You are on page 1of 64

Tiểu luận môn Dân số và Phát triển bền vững

Đề tài: MỐI QUAN HỆ DÂN SỐ, MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN

Nhóm 3: Nguyễn Văn Bách, Hoàng Thị Mơ

Lớp: K56 – CLC KHMT

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................................................................5
I. GIỚI THIỆU CHUNG...........................................................................................................................6
1. Một số khái niệm............................................................................................................................6
2. Hiên trạng dân số.................................................................................................................................7
II. QUAN HỆ GIỮA DÂN SỐ, MÔI TRƯỜNG, PHÁT TRIỂN..........................................................10
A. DÂN SỐ VÀ MÔI TRƯỜNG......................................................................................................10
1. Ảnh hưởng của môi trường đến phân bố dân cư......................................................................11
2. Sức ép của dân số lên tài nguyên môi trường...........................................................................13
2.1. Dân số và tài nguyên đất đai...................................................................................................13
2.2. Dân số và tài nguyên rừng......................................................................................................15
2.3. Dân số và tài nguyên nước.....................................................................................................18
2.4. Dân số và khí quyển................................................................................................................21
2.5. Dân số và tài nguyên biển.......................................................................................................24
2.6. Dân số và tài nguyên khoáng sản...........................................................................................25
3. Tị nạn môi trường........................................................................................................................27
3.1. Các khái niệm..........................................................................................................................27
3.2.Các kiểu tị nạn môi trường:....................................................................................................28
3.2. Hiện trạng tị nạn môi trường.................................................................................................28
B. DÂN SỐ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN[7,8]...........................................................................................29
1. Dân số và sự phát triển kinh tế.................................................................................................29
1.1. Tác động của dân số tới kinh tế.............................................................................................30
1.1.1 Tác động tích cực...............................................................................................................30
1.1.1.1 Dân số và nguồn nhân lực:..........................................................................................30
1.1.1.2. Dân số và việc làm......................................................................................................32
1.1.1.3. Dân số và tiêu thụ để phát triển kinh tế:...................................................................33

1
Tiểu luận môn Dân số và Phát triển bền vững

1.1.1.4. “Dân số vàng” trong phát triển kinh tế:...................................................................33


1.1.2. Tác động tiêu cực..............................................................................................................34
1.1.2.1. Dân số với các chỉ số tổng sản phẩm quốc dân (GNP), tổng thu nhập quốc nội
(GDP):......................................................................................................................................34
1.1.2.2. Dân số và các vấn đề việc làm:...................................................................................36
1.1.2.3. Dân số ảnh hưởng tới cơ cấu nền kinh tế:.................................................................36
1.2. Tác động của kinh tế tới dân số [8, 10].................................................................................37
2. Ảnh hưởng của dân số tới xã hội.....................................................................................................38
2.1. Mối quan hệ giữa dân số và giáo dục [4, 7]..........................................................................38
2.1.1.Ảnh hưởng dân số tới giáo dục.........................................................................................38
2.1.2. Ảnh hưởng của giáo dục đến quá trình hôn nhân..........................................................41
2.1.3. Ảnh hưởng của giáo dục tới mức sinh.............................................................................41
2.1.3. Giải pháp giải quyết mối quan hệ giữa dân số và giáo dục............................................44
2.2. Mối quan hệ dân số và y tế.....................................................................................................44
2.2.1.Ảnh hưởng dân số với hệ thống y tế.................................................................................44
2.2.1.1. Tác động của quy mô và tỷ lệ gia tăng dân số đến hệ thống y tế.............................44
2.2.1.2. Tác động của cơ cấu dân số đến hệ thống y tế..........................................................45
2.2.1.3. Tác động của phân bố dân cư đến hệ thống y tế.......................................................45
2.2.1.4. Kế hoạch hoá gia đình tác động đến hệ thống y tế...................................................45
2.2.2. Ảnh hưởng của y tế đến các quá trình dân số.................................................................45
2.2.2.1. Y tế tác động đến mức sinh........................................................................................46
2.2.2.2. Y tế tác động đến mức chết........................................................................................46
2.2.3. Giải pháp giải quyết mối quan hệ giữa dân số và y tế.....................................................46
2.3. Dân số và bình đẳng giới [4,7]...............................................................................................47
2.3.1. Ảnh hưởng của gia tăng quá nhanh dân số đối với bình đẳng giới...............................48
2.3.1.1. Tốc độ tăng dân số ảnh hưởng đến việc thực hiện bình đẳng nam nữ:..................48
2.3.1.2. Sự phân bố địa lý dân cư cũng ảnh hưởng đến thực hiện bình đẳng nam nữ........48
2.3.2.Ảnh hưởng của bình đẳng giới đối với dân số.................................................................49
2.3.2.1. Bình đẳng giới với mức sinh......................................................................................49
2.3.2.2. Bình đẳng giới với mức chết......................................................................................49
2.3.2.3. Bình đẳng giới với mức di cư.....................................................................................49
2.4. Dân số và an sinh xã hội.........................................................................................................50
C. ĐÔ THỊ HÓA...............................................................................................................................54

2
Tiểu luận môn Dân số và Phát triển bền vững

1. Định nghĩa và phân loại...............................................................................................................54


2. Các quá trình dân cư của đô thị hóa[3]........................................................................................55
2.1. Di cư nông thôn – đô thị.........................................................................................................55
2.2.Tỉ lệ giới trong đô thị...............................................................................................................55
2.3. Đô thị hóa và độ mắn..............................................................................................................56
2.4. Ly tâm và hướng tâm ............................................................................................................56
3. Đô thị hóa trên thế giới..............................................................................................................57
4. Đô thị hóa ở Việt Nam...............................................................................................................59
5. Đô thị hóa và các vấn đề môi trường[3]..........................................................................................60
3.1. Đô thị hóa và nghèo đói......................................................................................................60
3.3. Suy dinh dưỡng và dịch bệnh ở đô thị................................................................................60
3.4. Đô thị và vấn đề nhà ở........................................................................................................61
3.5. Đô thị hóa và vấn đề văn hóa đô thị....................................................................................62
KẾT LUẬN..................................................................................................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................................................64

DANH MỤC BẢNG


Bảng 2.1. Diện tích và độ che phủ rừng thế giới, năm 2005 ............................................17
Bảng 2.2. Biến động diện tích rừng ở VN .........................................................................18
Bảng 2.3. Tài nguyên nước ở Việt Nam ............................................................................20
Bảng 2.4. Sản lượng cá đánh bắt (1980 -2010) ................................................................27
Bảng 2.5. Dự báo thời gian còn khai thác được của một số loại khoáng sản .................28
Bảng 2.6. Biến động cơ cấu dân số nam theo tuổi lao động, Việt Nam, 1979-2009 ........31
Bảng 2.7. Biến động cơ cấu dân số nữ theo tuổi lao động Việt Nam, 1979 -2009 ...........31
Bảng 2.8. Biến đổi GDP bình quân đầu người. ................................................................35
Bảng 2.9. Cơ cấu dân số trong độ tuổi giáo dục phổ thông. ............................................40
Bảng 2.10. Số lượng học sinh phổ thông tại thời điểm 31 - 12 các năm học ...................40
Bảng 2.11. Trình độ học vấn và số con mong muốn .........................................................42
Bảng 2.12. TFR chia theo trình độ học vấn người mẹ năm 1994 .....................................42

3
Tiểu luận môn Dân số và Phát triển bền vững

Bảng 2.13. Số con đã sinh của phụ nữ có chồng ..............................................................43


Bảng 2.14. Cơ cấu dân số theo độ tuổi Việt Nam, giai đoạn 1979 – 2009. .....................50
Bảng 2.15. Người cao tuổi ở Việt Nam: Số lượng và tỷ lệ ...............................................53

DANH MỤC HÌNH


Hình 1.1 Phát triển bền vững theo định nghĩa IIED – 1995 ..............................................8
Hình 1.2. Phát triển bền vững theo định nghĩa IIED – 1995 8 ..........................................9
Hình 1.3. Tỷ lệ gia tăng tự nhiên của dân số thế giới qua các năm .................................10
Hình 1.4. Gia tăng dân số Việt Nam qua các năm ...........................................................11
Hình 2.5. Chuyển đổi mục đích sử dụng đối với đất trồng lúa trong cả nước .................17
Hình 2.6. Tăng trưởng dân số và sản lượng gỗ bị khai thác trong thời gian qua (Nguồn:
TCTK, 2010) .....................................................................................................................19
Hình 2.7. Ước tính thải lượng CO do các phương tiện cơ giới đường bộ ........................26
Hình 2.8. Ước tính thải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải làng nghề .........................7
Hình 2.9. Giai đoạn cơ cấu “dân số vàng” của một số nước trên thế giới. .....................35
Hình 2.10. Biểu đồ Tương quan giữa dân số và số học sinh phổ thông. ..........................40
Hình 3.1. Tăng trưởng dân số đô thị theo vùng kinh tế nước ta trong ..............................57

4
Tiểu luận môn Dân số và Phát triển bền vững

MỞ ĐẦU
Dân số, môi trường và phát triển trong những năm gần đây đã trở thành mối
quan tâm của nhiều quốc gia, vùng và lãnh thổ. Gia tăng dân số đang gây sức ép
nặng nề tới môi trường toàn cầu. Quá trình hoạt động phát triển kinh tế - xã hội đã,
đang và sẽ ngày càng làm cho cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường và hậu quả
cuối cùng là làm suy thoái chất lượng sống của con người.

Dân số không ngừng tăng lên, kinh tế và xã hội không ngừng phát triển – đó
là xu hướng chung của toàn thế giới. Vậy câu hỏi được đặt ra là: “Làm cách nào để
ngăn ngừa những hiểm hoạ do sự tăng dân số gây nên?” “Phát triển như thế nào để
đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm phương hại đến khả năng
đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai"?
Trong giới hạn bài tiểu luận này, mục tiêu là “Mối quan hệ dân số, môi
trường và phát triển”. Nội dung chính của tiểu luận bao gồm:
 Giới thiệu chung (khái niệm dân số, môi trường, phát triển)
 Tài nguyên môi trường dưới sức ép dân số
 Ảnh hưởng của dân số đến sự phát triển
 Sự phát triển và môi trường
Phương pháp nghiên cứu của tiểu luận:
 Thu thập tài liệu
 Phân tích vấn đề
 Làm việc nhóm và tổng hợp.

5
Tiểu luận môn Dân số và Phát triển bền vững

I. GIỚI THIỆU CHUNG

1. Một số khái niệm

 Khái niệm môi trường:

Theo Luật bảo vệ môi trường 2005: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự
nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống sản
xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”.

 Khái niệm dân số:

Theo Pháp lệnh Dân số, ngày 09/01/2003: “Dân số là tập hợp người sinh
sống trong một quốc gia, khu vực, vùng địa lý kinh tế hoặc một đơn vị hành chính”.

 Khái niệm phát triển:


Vào những năm 50 và 60, người ta coi phát triển đơn thuần chỉ là tăng
trưởng kinh tế, vì vậy thước đo trình độ phát triển là mức đạt được về Tổng sản
phẩm quốc dân (GNP) bình quân đầu người.

Theo tài liệu Dân số và phát triển (TỔNG CỤC DÂN SỐ - KHHGĐ), khái niệm
phát triển được hiểu là quá trình một xã hội đạt đến mức thỏa mãn các nhun cầu
mà xã hội ấy coi là thiết yếu.

Các nhu cầu thiết yếu bao gồm: Dinh dường, giáo dục bậc tiểu học, sức
khỏe, vệ sinh, nước sạch, nhà ở.

 Khái niệm phát triển bền vững:


Phát triển bền vững là một loại hình phát triển mới, lồng ghép quá trình sản
xuất với bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường. Phát triển bền
vững cần phải đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không phương hại đến
khả năng của chúng ta đáp ứng các nhu cầu của thế hệ trong tương lai (Theo ADB,
1991).
Phát triển bền vững là sự dàn xếp, thoả hiệp giữa 3 hệ thống: Tự nhiên,
Kinh tế & Xã hội. (Theo Viện Quốc tế về môi trường & phát triển – IIED, 1995).
Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu hiện tại mà không
làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở
6
Tiểu luận môn Dân số và Phát triển bền vững

kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo
vệ môi trường. (Theo luật BVMT VN, 2014).

Hình 1.1 Phát triển bền vững theo định nghĩa IIED – 1995

Như vậy, phát triển bền vững là sự phát triển gắn kết được cả sự bền vững
về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về môi trường.

2. Hiên trạng dân số

 Dân số thế giới

Ngày 26/10/2011, quỹ dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) công bố báo cáo
thường niên về bức tranh toàn cảnh dân số thế giới. Theo đó, tốc độ phát triển dân
số đã tăng gấp 3 kể từ năm 1940. Vào ngày 31/10/2011, công dân thứ 7 tỷ chào đời
tại Philipines , ước tính đến năm 2025 là 8 tỷ người và trong cuối thế kỉ này có thể
đạt từ 9 đến 10 tỷ người. Tính đến ngày 8/2/2013, theo Cục Điều tra dân số Hoa
Kỳ, Quốc Tế Chương Trình Trung tâm ước tính dân số thế giới là 7.064.955.204.
Theo trang web ww.worldometers.info dân số thế giới:

 7.275.649.873 người tính đến thời điểm 21h30, ngày 20/11/2014,


 123.370.153 được sinh từ 0h ngày 1/1/2014 đến 21h30 ngày 20/11/2014
7
Tiểu luận môn Dân số và Phát triển bền vững

 341.262 người được sinh từ 0h đến 21h30 ngày 20/11/2014


 50.904.006 ca tử vong từ 0h ngày 1/1/2014 đến 21h30 ngày 20/11/2014
 140.809 cả tử vong từ 0h đến 21h30 ngày 20/11/2014

Hình 1.2. Sự gia tăng dân số thế giới qua các năm
(Nguồn: www.worldometers.info)

8
Tiểu luận môn Dân số và Phát triển bền vững

Hình 1.2. Tỷ lệ gia tăng tự nhiên của dân số thế giới qua các năm
(Nguồn: www.worldometers.info)

 Dân số Việt Nam

Dân số nước ta đứng thứ 3 ở Đông Nam Á, thứ 14 trên thế giới, là một trong
những nước có mật độ dân số cao nhất trên thế giới. Giai đoạn 2005 – 2010, dân số
nước ta gia tăng với tỷ lệ trung bình là 1,09%, năm 2005, tổng dân số nước ta mới
là 82,4 triệu người thì tính đến hết năm 2010, con số này đã lên đến 86,9 triệu
người, tăng hơn năm 2005 khoảng 4,5 triệu người (Nguồn: Niên giám thống kê,
năm 2010). Dân số Việt nam năm 2014 là 92.546.959 người, chiếm 1,28% dân số
thế giới, mật độ 279 người/km2[7].

9
Tiểu luận môn Dân số và Phát triển bền vững

Hình 1.3. Gia tăng dân số Việt Nam qua các năm
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam năm 2012)

II. QUAN HỆ GIỮA DÂN SỐ, MÔI TRƯỜNG, PHÁT TRIỂN


A. DÂN SỐ VÀ MÔI TRƯỜNG

Hội nghị Cairo 1994 đã đem đến thông điệp: “Áp lực lên môi trường có thể
này sinh từ sự tăng trưởng dân số quá nhanh, sự phân bố và di cư, đặc biệt ở các hệ
sinh thái dễ bị tổn thương”. Theo Nabila J.S, 1995, tác động của dân số lên môi
trường được tính:

I = P.C.T
Trong đó:
I: Tác động môi trường
P: Số dân
C: Tiêu thụ tài nguyên bình quân trên đầu người
T: Công nghệ (quyết định mức tác động của mỗi đơn vị tài nguyên được tiêu
thụ)

Phương trình trên cho thấy các nước đang phát triển đông dân, nền kinh tế
lạc hậu thường gây suy thoái môi trường nghiêm trọng. Dân số và môi trường là

10
Tiểu luận môn Dân số và Phát triển bền vững

hai yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự phát triển của yếu tố này có mối liên
hệ đến sự phát triển của yếu tố kia: Sự biến động của dân số có tác động tiêu cực
hay tích cực và sự phát triển bền vững hay không bền vững của môi trường, tài
nguyên cũng có tác động ngược lại ở xã hội loài người ở cả hai mặt. Từ những
thực trạng môi trường và ảnh hưởng của nó đến cuộc sống người dân chúng ta thấy
rằng, môi trường có tác động rất lớn và trực tiếp đến dân số. Chất lượng môi
trường và chất lượng dân số có mối quan hệ biện chứng với nhau.

Hình 2.1. Quan hệ giữa dân số và môi trường – Sơ đồ logic


(Nguồn:[3])

(1) Dân số: Tỷ lệ sinh, tỷ lệ chết, số dân, thành phần, phân bố di cư.

(2) Các tham số chuyển giao: Công nghệ, trí thức, hoạt động kinh tế, chính sách,
các hành động, các vấn đề chính trị, xã hội, phong tục

(3) Môi trường: đất, nước, khí, đa dạng sinh học

(4) Thành quả: kiểu canh tác, khả năng tải, sức khỏe, phúc lợi kinh tế, đổi mới
công nghệ.

Tác động của dân số đến môi trường còn phụ thuộc rất nhiều vào các quá
trình động lực dân cư: du cư, di cư, di dân, tái định cư, tỵ nạn… Bản tính của con
người là di chuyển và chính quá trình di chuyển đó đã lam gia tăng tác động của
dân số lên môi trường.

1. Ảnh hưởng của môi trường đến phân bố dân cư

11
Tiểu luận môn Dân số và Phát triển bền vững

Các điều kiện về môi trường là một trong những nguyên nhân chính tác
động đến sự phân bố dân cư trên thế giới. Dân cư thường phân bố tập trung ở
những khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi: đồng bằng, gần biển…

Hình 2.2. Bản đồ phân bố dân cư thế giới năm 2010

(Nguồn www.worldometers.info)

12
Tiểu luận môn Dân số và Phát triển bền vững

Hình 2.3. Bản đồ dân số Việt Nam năm 2009


(Nguồn: www.britannica.com)

2. Sức ép của dân số lên tài nguyên môi trường

II.1. Dân số và tài nguyên đất đai

Đất là tài nguyên vô giá, giá mang và nuôi dưỡng toàn bộ các hệ sinh thái
trên đất, trong đó có hệ sinh thái nông nghiệp hiện đang nuôi sống toàn nhân loại.
Đất cung cấp nơi ở, nơi canh tác và tiến hành các hoạt động sản xuất công nghiệp,
dịch vụ, là loại tài nguyên không thể thiếu đối với cuộc sống con người và các các
sinh vật[2].

Sức ép của dân số lên tài nguyên đất: Gia tăng dân số đồng nghĩa với việc
gia tăng về nhu cầu lương thực, thực phẩm, nhà ở, giải trí…trong khi tài nguyên
đất là tài nguyên hữu hạn. Từ đó, tạo nên sức ép lên tài nguyên đất khiến cho vấn
đề suy thoái và ô nhiễm đất diễn ra ngày càng nghiêm trọng

13
Tiểu luận môn Dân số và Phát triển bền vững

 Sức ép
Vấn đề tưới tiêu không hợp lí, sử dụng nhiều phân bón hoá học, thuốc bảo
vệ thực vật,… khiến cho đất bề mặt bị phá hoại, độ phì giảm, đất càng ngày càng
chua mặn và tình trạng ô nhiễm gia tăng. Đất nông nghiệp bị mất đi trong khi dân
số vẫn gia tăng làm cho bình quân đất nông nghiệp trên đầu người giảm xuống. Để
có thể đảm bảo lương thực, thực phẩm, buộc phải tìm cách khai thác tối đa các
nguồn lợi từ đất, như tăng vụ, tăng năng suất bằng cách dùng nhiều hơn phân hóa
học, thuốc trừ sâu… Đây chính là một trong những nhân tố làm ô nhiễm đất ngày
càng trầm trọng
Những dân tộc có tập quán du canh, du cư, việc mở rộng diện tích đất canh
tác chủ yếu thông qua phá rừng làm nương, rẫy. Đất rừng thường có độ dốc cao
nên bị rửa trôi nhanh, đất chóng bạc màu, trở thành đất trống, đồi núi trọc.
Đất bị ô nhiễm bởi các chất thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, công
nghiệp, dịch vụ và các chất thải do sinh hoạt của con người và vật nuôi. Các tác
nhân gây ô nhiễm đất bao gồm tác nhân hóa học, như phân bón, thuốc bảo vệ thực
nhân hóa học, chất thải công nghiệp có độ kiềm, hoặc độ axít cao, các kim loại
nặng…. Các tác nhân sinh học như trực khuẩn lỵ, thương hàn, các loại ký sinh
trùng, giun, sán v.v… Các tác nhân vật lý, nhiệt độ, phóng xạ… Rác thải sinh hoạt
không được xử lý xả thẳng vào đất.
Ngoài ra còn phải kể đến tác động gián tiếp của biến đổi khí hậu mà có một
phần nguyên nhân là con người đến tài nguyên đất: gây hiện tượng mặn hóa, tăng
nguy cư xói mòn sạt lở đất,…
 Hiện trạng
Thế giới
Tính từ đầu năm 2014 đến 24h ngày 19/11 có 6.195.249 ha đất bị xói mòn,
10.618.393 ha đất bị hoang mạc hóa[6]. Qua nghiên cứu cho thấy muốn hình thành
một lớp đất mặt dày 1cm phải mất 100-400 năm, nhưng tốc độ rửa trôi hiện nay lại
gấp 17 lần tốc độ hình thành lớp đất mặt.
Việt Nam
Theo thống kê của Cục Lâm Nghiệp (2008), hiện nay còn khoảng 9,3 triệu
ha đất liên quan tới hoang mạc hóa (chiếm khoảng 28% tổng diện tích đất tự
nhiên), trong đó có khoảng 2 triệu ha đất đang được sử dụng đã bị thoái hóa nặng
và hơn 2 triệu ha đang có nguy cơ thoái hóa cao. Riêng khu vực miền Trung, trung
bình trong 10 năm qua diện tích khô hạn đã lên tới 140.000ha và mất trắng

14
Tiểu luận môn Dân số và Phát triển bền vững

50.000ha. Theo đó, dọc bờ biển miền Trung đã xuất hiện hiện tượng đất bị hoang
mạc hóa. Ước tính mỗi năm quá trình hoang mạc hóa “nuốt” mất 20ha đất nông
nghiệp[5].

Hình 2.4. Mức độ xâm nhập mặn một số loại đất ở vùng ĐBSCL năm 2007
(Nguồn: TCMT, 2009)
II.2. Dân số và tài nguyên rừng

Rừng là tài nguyên quý giá của đất nước ta, rừng không những là cơ sở phát
triển kinh tế - xã hội mà còn giữ chức năng sinh thái cực kỳ quan trọng, rừng tham
gia vào quá trình điều hoà khí hậu, đảm bảo chu chuyển oxy và các nguyên tố cơ
bản khác trên hành tinh, duy trì tính ổn định và độ màu mỡ của đất, hạn chế lũ lụt,
hạn hán, ngăn chặn xói mòn đất, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của các thiên
tai, bảo tồn nguồn nước và làm giảm mức ô nhiễm không khí.

 Sức ép
- Dân số tăng dẫn đến thu hẹp diện tích rừng do khai thác gỗ, phá rừng làm
rẫy, mở đường giao thông, tàn phá hệ sinh thái,...
- Hoạt động của con người gây ô nhiễm môi trường cũng gián tiếp gây sức ép
lớn với tài nguyên rừng. Ô nhiễm không khí đã tạo nên những trận mưa axit
hủy hoại nhiều diện tích rừng, đặc biệt ở Châu Âu, Bắc Mỹ. Ô nhiễm và suy
thoái môi trường có thể là nguyên nhân gây bùng phát dịch bệnh có hại cho
rừng. Biến động khí hậu toàn cầu gây gia tăng các hiện tượng khí hậu thời

15
Tiểu luận môn Dân số và Phát triển bền vững

tiết cực đoan cũng có ảnh hưởng bất lợi nhất định đến sự phân bố và chất
lượng rừng thế giới.
- Con người gây nên những cuộc chiến tranh hủy hoại nghiêm trọng đến diện
tích rừng. Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Mỹ đã dùng bôm
đạn, máy ủi hóa chất độc để hủy diệt nhiều diện tích rừng nguyên sinh, rừng
ngập mặn,…

 Hiện trạng
Thế giới

Rừng có tầm ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống, giữ vai trò to lớn đối
với con người. Nhưng ngày nay, nguồn tài nguyên quý giá đó đang dần bị suy
thoái. Những năm qua, nạn phá rừng, mất rừng ngày càng nghiêm trọng, hàng ngàn
diện tích ha rừng càng bị thu hẹp lại.

Bảng 2.1. Diện tích và độ che phủ rừng thế giới, năm 2005
Khu vực Diện tích (ha) Độ che phủ Tăng/giảm so với năm 2000
(%) Ha %
Thế giới 3.952.025 30,3 +82.570 +0,7
Nam Mỹ 831.540 47,7 -24.078 -2,8
Châu Âu 1.001.394 44,3 -37.857 -1,7
Bắc và Trung 705.849 39,2 +136.545 +13,5
Mỹ
Châu Úc và 206.254 24,3 +8.631 +1,0
Đại Dương
Châu Phi 635.412 21,4 -584.454 -0.4
Châu Á 571.577 18,5 +23.784 +0,8

Nguồn: FAO 2006

Ở đầu thời kỳ văn minh của loài người, diện tích rừng chiếm 8 tỷ ha, che
phủ 2/3 lục địa. Đến đầu thế kỷ 19, diện tích rừng còn 5,5 tỷ ha, cuối thế kỷ 20
rừng tính còn 2,6 tỷ ha, che phủ khoảng 25% diện tích bề mặt trái đất, không kể
Greenland và Nam cực. Từ năm 1980, diện tích rừng tăng ít ở các nước công
nghiệp, nhưng lại giảm gần 10% ở các nước đang phát triển. Mỗi năm thế giới mất
11-15 triệu ha rừng, trong đó rừng nhiệt đới mất hơn 130.000 km 2. Tính từ đầu
16
Tiểu luận môn Dân số và Phát triển bền vững

năm đến 24 h ngày 19/11 năm 2014 có 4.601.885 ha rừng trên thế giới bị mất[6] .
80% diện tích rừng hiện nay bị tàn phát bắt nguồn từ việc gia tăng dân số. Rừng
hàng năm bị triệt hạ mạnh nhất ở Mỹ Latinh, ở Trung Mỹ, rừng và đất rừng đã
giảm tới 38%, từ 11,5 triệu ha xuống còn 71 triệu ha. Rừng Châu Phi đã giảm 23%
trong khoảng từ năm 1950 đến năm 1983. Tại Châu Âu, diện tích rừng giảm ít
nhưng chất lượng rừng suy giảm mạnh do ô nhiễm môi trường.

Việt Nam

Rừng ở Việt Nam có đặc trưng cơ bản là rừng nhiệt đới, rất phong phú
chủng loại động thực vật, giá trị sinh khối và đa dạng sinh học cao. Song tài
nguyên rừng của nước ta bị suy giảm nghiêm trọng. Theo ước tính cứ tăng 1 % thì
có 2,5% rừng bị mất đi[2].

Hình 2.4. Tăng trưởng dân số và sản lượng gỗ bị khai thác trong thời gian qua
(Nguồn: TCTK, 2010)
Bảng 2.2. Biến động diện tích rừng ở VN
Năm 1943 1980 1985 1990 1995 2005 2009
Đất có 14290,0 10608,3 9891,9 9175,6 9300,2 12418,5 10900,0
rừng

Diện tích 0,64 0,2 0,16 0,14 0,13 0,15 0,14

17
Tiểu luận môn Dân số và Phát triển bền vững

rừng
(ha/người)

Nguồn: Viện điều tra quy hoạch rừng, Niên giám thống kê 2005; 2009

Như vậy, năm 1943 tổng diện tích rừng toàn quốc có 14,29 triệu ha, độ che
phủ rừng là 43%, đến năm 1990 còn khoảng 9,2 triệu ha, độ che phủ 27,7%. Trung
bình mỗi năm mất 160- 200 nghìn ha rừng.

Tỉ lệ đất trống, đồi núi trọc tăng lên từ 12,6% năm 1943 lên 34% năm 1990.
Khoảng 7- 8 triệu người Việt Nam sống ở vùng rừng và có khoảng 18 triệu người
có cuộc sống gắn liền với rừng. Trong những năm cuối thế kỉ 20, nhờ các chính
sách và biện pháp bảo vệ rừng và trồng mới đã đem lại kết quả tích cực. Tỉ lệ che
phủ rừng tăng lên 28,1% năm 1995 và 38% năm 2005; tỉ lệ đất trống đồi núi trọc
đã được giảm xuống còn 29,5%. Năm 2009, tỷ lệ diện tích rừng bình quân của
Việt Nam chỉ đạt 0,14 ha/người, trong khi bình quân chung của Thế giới là 0,97
ha/người. Tốc độ mất rừng khoảng 200.000 ha/năm, trong đó 60.000 ha do khai
hoang, 50.000 ha do cháy và 90.000 ha do khai thác quá mức. Rừng ngập mặn ven
biển trước 1945 che phủ 400.000 ha, nay chỉ còn 200.000 ha, chủ yếu là rừng thứ
sinh, rừng trồng[8].

II.3. Dân số và tài nguyên nước

Nước là một yếu tố sinh thái không thể thiếu đối với sự sống và là nguồn tài
nguyên có khả năng tái tạo vô cùng quý giá đối với con người. Theo Korzun và các
cộng sự (1978), lượng nước toàn cầu là khoảng 1386 triệu km 3, trong đó nước biển
và đại dương chiếm tới 96,5%. Chỉ còn lại khoảng 3,5% lượng nước trong đất liền
và trong khí quyển. Lượng nước ngọt mà con người có thể sử dụng được khoảng
35 triệu km3, chiếm 2,53% lượng nước toàn cầu. Tuy nhiên trong tổng số lượng
nước ngọt đó, băng và tuyết chiếm tới 24 triệu km 3 và nước ngầm nằm ở độ sâu tới
600m so với mực nước biển chiếm 10,53 triệu km 3. Lượng nước ngọt trong các hồ
chứa là 91.000km3 và trong các sông suối là 2120km3. Lượng nước trung bình
hằng năm trên bề mặt trái đất khoảng 800mm. Tuy nhiên sự phân bố mưa là không
đồng đều giữa các khu vực trên thế giới, tạo nên những vùng mưa nhiều, dư thừa
nước và những vùng mưa ít, thiếu nước. Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt

18
Tiểu luận môn Dân số và Phát triển bền vững

đới gió mùa với lượng mưa lớn, có hệ thống sông ngòi, kênh rạch, ao hồ chằng
chịt. Vì vậy, nước ta có nguồn nước mặt và nước ngầm tương đối dồi dào.
Bảng 2.3. Tài nguyên nước ở Việt Nam
Nguồn nước mặt Nước ngầm Nước
khoáng
Tổng lượng trung bình năm: 835 tỉ - Trữ lượng tiềm năng 60 tỉ 350 nguồn
m3(riêng lưu vực sông Hồng và m3/ năm
Mêcông chiếm 75%)
Lượng nước tạo ra trong lãnh thổ - Trữ lượng được khai thác mới
225 tỉ m3 năm có 3 -4 tỉ m3/ năm

Nguồn: Báo cáo diễn biến môi trường nước Việt Nam. Bộ Tài nguyên và Môi
trường và Ngân hàng Thế giới, năm 2003.

 Sức ép

Sự gia tăng dân số quá nhanh là nguyên nhân chính gây áp lực lên nguồn
nước. Trước hết, sự gia tăng dân số sẽ kéo theo sự gia tăng về nhu cầu nước sạch
cho sinh hoạt và lượng nước cần dùng cho sản xuất: nông nghiệp, công nghiệp,
dịch vụ.
Cùng với sự gia tăng mạnh nhu cầu sử dụng nước, gia tăng dân số đi cùng
phát triển kinh tế xã hội cũng tác động mạnh mẽ đến môi trường nói chung và tài
nguyên nước nói riêng[2]:
 Các dòng nước mặt (sông, kênh rạch…) đặc biệt là ở vùng đô thị đều bị ô
nhiễm trầm trọng bởi rác thải, nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư xả vào
kênh rạch chưa qua xử lý. Tình trạng lấn chiếm lòng, bờ sông kênh rạch để
sinh sống, xả rác và nước thải trực tiếp trên bề mặt gây ô nhiễm nước mặt,
cản trở lưu thông của dòng chảy, tắc nghẽn cống rãnh tạo nước tù.
 Nhu cầu nước sử dụng cho ăn uống, sinh hoạt và các hoạt động khác của con
người gia tăng, dẫn đến tình trạng khai thác nước dưới đất tràn lan gây cạn
kiệt nguồn nước và ảnh hưởng đến môi trường như sụt lún, nhiễm mặn…
Nhiều giếng khoan thi công không đúng kỹ thuật (kết cấu giếng không tốt,

19
Tiểu luận môn Dân số và Phát triển bền vững

giếng gần khu vực nhà vệ sinh, hệ thống xử lý nước thải…), giếng khoan hư
không được trám lấp là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước.
 Nhiều sự cố gây thất thoát nước do đường ống dẫn nước cũ gẫy bể lâu ngày,
rò rỉ nước từ van hư củ. Lười hoặc quên tắt van cũng là nguyên nhân gây
lãng phí nước.
 Giữa nước mặn và nước ngọt có một ranh giới, khi hoạt động khai thác nước
dưới đất quá mức đường ranh giới này sẽ tiến dần đến công trình khai thác,
mực nước mặn xâm nhập dần, đẩy lùi mực nước ngọt vào sâu và làm nhiễm
mặn các công trình khai thác trong khu vực. Mặt khác, do nước biển tràn vào
hoặc do con người dẫn nước biển vào sâu trong ruộng để làm muối, dẫn đến
xâm nhập mặn vào trong tầng chứa nước.
 Để gia tăng môi trường sống, con người phá rừng lấp đất, san ruộng cất nhà
làm đường dẫn đến mất khả năng giữ nước của đất, lượng nước bề mặt
không được thấm bổ cập vào nước ngầm mà chảy vào sông rạch ra biển.
Ngoài ra còn gây ngập lụt, trược lở đất.

 Hiện trạng
Thế giới
Tổng mức tiêu thụ nước của nhân loại hiện đạt khoảng 35.000 km 3/năm,
trong đó 8% cho sinh hoạt, 23% cho công nghiệp và 63% cho nông nghiệp. Nhu
cầu nước của con người tăng theo thời gian do tăng dân số và tăng về mức sống.
Về mặt sinh lý, mỗi người chỉ cần 1-2 lít nước/ngày, nhưng để đáp ứng những nhu
cầu trung bình, mỗi người cần khoảng 250 lít/ngày cho sinh hoạt, 1.500 lít cho hoạt
động công nghiệp và 2.000 lít cho hoạt động nông nghiệp. Để sản xuất 1 tấn giấy
cần 250 tấn nước, 1 tấn đậm cần 600 tấn nước,...[2].
Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc công bố ngày 5/3/2003 được thảo luận tại
diễn đàn thế giới lần thứ 3 về nước, tổ chức tại Kyoto (Nhật Bản) từ ngày 16-
23/3/2003 cho thấy, nguồn nước sạch toàn cầu đang cạn kiệt một cách đáng lo ngại
do sự bùng nổ dân số, tình trạng ô nhiễm môi trường cùng với nhiệt độ trái đất
nóng lên sẽ làm mất đi khoảng 1/3 nguồn nước sử dụng trong 20 năm tới. Hiện nay
đã có khoảng 12.000 km3 nước sạch trên thế giới bị ô nhiễm, hàng năm có hơn 2,2
triệu người chết do các căn bệnh có liên quan đến nguồn nước bị ô nhiễm và điều
kiện vệ sinh nghèo nàn. Chương trình nghiên cứu về nước của UNESCO chỉ rõ

20
Tiểu luận môn Dân số và Phát triển bền vững

năm 1985 các nguồn nước sạch trên đầu người còn dồi dào với trên 33.000
m3/năm, nhưng hiện nay đã giảm xuống chỉ còn 8.500m3/người/năm.
Việt Nam[2]
Ở Việt Nam, theo kết quả đánh giá năm 1999, tổng lượng nước cần dùng
chiếm khoảng 8,8% tổng lượng dòng chảy năm tương ứng với tần suất 75%, tăng
lên tới 12,5% vào năm 2000 và 16,5% vào khoảng năm 2010. Tổng lượng nước
dùng để tưới cho cây trồng khá lớn, từ 41 km3 (chiếm 89,8%) năm 1985, tăng lên
46,9 km3 (năm 1990) và 60 km3 năm 2000 (chiếm 85%).
Với hàng trăm khu chế xuất và khu công nghiệp, hàng vạn cơ sở hóa chất,
biến chế, dịch vụ dọc theo bờ sông mà chất thải thường được xả thẳng vào các
dòng sông nên tình trạng ô nhiễm nước rất trầm trọng, đặc biệt là lưu vực Sông
Cầu, sông Nhuệ, sông Ðáy, sông Ðồng Nai, sông Sài Gòn, sông Tiền và sông Hậu.
Trong khi đó, theo Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009, cả nước mới có
25,5% hộ dùng nước máy, thành thị 63,5% và nông thôn là 8,6%. Điều này cho
thấy, ô nhiễm nước đang ảnh hưởng đến cuộc sống và sản xuất kinh doanh của
hàng chục triệu người, đặc biệt là khu vực nông thôn.

II.4. Dân số và khí quyển

 Sức ép

Gia tăng dân số kèm theo việc phát triển các hoạt động công nghiệp, nhu
cầu sử dụng năng lượng, hoạt động giao thông vận tải, và sinh hoạt của người
dân… đang gây áp lực đối với môi trường không khí.
Theo tổ chức chất lượng không khí Clean Air Asia, lượng tiêu thụ năng
lượng và khí thải xe cộ ngày càng tăng là nguyên nhân chính dẫn đến việc suy
giảm chất lượng không khí.

 Hiện trạng

Thế giới

Từ đầu năm đến 16h ngày 20/11/2014, theo tính toán có tời 31.445.760.044
tấn CO2 được phát thải vào không khí[6].

21
Tiểu luận môn Dân số và Phát triển bền vững

Tổ chức chất lượng không khí Clean Air Asia đưa ra lời cảnh báo “800.000
người châu Á chết vì ô nhiễm không khí mỗi năm. Ô nhiễm không khí có nguy cơ
sẽ gây ra tỷ lệ tử vong cao hơn nữa do chất lượng không khí trong khu vực này
càng kém”. Clean Air Asia cho biết, ô nhiễm không khí sẽ tiếp tục tăng do số
lượng xe cộ ở châu Á dự đoán vượt mức 1 tỉ chiếc vào năm 2035, trong khi lượng
tiêu thụ nhiên liệu và lượng khí thải carbon cũng trong năm 2035 sẽ tăng 400% so
với năm 2005. Một nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới hồi năm 2008 phát hiện,
800.000 trong số 1,3 triệu cái chết hằng năm tại châu Á là do ô nhiễm không khí,
các chuyên gia cảnh báo tỷ lệ tử vong còn tăng cao nếu không có biện pháp can
thiệp kịp thời.
Lượng khí carbon dioxide - chất khí tạo ra một nửa hiệu ứng nhà kính, trên
thế giới đã tăng từ 2,4 tỷ tấn (1950) lên 6,8 tỷ tấn (1985) và tăng vọt lên hơn 30 tỉ
tấn vào năm 2010. Điều này cho thấy các nỗ lực hạn chế lượng khí thải chưa thành
công[2].
Việt Nam
Các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí cũng rất đa dạng. Xét các
nguồn phát thải các khí gây ô nhiễm trên phạm vi toàn quốc, ước tính hoạt động
giao thông đóng góp gần 85% lượng khí CO, 95% lượng VOC s. Trong khi đó, các
hoạt động công nghiệp là nguồn đóng góp chính khí SO 2. Đối với NO2, hoạt động
giao thông và các ngành sản xuất công nghiệp có tỷ lệ đóng góp xấp xỷ nhau.
Riêng đối với TSP, ngành sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng là nguồn phát thải
chủ yếu (chiếm khoảng 70%) (nguồn: TCMT, 2009)
Đối với môi trường không khí các đô thị, áp lưc ô nhiễm chủ yếu do hoạt
động giao thông vận tải, hoạt động xây dưng, hoạt động công nghiệp, sinh hoạt của
dân cư và xử lý chất thải. Trong đó, ô nhiễm không khí ở đô thị do các hoạt động
giao thông vận tải chiếm tỷ lệ khoảng 70% (Bộ giao thông vận tải, 2010). Lượng
thải tăng lên hàng năm cùng với sự phát triển về số lượng các phương tiện giao
thông đường bộ (biểu đồ)

22
Tiểu luận môn Dân số và Phát triển bền vững

Hình 2.5. Ước tính thải lượng CO do các phương tiện cơ giới đường bộ các năm
(Nguồn: Trung tâm quan trắc môi trường – TCMT, 2010)
Ở nông thôn, ô nhiễm không khí do các nguồn thải ô nhiễm chủ yếu tư bản
sản xuất nông nghiệp, sản xuất ở các làng nghề và sinh hoạt dân cư.
Hoạt động sản xuất tại các làng nghề cũng gây ra những áp lực lên môi
trường không khí. Thải lượng các chất ô nhiễm làng nghề khu vực ĐBSH được thể
hiện trên biểu đồ 5.5. Các làng nghề tại Việt Nam rất đa dang, trong đó có một số
loại hình sản xuất có đặc thù phát thải nhiều loại khí độc hại như làng nghề tái chế
kim loại, giấy, nhựa, đúc đồng, làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng, thực phẩm,
chế tác đá. Các khí thải điển hình như bụi, khí SO 2, NO2, hơi axit và kiềm sản sinh
từ các quá trình xử lý bề mặt, nung, sấy, tẩy,…

Ghi chú: Tính toán dựa trên tổng số dân

23
Tiểu luận môn Dân số và Phát triển bền vững

Hình 2.6.Thải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải làng nghề khu vực ĐBSH
(Nguồn: Trung tâm quan trắc môi trường – TCMT, 2010)

II.5. Dân số và tài nguyên biển

Diện tích biển và đại dương chiếm 71% diện tích bề mặt trái đất, là kho dự
trữ khổng lồ tài nguyên khoáng sản, tài nguyên sinh học, năng lượng, nguyên liệu.
Biển và đại dương có thể cung cấp những chất thay thế cho những tài nguyên ngày
càng bị cạn kiệt trên đất liền. Hiện nay, trên thế giới có 60% dân số sống ở vùng
ven biển trong khoảng 100 km từ bờ vào sâu nội địa, dự báo sẽ tăng lên 75% vào
năm 2020[2].

 Sức ép

Dân số tăng nhanh dẫn đến nhu cầu của con người về việc sử dụng các loại
thức ăn có nguồn gốc từ biển tăng nhanh. Vì thế nên con người sử dụng các biện
pháp đánh bắt mang tính tận thu như: làm lưới mắt nhỏ, đánh cá bằng đèn và
mìn… làm suy giảm nguồn thủy hải sản biển và các tài nguyên khác từ biển mang
lại.

Nhờ những thành tựu của cách mạng khoa học công nghệ hiện nay, con
người đã đẩy mạnh khai thác tài nguyên biển và đại dương, trong đó có hải sản.

 Hiện trạng
Thế giới

Sản lượng khai thác hải sản tăng từ 19,2 triệu tấn năm 1950 lên 101 triệu tấn
năm 2004. Nhưng dân số tăng lên đã làm số lượng cá bình quân đầu người chỉ ước
tính 18,0 kg, giảm sút so với đỉnh cao 19,4 kg năm 1988. Vì nạn đánh bắt quá mức
vẫn tiếp diễn và cá bị đánh bắt ở những giai đoạn còn nhỏ, chưa đủ phát triển, nên
trữ lượng cá không thể phục hồi đầy đủ dẫn đến vắt kiệt trữ lượng. Năm 1990, Liên
minh Bảo tồn Thế giới đã phân loại 3,5% của tất cả các loài cá đang bị đe dọa (713
loài) và 1,8% nguy hại (368 loài). Như vậy, những hoạt động của con người ở biển
và cả trên đất liền đã làm cho các hệ sinh thái và các nguồn tài nguyên biển bị suy
thoái ở nhiều vùng trên thế giới[2].

Việt Nam[8]

24
Tiểu luận môn Dân số và Phát triển bền vững

Việt Nam có 3.260 km đường bờ biển, bao bọc toàn bộ phía Đông và Nam
đất nước. Vùng đặc quyền kinh tế biển của nước ta rộng khoảng 10 triệu km 2, gấp
3 lần lãnh thổ trên đất liền. Vùng ven biển bao gồm 28 tỉnh, thành phố với trên
53% tổng dân số cả nước (trên 42 triệu người), khoảng 50% đô thị lớn và quan
trọng. Hàng năm, vùng ven biển đã có những đóng góp lớn cho nền kinh tế thể
hiện ở tỷ lệ đóng góp cho GDP và 60% giá trị xuất khẩu của cả nước, giải quyết
việc làm cho hơn 10 triệu lao động và thu hút gần 50% vốn đầu tư nước ngoài
(chưa kể dầu khí).
Vùng biển và ven biển Việt Nam có tài nguyên khá phong phú và đa dạng, là
các nguồn lực cơ bản để phát triển kinh tế, cụ thể là:
 Dầu khí: tổng trữ lượng dầu khí tại vùng biển là 10 tỉ tấn qui đổi, trữ lượng khai
thác hơn 2 tỉ tấn. Trữ lượng khí thiên nhiên dự báo là 1.000 tỉ m3.
 Vùng biển và ven biển Việt Nam còn có tiềm năng rất lớn để phát triển cảng,
vận tải biển và dịch vụ hàng hải, du lịch biển.
 Nguồn lợi thuỷ sản nước ta phong phú, trữ lượng ước tính khoảng 4,2 triệu tấn.
Việc khai thác nguồn lợi này đang tăng lên một cách nhanh chóng

Bảng 2.4. Sản lượng cá đánh bắt (1980 -2010)


Năm 1980 1990 1995 2000 2005 2010

Sản 398,66 575,37 722,056 107.530,3 1367,5 1648,2


lượng

Nguồn: - Tổng cục Thống kê. Số liệu thống kê Việt nam thế kỷ XX. NXB Thống kê.
Hà Nội, 2004
- Tổng cục Thống kê. Niên giám thống kê năm 2010. NXB Thống kê.
Hà Nội, 2011

Như vậy, trong 30 năm, sản lượng cá bị đánh bắt đã tăng khoảng 4 lần,
nguồn lợi hải sản ở các khu vực gần bờ đã và đang bị giảm sút nghiêm trọng.

II.6. Dân số và tài nguyên khoáng sản

 Sức ép

Khoáng sản thuộc loại tài nguyên không thể khôi phục được và được dùng
trong sản xuất công nghiệp. Trữ lượng khoáng sản phản ảnh tiềm năng kinh tế của

25
Tiểu luận môn Dân số và Phát triển bền vững

quốc gia. Do hàng tỷ người khai thác và sử dụng khoáng sản trong công nghiệp,
nông nghiệp và dịch vụ trong hàng trăm năm qua nên nguồn tài nguyên khoáng sản
suy giảm một cách nhanh chóng.

 Hiện trạng

Thế giới

Bảng 2.5. Dự báo thời gian còn khai thác được của một số loại khoáng sản
Thời gian còn khai Khoáng sản Thời gian còn khai
Khoáng sản thác được (năm) thác được (năm)
Vàng 30 Uran 45
Chì 30 Đồng 64
Kẽm 33 Thủy ngân 70
Vonfram 34 Photpho 78

Antimoan 36 Kali 99
Amiăng 40 Sắt 100-200

Nguồn: Viện Tài nguyên Thế giới

Trong ngày 20/11 năm 2014, lượng dầu được khai thác 81 triệu thùng, ước
tính khoảng 39 năm nữa sẽ cạn kiệt. Lượng ga đã khai thác tính đến 24h ngày
20/11 được là 1.133 tỷ boe và còn khoảng 59.684 ngày nữa sẽ khai thác cạn kiêt.
Lượng than đã khai thác tính đến 24h ngày 20/11 là 4.374 tỷ boe và còn khoảng
151.854 ngày khai thác nữa sẽ cạn kiệt[6].
Việt Nam[8]
Ở Việt Nam, hàng năm, số lượng quặng sắt khai thác và chế biến đạt từ
300.000 - 450.000 tấn. Việt Nam cũng đã khai thác than hơn 100 năm nay. Nếu
năm 1980, mới chỉ khai thác gần 5,2 triệu tấn than đá thì đến năm 2010 đã khai
thác khoảng 46 triệu tấn; năm 2015 dự kiến khai thác khoảng gần 50 triệu tấn; năm
2020 là 57- 63 triệu tấn và năm 2025 khoảng 59-66 triệu tấn. Sự khai thác với sản

26
Tiểu luận môn Dân số và Phát triển bền vững

lượng lớn và không ngừng tăng lên sẽ làm cho loại tài nguyên “vàng đen” này cạn
kiệt theo nhiều nghĩa.
Năm 1986, Việt Nam mới khai thác được 41 nghìn tấn dầu nhưng năm 1996
đã là 8803 ngàn tấn và năm 2006 lên tới 16.800 nghìn tấn. Việc tăng nhanh sản
lượng khai thác, chuyên chở, lưu trữ và sử dụng dầu khí gây ô nhiễm môi trường
và cạn kiệt loại tài nguyên này. Do vậy, các loại khoáng sản này sẽ cạn kiệt dần
theo thời gian. Khoa học và công nghệ đã, đang và sẽ phải tìm ra những nguyên
liệu, vật liệu thay thế các khoáng sản này.

3. Tị nạn môi trường

3.1. Các khái niệm

- Tị nạn

Theo Nghị định thư 1967, tị nạn là bất cứ người nào bị đeo dọa vì những lý
do chủng tộc tôn giáo hoặc quan điểm chính trị buộc phải cư trú bên ngoài quốc
gia mà mình mang quốc tịch và không có khả năng được nước mình bảo vệ khỏi
những đe dọa đó
- Tị nạn môi trường
Theo Essam El – Hinnawi (UNEP) 1985, tị nạn môi trường là những người
buộc phải rời nơi ở truyền thống của mình một cách tạm thời hoặc vĩnh viễn do sự
hủy hoại của môi trường gây nguy hiểm cho sự sống của họ.
Theo Jodi Jacobson 1988, tị nạn môi trường là những người thuộc một trong
các loại:
 Tạm thời phải di tán do hủy hoại môi trường nơi họ ở
 Di cư vì sự suy thoái môi trường làm suy giảm nguồn sống của họ
hoặc tạo ra những rủi ro thái quá đối với sức khỏe của họ. Phải chuyển
chỗ ở vì suy thoái đất đai do hoang mạc hó hoặc do sự biến động
không thể phục hồi của nơi ở.
Theo Myers 1995, tị nạn môi trường là những người không thể sống an toàn
ở bản quán do những nguyên nhân môi trường, đáng chú ý là hạn hán, hoang mạc
hóa, mất rừng, xói mòn đất, thiếu nguồn nước, biến động khí hậu, các thiên tai
khác như bão tố, lũ lụt, nước dâng do bão. Đối mặt với những đe dọa này, con

27
Tiểu luận môn Dân số và Phát triển bền vững

người cảm thấy vô phương xoay sở nên phải kiếm nơi khác để dung thân tạm thời
hay vĩnh viễn, ngay trong nước hoặc ở nước khác

3.2.Các kiểu tị nạn môi trường:

o Tị nạn cấp tập nhưng có khả năng hồi hường: mang nội dung tản cư hay sơ
tán tạm thời, có thể do thiên tai như động đất, lũ quét, bão, phun trào núi lửa,
…, có thể do “nhân tai” như sự cố công nghiệp.

o Tị nạn cấp tập nhưng không có khả năng hồi hường: di tản do ô nhiễm
phóng xạ (sự cố nhà máy điện hạn nhân chẳng hạn) hoặc chất thải độc hại
hoặc do hủy hoại toàn diện nơi cư trú vì thiên tai trầm trọng.
o Tị nạn từ từ, có khả năng hồi hương: một số nguyên nhân như phá rừng suy
thoái nông nghiệp và nông thôn, hoang mạc hóa có khả năng cải tạo khan
hiếm nguồn nước thường xuyên, ô nhiễm , quyền sử dụng tài nguyên không
rõ ràng có thể gây ra các dòng di cư. Do những nguyên nhân gây di cư
không khốc liệt và quá trình có thể được cải thiện nên dân di cư có nhiều
khả năng hồi hương.
o Tị nạn từ từ, được báo trước nhưng không có khả năng hồi hương do hoạt
động nhân sinh: liên quan đến việc giải tỏa mặt bằng cho các dự án hạ tầng
cơ sở quy mô lớn (ví dụ hồ thủy điện, hàng lang giao thông).
o Tị nạn từ từ, không có khả năng hồi hương do thiên tai: trường hợp hoang
mạc hóa nghiêm trọng không thể phục hồi, xói mòn đất khốc liệt, ngập lụt –
xói lở vùng đất thấp ven sông, ven biển do dâng cao mực nước biển hoặc
biến động chế độ thủy văn sông ngòi.

3.2. Hiện trạng tị nạn môi trường

Theo đánh giá gần đây của Ủy ban cao cấp về tị nạn của Liên Hợp Quốc
(1993), của quỹ dân số Liên Hợp Quốc (1993) sẽ có đến 22 triệu người tị nạn được
xác nhận chính chính thức. Cụm từ “xác nhận chính thức” có nghĩa là họ chạy ra
khỏi tổ quốc do các lý do bất an toàn về chính trị, chủng tộc hay tôn giáo. Ngoài ra
còn có khoảng 35 triệu người tị nạn “không xác nhận chính thức”, trong số đó có 5
triệu người là tị nạn ngoài biên giới quốc gia và 30 triệu người là di dân nội bộ.
Trong số tị nạn “không xác nhận chính thức” đó, có vô kể người tị nạn môi trường

28
Tiểu luận môn Dân số và Phát triển bền vững

và chưa ở đâu có những cố gắng xác định họ là tị nạn môi trường. Tuy nhiên, rõ
ràng những người này buộc phải “tha phương cầu thực” chủ yếu vì những lý do
môi trường.

B. DÂN SỐ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN[7,8]

1. Dân số và sự phát triển kinh tế

Tác động của dân số đến kinh tế và ngược lại được nhìn nhận với những
quan điểm hết sức khác nhau, thậm chí hoàn toàn trái ngược nhau. Có thể nêu các
quan điểm điển hình sau đây:

 Quan điểm bi quan của R.T.Malthus

Trong tác phẩm “Tiểu luận về nguyên tắc của dân số”, Thomas Robert
Malthus cho rằng dân số tăng theo cấp số nhân: 1; 2; 4; 8; 16; 32..., thời gian cần
thiết để tăng gấp đôi dân số khoảng 25 đến 30 năm. Trong khi đó, lương thực chỉ
tăng theo cấp số cộng: 1; 2; 3; 4; 5; 6 ... Như vậy, khoảng cách giữa cung và cầu về
lương thực cứ doãng rộng dần.Đây chính là nguyên nhân của nghèo đói. Ngày nay,
người ta còn phát triển quan điểm này đến mức quy mọi tiêu cực về kinh tế, xã hội,
môi trường cho sự gia tăng dân số quá nhanh ở các nước đang phát triển.

 Quan điểm lạc quan của J. L. Simon

Julian Lincoln Simon (1932 - 1998) là giáo sư về quản trị kinh doanh của
Trường đại học Maryland (Hoa Kỳ). Trái ngược với Malthus, ông cho rằng: Dân
số có tác động tích cực đến kinh tế bởi những lẽ sau đây: Quy mô dân số tăng lên
kéo theo nhu cầu tiêu dùng tăng lên, thị trường mở rộng thúc đẩy sản xuất phát
triển. Sản xuất với quy mô lớn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Mặt khác, có
nhiều người sẽ làm tăng kiến thức thông qua học hỏi thêm và cạnh tranh. Hơn nữa,
sức ép của nhu cầu sẽ thúc đẩy khoa học, kỹ thuật phát triển. Tất cả những yếu tố
trên sẽ làm sản lượng bình quân đầu ng ười tăng lên. Nghĩa là sản lượng tăng
nhanh hơn dân số, chứ không phải chậm hơn theo mô hình Malthus. Cuộc cách
mạng xanh là một ví dụ.

 Quan điểm trung hoà

29
Tiểu luận môn Dân số và Phát triển bền vững

Quan điểm trung hoà về mối quan hệ dân số và kinh tế được thể hiện rõ
trong hội nghị quốc tế về Dân số v à phát tri ển tại Bu-ca-ret (Rumani), năm 1984,
với những nội dung chính, như sau:

- Sự tăng dân số không phải là một nguyên nhân chủ yếu hay thậm chí là
quan trọng dẫn đến mức sống thấp.

- Vấn đề dân số không chỉ đơn gi ản là vấn đề số lượng mà là chất lượng


cuộc sống con người và lợi ích vật chất của họ.

- Sự tăng nhanh dân số thực ra có làm trầm trọng thêm những vấn đề của sự
kém phát triển.

- Nhiều vấn đề phát triển nảy sinh không phải do quy mô dân số mà chính là
do sự phân bố dân số.

 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về mối quan hệ dân số - phát
triển

Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản
Việt Nam (khóa VII), tháng 1 năm 1993 đã thể hiện rõ ràng quan điểm của Đảng
về quan hệ dân số - phát tri ển nói chung v à quan hệ dân số - kinh tế nói riêng.
Quan điểm số 1 của Nghị quyết chỉ rõ rằng: " Công tác Dân số - Kế hoạch hoá gia
đình là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước, là một trong
những vấn đề kinh tế - xã hội hàng đầu ở nước ta, là một yếu tố cơ bản để nâng cao
chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội".

Rõ ràng là tồn tại mối quan hệ tương hỗ giữa dân số và kinh tế. Nhưng mối
quan hệ này không đơn giản một chiều. Trong điều kiện này thì dân số tăng lên là
có lợi về kinh tế. Ở điều kiện khác thì điều đó chưa chắc đ ã xảy ra, thậm chí là bất
lợi. Do đó, phân tích tình huống, quan điểm cụ thể cần được áp dụng khi phân tích
tác động của dân số đến kinh tế trong những trường hợp cụ thể.

30
Tiểu luận môn Dân số và Phát triển bền vững

1.1. Tác động của dân số tới kinh tế.

1.1.1 Tác động tích cực.

1.1.1.1 Dân số và nguồn nhân lực:

Quy mô dân số và nguồn nhân lực có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: quy
mô dân số lớn sẽ là nguồn cung lao động dồi dào, là một trong những động lực
quan trọng để phát triển kinh tế đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển trong đó
có Việt Nam. Với quy mô dân số đông (hơn 90 triệu người - 1/11/2013 Việt Nam
đón công dân thứ 90 triệu), nước ta có nguồn lao động khá dồi dào.

Ngoài ra với cơ cấu dân số trẻ như nước ta hiện nay - tỷ trọng dân số nhóm
tuổi (15-59) là nhóm tuổi chủ lực của lực lượng lao động chiếm tỷ lệ cao. Bảng 2.6
cho thấy tỷ lệ dân số nam trong trong độ tuổi lao động ở nước ta tăng lên không
ngừng.

Bảng 2.6. Biến động cơ cấu dân số nam theo tuổi lao động, Việt Nam, 1979-2009
Đơn vị: %

Năm Nhóm tuổi Tổng


0-14 15-59 60+
1979 45,0 49,0 6,0 100
1989 41,3 53,5 6,2 100
1999 34,6 59,0 6,7 100
2009 26,4 66,2 7,4 100
Nguồn: Tổng điều tra Dân số và Nhà ở 1979, 1989, 1999, 2009

Tính toán tương tự, kết quả trong bảng 2.7 cho thấy biến động của cơ cấu dân số
nữ theo tuổi lao động.

Bảng 2.7. Biến động cơ cấu dân số nữ theo tuổi lao động Việt Nam, 1979 -2009
Đơn vị: %

Năm Nhóm tuổi Tổng


0-14 15-59 60+
1979 40,3 50,3 9,4 100
1989 36,9 51,8 11,3 100

31
Tiểu luận môn Dân số và Phát triển bền vững

1999 31,7 56,7 11,9 100


2009 23,7 62,1 14,2 100
Nguồn: Tổng điều tra Dân số và Nhà ở 1979, 1989, 1999, 2009

Như vậy, sau 30 năm, ở nước ta, cùng với xu hướng giảm sinh và tuổi thọ
nâng cao, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động tăng lên ngày càng càng nhanh. Đối
với nam giới, năm 2009, tỷ lệ n ày đạt 66,2% tăng thêm 17,2% so với năm 1979.
Các tỷ lệ tương tự đối đối với nữ là 62,1% và 11,8%. Dân số tăng lên, tỷ lệ dân số
trong độ tuổi lao động (cả nam và nữ) tăng lên, do vậy số dân trong độ tuổi lao
động tăng mạnh, tăng nhanh hơn dân số.

Trên thực tế, không phải tất cả những người “trong độ tuổi lao động” theo
luật định đều hoạt động kinh tế, vì trong số họ có những người chỉ hoạt động ở
phạm vi gia đình không có thu nhập (nội trợ hoặc trông coi nh à cửa, con cháu, ...)
hoặc học sinh, sinh viên đang học tập thư ờng xuyên hay những người không làm
việc nhưng được hưởng lợi tức, thu nhập do có tài sản cho thuê, tiền bản quyền
phát minh, sang chế, quyền tác giả do làm việc từ các năm trước, do được hỗ trợ có
tính chất cá nhân… Mặt khác, do chất lượng cuộc sống và tuổi thọ ngày càng cao,
nhiều người hết “tuổi lao động” nhưng vẫn còn khỏe mạnh, có tay nghề và có nhu
cầu lao động. Vì vậy, không phải tất cả những người ngoài tuổi lao động đều
không tham gia hoạt động kinh tế. Rõ ràng, chỉ riêng số lượng "những người trong
độ tuổi lao động" chưa phản ánh đầy đủ về cung lao động. Cần phải đo lường và
phân tích thêm mức độ tham gia hoạt động kinh tế của họ. Trước hết, cần đưa ra
khái niệm "Dân số hoạt động kinh tế" và "Dân số không hoạt động kinh tế".Dân số
hoạt động kinh tế bao gồm những người đang hoạt động hoặc đang tích cực tìm
cách tham gia hoạt động trong một ngành nào đó của nền kinh tế trong một
khoảng thời gian xác định.

Nhân tố con người này sẽ góp phần phát triển kinh tế nhất là trong những
lĩnh vực cần nhiều lao động như nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dệt, may
mặc… Lực lượng lao động trẻ chiếm ưu thế có lợi cho việc chuyển dịch lao động
và tạo ra sự năng động, sáng tạo trong các hoạt động về kinh tế, đặc biệt trong thời
kỳ đổi mới và hội nhập; khả năng ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, công
nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ… tương đối cao và bền
vững.

32
Tiểu luận môn Dân số và Phát triển bền vững

1.1.1.2. Dân số và việc làm


Với những quốc gia đang phát triển thì quy mô dân số tác động không nhỏ
tới vấn đề việc làm. Tại Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ, sự tồn tại của
nguồn cung lao động lớn hơn cầu lao động, điều đó sẽ làm cho chi phí lao động rẻ.
Đây là một trong những yếu tố thu hút các nguồn đầu tư trực tiếp của nước ngoài
trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Hàng năm chúng ta tạo được việc làm cho
1,4 – 1,5 triệu người lao động, xuất khẩu hàng trăm nghìn lao động sang các nước,
giảm tỷ lệ thất nghiệp và tăng thời gian làm việc cho lao động nông thôn, nhưng tỷ
lệ thất nghiệp ở thành thị chung cho cả nước vẫn ở mức 5,78% (cứ trong 100 người
trong độ tuổi lao động thì có khoảng 6 người không tìm được công ăn việc làm) và
tỷ lệ sử dụng thời gian lao động của lao động ở nông thôn vẫn ở mức 77,94%.

Trong 15-20 năm tới, số người bước vào độ tuổi lao động từ 1,6 – 2 triệu
người hàng năm, đưa tỷ lệ số người trong độ tuổi này lên khoảng 67-68%, tổng dân
số với 64-65 triệu người lao động vào năm 2015, thì vấn đề thu hút đầu tư xây
dựng các nhà máy để tạo công ăn việc làm phải là một trong những nội dung quan
tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta.

1.1.1.3. Dân số và tiêu thụ để phát triển kinh tế:


Dân số không những là lực lượng sản xuất mà còn là lực lượng tiêu thụ hàng
hóa – một trong những động lực lớn để phát triển kinh tế. Các quốc gia đang phát
triển có số dân đông sẽ là thị trường tiêu thụ mạnh mẽ. Việt Nam cũng không nằm
ngoài nhóm quốc gia đông dân đó. Từ quá trình tiêu thụ hàng hóa mạnh mẽ đó đã
vô hình tạo sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất với nhau làm họ không ngừng đổi
mới khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng phục vụ để đáp ứng nhu cầu thị hiếu
khách hàng.

1.1.1.4. “Dân số vàng” trong phát triển kinh tế:


Dân số vàng là khái niệm xuất hiện khi tỉ lệ phụ thuộc nhỏ hơn 0,5, tức là tỉ
lệ người không trong độ tuổi lao động trên tỉ lệ người trong độ tuổi lao đông nhỏ
hơn ½. Tỉ lệ phụ thuộc xác định như sau:

Tổng cục thống kê Việt Nam xác định rõ “cơ hội dân số vàng” xảy ra khi tỉ
lệ trẻ em (1 – 14 tuổi) < 30% và tỉ lệ người già (> 60 tuổi) <15%. Tại Việt Nam
33
Tiểu luận môn Dân số và Phát triển bền vững

bước sang năm 2007 thì dân số nước ta đã đạt được cơ hội vàng này và các nhà
dân số học dự đoán rằng giai đoạn sung mãn của dân số kéo dài 30 năm, khoảng
tới năm 2040 thì giai đoạn này kết thúc. Như vậy nếu ta biết tận dụng cơ hội hiếm
có này thì việc phát triển kinh tế là điều dễ dàng.

Hình 2.7. Giai đoạn cơ cấu “dân số vàng” của một số nước trên thế giới.
Nguồn: Cục tham chiếu dân số (2007)

1.1.2. Tác động tiêu cực

1.1.2.1. Dân số với các chỉ số tổng sản phẩm quốc dân (GNP), tổng thu nhập
quốc nội (GDP):

Công thức tính:

GDP = C + I + G + NX

Trong đó:

o Quan hệ của phần này đối với các phần còn lại của GDP được mô tả trong lý
thuyết khả dụng (có thể đem đi tiêu).

o NX là "xuất khẩu ròng" của nền kinh tế. Nó bằng xuất khẩu (tiêu dùng của
nền kinh tế khác đối với các sản phẩm và dịch vụ do nền kinh tế trong tính
toán sản xuất) - nhập khẩu (tiêu dùng của nền kinh tế trong tính toán đối với
các sản phẩm và dịch vụ do nền kinh tế khác sản xuất).
34
Tiểu luận môn Dân số và Phát triển bền vững

GNP = C + I + G + (X - M) + NR

Trong đó:

C: Chi phí tiêu dùng cá nhân

I: Tổng đầu tư cá nhân quốc nội

G: Chi phí tiêu dùng của nhà nước

X: Kim ngạch xuất khẩu ròng các hàng hóa và dịch vụ

M: Kim ngạch nhập khẩu ròng của hàng hóa và dịch vụ

NR: Thu nhập ròng từ các tài sản ở nước ngoài (thu nhập ròng)

Để đảm bảo ổn định kinh tế - xã hội thì tốc độ phát triển tổng sản phẩm quốc dân
(GNP) phải là 4%, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là 2,5% khi tốc độ phát triển
dân số tăng 1%.

Ta xét một ví dụ với các giả định sau (bảng 2.8):

 Có một nước giàu A– đại diện cho nhóm nước phát triển và một nước nghèo
B– đại diện cho nhóm nước đang phát triển
 GDP ở hai nước A và B đều gấp 4 lần sau 35 năm
 Nước A có tỷ lệ gia tăng dân số hàng năm bằng 0, tức là số dân không đổi,
còn nước B thì tỷ lệ này là 2%, do đó sau 35 năm có số dân gấp đôi

Bảng 2.8. Biến đổi GDP bình quân đầu người.


Nước 1990 2025

Dân số GDP GDP/người Dân số GDP GDP/người


(Triệu) (Triệu (USD) (Triệu) (Triệu (USD)
USD) USD)

A 2 10.000 5.000 2 40.000 20.000

B 1 200 200 2 800 400

Nguồn: số liệu giả định

35
Tiểu luận môn Dân số và Phát triển bền vững

Như vậy, năm 1990 GNP/người nước A cao hơn 25 lần nước B nhưng tới
2025 khoảng cách này là 50 lần.

Thực tế cũng chỉ rõ năm 1968 GNP/người ở nước nghèo thua kém các nước
giàu 30 lần thì tới 1988 thua kém tới 55 lần. Rõ ràng, tăng nhanh dân số có những
ảnh hưởng tiêu cực đối với quá trình phát triển. Những ảnh hưởng này mang tính
tích lũy và chỉ sau thời gian dài, kho ảng 25 -30 năm người ta mới có thể sẽ nhận
thấy sự tác động to lớn của nó. Sự phân tích còn tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể
của từng nước.

Mức thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam năm 2009 là 1075 USD,
thuộc nhóm nước có thu nhập trung bình thấp (theo tiêu chí xếp hạng của Ngân
hàng thế giới năm 2009), trong khi tốc độ gia tăng dân số giai đoạn 1999-2009 là
1,2 % kinh tế - xã hội không ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp.

1.1.2.2. Dân số và các vấn đề việc làm:


Ở những nước đông dân, có tốc độ gia tăng dân số tự nhiên cao thì vấn đề
thiếu việc làm là một vấn đề cấp bách cần phải có những hướng giải quyết phù
hợp. Mỗi năm ở Việt Nam có khoảng gần 1 triệu lao động được bổ sung đang là
một mối lo ngại cho Nhà nước và các cấp chính quyền. Chính số lượng quá lớn lao
động đã làm cho kinh tế chậm phát triển do tích lũy thấp, không có khả năng mở
rộng sản xuất.

1.1.2.3. Dân số ảnh hưởng tới cơ cấu nền kinh tế:


Phát triển kinh tế đòi hỏi không những tăng trưởng kinh tế mà còn cả dịch
chuyển cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa từ đó dẫn tới chuyển dịch
cơ cấu lao động. ví dụ như ở Mỹ, năm 1870 lao động nông nghiệp chiếm 53,5%
tổng số lao động nhưng tới 1900 tỉ lệ này còn dưới 3%. Ở Việt Nam tỉ lệ lao động
nông nghiệp có giảm (sau 20 năm từ 1965 tỉ lệ này chiếm 81,2% nhưng tới năm
1985 tỉ lệ còn 51,9%) nhưng vẫn chiếm tỉ trọng cao.

Việc dịch chuyển cơ cấu lao động theo ngành kinh tế phụ thuộc vào nhiều
yếu tố kinh tế - xã hội nhưng đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt
Nam, dân số tăng nhanh đã làm chậm quá trình chuyển đổi này với những lý do
sau:

36
Tiểu luận môn Dân số và Phát triển bền vững

 Một là, mức sinh ở nông thôn (nơi lực lượng lao động chủ yếu làm nông
nghiệp) thường cao hơn rất nhiều, thậm chí gấp đôi so với thành thị (nơi lực
lượng lao động chủ yếu làm công nghiệp và dịch vụ).
 Hai là, sản xuất công nghiệp và dịch vụ thường đòi hỏi vốn lớn. Trong khi
đó, mức sinh và tỷ lệ phụ thuộc cao đã hạn chế tích luỹ mở rộng các ngành
kinh tế cần nhiều vốn này.
 Ba là, do mức sinh cao nên lực lượng lao động ở nông thôn đông đảo, phần
lớn là lao động giản đơn, ít có cơ hội đào tạo nghề. Năm 2009, ở nông thôn
lao động đã qua đào tạo chuyên môn, kỹ thuật chỉ chiếm 8% dân số từ 15
tuổi trở lên. Vì vậy, khó chuyển đổi sang công nghiệp và dịch vụ là những
khu vực đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn.

1.2. Tác động của kinh tế tới dân số [8, 10]


- Kinh tế ảnh hưởng tới mức sinh cùng với các nguyên do của nó:

+ Với nền kinh tế phát triển thì mức sinh thấp do không cần nhiều nhân lực nhưng
lại đòi hỏi nguồn nhân lực có tri thức rộng từ đó thúc đẩy các cặp vợ chồng đẻ ít
đồng thời dành nhiều thời gian chăm sóc, giáo dục con cái.

+ Khi kinh tế phát triển thì nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống tăng lên như:
học tập, nghiên cứu, đi lại, vui chơi, giải trí… như vậy thời gian chăm sóc con cái
giảm đi, đây cũng là động lực để họ đẻ ít.

+ Ở các nước phát triển mục đích sinh con của họ là thỏa mãn nhu cầu tình cảm
chứ không phải phát triển kinh tế. Trong khi đó chi phí nuôi con lại lớn nên mức
sinh thấp. Còn ở các nước kém phát triển, đang phát triển thì tình hình hoàn toàn
trái ngược lại.

- Chế độ kinh tế: tác động mạnh mẽ tới mức sinh. Cụ thể như sau: ở chế độ bao
cấp thì mức sinh tăng do bao cấp cả về việc nuôi, dạy, chăm sóc trẻ. Còn trong chế
độ kinh tế thị trường thì cha mẹ phải tự túc hết trong quá trình nuôi dạy, chăm sóc
trẻ. Do đó cũng dân đến hạn chế mức sinh.

- Kinh tế kém phát triển thì mức tử tăng do điều kiện vệ sinh kém, suy dinh dưỡng
xảy ra phổ biến, trình độ y tê thấp…

37
Tiểu luận môn Dân số và Phát triển bền vững

- Nơi phát triển kinh tế sẽ tạo lực hút cho người dân tới đây vì ở đó xuất hiện nhiều
cơ hội việc làm nên tạo nên lực hút cho di cư đến. Ngược lại, những vùng nghèo
đói, việc làm ít, tạo ra lực đẩy nên xuất cư mạnh.

Tóm lại là kinh tế sẽ tác động trực tiếp tới mức sinh, mức tử, mức nhập cư, xuất
cư nên kinh tế tác động tới quy mô, cơ cấu, phân bố và chất lượng dân số.

2. Ảnh hưởng của dân số tới xã hội

2.1. Mối quan hệ giữa dân số và giáo dục [4, 7]

2.1.1.Ảnh hưởng dân số tới giáo dục

Sự thay đổi về quy mô và cơ cấu của dân số sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển
về quy mô, cơ cấu và chất lượng của hệ thống giáo dục.

 Quy mô và tốc độ tăng dân số có tác động trực tiếp và gián tiếp đến quy
mô của ngành giáo dục.

Tác động trực tiếp: Việc tăng hay giảm quy mô dân số sẽ ảnh hưởng trực
tiếp đến việc tăng hay giảm quy mô nhu cầu giáo dục. Quy mô dân số lớn là điều
kiện để thúc đẩy mở rộng quy mô của giáo dục.

Nếu tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường trong tổng số dân (kí hiệu là e)
tương đối ổn định hoặc giảm rất chậm thì quy mô của nhu cầu giáo dục phổ thông
(E) phụ thuộc vào quy mô dân số (P).

Phương trình E = P x e (*)

e là tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường trong tổng số dân

E là quy mô của nhu cầu giáo dục phổ thông

P là quy mô dân số.

Ở nước ta, khoảng 20 năm cuối của thế kỷ XX, quy mô dân số tăng nhanh
nên s ố lượng học sinh phổ thông cũng không ngừng tăng lên (hình 2.10).

38
Tiểu luận môn Dân số và Phát triển bền vững

Hình 2.8. Biểu đồ Tương quan giữa dân số và số học sinh phổ thông.

Theo phương trình (*) ta có:

Thay số ta có: 17,9/11,6 = 79/54× (e1/e0)→ 154%=148%×104%. Như vậy sau 22


năm, số học sinh phổ thông tăng 154 % là do dân số tăng lên 148% và tỷ lệ đi học
tăng lên 104%. Tăng dân số vẫn là yếu tố làm số học sinh tăng mạnh nhất.

Tác động gián tiếp: Quy mô và tốc độ tăng dân số thể hiện gián tiếp thông
qua ảnh hưởng của sự tăng nhanh dân số đến chất lượng cuộc sống, mức thu nhập,
từ đó ảnh hưởng đến đầu tư cho giáo dục cho con cái, ảnh hưởng đến quy mô, chất
lượng giáo dục và sự bình đẳng trong giáo dục.

 Cơ cấu dân số theo tuổi ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu ngành giáo
dục

Ở các nước đang phát triển, do mức sinh cao nên cơ cấu dân số trẻ, tháp tuổi
dân số có đáy mở rộng. Do đó, cơ cấu của nền giáo dục thông thường sẽ là: Số học
sinh Tiểu học > Số học sinh THCS > Số học sinh THPT.

Ngược lại, ở các nước phát triển, mức sinh thấp nên có cơ cấu dân số già,
tháp tuổi dân số có đáy thu hẹp. Do đó cơ cấu của nền giáo dục có sẽ là: Số học
sinh Tiểu học < Số học sinh THCS < Số học sinh THPT.

39
Tiểu luận môn Dân số và Phát triển bền vững

Ở nước ta, do đẩy mạnh KHHGĐ, mức sinh giảm nên tỷ lệ dân số trong độ
tuổi học sinh phổ thông giảm. Mặt khác, cơ cấu dân số trong độ tuổi học phổ thông
cũng thay đổi mạnh (bảng 2.9).

Bảng 2.9. Cơ cấu dân số trong độ tuổi giáo dục phổ thông.
Đơn vị: %

Nhóm tuổi 1979 1989 1999 2009


5-9, 14,58 13,3 12,0 7,99
10-14 13,35 11,7 11,96 8,54
15-19 11,40 10,5 10,77 10,19
Tổng tỷ lệ (%) 39,33 35,5 34,73 28,73
Nguồn: Kết quả Tổng điểu tra dân số 1979, 1989, 199, 2009

Tỷ lệ dân số trong độ tuổi học sinh phổ thông giảm từ 39,33% năm 1979
xuống còn 28,73% năm 2009. Số dân trong độ tuổi này của cả nước cũng đã bắt
đầu giảm, từ 26.507.676 người năm 1999 xuống còn 24.650.028 người năm 2009
→ Cơ cấu dân số theo tuổi ảnh hưởng đến quy mô ngành giáo dục.

Bảng 2.10. Số lượng học sinh phổ thông tại thời điểm 31 - 12 các năm học
Đơn vị: nghìn

Năm học 1998 - 1999 2002 - 2003 2006 - 2007 2009 – 2010
Tiểu học 10223,9 8815,7 7029,4 6908,0
THCS 5514,3 6429,7 6152,0 5263,2
THPT 1652,9 2454,2 3075,2 2840,9
Tổng số 17391,1 17699,6 16256,6 14912,1
Nguồn: gso.gov.vn

Theo bảng 2.10, về cơ cấu của Hệ thống GDPT, nếu tỷ số học sinh các cấp
THPT, THCS và Tiểu học năm học 1998 -1999 là: 1 - 3,34 - 6,19 thì năm học 2009
- 2010 là: 1- 1,82 - 2,43! Rõ ràng, chỉ sau 10 năm nhưng đã thay đổi rất lớn cơ cấu
của Hệ thống GDPT. Số học sinh Tiểu học, từ chỗ lớn gấp 6,19 lần số học sinh
THPT nay chỉ gấp 2,43 lần!

Phân bố địa lý dân số cũng ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu chất lượng của
ngành giáo dục.

40
Tiểu luận môn Dân số và Phát triển bền vững

Ở thành thị và các vùng đông dân, kinh tế thường phát triển hơn. Vì vậy, ở
những nơi này hệ thống giáo dục thường phát triển hơn, nên trẻ em có nhiều cơ
hội, chất lượng giáo dục khá tốt.

Ở các vùng hẻo lánh và nhiều giáo viên cũng không muốn đến làm việc, số
trẻ em trong tuổi đi học không nhiều, khoảng cách từ nhà đến trường lớn cũng là
một yếu tố gây khó khăn cho sự phát triển ngành giáo dục.

b) Ảnh hưởng giáo dục tới dân số

Tác động của giáo dục đến dân số thông qua các yếu tố: kết hôn, sinh, chết
và di dân. Tuy nhiên, tác động của giáo dục đến dân số không mang tính tức thời
mà hiệu quả của giáo dục đến dân số phải trải qua một thời kì mới được kiểm
nghiệm. Ví dụ: tác động của giáo dục đến việc giảm mức sinh phải bắt đầu từ việc
chuyển biến từ nhận thức truyền thống "đông con hơn nhiều của" sang nhận thức
"gia đình ít con, ấm no hạnh phúc", đến việc chấp nhận và thực hiện các biện pháp
tránh thai và sinh ít con. Tất nhiên, không chỉ có giáo dục mà còn nhiều yếu tố
khác cũng tác động đến việc chuyển biến nhận thức này.

2.1.2. Ảnh hưởng của giáo dục đến quá trình hôn nhân
Những người có trình độ học vấn cao, đặc biệt là phụ nữ, thường được tự do
lựa chọn người bạn đời, kết hôn muộn vì thời gian học tập kéo dài và quyết định ly
hôn khi cần thiết. Cuộc điều tra Nhân khẩu học giữa kỳ 1994, cho thấy: Tuổi kết
hôn trung vị của phụ nữ chưa đi học là 19,81 trong khi đó phụ nữ tốt nghiệp THPT
trở lên là 23,96.

2.1.3. Ảnh hưởng của giáo dục tới mức sinh.


Giáo dục có vai trò quyết định trong việc giảm mức sinh. Nâng cao trình độ
học vấn sẽ làm thay đổi nhận thức về việc sinh đẻ, về số con và thời điểm sinh con.
Điều đó thúc đẩy sự tự nguyện sử dụng các biện pháp tránh thai, làm giảm mức
sinh.

a) Trình độ học vấn càng cao, số con mong muốn càng ít

Đối với những phụ nữ cùng nhóm tuổi thì các tác động có tính thời đại, như
kinh tế, văn hóa, môi trường, chính sách... có thể xem là như nhau. Vì vậy, số con
mong muốn khác nhau có thể tập trung nhiều vào nguyên nhân trình độ học vấn
khác biệt (bảng 2.11).

41
Tiểu luận môn Dân số và Phát triển bền vững

Bảng 2.11. Trình độ học vấn và số con mong muốn

Trình độ Nhóm tuổi tại thời điểm điều tra


học vấn
15-19 20-24 25-29 30-34 35-39 40-44 45-49
Chưa đi 3,03 3,11 3,31 3,67 3,84 3,90 4,12
học
Chưa TN 2,61 2,74 2,98 3,27 3,50 3,64 3,61
TH
TN TH 2,50 2,49 2,67 2,91 3,07 3,24 3,30
TN THCS 2,22 2,23 2,34 2,52 2,62 2,71 2,72
TN THPT 2,00 2,06 2,12 2,18 2,32 2,33 2,42
Nguồn: TCTK. Điều tra nhân khẩu học giữa kỳ năm 1994

b) Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai nói chung và BPTT hiện đại nói riêng tỷ
lệ thuận với trình độ học vấn.

Mong muốn số con ít đã thúc đẩy những người phụ nữ có học vấn cao tìm
kiếm và sử dụng biện pháp tránh thai nhiều hơn, đặc biệt là các BPTT hiện đại. Vì
vậy, bảng 2.12 cho thấy: Trình độ học càng cao thì tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh
thai nói chung và BPTT hiện đại nói riêng càng lớn.

Bảng 2.12. TFR chia theo trình độ học vấn người mẹ năm 1994
Trình độ giáo dục Tỷ lệ sử dụng Tỷ lệ sử dụng Số con đã
BPTT BPTT hiện đại sinh
1. Chưa đi học 35,24 26,15 4,02
2. Chưa tốt nghiệp tiểu học 55,70 36,59 3,98
3. Tiểu học 63,04 40,38 3,06
4. Trung học cơ sở 73,75 52,12 2,58
5. THPT trở lên 76,37 48,39 1,87
Nguồn: TCTK. Điều tra nhân khẩu học giữa kỳ năm 1994

Đặc biệt, việc sử dụng BPTT có “bước nhảy” lớn giữa phụ nữ c hưa đi học
và phụ nữ đi học, dù chỉ là chưa tốt nghiệp Tiểu học. Chênh lệch sử dụng BPTT

42
Tiểu luận môn Dân số và Phát triển bền vững

giữa hai nhóm này lên đến 20%! Phụ nữ “Trung học cơ sở” có tỷ lệ sử dụng BPTT
nói chung và BPTT hiện đại cao gấp 2 lần phụ nữ chưa đi học!

c) Mức sinh tỷ lệ nghịch với trình độ học vấn

Phụ nữ có trình độ học vấn cao dễ tiếp cận kiến thức về các BPTT và lựa
chọn cho mình BPTT thích hợp, hiệu quả. Do vậy, mức sinh của họ thường thấp
hơn mức sinh của những phụ nữ có trình độ học vấn thấp. Đối với nam giới, trình
độ giáo dục cao giúp họ dễ dàng chấp nhận chia sẻ công việc gia đình với vợ mình,
thực hiện các BPTT và chấp nhận quy mô gia đình ít con. Khi tỷ lệ sử dụng BPTT
tỷ lệ thuận với trình độ học vấn thì đương nhiên mức sinh sẽ tỷ lệ nghịch với biến
độc lập này. Có khoảng cách lớn giữa số con đã sinh của nhóm phụ nữ học vấn
thấp và nhóm có trình độ học vấn cao: Năm 1994, ở độ tuổi 25 trở lên, phụ nữ
chưa đi học có số con đã sinh trung bình nhiều gấp hơn hai lần nhóm phụ nữ có
trình độ THP trở lên (Bảng 2.13).

Bảng 2.13. Số con đã sinh của phụ nữ có chồng


Trình độ giáo dục Nhóm tuổi
15-24 25-34 35+
1. Chưa đi học 1,27 3,63 5,93
2. Chưa tốt nghiệp tiểu học 1,22 3,20 5,30
3. Tiểu học 0,98 2,68 4,52
4. Trung học cơ sở 1,06 2,45 3,61
5. THPT trở lên 0,90 1,72 2,58
Nguồn: TCTK. Điều tra nhân khẩu học giữa kỳ năm 1994

2.1.4. Ảnh hưởng của giáo dục đến mức chết.

Theo số liệu điều tra nhân khẩu học giữa kì 1994 thì tỉ suất chết trẻ em dưới
1 tuổi là:

80,32 ‰ với con của các bà mẹ mù chữ.

50,77 ‰ với con của các bà mẹ chưa hết cấp I.

33,88 ‰ với con của các bà mẹ hết THCS.

31,69 ‰ với con của các bà mẹ hết THPT trở lên.

43
Tiểu luận môn Dân số và Phát triển bền vững

Nguyên nhân là phụ nữ có trình độ học vấn thấp thường sinh nhiều con
hơn, khoảng cách giữa hai lần sinh thường ngắn hơn 24 tháng. Đồng thời những
phụ nữ có trình độ học vấn thấp thường ít hiểu biết cách nuôi con và phòng chống
các bệnh tật, có thu nhập thấp nên không có điều kiện để chăm sóc con tốt hơn khi
bị ốm đau.

2.1.3. Giải pháp giải quyết mối quan hệ giữa dân số và giáo dục.
- Lồng ghép dân số vào kế hoạch hóa phát triển hệ thống giáo dục.

- Đẩy mạnh phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao chất lượng dân số.

- Thu hẹp sự khác biệt về giáo dục giữa các nhóm dân số.

2.2. Mối quan hệ dân số và y tế

2.2.1.Ảnh hưởng dân số với hệ thống y tế


Sự phát triển của hệ thống y tế của mỗi quốc gia phụ thuộc vào các yếu tố sau:

+ Trình độ phát triển kinh tế, xã hội (công nghiệp, nông nghiệp, thương mại,
khoa học- kỹ thuật...)

+ Điều kiện vệ sinh môi trường (môi trường sinh thái)

+ Sự phát triển dân số (quy mô, tốc độ gia tăng, cơ cấu, phân bố dân số)

+ Chính sách của Nhà nước đối với y tế và các điều kiện chăm sóc sức khoẻ
nhân dân (chính sách đầu t ư, đào tạo cán bộ, động viên các nguồn lực...).

Như vậy dân số là một yếu tố có tính chất khách quan và cùng với các yếu tố khác,
nó quy định sự phát triển của y tế về số lượng, chất l ượng, hiệu quả cũng như cơ
cấu của ngành y tế.

2.2.1.1. Tác động của quy mô và tỷ lệ gia tăng dân số đến hệ thống y tế.
Quy mô dân số quyết định số lượng y bác sỹ và số lượng cơ sở y tế: D = P.H.

H là số lần khám, chữa /người/năm.

D là tổng số lượt người khám và chữa trong năm đó.

P là số dân.

44
Tiểu luận môn Dân số và Phát triển bền vững

Rõ ràng, nếu H không đổi thì D tỷ lệ thuận với số dân (P) và gia tăng theo tỷ
lệ gia tăng của quy mô dân. Mặt khác, khi dân số tăng nhanh (P tăng), ở nước
nghèo, khả năng dinh dưỡng hạn chế, tỷ lệ mắc bệnh tăng lên, (H tăng) → D tăng.

2.2.1.2. Tác động của cơ cấu dân số đến hệ thống y tế.


Cơ cấu dân số theo giới cũng có tác động đến y tế. Do các đặc điểm tâm lý,
sinh lý và các nhu cầu khác nhau của phụ nữ và nam giới trong cuộc sống nên tình
trạng ốm đau, bệnh tật, nhu cầu kế hoạch hóa gia đình của phụ nữ khác nam giới
nên nhu cầu dịch vụ y tế khác nhau. Đó là cơ sở hình thành quy mô và cơ cấu của
hệ thống y tế.

2.2.1.3. Tác động của phân bố dân cư đến hệ thống y tế.


Ở các khu vực địa lý khác nhau như đồng bằng, miền núi, thành thị, nông
thôn có sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, về kinh tế - xã hội nên có cơ cấu bệnh
tật khác nhau.

Mật độ dân số cũng ảnh hưởng đến hiệu quả ph ục vụ của hệ thống y tế. Ở
những nơi có mật độ dân số quá thấp, một cán bộ hay một cơ sở y tế chỉ phục vụ
được một số ít dân nên hiệu quả không cao. Ngược lại, nếu mật độ dân số quá cao,
không đủ cán bộ và các phương tiện y tế cần thiết thì x ảy ra tình trạng ngược lại.
Nhiều bệnh nhân không được chăm sóc đầy đủ dẫn đến tử vong tăng lên. Mật độ
dân số quá thấp hoặc quá cao đều trở ngại cho công tác dự phòng của y tế.

2.2.1.4. Kế hoạch hoá gia đình tác động đến hệ thống y tế.
Mức sinh cao, mức chết thấp, dân số phát triển mạnh đã dẫn tới việc xuất
hiện nhu cầu KHHGĐ và hình thành bộ phận dịch vụ KHHGĐ trong ngành y tế.
Theo thời gian, bộ phận này đã và sẽ ngày càng phát triển vì số lượng người sử
dụng dịch vụ này ngày càng tăng. Sức ép của gia tăng dân số đã làm biến đổi cơ
cấu hoạt động và cơ cấu tổ chức của ngành y tế.

2.2.2. Ảnh hưởng của y tế đến các quá trình dân số.
Với những thành tựu to lớn của khoa học nói chung và y học nói riêng, ngày nay
con người đã có phương pháp và phương tiện điều chỉnh hành vi sinh đẻ, đấu tranh
chống lại bệnh tật, giảm bớt mức chết, kéo dài tuổi thọ. Khoa học kỹ thuật đặc biệt
là y tế đang can thiệp trực tiếp vào toàn bộ quá trình tái sản xuất dân số giúp cho
quá trình này chuyển nhanh tới giai đoạn cân bằng hợp lý.

45
Tiểu luận môn Dân số và Phát triển bền vững

2.2.2.1. Y tế tác động đến mức sinh.


Có thể nói trong việc hạn chế mức sinh, y tế đóng vai trò trực tiếp và quyết
định cuối cùng. Bởi vì mọi giải pháp kinh tế - xã hội, giáo dục tuyên truyền, hành
chính - pháp luật mới chỉ có tác động đến thái độ, nhận thức. Chỉ có y tế mới giúp
đỡ trực tiếp hành vi hạn chế sinh đẻ. Ngành y tế đã đóng góp trực tiếp trong việc
tạo ra phương tiện, phương pháp hạn chế sinh đẻ và tổ chức dịch vụ tránh thai,
tránh đẻ.

Nghiên cứu ảnh hưởng của y tế trong việc giảm mức sinh được nhiều công
trình ghi nhận thông qua sự phụ thuộc lẫn nhau giữa mức sinh và tỷ lệ áp dụng các
biện pháp tránh thai của dân cư.

Năm 1995, căn cứ vào số liệu của 32 nước phát triển, người ta đã ước lượng
mối quan hệ giữa CBR, TFR và CPR theo công thức:

CBR = 48,4 - 0,44 CPR và TFR = 7,34 - 0,07 CPR.

TFR Tổng tỷ suất sinh.

CBR là tỷ suất sinh thô.

CPR là tỷ lệ cặp vợ chồng sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại.

2.2.2.2. Y tế tác động đến mức chết.


Tác động của ngành y tế tới mức sinh chỉ giới hạn đối với những người
trong độ tuổi sinh đẻ thì tác động y tế làm giảm mức chết liên quan đến mọi người,
mọi lứa tuổi.

Ngày nay trẻ em đã được tiêm phòng các bệnh như: sởi, lao, bạch hầu, ho
gà, uốn ván. Nhờ vậy mức chết đã giảm nhiều, đặc biệt đối với trẻ em dưới 5 tuổi.
Đối với người lớn, y tế đã chữa được nhiều bệnh gây tử vong cao trong quá khứ
như lao, sốt rét, uốn ván... → hạ thấp mức chết, nâng cao tuổi thọ trung bình.

2.2.3. Giải pháp giải quyết mối quan hệ giữa dân số và y tế


- Lồng ghép dân số vào kế hoạch hóa phát triển y tế.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ.

- Đẩy mạnh tư vấn hôn nhân, sàng lọc trước sinh, sàng lọc sau sinh nhằm
nâng cao chất lượng dân số.
46
Tiểu luận môn Dân số và Phát triển bền vững

2.3. Dân số và bình đẳng giới [4,7]

Các khái niệm cơ bản liên quan đến giới và bình đẳng giới

 Giới tính (Sex)


Giới tính là thuật ngữ chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học.
Những khác biệt này thường liên quan đến chức năng sinh sản của nam và nữ.
Chẳng hạn, nam giới có tinh trùng, có thể gây có thai, nhưng nam giới không thể
mang thai được. Phụ nữ có buồng trứng, có hành kinh, có thể mang thai, sinh con
và cho con bú. Đây là những đặc điểm mà nam và nữ không thể hoán đổi cho nhau.

 Giới (Gender)
Giới là thuật ngữ chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về mặt xã hội liên quan đến vị
trí, vai trò, nhu cầu và bình đẳng của nam và nữ trong gia đình và ngoài xã hội.
Đây là những đặc điểm mà phụ nữ và nam giới có thể hoán đổi cho nhau được.

 Bình đằng giới


Theo từ điển tiếng Việt: "Bình đẳng thể hiện sự ngang bằng". Bình đẳng giới là
việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy
năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như
nhau về thành quả của sự phát triển đó.

Nhà nước ta thừa nhận sự bình đẳng giới trong tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế,
lao động, giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hoá, thông tin, thể dục, thể
thao, y tế và gia đình.

Bình đẳng giới không có nghĩa là phụ nữ và nam giới phải như nhau, mà là những
sự giống nhau và khác nhau giữa phụ nữ và nam giới phải được công nhận và đánh
giá một cách bình đẳng. Bình đẳng giới có nghĩa là phụ nữ và nam giới có điều
kiện như nhau để thực hiện đầy đủ các quyền của m ình và có cơ hội để đóng góp
và thụ hưởng sự phát triển chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của đất nước.

 Các chỉ tiêu phản ánh bình đẳng giới


Để đánh giá việc thực hiện bình đẳng giới, người ta thường tính toán và so sánh

các chỉ số và chỉ tiêu sau:

47
Tiểu luận môn Dân số và Phát triển bền vững

- Tuổi thọ trung bình của nam và nữ


- Tỷ lệ biết chữ của người lớn nam và nữ
- Tỷ lệ đi học trong tổng số trẻ em từ 6-14 tuổi nam và nữ
- Thu nhập bình quân đầu người điều chỉnh tính theo tỷ lệ thu nhập của
nam và nữ
- Tỷ lệ % của phụ nữ và nam giới trong Chính quyền và nắm giữ các vị
trí quản lý, điều hành.
- Tỷ lệ phụ nữ và nam giới trong các công việc kĩ thuật và chuyên gia.

Người ta cũng xây dựng các chỉ số tổng hợp để đo lường mức độ bình đẳng
giới, như: Chỉ số phát triển giới (Gender Development Index - GDI) và thước đo vị
thế giới (Gender Empowerment Measure - GEM) là những thước đo tổng hợp phản
ánh những bình đẳng giới trong sự phát triển con người. Trong khi GDI phản ánh
thành tựu phát triển con người để đánh giá bình đẳng giới, thì GEM đo lường sự
bình đẳng giới về cơ hội chính trị và quyền quyết định.

2.3.1. Ảnh hưởng của gia tăng quá nhanh dân số đối với bình đẳng giới

2.3.1.1. Tốc độ tăng dân số ảnh hưởng đến việc thực hiện bình đẳng nam nữ:
Sự tăng dân số quá nhanh dẫn đến hậu quả xấu cho việc thực hiện bình đẳng
giới. Ngược lại, một xã hội mà bình đẳng giới đạt đến trình độ tương đối cao thì
tốc độ tăng dân số chậm.

Ở các nước kém phát triển tốc độ dân số nhanh, đầu tư của Nhà nước cho
giáo dục ít do đó hệ thống giáo dục kém phắt triển. Phụ nữ có ít cơ hội được học
tập và nâng cao trình độ.Phụ nữ thường lấy chồng sớm và sinh nhiều con → địa vị
phụ nữ thường thấp kém nhiều so với nam giới → bất bình đẳng giới.

2.3.1.2. Sự phân bố địa lý dân cư cũng ảnh hưởng đến thực hiện bình đẳng
nam nữ
Ở thành thị ở những vùng dân cư đông đúc, điều kiện phát triển kinh tế, giáo
dục có điềukiện phát triển hơn những vùng dân cư thưa thớt → Phụ nữ cũng có cơ
hội học tập, tìm việc làm có thu nhập cao, có cơ hội tiếp cận thông tin về KHHGĐ
nhiều hơn phụ nữ ở các vùng dân cư thưa thớt, kinh tế kém phát triển. Nên ở thành
thị và những nơi kinh tế phát triển, địa vị của phụ nữ được nâng cao hơn những
vùng kinh tế kém phát triển, dân cư thưa thớt.

48
Tiểu luận môn Dân số và Phát triển bền vững

2.3.2.Ảnh hưởng của bình đẳng giới đối với dân số.

2.3.2.1. Bình đẳng giới với mức sinh.


Mức độ bình đẳng giới càng cao thì mức sinh càng thấp nguyên nhân là do:

• Nếu bình đẳng giới được thực hiện trong lĩnh vực giáo dục thì trình độ học
vấn của người phụ nữ được nâng lên. Khi phân tích quan hệ giữa dân số và giáo
dục, chúng ta đã chứng minh rằng học vấn nâng cao thì mức sinh giảm xuống.

• Khi bình đẳng giới được thực hiện trong gia đình, người chồng phải bàn bạc
với vợ về số con sinh ra, thời điểm sinh con và cùng chia sẻ việc áp dụng PTTT và
nhiệm vụ nuôi dạy con cái.

→ Khi không có sự phân biệt giới mức sinh giảm xuống.

Việt Nam đã có sự tiến bộ lớn trong bình đẳng giới nhưng chưa phải đã hết
bất bình đẳng. Tỷ số giới tính khi sinh những năm gần đây tăng lên và năm 2009
đã lên đến 110,6 (bình quân sinh 110,6 bé trai/100 bé gái).

2.3.2.2. Bình đẳng giới với mức chết.


Mức độ bình đẳng giới càng cao thì mức chết càng thấp.

• Thứ nhất, mức độ bình đẳng giới càng cao thì mức sinh càng thấp. Điều này
có nghĩa là số ng ười chịu rủi ro do mang thai, sinh đẻ cũng ít đi. Sinh đẻ ít cũng
tạo điều kiện giảm bớt tử vong trẻ em.

• Thứ hai, nâng cao bình đẳng giới sẽ mang lại cơ hội chăm sóc sức khỏe như
nhau cho cả nam và nữ.

2.3.2.3. Bình đẳng giới với mức di cư.


Mức độ bình đẳng giới càng cao thì di cư càng tăng. Khi bình đẳng giới
được thực hiện trong lĩnh vực chính trị, lao động và kinh tế, thì phụ nữ có quyền tự
do đi lại, tự do cư trú và cũng có vai trò trong hoạt động kinh tế, tăng thêm thu
nhập gia đình, chứ không phải chỉ có nội trợ như trước đây. Điều này đã tạo điều
kiện phụ nữ di cư. Năm 2009, tỷ suất di cư của dân số từ 15 tuổi trở lên, đối với nữ
nói chung là 12,1% và nữ có chồng là 8,7%. Trong khi đó, tỷ suất này tương ứng ở
nam là 10,5% và 6,9%.

49
Tiểu luận môn Dân số và Phát triển bền vững

2.4. Dân số và an sinh xã hội


An sinh xã hội (ASXH - Social Security), vì vậy có thể hiểu theo nghĩa rất
rộng và trên thực tế đã có nhiều định nghĩa rất khác nhau. Nghiên cứu này sử dụng
khái niệm của Tổ chức lao động quốc tế (ILO): “ASXH là sự bảo vệ của xã hội đối
với các thành viên của mình thông qua một loạt biện pháp công cộng, nhằm chống
lại những khó khăn về kinh tế và xã hội do bị ngừng hoặc giảm thu nhập, gây ra
bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già và chết;
đồng thời đảm bảo các chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con”

 Mức sinh và cơ cấu dân số theo tuổi ảnh hưởng tới an sinh xã hội.
Cùng với Đổi mới kinh tế - xã hội, Việt Nam kiên trì và đẩy mạnh kế hoạch
hóa gia đình. Kết quả là, tỷ lệ các cặp vợ chồng tránh thai từ chỗ không đáng kể, đã
tăng lên đến 78,2% vào năm 2011, tỷ lệ số con trung bình của một bà m ẹ tính đến
hết tuổi sinh đẻ, đã giảm từ 6,1 con giai đoạn (1969 -1974) xuống còn 2,1 con (mức
sinh thay thế) vào năm 2009. Cũng khoảng thời gian trên, Tỷ suất sinh thô (CBR)
giảm từ 36,3 %o xuống c òn 17,6%o, nghĩa là chỉ còn một nửa. Kết quả là Cơ cấu
dân số theo tuổi biến đổi r ất nhanh, như mô tả trong bảng 2.14 dưới đây.

Bảng 2.14. Cơ cấu dân số theo độ tuổi Việt Nam, giai đoạn 1979 – 2009.
Đơn vi:%

Nhóm tuổi 1979 1989 1999 2009

0-4 14,62 14,0 9,52 8,48

5-9 14,58 13,33 12,00 7,99

10-14 13,35 11,7 11,96 8,54

15-19 11,40 10,5 10,77 10,19

20-24 9,26 9,5 8,86 9,21

25-29 7,05 8,8 8,48 8,85

30-34 4,72 7,3 7,86 7,94

50
Tiểu luận môn Dân số và Phát triển bền vững

35-39 4,04 5,1 7,27 7,61

40-44 3,80 3,4 5,91 7,01

45-49 4,00 3,1 4,07 6,40

50-54 3,27 2,9 2,80 5,29

55-59 2,95 3,0 2,36 3,36

60-64 2,28 2,4 2,31 2,32

65-69 1,90 1,9 2,20 1,86

70-74 1,34 1,2 1,58 1,70

75-79 0,90 0,8 1,09 1,43

80-84 0,38 0,4 0,55 0,88

85+ 0,16 0,3 0,38 0,75

Tổng cộng 100 100 100 100

Nguồn: Tổng điều tra Dân số 1979, 1989, 1999, 2009

Theo số liệu, cho thấy tỷ lệ trẻ em ở nhóm (5-9) tuổi, giảm gần một nửa: Từ
14% năm 1979 chỉ còn 7,99% vào năm 2009. Ngược lại, tỷ lệ dân số trong độ tuổi
(15 -65) tăng mạnh, từ 53% năm 1979 lên tới 66% năm 2009.Cần các chính sách
cho bảo hiểm thất nghiệp. Theo Tổng cục Thống kê, năm 2010, tỷ lệ thất nghiệp
của cả nước là 2,88%, trong đó khu vực thành thị là 4,29% và khu vực nông thôn:
2,3%. Đặc biệt, nhóm người cao tuổi tăng nhanh, trong đó số cụ 85 tuổi trở lên đã
tăng tớihơn bốn lần: từ 0,16% năm 1979 tăng lên 0,75 % năm 2009. Điều này báo
hiệu xuhướng già hoá dân số đang diễn ra mạnh mẽ.Cần có những chính sách bảo
đảm ASXH cho người cao tuổi.

→ Cơ cấu dân số theo tuổi biến đổi rất nhanh. Do đó các chính sách an sinh xã hội
cũng thay đổi phù hợp với từng thời điểm biến đổi.

51
Tiểu luận môn Dân số và Phát triển bền vững

Từ khái niệm ASXH có thể thấy tình trạng dân số nói chung và dân số giai
đoạn “cơ cấu vàng” nói riêng có tác động rất lớn đến nhu cầu ASXH, thể hiện qua
các chỉ tiêu sau:

 Nhu cầu an sinh xã hội cho số phụ nữ sinh đẻ hàng năm


Như đã nói ở trên, mức sinh của Việt Nam giảm mạnh. Thật vậy, năm 1992,
tỷ suất sinh của nước ta là 30%o. Nếu giữ nguyên mức sinh này, thì với dân số
85.846.997 của năm 2009, số trẻ em sinh ra của nước ta năm này sẽ là: 85.846.997
x 0,03 = 2.575.991. Tuy nhiên, nhờ đẩy mạnh KHHGĐ, tỷ lệ sinh năm 2009 chỉ là
17,6%o, nên số sinh thực tế là: 85.846.997 x 0,176 = 1.511.311.Như vậy đã giảm
1.064.680 ca sinh. Nếu mỗi phụ nữ sinh con được nghỉ 4 tháng có lương thì với
mức sinh hiện nay, theo nghĩa tương đương, Việt Nam cần đảm bảo ASXH suốt
năm cho khoảng 50 vạn phụ nữ sinh con, bị ngừng thu nhập. Số lượng này tuy lớn
nhưng cũng đã giảm hơn 35 vạn, so với mức sinh 1992!
 Nhu cầu an sinh xã hội cho những người thực hiện biện pháp KHHGĐ
Sở dĩ mức sinh nước ta giảm nhanh là vì số người thực hiện biện
pháp KHHGĐ tăng lên. Theo Luật BHXH năm 2006, khi đặt vòng tránh thai người
lao động được nghỉ việc bảy ngày, triệt sản ng ười được nghỉ việc mười lăm ngày.
Điều tra 1-4 năm 2010 cho thấy, cả nước có 6.517.774 phụ nữ đặt vòng, 512.262
người đình sản. Đây là các con số tích lũy đối với những người đang trong độ tuổi
sinh đẻ. Điều này cho thấy, nhu cầu đảm bảo ASXH cho việc thực hiện
KHHGĐ lên tới 53.308.348 ngày/người hay gần 15 vạn người/năm!
 Nhu cầu an sinh xã hội cho trường hợp con ốm, mẹ nghỉ
Cũng theo Luật BHXH năm 2006, con dư ới 3 tuổi ốm, mẹ được nghỉ tối đa
20 ngày trong năm. Như trên đã trình bày, so với mức sinh năm 1992, thì năm
2009 Việt Nam đã giảm 1.064.680 ca sinh. Điều này có nghĩa giảm nhu cầu
BHXH cho: 1.064.680 người mẹ x 20 ngày = 21.293.600 ngày /người.
 Bảo đảm ASXH cho lao động chuyển đổi nghề nghiệp
Năm 2009, lao động nông nghiệp của Việt Nam chiếm tỷ trọng 51,5% tổng
số lao động. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 đ ề ra mục tiêu vào
năm 2020 chỉ khoảng 30 - 35%. Điều này có nghĩa, ngay cả với mục tiêu 35% lao
động nông nghiệp thì c ũng phải có khoảng 10 triệu người cần chuyển đổi
nghề nghiệp, trong đó nhiều người là nông dân mất đất cho công nghiệp hóa.
Trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng, tỷ lệ những người 40 tuổi trở lên tăng nhanh và
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dân số. Đây lại là nhóm g ặp nhiều khó khăn trong

52
Tiểu luận môn Dân số và Phát triển bền vững

chuyển đổi nghề nghiệp nhưng lại bắt buộc phải chuyển, nhất là người mất đất! Vì
vậy nảy sinh nhu cầu bảo đảm ASXH cho lao động chuyển đổi nghề nghiệp sẽ rất
lớn.
 Bảo đảm ASXH cho người cao tuổi
Theo Pháp luật Việt Nam, những người 60 tuổi trở lên được coi là người cao
tuổi. Cùng với xu hướng chung của thế giới, người cao tuổi Việt Nam không
ngừng tăng lên cả về số lượng và tỷ lệ (Bảng 2.15).

Bảng 2.15. Người cao tuổi ở Việt Nam: Số lượng và tỷ lệ


Năm Số dân Số người cao tuổi Tỷ lệ người cao tuổi
(triệu người) (triệu người) (%)
(1) (2) (3) (4)=(3):(2)
1979 53,74 3,71 6,90
1989 64,41 4,64 7,20
1999 76,32 6,19 8,12
2009 85,85 7,73 9,00
Nguồn: Tổng điều tra dân số 1979; 1989; 1999; 2009

53
Tiểu luận môn Dân số và Phát triển bền vững

C. ĐÔ THỊ HÓA

1. Định nghĩa và phân loại

Nghị định 29/2009/NĐ – CP về quản lý kiến trúc đô thị: “ Đô thị là phạm vi


ranh giới địa chính nội thị của thành phố, thị xã và thị trấn, bao gồm các quận và
phường không bao gồm phần ngoại thị”.

Theo các Nghị định số 72/2001/NĐ-CP, số 42/2009 NĐ-CP của Chính phủ
về phân loại đô thị, phân cấp quản lý đô thị, đô thị là khu dân cư bảo đảm các điều
kiện theo quy định của Nhà nước:

a) Đô thị bao gồm thành phố, thị xã, thị trấn được cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền quyết định thành lập;

b) Các yếu tố cơ bản hình thành một đô thị gồm:

- Chức năng là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành, có vai
trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc một vùng
lãnh thổ nhất định;

- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tối thiểu là 65% trong tổng số lao
động;

- Cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động của dân cư tối thiểu phải đạt
70% mức tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định đối với từng loại đô thị;

- Quy mô dân số ít nhất là 4000 người

- Mật độ dân số phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm của từng
loại đô thị.

- Kiến trúc, cảnh quan đô thị phát triển theo quy chế quản lý kiến trúc
đô thị, phục vụ đời sống tinh thần của dân cư đô thị và phù hợp với
môi trường, cảnh quan thiên nhiên

54
Tiểu luận môn Dân số và Phát triển bền vững

Theo Nghị định số 72/2001/NĐ-CP, số 42/2009-NĐ-CP của Chính phủ về


phân loại đô thị, phân cấp quản lý đô thị, đô thị được phân thành 6 loại gồm: Đô
thị loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III, loại IV và loại V.

Đô thị hóa là quá trình mở rộng và phát triển mạng lưới đô thị và phổ biến
lối sống thành thị, tập trung dân cư trên lãnh thổ. Vai trò, chức năng của các đô thị
trong quá trình đô thị hóa [11]:

- Là trung tâm kinh tế, dịch vụ, văn hóa, khoa học, đào tạo và quản lý,
… giữ vai trò là “cực tăng trưởng” của một vùng hoặc một quốc gia.

- Là đầu mối khống chế hệ thống phân bố dân cư, tạo ra bộ khung của
mạng lưới đô thị vùng hoặc quốc gia.

- Là trung tâm của các hệ thống phân bố định cư địa phương.

2. Các quá trình dân cư của đô thị hóa[3]

2.1. Di cư nông thôn – đô thị

- Hai nguyên nhân cơ bản làm xuất hiện hiện tượng di cư trên là do:

+ Tại các đô thị sẵn có việc làm tạo sức hút từ nông thôn ra đô thị. Ví dụ: các
thành phố ở châu Mĩ la tinh phát triển được là nhờ 75% - 100% dân nhập cư.
Tuy nhiên điều này chỉ đúng với các nước đang phát triển – nơi có dân số nông
thôn lớn. còn tại các nước phát triển thì sao? Câu trả lời là: đô thị phụ thuộc
chủ yếu vào sự gia tăng dân số tự nhiên và quá trình li tâm.

+ Lực đẩy từ nông thôn ( phát sinh do quá trình đông dân, ít đất canh tác, cơ
sở hạ tầng thiếu thốn, cuộc sống nghèo nàn lạc hậu,…).

2.2.Tỉ lệ giới trong đô thị

Trong cộng đồng di cư từ nông thôn ra đô thị, ở các đô thị châu Mỹ và châu
Âu: nữ giới nhiều hơn nam giới. Ngược lại,nam giới nhiều hơn nữ giới trong cộng
đồng di cư đến các đô thị châu Phi và châu Á.

Tỷ lệ giới của người di cư phụ thuộc rất lớn vào cơ hội có việc làm của phụ
nữ: Trong số các vùng đang phát triển chỉ có các đô thị của châu Mỹ Latinh là nơi
có tỷ lệ nữ cao hơn trong dòng người di cư và cũng là nơi có nhiều cơ hội việc làm
55
Tiểu luận môn Dân số và Phát triển bền vững

tốt hơn cho phụ nữ ở các vùng nông thôn quanh đó. Phương thức canh tác nông
nghiệp ở châu Âu và châu Mỹ là đàn ông làm phần lớn các công việc đồng áng,và
phụ nữ chủ yếu lo việc nhà. Trong khi đó ở châu Phi và châu Á (kể cả các nước A
rập và Ấn Độ),vai trò phụ nữ trong các việc đồng áng trội hơn nam. Điều đó khiến
cho phụ nữ có điều kiện rời bỏ nông thôn ra đô thị ở châu Âu,châu Mỹ hơn là ở
châu Phi và châu Á. Như vậy nhìn chung các đô thị châu Á và châu Phi nhiều đàn
ông hơn trong những năm 70 -80 của thế kỷ 20

Theo đà đô thị hóa, gần đây, tỷ lệ nữ trong các đô thị châu Á bắt đầu nhích
lên do sự thu hút lao động nữ vào các ngành sản xuất dệt, điện tử và dịch vụ, và
cũng còn do sự tăng cường nữ quyền và tăng dần độ tuổi kết hôn.

2.3. Đô thị hóa và độ mắn

Đô thị hóa đồng nghĩa với tăng trưởng kinh tế,làm tỷ lệ chết giảm đi nhanh
chóng. Tuy nhiên tác động của đô thị hóa với độ mắn không giống như vậy. Chắc
chắn rằng độ mắn ở đô thị luôn thấp hơn ở nông thôn và độ mắn ở vùng phát triển
cũng luôn luôn thấp hơn ở vùng kém phát triển. Tuy nhiên,sự giảm độ mắn ở đô thị
không nhanh bằng tốc độ giảm tỷ lệ chết.

2.4. Ly tâm và hướng tâm .

Quá trình ly tâm: di dân từ thành phố trung tâm ra những lớp ngoài của
thành phố( Hawley - 1972) - Lý do là những người Mỹ dần dần muốn sống ở
những nơi thưa dân hơn phía ngoại thành,vả lại điều kiện giao thông cũng ngày
càng thuận lợi hơn khiến cho họ có thể sống ở ven đô nhưng vẫn đi làm được ở
trung tâm.

Quá trình hướng tâm: những người có thu nhập cao trong nhóm mới nhập cư
tấn công vào thành phố trung tâm mua các căn hộ để cải tạo lại,tạo ra dòng di cư
ngược của những người mới ăn nênl àm ra vào trung tâm thành phố.

Như vậy trong các dòng di cư về phía trung tâm và ra ngoại vi thành phố,đều
có những nhóm người có thu nhập cao và thu nhập thấp. Xu thế ly tâm làm tăng
các vùng định cư ngày càng xa trung tâm thành phố,biến trung tâm thành phố
thành khu cơ quan, công sở,ngân hàng, khách sạn bảo tàng với mật độ dân số định
cư ngày càng ít dần. Ví dụ ở trung tâm Paris vào ngày nghỉ cuối tuần hầu như chỉ

56
Tiểu luận môn Dân số và Phát triển bền vững

có khách du lịch và những người dân Paris trở về nhà của họ ở vùng ngoại ô xa
xôi.

3. Đô thị hóa trên thế giới

Bảng 3.1. Dân số và dân số đô thị ở nhóm các nước phát triển và đang phát triển,
1950-2050
(tỷ người)

1950 1975 2009 2025 2050

Dân số thế giới 2,53 4,06 6,83 8,01 9,15

- Các nước phát triển 0,81 1,05 1,23 1,28 1,28

- Các nước đang phát 1,72 3,01 5,60 6,73 7,87


triển

Dân số đô thị thế giới 0,73 1,51 3,42 4,54 6,29

- Các nước phát triển 0,43 0,70 0,92 1,01 1,10

- Các nước đang phát 0,30 0,81 2,50 3,52 5,19


triển

Nguồn: UN, 2010.

57
Tiểu luận môn Dân số và Phát triển bền vững

Bảng 1 cho thấy, tỷ lệ tăng dân số đô thị trên thế giới đang chậm lại. Từ năm
1950 đến năm 2009, dân số đô thị trên thế giới trong giai đoạn này tăng trung bình
2,6%/năm, với số dân tăng gấp gần 5 lần từ 0,7 tỷ lên đến 3,4 tỷ. Trong giai đoạn
2009-2025, dự báo dân số đô thị trên thế giới tăng trung bình 1,8%/năm, nếu mức
tăng này tiếp tục được duy trì, dân số đô thị sẽ tăng gấp đôi trong 39 năm nữa.
Trong giai đoạn 2025-2050, tỷ lệ tăng dân số đô thị ước tính giảm xuống
1,3%/năm.(UN, 2010)
Dân số đô thị tăng kết hợp với giảm tăng dân số nông thôn dẫn đến đô thị
hoá liên tục, điều này thúc đẩy sự tăng tỷ lệ dân số sống ở các khu vực thành thị.
Trên toàn cầu, mức độ đô thị hoá ước tính tăng từ 50% năm 2009 lên đến 69% năm
2050. Các khu vực phát triển hơn có mức độ đô thị hoá tăng từ 75% lên 86% trong
cùng thời kỳ. Ở các vùng đang phát triển, tỷ lệ đô thị có thể sẽ tăng từ 45% năm
2009 lên đến 66% năm 2050.

 Các nước công nghiệp phát triển[11]

Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã phát triển mạnh mẽ, biến khoa học kỹ
thuật và công nghệ trở thành lực lượng sản xuất, tạo ra tiền đề cho sự phát triển đô
thị và đô thị hóa

Đặc điểm này là cơ sở hình thành và phát triển các quần cư đô thị có quy mô
cực lớn, tạo ra quá trình liên kết không gian và tích tụ các điểm dân cư đô thị trên
lãnh thổ, tiến tới xu thế nhất thể hóa đô thị - nông thôn và toàn cầu hóa đô thị nông
thôn, làm biến động lớn về môi trường tự nhiên và mất cân bằng sinh thái.

 Các nước đang phát triển[11]

Quá trình đô thị hóa ở các nước đang phát triển là hệ quả của sự bùng nổ dân
số, sự phát triển công nghiệp thấp kém, sự phát triển không đồng đều giữa các
vùng trong một nước và sự suy thoái của nông nghiệp và nông thôn tạo ra mâu
thuẫn ngày càng sâu sắc giữa đô thị và nông thôn, giữa vùng chậm phát triển và
vùng phát triển.

Quá trình đô thị hóa này dẫn đến hạ tầng đô thị bị quá tải và sự mất cân bằng
sinh thái và sự phát triển kinh tế xã hội không cân bằng với tăng trưởng dân số, khi
việc di cư từ các đô thị nhỏ, vừa và các vùng nông thôn vào đô thị lớn, không có

58
Tiểu luận môn Dân số và Phát triển bền vững

khả năng kiểm soát. Kết quả là hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội xuống
cấp nhanh chóng, đặc biệt là vấn đề nhà ở và vệ sinh môi trường ngày càng thiếu
trầm trọng và nhiều vấn đề xã hội xuất hiện.

4. Đô thị hóa ở Việt Nam

Năm 1990, cả nước mới có 500 đô thị đến năm 2000 tăng lên 649, năm 2006
đã tăng lên 727 và đến tháng 09/2009 có 754 đô thị lớn nhỏ. Tỷ lệ dân số đô thị
năm 210 là 29,9% (tăng 2,04% so với năm 2009) và sẽ không ngừng tăng thêm
trong thời gian tới (theo dự báo trước đây, tỷ lệ dân số đô thị đến năm 2010 khoảng
33%, đến năm 2020 vào khoảng 43-45%)[3].

Hình 3.9. Tăng trưởng dân số đô thị theo vùng kinh tế nước ta trong
thời gian qua
(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2010)
Trong những năm tới, đô thị hoá tiếp tục phát triển nhanh. Theo Quyết định
số 445/QĐ-TTg ngày 7/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt điều chỉnh
định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025
và tầm nhìn đến năm 2050, Năm 2015 tổng số đô thị cả nước đạt khoảng trên 870
đô thị, trong đó, đô thị đặc biệt là 02 đô thị; loại I là 9 đô thị, loại II là 23 đô thị,

59
Tiểu luận môn Dân số và Phát triển bền vững

loại III là 65 đô thị, loại IV là 79 đô thị và loại V là 687 đô thị. Năm 2025, tổng số
đô thị cả nước khoảng 1000 đô thị, trong đó, đô thị từ loại I đến đặc biệt là 17 đô
thị, đô thị loại II là 20 đô thị; đô thị loại III là 81 đô thị; đô thị loại IV là 122 đô thị,
còn lại là các đô thị loại V”. Các loại hình đô thị vừa và nhỏ ở Việt Nam sẽ vẫn
chiếm ưu thế[7].

5. Đô thị hóa và các vấn đề môi trường[3]

3.1. Đô thị hóa và nghèo đói

Cộng đồng di cư đa thành phần cũng đồng thời mang theo cả gánh nặng của
đói nghèo. Năm 1980, ước tính có 40 triệu hộ gia đình dân đô thị nghèo đói so với
80 triệu hộ nghèo đói ở nông thôn. Vào năm 2000 các hộ nghèo tuyệt đối ở đô thị
tăng lên 76% chiếm 72 triệu hộ, trong khi số các hộ nghèo ở nông thôn giảm xuống
29% với 56 triệu hộ.Theo số liệu điều tra của Uỷ ban kinh tế châu Mỹ La tinh và
Caribe thì 22% dân Panama City (1983), 25% dân đô thị Costa Rica (1982), 64%
dân Guatemala City (1983), 45% dân Santiago de Chile (1985) nghèo đói (UNDP,
1989). Mặc dù nằm trong lòng đô thị nhưng vẫn xuất hiện cái nghèo và đẻ xóa bỏ
nó cũng là một thách thức với các nhà chuyên môn, các nhà chức trách.

3.2. Chất lượng môi trường đô thị

Không có một đô thị nào ở các nước đang phát triển lại có được cơ sở hạ
tầng như các đô thị lớn ở các nước đang phát triển. Thường các đô thị ở các nước
đang phát triển có hệ thống thoát nước nghèo nàn, thường không giải quyết được
úng ngập, hãn hữu mới có hệ thống xử lý nước thải và cấp nước đủ dùng. Thiếu
nước ăn, thừa nước uống là căn bệnh kinh niên ở các nước đang phát triển, thiếu
điện và điện thoại, đường xá chật hẹp tồi tang, cuối cùng là ngân sách dành cho cải
thiện môi trường đô thị cũng nhỏ giọt và thường bị cắt giảm mỗi khi kinh tế bị
khủng hoảng.

3.3. Suy dinh dưỡng và dịch bệnh ở đô thị

Bên cạnh khu cao ốc hiện đại tiện nghi là nhũng khu nhà ở chuột – khu dành
cho dân nghèo, tị nạn. nơi đây xuất hiện nhiều duịch bệnh và những chứng bệnh
của người nghèo (như suy dinh dưỡng). cụ thể như sau:

60
Tiểu luận môn Dân số và Phát triển bền vững

+ Suy dinh dưỡng lan tràn trong đô thị của thế giới thứ 3. Ở Columbia, Costa Rica,
Guatemala, El Sanvador, Tunisia, Morocco bữa ăn của người dân nông thôn còn
khá hơn của người đô thị đặc biệt là hàm lượng cam. Ở rất nhiều thành phố, số trẻ
suy dinh dưỡng ở các vùng thu nhập thấp của đô thị còn lớn hơn cả ở nông thôn.

+ Ở Manila, tỷ lệ chết của trẻ sơ sinh ở vùng dân cư ổ chuột cao hơn 3 lần so với
phần còn lại của thành phố, tỷ lệ lao phổi cao hơn 9 lần, bệnh thiếu máu: 2 lần cao
hơn ở cả cộng đồng hoặc 8 lần cao hơn ở bộ phận suy dinh dưỡng của cộng đồng ổ
chuột.

+ Ở Bombay số người bị phong (hủi - leprosy) của cộng đồng ổ chuột cao hơn
phần còn lại của thành phố 3 lần (20‰ so với 7‰).

+ Ở singapore so sánh cư dân ổ chuột với cư dân sống trong căn hộ thì các tai biến
do giun móc, giun đũa và giun xoắn cao hơn 2 lần.

+ Ở thành phố Abidjan (Bờ biển Ngà), bệnh lao cao hơn 6 lần so với vùng nông
thôn.

+ Ở Đakar, 113 số người được kiểm tra có giun đũa (ascaris), trong khi đó ở vùng
nông thôn, người bị giun đũa chỉ chiếm 3/400 trường hợp.

+ Ở vùng nhà ổ chuột của thành phố Port au Prince (Haity), trên 20% trẻ sơ sinh
chết ngay trong ngày ra đời đầu tiên và thêm 10% chết vào ngày thứ 2, cao hơn 3
lần so với vùng nông thôn xung quanh.

Nhìn chung thì thu nhập của người nghèo đô thị lớn hơn người nghèo ở
nông thôn, nhưng thu nhập thực tế của họ ít khi cao hơn. Lý do là các dịch vụ phúc
lợi của thành phố cho dân đô thị ít khi đến tay những người nghèo, đặc biệt là vấn
đề nhà ở, nước sạch và vệ sinh thì chắc chắn thua nông thôn. Chính phủ có ít
chương trình xóa đói giảm nghèo cho dân nghèo đô thị mà thường để mặc họ tự
xoay sở (đa phần dân ổ chuột lại là dân nhập cư bất hợp pháp, không hộ khẩu).

3.4. Đô thị và vấn đề nhà ở.

Khu vực xây dựng nhà ở chính thức ít khi cung cấp nổi 20% nhu cầu nhà ở.
Phần còn lại được xây cất không chính thức với sự vi phạm pháp luật ít hoặc nhiều,
kể cả lấn chiếm đất đai, xây dựng không phép. Sự di cư trái phép vào đô thị góp
phần gia tăng các xóm liều và các khu ổ chuột. Ô Kamasi Ghana, 3/4 số hộ chỉ có
61
Tiểu luận môn Dân số và Phát triển bền vững

1 phòng, điều kiện này cũng đúng cho 50% số dân Cancuta, 33% số dân ở Mexico
Cậy và phần lớn dân các đô thị hâu Phi. Có những căn hộ được nhiều gia đình thay
nhau thuê vào những giờ khác nhau trong ngày

3.5. Đô thị hóa và vấn đề văn hóa đô thị

Văn hóa đô thị mang sắc thái du nhập, đa nguồn và ngoại lại, pha trộn nhiều
lối sống hành vi phi môi trường rõ nét. Môi trường xã hội của đô thị tiềm ẩn nguy
cơ đe dọa trực tiếp đến cư dân, đó là bạo lực, lạm dụng ma túy và sự suy sụp từ các
bệnh tâm lý khác. Dòng di dân nông thôn đô thị tạo ra những bức xúc trong các tụ
điểm cư trú tự phát, đồng thời cũng tạo ra một diễn thế văn hóa ngược là nông thôn
hóa đô thị trong một số khu vực nhất định.

62
Tiểu luận môn Dân số và Phát triển bền vững

KẾT LUẬN
Các vấn đề dân số đã, đang và sẽ luôn là vấn đề “nóng hổi” của mỗi quốc
gia, vùng lãnh thổ vì nó tác động đến hầu hết các yếu tố cấu thành lên sự phát triển
của một đất nước. Dân số không chỉ tạo nên áp lực cho nguồn tài nguyên mà còn
ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Quan điểm về mối quan hệ tương
hỗ giữa dân số và điều kiện môi trường là mối quan hệ phức tạp, đa dạng và chứa
đựng nhiều biến số. Môi trường là vấn đề quan trọng có tính quyết định trong sự
phát triển và tiến hoá của nhân loại. Dân số tăng, kinh tế phát triển làm tăng mức
sống, đồng thời làm cạn kiệt nguồn tài nguyên, suy thoái môi trường, mất đất đai,
mất rừng, sa mạc hoá, …Báo cáo của UNICEF đã viết: "Sự tăng trưởng dân số thế
giới đã làm tăng thêm sự nghiêm trọng cho khả năng bảo vệ cuộc sống của hành
tinh chúng ta".
Đã đến lúc chúng ta phải chọn một trong hai khả năng: dân số đông hay là
sự thịnh vượng và an toàn của con người? Yếu tố cơ bản của tăng trưởng và phát
triển kinh tế - xã hội là nguồn nhân lực, mà nguồn nhân lực luôn luôn gắn liền sự
biến đổi dân số cả về số lượng và chất lượng. Mục tiêu của sự phát triển suy cho
cùng là nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của con người. Mục tiêu đó chỉ có thể đạt được khi quy mô dân số, tốc độ tăng
trưởng dân số, sự phân bố dân cư và nguồn nhân lực thật sự phù hợp và tác động
tích cực đến sự phát triển. Cùng với đó là sự phát triển đồng đều giữa ba yếu tố
kinh tế, xã hội và môi trường.

63
Tiểu luận môn Dân số và Phát triển bền vững

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Trần Phước Cường, Bài giảng quản lý môi trường cho phát triển bền vững
2. Võ Văn Minh 2007, Giáo trình môi trường và con người, Trường đại học Đà
Nẵng, Đại học sư phạm

3. Nguyễn Đình Hòe 2001, Dân số - định cư môi trường, NXB ĐHQGHN
4. Nguyễn Đình Hòe 2009, Môi trường và phát triển bền vững, Nhà xuất bản
giáo dục
5. Tổng cục Quản lý Đất đai – Bộ TNMT, 2009
6. www.worldometers.com

7. Tổng cục dân số - KHHGĐ Quỹ dân số Liên hiệp quốc, www.gov.vn

8. Lê Diên Dực, Nguyễn Thị Hà 2003, Dân số và Môi trường. Nxb Đại học
Quốc Gia, Hà Nội.
9. www.britannica.com
10. Tổng cục môi trường - Bộ TNMT, 2010
11. Lê Trọng Bình 2009, Pháp luật và quản lý đô thị, Nhà xuất bản Đại học
Kiến trúc Hà Nội

64

You might also like