You are on page 1of 17

5/23/2016

BE07: Design and Construction


of Concrete Bridges S2
DR. TUYEN NGUYENNGOC
D E PA RT M E N T O F B R I D G E A N D T U N N E L E N G I N E E R I N G

Class website: http://be07.tk/


or: https://sites.google.com/site/tuyennguyenngoc/courses-in-english-nuce/be07-design-and-construction-of-concrete-bridges-s2

Hanoi, 03‐2016

CHAPTER 3

CONCRETE ARCH BRIDGES

OUTLINE FOR CHAPTER 3:
1. INTRODUCTION TO CONCRETE ARCH BRIDGES
2. COMPONENTS OF CONCRETE ARCH BRIDGES
3. CONCRETE FILLED STEEL TUBULAR (CFST) ARCH BRIDGES
4. CONSTRUCTION TECHNOLOGY FOR CONCRETE ARCH BRIDGES

5/23/2016 – NUCE TS. Nguyễn Ngọc Tuyển – Bộ môn Cầu và Công trình ngầm – Trường đại học Xây dựng Slide # 245

1
5/23/2016

3.1. Introduction to concrete arch bridges

 3.1.1. GENERAL
• Cầu vòm là kết cấu chủ yếu chịu nén thích hợp với các vật liệu như đá xây, bê tông. 
• Cầu vòm đá đã được xây dựng từ thời cổ đại, tuy nhiên do kết cấu nặng nề, thi công
trên giàn giáo, khó khăn và tốn kém vật liệu nên ngày nay ít được sử dụng.
• Việc áp dụng BTCT vào cầu vòm cho phép giảm kích thước tiết diện, giảm trọng
lượng bản thân, giảm nội lực và kích thước mố trụ so với cầu vòm đá và cầu vòm BT 
do đó nâng cao tính kinh tế của công trình.

1. Cầu Zaragossa (TBN); 2. Cầu Ponte da Amizade (Braxin); 3. Cầu CaiYuanba (Trung Quốc)


5/23/2016 – NUCE TS. Nguyễn Ngọc Tuyển – Bộ môn Cầu và Công trình ngầm – Trường đại học Xây dựng Slide # 246

Introduction to concrete arch bridges (cont.)

• Thân vòm BTCT có kích thước nhỏ, trên đó dựng các cột đỡ hệ mặt cầu bằng bê
tông cốt thép. Kết cấu như vậy cho phép giảm thiểu trọng lượng bản thân do đó cầu
vòm BTCT có thể vượt nhịp dài và thoải hơn so với cầu đá và BT => tận dụng ưu
điểm chịu uốn của BTCT.

• Phẩm chất cầu vòm thường được đánh giá qua một hệ số l2/f gọi là “hệ số can đảm” 
(trong đó: l‐ chiều dài nhịp; f‐ đường tên vòm). 

• Hệ số can đảm vừa thể hiện chiều dài nhịp và độ thoải công trình làm giảm chiều
cao cầu, đặc biệt có ý nghĩa với các cầu nhịp lớn, đường xe chạy trên. 

 Ví dụ, chiếc cầu vòm bê tông cốt thép ở Bỉ (l=230m) có hệ số can đảm l2/f=1730 trong khi cầu vòm bê tông và
đá xây chỉ đạt 728 và 495.

5/23/2016 – NUCE TS. Nguyễn Ngọc Tuyển – Bộ môn Cầu và Công trình ngầm – Trường đại học Xây dựng Slide # 247

2
5/23/2016

Introduction to concrete arch bridges (cont.)

• Các thành phần chịu lực của cầu vòm:

 Hệ dầm mặt cầu: chủ yếu chịu uốn, truyền lực


lên vòm qua thanh treo hoặc cột chống.

 Thanh treo (cột chống): chịu kéo (nén), truyền


lực từ hệ mặt cầu lên vòm.

 Kết cấu vòm: chịu lực nén uốn, truyền lực đẩy


ngang lên mố trụ hoặc thanh căng.

 Liên kết ngang: chịu tải trọng ngang và giữ ổn


định cho vòm trong mặt phẳng nằm ngang.

5/23/2016 – NUCE TS. Nguyễn Ngọc Tuyển – Bộ môn Cầu và Công trình ngầm – Trường đại học Xây dựng Slide # 248

Introduction to concrete arch bridges (cont.)

 3.1.2. ƯU NHƯỢC ĐIỂM VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG CỦA CẦU VÒM

• Ưu điểm: 
 Hình thức đẹp  thỏa mãn yêu cầu mỹ quan.
 Nếu lực chọn trục vòm hợp lý trùng với đường cong áp lực thì dưới tác dụng của tĩnh tải trong vòm chỉ có lực
nén mà không có mô men  tiết kiệm vật liệu hơn kết cấu dầm cùng khẩu độ.

• Nhược điểm:
 Dưới tác dụng của tĩnh tải và hoạt tải thẳng đứng trên kết cấu nhịp sẽ gây ra lực đẩy ngang vào mố trụ cầu 
tăng kích thước mố trụ và nền móng.
 Công nghệ thi công phức tạp hơn kết cấu nhịp dầm hay khung, tốn nhiều vật liệu và thời gian làm đà giáo và
các công trình phụ tạm phục vụ thi công.

• Phạm vi áp dụng:


 Vượt được nhịp lớn: 60‐ 100m, hiện nay đã xây cầu Lupu Thượng Hải Trung Quốc Lnhịp=550m (năm 2003).

5/23/2016 – NUCE TS. Nguyễn Ngọc Tuyển – Bộ môn Cầu và Công trình ngầm – Trường đại học Xây dựng Slide # 249

3
5/23/2016

Introduction to concrete arch bridges (cont.)

 3.1.3. CLASSIFICATION OF CONCRETE ARCH BRIDGES

• Classification based on Structural forms (Phân loại theo sơ đồ tĩnh học)


 Cầu vòm có lực đẩy ngang
• Cầu vòm không khớp:
◦ Cấu tạo đơn giản, tiết kiệm vật liệu.
◦ Xuất hiện các lực phụ do co ngót, từ biến của bê tông, thay đổ nhiệt độ và lún gối.

• Cầu vòm hai khớp:


◦ Giảm được nội lực phụ do các tác động cưỡng bức.
◦ Cấu tạo nối và chân vòm phức tạp hơn.

• Cầu vòm ba khớp:


◦ Không phát sinh nội lực phụ do tác động cưỡng bức  không đòi hỏi địa chất vững chắc.
◦ Độ cứng kém hơn hai loại trên.

5/23/2016 – NUCE TS. Nguyễn Ngọc Tuyển – Bộ môn Cầu và Công trình ngầm – Trường đại học Xây dựng Slide # 250

Introduction to concrete arch bridges (cont.)

Sơ đồ hệ thống cầu vòm có lực đẩy ngang


a, b, c, g, h ‐ đường xe chạy trên ; d ‐ đường xe chạy giữa ; e ‐ đường xe chạy dưới;
a, d, e ‐ không khớp ; b ‐ hai khớp ; c, g, h‐ ba khớp
5/23/2016 – NUCE TS. Nguyễn Ngọc Tuyển – Bộ môn Cầu và Công trình ngầm – Trường đại học Xây dựng Slide # 251

4
5/23/2016

Introduction to concrete arch bridges (cont.)


 Cầu vòm không có lực đẩy ngang
• Lực đẩy ngang truyền vào thanh căng nằm ở đỉnh hoặc chân vòm.
• Mố trụ chịu lực giống như mố trụ cầu dầm.

5/23/2016 – NUCE TS. Nguyễn Ngọc Tuyển – Bộ môn Cầu và Công trình ngầm – Trường đại học Xây dựng Slide # 252

Introduction to concrete arch bridges (cont.)

• Phân loại theo vị trí đường xe chạy

 Cầu vòm có xe chạy trên:


• Các cột nén có thể làm bằng bê tông cốt thép thường.
• Cao độ đỉnh mố trụ được hạ thấp.
• Khoảng cách các sườn vòm có thể nhỏ hơn bề rộng mặt cầu  cấu tạo mặt cầu đơn giản hơn và giảm được
kích thước mố trụ.
• Tiết kiệm vật liệu hơn so với các loại còn lại.

 Cầu vòm có xe chạy dưới:


• Chiều cao kiến trúc thấp.
• Tạo vẻ đẹp kiến trúc phần trên mặt cầu.

 Cầu vòm có xe chạy giữa:


• Là kết cấu trung gian giữa hai loại trên.
• Thường sử dụng khi có yêu cầu đặc biệt về kiến trúc.

5/23/2016 – NUCE TS. Nguyễn Ngọc Tuyển – Bộ môn Cầu và Công trình ngầm – Trường đại học Xây dựng Slide # 253

5
5/23/2016

Introduction to concrete arch bridges (cont.)

• Classification of arch structures Independent roadway
supported by columns
1. Deck type

2. Haft through type

3. Through type

Hingless arch Two‐hinged arch Three‐hinged arch

Hinges change the degree of indeterminacy in arch structures
5/23/2016 – NUCE TS. Nguyễn Ngọc Tuyển – Bộ môn Cầu và Công trình ngầm – Trường đại học Xây dựng Slide # 254

Introduction to concrete arch bridges (cont.)

Cầu vòm đường xe chạy dưới Cầu vòm đường xe chạy trên Cầu vòm đường xe chạy giữa

5/23/2016 – NUCE TS. Nguyễn Ngọc Tuyển – Bộ môn Cầu và Công trình ngầm – Trường đại học Xây dựng Slide # 255

6
5/23/2016

Introduction to concrete arch bridges (cont.)

• Phân loại theo khả năng liên hợp

 Cầu vòm không liên hợp

 Cầu vòm liên hợp

• Cầu vòm liên hợp là hệ trong đó ngoài


vòm tham gia chịu lực chính còn các bộ
phận mặt cầu cùng tham gia chịu uốn
như một dầm cứng khi đường xe chạy
trên hoặc như một thanh kéo cứng khi
đường xe chạy dưới.
• Tùy theo chiều dài, cầu vòm có thể làm
một, hai, ba hay nhiều nhịp. Các nhịp
trong cầu vòm nhiều nhịp có thể chọn
bằng nhau hoặc khác nhau tùy theo địa
hình, ngoài nhịp chính, ở khu vực bãi
sông các vòm dẫn có nhịp nhỏ hơn. Cầu liên hợp dầm cứng – vòm cứng

5/23/2016 – NUCE TS. Nguyễn Ngọc Tuyển – Bộ môn Cầu và Công trình ngầm – Trường đại học Xây dựng Slide # 256

Introduction to concrete arch bridges (cont.)

l = (30-100) m
f/l = (1/4-1/5)
(a)
hv ßm = (1/25-1/60)l

(b)

Cầu liên hợp dầm mềm – vòm cứng

5/23/2016 – NUCE TS. Nguyễn Ngọc Tuyển – Bộ môn Cầu và Công trình ngầm – Trường đại học Xây dựng Slide # 257

7
5/23/2016

Introduction to concrete arch bridges (cont.)

(a) l = (40-60) m
f/l = (1/5-1/7)

(b) Khíp

(c)

45 110 45

Cầu liên hợp dầm cứng – vòm mềm

5/23/2016 – NUCE TS. Nguyễn Ngọc Tuyển – Bộ môn Cầu và Công trình ngầm – Trường đại học Xây dựng Slide # 258

Introduction to concrete arch bridges (cont.)

Cầu vòm Liễu Châu – Trung Quốc

5/23/2016 – NUCE TS. Nguyễn Ngọc Tuyển – Bộ môn Cầu và Công trình ngầm – Trường đại học Xây dựng Slide # 259

8
5/23/2016

Introduction to concrete arch bridges (cont.)

Cầu vòm Giang Hải – Trung Quốc

5/23/2016 – NUCE TS. Nguyễn Ngọc Tuyển – Bộ môn Cầu và Công trình ngầm – Trường đại học Xây dựng Slide # 260

3.2. Components of concrete arch bridges

 3.2.1. Cấu tạo cầu vòm BTCT có đường xe chạy trên

• Cầu vòm BTCT đường xe chạy trên thích hợp cho các cầu cao, vượt thung lũng sâu. 
 Về mặt chịu lực, vòm là kết cấu chủ yếu chịu nén nên vật liệu BTCT rất thích hợp cho kết cấu vòm. 

 Về mặt kiến trúc, vòm BTCT có tiết diện mảnh, hình dáng đẹp trong đó nhịp chính bố trí một vòm lớn còn các
nhịp dẫn bố trí các vòm nhỏ hơn.

• (1). Cầu vòm bản đặc


 Cầu vòm có tiết diện ngang bản đặc dạng chữ nhật, chiều cao thấp, cấu tạo và thi công đơn giản. 

 Cầu vòm bản đặc thường dùng cho các cầu nhịp nhỏ (dưới 70m), kết cấu đổ toàn khối trên giàn giáo (hình a). 

 Chiều dày vành vòm ở giữa nhịp có thể lấy: h = (1/60‐1/70)l

5/23/2016 – NUCE TS. Nguyễn Ngọc Tuyển – Bộ môn Cầu và Công trình ngầm – Trường đại học Xây dựng Slide # 261

9
5/23/2016

Components of concrete arch bridges (cont.)


a) 

b) 

d) 
c) 

Tiết diện ngang cầu vòm bê tông cốt thép


a). Vòm bản đặc đúc tại chỗ ‐ phía trên có cột chống
b). Vòm bản đặc đúc tại chỗ ‐ phía trên đổ đất
c). Vòm bản đặc đúc tại chỗ ‐ phía trên có tường chống
d). Vòm bản có sườn

5/23/2016 – NUCE TS. Nguyễn Ngọc Tuyển – Bộ môn Cầu và Công trình ngầm – Trường đại học Xây dựng Slide # 262

Components of concrete arch bridges (cont.)


 Chiều rộng của vòm thường bằng
chiều rộng mặt cầu. 
e ) 
 Để đảm bảo độ cứng và ổn định
ngang, chiều rộng bản ở giữa nhịp
không nên nhỏ hơn (1/30)l, nếu
chiều rộng vòm quá nhỏ, có thể
mở rộng dần về phía chân. 
f ) 
 Để giảm khối lượng vòm mà vẫn
giữ độ cứng cần thiết, có thể có
các biện pháp giải quyết như sau:
• Áp dụng tiết diện bản có sườn
(hình d).
• Chia tiết diện thành nhiều bản
nhỏ liên kết với nhau bằng hệ
mặt cầu(hình e).
• Áp dụng bản rỗng(hình f). Tiết diện ngang cầu vòm bê tông cốt thép

5/23/2016 – NUCE TS. Nguyễn Ngọc Tuyển – Bộ môn Cầu và Công trình ngầm – Trường đại học Xây dựng Slide # 263

10
5/23/2016

Components of concrete arch bridges (cont.)


 Kết cấu vòm có thể làm dưới dạng b)  c) 
tường chắn bê tông cốt thép bên
trong đổ đất (hình b), tường đất có
cốt…Kết cấu này đơn giản nhưng
nặng nề và tốn vật liệu nên chỉ dùng
cho các nhịp nhỏ (<20m). Trường
hợp này mặt cầu có kết cấu giống
như mặt đường tựa trên nền đắp.

 Để giảm nhẹ tĩnh tải thì mặt cầu có


thể làm bằng BTCT gồm bản xe chạy
và hệ thống dầm mặt cầu như trong
các cầu khung bê tông cốt thép đổ
toàn khối, tựa trên trụ là các cột
chống lên vòm.

 Cột chống mặt cầu có thể dưới


dạng tường đặc (hình c) hoặc dạng
các cột chống đỡ hệ dầm mặt cầu
(hình e và f).

5/23/2016 – NUCE TS. Nguyễn Ngọc Tuyển – Bộ môn Cầu và Công trình ngầm – Trường đại học Xây dựng Slide # 264

Components of concrete arch bridges (cont.)

• (2). Cầu vòm sườn

 Để giảm khối lượng mà vẫn giữ


độ cứng của vòm thì có thể áp
dụng kết cấu vòm sườn. 

 Vòm sườn có tiết diện ngang


gồm nhiều thanh vòm tiết diện
chữ nhật, lục giác, bắt giác, tiết
diện I hoặc hộp, liên kết với
nhau bằng các giằng ngang. 

 Trong các cầu nhịp lớn thường


dùng tiết diện hộp, vì chúng có
lõi tiết diện lớn hơn nhiều so 
với tiết diện đặc, do đó có thể
giảm hoặc thậm chí tránh được
ứng suất kéo.

5/23/2016 – NUCE TS. Nguyễn Ngọc Tuyển – Bộ môn Cầu và Công trình ngầm – Trường đại học Xây dựng Slide # 265

11
5/23/2016

Components of concrete arch bridges (cont.)

 3.2.2. Cấu tạo cầu vòm BTCT có đường xe chạy giữa


• Đối với các sông vùng đồng bằng, để tránh mặt cầu quá cao, đặc biệt với các cầu
nhịp lớn thường áp dụng cầu vòm đường xe chạy dưới hoặc chạy giữa. 
• Đối với cầu nhiều nhịp thì nhịp chính có thể áp dụng đường xe chạy giữa, hai nhịp
biên dùng đường xe chạy trên. 

5/23/2016 – NUCE TS. Nguyễn Ngọc Tuyển – Bộ môn Cầu và Công trình ngầm – Trường đại học Xây dựng Slide # 266

Components of concrete arch bridges (cont.)

• Dưới tác dụng của tĩnh tải, để tránh lực đẩy ngang tác dụng lên trụ thì có thể chọn
đường tên vòm của các nhịp theo nguyên tắc cân bằng lực ngang H giữa các nhịp:

q1l12
 Đường tên vòm nhịp chính: f1 
8H

q2l22
 Đường tên vòm nhịp biên: f2 
8H

Trong đó:
• q1, f1, l1 và q2, f2, l2 : tải trọng phân bố đều, đường tên vòm và chiều dài nhịp chính và nhịp biên.
• H : lực đẩy ngang tác dụng vào chân vòm.

5/23/2016 – NUCE TS. Nguyễn Ngọc Tuyển – Bộ môn Cầu và Công trình ngầm – Trường đại học Xây dựng Slide # 267

12
5/23/2016

Components of concrete arch bridges (cont.)


f 1 1
• Trong cầu vòm có đường xe chạy dưới, đường tên vòm có thể lấy như sau:   
l 4 7

• Đặc điểm của cầu vòm đường xe chạy dưới hoặc chạy giữa là chỉ có thể bố trí được
hai vòm chủ, mặt cầu treo lên vòm chủ qua các thanh treo. Đối với các cầu rộng để
tránh hệ mặt cầu quá lớn thì có thể bố trí ba vòm chủ hoặc hai cầu đứng song song.

• Vòm chủ có thể chọn tiết diện chữ nhật, tiết diện I hoặc tiết diện hộp. 
 Gần đây người ta còn dùng tiết diện vòm gồm các ống thép tròn trong nhồi bê tông. Loại này được dùng phổ
biến trong các cầu vòm hiện đại vì có thể áp dụng công nghệ thi công hẫng.

• Để đảm bảo ổn định, các thanh vòm chịu nén được liên kết với nhau theo phương
ngang. Các liên kết ngang giữa các vòm có tác dụng tăng cường độ ổn định ngang. 
Liên kết ngang có thể đơn giản là các thanh chống hoặc tạo thành một dàn ngang bố
trí dọc theo thanh vòm.

5/23/2016 – NUCE TS. Nguyễn Ngọc Tuyển – Bộ môn Cầu và Công trình ngầm – Trường đại học Xây dựng Slide # 268

Components of concrete arch bridges (cont.)

• Các thanh treo chỉ chịu kéo


thuần túy, có thể được làm
bằng các vật liệu sau:

 Bê tông cốt thép, 

 Bê tông cốt thép dự ứng lực, 

 Bằng thanh thép hình, 

 Hoặc đơn giản bằng các thanh


hoặc bó thép cường độ cao.

Mặt cắt ngang và tiết diện cầu vòm đường xe chạy dưới và giữa

5/23/2016 – NUCE TS. Nguyễn Ngọc Tuyển – Bộ môn Cầu và Công trình ngầm – Trường đại học Xây dựng Slide # 269

13
5/23/2016

Components of concrete arch bridges (cont.)


• Cấu tạo hệ dầm mặt cầu gồm:
 Các dầm ngang kê trên các thanh treo có nhịp là khoảng cách giữa 2 vòm
• Như vậy dầm ngang chịu uốn cục bộ trong phạm vi tải trọng nằm giữa
hai khoang liền kề.

 Bản mặt cầu trực tiếp kê trên các dầm dọc và ngang, 
• Tùy theo tỷ lệ của các nhịp, bản mặt cầu được xem là làm việc một hay 
hai phương
• Theo 22TCN‐272‐05 với quy ước cạnh dài là la và cạnh ngắn là lb thì:
◦ nếu la/lb>1,5 thì bản được xem là làm việc theo một phương có nhịp
ngắn lb, 
◦ nếu la/lb<1,5 thì bản được xem là làm việc theo hai phương.

 Hệ mặt cầu cũng có thể gồm các dầm dọc lớn bố trí trong mặt phẳng hệ
vòm, khi đó dầm dọc được coi như một dầm liên tục, các dầm ngang kê
trên dầm dọc có thể bố trí tại vị trí các thanh treo.
Ví dụ liên kết giữa vòm chủ
 Nếu thanh treo làm bằng BTCT thì thường được ngàm cứng với dầm
và thanh treo BTCT
ngang và vòm. 

5/23/2016 – NUCE TS. Nguyễn Ngọc Tuyển – Bộ môn Cầu và Công trình ngầm – Trường đại học Xây dựng Slide # 270

Components of concrete arch bridges (cont.)

 3.2.3. Cầu vòm liên hợp


• Các hệ cầu vòm liên hợp

 Cầu vòm liên hợp là cầu mà kết cấu chịu lực là vòm chịu nén, kết hợp với các bộ phận khác như dầm cứng
chịu uốn nhằm đơn giản hóa công nghệ thi công, hoặc có tác dụng như thanh chịu kéo, biến thành hệ không
có lực đẩy ngang, nhằm giảm nhẹ kích thước mố trụ và do đó có thể có chỉ tiêu kinh tế tốt hơn.

 Trong cầu vòm đơn giản, vòm chủ yếu chịu nén, lực nén trong vòm tác dụng lên mố, tạo thành một lực ngang
và lực đứng. 
• Lực thẳng đứng dưới chân vòm chính bằng phản lực của dầm có nhịp bằng nhịp vòm, 

• Lực ngang bằng lực dọc tải đỉnh vòm H=M0/f, trong đó M0 là mô men của dầm giản đơn có cùng chiều dài
nhịp. 

• Lực ngang tác dụng vào kết cấu phần dưới làm mố trụ năng nề và hạn chế việc dùng hệ vòm trong vùng địa
chất xấu. 

5/23/2016 – NUCE TS. Nguyễn Ngọc Tuyển – Bộ môn Cầu và Công trình ngầm – Trường đại học Xây dựng Slide # 271

14
5/23/2016

Components of concrete arch bridges (cont.)


 Nếu dùng một thanh chịu kéo nối hai chân vòm đờn giản thì hệ trở thành không có lực ngang và vòm trở
thành hệ vòm có thanh căng (thanh kéo). 

• Thanh kéo có độ cứng chống uốn nhỏ, khi đó ta được hệ vòm có thanh kéo mềm trong đó thanh kéo không
chịu uốn, nên có thể cấu tạo bằng bê tông cốt thép, thanh thép, hoặc dây cáp. 

• Nếu thanh kéo đủ lớn để vừa chịu kéo vừa chịu uốn, thì ta được hệ cầu vòm liên hợp với thanh kéo cứng.

 Trong vòm liên hợp với thanh kéo cứng, thanh kéo chịu kéo và uốn, giảm bớt lực dọc trong vòm. 

• Nếu thanh kéo có độ cứng lớn, thì vòm có thể có tiết diện nhỏ chỉ chịu nén, (mô men uốn bằng không) khi
đó ta được hệ dầm cứng vòm mềm, trong đó dầm cứng chịu mô men uốn còn vòm do có độ cứng chống
uốn nhỏ nên chỉ chịu nén. 

• Hệ vòm liên hợp với dầm cứng trên nguyên tắc có thể bố trí đường xe chạy trên, nhưng thông thường bố trí
đường xe chạy dưới để tận dụng dầm cứng làm nhiệm vụ của thanh chịu kéo.

5/23/2016 – NUCE TS. Nguyễn Ngọc Tuyển – Bộ môn Cầu và Công trình ngầm – Trường đại học Xây dựng Slide # 272

Components of concrete arch bridges (cont.)

Các hệ cầu vòm liên hợp

5/23/2016 – NUCE TS. Nguyễn Ngọc Tuyển – Bộ môn Cầu và Công trình ngầm – Trường đại học Xây dựng Slide # 273

15
5/23/2016

Components of concrete arch bridges (cont.)

• Đặc điểm cấu tạo cầu vòm liên hợp

 Cầu vòm có thanh kéo mềm


• Trong cầu vòm có thanh kéo mềm, cần đặc biệt
quan tâm đến liên kết giữa thanh kéo với vòm chủ
và tương tác giữa chúng, đặc biệt trong thi công. 
• Để đảm bảo thanh kéo chịu toàn bộ lực đẩy ngang, 
vòm và thanh kéo thường được thi công một đợt
trên giàn giáo. 
• Thanh kéo có thể tách rời hoặc là một bộ phận gắn
liền với mặt cầu, khi đó có thể tránh mặt cầu chịu
kéo uốn, có thể phải dùng kết cấu dự ứng lực.
• Hình vẽ trình bày các phương án cấu tạo thanh kéo
bằng bê tông cốt thép và thép được áp dụng trong
thực tế. 
• Hình a thể hiện cấu tạo thanh kéo độc lập bằng
BTCT, trong đó để tránh chịu lực kéo, mặt cầu và Cấu tạo thanh kéo mềm: a) Bằng BTCT; b) Bằng thép
dầm ngang không dính kết với thanh kéo.

5/23/2016 – NUCE TS. Nguyễn Ngọc Tuyển – Bộ môn Cầu và Công trình ngầm – Trường đại học Xây dựng Slide # 274

Components of concrete arch bridges (cont.)


• Mặt cầu cũng có thể cấu tạo như một thanh chịu
kéo, khi đó cốt thép chịu kéo được bố trí trên toàn
bộ tiết diện mặt cầu, hoặc dùng mặt cầu bằng BTCT‐
DƯL.
◦ Ph.pháp này thích hợp cho các cầu hẹp để toàn
bộ mặt cầu có thể tham gia chịu kéo. Đầu các
thanh cốt thép thường được tạo ren và ốc qua 
bản thép để có khả năng điều chỉnh chiều dài
thanh trong thi công. 
◦ Nhược điểm của thanh kéo BTCT là có khả năng
phát triển vết nứt làm giảm tuổi thọ của công
trình.
◦ Để tránh nhược điểm trên thì có thể dùng thanh
kéo bằng các thanh thép hình hoặc thép tấm. Khi
đó hệ mặt cầu bê tông cốt thép và thanh kéo cần
được tiếp xúc qua tấm phân cách để giải phóng
mặt cầu khỏi lực kéo. 
◦ Đối với các cầu hiện đại có thể dùng các bó cáp
cường độ cao, tạo DƯL trong thi công như một Sơ đồ cầu vòm BTCT nhịp 53.6m có thanh kéo mềm
kết cấu căng sau.

5/23/2016 – NUCE TS. Nguyễn Ngọc Tuyển – Bộ môn Cầu và Công trình ngầm – Trường đại học Xây dựng Slide # 275

16
5/23/2016

Components of concrete arch bridges (cont.)


 Cầu vòm liên hợp dầm cứng – vòm mềm
• Trong cầu vòm có thanh kéo, cả vòm chủ, thanh kéo và hệ mặt
cầu đều được xây dựng trên giàn giáo. 

• Nếu tăng độ cứng của dầm chủ thì có thể giảm kích thước vòm
đến mức vòm được như một thanh chỉ chịu nén, tăng cường
cho dầm chủ, khi này ta được hệ liên hợp dầm cứng vòm mềm. 

• Vòm được gọi là mềm vì có độ cứng chống uốn thấp, mô men 


trong vòm rất nhỏ, vòm chủ yếu chịu lực nén.

• Dầm cứng thường có tiết diện chữ I hoặc hình hộp với chiều cao
(0,04‐0,05)L. 

• Dầm mặt cầu gồm hệ dầm dọc và dầm ngang, trong đó vì dầm


cứng có kích thước và độ cứng lớn nên dầm ngang có thể đặt tại
các vị trí bất kỳ trên dầm chủ. 
Sơ đồ cầu dầm cứng, vòm mềm

5/23/2016 – NUCE TS. Nguyễn Ngọc Tuyển – Bộ môn Cầu và Công trình ngầm – Trường đại học Xây dựng Slide # 276

Components of concrete arch bridges (cont.)


• Bản mặt cầu có thể chỉ kê trực tiếp lên các
dầm ngang hoặc trên hệ dầm mặt cầu.

• Thân vòm thường có dạng tiết diện chữ


nhật, chữ I hoặc lục giác, bát giác. 

• Trong các cầu ô tô, để đảm bảo mỹ quan có


thể áp dụng dạng cầu vòm hở, trong đó các
thanh vòm đứng độc lập (không liên kết với
nhau). 
◦ Độ ổn định ngang của vòm được đảm
bảo bằng độ cứng ngang của tiết diện
vòm (hình chữ nhật nằm) và độ cứng của
các khung ngang, gồm dầm ngang và các
thanh treo. 

• Cầu vòm hở có ưu điểm về mặt kiến trúc


nên thường được áp dụng trong các cầu
thành phố. Cầu dầm cứng, vòm mềm nhịp 101m

5/23/2016 – NUCE TS. Nguyễn Ngọc Tuyển – Bộ môn Cầu và Công trình ngầm – Trường đại học Xây dựng Slide # 277

17

You might also like