You are on page 1of 164

© Bản quyền thuộc về KetcauSoft Group

Công ty TNHH Kết cấu WEFLY


SM. HỒ VIỆT HÙNG

HỎI ĐÁP
CÁC VẤN ĐỀ VỀ THIẾT KẾ

KẾT CẤU
Xuất bản lần 1

Hà Nội - 2022
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 1

LỜI MỞ ĐẦU

Bạn thân mến, không phải ai cũng có thể sẵn sàng cho đi thứ mình trân trọng,
đặc biệt khi đó lại là kiến thức. Và cũng có những người sẵn lòng cho đi, nhưng
lại không có cơ hội làm điều đó. Tôi may mắn được tiếp xúc với nhiều bạn kỹ
sư trong một thời gian dài và cũng các bạn chia sẻ nhiều điều trong lĩnh vực thiết
kế kết cấu. Kiến thức rõ ràng là rộng lớn như đại dương vô tận, nhưng có thể có
những thứ gần gũi cũng có thể khiến cho chúng ta băn khoăn nếu như chúng ta
chưa từng nghe đến nó; và đặc biệt đối với công tác thiết kế luôn đòi hỏi sự lựa
chọn / quyết định của người kỹ sư.
Cuốn sách này là tập hơn những điều đó, chứa đựng nhiều điều có thể đơn giản
nhưng đã là mối quan tâm của rất nhiều người.
Ở các góc nhìn khác, nội dung của những câu trả lời có thể chưa thực sự đầy đủ,
rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các bạn để tôi có thể hoàn thiện cuốn
sách, giúp nó trở thành một tài liệu hữu ích cho cộng đồng.
Ý kiến đóng góp xin gửi về: hoviethung@wefly-str.com

Hà Nội, 24/10/2022

Tác giả

Hồ Việt Hùng

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 2

MỤC LỤC

PHẦN I. CÁC VẤN ĐỀ CHUNG ..................................................................... 7


1. Hỏi về bố trí khe lún? ............................................................................ 7
2. Hỏi về bố trí khe kháng chấn?............................................................... 8
3. Hỏi về yêu cầu bố trí khe nhiệt?.......................................................... 10
4. Hỏi về kết cấu có khe lún? .................................................................. 11
5. Hỏi về yêu cầu PCCC theo QCVN 06? ............................................... 13
6. Hỏi về niên hạn sử dụng của công trình? ............................................ 15
7. Hỏi về khoảng cách giữa các đoạn nối chồng? ................................... 16
8. Hỏi về quy định nối cốt thép không quá 50%? ................................... 17
9. Hỏi về xử lý khi công trình bị xoắn? ................................................... 18
10. Hỏi về tính toán có mô hình cọc trong Etabs? ................................ 20
11. Hỏi về mô hình Etabs cụm nhiều công trình ? ................................ 21
12. Hỏi về chuyển vị lệch tầng Drift trong Etabs? ................................ 22
13. Hỏi về mô men xuất hiện trong thanh dàn? .................................... 23
14. Hỏi về mô hình Etabs móng và độ lệch của cột? ............................ 24
15. Hỏi về chia dầm trong Etabs và tác dụng của việc chia dầm? ........ 26
16. Hỏi về mô hình nhà lệch tầng trong etabs? ..................................... 27
17. Hỏi về hệ số từ biến và co ngót của bê tông để tính võng dầm sàn
bằng Safe theo EC2? .................................................................................... 28
18. Hỏi về thứ tự bố trí cốt thép? .......................................................... 29
19. Hỏi về việc sử dụng thép CB500? .................................................. 30
20. Hỏi về cấp chống thấm của bê tông? .............................................. 31
21. Hỏi một số vấn đề về kết cấu? ........................................................ 32
22. Hỏi về chọn sơ bộ tiết diện cho hệ khung – vách?.......................... 33
23. Quy đổi bê tông TCVN và Eurocode? ............................................ 34
24. Hỏi về khối lượng khảo sát địa chất? .............................................. 36

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 3

PHẦN 2. TẢI TRỌNG .................................................................................... 37


25. Hỏi về tính toán vết nứt khi có gió tham gia vào ? ......................... 37
26. Hỏi về tính toán tải gió tác dụng vào khung? ................................. 38
27. Hỏi về tính tải trọng gió động ? ...................................................... 39
28. Hỏi về gán tải trọng gió vào tâm công trình? .................................. 41
29. Hỏi về gán tải trọng gió cho công trình có mặt bằng chữ L, U? ..... 42
30. Hỏi về tính tải trọng gió cho mặt bằng đặc biệt? ............................ 43
31. Hỏi về hệ số an toàn của tải trọng Gió ? ......................................... 44
32. Hỏi về tải trọng Động đất trong Etabs? .......................................... 45
33. Khai báo Mass-Source trong Etabs khi tính tải trọng Động đất và Gió?
46
34. Hỏi về việc sử dụng cấp dẻo khi thiết kế kháng chấn? ................... 48
35. Hỏi về hệ số chiết giảm hoạt tải khi tính tải trọng động đất cho công
trình trường học?.......................................................................................... 49
36. Hỏi về việc giảm độ cứng cấu kiện khi tính toán động đất? ........... 50
37. Cốt thép tăng nhiều khi gán thêm tải trọng động đất? .................... 51
38. Hỏi về thành phần dài hạn của hoạt tải nước? ................................ 53
39. Hỏi về trọng lượng gạch xi măng?.................................................. 54
40. Hỏi về việc sử dụng loại gạch xây? ................................................ 55
PHẦN 3. MÓNG .............................................................................................. 56
41. Hỏi về tính sức chịu tải của cọc? .................................................... 56
42. Hỏi về lựa chọn sức chịu tải của cọc?............................................. 57
43. Hỏi về tính cọc có khoan dẫn? ........................................................ 58
44. Hỏi về khoảng cách cọc trong đài cọc? .......................................... 59
45. Kiểm tra tải đầu cọc có kể đến trọng lượng cọc không ? ................ 60
46. Công thức tính toán SCT của cọc chỉ là dự báo? ............................ 61
47. Hỏi về các thông số về bài viết thiết kế móng cọc nhà dân? .......... 62
48. Hỏi về cách tính giá trị spring của cọc? .......................................... 63
49. Hỏi về độ lún khi xác định hệ số Spring? ....................................... 65

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 4

50. Hỏi về đoạn nhô lên của cọc thí nghiệm? ....................................... 66
51. Hỏi về chỉ định lực ép cọc và Ptn? ................................................. 67
52. Hỏi về tải trọng ép cọc? .................................................................. 69
53. Hỏi về sức chịu tải vật liệu của cọc khi thí nghiệm? ...................... 70
54. Hỏi về chiều dài ngàm của cọc trong đất tốt? ................................. 71
55. Hỏi về tính cọc chịu mô men? ........................................................ 72
56. Hỏi về khoảng cách cọc khi có cọc bị hỏng ? ................................. 74
57. Hỏi về bố trí cốt thép đai trong cọc? ............................................... 75
58. Hỏi về tính lún băng cọc? ............................................................... 76
59. Hỏi về tính ứng suất hiệu quả thẳng đứng? .................................... 77
60. Hỏi về cọc chịu tải trọng ngang? .................................................... 78
61. Hỏi về móng đài thang máy ? ......................................................... 79
62. Hỏi về việc mesh vách tại móng ? .................................................. 82
63. Hỏi về đài thang máy có hố pit? ..................................................... 83
64. Hỏi về tính cốt thép cho đài 1 cọc? ................................................. 84
65. Hỏi về bài toán đài có 2 cọc? .......................................................... 85
66. Hỏi về cách tính móng đôi? ............................................................ 86
67. Hỏi về thiết kế móng cọc ép bê tông cốt thép hợp khối? ................ 88
68. Hỏi về thép đai của phần cột trong móng?...................................... 90
69. Hỏi về khối móng quy ước?............................................................ 91
70. Hỏi về râu thép cọc neo trong đài cọc? ........................................... 92
71. Hỏi về liên kết cọc ly tâm vào đài cọc? .......................................... 93
72. Hỏi về thép cấu tạo trong đài cọc? .................................................. 94
73. Hỏi về neo thép cột vào đài cọc? .................................................... 95
74. Hỏi về cách giảm độ lún của móng đài thang máy? ....................... 96
75. Hỏi về trường hợp mô men trong giằng móng quá lớn? ................. 97
76. Hỏi về cách tính giằng móng đơn? ................................................. 98
77. Hỏi về thép móng băng ? ................................................................ 99
78. Hỏi về tính móng băng? ................................................................ 100

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 5

79. Hỏi về bố trí giằng móng? ............................................................ 101


80. Nhờ tư vấn về kích thước dầm móng? .......................................... 102
81. Hỏi về giằng theo quan điểm lún lệch?......................................... 103
82. Hỏi về cao độ của giằng móng? .................................................... 104
83. Hỏi về xác định hệ số nền cho nền nhà xưởng? ............................ 105
84. Hỏi về mô hình tải trọng tường tầng 1? ........................................ 106
85. Hỏi về độ chênh lún cho phép giữa móng đơn và móng băng? .... 107
86. Hỏi về cách tính móng cừ tràm? ................................................... 108
87. Hỏi về tư vấn Phương án móng? .................................................. 110
88. Hỏi về quan trắc lún? .................................................................... 112
89. Hỏi về neo nối phần ngầm? .......................................................... 113
PHẦN 4. CỘT VÁCH .................................................................................... 114
90. Hỏi về bố trí thép cột? .................................................................. 114
91. Hỏi về hệ số điều kiện làm việc của bê tông khi tính cột? ............ 115
92. Hỏi về tính thép cột trong Etabs?.................................................. 116
93. Hỏi về tính thép cột nhà dân? ....................................................... 117
94. Hỏi về lực dọc trong cột tầng hầm? .............................................. 119
95. Hỏi về tính cột lệch tâm phẳng, lệch tâm xiên? ............................ 120
96. Hỏi về hàm lượng tối đa của cốt thép cột?.................................... 121
97. Tính thép đai cho cột?................................................................... 122
98. Hỏi về nối thép cột so le? ............................................................. 123
99. Hỏi về lựa chọn tiết diện cột vuông hay chữ nhật? ....................... 124
100. Hỏi về sự khác nhau giữa cột nhà cao tầng và nhà công nghiệp? . 125
101. Hỏi về yêu cầu khi cột nằm trong bể bơi? .................................... 126
102. Hỏi về tỉ số nén áp dụng cho cột dạng vách? ................................ 127
103. Hỏi về trục tọa độ địa phương của vách phẳng (pier) trong Etabs?
128
104. Hỏi về kết cấu cột chuyển thành vách? ......................................... 129
105. Hỏi về kết cấu có lõi thang bị lệch 1 phía? ................................... 130

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 6

106. Hỏi về tính cốt đai cho vách?........................................................ 131


107. Hỏi về mô men lớn bất thường trong vách chỗ dầm chuyển?....... 132
PHẦN 5. DẦM .............................................................................................. 133
108. Hỏi về nội lực để tính dầm? .......................................................... 133
109. Hỏi về cách xác định nội lực tại mép cấu kiện trong Etabs? ........ 134
110. Hỏi về dầm công xôn ngược? ....................................................... 135
111. Tính toán kiểm tra khả năng chịu uốn dầm BTCT chữ I? ............ 137
112. Hỏi về thép chồng phình? ............................................................. 138
113. Hỏi về đặt ống xuyên dầm? .......................................................... 140
114. Hỏi về cốt đai gia cường chỗ giao dầm? ....................................... 141
115. Hỏi về dầm lanh tô vách? ............................................................. 142
116. Hỏi về dầm nối giữa hai vách? ..................................................... 143
117. Hỏi về tính toán dầm chuyển? ...................................................... 145
PHẦN 6. SÀN ................................................................................................ 146
118. Hỏi về nội lực trong SAFE? ......................................................... 146
119. Hỏi về gán vật liệu trong SAFE? .................................................. 147
120. Hỏi về xác định độ võng của sàn? ................................................ 148
121. Hỏi về nội lực lớn bất thường ở sàn? ............................................ 149
122. Hỏi về độ võng của các sườn ván khuôn?..................................... 150
123. Hỏi về thép chống chọc thủng ở mũ cột ?..................................... 151
124. Hỏi về nội lực sàn trong Etabs, SAFE so với lý thuyết? ............... 153
PHẦN 7. CẤU KIỆN KHÁC ......................................................................... 155
125. Hỏi về mô hình cầu thang trong Etabs? ........................................ 155
126. Nhờ tư vấn về kết cấu khung thép ................................................ 156
127. Hỏi về sơ đồ tính dàn thép? .......................................................... 158
128. Hỏi về sơ đồ tính tượng phật? ....................................................... 160

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 7

PHẦN I. CÁC VẤN ĐỀ CHUNG

1. Hỏi về bố trí khe lún?

Công trình của em có mặt bằng như thế này và 6 tầng. Mình có cần cắt khe lún
không vậy ạ?

Chào em, hiện tại tiêu chuẩn thiết kế kết cấu BTCT 5574:2018 không thấy đề
cập đến yêu cầu về khe lún và khe nhiệt. Kinh nghiệm cho thấy đã không tách
thì thôi, tách thì kiểu gì cũng sẽ phát sinh lún lệch em ạ. Việc tách khe phát sinh
một số nội dung như bổ sung cột, chống thấm cho khe, lún lệch tại vị trí khe,
khoảng cách phải đảm bảo yêu cầu trong tiêu chuẩn kháng chấn để khi động đất
2 phần công trình không va vào nhau v.v.. Về nguyên tắc khi thiết kế móng đã
đảm bảo độ lún và độ chênh lún đặc biệt khi dùng móng cọc thì có thể không
dùng khe lún em ạ. Thực tế có nhiều công trình có mặt bằng lớn và đặc biệt là
có tầng hầm không làm khe. Em cân nhắc nhé

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 8

2. Hỏi về bố trí khe kháng chấn?

Cho em hỏi nhà này có bắt buộc phải bổ 1 khe kháng chấn không ạ?
Công trình em làm có tính đến động đất, em có xem TCXD 198:1997, công trình
em là nhà 3 tầng có áp dụng được TCXD 198:1997 không ạ?
Theo em hiểu thì những nhà có góc cạnh chữ L thì nên bổ tách thành 2 khối để
kháng chấn tốt nhất, nhưng em chưa tìm đc tiêu chuẩn nào về có bắt buộc phải
bổ khe hay không nên xem thấy có cái TCXD 198:1997 này thì lại áp dụng cho
nhà cao tầng?

Chào em, về vấn đề này ý kiến của anh như sau


• Thứ nhất thì theo TCVN 9363:212, Nhà cao tầng là nhà có số tầng lớn
hơn 9
• Thứ 2 là bản thân TCXD 198:1997 cũng có khuyến cáo là hạn chế việc
tạo khe bởi tạo khe sẽ dẫn đến phức tạp trong thiết kế và bất lợi cho kết
cấu
• Thứ 3 là hiện tại tiêu chuẩn TCVN 5574:2018 không thấy đề cập đến
yêu cầu bố trí các loại khe như khe lún, khe nhiệt
Nên quan điểm của anh là trường hợp mặt bằng của em thì mình không tách khe.
Việc chia khe như anh đã có trình bày một lần là mang lại sự phức tạp cho giải
pháp kỹ thuật em ạ, khi mình tách khe thì ngoài việc chống thấm cho nhà tại vị
trí khe, mình còn phải bố trí thêm cột tại khe, ngoài ra đã tách khe là sẽ có lún
lệch giữa hai khối; bên cạnh đó khoảng cách giữa 2 khe cũng phải thỏa mãn điều
kiện trong tiêu chuẩn kháng chấn để 2 phần công trình trong quá trình động đất
bị dao động thì không va đập vào nhau. Cho nên về lý thuyết thì nhà mặt bằng
chữ L không có lợi về kết cấu dưới tác dụng tải trọng ngang, nhưng động đất của
Việt Nam không phải là động đất mạnh, mình không nên quá cầu toàn trong đó
em ạ

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 9

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 10

3. Hỏi về yêu cầu bố trí khe nhiệt?

Cho em hỏi, theo em được học trên lớp thì nếu mặt bằng sàn rộng hơn 60m thì
phải bố trí khe nhiệt, em chưa hiểu tại sao kích thước ô sàn càng rộng thì phải
bố trí khe nhiệt ạ?

Chào em, kiến thức em học được ở trường hoặc các tài liệu tham khảo thì không
phải là căn cứ để thiết kế, các kiến thức đó có thể đã cũ và không phù hợp với
tiêu chuẩn thiết kế hiện hành. Do đó em lưu ý, mọi quy định cần được tra cứu
trong tiêu chuẩn thiết kế mới nhất; cụ thể trường hợp này ở thời điểm hiện tại thì
là TCVN 5574:2018 và tiêu chuẩn này thì không còn quy định về khe nhiệt.
Quay trở lại với câu hỏi của em, Khe nhiệt được bố trí để hạn chế tác dụng của
sự thay đổi nhiệt độ, nguyên nhân là các cấu kiện có hệ số dãn nở vì nhiệt, khi
nhiệt độ tăng lên thì cấu kiện dãn ra; khi nhiệt độ hạ xuống thì kết cấu bị co lại;
nếu kích thước nhỏ thì sự dãn ra co lại có thể ko đáng kể; nhưng nếu kích thước
lớn thì giá trị đó tăng lên (tỉ lệ với chiều dài) làm phát sinh nội lực do chuyển vị
cưỡng bức của hệ siêu tĩnh; bên cạnh đó sự co lại có thể gây nứt bê tông. Nên
nếu không có tính toán tác động chính xác (vì sự tính toán tác động nhiệt rất
phức tạp, không thực hành được trong nhiều tình huống) thì nên tách khe để hạn
chế tác dụng trên. Đó là lý do tiêu chuẩn cũ hay hướng dẫn thiết kế cũ thường
quy định về khoảng cách tách khe em ạ. Phần trên hầu hết chỉ đề cập đến nhiệt
độ thay đổi của môi trường; còn quá trình thi công cũng phát sinh tăng nhiệt độ
do quá trình ninh kết bê tông, sau một thời gian thì nhiệt độ giảm xuống dẫn đến
sự thay đổi nhiệt độ, nhưng vấn đề này có yêu cầu riêng về thi công khối lớn
hoặc các biện pháp thi công như giải đổ sau, bơm giải nhiệt v.v..
Thực tế ít có công trình tách khe nhiệt mặc dù > 60m; một phần là do tiêu chuẩn
không còn quy định; mặt khác việc tách khe gây khó khăn cho kỹ thuật chống
thấm, chống cháy, kháng chấn v.v... Ngoài ra kết cấu thông thường thường được
che chắn và bảo vệ bởi các lớp hoàn thiện nên tác động nhiệt môi trường không
đáng kể.

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 11

4. Hỏi về kết cấu có khe lún?

Mọi người cho em hỏi cách bố trí khe lún cho công trình này với ạ? Công trình
em đang làm có 2 khối nhà 4 tầng vát như trong hình. Có nhà cầu ở giữa nối 2
nhà. Em tách thành 2 khối và bố trí khe lún ở chỗ tiếp giáp nhà cầu với 1 nhà
chính còn đầu kia của nhà cầu liên kết với nhà chính còn lại. Như vậy có được
không ạ?

Chào em, phương án đơn giản nhất cho khe lún hay bất cứ loại khe gì đó là làm
hai cột cạnh nhau, một cột đỡ hệ bên này còn một cột đỡ hệ bên kia, như thế thì
em có thể làm khe tại bất cứ vị trí nào muốn em ạ; còn một cách nữa là đua công
xôn nhưng như thế phải tính toán lại nhịp vì nếu là 5.5m thì công xôn hơi dài,
như thế có thể phải đua công xôn từ hai phía, mỗi phía công xôn 2.75m

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 12

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 13

5. Hỏi về yêu cầu PCCC theo QCVN 06?

Cho hỏi là mình đang có nhiều điều thắc mắc trong QCVN 06-2021/BXD về yêu
cầu an toàn PCCC đối với KẾT CẤU (mình đang làm công trình Condotel cao
20 tầng sát biển Vũng tàu, Thiết kế đang là toàn bộ hệ VÁCH chịu lực, dầm sàn
BTCT thường B40). Mình có note lại một số ý ở dưới, mong chỉ giùm?

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 14

Chào bạn, theo ý kiến của mình như sau:


• Về phần tĩnh định hay siêu tĩnh, do QC không có đề cập hướng dẫn gì
cho siêu tĩnh, nên hiện tại hầu như đều sử dụng quy định cho phần tĩnh
định để làm bạn ạ, điều này được cho là an toàn do hệ siêu tĩnh có khả
năng làm việc tốt hơn hệ tĩnh định.
• Thông thường vẫn hiểu là bê tông của chúng ta đang dùng là bê tông
gốc silic
• Phần vách bê tông thông thường vẫn lấy tương tự như của cột, tường
trong mục F.1 của QC06 được hiểu là các kết cấu sử dụng tường bê
tông thay cho tường ngăn (từng có một thời gian sử dụng ở HQ và đã
áp dụng ở Huyndai HillState ở HN do HQ thiết kế, nhưng hiện tại nói
chung ít thấy)
• Phần cột không có yêu cầu lớp bảo vệ, theo mình hiểu rằng đối với cấu
kiện dầm vai trò của cốt thép tối quan trọng, nếu cốt thép mất cường độ
do nhiệt thì coi như kết cấu hỏng, còn đối với cột chủ yếu chịu nén, một
mình bê tông vẫn có khả năng chịu được lực dù cốt thép bị mất cường
độ, do đó ko có yêu cầu về bảo vệ cốt thép theo điều kiện chống cháy

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 15

6. Hỏi về niên hạn sử dụng của công trình?

Chào bạn, xin cho ý kiến về niên hạn sử dụng của công trình, ví dụ công trình
cấp II nhưng được xây dựng trên mảnh đất đã gần hết thời hạn thuê đất, thì các
yêu cầu về an toàn có được giảm bớt không, chi tiết xem thêm ở hình đính kèm

Chào bạn. theo ý kiến của mình thì ở chỗ này không phụ thuộc vào thời gian
thuê, mà cần căn cứ vào cấp công trình; nếu là công trình cấp II (theo phân cấp
công trình) thì phải đảm bảo niên hạn sử dụng của công trình (chứ không phải
thời gian mà CĐT muốn sử dụng) là trên 50 năm và cần được thiết kế với bậc
chịu lửa là bậc II; còn CĐT muốn chỉ sử dụng nó có 5 hay 10 năm rồi bán đi đó
là việc của CĐT v.v..

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 16

7. Hỏi về khoảng cách giữa các đoạn nối chồng?

Phần cột nối chồng, khoảng cách 2 lần nối đang quy định theo đường kính cốt
thép, ví dụ như ảnh là 10D. Chỗ này có quy định trong tiêu chuẩn không ạ?

Chào em, vấn đề này em xem mục 10.3.6.2 của TCVN 5574:2018 nhé; đoạn này
có thể hiểu rằng tâm của 2 mỗi nối phải cách nhau tối thiểu 1.3Lap (Lap là chiều
dài nối); như vậy khoảng cách giữa 2 mối nối phải bằng khoảng 0.3Lap; Lap
được tính theo đường kính; giả thiết Lap = 40D thì khoảng cách giữa 2 mỗi nối
phải bằng 12D

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 17

8. Hỏi về quy định nối cốt thép không quá 50%?

Cho em hỏi vì sao trên cùng 1 tiết diện không được nối quá 50% và được quy
định ở đâu ạ?

Chào em, "không được nối cốt thép quá 50% trên 1 tiết diện" là quy định của
tiêu chuẩn cũ. Phiên bản TCVN 5574:2018 cho phép nối 100% cốt thép trên một
tiết diện miễn là tăng chiều dài nối chồng lên (mục 10.3.6.2) như hình đính kèm.
Còn nguyên nhân tại sao cần hạn chế lượng cốt thép nối trên 1 tiết diện, đó là do
sự truyền ứng suất phức tạp trong vùng nối. Khác với neo cốt thép (truyền ứng
suất từ cốt thép sang bê tông) thì tại vị trí nối cốt thép ứng suất được truyền từ
thanh thép này sang thanh thép kia thông qua bê tông xung quanh (chứ không
phải thông qua thanh thép buộc, thanh thép buộc chỉ có tác dụng cố định cốt thép
khi thi công). Ứng suất trong thép rất lớn, nhưng lại được truyền giữa thanh này
qua thanh kia thông qua bê tông vốn không có khả năng chịu kéo, do đó vị trí
nối cốt thép là vị trí yếu và cần hạn chế việc nối 100% cốt thép trên cùng 1 tiết
diện, và nếu có nối 100% thì cần tăng chiều dài nối chồng lên

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 18

9. Hỏi về xử lý khi công trình bị xoắn?

Xin cho hỏi công trình xoắn ở Mode 1, đã tăng vách L ở góc, tăng độ cứng ở
dầm biên nhưng không khắc phục được, thì nên xử lý như thế nào? Có nhất thiết
phải khắc phục hay không?

Chào bạn, xoắn là 1 trong 3 dao động cơ bản của công trình bao gồm: tịnh tiến
theo phương X, tịnh tiến theo phương Y, và xoắn. Do đó việc Mode 1 xoắn là
điều hoàn toàn có thể xảy ra và cũng không có điều khoản nào hạn chế vấn đề
này.
Tuy nhiên cần xem xét xem dạng xoắn đó là gì và từ đó xem xét có cần hạn chế
nó hay không.
Xoắn có 2 dạng là xoắn lệch tâm và không lệch tâm. Xoắn lệch tâm là trường
hợp công trình có tâm cứng lệch với tâm khối lượng, nếu tâm cứng là vị trí tâm
xoay của công trình thì tâm khối lượng là điểm đặt của các lực có yếu tố quán
tính (động đất, thành phần động tải trọng gió), do điểm đặt lực bị lệch khỏi vị
trí tâm xoay nên phát sinh mô men trong quá trình dao động dẫn đến công trình

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 19

bị xoắn. Trường hợp ngược lại khi xoắn không lệch tâm thì không phát sinh mô
men này.
Do xoắn không lệch tâm không phát sinh mô men xoắn và nó là một trong các
dạng xoắn cơ bản nên không cần thiết phải có biện pháp khắc phục dạng xoắn
này.
Ngược lại đối với dạng xoắn lệch tâm thì cần phải chú ý:
• Độ lệch tâm bị hạn chế (nhưng không bắt buộc) theo tiêu chí về tính
đều đặn của mặt bằng theo mục 4.2.3.2.(6) theo TCVN 9386:2012
• Do phát sinh mô men xoắn, nên các cấu kiện cột ở biên sẽ phát sinh
mô men lớn, bên cạnh đó phát sinh chuyển vị lệch tầng lớn; cần phải
khắc phục trong quá trình hạn chế chuyển vị lệch tầng.
• Gặp khó khăn trong việc tính toán các tải trọng có yếu tố quán tính
(động đất, thành phần động tải trọng gió) do không phân biệt được
phương dao động

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 20

10. Hỏi về tính toán có mô hình cọc trong Etabs?

Khi tính toán cốt thép cột cho mô hình có cọc và mô hình không có cọc thì cho
ra kết quả cốt thép khác nhau. Vậy nên lấy cốt thép cột theo mô hình nào ạ?

Khi mô hình cả cọc thì do cọc cũng là một cấu kiện (cọc trong Etabs được mô
hình như cột) nên có thể làm cho mô men chân cột khác đi và dẫn đến thép cột
thay đổi. Thực tế cọc không biến dạng tức thời như trong Etabs mà cần thời gian
lâu dài để lún v.v.. Do đó ứng xử của chân cột giống với ngàm hơn là với sơ đồ
mô hình đồng thời cả cọc. Em nên lấy kết quả tính thép trong sơ đồ chân ngàm
để thiết kế cho cột.

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 21

11. Hỏi về mô hình Etabs cụm nhiều công trình ?

Cho hỏi khi tính toán tải trọng động đất và tải gió cho một cụm công trình, hoặc
01 công trình có chiều dài lớn, phải tách khe nhiệt thì dựng mô hình etabs như
thế nào cho tiện.
Nếu mỗi khối công trình gán một Diaphragm rồi chạy chung trên một mô hình
thì phần mềm tính động đất và gió có nhận được không.

Do các phần công trình bị tách bởi khe nhiệt độc lập nhau về mặt kết cấu, chúng
có thể dao động khác nhau với các chu kỳ khác nhau; do đó thành phần tải trọng
gió động và động đất khác nhau, bạn không thể mô hình với cùng 1 Diaphragm
Bạn buộc phải gán các Diaphragm khác nhau nếu xây dựng chung trong 1 file
Etabs.
Điều này sẽ dẫn đến việc tính toán tải trọng phức tạp; phần mềm WDL và EQL
không thể tự động đọc và tính toán trong trường hợp này
Khi đó bạn có thể tham khảo cách làm sau:
• Tách riêng từng phần mô hình ra để tính tải trọng
• Sau đó tổng hợp thủ công theo thứ tự như trong mục khai báo tải trọng
của Etabs để paste tải trọng lại vào sơ đồ chung trong Etabs
Một ví dụ như hình dưới. 2 Khối nhà chung nhau 3 tầng đế
File Excel có 2 sheet là Input để nhập tải cho 2 khối nhà (tính toán độc lập) và
Output là nơi tổng hợp lại để gán vào một mô hình chung
Xem và download file ví dụ tại: https://ketcausoft.com/hoi-dap/posts/nho-tu-
van-ve-mo-hinh-etabs-1

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 22

12. Hỏi về chuyển vị lệch tầng Drift trong Etabs?

Một đơn vị tư vấn nói giá trị Drift trong Etabs đã nhân với hệ số ứng xử q rồi,
do vậy công thức so sánh ở ngoài không cần nhân nữa, như vậy có hợp lý không?

Ý kiến này không chính xác bạn ạ, Etabs rõ ràng không biết hệ số ứng xử q. Ví
dụ khi bạn tính bằng phương pháp nhập trực tiếp lực vào trong Etabs thì rõ ràng
chẳng có khai báo giá trị q ở chỗ nào để mà Etabs dùng q tính thêm vào drift.
Phương pháp tính toán động đất hiện tại là dùng hệ số q để giảm tải trọng thực
tế F xuống tải trọng thiết kế F1, sau đó tính toán công trình với lực F1. Drift tính
với F1 nên sau đó muốn có giá trị drift thực tế thì cần nhân ngược lại với q

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 23

13. Hỏi về mô men xuất hiện trong thanh dàn?

Cho em hỏi em đang mô hình dàn thép bằng Sap, em cũng đã gán các nút cho
dàn để chỉ có lực dọc, nhưng khi chạy xong, lại có moomen ở các thanh dàn thì
nguyên nhân là gì ạ?

Mỗi thanh dàn như một dầm hai đầu khớp, do đó vẫn sẽ xuất hiện mô men dưới
các trường hợp tải trọng như:
• Trọng lượng bản thân
• Tải trọng gán trực tiếp trên thanh dàn như hoạt tải, tải trọng gió vì em
khai báo tác dụng lên thanh dàn
Trong thanh dàn chỉ không có mô men khi các đầu là liên kết khớp và tải trọng
chỉ tác dụng lên các nút em nhé

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 24

14. Hỏi về mô hình Etabs móng và độ lệch của cột?

Cho em hỏi một số vấn đề với ạ:


• Dựng mô hình trên Etabs, nếu dùng móng đơn thì có cần khai báo mô
hình móng không, và vẽ trong etabs như thế nào ạ?
• Cột lệch tâm khi mô hình trên Etabs, thì vẫn khai báo mặc định vị trí là
tim trục, hay là chỉnh cho lệch tâm theo bản vẽ cad ạ?

Chào em, về các nội dung em hỏi ý kiến của anh như sau:
• Việc có mô hình móng vào Etabs hay không phụ thuộc vào mong muốn
của em và trường hợp bài toán. Đối với bài toán nhà thấp tầng khi không
có tải trọng bị ảnh hưởng bởi chu kỳ dao động (gió động và động đất)
thì em có thể khai báo luôn móng vào trong Etabs để tính toán phần
móng. Nguyên nhân của việc không nên đưa spring vào trong mô hình
tính trong các trường hợp trên được anh đề cập tại đây:
https://ketcausoft.com/thuvien/posts/nhung-mau-thuan-khi-phan-tich-
ket-cau-lam-viec-dong-thoi-voi-nen-dat-su-dung-phuong-phap-mo-
hinh-coc-bang-lien-ket-dan-hoi
• Đối với cột lệch tâm (chính xác là vị trí của nó không trùng với tâm
trục), việc có quyết định mô hình lệch thực sự trong mô hình hay không
phụ thuộc vào mức độ lệch tâm; khi mà độ lệch đó lớn ảnh hưởng đáng
kể thì em nên mô hình đúng với kết cấu thực; còn lại có thể bỏ qua do
việc mô hình lệch gây nhiều bất cập trong mô hình tính; mô hình tính
không phải bao giờ cũng chính xác 100% như thực tế em ạ. Em cũng
có thể tìm hiểu chức năng Insertion Point, tuy nhiên phương pháp này
cũng cần đánh giá trước khi thực hiện
Em có thể tham khảo một số nội dung tại đây để nắm thêm các kiến thức cơ bản
về vấn đề này:

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 25

• Khóa học thiết kế nhà dân, có đề cập đến phần móng:


https://ketcausoft.com/edu/khoa-hoc/detail/ket-cau-co-ban-ket-cau-
nha-dan
• Hỏi đáp về dựng mô hình Etabs: https://ketcausoft.com/edu/khoa-
hoc/detail/webinar-hoi-dap-ve-xay-dung-mo-hinh-etabs
• Các sai sót thường gặp trong thiết kế kết cấu:
https://ketcausoft.com/edu/khoa-hoc/detail/webinar-nhung-sai-sot-
thuong-mac-phai-trong-thiet-ke-ket-cau

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 26

15. Hỏi về chia dầm trong Etabs và tác dụng của việc chia dầm?

Trong video hướng dẫn dựng hình dầm. Giáo viên có hướng dẫn: tại vị trí giao
nhau giữa dầm phụ và chính, nên chia dầm chính ra thành 2 dầm. Việc chia này
có tác dụng gì, và nếu không chia có ảnh hưởng gì đến kết quả tính toán dầm
chính không ạ?

Chào em, etabs có chức năng chia ảo cấu kiện, cấu kiện sẽ được chia thành các
phần có kích thước thiết lập và tại các vị trí giao nhau; nên việc em dầm chính
tại các vị trí giao dầm phụ kết quả thường không khác với trường hợp không chia
(vì sẽ được chia ảo). Việc chia các dầm có tác dụng trong việc lọc dữ liệu và xử
lý dữ liệu trong các phần mềm thiết kế. Ví dụ với phần mềm tính dầm thì người
dùng cần kia dầm tại vị trí gối đỡ; lúc đó phần mềm sẽ xác định được đó là gối
đỡ (theo thuật toán tìm gối tại các điểm); ví dụ chia dầm chính tại các vị trí giao
với cột; chia dầm phụ tại vị trí giao với dầm chính (vì dầm chính là gối đỡ của
dầm phụ)

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 27

16. Hỏi về mô hình nhà lệch tầng trong etabs?

Em đang cần mô hình nhà phố lệch tầng trong etabs nhưng chưa biết khai báo
các tầng lệch kiểu gì cho chính xác?

Chào em, có 2 cách mô hình nhà lệch tầng trong Etabs, ví dụ như hình dưới đây
nhà có 3 tầng như kết cấu lệch tầng.
• Cách 1 là khi khai báo số tầng mình khai báo thêm các tầng lệch, ví dụ
nhà có 3 tầng thì mình khai thành 5 tầng, bao gồm cả các tầng lệch
• Cách 2 là khi khai báo số tầng mình vẫn khai báo là 3 tầng, sau đó mình
sẽ thêm các REF-Plan để vẽ các tầng lệch
Về nguyên tắc kết quả phân tích nội lực của 2 trường hợp này là như nhau.

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 28

17. Hỏi về hệ số từ biến và co ngót của bê tông để tính võng dầm sàn bằng
Safe theo EC2?

Mình đang cần tính võng sàn (B30) bằng phần mềm safe, mình sử dụng EC để
tính. Trong 2 hệ sô khai báo:
• Hệ số từ biến, mình lấy theo Bảng 11_TCVN 5574:2018
• Hệ số co ngót thì mình xem trên mạng thấy có hướng dẫn có thể lấy
0.0003 (Hệ số này mình không hiểu lấy ở đâu?)
KCS có thông tin và tải liệu để tính cái này không cho mình xin với

Chào bạn, về hệ số từ biến có thể lấy như phía trên bạn đề cập, về hệ số co ngót
của bê tông theo TCVN 5574:2018 được đề cập đến trong mục 9.1.8, giá trị có
vẻ khác với các tài liệu nước ngoài một chút, bạn tham khảo nhé

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 29

18. Hỏi về thứ tự bố trí cốt thép?

Cho em hỏi em thấy tại vị trí nút khung cột, thép dầm sàn (dầm dọc) thường đặt
phía dưới, còn thép dầm khung (dầm ngang) lại bố trí đặt trên dầm sàn, đặt như
thế có sai không ạ?

Chào em, thép dầm vuông góc với nhau thì không thể nằm cùng một mặt phẳng
do đó sẽ nảy sinh ra thép đặt trên đặt dưới là chuyện thường xảy ra.
Việc lựa chọn thép nào đặt trên hay dưới thực tế không bắt buộc, đặt như thế nào
thì phải tính chiều cao làm việc cho tương ứng. Tất nhiên có ưu tiên phương nào
chịu mô men lớn hơn thì có chiều cao làm việc lớn hơn để tận dụng tối đa khả
năng chịu lực. Từ đó tùy thuộc trường hợp mà xem xét em ạ.

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 30

19. Hỏi về việc sử dụng thép CB500?

Trước giờ em thấy rất ít khi dùng thép sàn là CB-500V, đối với công trình nhà
liền kề, biệt thự, shophouse chủ đầu tư thường cho phép sử dụng mác thép dầm
cột là CB-500V, còn thép sàn là CB-300V, theo em được biết thì giá chênh lệch
giữa 2 mác thép này không nhiều vậy nguyên nhân vì sao lại hay sử dụng thép
sàn có cường độ nhỏ hơn vậy ạ (đối với đường kính D10)?

Chào em, khi sử dụng thép cường độ càng cao thì phát sinh những vấn đề sau:
• Khó gia công hơn
• Chiều dài neo và nối lớn hơn
• Do ứng suất = E * biến dạng, mà E của các loại thép bằng nhau nên để
đạt đến cường độ thiết kế thì thép cường độ cao đòi hỏi biến dạng lớn
hơn, dẫn đến độ võng và bề rộng vết nứt sẽ lớn hơn
Do đó hạn chế sử dụng thép cường độ cao, và khi sử dụng thì cũng nên sử dụng
cấp độ bền bê tông tương ứng (xem thêm quan hệ chiều dài neo nối với cường
độ bê tông và cốt thép)

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 31

20. Hỏi về cấp chống thấm của bê tông?

Cho em hỏi về quy định cấp chống thấm của bê tông, mình lựa chọn cấp chống
thấm W8, W10 dựa vào đâu ?

Em có thể tham khảo TCVN 8218:2009 - Bê tông thủy công, tiêu chuẩn này đề
cập đến khái niệm, giải thích tên gọi v.v..
Bảng 6 của tiêu chuẩn này đề cập cấp chống thấm tối thiểu dựa trên tỉ lệ giữa cột
nước và chiều cao vách, căn cứu vào đó để lựa chọn cấp chống thấm em ạ. Ví
dụ thông thường công trình có chiều sâu tầng hầm > 3m, chiều dày tầng hầm ~
0.3m ; thì tỉ số trên > 10 và lựa chọn cấp chống thấm là W8

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 32

21. Hỏi một số vấn đề về kết cấu?

Cho em hỏi một số vấn đề sau:


• Các điều kiện kiểm tra về độ cứng của công trình
• Đối với công trình nhà có dầm chuyển, nêu quan điểm tính về dầm
chuyển (Thiết lập sơ đồ tính, quan điểm về vật liệu, ...)
• Khi thi công xong nhà cao tầng (phần kết cấu thô), tại một số vị trí dầm,
sàn có xuất hiện vết nứt với bề rộng khoảng 0,2mm. Nêu cách kiểm tra
ổn định và chịu lực tổng thể của nhà
• Khi tính toán kết cấu cho hệ đỡ MEP, cần lưu ý những vấn đề chính gì?

Chào bạn, về các câu hỏi của bạn xin được phản hồi như sau:
• Các điều kiện kiểm tra độ cứng công trình, bạn xem thêm tại:
https://ketcausoft.com/thuvien/khai-niem/kiem-tra-tong-the-cong-
trinh
• Dầm chuyển hiện tại vẫn chưa có hướng dẫn riêng, về cơ bản khi tính
toán cần dựa vào kích thước để xác định trường hợp tính toán (dầm cao
hay dầm thường). Nếu là trường hợp dầm cao thì tham khảo cách tính
toán được nêu trong EC2 hoặc ACI318; nếu là trường hợp dầm thường
thì tiến hành kiểm tra Uốn - Xoắn - Cắt như thông thường.
• Các điều kiện kiểm tra tổng thể công trình không đề cập đến việc các
cấu kiện có xuất hiện vết nứt hay không, hay về nứt rộng bao nhiêu v.v..
Trong trường hợp thiết kế kháng chấn, độ cứng của các cấu kiện được
lấy giảm đi (phụ thuộc tiêu chuẩn, như TCVN 9386:2012 là 0.5) không
phụ thuộc cấu kiện nứt ra sao.
• Không chỉ là hệ kết cấu đỡ MEP, bất cứ cấu kiện nào khi tính toán cũng
cần xem xét đầy đủ các tải trọng (tải trọng thường, tải động, tải nhiệt
độ v.v..) và xem xét yêu cầu đối với kết cấu (độ võng cho phép v.v...)

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 33

22. Hỏi về chọn sơ bộ tiết diện cho hệ khung – vách?

Cho em hỏi sơ bộ tiết diện (dầm - sàn - cột) cho hệ khung - vách có khác hệ
khung bình thường không ạ?

Chào bạn, không có nguyên tắc riêng khi lựa chọn kích thước tiết diện cho hệ
khung - vách với hệ vách bạn ạ; trên cơ bản ở mức sơ bộ các cấu kiện vẫn được
lựa chọn theo:
• Cột được chọn trên lực dọc tính theo diện phân tải
• Dầm được chọn dựa trên nhịp
• Vách (chưa có công thức tính sơ bộ)
Đối với hệ khung - vách thường được áp dụng cho nhà cao tầng, thì tiêu chí quan
trọng là về độ cứng; lúc đó việc chọn sơ bộ chỉ ở mức độ để có cơ sở dựng sơ đồ
tính toán; còn tiết diện cấu kiện, hoặc nói rộng hơn là phương án kết cấu chỉ
được làm rõ / quyết định sau khi kiểm tra các điều kiện về tổng thể
(https://ketcausoft.com/thuvien/khai-niem/kiem-tra-tong-the-cong-trinh); nhất
là trong những trường hợp cần có yêu cầu cấu tạo như tỉ số nén hoặc P-Delta khi
thiết kế kháng chấn; hoặc bổ sung giải pháp khắc phục chuyển vị v.v..
Đối với nhà cao tầng, việc lựa chọn sơ bộ tiết diện thường dựa vào kinh nghiệm
của người thiết kế, và được điều chỉnh sau khi có kết quả phân tích và áp các
điều kiện tổng thể

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 34

23. Quy đổi bê tông TCVN và Eurocode?

Từ bài viết "Các đặc trưng cường độ của bê tông" trên Thư viện website, có nội
dung:
"Giá trị cường độ đặc trưng của mẫu thử lập phương fck,cube tương ứng bằng
giá trị cường độ đặc trưng fcu theo tiêu chuẩn BS 8110 và cường độ đặc trưng
Rc (tương ứng là cấp độ bền) theo TCVN 5574:2018"
Mong KCS có thể giải thích rõ hơn, viện dẫn cụ thể các điều khoản để kết luận
rằng fck,cube (EC) = Rc (TCVN).
Hay theo đó có thể kết luận bê tông C28/35 có bằng B35 như nhiều đơn vị TVTK
đang áp dụng?

Chào bạn, về logic tiêu chuẩn hay văn bản chính thức sẽ không đề cập đến việc
kiểu như "cường độ bê tông của VN giống cường độ bê tông của EC". Chúng ta
chỉ có thể xác nhận điều này thông qua các khái niệm được đề cập:
EC2 (bản gốc hoặc thông qua các tài liệu tiếng việt hướng dẫn thiết kế theo EC2
ví dụ Kết cấu BTCT theo tiêu chuẩn châu âu của GS Phan Quang Minh) có nêu:
• Mẫu thử là khối lập phương kích thước a = 150mm
• Cấp độ bền lấy bằng cường độ đặc trưng fck của mẫu trụ hoặc fck,cube
của mẫu lập phương (cường độ đặc trưng là giá trị thí nghiệm đảm bảo
xác suất 95%)
Những khái niệm trên trùng khớp với khái niệm cấp độ bền bê tông ở trong
TCVN 5574:2018 bạn ạ.
Còn về cấp độ bền C28/35, đây không phải là cấp độ bền chính thức trong EC2;
nó là một giá trị trung bình giữa 2 cấp C25/30 và C30/37 ; là một cách làm để

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 35

hợp thức quá một số cấp độ không có chính thức trong tiêu chuẩn, tương tự như
trường hợp B22.5 (M300) trong TCVN ; còn về giá trị, có thể nói C28/35 là
tương đương với B35

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 36

24. Hỏi về khối lượng khảo sát địa chất?

Em đang làm chỉ định hố khoan cho dự án quy hoạch 3ha vậy có tiêu chuẩn nào
quy định về phần số lượng và chiều sâu hố khoan ạ?

Vấn đề này em có thể tra cứu tại:


• TCVN 9363_2012: Khảo sát địa chất cho nhà cao tầng
• TCVN 10304:2014 phụ lục D - Xác định khối lượng KSDC công trình
để thiết kế móng cọc

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 37

PHẦN 2. TẢI TRỌNG

25. Hỏi về tính toán vết nứt khi có gió tham gia vào ?

Cho em hỏi, khi tính toán bề rộng vết nứt cho dầm chuyển. Có cần phải đưa tải
trọng gió vào để tính không ạ. Nếu có thì các tổ hợp để tính gió theo thành phần
ngắn hạn và dài hạn lấy như nào ạ?

Chào bạn, liên quan đến vấn đề bạn hỏi, ý kiến của mình như sau:
• TCVN 5574:2018 mục 8.2.2.1.3 bảng 17 có quy định về chiều rộng vết
nứt giới hạn cho phép, trong đó có đề cập đến giá trị dài hạn và ngắn
hạn. Bề rộng vết nứt ngắn hạn thường cho phép lớn hơn bề rộng vết nứt
dài hạn.
• TCVN 5574:2018 mục 8.2.2.1.4 có đề cập đến việc tính toán vết nứt
ngắn hạn, có kể đến tác dung ngắn hạn của tải trọng thường xuyên và
tải trọng tạm thời (bao gồm cả dài hạn và ngắn hạn)
• TCVN 2737:1995 mục 2.3.5 có liệt kê các loại tải trọng tạm thời ngắn
hạn, trong đó bao gồm cả tải trọng Gió.
Như vậy có thể xếp Tải trọng Gió vào trường hợp tải trọng tạm thời, với giá trị
ngắn hạn = 100%; giá trị dài hạn = 0% để áp dụng vào tính toán bề rộng vết nứt.
Thông tin thêm và tiêu chuẩn châu âu EC2 khi tính vết nứt thì không đề cập đến
phần ngắn hạn; và chỉ áp dụng tổ hợp "tựa dài hạn" (Tĩnh tải + phần dài hạn của
hoạt tải) để tính nứt. TCVN thì có tính đến phần ngắn hạn, và chưa có diễn giải
gì thêm nên vẫn phải đưa tải trọng gió vào tính toán; nhưng vì giá trị cho phép
ngắn hạn thường lớn hơn nên kết quả không bị ảnh hưởng quá nhiều. Các cấu
kiện quan trọng thì càng nên áp dụng để đảm bảo an toàn.

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 38

26. Hỏi về tính toán tải gió tác dụng vào khung?

Cho hỏi khi em dồn tải khung phẳng, tính tải trọng gió như lý thuyết thì là tải
trọng gió tính từ mặt đất trở lên, nhưng khi mình lập sơ đồ khung để tính thì sẽ
phải tính đến đỉnh móng có cos thấp hơn mặt đất, vậy khi nhập tải trọng gió vào
khung thì mình sẽ nhập tải đến đâu và tính tải trọng gió thì sẽ tính chiều cao nào
ạ?

Cao độ Z để tính hệ số K được tính từ mặt đất em ạ, còn tải trọng gió về mặt lý
thuyết phải gán như hình phía dưới

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 39

27. Hỏi về tính tải trọng gió động ?

Cho em hỏi e tính gió động rơi vào trường hợp fi<fL<fi+1 phải tính đến 3 mode:
• Mode 1: Dao động theo X
• Mode 2: Bị xoắn
• Mode 3: Dao động theo Y
Khi tính đến mode 2 thì bị xoắn, vậy cái xoắn đấy mình được phép là bỏ qua
không ạ, nếu phải tính thì như nào ạ?

Chào em, kết quả phân tích trong Etabs là tất cả các dạng dao động tổng thể của
công trình, bao gồm có dao động tịnh tiến theo các phương và dao động xoắn.
Để tính toán tải trọng Gió theo từng phương thì mình phải phân biệt rõ các dạng
dao động theo các phương em ạ. Nên quy trình đúng phải là:
• Bước 1: phân biệt các mode giao động thành các dao động theo các
phương X và Y, mỗi phương ta có DD1, DD2, DD3, DD4... Cách phân
biệt dựa vào khối lượng tham gia dao động theo các phương X và Y.
Ví dụ Mode 1 là DD1 theo X, Mode 2 xoắn bỏ qua, Mode 3 là DD1
theo phương Y; tiếp theo Mode 4 là DD2 theo X, Mode 5 xoắn bỏ qua,
Mode 6 là DD2 theo phương Y; lần lượt như thế cho hết các mode;
• Bước 2: từ các dạng dao động theo từng phương thu được; tiến hành
chọn lựa các dạng dao động cần tính theo mỗi phương theo quy tắc
fi<fL<fi+1
Như vậy chúng ta có thể có số lượng dao động tính toán theo mỗi phương khác
nhau phụ thuộc vào đặc trưng dao động của công trình; có công trình thì chỉ tính
1 dao động theo phương X nhưng lại tính 2 dao động theo phương Y ví dụ như
công trình mặt bằng chữ nhật có Lx lớn hơn nhiều so với Ly.
Cách làm trên tương tự như đối với tính toán tải trọng động đất theo phương
pháp phân tích phổ các dạng dao động

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 40

Em đã xác định được dao động theo các phương và số DD cần phải tính thông
qua fi<fL<fi+1, khổ nỗi là em chưa hiểu tại sao người ta lại bỏ qua thành phần
xoắn? Anh có thể giải thích được không ạ?

Nguyên nhân thứ nhất là lý thuyết, không có hướng dẫn xác định cho dạng xoắn,
em đọc TCXD 229:1999 phần ví dụ thì có thể thấy thậm chí còn dùng phương
pháp gần đúng để tính tải trọng. Nguyên nhân thứ 2 là ở cơ chế xoắn. Xoắn có 2
dạng: xoắn do độ cứng chống xoắn yếu và xoắn do mặt bằng không đều đặn. Với
nguyên nhân xoắn do độ cứng chống xoắn yếu thì tâm khối lượng không bị dịch
chuyển do đó dạng xoắn này không gây tải trọng ngang cho công trình. Với
nguyên nhân xoắn do lệch tâm thì đây là trường hợp phức tạp, không có hướng
dẫn, chủ yếu nên bố trí kết cấu sao cho hạn chế được dạng xoắn này.
Cố gắng đơn giản nhất có thể và đừng làm bài toán phức tạp trong khi hiểu biết
của chúng ta bị hạn chế. Cũng may trong tương lai gần phương pháp tính toán
tải trọng gió sẽ đơn giản hơn bây giờ nhiều.

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 41

28. Hỏi về gán tải trọng gió vào tâm công trình?

Anh cho em hỏi cái vụ gán tải gió vào tâm công trình thì em nghe có ý kiến nói
rằng bảo chỉ thực hiện được khi tâm hình học trùng với tấm khối lượng thôi có
phải không ạ?

Chào em, ý kiến này là không đúng em ạ, "gán gió vào tâm" ở đây phải dùng từ
đúng là "gán tải trọng gió thông qua Diaphragm".
Diaphragm là công cụ cho phép người dùng giả thiết sàn tuyệt đối cứng và gán
tải trọng tác dụng lên công trình theo tọa độ nhập. Nên tùy vào trường hợp mà
mình nhập tọa độ cho đúng; ví dụ như đối với gió tĩnh thì mình nhập tọa độ là
tâm hình học, tính toán gió động và động đất thì mình nhập tọa độ là tọa độ tâm
khối lượng; nên vấn đề không phải là tâm hình học và tâm khối lượng trùng nhau
mới sử dụng được mà chính xác phải là khi sử dụng cách này mình phải nhập
đúng tọa độ điểm đặt lực em nhé
Đối với thành phần tĩnh của tải trọng gió, hợp lực sẽ nằm ở tâm hình học của
mặt bằng, nên miễn là em gán đúng vào vị trí tâm hình học với giá trị bằng tổng
giá trị tải trọng gió, thì kết quả sẽ tương tự như khi gán vào dâm biên, em xem
thêm tại đây nhé: https://ketcausoft.com/thuvien/posts/etabs-so-sanh-cac-
truong-hop-gan-tai-trong-gio

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 42

29. Hỏi về gán tải trọng gió cho công trình có mặt bằng chữ L, U?

Cho em hỏi với công trình có mặt bằng chữ L, U khi gán sàn tuyệt đối cứng thì
tâm đón gió nằm ngoài phạm vi mặt bằng công trình. Vậy nếu tính toán và gán
tải trọng gió vào như bình thường thì kết quả phân tích có đúng không ạ? Nếu
không thì cần phải tính toán và gán tải như thế nào ạ?

Chào bạn, tâm đặt lực chỉ là một điểm giả định, trong quá trình phân tích phần
mềm sẽ phân phối tải trọng này (bao gồm lực tịnh tiến và mô men do lệch tâm)
về các cấu kiện thẳng đứng dựa trên độ cứng của chúng.
Điểm tâm hình học này chính là điểm đặt của hợp lực tác dụng trên bề mặt của
kết cấu, nên vị trí của nó buộc phải như thế mới phản ánh đúng tác dụng tịnh tiến
và đặc biệt là tác dụng xoắn do lệch tâm nếu có.
Và mặc dù nó nằm ngoài mặt bằng, nhưng như đã nói nó chỉ là một điểm giả
định để tính toán, thực tế không phải là phần mềm sẽ đặt một lực thật ở đó, mà
sẽ dùng tọa độ đó để tính toán ra các tác dụng lệch tâm, sau đó sẽ phân phối tải
trọng về các cột.
Bạn có thể thứ các ví dụ đơn giản để kiểm chứng nội dung trên.

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 43

30. Hỏi về tính tải trọng gió cho mặt bằng đặc biệt?

Cho em hỏi: công trình dạng này 3 cánh bằng vách thì gán gió vào kiểu gì ạ?

Chào em, có nhiều trường hợp phải làm gần đúng em ạ; em có thể tham khảo
nội dung này trong phụ lục E, mục E.2 trong dự thảo TCVN 2737-202x nhé.
Tải trọng sau khi tính toán được sẽ quy đổi dạng lực tập trung và gán vào 1 điểm
tâm hình học (ở đây là giao của 3 tấm vách) tương tự như cách gán vào
Diaphragm của công trình thông thường

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 44

31. Hỏi về hệ số an toàn của tải trọng Gió ?

Cho em hỏi: công trình cấp II theo phân cấp công trình thì niên hạn sử dụng từ
50 đến 100 năm, vậy hệ số chuyển đổi áp lực gió lấy theo 100 năm là 1.37 được
không anh, bình thường em thấy cấp I mới dùng 1.37, còn cấp II là 1.2, nhưng
thẩm tra bắt dùng 100 năm cho công trình cấp II?

Chào bạn, trường hợp này mình yêu cầu họ tham khảo ý kiến các tài liệu bạn ạ;
ví dụ tài liệu Yêu cầu về tải trọng tác dụng lên nhà cao tầng của TS. Nguyễn Đại
Minh giải thích rất rõ vấn đề này (https://ketcausoft.com/tailieu/posts/yeu-cau-
ve-tai-trong-va-tac-dong-khi-thiet-ke-nha-cao-tang-o-viet-nam);
Cũng như họ có thể tham khảo dự thảo tiêu chuẩn mới TCVN 2737-20xx bạn ạ;
ví dụ tiêu chuẩn mới sẽ đổi khái niệm này sang tầm quan trọng, đối với tải trọng
Gió thì công trình cấp I dùng hệ số 1.15 (nhân với 1.2 thành 1.37); công trình
cấp II hệ số tầm quan trọng là 1.
Vấn đề này nếu họ không hiểu hay hiểu nhầm thì phải yêu cầu họ xem các tài
liệu thôi bạn ạ; chứ không một mình làm 1 kiểu được

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 45

32. Hỏi về tải trọng Động đất trong Etabs?

Cho em hỏi về tải động đất (tính theo phổ phản ứng).
Khi tổ hợp động đất có dấu + và - không, hay chỉ dùng dấu +
Em đã test thử là + và - thì nội lực không khác gì nhau hết (không khác 1 số nào
luôn). Nhưng mà có người nói vì chu kỳ lớn nên tác động của động đất không
lớn nên dẫn tới sẽ kết quả giữa + và - sẽ không khác.

Khi em khai báo tải trọng Động đất thông qua phổ phản ứng, và mỗi trường hợp
tải trọng em khái báo sẽ sinh ra một trường hợp nội lực, bản thân nội lực này là
kết quả tổng hợp của các kết quả tính toán của các dạng dao động theo phương
pháp CQC hoặc SRSS; kết quả này sẽ tự sinh ra 2 giá trị + và - tương ứng là
MAX và MIN
Ví dụ trường hợp tải trọng em khai báo là DDX
Trường hợp tổ hợp là COMB10 = TT + DDX , thì Etabs sẽ tự sinh ra 2 giá trị
nội lực là
• COMB10MAX = TT + (+DDX)
• Và COMB10MIN = TT + (-DDX)
Và nếu em khai báo thêm COMB11 = TT - DDX , thì một lần nữa Etabs cũng
sẽ sinh ra 2 giá trị nội lực
• COMB11MAX = TT - (-DDX)
• Và COMB11MIN = TT - (+DDX)
Bởi vì như đã nói ở trên, DDX là kết quả của tổ hợp căn bình phương SRSS của
các dạng dao động, tự sinh ra kết quả là + và - ; do đó tổ hợp COMB10 và
COMB11 cho ra kết quả hoàn toàn giống nhau; vấn đề này nằm trong bản thân
phương pháp tính toán, không phụ thuộc gì đến chu kỳ dao động em ạ

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 46

33. Khai báo Mass-Source trong Etabs khi tính tải trọng Động đất và Gió?

Cho em hỏi nên khai báo mass source trong etabs thế nào cho đúng vì hệ số chiết
giảm hoạt tải trong trường hợp tính toán thành phần động của tải trọng Gió và
trường hợp tính tải trọng Động đất là khác nhau? Có cần làm thành 2 mô hình
khác nhau có khai báo mass source khác nhau không ạ?

Chào em, trước hết chúng ta hiểu rằng khai báo Mass Source trong Etabs là để
xác định phần khối lượng tham gia dao động, kết quả của nó là các đặc trưng
động học như chu kỳ, dạng dao động sẽ thay đổi khi chúng ta thiết lập Mass
Source. Mass Source chỉ ảnh hưởng đến kết quả phân tích động học chứ không
ảnh hưởng đến nội lực nếu chúng ta không dùng công cụ tính toán tải trọng tự
động trong Etabs.
Hệ thống TCVN quy định 2 bộ giá trị khác nhau cho hệ số chiết giảm hoạt tải
cho trường hợp tính toán thành phần động của tải trọng Gió và trường hợp tính
toán tải trọng Động đất. Thông thường nếu công trình phải tính cả hai tải trọng
này thì quy trình sẽ như sau:
• Bước 1: thiết lập hệ số Mass Source theo quy định của tải trọng gió;
phân tích dao động và tính toán tải trọng gió. Do tải trọng gió thành
phần động được tính ở bên ngoài và sau đó nhập lại vào mô hình Etabs,
nên tải trọng gió sau khi tính xong sẽ không còn phụ thuộc vào Mass
Source nữa
• Bước 2: thiết lập hệ số Mass Source theo quy định của tải trọng động
đất, khai báo tải trọng Động đất và phân tích mô hình.
Như đã nói ở trên, do tải trọng gió được tính ở bên ngoài và nhập vào mô hình ở
dạng giá trị tải trọng, nên nó không còn phụ thuộc vào kết quả phân tích động
học sau khi đổi Mass Source ở bước 2. Như vậy chúng ta không cần lập 2 mô
hình khác nhau để tính toán thành phần động của tải trọng gió và tải trọng động
đất.

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 47

Trong các phiên bản sau này thì Etabs cho phép người dùng khai báo các bộ
Mass Source khác nhau và sử dụng chúng cho các trường hợp tải trọng khác
nhau.

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 48

34. Hỏi về việc sử dụng cấp dẻo khi thiết kế kháng chấn?

Cho hỏi khi nào thì mình thiết kế với cấp dẻo trung bình, khi nào thì thiết kế với
cấp dẻo thấp ạ ?

Chào bạn, quy định về việc lựa chọn cấp dẻo không được thể hiện trong văn bản
nào cả, theo hiểu biết chung thì cấp dẻo do Chủ đầu từ quyết định, và thiết kế
theo cấp dẻo nào cũng đảm bảo an toàn cho kết cấu. Về nguyên lý thì sử dụng
cấp dẻo càng cao sẽ càng tiết kiệm do tận dụng được khả năng làm việc ngoài
giới hạn đàn hồi của vật liệu, nhưng điều này không phải luôn đúng. Sử dụng
cấp dẻo cao dẫn đến phải tuân thủ các yêu cầu cấu tạo khắt khe và đặc biệt còn
tốn một lượng tài nguyên đắt giá hơn đó là không gian do kích thước tiết diện
cột - vách phải tăng lên để đảm bảo yêu cầu về lực dọc quy đổi (tỷ số nén).
Do tiêu chuẩn TCVN 9386:2012 mục 5.2.1.2P và 5.3.1.1 có đề cập đến việc thiết
kế theo cấp dẻo thấp (DCL) được "kiến nghị dùng cho các trường hợp động đất
yếu" nên trước nay mặt định hiểu rằng động đất mạnh thì không được dùng DCL.
Nhưng gần đây, dưới nhu cầu thực tế, nhiều chủ đầu tư đã gửi công văn hỏi và
đã được Bộ Xây Dựng trả lời bằng văn bản, điển hình là văn bản số 170/BXD-
KHCN ngày 13/01/2020 phản hồi về việc xin ý kiến áp dụng cấp độ dẻo DCL
của Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng, văn bản này trả lời khá rõ rằng
không cấm áp dụng DCL và việc lựa chọn DCL thì phải đảm bảo an toàn và hợp
lý (đây là điều đương nhiên trong công tác thiết kế).
Download văn bản này tại: https://ketcausoft.com/hoi-dap/posts/hoi-ve-viec-su-
dung-cap-deo-khi-thiet-ke-khang-chan

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 49

35. Hỏi về hệ số chiết giảm hoạt tải khi tính tải trọng động đất cho công
trình trường học?

Combo động đất ta lấy TT +k*HT + EDX + EDY. Theo 9386:2012 em lấy hệ số
k với trường học khi chưa nhân hệ số chiết giảm là k = 0.3 có hợp lý không ạ, vì
em thấy trường học số lượng học sinh chạy nhảy là đông

Về phần hệ số thì em phản ánh đúng rồi em ạ, bảng 3.4 của TCVN 9386 nêu
ngắn gọn không đầy đủ, bảng này đầy đủ nằm ở EC1, theo đó đối với trường học
sử dụng hệ số chiết giảm 0.6, em xem hình phía dưới nhé và file đính kèm nhé

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 50

36. Hỏi về việc giảm độ cứng cấu kiện khi tính toán động đất?

Chào mọi người, em có 2 thắc mắc, mong mọi người giúp em giải đáp:
• Phần tính động đất có nên giảm độ cứng cấu kiện 50% không?
• Nếu có thì giảm như thế nào?

Chào bạn, theo yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN 9386.2012 mục 4.3.1.(7) thì cần
giảm độ cứng khi phân tích tải trọng động đất, nên nếu làm đúng thì phải giảm
chứ không phải là nên hay không; thông thường trong thực hành sẽ dùng 2 mô
hình, 1 mô hình độ cứng thông thường cho các tổ hợp không có tải trọng động
đất; 1 mô hình có giảm độ cứng cho các tổ hợp có tải trọng động đất.
Để giảm độ cứng thì bạn tham khảo nội dung sau:
https://ketcausoft.com/thuvien/posts/etabs-giam-do-cung-cua-cac-cau-kien-cot-
dam-vach

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 51

37. Cốt thép tăng nhiều khi gán thêm tải trọng động đất?

Em có chạy 1 công trình có liên quan đến động đất. Công trình là trường học 3
tầng, khi gán thêm tải trọng động đất em tính thép cột ra rất to. Em muốn nhờ
anh tư vấn giúp em nguyên nhân tại sao ạ?

Chào em, thường với nhà thấp tầng dạng khung phẳng nếu gán thêm tải trọng
động đất mà mình không có giải pháp phù hợp thì cốt thép tăng lên rất nhiều em
ạ.
Khác với tải trọng Gió, tải trọng Gió phụ thuộc bề rộng đón gió nên khi gió thổi
theo phương X thì tải trọng rất bé, bên cạnh đó độ cứng theo phương X lại lớn
do có số khung giằng nhiều hơn (ví dụ trường hợp của em là 14 khung) so với
phương Y tải trọng lớn mà chỉ có 3 khung giằng. Nên tải trọng gió theo phương
X không gây ra mô men lớn cho cột, do đó cột quay theo phương Y là hợp lý.
Nhưng tải trọng động đất lại khác, tải trọng động đất không phụ thuộc bề rộng
mà lại phụ thuộc chu kỳ và khối lượng, độ cứng khung theo phương nào càng
lớn thì chu kỳ càng bé dẫn đến tải trọng càng lớn, khối lượng theo 2 phương thì
giống nhau, do đó tải trọng động đất theo phương X lại lớn hơn theo phương Y;
gây ra mô men lớn hơn. Nhưng cột lại có tiết diện theo phương X bé; do đó cốt
thép khi có động đất theo phương X trong trường hợp của em là lớn. Minh chứng

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 52

cho điều này là em click chuột phải vào cột sẽ thấy cốt thép trong COM10max
và COM10min lớn hơn nhiều so với các trường hợp còn lại.
Với bài toán có tải trọng động đất khi hiểu rõ nội dung trên sẽ thấy việc cốt thép
nếu lớn là bình thường và muốn giảm thì phải có các giải pháp hạn chế ví dụ
tăng tiết diện theo phương X hoặc dùng một số cấu kiện như vách theo phương
X để tập trung tải trọng vào vách v…
Để hạn chế sai sót nói chung, việc có thể làm là kiểm soát tải trọng đầu vào, bao
gồm có kiểm ra mô hình, kiểm tra giá trị tải trọng v.v.. Khi những nội dung này
đúng thì mô hình có thể gọi là tin cậy và lúc đó việc tính toán cốt thép sẽ khó có
sai sót em ạ.

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 53

38. Hỏi về thành phần dài hạn của hoạt tải nước?

Cho em hỏi khi tính nứt cho phần sàn bể bơi, nếu lấy hoạt tải tiêu chuẩn của
nước là 15kN/m2 thì phần dài hạn của hoạt tải nước có thể lấy là bao nhiêu thì
hợp lý ạ?

Chào em, theo TCVN 2737 thì chất lỏng là tải trọng tạm thời dài hạn, nên theo
anh thì thành phần dài hạn của hoạt tải nước bể bơi là 100% giá trị của nó em ạ.

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 54

39. Hỏi về trọng lượng gạch xi măng?

Cho hỏi trọng lượng riêng của gạch xi măng là bao nhiêu ạ ?

Chào em, trọng lượng gạch xi măng phụ thuộc vào chủng loại, em tìm kiếm và
tra cứu trong Catalog của nhà sản xuất nhé. Hình ảnh dưới là ví dụ của một loại
gạch xi măng trong các trường hợp gạch đặc và gạch lỗ, em có thể tham khảo

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 55

40. Hỏi về việc sử dụng loại gạch xây?

Cho em hỏi là khi em chạy mô hình em thường dùng tải trọng tường là gạch đặc.
khi chạy xong em thấy nội lực rất lớn so với những gì thiết của bản vẽ cũ (theo
kinh nghiệm của những người đi trước). Nếu em gán vào tải trọng tường là gạch
rỗng thì nó có giảm đi 1 chút nội lực không ạ, nó có sát với thực tế không ạ. Và
nếu theo kinh nghiệm của anh khi mô hình 1 nhà phố hay 1 trường học thì nên
chọn loại gạch đặc hay rỗng ạ. Vì có vài lí do là những hồ sơ cũ đã làm đã thi
công rồi kêu em kiểm tra lại nhưng khi kiểm tra lại thì em thấy ra thép cao hơn
thiết kế cũ?
Chào em, do công trình đã thi công nên em nên dùng đúng loại gạch đã sử dụng
cho công trình để tính toán. Còn trong quá trình thiết kế, thì việc sử dụng loại
gạch gì cần được thống nhất với đơn vị Kiến trúc và Chủ đầu tư vì các loại gạch
có đặc trưng khác nhau và sử dụng với mục đích khác nhau. Thông thường thì
tường xây bao che (quanh công trình) thường dùng gạch đặc vì chúng có khả
năng chống nóng tốt hơn, tường ngăn giữa các phòng thì dùng gạch lỗ em ạ.
Ngoài ra thì thực tế trước đây nhiều công trình được xây dựng mà không cần
tính toán, chỉ dựa vào kinh nghiệm, khi kiểm tính lại thì thấy không thỏa mãn
(nhưng thực tế công trình vẫn đang chưa có sự cố gì) nguyên nhân có thể là do:
• Tải trọng công trình chưa đạt được giá trị của tải trọng thiết kế. Tải
trọng cho trong tiêu chuẩn có thể lớn hơn so với tải trọng thực tế của
công trình
• Có những yếu tố chưa được xét đến trong mô hình tính toán. Ví dụ
tường xây trong tính toán được xét đến là tải trọng tác dụng lên dầm.
Nhưng thực tế nó cũng có tác dụng chèn giữa dầm các tầng và mang tải
trọng để truyền xuống móng, do đó trước đây có kết cấu tường gạch
(không đổ cột). Những yếu tố này khó xét đến do chúng ta đã tính toán
kết cấu là kết cấu khung bê tông cốt thép, và không kể đến được sự kết
hợp làm việc giữa kết cấu bê tông cốt thép và tường gạch.

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 56

PHẦN 3. MÓNG

41. Hỏi về tính sức chịu tải của cọc?

Em tính sức chịu tải cọc theo vật liệu và sức chịu tải theo đất nền (theo chỉ tiêu
cơ lý, tính theo Snip) theo TCVN 10304-2014 thiết kế móng cọc, thì em lựa chọn
giá trị Min trong 2 trị đó để tính sức chịu tải của cọc. Nhưng sau khi đọc sách
thầy Tô Văn Lận, thì ngoài tính sức chịu tải theo SNIP, thì thầy còn tính thêm cả
theo thí nghiệm xuyên tĩnh, thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn, rồi mới tìm ra cái bé
nhất để tính. Cho em hỏi, cách làm của em là đúng hay sai ạ, em đã thiết kế đi
thẩm định rồi ạ, sai thì có cách nào sửa không ạ?

Chào em, các công thức tính toán sức chịu tải (SCT) theo nền đất chỉ là dự báo;
do không có công thức nào chính xác tuyệt đối nên mới có nhiều phương pháp
tính toán.
Cũng do việc tính toán SCT chỉ là dự báo, nên mới có việc phải thí nghiệm nén
tĩnh để xác định SCT của cọc và sau khi có kết quả thí nghiệm nén tĩnh mới có
quyết định thi công cọc đại trà
Việc tính toán với nhiều công thức rồi chọn giá trị Min là cách làm an toàn; tuy
nhiên thực tế cho thấy cũng nhiều trường hợp SCT của cọc vượt hơn giá trị tính
toán; đặc biệt là trong trường hợp cọc khoan nhồi;
Do đó việc em chỉ dùng một công thức và hồ sơ đã được phê duyệt cũng không
phải là vấn đề gì cần lo lắng; bởi quy trình thi công - nghiệm thu móng cọc sẽ có
những bước (mà cụ thể là thí nghiệm nén tĩnh, quyết định thi công cọc đại trà)
để đảm bảo an toàn cho công trình

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 57

42. Hỏi về lựa chọn sức chịu tải của cọc?

Cho em hỏi về trường hợp cọc cắm vào lớp 3 là 0.6m tính ra là 74,02 T. mà SCT
vật liệu của cọc chỉ 134 T. Trường hợp này mình lấy SCT là bao nhiêu hợp lý ạ?

Cái này tuỳ vào mỗi người thiết kế lựa chọn; nếu là anh anh sẽ chọn Pmax = 134T,
Pmin = 120T; SCT thiết kế của 1 cọc đơn là 60T; quá trình ép cọc thì họ cứ ép
đến Pmax là dừng; nếu muốn SCT tăng lên thì em cứ tăng SCT vật liệu lên một
chút em ạ

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 58

43. Hỏi về tính cọc có khoan dẫn?

Xin hỏi về tài liệu tính cọc ép khoan dẫn?

Trong TCVN 10304:2014 Bảng 4 phần 2 có ghi về hệ số điều kiện làm việc của
cọc khi khoan dẫn, tóm lại khi khoan dẫn sẽ làm ảnh hưởng ma sát thành bên và
tùy thuộc vào kích thước hố khoan mà giảm ma sát, xem bảng này em nhé

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 59

44. Hỏi về khoảng cách cọc trong đài cọc?

Khoảng cách nhóm cọc trong đài nên để từ 3d-6d. Con số 3d em thấy trong tiêu
chuẩn có ghi. Nhưng con số 6d em tìm không thấy chỗ nào ghi cả. Anh có thể
giải thích giúp em con số 6d được không ạ?
Theo anh hiểu, khoảng cách tối đa của cọc là để đảm bảo sự làm việc chung của
các cọc trong đài. Vì công thức tính toán phân phối tải trọng trong đài cọc P =
N/n + Mxy*xy/Wxy (viết tắt) là dựa trên giả thiết đài tuyệt đối cứng và biến dạng
bé; như thế có nghĩa rằng nếu cọc quá xa nhau thì biến dạng của đài cọc là đáng
kể và công thức phân phối trên không đúng nữa.

Với bài tính móng cọc cho cẩu tháp, em đặt khoảng cách cọc lớn hơn 6d (để
giảm lực nhổ) và mô hình móng cọc bằng Safe, thì phản lực đầu cọc tính ra khi
đó có tin cậy không ạ?
Theo anh hiểu khoảng cách 6D để đảm bảo giả thiết biến dạng nhỏ và đài tuyệt
đối cứng; với mục đích áp dụng công thức phân phối tải trọng phía trên. Còn
hiện nay, phương pháp phổ biến nữa là sử dụng SAFE để thiết kế đài cọc, lúc đó
đài là phần tử Shell có độ cứng hữu hạn, có biến dạng; có thể áp dụng cho mọi
trường hợp; nên không bị hạn chế bởi điều kiện trên. Bên cạnh đó như đã nói,
điều kiện trên không bị ràng buộc bởi tiêu chuẩn (tiêu chuẩn không quy định)
nên cũng không thể nói là có tin cậy hay không em ạ.

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 60

45. Kiểm tra tải đầu cọc có kể đến trọng lượng cọc không ?

Cho em hỏi là khi tính tải trọng đầu cọc có tính thêm trọng lượng bản thân cọc?

Chào em, tiêu chuẩn thiết kế móng cọc TCVN 10304:2014 có quy định cần kể
đến trọng lượng bản thân cọc.
Tuy nhiên chỗ này cần thảo luận thêm, vì SCT của cọc cuối cùng sẽ được xác
định bằng thí nghiệm nén tĩnh, mà trong thí nghiệm nén tĩnh thì trên cơ sở tải
trọng thí nghiệm ghi nhận là tải trọng thêm ngoài trọng lượng bản thân cọc; do
đó trong tính toán có thể không kể đến trọng lượng cọc em ạ.

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 61

46. Công thức tính toán SCT của cọc chỉ là dự báo?

Cho em hỏi là mặc dù các chúng ta đều hiểu công thức tính toán SCT cọc là dự
báo, nhưng nội dung này có được qui định trong tiêu chuẩn nào hay không mong
anh em chỉ giúp làm cơ sở giải trình với CĐT và cơ quan chức năng?

Chào em, nội dung này khó có thể tìm thấy một cách trực tiếp, em tham khảo
phần phụ lục của TCVN 10304:2014 nhé

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 62

47. Hỏi về các thông số về bài viết thiết kế móng cọc nhà dân?

Cho em hỏi các thông số em tô đỏ thì dựa vào đâu mà mình tính ra?

Chào em, nguyên nhân xuất phát từ máy ép và vật liệu làm cọc
Thông thường ép cọc cho nhà dân sử dụng hệ ép neo, máy ép xi lanh nhỏ, lực ép
tối đa không thể ép quá cao. Bên cạnh đó, vật liệu làm cọc đúc sẵn cho nhà dân
thông thường là cọc 200 chỉ chịu được lực ép khoảng 50T, lên nữa thì cọc ép sẽ
bị vỡ. Do đó Pmax = 50T;
Trong quy trình ép cọc thường có quy định Pmin, Pmin và Pmax không lấy quá sát
nhau, Pmin thường được lấy = 40T (lấy bé hơn thì lãng phí vật liệu cọc).
Để đảm bảo cọc làm việc an toàn (dựa theo lực ép) thì Rcu được lấy = Pmin , vì
đây là lực ép bé nhất khi dừng ép cọc,
Theo TCVN 10304:2014 thì SCT của 1 cọc đơn gần bằng Rcu/2, do đó Rtk = 20T
Về vấn đề lực ép, em xem thêm thông tin tại đây nhé: https://ketcausoft.com/hoi-
dap/posts/hoi-ve-chi-dinh-luc-ep-coc-va-ptn

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 63

48. Hỏi về cách tính giá trị spring của cọc?

Tìm trên Internet thấy có nhiều tài liệu và cách tính, mình chủ yếu thiết kế nhà
dân hầu như không có KSĐC, nên cái này cũng rất quan trọng nên anh chia sẻ
thêm để có căn cứ tính toán hợp lý, tiết kiệm và an toàn ạ vì các công thức có sự
chênh lệch lớn về giá trị gán lò xo?

Trong kết cấu chúng ta đều biết có những trường hợp không thể có cách tính
chính xác mà chỉ có cách tính "chấp nhận được". Một trong những bài toán đó
chính là Hệ số spring của cọc. Vì sao đây là một bài toán không thể tính chính
xác?
• Hệ số Spring phải ánh độ cứng cọc, là tỉ lệ giữa tải trọng và chuyển vị,
nhưng chúng ta đều biết đường hiển thị nén lún là đường cong không
phải là đường thẳng, do đó giá trị spring ĐÚNG phải là một giá trị tức
thời thể hiện bằng giá trị tiếp tuyến chứ không phải đơn giản là P/S
• Hệ số spring được tính thông qua 2 thông số P và S, và chúng ta đều
biết P và S đều là các giá trị dự báo không chính xác. Trong quá trình
thiết kế P và S đều được tính theo các công thức dự báo gần đúng và
hầu như không thể chính xác, do đó chúng có rất nhiều công thức tính
và đều chỉ dừng lại ở mức chấp nhận được. Kể cả khi có kết quả nén
tĩnh thì các giá trị này cũng chỉ phản ánh tại vị trí thí nghiệm.
• Về lý thuyết, cách làm đúng để tìm ra giá trị spring là thử dần. Nghĩa là
đưa vào mô hình tổng thể, tính lần 1, sau đó xác định tải trọng đầu cọc
và độ lún đầu cọc -> tính lại giá trị spring. Khi tính lại thì mỗi điểm trên
công trình có 1 giá trị khác nhau, và từ đó lại dẫn đến sự phân phối tải
trọng lên đầu cọc thay đổi và độ lún thay đổi, nghĩa là giá trị spring lại
tiếp tục thay đổi. Quá trình này là quá trình tính lặp cho đến khi nào giá
trị spring chênh nhau giữa 2 lần tính là không đáng kể. Và đây như đã
nói chỉ là lý thuyết, trong thực hành không thể làm nổi.

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 64

Các phân tích trên đây cho thấy việc tính toán spring không thể có một cách tính
toán chính xác, mà chỉ có cách tính có thể chấp nhận được. Và nó phụ thuộc vào
quyết định của kỹ sư. Với tư cách là kỹ sư, chúng ta cần khảo sát sự phân phối
tải trọng khi giá trị spring thay đổi, việc nói rằng spring thay đổi dẫn đến nội lực
thay đổi là đúng, nhưng cần làm rõ trong khoảng nào và có chấp nhận được
không, nội dung này KetcauSoft sẽ có một số tính toán ví dụ và sẽ gửi đến các
bạn trong một bài viết mới nhất về sau.

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 65

49. Hỏi về độ lún khi xác định hệ số Spring?

Cho em hỏi về phần độ lún D ở đây được lấy như nào ạ? Em cảm ơn

Giá trị D ở trong phần trên được xác định = 0.2*Sgh trong đó Sgh = 8cm; độ lún
= 0.2*Sgh là độ lún dùng để xác định sức chịu tải của cọc dựa trên thí nghiệm
nén tĩnh (xem thêm TCNV 10304:2014). Tuy nhiên giá trị này chỉ là một giá trị
quy ước dùng để tính toán, không phải là giá trị chính xác; bạn theo thảo luận về
phần này tại đây nhé: https://ketcausoft.com/hoi-dap/posts/hoi-ve-cach-tinh-gia-
tri-spring-cua-coc

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 66

50. Hỏi về đoạn nhô lên của cọc thí nghiệm?

Cho em hỏi chiều cao của cọc thí nghiệm nén tĩnh nhô lên trên mặt đất phụ thuộc
vào những yếu tố nào? Có tài liệu nào nhắc đến vấn đề này không ạ?

Chào em, nội dung có thể tham khảo trong mục 12.6.4 của TCVN 9395:2012
quy định cho cọc khoan nhồi; thông thường lấy khoảng 200

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 67

51. Hỏi về chỉ định lực ép cọc và Ptn?

Xin hỏi khi tính toán thiết kế và thi công cọc. Pep(min)=2[P] sức chịu tải tính
toán cọc = Rcu. Pep(max) = 2.5[P] = 1.2Rcu. nếu mình chọn thí nghiệm cọc
Ptn= 2[P]=Rcu thì có vấn đề gì không. có sai quy định không. (vì có người nói
Pmax lớn hơn Ptn thì thí nghiệm làm gì). Nếu thí nghiệm Ptn = Pmax mình chọn
P thiết kế như trên có gọi là phí phạm không.
Ví dụ cọc ly tâm D300A có sức chịu tải P = 600kN, Rcu gần bằng 1200kN, Ptn
= Rcu = 1200kN, Pmax=600*2.5=1500 kN. cọc thí nghiệm này dùng lại (không
phải thí nghiệm phá hoại cọc). do em dự phòng trường hợp ép không xuống đến
độ sâu thiết kế nên tăng Pmax gần bằng Pvl.

Chào em, Pmin và Pmax là điều kiện thi công, về lý thuyết thì nó không liên quan
gì đến thí nghiệm em ạ. Pmin và Pmax hiểu là lực ép cọc khi dừng ép phải thỏa
mãn nằm trong phạm vi này; nến bé hơn Pmin thì ép tiếp cho đến khi đạt Pmin, nếu
lớn hơn Pmax thì phải dừng lại. Pmax là để dự phòng cọc gặp dị vật khi ép, nghĩa
là chưa đạt đến chiều dài thiết kế mà gặp thấu kính v.v.. thì người ta sẽ tăng lực
ép lên để ép xuyên qua. Do đó Pmax thường phải lấy dư ra so với Pmin (để đảm
bảo ép qua những vị trí bất thường).
Thực tế lúc dừng ép chưa hẳn là Pmax, vì miễn là đạt đến chiều sâu thiết kế và Pép
> Pmin. Do đó về mặt thiết kế (thiết kế tức là áp dụng cả chủ quan / kinh nghiệm
của người thiết kế để lựa chọn phương án); thì Pmin là căn cứ để xác định SCT
cực hạn, đây là mức an toàn cho người thiết kế; nghĩa là lấy Pmin = Ptn thì khi thí
nghiệm khả năng cọc thỏa mãn tiêu chí thí nghiệm là cao.
Quay lại vấn đề tiêu chuẩn thì Pmax và Pmin được quy định trong tiêu chuẩn thi
công nghiệm thu; thực tế có một khoảng rất rộng, ví dụ Pmin = 150-200% sức
chịu tải của cọc (quy định này là theo tiêu chuẩn thiết kế cọc cũ); Thế thì người
thiết kế sẽ chọn khoảng nào ? Vì môn địa kỹ thuật này không ai khẳng định được
cả. Giả sử dùng Pmin = 150% rồi khi thí nghiệm không đạt thì làm sao ? v.v.. Do
đó đây vẫn là một sự lựa chọn rất chủ quan của người kỹ sư, và mục đích vẫn là

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 68

"an toàn cho bài toán thiết kế" vì thực tế phần móng rất khó kiểm soát. Nó khác
phần thân là các công thức / kết quả rất rõ ràng. Còn phần móng thì vẫn phải thí
nghiệm lại mới khẳng định được

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 69

52. Hỏi về tải trọng ép cọc?

Cho em hỏi, em thiết kế cọc dài 16m có Ptk = 75 tấn, Pmin = 150 tấn, Pmax =
200 tấn thì khi thi công ngoài thực tế giả sử nó 16m đạt được 75 tấn y như thiết
kế thì có ép tiếp tục tới Pmin hay không?

Chào em, Ptk là giá trị mình sử dụng để thiết kế (so sánh với tải trọng tác dụng
lên cọc trong quá trình sử dụng), để đạt được giá trị này cọc phải có sức chịu tải
cực hạn Rcu ~2*Ptk, trong trường hợp này là 150T; và để đạt Rcu như thế thì khi
thi công ngoài hiện trường mình phải ép với Pmin = 150-200% Ptk; nếu anh thiết
kế thì anh sẽ chọn Pmin = 2*Ptk, và khi thi công phải đạt tối thiểu giá trị này mới
dừng ép. Còn nếu hiện trường mình ép chỉ đạt 75T thì cọc của mình chỉ có Ptk =
75/2 = 37.5 T thôi em ạ

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 70

53. Hỏi về sức chịu tải vật liệu của cọc khi thí nghiệm?

Cho em hỏi là khi tính toán SCT Vật liệu cho cọc thí nghiệm, thì mình có thể lấy
theo giá trị tiêu chuẩn được không. Vì nhiều ý kiến cho rằng tải thí nghiệm là tải
ngắn hạn nên có thể lấy theo cái này?

Chào bạn, cách tính toán SCT theo vật liệu dựa trên các cường độ tiêu chuẩn và
bỏ qua hệ số điều kiện làm việc với lý do tải trọng ngắn hạn cũng như cọc thí
nghiệm được thi công với điều kiện khắt khe hơn vẫn là cách làm thông thường
hiện nay, do thực tế cọc vẫn chịu được tải trọng thí nghiệm thậm chí giá trị tải
thí nghiệm còn có thể vượt lên rất nhiều so với tính toán. Tuy nhiên điều này
không hoàn toàn phù hợp với TCVN vì tiêu chuẩn không đề cập đến kiểm tra
giai đoạn tải ngắn hạn v.v… và thực tế thì cường độ tính toán của bê tông không
phải là cường độ bị giảm đi do tính chất tải trọng mà là để phù hợp với điều kiện
làm việc, do mẫu thí nghiệm là mẫu lập phương trong khi kết cấu thực lại có
kích thước phát triển khác khối lập phương.
Mặc dù vậy, cách làm trên vẫn được các đơn vị dùng và thống nhất sử dụng, do
thực tế thí nghiệm đảm bảo và với mục đích tiết kiệm cũng như để cọc thí nghiệm
không bị “quá lố” bạn ạ

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 71

54. Hỏi về chiều dài ngàm của cọc trong đất tốt?

Cho em hỏi có chỗ nào quy định chiều dài cọc phải được ngàm vào lớp đất tốt
là bao nhiêu không ạ?

Chào em, vấn đề này em tham khảo mục 8.14 trong TCVN 10304:2014 nhé,

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 72

55. Hỏi về tính cọc chịu mô men?

Cho em hỏi:
• Cách tính momen lớn nhất trong cọc và momen kháng uốn của cọc (cọc
ly tâm thì theo nhà sản xuất, nhưng nếu cọc khoan nhồi và cọc vuông
thì tính thế nào ạ).
• Cách tính lực cắt lớn nhất cọc phải chịu và khả năng chịu cắt của cọc
(cọc ly tâm thì theo nhà sản xuất, nhưng nếu cọc khoan nhồi và cọc
vuông thì tính thế nào ạ)

Chào em, cọc thông thường được giả thiết chỉ chịu kéo nén. Cọc chịu đồng thời
N-M-Q thông thường chỉ áp dụng cho cọc đài cao. Khi cần thiết phải tính toán,
thông thường sẽ sử dụng sơ đồ thanh như hình phía dưới, trong đó:
• Hệ số Spring được xác định trong mục A.2 của phụ lục A thuộc TCVN
10304:2014
• Bài toán tương tự em xem ví dụ tính cọc đỡ hệ thống pin mặt trời tại
đây: https://ketcausoft.com/tailieu/posts/ho-so-solarfarm
• Cọc trong trường hợp này chịu nén uốn, nên có thể áp dụng biểu đồ
tương tác để kiểm tra như đối với cột, em có thể dùng modul tính toán
đơn lẻ của phần mềm RCC để kiểm tra cho tiết diện vuông và tiết diện
tròn
• Với bài toán chịu cắt, mình cũng kiểm tra cho đồng thời N-Q vì lực nén
giúp tăng khả năng chịu cắt, bảng tính có cột chữ nhật em có thể tham
khảo tại: https://ketcausoft.com/tailieu/posts/bang-tinh-kt-cot-vach-
chiu-cat
• Tiêu chuẩn chỉ hướng dẫn kiểm tra chịu cắt cho tiết diện chữ nhật, nên
đối với tiết diện tròn theo anh thì em có thể làm gần đúng và an toàn
bằng cách sử dụng tiết diện hình vuông (hoặc chữ nhật) nội tiếp trong
đường tròn rồi dùng bảng tính cho hình chữ nhật để kiểm tra

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 73

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 74

56. Hỏi về khoảng cách cọc khi có cọc bị hỏng ?

Cho em hỏi, có đài móng 2 cọc khoan nhồi, tuy nhiên thì 1 tim khi đổ bê tông bị
hỏng, bây giờ phải khoan thêm 1 tim mới thay cho tim bị hỏng kia. Vậy thì tim
mới này sẽ phải cách tim bị hỏng kia bao nhiêu ạ?

Chào em, cọc bị thi công hỏng và nếu không sử dụng thì có thể coi như đất đá
thông thường, cọc thi công mới cạnh đó không cần tuân thủ khoảng cách yêu
cầu (giữa cọc với cọc) đối với cọc hỏng.

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 75

57. Hỏi về bố trí cốt thép đai trong cọc?

Cho em hỏi với cọc khoan nhồi thường bố trí cốt đai dày ở 1/2 đoạn trên và bố
trí thưa ở 1/2 đoạn dưới (thông thường a150 đoạn trên - a300 đoạn dưới), nếu
em bố trí a200 suốt chiều dài cọc thì có vấn đề gì không ạ?

Chào em, về nguyên tắc cốt đai giúp tăng cường khả năng chịu nén cho cọc nhờ
hiệu ứng bó (chống nở hông), nhưng trong tính toán không có xét đến yếu tố
này. Hiện tại việc bố trí cốt đai là theo quy tắc cấu tạo tham khảo. Việc bố trí cốt
đai dày hơn ở phía trên và thưa hơn ở phía dưới cũng phù hợp với sơ đồ làm việc
của cọc; do đoạn phía trên chịu lực dọc lớn hơn (lực dọc giảm dần theo thân cọc
do triệt tiêu với ma sát dọc thân cọc), nên cốt thép dọc ở đoạn cọc phía trên cũng
lớn hơn. Bên cạnh đó đoạn cọc phía trên cũng chịu lực cắt phía trên khi có các
hiện tượng hóa lỏng nền (hoặc với cọc đài cao thì có lực cắt trực tiếp) v.v..
Nói tóm lại việc bố trí cốt đai có khoảng cách dày phía trên thưa phía dưới là
phù hợp với điều kiện làm việc của cọc (mặc dù không có xét đến cụ thể trong
tính toán); còn bố trí đều sẽ được coi là "không hợp lý" em ạ

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 76

58. Hỏi về tính lún băng cọc?

Với đài móng nhiều cọc (móng dạng móng băng cọc) như này thì việc tính lún
nhóm cọc tính như nào vậy anh. Em xem trong tiêu chuẩn thì nói chung chung
quá?

Chào em, do tiêu chuẩn không hướng dẫn nên vấn đề này anh cũng không có
câu trả lời chính xác.
Đối với trường hợp của em, cá nhân của anh cho rằng phụ thuộc vào độ sâu dừng
lún quy ước (theo tỉ số ứng suất bản thân và ứng suất gây lún) mà xác định bài
toán tính lún cho móng băng hay cho cả bè cọc
Đầu tiên tính bài toán móng băng cọc, nếu vị trí dừng lún quy ước là vị trí A thì
dừng lại và kết luận về độ lún; nếu vị trí dừng lún quy ước là B thì phải tính sang
bài toán bè cọc. Hoặc, nếu độ sâu chôn cọc ở khoảng B thì cũng sử dụng bài toán
bè cọc.
(A và B khác nhau ở chỗ nằm trên hay nằm dưới giao tuyến của góc ma sát trung
bình. Ở dưới giao tuyến này thì ứng suất của nền đất bị ảnh hưởng bởi cả 2 băng
cọc)

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 77

59. Hỏi về tính ứng suất hiệu quả thẳng đứng?

Cho em hỏi là khi tính áp lực hiệu quả thẳng đứng thì mình lấy dung trọng tự
nhiên của các lớp đất, hay là lấy dung trọng đẩy nổi của các lớp đất ạ.

Chào em, khi tính toán mình lấy dung trọng bão hòa trong trường hợp đất thấm
nước + ngập nước, và dung trọng tự nhiên trong các trường hợp còn lại em ạ.
(Lưu ý sét là loại đất không thấm nước)
Em xem thêm tại đây nhé:
http://environment.uwe.ac.uk/geocal/SoilMech/stresses/stresses.htm#VERTIC
ALSTRESS

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 78

60. Hỏi về cọc chịu tải trọng ngang?

Cho em hỏi các bước để kiểm tra tải ngang của cọc khi chịu tải ngang do chênh
cote đất với ạ?

Chào em, việc tính toán cọc chịu tải trọng ngang được đề cập trong phụ lục A
của TCVN 10304:2012
Theo anh biết, sau khi xây dựng sơ đồ tính bằng mô hình nền đàn hồi để xác định
nội lực và áp lực lên thành bên, việc kiểm tra cọc chịu tải trọng ngang gồm 2
phần:
• Kiểm tra ổn định nền đất bao quanh cọc (theo mục A.7 phụ lục A)
• Kiểm tra độ bền của cọc như cột chịu nén uốn theo TCVN 5574:2018
Em có thể tham khảo việc tính toán cọc chịu tải trọng ngang trong hồ sơ tham
khảo này: https://ketcausoft.com/tailieu/posts/ho-so-solarfarm

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 79

61. Hỏi về móng đài thang máy ?

Em đang tìm hiểu về móng lõi thang máy và có tìm hiểu trên nhiều diễn đàn và
thấy có 2 cách mọi người hay làm:
• Ta mesh chân vách dưới lõi thang sau đó quy tải của từng điểm về trọng
tâm hình học của thang máy + mô men do dời lực dọc về tâm sau đó
tính toán (bản chất của nó chỉ là tính toán sơ bộ số cọc và kiểm tra thép
đài móng phải không ạ) ta bố trí trọng tâm lõi thang máy trùng trọng
tâm đài nhóm cọc, sau đó xuất sang safe gán spring và xem phản lực
cọc thấy chưa đều thì bố trí lại (có phải chỉ là dịch chuyển cọc trong
đài và trọng tâm đài cọc vẫn trùng trọng tâm vách phải không anh).
• Tìm tâm lực bằng cách lấy tâm lực của combo TT+HT làm chuẩn và
quy các combo khác về nó để khử mô men lệch tâm (em vẫn chưa rõ
cách quy cái này) sau đó bố trí trọng tâm đài cọc trùng tâm lực này,
xuất sang safe xem phản lực cọc nếu chưa ổn thì di chuyển trọng tâm
đài sao với lõi thang (cọc trong đài không dịch chuyển) cho thỏa mãn.
Theo anh nên làm theo cách nào và cách anh dùng để tính như nào ạ?

Trước hết xin làm rõ khái kiệm: tâm đài cọc và tâm nhóm cọc, đài cọc có thể có
kích thước tùy ý, tâm hình học của đài cọc có thể không trùng với tâm nhóm cọc,
để tránh hiểu nhầm, từ đây xin hiểu tâm đài cọc là khái niệm dùng để chỉ tâm
của nhóm cọc, là vị trí của hợp lực nếu toàn bộ các cọc chịu tải trọng giống nhau.
Bài toán tính toán móng cọc bao gồm 2 nhiệm vụ chính là Xác định số lượng
cọc và Tính toán cốt thép cho đài cọc. Bài toán số lượng cọc có thể xác định
được khá đơn giản bằng các phép tính thông thường, trong khi bài toán tính toán
cốt thép cho đài cọc không thể thực hiện được bằng các phép tính thông thường
đối với nhiều trường hợp: đài cọc dưới nhiều điểm đặt lực (đài vách thang máy,
đỡ nhiều cột), đài cọc lệch tâm tại biên công trình v.v.. do không thể xác định
được mô men trong đài cọc. Trong những trường hợp đó cần thiết phải sử dụng
phần mềm như SAFE để xác định mô men trong đài cọc

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 80

Trở lại với vấn đề, 2 cách mà bạn nói thực chất không phải là 2 cách, mà cùng
chung 1 ý tưởng duy nhất: tâm đài cọc trùng với vị trí hợp lực của chân vách,
với mục đích tránh mô men phát sinh do ngoại lực đặt lệch khỏi tâm nhóm cọc.
Như vậy là xoay quanh việc xác định giá trị hợp lực và vị trí tâm hợp lực. Từ
đây nảy sinh ra 2 vấn đề:
• Xác định vị trí tâm hợp lực như thế nào?
• Và, mỗi trường hợp tổ hợp tải trọng có một vị trí tâm hợp lực, chúng ta
sẽ bố trí tâm đài cọc trùng với tâm hợp lực của trường hợp tổ hợp nào?
Bài toán xác định tâm hợp lực:
Tâm hợp lực được xác định căn cứ vào lực dọc, vị trí được tính toán như sau:
X = ∑(Nzi * Xi) / ∑Nzi
Y = ∑(Nzi * Yi) / ∑Nzi
Trong đó Nzi, Xi, Yi lần lượt là lực dọc và vị trí của từng điểm chia vách. Như
vậy việc xác định vị trí tâm hợp lực là một việc đơn giản, còn việc chia vách như
thế nào, chia thật hay chia ảo chỉ là việc làm trong Etabs. Thực chất việc chia
thật vách hoặc chia ảo vách sẽ mang lại kết quả giống nhau (xem tại đây:
https://ketcausoft.com/hoi-dap/posts/hoi-ve-viec-mesh-vach-tai-mong), tuy
nhiên, việc chia thật vách ở tầng 1 sẽ dẫn tới việc dễ dàng thu thập và xử lý về
sau (đây là vấn đề kinh nghiệm, chỉ khi bạn làm thực tế mới nắm được điểm này)
Chọn tâm đài cọc trùng với vị trí hợp lực của tổ hợp nào?
Chúng ta có các trường hợp tổ hợp: của riêng tải trọng thẳng đứng, và các tổ hợp
của tải trọng đứng với tải trọng ngang (ví dụ gió hoặc động đất). Tải trọng gió
hoặc động đất đều có 2 chiều tác dụng, ví dụ với tải trọng gió thì có chiều từ trái
sang, và chiều từ phải sang, như hình dưới các bạn có thể thấy vị trí hợp lực của
hai trường hợp này có vị trí khác nhau.
Gọi N1 và N2 hợp lực của tổ hợp ứng với các trường hợp gió thổi từ bên trái và
gió thổi từ bên phải, Ng là hợp lực của tổ hợp chỉ có tải trọng thẳng đứng; d là
khoảng cách giữa N1 và N2 trên mặt bằng. Nếu ta đặt tâm đài cọc trùng với vị

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 81

trí N1, thì trong trường hợp tổ hợp có hợp lực N2, chúng ta sẽ có mô men lệch
tâm phát sinh là N2*d; ngược lại nếu chúng ta đặt vị trí tâm đài cọc trung với
N2, thì chúng ta sẽ có mô men lệch tâm phát sinh là N1*d. Từ đây có thể kết
luận là vị trí hợp lý của tâm đài cọc chính là Ng, khi đó khoảng cách từ tâm đài
cọc đến tâm hợp lực trong các trường hợp tổ hợp khác là bé nhất.
Kết luận lại rằng chúng ta sẽ bố trí tâm đài cọc trùng với vị trí tâm hợp lực của
tổ hợp chỉ có tải trọng thẳng đứng (tĩnh tải và hoạt tải)

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 82

62. Hỏi về việc mesh vách tại móng ?

Có một tài liệu em đọc có hướng dẫn về mesh vách cứng, đó là nên mesh thật
với tầng 1, từ các tầng 2 trở lên thì mesh ảo. Kiến thức đó có đúng không các
anh, vì họ bảo làm như thế lực truyền xuống móng sẽ đúng hơn?

Để trả lời câu hỏi này, mình đã làm một ví dụ, bạn có thể download file đính
kèm Kết quả như hình dưới đây cho thấy trong hai trường hợp: (1) Chia thật
vách tại tầng 1, chia ảo tại các tầng khác; và (2) chia ảo tại tất cả các tầng; cho
thấy rằng các giá trị về chuyển vị đỉnh vách, phản lực tại chân vách đều bằng
nhau. Biểu đồ ứng suất trong vách có cùng một dạng, tuy nhiên trong vách chia
thật thì không trơn như vách chia ảo. Từ ví dụ đơn giản này có thể kết luận rằng
trên quan điểm thiết kế thì hai cách chia mang lại kết quả giống nhau.
Link download: https://ketcausoft.com/hoi-dap/download/2/2

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 83

63. Hỏi về đài thang máy có hố pit?

Ở vị trí đài móng dưới lõi thang máy, em có hạ cục bộ hố pit xuống để mặt đài
móng bằng mặt sàn tầng hầm. Thì em có một câu hỏi là tại vị trí hạ cục bộ (em
khoanh tròn trong ảnh) thì mình cần kiểm tra những điều kiện gì ạ. Em có mô
hình trong SAFE và lấy lực cắt tại vị trí đó kiểm tra với tiết diện nhỏ mà em
khoanh tròn thì nó thỏa điều kiện chống cắt. Vậy ngoài ra em có cần kiểm tra
thêm những điều kiện gì nữa không ạ?

Điểm cần lưu ý là mọi mặt cắt phải đảm bảo có tiết diện lớn hơn mặt cắt tính
toán. Ví dụ trường hợp này mặt cắt chéo được đánh dấu có chiều cao bé hơn các
mặt cắt khác, sẽ là vị trí yếu nhất dễ bị phá hoại. Cần mở rộng đáy phía dưới để
phần chéo này thoả mãn >2200

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 84

64. Hỏi về tính cốt thép cho đài 1 cọc?

Cho hỏi khi tính đài cọc, mà chỉ 1 cọc . Mình tính như thế nào nhi?

Đài 1 cọc thì lực dọc truyền trực tiếp từ cột sang đài cọc, nếu đài đúng tâm thì
không cần tính mô men (cốt thép) hay chọc thủng bạn nhé, lúc đó cốt thép đài
cọc chọn theo cấu tạo;
Trong trường hợp đài làm việc lệch tâm (tim cột lệch so với tim cọc) thì cần
dựng mô hình trong SAFE để tính toán cụ thể giá trị mô men trong đài cọc và
giằng móng, từ đó tính được cốt thép

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 85

65. Hỏi về bài toán đài có 2 cọc?

Cho em hỏi sức chịu tải của đài móng 2 cọc khi tọa độ 2 cọc theo 1 phương trục
x hoặc y đều bằng 0 thì không xác định được sức chịu tải từng cọc theo bảng
tính thông thường được đúng không ạ?

Chào em, thuật ngữ chính xác em cần dùng là "TẢI TRỌNG ĐẦU CỌC", nó
chỉ khái niệm ngoại lực tác dụng lên cọc; khác với "SỨC CHỊU TẢI" là khả
năng chịu tải của cọc.
Trở lại câu hỏi của em; khi đài được thiết kế một phương (phương còn lại cọc
có độ lệch trục = 0) và cọc được thiết kế chỉ chịu kéo nén thì đài không có khả
năng chống mô men theo phương còn lại. Lúc đó chúng ta cần lưu ý thiết kế
giằng để chịu mô men chân cột hoặc trong sơ đồ tính phải giải phóng liên kết.
Trong trường hợp đó, chúng ta vẫn dùng công thức tính bình thường với lưu ý
trong công thức phân phối tải đầu cọc thì bỏ thành phần mô men theo phương
kia. Hình dưới là các công thức đã lược bỏ thành phần mô men theo phương đài
không làm việc. Công thức đơn giản đối với đài 2 cọc là Nj = N/2 +/- M/d trong
đó d là khoảng cách giữa 2 cọc.

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 86

66. Hỏi về cách tính móng đôi?

Cho em hỏi cách tính đài móng đôi như thế nào ạ?

Chào em, tính toán thiết kế móng nói chung chúng ta thực hiện các bài toán:
• Kiểm tra tải trọng đầu cọc
• Tính toán thiết kế cốt thép đài cọc (bao gồm chọn chiều cao đài)
• Kiểm tra chọc thủng
Đối với trường hợp đài cọc như em đề cập (gọi là móng hợp khối)
• Để kiểm tra tải đầu cọc thì chúng ta tiến hành tổng hợp tải trọng từng
chân cột về vị trí trọng tâm nhóm cọc, khi tổng hợp nhớ lưu ý mô men
sẽ phát sinh do chuyển vị trí lực dọc, (giá trị mô men) = (lực dọc) *
(khoảng cách từ vị trí đặt lực tới tâm nhóm cọc). Công thức xác định
tải trọng đầu cọc như truyền thống (công thức số 4 trong TCVN
10304:2014)
• Để tính thép thì chúng ta cần xác định được mô men uốn trong đài; đối
với trường hợp đài cọc của em là đơn giản nên vẫn có thể dùng sơ đồ
dầm 2 gối tựa để xác định mô men uốn trong đài cọc, với các trường
hợp phức tạp hơn thì chúng ta cần dùng phần mềm như SAFE để xác
định nội lực trong đài cọc từ đó tính được cốt thép
Hình dưới là sơ đồ để tính mô men nhằm xác định cốt thép theo phương X, đối
với cốt thép theo phương Y thì xác định mô men tại mặt cắt 2-2 như đài 1 cọc

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 87

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 88

67. Hỏi về thiết kế móng cọc ép bê tông cốt thép hợp khối?

Do số lượng cọc tính ra nhiều nên em áp dụng phương án móng hợp khối, cho
em hỏi làm móng đôi vậy khi tổ hợp nội lực để thiết kế móng đôi thì làm như thế
nào ạ?

Chào em, bài toán thiết kế đài cọc nói chung bao gồm có các bước:
• Xác định số lượng cọc dựa trên tải trọng đầu cọc, từ đó cho ra mặt bằng
đài cọc
• Xác định chiều cao đài cọc dựa trên điều kiện chọc thủng, điều kiện áp
lực ngang, (và cân đối về diện tích cốt thép)
• Xác định và bố trí cốt thép cho đài cọc
Đối với bài toán đài hợp khối trong các trường hợp phức tạp thì bài toán số 3
thường được giải quyết bằng cách nhập vào phần mềm phần tử hữu hạn như
SAFE hoặc Etabs để xác định nội lực trong đài cọc, từ đó tính ra được diện tích
cốt thép, do bài toán đài hợp khối không thể dùng các công thức đơn giản để tính
toán mô men đài cọc.
Đối với bài toán xác định số lượng cọc, chúng ta sẽ tiến hành tổng hợp tải trọng
về điểm trọng tâm nhóm cọc, sau đó sử dụng công thức cổ điển N = P/n +
Mx*y/(Sy2) + My*x/(Sx2) ; lưu ý: N, Mx, My và các tọa độ x, y được xét so với
gốc tọa độ là trọng tâm nhóm cọc;
Vậy để xác định số lượng cọc trong bài toán móng hợp khối, chúng ta thực hiện
các bước sau (áp dụng cho tất cả các bài toán móng hợp khối, kể cả nhiều cột,
và nhiều điểm đặt lực như lõi thang máy):
• Xác định trọng tâm nhóm cọc
• Tổng hợp tải trọng chân cột về trọng tâm nhóm cọc
Xác định trọng tâm nhóm cọc là bài toán cơ bản, giống cách tìm tổng hợp lực,
đó là điểm trung bình tọa độ của nhóm cọc. Xg = (Tổng tọa độ X của các cọc)/(Số
cọc); Yg = (Tổng tọa độ Y của các cọc)/(Số cọc)

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 89

Cách tổng hợp tải chân cột về điểm trọng tâm nhóm cọc như sau, ví dụ như hình
dưới có Gc là trọng tâm nhóm cọc, Dx1 và Dx2 là khoảng cách từ các cột đến
Gc, các lực tổng hợp như sau:
• N = N1 + N2
• Mx = Mx1 + Mx2
• My = My1 + My2 - N1*Dx1 + N2*Dx2 (hoặc xét theo tọa độ có dấu
sẽ là My = My1 + My2 + N1*Xc1 + N2*Xc2)
Trong đó N1, N2, Mx1, Mx2, My1, My2 là nội lực tại chân cột C1, C2; thành
phần N1*Xc1 và N2*Xc2 là mô men sinh ra khi chuyển vị trí lực dọc N1 N2 từ
tâm các cột về tâm nhóm cọc.

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 90

68. Hỏi về thép đai của phần cột trong móng?

Cho em hỏi có quy định hay tiêu chuẩn nói về đai cột trong móng này không ạ?

Chào em, về mặt kết cấu thì cột đã kết thúc tại mặt móng, cốt thép cột kéo vào
trong móng là sự neo thép, cốt đai trong móng là biện pháp với mục đích giữ cho
cốt thép cột định hình trong quá trình thi công móng em ạ. Nên không có quy
định về cốt đai cột trong móng, trong thiết kế thì cốt thép này thường được bố
trí cấu tạo.

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 91

69. Hỏi về khối móng quy ước?

Cho em hỏi về mô hình khối móng quy ước của đài 1 cọc, hoặc 2 cọc thì mình
mở khối móng quy ước làm sao ạ, em có đọc vài sách như sách thầy Võ Phán,
nhưng toàn hướng dẫn về xác định KMQU của nhóm cọc là mở từ mép ngoài 2
hàng cọc biên?

Chào bạn, từ mục 7.4.1 của TCVN 10304:2014 cho thấy phương pháp khối
móng quy ước chỉ phù hợp với nhóm cọc (được hiểu là có từ 2 cọc trở lên theo
mỗi phương); còn độ lún của đài 1 cọc hoặc 2 cọc không áp dụng được phương
pháp này mà phải sử dụng hướng dẫn về tính lún cho đài một cọc trong mục
7.4.2 và nhóm cọc trong 7.4.3.
Tuy nhiên đọc phần này trong tiêu chuẩn khá là khó hiểu, nến bạn có thể tham
khảo thêm tính toán trong bài viết của TS. Trịnh Việt Cường (file đính kèm)

Link download tài liệu: https://ketcausoft.com/hoi-dap/posts/hoi-ve-khoi-mong-


quy-uoc

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 92

70. Hỏi về râu thép cọc neo trong đài cọc?

Cho em hỏi là thép râu vị trí đập đầu cọc có chiều dài bao nhiêu và nghiêng 1
góc bao nhiêu độ anh nhỉ?

Chào em, đoạn thép em đang đề cập là đoạn neo thép cọc vào đài, giống neo thép
cột. Về nguyên tắc thì neo thép phân biệt trường hợp neo thép chịu kéo hay chịu
nén; nhưng đối với cọc người ta thường neo như neo thép chịu kéo (khoảng 30d)
và không yêu cầu phải bẻ nghiêng em ạ.

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 93

71. Hỏi về liên kết cọc ly tâm vào đài cọc?

Cho em hỏi là râu thép liên kết giữa cọc ly tâm và đài cọc thì tính toán thế nào
và theo tiêu chuẩn nào anh?

Chào em, anh không thấy có điều khoản nào ghi rõ cụ thể yêu cầu tính toán về
râu thép tại vị trí cọc ly tâm liên kết với đài cọc
Tuy nhiên có thể tham khảo một số điểm sau:
• TCVN 10304:2014 mục 8.8 - liên kết với cọc vào đài, quy định về
trường hợp coi là tựa tự do và trường hợp coi là ngàm cứng
• TCVN 10304:2014 mục 8.9 - quy đinh về cốt thép khi được coi là ngàm
cứng
Từ 2 mục trên, áp dụng vào trường hợp cụ thể thì kết luận như sau: Do các cọc
được tính toán chỉ chịu nén (trong trường hợp chịu kéo cần tính toán theo lực
kéo), cho nên thép liên kết giữa cọc và đài được lấy dựa vào hàm lượng cốt thép
tối thiểu của cấu kiện cột quy định trong TCVN 5574:2018 (mục 10.3.3.1), chiều
dài của thanh thép được lấy tối thiểu theo quy định về chiều dài neo. Theo an
toàn và đơn giản, có thể lấy hàm lượng bằng 0.1% và chiều dài thanh thép là 30d
về mỗi phía (trong cọc và trong đài)

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 94

72. Hỏi về thép cấu tạo trong đài cọc?

Xin hỏi thép cấu tạo đài cọc như trong hình vẽ được quy định ở đâu?

Bạn xem điều này trong TCVN 5574:2018 (phiên bản phát hành lần 3) mục
10.4.13 (với thép thành biên) và mục 10.4.14 với các lưới thép trung gian bạn
nhé

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 95

73. Hỏi về neo thép cột vào đài cọc?

Cho em hỏi là có quy định nào nói về thép cột tại vị trí chân cột phải xoay theo
hướng nào không ạ?

Chào em, theo anh biết thì không có quy định về hướng xoay của đoạn bẻ ke em
ạ, cột được neo từ mặt móng đủ chiều dài neo là được, còn phần bẻ ke đấy thông
thường là biện pháp thi công (giúp thép cột đứng được khi thi công) xoay hướng
nào cũng được; nhưng tránh vướng vào nhau thì thường xoay ra ngoài như hình
em biểu diễn, có những trường hợp cột góc thì lại phải xoay vào trong

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 96

74. Hỏi về cách giảm độ lún của móng đài thang máy?

Cho em hỏi nếu như móng thang máy của em độ lún đang lớn, thì em có thể tăng
tiết diện đài móng để giảm lún đúng không ạ? Ngoài ra thì còn phương án nào
khác không? Việc cho cọc cắm sâu hơn thì có giảm độ lún không?

Để giảm lún bao gồm có các phương án (ngoài việc giảm tải trọng hay tăng số
lượng cọc):
• Tăng độ sâu mũi cọc: có 3 tác dụng là: (1) làm tăng diện tích khối móng
quy ước làm giảm ứng suất gây lún, (2) tăng ứng suất bản thân của nền
đất dẫn đến tỉ số giữa ứng suất gây lún và ứng suất bản thân bé hơn ->
mau tắt lún hơn, (3) đất ở sâu hơn thường độ chặt lớn hơn nên E sẽ lớn
hơn
• Mở rộng đài cọc bằng cách dãn khoảng cách các cọc, việc mở rộng đài
cọc sẽ làm diện tích khối móng quy ước tăng lên và từ đó cũng giảm
ứng suất gây lún

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 97

75. Hỏi về trường hợp mô men trong giằng móng quá lớn?

Cho em hỏi em đang tính móng cọc lệch tâm mà mô men âm thép giằng lớn quá
ngoài cách tăng tiết diện giằng móng có thể xử lý cách nào khác không ạ?

Chào em, hiện tại theo tính toán kiểm tra của anh thì giá trị mô men trong giằng
móng như trên là hợp lý em ạ. Anh có trình bày phần tính toán kiểm tra trong
file đính kèm; để đơn giản thì trường hợp kiểm tra là COMB1. Sự sai lệch giữa
tính tay với mô hình có thể là do một số yếu tố chưa xác định hết như tải đài cọc,
mô men chân cột v.v..
Cách thức giải quyết trong trường hợp này như sau:
• Khắc phục được 1 phần mô men lệch tâm khi áp dụng khóa đỉnh cột
• Khắc phục đáng kể mô men lệch tâm khi bố trí lại đài cọc nhằm giảm
độ lệch tâm từ đó giảm được mô men lệch tâm (ví dụ đài 9 cọc thành 2
hàng là 5 cọc + 4 cọc)
Download bảng tính so sánh tại đây: https://ketcausoft.com/hoi-dap/posts/hoi-
ve-truong-hop-mo-men-trong-giang-mong-qua-lon

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 98

76. Hỏi về cách tính giằng móng đơn?

Cho em hỏi cách tính toán giằng móng đơn là như nào với ạ?

Giằng móng trong móng đơn hay móng cọc nói chung đều là bố trí theo cấu tạo
thôi em ạ; trừ khi giằng đó có tác dụng chống lệch tâm. Nói về cấu tạo giằng
móng thì không có quy tắc cụ thể riêng cho giằng móng, do đó cần áp dụng theo
cấu tạo cấu kiện chịu uốn nêu trong TCVN 5574. Nguyên tắc chọn chiều cao
dầm có thể áp dụng như dầm thông thường h = 1/12 chiều dài nhịp; hàm lượng
cốt thép từ 0.1% ~ 0.5% ; đối với trường hợp có tính toán động đất thì cần tuân
theo tiêu chuẩn TCVN 9386 (hàm lượng tối thiểu ~ 0.4%). Ngoài ra trong tiêu
chuẩn kháng chấn còn có những yêu cầu khi tính toán giằng móng, xem phần 2
của TCVN 9386 em nhé.

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 99

77. Hỏi về thép móng băng ?

Cho em hỏi là thép dọc của bản móng băng chỗ giao với dầm móng băng có cần
đặt không ạ ?

Khi tính toán móng băng chủ yếu sử dụng thép dọc của dầm để chịu mô men dọc
theo móng (và thép ngang chịu mô men cục bộ của bản cánh móng băng) do đó
thép dọc của bản móng băng chỉ là thép cấu tạo để cùng với thép ngang của móng
băng tạo thành lưới; nên không cần bố trí thép dọc trong bản móng băng khu vực
giao với dầm;
Hơn nữa việc này cũng làm cho công tác thi công trở nên phức tạp hơn.
Trong trường hợp vì tính toán có kể đến thép dọc trong bản móng, thì cách hợp
lý hơn là tăng cốt thép của dầm móng chứ không phải là bố trí thép dọc trong
bản móng băng khu vực giao với dầm em ạ.

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 100

78. Hỏi về tính móng băng?

Anh có form thuyết minh tính toán, kiểm tra móng băng không cho em xin với ạ?

Chào bạn, mình không có sẵn form tính toàn móng băng, về phần móng băng
cũng không nặng nề về trình bày lắm, về cơ bản có file excel phía dưới bạn tham
khảo; tính toán móng băng bao gồm các bước:
• Sơ bộ tiết diện móng: https://ketcausoft.com/thuvien/posts/huong-dan-
xac-dinh-so-bo-kich-thuoc-mong-bang và
https://ketcausoft.com/edu/lesson/ket-cau-mong
• Lên sơ đồ tính toán: https://ketcausoft.com/thuvien/posts/etabs-huong-
dan-tinh-toan-mong-bang
• Kiểm tra áp lực đáy móng: https://ketcausoft.com/tailieu/posts/tinh-
toan-mong-bang-dem-cat
• Cốt thép dầm móng tính toán như dầm có nội lực được lấy trong sơ đồ
tính

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 101

79. Hỏi về bố trí giằng móng?

Mình có mặt bằng móng như hình vẽ, nhịp giằng móng là 8m, mình định bố trí
thêm cọc làm gối đỡ tai vị trí giữa cho giằng móng vì mình thấy nhịp 8m là hơi
lớn cho mình hỏi làm như vậy có ổn không?

Trong trường hợp móng thì tải trọng bất lợi đối với các cấu kiện là tải trọng
hướng lên chứ không phải là hướng xuống; đặc biệt với trường hợp móng lệch
tâm; giằng móng thường chịu mô men âm; do đó nếu để thêm một gối tựa ở giữa
sẽ làm thêm một lực hướng lên và lại càng gia tăng mô men âm
Dầm càng dài rõ ràng càng bất lợi do độ cứng đơn vị càng bé (EI/L) và do đó
khả năng chống lệch tâm của móng càng thấp; nhưng trường hợp này thêm gối
đỡ ở giữa không phải là trường hợp hiệu quả bạn ạ, trừ trường hợp có ý đồ sử
dụng khả năng chịu nhổ của cọc.

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 102

80. Nhờ tư vấn về kích thước dầm móng?

Em có ngôi nhà kích thước phương dọc có 2 nhịp là 5m+4m phương ngang là
7m+4m, em muốn xây nhà 3 tấm, lên phương án móng băng mà không biết sử
dụng thép dầm móng + kích thước móng như thế nào cho hợp lý ạ?

Chào em, em có thể tham khảo như sau:


• Dầm móng cao ~ 1/10 chiều dài nhịp
• Cường đồ nền đất lấy tương đương R = 10 T/m2 (100 kN/m2) . Gia cố
thêm cọc tre hoặc cừ tràm nếu cần thiết (khi đào hố móng xuất hiện
mực nước ngầm)
• Bề rộng móng được lấy trên cơ sở tính toán: Áp lực p = (tải trọng chân
cột) / (diện tích móng dưới mỗi chân cột) < R / 1.2 trong đó 1.2 là hệ số
an toàn và kể đến sự phân bố không đều của áp lực dưới đáy móng.
Diện tích móng dưới mỗi chân cột được xác định như vùng đánh dấu
trong hình ảnh phía dưới (lấy dựa vào 1/2 khoảng cách giữa các cột)
• Thử dần bề rộng móng (móng lệch ở biên có bề rộng bé hơn móng cân
ở khu vực giữa; ví dụ 0.9m so với 1.2m) để thỏa mãn điều kiện đã nêu
ở trên

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 103

81. Hỏi về giằng theo quan điểm lún lệch?

Cho em hỏi nếu tính móng với quan niệm giảm lún lệch thì việc bố trí giằng
móng ở cổ cột liệu có đảm bảo không vậy anh?

Giằng móng không có hiệu quả quá nhiều trong việc giảm lún lệch đâu bạn ạ;
nhìn về tổng thể, khi có lún lệch, thì toàn bộ dầm tại các tầng nối giữa các cột bị
lún lệch (bao gồm cả giằng móng và các tầng phía trên) sẽ kháng lại sự lún lệch
đó; giằng móng chỉ là một phần trong số chúng. Số tầng càng cao (càng nhiều
dầm) thì vai trò chống lún lệch của giằng móng càng nhỏ.
Giằng móng có tác dụng lớn trong việc chống tải trọng lệch tâm của cột so với
móng, bao gồm cả lệch tâm ngẫu nhiên do ngay cả khi thiết kế móng đúng tâm
thì việc thi công không thể chính xác 100% như thiết kế.
Bên cạnh đó, giằng móng cùng có tác dụng kháng lại mô men chân cột của đài
1 cọc hay phương còn lại của đài 2 cọc.

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 104

82. Hỏi về cao độ của giằng móng?

Cho em hỏi dầm móng thì nên để nằm trên (mặt dầm móng là cos -0,05) hay để
ở cos sân hoàn thiện xong xây tường móng lên xong đổ giằng chống thấm ạ?

Tên vốn là “giằng móng” nên tốt nhất là phải để ở cùng cao độ với mặt móng
mới có tác dụng hỗ trợ cho móng bạn nhé (chống lệch tâm, lệch tâm ngẫu nhiên
do thi công v.v..) Ngoài ra khu vực biên cần làm thấp hơn để xây tường móng
lên để chắn đất, khi đầm đất tôn nền phía trong đất không bị trồi ra ngoài (kể cả
về lâu về dài không bị sụt ra ngoài). Tương tự khi công trình bên cạnh đào đất
để thi công thì công trình của mình không bị sụt nền.

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 105

83. Hỏi về xác định hệ số nền cho nền nhà xưởng?

Cho em hỏi với loại nền được cấu tạo như hình sau thì hệ số nền K sẽ được tính
như thế nào (em muốn tính hệ số nền K để nhập vào mô hình Safe và tính thép
sàn trên nền)

Chào em, hiện tại có 3 phương pháp để xác định hệ số nền đó là:
• Tính toán dựa trên thông số Fi và C
• Xác định dựa trên thí nghiệm bàn nén
• Tra bảng dựa trên tên lớn đất (ví dụ Cát chặt rơi vào khoảng 75000
kN/m3) https://ketcausoft.com/thuvien/posts/mong-mem
Hiện anh chưa tìm được tài liệu nào liên quan giữa hệ số đầm chặt K và sức chịu
tải của nền đất cũng như các chỉ tiêu còn lại; do đó nếu chỉ có thông tin như hình
ảnh trên của em thì em nên chọn dựa trên bảng tra.
Bên cạnh đó, bài toán nền chịu tải trọng đều thường sẽ không xuất hiện mô men
ở vùng giữa, không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi hệ số nền; em có thể thay đổi
giá trị hệ số nền sau đó xem nội lực để kiểm tra thêm điều này.

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 106

84. Hỏi về mô hình tải trọng tường tầng 1?

Cho em hỏi khi lập mô hình cho công trình mà có tường trên giằng móng (như
nhà dân, trường học) thì mình có nên nhập tải tường lên giằng không, hay có hệ
số giảm tải nào không?

Chào em; trước hết thì việc này phụ thuộc vào địa chất em ạ; khi nền nhà rất yếu
thì sàn tầng 1 đôi khi phải làm kết cấu BTCT giống như sàn các tầng khác; lúc
đó mình cũng mô hình hệ dầm sàn và gán tải trọng tường tầng 1 vào dầm. Khi
nền đất khá tốt thì mình có thể coi dầm móng là một dạng móng băng và có thể
tự mang được tải trọng tường tầng 1; lúc đó mình có thể không cần gán tải trọng
tường tầng 1 vào giằng móng.
Việc gán tải trọng tường vào giằng móng trong sơ đồ tính toán dĩ nhiên làm gia
tăng nội lực và tải trọng tác dụng vào móng nên khi muốn tiết kiệm thì cần cân
nhắc gán tải trọng tường hay không trên cơ sở xem xét điều kiện địa chất.

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 107

85. Hỏi về độ chênh lún cho phép giữa móng đơn và móng băng?

Cho em hỏi trong mặt bằng có cả móng đơn và móng băng, vậy em cần tính lún
cả 2 loại móng này và 2 móng này độ lún chênh nhau không quá bao nhiêu thì
được ạ?

Chào em, độ lún và chênh lún giới hạn có quy định trong tiêu chuẩn móng em ạ
TCVN 9362:2012; độ chênh lún thông thường không vượt quá 0.2% khoảng
cách giữa 2 móng

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 108

86. Hỏi về cách tính móng cừ tràm?

Mình đang thiết kế Trạm cấp nước có bệ móng đỡ thiết bị, làm sao để tính toán
móng bằng phần mềm Etabs đủ khả năng chịu lực của cừ tràm. Với nếu có bản
vẽ đã thiết kế sẵn, mình có cách nào để kiểm tra bản vẽ thiết kế đủ khả năng chịu
lực?

Chào bạn,
Thông thường để tính toán nền móng cho công trình chúng ta phải thực hiện các
bước xây dựng mô hình Etabs, nhập tải trọng, mô hình móng, mô hình phản ứng
của nền đất: đối với móng nông (đơn, băng, bè) chúng ta mô hình nền đất bằng
cách gán giá trị Srping cho nền. Từ mô hình đó chúng ta sẽ thực hiện 3 bước
kiểm tra / tính toán cơ bản bao gồm:
• Kiểm tra áp lực nền thỏa mãn bé hơn cường độ nền đất cho phép.
• Kiểm tra độ lún bé hơn độ lún cho phép
• Tính toán được cốt thép từ nội lực (mô men) trong bản móng
Để xây dựng được mô hình và kiểm tra như đề cập ở trên, ngoài việc cần có một
sơ đồ kết cấu rõ ràng (đâu là cột, dầm, vách v.v..) chúng ta cần có các thông số
cụ thể để khai báo lên mô hình đó bao gồm:
• Tải trọng

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 109

• Hệ số nền Spring Ks
• Cường độ nền đất R để kiểm tra áp lực nền
• Mô đun biến dạng E để tính toán độ lún
Móng cừ tràm là một hình thức gia cố nền đất phổ biến cho nhà dân và các công
trình ở miền Nam (trong khi miền Bắc sử dụng cọc tre), nhưng loại móng này
không có trong các tài liệu - tiêu chuẩn thiết kế, không có một số liệu và công
thức tính toán cụ thể để xác định các giá trị Ks, R và E những thông số rất cần
thiết được nêu ở trên.
Khi thiết kế các móng này, người ta thường giả thiết giá trị R = 10 T/m2 (tức
100kN/m2) để kiểm ra cường độ, E = 15 MPa để kiểm tra độ lún, và giả thiết
một độ lún chấp nhận được để tính toán hệ số Ks (ví dụ dưới áp lực 100kN/m2
độ lún chấp nhận được là 20mm -> hệ số Ks = 100/0.02 = 5000 kN/m3). Từ đó
sử dụng các thông số này để nhập vào mô hình tính toán. Xin nhắc lại các giá trị
này không có công thức xác định vì loại móng này không có trong tiêu chuẩn
thiết kế.
Một cách khác để xác định giá trị này đó là thực hiện thí nghiệm bàn nén tại hiện
trường để kiểm tra các số liệu giả thiết, hoặc sử dụng kết quả thí nghiệm làm
thông số để đưa vào mô hình tính toán
Về mặt tải trọng, do sơ đồ công trình như trên hình của bạn khá phức tạp, nên có
thể thực hiện gần đúng bằng cách: mô hình móng là một tấm Slab trong SAFE
(hoặc Etabs) sau đó tính toán tải trọng và gán là tải trọng phân bố đều trên bề
mặt của tấm đó, đây là cách làm gần đúng, không mô hình toàn bộ công trình do
không có sơ đồ kết cấu cụ thể rõ ràng (nếu có thì bạn nên dựng đúng mô hình
tính toán). Tác dụng của tải trọng gió cũng có thể mô hình bằng lực tập trung
bao gồm lực cắt và mô men tác dụng tại điểm là trọng tâm của móng.
Bạn có thể tham khảo thêm cách tính móng bằng SAFE tại đây:
https://ketcausoft.com/edu/lesson/ket-cau-mong

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 110

87. Hỏi về tư vấn Phương án móng?

Em xin nhờ tư vấn với hồ sơ địa chất này, em có thể đặt trực tiếp móng băng
trên nền thiên nhiên được không ạ?

Chào em, thông thường móng nông sẽ rẻ hơn móng cọc (ví dụ móng cọc trong
trường hợp này có thể sẽ dài 21m), do đó phương án móng nông là cần cân nhắc
đầu tiên.
Theo anh, nguyên tắc chung khi có nhiều hố khoan khảo sát là xem xét sự điển
hình, nếu nền đất chỉ yếu cục bộ thì xem xét gia cố nền đất ở vị trí cục bộ đó;
nếu nền đất là yếu phổ biến thì sẽ chọn hố khoan bất lợi nhất để tính toán.
Việc có thể sử dụng móng băng được hay công cần được thực hiện tính toán cụ
thể. Hiện tại đã có khảo sát địa chất và tải chân cột thì theo anh em nên kiểm tra
theo quy trình:

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 111

• Bước 1: Dựa vào cường độ quy ước của nền đất Rqu (có trong những
tờ đầu tiên của Báo cáo khảo sát địa chất) để xác định kích thước móng
sơ bộ. Trên nguyên tắc ở một chân cột bất lợi nhất thì N / A < 0.9*Rqu;
hệ số 0.9 là kể đến sự phân bố ứng suất không đều
• Bước 2: Từ kích thước móng sơ bộ -> Xác định áp lực cho phép của
nền đất theo công thức có trong TCVN 9362:2012
• Bước 3: Xây dựng mô hình móng băng trong Etabs hoặc SAFE để xác
định được áp lực đáy móng, từ đó so sánh với áp lực cho phép trong
bước 2. Tính toán độ lún và so sánh với độ lún cho phép
Nếu bước 3 không thỏa mãn, thì tăng kích thước móng và lặp lại các bước trên;
nếu bước 3 thỏa mãn thì cân nhắc giảm kích thước móng để đảm bảo tiết kiệm.
Nếu không thể đặt trên nền đất thiên nhiên (ví dụ vì tính ra kích thước móng quá
lớn); có thể sử dụng phương án gia cố nền đất bằng đệm cát.
Cuối cùng, vẫn phải so sánh với phương án móng cọc về chi phí để tìm ra phương
án tiết kiệm nhất.

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 112

88. Hỏi về quan trắc lún?

Cho em hỏi về điều kiện dừng quan trắc lún được quy định trong tiêu chuẩn nào
không ạ? Ví dụ như chu kì 12 tháng công trình lún 3mm thì đã được dừng quan
trắc lún chưa, khi tổng độ lún chưa đạt 80mm?

Chào bạn, bạn tham khảo TCVN 9360:2012 nhé

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 113

89. Hỏi về neo nối phần ngầm?

Cho mình hỏi về chỉ dẫn kỹ thuật chung của phần ngầm và phần thân. Các miền,
chiều dài neo nối của đài giằng ngầm, có giống phần thân không? Theo tôi được
biết thì miền neo nối phải ngược lại so với phần thân có đúng không anh?

Chào bạn, về nguyên tắc thì neo nối cần tuân theo đặc điểm làm việc của cấu
kiện, phân bố nôi lực trong cấu kiện, từ đó mới xác định quy định việc neo cốt
thép lớp trên, lớp dưới, vị trí cắt thép gia cường, vị trí ưu tiên để nối thép.
Về đặc điểm làm việc thì cấu kiện phần thân chịu tải trọng tác dụng hướng từ
trên xuống; đối với phần ngầm do chịu áp lực đất ngược lại nên quy định về neo
- nối - vị trí gia cường sẽ ngược với phần thân. Tuy nhiên điều này chỉ đúng với
móng băng và móng bè, là các loại móng có ảnh hưởng bởi áp lực đất tác dụng
lên cấu kiện. Còn móng cọc (hoặc móng đơn) thì không như thế.
Bên cạnh đó, điều này cũng chỉ đúng với các trường hợp thông thường; có các
trường hợp đặc biệt như dầm nối vách, giằng móng ở vị trí đài vách thang máy
v.v.. sẽ có sự phân bố nội lực không giống như thông thường, khi đó người thiết
kế cần triển khai chi thiết neo - cắt thép gia cường phụ thuộc nội lực theo kết quả
phân tích. Nhưng trường hợp này sẽ không giống với ghi chú chung, và cũng
như trong ghi chú chung có đề cập, chi tiết cần xem bản vẽ, những trường hợp
không có trong bản vẽ mới áp dụng ghi chú chung.

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 114

PHẦN 4. CỘT VÁCH

90. Hỏi về bố trí thép cột?

Khi tính cốt thép cột tầng trên lớn hơn các tầng dưới thì bố trí cốt thép theo kết
quả tính toán hay bố trí các tầng dưới theo tầng trên có kết quả lớn hơn ạ?

Chào em, theo nguyên tắc để tiết kiệm thì em bố trí theo đúng kết quả tính toán;
để đơn giản nếu nhà ít tầng thì lấy kết quả lớn nhất bố trí cho tất cả các tầng
Đối với nhà cao tầng, do việc bố trí tất cả các tầng giống như cốt thép tầng trên
cùng sẽ dẫn tới tốn kém, nên người ta sẽ chỉ bố trí tăng cục bộ ở các tầng trên
cùng theo kết quả tính toán em ạ.

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 115

91. Hỏi về hệ số điều kiện làm việc của bê tông khi tính cột?

Cho em hỏi là trong TCVN 5574-2018 có đề cập đến hệ số (gamma_b3 = 0.85


đổ bê tông theo phương đứng, mỗi lớp dày trên 1.5m) hệ số này áp dụng cho
trường hợp đổ bê tông cột bằng bơm cần hả anh?
Còn khi đổ bê tông tay (thủ công) chiều cao mỗi lần đổ dưới 1.5m thì mình không
cần áp dụng hệ số này phải không anh?

Điều khoản trên được hiểu rằng nếu đổ bê tông trên 1.5m sẽ khó đầm làm giảm
chất lượng bê tông.
Tuy nhiên, việc áp dụng hệ số này trong thiết kế sẽ dẫn đến giảm giá trị cường
độ bê tông rất nhiều, đặc biệt đối với các cấu kiện như cột vốn chủ yếu chịu nén
tiết diện phụ thuộc nhiều vào cường độ bê tông.
Có thể tránh sử dụng hệ số này bằng cách bổ sung ghi chú chung về việc yêu cầu
các lớp đổ có chiều dày thấp hơn 1.5m

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 116

92. Hỏi về tính thép cột trong Etabs?

Cho em hỏi tại sao khi tính cốt thép cột trong Etabs mà nó chỉ hiển thị một giá
trị như trong hình dưới?

Bạn đang thực hiện chế độ Check nên cốt thép là diện tích có sẵn và có giá trị
không đổi.
Khi khai báo tiết diện cột, trong mục Reinfocement, bạn chuyển qua chế độ
Design thì phần mềm sẽ chuyển qua chế độ tính toán cốt thép bạn nhé.

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 117

93. Hỏi về tính thép cột nhà dân?

Mình đang tập tính toán Etabs nhà dân mà sao khi xuất nội lực để tính thép cột
mà nó vẫn cho ra hàm lượng thép lớn, với tiết diện cột và hàm lượng thép như
thế như mình đang chọn thì hoàn toàn không hợp lý so với thực tế mà mình đã
thi công. Mặc dù mình đã chọn lại tiết diện cột mà nó vẫn cho ra thép lớn. Mong
bạn kiểm tra mô hình và góp ý cho mình nhé (Nhà dân mình có cần phải tính tải
trọng gió vào ?)

Bạn có thể để ý rằng kết quả tính toán diện tích cốt thép của bạn lớn ở trong
trường hợp tổ hợp có tải trọng gió mà cụ thể là gió theo phương Y
Trong khi đó, với tổ hợp không có tải trọng gió hoặc tải trọng gió theo phương
X thì diện tích cốt thép tương đối bé
Tải trọng gió tác dụng theo phương Y gây ra mô men uốn lớn trong Cột, và mặc
dù cột có mở rộng tiết diện nhưng mở theo phương X, nên chiều cao tiết diện
theo phương uốn vẫn chỉ bằng 20cm và do đó diện tích cốt thép cột là rất lớn.
Diện tích cốt thép cột lớn với tiết diện cột và điều kiện tải trọng như trên là hợp
lý.
Để giảm diện tích cốt thép, bạn có các lựa chọn như sau:
• Xoay cột để chịu mô men
• Không kể đển tải trọng gió theo phương Y khi tính toán cốt thép, hoặc
có tính nhưng với hệ số chiết giảm (ví dụ chỉ tính với 30%)
Trong 2 lựa chọn trên thì lựa chọn số 2 là hợp lý hơn cả. Bạn có thể không cần
kể đến tải trọng gió theo phương Y khi tính toán diện tích cốt thép, vì những lý
do sau:
• Nhà bạn là nhà xây chen, nên không thể có tải trọng gió theo phương
này do gió đã bị cản
• Nhà bạn có tường chèn, tường chèn giữa các cột tạo thành vách cứng
và do đó phần mô men trong cột dưới tải trọng gió là bé.

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 118

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 119

94. Hỏi về lực dọc trong cột tầng hầm?

Mình có thắc mắc là trong ETABS thì lực dọc (Axial Force) và phản lực
(Support) trong ETABS phải bằng nhau chứ (em đang chỉ xét combo1 là gồm
TT+HT). Mà sơ đồ em mô hình ETABS thì có một số chân cột lực dọc và phản
lực chân cột không bằng nhau không biết nguyên nhân tại sao? ví dụ cột trục
(1/ngoài trục A) lực dọc chỉ có 133kN còn phản lực gối 440kN

Nguyên nhân là mô hình của bạn có hệ vách bạn ạ, phản lực trong trường hợp
này bằng lực dọc trong cột + lực cắt của vách; do đó nó lớn hơn so với lực dọc
trong cột.
Nếu bạn muốn check khả năng cân bằng thì em xóa hệ vách đi

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 120

95. Hỏi về tính cột lệch tâm phẳng, lệch tâm xiên?

Cho em hỏi các công trình trên em toàn trường học tầm 3 tầng tính toán có động
đất, khi em tính cột ra tiết diện nó hơi to và thép hơi nhiều thì đơn vị tư vấn khác
kết luận là to và yêu cầu tính lệch tâm phẳng. Còn em dùng phần mềm KCS tính
lệch tâm xiên bằng biểu đồ tương tác. Vậy nên xử lý như thế nào cho trường hợp
này?
Em được biết thì momen theo 2 phương xấp xỉ nhau thì tính lệch tâm xiên, còn
momen 1 phương lớn hơn nhiều phương còn lại thì có thể tính lệch tâm phẳng?
Trước hết mình cần phân biệt rõ 2 khái niệm BÀI TOÁN và PHƯƠNG PHÁP;
Lệch tâm xiên hay Lệch tâm phẳng là BÀI TOÁN; khi mô men một phương = 0
(điều này khó xảy ra trong thực tế) hoặc mô men một phương lớn hơn hẳn 1
phương còn lại thì gọi là bài toán Lệch tâm phẳng; ngược lại là bài toán lệch tâm
xiên. Lệch tâm phẳng (LTP) là bài toán đơn giản, có thể dùng phương pháp đơn
giản là giải tích để tính cốt thép. Lệch tâm xiên (LTX) là bài toán phức tạp, việc
tính toán đòi hỏi phức tạp hơn. Về thiết kế, trong trường hợp LTP thì nên bố trí
tập trung cốt thép theo phương uốn vì sẽ tận dụng được tối đa khả năng làm việc
của cốt thép do đó tiết kiệm được cốt thép (so với trường hợp LTP nhưng bố trí
cốt thép theo chu vi).
Xây dựng Biểu đồ tương tác là một PHƯƠNG PHÁP tổng quát để Kiểm tra khả
năng chịu lực của cấu kiện; không phụ thuộc vào bài toán. Nội dung của phương
pháp này là giả thiết các trạng thái giới hạn để đưa ra được biểu đồ bao vật liệu;
từ đó kiểm tra so sánh với nội lực. Biểu đồ bao vật liệu được xây dựng trên cơ
sở bố trí cốt thép + tính chất vật liệu. Do đó BDTT có thể sử dụng cho tất cả các
bài toán uốn, nén uốn.
Để sử dụng BDTT cho bài toán lệch tâm phẳng thì đơn giản chỉ cần bố trí trước
cốt thép tập trung theo phương uốn; mục đích thì như đã nói ở trên là để tiết kiệm
do tận dụng tối đa sự làm việc của vật liệu; cách làm thì em xem thêm tại đây
nhé: https://ketcausoft.com/huong-dan/posts/tinh-toan-cot-thep-theo-chu-vi-va-
theo-mot-phuong

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 121

96. Hỏi về hàm lượng tối đa của cốt thép cột?

Em muốn hỏi là trong phần mềm RCC đang lấy hàm lượng cốt thép cột là 1-4%
là ok, vậy nếu em lấy lớn hơn 4% thì có được không hay cần kiểm tra gì không
ạ, vì trong tiêu chuẩn 5574-2018 em không tìm thấy quy định về hàm lượng này?

Chào em, giá trị 1% và 4% là tuân theo TCVN 9386:2012 khi thiết kế theo DCM
em ạ; nếu ko thiết kế theo DCM hoặc không thiết kế kháng chấn thì không cần
tuân theo giá trị này; lúc đó tuân theo TCVN 5574:2018. Trong TCVN 5574 chỉ
quy định hàm lượng min và giá trị khá nhỏ. Tuy nhiên kinh nghiệm cho thấy
hàm lượng cốt thép lớn dẫn đến rất khó bố trí được cốt thép, khi hàm lượng lớn
thì phải dùng thép đường kính lớn và số lượng nhiều thanh dẫn đến khoảng thông
thuỷ bé; hàm lượng 2.5% thông thường là khá lớn rồi em ạ; đến 3.5% là đã khó
bố trí thép

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 122

97. Tính thép đai cho cột?

Cho em hỏi thép đai trong cột mình sẽ tính như thế nào ạ, nếu anh có bảng excel
tham khảo thì cho em xin với ạ.

Chào em, tính cốt đai cho cột mình cũng áp dụng công thức kiểm tra cấu kiện
chịu cắt như thường tính đối với dầm, lưu ý rằng trong công thức thì có thể thêm
lực dọc. Khi có lực nén thì khả năng chịu cắt sẽ được tăng lên.
Link download file tính tham khảo: https://ketcausoft.com/tailieu/posts/bang-
tinh-kt-cot-vach-chiu-cat

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 123

98. Hỏi về nối thép cột so le?

Mọi người cho em hỏi chút, về cấu tạo cốt thép cột, có quy định nào về bố trí cốt
thép phải thể hiện so le như trong hình không ạ? Ví dụ như em bố trí trong vùng
đỏ đều là thanh số 1, và trong vùng vàng đều là thanh số 2 có được không ạ?

Chào em, chúng ta xem xét một chút về việc tại sao nên nối so le nhé:
• Thực tế tiêu chuẩn cho phép nối trên một mặt cắt cũng được, nhưng khi
nối 1 mặt cắt thì phải tăng chiều dài nối lên
• Chiều dài nối thép nếu các bạn để ý thì thường sẽ dài hơn chiều dài neo
thép.
Nguyên nhân chủ yếu của việc phải tăng chiều dài nối lên là do vị trí nối thép
làm việc phức tạp; ứng suất truyền từ thanh thép này sang thanh thép kia thông
qua vùng bê tông (vốn được coi là không chịu được kéo) chứ không phải thông
qua mấy thanh thép buộc (thép buộc chỉ là biện pháp thi công cố định thép). Để
thấy rằng mặc dù tiêu chuẩn không nói rõ ràng việc nối thép phải so le, mà chỉ
nói là thông thường không nối thép quá 50%; nhưng chúng ta cần nên nối so le
xen kẽ đặc biệt các thanh thép chịu kéo, lý do như trên là do sự phân bố ứng suất
phức tạp trong vùng nối thép. (TCVN 9686:2012 cũng yêu cầu cốt đai dày hơn
trong vùng này).

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 124

99. Hỏi về lựa chọn tiết diện cột vuông hay chữ nhật?

Anh có thể giải thích giúp em giữa chọn cột vuông và cột chữ nhật thì khác nhau
chỗ nào ạ?

Chào em, về khả năng chịu lực thì cột vuông có khả năng chịu mô men uốn đều
nhau theo 2 phương, còn cột tiết diện chữ nhật có khả năng chịu mô men uốn
theo phương cạnh dài lớn hơn (nhiều) so với phương còn lại, do tỉ lệ độ cứng
bằng mũ 3 lần tỉ lệ kích thước, và khả năng chịu mô men tỉ lệ với bình phương
kích thước. Do đó việc lựa chọn tiết diện cột là vuông hay chữ nhật phụ thuộc
vào điều kiện làm việc hay nội lực của cột (trừ trường hợp lựa chọn theo yêu cầu
kiến trúc). Điều kiện này bao gồm:
• Tỉ lệ giữa mô men theo 2 phương
• Tỉ lệ giữa lực dọc và mô men
Cột tiết diện vuông thường được lựa chọn trong hai trường hợp:
• Khi lực dọc lớn hơn hẳn so với mô men, ví dụ cột nhà cao tầng thường
có lực dọc rất lớn, trong khi mô men tương đối nhỏ (vì tải trọng ngang
chủ yếu tập trung vào vách)
• Khi lực dọc vừa phải, nhưng mô men theo 2 phương là bé hoặc tương
đương nhau
Trong trường hợp còn lại, khi có sự chênh lệch rõ rệt giữa mô men theo 2 phương
(ví dụ nhà có mặt bằng hình chữ nhật, tải trọng gió tác dụng theo 2 phương chênh
lệch nhau lớn); lúc đó chúng ta sẽ lựa chọn phương án cột tiết diện chữ nhật

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 125

100. Hỏi về sự khác nhau giữa cột nhà cao tầng và nhà công nghiệp?

Cho em hỏi lý thuyết về phân tích sự khác nhau cơ bản về trạng thái làm việc
của cột nhà cao tầng so với cột nhà công nghiệp. Sự khác nhau này ảnh hưởng
như thế nào đến hình dạng tiết diện của cột?

Chào em; lý thuyết BTCT nói chung tập trung giải quyết các bài toán: nén uốn,
uốn, cắt, xoắn (có thể thấy tiêu chuẩn không có đề cập đến cấu kiện cột hay dầm
trong tính toán, mà chỉ đề cập đến các bài toán, phần cấu kiện chỉ đề cập đến
trong mục cấu tạo).
Đối với cấu kiện cột trước nay chủ yếu tập trung vào phần nén - uốn; nguyên
nhân là do: (1) lực cắt trong cột bé đặc biệt trong trường hợp có lõi vách, và (2)
khả năng chịu cắt của tiết diện tăng lên khi có sự tham gia của lực nén.
Cột nhà cao tầng khác cột nhà công nghiệp ở chỗ tỉ lệ giữa các thành phần nội
lực. Nếu nhà cao tầng cột thường có lực dọc lớn trong khi mô men uốn và lực
cắt rất bé so với tiết diện (do tải trọng ngang chủ yếu tập trung vào lõi vách) thì
nhà công nghiệp cột có lực dọc bé (mái nhẹ) trong khi mô men uốn và lực cắt
lớn (dưới tác dụng của tải trọng ngang), cột nhà công nghiệp có trạng thái giống
với dầm hơn là bài toán cột thông thường.
Do cột nhà cao tầng chủ yếu chịu nén nên để phù hợp với công năng thì hình
dạng của nó có thể thay đổi bất kỳ, có thể là hình vuông đối với khối thương mại
và hình dẹt đối với khu căn hộ; chủ yếu căn phòng và trung tâm thương mại thì
nó sẽ có hình vuông. Còn đối với cột nhà công nghiệp do tải trọng gió tác dụng
lên một phương thường lớn hơn phương còn lại, do đó tiết diện cột thường có
dạng chữ nhật với cạnh dài theo phương có tải trọng gió lớn hơn. Khi thiết kế
cột nhà công nghiệp cần lưu ý đến kiểm tra cốt đai cho cột em ạ, lý do như đã đề
cập phía trên là ứng xử giống với dầm có lực dọc bé trong khi lực cắt và mô men
lớn.

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 126

101. Hỏi về yêu cầu khi cột nằm trong bể bơi?

Cho mình hỏi khi cấu kiện Cột nằm trong khu vực bể bơi thì có yêu cầu gì đặc
biệt không và tiêu chuẩn nào đề cập đến vấn đề đó?

Chào bạn, khi đề cập đến ảnh hưởng của môi trường (chống thấm, chống cháy
v.v..) thì thông thường sẽ xem xét đến 2 yếu tố là chiều dày lớp bê tông bảo vệ
và yêu cầu hạn chế vết nứt. Nếu kết cấu xây dựng ở gần biển (môi trường xâm
thực) thì cần tuân thủ TCVN 9346:2012 (hoặc tiêu chuẩn tương tự khi áp dụng
tiêu chuẩn nước ngoài). Còn nếu không phải môi trường biển thì bạn xem yêu
cầu về:
• Chiều dày lớp bê tông bảo vệ theo bảng 19 của TCVN 5574:2018 (mục
10.3.1), trường hợp này lấy là 40mm
• Chiều rộng giới hạn của về nứt theo bảng 17 của TCVN 5574:2018
(mục 8.2.2.1.3), trường hợp này lấy là 0.2mm với giá trị dài hạn và
0.3mm với giá trị ngắn hạn

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 127

102. Hỏi về tỉ số nén áp dụng cho cột dạng vách?

Em đang làm 1 công trình nhà ở xã hội 15 tầng, thì vách có vấn đề. Các tính
toán đều đạt chỉ trừ mỗi tỉ số nén. Khi kiểm tra tỉ số nén của vách đang không
đạt so với tiêu chuẩn là 0.4, các kết quả có tỉ số nén nhỏ hơn là 0,65. Cho em
hỏi khi thẩm tra thì liệu bên thẩm tra có chấp nhận kết quả này như đối với cột
không? Giờ tăng tiết diện cột và mác bê tông thì không được khả thi. Xin tư vấn
giúp em với ạ.

Do khái niệm tường được nêu rõ trong TCVN 9386:2012 là có L > 4*B ; bên
cạnh đó các hình ảnh minh họa đều cho thấy điều khoản tỉ số nén 0.4 áp dụng
cho cách vách đơn; do đó trường hợp của em phải áp dụng tỉ số nén 0.4 em ạ
(mặc dù có một số ý kiến về việc có thí nghiệm cho thấy 0.4 là quá thấp v.v..
nhưng đó chỉ là ý kiến tham khảo). Trường hợp của em nếu không muốn tăng
tiết diện thì có thể tăng cấp độ bền lên ở một số tầng dưới để hạn chế tỉ số nén;
hoặc xem xét áp dụng cấp dẻo DCL để không cần tuân thủ các cấu tạo trên.

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 128

103. Hỏi về trục tọa độ địa phương của vách phẳng (pier) trong Etabs?

Cho em hỏi là khi xuất nội lực của vách phẳng (pier) thì nội lực của vách theo
hệ tọa độ địa phương hay tổng thể ạ? Và quy ước hệ tọa độ địa phương của vách
thì có gì khác với quy ước trục của cột không ạ?

Đối với Pier thì trục 1 là trục thẳng đứng, trục 2 là trục nằm ngang và theo
phương cạnh dài của vách; trục 3 vuông góc với trục 2. Như vậy đối với Pier thì
M3 là mô men tính toán chính của vách em ạ. Tất cả các cấu kiện nội lực đều
xuất theo hệ toạ độ địa phương 1-2-3

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 129

104. Hỏi về kết cấu cột chuyển thành vách?

Cho em hỏi có một số công trình thấy họ thiết kế các cột tầng để có tiết diện
vuông hay chữ nhật. Lên các tầng trên họ thay bằng tiết diện vách, có nghĩa là
tiết diện cột trên khác nhiều so với cột dưới, khi thay đổi tiết diện thành vách có
một phầng vách nằm ngoài cột kê lên sàn. Vậy anh có tài liệu hay thuyết minh
tính toán hướng dẫn cho mình với. Như hình đính kèm.

Vách đè lên sàn, chúng ta sẽ có cảm giác rằng vách sẽ nén thủng sàn, là cảm tính
vì không có bài toán thích hợp cho trường hợp đó, không biết phân tích như thế
nào.
Hình ảnh phía dưới là một giải pháp hợp lý về mặt kết cấu; khi đó tải trọng được
đảm bảo sẽ truyền 100% từ vách vào cột thông qua tiết diện hỗn hợp ở tầng kỹ
thuật

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 130

105. Hỏi về kết cấu có lõi thang bị lệch 1 phía?

Cho em hỏi với mặt bằng của em có lõi thang máy, em sử dụng mô hình khung
không gian, lõi thang ở 1 góc như hình trong trường hợp này lõi thang có tác
dụng gì về mặt kết cấu ạ?

Chào em, hệ lõi vách (thường được kết hợp làm vách thang máy) có vai trò quan
trọng trong chịu tải trọng ngang của công trình; cụ thể nếu em thử giải phóng
liên kết (bỏ ngàm chỉ để là nút) hoặc xóa lõi thang ở tầng 1 để nó không được
ngàm (không còn đóng vai trò chịu tải trọng ngang) thì chuyển vị của công trình
dưới tác dụng của tải trọng gió sẽ tăng lên nhiều.
Vị trí của lõi thang như em vẽ ở trên có thể hơi bất lợi và công trình có thể bị
xoắn (tăng mô men trong cột do bị xoắn) nhưng không có nghĩa là lõi vách không
có tác dụng về mặt kết cấu em ạ.

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 131

106. Hỏi về tính cốt đai cho vách?

Cho em về tính toán cốt đai của thép vách, trước em chỉ tính cốt thép dọc, chưa
tính cốt đai, anh có lý thuyết/ công cụ gì để tính vấn đề này không ạ?

Chào em, cách tính vách hiện tại vẫn là tách ra từng Pier em ạ, mỗi Pier là một
tấm phẳng, khi có nội lực của từng tấm thì mính kiểm tra như đối với cột em ạ,
tham khảo bảng tính cốt đai cho cột tại đây nhé:
https://ketcausoft.com/tailieu/posts/bang-tinh-kt-cot-vach-chiu-cat

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 132

107. Hỏi về mô men lớn bất thường trong vách chỗ dầm chuyển?

Em đang làm đồ án tốt nghiệp, chỗ tính vách này không biết sao nó ra Momen
lớn bất thường vậy ạ, Thầy kêu về check lại nhưng em thử đủ kiểu nó vẫn vậy,
không biết do cách gán Diaphram với Mesh, hay là do chỗ tầng chuyển có sai
đâu không ạ?

Chào em, mô hình cột chuyển thành vách thường xuất hiện mô men rất lớn trong
vách tại vị trí tiếp giáp giữa cột và vách, nguyên nhân là:
• Do độ lệch tâm lớn của tải trọng dọc trục, tải trọng dọc trục đang ở
trung tâm của vách phải chuyển sang trung tâm của cột, độ lệch trục
này sẽ gây ra mô men
• Do chuyển vị cưỡng bức của dầm chuyển và của cột, dưới tác dụng của
tải trọng thì dầm và cột có xu hướng bị biến dạng, biến dạng này ngược
lại sẽ sinh ra chuyển vị cưỡng bức ở chân vách và làm phát sinh nội lực
Từ 2 nguyên nhân trên chúng ta suy nghĩ đến 2 hướng để giảm nội lực chân vách
đó là giảm độ lệch trục (thay đổi vị trí vách, kích thước vách để tải trọng gần với
cột hơn) và giảm chuyển vị cưỡng bức (bằng cách tăng độ cứng của dầm chuyển
và cột)
Em thử theo 2 cách này trên mô hình của em xem sao nhé

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 133

PHẦN 5. DẦM

108. Hỏi về nội lực để tính dầm?

Cho em hỏi em dùng phần mềm (SAP 2000) để tính kết cấu khung 3D cột dầm
sàn thì em tính được momen lớn nhất ở giữa nhịp dầm là Mdam và xem được
momen của sàn tại vị dầm có momen lớn nhất là Msan, vậy khi em tính thép của
dầm thì em lấy momen là Mdam hay là lấy M = Mdam + Msan vì em đọc sách thấy
họ tính tay nội lực dầm bằng cách quy đổi tải trọng tác dụng lên sàn về dầm
thành tải tam giác và hình thang tức là toàn bộ tải truyền hết về cho dầm chịu?

Chào em, thực tế sàn cũng tham gia làm việc, nên không thể "đổ hết lên đầu
dầm" được; ví dụ sàn không dầm, hoặc sàn dày dầm bẹt, thì sàn đều tham gia
chịu lực; đó là lý do khi học chúng ta có bài toán dầm chữ T; đó là việc đưa cánh
sàn vào làm việc với dầm; và mô men lúc đó được lấy trên cơ sở truyền tải trọng
từ sàn lên dầm (nghĩa là dầm chịu toàn bộ tải trọng → sẽ được tính theo tiết diện
chữ T). Trong tính toán hiện nay dùng phần mềm, thì nội lực phân bố theo độ
cứng; lúc đó mới sinh ra Mdam và Msan như em đề cập ở trên; lúc này mình tính
dầm chỉ chịu mô men của nó Mdam, nhưng tiết diện thì không còn tính dầm chữ
T nữa mà chỉ tính dầm ở tiết diện chữ nhật.
Nói tóm tại:
• Nếu tính nội lực dựa trên sơ đồ dồn tải, hoặc mô hình sàn membrane,
thì tính dầm với tiết diện chữ T (kể đến cánh sàn làm việc cùng dầm)
• Nếu tính nội lực trên sơ đồ tổng thể (sàn dạng shell có tham gia chịu
lực), thì tính dầm với tiết diện Chữ nhật (do sàn đã chịu mô men của
riêng nó)

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 134

109. Hỏi về cách xác định nội lực tại mép cấu kiện trong Etabs?

Cho em hỏi em đang làm ĐATN, đến lúc lấy nội lực trong Etabs để thiết kế cốt
thép thì gặp vẫn đề. Trong Etabs nó cho ra nội lực tại mép cấu kiện, có thể hiệu
chỉnh để cho ra nội lực tại tim cấu kiện.
Các anh cho e hỏi nên lấy nội lực tại mép hay tại tim cấu kiện để tính thép và vì
sao lại lấy tại đó không? Em thấy nó chênh lệch khá lớn. Em cám ơn!

Theo các đồ án bê tông mà em chắc chắn đã làm ví dụ Bê tông 1 thì phải lấy nội
lực tại mép em ạ. Nguyên nhân là kể từ mép cột vào trong thì phần đó thuộc về
nút khung, không phải là dầm cũng không phải là cột, em không tính nút khung
nên cũng không lấy nội lực trong đó.
Còn nếu em muốn để Etabs show nội lực đển tim cột thì em mở khóa, chọn đối
tượng cần hiệu chỉnh (hoặc chọn tất cả), vào menu Assign > Frame/Line > End
(Length) offsets sau đó đặt giá trị = 0

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 135

110. Hỏi về dầm công xôn ngược?

Nhờ anh tư vấn giúp nếu làm dầm conson ngược thế này có ổn ko hả ạ? Vì nó
là khán đài chỗ hội trường nên hình dáng nó thế anh ạ!

Chào em, em có thể làm dầm phương án như trên, tuy nhiên trong tính toán cần
lưu ý chiều cao tiết diện của dầm là chiều cao của mặt cắt vuông góc với thanh
thép; tại tiết diện này lực kéo trong thanh thép vuông góc với mặt cắt tính toán
để phù hợp với sơ đồ tính theo lý thuyết, minh họa bởi hình phía dưới em nhé

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 136

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 137

111. Tính toán kiểm tra khả năng chịu uốn dầm BTCT chữ I?

Em có xin được file tính kiểm tra dầm I của KetcauSoft, cho em hỏi tại sao giá
trị chiều cao vùng nén bê tông X lại phải không chế nhỏ hơn bề dày cánh trên
của tiết diện dầm I ạ?

Chào em, bài toán này giống với bài toán chữ T em ạ (do cánh chữ I còn lại bê
tông coi như không làm việc vì nằm trong vùng kéo), bài toán chữ T sẽ có 2
trường hợp: vùng nén nằm trong cánh và vùng nén nằm trong bụng; 2 trường
hợp này sẽ có công thức khác nhau để xác định diện tích của bê tông vùng nén)
Về lý thuyết tính toán, người ta không khống chế chiều cao cùng nén nằm trong
cánh chữ T mà chỉ khống chế chiều cao vùng nén vượt quá giá trị Ci_o để đảm
bảo cốt thép làm việc trong miền chảy.
Còn việc kiểm tra vùng nén có nằm trong cánh hay không là để áp dụng công
thức phù hợp em ạ.

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 138

112. Hỏi về thép chồng phình?

Cho em hỏi nếu theo tiểu chuẩn thì có phải chiều cao dầm 450 trở lên bắt đầu
phải bố trí thép chồng phình phải không? Hiện em đang làm dầm cao 650 nhưng
không bố trí thép chống phình, bên thẩm tra yêu cầu làm theo Tiêu chuẩn khoảng
cách các thép dọc >400m phải bố trí thép chóng phình như theo điều khoản
10.3.3.3 trong ảnh chụp có đúng không ạ?

Chào em, thật ra gọi là "thép chống phình" thì không phải hoàn toàn chính xác,
thanh thép mình đang đề cập là thép cấu tạo chống nứt cho thành dầm, còn thanh
thép chống phình là thanh thép đai móc giữa 2 thanh thép cấu tạo này, mục đích
giữa ổn định lồng thép trong quá trình thi công.
Về câu hỏi của em, điều khoản 10.3.3.3 như trích dẫn phía trên thì đang không
phải là đề cập đến thép cấu tạo chống nứt, đó là yêu cầu về khoảng cách của các
thành cốt thép chịu lực ở trong cũng 1 lớp thép, minh chứng là yêu cầu của nó
"đảm bảo ứng suất và biến dạng được phân bố đều", phân bố đều thì chỉ ở trong
cũng 1 lớp thép nơi phân bố ứng suất gần như giống nhau, còn giữa lớp trên và
lớp dưới thì dĩ nhiên là khác nhau (vùng kéo, vùng nén); ví dụ đối với thép sàn
thì không được bố trí quá @200 khi chiều dày sàn bé hơn hoặc bằng 150
Còn về thanh thép cấu tạo giữa dầm thì được đề cập đến trong mục 10.4.13, tác
dụng của nó đó là do lớp trên và lớp dưới đều có cốt thép, đều có khả năng hạn
chế biến dạng của bê tông và tránh được vết nứt do nhiệt độ hay co ngót, để hạn
chế vết nứt ở giữa dầm khi khoảng cách giữa các lớp cốt thép trên quá lớn thì
người ta sẽ bố trí thêm thép cấu tạo; yêu cầu của cấu tạo này là khi chiều cao
đầm lớn hơn 700

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 139

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 140

113. Hỏi về đặt ống xuyên dầm?

Cho em hỏi chút về việc CĐT muốn đặt ống kỹ thuật D=40mm xuyên qua dầm
nhịp 4m như hình dưới. Thì có các vấn đề gì không và các biện pháp khắc phục
ạ, (dầm tầng mái, dự kiến để 4 phi 18 2 lớp)

Chào em, việc đặt ống như thế này là mình đang chiếm chỗ - giảm tiết diện bê
tông của dầm. Trong vùng kéo thì không ảnh hưởng nhưng trong vùng nén thì
cần xem xét. Theo anh, em cần kiểm tra lại khả năng chịu lực của tiết diện có bề
rộng b= 220-40 = 180, chiều cao vẫn là 400; nếu vẫn đảm bảo khả năng chịu lực
thì Ok em ạ

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 141

114. Hỏi về cốt đai gia cường chỗ giao dầm?

Cho em hỏi tiêu chuẩn TCVN 5574:2018 có vẽ cách bố trí đai như hình đính
kèm, nghĩa là trong lọt lòng dầm phụ thì đai dầm chính vẫn phải bố trí theo đủ
bước. Hiện các dự án em thấy có dự án có dự án không, các anh cho em hỏi kinh
nghiệm việc này với ạ?

Chào em, nếu đọc kỹ thì tiêu chuẩn không đề cập yêu cầu về đường kính hay
khoảng cách, nên có thể hiểu rằng "tính toán đảm bảo chịu được phản lực dầm
phụ tác dụng lên dầm chính là được". Phiên bản TCVN 5574:2012 có đề cập đến
công thức tính nhưng phiên bản 2018 thì không thấy có. Cũng cần chú ý rằng vị
trí này ngoài thép bổ sung thì cũng cần cung cấp thép đai của dầm chính, và thực
tế vùng phá hoại cần gia cường khi có dầm phụ gác lên là 2 bên dầm phụ chứ
không phải vùng giữa dầm phụ; nên theo ý kiến của anh thì chỗ này (vùng dầm
chính ở khoảng giữa bề rộng dầm phụ) cần được cân nhắc thiết kế như sau:
• Cần đảm bảo chịu lực cắt trong dầm chính
• Nếu bề rộng dầm phụ lớn thì nên bổ sung cốt đai phía trong
• Nếu bề rộng dầm phụ bé mà thỏa mãn điều 1 rồi thì không cần bổ sung

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 142

115. Hỏi về dầm lanh tô vách?

Cho hỏi cách phân biệt Spandrel và Beam, dầm ở đây có b khá nhỏ so với h,
dạng như dầm cao?

Về phân biệt Spandrel hay dầm thì mình chưa tìm được chỗ nào quy định. Tuy
nhiên theo tài liệu tham khảo thì dầm có L < 4H thì phải tính như dầm cao. Lúc
đó mình nên tính toán theo ứng suất, hoặc sử dụng mô hình dàn ảo để tính.
Tại phụ lục F của EC2 có cho phương pháp để tính toán cốt thép theo ứng suất
bạn tham khảo nhé.

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 143

116. Hỏi về dầm nối giữa hai vách?

Cho em hỏi sơ đồ tính của dầm liên kết giữa hai vách là hai đầu ngàm hay hai
đầu khớp ạ?

Chào em, cấu kiện bê tông toàn khối thường khó cấu tạo dạng khớp do chúng
luôn có tiết diện và sức kháng mô men nhất định. Sơ đồ khớp thường chỉ phù
hợp với cấu kiện lắp ghép.
Đính chính lại thuật ngữ đúng ở đây không phải là Ngàm mà là Nút cứng, ngàm
là liên kết không thể có chuyển vị thường được áp dụng cho chân cột; liên kết
giữa dầm và cột vách thì gọi là nút cứng, hiểu rằng chúng không thể chuyển vị
tương đối với nhau (mặc dù cái nút đó vẫn bị xoay và dịch chuyển).
Trong kết cấu còn có khái niệm nửa cứng hay khớp dẻo, nghĩa là cho phép
chuyển vị tương đối ở một giá trị nhất định, đây là loại liên kết chịu được mô
men có giá trị giới hạn phụ thuộc bố trí cốt thép. Điều này áp dụng cho các cấu
kiện BTCT khi bị nứt cốt thép bắt đầu dãn dài, khi cốt thép dãn dài thì tiết diện
bắt đầu bị xoay; khi đó có sự phân phối lại mô men (em tìm từ khóa phân phối
lại mô men để hiểu thêm nội dung này); cũng cần lưu ý rằng khi xuất hiện khớp
dẻo thì độ cứng của cấu kiện bị giảm.
Dầm nối giữa 2 vách có vai trò giằng cho các vách với nhau (thuật ngữ nước
ngoài gọi là coubling beam); tác dụng giằng giúp độ cứng tổng thể lớn hơn do 2
vách cùng làm việc chung và từ đó giảm được chuyển vị; nhưng cũng vì lẽ đó
mà nội lực trong dầm có giá trị rất lớn dưới tác dụng của tải trọng ngang. "Nội
lực rất lớn" ở đây là so với tiết diện dẫn đến hàm lượng cốt thép tính toán rất lớn
rất khó bố trí cốt thép và thậm chí hàm lượng còn vượt quá giá trị giới hạn (ví
dụ 4%).
Trong trường hợp này thường có 2 xu hướng giải quyết:
• Nếu dầm không thuộc dạng dầm cao (tỉ lệ L/H > 4), thì áp dụng biện
pháp giảm độ cứng của dầm bằng cách hiệu chỉnh độ cứng dầm trong
Etabs; khi hiệu chỉnh độ cứng dầm thì mô men phân tích ra sẽ giảm

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 144

(đồng nghĩa độ cứng tổng thể công trình giảm và chuyển vị tăng). Cơ
sở của việc giảm độ cứng là chấp nhận xuất hiện những vết nứt dẫn đến
cốt thép biến dạng lớn hơn và xuất hiện khớp dẻo, nếu tải trọng tăng lên
thì giá trị mô men tại liên kết không tăng lên do cốt thép sẽ vào thềm
chảy (lực trong cốt thép không đổi -> Mô men kháng của tiết diện không
đổi), tải trọng sẽ được phân phối sang cấu kiện khác. Điểm khó trong
phương pháp này chính là xác định giới hạn của vết nứt. Giảm độ cứng
càng nhiều đồng nghĩa với việc vết nứt càng lớn, cần đảm bảo vết nứt
đó vẫn nằm trong giới hạn cho phép.
• Nếu dầm thuộc dạng dầm cao (tỉ lệ L/H < 4), lúc đó cần đổi phương
pháp để tính toán, cấu kiện không còn là cấu kiện chịu uốn mà sẽ chuyển
sang dạng cấu kiện chịu nén cắt; cốt thép được bố trí dưới dạng các
thanh chéo. Phương pháp này chưa được đề cập đến trong TCVN và
cần tham khảo nghiên cứu ở các tài liệu nước ngoài; về thực hành vẫn
còn có nhiều khó khăn

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 145

117. Hỏi về tính toán dầm chuyển?

Cho em hỏi về quy trình kiểm tra dầm chuyển theo tiêu chuẩn Việt Nam như thế
nào ạ?

Chào em, TCVN không có quy định cụ thể về tính toán dầm chuyển em ạ;
Dầm chuyển phân làm 2 trường hợp tính:
• Dầm cao: khi tỉ lệ nhịp trên chiều cao dầm L/h < 4, lúc này phải tính
toán bằng lý thuyết thanh chống - giằng, chưa có hướng dẫn cụ thể mà
chỉ áp dụng các hướng dẫn theo tài liệu nước ngoài.
• Dầm thường: khi dầm không rơi vào trường hợp dầm cao (L/h > 4) thì
mình tính toán như dầm thông thường, các điều kiện kiểm tra bao gồm
uốn - xoắn - cắt như thông thường. Kết cấu chuyển hiện tại ở VN hầu
hết rơi vào trường hợp này.
Một số thông tin về dầm cao để em tham khảo nhé:
• Dầm cao và dầm chuyển: https://ketcausoft.com/thuvien/posts/dam-
cao-va-dam-chuyen-deep-beam-and-transfer-beam-
• Mô hình tính toán dầm chuyển cho NCT:
https://ketcausoft.com/tailieu/posts/mo-hinh-dam-chuyen-trong-thiet-
ke-nha-cao-tang
• Mô hình chống - giằng (phương pháp dàn ảo):
https://ketcausoft.com/thuvien/posts/mo-hinh-chong-giang-phuong-
phap-gian-ao-
• Thiết kế dầm cao - Diaphragm Beam:
https://ketcausoft.com/tailieu/posts/thiet-ke-dam-cao-diaphragm-beam

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 146

PHẦN 6. SÀN

118. Hỏi về nội lực trong SAFE?

Cho em hỏi là khi sử dụng phần mềm SAFE để tính sàn thì tại sao moment M1-
1 và M2-2 lại khác và nhỏ hơn với các dải Strip ạ?

Mô men trên Strip là tổng mô men trên bề rộng của nó; trong khi mô men trên
mô hình là giá trị tại điểm xem; do đó sẽ khác nhau phụ thuộc bề rộng của strip
cũng như vị trí điểm xem giá trị

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 147

119. Hỏi về gán vật liệu trong SAFE?

Mọi người cho mình hỏi xíu, mình đang định thiết kế thép sàn trong etab, khi
khai báo vật liệu mình đã khai báo thêm các mác thép AI, AII, AIII nhưng lúc
muốn gán các mác thép đó cho Strip cần thiết kế thì trong list vật liệu thép không
có các mác thép trên để gán, mọi người trợ giúp mình với?

Chào bạn, bạn click chuột phải vào Strip hoặc chọn các Strip sau đó vào menu
Design > Slab Design Overwrite > Strip Based và thay đổi ở mục Rebar
Material

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 148

120. Hỏi về xác định độ võng của sàn?

Cho em hỏi về phần xác định độ võng giới hạn thì lấy giá trị độ võng như thế
nào? Nếu lấy theo Lx hoặc Ly thì có trừ độ võng của dầm tại vị trí X1, X2, Y1,
Y2 không anh?

Chúng ta sẽ tính độ võng có trừ đi chuyển vị của các gối tựa, điều này được nêu
trong một số tiêu chuẩn liên quan.
• TCVN 5574:2018, mục M.4.1.1 (phụ lục M)
• TCVN 9344:2012 em nhé https://ketcausoft.com/tailieu/posts/tcvn-
9344-2012-danh-gia-do-ben-cua-bo-phan-ket-cau-chiu-uon

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 149

121. Hỏi về nội lực lớn bất thường ở sàn?

Cho em hỏi tại các vị trí cột momen sàn gối khá lớn. Nguyên nhân như thế nào
vậy ạ?

Chào em, anh có thực hiện 2 thay đổi trong mô hình và thấy 2 thay đổi này đều
dẫn đến kết quả mô men âm ở sàn bé hơn hẳn so với phương án ban đầu. Điều
đó cho thấy lý do khiến ban đầu mô men âm tại sàn lớn là sự kết hợp của 2
nguyên nhân: do có dầm ngang 10x50 ở biên làm độ cứng theo phương đó lớn
và tải trọng có xu hướng truyền theo dầm để tác dụng vào vị trí ít chuyển hơn vị
là vị trí sàn công xôn gần cột do đó dẫn đến tải trọng tập trung ở đầu sàn công
xôn cạnh cột và mô men vị trí đó bị lớn em ạ

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 150

122. Hỏi về độ võng của các sườn ván khuôn?

Cho em hỏi về độ võng cho phép của ván khuôn, các sườn trong bài toán thiết
kế hệ cốp pha với ạ?

Chào em, nội dung này em tham khảo Bảng 2 - TCVN 4453:1995 - Kết cấu
BTCT - Thi công và nghiệm thu nhé, theo anh hiểu thì độ võng cho phép là 1/200
nhưng không được vượt quá 5mm

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 151

123. Hỏi về thép chống chọc thủng ở mũ cột ?

Cho em hỏi về thép chống cắt ở khu vực mũ cột (thép móc như hình) khi bố trí
thực tế có cần uốn móc không ạ hay chỉ cần để thẳng?
Em có xem cấu tạo trong catalog của cái đinh chống cắt chỗ gần cột thì họ cấu
tạo thẳng như hình dưới, vậy cái đoạn móc kia mục đích chỉ để cố định cái thép
với nhau hay phải bẻ mỏ để neo ạ. Ví dụ như cái thép chống cắt kia em dùng d8
là thép trơn thì mới cần bẻ mỏ để neo tăng khả năng chịu lực còn nếu dùng thép
vằn thì không cần phải không ạ?

Chào em, theo anh hiểu thì phần bẻ móc đó là phần neo cho cốt thép, khả năng
chống cắt trong trường hợp này là sử dụng lực kéo của cốt thép để giữ các phần
bên tông có xu hướng bị tách ra dưới tác dụng của ứng suất kéo tại vùng đang
xét; cốt thép ở đây chịu kéo và cần phải có neo em ạ, kể cả thép vằn thì vẫn phải
đủ chiều dài neo rồi mới được để thẳng. Như hình ảnh em gửi thì phần neo của
nó được thay thế bằng cái mũ

Vậy trường hợp đối với dầm, tại vị trí nhịp có momen dương, ví dụ em kéo suốt
2D14 và gia cố 2D25 ở giữa thì vẫn đúng chứ ạ. Thanh D25 đó nó chỉ kéo đến
đúng vùng momen tắt và nó không cần bẻ mỏ để neo vào đâu, trong khi nếu mình
dùng thép tròn trơn thì sẽ phải bẻ móc lên, với cả thép bẻ mỏ để neo như anh nói
thì là neo vào vùng nào, ví dụ như thép chịu momen uốn thì neo từ vùng kéo vào
vùng nén ?

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 152

Đúng như bạn đề cập thì đối với thép lớp dưới gia cường bụng dầm, mình chỉ
cần cắt tại vị trí kết thúc mô men (và kéo vào một đoạn bằng Lneo), phần còn lại
thì là thép cấu tạo với mục đích giá cho cốt đai. Còn đối với cốt thép chịu cắt
như trên, theo ý kiến của mình thì hình thức của cốt thép cũng cho thấy đặc trưng
neo và làm việc:
• Do mặt cắt của vết nứt qua cốt thép là bất kỳ nên đoạn neo phải bắt đầu
từ biên của thanh cốt thép
• Đối với vùng đang xét (vùng chọc thủng) thì có một điều dĩ nhiên là
phía dưới luôn là vùng nén, do đó phần neo phía dưới có thể để thẳng;
nhưng với phần phía trên là vùng kéo, nên cấu trúc neo phía trên được
bẻ ngược lại vào vùng bê tông; ở đây có một tác dụng khác nữa giúp
tăng tác dụng neo của thanh thép này chính là cốt dọc.

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 153

124. Hỏi về nội lực sàn trong Etabs, SAFE so với lý thuyết?

Xin hỏi là nhiều trường hợp tính toán nội lực sàn BTCT một phương bằng Etabs,
SAFE với điều kiện biên không lý tưởng (độ cứng dầm, gối tựa nhỏ hoặc rất
nhỏ), thì moment tính theo phương cạnh dài lớn hơn moment tính theo phương
cạnh ngắn. Điều này mâu thuẫn với lý thuyết trong các giáo trình BTCT, xin ý
kiến tư vấn từ KCS.

Chào bạn, vấn đề bạn đề cập không gọi là mâu thuẫn bạn ạ; lý thuyết truyền
thống chỉ áp dụng cho các trường hợp gối lý tưởng, không có chuyển vị; thường
phù hợp với các thiết kế trước đây nhịp ngắn và dầm có tỉ lệ chiều cao trên chiều
dài khoảng 1/8, dầm kê lên tường không có chuyển vị;
Còn trường hợp dầm có độ cứng hữu hạn thì cần phải xem xét phân phối theo độ
cứng. Một cách bạn có thể nhận thấy vấn đề này mà không cần tính toán chính
là cảm nhận độ cong của sàn. Độ cong của sàn càng lớn chứng tỏ mô men càng
lớn. Độ cong theo phương nào lớn hơn chứng tỏ mô men theo phương đó lớn
hơn và phương đó đang là phương làm việc chính.

Điều nay có thể hiểu dễ hơn bằng sơ đồ minh họa phía dưới đối với sàn không
dầm. Đối với sàn không dầm (bạn có thể tra cứu một số bảng tra theo phương
pháp cổ điển) thì rõ ràng phương truyền lực là phương cạnh dài chứ không phải
cạnh ngắn. Độ cong theo phương ngày lớn hơn cũng đang chứng tỏ nó có nội
lực lớn hơn.
Tương tự như thế bạn có thể phát triển thêm là trường hợp dầm bẹt, lúc đó nội
lực cũng sẽ phân phối theo chiều cạnh dài.

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 154

Một điểm nữa là phương pháp PTHH là phương pháp đã được thừa nhận; kết
quả của nó chắc chắc không có gì phải tranh cãi nếu chúng ta mô hình chính xác.
Việc so sánh sẽ trở nên khập khiễng nếu chúng ta áp dụng những điều kiện biên
khác nhau. Bạn muốn SAFE có kết quả giống với lý thuyết cổ điển thì bạn hãy
khai báo dầm có chiều cao rất lớn (độ cứng lớn) để nó giống với điều kiện lý
thuyết cổ điển bạn ạ.

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 155

PHẦN 7. CẤU KIỆN KHÁC

125. Hỏi về mô hình cầu thang trong Etabs?

Cho em hỏi khi mô hình sàn cầu thang trong Etabs, em thấy có người dùng cách
là thay vì vẽ cầu thang thì sẽ vẽ 1 tấm sàn kiểu Membrane (chỉ chịu kéo, nén,
không chịu uốn). Tại sao khi vẽ chéo thì mô hình là Shell (có khả năng chịu uốn)
mà khi phẳng lại là Membrane ạ?

Việc sàn có khả năng chịu uốn sẽ khiến sàn tham gia cùng dầm trong việc chịu
tải trọng thẳng đứng, làm giảm nội lực trong dầm; tuy nhiên thực tế bản thang
không nằm trong mặt phẳng sàn nên không thể phân phối nội lực cho dầm
Do đó, với mục đích chỉ để truyền tải trọng; bản thang trong trường hợp trên
được khai báo là membrane

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 156

126. Nhờ tư vấn về kết cấu khung thép

Em đang thiết kế 1 công trình khung kính cao khoảng 10m, có hệ trục đứng là
thép ống D150 còn lại là thép giằng như hình. Em có 2 câu hỏi như sau:
1. Tuy khung kính nhưng em quy hết tải gió về cột biên, tại em thấy nếu
mô phỏng kính vào thì kính sẽ giằng hệ khung lại, như vậy là không
đúng thực tế (kính ốp ngoài). Em làm vậy có đúng không?
2. Hệ khung có những thanh giằng, nếu không release moment thì moment
nó ra quá lớn và không thỏa, vậy trường hợp này em cần release hay
không?

Chào em, ý kiến của anh về bài toán trên như sau:
1. Vì mục đích của việc nhập tải gió trọng gió trong trường hợp này là để
tính toán khung; nên khi không thể có cách thức chính xác, có thể chọn

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 157

phương pháp đơn giản và an toàn; đó là tính toán tải trọng ở các mức
sàn và gán ở mức sàn, trong trường hợp này tác động của tải trọng gió
là lớn nhất do có cánh tay đòn lớn nhất. Gán ở mức sàn thì em có thể
quy đổi thành một lực tập trung và gán tại vị trí tâm hình học
2. Giằng (theo anh hiểu ở đây là giằng chéo) được bố trí với mục đích hạn
chế chuyển vị công trình thông qua việc hạn chế chuyển vị của các nút
khung; có nhiều hình thức giằng trong đó có hình thức giằng chỉ chịu
kéo, cấu tạo giằng chịu kéo là hai đầu khớp và được bố trí dưới dạng
chữ thập để phù hợp với tác dụng đảo chiều của tải trọng gió

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 158

127. Hỏi về sơ đồ tính dàn thép?

Giả sử em có dàn thép ở trên các nút dàn đều quy tụ một điểm. Vậy cho em hỏi
để mô hình trong phần mềm thì Trường hợp 1 và 2 cái nào đúng ạ và anh giải
thích giúp em ạ?

Theo anh hiểu, về truyền thống thiết kế dàn, do phương pháp tính toán nội lực
còn hạn chế, nên trước đây thường giả thiết là các thanh liên kết khớp tại nút.
Khi tất cả liên kết được coi là khớp, kết cấu yếu hơn một chút so với liên kết
ngàm, nhưng tính toán nội lực, thiết kế cấu kiện và thiết kế liên kết đơn giản hơn
do chỉ có lực dọc.
Xét với sơ đồ tính toán phía trên của em, em hoàn toàn có thể coi tất cả là liên
kết cứng (ngàm, không cho các cấu liện liên kết xoay tương đối với nhau), và
sau đó khi tính toán liên kết thì cần xét đến mô men phát sinh trong các cấu kiện.
Trở lại câu hỏi của em, xét giữa sơ đồ 1 và sơ đồ 2 thì sơ đồ 1 là hợp lý hơn, vì
thanh cánh dưới và thanh cánh trên có cấu tạo liên lục, do đó trong sơ đồ tính
phải được coi là liên kết cứng. Bên cạnh đó, kích thước của thanh cánh tương
đối lớn so với kích thước tổng thể, đóng góp độ cứng chống uốn của nó vào độ
cứng tổng thể là khá lớn, do đó nếu coi liên kết là khớp (vì mục đích tính toán
đơn giản) thì sẽ rất lãng phí. Còn các thanh bụng liên kết với nó thì có thể coi là

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 159

khớp (giải phóng liên kết 2 đầu thanh bụng). Nhắc lại là "có thể coi" vì như đã
nói, khi coi là khớp thì kết cấu sẽ yếu hơn một chút nhưng thiết kế thanh bụng
và liên kết của nó vào thanh cánh đơn giản hơn do chỉ có lực dọc. Còn ngược
lại, em có thể coi toàn bộ là liên kết cứng miễn là khi tính toán có xét đến mô
men.

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 160

128. Hỏi về sơ đồ tính tượng phật?

Cho em hỏi: Tượng phật trong công trình này mình mô hình trong etabs thế nào
ạ và tải trọng mình sẽ tính như nào ạ?

Chào em, với những công trình như thế này, trước hết cần xác định dạng kết cấu
và quy về sơ đồ càng đơn giản càng tốt. Công trình này sẽ có 2 dạng là đổ bê
tông, hoặc trụ ở giữa và bọc tôn (cấu tạo như alumium); dù là gì thì nó sẽ thường
được thiết kế như là một công xôn như đường màu đỏ, phần còn lại sẽ được gán
dưới dạng tải trọng (đối với trường hợp đổ bê tông, có thể đổ cột đứng sau đó đổ
thêm các đợt sàn làm việc dạng công xôn và chèn vật liệu khác ở giữa).
Trụ này tốt nhất là được kéo thẳng xuống dưới, khi không thể kéo thẳng (do
vướng không gian) thì sẽ làm dạng kết cấu chuyển.
Tải trọng được tính gần đúng, vì cần thống nhất rằng gần như không thể mô hình
chính xác hình thức hình học (điều này khó ngay cả với bộ môn kiến trúc), do
đó tải trọng đứng cũng như độ lệch tâm của tải trọng đứng được xác định một
cách gần đúng và thiên về an toàn, được gán vào đỉnh cột có bổ sung thêm cả
mô men do tải trọng lệch tâm (lệch tâm ở đây là trọng tâm tượng không trùng
trọng tâm cột).

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
Hỏi đáp các vấn đề về Thiết kế Kết cấu 161

Đối với tải trọng gió thì mình coi là hình trụ (hoặc hình nhữ nhật) có kích thước
lấy ở mặt cắt ngang lớn nhất để thiên về an toàn

Công ty TNHH Kết Cấu WEFLY - https://wefly-str.com Hồ Việt Hùng


KetcauSoft - Phần mềm thiết kế kết cấu - https://ketcausoft.com
IFD - Thiết kế Móng PBC - Tính toán sức PFD - Thiết kế Móng EQL - Tính toán tải WDL - Tính toán tải RCC - Tính toán và
đơn chịu tải của Cọc cọc trọng Động đất trọng Gió thiết kế cốt thép Cột

KTV - Kiểm tra Vách RCBc - Tính toán cốt RCSc - Thiết kế cốt STF - Thiết kế khung
thép Dầm thép Sàn thép �ền chế

IFDe - Triển khai chi PFDe - Triển khai chi RCCd - Triển khai chi RCB - Triển khai chi RCS - Triển khai cốt
�ết Móng đơn �ết Đài cọc �ết Cột - Vách �ết Dầm thép Sàn

Pile Check - Hỗ trợ Structural Modelling ETA - Tự động hoá TMT - Thuyết minh KCS GSA - Phần mềm phân
kiểm tra Cọc - Triển khai kết cấu mô hình ETABS �nh toán tải trọng �ch đánh giá kết cấu

QuickC - Tiện ích KCS Panel - Bảng SFD - Triển khai chi PT Sec�on - Triển LAT - Triển khai chi VCT - Vẽ mặt cắt
�nh nhanh của công cụ của �ết Móng băng khai Mặt cắt sàn �ết Lanh tô Thang
KetcauSo� KetcauSo� UST

QuickDraw - Tiện CTK - Thống kê cốt STK - Thống kê thép KCS Etabs GEN - KCS Plo�er - In ấn Excel To PDF - Hỗ
ích vẽ nhanh của thép hình Phần mềm hỗ trợ tự động trong CAD trợ xuất file PDF
KetcauSo� Etabs

You might also like