Consolidated, Thí nghiệm nén ba trục không thoát nước – có cố kết
(CU), Project Vietcombank Tower.
[44] Bộ Xây Dựng Phân Viện Khoa Học Công Nghệ Xây Dựng (2009),
Consodiation test,Thí nghiệm nén cố kết Project Vietcombank Tower.
Cataloge cấu tạo cấu kiện
[45] Catalogue U-Boot Beton, Công ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm (497, Quang
Trung, Hà Đông, Hà Nội)
[46] Product Catalogue (2010), Company Hirose (Singapore) Pte Ltd.

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 251
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Phần mềm
[47] ETABS version 9.7.4
[48] SAFE 2014
[49] PLAXIS 2D Foundation version 1.6
[50] AUTOCAD 2010

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 252
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 DANH MỤC HÌNH ẢNH + BẢNG BIỂU

DANH MỤC HÌNH ẢNH


Hình 2.1 – Cấu tạo hộp đơn - hộp đôi ............................................................................. 6
Hình 2.2 – Cấu tạo liên kết các hộp cốt pha .................................................................... 7
Hình 2.3 – Cấu tạo các lớp thép ...................................................................................... 7
Hình 2.4 – Sàn U-Boot Beton.......................................................................................... 8
Hình 2.5 – Ứng dụng trong bệnh viện ............................................................................. 9
Hình 2.6 – Nhà để xe nhiều tầng ..................................................................................... 9
Hình 2.7 – Văn phòng, chung cư ................................................................................... 10
Hình 2.8 – Chung cư GLORY PALACE tại thành phố Vinh ....................................... 10
Hình 2.9 – Cao ốc văn phòng Châu Tuấn - Hà Tĩnh ..................................................... 11
Hình 2.10 – Chung cư và Trung tâm thương mại City Life - Milano (Italy) ................ 11
Hình 2.11 – Cao ốc văn phòng Tour AXA, Paris – Pháp.............................................. 12
Hình 2.12 – Cấu tạo liên kết giữa các hộp cốt pha nhựa U-Boot .................................. 14
Hình 2.13 – So sánh sơ bộ sàn U- Boot với sàn dầm .................................................... 15
Hình 2.14 – Mặt cắt sàn U-Boot Beton ......................................................................... 16
Hình 2.15 – Mặt bằng phương án sàn bê tông toàn khối và sàn Uboot-beton .............. 18
Hình 2.16 – Biểu đồ khối lượng bêtông trên một mét vuông sàn ................................. 18
Hình 2.17 – Biểu đồ khối lượng cốt thép trên một mét vuông sàn ............................... 19
Hình 2.18 – Kí hiệu kích thước các hộp U-Boot ........................................................... 20
Hình 2.19 – Đặc điểm của sàn U-Boot Beton và so sánh với sàn đặc .......................... 22
Hình 2.20 – Mô hình kết cấu dạng sàn rỗng.................................................................. 25
Hình 2.21 – Mô hình kết cấu dạng thanh ...................................................................... 25
Hình 2.22 – Mô hình sàn phẳng U-Boot Beton tương đương ....................................... 26
Hình 2.23 – Cấu tạo sàn U-Boot Beton ......................................................................... 26
Hình 2.24 – Tiết diện chữ I............................................................................................ 27
Hình 2.25 – Tiết diện sàn đặc tương đương .................................................................. 28
Hình 2.26 – Trọng lượng các lớp hoàn thiện (SDL) ..................................................... 30
Hình 2.27 – Tải tường (WL) ......................................................................................... 31
Hình 2.28 – Hoạt tải (LL) .............................................................................................. 32
Hình 2.29 – Mô hình sàn U-Boot Beton tầng 5 trong SAFE ........................................ 33
Hình 2.30 – Khai báo đặc trưng vật liệu của cấu kiện đặc ............................................ 34
Hình 2.31 – Khai báo đặc trưng vật liệu của cấu kiện U-Boot với trọng lượng riêng
tương đương................................................................................................................... 34
Hình 2.32 – Khai báo chiều dày sàn đặc (vị trí đầu cột, vách và lõi)............................ 34
Hình 2.33 – Khai báo chiều dày sàn đặc tương đương (U-Boot) .................................. 35
Hình 2.34 – Sơ đồ các dải theo phương X (Layer A) ................................................... 35
Hình 2.35 – Sơ đồ các dải theo phương Y (Layer B) .................................................... 36
Hình 2.36 - Biểu đồ momen trong các dải của theo phương X (đơn vị kNm) .............. 36
Hình 2.37 - Biểu đồ momen trong các dải của theo phương Y (đơn vị kNm) .............. 37
Hình 2.38 – Tiết diện chữ I............................................................................................ 42
Hình 2.39 – Sự phá hoại do lực cắt trong bản ............................................................... 49
Hình 2.40 – Các vết nứt xiên trong một bản sau sự phá hoại do lực cắt ....................... 50
Hình 2.41 – Chia dải để kiểm tra cắt trong sàn ............................................................. 54
Hình 2.42 – Phản lực tại đầu cột ................................................................................... 54
Hình 2.43 – Tháp chọc thủng của lõi ............................................................................ 63
Hình 2.44 – Độ võng do hoạt tải (LL) ........................................................................... 66

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 253
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 DANH MỤC HÌNH ẢNH + BẢNG BIỂU

Hình 2.45 – Độ võng do hoạt tải ngắn hạn (0.5LL) ...................................................... 67


Hình 2.46 – Độ võng do tải dài hạn (Combo=DL+0.5LL) ........................................... 67
Hình 3.1 – Mặt bằng bố trí hệ dầm chuyển ................................................................... 73
Hình 3.2 – Mô hình dầm chuyển trong ETABS ............................................................ 74
Hình 3.3 – Thí nghiệm trên một dầm cao lớn (Kong & Kubik 1991 [44]) ................... 76
Hình 3.4 –Dầm chuyển của tòa nhà The Legacy at Millennimum Park – Chicago-Mỹ
....................................................................................................................................... 78
Hình 3.5 –Dầm chuyển của tòa nhà The Legacy at Millennimum Park – Chicago-Mỹ
....................................................................................................................................... 78
Hình 3.6 –Dầm chuyển kết nối chu vi tường bê tông –Tòa nhà Trump International Hotel
and Tower-Chicago-Mỹ ................................................................................................ 79
Hình 3.7 –Vị trí giao giữa các dầm chuyển –Tòa nhà Trump International Hotel and
Tower-Chicago-Mỹ ....................................................................................................... 79
Hình 3.8 –Dầm chuyển tòa nhà Grand Street Hotel –NewYork –Mỹ .......................... 80
Hình 3.9 –Dầm chuyển tòa nhà Grand Street Hotel –NewYork –Mỹ .......................... 80
Hình 3.10 –Dầm chuyển tòa nhà Grand Street Hotel –NewYork –Mỹ ........................ 81
Hình 3.11 –Dầm chuyển thi công dầm chuyển tòa nhà Grand Hyatt Kuala Lumpur ... 81
Hình 3.12 –Dầm chuyển thi công dầm chuyển tòa nhà IDEO – Bangkok-Thái Lan.... 82
Hình 3.13 –Lắp dựng hệ thống dàn đỡ dầm chuyển –Tòa nhà Issara Ladprao –Bangkok-
Thái Lan ......................................................................................................................... 82
Hình 3.14 –Lắp dựng cốt thép dầm chuyển –Tòa nhà Issara Ladprao –Bangkok-Thái
Lan ................................................................................................................................. 83
Hình 3.15 – Dầm chuyển tòa nhà Bộ Công an .............................................................. 84
Hình 3.16 – Dầm chuyển tòa nhà Bộ Công an .............................................................. 84
Hình 3.17 – Thi công dầm chuyển tòa nhà Dolphin Plaza ............................................ 86
Hình 3.18 – Đổ bê tông dầm chuyển tòa nhà Dolphin Plaza ........................................ 86
Hình 3.19 – Đổ bê tông dầm chuyển tòa nhà Dolphin Plaza ........................................ 87
Hình 3.20 – Thi công dầm chuyển tòa nhà Dolphin Plza .............................................. 87
Hình 3.21 – Phân bố ứng suất trong dầm cao................................................................ 89
Hình 3.22 – Các vùng D và B của dầm bê tông ..........................................................103
Hình 3.23 – Các vùng không liên tục về hình học ......................................................103
Hình 3.24 – Mô hình giàn ảo nhịp đơn giản trong dầm chuyển (Dầm cao) ................104
Hình 3.25 – Các thanh chống chịu nén ảo ...................................................................105
Hình 3.26 – Mô tả các loại nút trong mô hình giàn ảo. C là lực nút chịu nén, T là lực nút
chịu kéo........................................................................................................................106
Hình 3.27 – Các vùng nút thủy tĩnh ............................................................................107
Hình 3.28 – Các vùng nút trong phần giao nhau giữa các cấu kiện ............................107
Hình 3.29 – Quá trình thiết kế bằng mô hình giàn ảo .................................................108
Hình 3.30 – Vị trí thanh giằng dọc và thanh chống lăng trụ trong STM ....................110
Hình 3.31 – Mô hình giàn ảo cho dầm chuyển nhịp liên tục ......................................110
Hình 3.32 – Bề rộng thanh chống tại vùng nút thủy tĩnh C-C-T .................................113
Hình 3.33 - Ứng suất trong dầm chuyển .....................................................................114
Hình 3.34 – Mô hình giàn ảo dự kiến ..........................................................................114
Hình 3.35 - Mô hình giàn và gán tải trọng trong SAP2000 .......................................115
Hình 3.36 – Nội lực trong giàn ảo ...............................................................................115
Hình 3.37 – Phản lực chân cột .....................................................................................116

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 254
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 DANH MỤC HÌNH ẢNH + BẢNG BIỂU

Hình 3.38 – Mô hình giàn ảo áp dụng trong thiết kế...................................................117


Hình 3.39 – Vị trí và lực của các nút tại B trong mô hình thứ nhất ............................119
Hình 3.40 – Vị trí và lực của nút C trong mô hình thứ nhất .......................................120
Hình 3.41 – Bố trí cáp trong dầm ................................................................................127
Hình 3.42 – Sơ đồ tính góc chuyển hướng của cáp .....................................................128
Hình 3.43 – Biểu đồ moment Step 7 (Mmax = 4583.1 kN.m) ......................................130
Hình 3.44 – Biểu đồ moment Step 14 (Mmax = 10425.3 kN.m) ..................................130
Hình 3.45 – Biểu đồ moment Step 26 (Mmax = 15609.1 kN.m) ..................................131
Hình 3.46 – Biểu đồ biến dạng, ứng suất trên mặt cắt ngang Step1 ...........................131
Hình 3.47 – Biểu đồ biến dạng, ứng suất trên mặt cắt ngang Step2 ...........................132
Hình 3.48 – Biểu đồ biến dạng, ứng suất trên mặt cắt ngang Step3 ...........................132
Hình 3.49 – Hình vẽ xác định diện tích chịu nén tính toán A2 ...................................134
Hình 3.50 – Sự phân bố ứng suất tại vùng neo ...........................................................135
Hình 3.51 – Xác định lực kéo ngang Tburst ..................................................................136
Hình 4.1 – Chiều dài tính toán của cột chịu tải trọng dọc trục ....................................138
Hình 4.2 – Biểu đồ xác định giá trị k cần tìm .............................................................140
Hình 4.3 – Giá trị Cm đối với cột mảnh trong hệ khung giằng và hệ khung không giằng
.....................................................................................................................................142
Hình 4.4 – Thông số đầu vào.......................................................................................145
Hình 4.5 – Kết quả tính toán .......................................................................................145
Hình 4.4 – Các dạng cột liên hợp thép-bê tông điển hình ...........................................146
Hình 4.5 – Đường cong mất ổn định theo EN3 ...........................................................151
Hình 4.6 – Đường cong quan hệ MRd -NRd ..................................................................152
Hình 4.7 – Khả năng chịu lực của tiết diện tại các vị trí khác nhau trên đường cong quan
hệ .................................................................................................................................153
Hình 4.8 – Cách thức tính toán cho cột chịu nén –uốn đồng thời ...............................156
Hình 4.9 – Tính toán kiểm tra nén-uốn xiên đồng thời ...............................................157
Hình 4.10 – Cấu tạo cột liên hợp thép – bê tông .........................................................159
Hình 4.11 – Biểu đồ NRd - MRd ....................................................................................166
Hình 4.12 – Biểu đồ nội suy giá trị k .........................................................................169
Hình 5.1 – Đào đất theo mái dốc tự nhiên ...................................................................175
Hình 5.2 – Đào đất có cừ không chống .......................................................................175
Hình 5.3 – Hố đào đào thành nhiều tầng có cừ chắn không chống .............................175
Hình 5.4 – Ván cừ giữ thành hố đào không chống dùng khi các cột chống không ảnh
hưởng thi công tầng hầm .............................................................................................176
Hình 5.5 – Ván cừ giữ vách có neo khi cần thông thoáng cho hố đào khi cần thi công
tầng hầm ......................................................................................................................176
Hình 5.6 - Thi công tường vây ....................................................................................177
Hình 5.7 – Đào đất .......................................................................................................177
Hình 5.8 – Thi công kết cấu bên trong hố đào và giằng chống ...................................177
Hình 5.9 – Cấu tạo hệ giằng chống bằng thép hình ....................................................178
Hình 5.10 – Chống tường bao bằng hệ neo ngầm .......................................................179
Hình 5.11 – Mặt cắt 3 - 18 neo trong đất.....................................................................179
Hình 5.12 – Cáp dự ứng lực sử dụng cho neo trong đất .............................................180
Hình 5.13 – Gia cố hố đào trước khi đào đất ..............................................................181
Hình 5.14 – Chắn giữ hố đào khi thi công xong phần giữa.........................................182

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 255
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 DANH MỤC HÌNH ẢNH + BẢNG BIỂU

Hình 5.15 - Hình ảnh công trình thi công theo phương pháp đào ảo ..........................182
Hình 5.16 - Thi công cọc nhồi và tường chắn đất .......................................................183
Hình 5.17 - Đổ bê tông sàn tầng trệt ...........................................................................183
Hình 5.18 - Đào đất tầng hầm 1 ..................................................................................183
Hình 5.19 - Đào đất tầng hầm 2 ..................................................................................184
Hình 5.20 - Hình ảnh thực tế thi công Semi – Top Down ..........................................185
Hình 5.21 - Năm loại tường vây chống giữ hố đào thông dụng ..................................186
Hình 5.22 - Tiết diện ngang liên hợp và hình ống.......................................................187
Hình 5.23 – Tường neo cọc chống và ván lát ngang ...................................................187
Hình 5.24 – Cọc cừ lassen và cọc cừ thép hình ...........................................................188
Hình 5.25 – Gia cố thành hố đào với hệ thống tường cừ thép ....................................188
Hình 5.26 – Tường chắn đất bằng cọc khoan nhồi ......................................................189
Hình 5.27 – Thi công tường cọc khoan nhồi ...............................................................189
Hình 5.28 – Thi công tường chắn barrete cho hố đào sâu ...........................................191
Hình 5.29 – Quy trình thi công tường chắn barrete.....................................................191
Hình 5.30 – Thi công tường cọc xi măng đất ..............................................................192
Hình 5.31 – Các bước thi công cọc xi măng đất .........................................................192
Hình 5.32 – Mặt cắt ngang 3 - 18 của tường cọc đất xi măng trộn sâu.......................193
Hình 5.33 – Hình ảnh thực tế của cọc bản bê tông dự ứng lực ...................................194
Hình 5.34 – Hình ảnh thực tế của thanh thép hình shoring .........................................196
Hình 5.35 – Hình ảnh lắp dựng của thanh thép hình shoring ......................................197
Hình 5.36 – Liên kết hệ shoring vào cọc vây ..............................................................197
Hình 5.37 – Thông số hệ thép hình Shoring - Kingpost..............................................198
Hình 5.38 – Sơ đồ công thức chỉ tiêu vật lý của đất....................................................201
Hình 5.39 – Khai báo điều kiện biên của hố đào ........................................................210
Hình 5.40 – Khai báo thông sô mô hình đất lớp 1 ......................................................211
Hình 5.41 – Khai báo lớp đất vào mô hình tính toán ..................................................211
Hình 5.42 – Khai báo thông số tường vây barret ........................................................212
Hình 5.43 – Khai báo thông số sàn tầng hầm ..............................................................212
Hình 5.44 – Khai báo thông số hệ shoring – kingpost ................................................213
Hình 5.45 – Mô hình Plaxis 2D hố đào sâu .................................................................213
Hình 5.46 – Sơ đồ tính toán đẩy trồi ...........................................................................241
Hình 5.47 – Lực dọc lớn nhất trong hệ chống 1 ..........................................................242
Hình 5.48 – Lực dọc lớn nhất trong hệ chống 2 ..........................................................242
Hình 5.49 – Mô hình hệ shoring trong phần mềm ETABS .........................................243
Hình 5.50 – Lực dọc trong hệ shoring tầng hầm 2 ......................................................243
Hình 5.51 – Lực dọc trong hệ shoring tầng hầm 1 ......................................................244
Hình 5.52 – Moment trong hệ shoring tầng hầm 2 ....................................................244
Hình 5.53 – Moment trong hệ shoring tầng hầm 1 ....................................................245

DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 2.1 – Thông số sàn U-Boot cho nhịp sàn 8x8m ................................................... 17
Bảng 2.2 – Khối lượng bêtông trên một mét vuông sàn ............................................... 18
Bảng 2.3 – Khối lượng cốt thép trên một mét vuông sàn .............................................. 19
Bảng 2.4 – Bảng sơ bộ thông số kỹ thuật theo nhịp sàn ............................................... 24

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 256
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD KHÓA 2011 DANH MỤC HÌNH ẢNH + BẢNG BIỂU

Bảng 2.5 - Tĩnh tải hoàn thiện (SDL) tác dụng lên sàn tầng 5 ..................................... 29
Bảng 2.6 - Tĩnh tải hoàn thiện (SDL) tác dụng lên sàn vệ sinh, logia .......................... 30
Bảng 2.7 - Hoạt tải tác dụng lên sàn .............................................................................. 32
Bảng 2.8 – Bảng phân phối momen từ dải về momen trên từng dầm I ........................ 37
Bảng 2.9 – Kết quả tính thép cho các vị trí khác trên sàn ............................................. 44
Bảng 2.10 – Bảng chọn thép bố trí ................................................................................ 46
Bảng 2.11 - Kết quả kiểm tra khả năng chịu cắt của cột biên theo tiêu chuẩn ACI 318M-
11 (Phương X) ............................................................................................................... 55
Bảng 2.12 - Kết quả kiểm tra khả năng chịu cắt của cột giữa theo tiêu chuẩn ACI 318M-
11 (Phương X) ............................................................................................................... 57
Bảng 2.13 - Kết quả kiểm tra khả năng chịu cắt của cột góc theo tiêu chuẩn ACI 318M-
11 (Phương X) ............................................................................................................... 58
Bảng 2.14 - Kết quả kiểm tra khả năng chịu cắt của cột biên theo tiêu chuẩn ACI 318M-
11 (Phương Y) ............................................................................................................... 59
Bảng 2.15 - Kết quả kiểm tra khả năng chịu cắt của cột giữa theo tiêu chuẩn ACI 318M-
11 (Phương Y) ............................................................................................................... 61
Bảng 2.16 - Kết quả kiểm tra khả năng chịu cắt của cột góc theo tiêu chuẩn ACI 318M-
11 (Phương Y) ............................................................................................................... 62
Bảng 2.17 – Maximum permissible computed deflections (Độ võng tối đa cho phép khi
tính toán) ........................................................................................................................ 65
Bảng 2.18 – Giá trị ξ...................................................................................................... 65
Bảng 3.1 – Bảng tóm tắt vị trí của các nút trong mô hình...........................................120
Bảng 3.2 – Bảng kích thước và lực trong thanh chống và giằng ................................121
Bảng 3.3 – Độ lớn tổng tổn hao ứng suất ....................................................................130
Bảng 4.1 – Hệ số  ......................................................................................................151
Bảng 4.2 – Bảng nội lực cột ........................................................................................158
Bảng 4.3 – Kết quả tính toán tại các điểm ...................................................................166
Bảng 5.1 – Phân loại tường neo thường được sử dụng bới U.S Army Corps of
Engineering ..................................................................................................................186
Bảng 5.2 – Lựa chọn kết cấu chắn giữ ........................................................................195
Bảng 5.3 – Bảng chỉ tiêu đất đắp (đất cát) san lấp tại công trường .............................200
Bảng 5.4 – Bảng tổng hợp thông số địa chất cần thiết ................................................200
Bảng 5.5 – Bảng thống kê hệ số thấm của đất ............................................................202
Bảng 5.6 - Permeability based on soils classification (Chỉ số thấm dựa trên phân loại
đất) ...............................................................................................................................202
Bảng 5.7 – Bảng tra hệ số poisson ..............................................................................203
Bảng 5.8 – Poisson ratio in soils (Bảng tra hệ số poisson ứng với từng loại đất) .......203
Bảng 5.9 – Bảng tra hệ số Rinter ...................................................................................204
Bảng 5.10 – Bảng hệ số cơ lý của đất nền ...................................................................205
Bảng 5.11 – Bảng tổng hợp số liệu đất nền mô hình hardening soil ...........................205
Bảng 9.13 – Kết quả tính toán giá trị ma sát thành kingpost ......................................249

GVHD: TS. PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH: PHẠM HỒNG THÁI Trang 257

You might also like