You are on page 1of 69

MỤC LỤC

Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU.................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu ................................................................................. 1
1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu .......................................................................... 1
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn ................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung ...................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 2
1.3.1. Không gian ............................................................................................ 2
1.3.2. Thời gian ............................................................................................... 2
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 2
1.4. Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu .................................. 2
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 4
2.1. Phương pháp luận ........................................................................................ 4
2.1.1. Khái niệm thị trường xuất khẩu và vai trò của phân tích thị trường xuất
khẩu ................................................................................................................... 4
2.1.1.1 Khái niệm thị trường xuất khẩu .................................................... 4
2.1.1.2 Vai trò của phân tích thị trường xuất khẩu ................................... 4
2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu .................................. 4
2.1.2.1 Hình thức xuất khẩu ..................................................................... 4
2.1.2.2 Loại gạo xuất khẩu ....................................................................... 5
2.1.2.3 Thuế quan và chính sách Nhà Nước ............................................. 5
2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 7
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu .............................................................. 7
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu ............................................................. 8
Chương 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MÊ
KÔNG ............................................................................................................... 9
3.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty cổ phần Mê Kông ...................................... 9
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................. 9
vi
3.1.2 Mục tiêu, chức năng và phạm vi kinh doanh của Công ty..................... 10
3.1.2.1 Mục tiêu ....................................................................................... 10
3.1.2.2 Chức năng .................................................................................... 10
3.1.2.3 Phạm vi kinh doanh của Công ty ................................................... 10
3.2 Cơ cấu tổ chức............................................................................................ 12
3.2.1. Đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, ban giám đốc 12
3.2.2. Hệ thống các phòng chức năng............................................................ 13
3.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Mê Kông từ 2006 –
2008 ................................................................................................................. 16
Chương 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN MÊ KÔNG GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 .................................. 21
4.1 Giới thiệu chung về tình hình xuất khẩu gạo của Công ty ........................... 21
4.1.1 Tình hình xuất khẩu gạo chung của Công ty giai đoạn 2006 – 2008 ...... 21
4.1.2 Tình hình doanh thu và lợi nhuận Công ty đạt được từ hoạt động kinh
doanh xuất khẩu gạo giai đoạn 2006 – 2008 ..................................................... 23
4.2 Phân tích các nhân tố chính ảnh hưởng đến kết quả hoạt động xuất khẩu gạo
của Công ty ...................................................................................................... 24
4.2.1 Chí phí gạo thu mua ........................................................................ 24
4.2.2 Chi phí bao bì và chi phí vận chuyển ............................................... 26
4.2.3 Giá gạo xuất khẩu ........................................................................... 27
4.2.4 Loại gạo xuất khẩu .......................................................................... 30
4.2.5 Hình thức xuất khẩu ........................................................................ 36
4.2.6 Chiến lược Marketing của Công ty .................................................. 39
4.2.7 Thuế quan và chính sách Nhà Nước................................................. 41
4.3 Phân tích các thị trường xuất khẩu gạo chủ lực của Công ty ....................... 42
4.3.1 Phân tích tình hình xuất khẩu gạo ở các thị trường ................................ 43
4.3.2 Đặc điểm, thị hiếu tiêu dùng ở các thị trường ........................................ 48
4.3.2.1 Châu Á ......................................................................................... 48
4.3.2.2 Châu Âu ....................................................................................... 48
4.3.2.3 Châu Phi ....................................................................................... 49
4.3.2.4 Châu Mỹ....................................................................................... 50
4.3.2.5 Châu Đại Dương........................................................................... 50

vii
4.3.3 Phân tích đối thủ cạnh tranh .................................................................. 50
4.3.3.1 Đối thủ trong nước........................................................................ 50
4.3.3.1.1 Giới thiệu chung ................................................................... 51
4.3.3.1.2 Sản lượng xuất khẩu ............................................................. 52
4.3.3.2 Đối thủ nước ngoài ....................................................................... 54
4.4 Phân tích ma trận SWOT ............................................................................ 55
Chương 5: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN MÊ KÔNG ................................................................ 59
5.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu ................................ 59
5.2 Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu .................................................... 60
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 62
6.1. Kết luận ..................................................................................................... 62
6.2 Kiến nghị................................................................................................... 62
6.2.1. Đối với nhà nước ................................................................................. 62
6.2.2. Đối với Công ty .......................................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 64

viii
DANH MỤC BẢNG


Trang
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty từ năm 2006 – 2008 ... 16
Bảng 2: Kim ngạch xuất khẩu gạo của công ty từ năm 2006 – 2008 ................. 21
Bảng 3: Tình hình doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh xuất khẩu
gạo từ 2006 – 2008 ........................................................................................... 23
Bảng 4: Giá gạo thu mua và sau khi chế biến trung bình của Công ty từ 2006 –
2008 ................................................................................................................. 25
Bảng 5: Chi phí bao bì và chi phí vận chuyển gạo xuất khẩu trung bình của Công
ty từ 2006 – 2008 ............................................................................................. 27
Bảng 6: Giá gạo xuất khẩu trung bình của Công ty từ 2006 – 2008 .................. 28
Bảng 7: Kim ngạch xuất khẩu gạo của Công ty theo loại gạo từ 2006 – 2008 ... 31
Bảng 8: Tình hình tăng giảm sản lượng và giá trị gạo xuất khẩu của công ty theo
loại gạo từ 2006 – 2008 .................................................................................... 34
Bảng 9: Kim ngạch xuất khẩu gạo của Công ty theo hình thức xuất khẩu từ 2006
– 2008 .............................................................................................................. 36
Bảng 10: Tình hình tăng giảm sản lượng gạo xuất khẩu của Công ty theo hình
thức xuất khẩu từ 2006 – 2008 ......................................................................... 38
Bảng 11: Kim ngạch xuất khẩu gạo của Công ty sang các thị trường từ 2006 –
2008 ................................................................................................................. 43
Bảng 12: Tình hình tăng giảm kim ngạch xuất khẩu gạo của Công ty sang các thị
trường từ 2006 – 2008 ...................................................................................... 46
Bảng 13: Sản lượng gạo xuất khẩu của Công ty Gentraco và công ty Mê Kông từ
2006 – 2008 ..................................................................................................... 52

ix
DANH MỤC HÌNH


Trang
Biểu đồ 1: Tình hình lợi nhuận sau thuế của Công ty từ năm 2006 – 2008 ...... 18
Biểu đồ 2: Sản lượng gạo xuất khẩu của công ty từ năm 2006 – 2008 .............. 22
Biểu đồ 3: Cơ cấu sản lượng mỗi loại gạo Công ty xuất khẩu từ 2006-2008 ..... 31
Biểu đồ 4: Cơ cấu sản lượng gạo Công ty xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu từ
2006 - 2008 ...................................................................................................... 37
Biểu đồ 5: Cơ cấu những thị trường nhập khẩu gạo của Công ty từ 2006 – 2008
......................................................................................................................... 44
Biểu đồ 6: Sản lượng gạo xuất khẩu của Công ty Gentraco và công ty Mê Kông
từ 2006 – 2008 ................................................................................................. 53

x
Phân tích hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần Mê Kông

Chương 1: GIỚI THIỆU

1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu


1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu
Trong giai đoạn Việt Nam mở cửa và hội nhập vào kinh tế quốc tế hiện nay,
xuất khẩu có vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng và
phát triển đất nước. Xuất khẩu mạnh đồng nghĩa nền kinh tế phát triển mạnh, là
động lực để thúc đẩy và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư, mở rộng sản
xuất, tạo nguồn thu nhập cho cộng đồng và xã hội…. Nói đến xuất khẩu thì
chúng ta luôn tự hào với kết quả khá cao trong việc xuất khẩu hàng nông
sản. Trong đó, đặc sắc nhất là mặt hàng gạo. Với những điều kiện tự nhiên
thuận lợi, Việt Nam đã đạt được danh hiệu nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai
thế giới. Hàng năm mặt hàng gạo xuất khẩu đã thu về lượng ngoại tệ đáng kể
cho đất nước, góp phần cải thiện cán cân xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, thực trạng
xuất khẩu gạo trong năm vừa qua cho thấy ngành hàng này vẫn gặp phải không ít
khó khăn, thử thách như giá gạo xuất khẩu bị giảm mạnh, loại gạo xuất khẩu
không phù hợp với nhu cầu thị trường, các doanh nghiệp không ký kết được hợp
đồng xuất khẩu… Do đó để hoạt động xuất khẩu được phát triển tốt và hạn chế
việc gặp khó khăn thì cần phải đầu tư tìm hiểu thị trường, phân tích những
nguyên nhân gây ảnh hưởng để có biện pháp thích hợp cho hoạt động xuất khẩu.
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn
Riêng tại Đồng bằng Sông Cửu Long, vựa lúa lớn nhất cả nước, thì việc
nghiên cứu đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo là rất cần thiết. Vì những vấn đề
xảy ra sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả xuất khẩu gạo của doanh nghiệp và
việc tiêu thụ lúa hàng hóa trong dân. Được thành lập và đi vào hoạt động hơn
mười bảy năm qua, Công ty Cổ phần Mê Kông Cần Thơ đã có nhiều đóng góp
trong kim ngạch xuất khẩu gạo của Thành phố Cần Thơ nói riêng và Đồng bằng
Sông Cửu Long nói chung. Tuy nhiên, cũng như những doanh nghiệp khác trong
cả nước, tình hình kinh doanh xuất khẩu gạo những năm vừa qua của Công ty
không được khả quan. Do đó, việc tìm ra giải pháp giúp công ty cải thiện những
khó khăn là cần thiết. Trong quan hệ xuất nhập khẩu, nghiên cứu và tìm hiểu
thị trường xuất khẩu là một việc làm không thể thiếu. Vì mặc dù kinh doanh
trên những thị trường quen thuộc nhưng nếu không tìm hiểu để nắm bắt

GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 1 SVTH: Phan Như Nguyệt


Phân tích hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần Mê Kông
những cơ hội mới và xây dựng những chiến lược phù hợp với sự đổi thay của
thị trường thì công ty sẽ khó có được những thành công như mong muốn.
Bên cạnh đó cần phải phân tích kĩ các nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu.
Như vậy, ta mới có thể đánh giá những cơ hội, đe dọa, khắc phục hạn chế và phát
huy thế mạnh nhằm làm gia tăng giá trị kim ngạch và hiệu quả xuất khẩu gạo của
công ty. Vì những lý do trên mà đề tài “ Phân tích hoạt động xuất khẩu gạo của
Công ty Cổ phần Mê Kông” được chọn để làm luận văn tốt nghiệp.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần Mê Kông giai
đoạn từ 2006 - 2008 từ đó đề ra những giải pháp nhằm mở rộng thị trường, gia
tăng giá trị và hiệu quả xuất khẩu gạo của Công ty trong những năm tới
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Giới thiệu và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh
doanh xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần Mê Kông giai đoạn 2006 - 2008
- Tìm hiểu về thị trường xuất khẩu gạo hiện tại của Công ty, tìm ra những
điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa cho việc xuất khẩu gạo của Công ty
- Đề ra giải pháp mở rộng thị trường, gia tăng giá trị và hiệu quả xuất khẩu
gạo của Công ty
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Không gian
Luận văn tập trung nghiên cứu trong phạm vi hoạt động xuất khẩu gạo của
Công ty Cổ phần Mê Kông tại địa bàn Cần Thơ
1.3.2. Thời gian
Luận văn trình bày dựa trên thông tin số liệu thu thập trong 3 năm 2006,
2007, 2008 của Công ty Cổ phần Mê Kông Cần Thơ
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
Công ty Cổ phần Mê Kông kinh doanh trên nhiều lĩnh vực như xuất nhập
khẩu, sản xuất chế biến... Nhưng luận văn chỉ nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu
gạo của Công ty Cổ phần Mê Kông sang các thị trường mục tiêu
1.4. Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu
+ TS. Nguyễn Văn Sơn, (2000), “ Các giải pháp chiến lược nâng cao hiệu quả

GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 2 SVTH: Phan Như Nguyệt


Phân tích hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần Mê Kông
xuất khẩu gạo Việt Nam”, Nhà xuất bản Thống Kê. Đề tài nghiên cứu dùng
phương pháp quan sát, thống kê mô tả, phỏng vấn chuyên gia và dự báo bằng
công cụ kinh tế lượng. Nội dung tập trung phân tích đánh giá toàn diện tình hình
sản xuất và kinh doanh xuất khẩu gạo của nước ta trong giai đoạn 1976 – 1999,
rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết, đối chiếu với kinh nghiệm xuất khẩu
gạo của một số nước khác từ đó đề xuất các giải pháp mang tính chiến lược dài
hạn. Đề tài rút ra kết luận: cần tập trung nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh
doanh xuất khẩu gạo để thúc đẩy sản xuất lương thực trong nước phát triển đây
chính là giải pháp bảo đảm an toàn lương thực quốc gia một cách tích cực nhất.
+ Nguyễn Thị Cẩm Loan, (2006), “Phân tích tình hình thu mua và xuất khẩu
gạo tại công ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Cần Thơ (Mekonimex/ns)”.
Luận văn dùng phương pháp thống kê mô tả, phân tích ma trận SWOT để phân
tích cụ thể quy trình thu mua và xuất khẩu gạo của công ty từ đó đề ra giải pháp
nâng cao doanh số bán, mở rộng thị trường xuất khẩu bằng cách thiết lập
phòng nghiên cứu Marketing và tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế. Luận văn
rút ra được kết luận: tình hình thu mua gạo xuất khẩu của công ty chủ yếu là thu
mua gạo thành phẩm của các đơn vị khác; loại gạo xuất khẩu có hiệu quả hiện
nay của công ty là gạo có phẩm chất trung bình, các thị trường lớn có tiềm năng
mở rộng đó là thị trường các nước Châu Phi.
+ Phạm Thị Nguyên Phương – Đại Học An Giang, (2004), “Hoạch định chiến
lược marketing gạo công ty xuất nhập khẩu An Giang giai đoạn 2004 – 2010”.
Phương pháp phân tích số liệu được luận văn sử dụng là phương pháp thống kê
mô tả, phương pháp chuyên gia và phân tích ma trận SWOT. Nội dung luận văn
tập trung nghiên cứu tình hình xuất khẩu gạo của công ty giai đoạn 1999 – 2003
đồng thời phân tích những yếu tố bên trong công ty như vốn, nhân sự... và bên
ngoài như đối thủ cạnh tranh, chính sách Nhà nước... từ đó xây dựng chiến lược
xuất khẩu gạo trong thời gian tiếp theo như chiến lược thâm nhập thị trường, phát
triển thị trường... Kết luận được rút ra: công ty đang kinh doanh với nhiều thế
mạnh về vốn, cơ cấu tổ chức quản lý nhân sự, nhưng công ty chưa chú trọng
nhiều đến việc xây dựng chiến lược marketing cho công ty mình, do đó việc đưa
ra một chiến lược marketing phù hợp là yêu cầu cần thiết.

GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 3 SVTH: Phan Như Nguyệt


Phân tích hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần Mê Kông
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp luận
2.1.1. Khái niệm thị trường xuất khẩu và vai trò của phân tích thị trường
xuất khẩu
2.1.1.1. Khái niệm thị trường xuất khẩu
Thị trường xuất khẩu (hay còn gọi là thị trường thế giới) là tập hợp những
khách hàng tiềm năng của một công ty hay một doanh nghiệp ở nước ngoài (khác
nước xuất khẩu)
2.1.1.2. Vai trò của phân tích thị trường xuất khẩu
Trong tình hình cạnh tranh hiện nay, nghiên cứu và phân tích đúng đắn tình
hình thị trường là một yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Đó là
một quá trình thu thập tài liệu và các thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời về thị
trường, so sánh và phân tích các thông tin đó để rút ra kết luận về xu hướng biến
động của thị trường tạo cơ sở để xây dựng các chiến lược phù hợp. Các doanh
nghiệp thông qua phân tích thị trường để tìm cách giải quyết các vấn đề:
- Phải sản xuất loại hàng gì?
- Số lượng bao nhiêu?
- Mẫu mã, kiểu cách, chất lượng như thế nào?
- Xác định nước nào là thị trường có triển vọng nhất cho việc xuất khẩu hàng
của doanh nghiệp hoặc họ đáp ứng nhu cầu nhập khẩu như thế nào và khả năng
mua bán là bao nhiêu
- Xác định mức cạnh tranh trên thị trường hiện tại và tương lai, điểm mạnh,
điểm yếu của đối thủ cạnh tranh
- Cần áp dụng những phương thức mua bán nào cho phù hợp với thị trường
- Tiến hành rút ra sự vận động của thị trường, dự báo dung lượng của thị
trường, mức biến động của giá cả. Trên cơ sở đó có thể đề ra các chiến lược phù
hợp.
2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu
2.1.2.1. Hình thức xuất khẩu
- Xuất khẩu uỷ thác
Là một hoạt động dịch vụ thương mại dưới hình thức thuê và nhận làm dịch

GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 4 SVTH: Phan Như Nguyệt


Phân tích hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần Mê Kông
vụ xuất khẩu. Hoạt động này được thực hiện trên cơ sở hợp đồng ủy thác xuất
khẩu giữa các doanh nghiệp, phù hợp với những quy định của Pháp lệnh hợp
đồng kinh tế
- Xuất khẩu trực tiếp
Là hoạt động xuất khẩu hàng hoá từ nước người bán (nước xuất khẩu) sang
thẳng nước người mua (nước nhập khẩu) không qua nước thứ ba (nước trung
gian)
2.1.2.2. Loại gạo xuất khẩu
Các loại gạo xuất khẩu trên thị trường thế giới là gạo có hàm lượng 5%,
10%, 15%, 20%... tấm. Gồm:
- Gạo hạt nguyên: hạt gạo còn đầy đủ hoặc gạo gãy có chiều dài 7/10 hạt còn
đầy đủ
- Hạt gạo rất dài: Hạt gạo có chiều dài ≥7 mm
- Hạt gạo dài: Hạt gạo có chiều dài 6,6 mm - 6,9 mm
- Hạt gạo trung bình: Hạt gạo có chiều dài từ 6,2 mm – 6,5 mm
- Hạt gạo ngắn: Hạt gạo có chiều dài ≤6,2 mm
- Tấm: phần gạo gãy có chiều dài từ 3/10 – 6/10 chiều dài trung bình của hạt
gạo cùng loại còn đầy đủ, nhưng không nhỏ hơn hai mm
- Hạt gạo vàng: hạt gạo có phần hay toàn phần có màu vàng chanh hay vàng
cam
- Hạt phấn (hạt bạc bụng): gạo có từ nửa hạt trở lên trắng như phấn
- Hạt gạo hư hỏng: hạt gạo bị biến màu hoặc hư hỏng bởi nước, nhiệt, côn
trùng hay các nguyên nhân khác
- Hạt gạo non: hạt gạo có màu xanh nhạt do hạt lúa chưa chín hoàn toàn
- Tạp chất: tất cả các chất không phải gạo trừ thóc
2.1.2.3 Thuế quan và chính sách Nhà Nước
- Thuế quan
Thuế quan là một khoản tiền mà chủ hàng hoá xuất nhập khẩu hoặc quá
cảnh phải nộp cho hải quan đại diện cho nước chủ nhà. Kết quả của thuế quan là
làm tăng chi phí của việc đưa hàng hoá đến một nước
- Hạn chế xuất khẩu tự nguyện
Hạn chế xuất khẩu tự nguyện (Voluntary Export Restrains – VERs) chính là

GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 5 SVTH: Phan Như Nguyệt


Phân tích hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần Mê Kông
một biến thể của hạn ngạch nhập khẩu do phía nước xuất khẩu đặt ra thay vì
nước nhập khẩu.
VERs nói chung được đưa ra theo yêu cầu của nước nhập khẩu và được
nước xuất khẩu chấp nhận nhằm chặn trước những hạn chế mậu dịch khác.
VERs có những lợi thế chính trị và pháp lý nhất định nên trong những năm
gần đây chúng trở thành những công cụ rất được ưa dùng trong chính sách ngoại
thương.
- Chính sách ngoại thương
Chính sách ngoại thương là một hệ thống các nguyên tắc, biện pháp kinh tế,
hành chính và pháp luật dùng để thực hiện các mục tiêu đã được xác định trong
lĩnh vực ngoại thương của một nước trong một thời kỳ nhất định.
Chính sách ngoại thương là một bộ phận quan trọng của chính sách kinh tế
của một đất nước, nó góp phần thúc đẩy thực hiện các mục tiêu kinh tế của đất
nước trong từng thời kỳ. Chính sách ngoại thương có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt
động kinh doanh của các công ty. Các chính sách ngoại thương đều có tác dụng
bảo vệ sản xuất trong nước chống lại sự cạnh tranh từ bên ngoài tạo điều kiện
thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển và bành trướng ra bên ngoài.
- Lợi nhuận
Lợi nhuận = doanh thu hàng xuất khẩu - chi phí hàng xuất khẩu
Trong đó:
Doanh thu xuất khẩu = khối lượng hàng xuất khẩu x giá xuất khẩu x Kn
(Kn: tỉ giá USD ở thời điểm thanh toán)
Nếu lợi nhuận > 0 thì thương vụ mới thực hiện có hiệu quả

GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 6 SVTH: Phan Như Nguyệt


Phân tích hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần Mê Kông
 Sơ đồ các nhân tố chính ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Công ty
như sau:

Mức Loại
biến gạo
động xuất
giá gạo khẩu
xuất
Hình khẩu Thị
thức trường
xuất xuất
khẩu khẩu

Hoạt động xuất


khẩu gạo của Công
Chi phí ty Đối
bao bì, thủ
vận cạnh
chuyển tranh

Thuế Chi
Chiến phí
lược quan và
chính gạo
Marketing thu
sách Nhà
nước mua

2.2. Phương pháp nghiên cứu


2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp từ các báo cáo thống kê của Công ty Cổ phần Mê
Kông và các trang web. Từ số liệu có được, thực hiện tính toán phân tích hiệu
quả hoạt động xuất khẩu gạo trong 3 năm 2006, 2007, 2008 của Công ty Cổ phần
Mê Kông Cần Thơ.
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
- Phân tích hoạt động xuất khẩu gạo: dùng phương pháp thống kê mô tả,
phân tích và tổng hợp, so sánh số tương đối và tuyệt đối từ đó thiết lập bảng,
biểu đồ, sơ đồ, so sánh, đối chiếu, phân tích, nhận xét và đánh giá.
- Phân tích thị trường: dùng phương pháp thống kê mô tả, so sánh số tương

GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 7 SVTH: Phan Như Nguyệt


Phân tích hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần Mê Kông
đối và tuyệt đối.
- Giải pháp xuất khẩu: dùng phương pháp phân tích ma trận SWOT để
phân tích điểm mạnh, yếu, cơ hội, đe dọa của Công ty và từ đó đưa ra giải
pháp thích hợp.

GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 8 SVTH: Phan Như Nguyệt


Phân tích hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần Mê Kông
Chương 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
MÊ KÔNG
3.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty cổ phần Mê Kông
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Mê Kông với tên gọi hiện nay đã trãi qua một quá trình
hình thành và phát triển
- Giai đoạn 1992 – 1999
Tiền thân của Công ty Cổ phần Mê Kông là Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Mê Kông được thành lập theo quyết định số 24/CT ngày 20/07/1992 của Ủy Ban
Nhân Dân tỉnh Cần Thơ với chức năng kinh doanh chế biến lúa gạo để tham gia
xuất khẩu và cung ứng thị trường nội địa.
- Giai đoạn 1999 – 2008
Ngày 14/01/1999 Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Mê Kông trực thuộc văn
phòng tỉnh ủy Cần Thơ được chấp thuận đổi tên thành Công ty Mê Kông (tên viết
tắt MKC) và hoạt động kinh doanh của Công ty ngày càng lớn mạnh.
- Giai đoạn từ 01/01/2009
Ngày 01/01/2009 Công ty Cổ phần Mê Kông được thành lập và hoạt động
trên cơ sở Công ty Mê Kông – MKC sáp nhập vào Công ty Cổ Phần Mê Kông.
Công ty có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 1800594971 do phòng Đăng
ký kinh doanh Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành Phố Cần Thơ đăng ký và cấp lại
lần 3 ngày 29 tháng 12 năm 2008.
Hiện nay, Công ty có 120 nhân viên và trên 500 lao động làm việc tại văn
phòng Công ty và các đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc.
Tên gọi đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN MÊ KÔNG
Tên giao dịch quốc tế: Mekong Company
Tên viết tắt: MKC
Địa chỉ giao dịch: Trụ sở số 120 Lý Tự Trọng, Phường An Cư, Quận Ninh
Kiều, TP Cần Thơ.
Số điện thoại: 0710.3833341
Fax: 0710.3731978
Email: mekongcantho@hcm.vnn.vn

GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 9 SVTH: Phan Như Nguyệt


Phân tích hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần Mê Kông
3.1.2 Mục tiêu, chức năng, và phạm vi kinh doanh của Công ty
3.1.2.1 Chức năng
Từ khi thành lập đến nay, chức năng chủ yếu của Công ty là kinh doanh
xuất nhập khẩu. Công ty vừa chế biến lúa, gạo để tham gia xuất khẩu và cung
ứng thị trường nội địa vừa nhập khẩu gỗ và nguyên liệu chế biến thức ăn chăn
nuôi thủy sản.
3.1.2.2 Mục tiêu
- Mục tiêu tài chính năm 2009 của Công ty là: trước mắt ổn định hoạt động
sản xuất kinh doanh, từng bước tiến đến đẩy mạnh và phát triển, thu nhập tài
chính cả năm tăng từ 10 đến 15% so với năm 2008. Hoàn thiện hệ thống xay xát
và chế biến lương thực, tiếp tục xây dựng và đưa vào hoạt động dự án nhà máy
bột cá An Bình và trại nuôi cá Cồn Rồng. Thực hiện đúng và đủ các khoản khấu
hao tài sản cố định, công cụ dụng cụ, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí
công đoàn.
- Đi đôi với kinh doanh mặt hàng lương thực, thì phải đẩy mạnh kinh doanh
nuôi trồng thủy sản và bán thức ăn, nguyên liệu cho nuôi trồng thủy sản.
- Xây dựng tổ chức bộ máy Công ty gọn, mạnh, đào tạo bồi dưỡng cán bộ trẻ,
đáp ứng yêu cầu kinh doanh và quản lý của Công ty.
3.1.2.3 Phạm vi kinh doanh của Công ty
- Ngành nghề kinh doanh
Xay xát, chế biến lương thực, chăn nuôi, trồng trọt; Kinh doanh, xuất nhập
khẩu hàng nông lâm, thủy hải sản, vật liệu xây dựng; lương thực thực phẩm chế
biến hàng tiêu dùng, vật tư nông nghiệp; Vận chuyển hàng hóa đường bộ và
đường thủy; Gia công sản xuất cây giống, con giống các loại; Chế biến thủy hải
sản. Gia công sản xuất hàng hóa các loại, chế biến thức ăn chăn nuôi. Kinh
doanh, xuất nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, chất đốt.
- Các sản phẩm kinh doanh của Công ty:
Công ty Cổ phần Mê Kông kinh doanh sản phẩm chính là lúa, gạo, ngoài ra
Công ty còn nhập khẩu gỗ tròn các loại, thức ăn chăn nuôi, chế biến thức ăn thủy
sản phục vụ cho việc nuôi trồng thuỷ sản và kinh doanh.
+ Về gạo các loại: gạo thơm chất lượng cao, gạo dài các loại được xuất khẩu
sang các nước như: Philippines, Thuỵ Sĩ, Anh, Fiji… đồng thời Công ty cũng

GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 10 SVTH: Phan Như Nguyệt


Phân tích hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần Mê Kông
chú trọng đến thị trường tiêu thụ trong nước nhất là bán hàng thông qua các siêu
thị lớn trong nước như Coop Mark, Siêu thị Sài Gòn, Marximark, và hệ thống
siêu thị của Big C An Lạc, Big C Đồng Nai, Big C Hoàng Văn Thụ, Big C miền
Đông, Big C Đà Nẵng.
+ Gỗ tròn các loại: nhập khẩu gỗ tròn các loại, tiêu thụ ở các tỉnh Đồng bằng
Sông Cửu Long và Miền Trung phục vụ cho đóng tàu đánh bắt thủy hải sản, chế
biến các mặt hàng trang trí nội thất cho nhu cầu xuất khẩu.
+ Thức ăn chăn nuôi: nhập khẩu nguyên liệu chế biến thức ăn thuỷ sản tiêu
thụ ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, ngoài ra còn phục vụ cho nhu cầu
nuôi thủy sản của Công ty. Địa điểm các trại nuôi cá của Công ty gồm:
- Cồn Cái Gà (Bến Tre ): diện tích 0,5 ha
- Cồn Bần Chát (Trà Vinh): diện tích 14 ha
- Cồn Rồng (Trà Vinh): diện tích 0,7 ha

GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 11 SVTH: Phan Như Nguyệt


Phân tích hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần Mê Kông
3.2 Cơ cấu tổ chức
ĐẠI HỘI ĐỒNG
CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ
BAN
KIỂM SOÁT
TỔNG GIÁM
ĐỐC

PHÓ TỔNG
GIÁM ĐỐC
VP ĐẠI PHÒNG
DIỆN TỔ
TP.HCM PHÒNG PHÒNG CHỨC
KINH DOANH KẾ TOÁN

XNCBLT XNCBLT XNCBLT XN NM BỘT


CẦN THƠ Ô MÔN THỦY CÁ
THỐT NỐT SẢN AN BÌNH

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Mê Kông


3.2.1. Đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, ban kiểm soát và ban
giám đốc
- Đại hội đồng cổ đông
Là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty Cổ phần Mê Kông Cần Thơ.
Đại hội đồng cổ đông có nhiệm vụ thông qua các báo cáo của hội đồng quản trị
về tình hình hoạt động kinh doanh; quyết định các phương án, nhiệm vụ sản xuất
kinh doanh và đầu tư. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên hội đồng quản trị,
ban kiểm soát. Xem xét và xử lý các vi phạm của hội đồng quản trị và ban kiểm
soát gây thiệt hại cho Công ty và cổ đông của Công ty.
- Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị đại diện cho các cổ đông, là cơ quan có quyền lực cao
nhất trong việc đưa ra các chính sách chung và các định hướng hoạt động của
Công ty. Cụ thể là hội đồng có quyền bỏ phiếu thông qua những quyết định quản

GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 12 SVTH: Phan Như Nguyệt


Phân tích hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần Mê Kông
trị chính yếu như đầu tư tài chính xây dựng một nhà máy mới, bổ nhiệm, miễn
nhiệm, cách chức Giám đốc (Tổng giám đốc) và cán bộ quản lý quan trọng khác
của Công ty, quyết định mức lương và lợi ích khác của các cán bộ quản lý đó.
- Ban kiểm soát
Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh
doanh trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính. Thẩm định báo cáo tài
chính hàng năm của Công ty, kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý,
điều hành hoạt động của Công ty khi xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của
đại hội đồng cổ đông. Thường xuyên thông báo với hội đồng quản trị về kết quả
hoạt động, tham khảo ý kiến của hội đồng quản trị trước khi trình các báo cáo,
kết luận và kiến nghị lên đại hội đồng cổ đông.
Báo cáo đại hội đồng cổ đông về tính chính xác, trung thực, hợp pháp của
việc ghi chép, lưu giữ chứng từ và lập sổ kế toán, báo cáo tài chính, các báo cáo
khác của Công ty, tính trung thực, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động
của kinh doanh của Công ty
- Ban giám đốc
Tổng Giám đốc: Lê Việt Hải
- Tổng Giám đốc: là người tổ chức điều hành trực tiếp hoạt động của Công ty
theo chế độ thủ trưởng của đơn vị và đề ra các biện pháp thực hiện chỉ tiêu kế
hoạch sao cho đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Tổng giám đốc còn có
quyền tuyển dụng và bố trí lao động cũng như việc đề bạt, khen thưởng, kỉ luật
trong Công ty. Ngoài ra, Tổng giám đốc chịu trách nhiệm với Nhà nước về kết
quả sản xuất kinh doanh của đơn vị.
- Phó Giám đốc: là người thay mặt Giám đốc trực tiếp quản lý các bộ phận và
quyền quyết định nằm trong giới hạn cho phép. Có trách nhiệm định kỳ báo lại
cho Giám đốc tình hình hoạt động của Công ty về bộ phận mình phụ trách.
3.2.2. Hệ thống các phòng chức năng
- Phòng tổ chức
Có chức năng tổ chức bộ máy, quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình
độ đội ngũ cán bộ nhân viên thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Đồng thời quản lý
nhân sự, thực hiện công tác quản trị hành chánh phục vụ cho việc điều hành, hoạt
động của các bộ phận trong Công ty.

GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 13 SVTH: Phan Như Nguyệt


Phân tích hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần Mê Kông
Có trách nhiệm đảm bảo bộ máy gọn nhẹ, có hiệu quả và đội ngũ cán bộ có
phẩm chất năng lực, đủ khả năng đảm đương công việc. Ngoài ra, phòng tổ chức
hành chánh còn liên hệ với phòng kế toán để dự trù kinh phí và thanh toán các
khoản chi tiêu cho Công ty. Phối hợp với các phòng ban khác giải quyết các vấn
đề tổ chức và chế độ chính sách.
- Phòng kế toán
Có chức năng xây dựng và theo dõi việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh
doanh của Công ty, phản ánh cho ban giám đốc mọi hoạt động của Công ty trong
các báo cáo tài chính định kỳ. Mặc khác, thống kê phân tích các chỉ tiêu làm cơ
sở vạch ra phương án đẩy mạnh sản xuất kinh doanh của Công ty.
Có trách nhiệm đáp ứng kịp thời về vốn hoạt dộng sản xuất kinh doanh của
Công ty và các xí nghiệp trực thuộc. Ngoài ra phải thu hồi vốn nhanh, hạn chế tối
đa tình trạng ứ đọng hoặc bị chiếm dụng vốn. Tham mưu cho Ban lãnh đạo về
hoạt động có sử dụng vốn, tài sản, vật tư, hàng hóa của Công ty. Mặc khác có
trách nhiệm về mọi chi tiêu tiền mặt sử dụng trên tài sản của Công ty đều phải có
chữ ký duyệt của kế toán trưởng và ban giám đốc.
- Phòng kinh doanh
Chức năng quan trọng của phòng kinh doanh là tổ chức hoạt động kinh
doanh trong và ngoài nước. Nhiệm vụ chủ yếu là nghiên cứu đề xuất xây dựng
phương hướng kinh doanh của Công ty và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh
doanh đề ra. Tìm hiểu thị trường, khách hàng, tiến hành đàm phán giao dịch các
hợp đồng mua bán trong và ngoài nước. Ngoài ra phải theo dõi và tổ chức thực
hiện các hợp đồng đã ký.
- Văn phòng đại diện TP Hồ Chí Minh
Những chức năng của Văn phòng đại diện TP Hồ Chí Minh là tìm hiểu thị
trường tiêu thụ hàng hóa của Công ty ở thị trường trong nước và thị trường Thế
giới; tiếp cận nhanh những thông tin mới phục vụ cho kinh doanh; khai thác
những ngành nghề và những mặt hàng mới để mở rộng sản xuất kinh doanh.
Nhiệm vụ của phòng đại diện là trực tiếp quan hệ giao dịch khách hàng
ngoài khu vực, đầu mối giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu. Ngoài ra còn phối
hợp với phòng kế toán trong việc thanh toán mua hàng và đôn đốc khách hàng
thanh toán đúng hợp đồng.

GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 14 SVTH: Phan Như Nguyệt


Phân tích hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần Mê Kông
- Các xí nghiệp
Có trách nhiệm và nhiệm vụ xay xát, đánh bóng hàng hóa theo đúng tiêu
chuẩn xuất khẩu đồng thời cung cấp hàng hóa thực hiện hợp đồng.

GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 15 SVTH: Phan Như Nguyệt


Phân tích hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần Mê Kông
3.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Mê Kông từ 2006
– 2008
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty từ năm 2006 - 2008
Đơn vị: 1000 đồng
Chênh lệch
2007/2006 2008/2007
Chỉ Năm Năm Năm
tiêu 2006 2007 2008 Tương Tương
Tuyệt Tuyệt
đối đối
đối đối
(%) (%)
Doanh
thu bán
hàng và 297.643.548 255.132.682 369.466.341 - 42.510.866 - 14,28 114.333.659 44,81
cung cấp
dịch vụ
Các
khoản
giảm trừ 4.054 57.918 118.998 53.864 1328,66 61.080 105,46
doanh
thu
Doanh
thu
thuần về 297.639.494 255.074.764 369.347.343 - 42.564.730 - 14,30 114.272.579 44,80
bán
hàng và
dịch vụ
Giá vốn
hàng 282.599.302 242.555.435 347.234.108 - 40.043.867 - 14,17 104.678.673 43,16
bán
Lợi
nhuận
gộp về 15.040.191 12.519.328 22.113.234 - 2.520.863 - 16,76 9.593.906 76,63
bán
hàng và
dịch vụ
Doanh
thu hoạt 11.135.733 10.058.530 18.274.079 - 1.077.203 - 9,67 8.215.549 81,68
động tài
chính
Chi phí 12.666.228 13.478.777 28.629.771 812.549 6,42 15.150.994 112,41
tài chính
Chi phí
bán 3.092.223 2.963.423 4.712.936 - 128.800 - 4,17 1.749.513 59,04
hàng
Chi phí 8.890.221 6.746.729 6.736.541 - 2.143.492 - 24,11 - 10.188 - 151,00
QLDN
Lợi
nhuận 1.527.252 - 611.072 308.064 - 2.138.324 - 140,00 919.137 150,00
thuần từ
HĐKD

GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 16 SVTH: Phan Như Nguyệt


Phân tích hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần Mê Kông
Thu
nhập 1.054.953 2.758.513 1.547.980 1.703.560 161,48 - 1.210.533 - 43,88
khác
Chi phí 352.280 925.497 224.606 573.217 160,72 - 700.891 - 75,73
khác
Lợi
nhuận 702.673 1.833.016 1.323.373 1.130.343 160,86 - 509.643 - 27,80
khác
Tổng lợi
nhuận 2.229.925 1.221.943 1.631.438 - 1.007.982 - 45,20 409.495 33,51
trước
thuế
Thuế
TNDN 493.775 206.667 174.285 - 287.108 - 58,15 - 32.382 - 15,67
phải nộp
Lợi
nhuận 1.736.149 1.015.275 1.457.153 - 720.874 - 41,52 441.878 43,52
sau thuế
(Nguồn: Tổng hợp từ bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Mê
Kông từ 2006 – 2008)
Giai đoạn 2006 – 2008, tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty có
nhiều biến động thăng trầm. Lợi nhuận sau thuế năm 2006 hơn 1,7 tỷ đồng. Năm
2007, lợi nhuận sau thuế chỉ còn hơn 1 tỷ đồng, giảm so với năm 2006 khoảng
720 triệu đồng. Sang năm 2008, tình hình có được cải thiện, lợi nhuận sau thuế
tăng lên hơn 1,45 tỷ đồng, tăng so với năm 2007 khoảng 441 triệu đồng. Tuy
nhiên lợi nhận sau thuế năm 2008 vẫn còn thấp hơn năm 2006.

GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 17 SVTH: Phan Như Nguyệt


Phân tích hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần Mê Kông

Nghìn đồng
2.000.000
1.736.149
1.800.000
1.600.000 1.457.153
1.400.000
1.200.000
1.015.275
1.000.000
800.000
600.000
400.000
200.000
0
Năm 2006 2007 2008

Biểu đồ 1: Tình hình lợi nhuận sau thuế của Công ty từ năm 2006 - 2008
Qua bảng 1, biểu đồ 1, ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty
qua 3 năm nhìn chung đều mang lại hiệu quả. Tuy nhiên nếu so sánh hiệu quả
giữa các năm ta có thể đánh giá chung như sau:
- Năm 2007 là năm mà công ty kinh doanh kém hiệu quả nhất. Lợi nhuận
sau thuế của Công ty năm 2007 chỉ đạt hơn 1 tỷ đồng, giảm hơn 720 triệu đồng
so với năm 2006 và thấp hơn khoảng 441 triệu đồng so với năm 2008. Lợi nhuận
sau thuế của Công ty năm 2007 thấp là do lợi nhuận trước thuế thấp. Lợi nhuận
trước thuế thì bao gồm sự đóng góp của hai loại lợi nhuận là lợi nhuận từ hoạt
động kinh doanh và lợi nhuận khác. Tuy nhiên, năm 2007 lợi nhuận khác của
Công ty đạt được cao hơn 1,8 tỷ đồng (cao hơn năm 2006 khoảng 1,1 tỷ đồng),
do đó lợi nhuận trước thuế thấp là do sự sụt giảm của lợi nhuận từ hoạt động kinh
doanh. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2007 bị âm hơn 611
triệu đồng, giảm hơn 2,1 tỷ đồng so với năm 2006 và thấp hơn khoảng 919 triệu
đồng so với năm 2008. Nguyên nhân do lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp
dịch vụ và doanh thu hoạt động tài chính không đủ bù đắp cho các loại chi phí:
chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Ta có thể
thấy năm 2007 lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty đạt
hơn 12,5 tỷ đồng thấp hơn năm 2006 khoảng 2,5 tỷ đồng do doanh thu thuần về

GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 18 SVTH: Phan Như Nguyệt


Phân tích hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần Mê Kông
bán hàng và cung cấp dịch vụ và giá vốn hàng bán đều thấp. Điều này cho thấy
năm này Công ty gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh. Về mặt chủ quan, Công
ty đã không có nhiều tích cực trong bán hàng và dịch vụ, tìm kiếm khách hàng,
tăng doanh thu. Về mặt khách quan, Công ty bị ảnh hưởng bởi môi trường cạnh
tranh bên ngoài.
- Năm 2008: Công ty kinh doanh có hiệu quả hơn năm trước. Lợi nhuận sau
thuế năm 2008 đạt hơn 1,4 tỷ đồng tăng hơn 441 triệu đồng so với năm 2007.
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt khá cao: 369,3 tỷ đồng
tăng khoảng 114,3 tỷ đồng so với năm 2007. Từ đó làm cho lợi nhuận gộp về bán
hàng và cung cấp dịch vụ cũng tăng từ 12,5 triệu đồng năm 2007 lên 22,1 triệu
đồng năm 2008. Điều này chứng tỏ Công ty trong thời gian này đã gia tăng các
mặt hàng có giá trị gia tăng cao và đồng thời mở rộng sản xuất với nhiều mặt
hàng và thành công trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ mới. Trong khi doanh
thu hoạt động tài chính năm 2008 đạt 18,27 tỷ đồng (tăng 8,21 tỷ đồng so với
năm 2007) thì tổng chi phí hoạt động kinh doanh của công ty năm 2008 lại tăng
khá cao (trong đó chi phí tài chính chiếm gần đến 28,63 tỷ đồng cao hơn năm
2007 khoảng 15,15 tỷ đồng). Chính điều này đã làm cho lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh năm 2008 chỉ đạt 308 triệu đồng (chỉ tăng 919 triệu đồng so với
năm 2007). Ngoài ra lợi nhuận khác năm 2008 cũng giảm 509 triệu đồng so với
năm 2007 nên dẫn đên lợi nhuận kế toán trước và sau thuế của Công ty có tăng
hơn so với năm 2007 nhưng vẫn chưa đạt mức tốt nhất.
Nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận sau thuế năm 2008 của Công ty tuy có tăng
hơn năm 2007 nhưng giảm đáng kể so với năm 2006 là do công ty đã tiêu tốn
nhiều vào chi phí tài chính. Do bị ảnh hưởng chung với cuộc khủng hoảng kinh
tế, lãi suất ngân hàng tăng cao làm cho chi phí lãi vay của Công ty năm 2008
tăng.
Như vậy có thể kết luận rằng tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty
trong vài năm gần đây có những chuyển biến to lớn mặc dù năm 2007 có chiều
hướng suy giảm. Chuyển biến ấy thể hiện nổ lực của Công ty trong việc tìm cách
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và không ngừng mở rộng quy mô, mở
rộng thị trường nhằm đưa Công ty Cổ phần Mê Kông trở thành một Công ty phát
triển vững mạnh trên thị trường. Sang năm 2009, Công ty sẽ có nhiều thành công

GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 19 SVTH: Phan Như Nguyệt


Phân tích hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần Mê Kông
hơn cho việc kinh doanh. Đây là bước chuẩn bị cho một sự đổi mới đầy những
thành công trong tương lai.

GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 20 SVTH: Phan Như Nguyệt


Phân tích hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần Mê Kông
Chương 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN MÊ KÔNG GIAI ĐOẠN 2006 - 2008
4.1 Giới thiệu chung về tình hình xuất khẩu gạo của Công ty
4.1.1 Tình hình xuất khẩu gạo chung của Công ty giai đoạn 2006 – 2008
Từ khi hình thành và phát triển Công ty đã hoạt động thành công ở các lĩnh
vực: xuất khẩu (xuất khẩu trực tiếp và xuất ủy thác), chế biến và nhập khẩu. Mặt
hàng xuất khẩu chính của Công ty là mặt hàng gạo. Ngoài ra, Công ty cũng xuất
khẩu mặt hàng khác như thực phẩm, thủy sản và rau quả nhưng chỉ theo đơn đặt
hàng với số lượng không đáng kể và không thường xuyên. Kim ngạch xuất khẩu
gạo luôn chiếm tỉ lệ cao trong tổng doanh thu hàng năm của Công ty.
Sản lượng và giá trị gạo xuất khẩu của Công ty qua ba năm 2006 – 2008
được thống kê như sau:
Bảng 2: Kim ngạch xuất khẩu gạo của Công ty từ năm 2006 – 2008
Chênh lệch
2007/2006 2008/2007
2006 2007 2008
Tuyệt Tương Tuyệt Tương

đối đối đối đối


(%) (%)
Sản
luợng 22.314,310 20.668,735 10.095,000 - 1.645,575 - 7,37 - 10.573,735 -51,16

( tấn)
Giá trị
(USD) 5.650.607,130 5.843.592,760 5.420.000,000 192.985,63 3,42 - 423.592,76 - 7,25

( Nguồn: Tổng hợp từ bảng báo cáo xuất khẩu của Công ty)

GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 21 SVTH: Phan Như Nguyệt


Phân tích hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần Mê Kông

Tấn

25.000
22.314,31
20.668,735
20.000

15.000
10.095
10.000

5.000

0
Năm 2006 2007 2008

Biểu đồ 2: Sản lượng gạo xuất khẩu của Công ty từ năm 2006 - 2008
Sản lượng gạo xuất khẩu của Công ty qua ba năm từ 2006 – 2008 có chiều
hướng giảm rõ rệt. Có thể thấy trong ba năm, năm 2006 là năm Công ty đạt sản
lượng xuất khẩu cao nhất 22.314,31 tấn. Đến năm 2008, do ảnh hưởng bởi nhiều
biến động mà sản lượng xuất khẩu chỉ đạt 10.095 tấn.
Tình hình xuất khẩu gạo năm 2006 tương đối ổn định, chỉ đến những tháng
cuối năm dịch rầy nâu hoành hành gây thiệt hại lớn nên Công ty phải ngưng xuất
khẩu theo lệnh của Chính phủ. Sang đầu năm 2007, tình hình dịch rầy nâu vẫn
chưa được khống chế, lệnh cấm xuất khẩu gạo vẫn được áp dụng. Kim ngạch
xuất khẩu năm này giảm đi 1.645,575 tấn so với năm 2006 tương đương 7,37%.
Một nguyên nhân khác nữa là do những tháng cuối năm 2007 tình hình thị trường
gạo Thế giới và trong nước có nhiều biến động do ảnh hưởng của việc tăng giá
xăng dầu và lạm phát nên ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Công ty. Tuy
nhiên, do giá gạo năm 2007 tăng cao nên giá trị gạo xuất khẩu của Công ty cao
hơn năm 2007 là 192.985,63 USD tương đương 3,42%.
Năm 2008, sản lượng và giá trị gạo xuất khẩu đều giảm mạnh, sản lượng
giảm 10.573,735 tấn so với năm 2007 tương đương 51,16% kéo theo giá trị giảm
423.592,76 USD. Nguyên nhân chủ yếu vì giá gạo trên thị trường thế giới biến
động mạnh: tăng 200% trong năm tháng đầu năm và giảm 52% trong những
tháng còn lại. Chính phủ Việt Nam ra lệnh các doanh nghiệp tạm dừng xuất khẩu

GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 22 SVTH: Phan Như Nguyệt


Phân tích hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần Mê Kông
gạo, ưu tiên đáp ứng nhu cầu nội địa để ngăn chặn lạm phát đang ở mức báo
động. Khi Chính phủ bỏ lệnh cấm xuất khẩu thì Công ty gặp khó khăn trong ký
kết hợp đồng xuất khẩu. Vì nhiều tỉnh ở Đồng bằng Sông Cửu Long tồn hàng
trăm ngàn tấn lúa gạo không tiêu thụ được, khách hàng thấy tình hình trong nước
như vậy đã làm áp lực giảm giá. Trong năm, Công ty chỉ xuất khẩu từ tháng sáu
trở đi với khối lượng xuất hạn chế. Ngoài ra, việc xuất khẩu của Công ty gặp khó
khăn vì các nước có nhu cầu tiêu thụ gạo với số lượng lớn đã nhập đủ chỉ tiêu
vào đúng thời điểm mà nước ta hạn chế ký hợp đồng mới.
Nhìn chung, hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty trong 3 năm vừa qua có
nhiều biến động suy giảm. Nguyên nhân do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan
tác động. Điều này sẽ được phân tích rõ hơn trong phần sau.
4.1.2 Tình hình doanh thu và lợi nhuận Công ty đạt được từ hoạt động
kinh doanh xuất khẩu gạo giai đoạn 2006 – 2008
Trong kinh doanh, điều mà mỗi doanh nghiệp mong muốn đó là thu được
lợi nhuận cao. Từ lợi nhuận có thể đánh giá được hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp trong các thương vụ xuất khẩu.
Bảng 3: Tình hình doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh xuất
khẩu gạo từ 2006 – 2008
Đơn vị: 1000 đồng
Chênh lệch
2007/2006 2008/2007
2006 2007 2008 Tuyệt Tương Tuyệt Tương
đối đối đối đối
(%) (%)

Doanh thu 90.217.035 94.297.569 90.849.364 4.080.534 4,52 3.448.205 - 3,66

Chi phí giá vốn 85.062.149 89.980.601 84.666.714 4.918.452 5,78 5.313.887 - 5,90
Lợi nhuận gộp 5.154.885 4.316.967 6.182.649 -837.918 - 16,25 1.865.682 43,22
( Nguồn: Tổng hợp từ bảng báo cáo xuất khẩu của Công ty)
Từ bảng 3, có thể thấy được tình hình doanh thu và lợi nhuận gộp của Công
ty có nhiều thay đổi qua các năm. Năm 2007 là năm Công ty đạt được doanh thu
cao nhất từ hoạt động xuất khẩu gạo (đạt 94.297.569.000 đồng). Tuy nhiên, 2008
mới là năm Công ty thu được lợi nhuận cao nhất (6.182.649.000 đồng).

GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 23 SVTH: Phan Như Nguyệt


Phân tích hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần Mê Kông
Ngoài ra, ta thấy được tình hình doanh thu và lợi nhuận của Công ty từ hoạt
động xuất khẩu gạo qua ba năm có nhiều biến động. Mặc dù doanh thu năm 2007
cao hơn năm 2006 đến 4.080.534.000 đồng tương đương 4,52% nhưng lợi nhuận
thu được lại thấp hơn năm trước 837.918.000 đồng. Nguyên nhân vì năm này giá
gạo thu mua tăng cao dẫn đến chi phí gạo xuất khẩu của Công ty cao nhưng giá
gạo xuất khẩu lại không tăng lên theo tỉ lệ tương đương nên dẫn đến việc lợi
nhuận Công ty thu được thấp hơn năm 2006. Đến năm 2008, do sản lượng gạo
xuất khẩu của Công ty rất thấp so với những năm trước nên doanh thu của Công
ty cũng giảm 3.448.205.000 đồng tương đương với 3,66% so với năm 2007. Tuy
nhiên, năm 2008 lại là năm Công ty đạt được lợi nhuận cao, tăng 1.865.682.000
đồng tương đương 43,22% so với năm trước. Vì năm này giá gạo xuất khẩu của
Công ty tăng với tỉ lệ cao hơn giá gạo thu mua, từ đó dẫn đến việc lợi nhuận gộp
của Công ty tăng. Có thể thấy tuy năm 2008 Công ty xuất đi một lượng gạo ít
hơn những năm trước (vì những điều kiện khách quan và chủ quan) nên doanh
thu thu được cũng thấp hơn, nhưng với những nỗ lực và kinh nghiệm trong kinh
doanh Công ty đã đạt được lợi nhuận gộp cao.
4.2 Phân tích các nhân tố chính ảnh hưởng đến kết quả hoạt động xuất khẩu
gạo của Công ty
Kết quả của hoạt động xuất khẩu gạo qua mỗi thương vụ xuất khẩu hay qua
từng năm phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố tác động từ khách quan đến chủ quan.
Một số nhân tố chính cần phải đề cập đến như: chi phí gạo thu mua, chi phí bao
bì và vận chuyển, giá gạo xuất khẩu, phương thức xuất khẩu, thị trường xuất
khẩu... Phân tích các nhân tố ảnh hưởng để xác định được nhân tố nào là nhân tố
quan trọng, có tác động tiêu cực hay tích cực đến hoạt động xuất khẩu của Công
ty để từ đó đề ra giải pháp khắc phục phù hợp.
4.2.1 Chí phí gạo thu mua
Công ty Mê Kông là một trong những doanh nghiệp tại Thành phố Cần Thơ
thực hiện việc hợp đồng bao tiêu lúa hàng hóa của nông dân để đảm bảo chất
lượng và tính ổn định của hàng hóa đầu vào. Lúa sau khi được thu mua Công ty
sẽ đưa về chế biến thành gạo xuất khẩu ở các xí nghiệp trực thuộc. Ngoài ra,
Công ty cũng thu mua gạo nguyên liệu từ nông dân. Giá gạo nguyên liệu mua
vào được tính theo thực tế thu mua. Khi chế biến thành gạo thành phẩm, Công ty

GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 24 SVTH: Phan Như Nguyệt


Phân tích hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần Mê Kông
tính giá thành của gạo thành phẩm chế biến được bằng với giá của gạo thành
phẩm thu mua của thị trường. Các chi phí chế biến đều được điều chỉnh cho phù
hợp để giá gạo thành phẩm không thấp hơn tổng chi phí chế biến ra nó.
Bảng 4: Giá gạo thu mua và sau khi chế biến trung bình của Công ty từ
2006 – 2008
Đơn vị: đồng/kg
Chênh lệch
2007/2006 2008/2007
2006 2007 2008
Tuyệt Tương Tuyệt Tương
đối đối(%) đối đối(%)
Giá gạo 3.112 3.725 6.700 613 19,69 2.975 79,87
nguyên liệu
Giá gạo 3.812 4.325 7.400 513 13,46 3.075 71,10
thành phẩm
( Nguồn: Phòng Kế toán, năm 2006, 2007, 2008)
Giá gạo nguyên liệu và giá gạo thành phẩm ở bảng 4 là giá gạo trung bình
của cả năm. Còn giá gạo cụ thể thì biến động phức tạp theo từng ngày. Giá gạo
thu mua chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi bốn yếu tố chính là tình hình xuất khẩu, giá
gạo Thế giới, tính mùa vụ và chất lượng gạo.
- Tùy thuộc vào tình hình xuất khẩu trong nước, nếu Chính phủ khuyến
khích xuất khẩu tức cầu gạo xuất khẩu trong nước tăng thì sẽ làm cho giá lúa gạo
thu mua trong nước tăng cao lên và ngược lại.
- Khi giá gạo Thế giới tăng sẽ giúp cho giá gạo xuất khẩu tăng cao thì dẫn
đến giá lúa gạo thu mua tăng và ngược lại.
- Giá lúa gạo thu mua hạ thấp khi vào mùa vụ, ngược lại khi qua vụ mùa,
lúa gạo khan hiếm, đẩy giá tăng cao. Tuy nhiên, cũng còn tùy thuộc vào năng
suất thu được. Nếu tình hình sản xuất trong nước có khó khăn như thời tiết, sâu
bệnh... dẫn đến sản lượng thu hoạch thấp thì sẽ đẩy giá gạo tăng cao.
- Giá gạo thu mua còn tuỳ thuộc vào chất lượng lúa gạo. Nếu lúa gạo bị sâu
bệnh, hạt bể gãy… thì không thể bán bằng giá như giá thị trường cùng thời điểm.
Giá gạo có chất lượng cao tất nhiên sẽ cao hơn gạo có chất lượng kém hơn.
Từ bảng 4, ta thấy giá gạo thu mua tăng cao qua các năm. Đây có thể xem là

GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 25 SVTH: Phan Như Nguyệt


Phân tích hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần Mê Kông
điều tất yếu vì dân số Thế gới ngày càng tăng dẫn đến cầu về gạo và giá gạo càng
tăng. Ngoài ra, hầu hết các mặt hàng khác liên quan đến gạo đều tăng giá như
xăng dầu... Giá gạo thu mua tăng sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của hoạt
động kinh doanh xuất khẩu của Công ty. Năm 2007 giá gạo nguyên liệu Công ty
mua vào tăng 613 đồng/kg tương đương 19,69%, gạo thành phẩm tăng 513/kg
đồng tương đương với 13,46% so với năm 2006. Sang năm 2008 giá gạo tăng
mạnh lên mức 6.700/kg đồng đối với gạo nguyên liệu và 7.400/kg đồng đối với
gạo thành phẩm. Như vậy chênh lệch đến 2.975/kg đồng và 3075/kg so với năm
2007. Điều dó có nghĩa là giá gạo năm 2008 đã tăng 79,87% và 71,1% đối với
hai loại gạo nguyên liệu và gạo thành phẩm so với năm 2007 .
Giá gạo Công ty thu mua năm 2008 tăng cao là do ảnh hưởng thị trường gạo
Thế giới có nhiều biến động do nhu cầu xuất khẩu tăng, trong khi nguồn cung
hạn hẹp bởi nhiều nước xuất khẩu lớn hạn chế hoặc cấm xuất khẩu. Tính chung
trong cả năm 2008, giá gạo Thế giới tăng khoảng 20 - 40% đã đẩy giá gạo trong
nước lên cao. Tuy nhiên, do tình hình thị trường biến động lên xuống nên việc
chọn thời điểm thu mua rất quan trọng sẽ quyết định giá đầu vào tăng cao hay
thấp. Trong những tháng đầu năm, Công ty đã tiến hành thu mua một khối lượng
lớn. Đến tháng bảy Công ty đã thu mua 23.000 tấn. Đây là thời điểm mà giá gạo
trong nước còn khá cao. Vì thế giá thành gạo thu mua của Công ty năm 2008 có
mức biến động cao hơn mức biến động trung bình của Thế giới.
Giá gạo thu mua ngày càng tăng cao là điều tất yếu. Nhưng về mặt chủ
quan, Công ty nên phân tích và tìm hiểu kỹ thị trường để tiến hành thu mua đúng
thời điểm sao cho đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất.
4.2.2 Chi phí bao bì và chi phí vận chuyển
Bên cạnh việc phải bỏ ra chi phí để thu mua gạo nguyên liệu và chế biến ra
gạo thành phẩm thì Công ty cũng phải bỏ ra chi phí bao bì và chi phí vận chuyển
gạo đến cảng xuất.
Chi phí bao bì và chi phí vận chuyển trung bình của Công ty được thống kê
như sau:

GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 26 SVTH: Phan Như Nguyệt


Phân tích hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần Mê Kông
Bảng 5: Chi phí bao bì và chi phí vận chuyển gạo xuất khẩu trung bình của
Công ty từ 2006 – 2008
Đơn vị: đồng/kg
Chênh lệch
2006 2007 2008
2007/2006 2008/2007
Chi phí bao bì 50 – 55 55 – 60 65 – 70 5 10
Chi phí vận 55 70 110 15 40
chuyển đến Cảng
TP Hồ Chí Minh
( Nguồn: Phòng Kế toán, năm 2006, 2007, 2008)
Nhìn chung chi phí bao bì và chi phí vận chuyển bình quân của Công ty qua
ba năm đều tăng. Riêng chi phí bao bì tăng với giá trị chênh lệch tính trên mỗi
kilôgam không cao lắm, tăng 5 đồng/kg ở năm 2007 và 10 đồng/kg ở năm 2008.
Tuy nhiên, với một lượng lớn gạo xuất khẩu, thì đây cũng là chi phí không nhỏ.
Chi phí này cũng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Công ty.
Chi phí vận chuyển có độ chênh lệch cao hơn, tăng 15 đồng/kg ở năm 2007
và tăng 40 đồng/kg ở năm 2008. Do cuối năm 2007 và năm 2008 giá xăng dầu
tăng cao dẫn đến việc chi phí vận chuyển tăng theo. Với mức tăng khá cao này,
chi phí vận chuyển sẽ góp phần nâng cao chí phí gạo xuất khẩu của Công ty.
Cả hai loại chi phí bao bì và chi phí vận chuyển tuy giá trị tăng tuyệt đối
tính trên mỗi kilôgam gạo xuất khẩu là không cao nhưng nó sẽ ảnh hưởng đến
kết quả xuất khẩu của Công ty khi tính trên một khối lượng lớn.
4.2.3 Giá gạo xuất khẩu
Kết quả hoạt động xuất khẩu của Công ty trong năm như thế nào phụ thuộc
vào nhiều nguyên nhân từ chủ quan đến khách quan. Ngoài các yếu tố như tình
hình và giá thu mua, chi phí bao bì và chi phí vận chuyển... thì không thể không
đề cập đến giá xuất khẩu. Giá gạo được ký kết trong hợp đồng xuất khẩu là bao
nhiêu, tại thời điểm nào là rất quan trọng, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh
thu và lợi nhuận mà Công ty thu về.
Giá gạo Thế giới biến đổi liên tục, do đó nếu không theo dõi, bám sát thị
trường sẽ dẫn đến trường hợp bán giá không phù hợp sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu
quả kinh doanh của Công ty.

GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 27 SVTH: Phan Như Nguyệt


Phân tích hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần Mê Kông
Theo số liệu thống kê giá gạo xuất khẩu trung bình của Công ty qua ba năm
như sau:
Bảng 6: Giá gạo xuất khẩu trung bình của Công ty từ 2006 – 2008
Đơn vị: USD/tấn
Chênh lệch

Loại 2007/2006 2008/2007


2006 2007 2008
gạo Tuyệt Tương Tuyệt Tương

đối đối đối đối


(%) (%)
Loại 250,00 - 664,08 - - - -
5%
Loại 251,95 307,11 - 55,16 21,89 - -
10%
Loại 268,48 282,95 695,28 14,47 5,39 412,33 145,70
15%
Loại 250,86 282,10 310,00 31,24 12,45 27,90 9,89
25%
Loại - - 476,19 - - - -
khác
( Nguồn: Phòng Kế toán, năm 2006, 2007, 2008)
Nhìn chung giá của tất cả các loại gạo qua mỗi năm điều tăng. Giá gạo xuất
khẩu thực tế biến động mỗi ngày, ở bảng 6 chỉ là số liệu trung bình của cả năm
thể hiện tình hình chung của từng năm.
Nếu xét riêng ở mỗi năm, so sánh giá các loại gạo với nhau, ta có thể thấy
rằng giá gạo xuất khẩu của Công ty không hoàn toàn theo nguyên tắc: giá gạo có
chất lượng cao sẽ cao hơn giá gạo có chất lượng kém hơn. Loại gạo 15% tấm
luôn dẫn đầu về giá ở hai năm 2006 và 2008, cao hơn hẳn những loại gạo có chất
lượng cao hơn nó là gạo 5% và 10% tấm. Điều này chứng minh rằng giá gạo xuất
khẩu cao hay thấp ngoài yêu cầu về chất lượng gạo ra còn tùy thuộc vào thời
điểm ký kết hợp đồng và thị trường tiêu thụ. Nếu Công ty lựa chọn đúng thời
điểm thuận lợi để ký kết hợp đồng và khách hàng hài lòng với loại gạo của Công
ty thì họ sẽ sẵn lòng trả giá cao. Từ đó có thể đánh giá chung là Công ty khá
thành công khi kinh doanh loại gạo 15% tấm.
Nếu xem xét sự biến động giá xuất khẩu của mỗi loại gạo qua các năm thì ta
nhận thấy như sau:

GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 28 SVTH: Phan Như Nguyệt


Phân tích hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần Mê Kông
- Gạo 5% tấm: gạo 5% tấm là loại gạo có chất lượng cao, nhu cầu của thị
trường thế giới hiện chủ yếu tiêu thụ mạnh loại gạo này. Nhà nhập khẩu gạo 5%
tấm của Công ty trong ba năm qua là thị trường Châu Âu. Trong khi năm 2006
giá bán ra trung bình là 250 USD/tấn thì đến năm 2008 giá xuất khẩu trung bình
lên đến 664,08 USD/tấn. Sự biến động mạnh này là do ảnh hưởng từ tình hình
biến động giá gạo Thế giới. Vì thế ở tháng sáu và tháng bảy năm 2008 khi cầu
Thế giới còn cao, Công ty xuất khẩu loại gạo này đạt đến 710 USD/tấn. Nhưng
sang tháng tám và chín giá loại gạo này này giảm xuống chỉ còn từ 590 – 600
USD.
- Gạo 10% tấm: năm 2006 giá xuất khẩu trung bình là 251,95 USD/tấn, đến
năm 2007 thì giá xuất là 307,11 USD/tấn. Như vậy năm 2007 giá đã tăng lên
55,16 USD/tấn tương đương với 55,16%. Có thể thấy trong các loại gạo mà Công
ty xuất khẩu năm 2007 thì đây là loại gạo có giá trị gia tăng về giá cao nhất trong
năm. Như vậy, xét về mặt giá xuất khẩu, loại gạo 10% Công ty kinh doanh tương
đối có hiệu quả.
- Gạo 15% tấm: loại gạo này được Công ty xuất trực tiếp sang thị trường
Châu Âu và ủy thác xuất sang thị trường Philippines. Năm 2007 giá xuất loại gạo
này tăng 14,47 USD/tấn so với năm 2006 tương đương 5,39%. Sang năm 2008
giá gạo tăng đến 412,33 USD/tấn tương đương với một lượng tương đối là
145,7%. Không chỉ riêng loại gạo 15% tấm mà giá những loại gạo khác ở năm
2008 đều tăng cao so với những năm trước. Tuy nhiên trong đó, gạo 15% tấm là
loại gạo có mức tăng trưởng về giá cao nhất trong năm. Đây là loại gạo có ưu thế
nhất của Công ty về giá xuất khẩu.
- Gạo 25% tấm: giá cũng tăng đều qua các năm. Năm 2007 tăng 31,24
USD/tấn tương đương 12,45% so với năm 2006. Tiếp đến là tăng 27,9 USD/tấn
tương đương 9,89% ở năm 2008. Giá gạo xuất khẩu tăng đều do ảnh hưởng của
tình hình chung. Loại gạo này chủ yếu được xuất sang thị trường Philippines và
xuất tương đối đều đặn trong suốt năm nên có giá bình quân tương đối ổn định.
Đây là loại gạo có chất lượng thấp hơn so với những loại gạo trên nên giá trung
bình tương đối thấp hơn.
- Loại gạo khác: những loại gạo khác mà Công ty tham gia xuất khẩu là gạo
lức, tấm... loại gạo này chỉ mới được xuất khẩu ở năm 2008 do yêu cầu chung

GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 29 SVTH: Phan Như Nguyệt


Phân tích hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần Mê Kông
của khách hàng. Ngoài ra, đây cũng là một chiến lược mở rộng sản phẩm của
Công ty để tăng hiệu quả kinh doanh.
Giá gạo xuất khẩu tăng sẽ góp phần nâng cao doanh thu của Công ty. Tuy
nhiên, giá gạo xuất khẩu tăng nhưng giá gạo nguyên liệu đầu vào và các chi phí
khác cũng đều tăng lên. Do đó giá bán tăng không có nghĩa là lợi nhuận tăng. Mà
Công ty phải luôn xem xét nên ký hợp đồng với mức giá nào cho phù hợp nhất
để mang lại hiệu quả cao nhất.
4.2.4 Loại gạo xuất khẩu
Hiện nay trên thị trường Thế giới tiêu thụ rất nhiều loại gạo, trong đó được
ưa chuộng nhất là gạo 5% tấm. Loại gạo mà Công ty thực hiện xuất khẩu là theo
yêu cầu đặt hàng của khách hàng, theo hợp đồng xuất khẩu. Tuỳ theo những thị
trường khác nhau, những nhu cầu khác nhau mà khách hàng có những yêu cầu
khác nhau về chất lượng gạo xuất khẩu. Thông thường Công ty thường xuất khẩu
gạo theo bốn loại chất lượng sau: loại 5% tấm, 10% tấm, 15% tấm và loại 25%
tấm. Riêng năm 2008 công ty phát triển thêm loại gạo lức, nếp và tấm loại 1.
Phân tích kim ngạch xuất khẩu của từng loại gạo giúp ta thấy rõ hơn về tình
hình xuất khẩu, mức tăng trưởng và thế mạnh của từng loại. Nhận biết được loại
gạo nào thị trường có nhu cầu cao và có tiềm năng xuất khẩu trong tương lai. Từ
đó biết được đâu là loại gạo kinh doanh có hiệu quả nhất của Công ty và đâu là
loại gạo còn nhiều hạn chế cần khắc phục.
Kim ngạch xuất khẩu theo mỗi loại gạo của Công ty qua ba năm được thống
kê trong bảng sau:

GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 30 SVTH: Phan Như Nguyệt


Phân tích hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần Mê Kông
Bảng 7: Kim ngạch xuất khẩu gạo của Công ty theo loại gạo từ
2006 – 2008
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Loại Lượng Giá Trị Lượng Giá Trị Lượng Giá Trị
Gạo (Tấn) ( USD) (Tấn) ( USD) (Tấn) (USD)

Loại 3.500,00 875.00,00 - - 3.550,00 2.365.875,00


5%
Loại 709,11 178.659,09 189,135 58.085,46 - -
10%
Loại 3.122,55 838.335,22 9.499,500 2.687.930,75 875,00 703.137,50
15%
Loại 14.982,65 3.758.612,82 10.980,100 3.097.576,55 2.100,00 651.000,00
25%
Loại - - - - 3.570,00 1.699.987,50
khác
Tổng 22.314,31 5.650.607,13 20.668,735 5.843.592,76 10.095,00 5.420.000,00
cộng
( Nguồn: Tổng hợp từ bảng báo cáo xuất khẩu của Công ty)
Năm 2006
Năm 2007
Loại
Loại 5%. Loại 10%. 10%.
15,69% 3,18% 0,92%

Loại
15%.
Loại 15%. 45,96%
Loại 25%. 13,99% Loại
67,14% 25%.
53,12%

Năm 2008
Loại khác.
Loại 5%.
35,36%
35,17%

Loại 25%. Loại 15%.


20,80% 8,67%

Biểu đồ 3: Cơ cấu sản lượng mỗi loại gạo Công ty xuất khẩu từ 2006-2008

GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 31 SVTH: Phan Như Nguyệt


Phân tích hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần Mê Kông
Từ bảng 7, biểu đồ 3 ta thấy được qua 3 năm, loại gạo xuất khẩu của Công
ty có một số thay đổi. Năm 2006, Công ty xuất 4 loại gạo đó là gạo 5% tấm, 10%
tấm, 15% tấm và 25% tấm. Sang năm 2007, số loại gạo xuất khẩu giảm xuống
còn 3 loại, không còn xuất khẩu loại 5% tấm. Nhưng sang năm 2008 thì loại gạo
xuất khẩu lại thay đổi khác đi lần nữa, đó là gạo 5% tấm được đưa vào xuất khẩu
trở lại và gạo 10% tấm không còn được xuất khẩu nữa. Điều đó nói lên rằng gạo
15% tấm và gạo 25% tấm là 2 loại gạo kinh doanh có hiệu quả mà Công ty duy
trì xuất khẩu trong suốt ba năm qua. Mặt khác, năm 2008 Công ty bắt đầu kinh
doanh thêm loại lương thực mới đó là gạo tấm và gạo lức. Loại gạo này Công ty
bước đầu xuất sang thị trường Anh - một thị trường mà Công ty mới tìm cách
thâm nhập vào trong năm 2008. Ngoài ra, điều này cũng cho thấy Công ty có khả
năng mở rộng kinh doanh trên loại sản phẩm mới.
Công ty kinh doanh các mặt hàng gạo dựa trên hợp đồng đặt hàng xuất khẩu
trực tiếp và ủy thác. Gạo 5% tấm Công ty chủ yếu xuất trực tiếp sang thị trường
Châu Âu. Còn loại gạo 10% tấm Công ty chỉ xuất trực tiếp sang thị trường Fiji.
Sự mất đi các mặt hàng gạo 5% tấm năm 2007 và 10% tấm năm 2008 cũng
chứng tỏ nhu cầu của các thị trường của Công ty không có sự hài lòng thật sự đối
với loại gạo này của Công ty.
 Xét về tỷ trọng xuất khẩu của mỗi loại gạo, từ biểu đồ 3, ta nhận thấy
như sau:
- Loại gạo 25% tấm chiếm tỷ trọng cao nhất ở hai năm 2006 và 2007 là
67,14% và 53,12%. Sang năm 2008 tỷ trọng gạo 25% tấm giảm xuống còn
20,8%. Như vậy ở năm 2006 và 2007 loại gạo này có thể xem như loại gạo xuất
khẩu chủ lực của Công ty nhưng năm 2008 thì loại gạo này không còn chiếm ưu
thế nữa. Đây là loại gạo có chất lượng thấp nhất trong số những loại gạo được
xuất khẩu của Công ty. Theo yêu cầu ngày càng cao của thị trường, loại gạo này
ngày càng ít được ưa chuộng hơn. Công ty nên chú trọng đến các loại gạo có chất
lượng cao khác nhưng vẫn phải duy trì kim ngạch gạo 25% vì đây là loại gạo
công ty kinh doanh có hiệu quả trong những năm qua.
- Loại gạo 15% cũng là loại gạo được xuất khẩu xuyên suốt ba năm và
chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng số các loại gạo xuất khẩu của Công ty. Năm
2006 loại gạo này chỉ chiếm tỷ trọng 13,99% nhưng sang năm 2007 tăng lên

GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 32 SVTH: Phan Như Nguyệt


Phân tích hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần Mê Kông
45,96% và năm 2008 còn 8,67%. Tỷ trọng của loại gạo này có nhiều biến động
lên xuống như vậy là do yêu cầu của thị trường tiêu thụ. Năm 2007 là năm kinh
doanh có hiệu quả loại gạo này nhất.
- Loại gạo 5% tấm chiếm tỷ trọng 15,69% ở năm 2006 và không được xuất
khẩu năm 2007. Nguyên nhân là năm 2007 Công ty không ký kết được hợp đồng
xuất khẩu trực tiếp sang Châu Âu (thị trường tiêu thụ gạo 5% tấm của Công ty)
mà chủ yếu chỉ xuất ủy thác sang Philippines (thị trường ít tiêu thụ gạo 5% tấm).
Việc không xuất khẩu một loại gạo đồng nghĩa Công ty ngừng tham gia giao dịch
với một thị trường. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh
của Công ty. Nhưng đến năm 2008, Công ty tiếp tục xuất khẩu lại loại gạo này
với tỷ trọng khá cao 35,17%. Điều này chứng tỏ năm 2008 Công ty đã có nhiều
cố gắng trong hoạt động tìm kiếm, thâm nhập thị trường và đã chiếm lại thị phần
đối với loại gạo này.
- Gạo 10% tấm là loại gạo chiếm tỷ trọng thấp nhất trong những loại gạo
xuất khẩu của Công ty. Năm 2006 chỉ chiếm 3,18% và năm 2007 còn 0,92%.
Sang năm 2008 Công ty không còn xuất khẩu được loại gạo này nữa. Có thể thấy
đây là loại gạo không được những khách hàng của công ty ưa chuộng và Công ty
không mở rộng kinh doanh xuất khẩu được mặt hàng này. Trong kinh doanh, đa
dạng sản phẩm và đáp ứng tốt yêu cầu khách hàng là điều rất cần thiết. Trong
tương lai, Công ty nên nghiên cứu và phát triển hơn nữa loại gạo này.
- Loại gạo khác mới chỉ được xuất khẩu ở năm 2008 nhưng chiếm tỷ trọng
khá cao là 35,36%. Như vậy cho thấy việc phát triển sản phẩm mới của Công ty
đã bước đầu mang lại hiệu quả. Nhưng để khách hàng thật sự chấp nhận sản
phẩm của mình thì Công ty phải luôn chú ý đến việc bảo đảm chất lượng và cải
tiến bao bì sản phẩm.
 Xét về kim ngạch xuất khẩu mỗi loại gạo, ta có giá trị so sánh như sau:

GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 33 SVTH: Phan Như Nguyệt


Phân tích hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần Mê Kông
Bảng 8: Tình hình tăng giảm sản lượng và giá trị gạo xuất khẩu của
Công ty theo loại gạo từ 2006 - 2008
Chênh lệch
2007/2006 2008/2007
Loại gạo
Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối
(tấn) (%) (tấn) (%)
Loại 5% -3.500,00 -100,00 3.550,00 -
Loại 10% -519,975 -73,33 -189,135 -100,00
Loại 15% 6.376,950 204,22 -8.624,500 -90,79
Loại 25% -4.002,550 -26,71 -8.880,100 -80,87
Loại khác - - 3.570,00 -
Tổng cộng -1.645,575 -7.37 -10.573,735 -51,16

Chênh lệch
2007/2006 2008/2007
Loại gạo
Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối
(USD) (%) (USD) (%)
Loại 5% -875.00,00 -100,00 2.365.875,00 -
Loại 10% -120.573,63 - 67,49 -58.085,46 -100,00
Loại 15% 1.849.595,53 220,63 -1.948.793,25 -73,84
Loại 25% - 661.032,27 -17,59 - 2.446.576,55 - 78,98
Loại khác - - 1.699.987,50 -
Tổng cộng 192.985,63 3,42 - 423.592,76 - 7,25

Nhìn chung, sản lượng và giá trị mỗi loại gạo xuất khẩu của Công ty qua ba
năm giảm nhiều hơn tăng. Điều này cho thấy Công ty gặp phải khá nhiều khó
khăn trong quá trình kinh doanh. Ở từng loại gạo có độ tăng giảm cụ thể là:
- Gạo 5% tấm: năm 2007 không tham gia xuất khẩu nên không so sánh
được độ chênh lệch tăng giảm so với năm trước và sau. Nhưng nhìn chung sản
lượng năm 2006 và 2008 tương đương như nhau. Còn về giá trị năm 2008 tăng
cao hơn hẳn do giá gạo tăng. Gạo 5% tấm là loại gạo có nhiều tiềm năng phát
triển, cần được chú ý hơn nữa.

GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 34 SVTH: Phan Như Nguyệt


Phân tích hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần Mê Kông
- Gạo 10% tấm: Năm 2007 sản lượng giảm 519,975 tấn tương đương
73,33% so với năm 2006. Từ đó kéo theo kim ngạch giảm 120.573,63USD tương
đương 67,49%. Đến năm 2008 Công ty không còn xuất khẩu loại gạo này nữa.
Kim ngạch giảm vào năm 2007 và không tiếp tục kinh doanh ở năm 2008, có thể
thấy loại gạo này có nhiều hạn chế, chưa được thị trường đón nhận. Muốn tiếp
tục kinh doanh xuất khẩu loại gạo này Công ty cần quan tâm đầu tư nâng cao
chất lượng cũng như bao bì phẩm cách để đáp ứng yêu cầu đa dạng của khách
hàng.
- Gạo 15% tấm: Có thể thấy năm 2007 Công ty kinh doanh rất hiệu quả loại
gạo này, đạt 9.499,5 tấn tăng 6.376,95 tấn tương đương 204,22% so với năm
2006. Nhưng sang năm 2008 kim ngạch giảm xuống một lượng 8.624,5 tấn
tương đương 90,79% so với năm 2007. Có thể nói đây là loại gạo xuất khẩu chủ
lực của Công ty. Nhưng tình trạng tăng đột biến kim ngạch vào năm 2007 và
giảm sút vào năm 2008 cần được xem xét. Việc giảm mạnh kim ngạch ở năm
2008 một phần do nhu cầu của thị trường một phần do Hiệp Hội Lương Thực yêu
cầu tạm ngưng xuất khẩu gạo trong quý 2 và 3 của năm nên làm mất đi cơ hội
kinh doanh của Công ty.
- Gạo 25% tấm: Đây là loại gạo kinh doanh chính của Công ty. Tuy nhiên,
qua từng năm, kim ngạch loại gạo này bị giảm đáng kể. Năm 2007 giảm 4.002,55
tấn tương đương với 26,71% so với năm trước. Năm 2008 lại tiếp tục giảm
8.880,1 tấn ( 80,87% ) dẫn đến giá trị giảm 2.446.576,55USD so với năm 2007.
- Loại gạo khác chỉ mới tham gia xuất khẩu năm 2008 nên không thể so
sánh với những năm trước nhưng nhìn chung đạt sản lượng và giá trị khá cao.
Loại gạo mà Công ty kinh doanh xuất khẩu tương đối phong phú. Từ việc
phân tích tình hình xuất khẩu theo loại gạo ta có thể thấy chất lượng gạo xuất
khẩu của Công ty đang dần được cải thiện. Thay vì xuất khẩu chủ lực gạo có chất
lượng trung bình và thấp ở năm 2006 và 2007, Công ty đã thay đổi chuyển sang
xuất chính loại 5% tấm và loại mới. Tuy nhiên, Công ty nên tận dụng những thế
mạnh sẵn có ở hai loại gạo 15% tấm và 25% tấm để tăng kim ngạch xuất khẩu.
Bên cạnh đó Công ty cần quan tâm tìm cách khắc phục những hạn chế mà khách
hàng không hài lòng ở loại 10% tấm. Loại 5% tấm và gạo lức, tấm là những loại
gạo có tiềm năng đang được thị trường Thế giới đón nhận vì thế cần được nghiên

GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 35 SVTH: Phan Như Nguyệt


Phân tích hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần Mê Kông
cứu phát triển hai loại này.
4.2.5 Hình thức xuất khẩu
Công ty sử dụng cả hai hình thức đó là xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu ủy
thác ra thị trường nước ngoài. Cả hai hình thức này điều có những điểm mạnh và
điểm yếu riêng.
Xuất khẩu trực tiếp giúp công ty chủ động hơn trong việc tìm kiếm thị
trường nhưng nó khiến công ty gặp bất lợi khi thị trường khó khăn. Muốn xuất
khẩu trực tiếp mang lại kết quả cao cần phải làm tốt công tác nghiên cứu và thâm
nhập thị trường. Xuất khẩu ủy thác giúp công ty giảm thấp chi phí tìm khách
hàng giao dịch và ít rủi ro hơn xuất khẩu trực tiếp. Nhưng những hợp đồng ủy
thác thường mang lại lợi nhuận thấp hơn xuất trực tiếp.
Kim ngạch xuất khẩu gạo trực tiếp và ủy thác của Công ty được thống kê
trong bảng sau :
Bảng 9: Kim ngạch xuất khẩu gạo của Công ty theo hình thức xuất khẩu
từ 2006 – 2008
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Hình
thức Lượng Giá Trị Lượng Giá Trị Lượng Giá Trị
xuất (Tấn) ( USD) (Tấn) ( USD) (Tấn) (USD)
khẩu
Trực 6.709,11 1.663.659,09 189,135 58.085,46 9.595,00 5.015.000,00
tiếp
Ủy 15.605,20 3.986.948,04 20.479,600 5.785.507,30 500,00 405.000,00
thác
Tổng 22.314,31 5.650.607,13 20.668,735 5.843.592,76 10.095,00 5.420.000,00
cộng
( Nguồn: Tổng hợp từ bảng báo cáo xuất khẩu của Công ty)
Kim ngạch xuất khẩu gạo của Công ty theo hình thức xuất khẩu có nhiều
thay đổi qua mỗi năm. Năm 2007 là năm mà Công ty chủ yếu thực hiện xuất
khẩu bằng hình thức ủy thác với sản lương đạt 20.479,6 tấn. Sang năm 2008 có
sự chuyển đổi lớn, Công ty đã từng bước xâm nhập và tiếp cận trực tiếp thị
trường Thế giới qua việc tập trung nâng cao sản lượng xuất khẩu trực tiếp.

GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 36 SVTH: Phan Như Nguyệt


Phân tích hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần Mê Kông

2006 2007
Trực tiếp. Trực tiếp.
30,07%
0,92%
Ủy thác .
69,93%

Ủy thác .
99,08%

2008
Ủy thác .
4,95%

Trực tiếp
Ủy thác
Trực tiếp.
95,05%

Biểu đồ 4: Cơ cấu sản lượng gạo Công ty xuất khẩu theo hình thức xuất
khẩu từ 2006-2008
- Năm 2006: hình thức xuất khẩu ủy thác chiếm tỷ trọng cao hơn, đạt
69,93%. Tuy nhiên trong năm, Công ty đã tiến hành xuất trực tiếp sang thị
trường mới đó là thị trường Fiji thuộc Châu Đại Dương. Tuy kim ngạch xuất
khẩu trực tiếp chỉ chiếm 30,07% nhưng có thể thấy Công ty đã có cố gắng tìm
kiếm và mở rộng thị trường trong năm này.
- Năm 2007: hầu như Công ty chỉ tiến hành xuất khẩu ủy thác với tỷ trọng
lên đến 99,08%. Có thể thấy năm 2007 Công ty không tích cực trong việc tiến
hành tiếp cận thị trường nước ngoài. Xuất khẩu ủy thác sẽ mang lại lợi nhuận
thấp hơn cho Công ty. Đây cũng là một nguyên nhân làm cho lợi nhuận thu được
của Công ty năm 2007 thấp.
- Năm 2008: đây là năm có nhiều khó khăn và bất lợi trong việc kinh doanh
xuất khẩu gạo vì những điều kiện khách quan. Tuy nhiên, đây lại là năm Công ty
có nhiều cố gắng mở rộng và giao dịch trực tiếp với khách hàng. Kết quả là Công
ty đã đưa kim ngạch xuất trực tiếp lên cao với tỷ trọng đến 95,05%. Trong khi tỷ

GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 37 SVTH: Phan Như Nguyệt


Phân tích hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần Mê Kông
trọng xuất ủy thác chỉ còn 4,95%.
Từ các số liệu trên cho thấy hình thức xuất khẩu mà Công ty áp dụng có
nhiều thay đổi qua các năm. Đến năm 2008 thì hình thức xuất trực tiếp trở thành
chủ đạo. Qua đó thể hiện Công ty có trình độ và quy mô sản xuất ngày càng lớn,
ngày càng có kinh nghiệm trên thương trường Thế giới. Xuất khẩu bằng hình
thức trực tiếp sẽ đem lại nhiều lợi nhuận cho Công ty hơn là hình thức xuất khẩu
uỷ thác.
Về độ chênh lệch kim ngạch giữa các hình thức xuất khẩu với nhau qua các
năm ta có bảng số liệu sau:
Bảng 10: Tình hình tăng giảm sản lượng gạo xuất khẩu của Công ty
theo hình thức xuất khẩu từ 2006 - 2008
Chênh lệch
2007/2006 2008/2007
Hình thức
xuất khẩu Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối
(tấn) (%) (tấn) (%)
Trực tiếp - 6.519,975 -97,18 9.405,865 4.957,36
Ủy thác 4.874,400 31,24 -19.979,500 -97,56

- Xuất khẩu trực tiếp: năm 2007 xuất khẩu trực tiếp giảm 6.519,975 tấn
tương ứng với một giá trị tương đối là 97,18%. Đến năm 2008 kim ngạch xuất
trực tiếp tăng trở lại, tăng cao hơn năm 2007 đến 9.405,865 tấn, chiếm đến
4.957,36%. Có thể thấy tỉ lệ tăng rất lớn, cho thấy nhiều nỗ lực cũng như kinh
nghiệm ngày càng cao của Công ty trong giao thương với thị trường nước ngoài.
- Xuất ủy thác: năm 2007 Công ty chủ yếu là xuất ủy thác nên sản lượng
tăng 4.874,4 tấn so với năm 2006. Sang năm 2008, xuất ủy thác giảm xuống
19.979,5 tấn, đồng nghĩa việc giảm 97,56% sản lượng so với năm trước.
Trong hai hình thức xuất khẩu được áp dụng, hình thức nào cũng có mặt
thuận lợi và bất lợi riêng. Công ty nên đẩy mạnh hình thức xuất trực tiếp để thu
được nhiều lợi nhuận, kinh nghiệm cũng như cơ hội. Tuy nhiên cũng nên duy trì
xuất ủy thác để đảm bảo tính cân bằng và ổn định trong kinh doanh.

GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 38 SVTH: Phan Như Nguyệt


Phân tích hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần Mê Kông
4.2.6 Chiến lược Marketing của Công ty
Trong thời đại ngày nay, một doanh nghiệp muốn kinh doanh thành công
không thể không chú ý đến việc sử dụng chiến lược marketing phù hợp. Hoạt
động marketing giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro, tạo điều kiện thuận lợi và củng
cố vị trí doanh nghiệp trên thương trường.
Vấn đề đặt ra đầu tiên là phải tiến hành nghiên cứu thị trường. Trong những
năm qua, công tác nghiên cứu và tiếp cận thị trường của Công ty thông qua các
phương tiện truyền thông đại chúng. Đây là phương pháp mà Công ty nghiên cứu
các thị trường quen thuộc. Ngoài ra, Công ty còn có một đội ngũ cán bộ ở văn
phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh chuyên nghiên cứu về thị trường
nhằm tìm cách thâm nhập vào những thị trường mới. Từ đó Công ty đề ra chiến
lược marketing cho mình như sau:
- Chiến lược sản phẩm
Công ty đầu tư nhiều cho thiết bị máy móc hiện đại ở các xí nghiệp chế biến
trong các khâu như tách thóc, máy phân loại gạo nguyên liệu, làm sạch, xát trắng
gạo… để tạo ra sản phẩm với chất lượng cao, mẫu mã bao bì phù hợp với thị hiếu
khách hàng nước ngoài. Sản phẩm tạo ra luôn qua một quy trình kiểm tra, giám
sát nghiêm ngặt từ khâu đầu vào, chế biến đến khâu đóng gói bao bì.
Ngoài ra, năm 2008 Công ty còn phát triển thêm sản phẩm trong dãy sản
phẩm của mình đó là gạo lức, nhằm đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng yêu cầu đa
dạng của khách hàng và giành thị phần.
- Chiến lược giá
Giá là dụng cụ để kích cầu, có vai trò quyết định doanh số bán và lợi nhuận.
Vì thế chiến lược giá là một chiến lược rất quan trọng đòi hỏi phải có sự linh
động. Ngày nay với sự cạnh tranh gay gắt của thị trường, nếu hàng hóa bán ra có
giá thành quá cao sẽ khó tiêu thụ, không có sức cạnh tranh và chiếm lĩnh thị
trường.
Chiến lược giá mà Công ty đang áp dụng là chiến lược định giá theo giá
hiện hành của thị trường Thế giới và quan hệ cung cầu của thị trường. Công ty sẽ
theo dõi và định giá sản phẩm sát với mức giá phổ biến trên thị trường. Việc định
giá này phải đảm bảo mang lại lại nhuận cao nhất cho Công ty tại thời điểm đó.

GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 39 SVTH: Phan Như Nguyệt


Phân tích hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần Mê Kông
- Chiến lược phân phối
Kênh phân phối của Công ty, đường đi của sản phẩm từ Công ty đến tay
người tiêu dùng nước ngoài, như sau:

Nhà nhập Bán sỉ Bán Người


khẩu nước hoặc đại lẻ ở tiêu
ngoài lý ở nước nước dùng ở
ngoài ngoài nước
ngoài

Sản Nhà Nhà nhập Bán sỉ Bán Người


phẩm xuất khẩu nước hoặc đại lẻ ở tiêu
gạo của khẩu ủy ngoài lý ở nước nước dùng ở
Công ty thác ngoài ngoài nước
ngoài

Công ty sử dụng kênh phân phối thông qua mạng lưới trung gian của các
nhà buôn quốc tế các thương nhân ở các nước có nhu cầu nhập khẩu gạo, và nhà
xuất khẩu ủy thác trong nước. Kênh này có ưu điểm là tận dụng được hệ thống cơ
sở vật chất - kỹ thuật, nhân lực, kỹ năng kinh doanh quốc tế sẵn có. Gạo xuất
khẩu của Công ty sẽ dễ dàng thâm nhập vào thị trường của nước nhập khẩu.
Công ty đang cố gắng mở rộng mạng lưới phân phối và thiết lập các văn
phòng đại diện thương mại tại các thị truờng quen thuộc.
- Chiến lược chiêu thị
Tham gia hội chợ triển lãm Quốc tế nhằm thực hiện giới thiệu, quảng cáo
cho sản phẩm của mình. Thông qua hội chợ triển lãm Công ty có thể gặp trực
tiếp các đại lý phân phối nước ngoài, từ đó bán hàng thử thông qua đại lý phân
phối.
Với chiến lược Marketing như trên, Công ty đang cố gắng từng bước áp
dụng và hoàn thiện để tạo ra sản phẩm với chất lượng cao, giá thành phù hợp
nhằm làm cho khách hàng hài lòng và nâng cao sức cạnh tranh của Công ty trên
thương trường.
Tuy nhiên Công ty nên chủ động từng bước lập các cơ sở như văn phòng
đại diện, chi nhánh, công ty con, đại lý,... của mình ở nước ngoài để sử dụng
kênh phân phối trực tiếp của chính mình ở nước ngoài. Có như vậy, Công ty mới

GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 40 SVTH: Phan Như Nguyệt


Phân tích hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần Mê Kông
thực sự đứng vững trên thị trường, phát huy tối đa năng lực cạnh tranh trong xuất
khẩu. Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm gạo Công ty cũng là vấn đề cần được
quan tâm. Có thương hiệu vững mạnh Công ty sẽ có vị trí vững chắc trên thương
trường Quốc tế.
4.2.7 Thuế quan và chính sách Nhà Nước
- Thuế quan
Đến nay, Thủ tướng quyết định chưa áp dụng thuế xuất khẩu đối với các
hợp đồng xuất khẩu gạo có giá xuất khẩu theo giá FOB ở mức dưới 800USD/tấn.
Gạo xuất khẩu trên mức này sẽ bị đánh thuế từ 800.000 đồng/tấn trở lên. Nhìn
chung, đây là một ưu đãi cho các nhà xuất khẩu như Công ty, vì giá xuất bán đa
số thấp hơn mức quy định phải nộp thuế.
- Chính sách Nhà nước
Nhà nước luôn quan tâm đầu tư cho mặt hàng gạo từ việc khâu sản xuất ở
hộ nông dân cho đến khâu tiêu thụ sản phẩm, việc kinh doanh xuất khẩu ra nước
ngoài của các doanh nghiệp. Nhờ vào những đầu tư trong khâu giống, áp dụng
những giống lúa mới, cải tiến áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các giai
đoạn gia công sau vụ mùa thu hoạch, chế biến, tích trữ và vận chuyển cho nên
chất lượng của gạo xuất khẩu Việt Nam nói chung và Công ty nói riêng đã được
nâng lên một cách đều đặn trong suốt thời gian qua và đã thoả mãn thị hiếu của
người tiêu dùng, xâm nhập được một số thị trường có yêu cầu chất lượng cao.
Ngoài ra nhà nước cũng có chính sách hỗ trợ vốn và tín dụng cho các doanh
nghiệp xuất khẩu.
Gạo là mặt hàng nằm trong những hàng hoá để tính chỉ số giá tiêu dùng
(CPI) của Việt Nam. Hơn hai năm qua, chỉ số giá tiêu dùng nhóm hàng lương
thực, trong đó có gạo, luôn tăng mạnh hơn so với tốc độ tăng chung của CPI. Vì
vậy, trong những năm qua, Chính phủ đã áp dụng biện pháp chỉ tiêu sản lượng
xuất khẩu gạo mà bản chất là hạn ngạch để điều tiết sản lượng gạo xuất khẩu, với
mong muốn vừa kiểm soát được giá gạo trong nước không tăng quá cao, vừa
đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Việc áp dụng hạn ngạch đã ảnh hưởng rất
lớn đến hoạt động xuất khẩu của Công ty.
- Năm 2006 điều hành xuất khẩu gạo có một số yếu kém, ảnh hưởng đến
Công ty và các doanh nghiệp xuất khẩu khác. Đó là không xác định chính xác

GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 41 SVTH: Phan Như Nguyệt


Phân tích hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần Mê Kông
sản lượng gạo xuất khẩu. Điều này đã gây nhiều lúng túng cho hầu hết các doanh
nghiệp trong đó có Công ty Mê Kông vì họ không chủ động trong việc đàm phán
và ký kết hợp đồng. Nguyên nhân là do bộ ngành cấp trên đã tính sai cơ cấu
lương thực tiêu dùng trong nước.
- Năm 2007, những tháng đầu năm có kết quả xuất khẩu trong cả nước cũng
như Công ty khá cao là nhờ Chính phủ đã có quyết định đúng trong việc giao cho
Tổ điều hành xuất khẩu điều phối lượng và tiến độ giao hàng để vừa thu kim
ngạch cao vừa bảo đảm an ninh lương thực trong nước. Hiệp hội Xuất khẩu
lương thực Việt Nam (VFA) đã phối hợp khá chặt với Bộ Thương mại chỉ đạo tốt
các đợt đấu thầu cung cấp gạo ở nước ngoài để có cơ sở nâng mặt bằng giá xuất
khẩu gạo Việt Nam cả hợp đồng tập trung và các hợp đồng thương mại xuất khẩu
gạo thơm, gạo cao cấp do doanh nghiệp tự kiếm nguồn. Tuy nhiên, đến cuối năm
do tình hình sâu bệnh trong nước nên Chính phủ ra lệnh tạm ngưng xuất khẩu.
- Năm 2008 Chính phủ đã ra lệnh tạm ngưng xuất khẩu gạo trong quý hai và
quý ba của năm để đảm bảo an ninh lương thực trong nước. Đây là giai đoạn mà
các nước có nhu cầu nhập khẩu gạo cao tiến hành thu mua. Điều này đã làm giảm
đáng kể kim ngạch xuất khẩu của Công ty.
Trong những năm qua Nhà nước rất quan tâm hỗ trợ cho các doanh nghiệp
xuất khẩu nói chung và Công ty nói riêng. Tuy nhiên những chính sách của
Chính phủ đôi khi ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu của Công ty.
4.3 Phân tích các thị trường xuất khẩu gạo chủ lực của công ty
Công ty chọn lựa và tập trung vào một số thị trường chủ lực đem lại hiệu
quả cao chứ không dàn trãi ra nhiều thị trường, chi phí cao và không đem lại hiệu
quả lớn. Thị trường xuất khẩu gạo chủ yếu của Công ty trong những năm qua là
thị trường Châu Á, Châu Âu và Châu Đại Dương. Thị trường Châu Phi và Châu
Mỹ cũng là thị trường tiềm năng cần được khai thác nhưng sản lượng hiện tại
Công ty xuất qua hai thị trường này rất ít. Phân tích thị trường là một yêu cầu
nhất thiết phải có để đảm bảo thành công trong kinh doanh xuất nhập khẩu. Tìm
hiểu đặc điểm thị hiếu tiêu dùng của mỗi thị trường để biết được khách hàng của
mình cần gì, yêu cầu như thế nào đối với sản phẩm được cung cấp. Bên cạnh đó
cần phân tích tình hình xuất khẩu gạo của Công ty qua các thị trường để xác định
thị trường nào là thị trường mục tiêu, thị trường nào là thị trường tiềm năng để có

GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 42 SVTH: Phan Như Nguyệt


Phân tích hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần Mê Kông
chiến lược và phương án kinh doanh cho phù hợp trong tương lai.
4.3.1 Phân tích tình hình xuất khẩu gạo ở các thị trường
Kim ngạch xuất khẩu gạo của Công ty sang những thị trường được thống kê
như sau:
Bảng 11: Kim ngạch xuất khẩu gạo của Công ty sang các thị trường từ
2006 - 2008
2006 2007 2008
Kim Tỉ Kim Tỉ Kim Tỉ
ngạch trọng ngạch trọng ngạch trọng
(tấn) (%) (tấn) (%) (tấn) (%)
Xuất khẩu trực tiếp
Thụy Sỹ 6.000,00 26,89 - - 4.670,00 46,26
Anh - - - - 3.250,00 32,19
Fiji 709,11 3,18 189,135 0,92 - -
Philippines - - - 1.675,00 16,59
Xuất khẩu ủy thác
Philippines 12.484,16 55,95 13.106,944 79,26 500,00 4,95
Các nước 3.121,04 13,98 7.372,656 19,82 - -
khác
Tổng cộng 22.314,31 100,00 20.668,735 100,00 10.095,00 100,00
( Nguồn: Tổng hợp từ bảng báo cáo xuất khẩu của Công ty)
Nhìn chung, thị trường xuất khẩu chủ lực của Công ty chưa đa dạng và
phong phú lắm. Công ty chủ yếu xuất khẩu sang một số thị trường chính như
Philippines, Thụy Sỹ, Fiji, Anh còn những thị trường khác được xuất khẩu bằng
hình thức ủy thác và tính riêng trên từng thị trường đạt kim ngạch rất thấp.
Tình hình xuất khẩu gạo qua các thị trường được biểu diễn bằng đồ thị
sau:

GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 43 SVTH: Phan Như Nguyệt


Phân tích hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần Mê Kông

2006 Các nước 2007


Các nước
Thụy sĩ. khác. Fiji. 0,92%
khác.
26,89% 19,82%
13,98%

Philippines. Philippines.
Fiji. 3,18% 79,26%
55,95%
2008
Philippines.
21,55% Thụy sĩ.
46,26%

Anh.
32,19%

Biểu đồ 5: Cơ cấu những thị trường nhập khẩu gạo của Công ty từ
2006 - 2008
Nhìn chung từ bảng 11 và biểu đồ 5, thị trường xuất khẩu gạo của Công ty
qua ba năm có nhiều biến động.
- Năm 2006: ba thị trường chính mà Công ty giao dịch chiếm kim ngạch và
tỷ trọng khác nhau: Philippines đạt 12.484,16 tấn chiếm 55,95%, Thụy Sỹ đạt
6.000 tấn chiếm 26,89%, Fiji đạt 709,11 tấn chiếm 3,18% và các nước khác đạt
3.121,04 tấn chiếm 13,98%. Qua số liệu trên cho thấy, thị trường lớn nhất của
Công ty trong năm 2006 là Philippines. Nguyên nhân là vì Philippines là thị
trường truyền thống của Công ty. Thị trường này có nhu cầu nhập khẩu lớn, yêu
cầu chất lượng gạo không cao, giá phù hợp nên Công ty là nhà cung cấp phù hợp
với thị trường này. Bên cạnh đó Thụy Sỹ cũng là một thị trường lớn của Công ty
trong năm. Đối với quốc gia này, Công ty có quan hệ giao thương khá tốt với
công ty Novel, vì thế toàn bộ sản lượng gạo năm 2006 Công ty xuất sang thị
trường Thụy Sỹ với khách hàng là Novel. Nước thứ ba chiếm tỷ trọng cao trong
kim ngạch xuất khẩu là Fiji. Đối với thị trường Fiji, Công ty chỉ giao thương trực
tiếp đối với công ty Dipal. Tuy nhiên quan hệ kinh doanh giữa hai công ty khá

GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 44 SVTH: Phan Như Nguyệt


Phân tích hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần Mê Kông
tốt, đã duy trì mua bán trong nhiều năm. Xuất khẩu của Công ty sang các nước
khác chiếm tỷ trong rất thấp, và tổng tỷ trọng là 13,98%.
- Năm 2007: Công ty vẫn duy trì thị trường Fiji, cụ thể là xuất trực tiếp sang
công ty Dipal, mặc dù kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu sang đó là khá nhỏ, đạt
189,135 tấn chiếm 0,92%. Bị mất đi một thị trường quan trọng đó là Thụy Sỹ. Tỷ
trọng xuất sang Fiji bị thu hẹp và không còn sang Thụy Sỹ do trong năm Công ty
chủ yếu ký các hợp đồng xuất ủy thác sang Châu Á. Yêu cầu của hai thị trường
này càng cao đòi hỏi Công ty phải tìm hiểu và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Thị trường Philippines vẫn là thị trường chủ lực với kim ngạch đạt 13.106,944
tấn tỷ trọng lên đến 79,26% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Kim
ngạch xuất sang mỗi nước khác vẫn rất thấp nhưng tổng tỷ trọng có gia tăng,
chiếm 19,82%.
- Năm 2008: Thị trường xuất khẩu của Công ty bị thu hẹp đáng kể. Công ty
không còn xuất ủy thác sang các thị trường chiếm kim ngạch thấp khác nữa mà
tập trung xuất vào các thị trường có kim ngạch lớn. Năm 2008, Công ty mất đi
thị trường Fiji nhưng bù lại Công ty đã lấy lại thị phần ở thị trường Thụy Sỹ và
phát triển thêm thị trường mới đó là thị trường Anh. Ở ba thị trường xuất khẩu
của Công ty đạt kim ngạch và tỷ trọng cụ thể là: Thụy Sỹ đạt 4.670 tấn chiếm
46,26%, Anh đạt 3.250 chiếm 32,19%, Phillipnes đạt 2.175 tấn chiếm 21,54%.
Do tình hình biến động giá gạo nên việc xuất khẩu của Công ty trong năm có
nhiều khó khăn và bị mất đi nột số thị trường nhỏ. Việc lấy lại được thị phần ở
thị trường Thụy Sỹ và mở rộng ở thị trường Anh là có nhiều cố gắng và nỗ lực
của Công ty. Đối với thị trường Phillipines cũng vậy, tuy kim ngạch và tỷ trọng
giảm nhưng Công ty đã bước đầu xuất trực tiếp sang đó, cho thấy kinh nghiệm
cũng như uy tín của công ty được nâng cao.
Qua ba năm, thị trường có nhiều thay đổi, nhưng Công ty vẫn luôn nỗ lực
để duy trùy các thị trường mục tiêu và phát triển thị trường mới.

GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 45 SVTH: Phan Như Nguyệt


Phân tích hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần Mê Kông
Bảng 12: Tình hình tăng giảm kim ngạch xuất khẩu gạo của Công ty
sang các thị trường từ 2006 - 2008

2007/2006 2008/2007
Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối
(tấn) (%) (tấn) (%)
Thụy Sỹ -6.000,000 -100,00 4.670 -
Anh - - 3.250 -
Fiji -519,865 -73,32 - -
Philippines 622,784 5,00 -10.931,944 -83,41
Các nước khác 4.251,616 136,22 -7.372,656 -100,00

Nhìn chung kim ngạch xuất khẩu sang từng thị trường qua các năm có độ
chênh lệch khá lớn.
- Thị trường Thụy Sỹ: năm 2006 nhập khẩu gạo của Công ty với kim ngạch
cao, 6000 tấn. Năm 2007, Công ty bị mất đi thị trường này, giảm lượng tuyệt đối
đúng bằng lượng xuất năm 2006 là 6000 tấn, tương ứng số tương đối 100%. Tuy
nhiên, năm 2008 lượng xuất là 4.670 tấn, tăng tuyệt đối 4.670 tấn so với năm
2007, tương ứng số tương đối 100%. Đây là thị trường lớn thứ 2 năm 2006,
nhưng do yêu cầu ngày càng cao về chất lượng gạo nhập khẩu nên Công ty khó
đáp ứng được trong năm 2007. Tuy nhiên năm 2008 Công ty đã có nhiều nỗ lực
giành lại thị phần ở thị trường này tuy là với kim ngạch còn kém so với năm
2006.
- Thị trường Anh: là thị trường Công ty mới phát triển năm 2008 với sản
lượng xuất 3.250 tấn. Đây là một thành công lớn của Công ty trong việc thâm
nhập thị trường, đặc biệt là một thị trường có yêu cầu cao. Tuy nhiên, để có thể
đứng vững trên thị trường này, Công ty cần chú ý đảm bảo đúng chất lượng cũng
như quy cách bao bì đóng gói theo yêu cầu. Bên cạnh đó cần chú ý đến hoạt động
marketing.
- Thị trường Fiji: kim ngạch xuất sang thị trường này ngày càng giảm. Năm
2007 giảm 519,865 tấn tương đương với một lượng tương đối là 73,32% so với
năm 2006. Đến năm 2008 thì không còn xuất sang thị trường này nữa. Công ty

GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 46 SVTH: Phan Như Nguyệt


Phân tích hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần Mê Kông
mất thị phần ở thị trường này ngoài yêu cầu ngày càng cao của Fiji ra Công ty
còn gặp trở ngại do không thể cung đúng lúc thị trường này đang có nhu cầu vì
tình hình trong nước.
- Thị trường Philippines: năm 2007 kim ngạch xuất khẩu sang thị trường
này tăng 622,784 tấn tương đương 5% so với năm 2006. Đến năm 2008 thì sụt
giảm đến 10.931,944 tấn tương đương 83,41%. Đây là thị trường tương đối dễ
tính, không yêu cầu cao nên Công ty có thể dễ dàng đáp ứng thị trường này. Tuy
nhiên năm 2008 kim ngạch giảm mạnh là do Công ty không được phép xuất khẩu
trong những thời điểm mà Philippines tiến hành thu mua gạo nhiều.
- Những thị trường khác được Công ty ủy thác xuất sang với kim ngạch
từng thị trường rất thấp. Tuy nhiên, tổng kim ngạch của các thị trường còn lại
cũng có biến động lớn: năm 2007 tăng 4.251,616 tấn tương đương 136,22% so
với năm 2006. Nhưng đến năm 2008 không nhập khẩu gạo của Công ty nữa. Đây
là vì Công ty không ký kết được hợp đồng. Do hạn chế về nhiều mặt nên Công ty
chưa có khả năng xuất trực tiếp sang những thị trường này.
Nhìn chung, thị trường chủ lực nhất của Công ty là Châu Á và Châu Âu. Ở
Châu Âu, Thụy Sỹ là thị trường chính. Đây là thị trường khó tính, có yêu cầu cao
nhưng Công ty đang cố gắng đứng vững trên thị trường này và mở rộng thêm ở
thị trường Anh. Trong tương lai Công ty sẽ phát triển thêm những thị trường mới
ở khu vực này. Để làm được điều này Công ty cần chú ý đảm bảo chất lượng và
yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm của châu lục này.
Đối với Châu Á, Philippines là thị trường chủ đạo của Công ty. Nhu cầu của
thị trường này lớn nhưng do khả năng của Công ty về marketing còn nhiều hạn
chế nên dẫn đến việc xuất trực tiếp vào thị trường này rất ít. Nhờ vào hình thức
xuất uỷ thác Công ty mới làm tăng sản lượng xuất sang thị trường này.
Ta có thể thấy thị trường Châu Đại Dương là thị trường có nhiều tiềm năng
vì mặc dù chỉ có một thị trường là Fiji giao dịch với Công ty nhưng sản lượng
nhập khẩu khá cao. Hơn nữa đây là thị trường có dân số đông, sức tiêu thụ mạnh
do đó hứa hẹn nhiều tiềm năng mở rộng và phát triển trong tương lai. Vì thế
Công ty cần phải quan tâm đầu tư tìm hiểu nghiên cứu để mở rộng và thâm nhập
vào thị trường này như thế có thể tạo ra cơ hội có thêm khách hàng và nâng cao
kim ngạch xuất khẩu.

GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 47 SVTH: Phan Như Nguyệt


Phân tích hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần Mê Kông
4.3.2 Đặc điểm, thị hiếu tiêu dùng về mặt hàng gạo ở các thị trường
4.3.2.1 Châu Á
Người dân Châu Á chủ yếu tiêu thụ gạo làm nguồn lương thực thực phẩm
chính. Tuy nhiên, gạo có nhiều loại và sở thích tiêu dùng, yêu cầu về chất lượng
gạo ở mỗi nước cũng khác nhau. Trong số những nước ở Châu Á, thì thị trường
Philippines là thị trường chủ lực trong việc xuất khẩu gạo của Công ty trong
những năm qua.
- Thị trường Philippines nhập khẩu gạo của Công ty với nhiều chủng loại đa
dạng, tuy nhiên gạo 25% tấm chiếm tỷ trọng cao nhất. Mặc dù Philippines là thị
trường đã có thói quen tiêu dùng hàng hóa nhập khẩu theo tiêu chuẩn của các
nước phát triển, song số đông người tiêu dùng vẫn cần những loại hàng hoá có
chất lượng trung bình, giá hợp lý. Vì thế hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang
Philippines ngày càng nhiều về số lượng cũng như chủng loại, trong đó có gạo.
Việt Nam và Philippines cùng ở trong khối Asean nên có nhiều thuận lợi
trong việc giao thương với nhau. Philippines là nước nhập khẩu gạo lớn nhất Thế
giới, trung bình mỗi năm nhập khẩu gần 2 triệu tấn gạo. Các doanh nghiệp Việt
Nam nói chung và Công ty nói riêng cần đặc biệt chú trọng đến thị trường gạo
Philippines vì trong những năm tới nước này vẫn còn tiếp tục phải nhập khẩu gạo
với khối lượng lớn. Ngoài ra, chính sách nhập khẩu gạo của Chính phủ
Philippines có thể không thay đổi trong những năm tiếp theo, đây là điều kiện tốt
để ta dẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này.
- Thị trường Thái Lan: người tiêu dùng ở Thái Lan thích loại gạo hạt rất dài,
gạo lúa cũ (tồn trữ thóc nhiều tháng) chà trắng, cao giá hơn gạo từ thóc mới thu
hoạch (lúa mới), cơm mềm và xốp.
4.3.2.2 Châu Âu
Người Châu Âu tiêu thụ chủ yếu là bột mì (bánh mì, mì sợi, miếng...) nên
sử dụng tỷ lệ nhỏ gạo trong năm. Họ thích gạo hạt dài, nhưng không được có bất
kỳ mùi gì. Họ cho rằng mùi là tín hiệu tạp nhiễm hoặc hiện tượng gạo bị hư
hỏng, do đó nếu so sánh thì lúa mì sẽ tốt hơn.
Ở thị trường Châu Âu thì Thụy Sĩ là nước nhập khẩu gạo từ Công ty với
kim ngạch cao nhất, chủ yếu tiêu thụ gạo 5% tấm. Thụy Sỹ là nước nghèo về tài
nguyên thiên nhiên, nhiều đồi núi. Do có tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 1,5

GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 48 SVTH: Phan Như Nguyệt


Phân tích hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần Mê Kông
% trong tổng GDP nên hàng năm Thụy Sỹ phải nhập khẩu nông sản với khối
lượng lớn. Trước những biến động về giá gạo Thế giới ở năm 2008, giá gạo tại
Thụy Sỹ vẫn giữ nguyên. Vì Chính phủ Thụy Sỹ luôn kiểm tra chặt chẽ giá cả
mọi mặt hàng nhằm bảo đảm kinh tế trong nước ổn định
Khi xuất khẩu sang Thụy Sỹ, Việt Nam nói chung và Công ty nói riêng
được hưởng các quy chế ưu đãi về thương mại của Thụy Sỹ, như quy chế tối huệ
quốc (MFN) theo Hiệp định thương mại song phương (1994) và Chế độ ưu đãi
thuế quan phổ cập (GSP) theo quyết định đơn phương của Thụy Sỹ từ năm 1972
dành cho các nước đang phát triển. Ngoài ra Hiệp địng thương mại năm và hợp
tác kinh tế năm 1993 được ký kết giữa Việt Nam và Thụy Sỹ đã tạo điều kiện
thuận lợi cho họat động thương mại giữa doanh nghiệp hai nước.
Tuy nhiên, Thụy Sỹ là thị trường rất khó tính nên đòi hỏi chất lượng sản
phẩm nhập khẩu rất cao. Ngoài ra, xuất khẩu nông sản, trong đó có gạo vào Thụy
Sỹ còn phải chịu chế độ cấp phép rất chặt chẽ nhằm đảm bảo yêu cầu về sức
khỏe, vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì vậy, để tiếp cận sâu, có chỗ đứng tại thị
trường Thụy Sỹ đòi hỏi các Công ty phải có trình độ kỹ thuật cũng như phương
thức quản lý chuyên nghiệp và uy tín.
4.3.2.3 Châu Phi
Gạo là một trong bốn loại lương thực quan trọng nhất của Châu Phi, cùng
với kê, ngô và lúa miến. Với số dân khoảng một tỷ người, nhu cầu tiêu thụ gạo ở
Châu Phi là rất lớn. Người Châu Phi thường chế biến gạo theo nhiều cách như
nấu thành cơm, nấu thành cháo hoặc bánh, tuy nhiên nấu thành cơm theo cách
truyền thống vẫn là phương thức phổ biến ở nhiều nước Châu Phi.
Hàng năm kim ngạch nhập khẩu gạo của Châu Phi là hơn 1 tỷ USD, sản
lượng khoảng chín triệu tấn gạo, và mức tăng nhập khẩu vào khoảng 5%/năm,
chiếm 0,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu, trong đó loại gạo 25% tấm là chủ
yếu. Do đây là mặt hàng có giá trị thấp nên thực tế lượng gạo nhập khẩu rất cao.
Về thị hiếu tiêu dùng thì một số nước Tây Châu Phi sẽ trả giá rất cao nếu hạt
gạo hơi có màu đỏ. Vùng Tây Châu Phi, Banladesh và nhiều bang của Ấn Độ rất
thích gạo đồ vì dễ nấu và họ cảm thấy ngon cơm. Đây là loại gạo được chế biến
từ thóc đã được luộc bằng hơi nước, sau phơi khô và xay chà làm thực phẩm. Tuy
nhiên, các nước khác trong khu vực chủ yếu nhập khẩu loại gạo tấm có phẩm

GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 49 SVTH: Phan Như Nguyệt


Phân tích hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần Mê Kông
chất và giá thành vừa phải. Những thị trường nhập khẩu gạo nhiều nhất là thị
trường Ni-giê-ria chiếm 30% tổng lượng gạo nhập vào châu lục, tiếp đến là Nam
Phi (5%) và Xê-nê-gan (5%). Đây là những thị trường tiềm năng cần được khai
thác.
4.3.2.4 Châu Mỹ
Người dân Châu Mỹ có yêu cầu khá cao về các loại gạo. Hàng năm nhu cầu
nhập khẩu gạo ở Châu lục này khá cao đặc biệt là Hoa Kỳ. Người Hoa Kỳ yêu
cầu gạo phải trắng hoàn toàn, nếu có một ít vết đỏ hoặc vàng hoặc có sọc trên hạt
thì họ sẽ trả giá thấp mặc dù giá trị dinh dưỡng không có gì khác nhau.
4.3.2.5 Châu Đại Dương
Đối với Châu Đại Dương, thị trường trọng yếu của Công ty là Fiji. Fiji là
nước được thiên nhiên phú cho rừng, khoáng sản và các nguồn tài nguyên cá, là
một trong các nền kinh tế phát triển nhất tại các đảo Thái Bình Dương. Fiji có tỷ
trọng ngành công nghiệp chiếm 22%, nông nghiệp: 19% và dịch vụ: 59% GDP
cả nước. Yêu cầu về chất lượng gạo của Fiji cũng khá cao. Hàng năm, Fiji đều
phải nhập khẩu gạo tuy với khối lượng không lớn lắm. Gạo Công ty xuất sang
Fiji chủ yếu là gạo 10% tấm.
Yêu cầu và chuẩn mực gạo xuất sang các thị trường rất đa dạng, do đó cần
tìm hiểu kỹ và đáp ứng đúng thị hiếu của họ, đặc biệt là những thị trường khó
tính có yêu cầu cao.
4.3.3 Phân tích đối thủ cạnh tranh
Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh để biết được những điểm mạnh, điểm yếu của
họ từ đó Công ty mới có thể đưa ra chiến lược cạnh tranh phù hợp. Đối thủ cạnh
tranh với Công ty bao gồm các doanh nghiệp, các công ty kinh doanh cùng ngành
nghề và cả các doanh nghiệp tiềm ẩn có tiềm năng kinh doanh trong tương lai.
Đối thủ cạnh tranh không đơn thuần trong nước mà ở rộng khắp các quốc gia. Vì
những lợi thế so sánh về gạo và chính sách về mặt hàng này ở mỗi nước khác
nhau, nên sẽ ảnh hưởng khác nhau đến các doanh nghiệp xuất khẩu. Do đó các
đối thủ nước ngoài là những đối thủ khó đối phó và khó tìm hiểu nhất.
4.3.3.1 Đối thủ trong nước
Nước ta có rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo. Hiện nay các
doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu phải kể đến như Tổng công ty lương thực miền

GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 50 SVTH: Phan Như Nguyệt


Phân tích hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần Mê Kông
Nam, Tổng công ty lương thực miền Bắc, công ty lương thực Vĩnh Long, công ty
cổ phần Thương nghiệp Tổng hợp và Chế biến lương thực Thốt Nốt (Gentraco)...
Trong đó, nếu không tính đến các hợp đồng Chính Phủ thì Gentraco sẽ là công ty
đứng đầu trong việc xuất khẩu gạo của cả nước.
Với tên tuổi và vị thế đã tạo dựng được trên thị trường, Gentraco có nhiều
thuận lợi trong quá trình cạnh tranh. Bên cạnh đó, ngoài việc cùng có trụ sở được
đặt tại địa bàn Thành phố Cần Thơ ra, công ty Gentraco và Công ty Mê Kông
còn cùng kinh doanh chế biến, xuất khẩu các loại gạo giống nhau và xuất sang
các thị trường chung nên Gentraco có thể xem như là đối thủ đáng quan tâm nhất
của Công ty Mê Kông hiện nay.
4.3.3.1.1 Giới thiệu chung
Công ty Cổ phần Thương nghiệp Tổng hợp và Chế biến Lương thực Thốt
Nốt (Gentraco) được hình thành và hoạt động từ năm 1976. Xác định Thốt Nốt là
vùng trọng điểm lúa gạo của Thành phố Cần Thơ và của khu vực Đồng bằng
Sông Cửu Long, công ty đã dựa vào thế mạnh tại địa phương, phát triển kinh tế
qua việc thu mua lúa gạo đem về gia công chế biến thành mặt hàng xuất khẩu.
Gentraco hiện có 8 xí nghiệp chế biến gạo xuất khẩu và 1 nhà máy xay xát gạo.
 Gentraco là một đối thủ lớn có nhiều thế mạnh hơn Công ty Mê Kông ở
các mặt như:
- Hiện nay Gentraco có được nguồn vốn kinh doanh lớn do việc phát hành
thêm cổ phiếu ra công chúng.
- Gentraco sản xuất tất cả các loại gạo chất lượng cao như gạo trắng hạt dài,
ngoài việc kinh doanh xuất khẩu các loại gạo giống công ty Mê Kông, công ty
Gentraco còn kinh doanh gạo 35%. Các loại gạo mang thương hiệu Miss Cần
Thơ và Cò Trắng của Gentraco đã nhận được sự tín nhiệm của khách hàng.
- Gentraco đã đầu tư ngồn vốn lớn xây dựng hệ thống máy lau bóng gạo
chất lượng cao, nâng cấp kho bãi, máy móc thiết bị. Trong đó, Gentraco dùng 4 tỉ
đồng để trang bị mới một dây chuyền lau bóng gạo hiện đại sản xuất trong nước
với công suất 40 tấn/giờ. Từ đầu năm 2007 đến nay, dây chuyền sản xuất này đã
hoạt động ổn định, giúp Gentraco có được nguồn hàng chất lượng cao cung cấp
cho khách hàng.
- Từ năm 2002 - 2005 Công ty Cổ Phần Gentraco trở thành đơn vị đứng thứ

GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 51 SVTH: Phan Như Nguyệt


Phân tích hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần Mê Kông
5 về xuất khẩu gạo và đứng thứ 4 năm 2006 - 2008 trên cả nước.
 Về chiến lược marketing, Gentraco có những ưu điểm hơn Công ty Mê
Kông như sau:
- Gentraco có Website với nhiều thông tin phong phú, có thể đăng ký mua
bán trực tuyến tạo nhiều thuận lợi cho khách hàng.
- Gentraco tiến hành xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu bằng
cách thực hiện các chương trình mang tính cộng đồng như: phụng dưỡng Bà Mẹ
Việt Nam anh hùng, tổ chức cúp Gentraco...
- Gentraco có kênh phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng ở hệ thống siêu
thị các nước như Anh, Mỹ và Úc.
Nhìn chung Gentraco có nhiều thế mạnh cả về vốn, năng lực sản xuất, chiến
lược marketing và uy tín trên thương trường.
4.3.3.1.2 Sản lượng xuất khẩu
Sản lượng gạo xuất khẩu gạo của công ty cổ phần Thương nghiệp Tổng hợp
và Chế biến lương thực Thốt Nốt (Gentraco) và Công ty Mê Kông được thống kê
như sau:
Bảng 13: Sản lượng gạo xuất khẩu của công ty Gentraco và công ty
Mê Kông từ 2006 - 2008
Đơn vị: tấn

2006 2007 2008

Công ty Gentraco 247.775,950 217.090,000 192.00,000

Công ty Mê Kông 22.314,310 20.668,735 10.095,000


(Nguồn: tổng hợp từ www.gentraco.com.vn; http://cafef.vn và báo cáo xuất khẩu của
Công ty Mê Kông)

GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 52 SVTH: Phan Như Nguyệt


Phân tích hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần Mê Kông

Tấn

300.000

250.000

200.000

150.000

100.000 Công ty Gentraco


Công ty Mê Kông
50.000

0
Năm 2006 2007 2008

Biểu đồ 6: Sản lượng gạo xuất khẩu của công ty Gentraco và công ty
Mê Kông từ 2006 – 2008
Từ bảng 13, biểu đồ 6 ta thấy được Công ty Mê Kông có sản lượng xuất
khẩu qua 3 năm đều thấp hơn nhiều so với công ty Gentraco. Điều này cho thấy
Công ty Mê Kông có quy mô nhỏ, khả năng cạnh tranh yếu hơn so với công ty
Gentraco. Trên thương trường, Gentraco đã có uy tín lớn và thương hiệu riêng
trong khi Công ty Mê Kông vẫn chưa xây dựng được thương hiệu gạo cho mình.
Ngoài ra, còn thấy được tình hình xuất khẩu gạo chung của các công ty qua
3 năm đều giảm. Điều này cho thấy các công ty đều bị ảnh hưởng bởi môi trường
bên ngoài làm giảm kim ngạch xuất khẩu. Tuy công ty Gentraco có quy mô và
nguồn lực bên trong lớn nhưng trước biến động của thị trường gạo trong nước và
Thế giới, công ty này cũng gặp khó khăn phải giảm sản lượng xuất khẩu từ năm
2006 đến năm 2008. Nhưng với nguồn lực mạnh và khả năng kinh doanh của
mình, Gentraco đã giữ sản lượng xuất khẩu giảm ở tỷ lệ thấp hơn Công ty Mê
Kông.
Nhìn chung, Mê Kông là công ty xuất khẩu gạo có uy tín trong nhiều năm
qua, tuy nhiên sản lượng và khả năng cạnh tranh với các đối thủ mà cụ thể là
công ty Gentraco chưa cao do quy mô nhỏ và khả năng tài chính còn thấp, hiệu
quả chiến lược marketing chưa cao. Để có thể cạnh tranh có hiệu quả với các đối
thủ, công ty cần phải xây dựng thương hiệu gạo cho riêng mình, thiết lập nên một

GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 53 SVTH: Phan Như Nguyệt


Phân tích hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần Mê Kông
chiến lược marketing hiệu quả hơn.
4.3.3.2 Đối thủ nước ngoài
Hiện nay có nhiều quốc gia trên Thế giới có thế mạnh về xuất khẩu gạo,
như Thái Lan, Ấn Độ, Việt Nam... Nhưng với tổng thị phần xuất khẩu gạo chiếm
50% thị trường thế giới, Việt Nam và Thái Lan là hai quốc gia xuất khẩu lớn nhất
hiện nay. Cụ thể hơn, Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai, sau Thái
Lan. Do đó Thái Lan là đối thủ cạnh tranh mạnh nhất của nước ta hiện nay. Mặc
dù Thái Lan đã và đang chuyển sang nền kinh tế dựa vào công nghiệp, nhưng
vẫn là một nước nông nghiệp và hiện nay lúa gạo vẫn là một loại cây trồng quan
trọng nhất của nước này. Mỗi năm Thái Lan xuất khẩu trung bình khoảng bảy
triệu tấn. Vì thế có thể nói Thái Lan là đối thủ lớn nhất mà Công ty phải đặc biệt
chú ý. Đối với những đối thủ cạnh tranh, Công ty cần chú ý những vấn đề sau:
- Về công nghệ chế biến
Các đối thủ cạnh tranh nước ngoài đặc biệt là Thái Lan có lợi thế hơn ta rất
nhiều về mặt này.
+ Về giống lúa: Thái Lan có nhiều loại gạo thơm, trắng và hạt dài với chất
lượng rất cao. Ở nước ta các giống lúa sản xuất ra còn nhiều hạn chế: cao sản thì
thân yếu dễ ngã, dễ rụng, còn chất lượng thơm ngon thì nhiều lép, cuống dai,
kháng bệnh kém, dễ bị sâu rầy .
+ Công nghệ sau thu hoạch, bảo quản, chế biến của Công ty nói riêng và
nước ta nói chung chưa cao. Đây cũng là nguyên nhân làm chất lượng cũng như
hàm lượng gạo thu được sau khi chế biến của ta thấp hơn Thái Lan.
- Về chiến lược kinh doanh
+ Các công ty nước ngoài thường dùng Internet để quảng bá sản phẩm với
các khách hàng nước ngoài. Họ thường có trang web riêng, nhiều công ty còn có
thể giao dịch trực tuyến trên mạng.
+ Chiến lược đầu cơ, dự trữ gạo khi giá tăng cao sẽ bán ra.
+ Giá thị trường có nhiều biến động và các doanh nghiệp, công ty cũng có
những chiến lược giá khác nhau. Một số nước như Ấn Độ thường dùng chiến
lược đặt giá bán thấp nhưng chất lượng cao, mẫu mã bao bì đẹp để thu hút khách
hàng. Ngược lại, gạo Thái Lan là mặt hàng đã có thương hiệu nên đặt giá cao, thể
hiện uy tín cũng như vị thế của họ trên thương trường Quốc tế.

GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 54 SVTH: Phan Như Nguyệt


Phân tích hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần Mê Kông
Điều cần lưu ý là giá gạo xuất khẩu của Thái Lan cao hơn gạo Công ty vì
hai lý do. Thứ nhất, chất lượng gạo nước ta nói chung và Công ty nói riêng
thường thấp hơn gạo Thái Lan, bởi vì không đa dạng và chất lượng xay xát
không tốt. Thứ hai, gạo Thái Lan đã có thương hiệu mạnh, khách hàng tin tưởng
khi mua bán với họ.
Các đối thủ cạnh tranh đều có những thế mạnh riêng, để có thể cạnh tranh
với họ Công ty cần nghiên cứu tìm hiểu kỹ và đề ra chiến lược kinh doanh phù
hợp.
4.4 Phân tích ma trận SWOT
- Điểm mạnh
- Các cán bộ công nhân viên tận tâm, có năng lực và kinh nghiệm trong
kinh doanh.
- Có mối quan hệ tốt với khách hàng trong và ngoài nước, luôn giữ chữ tín
trong mua bán, giữ được mối quan hệ tốt với các nhà cung ứng.
- Giá xuất khẩu tương đối thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh nước
ngoài.
- Điểm yếu
- Quy mô nhỏ
- Công ty chưa chú trọng đến vấn đề marketing, tìm kiếm khách hàng. Điều
này làm cho việc kinh doanh xuất khẩu gạo của Công ty nhiều hạn chế, bị động
hoàn toàn về sản lượng, loại gạo, thị trường xuất khẩu.
- Thị trường tiêu thụ bị thu hẹp do một số khách hàng đã chuyển sang mua
hàng của doanh nghiệp khác vì không đáp ứng được nhu cầu khắt khe về chất
lượng.
- Kim ngạch xuất khẩu gạo giảm qua các năm.
- Nguồn vốn còn hạn chế không đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh nên
Công ty thường vay vốn tín dụng để hoạt động và trả lãi nhiều.
- Chưa xây dựng được thương hiệu cho gạo xuất khẩu.
- Cơ hội
- Nhà nước đầu tư nhiều cho việc nghiên cứu cho ra những giống lúa mới
có năng suất cao, chất lượng cao.
- Nhu cầu nhập khẩu gạo các thị trường hiện tại cũng như các thị trường mà

GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 55 SVTH: Phan Như Nguyệt


Phân tích hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần Mê Kông
công ty chưa có sự thâm nhập tốt (Châu Phi...) vẫn còn rất lớn
- Công ty ngày càng phát triển, với sự đầu tư cho công nghệ chế biến nhiều
như hiện nay là một cơ hội phát triển mạnh cho tương lai.
- Năm 2009 Chính phủ đã triển khai gói kích cầu 1 tỷ USD (khoảng 17.000
tỷ đồng) để hỗ trợ lãi suất vay vốn cho doanh nghiệp nhằm ngăn chặn việc thiếu
vốn đúng vào thời điểm các doanh nghiệp thu mua chế biến xuất khẩu gạo
- Đe dọa
- Các thị trường yêu cầu chất lượng hàng hoá xuất khẩu ngày càng cao
- Đất trồng lúa ngày càng thu hẹp do hiện tượng chuyển dịch cơ cấu đất
trồng từ nông nghiệp sang nuôi trồng thuỷ sản và đất thổ cư.
- Sâu bệnh, thiên tai trong nước ảnh hưởng đến năng suất lúa
- Các doanh nghiệp trong nước không liên kết mà cạnh tranh gay gắt. Việc
liên kết sẽ giúp cho việc đáp ứng những đơn đặt hàng lớn của khách hàng thuận
tiện hơn.
Từ những yếu tố phân tích như trên ta xây dựng được ma trận SWOT như
sau:

GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 56 SVTH: Phan Như Nguyệt


Phân tích hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần Mê Kông
Phân tích ma trận SWOT
Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W)
1. Các cán bộ công 1. Nguồn vốn còn hạn
nhân viên tận tâm, có chế không đáp ứng nhu
năng lực và kinh cầu sản xuất kinh
nghiệm trong kinh doanh nên Công ty
doanh. thường vay vốn tín
2. Có mối quan hệ tốt dụng để hoạt động
với khách hàng trong và 2. Công ty chưa chú
ngoài nước, luôn giữ trọng đến vấn đề
chữ tín trong mua bán, marketing, tìm kiếm
giữ được mối quan hệ khách hàng.
SWOT tốt với các nhà cung 3. Thị trường tiêu thụ
ứng. bị thu hẹp do vấn đề
3. Giá xuất khẩu tương chất lượng
đối thấp hơn so với các 4. Kim ngạch xuất
đối thủ cạnh tranh nước khẩu gạo giảm qua các
ngoài. năm.
5. Chưa xây dựng được
thương hiệu cho gạo
xuất khẩu.
6. Quy mô nhỏ
Cơ hội (O) O+S O+W
1. Nhà nước đầu tư nhiều cho 1. S1 + O1,3: Chiến lược 1. W1,6 + O4: Chiến
việc nghiên cứu cho ra những phát triển sản phẩm lược đa dạng hóa đồng
giống lúa mới có năng suất 2. S2,3 + O2: Chiến lược tâm
cao, chất lượng cao. thâm nhập thị trường 2. W2,3 + O1,2,3: Chiến
2. Nhu cầu nhập khẩu gạo các lược phát triển thị
thị trường hiện tại cũng như trường
các thị trường mà công ty
chưa thâm nhập tốt rất lớn
3. Công ty ngày càng phát

GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 57 SVTH: Phan Như Nguyệt


Phân tích hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần Mê Kông
triển, với sự đầu tư cho công
nghệ chế biến nhiều như hiện
nay là một cơ hội phát triển
cho tương lai.
4. Năm 2009 Chính phủ hỗ
trợ cho doanh nghiệp lãi suất
vay vốn
Đe doạ (T) S+T W+T
1. Các thị trường yêu cầu chất S2 + T2,3 : Chiến lược W1 + T1,2: Chiến lược
kết hợp suy giảm
lượng gạo xuất khẩu ngày
càng cao
2. Đất trồng lúa ngày càng thu
hẹp
3. Sâu bệnh, thiên tai
4. Các doanh nghiệp trong
nước không liên kết mà cạnh
tranh gay gắt

GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 58 SVTH: Phan Như Nguyệt


Phân tích hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần Mê Kông
Chương 5: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN MÊ KÔNG
5.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí xuất khẩu
Để tăng lợi nhuận, Công ty cần phải nâng cao doanh thu và giảm chi phí
xuất khẩu. Muốn tăng doanh thu thì phải tăng sản lượng tiêu thụ hoặc là tăng giá
bán, đồng thời có thể kết hợp tăng sản lượng và giá bán. Tuy nhiên, muốn tăng
sản lượng hay giá bán thì yêu cầu đầu tiên là phải nâng cao chất lượng, phát triển
sản phẩm. Để giảm chi phí xuất khẩu thì Công ty phải giảm chi phí nguyên vật
liệu đầu vào, hiệu quả sản xuất đạt năng suất cao...
Từ một số yêu cầu cơ bản như trên, Công ty cần thực hiện một số chiến
lược như sau:
- Chiến lược phát triển sản phẩm
Công ty tận dụng sự hỗ trợ của Nhà nước về việc đầu tư nghiên cứu cho ra
những giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng cao để mở rộng kinh doanh
thêm nhiều loại gạo có chất lượng cao khác, cải thiện chất lượng sản phẩm hiện
có của mình.
- Chiến lược đa dạng hóa đồng tâm
Công ty tận dụng cơ hội Chính phủ hỗ trợ vốn vay cho doanh nghiệp để mở
rộng quy mô sản xuất, tiến hành kinh doanh thêm những sản phẩm mới có giá
cao liên quan đến gạo như nếp thơm để phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng.
- Chiến lược kết hợp
+ Chiến lược kết hợp về phía sau: Công ty cần mở rộng mạng lưới thu
mua nguyên liệu và thực hiện bao tiêu sản phẩm ở những vùng nguyên liệu có
chất lượng để nắm quyền kiểm soát tốt nguồn nguyên liệu để đảm bảo tốt chất
lượng thành phẩm làm ra đúng theo tiêu chuẩn.
+ Chiến lược kết hợp về phía trước: Công ty tận dụng cơ hội chính sách
hỗ trợ của Hiệp hội lương thực để xây dựng mạng lưới tiêu thụ trong và ngoài
nước đảm bảo quá trình phân phối và kinh doanh có hiệu quả cao.
- Chiến lược suy giảm
Chiến lược này yêu cầu Công ty giải quyết tốt lượng hàng tồn kho đồng thời
từng bước loại bỏ dây chuyền công nghệ lạc hậu, tiếp tục đầu tư vào sản xuất

GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 59 SVTH: Phan Như Nguyệt


Phân tích hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần Mê Kông
bằng dây chuyền công nghệ mới để tiết kiệm chi phí sản xuất đồng thời nâng cao
chất lượng sản phẩm tạo vị thế cạnh tranh so với các đối thủ.
Bên cạnh đó, mở rộng thị trường xuất khẩu cũng là một giải pháp hữu hiệu
để nâng cao doanh số, mang lại hiệu quả cao cho Công ty.
5.2 Giải pháp cho thị trường xuất khẩu
Thị trường ngày càng thu hẹp (theo phân tích ở trên) là một tổn thất lớn cho
Công ty, muốn kinh doanh có hiệu quả, Công ty cần có những chiến lược thích
hợp để giữ vững thị trường đang có, lấy lại những thị phần đã mất và mở rộng ra
những thị trường có tiềm năng mới. Với những điểm mạnh, điểm yếu bên trong,
Công ty nên tận dụng những cơ hội có được bên ngoài để thực hiện chiến lược
thâm nhập và phát triển thị trường xuất khẩu bằng các biện pháp:
- Thực hiện định giá theo phân khúc thị trường để phù hợp với từng thị
trường, mang lại hiệu quả kinh doanh.
+ Đối với những thị trường mà Công ty có ưu thế về sản lượng, chủng loại,
quan hệ cấp Nhà nước cần định giá tương đương với giá đối thủ cạnh tranh (Thái
Lan...) như gạo xuất khẩu vào thị trường Philippines,...
+ Đối với các thị trường thông thường, thì dựa vào quan hệ cung cầu và
thông tin về hoạt động xuất khẩu gạo của các đối thủ cạnh tranh là chủ yếu.
+ Đối với các sản phẩm gạo chất lượng cao, nếp thơm, đặc sản riêng biệt thì
định giá theo hướng tối đa hóa lợi nhuận.
- Thiết lập Website đặc trưng riêng cho Công ty. Đầu tư một hoặc vài nhân
viên quản trị Website này để tiến hành hình thức mua bán trực tuyến và cung cấp
thông tin cho khách hàng thông qua việc thường xuyên cập nhật thông tin về sản
phẩm trên website.
- Tăng cường đội ngũ cán bộ chuyên trách về nghiên cứu thị trường và thiết
lập phòng nghiên cứu Marketing để thường xuyên nghiên cứu thị trường nhằm
xác định nhu cầu thị trường và nắm bắt kịp thời các thay đổi của thị trường như
về xu hướng tiêu dùng, các thay đổi trong chính sách xuất nhập khẩu... từ đó
tham mưu cho Ban giám đốc ra các quyết định kinh doanh kịp thời đáp ứng nhu
cầu khách hàng.
- Tham gia các hội chợ triển lãm Quốc tế nhằm giới thiệu sản phẩm và tiềm
lực kinh doanh của đơn vị. Xem xét việc đầu tư mở văn phòng đại diện ở những

GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 60 SVTH: Phan Như Nguyệt


Phân tích hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần Mê Kông
thị trường mục tiêu, đây là cầu nối giữa Công ty với khách hàng, để cung cấp
thêm thông tin một cách đầy đủ để chủ động trong việc ký kết hợp đồng mua
bán.
- Công ty nên tham gia đấu thầu Quốc tế ở các nước nhập khẩu để giành
hợp đồng cung cấp ổn định lâu dài, cũng là biện pháp xây dựng thương hiệu cho
sản phẩm và nâng cao uy tín Công ty.

GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 61 SVTH: Phan Như Nguyệt


Phân tích hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần Mê Kông
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 Kết luận
Với cơ cấu kinh tế hiện nay, ngành sản xuất lúa gạo là một trong những
ngành giữ vai trò chủ lực của nước ta. Nó vừa đảm bảo an ninh lương thực quốc
gia, bảo toàn truyền thống văn hoá dân tộc vừa giải quyết vấn đề lao động trong
nước và mang lại giá trị gia tăng lớn.
Qua phân tích hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty cổ phần Mê Kông Cần
Thơ cho thấy mặc dù thời gian qua Công ty phải hoạt động trong tình trạng thiếu
vốn và kỹ thuật, lại phải đương đầu với thị trường đầy biến động và cạnh tranh
gay gắt. Nhưng Công ty đã có nhiều nỗ lực kinh doanh và thu được những thành
công như Công ty đã bước đầu đáp ứng được yêu cầu của những khách hàng có
đòi hỏi cao như Thụy Sỹ, Anh... Bên cạnh những thành công thì Công ty đang
đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức đòi hỏi cần phải có những chiến lược
và giải pháp phù hợp để phát triển Công ty hơn nữa.
6.2 Kiến nghị
6.2.1 Đối với Nhà nước
- Nhà nước cần xem xét điều chỉnh một số chủ trương, chính sách cho phù
hợp với tình hình thực tế. Chính sách điều hành xuất khẩu gạo phải được ổn định
cho hàng năm để làm cơ sở doanh nghiệp thu mua và hợp đồng xuất khẩu gạo
thuận lợi.
- Giúp các doanh nghiệp xuất khẩu gạo thành lập văn phòng đại diện ở nước
ngoài. Các văn phòng này là cầu nối giữa thị trường và Hiệp hội Lương thực Việt
Nam
- Xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông giúp cho việc lưu thông
hàng hoá được nhanh chóng và thuận tiện.
6.2.2 Đối với Công ty
-Tuyển dụng và đào tạo thêm nhân viên cho công tác Marketing, nhân viên
có trình độ ngoại ngữ và nghiệp vụ ngoại thương cao.
- Xây dựng Website của Công ty có những thông tin được cập nhật thường
xuyên.
- Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành từng khâu, từng bộ phận
của dây chuyền sản xuất để hạ giá thành sản phẩm nhưng vẫn đạt chất lượng cao.

GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 62 SVTH: Phan Như Nguyệt


Phân tích hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần Mê Kông
- Liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp chế biến khác để đảm bảo nguồn
cung ổn định khi có những đơn đặt hàng lớn hoặc những biến động của thị
trường.
- Công ty cần có nhiều cố gắng hơn nữa trong việc giữ vững mối quan hệ
với các khách hàng truyền thống. Bên cạnh đó, Công ty cần hoạch định các chiến
lược phù hợp với năng lực và tình hình bên ngoài.

GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 63 SVTH: Phan Như Nguyệt


Phân tích hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần Mê Kông

TÀI LIỆU THAM KHẢO




Sách tham khảo


- TS. Lưu Thanh Đức Hải, (2007), “Marketing ứng dụng”, Nhà xuất bản
Thống Kê
- TS. Nguyễn Văn Sơn, (2000), “Các giải pháp chiến lược nâng cao hiệu
quả xuất khẩu gạo Việt Nam”, Nhà xuất bản Thống Kê
Trang web
http://www.agrivn.com/modules.php?name=News&op=viewst&sid=632
http://cafef.vn/2009022305376770CA36/gentraco-chao-ban-hon-880000-
co-phieu.chn
http://ecvn.com.vn/?ssoft=2&region_id=82&profile_id=2#thongtincoban
http://www.khuyennongvn.gov.vn/f1-nn-the-gioi/hai-mat-trong-chinh-sach-
tro-gia-gao-cua-thai-lan
http://www.gentraco.com.vn/index.php?option=com_content&task=view&i
d=462&Itemid=225
http://www.vietnamenterprises.com.vn/mainsp.php?actsp=ctdn&iddn=202
&b=tt
http://vietnamville.ca/?view=News&file=save&sid=2074

GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 64 SVTH: Phan Như Nguyệt

You might also like