You are on page 1of 570

PHAN TRƯỜNG PHIỆT

GIÁO SƯTIẾN SỸ ĐIA KỸ THUÂT

Cơ HỌC ĐẤT ỨNG DỤNG


VÀ TÍNH TOÁN
CÔNG TRÌNH TRÊN NÊN ĐẤT
THEO TRẠNG THÁI GIỚI HẠN
■ ■

(Tải bản)

NHÀ XUẤT BẢN XÂY D ựN G


HÀ NÔI -2010
LỜI NÓI ĐẦU

Với :iiốn sách này, tác giả hy vọng giúp sinh viên mới ra trường, k ĩ sư trẻ có tài liệu
tham ktảo và lảm quen với các kiến thức cơ bản của k ĩ thuật nền móng hiện đại.
Nhu tên cuốn sách, sách gồm ba phần:
Pliẩi Các tính chất địa kĩ thuật của dất trên cơ sở nghiên cứu với mẫu đất.
P hẩi B: Cơ học đất íữig dụng.
Phẩi C: Nội diing tính toán thiết k ế theo trạng thái giới hạn phá hoại và trạng thái giới
hạn sử iụ n g của hệ côn^ trình - nền đất.
Do đặc điểm phát triển lịch sử, môn C ơ học đất và nền móng nước ta chịu lần ỈK0 ảnh
hưâng :ủa hai trường phái lớn của th ế giới: trường phái Xô viết và trường phái Ấu - Mỹ,
nên klìi viết cuốn sách này tác giả định hướng rõ ràng: k ế thừa có chọn lọc các thành tiũi
đ ã đạt Ấược trong mấy chục năm xây diữig đất nước x ã hội chủ nghĩa và hiện đại hóa theo
m ột lôdc hợp lí trên kho tàng kiến thức th ế giới đương đại. Tuy nhiên, có trang này hay
chươniị kia của cuốn sách, địnlì hướng trên khó thực hiện, tác giả đành phải nêu cái này
íliuộc vường phcii này, cái kia thuộc trường phái kìa và kèm theo vài lời bình luận chủ
quan c,iơ mình. Mong dộc giả ìlìônịỉ cảm sự yếu kém của tác giả và góp ý phương thức giải
quyếi. Cũng vì vậy, cuốn sách này cũng s ẽ lả nguồn cảm hứng của k ĩ sư, học viên cao học
khi tìm chọn lựa đề tài nghiên cíiìi của mình.
C hõ': cuốn sách có hai phụ lục, một là mô hình li tâm Địa k ĩ thuật, hai là phương pháp
plìần ti' dứng Địa kĩ thuật - một phương pháp s ố Địa k ĩ thuật. Đây là hai vấn đề lí thú của
Đi/I k ĩ iìiiật mà nhiều người làm Địa k ĩ thuật quan tâm. Do khuôn kh ổ cuốn sách, hai vấn
dề trêu chỉ được trình bày nịịắn gọn ỏ dạng phụ lục. Bạn đọc quan tâm, xin trao đổi với tác
í^iá và ác gicí cữníỊ moni> dợi sựgiơo lưu ấy.
Đ ể ả m rõ ní>liĩa, các thuật ngữ dịa k ĩ tììiiậl tiếng Việt đều có kèm theo tiếng Anh.
N hái cuốn Síich xiiấỉ bủn. túc giả cảm ơn những NCS Việt Nam ở nước ngoài gửi tặng
n h iê u i 'ii liệu cỊiiý hiếm và Iìlìữní> N C S trong nược đ ã cộng tác tro n g q u á trình nghiên cứu
và biêì soạn.
M oi í’ m uốn tlìì làii vậy nlìưní’ tài hèn lực m ọn, chắc không th ể không có thiếu sót trong
cuốn scch n ủ \. T ác í^iíí xi lì cảm ơn írước bạn đọc vê những góp ý clìO lẩn tái bản được tốt ìưxti.

Tác giả
Phần A
TÍNH CHẤT XÂY DựNG CỦA ĐẤT ■

C hương 1

ĐẶC TÍNH CỦA ĐẤT VÀ PHÂN LOẠI ĐÂT

1.1. ĐẶT VẤN ĐỂ

Phân loại đất với mục đích xây dựng nói chung (làm nền, làm môi trường xây dựng hầm
hào, ^àm vật liệu xây dựng), một mặt là để lựa chọn chính xác phương pháp nghiên cứu sử
dụng một mặt là đế đánh giá đất cho phù hợp với thực tế khách quan đặng có được những tri
thức cần thiết cho việc dùng đất vào các mục đích khác nhau trong xây dựng công trình.
IVuốn cho việc phân loại đất vừa có căn cứ lí luận khoa học vừa có giá trị thực tiễn khi
chọn đặc tnmíí của đất để phân loai cần phải thoả mãn hai yêu cầu cơ bản sau đây;
1 Phản ánh đầy đủ và khách quan đặc tính biến đổi không ngừng của đất vì đất là sản
phẩư tự nhiên, chịu tác dụng không ngừng của hoàn cảnh môi trường tồn tại.
2 Làm cãn cứ khoa học đê dự đoán hành vi ứng xử của đất trong điều kiện của môi
trưỜTíỉ làm việc cùng với công trình.
Kinh nghiệm xây dựng đã chứna tỏ rằng khi phân loại đất phải xét đến tổ hợp các nhóm
hạt C1 bản tạo đất và tác dụng tương hỗ giữa thể rắn và thể lỏng của đất.
Với đất chứa chủ yếu cát nhóm hạt thỏ thì độ lớn của nhóm hạt, cấp phối của chúng
quyê định chủ yếu đến tính chất xây dựng của đất thông qua các đặc tính về thấm về biến
dạng và chống trượt của đất. Do vậy đối với loại đất này thì phân loại theo độ lớn và cấp
phối hạt là thích hợp.
Eối với đất chứa các nhóm hạt mịn thì kích cỡ hạt, cấp phối hạt tuy ở một mức độ nào
đó ciing phản ánh được tính chất của đất nhưng không phản ánh được những đặc tính của
đất có liên quan đến thành phần khoáng vật, mức độ phân tán và thành phần ion trao đổi
tronị đất. Do vậy, đối với đất hạt mịn có tính dính thì cần thiết phải xét đến, ngoài kích cỡ
và C íp phối của đất, các giới hạn Atlerberg của đất.
Riân loại đất nhằm mục đích đặt tên cho đất. Kèm theo một tên đất là cả một loạt tính
chất đặc thù của đất mà các nhà khoa học, các nhà xây dựng đã ngầm hiểu với nhau. Các
tính chất đặc thù của mỗi loại đất ấy đã được tích luỹ hệ thống từ bao kinh nghiệm quý báu
của bao thế hệ kĩ sư xây đựng.
Về phân loại đất hiộn nay có hai xu hưóng, một là tách riêng trạng thái vật lí của đất (độ
chặt, độ sệt, v.v...) khi đặt tên đất; hai là xét kèm theo trạng thái vật lí của đất.
Xu hướng thứ nhất, cho tên đất riêng và trạng thái vật lí của đất riêng. Ví dụ như đối với
đất cát thì xét riêng cấp phối hạt của đất tốt hay xấu v.v... Đối với đất dính thì xét riêng
trạng thái dẻo, lỏng của đất v.v...
Xu hướng thứ hai, cho biết một vài trạng thái vật lí quan trọng kèm với tên đất. Ví dụ
đối với đất cát thì phân thành đất cát cấp phối tốt, đất cát cấp phối xấu v.v...; đối với đất
dính thì tên đất có kèm theo tính dẻo của đất cao hay thấp v.v...
Tuy nhiên, nếu thực hiện đầy đủ các bước đánh giá đất về mặt xây dựng theo các tiêu
chuẩn của mỗi quốc gia thì dù theo xu hướng thứ nhất hoặc thứ hai, người kĩ sư đều có đủ
thông tin cần thiết để sử dụng đất một cách sáng tạo theo tiêu chuẩn hiện hành của mỗi nước.
Chương này gồm những kiến thức cơ bản về đất cần cho sự phân loại đất.

1.2. PH Â N N H Ó M H Ạ T ĐẤ T

Đất có cấu tạo hạt nên có tên gọi là vật liệu hạt (granular material). Kích thước hạt
trong đất rất khác nhau, nếu ví hạt nhỏ nhất là viên bi trẻ em chơi thì hạt lớn nhất bằng quả
đất chúng ta đang sống. Do vậy không thể nghiên cứu từng hạt tạo thành đất mà phải
nghiên cứu từng nhóm hạt, mỗi nhóm có tính chất đặc trưng. Hiện đã thống nhất được tên
các nhóm hạt cơ bản như sau: nhóm hạt sét (Clay), kí hiệu C; nhóm hạt bụi (Silt), kí hiệu
M; nhóm hạt cát (Sand), kí hiệu s và nhóm hạt sỏi(Gravel), kí hiệu G.
Lớn hơn hạt sỏi là hạt cuội và hòn đá hộc.Đặc tính cơ bản của các nhóm hạt cơ bản
như sau:
* Nhóm hạt sỏi:
- Tỉ diện tích rất nhỏ, không đáng ỉ ể.
- Không dính ngay cả khi ẩm ướt.
- Độ dâng cao của nước mao dẫn rất nhỏ, không đáng kể.
- Không giữ được nước.
* Nhóm hạt cát:
- Tỉ diện tích nhỏ, khoảng 0,001 - 0,04 m^/g.
- Tính thấm lớn.
- Có thể có tính dính khi ẩm nhưng không dẻo và tính dính mất đi khi bão hoà nước
(tính dính giả).
- Độ dâng cao của nước mao dẫn nhỏ.
- Giữ đươc nước ít.
* N ióm hạt bụi:
- Tỉ diện tích vào khoảng 0,04 - 1,0 mVg.
- T ó h thấm khá nhỏ.
- Khi ẩm có tính dính và có tính dẻo.
- Khi sũng nước dễ chảy loãng.
- H it và giữ được nước nên thể tích đất tăng lên khi hút ẩm và co lại khi mất nước.
- N lớc m ao dẫn dâng tương đối cao và tưcmg đối nhanh.
* Nióm hạt sét:
- Tỉ diện tích lớn, khoảng 20 - 800 m^/g.
- H ếu như không thấm nước.
- Tính hút ẩm lớn và có khả năng giữ nước nhiều.
- Khi hút ẩm thể tích tăng lên nhiều, khi khô co ngót rõ rệt.
- Khi sũng nước không chảy loãng như nhóm hạt bụi.
- Tính dính và tính dẻo lófn.
Cần lưu ý rằng, đến nay các nước không thống nhất về đường kính phân nhóm hạt. Do
vậy khi xem xét các hệ thống phân loại khác nhau của mỗi nước cần thiết phải biết các
đường lính phân nhóm hạt tưcmg ứng.
Trưđc năm 1993, ở nước ta quy định phân nhóm hạt theo bảng 1.1.

Bảng l . í . Bảng phán loại nhóm hạt

Tên nhóm hạt Kích thước hạt (mm)


1. Đá ăn và đá hộc
rất lớn >800
lớn 600 - 400
vừa 400 - 200
nhỏ 2 0 0 - 100
2. Cuội và dăm
rất lớn 100 - 60
lớn 6 0 -4 0
vừa 4 0 -2 0
nhỏ 2 0 -1 0
3. Sỏi iạn
lớn 1 0 -6
vừa 6 -4
nhỏ 4 -2
Tên nhóm hạt Kích thước hạt (mnn)
4. Cát
rất lớn 2-1
lớn 1 -0,5
vừa 0,5 - 0,25
nhỏ 0,25-0,1
5. Bụi
lớn 0,1 -0,05
vừa 0,05-0,01
nhỏ 0,01 - 0,005
6. Sét < 0,005

Nhóm hạt bụi và nhóm hạt sét được tách riêng bằng rây có mắt o .lm m thuộc bộ rây tiêu
chuẩn của Liên Xô (cũ).
Đến năm 1993, TCVN 5747 : 1993 quy định phân loại nhóm hạt theo bảng 1.2.

Bảng 1.2. Phân loại nhóm hạt theo TCVN 5747: 1993

Tên nhóm hạt Kí hiệu (theo tiếng Anh) Đường kính phân nhóm (mm)

Đá tảng B (Doiildei ) >300

Cuội và dãm Co (Cobble) 300- 150

Sỏi và sạn G (Gravel) 150-2,0

Cát s(Sand) 2 - 0,06

Bụi M (Silt, Mo) 0,06 - 0,002

Sét : (Clay) < 0,002

Đối chiếu vói các phân loại nhóm hạt đã từng dùng, cách phân loại của TCVN 5747 : 1993
đã thay đổi hai giới hạn phân nhóm: lấy 0,002mm (thay cho 0,005mm) làm giới hạn trên
của nhóm hạt mịn (gồm nhóm hạt bụi và nhóm hạt sét). So với những cách phân loại nhóm
hạt trên thế giới, thì hai giới hạn này của TCVN 5747 : 1993 giống với hai giới hạn lương
ứng của cách phân loại của nước Anh, (một điểm hơi khác là cách phân loại của Anh, giới
hạn trên của nhóm hạt mịn là mắt rây N" 25 - 63(iin (0,063mm)). Do vậy, người sử dụng
đất nhận thấy khó dùng nếu không có bô rây tiêu chuẩn trong đó có rây tưcmg ứng với rây
N° 25 của Anh.
Tham khảo: Hiện nay có nhiều dự án nước ngoài thực hiện ờ ta; nhiều kĩ sư xây dựng
phải tiếp xúc với những đồ án thiết kế của nước ngoài. Đe giúp họ có kiến thức \’ìi những tài

8
liệu liêr, quan đến tiêu chuẩn thiết kế, chúng tôi trích dẫn những phần tham khảo quan
trọng cho từng đề mục.
Cách phân loại nhóm hạt hiện dùng ở Trung Quốc được trình bày ở bảng 1.3.

Bảng 1.3. Phân loại nhóm hạt của Trung Quốc

Tên nhóm hạt Đường kính (mm)


Đá tảng >300
Đá lăn và đá hộc 300 - 60
Nhóm hạt thô Cuội và dăm
to 6 0 -2 0
vừa 2 0 -5
nhỏ 5 -2
at
to 2 -0 ,5
vừa 0,5 - 0,25
nhỏ 0,25-0,10
Nhóm hạt mịn Mịn 0,10-0,005
Bụi 0,05 - 0,005
Sét < 0,005

Tneo cách phân nhóm hạt này thì nhóm hạt cuội (dăm) và nhóm hạt cát (to, vừa, nhỏ)
được xêp vào nhóm hạt thô. Nhóm hạt cát mịn, nhóm hạt bụi và nhóm hạt sét được xếp vào
nhórr. hit mịn và được tách ra bằng rây có mắt 0,1 mm thuộc bộ rây tiêu chuẩn của Liên Xô
(cũ) rnàở ta thường dùng.
Trước đây, Trung Quốc cũng như chúng ta, thường áp dụng các tiêu chuẩn của Liên
Xô c3 /à công nhận bảng phân nhóm hạt tươiig tự với bảng 1.1 với nhóm hạt sét có
d < 0,CO5mm và nhóm hạt mịn (gồm nhóm hạt sét và nhóm hạt cát) lọt qua rây tiêu
c h u ẩ i 0,1 mm và vẫn dùng bộ rây tiêu chuẩn của Liên Xô mà phòng thí nghiệm nào
cũ n g cc.
Na>, theo bảng phân nhóm hạt mới (bảng 1.3), nhóm hạt mịn vẫn có đường kính nhỏ
hơn ( .In m nên vẫn sử dụng được bộ rây vốn có nhưng đã quy nhóm cát mịn của nhóm hạt
cát Vì lỶióm hạt mịn.
Nhiẻu nhà khoa học cho rằng, cách phân nhóm theo bảng 1.3 của Trung Quốc đã thừa
hưởng các thành tựu mới của Địa kĩ thuật thế giới trong những thập kỉ cuối cùng của thế kỷ
X X ihưng vẫn bảo tồn được kinh nghiệm quý báu đã đúc kết hàng nửa thế kỉ xây dựng đất
nướcTiung Hoa cường thịnh.
Tiêu chuẩn của nước Anh quy định phân nhóm hạt theo bảng 1.4.

Bảng 1.4. Phân loại nhóm hạt của Anh

Tên nhóm hạt Đường kính (mm)


Nhóm hạt thô 1. Đá hòn (Stone)
Đá lăn (boulder) >200
Cuội và dăm (cobble) 200 - 60
Nhóm hật thô 2. Sỏi và sạn (Gravel) G
to 6 0 -2 0
vừa 2 0 -6
nhỏ 6-2
3. Cát(Sand)- s
to 2 - 0,6
vừa 0,6 - 0,2
nhỏ 0,2 - 0,06
Nhóm hạt mịn 4. Bụi (Silt) - M
to 0,06 - 0,02
vừa 0,02 - 0,006
nhỏ 0,006 - 0,002
5. Sét (Clay) - c < 0,002
Trong đó có hạt keo < 0,001

Theo cách phân nhóm này thì nhóm hạt mịn được tách ra bằng phưcíng pháp rây ướt,
qua ráy số 25 có mắt lưới 63)j,m của bộ rây tiêu chuẩn của Anh.
Hộ thống phân loại đất của Cục Đường bộ và Giao thông vận tải Mỹ AASHTO
(American Association of State Highway and Transportation Officials) có cách phàn nhóm
hạt như ở bảng 1.4 (tên cũ là AASHO - American Associatinn of State Highvvay Officials).

Bảng 1.5. Phân loại nhóm hạt của AASHTO Hoa Kỳ

Tên nhóm hạt Kích thước (mm) Ghi chú

Nhóm hạt thô Sỏi (Gravel) G 75 - 2,00 Trên rây số 10 và nhỏ hơn 3 in

Cát(Sand)- s
to 2,00 - 0,425 Dưới rây số 10 và trên rây sô' 40

nhỏ 0,425 - 0,075 Dưới rây sô' 40 và trên rây sô' 200

10
Tên nhóm hạt Kích thước (mm) Ghi chú
Nhón hạt mịn Bụi (Silt) - M 0,075 - 0,002 Qua rây số 200
Sét (Clay) - c <0,002
The* hệ thống phân loại AASHTO thì nhóm hạt mịn được tách ra qua rây số 200 có mắt
rây 0,0"5mm.
Cũn; ở Hoa Kỳ nhưng hệ thống phân loại uscs (Unified Soil Classification System) lại
lấy cácl phân loại nhóm hạt khác như nêu trong bảng 1.6 .

Bảng 1.6. Phân loại nhóm hạt theo u s c s (Hoa Kỳ)

''ên nhóm hạt Kích thước (mm) Ghi chú


Sỏi (Gavel) - G
to 75 - 19,0 Trên rây 3/4 in và nhỏ hơn 3 in
nhỏ 19,0 - 4,75 Dưới rây 3/4 in và trên rây số 4
Cát (S.nd) - s
to 4,75 - 2,00 Dưới rây sô' 4 và trên rây số 10
vừa 2,00 - 0,425 Dưới rây số 10 và trên rây số 40
nhỏ 0,425 - 0,075 Dưới rây số 40 và trên rây số 200
Hạt mn (Fine grain) - F
Bụi hoặc sét < 0,075
Bụi và sét

Thei cách phân nhóm hạt của ưscs thì không xét đường kính phân nhóm giữa nhóm
hạt bụi 'à nhóm hạt sét.
Phâi loại nhóm hạt thưòng dùng ở Pháp được trình bày ở bảng 1.7.

Bảng 1.7

Tên nhóm hạt và kí hiệu Kích thước (mm)


ỵ>i (Gravier) - G 2 0 -2
2át (Sable) - s
Cát to 2 - 0,2
Cát nhỏ 0,2 - 0,02
Bụi (Limon) - M) 0,02 - 0,002
Sét (,\rgile) - c < 0,002

11
Lớn hơn nhóm sỏi là nhóm hạt cuội (caiUoux) và lớn nhất là nhóm hòn đá (Enrochenients)
có kích cỡ lớn hơn 200mm.
Cách phân loại này chính là cách phân loại của Atlerberg, các đưòfng kính phân nhóm
tạo nên cấp số có công sai là 1/ 10: 0 ,002, 0 ,02, 0 ,2, 2 , 20, 200.
Cách phân loại của Atlerberg được dùng nhiều với một vài thay đổi ở đường kính nhóm
hạt bụi: thay đường kính giới hạn trên là 0,063m m (với số tròn (0,06) thay cho 0,02. Ví dụ
cách phân loại của M IT (M assachusetts Institute of Technology) và cách phân loại theo
Tiêu chuẩn của Đức. Cần lưu ý rằng cách phân nhóm của mỗi nước quyết định bộ rây tiêu
chuẩn của mỗi nước và hệ thống phân loại đất lại có quan hệ với cách phân nhóm hạt và bộ
rây tiêu chuẩn. Ví dụ phân nhóm hạt m ịn với nhóm hạt thô dùng rây mịn nhất hoặc là
0 ,lm m (Trung Quốc), hoặc 0,063mm (Anh), hoặc 0,075mm (Mỹ), 0,08m m (Phấp) v.v...

1.3. THÀNH PHẦN KHOÁNG VẬT VỚI NHÓM HẠT

Nghiên cứu thực nghiệm đã chứng tỏ rằng giữa đường kính hạt đất và thành phẩn
khoáng vật của hạt có quan hệ mật thiết.
Hạt đất có hai nguồn gốc sinh thành: khoáng vật tạo đá mẹ và vật hữu cơ, trong đó
nguồn gốc thứ nhất là chủ yếu.

1.3.1. Thành phần khoáng vật của nhóm hạt thô

Những hạt đất có kích cỡ lófn hơn hạt cát thường được hình thành từ tác dụng phong hoá
vật lí của tảng đá mẹ. Tảng đá mẹ bị vỡ vụn, mảnh đá vỡ có thành phần đơn khoáng hoặc
đa khoáng và các khoáng vật này đều là khoáng vật nguyên sinh: thạch anh, íenspat, canxit,
mica trắng, mica đen, v.v...

1.3.2. Thành phần khoáng vật của nhóm hạt cát

Cát có nguồn gốc của mảnh đá vỡ nhưng có mức độ vỡ vụn cao hơn. Do đó, hạt cát
thường do một trong những khoáng vật tạo đá nguyên sinh như đã nêu trên tạo nên. Mỏi hạt
cát có thành phần khoáng vật, hoặc là thạch anh, hoặc là fenspat, hoặc là mica đen, mica
trắng. Do fenspat và mica đen dễ bị phong hoá hoá học để chuyển thành các loại khoáng
vật sét nên trong cát hạt nhỏ thường gặp các hạt thạch anh và mica trắng; các hạt thạch anh
gây được vết nước lên kính và các hạt mica trắng óng ánh dưới ánh mặt trời. Thạch anh và
mica trắng không ưa nước.

1.3.3. Thành phần khoáng vật của nhóm hạt bụi

Nhóm hạt bụi có thành phần khoáng vật như cát mịn đã nêu ở trên. Do tỉ diện tích
không lớn, do thành phần khoáng vật không ưa nước nên tính giữ nước và tính dính kết của
nhóm hạt bụi nhỏ.

12
1.3.4. T h àn h phịần khoáng vật của nhóm hạt sét
Nhóm hạt sét là nhóm hạt nhỏ nhất tạo nên đất. Thành phần khoáng vật của nhóm hạt
sét rất phức tạp. Ngoài một số ít là khoáng vật nguyên sinh như thạch anh, canxit ở mức độ
phân tán cao nhưng vẫn có đường kính lớn hon 0 ,002mm, phần lớn là khoáng vật thứ sinh,
chủ yết là khoáng vật sét. Khoáng vật sét là tên gọi chung của các khoáng vật thứ sinh
được hìih thành từ quá trình phong hoá hoá học các khoáng vật nguyên sinh tạo đá. Ví dụ,
khoáng vật sét kaolinit là kết quả của quá trình phong hoá hoá học của khoáng vật fenspat
có troní; đá granit. Các hạt khoáng vật sét rất nhỏ, thường không lớn hơn 0,002mm nên các
hạt khcáng vật sét thường thuộc nhóm hạt nhỏ nhất trong đất mà có tên thường dùng là
nhóm hỊt sét.
Khcáng vật sét, thường gặp là kaolinit, ilUt, montmorillonit và bentonit, là hợp chất
alumo-silicát chứa chủ yếu silic (SÌO9) và alumin (AI2O3) (khoảng 70% khối lượng) và một
ít sắt, rragiê, canxi và kali.
Tinh thể của khoáng vật sét có cấu trúc inạng dạng lớp không ổn định khi gặp nước.
Nước ớ dạng ion (O"^, OH") xâm nhập được vào mạng tinh thể và đẩy các lớp ion có liên kết
yếu Iroig mạng tinh thể ra xa nhau làm cho klioáng vật sét và do đó, nhóm hạt sét có tính
ngậiTi nJỚc lớn và tính nở thế tích lớn (có tính co lớn khi mất nước).
Tỉ ciện tích và hoạt tính của các loại khoáng vật sét rất khác nhau như trình bày ở
bảng l.s.
Báng 1.8

rên khoáng vât sét Ti diện tích Hoạt tính A

Montmorillonil
(gọi tắt là mông-mô) > 800 (m^/g) >5

Illit 65 - 200 «0,9

Kaolinit 10-20 ^0,4

Ghỉ chú:
Chi số dẻo
ỉloit tính (Activity) =
Lượng chứa nhóm hạt sét (%)
Có hể dùng hoạt tính để phán biệt loại khoáng vật sét có trong đất.

1.4. HỈNH DẠNG HẠT V Ớ I NHÓM HẠT

Vớ mắt thường, kính lúp, kính hiển vi thường và kính hiển vi điện tử,các nhà khoa học
về đít Jã nhận biết các dạng cơ bản cúa hạt như sau: dạng khối, dạng dẹt, dạng tấm (hoặc
phiến) dạng kim.

13
Dạng của hạt đất quyết định một số tính chất xây dựng của đất như tính nén lún, tính chống
trượt (chống cắt) tứứi lưu biến, v.v... Đất gồm hạt sắc nhọn có tính nén lún lớn khi chịu lực do
cạnh sắc nhọn bị sứt vỡ nhưng có tính chống trượt lớn do tác dụng xen cài giữa các hạt. Ngược
lại, đất gồm hạt nhẵn có tứứi nén lún rất nhỏ và có nội ma sát rất thấp. Đất cát gồm nhiều vảy
mica có hành vi đối xử khi chịu lực nén và lực cắt khác với đất cát bình thường.

1.4.1. Hình dạng và đường kính của hạt đất thuộc nhóm hạt thô và rất thô
Mảnh vỡ của đá có dạng bất kì, từ dạng dẹt đến dạng khối. Nguyên thuỷ, hạt có cạnh
sắc nhọn, mặt ngoài thô nhám; sau đó do va chạm, mài mòn trong quá trình vận chuyển tự
nhiên, hòn đá, hạt đất trở nên tròn nhẵn. Tảng đá trở thành hòn đá lăn, dăm đá trở thành hạt
cuội, sạn đá trở thành hạt sỏi, v.v...
Do hình dạng không quy tắc của hạt đất nói chung, các nhà khoa học đã đề ra một số
đại lượng đặc trưng cho hình dạng không quy tắc của hạt đất thô.

1.4.1.1. H ệ sô' th ể tích (V olum etric coefficient)


Theo định nghĩa của Joisel (1948), hệ số thể tích, kí hiệu v.c là tỉ số giữa thể tích hạt
đất với thể tích của khối cầu nhỏ nhất chứa trọn vẹn hạt đất.
Kí hiệu; V - thể tích hạt đất; a - chiều dài max của hạt đất thì công thức v.c như sau:
6v
v.c = ( 1- 1)
Tra'
Các trị số tham khảo của v.c cho ở bảng 1.9.

Bảng 1.9

Hình dạng hạt v .c


Hình cầu 1
Hình hộp 0,37
Hình tứ diện 0,22
Hạt sỏi tròn 0,34
Mảnh đá hình nêm 0,22
Hình hạt dẹt 0,07
Hình thỏi dài 0,01

Trong thực tế, đối với nhóm hạt thô, trị sô của hệ số thể tích v.c thav đổi trong phạm vi
từ 0,01 -0 ,3 4 .

1.4.1.2. Độ tròn của hạt đát (Roinidness)


Độ tròn của hạt, theo Youd (1973), kí hiệu là R, là tỉ số giữa bán kính nhỏ nhất cửa
đường bao hạt với bán kính vòng tròn ngoại tiếp của hạt. Các trị số về độ tròn R của hal có
thể định lượng bằng mắt, theo thang độ ghi ở bảng 1. 10.

14
Bảng 1.10

14.1.3. Đ ư ờ ng kính của hạt đất thô


líc h thước của hạt đất thô được xác định định lượng bằng đường kứứi của hạt. Như đã
biết hạt đất thô có hình dạng không quy tắc, hộ số thể tích thay đổi trong phạm vi lớn,
tronị khoảng từ 0,01 đến 1, tức khoảng 100 lần nên cần có khái niệm về đường kính hạt.
pối với hạt đất thô thì đường kính hạt là đường kính nhỏ nhất của vòng tròn cứng hoặc
lỗ r;y mà hạt đất có thể lọt qua được hoặc bằng phương pháp rây khô hoặc bằng phưoíig
phá| rây ướt.

.4.2. Hình dạng và đường kính của hạt đất thuộc nhóm hạt mịn

.4.2.1. H ỉn h dạng
'"rừ một ít bột thạch anh, bột silic, các hạt thuộc nhóm hạt sét là hạt khoáng vật sét. Khoáng
vật ét thường gặp bao gồm: khoáng vật montmorillonit, khoáng vật illit và khoáng vật kaolinit.
Quakứih hiển vi điện tử, có thể phản loại hmh dạjìg hạl klioáng vậl sét làm hai loại: loại vảy vl
giốrg vảy cá (hình l.la ) và loại kim vì giống chiếc kim (hình l.lb ). Các hạt sét kaolừũt, illit,
mortmorillonit có dạng vảy với độ dày của vảy móng đến 100 - 5(X) so với chiều dài của vảy
(bảrg 1.11). Hạt có dạng kim thuộc loại sét attapulgit (N. A. Tsytovich - 1973).

a)

Hình I.I

15
Bảng 1.11

Tỉ lệ dài, rộng, dày Kích thước vảy (tính bằng Angstrom Ả)*
Khoáng vật
của vảy Rộng và dài Dày
Kaolinit lOx lOx 1 1000 - 20.000 100- 1000
Illit 20 X 20 X 1 100-5000 50 - 500
Montmorillonit 100 X 100 X 1 1000-5000 1 0 -5 0

-10
* lẲ (angstrom) = 10 m.

l . 4.2.2. Đ ường kín h hạt đất thuộc nhóm hạt m ịn


Các hạt đất mịn, mắt thường khó phân biệt, có đường kính nhỏ hơn 0,06mm không thể
dùng rây để phân loại như đất hạt thô. Hơn nữa, các hạt khoáng vật sétcó dạng vảv và dạ
kim có tỉ lệ kích thước ba chiều rất khác nhau. Do vậycần thống nhất một quan Jiểm về
khái niệm đưèmg kính hạt đất thuộc nhóm hạt mịn.
Khuấy nhóm đất hạt mịn vào nước cất để tạo một phù dịch (suspention) rồi để yên
lặng. Các hạt đất chuyển động hỗn loạn (chuyển động Brown) trong phù dịch bắt đầu
chìm lắng. Hạt đất to chìm lắng nhanh hơn hạt đất nhỏ. Nếu cốc đựng phù dịch cao
12,5cm thì nhận thấy:
- Sau 2 giây, hạt 0,4mm đã lắng xuống đáy cốc.
- Sau 30 giây, hạt 0,06mm đã lắng xuống đáy cốc.
- Sau 10 phút, hạt 0,03mm đã lắng xuống đáy cốc.
- Sau 1 giờ hạt, 0 ,0 Imm đã lắng xuống đáy cốc.
Chính nhà khoa học Stokes đã lập được công thức liên hệ hai đại lượng; kích cỡ hạt đất
(d) và tốc độ chìm lắng (v).
,8 tị
d= ( 1- 2 )
ĩh - ĩn

Trong đó: Ỵị, - trọng lượng đcfn vị hạt đất;


Yn - trọng lượng đơn vị hạt nước;
r\ - độ nhớt của nước.
Ví dụ, một hạt đất hình dạng không quy tắc, trọng lượng đơn vị = 27 kN/m^ ehìm
lắng trong nước yên tĩnh ở 20“c , với trọng lượng đơn vị Yn = 9,81 kN/m^, với tốc độ
V = 0,33 cm/g thì đường kính của hạt tính theo công thức Stokes là 0,06mm.
Từ cơ sơ lí thuyết nêu trên, hiện nay đường kính cúa hạt đất mịn được lấy bằng đường
kính một hạt tròn, cùng vật chất với hạt đất và có cùng tốc độ chìm lắng trong cùng một
mỏi trường nước.

16
1.5. KẾ^ CẤU CỦA ĐẤT

Kết ấu của đất (Soil structure) là khái niệm về sự sắp xếp hạt đất trong khối đất. Tuỳ
theo hìri dạng hạt và môi trường thành tạo - tồn tại, có nhiều loại kết cấu của đất. Hạt đất
hoặc chm hạt đất đóng vai trò phần tử tạo kết cấu của đất. Cốt đất, còn gọi là xưoíng đất
(Soil Skleton) là kết cấu của đất. Nói đến kết cấu của đất hoặc cốt đất là nói đến phần tử
tạo thào kết cấu (hạt đất hay chùm hạt) và liên kết giữa các phần tử, tức liên kết kết cấu
của đất.ró thể đưa ra định nghĩa của kết cấu đất theo dạng công thức định nghĩa như sau:

C t đất = Hạt đất + Liên kết giữa các hạt


ị ị ị
Kí cấu Phần tử Liên kết kết cấu
+
1

(Ict cấu (hạt đơn, (liên kết nguyên sinh


cu đất) hạt chùm) và liên kết thứ sinh)

1.5.. K ết cấu của đất thó


Đất lạt thô thưòng ở thể rời. Sau khi chìm lắng các hạt đơn chổng lên nhau tạo nên kết
cấu hạt ơn (hoặc kết cấu rời) của đất như hình 1.2 .

a) b)

H ình 1.2
Troig kết cấu hạt rời, các hạl đất tựa, đè lên nhau qua điếm tiếp xúc hoặc diện tiếp xúc.
Thực nhiệm chứng tó rằng diện tích của diện tiếp xúc rất nhỏ so với đường kính của hạt
(tính bằg phần vạn). Do vậy, có thê coi đất hạt thô là môi trường rời có tiếp xúc điểm. Khi
cốt đất hịu lực, nội lực trong đất phát sinh và truyển từ hạt này sang hạt khác qua các điểm
tiếp xú>. Các lực này tạo nên lực ma sát giữa các hạt và do đó kết cấu hạt rời có thêm khả
nãng chu lực cắt. Một sàng có lỗ đủ lớn để các hạt rời lọt qua dễ dàng, có thể giữ được mộl
đống đí rời (hình 1.2b). Điểm này được giải thích: các hạt đất đã tạo nên kết cấu vòm tư
nhiên V chịu lực theo nguyên lí đã biết trong mòn kết cấu. Trong trường hợp này, các hạt
đất rời ạc tạo nên kết cấu vòm chịu nén mà hạt đất lại chịu nén rất tốt nên các vòm này
chịu lự néii rất tỏì nhưiig chịu lưc xô ngang ràì kém. Hạt đất rời hình dẹt và hình nêm cài
"răng lực" vào nhau làm cho đất có khả năng chống cắt (trượt). Dưới tác dụng của lực nén
các góccanh của liat dề bị vỡ vụn \'à làm cho kết cấu đất có tính biến dạng lớn.

17
1.5.2. Kết cấu của đất hạt mịn
Kết cấu của đất hạt mịn phức tạp hơn nhiều so với đất hạt thô, do hình dạng và đặc tính
mang điện của hạt khoáng vật sét.
Mặt vảy

G o o
©
G o o
Mặt cắt ngang vảy

Thực nghiệm đã chứng tỏ rằng các hạt khoáng vật sét, hình vảy, mang điện tích âm trên
bề mặt và điện tích dương ở mép cạnh của vảy (hình 1.3). Trong quá trình trầm tích trong
nước, các hạt sét lơ lửng trong nước, tham gia vào chuyển động hỗn loạn (chuyển động
Brovvn) dưới tác dụng của những lực hút phân tử Van der W aals (Verwey và Overbeek -
1948; Lambe - -1953) và những lực tĩnh điện. Trong chuyển động Brown có những sự đụng
chạm giữa các hạt do quán tính theo các kiểu khác nhau nhưng có thể phân làm hai kiểu va
chạm điển hình giữa hai hạt sét: một là, cạnh hạt này đụng vào mặt hạt kia; hai là, mặt hạt
này xáp mặt hạt kia.
Kiểu va chạm "cạnh với hạt", các hạt không thể dội lui lại được do lực hút Van der
W aals và lực hút tĩnh điện âm dưctng giữ chặt hai hạt với nhau theo ba dạng Ihường gặp tạo
nên hạt kép (hình 1.4).

>■

ĩểmểểểềỄĩểểầà
v /////r //////A V/7///77/////A

Hình 1.4
Các hạt kép này chưa đủ nặng để chìm lắng được nên vẫn tham gia vào chuyển động
Brown và sẽ chịu những va chạm khác. Cuối cùng chùm hạt (hình 1.5) được hình thành và
khối lượng chùm hạt đủ lớn để chìm lắng để tạo nên kết cấu bông (hình 1.6b). Kết cấu
bông còn gọi là kết cấu rối (turbulent).

Hình 1.5

Kiểu va chạm "mặt xáp mặt", lực đẩy tĩnh điện có xu thế đẩy hai m ặt ra xa nhưng lực
Van der Waals giữa hai hạt hút lại. Kết quả là hai hạt hình vảy ở một thế nằm cân bằng gần
như song song với một khoảng cách xác định.

18
Sai Ihi chìm lắng, các hạt kép kiểu này tạo nên kết cấu phân tán (hình 1.6b).

Kết ;ấu phân tán còn gọi


là kết câi tầng (laminar).
Ngoá hai loại kết cấu điển
hìnli đí nêu còn có những
dạng kê cấu trung gian do tác
dụng x;o động nào đó. Các
loại kết ;ấu trung gian còn gọi
là kết c;u xáo động (rernolded
structurO (hình 1.6c). Hạt cát mịn và hạt bụi dạng khối

Sự liộn diện của các hạt I ~ ~ iHạt sét dạng vảy

bui. hạ cát mịn không làm


thay đd dạng kết cấu điển Hinh L 7
hình củ; đất sét (hình 1.7).
Kết tấu được hình thành trong quá trình trầm tích tạo đất được gọi là kết cấu nguyên
sinh. Diới tác dụng của áp lực nén và cắt, kết cấu nguyên sinh bị thay đổi. Khi chịu nén
các hạt ỉược ép sít lại với nhau làm cho đất chắc hơn. Khi chịu nén và cắt, kết cấu phân tán
của đất lình thành ở mặt trượt làin cho đất sét có cường độ chống cắt giảm đến trị số nhỏ
nhất - ường độ chống cắt dư (Residual Shear Strength). Trong hình 1.8 (theo Atkinson -
1993) riận thấy kết cấu bông và kết cấu phân tán ứng với lúc đất có cường độ chống cắt
cao nhâ và thấp nhất.
Cường độ chống cát

Cường độ x' Đình


chống cắt dinh p


Cường độ
chống cắt dư / -
Kết cấu
/ Kết cấu bòng p^ản tán

1
1 10 100 1000
Chuyển dịch ngang
Hỉnh L8

19
Chừng nào lực hút tĩnh điện giữa cạnh - mặt hạt sét được duy trì thì cưòng độ chống cắt
của đất vẫn duy trì ở trị số lớn nhất - trị số đỉnh (Peak Shear Strength).Kết cấu bông của
đất sét nguyên dạng sẽ chuyển thành kết cấu phân tán làm cho trạng thái của đấtthay clổi.

1.6. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HẠT VÀ CÂP PHỐI HẠT CỦA ĐÂT

1.6.1. Phân tích hạt bằng bộ rây tiêu chuẩn


Bỏ mẫu đất vào đây

Mỗi quốc gia có bộ rây tiêu chuẩn riêng tuỳ


thuộc vào hệ thống phân loại nhóm hạt. Từ trước Rây thó nhất

đến nay, ở ta thường dùng bộ rây tiêu chuẩn của


Liên Xô (cũ) với mắt rây nhỏ nhất là 0,1 mm, rồi
đến 0,25; 0,50; 1,00; 2,00; 5,00; 10,00 (mm).
Điều nay có nghĩa là phưcíng pháp phân tích hạt
' Các ráy trung gian
bằng rây chỉ thực hiện đối với các hạt đất có
đường kính lớn hơn 0 ,lm m .
Bộ rây tiêu chuẩn được xếp chồng trên đáy
rây với rây mịn nhất ở dưới và rây thô nhất ớ trên
cùng (hình 1.9). Cho M gam đất vào rây thô nhất Rây mm nhất

trên cùng, đặt bộ rây vào bàn lắc hoặc lắc tay đế
thực hiện rây. Cân và ghi chép khối lượng m,
đọng lại trên mỗi rây ứng với mắt rây d| và cláy
rây vào bảng. Hình 1.9

Bảng 1.12

Sô' hiệu rây Mắt rây, d| (mm) Khối lượng hạt trên rây, m| (g)
>
N“ 1 10 m,

2 5,0 m2

3 2,0 r ĩi3

4 1.0 > M (gam)

5 0,50 m<i

6 0,25

7 0,10 IĨI7 .

ở đáy rây Chứa trong đáy rây:

20
Từ :ố liệu ở bảng tính khối lượng hạt riị lọt qua mỗi rây (tức nhóm hạt có d < dị) theo
cách thíc cộng dồn. Ví dụ nhóm có đường kính d < 2,Om là:
n2,0 = + ni7 + niô + ni5 + ni4 (g)
Nhem hạt có d < 0,25m là: ng 25 = + lĩiy
Nhem hạt có d < 0 ,lm là: Hq 1 =(đọng trên ô đáy bộ rây).
Nếi đất không chứa nhóm hạt mịn thì thí nghiệip phân tích hạt đến đây là kết thúc.
Vấn đề còn lại là biểu thị thành phần hạt bằng đường phân tích hạt.

* T iam khảo về bộ rây tiêu chuẩn của các nước;


M ỗ hệ thống phân loại đất đều kèm theo một bảng phân loại nhóm hạt và một bộ rây
tiêu chiẩn. Để độc giả tiện theo dõi các hệ thống phân loại đất, trong phần tham khảo này
xin nêi những bộ rây tiêu chuẩn và một số quy định được dùng ở m ột số nước có quan hệ
kinh tế với ta.

1. lộ rây tiêu chuẩn của nước Anh


Bộ ây tiêu chuẩn của nước Anh có số hiệu và mắt rây tương ứng cho ở bảng 1.13.

Bảng 1.13

íố hiệu rây Mắt rây (mm)

5 3,36 Sỏi, sạn

8 2,06
1
12 1,41 Cát to

18 0,85

25 0,63 ị
Cát vừa
36 QM
Cát nhỏ
60 0,25

100 0,15

200 0,063 Bụi và sét

Th;o bộ tiêu chuẩn phân loại nhóm hạt và bộ rây tiêu chuẩn của Anh thì hạt đất lọt qua
rây N° 200 - 0,063mm bằng cách rây ưcft thuộc nhóm hạt đất mịn.
T h:0 tiêu chuẩn Anh, đất chế bị dùng làm thí nghiệm về giới hạn Atlerbcrg phải lọt qua
rây 36, túc có d < 0.42mm.
Nh')m hạt cát dược phân tách bằng hai rây: rây N°. 200 và rây N°. 8.

21
2. Bộ rây tiêu chuẩn của Hoa Kỳ
B ảng 1.14

Mắt rây
Số hiệu rây
Tính theo inch Tính theo mm
4 . 0,187 4,76
6 0,132 3,36
8 0,937 2,38
10 0,0787 2,00
16 0,0469 1,19
20 0,0331 0,840
30 0,0232 0,590
40 0,0163 0,420
50 0,0117 0,297
60 0,0098 0,250
100 0,0059 0,149
140 0,0041 0,105
200 0,0029 0,075

Ngoài bộ rây ghi trong bảng còn có rây 3 in (75mm), rây 1 in, rây 3/4 in, rây 1/2 iii và
rây 3/8 in ( lin = 2,54cm).
Theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ, nhóm đất hạt mịn lọt qua rây N°. 200 và d = 0,075mm bằng
cách rây ướt. Vậy so với tiéu chuẩn Anh thì đất hạt m ịn theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ lớn hơn
0,075 - 0,063 = 0,012mm. Điều này cần chú ý đến khi sử dụng hệ thống phân loại đất của
mỗi quốc gia.
Theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ, đất dùng để thí nghiệm xác định giới hạn Atlerberg phải lọt
qua rây N®. 40 - 0,420mm. Điều này tương tự với tiêu chuẩn Anh với rây N°. 36 - 0,42mm.

3. Bộ rây tiêu chuẩn của Pháp


Theo tiêu chuẩn của Pháp (NFX 11-501) thì bộ rây tiêu chuẩn của Pháp được quy định
như sau:
a) Do hệ thống phân loại đất AASHTO (Hoa Kỳ) được sử dụng ở Pháp nên bộ rây
tiêu chuẩn của Hoa Kỳ cũng được chấp nhận ở Pháp nhưng có thay đổi về rây No. 40 và
rây N°. 200.
- Theo tiêu chuẩn của Pháp thì rây N°. 40 có mắt rây là 0,40mm (của Hoa Ky là
0,42m m ), rây N°. 200 có mắt rây là 0,08mm (của Hoa Kỳ là 0,075mm).

22
b) Nhóm đất hạt mịn được quy định là lọt qua rây N°. 200 theo tiêu chuẩn Pháp, tức có
đưrtig kính nhỏ hơn 0,080mm.
c) Đất dùng làm thí nghiệm Atlerberg phải lọt qua rây 0,40m m (rây số 27 của bộ rây
tiêi chuẩn AFNOR).

4. Bộ rây tiêu chuẩn của Liên Xô với bảng phân nhóm hạt của Trung Quốc theo Quy
trìih 79 v ề p h â n loại đất

Bộ rây tiêu chuẩn của Liên Xô với các mắt rây: 0,10mm; 0,25mm; 0,50m m; l,00m m ;
2,C0mni; 5mm và 10,00mm được dùng theo Quy trình 62 của Trung Quốc và cũng được
dùig ở nước ta cho đến nay.
Mặc dù chưa có tài liệu nào hiện nay của Trung Quốc đánh giá bộ rây tiêu chuẩn của
Litn Xô nhưng theo tác giả cuốn sách này thì với Quy trình 79 về phân loại đất và phân
nh^m hạt (bảng 1.3) của Trung Quốc, bộ rây tiêu chuẩn của Liên Xô với các m ắt rây nêu
trêi vẫn thích hợp:
- Nhóm hạt mịn được tách bằng rây 0,10mm.
- Nhóm hạt cát nhỏ được tách bằng rây 0,10mm và rây 0,25mm.
- Nhóm hạt cát vừa được tách bằng rây 0,25mm và rây 0,50mm.
- Nhóm hạt cát to được tách bằng rày 0,50mm và rây 2,00mm.
- Nhóm hạt cuội (dăm) được tách bằng rây 2,00mm và rây 5,00mm.
Nhân đây cẩn nói ihẻni lằiig, sụ tliày dổi eách phân nhóm hạt từ Tiêu chuẩn Liên Xô
(tứ; Quy trình 62 - TQ) sang cách phân loại nhóm hạt mới (bảng 1.3) có hai ưu điểm nổi
bậ, một là thừa hưởng được các tiên bộ khoa học kĩ thuật thế giới hai là k ế thừa được các
thinh tựu xây dựng trong gần nửa thế kỉ trước.

1.6.2. Phân tích hạt bằng phương pháp tỉ trọng kế


Nếu đất có chứa nhóm hạt mịn lọt qua rây mịn nhất, thì nhóm hạt này sẽ đọng lại ở
ô liáv bộ rây tiêu chuẩn (tức khối lượng đã nêu ở mục trên). Từ nhóm hạt này
tách ra một lượng (vào khoảng 50g) để làm thí nghiệm phân tích theo phương pháp
tỉ :rọng kế. Theo bộ rây thường dùng của ta và Trung Quốc thì nhóm hạt m ịn này
có đường kính d < 0,1 mm, theo Hoa Kỳ thì d < 0,075m m (rây N°. 200 của M ỹ),
theo Anh thì d < 0,063 (rây mịn nhất của Anh). Theo TCVN 5747 - 1993 thì hạt m ịn
có d < 0,08m m.
Ngâm mẫu thí nghiệm vào nước cấl (khoảng 300m l) có pha hoá chất phá keo, ví
dụ hoá chất natri hexam etaphosphate với nồng độ 2g/lít nước cất. Sau đó thêm nước cất
vàJ dê tạo phù dịch (suspension, có người gọi là huyển phù) với thể tích V vào khoảng
5C0ml hoặc lOOOml tuv thuộc dung tích ống lường làm thí nghiệm , v ề nguyên tắc, ống
lưjng có đường kính càng lớn càng tốt vì giảm nhỏ được độ dâng cao m ặt thoáng của

23
phù dịch khi nhúng tỉ trọng k ế để đo tỉ
trọng của phù dịch. Tỉ trọng k ế gồm
phao và cần đọc được chế tạo đặc biệt
Vạch đọc
để thích ứng với thí nghiệm . Với nước (A ,)
cất ở 20°c, vạch đọc ở cần, ngay mặt
thoáng phù dịch là 1,0 , tức tỉ trọng nước
A = 1. Khoảng cách từ trọng tâm của tỉ
trọng k ế đến vạch đọc là L (hình 1.10).
Khuấy đều phù dịch rồi để yên lặng
(lấy mốc thời gian chìm lắng hạt đất t = 0 Trọng tâm
phao Phù dịch cỏ
từ đây), tỉ trọng kế cho số đọc ở cần là A^;
tỷ trọng A,
Aq chính là tỉ trọng của phù dịch tại t = 0 .
Khi t - 0 các hạt to nhỏ, lơ lửng trong phù
Hạt thỏ lắng trước
dịch và phân bố đều từ mặt thoáng đến
đáy ống lường thí nghiệm nên tại độ sâu
Lq ngang trọng tâm của tỉ trọng kế, lcm^
phù dịch đồng chất có khối lượng đơn vị Hinh LIO
Po tính theo công thức:

mm
Po p„ (g/cm^) (1-3)
V v.Ph

Trong đó p„, Pi, là khối lượng đơn vị của nước cất và của hạt đất. Thừa số là
V.Phy
thể tích nước trong lcm^ phù dịch. Như vậy, trị số Aq cũng có thể tính theo lí thuyết:

(1-4)
Pn
Sau thời gian tj, phù dịch không đồng nhất nữa và tỉ trọng kế chỉ số đọc là A]. A] là tỉ
trọng của phù dịch có khối lượng Pi với P| là khối lượng của lcm^ phù dịch lấy ở độ sâu L]
ngang với trọng tâm của tỉ trọng kế.
Trong phù dịch để yên lặng, các hạt lófn chìm nhanh hcfn các hạt nhỏ, do đó sau thời
gian t|, những hạt lớn có đưòtig kính d > d] không có mặt trong phù dịch trong phạm vi từ
mặt thoáng đến độ sâu Lj tính từ mặt thoáng. Trị số dj xác định được từ công thức Stokes
đã biết:
l ,8r| L;
d ,= (1-5)

Trong công thức (1-5), trị số pj được xác định theo công thức lí thuyết:

24
l_M d,
Pl Pn ( 1- 6 )
V PhV

Trorg đó M j| là khối lượng của những hạt có d < dj.


Mặt khác, từ định nghĩa về tỉ trọng của phù dịch, có công thức:

(1-7)
Pn

Từ công thức (1-7), suy ra: Pi = AịPn ( 1-8)


với \ - khối lượng riêng của nước đã biết;
- tỉ trọng của phù dịch, ứng với thời điểm t| đã đo được bằng tỉ trọng kế.
Từ íai biểu thức ( 1-6) và (1-8) có phương trình;
M dl M dl
+ 1 -
Pn (1-9)
V PhV
/
Giả ra ta được: Pn-V ( 1- 10)

Côrg thức ( 1- 10) là công thức cơ bản để ứng dụng để phân tích hạt theo phương pháp tỉ
trọng kỉ.
Cần lưu ý rằng, Mfj, tính theo công thức này chỉ ứng với mẫu đất phân tích hạt là
(khoảng 50g). Do vậy, cần hiệu chỉnh với khôi lượng của mẩu đất phân tích ban đầu (M).
Gọi M(j^y là khối lượng đất mịn lọt qua rây mịn nhất và đọng lại ở ô đáy bộ rây tiêu
chuẩn 'à M,^ là khối lượng đất mịn lấy ra để tạo phù dịch thì khối lượng nhóm hạt có d < d|
trong sẽ là:
^đáy
Mm

Lưrng chứa tính % khối lượng hạt có d < d chứa trong mẫu đất ban đầu phân tích
I

hạt là:
n.
P d iW = — ( 1- 12)
M

1.63. Đường phân bò hạt và cấp phối của đất


Kết quả phân tích hạt được biểu thị bằng đường phân bố hạt trong hệ trục bán logarit, trục
tung biiu thị khối lượng nhóm hạt (tính bằng Pị%), nhỏ hơn và bằng đường kính (dị) nào đó,
trục hoinh biểu thị đường kứứi hạt được xác định bằng rây của bộ rây tiêu chuẩn hoặc bằng
trị số tjnh theo công thức Stokes. Trục tung chia đều từ 0% đến 100%. Trục hoành chia theo
thcUig bgarit với 5 chu kì: 0,001 - 0,01 - 0,1 - 1,0 - 10 - 100 (mm) với đường kính nhỏ dần từ
trái qu£ phải (hình ]. 12) trừ nước Anh quy định ngược lại (hình 1.11).

25
Rây ữií nghiệm tiêu chuẩn Anh
{^m) (rrim)
ọ ỊOo'' 00 0 L
O__0 o o o c D tn o o
íí? Ĩ T s s ò T í õ c ỏ i C 0 cộ
T— C M C O C O C O ^ CVJ c ó v r > ( C ) » - - ^ C N j c N j p ^ ư ì ũ ?

/
/ /
9/ / /
/ f/ 1/ /
/ k /
®/ © / ® /®
/ / / /
/ / / /
y / /
/ /
y
i 1 1 1 1 1 1 1 II 1 1 1 1 1 1 4 1 i 1 J 1 i 1 1 1 . . . . . 1 , 1 1 1

Min Tnjng 1 Thồ Mỉn Trung Thò Min Trung Thô


061
Bụi Cát Cuội

Hinh 1.11
Một loại đất thí nghiệm có một đường phân bố hạt nhất định, hình dạng đường phân bố
hạt không phụ thuộc vào bộ rây tiêu chuẩn sử dụng.
Cách biểu thị kết quả phân tích hạt bằng đường phân bố hạt trong hộ trục đã nêu có
nhiều ưu việt. Các loại đất có thành phần hạt như nhau có dạng đường phân bố hạt như
nhau dù đất hạt thô hay đất hạt mịn. Đất đều hạt có đường phân bố dạng gần thẳng đứng.
Đất không đều hạt và cấp phối tốt có đường phân bố hạt có dạng chữ s nằm nghiêng vù trải
rộng trong phạm vi nhiều chu kì của thang logarit (trục hoành). Trong hình 1.11, đườiig A
cho biết đất thuộc loại cát hạt vừa (vì rằng phần giữa của đưòỉng A nằm gọn trong m iền có
đường kính thuộc hạt cát vừa) và cấp phối xấu (vì rằng đường phân bố hạt dốc, nằm trọn
vẹn trong một chu kì logarit). Đất ứng với đường B, đất ứng với đường c thuộc loại đíít có
cấp phối tốt vì thành phần hạt của đất trải rộng qua hai, ba chu kì logarit. Đất ứng với
đường D chứa nhóm hạt bụi là chủ yếu. Đất ứng với đường E chứa nhiều nhóm hạt séi).
Tính đều hạt của đất được biểu thị định lượng bằng số đều hạt, kí hiệu Cy (unifonnity
coefficient);
_ d,
^60
Cu = (1-13)
10
Đất đều hạt lí tưởng có dgo = d ịo và do đó Cy = 1. Đất, có trị số càng lớn, càng không
đều hạt. Mức độ không đều hạt của đất là điều kiện cần để đất có cấp phối tốt nhưng chưa đủ.
Do vậy, khi đánh giá đất về mặt cấp phối, cần xét đến độ cong của đường phân bố hạt, lức xét
đến hệ số cong, kí hiệu c (coefficient of Curvature) của phần giữa của đường phân bố hạt.

‘30
Cc = (1-14)
^60 ^^10

26
Tronị: đó: d |0 - đường kính (lỗ rây) cho lọt qua 10% khối lượng mẫu;
d30 - đưcmg kính (lỗ rây) cho lọt qua 30% khối lượng mẫu;
Cá; t ị số d |0, djo, dgo thường được xác định từ đường phân bố hạt (hình 1.12).Đườiig
kúih 1|( có tên riêng là đưòng kính hiệu quả. Đưòfng kính dgo, cũng được dùng, gọi là
đườnị k n h giữa (median).

Đất ;ó đường phân tích hạt, cong lõm chút ít, có 0,5 < Q < 2. Có tác giả gọi hệ số cong
là bệ số:ấp phối Cj, (coefficient of gradation).
Dất lều hạt li tưcmg có Cy = 1 thì cũng có c^, = 1. Đât, có < 3, được coi như đất có hạt
đồng đéi. Đất có cấp phối tốt, trị số Qj > 4, đối với đất cuội sỏi; Cy > 6 đối với đất cát. Đất
không <ỂU hạt, có trị sô' Q, vào khoảng từ 1 đến 3, là đất có cấp phối tốt (TCVN 5747: 1993).
Thei Quy trình 79 - Trung Quốc, đất sỏi và đất cát có Cy > 5 và Q = 1 -ỉ- 3, là đất có
cấp phô tốt (well graded).
Thei ASTM - Mỹ thì cát có > 6 và 1 < < 3 là cát có cấp phối tốt, cát có Cy < 6,
1 > C(,: 3 là không tốt về cấp phối. Theo hệ thống phân loại đất xây dựng của Anh thì mức
độ tốt xíu của cấp phối hạt của đất hạt thô được c in cứ vào lượng chứa các nhóm hạt.
Đất ;ấp phối tốt có cỡ hạt to nhỏ dàn đểu, nên lỗ rỗng giữa các hạt lớn hơn được các hạt
nhỏ láp>ít do đó đất có tính thấm nhỏ, tính nén lún nhỏ và cường độ chống cắt thường cao.

1.7, G D I HẠN ATLERBERG VÀ CÁC TRẠNG THÁI VẬT LÍ CỦA ĐÂT HẠT MỊN

Atleberg, nhà khoa học Thuỵ Điển, là người đầu tiên phân trạng thái vật lí của đất dứứi
(đất hạimịn) làm 4 trạng thái tuỳ thuộc độ ẩm của đất: trạng thái chảy (hoặc lỏng - liquid
State), tạng thái dẻo (plastic State), trạng thái nửa cứng (sem isolid State) và trạng thái cứng
(soliđ site).
Đ'ộ m của đất chuyển từ trạng thái chảy sang trạng thái dẻo gọi là giới hạn lỏng, kí
hiệu "VV hoặc LL (Liquid Limit). Độ ẩm của đất chuyển từ trạng thái dẻo sang trạng thái

27
nửa cứng gọi là giới hạn dẻo, kí hiệu Wp hoặc PL (Plastic Limit). Độ ẩm của đất chuyển từ
trạng thái nửa cứng gọi là giới hạn co (ngót), kí hiệu là Ws (Shrinkage Limit). Các giới hạn
Atlerberg thay đổi tuỳ thuộc nhiều yếu tố: lượng hạt sét, loại khoáng vật sét và loại ioii hấp
phụ ở bề mặt hạt sét v.v... Tuy nhiên, đối với các bài toán kĩ thuật nền móng thì các ảnh
hưcíng của các đặc trưng về độ phân tán, khoáng vật, hoá học được phản ánh đầy đủ trong
các giới hạn Atlerberg.
Mẫu đất hạt mịn chế bị (đất có kết cấu bị phá hoại), ở trạng thái lỏng quá (độ ẩni lốfn
giới hạn chảy) được để khô gió, có thể tích giảm dần (hiện tượng co ngót) và trải qua các
trạng thái lỏng, dẻo, nửa cứng. Khi độ ẩm của đất giảm đến giới hạn co ngót thì thế tích
không đổi và đất ở trạng thái cứng (hình 1.13).

Hinh 1.13
Để định lượng được các trị số Wp và W l cần phải có quy định về các trạng thái quá độ:
quá độ từ nửa cứng sang dẻo và quá độ từ dẻo sang lỏng. Thực tế đất chuyển trạng thái từ từ
và không có sự thay đổi đột ngột về tính chất vật lí.
Trừ giới hạn co, giới hạn dẻo và giới hạn lỏng được dùng phổ biến để phân loại đất
hạt m ịn. Giới hạn co không dùng trực tiếp để phân loại đất nhưng lại có giá trị khi xác
định kết cấu của đất dính. Đ ất dính có kết cấu bông co ngót m ãnh liệt hơn đất dính có
kết cấu phân tán.

1.7.1. Xác định giới hạn dẻo của đất hạt mịn (đất dính)
Đất có độ ẩm bằng giới hạn dẻo, thể hiện tính dẻo. Đất, có độ ẩm nhỏ hơn giới hạn dẻo,
không thể hiện tính dẻo nên không thể lăn vê thành những thỏi hoặc nặn thành những hình
hài mà không có vết rạn nứt.
Đến nay, các nhà khoa học đã quy ước thống nhất về giới hạn dẻo như sau: đất được coi là
ở trạng thái quá độ từ nửa cứng sang dẻo khi đất có thể lăn vê bằng tay (hình 1.14a) thành
thỏi có đường kính 3mm thì bị nứt vỡ thành từng đoạn dài từ 3mm đến lOmm (hình 1.14b).
Dùng những đoạn đứt vỡ này để làm thí nghiệm xác định độ ẩm. Độ ẩm tmh bằng % xác

28
định đư(c chính là giới hạn dẻo. Thoạt nhìn, phương pháp thủ công này thật thô sơ nhưng đến
nay vẫn;hưa có một phương pháp nào khác đáng tin cậy hơn.

Hình L14

1.7.;. X ác định giới hạn lỏng của đất hạt mịn (đất dính)
Đếi nay chưa có phương pháp thống nhát đế xác định trạng thái quá độ từ dẻo sang
cháy cu đất hạt mịn. Do vậy, khi sử dụng một hệ thống phân loại đất nào đó, người kĩ sư
phííi tìr. hiểu về phương pháp xác định trạng thái quá độ từ dẻo sang chảy đã được sử dụng
sống vc hộ thống phân loại đang dùng.
Hiệỉ nay thường dùng hai loại phương pháp: phưong pháp dùng xuyên côn và phưcíng
pháp dìiig ihiẻl bị cliuấii Casagiáiide.

1.71.1. Phương pháp dùng xuyên côn (cone penetration)


Thit bị thí nghiệm gồm một mũi côn làm
bằng ưíp không gỉ và cần côn, góc đính côn là
Tổng khối lượng (76g)
30° và Jiối lượng kể cả cần là 76g (còn Vaxiliev)
hoặc 8'g (côn Anh). Cẩn thảng
bầng
Đ ấư hí nghiệm đựng trong cốc kim loại có
đường cính đủ lớn và đủ sâu để thành cốc và
đáy cô không ánh hưởng đến cơ chế làm việc
của đ ấ k h i côn ngập vào đất.
T ho phưoíng pháp Vaxiliev (hình 1.15) thì
đất ở tdng thái quá độ từ lỏng sang déo khi đất
Hinh 1.15
giữ đưc côn ớ thế cân bằng với độ ngập sâu
lOmm au 15 giây; Phương pháp này dùng phố biến ở ta, Liên Xô cũ và Trung Quốc,
T he phương pháp của tiêu chuấn Anh (hình 1.16) thì đất ở trạng thái quá độ từ trạng
thúi lỏ g sang dẻo khi đất giữ được côn ở thế cần bằng sau 5 giây với độ ngập sâu 20mm.
Klió cb' bị một mẫu đất thoả mãn ngay điều kiện quy định này. Do vậy, cho phép xác định

29
độ ẩm ở trạng thái quá độ từ dẻo sang lỏng
bằng phương pháp nội suy tuyến tmh (hình
1.17) từ 5 đến 6 lần thí nghiệm với 6 độ ẩm
khác nhau.
Vì độ ngập sâu của mũi côn vào đất phụ
thuộc ma sát của mặt ngoài của côn và tốc
độ rơi ban đầu của côn. Do đó phải quy
định mấy điểm sau:
- M ặt ngoài của côn phải sạch.
- Côn thả rcfi tự do, với mũi côn ban đầu
chạm mặt đất trong cốc (xem hình 1.16).
- Loại các hạt thô trong đất thí nghiệm:
nếu dùng côn Vaxiliev thì đất thí nghiệm
phải lọt rây 0,lm m , dùng côn Anh thì đất
thí nghiệm phải lọt rây 425nm (0,425mm).

1.72.2. Phương pháp dùng thiết bị chuấn ----------- Q


Casagrande (h ìn h 1.18)
Đất chế bị đựng trong một cái chén bằng Hình 1.16
kim loại hình chỏm cầu với độ dày đất sâu 0 Ộ ngập sâu (mm)

nhất là 0,5 in (l,27cm ).


Dùng dao rạch rãnh có dạng hình học
chế tạo sẵn rạch một rãnh có đáy rãnh 2mm,
miệng rãnh llm m , sâu rãnh 8mm (hình
1.18b). Dùng tay quay có lẫy để chén đựng
đất đã vạch rãnh đập tự do vào đế của thiết
bị. Với mỗi lần đập, đáy rãnh khép lại một
ít, nếu sau 25 lần đập, đáy rãnh khép kín lại
thì theo quy định, đất thí nghiệm trong chén Hình 1.17
là ở trạng thái quá độ từ dẻo sang lỏng. Độ ẩm tưoíng ứng của đất là giới hạn lỏng.

ì) te

30
Khó oó thể tạo được mẫu đất vừa đủ ẩm
60
thoả mản ngay được yêu cầu đề ra. Cho
phép dùng nội suy tuyến tính từ đường quan 56

hệ độ ẩ n - log (số lần đập) (hình 1.19) của V. •V.


■I
.p “
5 hoặc 0 thí nghiệm với độ ẩm bất kì với số o
w,__18
lần đập bất kì để rãnh khép kín đáy rãnh để >1
xác định độ ẩm ứng với số lần đập 25. 44 1
1
..ĩ "
Một lần nữa cần lưu ý là mỗi hệ thống 40 --i—
10 20 25 50 100
phân loâi đất hạt mịn có kèm theo quy trình Số lần đập
thí nghiỉm xác định giới hạn lỏng cũng như
giới hạr dẻo. H ình 1.19
Dựa vào giới hạn lỏng, độ dẻo của đất được phân làm 5 mức độ dẻo như sau:

Bảng L15

Mức độ dẻo Giới hạn lỏng (W l)


Thấp W l < 35 (%)
Vừa 3 5-50
Cao 5 0-70
Rất cao 70-90
C ịtc kì cao >90

1.7.3. Xác định giới hạn co của đất dính


Khác với giới hạn lỏng, giới hạn dẻo, giới hạn
Đồng hồ đo
co (Wsi đã được xác định từ định nghĩa về sự
chuyển dịch
co ngót
Mẫu đất thí nghiệm được chế bị như mẫu đất
để xác iịnh giới hạn lỏng và biết chắc là độ ẩm
bằng hoặc lớn hcín giới hạn lỏng để mẫu đất ở Thuỷ ngân
trạng ưái bão hoà. Đo thể tích ban đầu và khối (đã biết thể tích)

lưọng cia mẫu đất (có dạng hình trụ có chiều cao
gấp ha. đường kính. Theo tiêu chuẩn Anh thì — Mầu đất thi nghiệm

đưc'mg iính bằng 38mm) rồi để mẫu đất khô gió


để tránh rạn nứt bề mật. 'Cách quãng thời gian, đo
thê tích và khối lượng mẫu đất để tính độ ẩm của
Hình 1.20
đâì (lưL ý rằng trong điều kiện khố gió, lượng
nươc bốc hơi bề mặt không vượt quá lượng nước chuyển dịch từ trong ra ngoài mặt mẫu
nêr> m ải đất luôn luôn bão hoà nước). Vẽ đường quan hệ giữa thể tích mẫu và độ ẩm của
đấi ứng với từng thời điểm đo thể tích như ở hình 1.13 để xác định giới hạn co.

31
Trong thí nghiệm này, việc khó là đo thể tích mẫu. Theo tiêu chuẩn Anh, phương pháp
đo thể tích bằng cách nhúng mẫu vào thuỷ ngân như ở hình 1.20 được chọn dùng.

1.8. CHỈ SỐ DẺO CỦA ĐẤT VÀ QUAN HỆ GIỮA CHỈ s ố DẺO VỚI LƯỢNG
CHỨA HẠT SÉT
1,8.1. Chỉ sô dẻo (plasticily Index)
Theo định nghĩa, chỉ số dẻo là hiệu số của giới hạn lỏng với giới hạn dẻo, được kí hiệu
là A hoặc Ip:
Ip = W L - W p (1-15)
Như vậy, chỉ số dẻo là khoảng thay đổi độ ẩm của đất để đất giữ được trạng thái dẻo.
Ngoài ra, chỉ số dẻo còn cho biết phạm vi thay đổi độ ẩm của đất có liên quan đến sự thay
đổi thể tích lớn nhất cũng như tính nén lún của đất (soil compresibility). Độ ẩm gần với
giới hạn dẻo thì đất ở trạng thái dẻo nhưng hơi cứng - quy ước gọi là dẻo cứng. Độ ẩm gần
với giới hạn lỏng (tức giới hạn chảy)thì đất ở trạng thái dẻo nhưng hơi lỏng - quy ước goi là
dẻo nhão (hoặc dẻo chảy).
Chỉ số dẻo có quan hệ với lượng chứa nhóm hạt sét và loại khoáng vật sét của hạt sét.
Hình 1.21 cho thấy quan hệ ấy là quan hệ tuyến tính (Skempten - 1953).

Hình 1.21
Skempton đề nghị dùng mức hoạt tính, kí hiệu MHT để biểu thị hoạt tính của đấl;
Ip(%)
MHT = ( 1- 16 )
Lượng chứa (%) nhóm hạt sét
với nhóm hạt sét có đường kính nhỏ 0 ,002mm.

32
Míc hoạt tính của một số khoáng vật thưèmg gặp trong đất dính (đất hạt mịn) cho ở
bảng ;.16 (Skempton - 1953).

Bảng 1.16

Loại khoáng vật Mức hoạt tính

Thạch anh 0

Canxit 0,18
Kaolinit 0,33 - 0,46
Illite 0,90
Monmorillonit - Ca 1,5
Monmorillonit - Na 7,2
. . . V

T iỳ theo mức hoạt tính, đất dính được phân ra ba loại, bảng 1.17 (Skempton).

Bảng 1.17

Mức hoạt tính của đất Phân loại

MHT < 0,75 Đất trơ (không hoạt tính - inactive)


0,75<M H T< 1,25 Đất bình thường

MHT< 1,25 Đất hoạt tính (active)

Đì't sét có mức hoạt tính thấp, thường là đất sét chứa nhóm hạt sét có thành phần
khoátg vật sét kaolinit, có tính ổn định cao (tức tính co, nở ít). Đất sétcó hoạt tính trung
bình, chứa chủ yếu hạt sét illit, có tính ổn định bình thường. Đất sét có hoạt tính cao, chủ
yếu ciứa khoáng vật montmorillonit, có tính ổn định thấp, lức đất có độ co nở nhiều, khi độ
ẩm thay đổi.

l.s.2. Chỉ sỏ dẻo, giới h ạn iỏng với các loại đất


A lerberg là người đầu tiên nhận thấy giữa các loại đấtvà chỉ số dẻo, giới hạn lỏng (còn
gọi u giới hạn chảy) của chúng có liên quan với nhau (bảng 1.18).

Bảng 1.18

Loại đất Giới hạn lỏng (W |) Chỉ số dẻo (A, Ip)

Đất cát W|_<35 Ip< 15

Đất bột 20 < W| 5 < Ip < 25

Đất sét Wị > 30 Ip> 15

33
Trên cơ sở của ý tưởng nêu ở bảng 1.18, về sau Casagrande đã đưa ra cách phân loại chi
tiết dựa vào phưcíng trình:
Ip = 0 , 7 3 . W l - 15 (1-17)
Đưcmg quan hệ Ip - W l theo (1-17), trong hệ trục (Ip, W l) quen gọi là đường A được
dùng để phân loại đất của nhiều nước.

1.9. Đ ộ CHẮC CỦA ĐẤT


Theo quan điểm xây dựng, khả năng chịu lực (tức độ bền của đất) phụ thuộc vào trạng
thái vật lí - độ chắc của đất. Đối với đất hạt mịn, đó là độ sệt của đất, đối với đất hạt thô, đó
là độ chặt của đất. Độ đặc sệt của đất hạt mịn (đất dính) và độ chặt của đất hạt thô cho khái
niệm về độ chắc của đất. Đất càng chắc thì sức chịu tải càng lớn.

1.9.1. Độ sệt của đất dính


Độ chắc của đất hạt mịn được đánh giá bằng độ sệt tương đối B. Độ sệt B còn có tên chỉ
số lỏng (liquidly index), kí hiệu II được định nghĩa theo biểu thức:
W -W p
(1-18)
W l - Wp

Trong đó w - độ ẩm của đất chế bị đang xét.


Khi B < 0, tức đất có w < Wp đất ở trạng thái cứng, lúc này độ ẩm nhỏ kéo theo lớp
nước hấp phụ rất mỏng, các hạt đất sít lại gần nhau làm cho đất chắc thêm. Khi B > 1 lức
đất có w > W l, độ ẩm khá lớn làm cho lớp nước hấp phụ dày lên, các hạt đất tách xa nhau
làm cho đất kém chắc và có trạng thái gần như lỏng. Khi 0 < B < 1, đất ở trạng thái dẻo.
Đất dính có trị số B càng nhỏ càng chắc và làm nền tốt.
Đất có Ip lớn, ví dụ lớn hơn 7 thì trong phạm vi từ 0 I , còn chia nhỏ như bảng 1.19.

Bảng 1.19

B<0 Đất ở trạng thái cứng


0 < B < 0,25 Đất ở trạng thái nửa cứng
0,25 < B < 0,50 dẻo cứng Ị
0,50 < B < 0,75 dẻo mềm 1
1
0,75 < B < 1 dẻo chảy Ì
B> 1 lỏng

Khi w = W l có B = 1, đất quá độ sang trạng thái lỏng và đất chế bị này được coi là đất
mới được thành tạo từ vật trầm tích có trong phù dịch. Độ ẩm w = W l là độ ẩm bão hoà và
mật độ hạt đất trong đất là nhỏ nhất.
Với một loại đất, khi xác định tên đất cần thiết phải nêu rõ trạng thái vật lí nay của ỉài

34
1.^.2. Độ chặt của đất hạt thô

Cíng như đất hạt mịn, đất hạt thò cũng có những giới hạn về độ chắc của đất. Độ chắc
của đ á hạt thô quyết định bởi độ chật của đất. Đất hạt thô có cấp phối càng tốt, có độ chặt
càng lớn nên có độ chắc càng lớn. Một loại đất hạt thô có hai giới hạn về độ chắc, một là
trạng hái tơi xốp nhất và trạng thái chật nhất. Đất ở trạng thái tơi xốp nhất, có độ chắc kém
nhất rèn khả năng chịu tải kém nhất. Đật ở trạng thái chặt nhất thì chắc nhất và có sức chịu
tải lới nhất. Đất hạt thô trong điểu kiện tự nhiên ở trong phạm vi giữa hai trạng thái giới
hạn my.
Đ( chắc của đất hạt thô được đánh giá định lượng bằng độ chặt tương đối (relative
densit/), kí hiệu là D:

^max ^min

hoặc D = - ^ í2S2L_Ĩ_ x 100(% )


^max ^min

llico quan điểm này thì các giới hạn về độ chắc của đất nói chung được tổng quát hóa
như ở bảng 1.20 .

Bảng 1.20

1 1
1 1
thể hiên ' độ Sệt ' chả^ như
Đất hạt mịn ■ như vát thề cứng * tương đối B ‘ chất lỏng
10 | 1.0

độ ẩm

Các ^iới
han 'ề đ ổ
chắc của
đ it

1 1
1 i
trạng thái ' độ chắt ' trạng íháị
Đất hạt thô < chãi cứng ' tương đối D • tơirời nhất
Ịi,0 Ịo
'^min e hệ SỐ rỗng

Thto tiêu chuẩn Liên Xô mà ta thường dùng trạng thái chặt của đất cát được phân làm
mấy cíp như ở bảng 1.21.

35
Bảng 1.21

D Độ chặt của đất


0 < D < 0,33 Xốp (tơi)
0,33 < D < 0,66 Chặt vừa
0 ,6 6 < D < 1 ,0 Chặt

Tham khảo
Theo tài liệu Hoa Kỳ, trạng thái chặt của đất rời được phân như ở bảng 1.22.

Bảng 1.22

D(%) Độ chặt của đất


0 - 15 Rất xốp (tơi)
15-35 Xốp (tơi)
3 5 -7 0 Chật vừa
7 0 -8 5 Chặt
85- 100 Rất chặt

Cũng có thể xác định độ chặt của đất cát theo hệ số rỗng như bảng 1.23.
Bảng 1.23

Độ chặt
Loại đất cát
Chặt Chặt vừa Xốp
Cát lẫn sạn, cát to, cát vừa e < 0,55 0,55 < e < 0,70 e > 0,70
Cát nhỏ e < 0,60 0,60 < e < 0,75 e > 0,75
Cát bui e < 0,60 0,60 < e < 0,80 e > 0,80

1.9.3. Đóng ông lấy mẫu để xác định độ chác của đất. Thí nghiệm xuyén tiêu
chuẩn SPT
Ong lấy mẫu có công dụng chủ yếu là lấy mẫu đất. Mỗi quốc gia có loại ống lấy mẫu
chuẩn (Standard split - spoon Sampler); ống lấy mầu chuẩn của Liên Xô (hình 1.22).
Đường kính trong là 35mm; của Mỹ là 34,9mm (hình 1.23).

800
\ ...................i ...........
^ ^ ^ wjwij/iìjìjìỉiwìnììwiwjì\
------------ -ỉ-5.-— 4
m m m m ////i7 7 7 7 7 7 7 m m ĩm ///////////////77777777 m
75 500 25 45 50
175 H in h ì 2 2

36
24 " Ló tháo nước ,
dường kính J -
8 đường ren tột đỉnh cho mõi in
ĩ 7 /m‘ M im ủ
ILLLUC: ^ — ^ Đườnợ ren cho
Mặt cắt bửa Tạo từ hai Ống khônọ có mạch ổng nĩa hay
^ ị đôi qua tâm nổi để cho đủ đường ính

\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\^ ^ ^ ^ W Ế *^||

'
m ///m ///////,
‘ Chân cắt mài dũa - Ị - quả cẩu thép đường kính -Ỵ-
bằng thép, tối tại mép

Hinh 1.23
Troig quá trình khảo sát, lấy mẫu, có thể đóng ống lẫy mẫu chuẩn để xác định độ chắc
của đâ:. Thí nghiệm này thường gọi là thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT (Standard
Penetration Test). Trọng lượng búa, chiều cao búa rơi để tạo lực đóng được chuẩn hoá, ví
dụ, theo Liên Xô thì búa'có khối lượng 63,5kg và chiểu cao rơi là 71cm; theo Mỹ thì khối
lưcừig à 65kg và chiều cao rơi là 76,2cm. Số lần đóng để ống lấy mẫu cắm sâu vào đất
30cni lì "trị sô' N" (N value) của thí nghiệm SPT (trị số N) đặc trưng cho độ chắc của đất.
Giữa tn số N và độ chặt tương đối (theo Liên Xô) có quan hộ như ở bảng 1.24.
Bảng 1.24

Trị số N Độ chặt tưcíng đối D Độ chặt của đất


1 -4 0,2 Rất xốp
5 -9 0,2 - 0,33 Xốp
10-29 0,33 - 0,66 Chặt vừa
30 - 50 0,6 6 - 1,0 Chặt
>50 1 Rất chặt

Kế: quả nghiên cứu của Peck và một số tác giả với ống lấy mẫu theo chuẩn Hoa Kỳ cho
ở bảng 1.25.
Bảng 1.25

Đất hạt thô (đấi rời) Trị số N Trạng thái chắc chặt
Cf.c số liệu này là đáng tin cậy 0 -4 Rất xốp
4 - 10 Xốp
10-30 Chặt vừa
30 - 50 Chặt
> 50 Rất chật
Đất hạt mịn (đất dính) Trị số N Trạng thái chắc sệt
Cáv sô' liệu này chi để tham khảo <2 Rất mềm
2 -4 Mềm (soft)
4 -8 Trung bình (cứng vừa)
8 -1 5 Cứng
15-30 Rất cứng
>30 Rắn chắc (hard)

37
Trường phái cơ học đất Xô viết không công nhận số liệu thí nghiệm đóng ống lấy mâu
trong đất hạt mịn vì sự hình thành áp lực nước lỗ rỗng dưới tác dụng của lực đóng.
Đối với cát mịn hay chứa bụi, chặt hoặc rất chặt bão hoà nước, trị số N có thể lớn khác
thưòíig vì đất có xu thế giãn nở khi bị cắt trong điều kiện không thoát nước. Do vậy, trong
những trường hợp như vậy, kết quả thí nghiệm SPT (tức trị số N, phải được giải thích cẩn thận).
Ngoài ra, trị số N của đất dính chịu ảnh hưởng của độ sâu tiến hành thí nghiệni SPT.
Dưới tác dụng của áp lực tầng phủ, tức ứng suất bản thân hiệu quả, trị số N có được ở hiện
trường có thể sai khác. Do vậy, nhiều tác giả đã đề nghị hiệu đính trị số N hiện trưìíng để
thích hợp với áp lực tầng phủ. Hộ số hiệu chỉnh C|^ (correction íactor) có dạng như sau
(L. Menard, Y. Broise - 1975).
1915
C m = 0 ,7 7 log 10 ( 1- 20 )

Trong đó p' là ứng suất bản thân hiệu quả tại Hệ số hiệu chỉnh c ,
độ sâu thí nghiệm tính bằng kN/m^. Lưu ý rằng 0.4 0.6 0.8 1.0 1.2 1,4 1,6 1.8 2.0

công thức xác định C|SJ vừa nêu có giá trị khi
p '> 2 4 kN/m^. Khi p' < 24 kN/m^, hệ số hiệu
chỉnh C|VJ xác định theo biểu đồ (hình 1.24). Trị
sô' N đã hiệu chỉnh xác định theo công thức: Q .

3
N = C Nm.N hiộn trường ( 1-21 ) CT
.5 .

V í dụ 1.1: Hiệu chỉnh trị sô' N có được từ o .

SPT hiện trường.


Thí nghiệm đóng ống lấy mẫu (SPT) ở độ
sâu 6m trong đất cát có trọng lượng đơn vị
20 kN/m^. Trị số N có được là 40. Xác định hệ
số hiệu chỉnh C|VJ và trị số N đã hiệu chỉnh.

Giải: Hỉnh 1.24


- Xác định hệ sô' hiệu chỉnh theo công thức:
1915
C n = 0 ,771og 10

- Xác định ứng suất bản thân hiệu quả p':

p' = y'Z = (20 - 10) X 20 = 200 kN/m'

- Xác định hệ số hiệu chỉnh: Cjvj = 0,77 logio


200
- Xác định trị số N thực (đã hiệu chỉnh):

38
Hệ ố hiệu chỉnh cũng có thể xác định theo công thức khác:

Cm = ------- -------- với p' < 72 kN/m^ (72kPa)


^ l + 0,0418p'

và Cv, = ----------r ----------với p' > 72 kN/m^ (72kPa)


3,25 + 0,0104p’

V í cụ 1.2: Hiệu chỉnh trị số N có được từ SPT hiện trường.


Thí nghiệm đóng ống lấy mẫu chuẩn (SPT) trong đất cát có trọng lượng đơn vị
20 kN/n^, ở độ sâu 8,5m được trị số N là 38. Đề nghị xác định trị sô' N thực.

Giá:
1. >ác định hệ số hiệu chỉnh theo công thức thứ nhất:

C n = 0,77 lo g ,o —
p
- Tíih p': p' = 8,5m X 20,0 kN/m^ = 170,0 kN/m^
- Tíih Cfg: ở đây có p' > 24 kN/m^
1915
C n = 0,77 l o g , o - ^ = 0,81

- Ti số N Ihực: N = Cr, = 0,81 X 38 = 31


2. Xíc định hê số hiêu chỉnh theo công thức thứ hai:
p' = ] 70,0 kN/m^ và p' > 72 kN/m^;
„ 4 4
C n = ----------^ ------------ = 0,80
3.25 + 0,0104p' 3,25 + 0 ,0 1 0 4 x 1 7 0

- Ti số N thực:
Na,uc = C n Nh,en ™.',ng = 0,80 x 38 = 30
3. Niận xét:
Hai:ông thức tính hệ số hiệu chỉnh đã nêu cho kết quả tưcfng tự.
V7 (ỊI 1.3: Hiệu chỉnh trị số N từ SPT hiện trường có xét đến áp lực nước lỗ rỗng.
Số ệu đất hiện trường như sau; đất cát có trọng lượng riêng bão hoà là 20,04 kN/m^.
Mực ni5c ngầm ở độ sâu 1,5in tính từ mặt đất. Thí nghiệm SPT ở độ sâu 8,5m cho trị số N
là 38. ỉề nghị xác định irị số N ihực theo hai phương pháp.

Gic:
1 .íiệu chinh theo còng thức thứ nhất:

Cn = 0,77 log,0 p' > 24 kN/m-

39
- Xác định p'
p' = (20,04 - 1,81X8,5 - 1,5) + 20,04 X 1,5 = 101,67 kN/m'
- Xác định Cf«j:
ở đây có p' = 101,67 kN/m^ > 24 kN/m^:
1915
Cn - log,0 = 0,7 7 x 1 ,2 7 5 = 0,98
101,67

- Trị số N đã hiệu chỉnh: N = Cj^-N[,ịện trường X 38 = 37


2. Hiệu chỉnh theo công thức thứ hai với p' = 101,67 kN/m^ > 72 kN/m^
4 4
C n = ----------- ------------------------------------------------ = 0,928
3,25 + 0 , 0 1 0 4 x p' 3,25 + 0 , 0 1 0 4 x 101,67

- Trị số N đã hiệu chỉnh: N= C N - N h i ệ n (rường = 0,928 X 38 = 35


3. Chú ý; Khi tiến hành ở dưới mực nước ngầm thì Ihí nghiệm SPT trong đất cát hay
trong đất bột thường có sai số lớn. Nếu mực nước ngầm trong hố khoan thấp hcm mực nước
ngầm thì khi rút cần khoan nhanh sẽ xuất hiện gradien thuỷ lực hướng ngược lên trong đất
cát làm cho đất cát tơi chảy nên độ chặt tương đối của cát nơi thí nghiệm SPT giảm nhiều.
Do vậy, khi thí nghiệm SPT cần đảm bảo mực nước ngầm ở hố khoan bằng hoặc cao hơn
một ít so với mực nước ngầm. Đối với cát mịn Terzaghi và Peck cho biểu thức liên hệ giữa
trị số N với trị sô' N'có được từ thí nghiệm SPT dưới mực nước ngầm;

N = 15 + - ( N '- 1 5 ) ( 1- 22 )
2
Đối với đất cát, Marcuson và Bieganousky (1977) có biểu thức kinh nghiệm liên hệ gi ưa
độ chặt tương đối của đất cát với trị số N từ đáy ống lẫu mẫu ở hiện trường (SPT):

D ( % ) = 11,7 + 0,76(222N + 1 6 0 0 -5 3 ơ 'z-5 0 C ^)® "‘' (1-23)

Trong đó: Cy - hệ số đều hạt của đ ú;


ơ'ỵ - ứng suất bản thân hiệu quả thẳng đứng tại độ sâu thí nghiệm.

Sau đây là một số trị số tham khảo ở bảng 1.26 (Brajam. DAS).

B ảng 1,26

Trị sô' N Độ chật tương đối (%)


0 -5 0 -5
5 - 10 5 -3 0
10-30 3 6 -6 0
3 0 -5 0 6 0 -9 5

40
1.9.4. Thí nghiệm xuyên côn tĩnh (Static Cone Penetration Test - S-CPT) xác định
độ chặt của đất hạt mịn

Độ chắc của đất dính (đất hạt mịn) có thể xác


định được từ sức kháng xuyên côn tĩnh ở hiện trường.
Hiện nay thường dùng thiết bị xuyên côn (Cone
penetrometer) có hình dạng và kích thước như sau
(hình 1.25).
- Góc mũi côn: 60°
- Đường kính: 3,57 - 3,60cm để có diện tích hình
chiếu bằng của côn là lOcm^.
Thiết bị xuyên côn này thường gọi là xuyên côn
Hà Lan.
Nén lên đầu cần xuyên một lực để mũi côn được
ấn sâu vào đất 80mm với tốc độ 20 mm/s. Tỉ số
cường độ lực nén (kG) với diện tích đáy (cm^) cho trị
số sức kháng xuyên côn tĩnh q^. (Cone penetration
resistance). Đất càng chắc trị số kháng xuyên côn
tĩnh q,- càng lớn.
Cãn cứ vào sức kháng xuyên côn tĩnh độ chắc của
đất hạt mịn (đất dính) dược phần như ở bảng 1.27
(theo N. A. Tsylovich - 1973).

Bảng 1.27

Sức kháng xuyên côn tĩnh Độ chắc của đất hạt mịn
(kG/cm^) (đất dính)

> 100 Cứng

100-50 Nửa cứng

5 0 -2 0 Dẻo cứng

2 0 -1 0 Dẻo mềm
Hình 1.25
< 10 Dẻo chảy

Theo trưèmg phái cơ học đất Xô viết, thí nghiệm xuyên côn động (Dynamic Cone
Penetration Test D-CPT) đối với đất dính cho kết quả không đáng tin cậy. Ngược lại đối với
đất hạt thô thì phương pháp S-CPT, D-CPT đều đáng tin cậy. Đối với đất cát, độ chắc của
đất được phân loại theo bảng 1.28 (theo G. I. Chevesova - Matxcơva 1991).

41
Bảng 1.28

Sức kháng xuyên côn tĩnh


Loại đất cát Độ chắc của đất
qc(MPa)

Đất cát qc>15 Chặt

* Thô và vừa 1 5 > q ,> 5 Chặt vừa


(không phụ thuộc độ ẩm)
q c< 5 Tơi xốp

q c > i2 Chặt
*Nhỏ
1 2 > q ,> 4 Chặt vừa
(không phụ thuộc độ ẩm)
qc<4 Tơi xốp

Đất cát chứa bụi


* Am ít và ấm Chặi
Qc > 10
(chưa bão hoà nước)
10 > >3 Chặt vừa

<3 Tơi xốp

* Bão hoà q c> 7 Chặt

7 > q ,> 2 Chặt vừa

q c< 2 '1'ơi xốp

1.9.5. Nén một hướng để xác định độ chác của đất dính
Lực dính của đất cho phép tạo được mẫu đất dạng
hình trụ để thí nghiệm nén m ột hướng. Mẫu đất có
chiều cao từ 1,5 lần đến hai lần đường kính. Nén một
hưótig là nén nở hông tự do, là trường hợp đặc biệt
của nén ba hướng với máy ba trục. Thường dùng máy
nén một trục để thí nghiệm (hình 1.26). Tốc độ tăng
áp lực nén được khống chế sao cho tốc độ biến dạng
dọc trục vào khoảng 0,5 đến 2% chiều cao mẫu trong
một phút. Như vậy một thí nghiệm kéo dài trong
khoảng 5 đến 20 phút. Có quy trình hướng dẫn thí
nghiệm này.
K. Terzaghi, trên cơ sở số liệu nén một trục và chỉ
thị nhận biết ở hiện trường đưa ra thang độ chắc của
đất dính (bảng 1.29). Thang độ chắc này cũng được
dùng ở Pháp. Hình 1.26

42
Bảng 1.29

Cườngỉộ chống nén một trục Chi thị nhận biết ở hiện trường Thang độ chắc
(kPa) của đất dính
<25 Có thể ấn nắm tay vào đất nhiều cm Rất mềm
dễ dàng
2 5 -5 0 Có thể ấn ngón tay cái vào đất nhiều cm Mềm
dễ dàng
50 - 100 Có thể ấn ngón tay cái vào đất nhiều cm Trung bình
với lực vừa phải (cứng vừa)
100 - 200 Đê lại dấu ngón tay cái ấn vào đất với Cứng
lực lớn
200 - 400 Dễ dàng vạch với móng ngón lay cái Rất cứng
400 - 800 Khó vạch với móng tay ngón cái Rắn chắc
>800 Rất rắn chắc

Với;ết quả nén một hướng, Tiêu chuẩn thí nghiệm Hoa Kỳ cho thang độ chắc như sau
(bảng liO).

Bảng 1.30

Cưcg độ chống nén một trục (poimd/ft^)* Độ chắc


<500 Rất mềm
500- 1000 Mềm
1000 - 2000 Trung bình
2000 - 4000 Chắc
4000 - 8000 Rất chắc
>8000 Rắn

1 pound = 454g lft = 30,48cm 1 pound/ft^« 0,05kPa

Cầnưu ý rằng mẫu đất thí nghiệm phải là đất nguyên trạng. Sự xáo động mẫu đất làm
liên kếuết cấu của đất, chủ yếu là liên kết tĩnh điện (+) ở cạnh và (-) ở mép trong kết cấu
bông vìliên kết thứ sinh bị phá hoại và do đó độ bền chắc của đất kém đi. Để đánh giá sự
sụt kémiày thường dùng độ nhạv (sensitivity) với công thức định nghĩa như sau:

Sức chịu nén nở hông tự do mẫu nguyên dạng


Độ nhạy =
Sức chịu nén nở hông tự do mẫu chế bị

Độ nạy của đất dính đều lớn hơn 1 nhưng ít trường hợp lófn hon 8 . Đất có độ nhạy lớn
hơii 4 1đấl nhạy, lớn hơn 8 là cực nhạy. Bình thường đất có độ nhạy khoảng 2 - 4 . Đất

43
nguyên trạng với liên kết kết cấu không bị phá hoại có độ ẩm tự nhiên lớn hơn giới hạn dẻo
hoặc lớn hcm giới hạn chảy nhưng không thể hiện tính dẻo hoặc tính chảy. Đất như vậy gọi
là đất dẻo ngầm hoặc chảy ngầm. Sau khi nhào nặn, đất này thể hiện tính dẻo hoặc tính
chảy rõ ràng do kết cấu bông trở thành kết cấu phân tán, đồng thời một phần nước hút bám
trở thành nước tự do.

1.10. PHÂN LOẠI ĐẤT THEO TIÊU CHUẨN v iệ t n a m

1.10.1. Phân loại đất theo TCX D 45-78

1.10.1.1. P hàn loại đất dính theo T C V N 45-78


Đất dính được phân theo chỉ số dẻo Ip (hoặc A);
Ip = W L - W p (1-24)
Với quy định;
- Phân nhóm hạt theo bảng 1.1.
- Dùng bộ rây tiêu chuẩn của Liên Xô.
- Giới hạn chảy W l được xác định theo phương pháp Vaxiliev với đất chế bị, hạt qua
rây 0,1 mm.
Tuỳ thuộc chỉ số dẻo, đất dính được phân theo bảng 1.31.

Bảng 1.31

Tên đất dính Chỉ số dẻo Ip (A)

Á cát 1<Ip<7

Á sét 7 < I p < 17

Sét I p> 17

Chú thích về bảng 1.31:


a) Khi đất dính có chứa những hạt > 2mm thì tên đất (bảng 1.31) được làm rõ như sau:
- Nếu lượng chứa từ 15 - 25% khối lượng thì thêm từ "có"
Á cát có cuội (dăm), có sỏi (sạn).
Á sét có cuội (dăm), có sỏi (sạn).
Sét có cuội (dăm), có sỏi (sạn).
- Nếu lượng chứa từ 25 - 50% khối lượng thì thêm từ "pha"
Á cát pha cuội (dăm), pha sỏi (sạn).
Á sét pha cuội (dăm), pha sỏi (sạn).
Sét pha cuội (dăm), pha sỏi (sạn).

44
bi Khi đất chứa trên 50% khối lượng những hạt > 2mm thì đất được xếp vào loại đất hạt
thô (lảiig phân loại đất ròi).
Ci Đất dính còn bao gồm: đất bùn, đất lún ướt và đất trưcmg nở. Đất lún ướt và đất
trươrg lở được xếp vào loại đất đặc biệt.
Mỗ loại đất dính còn được làm sáng tỏ về khả năng chịu lực thông qua độ sệt của đất
ghi trorg bảng 1.32.

Bảng 1.32

Độ sệt của đất dính Độ sệt tương đối B


Đất á cát
cứng B<0
dẻo 0<B < 1
lỏng B> 1
Đất á sét và sét
cứng B<0
nửa cứng 0 < B < 0,25
dẻo cứng 0,25 < B < 0,50
dẻo mềm 0,50 < B < 0,75
dẻo nhão 0,75 < B < 1,0
lỏng B> 1

Trưrtig hợp có thí nghiệm xuyên côn, độ chắc của đất dính được phân loại theo bảng
! .33. Eất có trị số B càng nhỏ càng chắc.

Bảng 1.33

lức chống xuyên đơn vị Pj (kG/cm^)* Độ chắc của đất dính


Pt > 2 Rất chắc
2 > p, > 1 Chắc
1 > p, > 0,5 Chắc vừa
Pt < 0,5 Yếu

* ÍIÍC chống xuyên đơn vị P( được định nghĩa như sau;


p

p ì lực ấn vào xuyên côn, tính bầng kG, có góc đinh cùa côn là 30° để mũi côn cắm vào đất
độiâu là h tính bằng cm.

45
1.10.1.2. P hán loại đất bùn
Đ ất bùn là loại đất dính ở giai đoạn đầu của quá trình thành tạo đất từ sự trầm tích
vật chất lơ lửng trong nước. D o đó đất bùn chưa được nén chặt, hệ số rỗng lớn và
thường lớn hơn 1. về bản chất, đất bùn, cũng như các loại đất dính khác, thể hiện tính
dẻo khi độ ẩm ban đầu (lớn hcfn giới hạn lỏng) giảm dần. Đất bùn cũng được phân loại
theo chỉ số dẻo Ip thành các loại: bùn á cát, bùn á sét và bùn sét và hệ số rỗng tương í Í H i g
của đất cho ở bảng 1.34.

B ảng 1.34

Loại đất bùn Hệ số rỗng e


Bùn á cát e > 0 ,9
Bùn á sét e>1
Bùn sét e > 1,5

1.10.1.3. P hán loại đát rời theo TC XD 45-78 (nền n hà và công trình)
Đất rời được phân thành: đất hạt thô và đất cát. M ỗi loại được phân thành từrig loại theo
chỉ dẫn của bảng 1.35.

B ảng 1 3 5

Tên đất** Chỉ tiêu phân loại*


Đất hạt thô
đá lăn, đá tảng Lượng chứa hạt lớn hơn 200mm trên 50%
cuội, dăm Lượng chứa hạt lớn hcfn lOmm trên 50%
đất sỏi, sạn Lượng chứa hạt lớn hơn 2mm trên 50%
Đất cát
đất cát lẫn sỏi Lượng chứa hạt lớn hơn 2mm trên 25%
đất cát thô Lượng chứa hạt lớn hơn 0,5mm trên 50%
đất cát vừa Lượng chứa hạt lớn hcín 0,25mm trên 50%
đất cát nhỏ Lượng chứa hạt lớn hơn 0,10mm bằng và trên 75% (> 75%)
đất cát mịn (cát bụi) Lượng chứa hạt lớn hơn 0,10mm dưới 75% (< 75%)

* Dùng bộ rây tiêu chuẩn Liên Xô: 0,10; 0,25; 0,50; 2,0; 5,0; lOmm.
** Tên đất được chọn theo thứ tự loại dần từ trên xuống dưới.

Tính chất xây dựng của đất rời phụ thuộc vào độ chặt, cấp phối và độ ẩm của đất. Do vậy^
đối với đất rời, ngoài tên đất, cần xác định độ ẩm, độ chậl và cấp phối của đất theo cliỉ dản.

46
Mức đtộ ẩm của đất rời được xác định theo bảng 1.36.
Bảng 1.36

Độ bão hoà Mức độ ẩm


y?
0 < Sr < 0,50 Am ít
0,50 < s, < 0,80 Rất ẩm
0,80 <S^< 1,0 No nước (bão hoà nước)

Độ ;h;ặt của đất được xác định theo hệ số rỗng e của mẫu đất nguyên dạng (bảng 1.37)
hoặc đệ cìhặt tương đối D (bảng 1.37).

Bảng 1.37. Phân loại độ chặt của đất ròi theo hệ số rỗng

Độ chặt của đất


Loại đất
Chặt Chặt vừa Xốp
Cát chứai sạn, cát to và cát vừa e < 0,55 0,55 < e < 0,70 e > 0,70
Cálnhỏ e < 0,60 0,60 < e < 0,75 e > 0,75
Cát m n (cát bụi) e < 0,60 0,60 < e < 0,80 e > 0,80

Thom khảo:

Bảng 1.38. Phần loại độ chạt của đất rời theo độ chặt tương đối D

Độ chặt tưcmg đối D Độ chặt của đất


1 > D > 0,66 Chặt
0,66 > D > 0,33 Chặt vừa
0,33 > D > 0 Xốp

Trườn;g hợp có số liệu thí nghiệm SPT thì đọ ciiật của đất cát có được xác định theo
bảng 13 9 .
Bảng 1.39

Trị số N* Độ chặt của đất cát


1 -4 Rất tơi
5 -9 Tơi
10-29 Chặt vừa
30 -5 0 Chặt
> 50 1i Rất chặt

ĩ dư-x ric đ”--' 'he: f-.r -nễu chuẩn của Liên Xô với Ộ51 (hình 1.22)

47
Trường hcfp có thí nghiệm xuyên côn tĩnh (góc côn 60° đường kính 35,7mm - 36mm để
diện tích hình chiếu bằng của côn là lOcm^), độ chặt của đất cát xác định theo sức chống
xuyên (bảng 1.40).

Bảng 1.40

Độ chặt của đất cát


Loại đất cát
Chặt Chặt vừa Tơi xốp
Cát to, cát vừa
Pt > 100 kG/cm^ 1 5 0 > P t> 5 0 Pt< 50
(không phụ thuộc độ ẩm)
Cát nhỏ
Pt > 120 120 > pt > 40 P t< 40
(không phụ thuộc độ ẩm)
Cát mịn (cát bụi)
Am ít và ấm Pt > 100 100 > Pt > 30 p ,< 3 0
No nước Pt> 70 70 > Pt > 20 p,< 2 0

Trưòfng hợp có thí nghiệm xuyên côn động (góc côn 60° đường kính 74mm), độ chặt
của đất cát xác định theo sức kháng xuyên quy ước P(J (kG/cm^) (bảng 1.41).

Bảng 1.41

Đô chặl của đất cát


Loại đất cát
Chặt Chặt vừa Tơi xốp
Cát to, cát vừa
Pd > 125 kG/cm^ 125>Pd>35 Pd < 35
(không phụ thuộc độ ẩm)
Cát nhỏ
Am ít và ấm Pd>110 1 1 0 > Pd < 3 0 Pd < 30
No nước Pd>8 5 85 > > 20 Pd < 20
Cát mịn (cát bụi)
Ẩm ít và ẩm Pd>85 85 > > 20 Pd<2 0

No nước Không cho phép dùng xuyên động với cát mịn no nước

C hú ý;
1. TCXD 45-78 (dùng cho nền nhà và công trình) là bản dịch của Snip ỉl-15-74 của Liên
Xô và nay Snip ỈỈ-Ỉ5-74 đã được thay th ế bằng snip 2.02.01-83 (Nền nhà và công trình).
2. TC V N 4253-86 (dùng cho nền công trình thiiỷ) là bản dịch của Snip IÌ-Ị6-7Ổ và nay
Snip ỉỉ-16-76 đã được thay th ế bằng Snỉp 2.02.02-85 (Nền công trình tlniỷ). Các tiên chuẩn
Snip 2.02.01.83 và Snip 2.02.02.85 đ ã được sử dụng ở Liên bang Nga.

48
Eể (ộc giả có tài liệu về bộ quy phạm mới này (Snip 2.02.01.83 và Snip 2.02.02.85),
chúni tú sẽ trình bày bảng phân loại đất theo bộ quy phạm mới này ở dịp khác.

1 1C2. Phân loại đất theo TCVN 5747 : 1993


Nhậi thấy TCXD-78 cần được bổ sung cập nhật, Bộ Xây dựng nước ta đề nghị một
phưcng án phân loại đất nhằm thay thế phương pháp phân loại đất được nêu trong
TCXD ‘5-78. Phương án phân loại trong TCVN 5747 ; 1993 không theo hướng của Snip
2.02.D183 mà theo hướng phân loại của Hoa Kỳ, cụ thể là hướng theo hệ thống thống
nhất U!CS (Bảng phân loại USCD, ASTM D. 2487.69 được trình bày ở mục 1.11).

/7 6 2 ./. Phán loại đất theo TC VN 5747:1993


Tnei TCVN 5747 ; 1993, đất được phân làm hai loại chính: đất hạt thô và đất hạt mịn
tuỳ thutc vào lượng chứa nhóm hạt thó và nhóm hạt mịn. Đường kính phân giới là 0,08mm.
Các:hỉ tiêu phân loại và các loại đất được trình bày ở bảng phân loại 1.42.

Bảng 1.42. Phân loại đất hạt thô

Hơn 50% trọng lưtTng của đất là các hạl có kích thước 0,08mm

Kí Điều kiện
Định nghĩa Tên gọi
hiệu nhận biết

ỉ 7 i 4

c = >4 và Đất sỏi, sạn


Trọng D„,
lượng hạl
GW
Đất sỏi có Cầ'p phối tốt
sạn sạch kích thước
[Iơn509r < 0,08inm giữa 1 và 3
Dấi irọng ít hơn 5%
cLiội lương Mộl trong hai điểu Đất sỏi, sạn cấp phối
soi thành GP kiộn của GW không kém
phan thoả mãn
hạt ihổ có Giới hạn Ailerberg Sỏi lẫn bụi. Hỗn hợp
kích Trọim nằni dưới đường A sỏi - cát - bụi, cấp
ihirớc lưữìu lìạt GM ,
(xem hình 1.27) hay phối kém
> 2mm Đấl sỏi có I,.<4
sạn có lán 1 kích thước
hạt min < 0,08nìm Giới hạn Atlerberg Sỏi lẫn sét. liồn hợp
1 nhiei! liơii năm trên đường A sỏi lẫn cát - sét, cấp
i
GC
(xem hình 1.27) với phối kém

49
I 2 3 4
Cál cấp phối tốt, cát lẫn
> 4 và
Dio sỏi ít hoặc không có hạt
Trọng mịn
lượng sw
c .=
hạt có D|0*Ds()
Cát sạch
Hcm 50% kích thước
giữa 1 và 3
trọng < 0,08mm
Đất ít hctn 5% SP Một ưong hai điều Cát cấp phối kém, cál
lượng
cát kiện của s w không lẫn sỏi có ít hoặc
thành
phần thoả mãn không có hạt mịn
hạl thô có
SM Giới hạn Alterberg Cál lẫn sét, hổn hợp
kích
nằm dưới đường A cát - sét cấp phối kém
thước Trọng (xem hình 1.27) hoặc
< 2mm lượng Ip<5
hatcó
Cát có lẫn
kích thưóc Giới hạn Allerberg Cát lản sét, hổn hợp
hạt mịn
< 0,08nuĩi nằm dưới đường A cát - sét cấp phối kém.
nhiều hơn
sc (xem hình 1.27) hoăc
12%

1.10.2.2. P hán loại đát hạt m ịn theo T C V N 5747 ; 1993


Theo TCVN 5747 : 1993, đất hạt mịn được phân loại theo chỉ số dẻo và giới hạn chảy
và căn cứ vào đường A (Casagrande):
Ip = 0,73( W l - 20)
để phân vùng phân loại đất.
Đất hạt mịn được phân làm ba loại:
- Đất bụi, kí hiệu ià M (Mo, Silt);
- Đất sét, kí hiệu là c (Clay);
- Đất hữu cơ, kí hiệu là o (Organic).
Vùng phân loại đất sét nằm phía trên đường A. Vùng phân loại đất bụi và đất hữu cơ
dưới đưcfng A.
Tuỳ thuộc vào giới hạn chảy ( W |), mỗi loại đất được xác định rõ thêm về mức độ dẻo.
- W l > 50%: đất có tính dẻo cao, kí hiệu H (High plasticity).
Ví dụ có loại đất MH, CH, OH.
- W l < 50%: đất có tính dẻo thấp, kí hiệu L (Low plasticity).
Ví dụ có loại đất ML, CL, OL.
Phân loại đất hạt mịn được thể hiện trên biểu đồ dẻo (hình 1.27).

50
10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Giới hạn chảyVVL

Hỉnh 1,27: Phân loại đất hạt mịn trong phòng ĩhí nghiệm - Biểu đồ dẻo
C hú ý:
1- Tiêu chuẩn TC VN 5747 :1993 đến nay vẫn chưa áp dụng dược vì mấy lí do sau:
a) Rây tiêu chuẩn đ ể phán nhóm hạt mịn và hạt thô: dùng độ rây tiêu chuẩn của Hoa
Kỳ với cỡ rây N". 200 (d - 0,075mm) hay độ rây tiêu chuẩn A F N O R của Pháp có rây mịn
nhất là d - 0,08mm.
b) Theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ, thí nghiệm xác định theo thiết bị Casagrande. Việc
chuyển đổi từ WL xác định theo thiết bị Vaxiliev đ ể có giới hạn lỏng theo Casagrande chưa
được thống nhất (điều 3.3.2 của TC V N 5747 : ỉ 993).
2- Cải íiến h ổ sung TCXD 45-78 và TCVN 4253-86 là cần thiết hiện nay nhưng theo
hướng nào cơn thận trọng đ ể kết hợp được hai mặt cơ bản: thừa hưởng kinh nghiệm xảy
diừig, lợi dụng được các thành quả khoa học k ĩ thuật mới. Hướng đi của Trung Quốc từ
Quỵ trinh 62 (TQ) đến Quy trình 79 (TQ) là đáng lliam khảo vì m ấy lí do sau:
a) Khc>ng p h ả i thay đ ổ i trang thiết bị thí n Ạ i ệ m hiện có theo q u y trình của L iên Xô cũ.
b) Thừa hưởng dược các thành quà và kinh nghiệm có từ trước đến nay thực hiện chủ
yếu theo Snip (Liên Xô cũ) mà Trung Quốc đã quen dùng.
c) Đưa vào được các tiến bộ khoa học kĩ thuật của th ế giới.

1,11. PHÂN LOẠI ĐẤT CỦA TRUNG Q ư ố c


Hiện nay Trung Quốc có hai quy trình phân: Quy trình 62 và Quy trình 79. Trong phần
này xin trình bày theo giáo trình Cơ học đất của Học viện Thuỷ lợi, Điện lực Vũ Hán
(Trung Quốc) xuất bản nãm 1995.

1.11.1. Phân loại đất theo Quy trình 62 (Trung Quốc)

1.11.1.1. Phán loại đất hạt thô theo cấp phối hạt (Q uy trình 62)
a) Đất sỏi (gọi tắt là sỏi)

51
Bảng 1.43. Phân loại đất sỏi theo Quy trình 62 (TQ)

Chứa nhóm hạt sỏi (%) 2,0mm < d < 20mm


Tên đất
> 20mm > lOmm > 2mm
Đá lăn, đá hộc >50
Sỏi to > 50
Sỏi nhỏ > 50

b) Đất cát (gọi tắt là cát)

Bảng 1.44. Phân loại đất cát theo Q uy trình 62 (TQ)

Lượng chứa nhóm hạt cát (%) 0,1 mm < d < 2mm
Tên đất
> 0,5mm > 0,25mm > 0,1 Omm > 0,1 Omm
Cát to >50
Cát vừa > 50
Cát nhỏ >75
Cát mịn <75

1.11.1.2. Phân loại đất hạt m ịn theo c h ỉ sô' dẻo (Q uy trình 62)
Dùng chỉ số dẻo (kí hiệu Ip) để phân loại đất hạt mịn.

Bảng 1.45. Phân loại đất dính (đất hạt mịn)

Tên đất Chỉ số dẻo Ip*


Đất loại cát (á cát)
Đất loại sét (á sét) 7<Ip<17
Đất sét I p>17

* Theo tài liệu của ta chỉ sô' dẻo được kí hiệu là A = - Wj.

1.11.1.3. P hân loại đất theo cấp p h ố i hạt


Đất hạt thô và đất hạt mịn đều được xác định tên theo thành phần và lượng chứa các
nhóm hạt cơ bản: nhóm hạt sét, nhóm hạt bụi, nhóm hạt cát và nhóm hạt sỏi.
Đối với đất dính, các nhóm hạt cơ bản là: nhóm hạt sét (< 0,005m m), nhóm hạt bụi
(0,005 - 0,5mm) và nhóm hạt cát (> 0,05mm). Dùng tam giác phân loại đất có ba cạnh biểu
thị lượng chứa các lượng hạt cơ bản tính theo % (hình 1.28). Đất được phân loại như sau:
đất sét nặng, đất sét, đất sét chứa bột và đất sét chứa cát, đất á sét nặng, đất á sét vừa, đất á
sét nhẹ, đất á cát nặng, đất á cát vừa, đất á cát nhẹ, đất có cát nhiều bụi, đất á cát ít bụi.

52
20 30 40 50 60 70
Hat bụi {0,005 ' Q,05mm) hãm lượng (%)

Hình 1.28
Đối với đất sỏi, các nhóm hạt cơ bản là: nhóm hạt bụi (< 0,05mm), nhóm hạt cát (0,05 -
2,()0m:n) và nhóm hạt sỏi (> 2mm). Dùng tam giác phân loại đất có cạnh biểu thị lượng
chứa cic lượng hạt cơ bản tính theo % (hình 1.29). Đất được phân loại như sau: sỏi, đất sỏi
chứa cít, đất sỏi chưa bụi, đất có sỏi, đất ít sỏi.

Hạt bụi vá hạt sét (< ũ,05mm)(%)

Hình 1.29

53
1.11.2. Phân loại đất theo Quy trình 79 (Trung Quốc)

1.11.2.1. P hán loại đất hạt thô theo cấp p h ô i hạt


Đất hạt thô theo hệ thống phân loại này, bao gồm đất sỏi và đất cát. Đất sỏi có lượng chứa
hạt có đường kúứi lớn hcfn 2mm chiếm trên 50% tmh theo khối lượng. Đất cát có lượng chứa
hạt có đường kúứi nhỏ hơn 2mm chiếm trên 50% túứi theo khối lượng. Theo quy định về
đường kính phân nhóm hạt của Trung Quốc thì 2mm là đường kính giới hạn giữa nhóm hạt
cát với nhóm hạt sỏi. Đất sỏi và đất cát được chia thành nhiều nhóm phụ tuỳ thuộc lượng
chứa nhóm đất hạt thô (đường kính lớn hơn 0,1 mm) theo bảng phân loại sau (bảng 1.46).

Bảng 1.46. Phân loại đất hạt thô theo Q uy trình 79 (Trung Quốc)

Nhóm hạt thô


Loại đất Các đặc trưng của đất Kí hiệu Tên đâì
Chủng loại Lượng chứa
I 2 3 4 5 6
< 5 (%) Thoả mãn c„ > 5 và Gw“> Sỏi cấp phối
c, = 1 - 3 ^ tốl

< 5 (%) Không Ihoả mãn GP Sòi cấp phối


c , > 5 và c , = 1 - 3 xấu

Hạt bụi 5 - 15 Điểm phân loại nằm G -M Sỏi có bụi


Sỏi phía trên đường A
(lượng chứa Ip < 4 “^»
nhóm hạt
lớn hcm 2mm Hạt sét 5 -1 5 Điểm phân loại nằm G -C Sỏi có séi
chiếm hơn dưới đường A, Ip > 4
50%) Hạt bụi 1 5-50 Điểm phân loại nằm GM Sỏi pha bụi
phía dưới đường A
Ip<4

Hạt sét 1 5-50 Điểm phân loại nằm GC Sỏi pha sét
phía trên đường A
I p<4
< 5 (%) c„ > 5; q = 1 - 3 sw Cát cấp phối
lốt
Đất cát
(lượng chứa < 5 (%) Khổng thoả mãn Cy > 5 SP Cát cấp phối
nhóm hạt c, = 1- 3 xấu
nhỏ hcm 2mm Hạt bụi 5 -1 5 Điểm phân loại nằm S -M Cát có bụi
chiếm hơn dưới đường A, Ip < 4
50%)
Hạt sét 5 -1 5 Điểm phân loại nằm phía s-c Cái có sél
trên đường A; Ip < 4

54
______ ^ ______ 4

Dât cát Hạt bụi 15 - 50 Điểm phân loại nằm SM Cál pha bụi
(luợng chứa dưới đường A, I„ < 4
m óm hạt
nht hơn 2mm
Hạt sét 1 5 -5 0 Điểm phân loại nằm sc Cát pha sét
phía trên đường A,
chiếm hơn
50%)

Ghi chú:
1- G (Gravel): sỏi; s (Sand): cát; M(Silt, Mo); bụi; c (Clay): sét; w (W ell graded): cấp phối tốt;
p (Pooiiy graded): cấp phối xấu.
2- Ip! chi số déo (Plasiicily Index).

3- c , = ‘60
c.. = ‘.^(1
‘Í|(I
4- Phương trình đường A: Ip = 0,66 (Wj - 20), hình 1.30.

1.11.2.2. Phán loại đát hạt mịn theo tính dẻo (Quy trình 79 -T Q )
Căn cứ vào chỉ số cléo \'ới giới hạn lỏng, tức đường A (hình 1.30) có phương trình
Ip = 0.66(W | - 20) và điểm phân loại (Ip, W |), đất hạt m ịn được phân làm hai loại
chính và căn cứ \à o giới hạn lỏng ( W |) đế phàn ra những nhóm phụ như ở bảng phân
loai sau (bảng 1,47).

Bảng 1.47. Phân loại đất hạt mịn theo Quy trình 79 (TQ)

Miền xác dịnh đicm phân loiìi Kí hiệu Đặc tính Tên đất

W ị > 4 2 (% ) phía pỉiái CH Đất sét vô cơ có tính Đất sét


dưò'ng B dẻo cao
Đ iểir phân loại
ờ phía trên đường < VVị < 42^í giữa CI(1) Đất - sét vỏ cơ dẻo Đất - sét pha
A dường B vầ c \'ừa bụi

VV| < 20% phía trái đường c CL,2) Đất - sét vô cơ dẻo ít Đất - sél pha cát

\V( >42^'f 0H(3, Đất hữu cơ dẻo cao Đất sét nhẹ
MH đất bột vô cơ dẻo cao
Đicir phân loại
26^ r <\V j < 42^í MI Đấl bột dẻo vừa Đấl bột pha sét
ò’ ciưcĩ clirỜLia
\v, < 20^r OL Đất hữu cơ dẻo ít Đất bộl pha sét
11
hữu cơ

ML Đất bộl vô cơ dẻo ít Đất bột pha cát


Cát mịn pha sét,
cál mịn pha bụi
1

55
Ghi chú: 1 -1 (Intennediate): vừa, trung gian
2- L (Low): ít, thấp
3- o (Organic): hữu cơ

1 1 1 i
A hoặc Ip=0.66(W,-20)

y>
cH
40
B

o c
N

OH hoặ cM H
P!

CL

- ✓ OL hòac ML
ML ✓ ĩ
I
10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
Giới hạn chảy W J% )

Hỉnh L30

1.12. HỆ THỐNG PHÂN LOẠI ĐÂT THỐNG NHẤT (HOA KỲ) u s c s , ASTM,
D.2487.69
Bảng 1.48

Phàn loại đất


Chỉ tiêu dùng để phân loại đất
Kí hiệu Tên loại đất
l 2 ỉ 4 5 6

Đất sỏi Sỏi sạch Cy > 4 và 1 < q < 3 GW Sỏi cấp phối tốt nhất
(gọi tắt là F < 5 %
sỏi): hạt Q, < 4 và/hay 1 > > 3 GP Sỏi cấp phối xấu
Đất thô trên rây
a ứ a bụi; ML hay MH GM Sỏi có bụi
hạt thô: N° 4
hạt thô (4,76mm) Sỏi bẩn
trên rây chiếm hcfn F > 12% Chứa sét: O . hay CH GC Sỏi có sét
N" 200 50%
(0,075mm)
chiếm hơn
Đất cát Cát sạch c „ > 6 và 1 < c , < 3 sw Cát cấp phối tốt
(gọi tắt là F<5%
50% Cy < 6 và/hay 1 > Cg > 3 SP Cát cấp phối kém
cát):
hạt thô lọt
Chứa bụi ML hay MH SM Cát có bụi
rây N°. 4 Cát bẩn
hớn 50% F > 12%
hoăc 50% Chứa sét CL hay CH sc Cát có sét
i

56
Ip > 7 và điểm phân loại nằm Đất sét nhẹ (gầy)
CL
(lean clav)
Đất bột Đất vô cơ trên và phía trên đường A
và đất sét hạt mịn
Ip < 4 và điểm phân loại nằm
Đâì hạt ML Đất bột (silt)
giới hạn dưới đường A
mịn
chảy
hạt mịn lọt Đất hữu
<50 GH chảy - có nung Đất sét hữu cơ hay
qua rây cơ hạt <0,75 OL
No. 200 GH chảy - không nung đất bột hữu cơ
min
(0,075mm)
chiếm Điểm Ip nằm trên hoặc phía Đất sét nặng (béo)
CH
bằng và
Đất bột Đất vô cơ trên đường A (fat clay)
lớn hơn
và đất sét hạt mịn
50% Đất bột có giới hạn
Điểm L nằm dưới đường A MH
giới hạn chảy cao
chảy
>50 Đất hữu GH chảy - có nung Đất sét hữu cơ hay
cơ hạt <0,75 011 đất bột hữu cơ
GH chảy - không nung
min (Organic)

Đít hữu cơ Nhiều vật chất hữu cơ, màu sẫm và có mùi của chấl
PT Than bùn (Peat)
nhiểu hữu cơ

Chú ý:
1- Đất dùng làm thí nghiệm Atlerberg phải lọt qua rây 3 in (75mm).
2- Phương trình đường A: Ip = 0,73(W l - 20) với Ip là chỉ số dẻo, W|^ là giới hạn chảy.
3- w là kí tự cùa Well graded (cấp phối tốt); p - Poorly graded (cấp phối xấu),
4- F là lượng chứa hạt mịn (Fine) lọt qua rây N°. 200 (0,075mm).
5- L (Low plasticity) - tính dẻo thấp với giới hạn chày < 50%.
6- H (High plasticity) - tính dẻo cao với giới hạn chảy > 75%.
'60
- hệ sô' đều hạt (uniíormity coefficient)
10

8- c . = - hệ số cong (coefficient of curvature) của đường phân tích hạt.

9- Cách sử dụng kí hiệu kép (đual symbols):


a) Nếu mẫu đất lấy ở hiện trường có chứa cuội hoặc đá hòn hoặc cả hai thì cần thêm cụm từ
"chứa cuội", "chứa đá hòn" hoặc "chứa cuội và đá hòn" vào kí hiệu của tên đất.
b) Nếu đất sỏi có chứa 5 đến 12% hạt mịn thì phải dùng kí hiệu kép:
GW-GM: sỏi cấp phối tốt chứa bụi
GW-GC: sỏi cấp phối tối chứa sét

57
GP-GM: sỏi cấp phối xấu cầứa bụi
GP-GC; sỏi cấp phối xấu chứa sét
c) Nếu đất cát có chứa 5 đến 12% hạt mịn thì dùng kí hiệu kép:
SW-SM: cát cấp phối tốt chứa bụi
SW-SC: sỏi cấp phối tốt chứa sét
SP-SM: sỏi cấp phối xấu chứa bụi
SP-SC: sỏi cấp phối xấu chứa sét
d) Nếu đất sỏi chứa > 15% hạt cát thì thêm cụm từ "chứa cát" vào kí hiệu tên đất.
e) Nếu đất cát chứa > 15% hạt sỏi thì thêm cụm từ "chứa sỏi” vào kí hiệu tên đất.
f) Nếu đất hạt mịn chứa 15 đến 29% những hạt thô trên rây N°. 200 thì thêm cụm từ "chứa cát"
hoặc "chứa sỏi" tuỳ thuộc loại nhóm hạt nào chiếm ưu thế.
g) Nếu đất hạt mịn chứa > 30% hạt thô trên rây N°. 200 thì thêm cụm từ "pha cát" (sandy) nếu
nhóm hạt cát chiếm ưu thế.
h) Nếu đất hạt mịn chứa > 30% hạt trên rây N°. 200 thì thêm cụ từ "pha sỏi” (gravelly) nếu
nhóm hạt sỏi chiếm ưu thế.
i) Nếu điểm phân loại nằm trong vùng gạch chéo (hình 1.27) thì phải dùng kí hiệukép CL-ML.
V í dụ 1.4: Phân loại đất theo hệ thống nhất của Mỹ u s c s - ASTM - D. 24877-69.
Kết quả thí nghiệm Atlerberg và phân tích hạt của một mẫu đất dính vô cơ như sau;
- Thí nghiệm Atlerberg với thiết bị Casagrande với:
giới hạn chảy; 42,3%
giới hạn dẻo: 15,8%
- Thí nghiệm rây với bộ rây tiêu chuẩn của Mỹ

Số hiệu rây Số phần trăm hạt lọt qua rây (%)

N° 4 (4,76mm) 100

N°. 10 (2,00mm) 93,2

N° 40 (0,42mm) 81,0

N°. 200 (0,075mm) 60,2

Yêu cầu xác định tên đất theo uscs (Mỹ).


Giải:
1. Số phần trăm hạt lọt qua rây N°. 200 là 60,2% , tức > 50%. Vậy đấ‘. thuộc loại đất
hạt mịn.

58
2. Giới hạn chảy của đất là 42,3%, tức < 50%. Vậy đất thuộc loại CL (đất sét nhẹ) hoặc
ML (đát bột).
- T h h chỉ số dẻo của đất
PI = L L - P L = 4 2 ,3 - 15,8 = 26,5
Vậ) có PI > 7.
- Tcạ độ điểm phân loại có PI = 26,5 và LL = 42,3%; từ đường A nhận thấy điểm ứng
với mẫu nằm phía trên đường A. Có thể tính thử lại theo phưcíng trình đường A. Trước hết
tính lur.g độ của điểm ứng với LL = 42,3 theo phương trình đường A:
(PI)a = 0,73(LL - 20) = 0,73(42,3 - 20) = 16,28.
Có ?I = 26,5 > (PI) ^ = 16,28, tức điểm phân loại ở phía trên đưòfng A.
3. Vậy đối chiếu với bảng phân loại có tên đất: đất sét nhẹ kí hiệu là CL.
4. Đất hạt mịn đang xét (CL) có lượng hạt thô trên rây N®. 200 chiếm 100 - 60,2 = 39,8%
tức > 33% và nhóm hạt thô trên rây lọt qua rây số 4 là nhóm hạt cát, ở đây chiếm 39,8%-
Do vây có tên đất đang xét như sau: Đất sét nhẹ pha cát.
Ví dụ 1.5: Xác định tên đất theo hệ phân loại thống nhất u s c s - ASTM - D.2487-69.
Kết quả phân tích hạt của mẫu đất rời bằng rây tiêu chuẩn Hoa Kỳ cho ở bảng sau:

Số hiệu ráy Số phần trăm lọt qua rây (%)

1 in (25mm) 100

3/4 in 85

1/2 in 70

3/8 in (9,5mm) 60 <- dộo = 9,5mm

N° 4 (4,76mm) 48

N“ 10(2,0mm) 30 <- d30 = 2,0mm

N“. 40 (0,42mm) 16

N" 100(0,149mm) 10 ^—■ d|Q ~ 0,15mrĩì

N". 200 (0,075mm) 2

Yêu cầu xác định tên đất theo uscs (Mỹ).


Giả.:
1 Lượng đất trên rây N". 200 tính bằng % là 100% - 2% = 98%, tức > 50% nên đất
thuộc Icại đất hạt thô.

59
2. Nhóm hạt thô trên rây N°. 4 là 100% - 48% = 52%, tức có hơn 50% nên loại đấl hạt
thô này là đất sỏi, gọi tắt là sỏi.
3. Nhóm hạt mịn lọt qua rây N°. 200 là 25, tức F < 5%. Vậy ở đây sỏi là sạch và kí hiệu
là G.
4. Vẽ đường phân tích hạt và từ đường phân tích hạt hoặc từ nhận xét về bản kết quả
phân tích hạt.
Xác định được: d |0 = 0,15mm,
d3 0 = 2 mm
dgo = 9,5mm.
Vậy có:

C „ = ^ = - ^ = 63,3, tức Cy > 4


d,0 0,15

c = - —^30
^ = ---- =— - = 2,8 , tứ c l< C < 3
9,5x0,15

5. Kết luận; Đất đang xét có tên: sỏi cấp phối tốt với kí hiệu GW.

1.13. HỆ THỐNG PHÂN LOẠI ĐẤT AASHTO (HOA KỲ)

Bảng 1.49. Phán loại đất theo AASHTO (tên cũ là AASHO)

Phân loại Đất hạt thô Đất hạt mịn


chung lọt rây N‘' 200 (0,075mm) < 35% lọt rây N" 200 > 35%

A-1 A-2 A-7


Nhân
A-3 A-4 A-5 A-6
nhóm A-7-5 A-7-6
A-la A-lb A-2-4 A-2-5 A-2-6 A-2-7
ỉ 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

Lượng đấi
1
lọt rây tính !
bằng phần 11
trăm: 1i
N° 10
< 50
(2,0mm)

N° 40
< 30 <50 >51
(0,425mm)

N°. 200
< 15 <25 <35 <35 <35 <35 < 10 >36 >36 >36 >36 >36
(0,075mm)

60
I 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
Đặc tính
của phần
đất lọt rây
N'. 40;

- Giới hạn
<40 >41 >40 <41 <40 >41 <40 >41 >41
chảy Không
- Chỉ số có
<6 < 10 < 10 > 11 > 11 < 10 < 10 > 11 >11 >11
dẻo

o o
m ro
1 ị
d è
V A
E

Mảnh đá
Tén gọi
hoặc

Cuội ( 1) Sỏi chứa bụi hoặc


at
chứa sét (4),
Sỏi(2) nhỏ Đất bột (7) Đất sét (8)
cát to chứa bụi
(6)
Cát (3) hoặc chứa sét (5)

Ghi chú: 1. Stone íragments, Cobbles


2. Gravel
3. Sand
4. Silty or clayey gravel
5. Silty or clayey sand
6. Fine sand
7. Silty soils
8. Clayey soils
)/Iô tả các nhóm đất theo phân loại của AASHTO:
y/ỉớm A -Ia : chủ yếu gồm mảnh vỡ đá hoặc sỏi.
>ỉhóm A -Ib : chủ yếu gồm cát to có chứa đất hạt mịn, có cấp phối tốt, đóng vai trò của
chất gắn kết.
slhóm A-3: cát nhỏ không bụi, không sét hoặc chứa một lưọng rất nhỏ bụi không có
tính dẻo.
'^hốm A-2-4: gồm sỏi và cát to không chứa bụi hoặc có chỉ số dẻo lớn hơn đối với
đất \ - l .

61
Ví dụ 1.6: Phân loại đất theo AASHTO
M ột mẫu đất được thí nghiệm trong phòng và kết quả thí nghiệm cho như sau;
- Thí nghiệm Atlerberg: giới hạn chảy: 42,3%
giới hạn dẻo: 15,8%
- Thí nghiệm phân tích hạt bằng rây tiêu chuẩn của Mỹ:

Số hiệu rây Phẩn trăm lọt rây

N°. 4 (4,75mm) 100%

N° 10 (2,00mm) 93,2

N° 40 (0,425mm) 81,0

N° 200 (0,075mm) 60, i

Yêu cầu xác định loại đất theo AASHTO.


Giải:
1. Xác định chỉ số dẻo của đất
Chỉ số dẻo (PI) = giới hạn chảy (LL) - giới hạn dẻo (PL)
PI = 42,3 - 15,8 = 26,5 (%)
2. Đất lọt qua rây N°. 200 chiếm 60,2%, tức > 36%. Vậy đất được xác định thuộc
nhóm A-7.
3. Xét xem đất thuộc nhóm phụ A-7-5 hay A-7-6
Đất đang xét có (LL) - 30 = 42,3 (%) - 30 = 12,3 (%) và chỉ số dẻo (PI) = 26,5 (%) >
(LL) - 30 = 12,3%- Vậy đất đang xét thuộc nhóm A-7-6, có tên đất sét.
4. Xác định "chỉ số nhóm" (GI) (Group index) theo công thức:
GI = (F - 35)[0,2 + 0,005 (LL - 40)] + 0 ,0 1(F - 15)(PI - 10)
Trong đó: LL - giới hạn chảy;
PI - chỉ số dẻo;
F - lượng hạt mịn (lọt qua rây N°. 200) tính bằng %.
ở đây có LL = 42,3 (%), PI = 26,5 (%), F = 60,2% nên GI = 12,8 (lấy tròn là 13).
Lưu ý rằng chỉ số nhóm (GI) tính được là "âm" thì lấy bằng không và nếu tính ra lẻ thì
lấy tròn số theo nguyên tắc thông thường.
5. Kết luận; Đất đang xét có tên đất sét và có kí hiệu A-7-6 (13).
((GI) > 0, đất sỏi, đất cát có (GI) = 0; đất sỏi bẩn và đất cát bẩn có 0 < (GI) < 4; Đất bột
có 8 < (GI) < 12. Đất sét có GI đạt đến 20 và hơn nữa. Đất có chỉ số nhóm (GI) càng lớn thì
dùng làm nền càng xấu).
- Đất A-7-6 (13) dùng làm nền tự nhiên không tốt.

62
Ví dụ 1.7: Xác định tên đất theo AASHTO
Mẫu đất có thành phần hạt như sau:

Cỡ hạt (mm) % hạt mịn hơn


2,0 100
0,075 (rây N° 200) 71
0,050 67
0,005 31
0,002 19

ưiới hạn chảy: 53%


Chỉ số dẻo: 22 {%)
Yêu cầu phân loại theo AASHTO

G iã :
1. Đất lọt qua rây N". 200 là 71%, tức > 35%. Vậy đất thuộc nhóm A-7.
2. Đất có giới hạn chảy là 53%, tức > 36%
Đất có chỉ số dẻo là 22. tức > 11.
Đất có PI = 22 < (giới hạn chảy) - 20 = 53 - 20 = 23.
Vậ) đất thuộc nhóm A-7-5.
3. Đất có chỉ sô' nhóm GI tính theo công thức (với F = 71, LL =53, PI = 22) là 16,26;
lấy tròn là 16. Kí hiệu của đất đang xét A-7-5.
V í dụ 1.8: Phân loại đất theo ASSHTO và đánh giá đất để làm nền công trình.
Kết quả thí nghiệm 3 loại đất được biểu thị ớ các số liệu sau;
Với đất A có số liệu: Sô' liệu rây% Lọt qua . ây

N" 10 100%
N°. 40 70%
N°. 200 0%

Đất không có tính dẻo


Với đất B có số liệu: N". 10 82%
N° 40 - 72%
N". 200 57%
Giới hạn chảy: 36%
Chỉ số dẻo: 22 (%)

63
Với đất c có số liệu N°. 10 100%
N^. 40 100%
N°. 200 100%
Giới hạn chảy: 42%
Chỉ số dẻo: 16(% )
Yêu cầu xác định đất và đánh giá đất dùng làm nền.

Giải;
1. Đất A: - Lượng hạt lọt rây N°. 200 là 0%, tức < 35%
- Đất không có tính dẻo nên không xác định được giới hạn Atlerberg.
Vậy đất A thuộc nhóm A-3, tên cát mịn.
2. Đất B: - Lượng hạt lọt rây N°. 200 là 57%, tức > 35%
- Giới hạn chảy bằng 36%, tức thỏa mãn điều kiện > 36 (%)
- Chỉ số dẻo bằng 16 (%), tứ c > 11%
Vậy đất B thuộc nhóm A-6 , đất sét.
3. Đất C: - Lượng hạt lọt rây N°. 200 là 100%, tức > 35%
- Giới hạn chảy bằng 42%, t ứ o 41 (%)
- Chỉ số dẻo bằng 16 (%), t ứ o 11 (%)
Vậy đất c thuộc nhóm A-7, đất sét.
- Với F = 100 (%), LL = 42 (%), PI = 16 (%), theo công thức xác định được
chỉ số nhóm GI.
GI = (100 - 35)[0,2 + 0,005(42 - 40) + 0,01(100 - 15)(16 - 10) = 19
- Đất đang xét có PI = 16 > LL - 30 = 40 - 30 = 12.
Vậy đất c thuộc nhóm phụ A-7-6 (19), đất sét.
4. Đánh giá đất làm nền:
Theo quy luật chung, tính chất xây dựng của đất nền càng xấu nếu chỉ số của kí tự phân
nhóm càng lớn. Vậy đất A có kí hiệu A-3, tốt hơn đất B có kí hiệu A-6 và đất B tốt hơn đất
c có kí hiệu A-7.

1.14. HỆ THỐNG PHÂN LOẠI ĐÂT CỦA ANH

ỉ . 14.1. Các quy định cơ bản liên quan đến tiêu chuẩn phân loại đất
Khi dùng hệ thống phân loại đất của Anh cần chú ý đến những vấn đề cơ bản sau:
1. Phân loại cỡ hạt theo tiêu chuẩn Anh: bảng phân loại 1.4.
2. Bộ rây tiêu chuẩn Anh; 0,063; 0,150; 0,212; 0,300; 0,425; 0,600; 1,18; 2,00;
3,35 (mm)

64
3. Phân loại nhóm hạt
Nhóm hạt mịn: lọt qua rây mịn nhất - 0,063mm.
Nhóm hạt rất thô: đọng trên rây 63mm
Nhóm hạt thô: lọt qua rây 63mm và đọng lại trên rây 0,063mm.
4. Xác định giới hạn lỏng WL: dùng đất lọt qua rây 0,425mm để thí nghiệm với thiết bị
chùng xuyên (hình 1.15).

1.14.2. Hệ thống phân loại đất xáy dựng của Anh


Hệ phân loại đất của Anh được trình bày ở bảng 1.50 với đường A ở hình 1.31.

Bảng 1.50. Hệ thông phân loại đất theo mục đích xây dựng của Anh

Các nhóm đất Các nhóm phụ vá nhặn biết trong phòng thi nghiệm
(xem ghi chú 1)
Hạt mịn Giới
Kí hiệu nhóm
Cuội và cát có thể còn Kí hiệu nhóm phụ (nhỏ hơn hạn
(xem các ghi Tên gọi
ựéĩ) ra cuội chứa cát (xem ghi chú 2) 0,06mm) chảy,
chú 2 và 3
/à cát chứa cuội... .% %

Cuội GW GW
Cuội cấp phối tốt
chửa sét 0
Cuội cáp phối xấu/ đổng
hay chứa GP GPu GPg đến 5
nháưcách quãng
ít bụi
Cỡ hạt Cuội G-M GWM GPM Cuội chứa bụi cấp phối tốư
cuội (hạt chứa bụi cấp phối xấu
5
thô hơn G-P
Cuội G-C GWC GPC đến 15 Cuội chứa sét cấp phối tốư
2mm)
chứa sét cẩp phối xấu
chiếm
hơn 50% GM GML. Cuội chứa nhiéu bụi chia nhỏ
Cuội GF
vặt liệu như cho GC
chứa GC GCL
'thô' Cuội chửa nhiều sét (sét có
nhiéu bụi GCI 15
tính dẻo thấp tnjng bình, cao,
Đất hạt Cuội GCH đến 35
chứa rất cao, cực cao
thò GCV
nhiéu séí
Vặt liệu GCE
hạt mịn
Cát chứa sw sw Cát cấp phối tốt
hơn
sét Cát cáp phối xấu/đổng
0,06mrr
hay chứa nhấưcách quãng
dưới 35“/;
it bụi SP SPu SPg

Cỡ hạt Cát chứa bụi cấp phối tốt/cấp


Cát chứa
cát S-M SWM SPM
bụi 6 phối xấu
(mịn hơn S-F
Cát chứa đến 15 Cát chứa sét cáp phối tốưcấp
2mm)
sét
s-c swc SPC
phối xấu
chiếm
hơn 50% SM SML Cát chứa nhiếu bụi, chia nhỏ
vật liệu SF SCL như cho sc
Cát chứa
haí thó Cát chứa nhiéu sét (sét cố
nhiéu bụi sc SCI 15 đến
tính dẻo thấp, trung bỉnh, cao,
Cát nhiéu SCH 35
sét rất cao, cực cao
scv
SCE

65
Bụi và FG MG M L G .... Bụi chứa cuội, chia nhỏ như
sét chứa CG
Bụi chứa CG CLG <35
cuội hoặc
cát Sét chứa cuội có tính dẻo
cát, CiG 3 5 -í-50
(xem ghi thấp, tính dẻo trung bình
hạt mịn CHG 50-70
chú 4) tính dẻo cao
chiếm
CVG 70-^90
35% đến Sét chứa tính dẻo rất cao
65% cát CEG >90
tính dẻo cưc cao

Đất hạt
mịn FS MS
Bụi chứa MLLS, Bụi chứa cát, chia nhỏ như
Vật liệu cát cho CG
cs C L S ,..
hạt mịn (xem ghi
Sét chửa cát, chia nhỏ như
hơn chú 4)
cho CG
0.06mm Bụi và Sét chứa
trên 35% sét cát

hạt mịn
ML. Bụi; chia nhỏ như cho c
chiếm <3 5
65% đến Bụi CL Sét có tính dẻo thấp,
(đátM) 35-^50
100% Cl tính dẻo trung binh
Sét (xem 50-70
CH tính dẻo cao
ghi chú 5 70-90
vả 6 cv tính dẻo rất cao
>90
CE tỉnh dẻo cưc cao

Chữ "O" được thẽm vào sau Vật chất hữu cơ còn hoài nghi là thành phán quan
Đất hữu cơ kí hiệu của nhóm hay phụ trọng. Ví dụ MHO là bụi hữu cơ có tính dẻo cao
nhóm bất kì

Than bùn Pt Đất than bùn bao gổm chủ yếu là các di tích thực vật ở dạng thớ hay vô định hinh

Ghi chú 1: Khi mô tả đất thường cho tên của nhóm đất, nếu yêu cầu thì thêm vào kí hiệu của nhóm,
dẫu rằng trong một số áp dụng bổ sung (như mặl cắt dọc) chỉ dùng mội mình kí hiệu nhóm là ihuận lợi.
Ghi chú 2: Kí hiệu của nhóm hay nhóm phụ phải đặt trong dấu ngoặc đơn nếu không dùng phương
pháp thí nghiệm trong phòng để nhận biết, như (GC).
Ghi chú 3: Tên đất hạt mịn hay hạt mịn F có thể dùng thay cho bụi, M hay sét, c khi không có khả
năng hoặc không yêu cầu phân biệt giữa chi ng.
Ghi chú 4: Chứa cuội nếu cỡ hạt cuội chiếm trên 50% vật liệu hạt thô» chứa cát nếu cờ hạl cát chiếm
trên 50% vật liệu hạt thô.
Ghi chú 5: Bụi (đất M), M là vật liệu được vẽ ở dưới đường A và có phạm vi dẻo hạn chế liên quan
với giới hạn chảy của nó và độ dính tương đối thấp. Đất hạt mịn của loại này gồm có các vật liệu cỡ hại
bụi sạch và bụi đá, đất chứa nhiều mica và tảo, đá bọt và đất núi lửa, đấl chứa haloizit.
Tên thay ihế "đất M" để tránh lản lộn với vật liệu chủ yếu có cờ hạt bụi, loại này chỉ là một bộ phận
của nhóm. Trên biểu đồ tính déo, đất hữu cơ cũng thường được vẽ ở dưới đường A và hoàn toàn là dẻo
trong mối liên hệ với giới hạn chày của nó.
Ghi chú 6: Sét, c là vật liệu vẽ ở Irên đường A và hoàn toàn là d ẻo Irong m ối liên hệ với giới hạn
chảy của nó. Sao chép từ Tiêu chuẩn Anh 5930 (BS5930): Khảo sát khu đất xây dựng, với sự cho phép
của Viên Tiêu chuẩn Anh.

66
c = Sét: ở trèn đường A M = Bụi: ờ đưới đường A Thêm ký hiệu "0" cho đất hữu cơ

Thấp Trung bình Cao Rất cao Tính dẻo cực cao

@ @

l í ì)
g 50
p
iCD ờng A @
1 40

o
30


y r
@

10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 110 120


Giới hạn chảy í%)

Hình 131

67
C hư ơng 2

TÍNH THÂM NƯỚC CỦA ĐÂT

Đất là vật liệu hạt; giữa các hạt có lỗ rỗng với hình dạng và kích thước khác nhau. Các
lỗ rỗng liên thông với nhau tạo điều kiện để đất chứa nước và nước có thể chuyển động
trong đất. Vậy tính thấm nước là một thuộc tính cơ bản của đất.

2.1. ĐỊNH LUẬT THÂM DARCY VÀ HỆ s ố THẤM CỦA ĐÂT


2.1.1. Thí nghiệm thấm Darcy
Năm 1885, nhà khoa học Pháp, tên là H. Darcy
làm thí nghiệm thấm đối với đất cát. Thiết bị thí _________
nghiệm có sơ đổ trình bày ở hình 2.1. Thiết bị gồm
một ống đặt đứng có đưòmg kính 35cm và cao 2,50m
và có ông đo áp đặt ở các khoảng cách 58cm, 117cm
và 250cm. Thí nghiệm với các cột cát có chiều cao
lần lượt là 58cm, llV cm và 250cm. Cho dòng nước
thấm theo phương đứng và đợi khi dòng thấm đã ổn
định, do chênh lệch cột nước ở ống đo áp ở hai đầu
mẫu đất và lượng nước thấm ra trong thời gian t.
Từ kết quả đo, Darcy tính được hai đại lượng:
- Gradien thấm:
AH ( m )
J= (không đơn vị) ( 2 - 1)
(m)

- Lưu lượng đơn vị:

Q (m^) m
qo = (2 - 2 ) Hình 2.1
F.t m^.s

Trong đó;
AH - chênh lệch cột nước do áp giữa hai ống đo áp bố trí cách nhau khoảng cách L (L
cũng là chiều dài mẫu đất);
F - diện tích ngang mẫu (tức diện tích ống đựng mẫu có d = 35cm);
Q - lượng nước thấm ra trong thời gian t.

68
Kếi quả được công bố nãm 1886: Lượng nước thấm ra tính cho một đơn vị diện tích
ngang mẫu trong đơn vị thời gian tỉ lệ thuận với AH và tỉ lệ nghịch với L.
Kết quả nghiên cứu của Darcy và công bố của ô n g là cơ sở của lí thuyết thấm hiện nay.
Cần lưu ý rằng các đại lượng AH, Q là đại lượng vật lí đo được khi thí nghiệm thấm qua
một mẫu đất có kích thước F X L.

2.1.2. K hái niệm về dòng th ấm lí thuyết và Định lu ật D arcy


Dòng thấm lí thuyết là một khái niệm xuất phát từ hai đại lượng thuỷ lực đo được là AH
và q.
Dòng nước chảy ngầm qua mẫu cát là dòng ngầm thực với hình ảnh của các chất điểm
lỏng chuyển động trong lỗ rỗng của đất từ nơi nước vào đến nơi nước ra với chiều dài quỹ
đạo lớn hơn chiều dài L của mẫu cát một ít vì "đường rỗng" không thẳng. Tổn thất nãng
lưcmg của chất điểm nước để đi được chiều dài L (lấy gần đúng) là AH. Vậy gradien thấm J
nói lên mức độ tổn thất nãng lượng thấm trung bình trong quãng đưòfng đi L.
Nếu dùng khái niệm vể tốc độ của thuỷ lực học, tốc độ trung bình chuyển động của chất
điểm nước trong đường rỗng được xác định Iheo công thức:

u= (m/s)

Trong đó:
q - lượng nước thấm ra trong một dơii ^'Ị Ihời gicin (m Vs);
F|. - tổng tiết diện của các đường rỗng có trong F (m^),
(hình 2.2 ).
Có thể đo được trị số tốc độ chuyên động u của chất
điểm nước trong tliực tế bàng cách dCtng chất màu quan sát Hinh 2.2
thời gian cần thiết để đi được quãng đường L:

u = — (m/s) (2-4)
l
Dòng nước ngầm chảy qua lỗ rỗng của đất với các đại lượng đo được AH, u, q là dòng
thấm thực trong đất.
Trong kì thuậl nền móng cũng như trong lí thuyết thấm, khái niệm về dòng thấm lí
thuyết còn gọi là dòng thấm áo được sử dụng. Ncu dòng thấm thực có tốc độ thấm thực là
u, mội đại lượng vật lí đo được thì dòng thấm lí thuyết dùng tốc độ thấm V với công ihức
định imhĩa như sau:

(2-5)

Trong đó; q - lượng nước thấm ra trong đcfn \'Ị thời gian (m'V.s);
F - tiết diện của mẫu đất

69
b o nước không thể đi qua tiết diện đặc qua hạt đất mà chỉ đi qua tiết diện các đường
rỗng (Fr) nên biểu thức (2-5) cho trị số V không có ý nghĩa vật lí mà chỉ là một đại
lượng toán học.
Vậy theo định nghĩa, dòng thấm lí thuyết là dòng thấm ảo được đặc trưng bằng các đại
lượng thực AH, q và đại lượng ảo V. Việc chuyển đổi từ dòng thấm thực sang dòng thấm lí
thuyết được thực hiện theo sơ đồ dưới đây cho một trường hợp cụ thể.

Dòng ứiấm học Dòng thấm lý thuyết (ào)


bằng nhau
AH -------------------------------- 1— ______________________ AH

u ------------------ v=u.n ------------------- ► V

q
bằng nhau

Sơ đồ
Trong sơ đồ này có biểu thức quan hệ giữa tốc độ thấm thực trung bình u và tốc độ
thấm lí thuyết:
V = un (2-6)
Biểu thức (2-6) được diễn giải như sau: từ sơ đồ chuyển đổi và từ công thức (2-3) và (2-5),
có Ihể viết:
q_
(2-7)
u q F
F,

Cho rằng trị số là không đổi dọc chiều dài mẫu vì quy luật phân bố cỡ hạt và độ chặt
của đất là đồng nhất trong chiều dài 1 của mẫu. Nhân trên dưới tỉ số (2-7) với L, có;

I = =^ = „ , 2-8 ,
u FL V
Trong đó V, là thể tích mẫu đất và thể tích rỗng trong thể tích đất. Vậy n chính là độ
rỗng của đất.
Cần lưu ý rằng, đại lượng trong công thức (2-2) chính là trị sô V ở công thức (2-5) vì
theo định nghĩa q = Q/t. Để đơn giản, từ nay về sau, thuật ngữ "dòng thấm lí thuyết” được
gọi tắt là dòng thấm.
Với một loại đất có độ rỗng là n thì dòng thấm thực có các đại lượng thuỷ lực xác định
được theo sơ đồ trên theo chiều ngược lại.

2.1.3. Định luật thấm Darcy đôi với đất cát. Hệ số thấm
T hí nghiệm m ột m ẫu đất cát đối với nhiều độ chênh cột nước AH khác nhau, ứng với
mỗi trị số AH xác định được trị số V (tức theo công thức (2-2). Tính trị số J theo công

70
thức (2-2) và vẽ đường quan hệ V - J (hình 2.3).
Đườnị; trung bình là thẳng và đi qua gốc toạ độ.
Vậy cá:
V = kJ (m/s) (2-9)
Trong đó k là hệ số góc của đường quan hệ:

k = tg a = — (m/s) (2 - 10)
M
với điếm M nằm trên đường quan hệ V - J ;
Đâ: hạt càng thô, hộ số k càng lớn nên trị số k Hinh 2.3
được chọn làm đặc trưng cho tính thấm nước của đất
và qu> ước gọi là hệ số thấm.
Biếu thức (2-9) là định luật Darcy ở dạng công thức: tốc độ thấm tỉ lệ bậc nhất với
gradien cột nước.

2.1.4. Định luật thấm Darcy đối với đất hạt mịn. G radien cột nước bắt đầu thấm
Kích thước rất nhỏ và cực nhỏ trong đất hạt mịn cản trở lớn đến sự dịch chuyển các chất
điểm lóng trong các đường rỗng của đất. Ngoài ra. lớp nước m àng mỏng bọc quanh các hạt
mịn tạo nên ma sát nhót lên các bó dòng trong phạm vim ột đường rỗng. Hậu quả là dòng
thấm có thể không phát sinh mặc dù gradien thấm J khác không. Thực tế thí nghiệm thấm
đối vớ. mẫu đất á sét và sét đã chứng tỏ điều ấy.
V d nguyên tắc thí nghiệm như đối với đất cát,
đường quan hệ thực nghiệm giữa hai đại lượng V và J,
với J ting dần từ trị sô không (tức AH = 0), cho trị số J
ứng vji lúc dòng thấm xuất hiện (hình 2.4). Dòng
thấm bắt đầu khi J = 0 và tốc độ thấm V tâng dần
cùng \ới J; các điểm thí nghiệm (v, J) về sau xác định
một đường thực nghiệm V - J thẳng nghiêng góc a và
cắt trụ: hoành tại điểm J = Jịxi không xa điểm J = Jj,.
Đỉ đơn giản tính toán mà không mắc phải sai số
đáng <:ể, trị số J|,^) được lấy làm trị số đặc trưng của Hình 2.4

tính thấm của đất dính và được quy ước gọi là gradien bắt đầu thấm.
Đ ịih luật thấm Darcy, đối với đất hạt mịn, được biểu thị dưới dạng công thức như sau:

v = k ( J - J ,j) (m/s) (2-11)


Trjng đó k là hệ số góc của đường quan hệ thực nghiệm V - J:

k = tg a = (m/s) (2-12)
J-J bcl

71
Vậy tính thấm nước của đất hạt mịn được đặc trưng bằng hai đại lượng: hệ số thấm k và
gradien thấm bắt đầu J. Kết quả nghiên cứu thực nghiêm của s. A. Roza, đối với đất sét trị
số có thể đạt trị số 30 (bảng 2.1).
B ản g 2.1

Chi tiêu về thấm


Áp lực nén Độ ẩm cuối cùng
Cột nước đo áp Hệ số thấm
(kG/cm^) (W%) J bắt đầu thấm
(cm/s)
0 -2 32,5 50- 15 1,05.10'® 15
2 -3 21 60- 17 0,85, 10'* 20
2 -5 27,7 5 7 -3 6 0,65. 10'^ 27
5 -6 27 7 4 -4 4 0,1. 10'^ 31 1

Đường quan hộ V - J ứng với các độ ẩm cuối cùng và áp lực nén được trình bày ở hình 2.5.
Trị số tham khảo của hệ số thấm của đất cho ở bảng 2.2.
B ản g 2.2

Hệ số thấm k*
Loại đất
cm/s m/n.đ

Đất sét < 6 X 1 0 ’^ <0,005

Đất á sét 6 X 10'^- 1 X 10'^ 0,005-0,1

Đất á cát 1X 10"* 0,1 -0,5

Đất cát mịn 6 X 10 '^- 1 X 10 0,5- 1,0

Cát nhỏ 1 X 10’^ - 6 X 10’^ 1,0 - 2,0

Cát vừa 6 X 1 0 '^ - 2 X 1 0 '^ 5 ,0 - 2 0 ,0

Cát thô l:x 1 0 ' ^ - 6 X 1 0 '^ 2 0 ,0 - 5 0 ,0

Sỏi 6 X 1 0 '^ - 1 X 1 0 '' 5 0 ,0 - 1 0 0 ,0

Cuội 1 X 10‘‘ - 6 x lo ' 1 0 0 ,0 - 5 0 0 ,0

n.đ = ngày đêm = 24 giờ


* Theo sô' liệu của Giáo trình Cơ học đất, Đại học Vũ Hán Trung Quốc (1995).
Theo tính thấm, đất được phân làm ba cấp:
- Thấm mạnh khi k > 10'^ cm/s.
- Thấm vừa k = 10'^ - 10'"’ cm/s
- Thấm ít (kém) k < 10'^ cm/s.

72
Khci niệm về đất cách nước có tính chất tương đối vì đối với đất hạt m ịn, chừng nào
gradier. cột nước thấm nhỏ hơn gradien bắt đầu thấm thì đất không thể hiện tính
thấm niớc.
Theo số liệu của A. I. X ilin - Bekchurin, 1965, hệ số thấm của m ột số loại đất cho ở
bảng 2 3.
Bảng 2.3

Loại đất k (m/n.đ)


Đất séi 0,001
Đất á sét 0,01 - 0,1
Đất á cát 0,1 -0,5
Đất cát pha sét 0,5- 1,0
Đất cát hạt mịn 1 -5
Đất cát hạt vừa 5 - 15
Đất cát hạt thô 15-50
Đát cát pha sỏi 50-100
Đất sỏi 100-200

2.1.5. Các nhân tô ảnh hirỏmg đến tính thấm nước của đất
Tím thấm nước của đất phụ thuộc vào kích thước đường rỗng trong đất và chiều dày lớp
nước ưàng mỏng bao quanh hạt đất. Do đó, các nhân tô' tác động vào đất làm thay đổi kích
thước cưcmg rỗng và ma sát nhớt ở thành đường rỗng trong đất đều là nhân tố ảnh hưởng đến
tính thẾrn nước của đất. Ví dụ cùng một loại đất sét nhưng độ ẩm khác nhau, tính thấm nước
cũng Iciác nhau. Kết quả nghiên cứu thấm trình bày ở hình 2.5 cho thấy điều đó: hệ số thấm
k và đều thay đổi. Trong đất có nhiều ion Na"^ trao đổi, nước màng mỏng dày lên, tính
thấm g.ảm. ^
v(10 cm)
4

^ '• ! ì

1
ĩ.
,A

/ / 1

---
10 20 30 40 50 60 70

Hinh 2.5

73
2.1.5.1. Ả n h hư ởng của th à n h p h ầ n hạt của đất
Thành phần hạt của đất quyết định kích thước lỗ rỗng trong đất. Điều này càng dễ nhận
thấy trong đất hạt thô. Hạt càng thô, kích thước lỗ rỗng càng lớn, tính thấm nước càng lớn.
Đất đều hạt có tính thấm lớn hơn đất có cấp phối hạt không đều vì kích thước lỗ rỗng bị hạt
nhỏ xen giữa các hạt lófn hơn làm nhỏ lại.
A. Hazen thí nghiệm với nhiều loại đất cát có trị số d |0 (đường kính hiệu quả xác định
từ thí nghiệm phân tích hạt) có trị số từ 0,1 đến 3m m và hệ số không đều hạt nhỏ hơn 5 đã
đưa ra công thức kinh nghiệm xác định hệ số thấm của cát như sau:
k = c .d ị (cm/s) (2-13)

Trong đó: k - hệ số thấm của cát, tính bằng cm/s;


d |0 - đưòng kính hiệu quả. tính bằng cm;
c - hệ sô' thực nghiệm, thay đổi trong phạm vi từ 100 đến 150.
Theo tài liệu của Mỹ và Anh, djo tính bằng mm, c = 10 -15, k tính bằng mm/s.

2.1.5.2. Ảnh hưởng của nhóm hạt bụi và hạt sét đến tính thấm nước của đất cát
Sự có mặt của nhóm hạt mịn trong cát làm hệ
số thấm của cát thay đổi nhiều. Điều này được
k (m/n.đ)
giải thích là các hạt bụi hay hạt sét xen vào lỗ „ 180 ■■
rỗng giữa các hạt cát làm cho kích thước đường
rỗng trong đất thu nhỏ lại. Kết quả thí nghiêm về jă
'i 150 ■-
ảnh hưỏfng của nhóm hạt bụi và nhóm hạt sét <QJ- cát có sỏi

cát thô
đến hệ số thấm của cát sỏi được trình bày ờ
— cát vừa
hình 2.6. Chỉ 5% nhóm hạt bụi làm cho hệ sô'
cát nhỏ
thấm giảm từ 180m/24 giờ xuống 50m/24 giờ. 100"
Chỉ 5% nhóm hạt sét làm hệ số thấm của cát sỏi
giảm từ 180m/24 giờ xuống 35m/24 giờ...
Kết quả thí nghiệm gợi lên ý tưởng thay đổi
cấp phối hạt của đất cát bằng cách thêm nhóm
hạt bụi và hạt sét để giảm hệ số thấm của cát.

2.1.5.3. Ả n h hư ởng m ức độ rỗng của đất


đến tính thấm nước. Phương trình K oieny -
— hạt bụi
Carmen
- hạt sét

Trên cơ sở lí thuyết về thấm trong mỏi


Hình 2.6
trường rỗng, Kozeny - Carmen (1956) đưa ra
được phương trình lí thuyết về quan hệ giữa hệ số thấm với mức độ rỗng của đất. Đã biết
mức độ rỗng của đất được đặc trưng bằng hai chỉ tiêu: độ rỗng n và hệ sô rỗng c.

74
1 n
(2-14)
V 'I/
c J^s2 (1 nỷ

Tron' đó: r| - độ nhói của nước;


Q - hệ số hình dạng lỗ rỗng của đất;
s - tỉ diện tích của đất;
n - độ rỗng của đất.
Đối m ột mẫu đất và thí nghiệm thấm trong cùng một điều kiện, từ phương ưình (2-14),
có thể viết:
3
n
k =x (2-15)

Trong đó: Ằ.(r|, c^, T, S) là hằng số.

hoặc (2-16)
1+ e
vì giữa n \'à e có quan hệ n = e/(l + e).

d ,0 = 0,16 mm 0,3

0.6

0,2
0.4
/

0,1
0.2 c

c /c
0
0 2 ^ 4 6 k ũ 200 400 600 k
kX1Ũ (cm/s) kxio (cm/s)

Hỉnh 2Ja H ình 2.7b

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm với đất rời chứng tỏ quan hệ tuyến tính giữa hệ số

thấm k với — ----- (hình 2.1-à, Kozeny - Carmen, 1956). Quan hệ tuyến tính này cũng
( 1 +e)
được kết quả thí nghiệm của A. Taylor nghiệm đúng (hình 2.7b). Đối với đất dính, quan
hộ giữa hệ số thấm và độ rỗng n có dạng phi tuvến (hình 2.8) theo Olsen, 1960) chứ
không tuyến tính như phưofng trình (2-15) đã nêu. Điều này chứng tỏ, đối với đất hạl mịn
có nhiều nhân tố ảnh hưởng mà lí thuyết chưa xét đến được. Khi độ rỗng n nhỏ số liệu thí

75
nghiệm lệch quan hệ tuyến tính khá nhiều; với
độ rỗng n lớn, có thể chấp nhận quan hệ tuyến
tính giữa k và n. Theo kết quả thí nghiệm nêu
ở hình 2.8 thì khi n > 0,4 giữa k và n có quan
hệ tuyến tính rõ ràng.
Từ phương trình (2-16), có thể lập được tỉ
số giữa các hệ sô' thấm ứng với các trị số rỗng
khác nhau.

(2-17)
1+ e 1 + e.

Trong đó k |, k2 là hộ số thấm của mẫu đất


lần lượt ứng với hệ số rỗng là e, và 62-
H ình 2.8
V í dụ 2.1: Hệ số thấm của mẫu đất lần lượt
với hệ số rỗng e = 0,57 là 0,012 cm/s. Hãy xác định hệ số thấm của đất đang xét có 1'ệ số
rỗng là 0,72.
Giải: úhg dụng công thức (2-17), có tỉ số:
0,57'
0,012 _ 1 + 0.57
= 0,544
k, 0,76^
1 + 0,76
Từ đó suy ra: k.2 = 0,012 X 0,544 = 0,022 cm/s.
Đối với đất hạt mịn có hệ số thấm vào khoảng 10“^ cm/s, theo kết quả thí nghiệm của
Donald w . Taylor (1954) thì quan hệ giữa hệ số thấm k và hộ số rỗng e có quan hệ bậc
nhất trong hộ toạ độ bán logarit (hình 2.9).
1.1

d ,0 = 0.0018; deo = 0,10 mm


1-Ọ

0,9

0,8

1
07 ----------- u — |Ọ|_ A thí nghiệm bằng thiết bị thấm

— ( 1)
o thi nghiệm bằng ơ-dổ-m et
0,6 ( nén không nở hông )
------- (2.5) A
-------------- ^(5 ,5 )

0,5 __________ I 1 MI N
0,0 0,01 0,1 1.0 10
Hình 2.9 H ê s ố í h ấ m k x io cm/s

76
Đối với đất hạt mịn có hệ số thấm vào ( hệ số rỗng)
khoảng 10' cm/s, theo kết quả nghiên cứu 1,05 p = 2,20 kG/cm
của nhiều nhà khoa học Liên Xô cũ thì 1,00
0,95
giữa k và e có quan hệ tuyến tính với hệ số
0,90
rỗng trong hệ trục thường (hình 2.10). 0,85
p = 7,70 kG/cm
0,80
Dc vậy, trong thực tế chỉ cần xác p = 4,125 kG/cm
0,75
định tn số hệ số thấm với hai trạng thái 0,70
chặt khác nhau để xác định quy luật biến 0,65

thiên giữa hệ số thấm với hệ số rỗng của 060


055
đất hạt mịn. 0,50
0,45
2.15,4. Sự phá hoại kết cấu làm thay 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
k.10'*cm/s
đổi hệ số thấm
Hình 2.10
G. Djilboe, A. Taylor (1954) đã công
bố kết quả nghiên cứu thực nghiệm sự thay
đổi hệ số thấm của đất nền khi kết cấu bị
1,2
phá hoai. Mẫu đất nguyên dạng lấy từ nền /

đất và được làm thí nghiệm thấm; theo 1.1 /


/

phương đứng (mẫu thí nghiệm có hai mặt / /

1,0 Dv / 41®" K

nước vào và ra song song với mặt phân lớp i


/
*o
đấi kh: Iliành tạo (hình 2.11). Như vậy /
■'i 0,9 / /D „
phương đường dòng thấm vuông góc với X /
ị t
0,8 --------------------- ^

mặt phin lớp đất khi thành tạo. Hệ số thấm V Á ự


/ /
xác địrh được kí hiệu là k^; quy ước gọi là 0,7
/
hệ số thấm theo phương đứng. Mẫu đất 0.6
9^
nguyên dạng thí nghiệm có hệ số rỗng 0,80 4 7 10 20 40 70 100
Hệ số thấm k x 10"*cm/s
và xác định được hệ số thấm tương ứng là
ky = 2.10'“^ cm/s. Trong hệ toạ độ e - log k,
Hinh 2.11
xác định được điểm My(0,8; 2.10 "^ cm/s)
trong hình 2.11. Sau đó mẫu đất được phá hoại kết cấu rồi thí nghiệm thấm với các trị số hệ
số rỗnf khác nhau. Kết quả thí nghiệm xác định đưèfng thẳng Dy trong hình 2.11.
Từ íết quả thí nghiệm (điểm My, đường thẳng Dy) rútra nhận xét sau:
a) 5ự phá hoại kết cấu của mẫu đất trong trường hợp này (xác định ky) làm tãng tính
thấm niớc của đất.
b) Với loại đất thí nghiệm có hệ số thâm cỡ 10""^ cm/s thì sau khi bị phá hoại kết cấu,
đất có hệ số thấm tãng lên ichoảng 2 lần (ứng với hệ số rỗng Cq = 0 ,8).
L ặf lại thí nghiệm với mẫu đất nguyên dạng lấy trong cùng một lớp nhưng mặt nước
vào và ra vuông góc với mặt phân lớp (thường dùng phương pháp lấy mẫu ở hố đào). Mẫu

77
đất thí nghiệm thấm có hộ số rỗng là 1,0 và xác định được hệ số thấm k[, = 25.10"^ cm/s. (k^
- hệ số thấm theo phương ngang). Xác định được điểm Mf, trong hình 2.11. Sau đó phá hoại
kết cấu mẫu đất rồi thí nghiệm thấm với các độ chặt khác nhau (tức hệ số rỗng khác nhau).
Kết quả được đường D[,.
mẫu đất theo phương dứng M,

b) Mẫu đất
theo phương ngang

Dị hướng

H inh 2.12
Từ kết quả thí nghiệm (điểm M^, đường thẳng D^) có nhận xét:
a) Do điều kiện trầm tích và nén chặt tự nhiên trong quá trình thành tạo và tồn tại, thế
nằm của hạt đất, chủ yếu hình dẹt đối với đất hạt mịn có xu thế theo hưóìig phân lófp (hình
2.12). Kết quả là hình dạng tiết diện lỗ rỗng trong đất theo phương vuông góc và song song
với mặt lóp là khác nhau. Điều này ảnh hưởng đến hệ số rỗng trung bình của mẫu đất hình
trụ lấy vuông góc với mặt lớp và lấy song song với mặt lớp và do đó đến tính thấm nước
của đất. Theo thí nghiệm này hệ số rỗng e = 0,8 với mẫu đứng và e = 1,0 với mẫu ngang; hệ
số thấm theo phương lớp lớn khoảng 10 lần so với phương đứng. Thông thường tỉ số
kh/ky thay đổi từ 1,5 đến 10 tuỳ loại đất.
b) Điểm M|^ gần như nằm trên đưòíng D|^, nghĩa là sự phá hoại kết cấu cúa mẫu đất thí
nghiộm coi như không ảnh hưởng đến hệ số thấm kj, của đất.
Từ kết quả nghiên cứu trên thì đối với cát có hạt dạng khối và dạng tròn thì hệ số thấm Iheo
phương đứng và phương ngang là như nhau. Đối với đất đắp đầm chặt từng lổp thì k|^ > k^.

2.1.5.5. Ảnh hưởng bọt khí trong đất đến tính thấm nước
Trong điều kiện thiên nhiên, đất là vật thể ba thành phần: rắn (hạt đất), lỏng (nước trong
lỗ rỗng) và khí (thường là không khí). Khí lỗ rỗng liên thông với khí quyển. Tuy nhiên

78
trong m iều trường họp nước liên kết hình thành giữa
các hạt (hình 2.13), cản trở sự liên thông ấy. Điều này
giải thi:h vì sao đất tự nhiên không có độ bão hoà
100%. Mgay đất cát có tính thông nước, thông khí cao bọc khí
mà độ bão hoà tự nhiên thường không quá 80 - 90%.
D òig thấm theo phương đứng từ trên xuống dưới,
ví dụ rước mưa nước mặt ngấm bổ sung cho nước nước lièn kết
ngầm , chó chiếm chỗ của khí trong lỗ rỗng của đất. h 2 13
Do vậy khi thí nghiệm thấm, để loại bỏ các bọc khí
cần cho dòn g thấm đi ngược từ dưới lên, tạo điều kiện ép bọc k h í nhẹ hơn thoát lên
không íhí.
Các bọc khí kẹt trong đất có tác dụng như những cái nút cản trở dòng thấm và hậu
quá CỦAchúng là làm tăng trị số gradien bắt đầu thấm và làm giả m trịs ố hệ số
thấm (1).
Ngcài các bọc khí bị hãm lại do nước liên kết, bọc khí còn được hình thành từ khí hoà
tan trorg nước lỗ rỗng. Khí hoà tan trong nước lỗ rỗng trong điều kiện thưòng vào khoảng
2% (Dcrsey, 1940). Áp lực lỗ rỗng tăng, khí tự do trong lỗ rỗng trở thành khí hoà tan trong
nước Ic rỗng và ngược lại khí hoà tan trớ thành khí tự do khi áp lực lỗ rỗng giảm. Sự tăng
giảm lưạng khí hoà tan cũng làm Ihay đổi độ nhổft của nước thấm theo công thức sau:

^ = (2- 18)

T roig đó: kj, là hệ số thấm ứng với hệ số nhớt của nước là |J.| và ịÌ2 .

2.1.5. Thí nghiệm xác định hệ sô thấm từ mẫu đất

Troag phòng thí nghiệm, hệ sô' thấm được xác định từ mẫu đất với các loại thí nghiệm
thấm vơi thiết bị khác nhau.

2.I.Ĩ.I. Thí nghiệm thấm với cột nước thấm không thay đổi

Sơ cồ thiết bị được mô tả ở hình 2.14a, b. Các số liệu cần thu thập:


a) Về mẫu đất: - Tiết diện mẫu A.
b) \ è thiết bị: - Đường kính hộp đựng mẫu D (để xác định A).
- Khoảng cách giữa các ống đo áp L.
c) Sí liệu thí nghiệm (cho một lần thí nghiệm)
- Lượng nước thấm Q trong thời gian t.
- Chênh lệch cột nước đo áp Ah.
Có quy trình thí nghiệm của ngành hay quốc gia cần tuân thủ nghiêm ngặt.

79
Lưới chắn

aj

Hình 2.14
Hệ số thấm xác định được theo công thức:
Q.L
k= (2-19)
A.Ah.t
Thí nghiệm với thiết bị thấm có cột nước không thay đổi thích hợp với các loại đất có hệ
số thấm lớn hơn 10"^ m/s như đất cát, đất nhiều cuội.

2.I.6.2. Thí nghiệm thâm với cột nước thay đổi


Sơ đồ thiết bị được mô tả ở hình 2 .14c. Các số liệu cần có:
a) Về mẫu đất: - Tiết diện mẫu A.
b) Về thiết bị: - Đường kính hộp đựng mẫu D (để xác định A).
- Tiết diện ống đo áp: a (hoặc đường kính trong).
c) Số liệu thí nghiệm (cho một lần thí nghiệm)
- Cao trình cột nước đo áp h| ở thời điểm tị
- Cao trình cột nước đo áp ÌÌ2 ở thời điểm Í2
Với Í2 > t| thì h| > h2-
Hệ số thấm được xác định theo công thức:
aL
k = 2 ,3 — -----I g - ^ (2-20)
A (t2 ~ tị ) ^2
Thí nghiệm loại này thích hợp với các loại đất có tính thấm nhỏ.

80
2.1.6.3. Thí nghiệm thấm với hộp thấm Rowe
Sơ đồ thiết bị được trình bày ở hình 2.15. Hộp thấm Rowe cho thí nghiệm vói cột nước
không đổi và được khống chế bằng nước có áp. Hộp thấm Rowe với một ống thu nước đặt
xuyên qua tâm mẫu đất (hình 2.15b) cho phép xác định hệ số thấm theo phương ngang từ
dòng thấm ngang đối xứng trục. Có thể coi dòng thấm ngang đối xứng trục vào ống thu
nước tương tự với thí nghiệm hút nước có áp từ lỗ khoan ở hiện trường.

Áp iực nén

Oông ra

Máu đất-
1 ' .í ' , íoòngỉthắml í .
Dồng vào
Dòng vầo đĩa xốp ốn g thu nước

Bộ chuyển áp lực
nước lỗ rỗng aj b)
Hình 2.15
- Xác định hệ số thấm theo phương đứng:
Xác định hệ số thấm theo phương dửng của mẫu trong hộp Rowe được sơ đồ hoá như ở
hình 2.15a. Các số liệu cần thu thập:
a) Về mẫu đất: - Tiết diện A
- Chiều dài đưòfng thấm L (bằng chiểu dày mẫu đất).
b) Về thiết bị: - Đường kính hộp thấm D (để tính A)
c) Về số liệu thí nghiệm (cho một lần thí nghiệm)
- Áp lực của nước vào hộp thấm Pj và áp lực của nước khỏi hộp thấm P2
- Lượng nước thấm ra Q trong thời gian t.
Hệ số thấm tính được theo công thức tưcíng tự với công thức (2-19):
QL
k„ = ( 2 - 21 )
A.Ah.t

Trong đó: Ah _= Pl - P 2
Ìn

- Xác định hệ số thấm theo phương ngang:


Sơ đồ thiết bị và đường ihấm được trình bày ở hình 2.15b. Các số liệu cần có:
a) Về mẫu đất: - Bán kính mẫu đất R.
- Chiểu dàv mảu đất.

81
b) Về thiết bị: - Bán kính ngoài của ống thu nước r.
c) Về số liệu thí nghiệm (cho một lần thí nghiệm)
- Áp lực nước vào Pj và áp lực nước ra P2-
- Lượng nước thấm ra Q trong thời gian t.
Hệ số thấm theo phương ngang được xác định theo công thức hút nước của giếng nước
có áp:

In — 1

k = ^ \ ^> ( 2 - 22 )
^ 2nL (h, - h 2 )

Trong đó: q=
Yn Yn

2.2. M A O DẪN VÀ D Ò NG T H Â M CHƯ A BÃO H O À

Chúng ta đã quen khái niệm mao dẫn trong các giáo trình Vật lí. Các đưòfng rỗng trong
đất, từ đất cát đến đất sét có đường kính trung bình khá nhỏ và thực tế chúng có tác dụng
như những mao quản trong môn Vật lí.

2R.

2R, 2R, 2R, 2R,

a) b) c) d) e)
Nước mao dẫn dâng lêr Mất nước mao dẫn

Hình 2.16
Trong đất chưa bão hoà trên mực nước ngầm, lỗ rỗng giữa các hạt do nước và khí chiếm
chỗ. Nơi tiếp giáp giữa thể lỏng và thể khí trong lỗ rỗng giữa các hạt, sức căng mật ngoài
của nước có đủ điều kiện để phát huy tác dụng: mặt phân giới hạn giữa nước và khí được
hình thành, phía lõm quay về phía nước. Mô hình vật lí của hiện tượng mao dẫn trong đất
được trình bày ở hình 2.16 (theo A. Taylor, 1948).

2.2.1. Áp lực âm của nước và chán không mao dẫn


Tách một mặt khum lõm để xét (hình 2.17). Giả thiết mặt khum có dạng mặt chỏm cầu
có đường kính R, phân thể khí và thể nước trong đất. Trong hình 2.17, khí có áp lực là u.,.

82
nước có áp lực Uj^, T là sức căng mặt ngoài của nước. Từ điều kiện cân bằng lực tác dụng
vào mặt khum, Laplace cho công thức liên hệ giữa Uịj, u^, T và R như sau;
2T
Ư a - U n =
(kPa) (2-23)
Rc

Mao dẫn

Dỏng th ấ n y ív
óng cong
đáy cát

LLẨ

Hỉnh 2.17 Hình 2.18


(Theo Hogentogler và Barber - 1941)
Trong trưòíig hợp khí lỗ rỗng thông với khí quyển và trị số áp lực khí quyển được lấy làm
trị số quy chiếu bằng không thì công thức (2-23) cho áp lực âm của nước dưới mặt khum.
2T
(kPa) (2-24)
R,.
Trong trường hợp tổng quát trị số (U., - u^) xác định theo công thức được coi là chỉ số
đặc trưng cho khả nãng hút ẩm do mao dẫn của đất (Capillary suction hay matrix suction)
để phân biệt với khả năng hút ẩm do thẩm thấu (osmotic suction) của đất.
Chính do khả năng hút ẩm mao dẫn nên trong một điểu kiện thuận lợi mà nảy sinh tác
dụng xiphông mao dẫn (hình 2.18).
Từ nguyên lí làm việc của xiphông vật lí, suy ra điều kiện tương tự về chân không do áp
lực âm của nước tạo lực hút ẩm mà R. R. Tsugaev (1967) gọi là chân không mao dẫn; đất
chưa bão hoà trên mặt nước ngầm, theo thuật ngữ của Tsugaev, có chân không.

2.2.2. Chiều cao mao dẫn (h^) và khả năng hút ẩm mao dẫn của đất
Cột nước ngầm được hút lên trong mao quản chịu tác dụng của lực hút mao dẫn (tính
theo công thức (2-24) với u., = 0) và lực hút trọng trường.
Kí hiệu hj, là chiều cao cột nước và Yn là trọng lượng riêng của nước thì điều kiện cân
bằng tĩnh của cột nước hút lên lừ nước được xác định bằng đẳng thức (với R = Rj,cosa):
2T 2T cosa
Y n h c -U , hay =
R, R

83
2T cos a
Suy ra: hc = (m) (2-25)
YnR

Trong đó; T = 0,000074 kN/m;


Y„ = 9,81 kN /m ^
a = 0°.
Khó có thể xác định bán kính trung bình R của đường rỗng trong đất. Do vậy, thường
xác định trị số gần đúng của R theo công thức kinh nghiệm:

2R = e.djo

Trong đó: e - hệ số rỗng của đất;


d |0 - đường kính hiệu quả của đất đang xét.
Thay (2-26) vào (2-25) có công thức bán lí thuyết xác định chiều cao mao dẫn của đất:
" 2x0 0 (^ 7 4
9,81xO ,5.edio e d |0

Căn cứ vào công thức (2-27), Terzaghi và Peck, 1948 làm chm h xác thêm nhờ sô' liệu
kinh nghiệm c như sau:

c
(cm) (2-28)
e.d 10

Với: c - hằng số kinh nghiệm thay đổi trong phạm vi từ 0,10 đến 0,5cm^, tuỳ thuộc
hình dạng hạt và mức độ sạch bẩn của mặt ngoài hạt;
djo - đường kính hiệu quả tmh bằng cm.
Trị số hg có thể xác định bằng thí nghiệm mao dẫn với thiết bị như ở hình 2.19
Trị số h(. tham khảo của một số loại đất nêu trong bảng 2.4 (I. G. Glukhov, 1965).

B ảng 2.4

Loại đất Chiểu cao mao dẫn hg (cm)

Đất cát hạt thô 2 -5

Đất cát hạt vừa 12-35

Đất cát hạt mịn 3 5 -7 0

Đất á cát 70 - 120

Đất á sét 120- 150

Đất sét 150-300

84
QD ■SL

Hinh 2.19

ở hình 2.20 (R. Whitlow), cho trị số 1\ phụ thuộc đưòíng kính hiệu quả d |0 của đất.

0,002 0,006 0,02 0,06 0,2 0,6 20

Hình 2.20
Đấí không bão hoà nước có khả năng hút ẩm, đất càng khô, khả năng hút ẩm càng lớn.
Khả năng hút ẩm của đất được đánh giá định lượng bằng chỉ số hút ẩm (Suction index).
Như đã nêu, cần phân biệt khả nãng húl ẩm mao dẫn và khả năng hút ẩm thẩm ihấu. Do
vậy, chỉ số hút ẩm mao dẫn pF (capillary siiction index) được định nghĩa như sau:

pF = Ig h, (2-29)
Trong đó là chiểu cao mao dẫn tính bằng cm.

85
Độ ẩm của đất có ảnh hưởng nhiều đến độ dâng cao mao dẫn (O. K. Lange, 1958) nên
cũng ảnh hưởng đến chỉ số hút ẩm mao dẫn pF của đất. Thực nghiệm cũng chứng tỏ rằng
đất được sấy khô có chỉ số hút ẩm lớn nhất vào khoảng 7, đất bão hoà không còn khả nàng
hút ẩm nên chỉ số hút ẩm bằng 0. Đất cát có chiều cao mao dẫn khoảng 50cm nên chỉ số
hút ẩm mao dẫn bằng IgSO = 1,7 (tức pF = 50).
Sự khô nước tự nhiên và sự hút
ẩm là hai quá trình ngược nhau độ ầm w
23 24 25 26 27 28
của đất. Do vậy trong điều kiện
tồn tại tự nhiên, đất có một độ ẩm
nhỏ nhất cân bằng tự nhiên tương
thích với môi trường. Độ ẩm cân
bằng này được quy ước gọi là độ
ẩm cân bằng hiện trường, kí hiệu
FM E (Field Moistune Equivalent).
Đất có độ ẩm FM E thì hết khả
nãng hút ẩm. Theo Tiêu chuẩn
Hoa Kỳ, độ ẩm FM E được xác
định bằng độ ẩm của mẫu đất có
mặt nhẵn không hút hết giọt nước
nhỏ trên đó trong vòng 30 giây
(ASTTM D426).
Hình 2.21 (theo Whithow,
1990) cho thấy mối quan hộ giữa
Hinh 2.21
độ ẩm tự nhiên của đất với độ ẩm
cân bằng hiện trường FME. Đất mặt, trong phạm vi chiều sâu nhỏ hơn 2m có nguy cơ
trương nở do hút ẩm vì độ ẩm tự nhiên còn nhỏ hcm FM E. Điều này cần chú ý khi xây dựng
công trình trên nền đất.

2.2.2. Dòng thấm mao dẫn ngang trong đất chưa bão hoà. Phương pháp thí
nghiệm xác định k và

Để xét đến tác dụng m ao dẫn đến dòng thấm trong đất bão hoà thường dùng thí
nghiệm sau:
Một ống thuỷ tinh đựng đầy đất thí nghiệm, đầu đất trong ống thông với nước trong
chậu, một đầu thông với khí quyển (hình 2.22). Do đất trong ống thí nghiệm chưa bão hoà
nên nước được hút vào đất qua tiết diện A với cột nước đo áp trung bình là Hq. Các chất
điểm nước được hút vào sẽ dịch chuyển trong đường rỗng và đi được đoạn đường X trong
thời gian t. Mặt B, tập hợp các mặt khum m ao dẫn quay phía lõm về phía nước, tức vé phía
mặt A. M ặt này phân cách phần đất bão hoà nước m ao dẫn với phần đất thông với khí

86
quyển, được quy ước gọi là mặt thoáng mao dẫn. Cột nướcđo áp tại m ặt Bthấp hơn cột
nước đo áp tại A một đại lượng tĩnh theo công thức:
Ah = h„ - (-h ,) = h„ + h, (2-30)
Vậy tốc độ dịch chuyển nước trong đất được sản sinh với gradien cột nướctrung bình
tính theo công thức:

(2-31)

Hình 2.22
Kí hiệu V là tốc độ thấm (dòng thấm ảo), thì tốc độ dÌGh chuyển thực u được xác định
theo các công thức đã biết:

v = kJ

V = u.n (n - đ ộ rỗng của đ ấ t)

hay u.n = kJ

hoặc (2-32)
dt X
Nếu dòng thấm mao dẫn xẩy ra trong khoảng thời gian tị đến Í2, chất điểm nước đi được
quãng đường Xị - X|, tích phân biểu thức (2-32);
X-)

xdx = - ( h o + h ,) dt
n
■M

hay (2-33)
t2 - t , n

87
Nếu lấy gốc thời gian là t|, tức tị = 0 thì X| = 0 và thời gian chuyển dịch của chất điểm
nước trong thời gian t sẽ là L = X2-
Biểu thức (2-33) có dạng:

ư = - ( h , + h ,)t
n
hay ^ ^ k (h„ + h , ) ^
n L
, L k ^ _ h„+ h-
hay — = —J với J = ^
t n L

hay u = — J với u = —
n t
hay V = u.n = kJ (2-34)
Trong đó J,t xác định theo công thức:

J = Jo + Jc (2-35)
hg hg
V6i =

J q - gradien thấm trung bình trong phạm vi chiều dài L;


- gradien hút ẩm trung bình trong phạm vi chiều dài L.
Nếu Jj. = 0 dòng thấm là dòng thấm trọng lực. Nếu = 0 dòng thấm là dòng thấm mao
dẫn. Nếu 0 và 0 thì biểu thức (2-34) với J = là quy luật thấm trong đất chưa
bão hoà theo phương ngang đang xét.
Theo thời gian, chiều dài thấm L tăng lên nên tốc độ thấm giảm dần.
Biểu thức (2-33) là cơ sở lí thuyết của phương pháp thí nghiệm xác định hệ số thám
bằng cách làm bão hoà đất bằng lực hút mao dẫn. Với thiết bị như ở hình 2.22; tại t| xác
định được X|, tại Ỉ2 xác định được X2, tỊÌ t3 xác định được X3 , tại Í4 xác định được X4 . (t4 > Í3

Thay (X|. t|) và (Xi, Iị ) vào phưcfng trình (2-33), có:

X2 -X Ĩ
= - ( h o ,+ h ,) (2-36a)
t2 - t ,

Thay (X3 , 13) và (X4 , 14) vào phưoìig trình (2 -3 3 ), có:


2
X4 - X 3 _ k
= - ( h „ 2 + h ,) (2-36b)

Vậy có hệ hai phương trình chứa hai ẩn: k và vì hoi, ho2, n là đại lượng đã biết. Giải
hệ phương trình (2-36a, b) xác định được hệ số thấm k và chiều cao mao dẫn h;,.

88
2.2.3. Dòng thấm mao dẫn từ trên xuống trong đất chưa bâo hoà. Dòng ngấm của
nước mặt
Sơ đồ thí nghiệm được trình bày ở hình 2.23.
Cột nước mặt gây thấm là ho = const. Đầu mẫu đất
A tiếp xúc với nước mặt, do tác dụng của lực hút
m ao dẫn các chất điểm nước dịch chuyển theo
phưcmg đứng từ trên xuống dưới làm mẫu đất thí
nghiệm bão hoà nước mao dẫn. Tại mặt thoáng
m ao dẩn (mặt B) nước có áp lực âm Un = -Ỵnhc-
Chênh lệch cột nước thấm giữa hai mặt A và B
cách nhau đoạn z là AH = họ + z + hj. Có thể viết
theo định luật Darcy:
nu = kJ
J ^ họ + hẹ +z

dZ = k, -h„2—
n— +z
+ h„-----
Vậy có:
dt z
ZdZ
hay = id ,
h„ + h„ + z n

Tại thời điểm t| có trị ■sô Z |, tại thời điểm có 'L2 nên tích phân biểu thức Q.-Yiy.

ZdZ
/x \/. kk.
dt (2-38a)
h(j + hj, + z n
Zi

n h„ + h , + ( Z 2 - Z , V
(Z2 - Z , ) - ( h „ + h ,)ln
h„+h,

Đặt T = Í2 - tị - thời gian chuyển dịch của chất điểm lỏng.


L = Z2 - Z | - chiều dài đường thấm ứng với thời gian T.

(2-38b)
k
L
Theo công thức định nghĩa: u = — và V = un, biểu thức (2-38) có thể viết ở dạng sau:

V = kJ

Trcng đó: J=— (2-39a)

89
J t = J o + J c

T — (2-39b)
L

L
Trường hợp J q = 0, có dòng thấm mao dẫn từ trên xuống.
Biểu thức (2-38) có thể dùng để xác định k và hj, theo phưorng pháp đã nêu đối với biểu
thức (2-33).

2.2.4. Dòng thấm mao dẫn ngược trong đất chưa bão hoà

Sơ đồ thiết bị như ở hình 2.24. M ột đầu mẫu đất


đặt là sát mặt nước, một đầu thông với khí quyển. Do
lực hút m ao dẫn, các chất điểm lỏng dịch chuyển qua
mặt A và đi lên dần tạo nên mặt thoáng mao dẫn B
cách mặt A m ột khoảng z tính từ mặt nước vào A. Độ
chênh cột nước thấm giữa A và B là - z, do đó có
gradien thấm tính theo công thức:
h .- z
J= (2-40)

Phưcmg trình thấm có dạng:

n — = k -£ -— (2-41)
dt z
hay
ZdZ k.
(2-42) H ình 2.24
h(, - Z n

Tại t = 0 có z = 0, sau khoảng thời gian T có z = L. Vậy sau khi tích phân phương trình
(2-42), có:

ZdZ
dt (2-43a)

T = ^ h„ln -L (2-43b)
k h c -L

Với u = L/T và V = un, biểu thức (2-43) có thể viết theo dạng khác;

v = kJ (2-44)

90
1
với (2-45)
J ,ln -1

Trong đó: = — là gradien cột nước thấm trung bình trong phạm vi chiều dài thấm L.

Khi chiều dài thấm L > (0,6 - 0,7)hj, thì biểu thức (2-44) không nghiệm đúng vì chỉ trong
phạm vi khoảng (0,6 - 0,7)hj, trên mặt nước ngầm đất mới bão hoà nước mao dẫn, trên đó
thì không.
Nếu mặt đất cách mực nước ngầm nhỏ hơn h(,, vào khoảng (0,6 - 0,7)h(, thì có sự thoát
nước mao dẫn do bốc hơi. Dòng nước thấm mao dẫn sẽ bù vào lượng nước bốc hơi ấy đều
đặn và liên tục.

2.2.5. Ống thí nghiệm khg


Ống thí nghiệm khg được dùng để xác định
mức độ mao dẫn của đất đầm chặt hoặc đất tự
nhiên. Sơ đồ thiết bị thí nghiệm như ở hình 2.25.
Mẫu đất thí nghiệm đặt trong ống đường kính
15cm, cao 27cm được đầm chặt đến độ chật yêu
cầu. Mẫu đất cũng có thể là đất nguyên dạng.
Cuối ống thí nghiệm có lưới để giữ mẫu đất.
Trước khi thí nghiệm, mẫu được hấp nóng ít nhất
trong 24 giờ, đối với đất sét phải 2 hay 3 ngày
với mục đích loại hết nước lỗ rỗng. Sau đó ống
thí nghiệm đặt là sát mặt nước cất đựng trong
Hình 2.25
chậu để đầu dưới mẫu tiếp xúc với nước (thường
cho ngập mẫu Icm). Do lực húi mao dẫn, nước cất được hút vào mẫu đất. Cân định kì 1 giờ, 2
giờ, 4 giờ, 7 giờ, 25 giờ, 49 giờ, 72 giờ để xác định lượng nước đã được hút vào mẫu. Từ cơ
sở lí thuyết cũng như thực nghiệm đã biết lượng nước hút vào ấy có quan hệ với cãn bậc hai
của thời gian. Kí hiệu V là lượng nước hút vào ở thời gian t, thì có:
V = n.A.Z (cm^) (2-46)
Trong đó: A - tiết diện mẫu đất;
n - độ rỗng của đất;
z - độ dâng cao mặt thoáng nước mao dẫn ứng với thời điểm t.
'2 kh,
z= (2-47)
n
'2kh,
Thay (2-47) vào (2-46) có: V = nA (2-48)
n

91
Vậy theo lí thuyết quan hệ V ~ \/t là đường thẳng qua gốc toạ độ.
Đường quan hệ V ~ Vt thực nghiệm có dạng thẳng không qua gốc toạ độ mà cắt trục V
tại trị số V q (hình 2.26) Sanglerat, 1982). Do đó, phương trình của đưcmg quan hệ thực
nghiệm có dạng:
v - v „ =A72nkh,t (2-49)

Hinh 2.26
Từ đó, rút ra trị số của tích khj.:

v -v .
(cm /h) (2-51)
2 .n.t

Tích kh được coi như chỉ tiêu đánh giá tính m ao dẫn của đất:
- Đất có kh > 1 là đất có độ dâng cao m ao dẫn mạnh.
- Đất có 01 < k h < 1 là đất có độ dâng cao mao dẫn trung bình.
- Đất có k h < 0,1 là đất có độ dâng cao mao dẫn yếu.
Có số liệu của hai lần cân ứng với hai thời điểm khác nhau, tức có hai cặp số liệu:
(Vị, t|) và (V2, 12), dùng phưofng trình (2-50) có thể xác định được hai đại lượng chưa biết:
Vq và kh.
Cơ sở lí thuyết của phương pháp "khj," là biểu thức lí thuyết (2-47). Quả vậy, từ tích
phân (2-43a) có:

k
In = —t (2-51)
hc n
1 -

92
Đơi giản hoá biểu thức (2-51) bằng cách khai triển hàm logarit thành chuỗi và lấy
gần đúig:

I 7 7^
I n— = (2-52)
1- A h, 2 hỉ
h

T} k
Cuii cùng có: h^,------ - —t
2hị n

Su’ ra: z= ^
n

Kê quả thí nghiệm đã chứng tỏ rằng, sự hút ẩm mao dẫn xẩy ra mãnh liệt lúc đầu, trong
phạm 'i chiều cao dâng mao dẫn z = 0,2hj vì lúc này gradien cột nước thấm khá lớn. Cũng
chứih 'ì lẽ này mà trong thời gian đầu sự thấm mao dẫn không tuân theo định luật Darcy
nên đưmg V - ^/t thực nghiệm không qua gốc toạ độ.
Th nghiệm kh^, được dùng nhiều trong ngành giao thông ở nước Pháp để đánh giá tính
mao dai của đất đắp và đất tự nhiên dùng làm đường giao thông.

93
C hư ơng 3

ĐẶC TÍNH NÉN CHẬT VÀ BIÊN DẠNG CỦA ĐÂT

Để xác định độ lún của nền đất hiện nay thường dùng hai phương hướng, một là coi đất
như vật thể ròi, gồm ba thể đúng như bản chất của nó và vận dụng các định luật, định lí của
mòn Cơ học vật thể rời, trong đó có Cơ học đất, Thuỷ lực học nước dưới đất... Hai là coi đất
như vật thể liên tục biến dạng tuyến tính, hoặc phi tuyến và vận dụng các định luật, định lí
của môn Cơ học môi trường liên tục, trong đó có Lí thuyết đàn hồi, Lí thuyết dẻo, Lí thuyết
lưu biến... Hai phương hướng nghiên cứu này có ưu, nhược điểm riêng của nó, đến nay
chúng đã bổ sung cho nhau và đã để ra được những phương pháp hiệu quả để tính toán lún
ổn định và lún theo thời gian của nền công trình.

A - Đ Ặ C T ÍN H N É N C H Ặ T C Ủ A Đ Â T

3.1. NGUYÊN LÍ NÉN CHẶT CỦA ĐÂT

Xét một mẫu đất có thể tích ban đầu V |, trong đó thể tích hạt là V^I và thể tích lồ rống
là V^|. Có đẳng thức:
v ,= v ,,+ v ,, Pi P2

Tạo áp lực nén đều mọi phía để ___ i ____


gây nén thuần tuý đối với mẫu, mẫu P2 P2
Pi
đất được nén chặt (hình 3.1).
Sau khi được nén chặt, mẫu đất có
thể tích là V2, trong đó có thể tích hạt P2

là V(,2 và thể tích lỗ rỗng là v ^2 Có


đẳng thức: Hình 3.1

Gọi AV là biến dạng nén thể tích, có liên hệ:


AV = V . - V 2 - ( V „ + V , , ) - ( V h 2 + V,2)

hay AV = ( V „ - V , 2) + ( V ,,- V ^ 2)
Trong Cơ học đất công nhận: biến d ụ n g th ể ĩích cù a h ạ ĩ co i n h ư h ằ n ^ klìỏtìíỊ ĩro n ị’ CỊỈÌÚ
trình nén chặĩ, tức:
Vhi = Vh2 = const

94
Vậ3có: AV = AV^ = V^I - v ,2 (3-la)

Thum lợi hcm là biểu thị biến dạng thể tích theo hộ số rỗng e = Trong Cơ học đất
đã chứig minh:

V„=eiV ^,
1 + e,

ú h ịd ụ n g vào đây có: V,J = e,Vh|; v ^2 = e2-Vh2; Vr(i+ I)= |)Vh


AV = e,Vh, - e2.Vh, vì Vh, = Vh2 = const
AV = (e, - e 2)Vj,|
Cuo cùng có biểu thức:
AV = K.Ae (3-lb )
Troig đó: Ae = e, - e-,

K = V[, = ■= const (3-2)


1 + C ị

Ngiyên lí nén chặt đất được phát biểu như sau: Biến thiên th ể tích của mẫu đất tỉ lệ bậc
nhất vá biến thiên hệ s ố rỗng.
Hệ ố tỉ lệ K, có trị số không đổi, bằng thể tích hạt đất trong mẫu được quy ước gọi là
h ằ n g S( m ẫu đất.

V í iự 3.1. Tính hăng sỗ K và biểu thị nguyên ĩý nén chật của đất dưới dạng công thức.
M ộ mẫu đất nguyên dạng có thể tích ban đầu là 85cm^ và các chỉ tiêu vật lí trực tiếp
như sai; trọng lượng riêng 19 k N /m \ độ ẩm 45%, trọng lượng riêng hạt 28 kN/m^. Yêu cầu
viết biéi thức về quy luật nén chặt của đất. Tính biến thiên thể tích của mẫu ứng với hệ số
rỗng e : 0,810.

Già:
- x .c định hệ số rỗng ban đầu của đất:

Yh(l + W) , 28(1 + 0,45) ,


Dùig công thức: Cp = -------1 = --------—--------- 1
ĩw 19

e „ = l,1 4 .
- X.C định hằng số mẫu đất, tức xác định thể tích hạt có trong mẫu theo còng thức (3-2).

Vọ 85
K= ^ = 39,78cm^
l + e„ 1 + 1,14

- Qiy luật nén chặt viết dưới dạng công thức:

AV = K.Ae = 39,78.Ae

95
- Xác định biến thiên thể tích của m ẫu đất khi được nén chặt ứng với hệ số rỗng
bằng 0,810.
Trước hết xác định Ae: Ae = 1,14 - 0,810 = 0,33
Xác định AV: AV = 39,78.Ae = 39,78.0,33 = 13,13cm^

3.2. BIẾN DẠNG THỂ TÍCH TƯƠNG Đ ố l CỦA ĐÂT

Theo nguvên lí nén chặt đất, có biểu thức:


AV = K.Ae với Ae = 6 j - 62

Trong đó: K=
1 + Cị

Vậy có: AV = • Ae
1 + ei
Theo định nghĩa về biến dạng thể tích tương đối, kí hiệu Sy thì có:

8, = ^ = - ^ - A e (3-3)
V| 1 + C|
H iện nay, nhiều nhà khoa học quen dùng đại lượng tỉ thể tích V (sp eciíic volum e) với
định nghĩa như sau:
V Vu + V
v=— = ^ ^=l +e (3-4a)
Vh V,

Dùng sơ đồ ba thể của đất, dễ dàng chứng minh được:

v= (3-4b)
r* ĩk

Trong đó; - trọng lượng đơn vị đất khô.


Biểu thức về biến dạng tương đối viết theo tỉ thể tích có dạng:

s^ = -A e (3-5a)
V

Trong đó: Ae = e, - 62 (3-5b)


V = 1 + Cj

V í dụ 3.2. Viết biểu thức tính biến dạng thể tích tương đối của đất.
Mẫu đất nguyên dạng có thể tích 85cm^ với các chỉ tiêu; trọng lượng riêng là 18 kN/in^,
độ ẩm 0,45, tỉ trọng 2,70. Hãy biểu thị biến dạng thể tích tương đối của đất và tính Irị số
tương ứng với biến thiên hệ số rỗng là 0,25.

Giải:
- Xác định hệ số rỗng ban đầu e,:

96
^ Ỵh(l + w) _ ^ ^ A.Ỵn(l + w) _ ^ ^ 2,70x10(1 + 0,45) ^ ^
ei
7w Yw 18

- Biểu thị tính biến dạng tương đối của đất:

8„ = — ỉ— Ae = ---- Ỉ-— Ae = 0,46Ae


1 + ei 1 + 1,75

- T.nh biến thiên thể tích của mẫu đất ứng với Ae = 0,25;
8^ = 0,46.Ae = 0,46.0,25 = 0,115

Av = Sv-Vị = 0,115.85 = 9,78 cm^


- Chú ý: Biểu thức tính biến dạng tương đối dùng để tứih độ lún của mẫu đất sau ■khi
chịu biến dạng không nở ngang trong vòng thép cứng có diện tích bên trong là lOcm^.
- Trước hết tính chiều cao mẫu đất ban đầu H |:
Hi = 85 : 10 = 8,5cm
- Tính chiều cao mẫu đất sau khi biến dạng:
Vì đất không nở hông được do vòng thép cứng nên trong trường hợp này có AV = F.s,
vậy có độ lún của mẫu;
AV _ 9 ,7 8 (cm ^ ) ,
s= Icm
F 10 (cm^)

3.3. NÉN KHÔNG NỞ HÔNG

3.3.1. Áp lực hóng và hệ số áp lực hông


Khi nghiên cứu tính nén chặt, tính tơi nới của đất cần chú ý đến đặc điểm về cấu tạo hạt
của đâl. Đất bị nén không những do áp suất đều mọi phía (tenxơ cầu) mà còn bị nén do độ
lệch áp suất (tenxơ lệch).
Néa không nở hông còn gọi là nén một hưófng (one-dimensional compression). Sơ đồ
nén một hướng được thực hiện bằng máy nén không nở hông (oedometer). Dùng máy nén
không nở hông là một phương thức tạo nên sự nén thuần tuv chấp nhận được với kích thước
được khống chế thích hợp.
Mảu đất nguyên dạng hình trụ, đường kính khoảng 6,5cm, cao khoảng 2,5cm được chặn
hông 3ằng một vòng kim loại vững chắc. Hai đĩa xốp áp vào mặt trên, dưới mẫu đất cho
phép r.ước khí trong mẫu đất thông với nước khí bên ngoài.
Áf lực nén truyền lên mặi trên và mặt dưới của mẫu đất thông qua hai dĩa xốp, đất bị
nén lại tác dụng lêii thành vòng kim loại một lực q. Trị số của q có thể nhỏ hơn hoặc lổfn
h(Jn tn số p tuỳ thuộc vào lịch sử chịu tải của đất (đấl nén bình thưòíig hoặc đất bị nén
trước) Quan hệ giữa áp lực hông (q) với áp lực nén (p) được mô tả ở hình 3.2.

97
Kí hiệu q là lực hông và có biểu thức túứi;

q = ^o-p (3-6)
với 1 nếu đất được nén bình thường (điểm o , A, c , D);
nếu đất đã bị nén trước (điểm B);
^ gọi là hệ số áp lực hông.

' '

q ,
q

H ình 3.2
Trị số áp lực hông có thể đo trực tiếp khi thí nghiệm nén, nếu có bộ phận cảm n h ận áp
lực ngang gắn ở thành vòng kim loại. Từ đó xác định được hệ sô' áp lực hông:
q (3-7)
^0 = -

Nhiều nhà khoa học đã lập được các liên hệ giữa hệ số áp lực hông với một số chủ tiêu
vật lí hoặc cơ học của đất.
Đối với đất nén bình thường Jaky (1944), Brooker và Ireland (1965) cho công thức kinh
nghiệm như sau:
- Đất bình thường: ệo = K - sincpd (3-8)
Trong đó: (Pjj - góc ma sát trong của đất, xác định bằng phương pháp cắt thoát nước:
K=1 (íaky)
K = 0,95 (Brooker và Ireland)
Brooker và Ireland cũng nhận thấy có quan hệ với chỉ số dẻo Ip
= 0,4 + 0,007 (Ip) 0 < Ip"< 40
= 0,64 + 0,001 (Ip) 40 < Ip < 80 (3-9)
Ip = w , - W p
- Đất nén quá với áp lực nén trước Pj > p
ị (nén quá) = (bình thường). V oC R ( 3 - 10)

Với chỉ số nén quá: OCR = — > 1. Không ít loại đất có trị số OCR lớn nên ^0 > 1.
p

98
Trị :ố tham khảo của hệ số lực hông của đất nén bình thưòíng cho ở bảng 3.1.
Bảng 3.1

Loại đất Hệ sô' áp lực hông

Đất cát 0,43 - 0,54

Đất á cát 0,54 - 0,67

Đất á sét 0,67 - 0,82

Đất sét 0,82-1,00

V í cụ 3.3. Xác định áp lực hông ?


Mẫi đất á sét có góc ma sát (pj = 24° (cắt thoát nước) được nén không nở hông. Xác
định áp lực hông khi tăng tải đến áp lực p = 100 kN/m^ và áp lực hông khi mẫu đất đã được
nén trưíc với áp lực 300 kN/m^ rồi dỡ tải đến 100 kN/m^.

Giả:
a) )ác định hệ số áp lực hông và áp lực hông q trong trưcmg hợp thứ nhất: mẫu đất
nén bìm thường:
= 1 - sinỌd = 1 - sin24° - 1 - 0,407
^0 = 0,59
- X;C định áp lực hông q:

q = ệ „ p -0 ,5 9 .1 0 0 = 5 9 k N W

vSơ (ồ lực tác dụng lên mẫu đất được trình bày ở hình 3.3.

p = 100 kN/m

q = 59 kN/m
72ZZZZZ22Z
p = 100 kN/m

Hình 3.3
b) Jác định hệ số áp lực hông và áp lực hông trong trường hợp thứ hai:

- x.c định hộ số quá nén OCR:

O C R = -^ = — = 3
p 100

- x.c định hẹ số áp lực hỏng của đất:


4, = 0.59^/3 = l,02

99
- Xác định áp lực hông lên mẫu đất đã được nén trước;
q = Ẹ^p= 1,02.100 = 100 kN/m^
Sơ đồ áp lực tác dụng lên mẫu đất được trình bày bằng hình 3.4.

Hình 3.4
c) Nhận xét về bài toán:
Trong trường hợp thứ nhất, áp suất nén mẫu đất không đều với độ lệch áp suất:
100 - 59 = 41 kN/m^ nhưng đất không chịu biến dạng cắt, nói cách khác là đất được nén
thuần tuý.
Trong trường hợp thứ hai, hậu quả nén trước với áp lực 300 kN/m^ còn lưu lại mặc dù
đã dỡ tải hoàn toàn. Chỉ số quá nén OCR (over consolidation ratio) nói lên mức độ nén của
đất dưới áp lực 300 kN/m^ còn lưu lại và làm tăng áp lực hông. Nói chung, áp lực hông có
thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn 1 .
Đặc tính về đất nén bình thưòng và đất quá nén sẽ được trình bày ở phần sau.

3.3.2. Đường nén, đường nở của đất


Kết quả thí nghiệm nén không nở hông trong phòng thí nghiệm được thể hiện bằng
đưòng nén đường nở của đất. Đưòng nén, là đường quan hệ giữa hệ số rỗng (e) của đất với
áp lực nén (p), rất cần thiết để tính lún của nền đất hoặc khối đất.
Trong thí nghiệm nén, quá trình lún của mẫu đất được theo dõi từ số liệu về độ lún của
mẫu (S) với áp lực nén (p). Đường quaìi hệ giữa độ lún với áp lực nén được gọi là đường lún
(S - p). Cần phải biết cách vẽ đường néa (e - p) từ đưcfng lún.
Việc chuyển đường lún thành đường nén được thực hiện bằng cách vận dụng nguyên lí
nén chặt đất trong điều kiện nén không nở hòng. Đã biết:
AV = K.Ae (3-1 la)
Ae = e, - Co
với ; V, (3 -1 Ib)
1 + e.

Trong đó V | là thể tích mẫu đất ban đầu cao là H | ứng với hệ số rỗng ban đầu e,. TiỊ số
hê số rỗng ban đầu Cị, được xác định từ các chỉ tiêu vật lí của đất (xem ví dụ 3.1 và 3.2),
coi như đã đươc xác đinh.

100
Kí hiệu F là diện tích tiết diện ngang của mâu, S2.1 là độ lún thêm của m ẫu ứng với độ
tăng áp lực Ap từ P| đến p,:
v ĩ = FH ,; S2_ , = S 2 - S ,
AV = Vi - V 2 = F.S2_,
và cuối cùng có thể viết từ các công thức (3-3):

A V = - ^ A e , FS2_, = - : ^ ( e , - e , ) (3-12)
1 + Ci 1+ e

hay
e,
S2-.= H (3-13)
1 +e,

Từ (3-13) giải ra đối với 62 ứng với S2.1:


1+ e
62 = e , - ' 2-1
(3-14a)
I T

Để tiện tính toán, biểu thức (3-14a) được viết ở dạng tổng quát:
1 + e.
(3-14b)
H.

với quy ước; Hy là các trị số ứng vứi mẫu đát thí nghiệm chưa bị nén và do đó chưa bị
lún (tức p = 0, s = ơ); S| là độ lun của mảu đất khi chịu áp lực nén là Pi và Cị là hệ số rỗng
của mẫu sau khi lún một đại lượng là S|.

V í dụ 3.4. Chuyển đường lún (S-p) thành đường nén (e-p).


Thí nghiệm nén không nở hông mẫu đất có chiều cao ban đầu là 25,4m. Hệ số rỗng ban
đáu e = 0,814. Số liêu thí nghiêm ghi ở bảng.

p (kN/m^) 0 100 200 300 400

s (mm) 0 1,24 1,71 2,10 2,35

Yêu cầu tính các trị số hệ số rông để vẽ đường nén

Giải: ứng dụng công thức (3-14) để tính eị!

e, = e „ - ( l + e„) '
H,
1 + 0,814
e, = 0 ,8 1 4 - •S;
2,54

e, = 0 , 8 1 4 - 0 , 714Sị

101
- Lập bảng tính toán:

Pi (kN/m^) 0 100 200 300 400


Sị (cm) 0 0,124 0,171 0,210 0,235
eị 0,814 0,725 0,692 0,664 0,646

V í dụ với Pj = 100 kN/m^ có Sj = l,24m m , vậy hệ số rỗng tương ứng sẽ là:

Cị = 0,814 - 0,714 X 0,124 = 0,725

- Từ dòng 1 và dòng 2 của bảng tứửi vẽ được đường (e-p) và đường e-lgp (hình 3.5)

Hình 3.5

3.3.3. Hệ số nén, hệ số nở của đất


Đường quan hệ (e-p) có thể biểu thị trong
hệ trục số học (e, p) hoặc trong hệ trục bán
logarit (e, Igp). Các phòng thí nghiệm có mẫu
in sẵn theo hệ trục số học và theo hệ trục bán
logarit. Do vậy, việc biểu thị quan hệ (e-p) trên
hệ trục nào là tuỳ thuộc người sử dụiig. Trong
hệ trục (e, p) đường nén, đường nở có dạng
cong (hình 3.6) với độ dốc giảm dần khi p tăng.
Độ dốc của đường (e-p) ứng với m ột trị số p bất
kì được biểu thị bằng độ dốc của đường tiếp
tuyến với đường (e-p) tại điểm ấy. Ta có: Hình 3.6
de
a=- (3-15)
dp

Hàm e = f(p) là nghịch biến nên dấu trừ trong (3-15) làm cho trị sô' của a dương theo
quy định. Trị số a được quy ước gọi là hệ số nén (coefficient of compressibility) của đất
ứng với áp lực nén là p.

102
Biéu thức (3-15) sẽ được ứng dụng để xét bài toán cố kết của đất.
Nếi biến thiên áp lực nén không lớn, hệ số nén (a) thường được biểu thị bằng độ dốc a
của d â ' cung của cung mrì trong hình 3.6.
Ae
T a:ó: (3-16)
Ap
T ung đó: Ae = 6] - 62

Ap = P2 - Pi
Trị sô' a, xác định theo biểu thức (3-16) được gọi là hệ số nén của đất trong phạm vi
tăng tả từ P | đến P2, và do đó thường được kí hiệu: ap _p .

Hệ số nén có đơn vị là cm^/kG hoặc m^/kN. Cùng một cấp áp lực Ap = P2 - Pi, đất có hệ
số nén càng lớn càng có tính ép co càng lớn. Có thể tham khảo các số liệu sau: đất có hệ số
nén vk) khoảng một vài phần nghìn cm^/kG là có tính ép co ít, một vài phần trăm cm^/kG
là truni bình, một vài phần chục cm^/kG là nhiều.

3 J.4 . C hỉ sô nén và chỉ sô nở của đất


Troig hộ trục bán logarit, đường quan hệ (e - p)
có dạrg đặc biệt như trong hình 3.7. Khi áp lực nén j__
"'■VN m
nhỏ (p< Pn,), phần im có độ dốc rất nhỏ, khi áp lực
l \
lớn (p > p^) thì phần nk có xu thế nhận đường tiệm 1 \
1 \
cận nẫn ngang. Phẩn giữa mn ứng vối trị số ắp lực 1
1
^ \

nén < p < có độ cong có thể bỏ qua được và 1 n


1 ___k
coi là hẳng có góc dốc a . Theo số liẹu thí nghiệm 1
1 1 ^
đất và số liệu thiết kế công trình hiện nay (với áp IgPm IgPn Igp
lực lêi mật nền khoảng 1 - 5 kG/cm^) thì phần
thẳng :ủa đưòíig (e-lgp) là thỏa mãn. Do vậy, các Hinh 3.7
nước |hưcfng Tây có thói quen dùng đường (e-lgp) (xem ví dụ 3.4).
Điòfng nén, đường nở không nở hông còn được gọi là đường nén, nở một hướng (one-
dimersional compression, sweliing lines) trong hệ trục số học và hệ trục bán logarit được
thể hi;n ở hình 3.8a và 3.8b. Trong đó, OA là đường nén ban đầu, AB là đường nở, BA là
đưỜTiẾ nén lại, AD là đường nén tiếp theo. Trong thực tế tính toán, đường nở CB và đường
nén lạ BC trong hệ trục bán logarit được coi như trùng nhau. Nói một cách khác, độ dốc
đườnị nở và đường nén lại là bằng nhau.
Đ i dốc của đường nén e-lgp được biểu thị bằng chỉ số nén (com pression index) Q , xác
định tieo công thức:

(p 2 > p | , e , > 62 ) (3-17a)


Ig
í
Pi

103
Trong đó: 6 | là hệ số rỗng ứng với áp lực nén P], 0 2 là hệ số rỗng ứng với áp lực nén P2 ,
hoặc viết lại:
Ae
= (3-17b)
Pi +A p
Ig
Pi ;
Trong đó Ae = Cị - 02 là biến thiên hệ số rỗng ứng vói biến thiên áp lực nén Ap = P2 - P i.

Hình 3.8
Độ dốc của đường nở (e-lgp) được biểu thị bằng chỉ sô' nở (svvelling index) Cj., xác định
theo công thức:
e, - e -
c (P2 > P i^ e i < 62) (3-18a)
í
Ig P l
vPi /
Trong đó: 6 | là hệ số rỗng ứng với áp lực nén Pj; 6 2 là hộ s ố rỗng ứng với áp lực nén P2 ,
hoặc viết lại:
Ae
C s= -7 (3-18b)
Pị +
Ig
Pi
Trong đó Ae là biến thiên hệ số rỗng khi có biến thiên áp lực nén Ap.
Nếu dùng hệ số nén a thì phải khống chế Ap không được lớn hơn khoảng 1 kG/cm^ (tức
lOOkPa). Trị số Ap trong công thức (3-17), (3-18) có thể biến thiên khá lớn, đến 5 kG/cm^.
Cũng chính vì lí do này mà nhiều người thích dùng chỉ số nén hcfn hệ số nén.
Từ (3-17) có biểu thức tính Ae theo Ap:

Ae = c , Ig Pi + ^ P (3-19)
Pi
Trong đó: Ae = Cị - 62 ứng với biến thiên áp lực nén từ Pi đến P2 = Pi + Ap.

104
Từ biểu thức (3-3), biến dạng thể tích Sy tính theo công thức:
AV 1
= Ae (Ae = e, - 62) (3-20)
V 1 + e,
Thav (3-19) vào (3-20) được biểu thức tính biến dạng thể tích tương đối theo chỉ số nén Q :

c„ Pi +A p"
Ey = 7 ^ > g ( 3 - 21 )
1 + e, Pi
Trong đó 6 | là hệ số rỗng ứng với trị số áp lực nén là P i.

3.3.5. Q u an hệ giữa hệ số nén a với chỉ sô nén Cp


Trong hệ trục (e, Igp), đường quan hệ e = f(lgp) có độ dốc được xác định bằng chỉ số
nén Q,. Do vậy có thể viết;
de
d(lgp)
c„
và có: de = -c ^ d (lg p ) = -----r d ( ln p )

c, dp
(3-22)
2.3 p

Từ công thức (3-15) về hộ số nén a có:


de = -ad p (3-23)
Thay (3-23) vào (3-22) sẽ có phương trình: Ap

a d p -^ .Í P
2.3 p

Từ đó suy ra quan hệ giữa a và Q.;


Cc 1 0,435
a= •c. (3-24)
2,3 p p

Trong thực tế tính toán, theo công thức (3-16) có: b) igPi igPỉ
Ae
a=
Ap Hình 3.9

với Ae = e, - và Ap = p, - P |. Do đó trị số p trong công thức (3-23) phải nằm trong


khoảng P| và P2 (hình 3.9a). Trị số p được xác định sao cho đường tiếp tuyến tại i song song
với dây cung m m l. Nếu đường e = f(p) là cung tròn thì trị số p bằng 0 , 5 (P| 4- P2). Tuy
nhiên, đườne quan hệ e = f(p) gần dạng đường cong logarit nên trị số p được xác định bằng
trị số trung bình nhân của Pi và P9, tức có trị số p trong công thức ( 3 - 22 ) như sau:

p = V p i -P2 (3-25)

105
V í dụ 3.5. Xác định hệ số nén (a) chỉ số nén (Q ).
Số liệu cho như ở ví dụ 2.3. Xác định hệ số nén a vói Pi = 100 kN/m^, P2 = 200 kN/m^
và chỉ số nén Q . Tính trị số a theo trị số Cj. để đối chiếu.

Giải:
- Xác định hệ số nén theo đường nén trong hộ tọa độ (e, p):

Pi = 100 kN/m^ e, = 0,725; P2 = 200 kN/m^ C2 = 0,692

Vậy:

a = = 0,0003 m^/kN
Ap 2 0 0 -1 0 0

- Xác định chỉ số nén C c:

6 1 -6 2 0 ,7 2 5 -0 ,6 9 2 0,03
c = / \ “ /' ___
200 0,301
log P2 log
vPl/
100
c =0,0996
- Tính thử lại trị số a theo Q :

p= = 141,42 kN/m^

a= • 0,0996 = 0 ,0003 m^/kN


p " 141,42

- Tính hệ số ép co a trong phạm vi P j = 200 kN/m^, P2 = 300 kN/m^, biết C j. = 0,0996:

p = ^/p^P2 = V 210x300 = 244,95 kN/m^

a = M ^ C .= 4 í^ .0 ,0 9 9 6
p 244,95

a = 0,000177 m^/kN

3.3.6. Hệ số nén th ể tích (niy)


Theo định nghĩa, hệ số nén thể tích (coeíicient of volume compressibility) biểu thị mức
độ thay đổi thể tích của mẫu đất có thể tính bằng 1 đơn vị thể tích khi chịu m ột áp lực nén
tăng thêm 1 đofn vị áp suất.
K í hiệu hệ số nén thể tích là rriy, tính được biến thiên thể tích AV của m ẫu đất V khi
chịu độ tăng áp lực nén là Ap theo công thức:

AV = m ,V .A p (3-26)

106
Từ đó có công thức định nghĩa của hệ số nén thể tích lĩiy;

(3-27)
V Ap
AV 1
Từ biểu thức (3-3), có: ——= Ey = — -— Ae (3-28)
V I + Cị

Trong đó: Ae = 6) - &2 -


Từ biểu thức (3-16), có: Ae = aAp (3-29)
với Ap = P2 - Pi
Thay (3-28), (3-29) vào biểu thức (3-27), có:

m, = (3-30a)
1 + e,

với a = —------ -
P2 - P 1
Cũng như hệ số nén lún a, hệ số nén thể tích lĩiy thay đổi với sự gia tăng áp lực nén.
Thay a bằng Q , công thức xác định hệ sô' nén thể tích có dạng:

m ,= 0 , 4 3 5 - ^ - - P1 < P < P 2 (3-30b)


1 + e, p

Trị số a xác định trong phạm vi biên thiên áp lực nén Ap = P2 - Pi thì trị số p = yJp\-P2 ■

V í dụ 3.6. Xác định hệ số nén thể tích.


V á số liệu đã có: hệ số rỗng ban đầu của mẫu đất: = 0,814
khi Pi = 100 kN/m^ có e, = 0,725
P2 = 200 kN/m^ có 62 = 0,692
P3 = 300 kN/m^ có 63 = 0,664
X á: định hộ số nén thể tích ứng với cấp áp lực từ 100 kN/m^ đến 200 kN/m^ và từ
200 kN/m^ đến 300 kN /m l

G iii:
- Xic định hộ số nén thể tích trong phạm vi tăng áp lực nén từ 100 - 200 kN/m^:

3 ^ £ u :£ l ^ ^ 0,0003 m^/kN
P2 ~ P i 200-1000

H ệ sô' nén thể tích tương ứng theo công thức:

m, = = _ 0 0 0 0 ^ ^ 0,000174 m^/kN
1 + e, 1 + 0,725

107
- Xác định hệ số nén thể tích trong phạm vi tăng tải từ 200 kN/m^ đến 300 kN/m^:
a= = 0.692 - 0.664 ^
P3 - P2 300 - 200

Hệ số nén thể tích tưoíng ứng sẽ là:


0,00028
ưiy = = 0,000165 m^/kN
1 + 0,692

- Nhận xét:
1. Cũng như hệ số nén a, hệ số nén thể tích nriy giảm nhỏ khi áp lực nén càng tăng. Việc
cho hệ số nén là không đổi chỉ chấp nhận được khi biến thiên áp lực nén không lớn, vào
khoảng 100 kN/m^.
2. Trị số Cq = 0,814 chỉ được dùng để tính hệ số nén a và hệ số nén thể tích m^, khi áp
lực nén tăng từ 0 đến p = 100 kN/m^:
^ ^ 0,8 1 4 -0 .7 2 5 ^ ^ 2^ ^
P2 - P 1 100-0

a 0,00089 ^ 0 ,00049 m^/kN


=
l + Ci 1+0,814

3 .4 . NÉN ĐỀU VÀ NỞ ĐỂU BA HƯỚNG

Đất là vật liệu hạt nên có đặc điểm là độ chặt của đất không những chịu tác dụng của
lực nén mà còn chịu tác dụng của lực cắt. Dùng máy nén ba trục với mẫu đất hình hộp hoặc
hình trụ có thể nghiệm chứng được đăc điểm này của đất. Do vậy,khi dùng máy ba trục để
thí nghiệm nén đất cần khống chế áp lực nén đều mọi phía để loại bỏ ảnh hưởng của lực
nén lệch đến độ chặt của đất. Nén đều ba hướng hoặc đều mọi phía (isotropic compression)
là phương thức tạo sự nén thuần tuý đối với mẫu đất. Do vậy, nén đều ba hướng còn có tên
gọi là nén thuần túy.
Trong máy ba trục thông thường, mẫu đất hình trụ,
chiều cao khoảng hai lần đường kính, được bọc một màng
Pi
cao su rất mỏng để cách nước trong lỗ rỗng của đất với P3
4
dịch thể trong buồng áp lực của máy. Máy có thể tạo nên áp
suất đều mọi phía P3 và áp suất lệch Api dọc trục (hình P3
3.10). Để nghiên cứu sự nén thuần tuý mẫu đất thì trị số Apj P = P3

phải bằng không và mẫu đất được nén đều mọi phía với áp
^|P3
suất buồng p = P3 . Nếu Api ^ 0 thì mẫu đất chịu biến dạng Pl^ ♦
cắt và mẫu đất không còn chịu nén thuần túy nữa. Ap.

Khi thí nghiệm nén thuần túy mẫu đất bão hòa nước, với
các trị số P3 khác nhau (bằng cách thay đổi các cấp áp lực Hinh 3 J 0

108
của dung dịch buồng), biên dạng thể tích của mẫu được đo bằng thể tích nước trong lỗ rỗng
thoát ra.
Đường nén, đường nở trong thí nghiệm này cũng được biểu thị trong hệ trục số học
(hình 3.1 la) hoặc trong hệ trục bán logarit (hình 3.1 Ib).

a)

Hình 3.11

3.4.1. Quan hệ giữa biến dạng thể tích tương đối với áp lực nén đều ba hưống p
Trong quá trình nén đều ba hướng, áp lực buồng được thay đổi và giữ nguyên trị số từng
cấp: P |, P2, P3 , v.v... nhờ bộ phận điều chỉnh áp lực dịch thể trong buồng áp lực. Đối với
mẫu đất thí nghiệm bão hòa nước, biến thiên thể tích của mâu AV dưói một áp lực buồng p
được xác định bằng thể tích nước lỗ rỗng thoát ra khỏi mẫu đất. ở máy ba trục có áp kế để
đo áp lực buồng p (tức áp lực nén đều) và bộ phận do thể tích nước thoát ra từ mẫu
(hình 3.12). Ta có:
AV = V , (3-31)
Ngoài ra, còn có bộ phận của máy đo được áp lực nước lỗ rỗng u ứng với mỗi cấp áp lực
buồng p. Trường hợp nén đều thoát nước thì luôn luôn theo dõi sự tiêu tan hoàn toàn áp lực
nước lỗ rỗng do áp lực buồng p tạo ra. Lủc này áp lực hiệu quả p' bằng áp lực buồng p.

óng dọ thể tích


nước iỗ rỗng
thcất ra

Ốc điếu chình
áp lưc

ốngconq —
chửa thuy ngẩn

Hình 3 J 2

109
Chặt

H ình 3.13 Hình 3.14


Biết AV theo đẳng thức (3-31) ứng vói mỗi cấp áp lực buồng p và thể tích ban đẩu V
của mẫu đất thí nghiệm sẽ xác định được biến dạng thể tích tương đối S y = A V /V ứng với
áp lực nén đều hiệu quả p' = p - u. Đường quan hộ Sy - p' có dạng cong (hình 3.13), trong
đó nhánh OA là nhánh nén ban đầu, AB là nhánh nở, BC là nhánh nén lại với điểm c thấp
hơn điểm A. CD là nhánh nén tiếp theo. Nhánh nén tiếp theo CD có xu thế nối tiếp trcfn tru
với nhánh nén ban đầu OA, do vậy đường nén BCD có độ cong nhất tại điểm c . Nhánh nở
AB và nhánh nén lại BC không trùng nhau rnà tạo nên m ột "mắt" trễ.
Khi nén không nở hông mẫu đất bão hòa nước, xử lý số liệu để có được trị số Ey ứng với
một áp lực nén p như sau:
S;
^vi ^zi „
(3-32)
ri.
Trong đó Sị là độ lún của mẫu ứng với trị s ố p í . Vẽ đường quan hệ - p', với các nhánh
nén ban đầu, nhánh nở, nhánh nén lại v.v... (hình 3.14) thì nhận thấy nó có dạng tưcmg
đồng với đường quan hệ £y - p' trong hình 3.13. ứ i g với sự nén đều ba hướng,không thoát
nước, có đo u và nén thoát nước hoàn toàn.

3.4.2. Đưòiig nén nở đều và chỉ sô nén nở đều


Đường quan hệ (e - p) có được từ thí nghiệm nén đều ba hướng được quy ước gọi là
đưòfng nén đều (isotropic compression line)
Trong hệ trục số học, đường nén đều có dạng cong (hình 3.1 la) với độ cong giảm dần,
tưong tự như đường nén không nở hông. Theo J. Atkinson - 1993, nên biểu thị đường nén
đều trong hệ trục bán logarit (hình 3.11b). Đoạn giữa của đưèfng (e - p) gần thẳng và được
coi là thẳng, thỏa mãn đến trị số áp lực nén đến lOOOkPa đối với phần lớn đất loại sét và
cát. Độ dốc của đưòfng nén được đặc trưng bằng trị số A. vằ Ằ, được gọi là chỉ số nén đều
(isotropic compression index).

110
Ae
x= (3-33)
In Pi +Ap
Pi
Troig đó: Ae = Cị -
Ap = P2 - Pi
vói Cị, Í2 xác định trên đường nén OA hoặc AD trong hình 3.11b.
Troig hệ trục bán logarit, đường nở AB và đường nén lại BC gần trùng nhau. Trong
thực tế tính toán chúng được coi như trùng nhau và chỉ số nở đều K (isotopic svvelling
index) íặc trưng cho độ dốc (hình 3.1 Ib).
Chỉ >ố nở đều K được xác định theo công ứiức:
Ae
K= (3-34)
In Pi +Ap
Pi

với Ae = 6j - 62, e, ứng với áp lực nén P j, 62


ứng vó áp lực nén P2 = Pj + Ap xác định
trên đicmg nở AB trong hình 3.1 Ib. Theo
J. Atkiison (1993), đối với một loại đất trị sô'
K khôig phụ thuộc trị sô' Pạ. Do vậy các
đường lở với Pj khác nhau đều song song vói
nhau (hnh 3.15). Hình 3.15

V í di 3.7. Xác định chỉ sô' nén đều X và chỉ sô' nở đểu K.
Troig bảng sau đây ghi số liộu thí nghiệm nén đều ba hướng một loại đất. Xác định chỉ
số nén lều và chỉ số nở đểu sau khi nén đến áp lực nén đều là lOOOkPa (theo số liệu của
J. Atkiison).

Áp Ic nén đều hiệu quả p'


Inp' Tỉ thể tích V = 1+ e
(kPa)

20 3,00 2,65
60 4,09 2,43 ■số liệu vể nén

200 5,30 2,19


1000 6,91 1,87
200 5.30 1,95 • p, = lOO0kPa - sô' liệu về nở

60 4,09 2 ,0 1

111
Giải:
1. Vẽ đường nén đều và nở đều theo số liệu (hình 3.16)

v= 1+e
4.0

3.0

2,0
I
I

|Pt Inp'
1.0

Hình 3.16
2. Xác định chỉ số nén đều:
e, - e - Vi -V 2
ln p 2 - l n p i ln p 2 - l n p i
In
vPl/
với p'j = óOkPa có V| = 1 + e, = 2,43.

với p'2 = lOOOkPa có V2 = 1 + 62 = 1,87.

Vậy có:
6 ,9 1 - 4 ,0 9

3. Xác định chỉ số nở đều K:

V2 -V ,
K - - (Pi > P2; V , < V2)
I n p , - 1P2 lnpi- lnp2

với p'j = lOOOkPa có V| = 1 + e, = 1,87.

với p'2 = óOkPa có V2 = 1 + 62 = 2,01.

Vậy có:
6 ,9 1 - 4 ,0 9

G hi chú:
1. Các nước phương Tây thường dùng tỉ th ể tích V = 7 + e thay cho hệ s ố rồng kh! hiểi;
thị đường nén đều vả đường nỏ đều.
2. T rị s ố p Ị , P 2 lấ y theo chiều nén đ ể tính Ả và lấy th eo ch iều n ở đ ể tính K khi xdc LỈỊnìi
theo đường nén và đườn<ị nở.

112
3.4.3. Q u a n hệ giữa chỉ sô nén, nở m ột hướng với chỉ số n én nở đều
Chỉ số nén, nở Q có được từ
thí nghiệm nén không nở hông (còn
được gọi là chỉ số nén, nở một
hướng) và chỉ số nén, nở đều X, K
có quan hệ với nhau. Cơ chế cơ bản
của sự nén là sự sắp xếp lại chặt hơn
của các hạt đất. Hiện tượng sứt, vỡ
cạnh hạt xẩy ra trong đất hạt thô là
thứ yếu. Đất trong hộp nén không
nở hông và đất bị nén đều trong
máy ba trục đều ở trạng thái nén
thuần tuý. Thực tế chứng m inh rằng, Hình 3.17
đất trong quá trình chịu lực cắt cũng
có thể nén thêm hoặc dãn nới. Sự nén thêm hoặc dãn nới của đất khi chịu cắt được thể
hiện ở hình 3.17. (J. Atkinson). Dưới tác dụng của cùng áp lực nén p, khi nén bình
thường trạng thái chặt của đất ứng với điểm 1 thuộc đường nén bình thường OA. Sau
khi ch o p tăng lên đến trị số P( rồi giảm tải đến trị số p thì trạng thái chặt của đất ứng
với điểm 2 nằm trên đường nở AB. Cho lực cắt tác dụng vào m ẫu đất ở trạng thái chặt
ứng với điểm 1, tức có toạ độ (e,, p) trong hệ trục (e, p). Đ ất chặt dần thêm trong quá
trình chịu cắt và khi đạt trạng thái giới hạn cắt, trạng thái chặt của đất được thể hiện ở
điểm 3, có toạ độ (e„ p). Cho lực cắt tác dụng vào mẫu đất ở trạng thái chặt ứng với
điểm 2, tức có toạ độ (Cị , p) thì đất dãn nới dần cho đến trạng thái chặt ứng với điểm 3
như đã nêu trên.
Cơ chế nén chặt dãn nới của đất dưới tác dụng của lực phức hợp (vừa chịu nén vừa chịu
cắt) vừa nêu trên là một tính chất đặc thù của môi trường hạt, trong đó có đất.
Sự nén thuần tuý trong quá trình nén một hướng không nở hông và sự nén thuần tuý
trong quá trình nén đều cho trị số biến thiên thể tích khác nhau nhưng có cùng một quy
luật. Theo kết quả nghiên cứu của Atkinson (1993) thì đưòfng nén, nở một hướng và đưòíig
nén nở đều song song với nhau.
Do trị số Q , Q xác định được trong hệ trục (e, Igp), trị số Ằ,, K có được trong hệ trục (e,
Inp) nên chúng lần lượt có quan hệ như sau:
V = ỉ +e nên có: dv = de
Igx = 0,4351nx
Suy ra:
c , = 1,'iX
( 3 -35)
c , = 2,3K

13
3.5. THÍ NGHIỆM NÉN MẪU đ ấ t d ín h c h ế bị bã o HOÀ nước, đường
NÉN VÀ ĐƯỜNG NỞ CHUẨN một hướng , trạng thái chật của
ĐẤT NỂN

3.5.1. Đường nén và đường nở chuẩn


Đất nền được lấy mẫu nguyên dạng và được thí nghiệm nén và nở để có các đường nén và
đường nở, thi nghiệm như đã nêu ở phần trên. Ngoài ra, cần làm thí nghiệm nén và nỏ với mẫu
đất chế bị để có đường nén và đưèmg nở chuẩn, nhằm nhiều mục đích được trinh bày vể sau.
Đất được chế bị tương tự như đất được xử lí để thí nghiệm xác định giới hạn
Atlerberg và có độ ẩm ban đầu bằng giới hạn chảy W l . Mẫu đất chế bị như vậy có các đặc
điểm như sau:
- Đất bão hoà nước, có độ bão hoà G = 1.
- Liên kết thứ sinh (tức liên kết cứng) coi như bị phá hoại hết.
- Đất có độ rỗng ban đầu là lớn nhất,
e , = A.W l (3-36)
Trong đó: A là tỉ trọng của đất.
Mẫu đất được nén với các điều kiện sau:
- Mẫu đất luôn đảm bảo bão hoà nước.
- Nén thoát nước hoàn toàn, tức mẫu đất cố kết hoàn toàn ứng với từng cấp tải trọng, cấp
tải trọng đầu lấy bằng IkPa để tiện biểu thị đường nén, đường nở trong hệ trục bán logarit.
- Mẫu đất bị nén hoặc nở một hướng.
Sơ đồ thí nghiệm với mẫu đất như vậy, với điều kiện như vậy được coi là mô phỏng
đúng sự nén chặt đất trong quá trình thành tạo tự nhiên của đất từ vật thể trầm tích tơi xốp
ban đầu trong môi trường nước.
Đường quan hệ giữa hệ số rỗng e với áp suất p, theo sơ đồ thí nghiệm này có dạng cong
logarit rõ ràng và được quy ước gọi là đường nén chuẩn, đường nở chuẩn. Đưòíng nén chuẩn
và đường nở chuẩn của đất dính trong phạm vi biến thiên áp lực nén thường gặp có dạng
đặc trưng trong hệ toạ độ (e, p) và hệ toạ độ (e, Igp) như ở hình 3.18.

Hình 3.18

114
Phvơng trình đường nén chuẩn có dạng:
e = e o c -C c lg P (3-37)
Phiơng trình đường nở chuẩn có dạng:
e= - CẠgp (3-38)
Troig đó: Q , là chỉ số nén và chỉ số nở của đất và được xác định với áp lực
nén qu ' ước bằng IkPa.
Vớ điểu chế bị mẫu đất như vậy, với điều kiện nén như vậy, lực cản nội tại chống lại sự
sắp xếf lại các hạt đất là nhỏ nhất. Do vậy, hiệu quả nén chặt của áp lực tĩnh p là cao nhất.
Mỗi loá đất có một đưòng nén chuẩn và đường nở chuẩn.

3.52. M iền chưa ch ặt và m iền quá chặt


Đ ưm g nén chuẩn phân mặt phẳng (e, p)
thành hai m iền (hình 3.19), miền phía trên
đường nén chuẩn là m iền nén chưa chật (so với e
kết qui nén chưấn trong cùng niột điều kiện). Mién nén
chia chặt
Trạng hái nén chưa chặt dưới tác dụng của tải
trọng ũnh có thể là do liên kết thứ sinh (cứng,
kết tim ) chưa bị phá iriệt để, hoặc do độ ẩm của
Igp
đất qui nhỏ để tạo đầy đủ chiều dày của lớp
Ap Pi
nước hít bám ngoài mặl đấl. Tóm lại là lực cản
nội tại của đất còn lớn làm cho hiệu quả cùa sự
Hình 3.19
nén chit do tải trọng tĩnh thấp.
Đấì có độ chặt ứng với một điểm có toạ độ (e, p), ví dụ điểm 1 trong hình 3.19, nằm
trong niền nén chưa chặt sẽ không ổn định về mặt lún. Có thể có những tác nhân ngoại lai
(trừ táí nhân tăng áp lực nén tĩnh p) làm giảm lực cản nội tại và điểm trạng thái (e, p)
chuyểr dịch theo phương đứng (p = const) để tiến đến điểm 2 nằm trên đường nén chuẩn.
Đất sẽ bị lún thêm. Đất có điểm trạng thái (c, p) nằm trên đường nén chuẩn, ví dụ điểm 2
trong hnh 3.19 là ổn định về mặt lún do tải trọng tĩnh p. Dưới tác dụng của áp lựcnén tĩnh
p = coist điểm trạng thái của đất nén chuẩn, ví dụ điểm 2 không thể dịch xuống, tức chặt
hofn. Đú có trạng thái chặt ứng với những điểm thuộc đường nén chuẩn là đất có độ chặt
bình thrờng. Gọi là bình thường vì đấl nói chung ở giai đoạn nén chặt từ vật trầm tích trong
nước tioả mãn các điều kiện nén chuẩn: bão hoà nước, chưa hình thành liên kết thứ sinh,
tốc độ ăng tải nén thấp hơn tốc độ thoát nước.
Đ ấ có điếm trạng thái chặt (e, p) nằm dưới đường nén chuẩn, ví dụ điểm 3 trong hình
3.19, u đất chậl hcm bình thường hoặc quá chặt.
Troig điều kiện p = const và không có tác nhàn ngoại lai nào thì đất chặt bình thường
không thể chuyến thành dất quá chặt. Nói cách khác là điểm trạng thái 2 không thể dịch
chuyểi đến địa điểm trạng thái 3 nếu không có tác nhân ngoại lai.

15
Tác nhân ngoại lai làm cho đất chặt bình thường trở thành đất quá chặt, tức điểm trạng
thái thuộc đường nén chuẩn chuyển xuống miền dưới (ví dụ điểm 2 chuyển đến điểm 3)
bao gồm:
(1) Chấn động với áp lực p = const;
(2) Từ biến với p = const;
(3) Co ngót do khô: trong quá trình thành tạo và tồn tại, đất có độ chặt bình thường
ngập nước hoặc no nước bị phơi lộ ra không khí và bị co ngót do mất nước. Sự giảm thể tích
AV do co ngót tưcfng ứng với sự giảm thể tích do nén dưới độ tăng áp lực nén Ap. Do vậy,
sau khi co ngót đất trở nên quá chặt so với trạng thái bình thưcmg.
(4) N én trước với áp lực Pt > p. Đ ất được nén chuẩn đến trị số Pt > p m ột đại lượng
xác định Ap rồi giảm tải để đất nở ổn định trong điều kiện dư nước dưới áp lực nén p.
Như vậy, đất nén chuẩn ứng với điểm trạng thái 2 phải dịch chuyển đoạn 2 - 4 theo
đường nén chuẩn và đoạn 4 - 3 theo đường nở chuẩn, biết trị số p sẽ xác định được áp
lực nén trước Pt = p + Ap.

3.6. ĐẤT CỐ KẾT BÌNH THƯỜNG. ĐẤT QUÁ c ố KẾT VÀ TỈ s ố QUÁ c ố KẾT
Thực chất của quá trình nén chặt vật trầm tích trong nước trong giai đoạn tạo đất là
sự cố kết thấm của đất bão hoà nước: đất chặt lại đồng thời với nước lỗ rỗng thấm thoát
ra ngoài.

3.6.1. Đất cô kết bình thường (NC)


Mẫu đất nguyên dạng lấy từ nền đất được nén thí nghiệm với khoảng biến thiên áp lực
nén tương ứng với áp lực đáy móng công trình định xây dựng. Ngoài ra còn làm thí nghiệm
nén đất ấy với mẫu đất chế bị. Nếu đường nén đất nguyên dạng tương đồng với đường nén
đất chế bị - tức đường nén chuẩn của đất nền đang thí nghiệm thì đất được xếp vào loại đất
cố kết bình thường, kí hiệu là NC (normally Consolidated). Đường nén đất cố kết binh
thường có dạng chung của đường nén chuẩn và có phương trình:
e= - c ,lg p (3-39)
Đường nở của đất cố kết bình thưcfng có dạng của đường nở chuẩn:
e= - Q lg p (3-40)
Như vậy, đất cố kết bình thưcmg chưa bao giờ chịu áp lực nén lớn hcfn áp lực nén hiện
tại. Biết độ sâu lấy mẫu, có thể xác định được áp lực hiện tại Pq!
Po = Y-Z (3-41)
Trong đó: Y - trọng lượng đơn vị của đất nền;
z - độ sâu lấy mẫu.
Cần chú ý rằng trong quá trình tồn tại, kết cấu của đất được củng cố thêm nhờ sự hình
thành các liên kết kết cấu dạng cứng (liên kết thứ sinh cứng ximăng, kết tinh). Áp lực phá

116
hoại lết cấu của đất nguyên dạng được quy ước gọi là áp lực kết cấu của đất, ký hiệu Pkc-
C hừn' nào áp lực nén lớn hofn áp lực kết cấu, đất mới bị nén chặt do sự sắp xếp lại các hạt
trong iất. Đường nén mầu đất nguyên dạng có dạng đặc trưng như ở hình 3.20.

Hinh 3J0
Kii p < Pkc đường nén có độ dốc rất nhỏ vì đất có hành vi như vật thể đàn hồi và có
biến (ạng đàn hồi của cốt đất. Khi p > Pi^c, các liên kết cứng của cốt đất bị phá hoại, sự nén
chặt (ất bắt đầu, độ dốc của đường nén tăng nhiều. Trị số của nhỏ nên thường bị bỏ
qua V m uốn phát hiện được áp lực kết cấu Pkc, theo N. A Tsytovich thì cấp áp lực nén phải
nhò, 'ào khơảng 0,02 - 0,10 kG/cin^ Quy luậl diểii Ị)iêìi sự cô' kết của đất khi p > Pkc wơng
tự vớ)đất nén chuẩn.
Đrờng nén của đất cô kết bình thường tương đồng với đường nén chuẩn được quy ước
gọi làđường nén bình thường, ký hiộu NCL (normally compression line). Tác dụng của liên
kết cing mất dần cùng với độ tãng biến dạng nén của đất.
Đrờng nén mẫu đất nguyên dạng sẽ nhận đường nén chuẩn của mẫu chế bị tương ứng
làm cường tiệm cận khi biến dạng nén tâng dần cùng với áp lực nén. Nhiều nhà khoa học
cho nng khi mẫu đất có biến dạng lớn, hệ số rỗng vào khoảng 0,42Cq (hộ số rỗng ban đầu)
thì ảni hưỏfng của liên kết cứng của cốt đất hầu như hết tác dụng. Trong hình 3.20b, đường
1 là drờng nén chuẩn, đường 2 là đưòfng thí nghiệm từ mẫu đất nguyên dạng. Điểm a có toạ
độ (e,, Py) với Cg là hệ số rỗng của m ẫu đất ở hiện trường tại độ sâu z tính từ m ặ t đất hiện
tại, p, là áp lực nén thực tế và bằng y.z.
Tieo ý kiến nhiều nhà khoa học thì đường thí nghiệm nén với mẫu đất coi là nguyên
dạng.thực tế không thực sự đúng như đất tại chỗ vì phần nào kết cấu của đất bị phá hoại do
thiết )ị lấy mẫu. Do vậv đường nén thực tế phải đi qua điểm a.
Tieo hình 3.20b, cùng một áp lực nén Po = yZ, đất tại chỗ kém chặt hơn so với mẫu đất
thí nịniệm, đất thí nghiệm lại kém chặt hơn đất chế bị. Điều này chứng tỏ iiên kết kết cấu
thứ siih ảnh hưởng đến sự nén chặt của đất.

117
3.6.2. Đất quá cố kết (OC), tỉ sô quá cô kết (OCR)
Mẫu đất nguyên dạng của nền, lấy ở độ sâu z tính từ mặt đất hiện tại, chịu áp lực nén
hiện trường Po tính theo công thức:
Po = yZ (3-41)
Đất được xếp vào loại đất quá cố kết (overconsolidated), kí hiệu oc, là loại đất đã được
cố kết ổn định dưới tác dụng của một áp lực nén trước Pj với Pt > Pq trong quá khứ. Vậy đất
quá cố kết là đất được nén trước và điểm trạng thái (e, p) nằm dưới đường nén chuẩn, tức
trong miền quá chặt (hình 3.19).
Đường nén của đất quá cố kết gồm hai phần: phần thứ nhất phải là đường nén lại trong
phạm vi biến thiên áp lực nén từ trị số 0 đến trị số áp lực nén trước P (. Đường nén lại này có
độ dốc bằng độ dốc của đường nở Q ; phần thứ hai phải là đường nén bình thường có độ
dốc là Cg khi p > P j.

Mức độ nén trước càng lớn nếu áp lực nén trước Pt càng lớn, so với áp lực nén hiện tại
Po- Dùng tỉ số nén trước, kí hiệu OCR (overconsolidation ratio) để chỉ mức độ nén írước.
Theo định nghĩa ta có:

OCR = (3-42)
Po
Trong đó Po là áp lực hiện trường, xác
định theo độ sâu lấy mẫu z tính từ mặt đất
hiện tại, Pj là áp lực nén trưóc.
Như vậy, đất có OCR = 1, tức p, = Po là
đất cố kết bình thường (NC). Đất có OCR > 1
là đất quá cố kết. Quỹ tích những điểm trạng
thái (e, p) có cùng mức độ cố kết OCR là thẳng Hình 3.21
trong hệ trục (e, Igp) hoặc (e, Inp) và song
song với đường nén bình thường (hình r .21).
Mặt đất xưa
Đất ứng với điểm (4) và điểm (5) hiện có
Lớp đấtỊbị báo mòn
cùng m ột áp lực nén P4 , v ớ i :
d

Pó = P4 = Y-Z Măt đất hiện nay


//A 7/A"//A y/A A /Á M\ //Á\ //Á\
Trong đó:
P4=Yz
Ỵ - trọng lượng đơn vị của đất;
z - độ sâu lấy mẫu (4) và mẫu (6), nhưng ■
đất (6) chặt hơn đất (4), vì đất (4) chưa bị Mẫu 4 Mẫu 6

nén trước còn đất (6) đã từng bị nén trước do


Hình 3.22
lớp đất đã bị bào (hình 3.22) và áp lực nén
irước đối với mẫu (6) tính được theo công thức:

118
Pifi = Pó + Y-d = yZ + yd = (Z + d)Ỵ

Trong đó d là chiều dày lớp đất bị bào mòn trong quá khứ.
Từ những điểm nêu trên cho thấy rằng tỉ số quá cố kết (OCR) đóng vai trò đặc biệt quan
trọng trong việc đánh giá tính chất xây dựng của đất nền tự nhiên cũng như nền đất đắp
đầm chặt.

3.6.3. Xác đ ịn h áp lực nén trước của đ ấ t nền q u á cỏ kết


Trong hình 3.22 khó có thê xác định
được chiều dày lớp đất bị bào mòn trong
quá khứ. Tuy nhiên, tác dụng của lớp
đất đã bào mòn xa xưa, nay còn tồn dư
lại trong đất hiện tại. Quả vậy, mẫu đất
(4) được hình thành và tổn tại với áp lực
nén là P4 = yZ và có độ chặt ứng với
điểm (4) thuộc đường nén bình thường.
Do vậy đường nén của mẫu (4) trong hệ
trục (e, Igp) là tháng và có độ dốc là Q ;
mẫu đất (6 ) đã được nén với áp lực nén
P(, = y(Z + d) nên trước đây mẫu đất (6 )
đã được nén bình thường từ trị số 0 đến Hình 3.24

P(, = y(Z + d) trong phạm vi biến thiên áp lực nén từ 0 đến = y(Z + d), đường nén là
đường nén bình thường có độ dốc là Q, (đường đứt đoạn trong hình 3.23). Quá trình bào
mòn lớp đất d được biểu thị bằng sự giảm áp lực nén từ Pộ xuốn g P4 và sự nở của mẫu
(6 ) theo đường 5 - 6 với độ dốc là Q .
Mẫu đất (6 ) hiện nay chịu áp lực nén là Pg và có hệ số rỗng là Cg. Giả dụ mẫu (6 )
nguyên dạng và liến hành nén mẫu (6). Mẫu (6) bước đầu được nén lại theo đường 6 - 5
(đường nén lại và đường nở trùng nhau), rồi tiếp đến là đường 5 - 7 ứng với quá trình cô' kết
bình ihưòìig có độ dốc là Q . Do Q nhỏ hơn Q (khoảng 4 - 5 lần) nên rõ ràng là khi qua áp
lực nén Pf, đường nén có độ cong không bình thường để chuyển tiếp từ đường thắng 6 - 5
sang đường thẳng 5 - 7 . Điểm di thường này phản ánh cái tồn dư của sự nén trước trong
inảu đất hiện tại. Cãn cứ vào điéin dị thường này, nhiều nhà khoa học đã đẻ ra những
phương pháp xác định áp lực nén trước xa xưa đối với đất nền hiện tại.
Hiện dùng hai phương pháp để xác định áp lực nén trước Pp phương pháp điểm gẫy và
phương pháp độ cong lớn nhất.

/ . P hương p háp điểm ỊỊCiy xác định áp lực nén trước


Phươne pháp này cập nhật tính chất tháns của đường nén lại và đường nén ban đầu.
Đường nén,lại có độ dốc cúa đường nỏ'.

119
Phưcfng trình đường nén lại có dạng:
e= - c,lgp (3-43)
Phưcfng trình đường nén bình thường có dạng:
e = Soc - Q lg p (3-44)
ứng với trị số áp lực nén trước, tức p = Pt thì hai đường cắt nhau, do đó có phương trình xác
định áp lực nén trước P ( như sau;
Sos - C^lgPt = Coc- Q lgp, (3-45)
Từ phưcmg trình này, giải ra đối với Igp^:
e _ - e.
(3-46)

Trong đó 6^5 là trị số hệ số rỗng ứng vói p = IkPa, ứng với đường nén bình thường
và đường nén lại.
Mức độ chính xác của phưcfng pháp này phụ thuộc vào hiện tượng trễ giữa đường nở vằ
đường nén lại.

10 100 400
Áp suất, p(kN/m )

Hình 3.24

2. Phương pháp độ cong lớn nhất xác định áp lực nén trước
Các đường nén thí nghiệm chứng tỏ rằng khi áp lực nén ở vùng lân cận trị số Pp đường
nén có độ cong lớn nhất để nối tiếp với đường nén bình thường (hình 3.24) Casagrande
(1936) đã lợi dụng đặc tính này để đưa ra phưcmg pháp hình học xác định áp lực nén trước
theo các bước sau:
a) Xác định bằng mắt điểm có độ cong lớn nhất trên đường nén thí nghiệm (điểm o
trong hình 3.24).

120
b) Vẽđưòíng OA nằm ngang.
c) v ể đường OB tiếp tuyến với đường nén thí nghiệm tại điểm o, điểm có độ cong
lớn nhất.
d) Vẽ đường phân giác o c của góc AOB .
e) KẻD dài phân thẳng của đường nén lên phía trên; đường này cắt đường phân giác o c
tại điểm D.
f) Chiếu điểm D lên trục hoành Igp để xác định trị số áp lực nén trước Pj.

3.7. ĐƯÒNG NÉN THÍ NGHIỆM VÀ ĐƯỜNG NÉN HIỆN TRƯỜNG


3.7.1. Hiệu chỉnh đường nén thí nghiệm
ở mục trên đã trình bày phương pháp thí nghiệm và cách vẽ đường nén mẫu đất nguyên
dạng. Quy ước gọi đường nén này là đưòmg nén thí nghiệm. Vấn đề đặt ra là mẫu đất thí
nghiệm có thật sự là nguyên dạng không và đường nén thí nghiệm có phản ánh trung thực
đặc tính biến dạng của đất nền không. Đến nay, các thiết bị lấy mẵu đã được cải tiến nhiều
tuy nhiên với những thao tác lấy mẫu, chế tạo mẫu để thí nghiệm không thể không ảnh
hưởng đến sự bảo toàn tính chất của mẫu đất thí nghiệm so với đất nển hiện trường. Do vậy
cần hiệu chỉnh đường nén thí nghiệm cho phù hợp với đất hiện trường. Đưcmg nén thí
nghiệm đã được hiệu chỉnh gọi là đường nén hiện trường. Đường nén hiện trường dùng để
tính lún của công trình. Kinh nghiệm cho thấy việc tiến hành hiệu chỉnh đường nén thí
nghiệm trong hệ loạ độ báii logaíil là Ihuận lợi hơiì (Terzaghi và Peck).
Phân biệt cách hiệu chỉnh đối với đất nén chật bình thường với cách hiệu chỉnh đối với
đất nén chặt quá (được hiểu là đất đã được nén trước).

3.7.2. Đường nén hiện trường của đất nén bình thường (NC)
Ngay từ năm 1967 (Terzaghi và Peck) và sau đó đã được kiểm chứng (Schmertmann,
1955) nhận thấy đường nén thí nghiệm những mẫu đất cùng loại nhưng bị xáo động với
mức độ khác nhau đều đồng quy tại một điểm nãm trên đường nén đát chế bị, tức đường
nén chuẩn tại một điểm ứng với hệ số rỗng bằng 0,42ep, với Cg là hệ sô' rỗng của mẫu đất
nguyên dạng, tính theo công thức đã biết trong cơ học đất:

(3.47)
Pw
Theo Peck, mẫu đất lấy lên từ đất nền với thiết bị và kĩ thuật hiện đại, dù có xáo động ít
nhiều nhưng độ ẩm w không tăng đáng kể do vậy trị số là đáng tin cậy.
Tính được Cg, xác định áp lực hiện tại lên mẫu đất tự nhiên Po từ độ sâu lấy mẫu z , tính
từ mặt đất hiện tại:
Po = yZ (y - trọng lượng đơn vỊ của đất nền) (3-48)
thì điểm a trong hình 3.25 được xác định.

121
Điểm a phải nằm trên đường nén của mẫu đất và phần thẳng của đưòíig nén hiện trưòfng
trong hệ toạ độ bán Ig phải đi qua điểm a. Đoạn thẳng af chính là phần thẳng của đường
nén hiện trưòng và độ dốc của đoạn thẳng af cho ta trị số của chỉ sô' nén Q đã hiệu chỉnh
đáng tin cậy để tính toán lún của đất nền:
6i -&2
v ớ ip 2 > p , , e i >62 (3-49)
P2
Ig
Pi;
Trong đó điểm (e|, P i) và điểm (cị, P2) đều nằm
trên đường nén thí nghiệm đã được hiệu chỉnh, tức
nằm trên đường nén hiện trường (hình 3.25)
Trong hình 3.25, đường số 1 là đường nén thí
nghiệm, đưcmg 2 là đưòíng nở, đường 3 là đường
nén hiên trường dùng để tứứi toán lún.
Đối với đất dính nén bình thường, giữa chỉ số
nén Cj, và giới hạn chảy có liên hệ mật thiết.
Skenpton (1944) Terzachi và Peck (1948) công
nhận có quan hệ sau đây:
c , = 0,009(W^(, - 10) (3-50) H ình 3.25
Với là giới hạn chảy, tính bằng phần trăm. Biểu thức này có tầm quan trọng thực
tiễn lớn vì nó cho phép tính gần đúng độ lún của công trình trên nền tự nhiên trong trưòíng
hcrp không có điều kiện tiến hành thí nghiệm nén lún.
Độ dốc của đường nở thí nghiệm cho trị số của chỉ số nở Q của đất:
_ e'-3-5 - e .
c .= với P4 > P3, 63 > 64 (3-51)
£4
Ig
vP3
Theo nghiên cứu thực nghiệm của Nagraj và Murthy (1985), có m ối liên hệ giưa chỉ sô'
nén Cj, và giới hạn chảv của đất như sau:
w.ch
c , = 0 ,0 4 6 3
100
Trong đó: - tính bằng phần trăm;
A - tỉ trọng của dấl.
Trong phạm vi áp lực nén nhỏ (p < P q) đường nén coi như nằm ngang.

3.7.3. Đường nén hiện trường cúa đất nén quá (OC)
Như đã nêu ở trên, đất nén quá đã từng chịu ít nhất một chu kì tăng - giảm tải trong quá
trình tồn tại. Đường nén thí nghiệm của mẫu đất nén quá chính là đường nén lại khi áp lực
nén p nhỏ hơn áp lực nén trước P( m à đất đã từng chịu nén trước đây.

122
Đưcng nén thí nghiệm (e-lgp) của đất
nén qui có dạng điển hình như ở hình 3.26.
Điểm i được xác định bằng hệ số rỗng tự
nhiên íg của đất lấy ở độ sâu z tính từ mặt
đất hiệi tại, tức ứng với áp lực nén tứih theo
công tlức (3-48). Khi mẫu đất đặt trong thiết
bị nén và ngập nước, mẫu đất có xu thế nở
khi áp ực thí nghiệm còn nhỏ. Thường dùng
phu jTiị pháp gia tải nhanh để ngăn sự nở ấy.
Do v ậ \ phần đầu của đưòfng nén e-lgp là
thoải VI đi lệch dưới điểm a (Cq, Po). Đúng ra
là đườig nén (e-lgp) của đất thí nghiệm phải
H ình 3.26
qua điím a. Từ đường nén thí nghiệm xác
định đvợc áp lực nén Pf Chừng nào áp lực thí nghiệm p còn nhỏ hofn Pt thìđường nén thí
nghiện là đường nén lại và có độ dốc bằng độ dốc của đưòng nở của đất.Kếtquả đường
nén đã liệu chỉnh, tức đường nén hiện trường là đường abf.
Chỉ íố nén c của đất được xác định từ hai điểm (e,, P|), (C2, p-,) nằm trên đoạn bf.

(vớip2 > p ,,e | > 63) (3-52)


Ig P l
^Pl
Đưrtig nén lại hiện trường ab có độ dốc xác dịnh ihco trị số của chỉ số nở của đất từ
đường lở thí nghiệm.
6 3 -6 4
c, = í P4 > p> «^3 > ®4) (3-53)

Ig V '
P3

Trmg đó nên lấy 63 = ứng với áp lực nén hi';n trạng Po = '/Z, với P3 = Po-

6 4 là hệ số rỗng ứng với áp lực nén bằng p. với P4 = Pf

3.8. N IẬ N BIẾT ĐẤT NÉN BÌNH THƯỜNG VÀ ĐÂT NÉN QUÁ

K h phân tích đặc tính nén chặt của đất dính, cần phân biệt hại loại đất theo lịch sử chịu
nén trcig tự nhiên của đất nền; đất nén bình thường và đất nén quá. Việc phân biệt này còn
quan tpng khi nghiên cứu cường độ chống cắt của đất được nêu ở phần sau.

3,81. Nhận biết đất nén binh thường


Trcig quá trình thành tạo và tồn tại đến nay, đất nén bình thường là loại đất chưa bao giờ
chịu áị lực nén vượt quá áp lực nén hiện tại. Nói cách khác là đất nén bình thường luôn chịu
sự tăn ị tải, lúc tốc độ tăng tải nhanh, lúc tốc độ tãng tải chậm nhưng tốc độ tăng tải đều nhỏ

123
hơn tốc độ thoát nước trong đất và chưa bao giờ chịu tác dụng của sự giảm tải. Do đó, đất nén
bình thường chưa bao giờ chịu tác dụng của sự trưcmg nở do giảm tải hoặc do hút ẩm.
Vấn đề đặt ra trong mục này là cách xác định m ột lớp đất nền nào đó có thuộc loại đất
nén bình thường hay không vì nó có tầm quan trọng thực tế.
Để nhận biết, trước hết phải khoan lấy mẫu và ghi đúng độ sâu lấy mẫu tính từ mặt đất
hiện tại.
Từ độ sâu lấy mẫu và với mặt cắt địa chất công trình xác định được ứng suất bản thân Po
theo công thức đã biết trong cơ học đất.
Po = SYihi (3-54)

Trong đó Ỵj là trọng lượng riêng của lớp đất thứ i, dày hj.
Từ mẫu đất nguyên dạng xác định các chỉ tiêu bằng thí nghiệm: khối lượng đơn vị tự
nhiên p^, độ ẩm tự nhiên w và tỉ trọng hạt đất A. Dùng công thức tính đổi từ sơ đồ ba thể
của đất, xác định được hệ số rỗng e^;
P h (l + w)
eo = -1 (3-55)
w

Trong hệ trục bán logarit, xác định điểm a


có toạ độ (e, Igp^) (hình 3.27).
Đưcmg thẳng kéo dài lên phía trên của
đường nén thí nghiệm (e-lgp) cắt đường nằm
ngang e^a tại điểm b.
Nếu điểm b nằm trong điểm a, tức có
P i, < P a thì đất đang xét thuộc loại đất đirợc nén
bình thường.
H ình 3.27
3.8.2. N hận biết đ ấ t nén quá
Để nhận biết đất nén quá, các bước cần thực
hiện cũng như đã nêu đối vói đất nén bình thường.
Trước hết xác định áp lực nén hiện tại Pq
theo công thức (3-54); tiếp đến tính hệ số rỗng
ban đầu theo cóng thức (3-55).
Biết cặp trị số (Cq, P(j) xác định được điểm a
như trong hình 3.28.
Đường thẳng kéo dài lên phía trên của
đường nén thí nghiệm (e-lgp) cắt đường nằm
ngang e^a tại điểm b, tức ứng với hệ số rỗng Cq.
Nếu điểm b nằm ngoài điểm a (hình 3.28)
H ình 3.28
thì đất nền là đất nén quá.

124
V í dụ 3.8: Nhận biết tình trạng nén chặt của đất.
Mẫu đất thí nghiệm là đất á sét lấy ở độ sâu 6m trong tầng đất 2 tmh từ mặt đất.
- Cho biết mặt cắt địa chất công trình ở hình 3.29.
- Các chỉ tiêu vật lí của mẫu: độ ẩm 12,9%, trọng lượng đơn vị là 18 kN/m^, tỉ trọng hạt
là 2,76.
- Đường nén thí nghiệm không nở hông cho ở hình vẽ kèm theo.
Hãy nhận biết tình trạng nén chặt của tầng đất số 2.

^ ^ ^

MNN V

y íy , = 20kN/m’ ^

2m

3m j> 1 8 kN W *

2,5m \ 19kN/m^

Hinh 3.29
Giải:
1. Xác định áp lực nén lên mẫu đất ở hiện trường P(j:

P o = ( 2 0 x l) + (2 0 -9 ,8 1 )2 + ( 1 8 - 9 ,8 1 ) - = 52 kN/m^

2. Xác định hệ số rỗng tự nhiên của đất

Tw 16,4
3. Xác định điểm a ( C q , P o) trong hệ trục (e-lgp) với Cp = 0,87, Po = 52 kN/m^.
4. Phần thẳng kéo dài của đường nén thí nghiệm cắt đường ngang e^a tại điểm b
(hình 3.30).
Kết luận: Điểm b nằm lệch bên phải điểm a nên đất là nén bình thường.

3.9. M IỂN NÉN CHƯA CHẶT VÀ ĐÂT LÚN SỤT

Đường nén chuẩn phân mặt phẳng (e, p) thành hai miền trạng thái chặt của đất nền:
miền chưa chặt và m iền chặt quá so với trạng thái nén chặt chuẩn (hình 3.19). Trong hình
3.19, đất có trạng thái nén chặt ứng với điểm 1 là đất chưa chặt dưới áp lực nén tĩnh p.

125
Đất được nén trong điều kiện không chuẩn như khi thực hiện nén chuẩn (mục 3.5.1) có
điểm trạng thái chặt (e, p) nằm trong miền nén chưa chặt và chưa ổn định về lún. Thuộc
loại này cần kể đến các loại đất sau: đất lún sâu, đất lún ướt.

3.9.1. Đường nén của đất dính có độ nhạy cao. Hiện tượng lún sập
Trong quá trình tồn tại, liên kết kết cấu thứ sinh trong đất đươc hình thành. Các loại liên
kết thứ sinh, có bản chất của liên kết cứng: liên kết ximăng và liên kết tinh, làm cho đất
tãng cao khả năng chống nén và chống cắt. Do vậy sự khác biệt về cường độ chống nén nở
hông tự do không thoát nước của mẫu đất nguyên dạng và mẫu đất chế bị cho biết độ nhạy
của đất, tức sự giảm sụt cường độ của đất khi liên kết cứng bị phá hoại hoàn toàn. Độ nhạy
của đất được đánh giá định lượng bằng độ nhạy (sensitivity), kí hiệu là S:
g _ q„(đất nguyên dạng)
qy(đất chế bị)

Đất dính có độ nhạy trong khoảng từ 1 đến 8 , thông thườne vào khoảng 4. Đãt dính có
kết cấu bông có độ nhạy rất cao từ 10 đến 80. Đất dính bão hoà nước có độ nhạy rấi cao
thuộc loại đất chảy ngầm: sự phá hoại kết cấu làm cho đất chuyển đột ngột sang trạng thái
lỏng và gây nên hiện tượng trượt dòng (flow - slide).
Theo độ nhạy, đất dính được phân loại theo bảng 3.2.
Bảng 3.2

Độ nhạy s Mức độ nhạy của đấl díiih


1 Đất không nhạy (đất chế bị)
1 -4 Đất nhạy thấp
4 -8 Đất nhạy
8 - 16 Đất cực nhạy
> 16 Đất chảy ngầm* (Quick)

* Chảy ngầm: đất thể hiện trạng thái cứng khi kết cấu chưa bị phá hoại và thể hiện trạng thái
lỏng - chảy khi kết cấu bị phá hoại.
Nói chung, đường nén thí nghiệm của đất dính nguyên dạng đều nằm trong miền
nén chưa chặt (hình 3.19). Các liên kết cứng của cốt đấl làm giảm hiệu quả nén chặt đất
của áp lực nén tĩnh p. Chỉ khi biến dạng nén lớn, đủ phá hoại liên kết cứng của đất thì
đường nén thí nghiệm trùng với đường nén chuẩn. Đối với đất bình thường có độ nhạy
thấp thì sự sai khác này được hiệu chỉnh khi sử dụng đường nén hiện trường để tính lún.
Tuy nhiên, đối với đất có độ nhạy cao thì việc hiệu chỉnh như đã đề cập đến trong mục 3.7
là không thích hợp.
Đường nén thí nghiệm và đường nén chuẩn của đất có độ nhạy cao, ví dụ cao hơn 8 có
dạng đặc trưng trong hình 3.31. (Peck).

126
Hình 3.31 Hình 3.32
Hiện tượng lún sập của đất xẩy ra khi p = > Pg. Trị số Pj, được quy ước gọi là độ bền
kết cấu cúa đất (Pk^c). Độ lún sập không phải xẩy ra tức thời dưới áp lực tĩnh P|^(- mà có thể
kéo dài trong khoảng từ vài chực giây đến vài chục phút (Peck và Hanson). Đường lún thí
nghiệm bàn nén hiện trường cũng cho trị số áp lực tĩnh gây lún sập của đất (hình 3.32). Mỗi
mầu đất có một áp lực tĩnh gây lún sập nhất định xác định bằng thí nghiệm nén. Thí
nghiệm bàn nén cho irị sô' áp lực gây lún sập nhất định của đất nền trong phạm vi độ sâu
bằng chiều rộng hoặc đường kính bàn nén.
Do có độ bền kết cấu, điểm a (e„, p„) trong hình 3.3] thường ở về phía trái điểm b (Cq, Pị^c)
tức có Po < Pk(-. Khi áp lực nén p vượt quá trị số p„ một đại lượng Ap = Pkq - Py không lnfn,
sự lún thêm đột ngột của mẫu đất nguyên dạng sẽ xảy ra để đường nén thí nghiêm tiến sát
đến đường nén chuẩn và trùng với đường nén chuẩn tai điểm f ứng với trị số e = 0,42Cq.
Hiện tượng này được quy ước gọi là sự lún sập củi đất do kết cấu của đất bị phá hoại. Căn
cứ vào sự sai khác giữa đường nén thí nghiệm với đường nén chuẩn để dự báo quá trình lún
sập của đất nền khi áp lực nén tăng thêm. Với một áp lực nén, xác định được độ giảm hộ số
rỗng giữa đường nén thí nghiệm và đường nén chuẩn, từ đó lính được độ lún sập lớn nhất
của đất ứng với áp lực nén tĩnh p = Pị^(- và độ lún của đất sau khi đã lún sập.
Cần lưu ý rằng, đối với đất dính có độ nhạy cao, quá trình lún sập xẩy ra nhanh chóng
khi chịu lực phức hợp: nén và cắt. Độ ẩm của đất bão hoà làm yếu cường độ của liên kết,
tạo điều kiện cho sự lún sập của đất phát triển thuận lợi hcfn chứ không phải là nguyên nhân
chính gây sự lún sập.
3.9.2. Đưòng nén của đất chưa bão hoà và sự lún ướt
Nhiều loại đất được tạo thành trong điều kiện khô ráo và tồn tại trong điều kiện ẩm ít nên
nén chặt chỉ được thực hiện nửa vời. Đất đầrn trong điều kiện khô (độ ẩm thấp hcfn độ ẩm tối

127
ưu) cũng xếp vào loại này. Các loại đất trầm tích gió nói chung đều thể hiện tứửi lún ướt.
Hoàng thổ là loại đất điển hình về loại đất lún ướt.
Đường nén lún thí nghiệm của đất đầm nén chưa chặt do độ ẩm nhỏ và đất hoàng thổ
trong điều kiện độ ẩm nhỏ tự nhiên có dạng điển hình như đường số 1 trong hình 3.33
đường số 2 là đường nén chuẩn (đất chế bị) tương ứng. Đất đầm nện chưa chặt do độ ẩm
thấp, mặc dù liên kết cứng coi như đã bị phá hoại, có đường nén thí nghiệm nằm trọn vẹn
trong miền đất chưa chặt. Hoàng thổ có độ bền kết cấu do có liên kết cứng nhưng không
lớn, nên với vài cấp áp lực nén đầu tiên, liên kết cứng của đất coi như đã bị phá hoại. Kết
quả thí nghiệm đất hoàng thổ với hai mẫu đất không bị phá hoại kết cấu, một m ẫu có độ
ẩm tự nhiên, một mẫu được làm ướt trước được biểu thị ở hình 3.34 (Theo Holz và Gibbs
- 1951). Đường nén thí nghiệm đất hoàn thổ nguyên dạng với độ ẩm tự nhiên (đường 1
trong hình 3.34 không thể hiện đặc tmh lún sập - lún sụt do kết cân của đất bị phá hoại)
nếu không cho thêm nước vào mẫu đất. ở trạng thái độ ẩm khô tự nhiên, đường nén thí
nghiệm (đường số 1) của loại đất khô không có gì đặc biệt, ngoại trừ mức độ nén chưa
chặt là khá lớn. Điều này có nghĩa là vị trí đường nén thí nghiệm, trong miền chưa '.hặt,
cách khá xa đường nén chuẩn (đất chế bị, bão hoà nước ban đầu, ở trạng thái quá độ từ dẻo
sang lỏng). Dưới một áp lực nén tĩnh bất kì, ví dụ giá trị p trong hình 3.34, nếu cho thêm
nước vào mẫu, đường nén thí nghiệm có đoạn sụt 1-2 và tạo nên độ chênh lệch hệ số rỗng
Ae = e, - 62- Độ lún sụt ứng với độ giảm hệ số rỗng Ae = Cị - C2 được quy ước gọi là độ
lún ướt của đất khô.

Hình 3.33 Hình 3.34

Về cơ chế cũng như về nguyên nhân, hiện tượng lún ướt khác với hiện tượng lún sập.
Đành rằng, nước thêm vào mẫu có tác dụng làm yếu hoặc làm mất liên kết kết cấu thứ sinh
(liên kết ximăng, kết tinh) những nguyên nhân chủ yếu của sự lún ướt là tác dụng của nước
làm giảm lực cản nội tại để hiệu quả nén chặt của áp lực nén tĩnh tăng lên. Có thể căn cứ

128
vào đường nén thí nghiệm và đường nén chuẩn để xác định độ lún ướt lớn nhất có thể có
ứng với một áp lực nén tĩnh bất kì theo trị sô' Ae = e, - 62-

B - ĐẶC TÍNH BIẾN DẠNG CỦA ĐẤT

3.10. ĐẤT COI NHƯ VẬT THỂ LIÊN TỤC BIẾN DẠNG TUYÊN TÍNH

Đất vốn là vật thể hạt và sự thay đổi thể tích đất là do thể tích rỗng nhỏ lại như đã phân
tích ở phần đặc tính nén chật của đất.
Khi nghiên cứu dòng thấm trong đất, đất trong phạm vi làm bão hoà do dòng thấm cũng
được coi như vật thể liên tục: nước không những chiếm chỗ thể tích rỗng mà còn chiếm chỗ
của thể tích hạt đất. Điều này không ảnh hưởng đến các yếu tố địa kĩ thuật của dòng thấm
cần thiết cho kĩ thuật nền móng nhưng cho phép chúng ta thừa hưởng được các kết quả
nghiên cứu của môn Thuỷ lực học. Quả vậy, với môn Thuỷ lực học nước dưới đất các đại
lượng về cột nước đo áp, về lưu lượng của dòng thấm đều được xác định đơn giản đã nêu ở
chưcmg 2 .
Với mục đích tính lún của nền đất hoặc biến dạng của khối đất, việc coi đất như vật thể
liên tục cho phép sử dụng kiến thức của môn Cơ học môi trường liên tục. Với giả thiết biến
dạng tuyến tính của đất, các kiến thức của lý thuyết đàn hồi tuyến tứih các môi trường liên
tục cho phép giải quyết hai bài toán cơ bản của Cơ học đất, một là xác định ứng suất trong
nén đát trong khối đất do tải trọng ngoài gây nên, hai là xác định độ lún của nền đất, của
khối đất. Mục này dành cho việc xác định biến dạng của đất với giả thiết đất là vật thể liên
tục biến dạng tuyến tính.
Cần lưu ý rằng, sự nén chặt đất tạo nên biến dạng của đất nhưng có trường hợp đất có
biến dạng những không có sự nén chcặt - tức thể tích rỗng không thay đổi.

3.10.1. Định luật Hooke mở rộng cho đất và các hằng sô biến dạng của đất
Để trình bày phần này, việc xác định ứng
suất tại một điểm bất kì trong khối đất coi như
đã biết (xác định ứng suất trong khối đất do

trọng lượng bản thân đất và do trọng lượng / /a

cống trình được trình bàv ở phần tính lún của


nén đất).
Tách một phân tố hình hộp trong khối đất
lân cận điểm khảo sát có ba mặt song song với
>
bii trục của hệ toạ độ oxyz (hlnh 3.35) Ba cạnh
của phân tố là a, b, c. Coi đất trong hình hộp
a X b X c lằ liên tưc, đồng chất và đẳng hướng.
Hinh 3.35

129
Với giả thiết biến dạng tuyến tính, áp dụng định luật Hooke có thể viết biểu thức tính
biến dạng nén theo phương tác dụng của ứng suất và chỉ do gây nên, tức = ơy = 0 .

(3-57a)

Trong đó: Ac' là độ co của phần đất theo phương tác dụng của và chỉ do gây nên.
Do đất có đặc tính nở hông, do vậy, dưới tác dụng của ơ , phân tố đất có biến dạnịg dài
tương đối theo phương ngang như sau:

s ; = e y; = - ■
^ 8;^ ■ E (3-57b)

Nếu chỉ có tác dụng của một ứng suất hoặc ƠJ, bằng cách lập luận tưcmg tự, có;

^ b E
(3-58)

=-K =

a E
và (3-59)
< =< =-K =
E ,
Trong cả 3 trường hợp, tác dụng độc lập của ứng suất
pháp a^, ơy, đều bảo toàn các góc vuông của hình hộp
phân tố, tức không tạo nên góc lệch y.
Các ứng suất tiếp •••’ theo lí thuyết đàn hồi
tuyến tính, không làm co dãn cạnh c của phân tố mà chỉ
làm lệch các mặt của hình hộp (hình 3.36).
Theo định luật Hooke thứ hai, có:

Y 'x z = ^ . Y'x.x=Y;x- 0 H ình 3.36

Trong đó G là môđun cắt của đất (Soil Shear Modulus), xác định được theo hai hằng số
cơ bản E, ^ của đất:

G= (3-61)
2 (1 + ^)
Tương tự, do tác dụng của các ứng suất tiếp = Tyx và các ứng suất tiếp Tyj, = có:

y" y" = y" = 0


G *
(3-62)
y1 = — y" = v" = 0

130
Như vậy, theo nguyên lí độc lập tác dụng của lực, có được các thành phần biến dạng
nén do tác dụng đồng thời của các ứng suất nén (quy ước lấy dấu dưcíng) ƠJ(, ơy, ơ^:
1
(ơ ,- ^ ( a y + a ,)

(ơ y - ^ ( ơ ,+ ơ ,ỵ (3-63)

+s )

và các thành phần biến dạng cắt do tác dụng đồng thời của các ứng suất cắt X, trên các mặt
của phân tố hình hộp:

Txy Y„
^ Tyz y..
Q ^ y.x Q (3-64)

Các công thức xác định các thành phần biến dạng của phân tố đất chứa 3 hằng số biến
dạng, E, G, |i nhưng trong đó G phụ thuộc E và theo công thức (3-61). Do đó, đất coi là
vẠt thể biến dạng tuyến tính được đặc trưng bằng hai hằng số biến dạng: môđun biến dạng
E và hệ số nở hông (I.

3,10.2. Biến dạng không nơ hông của đất và cách xác định các hằng số biến dạng
theo sô liệu nén không nở hỏng
Các thành phần biến dạng của mẫu đất hình
ơ, =p
hộp được nén không nớ hỏng (hình 3.37):
(3-65a)

-A -1 (3-65 b)
~ H ~ E sị ơ, =q

Trong đó; cy^ = ơy = q (áp lực hông); §M ,


và ơy = p (áp lực nén).
a)
Từ điều kiên (3-63a), có; ơ, =p

1
í;,. = — ơ, - + ơ. = 0
XI
hay - |.i(ơy + ơ^) = 0
H
l ĩ ữ ỉ Ể L ơ, = q
hay q - ).i(q + p) = 0 (3-66)
-- ĩ í l
Trong điều kiện nén không nó' hồng giữa q và p w n ỉ m p
có quan hệ {côniị ihức 3-7): b)
q = ịp (3-67) Hình 3.37

131
Thay (3-67) vào (3-66), có:
4 p - ^ ( ệ p + p) = 0

Giải ra đối với n, có biểu thức xác định hệ số nở hông ụ theo hộ số áp lực hông

(3-68)
1+ ^
Từ điều kiện (3-65b), có;

s 4E ơ z - ^ ( ơ x + ơ v ) H

hay s = t :[ p - ^(q + q)]H = i [ p - + p)

1 - (3-69)

Công thúc tính lún theo hệ số rỗng có dạng công thức (3-13):
_ e,
''1 - e - H (3-70)
1+ e
Biểu thị biến thiên hệ sô' rỗng Ae = 6 ] - 62 theo chỉ sô' nén Q , từ công thức (3-17), có:

Ae = 6; - 62 = c , Ig P l
v P l.
/ \
c
s= H lg P2 (3-71)
1+ e Pl
Từ (3-69) và (3-71), lập được công thức tứứi môđun biến dạng của đất theo chỉ số nén:

P2
E 1 + e, v P i;
p.P(l + e ,)
E=
P2
C clg
Pw

Trong đó: (3 = 1 --^ ^ — ; P = P2 ~ P 1 (3-72)


1- ^
Cuối cùng có công thức tính E.

(3-73a)
Cc
Ig Eả
[Pl .

132
(t + ei) ___ ^ (3-73b)
hoặc E=B
Ig 1 +
Pi
Trong đó e, là hệ số rỗng của đất ứng với áp lực nén là P i.

Trong phạm vi biến thiên áp lực nén nhỏ (tức Ap nhỏ) thì có thể xác định môđun biến
dạng theo hệ số nén a theo công thức:

E=p (3-74)

với
Ap P2 - Pl

3.10.3. Biến dạng thê tích trong điều kiện nén đều ba hướng
Xét p h â n t ố đ ấ t h ìn h h ộ p a X b X c (h ìn h 3.35) c ó th ể t íc h b a n đ ầ u V| tứ ih t h e o c ô n g th ứ c :

Vj = a.b.c
ở trạng thái nén đều ba hướng, tức có = ơy = = Aơ, các cạnh của hình hộp có biến
dạng dài tương đối xác định theo các công thức (3-63). Sau khi biến dạng các cạnh của
hình hộp có độ dài lần lượt là a ( l - e ^ ), b ( l - G y), c(l - E ^) và do đ ó c ó thể tính V 2 tính t h e o
công thức:
V2 = a ( l - s j x b ( l - e y ) x c ( l - s ^ )

= a . b . c [ ( l - e , ) ( l - £ y ) ( l - 8, ) '

Vậy biến dạng thể tích tươiig đối của phân tố đất sẽ là:
Vị - V2 _ a b c - [ ( l - s , ) ( l - 8y ) ( l- s ,) a b c "
V. abc

= 1 -

Khai triển vế phải và bỏ qua các số hạng s^Sy, E^E^, SyB^, lượng nhỏ bậc hai
và ba. Cuối cùng có biểu thức tính biến dạng thể tích tưcíng đối theo biến dạng dài tương
đối của các cạnh:
8, = 8^ + S y + s , (3-75)

Thay các biểu thức (3-63) vào (3-75), và chú ý rằng trong trường hợp nén đều ba hướng
có 8,A = y = ơ ,L =Aơ , sẽ có:

8,, = ---------- (3-76)

Theo định nghĩa, hệ số nén đều ba hướng 01^3 được xác định theo công thức:
AV = m^,3.Aơ.V

133
AV
hay "^V3 = 77— = — (3-77a)
V.Aa Aơ
Thay (3-76) vào (3-77a), được biểu thức túih hệ số nén đều ba hướng:
3(1- 2 n )
niv3 (3-77b)

Cần lưu ý rằng, trong công thức (3-76) và (3-77) có thừa số (1 - 2ịi). Vậy đất không có
biến dạng thể tích, tức 8y = 0 khi hệ số nở hông ịo. = 0,5. Trong trưcmg hợp này, từ biểu thức
(3-68) xác định được hệ số áp lực hông ệ = 1. Với đất nén bình thường ^ < 1 nhưng với đất
nén quá ệ có thể lớn hcm 1 tuỳ hệ số nén quá OCR (công thức (3-11)).
Theo nguyên lí nén chặt, đã có biểu thức túih biến dạng thể tích tương đối theo biến
thiên hệ số rỗng (công thức (3-5)):

(3-77c)
1 + Cị

So sánh công thức (3-76) với (3-77c), có:


3(1 - 2 ^ ) e, - e-
ơ=
E 1 + 6,

Giải ra đối với E, có biểu thức xác định lĩiôđun biến dạng theo thí nghiệm nén đều
ba hướng.
1 + e,
E = 3 (l-2 ^ ) (3-78)
e i-C 2

Theo ý nghĩa của bài toán thì ơ là biến thiên áp lực nén đều ba hướng:

ơ = P 2 -P i =^P
Vậy có thể viết lại công thức (3-78) theo dạng sau:

E = 3 ( 1 - 2 h ) - ỉ- ^ ( P 2 - P i ) (3-79)
Cj -6 2

Trong đó C|, 62 là hệ số rỗng của đất ứng với áp lực nén đều ba hướng Pi và P2-
Do đường quan hệ (e-p) trong hộ toạ độ số học có dạng cong nên biểu thức (3-79) chỉ
nghiệm đúng trong phạm vi biến thiên áp lực nén nhỏ, ví dụ nhỏ hon lOOkPa.
Đối với trường hợp biến thiên áp lực nén lớn thì nên dùng chỉ số nén đều X xác định
theo công thức (3-33);
Ae
(3-80)
In P i + ^ P
Pi

134
Từ công thức (3-80), xác định được Ae = C ị- 62 rồi thay vào (3-79), có:
1 + ei P2 - P 1
E = 3 ( l- 2 |^ ) (3-81)
In E i
iP i
Trong đó 6] là hệ số rỗng của đất ứng với áp lực nén đều ba hướng P ị .

3.10.4. Biến dạng của đất chịu nén không đều ba hướng
Xét mẫu đất phân tố hình hộp chịu nén ba hướng với = ơy và Ơ2 > (hình 3.38a)
Trạng thái chịu nén không đều ba hưóng của phân tố đất đang xét được coi như tưofng
đương với hai trạng thái chịu nén: nén đều ba hướng với ứng suất nén ơx (hình 3.38b) và
nén lệch m ột hướng với ứng suất bằng hiệu (hình 3.38c)
Biến dạng thể tích của mẫu đất chịu nén đều 3 hướng với áp lực nén là được xác định
theo còng thức (3-76); với ơ = ơ^.
3 ( 1 - 2 m) _
E v 3 =
(3-82)

ơĩ=ơ,-ơ.

1
1
1
1
ỵ y
/ ỵỵ ♦
ơ
a) c) ơ*=ơ,-ơ.

Hình 3.38
Vấn đề đặt ra ở đây là mẫu đất có hay khòng có biến
dạng thể tích khi chịu nén lệch một hướng với ứng suất
ơ* = (hình 3.38c). Khi chịu nén lệch một hướng ơ*= ơ, - a,

đất có biến dạng cắt. Tưởng tượng có một mẫu đất phân
T /
tố tách ra từ mẫu đất hình hộp nghiêng với trục ngang
một góc a (hình 3.39). Mẫu đất phân tố tưởng tượng
w \
này rõ ràng có biến dạng cắt do ứng suất tiếp T xuất
/
hiện \ầ đất có biến thiên thể tích (nén hoặc dãn) tuỳ
thuộc độ chật của đất (hình 3.17). Dùng vòng M ohr ứng
suất xác định dễ dàng trị sổ của ơ và T theo trị số của
ơ*z Hình 3.39

135
ứ ig dụng công thức (3-57) vào đây, có:

_ — _
^ E E

E
Vậy theo công thức (3-75) xác định được biến thiên thể tích tưomg đối khi nén lệch
một hướng là:
Sy(lệch) = + Sy + + 2 e^

E E

hay ev(lệch)= ^— — ( q ^ - ơx ) (3-83)


E
Từ công thức (3-83) suy ra được công thức tính hệ số nén lệch một hướng lĩiyỊ:

m „ = - ^ (3-84)

So sánh (3-84) với (3-77), có nhận xét;


my3 (đều 3 hướng) = 3my| (lệch 1 hướng)
Cuối cùng có biểu thức xác định biến dạng thể tích tương đối của mẫu đất chịu nén ba
hướng đối xứng trục: Ơ2 > ơy = (hình 3.38a)

8^ = s^(đéu) + s^(lệch)= ~ +
E E

= i^ (3 c r^ + c r^ _ C T j

hay 8^ = + 2 ơ ,) (ơ = ơ^) (3-85a)


E

K íhiêu: tb 3

Có thể viết lại (3-85) theo dạng sau:

(3-85b)
E
Từ đây suy ra biểu thức về hệ số nén ba hướng đối xứng trục 01^2*

m v z = -----=----- (3-86)
E
Trường hợp nén ba hướng tổng quát với Gp có thể xác định trực tiếp biến dạng
thể tích tương đối từ công thức (3-75) và các công thức (3-63):

136
1
ơ ^ -^ ( ơ y + ơ ,)

1
ơy - ^ ( ơ , + ơ , ỵ

1
ơ, - ^ ( ơ , +ơy)

Cộng vế theo vế các biểu thức với nhau, sẽ có;


1
S , = 8,+ S y + 8, = - ( a , + ơ y + ơ , ) - 2 ^ ( a , + ơ y + a , )

Cuối cùng có công thức tổng quát:


1- 2^
(a,+ ơy+ ơ ,) (3-87a)

Trong công thức (3-87a) nếu ơy = thì lại có công thức (3-85).

K í hiệu ơ tb = ^ (ơ x + ơ y + a ,)

Viết lại công thức (3-87a) theo dạng chung:


3(1- 2 m)
tb (3-87b)

Từ đó suy ra hệ số nén ba hướng bất kì;


3(1-2 ^ i)
niy =

Cuối cùng có bảng tóm tắt sau:


B ảng 3.3

Trạng thái ứng suất Biến dạng thể tích tương đối Ey Hệ số nén thể tích rtiv

Nén lệch một hướng _ l - 2p


(Ơ2 = ơ; = ơy = 0) '"''(1) E

Nén đều ba hướng 3(1-2^1) _ 3(1- 2 ụ )


(ơx = ơy = = ơ) s . - E " "^v,,= E

Nén ba hướng đối xứng trục 3(1- 2 m) 3(1-2^)


(ơ, > a , = ơy) = E E

Nén ba hướng bất kì _ 3 ( l- 2 n ) _


(ơ^ ơ^) ní) E

ơ,b = + Cĩy + AV = m,.ơ.V;

137
So sánh công thức (3-87a) với công thức (3-77), có đẳng thức:
l-2ịi/_ _ _ \ -6 2
a , + ơ y + ơy = - ! ----- í
E 1 + Ci

từ đó có: E = (l-2 ^ ) (ơ^ + ơ y + ơ ^ ) (3-88)


ei - 62;
Kí hiệu:

0] = a , i + ơ y i + a „ ; 02 = Ơ x 2 + Ơ y 2 +ơz2Ĩ 0 = ơ , + a y + ơ ,

với: = ^x2 ~ ^xl! = ^ y 2 ~ *^yl ỉ = ^ z 2 ~ ^zl

hay: 0 = 0 2 -9 , (3-89)
0 được quy ước gọi là tổng ứng suất nén tăng thêm.
Với kí hiệu 0, biểu thức (3-88) có dạng;

E = ( l - 2^ ) - ? ^ ( 0 2 - e , ) (3-90)
Cị 62

Trong đó 6] là hệ số rỗng của đất chịu nén ba hưóng vói tương ứng suất 6 | = Ơ^I + ơyi + a^,;
62 là hệ số rỗng của đất chịu nén ba hướng với tổng ứng suất là 02 = ơ ^2 + Ơy2 + ơ^ 2-
Từ công thức (3-87) có nhận xét: biến dạng thể tích tương đối phụ thuộc tổng ứng suất
nén 0 mà không phụ thuộc từng ứng suất riêng lẻ tác dụng theo các hướng.
Từ nhận xét này, có Ihể xử lí số liệu thí nghiệm nén không nở hông để xác định các
trị số 6] và 62 ứng với tổng ứng suất 0 | và 02- Phân tố đất chịu nén không nở hông với áp
suất nén p thì thành hộp nén tác dụng vào m ẫu đất m ột áp suất nén q (áp lực hông), do
vậy mẫu đất chịu ứng suất nén ba hướng đối xứng trục với tổng ứng suất nén tính theo
công thức:
0 = p + 2q (3-9 la)
Đã biết: q = ệp
đo đó có: e = p + 2 ^p = (l + 2 ị ) p (3-9Ib)
từ đó có: e , = ( i + 20 p, (3-92a)
02 = (1 + 2ị)p2 (3-92b)

Để vẽ đường quan hệ e ~ 0 (hình 3.40), lập bảng tính ở dạng sau:

Pi 0 Pl Pi ( k P a )

0 , 0 6. 6 ; = ( l + 2 ^ ) P i (k P a )

Si eo e| e,

138
Hình 3.40 Hình 3.41
Từ dòig thứ 2 và 3 vẽ được đường quan hệ e ~0 (trong hệ tọa độ thường) để xác định Cị
theo 6 | vì 02. Trong hệ tọa độ bán logarit, đường quan hệ e ~ lg0 cũng có dáng tương tự với
đường e-.gp vì giữa lg0 và Igp chênh nhau một hằng số.
Ig6 = b + Igp (3-93a)
Trong đó: b = lg ( l+ 2 ^ ) (3-93b)
Độ dô: của đường e-lg0 được xác định theo chỉ số nén m^,, xác định theo công thức dưới
đây (hình 3-41):
3 (1 -2 ^ 1 )
ơ tb

ĐỔ ý cến các cổng Ihức (3-92), và (3-93) có biểu thức;

m = ------------ !— -Ả----------
(b + lg p 2 )-(b + lgp |)

C| - C 2
hay (3-94)
lg P 2 -lg P l
So sárh biểu thức (3-94) với biểu thức (3-17) có thể nêu nhận xét sau:
m , = Q, (3-95)

và đưòfngnén e-lgp và đường nén e-lg0 song song với nhau.


Từ nhin xét suy ra:
0-
Ae = e, - C 2 = c , . l g = C Jg 0-96)
Pl 0I

Thay (3-95) vào (3-90), có biểu thức xác định môđun biến dạng:

(3-97)
Cc
Ig
v 9 |.
Trong đó e, là hệ số rỗng của đất ứng với tổng ứng suất 0 |.

139
C hư ơng 4

ĐỘ BỂN CHỐNG CẮT CỦA ĐẤT

4.1. ĐẶT VẤN ĐỂ

Đất là vật liệu hạt, liên kết giữa các hạt rất yếu nên độ bền chống kéo nhỏ và thường
cho bằng không. Hầu hết sự phá hoại đất là do đất không đủ độ bền về cắt (trượt). Đất gồm
hai loại vật chất: loại đặc (cốt đất) có độ bền chống cắt, loại lỏng (nuớc, khí trong lỗ rỗng)
không có độ bền chống cắt, nhưng cả hai loại vật chất này có độ bền chống nén cao. Do
vậy, khi chịu ứng suất phức hợp - nén và cắt thì ứng xử của đất rất phức lạp.
Chương này trình bày những thành tựu khoa học về độ bền chống cắt của đất nhằm giải
quyết nhiều bài toán về sự phá hoại khối đất: nền đất, khối đất đắp làm đường bộ, làm đê,
đập và khối đất đắp sau công trình chắn đất.

4.2. BIẾN THIÊN THỂ TÍCH ĐÂT DO BIẾN DẠNG CẮT

M ẫu đất hình hộp, được


nén ổn định của áp lực ơ
tĩnh, có thể tích là V = Bh
(hình 4 .la), chịu biến dạng
cắt do lực cắt X, mẫu đất
biến hình kèm theo biến
thiên thể tích AV = B.Ah
3)
(hình 4.1b). Nếu Ah > 0 thì
đất dãn nới, thể tích đất
tăng lên, nếu Ah < 0 thì đất chật thêm , thể tích đất co lại. Q uá trình dãn nới hoặc co lại
của đất xẩy ra cùng với qủá trình tãng thêm của biến dạng cắt đặc trưng bằng góc ỗ
(hình 4.1b) do lực cắt t gây nên.
Xét hai trưòìig hợp: đất giảm thể tích do biến dạng cắt và đất tăng thể tích do biến dạng
cắt ứng với đất chặt bình thường và đất chặt quá.

4.2.1. Đất giảm thể tích do biến dạng cát

Đường nén chuẩn phần mặt phẳng (e, ơ) thành hai miền: miền chưa chặt nằm trên
đưòfng nén chuẩn và miền chặt quá nằm dưới đường nén chuẩn (hình 4.2). Xét mẫu đất có
trạng thái chặt ứng với điểm MịíCị, ơ) trong hình 4.2. Điểm M | nằm trong miền chưa chật

140
nên khi chịu biến dạng cắt, thể tích đất nhỏ lại do các hạt đất được sắp xếp lại chặt hơn
trong quá trình chịu biến dạng cắt. Đường quan hệ giữa độ giảm thể tích với biến dạng cắt
được thể hiện ở hình 4.3.

Igơ.
1kPa

Hình 4.2 Hình 4.3


Do ơ = const, nên điểm trạng thái chặt đi xuống theo vectơ M |M 2 để đạt trạng thái
chặt ứng với điểm M2(e2, ơ) ứng với một trị số lực cắt Xnhất định.
Thực nghiệm chứng tỏ đất chưa chặt và đất chặt bình thường đều có xu thế giảm thể
tích, tức chặt thêm khi chịu biến dạng cắt. Điểm trạng thái chặt ban đầu M ](e|, ơ) ở phía
trên hoặc trên đường nén bình thường chuyển dần sang miền chặt quá khi đất có biến dạng
cắt lớn ứng với lúc đất bị phá hoại, điểm M2(e2. ơ).
Như đã biết, các tác nhân có thể chuyển điểm trạng thái chặt theo phương đứng, tức từ
điểm M |(e ,, ơ ) xuống điổni M2(ồ2>ỡ) bao gồm: chán động (đất hạt thô), từ biến, co ngót do
khô (đất hạt mịn), nén trước với áp lực nén ơ( > ơ (đất hạt thô và đất hạt mịn). Nay phải kể
íhêm tác nhân biến dạng cắt làm thay đổi trạng thái chặt của đất rời cũng như của đất dính.

4.2.2. Đ ất tă n g thể tích do biến dạng cát


Xét mẫu đất có trạng thái chặt ứng với điểm M2(C2, ơ) nằm dưới đưòfng nén bình thường
(hình 4.4). Từ M 2 vẽ đường nở, tức đường thẳng có độ dốc là Q , cắt đường nén bình thường

tại điểm a, ứng với áp lực nén là ơ(. Vậy đất đang xét có độ quá nén OCR =

Hình 4.4 Hình 4.5


Tác dụng lực cắt đế mẫu đất có biến dạng cắt (hình 4.1). Diễn biến thể tích của mẫu đất
trong quá trình biến dạng cắt ơ tãng lên được thể hiện trong hình 4.5. Khi ô < ỗj,, đất giảm

141
thể tích chút ít nhưng khi ô > thì đất tăng thể tích rõ rệt. Đất hạt thô và đất hạt mịn đều
có đặc tính này.
Vậy khi biến dạng cắt tăng lên, điểm trạng thái chặt chuyển dần lên trên theo vectơ
M 2M( . Điểm M | (Cị, ơ) luôn dừng lại ở phía dưới đường nén bình thưòỉng Oa.
Hiện tượng giảm thể tích đất được coi là bình thường của các vật thể những hiện tượng
tăng thể tích do biến dạng cắt như đất là đặc tính của các vật thể rời nói chung, trong đó có
đất. Biến dạng cắt của vật thể rời buộc phải kèm theo sự trượt của các hạt. Để phá vỡ sự cân
bằng ban đầu, các hạt đất phải trượt chờm lên nhau mỗi khi đã phải ở thế "cài rãng lược"
vào nhau, đất lân cận mặt trượt phải tơi xốp lên để thực hiện sự trượt.
Tóm lại, biến thiên thể tích của đất do biến dạng cắt là một thuộc tính của đất. Nghiên
cứu cơ chế phá hoại đất mà bỏ qua thuộc tính này của đất là một sai lầm nghiêm trọng.

4.3. HỆ SỐ RỖNG GIỚI HẠN CỦA ĐÂT VÀ ĐƯỜNG PHÁ HOẠI (CSL)

Chuẩn bị hai mẫu đất cùng loại nhưng có


độ chặt khác nhau, mẫu thứ nhất khá tơi xốp,
mẫu thứ hai khá chặt sao cho hai điểm trạng
thái tương ứng ở hai bên đường nén bình
thường, tức cách khá xa đường nén bình
thưòfng khi chịu nén cùng một áp lực nén ơ
(hình 4.6). Trong hình, điểm M ](e|, ơ) ứng
với mẫu thứ nhất, điểm M 2(C2, a ) ứng với
mẫu thứ hai.
Sau khi hai mẫu đất ổn định về lún dưới áp
lực nén a cho tác dụng lực cắt để gây nên biến Hình 4.6
dạng cắt và theo dõi biến thiên thể tích của
mẫu đất để tính hệ số rỗng e.
Với mẫu đất xốp thứ nhất, biến thiên hệ số
rỗng được biểu thị bằng đường sô' 1 trong hệ
trục toạ độ e - s (hình 4.7). Hệ số rỗng giảm
dần khi biến dạng cắt ỗ tăng lên và tiến đến
đường ngang ứng với hệ số rỗng Cg khi mẫu
đất bị phá hoại do cắt. Trong hệ toạ độ
e-lgơ, điểm trạng thái chặt M |(e|, ơ) dịch
Hình 4.7
chuyển đứng xuống điểm ơ).
Với mẫu đất chặt thứ hai, hệ số rỗng nói chung tăng dần lên vàtiến đến trị số khi đất
bị phá hoại do cất (đường số 2 trong hình 4.7). Tronghệ trục e-lgơ, điểm trạng tháichặt
M 2(c 2, ơ) dịch chuyển đứng lên điểm ơ) đã nêu.

142
Tón lại, với một loại đất, ứng với một áp lực nén ơ, đất có m ột trị số hệ số rỗng
không cổi khi bị phá hoại cắt mà không phụ thuộc trạng thái chặt ban đầu của đất.
Hệ ;ố rỗng e^. được quy ước gọi là hệ số rỗng giới hạn ứng với áp lực nén ơ của đất
đang Xít.

Tiếr hành lại thí nghiệm như trên với hai mẫu đất cung loại với hai mẫu đất thí nghiệm
trước mưng với áp lực nén khác, ví dụ ƠỊ > ơ sẽ được một trị số hệ số rỗng e^j và e^.] < e^;.
Thục hiện nhiều lần thí nghiệm được một dãy số liệu e^ị ứng ôị của một loại đất. Một
cặp số iệu (e^j, ơgị) xác định một điểm trạng thái chặt Mjị(ej,i, ơj) của đất khi bị phá hoại
cắt. Qu/ tích các điểm M^ị là một đường song song với đường nén bình thường và được quy
ước gọ là đường phá hoại (hoặc đường tới hạn) kí hiệu là CSL (Critical State line). Đường
phá hoá CSL song song với đường nén bình thường (NQL) nên cũng có độ dốc được xác
định bằig chỉ số nén Cg (hình 4.6).

4.4. B Ế N THIÊN CƯỜNG ĐỘ CHỐNG CẮT CỦA ĐÂT TH EO BIẾN DẠNG CẮT,
C IỜ N G Đ ộ ĐỈNH, CƯỜNG ĐỘ GIỚI HẠN VÀ CƯỜNG ĐỘ D ư

Cưòig độ chống cắt của đất được xác


định bing trị số ứng suất cắt gây nên sự
phá hoá đất do cắt.
Khi thí nghiệm cắt đất bằng hộp cắt
(cắt Iric liếp), ứng với một ứng suất nén
ơ (kPa), tãng dần ứng suất cắt X (kPa)
từng và đo biến dạng cắt A (mm) ứng
với từnỉ cấp tăng ứng suất cắt: số liệu thu
được CIO chúng ta vẽ được đường quan hệ
T - A (ùnh 4.8). Trong hình, đường 1 ứng
với m ẫi đất ỏ trạng thái tơi ban đầu, tăng Hình 4.8
dần lêr rồi nhận đường giới hạn ngang Tgh
khi A : Agf, (lúc đất bị cắt); đường 2 ứng
với m ẩi đất cùng loại với mẫu 1 nhưng ở
trạng tiái chặt ban đầu. Đưòng 2 tăng lên
trị sô' dnh khi A = rồi giảm dần đến trị
số Tg,j, (ã nêu đối với mẫu đất 1.
Tirị ố Tgi^ được định nghĩa là cường độ
chốn;g :ắt giới hạn của đất đang xét ứng
với úínỊ suất nén ơ. Trị số là cường độ
chốn:g ;ắt đỉnh của đất đang xét líng với
ứng suit nén ơ, Hinh 4.9

143
Cường độ chống cắt đỉnh là đặc sản của đất quá nén (OC). Trị số vào khoảng một vài
mm, ứng với lúc có tốc độ tăng thể tích lớn nhất của đất. Trị số lớn hơn nhiều và vào
khoảng lOmm.
Đối với đất sét có tính dẻo cao, quan hệ X - A có dạng đặc trưng như ở hình 4.9
(Atkinson - 1993). Cường độ chống cắt dư lại nhỏ nhất khi chuyển dịch cắt đạt trị số rất
lớn. Lúc này các hạt sét dạng tấm dạng vẩy được sắp xếp định hướng theo mặt trượt. Trị sô'
cường độ chống cắt dư chỉ vào khoảng một nửa cường độ chống cắt giới hạn.
Đối với đất cát và đất bình thường chứa ít hạt hình vảy thì cường độ chống cắt giới hạn
cũng là cường độ chống cắt dư.
Nghiên cứu biến thiên cường độ chống cắt theo biến dạng cắt có ý nghĩa quan trọng khi
chọn hệ số an toàn cho công trình vì mỗi loại công trình có một giới hạn về chuyển dịch.
Khi thiết k ế móng cọc đóng và các công trình trên vùng đất mà trước iâ y đã bị trượt nay ổn
định thì nên dùng trị số cường độ chông cắt dư (Atkinson).

4.5. BIẾN THIÊN CỦA CƯỜNG ĐỘ CHỐNG CẮT THEO ÁP L ự c NÉN ơ. ĐịNH
LUẬT COULOM B

Để nghiên cứu biến thiên của cường độ chống cắt hoặc T gh theo áp lực nén ơ, thực
hiện ít nhất ba lần thí nghiệm cắt ba mảu đất cùng loại để có ít nhất ba cặp trị số (x^, ơ)
hoặc (Xgh, ơ) như đã nêu trong hình 4.8. Một cặp số liệu (T(j, ơ) hoặc (Xgi,, ơ). Xác định một
điểm trong hệ trục X - ơ (hình 4.10). Các điểm thí nghiệm (Tj, ơ|) phân bố có quy luật theo
một đường cong với độ cong không đáng kể. Từ đó, Coulomb đề xuất định luật thực
nghiệm về cường độ chống cắt của đất như sau: cưòfng độ chống cắt đỉnh (Xj) hoặc giới hạn
(Tgh) của đất quan hệ tuyến tính với áp suất pháp (ơ) với mặt trượt.

a) b)

Hình 4.10

144
Định luật Coưlomb được thể hiện bằng phương trình Coulomb (Coulomb's equation);

."^đinh ~ *^^ê9đinh ^đinh


ĐỔ thị ứng với phương trình Coulomb được coi là đường Coulomb về cường độ chống cắt.
Trong hình 4.10 nêu kết quả thí nghiệm một loại đất cát khô (theo Habib - Pháp).
Đường Coulomb ứng với trạng thái giới hạn (Xgh - ơ) và ứng với trạng thái đỉnh - ơ )
đổu qua gốc toạ độ và có góc nghiêng là ọ và (Pđinh- Vậy biến thiên của Tgh, Xđỉnh
theo áp lực pháp ơ được thể hiện bằng quan hệ toán học:
c=0

. ^ đ in h ~ * ^ ^ ỗ 9 đ in h ^ đ ỉn h ~ ^

Cát khô rời rạc có nội ma sát, không có lực dính kết giữa các hạt nên thường có quan
điểm cho rằng số hạng ơtgọ (hay ơtgcp^ini^) có bản chất của lực ma sát và số hạng c (hay
c^iinh) bản chất của lực dính kết. Từ đó, trong phương trình Coulomb, cp được gọi là góc
ma sát (chính xác là góc nội ma sát), c được gọi là lực dính đơn vị (vì được tính cho một
diện tích mặt trượt bằng đơn vị). Vậy theo quan điểm này, các phương trình Coulomb ở
dạng tổng quát (phương trình (4-1)) được dùng cho đất dính và tung độ gốc của đường
Coulomb cho trị số của c (hay
Đến nay, các công trình nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới đã phủ định
quan đicm Irèn và dề nghị coi (p và c như hai ihông sô của đườiig Coulomb và vì thói quen
vẫn giữ tên gọi cũ của cp và c như Coulomb đã nêu; góc ma sát và lực dính đơn vị của đất. (p
và c là hai chỉ liêu về độ bền về cắt (trượt) của đất.

4.6. THUYẾT PHÁ HOẠI MOHR - COULOMB

4.6.1. Trạng thái ứng suất tại mội điểm trong khối đất - vòng Mohr ứng suất
Đất được coi như vật thể liên tục. ứng suất trong khối đất vừa do Irọng lượng bản thân
đất vừa do trọng lượng công trình và các tác động vào công trình gây nên. Lí thuyết về sự
phân bố ứng suất cho biết các thành phần ứng suất pháp và ứng suất tiếp trên hai mặt vuông
góc với nhau và song song với hai mặt toạ độ; ngang và đứng đi qua một điểm M bất kì
trong khối đất. Vấn đề đặt là xác định các thành phần ứng suất trên một mặt nghiêng bất kì
đi qua điểm M. Vòng Mohr ứng suất là công cụ có hiệu lực để giải bài toán đặt ra.
Biết được các thành phần ứng suất tại điểm M, tức biết tác dụng lên mặt
ngang và mặt đứng qua M (hình 4.1 la) thì trạng thái ứng suất tại M được biểu thị bằng
vòng Mohr ứng suất được vẽ từ các trị số ơ^, (xét bài toán biến dạng phẳng)
như trong hình 4.1 Ib. Trước hết xác định điểm A, điểm B ứng với OA = ơ^, OB = Tâm
c của vòng Mohr ứng suất ở giữa đoạn AB. Xác định điểm D ứng với AD = Vòng tròn
tâm c bán kính CD là vòng Mohr ứng suất ứng với trạng thái ứng suất tại điểm M.

145
aj b)
Hinh 4.11
Vòng Mohr ứng suất cắt trục ơ tại E và F. Tại đây T = 0, do đó đoạn OE và 0 F cho trị
số ứng suất chính nhỏ nhất Ơ3 và trị số ứng suất chứih lớn nhất ơ ị. Từ hình 4.11, suy ra
được công thức tmh ứng suất chính ơ |, Ơ3 theo ơ^, ơ^,

(4-3)

Vòng Mohr ứng suất thưèmg được dùng vào


nhiều mục đích có liên quan đến trạng thái ứng suất
tại điểm M bất kì. Trong các mục đích ấy cần kể
đến hai bài toán; 1. Xác định phương ứng suất
chính qua M; 2. Xác định các thành phần ứng suất
trên mặt nghiêng bất kì qua M.
Xác định phương của ứng suất chính: Nối FD,
xác định được góc a . Phương của ứng ‘ Uất chính ơ;
lệch với phưcfng của một góc a theo chiều ngược
lại chiều quay của kim đổng hồ (hình 4.12). Có thể
suy ra công thức tính a: Hinh 4.12

xz
tg 2 a = (4-4)
0 ,5 ( ơ ,- ơ ,)

'Xác định thành p h ầ n ứng su ấ t ơ, T trên m ặ t b ấ t kì qua đ iể m M:


Lấy phương của mặt ứng suất chính nhỏ nhất làm chuẩn, từ đó xác định vị trí mặt
nghiêng bằng góc 0 (hình 4.13a).
Từ điểm E, ứng với ứng suất chính nhỏ nhất Ơ3, vẽ đường nghiêng làm với trục ơ góc 0
và cắt vòng M ohr ứng suất tại I (hình 4.13b). Toạ độ điểm I cho trị số ơ và T trên mặt
nghiêng. Từ hình vẽ, suy ra được công thức lính ơ và T.

146
ƠỊ +C73 ƠỊ ~ Ơ 3
a =— ^ ‘_ ■cos29
2 2 (4- 5)
T = ^ ^ ^ S i n 20

4.6.2. Thuyết phá hoại đất M ohr - Coulomb


Đèn nay, đã biết về hai khái niệm quan trọng có liên quan đến thuyết phá hoại M ohr -
Couloinb: đường Coulomb về cường độ chống cắt của đất và vòng M ohr ứng suất. Đường
Coulomb cho biết về khả năng chống cắt của đất. Vòng M ohr ứng suất cho biết về trạng
thái ứng suất tại một điểm trong khối đất. Đó là hai khái niệm không liên quan với nhau.
Thuyê: phá hoại đất Mohr - Coulomb đề ra môi liên quan của hai khái niệm ấy khi đất bị
phá hcại do cắt.
Thayết phá hoại Mohr - Coulomb nêu lên rằng: cường độ chống cắt của đất tăng tuyến
tính vơi /'mẹ suất pháp vả đđr tại m ột nơi nào đó trong khối đất s ẽ bị phá hoại nếu vòng
M ohr :ại nơi ấy tiếp xúc với đường Coulomb của đất.
Nội dung của thuyết phá hoại Mohr - Coulomb được thể hiện bằng hình học ở hình 4.14.

Hinh 4.14
ò ọ ; T là điểm tiếp xúc của vòng Mohr với đường Coulomb. Xét điểm T thuộc vòng
M ohr íng suất, sẽ có ứng suất pháp ơ = OH và ứng suất tiếp T = TH tác dụng trên mặt

147
nghiêng 6 (làm với phưcmg của Ơ3). Xét điểm T thuộc đường Coulomb, sẽ có trị số
T gh = TH ứng với ứng suất pháp ơ = OH (hình 4.15).

Vì T là điểm tiếp xúc của vòng


M ohr với đưèmg Coulomb nên luôn
luôn thoả mãn điều kiện về trạng thái
cân bằng giới hạn; lực cắt bằng cường
độ chóng cắt của đất, tức có X = Tg[, =
ơ tg ọ + c trên mặt nghiêng 0. Mặt
nghiêng 0 so với phương ứng suất
chính nhỏ nhất là mật phá hoại (mặt
trượt qua điểm M đang xét). Từ hình
vẽ (hình 4.15) suy ra được công thức
tính trị số của góc 0 . H ình 4.15

0 = 4 5 °--^ (4-6)

Theo thuyết phá hoại Mohr - Coulomb, có thể chứng m inh được chỉ tiêu phá hoại đất
(Soil Pailure criteria). Nói một cách tổng quát, chỉ tiêu phá hoại đất là điều kiện giải tích để
vòng Mohr ứng suất nhận đưòfng Coulomb làm tiếp tuyến. Do vậy, chỉ tiêu phá hoại đất
được viết theo nhiều dạng khác nhau. Sau đây là một dạng thường dùng. Từ hình 4.15, viết
biểu thức về sincp:
ơ, - a
CT
sin ọ
0 'C ƠI +Ơ3 ^ _ c
2 tgcp
Ơ Ị ------ Ơ 3 Ơ Ị + Ơ ^
hay sincp + c .c o sọ
2 2
Sau khi biến đổi, có; ƠJ (1 - sin ọ) = 03(1 + cosọ) + 2c.cosọ
l + sin ọ ^ coscp
CT, = a ,--- - ^ + 20 ^
1- s in ẹ l-s in ọ

hoặc ơ, = ơ 3.m + 2cVm (4-6a)

với m = tg' (4-6b)

Với các thành phần ứng suất ơ^, thì điều kiện (4-6) có dạng:

. 2 _ ( ơ , - ơ J ^ + 4 t ^xz
sin ọ = (4-7)
(ơ^ +ƠJJ + 2c.cotg(p)'

148
4.7. BIẾN THIÊN THỂ TÍCH CỦA M ẪU ĐẤT và áp L ực L ỗ R ỗN G
4.7.1. Điều kiện tăng tải thoát nước
Đến nay mới đề cập đến hành vi của mẫu đất khô và đất bão hoà nước (khi chịu nén,
chịu cắt) trong điều kiện thoát khí, thoát nước. Trong điều kiện hở này, khí và nước lỗ rỗng
không ảnh hưởng đến hiệu quả của sự nén và sự cắt của ứng suất nén và ứng suất cắt. Điều
kiện hở còn gọi là điều kiện tăng tải Ihoát nước (drained loading) xẩy ra khi tốc độ tăng tải
chậm hcm tốc độ thoát nước. Tlieo kinh nghiệm xây dựng và quan trắc thực tế, tốc độ tãng
tải tính được từ tiến độ thi công hoặc thời gian tác dụng tải trọng (bảng 4.1, Atkinson).

B ảng 4.1

Động đất, đóng cọc < 1 giây


Sóng biển 10 giây
Đào hào 3 giờ
Tái trọng do móng nhỏ 10 ngày
Hố móng lớn 3 tháng
Đập đất 3 nãm
Bào mòn tự nhiên 30 nãm

Thời gian thoát nước xác định được từ hệ số thấm, độ rỗng của đất và chiểu dài quãng
đường từ nơi xét đến chỗ thoát nước, tức kích thước của mẫu đất. Diễn biến thể tích mẫu
đất và áp lực nước lỗ rỗng Irong điểu kiện lãng lải Ihoát nước được thể hiện ở hình 4.16.

Áp lực nước lỏ rống (u)

d)
Ilinh 4.16
ở :hửi íỉian ban đấu (t = 0), inẫu đất V(, chịu tải trọng và có áp lực nước lỗ rỗng ban
đáu u,. Sau thời gian T khá lớii (tức có tốc độ tãng tải = Aơ/T nhỏ). Thể tích mẫu đất giảm
d ầ P Va c ó biến dạng th c tích AV sau th ò i s ia ii T. Tốc độ ihoát nước lớn hơn tốc độ tăng tải
nôn A7 ichông làm lãng Ihẽm áp lực nước lỗ rỗim vì nước trong lỗ rỗng không bị nén thêm
do Aơ. tức có Au = 0.

149
Như vậy, toàn bộ tải trọng Aơ đều có hiệu quả nén thể tích đất m ột đại lượng lớn
nhất AV.

4.7.2. Điều kiện tăng tải không thoát nước và sự cô kết của mẫu đất
Ngược với điều kiện tăng tải thoát nước, đất chịu tác dụng cảu ngoại lực trong điều kiện
kín. Trong thực tế không có điều kiện kín tuyệt đối như bóp nén mẫu đất bọc kín trong túi
cao su cách nước. Dưới tác dụng của ngoại lực, đất bão hoà bọc kín trong túi cao su có biến
hình mà không có biến dạng thể tích. Tuy nhiên, nếu tốc độ tăng tải nhanh hơn tốc độ thoát
nước thì ứng xử của đất cứng tương tự như trong điều kiện kín tuyệt đối do đó có khái niệm
về sự tăng tải không thoát nước (undrained loading).
Diễn biến thể tích đất và áp lực nước lỗ rỗng trong điều kiện tăng tải không thoát nước
được thể hiện trong hình 4.17. Tải trọng tăng từ trị số ƠQ, độ tăng Aơ trong thời gian T | với
tốc độ tăng tải = Aơ/T] khá lớn, nước trong lỗ rỗng của đất chưa kịp thoát ra nên thể tích
đất không giảm như trong bọc kín, có V q = const. Nước trong lỗ rỗng chịu toàn bộ tải
trọng, nên áp lực nước lỗ rỗng tăng lên một đại lượng (hình 4.17c):
Au = Aơ (4-8)

V
Ơ„+Aa ------ ^ V. — ►
7 ---------------- --------------^
1 Aơ i AV,
/

------------- ------ ^ - b ________________ _____________ h i - ---------

Hình 4.17
Khi t > T |, nước lỗ rỗng bắt đầu thoát ra khỏi khối đất đang xét, đất giảm thể tích dần,
áp lực nước lỗ rỗng cũng giảm dần cho đến khi t = thì ứng xử của đất tưcíng tự như trong
điều kiện hở đã nêu ở hình 4.16.

4.7.3. Áp lực khí lỗ rỗng, áp lực nước lỗ rỗng và áp lực lỗ rỗng trong đất không
bão hoà
Đối với đất không bão hòa cần phân biệt áp lực khí lỗ rỗng, áp lực nước lỗ rỗng và áp
lực lỗ rỗng.

150
Xét một khối đất phân tố có thể tích ban đầu V q, độ rỗng ĩ Iq với độ rỗng nước chiếm là
độ róng khí chiếm là
V
Ho = (4-9a)
V

rivv = (4-9b)
y

(4-9c)

Giả dụ, mẫu đất có biến thiên thể tích


do ngoại lực là AV, biến thiên thể tích
rỗng AVj. xác định theo đẳng thức. Hình 4.18
AV^=AV (4-10)
Công nhận nước không có biến thiên thể tích, biến thiên thể tích khí lỗ rỗng AVy tính
theo đẳng thức:
AV ^=AV (4-11)
Biết áp suất khí ban đầu là và thể tích ban đầu của khí là có biểu thức
liên hệ sau đây với điều kiện nhiệt độ không đổi:
V„„.U,„ = (V ,„-A V )U , (4-12)
Trong đó; - AV) là ihể tích khi lỗ rỗng sau khimảu đất có biến thiên thể tích là
AV trong hệ kín; u,, là áp lực khí lỗ rỗng sau khi đất bị nén. Từ (4-12) xác định được trị
số u.,:
cỉ
V,ao
u.ao (4-13)
V „o-A V

Vao

Chia trên dưới cho v^,, có:


v..„
ao
°AV

n.ao
hay ao
(4-14)
r>a o - £ v

T rong đó 8^, là biến dạng thể tích tương đối của đất, là độ rỗng khí (air porosity)
ban đầu.
Các còno thức (4-13) và (4-14) không xét đến hiện tượng hoà tan của khí lỗ rỗng vào
nước lỗ rỗng khi áp lực lỗ rỗng tãng.
ở điều kiện binh thường, áp suất latm = 101,3kPa và nhiệt độ 20“c , theo Định luật
Henry tính được hệ số hoà tan h (Dorsey. 1940):

151
Lượng khí bị hoà tan (m )
h=
Lượng nước hoà tan (m^)

không lớn hơn 0 ,02.


Do vậy, sai số mắc phải của các công thức (4-13) và (4-14) là chấp nhận được trong kĩ
thuật nền móng.
’ Trong công thức (4-14), trị số biến dạng thể tích tưofng đốiSy tính được theo số liệu thí
nghiệm nén không nở hông (công thức (3-3)). Trị số độ rỗng khí xác định theo độ bão
hoà ban đầu Gp của mẫu đất không bão hoà.
Theo định nghĩa, độ bão hoà xác định theo công thức;
Thể tích nước trong lỗ rỗng (V )
Go =
Thể tích rỗng (V^o)

Thể tích rỗng (V^g) - Thể tích khí lỗ rỗng (V^g)


hay Go =
Thể tích rỗng (V^o)

hay V ro - V..
^ ao = V
^ r o -G
^o

hay V.0 = V „ - V „ G , = V „ ,( 1 - G J

Cuối cùng có: ■ > .< .= • ^ = 1 - 0 , (4-15)


^ro
Áp lực nước lỗ rỗng trong đất không bão hoà có liên
quan với áp lực khí lỗ rỗng. Sơ đồ xét mối liên quan giữa áp
lực nước lỗ rỗng u„ và áp lực khí lỗ rỗng trong đất không
bão hoà được thể hiện ở hình 4.19. Giả thiết mặt khum dạng
hat
cầu có bán kính R thì phương trình Laplace có dạng:
2X,
(4-16)
R
là sức căng mặt ngoài của nước ưong đất. Theo D. G. Hình 4.19
Predlund, trong đất không bão hoà có > u„.
Thí nghiệm về độ dâng cao mao dẫn của đất, xác định được độ cao mao dẫn hj. Với
công thức lí thuyết đã biết:
21 .
h = ^ (4-17)
Y nR

Suy ra được: (4-18)


R 2 ^"
Thay (4-18) vào (4-16), có: U a-U n = ĩn h , (4-19)

152
Nếi khỏng có số liệu thí nghiệm về hj, thì có thể dùng công thức kinh nghiệm của
Terzagii và Peck (1948):
c
(4-20)
ed 10
Troig đó: c có trị số lấy trong khoảng 1 0 -4 0 (mm^).
Trị iô' áp lực nước lỗ rỗng ban đầu tính được theo công thức:
^no ~ ^ao (4"21)
Trị iố áp lực nước lỗ rỗng sau khi đất có biến thiên thể tích tương đối AV, tính theo
công tlức:
U n= U a-7nhc (4-22)
Troig đó tính theo công thức (4-14).
Áp [ực lỗ rỗng u của đất không bão hoà được xác định theo công thức [Bishop (1955),
Crone) (1958), Aitchinson (1960), T. H. Wu (1966)]:
u = U3 - x ( u , - u „ ) (4-23)

Troig đó X là hệ số, phụ thuộc độ bão hoà G của đất,


X
xác địih được bằng thí nghiệm. Về ý nghĩa hình học, X /
/

1.0
biểu th tỉ phân diện tích của mật cắt ngang cắt qua nước /
X /
trong cất; đất bão hoà thì toàn mặt cắt ngang mẫu đều ỵ
^
/
/

y /
/ /
cắt q u i nước (đất là vậl thể hạt tiếp xúc diểin) nêii x = \ : / /

0.5 —
/
/
/
/

đất khc không có nước nên x = 0. Đối với đất bão hoà, /
/
/
/

/ /
— / /
X = 1 rèn u = u^, đất khỏ ỵ - 0 nên u = /
/
/
/

/ /
/ /
Trị số u, tính theo (4-23) được gọi là áp lực lỗ rỗng f \ \ \

0.5 1.0
(pore ?resure) biểu thị tác dụng tổng hợp của áp lực
Độ bão hoà G
nước lo rỗng và áp lực khí lỗ rỗng đối với tính chất cơ
Hình 420
học củi đất không bão hoà.
Đưmg thí nghiệm X - G có dạng hơi cong như ở hình 4.20 [thí nghiệm của Bishop và
Donalc (1961)]. Với độ chính xác chấp nhận được có thể dùng phép nội suy tuyến tính để
tính X 'ới hai cận G = 0 khi X = 0 và G = 1 khi X = 1-

4.8. í m c SUẤT HIỆU QUẢ VÀ NGUYÊN LÍ VỂ ÚNG SUẤT HIỆU QUẢ

4.81. ứ n g suất hiệu quả


Ngiyèn lí về ứng suấl hiệu quả được Terzaghi để ra (1936) nhằm giải thích về hiệu quả
tác dụig của ngoại lực đối với sự nén, sự cắt đất bão hoà nước. Trước đây, có một thời kì
người a cho rằng sự trượt đất, sự trượt nền làm đổ công trình là do toàn bộ ứng suất tổng gây
nên mi không nghĩ rằng sự phát triển áp lực nước lổ rỗng trong đất sau khi mưa là nguyên

153
nhân chính, v ề sau, nhiều thí nghiệm chứng tỏ rằng sự phát minh, phát triển áp lực nước lô
rỗng trong đất đã làm giảm hiệu quả nén và do đó làm giảm cường độ chống cắt của đất.
Nguyên lí về ứng suất hiệu quả Terzaghi có nội dung được thể hiện bằng phương trình:

ơ' = ơ - u (4-24)
Trong đó: ơ là ứng suất tổng, u là áp lực lỗ rỗng. Trị số ơ và u có thể đo được bằng thiết
bị đo ứng suất tổng và áp lực nước lỗ rỗng (đất bão hòa nước). Đất không bão hòa trị sô' u
tính theo công thức (4-23).
Trị sô' ơ' được gọi là ứng suất hiệu quả.
Từ (4-24) có ơ = ơ' + u, tức ứng suất tổng ơ là tổng của ứng suất hiệu quả và áp lực lỗ
rỗng nên ơ có tên gọi là ứng suất tổng. Chính ứng suất hiệu quả ơ' gây nên sự nén chặt. Đến
nay, trong các chương trước chưa đề cập đến ứng suất hiệu quả, do vậy cần biểu đạt chính
xác hơn. Các đường nén lún phải được xử lí theo ứng suất hiệu quả, tức lập quan hệ e - ơ'.
Tuy nhiên trong điều kiện nén thoát nước thì u = 0 nên ơ' = ơ. Trong hình 4.16 và ị . 17, các
biểu đồ ơ' ~ t có được bằng cách lấy biểu đồ tải trọng (chính xác là tải trọng tổng) trừ oiểu
đồ áp lực nước lỗ rỗng u. Ví dụ lúc t = 0 (hình 4.16d):
% = ơ o-u„

lúc t = T ơỏ + Aơ' = (ơ + Aơ) - Ug = (ơ - Uq) + Aơ = ơ 'q + Aơ


tức có Aơ' = Aơ

4.8.2. Vòng Mohr ứng suất tổng và vòng Mohr ứng suất hiệu quả
Trong mục 4.6.1, chúng ta đã nói
a)
đến vòng Mohr ứng suất nhưng chưa
đề cập đến ảnh hưởng của áp lực lỗ
rỗng đến trạng thái ứng suất tại điểm
đang xét. Trở lại hình 4.11, các
thành phần ứng suất đã cho là ứng
suất tổng và biết điểm M đang xét
nằm sâu dưới mặt thoáng nước ngầm
là 3m (hình 4.21).
Trước hết vẽ vòng Mohr ứng suất b)

tổng như đã làm ở hình 4.1 Ib. Vòng


Mohr có tâm 0 | bán kính 0 |D | là
vòng Mohr ứng suất tổng đặc trưng
cho trạng thái ứng suất tổng tại điểm
M (vòng 1 trong hình 4.21).
30 kPa
Để vẽ vòng Mohr ứng suất hiệu
quả, tính áp lực nước lỗ rỗng u tại M: Hinh 4.21

154
u = y^hn = 10 (kN/m ) X 3{m)
u = 30kPa
Theo tỉ lệ vẽ vòng Mohr, lấy một đoạn thẳng 0 |0 2 = 30kPa. Biểu thị trị số ứng suất pháp
tổng ơ'x = ơ ^ - u , ơ'^ - u , trên trục hoành. Vòng tròn tâm O2, với O 1O 2 = u, đi qua
điểm Dọ là vòng Mohr ứng suất hiệũ quả ứng với điểm M (vòng 2 trong hình 4.21).
So sánh vòng Mohr ứng suất hiệu quả và vòng Mohr ứng suất tổng rút ra nhận xét:
1. Vòng M ohr ứng suất hiệu quả (vòng 2) suy từ vòng M ohr ứng suất tổng bằng phép
tịnh tiến hướng về điểm gốc một đoạn bằng trị số áp lực lỗ rỗng.
2. Đường kính của hai vòng Mohr bằng nhau.
Từ hai nhận xét trên rút ra các kết luận; một là các trị số ứng suất pháp trên mật
nghiêng bất kì qua điểm M, kể cả các ứng suất chính đều giảm một đại lượng bằng trị
số áp lực lỗ rỗng u. Hai là, các ứng suất tiếp không có quan hệ với áp lực lỗ rỗng, ví dụ
trong hình 4.2 Ib, cóx'^y = . Vậy áp lực lỗ rỗng có hại gấp bội đối với khả năng chịu
tải của đất nền, làm giảm cường độ chống cắt của đất khi lực cắt vẫn giữ nguyên.

4.9. C Á C H Ệ SỐ ÁP L ự c LỖ R ỗ N G SK EM PTO N

4.9.1. Hệ số á p lực !ỗ rỗng ứng với sự nén đều ba hướng. Hệ số B


Xét một khối đất phân tố đã được nén ổn định dưới tác dụng của các ứng suất tổng ơ |,
Ơ2, Ơ3 và áp lực lỗ rỗng là Uq (hìiili 4.22a) Tăiig dểu áp lực nén cả ba hướiig một đại lượng
là AƠ3. Trong điều kiện kín (hình 4.22b). Chất lỏng: khí, nước (fluid) trong thể tích rỗng bị
nén đều mọi phía với áp lực lỗ rỗng là Au.

Hình 4.22

K í hiệu m^i và hệ số nén thể tích của chất lỏng trong lỗ rỗng thì biến thiên thể tích chất
lỏng lỗ rỗng AV| tỉ lệ với áp lực nén Au và thể tích chất lỏng V|.
Ta có: AV| = m^,|.Au.V| = rrivi.Au.Vr (4-25)

(luôn luôn có Vị = v^).

155
Độ giảm thể tích đất AV được xác định theo công thức:
AV = m^(Aơ3 - Au).v (4-26)

Trong đó: là hệ số nén thể tích của đất xác định theo bảng 3.3.
3(1- 2 m)
“ V

(Aơ3 - Au) là ứng suất hiệu quả nén đều ba hướng mẫu đất.

Chú ý đến các đẳng thức:


V, = V,
(4-27)
AV = AV^ = AVị
Từ phương trình (4-25) và (4-26), có:
mvi.Au.V^ = m y (A ơ 3 -A u )V

V
hay rrivi .Au — = nivAơ3 - rnyAu ( n = — - độ rỗng của đất)

rriyi .Au.n = .Aơ3 - rriyAu

Giải ra đối với Au, có:


Au(n.m^i + niy) = nivAơ3
m,
Au = Aơ3 = Aa
nrriyỊ + m,
m

hoặc Au = B.Aơ3 (4-28)

1
B= (4-29)
m vl
1+ n
m

Theo quy ước, B gọi là hệ số áp lực lỗ rỗng (pore pressure coefficient B) ứng với sự Iién
đều ba hướng.
Đối với đất bão hoà, trong kĩ thuật nền móng lấy B = 1. Đối với đất không bão lioà
thường phải dùng máy nén ba trục để xác định bằng cách thay đổi áp lực buồng (tức nén
đều mọi phía với Ơ3) và ghi trị sò' áp lực lỗ rỗng tưofng ứng.

4.9.2. Hệ sô áp lực lỗ rỗng ứng với sự nén lệch m ột hướng. Hệ sô A


Xét một khối đất phân tố đã được nén ổn định của các ứng suất tổng ơ |, Ơ2, Ơ3 và áp lực
lỗ rỗng cân bằng Uq (hình 4.23a). Tăng lệch một trục, ví dụ ứng suất tổng ơ | được tãng một
đại lượng Aơ| (hình 4.23b).

56
a)

Hình 4.23
So với trạng thái ứng suất ban đầu, sau khi tăng ứng
suất nối Aơ| thì mẫu đất chịu trạng thái ứng suất nén ba AƠ 1 - Au
hướng Jối xứng trục (hình 4.24).
Thé tích chất lỏng có biến thiên thể tích:
AV| = iriyi .Au.V^ (4-30)

Biẽi thiên thể tích khối đất AV xác định theo công
thức tổig quát:
AV = m ,.ơ,b.V

Trong đó: niy xác định theo bảng 3.3.


3(1-2^1)
(4-31) Hình 4.24
E
+ Oy + _ (Aơ| - Au) - Au - Au
_ _ _
ơ,b =

_ Aơ| - Au - Au - Au _ Aơj 3Au


" 3 3 3~

ơ ,b = ^ - A u (4-32)

Aơ,
V ậ/ có: -A u (4-33)

Vì :ó đẳng thức AV| = AV^ = AV nên cũng có đẳng thức sau:

Aơ,
-A u V

hay n.m^ịAu = — Aơ| - m^Au

hay (n.myi +m v)Au = ^ A ơ ,

157
Giải ra đối với Au, có:
m,
Au = Aơ,
3(n.m^i + m v)

Chia trên dưới cho mv, có:

Au = ^ vA ơ;
nivi
1+ n
V y
hay Au = A.Aơ (4-34)

với A= (4-35)
11 + n ^vl
-^
m

4.9.3. Áp lực lỗ rỗng phát sinh trong mẫu đất chịu nén ba hướng đối xứng trục.
Công thức Skempton
Mẫu đất thí nghiệm với máy nén ba trục thông thường chịu nén ba hướng đối xứng trục,
tức có Ơ2 = Ơ3 = và ứng suất nén dọc trục ƠJ. Tăng các ứng suất nén các đại lượng Aơ|
và Aơ2-
Sự nén ba hướng đối xứng trục (hình 4.25a) được coi như kết hợp của sự nén đều ba
hướng với ứng suất nén đều Aơ^ (hình 4.25b) với sự nén lệch một hướng với ứng suất nén
Aơi - A ơ , (hinh4.25c).

Aơ^ Aơ, Aơ^ - Aơ,


-^ c 1\ ^

Aơ, Aơ,

Aơ, Aa
y
A ơ| - Aơf
Aơi Aa

a) b) c)

Hình 4.25
Theo Skempton, áp lực lỗ rỗng u bằng tổng của U| và U2 (hình 4.25), vậy có:
Au = AUị + Au2 (4-36)

Trong đó: AU| xác định theo công thức (4-28), AU2 theo (4-34).
Au = B.Aơr + A(Aơ| - Aơ^) (4-37)

158
Với B= A= = -B
m vl m vi
1+ n 1+ n
m, m

1
có biểu thức; Au = B Aơ^ + —(Aơ| - Aa^) (4-38)

1. Trường hợp đất bão hoà:


1
Chát lỏng trong lỗ rỗng là nước. Coi nước không nén được, tức rtiy] = 0 và A = — và

thực nghiệm cũng chứng tỏ B = 1. Do vậy Skempton đề nghị dùng công thức (4-37):
Au = Aơr + A(Aơ] - Aơr) (4-39)

Biểu thức (4-39) có tên gọi là biểu thức Skempton. Trong Địa k ĩ thuật, thường quan tâm
đến trị số của hệ số A ứng với lúc mẫu đất chớm bị cất, kí hiệu Af. Một số trị số Af (tham
khảo) cho ở bảng 4.2 (theo Bishop và Henkel).

Bảng 4.2

Đất nén bình thường Af

Đất sét (biển) nguyên dạng 1,3


Đất sét luân dôn (chế bị) 0,97
Cát tơi 0,08
Cát chặt -0,32
Đất nén quá (OCR = 8)
Đất sét nguyên dạng -0,62
Đất sét chế bị - 0,22 đ ế n - 0,11

2 . Trường hợp đất kh ô n g bão hoà


Chât lỏng trong lỗ rỗng là khí và nước và hệ số nén thể tích rriyi là lớn và do thể tích khí
lỗ rỗng quyết định. Công thức lí thuyết (4-38) đã được Skempton sửa đổi để phù hợp với

nghiên cứu thực nghiệm bằng cách thay thừa số - bằng hệ số A. Đến nay công thức thực

nghiệm tính áp lực nước lỗ rỗng của mẫu đất không bão hoà được nén ba hướng đối xứng
trục bằng m áy nén ba trục thông thưòfng có dạng:

Au = B[Aơr + A(Aơ| - Aơ^) (4-40)

Các hệ số áp lực lỗ rỗng A, B được xác định bằng thí nghiệm với máy nén ba trục. Một
mẫu thi nghiệm được nén với một tổ hợp ứng suất tăng thêm Aơ3 và AơỊ rồi tiến hành do

159
áp lực lỗ rỗng. Các kết quả thí nghiệm của Bjerrum (1954), các trị số thực đo áp lực nước lỗ
rỗng hiện trường trong nền công trình, trong thân đập đất của Gibson và M arsland (1960),
của Lam be (1962) đã nghiệm chứng tmh đúng đắn của các công thức (4-39) và (4-40).

4.10. CƯỜNG Đ ộ CHỐNG CẮT CỦA ĐẤT HẠT THÔ

4.10.1. CưòTig độ chống cắt của cuội, sỏi và cát khô


Đường Coulomb của đất hạt thô như cuội, sỏi, và cát khô đi qua gốc toạ độ (hình 4.26).
Do đó, phương trình Coulomb có dạng:
T o=ơtgọ' (4-41)

Trong đó: cp' là góc ma sát trong của cát.


Đối với đất hạt rất thô như cuội sỏi, nước lỗ
rỗng thoát ra dễ dàng và trong thực tế coi như
thoát ra ngay sau khi đặt lực, do vậy áp lực lỗ
rỗng bằng không (u = 0) và ứng suất pháp tổng
(ơ) cũng chính là ứng suất pháp hiệu quả (ơ').
Nói cách khác, đối với cát khô thì toàn bộ ứng
s u ấ t t ổ n g đ ể u t r u y ề n c h o c ố t đ ấ t là m c h o đất '■> a(kPa)
biến dạng. Hình 4.26
Nếu trị số lấy bằng trị sô' Tj (hình 4.8) thì T^, là cường độ chống cắt đỉnh. Phương
trình đưòfng Coulomb có dạng:
ơtg(Pdj„h (4-42)
Nếu trị số Xq lấy bằng trị số (Pg[, (hình 4.8) thì Tg là cường độ chống cắt giới hạn. Phương
trình đường Coulomb có dạng :
= ơlgcpgh (4-43)

Trị số luôn luôn lón hơn trị số Tgh- Trong thực tế xây dựng, nếu không có chú thích
đặc biệt thì cường độ chống cắt của đất Xq đượchiểu là ứng vớicường độ chống cắt giới
hạn, tức công thức (4-41)đồng nhất với công thức (4-43). Cácgiá trịtham khảo của (p cho
ở bảng 4.3.
Bảng 4.3 (theo Peck)

Loại đất Trạng thái tơi xốp Trạng thái chặt


Cát hạt tròn, đều cp - 27,5° (p = 34°
Cát hạt góc cạnh, cấp phối tốt 33 45
Cuội chứa cát 35 50
Cát bụi khô 2 7 -3 3 30-35
Bụi vô cơ khô 2 7 -3 0 3 0 -4 0

160
4.10.2. Cường độ chống cát của cát ướt
Cường độ chống cắt của cát ướt phụ thuộc nhiều vào độ ẩm của cát. Cát hơi ẩm có tính
dính và giữ được thành hào thẳng đứng trong lúc cát khô thì luôn luôn tạo mái eó góc dốc
gần bằng góc ma sát trong của cát khỏ. Tính dính này, có nguồn gốc của nước mao quản
nên sẽ mất đi khi cát bão hoà nước, do vậy. không có ý nghĩa địa kĩ thuật. Nước trong cát
ướt có thể cản trở sự sắp xếp lại các hạt khi chịu áp lực nén ơ. Do vậy cường độ chống cắt
của cát ướt phụ thuộc nhiều vào tốc độ tăng tải và độ chặt ban đầu của cát. Xét hai trường
hợp cát tơi xốp và cát chặt.

1. Cát tơi xốp, ướt


Dưới tác dụng của áp lực nén ơ, cát tơi xốp có biến dạng thể tích lớn và thể tích nước lỗ
rỗng ban đầu có thể chiếm toàn bộ thể tích rỗng của cát, tức cát trở thành bão hoà nước
(G > 0,8). Lúc này nếu tốc độ tãng tải chậm hơn tốc độ thoát nước, tức mỗi cấp tăng tải Aơ
nhỏ và duy trì một thời gian dài để nước kịp thoát ra khỏi đất thì nước lỗ rỗng không cản
trở sự sắp xếp lại hạt đất để chặt hơn. Do vậy áp lực nước lỗ rỗng không tăng lên, cường độ
chống cắt không đổi so với cát khô cùng độ chặt. Phương trình Coulomb về cường độ
chống cắt có dạng như phương trình (4-41).
T „ = ơ ' l g ( p ' (ơ' = ơ ) (4 -4 4 )

Nếu tốc độ tăng tải nhanh hơn tốc độ thoát nước, áp lực nước lỗ rỗng phát sinh. Phương
trình Coulomb về cường độ chống cắt có dạng:
= (ơ -u )tg (j)' (4-45)

Trong đó: ơ - ứng suất pháp tổng;


u - áp lực nước lỗ rỗng ứng với khi mẫu đất chớm bị cắt;
cp' - góc ma sát trong.

2. C á / c/ỉẶ/, ướỉ

Dưới tác dụng của áp lực nén ơ và lực cắt T, thể tích mẫu cát thay đổi (hình 4.7), nói
chung là tăng lên do thể tích rỗng tănEí lén. Nếu sự giãn nới của đất xảy ra trong hệ kín thì
áp lực lỗ rỗng âm phát sinh (u < 0 ), ứng suất hiệu quả ơ' xác định theo công thức:
ơ ' = ơ - u = ơ - (-u ) = ơ + u (4-46)

Vậy là ứng suất hiệu quả ơ' trở thành lóìi hơn ứng suất tổng và do đó cưòfng độ chống
cắt tãng lên. Điều này cũng giải thích vì sao cường độ chống cắt của đất cát chặt trong thí
n g h iệ m c ố k ế t c ắ t n h a n h lớ n hcfn s o v ớ i c ắ t c h ậ m v à n g ư ợ c lạ i đ ố i v ớ i đ ấ t c á t lơ i x ố p .

Phương trình (4-45) vẫn đúníỉ.


Nếu sự giãn nớ của đất xẩy ra trong điều kiện hở và nếu đủ nước, và đủ thời gian để
niróc được hút vào đất lấp đầy lỗ rỗng thì áp lực nước lỗ rỗng từ trị số âm trở về không. Lại
có ơ' = ơ và cường độ chống cắt của cát không tăng lên và cũng không giảm đi.

161
Phương trình đường Coulomb có dạng:
Tq = (ơ - u)tgọ' (4-47)

Đối với cát chặt, nếu Tg lấy bằng trị số thì phương trình Coulomb về cường độ chống
cắt đỉnh có dạng:
=(ơ-u)tgcp'dj„h (4-48)

Trị số Tq xác định theo phương trình (4-48) được hiểu là cường độ chống cắt đỉnh của đất.
Từ những điều phân tích ở trên, việc chọn sơ đồ thí nghiệm đối với cát ướt có ý
nghĩa quyết định đến trị số cường độ chống cắt của đất cát. Công trình ổn định trên nền
cát bão hoà sẽ bị sụt đổ nếu có chấn động (ví dụ động đất) làm tăng đột ngột áp lực
nước lỗ rỗng. Cát tức thời có hành vi như chất lỏng và không có cường độ chống cắt vì
= (ơ - u)tgọ' = 0 do u = ơ.

4.11. CƯỜNG ĐỘ CHỐNG CẮT CỦA ĐÂT HẠT MỊN

Đất hạt m ịn chứa nhóm hạt sét đáng kể nên có tính dính. Do vậy đất hạt mịn còn
gọi là đất dính. Tính dính của đất bắt nguồn từ liên kết nguyên sinh có tính keo - nước,
liên kết thứ sinh có tính cứng dòn của xim ăng tự nhiên và sức căng mặt ngoài của nước
(đất không bão hoà). Nói chung, cirờng độ chống cắt của đất phụ thuộc nhiều vào lốc
độ tăng tải và tốc độ thoát nước lỗ rỗng. Đối với đất hạt m ịn, hệ số thấm nhỏ và rất nhỏ
nên việc đảm bảo tốc độ tăng tải chậm hơn lốc độ thoát nước rất khó thực hiện trong
thực tế. Đường Coulom b của đất dính có phương trình tổng quát viết theo ứng suất
hiệu quả:
Tq = ( ơ - u)tg(p'+c' (4-49)

Trong đó: ơ - ứng suất pháp tổng (kPa);


u - áp lực lỗ rỗng (kPa):
cp' - góc ma sát (độ);
c' - lực dính đơn vị (kPa).
Nếu c’ = 0, đường Coulomb qua gốc toạ độ; nếu c' ^ 0 đưèmg Coulomb cắt trục tung tại
toạ độ (0 , c').

4.11.1. Cường độ chống cắt của đất dính nén bình thường (NC)

Trong quá trình cắt mẫu đất dính và đất cát ướt nén bình thường cần phân biệt hai
giai đoạn biến dạng của mẫu: giai đoạn cố kết khi đất chịu lực nén và giai đoạn mẫu
đất chặt thêm khi chịu biến dạng cắt. Do biến dạng thể tích xẩy ra trong cả hai giai đoạn
trong quá trình cắt đất nền cần xét đến sự hình thành áp lực nước lỗ rỗng trong từng
giai đoạn.

162
1. Trường hợp tốc độ tăng tải chậm hơn tốc độ thoát nước. Cường độ chống cắt
thoát nước
Tâng lực nén ơ chậm, với trị số ơ không nhỏ hơn lực nén mẫu đất ở hiện trường. Sau
khi mẫu đất cố kết ổn định, bắt đầu tăng lực cắt cũng chậm để nước lỗ rỗng bị nén thoát ra
khi thể tích đất giảm do biến dạng cắt. Cường độ chống cắt xác định được trong điều kiện
như vậy được gọi là cường độ chống cắt thoát nước (drained shear strength).
Phương trình đường Coulomb có dạng của phương trình (4-9) nhưng u = 0 và trị số c'
thường khá nhỏ và được bỏ qua.
Do vậy đường Coulomb trong điểu kiện cắt thoát nước của đãt dính cố kết bình thường
qua gốc toạ độ (hình 4.27). Phương trình Coulomb có dạng:
T „= ơ tg ẹ ' (ơ' = ơ ) (4-50a)

Để làm rõ điều kiện thoát nước khi cắt cp' còn


có kí hiệu cpj (d - drained) nên phương trình
(4-50a) còn được viết như sau:
To = atgcpj (4-50b)

2. Trường hợp nước lỗ rỗng thoát ra kịp


trong quá trình tăng lực nén như n g không
thoát trong quá trình táng lực cắt
Hình 4.27
Mẫu đất đã cố kết ổn định dưới lực nén ơ,
tăng lực cắt nhanh để nước trong đất không thoát
kịp khi đất giảm thể tích do biến dạng cắt.
Đường Coulomb trong điều kiện cố kết cắt
không thoát nước (Consolidated undrained shear)
không qua gốc toạ độ (hình 4.28):
= (ơ -u )tg (p '+ c ' (4-51a)

Để làm rõ điều kiện cố kết cắt không thoát


nước, ọ ' và c' còn được kí hiệu nên
phương trình (4-5la) được viết như sau:
T, = ( ơ - u ) t g q ) , , + c , , (4-5 Ib) Hình 4.28

3. Trường hợp kh ố n g c h ế nước lỗ rỗng kh ô n g thoát trong th í nghiệm cắt. Cường độ


chông cắt kh ô ng thoát nước (undrained shear strength)
Đất bão hoà và chịu nén. chịu cắt trong điều kiện kín thì toàn bộ lực nén ơ đều do nước
lỗ rỗng chịu, tức u = ơ và số hạng (ơ - u) == 0. Do vậy, từ phương trình Coulomb tổng quát
suy được phương trình Couloiĩib trong điều kiện không thoát nước viết với ứng suất tổng.
= Cu (4-52)

163
Đưòtig Coulomb song song vói trục ơ và cắt trục T tại tung độ gốc bằng Cy (u - undrained).
Cần lưu ý rằng các lực dính đơn vị Cj.y, trong công thức (4-5 Ib), (4-50b) thuộc loại ứng
suất hiệu quả còn lực dính đơn vị Cy trong công thức (4-52) là ứng suất tổng.
Theo thuyết phá hoại Mohr - Coulomb thì vòng M ohr ứng suất tiếp xúc với đường
Coulomb. Do đó, có một vòng Mohr đặc biệt ứng với ƠJ = ơ và Ơ3 = 0 tiếp xúc với đường
Coulomb trong trường hợp phân tố đất bị cắt không thoát nước (hình 4.29). Phân tố đất, có
trạng thái ứng suất ứng với vòng Mohr đặc biệt này, chịu nén với lực nén = ơ | = ơ và nở
hông tự do, tức Ơ3 = 0 (hình 4.29b) trong điều kiện phá hoại không thoát nước lỗ rỗng.

a)

Hình 4.29

Từ hình 4.29a, suy ra: qu (4-53)


Cu =

Trị số q„ trong (4-53) được xác định ứng với lúc mẫu đất chớm bị cắt hoặc khi biến
s „
dạng dọc trục tương đối £z = — vào khoảng 20%.
H

4.11.2. Cường độ chống cát của đất dính nén quá (OC)
Nhắc lại rằng đất nén quá là đất đã
từng chịu nén ở mộl thời đoạn nào đó
trong quá khứ với một áp lực nén p.
lớn hcm áp lực nén ƠQ mà đất đang
chịu hiện nay. Mức độ nén quá được
đặc trưng bằng chỉ số nén

quáO C R = — . Trước khi thí nghiệm

về cường độ chống cắt của đất nén quá


cần thiết phải thí nghiệm nén đất để
xác định trị số áp lực nén trước hiệu Hình 4.30
quả ơg theo phương pháp đã nêu trong chương 3.
Đường Coulomb với sự cắt thoát nước của đất nén quá gồm hai phần: phần ứng với các
trị số ơ ' < ơ'(, và phần ứng với các trị số ơ ' > (hình 4.30).

164
1. Trường hợp ơ ' >

Duới tác dụng của các ứng suất ơ', đất ứng xử theo cách bị nén bình thường nên đoạn
BC là một phần của đường Coulomb ứng với đất đang xét ở trạng thái nén chặt bình thường
nhưđâ biểu thị trong hình 4.27.
Phíoỉng trình Coulomb có dạng;
Tq = ơ'tg(p' (ơ' = ơ và a ' > ) (4-54)

2. Trường hợp ơ ' < Ơ£

Đếí thí nghiệm với ơ ' <ơ'g là đất nén quá với OCR > 1. Đoạn thẳng AB là đường
C ouloĩib về cường độ chống cắt của đất nén quá với áp lực nén trước ơ g . Phương trình
C oulonb có dạng:
Tq = ơ'tg(p'ị + cJ (ơ ’ = ơ và ơ' < ơ ; ) (4-55)
Lẩc dính c'| và góc ma sát trong (p'| < (p' là hậu quả của sự nén trước với áp lực nén
trước

Cmg một loại đất, kết quả thực nghiệm đã chứng tỏ quy luật sau đây:
1- Áp lực nén trước ơ'p càng lớn, trị số lực dính C] càng lớn.
2- Các trị số góc ma sát trong (p'| không phụ thuộc áp lực nén trước .

Các quy luật này được biểu thị bằng hình học ở hình 4.31.

Vri ơ'(.| < ơ ^2 < ^ c 3 ’ CÓ: c'| < C2 < c '3

(p 'i = ẹ '2 = ( p '3 = c o n st

Ilinh 4.31

G n lưu ý rằng cường độ chống cắt trong điều kiện không thoát nước của đất quá nén có
thể niỏ hcfn và cũng có thể lớn hcfn cường độ chống cắt trong điều kiện thoát nước, tuỳ
thuộc vào chỉ số nén quá OCR.

165
Đất có OCR nhỏ, vào khoảng 1 đến 4 hoặc 8, mẫu đất có xu thế nén chặt thêm do biến
dạng cắt tương tự như đất nén bình thường, và có:

Xp (không thoát nước) < Tq (thoát nưóc)


Đất có OCR lớn, ví dụ lớn hơn 4 hoặc 8, mẫu đất có xu thế dãn nới do biến dạng cắt và
áp lực nước lỗ rỗng giảm, tức áp lực hiệu quả tăng, cuối cùng có;
Tp (không thoát nước) > Xg (thoát nước)

4.12. XÁC ĐỊNH CƯỜNG ĐỘ CHỐNG CẮT CỦA ĐÂT TRONG PHÒNG THÍ
NGHIỆM

Xác định cường độ chống cắt của đất trong phòng thí nghiệm tức xác định các đại lượng
cần thiết để vẽ đường Coulomb. Theo phương trình Coulomb thì các đại lượng đó bao gồm
góc ma sát trong (p, lực dứih đcfn vị c. Góc ma sát trong (p, do đó được gọi là các chỉ tiêu về
cường độ chống cắt của đất.

4.12.1. Thí nghiệin cát trực tiếp (direct shear test)


Hộp cắt là thiết bị để thí nghiệm cắt trực tiếp mẫu đất thí nghiệm. Với hộp cắt (hoặc
máy cắt trực tiếp), mặt cắt được biết trước, các ứng suất nén và cắt trên mặt cắt được đo trực
tiếp (hình 4.32). Do cấu tạo của máy, sự thoát nước lỗ rỗng không khống chế được, cũng
không đo được áp lực lỗ rỗng nên máy cắt trực tiếp chỉ thích dụng với điều kiện cắt thoát
nước (điều kiện D hoặc S) và cũng có thể dùng cho điều kiện cố kết, cắt nhanh (điều kiện
CU hoặc R). Máy cắt trực tiếp cho kết quả càng kém nếu Agf, (hình 4.8) càng lớn vì diện
tích mặt cắt thay đổi nhiều nên ứng suất cắt trên mặt trượt phân bố không đều.
Lực nén
Bàn nén
Mau đất
Nửa hộp trén đứng yên
Đá xốp

Lực cắt
I
llằ iề ẳ i Nửa hộp dưới dịch chuyển
ab- Mặt cắt

b)
Hình 4.32
Cần ít nhất 2 hoặc 3 mẫu thí nghiệm cùng loại đất, mỗi mẫu được cắt với một ứng suất
pháp ơ, ví dụ ơ] < (^2 < Ơ3. Để đất cố kết hoàn toàn dưới tác dụng của ứng suất pháp ơ rồi
mới tãng lực cắt để tạo ứng suất cắt T trên mặt cắt.

1. Đ ất thuộc loại cô'kết bình thường (NC)

a) Đảm bảo điều kiện c ố kết bỉnh thường của đất


Các áp lực nén ơ phải thoả mãn điều kiện sau:

166
Ơ| , Ơ2 < ơo (4-56)
Qq là ứng suất nén hiệu quả hiện trường tính với độ sâu lấy mẫu thí nghiệm Z:

< = ( Y b h - r n ) Z = YdnZ (4-57)

Nếu điều kiện (4-56) không đảm bảo thì mặc nhiên chúng ta cắt mẫu đất nén trước với
ơ', 0 C R = K / Ơ ’) > 1 .

b) Điều kiện cắt thoát nước (D hoặc s - Sỉow: chậm)


Tăng lực cắt chậm từng cấp hoặc liên tục để đảm bảo không làm tăng ập lực hước lỗ
rỗng vàđo biến dạng cắt tương ứng A để vẽ đường quan hệ T- A (đường 1 trong hình 4.8).
Với 2mẫu có 3 đường T - A (hình 4.33a) và hai điểm 1,2 trong hệ trục X - ơ (hình 4.33b).
Vẽ đường trung bình của các điểm 0, 1, 2 sẽ được đường Coulomb qua điểm gốc với
phưcmg trình tương tự với đất cát:
Tq = C T tg (p j (ơ là ứ n g s u ấ t tổ n g )

và tgcpj xác định được theo công thức;

t)ất kì e đường Coulomb)


''^oM

Hình 4.33

c) Điều kiện cắt: cố kết, không thoát nước


(CU hoặc R)
Mẫu đất đã cố kết hoàn toàn dưới tác dụng
của ơ . Tăng lự c c ắ t từ n g CÚỊ) h o ă c liên tục, đủ

nhanh để nước trong lỗ rỗng không kịp thoát ra


và ghi nhận chuyển vị cắt A (mm). Thực hiện
việc xử lí số liệu như đã nêu ở mục b) có các
điểm 1, 2, trong hệ toạ độ Xq - ơ. Tarờng hợp này
đường Coulomb cũng qua gốc toạ độ (hình 4.34). Hình 4.34

167
Phương trình Coulomb có dạng tương tự với đất cát:
To = ơtgcpcu (ơ - ứng suất tổng)

và tg(Pcu tính theo công thức:

tgcpcu = (M € đường Coulomb)


"^oM

2. Đ ứ thuộc loại nén quá (OCR > 1)


a) Trước hết phải biết áp lực nén trước ơ'(. của đất mẫu (chương 3). Cần 3 mẫu đ ất thí
nghiệm cùng loại (vì đường Coulomb không qua gốc toạ độ).
b) Cả ba mẫu thí nghiệm (thuộc tầng đất nền đang xét) được nén cố kết với cùng áp lực:
ƠJ = ơ'j, (ơ'g - áp lực hiệu quả nén trước).
c) Mẫu đất thứ nhất được để nguyên rồi tiến hành tác dụng lực cắt từng cấp hoặc liên
tục đủ chậm (điều kiện cắt S) hoặc đủ nhanh (điều kiện cắt Q) như đã nêu ở trên. Xác định
được To|.
Mẫu đất thứ hai được dỡ tải từ ơ(
xuống Ơ2 (Ơ2 < ơj) rồi tiến hành tăng lực
cắt chậm hay nhanh, xác định được Xo2 (S)
hay t „2 (Q).
Mẫu đất thứ ba được dỡ tải từ ơ(
xuống Ơ3 (Ơ3 < ơj) rồi tiến hành tăng lực
cắt chậm hay nhanh, xác định được "^03 (S)
hay to3 (Q)-
d) Mỗi mẫu cho một cặp trị số ( Tq, ơ ).
a)

V ậ y c ó đ iể m 1 (Tqi, ơ j ) , đ iể m 2 (Tq2- ^ 2 ) ’
điểm 3 (To3 , Ơ3) trong hệ trục Tq-ơ. Đường
trung bình của điểm 1, điểm 2, điểm 3 cho
đường Coulomb.
Với điều kiện cắt D hay s, phương
trình Coulomb có dạng (hình 4.35a):
To = ơtgcpd + (ơ - ứng suất tổng)
Với điều kiện cắt Cy hay R, phưcmg b)

trình Coulomb có dạng (hình 4.35b):


(ơ - ứng suất tiếp) Hình 4.35

Trong hình 4.35, (Pj (N.C), (Pj.y (NC) là các trị sô' ứng với đất cố kết bình thường.
Cần lưu ý rằng khi ơ > ơp đất ứng xử như đất cố kết bình thường (N.C), đường Coullomb
qua gốc tọa độ.

168
3. Kết luận về phương pháp cắt trực tiếp
Tất cả các thí nghiệm cắt trực tiếp vừa nêu, chúng ta đã dùng phương án xét ảnh hưởng
của áp lực nước lỗ rỗng đến kết quả thí nghiệm bằng điều kiện tãng tải: hoặc nhanh hoặc
chậm. Các trị số ơ đều là trị số ứng suất tổng và các chỉ tiêu cường độ chống cắt được phân
biệt ở chỉ số "d" và "cu". Người kĩ sư cần biết để vận dụng sáng tạo.
Riêng thí nghiệm không thoát nước (điều kiện u u - Unconsolidated - Undrained test)
hoặc Q (Quick - nhanh) không thực hiện được chính xác bằng máy cắt trực tiếp vì không
khống chế được sự thoát nước lỗ rỗng. Tuy nhiên, cường độ chống cắt trong điều kiện u u
hoặc Q để xác định Cy (Ọy = 0) thưcíng được xác định theo độ bền nén nở hông tự do
(công thức (4-53)).
1
C u = - Q u (q^ = lực nén tổng)

Chúng ta sẽ trở lại vấn để này ở mục sau.

4.10.2. Nén lệch ba hướng để cát đ ấ t


Phương pháp nén lệch ba hướng còn gọi là phưcmg pháp cắt gián tiếp. Thiết bị sử dụng là
máy nén ba trục với mẫu hình trụ bị nén ba hướng đối xứng trục (máy nén ba trục thường)
hoặc với mẫu hình hộp bị nén ba hướng thực (máy nén ba hướng thực). Trong phần này chỉ
đề cập đến thiết bị: máy nén ba trục thường với mẫu hình trụ có chiều cao không nhỏ hơn hai
lần đường kính để mặt cắt có thể xẩy ra trọn vẹn, thường là 76 X 38mm, ICX) X 50mm.
Máy ba trục gồm các bộ phận chính sau: buồng áp lực chứa chất lỏng có áp có thể điều
chỉnh áp lực, bộ phận tâng tải dọc trục mẫu để tạo sự nén lệch trục, bộ phận đo thể tích
nước lỗ rỗng thoát ra để xác định biến dạng thể tích của mẫu đất bão hòa nước, bộ phận đo
áp lực lỗ rỗng và điều chỉnh áp lực nước lỗ rỗng (hình 4.36).

Hình 4.36

169
Để cách li nước buồng áp lực với nước khí lõ rỗng của m ẫu, mẫu được bọc một màng
cao su mỏng đé không ảnh hưởng đến trạng thái ứng suất của mẫu.
Với các bộ phận đã nêu, máy nén ba trục được dùng phổ biến để thí nghiệm về đặc tính
biến dạng của đất và đặc tmh chống cắt của đất, vói các loại đất, trừ đất dính có độ nhạy
quá cao.

1. Thí nghiệm với đất dính, đất cát bão hỏa nước c ố kết bình thường (NC)

a) Đảm bảo điều kiện c ố kết bình thường của đất thí nghiệm
Mẫu đất đặt vào buồng áp lực sẽ chịu sự nén đều mọi phía với ứngsuất Ơ3(áp lực
buồng) (hình 4.37). Điều chỉnh Ug bằng áp lực lỗ rỗng nơi lấy mẫu.
Điều chỉnh 03 sao cho :
ơ'3 = ơ 3 - u > ệ ơ ;
hay Ơ3 >
với ơ'o tính theo công thức (4-57), ị là hệ số áp lực hông của đất.

Aơ,
Ơ,1- Ơ3Ì + A ơ ,

Ơ3
r
1 T 1 1
Buổng áp lực 1 1
. 1 ị i 1
4 1 O j, ---------- , ■ •
1 Ơ3 ^3 1 Ơ3, 1
V 1 ^32 1
X
Nước có áp ,1
^ r u , = o
1
1
1
Ơ 31

Aơi 1 Mẫu số 1 A a , Mẫu số 2

Hình 4 3 7 H ình 4.38

b) Đỉều kiện thí nghiệm thoát nước (điều kiện D hay S)


Cần 2 mẫu đất cùng loại (không cần 3 mẫu vì biết đường Coulomb qua gốc tọa đ ộ ) ,
Mẫu 1 được cố kết ổn định do áp lực buồng Ơ3J, với điều kiện:

ơ 3i > 4 ơ; + u„ (4-59)

và mở van thoát nước iỗ rỗng.


Tăng áp lực dọc trục từng cấp AƠỊ đủ chậm (hoặc liên tục), mở van thoát nước lỗ rỗng
để áp lực nước lỗ rỗng không tăng thêm (tức u = Ug + Au = 0).
Đo biến dạng dọc trục của mẫu và thể tích nước lỗ rỗng thoát ra. Ghi trị số
= '^31 + ''ó i lúc mẫu đất chớm bị phá hoại theo m ột trong ba dấu hiệu như ỏ
hình 4.39.

170
r

í
A -±
aj b) c) H " 5

Hình 4.39
Mẫu 2 được cố kết ổn định do áp lực buồng Ơ32‘. ^

Ơ32 > Ơ31


T ăng áp lực dọc trục từng cấp Aơ| hay liên tục đủ chậm để áp lực nưóc lỗ rỗng không
tăng thêm (tức u = Uq + Au = 0). Ghi trị số Ơ J 2 = Ơ32 + Aơj ứng với lúc mẫu đất chớm bị cắt.

Cuối cùng lập được bảng sô' liệu sau:

Mẫu 1 Ơ31 ^11 (u = 0) (kPa)

Mẫu 2 Ơ32 a,2 (u = 0) (kPa)

Từ bảng số liệu, vẽ vòng Mohr ứng suất giới hạn (tức vòng M ohr ứng suất với lúc đất bị
phá hoại). Mẫu 1 cho vòng Mohr số 1, mẫu 2 cho vòng M ohr số 2 trong hình 4.40. Vẽ
đường t h ẳ n g qua gốc tọa độ và tiếp xúc với hai vòng Mohr. Theo thuyết phá hoại M ohr -
Coulomb, đường ống là đường Coulomb. Góc nghiêng của đường Coulomb cho trị số góc
m a s á t tro n g

Hình 4.40

Cách xử lí số liệu thí nghiệm đối với đất dính bão hòa cố kết bình thưcmg (NC) đúng
như cách xử lí sô' liệu thí nghiệm của đất cát bão hòa nước. Đường Coulomb của hai loại
đất đều qua gốc tọa độ.

171
c) Điều kiện thí nghiệm c ố kết không thoát nước (điều kiện c u hay R)
Với m áy ba trục có bộ phận đo áp lực nước lỗ rỗng, khi thí nghiệm mẫu với điều kiện
CU nên đo áp lực nước lỗ rỗng.
Đường Coulomb qua gốc tọa độ nên thường cần 2 mẫu thí nghiệm đất cùng loại. M ẫu 1
cố kết dưới áp lực buồng Ơ31 > + Ug, mẫu 2 với Ơ32 > Ơ31- M ở van ống thoát nước lỗ
rỗng của mẫu để áp lực lỗ rỗng bằng kliông sau khi cố kết.
Sau khi các mẫu đất đã cố kết đóng van thoát nước lỗ rỗng, tăng lực nén dọc trục từng
cấp Aơ[ (hoặc tăng liên tục) cho đến khi m ẫu đất chớm bị phá hoại.
Ghi trị số áp lực nước lỗ rỗng ứng với lúc mẫu bị phá hoại (U f). Cuối cùng có bảng số
liệu sau:

Có hai cách xử lí số liộu thí nghiệm c u có đo Uf.

* Xử lý số liệu theo ứng suất tổng:


Mỗi mẫu cho m ột cặp mẫu 1, 2 có hai vòng M ohr ứng suất giới hạn C|, C2 (hình 4.41).

H ình 4.41

172
Đường tiếp tuyến chung với cả hai vòng Mohr ứng suất tổng ấy chính là đường Coulomb
qua gốc tọa độ (c^,^ a: 0). Góc nghiêng của đường Coulomb cho trị số góc ma sát (đường
số 1 trong hình 4.41). Đường Coulomb có phương trình:
^0 = ơ tg ọ ,, (ơ - ứng suất tổng)
* Xử lí số liệu theo ứng suất hiệu quả:
Từ bảng số liệu trên lập bảng số liệu theo ứng suất hiệu quả như sau:

Một cặp số liệu {ơ '|, ơ'3) cho một vòng Mohr ứng suất hiệu quả. Vậy có 2 vòng M ohr
ứng suất hiệu quả: C| và c'2 (hình 4.41). Đường tiếp tuyến chung của các vòng M ohr ứng
suất hiệu quả trùng với đường Coulomb có được từ thí nghiệm thoát nước, tức đi qua gốc
tọa độ và có góc nghiêng là (đường số 2 trong hình 4.41). Phương trình Couloĩĩib
có dạng:
■fo=ơ'tgỌ j (ơ' = ơ - U f )

Peck và một số tác giả khác gọi thí nghiệm R có đo u ỉà thí nghiệm R'. Vậy thí nghiệm
R' cho số liệu xác đinh đươc (ị) | và Do đó, để tránh thời gian quá dài với thí nghiệm D
thì nên dùng thí nghiệm R'. Kết quả thí nghiệm của nhiều nhà khoa họcđã chứng tỏ điều
lợi của thí nghiệm R'. Cũng từ kết quả đã xử lý ở trên có ýtưởng sử dụng phương trình
Coulomb ứng với thí nghiệm D và phương trình Coulomb với thí nghiệm c u để xác định áp
lực lỗ rỗng Uf trong đất.
Quả vậy, trong hình 4.42 đường ( ỉ) có
được từ thí nghiệm R (hay CU), đường (2)
từ thí nghiệm R'.
Từ đường ( 1) có:
_ ^gh
tg^cu =
ơ ,

hay T^h = ƠRtgcpcu

Từ đường (2) có:

gh gh
tg9d =
ơ o - u
H inh 4.42
hay ■fgh = ( Ơ R - U f ) t g ẹ j

173
Vậy ứng với một trị số Tgi^, có phương trình;
ƠRtgCpcu = ( Ơ R - U f ) t g C P d

Khai triển và giải ra đối với Uf, có:

tg(p CU
Uf = 1- (Ơ R = ơ )
tg 9 d ,

t g 9 cu
Đặt: (4-60)
tg<Pd

có biểu thức tứih Uf theo ơ: Uf = A|Ịf .ơ (ơ - ứng suất pháp tổng) (4-61)

Vì ơ là ứng suất tổng vuông góc với mặt trượt nên có thể tính theo các ứng suất chính
(công thức (4-5)) với ƠỊ = Ơ3 + Aơ|.

2. Đất dính nén quá (OC)

a) Đ ảm bảo đ iều kiện nén quá của đ ấ t th í n g h iệm


Ba mẫu cùng loại được cho cô' kết ổn định với áp lực buồng Ơ3 = (ơ'(, - áp lực hiệu
quả nén trước) (hình 4.37). Mở van ống thoát nước lỗ rỗng trong quá trình cố kết với áp lực
buồng để đảm bảo áp lực nước trong lỗ rỗng bằng không.

h) Thí nghiệm với điều kiện D hay s


Van ông thoát nước lỗ rỗng vẫn mở. Mẫu đất Ihí
nghiệm được dỡ tải để áp lực buồng ở trị số Ơ31 < ơ jr ồ i
tiến hành tăng tải dọc trục Aơ| từng cấp hoặc liên tục
chậm để áp lực nước lỗ rỗng khởng phát sinh (hình 4.43).
Ghi trị số <7 || ==Ơ3| + A ơ | ứng với lúc mẫu đất chớm bị
phá hoại. Có cặp trị số để vẽ vòng Mohr giới hạn (vòng số
1 trong hình 4.44). Mẫu đất thứ hai được dỡ tải để áp lực
buồng ở trị số Ơ32 < Ơ3|. Tăng Aơ| để phá hoại mẫu đất. ' u=0
Ghi trị sô' ơ |2 = Ơ3T + A ơ |. Cặp trị số (Ơ32, ơ p ) cho vòng
Aa,
Mohr ứng suất giới hạn thứ 2 (hình 4.44). Mẫu thứ ba
được dỡ tải để áp lực buồng Ơ33 < Ơ32- Tăng Aơ| đến khi Hình 4.43
mẫu đất chớm bị phá hoại, Ghi cặp trị số (Ơ33, a | 3) để vẽ
vòng Mohr giới hạn số 3 trong hình 4.44.
Đường tiếp tuyến chung với ba vòng Mohr ứng suất giới hạn chính là đường Coulomb
cần xác định. Từ phương trình Coulomb:
- ơ ' t g ( p ' + c '

hoặc Tq = ơtgq)j + Cd (ơ' = ơ, ọ' = (pj, c' = Cj)

174
c) T h í n ghiệm với đ iề u kiện cu hay R
Ba mẫu đất được xử lí như ở mục a) ở trên. Sau khi đã cố kết ổn định với áp lực buồng
Ơ3 = ơ;,, mẫu đất thứ 1 được dỡ tải để áp lực buồng ở trị số Ơ31 < ơ'c. Đóng van thoát nước
lỗ rỗng rồi tăng tải dọc trục Aơ để gây cắt. Ghi trị số ơ| 1 = Ơ3, + Aa, và trị số Uf lúc mẫu
chớm bị phá hoại. Cặp trị số (Ơ31, ơ ||) cho vòng Mohr ứng suất tổng giới hạn (vòng số 1
trong hình 4.44). Lặp lại thao tác trên rhọ niẫu số 2 với Ơ32 < Ơ31, mẫu số 3 với Ơ3J < Ơ32 sẽ
được hai bộ số liệu (Ơ 32, CJ-|2, Uf2 )’ ^ 13 ’ Uf3) để vẽ vòng số 2 và số 3 trong hình 4.45.

175
Đưèfng tiếp tuyến chung với ba vòng Mohr ứng suất tổng giới hạn cho đường Coulomb ứng
với điều kiện CU hay R. Phưofng trình đường Coulomb có dạng:
+ Ccu (ơ - suất tổng)
Với cách xử lí số liệu ứng với điều kiện R', tức vẽ các vòng Mohr ứng suất hiệu quả giới
hạn với các trị số (Ơ3j, ơ |j) với i = 1, 2, 3
a '31 = Ơ3, - % 1. ơ'll = ơ ,, - -Ufi
= ^32 ~Uf2, ơ'l2 = ơ ,2 -" ^f2
a '33 = Ơ33 -Uf3, ơ',3 = ơ , 3 - -Uf3

Đưcmg tiếp tuyến chung với ba vòng Mohr ứng suất hiệu quả có phương trình:
Tg = ( ơ - U f ) t g ( p ' + c '

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm chứng tỏ rằng: trong trường hợp này cp' = (Pd và
c' = C(J đã nêu trong hình 4.44 ứng với điều kiện D hay s. Điều nhận xét này đã được lấy
làm cơ sở để tính Uf theo công thức (4-60). Tuy nhiên, trong trường hợp này có phương
trình, (hình 4.46).
<^Rtg9cu+Cu=(ƠR-U f)tgẹd+Cd
Khai triển và giải ra đối với Uf, có:
..U f —
_ (—^
t g ( P d - t g 9 cu) + (Cd-Ccu) _
--------------------------- . Q (4-62)
tg9d
Trong đó: ơ là ứng suất pháp tổng.

Hình 4.46

176
P hân B
C ơ HỌC VỂ KHỐI ĐẤT NỀN
(Cơ học đất ứng dụng)

C hư ơng 5

sư PHÁ HOAI NỂN ĐẤT

5.1. ĐẶT VẤN ĐỂ

Khối đất đề cập trong chương này gồm: nền đất, mái đất và đất sau công trình chống
đỡ. Khi xây dựng công trình, nền đất, mái đất và đất có tương tác với bộ phận công trình
làm vièc như tường chắn đều là đối tượng cần nghiên cứu.
Nén đất có mặt giới hạn có thế nằm ngang hoặc nghiêng về một phía nào đó (nền - mái
đất) chịu toàn bộ trọng lượng công trình và các ngoại lực tác dụng vào công trình. Trong số
các ngoại lực ấy có áp lực đất do khối đất kề sát công trình tạo nên.
Nghiên cứu lí thuyết cũng như thực nghiệm đã chứng tỏ cơ chế phá hoại khối đất nói
chung là sự phá hoại cắt (trượt). Một mặt trượt hình thành cắt qua toàn khối đất hoặc một phần
khối đất dẫn tới sự phá hoại nền
đất, mái đất hoặc khối đất sau
công trình chắn đất.
Hìah 5.1 cho thấy sự phá
hoại (t'ượt) nền đất dẫn đ ến sự
p há hc na cô ng trình. Hình 5.2
là kết quá cùa sự phá hỏng
m á i đát kéo theo những gì có
trên n3. Hình 5.3 là sư phá
hỏ n g 1,'úa hệ Ihỏng c hốn g đữ
đất thành hố món«.
Trong phun A, việc
n s li iê r cứu mới haii c h ế cho
m ột phân lố đất riõng Ic, Uiy H ìn h 5 I

177
nhiên kết quả nghiên cứu trên
phân tố về các mặt: thấm, nén
chặt và biến dạng, cường độ
chống cắt đóng vai trò kiến thức
cơ bản để phân tích sự phá hoại
của khối đất.
Để phân tích sự phá hoại
của khối đất nói chung, hiện
nay thường dùng các phương
pháp sau:
1. Phương pháp mặt trượt
(Slip-line method)
2. Phương pháp cân bằng
giới hạn (Limit equilibrium
Hình 5.2
method)
3. Phương pháp đàn hồi - dẻo | J .
(Elastico - plaslic inethod) :ị i
4. Phương pháp phân tích
giới hạn (Limit aniíỉvsis melhod)
Các phươnií pháp số: phương
pháp sai phân hữu hạn (Pinite -
differencc incthod)- nhương pháp %'
phần tử hữu han ij'ir.ite elemenls
inelhod); nhươn« phan phân thỏi ỉi‘ì
phươnu phap
(Method oí' slices) là những công
cụ toán học clé iiiai những bài
toán do các phươnạ pháp nêu trên
Hỉnh 5.3
đề ra.
Trong inập ki qua, việc ứng dụng phương pháp phân tích hệ thống (System analysis
method) là mộl hưưng mới có hiệu lực trong việc phân tích ổn định của khối đất.

5.2. CÂN BAN(Ỉ ĐAN H ổ l VÀ CÂN BẰNG DẺO

5.2.1. Đất coi như vật thê đàn hồi - dẻo lí tưởng
Khi nshièn cứu íínii nén chặt và tính biến dạng của phân tố đất chúng ta đã quen với
dạniì quan hệ phức lạp eiữa ứng suất - biến dạng của đất. Đê làm cơ sở cho sự phân tích ổn
định cúa khối đất, đất dược giả thiết là có hành vi ứng xử như ớ hình 5.4. Khi chịu tải, quan

178
hệ ứng suất - biến dạng là tuyến tính Irong
phạm vi aO và khi ứng suất đạt đến trị số
ứng với điểm a thì đường quan hệ ứng suất -
biến dạng song song với trục biến dạng, tức
biến dạng tăng mãi mặc dù ứng suất không
tăng. Vật liệu có đặc tính như vậy được gọi
là vật thể đàn hồi - dẻo lí tướng (Idealized
elastic - plastic); giai đoạn đấu là đàn hồi
(hoặc biến dạng tuyến lính) giai đoạn thứ
Hình 5.4
hai là chiiy dẻo (plastic flow).
Chúng ta coi đất đang ứng xử trong giai đoạn đàn hồi (tức biến dạng tuyến tính) để xác
định trường ứng suất tăng thêm trong khối đất và độ lún của khối đất. Trong chương này,
chúng ta COI đất đã đạt trị số cuối của giai đoạn đàn hồi để bắt đầuchảy dẻo. Sự cân bằng
của đất ứng xử trong giai đoạn đàn hồi gọi là sự càn bằng đàn hồi (elastic equilibrium) mà
trong kĩ thuật nền móng quen gọi là sự cânbằngbền. Sự cân bằng ứngvới Irạngthái ứng
suất, biến dạng ứng với điêin a trong hình là sự cân bằng dẻo (plasticequilibrium) mà
thường gọi là cân bằng giới hạn. Với ý nghĩa thực tế, sự cân bằng giới hạn đồng nghĩa với
sự phá hoại, đúng hơn là chóm phá hoại.
Trở lại thuyếl phá hoại Mohr - Couloinb đối với đất, khi phân tố đất ở trạng thái cân
hằng giới hạn thì VÒHÍ?. Mohr ứns suất tiếp xúc vớiđường Coulomb. Vòng Mohr tiếp xúc
với đường Coulomb dược quy ước gọi là vòng Mohr giới hạn.
Theo lí thuyết đàn hồi, khi đất ứng xử
Irong giai đoạn đàn hồi, trạng thái ứng suất
tại một điểm nào đó trong khối đất (tức tác
-► X
dụng vào một phân tô' đất tách tại điểm ấy)
được đặt trưng bằng 3 thành phần ứng suất
(bài toán phảng); ƠJJ, ơ^, Các thành phần
ứng suất (hình 5.5) phải thoả mãn hai điều
kiện: điều kiện cân bằng tĩnh của phân tố và
điều kiện biến dạng tuyến tính và liên lục:
Từ điều kiện cân bằng tĩnh, có: Hinh 5.5

ổơ, ỠT
+ =0
õx Õz
(5-1)
dơ. ỠT...
\z
+ =Y
õz

Từ điểu kiện biến dạne. có:


+ ơ j = 0 (5-2)

179
Trong đó:
ổx" ổz"
Khi đất ứng xử chảy dẻo, lức ở trạng thái cân bằng giới hạn, các thành phần ứng suất
phải thoả mãn điều kiện cân bằng tĩnh (cũng Ịà phương trình (5-1)).
ỡơ. I ^ x z
0
5x ỡz
(5-3)
ỡa^ L
= Y
. ổz ổx
và điều kiện cân bằng giới hạn (điều kiện phá hoại theo thuyết Mohr - Coulomb);
(ơ, +4t^^ 2
/ ^\2 = sin (0
^ (5-4)
' ^ c
ơ, + ơ, +2

Vậy dù phân tố đất tại M ở trạng thái cân bằng bền (tức cân bằng đàn hồi) hoặc ở trạng
thái cân bằng giới hạn (tức cân bằng dẻo) bài toán xác định ứng suất là tĩnh định: có đủ 3
phương trình để xác định 3 thành phần ứng suất ơ^, ơ^,
Chúng la sẽ dùng phương trình (5-1) và (5-2) để xác định ứng suất trong khối đất đang
ở trạng thái cân bằng bền, dùng phưcmg trình (5-3) và (5-4) đế xác định ứng suất và hộ
thống mặt trượt trong khối đất bị phá hoại.

5.2.2. Đất coi n h ư vật íhé cứng - dẻo lí tưởng


Trường hợp giai đoạn đàn hồi rất ngắn,
ứng suát
tức điểm a trong hình 5.4 coi như nằm trên
trục tung, vật liệu được coi như cứng - dẻo lí
tưởng (hình 5.6). Khi ứng suất đạt đến độ
cứng của đất, đất bị phá hoại kiểu "dòn" và
chuyển sang giai đoạn chảy dẻo. Hộ ohương
trình (5-3), (5-4) cho chúng ta xác định các Biến dang

thành phần ứng suâì tại điểm đã bị phá Hỉnh 5.6


hoại "dòn".
ửng suất
Mô hình cứng - déo lí tướng không
thích hợp với đất và hiện bị phê phán nhiều
tuy nhiên vẫn được dùng phổ biến vì lính
toán đơn giản và một số kết quả tính toán
cũng phù hợp với thực nghiệm.
Đến nay đã có nhiều công trình nghiên Biến dạng

cứu xét đến tính biến dạng phi tuyến của đất Ilìn h 5.7

180
(hình 5.7). Kết quả đạt dược chưa nhiều nhưng khá phù hợp với cách ứng xử của nhiều loại
đất. Tiếc rằng không đề cập được vấn đề này vì khuôn khổ của cuốn sách.

5.3. N ÍỈU Y ÊN LÍ VỂ TRANG T H Á I ÚNG SUẤT TƯ ƠNG Đ Ổ N G CỦA C A Q U O T

Đất phân làm hai loại: đất rời và đất dính, v ề cường độ chống cắt, đất rời khác đất dính
ở chỗ không có lực dính đơn vị c. v ề mặt toán học, trường hợp c = 0 bài toán về sự phá
hoại khối đất được giải đơn giản hơn nhiều. Nhà khoa học người Pháp A. Caquot đề xuất
nguyên lí về trạng thái tương đồng (correspondence State) giữa đất dính và đất rời nhằm
mục đích vận dụng lời giải toán học của bài toán phá hoại khối đất rời cho bài toán phá
hoại khối đất dính.
Xét một khối đất dính, có góc ma sát trong (p và lực dính đơn vị c, ở trạng thái cân bằng
giới hạn (tức cân bằng dẻo). Tại mọi điểm của khối đất, các thành phần ứng suất (bài toán
biến dạng phẳng) ơ^,, ơ^, thoả mãn hai phương trình cân bằng tĩnh (hệ phương trình
(5-3)) và phương trình trạng thái cân bằng giới hạn (phương trình (5-4)). Tóm lại phải thoả
mãn hệ 3 phương Irình:
zx
+ = Y
Õ7. ỡx
ỠT õơ
=0 (5-5)
ỡz ỡx

- ( ỡ , + ơ , ) s i i u p - 2ccos(p

Hệ phương trình (5-5) phải thoả mãn điều kiện biên của khối đất đang xét. Giả dụ mặt
biên đã được xác dịnh trong hệ Irục (xOz) và các thành phần ứng suất tại mọi điểm trên
đường biên đã biết, thì điéu kiện biên của bài toán được viết ở dạng tổng quát:
f(x, z , ơ , . ơ , , T ^ J = 0 (5-6)
Hàm í'(x, z, , ơ^, ) hoàn toàn được xác định ứng với một khối đất đang xét.

Kí hiệu: n = c.cotgcp (kPa) (5-7)


n được quy ước gọi là áp lực dính và đưa vào các hàm mới ơ'x, ơ'., có quan hệ với ứng
suất thường ơ^, ơ^, và áp lực dính n trong các phương trình (5-5) như sau;
ơ; = ơ , + n
ơ; = ơ, + n (5-8)

Các ứng suất xác định một trạng thái ứng suất ảo tại điểm M đang xét.
ứng với điểm M thuọc khối đất đang xét có vòng M ohr ứng suất thực (vòng (c))
trong hình 5.8 và vòng Mohr ứng suất ảo (vòng c'). Từ hình vẽ, nhận thấy hai vòng tròn

18
M ohr có đường kính bằng nhau và vòng (c') có được từ vòng (c) bằng phép tịnh tiến một
đoạn bằng n.

Hình 5.8
Như vậy các thành phần ứng suất trên một mặt nghiêng a qua điểm M đang xét (kể cả
mặt trượt qua M) có quan hệ :

(5-9)

Thay (5-8) vào (5-5), có:


ổơ'^ õx'^^
ỡz ỡx
ỡx'zx ổơ'
=0 (5-10)
ỡz õx

- ( ơ ; +ơ;)sincp = 0

Hệ phương trình (5-10) chứng tỏ rằng, với trạng thái ứng suất ảo (ơ'^, ơ'^, ), điểm M
đang xét ứng xử như trong môi trường rời ở trạng thái cân bằng giới hạn có góc ma sát
trong (p và lực dính c = 0 (tức đất rời tưcmg đồng).
Điều kiện biên cúa bài toán (hàm 0 viết với ứng suất ảo có dạng sau:
f'(x, z, ơ', - n , ơ'^ - n , t'„) = 0 (5-11)

So với điều kiện biên thực, điều kiện biên ảo f = 0 cần phải thay đổi để có trạng thái
ứng suất tương đồng của môi trường rời ảo với môi trưòíng rời thực.
Sự thay đổi điều kiện biên được thực hiện như sau đối với những trường hợp thường gặp
trong các bài toán phá hoại khối đất (hình 5.9).

182
ĩ q' = q + n

Đất rời thực oất rời ảo Đất rời thưc Đất rời ảo
a) b)
Hình 5.9
Trường hợp tải trọng phân bố tác dụng vuông góc với biên khối đất (hình 5.9a):
q' = q + n (5-12)

Trường hợp tải trọng phân bố tác dụng xiên góc ô (hình 5.9b):
q' = q + ĩi (5-13)

q' có góc nghiêng ỗ' xác định theo nguyên tắc hình bình hành.

5.4. XÁC ĐỊNH PHƯƠNG MẶT TRƯỢT THEO GÓC LỆCH CỦA ÚNG SUẤT HỢP

Trước đây chúng tađã biết cách xác định phưcíng mặt trượt theo phương của ứng suất
chính nhỏ nhất Ơ 3 . Mục này trình bày cách xác định phương mật trượt theo góc lệch của
ứng suất trên phân lố diện lích bất kì.

5.4.1. ứ n g suất hựp và góc lệch của ứng suất hợp

Giả dụ trên diên tích phân tố ab có ứng suất pháp ơ


và ứng suất c ắt X (hình 5.10). H ợp ơ và T đư ợ c ứng su ất p.
ứng suất p được gọi là ứng suất hợp trên mặt phân tố ab
và ô là góc lệch cíia ứng suất hợp so với pháp tuyến của V 7 7 7 7 7 7 ĩ^
mặt phân lố.
Với góc lệch 5, giữa X và ơ có quan hệ:
Hình 5.10
T = ơtgô (5-14)

Nếu m(»t phân lố thuộc khối đáì rời và là một mảnh của mặt trượt qua điểm đang xét
ih ì c ó :

T = t^i, = ơ t g ( p (5-15)

Từ (5-14) và (5-15) có đáng thức:


ơt ^ô = ơtgq)

hay Ô = (p (5-16)

Từ những đicLi dẫn giải ớ Ircn rút ra nguyên lí sau: mặt phân tố mà trên đó góc lệch của
ứng suất hựp bằng góc ma sát Irong của đấl thì mặt phân tố ấy là một mảnh của mặt trượt
\'à điếm M danu xét ớ traiia lliái cân bầng RÌỚi hạn.

83
Nếu điểm M và mặt phân tố thuộc khối đất dính có
lưc dính đơn vị c 0 thì biểu thức (5-14) được viết lại p'l\
1\ n

(hình 5.11): 1\
x = (ơ + n)tgô' (5-17) 1' \ \ (V
1
Nếu mặt phân tố là mảnh của mặt trượt, có: 1ị v\
‘ T ^

T= = ( ơ + n)tgcp (5-18) /////////////////

Trong đó n = c.cotgọ Hình 5.11

Kí hiệu ơ' = ơ + n, so sánh (5-18) với (5-17) có đẳng thức;


ơ ’ t g ỗ ' = ơ ’tg(p

Trong đó ô' là góc lệch của p'.


Vậy có: ô' = (p (5-19)
Nếu góc lệch của ứng suất hợp p' bằng góc ma sát trong (p của đất thì mặt phân tố là
một mảnh của mặt trượt và điểm M đang xét ở trạng thái cân bằng giới hạn.
Biết vòng Mohr ứng sưất giới hạn ứng với điểm M, có thể xác định được góc lệch 5 (hình
5.l2a) và góc lệch ỗ' (hình 5.12b). Rõ ràng là khi 5 = cp hay ỗ' = ọ thì đường OD hay 0 'D
trùng với đường Coulomb, đất tại nơi đang xét ở trạng thái cân bằng giới, tức bị phá hoại.

Hình 5.12 Hình 5.13

5 .4 2 . Xác định vị trí m ật trư ọ t theo góc lệch ô (ô')


Xéí điểm M nào đó của khối đất, tại đó có cặp ứng suất chinh (ơ |, Ơ3 ) tác dụng. Ní i
đa! ở trạng thái cân bằng giới hạn thì sẽ có hai đường trượt đi aua (hình 5.13). Hai măt Irươt
âv giao nhau một góc bằng 90'’ + (p hoặc 90“ - cp và phương mặt trưọt cũng được xác định,
ví dụ phương mặt trưcrt thứ 1 làm với phương Ơ3 một góc bằns 45^’ !■(p/2 .

184
Tai M, tách một diện phân lố ab, Irên đó có ứng suất p tác dụng xiên một góc ỗ so với
pháp luyến với diện phân tố (hình 3 .14b). Nếu đất nơi xét ở trạng thái cân bằng giới hạn thl
qua đó có hai mặt trượt giao nhau một góc 90“ + (p hoặc 90“ - cp. Bài toán đặt ra là xác định
phương của mặt Irượt thứ nhất: góc V. Biết V, xác định được phương của mặt trượt thứ 2.

* P hương pháp hệ vòng đặc trưng G olutkevich


Dùng một tain giác vuông có góc nhọn bằng (p làm chuẩn để vẽ hộ vòng đặc trưng
(hình 5.14):
- Vòng diện có bán kính CD.
- Vòng đính có bán kính CA.
- Vòng cực có bán kính CB.

Hình 5.14
Từ B vẽ đường BM|M, nghiêng góc ô so với cạnh BC. vẽ dây cung a'b' tiếp xúc với
õng diện và song song với diện phân tố ab. Nối a'M |, a'M2, và b'M|, b'ỈVÍ2. Từ điểm a vẽ
,í íng song son« với a'M|, từ điểm b vẽ đường song ;2 với b'M| sẽđược hai đường trưọl
...1 nơi đang xét (hình 5.14b). Nếu vẽ dường aM;. -ong song với a'M,, đường bM2 song
!1ỈZ với b'M- được hai dường trượi aM,, bM, qi;:'. nưi đang xét (hình 5.14c).
Chứng minh bằng hinh hoc dược; góc aM |b = a ' M ;h' = 90“ - (p

bMịa = b^M,a' = 90" + (p

I hiA pg pi!-n dé' pu'>i Go!utke' icb ''ừa nêu trên được giải tích hoá và có công thức tịnh
•óc V, Vị theo iióc lệch 5 như sau:

^ sinò
V, = 0,5 ■-l'COS 4- (p - ỗ với c = 0 (5-20a)

sin ồ'
V, = 0 . 5 (p - ồ ' với c 0 (5-20b)
V ')

185
sinô^
và v , = 0 , 5 arsin -cp -ô với c = 0 (5-2 la)
ts in ( p j
-

sinô'^
hay V2 = 0 ,5 arsin -cp -ô ' với c 0 (5-21b)
[ s in ẹ )

Khi 5 = 0 hoặc ô' = 0 có: v ,= 4 5 - + |; , = 4 5 “- ^


^ 2
Khi ô = cp hoặc ô' = (p, có: V, = V t =0
Giáo sư s. V. Nerpin (Nga) đã lập biểu đồ xác định trị số V| với số liệu không thứ nguyên:
S’ ^
- =f (hình 5.15)
q>

1.0
0.9
___
0.8

0.7 I I I' I Ị- ~
0.6
0.5 'ỉs. 32 s _ ^ fữ
0.4

0.3

0.2
0.1
:s
0 0.2 0,4 0.6 0.8 1.0 1.2 1.4 1.6 1.8 2.0 2.2 2.4 2.6 2.8 3.0 3.2 3.4 3.6 3,8 4.0 ^

Hinh 5 J 5

5.5. LÍ T H U Y Ế T BIẾN DẠNG TU Y Ê N T ÍN H (BDTT)

Khi ứng suất tại một điểm nào đó (hiểu là một phân tố lấy tại điểm ấy) chưa vượt qua
trị số ứng với điểm a trong hình 5.4 Ihì quan hệ giữa biến dạng và ứng suất là bậc nhất,
quen gọi là quan hệ biến dạng tuyến tính. Lí thuyết biến dạng tuyến tính nghiên cứu cách
ứng xử của đất khi đất còn làm việc trong giai đoạn Oa, giai đoạn biến dạng tuyến tính.

5.5.1. T ă n g tải một chiều vầ định luật Hooke


Tăng tải một chiều được hiểu là sự tăng tải lên đất từ trị số nhỏ đến trị số lớn mà không
có sự giảm tải. Một mẫư đất bị tãng tải nén một chiều từ trị số 0 đến trị số ơ, đất có độ lún
là s.
Nếu cho giảm tải từ trị số ơ đến trị số ƠQ thì đất nớ ra một đại lượng Shp (hp - kí hiệu từ
hồi phục) (hình 5.16). Vậy đất không phải là vật liệu đàn hổi.

186
Biến dạng hồi phục của đất chỉ thể hiện khi có sự
giảm tải. Đối với vật liệu đàn hồi cũng vậy. Cho lò xo
đàn hổi chịu áp lực nén là ơ, lò xo biến dạng một đại
lượng là s. Nếu giảm tải thì lò xo trở lại chiều dài ban
đầu m à không có biến dạng dẻo, tức biến dạng dư.
Do vậy, điều kiện tăng tải một chiều là cơ sở để
vận dụng lí thuyết đàn hồi tuyến tính cho đất. Trong
quá trình xây dựng công trình, trừ khâu đào hố móng ở H inh 5.16
giai đoạn đầu thì sự tăng tải, lúc nhanh lúc chậm là sự tăng tải một chiều.
Với tiền đề như vậy, định luật Hooke trong lí thuyết đàn hồi và sức bền vật liệu được
ứng dụng cho đất. Cũng lí do vậy, trong nhiểu tài liệu người tađồng nhất lí thuyết biến
dạng tuyến tính với lí thuyết đàn hồi tuyến tính mặc dù đất không phải vật liệu đàn hồi.
Định luật Hooke trong lí thuyết biến dạng tuyến tính được trình bày như sau:

= i-[ ( a( ơ, -.p- p( O
( ay, + ơ , ) (5-22a)

1r
(5-22b)

(ơ -M (ơ„ + ơ j (5-22C)

Trong đó; c^, Ey, Cj, biến dạng dài tương đối ứieo phương irục X, trục y và trục z;
- hệ số nở hông của đất;
E - môđun biến dạng của đất.
Biến dạng thể tích tương đối của đất được tính theo công thức;
l-2 ^ i
(ơ , + ơ y + ơ , ) (5-23)

5.5.2. Hệ phương trình cơ bản của lí thuyết biến dạng tuyến tính
Xét một phân tô' đất tại điểm M trong khối đất trong hệ toạ độ Descartes. Trạng thái
ứng suất tại M được xác định bằng các thành phần ứng suất ơx, ơ^, (xét bài toán phẳng)
thoả mãn điểu kiện cân bằng tĩnh (hệ phương trình (5-1)):

ổa.
=0 (5-24a)
ỡx ỡz
, ổơ.
=y (5-24b)
. ổx õz

Với điều kiện tương thích của biến dạng, các thành phần ứng suất pháp ơ^, phải thoả
mãn phương trình:

187
v 2 (ơ ,+ ơ ,) = 0 (5-25)

Với 3 phương trình (5-24a), (5-24b) và (5-25) có thể xác định được ba ẩn hàm
ơy, khi biết điều kiện biên.
Với điều kiện tãng tải một chiểu, các bài toán đàn hồi, ví dụ bài toán Boussinesq, bài toán
Plamant, bài toán bàn nén v.v... trong lí thuyết đàn hồi đểu được ứng dụng trong cơ học đất.

5.6. LÍ THUYẾT CÂN BẢNG GIỚI HẠN (CBGH)

5.6.1. Cơ sở của lí thuyết cân bằng giới hạn ứng suất

Lí thuyết cân bằng giới hạn được xây dựng trên


các cơ sở sau:
1. Dùng mô hình cứng - dẻo (hlnh 5.17).
2. Công nhận thuyết phá hoại Mohr - Coulomb.
3. Giả thiết rằng khi khối đất bị phá hoại thì mọi -----
Biến jạng
điểm của khối đất đều cùng đạt trạng thái ứng sụất
giới hạn. Hình 5.17

Thực tế xây dựng và thí nghiệm mô hình đã chứng tỏ rằng khi khôi đất bị phá hoại, các
điểm của khối đất không đạt trạng thái phá hoại cùng lúc mà có nơi đang ở trạng thái cân
bằng bền. Tuy nhiên, kết quả tính toán theo lí thuyết CBGH có giá irị quan trọng trong việc
xây dựng các công Ihức, các phương pháp bán kinh nghiệm hiện nay phù hợp với thực tế
khách quan khá phức tạp khi khối đất bị phá hoại.

5.6.2. Hệ phương trìn h cơ bản của lí thuyết C B G H


Một điểm M trong khối đất có trạng thái ứng suất được đặc trưng bằng vòng Mohr ứng
suất. Trong bài toán phẳng biết ơ^, hoặc ơ |, Ơ3 tại M thì vòng Mohr ứng suất được
xác định hoàn toàn. Khi điểm M đạt trạng thái giới hạn, theo thuyết phá hoại Mohr -
Coulomb, vòng Mohr ứng suất ứng với điểm ấy tiếp xúc với đường bao của đâi, tức đường
uốn thẳng Coulomb (hình 5.18).

188
Do vậy, các thành phần ứng suất ơ^, ơ^, tại M thoả mãn hai phưofng trình cân bằng
tĩnh viết theo hai phương vuông góc X, z và phương trình trạng thái (hệ phương trình
(5-3), (5-4));

õz ỡx (2 phưcmg trình
Ởt.,, ỡơ \ cân bằng tĩnh)
z.\
+ X (5-26)
dz ổx
(ơ^ - )■ + 4ĩl^ = (ơj, + + 2 n)sin(p

(Phương trình trạng thái - cân bằng giới hạn)


Trong đó X, z là thành phần lực đơn vị thế tích theo phương X và phương z, bao gồm;
Irọng lượng đơn vị y lực thấm P(f,, lực động đất Pjj, có đơn vị là kN/m^.
Trường hợp bình thường, không có lực thấm và động đất thì X = 0 và z = y.
Có 3 phương trình chứa 3 ẩn hàm ơ^, và Vậy bài toán phá hoại khối đất theo lí
thuyết CBGH là tĩnh định và cho lời giải về hệ thống mặl trượt xẩy ra trong khối đất và tải
trọng giới hạn cần xác định ớ một bên khối đất, ví dụ tải trọng giới hạn lên mật nền hoặc áp
lực đất lên mặt biên tiếp xúc giữa khối đất với công trình chắn v.v...

5.6.3. Hệ phương trình Sokolovski đế giải bài toán C B G H


Riếu thị các thành phần irns suất T,^ theo hai ứng suất chính ơ |, Ơ3 (hình 5.19a):

= —(CT| + Ơ 3 ) - — ( ơ | - ơ 3 ) c o s 2 0

Cĩy = —(ơ| +ơ:ị) + —(ơ| - Ơ , ) c o s 20 (5-27)

^/x " 2 ^^! - Ơ 3 ) s in 2 0

Trong đó: 0 là góc DAB trong hình 5.19a.

189
Kí hiệu: ơ = +n (n = c.cotgọ) (5-28)

có: K(<^1 + Ơ 3) = ơ - n

và —( ơ | - Ơ 3) = ơsincp

Thay (5-28) vào (5-27), có:


= ơ - n - ơsin(pcos20 = ơ (l - sincpcos20) - n
= a - n + ơsin(pcos20 = ơ ( l + s i n ( p c o s 2 0 ) - n (5-29)
= ơsin(|).sin20

Đạo hàm các hàm ƠJ(, a^, (vừa nêu trên):


ổ Ổ0
— ^ = — (1 - s in ( p c o s 20) + 2 ơ sin (p sin 2 6 —
õx õx Ổx

—^ = — s i n ọ s i n 20 + 2ơ sin(pco s2 0 —
ôx ỡx ỡx
(5-30)
ỠT,, ỡa . Ỡ0
—^ sin(pcos20 + 2ơ sin (p co s2 0 —
õz dz õz
ỡơ , ổ ơ ,, . ^

— - = — (1 + sirKpcos20) - 2ơ sin (p sin 20 —


ỜL Ỡz Ờl
Thay các biểu thức trên vào hai phương trình cân bằng tĩnh (5-26), có:

— (1 + sin(pcos2 0 ) - 2ơsin (p sin 2 0 — + — sincpsin 20 +


ổz õz ỡx
(5-31)
Ỡ0
+ 2ơsin(pcos2 0 — = z
ỡx
ổ ỔO ổ
— sincpsin20 + 2ơ sin (p co s2 0 — + — (1 - sin(pcos29) +
ổz ổz ổx
(5-32)
Ỡ0
+ 2 ơ sin (p sin 2 0 — = X
ổx
Hệ hai phương trình (5-31) và (5-32) thoả m ãn đầy đủ các điều kiện cân bằng giới
hạn, thay th ế cho hộ phương trình (5-26) nhưng đã rút số ẩn hàm từ ba xuống hai ẩn
hàm ơ và 9.
Vậy bài toán CBGH về phá hoại khối đất được giải với ơ và 0. Sau khi có trị ơ và 0,
các thành phần ứng suất giới hạn ơ^, được tính theo công thức (5-29).
Để giải bài toán được thuận lợi hcfn, dùng ẩn hàm X thay thế ẩn hàm ơ theo biểu thức:

190
X = —coigcpln— (ơ^-, = hằng số tùy ý) (5-33)
2

Từ đó có:
ÕX 1 1 ổơ
= —cotg(p —
Õz 2 a QZ

Suy ra:
õo dX
= 2ơtgẹ
õz dz
ổơ ÕẰ
= 2ơtg(p
õx ỡz
Thav biểu thức trên vào phương trình (5-31) và (5-32), có hai phưcmg trình mới chứa
hai ẩn hàin Ằ và 0 :
ỠẰ . , . .„ 5 0 ỔA. .
(1 + sin(pcos20) - cos(psin2 0 — H------ sin (psin 20 +
õz õz ỡx
(5-34)
z
+ c o s ( p c o s 2 0 — = — cotg(p
õx 2ơ

sin (psin 20 + cos(pcos2 0 — + — (1 - sin(pcos2 0 ) +


d7. 07. ỡx
(5-35)
..........X
+ cos(psin2 0 — = — cotgcp
dx 2ơ
Thay đối ẩn hàm rnột lần nữa như sau: dùng hai ẩn mới ^ và r| có quan hệ với X. và 0
ihco dạng:
ạ = Ằ+ 0
(5-36)
ĩl = Ầ- 0
Với hai ẩii hàm mới, có:

(5-37)

và phương irình (5-34) có dạng:

(1 + sin(pcos20) - — coscpsin20 +
2[ d z ^ õz âz ỜL
\ỉ õt
+— + sin(psin20 + — cos (p cos 20 = — z cot gcp
2 íx ỡx 2 l ỡx ổx 2ơ

191
hay:

—— [l - sin(20 - (p)l + —— cos(20 - cp) +


2 ổz 2 õx

[l + sin(20 + ( p ) l - - — cos(29 + (p) = — z cotgcp (5-38)


2 õz 2 dx 2ơ

Cần luu ý rằng, qua điểm M trong khối đất có hai mặt trượt đi qua và làm với nhau một
góc 7ĩ/2 - (p hay 7ĩ/2 + (p (hình 5.13). Kí hiệu góc giữa hai mặt trượt 2ịi:

(5-39)

có thể viết lại phương trình (5-38) theo dạng:

—— Ĩ 1 + cos2(0 + u)] + —— sin2(0 + u) +


2 ổz ^ ^ 2 ổx

+ - — [ 1 + cos2(0 -( ! )] + - — sin 2(0 - |i) = — Z cot g(p (5-40)


2 ổz 2 ỡx 2ơ

Với các diễn toán tương tự, phương trình (5-35) có dạng:

—— sin2(0 + |i) + —— [l - cos2(6 + | i ) l +


2 ổz 2 ổx*-

+ —— sin2(0 - |a ) + — — [l - c o s 2 ( 0 - 1^)] = — Xcotgcp (5-41)


2 ỡz 2 ỡx 2ơ

Nhân (5-40) với sin(0 - ỊJ.) và (5-41) với -cos(0 - |a) rồi cộng lại có:

—— fsin(0 - i-i) - sin(0 + 3^1)1 + —— í- c o s (0 - |i) + cos(0 + 3|.i)


2 ổz 2 ỡx
(5-42)
= ~ c o t g ( p [ Z sin(G - |.i) - X c o s ( 0 - |.i)

Tliực hiện mộ t số phép tính lượng giác, phương trình (5-42) có d ạ n g đơn giản sau:

^ Z sin (0 -^ )-X c o s(0 -^ )


^ + tg(0 + ị i ) ^ = -----------------------^----------------- (5-43)
ỡz ỡx 2 ơ s i n ( p c o s ( 0 + |i)

Nếu nhân (5-40) với - s i n ( 0 + |.0 và (5-41) với cos(0 + |.i) rồi thực hiện các bước biến
đổi n hư trên sẽ có phương trình:

ậ + (5-44)
õz õ'i 2 ơ s i n ( p c o s ( 0 - fi)

Cuối cùng có hệ Ihống phương trình dẫn xuất đổ giải bài toán phá hoại khối dất theo lí
thuyết C B G h Ĩ

192
^ + tg(0 + n ) - ^ = a
ƠL ơx
(5-45)
ạ .,g ,e - ,) f ĩ = b
. cz Ỡx
a _ _ Z s i n ( 9 + |.i)-X c o s (0 + |.i)
Tron g đó: (5-46)
b 2 ơ s i n ( p c o s ( 0 ± |.i)

Hệ phương trình (5-45) ma ng tên hệ phương trình Sokolovski.


K í hiệu P | , P 2 là góc giữa mặt trượt thứ
nhất và mặt trượt thứ hai, qua điếm M làm với
trục O z (hình 5.19b) thì có:
p, = 0 + ^1
(5-47)
p2 = 0 - ^
T h a y (5-47) vào (5-45), có:

=a
az ỡx
(5-48)
■ + t g P ; , ------- — b

- 6>x
hay:

cosPi + — sinPi =a.cos[5


a\
(5-49)
Pil r;iT
— cos ụ -ì-----^sinịị-, =: b.cos
Dz d \
Hình 5.19b

Từ hlnh 5.20, có:

cosf’ | = ~ vàcosp^ = —
dS| dSi

Vậy có ihé' viết 5-49 ihco clạiiti:

_ í! _
—^ = acos|5| =a
(s ds
(3-50)
ni dz
— ^ = a c o s )t = a —“
rs-, dSn

Dọc llicd inậl truxít ihứ nhất, số >>ia


diroc xác dịiih ihco bicii ihức:

d ; = ^ - d S|
rS| Hỉnh 5.20

193
dz
Vậy có: d4 = ^ d s , = a ds,
ỡs, ds,

hay =a (5-5 la)


dz
Dọc theo mạt trượt thứ hai, cũng suy ra được;
dĩi
=b (5-5 Ib)
dz
Kết hợp (5-51a, b) \'ầ (5-47), cuối cùng có:
a) Đối với mặt trượi thứ nhấí:
dx
- t g p , = l g (0 + Ịi) và — = a
dz dz
(5-52a)
cotgcpln — + 0

b) Đối với mặt trượt thứ hai:


dx
= tgịỈ2 = tg(0 - |a) và ^ = b
dz dz
(5-52b)
r| c o tg (p ln — - 6
2 ơ„

Trong đó ơ„ là hằng số tùy ý, có thể lấy ơ„ = 1kPa.


Tích phân phương trình (5-52) theo mặt trượt ứng với điều kiện biên cụ thể sẽ xác định
được lưới đường trượt và trường ứng suất i trong khối đất ở trạng ihái CBGH.

5.6.4. Lời giải giải tích của Prandtl cho trường hựp đơn giản: đất không trọnịỉ
lưựnịỉ ( y = 0 ) với ỗ = 0 (tải trọng đứn;^)
Xét trường hợp một móng bãng cứig chiều rộng B, có đáy móng Irơn nhẵn (ma sát giữa
đáy móng và mặt nền bằng không) đặt trẽn khối đất nển không trọng lượng (hình 5.21).

Ilình 5.21

194
Bài toán này có hai biên, biên aa’ chịu áp lực theo phương đứng do tải trọng p gây nên,
biên ad và a'd' chịu áp lực đứng do Irọng lượng lóp đất mỏng phía trên ad và a'd'.
Vì đáy móng là nhẵn và có xu thế đi xuống nên mặt biên aa' là mặt ứng suất chính lớn
nhất. Mặt biên ad, a'd' có xu thế đi lên nên là mặt ứng suất chính nhỏ nhất.
Trường hợp đất không trọng lượng nên a = b = 0 và các phương trình (5-52a, b) có dạng:
dx
= tg(0 + |^) (mặt trượt thứ 1)
dz
dx
= tg(0 - 1^) (mặt trượt thứ 2)
dz

ứng với aa' có 0 = 0, nên có:


dx 7Ĩ (p
= tg(0 + |i) = tgỊi = tg (mặt trượt 1)
dz 4 2

dx 71 (p
và = tg( 0 - n ) = - t g ^ = - t g (mặt trượt 2)
dz v 4 '2

Sau khi tích phàn được phưofng trình đưcmg trượt (hình 5.22):

X = ztg + K (họ đường trượt thứ 1)


V4' ^2 /
(5-33)
71 (p
X = -ztg + K (họ đường trượt thứ 2)
4 2

Trong đó K là hằng số chọn luỳ ý, mỗi trị số K cho một đường trượt.

lỉìn h 5.22 Hình 5.23

195
Tại điểm a (hình 5.22): 6 = 0, ƠJ = p, Ơ 3 = 0 nên theo công thức (5-29), có:
= ơ = p = ơ(l + sin (p) - n
I

X/ -, __ p+ n (5-54)
Vậy: ơ = —í—------
1 + sincp
Dọc theo mặt trượt ab; theo công thức (5-5la), có:

dz
và suy ra được trị số ơ = (p + n)/(l + sincp) cũng không đổi. Biểu đồ ơ dọc theo mặt trưọl ab
có dạng chữ nhật với đất không trọng lượng. Mọi điểm trên mặt trượt ab cổ các thành phần
ứng suất tính được theo công thức:

= ơ(l + sin(pcos20) - n = (1 4 - sincp) - n = p


1 + sincp
(p + n)
= ơ ( l -sin c p co s20) - n = (1 - sincp) - n =
1 + sincp (5-35)
l-siiu p 2 sin(p
= p -— ---------- — n
l + sin(p l + sinq)
=0

Đối với mặt biên a'd (hoặc ad) có 0 = ± — (phương ơ | làm với trục đứno z góc —

Vậy hai họ đường trượt được xác định theo phương trình:
/ _ \
n (0
X = -ztg +K (họ mặt trượt 1)
v4 2 ,
(3-56)
( 71 c p ^
X = ztg +K (họ mặt trượt 2)
4 2
Trị sò ơ tại điểm a' thuộc mật trượ 1 được xác định như sau:

= Ơ 3 = q = ơ (l-sin c p )-n (5-57)

q+n
Vậy ơ = (5-58)
1 -sincp
Cũng cách chứng rninh như trên, trị số ơ dọc theo mặt Irượt a'c (hình 5.23) khôrm đối.
Các điểm Irên mặt trượt a'c có các thành phần ứng suất như sau:

ơ, =q
1 + sincp
= ơ| = ơ(l + sin(p) - n = (q + n ) ---- ---------n 5-59)
1 - sincp
=0

96
Khi khối đất bị phá hoai, theo lí thuvết C BGH măt trượt cắt qua khối đất nên cần thiết
phái lắp ráp mié n aba' với miền ac^; (hình 5.21). Bài toán lại đặt ra là xác định hệ thống
mật irưc/t và irườníì ứng suâì Irong miền đát a'bc'.
Với đất kh ông trọng lượng, họ đường trượt thứ nhất trong n ê m ba'c có phương trình:
x = ztg(0 + |.i) (0 + |i = const) (5-60)

Vạy họ đườ ng trượt thứ nhất là những


clirờng tháng ré quat qua điếin a' và đườno
Irưọl a'b và a'c cũníỉ thuộc họ đường trượt thứ
nliất (hình 5,24).
Đư ờn g trưcỊít thuộc họ thứ hai cắt đường
irượt \'ới họ thứ nhất một góc bằng

2|.i = — - ( p = const. Trong môn toán đã biết,

dưừng co n g thoá mãn dicu kiện Iihư vậy là


đường xoán òc lôíỉarit có phương trình:
Hình 5.24
(5-61)

Tro ng dó i;, là khoảng cách lừ đicm M„


đèn diCMii a', I' là khoáng cách từ điõm M dẽii
đicm a' \'ới đièu kiện va M cung nãin Iren
inộl dườn g tiuxn thứ hai. 0|. là góc M^,a'M .

Cuối cùniỉ có hai họ đường ti ưọ'1 trong khối


clất ncii khi nén bị pliá hoại (hìnli 5.21).
Ném dất a'bc' dược giỏi hạn bới dưừníz
trượt a'b và a'c'đũ biẽt và mọi đ i a n licn dó đã
xác dịnh được các ihành phần ứiig suất ơ^,
(hình 5.23).
Hièì a_,. ơ^, tại mội diõm M nào dó trẽn
Uinh 5.25
niặl Irưọl thì xác dịnh dược hai (hành phán ứna
s u ã ì a , T l i c n m ă l trưo't ấ v l ạ i d i c i n M .

Xél dicm M| trcii măt Irưol a'b, các thành phần ứnu suất tính được theo công thức (5-55).
'ĩ ừ d() xác dinh ơ. T Ircn niăl Irưol theo còna ihức:

T = --(CT| - (7 ; ) s i n 2ư

197
a là góc giữa mặt trượt với phương của Ơ3:
71 Ọ
a = —+ —
4 2
Tính góc lệch của ứng suất hợp P| =ỡ + T

T
tgô' =
ơ + n
Vì điểm M đang xét nằm trên mặt trượt nên phải có: ô' = ọ.
Cũng lập luận tương tự, tại điểm M2 trên đường trượt a'c’có ứng suất hợp P2 và góc lệch
của nó ô' = (p; tại điểm M 3 trên đưòng trượt cong logarit M 1M 3M 2 ứng suất hợp P3 và góc
lệch của nó ô' = ọ. Do tính chất của đường xoắn ốc logarit, phương của P3 phải đi qua điếm
a' (hình 5.25).
Lần lượt kí hiệu P |, ? 2 , P3 là hợp lực của Pị, P2 , P 3 trên các chiều dài r, = a'b,
r, = a'c', / = chiều dài cung bc'.
Sự cân bằng mômen của nêm đất khòng trọng lượng a'bc' của hệ lực (P|, P 7 , P3) cho kết
quả sau:
2p|r|^ co sọ = 2 p 2 Ĩ2 cos(p

r,2
hay P2 = P | ^
^2

,20rlg(|>
nên có P2 = P | . e " ' " ' (5-62)

Lưu ý rằng lực P3 đi qua điếm a' nên không tạo mômen.
Để xác định tải trọng giới hạn tác dụng trong phạm vi aa' gây phá hoại khối đất nền
không trọng lượng, xuấl phát từ biên a'b', tại đó đã biết tải trọng q (kPa). Biết q tính được
p,, biết P tính được P], biết P i tính đươc trị số p = Pg[,.
2

pT ' = <■) + - n (n = c.cotgcp) (5-63)


1 - ssinọ
i

Trườnẹ hợp ỵ= 0 vá (p= 0, c

Hình 5.26

198
Trường hợp đcfn giản này suy được dễ dàng hệ thống lưới đường trượt trực giao với
nhau, ohần cong lôgarit tổ thành cung tròn (hình 5.26). Prandtl cho công thức tính Pgi,:
P^Y^=0.(P=0) = + 2)c + q = 5,14c + q (5-64)

T ìitò n g hợp Y - 0 , ẹ = 0 , c ^ 0 nhưng đáy móng g ồ ghề (ma sát ngoài (Po của đất (ma
sát đáv móng với đất nên khác không)), so với trường hợp đáy móng nhẵn (hình 5.21) mặt
trượt cong trong trường hợp đáy móng gồ ghề như hình 5.27 vì mặt tiếp giáp giữa móng và
mặt nén không phải mặt ứng suất chính lớn nhất.

7=0 c# 0 y =ũ CjíO
ộ ít c 0* 0 (ị) ;£0 ip 0

ỉỉìn h 5.27 Hinh 5.28


Tì ường hợp ỵ= 0, ẹ ĩ^o, c mặt bên nghiêng (mái dốc), đáy móng gồ ghề, hệ thống
trượt cong như hình 5.28.

5.6.5. Lờỉ giải giải tích của Novotortsev cho trường hợp đ ấ t không trọng lượng
(y = 0 ' và ô 0
Novotorsev (1938) giái bài toán tổng quát hơn: tải trọng giới hạn tác dụng xiên một
góc ỗ hình 5.29).
Luới đường trượt được biểu ihị ở hình 5.29, trong đó góc V| được xác định theo công
thức (5-17).

Hình 5.29
Trị sô i;,|, xác định theo hai thành phần Pgi^ và tgị,:

‘gli = pgh + ^gh

199
cosô(cosỗ + ^/sin‘ (p - sin' ô ) ''‘"sinộ
p ỵ r ‘” = ( 4 + n)
1 - s in q ) (5-65)
(V=0) _
‘gh = Pghígỗ
Khi ô = 0, công thức (5-65) trở về công thức (5-63).
5.6.6. Trường hợp tổng quát (y 0, (p 0, c 0, q 0). Phưưng pháp cộng tác dụng
của Sokolovski
Đây là bài toán tổng quát nhưng hay gặp trong thực tiễn tính toán địa kĩ thuật.
Sokolovski đề nghị phương pháp cộng tác dụng của hai trường hợp;
1. Đất không trọng lượng, tức có y = 0 nhưng (p 0 và c 0;
2. Đất có trọng lượng, tức có Y^ 0, (p í t 0 nhưng c = 0.
Hệ phương trình cơ bản của bài toán CBGH thuộc trường hợp thứ 1:
ổơ Ê hỉO ,^Q
ỡx õz
(5-66)
ỠTX /C ) da
^ ^ /.o _ Q

õx õz

+ 2 n )sin ọ (5-67)

Hệ phương trình cơ bán cúa bài loán CBGH ihuộc trường hợp ihứ 2 như sau:

õz
(5-68)
Ê h ỉL + Ê ^ = y
d\ dz

m - a~. i 2T + x 2t | = -1( ơ_, | + ơ_„ )s in (p (5-69)

Cộng phương trình (5-66) vứi (5-68), chứng minh dược rằng tổng ứnu suất:

(3-70)

ihoá mãn phươHiĩ irình cân băiisỉ lĩnh sau:

õx dz

—^ + —^ = Y
cx cz

200
Côim các cònti thức (5-67) \'ới (3-69), có:

- ^.o)' + - Ơ.I r + T^I = + ơ , + 2n)sinq) (5-71)

Cũng có ihc chứng minh được rằng:

V4

Từ (5-71) \'à (5-72), có thế vict:

1 T 7 sincp
y -(ơ , -ơ ,)- + = v - ^ ( a , + ơ , + 2 n) (5-73)

\ ' ứ i \' s 1:

Kí hicư siiKp* = \ ’SÌIKP (tức (p^' < (p) ihì có the viô't:

1 2 2 sin Ọ* ^ ^
-7 (0 , - ơ ^ ý + t ;^ = ■
— +ơ, + 2 n) (5-74)

Các ihànli phần ứno siiât lính theo phương pháp cộ ng tác d ụ n g nêu ở biểu thức (5-70)
\'ừa tlioa mãn hệ phươiis Irình cân bàng ũnh, vừa ílioá mã n điều kiện cân bằng giới hạn với
sai số xáp xi Ihiên \'C aii loàn:

P.I, = PyiK, + p.hi (-'»-75)


( 7 ^ 0 , [p / 0. (J. q ^-O J ( V ^--0. <[)■■/■(), c ^ 0 . q ■■/(') ( y ^ 0 , ( p ^ o , t;= q ^ O )

Bài toán xác dinh p„|,, đã được N 0 \' 0 t 0 rtscv giái (cõng thức (5-65)). Bài toán xác định
p^iii liont; sư dổ trên ứng với dất rời ((p 7^ 0, y 0) dã được Sokolovski giái (bằng phương
pháp sai phân):

'p.hi =
(5-76)

Cuối cùng, có cỏnư Ịhức tíiih lái irọng giới hạn theo lí ihuvêì cân bằng RÌỚi hạn cho bài
toán tốiiíỉ quát:

p,l, - Ay.x + B.q + D.c


(5-77)
,*.h = p .h ‘gổ

Tr onc đó: A, B, D là các hệ sỏ xác định theo bảng 5.1 khi biết góc m a sál trong cúa đất
nén cp và góc lệch của tái trọnn lác dụng lén mặt nền ô.
Bieu đồ phàn bỏ tai Irọnu giới hạ n trong irường h ợ p đ a n g xét có dạiiíỉ hình t h a n g
(h ìn h 5.3()b).

201
Bảng 5,1

9
5° 10° 15° 20° 25° 30“ 35° 40° 45"
5
A 0,169 0,562 1,399 3,156 6,923 15,32 35,19 86,46 236,4
0" B 1,57 2,47 3,94 6,40 10,70 18,40 33,30 64,20 134,5
D 6,49 8,34 11,00 14,80 20,70 30,10 46,10 75,30 133,5
A 0,087 0,379 0,988 2,312 5,022 11,100 24,38 61,38 163,3
5° B 1,24 2,16 3,44 5,56 9,17 15,60 27,90 52,70 96,40
D 2,72 6,56 9,12 12,50 17,50 25,40 38,40 61,60 95,40
A 0,71 0,621 1,512 3,423 7,641 17,40 41,78 109,5
10“ B 1,50 2,84 4,65 7,65 12,90 22,80 42,40 85,10
D 2,84 6,88 10,00 14,30 20,60 31,10 49,30 84.10
A 0,250 0,891 2,151 4,929 11,34 27,61 70,58
15" B 1,79 3,64 6,13 10,40 18,10 33,30 65,40
D 2,94 7,27 11,00 16,20 24,50 38,50 64,40
A 0,321 1,187 2,917 6,912 16,41 43,00
20*" B 2,09 4,58 7,97 13,90 25,40 49,20
D 3,00 7,68 12,10 18,50 29,10 48,20
A 0,383 1,504 3,844 9,578 24,86
25" B 2,41 5,67 10,20 18,70 36,75
D 3,03 8,09 13,20 21,10 35,75
A 0,433 1,845 4,963 13,31
30^ B 2,75 6,94 13,10 25.40
D 3,02 8,49 14,40 24.40
A 0,470 2,208 6,409
35" B 3,08 8,43 16.72
D 2,97 8,86 15.72
A 0,492 2,600
40^^ B 3,42 10.15
D 2,88 9.15
A 0,500
45" B 3.78
D 2.78
1

202
b) P9. =f(x)

q t9h=f(x)

ĩ t r m — " - i -----------

ỉỉinh 5.30
Tại X = 0 có:

p ' r ' ” = B.q + Dx


(5-78)
I‘r " ’ = p 'r-" ’>gô

Tại X = B (B - chiều rộng móng )

Pgr"^’ = Ayb + B.q - D.c


(5-79)
= p i r '^ ’tgô

5.6.7. D ùng phép tính sai phân hữu hạn để giải bài toán C B G H tron g trường hợp
tống q u á t
Có thế dùng các phương pháp sô' để giải bài toán CBGH. Thập kỉ trước dùng phương
pháp sai phân hữu hạn. Nav thường dùng phương pháp phần tử hữu hạn, một công cụ
tính toán hiệu quá với máv tính điện tử cá nhân (PC). Tuy nhiên đối với các bài toán
CBGH, phương pháp sai phân hữu hạn theo cách tính của Sokolovski tỏ ra hiệu quả về
hai mặt, một là lập irình lính toán đơn giản, hai là trực quan dễ kiểm soát đối với người
làm kĩ thuật, Xél bài toán đã nêu ở hình 5.24. Trong thực tế tính toán địa kĩ thuật, biên

203
a'x thường được xác định với hình dạng hình học và tải trọng. Do đó, phép tính sai phân
hữu hạn cũng xuất phát từ biên này (hình 5.23) và biên này được quy ước gọi là ò/ê// tài
trọng bêii.

Ilình 5.31

1. Điều kiện biên


Trong hệ trục xOz, biên tủi trọng bên có toạ độ z = 0, X < 0. Các điểm trên mặt biên tải
trọng bên có trạng thái ứng suất như sau:

* 0=±- = ơ(l - sin(p) - n = q


2

* _ q+n 1 + sincp
* ơ = ——— = ơ(i + sincp) - n = (q + n) - II
1 - sinq) 1 - sincp

* ệ = —cotgọln — + 0
2

2. ứ n g d ụ n g p hư ơ ng trình (5-52)
Các phương trình (5-52) viết theo dạng sai phân:
Với mật trượt thứ 1:

= (Zc - Za )tg(0A + M) và - 4\ = (z^. - z,^ (5-80)

Với mặt trượt Ihứ 2:

Xe - Xij = ( Zc - Z | ị )tg(0|ị + và ne - 11,ị = a|j(Zc- - z,ị) (3-81)

_ Z s i n ( 0 + ^1 ) - X c o s ( 0 + ị.i) (p
ỉ- = + — ------------------------------- ; (.1 = 45 - — (5-82)
2ơ.sin(pcos(0 ± |,i) 2

204
Trườnc hợp lực Ihế lích chỉ có trọna lượng
riêiig y cúa đất:
a ysin (0 + Ị,i)
(5-83)
2 ơ s in (p c o s (0 ± f.i)

3. Trinh tự tính toán


Bát đáu từ những điếm thuộc biên tài trọng
bên. Giá dụ đicin A \'à đicm B thuộc biên tải
irọnu bèn cá c h nhau một khoáiiíỉ A.\ = Xịị - x . \ .

Q u a mỗi đ ic m có hai dườnii trưọl uiao nhau inột góc|.i = 4 5 ‘’ với phương ơ | . Đường

Iiưọt 1 qua điếm A cắt điiừns trưưt 2 qua dicm B tại điếm c. Biết các đại lượng đặc trưng
cúu điê m A và đicm B.

- Tọa dộ \ IỊ = XI + Ax

71
- Líig suất

q + II
(5-84)
1- silKp

1 ơ t:
;.A = - c ( ) t g ( p l n - - + -
2 a„
() 2
a 7t
n.,\ = -co lg(p ln
2 () 2

Vì die m A và B thuộc bicn tai trọHLí bên IKMI các đai lượng đặc trưng vổ toạ độ và ứng
suất đcu đã biết nêu biết trị số q.
Bài toán đĩit ra là xác dịiih các đại lượng đặc trưng hình học và ứng suất của điểm c.
a) Xác (íịnli ioạ clộ diêm C:
Vì diêm c nằm trên mặt trượt 1 qua diém A nên có:
x^. - X = lg(0^ + Ị.i)(Z(- - ) (5-85a)

Đ ié m c cũng năm trònmặt tru'ọ’t 2 qua d i a n B nên có:


- x „ = tg(0|ị - 7.ịị) (5-85b)

Từ (5-85a) và (5-85b) giái ra được loạ độ diếm C:


_ z^^tg(0 ,^ + M )-X ạ -^ijtg(Q|ì -M) + -^h
tg(0 , ^ + | . i ) - t g ( 0 , j - Ị . I ) (5-86)
x^■ = X \ +(Z(^. - z ^ )lg( 0^

205
Vậy là toạ độ điểm thứ 3 có thể xác định được khi biết các đại lượng đặc trưng về hình
học và ứng suất của điểm 1 và điểm 2 .

b) Xác định các đại lượng dặc trưng về ứng suất tại điểm c
Vì điểm c nằm trên mặt trượt 1 qua điểm A nên có:

^ C - ^ A = a A (Z c -Z A ) (5-87a)

Điểm c nằm trên mặt trượt 2 qua điểm B nên có:


11c - T l B = b B ( Z c - Z jị ) (5-87b)

^ c= ^A + (Z c-Z A )aA
Do đó có: (5-88)
r i c = ĩiR + ( Z c - Z B ) b 3
Trong đó:
Zsin(0A - | i ) - X c o s ( 0 A - Ị i )
=-
2ơ ^ sin(pcos(9^ + fj.)
(5-89)
_ Zsin(0B + |i) - X co s(0|3 + |a)
b g — ------------------------------------------------------------
2ơg s i n ( p c o s ( 0|3 - |a)

c) XÁC địn h các thành p h ấ n ứng suất tại đ iểm c


- Góc giữa ứng suất chính lớn nhất ơ | với trục đứng Oz:

(5-90)

- Tính trị số ơ: = ƠQ exp + r|c) (5-91)

- Tính các thành phần ứng suất ƠJ,, ơ^,tại điểm c theo công thức (5-30) khi biết 0 và a;
= ơ ( l - s i n ( p c o s 20 ) - n
= ơ (l + sin(pcos20) - n Ị- (5-92)
= ơsin(psin20

cỉ) Tính tải trọng giới hạn

206
Các biểu thức đã nêu trên chứng tỏ rằng, các trị
số ơ^, ơ^, tại điểm thứ 3 có thể xác định được
từ các đại lượng đặc trưng hình học và ứng suất từ
hai điểm lân cận. Các điểm càng gần nhau, kết
quả tính toán càng chính xác. Theo trình tự tính từ
biên tải trọng bên sang biên đặt móng sẽ được các
thành phần ứng suất tại các điểm nằm trên biên
đặt móng. Biển dồ lúiẹ suất tại biên đặt m óng lù
Mặt bièn giáp
hiển đ ồ tải írọng tác diiìì^ lên m ặt nền gây nên sự lưrig tường

p h á hoại klìấi đặt nên. Biểu đó áp lực đất

Hình 5.33 là kếl quả tính toán phép tính sai


Hình 5.34
phân: lưới đường trượt và trị số ứng suất cần xác
định ở mặt biên, lải trọng giới hạn đối với khối đất nền. Hình 5.34 là kết quả tính áp lực đất lên
công trình chắn đất của khối đất sau tường chắn.

5.7. L Í T H U Y Ế T ĐÀN H ổ l - DẺO DÙNG C H O K H Ố I ĐÂT

5.7.1. Mở đ ầ u về ií thuyết đàn hói - dẻo lí tưởng


Khác với lí thuyết CBGH, lí thuyết đàn hồi -
dẻo xét đến sự ứng xử đàn hồi trước khi đất đạt
trạng thái CBGH. Mô hình đất được xét là mô
hình đàn hồi - dẻo (hình 5.35).
Thực nghiệm chứng ló rằng, khi khối đất bị
phá hoại không phải các điểm của khối đất đều
đạt trạng thái cân bằng giới hạn - lức cân bằng
dẻo mà còn có những miền trong đó đất đang

Hình 5.36

207
Theo Terzaghi, trong thực tế
xây dựng nền đất ngay dưới đáy
móng không dễ có chuyển dịch
ngang ra hai bên mà bị nén chặt
thành một vùng đất ở trạng thái
cân bằng đàn hồi - thường gọi là
nêm đàn hồi (hình 5.36). Nêm
đàn hổi cũng có dịch chuyển Hình 5.37
xuống cùng với móng và đẩy
đất hai bên nêm trượt ngang theo cơ chế nêu ở hình 5.37.
Nêm đàn hồi A chuyển dịch xuống đáy khối đất trung gian B dịch ra, khối đất c chống
lại sự dịch chuyển ngang của khối B và cũng gián tiếp chống lại sự d'ch chuyển xuống của
công trình cùng với nêin đàn hồi A. Khi p đạt trị số lớn - kí hiệu khôi đất c bị đẩy trồi
lên. Kết quả nền bị phá hỏng nhưng đất khu A và khu c còn ớ trạng thái cân bằng đàn liồi,
chí đất ở khu B ở trạng thái cân bằng giới hạn.
Vấn đề đặt ra là khi khối đất bị phá hoại, vùng B, vùng cân bằng giới hạn hay cân bằng
dẻo phát triển đến mức nào và trị số là bao nhiêu. Lí thuyết hỗn hợp về sự cân bằng dàn
hồi và cân bằng dẻo - gọi tắt là lí thuyết đàn hồi - dẻo cho chúng ta cơ sở để giải bài toán.
So với lí thuyếl CBGH, lí thuyết hỗn hợp đàn hồi - déo dã xél đến thực ic ứng xứ khách
quan của khôi đất. Từ công việc đào hô móng gây nên sự giảm lái, nói chung quá trình xây
dựng công trình là quá trình tăng lải một chiều, tức không có chu trình giám tải nên không
xét đến biến dạng đàn hồi và biến dạng dẻo cúa đất trong chu trình lãng và iiiám lái mà xél
đến biến dạng tổng thể của đất khi ứng suất tãng lên theo quy luật luyèn tính. Vứi quy ước
như vậy. đất gọi là đàn hồi được hiểu Iheo nghĩa biến dạng tuyến tính như đã trình bày ứ
mục 5.3.
Với mô hình dẻo lí iưởng (pcríect plasticity), khi ứng suâì dạt trị số giới hạn, biến
dạn^ tăiiR không ngừng, do đó không thế ứng dụng khái niệm ve biến dạn" déo vì khi
ứng suất đạt trị số giới hạn thì biến dạng déo là không xác định mà phải nói đốn sự cliáy
dẻo (plastic flo\v).
Tuy khôim thô xác dịnh được biến dạng dẻo ứ n s với trị số ứiiíZ suất uiỏi han nhưim có
thế nói \'ề lóc độ biến dạníi và trường tốc độ khi trong khối đất dạt irạng Ihái cân băng dcc)
(hay cân bằiiii giới hạn). Bài loán ũnh học (Slutic) về khối đất đã chuyên thành bài toán
dộn” học (kincinatic) vé khối đãì.

5.7.2. Tái trọng giới hạn đàn hỏi p„ của khỏi đ ấ t nền không Irọnịỉ lu ọ n ”
Như dã đổ cập ớ Irên, mọi điem irona khối đất chịu tai không dạt (rạng ihái căn baim
dco (tức CBGH) cùng lúc. Điểm iroriR khối đất đạt cân bằntì ciéo trước ahâì là dicin tại dó
ứim suâì aâv cát X dạl đến Irị số cưừntỉ độ chống cắt Tj, sớm nhất. Tai irọn” tác cluiiu \'à()

208
khối đất, kể cả trọng lượng bản thân khối đất ứng với lúc khối đất có một điểm đạt trạng
thái CBGH được quy ước gọi là tải trọng giới hạn đàn hồi của khối đất, kí hiệu P(J.
Sau đây xét mộl sô' bài toán đặc biệt với đất không trọng lượng.

/ . Nền đất chịu tải trong phán bố đều (hỉnh 5.38)

Hình 5.38
Đicm M trong khối dất nền được xác định bằng toạ độ cực (r, 0).
Giá thiết p không lớn và điểm M (tang ứng xứ dàn hồi (tức cân bằng bển), tính được ứng
suất cãt theo công thức lí thuyết biến dạng tuyến tính.

T = -^sin0 (5-93)
n

m ax

Vậy khi cho trị sô p tăng lên tliì điểm đạt trạng thái dẻo trong trường hợp này có ứng
suất cãt = c ( V Ì x„ = c):
p , TI
■^max = - S Ì n :^ = C (5-94)
7T 2
Tù nhũìig điéu nêu trên suy ra:

a) Điêm đat Irạim thái déo đầu tiéii nằm trên đường thắng tạo góc 0 = — với trục Ox,

lức nằm Irèii irục Oz.


b) Trị số tái irọim izió'i han dàn hồi được tính từ điều kiện dẻo (5-94), tức có:

p..;.
— sin—" =c _

n 2

209
hay: Po = 7I.C (5-95)

Vậy khi p < Py, toàn bộ khối đất nền ứng xử đàn hồi. Bài toán ứng suất và biến dạng
được giải theo lí thuyết biến dạng tuyến tính.
Khi p > Po, vùng dẻo mở rộng từ một đường trùng với trục Oz thành một góc A |O A , ,
xác định bằng góc a , và (hình 5.38). Lưới đường trượt trong miền dẻo A 1O A 2 tương tự
với lưới đường trượt trong góc b 'a 'c ' trong hình 5.26. Họ đường trượt thứ nhất là những
đường thẳng qua điểm o . Họ đường trượt thứ hai là những cung tròn đồng tâm với tâm là
điểm o. Bài toán ứng suất được giải theo bài toán hỗn hợp của lí thuyết đàn hồi - dẻo. Các
thành phần ứng suất ơ^, ơ^, tại các điểm thuộc miền ngoài góc A |O A , phải thoả mãn
hộ phương trình cơ bản của lí thuyết biến dạng tuyến tính luân theo định luật Hooke.
Các thành phần ứng suất ơ^, điểm trong góc A ịO A , phải thoả mãn hệ
phương trình cơ bản của lí thuyết cân bằng giới hạn.
Trong trường hợp đang xét, theo lời giải của Sokolovski thì khi p đạt trị số Pgi^ tính theo
công thức;
P g h = ( ^ + 2)c (5-96)

thì mọi điểm thuộc khối đất nền đều đạt trạng thái CBGH. Nếu trị số áp suấl trung bình lên
mặt nền p lấy bằng trị số p„ thì hệ số an toàn có được sẽ là tỉ số K.
pgh ^ 71 + 2
= 1,64
Po n

Nói cách khác, trong trường hợp đang xét nếu lấy hệ số an toàn chung bằng 1,64 thì nền
đang làm việc trong giai đoạn biến dạng đàn hồi (hay tuyến tính), việc tính ứng suất và biến
dạng của nền theo lí thuyết đàn hồi (hay tuyến lính) là hoàn toàn đúng đắn.

2. N ền đất chịu tải trọng h ình băng p h â n b ố đều (hình 5.39)


Lí thuyết cũng như thực nghiệm đ í chứng tỏ
rằng hai điểm mép A và B là hai điểr 1 đạt trạng b

thái cân bằng dẻo (tức CBGH) sớm nhất. / P


X
' ' '
Theo N. p. Puzyrevski thì trị số tải trọng giới
hạn đàn hồi P(3 tính được theo lí thuyết biến dạng
dạng tuyến tính:
y=ũ
Po = 3,14c (5-97) (p =

c^o
0

Theo lời giải của Prandtl, tải trọng giới hạn


của bài toán đang xét tính theo công thức lí
thuyết cân bằng giới hạn (công thức (5-64)).

Pgh = ( n + 2)c = 5,14c (5-98) Hỉnh 5.39

210
Vậy khi Po < p < Pgh bài toán phải được giải theo lí thuyết hỗn hợp đàn hồi - dẻo.
Nếu lấy hệ số an toàn chung bằng tỉ số:

3,14c

thì nền đang làin việc trong giai đoạn biến dạng tuyến tính.

3. N ền của khối đất đắp nền đường và đập đất (hình 5.40)
Khối đâì đắp tác dụng lên mặt
nền một tải trọng phân bố đồng
dạng với mặt cắt ngang của khối
đất. Xét trường hợp đơn gián
hoá: khối đất đáp dạng tam giác
có tải trọng lớn nhất là p„ và
chiều rộng đáy là 2b.
Xét trường hợp đất nển có
y = 0, cp = 0 và c 0. Theo kết quả
lính toán cúa lí ihuyết đàn hổi xác
dịnh được íliểt?! có trị sô' ửii}> suất
vắt nliấl Iiârìì Irờiì irục <>:
Ilình 5.40
và củcìi mật nèii nìọí (ỉọ sáu hchìíỊ
: = 0,5/; (N. N. Maslov).
Trị số xác định tlico công thức:

= 0,25p, (5-99)

Từ cóng thức (5-99) và điều kiện cân bằng giới hạn của điểm M(x = 0, z = 0,5b) có dạng:

^ma.x = 0,25p„ = c

Từ đó suy ra lái trọng iziứi hạn đàn hồi của nền:

p„ = 4.c (5-100)
Khi Pj, > 4c trong nền phát sinh \'ùng cân bằng dẻo; theo N. N. Maslov có thể xác định
kích thước vùn<> déo theo đường đổng trị số (hình 5.41).
Nếu cho rằnỉ> dâì nền bị phá hoại khi vùng cân bằng dẻo phát triển theo chiều ngang đạt
chiều rộntỉ khoáng 2b thì có irị số p„|, tính iheo công thức:
=0,16p„ = c

hav Pgh = c = 6,25c (3-101)


0,16

211
Trường hợp khối đất đắp có chiều cao H xác định theo công thức:
n_ 4c
H= =— (5-102)
Y 7
trong đó: Y - trọng lượng đơn vị của đất đắp
thì mặc nhiên có độ an toàn ứng với hệ số an toàn chung xác định theo công thức: '

K = Ế ^ = 1,56
4c

5.7.3. Tải trọng giới hạn đàn hồi Py của khôi đất nền trong trường hợp tổng quát.
Công thức Puzyrevsky
Xét trường hợp tính toán với sơ bộ tải trọng như hình 5 .3 9 với Y 5Ế 0, (p 0 và c 0,
Puzyrevsky cho công thức lí thuyết tính tải trọng giới hạn đàn hồi p„:

cotgọ + cp - —

Trong đó n = c.cotgíp - áp lực dính.


Ví dụ một nền đất có = 20 kN/m^, (p = 20”, c = 50 kN/m^, độ sâu đặt móng làIm
(tức q = 20 kN/m“) thì trị số Po xác định theo công thức (5-103), hoặc theo công thức có hệ
sô' không thứ nguyên:
p^, = B.q + D.c (3-104)

Trong đó: B = --------- ------- —+1 (5-105)



cotgcp + (p - —

D= (5-106)
n
cotg(p + (p - —

Với (p = 20^ có B = 3,14; D = 5,66.


p,, = 3,14 X 20 kN/m^ + 5,6 X 50 R N W = 342kPa
Trị số tải trọng giới hạn Pg[, tính theo lí thuyết CBGH của Bcrezatsev:
Pj,(, = Ayb + B.q + D.c

với(p = 20‘’ có A :=3,0; B = 6,5; D = 15,1


= 3 X 20 X 1 + 6,5 X 20 + 15,1 X 50 = 953kPa
Nếu chọn áp suất đáy móng công trình bằng p^, = 342kPa thì có hệ số an toàn chung cho
trường hợp b = Im:

K = — = 2,78
342

212
Theo quy phạm hiện dùng, có thế tính tải trọng giới hạn đàn hồi của nền đang xét theo
công tíiức p | :
4

P| - AI Ỵb + B.q + D.c (5-107)


4 4

Trong đó các hộ số B, D xác định theo công thức (5-105), (5-106), hệ số A Ị tính thep
4

còng tiức sau:


^ _ 0 2 5 £ -----
i n
4 C O tg (p + ( p - —

với (p = 20 “ có AI = 0,5, và:


4

p , = 0,5 X 20 X 1 + 3,1 X 20 + 5,6 X 50 = 352kPa


4

Néu chọn áp suất đáy móng bằng p I = 352kPa thì có hệ sô' an toàn chung cho trường
4

hợp này như sau:

K = ^ = 2,70
352

5.''.4. lỉùi toán hỗn hợp đàn hồi - dẻo về khỏi đất. Lời giải giải tích gần đúng
Như đã nêu ở trên, khi lải trọng ngoài lớn hơn tải trọng giới hạn đàn hồi Pq thì trong
khối dấi xuất hiệii micn dco (hoặc miển cân bằng giới hạn). Phân biệt biên ngoài với
biên irone kliối đâì, ví dụ dối vói nền đất thì biên ngoài cứa khối đất bao gồm biên đặt
inóns và biéii tai trọng bẽii. biên trong khối đất là biên phân các miền dẻo với miền đàn
hồi. Khi tái trọna ngoài lăng lên biên trong thay đổi lam cho bài toán trở nên phức tạp.
Xác định biên phán miổn dco với miền đàn hồi và trạng thái ứng suất ứng với mổi miền
là yêu cầu cúa bài loán.
Đen nay cliưa có lời giúi giải tích chính xác của những bài toán đặt ra trong kĩ thuật nền
móim Nay, \'ói công cụ tínli loán hiện đại \'ới phương pháp phần tử hữu hạn, nhiều bài toán
địa kĩ ihuậi đã đưực aiải. Nhiéu phần mềm đã được thương mại hoá, tuy nhiên nhiều ngưcri
sứ dụiio dã khồn” xử lí sự phân bố lại ứng suất trong miền đàn hồi khi miền dẻo phát triển
iheo từniz cáp tái trọn«. Do yậy kốl quá tính toán gặp sai số tích luỹ khá lớn.
NLioài ra. dêii nay chưa có ý kiến thốna nhất vc kích thước giới hạn nguy hiểm cho
khối dàì của inicn deo Iron” khối dất đang xét. Ví dụ đối với nền đất, miền dẻo phát
irien ơ dưới mép inóim dal kích thước hình học như thế nào đế đủ làm khối đất bị phá hoại
(liìiih 5.41).

213
Hình 5.41
Trong hình 5.41, miển (1) là miền cân bằng dẻo (hoặc CBGD); miển (2) là miền cân
bằng đàn hồi (hoặc CB bển). Đường (3) là đường phân miền dẻo với miền đàn hồi (biên
trong). là độ sâu phát triển miền dẻo.
Câu hỏi đặt ra là t>ằng bao nhiêu thì
khối đất nền đang xét bị phá hoại. Hiện
chưa có lời giải đáp được công nhận.
Trong phần này trình bày một sô' lời
giải giải tích gần đúng của bài toán đàn hồi
- dẻo lí tưửng.

1. N én chịu tải trọng bằng ph â n


bó đều
Xét điểm M có toạ độ xác định bằng
hai thông sô' 2p và z (hình 5.42). Theo lí
thuyết đàn hồi đã có các thành phần ứng
suất ơ^, ơ^, lại M. Hình 5.42

sin(P2 - P| )cos(P2 + Pi ) + (p2 - Pi )


71

£ r -sin(P2 - Pi )cos(P2 + Pi ) + (p2 - Pi ) (5-109)


71

^xz ='^z,x = - ( s i n ^ P 2 - s i n ^ P i )
71
Biết ơ;,, tính được hai ứng suất chính ơ |, ƠJ tại M theo công thức đã biết trong
môn Sức bền vật liệu:

(ơ , + g. ^ ) ± Ậ g, - g , )- + 4xị^ (5-110)

214
Thay (3-109) vào (5-110) có:

ơ| 3 = - ( 2 P ± s in 2 (3 ) (ỵ = 0, q = 0) (5-111)
n
T ro n g đ ó ; 2 p = P 2 - P l ■
Trường hợp xét đến trọng lượng đơn vị của đất y và tải trọng bên q thì có ứng suất bản
thân tại M như sau:

ơ,.cl = ỴZ +q= y
Y

Nếu điểm M đang xét ở trạng thái dẻo, với giả thiết |i = 0,5, có:

ơzci = =y
y (5-112)
T ...
\z =0

Thay (5-109) và (5- 112) vào (5-110), có biểu thức tính ơ | và Ơ3 trong trường hợp
tổng quát:

ơ 1.3 p-q (2[3±sin2P) +Y (y 0 , q ^ 0) (5-113)


V Yy
Theo thuyết Mohr - Coiilomb ihì điểm M ở trạng thái CBGH (hoặc cân bằng dẻo) khi
(5-113) thỏa mãn điổu kiện đế vòng Mohr tiếp xúc với đường Coulomb. Vậy có:

sincp = n= (5-114)
ơ| + Ơ3 + 2 n

(cp - góc ma sát trong của đất, c - lực dính đơn vị cúa đất).
Thay (5-113) vào (5-114) rồi giải ra đối với z, có:
p - q
z= (5-115)
Tiy sincp Ỵlgcp y

Phương trình (5-1 15) là phươriiỉ trình đường biên phân vùng dẻo với vùng đàn hồi.
Tron” hình 5.41, đường (3) có phươno trình f(z, 2p) Ihoả mãn đắng ihức (5-114) cho trường
liợp q = 0 \'à 0.
Trình tự vẽ dưừiiíĩ biên phân mién như sau. Giả ihiết nhiều trị số 2p, mỗi trị số xác định
mộl cuna chứa góc 2ị] (hình 5.42) và một trị sỏ' z tính theo công thức (5-114). Đường nằm
Iiiiano \ ới dộ sãu z cắt cùn” chứa góc 2p lại hai diểm M và M' đối xứng với nhau qua trục
z. Quỹ lích đicm M và M' cho hai dường biên cúa hai iniền dco dưới mép của diện tích đặt
tai Irọng.

215
Để tiện lập đồ biểu xác định miền dẻo, dùng thuật toán sau đây: Thiết lập phương trình
tính góc 0 theo công thức tương tự với công thức (5-114):
ơ, - Ơ3
sin 0 = (5-116)
ƠJ + Ơ3 + 2n

Trong đó ơ |, Ơ3, n xác định theo công thức (5-113). Lập quan hệ giữa z = f(2p, sin0)
tương tự với phương trình (5-114) nhưng đã thay sinọ bằng sinG. Với một trị số 0 cho
trước vẽ được đường đồng trị số 0. Trong hình 5.43 trình bày những đường đồng trị số 0
c h o n ề n c h ịu tải trọng b ã n g c ó c h i ề u rộng 4 0 m , p = 200kPa, Y = 16 k N / m ' \ c = 0 (t he o
N. N. Maslov).

Hình 5.43

Đường đồng trị số góc lệch 0, có giá trị 0 = (p (ọ - góc ina sát trong của đất nền), là
đường giới hạn miền dẻo với miền đàn hổi của khối đất nền. Ví dụ đất nền có (p = 25" thì
hai miền dẻo được gạch ngang, nếu đất nền có cp = 10“ thì hai miền dẻo được gạch đứng
gần ăn thông với nhau. Theo N. N. Maslov thì tiêu chuẩn phá hoại nền là hai miển déo ăn
thông với nhau nhưng không được tán thành của nhiều nhà khoa học.

2. N ền chịu tải trọng băng p h ả n bô tam giác


Xét khối đất đắp có mặt cắt tam ^iác với chiều cao H trên nền thuộc loại đất dính có
(p = 0 và c 0.
Theo lí thuyết đàn hồi xác định được hai ứng suấl chính ơ |, Ơ3 tại điểm M bất kì thuộc
khối đất nền. Trong trường hợp này điều kiện CBGH (tức điều kiện dẻo) Mohr - Coulomb
có dạng:

'm a x = - ( ^ 1 - Ơ 3) = c (5-117)

Nhưng đường đồng trị số được biểu thị trong hệ trục không thứ nguyên d = —,
b

V = —với trị số = yH ( y - trọng lượng đơn vị của khối đất đắp (hình 5.44)).
b '

216
Ilinh 5.44
Khi = 0,25py thì đường đồng trị thu về một điểm E. Từ biểu thức (5-117), xác
định được trị số tủi trọììíỉ ị>i('fi l i ạ i ì íỉàn hổi của nền theo đẳng thức:
^max =c

suy ra; p,, = 4c (5-118)

Khi đường đồng trị sô = 0,16p„, chiều ngang vùng dẻo lan rộng gần bằng chiều
rộng cùa khối dất dáp vù nếu cho ráng khối đất nền bị phá hoại thì tính được trị số theo
còng thức;

(5-119)
u, lố

3. N hận xét về hái toán I và hài toán 2


Về những lời giái 2Ìải tích của bài toán hỗn hợp đàn hồi - dẻo vừa nêu ở mục 1 và 2 cần
có nhận xét sau:
a) Kết quả tính loán trị số tải Irọnỵ ÍỊÌỚÌ hạn dàn hồi (ứng với lúc vùng dẻo chỉ mới là
inột điếm) được coi là chính xác \'ì các trị số ứng suất trong khối đất theo lí tướng thuyết
đàn hồi là chấp nhận được.
b) Khi vùng déo dã phái triển thành miền (tập hợp nhiều điểm) thì các lời giải nêu trên
không xét đến sự p h á n h ổ lai ửníỉ suẩí trong miền dàn hồi sẽ dẫn đến sai số càng lớn nếu
kích thước vùng déo càns lớn.
c) Cho răng vùng dco đã hình thành và vẽ được đường giới hạn miền dẻo với miền đàn
hồi thì căn cứ vào liêu chuán nào đè kết luận khối đất nền đã đạt trạng thái CBGH (tức phá

217
hoại). Điều này chỉ khắc phục được khi thực hiện thí nghiệm mô hình để đối chứng. Cũng
chính vì lẽ ấy mà đến nay bài toán hỗn hợp đàn hồi - dẻo đối với khối đất chỉ mới dừiig lại
trong phạm vi lí thuyết mà thôi.
d) Như đã đề cập ở trên, nhiều trường hợp tải trọng giới hạn (ứng với vùng dẻo lan khắp
khối đất) không lớn hơn tải trọng đàn hồi nhiều. Theo lời giải hiện có thì tải trọng giới hạn
gấp từ 1,5 đến 2,8 tải trọng giới hạn đàn hồi. Ví dụ theo tiêu chuẩn thiết kế các nước
phương Tây thì đối với nền đất dính hộ số an toàn chung phải lấy không nhỏ hơn 3 (R. Peck
- Poundation Engineering) thì việc tính nền theo lí thuyết đàn hồi - dẻo chưa mang lại hiệu
ích đáng kể. Do vậy cần nghiên cứu thêm về vấn đề này về hai mặt: lời giải đúng và tiêu
chuẩn phá hoại.

4. D ù n g phư ơ ng pháp phần tử hữ u hạn đê giải bài toán hỗn hợp đàn hồi - dẻo
Hình 5.45 (A. B. Padeev, 1987) là lời giải của
x.m
bài toán hỗn hợp đàn hồi - dẻo của nền dưới móng
cứng. Các phần tử có gạch chéo đã ứng xử dẻo. v ề
định tính, lời giải phản ánh đúng vùng dẻo phát
triển trước tiên ở mép móng (hình 5.43). Hình 5.46
là lời giải của bài toán hỗn hợp đàn hồi dẻo của
mái đất do Padeev giải (1987), trong đó a) là lưới
phần tử, b) và c), d), e), f) là phần tử ứng xử dẻo
ứng với mái cao lOm và 20m, 30m và 50m. Từ
hình vẽ nhận thấy, mái càng cao vùng biến dạng
dẻo phát triển càng lớn. Với mái cao 50m, hầu như
mái đất đều ở trạng thái cân bằng dẻo (tức CBGH). H ình 5.45

-BL

b)

lìin h 5.46
Phương pháp phần tử hũu hạn là cô ng cụ hiệu quả để giải các bài toán đàn hồi, các bài
toán C B G H và các bài toán hỗn hợp. Tuy nhiên nhiều người đã sử d ụ n g các phần inổm tính
loán nhưng Ihiếu hiểu biết về lí thuyết hỗn hợp đàn hồi - dẻo nên đã khôiiíì x ử lí sự phân bố
lại ứng suất trong miền đàn hồi khi đ ã có phần tử ứng x ử dẻo. về n g u y ê n tắc, trạna thái ứng

218
suất ở điểm dẻo vẫn duy trì sao cho vòng Mohr ứng suất luôn luôn nhận đường Coulomb
làm đường tiếp tuyến. Do vậy, các bài toán hỗn hợp đàn hồi dẻo vừa nêu ở trên đều không
xét sự phân bố lại ứng suất nên nhiều nhà khoa học cho rằng: đó là lời giải thuần tuý đàn
hồi vì đã công nhận vòng Mohr ứng suất cắt đường Couiomb và cứ lớn dần mãi khi tải
trọng ngoài tăng,

5.8. PH Ư Ơ N G PH Á P MẶT TRƯỢT

Khác với phương pháp CBGH, phương pháp mặt trượt công nhận mặt trượt có một hình
dạng nhất định. Đến nay các nhà khoa học đã dùng nhiều hình dạng khác nhau: gãy, cong
dạng logarit, cong tròn. Cũng có không ít nhà khoa học đề nghị lấy mặt trượt theo dạng xác
định được từ phương pháp CBGH.

Hình 5.47
Mặt trượt phân cắt khối đất thành hài phần: phần đất dưới mặt trượt và khối đất trượt và
chỉ những điểm thuộc mặt trượt ở trạng thái cân bằng giới hạn. Đất thuộc khối đất trượt
được coi như ở trạng thái cân bằng bền. Ý tưởn‘; này đã được Coulomb đề xuất từ thời xa
xưa và cũng được nghiệm chứng bằng thực nghiệm. Hlnh 5.47 nêu lên kết quả thí nghiệm
mô hình do T. H. Wu cung cấp, đã ủng hộ quan điểm của Coulomb: chỉ những điểm trên
mật trượt ở trạng thái CBGH.
Do khuôn khổ cuốn sách và từ thực tế sử dụng phổ biến trong phần này chỉ đề cập đến
phương pháp mặt trượt trụ tròn và phương pháp mạt trượt theo lí thuyết CBGH.

5.8.1. Phương pháp m ật trưựt theo lí thuyết CBG H với nền đồng chất
Theo lí thuyết cân bằng giới hạn, với nền đều không trọng lượng (y = 0), Prandtl đã xác
định được mặt trượt khi khối đất nền ở trạng thái cân bằng giới hạn (hình 5.21). Mặt trượt
góm hai đoạn thắng ab và cd nối với nhau bằng đoạn cong bc dạng lôgarit. Khối đất trượt
được phân làin ba miền: miền chủ động dạng tam giác aba' ngay dưới đáy móng và có xu

219
thế dịch chuyển xuống theo móng; miền bị động Rankine acd dạng tam giác có xu thế dịch
chuyển lên; miền trung gian abc kẹp giữa miền chủ động và miền bị động. Mỗi miền được
coi như vật thể rắn. Từ rắn ở đây được hiểu theo nghĩa động học (kinetic) nghĩa là các chất
điểm của mỗi miền có cùng vectơ chuyển dịch cùng phương, cùng chiều và cùng trị số,
không có sự dịch chuyển tương đối giữa các hạt đất, do đó hình dạng mỗi miền là không
đổi như thể rắn vậy. Chỉ những điểm nằm trên mặt trượt phân cắt khối đất và phân chia
miền khối đất ở trạng thái cân bằng giới hạn.
Đối với móng nông, lớp đất từ cao trinh đặt móng trở lên mặt đất được coi như tải trọng
bên q của nền mà bỏ qua tác dụng ma sát và dính của đất.

I . P hư ơng p h á p T erta g h i (1943)


Để xét đến độ nhám của đáy móng thực tế Terzaghi lấy góc a = cp ((p - góc ma sát trong
của đất) (hình 5.48). Đây là điều khác với mặt trượt tính toán theo Prandtl với đáy móng
nhẵn. Terzaghi cũng bỏ qua ảnh hưởng của trọng lượng đất đến dạng mặt trượt như Praiidtl
đã giái bài toán.

Hình 5.48
Theo Terzaghi, nêm đất aa'b ở trạng thái cân bằng đàn hồi nhưng mặt ab tiếp giáp với
miền trung gian cũng là mặt trượt và mặt trượt xoắn gốc lôgaril nhận đường tiếp luyến
thắng đứng tại b.
Để xét đến trọng lượng của đất nền, Terzaghi xét sự cân bằng tĩnh của phần khối đất
trượt abcd. Hệ lực tác dụng được trình bày ở hình 5.48, trong đó:

P = P g h ệ + -^ydt(aa'b)

E| | = - y l r t g - 45°+ —
hc! 2 ' ^ ^ 2^
w = ydt(abcd)
F - phán lực của đấl dưới phần mặt trượt cong bc lên khối đất đang xét. Do lính chất
của đường xoắn ốc lỏgurit và góc lệch của phán lực là ô = ọ nên phán lực F' qua
lâm đường xoắn gốc lôgarit.
C|, C9 - lực dính lên diện lích mặt trượt ab và bc.

220
Từ điểu kiện cân bằng tĩnh của hệ lực, Terzaghi cho công thức ở dạng có ba hệ số
không thứ nguyên với móng băng.

P g h = ^ N ,y B + Nq,q + N,.c (5-120)

Trong đó: B - chiều rộng móng băng (m);


q - tải trọng bên (kN/m^, kPa);
y - trọng lượng đơn vị của đất dưới cao trình đặt móng (kN/m^);
c - lực dính đơn vị (kN/m^, kPa);
Ny, N^, - hệ số không thứ nguyên, phụ thuộc (p, xác định theo bảng lập sẵn
(bảng 5.2) hoặc theo công thức nếu độc giả muốn lập trình tính toán.

Bảng 5.2. Hệ sỏ không thứ nguyên tính tải trọng giới hạn Terzaghi

Nc N, Nĩ 9 Nc Nq Nt
0 5,70 1,00 0,00 25 25,13 12,72 8,34
1 6,00 1,1 0,01 26 27,09 14,21 9,84
2 6,30 1,22 0,04 27 29,24 15,90 11,60
3 6,62 1,35 0,06 28 31,61 17,81 13,70
4 6,97 1,45 0,10 29 34,24 19,98 16,18
5 7,34 1,64 0,14 30 37,16 22,46 19,13
6 7,7^ 1,81 0,20 31 40,41 25,28 22,65
7 8,15 2,00 0,27 32 44,04 28,52 26,87
8 8,60 2,21 0,35 33 48,09 32,23 31,94
9 9,09 2,44 0,44 34 52,64 36,50 38,04
10 9,61 2,69 0,56 35 51,15 41,44 45,41
11 10,16 2,98 0,69 36 63,53 47,16 5436
12 10,76 3,29 0,85 37 70,01 53,80 65,27
13 11,41 3,63 1,04 38 77,50 51,55 78,61
14 12,11 4,02 1,26 39 85,97 70,61 95,03
15 12,86 4,45 1,52 40 95,66 81,27 115,31
16 13,68 4,92 1,82 41 106,81 93,85 140,51
17 14,60 5,45 2,18 42 119,67 108,75 171,99
18 15,12 6,04 2,59 43 134,58 126,50 211,56
19 16,56 6,70 3,07 44 151,95 147,74 261,60
20 17,69 7,44 3,64 45 172,28 173,28 325,34
21 18,92 8,26 4,31 46 196,22 204,19 407,11
22 20,27 9,19 5.09 47 224,55 241,80 512,84
23 21,75 10,23 6.00 48 258,28 287,85 650,67
24 23,36 11,40 7,08 49 298,71 344,63 831,99
50 347,50 415,14 1072,80

221
/ \

N y=- tg9 vói = tg ' Í 4 5 » + í í ì (5-121)


2 l^cos ẹ J l 2j
2(3n/2-(Ị)/2)tg(p
(5-122)
2 cos 45°+ -^
2J

„ 2 ( 3 7 i/4 - ( ( ) /2 ) tg ( |)

N = c o tg ẹ T -1 = (N„ -l)cotg(p (5-123)


2 cos

Đối với móng chữ nhật (B X L) và móng tròn, Terzaghi để nghị dùng các hệ số hiệu
chỉnh về hình dạng móng: Sy, Sj, và biểu thức tính tải trọng giới hạn có dạng:
g
= 1 - 0 ,2 — (móng chữ nhât và vuông)
S ^ = 0 ,6 (móng tròn)
(5-124)
B
S^ = 1 + 0 , 2 - (L > B )

s, = l
Với tải trọng nghiêng góc ỏ:
Các công thức nêu trên dùng cho trường hợp tải trọng đứng, tức 5 = 0. Nếu ỏ íí 0 thì
dùng các hệ s ố hiệu chỉnh Fy, Fj, cho các hộ số Ny, N^,. sổ tay nền móng của Mĩ đề
nghị dùng các công thức của Hanna và Meyerhoí (1981):
x2
1 - ; (5-125)
90°

Pg h = ^F ,N ,.Y B + F^.Nq.q + F,.N ,.c (5-126)

2. P hương pháp Vesic (1973)


Trên cơ sở thí nghiệm trong phòng và nghiên cứu thực địa, Vesic nhận thấy góc hình

nêm đất dưới móng gần trị số của Prandtl (tức a = 45° + — ) hơn là trị số (p mà Terzaghi đề

nghị. Do đó, theo Vesic, các hệ số trong công thức (5-119) được tính như sau:

Na = tg' 4 5 ° + ^ gĩtíg<i> (Prandtl, Caquot, 1920; Reissner, 1924)


2;
N^, = (Nq - l)c o tg (p (Prandtl, 1921) (5-127)
= 2(N q + l)tg(p (Vesic, 1973)

222
Có thể xác định các trị số N^|, N^., Ny theo các công thức dùng theo bảng lập sẵn của
Vesic (bảng 5.3).

Bảng 5.3. Hệ sỏ không thứ nguyên tính tải trọng giới hạn Vesic

Ne N. N, N^/N N, N, N, N,/N tgq>

0 5,14 1,00 0,00 0,20 0,00 25 20,72 10,66 10,88 0,51 0,47
1 5,38 1,09 0,07 0,20 0,02 26 22,25 11,85 12,54 0,53 0,49
2 5.63 1,20 0,15 0,21 0,03 27 23,94 13.20 14,47 0,55 0,51
3 5,90 1,31 0,24 0,22 0,05 28 25,80 14,72 16,72 0,57 0,53
4 6,19 1,43 0,34 0,23 0,07 29 27.86 16.44 19,34 0,59 0,55
5 6,49 1,57 0,45 0,24 0,09 30 30,14 18,40 22,40 0,61 0,58
6 6,81 1,72 0,57 0,25 0,11 31 32,67 20,63 25,99 0,63 0,60
7 7,16 1,88 0,71 0,26 0,12 32 35,49 21,18 30,22 0,65 0,62
8 7,53 2,06 0,86 0,27 0,14 33 38,64 26,09 35.19 0,68 0,65
9 7,92 2.25 1,03 0,28 0,16 34 42,16 29.44 41,06 0,70 0,67
10 8,35 2,47 1,22 0,30 0,18 35 46,12 33,30 48.03 0,72 0,70
11 8,80 2,71 1.44 0,31 0,19 36 50,59 37,75 56,31 0,75 0,73
12 9,28 2,97 i,69 0,32 0,21 37 55,63 42.92 66.19 0,77 0,75
13 9,81 3.26 1,97 0,33 0,23 38 61,35 48.93 78.03 0,80 0,78
14 10,37 3.59 2,29 0,35 0,25 39 67.87 55,96 92,25 0,82 0,81
15 10,98 3,94 2,65 0,36 0,27 40 75,31 64.20 109,41 0,85 0,84
16 11.63 4,34 3.06 0,37 0,29 41 83,86 73,90 130,22 0,88 0,87
17 12,34 4,77 3,53 0,39 0,31 42 93,71 85,38 155,55 0,91 0,90
18 13,10 5.26 4.07 0,40 0,32 43 105,11 99,02 186,54 0,94 0,93
19 13,93 5,80 4,68 0,42 0,34 44 118,37 115.31 224,64 0,97 0,97
20 14,83 6,40 5,39 0,43 0,36 45 133.88 134,88 271,76 1,01 1,00
21 15,82 7,07 6,20 0,45 0,38 46 152,10 158.51 330,35 1,04 1,04
22 16,88 7,82 7,13 0,46 0,40 47 173,64 187,21 403,67 1,08 1,07
23 18,05 8,66 8,20 0,48 0,42 48 199,26 222.31 496,01 1,12 1,11
24 19,32 9.60 9.44 0,50 0,45 49 229,93 265.51 613,16 1,15 1,15
50 266.89 319,07 762,89 1,20 1,19

Theo Vesic (1973) Pgh = : r N , y . B + N^.q + N,.c

3. P hương pháp Ehdokim ov (1964)


Phương pháp được TCVN của nước ta và SNiP-85 (Liên Xô) quy định dùng. Phương
pháp này do Ebdokimov đổ xuất dựa vào mặt trượt xác định theo lí thuyết CBGH của

223
Novotorsev cho đất không trọng lượng (hình 5.49). ở mục trên đã biết khi góc lệch cúa tải
trọng ô = 0 thì mặt trượt Novotorsev trở lại mặt trượt Prandtl. Do đó phương pháp
Ebdokimov được coi là phưcfng pháp tổng quát hơn.

Hình 5.49

Để xét đến lực dính của đất nền (c ^ 0), Ebdokim ov đã vận dụng nguyên lí về trạng
thái ứng suất tương đồng của Caquot đã trình bày trong mục 5.3. Do vậy, trước hết xét
nề n đ ấ t rời (y 0, (p 9Í: 0, c = 0) rồi sau đó suy ra c h o đ ấ t d í n h ( y 5^ 0, (p 0, c 0) th e o
nguyên lí Caquot.
Trọng lượng của đất nền được xét trực tiếp từ trọng lượng của ba miền của khối đất trượt
P|, ? 2, P3 (hình 5.49).
P| = 0,5y.BrQSÌna
Trong đó:
sinô' ^
V với V = 0,5 arc cos + (p-ỗ' ; đất rời có ô' =
^sincpy

sinv
1„ = BE = B
coscp
7
P2 =Y với r = CE = ;
4tgẹ

P3 = 0,5yr" coscp.

Hệ lực tác dụng vào mỗi miền của khối đất trượt, coi là cứng, được trình bày ở hình
5,49, trong đó R |, R2, R'3 là các phản lực của đất nền lên khối đất uượt. Chú ý rằng phản
lực R7 đi qua điểm E. T |, T2 là [ực tưong tác giữa các miền đất trượt.

224
* Trường hợp tủi írọììỊị đứn^ị (5= ổ = 0) (hình 5.50)
Q
Lực dính được xét theo nguyên lí Caquot với áp lực dính n = —— . Mặt trượt trong

trường hợp này trùng với mặt trượi Prandll và mặt trượt Vesic đề nghị. Áp lực dính không
làm Ihay đổi góc lệch (ô = ô' = 0). Từ điểu kiện cân bằng tĩnh của từng miền của khối đất
trượt, xác định được công thức tính tải trọng giới hạn theo công thức với ba hộ số không thứ
nguyên (P. T. Phiệt, 1980).
Pgh = N ,.y.B + N ,.q + N,.c (5-128)

Các trị số Ny, N^, N;, xác định theo bảng 5.4 với móng băng (bài toán phẳng).

Bảng 5.4. Hệ số không thứ nguyên tính tải trọng giới hạn Ebdokimov

(p Ny Nc, Nc <p Ny Nc

0 0 1,0 5,141 24 5,070 9,603 19,324


2 0,066 1,197 5,632 25 5,867 10,662 20,721
3 0,106 1,309 5,900 26 6,796 11,854 22,254
4 0,152 1,433 1,568 27 7,880 13,199 23,942
5 0,204 1,568 6,489 28 9,149 14,720 25,803
6 0,264 1,716 6,813 29 10,640 16,443 27,860
7 0,3^? 1,870 7.158 30 12,393 18,401 30,140
8 0,409 2,057 7,527 31 14,466 20,631 32,671
9 0,497 2,255 7,922 32 16,921 23,117 35,490
10 0,597 2,471 8,434 33 19,841 26,092 38,638
11 0,711 2,710 8,798 34 23,327 29,440 42,167
12 0,841 2,974 9,285 35 27,503 33,296 46,124
13 0,989 3,264 9,807 36 32,528 37,753 50,586
14 1,158 3,586 10,370 38,602 42,920 55,630
15 1,352 3,941 10,977 38 45,977 48,933 61,359
16 1,573 4,335 11,631 39 54,977 55,959 67,867
17 1,827 4,772 12,338 40 66,014 64,196 75,313
18 2,118 5,258 13,103 41 79,627 73,897 83,858
19 2,452 5,798 13,934 42 96,515 85,374 93,706
20 2,837 6,399 14,835 43 117,597 99,015 105,110
21 3,280 7,071 15,815 44 144,088 115,308 u 8,370
22 3,792 7,821 16,883 45 117,610 134,874 134,871
23 4,385 8,662 18,049

Theo P.T. Phiệt (1980): Pgi, =N^yB + N^.q + N,.c

225
• Trường hợp tải trọng xiên ( Ô^O) với đất rời (c = 0) (hình 5.51).
Trong trường hợp này, góc V được xác
định theo cồng thức:
sin ồ
v = 0,5 arccos + (p -ỗ
[únẹj _

Tải trọng giới hạn được xác định theo hai


thành phần của nó: Pgh và tgi, theo công thức:
Pgh =N^.y-B + Nq.q
(5-129a)
Hình 5.51
tgh = Pghtgô

Trong đó Ny, N^I phụ thuộc (p và ỗ, xác định theo bảng 5.5 với ỗ' = ô.
Công thức (5-129a) dùng cho móng băng. Trường hợp móng chữ nhật vuông và tròn thì
Irị số Pgi, lính theo còng thức:
Pgh =N^.S^.y.B + Nq.Sq.q
(5-129b)
tgh == Pghtgô
trong đó: Sy, Sq là hệ số hiệu chỉnh về hình dạng móng xác định theo công thức (theo
ENV 1997-1. Eurocode 7. Geotechnical design. Part 1. General Rules):

= 1 - 0 ,3 — (móng chữ nhật L > B)

s , = 0,7 (móng tròn, vuông L = B)


(móng chữ nhật, vuông, tròn và điểu kiện tăng tải nhanh
không thoát nước)

s„ = 1 + — sincp (móng vuông, tròn đều lấy B/L = 1 và điều kiện tãng tải
^ L
ch im thoát nước)
* Trườniị hợp tải trọng xiên (ỏ Ĩ^O) với dất (p và c ^ 0
Kí hiệu ỗ làgóc lệch đã biết của tải trọng ngoài và n = c.cotgcp làáp lựcdính của đất
nền. Theo nguyên lí tưcfngđồng về trạng thái ứngsuất của Caquot, nền đất dính được đưa
về nền đất rời chịu lải trọng ngoài đều khắp mặt nền với cường độ là n = c.cotgcp.
Đối với nền đất, lại biên tải trọn^ bên gia tăng một đại lưọfng là n, tức có:
q ' = q + n (kPa) (5-130)
và tại biên đặt móng, chỉ thành phần đứng của tải trọng giới hạn tăng lên một đại lượng
bằng n, tức có:
Pgh=Pgh+" (kPa) (5-13la)

i;h = tg h (kPa) (5-13lb)

226
Bảng 5.5. Trị số Ny, Nq, trong công thức tính tải trọng giới hạn
(theo phương pháp do TCVN 4253-86 đề nghị dùng)

2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Ny 0,066 0,106 0.152 0.204 0,264 0,332 0,409 0,497 0,597 0,711 0,841
0 : Nq 1,197 1,309 1,433 1,568 1,716 1,879 2,057 2,255 2,471 2,710 2,974

’ N, 5,632 5,900 6.185 6,489 6.813 7,158 7.527 7.922 8,345 8,798 9,285

Ny 0,067 0,107 0.151 0,200 0,257 0,321 0.395 0,479 0,574 0,683 0,807
1,169 1,281 1402 1,535 1,680 1,840 2,014 2,207 2,418 2,651 2,907

Nc 4.828 5,359 5,754 6.115 6,472 6,837 7,218 7,618 8,042 8,493 8,974

Ny 0,000 0,083 0,131 0,181 0,237 0,300 0.371 0,452 0,543 0,648 0.767

2 N, 0,000 1,240 1,364 1,496 1,639 1,795 1,966 2,154 2,360 2,587 2,837

Nc 0,000 4,586 5,204 5,666 6,078 6,475 6.875 7,286 7,715 8,166 8.645

Ny 0,000 0,098 0,152 0.209 0,271 0.340 0,418 0,506 0.606 0,720

3 N, 0,000 1,312 1,447 1,590 1,745 1,913 2,097 2,298 2,520 2,753

Nc 0,000 4,459 5,115 5,617 6,065 6,495 6,924 7,363 7,818 8,296

Nv 0,000 0,113 0,173 0,235 0,303 0,379 0,464 0,560 0,669


4 0,000 1,384 1,532 1,687 1,853 2,034 2.231 2.447 2,685

Nc 0,000 4,388 5.064 5,594 6.070 6,527 6.9Ồ2 7,446 7.927

Nv 0.000 0,128 0,193 0,261 0,335 0.417 0,509 0,613

5 N, 0,000 1,457 1,619 1,786 1,964 2.15« 2,370 2,602

Nc 0,000 4,350 5,038 5.590 6,090 6,570 7,048 7,530


N, 0,000 0,144 0.213 0,286 0,366 0,455 0,555
6 Nq 0,000 1,532 1,707 1,887 2,079 2,287 2.514

Nc 0,000 4,330 , 5,029 5,560 6J19 6,621 7.121


N, 0,000 0,159 0,234 0,312 0,398 0.493
0,000 1,608 1,797 1,991 2,197 2.419

Nc 0,000 4,324 5,032 5.619 6,157 6.678

Ny 0.000 0,175 0,254 0,338 0,430


8 0,000 1,685 1,809 2,097 2,318

Nc 0,000 4,327 5.044 5,645 6,200

N, 1 0,000 0,191 0,275 0,364


9 0,000 1,765 1,984 2,207

Nc 0,000 4,337 5,063 5.677

Ny 0,000 0,206 0,296


10 0,000 1,846 2,081

Nc ỉ 0,000 4,350 5,086


i

Nv i 0,000 0.222
1

11 0,000 1,928

Nc 0,000 4,367

N, 0,000
12 0,000

Nc i 0,000
... 1

227
Bảng 5.5 (tiếp iheo)

9
13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23
Ổ'

N. 0,989 1,158 1.352 1.573' 1,827 2,118 2,452 2,837 3,280 3.792 4,385

0 N. 3,264 3.586 3,941 4,335 4,772 5,258 5,798 6,399 7.071 7,821 8,662

Nc 9,807 10,370 10,977 11,631 12,338 13,103 13,934 14,835 15,815 16,883 18,049

N, 0,949 1,111 1,296 1,508 1,750 2,028 2,347 2,714 3,137 3,624 8,188

1 N. 3,191 3,503 3,850 4,232 4,658 5,129 5,654 6,238 6,890 7,617 8.431

Nc 9,489 10,041 10,635 11,274 11,964 12,709 13,516 14.392 15,342 16,378 17,507

N, 0,902 1,057 1,234 . 1,437 1,667 1,932 2,236 2,585 2,988 3,451 3,987

2 N. 3,113 3.418 3,754 4.127 4,540 4,998 5,507 6,073 6,705 7,410 8,198

Nc 9,153 9,697 10,279 10,904 11,578 12,304 13,089 13,939 14,861 15,865 16,958

N. 0,850 0,998 1,166 1,359 1,579 1,831 2,120 2,452 2,834 3,274 3,783

3 N. 3,032 3,328 3,655 4,017 4,418 4,862 5,356 5,905 6,517 7,199 7,962

Nc 8,801 9,337 9,909 10.522 11,179 11,887 12,651 13,478 14,372 15,344 16,402

N, 0,793 0,933 1,094 1,278 1,487 1,726 2,000 2,315 2,677 3,095 3.576

4 N. 2,946 3,234 3,552 3,904 4,293 4.724 5,202 5.734 6,326 6,986 7.724

Nc 8,431 8,962 9.526 10.127 10,770 11,460 12,204 13,006 13,875 14,817 15,840

N. 0.731 0,866 1,018 1,192 1,391 1,618 1,878 2,176 2,519 2,913 3.368

5 N. 2,857 3,137 3,446 3,787 4,164 4,582 5,045 5,560 6,132 6.770 7.483

Nc 8,042 8,570 9,127 9,718 10,349 11,023 11,747 12,527 13,370 14,283 15.273

Ny 0,667 0,795 0,940 1,105 1,293 1,507 1.753 2,035 2,359 2,731 3,160

6 N. 2,762 3,035 3,334 3,666 4,031 4,436 4,885 5,382 5.936 6,553 7.240

Nc 7,632 8,161 8,714 9,297 9,916 10,575 11,282 12,041 12,859 13,743 14,701

N, 0,601 0,722 0,859 1,015 1,193 1,396 1,628 1,894 2,199 2,549 2,953

7 N. 2,662 2,928 3,220 3,541 3,895 4,287 4,721 5,202 5,737 6,332 6,996

Nc 7,200 7,732 8.284 8,861 9,470 10,117 10,807 11,546 12,340 13,198 14,125

N, 0.532 0.647 0,777 0,925 1,093 1,284 1,502 1,753 2,039 2.369 2,749

8 N, 2,556 2,816 3,100 3,412 3,756 4,135 4,554 5,019 5,536 6,110 6,749

Nc 6,741 7,283 7,387 8,411 9,013 9,648 10,323 11,043 11,816 12,647 13,545

N, 0,462 0,572 0,695 0.834 0,992 1,172 1,377 1,612 1,881 2.191 2,547

9 N. 2,443 2,697 2,975 3,278 3,611 3,979 4,384 4,834 5,332 5,885 6,502

Nc 6,249 6,808 7,369 7,944 8,542 9,168 9,830 10,533 11,285 12,092 12,961

N. 0,391 0,495 0,612 0.743 0.892 1,061 1,253 1,474 1.726 2,015 2,348

10 N. 2,319 2,571 2,843 3,139 3,463 3,819 4,211 4.645 5,126 5,659 6.252

Nc 5,714 6.302 6,879 7,459 8,056 8,676 9,326 10,015 10,748 11,532 12,374

Ny 0,317 0,418 0,284 0,652 0,792 0,951 1,131 1,337 1,573 1,843 2.154

11 N. 2,180 2,435 2,705 2,993 3,309 3,654 4,034 4.453 4,917 5,431 6,002

Nc 5,113 5,754 6,358 6,952 7,552 8,169 8,812 9,488 10,203 10,966 11,783

228
Bảng 5 .5 (tiếp theo)

13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23
Ồ'
Ny 0,237 0,338 0,445 0,562 0,694 0.842 1,011 1,203 1,423 1,675 1,965'

12 N. 2,013 2,282 2,553 2.840 3,149 3,485 3,853 4,258 4,705 5,200 5,749

Nc 4,387 5,142 5,797 6,416 7,028 7,647 8,286 8.951 9.652 10,396 11,189

N. 0,000 0,253 0,359 0,472 0,596 0,735 0,893 1.073 1,277 1,512 1,781

13 N. 0,000 2,099 2,386 2,675 2,980 3,309 3,667 4,059 4,490 4.967 5.496

Nc 0,000 4,408 5,176 5,842 6,477 7.106 7,744 8,404 9,093 9,819 10,591

Nv 0.000 0,268 0,380 0,499 0.630 0,778 0.945 1,136 1,353 1,603

14 N. 0.000 1,187 2,493 2,800 3,125 3,474 3,855 4,272 4.732 5,240

Nc 0,000 4,430 5,206 5,888 6,539 7,185 7.843 8,524 9,237 9,989

N-, 0,000 0,284 0,401 0.526 0,665 0,821 0,998 1,200 1,431

15 N. 0,000 2,277 2.602 2,929 3,273 3,644 4,049 4,493 4,983

Nc 0,000 4,453 5,240 5,936 6,602 7,266 7,943 8,646 9,382

N,, 0,000 0,300 ■ 0,423 0,554 0,700 0,865 1,052 1,266

16 N. 0,000 2,368 2,714 3,060 3,426 3,820 4,250 4.722

Nc 0,000 4 ,4 /6 5,275 5,984 6,666 7.347 8,044 8,769

N, 0.000 0,314 0,444 0.582 0,736 0,909 1,107

17 N. 0,000 2,462 2,828 3,196 3,583 4,001 4,458

N, 0,000 í1.^9S 5.309 6,032 6,730 7,429 8,146

H, 0,000 0,329 0,465 0,610 0,771 0,954

18 K 0,000 2.557 2,945 3,334 3,745 4,187

Nc 0,000 4.522 5,344 6,081 «,795 7,512

N. 0,000 0,344 0,4S6 0,638 0.808

19 N.., 0,000 2,654 3,065 3.476 3,912

N,- 0,000 4,544 5,379 6,129 6,859

Nv 0,000 0,359 0,507 0,666

20 N. 0,000 2,752 3,187 3.622

K 0,000 4,566 5,413 6,178


1
N. 0,000 0,374 0.528

21 N. 1 0,000 2,853 3,317


i
1 1
N,: 1 0,000 4,587 5,446
1
N.. 0,000 0,388

22 N. ị 0,000 2,955

K 0,000 4,606

N. 0,000

23 0,000

K 0,000

229
Bảng 5.5 (íiểp theo)

24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34
5'

Ny 5,070 5,867 6,796 7,880 9,149 10.640 12,393 14,466 16,921 19,841 23,327

0 9,603 10,662 11.854 13.199 14,720 16,443 18,401 20,631 23,117 26,092 29,440
N.

Nc 19,324 20,721 22,254 23,942 25,803 27.860 30,140 32,671 35,490 38,638 42.167

N, 4,841 5,599 6,482 7,511 8,715 10,128 11,794 13,750 16,072 18,830 22,118

1 9.344 10,367 11,522 12,822 14,292 15,956 17,845 19,995 22.448 25,256 28,477
N.

Nc 18,740 20,091 21,573 23,202 24,998 26,981 29,176 31,613 34.325 37,350 40,736

N, 4,608 5,327 6,164 7,140 8,281 9,617 11,188 13,041 15.232 17,833 20.931

2 9.081 10,073 11,187 12,444 13,862 15,468 17,289 19,361 21,724 24,425 27,522
N.

Nc 18,151 19,456 20,887 22,459 24,190 26,101 28,214 30,558 33,165 36,071 39,320

N, 4.371 5.053 5,845 6,769 7.847 9,110 10,593 12,404 14,044 16,854 19,768

3 8,816 9,774 10.851 12,064 13,432 14,980 16,735 18,730 21,003 23,600 26,575
N.

Nc 17,556 18,817 20,198 21,714 23,382 25,221 27,254 29,508 32,011 34,800 37,917

N, 4,133 4,776 5,527 6.399 7.416 8.607 10,005 11,650 13,592 15,894 18,632

4 N. 8,549 9,473 10,513 11,683 13,002 14,493 16,183 18,102 20,287 22,782 25.638

Nc 16,955 18.173 19,505 20,967 22,573 24.343 26,298 28,462 30,866 33,541 36,528

N, 3,894 4,503 5,209 6,031 6,990 8,111 9,426 10,972 12,797 14,957 17,524

8,280 9,173 10,175 11,302 12,573 14,008 15,633 17,478 19,577 21,971 24,711
5 N.
N. 16.351 17,526 18,811 20,219 21,765 23,467 25,345 27,423 29,729 32,293 35.154

N>. 3,656 4,229 4,895 5,668 6,570 7,623 8,858 10,309 12,020 14,044 16,447

6 N. 8,009 8,870 9,836 10,921 12,144 13.524 15,086 16,858 18,873 21,170 23.796

Nc 15,743 16,877 18.116 19,471 20,959 22,594 24,398 26,392 28,602 31,058 33,796

N, 3,420 3,959 4,584 5,311 6,157 7,145 8,303 9,662 11,263 13,157 15,402
1
7 N. 7,737 8,566 9,496 10,54) 11,716 13.043 14,543 16,243 28,176 20,377 22,892

Nc 15,131 16,226 17,420 18,724 20,154 21,726 23,457 25,369 26,486 29,834 32,456

N, 3,187 3,693 4,279 4.960 5,753 6,678 7,761 9,033 10,529 12,297 14,392

8 N. 7,463 8,262 9,156 10,160 11,290 12,564 14,004 15,634 17,486 19,593 22,000

Nc 14,517 15,573 15,573 17,979 19,353 20.862 22,523 24,355 26,382 28,631 : 31,134

N. 2,957 3,431 3,780 4,617 5,359 6,224 7,235 8,422 9,818 11,465 13.417

9 N. 7,189 7,957 8,817 9,782 10,866 12,088 13,469 15,031 16,804 18,821 21,122

Nc 13,900 14,919 16,027 17,235 18,556 20,004 21,596 23,351 25.291 27,441 29.831

N, 2,732 3,172 3,688 4,283 4,975 5,782 6,725 7,830 9,130 10,663 12.478

10 N. 6,914 7,652 8,478 9,404 10,445 11,816 12,938 14,434 16,130 18,058 20,257

Nc 13,282 14,265 15,332 16,494 17,763 19,152 20,678 22,358 24,213 26,267 28,550

230
Bảng 5.5 (tiếp theo)

24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34
ỗ'

Nv 2,512 2,926 3,404 3.958 4,603 5.354 6,231 7,259 9.467 9,891 11,575

11 N. 6,637 7,347 8,140 9,028 10,025 11,148 12,413 13,844 15,465 17,307 19,406

Nc 12,661 13,610 14,638 15.756 16,974 18,307 19,768 21,376 23,149 25,111 27.287

Ny 2,298 2,683 :^,128 3,644 4,243 4,941 5,755 6,710 7,830 9,150 10.710

12 N. 5,360 7,041 7,802 8,653 9,609 10,683 11,894 13,261 14,810 16,568 18,569

Nc 12,040 12,956 13,946 15,021 16,191 17,469 18,869 20,406 22,100 23,972 26.047

N, 2,091 2,448 2,861 3,340 3,896 4,543 5,298 6,182 7,219 8,441 9,883

13 N. 6,083 6,736 7.466 8,281 9,196 10,223 11,380 12,686 14,164 15,840 17.747

Nc 11,416 12,300 13,256 14,290 15,414 16,634 17,979 19,449 21,066 22.852 24,829

Ny 1,891 2,222 2,604 3,047 3,562 4,161 4,859 5,676 6,635 7,763 9,094

14 N, 5,804 6,431 7,130 7,911 8,786 9.767 10,872 12,118 13,528 15,125 16,941

Nc 10,790 11,647 12,568 13.563 14,642 15,817 17,100 18,504 20,048 21,751 23,633

Nv 1,697 2,004 2,357 2,767 3,242 3,795 4.439 5,193 6,077 7,117 8.343

15 N. 5,524 6,126 6,795 7,542 8,379 9.316 10,371 11,559 12,901 14,442 16,150

Nc 10,161 10,992 11,882 12,840 13,877 15,003 16,230 17,573 19,046 20.668 22,460

N, 1,511 1,794 2,120 2,498 2,936 3,445 4,039 4,732 5.546 6,502 7,630

16 Nq 5,243 5,820 6,461 7,176 7,975 8,870 9.873 11,008 12,286 13,732 15,374

N. 9,530 10,336 11,197 12,121 13,118 14,198 15,373 16,655 18.061 19,606 21,311

Ny 1,333 1,594 1,894 2,241 2,644 3,112 3,657 4,295 5,042 5,919 6,954

17 4,959 5,513 6,128 6,811 7.574 8,428 9,386 10,464 11,680 13,055 14.615
K

N. 8,893 9,679 10,514 11,406 12,365 13,401 14,526 15,751 17,092 18,563 20,184

Ny 1,163 1,402 1,678 1,997 2,366 2,796 3.296 3,880 4,564 5,368 6,315

18 N,^ 4,673 5,205 5,794 6,448 7,177 7,991 8,904 9,930 11,085 12,391 13,871

N, 8,249 9,019 9,830 10,693 11,617 12,612 13,690 14,861 16,140 17,541 19,082

N, 0.999 1,220 1,473 1.765 2,103 2,496 2,953 3,487 4,113 4,847 5.712

19 N, 4,381 4,895 5,460 6,086 6,782 7,559 8.427 9,403 10,501 11,740 13,143

Nc 7,595 8,353 9,415 9,982 10,875 11,832 12,865 13,985 15,204 16,538 18,003

N. 0,844 1,046 1,278 1,545 1,854 2,213 2,630 3,117 3,688 4,357 5,145

20 N. 4,083 4,580 5,125 5,725 6,390 7,130 7,957 8,884 9,927 11,102 12,431

Nc 6.924 7,678 8,457 9,272 10,136 11,059 12,050 13,121 14,285 15,556 16,948

N, n,695 0,881 1,093 1,337 1,619 1,946 2,326 2,769 3.288 3,897 4,614

21 N. 3772 4,259 4,785 5,362 5,998 6,705 7,492 8,373 9,363 10,477 11.735

N. 6,225 6,988 7,761 18,561 9,401 10.292 11,245 12,271 13.383 14,593 15,916

N,„ 0^549 0,723 0,918 1,141 1,398 1,695 2,040 2,442 2,913 3,466 4.116

22 N. 3^439 3,925 4,439 4,996 5,607 6,282 7,032 7,870 8,808 9,864 11,055

Nc 5,479 6,273 7,052 7,843 8,665 9,529 10,448 11,433 12,496 13,650 14,907

231
Bảuỵ 5.5 (liếp theo)
----------- 1

24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34
8' 1

K 0,403 0.570 0,752 0,956 1,189 1,459 1,772 2.137 2,563 3.063 3.651

23 K
3,059 3.569 4.082 4.625 5,214 5.861 6,576 7,329 8,263 9,263 10.390

Nc 4.625 5.510 6,319 7,115 7.926 8,769 9,659 10,606 11,624 12,704 13,920
j
N, 0,000 0,417 0,591 0,780 0,994 1.238 1,522 1,852 2,237 ; 2,688 3,219

24 N, 0,000 3,165 3702 4,243 4,816 5,439 6,123 6,882 7,727 8,674 9,739

N. 0,000 4.643 5,541 6,364 7,177 8,008 8,874 9789 10,766 11.817 12,956

N, 0.000 0,430 0,612 0,809 1.032 1.288 1,586 1,933 2,339 2.817

25 N, 0,000 3,272 3,838 4,408 5,013 5,670 6,394 7,198 8.095 9,102

Nc 0,000 4,659 5,570 6,409 7.239 8,089 8,978 9,919 10,926 12,012

N,, 0,000 0.441 0,632 0,837 1,070 1,339 1,651 2,016 2,445
j 1
26 N„ 0,000 3,381 3,977 4,576 5,214 5,909 6.675 7.526 8.479

Nc 0,000 4.674 5,589 6,452 : 7,300 8,170 9,082 10.050 11,088

N, 0,000 0,458 0,653 0,866 1,109 1,390 1,717 2,102

27 N, 0,000 3,492 4,118 4,749 5,422 6,155 6,965 7,867

Nc 0.000 4,687 5,625 6,494 7,359 8,250 9,186 10,181

Ny 0,000 0,471 0,673 0,895 1,148 1.442 1.785

28 N, 0,000 3,605 4.262 4,926 5.635 6,409 7.265

Nc 0,000 4,699 5,650 6,534 7,418 8,329 9,289

N-, 0,000 0,483 0.693 0,923 1,187 1,494


1
29 0,000 3,719 4.409 5.108 5,854 6.671
1
1
1 N. 0.000 4.709 5,673 6.573 7,475 8.408
1 1
N, 1 0,000 0,496 0,730 ^ 0,952 1,227

30 N, 0,000 3,835 4.559 5,293 6.080

N. 0,000 4,718 5,695 6,611 7.531

N, 0,000 0,508 0,732 0,981

31 N, 0,000 3.952 4,712 5,483

Nc 0,000 4.725 5,716 6.647

N, 0,000 0.520 0,752


í
1
32 N. 0,000 4,072 4,868

N. 0,000 4,730 5,734

N, 0.000 0.532

33 N. 0,000 4,192

Nc 0,000 4,733

N, 0,000

34 N„H 0,000

Nc 0.000

232
Bảng 5.5 (tiếp theo)

(p
3Õ 36 37 38 39 40 41 42 43 45 45
ổ'

N, 27.503 32,528 38,602 45,977 54,977 66,014 79,627 96,515 117,597 144,088 117,610

0 N. 33,296 37,753 42,920 48,933 55,959 64,196 73,897 85,374 99,015 115,308 134,874

Nc 46,124 50,586 55,630 61,359 67,867 75,313 83,858 93,706 105,110 118,370 134,871

N, 26.056 30.788 36,501 43.430 51,875 62,220 74,963 90.751 110,43 135,127 166,329

1 Np 32,185 36,466 41,427 47,194 53,926 61,813 71,093 82,061 95,08 110,622 129,262

Nc 44,536 48,815 53,648 59,126 65,358 72,474 80,633 90,027 100,892 113,517 128,261

Ny 24,637 29,086 34,452 40,953 48,866 58,549 70,461 85,200 103,548 126,538 155,543

2 N. 31,084 35,194 39,952 45.480 51,926 59.472 68,342 78,815 91,238 106,046 123,790

Nc 42,965 47,064 51,692 56.932 62,888 69.684 77,468 86,423 96,768 108,778 122,970

23,250 27,428 32.460 38,550 45,954 55,004 66,123 79,864 96.946 118,320 145,246

3 No 29,995 33,938 38,498 43,792 49,960 57,174 65,646 75.639 87,481 101,583 118,462

Nc 41,409 45,335 49,762 54,771 60,460 66,945 74,366 82,895 92,740 104,156 117,462

N, 21,899 25,814 30,526 36,223 43,142 51,587 61,952 74.744 90,625 110,469 135,433

4 N. 28.919 32.698 37,066 42,131 48,028 54,920 63,005 72,534 83,814 97.232 113,276

Nc 39,872 43,628 47,861 52,646 58,075 64,259 71,329 79,447 88,807 99,651 112,276

N, 20,585 24,249 28,655 33,975 40,430 48,301 57,948 69,840 84,585 102,983 126,095

5 N. 27,856 31,475 35,655 40,499 46,133 w ,/1 1 60,422 69,500 80,236 92,995 108,233

Nc 38,354 41,945 45,989 50,557 55,735 61,626 68,357 76,077 84,970 95,263 107,233

N, 19,310 22,734 26.846 31,808 37.821 45,145 54.112 65,151 78,822 95,856 117,225

6 N. 26,807 30,271 34,270 38,896 44,274 50,548 57,896 66,539 76.750 88,872 103,334

Nc 36,856 40,288 44,148 48,505 53,439 59,049 65,451 72,788 81,231 90,994 102,334

N, 18,075 21,270 25,103 29,723 35,317 42,122 50,443 60,676 73,332 89,082 108,811

7 N. 25,774 29,086 32,905 37,323 42,453 48 ,.3 3 55,429 63,650 ?3,354 84,862 98,578

Nc 35,380 38,657 42,339 46,491 51,191 56.528 62,613 69,580 77.590 86,842 97,578

Ny 16,884 19,859 23,427 27,721 32,916 39,229 46,941 56.413 68,113 82,653 100,843

8 N. 24756 27,920 31,566 35,781 40,671 46,365 53,021 60,836 70.051 80,968 93.965

Nc 33,927 37,053 40,563 44,518 48,989 54,064 59,844 66,455 74,048 82,809 92,965

N, 15,736 18,502 21,817 25,803 30,620 36,468 43,604 52,358 63,158 76,563 93,310

9 N. 23,754 26,775 30,254 34,271 38,928 44,345 50,673 58,095 66,839 77,187 89,494

Nc 32,497 35,477 38,821 42,585 46,837 51,657 57,143 63,411 70,603 78,893 88,494

Ny 14,632 17,201 20,275 23,969 28,428 33,827 40,429 48,508 58,462 70,803 86,198

10 N. 22,770 25,652 28,967 32,793 37,224 42,375 48,386 55,429 63,719 73,519 85,163

Nc 31,090 33,930 37,113 40,693 44,733 49,309 54,511 60,450 67,257 75,096 48,163

233
Bảng 5.5. (tiếp theo)
tp
35 36 37 38 39 40 41 42 43 45 45
5*

N, 13,574 15,954 18,800 22,218 26,340 31,334 37,415 44,858 54.020 65.363 79,496

11 21,803 24,549 27,707 31,347 35,560 40,453 46,158 52.837 60,690 69.964 80,971
N.

Nc 29,709 32,413 35,441 38,843 42,678 47,018 51,949 57,571 64,009 71,415 79,972

N. 12,561 14,763 17,394 20,550 24,354 28,958 34,558 41,405 49,824 60,234 73,188

12 N. 20,854 23,469 26,473 29,935 33,937 28.582 43,992 50.319 57,752 66,522 76,920

Nc 28,354 30,926 33,804 37,035 40,674 44,788 49,456 54,772 60,859 67,850 75,920

N, 11,593 13,627 16,055 18,965 22,469 26,706 31,855 38,144 45,867 55,407 67,262

13 N. 19,923 22,411 25,268 28.556 32,355 36,759 41,876 47,876 54,905 63.191 73.004

Nc 27,024 29,470 32,204 35,270 38,720 42.616 47,033 52,060 57,806 64,400 72.004

Nv 10,671 12,546 14,782 17,461 20,683 24,576 29,302 35,069 42,143 50.871 61,704

14 N. 19.010 21,376 24,090 27,211 30,814 34,987 39,840 45,506 52,148 59.970 69,^23

K
25,721 28,046 30,641 33,548 36,817 40.504 44,680 49,429 54,849 61,064 68,223

N, 9,795 11,520 13,576 16,037 18,994 22,565 26,896 32,175 38,643 46,615 56.499

15 N. 18,117 20,364 22,939 25,900 29,313 33,264 37,855 43,209 49,480 56,857 65,576

Nc 24,445 26,653 29,115 31,870 34,964 38,451 42,397 46,878 51,988 57,841 64.576

N, 8,964 10,547 12,434 14,691 17,401 20,670 24,631 29,455 35,361 42,630 51,632

16 N. 7,243 19.376 24,817 24,622 27,854 31,591 35,930 40,985 46,900 53.852 62,060

Nc 23,197 25,292 27.626 30,235 33,162 36,457 40,182 44,408 49,222 54.730 61,060

Ny 8,177 9,620 11,356 13,421 15,900 18.888 22,505 26,905 32,287 38,904 47,090

17 N. 16,388 18,410 20,724 23,379 26.436 29,968 34,064 37,832 44,407 50,953 58.673

Nc 21,976 23,963 26,174 28,643 31,410 34,522 1 38,036 42,017 46,549 51.728 57.673

N, 7,434 8,761 10,341 12,227 14,490 17.215 20,511 24,518 29,411 35,427 42,857

18 N. 15,552 17,468 19,658 22,169 25,058 28,393 32,257 36,752 42,001 48,158 55.413

Nc 20,783 22,866 24,760 27,095 29.709 32,646 35,957 39,706 43,968 58.845 54.413

N, 6,734 7.945 9,386 11,106 13,167 15,647 18,646 22,288 26,733 32.188 38,921

19 Na 14,736 16.550 18,621 20.994 23,721 26,867 30,509 34,741 39,680 45,466 52,277

Nc 19,617 21,402 23,383 25,591 28,058 30,827 33,947 37,474 41,479 46,046 51.277

N. 6,076 7,179 8,490 10,055 11,929 14,182 16,905 20,208 24,237 29.176 35,266

20 N. 13,939 15,654 17.611 19,852 22.425 25,390 28,819 32,800 37,442 42,875 49.264

Nc 18,479 20,170 22,044 24.129 26,457 29,066 32,002 35,318 39,079 43.363 48.264

N, 5,460 6,462 7,652 9,073 10,773 12,816 15,282 18,273 21,917 26,381 31,878

21 N. 13,161 14,782 16,630 18,743 21,168 23,960 27,186 30.928 35.286 40,383 46,370

Nc 16,368 18,970 20,742 22,710 24,905 27,362 30,123 33,238 36,767 40,782 45,370

234
Bảng 5.5 (tiếp theo)

35 36 37 38 39 40 41 42 43 45 45

1 N, 4,883 5,791 6,870 8,156 9,695 11,544 13,773 16,476 19.675 23,791 28,744

22 N, 12,403 13,933 15,676 17,668 19,951 22,577 25,609 29,123 23.211 37,987 43,592

Nc 16,285 17,801 19,476 21,334 23,402 25,715 28,310 31,234 34,542 38,302 42,592

N, 43,454 5,166 6,142 7,304 8,693 10,362 12,374 14,809 17,773 21,397 25,851

23 N, 11,663 13,107 14,749 13,625 18,772 21,241 24,088 27.384 31,215 35,687 40.929

Nc 15,228 16,666 18,246 19,999 21,947 24,122 26,560 29,302 32,402 35,919 39.929

N. 3,845 4,585 5,465 6,512 7,764 9,270 11,078 13,269 15,933 19,187 23,184

24 N. 10,941 12,302 13,805 15.614 17,633 19,950 22,621 25,710 29,297 33,480 38.377

Nc 14,197 15.556 17,052 18.705 20,540 22,584 24,872 27,443 30,345 33.633 37,377

N, 3,380 4,047 4,838 5,779 6,905 8,255 9,881 11,847 14,236 17,153 20,732

25 N. 10,237 11,520 12,976 ,14.635 16,530 18,705 21,207 24,100 27,455 31,362 35,934

Nc 13,191 14,479 15,893 17,452 19,178 21,099 23,246 25,655 28,369 31,441 34,934

N, 2,951 3,549 4,258 5,102 6,111 7.321 8.778 10,538 12,676 15,284 18,482

26 N, 9,550 10,758 12,128 13,686 15,465 17,502 19,846 22,551 25,686 29,334 33,597

K 12.210 13,431 14,767 16.238 17,863 19,667 21,680 23,935 26,473 29,341 32,597

N, 2,554 3,089 3,724 4,479 5,381 6,463 7,764 9,336 11,244 18,571 16,422

27 8.878 10,017 11,350 12./68 14,435 16,344 18.536 21,064 23.990 27,391 31,362

N. 11,251 12,411 13,675 15,062 16,591 18,286 20,173 22,283 24,654 27,329 30,362

N, 2,189 2,667 3,233 3,907 4,711 5,657 6,834 8,235 9,934 12,004 14,540

28 N,, 8,221 9,294 10,505 11,878 13,441 15,266 17,275 19,635 22,364 25,532 29,227

Nc 10,313 11,416 12,614 13,923 15,363 16,954 18,722 20,696 22,910 25,404 28,227

N... 1,855 2,280 2,783 3,382 4,097 4,954 5,985 7,229 8,737 10,575 12,824

29 N. 7,577 8,589 9,728 11,015 12,480 V-,149 16,063 18,264 20,806 23,754 27,189

K 9,392 10,445 11,582 12,820 14,176 15,671 17,328 19,173 21,239 23,563 26,189

N, 1,548 1,925 2,370 2,903 3,537 4,297 5,210 6,312 7,648 9,274 11.264

30 N. 6,942 7,899 8,971 10,180 11,551 13,111 14,897 16,948 19,314 22,055 25,245

K 8,486 9,495 10^578 11,750 13,029 14,434 15,987 17,712 19,640 21,803 24,245

N, 1.267 1,602 1,998 2.467 3,028 3,699 4,505 5,479 6,658 8.094 9,849

31 Na 6,311 7,221 8,232 9,368 10,652 12,111 13,776 15,686 17,887 20,432 23,391

Nc 7,585 8.562 9,598 10,711 11,919 13,241 14,697 16,311 18,109 20,123 22,391

Nv 1,009 1,307 1,657 2,071 2,565 3,157 3,867 4,724 5,762 7,026 8,570

32 N. 5.678 6,550 7,509 8,578 9,782 11,145 12,698 14,476 16,520 18,882 21.624

N. 6,681 7.63Ễ 8,637 9,670 10,845 12,090 13,457 14,968 16,643 18,518 20,624

235
Bảng 5.5. (tiếp theo)


35 36 37 38 39 40 41 42 43 45 45
ổ'

Ny 0,771 1,038 1,348 1,713 2,147 2.666 3,290 4.042 4,954 6,062 7.416

33 N. 5.027 5,878 6,795 7,807 8,937 10,213 11.661 13,315 15,213 17,403 19,941

Nc 5,750 6,714 7,690 8,712 9,802 10.979 12,264 13,677 15,242 11,986 18,941

N. 0,543 0,790 1,066 1,388 1,776 2,225 2,771 3,429 4,22ê 5.195 6,379

34 N. 4,315 5.189 6,082 7,047 8,114 9,310 10,662 12,200 13,963 15,999 18,338

Nc 4,734 5,765 6,744 7,740 8.786 9.903 11,114 12,439 13,901 15,525 17,339

N, 0,000 0,554 0,808 1.095 1,429 1,828 2.304 2,878 3,573 4,418 5,449

35 N. 0,000 4,439 5,354 6,292 7,307 8,433 9,696 11,130 12.766 14,645 16,815

Nc 0.000 4.733 5,778 6,773 7,789 8,358 10,005 11,250 12,617 14,130 15,815
N, 0,000 0,565 0,827 1,123 1,471 1,886 2,386 2,989 3.723 4,619
36 N. 0,000 4,565 5.522 6.507 7,575 8,762 10,099 11,619 13,359 15,363

Nc 0,000 4,731 5,788 9,800 7,836 8,929 10,106 11,387 13,798 14 Ì63

N, 0,000 0.575 0.845 1,152 1,513 1,946 2,469 3,104 3.880


37 N. 0,000 4.692 5.694 6.727 7.851 9,103 10,518 12.130 13.982

Nc 0,000 4,726 5,797 6.825 7,881 9,000 10,206 11,525 12,982

N, 0,000 0,585 0,863 1,180 1,556 2,008 2.556 3,224


38 N. 0,000 4,821 5.869 6.953 8,136 9.457 10,954 12,665

Nc 0,000 4,719 5,803 6,848 7,925 9,069 10,307 11,665

Ny 0,000 0,594 0.880 1,208 1.599 2.070 2.644


39 N. 0,000 4,952 6,048 7,185 8,429 9,824 11,408

Nc 0.000 4,710 5.807 6,869 7.967 9.137 10,408

N, 0,000 0,603 0,897 1.237 1,642 2,134


40 Np 0,000 5,084 6,231 7,423 8.732 10,205

Nc 0,000 4.699 5,809 6,888 8.008 9.205

N, 0,000 0,619 0,914 1,265 1.686

41 N. 0,000 5,219 6,417 7,668 9,046

Nc 0,000 4.685 5,809 8,905 8,046

N, 0,000 0,620 0,931 1.293

42 N. 0.000 5,355 6,608 7,920

Nc 0,000 4,670 5,806 6,920

Ny 0,000 0,628 0.947

43 N. 0,000 5,492 6.802

Nc 0,000 4,652 5,802

N. 0,000 0,635

44 N, 0,000 5,632

Nc 0,000 4,632

236
Góc lệch ỗ' của tải trọng giới hạn Pgi, được tính theo hình 5.51.

gh (5-132a)

•gh
ô' = arctg (5-I32b)
Pgh+n

Góc V trong trường hợp này được tính theo công th ứ c :

'^sinỗ'^
v = 0,5 arc cos + (p -ô ' (5-133)
v sin ọ ;

Trong đó ô' xác định theo công thức (5-132).


Bài toán đặt ra trước hết là xá c định góc lệch s theo trị s ố góc lệch ỏ của tải trọng
cônịị trình. Giả dụ đất nền có c = 0 thì ô' = ô và từ đó tính được tải trọng giới hạn theo
công thức (5-129):
'Pgh =NyY.B + Nq.q
(5-134)
tgh = Pgh‘gỗ

Thực tế đất nền có c 0 và do đó tải trọng giới hạn tính toán lệch góc ô' tính theo công
thức (5-132). Xét đến công thức (5-134), có:

Pghtgô
ỗ' = arctg = arctg
+n

hay ô' = arctg (n = c.cotgcp) (5-135)

Trong đó Pgi^ tính theo công Ihức (5-134).


Biết ô', tính góc V theo ô', mặt trượt được xác định và do đó xác định được trị số tải
trọng giới hạn tính toán p'gh :

p ; , = N , . y . B + N q.q'+ N ,.c (5-136)

Trong đó, các hệ sô' Ny, Nj, xác định theo bảng 5.4 với góc lệch ô' và (p.
Từ (5-136) xác định được tải trọng giới hạn của nền công trình đang xét (ọ 0, c 9Í: 0,
ô 0) theo công thức (5-131):

Pgh =Pgh - n = N^.y.B + N q . q '+ N , . c - n

237
Pgh = N^.Y.B + Nqíq + n) + (N^,tg(p-l)n
hay (5-137)
tg h = P g h ^ g ô

Trong đó Ny, N^j, Nj, xác định theo bảng 5.4 với góc lệch ô' tính theo công thức (5-135).
So với phương pháp Terzaghi và Vesic đã nêu ở mục trên, phương pháp Ebdokimov xét
trực tiếp độ nghiêng ô của tải trọng.
Trường hợp lài trọìỉí> p h â n h ổ trên diện lích c h ữ n h ậ t L X B (L > B) có thể dùng hệ số
hiệu chỉnh Fy, Fj. của De Beer (1970) cho các hệ số Ny, N^. của bài toán phẳng.

L N,

F ,| -l+ ^ tg (p

F, = 1 - 0 , 4 5

P s h = ị N , . F , , y . B + N ,.F ,.q + N,.F,.c (5-138)

Để lập pỊuừíniị Irìnlì lí/iìi toíiu !ííi trọní> í>i('n hạ n íheo pliií(fní’ p h á p Ehdokimov, dùng
các công thức:
P| .cosvsin(p + cp - v)
cos(p - v)sin(v + 5 '- (p)

Trong đó: Q + 1^2 +


p = arctg
- P |t g P - ( Q + P| +?2+P 3)tgV

+ ígptg
2;
r - 1;-, cos G
+ a - (p
1' sinO

với F|, Pt. P3 xác định theo công thức;

P| = 0 , 3yBi;, si n a ( 1;, = B C )

4lg(p

1^3 = 0 , 5 y r ' cos(p

1 ’ sinò
— arccos + cp ~ 5 ’
2 Vsiiup^

238
a - 1 8 0 " - v - ( 9 0 “ -(p)

e = 1 8 0 ‘' - a - 4 5 °-^

Để xác định r^,, dùng hệ thức lượng đối với tam giác ABC trong hình 5.49:
B
sinv sin(90‘’ - ẹ )
r ^ g ^ ịn v _
sin(90"-(p)
Lưu ý rằng, đối với đất rời ô' = ô với ô là góc lệch của tổng tải trọng công trình lên nền,
đối với đất dính ô' được xác định theo hình 5.51 và công thức (5-135):

4) So sánh các hệ sô tính tải trọng giói hạn Ny, N^, N^.

Đến nay có nhiều phưoìig pháp tính tải trọng giới hạn theo các thuật toán và giả thiết
khác nhau. Tuy nhiên về cấu trúc, các công thức tính tải trọng giới hạn đều gồm ba số
hạng: sô hạng Ihứ nhất có liên quan đến hệ số Ny - có tên gọi là số hạng diện tích. Số hạng
thứ hai liõn quan đến hệ số - gọi là số hạng đặt móng. Số hạng thứ ba liên quan đến hệ
sô - íỉọi là sỏ'liạiiịị rê tính díntì cúa đất nền.
Các hè số và nói chung kliông khác nhau nhiều theo các phương pháp khác nhau
vì nó phụ thuôc vào hình dang mãt irượt. Ví du các hê số Nj, theo Vesic trùng với hệ số
N^|. N^, theo Ebdokiinov vì hai dạng mặt trượt của hai phương pháp là như nhau mặc dù
tliuậl toán tính N^|, là khác nhau. Riêng hệ số Ny là khác nhaư đáng kê’ vì phương thức
xét ảnh hướng của trọng lượng của đất là khác nhau.
Trong bảng 5.6 nêu một trị số Ny của một số tác giả để tham khảo.
Từ công Ihức tính tải Irọng với ba hệ số không thứ nguyên Ny, N^I và N^, có nhận xét
quan trọng: sức chịu tải giới han của nền đất phi thuộc không những vào tính chất địa kĩ
ihuật cua đất nển mà còn phụ thuộc vào đặc tính của công trình theo sơ đồ sau:
Trọng lượng đơn vị g
Đâì nén Góc ma sát trong j

Tái trọng
Lực dính đơn vị c
giới hạn Độ sâu đặt móng
Công trình s Kích ihước móng L X B
Góc nghiêng của tái trọng tác dụng lên mặt nền ô

Nếu đát Iicn là một thực thể khách quan ihì kết cấu công Irình (gồm kết cấu phần trên và
kết cấu móng) là sản phẩm trí lưệ của con người. Người kĩ sư cần trang bị đầy đủ kiến thức
dể ihực hiện một bàn thiếl kế còng irình hài hòa vể các yếu tố đặc trưng cúa công trình (h^,

239
B, ô) sao cho tận dụng hợp lí về kĩ thuật và kinh tế đất nền. Kinh nghiệm xây dựng từ xưa
đến nay đã chứng tỏ tính kĩ thuật và tính kinh tế của phương án thiết kế tận dụng nền đất tự
nhiên là tối ưu.

Bảng 5.6. Hệ sô' Ny để tính sức chịu tải giới hạn

Caquot, Kerised Biarez, T. ^ỉhiệm Mayerhof Vesic Ebdokimmov Lundgren


Terzaghi
(Pháp) (Pháp) (Mỹ) (Mỹ) P.T.Phiệt Mortensen
10 0,56 1,00 0,47 0,37 1,22 1,20 0,46
12 0,85 1,40 0,76 0,60 1,69 1,69
14 1,26 1.97 1,16 0,92 2,29 2.32 (p= 15°
16 1,82 2.73 1,72 I,38 3.06 3,15 " 1,4
18 2,59 3,68 2,49 2,00 4.07 4,24
20 3,64 4.97 3,54 2,89 5,39 5,67
22 5,09 6.73 4,96 4.07 7,13 7,58
24 7,08 9,03 6,89 5,72 9,44 10,14 (p = 25°
26 9,81 12,1 9,5 8,00 12,54 13,59 6,92
28 13,70 16,4 13.1 II,19 16,72 18,29
30 19,13 21,8 18.1 15,67 22,40 24.79 15,32
32 26,87 29.8 25,0 22,02 30,22 33,84
34 38,04 40.8 34.7 31,15 41,06 46,65 q>- 35“
36 54,36 56.8 48.8 44,43 56,31 65,06 35,19
38 78,61 79.8 69,6 64.07 78,03 91,95
40 115,31 113 100 90,69 109,41 132.03 86,46
42 171,99 165 144 139,32 155,55 193.03
44 261,60 244 209 211,44 224,64 288,18
45 325,34 369 309 262,74 271,76 355,22 215,0
46 407,11 576 467 328,73 330,35

- Sô' hạng diện tích: -N^y.B (dùng cho bảng này)

- Công thức Vesic (1973): =2(N^ - l ) l g 9


- Công thức Mayerhof (1963): N ,= (N ^ -l)tg (l,4 (p )

- Công thức Hansen (1970); N. = l,5(Ny - l)tg(p với N. ^ tg' nỉịiỊt

- Lundgren và Morxensen dùng phương pháp số tính theo lí thuyết CBGH-

- Công ihức lính tải trọng giới hạn: = —N^.y.B + N^q + N^.c (kN/m^, kPa)

240
5.8.2. Phưưng pháp mặt trượt trụ tròn với nền không đồng chất
Thực nghiệm cũng như quan irắc thực tế đã chứng tỏ mặt trượt phân cắt khối đất có
dạng gần với mặt xoắn ốc logarit hơn mặt trụ tròn tâm o , bán kính R. Tuy nhiên qua việc
tính toán so sánh sự phá hoại khối đất theo mặt trượt trụ tròn cho kết quả không khác đáng
kể so với mặt trượt xoắn ốc logarit nhưng có ưu điểm nổi bật hơn là rất đơn giản. Hình 5.52
nêu ví dụ vể mặt trượt trụ tròn dùng để kiểm tra tính ổn định của một công trình đã bị đổ do
khối đất nền không đủ sức chịu tải.

Công trinh
sau khi đổ

Nén đát
dinh


Ẩf

Hỉnh 5.52
Mật trượt trụ tròn dùng tô't cho nền không
đổng chất \'à CŨIIÍỈ rất cầii dối vói iiền đồng
cliất khi cán xét dến áp lực nước lổ rỏníỉ ớ các
độ s à u kliác nliau. Khi tính loáii, chi công nhận
những diem ihuộc mặt trượt ớ trạnẹ thái càn
b ằ n g «ió'i h ạ n v à k h ố i d ấ t ti u ự t ứ n u xứ n liư v ật

ihc rắii. Đôn nav phươnu pháp inật trirựl trụ


tròn dã đươc dùn» phổ biôn dc phâii lích tính
ốii định của nềii cônsi trình, khối dát dắp nền
dư ừ n a , dâp \'à cònH trìnli clian dàì (hình 3.53).
Hình 5.53
I . ưhương pháp phau thỏi
Đ c xét đcìi lính kliỏnu dổnu nhất vc đặc Irưng tính cliất vật lí, cơ học và thủy học trong
khỏi dál. noi niặl trưọl tru tròn lãm (), bán kính R cắt e]ua, phương pháp phân thỏi (hình 5.54)
là phưoìiu pháp línli ihưoHii dừim clc iiiai bài toán. Khối dất irưm có giới hạn phía dưới cùng
là măt IrUdl Ii u Iròn tàm o . h án kính R dã bicl hoăc COI như dã biết. Phăn cắt khối đất trươl ớ

24
trạng thái cân bằng bền thành từng lát cắt có
chiều dày theo phưcíng ngang là b tùy ý. Mỗi
lát cắt là một phần tử của khối đất trượt được
gọi là thỏi (Slice) hoặc mảnh.
Mỗi thỏi tách ra khỏi khối đất trượt, cũng
giống như một phần tử tách ra từ khối đất nói
chung phải chịu tác dụng một hệ lực cân
bằng tác dụng vào mặt biên của thỏi đất
(hình 5.54) trong đó E,, T, là lực tương tác
của thỏi bên trái, Ep, Tp là lực tưcmg tác của
thỏi bên phải thỏi đất đang xét. Tp, N là phản
lực của đất lên đáy thỏi đất đang xét. w là
trọng lượng của thỏi đất đang xét. hp hp là
đoạn thẳng xác định điểm đặt trên của E( và
Ep. Thỏi đất tách ra phải ở trạng thái cân
Ịlinh 5.54
bằng tĩnh, tức phải thỏa mãn 3 phưcmg trình
(xét bài toán phẳng):
Tổng hình chiếu lên phương x:
I,(E„Ep,T,,Tp,N,T„,W )=:0 (5-139)

Tổng hình chiếu lên phương z:


S , ( E „ Ep, T, , Tp, N, T„, W) = 0 (3-140)

Tổng mômen đối với điểm o bất kì:


l o M(E,, Ep, T,, Tp, N, T„, w , h „ hp. h ,) = 0 (5-141)

Vì đáy Ihỏi là một mảnh của mặt trượt nên giữa N và phải thỏa mãn điều kiện Mohr -
Coulomb:
TQ = Ntg(p + cl (5-142)

Trong đó (p và c là góc ma sát trong và lực dính đơn vị của đất nơi mảnh mật trượt đi qua.
Bốn phương trình (5-139) (5-140) tạo hệ phương trình cơ bản của phương pháp phân
thỏi (bài toán phẳng);

I,(E,,Ep,T,,Tp,N,T„,W ) = 0

Z,(E„Ep,T„Tp,N,T„,W) = 0
(5-143)
S M (E ,,E p,T ,,T p,N ,T „,W ,h,,hp ,hrf) = 0

= Ntg(p + cl = 0

242
2. Bậc siêu tĩnh của bài toán phán tích ổn địtih khối đất theo p. p p hân thỏi
Kí hiệu E„p h„| là lực tươiig tác và đoạn xác định điểm đặt của lực tương tác phía
trái của thỏi đỉnh với khối đất tại A và E„p, T^,p, h(,p ứng với phía phải của thỏi chân tại
điểm B. Trong các bài toán thực tế các trị số này đều đã biết do đó quy ước gọi chung cụm
trị sỏ' l\,i) là điều kiện biên đỉnh và cụm (Ej,p, T^^p, h^p) là điều kiện biên chân.
Thông thường bài toán có biên đính hoặc biên trên và biên chân hoặc biên dưới như
trong hình 5.54, tức có:

(5-145)

Tóm lại, các đại lượng Eị, T,, h( là đã xác định được đối với mỗi thỏi nếu thuật toán
được tiến hành từ thỏi đỉnh xuống thỏi chân. Số đai lượng chưa biết ứng với một thỏi bao
gổm: Ep, Tp, hp, h,-,, N, T^,, chưa kể đại lượng bài toán đặt ra nhầm xác định ví dụ như xác
định Irị số tải trọng giới hạn Pj,|^ tác dụng lên biên trên hoặc xác định hệ số an toàn chung
cúa khối đất ứng với một tải trọng p cho trước. Vậy số đại lượng cần xác định ít nhất là 6
nhưng số phương Irình lập được từ điều kiện cân bàng tĩnh và điều kiện cân bằng giới hạn
chỉ có 4 phương trình. Rõ ràng bài toán là siêu tĩnh.
Nếu số thỏi là n thì sô' đại lượng chưa biết là 6n, và 1 đại lượng chưa biết F (hệ số an
toàn) của bài toán. Vạy số đại lượng chưa biết là 6n + 1. Số lưọtig phưcfng trình lập được là
4ii. Vậy số phương trình thiếu hụt sẽ là (6n + 1) - 4n = 2n + 1. Nhiều nhà khoa học đã đưa
ra những giá thiết khác nhtiu đc giải bài loán, trong đó hướng giải bài toán theo phương
pháp phân lích hệ Ihống (SATS - Slability Analysis by Theory of System) tỏ ra hiệu quả và
tiện lập phần mề in tính toán.

3. P hương pháp bỏ hết lực tương tác vói hệ số an toàn chung


Phương ph á p này cho ràn” các th(')i tách ra làm việc độc lập, lức có;
E ,= T , = 0 '
(5-146)
Ep=Tp=0

Hệ số an loàn ổn dịnh K của khối đãt được xác định theo dịnh nghĩa:

TỔii 2 m ỏ m e n chốnu irirọl


K =— ] 47)
Tổne mồmcn íiâv trượt

Các m ò n ie n được xác định \'ới tàm của CUI12 tròn mặt trượt đ an g xét. ứ n g với một mặt
irưọl xác định dưọc một irị sỏ an loàn K| lươn” ứntỉ. Hệ số an toàn ổn định của khối đất
daim xét đuực lấy theo irị số nho nhái.
K = m in ( K |) > |K| (5-148)

Pcllcniiis là niiUỜi dáu tiõn (1927) đã d ù n s phưoìm pháp này để tính hệ số an toàn ổn
địn h của mái dấl.

243
Xét nền của công trình không chịu lải trọng ngang (ví dụ nền nhà). Thay toàn bộ tải
trọng và trọng lượng của công trình tác dụng lên mặt nền bằng biểu đồ áp suất đáy móng
(hình 5.55a). Tách một thỏi khỏi khối đất trượt và xét lực tác dụng vào thỏi. Tùy vị trí của
thỏi, trọng lượng của thỏi (W) và lực tác dụng lên mặt trên của thỏi (P) vừa tạo ra lực chống
trượt thông qua lực chống cắt ở đáy thỏi.
Tách tổng lực (W + P) làm hai thành phần: vuông góc (N) và tiếp tuyến (T) với đáy
thỏi, có:
N = (W + P)cosa (5-149)
T = (W + P)sina (5-150)
Trong đó a là góc nghiêng của đáy thỏi có trị số xác định theo công thức (hình 5.55b):

(5-151)

Với R là bán kính cung trượt, a là khoảng cách ngang từ Ihỏi đến lâm o của cung.

T ỉ

Hình 5.55
Kí hiệu T^, là lực chống cắt (chống irượt) lên đáy thỏi, có:
T„ = Nlg(p + cl (5-152)

Trong đc3: N - xác định theo công thức (5-149);


1 - chiều dày đáy thỏi;
cp, c là góc ma sát và lực dính đcíii vị của đất mà đáy thỏi cắt qua.
Trong trường hợp này, ứng với một thỏi, lực chống trượt là T„, tính theo công thức
(3-152); lực gây trưm là T lính theo công thức (5-150). Vậy đối với toàn cung trượt, tổng
mòmen chống Irượt lấy với tâm o bán kính R:

RZ-Ntg(p + cl = R Z (W + P)cosatg(p + cl (5-153)

244
Tổng mômen gây trượt;
R Z T = R Z (W + P ) s in a (3-154)
Hệ số an toàn K| ứng với cung trượt đang xét, theo cõng thức (5-147), có dạng:
Z (W + P)cosatgcp + cl
K= (5-155)
Z (W + P ) s in a
Về phương pháp này, hiện nay có mấy ý kiến sau:
1- Dùng hệ số an toàn chung K theo định nghĩa của biểu thức (5-147) là không logic về
phương pháp luận. Nền đất được thiết kế ổn định và vấn đề đặt ra là mức độ ổn định cao
hay thấp. Do vậy hiện nay có xu hướng dùng hệ số huy động F về cường độ chống cắt của
đất làm hộ số an toàn.
2- Tác dụng của những thỏi đất nằm phía phải và phía trái đường Ox„ thắng đứng qua
tâm o của cung trượt hoàn toàn khác nhau (hình 5.52). Thành phần T của các thỏi nằm bên
trái đường Ox„ đều gày trượt (quy ước lấy a > 0) còn cúa các thỏi bên phải Ox đều chống
trượt. Vậy tải trọng đứng w vừa tạo ra lực T chống trượt và lực N chống trượi. do đó toàn
bộ khối đất nầm bên phải đường Ox„ có tác dụng như khối đất giảm áp. Do vậy biểu thức
(5-105) được sửa đổi như sau:
X[(W + P)cosatg(p + cl] + s Wp|,,.,ị s i n a
(5-156)
' + P )s in a

Tính K theo công thức (5-155) là quá thiên về an toàn.


3- Trong biểu thức (5-155) không có mặt của bán kính R (vì đã rút gọn) nên có nhà
khoa học cho rằng hệ số an toàn được tính theo công thức định nghĩa sau:

Tổng lực chống trượt dọc theo mặt trượt


K= (5-157)
Tổng lực gây Irượt dọc theo mặt trượi
Với định nghĩa này, chiều dài mạt trượt có thể là dạng cung
tròn hoặc dạng khác bái kì.
4. P hương pháp bỏ hết lực tương tác với hệ sô' huy động
cường độ chông cắt
Hệ lực tác dụniĩ vào một thỏi làm việc đơn độc (với giả thiết
E| = Ep = 0; Tj = tp = 0) bao gồm (hình 5.56):
- Trọng lượng thói đãì w .
- Áp lực tác dụng lén măt thói p.
- Phản lực vuông góc với đáy thỏi N.
- Lực c h ô n g trượt cần huy động tiếp tuyến với đ á y thỏi Ty.
T h e o định luậl Coulomb. cường độ chố ng cắt cứa đất xác
định theo công thức: Hình 5.56

245
= ơtgcp + c
Trị sỏ cúa lực chống trượt cần huy động vừa đủ để chống trượt To được xác định theo
còng thức:

7
To =-^To-l = :(ơtgcp + c)l
F F

hay T„ = -^(ơltgq) + cl) = ^ ( N t g ọ + cl) (5-158)


F r
Trong đó F là hệ số huy động cường độ chống cắt của đất để đảm bảo thỏi đất ở trạng
ihái cân bằng. Nếu F = 1 thì đáy thỏi là một mảnh của mặt trượt thực vì lực chống cắt
(irượi) cúa đất đã được huy động hết. Nếu F > 1 thì cường độ chống cắt chưa phải huy động
hẽì mà sư cân bàng cúa thỏi vần được đảm bảo. Vậy trong trường hợp này thỏi đất thực tế
dang ớ trang thái cân bằng bển Irên đáy của nó. Ngược lại, nếu F < 1 thì cường độ chống
cãi không đú dế đám báo sự cân bằng bền, thỏi đất sẽ bị trượt theo mặt đáy thỏi.
Vấn đé đặt ra là xác định trị số N để đảm bảo sự cân bằng của thỏi theo phương đứng.
Muổn vây. lấy tống hình chiếu hệ lực lên phương đứng:
= (W + P ) - N c o s a - T p S i n a = 0 (5-159)

Thay biéu thức (5-158) vào phương trình (5-159) rồi giải đối với N, sẽ có:

(w + P) - N c o s a - —(Ntgcp + c l)s in a = 0

(w + 1^) - N c o sa - ^ N tg c p sin a - -^ c ls in a = 0
p F

w + P ) - N c o sa + —s in a tg ọ - ^ c l s i n a = 0
F F

(w 4- P )- - £ - c ls in a
Suy ra: N= (5-160)
ỉ .
c o s a + —sinatg(p

1’hay (5-160) \’ào cõng thức (3-158) để xác định T^,:

(W + P ) - ^ c l s i n a
_________ F tgcp + cl

(W + P ) tg ( p - —clsinatgcp + cỉm^^

m,

246
(W + P )tgcp-—clsinatgcp + c lc o s a + —c ls in a tg ọ
T F F (5-161)
F m.

Trong đó: = c o sa + —sin a tg ọ (5-162)

Sau khi rút gọn, có công thức tính


(W + P)tg(p + c lc o s a
T = - (5-163)
m,

Vậy tổng mômen chống trượt (kí hiệu lấy với tâm o bán kính R bằng:
(W + P)tgẹ + c lc o s a
(5-164)
m.

Tổng mômen gây trượt (kí hiệu SMj|.) trong trường hợp này có thể tính theo cách sau:
= E ( W + P).a (5-165)

Trong đó a là khoảng cách ngang của thỏi đang xét đến tâm cung trượt (hình 5.55a). Từ
phép tính hình học có:
a = Rsina (5-166)
Do đó có: - K N + P)Rsina = RE(W + P)sina (5-167)
Trị số của hệ sò huy động F, đóng vai irò của hộ sô' an toàn được xác định từ phương
liình cân bằng:
= (5-168)
Thay biểu thức (5-164) và (5-167) vào (5-168) sẽ có:
(W + P)tgcp + c lc o s a
RZ- = R Z (W + P ) s in a
m.

Với giả thiết rằng trị sô của hệ số huy động F ứng với mỗi thỏi đều bằng nhau nên có:
1 (W + P)tg(p + cl c o s a ,
—X ---------------------------- = X(W + P )s in a
F m„

Từ đó suy ra biểu thức tính hệ số an toàn ổn định của nền với mặt trượt đang xét:
1
Z [(W + P)tg(p + c lc o s a
m.
F= (5-169)
Z (W + P )s in a

Vì có chứa F nên phương trình (5-169) là phi tuyến nên cần tính lặp để xác định F.
Mặt trượt nguy hiểm nhất là mặt irưtn có trị số F nhỏ nhất.

247
Độc giá sẽ nhận thấy biểu thức (5-169) tính F nêu ở đây hoàn toàn đồng nhất với biểu
thức tính hệ sô' an toàn của mái dốc theo phương pháp Bishop đơn giản (Bishop's simpliíied
method). Điều này đã được p. T. Giang (2000) phát hiện và đưa ra câu hỏi: Phưofng pháp
Bishop đơn giản có xét đến lực tương tác ngang hay không? Chúng ta trở lại vấn đề này ở
mục sau khi nói về mái đất.

5. Phương pháp Grisin


Phương pháp Grisin thường được dùng để tính ổn định của nền công trình thủy lợi chịu
lực ngang thường xuyên. Theo phưoíng pháp Grisin, các lực tương tác giữa các thỏi đều bỏ
qua. Lực đấy ngang của công trình được xét tách riêng khỏi lực đứng của công trình. Lực
đấy ngang gây nên mômen M^I gây trượi (hình 5.57a):

M^ = Q.d (5-170)
I ực đứng íác dụng lên mặt nền thông qua áp suất lên mặt nền và được xét cùng với

irọiiị; lượng của thỏi. Do vậy lực đứng tác dụng lên thỏi là tổng w + p (hình 5.57b). Tổng
lực dứng w + p gây nên mômen M\v gây trượt đối với tâm o tính theo công thức:
Mw = ( W + P)a (5-171)

■■
I■
^ ^ /^ • /■ 7

a) '

Hình 5.57
Lực chống trượt T„ được xác định theo công thức:

T^, = Ntgcp + cl (3-172)

Trong đó: N = (W + P)cosa;


1 - chiều dài đáy ihỏi.
Moinen chống trượi M^, do T„ tao ra tính theo công ;iiức:

Mj, = T,,.R = 1(W + P)cosa.tgcp il j.R 5-173)

248
Lực Iiíĩang Q, nsoài tác dụng tạo mỏmen gâv trưm Q.d còn tạo nên mômen chống trượt
do lác dụng xỏ của khối đất trưẹil lẽn nền ớ điểm B. Lực xô của lực Q được kí hiệu Q^, tính
theo công thức:

Qn = Q -’: otp (5-174)


và lực ma sál do lạo nôn ứ điém B tính the . công thức:

'Ig = Q| = Q-Sina„ tg(pg (5-175)


Mỏmen chống tiưọ'1 Mg của lực Q thòng qua lực xô Qp tại điểm B được tính theo
công thức;
\Ig = (Q.sinantg(pQ)R (5-176)
Trong đó (Pg là góc ma sát cúa ila't tại điểm tì B.
Vậy hệ số an toànổn định cùa nền iheo mặt trượt tâm o bán kính R được lính theo công
Ihức (5-147):

K ÍZ f(W + l’ iCosatg(p + cl] + Q.sina„tg(p„Ị


K= _ ------ -i— ^----------------------------------------n_Bỵoí_(5-177)
:(W + P)a + Q.d

Vì a = R.sina nên có ihc \ icl lại biểu thức (5-177) ớ dạng:

Ọ . si na„ tg (p + I ( W + P ) co s a tg (p + cl (5 178)

Ọ - + S (W + P)sina
R
Về phương pháp Grisiii liiộii nay còn mấy ý kiến nhận định như sau:
1- Cũng như phương pháp Pellenius, sử dụng còng thức tính hệ số an toàn chung theo
công Ihức định nghĩa (5-147) là không Ihích hợp.
2- Vé phương pháp luận, cho tải trọng ngang Q truyén đến điểm B đế tạo lực xỏ Qn là
máu thuẫn với liền dé lính toáii: các ihói làm việc độc lập để loại trừ các lực tưoìig tác giữa
các thỏi.
3- Cũng do bỏ hết các lực Uiơng tác giữa các thỏi nên không thể xét đến tác dụng
cùa Q qua biếu đồ áp suất dá> iiióng. Điểm này không phù hợp với nguyên lí cơ bán cúa
Cơ học dài.

5.9.3. Phưong pluiị) mạt trưírt bất kì. Lời giái đ ún g có xét đến lực tưưnịỉ tác nj»ang
và nền khỏnịỉ đồng chất theo SATS

Mặl irưcpl có thế là trụ iròn, phảng hoặc hổn liợp tròn - phắng. Mặt trượt trong hình .^.58
la mặl irượt hỏn hợp tròn - phánti ACDE , phần pháiig C D inen theo lớp đất kẹp mề m yếu.
roàii bộ lái trọiiíi nooài bao gổm các lưc đứng R, các lực nga ng Q truyền cho mặl nén irong
pliạm \'i AB thỏnti qua áp suất đáy m ó n g đứng p và ngang t (kN/m ).

249
y4^<P4.C4'■'•! y
/ y / / / T / / y / / / / / / h 7 T 7 / y / / / / / / / / / 7 '/ ý / y / / / / / /

Hình 5.58
Khối đất trượt được phân thành n thỏi đánh số từ 1 đến n. Quy ước gọi thỏi số 1 (tại A)
là thỏi biên đỉnh (hoặc biên trên, hoặc biên thượng lưu), gọi thỏi số n (tại E) là thỏi biên
chân (hoặc biên dưới, hoặc biên hạ lưu).
Sơ đồ của hệ lực tác dụng vào một thỏi thứ i được trình bày ở hình 5.58b. Trong đó, AE
là số gia của lực tương tác ngang ứng với số gia về hoành độ b của thỏi tính từ gốc tọa độ
chọn tùy ý.
Bài toán đang xét thuộc bài toán phẳng nên điều kiện cân bằng tĩnh học của thỏi là đa
giác lực khép kín với tổng hình chiếu lên hai trục không song song phải bằng không. Điểu
kiện cân bằng mômen sẽ được dùng để xác định điểm đặt của các lực lên thỏi.
- Điều kiện cân bằng hệ lực theo phương ngang:
Ej - Ep + N sina - T(,cosa = 0 (5-l79a)
1
Trong đó: To = ỷ (N tg (p + cI) (5-17%)

Kí hiệu AE = Ep - Ep phương trình (5-179) có dạng:

-A E + N s i n a - —(Ntg(p + c l) c o s a = 0
F
Giải ra đối với AE, có:
N 1
AE = N s i n a - — c o s a tg c p - —c lc o s a
F F
( 1
hay AE = N s i n a - —cosatgcp - ^ c l c o s a (5-180)
F

250
- Điều kiện cân bằng hệ lực theo phương vuông góc với đáy thỏi:
N - ( W + P )c o s a + E, s i n a - Ep s in a = 0 (5-181a)

haỵ N - ( W + P ) c o s a - ( E p - E t) s in a = 0

N = (W + P )c o s a + A E sin a (5-181b)

Thay (5-181) vào biểu thức (5-180), có:

AE = (W + P ) c o s a + AEsina]n„ - —c lc o s a (5-182a)
F

\'ới (5-182b)

Giải phương trình (5-182) đối với AE, có:

AE = (W + P)n^j c o s a + AEn^^ s i n a c lc o s a

AE(1 - s in a ) = (W + P)n„ c o s a - —c lc o s a

c o sa
•d
1- s in a F 1- sin a

Cuối cùng có công thức tính AE:


cosa
AE = (W + P ) „ , . - i c l (5-183)
1 - n„ s i n a

Số gia lực tương tác ngang AE phụ Ihuộc vào kích thước hình học của thỏi, đất thỏi... và
hệ sô' huy động cường độ chống cất của đất F. Vậy với thỏi đang xét, trị s ố ÁE chỉ phụ
thuộc F, một dại ỉicợnịị cần xác định.
Trường hợp cần xét đến lực động đất D thì cần thêm vào phương trình (5-179) lực D theo
chiều của E,:
(E( + D) - Ep + Nsina - T„cosa = 0 (5-184)
Trường hợp cần xét đến lực thấm Pj thì phân lực thấm làm hai thành phần: lực thấm theo
phương đứng và lực thấm theo phương ngang Trong phương trình (5-179), lực thấm
ngang p,^ được xét theo chiều của E,:

(E, + - Ep + Nsina - TgCosa = 0 (5-185)


lực thấm đứng được xél theo chiều của w trong phương trình (5-181):

N - (W 4- p ± P,^)cosa + (E, + P;^)sina - E sin a = 0 (5-186)


Trong đó dấu (+) dùng cho trường hợp thấm xuống, dấu (- ) dùng cho trưèíng hẹíp
thấm ngược.

251
Trường hợp cần xét cả lực (lộng dất D và lực thấm p, thì phương trình (5-179) và (5-181)
có dạng:
- Điều kiện cân bằng theo phương ngang:
(E, + D + P(^)-E p + N s i n a - T g C o s a = 0 (5-187)

- Điều kiện cân bằng theo phương vuông góc với đáy thỏi:
N - ( W + p ± P(^)cosa + (E, + D + P(x)sina - Ep s i n a = 0

- Công thức tính : AE = Ep - (Ej + D + P(x) (5-188)


cosa
AE = (W + P ± P „ ) n „ - i d (5-189)
1- s in a r

Theo SATS, khối đất trượt được coi như một hệ thống gồm n phần tử (tức thỏi), ứng với
một phần tử của hệ thống, cần phân biệt các đại lượng vào phần tử và đại lượng ra khỏi
phần tử. Ví dụ, đối với thỏi đang xét thì các đặc trưng hình học đặc trưng địa kĩ thuật, các
lực tác dụng vào thỏi mà số gia AE phụ thuộc, được quy ước gọi là đại lượng vào. Đại
lượng AE tính theo công thức (5-183) là đại lượng ra. Có "nguyên liệu" vào thì phải có "vật
phẩm" ra.
Mối tương tác của các phần tử của hệ thống được biểu thị bằng sơ đồ dãy (hình 5.59,
T. Giang, 1999). Thỏi đất sò' I đẩy thỏi đất số 2 một lực E|, thỏi thứ 2 đẩy thỏi 3 một lực Ẽ2,
thỏi số 3 đẩy thỏi số 4 một lực E4 ... Các Ej (i = 1,2. ... n) chính là lực tưcmg tác giữa các
thỏi trong khối đất trượt.

V V V V V V

' ""

ủ 1 2 ị n D
i- 1 1 " b
Eo E2 Em E, E o. En
AE, AẼ2 AE,
0
Bièn trèn Biẻn dưới

lỉin h 5 .5 9

- Lực tương tác giữa thỏi 1 với thỏi 2 là E |, xác định Iheo công thức:
E, = E q + AE,
- Lực tương tác giữa thỏi 2 với thỏi 3 là Ej, xác định theo còng thức:
E| + AE9 = Eq + AE| + AE9
Suy rộng cho lực tương tác giữa thỏi số i với thỏi i + 1:
E, = E: , + AE' = E„ + AEi + ... + AE

hay e, = e„ + X ae (5-190)
1=1

252
Trong đó Ey là lực ở biên trên, tác dụng vào thỏi số 1. Với một bài toán địa kĩ thuật lực
E„ đã biết về trị số, phương chiều và điểm đặt. Ví dụ đối với bài toán nền công trình (hình
5.58a), trị số = 0.
Vậy với công thức (5-183), (5-189), chúng ta đã tính được các lực tưcmg tác hay lực xô
E| theo công thức (5-190). Vấn đề còn lại của việc phân tích ổn định của nền đất là xác
định hệ sô' an toàn ổn định F. Nói cách khác là đánh giá mức độ ổn định của nền thông qua
hệ số huv động F.
Hệ thống phân tích, ở đây là khối đất trượt gồm n thỏi phải đảm bảo hai điều kiện cân
hằng hắí buộc các hệ thốni’ pliủii tích.
1- Các thỏi (tức phần tử của hệ thống) phải cân bằng tĩnh dưới tác dụng của hệ lực xét
dưới góc độ của môn Cơ học.
2- Khối đất trưọl, gồm các thỏi phải ở trạng thái cân bằng tĩnh, như ở điều 1 mà còn
phải thỏa mãn điều kiện cân bằng với các điều kiện biên.
Đối với bài toán đang xét, diều kiện biên của hệ thống (khối đất trượt) bao gồm:
a) Mọi diểm thuộc mặt trượt ở trạng thái cân bằng giới hạn: điều kiện biên này đã
được xét đến trong sự cân bằng từng thỏi thông qua biểu thức Mohr - Coulomb (biểu
thức (5-179b).
b) Điều kiện biên trên: được xél qua lực tác dụng tại điểm A thuộc thỏi thứ nhất thông
qua lực trong sơ đồ 5.39. Điều kiện bièn trên được xét trong công thức (5-184). Ey có
thể khác không hoặc bằng không.
c) Điều kiện hiên diừ/i: được xét qua lực E^I tác dụng tại điểm E thuộc thỏi thứ n. có
thể khác không hoặc bằng không.
Đối với nền không gia cố ở A và E thì E(, = = 0.
Căn cứ vào sự cân bằng cúa hộ thống với điều kiện cúa hệ thống, có thể thiết lập phương
trình xác định trị số hệ số huy động F.
- Với trị số F bất kì xác định được các trị số gia lãng lực tương tác AEj theo công thức
(5-183) hoặc (5-189).
- Biết điều kiện trên, tức biết lực xô E„ vào thỏi thứ nhất, xác định được các lực tưcíng
tác E, ihco công ihức (5-190). Như vậy có thể xác định được lực xô của thỏi thứ n tại điểm
E lên đất nền đứng yên: E,,.

E „ = E „ + X a E, (5-191)
i= l

- Nếuchọn F đúng, tức phép phân lích ổn định nền đất là đúng thì trị số tính theo
công thức (5-191) phải bằng lực E^I tại biên dưới.
E ,= E , (5-192)

253
hay A(F) = E „ - E , = 0 (5-193)

Với trị số F chọn tùy ý, A(F) có thể âm hay dương (hình 5.60). Đường quan hộ A(F) cắt
trục hoành tại điểm có hoành độ F cần tìm.
- Để tiện lập trình tính toán, T. Giang (1999) dùng điều kiện cực trị của hàm trị số tuyệt
đối của A(F) để xác định F:

A
=0 (5-194)
dF

Bảng 5.7 cho trị số En và A(F) khi F


thay đổi trong phạm vi từ 0.8 đến 1,5 của
một trường họp tính toán với = 0.
Cách đặt bài toán và giải quyết bài toán
theo SATS là rõ ràng và đáng tin cậy hiện
nay. Độc giả có thể liên hệ với Phòng Địa
kĩ thuật thuộc Viện Khoa học Thủy lợi Hà
Nội để có chưcmg trình chạy máy tính lập
theo SATS. Hinh 5.60

Bảng 5.7

Trị số F E„ (kN/m) Ej (kN/m) A(F) (kN/m)


0,8 - 347,723 0,0 347,723
0,9 - 224,284 0,0 224,284
1,0 - 121,793 0,0 121,793
1,1 - 35,1 10 0,0 35,110
1,2 + 39,295 0.0 39,295
1,3 + 103,943 0,0 103,943
1,4 + 160,690 0,0 160,690
1,5 + 210,938 0,0 210,938

254
Chương 6

s ự PHÁ HOẠI MÁI ĐẤT VÀ


TẢI TRỌNG GIỚI HẠN CỦA NỀN D ố c

Do yẽu cầu sứ dụng khác nhau, nhiều còng trình phải xây dựng trên nền kh ông phẳng
ngang. Khi mặt giới hạn của nền có độ dốc hơn 1 : 7 thì nền được gọi là nền dốc. Trong
trường hợp này, những người xàv dựng quen gọi là còng trình xây trên dốc.
Trong địa kĩ ihuật, phân biệt
ba trường hợp nền dóc như irong
hình 6.1.
- Trưòtig hợp a: Còng trình
trôn đinh mái đấl.
- Trường hợp b: Công irình
trên inái .
- IVường hợp c: Cong trinh
Irên cơ cúa mái dốc.
Dù thuộc Irường hợp xây
dựng nào, việc xác định ổn định
của mái dốc có ý nghĩa quyết
đị]ih hàng đẩu. Do vậy, mục đầu
trong phần này dành cho sự phân
tích ổn định của mái dốc.
Sự phá hoại và ổn định của
mái đất là một trong những bài
toán lớn của Địa kĩ thuật. Cũng
như nền đất, bài toán được giải
iheo các lí thuyết khác nhau: lí
thuyết cân bằng giới hạn
Hình 6.1
(CBGH), lí thuyết hỗn hợp đàn
hồi dẻo, lí thuvết mặt trượt với phươiie pháp phân thỏi. Những nã m gần đây lí thuyết phân
tích hệ thống đã được ứng dụna dể phân tích ổn định mái đất (SATS - Stability Analysis
using T he ory oí' Systems).

255
6.1. PHÂN TÍCH ỔN ĐỊNH MÁI ĐẤT THEO PHƯƠNG PHÁP MẶT TRƯỢT

6.1.1. Phương pháp mặt trượt trụ tròn bỏ qua các lực tương tác. Phương pháp
Pellenius với hệ sỏ an toàn chung
Phương pháp công nhận các thỏi của khối đất trượt làm việc độc lập:
E, = Ep = 0; T, = Tp = 0 (6-1)

Hệ sô' an toàn chung tính theo công thức định nghĩa:


Tổng mômen chống trượt
K= , (6-2)
Tống mômen gây trượt

Các mômen được lấy với tâm o , bán kính R của cung trượt đang tính (hình 6.2).

Hình 6.2
Trọng lượng của thỏi w được phân làm hai thành phần: T và N (hình 6.2b). Thành phẩn
tiếp tuyến T, lính theo công thức:
T = W sina (6-3)
tạo nên sự trượt của thỏi theo mặt đáy thỏi.
Thành phân vuông góc N, tính theo công thức:
N = W cosa (6-4)
tạo nên lực chống trượt thông qua lực chống cắt Ty, tính theo công thức:
T^, = Ntgẹ + cl = W cosatg(p + cl (6-5)

ứng với một thỏi, lực chống trượt là Tj,, lực gây trượtlà T. Vậy đối với khối đấl trượt có
n thỏi thìhệ sô' an toàn K xác định iheo (6-2) có dạng:

256
Ĩ Ị t.r
K = i 1i^1____
l ^ M___ (6-6)
n n
S tr
1=1 1=1
Thay biểu thức (6-5) và (6-3) vào biểu thức (6-6), có;
^ ^ lW c o sa tg (p + cl
z W s in a
Biếu thức này có dạng tưoìig tự với biểu thức (5-155) đối với nền đất. Các điểu nhận xét
vể công thức (5-155) cũng có giá trị với công thức (6-7).
Nói chung, phương pháp Pellenius đối với mái đất cũng như đối với nền đất, hiện nay
chí còn giá trị về mặt lịch sử môn học, trong thực tế không được dùng nữa vl quá thô sơ về
lí thuyết.

6.1.2. Phương p háp mặt trượt bất kì và bỏ qua các [ực tương tác. Phương pháp
dùng hệ sò huv động cường độ chông cắt của đất
Hệ lực tác dụng vào thỏi đất được trình bày ở hình
6.3. Trong đó w là trọng lượng của thỏi đất. N và là
phản lực của khôi đất nền lên thỏi đất. Hai thành phần
phản lực này có quan hệ với nhau theo định luật Mohr -
Coulomb và có xét đến hệ số huy động cường độ chống
cắt của đất F:
1
To = ^ l =-^(ơtg(p + c)l =-^(ơ.I tgọ + cl)
r r r
vì ơl = N nên có;

To =: ^( Ntg (p + cl) (6-8) Hinh 6.3

Tác dụng của T(, là lực chống trượt huy động của đất đủ đảm bảo cho thỏi đất ở trạng
thái cân bằng theo mặt đáy thỏi.
- Đế tính trị số của N trong công thức (6 -8 ), xét điều kiện cân bằng hệ lực theo
phương đứng:
w- N c o s a - T^, s in a = 0 (6-9)
Thay (6-8) vào (6-9) và giải ra đối với N, có:

(6- 10)
co sa + ^sinatgcp
F

257
Thay (6-10) vào (6-8) sẽ có công thức tứih chống trượt trong phạm vi chiều dài 1 của
mặt trượt (tức đáy thỏi):
Wtg(p + c lc o s a
(6- 11)
m.
1
Trong đó; = c o s a + —sinatgcp

- Từ công thức 6-11 xác định được tổng lực chống trượt dọc chiều dài mặt ư ư ợ t L
(hình 6.4).
n n 1
Wtg<p + c lc o s a
(6 - 12)
L i= l i= l ^
m.

X. ^-E-Íírtgip +C)

Hình 6.4
- Trọng lượng w gây trượt thòng qua thành phần iực cắt T tiếp tuyến với đáy thỏi:
T = W sina (6-13)
Vậy tổng lực gáy t n ( 0 dọc theo m ặt tn ( 0 dài L tính được như sau:

xdl ~ V w sin a (6-14)


i= l 1=1

- Điều kiện ổn định về trượt đất được xác định từ bất đẳng thức thường dùng:
xdl í< fx„dl
L
n n 1
Wtg(p + c lc o s a
hay ^ W s in a < (6-15)
i=l i=l p m,

Công nhận hệ số huy động cường độ chống cắt F ứng với các thỏi đều bằng nhau, biểu
thức (6-15) có dạng:
1 Wtgcp + c lc o s a
(6-16)
m,

258
- Với mức huy dộng đủ cho sự cán bằng thì biểu thức (6- ỉ 6) được viết ở dạng đẳng thức,
tức có:

(6-17)
i.i F ,=1
Từ đó lập được công thức tính hệ số huy động F đóng vai trò hệ số an toàn ổn định của
mái đất theo mặt trượt đang xét:

Z( VVtgọ + c l c o s a ) - ^
F = --------- --- ------------- ^ (6-18)
2. W s in a
Chúng ta lại thấy công thức (6-18) đổng nhất với công thức (5-169).

6.1.3. Sơ đồ có lực tương tác ngang (Eị ^ 0). Phương pháp Bishop đoTi giản (Bishop's
Simlified Method)
Sơ đồ lực có lực tưcmg tác ngang Eị được công nhận và sử dụng phổ biến hiện nay để
phân tích ổn định mái đất. Sau đây là lời giải của phương pháp Bishop đơn giản.
Hệ lực w , N, T„, E(, Ep phải tạo đa giác lực khép kín, tức phải thỏa mãn hai phương
trình cân bàng hình chiếu (hình 6.3):
- Cân bằng theo phương ngang:
E ,- E p + N s in a -T o C o sa = 0 (6-19)

- Cân bằng theo phương vuông góc với đáv thỏi:


N - VVcosa + Eị s in a - EpSina = 0 (6-20)

Kí hiêu Ep = E, + AE (6-2D

th'i phương trình (6-19) có dạng:


Ej - ( E j + AE) + N s i n a - T ^ c o s a = 0

hoặc -AE + N s in a - c os a = 0 (6-22)

và phương trình (6-20) có dạng;


N - w c o s a + E, s in a - (E, + A E )sina = 0

hoặc N - W c o s a - A E sina = 0 (6-23)


- Điều kiện Mohr - Coulomb đối \'ới hai lực và N cho đẳng thức:

To = p(Nig(p + cl) (6-24)

Vậy hệ phươntỉ trình cơ bản đe phân tích tính ổn định của mái đất có xét lực tương tác
ngang bao gổm các phương trình (6-22), (6-23) và (6-24):

259
-A E + N s i n a -T o C o s a = 0
N -N V co sa-A E sin a = 0 (6-25)

To = ị ( N t g ( p + d )
r
Từ hệ phương trình cơ bản (6-25) có thể xác định được 3 đại lượng chưa biết: N, T„ và AE.

w -^ c lsin a
N= F = N(F) (6-26)
1 .
c o s a + —sinatgcp

Wtg(p + c lc o s a
T = ị- = T„(F) (6-27)
" F 1 .
c o sa + —sinatg(p
F

AE = sin a - —c o sa tg ọ (6-28)

Trưòìig hợp có xét đến áp lực nước lỗ rỗng, thay công thức (6-26) bằng công thức (12-25).
Đối với mỗi thỏi, kích thước hình học và điều kiện địa kĩ thuật đã biết, tức đã biết w, 1,
a , (p, c. Vậy N, Ty, AE đều là hàm của F.
Với trường hợp đặc biệt: mặt trượt trụ tròn tâm o, bán kính R (hình 6.2). Nếu lấy lổng
mômen các lực gây trượt là:

\=\
Và tổng ĩĩiòmen các lực chống ưượi là:

ẳToR
i=l
thì có phương trình để tính hộ số huy động F như sau:
l W . a = ZT„R

Trong đó; Tj, xác định theo công thức (6-11) và a = Rsina.

1 Wtg(p + c lc o s a
Do vậy có:
m.

1 Wtg(p + c lc o s a
hay
m,

260
Nếu trị số F chung cho các thỏi thuộc khối đất trượt thì có công thức tính F của phưomg
pháp Bishop đom giản:

(Wtg(p + c l c o s a ) - ^
m,
F= (6-29)
z W s in a
Chúng ta lại có công thức (6-18). Điều này chứng tỏ rằng cách chứng minh công thức (6-18)
như đã thực hiện trên là tổng quát và đúng với mọi dạng mặt trượt.
Độc giả cũng nhận thấy rằng công thức (6-Ỉ8) ứng với sơ đồ bỏ lực ngang (hình 6.3)
cilttiỉ lù công thức tính hệ sô' huy động của phương pháp Bishop đơn giản (Bishop's
simpliíied method of slices) mà chúng ta thường dùng.
Nhiểu người cho rằng phươiig pháp Bishop đơn giản, với công thức tính F không dùng
đến công thức (6-29) nên có dạng của công thức (6-18), là ứng với sơ đồ làm việc độc lập
cúa các thỏi với hệ lực tác dụng như ở hình 6.3, tức không xét lực tương tác ngang.

6.1.4, Phương pháp mặt trượt bất kì có xét đến lực tương tác ngang giữa các thỏi
Hệ lực lác dụng vào thỏi đất được trình bàv ở hình 6.5b.

3} b)
Hình 6.5
Biéì lực xô ngang ở biên Ej, do áp lực thủy tĩnh trong kẽ nứt (hình 6.5a) hoặc tác nhân
nào đó sẽ xác định được lực xỏ nqang giữa các thỏi của khối đất trượt. Quả vậy lực xô
ngang E| aiữa thỏi số 1 và thói số 2, xác định được theo công thức (6-21).
H, - E , + AE,

Trong đó AE| tính theo công thức (6-28) với các đại lượng đã biết ứng với thỏi số 1.
Vậv E| chí chứa đại lượng F chưa biết. Lực xô ngang cúa thỏi số 2 lên thỏi số 3 là E2, tính
theo công thức:
E 2 = E| + AE, = E„ + AE| + AE,

261
Với cách lập luận tưcmg tự, có lực Ej ứng với thỏi thứ i:

Eì = E „ + X a E, (6-30)
i=l

Dễ dàng nhận thấy Eị là hàm của F và nếu giả định một trị số Fj bất kì, sẽ tính được các
trị sô' Epi (hình 6.5b), là phản lực của Ej tính theo công thức (6-30) thỏa mãn hệ phưcmg
trình cơ bản (6-25), các thỏi đều ở trạng thái cân bằng tĩnh nhưng khối đ ấ t trượt không ở
trạnọ, th á i cân hằng với điều kiện biên của nó. T. Giang (Viện KH Thủy lợi - 2000), dùng
SATS với điều kiện tối ưu để chọn trị số F để khối đất trượt thỏa mãn điều kiện cân bằng
như sau:
Trước hết xác định lực xô ngang của thỏi thứ n lên đất nén tại điểm D (hình 6.5) theo
công thức (6-30):

E „ = E < .+ ẳ A E , (6-31)
i= l

Điều kiện phải thỏa mãn là:


E„= E .

hoặc
E n -E ,= 0 (6-32)

Kí hiệu A(F) = En - (6-33)

thì điều kiện để tính F thỏa mãn sự


cân bằng của các thỏi đất và của
toàn khối đất trượt là:
dA
=0 (6-34)
dF
Thực tế A là hàm rời rạc đối
với F nên T. Giang cho rằng
phương trình (6-34) giải được
thuận lợi và dễ dàng từ thuật toán
tìm cực trị của hàm một biến.
Tính toán với phần mềm SATS
cúa mình, T. Giang (Viện KH Thủy
lợi) cho kết quả tính ở dạng đồ thị Hình 6.6
(hình 6 .6 ).
Từ đồ ihị, xác định được trị số F = 1,15. Kết quả chạy máy (bảng 6.1) cho thấy F = 1,15
là hệ số an toàn cần tìm với sai số tuyệt đối của = 3,41kN/m là rất nhỏ.

262
Bảng 6.1

Trị số F En (kN/m) Ed A(F)


1,12 - 19,339 0,0 19,339
1,13 - 11,630 0,0 11,630
1,14 - 4,034 0,0 4,034
1,15 + 3,451 0,0 3,451
1.16 + 10,826 0,0 10,826

6.2. TẢI T R Ọ N G G IỚ I HẠN CỦA NỂN Dốc


Khi xây dựng công trình trên nền dốc cũng như nền phẳng ngang, cần phải biết tải trọng
giới hạn của nền.
Do một bên nền dốc là mái dốc nên nói chung tải trọng giới hạn của nền dốc nhỏ hơn
nổn không dốc. Từ cảm tính cũng nhận thấy điều đó qua hình 6.1.
6.2.1. Phưưng pháp Kovalev tính tải trọng giới hạn công trìn h trên đỉnh dốc
I. V. Kovalev dùng phương pháp CBGH để xác định tải trọng giới hạn của nền dốc. Kí
hiệu B là chiều rộng của móng đặt trên mặt ngang. OD là biên của tải trọng q có liên quan
đến độ sâu đặt móng và khoảng cách từ mép công trình đến bờ dốc (hình 6.7).
q = yhm (6 - 35 )

Hinh 6.7
Hệ thống mạt trượt xác định được theo lí thuyết CBGH được trình bày ở hình 6.7. Tính
tái trọng bên q theo công thức (6-35); tải trọng giới hạn Pgi^ xác định theo công thức có hệ
số không thứ nguyên:
Pgh = Ny.Y.x + N,j.q + N,.c (6-36)

ij;h=PghtgS (6-37)
Trong đó ô là tỉóc nahiêim cúa tổng tải trọng lác dụng lên mặt nền.
Các irị số Ny, N^, xác định theo bảng 6.2 khi biết góc nghiêng của mái a , (p, và ô.

263
Bảng 6.2

5 (đ ộ ) 0 10 15

(p ( đ ộ )
Nc, Nc Ny N. Nc Ny N, Nc Ny Nc Ny N.

20 4,72 12.7 2,29 4,13 10.7 1,59 3.53 8,63 1,13 2,88 6,29 0,74
25 7.77 17.3 4.88 6,74 14,6 3,65 5,75 12,00 2.35 4.78 9,34 1,62
30 13.10 24.3 10.30 11,20 20,5 7.50 9,51 16,80 5,18 7,93 13.40 3,53 6,43
35 23.10 35.8 22,50 19.50 29.8 16,60 16,30 24.40 11,60 13.50 19.50 7.61 11,00
40 43.00 _55,9 52.10 35.60 45.9 39.50 29.20 37.10 28,20 23,90 29.40 17,90 19,30
20 3.77 11.8 1,78 9,92 1 ,2 6 2,82 7,92 0,93 2,30 5,72 0,65
25 6,34 15.8 3.88 5,50 13.30 2,72 4,69 10,90 1,94 3,90 8.43 1,39
30 10.70 21.8 8,20 9,18 18.30 5,87 7,78 15.10 3,73 6,48 11.90 2,90 5,26
35 18,80 31.5 17,60 15,90 26,20 12.50 13.20 21.40 8,88 11,00 17.10 5,98 8,89 1
40 34,40 48,1 39,80 28.50 39.40 30,60 23.50 31.80 21.40 19,20 25,20 13,80 15,40 1
25 4,87 14,40 2.89 4,23 12,10 2,00 3,60 9,85 1,53 3,00 7,60 1,10
30 8,47 19,60 6,24 7,25 16.40 4,45 6,13 13.40 3,17 5,11 10,60 2,23 4,14
35 14,80 27,7 13.30 12.60 23.10 9.51 10.50 18.80 6,72 8,64 14.90 4,81 7,02 1
40 27.00 41,4 29.10 22,40 33,90 21,90 18.40 27,30 15.40 15,00 21,60 10,30 12,10 1
30 6,25 17.5 4,35 4,35 14.70 3,27 4.53 12,00 2,25 3.78 9.44 1,64 3,06
35 11,30 24.4 9,63 9,53 20,20 6,86 7,96 16.50 4,90 6,58 13.10 3.62 5,35
40 20.70 35.6 21,00 17,10 29.10 15,70 14,00 23.50 10,60 11.50 18.50 7,45 9,25 1
35 8,02 21.4 6,45 6,76 17.70 4,53 5,65 14.40 3,37 4,68 11.40 2,51 3,80
40 15,20 30.6 14,70 12.50 25,00 10,80 10.40 20.10 7.36 8,42 15,80 5,44 6,78 1
Số hạng thứ nhất trong biểu thức (6-36) tỉ lộ với khoảng cách X. Tại X = 0 có:
Pgh = N q.q + N,.c
(6-38)
tgh =Pghtgô
Pgh = N y - y - B + N q - q + N , . C
Tại X = B có: (6-39)
tgh =Pghtgô
Biểu đồ phân bố hình thang.

V í dụ 6.1. Tính tải trọng giới hạn của nền của công trình xây dựng trên đỉnh dốc.
Nền dốc với góc dốc a = 20°. Đất nền có Y^, = 18 kN/m^, (p = 25°, c = 2kN/m^. Chiều
rộng móng B = lOm, độ sâu đặt móng Im, mép móng cách bờ dốc 2m. Góc lệch của tải trọng
ngoài ô = 15”.

Giải:
1- Lập sơ đồ tính toán:
Sơ đồ tính toán như ớ hình 6 .8.

Hình 6.8
2- Tính trị số tải trọng bèn q; Dùng công thức (6-35)

— = tga = tg20"

h" = 2tg20" = 2 x 0 ,3 6 4 = 0,73m

q = yh;^ =18(1+ 0,73) = 31,1 kN/m^

3- Tính tài trọng giới hạn:


Với a = 20", (p = 25“, ô = 15" tra bảng 6.2, có;
N,I = 3,00 N,. = 7,60 N y = l,1 0

265
- Tính Pg";,'" Pgh" = Nq-q + Nc-C = 3,0 X 31,1 + 7,6 X 2 = 108,5 kN/m'

tgh'" = = 108,5 X tgl5*= 29,0 kN/m^


max
- Tính p7 = N^.q + N,.c + N,.y.B

= 108,5 + 1,10 X 18 X 10 = 306,5 kN/m^

= 306,5 X tgl5° = 82,1 k N W

6.2.2. Phương pháp Hansen tính tải trọng giới hạn của nền còng trình trên đỉnh
dốc theo hệ sô chiết giảm
Sơ đồ tính toán nền công trình trên đỉnh dốc được trình bày ở hình 6.9.

Hình 6.9

Nền công trình trên đỉnh dốc sẽ bị phá hoại dạng trượt về phía yếu hcm, tức về phía mái
dốc. Do vậy sức chịu tải của nén trên đính dốc phải tính đến góc a của nêm đất xlz bị inất
đi so với nền phẳng.
Hansen đề nghị các hệ số chiết giảm hệ số tính tải trọng giới hạn của nền giả thiết
phảng và công thức tính tải trọng giới hạn của nền dốc được tính theo công thức;

Pgh = 2 ^ B N ^ g ^ + q N ^ g ,,+ c N ,g , (6-40a)

tgh = Pgh^gỗ (6-40b)

Trong đó: Ny, N^, N^, - các hệ số tính tải trọng giới hạn ứng với nền phẳng ABIx;
gy, g^|, - các hệ số chiết giảm do mái dốc, tính theo các công thức sau:
[Giáo trình Cơ học đất. ĐH Vũ Hán, Trung Quốc, 1995]:
a
(6-41)

gcì
•1| =gv
c y = ( l - 0 , 5 t g a ) - ‘' (6-42)

Theo Giáo sư Wai-Fan-Chen thì công thức (6-41) dùng cho trường hợp đất dính lí tướng,
lức 9 = 0. Trường hợp ẹ > 0 thì g^. lính theo công thức [Poundation Enginccring Handbook,
C & H , N e w York, 1991];

266
g c = g .- ^ (« ■ «)
N.tgcp

g,, =g,, = ( l - t g a ) ^ (6-44)

V í dụ 6.2: Tính tải trọng giới hạn của nền công trình trên đỉnh dốc theo phương pháp
Hansen:
Sô' liệu bài toán cho như trong ví dụ 6.1: a - 20‘\ = 18 kN/m^, (p = 26°, c = 2 kN/m^.
Chiều rộng móng B = lOm, độ sâu đặt móng Im, mép móng cách bờ dốc 2m. Góc lệch tải
trọng ngoài ỗ = 1
Giải:
1- Trị sô' q:
Theo ví dụ trên có q = 31,lkPa.
2- Xác định các hệ số tĩnh tải trọng giới hạn theo Hansen Ny, N^, Nj,:
Giả thiết nển phẳng, với (p = 25‘\ ô - 0", tra bảng của Hansen có:
N^ = 7,94. N, = 22,25, N^= 11,85.
3- Xác định các hệ sỏ' chiết giám gy, g(, theo công thức (6-43), (6-44):
gq =gy = ( l - t g a ) - = ( l - t g 2 0 ‘’)' =0,64^ = 0 ,4 1

g = 0 , 4 I - ^ ^ M L = 0 , 4 I - ^ = 0,35
22,25 Xtg26“ 10,85
4- Tính tải trọng đứng giới hạn

Pị,h = -1 8 .1 0 .7 ,9 4 .0 4 1 + 31,1.11,85,0,41 + 2.22,25.0,35

Pgh = 2 9 2 ,9 0 + 151,10+ 15,57 = 459,5 kN/m^

5- Tính tải trọng ngang giới hạn

tgh = PghtgS= 459,5 Xtgl5" = 123,1 m n?

d ứ t ỷ:
a) Không có bảng tính Ny, Nj|, N^. theo Hansen thì giải quyết như sau:
- Xác định N^|. N^, theo bảng 5.3 cúa Vesic vì công thức tính N^. của Hansen đồng
nhất với công thức Vesic.
- Xác định Ny theo công Ihức cùa Hansen:
= 1 ,5 ( 1 ^ - l)tg(p (6-45)

b) Các công thức dùng ở trên đúng cho móng băng, nếu móng chữ nhật B X L thì dùng
hệ số điều chỉnh của Hansen như sau:

267
B N
s = 1+ — —
L N,

. B
Sn = ỉ + f tg9 (6-46)

= 1 -0 ,4 -
h~á

với m ó n g tròn lấy B/L = 1.


c) Công thức tính Pgh của Hansen đối với nền dốc ở dạng tổng quát:

Pgh = N c - C . g c - s ^ + Nq.q.gq.Sq + Ì N ^ y B . g ^ . s ^ (6-47)

6.2.3. Phưomg pháp T. V. Nhiệm tính tải trọng giới hạn của nền dốc công trình trên
c ơ mái

Theo T. V. Nhiệm, một nhà khoa học Việt Nam tại ĐH Grenoble (Pháp), giả thiết rằng
nêm đàn hồi sát dưới móng vẫn có dạng đối xứng như trong trường hợp nền piiảng
(hình 6.10). Tải trọng bên q tính theo công thức:
q = Ỵ .h j^ c o s a ('6-48)

Hỉnh 6.10
Với giả thiết trên, nền đang xét được thay thế bằng nền đối xứng BCB'C hình thang.
Như vậy kết quả tính tải trọng giới hạn thiên vể an toàn. T. V. Nhiệm đã chứng minh bằng
lí thuyết CBGH những hệ số chiết giảm Jy, đối với các hệ số tĩnh tải trọng giới hạn
của nền ngang bình thường.
Tải trọng giới hạn của nền dốc được xác định theo công thức:

Pgh = +q.N,,J,, + c N ,J , (6-49)

Đối với dất rời, Jy, xác định theo bảng 6.3 và bảng 6.4. Đối với cỉấl (lính, Jy, J,
theo bảng 6.3, 6.4 và 6.5.

268
Bảng 6.3. Trị sô Jy của đất ròi và đất dính

25° 30° 35° 40° 45°

0" .................. 1 1 1 1 1
5*^ .................. 0,79 0,78 0,79 0,77 0,76
10° .................. 0,63 0,62 0,62 0,58 0,56
15'’ 0,50 0,49 0,47 0,43 0,42
20" .................. 0,39 0,37 0,36 0,32 0,30
25“ .................. 0,20 0,26 0,25 0,23 0,21
30" .................. 0 0,13 0,17 0,16 0,15
35“ .................. 0 0 0,09 0,10 0,10
40” .................. 0 0 0 0,05 0,06
45" .................. 0 0 0 0 0,03

Bảng 6.4. Trị số J của đất rời

10“ 15" 20" 25“ 30° 35° 40"


a
0“ 1 1 1 1 1 1 1
5“ 0,95 0,94 0,93 0,91 0,90 0,88 0,86
10“ 0,90 0,88 0,86 0,83 0,80 0,77 0,74
15“ 0,85 0,82 0,79 0,76 0,72 0,68 0,64
20" 0,80 0,77 0,73 0,69 0,65 0,60 0,55
25^’ 0,76 0,72 0,68 0,63 0,58 0,53 0,47
30“ 0,72 0,67 0,62 0,57 0,52 0,46 0,40
35" 0,67 0,62 0,57 0,52 0,46 0,41 0,35
40“ 0,63 0,58 0,53 0,47 0,41 0,35 0,30
45" 0.59 0,54 0,48 0,43 0,37 0,31 0,25

269
6.2.4. Phương pháp M eyerhoĩ (1957) tính tải trọng giới hạn của nền dốc
1. Trường hợp công trình xáy dự ng trên m ái dốc (hình 6.11)

rH

Y = trọng lượng dơn vị của đất


N^q 600
\ D/B = 0 —
H = chiéu cao mái đất ' \
\ D/B = 1 - - ___ __
c = lực dính đơn vị cùa đát 500 \ 0 < D/B < 1 nộ. r-iy luyến tỉnh
\
\ goc mla s a iq
\
400
\
a 'B = 0 ------------ \
\ 1
D,ÍB = 1 ----------- \
s. 300
\
\
\
N N,
\ \4 5 “
\ \ 's \
\ 200
V
\
^4) 4D
X \
s. \
\ \
N s40° \
N \ s
\ \ \
N \
\
100 \
\ \
\ \ N \
\
N N \
\ N
N V. 40°
\
s •s.
N
s N
\
50 \
\
N ,\ \
\ \
N \ 25
s.
X
N \
s ■'^0° \
N , \ N N

s
V,
N
5.53
0 0
K
20 40 60 80 10 20 30 40 50
Góc mải a G ộc mải u
Dất dinh Đất rời

Hỉnh 6,11
Sức chịu lải của nền công tiình xây dựng trên inái dốc càng giảm nếu góc dốc a của mái
càng tăng.

270
Trường hợp móng bãng tải trọng giới hạn của nền dốc tính theo công thức:

Pgh = c N , q + ^ y B N
yq (6-50)

Trị số và xác định theo đồ thị lập sẩn (hình 6.11).

2. Trường hợp công trình xảy dựng trén đỉnh dốc (hỉnh 6.12)
Trong trường hợp này, tải trọng giới hạn vẫn tính theo công thức trên:

Pgh + ^ yB N
Yq (6-51)

Trong đó N^,^, Ny^ xác định theo biểu đồ ở hình 6.12 phụ thuộc trị số Nj, = yH/c (đối với
đâì dính), b/B hay b/H.

Chú thích:

B<H B>H
(1) tra N „ tử những đưởng với: (1) tra từ nhửng dường với:
N-Ũ N. tương ứng
(2) nội dung đối với 0 < D/B < 1 (2) nội dung đối với 0 < D/B < 1

(đất dinh)
1 1 1 1 ỉ Ị 1 ỉ ĩ
N ,0 (đất rời)
- g óc m.a sát (1 — D/B = ũ ------------ — - ------
D/B = 1 ------------

■ Ns = 0

\Q° 1
y
/
60*^'
/
Ậ (3
o /


- 3 0 '= /
/ 90*^
/
/r

p / 2 —

.6 0 "
y
/

/ 90-=

0° 4

3Õ t

p eÌO^ 90“
5,63
/ ]
5 6

B ' H
— với =0 hay — với N > 0 V íd ụ : - ^ = 1.5;(P = 30®
' B ^

Hình 6.12

271
V í dụ 6.3: Tính tải trọng giới hạn của nền dốc theo phưcmg pháp Meyerhof.
Một móng tường đặt trên đỉnh mái dốc (hình 6.12, Cheng Liu và J. B. Evetl - Svils and
Poundations - The University of North Carolina at Charlotle). Yêu cầu tính tải trọng giới
hạn theo phưcmg pháp Meyerhof.

Giải:
- Dùng công thức (6-51) để tính tải trọng giới hạn:
Nền đất cát: (p = 30°, c = 0

y= 19,5 kN/m^
Công trình (hình 6.12): B = l,Om, b = l,5m, D = l,Om
- Dùng biểu đồ (hình 6.12) với các số liệu:

cp = 3 0 ° , a = 3 0 “

B 1,0

— = = 1,0 (dùng đường chấm chấm)


B 1,0

Xác định được Nyq = 40.

- Tính tải trọng giới hạn Pg^:

Pgh = O A q + - - 1 9 , 5 . 1 , 0 . 4 0 = 390 R N W

3. X é t đến h ìn h dạng m óng trên nền dốc


Trên đây đã xét m óng băng. Thực tế thường gặp móng chữ nhật, vuông hoặc trònído
vậy cần thiết phải hiệu chỉnh tải trọng giới hạn tính được theo công thức (6-40) ứng với
m óng băng.
Theo Meyerhof, có thể dùng các hệ sô hiệu chỉnh hình dạng móng của Terzaghi ứng với
nền pliẳng:

- Đối với nền plì ẳng , công thức tính Pg(, có xét đến hình dạng:

Móng băng: Pgh = cN^ + qNq + (6-52)

Móng băng; Pgh = l,2cN^, + qN^ + 0,4yBN^ (6-53)

M óng tròn: = l,2cN(. + qN^i + 0,6yBN^ (6-54)

Đối với móng chữ nhật B X L, (L > B) có thể dùng công thức của De Beer (1970):

272
P .h= cN ,F ,+ qN ,F ,+ ÌT B N ,F , (6-55)

BN,
F = 1+ — —
LN,
B
Trong đó: Fa = l + - t g ẹ (6-56)

F, = 1 - 0 , 4

hoặc của Mayerhoí (1963): với L > B

F =1 + 0 , 2 -

Đất có (p = 0: (6-57)

Fr = l

F = l + 0 .2 -tg ^ 45“
L
Đất có cp > 10": (6-58)

- Để xét đến móiìíị chữ nhật, VIIÔHÌ’, tròn trên nén dốc, theo sổ thay thiết k ế của Bộ Hải
quân Hoa Kỳ (1971), tải trọng giới hạn của nền công trình trên nền đất được tính theo tỉ lệ
như sau:
Kíhiêu:
(dốc) = tải trọng giới hạn của nền dốc có xét hình dạng;
Pgi^ (dốc) = lải Irọng giới hạn của nền dốc dưới móng bãng;
(phẳiiíi) = tải trọng giới hạn của nền giả thiết là phẳng và có xét hình dạng móng;
Pj,i^ (pháng) = lai Irọna giới hạn cúa nền giả thiết là phẳng và dưới móng băng.
Pgh.h(dốc) _ Pgh.h (phẩng)
có: (6-59)
Pgi^ídôc) Pgj^ (phẳng)

Trons đó: P^.Ị-, (dcíc) lính ihco cỏim thức (6-50) hoặc (6-51) tùy thuộc công trình xây dựng
trên mái dốc hay trỗn đỉnh dốc;
Pj,i, (phẳng) lính theo công thức tính tải Irọng giới hạn củ a nền phẳng, ví dụ
ihco cônu Ihức (6-52);
(pliáim) tính Ihco công thức (6-53), (6-54) hoặc (6-55), có xét đến hình
d a n ” móng.

273
- Từ biểu thức (6-59), xác định được tải trọng giới hạn của nền dốc có xét đến hình
dạng móng:
, Pgh.h (p h ẳ n g )
Pgh = Pgh (dốc) • . (6-60)
Pgh (phang)

V í dụ 6.4: Tính tải trọng giới hạn của nền dốc theo Mayerhoí.
Xác định tải trọng giới hạn của nền dốc dưới móng vuông có cạnh là Im. Các số liệu
khác như trong thí dụ 6.3 trên.

Giải:
1- Theo lời giải của ví dụ trên có; Tải trọng giới hạn tính được:

Pyf,(dốc) = 390 kN/m^


2- Tính tải trọng giới hạn với giả thiết nền phẳng dưới móng vuông:
pgh.h (phảng) = l,2cN^. + qN,, + 0,4yBN^

Với (p = 30”, từ bảng có: N, = 37,16, Nq = 22,46, Ny = 19,13

Pghh(phẳng)= 1,2.0.37,16 + 19,5.1.22,46 + 0,4.1 9, 5.1 .19,13 = 587, 18 kN/m^

3- Tính tải trọng giới hạn với giả thiết nền phẳng dưới móng băng theo công thức:

pgh(phắng) = c N , + qNq +

Với (p = 30“, đã tra bảng được: N, = 37,16, = 22,46, 19,13

Pgh„(phẳng) = 0.37,16 + 19,5.1.22,46 + 0 ,5 .1 9 ,5 .1 .1 9 ,1 3 = 6 2 4 ,5 2 kN/m^

4- Tính tải trọng giới hạn của nền dưới móng vuông:

p,u(dốc) = 3 9 0 ^ ^ ^ = 366,68 kN/m-


624,52

274
C hương 7

NỂN ĐẤT KHÔNG ĐỔNG CHẤT

Đến nay, ở phần trên chúng ta đã án ý rằng đất nền là đồng chất với nghĩa: lớp đất chứa
mặt trượt phá hoại nền là đồng chất. Tuy nhiên trong thực tế xây dựng ít khi gặp loại nền
đổng chất, nhất là đối với những công trình có chiều rộng móng không nhỏ.
Để đáp ứng được yêu cầu xây dựng, nền không đồng chất được phân làm ba dạng:
1. Đất nền gồm nhiều lớp, ít nhất là hai lớp có cưòng độ chống cắt rất khác nhau, lớp
trên có cường độ lớn hơn lớp dưới.
2. Đất nền gồm hai lớp, cường độ chống cắt của lớp trên kém hơn lớp dưới.
3. Đất nền có cường độ chống cắt thay đổi có quy luật theo chiều sâu, hoặc tuyến tính
hoặc phi tuyến.

7.1. TH Í NGHIÊM MÔ HÌNH CỦA TCHENG (PARIS - PHÁP)

Tchcng đã thí ngliiệiii niô hình với ncn hai lớp irong một thùng có thành trong suốt đổ
quan sát hiện tượng. Lớp dưói là lớp mỡ sệt, lớp trên là cát có chiều dày h. Lớp mỡ có lực
dính thay đổi được từ 1 - 2kPa. Cál lấy ở Pontainebleau và ở Seine. Tcheng cũng đã thí
nghiệm với bi nhỏ bằng thủy tinh thay cát.
Lực nén được thực hiện với móng băng (bài loán phảng). Kêì quả thực nghiệm có ihế
tóm tắt như sau:
- Đối với mỡ thí nghiệm, sức chịu tải rmhiệm đúng lí thuyết:
(p = 0 v à N^. = ( 2 + Ti)

- Khi chiều dàv lớp cát h ớ trên nhỏ so với chiều rộng móng B vào khoảng h/B < 1,5:
lớp cát bị ấn xuống và xâm nhập vào lĩiữ. Hậu quá là nền ứng xử như vật liệu rời có dính
phần nào và bị đáy ngang ra hai bên móng.
- Khi chiểu dàv lớp cát dày khoảng h/B > 3,5, nền hai lớp ứng xử như một lớp có tải
trọng giới hạn xâp xi với tái trọng giới hạn của lớp cát ớ trẽn.
- Khi 1,5 < h/B < 3,5, nén hai lớp ứng xử kiểu trung gian cúa hai trường hợp nêu trên và
khó đưa ra được một quy tắc chuna.
Tron« thực tế, không cấn xél trường hợp h/B > 3,5 vì trong trường hợp này, mặt trượt
phá hoại nền chí phái triến irong lớp trên.

275
Khi h/B < 1,5, cần thận trọng xem xét vì sự có mặt của lớp đất tôì ớ trên không cải ihiện
được nhiều sức chịu tải của nền hai lớp.
Từ kết quả nghiên cứu thực nghiêm trên có thể đề xuất những phương pháp thực hành
đơn giản có giá trị.

7.2. TẢI TRỌNG GIỚI HẠN CỬA NỂN hai LỚP: TRÊN LÀ LỚ P CÁT M ỞNG,
DƯỚI LÀ ĐẤT DÍNH MỂM YẾ ư dày. ph ươ ng ph áp gó c m ở a

Sơ đồ tính toán được trình bày ở hình 7.1. Trong trường hợp h/B < 1,5 có thể coi ứng suất
do tải trọng ngoài truyền trong phạm vi góc mở a, với góc a xác định theo công thức:
tga = 0,5 (7-1)
có tác giả đề nghị lấy a = (p (cát) hoặc a - 30°.

7 r^ -
/ ^ Ì':’- ứ" V

l i ình 7.1

Biết chiểu rộng móng B, chiều dày H xác định được chiều rộng B' theo góc a . Tải trọng
giới hạn của nền hai lớp này được tính như sau:
- Trước hết xác định tải trọng giới iiạn của lớp dưới:

p'gh =(1 + 0,2 cNc + Ycá,h'm (móngbãng) (7-2)


L'
với ý đồ xem móng đặt trên mặt lớp đất yếu ở dưới, tức với độ sâu đặt móng h'^ = hni + h .
Trong công thức (7-2), trị số B' và q' = : h'^ được xác định như sau:
B ’ = B + 2Htga = B + H (7-3)
q' = Yau(h,n+ H) (7-4)
Nếu m óniị hình chữ lìliậl thì chiểu dài L' được lính như sau:
L' = L + 2Hlga = L + H (7-5)

276
- Giả di trên mặt nền AB có áp suất p (áp suất đáy móng công trình) thì áp suất tại O'
nằm trên mit lớp đất sét yếu ở dưới tính được như sau:
p' = y,„.H + K ( p - y ,,,h ,) (7-6)
Trong đ) K là hệ sô' ứng suất tãng thêm trong nền, tính được theo công thức;

m m.n(l + + 2n ^)
K= arctg + (7-7)
2tt '> 2
n^)4ĩ- + m -1- n

Có thế :ác định K theo bảng lập sẵn (bảng 7.1, bảng 7.2).

Báng 7.1. K ứng với móng vuòng, móng chữ nhật, móng băng

L
H m =— (L>B)
n=— B
B
1 1,5 2 3 6 10 20 Móng bãng
0,25 0,898 0,904 0,908 0,912 0,934 0,940 0,960 0,96
0,5 0.696 0,716 0,734 0,762 0,789 0,792 0,820 0,82
1 0.386 0,428 0,470 0,500 518 0,522 0,549 0,55
1,5 0.194 0,257 0,288 0.348 360 0,373 0,397 0,40
2 0,1 14 0,157 0,188 0,240 268 0,279 0,308 0,31
3 0,0.S8 0 .0 7 6 0,108 0,147 180 0,188 0,209 0,21
5 0 ,0 0 8 0 ,0 2 5 0,040 0,076 096 0 ,1 0 6 0,129 0,13

Bíing 7.2. K ứng với móng hình tròn bán kính R

^ (,.25 0,5 0,75 1,00 1,25 1,50 1,75


R
K 0.986 0,911 0,786 0,646 0,524 0,424 0,364

11 2,5 3,0 4,0 5,0 7,0


R
i
K 0.284 11 0,200 0,146 0,087 0,057 0,030

- Đ ié u .iộn ổn dinh của nen dược xác định như sau:

p' = y,..,,H + K ( p - Y a u l i m X P g h (7-8)

T r o n g lỏ: pỊ,|^ xác dịnh theo c õ n s thức (7-2).

277
Từ điều kiện (7-8), có đẳng thức tính tải trọng giới hạn của nền hai lớp: cái Irên sét
mềm yếu:
Ycá,H + K(pgh-Ycáthm) = P'gh
YcátH + Kpgh =Pgh

^Pgh “ Pgh ^Ycáthm “ Ycál^

Pgh = ^ ( P g h -Ycá.H) (7-9)

V í dụ 7.1: Tính tải trọng giới hạn của nền hai lớp; cát - sét theo phương pháp góc mở a .
Một móng chữ nhật (1 X l,5)m trên nền hai lớp với độ sâu đặt móng = Im.
Lớp trên là đất cát chặt vừa; Y= 18,5 kN/m^, (p = 35".
Lớp dưới là đất sét, ở sâu l,2m tính tù cao trình đặt móng có cường độ chống cắt khòng
thoát nước Cy = 50 kN/m^, Y = 20 k N /m \
Yêu cầu xác định lải trọng giới hạn của nền hai lớp.
Giải:
1. Xác định tải trọng giới hạn của lớp sét với phương pháp góc mớ a với tg a = 0,5.
B' = B + H = 1 +1,2 = 2 , 2 m
L' = L + H = 1 ,5 + 1,2 = 2,7m

CuN,+Ycá,(hm + H )

1+ 0,2 50.5,14+18,5(1 + 1,2)


2,7
= 298,88 + 40,70 = 339,58 kN/m-
2. Xác định tải trọng giới hạn của nền hai lớp:
- Xác định trị số K:<'

m = — = -— =1,5; n = - ^ = - — = 1,2
B I B I
Theo bảng 7.1, xác định được K = 0,4.
- Xác định Pp(, theo công thức (7-9) của nền hai lớp;

Pgh =-ị^(Pgh + Ky,,i,h^ -Ycá.H)

(339,58 + 0,4.18,5.1-18,5.1,2)
0,4

(3 4 6 ,9 8 -2 2 ,2 ) = 811,95 kN/m'
0,4

278
3. Ihiii ý: Nếu không có lớp đất sét yếu ớ dưới thì nền cát có tải trọng giới hạn là
(9 = 3^ c ó = 48,03, = 33,30).

Pgh 1 - 0 , 4 - YcátB-N,+q.N (q = ĩ c í K )
ỉ_>

1-0,4 18,5.1.48,03 + 18,5.33,30 = 940kN/m'


15

7.3. i k l TRỌNG GIỚI HẠN CỦA NỂN h a i LỚP: CÁT TRÊN, SÉT DƯỚI.
M Ư Ơ N G PHÁP MEYERHOP (1974)

Nêì l<ớp cát nằm trên mỏng thì mặt trượt phát sinh trong nền có thể ăn lấn xuống lớp sét
ở dưới Trong trường hợp này tải trọng giới hạn của nền được xác định theo công thức
M eyenoĩ (1974):

7.31. M óng băng

2D m
Pgh =^uNc + Ycá.H 1+ m (7-10)
H

Traig đó;
C^I ■lực dính của lớp sét nằm dưới; CuNc 5,14c„
/

^ - Q ,5yBN y O.SỵBNỵ
(p -góc ma sát trong của cát năm trên;
B -chiều sâu móng băng;
/

H - chiều sâu lớp đấl sét tính từ dộ sâu


/
đặt móig; ________
0,4 /
độ sâu đặt móng (hay h^); /

hệ số xét đến cường độ chống cắt


/
của cá khi lóp cát bị ấn xuống, xác định
theo biíu đồ ớ hình 7.2 khi biết góc ina sát
(p và tí số c\|N^./(),5y^,/||BNy (N^. là hệ sô' tính 0

tái Irọrg aiới han cúa sét: N^. = 5,14; Ny là t -----------1 ọ(độ)
20 30 40 50

hệ số tnh tái trọng giới hạn cúa cát).


Hinh 72
7.32. Móng chữ nhật
^ 2 D,, ^
Pg h = 1+ 0 , 2 - + Y a uH
u 1+ m (7-11)
l L; V H )
Kh. chicLi dày lóp cút H lăng dần lên, trị số lính iheo công thức (7-10) tiến gần đến
tri số:

279
P fl.= JíB N ,+ y D „.N , ( 7 - 12)

Trị sô' Pgi, tính theo công thức (7-11) gần đến trị số:

1
Pgh 1 - 0 , 4 - y.BN. + yD^.N (7-13)

V í dụ 7.2: Tính tải trọng giới hạn của nền gồm hai lớp; cát, sét theo phưcmg pháp
Meyerhoí (1974).
Sò hiệu của bài toán lấy trong ví dụ 7.1 vừa nêu trên (hình 7.3).

V=18,5kN/m'
H = 1,2m
■ , (P = 35° ,

/ / / / /.
, / / / • • / c , = 50 kN /m

■ / n / r / - / r / / ^“ °
'/ / 7 ' / / 7 / y / / - / / y / / - / / V / / /

Hình 7.3
- Sô' liệu về công trình; B = Im, L = l,5m.
Độ sâu đất móng: = Im; H = l,2m
- Số liệu về nền: (p = 35", = 18,5 kN/m^
C^I = 50 kN/m^ (cắt không thoát nước của sét)
= 20 kN/m^ (đất bão hòa nước)

Giải:
1. Nhận xét
H 1,2
Trong trường hợp này có tỉ số; = 1,2
B 1
Vậy lớp cát chịu lực là mỏng.
Tính tái trọng giới hạn của nền hai lớp theo công thức (7-11).
/ /
í. , .

Pgh 1+ 0 ,2 - C liN c +
LI V
1 + — yH- ] m
L, Ly v H J

2 .Xác định trị số


- Dùng biểu đồ ở hình 7.2 đê’ xác định K^: trước hết xác định X:

280
(với (p = 35" từ bảng tính tải trọng giới hạn 5.3 xác định được Ny = 48,03, N = 33,30).

0,5 ỵ.B.N^

• Với (p = 35“ và X = 0,65, từ biểu đồ (hình 7.2) xác định được = 6.


3. Tính tải trọng giới hạn của nền đất hai lófp:

( 1 ^
Pgh 1 + 0,2 50.5,14 + AS,5.{l2ỷ 6 . 1 8 , 5 . 1
l 1:5; l 1,5; l ,2 y 1

= 291,44 + 505,71 + 18,5 = 815,65 k N /m

4. Chú ý:
a) Nếu không có lớp sét xấu ớ dưới, tải trọng giới hạn của nền cát tính được theo công
Ihức (7-13);

Pgh 1 - 0 , 4 - y.BN. +q.N, (q = yDm)


L

- 0 ,4 ^ 18,5.1.48,03 + 18,5.1.33,30
1,5
2
= 324+ 616 = 940,0 k N / m

b) Lớp đất yếu làm giảm 13% sức chịu tải.


c) So sánh với phương pháp góc mở a:
Pgh (góc mơ a ) = 812 kN/m^ (ví dụ 7.1)
(Meyerhof) = 940 kN/m^ (ví dụ 7.2)

7.4. PHƯƠNG PHÁP HANNA VÀ M EYERHOP (1980) TÍNH TẢI TRỌNG GIỚI
HẠN NỂN HAI LỚP: CÁT - SÉT

Khác với phương pháp Meyerhoí' (1974) nêu ở mục trên, Hanna và Meyerhoí đề nghị
còng thức Hanna và Meycrhof (1980) ớ dạng tổng quát cho móng băng:

Pgh = Pgh2 + yáuH' s s


(7-14)
B

Trong đó:
ô - góc nghiêng cúa lái trọng tác diiiig lên mặt nền;
Pj,i, - thành phần dứng của tải trọng guíi hạn của nền hai lớp;

281
Pgf,2 - thành phần đứng của tải trọng giới hạn của nền một lớp với đất sét lớp dưới, tính
theo công thức:
Pgh2 = c A Với N, = 5 , 1 4 ( 9 , = 0) (7-15)
- hệ số xét đến góc nghiêng của tải trọng ngoài, xác định theo biểu đồ ở hình 7.4 khi
biết góc lệch a và
50
(P = 5ũ°

40
1,0

V . 30
0.8

c
‘ũừ
'ầ 0,6 s.
'Q
uy
Ẹ \ N
0,3
0.4
10 15 20 25 30 rs

0.2 0
<p = 45

0 0 0 0 0
10 20 30 40 50 . 30
Góc nghiêng của tải trọng ô

20
Hình 7A " z
"O P
10

n
0
10 15 20 25"’ 30 35

50
tp = 40
1
40

30
ựt

■'S
X 20
0,7 0,4 0,3
° % ,5
-1 -------^
10 - 4 -

1
------------
=
0
10 15 20 25 30 35

Hỉnh 7.5 Hỉnh 7,6

- iham số xác định theo biểu đổ ở hình 7.5 khi biết góc ma sát X và X-

(7-16)
0,5y,uBN.

282
5
(7-17)
9
Biết thành phần đứng của tải trọng giới hạn theo công thức (7-14) tính được thành phần
ngang của tải trọng giới hạn:
tg,=Pgh tgô (7-18)

V í dụ 7.3: Tính tải trọng giới hạn của nền hai lớp: cát - sét có xét đến góc nghiêng của
lải trọng ngoài.
Một móng bãng rộng Im, đặt trên lớp cát với độ sâu đặt móng là 0,5m, = 18,5 kN/m^,
cp = 35". lớp sét ò sâu l,2m tính từ cao trình đặt móng, có cường độ chống cắt không thoát
nước c^, = 50 kN/m . Góc lệch của tải trọng ngoài ô = 10“.
Yêu cầu tính tải trọng giới hạn.

Giải:
1. Xác định số X theo cỏns ihức (7-16):
C„N , 50.5,14
K= = 0,65

(với (p = 35"' theo báng 5.3 có Ny = 48,03)


2. Xác đinh số theo biếu đổ (hình 7.5) khi biếl X - 0,65 và (p = 35®

Theo bicu đổ 7.5 xác định được tham số ^ = — = 0,8.



3. Xác dịnh tham sô K^;

Với (p^ -„ = 33" và 7 = — = 0,8 , từ biếư đồ (hình 7.6) có: K, = 12.


9
4. Xác clịnh hệ số theo biểu đồ (hình 7.4)
Với ô = 10^’, = 35“ có = 0,7.
5. Xác định thành phần đứng \'à ngang của tải trọng giới hạn của nền hai lớp:
Dùng cõng thức (7-14) và (7-18):

2.0,5.cos 10“
p„,^ = m 5 , 14+ 18.5.1,2“ 1 + 12.0,7^^^^^— 18,5.1,2
1,2

= 257 + 2 8 2 - 2 2 , 2 = 5 1 6 , 8 k N / n r

t^ h= P ,htgô = 516,8.tglO“ = 9 1 k N / m -

6 . Chú ý: Nếu chiều dày H tãng lên ihì giới hạn trên cúa P g i, tính theo công ihức;

283
Pgh = ^ y B N ^ + q . N , (ọ = 35° có Ny = 48,5, N,, = 33,3)

= -.18 ,5.1 .48 ,5 + 18,5.0,5.33,30

= 448,62 + 308,02 = 756,64 k N W


Vậy lớp đất sét mềm yếu làm giảm tải trọng giới hạn của nền cát 32%.

7.5. XÁC ĐỊNH TẢI TRỌNG CỦA NỂN hai LỚP: LỚP SÉT TRÊN TỐ T HON
LỚP SÉT DƯỚI. PHƯƠNG PHÁP M EYERHOP VÀ HANNA (1978)

Xét trường hợp tăng tải nhanh, hai lớp sét của nền hai lớp có cường độ chống cắt không
thoát nước là Cy| và Cu2 (9 i = (p2 - 0 )-
Xét hai trường hợp: c^,| (lớp trên) > Cy2 (lớp dưới)
Cy| (lớp trên) < Cy2 (lóp dưới)

7.5.1. Nền hai lớp sét lớp: trên tốt hơn lớp dưới Cuj/Cu2 > 1
Nếu lớp trên mỏng để tí số H/B nhỏ, tải trọng giới hạn của nền hai lớp này được tính
theo công thức:

Pgh 1+ 0,2 Cu2Nc + (7-19)


L B

Nếu H càng dày thì trị số tính theo công thức (7-19) sẽ tiến đến trị số tải trọng giới
hạn của nền một lớp (lófp trên);

Pgh 1+ 0,2 Cui N c +Y| D m (7-20)

Trong công thức 7-19 c.| là lực dính tác


1,0
dụng lên mặt aa' (hình 7.7). Trị số N^, lấy
bằng 5,14 cho cả hai công thức (7-19) và 0.9
(7-20).
Trị số c,, xác định theo biếu đồ ở hình 7.7 0.8

khi biêì tí số c^,2/c^,| và c^,|.


0.7
V í dụ 7A\ Tính theo phươiìg pháp Meyerhoí
và Hanna tải trọng giới hạn của nền hai lớp
0.6
đất: sét - sét. 0,2 0,4 0,6 0.8 1.0

Một móng chữ nhật l,5m X l,2in trên ncn


hai lớp, đặt sâu Im tính íừ mặt đất. l l ì n h 7.7

284
- Lớp trên là đất sét có các chỉ liêu sau:
Trọng lượng đơn vị; 17kN/m'*
Cường độ chống cắl không thoát nước c^ii = 110 kN/m^
- Lớp dưới là đất sét có các chi tiêu sau:
Trọng lượng đơn vị; 16 kN/m'^
Cường độ chống cắt không thoát nước c^2 = 45 kN/m^
Lớp dưới cách mặt đáy móng là l , l m.
Yêu cầu xác định tải trọng giới hạn của nền theo phương pháp Meyerhoí.

Giấi:
1. Nhạn xét: Đây là nền hai lớp đất sét, lớp trên tốt hơn lớp dưới, tức c^,|/c^|2 > 1- Dùng
công thức (7-19).
í, B ì r 2 c a, H ^
Pgh 1+ 0,2 c u. p N . + 1 + -
z V.
+ Y|D m
. L l B J

Với bài toán này có;


B=1.2m L=1.5ni D,„=lm

Ỵ| = 17 kN/m'^ H = 1,Oni Nc = 5,14 (với (p = 0)

2. Xáe định c,,

Với tỉ số = 0,4, lừ bicu đổ hình 7.7 xác đinh đươc tỉ số = 0,9.


Cui

V ậy có c , = 0,9.c„, = 0,9 X 110 = 99 kN/m^


3. Xác định tái trọng giới hạn:

1+0.2
í 1, 2^
45.5,14+
(1 + —1. 2^ 2.99.1,1 + 1 /.1
Pgh
V 1, 5, 1,2

= 268,3 + 3 26, 7+17 = 612 k N / m '

4. Chú ý: Nếu khỏní’ có lớp dưới mểm yếu và nền là đổng chất như lớp trên thì tải trọng
uiới hạn xác định theo côntỉ thức (7-20):

p,h 1+ 0,2 c.,N,+y,am


vL. _

^ 1, 2 ^
+ 0,2 110.5,14 + 17.1
vl.3.

= 655,9+ 17 = 673 k N / m

285
Vậy sự có mặt của lớp đất yếu ở dưới đã làm giảm tải trọng giới hạn từ 673 kN/m^
xuống 612 kN/m^, tức giảm 9%.

'(p„, = 0 ;c„,= 110KN/m

(p ., = 0: = 45kN/m

Hinh 7.8

7.5.2. Nền hai lớp sét: lớp trên xấu hơn lớp dưới C„i/Cu2 < 1

Meyerhoí 1974 và Hanna 1978 đã nghiên cứu trường hợp này và đưa ra công thức tính
tải trọng giới hạn của nển hai lớp sét:

H
Pgh ~ Pghl (Pgh2 ~ Pghl ) 1 - (7-21)
B

Trong đó Pghi là tải trọng giới hạn của nền một lớp, chỉ gồm đất sét lớp trên, tính theo
công thức:

Pgh I 1 + 0,2 Cui Nc+Yi D m (7-22)

là tải trọng giới hạn của nền một lớp, bao gồm đất sét lớp dưới, tính theo
công thức:

Pgh2 1+ 0,2 Cu2N c + Y 2D m (7-23)

Trong các công thức trên Nj, = 5,14 ứng với (p = 0.


Đến nay có hai ý kiến về công thức trường hợp đang xét này và công thức (7-21) như sau:
1. Công thức (7-21) là gần đúng nhưng lại thiên về không an toàn. Do vậy khi dùng cần
có biện pháp khác bổ sung kiểm tra.
2. Gặp trường hợp chiểu dày H nhỏ thì biện pháp đơn giản và an toàn là thay thế đất xấu
bằng đất tốt, ví dụ dùng đệm cát hoặc đóng cọc tre hoặc tràm, nói chung là cọc nhỏ.

286
7.6. TÍNH TẢI TRỌNG GIỚI HẠN CỦA NỂN ĐẤT s é t c h ị u t ả i t r o n g ĐIỂU
KIỆN KHÔNG THOÁT Nước. CƯỜNG ĐỘ CHỐNG CẮT KHÔNG THOÁT
NƯỚC c„ TÃNG TUYẾN TÍNH THEO CHIỂU SÂU

7.6.1. Cường độ chống cát không thoát nước Cu


Trị số q, tăng có quy luật theo chiều sâu. Do vậy trị số tải trọng giới hạn tính theo công
thức Prandtl:
Pgh =(7r + 2)c, + q

hay
Pgh = N , . c , + q với N, = 5,14 (7-24)

không còn đúng nữa cho trường hợp đang xét.


Theo chứng minh bằng lí thuyết cũng như thực nghiệm, trị số có quan hệ tuyến tính
với ứng suất bản thân tức có:
c
(7-25)
^Zđ
hay = Ayz (7-26)
Tại độ sâu đặt móng z = h^, C^I có trị số Cyj, vàbiểu thức(7-26) được viết ở dạng sau:
c, = + Xz ■ (7-27)
Trong đ(S Xlà hằng số,xác định được bằng thựcnghiệm. Dạng biểu đồ của biểu thức
(7-27) được trình bày ở hình 7.9.

7.6.2. Tính tải trọng giới hạn theo phương pháp của Chen
Xét trường hợp nềji đắng hướng và c^, tăng tuyến tính theo chiều sâu như ở hình 7.9. Với
mặl trượt trụ tròn, Chen đưa ra công thức tính Pgp,:
Pgh = N , . G l ,(7-28)

Trọng đó: N^,'tãng dần theo tỉ số'ẰB/c^,„, xác định theo biểu đó (hình 7.10).

287
XB
0,2 0,4 0,6 0,8 1,0 1,2 =U)

Hình 7.10
Từ hình 7.10 nhận thấy trị số N(. trong công thức (7-28) tãng gần như tuyến tím với trị
số Do vậy có thể xác định trị số Nj, theo phép tính tỉ lệ:
2 ,ữ X
N = 5 ,5 + B (7-29)
'uo

Thay biểu thức (7-29) vào (7-28), có công thức tính tải trọng giới hạn của nền đất sét
chịu tải không thoát nước:
Pgh =5,5.c^,0+ 2,0?C.B (7-30)

Chú ý:
1. Theo Pellenius, mặt trượt nguy hiểm nhất đối với nền đất sét lí tưởng
(ẹ = 0, c 0) được trình bày ở hình 7.11 trong đó bán kính cung trượt R = 1,086B. Từ
điều kiện cân bằng mômen của hệ lực tác dụng lên khối đất trượt ABC, xác định được
Pgi, = 5,5c, tức Nj. = 5,5 (Taylor - 1960).
2. Kết quả tính theo Chen cho công thức không đúng thứ nguyên.

Hỉnh 7.11

288
Chương 8

PHƯƠNG PHÁP THỤC NGHIỆM


VỂ Sự PHÁ HOẠI KHỐI ĐẤT

8.1. TÌ LÊ MÔ HÌNH VÀ S ự TƯONG T ự TĨNH Lực HỌC

Sự phá hoại khối đất có ihế thực hiện bằng thí nghiộm mô hình. Mô hình thí nghiệm có
kích thước ihu nhỏ so với công trình thực tế, ví dụ thu nhỏ với tỉ lộ 1 ; 50. Tính chất địa kĩ
thuật cúu dấi ilủiiii cho mô hình và dđl íliực, ví dụ t r ọ n g lượng đơn vị (y), góc ma sát trong
((p), lực dính đơn vị (c)... cũng phái tuân theo mộl quy tắc nhất định về tỉ lệ. Mọi tỉ lệ về
hình học cúa m ò hình vứi còn g irình thực, mọi ti lệ về các chí tiêu địa kĩ thuật cúa đất làm
mó hình vứi đâì thực phái được chọn thích đáng mới đám bảo mọi sự tương tự về tình lực
họ c g iữ a h iệ n lư ợ n g p h á hoại k h ỏ i đất m ô h ìn h với khối đất ihực.

s.1.1. Sư tương lự vc trạng thái ứng suất và ứng xứ cư học


Xét k/iổi ílấ! iliực trong liộ irục tọa độ vuông góc
xoy (hìiih 8 . la) Irạiig thái ứng suất tại điểm M (x, 7.) aj
trong hệ trục xoz được đặc trưng bằng các ứng suất
pháp CT_, và các ứng suât tiẽp Nếu phàn tố
đấl tại M ớ trạng thái càn bằng lĩnh, các thành phán
ứng siiât phái ihóa mãn các đicu kiện cân bàng tĩnh,
tức các phương trình

+ /\ (8-la)
=Y
dz d\
dx \/ ra. b)
+ (8-lb)
cz
\ới '■Z%M

Trong đó y - trọna liRyng dơn \'Ị của đất. *xM "

Xél klioi (hít mỏ lù/ili trong hệ trục \'uông góc


x^-|()Zvi (liìiih 8. 1b) \ à điém M có tọa độ là và
xác dịnli theo li lệ hìnli học cùa mỏ hình;
\I Hình 8.1
'11h = ( 8-2

289
Trong đó X, z là tọa độ điểm M (x, z) trong hệ tọa độ xOz. Gọi là trọng lưọng đơn vị
của đất mô hình và niy là hệ số tỉ lệ của trọng lượng đơn vị của đất, có:

niy —7 m (8-3)
Y
Trong khối đất mô hình, phân tố đất tại M (Xj^, Z|y]) ở trạng thái cân bằng tĩnh nếu các
thành phần ứng suất thỏa mãn hệ phương trình càn bằng:

(8-4a)
ổz M ỡx M

XZM
ỡơ _= (8-4b)
+ 0

Nếu gọi hệ số tỉ lệ giữa ứng suất trong khối đất mò hình và ứng suất trong khối đất Thực
là 1TI0, có:

(8-5)
ơ T
Thay (8-2), (8-3) và (8-5) vào (8-4), sẽ có:

Eaí I ' = m,.y


nij, V 5z õx )

( ^xz I = 0 với ^ ^ 0
mu { õz õ\ ) rriu

ỔƠ-, di.,. m (8-6a)


m
dz õx m
hay
Ỡ__xz
T .., ổơ (8-6 b)
+ = 0
dv. õ\

Vậy điểu kiện để hệ phương


trình cân bằng tĩnh (8-4) tương -
'A n
đương với hệ phương trình tĩnh b.— Zm
^
•4---------

(8- 1) là: c1 M

m
lĩi (8-7)
m

Gọi ơ và là ứng suất tiếp
xúc hình thành ở mặt biên của
nển. nơi tiếp giáp giữa đáv móng ỉỉình 8.2

290
với mặt nền và b và ồYi là chiều rộng đáy móng của công trình thực (hình 8 .2) thì mô hình
có thể viết;

nrih - - 7^ (8 -8 )
ơ b
Thay (8-8) vào (8-7), có:
M _
YMbM y-b

Quy ước goi N = — là số đãc trưng mô hình, thì điểu kiên tương tư là:
y.b
ơ
với N = (8-9)
Ym ^ m yb

Ilỉnh 8.3
Đổi với mái đất, lấy trị số chiều cao mái đất (hình H.3) làm trị số đặc trưng thì điều kiện
(8-9) có dạng:
ơM _
=N với N = (8- 10)
Ym ^ m yh

trong đó là chiều cao mái đấl mô hình.


Cìn lưu ý rằng, điếm M đang xét có thể thuộc .niền đàn hồi (miền cáii bằng bền X < Tp), có
thể thuộc miền dẻo (miển cân bằng giới hạn X= T„), do vậy cần khảo sát điéu kiện tương tự về
ứng xử: ứng xử đàn hồi hoặc ứng xử dẻo.
Nếu điểm phân tố đất tại điểm M đang xét ứng xử đàn hồi thì các thành phần ứng suất
phải thóa mãn điều kiện tương thích;

ỡ-
(ơ , + ơ ^ ) = o ( 8 - 11 )
\
ax^ õz- /

Đối với đất mô hình, điều kiện tương thích (8-11) có dạng:

+ - ^ K m +^zm ) = 0 (8- 12)


ỡx^.^ ỡz“M

291
Thay (8-2) và (8-5) vào (8-12), có;

(ơ^ + )=0 với 0


IT I h ỡ x ^ ỡ z ^ ITlk

Vậy theo điều kiện (8-11) thì điều kiện tương thích của miền đất ứng xử đàn hồi được
thỏa mãn với bất kì tí lệ mỏ hìiih đã chọn, tức với bất kì.
Tóm !ai. điểu kiện tương tự của đất mô hình thuộc miền ứng xử đàn hồi là;
M =N N= (8-13)
Ym ^ m Y-b

Xét phún ĩó dấí ứriỊị xử déo. Điểu kiện để phân tô' đất ứng xử dẻo là điều kiện cân bằng
giới hạn Mohr - Rankine:
a, - ơ - = (ơ| + a 3 + 2n)sin(p (8-14)

Trong đó ơ |. Ơ3 là ứng suất chính lớn nhất và nhỏ nhất xác định được từ các thanh phần
ứng suất ơ^, n là áp lực dính, n = c/tgcp.
Điều kiện cân bằng giới hạn cúa đát mô hình phải là:
=(Ơ|M +Ơ3M + 2 nM)sin(pM (8-15a)

Kí hiệu = (8-15b)
sin Ọ ^ n

Sau khi thay các hẽ sò lí lệ nin, ni,^. ^l^p vào (8-14), có;
m „ ( a , - a , ) = [ i n „ ( ơ | + Ơ3) + 2 in ^ .n ]m ,p siiK p

hay a, - ơ, = (ơ| + 0 3 ) + 2 - ^ ■n m,„sin<p (8 - 16)


m.

Từ (8-14) và (X-16) suy ra điều kiện tương tự cho trường hợp này là:
m
in„ = 1 và =1
m
hay m,„ = l và m „= m „ (8-17)

Cần chú ý đèn \'ai Iiỏ ứng suất của n và Hịvi tương tự với ơ và nên luôn có: m„ = m„:

(8-18)

Điều kiên iưưng lu cua đàì ứng xử dẻo được suy ra như sau:
Từ điều kiện niip = 1, suy ra: (P|^ = (p (8-19a

292
M
Từ diều kiện = m„, có = mo (8-19b)
tg (p

Chú ý đến đẳng thức (Pf^ = (p, biểu thức (8-19b) có dạng;

= m„ —
tgọ tg(p
hav Cm = m „ c ( 8- 20 )

Tórn lại điều kiện tương tự của đất mô hình thuộc miền ứng xử dẻo bao gồm:

M _= N
ơ

Ym ^ m
(pM = 9 ( 8 - 21 )

Cm = m „ c

8.1.2. Đất mô hình cùng loại đất rỉíi thật


Trong trường hợp này, điều kiện tưcmg tự bao gồm:

(8-22a)
Ym ^ M

<Pm = <P (8-22b)


Nếu đất mô hình cùng loại với đất rời thực thì troiig (8-22) có:
Ym = Y; =9
Vậy điéu kiện (8-22b) được thỏa mãn và điểu kiện (8-22a) được viết lại như sau, đối với
khối đất nền:

b,M b

hay 'M (8-23a)


b

Đôi với mái dốc thì có: (8-23b)

8.1.3. Đất mô hình cùng loại với đất dính thật


Trường hợp đất dính có c Ti 0 và (p 0, tức có n 0, thì điều kiện tưcmg tự bao gồm:

M =N (8-24a)
yM^M
9m = ^ (8-24b)

Cm = moC (8-24c)

293
N ế u dâl m ỏ hitih c ù n g loai \'Ớ1 dâì d í n h i h ưc . lức irxìiig cac' d i ò u k i c n ( S - 2 4 ) . (hi

Điéu kicn : cpvi = cp lức điểu kiên m^p = I dưov ihoa mãn

Điểu kiẽiì. = ctức điểu kiện nin = I dưcĩc ihoa Iiìãn

Nhưng diêu kicíi; =y tức niy - 1 không đươc thoa mãn.

Q u á v ậ y . lừ d i ê u k i c n ( 8 - 2 4 a ) . có:

_ b ___ 1
Ym - — — y ^ >11, — y
a \ĩ)ị^

\'à n ê u = L lức Cy = c thì phái có:

Ym = — y (X -25)
m,,

V í du c h o n ; in^ = -—- = l!iì phái có: = 50v N o | Ũ j là dai i n ó h i n h


b h 50 ỉ TI

phai n ặ n g h ơ n đ ấ l thưc 5 0 lân.

8.2. THÍ N ÍỈH IÊ M liAN NKN

Bàn nén là t àm kiin loai h o a c k hổ i \'ãi liCLi k h á c du c ứ n g d é c ó tỉic b o q u a bièii d a i i g LIÕH


k h i c h ịu lưc ih í n g h ié n i. Bàn nén c ó n h ic u k íc h c ờ kh ác Iihau \'ỚI tla v p h ã n g ỉìin h \'U õ n ^
h o ã c h ì n h Iròii. M ồ i nưó'c c ó ki nh n g h i c i n clùiig bàn n é n v u ô i m . iròii. [() n h o k h á c n h a u \'Ớ1
n i ụ c d í c h k h á c lìhau. Bàn ncĩi clươe \ c m xéi t h e o lìai c á c h k h á c n li au. nuM là ct)i bàn n ó n là
m ỏ h ì n h c u a m ó n g n ô n u d ã l t r ê n n ê i i d â l . h a i là COI b à n IIÓIÌ n h ư là m o l i h i c l bi l l i í n e h i c í i i

d ê x á c cỈỊiili líiìh c h â l dui kì tliLiâi c ủ a dâi nliư ilìc llìici bi x u v c n . iliici bi cãl c a n h \ A ... D o
\ à y , d ò i \'ỚI i h í n a h i ệ n i b à n n ó ĩ i . m ố i l ài liòLi i r ì n h b à y ỉ h c o c a c l i \' \cnì 2. c u a Ki c m a . ' I'u>

n h i ê n , nòu d ù n e bàn n é n cỉc x á c dinl i clií n ê u điii kĩ i hu ãi c u a dàl ilii pỉìái l uâ n [hư c a c C|L1\
d ị n h Ihí n u h i ê n ì e]uòc g i a Iiliãiìi d ã i n b áo kêl q u á thí n u h i ói ii MíơnVi lỉìícli \ Ớ 1 e a c q u y đ i n h
i hi ốl k ế q u ố c tíia.

H iên nay bàn nón 1 Ớ!Ì ỉìíìaì C('ì ciióii lích dáv iròn là lO.OOOciiì 111112 mVi dườiìiz kính
1 1 2 . 8 c i i ì . b à n l ì c n Ii lì (’ì n l i à l c o d i õ i i t í c h 6 í ) 0 c n r , ứ n u \(Vi kiiili 2 7 . 7 c n i (''ác k í c h c ở

t run g liian i h ư ò ì i e clùnií là 5()(H)ciiì“ ứni! \ ớ i tl =7^).(Sciiì. 36(ì()cni \o'i c an l i 6 0 c n ì ( M ỹ ) .


2>()0cn'i' ứim \'Ó'| i\ - ^6.2cỉii ( I . I CI I Xo cũ). lOOOciir' (Hà Lc ì i i ) ^ ) ( ) Oc n i \(VI c a n l i 3()c:ni

(Nhâl) v.v...
N h ư đ à ncLi o' i r c n . lỉỉi ỉií^ ỉiicỉn hcíìi ìicti ỉỉliK ỉlì! /h^l ỊỊỢỷì i n ìc h u ih L() i nuL' d i c l i i m h i õ n

c ứ u s ư phá h o a i k h ô i cỉaỉ n c n \ c c á c inặl; h ì n h d a i i u ỉiiãl trươi \ii kliiM cìai i rư ơl . tai i ro ni ì


iiuVi h a n \'à l a i I r o i i g c h o p l i c i ) . ứ n u x ứ c u a d â í n é n I r o i i i : iz!ai d o a n i r ư o v p l u i h o t i i V V

lỉcìiì n c i ì ỉ ì I ì ư í l i i c i bi i h í ỉ ì i i l i i O n ì \ c í c c l i i ì l i clãc i r ư ỉ i u b i c i ì d a i i u c ư a d a i n õ n \ ’ ị

d u n l i ư c l i i c u siiLi a n h h ư o ! m \ c b i c n t l a i i i í c u a clal n õ n . m o c l u i i h i c n cl ai ìu c u a t l a i n c n t h e o

sâu ^ ,

2^)4
s.2.1. I hi nghiêm bàn nén trẽn nẻn đát rời

ị)iW r ờ i ơ d â > l à ci ãl l ư n t ì i ẽ n h o ã c d à l nhân lạo (đâì [nỏ h ìn h ) ớ iran g thái rời r ạ c , lực

díiiỉi biiiìu kíiòng (c = 0 ). đâi có nòi ma sál ciươc đảc irưng băng góc ma sá! Iroiig cp.
T h ỉ i m h i c m bàn lìcii ớ h i ê n trườim x â y d ư n g c õ n g irình c ó q u a n hê n ì ò ỉiinh n hư sau;

b
1 1 Ic k íc h i hướ c: 111 . = —
B
Iroiu do b. 15 lãn linn là c h i è u ron g đ á \ bàn n é n (tức n i ò h ì n h ) \'ã c h i é u rỏiìg d á y m ó n g
C O IÌ s1.2 (I fìh

I’| Ic \'C i ro n^ l ư o n u d(ĩiì \'1 íii = /M _ ,


(Ym - y )

1 1 Ic \ ó u o c n iiỉ s a i (^P\1 = ^P)


(p
OicLi kicn ILUIÌÌU lư lĩnti lưc lìoc gi ửa bàn n e n ( m ỏ hii ih) VỚI c ò n g irinh ttiưc Iroiig trường
lu)'p d;ii níi cỏ tiaỉiii dã ciưoc c l ì ứ i i e iiimỈT ( b i é u i hứ c ( 8 - 2 3 a ) ) :
(tpvi = Yvi ^ yí

hOiK a - — a \1 (8-26)
Iìì>,

I rpiiL’ pỉiăn t ic n dã IICLÌ. a \ 1\ là ứiì^ SLiâỉ ti ẽp x ú c tại fiiậ! [ ic p MIC mử;i d a y n i ó n g và


mai ncii N c u ihi nul i ici i i ban I1 CIÌ clươc i hư c h i c n ơ lìial n c n và IIÒLÌ UUI n là lai IroiìU g i ới
han cliĩili dưtíc lừ ihí n u l i ic iì ’1 ban íiL'11 ihì lái lR)nu UIỚI han c u a nẽii cỏiìi: Ii iiìli dư ưc
(iinli Iư cliõu kicii iư;

1 _ [i
L’h L’h\l ■ , (8-27)
I1Ì h

In ^^h\i \ a c clinh lư ciươỉii 2


•.ỊLKin lic ap lưc ■ clo lún c o dưíK' lừ ihi
iiL’ỉnciii ban n c n Ị'ai í ronu lac duiìii \ a o
h.iu lìcn laiii! licii luc v(Si [1101 ItK
ch.iiiì Iilìãi diiìlì iu\ lic sò ihaiii hoac
laiiii UHÌL e a p l'iii 2 \ á\ IIIỎI c á p lai troiiiỉ
ỉioiK tri tai íiotiLì. do (.ỉỏ lún ÓI1 (.ỉinh
h;uì ncii f)ư(íni^ cịiiati h c a p lưc
i!t> lun L'( clani^ IỈIL'11 lìiiili n hư l í o ii o liiiili
s 4 \;t s.s
i C a t cí^ãi v ư a | iCai cnàt}
t)Líoi o s n u o u l : ỉìiiìli c o cỈLKííii!
[\cọ i u y : i i clứn^. [Ỉiưoỉiii u a p \'ỡ\ Uiai i
ảicmi
cỉ:ii cni ;lic!i \ i\ c h a i \ ừa v à dài cỉính Hinh H.4 ( I hcdì l M itlỉs. ỉ I. Kahỉ}

295
cứng chắc. Đường s - ơ tiong hình 8.4
có đường tiếp tuyến xiêii, thường gặp 80 120 160 200

với đất dính mềm, cát tơi. Hoành độ


của điểm tiếp tuyến T cho trị số tải
trọng giới hạn (kG/cm^) trong
hình 8.4 và trị số trong
hình 8.5.
Thí nghiệm bàn nén trong phòng
với nền đất cál đã chứng thực sự hình
thành nêm đàn hồi ngay dưới đáy
móiig và dạng cong của mặt trượt khi
phá hoại cắt toàn bộ khối đất nển
(hình 8 .6 ).
Từ hình 8.6 cũng nhận Ihâỵ các Hinh 8.5 rrheo Braiid. 1972)
điểm hạt cát thuộc khối đất trưcn (.lịch
chuyển theo quỹ đao cong với dạng
của mặt trượi. Vậy dối với nên cal thì
giả thiết mọi điếm thuộc khối dâì trượi
đềư ở trạng thái cân bằng giới haPv cùa
lí thuyếl cân bằng giới han là chấp
nhận được. Tuy nhiên, thcc) kcì quíí,
nghiên cứu thực nghiệm, Vesic (1973)
đã chí rằng sự phá hoại theo mậi trượt
cắt loàn bộ khối đất nền - Vesic gọi là
sự phá hoại cắt toàn bộ ((General shear
íailure) chỉ xáy ra khi độ chặt cúa.cál
cao và độ sâu dãl móng không lớn.
Kí hiệu P,^|, = ơghF (F - diện tích
bàn nén) và là độ lún cúa bàn nén
ứng với lực ihì cõng irình A sinh la
do dược xác định ihco công tliức:

A- (kN.in)
H ìn h H.6
Trong quá Irình lãna tái 1’ lên bàn
nén đến tiỊ sô cõng A du(íc tiêu hao vào các cóng A|. A,. AiỊ như sau;
a) N é n ch ặt diil I iiia y dưó'i hàn n é n đ ê t;ui n ê n n ê m d àn hổi d ế n ê m dất ứ n g x ứ Iiliu in ộ l

bộ phận của móng iM'"y \ , ).

296
b) Làm chịit miền đãì hai bẽn ncm đất đến một độ chặt nào đó trước khi có sự phá hoại
cắt (công A 2 ).
c) Tliắng lực cản đáv trổi khói dât bị động kẹp giữa miền trung gian hai bên nêm đất với
mặl nển có tái trọng bẽn q tiíc dụng như đối trọng và lực ma sát dọc mặt trượt đã hình thành
(công A 3).
Nếu còng A đủ lớn đẽ ihỏa mãn đắng ihức;
A = A| + A 2 + A 3
thì xấv ra sự phá hoại cắt toàn bộ khối đất nển, mặt trượt ăn lan tận mặt nền, sự trồi miền
đất bị động là rõ ràng.
Thực n g h i ệ m đã chứiiiỉ minh sự
phá hoại t ổng thể xấy ra khi đất ncn
ứng xứ như vật thế rắn lioặc coi như
rán nghĩa là phần năng lượng liêu
hao thực hi ện c ông A | và A-, là bằiiíỉ
kliồng hoặc không đáng kõ. Ví dụ
nh ư dối với đất cát chặt, đất díiih ỏ'
trang thái cư ng có tính nén co Iilu)
hoặc dất cát \'à đãì dínli khỏim chật,
kliôim cứiig n hư n s ớ đicii kiện lăng
lái khoim tlioál Iiuóc. liicLi liiộii dŨL
IruH” cúa (Jơ chế phá hoại tổng ihc là
s ự Irổi c ù a t o à n b ộ Iii icn bi d ộ n g d ẫ n
dcn sự phá lioại clộl imột cua nen
CLing với sự clố nsliicng của c ô n <2
Irìnli (hình 5.1). Kốl quá imliicn cứu
tliực ngliicm cua Vcsic (1973) clio
bic't kicLi piiá hoai cãl tổng thê’ phụ H ìn h 8.7
ihuóc dõ chãi tưoTiíi dối D của cát
nOn \ ’à dõ sáu clăl móim (hình S.7). Troiiíĩ dó. phá hoại cắt tổng thể xảv ra trong miền 1,
ứng \'ới Iri sò D lón \'à cỉo sâu đat nióiií: iươna đối, tính iheo cô ng thức:

_ 2BL
^ với B
B B+ L

Troni! H. 1, Ici hai canh cua dáy móng (L > II).


M i c i t 2 lìiiií \'ỚI s ư plta h o a i c ă l CIIC b ồ ''ới niại k h ô n i ! I;)I1 d c ! i m â i cirít; c ổ n g A c h í
tlii IICLI Iku) )l'1 c l i o A ị \ à A . ỉ^icii liiC'1 1 d ă c t n i i i ụ c u a SLI pliii h o a i c ă l c ụ c b ợ là c h í m ộ l

|)liaii (.lal n h o lãii c à n Ii icp móiiL! hi cia\ trỏi d(' m a i lnro '1 k l i ỏ i i i ì lan t ận i nậ t d ấ t ( h ì n h 8 . 8
l l ic o V c s i c ) . ííàn nón h()'i bi (lõ lún Iriiiio iVinli cii;i hàn n é n là lớn.

297
Miẽn 3 dược Vesic gọi là miên đãc Irưng
ch o sư phá hoại kiếu dộl lồ (Puriching shear
íailure). Biếu hiện cúa sự phá hoại nàv là
không có sư irổi dâì mà ngược lai. Đấi ơ lân
cân mép m ón g bị kéo lõm ihco sự dịch
\ u ô n g cúa móng. Đâì nén hau như chí làm
\'iệc như một CỘI đấl AA'ZZ'. Đường quan hc
dộ lún - lãi trong có xu ihc nhân dường liệm ỊỊinh S.H
cán xiên khá dốc (hình 8.9. iheo Vcsic). Đâi
có tính nén co lớn. ví du đâì cái xỏp. dất dính Iiìêni đêu biẽu hien dàe lính pha hoai kiẽu doi
này. Mỏ hình ncn biến dang cuc bỏ \Vmkler dúng cho trưcĩíig hơp na\

ntkN rp.

»
Si nmi
a\ Oi

Hinh S.9

8.2.2. Thí nyhiẽm bàn nên Iren íìẽn dât dinh íư nhien
Điẽu kiCỉi dê ct)i bàn nón irén nèn dài dính lư nhion la Ihi lìiihicni ÍÌIO hiiih phai Ilioa
inãíi diêu kiciì iư<nio lự lĩnh lưc như

ơ \]

(N-2S )

VÓ'| tlìi ỉiuhiCiiì han nen hiện [rường co: - y, = (p, L\, = c. iưc phai LO cac hc li
Ic ino hìiih ni,, = I. n\p = i. ni„ = 1 (hi [)hai hani 2 I. Iưc han iìcn phai CC) kích tỉìLmv haiiL’
COI 1 U n i n h t h ư c . Đ i é u n à v n i ỉ ư ơ c l a i \'Ớ1 m u c ' d i c ỉ i i h i t m h i è i ì i b a n f i c n - n ì o h i n h

Nlur dã chứii^ iniiih ơ phân irên. irong diẽu kien dìinu dài dinh Cíì = cp. L\, = Iiia
I
Mìn = I ) (hl y M y Điòu kién vè Y\i hăt biKx phíU ỉhia hién dỏí \ ớ \ rnai iỉiỉỉ líii co ilu'
m
c h â m c h ư ớ c d õ i \'Ớ1 ÍỈCN dà) c ủ a c õ n g n i n h . Ụ u a va y. cỉoiig lưc g ã y pha hoai niai dai cliu

298
v cu là clc) i r o n g l ư ơ n g ban thâii dài n h ư n g
dóng l ưc iiày p há h o a i nên dãì. irong
l ư ơ i m b an i hâi ì d âl n ê n lai là i h ứ y ế u s o
VỚI uii trong c õ n e iriĩìlì hay tát irọng
giới han. Sơ đó phá hoai nên đ â l \ ỚI r n á l

irưoi iru lâni (). bán kính R ờ híiìh S.IO


c h ứ i i i ^ ỉ o d i òL i n h ã n \e i vùíi n ẽ u là c h à p

nhân dươc

Truừng hưp láni () nãỉn irên iruc U/. đi


q ua m é p m ó n g ihì rõ ràng l ác d ụ n g cú a
(roiig l ư ơ n g dál n ên ơ hai bôn i rục O z d òi
Hinh 8.10
\'ỚI sư phá hoai khỏi dâì nén ín ê l liêu
Iihau ca dối \'ới Iiiõincn đỏi \Ớ1 làm o do w, và gây nên, cá đòi VỚI Iri số trên mặl
iriRyt. Su cân báiìe niõmcn cùa lìê lưc còn lai (irừ W| và hoãc coi y = 0) cho Iri số lải
iro iìu phá hoai kh ỏ i dâi nên

B
a 'Jh \ị ĩ x\\ (L c h i ê u dài c u n g A O C )

h;iv a T^,dl (8-29)


[3

T r o n u d o : , ::: ai inp + c \'ới o là áp lưc p h á p l u y c n với mặt irưm chi phụ ihuộc vào lái
lioiiii P^I-I \ i uic tliiiiii CU.I y (.lòi a (')' plián cuiig A l) V'à phán cu ng C D là như nhau và Iriệl
IICU cho nhau

r ii ư ờ i i! : d i c n i ( ) ƯIIH VX)'I C U I 1>J i n í o i I i i i u y h iế in n h à i lệ c h v ổ b ê n p h á i I I ỊI C O z m ộ l k h o á n g

klioiig lóìi I1C11 những ciiẽu clàii lỉiiii \ả nhãn xél vẽ iTiy = I là chấp nhận được với nền công irình.
Tom lai. \(i'i Ihi nehióin bàn nén - lĩK) hình Irẽn néii đất dính lư nhiên, điéu kiện cấn
it)oa niãii ià in,p = I \'à m„ = I . lức phai dám bao (Ps,, = (p \'à Cịy] = c.
C ũ n u n h u cỉõi \ ỞI c á l cl ial và c á l U)ì. ciàì (.lính c ó đ ư ờ r m q u a n h ệ đ ộ l ú n - á p s u â ì c ú a b à n
ncii léii lìcii tlâi ilính C(i liai daim diCMi liìnli Iiiiư dã ncu ớ hình 8.4 và 8.5. Đối với đất dính ớ
iranư ihai LỨnu. tlườnií q u a n hê s - a c o n h à n d ư ờ n g t i ế p l u y ế n d ứ n g , đấl d í n h m é m y ế u c ó
cluờiiu quan qưaii lic s - a nhạn duờii!: Iiõp tuvcn xiẽn. Từ điế m tiếp tuyến T. xác dịnh được
lai lioiit: mó'i liaii c ua Iicn clãt clu(Vi Ixìii n én . kí hiôLi

Tai iniiiti uio'i li.iii cua nén cỏn^ Iiinli ihưc. ki hiêu a,,|^ được xác đinh lừ điêu kiên m„ = I.
ILIV co
( 8- 30)

Kci LịLui Ilii imliicni cua nhicii uic Liia \ Ó'I nhiõu bàn nén có kích thước khác nhau dã chứng
lo C O IIIỈ Ihức lí ihu\ci (8-27). (X-30) SLIV ra lìr dicu kién iưưng tư lĩnh lưc hoc là đúng dắn.

299
Cần lưu ý rằng kết quả thí nghiệm bàn nén chỉ có giá trị thực tiễn nếu biết chắc rằng
nền đất dưới bàn nén phải đồng chất, ít nhất Irong phạm vi chiều sâu bằng chiều rộng của
móng công trình thực vì chiều sâu ảnh hưởng của bàn nén đối với nền là rất nhỏ so với nền
của công trình thực.

8.3. THÍ NGHIỆM BÀN ĐẨY tr ư ợ t


Nếu bàn nén là mô hình công trình chịu
tải trọng đứng thì bùn đẩy trượt là mỏ hình
của công trình vừa chịu ídi írọriị’ dứng vù
vừa chịu lài trọng ngang, tức chịu tải trọng
xiên (hình 8. 11). a)

Nền đất có cưòfng độ chống cắt được


biếu thị bằng đường Coulomb:
T „ = ơ tg(p + C (8-31)

Cho bàn nén lần lượt chịu tải trọng


f*vii Pgh’ riền không bị phá hoại
dưới tác dụng của Piy,ị. Với một tải trọng
không đổi, <dno lực đáy T tác dụng
lãng dần cho đến khi nền đất bị phá hoại (hình 8.12). Ghi nhận trị số ứng với trị số
P,^ và vị trí mặt trượt xẩy ra ớ khối đất nền. Thí nghiệm với nhiều irị số sẽ có nhiều
p T
tri số T h| tương ứng. Kí hièu ơj = — và T| = — với F là diện tích đáy bàn nén thì trị
F F
số góc lệch ô. được xác định theo công thức:

(8-32)

Với một trị số P|v(ị không đổi (tức rị số ơ| không đổi) thì trị số góc lệch ô| tăng lên khi
tãng trị số T| (tức T|) lãng lên. Đối với đất rời (c = 0, n = c/tg(p = 0) thì khi ỗị = (p ihì mặt clấl
tiếp giáp với đáy móng là mặt trượt (hình 8.13a). Các điểm nằm trên mặt trượi có chuyến
dịch ngang lớn nhất, điểm a dịch đến a', b đứng yên. Theo thuật ngữ kĩ thuật nền móng thì
trường hợp này được gọi là "nền bị phá hoại nông ở lớp đất mặt" và công trình (tức bàn
nén) bị trượt nông theo mặt nền.
Đối với đất dính (c 0, n 0), trị số góc lệch được kí hiệu là ô' và xác định theo
công thức:
T;
(8-33)
ơ; + n
Sự phá hoại «ông đất nền xảy ra khi có đảng thức ô'j = (p.

300
xxxxxxxTxxxxxxxxxxxxvxxxxxxnxxxvvxxvxxxxxxvxV

Chuyển dịch ngang


tai mãt cát o o o o o
II 11 II II II <1
>s > > > > > - .

0 ,0 -
35,0 20.0
0 .1 - 2,0 20,0 36,0
1 “

/ i
33,0
0 ,2 -
3.0
/
— 27.0

718,0 '
0,3
0,0 0,0 -]l9,0 22,0
0 .4 ' r
0.0 16,0 .
0,s- i
ti)
0 .6

0 ,7 -
-

3.0 /3 .0 L.o ^
Ilinh 8.12

p.

ĩ = ĩ.
lĩJW7W7Wr*
'
^ ‘^ìT Tí T í^ VI tt t
: I ! ; I I

aj

Hình 8.13: (flico\\ A. rioriti. 1963)

301
Thực nghiệm chứng tỏ . r ằ n ^ sự phá hoại nòng của nền đất chỉ xảy ra khi trị số

ơ, = nhỏ hcfn một trị số áp suất nào đó, kí hiệu là ơpg (pg - viết tắt thuật ngữ phân chia
F
giới hạn), xác định được từ thí nghiệm bàn đẩy trượt.
Nếu đáy móng là nhám thì khi dịch chuyển một lớp đất mỏng được kéo theo đáy móng
nên sự trượt nông của bàn nén tương tự với thí nghiệm cắt đất để lập đường Coulomb. Do
vậy điểm ứng với trị số ơpg và tương ứng với nó nằm trên đường Coulomb (hình 8.1 Ib)
vì = Tq. Vậy có thể viết:
Tgh = ơtgcp + c với ơ < ơpg

Kết quả thí nghiệm bàn nén đẩy trượt được trình bày ở hình 8.14 (theo N. A. Tsytovich,
1961), chiều rộng bàn nén đẩy trượt b = 60cm đất nền là đất cát có (p = 30° và trọng lượng
đon vị là 1,64 T/m^. Đường cong thí nghiệm Tgh - ơ hầu như nhận đường nghiêng góc 30°
làm đường tiếp tuyến tại điểm ứng với trị số ơ = 7 T/m^. Vậy trong thí nghiệm này có thể
rút ra các kết quả: một là trị số tải trọng giới hạn trượt phẳng (ơp.J bằng 7 T/iĩi^
(tức p = 7.0,6 = 4,2T); hai lã khi ơ < ơpg = 7 T/m^ thì bàn đẩy trượt luôn trượt nông và
như vậy nền chỉ bị phá hoại nông trên mặt; ba là khi ơ > ơpg = 7 T /m “ thì đất nền bị phá
hoại sâu do mật trượt BC ăn sâu vào trong khối đất nền (hình 8.13b, c), trị số Tgh giảm
so với cường độ chống cắt của đất nền nên đường Tgi^ - ơ có được từ thí nghiệm bàn nén
đẩy trượt nằm dưới đường Coulomb (hình 8.14).

Hình 8.14

Nếu công trình thực có y = Yị^ = 1, 54 T/m^, (p = = 30° và chiều rộng gấp 10 lần chiều
rộng bàn nén đẩy trượt, tức có B = 10 X 0,6 = 6m thì theo lí thuyết tương tự mô hình có thể
xác định được trị số áp suất đáy móng giới hạn của sự phá hoại nông ichối đất nền:

M 7
N= = 7,1
by b^YM 0,6.1,64

từ đó tính được: ơpg = N.b.y = 7,1.6.1,64 = 70 T /m ^

Nếu công trình thực gây áp lực không lớn hơn 70 T/m^ lên mặt nền đất cát có (p = 30”
(bỏ qua độ sâu đặt móng) thì khối cát nền không bị phá hoại theo mặt trượt ăn sâu trong
nền với bất kì tải trọng ngang lớn như thế nào ? Nếu trong trường hợp này, tải trọng đứng
giới hạn (tức ô = 0) tính theo công thức Terzaghi (công thức (5-120)) ứng với (p =: 30° sẽ là:

302
19,13
ơgi, = —N^y.b + N^q + N(,c = ■ .1,64.6 = 94 T / m

Vậy ở đây có hai trị sô' áp suất lên mặt nền đáng chú ý là ơpg = 70 T/m^ và ơgf, = 94 T/m^
(coi như đúng với trị số có được từ thí nghiệm bàn nén). Vấn đề đặt ra là khi áp lực đứng ơ
thay đổi trong phạm vi từ trị số' ơpg = 70 T/m^ đến trị số ơpg = 94 T Ịĩỉĩ thì diễn biến mặt trượt
như thế nào và trị số Xgi, thay đổi ra sao ?

Hình 8.15 (Theo V. A. Ploriii, 1963)

aj

ip>ỗ > 0

Hình 8.16

303
Lí thuyết và thực nghiệm chứng tỏ rằng khi trị số ơ tãng từ trị số tức ứng với góc
lệch ô = (p (hoặc ô' = cp) đến trị số ơgh, tức ứng với góc lệch ơ = 0 (hoặc ô' = 0 ) thì phấn mạl
trượt sâu BC càng ãn sâu vào trong nền và đĩếm B càng dịch về phía mép móng A ớ thượng
lưu (hình 8.15). Đường - ơ đạt trị sô cực đại rồi giảm dần đến irị sô khi ơ = ơgh
(hình 8. lóa) cho đường - ơ của nền đất rời, hình 8.16b cho nền đất dính.
Do đường quan hệ Tgi^ - ơ có điểm cực đại nên ứng với một trị sô' có irị sô' ơp ứng với
sự trượt nông và trị số ứng với sự trượt sâu (hình 8.16).

8.4. THÍ NGHIỆM MÔ HÌNH LI TÂM ĐỊA KỈ THUẬT

8.4.1. Lí thuyết cơ sở

Theo lí thuyết tưofng tự tĩnh lực học giữa mỏ hình và công trình thực, đã chứng minh
điều kiện lương tự cho trường hợp đất mô hình cùng loại với đất dính thật như sau:
a) Đối với kích thước hình học mô hình:

Chọn ti lệ mô hình rĩiỊ, vói; rrij, =


b
b) Đối với tính chất cơ học của đất: chọn đất tự nhiên

=1 tức <Pm = 9

= ITla lức =c
c) Đối với khối lượng đất: dùng đất tự nhiên:

nip= — = 1 tứ c p M = p
p

Như đã biết, điều kiện tương tự tĩnh lực học được biểu thị bằng biếu thức (8-24a):

.......................
=N với N =
Ym ^ m by
Trong đó trị số phải thỏa mãn điều kiện (8-25):

Ym = — Y («- 34)

Tóm lại, nếu dùng đất mô hình cùng loại với đất dính Ihực ihì điều kiện tương tự tĩnli
lực học được giải quyết theo đẳng thức (8-34), hay:

= -^Y (đối với nển đất) (8-35)

Ỵ f^= -^y (đối với mái đất) (8-36)


hM

304
Chúng ta đã biết trong Cơ học đất về mối quan hệ giữa khối lượng đơn vị (p) của đất với
trọng lượng đơn v ị ( ỵ );

Y = p-g
Trong đó g là gia tốc trọng lực, g = 9,81 m/s^.
Vậy có thể dùng gia tốc li tâm tác dụng vào đất có khối lượng là p = y/g để tạo nên
trọng lượng Ym > Y theo công thức:

Ym = p . a = Y - - (8-37)
g

Nếu tao đươc tỉ số gia tốc —= thì các đẳng thức (8-35), (8-36) đươc thỏa mãn. Do
g
vậy, phương trình (8-26) là cơ sỏ lí thuyết của thí nghiệm mỏ hình li tâm địa kĩ thuật
(gcotechnical centrifuge model test).

8.4.2. Thí nghiệm mô hình li tâm


Mô hình còng trình (hlnh 8.2b) hoặc mô hình mái đất (hình 8.3b) đặt Irong thùng
máy li tâm (hình 8.17) ở trạng thái đứng yên, thùng máy và mô hình ở thế thẳng đứng do
trọng lực.

Hình 8.17

Thùng chứa mô hình được làm quay quanh một trục nhờ động cơ của máy với tốc độ
góc (0 (tính bằng radian/giày). Dưới tác dụng của lực li tâm, thùng chứa mỏ hình chuyển từ
vị tn' đứng sang vị trí ngang với khoảng cách R tính từ trục quay, ó mô hình, gia tốc li tâm
d dược tính theo công thức:
a = co^R (8-38)
Đế có trị số a tươno đối đồng đều cho đất mô hình, các máy thí nghiệm li tâm thường có
u ị sỏ' R khá lớn so \'ới kích thước cúa mô hình. Các máy li tâm địa kĩ thuật kiểu 680 của

305
LCPC, Nantes nước Pháp có R = 5,5m với trị số n = — vào khoảng 100 đến 200. Máy li
g
tâm nhỏ hiện nay là máy Mistral - MSE có R = 0,2m nhưng có trị số n = 1500, mô hình có
kích thước chỉ vào khoảng 80mm X 80mm X 20mm nhưng do có n lớn, ví dụ n = 1000 thì
có thể thí nghiệm mô hình của khối đất cỡ 80m X 80m X 20m dày. Thường phải chọn
phưcmg án tối ưu với hướng dùng mò hình tỉ lệ lớn với trị số n nhỏ hoặc ngược lại dùng mô
hình nhỏ nhưng trị số n phải lớn. ư u điểm của mô hình nhỏ là dễ quay phim toàn cảnh,
nhưng lại có nhược điểm là khó đặt thiết bị đo vào khối đất mô hình. Khối lượng lớn nhất
của mô hình, bao gồm đất mô hình, các thiết bị đo đạc theo dõi mô hình, khối lượng thùng
chứa mô hình có thể đạt 2200kg (máy li tâm lớn như máy của LCPC, Nantes, Pháp) nhưng
lại rất nhỏ, khoảng Ikg với máy nhỏ MSE - Mistral, Anh).
Máy li tâm địa kĩ thuật còn dùng để nghiên cứu quá trình cố kế, của khối đất và cách
ứng xử động học và động lực học của khối đất. Độc giả có thể tham khảo Phụ lục 2 của
cuốn sách.

306
Chương 9

DÒNG NƯỚC NGÂM VÀ TÁC DỤNG CỦA NÓ


ĐẾN Sự ỔN ĐỊNH CỦA KHỐl ĐÂT

Nước tự do trong đất được phân làm hai loại: nước trọng lực và nước mao dẫn. Nước
trọng lực chuyến động trong các đường rỗng của khối đất tạo nên dòng thấm trọng lực mà
quen eọi là dòng nước ngầm. Nước mao dẫn, chuyển động trong đường rỗng của đất dưới
tác dụng của lực hút mao dẫn, lạo Ihành dòng thấm mao dẫn.
Trong chương 2 chúng ta đã đề cặp đến tính thấm nước và tính mao dẫn của đất thông qua
mầu đất. Kết quả nghiên cứu từ mầu đất cho những số liệu cơ bản của khối đất, tuy nhiên
trong tự nhiên khối đất là không đổng nhất về các tính chất theo các phưcíng trong không gian
mà chúng ta quen gọi là tính đồne hướng và dị hướiig của đất. v ề vấn đề này chúng ta sẽ đề
cập tiến các phưưnạ pháp thí nghiệm hiện trường xét đến tính không đồng nhất ấy.

9.1. DÒNC; T H Â M TRONC; NỂN c ô n g t r ìn h

9.1.1. Cột nước do áp, cột nước thè và đường đểnịỉ thê
Áp lực nước trona đâì tại inộl đicm nào đó đưực xác định bằng chiều cao cột nước
dâng lên trong ống do áp có cláv ốrm đật tại điếm đó. Kí hiệu là cột nước đo áp tại
đicm M nào đó trong khôi đất thì áp lực nước tại đicMTi đó kí hiệu là u„ được xác định
theo công thức:
u „ = y .h (9-1)
Vì nước ngầm chi tồn tại trong lỗ rỗng của đất nên Up được gọi là áp lực lỗ rỗng tại
điếm đang xét (hình 9.1).
- s r w n s ỉ

Dường cột nước đo áp

Nưởc ngám cóáp :


Nước ngám khóng áp . ■ - ;
. 2 .

T77777777Tĩ7777ĩĩ77ĩ777777777777ư777777P ĨĨĨĨT77777777777TĨ77777777777777777777777:'
Táng khỏng thảm Táng khóng thám

Hỉnh 9.1

307
Những điểm nằm trên mặt thoáng nước ngầm đều có cộ! nước do áp bàng khòng do đó
áp lực nước lỗ rỗng tại những điếm ấy cũng bằng không.
Các chất điểm nước trong dòng thấm trọng lực chuyến động trong trưòíng trọng lực, tức
chuyển dịch từ nơi có thế nắng lớn đến nơi có thế năng nhỏ. T h ể núng chuyến động cùa
chất điểm lỏng của dòng thấm trọng lực được đặc trưng bằng cột nước thấm (hoặc cột nước
thế năng) kí hiệu là H, xác định theo công thức:

H=h+Z + —
2g
Trong đó: h - cột nước đo áp tại điểm M đang xét;
z - cao trình cúa điểm M lấy theo mặt chuẩn 0-0 chọn tùv ý;
V - tốc độ dịch chuyển của chất điểm nước tại điểm M.
V
h^, = — , đươc goi là côt
2g
nước tốc độ, có trị số nhỏ vì
tốc độ thấm nhỏ nên thường
được bó qua. Do vậy cột
h
nước thê H lính theo cõng 1
H
thức (hình 9.2).
z
H = h„ + 7, (9-2) 0
7777777777777777777777
Trong hình 9.2a mặl
a)
chuẩn lây trùng \'ới mặt tầng
không thấm nàm ngang. lỉìn h 9.2
Trường hựp tầng không ihấni nằm nghiêng thì inặt chuẩn được chọn như ớ hình 9.2b.
Một mặl, hoặc một đường mà các điểm trên inặt đó, hoặc đường đó có cùng một trị số
H dược gọi là niặ! dẳuiị //íí'1ioặc i ỉ i ữ / H i Ị cỉẳmị ///í"'(cquipotenlial liiie).

ílitìh 93

308
Với định nghĩa trên, mặt nghiêng của khối đất hình thang ngăn nước (hoặc là đê, hoặc
là đập đất, hoặc là đường đất) là mặt đẳng thế (hình 9.3). Từ hình vẽ, có:
hnA + z.,, = + Z m = h„,.v + z,v = H| = const

Vậy mái đất AMA' là mặt đắng thế với cột nước thế là H|.
Với mái đất BNB', có:
hnB + + Z|ị. = H 2 = const

cũng là mạt đắng thế với cột nước thế là H2.


Mặt đất hai bên hàng cừ chống thấm
cũng là những mặt đẳng thế (hình 9.4).
Lấy mặt đất ABCD làm mặt chuẩn thì
V
mặt AB là mặt đảng thế với cột nước thế ệ
là H |, mật CD là mặt đắng thế với cột
nước thê' là H2.
hM=H,
9.1.2. Đường dòng và quỹ đạo dịch / V

chuyên của chất điểtn nước trong đất


na/A \ / a \ / a \ / a \ / a \ / a \ /a \
M B
\ \ /A \ /A \ /A \ /A \ /A \ /A \ /A \ /A \
c N D
Giả dụ trong một khối đất, ví dự thân
rO z,=ũ
đập ở hình 9.3, nền đất ớ hình 9.4, xác
định được hai inật đắng thế có cột nước ĩ
thố khác nhau thì chất điểm nước ở mặt
đắng thế có cột nước thế cao sẽ dịch Hình 9.4
chuvển theo đường có lợi nhất về năng lượng để đến mặt đẳng thế có cột nước thấp hơn.
Chất điếm nước len lỏi theo đường rỗng trong đất để dịch chuyển. Đường rỗng trong đất
ngoằn ngoèo nên quỹ đạo của chất điểm nước cũng ngoằn ngoèo. Tuy nhiên sự ngoằn
ngoèo cúa quỹ đạo chất điểm có một quy luật là khôngtách xa một đường cong trcfn tru
tướng tượng xuyên qua đường ngoằn ngoèo. Th' nghiệm với chất lỏng có màu nhận biết
được trong đái đã chứng thực điều đó. Đường cong trơn tru tưcmg tượng đặc trưng cho quỹ
dạo chất điểm nước được gọi là clưỜHịị dòng. Trong hình 9.3, chất điểm nước vào khối đất
lại điếm A và có đường dòng tương ứng là đường mặt thoáng AB. Trong hình 9.4 chất điểm
nước \'ào nền tại điểm B sẽ men theo đường dòng BEC để ra khỏi nền tại điểm c . Trong
trường hợp này đường dòng BEC là đường dòng ngắn nhất nên còng tiêu hao theo đường
dòng này là ít nhất.
C ầ n lưu V rằng, chiều dài cúa đườn g dòng ngắn hem chiều dài q u ỹ đạ o của chất điểm
nước vì quỹ đạo ngoằn ngoèo trong một biên độ hẹp hai bên đường dòng tương ứng. Tuy
nhiên sự khác biệt này không ảnh hưởng đến kết quả tính toán các bài toán địa kĩ thuật có
licn quan đến dòng thấm.

309
v ề mặt lí thuyết, khái niệm quỹ đạo gắn liền với dòng chảy ngầm trong đất theo các
đường rỗng với tộc độ u còn khái niệm đường dòng lại liên quan đến dòng thấm ảo với tốc
độ V của lí thuyết thấm như đã trình bày ở chương 2.

9.1.3. Lưới thấm và cách vẽ lưới thấm trong nền đồng chất, đảng hướng

9.1.3.1. Lưới thấm


Lưới thấm được thành bằng hai họ
đường: đường đẳng thế và đường dòng.
Lí thuyết thấm đã chứng minh
được rằng: các đường đẳng thế và các
đường dòng trực giao với nhau. Hình
9.5 là lưới thấm của dòng thấm trong
nền của đập ngăn nước bằng bêtống.
Rõ ràng là lưới thấm cho ta hình ảnh
rõ ràng về dòng thấm trong khối đất.
Chất điểm nước A dịch chuyển theo
đường dòng cong trơn tru AED để ra
khỏi nền tại điểm D. Như đã nêu ở
trên, mặt AB là mặt đẳng thế (với bài
toán phẳng AB là đường đắng thê') có
cột nước thế (Ị) = H. Đường CD là
đường thế với cột nước thế (Ị) = 0.
Lưới thấm ớ hình 9.5a là cách biếu
thị hình học của lời giải giải tích chính
xác của bài toán thấm Darcy (tuân theo
quy luật chảy tầng Darcy: V = kJ). Với
miền thấm là hán không gian vô hạn
đồng nhất và đẳng hướng sau đây; b)
- Họ dirờniỊ clỏiií’ gồm các đường
elip có phương irlnh: Hỉnh 9.5

+ y =1 (9-3)
bcosh(7iV|;/H) b s i n h ( 7TVỊ;/H)

t r o n g đ ó \|/ l ấ y c á c trị s ố k h á c n h a u \ | / | , Vị/,, Vị;3 ... k h ô n g đ ổ i .

- Họ cíư()iìq đần^ thế gôm các đường hyperbol có phưcfng trình:

=L (9-4)
bcosh(7T(|)/H)]" [bsinh (7rệ/H )

t r o n g đ ó (|) l â y c á c trị s ỏ k h ỏ n g đ ổ i k h á c n h a u Ộị, (ị)2 , (ị);,. ...

310
Vectơ lôc độ thủm V tiếp tuvến với đường
dòng. Mực nước trong các ống đo áp có đáy
đặt trên cùng một đường đẳng thế có cùng
một cao trình (hình 9.6).
Cần lưu ý rằng, phương trình Laplace của
dòng thấm tuân theo định luật Darcy ở trường
hợp bài toán thấm hai hướng có dcing:

(9-5a)
ổx“ ■ ỡy-

Trong đó k^, k^, là hệ số thấm của đất theo


p h ư ơ n g X v à p h ư ơ n g y.

Trong trường hợp đất nền đổng chất và


đắng hưóng thì có = k^, = k = consi nên
phương trình (9-5a) có dạng:

d-H r-H
k- + =0
ổx- Hình 9.6

hay + =0 (9-5b)
d \-

Các bicLi Ihức (9-3) và (9-4) là nghiệm của phươiig trình Laplace có biên micn thấm đã
nêu ớ hliih 9.5a. Vậy lưới ihấm là lời giái của bài toán ở dạng hình học.
Từ dạng hình học của lời giải của bài toán thấm Darcy rút ra các quy luật vểlưới thấm
Irong nền đổng chất và đắiig hướng như sau:
1- Đường dòng vuông góc với dường đẳng thế. Lưu ý rằng biên thấm nước AB và CD là
hai dường đẳng thế nên các đường dòng phải vuông góc với AB và CD.
2- Biên không thấm nước BC (mặt tiếp xúc g.ữa đáv móng với mật nền) là một đường
dòng và là đườììỉ> clòiií> /7í>ắ/i nhất trong bài toán thấm này.
3- Họ đường dòng và họ đường đẳng thế irực giao với nhau và tạo những ô lưới
"viiôiĩg", theo nghĩa sau: mỗi ô lưới, ví dụ ô lưới abcd, nhận một vòng tròn nội tiếp và đoạn
thảng nối các trung điểm cúa hai cạnh ô lưới vuông bằng nhau (hình 9.6).
Hình 9.7 là lưới thấm của dòng thấm trong nềii hữu hạn có hàng c/ỉ^chận dòng, ở bài
toán này, các biên AB, CD là biên thấm nước và là hai đường đẳng thế. Đường đẳng thế AB
có cột nước Ihế bảng H|, biên CD có cột nước thế bằng Họ. Biên BG, GC là biên không
thấm nước và đường dòng BGC là dường dòng ngắn nhất. Biên EF cũng là biên không thấm
nước và EF là đường dòng dài nhấl.
Nếu lưới thấm trong hình 9.5 là lời giải siải tích đúng của bài toán thấm được biểu thị
bằng hình học lừ hai biếu thức toán học (9-3) và (9-4) thì lưới thấm trong hình 9.7b là kết

311
quả của cách vẽ lưới thấm đúng dần bằng tay sinh viên và kĩ sư. Lưới thấm ở hình 9.7, thỏa
mãn 3 điều kiện vừa nêu ở trên: đường dòng vuông góc với đường đứng thế, biên không
thấm cũng là đường dòng, các ô lưới đều "vuông", là lời giải của bài toán thấm đang xét.

Hình 9.7

9.1.3.2. V ẽ lưới thấm


Hiện nay thường dùng 3 phương pháp để vẽ lưới thấm;

L - Phương pháp giải tích: Lời giải cho biểu thức 9-3 và 9-4 của bài toán thấm có áp
trong nền đồng nhất bán vô hạn. Lưới thấm ở hình 9.5, dạng hình học của lời giải giải tích,
là rất chuẩn xác. Đến nay phương pháp giải tích chỉ cho những lời giải của những bài toán
đơn giản ít gặp trong thực tế.
2, Phươmị pháp vẽ tay: Tiên cơ sở của 3 quy luật nêu trên, vẽ đúniỉ dần các đưòng dòng,
các đường thế sao cho các ô lưới đều vuông. Hình 9.7 là kết quả vẽ lưới thấm bằng tay.
Phương pháp vẽ tay tỏ ra rất
hiệu quả trong thực tế thiêì kế
công trình. Các sinh viên chuyên
ngành còng trình thủy có kĩ năng
\'ẽ lưới thấm bằng tay đáp ứng
dược với biên miền thấm bâì kì.

3. Phươní> pháp vẽ bằng máy


Hlnh 9.8 là ánh cúa máy võ
lưới thấm cúa Liên Xô đang hoạt
động. Cơ sở lí Ihuyết chế lạo
máy là sự tương tự giữa dòng
điện với dòng thâm mà thường
q u e n g ọ i là s ự t ư ơ i i g t ự đ i ệ n - t h ú y
llin h 9.8
động (Electro - Hydro Dynamic

312
Aiialogy - EHDA). Sự tương tự dược trình bày tóm tắt ở bảng 9.1. Lưới thấm ứng với bài
toán thấm ở hình 9.5 vẽ bằng máy như ở hình 9.9).
Bảng 9.1

Dòng điện D ò n g thấm

Điện ihế u Cột mrớc thế H


Hệ số dẫn điện c Hệ số thấm k
Cường độ dòng điện i Tốc độ thấm V
Định luật Ohm i = c gradU Định luật Darcy: V= k.gradH
Phương trình Lapiace đối với điện thế: Phương trình Laplace đối với cột nước thế:
a-u a-ii Ổ^H
= 0 =0
ổx^ ổy'

Độc gia có thc tham khảo các sách chuyên môn hoặc cuốn "Cơ sở thủy địa cơ học" của
V. A. Mironenko và V. M. Sextakov do Phan Trường Phiệt và Trần Thế Vinh dịch. Nhà
xuất bán Khoa học kĩ thuật, Hà Nội - 1982.
Dùng một loại giây cliLivên dùng, máy vẽ họ đường thế (hình 9.8) và họ đường dòng
(hình 9.9) với biên của micn tliàìn phức tạp bất kì.
Phương pháp \ ẽ lưó'i tliấni bầns máy khá chuẩn xác và tiện lợi, tuy nhiên không phải cơ
quan nào cũng có máy.
Sơ dồ máy EHDA daim vẽ lưới tliấm hoàn chính với họ đường thế và họ đường dòng
trực giao nhau \'ứi biên niicn thâm phức tạp được tiìnli bày ở hình 9.9.

Hình 9.9

9.1.3.3. ứ n g dụiiỊ’ lưới thảm


Về ntỉLiycii lac, lưó'i ihấm là lòi eiái của bài toán thấm. Một bài toán thấm có một lưới
Ihani tlu\’ nhất tưo'niz ứnii. Nếu hai niiềii thấm là đồnti nhất về hình dạng và điều kiện biên
thì lưới i h à m n h ư là n hau.

313
Trong địa kĩ thuật, lưới thấm cho chúng ta tính được các đại lượng cần thiết sau:
a) Phân bố áp lực nước lỗ rỗng trong khối đất nền hoặc trong khối đất đắp làm đường, đập.
b) Xác định tốc độ thấm để đề phòng sự phá hoại khối đất do xói ngầm.
c) Xác định lực thấm lên cốt đất ở vùng dòng thấm ra để đề phòng sự phá hoại khối đất
do đẩy trôi.
d) Xác định lưu lượng chảy vào hố móng để có phương án làm khô hố móng khi thi
công công trình.
Tóm lại dòng thấm có nhiều tác dụng không lợi đối với tính ổn định của công trình nói
chung. Lưới thấm vừa là lời giải của bài toán thấm vừa là hình ảnh của dòng thấm mà người
kĩ sư thiết kế có cảm nhận trực quan ban đầu cần thiết.
Các đường dòng phân miền thấm thành nhiều miền nhỏ. Miền nhỏ gồm giữa hai đườne
dòng kề nhau gọi là dải dòng. Khi dòng thấm tuân theo định luật Darcy, nước trong một dải
dòng được bảo toàn, nghĩa là nước thuộc dải dòng này không lan sang dải dòng khác. Lưới
thấm ở hình 9.5b có 4 dài dòng. Lưới thấm ở hình 9.7b có 5 dải dòng. Trường hợp nền dày
vô hạn như ớ hình 9.5a và 9.7a thì có vô số dải dòng. Do vậy trong thực tế người ta chỉ lấy
một số vừa đủ dải dòng trong một phạm vi nhất định của khối đất vì lượng nước ngầm
chuyển tải trong một dải dòng càng nhỏ nếu dải dòng ở càng cách xa đường dòng ngắn
nhất, kề sát công trình.
Các đường đẳng thế phân miền thấm thành nhiều dải th ế chính xác hơn là dải sụ! thế.
Trong hình 9.5a, lưới thấm có 10 dải thế, hình 9.5b có 8 dải thế. Trong hình 9.1‘à, lưới thấm
do 10 dải thế, hình 9.7b có 9 dải thế. Nếu các ô lưới của lưới thấm đều vuông thì sự sụt thế
là đều. Thế năng gây thấm được đặc trưng bằng cột nước H (chênh lệch cao trình mực nước
thượng, hạ lưu công trình). Chất điểm nước đi từ đường đẳng thế này đến đưòìig đảng thế
khác kề sau sẽ hao tổn nãng lượng một đại lượng đặc trưng bằng cột nước AH tính theo
công thức:

AI-; = — (9-6)

trong đó: H là cột nước gây thấm;


Nj là số dải thế (chính xác là dải sụt thế).
Trị số AH được biểu thị hình học ở hình 9.6. Vậy chất điểm nước dịch chuyển từ điểm m
ỏển d i ể m n mất năng lượng AH vậy gradien cột nước thấm được xác định theo công thức:

mn
’-’à độ thârn V lính đươc theo công thức Darcy:

v = kJ = k . =
mn

314
Bài toáii thấm phảng thì lưu lượng thấm ứng với mộl dải dòng bằng:

qo = A.v = A.k =
nm
trong đó A là tiết diện dòng thấm, tức tiết diện dải dòng:
A = pq X 1 (m)
AH
Vâv cuối cùng có: q = pq.k
nm
Ô lưới là vuông nên có pq = nm . Cuối cùng có công thức tính luu lượng ứng với một
dải dòng;
H
q = k.AH với AH =
N,

Nếu miền thấm được lưới thấm phần thành các ô đều vuông và có N^ị dải dòng, lưu
lưựng thấm từ thượng lưu qua nền xuống hạ lưu sẽ là:

q = Na-qo
liav q = k— H (m^/s/m)(9-7)
N,

Troni; đó; H - cột nước gây thấm (m);


k - hệ sỗ iháin (m/s).
V í dụ 9.1: Miền ihám có hệ số thấm k = 10.10“^ cm/s. Cột nước gây thấm
H = 4,5m. Lưới thấm của dòng thấm trong nền dược thc hiện ớ hình 9.5b. Yêu cầu tính lưu
lượns’ dòng thấm.

Giải:
1- Xác dịnh:
Số dai dòng từ krới thấm: =4
Số dái thố N( = 8
2. Xác định lưu lưọìia dòng ihâÌTi Iheo côn^ thức:

q = k -^H = ■-■4,5 = 0,225.10"-^ (mVs/m)


N, 100 8

Đc tính côt iiLRk' do áp h, dánh số các đường thế lừ ihượng lưu x u ố n g hạ lưu. Mặt đẳng
th ế A B (nơi nước ihàm vào) dược đánh số 0 (tức n, = 0), đường kề theo là số 1 (i = 1)... C ột
nước ílo úp c o m hai phần: (íõ sâu của dicm đ a n s xét s o vứi m ự c n ư ớ c h ạ ỉ ưu ( k í h i ệ u và
CÔI nước Ihâìii tại diari ay (kí hicLi hị).
h= + h, (9-8)

315
Trong đó: h( xác định theo công thức:
hị = H - AH.n, (với AH tính theo công thức (9.6)).

Cuối cùng có công thức tính cột nước do áp h.

h = h , + H - — n, (9-9)
N.
Trong đó: N( - số dải thế; rij - số thứ tự dải thế.

9.1.4. Lưới thấin của dòng thấm trong nền dị hướng


Tính dị hướng về thấm của đất nền được đặc trưng bằng hai trị số hệ số thấm: hệ số
thấm theo phương đứng, ky và hệ số thấm theo phương ngang k|^. Đối với các tầng đất đồng
chất trong điều kiện tự nhiên tỉ số kf,/ky thay đổi trong phạm vi từ 1,5 đến 10.
Phương trình Laplace đối với dòng thấm trong đất đồng chất, di hưóng có dạng như
phưoìig trình tổng quát (9-5):

=o (9 - 5 .)

trong đó = const, ky = const và kx > ky.


Chia cả hai vế cho ky 0

k , Ổ^H a^H ^
- - ^ +- ^ =0
k y 3 x õ y

ỡ^H
hay — — +—V = 0

ky

=0 (9-10)
ổx'2 c /2

x ’= ( ự k y 7 ĩ^ ) x (9-11)

Vì ky < kx nên (kỵ/k^) < 1 và có x' < X. Vậy ở đây có sự hiến dổi co ngang với ti lệ biến
đổi A, = ^ k y / k ^ .

Phương trình Laplace (9-10) cùng dạng với phương trình (9-5b) ứng với nền đồng chất
và đẳng hướng.
Vậy từ phương trình (9-11) và các quan hệ (9-11), có thế đề xuất phương pháp vẽ lưới
thấm trong nền dị hướng theo hai bước:
Bước I : V ẽ miền thấm theo phép biến đổi. Tỉ lệ đứng giữ nguyên (tức y' = y) t í lé ngang
được thu ngắn lại theo công thức X' = ựky / (kyk^ < 1).

316
Ví dụ chiều rộng đáy móng thực b thì chiều rộng đáy móng biến đổi là ựky /k^ .b

Biárc 2: V ẽ lưới tlìđni ứiìịị với mién thấm hiến dổi. Vì miền thấm biến đổi là đồng chất
và đáng hướng nên lưới thẩm có ô vuông (hình 9.1 Oa).
lìưÌH' 3: V ẽ lưới thấm ửm; với miền thấm thực dị hướng > ky. Tỉ lệ đứng giữ nguyên vì
(y = y') nên tung độ của các đính ô lưới không đổi hoành độ của ỏ lưới được tính theo
cô n g thức:

X = X ’ (k ^ /k , > 1)

Hình 9.10

Nliu' vậv có sự biến dối dãn dài theo phương ngang lưới thấm thực (lưới thấm trong
micn thâm ihực) duợc liinh bàv ớ liình Ọ.lOb. Các ó lưới có dạng chữ nhật lệch. Điều này
có nghĩa là dường dòiig khònt> trực giao vứi đường đắng thế. về mặt cơ học chất lỏng mà
nói thì hướna thấm lệch với hướng gradicn cột nước thấm (tức gradh). Hình 9.11 giải thích
sự khác nhau giũa hướiiii ihấm \'à gradh.

O ư ờ n g đẳng thẽ

Đương dong


ỉỉìtìh 9,11
a) Dấĩ ỈIỚỈ! cỉaii^ hirớỉiíỊ: b) Đất ỉièỉỉ C ÌỊ hướệig

317
Liakopoulos (1965) đề xuất phưcmg
pháp đồ thị xác định hướng thấm trong
đất dị hưổng theo elip hệ sô' thấm. Elip
hệ số thấm được xác định bằng trục dài
theo phương X (có hệ số thấm lớn
hơn) và trục ngắn theo phưcmg y vuông
góc với X. Trị số trục dài bằng
{ m J k ) và trục ngắn bằng {ÌI^ ỊỸ ^ ).
Vẽ đường đẳng thế qua tâm ellip và
hướng vuông góc với đường đẳng thế
(gradh) cắt elip tại T. Vẽ đường tiếp
tuyến với ellip tại T. Hướng thấm (tức đường dòng) là hướng vuông góc với đường tiếp
tuyến (hình 9.12).
Ô lưới vuông a'b'c'd' tách từ lưới thấm trong miển thấm biến đổi (hình 9.13a) sau khi
thực hiện phép biến đổi dãn dài ngang được ô lưới chữ nhật lệch abcd của lưới thấm thực
(hình 9.13b) cũng chứng tỏ sự lệch hướng giữa đường dòng với gradh.

aj b]
Hình 9.13
a) 0 liíới hiến đổi vtiôiií’: b) 0 lưới thực.
Từ phép biến đổi co ngang, dãn dài, bảo toàn đứng đã nêu, rúl ra các nhận xét quan
trọng sau:
1- Số dải dòng và số dải thế N| không đổi.
2- Cột nước gây thấm H không đổi.
3- Do N| và H không đổi nên mức độ sụt thế đều AH = H/Nj cũng là trị số khống dổi.

318
4- Công thức tính lưu lượng ứng \'ới lưới thấm ô vuông trong miền thấm biến đổi vẫn có
dạng chung của công thức (9-7):

q = k '^ H (mVs/m) (9-12)


N,

Trong đó: k' là hệ sô thấm tính đổi của miền thấm biến đổi, được xác định từ phép tính
tương đương như sau: Xét một ô lưới thực và ô lưới biến đổi (hình 9.14). Ô lưới thực là hình
chữ nhật: a X / ky còn ô lưới biến đổi vuông a X a:

Lưu lượng thấm qua ỏ lưới thực tính theo công thức:

AH
q,, = Av = (ax 1)
/k

Hình 9.14

Lưu lượng thấm qua ô lưới hiến dòi lính theo công thức:
AH ì
q:, = Av' = ( a x l ) k'

Đicu kiện bát buộc qua phép biên đổi là q'^ = q ,,, lức có
AH AH
= k'
" a ự k , / ky

Sa u k hi g i á i ra đ ố i v ớ i k', s ẽ có: k' = ^ x -ky (9-13)

V í du 9.2: Tính toán lập miổn thấm biến đổi của nền công trình với số liộu sau:
- Chiều rộng dáv inóntỉ b = lOin
- Cliiổu dàv tầns thấin nưức T = 4m
-4
- Hô số (hâm cúa nổii; K, = 8. 10'" c/ms
-4
k, = 2.10 " c/ms
Giải:
1- Xác dịiih li lệ biên dổi À: l = Ậ J k ^ =42/8=0,5

2- Xác dịnh cliicLi rông dãy móiig biến "U)i:


iv = /.b = 0 .5 .1 0 - s (m)

319
3- Xác định chiều dày tầng đất nền biến đổi:
Vì phép biến đổi co ngang nên kích thước đứng được bảo toàn. Vậy có: T' = T = 4m.
4- Xác định hệ số thấm biến đổi:

k' = ự k ,.k y = 10"'‘^/8^ = 4 . i 0 “^ cm/s

Miền thấm thực và miền thấm biến đổi được trình bày ờ hình 9.5.

lOm 5 m ---------^
^ -----------------

4m k^ = 8.10'^cm/s 4m
k^ = 8.10'^cm/s

ky= 2 .1 0 '‘ cm/s (kVkV =k')

Tấng khòng thám Táng khỏng thấrr,

a) M ién thấm thực b) M ién th ấ m biển đổi co ngang

Hình 9,15
V í dụ 9.3: (theo sô' liệư của Taylor, 1954).
Miền thấm thực tế là dị hướng với = 9 0 .lO’'* cm/s, ky = 10.10“^ cm/s. Cột nước gây
thấm H = 4,5m. Lưới thấm ô vuông trong miền thấm biến đổi như ớ hình 9.5b. Yêu cầu
tính lưu lượng thấm
Giải:
1- Xác định hệ số thấm của miền thấm biến đổi, dùng công thức:

k ' = ự k , . k y = / 90 . 10 -* X 10.10"-^ = 3 0 . 1 0 “^ m/s

2- Xác định số dải dòng và số dải thế: Qua phép biến đổi số dải dòng và số dải thế
không thay đổi. Theo lưới thấm ò vuông biến đổi có Nị = 8, = 4.
3- Xác định lưu lượng thấm qua nền tính bằng m"* dùng cõng thức:

q = k ' ^ H = 0,3.10"^-ị.4.5 = 0,675.10"^ nrVs/m


N 8
So với kết quả tính ớ ví dụ 9.1 thì gấp 3 lần.

9.1.5. Lưới thấm trong nền có nhiều lớp đất cớ tính thấm khác nhau không nhiều
Trong thực tế xây dựng các công trình có kích thước móng lớn, nen sàu, đất nCMi thường
đồng chấl từng lớp nhưng mỗi lớp có chiều dày và hệ sò ihàìĩi khác nhau (hình 9.16).

320
Hình 9.16
Nếu hệ số Ihấm của các lớp khác nhau không nhiều, ví dụ không quá một trăm lần thì
thường đưa bài toán thấm này về bài toán thấm trong nền dị hướng với hệ số thấm vuông
góc với mặt lớp (k^,) và hệ số thấm theo hướng phân lớp (k^). Trong Cơ học đất đã chứng
minh được rằng trị sô' hệ sỏ thâìn k^, xác định theo còng thức tính hệ số thấm trung bình của
dòng thấm vuông góc với mặt lớp và trị sô' xác định theo công thức tính hệ số trung bình
iheo phưoìig của lóp;
Zh, T
kv = (9-14)

(9-15)

irong đó: h| là chiều dày của lớp thứ i;


kị là hệ số thấm của lớp thứ i.
T = Ih , (9-16)
Irong đó T là c h i ề u dày của nển đất, nó bằng tống chiều dày của các lớp đất trong phạm vi
T. T h ư ờ n g ncii lâỵ đến lớp đất có hệ số thấm rất nhó như đất sét chặt chẳng hạn. Trong hình
9 . 16. mién thâm lấy đến lớp đất sét chặt nằm dưới cùng.
Như vậv nền đang xét được coi như nền dị hướng, có và ky = k^, (với ky < k^) và
bài toán ihấm trons nền được giái như bài toán thấm dị hướng đã nêu ở mục trên.
Trona trườiiíì hợp nàv hệ số biến đối co nạang À được tính theo công thức:

>^ = A v / k h (9-17)

321
trong đó: ky tính theo công thức (9-14);
tính theo công thức (9-15).
Hệ số thấm biến đổi của miền thấm biến đổi tính theo công thức:
k' = V Ĩ ^ (9-18)

V í dụ 9.4: Công trình xây dựng trên nền gồm 3 lớp đất thuộc loại cát mịn và á sét nằm
trên tầng đất sét có hệ số nhỏ đến 10"^ cm/s. Chiều rộng đáy móng là lOm. Chiều dày và hệ
số thấm của các lớp 1, 2, 3 tính từ trên xuống như sau:
- Lớp 1 dày 3m, hệ số thấm 3.10’^ cm/s
- Lớp 2 dày l,5m, hệ số thấm 1,5.10'^ cm/s
- Lớp 3 dày 2m, hệ số thấm 2.10 ^^ cm/s
Yêu cầu lập miền thấm biến đổi để vẽ lưới thấm ô vuông và hệ số thấm biến đổi k'.
Giải:
1- Hệ số thấm của các lớp khác nhau vào khoảng một trăm đến hai trăm lần nén có giải
bài toán thấm theo nền dị hướng trong phạm vi T = 3 + 1,5 + 2 = 6,5 (m) = 650cm.
2- Xác định ky theo công thức (9-14):

= 7 h 7 = ^ õ õ --------1 5 0 --------2ÕÕ- =
k| 3.10-^ 1,5.10’ ^ 2.10“^
3- Xác định k|, theo công thức (9-15):
S k ,h j _ 300x3.10-2 + 1 5 0 x 1 ,5 .1 0 “^ + 2 0 0 x 2 .1 0 '^
-
T 650
900.10"- + 2 2 5 .10"-V 400.10“'’
650
k|, = 1,4.10'" cm/s = 14.10'^cm/s
4- Xác định hệ số biến đổi co ngang Ằ, theo công thức (9-17):
,-3
k„
A.= = 0,65
h V l4.10“^ VI4
5- Xác định chiều rộng biến đổi của móng:
b' = Àb = 0,65 X 10 = 6,5m
6- Xác định hộ sô thấm biến đổi theo công Ihức (9-18):

k ' = 7 6 .1 0 -'^x 14.10'-^ = 10“-^Vóx 14 = 9.10"-’ cm/s


Kết luận: Miền thấm biến đối có biên không thấm b' = 6,3m. Tầng không thấm b' sâu
bằng T = 6,3m. Đất nền biến đổi là đẳng hướng có k'^ = k'ỵ = k ' = 9.10^^ cm/s (hình 9.17).
Lưới thấm vẽ trong miền thấm này phải vuông ô lưới.

322
k' = 9.10^ cm /s

/////////// //// -'///// ////// ■'/////////////


ĩấ n g khỏng thấm
Hình 9.17

9.1.6. Dòng thấm trong nền gồm hai lớp đất có hệ số thấm khác nhau

9.1.6.1. S ự khúc xạ đường dòng


Đến nay chúng ta mới nói đến
đường dòng trơn tru trong các lớp
đất đồng chài. Trong thực tế, nền
đất gồm hai lớp đất có hệ số thấm
k h á c n h a u m à \ ' i ệ c đ ư a v ề bài t o á n
thấm dị hướng như vừa nêu ớ mục
ticn ló ra không hợp lí bằng vc
lưới thấm trực tiếp trong iniền
thấm thực tế. Như vậy mộl số
đường dòng của lưới thấm phái cắt
qua đường phân lớp đất. Vấn đổ
đặt ra trong mục nàv là làm sáng
tỏ d ạn g đường d ò n g khi cắt qua
mặt phân lớp đất, Giả dụ nén có
hai lớp dấí, lớp đấí trên cỏ hệ số
íliấm lớn Ịưỉn hệ s ố íhíínì củd (hít
nằm dưới. Đường dòng nào cắt qua
mặi phân lớp, bị khúc xạ tương tự
như tia sáng đi qua mặt phân cách
không khí \'à nước (hình 9.18a).
Trong hình 9.18a hai đường
dòng rất sát nhau gặp mặt phân lớp
lại A và B với góc nghiêng ttị (quy
ước gọi là íới) bị khúc xạ với Hình 9 18

323
ẹóc ra a.2 . Trong Cơ học đất và Động lực học nước ngầm đã chứng minh được rằng giữa a ,
và có quan hệ:
tg a, k,
(9-19)
tg«2 ^2
Theo hình 9-18b thì đường dòng tới vuông góc với mặt lớp thì không bị khúc xạ (tức
a, = = 0°).

9.1.6.2. Lưới thấm có xét đến sự kh ú c xạ đường dòng


Ngoài sự khúc xạ các đường dòng tại điểm cắt mặt phân lớp, các điểu kiện ràng buộc để
vẽ lưới thấm vẫn có nguyên giá trị. Mỗi dải dòng có lưu lượng không đổi, kể cả sau khi một
hoặc hai đường dòng giới hạn dải dòng bị khúc xạ. Từ điều kiện này, lí thuyết thấm chứne
minh được rằng, sau khi khúc xạ ô lưới thấm không còn vuông nữa mà trớ thành chữ nhật
có tỉ lệ hai cạnh phụ thuộc lỉ số hộ số thấm của hai lớp đất (hình 9.18b). Kí hiệu c b là hai
cạnh của ô lưới chữ nhật, lí thuyết thấm chứng minh được rằng:

f = (9-20)
b kọ

Do khuôn khổ cuốn sách, không thể trình bày cách chứng minh công thức (9-19)
và (9-20). Độc giả có thể tham khảo trong giáo trình Cơ học đất hay giáo trình Động
lực học nước ngầm.

V í dụ 9.5: Một công trình ngăn nước có chiều rộng đáy móng b = lOm, đặt trên nền hai
lớp. Lớp trên dày 3m có hệ số thấm k| = 6.10'^ cm/s. Lớp dưới dày 6,5in có hệ số thấm k2=
3.10 '^ cm/s. Cột nước gây thấm H = 8m.
Yêu cầu vẽ lưới thấm và tính lưu lượng.

Giải:
1- Vẽ miền thấm và lưới thấm:
- Mặt nền (mặt tiếp xúc giữa đáy móng) là đường dòng ngắn nhất.
- Mặt tầng không thấm là đường dòng dài nhất.
- Ô lưới cúa phần lưới thấm trong phạm vi thứ hai là chữ nhật, có lí số hai chieu xác
định theo công thức (9-20):

c k,
= 2
b k, 3.10""

Lưới thấm của dòng thấm Irong nền hai lớp được trình bày ớ hình 9.19.
2-Tính lưu lượng của dòng thấm qua nền:
- Từ lưới thấm xác định clưực sỏ' dai dòng = 4; số dái thê N, = 10.

324
- Lưu lượng thấm xác định theo công thức;

•8 = 1,92 m /s /m
N, 100 10

liin h 9.19

3- Nhân xét: Bài loán Uiâm xét ứ dày cho lliáy rằnR, tiét diện dải dòng ờ lóp đàì thấm lì
ln)ii (lứp dưói) phái mớ rộng ra mới dú chuyên tái cùnii mộl lưu lượng theo nguvên lí bảo
loàn lưu lượng của dái dòng.
Xél trưòìig hợp lóp irên có hệ sỏ Iháìn nhỏ hơn lớp dưới, lức k| < k,. Theo định luật
khik' xạ dường dòniỉ lliế hiện ớ bicu lliức (9-19), có:
tg«| k
- —^ < (9-19)

Suy ra góc la a-, lớn hơn góc dcMi (X| của


duờim dòng. Vậv đế báo toàn lưu lưựníỉ của dái
dòim lliì dường dòng Irong lớp dưói phái sít lại
nhau hưn (hình 9.20)
Troi i íí i r ư ờ n g h ợ p này ô lưới c ú a lưứi t h ấ m
troim lứp một đảin bảo vuông thì ô lưứi cua lưới
tham trong lớp thứ hai phái có b < c \'à llico tỉ
le CÚLI biêu thức (9-20);

<
b k.

Hình 9.21 cho hình ánh lưới thấm Ironu nền một CÔIIR trình chắn nước gồin hai lớp đất,
iớp dài trên ít thấm nước hơn lớp đất dưới.

325
Từ lưới thấm có nhận xét: một là đường dòng về phía thượng lưu trong lớp ihâm ít gần
như dốc đứng, điều này thấy càng rõ khi k| lớn hơn k2 càng nhiều; hai là đường đẳng m ế ở
lớp dưới càng đứng nếu k2 lớn hơn k| càng nhiều. Do đó trong thực tế thường dùng ba sơ đồ
tính thấm như sau:
- Trường hợp (k2/k |) < 10 thì nên đưa vể bài toán thấm dị hướng với hộ số thấm trung
bình ky và k|,.
- Trường hợp (kọ/kị) = 10 ^ 100 thì nên vẽ lưới thấm (hình 9.21) để giải.
- Trường hợp (k,/k|) > 100, đường dòng trong lớp trên coi như thẳng đứng. Tầng nước
ngầm trong lớp dưới ứng xử như tầng nước chiều dày bàng chiều dày lớp thứ hai (Girinski,
1938; Mitiev, 1947; Kamenski, 1961) (hình 9.22).
Từ phương trình (9-19) và hình 9.21 thấy rằng, khi góc tới vào khoảng 4“ ihì góc ra lớn
hơn 80*^ nên đường dòng uốn cong lên gần như song song với mặt phân lớp.

Ống đo áp tấng cát


^ ^

0— •c
@ > 1 Ũ O k , (Đất cát) ;

/ / / / / / / /' / /! / / / / / / / / / / r r r r r // 7 / / / / / y / / / / / / / / / / / / / / / / / / / / / / / ''■;

Hình 9.22
Vậy Irong lì ườnq hợp dườníị clòiìíỉ dứiiíị có fliể biêìì miền íliđm có ìớp plìủ tlìàiìlì mién
thấm dồng nhđt: lớp đất phủ trên phải tăng chiều dày lên đế thỏa mãn đắng thức về lưu
lượng với cùng chênh lệch cột nước thấm AH (hình 9.23).

326
Ký hiệu A là diện tích nước thấm qua lớp thứ nhất thì có:

q = Ak| — = Ak2 —
' t ^ T
từ đó rút ra chiều dày tính đổi T.

T = ^k2t (9-21)

Sơ đồ miền thấm biến đổi đồng chất với hệ số thấm được trình bày ở hình 9.23. v ề
nguyên tắc có thể vẽ lưới thấm để xác định các yếu tô' của dòng thấm, chủ yếu là cột nước
đo áp tại điếm c và điểm D.

H',

Ị _____
i
................ ........................ A B

■ "^ """V 7 7 V 7 F 7 7 7 7 7 7 7 7 7 7 7 7 7 7 7 7

I lin h 9.23

327
Để xác định cột nước đo áp trong trường hợp tầng phủ là loại đất á sét và sét cin xét cỉến
íỊraclien bắt dầu thấm (Ji,i) của dất. Do vậy cần biến đổi cột nước gây thấm H. Mực nước
thượng lưu gây thấm từ trên xuống xuyên qua tầng phủ dày t được khấu trừ cột nước
tính theo công thức:
H m = Jbd^t (9-22)
Trị sô' có được từ thí nghiệm thấm, là trị số không đổi.
Dòng thấm đứng bổ sung nước cho iớp thấm mạnh ớ dưới chi xẩv ra khi gradien thúy
lực lớn hơn gradien thấm bắt đầu, tức thỏa mãn điều kiện:

J = 7

hay H, (9-23)
Từ (9-23) suy ra cột nước tính đổi H'| (hình 9.23) ứng với lớp đất tính đổi có J|,j = 0:
(9-24)

Dòng thấm đứng xuyên qua lớp đất phủ thấm nước kém có ^ 0 chí xảy ra khi:
H p > H 2 + Hb, (9-25)
trong đó Hp là cột nước áp lực ngược p tác dụng vào đáy lớp phủ (hình 9.23):

y
Điểu kiện (9-25) tương đương với điều kiện biến đổi cột nước hạ lưu H 7 :
H'2 = H2 + H ,„ (9-26)

Do li số “ lớn, nên miền thấm biến đổi có kích thước đứng rất lớn; ví du chiểu dàv

tầng phủ t = Irn, kọ/kị = 100 thì lớp đất biến đổi có chiều dày T = lOOm nên việc võ lưới
thấm khá phức tạp. Có thể giải quvết bài toán bằne cách vẽ lưới thấm một phần dưới rồi suy
rộng theo kinh nghiệm cho toàn bộ miền thấm (hình 9.23). Trước hết vẽ phần lưới ihấni ớ
phần dưới đáv công trình, mớ rộno dần ra hai bên rồi tiến ngược lên mặt đất.
Kí hiệu a là klioàiiíỊ cách lniní> bình của các đườììi’ duníị thếplicín Ỉiừỉi thấm ửiiiị với
docui L = CD và như vậy trong phạm vi L có I1 [ = L/a dải thế. Trong hình 9.24, trong phạm
vi L có 8 dải Ihế. Số dải ihế trong phạm vi chiều đứniỉ T của lưứi ihấin ỏ \'uỏng tính được
theo còno ihức kinh nghiệm sau:
N \= iiL + 2 n (9-27)

T r o n u d ó n C(3 q u a n h ệ g ấ n t u v ế n tính v ới c h i é u d ài T t í n h t h e o d ư n vị c ủ a a ( h ì n h 9 . 2 4 )
trong trưòìig họp nàv ví dụ T = 150a ihì n = 17 vậy lổng dái thố cúa lưới thâm sẽ là
N| = 8 + ( 2 X 17) = 4 2 , s ố d ái clòntí N\| = 3,

328
Hinh 9.24
Ví dui 9-6: Nền côno trình dàng nước có dày L = lOm, gồm 2 lớp đất: lớp phủ là đất á sét
dày 1.Onn có hệ số thấm 0,02m/ng và = 2,5, lớp dưới là lớp cát dày 3m có hệ số thấm 2,42
in/iig naim trên tầng sét ch(il cách nước. Chênh lệch cột nước thượng hạ lưu là 9m (hình 9.25).
Yêu cầu: tính cột nước do áp tại điêm c, điểm D và lưu lượng dòng thấm với H| = 9m,
Ht = l,5ni Irona trườniĩ hợp ihay lứp phú cách nước ở hạ lưu bằng tầng lọc ngược có lớp
bêtỏiig dục lỗ đè trôn.

Giải.:
1- X ac dịnh chièu day linh doi cua lơp phủ phía ihượng lưu:

k 0,02
2- V c lưới thấm và xác định số dái lliố \’à dải dòng:
í IuÍììì phàn iliíới cố dạng như ứ hình 9.13. Từ dó có N^I = 3 và N| = 8.
Khoang cácli trung bình ííiữa các dường đắng Ihế trong phạm vi L tính được Iheo
cònu ihức;
L 10
a = = l,25m
8

12
Vây chiều dàv T = 12 1in tính \'ới đưn \'ị a sẽ là: lOOa
1.25

T ừ biê u đồ xác dịnh đươc n ÚÌIIỈ \ ’ới '[' = lOOa bằnii 17.
Cuối cùn<> línli dirơc sỏ d a i thê’ cua luới ihấm (lưu V rằim phía hạ lưu k h ò n a có lóp phú):
Nj = 11| + n = 8+ 17 = 2-'ĩ dái
3- 'r:'nh trị so cộ! nuức thám ban clấu 1l|,j:

■Kỉ
= 2 .5 X 1 = 2 . 5 n i

329
4- Tính trị số cột nước gây thấm biến đổi H'|, H '2 và H':

H; = H , - H b a = 9 - 2 , 5 = 6 , 5 m

H ^ - H 2 = 1,5

H’ = 6 , 5 - l,5 = 5,Om
5- Nấc sụt thế ứng với một dải thế:

AH = — = — - 0 , 2 m
N. 25

Tính lưu lượng thấm:


q = k 2^ H ' = 2, 1 2 x A x 5 = i ,45 mVng/m
N 25

k = 0,02m/ng

Jt>d=2.5 10m

k = 2,42m/ng J^^ = 0

7777777777777777777777777777777/77777777777777777/777777777777

Hình 9.25

9.2. DÒNG THẤM TRỌNG Lực TRONG KHỐI ĐÂT ĐẮP


Khối đất đắp có thể là đê, đập, đuờng giao thông. Các công trình đất này có khả năng
ngăn nước thường xuyên hoặc từng mùa. Chênh lệch cột nước hai bên công trình có thể từ
vài mét đến vài chục mét và hơn.
Dòng thấm trọng lực trong thân khối đất được giới hạn trên bằng đường mặt nước
ngầm. Trên mặt nước ngầm là vùng đất chịu tác động của sức căng mặt ngoài của nước. Do
vậy, đối với khối đất đắp cần phân biệt dòng thấm trọn^ lực với ddn^ ĩhấm mao dẫn.
Nghiên cứu dòng thấm qua khối đất có ý nghĩa quan trọng trong việc phân tích sự phá hoại
khối đất.

9.2.1. Dòng thấm Irong khôi đất đáp trên nền khòng thấm
Cũng như đối với nền đất, bài toán Ihấm đối với khối đất đắp giải được bằng nhiều cách
nhưng cách vẽ lưới thấm là hiệu quả hơn cả.

330
Hình 9.26 là lưới thấm của dòng thấm trong khối đất đắp trên nền không thấm nước.
Trong đó, đường dòng trẽn cùng, thường gọi là đường mặt nước hoặc đường bão hòa
(phreatic line), cũng như cả họ đường dòng là cái chưa biết cần xác định của bài toán thấm.
Điều này đã làm cho bài toán thấm qua khối đất đắp khó giải hơn nhiều so với bài toán
thấm trong nền đất.

Hình 9.26

1. Đ ường m ặt nước và đường parabol cơ sở


Để khắc phục khó khăn của việc xác định điing dần vị trí của mặt đường mặt nước,
Casagraiide (1937) đã dùng đường parabol nhận điểm F làm tiêu điểm và đi qua hai điểm
đặc trưng: điểm A nằm trên mãt nước thượng lưu và điếm c nằm trên mặt nền (hình 9.27a).
Đường parabol này được quy ước gọi là đường parabol cơ sở (basic parabole). sở dĩ có tên
như vậy là vì đường parabol nàv dược dùng làm cơ sở đc xác định đường mặt nước.

Aa
a + Aa

b]
Hinh 9.27

331
Phương trình đường parabol cơ sở có dạng:
(9-28)

A = 2V Ữ T h Ị - L
Trong đó: (9-29)
B = (0,5A)-
Đường parabol cơ sỡ trùng phần lớn với đường mặt nước ở đoạn giữa của khối đất còn
đoạn phía thượng lưu và đoạn phía thượng lưu không trùng do đó cần hiệu chỉnh lại clio
phù hợp với điều kiện biên của lưới thấm.

2. Điều chỉnh đoạn vào của đường m ặt nước


Thường khối đất đắp hình thang: Mặt mái thượng lưu là một mặt đảng ihế (hình 9.28)
do đó các đường dòng phải vuông góc với mặt mái. Điếm B là giao điểm của mặt mái vứi
mặt nước thượng lưu. Từ B \'ẽ đường cong lõm vuông góc với mặt mái và nói tiếp irưii tru
\’ới đường parabol cơ sở. Hình ánh các đường dòng vào mái thượng lưu như ớ hình 9.28.
Nếu khối đất gồm hai loại đất có hệ số thấm khác nhau nhiều, ví dụ đá hộc với đất á sél thì
đường dòng vào khối đất theo phương ngang (hình 9.28b).

Đấ hôc ặ
Đầt hat mtn
dấthat - ' í l x

3) b)
Hình 9.28

3. Điểu chỉnh đoạn ra của đường nặt nước


Do điều kiện địa chất công trình của nền cũng như của đất đắp, biên thấm ớ vùng ra của
nước ngầm khác nhau. Trong hình 9.29, trình bày các biên thấm nước thường gặp: lớp lọc
đặt ngang với nển, không có lọc, lọc đặt nghiêng.
Phần lưới thấm ô vuông ớ chỗ ra trong trường hợp không có lọc được trình bày ở hình 9.29.
Đường dòng trên cùng là đường mặt nước. Họ đường đắng thế phải vuông góc với đườnsỉ
mặt nước và vuông góc với mặt nền không thấm nước vì mặt nền cũng là một đường dòng.
Nếu ô lưới thấm đều vuông thì mức độ sụt thế ứng với một dải thế đều bằng nhau.
Đường mặt nước tiếp tuyến với mặt mái hạ lưu lại điểm T và được xác định theo bicLi đồ
9.27b, hoặc công thức lí thuyết thấm:

a = Ự l- + HỈ - y Ịứ - H^cotg^a (9-30)

332
Hình 9.29

Trường hợp có lọc nằm ngang Ihì phần lưới thấm ở chỗ nước vào lọc được trình bày ở
hình 9.30. Trong đó các đường dòng kế cả đưòìig mặt nước đều là những parabol cùng tiêu
đicm. Điều kiện để đường mặt nước không cắt mái hạ lưu là chiều dài ngắn nhất của lọc
L > x,,(l - colg-p).

Hình 9.30

Trường hợp lọc đặt nghiciig thì phần lưới tliấiĩi ớ inicn nước thấm vào lọc được trình bày
ứ liình 9.31 (Talor, 1954), đường dòng vào lọc theo phưcíng đứng. Có một số tác giả khác
lại cóng nhận đường dòiig vào theo phương vuông góc với lọc.

lỉinh 931

333
Trường hợp hạ lưu khối đất có nước mặt (hình 9.32), trong phạm vi chiều cao ngập nước
H2 mặt mái là mặt đẳng thế nên đường dòng ra vuông góc với mặt mái.

4. Các bước vẽ lưới thấm


Bước ỉ: Vẽ mặt cắt khối đất theo một tỉ lộ thích hợp chú ý lấy tỉ lệ ngang và tỉ lệ đứng
bằng nhau để vẽ đường dòng trên cùng, tức mặt thoáng nước ngầm.
Bước 2: Xác định cột nước gây thấm H = H| - H 2 và phân trục đứng trong phạm vi H
làm nhiều phần AH bằng nhau. Ví dụ trong hình 9.33, H được chia làm 6 phần bằng nhau.

Mỗi phần AH = — (m) hoăc AH = — X 100 (%).


6 6
Bước 3: Kẻ các đường ngang song song cách quãng AH. Các đường này cắt đường mặt
thoáng (bước 1) tại các điểm 1, 2, 3, 4, 5, 6 . Từ các điểm này phác họa 6 đường thế vừa
vuông góc với đường mặt thoáng vừa vuông góc với mặt nền không thấm (mặt nền không
thấm là đường dòng).
Bước 4: Phác họa các đường dòng vuông góc với các đường đảng thế sao cho các ô lưới
vuông. Dùng bút chì và phải tẩy xóa nhiều lần mới đạt kết quả. Hình 9.33 là lưới thấm do
sinh viên ngành xây dựng công trình thủy vẽ tay sau 5 lần tẩy xóa.
Lưới thấm cho 6 dải thế và 2 dải dòng. Mặc dù lưới thấm chưa hoàn toàn chính xác
nhưng chắc chắn không thể có sai số quá 1/10 dải thế hoặc 1/40 dải dòng.

5. ứ n g d ụ n g lưóỉ thấm đ ể tín h lưu lượng


Như đã nêu, lưới thấm là dạng hình học của lời giải của bài toán thấm Darcy trong một
miền thấm xác định. Dùng lưới thấm có thể xác định được các yếu tố của dòng thấm. Ví dụ
để tính lưu lượng dòng thấm thì dùng phưcmg pháp đã nêu khi chứng minh công thức tính
lưu lượng thấm trong nền. Đối với dòng thấm trong khi đất đắp, lưu lượng thấm tính theo
công thức:

q=kH ^ (m /s/m) (9-31)


N.

334
Trong đó: Nj, N( là sô' dải dòng và số dải thế xác định từ lưới thấm;
H là cột nước gây thấm.

6. X ét đến tính dị hướng của đất đắp


Đất đắp được đổ dày từng lớp khoảng 30 - 40cm rồi dùng thiết bị đầm để đầm chặt. Do
vậy, khối đất đắp thường là dị hướng: hệ số thấm theo phương ngang lóín hơn hệ số thấm
theo phương đứng khoảng 1,5 lần và hơn.
Cách xử lí tính dị hướng khi vẽ lưới thấm trong khối đất đắp cũng giống như những điều
đã nêu đối với nền công trình (mục 9.1.4).

7 7 7 7 7 7 7 7 7 7 7 7 7 7 7 7 7 7 7 7 7 7 7 7 7 7 7 7 7 ^7 7 7 7 7 7 7 7 7 7 7 7

Hình 9.34
Miền thấm được dị hướng có k^, ky được biến đổi co ngang theo tỉ lệ k^/ky (kx < ky) để
được miễn thấm đồng chất đẳng hướng có hệ số thấm k' = . Lưới thấm ô vuông

trong niien thấm biến đổi co ngang được biến đổi ngược lại, tức biến đổi dãn dài sẽ cho lưới
thám thực trong khối đất dị hướng đang xét; Hình 9.34a là lưới thấm trong khối đất dị
hướng đang xét, trong đó họ đường dòng không vuông góc với họ đường đẳng thế nên
vectơ tốc độ V không trùng \'ới eradh như đối với ô lưới vuông (hình 9.34b).
Lưu lượng thấm vẫn tính theo công thức (9-31) nhưng trong đó trị số k = k ' = ^ k ^ k y .

9.2.2. Dòng thấm trong khối đất đáp trên nền thấm nước
Nén thấm nước được phân như sau: 1) Tính thấm nước của nền và của khối đất như
nhau. 2) Tính ihấin nước của nền nhó hơn tính thấm nước của khối đất. 3) Tính thấm nước
của nổn lớn liơii tính thấm nước cúa khối đất.

335
9.2.2.1. Nền đất và khối đất cùng hệ sô' thấm
Xét trường hợp nền đồng chất đẳng hướng sâu vô hạn và nền dày hữu hạn.

I . Nền sâu vô hạn


Lưới thấm trong trường hợp này có dạng như ở hình 9.35. Khác với trường hợp nền
không thấm nước, trong trường họfp này đường dòng di vòng sâu trong nền rồi đi ngược lên
vuông góc với mặt nền hạ lưu vì mặt nển hạ lưu là mặt đẳng thế. Các đường dòng đi vào
vuông góc với mái thượng lưu và mặt nền thượng lưu vì chúng cũng là đường đẳng thế.

Hình 9.35

2. Nén có chiều dày hữu hạn


Hlnh 9.36 là lưới thấm cho trường hợp khối đất đắp và nền cùng loại đất. Thân khối đắp
và nền ứng xử như một khối đồng nhất. Trong trường hợp họ đường đẳng thế không những
vuông góc với đường mặt nước mà còn vuông góc với mặt tầng không thấm ớ dưới vì
đường phân giới nển và tầng không thấm là một đường dòng của họ đường dòng.

tga^ = lOtgrx-

b)

Hình 9.36

9.2.22. Nén đất và khối đất đắp khác hệ số thấm


Có thế xay ra hai trường hợp: hệ số thấm của khối đất đắp (ký hiệu k |) lớn hơn hộ số
thấm của nổn (kí hiệu k,); trường hợp thứ hai là kì > k | .

336
Các đường dòng bị khúc xạ khi gặp đường phân giới nền với khối đất theo định luật
khúc xạ đã nêu ở công thức (9-19) và sự khúc xạ đưòfng dòng kéo theo sự lệch hướng của
đưcmg đắng thế để đảm bảo điều kiện về tỉ lệ hai cạnh của ô lưới theo công thức (9-20).
Hình 9.36 (theo A. A. Nichiporovich, 1973) là lưới thấm của bài toán thấm qua thân
khôi đất và nền hữu hạn với k| = 10k2.
Hình 9.37 (theo A. A. Nichiporovich, 1973) là lưới thấm của bài toán thấm qua thân
khối đất và nền hữu hạn với k, = 10k|.

k,= 0,1k2

lgní2 = lOtgơi

Hình 9.37

9.2.2.3. N ền đất gồm nhiều lớp có hệ sô thám khác nhau


Hình 9.38 (theo p. F. Pilcliakov, 1960) là lưới thấm của bài toán thấm qua đập đất trên
nền có ba lớp với các hệ số thấm khác nhau k4, k(,. Lưới thấm 9.38a ứng với phương án
xử lí thấm bằng tường cừ cách nước (k = 0). Lưới thấm 9.38b ứng với phương án xử lí bằng
tường trong đất với hệ số thấm ky khá lớn. Trị số k4 lớn liơn ks hàng trăm lần. â p h ía thượng
lưu, dòiiị> thấm qua tầìiịị p h ủ lìcíu n h ư theo phươiìỊị dứnỊ> plìcĩn đường clồníỊ dưới thán đ ập
ỉroiiỊỊ lớp í hẩm nước mợnlì kỹ coi như nằm níỊaiií’. Những nhận xét này đã được nhiều nhà
khoa học nhận định để đơn giản hóa bài toán.

Hình 9.38

337
Hai bài toán thấm được nêu ớ hình 9.38 cùng lưới thấm được COI như phán tống hợp vể
quy tắc vẽ lưới thấm và quy luật phân bô họ đường dòng và ho đường đẳng thế
thuyết thấm trong nền đâì thường gặp trong thực tế.

9.3. DÒNG T H Ấ M MAO DẪN trong K H Ố I ĐẤT ngàn nước

9.3.1. Khái niệm vẽ dònịỉ thấm m ao dần


Trong phần trên chúng ta đã xác định được dòng thấm trọng lực trong khôi đất dắp.
Giới h ạn trên củ a dòng th ấm irọng lự c là đưòng m ặt nước. Đ ường m ặĩ nước n ế p xú c VỚI
không khí nên còn có tên ịjọi lờ ííiừĩnịỊ áp lực không khí. Áp lực nước lỗ rỗng tai mọi điểm
trên đường mặt nước có iri số bằng áp lực khí quyển. Theo quy ước vế tri sô áp lưc không
khí bằng không, do đó, mọi điểm thuộc đường mặt nước có áp lực nước lồ rống tính theci
công thức:
u (đường mặi nước) = 0 (y -)2 )
Các điểm nằm dưới đường rnặt nước, tức thuộc dòng nước ngầm trọng lực có trị số u > 0
Các điềm nằm phía trên đường mặt nước có trị số u < 0.
Khi dòng thấm trọng lực được hình thành và ốn định, vùng thông klií trên đường mặi Iiước
dấn dà trớ thành vùng bão hòa nước mao dần và dòng thấm mao dẫn hình thành và ổn diiih
Miền thô ng khí Irên đường mặi nước có thế trớ thành miền bão hòa nước m a o dần U)àn
bộ hoặc một phần tùy thuộc khá nání> hút â'm. tức chiều cao mao dản
Dòng thấm mao dẫn (capillary flow) irong thân đập đất đã được nhicu nhà klma học
nghiên cứu, trong đó phải kê đến Terzaghi, Hogentogler, Barbcr (1941 - I^M4),
Chugaev (1967). Dòng thấm mao dẫn xuâì hiện irong mién thông khí (đâì klK)M;z bã('
hòa) nên nó có bán châì cúa dòng chảy trong miền áp lực nước ló rỗng áni và vì vạ\
iương lự với dòng chảy trong xiphông được duy trì bằng rùnỊ^ chân kíìõnỊị (theo nghĩa áp
lực nhỏ hơn áp lực không khí) ớ vòm xiphông. Hình 9.39 cho mối liên hộ giữa (hi
nghiệm xiphôntỉ mao dẫn của Hogentogler và Barber với dòng ihấm mao dần troiiỉỉ lli;in
đập đất có tường tâm cách nước.

Hình 9 J 9
Dòng mao dán trong khối đấi hố sung nước cho doiig ha lưu va nước bòc hcri ở mậl lộ
thiên bao khối đấi
Trường hợp ha lìKi miK! dần lớn, toàn riiiển thóng khí irén mật thoáng nước ngám đều
bão hòa nước mao dản chuyến đông. Toàn bộ nước trong khối đất đều ở Irạng thái chuyển
động (K R Chugaev. 1967): nước trọng lực chuvến động, nước mao dẫn chuyển động và
khổng còn măi thoáng nước ngám mà chí có đường đắng áp không khí.
Trường htTp lưc lìiìĩ mao dan khôiĩiỉ lớn thì chỉ mội dải đất thuộc miền thòng khí chịu
tác dung cúa lưc hút mao dản làm đâì bão hòa nước mao dẫn chuyển động (hình 9.40.
Terzui>hi. 1943)

Hình 9.40
Từ nlnriii> diêu nhân xét vừa nêu thì sự sai khác chú yếu vể lưu lượng lính iheo luới
thám cua ciòng thấm trọng lưc với s ố đo thực tế chính vì chưa xét đến lưu lượng thấm rnao
tiầii. Đcn nay nhiểu nhà khoa hoc chưa thống nhất cách xác định lưu lượng thâm mao dẫn
vi niòi sỏ quan ciiếm khác nhau vc dòng thấrn mao dẫn. Có thể kể một vài sai khác, ví dụ về
VICC áp (luiiiỉ dịnh luật Darcv cho dòng thấm mao dẫn. Định luật Đarcy dùng cho dòng
thâm mao (lán vản có dang kinh điến;
\ = kJ (9-33a)
iroíiị; do k = consi (9-33b)
) la a r a d i e n CỘI n ư ớ c g â y i h ấ m .

I u\ Iihien. có trường phái cho rang k là hãng sổ đối với một loại đâì mặc dù dòng thấm
lí) dòriị: t hâm trong lưc hav tlòiig thâÌT; mao dẫn. Tác dụ ng của lự c h ú l m a o dẫii đ ư ợ c xét
cHiy !<1 sỏ cuii .1 như dã xei đến troníỉ các cõng thức đã nêu trong chương 2 .
c\) trường phái cho ràng k là hãng số đối với dòn g thấm trọng lực nhưng dối với dòng
ihai:'. mao dản ;hi k phụ thuộc lưc hút mao dẫn và định luát Darcy áp dụng cho d ò n g thấm
lìiiu) d ủn C(I d a i m :
^'= k^,,.J (9-34a)
I reng dó ià hộso thâìĩì, là đai lượng ihav đổi vị phu thuộc lưc hút mao dáii
k , = f(u^, - Un) = f(x. y) (9-.Ub)

Kong dỏ u Li, - ap iưi. nước ló rõnu \ a áp lực khi ló rốiiiỉ

339
Việc giải bài toán thấm qua đập đất có xét đến dòng thấm mao dẫn theo công thức (9-34a)
được quy ước gọi là mô hình thấm bão hòa - không bão hòa (Saturaled - unsaturaled tìk)w
modeling).
Ví dụ trong nền đẳng hướng, theo quan điểm thứ nhất phương trình cơ bản của«flòng
thấm có dạng:
/ 2TT^
k = 0
õy} dy2' /

nhưng vì k = const nên phương trình này có thể rút gọn về dạng cơ bản:

õy? dy^

trong đó cột nước H có xét đến cột nước hút mao dân.
Nếu theo quan điểm thứ hai thì phương trình cơ bản của dòng ihấm có dạng (D. G.
Predlund, 1993):

=0
V
ổx ổx ỡy ổy

VÌ - f(u^ f(x, y) nên - ^ ^ 0 , - ^ ^ 0


ỡx ỡy

9.3.2. Miền th ấm có xét đến lực h ú t m ão dẫn (theo Terzghi, 1943 và Chugaev, 1967)
Để vẽ được lưới thấm của bài toán thấm chung (thấm trọng lực và thấm mao dẫn), việc
quan trọng đầu tiên là xác định miền thấm với các biên thấm nước và biên không thấm
nước. Đối với dỏng thấm trọng lực thì mặt thoáng nước ngầm được coi là biên không thấm
nước, quy ước mặt thoáng là một đường dòng và lưu lượng theo phương vuông góc với
đường dòng bằng không nên đường dòng trên cũng ứng xử như biên không thấm nước.
Nếu không xét đến dòng thấm mao dẫn thì miền thấm trong thân đập đất có thiết bị
thoát nước ngang có dạng như ở hình 9.41, trong đó BC; AD là biên không thấm, AB, CD
là biên thấm nước. Biên không thấm nước AD được xác định rõ ràng chính xác ban đầu dựa
vào mặt cắt địa chất công trình còn biên không thấm BC (biên không thấm quy ước) được
xác định đúng dần trên cơ sở đường parabol cơ sở (Casagrande, 1937).
Trường hợp xét đến dòng thấm nói chung (thấm trọng lực và thấm mao dẫn) qua đập đất
thì đường BC (hình 9.41) không phải là biên không thấm vì nước phía trên mặt BC ;ó quan
hệ thủy lực với dòng thấm trọng lực.
Phân làm hai ĩìirờníỊ hợp đ ể xét dònq thấm mao dẫn: 1) miền đất thông khí có khả náng
bão hòa nước mao dẫn; 2) miền đất thông khí quá dày không có thể bão hòa nước inao dẫn
toàn bộ (hình 9.40, Terzaghi, 1943).

340
Mién đất khóng bão hoà nước

Hỉnh 9.41

9.3.2.l. Trường họp th ứ nhát: miền thông k h í bão hòa nước mao dẫn
Trong trường hợp này, nước mao dẫn trong toàn bộ miền thông khí đều tham gia vào
dòng thâm mao dẫn. Như vậy toàn bộ nước trong thân đập đều chuyển động theo hướng
chưng: từ thượng lưu xuống hạ lưu.
Cán lưu ý rằng lực hút mao dẫn, hút nước, vừa bổ sung cho nước thấm vừa bổ sung cho
nước bốc hơi ớ niậl lộ thiên bao quanh khối đất. Nếu lượníị nước hốc hơi lớn hơn lượnẹ
niíức diíỢc m ao dẫn ciiniỊ cấp thì niặl khum m ao dản à vị Iri sán dần cíưới m ặt đ ấ t lộ thiêìi.
Khó biết dưực vị trí inật khum ớ đáu. Ngược lại thì mặt khum mao dẫn ớ ngang tầm mặt đất
lộ thiên. Trong diều kiẹn cân bằng; lượng nước bốc hơi bằng nước bổ sung thì coi như
khòng có trao đổi nước trong Ihân tlặp với nước ngoài không khí, thì có thể coi mặt đất lộ
thiên ABCT là biên khống thâm nước. Nếu vậy thì dư('fng hiên lộ thiên của mặt cắĩ đập là
(Iv R. Chugiicv, 1967). ỉlinh 9.42 trình bày miền Ihấm qua đập đất,
c h i ừ i ì } ’ i l ò i ì í i ì) e n l ù i i ị i

Uong đó miéii I là miổn ihấm Irọng lực với định nghĩa là miền thấm có áp lực nước u > 0,
micii 2 là micn thấm mao dần với áp lực nước u < 0. Đường phân miền AD phải là đường
đáng cột nước do áp ứng với u = 0 với quy ước áp lực không khí bằng không. Quy ước gọi
dường CD là diứy/ìíỊ cldiiịi áp klìôn^ khi (phreatic line hoặc zero isobar) đê’ phân biệt với mặt
thoáng nước ngầm và trong Irường hợp này toàn bộ nước lỗ rỗng trong miền thấm đều
chuyên động ổn định nên khổníỉ có mặt thoáng nước ngầm. Nếu có lỗ khoan quan trắc thì
mực nước ổii dinh trong lỗ khoan cho vị trí của đường dắng áp không khí AD.

Hinh 9.42
Các dường đáng thế của lưới thấm ứng với miền thấm ABCDEP có đầu trên vuông góc
\'ới mặt đàp lộ thiên ABCD, đáu dưói vuông góc với mặt nền không thấm EF.

341
93.2.2. Trường hợp thứ hai: miền thông khí không bão hòa nước mao dẫn
Trong trường hợp lực hút mao dẫn nhỏ thì chỉ một dải đất trên đường áp lực không khí
(đường AD) trong hình 9.43 với u = Pkhông khí = 0) trong phạm vi chiều cao bằng cột nước
mao dẫn h(. dòng thấm mao dẫn tồn tại (hình 9.41), Terzaghi, 1943). Nếu đường áp lực
không khí được xác định thì đường phân bố mặt khum mao dẫn xác định được bằng cách
tịnh tiến đứng một đoạn bằng h(, (hình 9.40). Trong điều kiện cân bằng về bốc hơi, miền
thấm được xác định là miền A'D'DEF trong đó DE và AF là biên thấm nước. Biên EF là
biên không thấm thật, biên AA'D'D coi là biên không thấm quy ước (hình 9.43). Do vậy,
đường AA'D'D được coi là đường dòng trên cùng.

Hình 9.43
Biết được miền thấm, dùng máy EHDA để vẽ lưới thấm và miền dẫn điện có hình
dạng hình học của mặt cắt đập nếu thuộc trường hợp thứ nhất đã nêu ở trên (R. R.
Chugaev, 1967). Có thể vẽ lưới thấm bằng tay với sự gần đúng bước đầu như sau: 1) coi
đường đẳng áp không khí trùng với đường mặt nước ngầm (tức bỏ qua ảnh hưỏíng của
dòng thấm mao dẫn đến đường mặt nước ngầm); 2) kéo dài lên phía trên họ đường đẳng
áp của lưới thấm vuông của dòng nước ngầm trọng lực sao cho vuông góc với với biên
không thấm nước quy ưốc.
Với hai bước khởi đầu như vậy sẽ có lưới thấm vuông của dòng thấm chung ứng với
miền thấm đã xác định (hình 9.44).

Đường đẳng thế (Chugaeu, 1967)

342
9.3.3. Điều kiện biên của miền thấm có xét đến lực hút mao dần theo mô hình
thấm bão hòa - không bão hòa theo trường phái thứ hai
Theo trường phái này, miền thấm chung ichông được nêu cụ thể như những gì đã trình bày
ở mục tren. Tuy nhiên theo lời khuyên thì nên tính thấm theo mô hình thấm bão hòa - không
bão hòa theo phưcfng pháp phần tử hữu hạn với biên lưu lượng và biên cột nước đo áp.

Hình 9.45
Ví dụ, bài toán thấm nêu ở hình 9.45 (Lam, Predlund, Canada, 1984) được giải bằng
phương pháp phần tử hữu hạn với lưới tam giác như ở hình 9.45 với điều kiện biên như sau:

Biên cột nừớc:


- Các phần tử trong phạm vi chiều cao lOm dọc mái ihượng lưu tức biên AF, có cột
nước thế tại nút bằng lOm.
- Các phần tử dọc thiết bị thoát nước tức biên DE có cột nước đo áp tại nút bằng không.

Biên hm lượní’:
- Các phần tử dọc biên không thấm nước EF có lưu lượng nút bằng không.
- Các phần tử dọc đường viền mật cắt đập ABCD đều có lưu lượng nút bằng không.
Tại điểm này xin lưu ý với độc giả rằng với biên cột nước và biên lưu lượng như vừa
trình bày ở trên, miền thấm theo mô hình thấm bão hòa - không bão hòu thì biên AF và DE
là biên thấm nước. Biên EF là biên không thấm nưóc tự nhiên; biên ABCD được coi là biên
không thấm nước quy ước. Theo quan diểm của Chugacv (1967) thì đường ABCD là đường
dòng \'à do vậy các đường đảng thế phải vuông góc với đường dòng ABCD và vuông góc
với đường dòng FE.
ở bài toán thấm nêu ở hình 9.43, dọc biên AF, các phần tử có cột nước tại nút bằng
lOm. các phần tử dọc biên TE có cột nước đo áp tại nút bằng không (chính xác là áp lực
nước lổ rỗng bằng áp lực không khí). Vậy trong trường hợp này biên ABCT được coi là
biên không thấm nước quy ước.
Cần lưu ý rằng điểm T ứng với đoạn a theo đường parabol cơ sở Casagrande thay đổi
đến điêm T do xét đến dòng thấm chung. Kết quả tính lặp thử đúng dần có kết quả T gần
trùng với T xác định theo đoạn a.

343
9.3.4. Lưu lượng dòng thấm và lực hút mao dẫn

9.3.4.1. T h í nghiệm Teriaghi về lưu lượng thấm


Một mẫu đất dính (hoặc vật liệu có tính mao dẫn khác, ví dụ như bêtông) hình trụ dài
được bọc kín xung quanh và để hở hai đầu. Cho mẫu đất tiếp xúc với nước trong thùng chứa
nước (hình 9.45, Chugaev, 1967). Nước trong thùng được hút vào mẫu đất theo cơ chế đã
nêu trong trường hợp thí nghiệm với sơ đồ nêu ở hìnlì 2. (chưcíng 2 ) và sau đó một thời
gian "gương thấm" dịch dần về đầu mút hở của mẫu và nước chảy rỉ ra ngoài. Để dòng
thấm qua mẫu ổn định, xác định theo lí thuyết cũng như đo lượng nước chảy ra Q | :
Q, = A.v,
trong đó: A là tiết diện mẫu;
V| là tốc độ thấm, xác định như sau:

V, = k J = k —
' L
Vậy có:

Q, = A .k -|Ì (9-35)

Khi dòng nước chảy ri đềura mặt ab thì mặt khum mao dẫn ớ gương thấm mất hết. Khi
gương thấm chưa dịch đến đầu cuối mẫu thì tác dụng của mặt khum mao dẫn vẫn tồn tại,
tức lực hút mao dẫn vẫn tác dụng. Do vậy, trong công thức tính Q| khống có mại của CỘI
nước mao dần, đặc trưng cho lực hút mao dẫn của đất thí nghiệm,
Để thí nghiệm trên trong môi trường bốc hơi mạnh, dòng nước chảy ri ra không nhận
thấy được vì lưu lượng bốc hơi kí hiệu lớn hơn Q |, trong trường hợp này Q| là lưu
lượng bổ sung cho quá trình bốc hơi. Điều khiển Qhpi giảm dần đến khi = Q| thì gương
thấm trùng với mặt phẳng ab đầu cuối mẫu. Tãng Q|,|^ lên một đại lượng vô cùng bé Ihì
gương thấm sẽ dịch vào phía trong mẫu một đại lượng bé A. Lúc này gương thấm gồm
những mặt khum mao dẫn lõm về phía đất. Dựa vào sự cân bằng: bổ sunR nước - bốc hơi
nước ở đầu cuối mẫu sẽ xác định được lun lượng nước bổ sung Q, Iheo cóng ihức:
Q 2 = Av, (9-36)
trong đó: A - tiết diện mẫu;
V, - tốc độ thấm, xác định iheo công thức (2-34) (chương 2)

V2 = kJ = k ^ ỉ ^ (9-37)
Ĩ—
với hj. là CỘI nước mao dần. Vậy có:

Q 2 = A .k ^ y ~ ^ (9-38)

344
So sánh Q t với Q| trong trường hợp thấm ngang này, sẽ có quan hệ:

Q2 = Q (9-39)
H

Từ thí nghiệm trên rút ra những nhận xét quan trọng sau;
1- Trường hợp cột nước gâv thấm H càng nhỏ hơn thì ảnh hướng của lực hút mao dẫn
đôi với dòng thấm ngang càng lớn.
2- Tác dụng của lực hút mao dẫn sẽ mất đi khi dòng thấm ổn định đã được hình thành
theo nghĩa: có nước thấm ra vé phía hạ lưu ổn định với lưu lượng Qị trong đó không có tác
dụng của lực hút mao dẫn.

9.3.4.2. X iphông mao dẫn và lưu lượng thấm

Mầu đất thí nghiệm có tính mao dẫn có dạng cong và mặt bên kín nước, hai đẩu hở. Có
ihe dùng ống thủy linh cong đổ đầy cát mịn để thí nghiệm. Một đầu ngâm trong nước trong
thùng chứa thượng lưu, một đầu ngập trong nước trong bình chứa hạ lưu (hình 9.46). Mẫu
đát thí nghiệin ban đầu chưa bão hòa nên có lực hút mao dẫn, đặc trưng bằng cột nước hj..
Do lực hút mao dẫn, nước ihấm vào đấl, gương thâìn, gồm các mặt khum mao dẫn, tiến dần
từ đầu nút A đến đầu nút B. Nếu đinh xiphông không cao quá h^, tính từ mực nước thượng
lưu Ihì toàn bộ đất tạo xiphỏng dược bão hòa nước mao dẫn. Khi gương thấm gặp nước hạ
lư u , các m ặ l k h u m irứ th à n li m ặ t p h á n g , n ư ớ c th â m ra k h ỏ i x i p h ô n g đ ể b ổ s u n g n ư ớ c c h o

tliùnu nước hạ liru.

Hình 9.46

Liên liộ \ới xiphóng (húỵ lực, đc xiphông hoạt động được, trước hết phải mồi xiphông,
lức lạo chán khỏni: ỏ' \'ùim đinh cúa xiphỏne. Do sự sai khác áp suất, áp suất không khí trên
mặl thoáiií: của nuức thưọiii: lưu \'à áp suất chân khỏntỉ. ví dụ h^.|^ ứ đỉnh xiphòng, nước sẽ

345
dâng đầy nhánh xiphông nối với thùng nước thượng lưu rồi tạo thành dòng chảy liên tục từ
thùng nước thượng lưu xuống thùng nước hạ lưu dưới tác dụng của độ chênh mức nước H
giữa hai thùng nước. Lưu lượng của xiphông tính được theo công thức:

Q = )aA72gH

trong đó: A - tiết diện của xiphông, tức tiết diện dòng chảy;
g - gia tốc trọng trường;
- hệ số xét đến tổn thất năng lượng của dòng chảy khi vào và ra xiphông.
Từ công thức tính lưu lượng thấy rằng cột nước chân không không có mặt Irong
công thức tính lưu lượng.
Đối với xiphông mao dẫn, việc mồi xiphông để tạo chân không là không cần thiết, vì
đất không bão hòa tự tạo chân không nội tại do áp lực nước lỗ rỗng là âm và lưu lượng của
dòng thấm qua xiphông cũng không phụ thuộc chiều cao mao dẫn h^,.

9.3.5. Dòng thấm xiphông trong thân khối đất đáp

Hình 9.47 trình bày mặt cắt ngang của một đập đất có tường cách nước chống thấm trên
nền không thấm được. Xét trường hợp đỉnh tường cách nước, cách mực nước thượng lưu
không lớn hcm chiều cao mao dẫn. Bài toán đã được Chugaev giải bằng cách vẽ lưới thấm
bằng máy EHDA (1967). Biên trên cùng, là gưoìig dòng thấm gồm các mặt khum mao dẫn,
được coi như biên không thấm nước quy ước. Các đường dòng vuông góc với các đường
đẳng thế cho thấy rõ ràng dòng thấm xiphông hình thành trong thân đập. Tác dụng của lực
hút mao dẫn chỉ là để duy trì sự làm đầy nước của miền thấm mà không có tác dụng đến trị
số lưu lượng dòng thấm với họ đường thế có cột nước thế giảm dần từ trị số z đến 0,95Z,
0,9Z... 0,1Z, 0 với z là chênh lệch mức nước thượng hạ lưu.

Đ ưởng m ặt máng mỏng

Oường áp ỉực không khí

T777777777777777777777777777^m 7777777777777777777TĨ77^7777^ỳm ^///////////////


M àng khống Uìấm H = 0.2 z H = Ó .l 2

Hình 9A7
Một bài toán thấm tương tự cũng được Lam (Candada, 1984) giải bàng số - phưcmg
pháp phẩn tử hữu hạn theo trường phái thứ hai với miền thấm lên tận đỉnh đập và có thiết bị
thoát nước ngang ỏ hạ lưu (hình 9.48).

346
Đường đẳng áp
Đường mặt nước hay
đường đang áp bằng khòng
-4m
• fi£ _-3,?7
0
•0 -.22S
.-0 S ..-- 0 , SM
5M .-K 9 .r- ĩ2 M
.-K ^^2Ỉ9 -^ .-M.

I ,'0.í« -3.3'jj
-J-.9.7 J.9 0 j .E s y o .'ạ i -3 .S

^.98 ^.9S ^.8S ^.79 ^^73 3^ ,- 3 . «9

la,9S _JL9i Ì3.P^B7 76\ ,- 3 .2 6

^ u u .4 .9 8 . lí .s s .U .9 2 ,>4.87 J i.8 1 ] ỉ ^ 7 6 '^.1 ^ - 2 . 76 -

_5^u ^ .9 7 _^9JỊ _ ^ .9 l_ í^ 0 6 _ ^ 8 Ị _ ^ . \ 7 ^.ìị V^.Q9.-


^.9»! í . 9900 fi.9$ > .8 2 rl-2 3 .-

_2- ỷV \-0-30 .-
í . 00J.S9 ^.S7 p.n ^.13 Í.30
30 ì» ^ 7ẻ , ] lv 7ị ^ p . 6« p
'ŨQ JD>PQ iD.gỌ ,1Ũ.DQ 9.99 9.99 9,97 9.ỌỊ q.qn aQ... .3.Bg, a.ạg \i,>,65 .1.

b)

H inh 9,48
9.4. T Á C DỤNG CỦA DÒNG T H Ấ M ĐÊN s ự AN T O À N Ổ N ĐỊNH CỦA K H Ố I
ĐẤT. ÚNG SUẤT T H Ấ M

9.4.1. Lực th ấm và lực th ấm đơn vị


Dòng nước chuyển động trong đường rỗng giữa các hạt đất trong khối đất tác dụng
vào cốt đất một lực, lực tác dụng này được gọi là lực thấm (seepage force). Để xét lực
thấm, từ lưới thấm tách một khối đất aBcd trong miền thấm kẹp giữa hai đường dòng và
hai đường đẳng thế sát nhau (hình 9.49).

a) b)

Hình 9.49
Đường ab và cd là hai đường đắng thế ứng với độ sụt thế Ah. Dòng thấm theo hướng
đường dòng bc hoặc ad. Các lực tác dụng vào khối đất ngập trong miền thấm bao gồm:
- Áp lực nước lẻn mặt ab; y^h I .b. 1 (m )

- Áp lực nước lên mặt cd: Ỵ^h2.b. 1(m) = y^(h| + bsina - Ah)b.l (m)

- Trọng lượng khối đất abcd: (m)

C h i ế u c á c l ự c t r ê n t h e o p h ư c f n g t h ấ n , t ứ c t h e o p h ư ơ n g X, c ó :

Ynh|b - ( h | + b s i n a - Ah)7nb + Yhhb" s in a - AP = 0 (9-40)

Trong đó AP là chênh lệch áp suất giữa mặt ab và cd, xác định từ biểuthức:
AP =Ah.y, .b. 1 + (Ybh - Yn )b^ sin a . 1 (m) (9-41)
Trong biểu thức (9-41), sỏ' hạng thứ hai là hình chiếu của trọng lượng khối đất có xét
đến lực đẩy nối, lên phương X, số hạng thứ nhất chính là lực cúa dòng thấm tác dụng lên
khối đất đang xét, kí hiệu Pjh, tên gọi là lực thấm:
p„ = y ,A h b x l (m) (9-42)
Trong thực tế tính toán địa kĩ thuật, thường dùng lực thấm đơn vị (seepage pressure).
Lực thấm đơn vị là lực thấm tác dụng vào một đơn vị thế tích đất, thườna lấy là 1m .

348
_ Pth _
V bx 1
Kí hiệu J là gradien cột nước ihấm với định nghĩa J = Ah/b thì có công thức tính lực
thấm đơn vị:
= YnJ (kN/m^) (9-44)
Vậy một đơn vị thể tích đất của khối đất abcd chịu hai lực tbể tích: trọng lượng đơn vị
đấy nổi (y^n =Ybh “ Yn) theo phương đứng và lực thấm đơn vị theo phưomg đưcfng dòng
(hình 9.49b).

9.4.2. ứ n g suất thấm trong nền đất. Công thức tính ứng suất thấm
Trọng lượng bản thân đất gây nên ứng suất bản thân trong nền. Trọng lượng công trình
và các ngoại lực tác dụng vào công trình tạo nên ứng suất tăng thêm trong nền. Dòng thấm,
nói chính xác hơn là lực thấm đưn vị cũng tạo nên ứng suất trong nền. ứ i g suất tăng thêm
trong nền do dòng thấm được gọi là ứng suất thấm. Đối với nền các công trình ngăn nước,
ứng suất thấm cũng là một loại ứng suất tăng thêm và cũng được xét đến như ứng suất tăng
thêm do công trình gây nên.

9.4.2.l . H ệ phương trình cơ bản tính ứng suất thấm


Xét sự cân bằng tĩnh của khối đất đơn vị chịu tác dụng của dòng thấm thông qua lực
ihàm dưn vị, có hai phưcmg trình cân bằng:

^ +^ = (9-45a)
ỡx õz ỡx
dx,-. ổơ^ ỔH -
^ ^ = -Yn ^ (9-45b)
ỡx ỡz Õz

Trons đó a^, ơ^, là các thành phần ứng suất tại điểm xét trong miền thấm
k liô n g trọ n g l ư ợ n g ( t r ọ n g lưc;fng c ủ a đ ấ t đ ã đ ư ợ c x é t t r o n g ứ n g s u ấ t b ả n t h â n ) , ở đây
g r a d ie n c ộ t n ư ứ c th ấ m đ ư ợ c v iết d ư ớ i d ạ n g đ ạ o h à m riê n g c ủ a c ộ t n ư ớ c t h e o p h ư o n g X v à
phương z. Dấu trừ nói lên ý nghĩa vật lí: cột nước thấm giảm dần theo phương dòng thấm
( th e o p h ư ơ n g X và z).

Xét dốn sự tương thích của biến dạng, các thành phần ứng suất ơx và theo thỏa mãn
phưưng(rình:
ax ỠZ
V-(ơ^ + ơ ^ ) = =0 (9-46)
1- H ổx ổz
Trong bài toán dang xét, lực kììổi liừ/ng ở vế phải của phưcíng trình (9-45) sẽ là:
ỠH
X = -Yn
ổx
(9-47)
ỠH
Z = -Yn

349
Do vậy, phương trình (9-46) có dạng:

— y„. V- H=0 (9-48)

Cần nhớ rằng, đối với dòng thấm tuân theo định luâl thăm Darcy (lức thâm lâng) thì
hàm cột nước thấm H(x, z) thỏa mãn phưcmg trình Laplace, nên ở đây có V^H(x. z) = 0 và
điều kiện tương thích của biến dạng được thỏa mãn. Vậy phương irình cơ bân tính ứtiỊi siiấí
ílìấm là:

ỡx ổz " ỡx
ỡr,-., ổơ-,, ỔH
—^ + =(9-491
5x dz dz
V ^(a,, + ơ ,,) = 0

ọ.4.2.2. B iểu thức tính các thành p h ầ n ứng suất thấm


Điều kiện biên của bài toán thấm đã được trình bày ớ trên khi đé cạp đến lời giải cúa bài
toán thấm Darcy. Tích phân hệ phưcmg trình cơ bản với điều kiện biên xác định sẽ có các
thành phần ứng suất thấm (thêm chỉ số t để phân biệt với các thành phần ứng
suất tãng thêm do tải trọng ngoài).
Các thành phần ứng suất thấm được xác định theo các biểu thức sau:
ơx. -y ,H
ơz. = ơ,-Y ,H (9-50)

’^ , \ z l “ ”^ x z

Trong đó:
H - cột nước thấm tại điểm đang tính ơ^ị, ơy, T^^,;
a^, ơ^, - các thành phần ứng su; t tân g thêm d o tài irọMg n g o à i với điêu kiên biên dổi
về sự phân bố và cường độ. Chúng ta tiở lại vấn đề này qua một vài thí du
Có thế chứiig minh được rằng các biểu thức tính ứng suất thấm ớ biểu thức (9-50) thoa mãn
hệ phương trình cơ bản (9-49). Thay các biểu thức (9-50) vào hệ phương trình (9-49). có:
'ổ ơ . ỜI.. ỠH
+ ^ ^ + Y— = 0
ỡx ỡx 5z ỡx

ỜT,, 0(5-
. ỠH ỠH _
d\ dz õz õz
■)
V ( o , + ơ , - 2 y „ H ) = V‘ (ơ, + ơ , ) - 2y^V"H = v - ( ơ , + a , ) = 0

V i răng khi l ính t o á n ứ n g suất t ã n g t h ê m d o lái t r ọ ng n g o à i t h e o lí t h u v ế t đ á n hổi nôn


ơ^, ơ^. th ỏ a t n ãn h ệ p l i ư ư n g trình;

350
ỡơ„ ỠT
' + =0
ỡx ổz
ƠT„.,
\z + ỡơ„z =
_ 0
ởx ỡz
v-(a,+a,) = 0
Vậv các biểu thức (9-50) thỏa mãn hệ (9-51) do đó thỏa mãn hệ (9-49).

9.4.3. ứng dụng các biểu thức tính ứng suất thấm. Ví dụ minh họa
Xét trường hợp đơn eiản: một tường cách nước có mực nước thượng lưu và hạ lưu chênh
nhau như ở hình 9.50a.
1. Trước hết giải bài toán thâm với điều kiện biên như sau:
Tai z = 0, khi X < 0 H = H,
khi X > 0 H = H|
Với pliương trình Laplace cùa dòng thấm V “H = 0 có lời giải vể cột nước thấm:

H = H| + — — ^arctg — (9-52)
71 X

2. Xác dinh tái trọna Iiiỉoài lương ứng với bài toán đang xét:
ĩai /, = 0 khi X < 0 P |= Y n H | (kN/m )

k h i x '>0 P2 =Tm^Í2 (kN/nn')


- Bài toán xác định các thành phần ứng suất tàng thêm do tải trọng ngoài Pi và P2 đã
tlưitc xác dinh (hình Q.^Ob).

p , = V „H .

I
■rn— r - p --- =
M I '
ị ị t t I I 1 1 1 1 r i : ! T T 1~

/Jl

ílinh <).5()

^5
- Cãn cứ vào lí thuyết phân bố ứng suất tăng thêm của cơ học đất có:

Pl - P 2
ơx = P l +
n
z xz
ơ , = p, + P1- P 2 arctg---- (9--Ì3)
71

^ ^ Pl_- P2 ^
^XZ
71

Trong đó trị số arctg— thay đổi trong phạm vi từ 0 đến oc.


X

Khi X > 0 và z ^ 0, arctg— 0; khi X < 0 và z -» 0 thì arctg— n.


X X

3. Các thành phần ứng suất thấm tính được theo công thức (9-50)

u H ,-H 2
= ơ x + 7 n H| + —!-------^arctg —
7t Xy
H, - H z
=ƠZ+Yn H. + arctg— (9-M)
TT X

^xz
trong đó ơ^, CTj,, tính theo công thức 9-50.

9.4.4. ứ ng dụng lưới thâm để xác định ứng suất thấm

9.4.4.1. Dùng công thức tính ứng suất thấm, công thức (9-50)
Có thể tính được các thành phần ứng suất thấm nếu có hai lời giải độc lập:
1) Lời giải về bài toán thấm;
2) Lời giải vể phân bố ứng suất tănj thêm do tải trọng ngoài.
Với ví dụ minh họa đã nêu ở hình 9.50 đã cho thấy nguyên lí cộng tác dụng này.
Lời giải của bài toán thấm Darcy được thể hiện bằng lưới thấm. Từ các họ đường đẳng
thế của lưới thấm có thể xác định dễ dàng trị số cột nước thấm tại điểm M(x, z) bất kỳ
trong miền thấm.
Các trị số ứng suất tăng thêm ơ^, ơ^, ''óíi các loại tải trọng khác nhau: phân bỗ
đều đúng, phân bố tam giác, phân bố hình thang đã có công thức tính hoặc bảng hoặc biểu
đồ tính.
Vấn đề còn lại là xác định tải trọng ngoài tương đương với cột nước thấm ở b iên thấm
Trong ví dụ đã nêu ở hình 9.50 thì cột nưốc thấm H|, H2 ở thượng, hạ luru được biến đổi
thành tải trọng phân bô' đều Pi = ỴnH,; P2 = YnHỊ.

352
9A.4.2. M óng công trình có chiếu rộng B và phương pháp đồ giải đ ể tính ứng suất thấm
Lý thuyết ứng suất thấm đã chứng minh được rằng trong bài toán phẳng, các thành phần
ứng suất thấm trong nển công trình có đáy móng phẳng hoặc coi được là phẳng có thể tính
theo các biểu thức sau:
ỔH
õz
ỠH
ơz, =YnZ- (9-55)
ổz
ỠH
=-ynZ
ỡx
trong đó: H là cột nước thấm.
Độc giả có thế kiểm chứng lại các biểu thức (9-55) thỏa mãn hệ phương trình cơ bản
tính ứng suất thấm.
Trẽn cơ sớ các biếu thức (9-55), V. A. Plorin (Nga, 1959) đề ra phương pháp đổ giải để
tính ứng suất thấm.

Hình 9.51
Ví dụ cần tính các thành phần ứng suất trong nền tại điểm M nằm trên trục Oz (hình
9 .5 1). Trục Oz cắt các đường đắng thế của lưới thấm. Từ các giao điểm ấy lập bảng trị số:

^2 ^3
H, H, H2 H3 H,

rồi vẽ đường quan hệ H = f(z)


Đường ngang qua điểm M cắt đường H = f(z) tại M'. Từ M' vẽ đường M'T tiếp tuyến với
đường H = f(z) và xác định được góc a. Ta có đẳng thức:
dH
tga (9-56)
õz

353
Thay công thức (9-56) vào các biểu thức (9-55), được công thức tính và Ơ^I tại điểm
M đang xét:
ơxt = YnZtga (9-57a)
(9-5 7b)
ỠH
Để xác định trị số ^iểm M theo công thức (9-55c) cần xác định trị số của z
ổx
Muốn vậy, phải vẽ đường quan hệ H = f(x). Đường ngang Mx cắt họ đường đẳng áp tại
các điểm, tại đó xác định được các trị số Hj ứng với các trị số Xj . Lập bảng trị số:

Xi X2 ^3 Xi

Hi H, H2 H3 Hi

rồi vẽ đưòfng quan hộ H = f(x). Vẽ đường tiếp tuyến M"I với đường H = f(x) tại M" sẽ xác

đinh đươc góc p và có tgị3 = .


ỡx
Từ quan hệ hình học trong hình 9.51, có đẳng thức: p = a.
Do vậy công thức tính trị số có dạng:
^xzt =YnZtga = 7nC (9-58)
với c = ztga, xác định được bằng đoạn thẳng TT’ (hình 9.51).

9.4.5. Đất mất trọng lượng và hiện tượng đùn trôi đát

9.4.5.1. Đất kh ô n g trọng lượng


Xét một mét khối đất ở điểm M thuộc ô lưới thấm có gạch chéo trong hình 9.52. Các
lực thể tích tác dụng vào khối đất bao gồm; 1) Trọng lượng đất bão hòa nước 2) Lực
đẩy nổi bằng thể tích đất bão hòa nước chiếm chỗ nên bằng y^; 3) Lực thấm đơn vị Pii, = y^J
hướng theo vectơ tốc độ thấm, tức hưóng theo đưòng dòng qua M (hình 9.52).

Hình 9.52

354
Hai thành phần của lên hai trục X, z là:

Pthx = ĩ n h (9-59a)

P.hz=YnJz (9-5% )

ỠH(x, z) ỠH(x, z)
trong đó: = ------ Jz = ----------------
ơx Õz
Các lực Ỵ(,^, Ỵp|, Pị|^^, đều là lực thể tíchnên có thể lấy tổng và hiệu vectơ.
Hợp lực của với Yn cho trị số của trọng lượng đơn vịđất ngập nước, tức trọng lượng
đẩy nổi, ta có:
Yđn = 7bh - Yn (9-60)
Trị số vào khoảng 100 kN/m^
Vậy lực khối lượng tác dụng vào khối đất theo phương tác dụng của trọng lực, tức theo
phương z, kí hiệu Ỵịị, quy ước gọi là trọng lượng đơn vị tính toán của đất trong dòng thấm
được tính theo công thức;
Y»=7đn±Pt hz (9-61)

Đất ở nơi dòng thấm ra ở vùng hạ lưu, ví dụ như điểm M đang xét, thì lấy dấu (-) vì lực
thấm đơn vị, vectơ tốc độ thấm hướng lên; ở vùng thượng lưu, nơi dòng thấm vào thì lấy
dấu (+) vì vectơ tốc độ thấm hướng xuống.
Đất ngập dưới mực nước tinh thì , điểu này chúng ta thường dùng trong tính
toán. Đất ngập trong dòng thấm thì theo công thức (9-61), có thể nặng thêm hoặc nhẹ
h ơ n b ì n h t h ư ờ n g , t ứ c Ỵjị > h o ặ c Yn < Ydn- N ế u Y„ > th ì đ ấ t đ ư ợ c n é n c h ặ t th ê m và

ngược lại.
Nếu xẩy ra trường hợp bằng thì khối đất đang xét có = 0, tức đất không trọng
lượng trong dòng thấm nhưng lại chịu tác dụng lực ngang Pthx- Đất ứng xử như vật thể nhẹ
trôi nổi trong dòng nước thấm.
Vể lí thuyết là như vậy, tuy nhiên điều kiện y„ = 0 chỉ mới là điều kiện cần nhưng chưa
đủ đế sự đùn trôi đất xẩy ra.

9.4.5.2. T h í nghiệm đùn trôi đất


Hình 9.53 là kết quả thí nghiệm đùn trôi đất cát (G. p. Tschebotarioff), trong đó hình
9.53b là mô hình bản cừ ngăn nước có lưới thấm như ở hình 9.53a. Mô hình được làm bằng
đất cát, hình 9.53b là ánh của nền cát phía hạ lưu, tức nơi dòng thấm ra đang ở trạng thái
bình thường ổn định của bản cừ cùng với nền của nó. Cho cột nước thấm tăng lên một trị số
nào đó thì đất nén tại chỗ tiếp giáp vói bản cừ bị đùn trôi ngược lên. Ảnh 9.53c là hình ảnh
của đất nền bị đùn trôi trong phạm vi độ sâu c c . Độ sâu điểm C' sẽ lấn dần từ trên xuống
và hậu quả bản cừ bị đổ nghiêng vì nền mất ổn định do thấm gây nên.

355
w — —...“

- ' L 1 ■-ù:-

h)

Vùng đất bị
đún tròi

c)
Hỉnh 9.53
Đối chiếu kết quá thí nghiệm ớ 9.53c với lưới thấm ớ hình 9.53a có nhận xét:
1) Lớp đất tiếp giáp với bản cừ về phía hạ lưu có nguy cơ bị đùn trôi trước tién.
2) Đất phúi trên cột đất CC' có nguy cơ đùn trôi trước tiên, diều kiện này chính là diều
kiện đe cho sư dùn trồi đất phá; sinh.

356
3) Từ lưới thấm thây rằng đất trong cột đất bị đẩy trôi có dòng thấm đứng từ dưới lên.
Thực tệ' cũng nhận thấy hiện tượng đùn trôi đất dính và đất cát thể hiện khác nhau mặc
dù cơ chế của sự đùn trôi là như nhau. Trong nền đất dính, đất ở điểm c (hình 9.53a) bị đùn
trôi từng mảng, từng khối vừa lan xưống sâu vừa lan rộng ra, từ lớp trên đến lớp dưới.
T r o n g n ề n đ ấ t c á t, k h i bị đ ù n trô i, c ác h ạt c á t tr o n g p h ạ m vi c c bị tơ i rờ i ra v à bị c h u y ể n

động kéo theo của dòng thấm, ở chỗ trôi ra các hạt cát chuyển động hỗn loạn theo dòng
thấm ra như thể các bong bóng nước đang sôi. Do vậy có thuật ngữ "mạch đùn mạch sủi"
trong địa kĩ thuật.

9.4.5.3. Gradien giới hạn đùn trôi đất


Cơ chế của sự đùn trôi đất và sự xói ngầm cơ học (sẽ đề cập ở mục sau) khác nhau, do
đó không nên nhầm lẫn gnidien giới hạn đùn trôi đất với graciien giới hạn xói ngầm đất.
Trị số gradien aiới hạn đùn trôi đất được xác định từ điều kiện để đất giảm mất hết
trọng lượng, lức đất có Ỵị, = 0.
Từ đáng thức (9-61) có:

Y t. = ĩđ n - P th = 0

hay = P,|, = 7nJ = 0


Từ đó rút ra được trị sô vể đùn trói dất:

(9-62)
Yn
Vì nên có thể vièt ớ dạng khác:

J = .(9-63)
Yn Yn
Vói của đất và có trị số xấp xỉ 200 kN/rn^ và 100 kN/m"'’ nên trị số gradien giới
hạn đùn trôi đâì vào khoảng 1.
Do có quan hệ giữa cúa đất với tỉ trọng A và hệ số rỗng e của nó:

l+ e
nên công thức (9-62) có dạng khác;

^ (9-64)
1+ e

9.4.5.4. Ôn định vé đùn trôi đất do thấm của nén đất ở hạ lưu
Từ Ihí nghiệin cũns như lí thuyết, sự đùn trôi đất trong nền xẩy ra ở vùng ra, tiếp giáp
vói ban cừ hay chân khav hạ lưu.

357
Tách cột đất CCDD' (hình 9.54) sát với bản cừ hay chân khay và xét sự cần bằng của hệ
lự c tá c d ụ n g lê n k h ố i đ ấ t t á c h rờ i k h ỏ i n ề n (tứ c b ỏ q u a lự c c ả n h a i b ê n c ộ t đ ấ t) . V ì s á t b ả n
cừ và chân khay nên EC là đoạn đứng của đường dòng có hướng íhẳn^ đứng từ F clêh c nên
lực thấm rác dung lên cột đất âược coi là đứng (hình 9.55).

Đường đắng thé

Hình 9.54
Kí hiệu V là thể tích khối đất CCDD', có:
'p ,h = '
- Trọng lượng khối đất có xét đến lực đẩy nối tác dụng vào
CỐI đất của thể tích đất V'

G = Yj ,.V (kN)
'// /
- Lực thẩm lác dụng vào cốt đất của thể tích đất V :
p.h=p.h-v = yn. vj
C'
iv/ D'

i r o n g đ ó g r a d i e n CÒI n ư ớ c i h ấ m t r u n g b ì n h q u a c ộ t đ ấ t , k í h i ệ u

L = C ^ .c ó ; G =y

J H ẹ.-H ẹ
Hình 9.55

irong đó H(^- là cột nước ihấm ứng với điếm C' và điếm c xác định được bằng lưới thấm
Nếu điếm c nàm trên đường đẳng thế số 1 và đoạn CD ' nhỏ ihì có:
H(. - H(-. = AH (một nấc sụt thê')
[rong dó AH là trị sô đã xác định được bằng lưới thấm khi biết cột nước thấm H và số giải
thố N, của lưới thấm.
_H
AH =
N,

Từ điểu kiện đùn trôi đất, có bất đẳng thức: G <


p.
hoặc đắng thức: K > 1 (9-65)

trong đó K, là hệ sô an toàn về phá hoại nền đất do thâm ớ dạng đùn trôi đât phái lớn hơn
rri(M trị số nhất định. Xác định theo quy phạm hoặc theo kinh nghiệm.
Từ còng thức (9-65), có thể viết:
l.AH
Ydn Yn V
K L
và suy ra hộ số an toàn K

_ Yn
K, = (9-66a)
Ydn L|
- Nếu điếm C' nàm trên đường đẳng thế số 2, có thế suy diên từ công ihức 9-66. với 2
nấc sụt thế:
AH AH
----- H------ 9-66b)
Ycin 1^1 ■' ^2 Ycin v L ,
- Ncu điếm c nàm trên đường đắng thế số 3, với 3 nấc sụt thế:

K - yn ^ y„ AH AH AH
——H--+ (9-66b)
Ydn L , + L 2 + L 3 Yd, L

- Nêu điếm c nằm trên đường đẳng thế số 5. tức íụi điểm E sáu nlìấl cúa bản cừ hay
chân khay thì có với 5 nấc sụt thế:

(9-67)

V'ì L|, L2. ... không bầng nhau (hình 9.54). do đó có sự so sánh hệ sô an toàn tính
được với hệ sô' an toàn về đùn trôi đất như sau:
K , < K < K . . . < K , < l K U , , „ , = 1.5-^2.3
2 3

Đ ế thiên vé an toàn, thường lấy trị số ứng V Ớ I trị sỗ L, tức tính V Ớ I cột đất có đáy
bằng Im và chiều cao bằng độ sâu cắm cừ hoặc độ sâu đặt chân khay hạ lưu.
Tóm lại, công thức tính toán hệ số an toàn về thăm do đùn trôi đất như sau:

ktùn UỎI (9-68)


Ydn L

359
trong đó: L - tính bằng m, là độ sâu cắm cừ hoặc độ sâu đật chân khay về phía hạ lưu;
Yn và Ydn tính bằng kN/m^;
AH - mức sụt thế ứng với một dải thế, tính bằng m;
n - số dải thế trong phạm vi chiều dài L. Nếu điểm c không nằm đúng trên
đường đẳng thế thì có thể dùng phép nội suy.
Trị số K tính được theo công thức (9-68) phải lón hcfn trị số an toàn ổn định về thâm do
đùn trôi đất.
Công thức (9-64) được viết với trị số gradien thấm trung bình J|(, dòng thấm ngược trong
phạm vi L:

P-69)

và K= (9-70)
Yđn
CÓ thể viết lại công thức (9-70) về dạng công thức (9-62) có xét đến hệ số K:

hay J,b < -ị-Jg h (9-71)


LKJ

trong đó: Jj,|, = Yj,yỴ„ và [K] là hệ s ố an toàn về thấm do đùn trôi (íất quy dinh lấy trong
phạm vi từ 1,5 - 2,5.
Nếu trên mặt đất về phía hạ lưu có lớp phủ thoát nước tốt để không làm thay đổi của
biên thấm nước, ví dụ có lớp đá hộc trên tầng lọc hoặc tấm bêtông đục lỗ thoát nước thì cần
thêm vào trị sô' G trong hình một đại lượng bằng trị số trọng lượng của lớp phủ, dày l (m)
với tì^(m^ ìượníị riêìií> có xét đến lực dẩy nổi y.

y'-t + Ydn =ĩnLJgh

— f + — (9-72)
Yn L Yn
Vậy, trong trường họp có lẩng phủ, điều kiện an toàn về thấm do đùn trôi đất có dạng:

■ tr o i

trong đó J,h tính theo công thức (9-69), Jgh tính Iheo công thức (9-72). Khi t = 0, biếu thức
(9-73) trở lại biểu thức (9-69).
Dùng tầng phủ đế chống lại sự đùn trôi đất là một trong những biện pháp thường dùng.
Biếu thức (9-73) dùng để xác định chiều dày tầng phủ khi biết y'. Quả vậy từ phương Irình
(9-73) giải ra đối với t, có:

360
t
L . jL — + y đn
[K] Yn L 7,

và t> [K ]L Yđn / n (m) (9-74)


J .b -
Yn
Trén đây chúng ta đã biết điều kiện cần để xẩy ra hiện tượng đùng trôi đất là Jị|, = Jg[,.
Nếu không có đường đê’ đất bị đùn trôi thoát ra thì đất cũng không bị đẩy trôi. Vậy có
đường để đất thoát ra chính là diềií kiện dủ cho sự đùn tì ỏi đất.
ở hạ lưu nơi nước thấm thoát ra ờ nền có đầy đủ điéu kiện để sự phá hoại nền đất do
đùn trói đất xẩy ra khi Jj[, đủ lớn.

9.4.5.5. S ự đùn trôi đất tiếp xúc giữa hai lớp đất có kích thước hạt khác nhau nhiều
Lớp đá hộc đổ trên tầng đất hạt mịn là
trường hợp điển hình nhất thường gặp. Kích
thước lỗ rỗng lớn giữa các hạt to tạo điều
kiện đủ để sự đùn trôi đất hạt mịn xảy ra
chừng nào gradien thấm từ tầng đất hạt mịn
sang lớp đất hạt thỏ đủ lớn (hình 9.56). Cơ
: Vectởíocdộ.thâm■V
chế của sự đùn trôi đất tiếp xúc cũng tưcmg [Đấthạtmịn
lự vứi sự đùn trôi đất ớ mặl nển hạ iưii. Nếu ớ
Hỉnh 9.56
mậl nền đâì hạ lưu có những mảng đát gán
móng bị đẩy trôi thì ớ mặt lớp đất hạt mịn những cục đất có kích thước nhỏ hcm nhưng sự
đciy tròi đâì xẩv ra trôn toàn bộ mặt phân lớp. Trong quá trình bị đùn tróc khỏi mặt lớp, các
cục đãl rã ra và chui vào lỏ rỗng lớn cúa lớp đất hạt ihỏ. Sự việc diễn ra liên tục và tầng đất
hạt thỏ bị đất hạt mịn xàm nhập, mặt phân lớp aa' hạ thấp xuống làm cho công trình xây
dựng trôn đất hạt thỏ bị lún xuống nghiêm trọng.
Trong thực tế xây dựng thường dùng các lớp lọc ngược hoặc vải địa kĩ thuật để xử lí sự
x á m nhập hạt n hỏ vào lỗ rỗníỉ giữa cá c hạt thô đẽ tránh sự lún th ê m g â y hư h ỏ n g c ô n g
irình. Dòng thấm trong quá trình cố kết thấm của tầng đất sét, á sét dưới đệm cát có tác
dụng xấu đến đệm cát,
Các hạl sél và hạt mịn lơi rã từ những mảng đất bị đùn trôi ngược xâm nhập vào tầng
đệm cát làm cho khoáng 30 - 50cm lớp dệin cát mất tác dụng. Lời khuyên của các nhà khoa
hoc là nõn đặt lóp vái địa kĩ thuật trước khi đổ cát làm đệm cát để tránh sự xâm nhập hạt
đất min vào cát. Chi phí \’ể vài địa kĩ thuật không hán đã cao hơn khối lượng cát mất tác
ciụnR của dèm cát. Độ lún thêm ngoài dự kiến phái kế đến của công trình trên đệm cát có
phần khôiiíỉ nhỏ của sự đùn trôi đất tiếp xúc đã mỏ lả ở trên.
Cần lưu ý ràng sự xàm nhập các hạl mịn vào lớp đất thô như cát, sỏi, ... đá hộc còn do
nhiều nguycn nhân khác, ví dụ như sự sai khác về khối lượng riêng, chấn động v.v... Các

361
công trình cứng bảo vệ bờ sông bờ biển xây dựng trên đá hộc đổ trực tiếp trên đất bờ sông,
đáy sông, đáy biển đều chịu sự lún không lợi do sự xâm nhập này. Do vậy, trong những
điều kiện địa kĩ thuật không lợi này nên dùng các loại công trình mềm để chịu được độ lún
không mong đợi này.

9.4.6. Hiện tượng xói ngầm cơ học trong khôi đất

9.4.6.1. T h í nghiệm về xói ngầm m ẫu đất


Trong phòng thí nghiệm xói ngầm được
thực hiện bằng loại thiết bị có sơ đồ ở hình
9.57a.
ống
Nâng cao trình nấc thùng nước thượng lưu quăn sát

để tạo cột nước thấm; ứng với mỗi nấc, giữ ổn


định cột nước thấm khoảng 30 phút và quan
H = var
sát độ đục của nước thấm. Khi nước đục thấm
ra, ghi trị sô' cột nước thấm H| và để ổn định,
nếu sau 30 phút nước trong trở lại, tiếp tục
lăng cột nước thấm đến trị sô' > H |, nếu ♦ n
1
nước thấm ra vẫn trong, tăng tiếp cột nước
thấm H 3 > H2, H4 > H 3 v.v... Ghi trị số cột n
nước H, (i = 3, 4, 5, 6 ...) khi thấy nước thấm
ra có chứa đất làm vẩn đục và độ đục tăng dần 1■r■1ì » I ,(11ĩi
khi cột nước thấm H tăng.
Từ thí nghiệm có hai trị sô cột nước đáng
chú ý: Hình 9.57a

a) Cội nước ứng với trường hợp nước đục thoát ra nhưng sau 30 phút nước trong trở lại.
Kí hiệu cột nước này là tính được trị số gradien thấm:
H
•^xo (L - chiều cao mẫu đất)
L
Dòng thấm với đã cuốn trôi các hạt đất tự do, tức các hạt đâì không tham gia tạo
thành cỏì đất và có kích thước đủ nhỏ để chui qua các lỗ rỗng trong đất để theo dòng nước
thấm thoát ra ngoài. Dòng thấm với gradien không gây nguy hiểm cho khối đất.
b) Cột nước ứng với trường hợp nước đục trở lại và độ đục tãng dần với độ tăng CỘI

nước thấm H. Tính Irị số J^:

Dòng thấm với gradien gây nguy hiểm đối với khối đất. Dần dà theo thời gian,
nước cuốn theo các hạt đất lạo thành cốt đất, lúc đầu đối với các hạt có liên kết yếu với

362
cốt đất, sau đó các hạl có liên kết chắc hơn và cuối cùng phá hoại cốt đất, tức phá hoại
khối đâì.
Trị số này tạo nên ngưỡng xói với đất thí nghiệm. Các loại đấl đểu có trị số nhưng
không có trị số Đó là những loại đất có cấp phối tốt, các hạt nhó dù bị tách ra nhưng
không thẻ’ chui lọt qua lỗ rỗng của đất mà dịch chuyển theo chất điểm nước nên vẫn ở
nguyên tại chỗ. Đất như vậy được xếp vào loại đất bền về xói ngầm.

9.4.6.2. T h í nghiệm vé xói ngầm nền


Thiết bị thí nghiệm được sơ đồ hóa ở hình 9.57b. Thí nghiệm mô phỏng dòng thấm
trong nển có cừ chống thấm, để tạo ra dòng thấm tập trung ở dưới cừ và dòng thấm ngược ở
phía hạ lưu của nền. Đã biết rằng nơi đường dòng và đường thế sát gần nhau là nơi có tốc
độ thấm tăng cao, tức gradien thấm lớn.

Hình 9.57b

Đế xác định dược chính xác trị số gradien xối ngầm cần ihực hiện một vài bâc sụt thế
(lăng giáni cột nuức thấm) ứng với sơ đổ chính lí số liệu trình bày ở hình 9.58.

ỉỉinh 9.58

9.4.6.3. Điểu kiẽn phát sinh xói nỊỊầin cư học. Gradien giới hạn xói ngầm
Klii xét các dicu kiên phái sinh xói nuám cư hoc cần phân biệt diều kiện cần và diêu
kiện (lít.

363
a) Điểu kiện cấn: tốc độ thấm, nói cụ thể hơn là gradien thấm phải đủ lớn để tách được
hạt đất từ cốt đất và cuốn được hạt đất theo dòng chảy ngầm.
Như vậy, những vùng của lưới thấm tại đó các đường dòng và các đường đẳng thế sít
nhau thì điểu kiện cần để xói ngầm thưòfng được thỏa mãn.

b) Điều kiện đã: phải có hành lang đủ kích thước để nước thấm có thể mang hạt đất lọt qua.
Đất cấp phối tốt không bị xói ngầm vì điều kiện đủ không thỏa mãn. Hạt đất bị tách ra
khỏi cốt đất nhưng vẫn bị kẹt lại.
Nghiên cứu xói ngầm và xử lí xói ngầm không thể không xem xét đầy đủ điều kiện cần
và điều kiện đủ để phát sinh xói ngầm.
Dùng lọc để xử lí xói ngầm là biện pháp để điều kiện đủ không thỏa mãn.
Biện pháp kéo dài đường dòng, hoặc dùng cừ chống thấm, dùng tầng phủ chống thấm là
biện pháp để điều kiện cần không ihỏa mãn.
Từ lí thuyết nêu trên, V. s. Istomina đã nghiên cứu thực nghiệm để xác định gradien
thấm giới hạn đối với sự xói ngầm có xét đến điều kiện đủ, lức xét đến cấp phối hạt của đất
đang xét thông qua hệ sô' không đều hạt Cy = dộo/dịo- Thí nghiệm của Isttomina là logic và
do đó đáng tin cậy. Với 20 loại đất tự nhiên có hệ sô' không đều hạt thay đổi từ 2,3 dến
39,3; đường kính hạt trung bình dso thay đổi trong phạm vi 0,1 đến 8mm, d |0 biến đổi trong
phạm vi 0,057 - 0,28mm thì tại nơi dòng thấm thoát ra các trị số gradien thấm J phải nhỏ
hơn trị sốỊịrưílien thấm an toàn v ề .xói ngẩm như sau;
Đối với đất h ạ i cál: C^I < 10 = 0,3 - 0,4
10< c ,< 2 0 = 0,2
c,> 2 0 = 0,1
Đối với đất dính tự nhiên nói chung, độ bền về xói ngầm khá lớn, trị số gradien thấm
nơi ra khoảng 7, có khi đến 20, vẫn an toàn về xói ngầm.
Đối với đất dính thuộc loại đất đắp có:
đất sél [J^(5|] = 7 - 1 2
đất á sét = 4 -7
đất á cát <4
Cần lưu ý rằng đối với đất dính cần phân biệt hạt đơn và hạt chùm khi xét đến diều kiệu
đủ đ ể phát sinh xói ngấm. Nhiều thí nghiệm xói nước để tách hạt mẫu đất dính thav cho
tách hạt bằng dung dịch phá keo dùng khi phân tích hạt trong phòng thí nghiệm hiện nay
cho thấy hạt chùm của đất sét khá bền vững và có kích thước khá lớn so với hạt đơn. Từ
đưcmg phân tích hạt của đất tách hạt bàng tia nước xói mạnh và bàng dung dịch tan keo
nhận thấy (Vodgeo, 1962):
Đối với đất sét: d<ị0 (hạt chùm) = 70 d<;o (hạt đơn)

364
đất á sét: (hạt chùm ) = 1 0 - 2 0 CÌ5 0 (hạt đcfn)

đất á cát; d^Q (hạt chùm) = 5 d^o (hạt đơn)


Kết quả thí nghiệm phân tích hạt mẫu đất được phân tán bằng cách xói nước vừa nêu
trên đáng để cho chúng ta thay đổi phương pháp nhìn nhận về điều kiện đủ cho sự phát sinh
xói ngầm cũng như thiết kế lớp đất quá độ từ đất dính đến đất cát.

9.4.6.4. K h e thấm và hang thấm với sự xói ngầm nguy hiểm


Nếu đường rỗng trong đất là đường thấm bình thường trong đất thì các kẽ nứt khe hơ
xuất hiện trong khôi đất là đường thấm đặc biệt nguy hiểm. Kẽ nứt hoặc khe hở trong đất
có nguồn gốc khác nhau nhưng chung quy lại là do co ngót của các khối đất có tính chất
quá khác nhau và lún của các bộ phận công trình tiếp giáp với đất.
Thoạt đầu, kẽ nứt, khe hở có chiều rộng nhỏ nhưng do phát sinh dễ dàng sự xói ngầm:
dòng thấm mạnh hơn, hạt đâì ớ mép kẽ nứt, khe hở dễ tách khỏi cốt đất hcm, hành lang vận
chuyến hạt đất rộng hơn thông thưừno. Vậy mọi yếu tố đều thuận lợi cho điều kiện cần và
đủ cùa sự xói ngầm mãnh liệt. Không lâu, các kẽ nứt, kẽ hở bị xói rộng ra thành khe thấm,
hang thàìn rồi thành khe xói, hang xói cực kì nguy hiểm đối với khối đất. Rất ít khi đường
rỗng trớ thành hang xói nhưriR kẽ nứt. khe hở irở thành hang xói là tất yếu nếu không có
biên pháp để phòng.
Đê kết thúc phần phá hoại khối đãì nền và kliối đấp đắp do xói ngầm, xin nhắc lại điều
nhắn nhú của GS. Chugaev vói sinli \ iên: "Nhiệm vụ chủ yếu trong thiết kế công trình trên
nền đất và cõng trìnli bãiig đâl là phái dạt được những điều kiện để trong nền đất, trong
thân khối đất đắp kliôim xuất hiêii clòiig thấm tập trung sau khi đưa công trình vào khai thác
và cà quá trình khai thác".

365
Chương 10

CÁC THÀNH PHẦN LÚN CỦA NỂN ĐÂT

10.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM

Trong kĩ thuật nền móng thưòfng phân


biệt mặt nền với mặt đất, lún của mặt nền
với lún của còng trình. Mặt nền, là mặt
tiếp xúc giữa đất nền với đáy móng công
p(kN/m
trình, nằm sâu hơn mặt đất một khoảng c

gọi là độ sâu đặt móng (có khi gọi là độ


sâu chôn móng). Lún của mặt nền cũng là Ì__L
• o'
lún của công trình.
Để phân biệt lún của công trình mềm
với lún của công trình cứng, giả dụ có
Hinh 10.1
một đống gạch xếp khan hình hộp trên
diện tích chữ nhật B X L lên mặt nền (hình 10.1).
Đống gạch xếp khan này tác dụng lên mặt nền của nó một tải trọng phân bố đều p
(kN/m^) trên diện tích chữ nhật B X L và gây lún cho nển. Mặt nền abcd có dịch chuyển
đứng: điểm a dịch xuống đến a', b đến b', c đến c', d đến d' V .V .... Mặt nền phẳng trước
khi lún sẽ lún thành mặt lõm (a'b'c'd'). Hậu quả là đống gạch xếp khan lún theo và cũng
võng xuống theo mật nền lõm. Troi g trường hợp này, đống gạch xếp khan đặc trưng
cho công trình mềm và mặt nền lún chông đều: các điểm a, b, c, d có độ lún s,|,
bằng nhau nhưng nhỏ hơn độ lún của điểm giữa S(, của đống gạch. Theo quy ước, mặt
(a'b'c'd'o') gọi là mặí lún của tìéìv, đường cong a'b' gọi là đường lún của mặt nền ứng với
cạnh ab...
Nếu đống gạch này được xây vữa ximăng thành một khối cứng thì sau khi mặt nền bị
lún, mặt (a'b'c'd'o') vẫn phẳng, mặt (abcdo) chỉ tịnh tiến xuống một đoạn oo' (aa' = bb' =
cc' = dd' = oo'). Khoảng cách oo' cho trị số độ lún Sj, của công trình cứng - đống gạch xây
và 5,. hầu như bằng dộ lớn trnn^ hình của cúc trị s á ' S / , , Sj, s,, ứng với mặt lún cáu nén
của CÔHÍỊ lì ình mềm - đống gạch xếp khan.
Trong phần này trình bày các phương pháp lính toán độ lún cuối cùng (còn gọi là độ lún
ốn định) cúa mặt nền do các lớp đất nền bị nén lún dưới tác dụng cúa công trình.

366
10.2. PHÂN LOẠI LÚN THEO NGƯỔN G ố c VẬT LÍ. CÁC THÀNH PHẦN LÚN
CỦA NỂN

Đất là vật thể gồm ba thành phần có tính chất cơ học khác nhau: cốt đất, nước và khí
trong thể tích rỗng của cốt đất. Cần phân biệt cốt đất với hạt đất; Cốt đất là bộ xưofng củạ
đâì mà các phần tử là hạl đất và các liên kết kết cấu là liên kết mểm "keo - nước" và liên kết
cứng "ximăng thiên nhiên", v ề mặt biến dạng thì hạt đất coi như cứng và không có biên
dạng còn cốt đất thì có biến dạng khi chịu lực chừng nào tải trọng chưa đủ lófn để phá sập
kết cấu của đất (tức phá hỏng cốt đất để các hạt đất có thể sắp xếp lại chặt hơn).
Như vậy về mặt biến dạng, đất có ba thành phần: cốt đất, nước và khí có hệ số biến
dạng thể tích khác nhau. Sự biểu hiện về lún của các thành phần này (cốt đất, nước và
khí trong thể tích rỗng của cốt đất) cũng khác nhau, phụ thuộc tốc độ tăng tải lên đất và
tốc độ thoát nước, khí trong đất. Thường phân biệt ba trường hợp tính lún đối với đất nền
hão hỏa nước.
1. Lún trong điều kiện nước trong đất không thể thoát ra hoặc chưa kịp thoát ra.
2. Lún trong điều kiện nước trong đất có đủ thời gian thoát ra và nước trong đất không
còn cản trở sự sấp xếp lại của các hạt đất.
3. Lún trong trường hợp sau khi sự thấm thoát nước lỗ rỗng đã kết thúc và đất có hành
vi của vật thể dẻo - nhứt.
Độ lún tính được Irong trường hợp thứ nhất được gọi là dộ lún tức thời hoặc dộ lún
kliôrií’ thoát nước, kí hiệu S^I (chữ u là chữ cái viết tắt của undrained settlement).
Độ lún tính được trong trường hợp thứ hai, từ khi cốt đất phá sập và sự thấm thoát ra
n g o à i củ a nướ c trong đất kết thúc đưcíc íỉọi là ctộ lún cỏ' kếí thấm (d rain age c o n s o lid a t io n
settlement), kí hiệu
Độ lún tính được troiig trường hợp thứ ba, có nguồn gốc của biến dạng lưu biến (creep
strain) được gọi là ciộ lúii từ biến (creep setllcinent), kí hiệu s^.
Có tác giả gọi độ lún lức thời là độ lún đàn lìổi (elastíc setllement) và gọi chung độ lún
cố kết thấm và độ lún từ biến là dộ lún c ố kết (consolidation settlement). Độ lún cố kết
ihấm là độ lún xẩy ra ó giai đoạn đầu của quá trình lún cố kết nên có tên gọi là độ lún sơ
siiìlì (primary consolidalion settlemcnt) và độ lún từ biến xẩy ra ở giai đoạn tiếp sau nên
được gọi là dộ ỉúti hậu sinh (secondary consolidation settlement)
Đối với đất cát bão hòa nước, quá trình cố kết thấm xẩy ra nhanh và kết thúc nhanh nên
độ lún cố kết của đất cál được tính chung với độ lún tức thời.
Từ thực tế xây dựna, dé ra được các mức độ cần thiết phải tính các thành phần lún của
công trình trên nền đất ghi ớ bảno 10.1
Độ lún của công trình s trên nền đất được xác định theo nguyên tắc cộng:

367
Đối với đất hạt mịn:
( 10-la)

Đối với đất hạt thô:


( 10-lb )

Bảng 10.1

Thành phần độ lún tổng của nền dất


Loại đất Tức thời hay
Do cố kết thấm Do luxi biến
không Ihoát nước
Cắi Rất cần thiết Xét chung với độ lún Không cần
Sét Cần thiết Rấl cần thiết Cần thiêì
Hữu cơ Râì cần thiết Cần thiết Khỏng cán

10.3. ĐỘ LÚN TỨC THỜI

Độ lún tức thời xẩy ra ngay sau khi tải trọng tác dụng nên thường không chú ý đến.
Thực tế đã chứng minh không ít trường hợp độ lún tức thời có trị số không nhỏ.
Ngay đối với đất bão hòa nước, tải trọng cũng gây nên độ lún tức thời cả trong điều kiện
không thoát nước nên độ lún tức thời còn gọi là độ lún không thoát nước đế' phân biệt với
độ lún do cố kết thấm. Cốt đất và nước trong thể tích rỗng của khối đất ứng xử như vật thê
biến dạng đàn hồi ngay khi chịu tải trọng nên độ lún tức thời còn gọi là độ lún đàn hồi. Độ
lún không thoát nước xẩy ra với điểu kiện không có biến dạng thế tích nên hệ số nở hống
|I(, = 0,5 và môđun đàn hồi E^, xác định bằng máy nén ba trục không thoát nước. Đối với đất
cát có hệ số thấm lớn nên khó phân biệt biến dạng đàn hồi với biến dạng cốt kết thấm. Do
vậy, đối với đất cát thưòìig xét biến dang tức thời gồm biến dạng đàn hồi và biến dạng cố
kết thấm.

10.3.1. Xác định độ lún tức thời bàng còng thức ií thuyết đàn hồi
Công thức lí thuyết, được diễn giải từ những công thức của Boussinesq đã trình bày
trong Cơ học đất, dùng cho lải trọng phân bố đều p trên diện tích chữ nhật:
2
s = p .B ^ ^ : ^ K với = 0,5 ( 10- 2)
E,

Trong đó;
B - cạnh cúa móng chữ nhật, hay bán kính móng tròn;
K - hệ số ảnh hưởng, phụ thuộc diện phân bố tải trọng p, điểm tính lún (điểm góc hay
điểm giữa móng), xác định theo bảng 10.2 .

368
1 0 . 2 . I n sò cua hẽ sò ánh hư<ynịi K

K
Móng nièni
Điểm góc Đ i ể m giữa Trung bình

ỉ ỉình \'uông B X L 0,56 1,12 0,95

ỉíình chữ nhặi 1. ^ H

L
0,77 1.33 130
B

0,89 1,7h 1,52


B

_ s 1.05 2.K’ 1.83


B

1.2^) 2..SS 2.2.S

I lllll l lio ii I) 1.0 o.xs

Mónu cứii'j K

Hình vuòiiị: K =0,88

Kình inSiì K ^ 0.7X

Cl i i i V Các' Iri sò' K ironjz báng c ó (Urơc \'ới dô sâu đãt mó ng h,„ = 0 và chi ều dày táng đất nền
II = /

Đê lập phần mcm lính toán, trị số K cúa móng inem được tính theo công thức
Harr. I W 6 );

n/ i + m' + m V i+ in" + 1
KỊjiir In + m In (10-3)
2
i \l\+ n r - IT n/ iT m -

lioiig Ihực le linh loaii đẽ Iraiih nối suv, Iion dùng biếu đỗ Xiíc định K|,,, cúa mong
Iiióin và K cuii m ó n g cứiig c h o ớ hình 10.2.

Ví dụ 10.1. Xac định đỏ lun iưc ihời cua cong trình cứng treii nén đài sét bãt) tioa nước
lai í i ấ v có Ej| = 4Ơ M N /m \ Tiii I i o i ìg lên mãi nén coi như phâii hổ đểu và có cường đô là 63
kN/m trèn diên tích chữ nliãi >()ni V 2()iiì.

369
Giải:
- Nhận định: đối với đất hạt mịn : Sy = Sg và Eg = Ey.
- ứ i g dụng công thức ( 10-2) (vì không biết độ sâu đật móng):

s , = pB— ^ với = 0,5, E, = 40.000 kN/m'

- Xác định hệ số K:

B 20
Từ biểu đồ (hình 10.2) xác định được K(;ijng = 1,27.
- Tính độ lún tức thời của móng cứng;

1 - 0 ,5 ^
s„ = 6 5 x 2 0 x X 1,27 = 0,031m = 31mm
40.000

Hình 10.2

10.3.2. Xác định độ lún tức thời của công trình trên nền đất dính bão hòa nước
Janbu với cộng tác viên của ông và sau đó Christian và Carrier bổ sung (1978) đề ra
công thức xác định độ lún tức thời trung bình của công trình mềm trên nền đất dính (đất hạt
mịn) bão hòa nước có xét đến độ sâu đặt móng và chiều dày tầng đất nền H:

pB
(10-4)

370
H
Trong đó: A| - hàm của tỉ số — ;
B

A2 - hàm của tỉ số ; xác đinh theo biểu đồ (hình 10.3),


B

Qo
1 1 1 1
Đ
1 H

Ũ^B

H/B

Hinh 1 0 3 (theo B. Dưs)

371
10.3.3. X á c đ ịn h m ôđun biến dạng cúa đất để tính độ lún tức thời

Hiện nay ihường dùng các phương pháp: nén khóng thoát nước bằng máy ba trục (lấy
bằng môđun tiếp tuyến ban đầu). Các thí nghiệm xuyên hiên irường. Nếu không có điều
kiện thí nghiệm thì tham khảo trị số cho trong bảng 10.3.
Nhiểu thí nghiệm khảo sát nhận thấy môđun đàn hồi có quan he thống ké với tri sô' N
cúa thí nghiệm xuyên tiêu chuấn SPT

10.3.3.1. Đối với cát


Theo Schmertman {1970) có:
E, ( k N W ) = 766.N (10-5)
trong đó: N - sô lần đóng với xuyên tiêu chuẩn SPT (trị sô N cúa SPT).
Nếu dùng thí nghiêm xuyên côn tĩnh (CPT) thi trị sô E, xác dinh theo trị sỗ kháng
Kuyên tĩnh (báng 10.3), Schmertman và Hartman (1978)

Bảng 10.3

Cát
Kích thước móng L X B
Nén bình thường (NC) Nén quá (OC)

Ee = 2.5q, Ee =
B

"> 1 E, = 3,5q, Eo =
B

IChú ý: Ej. và q^, có cùng đơn vị kN/rn"

10.3.3.2. Đối vói đất dính


Đối với đất hal mịn, dùng mỏđun biến dạng không thoái nước E^I thay cho E^. đế tính độ
lún tức thời: theo Schmertman và Hartman (1978). Tri số E|, có quíin hê với lưc dính không
ihoát nước c^, (báng 10.4).
Báng 10.4

/0 Đất nén bình thường (NC) Đấl nén qua (OC)


Nk
- = ứng suãt bản thân tíiih
f-:, = ( 2 5 0 + 5 00)c ,
;đến độ sâu ihí nghiệm

Cliii V - N|^ là hệ s ổ cua còn ( c one tacior)

- và c\| c ó cù n g dơn VỊ kN/m".

H2
10.3.3.3. Các trị số móđuìì đàn hổi tham khảo dùng đ ể tính lún tức thời

Bảng 10.5. Trị sỏ tham kháo của m ỏđun đàn hồi tính lún tức thòi Eg (MN/m^)

Loại đất Ee (E J

Cát xốp 10, 35 - 2 4 , 1 5

Cát chặt vừa 17, 25 - 2 7 , 6 0

Cát chặt 34,50 - 55,20

Á cát (silty sand) 1 0 , 3 5 - 17,25

Cát lẫn sỏi 6 9 , 0 0 - 172,50

Đất sét m ề m 4 ,10 -2 0 ,7 0

Đất sét cứng vừa 20,7 -4 1 ,4

Đất sét ciíng 4 1,4-96,6

Sô' liệu lấy theo Braja M. Das. Principles o f Poundati on E ng i ne e ri ng , Third Edi ti on - 1995.

10.4. XÁC ĐINH ĐỘ LÚN TỨC THỜI BẰNG s ố LIỆU THÍ NGHIỆM NÉN
K H Ô N G N ỏ HỔNG

Khi thí nghiệm nén khônư nớ hòna, với một áp lực nén p (kN/m'), độ lún của mẫu tăng
dần theo thời gian Irona vòng 24 íỉiừ hoặc 48 giờ. Đo độ lún s, ứng với từng thời điểm t tính
từ khi dậl tái trọng p clc vc dường quan hệ S| - t với trị số p = const. đường quan hệ S( - t có
dạng diên hình như trong hình 10.4.

/r

Hình 10.4
Vấn đé đặt ra là xác định trị sỏ lún tức thời s^. ứng với thời gian đặt tải t = 0. Rất khó
xác định s. bằng cách đo trực tiếp khi thí nghiệm. Phần này trình bày cách xác định gián
tiếp theo sỏ liệu ihí nghiệm có được từ quá trình thí nghiệm nén mẫu.
Theo lí thuyết cố kèì thấm, ớ giai đoạn đầu của quá trình cố kết thấm, ứng với độ cố kết
Q| < 0,6, có công thức gần đúng tính Qj với trường hợp của mẫu đất bị nén không nở hông
và thoát nước cá măt trên và măt dưới m ẫu như sau:

373
°0 I m i«,
Q. = Q .0 = 1 - ẳ - ( 10-6)
m=i

trong đó: Ty = ^ t .

Với Q, = — < 0 ,6 , có; Q? = - t


s,. 7Ĩ

'c j
hay
_ 7Ĩ 1
t = A.S: với A = — — = const (10-7)
4

Vậy khi Q < 0,6 đường S( - 1 có dạng parabol với trục ngang song song với trục t. Giả dụ
đưòìig S( - 1 cắt trục tung tại O' ứng với t = 0 thì điểm O' phải ứng với trị số Q| = 0 (bắi đầu
cô' kết thấm) và đoạn 0 0 ' chính là độ lún tức thời s^:

s„ = 00 ' ( 10- 8)

Việc xác định điểm O' được tiến hành như sau: ứng với thời điểm t gần gốc tọa độ o , có
được điểm p, ứng với thời điểm 4t có được điểm Q (tọ = 4tp). Vậy ba điểm O', p, Q đều
nằm trên đường cong parabolic S( - t với trục nằm ngang nên hình chiếu ngang lên trục Sị
của chúng phải cách đều nhau, tức có 0 ' P ' = P ' Q ' .
Tóm lại, các bước xác định trị số độ lún tức thời s^| bằng thí nghiệm nén không nở hòng
đường quan hệ Sj - 1 như sau:
- Cho tác dụng lên mẫu đất tải trọng p = const rồi thu thập số liệu để vẽ đường S| - 1.
- Chọn trị số t|> (gần với gốc tọa độ) để xác định điểm p.
- Chọn trị số tọ = 4tp để xác định điểm Q.
- Chiếu hai điểm p, Q lên trục S( để xác định đoạn PQ .

- Xác định điểm O' trên trục s, đối xứng với điểm Q' qua điểm F.
- Độ lún tức thời Sy của mẫu xác đ ịn h được: Sy = 0 0 ' .

Tuy nhiên, trong Ihực hành việc xác định trị số tp ban đầu không dễ. Do vậy, ý tưởng
ưốn tháng đường S( - t bằng ỉ/ìay đổi Irục t bằng trục \ft là có hiệu quả. Quả vậy, từ biểu
thức (10-7), có thể viết:

s, V4

374
s, = BVt (10-9)

Trong đó: - độ lún ổn định (tức ứng với Q, = 1) và

TC
B = S,,J— = const ( 10- 10)
V4
Vậy đưòng quan hệ s, có dạng thẳng khi Q( < 0,6 (hình 10.4b).
Đường thẳng PQ sẽ cắt trực tung cho chúng ta trị sô' độ lún tức thời của mẫu đất thí
nghiệm.

V í dụ 10.2: Xác định độ lún tức thời theo thí nghiệm nén không nở hông.
Với một cấp tải trọng p = 100 kN/m^ có dãy số liệu về S( và t ghi ở bảng sau:

t (phút) 0,04 0,25 0,50 1,0 2,25 4,0 6,25

vSị (mm) 0,121 0,233 0,302 0,390 0,551 0,706 0,859

Vẽ đường quan hệ s, - \/T đế xác định độ


lún tức thời S^, cúa mầu mà khi thí nghiệm không
xác định được.
Giải:
- Vẽ đường quan hệ S| - 'Ị\ (hình 10.5)

Ví 0,2 0,5 0,71 1.0 1,5 2,0 2,5

0,121 0,233 0,302 0,390 0,551 0,706 0,859

- Xác định độ lún tức thời Sg của mẫu đất.


Đường thẳng Sị - >/ĩ qua những điểm với
\/t < 2,0 cắt trục Sj tại O':

= 0 0 ' = 0 ,078m m
Hình 10.5
- Chít ỷ: Phương pháp này có tên gọi là
"pliiùmq pháp căn hộc hai thời ^ia/i" do Tavlor đề xuất.

10.5. TÍNH Đ ộ LÚN ỔN ĐỊNH TH EO LÍ THUYẾT BIÊN DẠNG TUYẾN TÍNH

Những phương pháp thuộc loại này đã sử dụng các biểu thức cơ bản về chuyển dịch và
phân bố ứng suất trong nền với giả thiết nền là nửa không gian biến dạng tuyến tính (có khi
gọi là nhữns phương pháp của lí thuyết đàn hổi). Đặc tính biến dạng của nền được đặc

375
trưng bằng hai chỉ tiêu: môđun biến dạng Eg và hệ số nở hông ịio- Trị số E q đề cập trong
mục này khác với trị số E„ (hoặc Ey) đã nêu trong mục tính độ lún tức thời và |J,„ < 0,5.
Về loại phương pháp này cần kể đến hai phương pháp: phưcíng pháp tích phân biểu thức
tính chuyển vị và phương pháp tích phân biểu thức tính ứng suất tãng thêm (ứng suất gày
lún). Phương pháp sau có phạm vi ứng dụng tính toán rộng hơn.

10.5.1. Phương pháp tích phân biểu thức tính chuyển vị. Bài toán không gian
Phương pháp này do Stenbrenner đề xuất từ thủ thuật tích phân tính chuyển vị cúa một
điểm M (x, y, z) trong nền.
Gọi IM = R là khoảng cách từ điểm I nơi tải trọng tập trung p đến điểm tính chuyển
dịch M, theo bài toán Boussinesq có thể viết biểu thức tính chuyển dịch đứng của điểm M
như sau;
.2
+ 2( l - | a „ ) ị ( 10- 11)
R R

Nếu điểm M nằm trên trục Oz đi qua


góc móng (hình 10.6 ) thì có:

R= + y^ + Z^

trong đó: X, y là tọa độ của tảitrọng tập


trung p trong mật xOy.
Trong trường hợp tải trọng đứng phân bô'
đều trên diện tích chữ nhật B X L, có
p = pdxdy (kN) đặt tại điểm I (x, y), thì M(x, ỵ. z)

chuyển dịch đứng của điểm M(x = 0,


lỉin h 10.6
y = 0 , z) xác định như sau:
" 2
dA = p.dxdy 10- 12)
2nE. R

Vậy chuyển dịch của điểm M ở độ sâu z toàn bộ tải trọng phân bố đều trên diện tích
chữ nhật B X L của mặt nển được tính bằng phép tính phân mặt sau:

A ,= -^ -p tlx d y = |Í K , (10-13)
' 27tE„ o o

trong đó: K, = f(l, B, z).


Nếu điểm M trùng với đicm o nằm ở mặt nền, có z = 0, = X' + y" và chuycn \'Ị
mặt nền tại o sẽ là:

376
AZo = 7 ^ p | j 2 ( l - ^ J - i d x d y = | £ K „ (10-14)
2 tĩE„“ 0 o R E„“

trong đó K„ = f(K B,
Nếu điếm M trùng với điểm ở đáy lớp đất nền dày H thì có z = H, = x“ + = 7} và
chuyến vị của đáy nền tại H sẽ là:
1 b

(10-15)
27tE 0 o

trong đó: K_, = f(l, B, |1„, H).


Theo Stenbrenner thì độ lún của lófp đất nền đồng chất có chiều dày là H sẽ tính được từ
biếu thức:

s := Az^ - = ^ ( K „ - K^) (10-16)

Kí hiệu K = K,, - = f(l, B, z = H). cuối cùng có biểu thức tính độ lún của lớp đất nền
trên cùng, dày H tại điếm góc O:

S = P ỈK (10-17)

trong đó:
B - chiéu lòng của (.láy nióiig hìiili cliũ nhậl hay chiều dài của cạnh đáy móng hình
vuông (m);
p - trị số áp lực điíy móng phân bố đều (kiN/m‘);
Ej, - m ô đ u n b i ế n dạng ( k N /r T i“ );

K - hệ số tính lún cho điểm góc móng, xác định theo bảng 10.6 phụ thuộc kích thước
L , , , , H
móng m = — và chiêu dày lớp đất nên n = — và hệ sô nở hông |a„.

Bảng 10.6
1
\ L
\ m = —
B
1.0 1,25 1,5 2,0 3, 0 5,0 10,0
z
n =— \
B \

/ 3 4 5 6 7 8

K, = 0 . 1
1
0,00 0,000 0, 0 0 0 0 0
0,00 0,090 0, 091 0,091 0,091 0, 09 1 0,089 0,085
0,80 0,176 0 . 17 ^ 0,179 0.179 0,178 0,178 0, 181

377
1 2 3 4 5 6 7 8
0,20 0,246 0,252 0,255 0,257 0,258 0,257 0,258
1,60 0,209 0,311 0,317 0,323 0,326 0,324 0,324
2,00 0,338 0,355 0,366 0,376 0,383 0,385 0.385
2,40 0,368 0,391 0,404 0,420 0,431 0,433 0,436
2,80 0,391 0,419 0,435 0,456 0,473 0,477 0,478
3,20 0,410 0,440 0,460 0,486 0,507 0,515 0,517
3,60 0,424 0,458 0,481 0,510 0,536- 0,550 0,552
4,00 0,436 0,473 0,498 0,532 0,563 0,581 0,583
5,00 0,459 0,500 0,529 0,575 0,616 0,642 0,653
6 iOO 0,474 0,519 0,552 0,601 0,655 0,691 0,709
8 ,0 0 0,494 0,543 0,581 0,634 0,707 0,763 0,794
1 0 ,0 0 0,503 0,557 0,598 0,657 0,739 0,815 0,856
00 0,555 0,619 0,672 0,758 0,882 1,040 1,259

Mo = 0,2
0,00 0 0 0 0 0 0 0
0,40 0,079 0,079 0,081 0,079 0,076 0,077 0,077
0,80 0,159 0,159 0,161 0,160 0,158 0,156 0,160
1,20 0,227 0,231 0,234 0,234 0,233 0,231 0,232
1,60 0,280 0,289 0,295 0,298 0,298 0,296 0,295
2,00 0,319 0,334 0,343 0,351 0,354 0,355 0,352
2,40 0,349 0,369 0,381 0,394 0,401 0,401 0,401
2,80 0,372 0,396 0,413 0,430 0,442 0,445 0,444
3,20 0,390 0,418 0,437 0,460 0,477 0,482 0,482
3,60 0,405 0,436 0,358 0,484 0,505 0,515 0,515
4,00 0,417 0,451 0,475 0,506 0,532 0,546 0,545
5,00 0,440 0,479 0,507 0,549 0,585 0,607 0,613
6,00 0,456 0,498 0,530 0,575 0,624 0,655 0,668
8,00 0,475 0,522 0,559 0,613 0,676 0,728 0,752
10,00 0,485 0,536 0,576 0,635 0,708 0,780 0,814
00 0,537 0,599 0,651 0,734 0,854 1,077 1,219

Mo = 0,3
0,00 0 0 0 0 0 0 0
0,40 0,064 0,064 0,064 0,063 0,062 0,061 0,061
0,80 0,138 0,137 0,138 0,135 0,135 0,131 0,133
1,20 0,203 0,206 0,206 0,205 0,201 0,201 0,199
1,60 0,255 0,258 0,265 0,266 0,264 0,260 0,258
2,00 0,293 0,305 0,312 0,317 0,317 0.316 0,311
2,40 0,322 0,340 0,350 0,359 0,362 0,360 0,357
2,80 0,345 0,367 0,381 0,394 0,402 0,401 0,398

378
1 3 8
3,20 0,364 ờ!389 0,405 0,424 0,436 0,439 0,434
3,60 0,379 0,407 0,424 0,448 0,464 0,472 0,466
4.00 0,391 0,421 0,443 0,470 0,491 0,500 0,495
5.00 0,414 0,450 0,375 0,512 0,543 0,559 0,560
6.00 0,429 0,469 0,498 0,539 0,582 0,608 0,614
8,00 0,449 0,493 0,527 0,577 0,634 0,680 0,695
10,00 0,459 0,506 0,514 0,599 0,666 0,731 0,756
00 0,511 0,570 0,619 0,698 0,812 0,958 1,159

Mo = 0.4
0,00 0 0 0 0 0 0 0
0,00 0,046 0,045 0.044 I 0,043 0,041 0,040 0,041
0,80 0,111 0,108 0,106 0,104 0,101 0,099 0,099
0,20 0,172 0,169 0,170 0,166 0,162 0,158 0,155
1,60 0,220 0,224 0.225 Ị 0,223 0,218 0,213 0,209
2,00 0,257 0,266 0.270 : 0,271 0,268 0,264 0,257
2,40 0,287 0,299 0.306 0,312 0,312 0,305 0,300
2,80 0,310 0,326 0.336 0,340 0,349 0,343 0,340
3,20 0.324 0,350 0.352 0,374 0.380 0,376 0,368
3,60 0,340 0,371 0.3K0 0,398 0,410 0,408 0,401
4.00 0,353 0,379 0,392 0,419 0,435 0,458 0,429
5.00 0,376 0,406 0,429 0,458 0,484 0,494 0,489
6.00 0,389 0,425 0,451 0,487 0,522 0,539 0,538
8,00 0,410 0,450 0,480 0,324 0,572 0,610 0,616
10,00 0,423 0,464 0,498 0,547 0,613 0,659 0,677
co 0,471 0,525 0,570 i 0,643 0,749 0,888 1,069

Độ lún cúa lớp đất có chiều dày Iroiig nén có mặt trên ở độ sâu Z| , mặt đáy ở độ sâu
z-> (tức có cliiều dày lớp h| = Z2 - Z| ) được xác định theo cóng thức:
s, = s , - s .
trong đó S|. St tính ihco công thức (10-17):
/L z,
s, = - !^ K , vói K, =

OI

Irong đó: Ej,j, - môđun biến dạng và hệ sỏ nớ hôn« của lớp đất đang xét;
K|, Ki - xác dinh dươc theo bàn.u 10.6.

379
Cuối cùng có công thức tính iún của lớp đất dày hị có chỉ tiêu biến dạng Eqì, ).1„| nằm
trong nền:

s, = £ Ề ( k , - K 2) (10-18)
'01

Nếu nền đất có n lớp đấl thì độ lún của điểm o ở mặt nền được tính theo công thức tổng:

K, - K
S „ = Z S i= p B X (10-19)
i =l

Chú ỷ: Trường hợp nền đồng chất, độ lún của một điểm M bất kì của một mặt nền được
xác định bằng phương pháp điểm góc.

V í dụ 10.3: Tính độ lún ổn định theo phưcíng pháp tích p hân biểu thức chuyển vỊ.
Q io biết đáy móng có hình chữ nhật; L = 8m, B = 4m, áp lực đáy móng p = 200 kN/m'
phân bô' đều, đất nền có Ej, = 10.000 kN/m^, = 0,3- Tính độ lún của điểm góc M |, của
điểm giữa của cạnh dài Mt, của điểm tâm móng (giả thiết chiều dày tầng chịu nén đã tính
được là 9,6m).

Giải:
- Tính độ lún của điếm M| (điểm góc);

Bp
S m, = ^ K ( M

K (M |) = K
B 4 B

Tra bảng 10.6 được K(M |) = 0,359, do đó:


4x200 8m
- X 0,359 1"
10.000 M3
IỊ * 4m
S|y| = 0,028m = 28,8mm
I'

- Tính độ lún của điểm M2 (điểm giữa cạnh). M, 4m M-

Tính bằng phương pháp điểm góc;


Hình 10.7
v = s ^ 3 + s l!,,

Vì mảng móng phân ra (I và II) bằng nhau và vì tải trọng p phân bố đều nên có:

S m, = 2 S ụ = 2 S Ì i ,

S L = S Í i, = -^ K (M j);

380
với K (M 2) = - 0,30; - = 1, - = 2,4) = 0,322
B B

- 2 ^ í ' ^ ^ x 0 , 3 2 2 = 0,0515m = 51,5mm.


10.000

- Tính độ lún của điểm M 3 (điếm giữa móriR):


Tính Sịvị, bằng phưcmg pháp điểm góc:

S m. = « ' = 4 Ỉ P k (M ,)

í 1 4 H 9 6
K (M 3) = K k , = 0 , 3 0 ; ^ ^ ^ = 2 ,- ^ = ^ = 4,8 = 0,510

0,510 = 0,0816m = 81,6mm.


10.000
Nliận xét:
1) > S|VI, > ;

2) Các trị số ,S|y], tính dược như cách trên là độ lún của mặt nền hoặc độ lún

của móng tuvệt đối mềm chứ khỏnu phủi độ lún của móng cứng vì khi tính toán chúng ta
đã cho rằng áp lực đáy móng phân bỗ tác clụiig trẽn mặt nền và phân bố đều mà chưa xét
đến độ cứng của móng. Độ lún cùa móng (lức cua công trình) được xác định sau khi đã
hiệu chính các trị số độ lún của mật nền tlico phương pháp nêu ở mục sau.

10.5.2. Phương pháp tích phân biêu thức tính ứng suất gây lún (Bài toán không
ịỊÌan và bài toán phẳng)
Phương pháp này xuất phát từ biểu thức tính biến dạng tương đối theo phương đứng.
dS 1
+ơ. ( 10- 20 )
dz
trong dó: 0 = + ƠỴ + .

Theo lí thuyêì phân bố ứng s L i â ì trong nền. trong trường hợp tổng quát có nhận xét
rằnu: ứng suất gây lún và tổnu ứng suất 2âv lún 0 = ơ^ + a +ơ^ là hàm bậc nhất
cúa p:
a , = Kp.p
( 10- 21 )
0 = ( 1+U,).p.p ,

irotiíỉ dó p là trị số đặc trưng cúa lài trọng ngoài thảng dứng phân bố đều, phân bố tam giác
hoặc tái Irọnsĩ naans:

381
Kp, p là những hàm phân số ứng suất trong nền:

K = K(x, y, z)
(10-22)
p = p(x, y, z)

Thay (10-21), (10-22) vào (10-20) và sau khi tích phân theo biến z được công thức tính
độ lún của lớp đất bất kì của nền.

10.5.2.1. Đ át nén đổng chất ('E„ = const, 1^0 = const)

1
s = 8^dz = (l + Mo)P j K d z - ^ „ Jpdz
H H

hay

K d z - |i o fpdz (10-23)
H

Dùng độ sâu tương đối n = — để tính toán (B chiều rông móng, lấy theo quy ước đã
B
nêu ớ các bảng lính ứng suất trong các giáo trình Cơ học đất).
Ta có công thức tính độ lún ổn định ờ dạng tổng quát:

S = -^ p B (F p -^ t„ F e ) (10-24)
Eo

trong đó: Fp = |K dn; Fe = Ịpdn (10-25)


o o
z H
Các trị số F , F q xác đinh theo biểu đổ khi biết tri số đô sâu lương đối n = — =
B B
(Z = H) và quy luật phân bố của tải tr('ng ngoài p (hình 10.8):

>M(0,0,z)

a)

Hình 10.8

382
a) Bài toán không íỊÌaiì
1- Trường hợp tải trọng phân bố đéu thắng đÚTíg (hình 10.8a);
Biểu thức của K và p không thứ nguyên: ứng V ới điểm góc có dạng:
2 , 2
m m .n(l + in + n )
K= arctg — + — ------- —----- = = (10-26a)
2n n v l + m ' + n" (m" + n ') ( l + n" )Vl + +m^ +

m
p = -a r c tg (10-26b)
n n \ í ì + +m ‘ + n

Trị số F và F() tính theo tích phân (10-25) được xác định theo biểu đồ (hình 10.9).

Hình 10.9. Biêu dó xác định


Unh F Fo l‘ỹcủa
của móng
ỉỉìótỉg chữtiỉiáỉ,
chữ tiliát, ỉa
tái trọng đứiig phán bô'đéii
(Bài íoáỉỉ klỉông giciỉỉ - Diêm góc)

2- Trường hợp tải trọng phân bố tam giác thẳng dứng (hình 10.8c):
Biểu thức của K và p không thứ ngưvên ứng với góc móng có p = 0 có dạng:
/ \
m m.n
K=n (10-27a)
\ím~ + n ' (I + n “)Vl + rr.^ + n ‘

(10-27b)

L z
Tri số F , Fo lương ứng xác đinh bằng biểu đồ khi biết m = —, n = — (hình 10.10). Lưu
B B
ý B là cạnh hình chữ nhật theo hướng tác dụng lực.

383
Hình 10.10. Biểu (lồ xác định Fỹ của móng chữ nhật, tái trọng dứng phún bổ tam giác
(Bài toàn kliôiìg giaii - Điểm góc)
3- Trường hợp tải trọng phân bô' đểu nằm ngang (hình 10.8b)

ỉllnh 10.11. Biếu đổ .xúc (Ịịiili /^p, Fỹcảa móng cììữ lìlìật, tái ìrọiìg lìíỊcing phán bốclờii
(Bài toán không gian - Điểm góc)
Biểu thức của K và p không thứ nguyên ứng với góc móng có dạng:

m m.n^
K=± (10-28a)
271 + n^ (1 + n ^ )7 l +

384
(
v l + 11“ m + Vin' + ;n'
p=±- ------------ -'- (10-28b)
n m + vl - m'H-

L z
Trị số Fp. F q tương ứng xác đinh bằng biếu đò (hình 10.11) khi biết m = —; n = — với
B B
B theo chiều tác dụng cúa lực. Dấu (+) trong các công thức (10-28) ứng với điểm góc về
phía đầu của vectơ.

h) Bài toán phẳni>

1- Trường hợp lải trọng phân bỏ đều tháng đứiig (hình 10.12a).

1 c \ \ ì ^ X
-------------1
B 0 + - Ì l ũ 0
2 2 0 1
1
o
■M ’M

z z z

a) bỉ c)

llình 10.12

Bicu thức của K và có Ihứ nguyãì ' íliini!;

.........0 , 5 B ~ X . a5IỈ4 x E izfx ^ -z^ -0 ,2 5 B 2 ) ^


K = - arclg---- ------ + arctg — - - ---------- Ỷ ~ ------— (10-29a)
n 7. /, (x,2+ / , - - 0 , 2 5 B ^ ) ^ + B ^z^

0 ,5 B -X 0,5B+X
arctg —------- - + arctg (10-29b)
71

Trị số F , F() được kí hiệu F„J,


pti F()^1 xác đinh bằiiíỉ biêu đổ khi biết — ứng với điểm mép
B
móng, tức có X = ± 0,5B (hình 10.13).
2- Trường hợp tải trọng phân bô' đéu nằin ngang (hình 10.12b):
Biếu thức của K và p có thứ nguyên có dạng:

1 2B.XZ-
K=± (10-30a)
n (0.25B“ + ,\-+ z -: - - B ^ x -

(0 ,5 B + .\“)- - Z '
p = ± -.ln (10-30b)
n ( 0 ,5 B - x ) - + z-

Trị số Fp, Fo được kí hiệu Fp„, Fo,i trong biếu đồ (hình 10.13).

385
0 0.2 0,4 0.6 0.8 1.0 1.2 1.4 1,6 1.8 ^

Hinh 10A3. Biểu đồ xác định Fp, F q


của móng bằng (Bài toán plỉẳtig)
- tải trọng đứng phân bô'đều:
FpỊ, FQị - tải trọng đứng phán bô' tam giác;
Fpi,, Fffi, - tài trọng ngang phán bố đều.

3- Trưòfng họfp tải trọng đứng phân bố tam giác (hình 10.12c):
Biểu thức K và p có thứ nguyên có dạng:

1 X X X - B z(x -B )
A a rc .g ^ -a rC g i^ -^ ^ 3 ^
K = - —arctg (10-3 la)
n z

X X -B
B= arctg — - arctg (10-31b)
71 B B

Trị số Fp, Fo được kí hiệu Fpp Foi trong biểu đồ tính Fp, Fo (hình 10.13).

V í du 10.4: Xác định độ lún theo phương pháp tích phân biểu đồ ứng suất gây lún.
Số liệu cho như trong ví dụ 10.3: Eg = 10.000 kN /m ', = 0,3, p = 2000 kN/m^ (phân
bố đều), diện tích đáy móng L X B= 9 X 4m^, chiều dày tầng chịu nén H = 9,6m.

Giải:
1 8
m = ^ = — = 2 < 3 nên tính theo bài toán không gian.
B 4

S m, = X 2 0 0 X 4 ( R - 0 , 3 F o ) = 1, 0 4 ( F - 0 , 3Fo)
10.000
9,6
F (p = const, n = = 2,4) = 0,43

9 6
F (p = const, n = = 2,4) = 0,52 (biểu đồ ở hình 10.9)
' 4
Sm = 0,104[0,43 - (0,3 X 0,52)] = 0,104 X 0,274 = 0,0285m = 28,5mm.

386
Tính bằng phương pháp điểm góc:

S m, = S Ị , , + s H ^ = 2 x i ^ p B ( F , - j . F e , ) =

1 + 0,3
= 2x x 200x4(F ) = 0,208(F - O , 3 p 0 )
10.000 ^

9,6 . . a 4
F„ (p = const, n = = 2,4; m = —= — = 1) = 0,38
p^ 4 b 4
a 4
Fq ( p = c o n s t. n = — = 2,4; m = ^ = - = 1) = 0,42 (hình 10.9)
4 b4
= 0,2[(0,38 - 0,3 X 0,42)] = 0,20S X 0,25 = 0,052m = 52mm.

Tính bằng phương pháp điểm góc:

S1VI3 “ 4 x -^ p B (F p -ịìF ()) =

=4X i l M X 200 X 2(Fp - 0.3F(J) = 0,208(Fp - 0 ,3Fo)


10.000

a 4
(p = const, n = = 4,8; m = —= - = 2) = 0,58
p^ 2 b 2

F() (p = const, n = — = 4,8; m = - = - =2) = 0,63 (hình 10.9)


2 b2
Sm, = 0,208f(0,58 - 0,3 X 0,63)] = 0,08 Im = 81mm.

Chú ỷ: So với kết quá lính ứ ví dụ 10-3 thấy hai loại phưong pháp chính xác như nhau.
Tuy nhiên phương pháp tích phân biểu ihức tính ứrig suất có hiệu lực hơn khi xét đến các
loại tải trọng.

10.5.2.2. Đất nén không đồng chất (góm nhiếii lớp đất có tính chất biến dạng khác nhau)
Xét lớp đất thứ i c ó F^„. phân bố trong pham vi đ ộ sâu Z|_| đ ế n Z| (Z| > Z|.|). Vậy
c h i ể u dày lớp đất da ng xét s ẽ là: h| = Z| - Z|.|.

Độ lún s, của lớp đất hị được tính theo còngthức:


/ N
s, = Ịí:„dz = 1+M01 K dz-U pdz
'01 h,1 /
\
n, n,

hay S ,= i^ p B j K d n-|.i ,| pdn (10-32a)


'01

387
trong đó: ■i-l
II; = Hi-l = (10-32b)
B B
Sau khi tích phân biểu thức (10-32), có:
O I
pB[(Fpi - F p ( F o i - Fo,,_ I)' (10-33)
'01

Kí hiệu: F(tii) = Fp,

F(n,_,) = Fp i_, - K „ F o,,- i (10-34)

có công thức tính lún của lớp đất hj:

s, = ^ ^ ^ p B [ F ( n , ) - F ( n , _ . ) (10-35)
O I

Các trị số Fp|, Fp ,_| vẫn tính theo các biểu đồ tương thích đã nêu ỏ trên khi biết các trị sò
n,, n,_ị [công thức(10-32b)] .

Các trị số F()j, F() |,| tính theo các biểu đồ tương ứng đã nêu ỡ trên khi biết riị và riị |.
Nếu trong phạm vi H cần lính lún của nền gồm n lớp đất khác nhau, Ihì độ lún cúa một
điểm nào đó trên mặt nền được xác định theo nguyên lí cộng lún:
n

s = = S| + S 2 + S3 +■•• + Sn (10-36)
1=1

Cần lưu ý rằng, đến nay trong lí thuyết Cơ học đất vẫn
công nhận tính gần đúng chấp nhận được của tính độc lập
của quy luật phân bố ứng suất trong nền gồm nhiều lớp đất
có tính biến dạng khác nhau không nhiều.

V í dụ 10.5: Tính lún ổn định cho nền đất không đồng chất.
Yêu cầu tính độ lún của lớp đất ihứ i dưới điểm góc A
nằm ở sâu 4m tính từ đáy móng, lớp đất này dày 2m có
l-iyị = 0,30, Ej,ị = 1000 kN/in‘ . Tải trọng phân bố hình thang
trên diện tích chữ nhật (hình 10.14).

Giải:
1- Dùng phưcmg pháp cộng tác dụng tải trọng:
Phân biêu dồ áp lực ra hai phần: phần tam giác có
p, = lOOkN/m", phần chữ nhật có p = 250 - 100 = 150kN/m^.
Sị = s , ( p - 1 5 0 ) + s,(p, = 100) I lin h 10.14

2 - Tính s , ( p = 150) = - ^ ^ p B [ F ( n , ) - F ( n , _ | )
E:

388
Lớp đất thứ i có Z| - 4 + 2 = 6m, Z|.| = 4m, nên có:
4+2 6
n, = - = - = 1,5
B 4 4

n,„, = ^ = - = 1,0
' ' B 4
F ( n , ) = Fpi - M . F o, = F |„ - 0 ’ 3 F o,

F |(n, = 1,5, m = —= 2) = 0.31 1biểu đổ hình 10.9).


4

F|)ị(n: = 1,5, m = - = 2) = 0,45


4
F(n,) = 0 ,3 1 - 0 ,3 x 0 ,4 3 = 0.175

(Trường hơp tải Irong phân bố đều lâv B = 8 cung đươc, khi ấy lấy n = — ),
8

pi -1
n,_, = l,0 ;m = - = 2 = 0,23 (biểu đổ hình 10.9)
4

Oi- = l,0 ;m = -- = 2 - 0 , 3 2

F ( n , _ | ) - 0 , 2 3 - 0 , 3x0,32 = 0,134

Vậy s, (p = 150) = 150 X 4(0,175 - 0,134) = 0,024m = 24mm.

3 - Tính s,(p, = 100) = ^ 4 r ^ P i B Í ( n , ) - F ( n , _ )

F(n,) = F p ,-^ ,F o ,= F „ ,-0 ,3 F „

Fp,(n, = 1,5; m = - = 2) = 0,08 (biểu đổ 10.10)

F(,|(n, = l,5);m = - = 2) = 0,13


'* ■ 4
F(n,) = 0 ,0 8 - 0 ,3 x 0 .1 3 = 0.041
F(n,..|) = Fp|_| -0,3F.)|„|

( T r ư ờ n g h ợ p lải t r ọ ng p hâ n b ố tam g i ác thì pliài lấy b = 4 m ) .

_I(n,_|) - 1,m = —= 2) = 0,05 (biểu đồ 10.10)


4

389
Fei_,(n,_i) = l,im = - = 2) = 0,09
4

Vậy Sj(p, = 100) = ^ * - ^ 1 0 0 x 4 ( 0 ,0 4 1 - 0 , 0 2 3 ) = 0 , 0 0 9 4 m = 9, 4mm .


1000
4- Độ lún của lớp thứ i bằng:
Sị = S ,( p = 1 5 0 ) + Sj(p, =1 00) = 24 + 9,4 = 33mm.

10.6. TÍNH ĐỘ LÚN CỦA NỂN đất theo nguyên lí nén chặt

10.6.1. Biểu thức tổng quát tính độ lún một hướng


Nguyên lí nén chặt đất, xét đến thuộc tính của đất: môi trường hạt, được biểu thị dưới
dạng công thức đã biết ở phần trước:

AV = KAe (10-37)
trong đó; AV - biến thiên thể tích khối đất, AV = VI - V ị ;
Ae - biến thiên hệ sô' rỗng, Ae = e, - 0 -2 ,
K - hằng số của khối đất đang xét, có trị số bằng thể tích hạt có trong
khối đất.

K= ' = const (10-38)


1 + e,

Từ (10-37) và (10-38), có biểu thức tính biến dạng thể tích tương đối Eyi
AV Ac
Sv = — - = — — , Ae = e , - e , (10-39)
V| 1+ e ' "

Với thí nghiệm nén lún không nở hông thì độ lún s của mẫu đặc trưng có biến thiên thê
lích của mẫu:
AV = S.F (10-40)
(với F là tiết diện mẫu, trong điều kiện nén không nở hông có F = const), và thể tích mầu
được đặc trưng bằng chiểu cao mẫu đất Hị.-
V = H;F

Theo (10-39) có: Êy = ^


H, 1 + e,

S =- ^ H ,
1 + e,

(10-411
1 + e,

390
Chỉ số "I" dùng cho trạng thái ban đẩu, ứng với áp lưc nén ban đầp p,; chỉ số "2" dùng
cho trạng thái ứng với áp suất P7 = Pi + Ap. Như vậv. dỏ lún s là do độ gia tăng áp suất Ap
= p, - Pi gây nê n , s = H| - H 2 .
Biết quan hệ hàm e = f(p), xác định được Cị ứng VỚI Pi và C2 ứng với P2, độ lún s do độ
gia tàng áp suất Ap = P2 - Pi hoàn toàn được xác định.

10.6.2. Biểu thức tính lún ốn định theo hc sô nén lún a ].2
Theo định nghĩa của hệ sô' nén lún a, có ihế viết:
e , - e , = a ,_ 2(P2 - P i ) (10-42)
Chi số "1-2" dùng cho hệ số nén lún trong
pham vi thay đổ i c ủa áp suất từ Pi đến P2 -

riiav (10-42) vào (10-41) có biểu thức


nnh lún một hướng theo hệ số nén lún a, T.

_ a“ 1-2
s = H |(P 2 - P | ) (10-43a)
1+ e

ha\ S= -^ ^A p (10-43b)
1+ e ,

Như đã biết, hệ sô nén lún a, 2 là liò sỏ


biCK cua dâv cung với hai điểm nút ứiig với áp Ap

lưc nén Pivà Pt = Pi + Ap nên biểu ihức tính


Hình 10.15
lim (10-43) chỉ dùng được trong phạm vi tăng
2
cip sLiàt Ap không lớn, thường quy ướt lấy Ap không vượt quá 100 kN/m''.

Vi du 10.6: Tách nhỏ Ap.


Vi liu có có Ap = 400 kN/m^ thì cầii phải lách theo sơ đổ nêu ở hình 10.15.
Ap = AP| + Ap, + Aị- 3
01 Api = 0 100 kN /nr để có: a^,.|
AP2 = 100 200 kN/m' để có: aị.T
AP3 = 200 - 300 kN/m“ đế có: a2_3
\P4 = 300 - 400 kN/m- đế có: 33.4
0-1 Api với c\, ứng với p„ = 0
Ii)h =
1 + e.

s, = 1 - 2 Ap, \'ới C| ứna với Pị = 100 kN/m'


1+ e

'2-3
Ap3 với ứns \'ới P2 = 200 kN/m
1 + e-

391
■=*3-4
S4- Ap4 với 6 3 ứng với P 3 = 300 kN/m
1 + e,
Biểu thức tính độ lún theo hệ số nén
lún (10-43) cho trị số càng chính xác nếu
trị số Ap lấy càng nhỏ.
Trường hợp đường nén lún e = f(p) có
dạng không chuẩn (hình 10.16) thì cần
khôn khéo chia các phần Ap sao cho
đường cong e = f(p) và đưòfng gấp gãy
xấp xỉ nhau.
Với cách thức vừa nêu, dựa vào
đường nén lún không nở hông, tính được
Hình 10.16
độ lún tổng của mẫu đất trong phạm vi
tăng tải lớn, trong đó có độ lún tức thời, độ lún ổn định cố kết thấm và độ lún do lưu Hến.
Với sự tăng tải từng cấp ban đầu nhỏ và cũng căn cứ vào đường nén lún e = f(p) độ lún tính
theo còng thức (10-43) cũng bao hàm trị số độ lún tức thời hoặc độ lún không thoát nước.
Tóm lại dùng biểu thức (10-43) để tính lún cần nhiều thời gian nhưng tránh được nhiổu
phiền phức gặp phải khi tính độ lún tổng của đất loại sét (loại NC và OC).
V í dụ 10.7: Tính độ lún ốn định theo hệ số nén lún.
Một lóp đâì dính dày 2,8m irong nền công trình. Áp suất bán thân vàứng suất lăng
thêm tính được ứng với điểm giữa lớp đất; = 140 kN/m“, ơ , = 72 kN/m^ Từ đưừng
nén lún e - p xác định được Pi = có e, = 0 ,9 2 0 , P2 = có Ct = 0,860.
Yêu cầu tính độ lún ổn định của lớp đất dính.
Giải:
- Do độ tăng áp lực nén không lớn (Ap = 72 kN/m^) nên dùng hệ số nén lún a theo
công thức:

a , _ , - ^ = 5 :2 ? ^ ^ -0 .0 0 0 8 3 3 „ A k N
Ap 72

- Tính độ lún ổn định Ihco công thức:

s = 1 - 2 H.Ap = 0,000833 X 2,8 X 72 = 0,0875m = 87,5mm


, 1 + 0,920

Chú ỷ: Thường dùng biếu thức tổng quát tính trực tiếp độ lún llieo công thức (10-41) đẽ
tránh sai số mắc phái khi tính trị số a.
e, - c . _ 0 ,9 2 0 - 0 ,8 6 0
0 —--------=- H = ------------------- x 2 ,8 = 0,0875m = 87,5mm
1+ e + 0,920

392
10.6,3. Biêu thức tính độ lún theo chí số nén c,.
Theo định nghĩa cúa chỉ sò' nén Q., có biếu thức
e, - e ,
(10-44a)
Pi-A p
Ig
Pi

Pi
từ đó suy ra: e, -6 2 = c , Ig (10-44b)
Pi
Thay (10-44b) vào biểu thức (10-41). có biêu thức tổng quát tính độ lún (bài toán một
hướng) theo chỉ số nén Q.:
CcH P| +Ap
s = (10-45)
1 +e, Pi
Khác với hệ số nén a|_2, chi số nén Q, là hằng
sô trong phạm vi tâng tải khá lớn, thông thường từ
50 kN/m" -ỉ- 500 kN/m^ Do vậv biểu ihức lính lún
(10-45) được dùng cho Irường hợp có trị sỏ /\p lóìi.
Thường phân biộl hai irường hợp lính lún:
trường hợp đất nén bình ihườiig (N. C) \à dát nén
quá (O.C).

10.6.3.1. Tính lún cho đất nén binh thiiònỊĩ (NC)


Trong hệ irục (c, Igp) clườne nén lún línli toán
C(') ciạng thánc, như ớ hình 10.17.
Hình 10.17
Độ lún của lớp đâì nén bình thường dươc xár:
định iheo hiếu (hức:

P| + -^F '
(10-46)
I +c, Pi
lron» đó P| là trị số úìm siiâì bản thán (có thế dùng kí hiệu ơ^j|):

P| = yz (kN/ni’)
tronsi dó: 7 - lrọníz lượníỉ dơn \’i cúa dáì (kN/nr’);
z - dô sâu lấy mẫu đanỵ \cl, hoãc dộ ScUi truna bình của lớp đất;
,Ap - ứnt: SLKÍt tãii” thêm (kNVin") cio còne Irình (có thể dùng kí hiệu ơ^).
lè' xày dựng đươnsi dai \ ứi cói ia trình có móng nông trị số Ap không vượt
T r o i m t hực
quá trị sô làm máì lính chất đưòíim tliáng của dườiis nén lún (e - Igp), do vậy khi lính lún
của nền dãì đổne ciiàì khõn« cán phài phân lóp lính toán.

393
Ví dụ 10.8: Tính loán dò lún õn dinh cúa lớp đâi séi nén bình thường, lớp séi dàv 2.8ni
kẹp giữa hai lớp đất cál. Yêu cáu tính độ lún ốn định cúa lớp đâì séi. Số liêu tính toán ứiig
suất irong nền như sau: ứng suất bán thân tại tâm lớp là 140 kN/m^: ứng suàì tãng thêm
tính được lại tâni lớp đất là 72 kN/m . Còn đường nén lún thí nghiệm xác định đươc nhu
sau: với P| = 1 4 0 k N / m ^ c ó e , = 0 . 9 2 0 : P2 = 1 40 7 2 = 2 1 2 k N / m ^ c ó Cọ = 0 , 8 6 0

Giải:
■ D o l ớp d âi s e i t h u o c loại đâl nei) b in h t h ư ơ n g n e n d u n g c o n g (hưe ( 1 0 - ^ 0 ) đ ê n n h l un
- Xác định chi sò nén theo cống thức

-^2 0,920 u,860


c - = 0.33:<
" pi + '1 4 0 + 72^
Ig Ig
Pi 140

Tinh do lun ôn đụih th e o cong thưc


C^,H p| 1- Ap U,J33xZ,Ồ 14U-r /2
s = Ig
l+e, Pi + 0.920 140
- O.HV.^ĩni = 87.5mn

10.6.3.2. Tính lún chu dál nen quá ịO.C)


Đâl nén quá là lơại dãi dã lưng bị neii
nước với niộl áp lực lớn hưn ứng suài hán
\e
ihân hiện nay (p^ > = y.z)
Trong hệ irục lọa đọ (c. Ig()^ v_an cư vao
dường quan hệ (e - Igp) \ac định dược trị sò
Pi (x in xem lại chưcmg "Đậc tính nén chặi
cua đâl") và đường nén lún có dạng điên
hình như ơ hình 10.18

Đường quan hệ (e Igp) LƯI nhu gày lại yi-


diếm G ứiig với tri sO p = Vậy trong
irường hợp đât nén qua phái phât) ba trường
tỉinh 10 />
hựp đế linh loán-
Trường hựp. p, p2 = Pi + Ap nho hơn p

Trường hợp: pi và P2 = Pi + Ap lớn hưn p,

Trường hợp. Pi < và p2 = Pi + Ap lớn hưn


Đoạn EG Ihực chấl là đường uen lại sau khi đấl đã dược neii irươc V0 I d[) lui Ị)^ rói Jíiaii
lai nỗn có chí số nén bàng chí sô nớ Q . Đoạn GF là đường nén hình thườnịí nen có chí 'iô
nén là c.

394
í rườriịị hợp P i < p, va py - ị), + '\r f',
Trong trường hợp này cỏ
' P| ^ A p
(10-47)
Pi
Kết hơp c ồ n g thức ( 1 0 - 4 7 ) VỚI cóng thức (10-41 ). c o

ọ QH, Pi
Ig (10-48)
Pi
V'ỞI đ i ê u k i ê n (Pi Ap) < p,

Trườnịi lìơp: Pi >p, ^'O P2 = Pi + > p,


Trong trường hơp này tri số Ạe v/ấn lính như irưÒTig hơp đâi nén bình thường, tức có:
P| + Ap
- C^, Ig (10-49)
Pi
Kết h ơ p f'ong Ihirc ( lí)-4Q) \ ỚI c ô n o thức ( lí) *^! I. c ó

s = (10-50)
I +e, n,

V'ỚI điếu kiên Pi > p, V'à Ib = Pi -*■ Ap > p,


Trườn,H hơp Pi < p, >'à = Pi * àp > /),
Trong trườníỉ h(íp Iiàv tn s ô p,. kcp giữa hai irisố Pi P2

Pi <Pc p.' ^ P' ^


D o v â y c â n p hâ n i n '^õ Ap l:'nn hai pliần

\p = ,Ap, * Ap, (10-51I


đế lính phân Ae, ưng VỚI Ạpi và phấn Acị ứnii với ủ p 2

Với (!ó gia tái Api = p, P | . có dó biốn thiên hê só' rống Ae

\e - l<z
Pc ( 10-S2 )
Pr > p

V(S’I d ó gui tai Api ^ p- p ro đò hiên ihiên hê sô' rỗng Ae,:

' p , + AP2
\ C t = c , , Itỉ (10-53)
p.
Vãv đ ô lún s cua lớp dâi trono trườim hơp nàv tính đươc t he o c ô n g thức

Pc
+ Ig Pc + AP2 ì (10-^4)
1 e, Pi p.
■'ỚI -^p-, = P-, p, ''a C|, là hẽ sò rônỊj ứno với iri sổ n = p,.

<95
10.7. LÚN THEO THỜI GIAN DO c ố KẾT THÂM

10.7.1. Một sô khái niệm


Lún do cố kết thấm thường được gọi tắt là lún cố kết thấm. Lún cố kết thấm xảy ra trong
một thời gian nhất định hoặc dài hoặc ngắn tùy thuộc tính thấm nước của đất và điều kiện
biên về thoát nước. Khối đất dính bão hòa nước, được nén với áp suất p = const, sau khi đã có
biến dạng tức thời, sẽ biến dạng do cô' kết thấm nếu nước trong đất được thoát ra. Hình 10.19
biểu thị diễn biến lún của mẫu đất theo thời gian ứng với một áp lực nén không đổi.

Hình 10.19
Ngay sau khi đặt tải trọng (lấy gốc thời gian t = 0) độ lún tức thời xảy ra ngay vàsau đó
là diễn biến của độ lún cố kết thấm. Quá trình cố kết thấm xảy ra ngay từ thời gian t = 0
đến t = T và được biểu thị bằng đường lún 0'E .
Quy ước gọi độ cô'kết thấm trung I ình Qi của nền đất với định nghĩa:
s.
Q .= (10-55)

trong đó:
Sj - độ lún cố kết thấm tính từ điểm O' ở hình 10.19;
S^. - độ lún ứng với thời điểm t = T, khi áp lực nước lỗ rỗng dư trong đất tiêu tan hết.
Vậy có, ứng với điểm O', độ cố kết Qị = 0 và ứng với điểm E,Q( = 1, tức có s, = Sj,.
Trị số S^, được quy ước gọi là dộ lún cô'kết thấm ổn dịnli hay íịọi tắt là dộ lún ổn định.
Quá trình liín Iheo thời gian thể hiện rất rõ ràng đối với đất hạt mịn. Ngược lại, đối với
đất hạl thô, ví dụ với đất cat, quá trình lún kết thúc khá nhanh. Do đó trong thực tế tính toán
thường gộp độ lún ổn định s^. của đất cát với độ lún tức thời s^. (hoặc s^,) (bảng 10. 1).

396
Về lí thuyết, muốn tính đưực độ lún cô kết thấrn cần thiết phải xác định được quy luật
hình thành áp lực nước lỗ rỗng dư irong khối đất nền. Terzaghi là nhà khoa học đầu tiên đề
xuất lí thuyết cô' kết thấm đế xác định áp lực nước lỗ rỗng dư. Do khuôn khổ cuốn sách nên
chí để cập đến những khái niệm cơ bản \'ề lí thuyết cô' kết thấm.
Lí thuyết c ố kết thấm Tenaghi được xây dựng trên các giả thiết cơ bản sau:
- Đất là mòi trường liên tục gồm hai thế; rắn và lỏng.
- Kết cấu (thể rắn của đất) biến dạiis (nén chặt) theo quy luật nén chặt đất và được đặc
trưng bằng hệ số nén lún a.
- Tải trọng ngoài tác dụng một lần.
- Nước lỗ rỗng thoát ra khỏi đất theo định luật thấm Darcy.
- Các chỉ tiêu cơ học của đất: hệ số nén lún, hê số thấm coi như không đổi trong suốt
quá trình cố kết thấm.
Quá trình cố kết thấm có thê tính toán \'à quan sát bằng cách theo dõi áp lực nước lỗ
rỗng dư trong đất.
Tùy thuộc quỹ đạo của chất điểm nước (đườrií dòng của lưới thấm) phân ba trường hợp
cố kết thấm:
- Cố kết thấm một hướng, thường là hướng đứng hoặc hướng ngang (các đường dòng
tháng và song song với nhau;
- Cô' kêì thấm hai hướng;
- Cố kết thấm ba hướng.
Quá trình cố kếl thấm được tính toán và quan iár sự (liẽn biến của áp lực nước lỗ rỗng dư
trong khối đất. Trường hcrp cố kết thấm tổng quát (ba hướng), áp lực nước lỗ rỗng dư u(x, y, z, t)
là hàm của ba biến thuộc lọa độ khôna ỉiiaii ba chicu được xác định bằng phương trình;
ri2 -2
ỡu
= c, (10-56)
d\~ (lv“ cz~

irong đó Q. gọi là hệ số cô' kêì, đặc Irưns cho đặc tính cố kết của đất: đặc tính kết hợp giữa
lính nén lún \'à lính thấm nước của dất,
Với ciả thiết c,, không đối, phương trình (10-56), két hợp với điều kiện biên và điều
kiện ban đầu cho trị só áp lực nước lỗ lốnẸ dư u(x, V, z, t) ứng với thời gian t tại một
đicm M(x, y. z) nào đổ.
Dộ c ố kết tại diểm M{.\. V, z) đưọ'c định imhĩa bằn« ti số sau;

Q.í (10-57)
Ll

trong đó: u , - áp lực nước lỗ rỗng dư ban dầu, tức ứng \'ó'i t = 0 tại điểm M.
u - áp lực nưóc lỗ rỗ n g dư tại M ứ ihời điếm t đang xét.

397
Từ biểu thức (10-57), khi t khá lớn để áp lực nước lỗ rỗng tiêu tan hết, tức có u = 0 thì

ở đây cần phân biệt độ cố kết tại điểm M (biểu thức (10-57)) với độ cố kết trung bình
của lớp đất chứa điểm M đang xét (biểu thức (10-55)).

10.7.2. L ún do cố kết th ấm m ột hướng

10.7.2.1. P hương trình vi ph â n c ố kết thấm m ột hư ớng và độ cô' kết thấm


Trong trường hợp này, áp lực lỗ rỗng chỉ phụ thuộc độ sâu z (phương đứng), do đó có:

ỡu ^ _Q
(10-58)
ổx õy

và phương trình cố kết thấm (10-56) có dạng:

ỡu _ ^ ổ^u
(10-59)
ỡt
với hệ số cố kết xác định theo công thức:

k d + e.)
Cv = (10-60)
aYn

Trong thực tế có thể coi cố kết thấm một hướng xẩy ra trong trường hợp, lải trọng ngoài
phân bố trên một diện khá rộng trên mặt nền thoát nước (hình 10.20a). Tùy thuộc dạng
phân bố của ứng suất gây lún, phân biệt 5 trường hợp tính toán.

a) b) e)

H ình 10.20

10.7.2.2. Trường hợp biểu đồ ứng suất gáy lún ơ , p h á n bô'đều theo hướng thấm
Kí hiệu: ơ'^ là ứng suất gây lún ở mặt thoát nước;
ơ" là ứng suất gây lún ở mặt không thoát nước.

Trường hợp này được đặc trưng bằng chỉ số:

398
a =1 (10-61)
ơ:

và được gọi là trường hợp "0".


Trong thực tế, trường hợp "0" với chỉ số đặc trưng a = 1 xẩy ra khi diện phân bố tải
trọng ngoài, đặc trưng bằng chiều rộng B khá lớn so với chiều dày lófp đất chịu nén H, tức
có điều kiện B > 2H.
Nếu lấy trục z theo chiều ngược lại với hướng thấm thì điều kiện biên và được xác định
như sau;
- Tại t = 0 và 0<z<H u = ơ^ = p = const

- 0 < t < 00 Z =H ^ =0 (Mặt không thấm)


dz
- Khi 0 < t < o o và z=0 u=0 (Mặt thoát nước)
- Khi t = 00và 0<z<H u=0
Với điều kiện biên vừa nêu, phương liinh (10-59) cho lời giải về áp lực nước lỗ rỗng dư
như sau:
1 m nz - m- N
u = - p > — sin-— —e (10-62)
^ 2H

trong đó: (10-63)


4H^
Từ biểu thức (10-55), xác dịnh dược dô cố kct trung hình của lớp đất đang xét. Trước
hết xác định độ lún ổn định theo công thức:

ơ^dz = Ih a^dz (10-64)


Sc =
0
1 + e,' I + ^1 I 0

Tiếp đến xác định độ lún cố kết ihấm ứng với thời diếm t;
' hí M1
s, = - u)dz = L , - u )dz = ơ ^ d z - udz (10-65)
M + e, 1+e, J ■ 1+ e
_0 0
Thay (10-64) và (10-65) vào biếu thức (10-55), có:
II
ưclz
s,
o =^ 1 (10-66)
s.

Trong trưòng hợp đang xét có: = p = consi. vậv có:

399
ơ dz = pH (10-67)

Thay biểu thức tính u (biểu thức (10-62)) vào tích phân
n
udz ( 10-6 8 )

sẽ tính được biểu thức tính độ cô'kết trung bình của lớp đất cho trường hợp này ị a = 1):

Q , ( a = l) = l - A
^

171=1,3.?
(10-69)

Thường lấy gần đúng với m = 1:


N
Q , ( a = l) = l - 4 r e - (10-70)
71'

Tl^C,
trong đó: N=
4H^

10.7.2.3. Trường hợp ứng suất gảy lún p h á n bô' tuyến tính táng dần theo hướng
ngược với dòng thấm (hình 10.20b)
Trong thực tế, trường hợp này tương ứng với sự nén chặt do trọng lượng bản thân của
lớp đất đắp trên tầng không thoát nước.
ứng suất gây lún phân bố theo chiều sâu z theo quy luật:

(10-71)

và có tại z = 0
tại z = H

Do đó có chỉ số đặc trưng: a - =0


ơ, p

Với điều kiện biên: tại z = 0 có u=0 (Mặt thoát nước)

tại z = H có — = 0 (Mặt không thấm)


ổz
Từ phưcíng trình vi phân cô' kết thấm một hướng ậO-59jtìm được biếu thức xác định áp
lực nước lỗ rỗng dư trong lớp đất:

71
sin —m sin —— z.e (10-72)
^ [71=1,3,5
2 2H

Có thế’ dùng biểu thức (10-66) để tính Q(. Trong trường hợp này có:

400
ơ^dz = 0.5pH (10-73)

và dùng biếu thức (10-72) để tính tích phàn (10-66):


/ \
M ^ I 71
Cuối cùng có:
Q, = i - 3 I 7 T sin
'' — 7
m (10-74)
^ in=:1.3,5 >1'-
Thường lấy gần đúng với số hạng
hạn2 thứ nhất, tức m = 1:

Q ,(a = 0)= I - - ^ e (10-75)


trong đó: N=^ ‘


4H “

10.7.2.4. Trường hợp ứng suất gáy lún ơ. phân hô tuyến tính giảm dần đến 0 theo
hướng ngược với dòng thấm (hình lO.IOc)
Quy luật phân bố ứng suất gâ\' lún đưọc b iếu thị bàng biểu thức:

ơ, = p - —-7, (10-76)
H
Tại 7. = 0 (mật thoát nước) a; =p
z = H (mật không th(.)át nước) a': = 0

Vậy chỉ số dặc trưng a tính theo còng ihức ^10-61) sẽ là:
ơ
a = -V = -- - (10-77)
a" 0
Trị số áp lực nước lỗ rỏiig dư cúa tr ư ờ n g hợp ư - &c tính được theo biểu thức;

„_4 V 2 ^ Tirn
1 - -— sin sin — (10-78)
n m=1.3,5 Tĩin V 2 ^

Trị số độ cố kết trung bình của lớp đất tính được với biểu thức (10-78) và (10-73);
. TĩĩTl
zsin
-m"N (10-79)
71m

Có thế chứng minh được quan hệ giữa Q( (ơ. = co) ve7Ì (a = 1) và Qị (a -- 0):
Q ,(a = a 5) = 2Q ,(a = 0 ) - Q . ( a = 1) (10-80)

10.7.2.5. Trường hợp tổng quát


Biểu đổ phân bố ứng suất gây lún phân bò' liình thang. Có thể xảy ra hai trường hợp:
trườntỉ hợp có a < 1 (hình 10.20c) và trường hợp a > 1 (hình 10.20e). Hai trường họp này

401
được xét như trưòng hợp lổag hợp của trường a = 1 với a = 0 hoặc a = co. Do trường hợp a
= co có quan hệ với a = 0 và a = 1 theo công thức (10-80). Do vậy, trường hợp tổng quát có
quan hệ với trường hợp a = 1 và a = 0:

= ( 10- 81)
1+ a

10.7.2.6. Trường họp thoát nước hai mặt


Trường hợp này xẩ\ ra irong phòng thí nghiệm nén một hướng mẫu đất có mặt trên và
mặt dưới thoát nưóc. Troiiiỉ thực tế trường hợp này xảy ra khi lớp đâì hạt mịn bị kẹp ở giữa
hai lớp đất hạt thô hoãc lớp đất đắp trong nước kẹp giữa hai lớp vải địa kĩ thuật có chức
nãng vừa làm cốt vừa lam vât thoát nước.
Khi bị nén hoặc do tai irong ngoài, hoặc do trọng lượng bản thân hoặc do cả hai, nước
lỗ rỗng bị ép thoát ra khỏi lớp đất theo hướng lên và hướng xuống. Một mặt phân thủy được
hình thành song song \'Ớ1 hai mặt thoát nước. Chất điểm nước phía trên mặt phân thủy có
hướng chuyển động lén, chãi điểm nước phía dưới mặt phân thủy có hướng chuyển ('ộng
xuống. C oi m ặ t p h á n ilìiix n h ư m ặ t k h ô n g thấm nước, h à i toán được dưa vê các trườníỊ lỉỢp
thoát nước một liướiií; đã xét. Hơn nữa, coi quy iuật phân hô ửníỊ suất g ủ \ lún phân h ố
tuyến tính và vị trí mút phán thủy hình thành ở chính giữa ỉớp dất c ố kết đung xét thì bài
toán thoát nước hai mái được xem như bài toán thuộc trường hợp a = 1 vàcó chiều dày tính
toán H(J = 0,5H (với H là chiều dày lớp đất hạt mịn cố kết đang xốt).

10.7.2.7. B ảng tính đô cố kết trung binh Qi


Để đơn giản tính toán, trị số Q, xác định theo các công thức (10-70), (10-75), (10-80) và
(10-81) được lập bảng theo tham số N tính theo cồng thức (10-63).
Bảng được lập với các trị số a biến thiên từ 0 đến co (bảng 10.7).
V í dụ 10.9: Tính độ cố kết thấm trung bình của lớp đất thoát nước một mặt.
Một lớp đất sét bão hòa nước dày 5m nằm trên lớp cát chịu ứng suất gây lún phân bố
gần như đều theo độ sâu và có cường độ 200 kN/m". Đâì có hệ số thấm k = 1.10 cin/s, hệ
số nén lún a^, = a/(l + £|) = 0,0001 mVkN.
Yêu cầu:
a) Xác định độ cố kết trung bình của lớp đất ứng với thời gian sau 1 năm và 5 năm lính
từ khi đặt tải trọng với giả thiết tải Irọng tăng rất nhanh.
b) Xác định độ lún cố kết thấm.

Giải:
1- Nhận xét về bài toán: Tải trọng được xét như tãng tải một lần Ihoál nước một hướng
và bài toán thuộc loại a = 1.

2- Xác định độ c ố kết trung bình Qị theo bảng 10.7.

402
Bảng 10.7. Q, - N

Các trường hỢ|) 0, 1,2, 3 ,4


(mặt thoát nước)
Trị số a =
(mặt kliốna thấm)

().() 0.1 0.2 0.3 0.4 0,3 0.6 0.8 1,0 2.00 3.00 3.00 7,00 10,
. • -----í "7
7 4 5 6 / .s 9 10 II /2 13 14 1
— 0.04 0,07 0.10 0.12 0,14 0.16. 0.19 0.21 0.28 0,32 0,35 0,37 0,3
0 .0 1 0,05 0,08 0,11 0.13 0,15 0.17 0 ,2 0 0 ,2 2 0,29 0.33 0.36 0,38 0.3
0,03 ()/)7 O.IO o .n 0.13 0,17 0.19 0 .2 1 0.24 j 0.31 0,35 0.36 0.40 0,4
0.03 0.09 0,12 0,14 0.16 0,18 0 .2 0 1 0.23 0,25 0,32 0.36 0.38 0.40 0,4
0,07 0,1 1 0.14 0,16 0.18 Ị 0.20 0,22. 0.25 0,27 033 0-^7 0.40 0.42 0,4
(),()9 0,12 0,1, 0,18 0,20 I 0,22 0,2?: 0.26 0,28 0,34 0,38 0.11 í), 12 0,1
0 .1 1 0,14 0.17 0,20 0,22 Ì 0,24 02^ 0.2S (),:«) 0,40 0,4.^ 0,44 u,4
0,12 0.16 0,18 0,21 0,23 0,25 0,2(:. 0,29 0,31 0,37 0,41 0,44 0,45 0,4
1

Ơ.14 0.17 0,21 ơ,22 0,24 0.2õ 0,28 0,30 0,32 0,38 ơ,42 0,44 0,46 ơ,4
0,16 0,19 0,22 0,24 0,26 0,28 0,30 0,32 0,34 0,40 0,43 0,46 0,48 0,4
0,19 0,22 0,25 0,27 0,27 0,30 0,32 0,34 0,36 0,42 0,45 0,47 0,49 0.5
0,22 0,25 0,28 0,30 0,32 0,33 0,35 0,37 0.39 0,45 0,48 0,50 0,52 0,5
0,25 0,28 0,30 0,32 0,34 0,36 0,37 0.39 0,41 0,46 0,49 0,52 0,53 0,5
0,28 0,31 0,33 0,35 0,37 0,38 0,40 0,42 0,44 0,49 0,52 0,55 0,56 0,5
0,31 0,34 0,36 0,38 0,40 0,41 0,42 0,44 0,46 0,50 0,54 0,56 0,57 0,5
0,34 0,37 0,39 0,41 0,42 0,43 0,44 0,46 0,48 0,53 0,55 0,57 0,59 0,6
038 0.40 0,42 0,14 0,45 0,47 0,48 0,50 0,51 0,55 0,58 0,60 0,61 0,6
0,41 u,43 0,45 0,47 0,38 0,49 0,50 0,52 0,53 0,57 0,59 0,61 0,62 0,6
0,44 0,46 0,48 0,50 0,51 0,52 0,53 0,55 0,56 0,60 0,52 0,63 0,65 0,6
? 7 10 II 12 13 Ì4 15

0,46 0,48 0,50 0,52 0,53 0,54 0,55 0,57 0,58 0,62 0,64 0,64 0,67 0,68
0,49 0,51 0,53 0,54 0,55 0,56 0,57 0,59 0,60 0,64 0,66 0,67 0,68 0,69
0.52 0,54 0,55 0,57 0,58 0,59 0,60 0,61 0,62 0,65 0,67 0,69 0,70 0,70
0,54 0,56 0,57 0,59 0,60 0,60 0,62 0,63 0,64 0,67 0,69 0,71 0,72 0,72
0,56 0,58 0,59 0,60 0,61 0,62 0,63 0,64 0,65 0,68 0,70 0,71 0,72 0,72
0,58 0,60 0,61 0,62 0,63 0,64 0,65 0,66 0,67 0,78 0,72 0,73 0,74 0,74
0,60 0.62 0,63 0,64 0,65 0,66 0,67 0,68 0,69 0,72 0,74 0,75 0,76 0,76
0,62 0,64 0,65 0,66 0,67 0,67 0,68 0,69 0,70 0,70 0,74 0,75 0,76 0,77
0,66 0,67 0,66 0,67 0,67 0,68 0,69 0,70 0,73 0,74 0,75 0,76 0,76 0,77
0,69 0,70 0,71 0,72 0,73 0,74 0,75 0,75 0,76 0,78 0,80 0,81 0,81 0,82
0,72 0,73 0,74 0,75 0 , 75 0,76 0,77 0,77 0,78 0,80 0,81 0,82 0,83 0,83
0,75 0,76 0,77 0,77 0,78 0,78 0,79 0,79 0,80 0,83 0,83 0,83 0,84 0,84
0,77 0,78 0,79 0,80 0,80 0,81 0,81 0,82 0,84 0,85 0,85 0,86 0,86 0,86
0,79 0,80 0,81 0,81 0,82 0,82 0,83 0,83 0,84 0,86 0,87 0,87 0,88 0,88
0,83 0.84 0,84 0,85 0 , 85 0,85 0,86 0,86 0,87 0,88 0,89 0,89 0,90 0,90
0,86 0,87 0.87 0,87 0,88 0,88 0,88 0,90 0,90 0,91 0,91 0,91 0,91 0,92
0,95 0,95 0,95 0,96 0,96 0,96 0,96 0,96 0,96 0,96 0,97 0,97 0,97 0,97
0,99 0,99 0,99 0,99 0,99 0,99 0,99 0,99 0,99 0,99 0,99 0,99 0,99 0,99
1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00
- Xác định a: a = 1
- Xác định nhân tố thời gian theo còng thức:

k(l + e ,) k 1.10-^3.10^
Cv = —— = —^ ■ ' = 30.UOO cm /năm
ay„ a„Y,1.10-^1.10'-'

(1 cm/s = 3.10^ cm/năm)

7I“C , 9,87.30000 ^ ^
N = — = --------— í— t = 0 , 3 i
4H- 4.50 0'

Với t = 1 năm có N = 0,3.1=0,3


t = 5 năm có N = 0,3.5 = 1,5
3- Xác định Qj theo báng 10.7
Biết a = 1 với N = 0,3, tức với t = 1năm có Qị = 0,40

N = 1,5. tức với l = 5 nãin có Q( = 0,82

4- Xác định dộ lún cỏ kết Ihấm


- Đ ộ lún ổn đ ị n h s^,:

s, M - a ,ơ , H = 0,0001.200.5 = lOcm
1+c,

- Tính dộ lúii cố kct ihâìn ứng với t = 1 Iiãin

s, = Q , S = 0 , 4 0 x I0 = .4cni

- Tính dộ lún cố kết ứng với t = 5 nãni

s, = Q ,S , =0,82 X 10 = 8,2cm

V í dụ 10.10: Tính độ cô' kết thấm truna bình c la lớp đất thoát nước hai mặt.
Các số liệu cho như trong ví dụ 10.9, nhưng lớp đál sét nằm kẹp giữa hai lớp đất cát
Ihoái nước tốt.
Yèu cầu;
a) Xác định ck) cố kết thấm trung bình của kííp dất sét sau 5 năm kế từ lúc chịu tải trọng.
b) Xác tiịnh độ lún cố kết thấm cúa lớp đát.

Giãi:
1- Nhận xét vể bài toán
Bài toán thuộc loại cố kết thấm inột hưóìie \ à thoát nước hai mặt, nên đưa về bài toán
ứng N’ới a = 1 \'à dùng trị số Hịị = 0,5H, lức có H|| = 0,5.5 = 2,5m.

405
2- Xác định độ cố kết thấm trung bình: dùng bảng 10.7 ứng với trị số a = 1.
- Xác định nhân tố thời gian:

Cy = = 30.000 cmVnăm (xem ví dụ trước)


aoYn

N= . 2^ = 0,3 A = 1.2.
4Hf, .(5 0 0 Ỹ 4.500^

với t = 5 năm có N = 1,2.5 = 6.


3- Xác định Qj theo bảng 10.7: Với a = 1 và N = 6 có Q( = 1
Kết luận:
a) Sau 5 nãm, lóp đất đã cố kết thấm hoàn toàn và có S( = = lOcm (xem ví dụ trưSc).
b) Tạo cho lớp thoát nước hai mặt là một trong những biện pháp hiệu quả tăng Iikanh cô'
kết thấm. Đối với đất đắp trong nước hoặc đất đắp có độ ẩm rất cao dùng hai lớp V ci dta kĩ
thuật vừa để tăng độ cố kết thấm vừa để làm cốt đất ià biện pháp thường dùng.

10.7.3. Xác định hệ sỏ' cố kết c^, bằng thí nghiệm nén không nở hông
Theo định nghĩa, Cy được tính theo công thức:

10-82)
aYn
Muốn tính được Cy phải có các trị số hệ số rỗng ban đầu của đất e„, hệ số néi lún a,
hệ số thấm k. Các sai sò' mắc phải khi tính Cq, a, k hợp thành sai số lớn khi tính theo
công thức (10-82).
Trong phần này trình bày phương pháp xác định trị số Cy bằng thí nghiệm nén iẫ t bão
hòa nước. Hiện thưòng dùng hai phương pháp; phưcíng pháp Taylor và phươrg pháp
Casagrande.

10.7.3.1. Phương pháp Taylor


Phương pháp Taylor còn gọi là phưcíng pháp "căn hậc h a i thời gian" (square roiol of
time method). Sự cố kết của mẫu đất thí nghiệm nén không nở hông thỏa mãn điìu kiện
biên của bài toán cố kết thấm một hướng thoát nước hai mật trên, dưới, tức trường lợp "0”,
biểu thức tính độ cố kết có dạng:

Q, với
vối N = —
- ' T, 10-83)
rr“ 4
c
trong đó: yếu lố thời gian T^, = ^ ĩ .
H

406
Hình 10.21
Quan hệ lí thuyêì Q, - T,, được lập bảng trị số (bảng 10.8).

Bảng 10.8

Tv 0,008 0,031 0,071 0 , 1 26 0, 197 0,287 0,403 0567 0,848 00

Q. 0,1 0,2 0,3 0,4 0,5 3,6 0,7 0,8 0, 9 1,0

Đường quan hệ lí thuyết Q, - có dạng như ở hình 10.21 được thay thế gần đúng
bằng đường quan hệ của biếu thức kinh nghiệm;

10-84)

và sai số mắc phải vào khoảng 1% trong phạm vi


0 < Q < 0 ,6 .
Tuyến tính hóa đường quan hệ bằng cách chọn
biến 4 ỉ ;

(10-85)

Trên hệ trục (Q, ^/t), Q = f ( ^ là tháng và có


^ Í4 , .

hệ sô góc là .1— , như ớ hình 10.22. Đườne tliăng


Vrr
kinh nghiệm OA coi như trùng với đường lí thu\ết trong phạm vi Qj < 0,6 nên đường lí
thuyết tách xa đường thắng OA tại điểm A. Nếu lày Q| = 0,9 thì độ lệch là đoạn BC. Điểm
B thuộc đường lí thuyết nên có tọa độ là:

Q = 0 , 9 X V ĩ = 0 .9 2 0 9

407
Điểm c thuộc đưòfng kiiid nghiem nên có tọa độ là:

Ụ, - ( ) . s) x>/ t = 0 , 9 , / - = 0 , 7 9 7 6
V4
Vậy tại Qt = 0,9, sai sô Iiiaí. phai theo cách tuyến tính hóa đường Q - \ / ĩ sẽ là:

0.7976

Từ lập luận trên sẽ tính đưcK vếu tố thời gian T v(9 0 ) ứng với độ cố kết Qị = 0,9 (hay
90%). Từ điểm B, xác định dưưt irén trục Vt trị số tương ứng ( \ / t )90 và tọQ. Từ trị số tọo
tính yếu tố thời gian tươnjí ưiig

I . - (10-86)

trong đó H(( là nửa chiêu das H cuii ináu đất (vì mẫu đất thoát nước cả mặt trên cả m íi dưới).
Cuối cùng tính dưoi he s ò c o kéi Cy-.

(10-87)
90

V í dụ ỈO .II: Xác dmh he MÌ c ó kết Cy theo thí nghiệm nén không nở hông (số liệu theo
Whitlow - 1983) theo phưoiig pliap Taylor.
Thí nghiệm với mội càp lai Iiong, biến thiên độ lún theo thời gian ghi trong bảng kèm theo;

t (phút) 0 0.04 lU.S 0,5 1.0 2,25 4,0 6,25 9,0


i
Sj (mm) 0 0.121 0.233 0,302 0,390 0,551 0,706 0,859 0,970

1 í
t (phút) 12,25 16,0 25,0 36,0 64,0 100 360 1440

Sj (mm) 1,065 1 127 1,205 1,251 1,300 1,327 1,401 1,470

Yêu cầu xác đinli he cố kết của đất. Chiều cao mẫu ban đầu bằng 19mm.

Giải: Các bước thuc hiện như sau:


-X á c định \/i (phút)
Ví dụ tại thời điểm t = 4 phút có n/Ĩ = V ? = 2.
- Vẽ đường thẳng Sị - Vĩ trong phạm vi Qj < 0,6.
ứng với mỗi thời điểm t có một cặp trị số (S|, \ ỉ ỉ ) , ví dụ tại thời điểm t = 4 phút có cặp
trị số (0,706; 2).

408
ũ 1 8 9 10 / t (phút)

H inh 10.23

Các điểm (S,, n/Ĩ) lúc l chưa quá lớn để Qj điit 60% hầu như nằm trên đường thẳng
(hình 10.23); vẽ đường thẳng FA đi qua các điếm ấy, diểm F có th ể không qua điểm o .
Trong ví dụ này đièm F cắt trục đứna với Oí- = 0,078m m . Như vậy, sự cố kết thấm bắt
đầu (tức Q, - 0) ứng với đicm F, sau klìi mẫu đầì củ v!ộ lún tức thời xác định bằng đoạn
\-rcihài = 0 ’078mm.
- Võ đường FB đế xác clỊnh đicm (Q, = 0,9, ). n i ủ thuật vẽ như sau: lấy điểm M bất
kì trên đường thắng FA; đưÙTig ngang qua M cál ux>c Sj lại I, xác định đoạn I M , ví dụ bằng
38inm. Lấy theo chiều ngang đoạn MN - 0 ,15IM tức có MN = 0,15 X 38mm = 5,7mm.
Đường NF cắt đường Ihí nghiệm (S| ~ \í{) tại B.

- Xác định Iọq: Từ cliếin B chiếu dứng lên trục -R xác định được = 3,8 và do đó có:

t,^y = 3,8-= 14,44 phút


- Xác định hệ số cò kẽì Q, theo các bước sau đây:

‘ v { 9 0 ) - ‘ ‘ ll
+ ứng dụntỉ còng thức: c^. =
9(1

+ Xác định T , T ừ báno Q( - T, (lí ihuvẽV) (bàng 10.8), ứng với Q( = 0,9 có T^, = 0,848.
+ Xác định H \'à H„:
Tại thời điểm t = 14,44 phút xác định được lừ auan hệ s, - %/t độ lún của mẫu như sau;
tại l = 12,23 phút s, l,065mm
t= 1 6 ,0 p h ú l Sj = l,127nnTi

409
Vậy tại t = 14,44 phút có;
1,065 + 1,127
s,- - = l,096m m và

H, = H „ - 1,096 = 1 9 - 1 ,0 9 6 = 17,90mm
H, _ 17,90
Do thoát nước hai mặt trên, dưới nên lấy H„ = = 8 ,9 5 m m .

+ Xác định hệ số cố kết Cyi


_ _ 0 ,848x8,95^ ^ 2 ,..,
c = ----- — - ----- = 4,8 mm /phút
14,44
Kí hiệu phút bằng min thì Cy = 4,8 mm^/min.

10.7.3.2. P hương p háp Casagrande


Phương pháp Casagrande còn có tên là phương p h á p logaril thờ i g ian. Khác với phương
pháp Taylor, phưcmg pháp Casagrande không lấy Vt mà lấy Igt làm biến phân tích. Trong
hệ trục bán log, đường quan hệ lí thuyết Qj - 1 gồm ba phần rõ ràng: phẩn thứ nhất có dạng
gần parabolic có trục nằm ngang; phần giữa thẳng, phần cuối cong lõm, có xu thế nhận
đường tiệm cận nằm ngang (hình 10.24). Các bưóc thực hiện để xác định hệ số có' kết
được cụ thể hóa trong ví dụ sau đây.

Hinh 10.24
V í dụ 10.12: Xác định hệ số cố kết theo phương pháp Casagrande.
Các sỏ' liệu thí nghiệm nén không nở hông đã ghi như trong ví dụ trước.
Đề nghị xác định hệ số cố kết Q theo phương pháp Casagrande.

410
G iả i:

- Dùng hệ trục bán logarit, chấm các điếm nén lún (Sp t) hoặc tính Igt rồi chấm điểm
(Sị, Igl) trên hệ trục thường như đa thực hiện ớ hìr.h 10.25.

Igi .(U

lỉinh 10.25

- Xác định đicm F ứng với độ cố kết Qị = 0. Vì phần đầu của đường quan hệ S( - t có
dạng parabolic song soiig \'ới trục l nén nếu chon hai điểm p và Q ứng với hai thời điểm tp
và tọ thỏa mãn diều kiện: lọ = 4t|, VỚI t|. lãn cận điểm gốc, trong ví dụ này chọn
t|> = 0,25min, lọ = 4 X 0,25min = 1min \'à kí hiệu a là khoảng cách đứng giữa hai điểm p và
Q thì điểm F được xác định bằng khoáníí cách a lấy ngược về phía trên. Đoạn 0 F cho ta trị
sốclộ lún tức thời.
- Xác định diêm E ứng với thòi gian quá trình cố kết thấm chấm dứt (tức Q( = 1,0);
Phán giữa tháiiíí.kéo dài cắt phần cuối kóo dài tai điểm E. Tung dộ của điểm E, lức điểm
Dj cho irị sấ Q i - ỉ ,0.
- Xác đ ịn h ihời uian 1^(, ứn g với độ cố kết Qj = 0.5.
Trước hết xác đinh đicni H, trung diểni của đoan FD (lức có HF = HD). Từ H kẻ đường
ngang cát đườnti Q, - Igt lại điêm I. ỉíoùnìi dộ íliéìii l cho trị số c lìa IgÍỊị). Trong ví dụ này
có l g l v ) = 0 , 5 2 , suy ra t 5() = 3,34min.

411
- Xác định yếu tô' thời gian Ty!
Từ bảng lí thuyết, với Q, = 0,5 có T,(50) = 0,197 (bảng 10.8).
- Xác định hệ số cô' kết Cy!

ứng dụng công thức: Cy = ■= ----- —— — -


tgo 3,34

Dùng t = t5Q= 3,34min xác định theo quan hệ S( - 1 thí nghiệm được:

S| = 0,7mm
và H, = H o - S ( = 1 9 - 0 , 7 = 18,3mm
H 18 3
Do thoát nước hai mặt trên, dưới nên trị số tính toán của H,| = — = = 9,15mm .
2 2
Cuối cùng xác định được Q,:
^ _ 0,197x9,152 2, .
= ------ -----------= 4,9 mm /min
3,34
Chú ý: Theo phưcíng pháp Casagrande thì điểm chiếu ngang của điểm E cho trị số độ
lún ổn định (không kể lưu biến).
s = l,22mm.
10.7.3.3. So sánh hai phư ơng pháp đã nêu
Hai phương pháp đã nêu đểu có một mục đích là xác định hệ số cố kết Q, và đcu có giá
trị thực tiễn như nhau, tuy nhiên, tùy trường hợp mà sử dụng phương pháp \/t hoặc phưưng
pháp Igt hoặc dùng đồng thời cả hai phương pháp.
a) Nói chung phương pháp Igt cho trị số Cy lớn hơn so với trị số Q, xác định theo
phương pháp ^ / ĩ .
b) Xác định trị số độ lún tức thời t'r trị số Q( = 0 theo phương pháp Vt là chính xác hơn
phương pháp Igt.
c) Trong thực tế thí nghiệm, mỗi cấp tải trọng kéo dài từ 24h đến 48h thì dùng phương
pháp yjỉ để xác định Q(.

10.8. LÚN THEO THỜI GIAN DO TỪ BIẾN


Cơ chế cố kêì thấm là thuộc tính của vật liệu rời, trong đó có đất còn cơ chế từ biến là lính
chất chung của nhiều loại vật liệu như sắt thép, bêtông v.v... Đất dính có tính từ biến rất rõ
ràng. Khi quá tiình cố kết thấm kết thúc (tức độ cố kết Qt = 1), áp lực nước lỗ rỗng tăng thêm
tiêu tan hết (Au = 0), toàn bộ ứng suất tăng thêm do công trình truyền cho cốt đất. Nguyên
nhân của hiện tượng từ biến của đất là do sự sắp xếp "vi mô" các thành phần tạo cốt đất, trong
đó cần kể đến lớp "bọc nhớt keo" ngoài các hạt mịn, nhất là ngoài các hạt sét trong đất và các

412
liên kết "nhớt - keo" giữa các hạt. Hiện tượng xay ra rất phức tạp nên đến nay chưa thiết lập
được lí thuyết tính toán độ lún do từ biến đáng tin cậy để được thừa nhận.

10.8.1, Luận điểm của Casagrande về lún theo thời gian do từ biên
Trên cơ sờ nghiên cứu mẫu đất bằng thí nghiệm nén không nở hông và quy luật của sự
cố kết thấm, Casagrande để ra luận đicm của mình n,hư sau;
a) Lập đưòfng quan hệ lí thuyết Sị - 1 trẽn trục S|, Igt) từ biểu thức tính độ cố kết Qp
T 7ĩ“Cv
-m
ẳ i (10-88)

và đường thí nghiệm từ số liệu đo đạc độ lún S| ứng với t với một áp lực nén không đổi bằng
thí nghiệm nén không nở hông (hình 10.26).

0,1 1,0 10 100 1000 10.000 (phút)

b) Từ hình 10.26, nhận thấy điếm E (siao điếm của đường tiếp tuyến T| với phần giữa
của đường S( - 1 thí nghiệm với đường kéo dài T, của phần cuối của đường S[ - 1 thí nghiệm
trùng với điểm có Q, = 100% Irên đườnt: lí thuvết.
c) Từ điểm E. xác định được thời đicm T, thời điếm két thúc quá trình cố kết sơ cấp (tức
cõ kếl thấm), quá trình cố kết thứ cấp băt dáu.
d) Trong hệ trục (S,, Ịot) đườnu lún theo thời gian do từ biến (t > T) có dạng gần
thảng với góc nghièim p gấn như không dối. Nếu đấl không có tính từ biến (đất loại cát)
đường Sj - l nhận dường liệm cận nằm ngang (p = 0) khi t = T, tức ứng với Qị = 100%
Iheo lí thuyết.

413
10.8.2. Chỉ sô nén thứ cấp (secondary com pression index)
Trong hình 10.26, nếu thay trục S( bằng trục hệ số rỗng e thì các điểu nhận xét ờ trên
vẫn có giá trị (hình 10.27).

Hình 10.27
Lấy hai trị số t| và t2 với điều kiện t2 = 10t| sẽ xác định được hai trị số hệ số rỗng chênh
nhau Ae (hình 10.27). Chỉ số nén lún thứ cấp, C( được định nghĩa bằng biểu thức (Raymond
và Wahls, 1976):
Ae Ae
(10-89)
lgt2 - I g t l
Ig
v t|

với điểu kiện Í2 = lOt] nên có Ig -lglO = l

c , = Ae = Cị - ^ 2 (10-90)
trong đó: Cị - trị số hộ số rỗng ứng với trị số t] > T;
C2 - trị số hệ số rỗng ứng với trị số t2 = 10t|.
Về hình học, hệ số nén lún thứ cấp chính là độ dốc của đường nén lún thứ cấp (S, - Igt)
có dạng thẳng. Thông thường lấy t, và Í2 ứng với một chu kì logarit thời gian, trong hình
10.27 lấy t| và Í2 đúng một chu kì logarit thời gian (one log cycle of time)
Trị số tham khảo của c , như sau:
- Đất sét nén quá C( < 0,005
- Đất sét nén bình thường Cj = 0,005 H- 0,05
- Đất hữu cơ Cj = 0,05 -ỉ- 0,5

414
10.8.3. Hệ sỏ nén thứ cấp (coeOìcient of secondary compression)
Theo định nghĩa, hệ số nén thứ cấp được biểu thị bằng công thức;
c,
c„ = (10-91)
1+e,.-
trong đó: C( - chỉ số nén thứ cấp;
e[£ - hệ sô' rỗng ứng với điểm E (tức ứng với t = T) (hình 10.27).

10.8.4. Tính lún theo thời gian do từ biến. Độ lún thứ cấp
Độ lún thứ cấp vẫn tính theo công thức tổng quát suy diẻn từ nguyên lí nén chặt đất:
Ae
s = H (10-92)
1 + e,

với Ae = Cị - £2 - Khi tính lún ổn định. Ae là biên thiên hê sỏ rỗng do áp lực nén ớ đày. đế
tính lún theo thời gian do từ biến, lức độ lún Ihứ càp thì Ac là hàm số cua thời gian t
(1 > T) và ej = Cị;.
Ae(t)
H (1 0-9 3)
+ ^1-:

trong đó: Ae(t) = c , li!' -


i I

V ậy biểu ihức lính clộ lún ihú t ấ p 1| 0 MỊ> ịiỊiaiTi \ 1 [U 1 | dền I 3 có dạng:

(10 -9 4)

hoặc s, = c „ l l , 1 .: (10 -95 )

T ro n g d ó Hị: là chicu dàv lớ p đ â i sau klii k ờ Iliaỉn kc! !húc

V í dụ 10.13: Tính độ lún thứ cap


Thí n g h iệm nén không nớ hóng Iiìiiii lỉai SCI \íTi ĩỏc do lanu tai thí nghicMTitương đổng
với tốc đ ộ tăng tái thi công cỏiiỉi tnnỉi ( a|)(ai in>ỉij ỉié[i là s o kNVĩir ChicLicao inảu đất
ban đầu là 25,4mm. l ư số licLi do luii Iiiili hc so lỏiig c Ihco ihời uicin như dã ghi
Irong bàng sau:

1 ( mi n) 0 0.1 ■ D,2.'S o.s 1. ‘ 1> > (1 fi 10 16 .M) ' 60


1
c 2 , 631 2,620 2 . 6 1 6 ^ 2,60'» 2.SSS 2." 2.^^ 3 , 2. 53 ỉ , 2 . 5 0 6 ; 2 , 473 2,433
i i

t 100 ISO M)i' ^2i) .330 ỈHOO 2xT o 4290

e 2,410 2.3S7 2.36S 1 . 3 27 2,320 2,31 1 2,301

415
Độ lún ốn định do quá trình cố kết thấm của lớp đất nền dày lOm kéo dài 25 năm là
30cm. Đề nghị tính độ lún thứ cấp của lớp đất xẩy ra trong phạm vi thời gian 25 nãni dến
50 nãm sau khi xây dựng xong công trình (theo số liệu của H. Y. Fang, 1991).
Giải:
- Vẽ đường quan hệ e - Igt (hình 10.28).

thời gian (phút)

ỉlìn h 10.28
- Xác định thời gian kết thúc quá trình cố kết thấm và hệ số rỗng e^. tương ứng: từ
đường quan hệ e - Igt xác định được điểm E và trị sô' hệ sô' rỗng tương ứng e[;:

Cị; = 2,37 ứng với T = 200 phút


- Xác định chỉ số nén ihứ cấp theo cóng thức:

Ae _ e, - e-2
c.= / \
l''.
Ig Ig

Từ đường quan hệ e - logt xác định đi


t| = 520 phút có e j = 2 ,3 5

t2 = 4290 phút có &2 - 2-3


Vậy có;

=^ = 0,0535
4290 0.916
Ig
520

- Xác định độ lún thứ cấp trong phạm vi thời gian từ 25 năm đến 50 năm sau khi xây
dựng xong công trình.

416
ứng dụng công thức;
c, " 5 0 '
l-> Hnlg
1 + Ch
0,0535
( 1 0 - 0 , 3 1.log 2 = 0,0468m = 4,68cm
1 + 2.37
- Độ lún của lớp đất trong thời gian 50 năm:
s = S| + S,^ = 30 + 4,68 = 34,68cm « 35cm

Chú ỷ:
a) Trong độ lún s = 35cm chưa kế đến độ lún tức thời.
b) Đến nay, các giả thiết về chỉ số nén lún Cị không phụ thuộc t, không phụ thuộc
chicu dày lớp đất, không phụ thuộc độ lớn của áp tực nén vẫn được áp dụng như đã thực
hiện trong ví dụ này.

Ví dụ 10.14: Xác định hệ sô nén thứ cấp Q .


ứng với một cấp áp lực nén, xác định được độlún theo thời gian như sau;
với t| = 1000 phút có độ lún Sj =1.31rnm

t, = 10.000 phút có độ lún

Chiều dày mảu dất ban (lẩu là 19niin. Để iiiỉỊụ xấ c dirili liệíiốnén thứ cấp của đất.

Giải:
- Xác định chiều dày của mẫu ứng với thời gian 11 = 1000 phút:

H| = 19 - 1,31 = ]7.69mm
- Độ lún thêm của mảu trong phạm vi thời gian từ t, = 1000 phút đến 10.000 phút; tức
ứng với một chu kì log thời gian;
= 1 ,4 5 -1 ,3 1 = 0 ,1 4 m m

- X ác định hệ sô' nén thứ cấp Ca'.

ứng dụng công thức tính độ lún thứ cấp phát triển trong phạm vi thời gian từ tj đến Ì2 -
/ \
t-
s, =C „H , log
VM y

10.000
0.14 = c„17,69.1og = C^ 17,69
1000 ;
_ 0 14
c „ = - ^ ^ = 0,00791
“ 17,69

417
Chú ý:
a) Nếu biết hệ số rỗng cụa đất ứng với lúc cố kết thấm kết thúc eg thì xác định được chỉ
c
số nén thứ cấp C( = — — .
1 + Ce

b) Trong thực tế, nhiều khi lấy trị số Cg bằng hệ số rỗng tự nhiên của đất 6q, sai số mắc
phải khi tính độ lún thứ cấp có thể chấp nhận được (H. Y. Fang, Poundation engineering
Handbook New York, 1991).
c) Hệ sô' nén thứ cấp Ca được hiểu là độ lún của một lớp đất có chiều dày bằng 1 đcm vị
chiều dài ứng với một chu kì log thời gian sau khi cố kết thấm kết thúc (t| < Í2 < T).

418
PhầnC
TÍNH TOÁN CỒNG TRÌNH TRÊN NỂN ĐẤT
THEO TRẠNG THÁI GIỚI HẠN

Chương 11

NHỮNG QUY ĐỊNH VỂ TÍNH TOÁN CÔNG TRÌNH


TRÊN NỀN ĐẤT THEO TRẠNG THÁI GIỚI HẠN

11.1. MỞ ĐẦU
Đến nay, trải qua bao nhiêu năm xây dựng các công trình trên vỏ quả đất các nhà khoa
học kĩ thuật xây dựng đã điic kết được nhiểu kiiih nghiệin tính toán công trình và phân tích
địa kĩ thuật.
Về nguyên lác, việc líiili toán cỏiig Irinh và vkk pliảii lích địa kĩ thuật phải đáp ứng hai
điều bắt buộc sau đâv;
- Công trình và những bộ phận cúa nó phái có một mức độ an toàn đủ để tránh được sự
phá hoại do các lực và các lác động tác dụng vào cóng trình trong suốt quá trình khai thác
sứ dụng.
- Công trình và những bộ phận cứa nó phải dáp ứng được các yêu cầu sử dụng đề ra cho
công trình trong suốt quá trình khai thác sử dụng.
Nếu hai điều bắt buộc nêu trên khóng được đáp ứng thì một trong hai sự cố có thể xẩy
ra làm mất hết tác dụng của dự án xây dựng công trình.
- Công trình bị phá hoại toàn bộ hoặc bộ phận. Công trình, hoặc bộ phận còng trình phải
phá bỏ để xây dựng lại. Hình 5.1 cho thấy một trong những sự cố điển hình.
- Công trình bị hư hại đến mức không sử dụng được. Nhà ở thì nghiêng nứt, con người
không dám ờ. Nhà máv thì vẹo vọ, ảnh hưởng đến sự vận hành của cần trục, máy móc.
Công trình chống lũ không đóng được cửa ngăn lũ do sai khớp v.v... Công trình có cũng
như không.
Tất cả những lổn hại đối với côno trình như vạy đéu là hậu quả của sự kém hiểu biết về
nhiéu mặt ví dụ kém liicLi biết về kết cău công iiình: dạng loại kết cấu, vật liệu x ây dựng,
kcni hiếu biết vế khôi dãt nền, về \'ừng tliâm v.v...

419
Mọi việc tính toán, mọi việc phân tích địa kĩ thuật phải dựa trên các dữ liệu chắc chắn.
Tuy nhiên, để có những dữ liệu đáng tin cậy không dễ mặc dù các nhà khoa học kĩ thuật đã
bỏ nhiều công sức trong việc nghiên cứu lí thuyết, thực nghiệm, thiết bị thí nghiệm, thăm
dò đặng tiếp cận với sự thực khách quan.
Những thập kỉ cuối thiên nhiên kỉ XX, các nhà khoa học kĩ thuật đã cố gắng sử dụng
các chỉ tiêu về độ tin cậy trong kĩ thuật xây dựng. Với hy vọng đảm bảo về mặt kĩ thuật đối
với công trình nhưng vẫn đảm bảo được giá thành công trình.
Nếu kết cấu của công trình là sản phẩm của trí tuệ của con người thì nền đất của công
trình là sản phẩm tự nhiên. Việc kết hợp hài hòa giữa hai loại sản phẩm ấy đòi hỏi một trình
độ cao của nghệ thuật xây dựng trên nền đất. Một chân lí được đúc kết là việc sử dụng liền
đất tự nhiên bao giờ cũng an toàn và tiết kiệm hơn. Các phưong án dẫn đến việc phải xứ lý
nền đều được coi là những phương án bất đắc dĩ.

11.2. CÁC TRẠNG THÁI GIỚI HẠN CỦA CÔNG TRÌNH TRÊN NỂN đất

Như đã định nghĩa ở những trang đầu cuốn sách công trình gồm 3 bộ phận liên quan
hữu cơ: kết cấu công trình, móng và nền. Móng là bộ phận trung gian có tác dụng truyền và
phân bố hợp lí tải trọng của kết cấu công trình lên nền.
Sự phá hoại ở đây bao gồm:
- Sự phá hoại kết cấu công trình (toàn bộ hoặc bộ phận).
- Sự phá hoại nền công trình.
Những trạng thái giới hạn dẫn đến sự phá hoại kết cấu công trình và sự phá hoại nển
được quy ước gọi là những trạng thái giới hạn phá hoại (kí hiệu ULS hay TTGHPH).
Sự phá hoại này diễn ra ở nhiều hình thức: trượt đổ, thiếu sức chịu tải của nền, sự đẩy
trồi công trình, sự đẩy trôi đất nền, sự xói ngầm do dòng thấm.
Điều bắt buộc thứ hai nêu ở mục 11.1 dẫn đến việc xét những trạtìiị thúi giới hạn sử
dụng (kí hiệu SLS hay TTGHSD). Nhưng trạng thái giới hạn sử dụng bao gồrn những trạng
thái giới hạn có quan hệ trực tiếp đến điều kiện đảm bảo sự làm việc bình thường của công
trình, ví dụ độ lún, độ lệch lún, độ vặn tổng quát hóa là các yếu tố biến dạng xẩy ra quá
mức đối với kết cấu công trình nên công trình không đạt tiêu chuẩn sử dụng đề ra khi thiết
kế mặc dù công trình vẫn tổn tại. Theo cách nói của ông cha ta là: "Bỏ thì thương vương thì
tội" (hình 11.1).
Theo tài liệu của Liên Xô cũ, trạng thái giới hạn phá hoại được gọi là trạng thái giới hạn
thứ nhất; trạng thái giới hạn sứ dụng được gọi là trạng thái giới hạn thứ hai.
Mục đích của việc tính toán công trình trên nền đất theo trạng thái giới hạn là đảm bảo
hai điểu bắt buôc đươc nêu ở muc 11.1.

420
c)

" [7 1 ; Ĩ l Ẫ,.

ỉỉin h II. I: (Theo Dalniaiov)

11.3. CHỈ TIÊU TIÊU CHUẨN VẢ CHỈ TIÊL TÍNH TOÁN CỦA ĐÂT NỂN. hệ số
TIN CẬY VỂ Đa\T

Chí tiêu nêu ớ mục này là chỉ tiêu đặc trưiig c h o tính chất xây dựng của đất. Chúng bao
gồm các loại chi licu vậl lí va chí liẻu Lơ lìọC. Dể liện việc Irlnh bày, tách riêng chỉ tiêu
chống cắt của đất.
Các chỉ liêu vật lí và cư học của đất được YÁC định hoặc bằng các phương pháp thí
nghiệm trong phòng trẽn những mẫu đất hoặc bàng các phương pháp ở hiện trường. Dù
xác định theo phương pháp nào. thường xay ra sự phân tán các giá trị của chỉ tiêu đo
được do tính không đồng nhất của đất, do máy móc thiết bị thí nghiệm, do năng lực,
kinh nghiệm cúa người làm thí nghiệm v.v... Dc \ ậv, để có thể chọn được các giá trị của
các chỉ tiêu tính toán sát đúng cần thiết phái tiến hành nhiều lần đo trên một mẫu thí
nghiệm, trên nhiều mẫu cùng loại đất rồi liến hành chỉnh lí để rút ra được giá trị đáng
tin cậy nhất.
Đẽ’ đáp ứng các yêu cầu trên người ta phàn biệt trị số tiêu chuẩn và trị số tính toán của
các chi tiêu.

11.3.1. Trị sỏ tiêu chuẩn của các chí tiêu địa kĩ thuật của đất (trừ cưòfng độ
chống cắt)
Trị số tiêu chuẩn của chí tiêu (kí hiệu chung là Aj^) là trị số trung bình thống kê của các
giá trị của các chi tiêu xác định bằng thí nghiệm với điều kiện độ phân tán của số liệu
không lớn.

421
Trị số tiêu chuẩn của chỉ tiêu của đất theo thí nghiệm trong phòng hoặc hiện trường
được xác định theo công thức:
1 JL

trong đó: Aj - giá trị riêng lẻ của chỉ tiêu;


n - số lần đo hay xác định.
Để trị số A((. xác định theo công thức trên (tức trị số trung bình số học) có tính xác đúng
thì các trị số của A| xác định từ thí nghiệm các mẫu đất không được phân tán quá một mức
độ nhất định.
Người ta dùng hệ số biến thiên V, với V định nghĩa như sau:
ơ
v= (11-2)
Ib
trong đó:

(A(ị, - trị số trung bình số học) (11-3)


n

1 "
ơ= —-— V ( A j j , - A j ) ^ (ơ - độ lệch bình phương trung bình) (11-4)
i=i
để biểu thị mức độ phân tán của các giá trị Aị của tập hợp số liệu đo so với trị số trung bình
số học Trị số V càng nhỏ thì tính trung bình đối với tập hợp càng tốt. Quả vậy, trong
một tập họfp số liệu đo mà các trị số riêng lẻ trong tập hợp bằng với trị số trung bình của lập
hợp; tức có: Aj = A((, và theo công thức (11-4), có độ lệch a = 0 và do đó có hệ số biến thiên
tính theo công thức (11-2) bằng 0.
ơ 0
v= =0
^tb ^tb
V í dụ l l . l : Xác định trị số tiêu chuẩn của chỉ tiêu.
Đã thực hiện 7 thí nghiệm xác định khối lượng đơn vị p (g/cm^) đối với một tầng đất á
sét được kết quả như sau: Pj = 1,89; 1,80; 1,77; 1,73; 1,81; 1,60; 1,86 (g/cm'^)
Yêu cầu xác định trị số của khối lượng đcfn vị tiêu chuẩn Ptj,.
Giải:
1- Lập bảng tính toán như sau:

n p. Ptb - Pi (Ptb - Pi)^


ỉ 2 3 4
1 1,89 -0,11 0,0121
2 1,80 -0 ,0 2 0,0004

422
___ 3
1,77 + 0,01 0,0001
1,73 + 0,05 0,0025
1,81 -0 ,0 3 0,0009
1,60 + 0,18 0,0324
1,86 - 0,08 0,0064

12,46 0 0,0548

2- Tính trị số trung bình số học P,Ị^:

L
3- Tiên hành kiểm tra điều kiện để trị sô = 1,78 s/cm^ được chấp nhận là trị số tiêu
chuẩn. Hay nói cách khác là tiến hành kiểm tra xern có số liệu thí nghiệm nào chênh lệch
quá hay không. Muốn vậy, theo bảng 11.1, với n = 7 có V = 2,18 và tính độ lệch bình
phương theo công thức (11-7):
0,0548
ơ= = 0.
7
Theo điều kiện (11 -6), có điều kiện:
IA,h - A,l < V .ơ =- 2, Ì 8.0,0':) = 0,20 g/cm^
Từ bảng đã lập nhận Ihấy độ chênh lệch tuyêt dếi lớn nhất Pi so với trị số trung bình là
P ii, là 0,18 g/cm \ Điều kiện (11-6) được thóa mãn:
max lAịh - A,1 = 0 , 18 < 0,20 g/cm^
Vậy trong trường hợp này trị số trung bình dược chấp nhận là trị số tiêu chuẩn:
Ptc =Pth = 1-78 g / c n '

với độ lệch bình phương trung bình là:

ơ = ——— = 0.10 o/cm

và hệ số biến ihiên là: V = - ^ = 0,06


1,78

11.3.2. T rị sô tiêu chuẩn của các chi tiêu cường độ chống cát của đ ất
Riêng đối với các chỉ tiêu chống cắt tg(p \'à c xác định theo phưcmg pháp cắt trực tiếp thì
trị số liêu chuẩn của chúng được xác định theo phương pháp bình phương nhỏ nhất của
quan hệ tuyến tính giữa lực cắt Xvới lực pháp tuyến p.
T = p.tg(p + C (11-5)

423
Vậy có thể nêu ra quy tắc sau đây; trị số trung bình Ajt, của một tập hợp số liệu thí
nghiệm Aj được chấp nhận là trị số tiêu chuẩn của chỉ tiêu khi các A| thỏa mãn các điều kiện;
kiện
A,b-A| < v . ơ ( 11-6)

tức có độ chênh tuyệt đối lớn nhất của Aị so với trị số trung bình không quá lớn.
Trong công thức (11-6), trị số ơ tính theo công thức:

với n < 25 (11-7)

1 "
hay — v ớ i n >2 5 (11-8)

Trị số của V phụ thuộc số lượng kết quả thí nghiệm n, xác định theo bảng 11.1

Bảng 11.1

n V n V n V n V
6 2,07 17 2,70 28 2,93 39 3,06
7 2,18 18 2,73 29 2,94 40 3,07
8 2,27 19 2,75 30 2,96 41 3,08
9 2,35 20 2,78 31 2,97 42 3,09
10 2,41 21 2,80 32 2,98 43 3,10
11 2,47 22 2,82 33 2,00 44 3,11
12 2,52 23 2,84 34 3,01 45 3,12
13 2,56 24 2.86 35 3,02 46 3,13
14 2,60 25 2,88 36 3,03 47 3,14
15 2,64 26 2,90 37 3,04 48 3,14
16 2,67 27 2,91 38 3,05 49 3.15
50 3.16

Trị số tiêu chuẩn của và C[J, được tính theo các công thức sau đây;
n n n n ^
(11-9)
iv ẳ p f-ẳ p .
i- 1 i - l 1=1 i= l J
n -ẳ V P ,-Ìt,ẳ P ,
i- ỉ i= l i= l y

\2
trong đó: ^=^épỉ-(ỵ^rp,
i= I V i^ l

n - số lượng thí nghiệm đại lượng T.

424
Trị số các Cị,, cung có thể tính iheo công thức sau đây khi đã tính được trị số tg(pj^:
n n

Cic = - -íg ^ .c L p .
i=l i=l
V í dụ 11.2: Xác định trị số tiêu chuẩn của các chỉ tiêu cường độ chống cắt của đất.
Người ta đã thực hiện 27 thí nghiệm trong phòng về cường độ chống cắt T với 3 giá trị của
áp lực pháp tuyến Pi = 1, 2, 3, (kG/cin ) đối với một loại đất á sét. Kết quả ghi ở bảng 11.2.

Bảng 11.2

Số p = 1 (kG/cm^) p = 2 (kG/cm') p = 3 (kG/cm^)


rr
^tb - ^tb - -ti (■^Ib -
1 0,55 0,10 0,0100 0,90 0,12 0,0144 0,17 0,19 0,0361
2 0,57 0,08 0,0064 0,90 0,12 0,0144 1,25 0,11 0,0121
3 0,60 0,05 0,0025 0,09 0,12 0,0144 1,32 0,04 0,0016
4 0,06 0,05 0,0025 0,95 0,07 0,0049 1,32 0,04 0,0016
5 0,67 -0,02 0,0004 0,99 0,03 0,0009 1,35 0,01 0,0001
6 0,67 -0,02 0,0004 1 05 - 0,03 0,0009 1,35 0,01 0,0001
7 0,72 -0,07 0,0049 1,07 - 0,05 0,0025 1,35 0,01 0,0001
8 0,75 -0.10 0,0100 1,10 -0,08 0,0064 1,45 -0,09 0,0081
9 0,75 -0,10 0,0100 1,30 - 0.28 0,0784 1,72 -0,36 0,1296
5,H8 0,0471 '),ỉò 0,1372 12,28 0,1891
_J

Giải: Các bước tính toán được lliực hiện theo bảng 11.3.
1- Loại trừ những sai số lớn khi xác định T, với mỗi giá trị của áp lực pháp tuyến. Với
một áp lực pháp tuyến Pi có 9 thí ngliiệm xác ciỊnh t|, váy n = 9 và tra bảng (11.1) được trị
sô tiêu cliuắn thống kẽ V = 2,35.
- Khi p = 1 (kG/cm“), xác định dược trị số ơ theo cõng Ihức (11-6). Từ bảng 11.2 có:

0,0471

Do đó: v .ơ = 2,35.0,07 = 0,16 kG/cm'


Từ báng tính loán ihấy rằng:
< v . ơ = 0,16 kG /cm

5,88
Troim đó: Tj|, = —— = 0,65 kCì/cm'

Vậy các số liệu Ihí nghiệm vói p = 1 (kG/cni‘) không có sai số lớn cần phải loại.

425
Bảng 11.3

SỐTT Pi Pi-^o (^c -


1 0,55 0,55 0,66 0,11 0,0121
2 0,57 0,57 0,66 0,09 0 3081
3 0,60 0,60 0,66 0,06 0.3036
4 0,60 0,60 0,66 0,05 00036
5 0,67 0,67 0,66 - 0,01 0 0001
6 0,67 0,67 0,66 - 0,01 03001
7 0,72 0,72 0,66 -0,06 03036
8 0,75 0,75 0,66 -0,09 0,0081
9 0,75 0,75 0,66 -0,09 0 0081
10 0,90 1,80 0,99 0,09 0.0081
11 0,90 1,80 0,99 0,09 00081
12 0,90 1,80 0,99 0,09 00081
13 0,95 1,90 0,99 0,04 00016
14 0,99 1,98 0,99 0,00 00000
15 1,05 2,10 0,99 -0,06 00036
16 1,07 2,14 0,99 -0,08 0.0064
17 1,10 2,20 0,99 -0,11 00121
18 1,30 2,60 0,99 -0,31 00961
19 1,17 3,51 1.32 0,15 0.0225
20 1,25 3,75 1.32 0,07 00049
21 1,32 3.96 1.32 0,00 00000
22 1.35 3.96 1.32 0,00 00000
23 1.35 4.05 1.32 -0,03 00009
24 1.35 4.05 1.32 -0,03 0.0009
25 1.35 4.05 1.32 -0,03 00009
26 1,43 435 1.32 -0,13 00169
51 25,60 117 55,88 02385

- Khi p = 2 (kG/cm^), từ bảng tính toán có:


9,16
= l,02kG /cm '

^ ^ ^ = 0,12kG/cm^

v.ơ = 2,35.0,12 = 0,28 kG/cm'


Xét tiêu chuẩn < v.ơ thấy có một thí nghiệm có giá trị T = 1,30 kG/cm' cho ta
đẳng thức = v . ơ . Như vậy, số liệu T| = 1,30 kG/cm^ có thể đê’ lại.

426
- Khi p = 3 (kG/cm^), lừ bảng tính toán có:
_ 12,28 2
T,h
10
= —g = 1,36 kG/cm

ơ = j ^ ỉ ^ ^ = 0,15kG/cm'^

v . a = 2,35.0,15 = 0,35 kG/cm-

Vậy số liệu X = i,72, kG/cm u; ...: -1'._


bị loại do sai số lớn.
2- Xác định trị số tgcpị^ và c,^,: áp dụng các cõng thức (11-9) và (11-10).
Với những số liệu thí nghiệm Pi v à T| ^ h i ờ những cột đầu của bảng, tính được:
/ _ \2
A= n .ip f- É p = 26.117-51^ =441
i=! Vi =l J

_ 26.55,88-25,60.51
tg<p,c = --------- ----------------- = 0.33, = arctg(0,33) = 18
441
25,60.117-51.56,88 2
c„. = ------------ ^--------------- = 0,33 kG/cm
441
3- Xác định độ lệch bình phưoTig trung bình ơ và hệ số biến thiên V ứng với tgcp và c
- Độ lệch bình phươna trung bình a tính theo thức:

với

^(p,.tg(p,,.+c^^.-x,)2 (11-13)
i=l
2
Trong cột 7 ớ bảng 11.3 ghi các trị số ~ T|, cót 8 ghi (Xọi - Tj)

Theo kc'l quả ỡ báng tính: n = 26, Z(To “ '^i)" “ 0,2385

ơ. = =0,10kG/cm

| “ =0-'K

ơ„ =0,01- /— = 0.05 kG/cm^


V441

(Trị số A như trên: A = 441).

427
- Hộ số biến thiên tưcfng ứng với tg(p và c được tính theo công thức:

0,33

tgcp,, 0,33

11.3.3. Trị sô tính toán các chỉ tiêu địa kĩ thuật của đất. Hệ sỏ tin cậy về đất
Theo định nghĩa, trị số tính toán, kí hiệu của đất được xác định theo công thức:

(11-14)

Trong đó: A,,. - trị số tiêu chuẩn của chỉ tiêu đang xét;
- hệ số tin cậy về đất.
Theo tài liệu cũ, ví dự SNiP 11-15-74 và TCXD 45-78 hoặc SNiP 11-16-76 và TCVN
4253-86, hệ số tin cậy về đất được gọi là hệ số an toàn về đất.
Đến nay nhiều nước trên thế giới, ví dụ các nước ở châu Âu, như Anh, Pháp, Nga \'à
Bắc Mỹ như Canađa đã bước đầu hoàn thiện các quy tắc tính toán công trình trên nền
đất và đều sử dụng thuật ngữ hệ số tin cậy. Đặc biệt SNiP 2.02.01-83 (thav thế SNiP II-
15-74) và SNiP 2.02.02-85 (thay thế SNiP 11-16-76) đã thay thuật ngữ hệ số an toàn về
đất bàng hệ số tin cậy về đất. Tác giả cuốn sách này đồng tình với sự thaỵ đổi hợp với
xu ihế chung của thế giới.
Hệ sỏ'lin cậy về đất được xác định theo công thức:

(IMS,

trong đó p là chỉ tiêu đánh giá độ chính xác của trị số trung bình của chỉ tiêu địa kĩ thuật,
xác định theo các công thức sau đây:
- Đối với các chỉ tiêu cường độ chông cắt của đất;
p = t„.v ( 11- 16)
V
- Đối với các chỉ tiêu khác: p= (11-17)
\/n
trong đó:
V - hệ số biến thiên xác định theo công thức (11-2):

v =— (11- 18)
^Ib
tu - hệ số phụ thuộc vào xác suất tin cậy và số bậc tự do. Đế’ xác định các chỉ tiêu cường
độ chống cắt, số bậc tự do lấy bằng n - 2.

428
Đối với các chỉ tiêu dịa kĩ thuật khác thì sò bậc tư do lấv bằng n - 1.
n là tổng số lần thí nghiệm.
Trị ịố la xác định theo bảng 11.4 khi biết số bậc :;ự do và độ xác suất tin cậy a.

Bảng 11.4

SỐ bậ: tự do a = 0,085 a = 0,90 a = 0,95 a = 0,98 a = 0,99


ì 1,34 1,89 1,92 4,87 6,69
•s» 1,25 1,64 2,35 3,45 6,54
4 1,19 1,53 1,13 3,02 5,75
5 1,16 1,14 2,01 2,74 3,36
1,13 1,44 1,94 2,63 3,14
7 1,13 1,41 1,90 2,54 3,00
1.11 1,40 1,86 2,49 2,90
•) 1,10 1,38 1,83 2,44 2,82
10 1,10 1,37 1,81 2,40 2,76
11 1,09 1,36 1,80 2,36 2,72
12 1,08 1,36 1,78 2,33 2,68
13 1,08 1,33 1,77 2,30 2,65
14 1,08 1,34 1,76 2,28 2,62
15 1,07 l,M ! 'í''’ 2,27 2,60
16 1,07 1,34 ! ,75 2,26 2,58
.7 1,07 1,33 : ,74 2,25 2,57
;8 1,07 1,33 . ,73 2,24 2,55
.9 1,07 1,33 ; J3 2,23 2,54
:o 1,06 1,32 :,72 2,22 2,53
25 1,06 1,32 ;,71 2,19 2,49
:-0 1,05 1,31 ;,70 2,17 2,46
^0 1,05 1,30 ;,68 2,14 2,42
eo 1,05 1,30 :,67 2,12 2,49

Cách chọn độ xác suất tin cậy như sau:


- Thiết kế sơ bộ: a = 0,90 - 0,95
- Thiết kế kĩ thuật: a = 0,95 - 0.99 (công trình c ấp I lấy 0,99)
-T h h th e o T T G H P H : a - 0.93
- Theo SNiP và sổ tay nền móng Nsa (1991) khi tính Iheo TTGHSD, lấy a = 0,85.
Chcii dâu (+) hay (-) trong cônu ihức ( 11-15' sao cho việc phân tích địa kĩ thuật thiên
\'ề an toàn.

42C)
V í dụ 11.3: Tính trị số tính toán của chỉ tiêu địa kĩ thuật.
Từ ví dụ đã nêu đã túih được trị số tiêu chuẩn của khối lượng riêng là pjj. = 1,78(g/cm^),
trong (ví dụ 11.1). Yêu cầu xác định trị số tính toán.

Giải:
- Trong ví dụ 11.1, đã xác định được: ơ = 0,01 (g/cm^), V = 0,06, n = 7.
- Nếu chọn a = 0,85, với hệ số tự do n - 1 = 7 - 1 = 6, theo bảng 11.4 xác định được
ta =1,13.
- ứng dụng công thức tính p đối với khối lượng riêng: chọn công thứcộ 1-14)

p = t „ - - ^ = l , 1 3 - ^ = 0,03

- Xác định hệ số tin cậy về đất;


1,03 (+)
0,97 ( - )

- Xác định trị số tính toán:

p„ = - ^ = ^ ^ = l,73g/cm^ (lấy d ấ u +)
Yd

Hoặc: Pu = — = (lấy d ấ u -)
Yd 0.97

- Nếu chọn a = 0,95, với n - 1 = 6 xác định được ta = 1,94.

Khi ấy có: p = 1 , 9 4 - ^ ^ = 0,04


77
1 1 1,04 (+)
~ l ± p ~ 1 t0 ,0 4 0,96 ( - )

Vậy : p„ = = 1,71 g/cm^ (lấy dấu +)


7d 1 .0 4

Hoặc: p„ = — = = 1,85 g/cm^ (lấy dấu -)


Yd 0-96
Từ ví dụ, có nhận xét sau đây;
1) Hệ số tin cậy về đất có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn 1 do đó trị số tính toán khối lượng
đofn vị trong trưòfng hợp này với a = 0,95 có thể là 1,71 (g/cm^). Trong trưòfng hợp tính toán
cần chọn trị số nào để kết quả thiên về an toàn. Ví dụ; đối với khối đất chống trượt (như để
đắp phản áp) thì lấy p = 1,71 (g/cm'Y
2) Trị số xác suất tin cậy a chọn càng lớn, kết quả tính toán càng thiên về an toàn.

430
Ví dụ: đối với việc thiết kế tầng phản áp:
Với a = 0,95 thì lấy p = 1.71 (g/cm^)
Với a = 0,85 thì lấy p = 1,73 (g/cm^)
Vậy chiều dày tầng phản áp với a = 0,95 sẽ phải dày hơn so với a = 0,85.
V í dụ 11.4: Tính trị số tính toán các chỉ tiêu chốmg cắt của đất.
Số liệu đã cho ở ví dụ 11.2.
Giải:
- Từ ví dụ 12.2, đã có:
= 0,33 với ajg(p = 0,02 và = 0,06.

c„ = 0,33 kG/cm^ với ơ, = 0,05 kG/cm^ \'à = 0,15 với n = 26.


- Xác định hệ sô' tin cậy về đất:
Với a = 0,95 và n - 2 = 26 - 2 = 24 xác định theo bảng được ta = 1,71. Vậy có:
+ ứng với tgcp: p = t„.V =1,71.0.06 = 0,10
+ ú h g v ớ ic : p = t „ .v = 1,71.0,15 = 0,26
Từ đó ta tính hệ sỏ' tin cậy về đất

+ Đối với tg(p: ---- = 1,11


^ 1 - 0,10

+ Đ ối với c: Y | = ------ỉ— =1, 35


1 -0 ,2 6

- Tính các trị số tính toán của góc ma sát trong là lưc dính đơn vị:

tg^u = ^ = 0,30 -> (f>„ = 17"


Yd MI

Cịj = — = = 0,24 kG/cm'


Yd U5

Trong ví dụ này khi tính đã lấy dấu (-) để kết quả thiên về an toàn. Quả vậy, mỗi khi
các chỉ tiêu về cường độ chống cắt giảm đi thì nguy cơ về mất ổn định tăng lên.

11.4. TẢI TR()N(Ỉ VÀ TÁC ĐỘNG LÊN CÔNG TRÌNH. HỆ s ố TIN CẬY VÊ
T Ả I TRỌNCỈ

Cần hiểu công Irình là một hộ tương tác giữa kết cấu công trình với nền của nó.

11.4.1. Hệ sô tin cậy vể tải trọng


Tải trọng tác dụna lên công trình được phàn ra: tải trọng thường xuyên và tải trọng
tạm thời. Tải trọng tạm Ihời được phân làm tải trọng tạm thời dài hạn, tải trọng tạm thời

431
ngắn hạn và tải trọng đặc biệt. Các tiêu chuẩn thiết kế quy định các loại tải trọng cần
tính đến. Ví dụ TCVN 5060-90 - Công trình thủy lợi - các quy định chủ yếu về thiết kế.
Khi tính tải trọng thường gặp những sai số khách quan do không nắm chắc được bản
chất của đối tượng hoặc do yếu tố chủ quan. Do vậy mức độ tin cậy của trị số tải trọng tính
toán được khác nhau tùy đối tượng. Ví dụ kết quả tính tải trọng khối nước đáng tin cậy hơn
kết quả tính trọng lượng của khối đất hoặc khối vật liệu rời. Hiện nay, dùng hệ số tin cậy về
tải trọng để xét đến độ tin cậy của tải trọng tính toán.
Trước đây thường dùng hệ số vượt tải thay cho hệ số tin cậy về tải trọng. TCXD 45-78
(SNiP 11-15-74), TCVN 4253-86 (SNiP 11-16-76) đều dùng hệ số vượt tải. Theo TCVN
5060-90 khi tính toán ổn định và độ bền của công trình thủy lợi, hệ số vượt tải n được xác
định theo bảng 11.5.

Bảng 11.5

Tên các tải trọng và tác động Fiệ số vư^Tt tải (n)
Trọng lượng bản thân công trình 1,05 (0,95)
Trọng lượng bản thân của lớp áo đường hầm 1,20 (0,90)
Áp lực thẳng đứng cùa trọng lượng đất 1,10(0,90)
Áp lực bên của đất 1,20(0,80)
Áp lực bùn cát 1,20

Áp lực dá:
Trọng lượng của đá khi tạo vòm 1,50
1,20 (0,80)
Áp lực đá nằm ngang
Trọng lượng toàn bộ lớp đất, đá trên đường hầm hoặc trọng lượng vùng bị
1,10(0,90)
phá hủy
Áp lực nước tĩnh, áp lực sóng, áp lực nước đẩy ngược cũng như áp lực
nước thấm ờ mặt tiếp giáp giữa nền và I ông trình, ở khớp nối và mặt cắt
tính toán của các kết cấu bêtông và bêtô Ig cốt thép
1,00
Áp lực tĩnh của nước ngầm lên lớp áo đường hầm 1,10(0,90)
Áp lực nước bên trong đường hầm (kể cả nước va) 1,00
Áp lực mạch động của nước 1,20
Áp lực của vữa khi phụt ximăng 1,20(1,00)
Tải trọng thẳng đứng và nằm ngang của máy nâng, bốc dỡ, vận chuyển
cũng như tải trọng của các thiết bị công nghệ cố định 1,20
Tải trọng do gió 1,30
Tải trọng do tàu thuyền 1,20
Tác động của nhiệt độ và độ ấm 1,10
Tác động của động đất 1,00

432
Chú thích:
1. Hệ sô vưọĩ ỉcii do ỉùii clìợy ĩrêỉi cỉưởiiịị sủĩ, .xe chạy írêỉì dường ôtô, plỉải lấy theo tiêu clỉuán
ỉhiết k ế càu.
2. Cho phép lấy hệ so vượt ídi hằng ỉ ,00, dổi \ ới ĩr ọng lượng của bản thản công trình, áp lực
íliẳng đứng do trọng lượng của kììối cỉcít, nếu ĩrọỉỉg lượtỉg của khối đất đắp đó không lớn hơn 20%
ỉổng ĩrọng ỉượìiọ^ của côỉig ĩrìiỉli cilỉỉg ìỉlìU doi vói ỉiíĩ cả các loại tải trọỉig của đấĩ khi sử dụng các
tham sô ííiih toán của đất lấy ílieo tiẻii clỉKẩỉỉ \ 'iệỉ Ỉhỉ ‘ìì "Nền các công trình thủy lợi. Yêu cấu thiết
k ể ' (TCVN 4253-86).
3. C hỉ sửdụiìg các hệ s ấ vượỉ íài ^lit íron^ sử dụng chúng s ẽ dẫn tới trường hợp
chất ĩài kììôỉìg lợi doi với côỉìíĩ írìỉìli.
Theo Tiêu chuẩn nền nhà và công trình (SNiP 2-02-01-83) và sổ tay nền và móng của
Nga (1991), khi lính toán nền nhà và cône trình Iheo trạng thái giới hạn theo nhóm thứ
nhất, irị số hệ số tin cậy về tải trọng Ỵ| được xác đỉnh như sau:

/. Đối với trọng lượnsị của cỏtìs^ trình


Hệ số tin cậy được xác định theo báng 11.6.

Bảng 11.6

Kết CÍÍLÌ công trình và loại đát Hệ sô' tin cậy về tải trọng Ỵ(-
Kết cấu công liinh:
- Bằng thép 1,05
- Bằng bẽtông 1,10
- Bàng bêtông cốt thép;
làm ớ nhà máy 1,2
làm ở cống trường 1,3
Đất;
- Đâì tự nhiên 1,1
- Đất đắp 1,15

2. Đối với thiết hi


Hệ số tin cậy được xác định theo bảng 11.7.
Bảng 11.7

Hạng mục thiết bị máy inóc Hệ số tin cậy Yc


- Thiết bị cố định 1,05
- Thiết bị rời 1,20
- Thiết bị chứa vặt liệu: nước, chất lỏn2 1,0
dung dịch, vật liệu rời 1,1
- Xe máy chất tải hàng hóa (kể cả hàng) 1,2

433
3. Đối với tải trọng do cẩn cẩu: Hệ số tin cậy Ỵị- = 1,1

4. Đối với tài trọng gió: Hệ số tin cậy = 1,4.


Theo Sổ tay kĩ thuật nền móng Canađa (Manuel Canadien D'iigenierie des
fondations - Société canadienne de geotechnique, 1994), các hệ số tin cậ' về tải trọng
được xác định ở bảng 11.8.

Bảng 11.8

Loại tải trọng Hệ số tin cậy về tả trọng


Tải trọng thường xuyên 1,25 hoặc 0,8:
Tải trọng động, gió, động đất 1,5
Áp lực nước 1,25 hoặc 0,8

* Các trị sô' 0,85 và 0,8 trong bảng được dùng khi các loại tải trọng nàv làm nng mức độ an
toàn cho công trình.

11.4.2. Tải trọng tiêu chuẩn và tải trọng tính toán


Các tác động lên công trình đều được định lượng bằng tải trọng hoặc lic, để cho gọn
dùng chung thuật ngữ: tdi trọng. Các tải trọng xác định được theo những quy tắc, định
luật, định lí vể cơ học và bản vẽ thiết kế được gọi chung là tãi Irọinỉ liêu chuẩn. Trị số
tiêu chuẩn của tải trọng, do đó có tính chất trung bình mà chưa xét đến nức độ tin cậy
của giá trị xác định được. Một bồn chứa V (m'^) nước tạo nên một lái trọng lêu chuẩn lên
công trình hoặc lên nền với trị số đáng tin cậy hơn tải trọng của V (m^) vạ thể rời ví dụ
như ximãng chảng hạn vì Irọng lượng đơn vị của vật thể rời có liên quan đến độ chặt. Để
xét đến sự an toàn của công trình trên nổn của nó cần đưa vào tính toán địi kĩ thuật khái
niệm về íài lrọni> tính toán.
Tlieo định nghĩa, tải trọng tính toán được xác định theo cổng thức:
N„=yf . N, . (11-19)
Irong đó:
- trị s ố c ù a tải t r ọ n g l i ê u c h u á n ;

Y( - hệ số tin cậy về tải trọng d o các tiêu ch u ẩn lièn quan q u y định như đc nèu trong các
bảng 11.5, 11.6, 11.7, 11.8 v.v...
Tính loán công trình trên nền đất theo TTGHPH theo tải trọne tính toán. "ính toán công
trình trên nền đất theo TTGHSD dùng tải trọng tiêu chuẩn.

11.5. TỔ HỢP TẢI TRỌNG VÀ HỆ s ổ Tổ HƠP TẢI TRỌNí;


Khi tính toán công trình Irèn nén đất theo trạng thái giới hạn phá hoại và trang thái giới
hạn sử dụng cần xét đến những lổ hựp tải irọng bất lợi nhất.

434 ■
11.5.1. C ác tổ hợp tải trọng
Theo TC\^^ 5060-90, tổ hợp lái irọng được phân như sau:
- T ổ hợp tả Irọng cư bản: bao gồm các tải trọng và tác động thưòng xuyên, tạmthời
ngắn hạn và tạn thời dài hạn.
- T ổ hợp tả írọniỊ dặc hiệt: bao 2ồm các tải trọng và tác động thường xuyên, tạm thời
dài hạn, tạm thíi dài hạn và một trong các tai trọng và tác động tạm thời đặc biệt. Khi có
luận chứng chắc chắn, có thể lấy hai irone các tải trọng và tác động tạm thời đặc biệt.
Tính nền nhà và công trình nói chung cần chú ý đến cách lựa chọn tổ hợp tải trọng: khi
tính theo TTGHSD cần tính \ ới tổ hợp tái trong cơ bản, khi tính theo TTGHPH cần tính với
tổ hợp tải trọng cơ bản \’à tổ hợp tái trọns đặc biệt.
Cần chọn tỉu Irọng và tác động đối với tổ hợp không thuận lợi nhất nhưng có thể xảy ra
riéng trong thời kì khai thác và thời kì thi công.

11.5.2. Hệ 50 tổ hợp tải trọng


Theo quy diiih của TCVN 5060-90, đối với nền công trình thủy lợi, hệ sô' tổ hợp tải
trọng ri(. được xíc định như sau:
a) Tổ hợp tải trọng cơ bản: = I
b) Tổ hợp tai trọng đạc biệt; 11^, = 0,90
c) T ổ hợp tiìi tronp kliòng lợi troiiL’ thời cian thi c ôn g và sửa chữa:

n, = 0,95
Đối với nền nhà và cồng trinh, tlieo (SNiI^ 2.02.02-83) thay thế (SNiP 11-15-74) (nền
nhà và công trình) và sổ tay ncn inóna Nga (1991), nếu chọn tổ hợp tải trọng gồm các tải
trọng thường xuyên và không ít hơn hai tải trọng ngắn hạn thì trị số của tải trọng tạm thời
cần nhân với hé sò' tổ hợp (ải trọng như sau:
a) Trong tô hợp tải trọng cơ bản. đối với các tải trọng tạm thời dài hạn lấy hệ số tổ
họfp tải trọng V|'| = 0.95, đối với các lải trọng tạm thời ngắn hạn lấy hệ số tổ hợp tải trọng
\ ự 2 = 0,9.

b) Trong tổ liợp tải trọng clặc biệt, đôi với tải trọng dài hạn lấy hệ số tổ hợp tải trọng
1|;| = 0,95, đối với tái irọna ngắn hạn !â'y hệ số lổ hợp tải trọng yụ2 = 0,8.
Việc chọn hộ số tổ hợp tải trọng đúng đắn quvết định đến hiệu quả kinh tế của công
irình. Điều này các kĩ sư thiết kế thường ít quan tâm.

11.6. HỆ SỐ AN TOÀN VÀ s ứ c CHIU TẢI CỬA NỂN

Khi tính còiitỉ trình trên nền đất cẩn phân biệt hệ s ố an toàn (factor of safety) và hệ sô'
tài trọng (load lactor).

435
11.6.1. Hệ số an toàn
Khi tính toán công trình với nghĩa hệ công trình - nền theo trạng thái giới hạn phá hoại,
việc xác định hệ số an toàn là việc làm cần thiết. Hệ số an toàn cho biết mức độ an toàn của
kết cấu, của nền một công trình nói chung.
Hệ số an toàn phải chọn vừa đủ để công trình được ổn định và phát huy hết khả nàng
chịu tải của nền. Công trình bị phá hoại nếu chọn quá nhỏ, nền chưa phát huy hết khả nàng
chịu tải nếu chọn quá lớn. Hiện nay, về hệ số an toàn có nhiều quan điểm khác nhau.

11.6.1.1. Q uan điểm dùng m ột hệ sô' an toàn. H ệ s ố an toàn c h u n g


Mức độ an toàn của công trình trên nền đất được đánh giá định lượng bằng một hệ số an
toàn mà đến nay được gọi là hệ sô'an toàn chung.
Hộ số an toàn chung có lịch sử xa xưa nhất. Ví dụ theo (SNiP II,b. 1.62) và (QP.20-64)
về nền công trình thủy lợi thì điều kiện ổn định của công trình trên nền đất được xác định
từ điều kiện:
K ,,> [ K ] (K -2 0 )
trong đó: Kyj là hệ số an toàn tính toán được với một công trình cụ thể;
[K] - hệ số an toàn chung, được quy định trong bảng 11.9.

Bảng 11.9

Cấp công trình Hệ số an toàn chung cho phép [K]


Cấpl 1.5
Cấp II 1,4
Cấp III 1,3
Cấp IV 1,2

Đến nay, đã biết rằng có nhiều yếu tố dẫn đến sự mất ổn định của công trình và mỗi yếu
tố có tác dụng đến sự mất ổn định khác nhau. Gộp chung các yếu tố gây mất ổn định vào
một hệ số an toàn chung là không phù hợp với phương pháp luận hiện đại. Do vậy, cách
chọn hệ sô an toàn theo bảng 11.9 đã được bãi bỏ.
Tuy nhiên, do kinh nghiệm trong một sô trường hợp hệ sô an toàn chung vẫn được áp
dụng. Ví dụ theo một số tài liệu nước ngoài hướng dẫn cách chọn tải trọng cho phép p.|||
(allowable bearing capacity) theo công thức (Brajam DAS. 1995)
Pgh Q „
Pal l =— — với FS = 3 (11-21)
FS
trong đó; Pgh - tải trọng giới hạn (phá hoại);
q - tải trọng bên;
FS - hệ số an toàn (viết tắt của Pactor of saíety).

436
Tuy nhiên, có tác giả phê phán quan điểm này, ví dụ theo i. Atkinson (1993) gọi FS = 3
là hệ sô' an toàn là không đúng vì đổi với tải trọng tác dụng thực tế lên mặt nềr với FS nhỏ
hírti, ví dụ 1,5 chẳng hạn thì nền công trình đủ ổn định, ở đây khi chọn FS = 3 là đã xét đến
trạng thái giới hạn sử dụng của công trình trên nền đất có biến dạng. Do vậy cần thay thế
thuật ngữ hệ số an toàn bằng một thuật ngữ khác để tránh nhầm lẫn. Chúng ta sẽ trở lại vấn
đề này ở mục sau.

11.6.1.2. Q uan điểm về hệ số huy động cường độ chống cắt của đất nền
Xét bản chất và cơ chế cúa sự phá hoại khối dơ! là sự phá hoại cắt hoặc trượt. Do đó ý
tưởng dùng hệ số huy động F về cường độ chống cắt của đất làm hệ số an toàn khi phân
tích sự ổn định của nền đất và mái đất đã được phát triển.
Đất về bản chất có khả năng chống cắt, được định lượng bằng cường độ chống cắt Tg

tính theo công thức Coulomb:


T„=ơtg(p + C (11-22)

trong đó; (p, c là góc ma sát trong và lực dính đơn vị của đất, như hình 11.2.

Hình 11.2
Theo định nghĩa, hệ số huy động được xác định theo công thức:

F
^m (11-23)
"'■otn

trong đó là phầii cường độ chống cắt huy động vừa đủ để cân bằng với ứng suất cắt tại
nơi đang xét.
Từ biểu thức (11-23) và (] 1-22), có thể viết:

= 7^(ơtgcp + c)
in m

tg<p . c
hay (11-24)
p.

Kí hiệu tg9
(11-25)
m

437
c,= — (11-26)

thì biểu thức (11-25) có dạng:


^ o m = ơ tg 9 ^ + c ^ (11-27)
trong đó: - là lực dính đcm vị huy động;
(p^ - góc ma sát huy động.
(Kí hiệu m là chữ viết tắt tiếng Anh: mobilized = được huy động).
Người kĩ sư thiết kế công trình trên nền đất ở trạng thái cân bằng bền nên tại mọi điểm
trong nền, nói chung vòng Mohr ứng suất tại điểm đang xét phải nằm dưới đường Coulomb
(được xác định bằng góc ẹ và lực dính c). Vấn đề đặt ra là nền công trình ở trạng thái cân
bằng bổn với mức độ ổn định, tức hệ số an toàn là bao nhiêu. Bài toár phân tích địa kĩ thuật
phải nhận hộ sô' huy động F là đại lượng cần tìm. x ả y ra mấy trường hợp:
a) < 1 Cường độ chống cắt đã được huy động hết nhưng đất nền vẫn bị phil hoại

(^om > ^o)-


b) = 1 Cường độ chống cắt vốn có của đất đã được huy động vừa hết và đất nền ở
trạng thái cân bằng giới hạn (Xj,^ =
c) > 1 Cường độ chống cắt của đất chưa cần huy động hết nhưiig đất nền đang làm
việc tốt < T„).
Người kĩ sư có kinh nghiệm, trong thiết kế sơ bộ đã chọn được phương ánvớihệ số hu
động F > 1. Trong giai đoạn thiết kế kĩ thuật, chỉ cần tính xem hệ số huy động Flớn hơn 1
bao nhiêu.
Theo kinh nghiệm của B. Das thì trị số F,^ = 1,4 H- 1,6 khi tính nền tương đồng với trị số
hệ số an toàn FS vào khoảng 3 - 4.
Cách biểu thị hình học của phương trình (11-27) được thể hiện ở hình 1 1.2. ứng với
một điểm trong nền đang xét ứng với một đồ án thiết kế đang xét, vòng Mohr ứng suất
trong hình 11.2 là không đổi về vị trí và độ lóìi. Vòng Mohr này nằm dưới đường Couloinb
nên điểm đang xét trong nền là ở trạng thái cân bàng bền. Từ điểm O' vẽ đường tiếp tuyến
với vòng Mohr ứng suất. Đường này có phương trình là:
^om = ơ t g ( P n , + C ^

Quả vậy, vòng Mohr ứng suất nhận "đường Coulomb huy động" làm đường tiếp tuyến
thì điểm đang xét ở trạng thái cân bằng giới hạn. Hơn nữa, đường Coulomb huy động phải
đi qua điểm O' cách điểm o đoạn bằng áp lực dính n = c/tgcp.
Kí hiệu rij^ là áp lực dính cúa "đất huy động", có:

n, = - ^ (11-28)

438
Thay trị số c^. (p^ từ các biểu thức (11-25) và (11-26), có:
/
c F c
/ =n (11-29)
F
V * m
,y / V
F
^ m y "m tg(p

Vậy trị sô (p^ và c^n được xác định bằng phương pháp hình học như đã trình bày ở
hình 11.2.
Tóm lại dùng hệ số huy động làm hệ số an toàn như đã nêu tránh được điều thiếu logic
là giá thiết nền công trình ở trạng thái cân bằng giới hạn (trong lúc biết chắc chắn là không)
để tính K ,( trong công thức(l 1-20)
v ể lí thuyết, do có đẳng thức(l l-29)tức có áp lực dính n không đổi khi hệ số huy động F
thay đổi nên các công thức tính tải trọng giới hạn theo phưcmg pháp Xokolovski và phưcmg
pháp Ebdokimov có thể vận dụng hợp lí để lính sức chịu tải của nền ứng với một trị số huy
động F, tức tính sức chịu tải của nền theo và thay cho trị số (p và c của đất. sở dĩ như
vậy là vì hai phương pháp này xét đến lực dính thông qua áp lực dính theo nguyên lí tương
đương của Caquot (xem chương 5).

/ 1.6.1.3. Q uan điểm vê hệ so an toàn tổng hợp


Quan điểm này phát triển cùng với xu thế tính công trình trên nền đất theo trạng thái
giới hạn. Theo quan điểm này, tính ổn định của nền còng trình phụ thuộc nhiểu yếu tố và
mỗi vếư tố phải được xél riêng lẻ ứng với một hệ s ố an loàn riêng thích hợp.
Như trên đã nêu: hệ sô' an toàn riêng ứng với mỗi yếu tố chính là những hệ số tính toán;
hệ sô tin cậy về đất, hệ số tin cậy về tải trọng, hệ số tổ hợp tải trọng v.v...
Nếu kí hiệu các hệ số tính toán là Kj thì hệ số an toàn tổng hợp K được viết ở dạng đặc
trưng như sau:
K = f ( K i) (11-30)

Do vậy, việc tính với hệ sô' an toàn tổng hợp. còn được gọi là tính với nhiều hệ s ố an
toàn hoặc với nhiêu hệ sô' tin cậy:
- Hệ số điều kiện làm việc.
- Hệ sô tin cậy về đất.
- Hệ số tin cậy về tải trọng.
- Hệ số tố họfp tải trọng.
- Hệ số xét đến tầm quan trọng của công trình.
- v .v ...

Theo TCVN 5060-90, SNiP 2.02.02-85 (thay thế SNip 11-16-76) và SNiP 2.02.01-83
(thay thế SNiP 11-15-74) thì điều kiện an toàn về sức chịu tải được thể hiện ở dạng tổng
quát sau:

439
n c N „< f-R g h (11-31)

trong đó:
Njj - giá irị tính toán của tải trọng (lực hoặc mômen) tác dụng lên nền, có xét đến độ tin
cậy về tải trọng.
Rgh - tải trọng giới hạn, có xét đến hệ số antoàn về đất. Phương và điểm đăt của Rgp,
phải cùng phưofng chiều và điểm đặt của N[(.
rij - hệ số tổ hợp tải trọng;
m - hệ số điều kiện làm việc, xác định theo bảng 11.10;
kn - hệ ỉ6 tin cậy đối với công trình xác định theo bảng 11.11.

Bảng 11.10 (theo TCVN 5060-90 và SNiP 2.02-02-85)

Loại công trình và loại nền Hệ sô' điều kiện làrn việc (m)
- Công trình bêtông và bêtông cốt thép trên nền đất và
nền đá nửa cứng 1,00
- Công trình bêtông và bêtông cốt thép trên nền đá:
Khi mặt trượt đi qua khe nứt trong đá
Khi mặt trượt đi qua mặt tiếp xúc giữa bêtông
và đá hoặc đi trong khối đá nền, một phần qua
các khe nứt, một phần qua đá nguyên khối 0,9.5
- Đập vòm và công trình ngăn chống khác trên nền đá 0,75
- Các mái -dốc tự nhiên và nhân tạo 1,00

Chú thích Troiiị’ các trườìig hợp cần thiết, khi có luận clìửiiíỊ thích đáiìị’, iiịỊoài các hệ sô' liêu
trong bảiì.>, dược phép lấy các hệ sô' diêu kiện làm việc b ổ sung đ ể xét tới (lặc áiểm riêiìịị của kết
cấu công trình và nền của chúng.

Bảng 11.11 (theo TCVN 5060-90 và SNiP 2.02.02-85)

Cấp công trình’ Hệ số tin cậy

Cấpl 1,25
Cấp II 1,20
Cấp III 1,15
Cấp IV 1,10

Chú thích: Khi tính nên llieo trạng thái giới liại sử dụng (Irạng thái giới hạn lhử hai) dược phép
lẩv hệ sốtin cậy bằng I .

Theo SNiP 2.02.01-83 (nền nhà và công trình) thay thế SNiP 11-15-74 (TCXD 45-76 là
bản dịch), điều kiện ổn định về sức chịu tải (11-31) có dạng:

440
(11-32)

Trong biểu thức (1 1-32), ngầm hiểu rằng khi tính theo trạng thái giới hạn về phá hoại
(TTGHPH) lấy tổ hợp tải trọng cơ bản và do đó lấy hộ số tổ hợp tải trọng n^. = 1. Hệ số điều
kiện làm việc m xác định theo bảng 11.12.

Bảng 11.12 (theo SNiP 2.02.01-83)

Loại nền Hệ số điều kiện làm việc (m)


- Nền đất cát 1.0
- Nền đất á cát cố kết ổn định 0,9
- Nền đâ't á sét cố kết chưa ổn định 0,85
- Nền đá tươi (không phong hóa) 1,0
phong hóa 0,9
phong hóa mạnh 0,8

Hệ số tin cậy đối với công trình xác định theo bảng 11.13.

Bảng 11.13 (theo SNiP 2.02.01.-83)

Cấp nhà \'à công trình Hê số tin cậy


Cấp 1 ' 1,20
Câp 11 1,15
Cấp IIỈ 1,10

C hú ý: Theo íiỡii cliiuíii tlìiẽì k ế nen nhà và CÔIIÍỊ írìiili TCXD 45-78 hiện dùng và SNiP U -Ì5-7
lliì biên lliửc ( ì 1-32) có íIợiiíị:

R.
N„< (11-33)
k

lức, so với tiẺLi cliiiân mói lưrn SNiP 2.02.01-83 tlìì có hai điểm chưa dược bổsiíiig:
í . Xét dến diêu kiện làiH việc (ni) cua loại nên (bảiií’ 11.12).
2. Xét cíểiì chi tiết cấp câng tìình (3 cấp: cấp /, cấp // và cấp ỈII) (hảng l ì .13).
Từ hai biểu thức (11 -31) và (11 -30) có Ihể viết;
R
(11-34)
" K
m
irong đó: K = f(K ,) = (11-35)

Từ biểu thức (11-35) các hệ số tin cậy m, ri(,, kp, v.v... đóng vai trò của hệ số an toàn
riêng K. ứng với mỗi nhân tố ánh hường đến mức độ an toàn về sức chịu tải cúa nền đất. Do

441
vậy hệ số an toàn K xác định theo (11-35) được quy ước gọi là hộ sốan toàn tổng hợp để
phân biệt với khái niệm về hệ số an toàn chung.

11.6.2. Sức chịu tải của nền


Đến nay, chúng ta chi nói đến tải trọng giới hạn của nền (Pgh).
Khi tải trọng tác dụng lên mặt nền (p) bằng tải trọng giới hạn thìnền ở trạng thái cân
bằng giới hạn, tức phá hoại.
Vậy điều kiện để nền không bị phá hoại là:

P < P gh

hoặc p= (11-36)
K
Trong đó K là hệ số an toàn, có trị số lớn hcfn 1.

Nếu kí hiệu [p] = - ^ (11-37)


K
thì điểu kiện để nển không bị phá hoại là;

[p]
Trị số [p] tính theo công thức (11-37) với hệ số an toàn lớn hơn 1 được qu\ ước goi là
sức chịu tải của nền. Từ đó có định nghĩa về sức chịu tải của nềii (bearing capacity) như
sau; Sức chịu tài của nền là tài trọng nên chịu dược mù khỏHịị xay ra trạng thái ịỊÌỚi hạn vê
phá hoại nền.
Vậy sức chịu tải của nền khống những phụ thuộc các yếu tố ảnh hưởng đến irị sò' của lái
trọng giới hạn (ví dụ kích thước móng, độ sâu đặt móng, độ lệch cúa tải trọng, các tính cliàì
địa kĩ thuật của đất nền) mà còn phụ thuộc trị số của hệ số an toàn.
Thông thường trị số của hệ số an toàn vào khoảng 1,5 (tham khảo bảng 11.9). Do trong
hệ số an toàn chưa xét đến điều kiện sử dụng của công trình nên sức chịu tải của nền chi
được dùng cho trường hợp mà điều I.iện sử dụng bình thường đối với công trình không
được đặt ra. Nói cách khác, khái niệm về sức chịu kii klìôiiỵ íhích hợp với ngiivéi! lắc lính
toán hệ công trình - nền theo trạng thái giới hạn.

11.7. TẢI TRỌNG CHO PHÉP Đ ố l VỚI NỂN và hệ s ố TẢI TRỌNG

11.7.1. Quan hệ giữa tải trọng và độ lún của nền


Quan hệ giữa tải trọng và độ lún của nền thường được nghiên cứu bằng thực nghiệm: thí
nghiệm bàn nén (chương 8). Đường quan hệ giữa độ lún s và tải trọng p có dạng đặc trưng
như ở hình 11.3.
Đường quan hệ s - p cho hai trị số đặc trưng: tải trọng giới hạn đàn hổi (tức tuyến tính)
ứng với điếm A và tải trọng giới hạn (tức phá hoại) ứng với điểm B.

442
1p
IPl ^
i
Po
/- 'X X 0
H

s,mm

Hình 11.3
Trong phạm vi 0 < p < p^, (Pj, - giới hạn đàn hồi - xem mục 5.7.2), độ lún quan hệ với tải
trọng gần như bậc nhất.
Trong phạm vi Pj, < p < (Pgh - tải trọng giới hạn) độ lún quan hệ với tải trọng không
còn bậc nhất nữa mà là bậc hai hoặc bậc ba và hơn.
Nếu chỉ xét đến sự an toàn cúa nền, tức chỉ quan lâm đến trạng thái giới hạn phá hoại
của nén thì sức chịu tải của nển [p] được lấy trong phạm vi:
Po < [ p ] < Pgh-

với hê số an toàn K = thường vào khoảng từ 1,2 đến 1,5 (theo QP-20-64). Thường tri
lpj
số tái trọns [p] \'ứi trị số an toàn K = 1,2 - 1,5 gây nên một độ lún của nền khá lớn (trong
phạm vi từ điêm A và B) và cóng trình xây dựng trên nền có nguy cơ không sử dụng bình
thường đưực.
Do vậy khi phân tícii dịa kĩ thuật nổn đất cần đưa vào khái niệm vè tải trọní^ cho phép
(kí liiệu là p^,||) (allo\vablc bcariiig capacity hoặc allovvable load) để tương thích với quan
diêm tính loán hộ cóng trình - nền theo trạng thái giới hạn.
7'hco quan đicm nàv thì tải IrọiỉíỊ cho phép là rải trọng lớn nhất tác dụng lên nén,
Iièii klìô n i’ hị p h á hoại niâ còn dảm hảo hiếìì clạníị của nền trong p h ạ m vi cho phép của
c õ n i’ Irìnli A'áy íliỊ'iií> ìrêii nó.
Rõ ràng việc xác định p _ | | | là khó khăn hơn nhiéu so với việc xác định sức chịu tải của
ncn vì ti ị sỏ cúa Piii còn phụ thuộc mức độ chịu lún (tính nhạy lún của kết cấu công trình).
Do \ ậy, khi phân lích íínlì loớn dịa kĩ thitậí lliườní’ phải sơ hộ xác định tài trọnq cho phép
ilê .\úc dịnli kíclì thước nuhìíỊ rồi sau dỏ lính toán kiểtĩỉ tra lại.
Theo hệ Ihống quv phạm của nước ta, Irị số của tái trọng cho phép thường được lấy sơ
bộ băng tải trọna giới hạn đàn hồi Pj, (hoặc Pi/4 của Puzyrevski).

Theo các nước phương Tây thì trị số tải trọng cho phép lấy vào khoảng 1/3 trị số tải
trọng giới hạn. Theo líiih toán cúa tác giả, với cách chọn của các nước phương Tây như vậy,
tái irợng cho phép ihirừng nliỏ liOT trị số lải Irọng đàn hồi p^, (xem mục 5.7.2, 5.7.3) và quá
thiên về an toàn.

443
11.7.2. Hệ số tải trọng và tải trọng cho phép của nền P3 1 1
Hệ số an toàn chỉ xét đến độ tin cậy đối với tải trọng giới hạn của nền nên không đáp ứng
được với nguyên tắc tửih toán hệ công trình - nền theo trạng thái giới hạn. Do vậy cần thiết
đưa vào khái niệm về hệ số tải trọng (load íactor) kí hiệu K^II với định nghĩa:

K ,„ = ^ (11-38)
P al l

Như đã phân tích ở trên, luôn luôn có Kyii > K (hệ số an toàn). H ệ sô' tải trọng n ó i lên
mức độ khai thác khả năng lùm việc của đất nền. Trị số K^II càng lớn chứng tỏ khả năng
chịu tải của đất nền càng chưa phát huy đáng kể. Điều này ắt dẫn đến giá thành công trình
càng cao.
Một phương án thiết kế hựp lí nhất của công trình trên nền đất cho độ chênh lệch giữa
hệ số tải trọng K,,|| và hệ số an toàn K nhỏ nhất.
Tóm lại, nếu hệ sô an toàn xét đến sự giảm nhỏ của tải trọng giới hạn của nền thì hệ sô'
tài trọng xét dến cả sự giảm nhỏ độ lún (biến dạng) của nền (J. Atkinson, 1995).

444
Chương 12

NGUYÊN TẮC TÍNH TOÁN ổ N ĐỊNH CỦA


NỂN CÔNG TRÌNH VÀ MÁI ĐÂT THEO ỨNG SUÂT HIỆU QUẢ
VẢ THEO ỦIVG SUẢT TỒNG

12.1. Sự TẢNG TẢI THOÁT N ư ớ c (DRAINED LOADING) VÀ s ự CHUYỂN


HÓA ÁP L ự c LỖ RỖNG TẢNG THÊM THÀNH ỨNG SUÂT HIỆU QUẢ

Nước trong lỗ rỗng giữa các hạt đất là một trong ba thành phần tạo đất. Nước lỗ rỗng
thoát ra được, các hạt đất mới có thể xê dịch sát gần nhau. Đất bão hòa nước lí tưcmg chịu
nén trong hệ kín (không thể thoát nước lỗ rỗng) ứng xử như vật thể cứng: cốt đất và nước
Irong lỗ rỗng cùng chịu ứng suất nén. ứng suất tác dụng vào cốt đất có xu thế làm cốt đất
biến dạng, do đó có tên gọi là ứng suất hiệu quả. Áp lực nước lỗ rỗng chịu có xu thế làm
cho nước lỗ rỗng chuyển động từ nơi có áp lực nước lỗ rỗng cao đến chỗ có áp lực nước lỗ
rỗng thấp. Trong kĩ thuật nển móng, áp lực nước lỗ rỗng được đặc trưng bằng cộí nước đo
áp

( 12 - 1 )
7n
trong đó:
Su - áp lực nước lỗ rỗng tại nơi đang xcl;
y,, - irọng lượng đơn vị của nước, bằng 9,81 kN/m'^, thường lấy tròn 10 kN/m^.
Trị số I u trong công thức (12-1) được xác định theo công thức:
Z u = u^,+ u (12-2)

Irong đó:
- áp lực lỗ rỗng cân bằng tự nhiên ban đầu, tức trước khi xây dựng công trình;
u - áp lực nước lỗ rỗng tãng thêm (còn ÍZỌÌ là áp lực nước lỗ rỗng dư) do sự có mặt của
công trình uây nên hoặc do dòng thấm hoăc do tải trọng.
Thườna trị số LI^, làkhông đổi, xác dịiih được khi biết độ sâu hycủa điểm đang xét
đêii măl nước ngầm hoặc mặt nước đo áp của dòno nước có áp. Trị số u giảm theo thời
ízian \'à có ihc tiến tới không, do đó thườim được kí hiệu u(l) và biếu thức (12-2) được viết
lại như sau:
I u = u^, + u(t) = Yn^o + u(t) (12-3)

445
với trị số u(t) xác định được bằng phương trình vi phân cố kết thấm:
ổ^u
=c + + (12-4)
at dx" ỡy" ỡz"

với các trị số biên thời gian như sau:


- Lúc t = 0 (tải trọng ngoài coi như được đặt tại t = 0)
u (t = 0) = ơ (12-Sa)
- Lúc t = T (sau thời gian đặt tải khá dài)
u (t = T) = 0 (12-5b)
Trị số ứng suất hiệu quả tại t = 0 và t = T được xác định theo công thức đã biết:
tại t = 0: ơ' = ơ - Eu (t = 0) (12-6a)
tại t = T ơ' = ơ - l ư (t = T) (12-6b)
Từ biểu thức (12-1) và (12-4) có:
tạ i t = : 0 ơ ' = ơ - [ U g + u (t = 0) = ơ - u„ + u (t = 0) (l2-7a)

tạ it = T ơ' = ơ - [ uq + u ( t = T ) = a - u (I2-7b)

Trong các công thức (12-6) và (12-7), ơ là ứng suất lổng tại nơi đang xét.
Diễn biến và đặc trưng của sự tăng tải thoát nước được trình bày ở hình 12.1, trong đó
hình 12.la biểu thị quá trình tãng thêm ứng suất tổng tại nơi đang xét do quá trình tăng tải
trọng ngoài gây nên.Cùng với sự tăng ứng suất, thể tích phân tổ đất tại nơi dang xét được nén
chặt do nước lỗ rỗngkịp thoát ra được biểu thị ở hình 12. Ib. Nước lỗ rỗng kịp thoát ra nên áp
lực nước lỗ rỗng tãng thêm (còn gọi là áp lực nước lỗ rỗng dư) bị tiêu tan hết, do đó trị số áp
lực nước lỗ rỗng giữ nguyên trị số áp lực nước lỗ rỗng ban đầu như thể hiện ở hình 12. Ic.
Hình 12. Id biểu thị diễn biến ứng suất hiệu quả từ khi bắt đầu đến khi hoàn thành sự tăng tải.

Eu

u(t) = 0

Thời gian

446
Cần chú ý rằng ứng suất tăng thêm trong nền ti lệ với tải trọng nên biểu đồ tăng ứng
suất 12.1 cũng có thể hiếu là biểu dổ tăng tải lên mặt nển. Diễn biến các đại lượng nêu ở
hình 12.1 có đặc trưng như sau:
- Tốc độ tăng tải chậm so với tốc độ thoát nước lỗ rỗng trong đất nền nên thể tích đất
đang xét có biến dạng thê’ tích kịp thời.
- Áp lực nước lỗ rỗng tăng thêm kịp tiêu tan hết nên luôn luôn có đẳng thức:
Zu = u^, = consl
- ứng suất hiệu quả trong nền ứng với lúc sự tăng tải hoàn thành được tăng lên một đại
lượng bằng ứng suất tăng thêm do tải trọng tác dụng lên mặt nền, tức có;
Aơ' = A ơ

Như vậy, áp lực lỗ rỗng tăng thêm u (t) đã kịp chuvển hóa thành ứng suất hiệu quả và
chính ứng suất hiệu quả đã gây nên biến dạng AV cùa mẫu đất phân tố đang xét.
Trong thực tế, sự tăng tải thoát nước với các đặc trưng vừa nêu trên chỉ xẩy ra đối với
nền đất hạt thô có tính thấm nước lớn.

12.2. Sự TẢNG TẢIKHỒNG THOÁT N ư ớ c (UNDRAINED LOADING) VÀ s ự


CỐ KẾT THÂM

Diễn biến và đặc trưng của sư tăng tái không ihoáí nước và sự cố kết thấm được thể hiện
ử hình 12.2.

► cổ kết thấm

0 ơ * T h ơ i g ia n Thời gian

a)

Thời gian
0 0'

H inh 12.2

Tái trọng tác dụns tăne với tốc độ nlianh hơn tốc độ thoát nước lỗ rỗng nên nước lỗ
rỗng không thoá! ra kịp. Bicu đồ tãniỉ lái trọng và ứng suất được biểu thị ở hình 12.2a. ứng
suàì tăng nhanh ironsỊ khoảng thời gian ngắn OO' rồi sau đó giữ nguyên trị số (hình I2.2a),

447
nước không kịp thoát nên thể tích đất Vjj không thay đổi trong thời gian tãng tải O O '' hình
12.2b). Phần ứng suất tãng thêm Aơ truyền hoàn toàn cho nước lỗ rỗng, do đó áp lực nước
lỗ rỗng tãng lên từ trị sô' Uq (áp lực nước lỗ rỗng ban đầu) đến trị số Up + với = Aơ,
ứng với lúc kết thúc sự tăng tải (ứng với điểm O') (hình 12.2c). Trong trưòìig hợp này, ngay
khi hoàn thành sự tăng tải, ứng suất hiệu quả vẫn giữ nguyên trị sô' ban đầu ơ', mà không
tăng, do đó thể tích khối đất phân tố đang xét ứng xử như vật thể cứng (AV = 0).
Sau khi hoàn thành sự tăng tải (ứng với điểm O'), dưới tác dụng tải trọng ngoài không
đổi, hiện tượng cố kết thấm của đất bắt đầu: nước lỗ rỗng thoát ra, áp lực nước lổ rỗng
giảm, ứng suất hiệu quả tăng lên và do đó thể tích đất đang xét giảm, ứng với thời gian t
tính từ gốc O' (hình 12.2) có một trị sô' Up ơ' và tương ứng. Quá trình cô' kết thấm kết
thúc sau một thời gian dài tùy thuộc vào tính thấm nước của đất. Với lí thuyết cố kết thấm
đã nêu ở chưofng 9 tính được các trị sô' u, và với nguyên lí ứng suất hiệu quả Terzaghi tính
được các trị số ơ ' .

Từ diễn biến và đặc trưng của sự tăng tải không thoát nước và sự cố kết thấm đã nêu ớ
hình 12.2 nhận thấy;
- Tốc độ tăng tải nhanh hofn tốc độ thoát nước, ứng suất tăng thêm do tải trọng đểu
truyền cho nước áp lực nước lỗ rỗng tăng lên một đại lượng tương ứng.
- Do hiện tượng cố kết thấm xảy ra sau đó nên đất nền được nén chặt dần và sức chịu tải
tãng dần.
- Điều kiện chịu lực của đất xấu nhất chính là lúc hoàn thành tăng lải ứng với điểm O';
Như vậy, có nhiều khả năiìí^ dất nền bị phá hoại trước khi sự có'kết thấm kếí thúc, đê’ có
ứng suất hiệu qưả tâng được một trị số Aơ' = Aơ.
Trong thực tế, sự tăng tải không thoát nước với diễn biến nêu trên cần phái xét đến đối
với nền đất hạt mịn.

12.3. TÍNH TOÁN ỔN ĐỊNH VỂ :ƯỜNG ĐỘ CỦA NỂN v à KHỐI đ ấ t t h e o


ÚISG SUẤT TỔNG. CƯỜNG ĐỘ CHỐNG CẮT KHÔNG THOÁT N ư ớ c
CỦA ĐẤT HẠT MỊN BÃO HÒA N ư ớ c

Về lí thuyết, có ba trườní> hợp cần xét khi phán íícìì ổn dịnlì của khối đất. Mộĩ lủ,
trường hợp tãng tải thoái nước (hình 12.1), hai là trường hợp tăng tải không thoát (hình
12.2, t = T), hcj lá trường hợp tăng tải có xét đến sự chuyển hóa áp lực nước lỗ rỗng thành
ứng suất hiệu quả trong quá trình cố kết thấm (hình 12.2 với t > T). Tuy nhiên ti-o/iiị llìực tế
tính toán dịu kĩ ílìiiật thường xét đến hai trKỜníị hợp cực doan: tăiìíỊ tải thoái niù/c và tăní>
tãi khônịị íhoát nước. Đối với trường hợp tãng tải không thoát nước, với t > T, tức xét đến sự
cố kết thấm thì trường hợp cực đoan với t = T là nguy hiếm nhất vì khối đất có thể bị phá
hoại trước khi sự cố kết thấm xẩy ra.

448
Tính toán ổn định theo ứng suất tổng dựa trên nguyên lí của sự tăng tải không thoát nước:
áp lực nước lỗ rỗng tăng thèm khi tăng tải chưa chuyển hóa kịp thành ứng suất hiệu quả.

12.3.1. Tính ứng suất tổng và thiết bị đo ứng suất

12.3.1.1. K hối đất có nước ngầm tĩnh


Giả dụ có một nền đ ấ t ngập dưới mực nước tĩnh như ở hình 12.3. Trong trường hợp này,
đất nền hoàn toàn bão hòa nước. Trị số ƠJ, tại điểm M bất kì ở độ sâu z tính từ mặt đất được
xác định theo công thức:
ơz = ynh + 7bhZ (12-8)

được quy ước gọi lù ứiiịị suất tổng theo phương đứng. Trong công thức (12-8), Yn là
trọng lượng đơn vị cúa nước (kN/in'^), là trọng lượng đơn vị bão hòa của đất nền (kN/m^).
Nếu đặt thiết bị đo ứng suất với màng đo nằm ngang (hình 12.4) ở cao trình của điểm M
thì đồng hồ đo ứng suất chỉ trị số tính theo công thức (12-8). Trong trường hợp này,
trọng lượng nước ngầm, nước mặt và cốt đất đề'i đè lên màng đo nên ơ^được gọi là ứng
suất lổng.

Máng ổo dán hói


Bộ phận cảm biến

Hộp cứng
Đổng hổ
áp suất

Hình 12.4

Biểu đồ phân bỏ ứng suất tổng ơ, được trình bày ớ hình 12.5b. Thiết bị đo ứng suất bao
gổin ba bộ phận: hộp cứng bằne kim loại đế gắn màng đo, màng đo đàn hồi và bộ phận

449
cảm biến biến đối biến dạng của màng đo (khi chịu áp suất nén lên màng đo) thành tín hiệu
điện hiện số trên đồng hồ áp suất.
Nếu màng đo được đặt theo phương đứng tại điểm đo thì đồng hồ cho trị số Jmg suất
tổng theo phương ngang ơ^...
Trường hợp mực nước ngầm nằm khá sâu dưới mặt đất (hình 12.5), trong nền iất hình
thành ba miền rõ rệt, miền (3) nằm dưới mực nước ngầm, miền (2) nằm trong miền mao
dẫn có chiểu dày gần bằng chiều cao mao dẫn h^, lấy bằng h(, để tiện tính toán và iniền (1)
nằm trên miền mao dẫn.

Mặt đất

Hinh 12,5
Đất ở miền 1không bão hòa nước nên có trọng lượng đcm vị nhỏ hcfn trọra lư(;mg
đơn vịbão hòa nước. Đất ở miền (2) được nước mao dẫn làmbão hòa, nên miền (2) còn gọi
là miền bão hòa mao dẫn. Đất ở miền (3) là đất bão hòa nước ngẩm. Đặt thiết bị đo ứng
suất tổng theo phương ngang, đồng hồ đo ứng suất cho trị số ứng với công thức:
f^^=YwZo+Ybhhc+Ybhhn (12-9)
Biểu đồ phàn bố theo độ sâu z được biểu thị ở hình 12.5b.
Trường hợp mực nước ngầm nằm gần mặt đất, nước mao dẫn làm bão hòa toàn bộ mặt
đất trên mực nước ngầm và do đó đất nền đều bão hòa nước và biểu thức lính ơ^. ;ó dạng
đơn giản:
ơ. =Ybhh'c+Ybhhn=ĩbhZ (12-10)

Tlieo kết quả đo đạc thực tế thì đất trên mực nước ngầm trong khoảng chiều diy 0,8h^.
mới thực sự bão hòa nước mao dẫn.

12.3.1.2. Khôi đát có nước ngầm động


Dòng thấm trong khối dất có bản cừ chống thấm như trình bày ở hình 12.12 sẽ hm thay
đổi trị số ứng suất tổng. Biêu đồ phân bố ứng suất tổng trong đất ngoài hàng cừ đư;c trình

450
bày ở hinh 12.13b. Biểu đồ phân bố ứng suất tổng trong đất trong hàng cừ được trình bày ở
hình 12.14b.

12.3.2. Chọn quy trình thí nghiệm xác định chỉ tiêu về độ bền chông cắt của đất
lương thích với nguyên lí tính toán ổn định theo ứng suất tổng

12.3.2.1. Đ ịnh luật Coulomb về cường độ chông cắt của đất hạt m ịn bão hòa nước
Với điều kiện tăng tải không thoát nước, định luật Coulomb có dạng tổng quát:
= ( 12 - 11 )

trong đó:
- ứng suất pháp tổng tác dụng lên mặt trượt (mặt cất);
(p^i, c^, - những chi tiêu chông cất của đất trong điều kiện không thoát nước (kí hiệu ulà
chữ viết tắt tiếng Anh undrained - không thoát nước).

12.3.2.2. Xác định cường độ chống cắt bằng máy cắt trực tiếp
Thí nghiệm xác định (p^|, Cy được gọi là thí nghiệm cắt nhanh (kí hiệu Q - quick) hoặc
thí nghiệm cắt không thoát nước (kí hiệu u - undrained).
Thực tế thí nghiệm với đàt hạt mịn bão hòa
nước nguyên trạng, đường Coulomb ứng với
phương trình (12-11) có dộ dốc khá nhỏ, tức trị
s ố íỉóc nhỏ và íhì(ỜHí> iliíợc h(> I/IIU và coi như 1 Đường Couiomb

song song với triic rr (hình 12.6).


‘P. = 0 (12-12) 4
Và do đó có: = í-\i (12-13) Hình 12.6

Điéu kiện (12-12) được Casagande (1948) gọi là cỉìctí kiện (p= 0.
Với phương thức Ihí nghiệm này, ảnh hướng cúa áp lực nước lỗ rỗng coi như đã được
xét đến irong kết quả thí nghiẹm.

12.3.2.3. Xác định cưòĩĩỊỊ độ chống cắt không thoát nước của đất hạt mịn bằng máy nén
ba trục

ỉ . Đ ấ t nén hìiili thường ( NC)

Mẫu đất thí nehiệm bão hòa nước chịu nén mọi phía bằng áp lực buồng P 3 với điều kiện
áp lực nước lỗ rỗng bằng áp lực nước lỗ rỗng cân bằng tự nhiên Uq. Tãng áp lực dọc trục
đến khi mẫu đất có dấu hiệu phá hoại và ghi trị số Ap|. Vậy mẫu đất khi phá hoại chịu áp
lực P3 và P| = P3 + Api (hình 12.7b).
Từ quan hệ hình học ớ hình 12.7a, chứng minh được:

- P| ~ P 3 (12-14a)
= Cu =
2

45 \
p, =Pj +Ap,

P3

b) Pl

Hình 12.7
Thí nghiệm nén với P3 = 0, tức nén một trục nở hông tự do, nếu Pi = q„ thì trị S(' c„ tính
theo công thức:

qu ( 2-I4b)
Cu =

2. Đát nén quá ịOC)


Nếu việc xác định sức chịu tải của nền đất theo các chỉ tiêu cường độ từ thí Ighiệm
thoát nước là thiên về an toàn thì đối với đất nén quá thì lại không an toàn. Điều nà/ người
kĩ sư thiết kế cần có nhận thức đúng đắn.
Mẫu đất lấy từ khối đất nền, nếu thuộc loại đất nén quá (O.C) thì thường có xu tiế nở ra
nếu áp lực nén khi thí nghiệm không lớn hơn áp lực nén trước P(,. Trong hộp kín nưa:, nước
không có đủ đ ể đất hút vào khi nở, áp lực lỗ rổn^ giảm; do đó ứtĩíị suất hiệu c/iid t(/ỉí’ lên.
Hiện tượng này sẽ làm tăng cường độ chống cắt của đất nén quá.

p=

P^<P3

b)

Hình 12.8
Phương pháp thí nghiệm cắt đất nén quá đã được trình bày ở phần A. Trong trưóng hợp
này, ba mẫu đất cùng có độ ẩm tự nhiên được nén với áp suất nén bằng áp lực nén rước p^,
(hình 12.8a). Tiếp đến giảm áp suất mẫu 1 từ xuống Pi đến lúc mẫu đất đã nở ổn (ịnh rồi
tiến hành cắt nhanh. Tiếp tục giảm áp suất mẫu 2 từ p^, xuống P 2 > Pi, sau lúc mẫu đ;t đã nở
ổn định tiến hành cắt nhanh. Mầu thứ 3 vẫn cất nhanh với trị số p3 = Từ số iệu cắt
nhanh vẽ đường Coulomb (hình 12.9). Phương thức xử lí mẫu và cắt như vậy sẽ cho :hí liêu
ứng với trường hợp thí nghiệm c ố kết - cắt k h ô n g thoát nước (viết tắt là cu - consoldaled -
undraineds test) và có hai chỉ tiêu (p và c.
I .

452
Phương trình Coulomb có dạng:
=ơntg9cu (12-15)

trong đó:
- ứng suất pháp tống;
- xác định từ đưòìm liií nshiệm ab
Irong hình 12.9 nếu ứng sLiãi tổng nhỏ
hưn trị sô áp lực nén irước
Trường hợp áp lưc nén tổng lớn hơn
p thi dát ớ trạiiii ihái nén binh thường Hình 12.9
(N.C) và có (N.C) = 0 và(N.C) Xiíc định Iheo đường thí nghiệm của đất đang xél
ở li ạiia thái nén bình thưòne.

12.3.3.4. Xác (lịnh cườni’ do chổng cắt khỏnỊỉ thoát nước của đất hạt m ịn bằng thí
nghiệm cắt cánh (Vaiie Shear Test)
Thí nghiẽin cãi cánh có ihc thực hiện ớ hiện Irườiiíỉ (FVT) hoặc trong phòng thí nghiệm
với niầu đát ờ phòiiu ilií imhicm.
Trị số cườii" dỏ chõiiii CŨI khòni: ihoát nước dược xác dịnh theo công thức:
: r
X,, = c , , = --------- ( 12- 16)

trong dó:
H. D - x á c đ i n h t h e o h ìn h 12 .10;

T - m ỏ in cn iiáy căt xoav iihi nhàn dược lừ ihiét bị


llìí imhicin.
a - l i ê s ỏ \ Ó 1 đ è n q u y l u ã t p h â n b o ỨI12 s u ấ t c á t ơ m ặ t

Iron \'à inãt cua Irụ dãl Iròn xoay;


a 0.66 iiẽu íỉiá th iế t plián bõ dcLi;
a = ()..^() ncLi uiá thièì phân bô tam giác:
a = 0.60 IICU phàn bố dạna parabolic.
Theo Sổ Ia\ kĩ thuật Iien mỏni! Canada (1994) thì
iliuòim lay a = 0,66 \ à nêu H/D bãne 2 thì tính theo
lỉiức:

( 12- 17)
3.66D'
Bjciruni ( 1974) cho rãns cán hiéii chính Irị so c„ thí
iii:iiiỌiii cảt cáiili hiọii irườnc theo cỏne lliức; Ìỉu ìh 12.10

453
Cy (thiết kế) = A,Cy (hiện trường) (12-18a)
với Ầ = 1,7 - 0,541g (chỉ số dẻo) (12-18b)
Theo Morris và Williams (1994), hệ số hiệu chỉnh X xác định như sau;
PI - chỉ số dẻo > 5 A, = 1 , 1 + 0,57 (12-19a)
LL - giới hạn chảy > 20% + 0,57 (12-I9b)

12.4. T ÍN H T O Á N Ổ N Đ Ị N H VỂ C Ư Ờ N G ĐỘ C Ủ A N Ề N v à KHỐI ĐẤT


THEO ÚTSG SUẤT HIỆU QUẢ. CƯỜNG ĐỘ CHỐNG CẮT THOÁT N ư ớ c
CỦA ĐẤT

Tính toán ổn định theo ứng suất hiệu quả dựa trên nguyên lí của sự tăng tải thoát nước:
áp lực nước lổ rỗng tăng thêm do sự tăng tải đã kịp chuyển hóa thành ứng suất hiệu quả.
Nguyên lí tính toán chủ yếu dùng cho trường hợp đất hạt thô và cũng dùng cho đất hạt mịn
có điều kiện thoát nước tốt hoặc do kích thước lớp đất hoặc do có thiết bị thoát nước.
Về nguyên tắc, ứng suất hiệu quả trong nền bão hòa nước chi tính toán được theo
nguyên lí ứng suất hiệu quả Terzaghi đã nêu ở các phần trên khi biết đồng thời ứng suất
tổng và áp lực nước lỗ rỗng.

12.4.1. Xác định áp lực nước !ỗ rỗng và thiết bị đo áp lực nước lỗ rỏng

12.4.1.1. Á p lực nước lỗ rỗng với dòng nước ngầm kh ô n g áp


Dòng nước ngầm không áp có mặt thoáng. Đất trên mặt thoáng bão hòa nước mao dẫn
và không bão hòa. Đất dưới mặt thoáng bão hòa nước ngầm.

■T-o
// /7^ // /yị\ // 0

b)
Su

Hình 12.11
Áp lực nước trong lỗ rỗng của đất bão hòa được gọi là áp lực nước lỗ rỗng (pore water
pressure). Áp lực nước lỗ rỗng được đặc trưng bằng cột nước đo áp (hình 12.11) và có Ihể
đo được bằng thiết bị đo áp lực nước lỗ rỗng: ống đo áp hoặc hộp đo áp (piezometer). ôn g đo
áp là một ống kim loại hoặc nhựa, một đầu thông với khí quyển, một đầu có lọc bịt để ngãn
hạt đất chui vào ống (gọi là đầu đo). Đặt đầu đo tại điểm cần đo áp lực nước lỗ rỗng, nước lỗ

454
rỗng dâng cao trong ống. Biết cao trình điểm M là và cao trình mực nước ổn định trong
ống đo là z„, trị số áp lựcnước lỗ rỗng được xác định theocông thức:
Z u = y , ( z ^ ^ - z j = y„h, (12-20)

Hộp do áp về nguyên lí cấu tạo cũng như hộp đo ứng suất (hình 12.4) nhưng có nắp
cứng có lỗ châm kim ngăn hạt đất tiếp xúc với màng đo đàn hồi. Như vậy, màng do bị biến
dạng chỉ đo áp lực nước và đồng hồ cho trị số áp lực nước lỗ rỗng.
Trong đại lượng Xu có trị số Uj, không đổi do mực nước ngầm không đổi (cân bằng) và
trị số u thay đổi do dòng thấm khống ốn định do cố kết thấm:
I u = u^,+ u (12-21)

12.4.1.2. Áp lực nước lỗ rỗng trong đấí hai bén hàng cừ với dòng thấm theo phương đứng
Một hàng cừ ngăn nước mật thấm
vào móng được trình bày ớ hình 12.12.
Dòng thấm vào phía bên trái cừ có
phương đứng lừ trẽn xuống, dòng thấm
ra bên phải có phương đứng từ dưới lên.
Dòng thấm qua hàng cừ xáv ra do độ
chệnh cột nước hai bên cừ H. Độ chõnh
cột nước H càng lớn, tòc độ dòng thấm
càng lớn. Véclơ toc độ Ihâm ở vùng vào
và vùng ra cúa dòng thấm có phư<yng
đứng nhưng ngược chiều nhau.

/. A p lực nước lồ rồniỊ klìi ilòitíỊ thấm


Hình 12.12
theo pliươiiiỊ dứìn> í ừ trên xuổHịị dưới

Tách một phân tố đất có chiều cao là h = AB. Ong đo áp đặt tại điểm A có chiểu cao cột
nước đo áp là H|. Ong đo áp đặt tại điểm B cho c jt nước đo áp là H[,. Như vậy, dòng thấm
đi lừ A đến B, tức qua chiều dài h. có tổn thất cột nước đo áp là Ah.
Tại điểm a của mặt đất, áp lực nước lỗ rỗng là u., xác định theo công thức:
Ua = ynH|
Áp lực nước lỗ rỗng tại điểm B là U(, xác định theo công thức:
Ub =YnHh =Yn(H, + h - A h )
Biển dồ phân hô' áp lực nước lổ rỗni> theo chiều sâu từ điểm A đến B được biểu thị ở
hình 12.13.
Trong trường hợp này, ứng suất tổng theo phương đứng tại điểm A là tính theo công
thức đã biếl ớ mục trên;
ơ. = YnH

455
Ah

{Z + H , )

aj

Hinh 12.13
Trị số ứng suất tổng tại B xác định theo công thức:

= Y n H | + Y b h h

trong đó: là trọng lượng đơn vị cứa đấl bão liòa nước. Biếu đổ phân bố ứng siất tổng
đứng trong phạm vi h được trình bày ở hình 12.13b.

2, Áp lực míớc lỗ rỗníỊ khi CỈ ÒHÍ Ị thấm theo phươiĩíị diìníị nìílỉiới lên tiên
Tách phân tố đấl có chiều cao h = A'B' (hình 12.14). ô n g đo áp tại A' cho cột iước đo
áp bằng cột nước có trong hố móng, ô n g do áp lại B' cho cột nước đo áp cao hơn mrc nước
trong hố móng mộl đại lượng Ah. Nếu không như thế thì dòng thấm không tổn tại cua mẫu
đâì đang xét.

lỉinh 12.14
’I'i Ị SÒ áp lưc nuớc lỗ mne lại ỉỉ’ và A' được xác định lân krợi ihco các cònu lliức au:
U|. - Hị t Ah) (lại A')
u ‘ lí. (lai li')

l i II ' I I t i ( ' lÌỊì h í t i : ! í ' '1 ,1 MIL’ l u ' | ' I [ j \ ( l u ' i Vi,- 11 I i i l i | 1 , I \ 1 1 l i ì i i l i 1 2 , 1 +;i.

456
Biểu (lồ ứng siiất íniìị> cỉứiig được thể hiện ở hình 12.14b. Trong đó, trị số ứng suất tổng
dứng tại độ sâu z = 0 tính theo công thức:
ơ,(Z = 0)-Y nH 2
Trị sô' ứng suất tổng đứng tại độ sâu z = h tính theo công ihức;
ơ , ( z = h) = YnH 2 +Ybhh

12.4.1,3. Xác định trị sô'độ chênh cột nước đo áp Ah

Đế xác định trị số tổn thất cột nước Ah ứng với chiều dài thấm h cho trường hợp có
dòng thấm trong khối đất có thể dùng một trong hai phương pháp sau:
/. Fhưo'/ì^ p h á p tổn thất đều dọc dườnq thám
Trưức liết cần xác định chiều dài đường dòng (quen gọi là đường thấm) ngắn nhất. Ví
dụ doi \ Ó1 1rường hợp bản cừ đang xét thì đường dòng ngắn nhất là đường ABDB'A'. Một
chat dicm iiưỚL vào đất lai A rồi dịch chuyển theo đưòng dòng và ra khỏi đất tại điểm A' và
đã t i c L i liuo licl nãii” lượng gây Ihấm đặc trưng bằng cột nước thấm AH với AH là chênh
lẹch mực nước hai bên cừ.
Giá thiếl lổn thất năng lượng, tức tổn thất cột nước thấm Ah là đều dọc đường dòng thì
\á c định được tốn iháì côt nước Ah cho đoạn đường đi h sẽ tính được theo công thức:
AH.
Ali ( 12- 22 )
L
Tix)im d ó L là clii(ỉu dài đư ờ ng d ò n g ngán nhấl, tức ciiicu dài A B D B ' A ' đ a n g xét.
2. Fliií()'ní> p h á p ílùiií^ lưới thấm
Phươne pháp dùng lưới thấm còn gọi là phương pháp cơ học chất lỏng vì lưới thấm
là lời uiái cúa bài toán thăm iheo cơ học chất lỏng. Lưới thấm gồm họ đường đẳng thế
(clirừiis: chấm chãin) và họ đường clòne (dường licn) trực giao nhau và tạo thành nhưng ô
lưiíi vuỏne theo nghĩa: mỗi ỏ lưới
nhận inộl vònu Iròii nòi tiếp. Các
dườnỉỉ dòne phâii micii Ihấm thành
các dái dòna, các dường thế phán
miCMi thấm thành các dải thế, Trong
hình 12.15 có 11 dái thế. Một châì
clicin nước đi cỊLia ỉnối dái thế, tức đi
lừ dường đána thố này qua đườns thố
licn kc ciia lưới Ihấm thì có lổn thất
CỘI nước thám ,Ali bãne nhau. Nếu
dicm A và B nằm Irón hai dường dáng
llic licii ké lliì lổn ihál cột nước thấm
_\li líiili ciiroc iIkhi coim tluìc: l í ì n h 12.15

457
AH
Ah = U2-23)
m
trong đó: m là số dải thế, với lưới thấm đang xét có m = 11.
Khác với phưcmg pháp tổn thất cột nước đều dọc đường thấm, phương pháp dùng lưới
thấm chính xác hơn vì rõ ràng là tổn thất cột nước thấni d('. đường thấm là không đều.
Biết lưới thấm, có thể vẽ được đường quan hệ giữa trị sô' áp lực lỗ rỗng theo mội trục
đ ứ n g bất k ì. Quả v ậ y , t ạ i đ i ể m M | v ẽ t r ụ c M | Z , t r ụ c M | Z c ắ t c á c đ ư ờ n g đ ẳ n g t h ế tạ i c á c

điểm a, b, c. Tại điểm M| có trị số áp lực nước lỗ rỗng bằng u = YnH|, tại các điểm z.,, Zh, z^.
có trị số áp lực nước lỗ rỗng lần lượt bằng:
u, = y „(H , + z , - A h )
Ub =Yn(H| + Z b - 2 A h )
u, = y, ( H ị + z , - 3 A h )

trong đó; Ah = AH/in.


Đường quan hệ giữa áp lực nước lỗ rỗng theo trục M|Z được thể hiện ở hình 12.16a.
Đường quan hệ giữa áp lực nước lỗ rỗng theo trục M2Z được thể hiện ở hình 12.16b.
U a = ĩ n ( H 2 + z ,. + A h )
=Yn(H2 +Zb' + 2Ah)
u,. = y „ ( H 2 + z,. + 3Ah)
AH
trong đó: Ah =
m

M, u(kPa) Mị V„Hj u(kPa)


— %\--\

Uk

u..
3Ah \
\
u=y„(H2+z) \
z{m)
b)

Hình 12.16

V í dụ 12.1: Phân tích ổn định trượt sâu theo nguyên lí ứng suất tổng.
Dùng phương pháp phân thỏi để kiểm tra ổn định của con đường đắp trên nền đất
sét bão hòa nước trong mùa nước lũ. Sơ đồ mặt cắt mái đường về phía ruộng như ở
hình 12.17.

458
Hinh 12.17
Đất sét bão hòa có tính thâm nước rất kém và khối đất nền khá dày, trọng lượng riêng
bão hòa là 18 kN/m ’.
Đề nghị chọn nouyén lí tính toan và sơ đồ thí nghiệm chỉ tiêu cường độ chống cắt
thích hcTp. Tính bằng sô' với thỏi đâì ahcd và a'b'c'd’ với giả thiết lực tưcmg tác giữa các thỏi
nàin ngang.
G iải:

1- C h ọ n n g u y ê n lí lính toán: lớp đất n ền d à y , dất th ấ m n ư ớ c k é m n ê n c h ọ n n g u y ê n lí tín h


toán tư(íng ứng với sự tãng lải không thơál nước. Do vậy tính theo lí thuyết ứng suất tổng.
2- Chọn sơ đồ th í n g h i ệ m tương thích với nguyên lí tính toán. Dùng thí nghiệm cắt trực
tiếp không thoát nước (cắt nhanh) và thí nghiệm cắt cánh hiện trường. Giả dụ cường độ
chống cát không thoái như sau:
T, = c , = 2 0 k N / m “ (<p = 0 )

3- Tính ứng suất pháp tổng trên dáy dc của thỏi abcd:
N| = ơ„|.dc (kN)

ơ,ị (kN/m^)
dc
- T í n h tr ọ n g l ư ợ i i ” củu th ỏi đất abcd: đất trên m ặ t t h o á n g n ư ớ c n g ầ m c o i n h ư b ã o h ò a
nưcíc m a o d ẫn và trọnu lượng riêng của đất đắp xấp x í vớ i trọn g lư ợ n g riên g đất nền
y„,= 18kN /m l
w,(abcd) = dtích(abcd). 18 = 4 x 1,2 X 18 = 86 , 4kN
- Tính trị số N| thoo c ô n g ihức (6 - 2 6 ):

459
W| clsin a
N| = --------- E----------- (12-24)
1 ■_
cosa + —sinatgcp

trong đó: W| - trọng lượng thỏi đất;


1- chiểu dài dc (đáv thỏi);
F - hệ số huy động, đóng vai trò hệ số an toàn, ví dụ lấy F = 2.
Chú V rằng irong trường hợp đang xét phái lấy;
c = C^I = 2 0 k N /m " ; (p = (p^, = 0

8 6 ,4 --2 0 .1 ,5 7 .0 .6 4 2 . . .
Do vậy có: N , = ----------- 2 - — ------------- = ^ = 99.2kN
0,77 0.77
99.2
= 63,2 kN/m' (ứng suất pháp tống)
' 1.37
3- Tính ứng suất pháp tống trên đáy d'c' của thỏi a'b'c'd'
- Vì tính theo nguyên lí ứng suất lóng nên khối nước a'b'mn được tính vào trọng lượng
cúa thỏi a'b'c'd'.
W 2 (a 'b 'c 'd ') = d líc h (a 'b 'm n )x + d t í c h ( m n c l c ' ) X Yhh

= 1 ,1 x 1 x 9 ,8 1 + 1 ,1 x 2 x 1 8

= 10.79+ 39,6 = 30,4kN


- Tính trị số N 2 t h e o công thức { 1 2-24):

50,4--20.1.27.0,499
N, = -------- 2— ^--------------- = 30.6kN
0,87

CT = ^ = 3c,9kN/m2
1.27
5 - T ín h irị s ố c ư ờ n g đ ộ c h ò n u cắt T qi \'à T(P

T(,| =x,,cd = 20.1..‘ĩ7 = 31.4kN


T,p = T „ c ^ = 20.I.27 = 25.4kN
C h ú ý:
1. Trị số F được tính llico toàn khối đáì irượt gồm n thói, ớ đãv lây F = 2 với mục đích
lính bằng sò ứim suâì tốniỉ.
2. T h e o C ơ liọ c đát đưcTiig d ại. IIỊ sỏ' k liõ iig clưực d ù n g p h ố b iế n đ e tính

ứntz suất ban ihân dưới nước nuầin \ì dỏ mác sai lám khi tíiili ứim suấl hiệu quá trong trườni>
hợp tổng quát.

460
N', = g \ đc
I, = dc = 1 . l 5 m

N '2 = ơ ’2 d'c'

l2 = d ’c’ = 1,04m

Hỉnh 12.18

V í dụ 12.2: Phân tích ổn dịnh trượt sâu theo nguyên lí ứng suất hiệu quả.

Đc ra như ví dụ 12.1 nhưng nển I>ồm 3 lớp đất (hình 12.18):


- l . ớ p 1: á sét Ỵị^i^ = 18 k N / n i ’ thoát n ư ớ c tốl

- Lóp 2; sét Yhi, = 18 kN/iir' th o á i nước kém, nhưng mỏng và có thể thoát nước
hai m ật

- L ó p 3: cát Y|,|, = 18kN/in'^ th oát n ư ớ c tốt

Đ ấ t đ ắ p t h u ộ c lo ại á sét c ó Ỵ|,|, = 18 k N /m ^ và đ ấ t trên m ặ t t h o á n g c o i n h ư b ã o h ò a .

(Ghi chú: lấy Ỵ|,|, của các lớp đất như nhau đê’ tiện tính toán cho ví dụ này).
Đề nghị chọn neuyên lí tính toán và chọn sơ đồ thí nghiệm thích hợp. Xác định chỉ tiêu
cườny độ chống cắt cứa các lớp đất.

G iải:

1- Chọn nguvcn lí lính toán: Chọn nguvên lí tính toán theo sự tăng tải thoát nước và cũng
néii giám tốc độ (hi công đắp đất hoặc đắp đất theo hai giai đoạn với mục đích tạo điểu kiện
Ihoát nước của lớp sét.
2 - C h ọ n s ơ đ ồ th í n g h i ệ m iư ơ n o thích; vớ i s ự tă n g tải th o á t n ư ớ c đ ể x á c đ ịn h c h ỉ tiêu
cườns độ chống cắt. Ví dụ xét thói đất abcd có đáv nằm trong lớp đất sét (lóp 2) và thỏi đất
a'b'c'd' có đáy nằm trong lớp đàt cát (lớp 3).
Với thí nghiêm cắt thoát nước, xác định được:

461
- Lớp sél (lớp 2) có (Pj = 15" và C(| = 18 kN/m^ (chữ d là chữ viết tắt của tiếr.g Anh
drained - thoát nước, có khi (Pj), C() được kí hiệu (p', c').
- Lớp cát (lớp 3) có (p = 28“ (đối với đất cát luôn luôn cắt thoát nước nên ít khi dừng (Pj
hay (p„).
Phương irình Coulomb có dạng:
= ơ;tg(Pd + = (ơ„ - u)tg(Pd +
trong đó: ơ'^ là ứng suất p h á p hiệu quả đối với mật trượt.
3- Xác định irị số áp lực tổng N và áp lực hiệu quả N'
Trong bài toán đang xét, do xét đến áp lực nước lỗ rỗng u tác dụng vuông góc với đáy
thỏi nên áp lực tổng N xác định theo công thức:
c ’l . ultg(p'sina
w-— sina + — ----
N = ------- E-----------------E------ i 12-25)
cosa + —sinatg(pj
F
Trường hợp u = 0, chúng ta lại có công thức (12-24). Theo nguyên lí Terzaghi V'é ứng
suất hiệu quả, có thể tính được trị sô' áp lực hiệu quả N'
c'l
w sina - ulcosa
N' = N - u l = — E— ị--------------- .12-26)
c o s a + —sinatgcp'
F
- Xác định áp lực nước lỗ rỗng tại điểm M và M| theo phương pháp gần đúng:
u, = Y „h,| = 9 , 8 1 X 5,1 = 5 0 , 0 k N /m ^

u , = y^h ^2 = 9 , 8 1 X 6 = 5 8 , 9 k N /m ^

- Xác định trọng lượng Ihỏi đất abc 1 và a'b'c'd'


w là trọng lượng thòi đất tính với Yi^i^ đất bão hòa nước, hoặc bão hòa nước ngần hoặc
bão hòa nước mao dẫn... như đã thực hiện trong ví dụ 1 2 . 1 (trường hợp này nhiều kĩ ;ư thiết
kế thường tính sai với = Ybh “ ĩn dưới mặt thoáng nước ngầm để xét lến lực
đẩy nổi).
+ Đối với thỏi abcd:

w, = dt(abcd) = 18.1,6,5= 117kN


+ Đ ố i v ớ i i h ổ i a'b'c'd';

w , = Ybh d t(m n c 'd ') + Ynưác dt (a 'b 'm n )

= 18 .1 .4,1 + 9,81 .1.1,3 = 73,8 + 12,7 = 86,5kN

462
- Thay các trị số đã biết vào công thức tính N', có:

117 - ^ 1,15 sin 3 0 " - 5 0 . 1 , 1 5 c o s 3 0 °

co s30 "+ -sin 30 °tg l5°

117-^ 1,15.0 ,5 -50 .1,15 .0 ,8 7 6 6 ,9 8 - ^ ^ ^


F ____________ ^ _________ L
0 ,8 7+ i o , 5.0,27 0,87 + - ^ ^
F F

N' 86,5-58,9.1,04cosl5° _ 86,5-58,9.1,04.0,966 _ 27,33

c o sl5 "+ -sin l5 "tg 2 8 “ 0,966 +-0,259 .0,532 0,97 + ^ ^


F F F
4- Xác định lực chống trượt T(,| và T ()2
= ơ'tg(p'+c' (N' = ơ'l)
T„ = T„1 = a ' l t g ( p ' + c ' l = N ' t g ( p ' + c ' l

N ế u v ớ i m ậ t trượt đ a n g xét tín h đ ư ợ c h ệ s ố an to à n F = 2 thì trị s ố N v à N 2 b ằng :

6 6 ,9 8 - i^ , ,

N; = = 65.93kN
0 ,S 7 ,“- '”
2

2
Vậy có: T„, - N'|tg(p'+ c ' 1 = 65,93.tgl 5” + 18.1,15 = 38,37kN
T„2 =N;ig(p'+o.l =26,30.tg28” = 13,98kN
C h ú ý:

1. Đ ế tín h lực c h ố n g trưcíl củci đâì ứ n g v ớ i m ỗ i th ỏ i cán tlìiết phải tính lực pháp tuyến
tổHíị N h o ặ c t h e o c ô n '4 thức ( 1 2 - 2 4 ) c h o trường h ợ p tín h t h e o ứ n g s u ấ t t ổ n g h o ặ c t h e o c ô n g
thức (12-25) cho trường xét tính theo ứng suất hiệu quả với u 0.
2 . Trị sô' lực pháp tu y ế n h iệ u q u á N' đ ư ợ c tín h t h e o c õ n g th ứ c ( 1 2 - 2 6 ) t h e o n g u y ê n lí
ứng suất hiệu quả Tcrzaíìhi.
3. T r o n g c á c CÔI1 2 thức ( 1 2 - 2 3 ) và ( 1 2 - 2 6 ) , trị s ố w tín h t h e o trị s ố tr ọ n g l ư ợ n g r iê n g
bão h ò a nếu dà't n sậ p dLrứi mặt thoána nước n gầm .

4 . C á c p h ầ n m c n i phân tích ố n đ ịn h c ú a m á i đ ất và n ề n đ ấ t t h ư ờ n g lập v ớ i n g u y ê n lí


tăiig tái t h o á t n ư ứ c, cki v ậ y khi dùiiíi c h o tă n g tái k h ô n g th o á t n ư ớ c c ầ n c h ú ý đ ế n c ô n g thức
( 1 2 - 2 4 ) và c á c h lín h Irị s ò w troiio c á c c ô n í í th ức ấy.

463
Chương 13

TẢI TRỌNG CHO PHÉP VÀ KÍCH THƯỚC MÓNG CÔNG TRÌNH


KHÔNG CHỊU L ự c NGANG THƯỜNG XUYÊN TRÊN NỂN ĐÂT

Thuộc loại này, gồm có nhà và công trình dân dụng chi chịu tải trọng gió và động đất...
không thưcmg xuyên.
Theo nguyên tắc tính công trình trên nền đất theo trạng thái giới hạn là đaiĩi bảo không
những nền không bị phá hoại mà còn phải đảm bảo công trình trên nền đất làm việc bình
thường trong mọi tình huống. Một trong những bài toán tính toán công trình trên nền đấl là
xác định kích thước cúa móng.

i3.1. ĐỘ SÂU ĐẶT MÓNG VÀ Ý NGHĨA c ơ HỌC CỦA NÓ

Móng công trình được đặc trưng bằng hai yếu tố: kích thước móng và độ sâu đặt móng.
Độ sâu đặt móng được xác định trong phần quy hoạch móng được trình bày chi tiết ớ trong
các giáo trình nền móng, ở đây chỉ phân tích ý nghĩa cơ học của độ sâu đật móng.

13.1.1. Độ sâu đặt móng và áp suất thực của công trình lên mặt nền
Làm giảm ứng suất trong nền vừa có lợi về mặt chịu tải của nền cũng như về iTiặl

biến dạng.
Về định lượng, độ sâu đật móng được đặc trưngbằng tái trọngq ở bên ngoài phạm vi
đặt móng và tính theo công thức:
q = yh^ (kN/m^) (13-1)
trong đó: - độ sâu đặt móng (m);
y - trọng lượng riêng của đất tính từ caotrìnhđặt móngđến mặt đất.
Từ lí thuyếtphân bố ứng suất do tải trọng ngoài gây nên, ví dụ tải trọng phân bố đều
hình bãng (hình 13.1) gây nên tại điểm M trong nền cácứng suất chính, tính iheo công ihức
(hình 13.1);
ơ | = - ^ ^ ( 2 ị 3 + sin 2 P ) 13-2a)
71

ơ 3 = - ^ ( 2 p - s in 2 p ) 13-2b)
7t

trong đó: p - cường độ của tải trọng ngoài (kN/m“);


2p - góc nhìn chiều rộng đáy móng từ điểm M đang xét (radian).

464
T h e o c á c b iể u thức ( 1 3 - 2 a ) và
( 1 3 - 2 b ) thì khi q = p h a y đ ộ sâu
đặt móng = p/y thì trong nền
không xuất hiện ứng suất tăng
t h ê m d o c ô n g trình g â y nên và
trạng thái ứng suất tự nhiên được
bảo toàn. Nói cách khác trong
tr ư ờ n g h ợ p n à y đất n ề n c h ư a phát
huy tác dụng chịu lực, trong lúc
c h ú n g ta m u ố n k h a i th á c hết sức
c h ị u tải c ù a n ền . Hình 13.1
Tóm lại, tăng độ sâu đặt inóna là mộtbiệnpháp cơhọc làm giảm ứng suất tăng thêm,
tức g i ả m lú n c h o c ô n g trình, ứ n g su ất tàn g t h ê m g â y lú n đ ư ợ c tín h v ớ i áp suất tính lún, k í
hiệu Pj|:
P.I = p - q = p-yhm (13-3)
Các nhà khoa học phương Tây gọi trị số (p - q) là úp suất thực (net pressure) của công
trình lên mặt nền;
p,huc = p - q (13-4)

Q u y ước gọi p là áp siiấỉ dáy nĩóììg.

13.1.2. Độ sâu đật móng và sức chịu tải giới hạn thực của thực nền
M ặ c d ù xuất phát đ i ể m khác n h a u , c á c p h ư ơ n g p h á p tín h tdi trọng giới hạn của nền đất
đểu cho công thứcvới cáchệ số không thứ nguyênở dạng tổng quát:

Pgh =^N,^.Y.B + Nq.q + N,.c (13-5)

tr o n g đ ó : B- c h i ề u r ộ n g iTiónc (m );

c - lự c d ín h đ ơ n vị của đất n ề n (kN/m'^);

y - tr ọ n g l ư ợ n g đ ơ n vị c ủ a đất n ể n (kN/m'^);

q - tái tr ọ n a b ê n (k N /m " ), tính th e o c ô n g th ứ c ( 1 3 - 1 ) ;

Ny, N^|, N^. - c á c h ệ s ố k h ô n g thứ n g u y ê n , p h ụ t h u ộ c g ó c ma s á t tr o n g c ủ a đất

và góc lệch của tổng tải trọng ngoài.


Biết các đặc trưno địa kĩ thuật ( y , (p, c) cứa đất, biết đặc trưng của móng (B, h^), từ công
thức (13-5) xác định được tái trọng giới hạn cúa nền đất và cũng nhận thấy tảitrọng giới
hạn t ă n g t u y ế n tín h v ới đ ộ sáu đặt m ó n g h,,, vì q = yhj^.

D o v ậ y , lă n g đ ộ sâ u đ ặt m ó n g h o ặ c tãn g tải tr ọ n g b ê n c ô n g trình là biện pháp c ơ h ọ c để


tăn g s ứ c c h ị u tải c ú a n ề n . N g o à i trị s ố tải tr o n g g iớ i h ạ n tín h t h e o c ô n g th ứ c ( 1 3 - 5 ) , h iệ n

465
n a y c ò n d ù n g trị s ố sức chịu tài ịịiới hạn thưc, k í h iê u Pgi^, h a y Py 1^^., (n e t u l t i m a t e b e a r in g
capacity) tính theo công thức;
Pghi = P g h - q (13-6)

hay Pght = - N ^ . y B + ( N ^ - l ) q + N^,.c (1 3 -7 )

T r o n g c ô n g th ứ c ( 1 3 - 5 ) v à ( 1 3 - 7 ) , trị s ố Ny k h á c n h a u t ù y b ả n g tín h . N ế u k h ô n g c ó thừa

s ố 1/2 thì trị s ố N y p hải c h i a hai

12.1.3. Nhà có tầng hầm


Tầng hầm là tầng dưới cùng của nhà hay công trình nằm toàn bộ hoặc phần lớn dưới
mặt đất. Tầng hầm của nhà đươc dùng với nhiều chức năng khác nhau, ví dụ như hầm rượu,
nơi đế òtố v.v...
Về mãt địa kĩ thuâl, tầng hầm là một biện pháp kết cấu đế sử dựng triệt để không gian
của móng khi độ sâu đặt móng lớn. Vậy độ sâu đáy tầng hầm của nhà được coi như độ sâu
đặt m ó n g c ú a n h à n ế u l ư ờ n g và s à n tầ n g h ầ m l i ề n k h ố i.

13.2. TẢI t r o n í; c h o ph ép cúa nền và hệ số tả i t r ọ n g

C h ú n g la đã b iết vể c á c khái mêrn: tải trọ n g g i ớ i h ạn, và sứ c c h ị u tải c ủ a n ề n . Tài trọng


giới hạn là tái tr ọ n g g â y n ên s ự phá h o a i c ú a n ề n , đ ư ợ c x á c đ ịn h t h e o c ô n g th ứ c ớ d ạ n g tổ n g
quát ( c ò n g thức ( 1 3 - 5 ) ) . Sưc cìụit íai cúu nền, là tải tr ọ n g lớ n n h ấ t m à n ề n c h ị u đ ư ợ c , tính
đ ư ợ c từ trị s ô tái tr ọ n g g iớ i hạn với m ộ t h ệ s ố an to à n (fa c to r o f s a f e t y ) lớn h ơ n 1 , th ư ờ n g lấy
từ 1,2 đến 1,3 và không quá 2. Khi tính toán công trình trên nền đất, các nhà khoa học đưa ra
m ộ t khái n iệ m m ới: tdi irọníị cho phép hoặc sức chịu tài cho phép, k í h iệ u p.||| (allovvab le
bearing capacity). Khác với sức chịu tải của nền, tải trọng cho phép là lái trọng tác dụng lên
nền vừa đảm bảo nền không bị phá hoại (đóng vai trò của sức chịu tái) vừa đảm bảo độ lún
c ù a n ề n k h ô n g lớn đ ế c ô n g trình thiết k ê đ ư ợ c an to àn . T h e o P c c k v à m ộ t s ô n h à k h o a h ọ c thì
m ỗ i loại đất n ền c ó m ộ t tải trọ n g c h o p h é p inà d ư ớ i tác d ụ n g c ủ a n ó đ ộ lún c ủ a c á c m ó n g
khác nhau đểu khòng vươt quá độ lún cho phép.
Hiện nay có nhiều phưOTg hướng xác định lải trọng cho phép, ví dụ như dùng hệ số tải
tr ọ n g (lo a d fa cto r) h o ặ c c ă n c ứ v à o tải tr ọ n g g iớ i h ạ n đ àn h ồ i c ủ a n ề n (tứ c g iớ i h ạn b iế n d ạ n g
tu y ế n tính Pj, (h ìn h 11.3 th u ộ c c h ư ơ n g 11)... T rư ớc đ â y th ư ờ n g k h ô n g p h â n b iệ t h ệ s ố an toàn
vớ i h ệ s ỏ tái trọn g và th ư ờ n g đ ổ n g n hấl h ệ s ố tái tr ọ n g v ớ i h ệ s ố an to à n . N ế u h ệ s ố an to àn
đ ả m b ả o vừa đú đ ế Iiển c ô n g trình k h ò n g bị phá h o ạ i thì h ệ s ô tải ir ọ n g k li ô n g n h ũ ìig bao
hàm hê sô an toàn inà cá điểu kiên làm viêc bình thường của công trình.
13.2.1. Xác đinh tái trọng cho phép theo hệ sò tải trọng
Xuất phát từ số liệu quan trắc thống kê nhà và công trình làm việc bình thường Irên nền
đất tự nhicri c á c nhà k h o a h o c p h ư ơ n g T â y đ ã đ ề x u ấ t k h á i n i ệ m v ề s ố tải tr ọ n g . T h e o s ổ

466
tay Nền móng của Mỹ, của Canada thì hệ số tái trọng được quy định lấy không nhỏ hơn 3
(Principles of íoundation Engineering. Braja. M. DAS. New York, 1955, Manuel Candien
D'ingénierie des Pondations. Societé ( aiiaciiene de Geotechnique 1994). ơ nước Anh, theo
John Atkinson (1993) thì hệ số an toàn lây vào khoáng 1,25 nhưng hệ số tải trọng lấy
không nhỏ hcfn 3, thường lấy bảng 3.
Tải trọng cho phép thực được tính theo còng ihức (13-7) với hệ số tải trọng bằng 3:

Thay biểu thức (13-7) vào (13-8), có:

Paỉl.nct (13-9)

T r o n g đ ó c ầ n c h ú ý trị s ớ y, IICU trong c o i i g thức k h ổ n g c ó th ừa s ố 1 / 2 , v í d ụ c ô n g th ức


(3-128), (5-129), (5-137) thì N tra baiiiỉ phái chia cho hai.
H ệ s ố tái t r ọ n g lâ y b à n g 3 n h ư trong c ò n g Ihức ( 1 3 - 9 ) vừa x é t đ ế n hộ s ố an t o à n p h á
h o ạ i n ề n vừ a x é t đ ế n đ ié u k icn biòn d a n g n h ó c ù a n ế n in à kết c ấ u c ô n g trình n ó i c h u n g c ó
th ê c h ị u đ ư ợ c . N ế u c h i xét inội mủt là d a m b á o an to à n \'ề c ư ờ n g đ ộ c ủ a n ể n thì h ệ s ố an
toà n c h í v à o k h o ả n g 1.5 là đủ. D o \ á \ . clế irán h s ư n h ầ m lần ý n g h ĩ a v ề trạng thái g i ớ i h ạn
cúa công trình trên nến đàì cẩn phàn biól hệ số lái trong với hệ số an toàn.

13.2.2. Xác định tái tronjỉ cho phcp Hieo tiíi tron^ íiiới han biên dạng tuyên tính
T ừ đ ư ờ n g lú n c ủ a thí n g h i ệ m b àn néii (h ìn h 1 1 .3 ). x á c đ ịn h đ ư ợ c hai trị s ố đ ặ c trưng: trị
s ò g iớ i h ạ n b iế n d ạ n g tu y ế n línli ( c ò n g ọ i là g i ớ i liaii đ à n h ồ i ) k í h iệ u p,, h a y P i, và trị s ố g i ớ i
h ạn p h á h o ạ i n c n ( c ò n g ọ i là lái tr ọ n g g iớ i h ạ n , k í h iè u là Pj| h a y Pg^,. K h i tái tr ọ n g vư ợt q u á
Irị s ố thì đ ộ lú n bàn n én tăng n h a n h , d o v ậ y d ối V(Í(1 c ô n g irìn h n h ạ y lún, tải tr ọ n g c ô n g
trình k h ô n g n ê n l ấ y q u á trị s ò p,,.

Theo lí thuyèì. Irị sỏ xác dịnh theo công thư Pu/Mc\ sski (công lliức (5-98)):
p^, = B ,q + D .c (13-10)

tr o n g đ ó q t ín h t h e o c ò n g thức ( 1 3 - 1 ) .

T l i c o k in h n g h i ệ m c ù a c á c nhà k h o a h ọ c X ó \ iết thì g iớ i h ạn đ à n h ồ i lớn h ơ n trị s ố tính


th e o c ô n g th ứ c ( 1 3 - 1 0 ) và d o đ ó đổ n sh Ị lấy trị sô' p i /4 ( c ô n g thức (5-107)) th ay c h o trị s ố Pp.

p I ' 4 = '^ 1/ 4 -Y-B + B.q + D.c (13-11)


C á c h ệ s ố A |y 4 , B, D trong c á c c ô n g thức ( 1 3 - 1 0 ) , ( 1 3 - 1 1 ) , p h ụ t h u ộ c g ó c m a sát tr o n g
của đất và được xác định theo báiia 13.1 với kí hiệu M,, = A |/ 4 , = B, M^, = D.
T h e o kết q u ả lí n h to á n b ằ n g s ố ờ m ụ c 5 . 7 . 3 . n ế u lấ v trị s ô tái tr ọ n g c h o p h é p (Pj,||) b ằ n g
trị s ố thì m ặ c n h i ê n thừa n h ậ n h ệ s ố tải tr ọ n g v à o k h o ả n g 2 , 8 , n ế u l ấ y tải tr ọ n g c h o p h é p
b ằ n g trị s ố Piỵ^ thì h ệ s ô tái trọ n g tưoTig ứ n g v à o k h o ả n g 2 , 7 .

467
Vậy theo lí thuyết vừa nêu, hệ số tải trọng lấy theo kinh nghiệm của các nước phưorng
Tây bằng 3 là chấp nhận được.
Theo quy phạm Liên Xô SNip 11-15-74 (tức TCXD 45-78 của ta) thì áp lực tính toán R
(điều 3.37, TCXD 45-78), có xuất phát từ lí thuyết tính toán trịsố Pi/ 4 , nêncó ý nghĩa như
tải trọng cho phép. Trường hợp nhà không có tầng hầm, có;
R = m(AyB + B.q + D.c) (13-12)
trong đó:
B - chiều rộng móng;
q - tải trọng bên, tính theo công thức (13-1);
A, B, D - hệ số không thứ nguyên, tương ứng với các hệsố A |/ 4 , B, D, xác định theo
bảng 13.1 dưới dạng My, và M(, trong công thức (13-13).
m - hệ số xét đến điều kiện làm việc của nền, điều kiện làm vi X của nhà hoặc còng
trình và độ tin cậy của các chỉ tiêu tính toán, tính theo công thức (13-15).
Theo SNiP 2.02.01-83 thay thế SNiP 11-15-74 thì áp lực tính toán R (điều 2.41) được
tính theo công thức có dạng:
R = m k M y.B + (M - l) .q + M c (1 3 -1 3 )

Các hệ số My, đồng nhất với công thức (13-12) của SNiP 11-15-74 xác định Iheo
bảng 13.1.
Bảng 13.1

Các hệ số Các hệ sô'


(p (độ) (p (độ)
My M, My M,

l 2 3 4 5 6 7
0 0 1,00 3,14 15 0,32 2,30 4,84
1 0,01 1,06 3,23 16 0,36 2,43 4,99
2 0,03 1,12 3,32 17 0,39 2 ,5 7 5,15
3 0 ,0 4 1,18 3,41 18 0 ,4 3 2 ,7 3 5,31
4 0,06 1,25 3,51 19 0,47 2,89 5,48
5 0,08 1,32 3,61 20 0,51 3,06 5,66
6 0,10 1,39 3,71 21 0,56 3,24 5,84
7 0,12 1,47 3,82 22 0,61 3,44 6,04
8 0,14 1,55 3,93 23 0,69 3,65 6,24
9 0,16 1,64 4,05 24 0 ,7 2 3,87 6,45
10 0.18 1,73 4,17 25 0 ,7 8 4,11 6 ,6 7
11 0,21 1,83 4 ,2 9 26 0 ,8 4 4 ,3 7 6,90
12 0 ,2 3 1,94 , 4 ,4 2 27 0,91 4,64 7 ,1 4
13 0,26 2,05 4,55 28 0,98 4,93 7 ,4 0
14 0,29 2,17 4,69 29 1,06 5,25 7 ,6 7

468
J__ i 4 7 8
30 1.15 5,59 7,95 38 2,11 9 ,4 4 10,80
31 1,24 5,95 8,24 39 2 ,2 8 10,11 11,25
32 1,34 6 .34 8,55 40 2 ,4 6 10,85 11,73
33 1,44 6,76 8,88 41 2,66 11.64 12,24
34 1,55 7,22 9,22 42 2,88 12,51 12,79
35 1,68 7.71 9,58 43 3 ,12 13,46 13,37
36 1,81 8.24 9,97 44 3,38 14,50 13,98
37 1,95 8,81 10,37 45 3 ,6 6 5 .6 4 14,64

Trị s ố k y xác định như sau:

-B<10(m) lấy k y =1

- B > 10 (m) lấy k., = — + 0 , 2 với B tính bằng mét (13-14)

Trị sô m xác dinh iheo c ổn g thức:


ni| .itit
m = (1 3 -1 5 )

với I T1| , 1TI2, k xác dịnh iheo bảng cúa SNiP.

Bán g xá c định các hộ sỏ dicii kiện làm viỌc cúa nén và c ô n g trình m , , 1TI2 theo S N iP
2.02.01-83.
Bảng 13.2

Hệ sô' rĩi2 đ ối với c ô n g trình c ó kết cấu cứng


Hệ số với ti sô giữa ch iều dài cô n g trình hay từng
Loại dấl
m. đơn n g u yên với ch iều cao (L/H )

L/H > 4 L / H < 1,5

- Đất hạt lớn c ó chất nhét là cát và cál,


k h ô n g kc cál mịn và cát pha bui 1.4 1,2 1,4
' Cát mịn 1,3 1,1 1,3
- Cái pha bụi (bột): ẩm ít và ấm 1,25 1,0 1.2
bão hòa nước M 1,0 1,2
' Đ í t bột pha sél và (lất hạt lớn có chất
nhét là bột pha sét với độ sột I ị < 0.25 ì 25 1,0 1,1
ì2 1,0 1,1
' Đất như nên Irẽn VỚI 0.25 < lị < 0,5 1 1
1.ỉ 1,0 1,1
- Đất như nêu trên, với \ị > 0,5
Chú thích:
1. Câng trìnli có kè) câu cứỉìỉị lủ cóng Ỉrìỉiỉỉ ỉỉìù kếí cấu của nó có khả nâng dặc hiệt đ ể chịu
Iiộị lực lâng íììCiìì {ịủy ra do hiưn (Iạiií> cùa fiéfỉ (xeìỉỉ clỉi dẩỉì ở điêu 2.70b) của SNiP 2.02.01-83
hay chi dan ơdieii J 7 5 của SNiP 11-15-74 ịĩức TCXD 45-78).
2. Đôi vớt nhà có kếf càu nìêììi íhì nì2 = ì.
3. Đoi vói Irị sò ỊJH Iruỉì^ ịịỉuỉì ỉlỉì dù)ì\ị plỉép nội sii\\

469
1II so k hi òLi Iliưt. ( M-1 l a h e s<> \ \ n ca\ diKK \iR d i n h t i h ư s. t ii

\ o u l Iìi ỉ i ou ơưíTni: ^ căl xac d i i i h tư t hi !i L!hi eni i h i k - i

^ e u C ỈII [ \c u t. ư o n o tị(> t h o ỉií^ c á i \a t t i i n h i h c ( ì C ÍÌL h A \\ịi ỉh o iìíi k o (h ik ỉ . 1

1 3 .2 .3 . \ik đ i n h la i t r o ii ị i c h o p h e p C’u;j n ê n d â t V‘A\ Í h í ‘<» s o l i c u SI* I

V1c\crhoỉ dã ĩ i u l i i e n c ưu I i n n i u q u a i i ưiùi) Ị;ii IIDIIU c h í ' p l ìo p Ilìưt (P ii, .,) *^'Uci

IIOII u t i sò h c u Sỉ^l V^Vi ( l i n h i m h ĩ a n h ư (ỉiì ncu

p.n.u-, = p.n ' h . (I

1'hco V l c v c ỉ i i o l , J ẽ khíMi ii c h è (ỉo l ú n c ua ííèn klìOiii^ 2 ^ n i í i i ftii t (ì

V( Í ' | H < 1. 2 2 i i i

Ỉliii.n-I ( k N / r n ' ) - í I » x i IV i 7t

Vai 1^ i J 2 iii

\2 S 1 W I
(kN /ni I - 1I -- IS i
v2XM

IHÌIIU (ỉí>: la ỉỉỉ S(ì \ u v c n chuíMỉ dã h i ẽi i í. l ì i í ìh \ a t đ i n h I i h i i N-ni

\„. C \.N I \^)i

IIOỈÌH

\ i n S (1 \ a e c l i i i h t ư i h i I i e l ì i c n ì S I M UII L ' h o

(\ he sc hiẽu !)ính Kác diĩìli llico IIIOI IIMIIL’ li.ii huMi tlìiR Siiu

í
c - ().771oỊ I Vc K r l al ( l ^ r / 4 ) 1 ^ 20}

( o ihc \ a i d in h ( \ Ihi‘(í bk‘‘ii (lo ( hinli I ì 2 i

( \ ^ S k r i i i Ị i í c ỉ i I I ‘' í N í ' ì . 1 ■* )
I • O .O lr;

tỉ(ì a. in i^ s u ; i i t ỉ i n i i i l' »aii t í i n i i h i c i i l Ị t i . i 'iiiih .i(ì Siiu I l i i Iiu liicíii

f)o! U Í I ( ỉ a i ^ ;ìi 111 so \a c đ iĩih ih iiiii i h i U ' (ỈIC IÌ h i i i ì o 1 ^ ^

lỉa riii 1 3 .3 . I ri s o \ c u ii cỉ;il ciH iH \1 I)\s.

\ )o L'li;tí Iift Hii: (Itìi 1) ( s ,

• I > I ; '

i ‘ í

>( I fì( i I (I
hl ỉ ws >( t

l'7(
'e :nif'.r
N . .

ỉlinh13.2
Trên cơ sỏ nghiên cứu sứ duiia các biêu thức của Meyerhof, Bovvles (1977) đề nghị các
hicu thức sau;
s„
- Với B < l,22m (kN/nr) = 19,16N,„,F, (13-22)
25,4,

\3,28B + 1
- VỚI B > 1.22m (kN/m-) = 11,98N,„ (13-23)
, 3.28B 25,4
trong đó: s^, - độ lún cho phép (min);
F^I - nhân lò độ sâu, xác định theo côns thức:
F j= 1 + 0,33 (h,,/B) < 1.33 (13-24)

13.2.4. Xác định tái trọng cho phép theo thí nghiệm CPT

Với xuyên côn lĩnh có góc côn 60'’ và diện tích chiếu bằng là lOcm^,Meyerhof (1956) đề
ra công thức kinh nuhiệm đê xác định trị sò lái Irọng cho phép củanền đất cát theo sức
chông xuyên q^:
- Với B < 1,22m \'à độ lún cho phép là 25mm:

1’all.ncl “
(13-25)

471
- Với B > l,22m và độ lún cho phép là 25mm:

3,28B + 1
p
Pall,net (13-26)
3,28B
Trong các công thức trên chiều rộng móng B tính bằng mét, trị số tính bằng kN/m^
Theo các công thức của Meyerhof, độ lún cho phép thường lấy vào khoảng 25min. Nếu
độ lún tính toán được lớn hơn trị số này thì nên dùng các biện pháp kết cấu để tãng cường
khả năng chịu lún của công trình. Đây là biện pháp tối ưu để đảm bảo điều kiện làm việc
của công trình đồng thời tận dụng khả năng làm việc của đất nền vì hệ số tải trọng (theo
quan điểm được dùng ở đây) lớn rất nhiều so với hộ số an toàn.
13.2.5. Xác định tải trọng cho phép của đất nền theo thí nghiệm bàn nén
K í hiệu b là cạnh bàn nén và B là chiều rộng móng thì quan hệ íịiữa sức chịu tái giới
hạn của nền hàn nén và sức chịu tải giới hạn của nền công trình ị p j c ó quan hệ tnỏ
hình như sau:
- Nền đất dính: Py = (13-27)

-Nền đất cát: Pu=Pub^ (13-28)


b
Xác định được theo định nghĩa chung sẽ xác định được ĩủi ĩrọn^ cho phép thực của nền:

= = ,, — ( IM 9 )
hệ sô tai trọng
trong đó q là tải trọng bên của công trình, hệ số tải trọng lấy bằng 3. Cuối cùng có:

- Nền đất cát: p,|| ^ (13-30)

-Nềnđấtdính: Paii.nc = ^(Pub - q)

13.3. XÁC ĐỊNH KÍCH THƯỚC MÓNG

Xác định kích thước móng theo tải trọng cho phép là phương pháp tính naược cúa bài
toán tính nền theo trạng thái giới hạn thứ nhất, tức theo trạng thái phá hoại nền.
Qưá vậy, xác định kích thước móng với hệ số tải trọng thông qua tải trọng cho phép, lớn
hơn nhiều hệ số an toàn cần thiết thì nền được coi như làm việc trong giai đoạn biến dạng
tuyến tính.

13.3.1. Xác định kích thước móng trên nền cát theo tái trọng cho phép tính từ SPT
Thực tế đã chứng tỏ rằng sò liệu thí nghiệm SPT không thích hợp với nén đất hạt mịn
(đất dính). Trong phần này, giới thiệu phương pháp đồ thị (Peck et al. 1974), xác định kích

472
thước cúa móng (hình 13.3) khi biết tải trọng cho phép thực p,,|| nct với giả thiết tỉ số h^/B
trong phạm vi từ 0.25 đến 1. Các trị số B tính được đảm bảo độ lún của nền cát không quá
25mm, luy nhiên điều này cần phái lính toán lại với kích thước móng đã được xác định khi
tính toán theo trạng thái giới hạn sứ dựng (biến dạng).
Tỷsốh„/B

(a)h^B=1

0,5 1.0 0.5 1.0 1.5

Chiéu rộng móng, B(m)

Hình 13.3

13.3.2. Xác định kích thước mónị’ theo sỏ liệu thí nghiệm bàn nén

Từ số liêu ihí nghiệm bàn nén, vẽ


đường quan hệ độ lún - áp suất bàn nén
(hình 13.4). Tính theo phư(yng pháp thử dần
kích ihước cúa inóng dế chịu clưọc một tai
trọng p với dộ lún không dư(Tc \ưọt quá
một dộ lún cho phép [S|. Ví dụ dối với
inóim bãrm, trước hêì giá thiêt một trị sô
cliicu rộng mónu B (m) rồi tính trị sò' áp
su.Vt đáv móiií: p iheo cỏno ihiic:
P(kN)
p (k N V iir) = 13-32)
B(m) ĩlìn h 13.4

Từ đườnu quan liệ (hình 13.4) xác định trị số dộ lún ứng với trị số p, kí hiệu S|^.
Sử dụnu biẽu Ihức quan hệ iiiữa dộ lún bàn nén Sị, và dộ lún cúa móng S:
B
- Với đất dính: s = s„- (13-33)
b
B
- Với dãì cát: s = s, (13-34)
vby

473
Trong các công thức trên, b và B tứứi bằng m; Sj, và s tứih bằng mm. Trị số độ lún túih theo
công thức (13-33) hoặc (13-34) bằng trị số độ lún [S] thì trị số B tương ứng là được chấp nhận.
Ví dụ 13.2: Xác đ ịn h kích thước của móng của cột đật trên n ền đất cát .
Đ ư ờ n g q u a n h ệ đ ộ lú n - áp su ấ t th í n g h i ệ m b àn n é n c ỡ 0 , 3 0 5 m X 0 , 3 0 5 i n c h o ở h ìn h 1 3 .4
(Braja M. Das, 1995). Xác định kích thước móng vuông của cột trên nền đất cát chịu tải trọng
2500kN với độ lún cho phép [S] = 25mm.
Giải:
1- Giải thiết nhiểu trị số B = 4; 3; 3,2 (ghi ở cột 1 trong bảng)
2- Xác định áp suất đáy móng ứng với mỗi trị số B theo công thức:

p=^ (kN/m^)

Các trị số ghi ớ cột 2 trong bảng.


3- Từ trường quan hệ s - p thí nghiộrn (hình 13.4), xác định các trị số S[, tương ứng. Các
trị sô' g h i ớ c ộ t 3 tron g bảng.

4- Từ công thức (13-34), tính trị số độ lún s của móng khi biết S(, của bàn nén. Các trị
sô' s ghi ớ cột 4 trong bảng.

B( m) p= ^ (k N/ m“) Sh (mm) s (mm)

4,0 156,25 4,0 ! 3,80


3,0 277,80 8,0 26,35
3,2 244,10 6,8 22 ,70

5- Kết luận: Từ bảng suy ra trị số B = 3,1 m và độ lún dự tính là 25mm theo phép nội suy.

13.3.3. Xác định kích thước món;^ theo tải trọng giới hạn biến dạng tuyến tính

13.3.3.1. Móng báng


Như đã dẫn giải ớ trên, trị số tải trọng cho phép của nền lấy bằng trị số áp lực tính toán
R xác định Iheo SNiP của Liên Xô (công thức (13-11)):
P .|II = R = m(A.Y.B + B.q + Dc) (13-35)
Phương trình cơbản đểxác định chiều rộng B của móng băng chịu tái trọng đúng lâm
được xác định như sau:
p = p.,|| = m(A.y.B + B.q + Dc) (13-36)
trong đó p là áp suấtđáv móng xác định theo công thức:
_ P+G _ p G
13-37)
Bxl “ b ^ ’b

474
trong đó:
p - tải trọng ngoài truyền cho móng;
G - trọng lượng móng, bao gổVn vật liệu làm
móng và đất đắp lại trên móng (hình 13.5) trong
phạm vi hình hộp cạnh B và cao bằng
Do đó có thể viết biểu thức tính G như sau;
G = y.,K - B (13-38)
trong đó Ỵj|, là trọng lượng riêng trung bình của vật
Hình 13.5
liệu làm móng và trọng lượng riêng của đất đắp lại
trên móng.
Thay (13-38) vào (13-37) sẽ được;

P = ^ + Y,b-hm (13-39)

Với biểu thức (13-39), phương trình tính chiều rộng móng bãng có dạng:
p
g + Ytb-hni = m(A.y.B + B.q + D.c)

hay (13-40)

m
trong đó: (13-4U)
Y m

L. = - M , (13-41b)
m

Gíc trị sô M|. Mt, M 3 là hàm sỏ ciia góc ma sát <pcúa đất nền xác định theo bảng 13.4.
Bảng 13.4. Bảiiịĩ tra M,, M„ M 3

(p 'p
M, M, M3 M, M| M3
(độ) (dỏ)
/ 2 J 4 5 6 7 8
1 7 4 ,9 6 229 2 7 0 ,9 6 11 8 ,8 0 20,6 4 ,8 0
2 3 8 ,5 0 1 14,6 1 3 9 ,5 0 12 8 .2 6 18,82 4 ,2 6
3 2 6 ,3 6 76.3 2 2 ,3 6 13 7 ,8 0 17,32 3 ,8 0
4 2 0 ,3 0 -^7,2 1 16,30 14 7,4 2 16,04 3,42
5 16,66 4 5 ,7 12,66 15 9 ,0 8 14,93 3.08
6 14,25 38.1 10,25 16 6 ,8 0 13,95 2 ,8 0
7 12,52 32.6 !7 6 .5 4 13,08 2 ,5 4
8 11,24 28.5 7,24 18 ^ 6 ,3 2 12,31 2 ,32
9 10,24 25,3 6 ,2 4 19 j 6,12 11,62 2,12
10 9.44 2 2 .7 ị 5,44 20 5 ,9 4 10,99 1,942

475
_ỵ_ __ 4 __ ^
21 5,78 10.42 1,783 33 4 ,6 9 6 ,1 6 0 ,6 9 4

22 5,6 4 9 ,9 0 1,640 34 4 ,6 4 5.9 3 0 ,6 4 3

23 5.51 9 .42 1,511 35 4 ,6 0 5,71 0 ,5 9 6

24 5,3 9 8,98 1,393 36 4,55 5,51 0 ,5 5 2

25 5,2 9 8,58 1,284 37 4,52 5,31 0 ,5 1 2

26 5,1 9 8,20 1,188 38 4 ,4 7 5,12 0 ,4 7 4

27 5,1 0 7,85 1,099 39 4 ,4 4 4 .9 4 0 ,4 3 9

28 5,02 7,52 1,017 40 4,41 4 ,7 7 0 ,4 0 6

29 4 ,9 4 7,21 0,941 41 4 ,3 8 4 ,6 0 0 ,3 7 6

30 4 ,3 7 6 ,93 0 ,8 7 2 42 4 ,3 5 4 ,4 4 0 ,3 4 7

31 4,81 6,66 0 ,8 0 8 43 4 ,3 2 4 ,2 9 0,321

32 4,7 5 6 ,40 0 ,7 4 9 44 4 ,3 0 4 ,1 4 0 ,2 9 6

45 4 ,2 7 4 ,0 0 0 ,2 7 3

Biết L| và L 2 , chiểu rộng móng


b ã n g B đ ư ợ c x á c đ ịn h t h e o b iể u đ ồ ở
hình 13.6 hoặc phần mềm giải phương
t r ìn h b ậ c 2.

V í dụ 13.3: X á c đ ịn h c h i ề u r ộ n g
móng băng theo tải trọng giới hạn
b iế n d ạ n g t u y ế n lín h c ú a đất n ền .

Xác định chiều rộng móng băng


dưới tư ờ n g đặt trên n ề n đất c ó (p = 1 8 “,
c = 2 ,8 k N /m ^ y = 2 0 k N / m \ Đ ộ sâu
đặt m óng = I m . T ả i tr ọ n g tác
d ụ n g lẽ n m ó n g p = 1 5 0 k N / m . L ấ y trị
s ố m = 1 và 7 , 1, = 2 2 k N / m ' \

Giải:

1 - X á c đ ịn h L | v à L ,
- Từ bảng 13.4, với (p = 18" xác
định được:
M, =6,32, M 2 = 12,31, M 3 = 2,32.
- D ù n g c ô n g thức ( 1 3 - 4 1 ) tính trị s ố
L| và L,:
L, = 5 ,4 9 ; L, = -11,6
Hình 13.6

476
2- Xác định B theo đồ biểu hình 13.6:
Nối điểm A| (5,49) với A 2 ( 1 1 ,6 ), đường A 1 A 2 cắt đường B tại số B = l, 6 m.
Trường hợp móng chịu tải trọìĩịị lệch tám, biểu đồ áp suất đáy móng có dạng hình thang
với hai trị sỏ' biên là và Trị số p ở biểu thức (13-39) có ý nghĩa trung bình:

p Pib ^Pmin) (13-42)

Để đảm bảo độ lệch tâm không lớn thường khống chế:


p .,n > 0 (13-43a)
p^.,^ < 1,2R (mép móng) (13-43b)
< 1,5R (góc móng) (13-43c)
Do vậy khi xác định được trị số theo trị số p = Pịt, cần thiết phải dịch trung tâm móng
sang phía lệchcủa táitrọng sao cho biểu đồ áp suất đáy móng với Prnax ''à Pmin mãn
điều kiện(13-43a, b)(hình 13.7). Do góc a phải khốngchế để đảmbảo dộ cứng cho móng
tùy thuộc vậl liệu làm móng nên inuốn mớ rộng móng về một phía nào đó thì phải tãng độ
sâu đặt móng (hình 13.7b). Để tránh tăng độ sâu đặt móng thì dùng móng có đế chịu uốn
bằng bêlông cốt thép (hình 13.7a).

13 .3.3 .2. M ó n g đơn

Đối với móiìíỉ dơn, kích ihưóc móng bao gồm chiều rộng B và chiều dài L. Với kí hiệu
cx = L/B thì có L X B = aB “, do đó công thức (13-39) có dạng:

P = - ị - T + Yibh m (13-44)
aB
Phương Irình tính chiều rộng móng đơn có dạng:
p
,,Õ + Yibh,^ =m(A.y.B + B.q + D.c)
aB
hay bV K |B - - K , =0 (13-45)

trong dó: K, = M | - + M 2 - - M 3 ^ - ỉ ^ (13-46a)


y y ■ Y m

477
K2=M3 (]3-46b)
aym
Các hệ số M |, M ị, M 3 được xác định theo bảng 13.4 khi biết góc ma sát trong của (ất.
Biết Kị, K2, chiều rộng móng đơn B được xác định bằng biểu đồ ở hình 13.8.
V í dụ 13.4: Xác định kích thước của một mô' đỡ đường ống dẫn nước trên nền đất có
(p = 18°, c = 2,8 kN/m^, y = 20 kN/m^. Độ sâu đặt móng tính từ mặt đất là Im. Tải tr>ng tác
dụng lên mỗi mố đỡ p = 150kN. Móng đáy vuông, xây bằng đá và lấy y'n, = 22 leNm^ (m
lấy bằng 1 ).
Giải:
1-Xác định K |, K 2
- Biết (p = 18", từ bảng 13.4 xác định được: M| = 6,32, Mọ = 13,31, M 3 = 2,32
- Tính K |, K , theo công thức:

K, = 6 , 3 2 ^ ^ + 1 2 , 3 1 — - 2 , 3 2 ^ ^ = 5,49
20 20 1 X20

150
K , -2 .3 2 = 31,8 (a = l)
1 X 1 X 20
2- Xác định kích Ihước móng
Biết Kj = 5,49 và K 2 = 31,8 từ biểu đổ 13.8a được B = 2m với a - 1 có L = B - 2n.
K,
25

20

15

10

478
K, 50
48
46
44
42
40
38
36
34
32
30
28
26
24
22
20
18
16
14
12
10
8
6
4
2
K, 0

ỉlỉnh Ỉ 3 M

479
C hưoìig 14

TÍNH TOÁN CÔNG TRÌNH


KHÔNG CHỊU L ự c NGANG THƯỜNG XUYÊN
TRÊN NỂN ĐẤT THEO TRẠNG THÁI GIỚI HẠN

14.1. QUAN N IỆ M V Ể TRẠ N G T H Á I G IỚ I HẠN CỦ A CÔ NG T R ÌN H T R Ê N


NỂN ĐẤT
Tính toán kết cấu và phân tích địa kĩ thuật công trình buộc phải thỏa mãn những điều
kiện sau:
- Kết cấu công trình và các bộ phận của nó có một mức độ an toàn đủ để tránh sự
sập đổ dưới tác dụng của các lực và những tác động trong suốt quá trình làm việc của
công trình.
- Kết cấu công trình và các bộ phận của nó không chịu biến dạng quá mức để đảm bảo
sự làm việc bình thường của công trình theo thiết kế.
Sự sập đổ toàn bộ hoặc bộ phận công trình, có thể hoặc do sự phá hoại kết cấu, sự phá
hoại vật liệu xây dựng hoặc do sự phá hoại nền là những trạng thái giới hạn phá hoại (viết
tắt là TTGHPH hay ULS - Ultimate Limit State). Chúng bao gồm cả sự mất ổn định do
trượt, sự lật đổ, sự phá hoại nền do trồi lên (do nở), sự phá hoại do xói ngầm...
Những trạng thái giới hạn về sử dụng (viết tắt là TTGHSD hay SLS - Service ability
Limit State) bao gồm những hư hỏng của công trình do các yếu tố biến dạng của nền gây
nên đến mức công trình không làm việ : bình thường như dự kiến.
Về nguyên tắc, tính toán công trình trên nền đất cần phải thực hiện trên quan điểm: công
trình gồm 3 bộ phận liên kết hữu cơ với nhau, đó là kết cấu công trình, móng và nền.
Có tác giả coi móng như một bộ phận của kết cấu công trình thì quan điểm trên được
hiểu công trình là một thể thống nhất bao gồm kết cấu công trình và nền mà thường gọi là
hệ công trình - nền.
Để đạt yêu cầu nêu trên, tính toán công trình trên nền đất được thực hiện theo hai trạng
thái giới hạn, m ột là trạng thái giới hạn phá hoại, hai là trạng thái giới hạn biến dạng.
Trạng thái giới hạn phá hoại bao hàm trạng thái giới hạn phá hoại nền và trạng thái giới
hạn phá hoại kết cấu công trình. Trạng thái giới hạn biến dạng còn gọi là trạng thái giới hạn
sử dụng.

480
Trong một số tài liệu, trạng thái giới hạn phá hoại được quy ước gọi là trạng thái giới
hạn thứ nhất và trạng thái giới hạn sử dụng gọi là trạng thái giới hạn thứ hai.
Khi phân tích địa kĩ thuật thường gặp những dữ liệu thiếu tin cậy do khách quan và
chủ quan nên buộc phải dùng nhiều hệ số tin cậy để xét đến mức độ tin.cậy của các dữ
liệu tính toán phân tích. Do vậy, hệ số an toàn tổng hợp, bao hàm nhiều hộ sô' tin cậy
được dùng thay thế cho hệ sô' an toàn chung khi phân tích ổn định và tính toán theo trạng
thái giới hạn.

14.2. TÍNH TOÁN CÔNG TRÌNH TRÊN NỂN ĐẤT t h e o t r ạ n g t h á i g iớ i


HẠN PHÁ HOẠI

Trong tài liệu này chỉ xét đến trạng thái giới hạn phá hoại của hệ công trình - nền do
nển đất bị phá hoại.
Cơ chế phá hoại nền đâì đã được trình bày ở chương 5. Bản chất của sự phá hoại
khối đất nói chung và nển đất nói riêng là sự phá hoại trượt của nền kéo theo công trình
trên nền.
Trường hợp công trình không chịu tác dụng của lực ngang thì mặt trượt ăn sâu trong nền
và sự trượt sâu của nền sẽ kéo theo sự sụt đổ hoàn của công trình.
Trường hợp công trình chịu lực ngang thường xuyên (lực đẩy của đất, của nước...) hoặc
không thưcmg xuyên (gió. động đất...) thì công trình bị phá hoại theo cơ chế trượt nông,
ticn mật nền trượt sâu hoặc bị lật đổ (đối YỚi công trình cao).
14.2.1. Nội dung tính toán theo trạng thái giới hạn phá hoại
Có tài liệu đồng nhất noi dung tính toán theo trạng thái giới hạn với nội dung tính toán
theo trạng thái giới hạn I, tức theo sức chịu tải.
Nội dung tính toán theo TPGHPH được thể hiện ở bất đẳng thức:

N < ^ (14-1)
K
Trong đó:
N - tổng hợp lực lớn nhất có xu thế gây phá hoại, tác dụng vào nền, được xác định theo
nhữnq tổ hợp tải trọng bất lợi nhất, tức xét đến các hệ số tin cậy của các lực và tác động. Có
tài liệu gọi N là tổng hợp lực tính toán.
- tải trọng giới hạn của nền được xác định với các chỉ tiêu cưèmg độ chống cắt và
khối lượng của đất nển với hệ số tin cậy an toàn nhất. Phương chiều, điểm đặt của Ngh trùng
với phương chiều điểm đật của N.
K - hệ số an toàn tổng hợp, tức xét đến nhiều hệ số tin cậy như đã trình bày ở chưcmg 11
hoặc là hệ số an toàn chuii2 do tiêu chuẩn của từng nước quy định.
Chi tiết nói về cách xét mức độ lin cậy của N, Ngi^, K đã được trình bày ở chưong 11.

481
14.2.2. Trường hợp tải trọng đúng tăm

14.2.2.1. M óng băng


Trong trường hợp này, vectơ N và
Ngh được trình bày ở hình 14.1.
Ngh =P ghB xl (14-2)
trong đó:
F - diện tích đáy móng (m );
Pgh - tải trọng giới hạn (kN/m ); xác
định theo các công thức (5-128) với
bảng 5.4 phù hợp SNiP 2.02.01-83 và Hình 14.1
TCVN:
Pgh =A^.Ỵ.B + Bqq + D,c (14-3)

hay theo công thức (5-113): Pgh = -N ^.y.B + N^q + N^,.c (14-4)

Với các hệ số tải trọng Ny, Nj- tính theo các biểu thức sau đây do Tiêu chuín Pháp
DTU (Document Technique Unifié) và Tiêu chuẩn châu Âu Eurocode 7-1 đề nghị:
7Ĩ (p
—+ ^ (Terzaghi) 14-5a)
4 2
Nc = (Nq - l)cotg(p (Terzaghi) 14-5b)
= 2 (Nj^ - l)tg(p (MayerhoO 14-5c)
Trị số Ng theo (14-5a, b) có thể tra ở bảng của Vesic (bảng 5.3).

14.2.2.2. M óng chữ nhật


Pgh=PghBxL (14-6)
B, L là hai cạnh của móng với quy ước n = L/B > 1. Trị số tính theo còng thức
Pgh = N^.S^.Ỵ.B + Nq.Sq.q + N,.S,.c (14-7)

Các hệ sô' Ny, Nj, như đã nêu ở công thức (14-4).


Các hệ số Sy, Sj. xét đến hình dạng móng, theo SNiP 11-15-74 và TCVN 45-78:
0,25
s, = l -
n

Sq=l + h l (14-8)
n

482
Nếu n = — < 1 thì trong công thức (14-7) lấy n = 1 (SNiP 2.02.01-83 - Nền nhà và
B
công trình).
Theo DTU 13-12, các hệ số hình dạng được xác định như sau:
- Móng chữ nhật \'à vuông:
B
= 1 - 0 ,2 — (điều kiên tăng tải thoát nước)
L

s„ = 1 + 0 , 2 (14-9)

- Móng tròn: = 0,6


s ,= l,3 (14-10)

Theo TC châu Âu Eurocode 7-1, các hệ số hình dạng xác định theo bảng 14.1.
Bảng 14.1
■ ■ ■■■■■ Ị
C ác h ệ s ố Đ iể u kiôn tãim tài không thoái nước Đ iề u kiện tăng tải thoát nước

s , s^,, s,, Chừ nhủĩ Viiòng và tròn C hữ nhật V u ô n g và tròn


\ị
1 -0 ,3 » 0 ,7
L

(1 + ~ s in (p ')N ^ | - 1 (1 + sin(p')N^j - 1
Sc 1 + 0 , 2 -'^ 1,2
L N -1

1 1 1 + — sincp 1 + sin(p'
Sm L

14.2.3. Trường họp tái trọng xiên đúng tám

Tái trọng xiên được xác định


bằng độ lệch ỗ (độ). Theo lí
thuyết CBGH, lời giải chi có
được khi ỗ < <p với cp là góc ma
sát trong của đâì ncn. Đối với
nhà và còng trình, trường hợp
này được xét đến khi chịu tải
trọng « 1 0 và động đàì. Hinh 14.2

483
Trong trường hợp này Ngh được coi như do hai thành phần: thành phần đứng Pgh và
thành phần ngang Tgh-
Pgh = Pgh(BxL) (14-11)
Tgh = tgh(BxL) (14-12)
Hiện nay có hai phưcmg pháp xét đến góc lệch ỗ khi tính trị số Pgf,, một là xét trực tiếp
góc lệch ỗ khi thành lập sơ đồ lực tính loán hoặc dùng hệ số điều chỉnh ly, Iq, 1^..

14.2.3.1. Phương pháp xác định tải trọng giới hạn xiên theo hệ s ố điều chỉnh
Phương pháp này được đề nghị dùng cho TC của Pháp DTU, TC châu Âu EurcKode 7-1,
TCVN 45-78 (bản dịch của SNiP 11-15-74, nay đã được thay thế bằng SNiP 2.02.01-83).
Theo phương pháp này, biểu thức tính tải trọng giới hạn có dạng:
Pgh(ô ^ 0) = A,S^I^.y.B + B q S + D,S,I,.C (14-13)

hay Pgh(ỗ ^ 0) = + NqSqlq.q + D ,S J,.C (14-14)

trong đó ly, 1 ^, là các hệ số điều chỉnh xét đến góc lệch ô của tải trọng.
Các biểu thức của Meyerhof (1963) được dùng phổ biến (Sổ tay kĩ thuật Nền móng
Canađa - Hội Địa kĩ thuật Canađa, 1994).

1 - Ì

(14-15)
90°
5 ^
L = 1 -

90°
Các công thức (14-15) cũng được tiêu chuẩn Pháp, DTU 13.12 đề nghị dùng.
Eurocode 7-1 đề xuất công thức tính các hệ số ly, phức tạp hcfn như sau (Calcul des
íondations superíicielles et proíondes, Techniques de ĩlgénieur (TI), Roger Frank. Paris
1993).
- Trong điều kiện tâng tải trọng không thoát nước, trường có tải trọng ngang H:
H
I,= 0 ,5 1 + 1- (14-16)
F'c,

- Trong điều kiện tăng tdi thoát nước, có tải trọng ngang H tác dụng theo phương cạnh
L của móng và tải trọng đứng là V.
H
1 = 1 = 1 ------ (14-17a)
^ ^ V + F'c'.cotgcp'

484
(14-17b)
N ,-I
- Trong điều kiện tăng ĩải íhoát nước, có tải trọng ngang H tác dụng theo phương cạnh B
và tải trọng đứng là V:
0,7H
V + F'c'.cotgẹ'

H
(14-18)
V + F'c'.cot gọ'

N ,-l

Trong các công thức trên F' là diện tích lính toán (thu nhỏ) do độ lệch tâm của tải trọng
ngoài gây nên (xin xem mục 14.2.4 xét đến độ lệch tâm).
Cuối cùng xác định được trị số Pyi, (thành phần đứng) và Tgh (thành phần ngang)
của
Pị:h = Pgh-F (14-19a)

T,h=ighF với tgh = Pghtgồ (14-19b)

và yh - * 'T^gh (14-19C)

14.2.3.2. Phương pháp xac định TTGH xiên theo phương pháp Ebdokimov (1964)
Phưoìig pháp này đưọc SNiP 2.02.02-85 (Nền cống trình thủy) và SNiP 2.02.01-83
(Ncn nhà và công trình) đc nghị dùng. Theo Tiêu chuẩn này thay thế hai Tiêu chuẩn cũ
SNiP 11-16-76 (ứng với TCVN 4253-76 - Nền công trình thủy lợi) và SNiP 11-15-74 (ứng
với nó là TCVN 45-78 - Nền nhà và công trình).
Theo phương pháp Ebdokimov, tải trọng nghiêng tạo góc lệch ỗ được xét trực tiếp
trong sơ đồ lực tính toán do đ(), so với phương pháp dùng các hệ số điều chỉnh, có cơ sở
lí thuyết đáng tin cậy hơn. Nội dung phương pháp Ebdokimov đã được trình bày trong
chương 5.
Thành phần đứng của tai trọng giới hạn được tính theo công thức (5-128, 5-129) có xét
dến yếu tô' hình học đáy inóníz.
- Đối với đấl rời (c = 0. (p íí ()):
p,„(ò^O) = N,^.S.^.Y.B + N,^S,,.q (kN/m") (14-20)

- Đối với đất dính (c ít 0. vp 0):


p^,(5 ^ 0) = N,^.S^.y.B + N,,S^.q + N ,s,.c (kN/m^) (14-21)

485
Trong các công thức trên, các hệ số Ny, phụ thuộc góc ma sát 9 của đất nền và
góc lệch tính toán ô' của tải trọng ngoài. Quan hệ giữa góc lệch tính toán ô' và góc lệch ô
của tải trọng ngoài được thể hiện ở hình 5.51 và biểu thức (5-132b).

ô' = arctg gh Ị4-22)


Pgh + n

trong đó: n = c/tgcp - áp lực dính (kN/m );


tgi, - thành phần ngang của tải trọng giới hạn, được xác định theo công thức:
tgh = Pghtgô (kN/m^) 14-23)

thay (14-23) vào (14-22), có quan hệ giữa ô' và ô;


' Pghtgỗ ^
ô' = irctg 14-24)
Pgh + n
Từ biểu thức (14-24), thấy rằng:
-Trường hợp đ ấ t rời, có n - 0 nên ô' = ô.
Biết ô' = ô và (p của đất nền, dùng bảng 5.5 xác định được các hệ số:
= N (ẹ, ô' = ô)
= N«p, ô' = ô)
và trị sô' Pj,|, theo công thức (14-20).
Trị số tải trọng giới hạn Ngh được tính theo công thức:
14-25)
với Pgh = PghF (kN) (;4-26a)

T^gh = tg|,F (kN) (14-26b)


Trong đó; F - diện tích đáy móng (m ).
- Trường hợp đất dính, n = c/tg(p ^ 0 nên theo biểu thức (14-24) luôn luôn có S' ÍẾÔ.
Với một bài toán địa kĩ thuật về nền, trong biểu thức (14-24) có hai đại lượng chưa biết:
ô' và Pgh- Do đó việc tính thử dần là cần thiết.
Trước hết, bỏ qua lực dính để tính trị số Pghp theo công thức ứng với đất rời, ví dj dùng
công thức (14-20):
Pgho = N^.S^.Y-B + N,,.S,,.q (14-27)

trong đó: Ny, xác định được theo bảng 5.5 khi biết góc ma sát trong cúa nền (p và góc
lệch ỗ' = ô cúa tải trọng ngoài.
Tiếp đến thay trị sô' tính theo (14-27) vào biểu thức (14-24) để tính góc lệ:h tính
toán ô':

486
tgô
S' = arctg (14-28)
1+
Pgho

Biết trị số ô', dùng bảng 5.5, với trị số (p xác định các trị số Ny, N^|, để tính trị số p'g|^
theo công thức:
p;,=N ,.S.^.yB + N,.S,,.q'+N,S,.c (14-29)
Trong đó q' = q + n
Cuối cùng tính được trị số Pgi, của nền đất dính:
P g h = P 'g h -n : P ị,h = P g h -F (14-30)
và tgh=P gh->gô; T g |,= tg h .F (14-31)

14.2.4. Trường hợp tái trọng ngoài tác dụng lệch tâm

14.2.4.1. Trường hợp móng hăng


Độ lệch tâm c chi xét theo phương vuông góc ------ -------------- H
!
với trục mong. Đe xét đến độ lệch tâm. Gecxevanov
I
\’à Meyerhof clc nghị dùng chiéu rộng lính toán B'
' I
đe lính tái irọng tỉiới hạn (hình 14.3). sir-55r
7 00 ^ .i
B' = B - 2 c (14-32)
Với chicu rộng B' tính theo công thức (14-32), tải I B'

Irọng ngoài p và có điếm đật tại trung điểm O' và


Hình 14.3
trị sô diện lích đáy móng tính toán F' được xác định
ihco công thức:
F' = l(m).B'(m)
Trị số B trong cóng thức tính tái trọng giới hạn được thay bằng B':
p ,,= N ,^ .I,^ .Y .B '+ N „ .I „ .q + N , . I , . c (14-33)

Pgh = P g h - F ' = P g h - B ' (14-34)

14.2.4.2. Trường hợp móng chữ nhật chịu tải trọng lệch tâm hai chiểu
K í hiệu e ,, C|ị là độ lệch tâm iheo cạnh L và theo cạnh B, có:
L' = L -2 e , (14-35a)
B' = B - 2 e H (14-35b)
Diện tích tính toán F trong các công thức (14-16) ^ (14-19) được xác định theo công thức:
F = L' x B' (m-) (14-36)

487
với L', B' tính theo công thức (14-35):
Pgh =N,.S,.I,.y.B'+Nq.Sq.Iq.q + N ,.S,.I,.c (14-37)

Các trị số Sy, s^^, Sg được tính theo kích thước L', B'.
Pgh=PghF- = Pgh.L'.B- (14-38)

Theo Highter và Anders (1985) cần xét 4 trường hợp c ó t h ể x ẩ y ra khi tính với t ổ hợp lực
đ ặ c hiệt nguy hiểm.

- Trường hơp 1: Cl / L > — và 6 g / B > — (hình 14.4)


6 6

Trị số F' được tính theo công thức:


F' = B,.L, (14-39)

trong đó:

B, = B (14-40a)

L, = L 1,5 - 3ei. (14-40b)

Các trị số B', L ’ để tính Pgi^ được xác định theo


nguyên lí lương đưcfng diện lích:
F'
B' = (14-41a)
max(B|, L |)

F' Hinh 14.4


L' = (14-415)
min(B|, L |)
Trong đó diện tích F' theo công thức (14-39).

-T rư ờ n q hơp 2: C[ /L < 0 ,5 và 0 < e g / B > — (hình 14.5)


6

F' = i ( L , + L ; ) B 14-42)

Trị số L |, L 2 xác định theo biểu đồ (Highter và Anders, 1985).


Các trị số B', L' để tính Pgi, được tính theo công thức:
F'
B' = ------ -------- C4-43a)
max(L|, L , )

L ’ = m ax(L|, L 2) (!4-43b)

488
0.5

0,4

Diện tích
hiẻu quả F' 0,1
/ 0,08
/
0.3
0,06

0,2
k ”
K \ ^ 0
' ^ Ổ>

^ ^ ^ % \ \
0,1
\ \ '0 < x
~ Xác dinh \ Xác định
ụ i ụi

0,2 0,4 0.6 0.8 1.0

L ,/L . Ụ L

Hình 14,5

-Tnù/ỈÌỈỊ hơp 3: e, / L < - - và 0 < 0 (^ /3 <0,5 (hình 14.6)


6

(14-44)

Trị sỏ' B|, Bt xác định tliciì t)icu dổ (Highter và Anders, 1985).

B./ 8, B ;/B

a) II ình 14.6 b)

489
Các trị số B', L' để tính P g h được xác định như sau:
F'
B '= — (14-45a)
L
L’ = L (I4-45b)

-T rư ờng hợp 4: e ^ / L < — và Cg/B < — (hình 14.7)


6 6

F' = L 2 B + ^ (B + B 2 ) ( L - L 2 )

Trị số B|, B2 xác định theo biểu đồ (Highter và Anders, 1985).


Các trị số B', L' để tính được xác định như sau:

B' = — (14-47a)
L
L' = L C4-47b)

B;/B, ự L

b)
Hình 14.7

14.2.5. Tính tải trọng giới hạn cua nền đất trong điéu kiện tăng tải không
thoát nước
Trường hợp này được ứng dụng cho nền đất hạt mịn (á sét, sét) có hệ số thấm nhỏ và
điều kiện thoát nước không thuận lợi. Các chỉ tiêu vật lí, cơ học của đất có liên quan đến
tải trọng giới hạn của nền cần được xác định lương thích với điều kiện tăng tải không
thoát nước.

490
14.2.5.1. C hỉ tiéu cương độ chông cắt của đất (ẹ, c)
- Lực dính đơn vị: c = Cy
- Góc ma sát: (p = (Py = 0

14.2.5.2. Trọng lượng đơn vị của đất (y)


- Trên mực nước ngầm; Y = Ỵw
(ẩm tự nhiên và cũng có thể bão hòa nước mao dẫn)
- Dưới rrực nước ngầm,
Y = Yi,!, (bão hòa nước ngầm)
Chú ý: Các điều nói trên về y cũng đúng cho việc tính tải trọng bên q.

14.2.5.3. Tính tải trọng giới hạn


Pgh = D .c ,+ q (14-48a)

trong đó: D xác định với tiỊ số (p = (Pi^, = 0


- Đáy móng nhẩn; D = 71 + 2 = 5,14
- Đáy móng gổ ghể: D^, = 5,71

14.2,6. Tính tải tronịĩ ịỊÌỚi hạn của nền đất trong điều kiện tăng tải thoát nước
Trường hợp này, đươc irn” ciung cho trường hcfp tốc độ tăng tải chậm hơn tốc độ thoát
nước, dùng cho nền đất cát và đất hat ínịn có điều kiện thoát nước tốt ví dụ như chiều dòng
lớp đất hạt mịn mỏng và kẹp giữa các lớp đất cát.

14.2.6.1. C hỉ tiêu cườnỊỊ dộ chông cắt của đát (cp, c)


- Lực dính đơn vị: c = c'
- Góc ma sát: q> = (p'

14.2.6.2. Trọng lượng dơn vị của đất (y)

ỉ . Túiỉi llieo plìưíỉiìiị plìáp xé! trực liếp đốn úp lực nước lỗ rỗniị (plìươnq p h á p phán thỏi)

- Đất trên inực nước ngám: y=


- Đất dưới mực nước ngầm: y=

2. Tính tìieo CÔHÍỊ thức hu hệ sô'klìóiìq thứniịuyén

Pgf, = Ay B + B.q + D.c (14-48b

- Đất trẽn mực nước ngầm: y = y,,


- Đất dưới mực nước ngầm Ỵ= “ Yn
Iroiig đó: là trọng ỉưỢDiỉ đơn vị của nước.

491
14.2.6.3. Chú ý về cách tính tải trọng bén
Trị sô' của tải trọng bên q = yh^ trong công thức tính tải trọng giới hạn cũng được quy
định cho hai trường hợp:

ỉ . Tính theo phương p h á p xét trực tiếp đến á p lực nước lỗ rỗní>

- Đất trên mực nước ngầm: y = Yw


- Đ ất dưới m ực nước Y = Ybh

2. Tính theo công thức ba hệ s ố không thứ nguyên

- Đất dưới mực nước ngầm: y = Tbh “ Yn


- Mực nước ngầm cao hơn caotrình đặt móng:
q = Y|hi+72h2 ( h |+ h 2 = h^)
Với h| trên mực nước ngầm thì Ỵ| =
Với h-, dưới mực nước ngầm thì 7 2 = Ybh - Yn
Do đó công thức tính q trong công thức tính tải trọng giới hạn:
q = Yw hi+(7hh-Yn)h 2 ( h |+ h 2 = h „ ) (14-49)

14.2.7. Tính tải trọng giới hạn của nền đất có xét đến động đất

14.2.7.1. Phương pháp Richard và cộng sự của ông (1993)


Richard và cộng sự của ông (1993), trên cơ sở nghiên cứu tácdụng động đấl đến áp
lực đất chủ động và bị động đã đề xuất công thức tính tải trọng giớihạncủa nền có xét đến
động đất.
Động đất tác dụng vào khối đất trượt với gia tấc theo phươnịị dứní’ và ị>ia lốc theo
phương ngang. K í hiệu:
k|, - hệ số gia tốc theo phưong ngang;
k^, - hệ số gia tố ; theo phương đứng
Richard và đồng sự chứng minh được rằng cá c hệ s ố tính lài trọiiíỉ Ị>iới hạn phụ thuộc
góc m a sát (p và k/i, Ả',, và đề ra được biểu thức tính tái trọng giới hạn có xét đến động đất
như sau đối với móiií> bănị>:
- Trường hợp klìởng xét dến dộng đất, tức k(, = 0, k^, = 0:

Pgh = + + (14-50)

trong đó: Ny, là hàm sô' của góc ma sát (p (các hệ số không thứ nguyên).
- Trường hợp xéĩ đến dộng đất, tức k|-j ^ 0, k^, ^ 0:

P g h = Ị N ,„ T .B + N ,,.q + N „ c (14-51)

492
trong đó: Nyg, N(^g, Nj,j. là hàm số của góc ma sát ẹ và góc 0 xác định theo công thức:

tg0 = (14-52)
1- k

Tỉ số giữa N^g/N^, /Nq và N(.j,/Ng được xác định theo biểu đồ do Richard và
cộng sự lập (1993) (hình 14.8) khi biết (p và tgO.
Biết Ny, Nj, và tỉ số N^e /N^, Nqg/Nq và /N^; sẽ tính được các hệ số tính tải
trọng giới hạn theo công thức (14-51).
Lưu ý rằng, mặt trượt iheo lí thuyết Richard và cộng sự của ông là mặt trượt gãy, do đó
các trị số Nye, xác định với các trị số Ny, N(- ứng với mặt trượt cong được coi
như gần đúng để tham khảo.

tan 0 = k,, /1 - tan 0 = kf, /1 - tan 0 = 1- ky

Hỉnh 14.8

14.3.7.2. Phương pháp do SNiP đề nghị


Theo SNiP 2.02.01-83 (Nền nhà và công trình), khi tính với tổ hợp tải trọng đặc biệt có
lực động đất cho phép mất tính liên tục (tiếp xúc) giữa đáy móng và mặt nền một mức độ
xác định theo điều kiện:

(14-53)

trong đó: e^, là độ lệch tâm theo hướng lật khả dĩ của công trình.
Trị số tải trọng giới hạn được xác định theo trị số tính toán xác định theo công thức:
(14-54)
Điều kiện không phá h o ạ i nền do động đất được quy định như sau:
Nghe
N ,< (14-55)
K

493
trong đó:
Ny - thành phần đứng của tải trọng ngoài tác dụng lên mặt nền có xét đến lực động đất;
Nghe - thành phần đứng của tải trọng giới hạn có xét đến động đất;
K - hệ số an toàn tổng hợp, xác định theo biểu thức;

K =^ (14-56)
m ,

trong đó: - hệ sô' tin cậy, phụ thuộc cấp công trình (bảng 11.13).
Công trình cấp I kn = 1,2
Công trình cấp II = 1,15
Công trình cấp III = 1,10
rrig - hệ số điều kiện làm việc có động đất, tùy thuộc tính nhạy cảm của đất đối với động
đất. V í dụ SNiP 11-15-74 quy định:
- ưig = ỉ,5 đối với đất hòn lớn, đất cát ẩm ít (trừ đất rời khỏ), đất sét có độ sệt < 0,5.
- m,. = 0 ,7 đối với cát no nước, đất sét có độ sệt > 0,75
- m,. = 1,0 đối với các loại đất khác.
Theo ỉSvíiP 2.02.01-83 thì rrig lấy theo các trị số 1,0; 0,8; 0,6 đối với đất nhóm I, II, III
(phân ioại theo lính ổn định về động đất).
Ngoài ra, tùy thuộc vào vùng xây dựng là vùng lập chấn 1, 2, 3, Irị số m, phải nhân với
các hệ số 0,83; 1 , 0 và 1,15.
Các trị sô' rrig và chọn sao cho trị số K càng lớn càng an toàn.

14.3. TÍNH TOÁN CÔNG TRÌNH TRÊN NỂN ĐẤT t h e o T R Ạ N íỉ t h á i g i ớ i


HẠN SỬ DỤNG
Trạng thái giới hạn sử dụng còn gọi là trạng thái giới hạn về biến dạng hoặc trạng thái
giới hạn II. Tuy nhiên, dùng cụm thuật ngữ "trạng thái giới hạn sử dụng" là rõ nghĩa hơn.
Mục đích của việc tính toán theo trạng thái sử dụng là đảm bảo cho công trình làm viẹc
bình thường theo yêu cầu thiết kế.
14.3.1. Nội dung tính toán theo trạng thái giới hạn sử dụng
Mỗi khi trạng thái giới hạn phá hoại không xảy ra thì biến dạna của hệ kết cấu công
trình - nền đất có thể làm cho công trình đạt trạng thái giới hạn sử dụng, tức công trình
không làm việc bình thường.
Nội dung lính toán theo trạng thái giới hạn sử dụng được ihể hiện ớ các bất đẳng thức
trong bảng sau:

494
s ’gh
(14-57)

AS < AS'gh (14-58)


Tính toán Quy định
CHĐ i < TCXD (14-59)
'g h

<

Trong các bất đắng thức trên, các yếu tố biến dạng giới hạn Sg(,, ASgh, igh-- ỉà độ lún
trung bình, độ chênh lún, độ nghiêng... lớn nhất mà công trình có thể làm việc bình thường.
Các trị số giới hạn này thường do các tiêu chuẩn xây dựng nhà nước quy định trên cơ sở số
liệu t hống kê hoặc do kĩ sư thiết kế quy định trên cơ sở số liệu tính toán cụ thể.
C ic yếu tố biến dạng như: s, AS, 9... là các đại lượng tính toán được theo lí thuyết cơ
học đất.
14.3.2. Áp suất lén mặt nền và áp suất tính lún

14.3.2.1. ứng suất tiếp xúc


Tlheo định nghĩa, ứng siíđt tiếp xúc là ứng suất phát sinh ở diện tiếp xúc giữa đáy móng
với mặt nền. Trị số ciia ứng suất tiếp xúc phụ thuộc vào độ cứng của công trình và độ cứng
của niền. Bài toán xác định ứng suất tiếp xúc khá phức tạp và được giải hoặc bằng phưcmg
pháp lí thuyêì của cơ học vât rắn biến dạng về dầm, bản trên nển biến dạng hoặc theo
phương pháp phầii lủ liũu hạn. Hiện có nhiểu phần mểrĩi tính toán theo phương pháp phần
tứ liữia hạn.
ứmg suất tiếp xúc là nội lực của hệ công trình - nền.
Niếu tách ricnị> móiìịị thì ứng suất tiếp xúc đóng vai trò tải trọng ngoài đối với móng. Do
vậy, khi tính toán kết cấu móng buộc phủi lính ứng suất tiếp xúc như tải trọng ngoài. Đây là
bài toián tính dầm móng, b;in móng có độ cứng hữu hạn trên nền đất được trình bày trong
giáo t:rình Nền và móng.
Nếu tách riéiií’ lìềii thi ứng suất tiếp xúc đóng vai trò tải trọng ngoài đối với nền. Khi
tính toán biên dạng của nén cán biết tái trọng nsoài này.
14(.3.2.2. Á p su ấ t lén mát nén
Đ(5i với nền, ứng suất tiòp xúc đóng vai trò áp suấí lên m ặ t nền. Áp suất này cũng có tác
o iá gC)i là á p s u â ì đ á y nicSim. l u v n h i ê n g ọ i n h ư t h ế k h ố n g rõ ý n g h ĩ a c ơ h ọ c c ủ a n ó.

Sự’ phàn bố ứrm suất tiép xúc rất phức tạp vì nó phụ thuộc độ cứng tưcfng đối của móng
và nền. Với ý đồ xác định ứng suất tăng thêm trong nền do xây dựng công trình nên hiện
nay tnong Cơ học đâì lhưòìi'4 liiyến lính hóa sự phân hô' á p suất lên m ặt nền:
- Trường hợp lái írọn;^ ĩác dựìiỵ dúiii^ lâm, áp suất lên mặt nền được xác định theo công
ihức nién đúng lâm:

495
p= — (kN/m^) (14-60)
F
trong đó: F - diện tích đáy móng (m );
p - thành phần đứng của tải trọng ngoài, kể cả trọng lượng móng (IcN).
Nếu tải trọng N có góc lệch ô thì thành phần ngang T của N gây nên lực tiếp tuyến t lên
mặt nền:
t = -^ (kN/m^)
^ (14-61)
F
- Trường hợp tải trọng lệch tâm, độ lệch tâm là e

1. M óng băng: p m ax 1 ± (14-62)


m in r B

2. M óng chữ nhật: i +É£b (14-63)


B

Với tổ hợp hai dấu (+) và (-) trong biểu thức (14-63) có 4 trị sô' áp suất lén mặt nền tại
4 góc móng: Pn,jjx’ Pmin ® Bần nhất và xa nhất điểm đặt của p, hai trị số trung gian ở hai
góc còn lại.
Để đơn giản tính toán thường cho rằng biểu thức (14-63) được áp dụng cho mọi trường
hợp, tức công nhận thành phần tiếp tuyến của áp suất lên mặt nền phân bố đều.
Cần lưu ý cách tuyến lính hóa biểu đồ áp suất lên mặl nền như trên, theo nguyên lí Saint
- Vanant (đọc là xanh-vơ-năng) sai số tính toán ứng suất trong nền chỉ xẩy ra ở lớp đất
mỏng trên cùng sát mặt nền mà thôi, ở hình 14.9 có thể nhận thấy quy luật phân bố ứng
suất trong nền (đường đồng trị số ứng suất đứng) dưới móng tuyệt đối cứng với móng tuyệt
đối mền là gần như nhau, trừ lớp đất nền trên mặt (N. A. Tsytovich, 1973).

2r -r r 2r

55 /
Á
0,6^
— ỉ/- ------^ n \ b,
^ 0.5
rẦ
^— x ! — '
u,4
n /ị
\ "s
/ 2 b,
2 r 0.3
V
\ u. l f
/ '
3b,
3r /
\ /

4b,
0,1Pm
4r 1 i

a)
Hình 14.9

496
14.3.2.4. Á p su ấ t tính lún và ứng su ấ t g á y lún

Nếu móng đất ngay trén mặt đất, nói cách khác là mặt nền trùng với mật đất tự nhiên thì
áp suất lên mặt nền là áp siiấl gây lún. Tuy nhiên trong thực tiễn xây dựng, mặt nền sâu
hơn mặt đất tự nhiên m ộ t khoảng - độ sâu đặt móng nên áp suất lên mặt nền khác với áp
suất gây lún.
Đối với nhà và công trình công nghiệp, kích thước hố móng không lớn và tốc độ thi
công phần móng khá nhanh \à rất nhanh nếu dùng móng lắp ghép, sự giãn nới ứng suất
trong khối đất nền do giám lái khi đào hô' móng là không đáng kể. Do vậy ứng suất trong
n ề n d o c ô n g trình g â v nên đ ược tính t h e o c ô n g th ứ c ( 1 3 - 2 a , b ) v ớ i trị s ố á p su ấ t tín h t h e o
công thức (13-4):
Ptinhlún =Pnet = p - y h m (14-64)
Vậy biểu đồ áp suất tính lún, ớ dạng tổng quát như sau:
P n c lm a x = P m a x -yhn, (14-65)
rnin
(14-66)
ứng suất tãng thêm lính với và được quy ước gọi là íữig suất tính lún.
Trong các giáo trình Cơ h ọ c đất đã cho các biểu thức và bảng tính toán ứng suất tăng
thêm ứng với nhiều biếu dổ phân bõ' áp suất tính lún thưòng gặp trong thực tế.
14.3.3. Phạm vi vùng flãt b| nén lún của nền và đô sâu tính lún
Dưới tác dụng của áp sitđí thực (p^gị) tác dụng lên mặt nền, đất nền trong một phạm vi
nào đó của khối đất nền bị nén lún (hình 14.10). Tải Irọng tác dụng đúng tâm, vùng đất bị
nén lún là đối xứng qua truc c c (đất đống chất và đẳng hướng), ngược lại nếu đất không
đổng chất. Chiều dài AA', BB', c c được quy ước gọi là cột đ ất tính lún tương ứng với
điểm A, điểm B và điểm c.

q
ỈT T T

Hình 14.10

497
Độ lún của các điểm A, điểm B, điểm c phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó có chiều cao
cột đất tính lún. úhg với một cột đất, ví dụ cột đất AA', đứng về mặt nén lún mà xét thì
phân tố đất lấy tại A có độ lún lớn hơn so với phân tố đất ở A' vì ứng suất gây lún tại A lớn
hcfn tại A', phân tố đất lấy ở sâu hơn điểm A', có độ lún coi như bằng không. Đối với cột đất
tính lún BB', c c cũng vậy. Đứng về mặt chuyển dịch mà xét thì điểm A có chuyển vị đứng
lớn nhất và điểm A' không có chuyển vị đứng vì đất ở sâu hơn điểm A' không bị nén lún.
Lập luận trên đây là cơ sở của các phương pháp tính lún thường dùng hiện nay.
Gọi là biến dạng tương đối theo phương đứng của đất thì độ lún của điểm A được xác
định theo tích phân;
H a

Sa = J
e,dz (14-67)
0
co

vàcũngcó: - e^dz = 0 (14-68)


Ha

Gọi và A^. là dịch chuyển đứng của điểm A và điểm A' thì độ lún của điểm A được
xác định theo công thức:
Sa = A ^ - A ^ , (14-69)
Từ các biểu thức tính lún (14-67) và (14-68), một bài toán đ ặ t ra là xấc định đ ộ sâu
tính lún H^, H|3 ,
Rõ ràng là ứng với mỗi điểm của mặt nền có một độ sâu tính lún tưcmg ứng tùy thuộc vị
trí của điểm đang xét và độ lệch tâm của áp suất thực tác dụng lên mặt nền.
Đến nay bài toán này chưa có lời giải thống nhất nhưng cácnhà khoa học đềucông nhận:
- Chiều sâu tính lún H ạ , H r, là trị số giới nội,tức công nhận một vùng đất bị nén
lún trong nền.
- Độ sâu điểm A', B', c... , tức độ sâu tính lún phụ thuộc độ lớn tương đối của ứng
suất gây lún tại A', B', c... so với ứng suất ban đầu (tức ứng suất bản thân nếu nền đã
ổn định).
Vậy về mặt biến dạng mà xét thì nền đất là khối đất hữu hạn. Việc đồng nhất nền đất
với nửa không gian biến dạng theo lí thuyết đàn hồi là có điều kiện. Điều kiện ấy là tích
phân (14-67)trong giới hạn và trị số tích phân AS^(tích phân (14-68)) phải bằng
không, để công thứctheo biểu thức (14-69) có ýnghĩa thực tế.
Theo Tiêu chuẩn Liên Xô SNiP thì độ sâu tính lún được xác định từ điều kiện:
ơz = nơzđ ' (14-70)
Ví dụ đối với điểm A; A’ = Tì<^zđ A’
đối với điểm B: 0 . = r|ơ^£Ị Q.

498
đối với điểm C: ƠJ, = riơ^^Ị Q'

trong đó:
Ơ^I - ứng suất gây lún tại điểm I;
ị - ứng suất bản thân trước khi chịu áp suất mặt nền do công trình gây nên tại điểm I;
r\ - hệ số lấy trong phạm vi từ 0,1 đến 0,5, tùy thuộc vào trạng thái ứng suất của nền sau
khi giảm tải do đào hố móng và đặc tính biến dạng (độ cứng) của đất.
Có hai cách lập luận để đề ra hai phưcmg pháp xác định độ sâu tính lún:

14.3.3.1. Phương pháp thứ nhất


Đất nền giãn nới do giảm tải khi đào hô' móng. Nếu hố móng không sâu, không lớn do đó
việc hoàn thành hố móng và xây dựng móng khá nhanh, đất nền giãn nới được đưa về trạng
thái ứng suất - biến dạng ban đầu (trước khi đào hố móng) khi áp suất lên m ặt nền tăng đến
n i sỏ'bân^ tải trọniị bẽn. Đất nền sẽ thay đổi trạng thái ứng suất - biến dạng khi á p suất lên
mặt nền viứ/l qua trị sò' lủi trọNg bên. Từ lập luận này trị số ứng suất gây lún (trị số bên
trái đẳng thức (14-70)) phải được tính toán với trị số áp suất thực tính theo biểu thức:
Pnc. = p - q (q = Yhm) (14-71)
trong đó: q - tải trọng bên (kN/m“);
p - áp suấl đáy móng do công trình gây nên (kN/m^).
Cũng từ lập luân này trị số ứnc suất bản thân CT,J (trị số bên trái đẳng thức (14-71)) phải
tính với d ộ sán z k ể ĩừ c u o írình mặt dất lự nhiên han dẩn (hình 14.11).

Mãt đất

Vậy theo phươn2 pháp này, biểu dồ phân b ố ứng suất gây lún (ơ . - z) được lấy với điểm
}><}'(• trục z irùniỊ với diểmc (hoặc A hoặc B nếu điểm tính lún là điểm A hoặc B), biểu đồ
ứng suất bản thân - z) được lấy với điểm o thuộc mặt đất tự nhiên.

499
Theo kinh nghiệm của các khoa học Xô viết được đúc kết trong SNiP thì tron; trường
hợp này trị số của hệ số r) trong biểu thức (14-70) lấy bằng 0,2, tức có điều kiện:
ơ , | = 0,2a,d.i (14-72)
Trị số được xác định bằng phương pháp đồ giải như ở hình 14.11. Troig hình
đường (1) là đường phân bố ứng suất bản thân theo độ sâu z (tính từ gốc O). Từ
đường ( 1 ) vẽ được đường 0 ,2 ơ^ theo độ sâu z (đường 2 ), đường này cắt đường )hân bố
ứng suất gây lún (đường 3) tại điểm N. Khoảng cách theo phương đứng từ nặt nền
(điểm C) đến điểm N cho khoảng cách CC' = Hc .
Đối với điểm A', B' cũng tiến hành các bước như trên, đối với điểm c sẽ xác địih chiều
sâu tính lún Hg ứng với điểm tính lún A và B.
Cần lưu ý rằng, đối với các điểm A, B, c đường (1) là không đổi (nếu nền đổig chất)
nhưng đường (3) lại thay đổi tùy thuộc điểm tính lún. Do đó, các trị số H|ị, H( là khác
nhau, thường là lớn nhất.
Với các tiền đề đã nêu, phương pháp thứ nhất thường được ứng dụng để tínHún của
các công trình dân dụng và công nghiệp có kích thước móng không lớn (SNiP 1-15-74
và TCXD 45-78, SNiP 2.02.01-83 thay thế SNiP 11-15-74). Nếu dưới độ sâu ính lún
tính toán được theo đẳng thức (14-70) với TỊ = 0,2 có lớp đất mềm yếu thì cần lâ' độ sâu
tính lún thỏa mãn điểu kiện:
ơ ,= 0 ,lơ ,, (ĩi = 0 ,l) (14-73)
Nếu có lớp đất hoặc lớp đất cứng (sỏi, cát chặt, đất sét cứng) ở nông hcfn hoặc sâu hơn
chút ít so với độ sâu tính toán thì lấy độ sâu tính lún bằng độ sâu cùa mặt lớp đất đi ấy.

14.3.3.2. Phương pháp thứ hai


Trường hợp kích thước móng lớn, độ sâu đặt móng không nhỏ và hố móig để lộ
thiên thời gian dài đất nền có đủ điều kiện và thời gian giãn nớ khi giảm tải di đào hố
móng. Khó có thể đánh giá trạng thái ứng suất - biến dạng của nền trước khi hi công
móng và cũng không thể cho rằng irạng thái ứng suất của nền sẽ trở lại trạng hái ban
đầu nếu bù trọng lượng đất đào đi ớ hố móng bằng một áp suất đáy móng bằng rị sổ tải
trọng bên. Tốt nhất, trong điều kiện này là cho rằng: nền đã ớ trạng thái ổn địnhmới với
mặt đáy hố móng là "mặt đất tự nhiên mới". Bằng cách lập luận như vậy, cao rình đặt
móng trùng với cao trình mặt đất tự nhiên mới, tức độ sâu đặt móng bằng kh)iig, tức
q = yh^ = 0 .
Tóm lại, theo phương pháp thứ hai, có:

Pnc. = P (14-74)
Biểu d ồ phân h ố ứng snẩt gây lún được tính với p,| = p và trục z có gốc thuộc mặl đất
mới và biểu đổ phân bố ứng suất bản thân cũng vậy (hình 14.12).

500
Hình 14.12

Phương pháp thứ hai này thích dụng đối với công trình thủy lợi có kích thước lớn,
TCVN 4253-86 rồi sau đó SNiP 2.02.02-85 quy định dùng với quy định lấy T) = 0,5, tức có
biểu thức:
ơ , = 0 ,5 ơ ,j (14-75)

Nếu dưới độ sâu tính lún xác định theo đẳng thức (14-74) có lớp đất mềm yếu, ví dụ đất
có mõđun biến dạng nhỏ hơn 50 kG/cm^ hi\y 5000 kN/m^ thì chiều sâu tính lún đến độ
sâu ứng với trị số r| = 0 ,2 ;
ơ , = 0,2a,, (TI = 0,2) (14-76)

Do khôngnắm được cơ sở lập luận nêutrên, một số kĩ sư thiết kế đã vận dụng sai khi
xác định tổ hợp và trị số T|). Có kĩ sư chọntổ hợp áp suất tính lún theo công
thức (14-71) nhưng chọn độ sâu tính lún theo điều kiện (14-75). Kết quả là độ lún trung
bình của công trình quá nhỏ so với thực tế.
Cần lưu ý rằng việc xác định tổ hợp (Pifnh lún’ 'n) mang tính kinh nghiệm nên nhất thiết
phải tuân thủ theo TCXD của từng loại công trình.

14.3,4. Độ [Ún (rung bình của công trình

14.3.4.1. Độ lún trung bình của móng cứng


Độ lún trung bình s của móng cứng được quy ước lấy bằng độ lún của điểm tâm móng
(hình 14.13).
Điếm A có độ lún: S^1^ = A A '
Điểm B có độ lún; S|ị = BB'
Điếm o có độ lún: Sq = 0 0 '

501
Hinh 14.13
Móng cứng có mặt đáy móng phẳng AB, sau khi lún đáy móng ở vị trí A'B', cũng là
mặt phẳng.
Độ lún trung bình của móng cứng s được lấy bằng độ lún của điểm tâm o.
S = So=Õ Õ ' (14-77)

14.2.4.2. Độ lún trung binh của móng mềm


Móng mềm có khả năng chịu uốn tốt nên cho phép chịu uốn dưới tác dụng của tải trọng
ngoài: tải trọng tác dụng lên mặt trên và phản lực nền tác dụng vào móng AB (hình 14.14).

yx\
B

B'

Hinh 14.14

Vị trí của mặt đáy móng mềm AOB sau khi lún được xác định theo lí thuyết về dầm,
bản trên nền biến dạng. Trong các giáo trình Nền và Móng đã trình bày lí thuyết này với
các mô hình nền khác nhau: mô hình nển Winkler, mô hình nền nữa không gian biến dạng
tuyến tính...
Trong hình 14.14, mặt đáy móng phẳng AOB sau khi biến dạng và lún ở vị trí A'0'B' có
dạng cong phức tạp. Điểm A lún xuống A', điểm B lún đến B', điểm c xuống c và lần lượt
có độ lún S^, Spị, Sq- Nếu lấy nhiều điểm điểm I phân bố rải rác và tương đối đều trên mặt
đáy móng thì độ lún trung bình của móng mềm được đặc trưng bằng trị số trung bình của
các độ lún s, (i = A, B, o, I,, I 2 , !„):
1 JL
S=- ÌS i (14-78)
" I
Có thể tính toán độ lún của móng mềm theo phương pháp tính lún thông thường của
điểm tâm móng với biểu đồ phân bố tuyến tính của áp lực tính lún đặt trực tiếp lên mặt nền
(hình 14.11 hoạc hình 14.12).

502
Trường hợp tải trọng tác dụng đúng lâm, độ lún trung bình có thể tính theo công thức:
2
S= i^ B .K (14-79)

trong đó; K là hệ sò tính lún, xác định theo bảng sau (Girond, Paris, 1972).
Bảng 14.2

M óng
L /B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
tròn

M óng
0 ,7 9 0,88 1.2 ] ,4 3 1,59 1,72 1,83 1,92 2,00 2 ,0 7 2 ,1 3 2 ,3 7 2 ,5 4
cứng

M óng
m ềm
giữa 1,00 1.12 1.53 1,78 1,96 2,10 2,22 2 .3 2 2 .4 0 2 ,4 8 2 ,5 4 2 ,8 0 2 ,9 9

m ép 0 ,6 4 0 .5 6 0,76 0,89 0 ,9 8 1,05 1,11 , 116 1,20 1,24 1,27 1,40 1,49

14.3.5. Độ nghiêng cúa móng

14.3.5.ỉ. Độ nghiêng của móng cứng (i)


Độ nghiêng ciia móng cứng dưực đặc trưng bàng trị số tang của góc 0, góc quay của
móng (hình 14.13).
Tái trọng tác dụng đúng lâm inóng thì góc quay 0 = 0. Móng tịnh tiến xuống một đoạn
bung độ lún trong bình s.
Có hai pliirơnỊ’ p háp thườni’ dìmỵ, đ ể xác dịnli ịỊÓc quay, m ột là xác định trực tiếp góc 0
theo lí thuyết đàn hổi với nổn đất coi như nửa không gian đồng chất, đẳng hướng biến dạng
luyến tính, hai là, xác định chênh lệch lún AS của điểm A và điểm B:

J . M óiììị hăniị (K. E. Egorov, 1938)

, = ,go = líi::iíí> .p .e , (14-80)


TtE

Có thể xác định theo còng thức (14-81) với m = L/B = 10.

2. M óng chữ nhật: (SNiP 2.02.01-83, Nền nhà và Công trình)


- Độ nghiêng theo cạnh dài L (hình 14.15);

(14-81)

503
- Độ nghiêng theo cạnh ngắn B (hình 14.16):

_P.eB
(14-82)
kn,E
v2 .
Trong đó xác định theo bảng 14.3 khi biết chiều rộng móng B và môđun biến dạng E
của nền đất, trị số kg xác định theo bảng 14.4 khi biết m = L/B và n = 2H/B.

Bảng 14.3. Trị sô k m

Trị số
Mô đun biến dạng E
B< 10 (m) 1 0 < B < 15 B> 15 (m)
1
E < lOMPadOO kG/cm^) 1 1

E > lOMPadOO k G W ) 1 1,35 1,5

Bảng 14.4. Hệ sô kg, móng chữ nhật

2H
Hướng L n=
B
lệch tâm B
0,5 1 1,5 2 3 4 5 oo

1 0,28 0,41 0,46 0,48 0,50 0,50 0,50 0,50


1,2 0,29 0,44 0,51 0,54 0,57 0,57 0,57 0,57
0 B 1,5 0,31 0,48 0,57 0,62 0,66 0,68 0,68 0,68

2 0,32 0,52 0,64 0,72 0,78 0,81 0,82 0,82


L
3 0,33 0,55 0,73 0,83 0,95 1,01 1,04 1,17
Hình 14.15 5 0,34 0,60 0,80 0,94 1,12 1,24 1,31 1,42
10 0,35 0,63 0,85 1,04 1,31 1,45 1,56 2,60

1 0,28 0,41 0,46 0,48 0,50 0 ,5 0 0 ,5 0 0,50


1,2 0,24 0,35 0,39 0,41 0,42 0,43 0,43 0,43
'ee 8
1,5 0,19 0,28 0 ,3 2 0 ,3 4 0,35 0,36 0,36 0,36
0
2 0,15 0 ,2 2 0,25 0,27 0,28 0,28 0,28 0,28
L
3 0 ,1 0 0,15 0,17 0,18 0,19 0 ,2 0 0 ,2 0 0 ,2 0

Hinh 14.16 5 0,06 0,09 0,10 0,11 0,12 0,12 0,12 0,12

10 0,03 0,05 0,05 0,06 0,06 0,06 0,06 0,07

504
3. M ó n g tròn đườnịị kính D (hình 14.17):

(14-82)
k .E
v2
trong đó xác định theo bảng 14.3 với trị sô B = D, trị số kg xác định theo bảng 14.5.
Bảng 14.5. Hệ sô k^., móng tròn

2H
n=
D
0,5 1 1,5 2 3 4 5 00

V l
0,43 0,63 0,71 0,77 0,75 0,75 0,75 0,75

Hình 14.17

4. M óng đ a ẹicíc, diện lích A:

Đối với móng đa giác, ciộ lệch lính theo công thức (14-82) ứn;'với móng tròn nhưng lấy
trị số đường kính D xác (lịnh theo cỏní> thức:

(14-83)
Vn

14.3.5.2. Độ nghiêng của móng mém


Các công thức (14-79) (14-82) không dùng được cho móng mềm và móng (cứng hoặc
mém) chịu ảnh hướng gây lún cùa công Irình lân cận.
Trong trường hợp này, clộ nghiêng của móng được xác địnhtheo công thức:

i = tgo = (14-84)
B(L)
trong đó: S.A^, S|Ị là độ lún của hai điểm mép móng A, B đối xứng với tâm móng, cách nhau
mộl khoảng bằng chiều rộng B hoặc bằng chiều dài L của móng.
Để tính s.\, S|5 cần xác dịnh biểu đồ ứng suất tính lún do tải trọng công trình đang xét và
các công trình lân cận có anh hưởng gây lún nếu có (hình 14.18).
Trong hình 14.18, L,^ là phạm vi ảnh hưởng lún đối với độ lún của điểm A, được xác
định khi biết chiều sâu lính lún H.\ của điểm tính lún A và góc loe 45°. Trong trường hợp
t í n h l ú n đ ô i v ớ i đ i ể m A, p h ả i tính ứ n g s u ấ t oây l ú n t h ê m d o t ả i t r ọ n g P i v à m ộ t phần t ả i

trọng P2 -

505
P3
^3.____ ỰT/

m i
45"
\

\ ■>

Hình 14,18

Trong các giáo trình cơ bản cơ học đất có trình bày phương pháp điểm góc để tính ứng
suâì lãng thêm do P ị , P 7 , P 3 bằng phưcmg pháp điểm góc.

506
Chương 15

TÍNH TOÁN CÔNG TRÌNH CHỊU L ự c NGANG


THƯỜNG XUYÊN THEO TRẠNG THAI GIỚI HẠN

Thuộc loại này gồm các công trình thủy lợi ngăn dâng nước có kích thước móng lớn và
lường chắn đất có kích thước móng nhỏ hcfn.
Các công trình chi chịu tác dụng của lực ngang trong những trường hợp đặc biệt, ví dụ
như khi có gió hoặc động đất. Do vậy đôi với các công trình dân dụng và nhà, lực ngang chỉ
được xét trong tổ hợp lực đặc biệt như đã nêu ở chương 14.
Trong chương này. đòi \'ới công trình thủy lợi và tường chắn đất lực đẩy ngang của
nước và của đất thuộc tái irọng tác duna thường xuyên nên được tính trong tổ hợp tải trọng cơ
bản. Các tác động ngang do gió, do động đất được xét trong tổ hợp tải trọng đặc biệt.
Ngoài ra, các công trình ihiiy lợi và tường chắn đất còn chịu tác dụng của dòng nước
ngầm trong đất nền hoăc tn,)n;> cỉấl sau tường chắn.
T á c đ ộ n g c ủ a n ư ó v Iieầni kết h ( ^ v ớ i lư c n g a n g ta o n ê n n g u y c ơ p h á h o ạ i c ô n g trình

theo một cơ chế đặc trưiiỊ', cầM xét đến khi tính toán cống trình chịu lực ngang thường
xuyên theo trạng thái giới hạn.

15.1. TÍNH TOÁN CỎNÍỈ TRÌNH CHỊU L ự c NGANG THƯỜNG XUYÊN TRÊN
NÊN ĐẤT THEO 1 RAN(Ỉ THÁI GIỚI HAN PHÁ HOẠI

Trong mục này chí xét dến những trạng thái giới hạn phá hoại do nền gày ra đối với
công trình;
- Sự trượt nông.
- Sự trượt sâu.
- Sự trượt hỗn hợp.
- Sự lật đổ.
- Sự xói ngầm và đĩin cháy đất.

15.1.1. Sự trượt sâu cúa nền và sự sụt đổ công trình

15.1.1.1. N ề n đ ổ n g chất

Lực tổng hợp N do còim trình tác dụng lên mặt nền gồm lực tổnghợp theophương
đứng Ny và lực tống hợp tlico phương ngang N|,.

507
Góc lệch ô của lực tổng hợp đu ?c xác định như theo công thức:

0 = arctg— ^ (15-1)
N,
Sự trưọrt theo mặt trượt, ứng với góc 5 = 0, gọi là trượt sâu; sự trượt theo mặt trượt ứng
với góc ô 9Í: 0 gọi là trượt sâu do tải trọng xiên. Cùng một điều kiện về móng và nền thì mặt
trượt sâu ăn sâu vào nền sâu hơn, mặt trượt sâu do tải trọng xiên (hình 15.1).

Hình 15.1
Nền là đồng nhất nếu trong phạm vi độ sâu bằng chiều rộng móng B đất có chỉ tiêu
cường độ chống cắt khống đổi; mặt trượt sâu hoàn toàn nằm trong lófp đất này. Trong
trường hợp này, điều kiện để trạng thái giới hạn phá hoại không xẩy ra là:
N,...
N < gh (15-2)
K
trong đó: K - hệ số an toàn tổi:^ hợp, bao gồm nhiều hệ số tin cậy, xác định theo biểu
thức (11-35).
N và Ngh là tải trọng tính toái' và tả( trọng giới hạn có cùng góc lệch ỗ (hình 14.2).
Trị số Ngh được xác định theo công thức (14-25) và (14-26) (nền đất rời) và công thức
(14-30) và (14-31) (nền đất dính)

15.1.1.2. Nền không đồng nhất


Trường hợp nền không đồng hất và cả nền đồng chất khi xét đến dòng thấm và áp lực
nước lỗ rỗng thì dùng phương phup phân thỏi có xét lực tương tác giữa các thỏi (mục 6.1.3).
Hiện nay có nhiều phương pháỊ- .ính hệ số an toàn theo phương pháp phân thỏi với mặt
trượt trụ tròn, ví dụ như phương pháp Grisin, phưcmg pháp Bishop đơn giản, phương pháp
SATS... Trong các phưcíng pháp íhường dùng ấy thì phương pháp SATS (Stability Analysis
using Theory of System - phân tu. h ổn định theo lí thuyết hệ thống) có cơ sở lí thuyết chặt
chẽ hơn cả. Phưcmg pháp SATS dã được lập trình để tính toán mái đập và nền dốc (xem

508
chương 6 ) đã được mở rộng đế tính nén công trình chịu lực đẩy ngang thường xuyên (P. T.
Giang, Viện Khoa học Thủy lợi, 2002). ,'Sơ đồ tính toán được thể hiện ở hình 15.2.

' Pmax

\ .q

T . i ị ị ỉ I iJ I i ị
\

V' \ \ \ \ \ V \ V
\ i -A —^
: 'p \ ^ ^ Đ ư ờ n g đặt lực
tưcfngtác
72; V2.C2 ' A : l í -ể Ề
/ ■
/ / / / / // //
/ / 7 7 / / / / /
h ỵ

ỉlinh 15.2
Kết quả tính cho trị số hệ số huy dộmg cường độ chống cắt F (đóng vai trò của hệ số an
toàn) và điểu kiện đế khối đất nền khỏn^) dạt trạng thái giới hạn phá hoại là:
F>K (15-3)
Trị số K trong (15-3) được xác địnih như trong biểu thức (15-2). Theo một sô' tài liệu
nước ngoài thì trị sò' F nên lấv \’ào khf)àma 1,4 ^ 1,6 thì tương ứng với hệ số an toàn chung 3
4 (B. M. DAS, 1995, Principlcs ol'r-oundation Engineering).

15.1.1.3. N é n c ó lớ p đ ấ t kẹp mém yếu


Trường hợp trong nền có lớp dát kc:'p mềm yếu, dưới tác dụng của tải trọng ngang
lởn, nền có thổ phá hoại tlico mãt lóp đ.ất kẹp mềm yếu theo sơ đồ nêu ở hình 15.3. Trong
đó góc V xác định theo công thức:
sin ô
V = — arcos + (p - ô (15-4)
9 sin (p
Trong đó ọ là góc ma sát tront; cja lớp đất nền ngang dưới móng ô là góc lệch của tải
trọng ngoài, xác định theo biếu thức (15-1).
Sơ đổ tính toán được trình b à v ớ h ìP ih 15.3. Bài toán đặt ra là tính trịsố tải trọngngang
giới hạn Nyi, lương ứng với lái troim dứntỊ tác dụng lên mặt nền Ny.
K í hiệu:
- P|, P2 ' P3 là trọng lượng cúc khối đ ã t AB'C, B'BCD, BDE: các trịsố này lànhững trị
sô đ ã b i ế t do b i ế t chiều dày lớp đất tố : h và góc V.

509
Hình 15.3
- T|, T 9 , T 3 là lực dính tác dụng lên các phần mặt trượt AC, CD và DE: các chiều dài
AC, CD, DE đã biết nên có:
T i ( i = 1, 2, 3 ) - c , . L i (L, = Ã c , CD, D Ẽ ) (15-5)

- R | , R , , R 3 là p h ả n lực c ủ a đất d ư ớ i m ặ t trượt


lên khối đất trưcỊTt: phương tác dụng lệch góc (Pj
hoặc (P2 đã biết.
- N,,|, N ^,2 là các phần của N^, tác dụng lên mặt
nền AB' và B’B:
N v ,+ N , 2 = N, (15-6)
- E| là áp lực đất lên mặt đứng B'C do khối đất
AB'C và các lực N^.ị, P ị , T|, R| gây nên.
- E 2 là áp lực đất lên mặt đứng BE do khối đất
BDE và các lực q B E , P3 , T 3 , R 3 gây nên.
Để xác cíịnh E/, tách khối đất AB'C và xét sự
Hình 15.4
cân bằng cơ học của hệ lực (hình 15.4).
Chiếu hệ lực lần lượt theo phương thẳng đứng và phương ngang
Zv = N^,| + P| - T | sin V - R| cos(v -cp i) = 0 (15-7)
Zh = - E | - T |c o s v + R |s in (v - (P |) = 0 (15-8)
Đ ể k h ử đại lư ợ n g R | c h ư a biết, n h ân ( 1 5 - 7 ) v ớ i s i n ( v - (P|) và ( 1 5 - 8 ) vớ i c o s ( v - (P|) rồi
cộng lại:
(N^,| + P|)sin(v - 9 j) - T | sinvsin(v - cpi) - E| cos(v - (P|) -
- T | cosv.cos(v -(p |) = 0

510
K í hiệu: a = sin(v-cp|) (15-9a)
b = cos(v - (P| j (15-9a)
có: (N,.| + P| )a -T ịa sin v - E|b -T ịb co sv = 0) (15-10)

Từ phương trình 15-10 giái ra đối với E,:


_ (N, I + P| )a -T |(a s in v + bcosv)
(15-11)
'" ~ b
Để xúc định Ẽ 2, tách khối đất B'BCD và xét sự cân bằng hệ lực (hình 15.5).
Trong hệ lực tác dụng vào khối đất B'BCD, lực Ej xác định theo biểu thức (15-11).
Chiếu hệ lực lên hai trục: đứng và ngang:
Zv = N ,,2 + ? 2 - T 2 .s in a -R 2 Cos(a-(P 2 ) = 0 (15-12)
Zh = E| - E 2 - Tị cosa + sin(a - ọ ,) = 0 (15-13)

Để khử đại lưọìig R 2 chưa biết, nhân (15-12) với sin(a - (P2 ) và (15-13) với cos(a - (P2) rồi
cộng lại:
(NyT + P',)sin((x -(P 2 ) - T , sin asin(a - (p,) +
+ (EI - E 2 ) c o s ( a - (Pa) ~ "^2c o s a . c o s ( a - (P2 ) = 0

K í hiệu: n = sin(a - (P2 ) (15-14)


m = cos(a - (P2 ) (15-15)
có: (N^ 2 + ^2 )” -T in s in a + (E| - £ 2 ) 0 1 - T^mcosa = 0 (15-16)
Giải phưcíng trình (15-16) đối với E 2 CÓ:
(N^2 + -T 2(nsina + m cosa)
= t | -f - --------^------------------------------- (15-17)
m

ìỉin h 15.5 H ình 15.6

511
Để xác định Ej, tách khối đất BDE và xét sự cân bằng cơ học của hệ lực (hình 15.0.
Từ sơ đồ lực, có các hình chiếu:

= Q + P 3 - R 3 C0 SV - Í E l ' + T3 SÌn 4 5 " - - ^ = 0 15-18)


2 y 2 ;

Xh —E 3 —R 3 sin - T :ị cos 45 ° - 0 15-19)


l 2 y V 2 J
Để khử đại lượng R 3 chưa biết:

nhân (15-18 )với u = sin ' 4 5 ” - íí' 15-20)

nhân (15-19 )với V = cos 45° 15-21)


V 2 ;
Sau đó trừ cho nhau, có: fỌ + + T3 U^ - E 3 .V =0
Cuối cùng có biểu thức tính E 3 :
^ _ (Q + P3 )u + T /,v 2 -u ^ )
t ,, “------------- -- 15-22)

Cuối cùng, để xác dịnh lực ngang giới nạn N^h làm cho hệ công trình - nền đit trạng
thái giới hạn thì tổng hình chiếu các ỉực tác dụng vào hệ công trình - nền theo phưmg của
tải trọng ngang phải cân bằng, tức có đẳng thức:
N gh+E. = £ 3 Jj-23)
trong đó; E, xác định theo biéư thức (15-17) và E 3 xác định theo biểu thức (15-22).
Từ (15-23) có; N gf,=E 3 - E 2 ;i5-24)
Điều kiện để hệ cỏiig trình nền không đạt trạng thái giới hạn phá hoại:
N gh
N h< ; 15-25)
K
trong đó K là hệ số an toàn tổng hợp như đã nêu đối với công thức u 5-2).
Bài toán được giải đơn giản hơn theo các định lí nêu trong Phụ lục 3.

15.1.2. Sự trượt nòng của công trình trên mật nền


Đối với các công trình chịu lực ngang lớn, dù là lực ngang tác (.lụng thường xiyên (áp
lực nước, áp lực đất...) hoặc tác dụng trons’ thời gian ngắn (áp lực gió, lụi liông cất...) sự
trượt nông của công trình trên mặl nển có khả nãng xẩy ĩa.
Mặt trượt phẳng được xác định tùy thuộc hinh thức tiếp giáp giữa đay móng với nặt nền.
Đê tăng khả năng chống trượt nông thường dùng chân kha'' câm vào đất nền (hình 15.7.
Trong hình là các kiểu chân khay ihường dùng dưới đập bêtông trọng lực (15.7a.b, c) và
tường chắn đất bản góc (15.7d). Các đường đứt đoạn trong hình biểu thị các nặt trượt

512
phắng có khả năng xẩv ra ứiiiỉ với mỗi trường hợp. Thường các rCXD chỉ dẫn cách chọn
các mặt trượt phẳng tính toán. Nói chung m ặl trượt phẳng có liai dang: phẳng ngang và
phẳng d ố c ngược ở phía hạ lưu.

N Nv Nv
Nước ^ '' Nước Nước
-4
/\
^ -----

v/v /v K B
I V/
A --------- A ---- -

aj cj
f

Dùng chân khay có mấy cái lợi như sau, một là tạo mậi trượt phẳng dốc ngược ở phía hạ
lưu nên về mặt cơ học là lợi cho sự chống trượt (ví dụ trường hợp 15.7a, c); hai là tạo nên
áp lực đất bị động chống lại sự trượt (ví dụ trưcfng hợp 15.7b, c, d).
Khi tính theo irạiii’ ilìái ỢPV hạn phá hoại trượt phẳng (còn gọi là trượt nông, đất trên
mặt trượt phẳng tính toán được coi như ở trạng thái cân bằng giới hạn.
X é t h ai t r ư ờ n g h ợ p , niặt trưm Ịihảng n ằ m n g a n g và m ãt trượt p h ẳ n g n ằ m n g h i ê n g .

15.1.2.1. M ặt trượt phẳng nằm ngang


Từ sơ đổ tính toán, xác định được tổng các thành phần đứng và các phần ngang của các
tái Irọng tính toán (kể cẩ áp Ịực day nối cồng Irìnli khi ngập nước).
Vậy khi trượt phắno ngane, lực gây trượt được xác định theo biếu thức:
+ (15-26)
trong đó:
Ey - thành phần ngang của áp lực đất chủ động ở phía thượng lưu;
- tổng các hình chiếu ngang của các lực tác dụng ở phía thượng hạ lưu và hạ
lưu trừ áp lực đất.
Sức chống trượt giới hạn của đất nền ứng với mặt trượt phẳng ngang được xác định theo
định luật Coulomb vể cường độ chống cắt;
= p.tg(p +A.c + mEpj (15-27)
trong đó:
p - tổng các thành phần đứng tác dụng lên mặt nền. lấy trùng với mặt trượt phẳng ngang
tính toán, tính bằng kN;
A - diện tích phần mặt trượt phảng có lực dính của đất nền tác dụng, tính bằng m^;
Epj - thành phần ngang của áp lực bị động tác dụng ờ phía hạ lưu;
m - hệ số điều kiện làm \'iọc xét đến sự hình thành chuyên dịchngang củacông trình đủ
liaỵ chưa đủ đc phát sinh áp lưc đâì bị động ớ phía hạ lưu, thườnglấy bằng 0,7.

513
15.1.2.2. Mặt trượt phẳng nằm nghiêng
T r o n g c á c tr ư ờ n g h ợ p ở h ìn h 1 5 .7 a , c , d v i ệ c k i ể m tra v ề trượt t h e o m ặ t p h ắ n g I g h i ê n g
cũng cần thiết.
K í hiệu a là góc nghiêng của mặt trượt phẳng nghiêng thì lực gây trượt theo inặ pliáng
nghiêng là Ncti
N„ = T|^wa ^a,hwa “ 15-28)
trong đó các lực ở phía phải biểu thức đều là hình chiếu lên mặt nghiêng a.
Sức chống trượt giới hạn Ngh được xác định theo phương tác dụng của N(i:
Ngh = Patg9 + A„.c + m.Ep,„ 15-29)

trong đó: Pct - tổng hình chiếu các lực tác dụng theo phương vuông góc với mặt trưrt;
Au - hình chiếu của đáy móng của mặt trượt có lực dính tác dụng;
Ep ta - hình chiếu của áp lực đất bị động ở hạ lưu theo phưcíng của mặt tỉiợt.

15.1.2.3. Điều kiện đ ể hệ công trinh - nền không đạt trạng thái giới hạn pỉá hoại
theo cơ chê' trượt phẳng

15-30)

trong đó K là hệ số an toàn tổng hợp như đã nêu đối với công thức (15-2).
Cũng cần lưu ý rằng, trước khi xét điều kiện (15-30) ứng với trượt phẳng phải chi ý đến
điểu kiện an toàn trượt sâu do tổng tải trọng đứng N^, gây nên (hình 15.7).
Theo lí thuyết trạng thái giới hạn, dối với nển đồng chất thì cơ chế trượt phảng xẩy ra
khi có điều kiện:
ô>(p 15-31)
trong đó; ô xác định theo biểu thức (15-1); 9 góc ma sát của đất nền.
Theo SNiP 2.02.01-83 (Nền công trình thủy lợi) thì quy định như sau:
- Nền đ ấ t lìạt thô (cát, đất hòn lớn) và nền đất loại sét ở trạng thái cứng và nửa cúig: chỉ
cần tính toán theo sơ đồ trượt phẳng khi có đủ 3 điều kiện sau;

I . S ố mô hình nền hì:

N=% ^<N , il5-32)


B.y
N^, = 1 đối với cát chặt, Nj, = 3 đối với các loại đất nển khác. Đối với công trình dp I và
II, trị số N(, được xác định theo phương pháp thí nghiệm bàn đầy trượt ở mặt hố món; (xem
chương 8 );
- trị số áp suất lớn nhất lên mặt nến;
Y - trọn g lư ợ n g đ ơ n vị củ a đất nền.

514
- Nền dcít loại sct ớ trạng thái dẻo và déo mềm: chỉ cần tính toán theo sơ đồ trượt phẳng
khi thỏa mãn điều kiện ( ỉ 5-32) và hai điều kiện sau:

2. G óc cắ t y/:

tg v Ị/= tg(p + — > 0,45 (15-33)


Pib
3. Hệ s ố cô' kết C,.;

c, = >4 (15_34)
a-Yn-ho
tron g đó; (p, c - g ó c ina sát \ ’à lực dính đơn vị cúa dất nền;

k - hệ số thám;
e - hệ số rỗns ciia đất tự nhiên;
a - hệ số nén lún:
y,, - trọng lưựns dơn vị cúa nưck;
P|(, - trị sỏ iruniỉ bình của áp suất lên mặt nền;
- th ờ i g ia n thi c ó n g c ò n g trình;

1\, - chiều dày tinlì loán cứa lớp dất nén đã cò' kết được xác định theo nguyên tắc sau:
a) N ề n g ồ m m ộ t lớp (làl (iàv h |:

- Tầng không thâìn ớ dỏ sâu h| (li| nhỏ hơn độ sáu tính lún H^,):

= (15-35)

- Có lớp đâì thoát nước ớdộ sâu h| (h| < H^,);

+ (lí^-36)

b) Nền gồm hai lớp đất dày h|. I1 2 :


- Tầng không thám ớ độ sâu (h| + hi) < và k| == k,

h,, = h i + I 1 2 (15-37)

- Có lớp thoát nước ớ dộ sâu (h| + ho) <

(1W8)

Trong các công thức trẽn. B là chiều rộng móng có bố trí vật thoát nước; Bj là chiều dài
vật thoát nước.

515
15.1.3. Sự trưựt hóii hưp va tái trọng giới hạn gây trượt hỗn hợp
Sơ đồ mặt trượt hổn hựp dưưc trình bày ở hình 15.8a. Mặt tiếp xúc giữa đáy móng và
mặt nền được phân làm hai phân: B| và 8 2 - Sự trượt sâu xẩy ra trong phạm vi B| kéo theo sự
trượt phẳng (trưm nông) IIong pham vi Bị.

Mặt trượt hỏn hợp ABCDE

Hình 15.8a
Theo quy định cúa TCVN 4253-86 và SNiP, đối với nền đồng chất và không thỏa mãn
điều kiện trượt phắng đã nêu ù mục trên (điều kiện (15-32), (15-33) và (15-34)) thì trong
mọi trường hợp chỉ cần tính toán ổn định công trình theo sơ đồ trượt hỗn hợp.
Tuy nhicn, theo các tiêu chuẩn phưcmg Tây, đối với công trình trên nền đất, khi đã thỏa
mãn điều kiện ổn đmh trượt sâu và ổn định trượt phẳng thì không cần tính ổn định theo sơ
đồ trượt hỗn hợp.
TCVN 4253-86 càn được sửa chữa và bổ sung nhiều điều và đây là một trong những
quan điểm đáng chú y

15.1.3.1. So đỏ mat trượt hỗn hợp


Để xác định pỉiaii trượT sâu B|, phân biệt hai trường hợp: đất có cường độ chống cắt tốt
với tgv|; > 0,45 và đãi có cường độ chống cắt kém với tgvịy < 0,45. (tgvịi tính theo công thức
(15-33). Dùng plicp I I O I suy tuyến tính theo hình 15.8b, có:

a) Trường hợp Igv,/ > 0,45;

Pib ~ P k
B; Bọ = B - B (15-39)
B ,=
Pgh “ Pk

516
Hình I5.8b

Pị ^
b) Trường hợp tgụ < 0.45: B ,= B; B2 = B - B (15-40)
Pgh

trong đó; P,J, - áp suất lên mạt nén (kN/m^);


Pgh - tải trọng giới hạn ứng với góc lệch 5 = 0 và chiều rộng móng B, (kN/m^);
Pị^ - t á i t r ọ n g giới h ạ n c ú a sự trư ợt p h ả n g , x á c đ ịn h th e o c ô n g th ứ c:

Pk = N c.B.y (15-41)
t r o n g đ ó : N^. x á c đ ị n h n h ư đ ã Iiêu đ ò i v ớ i b i ể u t h ứ c ( 1 5 - 3 2 ) .

15.1.3.2. X ác định tải trọng ngang giói hạn N^Ị,


Trị số Nyh được xác định theo phưcmg của N ị, theo nguyên lí cộng tác dụng. Phân móng
công trình làm hai phần riêng biệt ứng với phần trưíít sâu BCDE và phần trượt phẳng AB.
K í hiệu là tái trọng đáy trượt giới hạn ứng với p lìẩ n trư ợ t p h ẳ n g , có biểu thức
(hình 15.8);
Ngh2 = N , 2 .tgcp + c.ÃB (15-42)

trong đó (p, c là góc ma sát và lực dính đơn vị của -lất nền với đáy móng.
K í hiệu là lái trọng đáy trượt giới
hạn ứng với phẩn trưựi sâu với tải trọng

đứng là N^.| đã biết. Bài toán đặt ra là xác


đ ịn h tải trọ n g x iê n giới liạn c ủ a nền c ô n g
trình có chiểu rộng móng là B| thỏa mãn
điổư kiện nêu ớ hình 15.9.
Từ hình vẽ thấy rằng N\ I là đại lượng đã
biết, Ngf,| là đại lượng chưa biết cần tìm, do Hình 15.9
đó góc lệch ỗ xác định theo biếu thức;

tgỗ =
Nv,

517
cũng là đại lượiig chưa bièi V a\ hài loan
được giải bằng cách thư dân
Nếu dùng baiiị! tính Ilieo phưiiii^ phap
Ebdokimov thi phươnị! Ihức lính như sau n=
tgy>
- Giả thièl nhiêu Iii NÔ ờ xTi \;k
định theo hình 15. KI Hình 15,10
- Từ bảng 5.4 Kac đinh dưoi . dt tie no ^v. N , ứng với mỗi 5' để tính p, (ô') V ÌT , (ô'):

Pgh(5 ') = N . r í Ị * N„.g • \ . p,(ô') =■Pgh- B,

'íi. » ') = p„,(ổ').lgí^ T,(ô') =■ ^gh- B,

Các trị sô' tính iDan dưoL ghi vau haiiị;

5' (S'| ổ’- 0; 0 < ỗ’ < cp

p. Pi P3 P4 Pi = Pgh^i

T, T, 1- T3 T4 T,=p,tgô'

Xác định trị sô ứiìg V Ớ I N ,, íihư sau: Từ


số liệu ở bảng vẽ dường quan hẽ I P| (hình
15.11), với trị số N ,, co
Cuối cùng, xac dmh clưuc I.II Iiuiig giới hạn
đẩy trượt hỗn hựỊi
N„.
eh ^ \ liH
„ • • N ...
‘_*ti ■

15.1.3.3. DiẽiẨ kien đế khô n g trưọt hỗn hợp Hình 15.11

K
trong đó K vá N|^ là hệ số an toàn tổng hợp và lực đẩy tính toán, như đã nêu đối \ới công
thức (15-30).

15.2. ẢNH HƯỞNG Lực THÂM ĐẾN TRẠNG THÁI GIỚI HẠN PHÁ HOẠI NỂN
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI NGĂN DÂNG N ư ớ c

15.2.1. Lực thấm đơn vị


Do có độ chênh mực nước ở thượng luxi và hạ luu công trình, dòng thấm trong nin được
hình thành. Đặc trưng của dòng thấm được thê’ hiện bằng lưới thấm.
Dòng thấm tác dụng vào Im'^ đất một lực thấm đơn vị tính bằng kN/m'\ theo ohương
của đường dòng qua thể tích đất đang xét:

518
p, = 7,,i (kN/m-') (15-43)
trong đó:
Yn - trọng lượng đơn vị của nước (kcN/in^);
_ , _ . ....... , dH
1 - gradien côt nước thám tai nơi xét, 1 ==----
ds
với s là phưcmg đường dòng qua nơi dang xét.
M ộ t đ ơ n v ị í l i ế t í c ỉ ì d á t ! ! 'o n ỵ n ii< ẽ n t h ấ m c h ị u

m ộ l h ệ l ự c t á c d ụ n g ( h ìn h 1 5 . 1 2 ì : t r ọ n ií' lư ợ n g đ ơ n

vị hão hòa ( Ỵ ị ^j J , l ự c c ỉ ẩ y n ô i h ấ n í> , lự c th ấ m

d (/n v ị p ,. Các lực y,,. p,h đều thuộc loại lực


thể tích.
Sơ đồ lực gồm 3lực (hình 15.12) p, được quy ước gọi là s ơ đ ồ t ín h với
Sơ đồ lực gồm 2 lực; p, (hìnih 15.13a), trong đó các lực và được kết hợp lại
theo công thức:
Ydn = Y b h - Y n (1 5 -4 4 )

do đó gọi là sơ dồ tính \Y>/

Đ ư ờ n g d òn g
qua điểm M P; Yn'

ai ■^dn='

Hỉnh 15.1?
Sơ đồ tính gồm 2 lực y^Ị^, p, trong tọa độ Descaiies được thể hiện ở hình 15.13b. Trong đó:
ỠH
Ptx=Yn' x '‘'ớ i h = - (15-45)
õx

Ể ĩỉ (15-46)
P u = Y n ‘. >z=-
ổz
Cần lưu ý rằng hàm CỘI nước thấm là hàm hai biến: H = H(x, z).

15.2.2. Phương pháp sỏ giải bài toán theo lí thuyết cân bằng giới hạn có xét lực
thám với sơ đồ

Xét một phân tố đất trong miền thấm ở trạng thái cân bằng giới hạn. Các thành phần
ứng suất tại đó phải thỏa mĩĩn:

519
[ ỉ i n h 15.14
- Hệ phương trình cân bàng theo phưcfng X và phương z:

ỡơ„ ỠT,,. ỔH An s
^ +^ = P tx = -Y n ^ (15-47a)
ổx ỡz ỡx
ồ x .. ỔH /t c -71 \
^ +^ = P,z = - Y c in + y n ^ (15-47b)
ỡx Õz ƠL

- Điều kiện cân bằng giới hạn:

(J 5 _ 4 g )

(a , + ơ , + 2 c/tg(pr

Với điểu kiện biên: / = 0, 0 < X < B, biên đặt tải trọng N với góc lệch 5 đã biết, bằng
phương pháp số (xem chương 5) V. A. Plorin, 1961 đã giải bài toán bằng cách xác định mặt
(rưttt và trị số nhỏ nhất q đổ nển còng trình ở trạng thái cân bằng giới hạn.
Với số liệu cho như sau:
- Trọng lượng đất có xét đấy nổi = 1 T/m‘^
- Trọng lượng cI ot vị của nước Yn = 1 T/m^
- Góc ma sát trong cùa dát nền (p = 25"
- Lực dính đơn vị c = 0,2 T/m"
- Áp suất đứng lôii mặt Iicn = 30 T/in'
- Góc lệch cúii tái irọng ô = 13"
- Độ cliônh mực lurức tlnrợng - hạ lưu H = 12m
V. A. Plorin cho lời giíii hằng số ghi ớ hình 15.14. Kết quả được nhận định như sau;
1- Mạt irưm khi xét đêìi lực thấin (đườiiií liền) không khác nhiều so với mặt trượt không
xét đốii lực thấm (dưừim dứt d(iạn).
2- Trường hợp khónu xél dốn lực thấm tliì khi p = 30 T/m", ô = 15" và q = 3.3 T/m" ihì
ncii đất ứ trạng thái càn bàiiu siới hạn. Trường hợp có xét đến lực thấin thì khi
p = 30 T/ni^ ỗ = 15" Ihì q = 4 T /n r tliì ncii dất ở trạng ihái cân bàng.
Vậy là nếu cùng dộ sâu dặl móng, lức có trị số q = yh,^ như nhau thì thấy rằng lực Ihấm
t r o n g n ề n l à m g i á m s ứ c c h ị u tái c ú a n c n .

15.2.3. Phưoriịỉ pháp dổ giái xác định tái trọng giói hạn cùa nển có dòng thâm
Theo lởi giái bủiiíỉ pliưoim pliáp sỏ của V. A. Plorin lliì lực thấm có ảnh hướng
khònii lớn đến hình tlanií inãt irượi, do vậy, có thể còng nhận dạng mặt trượt vẽ với góc
\’ = l'{5, (p) trong ncn dổn” cliãt (mặt trượt trong phưưng pháp Ebdokimov, chương 5).
íiìiili 15.15. clio Ihấv khỏi dấl trươt ABCDE Irong nồn đồng chất có dòng thấm được đặc
triiìm bántz lưó'i tham.

52
7777777777777/7777777ỵ77///77777;
Hình 15.15

15.2.3.1. H ướng đường dòng đặc trưng


Theo họ đường dòng của lưới thấm, có thể công nhận hướng đường dòng đặc trưng cho
các vùng đất I, II, III của khối đất trượt:
- T r o n g v ù n g A B C (vùng I) hướng đường dòng đặc trưng là ngang và hướng từ thượng
lưu xuống hạ lưu (tức theo hướng trượt).
- T r o n g Y Ù iĩỵ B D E (vùng III) hướng đường dòng đặc trưng là đứng và hướng từ dưới lên trên.
- T r o n g v i) n í> B C D (vùng II) hướng đường dòng đặc trưng là n g l i i é t i Ị ’ m ộ t g ó c Ả so với
phương ngang. Với lưới thấm cho ở hình 15.15 có thể chọn Ầ = 30”. Với lưới thấm cho ớ
hình 15.16 có thế chọn  - 45°. Vậy có lưới thấm, trị số X là trị số xác định.

522
15.2.3.2. So đồ lực tác dung vàơ k h ớ i đ ấ t trượt B D E ( vù n g III)

Hình 15.17
Sơ đồ lực tác dụng vào vùng III được trình bày ở hình 15.17, trong đó P| ỉà lực thấm tác
dụng vào khối đất BDE có thế tích Vy với đường dòng đặc trưng là vs;

(15-49)
vs

P3 =(Ybh -rn^diíBDE) (15-50)

15.2.3.3. S ơ dồ lực tác dụng yàn khối đất trượt A C B (vùng I)

p., = Yn‘ |V , với i, = (15-51)


mn

p, -y„ydt(ABC) (15-52)

15.2.3.4. S ơ đồ lực tác dụiiỊỉ vào khối đất BCD (vùng II)
AHọ
•V = Yn‘2^2 ’^'ới >2 = (15-53)
uv

523
trong đó trị sô' V 2 xác định theo công thức:

BD - BC
V2 = (1 5 -5 4 )
4tg(p

K.B

Biết AB = B , thì lam giác ABC tính được BC ; biết BE = K.B (K là hệ số xác định theo
bảng 15.1), từ tam giác BDE xác định được BD :
BD - BC
P2 =(Ybh -Yn)dtA CD = (Ybh -Y n ) (15-55)
4tgọ

Bảng 15.1. Trị sô K (cp, ô) (theo SNiP 2.02.02.85)

5
íp K
0 0 ,l(p 0,3(p 0,5(p 0,7cp 0,9ọ
8 K 1,4346 1,3500 1,1685 0,9649 0,7253 0.4001
10 K 1.5721 1,4760 1,2709 1,0428 0,7775 0,4238
12 K 1,7244 1,6151 1,3830 1,1273 0,8333 0,4486
14 K 1,8936 1 769 1,5061 1,2190 0,8933 0,4747
16 K 2,0821 1,'»400 1,6415 1,3189 0,9577 0,5023
18 K 2,2930 2,1304 1,7910 1,4281 1,0270 0,5314
20 K 2,5297 2,3432 1,9566 1,5475 1,1019 0,5621
22 K 2,7966 2,5821 2,1405 1,6787 1,1829 0,5947
24 K 3,0989 2,8514 2,3457 1,8232 1,2707 0,6292
26 K 3,4430 3,1564 2,5756 1,9829 1,3663 0.6660
28 K 3,8366 3,5035 2,8341 2,1600 1,4705 0,7051
30 K 4,2897 3,9008 3,1263 2,3575 1,5846 0,7469
32 K 4,8143 4,3581 3,4583 2,5784 1,7099 0,7917
36 K 6,1443 5,5062 4,2738 3,1074 2,0011 0,8915
40 K 8.0121 7,0952 5,3673 3,7916 2,3617 1.0080
4.5 K 11,614 10,101 7,3504 4,7947 2,9514 1,1848

524
15.2.3.5. X á c đ ịn h theo đa giác lực

Bắt đầu từ hệ lực tác dụng vào vùng III


(hình 15.17), tiếp đến là vùng II (hình 15.19)
và cuối cùng là vùng I (hình 15.18). Ghép đa
giác lực ứng với vùng II (hình 15.17b) với đa
giác lực ứng với vùng III (hình 15.20) sao
cho T3 trùng với T 3 , sau đó ghép đa giác lực
ứng với vùng I (hình 15.18b) với đa giác lực
ứng với vùng II sao cho T| trung với T|'. Đa
giác lực cuối cùng để xác định được trình
bày ớ hình 15.20.
N,=NgHCOsô (15-56a)

Nh = NtgS
(15-56b)
= NghSinÔ

Chú ỷ:
1- Phương pháp đã dẫn aiái ớ trên dựa
vào sơ đồ tính với và nguyên lí phân tích
theo ứng suất hiệu quá. Do đó phải lấy:
(p = q)', c = c'.
2- Biết các góc và các canh các đa giác lực, có thể giải tích hóa trị số Nj,|, và lập trình
tính toán.

15.2.4. Phưưng pháp mặt trượt tròn với sơ đổ tính với Y|,|, và xét đến áp lực nước
lổ rỗng

Trử lại sơ đồ tính ở hình 15.12. Giả dụ có một thể tích đất ngậm no nước (tức bão hòa
nước) là InT^ coi cốt đất và nước trong lỗ rỗng chiếm trọn vẹn Im^ và ứng xử như một
chỉnh thế thì có Y = Ỵhtr Nliúng Im^ đất no nước ấy vào nước thì thể tích nước bị dịch
chuyển là lm \ do vậy lực clá\ Acsimét sẽ bằng trọnglượng đcfnvị của nước y^.
Theo quan điêm này, một đem vị thể tích đất trong miền thấm chịu tác dụng hệ lực như
SO' (lồ ớ hìn h 1 5 . 12. V ậ y khôi dứt II ượt Iỉí>ập irouịị miền nước thấm chịu hệ lực, íịổm 3 lực
(hình 15.21):
- Trọng lượng khối đất Iiưtri tính \'ới
- Áp lực nước tĩnh \'à áp lực nước thấm tác dụng vuông góc với mặt biên của khối
đất trượt.
- Lực thấm tác dụng vào khỏi đất trượt.

525
ỉ ỉ ì n h 15.21

15.2.4.1. S ơ đồ lực tác dụng vào khối đất trưọt

I .Á p l ự c n ư ớ c

Giả ihiết liõn kôt giữa cừ và inóng bị phá hoại khi nền bị trưẹyt ihì biên khối tlãt trươt gồin:
- Mặl trước cừ A C chịu áp lực nước thấm.
- Mặt trượt C5-14D chịu áp lực nước thấm.
- Mặt nền AB và BD chịu áp lực nước tĩnh hạ lưu H-,.
Trong hình 15.22, h i ể i t t h ị h i ể u d ồ C.D l ự c n ư ớ c t h ấ m l ê n m ặ í c ừ - A012345C, có CcC trị sô:
Pno = OA = Y„h,, = y „ H 2 (vì K, = H , ) (13-57)

Pn? =-‘’-C = Ynh,i (15-58)


với h<ị là cột nước áp lực thấm xác định theo đường đắng áp (hoặc đắng thê') sô 5 (x^m lưới
thấm ở hình 1 ÍÌ.2 1 ).
B iể n d ó á p lự c n ư ớ c t h ấ m lê n m ặ t ir ư ợ í - c.5.6.7. 13.14.D, có các trị số p,„ (i =5. 6 , 7.
... 14) xác định iheo công thức:
Pn, = y , i h , (i = 5, 6 , 7 , 1 4 )
với h| là cột nước do áp ứng với đường đắng áp thứ i. Cần lưu V ràng tại diên D có
đắng thức:

526
Pnl4 = YnH2 (15-60)
B iể u d ồ á p lự c n ư ớ c ilìá n i u íc d iỊ iìí ị lê n m ặ t đ ặ t m ó n g A B : Dọc theo đường dòng trùng
\'ới mặt tiếp xúc giữa đáy móng và mặt nền đặt các ống đo áp sẽ xác định được cột nướcđo
áp. Tại điểm A, cột nước đo áp là h,\ và áp lực nước thấm tưong ứng;
ynh'A=Yn(hA-H2 ) (15-61a)
Tại điểm B, cột nước clo áp là h|3 \’à áp lực nước thấm tương ứng là:
ynh'H=Yn(hB-H2) ; (15-6Ib)
Lưu ý rằng diện tích biếu đồ áp lực nước thấm A A |B B | cùng với biểuđổ áp lựcnước
tĩnh AA'BB' tạo nên h i ể u d ỏ ú p lự c n if ( '/ c đ ấ y n g ư ợ c l ê n đ á y m ó n g .

f /

^ A'

Y
-----------------------------
/ ¥ - -
/ A
3\ —
4^

w / /

ỉ li n h 15.22

2. ' íì ọiii^ Iượ/IÍỊ k h ó i í l ấ i í ritơi

Đ á i n ề n b ã o h ò a n ư ớ c c ỏ Irong l ư ợ n g đ ơ n \'ị Ỵ = Yhi, v à t r o n g t r ư ờ n g h ợ p n à y đ ã d ù n g s ơ

d ổ l í n h g ồ m 3 lự c : Ỵ h i,. y„, P ị ( h ìiih 1 5 . 1 2 ) n ê n c ó :

W = y,t^.V(kN) (15-62)
tro n tz d ó : V là t h ê tíc li c ủ a khỏi d ấ t Ir ư ọ l.

527
3 . L ự c th ấ m

- Trị số của lực thấm tính theo công thức;


p, = p , . v (kN) (15-63)
trong đó; P (=Ỵ n.i (kN/m^)
- Phương của lực thấm đcm vị phụ thuộc phương đường dòng và trị số i được tính toán
theo một đường dòng qua thể tích đất đang xét trong miền thấm. Khó có thể xác định chính
xác phương của lực thấm P( ứng với toàn miền thấm, do vậy nhiều nhà khoa học đề nghị
các phưcíng tác dụng của P( như sau:
- P| tác dụng theo phưofng ngang trong toàn miền thấm hoặc
- Lực thấm tác dụng theo phương ngang đối với miền thám trong phạm vi chiều rộng
đáy móng B và theo phương đứng đối với miền thấm phía hạ lưu.
- Trong nền đồng chất thích hợp với khối đàì trượt chia làm ba miền I, II, III (hình 15.15,
hình 15.16) thì phương lực thấm ở miền 1 là ngang, ỏ' miền III là đứngvà ở miền II nghiêng
góc A. tùy thuộc chiều dày H của miền thấm, tức phụ thuộc vào lưới thấm cụ thể.
Phưcfng pháp đồ giải nêu ở mục 15.2.3 thuộc loại có miền thấm trung gian với phương
của lực thấm nghiêng góc X .

4 . Á p lự c c ủ a c ô n g t r ìn h lê n m ặ t n ề n

Xét trường hợp đáy móng đặt sâu hơn cao trình mực nước hạ lưu một khoảng và sâu
hcfn mực nước thượng lưu là H |. Trọng lượng của công trình đè lèn mặt nền phải khấu trừ
lực đẩy nổi.
K í hiệu: N^, ( c ó ) l à t h à n h p h ầ n đ í m g , do công trình tác dụng lên mặt nền có xét đến lực
đấy nổi; N ^. ịk h ô n ^ ) là th ả n h p h ẩ n đ ứ n g , do công trình tác dụng lên mặt nền k h ô n q x é t đ ế n
lự c đ ẩ y n ổ i:

N, (có) = N, (không) - p ,, (15-64)


trong đó Pdn là lực đẩy nổi do đáy cònj trình ngập trong nước.
Như đã nêu ở trên, có biểu thức xác định Pdn^
P,, = y,dt(A A ,BB,) (15-65)
Thay biểu thức (15-65) vào (15-64) rồi chuyển về có:
N,, (có) + Ypdt (A A IB B I) = N,, (không) (15-66)
Tổng, hợp lực N,, (có) với Pdn trong phạm vi mặt nền, trong phạm vi AB chỉ có lực
N, (không).
Cuối cùng có sơ đồ lực tính toán lên khối đất trượtnhư ở hình15.23.
Cần lưu ý rằngtheo cơ học đất đương đại, phương phápsử dụngsơ đổ lực nêu ớ hình
15.23 là phương pháp lính theo ứng suất hiệu quả.

528
Hình 15.23

15.2.4.2. S ơ đồ lực tác dụng vào một thỏi đất trượt


Khổ đất trượt được phân thành một hệ thống
thói (mảnh) đứng đánh sô' từ 1 đén n từ thượng
lưu xuống hạ lưu. Thỏi đất sô 1 có biên trên là
p,
AC. Thỏi đất số n có biên dưới là diếrn D.
ỉ . S ơ d ồ lự c t á c d ụ n íỊ v à o t h ó i sỏ I (hình 15.24)
P| - áp lực đứng tác dụng do (không) lên T,
mặt đỉnh thỏi.
T | - lực n g a n g d o tác dunị' lổn m ặ l đỉn h
thói.
W| - trọng lượng thỏi đất bão hoa nước.
Pji - lực thấm tác dụng vào thói.
Eq - áp lực ngang tác dụng vào r m Ị l i r ú i của

t h ó i do áp lực nước và áp lực đất chú động.

b| - chiều rộng đáy thỏi.


a, - góc nghiêng của đáy thỏi.
N, T„ - thành phần pháp tuyến và tiếp tuyến
với mặt trượt của phản lực. Chúng có liên quan
với nhau bằng biểu thức:

X, = ^ [ N - u l) t g ẹ ’+ c 'l (15-67)

Trong đó F l à h ệ s ố h u y đ ộ n i ị c i ỉ ( 'm ^ đ ộ c h ổ n g c ắ í c ủ a đ ấ í , d ó n g v a i t r ò c ủ a h ệ s ô a n t o à n .

2 . S ơ đ ồ lự c t á c d ụ n q v à o íh ó i i l ì i ì lĩ

Thỏi số n là thỏi ở biên hạ lưu D (hình 15.25) Ngoài các yếu tố như đã nêu ứng với thỏi
thứ nhất, cần lưu ý:

529
p , - ( q + Y„H2)b (15-68a)
và Tn = 0 (15-68b)
Sơ đồ tính toán đã nêu ở hình 15.22, có;
En = ED = 0 (15- 69)

Hinh 15.25 Hình 15.26

15.2.4.3. P hân tích địa k ĩ thu ậ t sự ổn định của nên đất theo S A T S
Xét một thỏi trung gian thứ i (hình 15.26), trong hệ lực tác dụng vào một th)i trung
gian, có h a i l ự c c h ư a b i ế t AEj và N|.

T h iế t lậ p h a i p h ư ơ n g t r ìn h đ ể g iả i b à i to á n t h e o S A T S :

- Tổng hình chiếu theo phương ngang:


= E|_, - (E ị_ | + AEj) + Tị +P,^ + N iS Ìn a | -T „ i cosa; = 0 (15-70)
- Tổng hình chiếu theo phưong đứng:
=(W j +Pj -P ,^ )-N |C o s a | -T o ịS Ìn a ị = 0 (15-71)
Kết hợp phương trình (15-71) và biểu thức (15-67), có biểu thức tính N:

N ,= (15-72)
m.

= cosa + —sinatgíp (15-73)

Từ phương trình (15-70), có:


-A E j + (T| + Pj^) + Nj sin aj - T qi costti = 0

hay AEị =(T , +P ,,,) + N iSÌnaị - ^ [ ( N j - u,l,)tg(p' + c 'l cosa;


F

530
AE = (T + p,x) + N (sina - —cosatgcp) + —(ultgcp'- c 'l) c o s a (15-74)

trong đó: u - áp lực nước lỗ rỗng lấy bằng trị số cột nưóc do áp ứngvới điểm giữa đáy thỏi;
N - xác định theo công thức (15-72) nên có:
N, = N (F ) (15-75)
\'ới F ì à h ệ s ố ư n t o à n , m ộ t đ ạ i ỉư ợ n Ị> c ầ n x á c đ ị n h d ố i v ớ i b à i t o á n p h á n t í c h ổ n đ ị n h c ủ a

n ề n đ ấ t.

Thay N|(F) vào biểu thức AE, và cũng nhận thấy:


AE, = A E (F ) (E „ > 0 ) (15-76)
ứng dụng vào thỏi số 1 (thỏi đỉnh) như đã trình bày ở hình 15.25 có:
E, =E„+AE, (E^>0) (15-77)

Theo T. Giang (2002, Viẹn KH Thủy lợi) E| là lực đẩy của thỏi thứ nhất vào phía trái
của thỏi thứ hai tương tự như là lực đấy vào phía trái của thỏi thứ nhất.
Cũng lập luận tương lự có thể viết cho thỏi thứ 2, thứ 3 và thứ i:
2
E 2 = E| + AE 2 = Ej, + AE| + AE 2 = E„ + AE,
1
3
E 3 - E-, + AE^ = Ej, + AE| + AEọ + A E 3 = Ep + AE|
I

E, = E „ < X a E, (15-78)
I

Trong đó E q là trị số ớ biên A có trị sô' đã biêì, E,, có thể bằng không hoặc khác không.
Với sơ đổ tính 15.15, có E, = 0; với sơ đổ 15.23, có Ej, = dtích(A05C).
Vậy, với biểu thức (15-74) tính dược AEj, biểu ihức (15-75) cho chúng ta tính được lự c

đ ẩ y ớ một vị trí bất kì.

Để áp dụng SATS, T. Giang đề nghị xét sự càn bằng giới hạn của hệ thống gồm n thỏi
thông qua sự phân tích địa kĩ thuật của thỏi chân, tức thỏi thứ n (hình 15.25). ứng dụng
biểu thức (15-77) cho ì l i ó i i l i ử n có biểu ihức tính:

E „= E „+ X a E, (15-79)
i= l

Nếu tại điểm D có lực cản trớ sự trượt, tức E q 0 thì sự càn bằng cùa toàn hệ thống n
thỏi, tức của công trình cùns với nền nó được khống chế bằng điều kiện:
E„ = E „ (15-80)
K í hiệu AE là hàm mục tiêu phân tích hệ thống, thì điều kiện (15-80) có thể viết ở dạng sau:
AE = E „ - E , 5 = 0 (15-81)

531
Vì E ị) là hãng số bằng không hoặc khác không và En là hàm của hệ số an toàn F nên
hàm muc tiêu là hàm của hộ sò' an toàn F:
AE = E „ - E D = f ( F ) (15-82)
Vậy dế dai muc tiêu (15-81) lấy đạo hàm của hàm mục tiêu AE theo biến F và cho
hãng khỏng

^ =0 (15-83)
dF
Phương trình (15-83) là p h ư ơ n g t r ì n h h ổ s u n g đ ể g i ả i b à i t o á n t ín h h ệ s ố a n t o á n F /mẹ
i ’à i m ặ i t n r ơ i l â m o , b á n k í n h R đang xét.

Cần lưu ý rãng hàm AE = f(F) là hàm số rời rạc nên rất thuận tiện đế giải phương
trinh ( l ‘S-83) theo chương trình mẫu tìm cực trị của hàm một biến trong lí thuyết phân
lích hệ thòng

15.2.4.4. Xác đinh lực thấm P ị,


Để đơn giản tính toán, cho rằng ứng với những thỏi trong phạm vi chiều rộng móng,
tri số P|^ = 0 (hình 15.26) và trị số P(x xác định theo công thức:
P,x=Y nV i, (15-84)
trong đó: - irọng lượng đơn vị của nước;
V thế lích thỏi đấl đang xét;
I, - gradlen cột nước thấm, xác định theo công thức:
(h, + a) - h„
i^ = --------— — - (a = bsina) <15-85)
b
VỚI h|, h‘P - cột nước đo áp ứng với điểm I và điểm J ở đáy thỏi (hình 15.27a), lấy bằng

— và — với U p Up xác định theo biểu đồ áp lực nước lỗ rỗng.


Yn Yn

Úng \’ớ i n l ì ữ n ^ t h ỏ i ở v é p h í a h ạ l i i ì t , trị số Pị^ = 0 và trị số Pt^xác định theo công thức:
P .,=Y n-V .i. (15-86)

(rong đó; i, = ^ ~ với hj|3 là chiều cao trung bình của thỏi,
h tb

VỚI h là cột nước do áp lấy với đưòfng đẳng thế đi qua trọng tâm ciía thỏi, có thể xác định
theo biếu đồ áp lực nước lỗ rỗng (hình 15.27b).

h=— (15-87)
Yn

trong đó u là áp lực nước lỗ rỗng tại điểm giữa đáy thỏi.

532
MNHL V

ỉìì ồl

tiinh Ị5.27

ị)c liẹn l ậ p i r i n l i I i i i h l o a n c a c i n s ỏ v à 1^ i h c c ) c a c c o n g ihức (L v83) va ( 1 5 - 8 6 ) c à n

ì i o n t h á n g " h i c u (ỉổ p h â n h ò á p lưe n ư ớ c lồ r ổ n g ờ d ã \ ihói (h in h 15 . 2 8 ) . T (ĩiang. 2002)

4b

MA' trưcn

B iẻ u d o " u o n I h ả n ^
c ủ a á p iư c n ư ớ c lo rò n c
- f(X
>

H in h /5.2A'

V Ớ I h i ê n íỊ() " n o n Ị l i c h i i ỉ ' c i t í ỉ CỈỊ) l i í ( N ííơ c lo líh iiị. c o th è \ a c d i n h đ ư ự c c a c iri s ò á p lư c

lUí í K' líS r ổ n ^ ứ n g y ờ \ c á c đ i e i ì i b à l k'i t r o í i g h é l o a d ó [ X * s c a r i c s : \ = I b, 2 b . 3 b . 4 h . ,

.^33
Cần lưu ý rằng, các diễn toán nêu trên đối với lực thấm cũng đúng với lực động đất chi
theo phưong ngang hoặc cả theo phương đứng tùy thuộc quan điểm về tác dụng cơ học của
chấn động động đất đối với sự trượt đất.

15.3. TÍNH TOÁN CÔNG TRÌNH CHỊU L ự c NGANG THƯỜNG XUYÊN THEO
TRẠNG THÁI GIỚI HẠN s ử DỤNG

Khi tính toán loại công trình này theo trạng thái giới hạn sử dụng cần phân biệt hai
trường hợp:
- Tường chắn đất xây dựng trong hố móng riêng biệt.
- Cống, đập và tường chắn đất xây dựng chung trong một hố móng.

15.3.1. Tường chắn đất làm việc độc lập

15.3.1.1. Tải trọng tính lún và chiều sáu tính lún


Những tường chắn trong xây dựng dân dụng và giao thông thường có chức năng c* ống
sạt đất và làm việc như một công trình độc lập.
Do kích thước móng tường chắn không lớn và xây dựng trong hố móng độc lập nên khi
tính lún thường xác định tải trọng tính lún và độ sâu tính lún theo nguyên tắc đã nêu trong
chương 14 đối với công trình không chịu lực ngang thường xuyên. Theo quan điểm này, tải
trọng tính lún được xác định như sau:

p,„„hi„„,= - y - y h „ (k N W ) (15-88)

•,ưnhB„,= - ^ (15-89)

trong đó:
Ny và - thành phần đứng và thành phán ngang của tải trọng do công trình tác dụng
lên mặt nền;
F - diện tích đáy móng.
Cần lưu ý rằng trạng ihái ứng suất trong nền không những do lún) <^0 Vinh Iiín)
quyết định.
Chiều sâu tính lún được xác định theo sơ đồ nêu ở hình 14.11 (chưong 14). Trị số
tại một điểm nào đó trong nền là tổng của trị số o Ặ p ) do p gây nên và ơ^(t) do t gây nên:
ơ, =ơ ^(p) + ơ ,(t) (15-90)
Trong các giáo trình Cơ học đất, có bảng tính do p và t gây nên.
Độ sâu tính lún được lấy đến độ sâu, lại đó có đắng thức:
ơ, = 0 .2 ơ ,, (15-91)

534
trong đó ứng suất bản thân đất được tính với độ sâu tính từ mặt đất tự nhiên và phải xét
đến lực đấy nổi của nước ngầm.
Nếu sâu hơn độ sâu tính được theo công thức (15-91) có lớp đất mềm yếu với
E^, < 5000 kN/m^ (50 kG/cm^) thì xác định độ sâu tính lún theo điều kiện:
ơ , = 0,lơ,d (15-92)

15.3.1.2. Độ lún trung bình và độ nghiêng của tường chắn đất


Móng tường chắn đất có thể thuộc loại móng cứng (tường trọng lực) có thể thuộc loại
móng mềm (tưòtig bản góc bêtông cốt tbép). Vị trí của móng sau khi nền bị biến dạng được
xác định bằng độ lún trưng bình và góc x oay của móng.
Các điều nêu ở mục 14.3.4 và 14.3.5 (chưcmg 14) đều sử dụng được cho tường chắn đất
làm việc độc lập.

15.3.2. Tường chán đất như bỏ phậ n công trình thủy lợi và công trình thủy lợi
Trong công trình thủy iợi, các urờiig cánh, các tưòìig dẫn dòng đều lànn việc như tường
chăn đất. Áp lực ngang sinh ra vừa do đãt \ ừa do nước.
Tường chắn đất cùng với các còng trình khác tạo thành một cụm công trình thủy lợi.
Móng tường chắn đất và móng các công trinh khác liền kề nhau và xây dựng trong một hố
móng chung có kích thước lớn.

T d i t rọ n ẹ tính lún và c h i ể u sátí linih lún

Móng tường chắn thủy công tuy khòng lớn nhưng hô' móng, như đã nêu ở trên, rất lớn
so với kích thước móng. Do vậy, klú lín.h biến dạng của nền của tường chắn đất thủy công
và các công trình thủy công (cống, dập,,.), mật đáy hố móng được coi như mặt đất tự nhiên.
Trong sơ đồ tính lún, tải trọng bên q C0 ’i như bằng không. Vậy có công thức tính tải trọng
tính lún sau:
Pdỉnh lún) “ Pnel ~ p (15-93)
và l(únhhún) = t (15-94)
Trong đó p, t là hai thành phần ciia áp suất đáy móng.
Độ sâu tính lún H^, (được xác định íheo sơ đồ nêu ớ hình 14.12, chương 14); được lấy đến
độ sáu tính từ mặt nền, tại đó giữa ứng suiất gây lún và ứng suất bản thân thỏa mãn điều kiện;
a, = 0 ,5 ơ , j (15-95)

trong công thức trên cần lưu ý hai đicm:


- Trị số đưực tính với độ sâu tiìih từ mặt ncn vì mặt đáy hố móng được coi như mặt
nền (hình 14.12).
- Trị số được tính với hai thành pihần tải trọng gây lún: lún) và lùn). Ngoài ra
còn phái xét đến ảnh hưởng lún của các mảng móng kề bên (hình 14.18).

535
Nêu trong pham VI do sâu tinh lún ĩính theo diẽu kiện (l-'ì-91) hoặc dưới nó có lớp
dât mềm yếu (R,, < Sf)()0 kN/nv" ^0 kCi/ĩTi^) íhì cán láv đô sâu tính lún lớn hcm. tức theo
điểu kiên
/<1
(13-96

15.3.3. Nòi dun^ tính toan cõng trình chiu lưc ngang thường xuyén theo trang thái
^iới han sứ dunp
Nòi dung lính ĩoan ỉhtrc) irang thái giới han sứ dụng cứa tường chãn thúy cong và cac
cong irình thúv cong. (Iươc thế hiêiì ớ các bấ! đắng thức ớ bảng sau:
Báng 15.2

s
l
inh loan Quy dinh V C X D fn>ae
\S
('HO kỹ sư thiết ké

Trừ vèu tò bièn dạng dich chuyến ngang u và dịch chuyến ngang giới hạn. các yếu lô
biên dang khác Iihư s. AS, I tư(ĩng tư với các yếu tò biến dạng ghi ớ biếu thức (14-60).
(14-61). (14-62). (chưcyng 14)
Nói chung, lường chăn đâl và coiig trình thúy lợi không nhạy lún như nhà va còng irình
Jan iluiìg công nghiêp. tuy nhiên n ế u các yếu tố biến dạng n à o đó lớii h ơ n Iiiôl in sò nà(^ ỏ o
ihì irang thái giới hạn vé sứ dụng sc xáy ra. V í dụ như độ lún s cứa cổng Iiinh Ihủy lợi lớn
cián đến mức dỏ nào dó ihì nước ớ hó chứa sc tràn qua công uình làm cho công Irmh khổng
sư tlung bình ih ư ờ n g m à c ò n g ây p há h ỏ n g c ô n g Innh. v ề chcnh l ú n thi k h ô n g những xél

dêii dó chcnh lún AS cùa các điếm nhạy cám ihuộc mộl máng móng mà còn phái xét dõ
chênh lún AS cúa các máiig lìióng khác nhau liển kc khốn« đươc lớn quá mức Iiìio đó có Ihé
phá hỏng các kliớp nối chổng íhấm.
Các ỉn sô mới han. ví du như ở vê irái các báĩ dắng ihức in)íie bang 1.^.2
khỏng nhừng clươc q u y định irons các tiêu chuán thiết kế công trình tương ứng mà cãii

dưíK’ các kì su ihiốl kế quv dinh sao cho phù h(Tp với các vẽu cáu công nghe \'à vêii cáu vàn
h à n h c á c t h i ế t b i d ư ơ c c h o n d ù n g c h o m ổ i c ò n g I r ì n h i h ú v leti c u i h ẽ

C á c tri s ò c u a c a c y ế u l ò b i ế n d a n g b è n trái c á c b á t d á n g t h ứ c t n i n ư haỉiỊỉ I ^.2 d ư (K linli

l o a n t h e o c h í c i ấ n c u a C ơ h o c clái

15.3.4. I ính toán dỏ lún và do nịỉhiény cua mỏnji


N h ư đ ã Irinli b à y ir o íig c l n n r n g 14, n h à \'à c õ n g l i i n l i ( i r ư c o i t g iriiih th u y lơi) d c u nh<i\

lún tiên k h i ihiòí kè phái khõiìH c h è á p lưc léiì m ã l nêiì k h ô n g MKTt q u á lá i ircìiìi! e i ớ i h uỉ i

đ à n h ổ i ( c ò n ọ.o\ l à e i í ^ i h a n b i ê n t l a n ^ l i i v ê n l í n h ) ( ! ê n ê n d â ỉ làm M ê c i r o n Ị í iziai titxiíi

nén chãi

.^36
1'heo irường phái Cơ học dâi Xó \ iet ( ví du cac SNiP 2.02.01-83 - nẽnnhà và cõng (rình
va SNiP 2.02.02-83 - nển các còng tnnh thúy lợi) thì giới hạn biến dạngtuyến tính được
dãc trưng bãng sức chịu tái tính toán (có khi gọi là áp lực tính toán) kí hiệu là R (kN/m^
kG/cm"), r l i ự c c / i ấ i c i i a R là áp lực lẽn mặl nển chưa đủ lớn đế vùng biến dạng déo (còn gọi
là biên d an g c ắ t) ớ m ép m ó n g chớm phát sinh - tức tri sô' hoãc tri s ô p I thuộc chưcfng 5.
7
Theo trường phái Cơ học đãl Ầu - Mỹ thì giới han biến dang tuyèn tính được hiếu thông
L|ua In sỏ tái trong c h o phép, kí hiẽu là p.,|| (allovvable b e a n n g c a p a c ity ) xác định theo
cong Ihức'

P:,n-~ ( 1 5- 97)
^ Ị

iroiig (lo: lai irọng UIỚI han cua nên icòn ki hiẽu p ^ ^ ):

K| - hc sò lái Irọiig. lấy vào khc-)áng 3


Y nghĩa của Kị là giáin trị số láí lroniz uiới hạn đến rnọi iri sổ mà ứng với nó biến dạng
cua nen klìỏng lớĩi Như vàv tai Irong clid phép cúa mòí nển đấl đươc quyêì đinh bởi hai
liicií kiên:
Ncn khoug dal Iraiìg ihái giới han pha ht)ai
N ê n c ó d ò lún c h à p nliàn dư ơc

l'h ư c lẽ c ủ ỉ ì o c h o t l ì ã \ , đ ố ỉ VỚ I I I Ì Ò I U rả ì n è ii d à l lỏ n la i in ò l á p s u á l m à d ư ớ i á p s u ấ t ấ y .

tio lúĩi cua các I11()!)U khác Iihau đcu không vưcĩi qua dỏ lún cho phép; áp suất áy được gọi ỉà
ap suàt cIk) phcp D ỏ la cỉitih nghĩa \ẽ áp suấ! chí) phép cúa Ralpha B. Peck và một số lác
k h á c ([-oL indalK ìn K íiỉ^inccriiig.

V è \ ả n d è I i à v . \ i n ( ỉ o c íiiii c h ủ V c l c n ỈÌÌIIC 1 3 . 2 l l ì u ò c c l i ư t í n g 13.

Khi tíỉih toáỉì COIIO [nnfi cliiii ka lìiiaiiư ihườnu xuycn írcii nén đất iheo trang thái giới
hcin \'ẽ sư cluiiu kliòỉiii băi hiioc CỈU1\^ In -.0 R ha\' P^II de khổHịỉ chè áp lưc lẽn mãt nền nén
C(') h a i I r ư ờ n g h ơ p c ã i i \ C 1

A p l ư c l ê i ì I i ì ã ỉ n c n n h o licTii h o a c b a n u K h a v [), | | . l ứ c Irt)iìg n e n c h ư a x u ấ t hiên v ù n g dẽo.

A p lưc lẽĩi ĩiìãi nên líVĩi híĩiì K lioãc p,|(

/ I ì icờiìí^ h( í f ) Ị} ^ R I h o i h f) Ịịi

K t ì i a p sLiai I c n n i a i I 1CỈÌ n l i o h o n 'iin u ỉiaii b i c n d a n g l u y è n líiih ( c ó k h i g ọ i là g i ớ i h ạ n

dan ỈÌÒI). ỉvonn Iiôíi klìon^ xLia! lìiôn Mitii! cán bànv! uiới han ( c ó khi g ọ i là vù n g d é o ). D o đ ó
I i c n c i a n ^ l à í ì ì \ ' 1CC l i o a n ỉ t ) à n t r o n u UIỚI l i a i i d à n h ô i v ù i r a n g t h á i ứ n g s u ấ t - b i ế n d a n g đ ư ợ c

\ac' diiìli lời UUII ciui lí iliuyêí cĩan hòi luyèn Iinlì
ị)o l ú n \ a d o im liiciii! c u a n io ỉ ìu J ư ơ c \ac d i n h llici) n h ừ n u phưcmgpháp khác nhau dưa

\ aocac b i ê u ih ứ c ' líiìh i r n e s u ã i \ìì b ie u íhứ c línli b i ê n d a n g d à n ê u ớ c h ư ơ n g 10

537
2. Trường hợp p > R (hoặc p^^ii)

Trong trường hợp này, trong nền đã xuất hiện vùng biến dạng dẻo; nền không còn là
môi trường đàn hồi (tức biến dạng tuyến tính. Bài toán về ứng suất - biến dạng của nền phải
được giải theo lí thuyết hỗn hợp đàn hồi - dẻo (mục 5.7.4, chương 5). Trị số p càng lớn so
với giới hạn biến dạng tuyến tính, vùng biến dạng dẻo càng lớn và độ lún càng tăng. Hiện
nay thường dùng phưcíng pháp số, ví dụ như phương pháp phần lứ hữu hạn để giải bài toán
đàn hồi dẻo và cũng đã có nhiều phần mềm ở thị trường có thể sử dụng được.
Theo SNiP 2.02.02-85 (nền cống trình thủy lợi), đ ộ lú n c ó x é t đ ế n h iế u d ạ n g c ủ a v ù n íị

d ẻ o được xác định theo biểu thức:

Sp^ K p.S (15-96)


trong đó:
s - độ lún xác định theo công thức có xuất
xứ từ lí thuyết đàn hồi (tức biến dạng luyến
tính) và đặc tính biến dạng của đất nến được đặc
trưng bằng móđun biến dạng E.
Kp - hệ số xét đến vùng biến dạng dẻo, phụ
thuộc tỉ số giữa áp suất tính lún với trị sô áp suất
R và góc ma sát (p (hình 15.29), luôn có Kp > 1.
Biểu đổ xác định trị số Kp chỉ được ứng
dụng với hai điều kiện:
- Đất trong phạm vi độ sâu tính lún là Hình 15.29
đồng chất.
- Chiều rộng móng B < 20m và Hj,/B < 2.
Các mảng móng trong cụm công trình thủy
lợi, ví dụ móng thân còng, móng tườriỊ bên, sân
trước, sân sau v.v... có tác dụng tương hỗ về ứng
suất - biến dạng. Để xác định độ lún trung bình
và độ nghiêng của móng có thể dùng p h ư ơ n g ' 0
p h á p : h i ể n d ồ l ú n t ư ơ ì ì ị ị đ ư ơ n g . Nội dung của

phương pháp này như sau: trước hết chọn những


điểm tính lún đặc trưng: điểm tâm mảng móng l ỉ i n h 1 5 .3 0

các trung điếm của các cạnh (móng chữ nhật) hoặc các điểm mép (móng băng). Vẽ h i ể u d ồ
p h â n b ố ữ / iíỊ s u ấ t l ú n c ó x é t đ ế n ả n h h ư ở n g c ủ a m c í n ^ m ố r i ị ị k é h ê n (hình 14.18) và biểu

đồ ứng suất bán thán để xác định độ sâu tính lún ứng với từng điếm tính lún. Tiếp đến
tính độ lún của các điểm tính lún theo phương pháp tính lún được tiêu chuẩn xây dựng quy
định, từ đó vẽ biểu đồ lún (hình 15.30, đường A ’0'B'). Sau cùng vẽ biểu đổ lún tưtmg đương
(đường A |0 |B |) ứng với móng cứng hoặc móng coi như cứng với hai điểu kiện sau:

538
- Diện tích ( A A | B B | ) = diện tích (AA'0'BB').
- Đường A ịB ; song song với A'B'.
Từ hai biểu đồ lún tương đương xác định được vị trí của móng sau khi lún (vị trí A |0 |B |)
và các yếu tố biến dạng:
- Độ lú n trung b ìn h c ủ a m ón g s = OOi (15-99)

- Độ nghiêng của móng i = tg0 = -^^^— A ^ _ B B — (15-100)


B B

15.3,5. Tính toán độ chênh lún


Phân biệt độ chênh lún AS giữa hai móng xa nhau (ví dụ móng của hai trụ đỡ đường
ống, cầu máng chuyển nước) và hai móng kề nhau (ví dụ móng thân cống và sân phủ trước
và sau cống). Độ chênh lún giữa hai móng xa nhau tạo nên độ dốc của công trình đường
ống hay cầu máng khác với độ dốc thiếl kế nên công trình không làm việc bình thường. Độ
chênh lún của hai móng (hoặc hai inảng móng) kề nhau tạo nên sự sai khóp của khe lún,
dẫn tới sự phá hỏng các thiết bị chóng thấm, chống dột v.v...

15.3.5.1. Độ chênh lún giữa hai m óng xa nhau


K í hiệu S| và Sọ là độ lún trting bình của hai móng cách xa nhau một khoảng L, độ

c h ê n h l ú n AS được xác định theo c óng thức

A S = :S |- S 2 (mm) (15-101)
Độ chênh lún phải được khona chế sao cho không quá trị số chênh lún giới hạn ASg[^.
Người kĩ sư thiết kế phải căn cứ \'ào điểu kiện làm việc của từng công trình cụ thể mà định
liệu trị số ASyi^; ví dụ đối với cau máng Irị số ASj,h được dự liệu theo độ dốc đáy cầu máng
đc cầu máng chuyển được lưu lượrig nước tối thiểu yêu cẩu.
Nhiều trường hợp cần đến ( l o c lìé n li liìn tư ơ n g d ố i xác định theo trị số AS/L.

15.3.5.2. Độ chênh lún giữa k a í m óng ké nhau


Sự sai khớp giữa hai máne inc)ng kề nhau là một vấn đề quan trọng trong kĩ thuật xây
dựng cóng trình thủy lợi cũng như đối với còng trình có khe lún. Các khớp nối giữa các
móng cúa các bộ phận công trinh ihủv lợi (ví dụ khớp nối giữa thân cống và sân phủ chống
thâìn thượng, hạ lưu v.v...), các khte lún của các công trình dân dụng và công nghiệp đòi hỏi
các thiết bị chống thấm. Mỗi loại thiết bị chống thấm chỉ làm việc bình thường ưong một
phạm vi sai khớp AS nào đó. Nỉiưcĩi kĩ sư phải biết tính năng của từng loại thiết bị để đề ra
Irị sỏ sai khớp tòi đa, tức AS^I,. Sự' phá hỏng tl lết bị chống ihấm cho khe lún tạo nên dòng
thấm ngoài ý muốn nên cône liìiihi không làm ''iệc bình thường, thậm chí bị phá hỏng từng
bộ phạn hoặc toàn bộ.
Đế xác dịnh độ sai khớp AS, c:ần xác định (Iirợc vị trí của móng sau khi lún, ví dụ vỊ trí
A |()|B | trong hình 15.31, theo phirơng pháp đã nêu ớ mục 15.3.4.

539
Trong hình 15.31, dộ chenh lún cua điếm A| thuộc móng 1 và A , thuộc mong II cho do
sai khớp AS ớ khe lún A. Vi trí cúa móng 1 sau khi lún là A |0 |B |. của móng II là
d ỏ s u i k l i ơ p c i i d k h e l í i n A là AS ^ = AA, - A A 2

|-'S.
Bièu dò lun CÚ3 móng I Biểu dó lún của mong II

H in h Ì 5 J Ĩ

15.3.6. 'l ính chuyen dich nị>anịỉ cúa cóng trình trén nên đãl
íỉiẽn dạng theo phư(íng ngang của đất nén dưới lác dụng cúa ứng suãl tiẽp tièp \úc lao
nén chuvến dịch ngang u cúa còng trình chịu lực ngang như tườiig chắn đất, đíp ngăíi
nước So VỚI bài toán tính lún, bài toán tính dịch chuvến ngang phức tap h(Tn nhieii. Đên
nay chưa có p h ư ư n g pháp lính dịch chuvến ngang được cõng nhận ròng rãi
Có nhiéu nhân lổ ánh hướng đến dich chuyến ngang cùa dất nên công irinh IDng do
căn kõ đến các nhân tỗ sau:
- 1'hành phàn ngang cúa ứiig suãi Iicp xue
Thành phán đứng cua ứng suất tiếp xúc
- Lưc ihâm tác dung và(i khối đất nén

p = 1,25 kG/cm 0/

39.9 J9,b

—rn.o -|

15.0

co

312 - ^ --^ 1 ;; ^ 3 0 9 - y f - / - ỊQ.Q Ị v Ạ -j 3 0 ^ r - ^ - ; | 3lU 5,-


v / / / / / % ^ / / ý ^ / ? A / P / / / / A '/ y / / / / / / / / y / / / ỷ ỳ ^
0.30 0.30

hinh Ỉ5 J 2

540
15,3,6J , Chuyên dịch ngang của dát nền do tải trọng đứng
Thí nghiệm mô hình cũng như lí Ihuyết về sự phân bò' ứng suất trong nền dưới tải trọng
đứng đã chứng tỏ tải trọng đứng cũng gáy nên chuyên dịch ngang của đất nền. Hình 15.32.
cho kết quả thí nghiệm mô hình bàn nén trên nền đất dính. Các đưòfng liền trong hình 15.32a
là những đường chuyển dịch của hạt đất trong nền. Các hình trong hình 15.32b là biểu đồ
dịch chuyển ngang của các hạt đất cùng nằm trên
một mặt phẳng đứng có tọa độ y = 0 (m); 0,075 (m);
0,175... ứng \ ’ới áp suất trung bình lên mặt nền p Mặt cẩt nửa không gian

p = 1,25 k c W (V. A. Plorin, 1961). z ’


V ì bài toán bàn nén đúng tâm là bài toán đối
xứng nên công trình không bị chuyên dịch ngang.
Tuy nhiên, sự dịch chuyển ngang của hạt đất đã tạo
cơ hội cho sự hình thành chuyển dịch điimg. Do đó
chuyển dịch ngang làm tăng độ lún của nền đất.
Theo bài toán Boussinesq (hình 1?.33). chuyến
dịch ngang của đ i ể m M theo trục X và trục y do tai
Hinh 15.33
trọng tập trung p được xác định theo còng thức:
p xz
(15-102)
4nG R(R + z)

(15-103)
R R(R + z)

ới R = + y^ + Z ^

Coi nền là nửa không gian biến dạng tuyến lính, phân tải trọng phân bô' lên mặt nền
thành từng phần nhỏ để có p = p(Ax X Ay) rồi dùng nguyên lí cộng tác dụng để xác định
chuyển dịch ngang tại điểm M bất kì do tủi trọng đứng gây ra.

15.3.6.2. C h u yên dịch ngang của đất nén do tải trọng xién
Thí nghiệm mô hình bằng bàn đẩy trưẹrt dưới tác dụng của p và T (hình 15.34) cho kết
quả ứng với tải trọng xiên.
Kết quả thí nghiệm (Plorin - 1961) trên cùng loại đất nền với thí nghiệm bàn nén đã nêu
trên, với ứng suất tiếp tiếp xúc t = 0,52 k G / c m " và ứng suất đứng tiếp xúc p = 0,5 kG/cm^
cho ở hình 15.34.
Các đường liền trong hình 15.34a là những đường chuyển dịch của hạt đất trong nền.
Những biểu đố trong hình 15.34b là những biểu đồ chuyển dịch của hạt đất trong cùng mạt
cắl đứiig với các tọa độ y khác nhau. Nliận thấy ở mặt cắt y = 0 (mặt cắt ứng với điểm A)
và ờ mặt cắt xa diện đặt tải y > 1 , 2 0 dâì háu như không có dịch chuyển ngang.

541
Để xét đến độ sâu đặt móng, dùng lời giải của Mindỉin của bài toán tính chuyển dịch
ngang do tải trọng đứng và tải trọng ngang.

ư y
<jÓ
õ ó õ
in

o* C
õNÌ T-
õ cí
o‘ óo
II II II II II n
>x >> >s > . >% > .

0 .0 - 20.0 20.0 21.0


- i 6.0 ?25.0 23,0 27,0 20^
0 . 1- / 20,0
1,5

0 .2 - 1.5
7
-7 9,0
14/
- 7
/
J ĩu ị^o
1 n r ?
0.3' 1,0 / - / 10,0 7 6 , 5 0,0 0,0
7 /
r
0,4- 0.0 1.5 - / 4,0 / 4,0 0,0
/ / 0,0
0,5- 0.0 3.0 0,0

0,0
0,6 - 0,0 ^0.0
0.7-

Hình 15.34
Trưcmg hợp íd i t r ọ n g t ậ p t r u n g đ ú n g d ặ t s á u d ư ớ i m ặ t b á n k h ô n g g ia n b iế n d ạ n g tu y ế n

t ín h có biểu thức tính chuyển dịch ngang của điểm M (x, y, z) theo
m ộ t k lìo ả ììg cách h,

hướng bán kính r, đối xứng truc:

p.r z -h ( 3 - 4 ^ ) { z - h ) 4(1 - | i) ( l- 2 | i) 6 hz(z + h)


" •+ ---------^---------------------—--------- + ----------------- (15-104)
167ĩ G (1 - |i) R R R 2 (R 2 + z + h)

trong đó;
R | - khoảng cách từ điểm M(x, y, z) đến điểm đặt tải trọng tập trung;
R 2 - khoảng cách từ điểm M(x, y, 7) đến điểm đối xứng với điểm đặt tải trọng (hình 15.35);
r - khoảng cách từ điểm M(x, y, z) dẽn trục Oz.

542
Trong hình 15.35, mặt tọa độ xOy trLng với mặt đất, điểm c nằm trên mặt nền và điểm
c nằm cao hơn mật đất một khoảng bằng h.

C'

Hình 15.35

Trưòmg hợp tải trọng tập trung ngang đặt sâu dưới mặt bán không gian một khoảng cách
h, tại điểm o.

Q 3 - 4^1 1 X“ (3 -4 u )x ^
= ------------ f --------- ị _ 4 - --------------L--------- +

16 tiG (1 - |i) K R:
(15-105)
2 hz 3x^ 4 n - Ị j) ( i - 2 n )
ỉ-
R rL R 2 (R 2 + z + h)

L 3-4 Ị.I 6 hz 4 (l- ^ ) ( l- 2 n )


(15-106)
R R ịR ị R2(R2+z + h)^
Dùng phương pháp cộng tác dụng đế tính chuyển dịch ngang do tải trọng xiên từ tác
dụng của tải trọng đứng p và tải trọng ngang T.
Dùng nguyên lí phân chia diện đặt tải trọng thành diện phân tô' (Ax.Ay) để đưa tải trọng
phân bố thành tải trọng tập trung p = p(Ax.Ay) hoặc T = t(Ax.Ay) để xác định dịch chuyển
ngang theo phưcmg oháp tổng (tích phân diện tích).

15.3.7. Phương pháp tính dịch chu\ ến ngang theo SNiP,2.02.02-85 (nền công trình
thủy lợi, M atxcơva, 1985)

15.3.7.1. Xác định chiều sáu tính dịch chuyến ngang //„
Dịch chuyển ngang giảm dần đến một độ sâu nhất định (hình 15.32, 15.34). Theo sơ đồ
tính toán ở hình 15.36, SNiP 2.02.02-83 cho công thức tính

543
H„ = 0 ,4 B + 0,3H , (15-107)

trong đó: B - chiều rộng móng;


- chiều sâu tính lún (mục 15.3.1).

15.3.7.2. C ông thức tín h chuyển dịch ngang do tải trọng ngang
Chuyển dịch ngang của công trình trên nền đất được tính theo công thức:

(15-108)
Eni

trong đó:
n - số lớp đất trong phạm vi chiểu sâu tính chuyên dịch ngang (hình 15,36);
Epi - môđun biến dạng của đất dùng để tính biến dạng ngang của lớp đất thứ i, xác định
như sau:
- Đất loại sét: E^ị =
- Đất loại cát: Ep| = l,5E(,i
(với E qi là mỏđun biến dạng dùng đê’ tính độ lún)
<|) - hệ số tính dịch chuyển ngang, phụ thuộc tỉ sô' giữa chiều dày lớp đất h| với nửa chiểu
rộng móng B, xác định theo đồ thị (hình 15.37).

/ / /^ / / 1
Q

E„, h,
y

h,
/
/
B/2
1 2 3

Hình 15.36 Hình 15.37

Công thức (15-108) chỉ có giá trị tham khảo nên chỉ dùng cho công trình cấp III và IV.
Hơn nữa, công thức này không xét đến tác dụng của dòng thấm trong nền nên chỉ thích hợp
với tưòfng chắn đất.

15.3.8. Tác dụng của dòng thấm trong nền đến dịch chuyển ngang của công trình
dâng nước
Ý tưcmg chung của phương pháp xét đến tác dụng của dòng thấm đến dịch chuyển
ngang là xác định thành phần ngang của lực thấm trong nền rồi dùng các công thức tính
chuyển dịch ngang tương ứng theo các công thức của lí thuyết đàn hồi đã nêu ở mục trên.

544
V. I. Titorva là người thực hiện ý tưởng trên để tính chuyển dịch ngang của đập trọng
lực có sân trước do dòng thấm (hình 15.38).

H in h 1 5 .3 8

Sơ đồ tính toán được trình bày ở hình 15.39. Trong đó R |, R 2 là thành phần ngang của
lực thấm (kN) tác dụng ớ nền dưới sán phủ và ở nền dưới đập.

H ìn h 1 5 .3 9

Điểm đặt của R| là Z|, của là Z 2 tính từ mặt nền. Biết R |, R 2 , Z|, Z 2 ứng dụng công
thức của Mindlin (công thức (15-105)) với Q = R |, R 2 và h = Z |, Z 2 sẽ tính được chuyển
dịch ngang do thấm của công trình theo công thức:

u = ^ nén dập ^ nền sân


(15-109)
2
trong đó:
^nén dáp ' chuyển dịch ngang của nền đập do R 2 gây nên;
Unểnsãn ' chuyển dịch ngang cùa nền sân do R| gây nên.
B ả i ĩo á n c ỉặ i r a là x ú c đ ịn h R i , Z / v à R 2, Z j. Muốn vậy, trước hết vẽ lưới thấm và từ lưới
thâm phân miền thấm thành nhiều phần nhỏ; trong hình 15.38, miền thấmđược phân thành
8 phần đánh số từ 1 đến 8 . Tiếp đến xác định lực thấm ứng với từng phần theo công thức:

545
AH
Dj = A ị j j với J = 15-110)

Các lực Dj có phưcíng trùng với đường dòng đặc trưng của phần thấm thứ i, nhưig ở đây
chí xét các thành phần ngang. Kết quả tính của Titorva cho ở bảng sau:

Phần thấm Thành phần ngang Dj (T) h, (hình 15.36)


1 D| = 390,4 (Tấn lực) h, = 35 (m)
2 D2 = 202,3 h2 = 24
3 D 3 - 124,2 h3 = 2 2
4 D4 = 147,5 h4 = 25
5 D, = 75,9 h-^ = 25,5
6 D6 = 1 2 1 . 1 hô = 2 2
7 D7 = 91.1 h7 = 46
8 D8 = 91,1 hg = 30

-H ợ p lự c R ị bằng:
R, =D g + D 7 + D 6 + Di = 9 1 ,1 + 9 1 ,1 + 121,1 +390,4 = 693,7T
Đ iể m đật của R ị được xác định bằng trị số Z|, tính theo công thức:
Y ^ Dghg + D yh? + Dỏhó + D | h |
R
91,1.30+ 91,1.46+ 121.1.22+ 390,4.35
= 33,9m
693,7
- ỉl< /p lự c R j bằng:
R . = D 2 + D 3 + D 4 + D, = 202,3 = 124,2 + 147,5 + 75.9 = 347,6 T
Đicin đặt cúa R 2 được xác định bằng trị số X ỵ .
^ _ D7h2 + D-ịh- + D 4 h4 + D<;h<i
■ R,
202,3.24+124.2.22 + 147,5.25 + 75,9.25,5
347,6
- Giữa sân phủ và đập có nco \'ững chắc nôn coi sân phủ và độp như một thể thuig nhâì
và do đó chuyến dịch ngang ciia đất nền tại điểm A là dịch chuyen ngana cúa cũng lình.
V í dụ cột nước thấm H = 30m, = 50m, B, = 47m, L = 52m, E = 10.00) T/tn^
M = 0,35, Q = 450 T/m.
Với công thức Mindlin và phương pháp cộng lác dụng cứa lực R| và R 2 , xác địih đưực
c h u y ể n d ị c h lìi^aiìíỊ c ủ a d i ể r n A (hình 15.39) do toàn bộ lực thấm R| và Rọ gây n,-n:

U - 9,7cm

546
PHỤ LỤC

Phu luc 1

Bảnịỉ 1. Các đơn vị thưòíng dùng trong địa kĩ thuật

Đại lượng vậl lí/tính chất Đơn vị Kí hiệu SI


Khối lượng kilogam kg
Chiều dài mét m
rhờị sian giầy,sec s
Diện lích mét vuông
'Ị hế tích mét khối
Vận tốc mét/giây m/s
Ciia lớc mét giây' m/s^
Liru lirợng mct khối/giây mVs
'ĩrọng lượng “ L>ực NÌLilơn N
Khối lượng đơn vị kilogam/m^ kg/m^
lYọng lượng đơn vị Niutoìì/m^ N/m'
Áp suất - ứng sLiâì Niutơn/m^ (Pascal) Pa
Mổmen Niutơn.mél Nm
I lệ số ihấm mél/giây m/s
Độ nhớt (động lực) Niutơn.giây/mét vuông Ns/m^
Nhiệt độ Kenvin K

Bánịỉ 2. Tiếp đầu ngữ cho các đơn vị cơ bản


r
I ỉệ sô' T iếp đầu ngữ Kí hiệu Hệ số Tiếp đầu ngữ K í hiệu
10^^ giga G 1 0 ‘’ deci d

10^ mega M 10-“ ceníi c

lo' kiỉo k 10'^ m illi m

10- hccto h 10'''’ micro

10' dcca da nano n

547
Bảng 3. Các hệ số chuyển đổi từ hệ Anh sang hệ SI

Hệ Anh Hệ SI
C h iề u d à i

1 inch, in = 25,4mm = 0,0254m


1 foot, ft = 0,3048m
1 yard, yd = 0,9144m
K l ì ố i lư ợ n g

1 pound mass (khối lượng) = 0,4536kg


1 bm (avoừdupois)
1 slug
1 slug (1 Ib - force/ft/s^) = 14,59kg
Lực

1 lb-force (lực) = 4,448N


ứ n g suấ t và á p suấ t

1 psi (lb-force/in^) = 6,895 X 10^ Pa hoặc 6,895 kPa


1 atmosphere = 1,013 X 10^ Pa hoặc 101,3 kPa
1 bar = 1 X 10'^ Pa hoặc 100 kPa
K h ố i lư ợ n g đ ơ n v ị , m ậ t đ ộ , d u n g t r ọ n g

1 Ib mass (khối lượng)/ff^ = 16,018 kg/m^

548
Phụ lục 2<*'

M Ô H ÌN H LI T Â M Đ Ị A KĨ T H U Ậ T
(G E O T E C H N I C A L C E N T R I P U G E M O D E L L I N G )
(P h ụ lụ c c h ư ơ n g 8 )

1. Mở đầu
Các nhà xây dựng và chế tạo thường phải dùng mô hình (công trình thu nhỏ) để kiểm chứng
tính đúng đắn của kết quả phân tích lí thuyết và tính toán. Ví dụ, khi nghiên cứu tác dụng của gió
bão đến công trình xây dimg, ôtô, máy bay các nhà xây đựng chế tạo thường dùng mô hình gió
tuynen tác dụng vào mỏ hình công trình, ôtò, máy bay. Các kĩ sư thủy lợi thường dùng mô hình để
nghiên cứu dòng nước chảy trong sông, ò cửa biên khi có iriều dâng xuống, tác dụng của sóng đến
công trình bờ biến v.v...
Do lí thuyết được xây dựng trên một số giả thiêì cơ bản nhằm đơn giản hóa các hiện tượng phức
tạp trong lự nhiên hoặc do khối lượng tính toán bằng số quá lớn và tốn kém thì việc dùng mô hình
thường cho kết quá trực quan và dáng tin cậv. Nói chune các bài toán địa kĩ thuật rất phức tạp nên
kết quá thí nghiệm mô hình thường là lời giải tối ưu.

2. Các định luật về tí lệ mô hình và việc phân tích thứ nguyên


Thông thường, mõ hình đồng dạng với công trình cần nghiên cứu phân tích, lức các yếu tố chiều
dài hình học đirợc thu nhỏ theo cùng một ti lệ (nhớ lại về hai đa giác đồng dạng). Do vậy, một vấn
đề quan trọng nhất được đặt ra là các ứng xử cơ học xẩy ra ở mô hình có tương tự với ứng xử công
irình Ihực trạng thực tế.
Chính mục đích đảm bảo cho mô hình ứng xử cơ iiọc tương tự vớicông trình thực đòi hỏi phải
xây dựng các định luật trình tự mô hình. Thường dùng p h ư ơ n g p h á p p h á n t í c h t h ứ n g u y ê n
(dimensional analysis method) để thiết lập các định luật tương tự cho mô hình.
Tóm lại, một mô hình được coi là tương ứng với công trình thực khi các chỉ số khồng thứ
nguyên của mô hình bằng các chỉ số không thứ nguyên của công trình thực. Các chỉ số khổng thứ
nguyên được thiết lập từ việc phân tích lí thuyết về công trình thực.

3. Mô hình địa kĩ thuật về ứng suất bản thân


\

- Xét một điểm M trong nền công trình ỏ đ ộ sâu z (hình la), úhg suất đứng do trọng lượng bản
ihân đất, kí hiệu ơ, trong nửa không gian vô hạn được xác định theo công thức C ơ học đất:

Với sự cộng tác của NCS p. X. An.

549
ơ, = p.g.z (1)
trong đó: z - độ sâu điểm M tính từ mặt nền, tính bằng m;
p - khối lượng đơn vị của đấl nền, tính bằng kg/m’ ;
g - gia tốc trọng trường, g = 9,81 m/s^.

\ỉ/ ) / / / / / / / / T T r / n ) ! ///77777^__________________

Ị n 1n n ì Ị m n Ị Ị n rm
a) b)

Hình I
- Xét điểm M trong mô hình nền với độ sâu với ti lệ dài hình học của mô hình:
_ ^rn _
(2 )
z b Ầ
Nếu đất mô hình có khối lượng đơn vị thì ứng suất bản thân trong mô hình được XẮC định
theo còng thức (hình Ib):
ơ,m=PmgmZn, (3)
- Vậy, để ứng suất trong nền mỏ hình bằng ứng suất trong nền thực ơ, thì phải dim bảo
dẳng thức sau:

hay: p,„g„z,^-pgz (4)


- Xét 2 trường hợp:
+ M ớ liìiih d ư ợ c t h ự c h iệ n t r o n g t rư ờ n g t r ọ n g lự c , tức có đảng thức gm = g = 9,81 m/s^. "ừ đẳng
thức (4), có:
P„ig2m = p g z

hay: p^z,„ = pz
z
hay: Pm - P = ẰP (6 )

Vậy, ví dụ mô hình được thu nhỏ đồng dạng với ti lệ đồng dạng — - (tức X = 00) thì

p,^ = lOOp, tức khối lượng đơn vị của đất mô hình phải lớn gấp 100 lần khối lượng đất thực t ế . Nếu
trọng lượng đất thực tế là 1,8 T/m’ thì đất mô hình phải có khối lượng là 180 T/m\ Đến nay :hưa có
phương thức nào đế tạo được loại vật liệu có khối lượng đơn vị lớn như vậy.
+ M ô l ì ì i ì l i d ư ợ c t h ự c l ì i ệ i ì v ó i c íấ t t h ự c , tức có đẳng thức p,„ = p, Từ đẳng thức (4), có:
pgm^m = p g z

550
hay:

hay: (7)

Vậy, ví dụ mô hình được thu nhò đồng dạng với ti lệ đồng dạng ~ = (tức X = 100) thì
100
X

= lOOg, lức mô hình phái làm việc trong môi trường khống chế được gia tốc.
Hiện nay, trong Địa kĩ thuật thưcTng dùng kĩ thuật tạo gia tốc li lâm để có môi trường có gia tốc
lớn hơn gia tốc trọng lực hàng trăm hàng ngàn lần.

4. Mỏ hình địa kĩ thuật về mái đất


Xéi mái đất thực có chiều cao H và góc mái a làm việc trong điều kiện tăng lải không thoát
nưtíc (undrained loading) (hình 2 a).

K
r m //7 7 ///7 7 /7 7 ////ĩ////////7 7 7 7 7 A

b)

Hình 2
Kí hiệu p, s„ là khối Ịượng dơn VỊ và sức bển chống cắt không thoát nước của đất. Theo lí thuyết
về sự phá hòng mái đât thì mức độ ón địiih cùa mái đất nói chung phụ thuộc vào chi số không thứ
ngiiyèn N - gọi là chi số ổn định của mái đất:

N=
í’gH (8)
s„
trong đó: p - khối lượng đơn vị của đất (kg/m’);
lỉ - chiều cao mái đất;
s„ - cường độ chống cắt không thoát nước;
g - gia tốc trọng trường (g = 9,81 m/s^).
Với công thức ( 8 ), lập biểu thức về chi số ổn định của mái đất mô hình:
_ Pmêm^m (9)
s.,_
trong đó: Pn, - khối lượng đơn vị cùa đất mô hình;
- chiều cao mái đất mô hình;
- cường độ chống cắi không thoát nước cúa đất mô hình;
g,n - gia tốc trường gia tốc mô hình.
Theo Địa kĩ thuật, đê mô hình mái đất và mái đất ihực cùng bị phá hoại như nhau thì phải có
đảng thức; N,^ = N.

551
PmgmHn, _ PgH
UO)
s„„
om s„
Xét trưcmg hợp đất mô hình là đất thực, lức có = p và = s„; đẳng thức (10) có cạng đcm
giản sau:
gm H„=gH UD
H
Từ đẳng thức (11), suy ra: êm g = ^g ( 12)
Hm
Tóm lại, thí nghiệm mô hình với đất thực phải được thực hiệntrong trường gia tốc li tân khống
chế được theo tỉ lệ mô hình Ằ = H/H^.

5. Mô hình địa kĩ thuật về cố kết thấm


Xét cố kết thấm của lóỊ) đất dằy H đã biết hệ số cố kết thấmQ. Hệ sô' cố kết có thể Kác định
bằng thí nghiệm nén cố kết không B Ở hông, nước thoát 2 mặt:

(Phương pháp căn bậc 2 thời gian) (13)


4t
với t| là thời gian để mẫu cô' kết thấm với Q, = 1 (hình 3a):

c -0,196 (Phương pháp logarit thời gian) (14)


50

với t„| là thời gian để mâu cố kết thấm với Qi = 0,5 (hình 3b).
- chiều dày của mẫu đất.

/17
a)

H ìn h 3 : (Atkinson, 1993)
Theo lí thuyết cô' kết thấm một hướng, trị số Q xác định được theo công thức:
k 1 + C|
Cv =
a ym
trong đó; k - hệ số thấm của đất (m/s);
a - hệ số nén một hướng (m^/kN);
e - hệ số rỗng của đất;
y„ - trọng lượng đơn vị của đất (kN/m^).

552
Theo lí thuyết cô' kết thấm một hướng, độ cô' kết trung bình của lớp đất dày H, kí hiệu Qi được
xác định theo công thức:
8
Q,=1- (16)
'
Lưu ý đến tính hội tụ nhanh cùa dãy sô' trong biểu thức (16) nên thường tính toán độ cố kết
thấm trung bình của lớp đất theo công thức:

Ọ, (17)
71

trong đó: N được quy ước gọi là nhân tô' thời gian (line factor) và tính theo công thức:

N = ^ -t (18)
4H“
trong đó: H - chiều dày lớp đất chịu cố kết;
Q. - hệ sô' cô' kết, xác định theo còng thức (13);
t - thời gian cố kết cùa lớp đất.
Như v ậ y , độ cố kết trung bình của lớp đất Q, chỉ phụ thuộc nhân tố thời gian N.
Bày giờ xét độ cố kết thấm trung bình Qt của lớp đất mô hình có chiều dày H^. Theo biểu thức
(17), có thể viết biểu thức tính độ cố kết thấm trung bình của lớp đất mô hình Qi^ như sau:

Trong đó; là iìhcììì ỉ ổ Ị l ỉ ờ i g ia n ứiìĩị vói d ấ í m ô h ìỉih , xác định theo biểu thức (18):

(20)

trong dó: 11,^ - c h i ề u d à y l ớ p d ấ t m õ h ì n h ;

t„, - t h ờ i g i a n c ố k ế t c ủ a l ớ p đ ấ t m õ h ì n h ;

- hệ số cố kết của dất mồ hình, xác định theo thí nghiêm nén một hướng (nén
k h ò n g n ờ hỏn g) (John A tkinson).

X à ĩ 2 ĩr ia y t ìg l ì Ợ p : c ố kết thấm irong trường trọng ỉực với gia tốc trọng lực là g = 9,81 m/s^ và cố
k c ì i h ấ m t r o n g t r ư ờ n g g i a t ố c li l â r n .

a ) C ỏ k ế í l lì â ) n c ủ a cíấĩ mcì Ỉ i ì ỉ ì l ì ỉ r o ì ì í ị í rườt iị ĩ g i a t ố c ĩ r ọ n g l ự c

Độ cố kết ihấm trung bình cùa lớp đất mõ hình dày được xác định theo công ihức (17):

= (2 1 )
71"

irongdó: N,„ m (22)


4Hini
t,„ - i h ờ i i i i a n c ố k ế t k h i t h í n g h i ê m m ô h ì n h .

553
Nếu đất mô hình cùng đồng nhất với đất thực và sự cố kết xảy ra trong trường trọng lực thì có:
k l + Cị
(23)
a Yn
Do đó, từ công thức(20)có:
n^C
(24)
4H m
Vậy điều kiện để có sự tương tự về cố kết thấm là:
N. = N

hay: —
4H^ 4H^

hay: VỚÌẰ = - ^ > 1 (25)

Từ đó cókết luận: Trong trường trọng lực (g^ = g = 9,81 m/s^)hiện tượngcố kết xả> ra trong
mó hìnhnhanhhơn. V í dụ,nếu tỉ lệ mô hình là 1/100 thì 1 giờ cô' kếtở mô hình là ứng vá khoảng
1 năm cô' kết ở thực địa.

b) C ô 'k ế t t h ấ m c ủ a đ ấ t m ô h ìn h t r o n g t rư ờ n g g ia t ố c l i t á m

Kí hiệu là trị sô' gia tốc trong trường gia tốc li tâm, xét ảnh hưởng của đối với inh thấm
nước là k xác định theo thí nghiệm thấm Darcy với nước có trọng lượng đơn vị = 9,H kN/m^
(trong trường trọng lực g = 9,81 m/s^) thì vấn đề đặt ra là k h i t r ị s ô ' g i a l ố c t h a y đ ổ i t h ì lừ s ô ' t h ấ m
c ủ a đ ấ t th a y đ ổ i n h ư t h ế n à o ?

Theo Kozeny - Carmen (Carmen, 1956; Scheidegger, 1957; Leonards, 1962), hệ sô' thấTi nước k
xác định theo công thức:

k = ----(m/s) (26)
c X Ẵ 1+e n
irong đó:
- đại lượng đạc trưng cho đặc tính ngoằn ngoèo của quỹ đạo chấtđiểm nước (tortuoàly). Đối
với đất hạt thô, trị số T,, vào khoảng 2 ,0 ;
Q - đại lượng đặc trưng cho hình dạng hạt đất (Shape íactor) nếu thấm trong ống tròn :hẳng thì
Q = 2,0, ống vuông thẳng c, = 1,70...
Sy - diện lích bề mặt hạt trong đcín vị thể tích đất;
e - hệ số rỗng của đất;
- trọng lượng đơn vị của nước (kN/m‘^);
r| - độ nhớt của nước (Poise hoặc 0,lN.s/m^ hoặc 10*‘ Pa-s).
Cần lưu ý rằng, trừ trọng lượng đơn vị cùa nước (Yn), các đại lượng X,, c , , e, r| kiôn g phụ
íhuộc trường gia tốc.

554
Theo Pavlopski, cần phân biệt tính thông lưu của đất và tính thấm nước của đất. T í n h t h ô n g
lư u c ủ a iỉấ t là đặc tính cho nước và khí lưu thông trong lòng đất nhờ các lỗ rỗng giữa các hạt

liên thõng với nhau. Tính thông lưu của đất được đặc trưng bằng h ệ s ô 't l i ấ m r i ê n g (intrinsic penneability
coefficient). Hệ số thấm riêng chỉ phụ thuộc đặc tính cấu trúc của cốt đất, ngược lại h ệ s ố t h ấ m
(permcability coeffcient) là đại lượng không những phụ thuộc hệ số thấm riêng mà còn phụ
thuộc đặc tính chất lỏng lưu thông trong đất. Giữa hệ sô' thấm nước và hệ số thấm riêng có quan
hệ sau;

k = k .,^ (m/s) , (27)


Ĩ1
trong dó; k„ - hệ số thấm riêng của đất (m‘);
k - hệ số thấm nước của đất (m/s);
- trọng lượng đơn vị của nước (kN/m^);
ĩ] - độ nhớt ihực (absolute viscosily) của nước (poise).
So sáih biếu thức (27) với biểu thức (26), có biểu thức tính hệ số thấm riêng k„:

1^0 (28)
C J X 1+ e

'ừị b:ểu thức (28) cũng nhận thấy hệ số thấm riêng k„ của đất là một thuộc tính vể thấm của một
loại đất.
Dể Xtl dến s ự ỉ h a y ( ỉ ỏ ị í í i ì l i ílỉấtỉi ỉ i ư ớ c cúcĩ clấ t t r o Ị ì ị ị í r ưỜ Ịì g g i a t ố c l ì t á m , có trị số gia tốc là
tron^ cóng thức { 11 ) ihay clộ nhíM ihực ỊI bằng dộ nhơt dộng V (kineưiatic visco sily) theo cồng ihức:

v = -^- (mVs)(29)
p„

sẽ co: k= = (30)
ĩl V

'ĩ r o n t biểu ihức (3 0 ), k , đặc trưng c h o lính thống nước củ a đất, V đặc trưng ch o chất lỏ n g thấm
q u a elất. Hệ s ô t hấ m nư ớc c ủ a dất phụ t hu ộ c k,, và V.

'ĩr o n í trường hợp gia tốc li tám có trị số gia tốc là g,^ thì hệ số thấm của đất mồ hình li tâm là
xác đị:ìh theo công thức:

k„, = ’“ g„, (31)


V

Vậy tệ s ố th ấ m nước trong dất m ô hinh (c ù n g loại v ớ i đất thực) tăn g tuyến tính với gia tốc li tầm.
1 'h ay biểu th ứ c (27) v ào c ô n g thức (15), c ó b iể u thức tính h ệ số c ố k ết Q c ủ a đất:

c, =k t = (32)
>1 a y„ n a
' ĩừ (33) t hấy rằnc Ir ị sô' hệ s ổ c ổ kết c\. không thay d ổi kh i giư tốc li tủm tăng lên ( Q = c^m)- D o
dó biểu tìức tính nhàn lố thời gian (biếu thức 18) ứng với đất thực và đất mô hình như sau:

555
(đất thực) (33a)
4H^

TĨ^C
N,„ = ---- (đất mô hình) (33b)
4H^
Từ các biểu thức (33a, b) lập được quan hệ giữa thời gian cố kết của đất mô hình với thời gian
cố kết thực:

(34)

H,
Ví dụ, ti lệ mô hình thì = t = 0 ,0 0 0 1 t
H 100 vlOOy

556
Phụ lục 3^*'

PHƯƠNG PHÁP PHẦN T Ử Đ ữ 4G TRONG Đ ỊA K Ĩ THUẬT

1. Giới thiệu hai định lí về gia lực tương tác


Phương pháp phần tử đứng mà quen gọi là phương pháp cắt lát hay phương pháp phân thỏi đóng
vai trò p h ư ơ n g p h á p «3 dùng đế phân tích ổn định trượt đất.
Phần từ đứng trong Địa kĩ thuật có đặc điểm là đ á y p h ầ n t ử l à m ộ t m ả n h c ủ a m ặ t t r ư 0 . Các mặt
bên c ủa phần tử là do thủ thuật cắt lát khối đất trượt tạo nên và ở các mặt bèn này có những lực
R| (trái) và Rp (phải) tác dụng khi tách các lát rời khỏi khối đất trượt (hình 4).

Trong thiiậl toán, lách R là hai thành phần E và X và kí hiệu AE, AX là những sô' gia của lực
tirơng tác và X. Qua một lát cắt, trị sô' E tâng đại lượng AE, trị số X tăng đại lượng AX.
Gọi E„| và x,„ là trị số đã biết ở biên A thì qua lát cắt số 1 sẽ có:
E| =E„, +AE|
X ,= X ,+ A X ;
qua lát cắt số 2 , có:
E. = E, + AE. = (E„, + AE,) + AEị = E,„ + (AE| + AE2 )
X, = X | 4-AX 2 +A X |) + AX 2 = x „, +(AX| + A X 2 )
Suy rộng cho lát cắt thứ i có;

E, = E,.| +AE| =E.„ + ịA E ; (1)

Với sư CỔIIC tác của TS. p. T. Giang.

557
X;=X,_,+AXi=X,+ÌAX, (2 )
1

Vậy bài toán đặl ra là xác định các số gia AE, và AX,. Để xác dịnh AE, và AX,, dùng định lí về
số gia lực tương tác:
Q u a ĩừ ỉìg lá t c ắ t , t h à n h p h ấ n ngang E v à t lỉà n lì p h ầ n đ ứ n g X íâ t ỉg lé n v ớ i s ô ỵ ia A E v à A X ĩ ỉ ỉ á n

th e o q u y h iậ ĩ e ìip íĩc .

AX AE
y = l (3)

Trong đó: a, b - hai hằng số đặc trưng cho mỗi lát cắt.
Phương trình eliptic này là phưcmg trình tương đương với hệ phương trình cán bằng tĩnh:

^ngang ~ ^ (4a)
^đứng 0 (4b)
và điều kiên; T„=Ntg(p + cl (4c)

Với chi một phương trình (3) khống thế giải được bài toán trượt đất theo phương pháp phần tử
đứng. Bài toán là siêu lĩnh, do đó đế đáp ứng yêu cầu lính toán phán tích trượt đất các nhà khoa học
đả phải dùng đến ba thủ thuật sau:
T h ú ĩlĩiiậ t /; Bỏ bớt ihành phần của lực tưcmg tác, lức còng nhận E, = 0, X, = 0 hoặc ỉiị 0, Xị ^ 0.
lìm ộ c loại phưưiig pháp này cỏ phưưiig pháp Pelleiìius, phưưiig phápTer/iighi, phươiìg pháp Bishop.
T lỉủ ĩl iu ậ ỉ 2 : Cho rằng các điếm đặt của lực tương tác R, nằm irên một đường biết trước
(dường h íc h ).

Thuộc loại này cần kế dốn phưưng pháp Janbu.


T liíi t liiiậ ĩ 3 : Cho rãngcác lực tương lác R, nghiêng một góc ô theoquy luậtbiết trước.
Trong số này có phươngpháp Spencer, phương pháp Morgenstern -Price, phươngpháp GLE -
Canađa...
Sờ dĩ phải dùng đến các cách trên đây, iheo chúng tôi là vì mô hình toán chưa tương thích với
mò hình vật lí ở một điếm nào đó.
Điếm đó có liên quan đến các trị số R,; ví dụ đối với lát cắt sô' 1, lực R| được xác định như sau;
r ,'= e ; + X j (5)
'1’rong đó: Ej = + AE| ( E,, đã biêì) (6 a)
+ (X^^đãbiếi) (6b)

hay: Rị' - E^,' + + AX|'(7)


Nốii kí hiệu: Rj = E,* + x^, ( R,, đã biết)

A R = A H + /\X

358
'Từ (7) có: R ,= R . ; + AR, (8)

Suy rộng có: Ri = RÕ + Ẻ A R i (9)


I

'ĨĨ J ]ai với lự c ìú c ìỉ Rj , do lát cắt 1 sản sinh và tác dụng vào phần còn lại của khối đất trượt
(gồm các lát số 2 đến số n). Sự tương tác ờ đây không được phá hoại sự cân bằng giới hạn tĩnh của
lát 1 v à sư cân bằng giới hạn tĩnh của phần còn lại của khối đất trượt (hình 5).

Hỉnh 5
Dưới lác dụng dẩy của lực R[, dất chống lại sự đẩy ấy nhờ vào cường độ chống trượt phát sinh trên
phẩn mãt I)C. Do D C ỉ ù ỉ ì ì ủ t I r ư ơ ĩ nên khả năng chống trượt cùa đất, thể hiện bằng lực chống R|
(hình 5 ) d à p l ì á ỉ l ì i i y Ị ì c í ncn R ] c ó í r ị s á ' ĩ ô l đ a . Nếu lực đấy R| bằng R| thì khối đàì A’DC ở trạng
ihái câ.n b ầ n g g i ớ i han trên phán mặt trưcn DC. N ế u t ă iì g lự c d a y c â n h ằ n g Rị (I R| I - 1R'| I) lên một

đại lưung ciRi dù nhó ihì sự cân bằng giới hạn tĩnh (slatically) bị phá để chuyển sang trạng động
(kinemaiically siaic). Ngược lại, n ế u ị ị i á m l ự c d ẩ y c á n b ằ n g R ị một đại lượng dRị dù nhỏ thì sự cân
băiiị: c ua khối dãì A'DC chuyển từ Irạng thái càn bầng giới hạn (còn gọi là cân bằng dẻo) sang trạng
t h á i câ.n h ă n g b ề n ( c ò n g ọ i là c â n b ă n g d à n h ổ i) . V ậ y s ự í à ỉ ì g g id ỉiì c IR ị là k h ô n g t h ể đ ư ợ c vì đ ă c ô n g

nhận rx' là niặl trirợi. Do dí3 ỉ! ị s ô ' n i a Rị ỉủ trị so ỉilìó nliấí c ủ a n ^ o ại ìực đ ê đ ả m b ã o d a y trì s ự cân
hâtoĩ iỉ'ịni hạn c ú í ỉ k ỈỊó ị tỉát A ' Ỉ ) C íỉ ê iỉ n ỉậ í írư ợ Ị D C .

Cá c lập luận trên dãy hoàn loàii phù hợp với Đ ị ỉ ì l ì l í G\'ozcle\' trong lí thuyết dẻo: Dạng phá hoại
i h ự c C i á a h ệ l i i ò n g ( l ư ờ n g v à d à ì ) ứ n g v ớ i I r ị s ố n h ỏ n h ấ t c ủ a t ả i i r ọ n g p h ụ p h á h o ạ i [ 6 1 ] . V ì l ự c R^, l à

khõíig dổ i v c p h ư ( í n g v à tĩỊ s ố n ồ n dicii k i ệ n r à n g b u ộ c đ ể lự c R j v à c á c lự c R, c ự c t i ể u là í r o n g c á c

côn^ llhức (8) và (9) phái có ARj và các AR| cực tiểu.
V à iy p h ư ơ n g t r i n h ( 8 ) v à (9) c ó d ạ n g m ớ i d ể t h ể h i ệ n ý n g h ĩ a v ậ t lí đ ã p h â n t í c h n h ư sa u :

Rị =R.' + ĩĩìinAR‘ (10)

R;-^R,: + tm inA R , ( 11 )

Cáic !ực (iniiiAR,) dược xác định bằng tam giác đặc trưng (hình 6 ).

2 . l am ịỊÌác dặc trưnịỉ dể giải bài toán theo phương pháp cát lát
rừ phươim Irình ( 1 ) lập dươc lam giác dặc trưng để giải bài toán (hình 6 ).

559
- Với a > 0 a = W - ' ‘ (12a)
tgcp s i n ( a - c p )

b = a.tg(a-(p) (12b)

- Với a < 0 a = WH- (I3a)


tg(p sin(l a 1+(p)

b = a,tg(l (X 1 + c p ) (13b)

trong đó: w - Irọng lượng phần tử đang xét;


1 - chiều dài đáy phần tử đang xél;
a - góc nghiêng đáy phần tử;
(p, c - góc ma sát và lực dính của đất ở đáy phần tử đang xét.
Trong tam giác đặc trưng lực AR, troi g biểu thức (10) và (11) được biếu thị bằng vect? KJ với
J là điếm bất kì nằm trên cạnh huyền SM. Các trị số AE và AX trong phương trình (3) đưcn biểu thị
bằng tọa độ của điểm J trong hệ trục (SKM) có gốc ở K. Phương trình (3) đều đúng với nọi vectơ
AR có đầu J thuộc đoạn SM. Nghiệm duy nhất của bài toán được xác định bằng vectơ vuông
góc với cạnh huyền SM (hình 2) vì vectơ KJj, là vectơ thỏa mãn điều kiện (10) và (11).
1min AR| I = I min(Kj) I = KJ,Í (14)
Vậy có phương trình thứ hai đế xác định trị số AE và AX.
AF
^ = tg(a-cp) (a > 0 ) (15)
AX

= tg(l a I +(p) (a < 0) (16)


AX

560
Tóm lại, hệ phương trình tính toán theo phương pháp phần từ đứng trong địa kĩ thuật gồm hai
phương irình:
AX AE ,
a b
(17)
AE
- = tg( 1a 1+ (p)
AX

3. Xét hai trường hựp cực đoan với thù thuật tính toán bỏ lực tương tác

(i) TriCỜng hợp v c c tơ AR tliẳiìỊị àử iiị’


1'rong irường hợp này đầu vectơ K trùng với điểm s. Vậy có: AE = 0
Từ phương trình (3) có:
AX .

cl sinọ
và \v± (18)
tgq) sin(l a I + ọ)

h ) 'í r ư ờ n g h ọ p v ơ c K t AR iiị^ a in Ị

Trong trường hợp này dầu vectơ K trùng với điểm M. Vậy có: AX = 0
và từ phương trình (3) có:

W ± A tg(lal±(p) (19)
tg(p sin(l a I+ (p)

( ) N h ậ n xớ/

1. Hai trưÌTng hợp cực đoan vừa nêu cho lời giải không tương thích với trạng thái cân bằng giới
hạn \'ì khi ấy trị số R, tính dược vưcTt quá trị sô' giới han KJ„ ứng với trạng thái cãn bằng giới hạn
của khối đấi trượt.
2. Phương pháp Bishop thường dùng thuộc trường hợp cực đoan thứ hai và trạng thái cân bằng
giới han đã bị phá hỏng.

4. Xác định góc nịihicng cúa các lực tưtmg tác Rj


Với hệ phương trình (17) xác dịnh được cặp trị số AE,, AX, ứng với mỗi phần tử đứng;
AE| = A R j sin(a,-(Pị) (20a)
AX, =AR,cos(a,-(p,) (20b)
Trong đó AR, xác định theo công thức:
AR, =aịSÌn(lal + 9 |)
\’ới vlãu (-) ứng \'ới a, > 0 , dấu (+) ứng với a, < 0 , a, tính theo công thức;

561
= ( 21)
tgẹ, sin(lai i + cpi)
Với công thức (1) và (2) tính được E| và X,:

E| =Eo, + ^ A E .
I

x .= x .„ + X ax,
I

Cuối cùng có b iể ii thức ĩín h g ó c Ỉìg ỉiiẻ ìig ỏ:

ô, = a r c t g | ^ (22)
E|

Vậy có n h ậ n x é t : Bản chất vật lí của bài toán và sơ đồ lực (hình la) quyết định các gó: ỗ|. Việc
đưa vào góc 5| để giải bài toán là không cần thiết.

5. Xác định đường đặt lực tương tác


Đường này trong địa kĩ thuật gọi là dưíyng l i í c l ì (line of thrust). G. s. Jabu giả thiết đườig này để
giải bài toán.
Đường hích được xác định bằng các khoảng cách h; (hình Ib). Sau khi xác định được :ác lực E|
và Xị dùng phương trình cân bằng mômen của hệ lực tác dụng vào từng thỏi đối với điểmO sẽ xác
định được trị số h,.
Vậy bài toán đã dược giải đúng theo mô hình vật lí dã phãn tích.

6. Xác định hệ sô an toàn trượt đất


Thuật toán xác định hệ số an toàn trượt đất bao gồm:
- Hệ số huy động cường độ chống cắt F đirợc dùng như hệ số an toàn trượt đất;
p _ tgọ _ c

tg^M, c , „

- Thay trị số tgcp và c trong tất cả các công thức đã nôii trên đây bằng trị số tg<p„ và c„:

=-

- Tính hai thành phần lực hích ứng với thòi chân (ihỏi n);

E„=E. „ - hJ a E. (23)
I

X „ = X . „ + X a X, (24)

562
- L ộ ị' h ù m m ụ c íiê ii A ( F )

Nếu ớ chân có lực biên E,,.. và X (hinh 1) thì hàm mục tiêu A( K) có d ạ n g :
A(F) = V(E„-E,„,)' + (X„„ - X., (25)

'lYong đó: E,^, Xr, xác định theo công thức (23) và (24).
Hàm mục tiêu chứa tgcp^^, nên đã chứa F và F đóng vai tro c ii ó hiến điều khiển khi phân tích.

- X í k đ ịỉìl ì hệ s ô a n ío ù ìì F ;

Sự cán bằng của tìmg phần lử và cùa toàn bộ khối đất Irượt dtroc dám bảo khi có điểu kiện:
A(F) = ^ / ( E „ - E . J - + ( X „ - X . J ‘ =0 (26)
Vậy có p h ư ơ n g í r i n l ì l í n h h ệ s ô a n t o íU ì E như sau:
dA(F)
=0 (27)
dF
[ỉàm mục liêu là hàm rời rạc nên tiện cho việc lập trình tính H the(í phương trình (27). Trong
SA'l s đã có chương trình lập sẩn.

563
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Lê Quý An, Nguyễn Công Mẫn, Hoàng Văn Tân. C ơ h ọ c đ ấ t. N X B Đại học và
THCN. Hà Nội, 1970.
[2] John Atkinson. T h e m e c h a n i c s o f s o il s a n d P o u n d a t io n s . Mac Graw - Hill Book
Company, London, 1993.
[3] V. G. Berezanxev. T ín h to á n đ ộ b ề n c ủ a n ề n . N XB Xây dựng. Maxcơva, 1)60.
[4] John N. Cemica. G e o t e c h n i c a l E n g in e e r in g : P o u n d a t io n u e s ig n . John V''iley &
Sons, Inc, New York, 1995.
[5] Jean Costet - Guy Sanglerat. C o iir s p r a ỉiq u e de m é c a n iq iie des s o ls 0 & II).

Dunod, Paris, 1982.


[6 ] Nguyễn Văn Cung (chủ biên), s ổ ta y th ủ y lợ i (tập I và II). NXB Nông nghiệp. Hà
Nọi, 1979.
7] Braja M. Das. P r in c ip l e s o f P o im d a t io n E n g in e e r in g . PWS Publishing CoTipany,
USA, 1995.
[8 ] Braja M. Das. P u n d a m e iU a ls o f G e o íe c h t iỉc a ì E n g in e e r in g . Books/Cole, USA,
2000.
9] Phùng Quốc Đông. C ( f h ọ c (t ấ t (liếng Trung). Học viện Thủy lợi Điện lực Vũ
Hán, 1995.
[10] p. D. Evadokimov. Đ ộ h ề n c ù a n ề n v à ổ n d ị n l ì c ô n g t r ìn h th ả y lợ i trê n ĩé n dất

m ề m (tiếng Nga). NXB Xây dựng. Maxcơva, 1956.

[11] A. B. Padeev. P h ỉ ( ( f r n ị p h á p p l ì í h i t ử hữu hạn t ro n g Đ ịa cơ học (Bản dịch tiếng


Việt). NXB Giáo duc. Hà Nỏi, 1995.
[12] c. w . Petter. A p p lie d H y ilr o iịe o ìo íỊy (bản dịch tiếng Việt). N XB G 'v c 0 dục.
Hà Nội, 2000.
[13] M. Pilonenko Borodis. L í ilìiiy ế ì d à n h ồ i (bán dịch tiếng Việt). N XB G iio dục.
Hà Nội, 1964.
[14] V. A. Plorin. C ( / S (ý c ư l ì o c í l u i {tập I) (tiếng Nga). Gosstroiisdat, Maxcơva, 1959.
15] V. A. Plorin. C ( / s à c ơ h ọ c ílc íĩ (tập II) (tiếng Nga). Gosstroiisdat, Maxcơ\'a, 1%1.
[16] Roger Frank. C u l c u l c lư s F ( ) i i d a i i ( ) i i s s i i p e ì ' f i c i e l l c s c ỉ p r o / o n d e s . T e c h n i a i e s de

1 ' I m g e n i e i t r . Prcsscs dc r Fx'olc nationale des Ponts et Chaussées, 1998.

564
[ 17| D. G. Predlund - H. Rahardjo. S o il M e c h a n ic f o r U n s a t u r e d S o ils . John W illey &
Sons, Inc. 1993.
ị 18] Phan Trường Giang. T ín h h ệ s ố a n t o à n ổ n đ ịn h c ủ a c ô n g t r ìn h t h ủ y l ợ i t r ê n n ề n

k h ô n g đ ồ n g ch ấ t th eo p h ư ơ n g p h á p p h á n t íc h h ệ t h ố n g . Báo cáo khoa học - Hội


nghị cơ học toàn quốc 7. Hà Nội, 2002.
[19] Phan Trường Giang. N ân g cao h iệ u lự c c ủ a p h ư ơ n g p h á p p h â n m ảnh t ín h ổn

đ ịn h đ ậ p đ ấ t b ằ n g lí th u y ết p h á n t íc h h ệ th ố n g . Luận văn Thạc sĩ khoa học kĩ


thuật. Đ H TL 2000.
[20] M. M. Grisin, A. V. Mikhailova (chủ biên). T h i ế t k ế c ô n g t r ì n h đầu m ố i ỏ sôn g

t r ê n n ề n đ ấ t (tiếng Nga). NXB Năng lượng. Maxccrva, 1967.

121] M. N. Goldstein. T ín h c h ấ t c ơ h ọ c c ủ a đ ấ t (tiếng Nga). NXB Xây dựng. Maxcơva,


1971.
|22] B. K. Hough. B a s ic s o iìs E n g in e e r in g . Ronald Press Company, New York, 1966.
[23] lU TAM . D e f o m a ỉ i o n and P a iliir e o f G r a n u lơ r M a t e r ia ls . A . A. Balkema/
Rotterdam, 1982.
[24] p. p. Klimentov, G. B. Pyxachev. Đ ộ n g lự c h ọ c n ư ớ c d ư ớ i đ ấ t (tiếng Nga). N XB
Khoa học kĩ thuật. Maxcơva, 1961.
[25] Cheng Liu, Jack B. Evett. S o ils a n d P o u n d a t io n . Prentice Hall. Englewood Ciffs.
N. J. 07632. ChaiioUe, Noilli C m ìÌM , 1992.
[26] N. N. Maslov. B a s i c E n ^ ^ in e e r in g G e o ỉo g y a n d S o il M e c h a n ic s . M ir Publishes
Moscovv, 1987.
[27] V. A. Mironenko, V. M. Sextakov. C ơ s ỏ th ủ y - đ ịa c ơ h ọ c (Bản dịch tiếng Việt).
N XB Khoa học kĩ thuật, Hà Nội, 1982.
[28] A. Nadai. T h e o r y o f f l o w a n d ư ra t ư re o ' S o lid s . Mc. Graw - Hill. Book Company,
Inc, New York 1963.
[29] s. V. Nerpin, A. 1. Kotov. D. N. Rasa. N ề n , m ó n g v à đ ịa c h ấ t c ô n g t r ìn h (tiếng Nga).
NXB Vận tải sông. Maxccrva, 1963.
30] Vũ Công Ngữ, Nguyễn Văn Bằng, Hoàng Cường. C á c đ iề u k iệ n k ĩ th u ậ t c ủ a

n i ó n q n ô i ĩ í Ị . NXB Khoa học và K ĩ thuật. Hà Nội, 1994.

[31] 1. V. Omatski. C ơ h ọ c đ ấ t (t iế n g N g a ) . NXB Đại học. Maxcơva, 1962.


[32] Ralph Peck, \Vallter E. Hanson - Thomas H Thomburm. P o iin d a t io n E n g in e e r in g

(bản dịch tiếng Việt). NXB Giáo dục. Hà Nội, 1999.


[33] Phan Trường Phiệt. T í n h l o â n n ê n c á c l o ạ i c ô n g t r ìn h t h ủ y lợ i t h e o t r ạ n g t h á i g iớ i

h ạ n . NXB Nông nghiệp. Hà Nội, 1976.

565
[34] Phan Trường Phiêi (chú biên). G iá o t r ìn h C ơ h ọ c đ ấ t. Bộ môn Địa chấ - Nền
móng. ĐHTL. 1 978
[35] Phan Trường Phiêi. Cao Văn Chí. C ơ h ọ c đ ấ t và nền m ón g. N XB Nông Ighiệp.
Hà Nội, 1967
[36] Phan Trường Phiệi L a n d s lỉd e a n a ly s is by m e th o d o f s lic e s S y m p o sù tm on

L a n d s ìid e s , T r o n c lh e im . Norvvay. A. A. Balkema/Rotterdam/Bookfield, 19^6.

[37] Phan Trường Phiẽi. ỉ ) ị a k ĩ th u ậ t (Bài giảng Cao học ngành Công trình thiy lợi).
Đại học Thủy lợi. 1997.
[38] Phan Trường Phiệi S lo p e A n a ly s is u s in g th e o ry o f S y ste m The s e m iia r on

G e o t e c h n ic a l a n d G e ( j- e n v ir o n m e n la l E n g ỉn e e r ỉn g . Hà Nội, 1999.
[39] Phan Trường Phiei. A p lự c đ ấ t v à t ư ờ n g c h ắ n đ ấ t . N XB Xây dựng. Hà Nội.200 1 .
[40] Nguyễn Văn Quang. Nguyễn Hữu Kháng, Uông Đình Chất. N ền v à m ó r iỊ. NXB
Xây dựng. Hà Noi. 1996.
[41] SNiP 2.02-0]-83 N ế n n h à v à c ô n g t r ìn h (tiếng Nga). Matxcơva, 1985.
[42] SNip 2 .0 2 .0 2 -H ỹ i N ế n c ô n g t r ìn h t h ủ y lợ i (tiếng Nga). Matxccfva, 1985.
[43] La s o c ié t é c a n u d ie n n e de g e o t e c h n ic q iie : M anư el C a n a d ie n d 'in g é n ie ie des

P o n d a t io n s . Canada. 1994.
[44] G. I. Svetsov s ố ĩu v n ề n v à m ó n g (tiếng Nga). N X B Đại học. Maxcơva, 19)1.
[45] Donald w. Tiiylor Pundơmentals ofSoil Meclianics (Bản dịch tiếng Nga. NXB
Xây dựng. Maxccyva. 1960.
[46] Lê Đức Thăng. BÙI Anh Định, Phan Trưòng Phiệt. N ền và m óng. N XB Giio dục,
2000 .
[47] T iê u c h iiấ n ih iè i kế: T C X D 4 5 -78 (Nền nhà và công trình). NXB Xâ} dựng.
Hà Nội, 1979
48] T iê u ch uẩn le i N am : T C V N 4 2 5 3 -8 6 (Nền công trình thủy công). N>B Xây
dựng. Hà Nôi. iy x 8 .
[49] V. I. Titova C h u y ế n d ị c h n g a n g c ủ a c ô n g t r ì n h t h ủ y lợ i n g ă n n ư ớ c t rê n lể n d ấ t

(tiếng Nga) Nha Kuất bản HIS. Maxccrva, 1960.


[50] K. Terzaghi / h e o r i c a l s o il m e c h a n íc (bản dịch tiếng Nga). N XB Xâ> dựng.
Maxcơva. 1961
[51] Gregory p. I .M l i e b o t a r i o j f : S o i l m e c h a n ic s , P o im d a t io n s and E a r t ìi stn c tu re .

N XBXâydưiig. Maxcơva, 1968.


52] R. R. Tsugacv. C ơ s ở t í n h t o á n c á c c ô n g t r ì n h t h ủ y lợ i b ả n g đ ấ t i (bản dịci tiếng
Việt). N x Ìb Khua học và K ĩ thuật. Hà Nọi, 1971.
[53] N. A. Tsylovich. C ơ học đất (tiếng Nga). N XB Xây dựng. Maxcơva, 1963.

566
[54] N. A. Tsytovich. C ơ h ọ c d ấ t và k ĩ th u ậ t n ền m ó n g (tiếng Nga). N XB Xây dựng.
Maxcơva, 1966.
[55] N. A. Tsytovich. C ơ h ọ c đ ấ t (t iế n g N g a ) . NXB Đại học. Maxccrva, 1973.
[56] A. I. Xilin, Bekchurin. Đ ộ n g lự c h ọ c n ư ớ c d ư ớ i d ấ í ( t iế n g N g a ) . N XB Đại học.
Maxccf\'a, 1958.
[57] A. I. Xilin - Bekchurin. Đ ộng lự c h ọ c n ư ớ c d ư ớ i đ ấ t ( t i ế n g N g ơ ). N XB MGU.
Maxcơva, 1965.
[58] V. V. Xokolovskii, L í t h u y ế t d ẻ o (t iế n g N g a ) . NXB Đại học. Maxcơva, 1969.
[59] R. Whitlow. B a s ic S o il M e c h a n ic s . Construction Press, u . K. London, 1983.
160] T. H. Wu. S o i l M e c h a n ic s . Allyn and Bacon, Inc. USA, 1966.
[61] Đ. X. Bảng, N. T. Cường, p. T. Phiệt. T í n h to á n áp lự c đ ấ t đ á ỉẻ n công t r ìn h .

NXB Khoa học và kĩ thuật. Hà Nội, 1973.


[62] p. Giang. P h â n r í c h ổ n đ ị n h m á i d ấ t t h e o l í t h u y ế t h ệ t h ố n g (Tuyển tập khoa
học và công nghệ. Viện KHTL, tập III). NXB Nông nghiệp. Hà Nội, 1999.
[6 .^] L. M. Kachanov. C ơ sở lí th u yết dẻo (tiếng Nga), NXB Khoa học kĩ thuật.
Maxcơva, 1969.

567
MỤC LỤC
Trang
L ờ i nói đầu 3
Phần A - TÍNH CHẤT XÂY DỤTVG CỦA ĐẤT

Chương 1. Đặc tính của đất và phân loại đất


1.1. Đật vấn đề 5
1.2. Phân nhóm hạt đất 6
1.3. Thành phần khoáng vật với nhóm hạt 12
1.4. Hình dạng hạt với nhóm hạt 13
1.5. Kết cấu của đất 17
1.6 . Phương pháp phân tích hạt và cấp phối hạt của đấl 20
1.7. Giới hạn Atlerberg và các trạng thái vật lí của đất hạtmịn 27
1.8 . Chỉ số dẻo của đất và quan hệ giữa chỉ sô' dẻo với lượng chứa hạt sét 32
1.9. Độ chắc của đất 34
1.10. Phân loại đất theo Tiêu chuẩn Việt Nam 44
1.11. Phân loại đất của Trung Quốc 51
1.12. Hộ thống phân loại đất thống nhất (Hoa Kì) uscs, ASTM D.2487-69 56
1.13. Hệ thống phân loại đất AASHTO (Hoa K'i) 60
1.14. Hệ thống phân loại đất của Anh 64

Chương 2. Tính thấm nước của đất


2 . 1 . Định luật thấm Darcy và hệ số thấm của đất 68
2.2. Mao dẫn và dòng thấm chưa bão hoà 82

Chương 3. Đặc tính nén chật và biếi dạng của đất


A - Đặc tính nén chặt của đất
3 . 1 . Nguyên lí nén chặt của đất 94
3.2. Biến dạng thể tích tương đối của đất 96
3.3. Nén không nở hông 97
3.4. Nén đều và nở đều ba hướng 108
3.5. Thí nghiệm nén mẫu đất dính chế bị bão hoà nước. Đường nén và
đường nở chuẩn một hướng. Trạng thái chặt của đất nền 114
3.6. Đất cố kết bình thường. Đất quá cô' kết và tỉ số quá cố kết 116
3.7. Đường nén thí nghiệm và đường nén hiện trường 121
3.8. Nhận biết đất nén bình thưòìig và đất nén quá 123

568
Miớn nén chưa chãi \’à đất lún sụt 125
!i t)ac tính biên dạng cùa đát
' p' Dá t COI n h ư vãt thế liẽn tục b i ế n d ạ n g t u y ế n tính 129

( 'hưdti-i 4. Đ ỏ bén chòng cát cùa đất

i í f>ãl vấn đê 140


I I^iẽn thiên thế tích đãì do biến dạng cắt 140
J ' Hê sò rồng giới han cua đất và đường phá hoại (CSL) 142
1 J l^ièn ihién cườna độ chõng cắt của đấttheo biến dạng cầl, cường độ đỉnh,
^ướng độ giới han và cường độ dư 143
1 ^ Ỉ^ICII Ihiẽn cùa c ư ờ ng do c h ố n g cắt theo áp lưc nén ơ . Đ ịn h luật C o u lo m b 14 4
1' I huyèt phá hoai Mohi Coulomb 145
) " Kicii thiên thế tích cua Iiìâu đất và áp lực lố rồnii 149
I s I Iiii suâì hiệu quá và nguyên lí về ứng suấthiẽu quá 153
\ c ac hê sỏ áp lưc lỗ rong Skcmplon 155
4 1' (,'ư ờ i ig d ộ c h ỏ n i i c ã u Lia d á l l i a i t h ô 160

4 I: ( 'ươiiíỉ đô chổnii cãi cuii đài liai mịn 162


4 12 \ac dinh cường đò I híMig cãl cùa đất irong phòng ihinghiệm 166

1’lian |{ - ( () H()( \ K KHÒÍ t)ẢT NỂN (C() HOC ĐẤT ÚTVG DỤNG)

< hưonii 5. Sư phá hoai nõn dái


^ 1 f ) a i \ ầ u clẽ 177

^ 1 ( 'ãỉi l'tãniz đ à n h o i \ a c ã d h ãi i u cico 178


s ì Nuiivcii lí \’é traiìu lliái ứnii suâì lương đổng của Caquol 181
^.4 Xa( d i n h p l n r ơ n i ! lìiãí trưírt í h c o e ó c l ệ c h c ú a ứ n g s u ấ t h ợ p 183

^ "i I.I ilìu\\'l bicn dane tLiycìi tính (ỈỈDTT) 186


^ ^ ỉ ,1 iliuyct cân bằng líiới lian (CBGỈI) 188
1,1 ilìLivci đ à n h ổ i - ( i c o dìiiiiz
c.
c h o kỉ i ố i đấl 207

^ Nriuíivim pháp mãl irưọi 219

( liiíon.; 6 . Su phá hoại mái đã( và tái trong Ịỉiỏi hạn cúa nèn dóc
(y I l’li;ui lích ổn dmỉi mái dãl theo phirưng pháp mãt irưíTt 256
(>.1 T a i I r ọ n i i ” iớ i h a n c u a n c n d ố c 263

( hưoìiii 7. Nen clất kh ỏ n ịỉ dõtiịỉ chát

7.1 'ỉ'hí Iiiỉhicni mõ hình cùa Tchcim (l’aris - Pháp) 275


Tai
T a i llioim
i o i m liiứi
l i i ứ i tian
t i a n ccua
u a iicn
i i c n hhai
a i llóp:
ó p : ttrẽn
r ẽ n là lớp
l à 1(' cát mỏng, dưới là đất
t l í i i l i n i c n i \ 'C U d à y . P h ư ư i i e pháp iỉck inci a 276

569
7.3. Tải trọng giới hạn của nền hai lớp: cát trên, sét dưới. Phương pháp
Meyerhoí (1974) 279
7.4. Phương pháp hanna và Meyerhoí (1980) tính tải trọng giới hạn nền
hai lớp: cát - sét 281
7.5. Xác định tải trọng của nền hai lớp: lớp sét trên tốt hơn lóp sét dưới.
Phương pháp Meyerhof và Hanna (1978) 284
7.6. Tính tải trọng giới hạn của nền đất sét chịu tải trong điều kiện không
thoát nước. Cường độ chống cắt không thoát nước Cy tăng tuyến tính
theo chiều sâu 287
Chương 8. Phương pháp thực nghiệm về sự phá hoại khôi đất
8 .1. Tỉ lệ mô hình và sự tưcfng tự tĩnh lực học 289
8.2. Thí nghiệm bàn nén 294
8.3. Thí nghiệm bàn đẩy trượt 300
8.4. Thí nghiệm mỏ hình li tâm địa kĩ thuật 304
Chương 9. Dòng nước ngầm và tác dụng của nó đến sự ổn định của khôi đất
9. 1 . Dòng thấm trong nền công trình 307
9.2. Dòng thấm trọng lực trong khối đất đắp 330
9.3. Dòng thấm mao dẫn trong khối đất ngăn nước 338
9.4. Tác dụng của dòng thấm đến sự an toàn ổn định của khối đất.
ứng suất thấm 348
Chương 10. Các thành phần lún của nền đất
10.1. Một số khái niệm 366
10.2. Phân loại lún theo nguồn gốcvật lí. Cácthành phần lún của nền 367
10.3. Độ lún tức thời 368
10.4. Xác định độ lún tức thời bằng số liệu thí nghiệm nén không
nở hông 373
10.5. Tính độ lún ổn định theo lí ti uyết biến dạng tuyến tính 375
10.6. Tính độ lún của nền đất theo nguyên lí nén chặt 390
10.7. Lún theo thời gian do cố kết thấm 396
10.8. Lún theo thời gian do từ biến 412

Phần c - TÍNH TOÁN CÔNG TRÌNH TRÊN NỂN ĐẤT t h e o TTGH


Chương 11. Những quy định về tính toán công trình trên nền đất theo TTGH
11.1. Mở đầu 419
11.2. Các trạng thái giới hạn của công trình trên nền đất 420
11.3. Chỉ tiêu tiêu chuẩn và chỉ tiêu tính toán của đất nền. Hệ số tin cậy về đất 421
11.4. Tải trọng và tác động lên công trình, hệ số tin cậy về tải trọng 431
11.5. Tổ hợp tải trọng và hệ số tổ hợptải trọng 434

570
11.6 . Fíộ số an toàn và sức chịu tải của nển 435
11 .7 . Tải trọng cho phép đối với nền và hệ số tải trọng 442

Chương 12. Nguyên tắc tính toán ổn định của nền công trình và mái đất
theo ứng suất hiệu quả và theo ứng suất tổng
12.1. Sự tãng tải thoát nước (drained loading) và sự chuyển hóa áp lực lỗ rỗng
táng thêm thành ứng suất hiệu quả 445
12.2 . Sự tãng tải không thoát nước (undrained loading) và sự cố kết thấm 447
12.3. Tính toán ổn định về cường độ của nền và khối đất theo ứng suất tổng.
Cường độ chống cắt không thoát nước của đất hạt mịn bão hòa nước 448
12.4. Tính toán ổn định về cường độ của nền và khối đất theo ứng suất hiệu quả.
Cường độ chống cắt thoát nước của đất 454

Chưưng 13. Tải trọng cho phép và kích thước móng công trình không chịu
lực ngang thưòTig xuvén trên nền đất
13.1. Độ sâu đặt móng và ý nghĩa cơ học của nó 464
13.2. Tải trọng cho phép của nén và hệ số tải trọng 466
13.3. Xác định kích thước móng 472

Chưưng 14. Tính toán công trình không chịu lực ngang thường xuyên trên
nền đất theo trạng thái giói hạn
M. 1 , Ouan niêm về trang thái iíiới han của công trình trên nền đất 480
14.2. lìn h toán công trình Irẻn ncn đất theo trạng thái giới hạn phá hoại 481
14.3 . Tính toán công trình trên nền đất theo trạng thái giới hạn sử dụng 494

Chinmg 15. Tính toán công trình chịu lực ngang thường xuyên theo TTGH
15.1. Tính toán công trình chịu lực ngang thường xuyên trên nền đất theo
trạng thái giới hạn phá hoại 507
15.2. Ảnh hưởng lực thấm đến trạng thái giới hạn phá hoại nền công trình
Ihủy lợi ngăn dâng nước 518
15.3 . Tính toán công trình chịu lực ngang thưòTig xuyên theo trạng thái
giới hạn sử dụng 534

Fhu lục
Phu lục 1 547
Phu lục 2 549
Phu luc 3 557

'íài liệu tham khảo 564

571
cơ HỌC ĐẤT ÚNG DỊỊNG
VÀ TÌNH TOÁN CỐNG TRÌNH TRÊN NIỂN DAT
THEO TRẠNG
• THÁI GIỜI HẠN
a I

(T á i h ả n )

C h ịu t rá c ề ì n h iệ m x u ấ t h á n :

TRÍNH XUÂN SƠN

B iê n tạ p : ĐÀO NGỌC DUĨY


C h ê h c ỉ ii d i ệ n t ư : TRẦN k im ANFH
S ứ a h a n iiì : ĐÀO NGỌC DU ĩ Y
T r ìn h h à y h ìa vũ BÌNH MINHl

In 2 0 0 cuốn khố 19 X 27cm tại Xưởng in Nhà xuất bản Xây dựng. Giấyy chấp nhận đăng ký k ếhoạch
xuất bản s ố 2 1-201 ơ /C X B /5 8 0 -6 4 /ỵ D n g à y 30-12- 2009. Quyet đ ị n h 1 xuái b á n s ố 249 /Q Đ -X B X D
ngày 2 5 -8 -2 0 1 0 . In xong nộp Iưu chiếu t h an g 9 - 2 0 10.

572

You might also like