You are on page 1of 34

THUYẾT MINH THIẾT KẾ CƠ SỞ

DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

MỤC LỤC

1. GIỚI THIỆU CHUNG...............................................................................................................1


2. HỆ TỌA ĐỘ VÀ HỆ CAO ĐỘ SỬ DỤNG CHO DỰ ÁN........................................................1
3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC.........................................................................................1
3.1. Vị trí địa lý......................................................................................................................1
3.2. Điều kiện địa hình...........................................................................................................1
3.3. Điều kiện địa chất............................................................................................................1
3.3.1. Đặc điểm địa chất thủy văn............................................................................................2
3.4. Điều kiện khí hậu............................................................................................................3
3.4.1. Điều kiện chung..............................................................................................................3
3.4.2. Nhiệt độ không khí..........................................................................................................3
3.4.3. Mưa.................................................................................................................................3
3.4.4. Độ ẩm, nắng....................................................................................................................3
3.4.5. Gió...................................................................................................................................3
3.5. Điều kiện thủy văn..........................................................................................................4
3.5.1. Đặc điểm thủy văn khu vực.............................................................................................4
3.5.2. Điều kiện thủy văn sông Lạch Tray và khu vực dự kiến xây dựng cầu...........................4
3.5.3. Thủy triều........................................................................................................................4
3.5.4. Tần suất thiết kế..............................................................................................................4
3.5.5. Mực nước thiết kế...........................................................................................................4
4. QUY MÔ VÀ TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT...............................................................................5
4.1. Quy trình quy phạm áp dụng...........................................................................................5
4.2. Cấp hạng công trình........................................................................................................5
4.2.1. Cấp đường.......................................................................................................................5
4.2.2. Tĩnh không thông thuyền cầu Niệm 2.............................................................................5
4.2.3. Tiêu chuẩn thiết kế chủ yếu.............................................................................................5
4.3. Mặt cắt ngang cầu và đường...........................................................................................5
4.3.1. Mặt cắt ngang tuyến theo quy hoạch..............................................................................5
4.3.2. Mặt cắt ngang tuyến đề xuất...........................................................................................6
4.3.3. Mặt cắt ngang cầu và tường chắn..................................................................................6
4.3.4. Mặt cắt ngang giai đoạn 1..............................................................................................7
5. THIẾT KẾ TUYẾN VÀ NÚT GIAO.........................................................................................7
5.1. Thiết kế bình diện tuyến..................................................................................................7
5.1.1. Bình diện và các phương án tuyến..................................................................................7
5.1.2. So sánh lựa chọn phương án tuyến.................................................................................8
5.2. Thiết kế mặt cắt ngang....................................................................................................8
5.3. Thiết kế mặt cắt dọc........................................................................................................8
5.3.1. Xác định cao độ khống chế trắc dọc...............................................................................8
5.3.2. Kết quả thiết kế mặt cắt dọc............................................................................................8
5.4. Thiết kế nền đường, mặt đường......................................................................................8
5.4.1. Thiết kế nền đường..........................................................................................................8
5.4.2. Thiết kế mặt đường tuyến hai đầu cầu............................................................................9
5.4.3. Thiết kế mặt đường gom..................................................................................................9
5.5. Thiết kế nút giao..............................................................................................................9
5.6. Thiết kế an toàn giao thông...........................................................................................10
5.7. Giải pháp thiết kế thoát nước........................................................................................10
5.8. Thiết kế các hạng mục khác..........................................................................................10
6. THIẾT KẾ CẦU VÀ CÔNG TRÌNH......................................................................................10
6.1. Lựa chọn chiều dài nhịp chính cầu Niệm 2...................................................................10
6.1.1. Thỏa mãn trong quá trình thi công...............................................................................10
6.1.2. Thoả mãn trong khi đang khai thác..............................................................................10
6.1.3. Tính đơn giản trong thi công kết cấu phần dưới..........................................................10
6.2. Mặt cắt ngang cầu Niệm 2.............................................................................................11
6.3. Giải pháp thiết kế cầu chính..........................................................................................11
6.3.1. Các phương án kết cấu cầu chính.................................................................................11
6.3.2. So sánh lựa chọn phương án kết cấu cầu chính...........................................................11
6.4. Lựa chọn kết cấu nhịp cầu dẫn......................................................................................11
6.4.1. Phương án dầm I BTCT DƯL, khẩu độ L=33m, liên tục nhiệt....................................11
6.4.2. Phương án dầm Super T BTCT DƯL, L = 40m, liên tục nhiệt.....................................11
6.5. Kết quả thiết kế các phương án cầu Niệm 2..................................................................11
6.5.1. Phương án I (Phương án kiến nghị).............................................................................11
6.5.2. Phương án II.................................................................................................................12
6.5.3. Phương án III................................................................................................................12
6.6. Thiết kế tường chắn đầu cầu.........................................................................................12
6.6.1. Kè bảo vệ bờ sông và mái đê........................................................................................12
7. PHẠM VI GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG...................................................................................12
8. TỔ CHỨC XÂY DỰNG..........................................................................................................12
8.1. Đặc điểm vị trí xây dựng...............................................................................................12
8.2. Biện pháp tổ chức thi công............................................................................................12
8.3. Các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường....................................................13
8.4. Phạm vi chiếm dụng đất dự kiến...................................................................................13
8.5. Tiến độ thi công dự kiến................................................................................................13
9. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................................13
9.1. Nội dung và quy mô dự án............................................................................................13
9.2. Địa điểm xây dựng........................................................................................................13
9.3. Diện tích sử dụng đất.....................................................................................................13
9.4. Phương án xây dựng......................................................................................................13
9.4.1. Tuyến đường hai đầu cầu và đường gom......................................................................13
9.4.2. Cầu vượt sông...............................................................................................................14
9.4.3. Tường chắn đầu cầu.....................................................................................................14
9.4.4. Công trình kỹ thuật dọc tuyến.......................................................................................14
9.4.5. Các hạng mục khác.......................................................................................................14
9.4.6. Các quy trình, quy phạm áp dụng.................................................................................15
9.5. Tổng mức đầu tư (giai đoạn 1)......................................................................................15
9.6. Các lưu ý.......................................................................................................................15
1. GIỚI THIỆU CHUNG
Dự án đầu tư xây dựng cầu Niệm 2 nằm trong tổng thể quy hoạch giao thông thành
phố Hải Phòng bắc qua sông Lạch Tray, nối liền Khu đô thị Hồ Sen – Cầu Rào 2 thuộc
quận Lê Chân với khu công nghiệp Quán Trữ thuộc quận Kiến An, thành phố Hải
Phòng. Trong quá trình phát triển đô thị, lưu lượng giao thông qua cầu Niệm 1 đã quá
tải, hạn chế khả năng lưu thông của các phương tiện giao thông từ nội thành Hải
Phòng đến các huyện ngoại thành phía Tây Nam. UBND thành phố Hải Phòng đã có
văn bản số 5289/UBND-GT ngày 06/9/2006 về việc đầu tư xây dựng cầu Niệm 2.
2. HỆ TỌA ĐỘ VÀ HỆ CAO ĐỘ SỬ DỤNG CHO DỰ ÁN
- Sử dụng hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 105-45-00, múi chiếu 30.
- Hệ cao độ sử dụng cho toàn bộ dự án là hệ cao độ Nhà nước (Hòn Dấu – Hải
Phòng).
3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC

3.1. Vị trí địa lý


Cầu Niệm 2 thuộc địa bàn quận Kiến An và quận Lê Chân thành phố Hải Phòng. Cầu
Niệm 2 bắc qua sông Lạch Tray tại vị trí hạ lưu cầu Niệm hiện tại khoảng 2,0km.

3.2. Điều kiện địa hình


Địa hình thành phố Hải Phòng rất đa dạng, có gần như đầy đủ các hình thái địa hình
của nước ta bao gồm:
- Địa hình hải đảo;
- Địa hình bãi triều bán ngập nước;
- Địa hình đồi núi;
- Địa hình đồng bằng ven biển (nông nghiệp, ngư nghiệp, làng mạc, ...)
- Địa hình đồng bằng ven biển (đô thị lớn, khu du lịch, ...)
Tính đa dạng của địa hình thành phố Hải Phòng còn thể hiện ở điểm các hình thái nêu
trên phân bố liền kề và hầu như không có các khu vực đệm.
Tuyến đường đầu cầu Niệm 2 đi qua khu vực có địa hình bằng phẳng, canh tác nông
nghiệp.

3.3. Điều kiện địa chất


Căn cứ vào các kết quả khoan thăm dò, thí nghiệm hiện trường và thí nghiệm trong
phòng giai đoạn thiết kế cơ sở, địa tầng phạm vi dự án được phân chia thành các lớp từ
trên xuống như sau:
(1) Lớp đất đắp, đất trồng trọt (KQ):
Lớp đất đắp, đất trồng trọt, lớp này phân bố trên mặt. Cao độ mặt lớp là cao độ thiên
nhiên và thay đổi từ +0,91m đến +1,92m. Bề dày của lớp thay đổi từ 0,30m đến
0,50m.
(2) Lớp số 2:
Bùn sét, sét chảy đến dẻo chảy, màu xám đen, xám nâu. Căn cứ vào trạng thái, lớp này
được chia thành các phụ lớp như sau:
Phụ lớp 2a: Sét màu xám đen, trạng thái dẻo chảy. Cao độ bề mặt phụ lớp là +0,57m.
Bề dày phụ lớp là 3,00m.
Phụ lớp 2b: Bùn sét, màu xám nâu, xám đen. Cao độ bề mặt phụ lớp biến đổi từ
+1.71m đến -2,43m. Bề dày phụ lớp biến đổi từ 3,50m đến 6,70m.
Thí nghiệm SPT cho giá trị N =2.
Phụ lớp 2c: Sét màu xám nâu, xám đen, trạng thái chảy. Cao độ bề mặt phụ lớp biến
đổi từ +1,42m đến -3,79m. Bề dày phụ lớp biến đổi từ 1,20m đến 3,40m.
Thí nghiệm SPT cho giá trị N =2.
(3) Lớp số 3:
Cát pha, màu xám xanh, xám nâu, xám đen, đôi chỗ lẫn vỏ sò hến, trạng thái dẻo, gặp
ở tất cả các lỗ khoan. Cao độ bề mặt lớp thay đổi từ +1,05m đến -6,46m, bề dày của
lớp thay đổi từ 2,10m đến 9,50m. Thí nghiệm SPT tại các lỗ khoan cầu cho giá trị N
= 3  9.
(4) Lớp thấu kính TK1:
Sét pha, màu loang lổ (xanh trắng, vàng nâu). Gặp tại một số lỗ khoan tại cao độ
-10,69m. Chiều dày thấu kính chưa xác định mới khoan vào khoảng 2,6m.
(5) Lớp số 4:
Sét màu xám nâu, xám đen, loang lổ (xanh, nâu, trắng), trạng thái dẻo mềm đến dẻo
cứng. Dựa vào trạng thái của đất lớp này được chia làm 4 phụ lớp.
Phụ lớp 4a: Sét màu xám đen xám xanh, xám nâu trạng thái dẻo chảy. Cao độ bề mặt
của lớp biến đổi từ -6,39m đến -12,43m. Bề dày của lớp thay đổi từ 1,90m đến 6,30m.
Thí nghiệm SPT tại các lỗ khoan cầu cho giá trị N = 48.
Phụ lớp 4b: Sét màu loang lổ (xanh, nâu, trắng, vàng), trạng thái dẻo cứng. Cao độ bề
mặt phụ lớp khoảng -14,43m. Bề dày phụ lớp khoảng 5,50m.
Thí nghiệm SPT tại các lỗ khoan cầu cho giá trị N = 10  15.
Phụ lớp 4c: Sét, màu xám nâu, xám đen, xám xanh, trạng thái dẻo mềm. Cao độ bề
mặt phụ lớp biến đổi từ -8,29m đến -19,93m. Bề dày phụ lớp thay đổi từ 3,30m đến
12,00m.
Thí nghiệm SPT tại các lỗ khoan cầu cho giá trị N = 6  21. Một số lỗ khoan chưa
khoan hết lớp này.
Phụ lớp 4d: Sét, xám nâu, xám đen, xám ghi, loang lổ (vàng, xám, trắng), trạng thái
dẻo cứng. Cao độ bề mặt phụ lớp biến đổi từ -11,59m đến -30,43m. Bề dày của phụ
lớp biến đổi từ 2,00m đến 6,70m. Một số lỗ khoan nền đường chưa khoan hết lớp này.
Thí nghiệm SPT tại các lỗ khoan cầu cho giá trị N = 10  15.
(6) Lớp số 5:
Sét pha, màu xám đen, xám nâu, xám ghi, trạng thái dẻo cứng. Cao độ bề mặt lớp thay
đổi từ -25,45m đến -27,77m, bề dày của lớp thay đổi từ 3,80m đến 6,50m.
Thí nghiệm SPT cho giá trị N = 12  15.
(7) Lớp số 6:
Cát bụi đến vừa, màu xám nâu, xám sáng, xám ghi, kết cấu chặt vừa đến rất chặt. Dựa
vào thành phần hạt của đất, lớp này được chia thành 3 phụ lớp như sau:
Phụ lớp 6a: Cát bụi, màu xám nâu, xám sáng, xám ghi, kết cấu chặt vừa đến. Cao độ
bề mặt phụ lớp thay đổi từ -31,57m đến –31,95m. Chiều dày phụ lớp thay đổi từ 2,50m
đến 5,20m.
Thí nghiệm SPT tại các lỗ khoan cầu cho giá trị N = 21  41.
Phụ lớp 6b: Cát nhỏ, màu xám ghi, xám vàng, xám đen, kết cấu chặt bão hoà nước.
Cao độ bề mặt phụ lớp vào khoảng -34,45m. Bề dày phụ lớp là 7,50m.
Thí nghiệm SPT tại các lỗ khoan cầu cho giá trị N = 30  40.
Phụ lớp 6c: Cát vừa, màu xám đen, xám xanh, xám trắng, kết cấu chặt vừa đến rất
chặt. Cao độ bề mặt phụ lớp thay đổi từ -32,43m. Bề dày phụ lớp là 9,70m.
Thí nghiệm SPT cho giá trị N = 12 đến >50.
(8) Lớp số 7:
Sét, màu xám xanh, xám đen, xám ghi, trạng thái dẻo cứng đến nửa cứng. Dựa vào
trạng thái và độ sâu phân bố, lớp này được chia thành các phụ lớp như sau:
Phụ lớp 7a: Sét xám xanh, xám đen, xám ghi, trạng thái dẻo cứng. Cao độ bề mặt phụ
lớp biến đổi từ -36,77m đến -42,13m. Bề dày phụ lớp thay đổi từ 4,30m đến 7,30m.
Một số lỗ khoan chưa khoan hết phụ lớp này.
Thí nghiệm SPT cho giá trị N = 13  38.
Phụ lớp 7b: Sét màu xám đen, xám xanh, xám ghi, trạng thái nửa cứng. Cao độ bề mặt
phụ lớp -44,07m. Bề dày phụ lớp là 6,00m.
Thí nghiệm SPT cho giá trị N = 30 đến >50.
(9) Lớp số 8:
Cát bụi, màu xám xanh, xám trắng, xám sáng, kết cấu chặt vừa đến chặt. Gặp ở cao độ
-46,43m. Chiều dày lớp là 11,5m. Thí nghiệm SPT cho giá trị N = 21 43.
(10) Lớp số 9:
Cuội, xám xanh, xám trắng, xám sáng, kết cấu chặt đến rất chặt. Cao độ bề mặt lớp
thay đổi từ -50,07m đến -57,93m, bề dày của lớp chưa xác định.
Thí nghiệm SPT cho giá trị N>50.
(11) Lớp số 10:
Sét màu xám xanh, trạng thái nửa cứng. Gặp ở cao độ -59,23m. Bề dày của lớp là
1,20m.
Thí nghiệm SPT tại các lỗ khoan cầu cho giá trị N = 19.
(12) Lớp số 11:
Cát bụi màu xám sáng, kết cấu rất chặt, gặp ở cao độ -60,43m. Chiều dày chưa xác
định, mới khoan vào được 3,2m.
Thí nghiệm SPT cho giá trị N>50.
3.3.1. Đặc điểm địa chất thủy văn
Khu vực nghiên cứu thuộc khu vực khí hậu đồng bằng miền đông Bắc Bộ, mùa mưa từ
tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Trong mùa khô, mực
nước sông ít thay đổi và dòng chảy chậm. Mùa mưa mực nước thay đổi mạnh.
Nước dưới đất tồn tại trong các trầm tích rời như cát nhỏ, cát vừa, cát bụi và cuội.
Đã thí nghiệm 2 mẫu nước sông lúc triều cường và kiệt.
Nước sông lúc triều cường:
Thành phần hoá học của nước được biểu diễn bằng công thức Cuốc Lốp như sau:
2 Cl41HCO593
CO 0.009 M 0.269 pH 7.5T260
( K  Na )62 Ca 2 24 Mg 2 14

Tên nước: Bicacbonat - Clorua – Canxi


Theo tiêu chuẩn đánh giá tính xâm thực môi trường TCVN 3994-85 thì nước này
không có ăn mòn đối với các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép.
Nước lúc triều kiệt:
Thành phần hoá học của nước được biểu diễn bằng công thức Cuốc Lốp như sau:
Cl41HCO593
CO 2 0.004 M 0.269 pH 7.5T260
( K  Na )62 Mg14 Ca24

Tên nước: Bicacbonat - Clorua – Canxi


Theo tiêu chuẩn đánh giá tính xâm thực môi trường TCVN 3994-85 thì nước này
không có ăn mòn đối với các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép.
3.4. Điều kiện khí hậu
3.4.1. Điều kiện chung
Thành phố Hải Phòng là một trung tâm của vùng khí hậu miền Bắc, nét nổi bật là chế
độ mưa ẩm rất phong phú. Khí hậu ở đây mang đầy đủ những đặc điểm của khí hậu
miền: mùa đông chỉ có thời kỳ đầu tương đối khô còn nửa cuối ẩm ướt, mưa nhiều. Do
chịu ảnh hưởng của hoàn lưu gió mùa Đông Nam, nhất là khối khí cực đới nên khí hậu
trong vùng chia thành 2 mùa rõ rệt. Mùa hạ thời tiết nóng, ẩm và mưa nhiều; thời gian
mùa hạ kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm. Mùa đông thời tiết lạnh giá và mưa
ít; mùa đông kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Vì địa hình kéo dài theo bờ
biển, bởi vậy khí hậu của thành phố Hải Phòng chịu sự chi phối mạnh mẽ của biển,
nhiệt độ tương đối ôn hoà: mùa đông ấm, mùa hè mát hơn các khu vực nằm sâu trong
đất liền. Tuy nhiên, do trực tiếp chịu ảnh hưởng của bão, sự biến động lớn trong chế
độ mưa cũng là nguyên nhân gây úng hạn, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
3.4.2. Nhiệt độ không khí
Khí hậu vùng duyên hải được thể hiện rõ nhất ở chế độ nhiệt. Nhiệt độ không xuống
quá thấp như ở trung tâm đồng bằng. Hàng năm có 3 tháng mùa đông nhiệt độ trung
bình thấp hơn 200C. Tuy nhiên về mùa hè, nhiệt độ tối cao vẫn lên tới trên 400C.

§Æc tr­ ng nhiÖt ®é khu vùc H¶i Phßng

35

32.5

30

27.5

25
T0C

22.5

20

17.5

15

12.5

10
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

Max TB Min

- Nhiệt độ trung bình năm : 23,00C


- Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất : 32,10C
- Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất : 13,70C
- Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối : 41,50C
- Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối : 4,50C
3.4.3. Mưa
Lượng mưa phân bố khá đồng đều. Tại khu vực dự án, lượng mưa trung bình năm là
1808mm với số ngày mưa trung bình là 153 ngày.
Mùa mưa kéo dài 6 tháng, từ tháng V đến tháng X. Trong mùa mưa tập trung tới hơn
80% lượng mưa toàn năm. Lượng mưa tăng dần từ đầu mùa tới giữa mùa mưa, đạt tới
cực đại vào tháng VIII (là tháng nhiều bão nhất ở vùng này) với lượng mưa trung bình
lên tới gần 350mm.
Sáu tháng còn lại, từ tháng XI đến tháng IV, thuộc về mùa ít mưa. Những tháng đầu
mùa đông là thời kỳ ít mưa nhất. Mỗi tháng trung bình chỉ quan sát được 6 - 8 ngày
mưa nhỏ. Tháng có lượng mưa cực tiểu là tháng I, với lượng mưa từ 20mm - 25mm và
6 - 8 ngày mưa. Nửa cuối mùa đông là thời kỳ mưa phùn ẩm ướt. Tuy lượng mưa tăng
không nhiều so với đầu mùa đông nhưng số ngày mưa thì nhiều hơn rõ rệt (10 - 15
ngày mỗi tháng).
Bảng 1. Đặc trưng của chế độ mưa
Đặc trưng Trị số
Lượng mưa trung bình năm (mm) 1.808
Lượng mưa trung bình tháng lớn nhất (mm) 348,6
Lượng mưa trung bình tháng nhỏ nhất (mm) 25,4
Số ngày mưa trung bình 153

3.4.4. Độ ẩm, nắng


Khu vực dự án có độ ẩm trung bình năm là 85%. Thời kỳ ẩm ướt nhất là các tháng II,
III, IV, là các tháng mưa phùn, độ ẩm trung bình đạt tới 90%. Thời kỳ khô nhất là
những tháng đầu mùa đông (tháng XI, XII) có độ ẩm trung bình thấp hơn 80%.
Tổng số giờ nắng trung bình năm lớn hơn 1600 giờ nắng. Nói chung, suốt mùa hạ đều
nắng nhiều, mỗi tháng có trên 160 giờ nắng. Tháng nhiều nắng nhất là tháng VII với
tổng số giờ nắng trung bình vào khoảng 190 giờ.
3.4.5. Gió
Về mùa đông (từ tháng XI đến tháng III), gió thường thổi tập trung theo hai hướng:
hướng Đông Bắc hay hướng Bắc tốc độ gió trung bình từ 3,9  4,4 m/s. Mùa hạ (từ
tháng IV đến tháng X) gió thường thổi theo hướng Đông Nam hoặc hướng Nam, tốc
độ gió trung bình đạt 4  5 m/s.
Tốc độ gió trung bình năm khoảng 3,7m/s, tốc độ gió mạnh nhất xảy ra vào mùa hạ,
khi có dông và bão. Tốc độ gió có thể đạt tới trên 40m/s trong bão. Mùa đông, khi có
gió mùa tràn về, gió giật cũng có thể đạt tới 20m/s.
Hải Phòng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng nhiều của bão và áp thấp nhiệt đới.
Hàng năm Hải Phòng chịu ảnh hưởng của 30% tổng số các cơn bão đổ bộ vào nước ta.
Bão thường xuất hiện vào tháng 7 (28%), tháng 8 (21%) và tháng 9 (29%). Trong khi
bão xảy ra thường có gió xoáy, giật mạnh kèm theo mưa lớn làm ảnh hưởng tới sản
xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, các công trình đê điều, các đường dây tải điện,
thông tin liên lạc và gây ách tắc giao thông.

3.5. Điều kiện thủy văn


3.5.1. Đặc điểm thủy văn khu vực
Hải Phòng có mạng lưới sông ngòi dày đặc, mật độ trung bình từ 0,6 – 0,8km/km 2.
Sông ngòi Hải Phòng đều là các chi lưu của sông Thái Bình đổ ra vịnh Bắc Bộ. Hải
Phòng có 16 sông chính toả rộng khắp địa bàn thành phố với tổng độ dài trên 300km,
bao gồm sông Thái Bình, sông Lạch Tray, sông Cấm, sông Đa Độ, sông Bạch Đằng…
Chế độ thủy văn của sông ngòi Hải Phòng khá phức tạp, vừa chịu ảnh hưởng của chế
độ thuỷ văn sông (lũ từ thượng nguồn), vừa chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thuỷ
văn biển mà đặc trưng là chế độ thuỷ triều.
3.5.2. Điều kiện thủy văn sông Lạch Tray và khu vực dự kiến xây dựng cầu
Sông Lạch Tray là một nhánh phân lưu của sông Văn Úc, có chiều dài khoảng 45km,
chảy theo hướng chủ yếu là Tây Bắc - Đông Nam với độ uốn khúc 1,44 và đổ ra biển
tại ngã ba Tràng Cát. Độ sâu trung bình của sông Lạch Tray khoảng 4,5 đến 5m, chiều
rộng từ 100 đến 120m. Hai bờ sông có bãi cao tương đối rộng và có đê phòng hộ. Sông
chính Văn Úc là sông trẻ đang phát triển, sau khi nhận nước từ sông Thái Bình chuyển
sang qua sông Gùa và sông Mía, sông Văn Úc ngày càng mở rộng lấn át cả sông Thái
Bình. Gần đây nước sông Luộc cũng qua sông Mới để tập trung vào sông Văn Úc càng
tăng thêm năng lực mở rộng cửa Văn Úc. Cửa sông chính càng mở rộng các phân lưu
càng kém phát triển vì lưu lượng tập trung cả về dòng chính. Sông Lạch Tray là phân
lưu của sông Văn Úc nên lưu lượng về sông Lạch Tray cũng vì thế mà ít đi so với
trước đây.
Chế độ thuỷ văn sông Lạch Tray khá phức tạp, vừa chịu ảnh hưởng do mưa gây lũ từ
thượng nguồn, vừa chịu ảnh hưởng của thuỷ triều từ biển vào. Hàng năm có thể phân
dòng chảy trong sông ra hai thời kỳ tương đối rõ rệt là mùa lũ và mùa cạn, phù hợp với
hai thời kỳ mưa nhiều và ít mưa. Mùa lũ thường bắt đầu từ tháng VI đến tháng XI,
đỉnh lũ cao nhất trong năm thường xuất hiện vào tháng VII và tháng VIII. Các tháng
còn lại trong năm là mùa cạn, trong đó tháng có mực nước cạn nhất thường là tháng I.
Thống kê số liệu mực nước cao nhất và thấp nhất thực đo của trạm Kiến An từ năm
1961 đến năm 2003 (43 năm) trong bảng sau đây cho thấy điều đó.
Đoạn sông tại khu vực cầu nằm gần biển nên dòng chảy trong sông mang nhiều tính
chất của sông vùng triều. Trong đó điển hình nhất là biên độ dao động mực nước đỉnh
lũ hàng năm chỉ ở mức độ nhỏ, thường nhỏ hơn 1,50m. Sự duy trì đỉnh lũ thường từ
vài giờ đến nửa ngày tuỳ thuộc vào sự dâng rút của thuỷ triều.

Bảng 2. Tần suất xuất hiện lũ trên sông Lạch Tray, trạm Kiến An
Số lần có đỉnh lũ Tần suất
Tháng cao nhất trong xuất hiện
năm (%)
V 1 2,33
VI 3 6,98
VII 15 34,88
VIII 9 20,93
IX 1 2,33
X 5 11,63
XI 4 9,30
XII 5 11,63
Tổng cộng 43 100

3.5.3. Thủy triều


Chế độ thuỷ triều trên sông Lạch Tray thuộc chế độ nhật triều thuần nhất xảy ra với
hầu hết số ngày trong tháng (trên dưới 25 ngày). Mỗi ngày có một lần nước lớn và một
lần nước ròng. Biên độ thuỷ triều khu vực Hải Phòng thuộc loại lớn nhất nước ta,
trung bình từ 3m đến 4m vào thời kỳ nước cường với mực nước lên xuống nhanh, có
thể lên tới 0,5m/h; vào kỳ nước kém, mực nước lên xuống ít, có lúc gần như đứng.
3.5.4. Tần suất thiết kế
- Tần suất thiết kế đường : P = 2% (chu kỳ 50 năm)
- Tần suất thiết kế cầu: P = 1% (chu kỳ 100 năm)
3.5.5. Mực nước thiết kế
Cách vị trí xây dựng cầu Niệm 2 khoảng 5km về phía thượng lưu có trạm Thuỷ văn
Kiến An (kinh độ 106o37’18” Đông; vĩ độ 20o49’06” Bắc) đo đạc mực nước từ năm
1961 đến nay.
Do ảnh hưởng của thuỷ triều từ biển vào nên sự chênh lệch mực nước đỉnh lũ trên
chiều dài sông từ trạm Kiến An đến vị trí cầu không đáng kể nên mực nước đỉnh lũ lớn
nhất tại cầu Niệm 2 có thể lấy giá trị tương tự như trạm thủy văn Kiến An. Sau khi
nghiên cứu, phân tích các tài liệu liên quan, mực nước đỉnh lũ lớn nhất tại cầu Niệm 2
được kiến nghị như sau:
- Mực nước H1% = 2,85 m
- Mực nước thông thuyền H5% = 2,10 m (không tính đến nước dâng do bão)
Mực nước thiết kế đường đầu cầu được xác định theo tình trạng ngập lụt nội đồng.
Tuy nhiên bờ phía Lê Chân hiện đang san nền và sẽ xây dựng khu đô thị mới Hồ Sen -
Cầu Rào 2. Do vậy mực nước ngập hoàn toàn phụ thuộc vào chế độ tiêu thoát nước
cưỡng bức của khu đô thị. Cao độ san nền quy hoạch của khu đô thị tại khu vực có liên
quan là 2,35m . Bờ phía Kiến An hiện tại là khu vực dân cư xen lẫn cánh đồng và hồ
ao. Trong tương lai cũng sẽ phát triển đô thị cao độ thiết kế xác định tương đương cao
độ san nền bờ phía Lê Chân.
4. QUY MÔ VÀ TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT

4.1. Quy trình quy phạm áp dụng


- Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 104:2007 ”Đường đô thị - Yêu cầu
thiết kế”;
- Tiêu chuẩn thiết kế cầu 22TCN 272-05;
- Quy trình khảo sát, thiết kế nền đường ôtô đắp trên đất yếu 22TCN 262-2000;
- Quy trình thiết kế áo đường mềm 22TCN 211-06 ;
- Tiêu chuẩn thiết kế mạng lưới thoát nước 22 TCN 51-84 ;
- Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng đường, đường phố và quảng trường TCXDVN
295:2001;
- Tiêu chuẩn thiết kế công trình chịu động đất TCXDVN 375-2006;
- Tiêu chuẩn tải trọng và tác động TCVN 2737-1995;
- Điều lệ báo hiệu đường bộ 22TCN 237- 01.

4.2. Cấp hạng công trình


4.2.1. Cấp đường
Theo các các quy hoạch quận Lê Chân, quận Kiến An và khu đô thị mới Hồ Sen – Cầu
Rào 2, cầu Niệm 2 và đường đầu cầu nằm trên trục chính đô thị, do đó đề xuất sử dụng
tiêu chuẩn đường phố chính, cấp tốc độ 60km/h theo TCXDVN 140:2007.
Đối với công trình cầu: Cầu Niệm 2 nằm trên đường phố chính, được thiết kế là cầu
vĩnh cửu, hoạt tải thiết kế HL-93.
4.2.2. Tĩnh không thông thuyền cầu Niệm 2
Xây dựng cầu Niệm 2 với tĩnh không thông thuyền BxH=(50x7)m, mực nước thông
thuyền là H5%. Tĩnh không này cũng đã được Cục Đường sông Việt Nam thống nhất
tại văn bản số 871/CĐS-QLĐS ngày 08/10/2007.
4.2.3. Tiêu chuẩn thiết kế chủ yếu
Từ cấp hạng công trình xác định ở trên, các tiêu chuẩn thiết kế chủ yếu sẽ được áp
dụng là:

Bảng 3. Các tiêu chuẩn thiết kế


Hạng mục Đơn vị Trị số
A. Tốc độ thiết kế km/h 60
B. Bình diện tuyến
- Độ dốc siêu cao lớn nhất % 4
- Bán kính cong nằm tối thiểu m 125
- Chiều dài tầm nhìn trước chướng ngại vật cố định m 75
- Chiều dài tầm nhìn thấy xe ngược chiều m 150
C. Mặt cắt dọc tuyến
- Độ dốc dọc lớn nhất % 5.0
- Bán kính đường cong đứng lồi nhỏ nhất m 2000
- Bán kính đường cong đứng lõm nhỏ nhất m 1500
- Chiều dài tối thiểu của đường cong đứng. m 50
D. Các yếu tố mặt cắt ngang
- Chiều rộng làn cơ giới (1 làn) m 3.75
- Chiều rộng làn xe máy (1 làn) m 3.5
- Chiều rộng làn hỗn hợp (1 làn) m 4.5
- Chiều rộng làn xe thô sơ m 1.5
- Chiều rộng dải an toàn (dải mép) m 0.5
- Độ dốc ngang mặt đường thông thường % 2.0
E. Kết cấu mặt đường
- Môđun đàn hồi yêu cầu MPa 190
F. Kết cấu công trình
- Tần suất thiết kế 1%
- Yêu cầu thông thuyến Sông cấp III
- Mực nước thông thuyền H5%
- Hoạt tải HL-93
- Các tải trọng khác theo 22TCN 272-05

4.3. Mặt cắt ngang cầu và đường


4.3.1. Mặt cắt ngang tuyến theo quy hoạch
Tổng chiều rộng mặt cắt ngang theo quy hoạch của quận Lê Chân và Kiến An là
50,5m. Theo các quy hoạch trên, cơ cấu mặt cắt ngang tuyến qua cầu Niệm 2 như sau:
- 6 làn xe cơ giới: 6x3,75m = 22,5m
- 2 làn xe thô sơ: 2x3,00m = 6,00m
- Dải phân cách giữa: 3,00m
- Dải phân cách giữa làn xe cơ giới và làn xe thô sơ: 2x2,00m = 4,00m
- Vỉa hè hai bên: 2x7,50= 15,00m

7.50 3.00 2.00 11.25 3.00 11.25 2.00 3.00 7.50

50.50

Hình 1. Mặt cắt ngang quy hoạch

4.3.2. Mặt cắt ngang tuyến đề xuất


Từ mặt cắt ngang quy hoạch nêu trên, căn cứ các quy định đối với đường phố chính,
tốc độ thiết kế 60km/h, đồng thời có tham khảo thực tế xây dựng các công trình đường
trong đô thị tại Hải Phòng, Cơ quan tư vấn đề xuất cơ cấu mặt cắt ngang tuyến và cầu
có tổng chiều rộng mặt cắt ngang là 55,5m, phân bổ như sau:
- 4 làn xe cơ giới: 4x3,75m = 15,00m
- 2 làn xe tổng hợp đô thị: 2x3,50m = 7,00m
- 6 dải an toàn: 6x0,50m = 3,00m
- 2 làn xe thô sơ: 2x2,00m = 4,00m
- Dải phân cách giữa: 3,00m
- Dải phân cách giữa làn xe cơ giới và làn tổng hợp: 2x1,75m = 3,50m
- Vỉa hè hai bên: 2x10,00= 20,00m

l µn t æn g hî p dpc 2 l µn xe c ¬ g ií i d ¶i ph ©n c ¸ c h 2 l µn xe c ¬ g ií i d pc l µn t æn g hî p
vØa h Ì vØa hÌ

0.50 0.50 0.50 0.50 0.50 0.50


10.00 2.00 3.50 1.75 7.50 3.00 7.50 1.75 3.50 2.00 10.00

55.50

Hình 2. Mặt cắt ngang tuyến đề xuất

Mặt cắt ngang trên có thay đổi so với mặt cắt mặt cắt ngang quy hoạch ở các điểm
sau :
- Chiều rộng tăng lên thêm 5,0m do mở rộng vỉa hè mỗi bên từ 7,5m lên 10,0m
nhằm tạo độ lùi cho các công trình xây dựng trong đô thị, tăng tính thông thoáng
của tuyến đường để tạo cảnh quan, đồng thời vỉa hè rộng hơn cũng thuận lợi hơn
cho việc bố trí các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị như hào kỹ thuật, hệ thống
thoát nước mưa, thoát nước bẩn,...
- Bố trí lại các làn xe trên mặt cắt ngang: mỗi bên chỉ bố trí 02 làn xe thay cho 03
làn xe cơ giới như quy hoạch, các làn xe này sẽ chỉ dành riêng cho ô tô; Tăng
chiều rộng làn tổng hợp đô thị từ 3,0m lên 5,5m để dùng cho các loại xe hai bánh,
bao gồm cả xe máy. Với tổ chức như vậy sẽ tách riêng các loại phương tiện có tính
chất khác nhau nhằm tăng tính thuận tiện và an toàn giao thông.
4.3.3. Mặt cắt ngang cầu và tường chắn
Trong phạm vi tường chắn đầu cầu và cầu Niệm 2, đề xuất mặt cắt ngang trên cầu và
tường chắn như sau:
- 4 làn xe cơ giới: 4x3,75m = 15,00m
- 2 làn xe tổng hợp đô thị (bao gồm cả xe thô sơ): 2x4,50m = 9,00m
- Dải phân cách giữa: 3,00m
- Dải an toàn cạnh phân cách giữa: 2x0,50 = 1,00m
- Vỉa hè trên cầu: 2x2,00= 4,00m

15000 2000 15000

2000 4500 7500 500 500 7500 4500 2000

500 500

Hình 3. Mặt cắt ngang cầu

Bên cạnh tường chắn bố trí đường gom hai bên với cơ cấu mặt cắt ngang như sau:
- 2 làn xe tổng hợp đô thị (bao gồm cả xe thô sơ): 2x5,50m = 11,00m
- Giải phân cách sát tường chắn : 2x1.00m = 2.00m
- Vỉa hè trên đường gom: 2x5,25= 10,50m
l µn t æng hî p 2 l µn xe c ¬ g ií i 2 l µn xe c ¬ g ií i l µn t æng hî p

1.00 32.00 1.00

Hình 4. Mặt cắt ngang đoạn có tường chắn

4.3.4. Mặt cắt ngang giai đoạn 1


Trong giai đoạn trước mắt, do kinh phí xây dựng hạn chế, kiến nghị xem xét phân kỳ
đầu tư xây dựng cầu Niệm 2 và tuyến đường 2 đầu cầu như sau :
- Xây dựng 01 cầu, chiều rộng đến mép ngoài lan can B=15m.
- Xây dựng đường đầu cầu với quy mô mặt cắt được thể hiện trong các hình dưới
đây.

vØa hÌ
c hØg ií i c hØg ií i
.5 1:1
®¦ ê ng ®á 1:1 .5 g pmb g ®1 ®¦ ê ng ®á

3.00 7.00 3.50 3.75 1.75 3.75 3.50

10.00 16.25 3.00 4.55

g p mb g ia i ®o ¹ n 1, b =33.80 g p mb g ia i ®o ¹ n 2

55.50

Hình 5. Mặt cắt ngang tuyến giai đoạn 1


15000 1000

250 1750 2750 3500 3500 2750 500

Hình 6. Mặt cắt ngang cầu giai đoạn 1

t im ho µn t hiÖn

3.50 2.75

c hØg ií i c hØg ií i
®¦ ê ng ®á ®¦ ê ng ®á

Hình 7. Mặt cắt ngang đoạn có tường chắn giai đoạn 1 phía - Lê Chân

t im ho µn t hiÖn

3.50 2.75

c hØg ií i
.5 ®¦ ê n g ®á
1:1

®¦ ê ng ®á
c hØg ií i

Hình 8. Mặt cắt ngang đoạn có tường chắn giai đoạn 1 - phía Kiến An

5. THIẾT KẾ TUYẾN VÀ NÚT GIAO

5.1. Thiết kế bình diện tuyến


5.1.1. Bình diện và các phương án tuyến
Trên kết quả nghiên cứu tổng thể mạng lưới giao thông hiện trạng cũng như mạng lưới
giao thông theo quy hoạch và các dự án có liên quan trong khu vực nghiên cứu,
phương án hướng tuyến cầu Niệm 2 được đề xuất như sau:
Phương án 1: cầu vượt sông tại khúc sông cong, tuyến đi theo quy hoạch chi tiết
quận Lê Chân và quận Kiến An.
Bắt đầu từ điểm số 6 trong quy hoạch chi tiết quận Lê Chân (điểm số 13 trong quy
hoạch chi tiết khu đô thị Hồ Sen – Cầu Rào), tuyến rẽ trái theo đúng quy hoạch quận
Lê Chân, vượt sông Lạch Tray ở đoạn sông cong. Sau khi vượt sông, tuyến nối vào nút
giao đường Vành đai 3 thành phố Hải Phòng và đường quy hoạch ở phía quận Kiến
An theo đúng quy hoạch chi tiết quận Kiến An. Trong giai đoạn trước mắt, khi quy
hoạch đường Vành đai 3 chưa được triển khai, nối tuyến về đường Trường Chinh theo
đúng quy hoạch đường Vành đai 3.
Chiều dài cầu dự kiến: 545m.
Chiều dài toàn tuyến dự kiến: ~ 2,5km.
Phương án 2: cầu vượt sông tại đoạn thẳng thượng lưu khúc sông cong, vị trí cầu
cách phương án vị trí 1: 180m (về phía thượng lưu).
Bắt đầu từ điểm số 6 trong quy hoạch chi tiết quận Lê Chân (điểm số 13 trong quy
hoạch chi tiết khu đô thị Hồ Sen – Cầu Rào), tuyến không rẽ trái mà tiếp tục đi theo
cánh tuyến thẳng của đường Ngô Gia Tự kéo dài trong quy hoạch quận Lê Chân, vượt
sông Lạch Tray ở đoạn kết thúc của khúc sông cong. Sau khi vượt sông, tuyến rẽ phải
để nối vào đường Vành đai 3 thành phố Hải Phòng và kết thúc ở nút giao với đường
Trường Chinh.
Chiều dài cầu dự kiến: 545m.
Chiều dài toàn tuyến dự kiến: ~ 2,1km.

Bảng 4. Kết quả thiết kế bình diện tuyến


STT Các yếu tố kỹ thuật Đơn vị Phương án 1 Phương án 2
1 Tổng số đường cong đcong 1 2
2 R = 50 - - 1
3 R = 400 - - 1
4 1000<R≤4000 - 1 -

5.1.2. So sánh lựa chọn phương án tuyến


Phương án 2 tuy có nhược điểm là không hoàn toàn trùng khớp với quy hoạch chi tiết
hai quận Lê Chân và Kiến An, nhưng lại có các ưu điểm so với phương án 1 như sau:
- Vượt sông ở đoạn thẳng, dòng chủ ít có khả năng thay đổi.
- Giao cắt với đường quy hoạch phía Kiến An thuận lợi, dễ dàng tổ chức và đảm
bảo an toàn giao thông trong giai đoạn trước mắt cũng như trong tương lai. Khi
mạng lưới đường theo quy hoạch hình thành, theo phương án 1, việc tồn tại một
nút giao ngã tư ngay dưới chân cầu sẽ rất mất an toàn giao thông.
- Chiều dài toàn tuyến ngắn hơn phương án 1, bớt được một cầu trung, do đó giá
thành xây dựng trong giai đoạn 1 sẽ giảm hơn.
Phương án tuyến 2 cũng đã được các cơ quan chức năng của Ủy ban nhân dân
thành phố Hải Phòng như Sở Xây dựng (tại văn bản số 247/CV-SXD ngày
19/03/2007), Viện Quy hoạch (tại văn bản số 61/CV-VQH ngày 07/02/2007) xem
xét và thống nhất lựa chọn.

5.2. Thiết kế mặt cắt ngang


Thiết kế mặt cắt ngang phù hợp với quy mô như đã nêu ở mục 4.

5.3. Thiết kế mặt cắt dọc


5.3.1. Xác định cao độ khống chế trắc dọc
- Đoạn đường dẫn đầu cầu Niệm 2 phía Lê Chân: theo quy hoạch chi tiết quận Lê
Chân đã được phê duyệt bằng Quyết định số 2391/QĐ-UB ngày 22/12/2998 của
UBND Thành phố Hải phòng và quy hoạch chi tiết cải tạo và xây dựng khu đô thị
mới Hồ Sen - Cầu Rào II đã được UBND thành phố Hải Phòng phê duyệt tại quyết
định số 2776/QĐ-UB ngày 12/11/2002, cao độ qui hoạch cho khu vực đầu cầu
Niệm 2 đoạn nằm trong khu đô thị Hồ Sen – Cầu Rào II là 4,25m (tương đương
với cao độ nhà nước là 2,35m) - ứng với cao độ vỉa hè của đường.
- Đoạn đường dẫn đầu cầu Niệm 2 phía Kiến An: cao độ đường thiết kế được khống
chế bởi cao độ mực nước thiết kế tần suất 2% và mực nước ngập thường xuyên.

5.3.2. Kết quả thiết kế mặt cắt dọc


Bảng 5. Kết quả thiết kế mặt cắt dọc
STT Các chỉ tiêu Đơn vị Giai đoạn 1
1 i = 0% m 0,0
2 0%< i ≤2,5% m 1443,15
3 2,5%< i<4% m 0,0
4 i = 4% m 629,85
Tổng chiều dài dốc dọc m 2073,00

5.4. Thiết kế nền đường, mặt đường


5.4.1. Thiết kế nền đường
Dựa vào điều kiện địa chất công trình dọc tuyến, bề dầy, phạm vi phân bố các lớp đất
yếu, kết hợp với chiều cao nền đắp để lựa chọn các mặt cắt tính toán có tính đại diện
cho từng đoạn nền đường, các biện pháp xử lý đề xuất bao gồm:
- Giếng cát: áp dụng với chiều cao đắp Hđ4,0m.
- Bấc thấm: áp dụng với chiều cao đắp Hđ<4,0m.
- Bấc thấm kết hợp gia tải: áp dụng xử lý bằng bấc thấm có chiều cao đắp H đ<3,0m.
Trong bước thiết kế tiếp theo, công tác lựa chọn phương án thiết kế xử lý nền đất
yếu cụ thể sẽ được tiếp tục nghiên cứu chi tiết.
- Kết quả tính toán khi chưa xử lý nền đường: Tổng độ lún tại tim đường S=0,35-
1,52m;
- Kết quả dự kiến phương án xử lý như sau:
+ Xử lý bằng bấc thấm: Bố trí theo mạng hình vuông, khoảng cách 1,2  1,4m,
chiều sâu xử lý L=14  16m.
Bảng 6. Thống kê xử lý đất yếu bằng bấc thấm
STT Lý trình Cự ly (m) Chú thích
1 Km0+220  Km0+378 158,0 PVD 1,2x1,2; L=15; gia tải 0.5m
2 Km1+120  Km1+240 120,0 PVD 1,2x1,2; L=16
3 Km1+240  Km1+450 210,0 PVD 1,4x1,4; L=14; gia tải 0.7m
4 Km1+450  Km1+680 230,0 PVD 1,2x1,2; L=14; gia tải 0.5m
5 Km1+680  Km1+820 140,0 PVD 1,2x1,2; L=16
6 Km1+820  Km1+920 100,0 PVD 1,2x1,2; L=14; gia tải 0.5m
7 Km1+920  Km1+980 60,0 PVD 1,2x1,2; L=16
8 Km1+980  Km2+140 160,0 PVD 1,2x1,2; L=14; gia tải 0.5m
9 Km2+140  Km2+240 100,0 PVD 1,2x1,2; L=16
+ Xử lý bằng giếng cát: Đường kính 40cm; bố trí theo mạng hình vuông khoảng
cách 1,6 1,8m; chiều sâu tính từ mặt đất tự nhiên 25,0m;
Bảng 7. Thống kê xử lý đất yếu bằng giếng cát
STT Lý trình Cự ly (m) Chú thích
1 Km0+378  Km0+428 50,0 SD 1,6x1,6; L=25
2 Km1+030  Km1+120 90,0 SD 1,8x1,8; L=25
+ Chiều dày cát đệm: 0,6m;
+ Dùng vải địa kỹ thuật không dệt cường độ chịu kéo 12kN/m rải ở cao độ đào
đất không thích hợp và bọc taluy lớp cát đệm (có gấp mép 2,0m ở đỉnh và đáy
lớp cát đệm) để làm tầng lọc ngược;
+ Chiều dày gia tải K90: 0,5  0,7m;
+ Thi công đắp theo 1 giai đoạn, khống chế tiến trình đắp 10cm/ngày;
+ Phạm vi móng cống được xử lý và đắp gia tải như nền đắp thông thường;

5.4.2. Thiết kế mặt đường tuyến hai đầu cầu


Kết cấu áo đường thiết kế theo tiêu chuẩn 22 TCN 211-06: Đối với đường phố chính
cấp I lựa chọn Ey/c ≥ 190 MPa.
Kết cấu mặt đường kiến nghị như sau:
- Lớp Bê tông nhựa hạt mịn : 5cm.
- Lớp Bê tông nhựa hạt trung : 7cm.
- Lớp CPĐD loại 1 : 25cm.
- Lớp CPĐD loại 2 : 35cm.
- Lớp đỉnh nền Ey/c ≥ 40 MPa.
5.4.3. Thiết kế mặt đường gom
Mặt đường gom được thiết kế với Mô đun đàn hồi Ey/c≥120 Mpa :
- Bê tông nhựa hạt mịn dày 5cm;
- Bê tông nhựa hạt trung dày 7 cm;
- Cấp phối đá dăm loại 1 dày 20 cm;
- Cấp phối đá dăm loại 2 dày 20 cm.

5.5. Thiết kế nút giao


a. Thiết kế nút giao với đường Trường Chinh
Nút giao giữa đường dẫn lên cầu Niệm 2 và đường Trường Chinh nằm tại Km2+293
(lý trình của dự án). Để đáp ứng được lưu lượng xe thông qua nút và hạn chế giải
phóng mặt bằng (hạn chế phá dỡ nhà cửa) trong khu vực, nút giao này được thiết kế là
nút có đèn điều khiển, cụ thể như sau:
- Lý trình tim nút giao: km2+293, theo lý trình Dự án cầu Niệm 2;
- Góc giao: 78o49’40”;
- Số nhánh vào nút: 03 nhánh;
- Số làn xe trong nút: mở rộng các đường dẫn vào nút thêm 1 làn xe so với số làn xe
trên đường để làm chỗ dừng đỗ xe cho các làn rẽ;
 Tính toán chu kỳ đèn điều khiển cho nút giao:
Sử dụng phương pháp tính toán năng lực thông hành của nút giao theo Sổ tay tính toán
năng lực thông hành đường bộ Mỹ (HCM 2000), Các thông số đầu vào và kết quả tính
toán kiểm tra năng lực thông hành của nút giao được thống kê trong các bảng sau:
Bảng 8. Lưu lượng xe dự báo qua nút năm tính toán (2020):
Hướng Niệm 2 – Niệm 2 Quán Quán Niệm 1 Niệm 1
Niệm 1 – Trữ – Trữ – – Quán – Niệm
Quán Niệm 1 Niệm 2 Trữ 2
Trữ
Lưu lượng,
PCU/nđ 7935 21455 13564 21455 13564 7935
Lưu lượng TT,
PCU/h 873 2360 1492 2360 1492 873
Bảng 9. Trị số dòng bão hòa qua nút và chỉ số mức độ phục vụ của nút ứng với chu
kỳ đèn thiết kế
Hướng Niệm 2 vào Hướng Quán Trữ vào
Hướng Niệm 1 vào nút
nút nút
PH TH TR PH TH TR PH TH TR
Pha 2          
      Pha 1
Số làn xe 1,5   3 2 2     2 2
Suất dòng bão hòa 2301   4603 3069 3430     3430 2527
Tổng thời gian xanh, s 61   61 112 51     51 51
Thời gian chu kỳ, s 120
NLTH tối đa của nhóm làn,
2324   2324 3793 1469     1469 1469
PCU/h
1,01 1,01 1,01 1,015
Hệ số pha   1,015     1,015
5 5 5 5
Hệ số dòng tới hạn của nhóm 0,51 0,51 0,34 0,345
  0,345     0,345
làn 3 3 5 5
Hệ số dòng tới hạn của chu kỳ 1,651
Thời gian chờ do ĐKĐB 29,70 34,30
Thời gian chờ tăng thêm do ảnh
22,48 27,22
hưởng hàng chờ
Tổng thời gian chờ 52,18 61,52
Mức độ phục vụ E E

Như vậy nút đảm bảo khả năng thông hành với chu kỳ đèn 120 giây bao gồm 2 pha:
pha 1 có thời gian xanh 51 giây, pha 2 có thời gian xanh là 61 giây.
 Thiết kế thoát nước cho nút giao: nước mưa được thu về các ga thu và rãnh thu
nước mưa để dẫn vào hệ thống cống dọc.
b. Các giao cắt khác
Giao cắt giữa đường dẫn lên cầu Niệm 2 với các đường hiện có trong khu vực được
thực hiện bằng cách vuốt nối mặt cắt ngang và vuốt nối kết cấu mặt đường.

5.6. Thiết kế an toàn giao thông


Thiết kế đầy đủ hệ thống vạch sơn, biển báo theo điều lệ báo hiệu đường bộ 22TCN
273 – 01 để hướng dẫn tổ chức giao thông trên đường.

5.7. Giải pháp thiết kế thoát nước


Hệ thống thoát nước mưa dọc tuyến đường đầu cầu Niệm 2 bao gồm các thành phần
sau:
- Hệ thống hố ga thu nước mặt được bố trí bên trái tuyến, do mặt đường giai đoạn 1
dốc 1 mái về phía hè trái. Khoảng cách giữa các ga thu nước mặt khoảng 30m ;
- Hệ thống cống dọc gom nước mưa D50 nối các ga thu nước mưa;
- Hệ thống cống dọc D1500 dài 274m chảy theo hướng từ đầu tới cuối tuyến đổ về
cửa xả Km1+414
- Hệ thống cống dọc BxH=2,50x2,50m dài 1.058m chảy theo hướng từ cuối tuyến
về đầu tuyến cũng đổ về cửa xả Km1+414 nêu trên.
- Cửa xả khẩu độ 2*(BxH) = 2*(2,5x2,5) tại Km1+414
Toàn bộ nước mưa trên mặt đường được thu gom và chảy về vị trí cửa xả nêu trên.
Trên hệ thống cống dọc có bố trí các cửa thu tại các vị trí mương tiêu hiện tại.

5.8. Thiết kế các hạng mục khác


- Vỉa hè: được thiết kế lát gạch bê tông 30x30cm dày 5cm, mép trong hè được giữ
bằng bó vỉa vát loại A. Độ dốc ngang của vỉa hè là 2.0%.
- Tấm đan rãnh: là các tấm bê tông đúc sẵn, có kích thước là 0.5x0.3x0.06. Các tấm
này được lát với độ dốc ngang 6%, dốc về phía vỉa hè để tạo thành rãnh gom nước
mưa trước khi dẫn nước mưa đổ vào các cửa ga thu.
- Thiết kế chiếu sáng: do đây là tuyến đường phố chính đô thị nên thiết kế chiếu
sáng trên toàn tuyến, cột đèn bố trí so le dọc 2 bên đường với khoảng cách trung
bình 30m/cột.
- Thiết kế cây xanh: Trên vỉa vè trái tuyến đường đầu cầu bố trí trồng cây bóng mát
và phía lề đường bên phải tuyến trồng cây thấp.
- Đường đê dưới cầu phía Kiến An do đảm bảo tĩnh không BxH=(6x4.5)m nên chỉ
tăng cường mặt đê bằng bê tông dày 20cm. Chiều dài tăng cường mặt đê là 90m.
- Đường đê dưới cầu phía Lê Chân do không đảm bảo chiều cao tĩnh không 4.5m
nên bố trí đường tránh sát cơ đê phía đồng với bề rộng mặt đường là 6m. Mặt
đường bê tông dày 20cm. Chiều dài đường tránh là 129,3m.
6. THIẾT KẾ CẦU VÀ CÔNG TRÌNH

6.1. Lựa chọn chiều dài nhịp chính cầu Niệm 2


6.1.1. Thỏa mãn trong quá trình thi công
Trong trường hợp thi công đồng thời cả hai trụ cạnh nhau, tĩnh ngang tối thiểu đảm
bảo an toàn cho các phương tiện vận tải thủy thì ngoài yêu cầu B 0=50m còn phải xét
thêm các kích thước chiếm chỗ của hệ thống thiết bị, phương tiện nổi xung quanh trụ:
- Bề rộng xà lan 200-400 tấn áp phía ngoài khung vây: B1=9m.
- Bề rộng khung vây thi công móng, thông thường rộng hơn bệ móng tối thiểu
2x1.5m. Bề rộng bệ móng dự kiến đối với nhịp có khẩu độ >100m thường lớn hơn
15m (trên phương dọc cầu B2).
- Do vậy khẩu độ nhịp cần thiết tối thiểu được xác định như sau:
B = B0 + 2*B1 +2*(1.5 + B2/2) = 50 + 2*9 + 2*(1.5 + 15/2) = 86m
6.1.2. Thoả mãn trong khi đang khai thác
Ngoài việc thoả mãn tĩnh không ngang L>50m theo qui định đối với sông thông
thuyền cấp III, theo Tiêu chuẩn thiết kế cầu 22TCN272-05 thì cần xem xét thêm một
số vấn đề như: khẩu độ nhịp thông thuyền nên lấy lớn hơn chiều dài đoàn tầu trên 2
lần hoặc khoảng cách từ tim trụ đến mép luồng thông thuyền nên lớn hơn bề rộng trụ
(tại bệ trụ sẽ có kích thước lớn nhất) trên 2 lần, sẽ giảm đáng kể nguy cơ va tầu.
- Tình huống thứ nhất khi chiều dài đoàn tầu tự hành l=38m (hoặc xà lan L=41m)
tĩnh không tối ưu bằng 2x34m=68m (hoặc 2x41m=82m) (*)
- Tình huống thứ hai khi chọn khẩu độ nhịp >100m khoảng tĩnh không từ mép
luồng thông thuyền đến tim trụ bằng (100m-60m)/2=20m >Bbệ trụ.
(*) Theo tiêu chuẩn thiết kế cầu 22TCN 272-05, qui mô đoàn tầu trên sông thông
thuyền cấp III như sau:
+ Đối với tầu tự hành chiều dài đoàn tầu L=34m, bề rộng tầu B=6.6m
+ Đối với sà lan 400 tấn chiều dài L=41m, bề rộng B=11.2m

6.1.3. Tính đơn giản trong thi công kết cấu phần dưới
Cao độ đáy sông thay đổi từ -2.5m đến -6.5m, mực nước trung bình là H= +0.7m. Như
vậy chiều sâu nước khi thi công trụ tối thiểu là từ 3.5m đến 7m. Các trụ thi công trong
điều kiện nước sâu đồng thời có thông thuyền là rất khó khăn và chi phí cao. Vì vậy
cần thiết phải nghiên cứu chiều dài nhịp chính hợp lý, thỏa mãn các yêu cầu về thông
thuyền, đồng thời giảm chi phí xây dựng công trình.
Căn cứ kết quả khảo sát, khoảng cách giữa hai mép nước ứng với mực nước trung bình
là từ 110m-130m. Như vậy, với khẩu độ nhịp chính khoảng 120m chi phí xây dựng kết
cấu phần dưới sẽ thấp nhất do các trụ chính đều nằm sát mép nước, chi phí đảm bảo
giao thông thủy thấp do các phương tiện thi công không gây ảnh hưởng đến luồng
thông thuyền đồng thời chi phí xây dựng kết cấu phần trên ở mức chấp nhận được.

6.2. Mặt cắt ngang cầu Niệm 2


Mặt cắt ngang cầu Niệm 2 xây dựng trong giai đoạn 1 rộng 15m, bao gồm các thành
phần:
- 2 làn xe cơ giới: 2x3,50m = 7,00m
- 2 làn xe tổng hợp: 2x2,75m = 5,50m
- Vỉa hè trên cầu (1 phía - bao gồm cả lan can): 2,00m
- Lan can đường xe chạy (1 phía): 0,5m

6.3. Giải pháp thiết kế cầu chính


6.3.1. Các phương án kết cấu cầu chính
Trên cơ sở kết quả phân tích lựa chọn nhịp chính như trên, có thể xem xét các phương
án thiết kế sau:
- Phương án I: Cầu BTCT DƯL đúc hẫng cân bằng, chiều dài nhịp chính 120m.
- Phương án II: Cầu extradosed, chiều dài nhịp chính 130m.
- Phương án III: cầu vòm thép có dây treo, chiều dài nhịp 120m.
6.3.2. So sánh lựa chọn phương án kết cấu cầu chính
- Phương án I là phương án có giá thành xây dựng, duy tu, bảo dưỡng thấp nhất,
đồng thời đảm bảo các yêu cầu về giao thông đường thủy, tính thẩm mỹ kiến trúc
cũng đáp ứng được một số tiêu chí nhất định, phù hợp với cảnh quan khu vực. Đây
cũng là phương án thi công thuận lợi nhất do hầu hết các nhà thầu xây dựng cầu ở
Việt Nam đã thi công quen thuộc, do đó dễ dàng đảm bảo chất lượng và tiến độ thi
công.
- Phương án II là phương án có nhiều ưu điểm về tính thẩm mỹ kiến trúc, thi công
kết cấu phần dưới khá đơn giản do toàn bộ trụ nằm trên mực nước thường xuyên.
Tuy nhiên giá thành xây dựng, duy tu bảo dưỡng tương đối cao. Mặt khác, đây
cũng là loại hình kết cấu mới, ở Việt Nam chỉ có một số ít nhà thầu đã từng tham
gia thi công, do đó cần phải quản lý nghiêm ngặt mới có thể đảm bảo chất lượng.
- Phương án III là phương án có giá thành xây dựng, chi phí duy tu bảo dưỡng cao
nhất trong các phương án do toàn bộ kết cấu là thép và thép cường độ cao. Mức độ
phức tạp trong thi công kết cấu phần dưới tương đương phương án I nhưng thi
công kết cấu phần trên lại phức tạp hơn. Cũng như phương án II, đây cũng là loại
hình kết cấu mới, ở Việt Nam chỉ có một số ít nhà thầu đã từng tham gia thi công.
Từ những nhận xét nêu trên, kiến nghị sử dụng phương án I với kết cấu nhịp cầu
BTCT DƯL thi công đúc hẫng cân bằng, khẩu độ nhịp chính L=120m để xây dựng cầu
Niệm 2.

6.4. Lựa chọn kết cấu nhịp cầu dẫn


Từ thực tế các công trình cầu, có nhiều nhịp cầu dẫn đã xây dựng ở Việt Nam trong
thời gian qua, các phương án cầu dẫn có thể xem xét và lựa chọn như sau:
6.4.1. Phương án dầm I BTCT DƯL, khẩu độ L=33m, liên tục nhiệt
- Đặc điểm kết cấu nhịp: Dầm BTCT DƯL mặt cắt chữ I có chiều dài nhịp L = 33m,
chiều cao dầm 1,65m. Thi công bằng phương pháp căng sau, bản mặt cầu BTCT
đổ tại chỗ.
- Ưu điểm: Chế tạo dầm tại công trường rất thuận lợi, chi phí xây dựng thấp do số
nhịp ít, không phải xây dựng hệ thống bệ đúc dầm như dầm căng trước. Trọng
lượng cẩu lắp nhẹ, lao lắp đơn giản, các nhà thầu đã thi công nhiều công trình
tương tự. Mặt cầu tương đối êm thuận do đã sử dụng bản liên tục nhiệt.
- Nhược điểm: Tính thẩm mỹ không tốt bằng các phương án dầm khác nhưng ở mức
có thể chấp nhận được.
6.4.2. Phương án dầm Super T BTCT DƯL, L = 40m, liên tục nhiệt.
- Đặc điểm kết cấu nhịp: Dầm Super T có chiều dài nhịp L = 40m, chiều cao dầm
1,75m. Thi công bằng phương pháp căng trước, bản mặt BTCT cầu đổ tại chỗ.
- Ưu điểm: Tính thẩm mỹ kiến trúc tốt hơn phương án dầm I.
- Nhược điểm : Phải xây dựng 02 bệ đúc tại mỗi bờ sông, do số nhịp ít dẫn đến giá
thành cao.
Từ những phân tích, so sánh ưu nhược điểm trên đây, kiến nghị xem xét sử dụng
phương án dầm BTCT DƯL mặt cắt chữ I để xây dựng các nhịp cầu dẫn của cầu Niệm
2 do giá thành thấp, thi công đơn giản, nhanh chóng, dễ đảm bảo chất lượng, tính thẩm
mỹ kiến trúc có thể chấp nhận được trong điều kiện cụ thể của dự án.

6.5. Kết quả thiết kế các phương án cầu Niệm 2


Từ các phân tích lựa chọn cho phần cầu chính và cầu dẫn được trình bầy ở trên, có thể
tổng hợp các phương án thiết kế cầu Niệm 2 như sau.
6.5.1. Phương án I (Phương án kiến nghị)
- Mô tả: Cầu chính BTCT DƯL đúc hẫng cân bằng nhịp giữa L=120m, cầu dẫn dầm
BTCT DƯL mặt cắt chữ I khẩu độ 33m.
- Sơ đồ nhịp : 4x33m+(75m+120m+75m)+4x33m.
- Tổng chiều dài cầu tính đến 2 đuôi mố 543,7m.
- Kết cấu cầu chính: dầm BTCT DƯL đúc hẫng gồm 3 nhịp (75m+120m+75m).
Mặt cắt ngang rộng 15m.
- Kết cấu cầu dẫn: mỗi bên bờ gồm 4 nhịp dầm BTCT DƯL mặt cắt chữ I khẩu độ
33m, mặt cắt ngang cầu rộng 15m.
- Kết cấu phần dưới: Mố trụ bằng BTCT đặt trên nền móng cọc khoan nhồi đường
kính 1,5m.
6.5.2. Phương án II
- Mô tả: Cầu chính sử dụng dạng kết cấu Extradosed nhịp giữa L=130m, cầu dẫn
dầm BTCT DƯL mặt cắt chữ I khẩu độ 33m.
- Sơ đồ nhịp : 4x33m+(70m+130m+70m)+4x33 m.
- Tổng chiều dài cầu tính đến 2 đuôi mố 543,7m.
- Kết cấu cầu chính: cầu Extradosed BTCT DƯL đúc hẫng cân bằng gồm 3 nhịp
(70+130+70)m. Mặt cắt ngang gồm 1 dầm hộp, 2 cột tháp tương ứng với 2 mặt
phẳng dây.
- Kết cấu cầu dẫn: mỗi bên bờ gồm 4 nhịp dầm BTCT DƯL mặt cắt chữ I khẩu độ
33m, mặt cắt ngang cầu rộng 15m.
- Kết cấu phần dưới: Mố trụ bằng BTCT đặt trên nền móng cọc khoan nhồi đường
kính 1,5m.
6.5.3. Phương án III
- Mô tả: Cầu chính kết cấu vòm thép nhịp giữa L=120m, cầu dẫn dầm BTCT DƯL
mặt cắt chữ I khẩu độ 33m.
- Sơ đồ nhịp : 6x33+120+6x33 m.
- Tổng chiều dài cầu tính đến 2 đuôi mố 530,50m.
- Kết cấu cầu chính: Vòm thép chiều dài nhịp 120m. Mặt cắt ngang gồm 2 vành
vòm, tổng chiều rộng cầu 21,8m.
- Kết cấu cầu dẫn: mỗi bên bờ gồm 6 nhịp dầm BTCT DƯL mặt cắt chữ I khẩu độ
33m, mặt cắt ngang cầu rộng 15m.
- Kết cấu phần dưới: Mố trụ bằng BTCT đặt trên nền móng cọc khoan nhồi đường
kính 1,5m.

6.6. Thiết kế tường chắn đầu cầu


Nền đường sau mố đắp trên nền đất yếu nếu xử lý đất yếu sẽ kéo dài thời gian thi công
quá lớn, vì vậy kiến nghị sử dụng tường chắn BTCT có mặt cắt ngang dạng chữ U đặt
trên nền móng cọc BTCT (40x40)cm.
6.6.1. Kè bảo vệ bờ sông và mái đê
Trong phạm vi từ tim cầu về thượng hạ lưu mỗi phía 150m, hai bên bờ sông và mái đê
phía sông, phía đồng được bảo vệ kè mái bằng đá hộc xây vữa và rồng đá.
7. PHẠM VI GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG
- Đối với đường phạm vi GPMB được xác định như sau:
+ Phía bên phải tuyến: được tính từ chân ta luy nền đường đắp hay mép ngoài
cùng của công trình ra 1,5m.
+ Phía bên trái tuyến: tính từ tim đường giai đoạn 1 ra 18,125m.
+ Tại một số vị trí đặc biệt như đường nối, nút giao phạm vi GPMB được cắm cụ
thể theo hồ sơ GPMB riêng.
- Đối với cầu phạm vi GPMB được xác định như sau:
+ Theo phương dọc cầu phạm vi GPMB được tính từ mép sau mố về phía đầu
tuyến hoặc cuối tuyến 50m (cầu có chiều dài  60m).
+ Theo phương ngang cầu phạm vi GPMB được tính từ điểm ngoài cùng của kết
cấu ra mỗi bên như sau: Tại vị trí mố cầu có 01 mặt cắt, dịch ra mép sau mố
20-50m (tuỳ theo chiều dài cầu) có thêm một mặt cắt nữa. Mỗi mặt cắt gồm 02
cọc GPMB mỗi bên 01 cọc, giải phóng mặt bằng như phần tuyến.
Lộ giới của cầu Niệm 2 và tuyến dẫn đầu cầu:
- Phía bên phải: tính từ tim đường giai đoạn 1 ra 37,375m.
- Phía bên trái: tính từ tim đường giai đoạn 1 ra 18,125m.
8. TỔ CHỨC XÂY DỰNG

8.1. Đặc điểm vị trí xây dựng


Cầu Niệm 2 bắc qua sông Lạch Tray, nối liền Khu đô thị Hồ Sen – Cầu Rào 2 thuộc
quận Lê Chân với khu công nghiệp Quán Trữ thuộc quận Kiến An, thành phố Hải
Phòng. Với vị trí xây dựng cầu này, rất thuận lợi cho thi công do nguồn vật liệu xây
dựng phong phú, giao thông thuận tiện. Tuy nhiên, việc thi công các trụ dưới sông cần
được tránh mùa lũ của sông Lạch Tray.

8.2. Biện pháp tổ chức thi công


- Chuẩn bị mặt bằng
+ Tiến hành rà phá bom mìn trong phạm vi mặt bằng thi công
+ Xây dựng các công trình bảo vệ môi trường như đê ngăn bảo vệ các nguồn
nước, chuẩn bị bãi tập kết vật liệu thải;
+ Chuẩn bị đường công vụ, lán trại, kho bãi thi công cầu và đường...;
+ Lắp đặt các công trình phụ tạm như trạm biến áp, trạm trộn bê tông, xây dựng
bệ đúc dầm...;
+ Tiến hành dọn dẹp mặt bằng, phát quang, nhổ cỏ, đào vét bùn, hữu cơ ...
- Thi công cầu và tường chắn
+ Cần tranh thủ mùa cạn để thi công các trụ dưới sông.
+ Kết cấu nhịp cầu chính thi công bằng phương pháp đúc hẫng cân bằng.
+ Kết cấu nhịp cầu dẫn được đúc tại hiện trường sau đó dùng xe lao lắp đưa dầm
vào vị trí.
+ Thi công tường chắn BTCT đổ tại chỗ.
- Thi công nền đường
- Thi công hệ thống thoát nước
- Thi công mặt đường
- Thi công vỉa hè, đảo phân cách, cây xanh
- Thi công hệ thông chiếu sáng
- Hoàn thiện công trình để đưa vào sử dụng
 Lưu ý : Trong quá trình thi công cần có biện pháp đảm bảo an toàn tuyệt đối cho
người và thiết bị, không được làm ngưng trệ và mất an toàn giao thông hiện tại.

8.3. Các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường
Các phương án thi công của Nhà thầu cần có biện pháp bảo vệ an toàn cho lực lượng
thi công, nhân dân địa phương, các công trình lân cận ...
Nếu dùng các phương tiện vận tải lớn hoặc các thiết bị có chấn động lớn cần chọn nơi
tránh xa dân cư và có biện pháp bảo vệ nhà cửa của nhân dân.
Ô tô vận chuyển đất đá phải có bạt che, tưới nước tránh bụi.
Khi thi công vật liệu thừa, đất thừa phải được đổ tại nơi quy định sau khi có quyết định
của các cấp có thẩm quyền.

8.4. Phạm vi chiếm dụng đất dự kiến


Tổng diện tích chiếm dụng bố trí mặt bằng công trường dự kiến khoảng 1,0ha. Chi tiết
xem bản vẽ mặt bằng bố trí công trường dự kiến.

8.5. Tiến độ thi công dự kiến


Tiến độ thi công dự kiến khoảng 24 tháng.
9. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

9.1. Nội dung và quy mô dự án


- Tổng chiều dài toàn bộ dự án ~ 2,1 km trong đó chiều dài cầu (tính đến đuôi hai
mố) là 543,7m được thiết kế đường đô thị cấp 60.
- Tuyến đường hai đầu cầu được thiết kế ở giai đoạn 1 có bề rộng mặt 26.25 m.
- Cầu vượt sông Lạch Tray được thiết kế giai đoạn 1 có bề rộng B= 15.0 m.
- Đường gom trái tuyến phía Kiến An nối đường đê với đường đầu cầu, chiều dài
332.56m, bề rộng mặt 7.5m.
9.2. Địa điểm xây dựng
Cầu Niệm 2 thuộc dự án đầu tư xây dựng cầu Niệm 2 vượt sông cách cầu Niệm 1
khoảng 2 km về phía hạ lưu.
Điểm đầu dự án là điểm số 6 trong quy hoạch chi tiết quận Lê Chân (điểm số 13 trong
quy hoạch chi tiết khu đô thị Hồ Sen – Cầu Rào 2). Điểm cuối dự án nối với đường
Trường Chinh thuộc quận Kiến An.
Toàn bộ dự án thuộc quận Lê Chân và quận Kiến An - thành phố Hải Phòng.

9.3. Diện tích sử dụng đất


Bảng 10. Thống kê diện tích sử dụng đất
STT HẠNG MỤC ĐƠN VỊ KHỐI LƯỢNG
1 Đất thổ canh m2 21081,55
2 Đất nuôi trồng thuỷ sản m2 31622,32
3 Đất thổ cư m2 8217,96
4 Đất thổ cư (đất mặt đường Trường Chinh) m2 612,52
Tổng cộng m2 61534,35

9.4. Phương án xây dựng


9.4.1. Tuyến đường hai đầu cầu và đường gom
a. Mặt cắt ngang đường hai đầu cầu
Đường hai đầu cầu (giai đoạn1) từ đầu tuyến tới tường chắn đầu cầu Niệm2 và từ cuối
tường chắn đến cuối tuyến được thiết kế B=26.25 m bao gồm:
Làn cơ giới : 2 x 3.75m = 7.50m
Làn hỗn hợp : 2 x 3.5m = 7.00m
Dải phân cách giữa : 1 x 0.75m = 0.75m
Dải an toàn : 2 x 0.50m = 1.00m
Vỉa hè trái : 1 x 7.00m = 7.00m
Vỉa hè phải : 1 x 3.00m = 3.00m
Tổng cộng = 26.25m
b. Mặt cắt ngang đường gom
Làn hỗn hợp : 2 x 3.25m = 6.50m
Dải an toàn : 1 x 0. 50m = 0.50m
Lề đường : 1 x 0.50m = 0.50m
Tổng cộng = 7.50m
c. Kết cấu mặt đường.
Mặt đường chính tuyến đường hai đầu cầu được thiết kế với Mô đun đàn hồi Ey/c≥190
Mpa :
- Bê tông nhựa hạt mịn dày 5cm;
- Bê tông nhựa hạt trung dày 7 cm;
- Cấp phối đá dăm loại 1 dày 25 cm;
- Cấp phối đá dăm loại 2 dày 35 cm.
Mặt đường gom được thiết kế với Mô đun đàn hồi Ey/c≥120 Mpa :
- Bê tông nhựa hạt mịn dày 5cm;
- Bê tông nhựa hạt trung dày 7 cm;
- Cấp phối đá dăm loại 1 dày 20 cm;
- Cấp phối đá dăm loại 2 dày 30 cm.
d. Thiết kế xử lý nền đường đắp trên đất yếu
Xử lý nền đường đắp trên đất yếu bằng các biện pháp sau:
- Giếng cát: áp dụng với chiều cao đắp Hđ4,0m.
- Bấc thấm: áp dụng với chiều cao đắp Hđ<4,0m.
- Bấc thấm kết hợp gia tải: áp dụng xử lý bằng bấc thấm có chiều cao đắp Hđ<3,0m.
e. Thiết kế nút giao
Nút giao giữa đường dẫn lên cầu Niệm 2 và đường Trường Chinh nằm tại Km2+293
(lý trình của dự án) được thiết kế là nút có đèn điều khiển:
- Lý trình tim nút giao: km2+293, theo lý trình Dự án cầu Niệm 2;
- Góc giao: 78o49’40”;
- Số nhánh vào nút: 03 nhánh;
- Số làn xe trong nút: mở rộng các đường dẫn vào nút thêm 1 làn xe so với số làn xe
trên đường để làm chỗ dừng đỗ xe cho các làn rẽ.
9.4.2. Cầu vượt sông
Cầu Niệm 2 vượt sông Lạch Tray có tổng chiều dài đến đuôi mố L=543.7m
- Xây dựng vĩnh cửu bằng BTCT và BTCTDƯL
- Hoạt tải thiết kế: HL-93, người đi 3KN/m2
- Tính không thông thông thuyền BxH= 50 mx7m
- Tần suất thiết kế: P=1%
- Động đất theo tiêu chuẩn TCXDVN 375-2006
- Mặt cắt ngang cầu Niệm 2 xây dựng trong giai đoạn 1 rộng 15m, bao gồm:
+ 2 làn xe cơ giới: 2x3,50m = 7,00m
+ 2 làn xe tổng hợp: 2x2,750m = 5.50m
+ Vỉa hè trên cầu (1phía - bao gồm cả lan can): 2,00m.
+ Lan can đường xe chạy (1phía): 0,5m
- Phương án kết cấu:
+ Sơ đồ nhịp: 4x33m+(75m+120m+75m)+4x33m;
+ Kết cấu cầu chính: dầm BTCT DƯL đúc hẫng ba nhịp liên tục
(75m+120m+75m), mặt cắt ngang dạng hộp;
+ Kết cấu cầu dẫn: mỗi bên bờ gồm 4 nhịp dầm BTCT DƯL mặt cắt chữ I khẩu
độ 33m;
+ Kết cấu phần dưới: Mố và trụ cầu bằng BTCT đặt trên nền móng cọc khoan
nhồi D=1,5m;
9.4.3. Tường chắn đầu cầu
Tường chắn BTCT sau mố dạng chữ U đặt trên nền móng cọc BTCT (40x40)cm và
tuờng chắn trọng lực BTCT tại các vị trí đất đắp thấp;
9.4.4. Công trình kỹ thuật dọc tuyến
Hệ thống thoát nước mưa dọc tuyến đường đầu cầu Niệm 2 bao gồm các thành phần
sau:
- Hệ thống hố ga thu nước mặt được bố trí bên trái tuyến, do mặt đường giai đoạn 1
dốc 1 mái về phía hè trái. Khoảng cách giữa các ga thu nước mặt khoảng 30m;
- Hệ thống cống dọc gom nước mưa D50 nối các ga thu nước mưa;
- Hệ thống cống thoát nước mưa D1,5 m và cống hộp BxH=2,50x2,50m.
- Cửa xả khẩu độ 2*(BxH) = 2*(2,5x2,5).
9.4.5. Các hạng mục khác
- Vỉa hè: được thiết kế lát gạch bê tông 30x30cm dày 5cm;
- Tấm đan rãnh: là các tấm bê tông đúc sẵn;
- Thiết kế chiếu sáng: thiết kế chiếu sáng trên toàn tuyến.
- Thiết kế cây xanh: Trên vỉa vè trái tuyến đường đầu cầu bố trí trồng cây bóng mát
và phía lề đường bên phải tuyến trồng cây thấp.
- Đường đê dưới cầu phía Kiến An: Chiều cao tĩnh không 4,5m, tăng cường mặt đê
bằng bê tông dày 20cm, với bề rộng 6m, chiều dài là 90m.
- Đường đê dưới cầu phía Lê Chân: bố trí đường tránh sát cơ đê phía đồng dài
129,3m với bề rộng mặt đường là 6m, chiều cao tĩnh không 4,5m, mặt đường bê
tông dày 20cm.
- Trong phạm vi từ tim cầu về thượng hạ lưu mỗi phía 150m, hai bên bờ sông và
mái đê phía sông, phía đồng được bảo vệ kè mái bằng đá hộc xây vữa và rồng đá.
9.4.6. Các quy trình, quy phạm áp dụng
- Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 104:2007 ”Đường đô thị - Yêu cầu
thiết kế”;
- Tiêu chuẩn thiết kế cầu 22TCN 272-05 ;
- Quy trình thiết kế nền đường ôtô đắp trên đất yếu 22TCN262-2000;
- Quy trình thiết kế áo đường mềm 22TCN 211-06 ;
- Tiêu chuẩn thiết kế mạng lưới thoát nước 22 TCN 51-84 ;
- Tính toán đặc trưng dòng chảy lũ 22TCN 220-95;
- Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng đường, đường phố và quảng trường TCXDVN
295:2001;
- Tiêu chuẩn thiết kế công trình chịu động đất TCXDVN 375-2006;
- Tiêu chuẩn tải trọng và tác động TCVN 2737-1995;
- Điều lệ báo hiệu đường bộ 22TCN 237- 01.

9.5. Tổng mức đầu tư (giai đoạn 1)


Do đây là dự án có quy mô mặt cắt ngang lớn, khối lượng công trình nhiều, để tăng
tính hiệu quả đầu tư, tiết kiệm chi phí xây dựng trong giai đoạn trước mắt khi các đô
thị chưa phát triển, kiến nghị trước mắt đầu tư giai đoạn 1 như sau :
- Xây dựng một nửa cầu với bề rộng cầu 15m.
- Xây dựng đường hai đầu cầu, đường gom với quy mô mặt cắt như đã trình bày ở
trên.
Bảng 11. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1
Đơn vị : đồng
STT Hạng mục Diễn giải Kinh phí
A Chi phí xây dựng I + II +III 289,114,612,492
I Phần cầu 206,479,224,735
1 Cầu dẫn 111,472,816,780
2 Cầu chính 95,006,407,955
II Phần tường chắn 12,021,700,499
III Phần đường 70,613,687,259
Chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu
B 15%*A 43,367,191,874
tư xây dựng và chi phí khác của dự án
C Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng Dự toán chi tiết 21,403,853,952
và tái định cư
D Chi phí dự phòng 84,932,557,996
1 Dự phòng khối lượng 5%*(A+B+C) 17,694,282,916
2 Dự phòng trượt giá 19%*(A+B+C) 67,238,275,080
Tổng mức đầu tư A+B+C+D 438,818,216,314

9.6. Các lưu ý


- Công tác giải phóng mặt bằng và rà phá bom mìn cần phải tiến hành trước khi
khởi công công trình.
- Trong giai đoạn thiết kế chi tiết tiếp theo, các phương án đảm bảo giao thông phải
được quy hoạch cụ thể. Trong quá trình thi công cần tuân thủ các quy trình an toàn
lao động.
- Đường đầu cầu phía Kiến An đi dưới đường điện 110KV. Hiện tại đường điện này
mới chỉ có cột chờ chưa có dây, do đó khi thi công hệ thống dây dẫn cần lưu ý
chiều cao an toàn lưới điện.
- Các mạng lưới đường điện dân dụng khác khi cắt ngang qua cầu sẽ được xem xét
nghiên cứu đi ngầm.

You might also like