You are on page 1of 15

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

KHOA KINH TẾ

TIỂU LUẬN
Chủ đề: Kinh doanh thời trang nam của Công ty TNHH Fapas

Môn : Quản trị học

Lớp : QTKD2_K09

SVTH : Trần Đậu Thùy Dung

MSSV : 0950090067

Tp Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 1 năm 2022


Mục lục
Tóm tắt...................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: Giới thiệu sơ lươc về doanh nghiệp...............................................2
1. Quá trình thành lập và phát triển..................................................................2
a) Quá trình thành lập.................................................................................2
b) Phát triển................................................................................................2
2. Lĩnh vực hoạt động.......................................................................................3
3. Khách hàng và thị trường mục tiêu..............................................................3
a) Khách hàng............................................................................................3
b) Thị trường mục tiêu................................................................................3
CHƯƠNG 2: phân tích sự tác động của các yếu tố môi trường đến tính hình
hoạt động sản xuất kinh doanh
................................................................................................................................
3
I. Môi trường vi mô
.....................................................................................................................
3
1. Khái niệm
......................................................................................................................
3
2. Các nhân tố của môi trường vi mô
......................................................................................................................
3
a) Bản thân doanh nghiệp
...............................................................................................................
3
b) Nhà cung cấp
...............................................................................................................
4
c) Trung gian marketing
...............................................................................................................
4
d) Khách hàng
...............................................................................................................
5
e) Đối thủ cạnh tranh
...............................................................................................................
5
f) Cộng đồng
...............................................................................................................
5
II. Môi trường vĩ mô
.....................................................................................................................
5
1. Khái niệm
......................................................................................................................
5
2. Các nhân tố của môi trường vĩ mô
......................................................................................................................
6
a) Môi trường kinh tế
...............................................................................................................
6
b) Môi trường chính trị - pháp luật
...............................................................................................................
6
c) Môi trường văn hóa xã hội
...............................................................................................................
7
d) Môi trường công nghệ
...............................................................................................................
8
e) Môi trường tự nhiên
...............................................................................................................
9
CHƯƠNG 3: Điểm yếu, những rủi ro gặp phải và giải pháp.............................10
1. Những rủi ro.................................................................................................10
2. Giải pháp......................................................................................................11
1

TÓM TẮT

Tiểu luận tìm hiểu sâu về phương thức kinh doanh, những khó khăn gặp phải và
hướng giải quyết để có thể phát triển toàn diện. Em lựa chọn “ kinh doanh thời trang
nam ” là đề tài thực nghiệm. Phương pháp thực hiện là tìm hiểu và nghiên cứu kế
hoạch kinh doanh sản phẩm thời trang nam tại doanh nghiệp Fapas. Dựa vào nhu cầu
thị yếu, sức mua của khách hàng bây giờ không chỉ “ Ăn no – mặc ấm ” là đủ mà phải
“ Ăn ngon – mặc đẹp ”, mình có thể lựa chọn đượng xu hướng phong cách phù hợp với
nhóm đối tượng mà công ty hướng đến. Việc khảo sát thiết lập dự án sẽ sắp xếp được
những việc cần ưu tiên, ngoài ra còn định hướng và tìm hiểu được những ưu nhược
điểm, những khó khăn trong quá trình triển khai từ đó có thể điều chỉnh và sắp xếp lại
cho phù hợp.

Kết quả mà bài tiểu luận này mong muốn hướng đến là tìm hiểu được những vấn
đề trong kinh doanh từ bên trong lẫn bên ngoài của doanh nghiệp. Từ đó có thể xử lý
và đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp và tạo ra được xu hướng thời trang cho
nam càng phát triển. Dự án kinh doanh này là cơ sở để xây dựng nền móng cho công
ty.


2

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ DOANH NGHIỆP.

1. Quá trình thành lập và phát triển.


a) Quá trình thành lập.
Khởi nguồn của tên “FAPAS”.
FA-SHION (thời trang): Hiểu đơn giản nhất, thời trang là một thói quen hay
phong cách phổ biến nào đó mà chúng ta theo đuổi. Đó là những xu hướng
thịnh hành và ưa chuộng nhất, đồng thời cũng là những sáng tạo mới của các
nhà thiết kế.
PAS-SION (niềm đam mê): là sự quan tâm đặc biệt của chúng ta trong việc tạo
ra phong cách mới và phát triển bề ngoài của bản thân. Đam mê là niềm yêu
thích, khát khao theo đuổi đến cùng trong một lĩnh vực nào đó và có thể chúng
ta sẽ phải hy sinh rất nhiều.
FAPAS (FASHION + PASSION) được thành lập từ niềm đam mê mãnh liệt
của những con người yêu thời trang với sứ mệnh mang đến cho khách hàng
những trải nghiệm thời trang đẳng cấp từ thiết kế đến chất lượng sản phẩm,
nhằm tôn vinh nét đẹp nam giới.
b) Phát triển
Nếu trước kia, thời trang chỉ tập trung dành cho phái đẹp bởi phụ nữ thường
quan tâm đến vẻ bề ngoài nhiều hơn là nam giới. Thì ngày nay, điều đó đã thay
đổi. Không riêng gì phụ nữ, đàn ông cũng cần được mặc đẹp, cũng cần được
đầu tư về diện mạo của mình.Khi đàn ông mặc đẹp, có phong cách thời trang
riêng thì cuộc sống sẽ thay đổi tốt đẹp hơn, họ có nhiều cơ hội hơn, được đánh
giá cao hơn và có được sự tin tưởng từ người khác một cách dễ dàng hơn.
Từ sự tin tưởng và niềm đam mê mãnh liệt với thời trang, FAPAS đã ấp ủ cho
mình giấc mơ trở thành một thương hiệu hàng đầu Việt Nam.
Không chỉ là đáp ứng nhu cầu ăn mặc, FAPAS mong muốn mang đến trải
nghiệm tốt nhất cho khách hàng từ cái nhìn bên ngoài đến cảm cảm giác bên
trong. Bằng sự chỉnh chu trong từng chi tiết, không ngừng sáng tạo, cập nhật
những xu hướng thời trang cao cấp với mức giá phù hợp cho người Việt Nam,
3

FAPAS tự tin có thể trở thành thương hiệu đầu tiên mà nam giới lựa chọn khi
nghĩ về thời trang.
2. Lĩnh vực hoạt động

FAPAS được định hướng với thời trang mang tính ứng dụng cao, đa dạng
phong cách từ công sở cho tới đường phố, từ thanh lịch cho tới cá tính. Bên
cạnh đó là thiết kế đơn giản nhưng không đơn điệu, không bị nhàm chán nhờ
vào sự biến tấu trong từng chi tiết, từng đường nét, từng chất liệu được chọn
lọc. Từ đó mang đến phong cách ăn mặc tối giản nhưng vẫn có “chất” riêng,
vẫn tạo sự khác biệt và ấn tượng trong mắt người nhìn.
3. Khách hàng và thị trường mục tiêu
a. Khách hàng
Khách hàng mà FAPAS hướng đến là nam giới từ mọi độ tuổi.
b. Thị trường mục tiêu
Thị trường chính là ở Việt Nam và có mục tiêu mở rộng thị trường thời trang
may mặc của Việt Nam ra các quốc gia khác.

CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH TIẾN HÀNH KINH DOANH VÀ ĐIỀU HÀNH


DOANH NGHIỆP.

I. Môi trường vi mô
1. Khái niệm
Môi trường vi mô là môi trường chứa các nhân tố có mối liên hệ trực tiếp, chặt
chẽ và tác động qua lại với nhau. Các nhân tố ấy đều có khả năng ảnh hưởng
đến năng lực và kết quả hoạt động marketing của một doanh nghiệp.
2. Các nhân tố của môi trường vi mô
a. Bản thân doanh nghiệp
Bản thân doanh nghiệp chính là nhân tố đầu tiên ảnh ảnh hưởng đến hiệu quả
Marketing. Đây là nhân tố gần gũi nhất, và những tác động của nhân tố này có
ảnh hưởng tức thì và sâu sắc đến hướng đi của các chiến lược, kế hoạch
Marketing, ngân sách, quy mô triển khai của các chiến dịch, chương trình
marketing.
4

b. Nhà cung cấp


Đối với những doanh nghiệp sản xuất nhà cung cấp là một nhân tố bắt buộc
phải có để doanh nghiệp có thể phát triển và sản xuất ra các sản phẩm phục vụ
cho nhu cầu của người tiêu dùng.
Đối với doanh nghiệp kinh doanh quần áo thời trang như FAPAS thì nhà cung
cấp nguyên liệu rất quan trọng. Trong đó các nguyên liệu như: vải, khuy nút,
kim chỉ may,....
c. Trung gian marketing
Trung gian marketing là những tổ chức hay cá nhân thay mặt, hỗ trợ doanh
nghiệp trong một hay nhiều công đoạn của quá trình mang sản phẩm,dịch vụ
và những giá trị của doanh nghiệp đến tay người tiêu dùng. Trung gian
marketing được có thể được xếp 4 loại dưới đây:

Trung gian phân phối và vận chuyển: các tổ chức và cá nhân giúp doanh
nghiệp tìm kiếm khách hàng, phân phối sản phẩm/dịch vụ đến tay người tiêu
dùng.

Các trung gian tài chính: các ngân hàng, các tổ chức tín dụng, các công ty
bảo hiểm đóng vai trò giúp đở doanh nghiệp trong các giao dịch tài chính hoặc
đảm bảo về các rủi ro tài chính trong quá trình kinh doanh.
Trung gian sản xuất: Một số các doanh nghiệp cung cấp nguồn lực sản xuất,
bao gồm thiết bị máy móc và nhân công để hỗ trợ các doanh nghiệp không có
đủ nguồn lực về sản xuất
Trung gian dịch vụ marketing: Một số doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ
marketing cho các doanh nghiệp khác như nghiên cứu thị trường, quảng cáo,
truyền thông, tư vấn...
Sự phát triển của các trung gian Marketing có thể giúp gia tăng hiệu quả trong
hoạt động Marketing. Đối với doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa dịch vụ thời
trang thì việc hoạt động quảng cáo marketing là việc rất quan trọng, làm cho
mọi người biết đến với thương hiệu.
5

d. Khách hàng
Khách hàng là nhân tố cốt lõi của môi trường vi mô. Mọi hoạt động marketing
đều lấy khách hàng/sự hài lòng hoặc thõa mãn của khách hàng làm trọng tâm.
Nhu cầu, mong muốn, khả năng tài chính, thói quen chi tiêu, hành vi tiêu
dùng... chính là chìa khóa để doanh nghiệp xây dựng các chiến lược đúng đắn
nhằm mang giá trị đến với khách hàng.
e. Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh sẽ được chia thành: đối thủ cạnh tranh trực tiếp và đối thủ
cạnh tranh gián tiếp. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp sẽ là các công ty, doanh
nghiệp kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ tương đồng với sản phẩm, dịch vụ
của doanh nghiệp bạn. Còn đối thủ cạnh tranh gián tiếp sẽ là các doanh nghiệp,
tổ chức kinh doanh có những sản phẩm, dịch vụ thay thế cho sản phẩm, dịch
vụ của doanh nghiệp.
Dù trực tiếp hay gián tiếp, mọi đối thủ cạnh tranh sẽ đều là mối đe dọa đối với
sự tồn tại của mọi tổ chức. Họ luôn cố gắng tìm cách để có thể thu hút được sự
chú ý của khách hang. Đối thủ cạnh tranh tranh trong kinh doanh rất nhiều đặc
biệt là ngành thời trang việc cạnh tranh từng khách hàng, ý tưởng thiết kế,... là
việc khó tránh khỏi. Vậy làm sao để doanh nghiệp có thể trụ vững và phát
triển?.
f. Cộng đồng
Để có thể duy trì lâu dài, các công ty phải xem xét một yếu tố lớn hơn của môi
trường vi mô chính là công chúng. Mặc dù các công ty có cho mình những tập
khách hàng mục tiêu nhất định, tuy nhiên, sự tồn tại của công chúng sẽ tạo nên
nhận thức chung về hình ảnh thương hiệu hoặc công ty hoặc chính sản phẩm.
Các nhóm công chúng rất đa dạng, bao gồm các cộng đồng, giới truyền thông,
chính phủ, địa phương, nội bộ doanh nghiệp.
II. Môi trường vĩ mô
1. Khái niệm
6

Môi trường vĩ mô là các yếu tố nằm bên ngoài Doanh nghiệp, tổ chức, nó gây
ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh và hoạt động Marketing của mỗi Doanh
nghiệp, bên cạnh đó nhiều người còn có ý kiến cho rằng môi trường vĩ mô chính
là các yếu tố về thể chế, mặt lực lượng, … nằm bên ngoài tổ chức và những yếu
tố này khiến nhà quản lý doanh nghiệp khó kiểm soát được.
Và đương nhiên những yếu tố môi trường vĩ mô đó có ảnh hưởng gián tiếp đến
hoạt động của Doanh nghiệp và kết quả hoạt động của một công ty, tổ chức.
2. Các nhân tố của môi trường vĩ mô
a. Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế bao gồm các yếu tố tác động đến thu nhập của những người
dân sống trong môi trường đó, từ đó ảnh hưởng đến khả năng chi tiêu và thói
quen mua sắm của người tiêu dùng. Khi nền kinh tế đi xuống, người tiêu dùng
sẽ có xu hướng "thắt lưng buộc bụng" và lựa chọn những sản phẩm/dịch vụ
vừa đủ phục vụ nhu cầu với mức giá vừa phải. Ngược lại, khi nền kinh tế đi
lên, người tiêu dùng có xu hướng thoải mái hơn trong việc mua sắm, sẵn sàng
chi cho những sản phẩm/dịch vụ đắt tiền có giá trị cao. Nền kinh tế phát triển
hay đi xuống có tác động lớn đến hoạt động kinh doanh.
Doanh nghiệp cần phân tích được:
- Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
- Lãi xuất và xu hướng của lãi xuất trong nền kinh tế.
- Chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái.
- Lạm phát.
- Hệ thống thuế và mức thuế.
b. Môi trường chinh trị - pháp luật
Việc tìm hiểu về chính trị - pháp luât trong kinh doanh là điều rất quan trọng.
- Chính trị
Chính trị là yếu tố đầu tiên mà các nhà đầu tư, nhà quản trị các doanh nghiệp
quan tâm phân tích để dự báo mức độ an toàn trong các hoạt động tại các
quốc gia, các khu vực nơi mà doanh nghiệp đang có mối quan hệ mua bán
7

hay đầu tư. Các yếu tố như thể chế chính trị, sự ổn định hay biến động về
chính trị tại quốc gia hay một khu vực là những tín hiệu ban đầu giúp các
nhà quản trị nhận diện đâu là cơ hội hoặc đâu là nguy cơ của doanh nghiệp
để đề ra các quyết định đầu tư, sản xuất kinh doanh trên các khu vực thị
trường thuộc phạm vi quốc gia hay quốc tế. Yếu tố chính trị là yếu tố rất
phức tạp, tuỳ theo điều kiện cụ thể yếu tố này sẽ tác động đến sự phát triển
kinh tế trong phạm vi quốc gia hay quốc tế. Các nhà quản trị chiến lược
muốn phát triển thị trường cần phải nhạy cảm với tình hình chính trị ở mỗi
khu vực địa lý, dự báo diễn biến chính trị trên phạm vi quốc gia, khu vực, thế
giới để có các quyết định chiến lược thích hợp và kịp thời.
- Luật pháp
Việc tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh hay không lành mạnh hoàn
toàn phụ thuộc vào yếu tố pháp luật và quản lý nhà nước về kinh tế. Việc
ban hành hệ thống luật pháp có chất lượng là điều kiện đầu tiên đảm bảo
môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp buộc các doanh
nghiệp phải kinh doanh chân chính, có trách nhiệm. Tuy nhiên nếu hệ thống
pháp luật không hoàn thiện cũng sẽ có ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường
kinh doanh gây khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp.
Pháp luật đưa ra những quy định cho phép, không cho phép hoặc những đòi
hỏi buộc các doanh nghiệp phải tuân thủ. Chỉ cần một sự thay đổi nhỏ trong
hệ thống luật pháp như thuế, đầu tư ... sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
Vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp là phải hiểu rõ tinh thần của luật
pháp và chấp hành tốt những quy định của pháp luật, nghiên cứu để tận
dụng được các cơ hội từ các điều khoản của pháp lý mang lại và có những
đối sách kịp thời trước những nguy cơ có thể đến từ những quy định pháp
luật tránh được các thiệt hại do sự thiếu hiểu biết về pháp lý trong kinh
doanh.
8

Việc tuân thủ các nguyên tắc về thuế cần doanh nghiệp tìm hiểu kĩ để tránh
những nhiều không nên xảy ra.
c. Môi trường văn hóa xã hội
Bao gồm những chuẩn mực và giá trị mà chuẩn mực và giá trị này được chấp
nhận và tôn trọng, bởi một xã hội hoặc một nền văn hoá cụ thể. Sự thay đổi
của các yếu tố văn hoá xã hội một phần là hệ quả của sự tác động lâu đài của
các yếu tố vĩ mô khác, do vậy nó thường xảy ra chậm hơn so với các yếu tố
khác. Một số những đặc điểm mà các nhà quản trị cần chú ý là sự tác động
của các yếu tố văn hoá xã hội thường có tính dài hạn và tinh tế hơn so với
các yếu tố khác, thậm chí nhiều lúc khó mà nhận biết được. Mặt khác, phạm
vi tác động của các yếu tố văn hoá xã hội thường rất rộng: "nó xác định cách
thức người ta sống làm việc, sản xuất, và tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ".
Như vậy những hiểu biết về mặt văn hoá - xã hội sẽ là những cơ sở rất quan
trọng cho các nhà quản trị trong quá trình quản trị chiến lược ở các doanh
nghiệp. Các khía cạnh hình thành môi trường văn hoá xã hội có ảnh hưởng
mạnh mẽ tới các hoạt động kinh doanh như: những quan niệm về đạo đức,
thẩm mỹ, về lối sống, về nghề nghiệp, phong tục, tập quán, truyền thống,
những quan tâm và ưu tiên của xã hội, trình độ nhận thức, học vấn chung của
xã hội.
Trong kinh doanh thời trang may mặc, thiết kế thời trang phải phù hợp với
chuẩn mực xã hội.
d. Môi trường công nghệ
Những áp lực và đe doạ từ môi trường công nghệ có thể là:
Sự ra đời của công nghệ mới làm xuất hiện và tăng cường ưu thế cạnh tranh
của các sản phẩm thay thế, đe doạ các sản phẩm truyền thống của ngành hiện
hữu.
Sự bùng nổ của công nghệ mới làm cho công nghệ hiện hữu bị lỗi thời và tạo
ra áp lực đòi hỏi các doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ để tăng cường
khả năng cạnh tranh.
9

Sự ra đời của công nghệ mới càng tạo điều kiện thuận lợi cho những người
xâm nhập mới và làm tăng thêm áp lực đe dọa các doanh nghiệp hiện hữu
trong ngành.
Sự bùng nổ của công nghệ mới càng làm cho vòng đời công nghệ có xu
hướng rút ngắn lại, điều này càng làm tăng thêm áp lực phải rút ngắn thời
gian khấu hao so với trước.
Bên cạnh những đe doạ này thì những cơ hội có thể đến từ môi trường công
nghệ đối vớicác doanh nghiệp có thể là:
Công nghệ mới có thể tạo điều kiện để sản xuất sản phẩm rẻ hơn với chất
lượng cao hơn, làm cho sản phẩm có khả năng cạnh tranh tốt hơn. Thường
thì các doanh nghiệp đến sau có nhiều ưu thế để tận dụng được cơ hội này
hơn là các doanh nghiệp hiện hữu trong ngành.
Sự ra đời của công nghệ mới có thể làm cho sản phẩm có nhiều tính năng
hơn và qua đó có thể tạo ra những thị trường mới hơn cho các sản phẩm và
dịch vụ của công ty.
Ngoài những khía cạnh trên đây, một số điểm mà các nhà quản trị cần lưu ý
thêm khi đề cập đến môi trường công nghệ là:
Áp lực tác động của sự phát triển công nghệ và mức chi tiêu cho sự phát
triển công nghệ khác nhau theo ngành. Các ngành truyền thông, điện tử,
hàng không và dược phẩm luôn có tốc độ đổi mới công nghệ cao, do đó mức
chi tiêu cho sự phát triển công nghệ thường cao hơn so với ngành dệt, lâm
nghiệp và công nghiệp kim loại. Đối với những nhà quản trị trong những
ngành bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi kỹ thuật nhanh thì quá trình đánh giá
những cơ hội và đe dọa mang tính công nghệ trở thành một vấn đề đặc biệt
quan trọng của việc kiểm soát các yếu tố bên ngoài.
Một số ngành nhất định có thể nhận được sự khuyến khích và tài trợ của
chính phủ cho việc nghiên cứu phát triển khi có sự phù hợp với các phương
hướng và ưu tiên của chính phủ. Nếu các doanh nghiệp biết tranh thủ những
10

cơ hội từ sự trợ giúp này sẽ cặp được những thuận lợi trong quá trình hoạt
động.
e. Môi trường tự nhiên
Điều kiện tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên; đất
đai, sông biển, các nguồn tài nguyên khoáng sản trong lòng đất, tài nguyên
rừng biển, sự trong sạch của môi trường, nước và không khí,... Có thể nói
các điều kiện tự nhiên luôn luôn là một yếu tố quan trọng trong cuộc sống
của con người (đặc biệt là các yếu tố của môi trường sinh thái), mặt khác nó
cũng là một yếu tố đầu vào hết sức quan trọng của nhiều ngành kinh tế như:
nông nghiệp, công nghiệp khai khoáng, du lịch, vận tải. Trong rất nhiều
trường hợp, chính các điều kiện tự nhiên trở thành một yếu tố rất quan trọng
để hình thành lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ.
Hiện nay việc rác thải từ ngành may mặc càng lớn. Đa số hiện nay các loại
vải được sản xuất từ sợ tơ nhân tạo khó có thể phân hủy và gây ô nghiễm
môi trường nghiêm trọng. Nơi được tập trung rác thải từ ngành dệt may là
Châu Phi, chịu ảnh hưởng rất lớn.
CHƯƠNG 3: NHỮNG RỦI RO, KHÓ KHĂN GẶP PHẢI VÀ GIẢI PHÁP.
1. Những rủi ro, khó khăn
Rủi ro luôn tồn tại trong các hoạt động kinh doanh và không tể nào tránh khỏi
được, dù doanh nghiệp đó có hoạt động trong ngành lâu tới đâu. Sau dây là
những trường hợp rủi ro trong quá trình kinh doanh của công ty TNHH FAPAS.
+ Trong quá trình giao tiếp, tư vấn cho khách hàng, thì có những trường hợp có
thái độ không tốt, gây mất cảm hứng mua sắm của khách hàng, gây mất điểm
với người mua hàng và tổn thất doanh thu.
+ Rủi ro bị chi phí phát sinh không nằm trong dự toán.
+ Việc mất đồ trong cửa hàng là việc không thể thiếu, có rất nhiều trường hợp
khác nhau. Như mất cắp bởi khách hàng sau khi thử đồ hay việc nhân viên đưa
đồ ra ngoài ngoài để trục lợi cho bản thân.
11

+ Việc mất hợp tác với bên thứ 2 về cũng cấp nguyên liệu gia công hoặc bị từ
chối gia công cũng là những rủi ro hường xuyên xảy ra teong kinh doanh.
+ Thời trang thì không bao giờ cứng nhắc mà phải liên tục sáng tạo để phù hợp
nhất với nhu cầu người tiêu dùng. Nên việc hàng bị tồn kho bán không hết và
ảnh hưởng đến doanh thu là diều khó tránh.
+ Những nguyên nhân khách quan xảy ra bất ngờ như: hỏa hoạn, đối thủ chơi
xấu,... cũng là những rủi ro bất ngờ khó lường.
+ Việc chủ mặt bằng đơn phương hủy hợp đồng cho thuê cũng là điều khó khăn
xảy đến với doanh nghiệp.
+ Việc kinh doanh online trên trang điện tử với những lý do hoàn hàng về bị sai
hay nhưng chính sách đổi trả hàng khá dễ dẫn đến việc gây lỗ trong doanh thu
của công ty.
2. Giải pháp
Việc rủi ro sảy đến là điều khó tránh khỏi nên em có một só giải pháp cho doanh
nghiệp mình.
+ Việc đào tạo nhân viên mới về thái độ với khách để tránh trường hợp kông có.
 Kiểm soát chặt chi phí trong tháng hạn chế những phát sinh không cần thiết.
 Nhân viên có quyền qản lý hàng hóa khách thử để tránh tình trạng mất đồ.
Việc hàng hóa bị mất bởi nhân viên thì hàng tháng sẽ có đợt kiểm kê vào cuối
tháng để biết lượng hàng tồn đọng vừa có thể kiểm soát được lượng hàng vừa
có thể nắm bắt dược phong cách và kiểu dáng mà khách hàng ưa chuộng.
 Đàm phán và kí kết hợp đồng với bên cung cáp nguyên liệu cần có những
điều khoản bồi thường lớn nếu vi phạm hợp đồng.
 Có những chương trình khyến mại, hay tặng kèm với hóa đơn với mức giá
trên 3 triệu để hàng hóa không bị tồn đọng.
 Đổi mới phương pháp kinh doanh là cách đẩy mạnh phát triển cho doanh
nghiệp. Đôi khi cái mới khác biệt mang lại thành công.
 Cần có những quy định chính sách rõ ràng về quy cách mua và đổi trả hàng
rõ ràng hơn.
12

 Thúc đẩy quy mô marketing mạnh hơn và đúng hướng.

You might also like