You are on page 1of 105

KHUÔN MẪU GIỚI VÀ VẤN ĐỀ VIỆC LÀM

Một nghiên cứu về giới trẻ Việt Nam đương đại


qua các thảo luận trên báo chí và mạng xã hội
Tác giả

Phạm Quỳnh Phương


Lê Quang Bình
Nguyễn Minh Huyền

Gợi ý trích dẫn:

Phạm Quỳnh Phương, Lê Quang Bình, Nguyễn Minh Huyền (2021). Khuôn mẫu giới và vấn đề
việc làm: Một nghiên cứu về giới trẻ Việt Nam đương đại qua các thảo luận trên báo chí và
mạng xã hội. Báo cáo nghiên cứu. Hà Nội: AAI, IW và ECUE

2
Lời cảm ơn

Nhóm nghiên cứu trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ của Vũ Văn Toàn, Lê Quang Minh và Phan
Trần Quốc Trung trong việc thực hiện nghiên cứu này. Chúng tôi cũng xin cảm ơn sự góp ý
quý báu của nhóm chuyên gia của dự án Investing in Women để hoàn thiện báo cáo.

Nghiên cứu này được thực hiện với tài trợ của Investing in Women, một sáng kiến của Chính
phủ Úc. Mọi nội dung của nghiên cứu này không nhất thiết phản ánh quan điểm của nhà tài
trợ. Trách nhiệm về thông tin và nội dung của nghiên cứu này thuộc về nhóm tác giả.

3
MỤC LỤC

GIỚI THIỆU ................................................................................................................................................................. 8

BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU ................................................................................................................................... 8

HƯỚNG TIẾP CẬN.......................................................................................................................................... 12

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................................................................... 14


Báo chí online .................................................................................................................................................................................... 14

Diễn đàn và mạng xã hội .............................................................................................................................................................. 15

Phương pháp chọn mẫu ................................................................................................................................................................ 17


Ưu điểm và hạn chế của phương pháp .................................................................................................................................... 17

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................................................................................... 19

I. GIỚI VÀ LAO ĐỘNG: MỘT GÓC NHÌN LỊCH SỬ ................................................................................. 19

1.1 Xã hội nông nghiệp truyền thống: phân công lao động theo giới .......................................................................... 19
1.2 Xã hội phong kiến: Nho giáo và vị thế hai mặt của phụ nữ ..................................................................................... 22

1.3 “Vấn đề phụ nữ” thời Pháp thuộc: “phụ nữ chức nghiệp” và ý thức về bình đẳng giới .................................. 25

1.4 Cách mạng dân tộc: giải phóng phụ nữ như một sứ mệnh dân tộc ...................................................................... 29

1.5 Xây dựng chủ nghĩa xã hội: “Phụ nữ việc gì cũng làm được và làm tốt” ............................................................. 31
1.6 Kinh tế thị trường: nghề nghiệp theo giới tính và sự củng cố của bất bình đẳng giới.................................... 34

II. GIỚI VÀ VIỆC LÀM HIỆN NAY: PHÂN TÍCH BÁO CHÍ VÀ MẠNG XÃ HỘI ...................................... 35
2.1 Vấn đề giới và việc làm trên báo chí ........................................................................................................................... 36
2.1.1 Thúc đẩy bình đẳng giới và phê phán định kiến giới ............................................................................................................... 37
2.1.2 Khuyến khích phụ nữ vươn lên vì nghề nghiệp và sự nghiệp ............................................................................................... 41

2.1.3 Sự nghiệp của phụ nữ từ lăng kính định kiến giới ..................................................................................................................... 45

2.1.4 Trụ cột gia đình: kỳ vọng và áp lực của đàn ông ........................................................................................................................ 49

2.2 Vấn đề Giới và Việc làm trên Mạng xã hội .............................................................................................................. 50


2.2.1 Phụ nữ: đặc tính giới và nghề nghiệp .............................................................................................................................................. 51

Đặc tính giới gắn với phụ nữ.................................................................................................................................................................... 51

Nghề nghiệp của phụ nữ ........................................................................................................................................................................... 56


Sự thành công trong sự nghiệp của phụ nữ ..................................................................................................................................... 59

2.2.2 Nam giới: đặc tính giới và nghề nghiệp ......................................................................................................................................... 61

Đặc tính giới gắn với nam giới ................................................................................................................................................................ 61


Nghề nghiệp của nam giới ....................................................................................................................................................................... 64

Sự thành công trong sự nghiệp của nam giới .................................................................................................................................. 66

2.2.3 Vai trò giới ảnh hưởng đến nghề nghiệp ...................................................................................................................................... 67

4
Phụ nữ là người chăm sóc ......................................................................................................................................................................... 67

Đàn ông là trụ cột gia đình ....................................................................................................................................................................... 73


2.2.4 Gia đình lý tưởng: đàn ông và đàn bà hoàn thành vai trò giới............................................................................................. 77

2.3 Bình đẳng giới: những thách thức ................................................................................................................................ 78


2.3.1 Vượt ra ngoài khuôn mẫu giới............................................................................................................................................................ 78

2.3.2 Chống lại đặc quyền: thách thức cho bình đẳng giới ............................................................................................................... 81

THẢO LUẬN/KẾT LUẬN ......................................................................................................................................... 85

KHUYẾN NGHỊ ......................................................................................................................................................... 91

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................................................ 94

PHỤ LỤC ................................................................................................................................................................... 98

PHỤ LỤC 1. BỘ TỪ KHÓA ĐỂ TÌM VĂN BẢN LIÊN QUAN.................................................................................... 98

PHỤ LỤC 2. BỘ CODES MÃ HÓA DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG ................................................................ 99

5
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Hình 1. Số lần xuất hiện của từ “mạnh mẽ” khi nói về nữ giới ................................................ 54
Hình 2. Số lần xuất hiện của từ “mạnh mẽ” khi nói về nam giới............................................. 63
Hình 3. Nam giới không phù hợp làm công việc nhà nước, tổng số lượt ý kiến ............. 65
Hình 4. Nam giới cần có sự nghiệp, theo nguồn thông tin ........................................................ 66
Hình 5. Nam giới cần có công việc lương cao, tổng số lượt ý kiến ........................................ 67
Hình 6. Số lượt ý kiến thảo luận về chủ đề “Nữ giới không cần có sự nghiệp” ............... 70
Hình 7. Số lượt ý kiến thảo luận về quan điểm “Đàn ông là trụ cột kinh tế” .................... 74

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Các báo online được khảo sát và số lượng bài viết thu thập được ....................... 36
Bảng 2: Các diễn đàn, mạng xã hội được khảo sát ......................................................................... 51
Bảng 3: Đặc tính tích cực và tiêu cực liên quan đến phụ nữ ...................................................... 52
Bảng 4: Tần suất xuất hiện các tính từ tích cực và tiêu cực gắn với nam giới. ................. 61
Bảng 5. Số lần xuất hiện của các từ khóa liên quan đến vai trò giới của phụ nữ ............ 68
Bảng 6. Số lượt ý kiến thảo luận về Vai trò giới của nữ giới, chia theo nguồn thông tin
.................................................................................................................................................................................. 68

6
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

IW Investing in Women, một sáng kiến


của Chính phủ Úc
ILO Tổ chức Lao động Quốc tế
ISDS Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội
ISEE Viện Nghiên Cứu Xã Hội, Kinh Tế Và Môi
Trường
WTT Web trẻ thơ.com
Hội LHPN Hội Liên hiệp Phụ nữ
DCCH Dân chủ Cộng hòa
WEF Diễn đàn Kinh tế thế giới
CEDAW Công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân
biệt đối xử đối với phụ nữ

7
GIỚI THIỆU

Bối cảnh nghiên cứu

Bình đẳng giới là một trong những chủ đề nhận được sự quan tâm nhiều nhất của giới nghiên
cứu Việt Nam trong nhiều thập kỷ qua, và vẫn tiếp tục trở thành chủ đề được nghiên cứu kỹ
lưỡng từ sau Đổi Mới. Với nhiều nỗ lực và cam kết bền bỉ của chính phủ, của các tổ chức xã
hội và các tổ chức tài trợ, cũng như sự thay đổi trong nhận thức xã hội, bình đẳng giới ở Việt
Nam ngày càng được cải thiện. Việt Nam đã phê chuẩn Công ước về xoá bỏ mọi hình thức
phân biệt đối xử đối với phụ nữ (CEDAW) năm 1982. Quốc hội Việt Nam cũng đã thông qua
Luật Bình đẳng giới năm 2006 và Luật về phòng chống bạo lực gia đình năm 2007. Năm 1997,
Việt Nam cũng đã phê chuẩn hai công ước cơ bản của ILO về bình đẳng, cụ thể là Công ước
về trả công bình đẳng (Công ước số 100) và Công ước về chống phân biệt đối xử (trong Việc
làm và Nghề nghiệp) (Công ước số 111). Hội nghị Tổng kết “Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ
của phụ nữ Việt Nam đến năm 2010” vào năm 2011 đã ghi nhận những thành tựu của đất
nước trong việc thực hiện năm mục tiêu về quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực việc
làm, giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, trong việc gia tăng số phụ nữ tham gia vào cơ quan lãnh
đạo các cấp, các ngành, và trong năng lực hoạt động của các tổ chức vì sự tiến bộ phụ nữ.

Bộ Luật Lao động 2012 bảo vệ “quyền làm việc bình đẳng của lao động nữ” và yêu cầu người
sử dụng lao động “bảo đảm thực hiện bình đẳng giới và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới
trong tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương và các chế
độ khác”. Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 và sơ thảo xây dựng
Chiến lược mới giai đoạn 2021-2030 được xem là công cụ quan trọng để đưa Luật Bình đẳng
giới vào cuộc sống. Các chiến lược này hướng đến mục tiêu rõ ràng nhằm đảm bảo không
có phân biệt đối xử tại nơi làm việc, tạo việc làm bình đẳng giữa nam và nữ giới, hoặc giảm
bớt gánh nặng trách nhiệm gia đình đối với phụ nữ.

Về cơ bản, Việt Nam đã ngày càng hoàn thiện các cơ sở pháp lý cho việc đảm bảo bình đẳng
giới nói chung và bình đẳng trong lao động việc làm nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh những
cải thiện nhất định, nhiều chuyên gia nghiên cứu về phụ nữ cũng cho rằng, những nỗ lực cho
vấn đề bình đẳng nam nữ “rõ ràng là chưa đủ để hình thành những giá trị và quy tắc văn hoá
mới một cách bền vững, có tác động tích cực đến việc thực hiện các quyền cơ bản của phụ nữ”
(Trần Thị Vân Anh 2006). Hơn một thế kỷ trôi qua từ những thảo luận xã hội sôi nổi đầu tiên
về bình đẳng nam nữ và vấn đề “chức nghiệp” cho phụ nữ vào đầu thế kỷ 20, sự bất bình
đẳng về giới vẫn đang hiện diện ở mọi phương diện của đời sống, bao gồm cả lĩnh vực nghề
nghiệp và việc làm (ISDS 2020, CARE 2020, Oxfam 2017).

8
Một số nghiên cứu đã chỉ ra ra giới tính ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận đại học, đào
tạo nghề, cơ hội việc làm và thu nhập ở Việt Nam (MOET, 2015; World Bank, 2011). Sự tồn tại
của các khuôn mẫu giới là một trong những lý do sâu xa nhất của sự bất bình đẳng giới, mà
trong đó, khuôn mẫu về vai trò chăm sóc của phụ nữ có ảnh hưởng sâu sắc (CARE 2020). Nếu
như phần lớn nam giới không phải cân nhắc nhiều về việc chăm sóc gia đình khi lựa chọn nơi
làm việc, miễn là công việc đó mang lại cho họ thu nhập hợp lý và đáp ứng nhu cầu về sức
khỏe và kỹ năng của họ, thì thời gian và trách nhiệm chăm sóc đối với gia đình đã hạn chế
khả năng tiếp cận thị trường lao động của số đông phụ nữ, cũng như sự lựa chọn và thu nhập
của họ trong thị trường lao động. Nghiên cứu của ISDS (2015) cho thấy, các quyết định liên
quan đến công việc và nghề nghiệp bị hạn chế bởi vì phụ nữ biết hoặc cho rằng bạn đời của
họ sẽ không chia sẻ đồng đều gánh nặng công việc chăm sóc không được trả lương. Họ có
xu hướng không chọn những công việc đòi hỏi thời gian làm việc dài, đòi hỏi phải đi xa/di
chuyển nhiều hoặc giờ làm việc không ổn định, cũng như sẵn sàng chọn những công việc trả
lương thấp hơn để đổi lấy các chính sách thân thiện với gia đình hơn, có hợp đồng chính
thức, có nghỉ phép, bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội (Chowdhury et al. 2018, WorldBank
2018).

Theo báo cáo của ILO - Labor and social trends in Vietnam 2012-2017, khoảng cách về giới
trong tỉ lệ tham gia lao động của nam và nữ ngày càng tăng lên (từ 8.7% năm 2012 lên 9.7%
năm 2017) bởi vì phụ nữ phải dành nhiều thời gian hơn cho trách nhiệm chăm sóc và việc
nhà (ILO 2018), trong khi 20% phụ nữ và 7% nam giới trong nghiên cứu của Viện Phát triển
Xã hội giai đoạn 2012-2015 cho rằng trách nhiệm thực hiện công việc gia đình là lý do hàng
đầu ngăn cản họ tiếp tục học tập. Tương tự, Báo cáo quốc gia về Thanh niên Việt Nam năm
2015 chỉ ra tỷ lệ thất nghiệp trong nữ thanh niên cao hơn trong nam thanh niên, mà nguyên
nhân chủ yếu là trách nhiệm thực hiện “thiên chức” làm vợ và làm mẹ đã làm giảm khả năng
tìm được việc làm của họ. Công việc “chăm sóc không lương” (nấu ăn, đi chợ, chuẩn bị thức
ăn, lau chùi, giặt, chăm sóc trẻ em, người già…) là trách nhiệm chủ yếu của phụ nữ (Mạng lưới
Giới và Phát triển, 2014). Điều đáng chú ý là các khảo sát cho thấy mặc dù đời sống kinh tế
phát triển hơn, khoảng cách giới trong việc làm công việc chăm sóc không lương hầu như rất
ít thay đổi trong những năm qua: phụ nữ vẫn là người thực hiện chính (ActionAid 2016). Trong
khi đó tỷ lệ người cao tuổi ngày càng tăng có thể gây áp lực buộc phụ nữ phải cung cấp các
dịch vụ chăm sóc không lương cho các thành viên trong gia đình, và vì thế càng ít thời gian
hơn cho công việc, hoặc đẩy họ vào những công việc được trả lương thấp hơn nhưng phù
hợp với gia đình hơn.

Như vậy, không thể phủ nhận cơ hội việc làm và việc lựa chọn ngành nghề ở Việt Nam bị chi
phối bởi khuôn mẫu giới. Theo đó, một số nghề chỉ có nữ hoặc nam có thể làm được: những
nghề nhẹ nhàng, lương thấp và cần ít kỹ năng hơn thường phù hợp hơn với nữ giới; mặc dù

9
nam và nữ không khác biệt nhiều về tiêu chí lựa chọn nghề nghiệp (ổn định, có thời gian cho
gia đình, cơ hội thăng tiến, thu nhập) (iSEE, 2013). Báo cáo của ILO vào tháng 7/2015 với tiêu
đề “18 triệu lao động làm công ăn lương tại Việt Nam – họ là ai?”, cho thấy có sự mất cân
bằng giới tính tồn tại trong các ngành nghề. Nữ giới chiếm 94,1% tổng số lao động làm công
ăn lương trong các hoạt động hộ gia đình, 71,1% trong ngành giáo dục đào tạo và hơn 64%
trong lĩnh vực y tế và công tác xã hội, cũng như ngành khách sạn và nhà hàng. Ngược lại,
nam giới chiếm hơn 80% số lượng lao động làm công ăn lương trong ngành mỏ và khai thác
đá, các ngành dịch vụ chung, và ngành giao thông vận tải. Nam giới cũng chiếm tới 63% số
lượng lao động trong tổ chức Đảng và các tổ chức chính trị xã hội khác, các hoạt động quản
lý, các ngành khoa học và kỹ thuật, ngành bất động sản, thông tin và truyền thông, lĩnh vực
bán buôn, bán lẻ. Nam giới thường được nhắm đến cho các công việc kỹ thuật và tay nghề
cao hoặc các công việc đòi hỏi làm việc ngoài trời hơn, như lái xe, kỹ sư, kiến trúc sư và chuyên
gia công nghệ thông tin. Mặt khác, phụ nữ thường được ưu tiên cho các công việc văn phòng
và trợ lý, như lễ tân, kế toán, nhân sự và các công việc văn phòng khác. Sự phân biệt giới rõ
ràng theo nghề nghiệp và chức năng công việc khiến phụ nữ gặp nhiều bất lợi trên thị trường
lao động, vì phần lớn các công việc ưu tiên nam giới có kỹ năng cao và được trả lương cao
hơn so với phụ nữ. Điều này ảnh hưởng đến mức thu nhập của phụ nữ (ILO 2015, ILO 2018).

Sự mất cân bằng giới tính này một phần cũng xuất phát từ định kiến về khuôn mẫu giới của
người tuyển dụng. Qua việc rà soát các quảng cáo tuyển dụng trên VietnamWorks, JobStreet,
CareerBuilder và CareerLink từ giữa tháng 11/2014 đến giữa tháng 1/2015, báo cáo của ILO
với tiêu đề “Bình đẳng giới trong thực tiễn tuyển dụng và thăng tiến ở Việt Nam” chỉ ra một
phần năm số quảng cáo đăng tuyển có đề cập đến yêu cầu về giới tính. Trong số các việc làm
đăng tuyển có yếu tố giới, 70% yêu cầu chỉ tuyển nam giới trong khi chỉ có 30% mong muốn
ứng viên nữ nộp hồ sơ. Cũng trong các đăng tuyển có yêu cầu về giới tính, các công việc
mang tính chất kỹ thuật, chuyên sâu hơn và đòi hỏi kỹ năng cao hoặc các công việc yêu cầu
di chuyển nhiều hơn, thường chỉ tuyển nam giới, như kiến trúc sư, lái xe, kỹ sư và công nghệ
thông tin. Trong khi đó, nhà tuyển dụng có xu hướng chỉ tuyển phụ nữ cho công việc mang
tính chất hỗ trợ và văn phòng như lễ tân, thư ký và trợ lý, kế toán, nhân sự và hành chính.
Toàn bộ các vị trí giám đốc chỉ dành cho nam giới, trong đó 78% và 87% là dành cho các vị
trí quản lý “trưởng phòng” và “giám sát” (ILO 2015). Khảo sát của ILO (3/2015) cho thấy có tới
74% chủ lao động tin rằng phụ nữ “nhiều khả năng hơn phải gánh vác những nghĩa vụ với
gia đình liên quan đến hôn nhân, trông trẻ, và/hoặc chăm sóc người già, làm hạn chế sự đóng
góp của họ đối với các mục tiêu của công ty”. Người sử dụng lao động không muốn tuyển
dụng những phụ nữ dự định có con trong tương lai gần, vì sợ việc sinh đẻ của họ có thể ảnh
hưởng tới chi phí và hiệu quả của công ty.

10
Chính vì những định kiến từ nhà tuyển dụng và khuôn mẫu giới được nhập tâm bởi cả nam
giới và nữ giới mà cơ hội thăng tiến của phụ nữ ít hơn hẳn nam giới (ISDS 2005, CARE 2020).
Nam giới có cơ hội tiếp cận nhiều hơn với các hội nghị/hội thảo và các cơ hội thăng tiến,
trong khi sự thăng tiến của phụ nữ có thể tạo ra những định kiến và chỉ trích, mà trong đó
truyền thông góp phần không nhỏ (Oxfam 2017). Vì nghề nghiệp chỉ được coi là thứ yếu so
với vai trò chăm sóc của phụ nữ trong gia đình, nên phụ nữ thường hay bị chỉ trích là ích kỷ
nếu ưu tiên sự nghiệp (World Bank 2020). Mặt khác, cũng tuỳ lĩnh vực nghề nghiệp mà phụ
nữ làm lãnh đạo có thể bị chỉ trích nhiều hơn những lĩnh vực khác. Chẳng hạn, so với các nữ
nhân viên làm việc tại văn phòng, các nữ công nhân nhà máy đồng ý nhiều hơn rằng phụ nữ
sẽ bị chỉ trích vì giữ các vị trí lãnh đạo.

Điều đáng chú ý là những khuôn mẫu về vai trò giới và định kiến giới về nghề nghiệp vẫn có
ảnh hưởng lớn trong nhận thức của giới trẻ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sự thay đổi về lối
sống của giới trẻ Việt Nam đã và đang diễn ra rất mạnh mẽ (Phạm Hồng Tung 2011, Bùi Thị
Vân Anh, 2012), phần nhiều do tác động của internet và toàn cầu hoá. Tuy nhiên, thanh niên
vẫn tiếp tục duy trì và củng cố những khuôn mẫu giới về nam tính và nữ tính (iSEE 2013), và
các phụ nữ trẻ vẫn đặt ưu tiên cho trách nhiệm trong gia đình (WorldBank 2018). Họ lựa chọn
thời gian học tập và làm việc cho phép họ có thêm thời gian cho gia đình. Họ cũng ưu tiên
các công việc có thời gian nghỉ thai sản và ít làm thêm giờ - chủ yếu là các công việc trong
khu vực công. Nhiều phụ nữ trẻ có học thức rời bỏ thị trường lao động do không có người
chăm sóc con cái. Nghiên cứu gần đây về Thế hệ trẻ Việt Nam của British Council (2020), khi
được hỏi trong khảo sát về định kiến giới và việc làm, đa số người tham gia trả lời, đặc biệt
là ở nông thôn, vẫn cho rằng một số nghề sẽ phù hợp với nam và một số nghề sẽ phù hợp
hơn với nữ. Yếu tố về thể chất của nam giới là nguyên nhân được đề cập nhiều nhất khi nói
về sự phân định nghề nghiệp này.

Bên cạnh đó, có bằng chứng cho thấy một số khuôn mẫu định kiến giới cũng đang thay đổi.
Một cuộc khảo sát năm 2018 về phụ nữ và nam giới thành thị ở Việt Nam chỉ ra tỷ lệ nam
giới (70%) và phụ nữ (67%) cho rằng nam giới và phụ nữ có thể làm những công việc giống
nhau (IW 2019b). Bên cạnh đó, những phụ nữ trẻ ở độ tuổi cuối 20 tin rằng phụ nữ nên theo
đuổi sự nghiệp của họ. Trong các đối thoại sâu, hầu hết người tham gia thảo luận nhóm trong
nghiên cứu của British Council đều đồng nhất quan điểm cả nam và nữ có thể làm bất kì việc
gì họ thích. Đáng chú ý ở đây, nhiều người đồng tình trong khi nam giới có thể làm những
việc “thích hợp hơn” với nữ giới, nữ giới sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi làm những việc “thích
hợp hơn” với nam giới. Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ cơ hội để thay đổi định kiến khá cao cho
nữ thanh niên, những người dưới 25 tuổi và trong độ tuổi 30, phụ nữ đơn thân; phụ nữ không
có con; và phụ nữ làm việc trong lĩnh vực may mặc.

11
Thực tiễn trên khẳng định sự cần thiết phải có những khám phá sâu hơn về sự tồn tại dai
dẳng của các khuôn mẫu giới và vai trò giới, suy nghĩ của những người trẻ, cũng như các khả
thể cho sự thay đổi điều này trong giới trẻ - thế hệ chủ thể của tương lai ở Việt Nam. Nghiên
cứu này được tiến hành với mong muốn có cái nhìn sâu hơn vào sự tồn tại của các khuôn
mẫu giới về lao động từ góc nhìn lịch sử và đương đại qua khảo sát các thảo luận trên báo
chí và mạng xã hội hiện nay.

Hướng tiếp cận

Khái niệm

Chuẩn mực xã hội là một khái niệm để chỉ những nguyên tắc phi thành văn, có tính tập thể
và được chia sẻ (IW & CARE 2020). Chuẩn mực xã hội khác với thái độ cá nhân bởi chuẩn mực
được chấp nhận tương đối rộng rãi ở những nền văn hoá cụ thể về việc con người nên làm
gì và làm gì thì được ủng hộ. Chính vì vậy, thái độ cá nhân (ví dụ: tôi thích làm việc này) có
thể đối lập với quy định của chuẩn mực xã hội (ví dụ: gia đình kỳ vọng tôi làm việc này).

Khuôn mẫu giới là những khuôn mẫu xã hội gắn với hệ thống giới. Khuôn mẫu giới được kiến
tạo về mặt xã hội. Theo tổng hợp của Cislaghi và Heise (2019), dù “khuôn mẫu” được xem là
các nguyên tắc hành vi gắn với giới ở cấp độ xã hội và các thiết chế, hay được khái niệm hoá
như là những gì tồn tại ở thế giới bên ngoài của cá nhân, thì khuôn mẫu giới cũng có bốn
đặc tính quan trọng. Thứ nhất, nó có tính xã hội hoá, được học từ trong gia đình, và được bồi
đắp củng cố trong các bối cảnh rộng hơn như trường học, nơi làm việc, các thiết chế xã hội,
truyền thông…. Thứ hai, hệ thống khuôn mẫu giới thường phản ánh những mối quan hệ
quyền lực không công bằng mà sự thiệt thòi thường thuộc về giới nữ. Thứ ba, khuôn mẫu
giới thường được thấm đẫm và được tái sản tạo thông qua các thiết chế, đặc biệt qua các
chính sách. Cuối cùng, khuôn mẫu giới được sinh ra và tái sản sinh thông qua sự tương tác
xã hội khi các cá nhân tham gia vào các thực hành có thể làm củng cố, thách thức, nhưng
cũng gán thêm nghĩa cho đặc tính giới và vai trò giới.

Khuôn mẫu giới cũng không đồng nhất với định kiến giới. Nếu khuôn mẫu giới là các nguyên
tắc định hướng cho việc nam hay nữ làm gì, và xã hội kỳ vọng họ nên làm gì (ví dụ nam nên
làm lãnh đạo, nữ nên làm vai trò hỗ trợ; nam là trụ cột gia đình, phụ nữ là nội trợ), thì định
kiến giới là niềm tin có tính đơn giản hoá và khái quát hoá vào các đặc tính gắn liền với mỗi
giới, từ đó quy định cách mà xã hội nghĩ và phản ứng với nam hay nữ (phụ nữ lái xe kém,
nam giới giỏi kỹ thuật; phụ nữ dịu dàng, đàn ông mạnh mẽ…). Trong nghiên cứu này, chúng
tôi tìm kiếm các khuôn mẫu giới được thể hiện trong các thảo luận xã hội, có liên quan trực
tiếp hoặc gián tiếp đến lao động và nghề nghiệp. Khuôn mẫu giới luôn song hành cùng với
định kiến giới, vì vậy, trong báo cáo, thuật ngữ định kiến giới cũng được sử dụng.

12
Giới là phạm trù kiến tạo xã hội và vị quan hệ

Nghiên cứu này dựa trên quan điểm giới là một phạm trù được kiến tạo về mặt xã hội. Mặc
dù xã hội phụ quyền đem lại nhiều ưu thế và quyền lực hơn cho đàn ông, cả nam và nữ đều
bị điều hướng, đan cài, bị chi phối và bị giới hạn bởi các khuôn mẫu giới và định kiến giới.

Để hiểu được tính kiến tạo của những khuôn mẫu giới gắn với lao động và việc làm ở Việt
Nam, trước hết nghiên cứu này quan tâm đến tính lịch sử của vấn đề vai trò giới ở Việt Nam.
Các nghiên cứu về bất bình đẳng giới trước đây thường nhấn mạnh đến hiện trạng của sự
bất bình đẳng giới mà ít quan tâm đến tiến trình lịch sử của khuôn mẫu giới ở Việt Nam.
Trong khi đó, văn hoá là sự tiếp nối, và văn hoá Việt Nam từ lịch sử vẫn tiếp tục được bồi đắp
trôi chảy trong cách mà con người được xã hội hoá. Một vài nghiên cứu đã chỉ ra vấn đề bất
bình đẳng giới ở Việt Nam khó giải quyết một phần vì tính tiếp nối lịch sử của nó, mà trong
đó văn hoá truyền thống, Nho giáo, chiến tranh, thị trường…đều góp phần không nhỏ vào
hiện trạng này (Dương 2001, ISDS 2015). Sử dụng cách nhìn của Bourdieu về tập tính - nhấn
mạnh đến khía cạnh xã hội hóa, được học hỏi và vốn được coi là đương nhiên của các hành
vi văn hóa - nghiên cứu này chú ý đến chiều kích lịch sử và tính tiếp nối của vấn đề giới ở
Việt Nam. Habitus, là một môi trường các cá nhân được sinh ra, và thông qua đó, họ được
thừa hưởng một loạt các khuynh hướng, ở mức độ tiền nhận thức. Nó cũng là nền tảng cho
các hành vi thông thường, và do đó là các thực hành thông thường, và nếu thực hành có thể
dự đoán trước được, đó là vì tác động của tập tính nên mỗi chủ thể sẽ hành động theo những
cách nhất định (Bourdieu 1990:77). Vì vậy, tính chủ thế của phụ nữ – vốn được hiểu như năng
lực cá nhân để hành động một cách độc lập và dựa trên sự lựa chọn tự do sẽ luôn luôn bị
quyện vào các mối quan hệ và bị chi phối bởi các điều kiện khả thể và bất khả. Nói cách khác,
vấn đề nghề nghiệp từ khía cạnh giới không thể được soi rọi nếu tách khỏi bối cảnh lịch sử,
văn hoá, kinh tế và chính trị ở Việt Nam.

Nghiên cứu này cũng dựa trên quan điểm vấn đề giới luôn có tính vị quan hệ. Cả vấn đề của
phụ nữ và nam giới đều liên quan mật thiết với giới kia, vì vậy, giải quyết vấn đề bất bình
đẳng giới phải quan tâm đến vấn đề của cả hai giới, cách đàn ông và đàn bà nghĩ về vấn đề
của họ và vấn đề của giới kia. Nghiên cứu gần đây của ISDS (2020) đã chỉ ra tầm quan trọng
của việc đặt nam giới vào trung tâm trong việc giải quyết vấn đề bình đẳng giới. Trong bối
cảnh đã có quá nhiều các nghiên cứu tập trung vào phụ nữ, nghiên cứu này, thông qua phân
tích các thảo luận trên mạng xã hội, cũng chú ý nhiều đến góc nhìn của đàn ông trẻ về vấn đề
của đàn ông và về đàn bà. Hơn nữa, thay vì tập trung vào vấn đề của giới, nghiên cứu này xác
định khuôn mẫu giới là vấn đề mấu chốt của hiện trạng bất bình đẳng giới ở Việt Nam.

Nghiên cứu này đặt ra ba vấn đề cơ bản để tìm hiểu:

13
 Góc nhìn lịch sử cho chúng ta hiểu những gì về cội rễ của vấn đề vai trò giới và lao
động/nghề nghiệp ở Việt Nam?

 Những khuôn mẫu giới đang hiện diện như thế nào trong những người trẻ, và những
quan điểm của họ, đặc biệt của nam giới, xoay quanh vấn đề này?

 Những khuôn mẫu giới này đã tác động như thế nào tới cơ hội và sự lựa chọn nghề
nghiệp của giới trẻ hiện nay?

Phương pháp nghiên cứu

Đây là một nghiên cứu phân tích định tính, có sử dụng các phương pháp định lượng trong
việc khảo sát và thu thập tư liệu.

Để trả lời cho vấn đề thứ nhất về tính lịch sử của vai trò giới và nghề nghiệp ở Việt Nam,
nghiên cứu này sử dụng nguồn tư liệu thứ cấp (các tài liệu nghiên cứu lịch sử, văn hoá và văn
hoá dân gian đã xuất bản trên tạp chí và sách, chủ yếu bằng tiếng Việt) để cung cấp một lát
cắt lịch đại về vai trò của phụ nữ trong lịch sử liên quan đến việc làm và các yếu tố tác động
tới vai trò này của phụ nữ, cũng như để phác hoạ bối cảnh kinh tế- xã hội cho những vấn đề
giới và việc làm hiện nay.

Để hiểu được những quan điểm xã hội chính thống hiện nay (thường thể hiện trên báo chí
nhà nước, thường bị kiểm duyệt và theo ý thức hệ nhà nước) và quan điểm của cá nhân (phi
kiểm duyệt) về khuôn mẫu giới, nghiên cứu này chọn hai đối tượng khảo sát chính: báo chí
online và diễn đàn/mạng xã hội.

Báo chí online

Dựa trên tư vấn của chuyên gia và một nhóm thanh niên, nhóm nghiên cứu chọn lựa các tờ
báo được cho là hướng đến giới trẻ nói chung (Kênh 14, Zingnews), đại chúng nói chung
(VnExpress, Tuổi Trẻ), hoặc hướng đến độc giả nữ (Báo Phụ nữ TP. HCM, Báo Phụ nữ Việt
Nam), hoặc hướng đến nam giới kinh doanh (CafeLand, CafeBiz, CafeF).

Đối với độc giả trẻ, Kenh14.vn hay Kênh tin tức giải trí - Xã hội là một trang thông tin điện
tử tổng hợp có lượng truy cập lớn mỗi ngày tại Việt Nam, được sở hữu và vận hành bởi tập
đoàn VCCorp. Nội dung của Kênh 14 đa phần thuộc về chủ đề giải trí, xã hội, thể thao, ...
hướng đến đối tượng chính là các độc giả trẻ như tuổi thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên.
Zingnews là dịch vụ cung cấp tin tức cho độc giả với nhiều chuyên mục phong phú khác
nhau thuộc sở hữu của công ty công nghệ VNG. Những năm trở lại đây Zingnews luôn nằm
trong top những trang báo online có lượng truy cập lớn nhất tại Việt Nam. Với giao diện thân

14
thiện, thông tin được cập nhật nhanh chóng với tỷ lệ chính xác khá cao, Zingnews có số lượng
độc giả trẻ trung thành khổng lồ. Bên cạnh đó, Vnexpress là một trong những tờ báo điện
tử đầu tiên và cũng là một trong số ít những trang báo điện tử uy tín và đáng theo dõi nhất
hiện nay. Qua gần 20 năm hình thành và phát triển thì báo đã thu hút đông đảo độc giả trên
cả nước. Tuoitre.vn (Tuổi trẻ online) là một trang báo điện tử nằm trong chuỗi các trang thông
tin của Báo Tuổi trẻ thuộc cơ quan ngôn luận của Đoàn Thanh niên Cộng sản Thành phố Hồ
Chí Minh. Trang báo này thường cập nhật các tin tức về nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn
hóa, giải trí, khoa học… hướng đến các bạn trẻ.

Đối với các tờ báo hướng tới độc giả nữ, chúng tôi chọn hai tờ báo: Phunuonline.com.vn
(Báo phụ nữ TP.HCM) là cơ quan ngôn luận của Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh.
Trang báo này tập trung chủ yếu các chuyên mục về văn hóa, giáo dục, đời sống, xã hội… có
liên quan đến phụ nữ. Những thông tin và hình ảnh được đăng tải trên trang báo này thường
hướng tới mục tiêu tôn vinh vai trò của phụ nữ trong xã hội. Phunuvietnam.vn (Báo Phụ nữ
Việt Nam) là cơ quan ngôn luận của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Báo Phụ Nữ Việt Nam
đề cập đến những vấn đề chung của người phụ nữ nhưng cũng đề cập đến vấn đề chung của
gia đình Việt Nam và của toàn xã hội. Độc giả chính của trang báo là phụ nữ.

Đối với các tờ báo hướng đến độc giả nam giới, chúng tôi đã chọn khảo sát một số tờ báo
online dành cho giới doanh nhân, tài chính, bất động sản, công nghệ. CafeLand.vn là một
trang tin tức chuyên về các dự án, chính sách bất động sản, nhà đất. CafeBiz.vn là một trang
báo trực tuyến chuyên tin về kinh tế, công nghệ và đời sống. CafeF.vn là một trang thông tin
trực tuyến cập nhật liên tục về tình hình kinh tế, chứng khoán, bất động sản, tài chính trong
và ngoài nước. Các độc giả trên trang báo này chủ yếu là các doanh nhân, cá nhân muốn tìm
hiểu về thị trường đầu tư, kinh doanh tài chính. Đây là các trang chuyên về giới doanh nhân
với sự tham gia của các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực, không chỉ là nơi cung cấp thông tin
mà còn là nơi trao đổi, chia sẻ giữa nhà đầu tư doanh nhân, đối tác và độc giả một cách bổ
ích và thiết thực.

Diễn đàn và mạng xã hội

Có ba căn cứ chính để lựa chọn các trang web, diễn đàn cho nghiên cứu, bao gồm: số lượt
truy cập; mức độ liên quan về nội dung nghiên cứu; đối tượng hướng đến của trang web,
diễn đàn là dành cho giới trẻ.

Để tính được lượt truy cập của các trang web, nhóm nghiên cứu đã sử dụng hai công cụ uy
tín trong lĩnh vực phân tích và xếp hạng website là Alexa và Similarweb. Dựa vào xếp hạng
của Alexa và Similarweb, nhóm nghiên cứu thu thập danh sách 200 trang web được truy cập
nhiều nhất tại Việt Nam do các tổ chức này xếp hạng.

15
Sau đó, phân loại danh mục 200 trang web (trang thông tin, thương mại, diễn đàn…) từ đó
loại được 142 trang website khỏi danh sách nghiên cứu vì các trang này không chứa nội dung
nghiên cứu, là website bán hàng online, công cụ tìm kiếm hoặc các trang đặc thù liên quan
đến kiến thức chuyên môn về kỹ thuật, thương mại.

Bước tiếp theo là tìm kiếm nội dung trong 58 website còn lại để chọn các website chứa nhiều
nội dung liên quan đến nghiên cứu nhất. Việc tìm kiếm nội dung trên các trang web này được
thực hiện thông qua công cụ tìm kiếm của Google. Đây là cách làm phổ biến và có thể bao
trùm được nội dung của các trang web, đồng thời tìm ra nội dung được nhiều người quan
tâm nhất. Cụ thể, nhóm nghiên cứu dùng các từ khóa liên quan “Phụ nữ" + "nghề nghiệp”;
“đàn ông” + “việc nội trợ”; “phụ nữ” + “làm sếp” để đánh giá sự phổ biến của nội dung nghiên
cứu cho mỗi trang web. Cấu trúc của lệnh tìm kiếm là: “Site: tên trang web từ khóa”. Ví dụ:
site:vnexpress.vn “phụ nữ” “nghề nghiệp”. Từ kết quả tìm kiếm, các website được xếp hạng
dựa trên kết quả tổng hợp của ba lần tìm kiếm.

Bên cạnh xếp hạng các website dựa trên kết quả tìm kiếm, nhóm nghiên cứu cũng tham vấn
năm chuyên gia và 12 thanh niên trẻ về các diễn đàn và mạng xã hội mà họ biết. Từ các thông
tin được cung cấp và bảng xếp hạng dựa trên sự phổ biến của nội dung, nhóm nghiên cứu
đã chọn hai diễn đàn, trong đó VOZ.vn (đối tượng tham gia chủ yếu là nam giới) và Web trẻ
thơ.com (đối tượng tham gia chủ yếu là nữ giới); hai facebook-based Forums: Beatvn và
NEU Confession (đối tượng tham gia cân bằng cả nam và nữ).

Web trẻ thơ.com (WTT) được thành lập từ năm 2002 và là một trong những website dành
cho phụ nữ có lượng truy cập lớn nhất Việt Nam. WTT sở hữu một khối lượng dữ liệu khổng
lồ những kiến thức và kinh nghiệm được xây dựng bởi cộng đồng trong hàng chục năm. WTT
tự đặt ra sứ mệnh là một diễn đàn làm phong phú cuộc sống, mang lại tiếng nói và hạnh
phúc cho phụ nữ.

VOZ.vn thành lập từ những năm 2000. VOZ hiện là một trong những diễn đàn công nghệ
lớn nhất Việt Nam với hơn ba triệu thành viên đăng ký và một triệu người dùng sử dụng mỗi
tháng, thành viên chủ yếu là nam giới trẻ. Đây là không gian thảo luận, bàn luận và trò chuyện
chủ yếu của những người có cùng chung sở thích, đam mê về công nghệ thông tin về các
vấn đề về công nghệ, cá nhân, gia đình và xã hội. Theo thống kê của VOZ.vn, nam giới chiếm
tới 70% lượng truy cập. Bên cạnh đó, theo thống kê về độ tuổi người dùng truy cập của diễn
đàn VOZ, gần 45% người dùng trong độ tuổi từ 18-25; hơn 40% người dùng trong độ tuổi từ
25-34 và hơn 10% người dùng trong độ tuổi từ 35-60.

Hướng đến độc giả trẻ nói chung chúng tôi lựa chọn Beatvn và NEU Confession. Beatvn xuất
hiện từ năm 2009 dưới dạng một forum. Beatvn là trang fanpage Facebook lớn tại Việt Nam,

16
nổi lên như một nguồn cung cấp những thông tin gây chú ý, được đóng góp từ nhiều nguồn
khác nhau. Khác với những hội nhóm được hình thành từ thời diễn đàn vốn có chung mục
đích, mối quan tâm như VOZ, TTVN hay otofun... Beatvn thu hút nhiều người trẻ bình luận về
nhiều chủ đề, “hóng” các biến, tin tức “gây chú ý”. NEU Confession tiền thân là một fanpage
giải trí của trường Đại học Kinh tế Quốc dân nhưng với sự phát triển mạnh mẽ không ngừng
đã trở thành một fanpage nổi tiếng dành cho tất cả sinh viên, học sinh, giới trẻ khắp cả nước.
Fanpage hiện đang có hơn ba triệu lượt theo dõi với thành phần đa số là giới trẻ. Nội dung
của trang khá đa dạng với các thông tin về đời sống, câu chuyện tình cảm của giới trẻ, bàn
luận về cuộc sống…

Phương pháp chọn mẫu

Để tiến hành phân tích nội dung các thảo luận xã hội liên quan về khuôn mẫu giới và nghề
nghiệp mang tính cập nhật, nghiên cứu chọn các bài báo trên báo chí và các thảo luận trên
mạng xã hội trong khoảng thời gian hai năm, từ tháng 8/2018 đến 8/2020.

Nhóm nghiên cứu tiến hành tìm kiếm các nội dung liên quan dựa vào các từ khóa theo bốn
vấn đề chính: giới tính (nam giới, nữ giới, đàn ông, đàn bà…), nghề nghiệp (sếp, thư ký, văn
phòng, việc làm có thu nhập ổn định…), vai trò giới (nội trợ, nội tướng, trụ cột …) và đặc tính
giới (gia trưởng, mạnh mẽ, chi li…). Với mỗi từ khóa về nghề nghiệp, vai trò giới hoặc đặc tính
giới, nhóm nghiên cứu thực hiện tìm kiếm hai lần. Lần đầu, các từ khóa được ghép với nam
giới để tìm kiếm và lần thứ hai, được ghép với “nữ giới” để tìm kiếm nhằm tránh định kiến
giới trong kết quả tìm kiếm. (danh sách từ khóa chi tiết xem Phụ lục 1). Các từ khóa được kết
hợp và tìm kiếm trên từng trang diễn đàn, báo chí và nhóm Facebook theo cấu trúc của lệnh
tìm kiếm Site: tên trang web “từ khóa”. Ví dụ: site:vnexpress.vn “phụ nữ” “nghề nghiệp”
hoặc site:vnexpress.vn “nam giới” “nghề nghiệp”. Việc tìm kiếm được diễn ra liên tục cho đến
khi các từ khóa khác nhau đưa ra các kết quả thông tin giống nhau.

Ưu điểm và hạn chế của phương pháp

Trong các diễn đàn mạng xã hội, người tham gia phần lớn đều sử dụng nickname, vì vậy tính
ẩn danh là đặc trưng nổi bật của đối tượng khảo sát. Đây là một thuận lợi cho việc khám phá
những suy nghĩ thật sự của những người tham gia diễn đàn, đặc biệt trong một nền văn hoá
mà quan điểm cá nhân chủ nghĩa thường bị phê phán, và các quan điểm công khai trên báo
chí thường bị kiểm duyệt và phải đi theo các quan điểm chính thống. Một ưu điểm nữa ở khả
năng tương tác hai chiều, người đăng bài viết và người bình luận có thể trao đổi ngay lập tức,
vì vậy phân tích những hồi đáp của những người tham gia trao đổi có thể giúp khám phá
mức độ tán thành hay phản đối của những quan điểm được đưa ra. Sự trao đổi tương tác này

17
có thể diễn ra ở phạm vi lớn vì khả năng lây lan của nó, và vì thế các quan điểm thể hiện trên
mạng xã hội có tiềm năng tác động lớn tới nhận thức xã hội nói chung.

Tuy nhiên, việc khảo sát mạng xã hội cũng có những hạn chế. Thứ nhất, các thảo luận thu
thập được tại các trang diễn đàn mạng xã hội chỉ phản ánh quan điểm của một bộ phận,
thường là người trẻ, có năng lực và điều kiện tiếp cận với internet và công nghệ. Thứ hai, tính
nặc danh khiến cho khó xác định lý lịch của người bình luận (cả về giới tính, tuổi tác, học
vấn…), nên việc phân tích về đối tượng đưa ra quan điểm bị giới hạn ở những phỏng đoán
dựa trên thông tin họ đưa ra. Hơn nữa, tính nặc danh mặc dù có thể giúp người bình luận thể
hiện quan điểm suy nghĩ thực sự mà không sợ bị đánh giá, nhưng mặt khác, cũng có thể đưa
ra các quan điểm có phần cực đoan hơn mà ít phải lo lắng đến hậu quả.

Ý thức được những hạn chế này, trong phân tích, chúng tôi cố gắng đặt các thảo luận trong
cái nhìn tham chiếu đến nền tảng diễn đàn mà nó xuất hiện (dành cho nam giới hay phụ nữ,
và mục đích trao đổi của diễn đàn), cũng như cố gắng trích dẫn các quan điểm khác nhau
thay vì chỉ trích dẫn các quan điểm cực đoan. Dù việc phân tích các thảo luận có thể chưa bao
quát hay thể hiện đúng toàn bộ quan điểm có tính đại diện giới trẻ hiện nay, nhưng qua việc
phân tích đa chiều các thảo luận này ở các diễn đàn khác nhau, chúng tôi tin rằng có thể
nhận diện được những quan điểm đang phổ biến về bình đẳng giới hiện nay.

18
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

I. GIỚI VÀ LAO ĐỘNG: MỘT GÓC NHÌN LỊCH SỬ

1.1 Xã hội nông nghiệp truyền thống: phân công lao động theo giới

Có thể thấy, vấn đề bình đẳng giới và nghề nghiệp ở Việt Nam xoay quanh câu hỏi cơ bản:
phụ nữ và nam giới có địa vị và vai trò như thế nào trong xã hội, và điều ấy quy định vấn đề
tham gia vào đời sống xã hội (lao động, nghề nghiệp) của họ ra sao? Những thảo luận về vai
trò và địa vị của phụ nữ Việt Nam trong xã hội hiện nay thường quay lại gốc rễ căn bản của
nền tảng văn hoá Việt Nam, mà trong đó diễn ra cuộc tranh luận về văn hoá Việt Nam là nền
văn hoá thuộc cơ tầng Đông Nam Á – với đặc trưng “trọng nữ”, hay thuộc văn hoá Đông Á
dựa trên cốt lõi Nho giáo – “trọng nam khinh nữ” (nam tôn nữ ty) – được thiết chế hoá từ
triều đại nhà Lê trong lịch sử. Có hai xu hướng tranh luận cơ bản: một xu hướng cho rằng văn
hoá Việt Nam đã chuyển vùng từ Đông Nam Á sang Đông Á, với Nho giáo đóng vai trò nền
tảng tư tưởng cơ bản (Trần Đình Hượu 1994); một xu hướng coi văn hoá Việt Nam về cơ bản
mang cơ tầng văn hoá Nam Á, gắn bó với thế giới Đông Nam Á, được bồi đắp dung hợp
thêm những tầng văn hoá Đông Á cùng những ảnh hưởng văn hoá phương Tây (Nguyễn
Thừa Hỷ 1999).

Về địa lý, Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á, với đặc trưng khí hậu nóng, ẩm, mưa
nhiều và gió mùa. Điều kiện tự nhiên và sinh thái của Việt Nam được xem là cơ sở tạo ra hai
tính trội của văn hoá Việt Nam truyền thống: sông nước và thực vật.1 Các nhà nghiên cứu văn
hoá cho rằng môi trường sông nước được xem như nguồn cội tạo nên sắc thái riêng biệt
trong tập quán kỹ thuật canh tác, cách thức cư trú, phương thức ăn uống, phong tục tập
quán, tôn giáo tín ngưỡng (Trần Quốc Vượng 2000), cả trong văn hoá nhận thức (về vũ trụ,
về con người), trong văn hoá tổ chức cộng đồng (đời sống tập thể và đời sống cá nhân), cũng
như văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội của người Việt (Trần Ngọc
Thêm 2001). Vũ trụ quan âm – dương được xem là chi phối toàn bộ sự vận hành về văn hoá
và xã hội của xã hội Việt Nam, thể hiện từ trong nhận thức về cá nhân, về gia đình, dòng họ,
cộng đồng và cả đất nước (Jamieson 1993, Trần Ngọc Thêm 2001). Vai trò giới trong xã hội
Việt Nam truyền thống bị chi phối không nhỏ bởi điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội này.

Về mặt kinh tế, với điều kiện khí hậu thuận lợi cho cây trồng, Việt Nam có sự hình thành và
phát triển nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước từ rất sớm. “Chồng cầy, vợ cấy, con trâu đi

1
Yếu tố nước tạo nên sắc thái tập quán kỹ thuật canh tác (đe, ao, kênh, rạch), cư trú (làng ven sông, vạn chài,
đô thị ven sống), ở (Nhà sáng, nhà thuyền, nhà ao), ăn (cá), tâm lý ứng xử (linh hoạt, mềm dẻo ứng xử như
nước), sinh hoạt cộng đồng (đua thuyền, bơi, chải), tín ngưỡng tôn giáo (thờ thuỷ thần), phong tục tập quán,
thành ngữ, tục ngữ ca dao nghệ thuật...(Trần Quốc Vượng 2000).

19
bừa” là một hình ảnh có tính chất biểu trưng cho nền sản xuất lúa nước dựa trên hộ gia đình
ở nông thôn Việt Nam. Nó đồng thời cũng cho thấy sự tham gia lao động của nam và nữ
luôn gắn bó chặt chẽ. Tất cả các khâu của một chu trình nông nghiệp (cày, bừa, gieo mạ, cấy,
gặt, làm cỏ, bón phân, tát nước…) đều cần đến sự tham gia của phụ nữ, hơn nữa họ đóng vai
trò chủ chốt. Thậm chí, hoạt động “cấy” (bán mặt cho đất, bán lưng cho trời) của người phụ
nữ được xem là vất vả hơn hoạt động “cầy” mà người đàn ông gánh vác, do đó, người phụ
nữ đóng vai trò lớn trong việc đảm bảo đời sống kinh tế tự cung tự cấp của gia đình. Cũng
bởi vậy, địa vị của người phụ nữ trong gia đình Việt được xem là cao hơn các dân tộc khác ở
khu vực. Những câu ca phổ biến trong dân gian cho thấy điều này: Phúc đức tại mẫu, Nhất
vợ nhì trời, lệnh ông không bằng cồng bà, ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng.
Tiếng Việt, chữ “cái” nghĩa là “mẹ”, và những gì lớn, quan trọng, chủ yếu đều được gắn với
người mẹ (sông cái, đường cái, đũa cái, ngón cái, cột cái, trống cái...).

Xã hội nông nghiệp Việt Nam truyền thống, do vậy, được xem là trọng tình (hơn trọng lý), và
trọng nữ. Các nhà nghiên cứu Việt Nam thường chỉ ra địa vị đặc biệt của người phụ nữ Việt
Nam trong lịch sử, thể hiện trong các câu chuyện về thời đại mẫu quyền thời nguyên thuỷ,
các truyền thuyết, tín ngưỡng dân gian, hay tín ngưỡng sùng bái nữ thần2 và hệ thống thờ
mẫu mà trong đó mẫu/mẹ đóng vai trò thần chủ (Ngô Đức Thịnh 1996). Theo Lê Thị Nhâm
Tuyết (1975), một chuyên gia về lĩnh vực nghiên cứu phụ nữ, từ thời nguyên thuỷ phụ nữ đã
có “truyền thống gánh vác việc gia đình”, thể hiện qua việc sinh đẻ, nuôi dạy con cái, và đảm
nhiệm chức năng kinh tế gia đình; đồng thời họ cũng có “truyền thống đảm nhiệm công việc
xã hội”, thể hiện qua địa vị của họ trong các gia tộc và thị tộc mẫu hệ.3 Theo tác giả, chính
những phẩm chất này từ thời sơ khai của lịch sử loài người đã quy định “khả năng và phẩm
chất của người phụ nữ Việt Nam” (tr.47-52).

Nếu như hệ thống mẫu hệ vẫn tiếp tục duy trì ở một số tộc người thiểu số cho đến tận ngày
nay, thì sự chuyển đổi sang chế độ phụ quyền cũng có tác động không nhỏ tới vai trò của
người phụ nữ. Với người Kinh, tộc người đa số ở Việt Nam, cấu trúc gia đình phụ hệ theo
dòng bố đòi hỏi mỗi cá nhân phải lập gia đình khi trưởng thành, và phải sinh con, đặc biệt là
con trai, để nối tiếp dòng họ gia tộc. Cấu trúc phụ hệ cũng đặt người đàn ông vào vai trò
trung tâm trong đời sống cộng đồng, nơi mà dân số của gia đình hay cộng đồng được tính
theo đầu “đinh” (nam giới), và “giáp” trở thành đơn vị xã hội quan trọng trong các tổ chức

2
Các tài liệu văn hoá dân gian ghi chép về các vị thần có quyền uy to nhất đều là nữ thần: thần mặt trăng, mặt
trời, bà Mụ, bà Hoả, thần nghề mộc...
3
Theo dẫn lại trong Lê Thị Nhâm Tuyết (1975:65), các sách Quảng Châu ký và Tuỳ thư (thế kỷ V, VI sau Công
nguyên) đều chép: vào những thê kỷ đầu Công nguyên, mỗi khi người Việt đúc được trống đồng, người được
mời đến trong lễ khánh thành không phải ai khác mà chính là phụ nữ. Những người phụ nữ này cầm chiếc
thoa lớn bằng vàng, bằng bạc mà đánh trống, sau đó thì để chiếc thoa lại biếu chủ nhân chiếc trống, gọi là
“thoa trống đồng”.

20
cộng đồng. Cũng vì vậy, nam giới luôn được xếp vào vị trí bên ngoài – giao tiếp xã hội, và nữ
giới gánh nhiệm vụ bên trong – công việc gia đình. Với việc gia đình được coi là “tế bào” của
xã hội, “nam ngoại, nữ nội” (đàn ông sống ngoài xã hội, đàn bà sống trong gia đình) trở thành
một khuôn mẫu vai trò giới và mẫu hình ứng xử trong xã hội Việt Nam, và nam giới cũng
được trao vị trí “lãnh đạo” trong đời sống xã hội. Vì vậy, trong xã hội truyền thống, bất cứ
làng Việt nào cũng có đủ thành phần “tứ dân” phân hạng theo nghề nghiệp, được xếp theo
thứ tự từ trên xuống dưới: sĩ, nông, công, thương. Nếu như phụ nữ có mặt trong cả thành
phần nông dân, thợ thủ công và thương nhân, thì “sĩ” (nhà nho, kẻ sĩ, thầy đồ, thầy thuốc) -
tầng lớp có vị trí cao nhất và được coi là thành phần lãnh đạo xã hội – đều là nam giới (Nguyễn
Quang Ngọc 2009). Tuy nhiên, xã hội nông nghiệp tự cung tự cấp đòi hỏi sự tôn trọng đối
với những người trực tiếp làm ra thực phẩm, vì vậy, mặc dù địa vị của “sĩ” (cũng như đàn ông
thuộc tầng lớp này) có thể cao nhất về mặt lý thuyết (nhất sĩ nhì nông), nhưng trên thực tế
những người tạo ra của cải (trong đó phụ nữ đóng vai trò nòng cốt) lại có thể đảo ngược vị
thế khi “hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ”.

Đặc trưng của xã hội nông nghiệp làng xã Việt Nam là tính cộng đồng, mà trong đó gia đình
và gia tộc đóng vai trò cốt lõi. Gia đình đóng vai trò cơ sở hạt nhân của xã hôi Việt Nam, “là
một trục trung tâm mà mọi lợi ích và mọi ý nghĩ đều quay chung quanh nó” (Nguyễn Quang
Ngọc 2009:69). Con người cá nhân bị hoà tan vào cộng đồng: “ở xã hội ta, cá nhân chìm đắm
ở trong gia tộc cho nên nhất thiết những luân lí đạo đức, chế độ văn vật, chính trị pháp luật,
đều lấy gia tộc chủ nghĩa làm gốc” (Đào Duy Anh 1992:359). Tầm quan trọng của gia đình phụ
quyền khiến người đàn ông được coi trọng về mặt thể diện, nhưng vị trí quán xuyến trong
gia đình của người phụ nữ (women as manager of the family) khiến người phụ nữ luôn được
đề cao. Vì vậy, người dân Việt làng xã trong xã hội Việt Nam truyền thống, mặc dù ngầm định
phân chia không gian của nam và nữ, của chồng và vợ, theo hướng ngoài và trong, bề mặt
bên ngoài (“thể diện”) và thực chất bên trong (“lệnh ông không bằng cồng bà”), nhà và bếp
(“vắng đàn ông quạnh nhà, vắng đàn bà quạnh bếp), công cộng và riêng tư, nhưng cũng
không bao giờ chỉ đề cao vị trí của người đàn ông, mà luôn nhìn vị thế của người đàn bà và
đàn ông trong mối quan hệ hữu cơ và phụ thuộc lẫn nhau (“triều đình có văn có vũ, trong
nhà có mụ có ông”, “bà cô ông mãnh”, “Ông đồng bà cốt”, “ông Tơ bà Nguyệt”, hay “đàn ông
như giỏ, đàn bà như hom”.

Mặt khác, vai trò giới (việc bên ngoài, công cộng là của đàn ông, và việc bên trong, riêng tư là
của phụ nữ) trong xã hội truyền thống còn bị chi phối bởi lịch sử đắp đê trị thuỷ và lịch sử
chống ngoại xâm của dân tộc. Công việc làm thuỷ lợi, đắp đê chống lũ lụt, và chiến đấu bảo
vệ quê hương khiến cho người đàn ông đóng vai trò đặc biệt trong đời sống xã hội ngoài gia
đình: đàn ông đắp đê, tham gia công việc cộng đồng và tham gia chiến trận. Đàn bà gánh
trách nhiệm làm các công việc còn lại, từ chăm sóc nuôi dạy con cái, chăm sóc cha mẹ già,

21
cho đến việc lao động trên đồng ruộng, cũng như làm các công việc buôn bán khác để duy
trì nền kinh tế gia đình. Nền kinh tế gia đình bao gồm cả các hoạt động sản xuất ngoài việc
canh tác lúa nước, như đan lát tre mây, làm đồ gốm, kéo sợi, dệt vải… Cũng vì thế, trong xã
hội Việt Nam truyền thống, văn hoá nông nghiệp coi trọng cái nhà, cái bếp, và cũng vì vậy
coi trọng phụ nữ, và cũng giao phó cho phụ nữ nhiều trách nhiệm: trách nhiệm quán xuyến
kinh tế (tay hòm chìa khoá), trách nhiệm giáo dục (phúc đức tại mẫu, con dại cái mang). Như
vậy, công việc thuỷ lợi và chống ngoại xâm một mặt là hai nhân tố cơ bản tạo nên sự cố kết
cộng đồng cũng như củng cố vai trò của nam giới, mặt khác, đó cũng là nguyên nhân làm
cho phụ nữ Việt nam phải gánh vác thêm nhiều trách nhiệm đối với gia đình và làng xóm (Lê
Thị Nhâm Tuyết 1975).

1.2 Xã hội phong kiến: Nho giáo và vị thế hai mặt của phụ nữ

Trong xã hội nông nghiệp lấy canh tác lúa nước làm phương thức sinh tồn chính, người phụ
nữ luôn phải tham gia nhiều hơn trong các hoạt động lao động (“gái ngoan lo toan mọi việc”),
nhưng sự vất vả của họ được ghi nhận, và vị thế của họ được đề cao. Thời kỳ đầu chế độ
phong kiến, cho đến tận thế kỷ XV, với bộ Luật Hồng Đức, luật pháp vẫn ghi nhận địa vị của
phụ nữ trong thừa kế tài sản, và vô số quyền khác. Trước khi Nho giáo có ảnh hưởng trong
đời sống xã hội vào thời Lê, Phật giáo phát triển mạnh vào thời Lý Trần và được dân gian hoá,
trở thành một thứ “Phật giáo dân gian” thấm đẫm các yếu tố văn hoá bản địa, trong đó có cả
sự tôn vinh phụ nữ. Truyền thuyết về sự du nhập của Phật giáo ở miền Bắc Việt Nam, và các
di tích Phật giáo đầu tiên ở vùng Luy Lâu, Thuận Thành, Bắc Ninh, được gắn với Phật Mẫu
Man Nương – người phụ nữ trần thế, có mối duyên với nhà sư Khâu Đà La mà tạo ra Tứ Pháp
(Pháp Vân – mây, Pháp Vũ – mưa, Pháp Lôi – sấm, Pháp Điện – chớp).

Thái độ xã hội coi thường phụ nữ chỉ định hình với ảnh hưởng của luân lý Nho giáo gắn với
xã hội quân chủ thời kỳ phong kiến. Nho giáo đã làm mạnh thêm “trọng nam” trong xã hội,
với vai trò chi phối của người cha, người chồng, và con trai trưởng (“nam tôn nữ ty”, “nhất
nam viết hữu thập nữ viết vô”). Với hệ giá trị Nho giáo, người phụ nữ trở nên có địa vị rất
thấp, bị trói buộc vào các công việc trong gia đình, và chỉ tồn tại như một sinh thể phụ thuộc
vào đàn ông (Dang 1995, Goodkind.D 1994, Haughton and Haughton 1995, Belanger 2002).
Những giá trị Nho giáo này được cho là bắt đầu có ảnh hưởng ở Việt nam từ thời nhà Lê vào
thế kỷ XV, khi nhà nước Lê sơ đề cao giáo dục Nho học. Năm 1470, nhà Lê ban hành 24 điều
giáo huấn (trong đó có 9 điều phụ nữ phải theo), đời Cảnh Trị, thế kỷ XVII, vua Lê ban “48
điều giáo hoá” trong đó có các điều giáo hoá thứ 4, 10, 11, 12, 13, 19 là dành riêng cho phụ
nữ. Bên cạnh việc ấn định các giáo lý đạo Nho cho nam giới với “Tứ thư” “Ngũ kinh” như là
“sách thánh hiền”, về các giá trị hiếu, trung, tam cương (quan hệ vua-tôi, phụ-tử, phu-thê),
ngũ thường (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín), Nho giáo cũng ràng buộc đàn bà với các giá trị tam tòng
(cuộc đời người phụ nữ chia làm ba giai đoạn: khi còn ở nhà phải theo cha [tòng phụ], lớn

22
lên lập gia đình phải tuân theo chồng [tòng phu], và khi chồng mất thì phải theo con trai
[tòng tử]); tứ đức (còn gọi là nữ hữu tứ hạnh): công, dung, ngôn, hạnh, tiết hạnh khả phong
(phong tặng bảng vàng cho những người góa phụ thủ tiết thờ chồng)4. Phụ nữ bị xem là
“giống khó dạy” (phụ nhân nan hoá) cần phải được “giáo hoá” bằng những bộ sách giảng
dạy đạo lý như Gia huấn ca. Dưới thời phong kiến, phụ nữ được đòi hỏi phải có những phẩm
chất “nết na”, “thuỳ mị”, “kín đáo”, “đoan trang”. Các giá trị Nho giáo được đề cao nhằm củng
cố gia đình, dòng tộc, và quyền lợi của giai cấp phong kiến, và cũng được xem là phương
tiện đè nén phụ nữ và nguyên nhân gây ra bất bình đẳng giới ở Việt Nam.

Liên quan đến giới và việc làm, Nho giáo có ảnh hưởng trong việc củng cố khuôn mẫu “nam
ngoại, nữ nội”. “Bên anh đọc sách, bên nàng quay tơ” đã trở thành một mẫu hình lý tưởng cho
vai trò của đàn ông và đàn bà trong xã hội theo Nho giáo: người đàn ông chuẩn mực phải
đọc sách thánh hiền, phải có trách nhiệm với gia đình bằng cách mài dùi kinh sử để đi thi
“làm quan” và tham gia vào tầng lớp “sĩ” – cao nhất trong bốn tầng lớp của xã hội; người phụ
nữ đảm nhiệm công việc đem lại kinh tế gia đình, giúp chồng yên tâm tham gia vào đời sống
xã hội bên ngoài. Vì vậy, “nam tính” của người đàn ông trong xã hội phong kiến là kiểu nam
tính nho nhã, có phần “lười biếng” (mặc dù sự nhàn nhã bề ngoài ấy cũng để hướng tới việc
thăng tiến - “làm quan”) trong khi người phụ nữ là sự tần tảo, chăm lo. Ca dao Việt Nam có
rất nhiều câu ca ghi lại vai trò giới có tính khuôn mẫu này:

Ai đi đợi với tôi cùng,


Tôi còn sắp sửa cho chồng đi thi.
Chồng tôi quyết đỗ khoa này,
Chữ tốt như rắn, văn hay như rồng.
Bõ khi xắn váy quai cồng,
Cơm niêu nước lọ nuôi chồng đi thi.
hay:

Nàng buồn nàng bỏ quay tơ


Chàng buồn chàng bỏ thi thơ học hành.
Nàng buồn nàng bỏ cửi canh
Chàng buồn chàng bỏ học hành chàng đi ...

4
Theo Việt sử thông giám cương mục, năm 1437, “biểu dương tiết phụ họ Lê ở Quốc Oai vì thành tích: có
nhan sắc, góa bụa sớm, không có con, vẫn ở lại nhà chồng giữ việc thờ cúng đến trọn đời”; Năm 1456,
“biểu dương tiết phụ họ Nguyễn ở Nam Sách vì thành tích từ khi chồng chết, ở goá, không có điều tiếng gì”.
Sách Thượng kinh phong vật chí viết: Năm Hồng Đức (1470-1497), biểu dương Phạm thị ở Phù Ủng, ở goá
nuôi con, sai Thân Nhân Trung dựng “tiết phụ lâu” và làm văn bia kỷ niệm. (Dẫn theo Lê Thị Nhâm Tuyết,
1975).

23
Cũng bởi vậy, người phụ nữ thời phong kiến còn được biết đến như những người tần tảo
buôn bán gần xa để duy trì nền kinh tế gia đình. Lịch sử ghi chép bởi các thương nhân và
giáo sĩ phương Tây trong khoảng thế kỷ XVI-XVIII cho thấy sự tham gia của phụ nữ vào mọi
hoạt động sản xuất và buôn bán trong xã hội. Họ có nhận xét chung là phụ nữ Việt Nam
“thường khéo hơn nam giới trong việc làm tăng thêm tài sản gia đình…phụ nữ không để mất
một nguồn lợi kinh tế nào, bất kể nguồn lợi từ đâu đến”. Ghi chép của các linh mục ở Đàng
Trong vào thế kỷ XVIII cũng cho thấy phụ nữ thường buôn bán ở chợ hay các cửa hiệu của
người ngoại quốc (dẫn theo Trần Quốc Vượng 1972, tr.17). Năm 1688, quan sát của một
người Trung Quốc đến Hà Nội cho biết: “Thương mại là lĩnh vực của phụ nữ. Thậm chí vợ của
những quan lại cũng không ngại mất thể diện (bởi các hoạt động buôn bán của họ)” (Thành
Thế Vỹ 1961, dẫn theo Hy Văn Lương 2016).

Mặt khác, các nhà sử học và dân tộc học khi xem xét cơ cấu văn hoá xã hội của gia đình
truyền thống đã chỉ ra rằng quan niệm gia trưởng của Nho giáo cũng như chế độ phụ quyền
của nó không đủ để giải thích cơ cấu gia đình người Việt đương đại trong thực tế (Nguyễn
Từ Chi 1996, Phan Đại Doãn 2006), và “Nho giáo chỉ là lớp phủ bên ngoài và nếu không đi sâu
nghiên cứu các giá trị văn hoá truyền thống thì khó mà giải thích được những đặc điểm cơ cấu
nội tại của gia đình người Việt” (Trần Quốc Vượng 2000:45). Các giá trị văn hoá Đông Nam Á,
được coi là thuộc tính cơ bản của văn hoá Việt dưới làng xã, giúp đề kháng ảnh hưởng của
Hán hoá. Văn hoá Nho giáo tìm được chỗ đứng nhiều hơn trong tầng lớp trên (quý tộc) của
xã hội, còn nền văn hoá bản địa “trọng nữ” vẫn có chỗ đứng vững bền trong tầng lớp dưới
của xã hội. Chính vì vậy, bên cạnh “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” (một người con trai
cũng gọi là có, mười người con gái cũng là không có”, thì với cư dân nông nghiệp, “ruộng
sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng”. Bên cạnh “nam tôn nữ ty”, thì trong dân gian,
“nhất vợ nhì giời”, “lệnh ông không bằng cồng bà”…, vẫn được xem là thế ứng xử trong gia
đình. Vào thời Lê sơ ở thế kỷ XV, với việc triều đình phong kiến tôn sùng Nho giáo, địa vị phụ
nữ bị lu mờ, nhưng Bộ luật Hồng Đức (điều 388) vẫn cho con gái được quyền thừa kế tài sản
bình đẳng như con trai.5 Đến triều Lê trung hưng, thế kỷ XVI-XVII với sự sụp đổ của chính
quyền phong kiến tập trung, vai trò của người phụ nữ trong dân gian lại trỗi dậy, thể hiện
qua sự nổi lên của tín ngưỡng thờ Mẫu, hay hình ảnh người phụ nữ được xuất hiện trong
điêu khắc đình làng – nơi mà chỉ nam giới được bước chân vào.

Sang đến thời Nguyễn, với sự độc tôn Nho giáo, địa vị người phụ nữ lại bị suy giảm, thông
qua các thiết chế luật pháp trong bộ luật Gia Long, xoá bỏ các điều khoản về quyền lợi của

5
Quốc triều hình luật. Luật hình triều Lê – luật Hồng Đức (2003). Nxb tp HCM
Luật cũng ghi rõ khi lấy chồng, phần tài sản thừa kế của con gái vẫn là của riêng người vợ, và khi chồng chết,
nếu không có con thì phụ nữ được hưởng một nửa gia sản (điều 375). Gia đình không có con trai thì con gái
được hưởng phần ruộng hương hoả (điều 391-397) .
.

24
phụ nữ như trong bộ luật Hồng Đức (phụ nữ không còn được quyền thừa kế tài sản và đi
học). Tuy nhiên, ngay cả trong những điều kiện ngặt nghèo nhất tạo ra bởi giáo lý đạo Nho
đối với phụ nữ, thì luôn có sự phản kháng dưới mọi hình thức, trong đó có hình thức trào
lộng dân gian (“Ba đồng một mớ đàn ông, Đem bỏ vào lồng cho kiến nó tha. Ba trăm một mụ
đàn bà. Mua về mà trải chiếu hoa cho ngồi”). Người phụ nữ vẫn có thể tự do hoạt động kinh
doanh trên những tài sản mà họ làm chủ, có thể đem “cúng” hoặc “thí” các tài sản của họ cho
nhà chùa (Lê Thị Nhâm Tuyết 1972). Sự tự do đi lại của phụ nữ Việt Nam thời kỳ phong kiến
kiến người nước ngoài coi là hiện tượng lạ so với phụ nữ Trung Quốc, nên đã được người
Trung Quốc ghi lại, như một thầy tu Trung Quốc ở thế kỷ XVII kể rằng: “có nhiều đàn bà (hơn
đàn ông) trong số những người hành khách trên bến sông”, hay Cao Hùng Trung trong lời mở
đầu sách An Nam chí lược viết rằng đàn bà Việt Nam tự do đi lại mà không xa lánh đàn ông
(dẫn theo Yu 1994). Người châu Âu đến Việt Nam vào thế kỷ XVII-XVIII cũng ấn tượng mạnh
vì sự tự do của phụ nữ Việt Nam, như Samuel Baron viết: “Ở quốc gia này, phụ nữ chưa bao
giờ bị gìn giữ chặt chẽ để người khác lạ khỏi ngắm nhìn mình như những phụ nữ Hồi giáo và
Trung Quốc” (Baron tr.30).

Có thể thấy, sự phức tạp và đan cài giữa các giá trị Nho giáo đè nén người phụ nữ, và sức
sống mãnh liệt của văn bản địa nơi người phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế,
khiến cho người phụ nữ có vị thế hai mặt trong đời sống văn hoá xã hội ở Việt nam. Có những
nhà nghiên cứu giải thích điều này bằng cơ tầng văn hoá Đông Nam Á –trọng nữ -, chứ không
phải cơ tầng Đông Á – mới là gốc rễ và nền tảng cơ bản của văn hoá Việt Nam. Có nhà nghiên
cứu thì cho rằng, khác với nhiều quốc gia châu Á nơi mà chế độ mẫu quyền bị thủ tiêu và
thay thế bằng chế độ phụ quyền, vai trò nổi bật của người phụ nữ Việt Nam là do “tàn dư”
còn lưu giữ mạnh mẽ của chế độ mẫu quyền ở đây: “Sự thay thế không triệt để chế độ mẫu
quyền đã khiến cho những vai trò của người phụ nữ, chẳng phải chỉ ở trong lĩnh vực hôn nhân,
gia đình và sinh hoạt văn hoá tinh thần, mà cả ở lĩnh vực kinh tế và xã hội, vẫn duy trì được
trên một mức độ đáng kể trong các thời đại sau” (Lê Thị Nhâm Tuyết 1975:54). Dù giải thích
ra sao, thì rõ ràng, ngay cả thời kỳ Nho giáo được coi như quốc giáo, người phụ nữ Việt nam
vẫn có vị thế hai mặt: một mặt bị hạ thấp bởi những trói buộc của luân lý Nho giáo vốn được
nhập tâm và thẩm thấu vào mọi khía cạnh xã hội, mặt khác, nền kinh tế tiểu nông, nông-
công-thương quy mô nhỏ ghi dấu sự đóng góp then chốt của người phụ nữ trong nền kinh
tế gia đình nói riêng và kinh tế của đất nước nói chung.

1.3 “Vấn đề phụ nữ” thời Pháp thuộc: “phụ nữ chức nghiệp” và ý thức về bình đẳng giới

Từ 1897, sau 40 năm kể từ khi bắt đầu xâm lược Việt Nam vào năm 1858, thực dân Pháp bắt
đầu thời kỳ tập trung khai thác thuộc địa, và trong ba thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XX, đã đưa
ra nhiều chính sách về các mặt kinh tế, chính trị và văn hoá, có tác động cơ bản đến sự thay
đổi của xã hội Việt Nam về nhiều mặt, trong đó có việc phụ nữ tham gia vào lao động xã hội.

25
Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã khiến một bộ phận phụ nữ - vốn trước
đây chỉ là nông dân, thợ thủ công hay tiểu thương – trở thành các tá điền làm thuê ở nông
thôn hay trở thành công nhân lao động trong các nhà máy, đồn điền. Những người nữ nông
dân mất đất đã trở thành hàng vạn nữ công nhân tại các mỏ than Hồng Gai, Kế Bào, các nhà
máy dệt Nam Định, nhà máy diêm Bến Thuỷ, các đồn điền cao su. Chỉ riêng các nhà máy ở
Bắc Kỳ, theo nguồn niên biểu thống kê Đông Dương năm 1935-1940, nữ công nhân chiếm
gần ½ tổng số công nhân trong các nhà máy, mặc dù lương của họ thường chỉ bằng 2/3
lương của nam giới, thậm chí chỉ bằng 1/3 trong các lĩnh vực công nhân chuyên nghiệp (Lê
Thị Nhâm Tuyết 1975:166-167). Bên cạnh tầng lớp lao động nữ được hình thành trong thời
kỳ khai thác thuộc địa, còn xuất hiện một tầng lớp phụ nữ tiểu tư sản thành thị, bao gồm các
tiểu thương, thợ thủ công, vợ con của các viên chức làm trong công sở Pháp, các công chức
(giáo viên, thư ký, hộ sinh, y tá) và các nữ học sinh. Pháp đã mở khoảng 200 trường Pháp-
Việt trên khắp cả nước, loại bỏ nền giáo dục Hán học truyền thống khỏi các trường học, thúc
đẩy các xưởng học nghề, trường mỹ thuật, trường sư phạm, và đặc biệt một số trường nữ
học đã được mở ở cả ba kỳ6, tạo cánh cửa cho phụ nữ được tới trường và làm nghề dạy học,
và cũng tạo ra một tầng lớp nữ sinh tân học có những tư tưởng mới về vấn đề phụ nữ (Đặng
Thị Vân Chi 2008).

Từ quá trình tiếp xúc Đông Tây, với sự du nhập của các tư tưởng dân chủ tư sản từ văn hoá
phương Tây, sự nảy sinh và phát triển của báo chí, sự hình thành của tầng lớp tiểu tư sản
thành thị, trong đó có tầng lớp nữ sinh mới này, mà vấn đề bình đẳng giới ở Việt Nam lần
đầu tiên được đặt ra vào đầu thế kỷ XX. Phong trào Duy tân từ Nhật Bản, với các quan điểm
tự do bình đẳng, giải phóng cá nhân, phản đối quan niệm đạo đức phong kiến, đã được
truyền bá vào Việt Nam qua làn sóng Tân văn, Tân thư (Đinh Xuân Lâm 1997). Tầng lớp tư
sản và tiểu tư sản thành thị, những người có điều kiện tiếp thu các tư tưởng mới về bình đẳng
giới, đã góp phần vào cuộc tranh luận về vị thế của phụ nữ. Từ những năm 20 của thế kỷ XX,
vấn đề bình đẳng nam nữ được đồng nhất với “vấn đề phụ nữ” - Hàng trăm cuốn sách, bài
báo và ấn phẩm được xuất bản với những cuộc thảo luận xoay quanh phụ nữ như một nhóm
xã hội tồn tại với những mối quan tâm, nỗi khổ và khát vọng. Trong tác phẩm Vietnamese
tradition on Trial (1920-1945), David Marr (1981:191) đã gọi các cuộc thảo luận sôi nổi trong
xã hội về “vấn đề phụ nữ” là những “thảo luận khác thường”. Lần đầu tiên trong lịch sử Việt
Nam, “vấn đề phụ nữ” được bàn luận với những góc nhìn mới về bình đẳng, nữ quyền và giải
phóng phụ nữ. Nếu lấy những gì được viết trên báo chí để phóng chiếu ra mối quan tâm của
xã hội, thì “Vấn đề phụ nữ” xuất hiện đầu tiên trên tờ Nông Cổ mín đàm (1901), đặc biệt từ
khi xuất hiện mục Nhời đàn bà trên Đại Nam đăng cổ tùng báo (1907), trên Đông Dương tạp

6
Trường tiểu học nữ đầu tiên ở Hà Nội – trường Brieuxm, còn gọi là trường Hàng Cót- thành lập năm 1908,
với 178 học sinh; trường nữ học Đồng Khánh ở Huế thành lập 1917, trường Áo Tím ở Sài Gòn khai giảng ngày
19/9/1915.

26
chí ( năm 1913), trên Trung Bắc tân văn (1915), hay trên tờ báo phụ nữ đầu tiên – Nữ giới
chung – năm 1918.

Có hai khuynh hướng thảo luận trên báo chí về vai trò và địa vị của người phụ nữ giai đoạn
đầu thế kỷ XX. Khuynh hướng thứ nhất cho rằng phụ nữ chỉ nên làm công việc trong gia đình
(hoàn thành chức phận nữ nhi, tề gia nội trợ, nuôi dậy con cái, giúp chồng, làm cho chồng
tốt lên), khuynh hướng thứ hai cho rằng tình hình đã thay đổi và phụ nữ cũng phải thay đổi
để tham gia gánh vác nhiều hơn các công việc xã hội, đặc biệt là trách nhiệm với vận mệnh
đất nước (Đặng Thị Vân Chi 2008).

Ở khuynh hướng thứ nhất, chủ trương đề cao việc “nữ học” để hướng đến việc giúp phụ nữ
hoàn thành sứ mệnh của họ trong gia đình (có tri thức về công, dung, ngôn, hạnh, nữ công
gia chánh, hoàn thành bổn phận đạo “tam tòng”). Những quan điểm này cũng trở thành các
tri thức về phụ nữ của bản thân các nhà báo nữ và được các trí thức nữ nhập tâm hoá. Trong
số báo đầu tiên ra mắt tờ Nữ giới chung, ở bài Xã thuyết với tiêu đề “Thế lực người đàn bà”,
Sương Nguyệt Ánh đã nhấn mạnh thiên chức cao nhất của đàn bà là tề gia nội trợ, và đó
cũng là đóng góp cao nhất cho xã hội: “Vốn đờn bà như cái đèn để trong nhà thì sáng, đem
ra đường thì lu, việc tề gia nội trợ giúp chồng, dạy con là cái luật tự nhiên”. Làm tốt chức
năng trong gia đình đã được coi là đóng góp cho xã hội.

Ở khuynh hướng thứ hai, tiêu biểu như Phan Bội Châu trong Vấn đề phụ nữ (1929) khẳng
định, việc gì con trai làm được thì con gái cũng làm được: “gánh việc quốc gia, trả thù đánh
giặc, con trai làm được lẽ đâu lại cấm con gái không được làm”, và phong trào nữ quyền “cốt
là để khôi phục cái quyền làm người của họ mà thôi”, bởi theo ông, chế độ quân chủ chuyên
chế đã làm mất đi địa vị bình đẳng của phụ nữ vốn có trong xã hội trước đó. Nhiều tờ báo
kêu gọi phụ nữ: “phải cố làm sao cho bằng được với bọn tu mi không những về trí, lại còn về
sức, về can đảm, về quyền lợi, rồi ra cũng gánh vác lấy công việc xã hội một phần kẻo mang
tiếng với chị em các nước” (Hà thành ngọ báo, 27/10/1927).

Trong khuynh hướng kêu gọi phụ nữ tham gia trách nhiệm nhiều hơn với xã hội, vấn đề “phụ
nữ chức nghiệp” – việc làm của phụ nữ - cũng được thảo luận. Trong không khí của phong
trào Duy tân, chấn hưng dân khí, vào thập kỷ thứ 2 của thế kỷ 20, các tác giả nữ của Nữ giới
chung cũng cổ suý cho vấn đề “nữ học” và “phụ nữ chức nghiệp”, đề xuất chủ trương: “trước
hãy gây nên hai bực: một là ‘phổ thông’, hai là ‘thiệt nghiệp’. Phổ thông là bất cứ giàu nghèo,
sang hèn ai cũng có chút học thức trí não. Thiệt nghiệp là nhứt thiết đờn bà con gái ai cũng
có một nghề nghiệp trên tay. Có học thức mới biết bổn phận làm vợ, làm mẹ. Có nghề nghiệp
thì mới khỏi tiếng nhờ chồng, nhờ con. Vậy không những phước riêng trong gia đình mà ích
chung cả xã hội nữa” (Nữ giới chung, 1/2/1918). Đến những năm 30, trong làn sóng thảo luận
về nữ quyền, “chức nghiệp” cho phụ nữ được thảo luận sôi nổi và nhiều tác giả thời kỳ này

27
coi nghề nghiệp là “một cái chìa khoá mở cửa để phụ nữ giải phóng” (Zân báo, 14/10/1933).
Nhiều bài báo trên Phụ nữ Tân văn (xuất bản năm 1929-1933) kêu gọi phụ nữ tự ý thức được
việc cần có nghề nghiệp, đồng thời kêu gọi công sở và các công xưởng mở cửa cho “đàn bà”
tham gia vào thị trường lao động: “mở cửa sở cho đàn bà vô” (2/8/1931); “Chị em ta nên học
những nghề nghiệp để mưu tự lập lấy thân” (4/7/1929), “Chị em ta đừng ăn bám chồng con
nữa” (7/8/1930), “Phụ nữ chức nghiệp” (6/9/1934), “Nghĩa vụ của chị em là phải lo cho có
nghề nghiệp” (20/3/1930) (Đặng Thị Vân Chi 2008). Cũng có nhiều bài viết thảo luận về những
vấn đề phụ nữ gặp phải khi làm việc trong các nhà máy và hầm mỏ, trong các đồn điền, với
tư cách là nông dân, hoặc người hầu, phi tần, hay gái mại dâm (Marr 1981:192).

Bên cạnh đó, khuynh hướng phản đối phụ nữ tham gia lao động xã hội vẫn tồn tại. Có ý kiến
“Đàn bà ra làm việc đua tranh với đàn ông, thời xét về phương diện nào cũng có điều hại cho
xã hội cả”, đó là gia đình chồng con không có người chăm sóc, phụ nữ cũng vất vả (Phụ nữ
tân văn, 4/12/1930), hoặc lo ngại: “phụ nữ đi làm làm nạn thất nghiệp tăng lên” trong bối
cảnh khủng hoảng kinh tế, nam giới nhiều người còn bị thất nghiệp (An nam tạp chí
2/4/1932). Một số tác giả thì cho rằng việc giáo dục sâu để cho phụ nữ có hiểu biết quan
trọng hơn là việc chỉ nghĩ đến đi làm.

Có thể thấy, trong bối cảnh biến đổi xã hội mạnh mẽ đầu thế kỷ XX, phong trào nữ quyền
trên thế giới phát triển rộng rãi, nhiều luồng tư tưởng mới, Tân văn, Tân thư, được du nhập,
lại thêm sự xuất hiện của tầng lớp trí thức mới, nhiều phụ nữ được học hành, một xu hướng
xem xét lại hình ảnh của người phụ nữ lý tưởng, đánh giá lại thế nào là “gái cũ” và “gái mới”,
“đàn bà mới”, “đàn bà tân tiến”. Khuynh hướng chung của các trí thức tư sản là muốn người
phụ nữ Việt Nam dung hoà văn hoá Đông- Tây như kết hợp được cả đạo đức truyền thống
của người phụ nữ với “tứ đức” và những hiểu biết chịu ảnh hưởng văn minh phương Tây: “đổi
lối mặc ra tân thời cũng được, nhưng xin giữ lấy cái đạo đàn bà cố hữu của nước ta mới là
người hiền đức” (báo Dân hiệp, 6/5/1939).7 Phụ nữ được đòi hỏi vừa phải nâng cao tri thức,
vừa phải dung hoà, giữ gìn được các giá trị truyền thống “tinh tuý”, vừa là người phụ nữ hiền
đảm của gia đình, vừa biết học những cái văn minh phương Tây từ bên ngoài, “học thuật mới
mình không bỏ sót, tinh tuý cũ mình không bỏ qua, cả hai đàng mình đã hiểu thấu thì lo gì
không đủ tư cách hoàn toàn để xử trí với đời” (Tân Dân, 8/1/1925).

Mặc dù những năm 20s, 30s của thế kỷ XX dấy lên phong trào đấu tranh cho phụ nữ đi học
và đi làm, thì sau khi Nhật vào Đông Dương những năm đầu 40s, Nhật tuyên truyền cho chủ
nghĩa “phụ nữ hồi gia”, kêu gọi phụ nữ quay lại với vị trí của mình trong gia đình, đề cao tứ
đức của người phụ nữ. Báo chí giai đoạn này có nhiều bài viết chứng minh không thể có sự

7
“Tứ đức” truyền thống được Nguyễn Văn Vĩnh chuyển thành “bảy nết” của phụ nữ cần có: “la douceur” (ngọt
ngào, hiền lành), “la modeslie” (dịu dàng, nết na), “la patience” (kiên nhẫn), “la bonne humeur” (mặt mũi tươi
tỉnh), “le courage” (can đảm), “la résignation” (biết đành phận)…(Đông Dương tạp chí 28/8/1913)

28
bình đẳng giữa nam và nữ các giá trị “truyền thống”, và phê phán những quan điểm bình
đẳng, nữ quyền. Những nữ trí thức trả lời phỏng vấn của Báo Đàn bà “đều cho rằng bổn phận
thiêng liêng của mình là làm một người vợ hiền, mẹ thảo” (Đặng Thị Vân Chi 2008:205-206).

Như vậy, sau hàng trăm năm bị trói buộc bởi các đạo đức Khổng giáo, có thể thấy thời kỳ
Pháp thuộc đã chứng kiến sự trỗi dậy của phong trào nữ quyền và những đòi hỏi xã hội về
việc phụ nữ được tham gia nhiều hơn vào đời sống ngoài gia đình và có việc làm. Tuy nhiên,
sự bắt rễ khá sâu sắc về khuôn mẫu giới gắn với trách nhiệm gia đình đã khiến cho phong
trào nữ quyền đầu thế kỷ XX đã luôn phải đối mặt với những thách thức. Và điều này vẫn
được tiếp diễn cho đến hiện tại.

1.4 Cách mạng dân tộc: giải phóng phụ nữ như một sứ mệnh dân tộc

Nếu như phong trào nữ quyền tư sản đầu thế kỷ XX chủ yếu giới hạn trong vận động giáo
dục và nghề nghiệp cho phụ nữ, nhưng chủ yếu nhằm mục đích để phụ nữ làm trọn vẹn hơn
trách nhiệm với gia đình, thì từ khi Đảng Cộng sản thành lập, vấn đề phụ nữ còn trở thành
vấn đề giai cấp và dân tộc, và trở thành mục tiêu và vũ khi then chốt cho cách mạng thành
công. Những nhà cách mạng, tiêu biểu là Nguyễn Ái Quốc, thể hiện quan điểm rõ ràng về
việc hướng tới phụ nữ lao động để huy động phụ nữ: "Vì quyền lợi của đàn bà con gái An
Nam mà chúng ta làm cách mạng" [Thanh niên, số 13]. Ông dành hẳn một mục Phụ nữ đàn
trên báo Thanh niên để: “chị em ta trước hết lòng giúp với các đồng chí đàn ông làm cách
mạng. Bao giờ cách mạng thành công rồi sẽ muốn gì thì muốn” (Thanh niên, 10/10/1926). Báo
Búa liềm (1/11/1930), báo Cờ vô sản (1/2/1931) đều kêu gọi công nhân đưa yêu sách đòi “đàn
ông, đàn bà, người trẻ làm ngang nhau thì tiền lương cũng ngang nhau” (tr.214) (Đặng Thị
Vân Chi 2008:241).

Với vai trò của Đảng Cộng sản, quá trình nhận thức vấn đề nữ quyền và giải phóng phụ nữ
đi từ lĩnh vực kinh tế (phụ nữ chức nghiệp), văn hoá (nữ học, giáo dục cho phụ nữ), bước dần
sang lĩnh vực chính trị xã hội (phụ nữ và quyền bầu cử, ứng cử, quyền tham chính), bắt đầu
gắn giải phóng phụ nữ với giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp. “Nam nữ bình quyền”
trở thành một trong 10 mục tiêu của Luận cương chính trị năm 1930 và xuyên suốt trong
những lời kêu gọi của Đảng:“nhất luật phải ra khẩu hiệu đặc biệt cho phụ nữ (như: công bằng
nhau thì tiền lương bằng nhau, cấm làm việc đêm, được nghỉ hai tháng trước và hai tháng
sau khi đẻ mà cứ lĩnh tròn tiền lương theo như các bản chương trình của Đảng, của công hội,
Thanh niên cộng sản…Chống chế độ nhiều vợ, phản đối chính phủ Pháp duy trì và lợi dụng
chế độ làm đĩ để thu thuế)”.8 Các nghị quyết của Đảng Cộng sản thể hiện rõ quan điểm: “nếu
phụ nữ đứng ngoài cuộc đấu tranh cách mạng của công nông thì không bao giờ đạt mục

8
Đảng cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, tr.66-67

29
đích giải phóng được”. Nghị quyết của Hội nghị TW tháng 3/1938 viết: “Hội nghị nhận định
rằng phải chú ý bênh vực quyền lợi thiết thực của phụ nữ, nhất là phụ nữ lao động và buôn
gánh bán bưng”. Vì vậy phong trào phụ nữ thời kỳ Mặt trận bình dân 1936-1939 diễn ra sôi
nổi, và nhiều cuộc bãi công đòi tăng lương giảm giờ làm của nữ công nhân mỏ Hòn gai, Cẩm
phả, sợi Hải phòng, dệt Nam Định…đã có những thành công nhất định (Lê Thị Nhâm Tuyết
1975). Cũng từ đây, xuất hiện các hội nghề nghiệp, các cuộc biểu tình đòi thi hành luật lao
động. Sự nhận thức của phụ nữ về mình, về bình đẳng nam nữ, nam nữ bình quyền, về tham
gia đóng góp cho xã hội đã trở thành một vũ khí thiết yếu cho cuộc kháng chiến sau 1945
(Marr 1981, tr.191).

Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, vấn đề bình đẳng nam nữ lúc này được coi là yếu
tố then chốt cho giải phóng đất nước. Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng
hoà khẳng định: “đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện”. Những chính sách
của chính quyền nhân dân đều thể hiện quan điểm nam nữ bình quyền: nhiều nghị định, điều
lệ lao động, quyết định chia lại ruộng công và giảm tô được thực hiện vì quyền lợi của nữ
công nhân và nông dân. Ngày 20/10/1946, Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam được thành lập
nhằm tâp hợp lực lượng phụ nữ trên toàn quốc, và có trụ cột là Đoàn phụ nữ cứu quốc. Hội
LHPN Việt Nam cho rằng trước khi giành độc lập năm 1945, phụ nữ Việt Nam luôn bị đè nén
bởi ba “ách gông cùm”, đó là Nho giáo, chủ nghĩa thực dân và chế độ phụ quyền” (Hội LHPN
Việt Nam và TT nghiên cứu KH về Phụ nữ 1989), và vì thế, sau khi độc lập, điều quan trọng là
phải gỡ bỏ các ách gông cùm này cho phụ nữ. Trong lời tuyên bố của Đại hội Phụ nữ Việt
Nam lần thứ nhất (4/1950) có đoạn: “Chỉ có cùng toàn dân chiến đấu, tiêu diệt thực dân Pháp,
phụ nữ Việt Nam mới đảm bảo được nền độc lập quốc gia và những quyền dân chủ cho bản
thân, và do đó, người phụ nữ mới có những điều kiện làm trọn nhiệm vụ làm dân, làm mẹ”.

Với niềm tin vào Đảng cho phụ nữ về quyền bình đẳng thật sự trong một đất nước tự do,
phụ nữ đã một lòng đi theo tiếng gọi Toàn quốc kháng chiến, tham gia vào cuộc kháng chiến
hoặc trực tiếp cầm súng, hoặc đóng góp công sức lao động ở hậu phương cho nền kinh tế
đất nước gặp nhiều khó khăn. Những năm đầu sau Cách mạng, nền kinh tế đất nước gặp
nhiều khó khăn, phụ nữ là những người có đóng góp to lớn vào đời sống kinh tế. Hưởng ứng
khẩu hiệu “Tăng gia sản xuất để kháng chiến” và “giữ gạo để nuôi quân”, người phụ nữ đã
góp phần bảo đảm nền kinh tế sản xuất nông nghiệp, giúp cho quân đội “ăn no đánh thắng”.
Họ là những người chủ yếu đóng góp vào “thuế nông nghiệp” – hình thức đóng góp của
nông dân cho kháng chiến. Phụ nữ cũng là người đóng góp chính vào quỹ “độc lập”, “đảm
phụ quốc phòng – nguồn cung cấp chủ yếu của quân đội vào năm đầu sau khi Cách mạng

30
thành công” (Lê Thị Nhâm Tuyết 1975:217).9 Họ cũng là lực lượng dân quân đông đảo (2/3
lực lượng dân quân là phụ nữ). “Đi dân công” là thuật ngữ xuất hiện đầu tiên trong thời kỳ
này. Họ đã đóng góp vào việc chuyển lương thực tải gạo ra tiền tuyến, đào đường, săn sóc
thương binh, công tác địch vận. Bên cạnh đó, trong bối cảnh nam giới đã ra tiền tuyến chống
giặc, phụ nữ đã đóng vai trò quan trọng trong công tác chính quyền ở địa phương, đảm bảo
cho chính quyền kháng chiến được vận hành.

1.5 Xây dựng chủ nghĩa xã hội: “Phụ nữ việc gì cũng làm được và làm tốt”

Sau chín năm kháng chiến, miền Bắc được giải phóng và bắt đầu theo đường lối xây dựng
chủ nghĩa xã hội, trong khi miền nam vẫn tiếp tục công cuộc đấu tranh giải phóng. Ngày
1/1/1960, Hiến pháp mới được ban hành, trong đó điều 24 của Hiến pháp quy định: “Phụ nữ
nước Việt Nam DCCH có quyền bình đẳng với nam giới về các mặt sinh hoạt chính trị, kinh tế,
văn hoá, xã hội và gia đình. Công việc làm như nhau, phụ nữ được hưởng lương ngang với
nam giới. Nhà nước đảm bảo cho phụ nữ công nhân và phụ nữ viên chức được nghỉ trước và
sau khi đẻ mà vẫn hưởng nguyên lương. Nhà nước bảo hộ quyền lợi của người mẹ và của trẻ
em, bảo đảm phát triển các nhà đỡ đẻ, nhà giữ trẻ, nhà nuôi trẻ. Nhà nước bảo hộ hôn nhân
và gia đình”. Trong các cuộc Đại hội Phụ nữ toàn quốc, Đảng luôn kêu gọi phụ nữ đấu tranh
vì cách mạng và làm việc vì nền kinh tế, theo đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa: “chỉ có
cách mạng xã hội chủ nghĩa, chỉ có Nhà nước dân chủ nhân dân dưới sự lãnh đạo của giai cấp
công nhân mới có sự giải phóng thật sự của người phụ nữ” (lời phát biểu của Phạm Văn Đồng
tại Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ 3, 1961).

“Phụ nữ việc gì cũng làm được và làm tốt” là một lời cổ động từ Đại hội Phụ nữ Toàn quốc
lần thứ ba và đã trở thành một khẩu hiệu để phụ nữ miền Bắc phấn đấu trong thời kỳ xây
dựng chủ nghĩa xã hội.10 Con đường “tiến lên chủ nghĩa xã hội” ở miền Bắc ghi dấu sự đóng
góp lao động của phụ nữ trên mọi lĩnh vực. Đáp ứng lời kêu gọi của Đảng, phụ nữ thời kỳ
này đóng vai trò vô cùng to lớn trong việc khôi phục nền sản xuất nông nghiệp sau thời kỳ
chiến tranh. Trên thực tế, trong giai đoạn này, phụ nữ là lực lượng sản xuất chính ở nông
thôn, đảm bảo cung cấp lương thực cho tiền tuyến: “Lực lượng lao động chủ yếu ở nông thôn
hiện nay là phụ nữ. Nếu tính cụ thể, những người thật sự lao động hàng ngày trên đồng
ruộng thì hầu hết đều là phụ nữ”.11 Nhiều phong trào được phụ nữ khởi xướng và tham gia

9
Theo sách của Lê Thị Nhâm Tuyết (1975), chỉ trong vòng từ 17/10 đến 20/10/1945, riêng phụ nữ Hà Nội đã
quyên góp đc 6.842 mét vải lụa, 149 cân len, 2.212 chiếc áo quần và 31.251 đồng, gửi vào giúp đồng bào và
chiến sĩ Nam bộ đánh giặc.
10
Phụ nữ việc gì cũng làm được và làm tốt. Nxb Phụ nữ, 1963.
11
Tài liệu của BTC TW (Tạp chí xây dựng Đảng, 1967). Năm 1960 có trên 3 triệu phụ nữ xã viên hợp tác xã trong
phong trào hợp tác hoá nông thôn, trên 12 vạn nữ công nhân viên chức, tăng gấp 6 lần so với năm đầu hoà
bình, phụ nữ chiếm tỉ lệ cao trong các nhà máy xí nghiệp (công nhân nữ chiếm 70,9% ở nhà máy dệt kim Đông
Xuân, 75% ở nhà máy gỗ Cầu Đuống, 79,49% ở nhà máy thuốc lá Thăng Long, 57.75% ở nhà máy diêm Thống

31
tích cực như phong trào “nghìn cân phân” , “giải phóng đôi vai”, với những gương “điển hình
tiên tiến” được vinh danh “kiện tướng chăn nuôi”, “kiện tướng vượt chỉ tiêu”, “kiện tướng thuỷ
lợi”… Các phong trào phụ nữ thi đua “5 tốt” (đoàn kết, sản xuất, tiết kiệm tốt; chấp hành chính
sách tốt; tham gia quản lý tốt; học tập chính trị, văn hoá; xây dựng gia đình, nuôi dạy con cái
tốt), phong trào “Đại phong” của nữ nông dân, phong trào “Duyên hải”, “3 cải tiến” trong
công thương nghiệp..., đều huy động vai trò nòng cốt của phụ nữ. Trên đồng ruộng, người
phụ nữ nông dân vừa ra sức khôi phục lại diện tích gieo trồng, vừa vỡ hết diện tích đất đai
để sản xuất. Trên các công trường và nhà máy không đâu vắng mặt phụ nữ: “10 vạn phụ nữ
công nhân, nông dân, tiểu thương, tiểu tư sản đang hăng hái làm việc trên các công trường
đường sắt và các công trường xây dựng cơ bản” (tài liệu Đại hội phụ nữ 1956, dẫn theo Lê
Thị Nhâm Tuyết 1975:243).

Trong giai đoạn này, “đảm đang” đã được nâng lên thành phẩm chất cốt lõi của người phụ
nữ Việt Nam. Ngày 19/3/1965, Trung ương Hội LHPN Việt Nam chính thức phát động phong
trào “Ba đảm đang” với mục đích “nhằm động viên các tầng lớp phụ nữ miền Bắc đứng lên
chống Mỹ cứu nước, tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội, đưa sự nghiệp giải phóng phụ nữ
tiến lên một bước mới”12. Nội dung “ba đảm đang” bao gồm: 1) đảm đang sản xuất và công
tác, thực hành tiết kiệm, thay thế cho nam giới đi chiến đấu; 2) đảm đang gia đình, khuyến
khích chồng con anh em đi chiến đấu; 3) Đảm đang phục vụ chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu.13
Trong thời kỳ chiến tranh leo thang những năm 1965-1968, Hội LH Phụ nữ ra nghị quyết
“nâng cao chất lượng phong trào “3 đảm đang”, tiến lên “cao trào 3 đảm đang” quyết tâm
đánh thắng giặc Mỹ xâm lược là yêu cầu cấp thiết của nhiệm vụ cách mạng trong tình hình
mới và là nguyện vọng thiết tha nhất của quần chúng phụ nữ được đem hết sức mình ra cống
hiến cho Tổ quốc” (23/5/1968).

Không chỉ đóng vai trò lực lượng lao động chính ở hậu phương, trong bối cảnh nam giới đều
ra tiền tuyến chiến đấu, họ cũng thay thế nam giới làm nhiều công việc vốn dành cho nam
giới, và đảm nhiệm nhiều công tác quản lý nông thôn14. “Phụ nữ tự quản” đã làm xuất hiện
một đội ngũ cán bộ nữ đông đảo: “3.733 phụ nữ đảm nhiệm công việc của chủ nhiệm, phó
chủ nhiệm hợp tác xã… hàng nghìn phụ nữ đảm nhiệm các chức vụ chánh phó giám đốc,

Nhất…; 15.000 phụ nữ làm việc trong các ngành giáo dục, y tế, văn hoá, khoa học (báo cáo tại Đại hội Phụ nữ
toàn quốc lần thứ 3, 1961). Năm 1963 có trên 5 vạn phụ nữ, và năm 1964 có trên 6 vạn phụ nữ đã được công
nhận là “phụ nữ 5 tốt” (Lê Thị Nhâm Tuyết 1975).
12
Nghị quyết về việc nâng cao chất lượng phong trào ba đảm đang, tiến lên cao trào ba đảm đang quyết tâm
đánh thắng Mỹ xâm lược (Hội nghị Ban thường trực LHPNVN, 23/5/1968)
13
Hội LHPN Việt Nam phát động phong trào phụ nữ “Ba đảm nhiệm” (Đảm nhiệm sản xuất, công tác, thay thế
cho nam giới đi chiến đấu; Đảm nhiệm gia đình, khuyến khích chồng con yên tâm chiến đấu; Đảm nhiệm phục
vụ chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu). Sau đó, phong trào đã được Hồ Chủ tịch đổi tên thành “Ba đảm đang”
14
Theo Lê Thị Nhâm Tuyết (1975:295), 85 cô gái của C.324 làm việc ở tuyến đường sắt phía Nam, đồng loạt bỏ
hết tên đệm “thị” để thể hiện ý thức “sẵn sàng thay thế nam giới trong mọi khâu công việc”.

32
chánh phó quản đốc, trưởng phó phòng ở các nhà máy, xí nghiệp, công ty, cửa hàng…ở các
Hội đồng nhân dân xã năm 1967, các nữ uỷ viên chiếm tỉ số 47,53% (so với 20.62% năm 1965
và 16.37% so với 1961). Năng suất lao động thời kỳ phụ nữ tự quản cũng tăng hẳn lên so với
trước đó (Lê Thị Nhâm Tuyết 1975:296)15. Theo báo cáo của Bộ Lao động (1969), vào cuối
năm 1968, “lực lượng lao động phụ nữ chiếm 60% trong công nghiệp nhẹ, trên 50% trong
thương nghiệp, 50% trong y tế, 60% ở nông trường, hơn 30% trong giáo dục”. Trong khi đó,
ở tiền tuyến, phụ nữ làm những công việc phục vụ chiến đấu, phục vụ chiến trường, với lực
lượng lớn đội ngũ giao liên, dân công, thanh niên xung phong, quân nhu, nữ quân y… BCH
Đảng Lao động Việt Nam đã tặng danh hiệu” dũng cảm, đảm đang, chống Mỹ, cứu nước"
cho phụ nữ Việt Nam. Riêng cụ thể mỗi miền, nếu như phụ nữ miền Bắc được công nhận “ba
đảm đang”, thì phụ nữ miền Nam cũng được Uỷ ban TƯ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền
Nam Việt Nam trao tặng tám chữ vàng: “anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.

Sau khi hoà bình lập lại, hàng triệu nam giới trở về từ chiến trường, lấy lại các chức vụ đứng
đầu trong cộng đồng và các cơ quan đoàn thể, cũng như vị trí người chủ trong gia đình. Phụ
nữ lại lui về phía sau để đảm nhiệm những công việc “của đàn bà” và vai trò của họ trong xã
hội bị suy giảm (Le Anh Tu Packard 2006).16 Sự suy kiệt về kinh tế của đất nước sau chiến
tranh, di chứng tâm lý của những người đàn ông trở về từ chiến trận, những xáo trộn xã hội
sau khi đất nước thông nhất (di cư tự nguyện và cưỡng bức, chính sách di dân đến các vùng
kinh tế mới…) cũng đều đặt lên vai người phụ nữ những trách nhiệm và gánh nặng mới.

Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam vẫn tiếp tục đi trong việc cổ vũ khuyến khích phụ nữ gánh
vác các trách nhiệm gia đình và xã hội. Sau khi Ðất nước thống nhất, Hội LHPN Việt Nam và
Hội LHPN Giải phóng miền nam Việt Nam hợp nhất trong tổ chức Hội LHPN Việt Nam, thực
hiện phong trào "Người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". Theo đường lối của Đảng,
các hoạt động của Hội luôn gắn với các phong trào “thi đua yêu nước”, Hội đã động viên các
tầng lớp phụ nữ hăng hái tham gia lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm, nuôi con khỏe,
dạy con ngoan, đặc biệt tham gia vào hai cuộc vận động lớn: "Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế
gia đình" và "Phụ nữ nuôi dạy con tốt, góp phần hạn chế trẻ em suy dinh dưỡng và bỏ học".
Phong trào phụ nữ “Ba đảm đang” tiếp tục được đề cao và được bổ sung nội dung cho phù
hợp với bối cảnh mới: “Giỏi việc nước, đảm việc nhà, phấn đấu thực hiện nam nữ bình đẳng”.
Giỏi việc nước được giải thích là yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, làm tốt nghĩa vụ người công
dân, đảm đang lao động sản xuất, công tác và đảm đang công tác hậu phương bảo vệ tổ
quốc. Đảm việc nhà là làm tốt trách nhiệm xây dựng gia đình đoàn kết, ấm no, hạnh phúc và

15
Thời kỳ phụ nữ tự quản, năng suất tịa Nhà máy thuốc lá Thăng Long tăng từ 15 đến 20% , ở xí nghiệp dệt kim
Đông Xuân tăng từ chỉ đạt 89.1% lên thành vượt mức 106.3%
16
Le Anh Tu Packard (2006). Gender Dimensions of Viet Nam’s Comprehensive Macroeconomic and Structural
Reform Policies, Paper, United Nations Research Institute for social development, 2006

33
chức năng người mẹ; biết phân công, sắp xếp công việc hợp lý để mọi thành viên trong gia
đình cùng chung lo việc nhà, nuôi dạy con cái...

Như vậy, bối cảnh cách mạng của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và những khó khăn,
khủng hoảng của xã hội thời hậu chiến đã khiến người phụ nữ luôn ở trên tuyến đầu trong
công cuộc duy trì đời sống kinh tế gia đình, giáo dục chăm lo con cái, lẫn đóng góp vào nền
kinh tế đất nước. Cũng trong bối cảnh ấy, “đảm đang” trở thành một đặc ngữ để chỉ phẩm
chất được vinh danh của người phụ nữ.

1.6 Kinh tế thị trường: nghề nghiệp theo giới tính và sự củng cố của bất bình đẳng giới

Sau cả thập kỷ kinh tế suy thoái sau chiến tranh và nền kinh tế bao cấp trì trệ, năm 1986,
Đảng và Nhà nước thực hiện chính sách Đổi mới, chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập
trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường,
có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nền kinh tế thị trường và những động năng của nó đã ảnh hưởng đến cơ cấu việc làm, và
phụ nữ là tầng lớp bị chịu tác động mạnh hơn so với nam giới. Giai đoạn đầu khi mới chuyển
đổi, nền kinh tế thị trường dẫn việc mất khoảng trên mười nghìn việc làm công/nhà nước
(Werner 2002). Trong khi nam giới về cơ bản vẫn giữ được các vị trí việc làm, thì nhiều phụ
nữ đã bị ném trở lại nền kinh tế hộ gia đình (Werner & Belanger 2002). Việc tư nhân hóa các
doanh nghiệp nhà nước đã khiến cho nhiều phụ nữ hơn nam giới đã bị sa thải như những
lao động dư thừa. Rất nhiều phụ nữ đã chuyển sang khu vực kinh tế phi chính thức (buôn
bán tại chợ, làm các công việc phục vụ khách sạn, hoặc làm dịch vụ tại nhà (trông trẻ, cắt tóc,
giúp việc gia đình, gia sư...). Trong khi đó ở nông thôn, kinh tế thị trường tạo điều kiện cho
người dân tự do di chuyển để tìm kiếm việc làm đã khiến cho những thanh niên, trung niên
đi ra khỏi địa phương, khiến lao động nông thôn thiếu hụt và gánh năng lao động động dồn
lên vai những người phụ nữ.

Từ năm 2010, Việt Nam đã trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp, và kèm theo đó
là việc gia tăng số lượng lao động ở khu vực kinh tế chính thức.17

Nền kinh tế thị trường đã làm rõ nét hơn sự phân biệt nghề nghiệp theo giới tính. Phụ nữ
làm việc chủ yếu trong nông nghiệp, thương mại, dịch vụ, dệt may và chế biến thực phẩm.
Đàn ông chiếm ưu thế trong khu vực nhà nước, công việc xây dựng, đánh cá, vận chuyển và
bến cảng công nhân. Phụ nữ chủ yếu làm việc gần nhà, trong khi đàn ông có thể đi xa để làm
việc theo mùa (Werner 2002). Nghiên cứu của ISDS (2015) với 8.424 người (50% là nam và

17
Năm 2013, lao động làm công ăn lương chiếm 34.8% tổng số việc làm (năm 2005 chỉ có 13.5 triệu lao động
làm công ăn lương, tương đương 29% tổng số việc làm). (ILO 7/2015)

34
50% là nữ) cũng cho thấy ở nông thôn tỉ lệ phụ nữ làm nông/lâm/ngư nghiệp cao hơn nam
giới (53.29% so với 48.82%), còn ở đô thị phụ nữ làm công việc giản đơn hoặc buôn bán nhỏ
cao hơn hẳn nam giới (40.67% so với 28.73%). Ngược lại, nam giới chiếm tỉ lệ cao hơn hẳn so
với nữ giới trong lĩnh vực kỹ năng cao, công nhân, lĩnh vực lãnh đạo và ngành nghề chuyên
môn, cả ở nông thôn và thành thị. Nhưng nhìn chung, phụ nữ tập trung nhiều hơn nam giới
ở những công việc phi chính thức, lao động giản đơn, doanh nghiệp tại nhà, hoặc trong lĩnh
vực nông nghiệp (ISDS 2016).

Trong giai đoạn chuyển đổi thị trường, đã có sự thay đổi trong thành phần xuất khẩu của Việt
Nam từ các nguyên liệu thô chưa qua chế biến sang các mặt hàng công nghiệp nhẹ. Điều này
đã giúp tạo ra nhiều việc làm cho phụ nữ, vì tỷ lệ phụ nữ cao hơn nam giới làm việc trong
ngành công nghiệp nhẹ. Tuy nhiên, mức lương trung bình của họ thường thấp hơn nam giới
(Packard 2006). Tỷ lệ nữ giới làm công ăn lương ở các doanh nghiệp tư nhân (23,8%) cao hơn
so với nam giới (21,7%). Đa số các ngành nghề mà nam giới được ưu tiên tuyển dụng thường
có kỹ năng cao hơn và thu nhập tốt hơn so với hầu hết các công việc dành cho phụ nữ.

Trong bối cảnh này, việc tìm hiểu các khuôn mẫu giới truyền thống đã có tác động tới lao
động và việc làm như thế nào, thể hiện qua cách mà báo chí và mạng xã hội thảo luận, là cần
thiết để khám phá một chiều kích quan trọng của vấn đề bình đẳng giới ở Việt Nam.

II. GIỚI VÀ VIỆC LÀM HIỆN NAY: PHÂN TÍCH BÁO CHÍ VÀ MẠNG XÃ HỘI

Ở phần trước, một góc nhìn lịch sử về vấn đề giới và việc làm cho thấy nền tảng kinh tế nông
nghiệp sản xuất nhỏ, nhiều thiên tai, cùng với lịch sử thường xuyên phải chống chọi với các
cuộc chiến tranh đã góp phần quy định khuôn mẫu giới: đàn ông làm công việc bên ngoài
(tham gia chiến trận, tham gia hoạt động công ích như làm đê điều…), người phụ nữ đảm
nhiệm các công việc còn lại, chủ yếu là công việc liên quan đến gia đình, trong đó có cả việc
đảm nhiệm về lao động sản xuất và tham gia vào thương nghiệp, buôn bán để duy trì kinh
tế gia đình. Những biến động trong lịch sử, mặt khác, lại đòi hỏi người phụ nữ gánh thêm
trách nhiệm dân tộc trong cuộc chiến tranh cách mạng để giành lại độc lập. Hơn nữa, là đất
nước gặp tổn thất nhiều bởi chiến tranh, cũng đồng nghĩa với việc Việt Nam cũng là nơi đối
mặt với những luồng văn hoá mới, có sự va chạm của các giá trị cũ và mới, Đông và Tây. Nhận
thức được những tư tưởng và giá trị mới về quyền của mình, cũng như được thúc đẩy bởi
động lực của cách mạng coi họ như một lực lượng chủ chốt để giải phóng dân tộc, từ đầu
thế kỷ XX, những người phụ nữ Việt Nam bắt đầu phải trăn trở với vấn đề bình đẳng giới, với
nghĩa vụ “đảm đang”, hoàn thành chức phận cả trong gia đình và xã hội. Từ khi đất nước Đổi
Mới vào cuối thể kỷ XX, với sự vận hành của nền kinh tế thị trường nhiều áp lực và cạnh tranh,
cộng thêm những luồng tư tưởng mới và sự thịnh hành của diễn ngôn tân tự do với nhiều
giá trị mới được tôn vinh, vấn đề giới và việc làm ở Việt Nam hiện nay cũng có thêm những

35
chiều kích mới. Để hiểu được các chiều kích đó, phần này sẽ phân tích những thảo luận liên
quan đến giới và việc làm nói riêng, và rộng ra là vấn đề bình đẳng giới nói chung, trên báo
chí và mạng xã hội.

2.1 Vấn đề giới và việc làm trên báo chí

Như đã trình bày ở phần phương pháp, để hiểu được quan điểm xã hội hiện nay về giới và
việc làm, chúng tôi đã chọn khảo sát các nội dung trong khoảng thời gian hai năm, từ tháng
8/2018 đến 8/2020, với một tờ báo phổ biến nhất có độc giả chung (VnExpress và Tuổi Trẻ),
hai tờ báo có đối tượng độc giả hướng đến là giới trẻ (Zingnews, Kênh 14), hai tờ dành cho
phụ nữ (Báo Phụ nữ TP. HCM, Báo Phụ nữ Việt Nam) và ba tờ có độc giả phần đông là nam
giới quan tâm đến kinh doanh (CafeF, CafeLand và CafeBiz). Việc khảo sát này nhằm có cái
nhìn tổng quan về quan điểm chính thức trên báo chí, và cũng để có cơ sở so sánh với các
quan điểm được thể hiện trên các mạng xã hội mang tính cá nhân, trực tiếp (sẽ trình bày ở
phần sau).

Kết quả tìm kiếm trên báo chí (xem bảng 1) cho thấy các thảo luận về giới trong công việc và
thăng tiến không nhiều và các nội dung cũng không phong phú. Chúng tôi đã thu thập được
183 bài viết trên chín tờ báo mạng. Trong số đó, báo Tuổi Trẻ là tờ báo ngày với số lượng bài
lớn nhưng cũng chỉ có 32 bài về chủ đề nghiên cứu trong hai năm qua. Còn báo Phụ nữ Việt
Nam – cơ quan phát ngôn của Hội LHPN Việt Nam cũng chỉ có 37 bài liên quan.

Bảng 1: Các báo online được khảo sát và số lượng bài viết thu thập được

Số lượng bài viết


Tên báo online Đặc điểm độc giả
thu thập
Tuổi trẻ Đại chúng 32
Vnexpress Đại chúng 20
Kênh 14 Đại chúng, cho giới trẻ 19
Zingnews Đại chúng, cho giới trẻ 21
Phụ nữ TPHCM Báo của Hội phụ nữ TPHCM 22
Phụ nữ Việt Nam Báo của Hội phụ nữ VN 37
CafeF Báo cho doanh nhân 16
CafeBiz Báo cho doanh nhân 11
CafeLand Báo cho doanh nhân 5

Điểm chung giữa các bài báo thu thập được trên các trang báo mạng là chúng cùng chia sẻ
một ngôn ngữ khá thống nhất mang tính tích cực, phê phán các định kiến giới, ca ngợi những

36
thành tựu bình đẳng giới ở Việt Nam, cổ suý cho sự vươn lên của phụ nữ, tôn vinh những
phụ nữ thành đạt, cũng như khả năng lãnh đạo của phụ nữ. Các bài báo cũng kỳ vọng người
phụ nữ thành đạt phải vẹn tròn vai trò kép, vừa là con người xã hội thăng tiến, nhưng vẫn
phải là người mẹ, người vợ đảm đang chức phận. Bên cạnh đó cũng có những bài viết đề cập
đến áp lực phải làm người trụ cột kinh tế của đàn ông.

2.1.1 Thúc đẩy bình đẳng giới và phê phán định kiến giới

Nhìn chung, báo chí có xu hướng ủng hộ bình đẳng giới, đặc biệt là cơ hội cho phụ nữ tham
gia vào các hoạt động kinh tế, xã hội và chính trị. Khi thúc đẩy cho bình đẳng giới báo chí
nhấn mạnh vào năng lực của phụ nữ có khả năng làm các việc mà từ trước đến nay thường
được coi là của nam giới. Ví dụ, CafeF đưa lại bài viết của Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri
Mulyani Indrawati trên trang của WEF với dòng tít "Tại sao phụ nữ sẽ là tương lai của châu
Á?". Theo bà Sri Mulyani Indrawati thì “Phụ nữ ASEAN có năng lực, trong một số lĩnh vực, họ
thậm chí vượt trội so với nam giới” (Nguyễn, 2018)18. Nhiều bài báo nêu về những năng lực
quản lý, lãnh đạo, kỹ thuật của phụ nữ. Tại sự kiện Women’s Sumit 2019 do Forbes tổ chức
ngày 23/5, bà Amanda Rasmussen, CEO Indo Trans Corp, Chủ tịch Hiệp hội Thương mai Mỹ
(AmCham) tại TP. HCM cho rằng tố chất, kỹ năng quan trọng nhất của nhà lãnh đạo là sự cảm
thông, khả năng hiểu người khác và chia sẻ cũng như khả năng dẫn dắt. Các tố chất này phụ
thuộc vào năng lực cá nhân hơn là giới tính của một người (CafeLand, 2019)19.

Báo chí viện dẫn các nghiên cứu để cho thấy khi phụ nữ tham gia thì có lợi cho công ty, tổ
chức như là một động cơ cần thúc đẩy bình đẳng giới: “Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ở
các cơ quan, tổ chức, đơn vị có phụ nữ trong nhóm điều hành sẽ hoạt động tốt hơn những nơi
không có sự tham gia của chị em. Đặc biệt, sự hiện diện của nữ giới sẽ giúp cải thiện hiệu quả
công tác tổ chức và tài chính” (Quốc, 2020) 20. Báo Vnexpress trích ý kiến của Bà Ngọc Hân đại
diện của Oxfam tại Việt Nam cho biết “có nhiều bằng chứng thuyết phục cho thấy vai trò lãnh
đạo của phụ nữ trong các công ty thúc đẩy lợi nhuận và tạo ra lợi thế cạnh tranh. Trên cấp độ
quốc gia, mức độ bình đẳng giới cao hơn trong lực lượng lao động tạo ra rất nhiều cơ hội cho
kinh tế vĩ mô. Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp không chỉ đến từ việc tối đa hóa lợi nhuận
mà nó còn nằm ở sự đa dạng giới và một môi trường bền vững thúc đẩy sự tăng trưởng của

18
Nguyễn, T., 2018. Lời giải cho bài toán “trọng nam khinh nữ” để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. [online] CafeF.
Available at: https://cafef.vn/loi-giai-cho-bai-toan-trong-nam-khinh-nu-de-thuc-day-tang-truong-kinh-te-
20180914084219056.chn.
19
CafeLand. 2019. 'Các lãnh đạo nữ hãy bước ra khỏi vùng an toàn' - CafeLand.Vn. [online] Available at:
https://cafeland.vn/doanh-nhan/doanh-nhan/cac-lanh-dao-nu-hay-buoc-ra-khoi-vung-an-toan-23379.html.
20
Quốc, N., 2020. Bình đẳng giới trong tổ chức cán bộ cốt để tìm người chính trực. [online] Báo Phụ nữ Tp.HCM.
Available at: https://www.phunuonline.com.vn/binh-dang-gioi-trong-to-chuc-can-bo-cot-de-tim-nguoi-chinh-
truc-a1411260.html.

37
doanh nghiệp” (Vũ, 2018)21. Ngoài ra ở cấp vĩ mô, báo chí cũng đưa các nghiên cứu về ảnh
hưởng của việc phụ nữ tham gia vào nền kinh tế nói chung. Ví dụ, CafeF đưa tin về nghiên
cứu của “Viện Quốc tế McKinsey (2015) đã khẳng định nếu phụ nữ tham gia một cách bình
đẳng trong nền kinh tế toàn cầu, GDP sẽ tăng 28 nghìn tỷ đôla Mỹ vào năm 2025. Con số này
tương đương với giá trị của hai nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc cộng lại” (Nguyễn, 2018)22.

Một trong những lý do báo chí đưa ra các bài viết ủng hộ bình đẳng giới liên quan đến “công
tác cán bộ nữ”, đặc biệt khi đưa tin về các cuộc bầu cử hoặc các thảo luận liên quan đến pháp
luật bình đẳng giới. Báo Phụ nữ TP.HCM đưa ý kiến của ông Đỗ Mạnh Hùng - Nguyên Phó
Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội cho rẳng “Việt Nam đã có một hệ thống văn bản pháp
luật tương đối hoàn chỉnh, tiến bộ về bình đẳng giới, nhưng việc áp dụng Luật vẫn còn “khe
hở” dẫn đến sự phân biệt về giới trong tuyển sinh, tuyển dụng, sử dụng lao động nữ, vì vậy cần
phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật đảm bảo tốt hơn tiến bộ giới” (H, 2020)23.

Ngoài chủ đề phụ nữ tham gia vào chính trị, nhiều bài báo đưa tin về việc tăng cường lao
động nữ trong những ngành nghề thường được coi là của nam giới như quân đội. Các nỗ lực
thúc đẩy bình đẳng giới được thực hiện để “quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà
nước về công tác phụ nữ và bình đẳng giới, những năm qua, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc
phòng, Thủ trưởng Tổng cục Chính trị, cấp ủy, chỉ huy các cấp trong Quân đội đã luôn quan
tâm lãnh đạo, chỉ đạo; triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, nâng cao chất lượng công tác phụ
nữ và bình đẳng giới; chú trọng việc xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ nữ, lựa chọn cán bộ
nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn về phẩm chất, trình độ, năng lực để cử đi đào tạo, bồi dưỡng;
tạo nguồn quy hoạch; bổ nhiệm vào các chức vụ chỉ huy, quản lý phù hợp” (Phùng, 2019)24.

Ngoài việc đưa ra các lý do ủng hộ bình đẳng giới, báo chí còn tập trung phê phán các định
kiến giới như là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại lâu dài của bất bình đẳng
giới. Có những bài viết phân tích dựa trên các nghiên cứu khoa học xã hội đã được tiến hành,
với các chỉ số cho thấy sự tồn tại lâu bền của định kiến giới: “Quan niệm là phụ nữ học cao để
làm gì cũng là một rào cản. Nghiên cứu của tôi về việc bạn mong đợi gì về phẩm chất gắn với
giới? Kết quả cho thấy, phẩm chất nam giới gần như trùng khít với phẩm chất của người lãnh
đạo, còn phụ nữ thì ngược lại. Định kiến nam trưởng nữ phó, định kiến lãnh đạo là phải nam

21
Vũ, H., 2018. Doanh nghiệp tăng lợi thế cạnh tranh nhờ bình đẳng giới - VnExpress. [online] VnExpress.
Available at: https://vnexpress.net/doanh-nghiep-tang-loi-the-canh-tranh-nho-binh-dang-gioi-3806469.html.
22
Nguyễn, T., 2018. Lời giải cho bài toán “trọng nam khinh nữ” để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. [online] CafeF.
Available at: https://cafef.vn/loi-giai-cho-bai-toan-trong-nam-khinh-nu-de-thuc-day-tang-truong-kinh-te-
20180914084219056.chn.
23
H, A., 2020. Tăng số lượng đại biểu nữ không chỉ để lấy... "tỷ lệ đẹp"!. [online] Báo Phụ nữ TP.HCM. Available
at: https://www.phunuonline.com.vn/tang-so-luong-dai-bieu-nu-khong-chi-de-lay-ty-le-dep--a1412227.html
24
Phùng, T., 2019. Nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ quân đội. [online] Báo Phụ nữ TP.HCM. Available at:
https://phunuvietnam.vn/nang-cao-vai-tro-vi-the-cua-phu-nu-quan-doi-20191220122027168.htm

38
giới vẫn còn rất phổ biến (Đối thoại với sinh viên về bình đẳng giới và an toàn cho phụ nữ, trẻ
em, 2019)25. Có những bài báo thuật lại hội thảo về Lồng ghép giới trong sách giáo khoa, chỉ
ra kết quả phân tích về sự tồn tại của định kiến giới trong 76 cuốn sách giáo khoa của sáu
môn học từ lớp 1 đến lớp 12, cho thấy gần 8.300 nhân vật xuất hiện trong nội dung văn bản
nhưng chỉ có 24% là nữ giới, và 95% nhân vật quan trọng, nổi tiếng được nhắc đến trong
sách giáo khoa là nam giới, trong đó “nữ giới xuất hiện trong sách thường làm nhân viên, nội
trợ, có tính cách hướng nội, phụ thuộc. Trong khi đó, nghề nghiệp của nam giới đa dạng hơn,
gồm bác sĩ, nhà khoa học, giáo sư, kỹ sư, họa sĩ, bộ đội, công an... (Thùy, 2018)26.

Trong chuyên mục Góc nhìn của báo VnExpress đăng ngày 19/11/2019, Nguyễn Thị Khánh
Huyền, một thạc sĩ trí tuệ nhân tạo đã kể lại trải nghiệm của mình về những định kiến của
nhà tuyển dụng đối với phụ nữ làm nghề kỹ thuật, và định kiến này phổ biến với các nhà
tuyển dụng nói chung: “Nếu anh tuyển em thì em phải hứa sẽ không bao giờ lấy chồng, đẻ
con,” nhà tuyển dụng đùa. Tôi cười không nổi…Anh bảo với tôi rằng anh không tuyển dụng phụ
nữ vì ba lý do. Thứ nhất, phụ nữ không giỏi kỹ thuật bằng đàn ông. Thứ hai, anh không nghĩ
phụ nữ đủ sức để làm như đàn ông, "bắt tụi nó làm thâu đêm suốt sáng, mặt nổi đầy mụn, anh
cũng không nỡ". Thứ ba, tuyển con gái vào mấy năm nó lấy chồng, lại nghỉ đẻ”27.

Trên báo Phụ nữ Việt Nam, một tờ báo hướng tới độc giả là phụ nữ, và cũng là cơ quan ngôn
luận của Hội phụ nữ, có khá nhiều bài kêu gọi bình đẳng giới và chỉ ra những nguyên nhân,
trong đó có cả do khuôn mẫu giới, suy nghĩ và thái độ của bản thân người phụ nữ, cũng như
hạn chế của chính sách: “Ngoài những rào cản, nguyên nhân khách quan hạn chế sự tham
chính của phụ nữ như định kiến giới, tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, tính gia trưởng của nam
giới vẫn còn ngự trị trong văn hóa truyền thống; tư tưởng an phận, tự ty, thiếu động lực vươn
lên của bản thân người phụ nữ; chênh lệch tuổi nghỉ hưu giữa nam và nữ; vai trò quyết định
về công tác cán bộ của cấp ủy Đảng và người đứng đầu… thì một trong những yếu tố hạn chế
quyền tham chính của phụ nữ, đó là vẫn còn những khoảng cách từ chính sách đến chỉ đạo
trong thực tế” (Giải pháp nhằm hiện thực hóa quyền tham chính của phụ nữ, 2019)28.

Báo chí cũng trích dẫn nhiều nghiên cứu, phát biểu của những người có uy tín về nguyên
nhân mang tính cấu trúc đang tạo ra và duy trì bất bình đẳng giới. Trong ngày Quốc tế phụ

25
Báo Phụ nữ Việt Nam. 2019. Đối thoại với sinh viên về bình đẳng giới và an toàn cho phụ nữ, trẻ em. [online]
Available at: https://phunuvietnam.vn/doi-thoai-voi-sinh-vien-ve-binh-dang-gioi-va-an-toan-cho-phu-nu-tre-
em-56724.htm
26
Thùy, L., 2018. Chuyên gia hiến kế đẩy lùi bất bình đẳng giới trong sách giáo khoa. [online] VnExpress.
Available at: https://vnexpress.net/chuyen-gia-hien-ke-day-lui-bat-binh-dang-gioi-trong-sach-giao-khoa-
3809545.html
27
Nguyễn, T., 2019. Lời tiên tri cho nữ giới. [online] VnExpress. Available at: https://vnexpress.net/loi-tien-tri-
cho-nu-gioi-4008556.html
28
Báo Phụ nữ Việt Nam. 2019. Giải pháp nhằm hiện thực hóa quyền tham chính của phụ nữ. [online] Available
at: https://phunuvietnam.vn/giai-phap-nham-hien-thuc-hoa-quyen-tham-chinh-cua-phu-nu-66530.htm

39
nữ, ý kiến của ông Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres được báo chí nhấn mạnh.
“Ông nói: "Điểm cốt lõi là vấn đề quyền lực, khi mà mọi cấu trúc quyền lực đều do nam giới
thống trị từ các nền kinh tế quốc gia, đến các hệ thống chính trị, trong doanh nghiệp và hơn
thế nữa". Ông kêu gọi tất cả chúng ta "hãy ngừng cố gắng việc thay đổi phụ nữ mà hãy bắt
đầu thay đổi các hệ thống ngăn cản phụ nữ phát huy hết tiềm năng của họ". Ông đặc biệt chỉ
ra một thực tế là "chế độ gia trưởng cũng có tác động đến nam giới và trẻ em trai, khiến họ
mắc kẹt trong những định kiến giới cứng nhắc và một sự thay đổi mang tính hệ thống là cực
29
kỳ cần thiết". (Bình đẳng giới: Yếu tố tạo ra sự thay đổi cho xã hội ở mọi thế hệ, 2020)

Báo chí cũng có bài nhận diện những hạn chế của phụ nữ trong một số lĩnh vực nghề nghiệp
nhất định không phải là do năng lực của người phụ nữ, mà do các cấu trúc xã hội và các định
kiến: “Ngành kỹ thuật không phù hợp với nữ giới là do xã hội đã cổ xúy cho một môi trường
không phù hợp với phụ nữ…Việc làm thâu đêm suốt sáng là bóc lột sức lao động, không phù
hợp với cả đàn ông hay phụ nữ. Nhiều công ty công nghệ, vì phần đông nhân viên là nam,
thường xuyên có những hoạt động như nhậu nhẹt đêm khuya. Nhân viên nữ vào không thích
thì công ty lập tức kêu rằng nữ không phù hợp làm công nghệ. Một số nhà tuyển dụng biện hộ
rằng tuyển nữ vào sẽ làm các bạn nam trong công ty mất tập trung vì chuyện tình cảm nảy nở.
Phụ nữ và đàn ông làm việc cùng nhau là điều không thể tránh khỏi. Bất kỳ ai không đủ chuyên
nghiệp để tách biệt chuyện tình cảm cá nhân và công việc nên bị sa thải dù là nam hay nữ.
Không tuyển phụ nữ để tránh tình trạng đó là lạc hậu và phân biệt giới tính” (Nguyễn, 2019)30.

Trên Voices, một chuyên mục của báo Zingnews, có những bài viết thể hiện các góc nhìn mới
mẻ về các vấn đề xã hội, trong đó có định kiến giới. Như bài của Nguyễn Phương Mai, một
người phụ nữ hiện đại hiện đang sống và giảng dạy tại Hà Lan, chỉ ra: “Sống trong một xã hội
tràn ngập định kiến, phụ nữ luôn ở trong tình trạng phải vô thức dành một phần năng lượng
quý báu của não bộ để đấu tranh chiến thắng cảm xúc lo âu và bị coi thường” (Nguyễn, n.d.)31.
Hay trên Kênh 14.vn dịch lại bài viết trên báo nước ngoài, “Dọn dẹp, chăm con... là công việc
không được trả lương "ngốn" của phụ nữ bao nhiêu thời gian trong một ngày và những hệ lụy
to lớn phía sau” chỉ ra những công việc chăm sóc của người phụ nữ là những công việc không
lương, đã làm hạn chế khả năng tham gia kinh tế của người phụ nữ và làm tổn hại cả nền
kinh tế đất nước. Trên Zingnews chia sẻ bài phỏng vấn đại sức Đan Mạch với quan điểm bình
đẳng giới không xoá bỏ lợi ích của nam giới mà giúp cả hai giới tận dụng được mọi tiềm

29
Báo Phụ nữ Việt Nam. 2020. Bình đẳng giới: Yếu tố tạo ra sự thay đổi cho xã hội ở mọi thế hệ. [online]
Available at: https://phunuvietnam.vn/binh-dang-gioi-yeu-to-tao-ra-su-thay-doi-cho-xa-hoi-o-moi-the-he-
20200308104826078.htm
30
Nguyễn, T., 2019. Lời tiên tri cho nữ giới. [online] VnExpress. Available at: https://vnexpress.net/loi-tien-tri-
cho-nu-gioi-4008556.html
31
Nguyễn, P., n.d. ‘BÀ ẤY BIẾT GÌ MÀ LÀM SẾP’ – con ngáo ộp mang tên định kiến. [online] Zingnews. Available
at: https://zingnews.vn/ba-ay-biet-gi-ma-lam-sep-con-ngao-op-mang-ten-dinh-kien-post922933.html

40
năng của mình: 'Đàn ông hưởng lợi rất nhiều khi phụ nữ được trao cơ hội phát triển' (Sơn,
2019)32.

Những bài viết như vậy khá nhiều trên báo chí, nhằm nhận diện tầm quan trọng của bình
đẳng giới ở Việt Nam và những thách thức mà người phụ nữ đang phải đối mặt. Đây chính
là lý do mà bà Hà Thị Nga chủ tịch Hội LHPN Việt Nam đã đánh giá cao vai trò của báo chí
trong việc thúc đẩy bình đẳng giới tại cuộc gặp mặt phóng viên báo chí vào sáng 20/6, nhân
kỷ niệm 95 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Theo bà Nga, “nhờ tác động của báo chí
hiện nay, hình ảnh phụ nữ đã có thay đổi tích cực, dần thoát khỏi khuôn mẫu giới, nâng cao
vai trò vị thế của mình trong đời sống xã hội” (Dương, 2020)33.

2.1.2 Khuyến khích phụ nữ vươn lên vì nghề nghiệp và sự nghiệp

Có khá nhiều bài viết trên báo chí với giọng điệu tự hào, trích dẫn nhiều nghiên cứu của Grant
Thornton, MasterCard, ca ngợi tình trạng bình đẳng giới ở Việt Nam đã được cải thiện thông
qua việc nhiều phụ nữ là lãnh đạo cấp cao và nắm vị trí cao trong doanh nghiệp. Chẳng hạn,
như theo nghiên cứu của MasterCard vào năm 2018, có 31.3% doanh nghiệp ở Việt Nam có
nữ giới là chủ sở hữu, hay Việt Nam có 36% lãnh đạo cấp cao là nữ, đứng thứ hai ở Đông
Nam Á, hay Manufile có đến 60% vị trí lãnh đạo là thuộc về phụ nữ. Theo báo cáo của tập
đoàn tài chính Grant Thornton, tỷ lệ phụ nữ lãnh đạo doanh nghiệp ở Việt Nam cao thứ hai
châu Á, sau Philippines. Hay trong báo cáo về giới năm 2018 của Diễn đàn Kinh tế thế giới,
Việt Nam nằm trong top 10 nước có tỷ lệ lãnh đạo nữ cao nhất châu Á 34.

Đặc biệt, trên báo chí, thuật ngữ “nữ tướng” được sử dụng để vinh danh những người phụ
nữ thành đạt: “Việt nam có một loạt “nữ tướng” có tầm ảnh hưởng lớn và khả năng truyền
cảm hứng và đang trông đợi một thế hệ các “nữ tướng” kế nhiệm” (N, 2019)35. Diễn ngôn thời
quá khứ chiến tranh đã được sử dụng lại để gợi lại vai trò sứ mệnh của người phụ nữ một
thời trong lịch sử. Mặc dù cũng có nhiều thông tin về chủ trương của nhà nước về tăng số
lượng lãnh đạo nữ trong bộ máy chính quyền từ cấp cơ sở đến cấp trung ương, đáng chú ý
là những tấm gương thành đạt được báo chí khai thác chủ yếu là phụ nữ trong lĩnh vực doanh

32
Sơn, H., 2019. Đàn ông hưởng lợi rất nhiều khi phụ nữ được trao cơ hội phát triển. [online] Zingnews.
Available at: https://zingnews.vn/dan-ong-huong-loi-rat-nhieu-khi-phu-nu-duoc-trao-co-hoi-phat-trien-
post923041.html
33
Dương, H., 2020. Báo chí góp phần nâng cao vai trò, vị trí của phụ nữ trong xã hội hiện đại. [online] Báo Phụ
nữ Việt Nam. Available at: https://phunuvietnam.vn/bao-chi-gop-phan-nang-cao-vai-tro-vi-tri-cua-phu-nu-
trong-xa-hoi-hien-dai-20200620120742944.htm
34
Huệ, L., 2019. Nữ quyền bao nhiêu mới đủ?.[online] Zingnews.vn. Available at: https://zingnews.vn/nu-quyen-
phai-bao-nhieu-moi-du-post923388.html
35
N, B., 2019. VN đứng thứ hai châu Á về tỉ lệ phụ nữ làm lãnh đạo trong doanh nghiệp. [online] Tuổi trẻ.
Available at: https://tuoitre.vn/vn-dung-thu-hai-chau-a-ve-ty-le-phu-nu-lam-lanh-dao-trong-doanh-nghiep-
20190307155453132.htm

41
nghiệp. Nhiều dẫn chứng về những gương phụ nữ là giám đốc, CEO các tập đoàn, công ty….
Trên trang Cafe, Kênh 14 và Zingnews, có nhiều bài viết phỏng vấn và ca ngợi tấm gương của
những nhà lãnh đạo nữ, như phỏng vấn bà Hà Thu Thanh, chủ tịch Deloite Việt Nam, bà
Nguyễn Thị Mai Thanh, chủ tịch kiêm Tổng giám đốc REE, bà Tôn Nữ Thị Ninh, cựu đại sức
đặc mệnh toàn quyền Việt Nam, Lê Diệp Kiều Trang là CEO Facebook Việt Nam, Thái Vân Linh
- giám đốc chiến lược của quỹ đầu tư VinaCapital, Đào Chi Anh, bà Trần Kim Hồng, nhà sáng
lập công ty Greedot Connection Consultancy)... Việc Thiếu tá Đỗ Thị Hằng Nga, cán bộ Trung
tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam, Bộ Quốc phòng được lựa chọn cử đi làm nhiệm vụ tham gia
lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc cũng được xem là “thể hiện chính sách ưu việt của
Đảng, Nhà nước về bình đẳng giới, khẳng định vai trò của phụ nữ trong giai đoạn xây dựng,
bảo vệ Tổ quốc hiện nay” (Hiền, 2019)36

Sự xuất hiện của những người phụ nữ thành đạt - các nữ doanh nhân gắn với sự thành công
của các doanh nghiệp được xem là bước ngoặt lớn trong địa vị của người phụ nữ ở Việt Nam
trong lịch sử. Trên Zingnews đăng ngày 20/10/2019, trả lời phỏng vấn, một nhà kinh tế học,
thành viên trong tổ tư vấn của thủ tướng trước đây cũng khẳng định: “Từ thân phận “tòng
phụ, tòng phu, tòng tử”, cuộc đời gắn chặt với bếp núc, con cái, ở vị thế phụ thuộc, phụ nữ Việt
Nam đã trở thành lực lượng xã hội mang tính độc lập cao, có tư thế bình quyền và vị thế bình
đẳng. Đặc biệt là lực lượng doanh nhân nữ, thậm chí đã có người gia nhập “làng tỷ phú USD”,
mang thương hiệu Việt ra thế giới. Những nữ doanh nhân thành đạt không chỉ mang lại niềm
tự hào, tạo cảm hứng cho nữ giới, mà thậm chí cho cả giới doanh nhân Việt Nam” (Giang,
37
2019) . Khác với trong xã hội truyền thống khi tầng lớp thương nhân bị coi là thành phần
thấp nhất trong thành phần xã hội (sĩ, nông, công, thương) (như đã trình bày ở phần lịch sử),
trong bối cảnh kinh tế thị trường ở Việt Nam, doanh nhân đã trở thành lớp người được tôn
vinh. Đặc biệt, bối cảnh ấy khiến cho năng lực của phụ nữ được chính thức thừa nhận, và
thậm chí họ được coi là hiệu quả hơn so với nam giới. “Các công ty muốn có kết quả kinh
doanh tốt hơn, cổ phiếu tăng giá mạnh hơn có thể cân nhắc bổ nhiệm nữ giới làm giám đốc
tài chính” (Hà, 2019)38.

Đối với các bài viết nhằm cổ suý phụ nữ tự tin thăng tiến, có hai nội dung chính được nhấn
mạnh: thứ nhất, phụ nữ phải có nghề nghiệp riêng và tự tôn giá trị bản thân; thứ hai, khuyến
khích phụ nữ có năng lực tham gia lãnh đạo.

36
Hiền, H., 2019. Gặp nữ sĩ quan Việt Nam đầu tiên thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình. [online] Zingnews.
Available at: https://zingnews.vn/gap-nu-si-quan-viet-nam-dau-tien-thuc-hien-nhiem-vu-gin-giu-hoa-binh-
post914977.html
37
Giang, Q., 2019. ‘Nữ doanh nhân Việt dịu dàng, táo bạo, thông minh và có tầm’. [online] Zingnews. Available
at: https://zingnews.vn/nu-doanh-nhan-viet-diu-dang-tao-bao-thong-minh-va-co-tam-post1003596.html
38
Hà, T., 2019. Nữ giám đốc tài chính giúp công ty lãi nhiều hơn. [online] vnexpress. Available at:
https://vnexpress.net/nu-giam-doc-tai-chinh-giup-cong-ty-lai-nhieu-hon-4000119.html

42
Một số bài báo, hoặc là do tác giả viết, hoặc là các bài phỏng vấn với các phụ nữ thành đạt,
coi bất bình đẳng giới một phần là do người phụ nữ sống lệ thuộc, không tự chủ được về
kinh tế. Các bài báo cổ vũ phụ nữ vươn lên, không nên sống “dựa dẫm” phụ thuộc vào đàn
ông, đồng thời nhấn mạnh vào việc phụ nữ phải “tự tin” vào giá trị của mình: “Còn dựa dẫm
là còn bất bình đẳng, phụ nữ ngày nay tiến tới tự chủ kinh tế, khắc phục mọi khó khăn trong
cuộc sống, phấn đấu vươn lên để khẳng định mình. Họ đồng hành với nam giới trong việc xây
dựng cuộc sống ổn định, hạnh phúc” (Nguyễn, 2018)39. Tự chủ về kinh tế thông qua việc tham
gia xã hội, có nghề nghiệp ổn định, là một trong những tiêu chí giúp phụ nữ có tiếng nói
bình đẳng với đàn ông. Báo Phụ nữ Việt Nam, cơ quan ngôn luận của Hội Phụ nữ Việt Nam
nêu quan điểm rõ ràng: độc lập tài chính là chìa khoá của hạnh phúc (20/3/2020).40 Trên báo
Phụ nữ Việt Nam cũng ghi lại phát biểu của một đại tá nữ: “Phụ nữ phải tự tin, tự tôn bản
thân, có ý thức vươn lên làm chủ tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, thực sự năng động, biết nắm
lấy cơ hội, không ngừng rèn luyện kỹ năng sống, không ngừng vươn lên để hoàn thiện bản
41
thân, biết yêu chính mình” . Trên CafeBiz, thậm chí có nhà báo còn hô hào: “Phụ nữ nếu
không tìm được chồng sẵn sàng hỗ trợ thì đừng kết hôn nữa” (Lâm, 2020)42.

Báo trên Kênh 14 cũng khuyến khích mạnh mẽ những người phụ nữ hiện đại cần phải dũng
cảm hơn để bứt phá: “Phụ nữ thành công nhìn nhận thất bại chỉ mang tính tạm thời; họ không
ngừng cho bản thân thêm cơ hội đột phá và tiến tới, cứ nỗ lực thêm chút nữa, thử thách chính
mình để rồi nhận ra rằng mình có thể làm được điều phi thường. Nếu chúng ta không cho mình
cơ hội thì có khác gì việc chấp nhận những định kiến xã hội ấy là đúng? Muốn xã hội và mọi
người xung quanh nhìn nhận mình theo cách khác, bản thân mỗi người phụ nữ phải có niềm
tin vào bản thân mình” (A.D, 2018)43. “Biết yêu chính mình” là một diễn ngôn khá phổ biến
trên báo chí để khuyến khích người phụ nữ hiện đại sống cho mình nhiều hơn và bớt những
gánh nặng sống vì người khác.

39
Nguyễn, D., 2018. Vươn lên, đừng sống lệ thuộc. [online] Tuổi trẻ. Available at: https://tuoitre.vn/vuon-len-
dung-song-le-thuoc-20181006110523402.htm
40
https://phunuvietnam.vn/doc-lap-ve-tai-chinh-quan-trong-the-nao-voi-phu-nu-hien-dai-
20200320190448079.htm
41
Lan, H., 2019. 3 nhân tố để công tác phụ nữ, bình đẳng giới trong Quân đội thành công. [online] Báo Phụ nữ
Việt Nam. Available at: https://phunuvietnam.vn/3-nhan-to-de-cong-tac-phu-nu-binh-dang-gioi-trong-quan-
doi-thanh-cong-20191205191250559.htm
42
Lâm, M., 2020. Phụ nữ nếu không tìm được chồng sẵn sàng hỗ trợ sự nghiệp thì tốt nhất đừng kết hôn nữa!.
[online] Cafebiz. Available at: https://cafebiz.vn/phu-nu-neu-khong-tim-duoc-chong-san-sang-ho-tro-su-
nghiep-thi-tot-nhat-dung-ket-hon-nua-20200301101942957.chn
43
A.D, 2018. Từ câu chuyện thành công của 5 nữ doanh nhân: Không có gì là “phụ nữ phải thế” hay “con gái thì
làm sao mà làm được”. [online] Kênh 14. Available at: https://kenh14.vn/tu-cau-chuyen-thanh-cong-cua-5-nu-
doanh-nhan-khong-co-gi-la-phu-nu-phai-the-hay-con-gai-thi-lam-sao-ma-lam-duoc-
20180828151711434.chn

43
Trong tổng số 183 bài báo trong cơ sở dữ liệu của nghiên cứu, có tổng cộng 65 lượt ý kiến
đề cập đến năng lực lãnh đạo của phụ nữ; trong đó, có 62 lượt ý kiến (chiếm 95.3%) cổ vũ và
thừa nhận năng lực lãnh đạo của phụ nữ. Trên báo chí cũng xuất hiện những bài viết so sánh
năng lực lãnh đạo của nam và nữ và coi tố chất đặc thù của phụ nữ là thế mạnh của họ trong
việc lãnh đạo: “Những công việc, vị trí quan trọng như lãnh đạo, dẫn dắt, đưa ra quyết định…
nếu như ở mấy trăm năm trước, chúng ta hầu như không thấy phụ nữ xuất hiện ở những vai
trò này, thì ngày nay, đôi khi họ làm còn tốt hơn cả đấng mày râu bởi những tố chất mà đàn
ông không có. Những danh hiệu như “người đàn bà thép”, “nữ doanh nhân thành đạt” không
còn là câu chuyện hiếm thấy ở thế giới hiện đại ngày nay” (Khi chồng có thu nhập kém hơn
vợ: Người đàn ông sẽ làm gì trong tình huống đó?, 2019) 44.

Cũng khá phổ biến các bài báo, đặc biệt trên báo của Hội Phụ nữ, dùng các ngôn từ sáo ngữ,
có tính hô hào để khẳng định sự thay đổi của người phụ nữ hiện đại, rất khác với những trói
buộc của phụ nữ truyền thống trước đây:

“ Phụ nữ hôm nay là thế. Họ từng bước cởi bỏ các định kiến từ truyền thống tới hiện đại
áp đặt lên người phụ nữ. Các hình mẫu, các biểu tượng, các gạch đầu dòng không còn
tác động được nhiều tới lối sống và cách suy nghĩ của họ. Ai muốn chọn sự nghiệp cứ
chọn sự nghiệp, ai muốn chọn trong bếp cứ ở trong bếp, ai muốn chọn danh vọng cứ
đuổi theo danh vọng… Phụ nữ hôm nay đã biết lắng nghe sự thôi thúc của chính mình
thay vì phụ thuộc vào sự thôi thúc của cha mẹ, của bà con lối xóm, của người dưng hay
của... cộng đồng mạng. Chính vì thế mà họ tìm được sự hài lòng trong cuộc sống của
mình. Họ đã thôi cô đơn, thôi đau đáu về chuyện tìm kiếm 1 người đàn ông ở tuổi ngoài
30. Họ cũng thôi ấm ức, tức tưởi, tủi hờn, tự ti khi quanh quẩn cả ngày với gian bếp, con
cái và nhà cửa. Chỉ đơn giản là vì, họ được làm điều mà họ yêu thích, điều mà họ cảm
thấy phù hợp nhất với chính bản thân mình. Họ trân trọng giá trị bản thân trong mỗi
công việc mà mình lựa chọn. (Nhân Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10: Khi phụ nữ hạnh
phúc, 2019) 45

Nhiều bài trên báo chí cho thấy các tấm gương những người phụ nữ trẻ thành công. Trên
báo Phụ Nữ TP.HCM online đăng 18/10/2019, Ngô Phương Thảo, người phụ nữ sáng lập ra
Anbook và Wemaster khẳng định “Tầm nhìn không phụ thuộc vào giới tính”: “Thế hệ của
chúng tôi (những người sinh năm 1980 trở về sau) giờ đây khác thế hệ của bà, của mẹ tôi ngày
trước là vì chúng tôi dám nghĩ lớn…” Trên trang Kênh 14 dành cho giới trẻ, đăng tải một bài

44
Kênh 14. 2019. Khi chồng có thu nhập kém hơn vợ: Người đàn ông sẽ làm gì trong tình huống đó?. [online]
Available at: https://kenh14.vn/khi-chong-co-thu-nhap-kem-hon-vo-nguoi-dan-ong-se-lam-gi-trong-tinh-
huong-do-20190930231725718.chn
45
Báo Phụ nữ Việt Nam. 2019. Nhân Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10: Khi phụ nữ hạnh phúc. [online] Available at:
https://phunuvietnam.vn/nhan-ngay-phu-nu-viet-nam-20-10-khi-phu-nu-hanh-phuc-65689.htm

44
viết về năm cô gái với tiêu đề “Không có gì là ‘con gái phải thế’ hay ‘con gái sao làm được điều
phi thường’. Đó là 5 cô gái trẻ thế hệ 8x, 9x được xem là những tấm gương “đi ngược với định
kiến xã hội”: Thi Anh Đào là giám đốc điều hành của Isobar Việt Nam, Lê Diệp Kiều Trang là
CEO của facebook Việt Nam, Tú Phượng điều hành Metub Network, đối tác của Youtube,
Thái Vân Linh, giám đốc chiến lược của quỹ đầu tư Vina và cô gái trẻ Đào Chi Anh thành công
trong việc kêu gọi 5,5 triệu usd đầu tư vào chuỗi cửa hàng Kafe Group. Họ được xem là những
người con gái trẻ dám vượt qua những định kiến xã hội về vị trí của người phụ nữ, tự khẳng
định mình và là tấm gương cho thế hệ phụ nữ trẻ khao khát thành công:

“Những tưởng cái thời “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” đã đi qua, sự lạc hậu, cổ hủ đã
lùi vào dĩ vàng thì phụ nữ sẽ có thể tự do, thoát khỏi cái khuôn mẫu của “công dung
ngôn hạnh” như “trói” phụ nữ bằng sợi dây vô hình nhưng kỳ thực, định kiến với phụ nữ
vẫn còn là điều phổ biến trong xã hội hiện đại, nhưng đã có nhiều người phụ nữ dám
gỡ bỏ những chiếc “mác” vô hình trên người và bứt phá thành công với cuộc đời của
mình. Mỗi phụ nữ là một cái tôi độc lập, cá tính và họ không phải là những mặt hàng,
đồ vật để mặc định bị gắn mác, an phận với những gì người khác sắp đặt. Bứt ra ngoài
những định kiến, họ tiềm tàng nội lực để vượt qua thử thách, “dám làm điều phi thường”
và tạo nên thành công của riêng mình. (A.D, 2018) 46

Như vậy, việc kêu gọi phụ nữ tham gia vào công việc xã hội, kinh tế, chính trị để thành công
trong công việc, ngoài xã hội đã được nhấn mạnh trên báo chí. Điều này khẳng định năng lực
và vị thế của phụ nữ là tương đương với nam giới. Tuy nhiên, việc báo chí vẫn khắc họa vai
trò “hai vai” của phụ nữ thành đạt là “giỏi việc nước, đảm việc nhà” vô hình chung đã tạo tạo
ra một khuôn mẫu chất thêm gánh nặng cho người phụ nữ. Những phụ thành đạt ngoài xã
hội vẫn bị soi dưới lăng kính là họ có giữ lửa ấm cho gia đình hay không. Và nếu họ không
làm tròn “bổn phận” chăm sóc gia đình thì họ vẫn bị coi là “có vấn đề” hoặc “không phải là
hình mẫu chuẩn của phụ nữ Việt Nam”. Phần tiếp sau sẽ thảo luận sâu hơn về những định
kiến giới vẫn tồn tại ngay cả khi báo chí ca ngợi những phụ nữ thành đạt.

2.1.3 Sự nghiệp của phụ nữ từ lăng kính định kiến giới

Mặc dù báo chí phê phán sự tồn tại của định kiến giới, cổ vũ cho sự dũng cảm vượt ra ngoài
các khuôn mẫu giới, nhưng sự thành đạt của người phụ nữ lại được khá nhiều các bài báo soi
chiếu từ các đặc tính giới và khuôn mẫu giới. Những đặc tính giới này được đúc kết từ trong
nền văn hoá Việt Nam truyền thống và được coi là thế mạnh của người phụ nữ. Trong nhiều

46
Kênh 14. 2018. Từ câu chuyện thành công của 5 nữ doanh nhân: Không có gì là “phụ nữ phải thế” hay “con
gái thì làm sao mà làm được”. [online] Available at: https://kenh14.vn/tu-cau-chuyen-thanh-cong-cua-5-nu-
doanh-nhan-khong-co-gi-la-phu-nu-phai-the-hay-con-gai-thi-lam-sao-ma-lam-duoc-
20180828151711434.chn

45
bài báo, người phụ nữ được ví von với “nước” – dịu dàng nhưng có sức mạnh tuyệt đối (như
câu ca dao nói về công lao cha mẹ: công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong
nguồn chảy ra), và “nước” vẫn tiếp tục trở thành biểu tượng cho sức mạnh của phụ nữ hiện
đại: “Phụ nữ như dòng nước rất mềm mại nhưng cũng vô cùng mạnh mẽ, khiến cho đá phải
mòn” (Phỏng vấn bà Ha Thu Thanh, chủ tịch công ty kiểm toán Deloitte, Báo Phụ nữ Việt Nam,
25/05/2019), "Phụ nữ giống như dòng nước, rất uyển chuyển, nhẹ nhàng nhưng vẫn quyết
đoán, mãnh liệt và bền bỉ. Ông bà ta không tự nhiên có câu lạt mềm buộc chặt" (Lộc, 2019) 47,
“Gắn bó với nghề trong nhiều năm, nữ tướng ngành kiểm toán hiểu ra rằng lợi thế của phụ nữ
chính là sức bền, như dòng nước chảy khiến đá phải mòn, mài sắc thành kim” (Kim, 2019)48.

Các đặc tính giới của phụ nữ như “mềm dẻo”, “dịu dàng”, “cảm thông”, “điềm tĩnh”, “bền bỉ”,
“tinh tế”, “nhạy cảm”…được báo chí nhắc đến như là thế mạnh cho các doanh nhân nữ trong
việc điều hành doanh nghiệp. Nhiều cuộc phỏng vấn những phụ nữ thành đạt trên báo chí
đều nhấn mạnh đến đặc trưng giới tính của phụ nữ đã đem lại cho họ sự thành công: “Tất cả
nữ doanh nhân làm nên sự nghiệp đáng nể đều có điểm chung: Dịu dàng mà táo bạo, quyết
đoán mà có tâm, thông minh và có tầm; “phụ nữ có những đặc trưng, phẩm chất và năng lực
để thành đạt trong kinh doanh, vượt trội hơn cả nam giới. Họ dịu dàng và điềm tĩnh, nhưng lại
rất táo bạo và quyết đoán. Họ thường bền bỉ và mạnh mẽ hơn đàn ông trong cuộc đua dài hơi
lẫn ở trong các tình huống khốc liệt. Họ biết cách chinh phục đối tác, nhất là đối tác “mày râu”,
tức là họ rất biết cách làm cho kẻ khác “đầu hàng”. (Giang, 2019) 49; “Tôi chắc chắn cách điều
hành, ứng xử của một nữ CEO sẽ luôn khác. Sự cảm thông dành cho lao động nữ hay các chính
sách triển khai cũng sẽ khác. Một lãnh đạo nữ có xu hướng chia sẻ và cảm thông, hỗ trợ, theo
dõi nhân viên tốt hơn” (Như, 2019)50; “Trái ngược với đàn ông - những kẻ có xu hướng tập
trung vào sự nghiệp để tối đa hóa lợi ích kinh tế, phụ nữ xem công việc một cách toàn diện
hơn, như một phần trong kế hoạch tổng thể của cuộc sống” (Quốc, 2020)51. Bên cạnh đó, cũng
có những bài một mặt đánh giá cao đặc tính nữ giới, mặt khác cũng làm lộ ra những định
kiến về năng lực về phụ nữ: ‘Hơn ai hết, phần lớn phụ nữ nhạy cảm, quan sát tốt hơn nam
giới, nên họ có nhiều dữ liệu hơn về những người xung quanh mình. Và như vậy, họ cảm nhận

47
Lộc, A., 2019. Ái nữ Tân Hiệp Phát: 'Phái đẹp có thế mạnh riêng để thành công'. [online] vnexpress.net.
Available at: https://vnexpress.net/ai-nu-tan-hiep-phat-phai-dep-co-the-manh-rieng-de-thanh-cong-
3917694.html
48
Kim, Y., 2019. 'Các lãnh đạo nữ hãy bước ra khỏi vùng an toàn' - CafeLand.Vn. [online] CafeLand. Available at:
https://cafeland.vn/doanh-nhan/doanh-nhan/cac-lanh-dao-nu-hay-buoc-ra-khoi-vung-an-toan-23379.html
49
Giang, Q., 2019. 'Các lãnh đạo nữ hãy bước ra khỏi vùng an toàn'. [online] Zingnews. Available at:
https://zingnews.vn/nu-doanh-nhan-viet-diu-dang-tao-bao-thong-minh-va-co-tam-post1003596.html
50
Như, B., 2019. Phụ nữ cô nào chẳng có 'máu' lãnh đạo!. [online] Tuổi trẻ. Available at: https://tuoitre.vn/phu-
nu-co-nao-chang-co-mau-lanh-dao-20190810095228083.htm
51
Quốc, N., 2020. Bình đẳng giới trong tổ chức cán bộ cốt để tìm người chính trực. [online] Báo Phụ Nữ TP.
HCM. Available at: https://www.phunuonline.com.vn/binh-dang-gioi-trong-to-chuc-can-bo-cot-de-tim-nguoi-
chinh-truc-a1411260.html

46
nhanh hơn những thay đổi của xã hội. Nếu phụ nữ được trang bị cho tư duy hệ thống và tư
duy phản biện, tôi tin rằng họ có nhiều lợi thế hơn nam giới trong việc quan sát chuyển động
xã hội, và từ đó, những đóng góp của họ cũng trở nên thiết thực, kịp thời” (Ngô, 2019)52.

Các đặc tính của phụ nữ ảnh hưởng đến “phân công công việc” cho họ mặc dù nhằm mục
đích “bình đẳng”. Ví dụ, trong bài phân tích về bình đẳng giới trong quân đội của Thượng tá
Phùng Thị Phú (Trưởng ban Phụ nữ Quân đội) thì phụ nữ tham gia quân đội tập trung nhiều
vào “các đơn vị quân y, học viện, nhà trường, viện nghiên cứu; các doanh nghiệp quân đội chị
em có đội ngũ đông đảo, trình độ chuyên môn cao, có vai trò quan trọng trong việc hoàn thành
nhiệm vụ của đơn vị”. Ngoài ra, phụ nữ trong quân đội vẫn phải phát huy vai trò giới truyền
thống của họ khi khẳng định “cán bộ, hội viên phụ nữ Quân đội đã phát huy tốt truyền thống
"Yêu nước, đoàn kết, sáng tạo, trung hậu, đảm đang", nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý chí tự
lực tự cường, cần cù, sáng tạo, không quản ngại khó khăn, gian khổ, nỗ lực phấn đấu vươn lên,
vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Quân đội giao phó, vừa làm tốt vai trò người vợ, người mẹ,
chăm lo, xây dựng tổ ấm gia đình, tạo nền tảng vững chắc để hoàn thành tốt nhiệm vụ, chức
trách trên các cương vị được giao ở mọi lĩnh vực công tác trong Quân đội”. (Phùng, 2019) 53.

Với quan niệm cho rằng phụ nữ có khả năng cùng một lúc làm nhiều việc, trong một buổi
Tọa đàm “Khởi nghiệp cùng Logistics” tổ chức ở Hà Nội và được ghi lại trên báo CafeF, một vị
tiến sĩ nam giới cho rằng ngành logistics là ngành hợp với phụ nữ vì: “bản chất logistics rất
đa ngành, là ngành kết nối, giữ vai trò cảm biến cho tất cả các đối tác, trong khi “phụ nữ không
khác gì cái cảm biến cả”. “Đàn ông chi có 28 sắc thái xúc cảm, trong khi phụ nữ có 148 sắc thái.
Xúc cảm ấy khiến phụ nữ trong cùng một lúc làm được nhiều việc. Ví như đàn ông chỉ đọc báo
thì thôi xem TV, đã xem TV thì thôi đọc báo. Còn phụ nữ làm tất cả mọi việc, vừa kho thịt, nhặt
rau, xem TV, nấu cơm, vừa gõ máy tính, chat chit cùng một lúc” (Hồng, 2019)54. Nhiều phụ nữ
thành đạt cũng cho rằng với họ cần cân bằng việc xã hội và việc gia đình vì vai trò của người
phụ nữ. Trong một buổi tọa đàm “Phụ nữ kiến tạo sự thay đổi” vừa được tổ chức tại TPHCM,
Đỗ Mỹ Ninh - Giám đốc quản lý tiếp thị của Google tại Việt Nam – “cho rằng, người phụ nữ
như một diễn viên xiếc đi trên dây, nếu không giữ được thăng bằng sẽ ngã xuống. Công việc,

52
Ngô, P., 2019. Tầm nhìn không phụ thuộc vào giới tính. [online] Báo Phụ nữ TP.HCM. Available at:
https://www.phunuonline.com.vn/tam-nhin-khong-phu-thuoc-vao-gioi-tinh-a1391758.html
53
Phùng, T., 2019. Nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ quân đội. [online] Báo Phụ nữ Việt Nam. Available at:
https://phunuvietnam.vn/nang-cao-vai-tro-vi-the-cua-phu-nu-quan-doi-20191220122027168.htm
54
Hồng, L., 2019. TS Võ Trí Thành: Phụ nữ có hơn 140 sắc thái xúc cảm còn đàn ông chỉ có 28, nên logistics là
ngành rất hợp với phụ nữ. [online] CafeF. Available at: https://cafef.vn/ts-vo-tri-thanh-phu-nu-co-hon-140-sac-
thai-xuc-cam-con-dan-ong-chi-co-28-nen-logistics-la-nganh-rat-hop-voi-phu-nu-20190318172919945.chn

47
gia đình đều rất quan trọng, không thể xem nhẹ bất cứ điều gì được” ('Phụ nữ kiến tạo sự thay
đổi' từ những điều gần gũi nhất, 2018) 55.

Cũng vì quan niệm cho rằng phụ nữ có thể làm cùng một lúc nhiều việc, nên sự thành đạt
chuẩn mực của người phụ nữ được coi là phải đặt trong vai trò kép của họ: vừa hoàn thành
công việc lãnh đạo, vừa phải chu toàn công việc nhà. Không hiếm các bài phỏng vấn những
phụ nữ thành đạt/các doanh nhân khẳng định việc hoàn thành sứ mệnh vẹn toàn này cuả họ.
Như một bài phỏng vấn trên trang CafeF, một người phụ nữ thành đạt diễn giải: “Thiên chức
của người phụ nữ là làm vợ và làm mẹ. Dù bận rộn nhưng tôi vẫn luôn dành thời gian tự tay
nấu bữa cơm cho gia đình, đưa con đi chơi, chăm sóc cho chồng,… tôi cảm thấy hạnh phúc vì
điều đó” (Ánh, 2019)56. Hay trên Phụ Nữ Online, cô gái sáng lập ra Anbook và Wemaster chia
sẻ: “Tôi không biết cái nào làm cho người ta hạnh phúc hơn: được xướng danh và trao hoa trên
sân khấu trăm người, hay xách giỏ đi chợ mà mua được miếng thịt bò ngon và ngồi nhìn con
ăn ngon lành rồi vét sạch dĩa. Với tôi, thú thật là cái thứ hai khiến tôi hạnh phúc hơn. Đây mới
là những điều “giới hạn” phụ nữ: không phải họ không nghĩ lớn, mà đối với họ, cái gì quan
trọng hơn?”

Một chuyên gia về giới, khi trả lời trên báo chí cũng cho rằng phụ nữ lý tưởng phải trọn vẹn
cả đôi đường cả gia đình và sự nghiệp: “Việc lựa chọn điều gì là đúng – sai sẽ tùy thuộc vào
nhận thức từng người: Có người chọn gia đình nhưng có người chọn sự nghiệp còn có người
lại lựa chọn cả 2. Theo tôi, chọn cả 2 là tốt hơn hết vì bản chất, 2 điều kiện này không xung đột
lẫn nhau, trái lại, nó bổ trợ nhau"(Quang, 2020) 57

Chịu sự chi phối của các khuôn mẫu giới này, nên trên báo chí cũng có nhiều bài cho thấy cái
giá mà người phụ nữ phải trả khi không hoàn thành vai trò giới được trông đợi của mình: “Ít
ai biết được rằng đằng sau thành công của những nhà khoa học nữ là những hi sinh, từ hạnh
phúc gia đình cho đến thời gian dành cho bản thân” (Thu, 2020)58. Sự trả giá ấy đôi khi là sự
thất bại trong hôn nhân khi người phụ nữ thành đạt, có thu nhập cao hơn chồng và không
còn nhiều thời gian cho việc nhà.

55
Báo Phụ nữ Việt Nam. 2018. 'Phụ nữ kiến tạo sự thay đổi' từ những điều gần gũi nhất. [online] Available at:
https://phunuvietnam.vn/phu-nu-kien-tao-su-thay-doi-tu-nhung-dieu-gan-gui-nhat-49973.htm
56
Ánh, D., 2019. CEO Đỗ Thị Thu Mai – Phụ nữ làm kinh tế giỏi vẫn có thể là người phụ nữ của gia đình!.
[online] CafeF. Available at: https://cafef.vn/ceo-do-thi-thu-mai-phu-nu-lam-kinh-te-gioi-van-co-the-la-nguoi-
phu-nu-cua-gia-dinh-20191214105424373.chn
57
Quang, V., 2020. Giáo sư, tiến sĩ Lê Thị Quý: Chỉ chọn sự nghiệp hoặc gia đình sẽ rất vô vị. [online] Kênh 14.
Available at: https://kenh14.vn/giao-su-tien-si-le-thi-quy-chi-chon-su-nghiep-hoac-gia-dinh-se-rat-vo-vi-
20200303232724324.chn
58
Thu, H., 2020. Phụ nữ làm khoa học: Lúc ăn cơm cũng phải làm. [online] Tuổi trẻ. Available at:
https://tuoitre.vn/phu-nu-lam-khoa-hoc-luc-an-com-cung-phai-lam-20200718101311792.htm

48
Điều này không đáng ngạc nhiên, bởi như nhận định trong một báo cáo nghiên cứu (Oxfam
2017), báo chí đã góp phần tạo nên khuôn mẫu định kiến đối với những người phụ nữ thành
đạt trong xã hội Việt Nam đương đại: lãnh đạo nữ lý tưởng là những nữ lãnh đạo hoàn thành
được vai trò kép là trách nhiệm trong gia đình của người phụ nữ truyền thống và công việc
lãnh đạo của một phụ nữ hiện đại. Trong khi số lãnh đạo nữ được phỏng vấn, đưa tin còn
chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với lãnh đạo là nam giới, hình ảnh của họ thường được miêu tả
cùng thông tin về cuộc sống gia đình hay hình thức bên ngoài (Oxfam 2017).

2.1.4 Trụ cột gia đình: kỳ vọng và áp lực của đàn ông

Vai trò trụ cột gia đình của đàn ông được báo chí nhắc đến, vừa như một sự kỳ vọng có tính
khuôn mẫu của xã hội đối với vai trò giới của người đàn ông trong gia đình, vừa như một sự
phê phán việc đặt gánh nặng sức ép tâm lý lên nam giới.

Trên các trang CafeBiz hướng đến đối tượng độc giả nam giới, có khá nhiều bài viết chỉ những
áp lực của đàn ông, như: “Áp lực vô hình trên vai người đàn ông hiện đại liên quan đến thu
nhập của người đàn ông chỉ bằng vợ là một cái tội” (Ánh, 2018) 59, “Làm đàn ông thời nay thật
khổ: Ngày càng yếu đuối lại còn bị phụ nữ đè đầu cưỡi cổ” 60

Vai trò trụ cột về kinh tế của người đàn ông được xem là nguồn cơn của những áp lực mà họ
phải chịu. Báo VnExpress phân tích: “Bi kịch của người đàn ông trong xã hội Việt Nam hiện đại
là bị ép lại bởi hai luồng áp lực truyền thống và thực tế. Một mặt, truyền thống vẫn dạy dỗ và
rót vào tai bảo họ có vai trò trụ cột. Trong khi đó, xã hội bày ra trước mặt họ một sự thật, phụ
nữ ngày nay sống đơn thân, nhận con nuôi và tập trung phát triển sự nghiệp. Phụ nữ ngày
càng cần đến nam giới ít hơn, ít nhất, trên phương diện tài chính. Đàn ông đã không thể dùng
đến cây gậy kinh tế để điều khiển nửa còn lại của thế giới. Những người đàn ông tôn trọng phụ
nữ sẵn sàng để họ gánh vác một phần trách nhiệm với gia đình và xã hội. Nhưng ngay lập tức,
sẽ bị quy chụp là "thua kém cả đàn bà". Và như thế, phần đàn ông của họ bị phủ định” (Kiều,
2018) 61. Trên Kênh14.vn cũng có bài viết đặt ra câu hỏi, cuộc sống gia đình sẽ ra sao khi vai
trò giới được đảo ngược, “đàn bà xây nhà, đàn ông xây tổ ấm”, và chỉ ra rất nhiều thách thức:
“Khi được hỏi mẫu bạn đời lý tưởng trong mắt họ thế nào, số đông có lẽ sẽ mong chờ mẫu số
chung cho câu trả lời "Đảm đang, tháo vát, chăm lo cho gia đình" từ đàn ông và "Chăm chỉ
làm việc, tài chính tốt, có sự nghiệp" từ đàn bà. Bởi vậy theo tâm lý chung, cả hai giới đều sẽ

59
Ánh, D., 2018. Áp lực vô hình trên vai người đàn ông hiện đại. [online] CafeBiz. Available at:
https://cafebiz.vn/ap-luc-vo-hinh-tren-vai-nguoi-dan-ong-hien-dai-20181221113154557.chn
60
CafeBiz. 2019. Làm đàn ông thời nay thật khổ: Ngày càng yếu đuối lại còn bị phụ nữ đè đầu cưỡi cổ. [online]
Available at: https://cafebiz.vn/lam-dan-ong-thoi-nay-that-kho-ngay-cang-yeu-duoi-lai-con-bi-phu-nu-de-
dau-cuoi-co-20190520113753203.chn
61
Kiều, L., 2018. 'Hãy để cho đàn ông được sợ hãi'. [online] vnexpress. Available at: https://vnexpress.net/hay-
de-cho-dan-ong-duoc-so-hai-3856117.html

49
ngại phải thừa nhận người có thu nhập tốt hơn trong mối quan hệ là người phụ nữ” (Nhi, 2019)
62
.

Cũng trên Kênh14.vn (07/10/2019) đăng tải một cuộc phỏng vấn nhanh ngoài đường phố với
những bạn thanh niên trẻ và cả những người đã có gia đình ở Hà Nội về chủ đề khi người
phụ nữ có thu nhập cao hơn chồng và là trụ cột gia đình, và kết quả là một số ý kiến phụ nữ
cho rằng: “không đánh giá cao người đàn ông thu nhập thấp hơn vợ” (nữ 30 tuổi), “mình sẽ
rất buồn nếu chồng có thu nhập thấp, sự nghiệp lép vế so với vợ” (nữ 30 tuổi), trong khi một
số nam giới cho rằng: “Mình nghĩ sẽ rất xấu hổ nếu có vợ mình có thu nhập cao hơn. Rồi mỗi
khi gặp bạn bè, chắc hẳn sẽ ngại vô cùng” (nam 18 tuổi), hoặc “Mình nghĩ nếu có thu nhập
thấp hơn vợ thì sẽ khá mặc cảm vì bị lép vế hơn” (nam 36 tuổi). Tuy nhiên, theo bài báo: “đa
số những người được hỏi đều cho rằng quan điểm về "trụ cột gia đình" ngày nay đã khác trước,
gia đình cũng chính là nơi thể hiện thực chất nhất của sự bình đẳng, vợ hay chồng đều phải
chung vai gánh vác, nên với họ nếu người vợ có thu nhập cao hơn chồng cũng chẳng phải vấn
đề gì to tát” (Lê, 2019) 63. Bên cạnh đó cũng có tuyến bài thể hiện sự thay đổi trong quan niệm
của các nam thanh niên về làm việc nhà như là một sự chia sẻ bình đẳng.

Như vậy, nhìn chung báo chí có xu hướng phá bỏ định kiến, cổ suý cho bình đẳng giới, và
nêu ra các mẫu hình người phụ nữ hiện đại thành đạt như những tấm gương để khích lệ phụ
nữ phấn đấu vươn lên, vượt ra ngoài các khuôn mẫu giới truyền thống trói buộc họ. Tuy
nhiên, dấu ấn của các khuôn mẫu giới vẫn được thể hiện rõ trong cách mà báo chí sử dụng
để soi chiếu và đánh giá sự thành đạt của phụ nữ. Bên cạnh đó, báo chí cũng đã nhận diện
những áp lực của nam giới để trở thành trụ cột gia đình, và cho rằng, đang có xu hướng thay
đổi tích cực của những nam giới trẻ về vai trò chăm sóc của đàn ông đối với gia đình.

2.2 Vấn đề Giới và Việc làm trên Mạng xã hội

Như trình bày ở phần phương pháp nghiên cứu, để hiểu thêm về những quan điểm liên quan
đến giới và việc làm từ các góc nhìn cá nhân, chúng tôi chọn khảo sát diễn đàn (forum) như
VOZ và web trẻ thơ; hai facebook pages là Beatvn, NEU confession. Mặc dù nghiên cứu chỉ
thu thập các thảo luận có liên quan đến nghề nghiệp và thăng tiến nghề nghiệp, nhóm nghiên
cứu cũng thu thập được một lượng có ý nghĩa số thảo luận liên quan đến chủ đề nghiên cứu.

62
Nhi, 2019. Nếu “đàn bà xây nhà, đàn ông xây tổ ấm”?. [online] Kênh 14. Available at: https://kenh14.vn/neu-
dan-ba-xay-nha-dan-ong-xay-to-am-20191012201820171.chn
63
Lê, Q., 2019. Phỏng vấn chuyện thu nhập vợ hơn chồng hay chồng hơn vợ: Cứ phải so sánh thế thì khó sống
lắm!. [online] Kênh 14. Available at: https://kenh14.vn/phong-van-dao-nghi-gi-neu-vo-co-thu-nhap-cao-hon-
chong-va-tro-thanh-tru-cot-gia-dinh-20191007003407468.chn

50
Bảng 2: Các diễn đàn, mạng xã hội được khảo sát

Đặc điểm Số lượt ý kiến


Tên kênh
thành viên/độc giả thu được
Mạng xã hội
VOZ Đa số là nam 546
Web trẻ thơ Đa số là nữ 126
NEU confession Cân bằng 53
Beatvn Cân bằng 416
TỔNG 1.141

Các thảo luận về giới trong công việc và thăng tiến xuất hiện khá ít so với các chủ để khác về
giới nói chung, nhưng nội dung được đề cập lại khá phong phú và đa dạng. Theo kết quả
được trình bày ở bảng 2, VOZ là diễn đàn có nhiều thảo luận về chủ đề nghiên cứu nhất (546
status). Có thể lý do là do VOZ là diễn đàn về công nghệ nên các thảo luận về công việc xuất
hiện nhiều hơn. Điều này khá thú vị vì VOZ có hơn 70% lượng truy cập là nam giới, và hơn
85% người truy cập từ 34 tuổi trở xuống. Phân tích góc nhìn của họ sẽ giúp hiểu được quan
niệm về giới của các thành viên khi nói về công việc và thăng tiến. Sau VOZ, Beatvn là diễn
đàn có số thảo luận thu thập được nhiều thứ hai (416). Trong khi đó, Web trẻ thơ chỉ có 112
thảo luận liên quan. Có thể do Web trẻ thơ tập trung vào chủ đề về gia đình, con cái nên các
thảo luận về công việc không nhiều như VOZ và Beatvn.

2.2.1 Phụ nữ: đặc tính giới và nghề nghiệp

Trong phần này báo cáo sẽ thảo luận về các đặc tính giới, vài trò giới gắn với nam và nữ được
thể hiện qua các thảo luận xã hội. Từ đó, báo cáo sẽ phân tích sự lựa chọn nghề nghiệp và
thăng tiến của phụ nữ và nam giới bị ảnh hưởng bởi các niềm tin về nam tính, nữ tính và vai
trò của nam và nữ trong gia đình, cộng đồng và xã hội như thế nào.

Đặc tính giới gắn với phụ nữ

Các thảo luận trên diễn đàn và mạng xã hội cho thấy có một số tính từ thường được gắn với
phụ nữ khi nói đến năng lực làm việc. Các tính từ này có thể mang nghĩa tích cực hoặc tiêu
cực. Những tính từ tích cực bao gồm “chu đáo”, “kỹ lưỡng”, “cẩn thận”, “bền bỉ”, “dẻo dai”,
“chịu áp lực tốt”, “cảm thông”, “thấu hiểu”, “chia sẻ”, “mềm mại”, “nhẹ nhàng”, “tinh tế”. Một
số tính từ có hàm ý tiêu cực bao gồm “yếu đuối”, “cảm tính”, “không kìm chế cảm xúc”, “hay
buôn chuyện”, “phản xạ kém”, “dễ hoảng loạn”, “kém tập trung”, “trí nhớ kém”. Cụ thể, tần
suất xuất hiện được thể hiện ở bảng 3 dưới đây.

51
Bảng 3: Đặc tính tích cực và tiêu cực liên quan đến phụ nữ

Số lần xuất Số lần xuất


Các từ chỉ tích Các từ chỉ tích
STT hiện khi gắn hiện khi gắn
cách tích cực cách tiêu cực
với nữ giới với nữ giới
1 Ga lăng 0 Gia trưởng 0
2 Mạnh mẽ 57 An phận 3
3 Khéo léo 9 Yếu đuối 34
4 Khỏe mạnh 1 Cảm xúc 23
5 Quyết đoán 3 Chi li 4
6 Lý trí 4 ích kỷ 6
7 Cứng rắn 3 Tính toán 9
8 Logic 6 Cam chịu 4
9 Nhẹ nhàng 11 Soi mói 6
10 Độc lập 47 Nói xấu 19
11 Chu đáo 1 Cảm tính 2
Không kiềm chế
12 Kỹ lưỡng 0 0
cảm xúc
13 Cẩn thận 11 Buôn chuyện 0
14 Bền bỉ 2 Phản xạ kém 1
15 Dẻo dai 2 Dễ hoảng loạn 2
16 Chịu áp lực tốt 0 Kém tập trung 0
17 Cảm thông 2 Trí nhớ kém 0
18 Thấu hiểu 6 Bảo thủ 0
19 Mềm mại 0 Sĩ diện 1
20 Tinh tế 1
21 Thông minh 32
22 Tự trọng 3
23 Có tầm nhìn 0
Tổng số
lần xuất 284 201 212 114
hiện

52
Tính về tần suất xuất hiện thì trong 114 lần xuất hiện của tính từ tiêu cực thì VOZ chiếm 53
lần, còn lại là web trẻ thơ có 48 lần và 13 lần còn lại của Beatvn và NEU confession. Còn trong
số 201 lần xuất hiện của tính từ mang tính tích cực gắn với phụ nữ thì 136 lần xuất hiện trên
Web trẻ thơ, 58 lần trên VOZ và bảy lần còn lại trên Beatvn và NEU confession.

Khi phân tích thấy trên diễn đàn VOZ có khá nhiều các nhận định có tính định kiến về phụ nữ:
“Phụ nữ sức khỏe kém hơn (cả về thể chất lẫn tinh thần)”; “Phụ nữ trí tuệ cũng kém hơn (hành
động thiên về cảm tính)”; “Phụ nữ vướng bận sinh đẻ, mau quên, trí nhớ kém, sức cũng yếu
hơn! “Con trai giỏi kỹ thuật, dễ làm việc lớn hơn. Đơn cử như việc dùng xe máy cũng vậy”; “Các
bà ấy biết đi chứ có biết chút ít gì về xe đâu. Thành ra đi rất hại xe… Nhìn lại các nhà khoa học,
văn học...thì cũng toàn đàn ông cả…”; “Việc đàn ông thống trị chỉ đơn giản bản thân phụ nữ đã
không thông minh bằng đàn ông” (diễn đàn VOZ).

Những định kiến của nam giới về phụ nữ thường quy về cấu tạo sinh học, coi đó là nguồn
gốc của những bất lợi hay thua kém của phụ nữ, và do đó, phụ nữ không thể cạnh tranh với
nam giới ở nhiều công việc: “Ở khía cạnh ngang nhau thế này thì cam đoan nam ăn đứt vì họ
khỏe hơn, làm việc logic hơn và ko dở dở ương ương vào những ngày đèn đỏ” (Nam, diễn đàn
VOZ). Đặc biệt, những định kiến này thường được người bình luận sử dụng “khoa học” để
biện minh:

“Khoa học đã chứng minh là khả năng cảm quan không gian và khả năng điều khiển
vận động của não phụ nữ kém hơn đàn ông. Cho nên nữ lái xe thì khả năng quan
sát, phán đoán tình huống kém hơn. Tức là về mặt bẩm sinh, tạo hóa khiến cho phụ
nữ lái xe kém hơn và làm những công việc liên quan đến vận động cụng kém hơn”
(Nam, diễn đàn VOZ)

“Về tâm thần: nữ có thể khéo léo, tinh tế, abc này nọ, nhưng có một thứ là đàn ông
luôn được coi (có cả nghiên cứu) là xử lý tình huống lý trí hơn, ngoài ra đàn bà hay
bị ảnh hưởng bởi hoocmon nữ giới nên khó giữ được sự bình tĩnh cần thiết” (Nam,
diễn đàn VOZ)

Đáng chú ý là ngay cả những quan điểm ủng hộ phụ nữ, thì vẫn nhìn nhận yếu tố sinh học
như là một rào cản để họ có thể cạnh tranh được với nam giới: “chừng nào phụ nữ không phải
tới tháng thì lúc đó họ chính thức vượt mặt đàn ông. Cơ chế sinh học của phụ nữ căn bản đã
không bằng nam giới rồi” (Nữ, diễn đàn VOZ).

Trong các từ chỉ đặc tính giới thì từ “mạnh mẽ” xuất hiện nhiều nhất và gắn với cả hai giới.
Theo thống kê, từ khóa “mạnh mẽ” xuất hiện tổng cộng 83 lần trong mẫu nghiên cứu và 57
lần gắn với phụ nữ. Tuy nhiên, khi từ mạnh mẽ gắn với đàn ông thì thường ở thể khẳng định
(nam giới thì mạnh mẽ) còn khi gắn với phụ nữ thì có tỉ lệ xuất hiện ở thể phủ định (phụ nữ

53
không nên mạnh mẽ) khá cao, cụ thể từ mạnh mẽ xuất hiện 22 lần (39%) ở thể phủ định khi
gắn với phụ nữ. Ở thể phủ định, các thảo luận cho rằng phụ nữ thật sự không mạnh mẽ hay
phụ nữ đừng nên quá mạnh mẽ mà phải biết yếu đuối đúng lúc “Bởi đàn bà muôn đời không
phải là đàn ông, mạnh mẽ vốn không thuộc về bản chất” (Nữ, web trẻ thơ).

Hình 1. Số lần xuất hiện của từ “mạnh mẽ” khi nói về nữ giới

22
39% Mạnh mẽ - mang nghĩa
khẳng định

Mạnh mẽ - Mang nghĩa


phủ định (không mạnh mẽ,
35 đừng nên mạnh mẽ)
61%

Trên diễn đàn của NEU Confessions (vốn là một fanpage giải trí của trường Đại học Kinh tế
quốc dân và hiện nay là một fanpage nổi tiếng dành cho tất cả sinh viên, học sinh, giới trẻ
khắp cả nước với hơn ba triệu lượt theo dõi), cũng không ít những bình luận nhấn mạnh phụ
nữ “đừng mạnh mẽ”, “không nên mạnh mẽ”: “Là con gái đừng mạnh mẽ quá” (Nữ, NEU
confession). “Con gái ko nên mạnh mẽ quá để thằng con trai nó còn che chở đc” (Nam, NEU
confession). Cũng có bạn gái cho rằng sự mạnh mẽ của phụ nữ sẽ rất mệt mỏi, thiệt thòi:“
Đàn bà con gái mạnh mẽ quá chỉ tổ rước khổ sở, thiệt thòi về mình” (Nữ, web trẻ thơ). Ngoài
ra, người đàn bà phải tỏ ra “ngốc nghếch” và “yếu đuối” để đáp ứng sự kỳ vọng của người
đàn ông: Đàn bà con gái đôi lúc phải tỏ ra ngốc nghếch với yếu đuối để người đàn ông mình
được thể hiện, để ve vuốt cái tôi của đàn ông. Như thế đàn ông mới thành công được (Nam,
diễn đàn VOZ). Người đàn bà yếu đuối cũng là một sự trông đợi của xã hội. To cao khoẻ mạnh
cũng bị xem là một bất lợi và bị phân biệt đối xử, như lời tâm sự của một bạn gái đã chia sẻ
trên diễn đàn NEU Confession: “tớ là con gái, cao 1m7, 60kg. Dù ở trường hay ở nhà mọi việc
nặng nhọc đều là tớ làm, lý do đơn giản mọi người đưa ra là do tớ khoẻ...Ở trường hay chỗ làm
thêm tớ bị phân biệt đối xử kinh khủng. Các bạn nữ khác được phân công bê ghế thì tớ phải
vác bàn, các bàn ngồi gấp hoa giấy thì tớ phải đi cưa gỗ. Tớ dù gì cũng là con gái, nhiều khi
thấy tủi thân lắm. Có lần tớ khóc thì mọi người như ngạc nhiên lắm, tớ to lớn thì không được
khóc à? Tớ mạnh mẽ thì tớ không có cảm xúc à? Nhiều lúc tớ chỉ muốn mình nhỏ bé đi chút,
để được chở che, nâng niu mà không được”.

54
Bên cạnh từ “mạnh mẽ”, từ “độc lập” cũng xuất hiện rất nhiều và có tới 47 lần gắn với phụ nữ.
Điều này cho thấy “độc lập” là một tố chất quan trọng đối với phụ nữ. Đặc biệt, có tới 40 lần
(chiếm 85.11%) từ “độc lập” được dùng với ý nghĩa khẳng định. Độc lập trở thành một tố chất
được khuyến khích, đáng có ở người phụ nữ hiện đại với các câu như “Phụ nữ hiện đại phải
mạnh mẽ, độc lập” (Web trẻ thơ), “Người phụ nữ lý tưởng lúc này chính là người phụ nữ có độc
lập, có công việc, sự nghiệp riêng, có mục tiêu phấn đấu” (Web trẻ thơ) hay “Phụ nữ cần tự chủ,
độc lập để trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng có thể tự xoay sở được cho bản thân mình” (web
trẻ thơ).

Việc phụ nữ độc lập ngoài việc tự lo cho bản thân mình còn giúp mình có được tiếng nói
trong gia đình: “Đàn bà có tiền tự khắc có tiếng nói trong gia đình, tự khắc tìm được niềm vui
trong cuộc sống. Khi ấy, chồng có kém cỏi, có vô tâm, phụ nữ vẫn có thể độc lập mà hưởng thụ,
mà vui vẻ với cuộc sống của riêng mình” (Web trẻ thơ). Hoặc độc lập sẽ giúp họ “không bị
người đời coi khinh, chê cười”, hoặc “độc lập kinh tế sẽ khiến vạn người ngưỡng mộ” (Web trẻ
thơ). Có người coi độc lập cũng tạo nên sự quyến rũ của phụ nữ vì “Phụ nữ dù không xinh
đẹp nhưng thông minh, biết cố gắng độc lập kinh tế vẫn luôn là sự lựa chọn với những người
đàn ông thành đạt và trưởng thành” (web trẻ thơ)

Trong tổng số 47 lần xuất hiện, chỉ bảy lần (chiếm 14.89%) từ độc lập được dùng với nghĩa
phủ định để mô tả phụ nữ không độc lập hay mỉa mai sự độc lập mà phụ nữ đang hướng
đến. “Các chị em thực tế chỉ đang ăn theo công trình kiến tạo của người khác mà còn tự hào
"độc lập" (diễn đàn VOZ) hoặc “Đàn bà mà cứ mạnh mẽ, quyết đoán độc lập quá cũng làm đàn
ông dễ chán lắm” (web trẻ thơ). Tuy nhiên, đây chỉ là một số ít ý kiến xuất hiện trên cả VOZ và
Web trẻ thơ.

Trong các thảo luận, cũng có nhiều ý kiến cho rằng cho dù phụ nữ có những hạn chế nhất
định, nhưng họ vượt trội hơn nam giới về một số đặc tính như sự dẻo dai, chịu đựng: “Nữ dai
sức hơn nam. Cứ nhìn mẹ vs bà các thím xem, chăm con chăm cháu 2,3 đêm không ngủ vẫn k
sao, chứ đàn ông thì 1 đêm là hôm sau mờ mắt ngay” (Nữ, diễn đàn VOZ); “Phụ nữ làm việc
không đột phá như nam giới nhưng họ bền bỉ hơn. Sếp ở VIN của mình cũng là nữ, bà sếp này
có kiểu làm việc liên miên khủng khiếp luôn. cứ khoảng 8h30-12h, và 14h-19h đều đều hàng
ngày. mình thì chả biết được bà làm nhưng việc gì nhưng mà làm việc kiểu đó mình chịu” (Nam,
diễn đàn VOZ).

Trong các tính từ có ý tiêu cực được dùng gắn với phụ nữ xuất hiện nhiều nhất là “yếu đuối”
(34 lần) và “cảm xúc” (23 lần). Từ “cảm xúc” khá đa dạng nhưng nghĩa phổ biến được dùng là
chỉ người phụ nữ hay bị cảm xúc chi phối, đặc biệt khi so sánh với sự “lý trí” của đàn ông:
“Shark Linh ngồi cạnh Shark Phú như hoàng hậu của Shark Phú, cẩn trọng, chắc chắn, đầu tư
hay không đầu tư, nói một lời rất dứt khoát, giỏi giang nhưng vẫn mang nét gì đó phụ nữ, nhiều

55
lúc vẫn để cảm xúc chi phối” (VOZ). Còn nghĩa phổ biến nhất từ “yếu đuối” được sử dụng chỉ
đặc tính tự nhiên của phái nữ, nó được thừa nhận như một đặc quyền của phụ nữ và phụ nữ
cần phải tận dụng đặc tính này. Trên Web trẻ thơ từ “yếu đuối” xuất hiện nhiều nhất (23/34
lần) với những chia sẻ như “Yếu đuối là đặc quyền của phụ nữ”, “Bạn phải nhận ra rằng, yếu
đuối, dịu dàng, nữ tính là những món quà tuyệt vời nhất mà tạo hóa ban cho chúng ta” hoặc
“Phụ nữ khôn ngoan phải biết mạnh mẽ đúng lúc và yếu đuối đúng thời điểm”. Còn trên các
VOZ, quan điểm của đàn ông cũng khá đồng thuận khi cho rằng “Phụ nữ yếu đuối hơn nam
giới, nên họ cần một người đàn ông giàu, cao, khỏe mạnh để bảo vệ và che chở”, “Cách tốt nhất
để người mẹ thể hiện sự yếu đuối là để người cha thể hiện uy quyền của mình”. Một bình luận
trên Beatvn khẳng định “Xin lỗi phụ nữ là đối tượng yếu đuối dễ tổn thương cần bảo vệ nhé”.
Nghĩa phủ định, khuyên phụ nữ không nên yếu đuối chỉ xuất hiện ba lần như “Đừng quá sa
đà vào đặc quyền yếu đuối của mình” hay “Đừng phụ thuộc hạnh phúc vào bất kỳ ai, đừng yếu
đuối phó mặc cuộc đời vào một người đàn ông.” (web trẻ thơ). Tuy nhiên, các quan điểm này
khá ít và không nhận được nhiều hưởng ứng, thậm chí bị cho rằng “là phụ nữ mà sao dại dột
thế, sao lại tự làm khó mình vậy, dù mạnh mẽ cũng nên giả vờ yếu đuối” (web trẻ thơ).

Có thể nói các đặc tính giới đang được sử dụng để miêu tả các tố chất của nam giới và nữ
giới khá phong phú. Các tính từ được sử dụng phổ biến hơn khi nói về nữ giới với tần suất
xuất hiện của nghĩa tích cực và tiêu cực là ngang nhau. Các thảo luận đều ngầm định nam
tính và nữ tính có nguồn gốc sinh học, di truyền, tự nhiên. Hầu như không có thảo luận nào
đề cập đến tính chất xã hội, học hỏi của các đặc tính này.

Nghề nghiệp của phụ nữ

Khảo sát những lời bình luận liên quan đến công việc, có thể thấy những khuôn mẫu giới
(gắn với đặc tính sinh học và vai trò giới) có tác động trực tiếp tới cơ hội và sự lựa chọn việc
làm của phụ nữ. Một nam giới bình luận trên trang VOZ: “về cơ bản thì chả có văn bản nào
hạn chế hay cấm nữ làm những việc mà họ có thể làm cả. Tuy nhiên xét về mặt quản lý thì
người ta né phụ nữ ra vì họ, về mặt sinh lý khác biệt và trong nhiều trường hợp không phù hợp
như với nam giới...Cái mà chị em cần bây giờ là không nên nhảy vào tất cả việc của nam giới
đang làm và đòi phải được làm, hãy lựa chọn hợp lý, và quan trọng hơn là hãy chứng minh
những việc mình đang làm cũng có ý nghĩa và giá trị rất lớn (dạy dỗ con cái chẳng hạn)”

Có khá đông ý kiến cho rằng nữ giới chỉ phù hợp với các “công việc nhẹ nhàng”, tỉ mỉ, vì phù
hợp với tính cách của phụ nữ. Đặc biệt phụ nữ được xem là hợp hơn với các công việc nhà
nước, văn phòng. Trong tổng số 20 lượt ý kiến trực tiếp thảo luận vấn đề này thi có 16 lượt ý
kiến (chiếm 80%) cho rằng làm văn phòng, nhà nước phù hợp với phụ nữ. Giải thích cho quan
điểm của mình, 10 ý kiến trên 16 lượt ý kiến đồng tình (chiếm 62.5%) đưa ra lý do ổn định và
thời gian làm việc hành chính tạo điều kiện cho phụ nữ có thời gian chăm sóc gia đình. Mặc

56
dù cũng có những bình luận về việc lương nhà nước quá thấp: “Lương bèo bèo, công việc nhàn
nhàn, muốn tăng thu nhập thì phải làm những việc mình không mong muốn lắm, tạo ra ít giá
trị cho xã hội” (Nữ, NEU Confession), nhưng là con gái có thể chấp nhận mức thu nhập bình
bình này “Nếu bạn là con gái thì theo cũng được, dù có hơi thị phi và bí nhưng bù lại có nhiều
thời gian cho gia đình” (Nữ, web trẻ thơ). Thậm chí, người chồng, người yêu cũng yêu cầu
người phụ nữ của mình chọn công việc nhẹ nhàng để có thời gian dành cho gia đình. “Em
chọn công việc nào làm ít thời gian thôi, con gái 6 giờ mới bắt đầu về thì thời gian còn lại làm
được cái gì?” (Nam, NEU confession).

Phụ nữ cũng được xem là phù hợp với công việc ngân hàng, kế toán, tài chính, kinh doanh,
bởi đặc tính chu đáo, tỉ mỉ, chỉn chu, quản lý đồng tiền tốt, kỹ lưỡng: “phụ nữ là người quản
lý tiền bạc tốt hơn so với nam giới. Hiển nhiên, nhất là về công việc đòi hỏi tỉ mỉ, cẩn thận trong
từng con số, phụ nữ rõ ràng vẫn giỏi hơn. Riêng lĩnh vực kiểm toán, phụ nữ kiếm được hơn
13% so với các đồng nghiệp phái mạnh”. Trên trang VOZ có một status trích lại bài phỏng vấn
chủ tịch Vingroup về việc tuyển dụng nhân sự, trong đó khẳng định những công việc nào
phù hợp với phụ nữ và lãnh đạo tập đoàn sẽ tuyển dụng phụ nữ ở những vị trí nào: “phụ
trách về an ninh, đối ngoại là đàn ông, xây dựng là đàn ông, phát triển dự án cũng là đàn ông.
Thế nhưng kinh doanh chẳng hạn lại là phụ nữ...Phụ nữ đòi hỏi tốt hơn anh em minh. Ví dụ tài
chính, kế toán, pháp lý kinh doanh...là thế mạnh của phụ nữ. Cho nên đương nhiên những vị
trí đó bao giờ chúng tôi cũng bổ nhiệm phụ nữ”. Bình luận dưới bài viết này cũng có những ý
kiến đồng tình, mặc dù với ngôn ngữ hơi châm biếm: “tao mà làm chủ tịch cũng tuyển toàn
nữ, cận vệ, tài xế cũng tuyển nữ, lý do là: 1) nữ nó rất cam chiu, làm lính cho sếp quen, sau này
dù có tích luỹ kinh nghiệm cũng vẫn bám trụ chứ ít khi đòi ra riêng để khẳng định vị trí giống
như đàn ông; 2) để khỏi bị cắm sừng, ở Việt Nam quá nhiều vụ vợ sếp lăng loàn với tài xế rồi”;
3) nữ nó rất tỉ mẩn và cẩn thận, nên giao việc cho nó rất là yên tâm, tuy là ít sáng kiến đột phá
như đàn ông” (nam, diễn đàn VOZ).

Đặc tính giới của nữ cũng khiến cho phụ nữ bị xem là quá vất vả khi phải làm các công việc
“nặng” (lao công thu gom rác, lái xe grab, bác sĩ phẫu thuật…). Trong mẫu nghiên cứu có 53
lượt ý kiến bàn luận về chủ đề “Phụ nữ không nên lái xe”. Trong đó, 36 trên 53 lượt ý kiến
(chiếm 67.92%) đồng tình rằng đặc tính của phụ nữ không phù hợp để lái xe. Chỉ bảy lượt ý
kiến (chiếm 13.21%) không đồng tình với quan điểm này và tám ý kiến trung lập. Chẳng hạn
trên diễn đàn VOZ - diễn đàn chủ yếu của độc giả nam, với một status với tiêu đề “Thấy cái
xe đó chứ? Tôi cá tài xế là nữ”, về khả năng lái xe của phụ nữ, thì lập tức có đến 101 comments
ở dưới, dù có tranh cãi, nhưng đa phần ủng hộ quan điểm không nên để phụ nữ lái xe, do
khả năng khó kiểm soát, dễ gây tai nạn, và tư duy kém phản xạ của họ”. Cũng vì vậy việc phụ
nữ chọn nghề lái xe được coi là không thích hợp: “để mấy chị gái chở thì cũng không đủ can
đảm” (Nam, NEU confession), “Vấn đề giới tính quyết định chị em phụ nữ không thích hợp để

57
lái xe rồi” (Nam, diễn đàn VOZ) “Khoa học đã chứng minh là khả năng cảm quan không gian
và khả năng điều khiển vận động của não phụ nữ kém hơn đàn ông. Cho nên nữ lái xe thì khả
năng quan sát, phán đoán tình huống kém hơn. Tức là về mặt bẩm sinh, tạo hóa khiến cho phụ
nữ lái xe kém hơn và làm những công việc liên quan đến vận động cụng kém hơn.” (Nam, diễn
đàn VOZ). Liên quan đến chủ đề “Nữ giới không nên lái xe”, 15 lượt ý kiến trên tổng số 53 ý
kiến (chiếm 28.30%) lập luận phụ nữ hay thiếu tập trung, khả năng nhớ đường và tìm đường
kém cũng như phụ nữ phản xạ kém và dễ hoảng loạn để giải thích cho quan điểm của mình.

Phụ nữ cũng được xem là không phù hợp với các nghề công nghệ, kỹ thuật. Trong số 16 ý
kiến thảo luận về chủ đề “Nữ giới không phù hợp làm công việc kỹ thuật” thì có bảy lượt ý
kiến (chiếm 43.75%) đồng tình với nhận định này. Tuy có một số bình luận cho rằng đó là do
định kiến xã hội nhưng đa số nhấn mạnh tính chất công việc vất vả không phù hợp với phụ
nữ: “Nói đơn giản, với những ngành đặc thù như IT, khoan hãy nói đến chuyện cấu tạo đầu óc
có phù hợp hay ko; thì liệu có bao nhiêu phụ nữ chịu được cảnh OT triền miên, thức đêm thức
hôm ở vp để fix bug, chạy dl? Tôi dám cá luôn là tỉ lệ phụ nữ ko chọn ngành này vì họ ngại vất
vả, ngại phức tạp. Chứ k phải như anh nói là do định kiến này nọ. Và Vì họ tự đòi hỏi quyền lợi
theo cách có lợi cho bản thân, nên việc định kiến hình thành theo lối đó chả có gì là lạ. Đa phần
phụ nữ cho rằng ngành IT vất vả, phức tạp, thấy ngành đó ko hợp với mình, nên tỉ lệ nữ giới
thấp, đóng góp ít ỏi, từ đó định kiến cho rằng nữ ko phù hợp với IT được hình thành” (Nam,
diễn đàn VOZ).

Ngay cả khi phụ nữ đã được tuyển vào nghề công nghệ thông tin, phụ nữ vẫn được xem là
chỉ phù hợp với nghề tester, còn chỉ đàn ông mới phù hơp với “developer” job: “Nữ kỹ tính, tỉ
mỉ, làm việc theo cảm xúc nên phù hợp với những công việc không đòi hỏi tính logic cao, vì thế
phù hợp làm tester/ Còn nam tính xoè xoà, làm việc theo tính logic, nên phù hợp làm dev”.

Một vấn đề khác nổi lên là vấn đề giới trong môi trường làm việc. Có 49 lượt ý kiến thảo luận
hoặc đề cập đến môi trường làm việc, trong đó có đến 43 ý kiến (chiếm 87.76%) phàn nàn
về môi trường nhiều đồng nghiệp nữ. Hầu hết ý kiến phàn nàn này được thu thập trên diễn
đàn VOZ và chỉ có một ý kiến phàn nàn thu được thu thập trên NEU confession. Môi trường
làm việc nhiều nữ giới được đánh giá là “mệt, thị phi, khó hòa đồng”. Nữ giới bị coi “là ích
kỷ, buôn chuyện, kết bè phái, thích nói xấu”: “Cơ quan mình nhiều nữ nên rất thị phi và xét
nét” (Nam, NEU confession);“Đi làm mới thấy phụ nữ cực kỳ ích kỷ. Cái gì cũng nghĩ cho bản
thân đầu tiên” (Nam, diễn đàn VOZ),“môi trường trai nhiều thì còn cởi mở hoà đồng ae với
nhau, còn môi trường gái thì bè phái nói xấu nhau, drama queen thôi rồi.” (Nam, diễn đàn
VOZ). Đặc biệt nhiều bình luận trong diễn đàn VOZ cho rằng phụ nữ thường lấy lý do là phái
yếu để đùn việc cho nam giới, và đó cũng là lý do khiến một số thành viên diễn đàn cho rằng
mình đã phải nghỉ việc: “phòng toàn nữ, đàn bà, thì thằng nam là osin nhé, đéo phải galang
gì đâu”; “làm viêc môi trường nhiều con gái mệt cực kỳ, thứ nhất là việc nặng gì cũng đến tay

58
mình, thứ hai là khó nói chuyện vì suốt ngày toàn về làm đẹp với bỉm sửa, thứ ba là lễ tết gì
cũng phải mua quà mà éo xơ múi dược gì. Từng làm viêc trong môi trường như vậy và bỏ việc
gì lý do đó luôn”; “phòng tôi làm ngày xưa còn có bài kêu đau lưng, cả phòng đau lưng, cuối
cùng mình phải ôm hết việc nặng, dm mới có 2x hay đầu 3x mà đã đau lưng. Thà thất nghiêp
còn hơn làm trong môi trường hãm thế”; “có cái viẹc bê thùng giấy nặng 8kg mà cũng kiểu:
‘bọn t toàn đàn bà phụ nữ ko làm được, mày đan ông con trai gì mà lười nhác thế, sau này lấy
làm sao được vợ’, dm cho hỏi ai mới là người lười nhác ở đây, chỉ giỏi đánh tráo khái niệm”...
(nam, diễn đàn VOZ).

Có thể thấy trong các diễn đàn mà nam giới chiếm ưu thế, sự chỉ trích phụ nữ khá nhiều, và
đằng sau việc chỉ trích, phàn nàn môi trường làm việc nhiều nữ giới là việc bài xích, không
chấp nhận, hạn chế nữ giới tham gia vào các lĩnh vực, ngành nghề được coi là lãnh địa của
nam giới hay cơ hội cho nữ giới phát triển mạnh mẽ hơn trong sự nghiệp của mình.

Sự thành công trong sự nghiệp của phụ nữ

Như đã trình bày ở phần báo chí, diễn ngôn trên báo chí và truyền thông ủng hộ phụ nữ làm
lãnh đạo rất mạnh mẽ, với nhiều bài viết về nhiều tấm gương những phụ nữ là giám đốc, CEO
các tập đoàn, công ty. Tuy nhiên, khi phân tích các bình luận trên các diễn đàn, số lượng các
bình luận cho rằng phụ nữ không phù hợp làm lãnh đạo xuất hiện khá nhiều. Cụ thể, trong
số 66 ý kiến bàn luận về chủ đề nữ giới và khả năng lãnh đạo thì có tới 27 ý kiến (chiếm 41%)
cho rằng “phụ nữ không phù hợp làm lãnh đạo”, số còn lại thể hiện thái độ trung lập (bốn ý
kiến chiếm 6%) và đồng tình với quan điểm phụ nữ có thể làm lãnh đạo (35 ý kiến chiếm
53%).

Các thảo luận về chủ đề này chủ yếu trên diễn đàn VOZ và có tỉ lệ khá cao cho rằng phụ nữ
không phù hợp làm lãnh đạo. Các đặc tính được đề cập giải thích cho nhận định của họ chủ
yếu dựa trên các đặc tính của nữ giới như quan liêu, cứng nhắc, thiếu linh hoạt, hoặc chi li, tỉ
mỉ, hay kiểm soát. Một số thì cho rằng vì phụ nữ quá cảm xúc, cảm tính và tiểu tiết: “một
manager nữ có tuổi nhưng ăn mặc và tính cách như gái teen dẩm, thường xuyên nổi nóng vô
cớ, hay mang cảm xúc gia đình đến công ty, thích chuyên quyền và mắng chửi nhân viên dứoi
quyền giữa văn phòng. Một manager khác nhỏ hơn thì là bồ nhí ẩn mình của sếp tổng, làm
việc theo cảm xúc, lúc sắp đến deadline bị lụt là lôi bài khóc ra để trốn tránh” (nam, diễn đàn
VOZ); hoặc “Ví dụ chi li tính toán nhưng toàn tính cái đâu đâu, cái cần tính thì ko tính toàn đi
tính ba lăng nhăng những cái bên lề tiểu tiết. Làm việc với khách hàng thì quan liêu cứng nhắc,
mắng khách như con, thiếu mềm dẻo ... về nội bộ thì hay sồn sồn lên thúc ép, cái gì cũng muốn
ngay và luôn đến khi phân tích ra lại gật gù nhưng việc xong mẹ nó rồi mới nghe, không rút
kinh nghiệm lần sau lại thế, lắm khi gây ức chế phết” (Nam, diễn đàn VOZ)

59
Nếu như sự thất bại trong vai trò lãnh đạo của phụ nữ được nhìn từ đặc trưng giới tính, thì
sự thành công của lãnh đạo nữ cũng lại luôn được giải thích từ lăng kính của đặc tính giới.
Dù giọng điệu vẫn có hơi hướng mỉa mai nhưng bình luận của một độc giả nam trên VOZ
thừa nhận đặc tính bền bỉ của sếp nữ. “Chính xác là phụ nữ làm việc bền bỉ hơn nam giới.
Nam thì giỏi, giải quyết vấn đề nhanh nhưng nhiều khi xốc nổi quá, gặp nhiều khó khăn dồn
dập thì nhanh nản. Chứ gặp nữ mà thông minh thì họ giải quyết vấn đề lần lượt ổn thỏa lắm
luôn. Cái nữa là ntn: đứng đầu là nam, phó tướng là nữ... thì nếu có ganh tỵ nhau thì cũng chỉ
là giữa các phó chứ rất hiếm so đo với người đứng đầu... nhưng nếu phó là nam thì rất hay xảy
ra vấn đề này, nhiều khi có suy nghĩ: nó dell giỏi bằng mình mà nó lại được chỉ đạo mình”
(Nam, diễn đàn VOZ).

Các thảo luận trên Web trẻ thơ ít hơn nhưng đa phần có ý khẳng định phụ nữ cũng có năng
lực làm lãnh đạo. Trong các ý kiến ủng hộ nữ có năng lực lãnh đạo họ thường viện ra các ví
dụ cụ thể về những người phụ nữ quyền lực, đứng đầu các tổ chức lớn toàn cầu. “Kể tên một
số phụ nữ quyền lực đứng đầu các tổ chức nhé...COO facebook, CEO youtube, chủ tịch IMF, CEO
IBM, CEO GM, dĩ nhiên không thể thiếu Angela Merkel, Theresa May nhé.”, “sếp lớn ở Vin phải
hơn 90% là nữ” (diễn đàn VOZ). Bên cạnh đó cũng có một số ý kiến khẳng định năng lực lãnh
đạo của phụ nữ từ người trong cuộc: “khi đã vào công việc, tôi hoàn toàn khác hẳn, cực kỳ
nghiêm túc và khá ghê, vì tôi nắm vấn đề rất nhanh, khái quát hoá tốt và suy nghĩ rất logic.
Tôi có thể đưa ra ý tưởng sáng tạo và rất nhiều lần những người đàn ông tin tưởng và nghe,
làm theo” (nữ, diễn đàn VOZ).

Có một hiện tượng trên diễn đàn Web trẻ thơ chủ yếu dành cho độc giả nữ xuất phát từ một
vài bạn gái trẻ mới tốt nghiệp đại học, mới lập gia đình hoặc sắp lập gia đình, than thở về
những khó khăn về công việc và sự nghiệp, cũng như những cân nhắc toan tính lựa chọn trở
thành người phụ nữ độc lập hay làm người nội trợ: “Ngày xưa, minh có rất nhiều mộng ước
về một ng phụ nữ thành đạt, giàu có, bản lĩnh, tự tin, ko phụ thuộc bất cứ ng đàn ông nào.
Mình thừa biết phụ nữ phải có công việc làm chỗ dựa mới an toàn nhất. Sau 6 năm ra trường
và làm việc, bị đời đánh tả tơi bây giờ cảm thấy rất mệt mọi. Hiện là viên chức vs mức lương
bèo bọt, nếu biết tích góp cũng đủ sống k đến nỗi nào. Công việc hiện tại lai hay đi công tác,
ngoại giao, trước chưa có ck thì m đảm đương ổn, bjo có gia đình rồi cũng làm mình lăn tăn,
sợ k gánh nổi, đặc thù cơ quan lại ít ng nên m phải đảm đương việc đó (nữ, web trẻ thơ); “Mình
sắp lập gia đình, kinh tế cần phải vững, cũng ngắm nghía làm thêm này nọ nhưng cũng ngại
người khác đánh giá... Công việc và môi trường làm việc không thuận lợi làm mình dần mất đi
lý tưởng về ng phụ nữ như mình từng ao ước, nhiều lúc chỉ muốn ở nhà chờ chồng nuôi cho
nhẹ cái đầu, chứ đi làm lương ba đồng ba cọc lại nặng đầu mình thấy ko xứng với công sức bố
mẹ cho ăn học và nuôi dạy (Nữ, Web trẻ thơ); “Tận sâu thâm tâm mình muốn chuyển việc
nhưng thật sự năng lực ko đủ, muốn chờ thời thế tại cơ quan thay đổi thì biet đến bao giờ.

60
Hoặc là ngậm ngùi an phận ở nhà chồng nuôi dẹp bỏ hoài bão cá nhân. Đây là vấn đề m suy
nghĩ cả năm trời, phụ nữ có nên vì sự nghiệp mà nghĩ nhiều như vậy ko ạ? (Nữ, Web trẻ thơ).

Có thể thấy các thảo luận liên quan đến công việc và sự nghiệp gắn khá nhiều với các đặc
tính giới và vai trò giới của phụ nữ. Trong khi vai trò lãnh đạo của nam giới không bao giờ bị
đặt câu hỏi thì vai trò lãnh đạo của phụ nữ vẫn là chủ đề gây tranh cãi. Các thảo luận trên
mạng xã hội thể hiện niềm tin còn khá phổ biến là phụ nữ không phù hợp làm lãnh đạo vì
các đặc tính giới của họ không phù hợp với các tổ chất của người lãnh đạo. Bên cạnh đó các
tâm sự của phụ nữ, đặc biệt trên Web trẻ thơ thể hiện vai trò giới của người phụ nữ (chăm
sóc gia đình) ảnh hưởng khá lớn đến công việc và lựa chọn sự nghiệp của họ. Qua các thảo
luận này chúng ta có thể thấy được những rào cản có tính cấu trúc (phân công công việc,
định kiến giới, sự trông đợi của xã hội về chuẩn mực giới…) có tác động không nhỏ tới sự
thành công và sự nghiệp của người phụ nữ.

2.2.2 Nam giới: đặc tính giới và nghề nghiệp

Đặc tính giới gắn với nam giới

Khảo sát cho thấy trong khoảng thời gian hai năm vừa qua có nhiều bình luận nói đến đặc
tính của nam giới trên các diễn đàn khi gắn với công việc và sự nghiệp. Những đặc tính của
nam hàm ý tích cực như “chịu đựng áp lực tốt”, “cứng rắn”, “quyết đoán”, “mạnh mẽ”, “lý trí”,
“logic”, “thông minh”, “tự trọng”, và “có tầm nhìn” xuất hiện khá nhiều. Người đàn ông còn
được xem là có những phẩm chất để “thống trị”: “có một điểm chung là hình ảnh Thượng đế
hay Chúa đều là đàn ông” (nam, diễn đàn VOZ). Bên cạnh đó, các tính từ mô tả đàn ông với
hàm ý tiêu cực như “gia trưởng”, “bảo thủ”, “sĩ diện” hoặc “yếu đuối”, “tính toán” hoặc “bộc lộ
cảm xúc” cũng có xuất hiện nhưng thường ở thể phủ định, có nghĩa nam giới không được yếu
đuối hay bộc lộ cảm xúc. Cụ thể tần suất xuất hiện của các tính từ chỉ nam tính được trình bày
ở bảng dưới đây.

Bảng 4: Tần suất xuất hiện các tính từ tích cực và tiêu cực gắn với nam giới.

Các từ chỉ Số lần xuất Các từ chỉ Số lần xuất


STT tích cách hiện khi gắn tích cách hiện khi gắn
tích cực với nam giới tiêu cực với nam giới
1 Ga lăng 12 Gia trưởng 34
2 Mạnh mẽ 26 An phận 6
3 Khéo léo 1 Yếu đuối 15
4 Khỏe mạnh 4 Cảm xúc 7

61
Các từ chỉ Số lần xuất Các từ chỉ Số lần xuất
STT tích cách hiện khi gắn tích cách hiện khi gắn
tích cực với nam giới tiêu cực với nam giới
5 Quyết đoán 1 Chi li 8
6 Lý trí 2 ích kỷ 6
7 Cứng rắn 1 Tính toán 13
8 Logic 4 Cam chịu 0
9 Nhẹ nhàng 5 Soi mói 1
10 Độc lập 3 Nói xấu 1
11 Chu đáo 3 Cảm tính 0
Không kiềm chế
12 Kỹ lưỡng 0 0
cảm xúc
13 Cẩn thận 3 Buôn chuyện 0
14 Bền bỉ 0 Phản xạ kém 0
15 Dẻo dai 2 Dễ hoảng loạn 0
16 Chịu áp lực tốt 0 Kém tập trung 0
17 Cảm thông 3 Trí nhớ kém 0
18 Thấu hiểu 1 Bảo thủ 2
19 Mềm mại 0 Sĩ diện 5
20 Tinh tế 4
21 Thông minh 4
22 Tự trọng 3
23 Có tầm nhìn 1
Tổng số
lần xuất 284 83 212 98
hiện

Từ kết quả của bảng trên ta thấy tần suất xuất hiện của tình từ tích cực và tiêu cực gắn với
nam giới khá cân bằng. Tuy nhiên, số lần xuất hiện của các tính từ gắn với nam thấp hơn
nhiều so với nữ. Cụ thể, số tính từ tích cực xuất hiện gắn với nam là 83 so với 201 của nữ và
số lần tính từ tiêu cực gắn với nam xuất hiện là 98 so với 114 gắn với nữ.

62
Giống trong các đặc tính giới được nhấn mạnh thì “mạnh mẽ” là từ được sử dụng nhiều nhất
(26 lần) và được coi là đặc tính quan trọng của nam giới.

Hình 2. Số lần xuất hiện của từ “mạnh mẽ” khi nói về nam giới

2
8%

Mạnh mẽ - mang nghĩa


khẳng định

Mạnh mẽ - Mang nghĩa phủ


định (không mạnh mẽ)

24
92%

Trong 26 lần từ “mạnh mẽ” được sử dụng để chỉ nam giới thì 24 lần (chiếm hơn 90%) được
dùng với nghĩa khẳng định để chỉ sự nam tính. “đàn ông chỉ có thể mạnh mẽ và kiếm đủ kinh
tế cho gia đình” (Nam, web trẻ thơ). Không chỉ đàn ông cho mình là mạnh mẽ mà phụ nữ
cũng cho rằng đàn ông là mạnh mẽ, hoặc mạnh mẽ là một đặc tính của đàn ông: Về năng lực
và tính cách thì người đàn ông đích thực biết chấp nhận mạo hiểm thử thách, mạnh mẽ, không
yếu mềm (Một nghiên cứu được trích dẫn trên diễn đàn VOZ). “Đạo trời sinh ra, đàn ông là
thiên là trời cao mang tính dương mạnh mẽ, sức khỏe tốt, là trụ cột của gia đình, bao gồm
kiếm tiền về đưa cho vk.” (nữ, NEU confession).

Trong các đặc tính tiêu cực gắn với đàn ông thì từ “gia trưởng” xuất hiện nhiều nhất (34 lần)
tiếp sau là từ “yếu đuối” (15 lần). Khi phân tích, “gia trưởng” được sử dụng nhiều với nghĩa
tiêu cực (18 lần) đặc biệt trên Web trẻ thơ, là một đặc tính “lạc hậu” của đàn ông và người
phụ nữ không may mắn khi lấy phải một người chồng gia trưởng. Trên Web trẻ thơ có nhiều
chia sẻ như “Không gì ngán ngẩm bằng lấy phải chồng gia trưởng các chị ạ”, “Nói về độ gia
trưởng, bảo thủ chồng em mà đứng thứ 2 đảm bảo sẽ không có ai dám đứng số 1” hay “thời
đại nào mà còn phân biệt việc như thế chứ, đúng là đồ ích kỷ, gia trưởng quá đi mà”.

Nếu trên diễn đàn của phụ nữ (Web trẻ thơ) khá đồng thuận về nghĩa tiêu cực của “đàn ông
gia trưởng” thì trên diễn đàn nhiều nam giới (VOZ) thì sự thảo luận đa dạng hơn nhiều. Một
số ý kiến đồng tình cho rằng gia trưởng là một đặc tính của thời xưa cũ “Xã hội hiện đại khó
có thể chấp nhận những người chồng gia trưởng, độc đoán và ích kỷ” hay “người chồng lớn lên
trong gia đình gia trưởng, coi việc nhà là đương nhiên của đàn bà, đàn ông chỉ ngồi vắt chân
chỉ đạo, sai khiến, quát nạt...thì dù có tương đồng về kinh tế hay học vấn, vẫn có thể vì chuyện
63
nề nếp mà bất đồng với nhau, ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống gia đình”. Tuy nhiên, có khá
nhiều ý kiến trên VOZ diễn giải “gia trưởng” theo nghĩa tích cực: “Gia trưởng" ko phải là đánh
đập như nhiều người nghĩ, "gia trưởng" là 1 đức tính tốt mà thằng đàn ông cần có” hay “Hai
chữ gia trưởng mang nguồn gốc hàm ý rất tốt đẹp và nhân hậu, từ này dùng để ám chỉ người
đàn ông vừa có lòng tốt và nhu thuận”.

Trong 15 lần xuất hiện của từ yếu đuối, thì chỉ có bốn lần mang nghĩa trung dung, khoảnh
khắc yếu đuối của đàn ông còn lại là nói về nó như một đặc tính không mong muốn của nam
giới. Đặc biệt, khi đó sự yếu đuối của đàn ông được so sánh “như đàn bà”: “Là con trai, nhưng
bé có nước da trắng hồng, mái tóc xoăn, giọng nói nhẹ nhàng như con gái. Con cũng rất yếu
đuối và mè nheo”, “Nhiều cha mẹ đau đầu vì sinh con trai mà tính tình như con gái, lúc nào
cũng yếu đuối ẻo lả” (web trẻ thơ). Một nội dung khá phố biến là gắn lý do yếu đuối của đàn
ông là do thiếu vắng người bố hoặc do được nuôi dạy bởi người phụ nữ: “Con trai quá bám
mẹ sẽ yếu đuối, không có khả năng tự quyết”; “Song thường các bà mẹ quan tâm quá mức và
giúp con giải quyết nhiều vấn đề khác nhau. Nhân danh tình yêu, người mẹ bảo vệ con như
trong "kén", điều này chỉ khiến trẻ yếu đuối, thiếu sự khám phá. Trẻ sẽ dần trở nên phụ thuộc,
lười biếng và khi gặp phải điều gì đứa trẻ chỉ chờ xin ý kiến mẹ, không có chính kiến, trách
nhiệm. Quá thân với mẹ thì đứa trẻ có thể thiếu nam tính”; “từng chứng kiến 1 thằng bố nát
rược chết sớm, nó lớn lên chịu ảnh hưởng từ mẹ với mấy bà dì bà bác bên ngoại, tính tình nhìn
qua thì thấy vẻ hầm hố nhưng chơi lâu mới biết cu cậu yếu đuối, sến đụ” (VOZ)

Nghề nghiệp của nam giới

Đặc tính giới thường được sử dụng để nói về các phẩm chất của đàn ông, từ đó quy chiếu
đến cơ hội và lựa chọn nghề nghiệp của họ. Diễn đàn VOZ đa phần là những quan điểm của
nam giới, cho rằng đàn ông có năng lực làm bất cứ việc gì: “thực tế là trừ chuyện đẻ con ra thì
việc nào đàn ông cũng làm tốt hơn phụ nữ”; “việc nhà hên xui nhưng nấu ăn thì chắc chắn nam
giới giỏi hơn. Cứ so sánh đầu bếp nổi tiếng thế giới xem nam hay nữ nhiều hơn là biết ngay”;
“quản gia đa phần là nam, kể cả khựa và phương tây. Đội dọn dẹp chuyên nghiệp đều là đàn
ông, đầu bếp nỏi tiéng cũng đàn ông chiếm số đông, làm tóc thì cây kéo vàng cũng là đàn ông
hoặc gay. Trong bệnh viện thì đám điều dưỡng nam lúc nào chuyên môn cũng tốt hơn nữ...”

Nhiều ý kiến khẳng định sự thông minh, tầm nhìn và sự mạnh mẽ của đàn ông, dẫn đến họ
có thể chọn các nghề khoa học, kỹ thuật: “đơn giản là ai giỏi cái gì thì làm cái đó, nam thông
minh hơn do ham khám phá và ưa mạo hiểm nên trí não phát triển hơn” (nam, diễn đàn VOZ).

Có một nội dung được bình luận nhiều trên diễn đàn, là nam giới có nên làm việc trong các
cơ quan nhà nước. Có một số comment chỉ trích khá gay gắt những bất công khi làm việc
trong cơ quan nhà nước do lương quá thấp, cơ hội thăng tiến không rõ ràng, hay phải chia
phe phái trong nội bộ, quá trình làm việc không được đào tạo kỹ năng chuyên sâu, nếu nghỉ
64
việc thì khó có thể cạnh tranh với người lao động ở ngoài nhà nước: “Nhà nước thì cần cái
mồm, đầu óc linh hoạt để chọn phe cánh. Không có phe cánh, cũng không có lậu, mà thân con
trai thế, thì không ổn” (Nam, diễn đàn VOZ). Bên cạnh đó, một số lợi thế của công việc nhà
nước cũng được cân nhắc.

Trong số 40 lượt ý kiến thảo luận về việc đàn ông có phù hợp với công việc nhà nước không
có 16 ý kiến (chiếm 40%) khẳng định nam giới không phù hợp với công việc nhà nước. Lý do
đưa ra chủ yếu do công việc nhà nước được cho là có thu nhập thấp, cung cách làm việc
chậm chạp, sẽ không thể phát triển nếu không có mối quan hệ hỗ trợ. Áp lực kinh tế, đặc
biệt khi có gia đình nhỏ, khiến nhiều người muốn bỏ công việc nhà nước ra ngoài làm riêng.
Có 12 lượt ý kiến (chiếm 30%) thể hiện quan điểm trung lập, chủ yếu thể hiện sự băn khoăn
giữa thu nhập thấp không đủ trang trải cuộc sống và cơ hội ở lại nếu nhanh nhẹn, linh hoạt
thì có thể thăng tiến hoặc tìm việc làm thêm để tăng thu nhập. 12 lượt ý kiến (chiếm 30%)
còn lại khẳng định nam giới phù hợp với công việc nhà nước do làm nhà nước có quan hệ để
phát triển công việc tay trái.

Hình 3. Nam giới không phù hợp làm công việc nhà nước, tổng số lượt ý kiến

12
30%
16
40%

12
30%
Không đồng tình Trung lập Đồng tình

Bên cạnh đó, cũng có một số tranh luận về việc đàn ông nên làm việc ở Việt Nam hay công
việc nước ngoài, có nên làm ở khu công nghiệp không. Tuy nhiên, đa số các nội dung bình
luận về công việc xoay quanh vấn đề thu nhập, làm việc có lương cao và những áp lực sự
nghiệp.

65
Sự thành công trong sự nghiệp của nam giới

Nếu như việc phụ nữ có nên thành đạt hay không, có sự nghiệp không, có làm lãnh đạo
không, còn là chủ đề gây tranh cãi, thì sự thành đạt và năng lực của người đàn ông dường
như được coi là điều đương nhiên được trông đợi, không có bình luận trái chiều.

Sự thành công của người đàn ông thường gắn với việc có sự nghiệp. Liên quan đến chủ đề
“Nam giới cần có sự nghiệp”, có 173 lượt ý kiến thảo luận trong tổng 1.141 lượt ý kiến nghiên
cứu thu thập được. Đặc biệt, có tới 171 (chiếm 98.84%) khẳng định nam giới cần có sự nghiệp.
Khá phổ biến các bình luận trên các trang diễn đàn dành cho nam giới như VOZ, khẳng định
sự nghiệp là công cụ để người đàn ông kiếm tiền và khẳng định vị thế của mình trong gia
đình và ngoài xã hội. Rất dễ để tìm thấy các ý kiến cho rằng đối với đàn ông sự nghiệp là
quan trọng nhất hay thanh xuân của đàn ông chính là sự nghiệp trên cả bốn mạng xã hội
khảo sát.

Hình 4. Nam giới cần có sự nghiệp, theo nguồn thông tin

90

80 78

70

60 56
Số lượt ý kiến

50

40

30 24
20
13
10

0
Beatvn NEU confession Web trẻ thơ VOZ

Đối với người đàn ông, có sự nghiệp là đánh dấu sự thành công của một người đàn ông
trưởng thành. Và có sự nghiệp đồng nghĩa với có tiền và sự tồn tại bền vững của gia đình:
“đàn ông sự nghiệp… vững chắc mới có tình yêu gd hạnh phúc được” (Nam, Beatvn); “Bọn đàn
ông thì công việc, sự nghiệp, tiền bạc là tất cả” (Nữ, diễn đàn Beatvn); “Với đàn ông, sự nghiệp,
tiền tài chính là danh dự, là thứ thể hiện bản lĩnh đàn ông của họ.“ (Nữ, web trẻ thơ). Giải thích
cho nhận định “Nam giới cần có sự nghiệp”, có 87 lượt ý kiến trong tổng số 173 lượt ý kiến
bàn luận về chủ đề này cho rằng vì vai trò giới của nam giới là trụ cột gia đình; và 21 ý kiến

66
cho rằng vì nam giới có vai trò lo việc lớn trong gia đình. Vì hai nguyên nhân chính này, nam
giới cần có sự nghiệp ổn định mới thực hiện được vai trò của mình.

Song song với việc “Nam giới cần có sự nghiệp”, một quan điểm khác được duy trì một cách
mạnh mẽ là “Nam giới cần có công việc lương cao” khi có tới 117 lượt ý kiến thảo luận về
vấn đề này. Khi phân tích các thảo luận liên quan, nhóm nghiên cứu thấy có 101 ý kiến (chiếm
86.32%) đồng ý nam giới cần có công việc lương cao; năm ý kiến (chiếm 4.27%) trung lập; và
chỉ có 10 ý kiến (chiếm 8.55%) phản đối.

Hình 5. Nam giới cần có công việc lương cao, tổng số lượt ý kiến

10
5 9%
4%

Đồng tình

Trung lập

Không đồng ý

101
87%

Người đàn ông, không có sự nghiệp, kiếm ít tiền hơn người phụ nữ của họ, sẽ tự ti, bị lép vế
và không có tiếng nói trong gia đình. Điều này liên quan đến các khuôn mẫu vai trò giới được
nhập tâm bởi cả nam giới và nữ giới, vì vậy phần tiếp theo sẽ phân tích việc khuôn mẫu vai
trò giới đã tác động như thế nào đến sự lựa chọn nghề nghiệp và sự nghiệp của cả nam và
nữ.

2.2.3 Vai trò giới ảnh hưởng đến nghề nghiệp

Phụ nữ là người chăm sóc

Có khá nhiều các thảo luận bàn đến vai trò chăm sóc của phụ nữ, và đây cũng là nguyên
nhân tác động đến sự lựa chọn công việc và sự nghiệp của họ. Bên cạnh công việc sinh đẻ
được coi như “thiên chức” của phụ nữ, thì những đặc tính giới của phụ nữ (chăm chỉ, tỉ mỉ,
chu đáo, dịu dàng…) được xem là lý do khiến cho người phụ nữ phù hợp với vai trò chăm sóc.
Các cụm từ được xuất hiện nhiều trong các bình luận là “chăm sóc gia đình”, “nội trợ”, “chăm
con”, “dạy con”, và khi xuất hiện, các cụm từ có tần suất gắn liền với hình ảnh người phụ nữ
lần lượt là 100%, 90.38%, 81.33% và 66.67% trên diễn đàn, fanpage.

67
Bảng 5. Số lần xuất hiện của các từ khóa liên quan đến vai trò giới của phụ nữ

Tổng số lần
Số lần xuất hiện
STT Từ khóa xuất hiện Tần suất
gắn với phụ nữ
trong dữ liệu
1 Chăm sóc gia đình 7 7 100%
2 Nội trợ 52 47 90.38%
3 Chăm con 75 61 81.33%
4 Dạy con 15 10 66.67%

Khi phân tích sâu hơn về các thảo luận về vai trò chăm sóc, nghiên cứu cho thấy vai trò phụ
nữ là người đứng sau đàn ông, là người chăm sóc và nuôi dạy con cái, và là người đảm nhận
công việc nội trợ gia đình được khẳng định trên cả VOZ và Web trẻ thơ. Một điều lạ là các
thảo luận liên quan đến việc chăm sóc người già và người ốm hầu như không xuất hiện trong
mẫu nghiên cứu về công việc và sự nghiệp. Chỉ có ba thảo luận về chăm sóc bố mẹ. Kết quả
cụ thể được trình bày ở bảng 6 dưới đây.

Bảng 6. Số lượt ý kiến thảo luận về Vai trò giới của nữ giới, chia theo nguồn thông tin

Web trẻ NEU


STT Quan điểm VOZ Beatvn Tổng
thơ confession
Nữ giới đứng sau và có
1 17 28 5 3 53
vai trò hỗ trợ nam giới
1.1 Không đồng ý 4 9 4 1 18
1.2 Trung lập 1 4 0 1 6
1.3 Đồng ý 12 15 1 1 29
Phụ nữ có vai trò chính
2 là chăm sóc gia đình, 29 34 19 4 86
nuôi dạy con cái
2.1 Không đồng ý 7 4 1 0 12
2.2 Trung lập 1 5 1 0 7
2.3 Đồng ý 21 25 17 4 67
Phụ nữ có vai trò chính
3 23 38 63 5 129
là nội trợ
3.1 Không đồng ý 5 9 25 1 40
3.2 Trung lập 1 5 3 9
3.3 Đồng ý 17 24 35 4 80

68
Theo kết quả phân tích, có 53 lượt ý kiến thảo luận về vai trò chính của nữ giới là đứng sau
và hỗ trợ người đàn ông. Trong đó, có 29 lượt ý kiến (chiếm 54.72%) thể hiện sự đồng tình,
sáu ý kiến trung lập (chiếm 11.32%) và 18 ý kiến phản đối (chiếm 33.96%). Sự đồng ý này
được thể hiện trên cả VOZ nơi đa số thành viên là nam giới với 54% đồng ý cho rằng để gia
đình hạnh phúc và người đàn ông tự tin, người “phụ nữ phải thấp hơn đàn ông một tí, kể cả
tuổi tác đến tài năng, địa vị, tiền bạc…” (VOZ). Tỉ lệ đồng ý với vai trò này trên Web trẻ thơ nơi
đa số thành viên là nữ còn cao hơn, lên đến 70% đồng tình với vai trò đứng sau của phụ nữ
vì “phụ nữ luôn là hậu phương vững chắc của đàn ông” (web trẻ thơ).

Tương tự, chủ đề về “Phụ nữ có vai trò chính là chăm sóc gia đình và nuôi dạy con cái” có 86
ý kiến bình luận trong đó có 67 ý kiến (chiếm 77.91%) đồng tình với quan điểm phụ nữ có vai
trò chính là chăm sóc gia đình và nuôi dạy con; và chỉ có 12 lượt ý kiến phản đối (chiếm
13.95%). Tỉ lệ đồng ý của VOZ và Web trẻ thơ tương đương nhau và đều cao hơn 70%. Còn
chủ đề “Phụ nữ có vai trò chính là nội trợ” thu được 129 lượt bình luận trong đó có 80 ý kiến
đồng tình với quan điểm này (chiếm 62.02%) và 40 lượt ý kiến phản đối (chiếm 31.01%). Điều
đặc biệt là tỉ lệ ý kiến đồng ý trên Web trẻ thơ cao hơn tỉ lệ đồng ý trên VOZ, tương ứng là
74% và 63%. Điều này cho thấy tỉ lệ phụ nữ nhập tâm vai trò chăm sóc có thể cao hơn tỉ lệ
nam giới nghĩ nội trợ là vai trò của phụ nữ.

Vai trò nội trợ của phụ nữ (chợ búa, bếp núc) được coi trọng, thậm chí nó được người đàn
ông coi đó là thước đo sự “quyến rũ” của phụ nữ: “Biết nấu ăn (nấu ăn ngon) là một nét quyến
rũ của phụ nữ. Con gái có thể ko sắc nước hương trời nhưng nấu ăn ngon thì tự nhiên tăng
thêm mấy thành công lực, đàn ông nhìn vào khả năng nấu ăn của phụ nữ tự nhiên thấy bị mê
hoặc” (Nam, diễn đàn VOZ). Nó được nhập tâm (internalized) bởi phụ nữ vì nó được coi là
“thiên chức”. Trên VOZ có dẫn một bài báo trên Báo Mới với tiêu đề “Đàn ông có nhất thiết
phải chọn vợ biết nấu ăn?” phỏng vấn chị Nguyễn Thúy Hằng (SN 1993, Hà Nội), chị cho
biết:”Theo tôi, bất kỳ một người phụ nữ nào cũng có 2 thiên chức quan trọng đó là làm vợ và
làm mẹ. Làm vợ có nghĩa vụ phải chăm lo cuộc sống hàng ngày, nội trợ, chăm sóc từng miếng
ăn, giấc ngủ cho chồng con, bố mẹ chồng. Đối với thiên chức làm mẹ là một thiên chức thiêng
liêng nhất, dạy dỗ và chăm sóc cho các con cũng là điều rất quan trọng. Chính vì thế, tôi nghĩ
rằng việc nội trợ là việc mà mỗi người phụ nữ cần phải đảm đương và bản thân tôi cũng đã cố
gắng hoàn thành hết việc của mình”. Tuy nhiên, một người phụ nữ đang ở thời hiện đại thì
không thể kham được hết mọi việc. Bởi, ai cũng có công việc hành chính 8 tiếng một ngày nên
cũng cần sự giúp đỡ của chồng hoặc những người thân trong gia đình”. (Nữ, diễn đàn VOZ)

Sự nhập tâm hoá vai trò giới bởi phụ nữ thể hiện trong khá nhiều bình luận cho thấy họ sẵn
sàng lùi lại sau người đàn ông, để đảm đang công việc gia đình, nội trợ: “Tôi cứ giữ mãi cái
suy nghĩ đó cho đến khi chị ấy gọi điện hẹn gặp tôi ra quán café và kể rằng nửa năm nay chị
đã phải xin nghỉ việc để ở nhà chuyên tâm lo cho chồng con vì anh ấy trách là chị suốt ngày

69
chỉ biết công việc không đoái hoài gì đến gia đình” (Nữ, diễn đàn Web trẻ thơ); “Sau khi sinh
con, hầu hết các bà mẹ bỉm sữa đều chọn cách dừng công việc hiện tại của mình, các mối quan
hệ bạn bè, sự tư do, sở thích của bản thân để ở nhà chăm con, chăm sóc gia đình nhỏ của
mình. Mẹ cắm mặt vào bỉm sữa, thay tã cho con, cho con ti, khi con lớn thì phải nấu đồ ăn
dặm, cho con ăn… Thậm chí, khi con đã qua 6 tháng mẹ cũng bỏ hẳn công việc để ở nhà chăm
con đến khi con 1 tuổi, 2 tuổi. Bởi mẹ sợ, con sẽ thiếu đi sự chăm sóc của mẹ, mẹ sợ không ai
chăm sóc con bằng mẹ” (Nữ, diễn đàn Web trẻ thơ).

Với vai trò là người chăm sóc, phụ nữ phải cân bằng với nghề nghiệp của họ. Điều đặc biệt,
đa số phụ nữ cho rằng họ cũng cần phải làm việc, kiếm tiền cho gia đình và có sự nghiệp bên
cạnh “việc chăm sóc gia đình”. Trong mẫu nghiên cứu có 145 lượt bình luận về chủ đề nữ giới
và sự nghiệp. Trong 145 bình luận, có 106 bình luận (chiếm 73%) không đồng tình với quan
điểm “Nữ giới không cần có sự nghiệp”, 27 bình luận thể hiện sự đồng tình (chiếm 19%) và
12 bình luận còn lại (8%) thì thể hiện quan điểm trung lập.

Hình 6. Số lượt ý kiến thảo luận về chủ đề “Nữ giới không cần có sự nghiệp”

27
19%

12 Không đồng ý
8%
Trung lập
Đồng ý

106
73%

Với 27 ý kiến cho rằng phụ nữ không cần có sự nghiệp, nguyên nhân được đưa ra là vì nữ
giới nên đứng sau và có vai trò hỗ trợ người đàn ông; nữ giới có vai trò chính là chăm sóc gia
đình, nuôi dạy con cái và nội trợ. Theo đó, sự nghiệp cả đời của phụ nữ là lo cho chồng, cho
con. Phụ nữ chỉ cần và nên kiếm ít tiền, đủ sinh hoạt; họ sẽ cảm thấy buồn nếu người đàn
ông không thể hiện được vai trò trụ cột kinh tế và kiếm ít tiền hơn họ. Tương tự, đàn ông
cũng đồng quan điểm muốn thể hiện vai trò kiếm tiền, làm chủ kinh tế trong gia đình, trong
khi người phụ nữ của họ nên lui về phía sau, quán xuyến gia đình.

Trong các ý kiến nói phụ nữ cần có sự nghiệp thì các lý do chủ yếu là có sự nghiệp sẽ giúp
phụ nữ độc lập về tài chính, không phụ thuộc, không bị coi thường. “Theo mình thì dù kết

70
hôn hay chưa thì vẫn phải cần có sự nghiệp, có sự nghiệp người phụ nữ sẽ tự chủ, độc lập về
kinh tế, không phải phụ thuộc dựa dẫm vào chồng con” – (Nữ, web trẻ thơ); “Con gái nên học
cách tự lập, để không dựa dẫm vào người khác. Bằng cách này, sau khi kết hôn, con gái sẽ
không dựa dẫm vào chồng. Phụ nữ một khi dựa vào thứ gì đó thì đã rơi vào thế yếu. Khi bị bỏ
rơi, cô ấy cảm thấy rất khó sống sót.” (diễn đàn VOZ).

Bên cạnh đó, một số ít ý kiến còn chỉ ra phụ nữ có sự nghiệp ổn định còn có thể hỗ trợ phát
triển sự nghiệp của chồng và san sẻ gánh nặng kinh tế gia đình; hay có nền tảng tốt để nuôi
dạy con cái. Đây chính là một trong những hướng suy nghĩ mới quan trọng để đảm bảo bình
đẳng giới. “nếu phụ nữ có tiền, không chỉ có thể tự lập nhu cầu của bản thân và còn giúp đỡ
cho sự nghiệp của chồng, cho việc chung của gia đình mình và gia đình chồng thì kiểu gì cũng
được đối đãi tốt, cũng không bao giờ bị người nhà chồng đối xử tệ.” – (Web trẻ thơ). “Nói chung
mình muốn vợ mình ít nhất phải có học hành đàng hoàng, môi trường sống và làm việc đủ tốt,
để làm nền tảng giáo dục cho con mình là đc. Cái này thì nyc mình k có” – (Nam, diễn đàn
VOZ).

Chính do kinh tế thị trường tác động nên người phụ nữ tham gia vào thị trường lao động
nhiều hơn. Tuy nhiên, trách nhiệm “chăm sóc” vẫn nằm trên vai họ nên các thảo luận cho thấy
bức tranh chung là gánh nặng của người phụ nữ ngày càng nhiều hơn, họ phải đóng cả hai
vai trò: “Đàn bà xây nhà, đàn bà xây tổ ấm’ (nữ, diễn đàn web trẻ thơ). Tuy nhiên, nhiều người
phụ nữ cho rằng họ đi làm chỉ là để được tôn trọng và không bị phụ thuộc, và khá nhiều
người phụ nữ cho rằng nếu người đàn ông của họ giỏi giang, họ sẵn sàng và mong muốn lùi
lại sau: “Họ tuy muốn có công việc, có sự nghiệp nhưng thực chất đâu phải là để kiếm tiền, chỉ
là họ muốn có được sự tôn trọng, không phải phụ thuộc. Chứ đâu có người phụ nữ nào muốn
phải vất vả đi kiếm tiền, làm “trụ cột” cho gia đình. Hỏi cả một tỉ người phụ nữ trên thế gian
này thì cũng nhận được một tỉ câu trả lời như vậy. Họ chỉ muốn được là người đứng sau người
đàn ông của mình, được là người hậu thuẫn chứ không phải là người xông pha (Nữ, diễn đàn
VOZ)”. Chính vì vậy, khi có những cơ hội nghề nghiệp, nhưng công việc không chủ động được
thời gian, phải đi lại nhiều…, người phụ nữ sẽ đắn đo lựa chọn và rút lui để dành sự ưu tiên
cho gia đình.

Có nhiều thảo luận liên quan đến hậu quả khi người phụ nữ không khít vào vai trò truyền
thống là chăm sóc gia đình: “Người Việt Nam thường gắn hạnh phúc và sự thành đạt của người
phụ nữ với một gia đình yên ổn, hạnh phúc, nơi mà người chồng luôn luôn hài lòng về người
vợ, các con luôn luôn hài lòng về bà mẹ của mình, về đến nhà lúc nào cũng có cơm ngon canh
ngọt. Còn những người phụ nữ thành đạt mà thiếu những tiêu chuẩn kia thì sự thành đạt đó
không có mấy giá trị” (Nữ, diễn đàn VOZ). Các bình luận trên các diễn đàn cho thấy phụ nữ
thường phải đặt vào vị trí phải lựa chọn giữa tình yêu/gia đình và sự nghiệp với những tiêu
đề trên những status như “Phụ nữ nên chọn tình yêu hay sự nghiệp?”, “Phụ nữ không thể lựa

71
chọn cả gia đình và sự nghiệp?”, “Phụ nữ có phải từ bỏ sự nghiệp vì gia đình?” Nếu như với
người đàn ông, việc có sự nghiệp là đương nhiên và họ không phải đứng trước sự lựa chọn,
thì với phụ nữ, thì những câu hỏi lựa chọn này luôn khó khăn. Việc lựa chọn nghề nghiệp của
người phụ nữ nhiều khi phải đứng trước việc phải trả giá bằng việc hy sinh hạnh phúc: “Anh
nói nếu em quyết định chọn công việc thì mình chia tay. Anh ko cần 1 người con gái như vậy,
con gái là phải ở nhà biết chăm lo gia đình, con cái, nội trợ, chứ ko phải như đàn ông con trai
xông pha đi kiếm tiền.” (Nữ, diễn đàn NEU confession). Đối với người phụ nữ, cái giá phải trả
nhiều khi khá chua chát, cay đắng: “Sau lưng đàn ông thành đạt có thể có bóng đàn bà làm
hậu phương vững chắc chứ sau lưng đàn bà thành đạt nhiều khi còn bị mỉa là độc phụ, đáng
kiếp cô độc, phải đánh đổi bằng cả hạnh phúc hôn nhân, trong khi đàn ông thành đạt đc coi
trọng, được gái bu như ruồi bu.” (Nữ, diễn đàn VOZ). Đó là chưa kể, phụ nữ có thu nhập tốt
đôi khi là một hạn chế với người chồng, như lời những người đàn ông trên diễn đàn dặn nhau:
“tuyệt đối không bao giờ lấy vợ có thu nhập cao hơn (địa vị chức vụ cao hơn). 100% sẽ coi
thường chồng” (nam, diễn đàn VOZ).

Rõ ràng đã có sự thay đổi trong quan niệm của người phụ nữ về sự phụ thuộc và độc lập của
bản thân, cũng như những khát khao mãnh liệt của họ về việc có sự nghiệp riêng. Thế nhưng
trên các trang diễn đàn, như Web Trẻ thơ - diễn đàn chủ yếu của các người mẹ - có thể bắt
gặp những chia sẻ về nỗi cực nhọc của việc hoàn thành “sứ mệnh” làm vợ, làm mẹ và vai trò
chăm sóc của mình. Vì việc nhà, chăm sóc con cái không bao giờ được nhìn nhận như một
“công việc” xứng đáng, những người phụ nữ ở nhà trông con để chồng đi làm kiếm tiền cảm
thấy mình bị coi thường: “ Phụ nữ ăn bám nhục lắm các chị ạ, con em mấy nay sổ mũi với ho.
Đi đâu cũng kè kè khăn giấy đút túi, chẳng biết là đút cái khăn giấy ở đâu mà nay giặt đồ nó
bị dính đầy quần áo. Mai chồng em đi du lịch với công ty mấy ngày, mà đồ bị dính hết giấy.
Bây giờ làm cách nào về mà giặt mai nó khô không ạ, không chồng em chửi em” (Nữ, Beatvn).
Nhưng cố gắng đi làm, kiếm tiền, thì lại đặt người phụ nữ vào sự dằn vặt của những người
phụ nữ khi kiệt sức không đủ thời gian dành cho con: “Nhiều lúc mẹ cũng mệt mỏi vì phải
bon chen kiếm đồng tiền lắm, mẹ cũng muốn dành nhiều thời gian cho con lắm, nhưng mẹ
vẫn muốn có 1 công việc tốt để lo cho con. Mẹ không đủ xuất sắc để làm tốt cả 2 việc, và không
đủ niềm tin để chỉ làm tốt 1 việc. Vậy mẹ nên làm gì con nhỉ??? Các mẹ có con nhỏ ơi, phải làm
thế nào để cân bằng được đây hả cả nhà?” (Nữ, Web trẻ thơ). Sự vật vã để làm tròn thiên chức
của người vợ người mẹ, đồng thời vẫn có sự nghiệp riêng vắt kiệt cả năng lượng tinh thần và
sức khoẻ của những người mẹ.

Khuôn mẫu “chăm sóc” trong vai trò giới, như vậy, đã tác động sâu sắc tới sự lựa chọn của
phụ nữ có đi làm hay không, làm nghề gì, trong lĩnh vực nào, làm nhà nước hay tự do, làm
gần nhà hay làm xa. Sự lựa chọn nào cũng đều khó khăn với người phụ nữ, và bị tác động
bởi các mối quan hệ gia đình, ngay cả khi chưa có người yêu và gia đình. Một bạn gái chia

72
sẻ: “Mình tốt nghiệp từ năm ngoái. Đến giờ cũng hơn 1 năm rồi nhưng vẫn cứ ở nhà, chả đi
làm ở đâu. Ko phải mình ko xin đc việc làm mà là do bố mẹ mình muốn mình xin vào nhà nước
rồi làm. Thế là hơn 1 năm ở nhà cứ quanh đi quanh lại như một người nội trợ, đến bây giờ
mình phát ngán rồi mà bố mẹ vẫn cứ bảo đợi có thời cơ bố mẹ xin vào nhà nước cho…. (Nữ,
NEU Confession).

Sống trong một xã hội còn nhiều định kiến giới và nhiều mối quan hệ ràng buộc, nhiều người
phụ nữ không dám vượt lên khuôn mẫu cũ. Những kỳ vọng xã hội khiến cho người phụ nữ
đi chệch khỏi vai trò giới truyền thống sẽ gặp những phê phán: “Mỗi khi TV, đài, báo đưa lên
câu chuyện về một người phụ nữ thành đạt, thì thế nào cũng có sự nghi ngờ đại loại là ông
chồng của cô này thế nào? Có thành đạt như cô ấy không? Nếu như ông chồng không thành
đạt bằng vợ mình thì nhiều người sẽ chép miệng, lo lắng cho cô ấy rằng liệu như thế có bền
không? Cô ấy có thời gian để nấu cơm cho chồng không? Người phụ nữ thành đạt hơn người
chồng là một điều mà mọi người không mấy tán thưởng ở xã hội này, người ta không khuyến
khích cho một mô hình như vậy, người ta luôn luôn muốn phụ nữ phải thấp hơn đàn ông một
tí, kể cả tuổi tác đến tài năng, địa vị, tiền bạc (Nữ, diễn đàn VOZ). Sự thành công về sự nghiệp
có thể đặt người phụ nữ trước những thách thức phải đối mặt với các điều tiếng xã hội, mà
không phải người phụ nữ nào cũng có thể vượt qua.

Đàn ông là trụ cột gia đình

Việc bảo lưu khuôn mẫu “chăm sóc” của người phụ nữ trong xã hội hiện đại cũng thể hiện sự
kỳ vọng của xã hội về vai trò trụ cột gia đình của người đàn ông. Việc lựa chọn công việc của
nam giới, do đó, cũng liên quan trực tiếp tới việc mong muốn xây dựng sự nghiệp để gánh
vác trọng trách trụ cột gia đình.

Trong quan niệm của số đông, muốn làm “trụ cột gia đình” được mặc định là phải có sự
nghiệp tốt, thể hiện ở lương cao đủ trang trải cuộc sống gia đình. “Mặc định kiếm tiền trong
nhà là đàn ông, phụ nữ đi làm vài củ cho vui” (Nam, diễn đàn VOZ). Trong số 141 ý kiến thảo
luận về vai trò trụ cột kinh tế của đàn ông có 119 ý kiến (chiếm 84%) đồng ý với quan điểm
“Đàn ông là trụ cột kinh tế”; chỉ 17 ý kiến (chiếm 12%) không đồng tình như thể hiện ở biểu
đồ 7 dưới đây.

73
Hình 7. Số lượt ý kiến thảo luận về quan điểm “Đàn ông là trụ cột kinh tế”

17
12%
5
4%

Không đồng ý
Trung lập
Đồng ý

119
84%

Song song với quan điểm đàn ông là trụ cột gia đình thì quan điểm “Nam giới cần có công
việc lương cao” cũng rất phổ biến và thống nhất cả ở nam và nữ như đã được trình bày ở
hình 5 ở trên (87% trong tổng ố 116 lượt ý đồng ý). Các thảo luận thể hiện việc người đàn
ông tự nhập tâm khuôn mẫu phải là trụ cột gia đình, và tự tạo sức ép cho mình để phấn đấu
vì sự nghiệp. “Kiếm nhiều tiền”, “có thu nhập cao” trở thành điều đúng đắn phải làm của một
người đàn ông có trách nhiệm vì họ đóng vai trò trụ cột kinh tế trong gia đình, cũng bởi vì
xã hội “luôn coi trọng một người đàn ông kiếm tiền giỏi. Công việc tiền lương của anh ta nói
lên rằng anh ta là ai” (nam, diễn đàn VOZ). Người đàn ông nghèo là người đàn ông thất bại.
Người đàn ông mất vai trò trụ cột trong gia đình thì gia đình dễ tan vỡ. Người đàn ông, vì
thế, bị đè nặng áp lực phải kiếm tiền, phải lương cao để có tiếng nói và vị thế trong gia đình,
để là trụ cột và lo được cho vợ con: “Đàn ông mà thu nhập kém, dễ bị đàn bà khinh lắm”
(Nam, diễn đàn VOZ); “Người đàn ông thành công là người kiếm được nhiều tiền hơn vợ mình
có thể tiêu.” (Nam, diễn đàn VOZ) “Giả sử đàn ông mà ở nhà lo nội trợ, lo mấy công việc tại
gia, hoặc chỉ làm công việc tàng tàng, lương 6-7 củ trong khi vợ giỏi kiếm tiền, lương 1x-2x củ
thì liệu cuộc sống gia đình sẽ ntn?” (Nam, diễn đàn VOZ).

Để làm được trụ cột cho gia đình, sự nghiệp được xem là công cụ để người đàn ông kiếm
tiền và khẳng định vị thế của mình trong gia đình và ngoài xã hội. Cũng chính vì vậy, trên các
diễn đàn tràn ngập các lời tâm sự chua chát của những người đàn ông tự cho mình là thất
bại khi không có sự nghiệp, hoặc bị người yêu bỏ vì không có sự nghiệp: “Hơn 30 tuổi mình
vẫn chưa làm nên sự nghiệp gì gọi là ổn định cả, 2 vợ chồng ở nhà thuê, nhìn thấy vợ mỗi ngày
đi làm cực khổ cảm thấy tội tội thương mà không biết làm gì hơn, .., cảm thấy mình là đàn ông
mà không lo được cho vợ được sống sung sướng thấy cắn rứt trong lòng” (Nam, Beatvn).

74
Điều đáng chú ý là một người đàn ông thất bại thường bị kỳ thị bằng chữ “đàn bà”. Người
đàn ông bị coi như đàn bà là một sự xúc phạm lớn: Đàn ông Việt Nam, ở thành phố hay ở
nhà quê, ngoài 30 mà chưa có cái gì trong tay, dám cá là bị coi chẳng khác gì “đàn bà”. Gánh
trên vài một rổ trọng trách to lớn: nhà cửa, xe cộ, ăn tiêu học hành của con cái. Ờ, cái giống
đàn bà, gì cũng muốn. Vừa muốn chồng ra ngoài kiếm tiền, để cho con học trường tốt, uống
sữa tốt, mua dc xe, lo được nhà, nhưng vẫn phải có thời gian cho con, quan tâm đến vợ, chăm
con để vợ còn tập trung phát triển sự nghiệp. Nếu một vài cái ko làm được, cũng dễ dính 2 chữ
“đàn bà” lắm! (nam, diễn đàn Beatvn). Rõ ràng, việc gọi đàn ông thất bại, xấu tính là đàn bà
ngầm định đàn bà thấp kém hơn đàn ông, các tố chất nam tính là vượt trội hơn tố chất nữ
tính. Điều đáng lưu ý là việc sỉ nhục đàn ông bằng cách gọi anh ta là đàn bà đang phổ biến
ở cả hai giới nam và nữ. Nghe đơn giản nhưng việc này đang củng cố bất bình đẳng về vị thế
xã hội giữa nam và nữ.

Như vậy, người phụ nữ tạo ra sức ép cho đàn ông trong sự kỳ vọng về vai trò trụ cột kinh tế
của đàn ông. Khả năng kiếm tiền của người đàn ông đôi khi được người phụ nữ đồng nhất
cả với bản lĩnh và sự mạnh mẽ của họ: “Điều em mong chờ ở người đàn ông đó là bản lĩnh, sự
mạnh mẽ để vượt qua khó khăn, có thể để giấu đi khó khăn đang hiện hữu để tự mình thu xếp,
giải quyết không cho bạn đời phải khổ vì mình (Nữ, Web trẻ thơ). Tương tự như đàn ông cho
rằng thanh xuân của đàn ông là sự nghiệp hay sự nghiệp phải có trước đàn bà; nữ giới có xu
hướng tìm bạn đời là những người đàn ông có sự nghiệp ổn định, thu nhập tốt và kiếm nhiều
tiền hơn mình. Trong một post trên diễn đàn NEU Confession với tiêu đề “Chia tay người yêu
vì lương tháng 5 triệu” một cô gái chia sẻ câu chuyện của mình và đặt câu hỏi có nên chia tay
với bạn trai 25 tuổi, được đủ mọi mặt nhưng lương tháng chỉ có 5 triệu. Post này đã có 18.483
lượt thích; 9.900 comment và 438 lượt chia sẻ. Chủ đề này được thảo luận sôi nổi và cuộc
tranh luận diễn ra giữa hai luồng ý kiến: một bên đồng ý rằng số tiền lương đó là quá ít và
người đàn ông như vậy khá kém cỏi, một bên phê phán rằng cô gái quá thực dụng khi đòi
hỏi người đàn ông trẻ mới có 25 tuổi phải có lương cao. Nhưng dù phê phán cô gái thực
dụng hay khuyến khích cô gái chia tay để chọn người có tương lai rõ ràng hơn, thì quan niệm
số đông thể hiện qua các threads cho thấy áp lực kiếm tiền của người đàn ông rất nặng nề:
“Phụ nữ nào cũng vậy thôi. Khi quá khó, quá nghèo thì họ sẽ ra đi tìm hạnh phúc khác (chỗ
dựa khác), đàn ông chỉ có thể mạnh mẽ và kiếm đủ kinh tế cho gia đình đó. Bạn có thể lang
thang gái gú....nhưng tuyệt đối không được nghèo và hèn.” (Nam, web trẻ thơ).

Trên các diễn đàn khác cũng có khá nhiều các câu chuyện đề cập tới việc các cô gái trẻ không
chấp nhận, từ chối tiến tới hay kết hôn vì cho rằng lương của người bạn trai không đáp ứng
được kinh tế và không có khả năng chăm lo cho gia đình sau này: “Ban đầu mức lương của
tôi là 8 triệu, dần tăng lên 20 triệu. Năm nay tôi dự định cầu hôn em, bạn bè biết chuyện hứa
sẽ cho tôi vay tiền mua căn hộ chung cư nhỏ. Mẹ tôi háo hức kể với họ hàng việc con trai sắp

75
lấy vợ. Tình yêu mặn nồng không đủ níu chân em. Lý do chia tay em đưa ra rất nực cười. Em
chê tôi nghèo, bất tài. Bao năm phấn đấu vẫn dậm chân tại chỗ, lương thấp. Theo em, thu nhập
của tôi chỉ đủ ăn tiêu tằn tiện, không đủ để mua nhà, nuôi con. Người yêu còn so sánh tôi với
chồng của bạn cô ấy. Nào là người ta kiếm cả trăm triệu mỗi tháng, anh kia mua xe ô tô tặng
bạn gái. Bảo tôi là anh ì ạch quá, không có tương lai” (Nam, diễn đàn Beatvn).

Cũng vì áp lực để làm tròn vai trò được gán cho, đa số các bình luận trên các trang mà nam
giới chiếm đa số như VOZ, Beatvn… cho thấy trong quan điểm của họ, phụ nữ hiện nay, đặc
biệt là các cô gái trẻ rất thực dụng, coi trọng đồng tiền:“100 đứa thì 101 đứa đàn bà ngoạc
mồm kêu ko cần đàn ông giàu nhưng phải có chí tiến thủ. Nghe riết nhàm. Câu này quá ngôn
tình, không hợp lý, không thuyết phục. Anh em ai rơi vào trường hợp này thì bỏ đi nhé, tìm mối
khác. Chí tiến thủ là chí làm giàu đó. Giàu sẵn rồi cần gì chí nữa.” (Nam, diễn đàn VOZ); “Gái
chê mình không có ý chí cầu tiến, 30 tuổi không tiết kiệm được 1 tỉ để mua nhà, vẫn phải ở trọ
thuê, rồi suốt ngày so sánh với thằng này thằng kia ngươi yêu của con bạn mua cho cái ví chục
triệu đôi giày vài củ, mỗi năm đi du lịch 2 lần… Cảm thấy làm đàn ông vừa khổ vừa khốn nạn”
(Nam, diễn đàn VOZ). Không có khả năng lo chu toàn cho kinh tế gia đình, người đàn ông
thường cho rằng tiếng nói của mình trong gia đình không có trọng lượng. Trên trang VOZ
dành cho nam giới, một nickname tên Frank Freeman đặt câu hỏi: “trong này có bác nào
lương thấp hơn vợ nhiều mà vẫn có tiếng nói trong gia đình không”. Có 27 người đáp lời, đều
là nam giới, bên cạnh một vài bình luận như “lương vợ cao hơn thì tốt nếu con vợ nó không
so đo tính toán”, và “nếu trước hôn nhân lương vợ đã cao nhưng vẫn chấp nhận lấy thì ổn vì
nó đã chấp nhận chuyện đó trước khi kết hôn rồi. Còn sau khi kết hôn vợ sự nghiệp phát triển,
lương cao hơn thì có khả năng cao là sẽ coi thường chồng”, thì các comments còn lại đều cho
rằng người phụ nữ sẽ coi thường chồng: “không nhé. Muốn lâu bền thì kiếm con nào lương
thấp hơn mình mà quen”; “Lương thấp thì automatic là khôgn có tiếng nói nhé”; “Mấy con vợ
chỉ cần kinh tế không phụ thuộc nó đã đéo coi thằng chồng ra gì rồi. Còn ở đây con vợ lương
cao hơn thì xác định 101% bị đè đầu cữoi cổ. Thằng chồng an phận thì xác định là osin, hoặc
chia tay. Đàn bà nó khác đàn ông mình lắm”.

Những chia sẻ khá căng thẳng, có phần cực đoan của nam giới trên diễn đàn công nghệ VOZ,
với hơn ba triệu thành viên mà theo thống kê về độ tuổi người truy cập thì có 45% độ tuổi
từ 18-25; hơn 40% người dùng trong độ tuổi từ 25-34 và chỉ có hơn 10% người dùng trong
độ tuổi từ 35 trở lên cho thấy khuôn mẫu giới về vai trò trụ cột gia đình của người đàn ông
vẫn đang duy trì và tiếp tục gây ảnh hưởng đến những người đàn ông trẻ ở ngưỡng tuổi 20s-
30s, độ tuổi đang hướng tới việc lập gia đình hoặc bắt đầu gây dựng cuộc sống gia đình.

76
2.2.4 Gia đình lý tưởng: đàn ông và đàn bà hoàn thành vai trò giới

Hoàn thành vai trò giới truyền thống được coi là để hoàn thành sứ mệnh mà “tạo hoá” đã
cho họ. Vì vậy, có một diễn giải khá phổ biến trên các diễn đàn về sự khác nhau giữa nam và
nữ thường được gắn với “kiếp”, là “phận”, là “đạo trời”, là do “tạo hoá”. Chính vì tạo hoá đã
tạo ra họ khác nhau, nên vai trò “chăm sóc” của phụ nữ hay “trụ cột” của đàn ông cũng là để
tạo nên sự hoà hợp cho một gia đình hạnh phúc: “Đạo trời sinh ra, đàn ông là thiên là trời
cao, mang tính dương mạnh mẽ, sức khỏe tốt, là trụ cột của gia đình, bao gồm kiếm tiền về
đưa cho vợ. Còn đàn bà là địa, là đất hiền mang tính âm, dịu dàng và vun vén, có trách nhiệm
lo chu toàn việc nhà...” (Nữ, NEU Confession); “Tạo hóa vốn dĩ vậy mà, có trắng thì có đen, có
đực thì có cái. Bản chất là đàn ông sinh ra là để xây dựng, kiếm tiền, kiếm ăn... Cho nên ngoại
trừ đẻ ra thì chắc đàn ông không thua bất kì cái gì. Chả có gì phải hãnh diện, đó vừa là lợi thế
vừa là trách nhiệm. Còn tại sao vậy thì hỏi tạo hóa. (nam, diễn đàn VOZ); “đó do quy định tiến
hóa từ ngày xưa. Đàn bà chuyên ở nhà lo chuyện cơm nước, chăm sóc con cái vườn tược. Đàn
ông thì đi săn bắn” (nam, diễn đàn VOZ).

Để thuận theo tạo hoá, khuôn mẫu “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” được xem là mô
hình lý tưởng: phụ nữ làm công việc chăm sóc chồng con, bố mẹ, và đảm nhiệm các việc nội
trợ khác, “Phụ nữ được gắn với vai trò gìn giữ một gia đình hạnh phúc, nơi luôn có “cơm ngon
canh ngọt” (diễn đàn VOZ), còn người chồng là “trụ cột kinh tế”, chịu trách nhiệm chính trong
việc tạo thu nhập cho gia đình. “Nghĩa vụ con trai là phải gánh gia đình, còn người phụ nữ
phải biết nội trợ, giúp đỡ đàn ông. Đó là tiêu chuẩn cho một gia đình hoàn hảo.” (diễn đàn
VOZ); “Nam chủ ngoại, nữ chủ nội. Đàn ông sức dài vai rộng kiếm tiền, làm trụ cột gia đình.
Phụ nữ chăm sóc con cái, gia đình, nội trợ.” (diễn đàn VOZ); “Vợ phải ra vợ, chồng phải ra
chồng. Trong suy nghĩ, chị em có bao giờ nghĩ là mình sẽ che chở, bảo bọc cho chồng con chưa?
Chắc chắn là chưa. Vậy nên câu phái mạnh là nam, phái yếu là nữ là đúng” (diễn đàn VOZ).
Khi cả chồng và vợ đều hoàn thành vai trò giới truyền thống của mình, thì đó được coi là một
gia đình hạnh phúc: “Mình thấy mô hình trong nhà mình và trong họ hàng nhà mình là thế
này: vợ quán xuyến việc nhà, còn chồng thì gánh kinh tế. Chồng không cần làm việc nhà, nhưng
phải nhường/nhịn/chiều/nghe lời vợ hết khả năng có thể, nhất là các việc trong nhà. Vợ thì
cũng phải hiểu chuyện, thương chồng thương con. Các thành viên trong gia đình gắn kết chặt
chẽ, k ai có thể sống tốt mà thiếu bất kì ai. => gia đình êm ấm (Nữ, diễn đàn VOZ)

Cũng có những ý kiến trung lập cho rằng việc phụ nữ có muốn theo đuổi sự nghiệp hay
không là hoàn toàn ở sự lựa chọn của họ: “phụ nữ có nhiều lựa chọn hơn đàn ông. Một số
chọn tự lập, nếu thành công thì được xã hội coi trọng. Số khác chọn yên vị thờ chồng yêu con,
chịu lui về sau để quán xuyến gia môn. Và cũng chẳng ai xem những người phụ nữ như thế là
hèn, là không có chí cả” (nữ, diễn đàn VOZ). Có ý kiến cho rằng thực ra phụ nữ đang cố gắng
phấn đấu theo hướng xã hội muốn, chứ không hẳn là phụ nữ thực sự muốn làm: “người phụ

77
nữ có thể lựa chọn ở nhà làm nội trợ nếu họ thích như vậy. Nhưng nếu họ lựa chọn làm việc,
thoe đuổi sự nghiệp của mình thì xã hội cũng trân trong và ủng hộ. Họ cũng không bị phê phán
là thiếu nữ tính, ích kỷ hay không hoàn hảo. Như vậy, cái mà chúng ta hướng tới là một xã hội
mà ở đó phụ nữ có thể tự quyết định mình thích cái gì, chứ không phải làm theo cáì mà người
ta thích phụ nữ làm. Bây giờ nhiều phụ nữ đàng phải làm những điều mà người khác thích phụ
nữ làm” (nam, diễn đàn VOZ).

Như vậy, vai trò khuôn mẫu giới đóng vai trò tác động không chỉ tới sự quyết định lựa chọn
cá nhân của nam giới và nữ giới, mà còn đến quan niệm về sự yên ổn và hạnh phúc của một
gia đình. Gia đình lý tưởng sẽ phải là gia đình mà người chồng và người vợ đều đáp ứng sự
kỳ vọng về vai trò giới truyền thống: người chồng thành đạt, có sự nghiệp và kinh tế đủ để
chu cấp cho vợ con, còn người vợ đảm đang, khéo léo chăm sóc chồng con. Khuôn mẫu giới
này ép người phụ nữ nhận trách nhiệm làm việc nhà nên ảnh hưởng đến họ trên hai khía
cạnh. Một là họ có xu hướng chọn những công việc có thể giúp họ làm được việc nhà và
thường đây là những việc thu nhập thấp, ít cơ hội thăng tiến, ít tiếng nói trong xã hội. Hai là
với những người chọn nghề nghiệp có đòi hỏi cao thì chịu nhiều sức ép vì họ vẫn phải hoàn
thành việc nhà. Điều này gây hại lớn lên sức khỏe tinh thần và thể chất cảu người phụ nữ. Khi
người nam và người nữ đi chệch khỏi vai trò giới này, về mặt tâm lý họ đều cảm thấy những
băn khoăn, bất ổn, và họ đều có thể phải trả giá ở những phương diện khác nhau. Điều này
có tác động không nhỏ tới quan niệm về bình đẳng giới và việc sẵn sàng thay đổi những
khuôn mẫu cũ hay duy trì chúng.

2.3 Bình đẳng giới: những thách thức

2.3.1 Vượt ra ngoài khuôn mẫu giới

Như đã trình bày ở phần báo chí, mặc dù định kiến giới vẫn ngầm ẩn nhưng báo chí chính
thống thể hiện xu hướng ủng hộ bình đẳng giới và kêu gọi phụ nữ tích cực tham gia vào các
nghề nghiệp trong xã hội cũng như tự tin vào năng lực lãnh đạo của họ. Những gương phụ
nữ thành đạt trở thành tiêu điểm trên báo chí để ca ngợi sự vươn lên của phụ nữ.

Tuy vậy, nếu như thông tin trên báo chí khá đồng thuận thì trên các diễn đàn mạng xã hội,
các cuộc tranh luận về bình đẳng giới diễn ra gay gắt và đa chiều hơn nhiều .

Bên cạnh xu hướng phản đối (sẽ trình bày ở phần sau), có những thảo luận cho thấy sự thay
đổi đang diễn ra trong nhận thức của bản thân người phụ nữ trẻ về tình yêu, vai trò giới và
sự nghiệp. Có những cô gái trẻ đã đặt ra cho mình tuyên ngôn sống, chọn lựa để sống độc
lập và tự yêu thương bản thân: “Khi đàn ông bắt mình chọn giữa tình yêu và sự nghiệp, nhất
định phải chọn sự nghiệp. Độc lập tài chính mới hạnh phúc, đàn ông thì tìm lúc nào chả được”
(nữ, NEU Confession). Đàn bà có chồng cũng được, không có cũng chẳng sao, nhưng không có

78
con, không có tiền, không có công việc mới khổ, còn đàn ông bên cạnh họ cũng chỉ là người
một góc độ đó nào thôi” (Nữ, Beatvn). Đây là những lời khích lệ cho những người phụ nữ hiện
đại: “Thế nên người ta mới hay nói phụ nữ không có tiền, không có sự nghiệp mới khổ chứ
không có đàn ông thì đời vẫn vui tươi lắm.” (Nữ, NEU confession).

Có những cô gái đã xác định phải chọn lựa những người đàn ông xứng đáng, biết tôn trọng
công việc của phụ nữ và không bị chi phối bởi các khuôn mẫu giới truyền thống: “Qua lần
này, thực sự mình rút kinh nghiệm cho bản thân. Yêu 1 người đàn ông mình nghĩ họ phải biết
quan tâm, chia sẻ từ những thứ nhỏ nhất, từ công việc nhà. Phụ nữ sinh ra là để đc yêu thương,
chứ ko phải bị đối xử như 1 ô sin” (nữ, NEU Confession); “anh cũng gia trưởng, anh muốn mình
đúng chuẩn phụ nữ của ngày xưa, chăm lo việc nhà mà thậm chí ko đi làm cũng đc...nhất là
phụ nữ phải biết dọn dẹp, nấu cơm rửa bát và chăm con...và cũng chính vì lý do này, mình quyết
định dừng lại (Nữ, NEU confession).

Không muốn thoả hiệp với các khuôn mẫu cũ, thậm chí, có những người phụ nữ đã chọn con
đường trở thành “mẹ đơn thân” vì không muốn bị trói buộc bởi các khuôn mẫu giới truyền
thống, và cũng vì họ trở nên ngày càng độc lập: “họ kiếm được tiền và không phụ thuộc vào
đàn ông nữa” (nữ, diễn đàn VOZ); “ngày xưa đàn bà nó không được học hành, công việc đồng
áng cần sức khoẻ đàn ông thì tất nhiên phụ nữ phải phụ thuộc vào đàn ông. Giờ thời đại thay
đổi, đàn bà nó tự làm được hết thì cần gì đàn ông nữa” (Nam, diễn đàn VOZ).

Tương tự, năng lực nghề nghiệp của người phụ nữ cũng được nhìn nhận. Nhiều hình ảnh lao
động nữ tham gia các công việc được coi là vất vả, nguy hiểm như lập trình, lái xe, trinh sát,
nghề đóng thế … được dẫn chứng. Cũng đã có nhiều người đàn ông đã nhận ra không phải
sự giới hạn ở năng lực của phụ nữ, mà là những lớp rào cản trói buộc người phụ nữ tự do
lựa chọn, đó có thể là do họ bị trói buộc ở vai trò chăm sóc nên quá vất vả: “Phụ nữ bây giờ
đi làm chẳng kém gì đàn ông, cơ quan tôi và đầy công ty khác phụ nữ cũng phải đi làm cùng
số tiếng như đàn ông, giải quyết lượng công việc như đàn ông, lương bằng đàn ông mà về nhà
vẫn phải làm việc nhà kia kìa. Mà tóm lại ấy, ông nào kêu đi làm ở ngoài vất vả hơn trông con,
làm việc nhà thì cứ ở nhà làm tầm một tháng là biết ấy mà (nam, diễn đàn VOZ); hoặc do
định kiến xã hội khiến họ bị cản trở: “xã hội còn tồn tại rất nhiều định kiến về người phụ nữ,
ngay cả tôi cũng có những định kiến như vậy mà không biết. Mỗi định kiến nhỏ thì không có
tác dụng gì nhiều nhưng khi chúng tồn tại mọi nơi thì đó là lực cản rất lớn cho người phụ
nữ...về cơ bản, người phụ nữ đã chịu thiệt thòi hơn rất nhiều so với đàn ông nếu muốn lên sếp
(nam, diễn đàn VOZ).

Về vai trò giới, khá nhiều bình luận cũng phản đối cách định khuôn vai trò của phụ nữ là chăm
sóc, người đàn ông là trụ cột gia đình: “thời trước là đúng, nam nhân ra ngoài kiếm tiền, nữ
nhân ở nhà lo gia đình, con cái, "Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm". Nhưng bây giờ nhìn ở

79
xã hội Việt Nam xem, tôi thấy nữ giới có khả năng tự chủ tài chính đó chứ, học hành, kiểm việc,
phụ giúp bố mẹ còn hơn khối mấy anh (như tôi), làm được bao nhiêu, tiêu bấy nhiêu, thậm chí
họ còn là chủ chìa khóa tài sản gia đình khi đã kết hôn, không bị gò bó ép buộc gì.(Nam, diễn
đàn VOZ). Trên diễn đàn Web Trẻ thơ cũng trích dẫn một nghiên cứu cho rằng trong nhiều
gia đình hiện nay đàn ông đã mất đi vai trò trụ cột gia đình mà ở nhà nội trợ và chăm sóc
con cái: “điều đáng ngạc nhiên là hầu hết phụ nữ thông minh hiện nay có xu hướng lấy chồng
‘kém’ mình. Phụ nữ muốn tìm những người chồng có thể hỗ trợ cho sự nghiệp của mình hơn
là tìm nguồn hỗ trợ về tài chính như trước đây. Bởi theo quan niệm của họ, những ông chồng
‘không tài giỏi’ thường có ít tham vọng, ít bận rộn và có thể dành thời gian giúp phụ nữ làm
việc nhà và chăm sóc con cái” (diễn đàn web trẻ thơ).

Bên cạnh đó, cũng nên ghi nhận sự tiến bộ trong việc chia sẻ việc nhà giữa nam và nữ. Mặc
dù, vẫn đa số ý kiến vẫn cho rằng nữ giới có vai trò chính là chăm sóc gia đình và nội trợ
nhưng vẫn có những người đàn ông công khai quan điểm về bình đẳng trong việc nhà ngay
cả trong diễn đàn dành nhiều cho nam giới với những quan điểm khá cực đoan về vai trò
giới: “Vợ chúng ta là phái yếu, chứ không phải người máy, mà có thể vừa nuôi con khỏe mạnh
thành tài, vừa đi làm kiếm tiền gánh vác gia đình. Nếu chúng ta đủ sức gánh vác thì hãy để vợ
ở nhà toàn tâm toàn lực chăm con, còn nếu không thì hãy cùng vợ gánh vác việc nhà, chăm
sóc con cái. Đây mới là điều người đàn ông trụ cột trong gia đình cần làm với người bạn đời
của mình” (nam, diễn đàn VOZ). Cũng nhiều ý kiến chia sẻ việc không nên coi việc nhà chỉ là
việc của phụ nữ, vì việc làm kinh tế không phải chỉ của mình đàn ông: “Thời buổi này không
phải mọi thứ đều phân chia ra rõ ràng là đàn ông lo việc kinh tế, đàn bà lo việc nhà nữ, một
nhà bình thường các anh phải có trách nhiệm chia sẻ việc nhà với người phụ nữ của các anh,
cũng như người phụ nữ trong gia đình phải có trách nhiệm chia sẻ gánh nặng kinh tế với
chồng” (nam, diễn đàn VOZ). Điều đáng chú ý là ngay cả khi vai trò giới truyền thống được
hoán đổi giữa nam và nữ, cũng có ý kiến cho rằng không ảnh hưởng gì đến hạnh phúc gia
đình, như chia sẻ của một phụ nữ: “mỗi người đều có cách nghĩ khác nhau bạn. Tôi đây 16
năm nuôi chồng nuôi con. Là trụ cột gia đình. Tôi đây vừa xây nhà vừa xây tổ ấm. Vợ chồng tôi
16 năm bên nhau vẫn hanh phúc. Con cái ngoan ngoãn. Tuỳ cách nghĩ của mỗi người thôi”
(Nữ, Beatvn).

Trên diễn đàn VOZ có những cuộc thảo luận khá gay gắt giữa một bên là số đông những
người đàn ông cảm thấy quá áp lực trước gánh nặng trụ cột gia đình, và một bên là một vài
người đàn ông và phụ nữ cho rằng đàn ông phải mạnh mẽ, không được kêu than: “Mở topic
lên là một loạt anh vào than thở này nọ nên tôi phải chửi cho sáng mắt ra. Biết là các anh
ngoài đời cũng khổ, chỉ muốn lên đây than thở tí. Nhưng như tôi đã nói ở trên, đàn ông là phải
mạnh mẽ” (nam, diễn đàn VOZ). Trước những threads kêu khổ của nam giới về áp lực vai trò
giới, một vài ý kiến của phụ nữ chỉ trích: “thế mới thấy đàn ông Việt Nam yếu đuối thế nào.

80
Thề, ở Việt Nam thì từ phái mạnh nên dùng cho phụ nữ mới đúng. Từ xa xưa phụ nữ đà phải
gánh vác đủ thứ từ kinh tế, cả giang sơn nhà chồng tới con cái, vẫn phải làm tròn việc nhà.
Chuyện gì cũng đến tay đàn bà. Tới hiện tại, mới bình đẳng được hơn tí, đàn ông có trách
nhiệm hơn được tí (mà cũng chỉ là phần kinh tế thôi nhé) thì các ông áp lực, tự tử tăng cao
luôn, èo.” (nữ, diễn đàn VOZ). Tương tự, cũng nhiều phụ nữ phản đối gay gắt việc đàn ông
cho rằng mình là trụ cột nên coi thường đàn bà. Trong một comment, một người phụ nữ đã
đáp trả một nam giới rằng: “thôi anh đừng đao to búa lớn. Bản thân tôi cũng ra ngoài kiếm
tiền, cứ làm như tôi ngồi nhà ăn sẵn vậy. Đi làm có cái cực của đi làm, ở nhà có cái cực của ở
nhà. Các anh cho rằng đi làm vất vả như vậy, việc cơm nước đơn giản như vậy, thì phụ nữ họ
cũng chỉ cần anh san sẻ với họ nhữung việc đó, để họ được đi làm san sẻ tài chính với các anh,
sao các anh còn ko chịu, kêu đàn bà thì đi làm làm gì. Lại còn bảo đàn bà kiếm ít tiền hơn đàn
ông. Xin lỗi chứ chưa chắc các anh đã kiếm tiền bằng cái lông chân những người đàn bà trong
môi trường tôi làm việc đâu. Đừng ra vẻ bố đời tinh tướng” (nữ, diễn đàn VOZ).

2.3.2 Chống lại đặc quyền: thách thức cho bình đẳng giới

Nếu như trên truyền thông chính thống – báo chí tập trung tuyên truyền tích cực cho bình
đẳng giới và sự nghiệp của phụ nữ, thì trên các diễn đàn, với các tài khoản nickname không
bị lộ danh tính, những quan điểm thẳng thắn mang nặng khuôn mẫu giới và định kiến giới
được thể hiện rõ nét. Sự phản đối bình đẳng giới theo hướng nữ quyền là thái độ khá chung
trên các diễn đàn mà các thành viên tham gia đa số là nam giới như VOZ.

Theo kết quả nghiên cứu có 112 ý kiến thảo luận xoay quanh các vấn đề “bình đẳng” và “nữ
quyền”. Đáng chú ý ở đây, 84 ý kiến (chiếm 75%) đưa ra các bình luận tiêu cực về bình đẳng
giới. Các ý kiến này chỉ trích nữ giới lợi dụng “bình đẳng giới” để đòi quyền lợi, bình đẳng có
chọn lọc; trong khi toàn từ chối, né tránh các công việc nặng. Chỉ 28 ý kiến trên 112 lượt
(chiếm 25%) thể hiện thái độ khách quan khi nói về bình đẳng giới hoặc nữ quyền.

Sự phản đối của nam giới cho việc đấu tranh cho bình đẳng giới quy vào một số lý do chính.

Thứ nhất họ cho rằng cấu trúc xã hội, nền sản xuất xã hội quy định vị trí và quyền lực của
giới: “ Cái cốt lõi nhất ở đây tôi muốn nói đến là sự vận hành của xã hội, mọi bất bình đẳng
trong xh đều xuất phát từ sự bất bình đẳng về kinh tế. Đúng là càng ngày xã hội càng công
bằng hơn, nhưng sự công bằng ấy xuất phát từ sự thay đổi của nền sản xuất xã hội. Chừng
nào cơ cấu nền sản xuất còn cần tới sức khỏe, độ dẻo dai thì chừng đó nam giới còn chiếm ưu
thế. Nên việc đấu tranh xóa bỏ định kiến bằng mồm là thứ xàm lol, muốn bình đẳng thì làm
cách mạng đi, và mọi cuộc cách mạng đều phải trả bằng máu, rất nhiều máu đấy” (Nam, diễn
đàn VOZ). Hoặc cho rằng năng lực gắn với từng giới đã quy định ai nên làm gì: “Do phụ nữ
kém hơn thì kêu gào cái gì. Có cả quy định % đại biểu nữ trong bầu cử quốc hội, hội đồng nhân

81
dân, tỉ lệ nữ làm lãnh đạo ở các cơ quan ban ngành nhà nước. Được ưu ái thế còn kêu gào nỗi
gì, cạnh tranh sòng phẳng chắc gì các chị đã đủ năng lực ngồi vào những cái ghế đấy (Nam,
diễn đàn VOZ).

Thứ hai, vì coi mỗi giới đều có vai trò giới riêng phù hợp với mình, và nam giới nhập tâm vai
trò “trụ cột giới”, nên theo những người tham gia diễn đàn, họ coi việc phụ nữ đấu tranh để
buộc người đàn ông vào vai trò chăm sóc là vô lý và bất công với nam giới. Với họ, “giới nào
cũng khổ, chỉ khác là nam giới không hay than thở. Cũng vì định kiến nên mới không dám thở
than” (nam, VOZ). Không thiếu những bình luận thể hiện sự cay đắng: “Cái này thì cả đàn
ông đàn bà đều như nhau, đàn ông thậm chí áp lực kinh tế nhiều hơn. Đàn bà nghèo thì đổ
cho chồng nghèo, đàn ông nghèo đã khổ còn nai lưng gánh kinh tế gia đình.” (Nam, diễn đàn
VOZ) hoặc phản ứng gay gắt: “ở đời chừng nào còn cái định kiến đàn ông phải kiếm tiền nhiều
hơn vợ ko thì bị kêu là thằng hèn, thằng đàn bà, thằng chui gầm chạn thì chừng đó chả có thứ
gọi là "bình đẳng giới" hay nôm na là phong trào feminist của các chị em….. Đó giờ chưa thấy
phong trào đàn ông mà suốt ngày chỉ có phong trào của mấy chị hô hào ko thôi" (Nam, diễn
đàn VOZ). Bình đẳng, theo các bình luận, không phải là sự cào bằng, nên làm đúng vai trò
giới của mình đã là bình đẳng: “Chúng ta không thể bình đẳng theo kiểu cào bằng, tôi làm cái
này thì anh cũng phải làm cái kia được. Các cụ ta vẫn nói: "Gái có công chẳng chồng nào phụ",
kiểu phụ nữ mà chưa có công đã ầm ĩ chuyện bình đẳng theo kiểu cào bằng tôi e là khó có
hạnh phúc thật sự”." (Nam diễn đàn VOZ)

Cũng vì cho rằng mình đã đủ áp lực vì phải gánh trách nhiệm trụ cột, nên nhiều người đàn
ông khước từ làm việc nhà: “Còn việc nhà suy cho cùng cũng chỉ là việc chân tay, tại chúng tôi
đi làm về mệt nhọc hơn rất nhiều nên phụ nữ nên làm việc đó và vui vẻ” (Nam, diễn đàn VOZ).
Có những bình luận thì khẳng định chỉ người đàn ông kém cỏi không hoàn thành trách nhiệm
trụ cột gia đình mới đành phải làm việc nhà: “Nội trợ, bếp núc là công việc của đàn bà. Còn
đàn ông, là trụ cột gia đình phải lo chuyện kiếm tiền, tạo dựng sự nghiệp. Đàn ông mà lại lếch
thếch mớ đồ ăn, tay dao tay thớt, rửa hàng đống bát đĩa thì còn ra thể thống gì. Những gã đàn
ông mà rửa bát là do họ tự nhận thấy mình thua so với vợ, ví dụ như thu nhập thấp hơn hoặc
chỉ bằng với vợ, hay như vợ đẹp còn mình thì xấu, vợ thì giỏi còn mình thì hơi nhu nhược một
chút. Chứ còn đã là thằng đàn ông ai chả muốn hơn vợ, như thế mới gọi là trụ cột gia đình”
(nam, diễn đàn VOZ). Hoặc nếu như họ có làm thì đó là vì họ thương nên “giúp đỡ” vợ, chứ
không nên gán cho việc giúp đỡ nhau là bình đẳng: “Nói là anh rửa bát với đi đổ rác đi, anh
xem mọi người giờ bình đẳng bla..bla. Bảo là anh rửa bát, đổ rác phụ em với thì nghe còn được,
mình sẵn sàng làm vì có gì nặng nhọc đâu. Đây cứ phải nhét chữ bình đẳng vào mới thối cơ
(Nam, diễn đàn VOZ).

Đáng chú ý là có một số người phụ nữ cho rằng mình sẵn sàng ở nhà nội trợ, lùi lại phía sau
đàn ông nếu người đàn ông của họ có thể lo kinh tế, và đó cũng là sự bình đẳng. Vì vậy có

82
một số ý kiến của phụ nữ cũng phê phán sự phàn nàn của phụ nữ về việc nhà: “ Việc gia đình,
trông con cái, ok ai cũng phải chung tay làm, vậy hãy san sẻ công bằng gánh nặng thu nhập
cho người chồng. Chị nào kiếm tiền bằng hoặc hơn chồng mà thằng chồng ko chịu đi rửa bát,
quét nhà thay phiên chị, cứ chửi chết mẹ nó đi. Tôi max ủng hộ. Còn không thì nên biết điều,
đã ko chia sẻ bớt được gánh nặng tài chính gia đình, thì đừng kêu ca gì mấy công việc bếp núc,
sứ mệnh của người phụ nữ còn ko chịu làm thì ai mà cảm thông cho được” (Nữ, diễn đàn VOZ).
Còn người phụ nữ, nếu muốn đàn ông vừa lo kinh tế vừa chia sẻ việc nhà thì đó chỉ là vì “lười
nhác”: “Phụ nữ ngày nay lười biếng, đổ hết trách nhiệm chăm lo gia đình cho đàn ông. Họ lấy
nữ quyền và con cái để làm bình phong cho sự lười nhác của mình” (Nam, diễn đàn VOZ).

Thứ ba, trong các bình luận về bình đẳng giới, nam giới trên diễn đàn VOZ cho rằng, sự đấu
tranh cho bình đẳng của phụ nữ thực chất là sự đấu tranh để đòi được “hơn” đàn ông: phụ
nữ ở thành phố không phải đang đấu tranh cho bình đẳng mà đấu tranh cho thượng đẳng đấy
chứ (nam, VOZ), vì sự bình đẳng của phụ nữ có tính chọn lọc: “Lúc đi ăn đi chơi thì đòi nữ
quyền, đàn ông phải trả, phải gánh, phải mời. Lúc làm việc thì đòi bình đẳng, lương phải cao,
việc nặng thì đàn ông làm” (Nam, diễn đàn VOZ); “Đang làm kế toàn phòng có 8 nữ, 3 nam,
khi nói đến bình đẳng giới trong lợi ích là automatic là nữ hơn nam, bình đẳng giới trong công
việc thì automatic là nam phải làm nhiều hơn nữ. Dm đang cắn rằng chịu đựng qua năm chuồn
đây” (nam. VOZ); “Chị em muốn đòi quyền lợi thì phải đi đôi với trách nhiệm chứ, ưu đãi cái gì
cũng phải ưu tiên nữ, nhưng hễ có việc thì auto là nam, tôi đéo hiểu tại sao lại vậy nửa” (nam,
diễn đàn VOZ); “Toàn thấy đòi bình đẳng giới ở mấy cái nghề chính trị, show biz, văn phòng
chứ có ai thấy đòi bình đẳng giới ở mấy cái nghề lao động chân tay, xây dựng hay mấy việc
nặng không? Các chị cũng khôn lắm” (Nam, diễn đàn VOZ).

Theo một thread, một nam giới thẳng thắn bày tỏ hiện tại phụ nữ đang có quá nhiều lợi thế
so với nam giới: “đừng tranh cãi việc bình đẳng với phụ nữ, vì với họ chữ "bình đẳng" đồng
nghĩa với chữ "quyền lợi", cái gì lợi cái gì lộc là gom vào mình, còn khó thì để bên kia gánh nói
thẳng ra trong cái XH này thì hiển nhiên cái giới phụ nữ đã đc ưu tiên ở mọi lĩnh vực, mọi hoạt
động sẵn rồi, ở đó còn hô hào feminist” (diễn đàn VOZ)

Theo sự chia sẻ trên diễn đàn, nam giới mới là những người đang bị đối xử bất bình đẳng vì
xã hội gán cho họ cái mác “phái mạnh” và kỳ vọng họ phải đáp ứng vai trò phái mạnh ấy
không phải chỉ trong gia đình, mà cả ngoài xã hội: “Cả năm trời, tôi phải “vật lộn” để xứng
đáng là phái mạnh. Và hễ cứ đến ngày 8-3, tôi lại cố gắng ra sức làm tốt công việc của một
người phụ nữ, nào là mua hoa, nấu ăn, giặt giũ, lau nhà… cho bà xã hài lòng và được công
nhận là người đàn ông tốt. Ai cũng bảo, phụ nữ bị đối xử không công bằng và mọi chỉ trích dồn
vào cánh đàn ông. Tuy nhiên, là một người đàn ông, tôi thấy mình cũng bị đối xử bất bình
đẳng!” (nam, diễn đàn Web trẻ thơ). Sự bất bình đẳng của nam giới ở chỗ họ vừa phải gánh
trách nhiệm là người chi trả (mời ăn phụ nữ phải trả tiền, phải tặng quà, phải lo kinh tế), lại

83
vừa đòi hỏi phải ga lăng với phụ nữ, phải làm những việc nặng, lại vừa được kỳ vọng chia sẻ
nghĩa vụ việc nhà.

Cũng đối với họ, đấu tranh cho bình đẳng giới chỉ nên cho phụ nữ ở quê còn nhiều vất vả.
Còn cuộc đấu tranh cho bình đẳng giới đang dựa trên những giả định về sự định kiến mà
theo họ là không đúng, bởi vì tự bản thân phụ nữ không thể làm được, không có đam mê,
hoặc không muốn cạnh tranh bình đẳng: “Uh thì đành rằng có bạn bảo các lĩnh vực ưu tiên
đàn ông, nhưng thực tế nói các bạn đâu có đam mê theo đuổi. Con gái vẫn học lái tàu được,
vẫn học cơ khí đươc ... chỉ là có trách nhiệm làm mẹ làm vợ thì gác lại, chọn cái gì nhàn nhã
hơn. Vậy là phụ thuộc lợi thế chứ có phải xã hội ko cho các bạn có cơ hội ko. Còn các lĩnh vực
nghiên cứu, kinh doanh, chính trị nữ đầy, các bà đủ giỏi thì các bà leo lên ngồi. Thế chủ tịch
quốc hội thì bà ý ko giỏi, hay bà Thảo Vietjet ko giỏi. Chỉ là các bà muốn nữ quyền, muốn bình
đẳng nhưng lại ko muốn cạnh tranh bình đẳng, muốn phải được ưu tiên hơn vì là nữ cơ.” (Nam,
diễn đàn VOZ).

Có thể thấy diễn đàn VOZ có phần cực đoan hơn các diễn đàn có cân bằng các thành viên cả
nam và nữ: những người đàn ông trẻ than thở nhiều hơn, phản đối bình đẳng giới cũng gay
gắt hơn. Cũng vì vậy, một phụ nữ tham gia diễn đàn cho rằng đàn ông đang khuếch đại nỗi
khổ của mình: “Hiện đại mình không phủ nhận đàn ông đã có trách nhiệm hơn, chăm lo kinh
tế cho gia đình tốt hơn (do giờ nhiều ngành nghề rồi, không phải chỉ làm nông nghiệp nữa) và
cũng yêu chiều phụ nữ hơn. Cái này mình công nhận. Nhưng tới đây thì cũng là lúc các anh
ca thán áp lực rồi tự tử tăng lên. Thậm chí nữ quyền của phụ nữ hiện tại đơn giản chỉ là vợ
chồng cùng nhau đi làm thì việc nhà cùng nhau chia sẻ, chăm con cũng chia sẻ thì bị chụp
ngay là nữ quyền là nữ được ăn trắng mặc trơn, còn chồng lo hết” (nữ, diễn đàn VOZ). Nhưng
dù như giải thích, đó là do ở các không gian khác, đàn ông phải gồng mình để diễn vai mạnh
mẽ, và đây là không gian để họ nói thật, giảm stress, hay đó là do những ý kiến tiêu cực kích
thích sự phản hồi tiêu cực, thì không thể phủ nhận, khuôn mẫu giới đã tác động sâu sắc tới
sự không thừa nhận hoặc phản đối bình đẳng giới ở Việt Nam.

84
THẢO LUẬN/KẾT LUẬN

Có thể thấy những thảo luận trên báo chí và đặc biệt trên mạng xã hội cho thấy các khuôn
mẫu giới truyền thống vẫn tiếp tục chi phối quan điểm của giới trẻ thời hiện tại (dù báo cáo
này chỉ giới hạn vào nhóm đối tượng có điều kiện tiếp xúc internet và tham gia diễn đàn), và
điều này có liên quan đến sự lựa chọn và cơ hội việc làm của cả hai giới.

Một cái nhìn lịch sử cho thấy khuôn mẫu giới hiện tồn tại ở Việt Nam được hình thành từ
trong lịch sử dựa trên những bối cảnh kinh tế xã hội đặc thù. Xã hội truyền thống của nền
sản xuất nông nghiệp nhỏ, cộng thêm công việc thuỷ lợi, đắp đê và lịch sử của các chiến trận
liên miên đã đặt người phụ nữ và nam giới vào khuôn mẫu “nam ngoại nữ nội”. Nam đảm
nhiệm các công việc cộng đồng, giao tiếp, nữ quán xuyến các công việc trong nhà. Trong xã
hội phụ hệ, người đàn ông được coi là trụ cột của gia đình, nhưng chủ yếu ở phương diện
danh dự và tinh thần bởi điều kiện lịch sử của nền kinh tế nông nghiệp tự cung tự cấp truyền
thống đã khiến phụ nữ Việt Nam có vai trò quan trọng về kinh tế và có vị thế nhất định ở
trong xã hội. Sự coi thường phụ nữ theo quan điểm Nho giáo cũng chỉ là có tính diễn ngôn
phản ánh ý thức hệ Nho giáo ở một bộ phận dân số nhỏ, bởi trong mọi tầng lớp ở xã hội, dù
là nông dân, là thương nhân, hay là vợ của giới nho sĩ, người phụ nữ vẫn đóng vai trò quản
lý, điều hành, và trong nhiều trường hợp, là trụ cột về kinh tế ở gia đình. Thời chiến tranh, khi
những người đàn ông khoẻ mạnh đều ra chiến tuyến, phụ nữ đóng vai trò trụ cột của gia
đình, và thậm chí trụ cột của cả nền kinh tế đất nước. Khi đất nước bước vào xây dựng chủ
nghĩa xã hội, với nền tảng kinh tế nông nghiệp, người phụ nữ cũng vẫn là lực lượng lao động
quan trọng.

Vai trò giới đã bị tác động sâu sắc từ khi đất nước mở cửa theo đường hướng phát triển kinh
tế thị trường. Vai trò giới truyền thống vẫn được duy trì - “nam ngoại, nữ nội” - nhưng kinh
tế thị trường đã làm nặng nề thêm những vấn đề của cả đàn ông và đàn bà. Một mặt, sự biến
đổi cơ cấu kinh tế và guồng quay của kinh tế thị trường đã làm biến đổi kinh tế gia đình
truyền thống. Không còn điều kiện để sản xuất tại nhà, phần lớn người lao động trở thành
người làm công ăn lương. Xu hướng cá nhân hoá các nguồn thu nhập của các thành viên gia
đình dẫn đến chức năng kinh tế của gia đình hẹp lại, và gia đình chủ yếu trở thành nơi thực
hành các hoạt động tiêu dùng hơn là nơi tạo ra thu nhập. Mặt khác, nền kinh tế nhiều cạnh
tranh đã khiến cho nhiều phụ nữ bị mất đi nhiều công việc làm công ăn lương và bị đẩy lùi
về chăm sóc những đứa con trong bối cảnh những trợ giúp về mặt xã hội (nhà trẻ, trường
công, quan hệ hàng xóm láng giềng…) đều bị suy giảm. Đô thị hoá cũng khiến cho mối quan
hệ thân tộc không còn chặt chẽ như trong xã hội truyền thống, nên khả năng được dựa vào
các mối quan hệ để xã hội hoá việc chăm sóc con trẻ bị thu hẹp. Các gia đình hạt nhân ít còn
chỗ dựa ở họ hàng, làng xóm trong việc chăm sóc con cái, trong khi cuộc sống đòi hỏi sự
bươn chải để kiếm tiền bên ngoài đã đặt ra nhiều thách thức nhìn từ khía cạnh giới.

85
Sự rút lui của phụ nữ cũng đồng nghĩa với việc người đàn ông phải cáng đáng trách nhiệm
chính về việc cung cấp tiền để nuôi sống gia đình. Vẫn là khuôn mẫu giới truyền thống được
duy trì, nhưng vai trò “trụ cột gia đình” của người đàn ông không chỉ còn mang nghĩa tinh
thần (dòng họ, chỗ dựa cho con cái) như trong xã hội làng xã truyền thống, mà thực sự phải
là trụ cột về mặt kinh tế. Trong khi đó, những đòi hỏi về kinh tế, đặc biệt là đòi hỏi về tiền
mặt, để trang trải những chi phí về giáo dục (học thêm, học trường tư, y tế, tiêu dùng trong
một xã hội không còn bao cấp, sự trợ giúp cộng đồng ngày càng ít đi, dịch vụ công ngày
càng bị xã hội hóa/tư nhân hóa), là gánh nặng khó đáp ứng của những người đàn ông trẻ
mới ở độ tuổi xây dựng sự nghiệp, đồng thời cũng vắt kiệt sức người phụ nữ trong vòng quay
của việc vừa đảm nhiệm công việc chăm sóc, vừa vẫn phải kiếm tiền để đủ chi trả trong bối
cảnh đàn ông không thể có thu nhập như mong đợi.

Tất cả những căng thẳng và áp lực này của cả hai giới được thể hiện rõ trong các thảo luận
trên báo chí và diễn đàn, đặc biệt trên các diễn đàn mạng xã hội. Nếu như báo chí thể hiện
một cái nhìn cấp tiến, cổ suý cho sự tiến bộ của phụ nữ theo đúng quan điểm về bình đẳng
giới của nhà nước, mặc dù khuôn mẫu giới vẫn ngầm ẩn trong các định kiến giới thể hiện
qua ngôn từ, thì các diễn đàn mạng xã hội lại làm lộ ra những thách thức của vấn đề bình
đẳng giới ở Việt Nam, thể hiện qua các chiều kích phức tạp và trái chiều trong quan điểm của
không nhỏ những thanh niên trẻ sử dụng mạng xã hội. Thông qua phân tích các thảo luận
trên mạng xã hội, có thể thấy một số vấn đề nổi bật liên quan đến khuôn mẫu giới:

 Thứ nhất, khuôn mẫu giới được hình thành dựa trên cách nhìn quy chất luận
(essentialism) về đặc tính giới (nam tính và nữ tính) và liên quan trực tiếp tới sự lựa chọn
và cơ hội nghề nghiệp. Vì nữ giới được xem là có đặc tính nhẹ nhàng, dẻo dai, tinh tế,
khéo léo, bền bỉ, dịu dàng, yếu đuổi…nên được xem là phù hợp công việc chăm sóc và
giúp đỡ, thư ký, giáo viên, văn phòng,… Vì đàn ông mạnh mẽ, quyết đoán, thông minh,
lý trí… nên được xem là phù hợp với công việc có vai trò định hướng, việc nặng, kỹ
thuật, lái xe, IT,… Điều đáng chú ý là những đặc trưng giới và vai trò giới này được xem
là “tiền định”, “số phận”, là do “tạo hoá”, là do “trời sinh ra thế” và được chấp nhận
như khuôn mẫu chuẩn mực có tính truyền thống. Niềm tin có tính văn hoá này khiến
cả đàn ông và đàn bà đều chấp nhận những khuôn mẫu giới này một cách mặc định
và cố gắng để hoàn thành “thiên chức” cũng như trách nhiệm gắn với thiên chức đó
của mình. Điều này hạn chế cơ hội việc làm của cả hai giới.

 Thứ hai, lăng kính gia đình đóng vai trò quan trọng trong khuôn mẫu giới và được khúc
xạ ra lăng kính xã hội trong việc chọn nghề nghiệp.
Xã hội Việt Nam coi trọng hôn nhân và gia đình mà trong đó mỗi cá nhân luôn được
hình dung trong mối quan hệ với giới khác trong bối cảnh gia đình, vì vậy mỗi thanh

86
niên trẻ dù chưa lập gia đình, cũng đều không nhìn mình như một con người độc lập
và tự do. Các bình luận trên các diễn đàn của những người đàn ông trẻ hay các cô gái
đều liên quan đến bối cảnh của gia đình hiện tại, sắp lập gia đình hoặc viễn cảnh xa
về gia đình. Nếu không phải là những băn khoăn về vai trò giới như một người chồng,
hoặc vợ, hoặc về bạn gái bạn trai với hình dung về người mà mình sẽ lập gia đình, thì
cũng là những băn khoăn như một người con trong mối quan hệ và tác động với cha
mẹ. Vì vậy, khuôn mẫu vai trò giới ở Việt Nam, trước hết, là những khuôn mẫu được
đảm bảo để duy trì đời sống gia đình (nam là trụ cột gia đình, nữ chăm sóc và nội trợ).

Từ trong gia đình, những khuôn mẫu giới được khúc xạ ra ngoài xã hội, chi phối thế
ứng xử của cả nam và nữ trong mọi khía cạnh, kể cả việc lựa chọn nghề nghiệp. Vì áp
lực hoàn thành các khuôn mẫu chuẩn mực giới nên phụ nữ được cho là phù hợp với
công việc gần nhà, công việc nhẹ nhàng, công việc nhà nước, có nhiều thời gian linh
hoạt để chăm sóc cho gia đình. Nam là “trụ cột gia đình” nên cần công việc có thu
nhập cao, nên có thể làm các công việc vất vả hoặc xa nhà. Phụ nữ có hoài bão đam
mê sự nghiệp thường phải đứng trước những thách thức (chọn gia đình hay sự nghiệp)
và phải trả giá (lập gia đình muộn, ly hôn, hoặc xung đột với chồng…). Trái lại, người
đàn ông không đứng trước thách thức ấy, nhưng sự lựa chọn của đàn ông, lại gắn liền
với những gì có thể khiến họ đảm đương trách nhiệm trụ cột gia đình. Mối bận tâm
về sự nghiệp (gắn với việc có tiền, có quyền và thăng tiến) của người đàn ông cũng là
để hoàn thành trách nhiệm có tính khuôn mẫu giới. Những đặc tính giới này trong
công việc được nhập tâm bởi cả các nhà tuyển dụng và của cả những người đi xin việc,
khiến cho cơ hội việc làm của cả nam và nữ bị giới hạn.

Đặc tính giới và lăng kính gia đình cũng được soi chiếu cho cả việc thăng tiến trong
công việc (đàn ông mạnh mẽ và là trụ cột nên cần có sự nghiệp và thành đạt). Sự thành
công của đàn ông được đo lường bằng sự thăng tiến và thu nhập, còn sự thành công
của phụ nữ là con cái khoẻ mạnh và người chồng thành đạt. Sự thăng tiến của đàn
ông đem lại hạnh phúc gia đình còn sự thăng tiến của phụ nữ đem lại rủi ro cho gia
đình. Những khuôn mẫu này trở thành sự trông đợi của cả hai giới: Phụ nữ chỉ cần và
nên kiếm tiền vừa đủ sinh hoạt; họ sẽ cảm thấy buồn nếu người đàn ông không thể
hiện được vai trò trụ cột kinh tế và kiếm ít tiền hơn họ. Tương tự, đàn ông muốn thể
hiện vai trò trụ cột bằng cách làm chủ kinh tế trong gia đình, trong khi người phụ nữ
của họ nên lui về phía sau, quán xuyến gia đình.

 Thứ ba, kinh tế thị trường đã khiến tiền bạc trở thành một giá trị mới trong xã hội và
trở thành lăng kính đánh giá sự thành công của cả hai giới. Nếu như nhu cầu về tiền
bạc đối với người phụ nữ cũng ngày càng tăng để đáp ứng cho nhu cầu làm đẹp của

87
bản thân và chăm sóc cho con cái, gia đình, thì tiền bạc cũng trở thành thước đo giá
trị và sự thành công của người đàn ông cũng như hạnh phúc của gia đình mà anh ta
gánh vác. Vì vậy, việc đàn ông khao khát có vị trí xã hội hay thành đạt không phải chỉ
là vinh dự, mà cũng là để hoàn thành trách nhiệm ấy. Lương cao trở thành một tiêu
chí để chọn nghề nghiệp cho nam giới. Trong thời đại mà sự giàu có về tiền bạc là giá
trị thì gánh nặng trụ cột kinh tế gia đình trở nên nặng nề nhất đối với người đàn ông
từ trước đến nay. Xã hội Việt Nam vốn đề cao thể diện nam giới đã khiến người đàn
ông phải gồng mình để mang chiếc mặt nạ nam tính ngoài xã hội (ISDS 2020), nhưng
ở không gian mạng xã hội ẩn danh, những áp lực chất chứa của người đàn ông được
thể hiện cực đoan một cách bất ngờ. Thái độ phản đối bình đẳng giới, thậm chí xúc
phạm phụ nữ sâu sắc, coi họ như những người thực dụng, đòi hỏi, phản ánh nhiều vấn
đề của áp lực xã hội hiện nay đối với đàn ông vẫn còn chưa được khám phá.

 Thứ tư, khuôn mẫu giới truyền thống, bị trầm trọng hơn bởi những áp lực của kinh tế
thị trường, có tác động tiêu cực tới cả hai giới và cả nỗ lực của xã hội đấu tranh cho bình
đẳng giới.
Những cuộc thảo luận khá gay gắt trên các diễn đàn xã hội cho thấy cả hai giới đang
bị chồng chất những căng thẳng, lo lắng, và thất vọng. Cả hai giới đều nội tâm hoá
trách nhiệm của mình nên khi người đàn ông và đàn bà không đáp ứng được trông
đợi vai trò truyền thống (phụ nữ hoặc không hoàn thành trách nhiệm chăm sóc gia
đình hoặc quá thành đạt ngoài xã hội, đàn ông hoặc không kiếm được nhiều tiền để
làm trụ cột kinh tế hoặc quá tham gia vào các công việc nhà) thì bản thân họ sẽ cảm
thấy bị dằn vặt, và bị người khác cảm thấy thất vọng, hoặc mỉa mai, châm biếm. Người
chồng mong đợi vợ vẫn phải đảm đang, dịu dàng, khéo léo việc nhà và chăm sóc con
cái, lo việc học hành, trong khi người phụ nữ của họ đã bị quá sức bởi công việc ngoài
xã hội, và cũng nhiều khi kiệt sức bởi kiếm tiền. Người vợ trông đợi chồng mình phải
thành công trong sự nghiệp và tiền bạc để cuộc sống gia đình được an toàn, đồng
thời phải chia sẻ công việc nhà, trong khi những áp lực kinh tế trong nền kinh tế cạnh
tranh và rủi ro cũng đã vắt kiệt tâm sức của những người đàn ông của họ. Người vợ
coi chồng là nguồn cơn của sự vất vả của mình, cũng như người chồng coi mọi áp lực
của họ đều đến từ những đòi hỏi của vợ. Áp lực kiếm tiền và sự nghiệp đã khiến cho
người đàn ông trở nên không thương thoả được với vai trò chăm sóc: họ từ chối coi
việc nhà là việc của mình, từ chối coi việc nhà là lao động “tái sản xuất” có ý nghĩa, và
từ chối thừa nhận nhu cầu bình đẳng giới của phụ nữ là nhu cầu chính đáng. Nói cách
khác, đối với họ, chừng nào người phụ nữ còn kỳ vọng họ là người kiếm tiền chính để
duy trì gia đình, chừng ấy họ còn không muốn chia sẻ việc nhà. Chừng nào xã hội còn
nâng niu phụ nữ như “phái yếu” và kỳ vọng đàn ông phải ứng xử như “phái mạnh”, thì
chừng ấy đối với họ, việc đòi hỏi bình đẳng giới chỉ là đấu tranh tìm kiếm sự thượng

88
đẳng cho phụ nữ và bất công cho nam giới. Vì vậy, sự tồn tại của khuôn mẫu giới thách
thức vấn đề bình đẳng giới hiện nay.

Bên cạnh những bằng chứng cho thấy sự tồn tại sâu sắc của khuôn mẫu giới, cũng đã bắt
đầu hé lộ một xu hướng xa rời các khuôn mẫu giới truyền thống trên cả báo chí, mạng xã hội
và trong đời sống xã hội. Cũng tương tự như sự lưu giữ sâu sắc của khuôn mẫu giới, những
ngoại lệ luôn tồn tại, ngay từ khi người phụ nữ Việt Nam nhận thức được những tư tưởng và
giá trị mới về quyền của mình từ đầu thế kỷ XX. Càng hiểu biết, đón nhận những luồng tư
tưởng mới, người phụ nữ Việt Nam bắt đầu phải trăn trở với vấn đề bình đẳng giới, với sự
xung đột giữa “thiên chức” gắn với trách nhiệm gia đình, và những khao khát được sống cuộc
sống cho mình với những hoài bão, đam mê của cá nhân. Bên cạnh việc định hướng có tính
chính thống từ chính sách của nhà nước, sự hậu thuẫn của truyền thông, và sự thay đổi trong
nhận thức, rõ ràng đang có khuynh hướng thoát khỏi các khuôn mẫu giới truyền thống, đặc
biệt là ở đô thị, khi ngày càng có nhiều người phụ nữ tìm ra các phương thức để quản lý công
việc nhà dễ dàng hơn (thuê người giúp việc, sắm sửa các thiết bị công nghệ làm việc nhà như
máy rửa bát, robot hút bụi, robot nấu ăn...), độc lập về kinh tế, tham gia các câu lạc bộ làm
đẹp. Trong công việc, cũng đã có cái nhìn cởi mở hơn về người phụ nữ làm các công việc
“nam tính”, và người đàn ông làm công việc dành cho nữ giới. Ngay cả việc người phụ nữ
chọn nghề mại dâm cũng tạo ra thảo luận xã hội có nên luật hoá để cho phép coi đó là một
nghề. Xã hội Việt Nam đương đại cũng đang chứng kiến một xu hướng của những người phụ
nữ trẻ độc lập từ chối các khuôn mẫu giới truyền thống, để trở thành người mẹ đơn thân,
những người phụ nữ kết hôn rất muộn, độc thân, hoặc chọn làm người thứ ba trong các mối
quan hệ ngoại tình. Tương tự, cũng xuất hiện xu hướng nhiều người đàn ông muốn thoát
khỏi vai trò trụ cột gia đình bằng cách từ chối lập gia đình, hoặc kết hôn rất muộn khi đã có
sự nghiệp, hoặc quan hệ với những người phụ nữ trưởng thành hơn họ nhiều tuổi. Bên cạnh
đó, nhiều khuynh hướng mới nổi lên đươc các bạn trẻ tiếp thu khá nhiệt tình như khuynh
hướng sống tối giản, sống thuận tự nhiên... cũng góp phần làm giảm các áp lực mà cả hai
giới đang phải gánh chịu.

Tuy nhiên, việc thoát ra ngoài khuôn mẫu giới truyền thống phải đặt trong khuôn khổ sự ràng
buộc có tính cấu trúc của xã hội Việt Nam, khi mà áp lực đến chủ yếu từ gia đình và định kiến
xã hội . Vì vậy, nhiều sự lựa chọn thay đổi đã phải chịu những định kiến kỳ thị cũng như các
sự trừng phạt xã hội, như người phụ nữ bị buộc phải trở thành các “mẹ đơn thân” không phải
như là một sự lựa chọn tự nguyện của họ, hay những người đàn ông bị phê phán khi không
lập gia đình để làm tròn chữ hiếu, hay các thanh niên trẻ bị coi là lợi dụng khi kết hôn với phụ
nữ lớn tuổi hơn (“phi công lái máy bay bà già”).

Những khuôn mẫu giới – nam là trụ cột gia đình, nữ là người chăm sóc – đã làm che lấp
những nhận thức về công việc chăm sóc cho sự tồn tại của gia đình của phụ nữ mà việc này

89
xứng đáng được coi là công việc “trụ cột”, hay công việc của người đàn ông đối với gia đình
(chăm sóc bố mẹ hai bên, cung cấp kinh tế để duy trì cuộc sống gia đình…) đang chỉ được
coi là “đạo hiếu” hay “trách nhiệm”, chứ không được coi là họ cũng đang làm vai trò “chăm
sóc”. Giải huỷ các khuôn mẫu có lẽ là việc làm cần thiết đầu tiên để giải quyết vấn đề bất bình
đẳng giới.

90
KHUYẾN NGHỊ

Nghiên cứu này đã cung cấp một lát cắt gần hơn tới suy nghĩ thực của phụ nữ và nam giới
về bình đẳng giới trong nghề nghiệp và sự nghiệp. Nghiên cứu cho thấy một sự căng thẳng
đang tồn tại trong xã hội về chủ đề bình đẳng giới vì nó đang tạo ra các thay đổi quyền lực
trong quan hệ nam-nữ ở cấp độ gia đình, cộng đồng và xã hội. Sự căng thẳng do các thay
đổi trong xã hội đáng tiếc còn có màu sắc tiêu cực, đặc biệt ở trong cộng đồng nam giới nằm
trong mẫu nghiên cứu. Để góp phần thúc đẩy bình đẳng giới nói chung và trong lao động,
công việc và sự nghiệp nói riêng, nghiên cứu có những gợi ý sau để các chiến dịch truyền
thông cũng như vận động chính sách lưu ý.

 Các vận động xã hội và chính sách phải nhắm đến thủ phạm của bất bình đẳng
giới là khuôn mẫu giới chứ không phải nam giới hay nữ giới. Sự lựa chọn nghề
nghiệp của nam và nữ hiện nay không hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực và khát vọng
cá nhân mà còn bị chi phối bởi các rào cản có tính cấu trúc (chính sách vĩ mô, nhận
thức của xã hội và của nhà tuyển dụng, và những ràng buộc có ý nghĩa văn hoá khác).
Tuy nhiên, các thảo luận xã hội, thậm chí các giải pháp đang tập trung vào “nâng cao
vai trò và vị thế của người phụ nữ” dẫn đến việc ngầm định nam giới là thủ phạm hoặc
nam giới bị bỏ rơi trong tiến trình thúc đẩy bình đẳng giới. Chính vì vậy, các chiến dịch
vận động xã hội và chính sách nên tập trung chỉ ra cả nam và nữ đang là nạn nhân của
các khuôn mẫu giới do chính họ tạo ra và đang duy trì. Khi có “kẻ thù” chung (là khuôn
mẫu giới) thì việc có cả nam giới và phụ nữ tham gia giải quyết vấn đề sẽ khả thi và
hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, phong trào bình đẳng giới cần chuyển hướng sang làm rõ
hơn nữa những vấn đề của nam giới, không nên coi đàn ông là “thủ phạm” gây ra
những nỗi khổ của phụ nữ. Nhìn nhận sâu vào nỗi khổ và hy vọng/kỳ vọng của cả nam
giới và phụ nữ sẽ giúp tạo ra cách nhìn mới về bình đẳng giới. Tuy nhiên, cần lưu ý
điều này không có nghĩa là phủ nhận sự bất công mà khuôn mẫu giới đang gây ra lên
phụ nữ nhiều hơn nam giới. Chính vì vậy, các can thiệp nhắm vào kẻ thù chung là
khuôn mẫu giới cũng cần được minh họa bởi các bất công lên phụ nữ và nam giới với
tỉ lệ tương xứng.

 Đặc tính giới không (chỉ) là sinh học, tự nhiên mà còn là xã hội và học hỏi. Vai trò giới
không phải là số phận và tiền định mà là do khuôn mẫu xã hội áp đặt. Đây là nội dung
quan trọng mà các vận động xã hội và chính sách phải giải quyết nếu muốn thúc đẩy
bình đẳng giới nói chung và bình đẳng giới trong công việc và thăng tiến nói riêng.
Nghiên cứu cho thấy đặc tính giới (nam tính, nữ tính) quyết định vai trò giới của nam
và nữ (trong gia đình, cộng đồng, xã hội). Để hoàn thành vai trò giới của mình, nam và
nữ sẽ phải lựa chọn những công việc phù hợp cho họ. Chính vì vậy, việc tạo ra các thảo

91
luận sâu có tính triết học về bản chất của sự khác biệt giới tính, hậu quả của cách nhìn
quy chất luận (essentialism) đối với cả hai giới, và những yếu tố văn hoá chi phối cách
nghĩ và thực hành vai trò giới hiện nay là cần thiết cho những thay đổi xã hội sâu rộng,
thực chất.

 Các thảo luận trên mạng xã hội về bình đẳng giới đang tập trung vào việc phân công
công việc (ai làm gì, làm nhiều hay ít, việc nặng hay nhẹ, việc quan trọng hay không
quan trọng, việc phù hợp hay không phù hợp). Sự so sánh này rất khó đồng thuận vì
nó phụ thuộc vào bối cảnh của từng gia đình và cảm nhận của từng cá nhân nên dẫn
đến những căng thẳng và bế tắc khi tìm giải pháp. Chính vì vậy, cần có một khung cụ
thể hơn để đánh giá các giải pháp thúc đẩy cho bình đẳng giới. Nhóm nghiên cứu gợi
ý các giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới phải tăng năng lực cá nhân (sức khỏe thể chất,
tri thức, kỹ năng), tài chính (tài sản, thu nhập), và vốn xã hội (quan hệ, nhân phẩm) của
các thành viên trong mối quan hệ giới. Nếu một bên (phụ nữ hay nam giới) bị giảm
năng lực (học hành, sức khỏe) hoặc vốn tài chính, quan hệ xã hội thì đó không phải là
giải pháp mang lại bình đẳng giới. Chính vì vậy, thúc đẩy bình đẳng giới không nên là
khuyến khích phụ nữ phấn đấu theo những tiêu chuẩn thành công của nam giới, cũng
như bình đẳng giới trong lao động và nghề nghiệp không nhất thiết khuyến khích phụ
nữ làm những công việc như nam giới, vì điều đó sẽ chỉ làm tăng lên gánh nặng cho
phụ nữ trong bối cảnh những nền tảng có tính cấu trúc của xã hội chưa dễ thay đổi.

 Bình đẳng giới là vấn đề có tính quan hệ và cấu trúc vì vậy phong trào can thiệp cần
dựa trên những hiểu biết sâu sắc quan điểm của cả hai giới, đồng thời có những cân
nhắc đánh giá được các “trừng phạt xã hội” của việc phá bỏ khuôn mẫu giới đối với
các cá nhân (nằm trong mối quan hệ). Chính vì vậy, thay đổi trong quan hệ giới không
nên chỉ nhìn nhận từ khía cạnh ai làm gì và làm bao nhiêu thì bình đẳng mà còn cần
thay đổi về ý nghĩa của công việc trong mối quan hệ với tự do (cá nhân và của đối tác).
Ví dụ, vấn đề việc nhà nên được giải quyết bằng cách thay đổi nhận thức về tầm quan
trọng của việc nhà như một công việc chính thức, như các công việc kiếm tiền khác;
nhận thức được ý nghĩa của lao động tái sản xuất trong nền kinh tế gia đình và quốc
gia để có những dịch vụ công hỗ trợ sẽ có tính khả thi cao hơn và giảm bớt sức ép
tâm lý lên cả phụ nữ và nam giới. Hơn nữa, việc này cũng nên nhấn vào giá trị mới, ví
dụ như khi tham gia chăm sóc gia đình thì vợ hoặc chồng còn tạo ra sự gắn bó, tình
yêu và sự thấu hiểu với con cái cũng như các thành viên trong gia đình. Đây chính là
một lý do quan trọng để ai cũng nên chia sẻ việc nhà. Nếu chỉ khuyến khích đàn ông
“giúp đỡ” phụ nữ làm “việc nhà” hoặc hoán đổi vai trò giới của đàn ông và phụ nữ chỉ
tiếp tục củng cố những khuôn mẫu giới đã và đang tồn tại gây hại cho cả hai giới vì
nó không mở rộng tự do cho cả hai giới. Tương tự như vậy, thay đổi nhận thức về vai

92
trò của việc nhà/lao động tái sản xuất, cũng như thay đổi các khuôn mẫu giới trong
việc làm phải có sự đóng góp và thay đổi nhận thức của nhiều bên: giáo dục gia đình
và nhà trường, pháp luật, vai trò của truyền thông và các nhà tuyển dụng.

 Nghiên cứu cho thấy các tính toán liên quan đến lựa chọn công việc hoặc cơ hội thăng
tiến bị ảnh hưởng nhiều bởi khuôn mẫu giới áp xuống gia đình. Các trừng phạt xã hội
cho những trường hợp vượt thoát ra khỏi các khuôn mẫu giới cũng xuất phát từ gia
đình rất nhiều. Chính vì vậy, các can thiệp thúc đẩy tự do lựa chọn nghề nghiệp hay
thăng tiến không thể bỏ qua các can thiệp ở cấp độ gia đình. Cụ thể, các chiến dịch
vận động nên thúc đẩy các cá nhân coi trọng chất lượng của các mối quan hệ trong
gia đình dựa trên tình yêu thương, thấu hiểu, tôn trọng, tự do lựa chọn hơn là tuân
thủ các khuôn mẫu giới. Điều này giúp các thành viên trong gia đình ủng hộ hay ngăn
cản một quyết định học tập, lựa chọn công việc, phấn đấu thăng tiến của vợ hoặc
chồng, con trai hoặc con gái dựa trên các giá trị yêu thương của gia đình hơn là khuôn
mẫu giới áp lên họ.

 Đầu tư vào truyền thông xã hội trong việc thúc đẩy bình đẳng giới. Với chức năng
tương tác hai chiều, truyền thông xã hội vừa là nơi thể hiện quan điểm, vừa là nơi có
khả năng tác động tới quan niệm của giới trẻ trong việc lựa chọn nghề nghiệp. Đây là
kênh hiệu quả trong việc tạo ra những ý nghĩa mới, từ đó tạo ra những chuẩn mực và
giá trị mới cho sự thay đổi lâu dài và bền vững, vì một xã hội bình đẳng. Ngoài ra, việc
thúc đẩy tương tác giữa mạng xã hội và báo chí để tạo ra công luận và từ đó hình
thành nên các khuôn mẫu giới mới cũng là một việc cần thiết. Điều này hiệu quả vì
hiện nay báo chí đã ủng hộ bình đẳng giới tuy nhiên các thảo luận trên báo chí còn
chưa hấp dẫn như trên mạng xã hội. Ngược lại các thảo luận trên mạng xã hội hấp dẫn
đa chiều nhưng còn thiếu tính định hướng đến bình đẳng giới. Chính vì vậy, việc kết
nối giữa báo chí và mạng xã hội sẽ tạo ra sự bổ trợ làm cho các chiến lược vận động
xã hội hiệu quả hơn.

93
TÀI LIỆU THAM KHẢO

ActionAid (2016). “Make a house become a home”, Policy Brief

Baron, Samuel. “A Description of the Kingdon of Tonqueen”. In A Collection of Voyages and


Travels, 6 vols. 6:1-40. Compiled by Awnshaw Churchill, London, 1704-1732.

Báo Nhân Dân. 2016. Để Bình Đẳng Giới Ngày Càng Thực Chất Và Có Tính Bền Vững. [online]
Available at: <https://nhandan.com.vn/binh-luan-phe-phan/de-binh-dang-gioi-ngay-cang-
thuc-chat-va-co-tinh-ben-vung-267136> [Truy cập ngày 29/09/2020].

Bourdieu, Pierre. 1990. In Other Words: Essays towards a reflexive sociology. Cambridge: Polity.

British Council, 2020. Báo Cáo Nghiên Cứu Về Thế Hệ Trẻ Việt Nam.

Bùi Hoài Sơn (2008). Phương tiện truyền thông mới và những thay đổi văn hoá-xã hội ở Việt
Nam. Nxb KHXH

Bùi Hoài Sơn (2006). Ảnh hưởng của Internet đối với thanh niên Hà Nội, Nxb. Khoa học Xã hội,
H. 2006

Chowdhury, Iffat, Elizaveta Perova, Hillary Johnson, and Aneesh Mannava (2018). Gender
Streaming in Vietnam. Washington, DC: International Bank for Reconstruction and
Development/World Bank.

Cislaghi, Beniamino and Lori Heise (2019). Gender norms and social norms: differences,
similarities and why they matter in prevention science. Sociology of Health and Illness, Volume
42, Issue 2.

Cunningham, Wendy, Helle Buchhave, and Farima Alidadi (2018). Vietnam’s Future Jobs—The
Gender Dimension. Policy Note. Washington DC: World Bank.

Duong, Wendy N,. (2001). Gender Equality and Women’s Issues in Vietnam: The Vietnamese
Woman – Warrior and Poety. Pacific Rim Law & Policy Journal Association, Vol 10, No 2, tr.194-
326

Đảng cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, tr.66-
67

Đào Duy Anh (1992). Việt nam văn hoá sử cương. Nxb Tp HCM .

94
Đặng Thị Vân Chi (2008). Vấn đề phụ nữ trên báo chí tiếng Việt trước năm 1945. Hà Nội: Nxb
KHXH

Đặng Văn Bảy (2020). Nam Nữ bình quyền. Hà Nội: Nxb Hội Phụ nữ.

Đinh Xuân Lâm (1997). Tân thư và xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX: sách tham
khảo, Volume 1. Đại học quốc gia Hà Nội. Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn. Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia, 1997

Earl, Jennifer; Kimport, Katrina (2011). Digitally Enabled Social Change: Activism in the Internet
Age. Cambridge: The MIT Press.

Glasser, William (1998). Choice theory: A new psychology of personal freedom. New York:
Harper Collins Publishers.

Jamieson, Neil (1993). Understanding Vietnam. Berkeley: Universtiy of California Press.

Lê Thị Nhâm Tuyết (1975). Phụ nữ Việt Nam qua các thời đại. Nxb KHXH,

Lê Thị Nhâm Tuyết chủ biên, 2005 “Hinh ảnh người phụ nữ Việt Nam trên thềm thế kỷ XXI”,
CGFED, Nxb Thế giới.

Lương Văn Hy (2003). ‘Gender Relations in Vietnam: Ideologies, Kinship Practices and
Political’, in Postwar Vietnam: Dynamism of a Transforming Society, edited by H.V.Luong
(Rowman and Littlefield)

Marr, David G. (1981). Vietnamese Tradition on Trial, 1920-1945. Berkeley: University of


California Press, tr.191

Nguyễn Quang Ngọc (2009). Một số vấn đề làng xã Việt Nam. Hà Nội: Nxb Đại học quốc gia
Hà Nội

Nguyễn Thừa Hỷ (1999), Lịch sử văn hoá Việt Nam truyền thống giản yếu, NXB chính trị quốc
gia, Hà Nội 1999.

Nguyen, M. L., Le, T. H. G., Ngo, T. T. H., Tran, H. L. and Mundkur, A. (2020) Investing gendered
social norms affecting women’s economic participation related to recruitment and promotion
in Vietnam. Vietnam: Investing in Women and CARE International in Vietnam.

Hồ Chủ tịch với vấn đề phụ nữ (1960). Nxb Phụ nữ.

ILO. 2015. Gender equality in recruitment and promotion practices in Vietnam. Hanoi: ILO.

95
ILSSA (Institute of Labour Science and Social Affairs) and KWDI (Korean Women’s
Development Institute) 2014. Gender issues in vocational education—key findings from the
analyses of national survey statistics. Hanoi: ILSSA and KWDI.

iSEE, 2013. Thanh niên và Giới: Quan điểm của thanh niên về nam tính, nữ tính. Việt Nam,,
Báo cáo.

ISDS, 2016. Các yếu tố xã hội quyết định bất bình đẳng giới ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu
từ 2012-2015. Nxb Hồng Đức, (Tài trợ bởi: Austrian Goverment, Ford Foundation, Oxfam
Novib)

ISDS, 2020. Nam giới và Nam tính trong một Việt Nam hội nhập. Báo cáo

Fuchs, Christian (2008). Internet and Society. Social Theory in the Information Age. New York:
Routledge.

Oxfam (2017). Báo chí và định kiến giới đối với lãnh đạo nữ. Báo cáo (Tác giả: Vũ Tiến Hồng;
Dương Trọng Huế, TS. Barbara Barnett và TS. Tien-Tsung Lee )

Phụ nữ việc gì cũng làm được và làm tốt. Nxb Phụ nữ, 1963.

Packard, Le Anh Tu (2006). Gender Dimensions of Viet Nam’s Comprehensive Macroeconomic


and Structural Reform Policies, Paper, United Nations Research Institute for social
development, 2006

Phan Đại Doãn (2006). “Kết cấu xã hội làng Việt cổ truyền ở đồng bằng châu thổ sông Hồng”.
Trong Làng Việt Nam, đa nguyên và chặt. Nxb ĐHQG Hà Nội, tr, 55

Phạm Thu Hiền (2018) “Công việc chăm sôc không lương: nhìn từ góc độ giới”. Gia đình và
Giới, số 4/2018

Trần Đình Hượu, Đến hiện đại từ truyền thống, Hà Nội 1994

Trần Thị Vân Anh (2006), "Quyền con người và quyền của người phụ nữ", Nghiên cứu Gia đình
và Giới, (1), tr. 49-61

Trần Thị Minh Thi. 2017. “Giá trị gia đình từ tiếp cận lý thuyết và một số vấn đề đặt ra với Việt
Nam trong bối cảnh xã hội đang chuyển đổi”. Tạp chí Gia đình và Giới, số 1/2017, tr.33-45

Trần Quốc Vượng (1972). Truyền thống phụ nữ Việt Nam, Nxb Phụ nữ.

Trần Quốc Vượng (chủ biên, 2000). Cơ sở văn hoá Việt Nam. Nxb Giáo dục

96
TRần Ngọc Thêm (2001). TÌm về bản sắc văn hoá Việt Nam. Nxb tp HCM (tái bản lần 3)

Viên Nghiên cứu Phát triển xã hội (ISDS) (2015). Các yếu tố xã hội quyết định bất bình đẳng
giới ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu từ 2012-2015. Nxb Hồng Đức, (Tài trợ bởi: Austrian
Goverment, Ford Foundation, Oxfam Novib)

Yu, Insun (1994). Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ XVII-XVIII. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

Werner, Jayne, and Danièle Bélanger (2002). “Gender, Household, State: Doi Moi in Vietnam.
Cornell University Press.

World Bank (2018). Vietnam’s Future Job: The Gender Dimension. Report

UNFPA, 2015. Báo Cáo Quốc Gia Về Thanh Niên Việt Nam. [online] Hanoi. Available at:
<https://vietnam.unfpa.org/sites/default/files/pub-
pdf/B%C3%A1o%20c%C3%A1o%20Qu%E1%BB%91c%20gia%20v%E1%BB%81%20thanh%2
0ni%C3%AAn%20Vi%E1%BB%87t%20Nam.pdf> [Truy cập ngày 29/09/2020].

The World Bank, 2020. Perceptions Of Gender Disparities In Vietnam's Labor Market. Hanoi.

MOET. 2015. Career Education Through Vocational Education at Secondary Schools. Hanoi:
MOET.

97
PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Bộ từ khóa để tìm văn bản liên quan

Một số loại công việc nhất định chỉ dành cho phụ nữ và những công việc
khác sẽ dành cho nam giới, dẫn đến sự phân biệt trong nghề nghiệp
Từ khóa về giới Từ khóa liên quan đến công việc/nghề nghiệp
Đàn bà Sếp
Phụ nữ Lương cao
Phái yếu Lái xe
Kế toán
Sự nghiệp
Nghề nghiệp
Công việc văn phòng
Công việc trí óc
Đàn ông
Công việc phải đi lại nhiều
Nam giới
Công việc quản lý
Phái mạnh
Công việc kỹ thuật
Công việc ổn định
Công việc nhẹ nhàng
Công việc nặng nhọc
Công việc thu nhập ổn định
Công việc linh hoạt
Công việc gần nhà
Phụ nữ sẽ hiệu quả hơn khi đảm nhận các vai trò hỗ trợ và nam giới sẽ
hiệu quả hơn khi đảm nhận các vai trò lãnh đạo
Từ khóa về giới Từ khóa liên quan đến vai trò giới
Đàn bà Trụ cột
Phụ nữ Kiếm tiền
Phái yếu Dạy con
Chăm con
Lép vế
Sự nghiệp
Vai trò lãnh đạo
Đàn ông
Nội trợ
Nam giới
Vai trò hỗ trợ
Phái mạnh
Nội tướng
Đứng sau
Chăm sóc gia đình
Quan hệ xã hội
Trụ cột gia đình
Lo việc lớn

98
Nam tính và nữ tính
Từ khóa về giới Từ khóa liên quan đến đặc tính giới
Đàn bà Gia trưởng
Phụ nữ Ga lăng
Phái yếu Chi li
Mạnh mẽ
Khéo léo
An phận
Đàn ông Chu đáo
Nam giới Yếu đuối
Phái mạnh Cảm xúc
Chặt chẽ
Khỏe mạnh
Quyết đoán
Lý trí
Cứng rắn
Logic

Phụ lục 2. Bộ codes mã hóa dữ liệu nghiên cứu định lượng

Mô tả
A - Nam giới và loại công việc
A-1 Nam giới cần có công việc lương cao
A-1.1 Không đồng ý
A-1.2 Trung lập
A-1.3 Đồng ý
A-2 Nam giới không phù hợp với các công việc như nấu ăn, dọn dẹp, trang điểm
A-2.1 Không đồng ý
A-2.2 Trung lập
A-2.3 Đồng ý
A-3 Nam giới phù hợp với công việc di chuyển nhiều
A-3.1 Không đồng ý
A-3.2 Trung lập
A-3.3 Đồng ý
A-4 Nam giới phù hợp với công việc kỹ thuật
A-4.1 Không đồng ý
A-4.2 Trung lập
A-4.3 Đồng ý

99
Mô tả
A-5 Nam giới phù hợp với công việc nặng
A-5.1 Không đồng ý
A-5.2 Trung lập
A-5.3 Đồng ý
A-6 Nam giới không phù hợp làm công việc nhà nước
A-6.1 Không đồng ý
A-6.3 Đồng ý
A_6.2 Trung lập
B - Nam giới và sự nghiệp
B-1 Nam giới cần có sự nghiệp
B-1.1 Không đồng ý
B-1.2 Trung lập
B-1.3 Đồng ý
B-2 Nam giới giỏi lãnh đạo và chuyên môn
B-2.1 Không đồng ý
B-2.2 Trung lập
B-2.3 Đồng ý
B-3 Nam giới muốn làm chủ
B-3.1 Không đồng ý
B-3.2 Trung lập
B-3.3 Đồng ý
C - Nữ giới và loại công việc
C-1 Nữ giới chỉ phù hợp với công việc nhẹ nhàng
C-1.1 Không đồng ý
C-1.2 Trung lập
C-1.3 Đồng ý
C-2 Nữ giới không hợp làm tài chính, kinh doanh
C-2.1 Không đồng ý
C-2.2 Trung lập
C-2.3 Đồng ý
C-3 Nữ giới không nên lái xe
C-3.1 Không đồng ý
C-3.2 Trung lập
C-3.3 Đồng ý
C-4 Nữ giới không phù hợp với công việc kỹ thuật

100
Mô tả
C-4.1 Không đồng ý
C-4.2 Trung lập
C-4.3 Đồng ý
C-5 Nữ giới không phù hợp với công việc phải di chuyển nhiều
C-5.1 Không đồng ý
C-5.2 Trung lập
C-5.3 Đồng ý
C-6 Nữ giới phù hợp với công việc có thu nhập ổn định
C-6.1 Không đồng ý
C-6.2 Trung lập
C-6.3 Đồng ý
C-7 Nữ giới phù hợp với công việc ở nhà, gần nhà
C-7.1 Không đồng ý
C-7.2 Trung lập
C-7.3 Đồng ý
C-8 Nữ giới phù hợp với công việc văn phòng, nhà nước
C-8.1 Không đồng ý
C-8.2 Trung lập
C-8.3 Đồng ý
D - Nữ giới và sự nghiệp
D-1 Nữ giới gặp hạn chế về cơ hội thăng tiến
D-1.1 Không đồng ý
D-1.2 Trung lập
D-1.3 Đồng ý
D-2 Nữ giới không cần có sự nghiệp
D-2.1 Không đồng ý
D-2.2 Trung lập
D-2.3 Đồng ý
D-3 Nữ giới không phù hợp làm lãnh đạo
D-3.1 Không đồng ý
D-3.2 Trung lập
D-3.3 Đồng ý
E - Vai trò giới của nam giới
E-1 Nam giới là trụ cột kinh tế
E-1.1 Không đồng ý

101
Mô tả
E-1.2 Trung lập
E-1.3 Đồng ý
E-2 Nam giới lo việc lớn trong gia đình
E-2.1 Không đồng ý
E-2.2 Trung lập
E-2.3 Đồng ý
E-3 Nam giới không cần làm việc nhà
E 3.1 Không đồng ý
E-3.2 Trung lập
E-3.3 Đồng ý
F - Vai trò giới của nữ giới
F-1 Đứng sau và có vai trò hỗ trợ người đàn ông
F-1.1 Không đồng ý
F-1.2 Trung lập
F-1.3 Đồng ý
F-2 Chỉ nữ giới có vai trò chăm sóc gia đình, nuôi dạy con cái
F-2.1 Không đồng ý
F-2.2 Trung lập
F-2.3 Đồng ý
F-3 Chỉ nữ giới có vai trò nội trợ
F-3.1 Không đồng ý
F-3.2 Trung lập
F-3.3 Đồng ý
G - Đặc tính giới của nam giới
G-1 Nam giới chịu đựng áp lực tốt
G-1.1 Không đồng ý
G-1.2 Trung lập
G-1.3 Đồng ý
G-2 Nam giới cứng rắn, quyết đoán
G-2.1 Không đồng ý
G-2.2 Trung lập
G-2.3 Đồng ý
G-3 Nam giới gia trưởng và bảo thủ
G-3.1 Không đồng ý
G-3.2 Trung lập

102
Mô tả
G-3.3 Đồng ý
G-4 Nam giới lý trí và logic
G-4.1 Không đồng ý
G-4.2Trung lập
G-4.3 Đồng ý
G-5 Nam giới mạnh mẽ
G-5.1 Không đồng ý
G-5.2 Trung lập
G-5.3 Đồng ý
G-6 Nam giới tự trọng cao và rất sĩ diện
G-6.1 Không đồng ý
G-6.2 Trung lập
G-6.3 Đồng ý
G-7 Nam giới thông minh hơn nữ giới
G-7.1 Không đồng ý
G-7.2 Trung lập
G-7.3 Đồng ý
G-8 Nam giới giỏi và có tầm nhìn hơn phụ nữ
G-8.1 Không đồng ý
G-8.2 Trung lập
G-8.3 Đồng ý
H - Đặc tính giới của nữ giới
H-1 Đặc điểm sinh học của phụ nữ
H-10 Nữ giới lắng nghe và có khả năng kết nối
H-10.1 Không đồng ý
H-10.2 Trung lập
H-10.3 Đồng ý
H-11 Nữ giới mềm mại, nhẹ nhàng, tinh tế
H-11.1 Không đồng ý
H-11.2 Trung lập
H-11.3 Đồng ý
H-12 Nữ giới yếu đuối
H-12.1 Không đồng ý
H-12.2 Trung lập
H-12.3 Đồng ý

103
Mô tả
H-13 Nữ giới quan liêu, cứng nhắc, không linh hoạt
H-13.1 Không đồng ý
H-13.2 Trung lập
H-13.3 Đồng ý
H-2 Nữ giới cảm tính, chuyên quyền
H-2.1 Không đồng ý
H-2.2 Trung lập
H-2.3 Đồng ý
H-3 Nữ giới chu đáo, kỹ lưỡng, cẩn thận
H-3.1 Không đồng ý
H-3.2 Trung lập
H-3.3 Đồng ý
H-4 Nữ giới lười biếng, buôn chuyện, không biết kiềm cảm xúc
H-4.1 Không đồng ý
H-4.2 Trung lập
H-4.3 Đồng ý
H-5 Nữ giới phản xạ kém, dễ hoảng loạn
H-5.1 Không đồng ý
H-5.2 Trung lập
H-5.3 Đồng ý
H-6 Nữ giới thiếu tập trung, có khả năng ghi nhớ và tìm đường không tốt
H-6.1 Không đồng ý
H-6.2 Trung lập
H-6.3 Đồng ý
H-7 Nữ giới bền bỉ, dẻo dai, chịu áp lực tốt
H-7.1 Không đồng ý
H-7.2 Trung lập
H-7.3 Đồng ý
H-8 Nữ giới cảm thông, thấu hiểu và chia sẻ
H-8.1 Không đồng ý
H-8.2 Trung lập
H-8.3 Đồng ý
H-9 Nữ giới chi li, tỉ mỉ, hay theo sát và đốc thúc tiến độ
H-9.1 Không đồng ý
H-9.2 Trung lập

104
Mô tả
H-9.3 Đồng ý
O - Môi trường làm việc
Giới trong văn hóa công ty

105

You might also like