You are on page 1of 12

PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ ÁO ĐƯỜNG MỀM (THẦY HẢI)

1. Khái niệm về áo đường


2. Nội dung công việc thiết kế áo đường
a) Đề xuất các phương án kết cấu áo đường
b) Tính toán cường độ, bề dày của kết cấu
c) Tính toán luận chứng KT-KT
1. Khái niệm về áo đường
- Áo đường là công trình xây trên nền đường bằng nhiều tầng lớp vật liệu có độ cứng và cường
độ lớn hơn so với nền đường để phục vụ cho xe chạy và phá hoại thường xuyên của các nhân tố
thiên nhiên (gió, mưa, nhiệt độ,...)
- Khi xe chạy, lực tác dụng lên áo đường gồm 2 thành phần: Lực thẳng đứng do tải trọng xe và
lực nằm ngang do sức kéo, lực hãm, lực ngang (khi xe chạy trên đường vòng) gây ra, được
truyền từ bề mặt áo đường xuống sâu bên dưới như trong hình vẽ:
Theo đó, các lực chủ tác dụng chủ yếu gần mặt áo đường gây ra hiện tượng xô trượt vật liệu, bong
bật, bào mòn dẫn đến phá hoại.
Như vậy, về mặt chịu lực, kết cấu áo đường cần có nhiều tầng, lớp có nhiệm vụ khác nhau để đáp
ứng yêu cầu chịu lực khác nhau theo chiều sâu.
Hình: Ví dụ kết cấu áo đường
2. Nội dung công việc thiết kế áo đường

a) Đề xuất các phương án kết cấu áo đường

Đề xuất các phương án về tầng mặt, tầng móng, số lớp vật liệu khác nhau, cấu trúc và công
nghệ thi công,...

- Lựa chọn cấu tạo các lớp áo đường

 Chọn loại tầng mặt áo đường: xuất phát từ ý nghĩa, cấp hạng kĩ thuật của đường, lưu lượng
và tốc độ xe chạy thiết kế. Đồng thời phải xét đến điều kiện khí hậu, khả năng cung cấp vật
liệu, khả năng thi công và điều kiện duy tu sửa chữa.
 Vật liệu làm lớp mặt ít/ không thấm nước, đảm bảo ổn định cường độ với nước,
nhiệt độ, có khả năng chống tác dụng phá hoại bề mặt và chịu bào mòn tốt.
 Nếu lớp mặt không đảm bảo, cần thiết kế thêm lớp hao mòn và bảo vệ để tăng sức
chịu phá hoại bề mặt (bê tông nhựa, các cấp phối hạt nhỏ,...)
- Yêu cầu lớp tầng mặt:
 Mặt đường đạt độ bằng phẳng nhất định để giảm xóc và nâng cao tốc độ xe chạy, giảm
tiêu hao nhiên liệu và tăng tuổi thọ xe  Đảm bảo cường độ áo đường
 Bề mặt đủ độ nhám để nâng cao hệ số bám bánh xe với đường, tạo điều kiện thuận lợi xe
đi lại.
 Áo đường sản sinh càng ít bụi càng tốt (giảm tầm nhìn, ô nhiễm môi trường,..)
 Tầng móng gồm nhiều lớp, được lựa chọn theo điều kiện nền đường , địa chất thủy văn, thổ
chất và tình hình vật liệu tại chỗ sẵn có, do đó kết cấu tầng móng có thể thay đổi trên từng
đoạn ngắn. Ngoài ra cần chú ý tận dụng vật liệu thiên nhiên và phế tải công nghiệp.
 Vật liệu làm móng có thể dùng các loại cấu trúc rời rạc, kích cỡ lớn, ít chịu bào mòn
như đá dăn, cấp phối, sỏi cuội, gạch vỡ,...
 Mô đun đàn hồi giảm dần từ trên xuống để phù hợp trạng thái phân bố ứng suất và giúp hạ giá
thành xây dựng. Tuy nhiên, MDĐH lớp trên không nên cao hơn lớp liền dưới quá 3 lần để đảm bảo
làm việc đồng đều của kết cấu và kết cấu không nên quá nhiều lớp gây phức tạp thi công.
 Chú trọng nâng cao cường độ và ổn định của nền đất bên dưới áo đường, tạo điều kiện nền
đất tham gia chịu lực với áo đường tối đa: đầm nén, nâng cao đáy áo đường so với MNN
Giảm bề dày áo đường và hạ giá thành xây dựng
 Bề dày các lớp:
+ Các lớp bên trên nên làm mỏng và tăng bề dày các lớp bên dưới để hạ giá thành xd
+ Bề dày mỗi lớp không nên vượt quá bề dày lèn ép được
+ Bề dày tối thiểu phải lớn hơn cỡ hạt cốt liệu lớn nhất sử dụng trong nó khoảng 1.25 – 1.4
lần
b) Tính toán cường độ của kết cấu, xác định bề dày mỗi tầng lớp
Đảm bảo kết cấu đạt cường độ cần thiết, bề dày tính toán phải phù hợp với bề dày yêu cầu theo cấu
tạo, cấu trúc vật liệu và công nghệ thi công.

*** Tính toán theo tiêu chuẩn độ võng đàn hồi giới hạn.
• Xác định lưu lượng xe tính toán tương ứng năm tính toán phụ thuộc loại mặt đường

• Từ lưu lượng xe tính toán trên 1 làn xe xác định trị số Eyc (Mô đun đàn hồi yêu cầu)
 Dự kiến cấu tạo các lớp áo đường, trong đó bề dày lớp trên cùng nên là nhỏ nhất
 Tính toán để đưa ra Ech (Mô đun đàn hồi chung của kết cấu)
 So sánh Eyc và Ech, nếu xấp xỉ là được
*** Tính toán theo điều kiện cân bằng giới hạn về trượt trong nền đất và các lớp kém dính kết

 Dự kiến cấu tạo các lớp áo đường


 Tính trị số mô đun đàn hồi của các lớp

 Tính toán trị số ứng suất cắt hoạt động lớn nhất của nền đất amax
 So sánh trị số amax với C (lực dính trong đất) theo công thức:

amax ≤ C
***Tính toán theo điều kiện chịu kéo khi uốn.

Tiến hành với vật liệu có tính toàn khối như bê tông asphalt,...

Công thức tính toán:

Kku . бku ≤ Rku

Trong đó: Kku: Hệ số cường độ khi kéo uốn, theo 22TCN – 211 – 93: Lấy Kku = 1

бku: Ứng suất kéo trong lớp đang xét

Rku: Cường độ kháng uốn của lớp vật liệu

Ý nghĩa: ứng suất sinh ra khi áo đường bị võng dưới tác dụng của tải trọng không được phá hoại
cấu trúc vật liệu dẫn đến phát sinh vết nứt.

.
c) Tính toán luận chứng Kinh tế - Kĩ thuật

- So sánh các phương án, chọn kết cấu áo đường tối ưu


trong điều kiện cụ thể từng đoạn để thỏa mãn các yêu cầu
chung với áo đường.

You might also like