You are on page 1of 165

Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n

KHOA KINH TÕ QU¶N Lý NGUåN NH¢N LùC


Bé m«n d©n sè vμ ph¸t triÓn
----------------

Chủ biên: PGS.TS Nguyễn Nam Phương

Gi¸o tr×nh
d©n sè vμ ph¸t triÓn
(Dùng cho sinh viên các trường cao đẳng và đại học)

Nhμ xuÊt b¶n ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n


Hμ Néi - 2011

1
Gi¸o tr×nh
d©n sè vμ ph¸t triÓn

Nhµ xuÊt b¶n §¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n


§Þa chØ: 207 §−êng Gi¶i Phãng, Hµ Néi
Website: http://nxb.neu.edu.vn-Email: nxb@neu.edu.vn
§iÖn tho¹i: (04) 38696407-36282486-36282483
Fax: (04) 36282485


ChÞu tr¸ch nhiÖm xuÊt b¶n: GS.TS. NguyÔn Thμnh §é


ChÞu tr¸ch nhiÖm néi dung: PGS.TS NguyÔn nam ph−¬ng
Biªn tËp kü thuËt: Ngäc Lan - TrÞnh Quyªn
ChÕ b¶n vi tÝnh: NguyÔn Lan
ThiÕt kÕ b×a: 3D Hμ néi
Söa b¶n in vμ ®äc s¸ch mÉu: Ngäc Lan - TrÞnh Quyªn

In 1.000 cuèn, khæ 16 x 24 cm t¹i X−ëng in Tr−êng §HKTQD vµ C«ng ty in Phó ThÞnh
328M· sè §KXB: 597-2011/CXB/02-109/§HKTQD vµ ISBN: 978-604-909-682-2.
In xong vµ nép l−u chiÓu quý III n¨m 2011.
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU .............................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA DÂN SỐ VÀ
PHÁT TRIỂN............................................................................................... 3
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN ........................................................ 3
1.1.1. Khái niệm dân số ........................................................................ 3
1.1.2. Khái niệm phát triển ................................................................... 4
1.1.3. Khái niệm phát triển bền vững ................................................. 10
1.1.4. Nội dung phát triển bền vững ................................................... 12
1.2. MỐI QUAN HỆ GIỮA DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN. ...................... 25
1.2.1. Tác động của dân số đến phát triển .......................................... 26
1.2.2. Sự tác động của phát triển đến dân số ...................................... 34
1.3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN HỌC ...... 38
1.3.1. Nội dung và nhiệm vụ môn học ............................................... 38
1.3.2. Các phương pháp nghiên cứu ................................................... 41
1.3.3. Ý nghĩa của môn học ................................................................ 43
CÂU HỎI ÔN TẬP ................................................................................. 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 44
CHƯƠNG 2: QUY MÔ, CƠ CẤU VÀ CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ ........ 45
2.1. QUY MÔ VÀ PHÂN BỐ DÂN SỐ .................................................. 45
2.1.1. Quy mô và sự biến đổi quy mô dân số ..................................... 45
2.1.2. Phân bố dân số .......................................................................... 48
2.2. CƠ CẤU DÂN SỐ ............................................................................ 51
2.2.1. Cơ cấu tuổi của dân số.............................................................. 51
2.2.2. Cơ cấu giới tính của dân số ...................................................... 53
2.2.3. Tháp dân số .............................................................................. 55
2.3. CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ................................................................. 56
2.3.1. Các khái niệm và phạm trù liên quan tới chất lượng dân số .... 56
2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng dân số ................................... 58

i
2.4. VAI TRÒ CỦA QUY MÔ, CƠ CẤU DÂN SỐ TRONG PHÁT
TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI ...................................................................... 60
2.4.1. Vai trò của quy mô dân số ........................................................ 60
2.4.2. Vai trò của sự thay đổi cơ cấu dân số ....................................... 63
CÂU HỎI ÔN TẬP ................................................................................. 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 71
CHƯƠNG 3: BIẾN ĐỘNG TỰ NHIÊN DÂN SỐ .................................. 72
3.1. MỨC SINH ...................................................................................... 72
3.1.1. Khái niệm và các chỉ tiêu đánh giá mức sinh ........................... 72
3.1.2. Xu hướng biến động mức sinh và các yếu tố ảnh hưởng ......... 78
3.2. MỨC CHẾT ..................................................................................... 85
3.2.1. Khái niệm và các chỉ tiêu đánh giá mức chết ........................... 85
3.2.2. Bảng sống (bảng chết) .............................................................. 90
3.2.3. Biến động mức chết và các yếu tố ảnh hưởng .......................... 97
3.3. BIẾN ĐỘNG TỰ NHIÊN DÂN SỐ VÀ LÝ THUYẾT QUÁ ĐỘ
DÂN SỐ ................................................................................................ 103
3.3.1. Đo lường biến động tự nhiên dân số ...................................... 103
3.3.2. Xu hướng biến động tự nhiên dân số ..................................... 104
3.3.3. Lý thuyết quá độ dân số ......................................................... 104
CÂU HỎI ÔN TẬP ............................................................................... 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 110
CHƯƠNG 4: DI DÂN VÀ ĐÔ THỊ HÓA ............................................. 112
4.1. DI DÂN .......................................................................................... 112
4.1.1. Khái niệm, phân loại và các đặc trưng cơ bản........................ 112
4.1.2. Các chỉ tiêu và phương pháp đánh giá di dân ........................ 123
4.1.3. Xu hướng di dân và ảnh hưởng của di dân đến phát triển dân số
và KTXH .......................................................................................... 125
4.2. ĐÔ THỊ HÓA ................................................................................. 133
4.2.1. Khái niệm, phân loại và các nguyên nhân của quá trình đô thị
hóa .................................................................................................... 133
4.2.2. Một số đặc điểm chủ yếu của đô thị hoá ................................ 141

ii
4.2.3. Các thước đo đánh giá đô thị hóa ........................................... 147
4.3. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN PHÁT TRIỂN DÂN SỐ
VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI ........................................................................ 149
4.3.1. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến sự phát triển dân số ............... 149
4.3.2. Ảnh hưởng của đô thị hóa đối với kinh tế-xã hội ................... 150
CÂU HỎI ÔN TẬP ............................................................................... 154
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 156
CHƯƠNG 5: DỰ BÁO DÂN SỐ VÀ CHÍNH SÁCH DÂN SỐ........... 157
5.1. DỰ BÁO DÂN SỐ ......................................................................... 157
5.1.1. Khái niệm, nhiệm vụ, phân loại dự báo dân số ...................... 157
5.1.2. Các phương pháp dự báo dân số ............................................ 160
5.2. CHÍNH SÁCH DÂN SỐ ................................................................ 168
5.2.1. Khái niệm ............................................................................... 168
5.2.2. Những mục tiêu và biện pháp của chính sách dân số ............. 168
CÂU HỎI ÔN TẬP ............................................................................... 178
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 179
CHƯƠNG 6: DÂN SỐ VÀ CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ .......................... 180
6.1. DÂN SỐ VÀ NGUỒN LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM ......................... 180
6.1.1. Một số khái niệm cơ bản ........................................................ 180
6.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá mối quan hệ dân số-lao động-việc làm 183
6.1.3. Mối quan hệ dân số và nguồn lao động, việc làm (cung, cầu lao
động) ................................................................................................. 187
6.2. DÂN SỐ VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ................................... 197
6.2.1. Dân số tác động đến tăng trưởng kinh tế ................................ 198
6.2.2. Tăng trưởng kinh tế tác động đến dân số ............................... 208
6.3. DÂN SỐ VÀ THU NHẬP, TIÊU DÙNG, TIẾT KIỆM ................. 212
6.3.1. Dân số và thu nhập ................................................................. 212
6.3.2. Dân số và tiêu dùng ................................................................ 213
6.3.3. Dân số và tiết kiệm (tích lũy), đầu tư ..................................... 215
CÂU HỎI ÔN TẬP ............................................................................... 217
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 217

iii
CHƯƠNG 7: DÂN SỐ VÀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI ............................ 218
7.1. DÂN SỐ VÀ GIÁO DỤC ............................................................... 218
7.1.1. Khái niệm và vai trò của giáo dục .......................................... 218
7.1.2. Mối quan hệ giữa dân số và giáo dục ..................................... 219
7.2. DÂN SỐ VÀ Y TẾ ......................................................................... 229
7.2.1. Ảnh hưởng của dân số đến y tế .............................................. 230
7.2.2. Ảnh hưởng của y tế đến dân số .............................................. 238
7.3. DÂN SỐ VÀ BÌNH ĐẲNG GIỚI................................................... 241
7.3.1. Khái niệm và thước đo bình đẳng giới ................................... 241
7.3.2. Mối quan hệ giữa dân số và bình đẳng giới ........................... 246
7.3.3. Ảnh hưởng của bình đẳng giới đến dân số ............................. 249
7.3.4. Ảnh hưởng của bình đẳng giới đến phát triển kinh tế xã hội . 252
CÂU HỎI ÔN TẬP ............................................................................... 260
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 261
CHƯƠNG 8: DÂN SỐ VÀ CÁC VẤN ĐỀ TÀI NGUYÊN, MÔI
TRƯỜNG ................................................................................................. 262
8.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN .................................................... 262
8.1.1. Môi trường.............................................................................. 262
8.1.2. Ô nhiễm môi trường ............................................................... 266
8.1.3. Tài nguyên và cạn kiệt tài nguyên .......................................... 269
8.2. MỐI QUAN HỆ TÁC ĐỘNG QUA LẠI GIỮA DÂN SỐ VÀ TÀI
NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG................................................................... 271
8.2.1. Ảnh hưởng của dân số đến nguồn tài nguyên, môi trường .... 271
8.2.2. Ảnh hưởng của tài nguyên, môi trường đến dân số ............... 291
CÂU HỎI ÔN TẬP ............................................................................... 297
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 298
CHƯƠNG 9: LỒNG GHÉP DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN VÀO KẾ
HOẠCH HOÁ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ............................ 299
9.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI LỒNG GHÉP DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN
VÀO KẾ HOẠCH HOÁ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI ................. 299

iv
9.1.1. Các khái niệm cơ bản ............................................................. 299
9.1.2. Các thành phần cơ bản của lồng ghép dân số phát triển ........ 301
9.1.3. Sự cần thiết phải lồng ghép dân số phát triển trong kế hoạch hóa
phát triển kinh tế xã hội .................................................................... 302
9.2. PHƯƠNG PHÁP LỒNG GHÉP GIỚI VÀO KẾ HOẠCH PHÁT
TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA ĐỊA PHƯƠNG ................................. 303
9.2.1. Khái niệm, mục tiêu và sự cần thiết tiến hành lồng ghép giới
vào kế hoạch phát triển KT-XH địa phương .................................... 303
9.2.2. Các điều kiện để lồng ghép giới trong các kế hoạch phát triển
kinh tế xã hội địa phương ................................................................. 308
9.2.3. Các bước tiến hành lồng ghép giới trong kế hoạch phát triển
kinh tế xã hội ở địa phương .............................................................. 313
CÂU HỎI ÔN TẬP ............................................................................... 323
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 323
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 325

v
LỜI NÓI ĐẦU

Dân số vừa là lực lượng sản xuất vừa là lực lượng tiêu dùng của cải
của xã hội. Vì vậy, qui mô, cơ cấu của dân số quyết định qui mô, cơ cấu của
sản xuất và tiêu dùng. Con người - dân số đóng vai trò trung tâm trong mọi
chương trình, chiến lược phát triển, nó vừa là điều kiện, phương tiện, vừa là
mục tiêu của phát triển. Phát triển kinh tế xã hội dù ở đâu và thời kỳ nào đều
nhằm hướng tới việc phục vụ cho mục tiêu phát triển toàn diện con người.
Dân số và phát triển thường xuyên biến động và bị chi phối bởi nhiều yếu tố
khác nhau. Các yếu tố tác động đến dân số và phát triển rất đa dạng, phong
phú và không ngừng biến đổi.
Kiến thức cũng như những hiểu biết về sự vận động, biến đổi của các
quá trình, các kết quả dân số (sinh, chết, di dân, qui mô, cơ cấu, phân bố và
chất lượng dân số...) và đặt lồng ghép nó trong mối quan hệ tác động qua lại
với các biến số phát triển (kinh tế, xã hội, môi trường), nhận diện được xu
hướng, tính quy luật tác động qua lại giữa chúng là rất quan trọng và cần
thiết, nhất là đối với các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý nói
chung. Lồng ghép các biến dân số với các biến phát triển khi hoạch định
chiến lược phát triển kinh tế xã hội là rất cần thiết. Nó là tiền đề, điều kiện
rất quan trọng để kiểm soát, khai thác, sử dụng triệt để và có hiệu quả cao
các nguồn lực về tài nguyên, thiên nhiên, con người, nâng cao tính khả thi
của các kế hoạch, chương trình phát triển, hiệu lực, hiệu quả trong công tác
quản lý XH, nhằm đạt tới mục tiêu phát triển toàn diện con người- dân số.
Giáo trình Dân số và phát triển ra đời đã, đang và sẽ đáp ứng được những
yêu cầu như vậy. Giáo trình Dân số và phát triển đã được biên soạn, giảng
dạy ở các trường đại học, cao đẳng nói chung và Đại học Kinh tế Quốc Dân
nói riêng từ những năm 1990. Cho đến nay nhiều biến cố lịch sử, kinh tế,
chính trị, xã hội, môi trường... đã thay đổi đáng kể. Vì vậy, hoàn thiện và
nâng cao chất lượng giáo trình sẽ góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo, giảng
dạy, học tập của giáo viên và sinh viên, phổ cập những kiến thức cơ bản về
mối quan hệ giữa dân số và phát triển cho những người quan tâm cũng như

1
cả cộng đồng xã hội. Giáo trình Dân số và phát triển được tập thể các tác
giả của Bộ môn Dân số và Phát triển biên soạn, bổ sung, chỉnh sửa lại cho
phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội, yêu cầu hội nhập và đổi mới
trong các chương trình đào tạo, nhu cầu thiết thực trong quá trình học tập,
nghiên cứu của sinh viên kinh tế và các trường, ngành khác cấp học từ cao
đẳng trở lên, cũng như của nhiều giáo viên giảng dạy môn học này nói
riêng, các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách nói chung.
Tham gia biên soạn giáo trình này gồm có:
- PGS.TS Nguyễn Nam Phương chủ biên, biên soạn các chương 1,4,9.
- TS Võ Nhất Trí biên soạn các chương 3,5,6,8.
- Th.S Ngô Quỳnh An biên soạn chương 2.
- Cử nhân Vũ Xuân Đốc, PGS.TS Nguyễn Nam Phương biên soạn
chương 7.
Đây là cuốn giáo trình biên soạn lại cho sinh viên ngoài ngành dân số
nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới về nội dung và phương pháp giảng dạy, nhu
cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
Tuy nhiên, giáo trình chắc chắn sẽ không tránh khỏi được những khiếm
khuyết. Tập thể tác giả xin chân thành cảm ơn các thành viên bộ môn và các
nhà khoa học đã đóng góp những ý kiến quí báu để hoàn thiện cuốn giáo
trình này. Chúng tôi mong nhận được thêm các ý kiến đóng góp của các nhà
khoa học, các nhà quản lý và đông đảo bạn đọc để giáo trình tái bản những
lần sau được hoàn thiện hơn. Mọi đóng góp xin gửi về Bộ môn Dân số và
Phát triển, Khoa Kinh tế và Quản lý nguồn nhân lực - Trường Đại học Kinh
tế Quốc dân - Hà Nội.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 8 tháng 3 năm 2011
Thay mặt các tác giả
Chủ biên
PGS.TS Nguyễn Nam Phương

2
Chương 1

TỔNG QUAN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA


DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN

Mục đích
- Trình bày được vai trò của dân số trong sự phát triển kinh tế xã hội.
- Nêu và phân tích các khái niệm về dân số, phát triển và phát triển
bền vững.
- Nắm được thước đo của sự phát triển.
- Phân tích được mối quan hệ giữa dân số và phát triển cũng như mối
quan hệ giữa phát triển và dân số.
- Nêu và phân tích được đối tượng nghiên cứu và nhiệm vụ của môn học
- Áp dụng những hiểu biết này trong quá trình KHH phát triển kinh tế
xã hội.

1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN


1.1.1. Khái niệm dân số
Dân số có liên quan đến nhiều hoạt động, nhiều khía cạnh khác nhau
của đời sống kinh tế - xã hội. Vì vậy, có nhiều môn học nghiên cứu dân số.
Dân số theo nghĩa thông thường là số lượng dân trên một vùng lãnh
thổ, một địa phương nhất định. Bởi vì dân số có thể coi là số lượng dân của
cả trái đất hay một phần của nó, của một quốc gia hay một vùng địa lý nào đó.
Dân số theo nghĩa rộng được hiểu là một tập hợp người. Tập hợp này
không chỉ là số lượng mà cả cơ cấu và chất lượng. Tập hợp này bao gồm
nhiều cá nhân hợp lại, nó không cố định mà thường xuyên biến động. Ngay
bản thân mỗi cá nhân cũng thường xuyên biến động: sinh ra, lớn lên, trưởng
thành, già hóa và tử vong.

3
Các hoạt động của mỗi cá nhân cũng thường xuyên thay đổi; tuổi niên
thiếu đi học (từ nhà trẻ, mẫu giáo... đến các trường chuyên nghiệp; tuổi
trưởng thành làm việc, già nua nghỉ ngơi). Trình độ văn hóa chuyên môn
cũng thay đổi. Nơi ở cũng không hoàn toàn cố định, đơn vị xã hội cũng thay
đổi. Những thay đổi của mỗi cá nhân làm thay đổi số lượng, thành phần kết
cấu của dân số nói chung.
Trong Dân số học, thuật ngữ “Dân số” không chỉ hiểu theo nghĩa
thông thường, mà còn hiểu theo nghĩa rộng của nó. Nó nghiên cứu cả ở
trạng thái tĩnh và trạng thái động cùng những yếu tố gây nên sự biến động đó.
Ngoài từ dân số trong cuộc sống, các tài liệu, sách báo... còn dùng các
từ dân cư, nhân khẩu, dân tộc, nhân dân; giữa các từ này với dân số có điểm
chung giống nhau, nhưng cũng có những nét đặc trưng khác nhau. Mặc dù
đôi khi có thể dùng từ này thay cho từ khác, khi ngữ nghĩa gần giống nhau,
nhưng cũng có trường hợp không thể thay thế cho nhau được.
1.1.2. Khái niệm phát triển
Các quá trình dân số (sinh, chết, kết hôn, ly hôn, di cư...) bao giờ cũng
diễn ra trong một khung cảnh kinh tế - xã hội và môi trường nhất định. Các
khung cảnh này biến đổi mạnh mẽ theo thời gian (giữa các thời kỳ) và
không gian (giữa các nước, các vùng, các châu lục). Để phân biệt các khung
cảnh này người ta thường sử dụng khái niệm phát triển.
Phát triển là một khái niệm rộng chỉ tất cả hoạt động của con người
nhằm thúc đẩy xã hội tiến lên về đời sống vật chất và tinh thần. Khái niệm
này có quá trình hoàn thiện dần từ đơn sơ, phiến diện đến toàn diện và đầy
đủ hơn, từ đơn thuần là tăng trưởng kinh tế đến phát triển bền vững.
Theo thời gian và không gian, trình độ phát triển rất khác nhau. Vào
những năm 50 sau chiến tranh thế giới thứ hai, thế giới nghèo đói và đổ nát,
cả loài người hy vọng sự tăng trưởng kinh tế, tức tăng tổng sản phẩm quốc
nội (GDP) hàng năm giúp con người thoát khỏi nghèo đói lạc hậu. Thời đó,
người ta coi phát triển đơn thuần chỉ là sự tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, thước
đo trình độ phát triển là mức đạt được về GDP bình quân đầu người (GDP/P).
Những năm 60 và 70 được coi là “những thập kỷ của sự phát triển”
của Liên Hợp Quốc. Tăng trưởng kinh tế cao hơn mục tiêu mà Liên Hợp

4
Quốc đề ra nhưng người ta lại hoàn toàn vỡ mộng: nghèo đói, thất nghiệp
vẫn tràn lan và bất bình đẳng thể hiện ở sự chênh lệch về mức độ tiếp cận
các dịch vụ cơ bản giữa các nhóm dân cư ngày càng sâu sắc.
Mặc dù kinh tế là cốt lõi của sự phát triển, nhưng càng ngày người ta
càng nhận thức và phát hiện nhiều hạn chế của thước đo GDP bình quân đầu
người. Nhiều quốc gia có sự tăng trưởng kinh tế nhanh, nhưng số người đói
nghèo không giảm và đời sống của những người dưới đáy của xã hội không
được cải thiện. Vì vậy, cần tiếp cận phát triển theo hướng khác, đó là sự
thỏa mãn (đáp ứng) những nhu cầu thiết yếu của các nhóm dân cư.
Nếu coi phát triển là đối lập với nghèo khổ, thì phát triển được coi là
quá trình giảm dần đi đến xóa bỏ nạn đói ăn, bệnh tật, mù chữ, tình trạng
mất vệ sinh, thất nghiệp và bất bình đẳng.
Vì vậy, nhiều nhà kinh tế, nhà hoạch định chính sách kêu gọi: “Hạ bệ
quan điểm về GDP”, tức là phát triển không thể nhìn nhận ở một góc độ hẹp
GDP bình quân và sự tăng lên của nó. Đương nhiên, tiền rất quan trọng
nhưng không phải là tất cả. Nói như Aristote - Nhà triết học cổ đại thì: “Tài
sản rõ ràng không phải là thứ chúng ta đang tìm kiếm, nó chỉ là thứ cần thiết
cho những thứ khác”. Những cái khác có thể là:
 Sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng hiện đại: tăng tỷ trọng công nghiệp
và dịch vụ.
 Giảm nghèo: Nếu tăng trưởng kinh tế mà vẫn phải đối mặt với tỷ lệ
nghèo cao thì đó chưa phải là phát triển.
 Giảm bất công trong thu nhập và tiếp cận các dịch vụ cơ bản.
 Giảm thất nghiệp, cải thiện lĩnh vực y tế, giáo dục, dinh dưỡng, nhà
ở… tức là phải nâng cao chất lượng cuộc sống, tăng cường nguồn lực con
người, v.v…
Vì vậy, phát triển được quan niệm là quá trình tăng tiến toàn diện về
mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội của một quốc gia. Phát triển là quá trình
biến đổi liên tục cả lượng và chất của nền kinh tế. Khái niệm phát triển được
cụ thể hoá bằng công thức đơn giản.
Tăng trưởng Sự chuyển dịch Sự tiến bộ
Phát triển = kinh tế + cơ cấu kinh tế + xã hội

5
Công thức trên phản ánh: (1) Sự biến đổi về lượng của nền kinh tế và
nó chính là điều kiện cần của sự phát triển; (2) Sự thay đổi trong bản chất
kinh tế của sự phát triển và (3) Thể hiện mục tiêu cuối cùng của sự phát triển.
Thước đo của sự phát triển
Do phát triển không chỉ đơn thuần là tăng trưởng hay phát triển kinh
tế mà còn là tiến bộ về xã hội và sự bền vững về môi trường, nên phát triển
thường được đo lường, phản ảnh bằng một hệ thống gồm các nhóm chỉ tiêu,
như: nhóm chỉ tiêu kinh tế, nhóm chỉ tiêu dân số- KHHGĐ, nhóm chỉ tiêu y
tế và sức khoẻ, …; nhóm chỉ tiêu về môi trường. Nhiều nước và tổ chức
quốc tế đã xây dựng hệ thống thước đo phát triển xã hội hoặc kinh tế-xã hội
hoặc xã hội-môi trường (Xem bảng 1.1). Hệ thống chỉ báo phát triển bền
vững đồng bộ cũng được xây dựng như: mục tiêu thiên niên kỷ hoặc các đề
xuất thử nghiệm.
Bảng 1.1: Hệ thống thước đo phát triển
NƯỚC HOẶC
SỐ CHỈ
STT TỔ CHỨC SỐ NHÓM CHỈ TIÊU
TIÊU
QUỐC TẾ
12 nhóm: xoá đói; dân số; y tế và sức khoẻ;
1 ESCAP kiểm soát HIV/AIDS; giáo dục; việc làm; nhà 45
ở; môi trường; thiên tai; tội phạm; bảo vệ xã
hội; gia đình
13 nhóm: tuổi thọ; …; môi trường nước; 74
2 UNDP môi trường biển; môi trường xã hội; chi phí
cho hoạt động môi trường
UNFPA và 10 nhóm: kinh tế; dân số; KHHGĐ; y tế và
3 UNICEP giúp sức khoẻ; giáo dục và đào tạo; văn hoá; lao 104
xây dựng cho động-việc làm; mức sống; trật tự, an toàn
Việt Nam XH và luật pháp; đầu tư phát triển xã hội.
Hệ thống chỉ tiêu dân số - xã hội Chính
phủ đề nghị áp dụng từ năm 2000, gồm 10
nhóm: giáo dục và đào tạo; y tế và sức khoẻ;
4 Việt Nam 164
dân số; các vấn đề xã hội; lao động-việc
làm; văn hoá, văn nghệ; thể dục, thể thao;
phát thanh, truyền hình; nghiên cứu khoa
học; môi trường.

6
Thước đo tổng hợp
Năm 1990, lần đầu tiên "Báo cáo phát triển con người" của Liên Hợp
Quốc được công bố, đưa ra và ngày càng hoàn thiện khái niệm "phát triển
con người", phát triển mang tính nhân văn (Human development). Đó là:
"sự mở rộng phạm vi lựa chọn của con người để đạt đến một cuộc sống
trường thọ, khoẻ mạnh, có ý nghĩa và xứng đáng với con người. Quan niệm
này bao hàm hai khía cạnh chính là mở rộng các cơ hội lựa chọn và nâng
cao năng lực lựa chọn của con người nhằm hưởng thụ một cuộc sống hạnh
phúc, bền vững". Một cách rõ ràng hơn: quá trình phát triển được gọi là
“mang tính nhân văn” nếu quá trình đó: (1) mở rộng các cơ hội lựa chọn
cho mọi người, (2) nâng cao năng lực lựa chọn cho mọi người, (3) mọi
người cùng tham gia vào quá trình phát triển và (4) mọi người cùng được
hưởng lợi từ quá trình này. "Phát triển con người" coi con người là mục
tiêu, chứ không phải là phương tiện của phát triển, những quan niệm "phát
triển nguồn lao động", "phát triển nguồn nhân lực", "vốn con người" coi con
người là phương tiện của tăng trưởng kinh tế, dù đó là phương tiện quan
trọng nhất. Chỉ số HDI là chỉ số so sánh, định lượng về mức thu nhập, tỷ lệ
biết chữ, tuổi thọ của các quốc gia trên thế giới. HDI giúp tạo ra một cái
nhìn tổng quát về sự phát triển của một quốc gia. Các nước có trình độ phát
triển cao có HDI >0, 8; các nước có trình độ phát triển trung bình có HDI từ
0, 5 đến 0, 8; các nước có trình độ phát triển thấp có HDI <0, 5.
HDI là số trung bình cộng của các số sau:
Chỉ số tuổi thọ trung bình
Về sức khỏe, nói chung nếu con người khỏe mạnh thì cuộc sống sẽ
trường thọ, ngược lại trường thọ là một biểu hiện rõ ràng của một cơ thể
khỏe mạnh. Vì vậy, sức khỏe được lượng hóa bằng chỉ tiêu tuổi thọ trung
bình.
Tuổi thọ trung bình - 25
Chỉ số tuổi thọ trung bình =
85 - 25

7
Chỉ số học vấn
Là chỉ tiêu tổng hợp được đo bằng tổng 2/3 tỉ lệ số người lớn biết chữ
của dân số từ 15 tuổi trở lên, biết đọc, biết viết một đoạn văn ngắn, đơn giản
liên quan đến cuộc sống hàng ngày và 1/3 tỉ lệ đi học chung (là tỷ số giữa
tổng số người ở mọi độ tuổi đang đi học ở tất cả các bậc: phổ thông, trung
học chuyên nghiệp, đại học, sau đại học và tổng số dân từ 5 đến 24 tuổi).
Chỉ số GDP bình quân đầu người
(GDP tính theo phương pháp sức mua tương đương quy ra dollar Mỹ):

Chỉ số thu nhập lg(GDP/ng) – lg(100)


=
đầu người lg(40000) – lg(100)

Nhóm nước có HDI rất cao, nhóm nước có HDI cao vừa, nhóm nước
có HDI trung bình, nhóm nước có HDI thấp: 10 nước có chỉ số HDI cao
nhất là Na Uy, Úc, Iceland, Canada, Ireland, Hà Lan, Thụy Điển, Pháp,
Thụy Sĩ và Nhật. Mỹ đứng thứ 13. 10 nước cuối danh sách gồm có Guinea
Bissau, Burundi, Chad, CHDC Congo, Burkina Faso, Mali, Trung Phi,
Sierra Leone, Afghanistan, Niger. Việt Nam đứng thứ 116/182 nước thuộc
nhóm có HDI trung bình, trong giai đoạn 1985-2007 mỗi năm HDI của VN
tăng thêm 1, 16% (từ 0, 561 lên 0, 725). Tuy vậy, chỉ số này không phản
ánh một số mặt quan trọng khác như bình đẳng giới, mức độ tôn trọng
quyền con người.
Tính trên toàn thế giới, Na Uy đứng đầu về chỉ số HDI nhưng xét từng
tiêu chí, Nhật Bản mới là nước đứng đầu về tuổi thọ trung bình, Gruzia
đứng đầu về tỉ lệ biết chữ ở người lớn, Australia đứng đầu về tỉ lệ nhập học
chung và Công quốc Liechstenstein (quốc gia nói tiếng Đức nhỏ nhất thế
giới với diện tích 160km2, giáp Thụy Sĩ ở phía tây và giáp Áo ở phía đông)
có GDP theo đầu người (tính theo sức mua ngang bằng) cao nhất thế giới.
Chỉ số phát triển con người ở Việt Nam
Báo cáo phát triển con người năm 2007/2008 của LHQ cho thấy,
Việt Nam hiện có chỉ số HDI ở hạng trung bình, với chỉ số là 0, 733. So
với năm trước, Việt Nam đã tăng 4 bậc từ vị trí 109 lên vị trí 105 trong

8
tổng số 177 nước. Chỉ số HDI của Việt Nam đã liên tục tăng trong những
năm gần đây: Từ 0, 671 điểm (năm 2000) và đã tăng lên 0, 688 điểm
(2003); 0, 704 điểm (2005); 0, 733 (2007) và đạt tới 0, 750 điểm vào năm
2010 như mục tiêu chiến lược dân số đã đề ra. Đáng lưu là, từ năm 1995
đến nay (2007), xếp hạng HDI của Việt Nam trong khu vực đã được nâng
lên từ thứ bậc 7 lên thứ bậc 6; ở Châu Á từ thứ bậc 32 lên thứ bậc 28 và
trên thế giới từ thứ bậc 122 lên thứ bậc 105 so vớí 177 nước trên thế giới.
Diễn giải cụ thể hơn về động thái nội hàm chỉ số HDI của Việt Nam
đã cho thấy như sau:
- Thu nhập GDP bình quân/người của cả nước đã tăng từ 5, 7 triệu
đồng năm 2000 lên trên 10 triệu đồng năm 2005, tương đương 640 USD
(tăng 12, 1%/năm và 1, 75 lần sau 5 năm). Năm 2007 vừa qua đã đạt
835USD. Năm 2008 này theo Báo cáo Chính phủ tại kỳ họp thứ tư, Quốc
hội khoá XII hiện vẫn đang trong thời gian tiến hành, đã cho thấy,
GDP/người của nước ta ước tính có thể đạt tới trên 1000USD, vượt qua
được ngưỡng nước nghèo theo quy định đã nêu trên của UNDP.
- Tuổi thọ bình quân của người Việt Nam đã tăng từ 60 tuổi năm 1980
lên 65, 2 tuổi năm 1995, lên 70 tuổi năm 2003, lên 71, 5 tuổi năm 2005 và
hiện nay (2008) là 73, 1 tuổi vào mức khá cao trong tương quan so sánh với
nhiều nước khác, góp phần lớn nâng chỉ số phát triển con người (HDI) của
Việt Nam cao khoảng 30 bậc so với bảng xếp hạng GDP.
- Năm 2000, cả nước đã đạt chuẩn quốc gia về xóa nạn mù chữ và phổ
cập giáo dục tiểu học, đến năm 2008, có 42/64 tỉnh, thành phố đạt chuẩn
quốc gia về phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Tỷ lệ người lớn biết chữ đạt
94%, trong khi đó trung bình của thế giới là 79%, các nước thu nhập thấp là
61%, các nước thu nhập trung bình là 90%, các nước châu Á - Thái Bình
Dương là 90%. Đến hết năm 2005, số học sinh đi học bậc tiểu học đạt 97,
5%, số học sinh trung học chuyên nghiệp tăng 15, 1%/năm, dạy nghề dài
hạn tăng 12%/năm, sinh viên đại học và cao đẳng tăng 8, 4%/năm. Tính đến
tháng 8/2008, cả nước có 369 trường đại học, cao đẳng, trong đó có 160
trường đại học và 209 trường cao đẳng. Theo Báo cáo phát triển năm 2008
của LHQ, Việt Nam chỉ xếp thứ 122 trong số 177 quốc gia về thu nhập bình

9
quân đầu người. Tuy nhiên, so với nhiều nước có thu nhập thấp khác, thậm
chí so với cả một số nước có thu nhập cao hơn thì Việt Nam lại đi đầu về
các chỉ số tuổi thọ, tỉ lệ biết chữ ở người lớn. Xếp hạng tương ứng của Việt
Nam ở hai chỉ số này là 56/177 và 57/177. Chính vì thế mà đã khiến cho
HDI của Việt Nam đạt tới mức trung bình trong so sánh với nhiều nước
khác chỉ ở mức thấp, mặc dù GDP/người của Việt Nam còn thấp hơn nhiều
và vẫn là nước nghèo.
Trong khi đó, nhìn vào tổng số người đang được đi học trong độ tuổi
đi học tiểu học, trung học và đại học, Việt Nam hiện xếp thứ 121/177 nước,
với 63, 9% người trẻ được tiếp cận với giáo dục. Nguyên nhân cơ bản của
tình hình trên là do tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã đạt tới mức khá cao
trong liên tục nhiều năm, đã là cơ sở cho phát triển kinh tế - xã hội của Việt
Nam cũng tăng nhanh theo. Phát triển kinh tế - xã hội sẽ tạo điều kiện tăng
thu nhập cho người dân và tăng đầu tư cho giáo dục là hai giải pháp cơ bản
làm thay đổi đáng kể chỉ số HDI. Chỉ riêng việc cải thiện tỉ lệ nhập học của
trẻ em và nâng cao dân trí cho người dân sẽ giúp Việt Nam tăng nhanh chỉ
số phát triển con người của mình. Điều này hoàn toàn đúng với thực tiễn
phát triển của Việt Nam những năm đổi mới vừa qua và vẫn đang là một
trong những định hướng chỉ đạo cơ bản của Đảng và Nhà nước ta.
1.1.3. Khái niệm phát triển bền vững
Gần đây chúng ta nghe nhiều đến khái niệm “Phát triển nhanh, bền
vững”. Đặc biệt khái niệm này lại được đề cập nhiều trong các văn kiện của
Đảng; các bài diễn văn và cả trong đời sống xã hội. Mặc dù còn có sự khác
nhau về cách nhìn, điểm xuất phát kinh tế và cả quan điểm chính trị... nhưng
đều có sự thống nhất chung rằng: để mỗi quốc gia nói riêng và cả nhân loại
nói chung phát triển bền vững, đòi hỏi mỗi quốc gia và nhân loại phải đảm
bảo hài hoà cả ba yếu tố: phát triển kinh tế; thực hiện tiến bộ và công bằng
xã hội; bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Ba yếu tố này luôn
luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau cùng thúc đẩy đất nước phát triển
nhanh và bền vững.
Năm 1972, thế giới đối mặt với tình trạng khan hiếm năng lượng và ô
nhiễm môi trường nặng nề. Liên hiệp quốc đã tổ chức Hội nghị Quốc tế về

10
Môi trường ở Stockholm (Thụy Điển). Trên phạm vi toàn cầu, nhằm tìm
cách đối phó với tình trạng cuộc sống ngày càng xấu đi do sự gia tăng của
nghèo đói, bệnh tật, thất học, do sự cách biệt ngày càng sâu sắc giữa giàu và
nghèo và đặc biệt do sự xuống cấp không ngừng của môi trường, Liên hiệp
quốc đã thành lập Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển năm 1983.
Báo cáo “Tương lai của chúng ta” của Hội đồng Thế giới về Môi trường và
Phát triển (WCED) ấn hành năm 1987 đã chính thức đưa ra quan điểm về
phát triển bền vững: Phát triển bền vững được hiểu là “là sự phát triển đáp
ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho
việc đáp ứng (các) nhu cầu (ấy) của các thế hệ mai sau”.
Định nghĩa này đã thể hiện được sự quan tâm đến các thế hệ tương
lai trong khi tìm cách đáp ứng các nhu cầu hiện tại. Tính bền vững của sự
phát triển đòi hỏi:
- Cân nhắc giữa lợi ích của thế hệ tương lai và thế hệ hiện tại.
- So sánh giữa chi phí và lợi ích của tăng trưởng kinh tế.
- Lựa chọn cơ cấu các sản phẩm dịch vụ được sản xuất ra trong nền
kinh tế có lợi nhất cho việc bảo vệ môi trường.
- Nâng cao hiệu suất: giảm thiểu khối lượng nguyên liệu đầu vào đối
với một đơn vị sản phẩm.
- Sử dụng các vật liệu nhân tạo có khả năng thay thế đối với các tài
nguyên ngày càng trở nên khan hiếm.
Đó là quá trình phát triển kinh tế dựa vào nguồn tài nguyên được tái
tạo tôn trọng những quá trình sinh thái cơ bản, sự đa dạng sinh học và
những hệ thống trợ giúp tự nhiên đối với cuộc sống của con người, động vật
và thực vật. Quan điểm ban đầu về phát triển bền vững chủ yếu chỉ nhấn
mạnh đến việc giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa mục tiêu kinh tế với mục
tiêu bảo vệ tài nguyên và môi trường sống của con người.
Đầu thập niên 90 của thế kỷ 20, chúng ta đã phát hiện ra trong quá
trình chạy theo các mục tiêu tăng trưởng nhanh con người không chỉ đứng
trước thảm họa về tài nguyên, môi trường mà kể cả các tiêu chí về xã hội
cũng bị vi phạm. Con người, vị trí trung tâm của sự phát triển cũng bị xúc

11
phạm trong quá trình theo đuổi tăng trưởng nhanh. Người ta biến con
người trở thành những công cụ kiếm tiền, vi phạm tôn ti, trật tự, vi phạm
đạo đức, nhân quyền. Vì vậy, bước ngoặt quan trọng nhất trong quan điểm
về phát triển bền vững được thể hiện ở hội nghị Thượng đỉnh trái đất về
Môi trường và Phát triển ở Rio de Janero (Braxin) năm 1992.
Mười năm sau, Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về phát triển bền
vững (WSSD) họp tại Johannesburg (Nam Phi) năm 2002 đã tiếp tục
khẳng định việc lựa chọn con đường phát triển bền vững được xác định 10
năm trước tại Rio. Chương trình nghị sự đã đưa ra quan điểm phát triển
bền vững không chỉ nhấn mạnh về vấn đề môi trường, tài nguyên thiên
nhiên mà còn nhấn mạnh nhiều hơn đến yếu tố xã hội, yếu tố con người
trong quá trình phát triển của các quốc gia. Quan điểm đầy đủ về phát triển
bền vững được Liên hiệp quốc đưa ra là: bảo đảm sự tăng trưởng kinh tế
ổn định trong mối quan hệ với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; khai
thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ và nâng cao chất lượng
môi trường sống.
Như vậy, khái niệm này tiếp tục mở rộng thêm và nội hàm của nó
không chỉ dừng lại ở nhân tố sinh thái mà nội dung khái niệm còn bao hàm
những khía cạnh chính trị xã hội, đặc biệt là bình đẳng xã hội đi vào yếu tố
con người, nó hàm chứa sự bình đẳng giữa những nước giàu và nghèo và
giữa các thế hệ. Thậm chí, nó còn bao hàm sự cần thiết giải trừ quân bị, coi
đây là điều kiện tiên quyết nhằm giải phóng nguồn tài chính cần thiết để áp
dụng khái niệm phát triển bền vững…Với ý nghĩa này, nó được xem là
"tiếng chuông" hay nói cách khác là "tấm biển hiệu” cảnh báo hành vi của
loài người trong thế giới đương đại.
1.1.4. Nội dung phát triển bền vững
Phát triển bền vững được thể hiện ở vùng phối hợp được cả 3 mục tiêu
kinh tế, xã hội, môi trường. Nó mang tính tổng hợp bao gồm nhiều yếu tố
cấu thành khác nhau như: kinh tế, chính trị, xã hội, kỹ thuật văn hóa… Mục
tiêu của phát triển ngày nay phải là nâng cao điều kiện và chất lượng cuộc
sống của loài người, tạo nên cuộc sống công bằng và bình đẳng giữa các

12
thành viên. Để đạt được mục tiêu ấy, trong quá trình phát triển, các quốc gia
phải xác định được một cách hợp lý các mục tiêu cụ thể của 3 nội dung phát
triển này để tạo nên 3 đỉnh của tam giác phát triển bền vững trong đó:
Mục tiêu bền vững về kinh tế là lựa chọn một tốc độ tăng trưởng hợp
lý trên cơ sở một cơ cấu kinh tế phù hợp và có hiệu quả nhất; Mục tiêu bền
vững về xã hội tập trung vào việc thực hiện từng bước các nội dung về tiến
bộ xã hội và phát triển con người. cụ thể là thực hiện tiến bộ nâng cao dân
trí, công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm; Mục tiêu
bền vững về môi trường bao gồm khái niệm khai thác và sử dụng tiết kiệm,
hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên, bảo vệ và chống ô nhiễm môi trường,
thực hiện tốt quá trình tái sinh và cải thiện chất lượng tài nguyên môi
trường, phòng cháy và chặt phá rừng.
1.1.4.1. Bền vững về kinh tế
Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên, tăng tiến mọi mặt của nền kinh
tế. Nó bao gồm sự tăng trưởng kinh tế và đồng thời có sự hoàn chỉnh về mặt
cơ cấu, thể chế kinh tế, chất lượng cuộc sống.
 Điều kiện đầu tiên là phải có sự tăng trưởng kinh tế (gia tăng về quy
mô sản lượng của nền kinh tế, nó phải diễn ra trong một thời gian tương đối
dài và ổn định).
 Sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế: thể hiện ở tỷ trọng các vùng, miền,
ngành, thành phần kinh tế... thay đổi. Trong đó, tỷ trọng của vùng nông thôn
giảm tuơng đối so với tỷ trọng vùng thành thị, tỷ trọng các ngành dịch vụ,
công nghiệp tăng, đặc biệt là ngành dịch vụ.
 Cuộc sống của đại bộ phận dân số trong xã hội sẽ trở lên tươi đẹp
hơn: giáo dục, y tế, tinh thần của người dân được chăm lo nhiều hơn, môi
trường được đảm bảo.
Độ đo kinh tế của sự phát triển bền vững được tính trên giá trị GDP
hoặc GNP. Tuy nhiên, với cách tính này, để phát triển kinh tế phải tiêu tốn
tài nguyên và tạo ra các chất thải độc hại. Do vậy, trong độ đo này cần phải
tính đến việc hạn chế tối đa nhu cầu tiêu thụ tài nguyên không tái tạo và
mức độ tái sinh tài nguyên, vật liệu từ các chất thải. Bên cạnh các giá trị

13
bình quân GDP, GNP, sự chênh lệch các giá trị này ở các tầng lớp dân cư
khác nhau cũng được tính như một giá trị đo kinh tế của sự phát triển bền
vững trên quy mô toàn cầu và được thể hiện ở mức độ và quy mô duy trì
viện trợ của các nước công nghiệp phát triển cho các nước đang phát triển;
sự công bằng về kinh tế và trao đổi thương mại giữa hai nhóm nước trên thể
hiện ở các khía cạnh: tăng giá nguyên liệu thô, hạ giá thiết bị, xoá nợ nước
ngoài và trừng phạt kinh tế đối với các nước đang phát triển.
Tính bền vững về kinh tế có thể được thể hiện qua các tiêu chí về phát
triển kinh tế quen thuộc như:
1. Tổng sản phẩm trong nước GDP (Gross Domestic Product)
2. Tổng sản phẩm quốc gia GNP (Gross National Product)
3. GDP hay GNP bình quân đầu người.
4. Tăng trưởng của GDP.
5. Cơ cấu GDP
Một quốc gia bền vững về mặt kinh tế phải đạt yêu cầu sau:
 Có tăng trưởng của GDP và GNP/người cao. Nước càng nghèo, thu
nhập trong thời gian trước càng thấp thì tăng trưởng này càng phải cao.
Trong điều kiện hiện nay nước thu nhập thấp phải có tăng trưởng
GDP/người vào khoảng 5% mới có thể xem là bền vững về kinh tế. Nếu
tăng trưởng thấp hơn thì nền kinh tế này không được xem là bền vững.
 Có GDP, GDP/người bằng hoặc cao hơn mức trung bình hiện nay
của các nước đang phát triển thu nhập trung bình. Nếu tăng trưởng GDP cao
nhưng mức GDP/người thấp thì chưa đạt tới mức bền vững.
 Có cơ cấu GDP lành mạnh nhằm đảm bảo cho tăng trưởng GDP ổn
định lâu dài, Cụ thể là tỷ lệ đóng góp của công nghiệp và dịch vụ trong GDP
phải cao hơn nông nghiệp.

14
1.1.4.2. Bền vững về xã hội
Trong giai đoạn hiện nay, phát triển bền vững đã trở thành chiến lược
chung của Liên hiệp quốc và các quốc gia trên thế giới. Do vậy, bảo vệ môi
trường và phát triển bền vững là mục tiêu mang tính chất chính trị của tất cả
các quốc gia trên thế giới. Phát triển bền vững đòi hỏi tự do thực sự của các
công dân, về các thông tin về kế hoạch phát triển của Chính phủ và chất
lượng môi trường nơi họ đang sống. Phát triển bền vững đòi hỏi sự công
bằng về các quyền lợi xã hội như: có công ăn việc làm, đảm bảo các quyền
lợi kinh tế và xã hội khác, giảm bớt hố ngăn cách giữa người giàu và nghèo
trong xã hội, …
Phát triển bền vững đòi hỏi phải thay đổi chính sách xã hội cho phù
hợp như: chính sách trợ cấp, chính sách thuế để loại trừ xu hướng già hoá ở
các xã hội phát triển.
Một số tiêu chí thể hiện sự bền vững về xã hội như sau:
(1) Bảo đảm cho mọi người cùng được tham gia và cùng được hưởng
lợi từ sự phát triển (theo năng lực, khả năng và đóng góp của mình).
(2) Bảo đảm tạo cơ hội thuận lợi và bình đẳng để mọi người sử dụng
và phát huy một cách tốt nhất năng lực của mình nhằm đóng góp cho sự
phát triển và thụ hưởng kết quả của sự phát triển đó.
(3) Bảo đảm việc làm ở mức cần thiết và từng bước tiến tới việc làm
an toàn, hợp lý, hiệu quả và có lựa chọn phù hợp cho mọi thành viên trong
xã hội.
(4) Bảo đảm công bằng trong tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ
XHCB ở mức trung bình quốc gia phù hợp với trình độ phát triển kinh tế- xã
hội cho mọi người dân, bất kỳ họ sống ở đâu, thuộc nhóm xã hội nào.
(5) Bảo đảm cho các nhóm dân cư dễ bị tổn thương có được đầy đủ cơ
hội và năng lực vươn lên thoả mãn nhu cầu dịch vụ XHCB của họ.
(6) Giảm bớt sự khác biệt xã hội giữa các nhóm dân cư, dân tộc, vùng
lãnh thổ và sự khác biệt giới.
(7) Bảo đảm cuộc sống tinh thần và quan hệ xã hội lành mạnh thúc đẩy
phát triển.

15
(8) Bảo đảm môi trường xã hội trật tự, an ninh, an toàn.
(9) Bảo đảm sự tham gia rộng rãi, có hiệu quả của cá nhân, gia đình và
cộng đồng vào các hoạt động quản lý xã hội (mở rộng và phát huy dân chủ)
tiến tới hình thành và phát triển xã hội công dân.
(10) Bảo đảm môi trường sinh thái lành mạnh.
Muốn phát triển bền vững quốc gia, hoặc địa phương trong quốc
gia phải đạt các điều kiện:
- HDI tăng trưởng
- HDI đạt đến mức trung bình
Tính bền vững về xã hội còn có thể được thể hiện qua các tiêu chí như:
Về chỉ số bình đẳng thu nhập
Muốn bền vững một quốc gia, hoặc một địa phương trong quốc gia,
phải tránh được những bất ổn xã hội. Nguyên nhân cơ bản của sự bât ổn này
là sự bất công bằng trong phân phối thu nhập. Vì vậy, chỉ số bất bình đẳng
về thu nhập, thường gọi là chỉ số Gini theo tên người đề xuất. Chỉ số được
xem là một mục tiêu chí về tính bền vững xã hội.
Tiêu chí về giáo dục và đào tạo
Tiêu chí về giáo dục và đào tạo thường được trình bày thành những số
liệu cụ thể, như: tỷ lệ người biết chữ trong nhân dân ở một độ tuổi nhất
định; tỷ lệ người được học các bậc tiểu học, trung học, đại học trong những
lứa tuổi nhất định, số sinh viên trên 10. 000 dân, trong đó % sinh viên các
ngành công nghệ, số học sinh/giáo viên; ngân sách nhà nước chi cho giáo
dục bằng tổng % ngân sách hoặc % tổng GDP.
Tiêu chí về dịch vụ y tế xã hội
Tiêu chí về y tế xã hội thường được cụ thể hóa thành: số trẻ sơ sinh bị
chết từ 1000 em; tuổi thọ trung bình; số bác sĩ trên 1000 dân; số giường
bệnh cho 1000 dân, tỉ lệ % dân hưởng dịch vụ y tế xã hội, tỷ lệ % dân có
nước sách để dùng; tỷ lệ trẻ em dưới 12 tháng tuổi được tiêm chủng phòng
dịch bệnh; ngân sách nhà nước chi cho dịch vụ xã hội về y tế bằng tổng %
ngân sách, hoặc tổng GDP.

16
Tiêu chí về hoạt động văn hóa
Tiêu chí về hoạt động văn hoá khó xác định hơn, thường được cụ thể
hóa bằng: số tờ báo, ấn phẩm thường được phát hành cho 1000 dân, số
người với máy thu hình, thu thanh; số thư viện/1000 dân. Xã hội tăng
trưởng hay không dựa vào các chỉ số nói trên.
Đo độ văn hoá:
Phát triển bền vững đòi hỏi phải thay đổi các thói quen và phong cách
sống có hại cho môi trường chung của trái đất như các thói quen sinh nhiều
con ở các nước đang phát triển theo triết lý: Trời sinh voi, trời trời sinh cỏ;
thói quen tiêu dùng lãng phí của công dân các nước công nghiệp phát triển.
Phát triển bền vững đòi hỏi phải thiết lập các tập tục tiến bộ mới thay cho
các tập tục lạc hậu cũ và xác lập các tập tục phù hợp với điều kiện sống
đang thay đổi của con người. Thí dụ, để phù hợp với quá trình đô thị hoá
đang diễn ra trên trái đất, con người cần phải thay đổi các thói quen lành
mạnh của nền văn minh đô thị. Độ đo văn hoá của phát triển bền vững còn
là “văn hoá xanh”. Văn hoá xanh là nền văn hoá phù hợp với sự phát triển
bền vững, đó là toàn bộ các hoạt động văn hoá của con người dựa trên đạo
đức thế giới về cuộc sống cộng đồng. Văn hoá xanh thể hiện trong việc xây
dựng cơ sở hạ tầng như nhà ở, giao thông đô thị…, các quan hệ xã hội của
con người và thái độ của con người đối với thiên nhiên. Văn hoá xanh thể
hiện trong thái độ và hành vi của con người hướng tới sự giảm nghèo đói,
nâng cao chất lượng cuộc sống của mình. Ở đây, sự vượt lên nghèo đói
không phải bằng bất cứ cách nào mà chỉ bằng các phương thức phù hợp với
đạo đức thế giới về cuộc sống cộng đồng. Trong văn hoá xanh có cả thái độ
đúng đắn của con người đối với các hiện tượng tiêu cực trong môi trường xã
hội như: chống tham nhũng và các tệ nạn xã hội đang làm mai một cuộc
sống tốt đẹp của nền văn minh nhân loại.
Để có được các thay đổi phù hợp với quan điểm về phát triển bền
vững, mọi người trên trái đất cần phải thay đổi các quan điểm về đạo đức
sống. Trước hết là trách nhiệm của con người đối với thiên nhiên và thế hệ
tương lai bao gồm: trách nhiệm sống hoà hợp với thiên nhiên, sự tồn tại
bình đẳng của loài người và các dạng sống khác trên trái đất, ý thức tiết
kiệm tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sống chung của hành tinh.

17
1.1.4.3. Bền vững về môi trường
Độ đo môi trường của sự phát triển bền vững có thể đánh giá thông
qua chất lượng các thành phần môi trường không khí, nước, đất, sinh thái;
mức độ duy trì các nguồn tài nguyên không tái tạo; việc khai thác và sử
dụng hợp lý các nguồn tài nguyên không tái tạo; nguồn vốn của xã hội dành
cho các hoạt động bảo vệ môi trường; khả năng kiểm soát của chính quyền
đối với các hoạt động kinh tế xã hội, tiềm ẩn các tác động tiêu cực đối với
môi trường, ý thức bảo vệ môi trường của người dân.
Muốn phát triển bền vững thì trong phát triển phải tính đến yếu tố môi
trường. Suy cho cùng thì mỗi chúng ta cần phấn đấu cho một môi trường
trong sạch, cho sự phát triển bền vững của cả chúng ta và các thế hệ mai sau.
Môi trường tự nhiên và sản xuất xã hội quan hệ khăng khít, chặt chẽ,
tác động lẫn nhau trong thế cân đối thống nhất: Môi trường tự nhiên (bao
gồm cả tài nguyên thiên nhiên) cung cấp nguyên liệu và không gian cho sản
xuất xã hội. Sự giàu nghèo của mỗi nước phụ thuộc khá nhiều vào nguồn tài
nguyên: Rất nhiều quốc gia phát triển chỉ trên cơ sở khai thác tài nguyên để
xuất khẩu đổi lấy ngoại tệ, thiết bị công nghệ hiện đại... Có thể nói, tài
nguyên nói riêng và môi trường tự nhiên nói chung (trong đó có cả tài
nguyên) có vai trò quyết định đối với sự phát triển bền vững về kinh tế - xã
hội (KT-XH) ở mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ, địa phương vì:
Thứ nhất, môi trường không những chỉ cung cấp “đầu vào” mà còn
chứa đựng “đầu ra” cho các quá trình sản xuất và đời sống.
Hoạt động sản xuất là một quá trình bắt đầu từ việc sử dụng nguyên,
nhiên liệu, vật tư, thiết bị máy móc, đất đai, cơ sở vật chất kỹ thuật khác,
sức lao động của con người để tạo ra sản phẩm hàng hóa. Những dạng vật
chất trên không phải gì khác, mà chính là các yếu tố môi trường.
Các hoạt động sống cũng vậy, con người ta cũng cần có không khí để
thở, cần có nhà để ở, cần có phương tiện để đi lại, cần có chỗ vui chơi giải
trí, học tập nâng cao hiểu biết,... Những cái đó không gì khác là các yếu tố
môi trường.
Như vậy, chính các yếu tố môi trường (yếu tố vật chất kể trên - kể cả

18
sức lao động) là “đầu vào” của quá trình sản xuất và các hoạt động sống của
con người. Hay nói cách khác: môi trường là “đầu vào” của sản xuất và đời
sống. Tuy nhiên, cũng phải nói rằng, môi trường tự nhiên cũng có thể là nơi
gây ra nhiều thảm họa cho con người (thiên tai) và các thảm họa này sẽ tăng
lên nếu con người gia tăng các hoạt động mang tính tàn phá môi trường, gây
mất cân bằng tự nhiên.
Ngược lại, môi trường tự nhiên cũng lại là nơi chứa đựng, đồng hóa
“đầu ra” các chất thải của các quá trình hoạt động sản xuất và đời sống. Quá
trình sản xuất thải ra môi trường rất nhiều chất thải (cả khí thải, nước thải,
chất thải rắn). Trong các chất thải này có thể có rất nhiều loại độc hại làm ô
nhiễm, suy thoái, hoặc gây ra các sự cố về môi trường. Quá trình sinh hoạt,
tiêu dùng của xã hội loài người cũng thải ra môi trường rất nhiều chất thải.
Những chất thải này nếu không được xử lý tốt cũng sẽ gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng.
Vấn đề ở đây là phải làm thế nào để hạn chế được nhiều nhất các chất
thải, đặc biệt là chất thải gây ô nhiễm, tác động tiêu cực đối với môi trường.
Thứ hai, môi trường liên quan đến tính ổn định và bền vững của sự
phát triển KT-XH.
Phát triển KT-XH là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và
tinh thần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan
hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hóa. Phát triển là xu thế chung của
từng cá nhân cũng như của cả loài người trong quá trình sống. Giữa môi
trường và sự phát triển có mối quan hệ chặt chẽ: Môi trường là địa bàn và
đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến
đổi của môi trường.
Trong hệ thống KT-XH, hàng hóa được di chuyển từ sản xuất đến lưu
thông, phân phối và tiêu dùng cùng với dòng luân chuyển của nguyên liệu,
năng lượng, sản phẩm, chất thải. Các thành phần đó luôn luôn tương tác với
các thành phần tự nhiên và xã hội của hệ thống môi trường đang tồn tại
trong địa bàn đó.
Tác động của con người đến môi trường thể hiện ở khía cạnh có lợi là

19
cải tạo môi trường tự nhiên hoặc tạo ra kinh phí cần thiết cho quá trình cải
tạo đó, nhưng có thể gây ra ô nhiễm môi trường tự nhiên hoặc nhân tạo.
Mặt khác, môi trường tự nhiên đồng thời cũng tác động đến sự phát
triển KT-XH thông qua việc làm suy thoái nguồn tài nguyên - đối tượng của
sự phát triển KT-XH hoặc gây ra các thảm họa, thiên tai đối với các hoạt
động KT-XH trong khu vực.
Ở các quốc gia có trình độ phát triển kinh tế khác nhau có các xu
hướng gây ô nhiễm môi truờng khác nhau. Ví dụ:
- Ô nhiễm do dư thừa: 20% dân số thế giới ở các nước giàu hiện sử
dụng 80% tài nguyên và năng lương của loài người. Sản xuất công nghiệp
phát triển mạnh, hoạt động của quá nhiều các phương tiện giao thông vận tải
đã tạo ra một lượng lớn chất thải độc hại vào môi trường (đặc biệt là khí
thải). Hiện nay, việc có được mua bán hay không quyền phát thải khí thải
giữa các nước đang là đề tài tranh luận chưa ngã ngũ trong các hội nghị
thượng đỉnh về môi trường, các nước giàu vẫn chưa thực sự tự giác chia sẻ tài
lực với các nước nghèo để giải quyết những vấn đề có liên quan tới môi trường.
- Ô nhiễm do nghèo đói: Mặc dù chiếm tới 80% dân số thế giới, song
chỉ sử dụng 20% tài nguyên và năng lượng của thế giới, nhưng những người
nghèo khổ ở các nước nghèo chỉ có con đường duy nhất là khai thác tài
nguyên thiên nhiên (rừng, khoáng sản, đất đai,...) mà không có khả năng
hoàn phục. Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) về môi trường họp vào tháng
1/2002 tại Trung Quốc đã cho rằng nghèo đói là thách thức lớn nhất đối với
công tác bảo vệ môi trường (BVMT) hiện nay. Do vậy, để giải quyết vấn đề
môi trường, trước hết các nước giàu phải có trách nhiệm giúp đỡ các nước
nghèo giải quyết nạn nghèo đói.
Như vậy, để phát triển, dù là giàu có hay nghèo đói đều tạo ra khả
năng gây ô nhiễm môi trường. Vấn đề ở đây là phải giải quyết hài hòa mối
quan hệ giữa phát triển và BVMT. Để phát triển bền vững không được khai
thác quá mức dẫn tới hủy hoại tài nguyên, môi trường; thực hiện các giải
pháp sản xuất sạch, phát triển sản xuất đi đôi với các giải pháp xử lý môi
trường; bảo tồn các nguồn gen động vật, thực vật; bảo tồn đa dạng sinh học;
không ngừng nâng cao nhận thức của nhân dân về BVMT,...

20
Thứ ba, môi trường có liên quan tới tương lai của đất nước, dân tộc.
Như trên đã nói, BVMT chính là để giúp cho sự phát triển kinh tế
cũng như xã hội được bền vững. KT-XH phát triển giúp chúng ta có đủ điều
kiện để đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ vững độc lập chủ quyền của dân
tộc. Điều đó lại tạo điều kiện ổn định chính trị xã hội để KT-XH phát triển.
BVMT là việc làm không chỉ có ý nghĩa hiện tại, mà quan trọng hơn, cao cả
hơn là nó có ý nghĩa cho tương lai. Nếu một sự phát triển có mang lại những
lợi ích kinh tế trước mắt mà khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, hủy
hoại môi trường, làm cho các thế hệ sau không còn điều kiện để phát triển
mọi mặt (cả về kinh tế, xã hội, thể chất, trí tuệ con người...), thì sự phát triển
đó phỏng có ích gì! Nếu hôm nay thế hệ chúng ta không quan tâm tới,
không làm tốt công tác bảo vệ môi trường, làm cho môi trường bị hủy hoại
thì trong tương lai, con cháu chúng ta chắc chắn sẽ phải gánh chịu những
hậu quả tồi tệ.
Tuy nhiên, trên thực tế cũng phải thừa nhận rằng còn nhiều điều bất
cập trong công tác bảo vệ môi trường mà chúng ta chưa làm được: Môi
trường vẫn từng ngày, từng giờ bị chính các hoạt động sản xuất và sinh hoạt
của chúng ta làm cho ô nhiễm nghiêm trọng hơn, sự phát triển bền vững vẫn
đứng trước những thách thức lớn lao. Điều này đòi hỏi mọi người, mọi nhà,
mọi địa phương trong cả nước phải thường xuyên cùng nhau nỗ lực giải
quyết, thực hiện nghiêm chỉnh Luật BVMT. Có như vậy chúng ta mới có thể
hy vọng vào một tương lai với môi trường sống ngày càng trong lành hơn.
Xã hội phát triển bền vững là xã hội mà con người có cuộc sống chất
lượng cao trên nền tảng sinh thái bền vững.
Tính bền vững về môi trường có thể được thể hiện qua các tiêu chí như:
Môi trường bền vững là một môi trường luôn luôn thay đổi nhưng vẫn
làm tròn 3 chức năng:
 Môi trường là không gian sinh tồn của con người
 Môi trường là nơi cung cấp nguồn tài nguyên, kể cả vật liệu, năng
lượng thông tin cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người.

21
 Môi trường là nơi chứa đựng phế thải do con người tạo ra trong cuộc
sống và hoạt động sản xuất của mình.
Bền vững về không gian sống của con người tại một khu vực lãnh thổ
nhất định thể hiện ở mật độ dân số, mật độ hoạt động của con người không
vượt quá khả năng chịu tải của khu vực đó.
Chất lượng yếu tố môi trường sau sử dụng ≥ tiêu chuẩn quy định.
Sự bền vững về tài nguyên thiên nhiên thể hiện ở chỗ tài nguyên tái
tạo được nước, một số dạng năng lượng, tài nguyên nguyên sinh vật được sử
dụng trong phạm vi khôi phục lại được một số lượng và chất lượng bằng các
phương pháp tự nhiên hoặc nhân tạo .
+ Lượng sử dụng ≤ lượng khôi phục hoặc tái tạo được.
Đối với tài nguyên không thể tái tạo được (khoáng sản, nguồn gen quí
hiếm) lượng sử dụng phải ít hơn hoặc bằng lượng tài nguyên thiên nhiên
hoặc nhân tạo có thể khai thác hoặc được dùng để thay thế.
+ Lượng sử dụng ≤lượng thay thế
Sự bền vững theo chức năng thứ ba của môi trường là lượng phế thải
tạo nên phải nhỏ hơn khả năng tái tạo sử dụng, tái chế, phân hủy tự nhiên.
+ Lượng phế thải <hoặc = khả năng sử dụng, tái chế, phân hủy thiên
nhiên hoặc ít nhất lượng phế thải <hoặc = khả năng tái sử dụng phân hủy,
chôn lấp.
Những điều nêu trên về 3 chức năng môi trường là điều kiên cần và đủ
để đảm bảo sự phát triển bền vững về mặt môi trường của xã hội.
Các nguyên tắc xây dựng xã hội phát triển bền vững
Trong cuốn “Cứu lấy Trái đất” xuất bản năm 1991, 200 nhà khoa
học hàng đầu tập hợp trong 3 tổ chức là Chương trình môi trường Liên
Hợp Quốc (UNEP), Quỹ Hoang dã Thế giới (WWF) và Hiệp hội bảo tồn
thiên nhiên thế giới (IUCN) đã nêu lên hệ thống 9 nguyên tắc cơ bản để
xây dựng một xã hội phát triển bền vững. Đó là:
- Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng;
- Nâng cao chất lượng cuộc sống của con người;

22
- Bảo tồn sự sống và sự đa dạng sinh học của Trái đất;
- Hạn chế đến mức thấp nhất việc làm suy giảm các nguồn tài nguyên
không tái tạo;
- Giữ vững trong khả năng chịu đựng được của Trái đất;
- Thay đổi thái độ và hành vi của con người;
- Để cho các cộng đồng tự quản lý môi trường của mình;
- Xây dựng một khuôn mẫu quốc gia thống nhất, thuận lợi cho bảo vệ
và phát triển;
- Xây dựng một khối liên minh toàn cầu trong bảo vệ môi trường.
Có khá nhiều sơ đồ biểu diễn nội dung phát triển bền vững đã được
nghiên cứu, dưới đây là 3 sơ đồ mô hình phát triển bền vững được đề cập
nhiều nhất hiện nay.
Hình 1.1. Mô hình nội dung của phát triển bền vững:
MÔ HÌNH CỦA HỘI ĐỒNG THẾ GIỚI VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN

23
MÔ HÌNH CỦA NGÂN HÀNG THẾ GIỚI MÔ HÌNH THƯỜNG ĐƯỢC SỬ DỤNG

Mục tiêu
kinh tế
Kinh tế

Xã hội Môi trường

Mục tiêu Mục tiêu


xã hội môi trường

Các mô hình PTBV cụ thể trong một số lĩnh vực hoạt động sản xuất
của xã hội và địa bàn sinh sống của cộng đồng cũng đã được thực hiện và
được phân theo các loại sau:
- PTBV theo ngành: công nghiệp, nông nghiệp
- PTBV theo cộng đồng: miền núi, đồng bằng, đô thị, duyên hải
- PTBV theo lãnh thổ: thành phố, lưu vực sông, vùng ven biển
- Phát triển không bền vững: các mô hình không bền vững
Những nguyên tắc chính phát triển bền vững ở Việt Nam:
Nguyên tắc 1: Con người là trung tâm của phát triển bền vững
Nguyên tắc 2: Phát triển kinh tế là trung tâm của giai đoạn phát triển sắp tới.
Nguyên tắc 3: Bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường là một yếu tố không thể
tách rời của quá trình phát triển.
Nguyên tắc 4: Quá trình phát triển phải bảo đảm đáp ứng một cách công bằng nhu
cầu của thế hệ hiện tại và không gây trở ngại tới cuộc sống của các thế hệ tương lai.
Nguyên tắc 5: Khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực cho công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, thúc đẩy phát triển nhanh, mạnh và bền vững đất nước.
Nguyên tắc 6: Phát triển bền vững là sự nghiệp của toàn Đảng, các cấp chính
quyền, các bộ, ngành và địa phương, của các cơ quan, doanh nghiệp, đoàn thể xã
hội, các cộng đồng dân cư và mọi người dân.
Nguyên tắc 7: Gắn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội
nhập kinh tế quốc tế, để phát triển bền vững đất nước.
Nguyên tắc 8: Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ
môi trường với bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.

24
1.2. MỐI QUAN HỆ GIỮA DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN.
Dân số tác động toàn diện đến phát triển. Điều này có nghĩa là dân số
tác động đến tất cả các yếu tố thành phần của qúa trình phát triển, như: kinh
tế, xã hội và môi trường. Ngược lại, kết quả của quá trình phát triển cũng
nâng cao chất lượng và phát triển con người toàn diện sẽ tác động trở lại đối
với các quá trình dân số như: sinh, chết, di dân. Mối quan hệ tác động qua
lại, chuyển hoá nhân quả giữa mức sinh và mức sống nói riêng, trình độ phát
triển và dân số nói chung có thể biểu diễn qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1. Mô tả mối quan hệ tác động qua lại giữa dân số và phát triển

Kết quả dân số Quá trình phát triển


 Sử dụng nguồn nhân lực (lao động)
 Qui mô dân số D  Sử dụng vật chất (đất, tiền vốn, CN)
 Cơ cấu tuổi, giới tính  Sử dụng nguồn tài nguyên, môi trường
 Phân bố dân cư  Tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ (thực
phẩm, y tế, giáo dục, nhà ở)
 Tích lũy/đầu tư
 Chi tiêu công
E

B A

Quá trình dân số Kết quả phát triển


 Sinh đẻ  Thu nhập và phân phối
 Tử vong  Việc làm
 Di cư  Tình hình giáo dục
C  Điều kiện sức khỏe/dinh dưỡng
 Chất lượng môi trường
 Công bằng và bình đẳng xã hội

Để hiểu được bản chất của mối quan hệ này, chúng ta có thể phân biệt
giữa quá trình và kết quả của phát triển KT-XH và của biến động dân số. Từ
các quá trình phát triển bao gồm: tiêu dùng hàng hoá dịch vụ, tiết kiệm, đầu
tư, sử dụng các nguồn lực sản suất và chi tiêu công sẽ đưa đến các kết quả

25
của phát triển và tăng trưởng kinh tế, việc làm, tình hình giáo dục, sức khỏe,
dinh dưỡng và chất lượng môi trường. Sự tác động giữa các quá trình và kết
quả của phát triển được chỉ bằng mũi tên A.
Kết quả của phát triển KT-XH được xác định bằng tình trạng sức
khoẻ, dinh dưỡng, trình độ giáo dục, việc làm, thu nhập, chất lượng môi
trường. Tương tự từ các quá trình dân số bao gồm sinh, chết và di cư dẫn tới
các kết quả dân số được thể hiện bằng quy mô, cơ cấu, phân bố và chất
lượng dân số. Hướng tác động này được chỉ bằng mũi tên B. Sử dụng sơ đồ
khung này, chúng ta cần phải nhìn nhận kết quả của quá trình kinh tế xã hội
ảnh hưởng đến quá trình dân số (được chỉ bằng mũi tên C); ngược lại, kết
quả của quá trình dân số tác động đến quá trình phát triển kinh tế- xã hội
(được chỉ bằng mũi tên D).
Như vậy, ngoài việc các quá trình dân số và phát triển có thể tác động
lẫn nhau thông qua các kết quả dân số và phát triển thì chúng cũng có thể
tác động trực tiếp với nhau (mũi tên E)
(1) Phát triển tác động trực tiếp đến mức sinh, mức chết và di cư,
thông qua đó làm thay đổi quy mô và cơ cấu dân số.
(2) Ngược lại, quy mô và cơ cấu dân số tác động đến các quá trình
phát triển góp phần đạt được các mục tiêu để phát triển kinh tế xã hội bền
vững
(3) Có thể xuất phát từ bất kỳ khối nào trong sơ đồ để bắt đầu phân
tích, do tính chất "nhân biến thành quả và quả biến thành nhân".
Điều đó cũng có nghĩa là bất cứ một chính sách kinh tế- xã hội nào
được áp dụng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội cũng ảnh hưởng đến
toàn bộ các yếu tố còn lại trong sơ đồ và ngược lại, khi một chính sách dân
số được áp dụng tác động đến quá trình dân số cũng sẽ ảnh hưởng đến các
yếu tố khác của sơ đồ này.
1.2.1. Tác động của dân số đến phát triển
a. Tác động của dân số đến kinh tế
Có thể nhận thấy tác động của dân số đến kinh tế trên cả hai tầm vĩ

26
mô và vi mô. Dân số vừa là lực lượng sản xuất, vừa là lực lượng tiêu dùng.
Bởi vậy quy mô, cơ cấu dân số có ảnh hưởng lớn tới sự tăng trưởng kinh tế
thông qua tác động đến quy mô, cơ cấu sản xuất, tiêu dùng và tích lũy của
xã hội.
Nhìn chung, sự gia tăng dân số ảnh hưởng đến rất nhiều khía cạnh
trong lĩnh vực kinh tế qua nhiều yếu tố khác nhau.
Các yếu tố sản xuất:
Như chúng ta biết, tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng GNP (tăng khối
lượng tổng sản phẩm quốc dân-kí hiệu:Q) được quyết định bởi năng lực sản
xuất và khả năng hiện thực hóa năng lực đó. Đến lượt nó, năng lực sản xuất
lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố được mô hình hoá dưới dạng hàm sản xuất
như sau:
Hàm sản xuất Y = f(R, K, L, T)
Trong đó: Y: sản lượng
K: vốn sản xuất
L: lao động
R: nguồn tài nguyên thiên nhiên
T: khoa học công nghệ
Như vậy, thông qua tác động của sự thay đổi về quy mô, cơ cấu dân số
tác động đến các yếu tố sản xuất sẽ cho ta thấy ảnh hưởng của dân số tăng
nhanh đến sản lượng nền kinh tế.
Tác động tới nguồn lao động:
Yếu tố dân số tác động tới việc xác định cung về lao động bao gồm cả
quy mô, cơ cấu và chất lượng từ đó tác động tới năng suất lao động, sản
phẩm bình quân đầu người ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế. Cụ thể:
- Về quy mô, cơ cấu: dân số tác động thông qua “dân số trong độ tuổi
lao động” và “tỷ lệ tham gia lực lượng lao động”.
+ Dân số trong độ tuổi lao động thông thường là từ 15-59 tuổi. Dân số
tăng lên, sau một thời gian nhất định, số người trong độ tuổi này cũng tăng
lên, làm cho lực lượng lao động cũng vì thế mà lớn lên.

27
Chia 2 vế của hàm sản xuất cho L, ta có:
Y K R T
 f  ;1; ; 
L  L L L
Khi dân số tăng lên, nghĩa là L tăng lên, với các yếu tố khác không
đổi sẽ làm cho Y/L giảm xuống. Điều này làm cho tổng sản phẩm tăng lên
nhưng sản phẩm bình quân đầu người, thậm chí là bình quân cho một lao
động lại giảm đi.
+ Tuy nhiên, không phải mọi người trong độ tuổi lao động đều tham
gia hoạt động kinh tế và cũng không phải cứ ai ngoài độ tuổi lao động thì
không tham gia hoạt động kinh tế vì thế ta xét thêm “tỷ lệ tham gia lực
lượng lao động” đặc trưng theo giới và tuổi, có khái niệm “dân số hoạt động
kinh tế” và “dân số không hoạt động kinh tế”. Với mỗi mức dân số hoạt
động kinh tế và tỷ lệ theo giới tuổi khác nhau thì tạo ra ảnh hưởng khác
nhau tới năng suất và tăng trưởng kinh tế. Cụ thể:
Nếu “dân số làm việc” chủ yếu từ tuổi 19 trở lên- đã qua đào tạo, học
tập thì sẽ tạo ra năng suất cao và ngược lại.
Nhưng nhóm tuổi phụ nữ tham gia lực lượng lao động cao nhất cũng
là nhóm tuổi có mức sinh cao, phản ánh sự xung đột chức năng sinh sản và
chức năng kinh tế thì cũng làm giảm năng suất…
- Về chất lượng: Khi dân số tăng nhanh, các điều kiện sống không
được thoả mãn ở mức độ cao, hầu như các nhu cầu chỉ dừng lại ở mức tối
thiểu, đảm bảo cho vừa đủ nhu cầu cơ bản của cuộc sống, ảnh hưỏng đến
sức khỏe và trình độ học vấn của người lao động. Điều này làm cho chất
lượng vốn con người giảm xuống hoặc ở mức thấp đến rất thấp. Do đó, năng
suất lao động không cao, khiến cho tổng sản phẩm quốc dân tăng chậm.
Tác động tới vốn, công nghệ, tài nguyên:
* Tác động đến tài nguyên:
Dân số tăng lên đòi hỏi khai thác nhiều tài nguyên hơn để phục vụ cho
quá trình sản xuất. Khi lực lượng lao động tăng lên thì tổng sản phẩm sẽ
tăng lên nhưng khi dân số tăng lên thì lực lượng lao động cũng tăng với tốc

28
độ thường cao hơn tốc độ tăng dân số. Một số nguồn tài nguyên như đất đai,
mặt nước… lại có hạn. Vì thế, số lao động trên một đơn vị diện tích đất đai
tăng lên (R/L giảm). Điều này làm cho tổng sản phẩm tăng lên nhưng sản
phẩm bình quân đầu người, thậm chí là bình quân cho một lao động lại giảm đi.
* Tác động đến nguồn vốn:
Quay trở lại với hàm sản xuất, xét trên mối quan hệ giữa lao động và
vốn, ta có thể giả sử các yếu tố về khoa học công nghệ và tài nguyên thiên
nhiên không đổi (Bỏ qua R và T)
Ta có hàm sản xuất: Y=f(K;L)
Từ đây ta chia hai vế của phương trình cho L ta có
Y K 
 f  ;1
L L 
Trong quá trình sản xuất nếu số lao động (L) tăng nhanh hơn nhiều so
với vốn vật chất (K) thì lượng vốn đó phải dàn trải ra cho nhiều lao động,
dẫn đến tỉ lệ vốn/lao động (K/L) giảm xuống. Tăng trưởng dân số nhanh tác
động trực tiếp làm tăng yếu tố lao động L, đồng thời tác động đến quy mô
của vốn vật chất K và làm giảm vốn này. Bởi vì, đối với một quốc gia, tăng
nhanh dân số thường là do sinh đẻ nhiều. Do đó, số lượng trẻ em trong tổng
số dân lớn. Vì vậy, quỹ tiêu dùng lớn và quỹ tích lũy bị thu hẹp, hạn chế quy
mô và tốc độ tăng lên của K, dẫn đến tỉ lệ K/L nhỏ và tăng chậm. Như vậy,
dân số tăng nhanh tác động đến cả tử và mẫu số của tỷ lệ K/L theo chiều hướng
làm giảm tỷ số này và do đó làm giảm sản lượng đầu ra trên mỗi lao động.
* Tác động đến công nghệ:
Có nhiều lập luận rằng quy mô dân số lớn và tăng trưởng nhanh sẽ tạo
ra sức ép làm nảy sinh các phát minh khoa học và đẩy nhanh tiến bộ công
nghệ. Tuy nhiên, tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng phải có thời gian và cần
nguồn vốn đầu tư lớn. Trong khi đó, nguồn vốn đầu tư giảm khi dân số tăng
lên, tức là nguồn vốn đầu tư cho khoa học công nghệ cũng giảm xuống, làm
cho công nghệ khó phát triển, gây ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế.

29
* Tác động tới tiêu dùng (C):
Bản thân cung là do cầu quyết định vì thế để có động lực thúc đẩy sản
xuất, tăng trưởng kinh tế thì phải mở rộng thị trường tiêu dùng, kích thích
tiêu dùng, tăng cầu về mọi hàng hóa sản phẩm. Có nhiều yếu tố xác định
khối lượng và cơ cấu vật phẩm tiêu dùng, các loại dịch vụ song quy mô, cơ
cấu dân số là những yếu tố quan trọng. Vì thế, việc tiêu dùng của dân cư
cũng có ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng kinh tế và biến động dân số sẽ tác
động tới sự tăng trưởng kinh tế thông qua yếu tố tiêu dùng thể hiện qua sự
phụ thuộc khối lượng tiêu dùng vào quy mô dân số, sự tiêu dùng khác nhau
do khác về độ tuổi và giới, nghề nghiệp.
* Tác động tới chi tiêu công cộng: (G)
Nền kinh tế hỗn hợp hoạt động theo cơ chế thị trường với sự điều tiết,
quản lý của nhà nước. Nhà nước sử dụng ngân sách xây dựng cơ sở vật chất,
tạo điều kiện tăng trưởng kinh tế. Song chi tiêu nhà nước (G) không chỉ tiêu
dùng cho kinh tế mà còn chi tiêu giải quyết vấn đề xã hội. Thông qua chi
tiêu công cộng ta cũng sẽ thấy được phần nào tác động của gia tăng dân số
đến tăng trưởng kinh tế do việc phải phân tán nguồn lực nhà nước.
Gia tăng dân số làm cho nhu cầu về nhà ở, đất đai và việc sử dụng các
dịch vụ công cộng như: đường sá, trường học, bệnh viện và các hình thức
phúc lợi xã hội… tăng lên không ngừng.
* Tác động tới tiết kiệm và đầu tư:
Một nền kinh tế muốn tăng trưởng tốt thì điều không thể thiếu đó là
nguồn vốn đầu tư. Nếu giả sử là số tiền đầu tư mới mỗi năm ở VN tương
đương với 40% GDP và chỉ số hiệu quả đầu tư ICOR là 4, thì đủ để cho
VN giữ được tăng trưởng kinh tế ở mức 10%/năm. Có thể thấy vốn và
GDP biến động cùng chiều, khi vốn tăng lên thì GDP cung tăng theo.
Hơn thế nữa, tốc độ tăng GDP mạnh hơn tốc độ tăng của vốn. Từ đó có
thể nhận thấy tầm quan trọng của vốn đối với tăng trưởng kinh tế.
Vốn đầu tư có thể đến từ nhiều nguồn: tiết kiệm, đi vay hay nhận sự
đầu tư trực tiếp từ bên ngoài. Chẳng hạn ở Việt Nam, nguồn vốn chủ yếu lại
là từ bên ngoài (ODA, FDI). Nhưng tiết kiệm trong nước vẫn là nguồn cung

30
cấp vốn an toàn cho đầu tư. Có tiết kiệm thì mới có tiền đầu tư (mà không
phải vay nợ). Tiết kiệm là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng
đến sự phát triển của một nền kinh tế. Dưới hình thức tiết kiệm và tín dụng,
có thể tập hợp được những nguồn vốn nhàn rỗi nhỏ lẻ thành những nguồn
vốn lớn sử dụng vào việc đầu tư nhằm tạo ra vật chất mới. Tỷ lệ đầu tư cao
thì tăng trưởng mới nhanh. Tuy nhiên, tiết kiệm lại chịu sự chi phối khá
mạnh của gia tăng và biến đổi cơ cấu dân số. Khi dân số tăng nhanh, tiêu
dùng tăng lên làm cho tiết kiệm giảm đi dẫn đến nguồn vốn đầu tư xuất phát
từ tiết kiệm sẽ giảm xuống. Tiết kiệm có xu hướng tăng khi tỷ lệ dân số
trong tuổi lao động tăng.
Tóm lại đối với các nước nghèo, gia tăng dân số gây ảnh hưởng tiêu cực,
bất lợi cho tăng trưởng kinh tế. Kết luận này được chứng minh cụ thể thông qua
mối quan hệ:
Tỷ lệ gia tăng GNP Tỷ lệ Tỷ lệ
= -
bình quân đầu người gia tăng GNP gia tăng dân số
- Ở tầm vi mô, mỗi doanh nghiệp, sản xuất cái gì, với khối lượng bao
nhiêu, đương nhiên là phụ thuộc vào số dân và nhu cầu của họ, mà nhu cầu
này thay đổi theo độ tuổi và giới tính. Chẳng hạn, khi sản xuất mũ, cần đặt
câu hỏi: Sản xuất cho bao nhiêu người? Mũ cho nam hay nữ? Mũ cho ông
già hay mũ cho trẻ em? Hay nói khác đi: quy mô, cơ cấu dân số góp phần
quan trọng vào việc xác định quy mô, cơ cấu sản xuất. Điều tra mức sống
dân cư ở nước ta cho thấy: quy mô gia đình càng nhỏ, mức tiêu dùng và tích
luỹ càng lớn.
b. Tác động của dân số đến các vấn đề xã hội
Các biến dân số đóng vai trò chủ yếu trong kế hoạch hoá phát triển
các ngành sản xuất và dịch vụ xã hội để thực hiện mục tiêu cuối cùng của sự
phát triển là nâng cao mức sống nhân dân và phát triển bền vững. Một trong
những nguồn gốc sâu xa của mối quan hệ DS-PT xuất phát chính từ mối
quan hệ giữa nhu cầu các dịch vụ xã hội thiết yếu về ăn, ở, học tập, việc
làm, chăm sóc sức khoẻ cho sự tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân theo
thời gian trong suốt cuộc đời của mình với dân số. Hình 7 cho thấy, các nhu

31
cầu dịch vụ xã hội của mỗi cá nhân (DVXH) là khác nhau theo độ tuổi của
họ. Tuy nhiên, con người thường sống trong một gia đình, trong một cộng
đồng dân cư trên một lãnh thổ nhất định. Mỗi cộng đồng ấy có quy mô dân
số, cơ cấu theo tuổi - giới tính khác nhau, nên có tổng cầu về mỗi loại
DVXH khác nhau. Vì vậy, lập kế hoạch phát triển "cung" về DVXH cho
mỗi cộng đồng dân cư ở mỗi thời kỳ nhất định phải xuất phát từ "cầu" và
nhằm thoả mãn các nhu cầu đó trên những địa bàn cụ thể.
Hình 1.2: Mối quan hệ giữa độ tuổi và các nhu cầu dịch vụ thiết yếu

Cao Tuổi Trường học


Việc làm

Lương thực

Nhà ở

Các dịch vụ y tế cá nhân

Thấp
5 15 24 55 75

Mô hình trên cho thấy, các nhu cầu DVXH của mỗi cá nhân con người
là khác nhau theo thời gian. Vì vậy, lập kế hoạch phát triển “Cung” về
DVXH cho mỗi cộng đồng dân cư ở mỗi thời kỳ nhất định phải xuất phát từ
“Cầu” và nhằm thoả mãn mọi nhu cầu đó. Điều này đòi hỏi các nhà kế
hoạch và hoạch định chính sách phải quan tâm đầy đủ đến các yếu tố dân số,
bao gồm cả quá trình dân số (sinh, chết, di dân) và kết quả dân số (quy mô,

32
cơ cấu tuổi/giới tính và phân bố theo không gian) để lập kế hoạch phát triển
“Cung” đáp ứng đúng và đầy đủ các nhu cầu của sự phát triển con người
trong cộng đồng dân cư ở mỗi lãnh thổ khác nhau.
Việc phân tích hiện trạng và dự báo dân số tương lai là rất quan trọng
đối với công tác kế hoạch hoá phát triển, đặc biệt là trong kế hoạch hoá việc
an ninh lương thực- thực phẩm, y tế, giáo dục, nhà ở và những dịch vụ xã
hội cơ bản khác trong tương lai.
c. Tác động của dân số đến tài nguyên và môi trường
- Hoạt động khai thác, sản xuất, tiêu dùng của hàng tỷ người đang làm
cạn kiệt dần nguồn tài nguyên, kể cả loại tài nguyên có thể tái tạo và tài
nguyên không thể tái tạo. Mặt khác, sản xuất, tiêu dùng đã và đang đưa vào môi
trường ngày càng nhiều chất thải độc hại, đe doạ sự sống còn của loài người.
Sự tác động của dân số đến môi trường phụ thuộc vào tổng số dân,
mức độ sử dụng tài nguyên thiên nhiên bình quân đầu người và trình độ
công nghệ ảnh hưởng đối với môi trường nghĩa là công nghệ càng tiên tiến
thì ảnh hưởng đến môi trường càng ít hay càng nhỏ.
Như vậy, các tác động tiêu cực của sự gia tăng tự nhiên của dân số
được thể hiện chủ yếu qua quá trình khai thác quá mức các nguồn tài
nguyên thiên nhiên làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, sự thải loại ngày
càng lớn các loại chất thải vào môi trường, làm cho môi trường sống bị
xuống cấp nhanh chóng. Tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã và
đang diễn ra đe doạ sự sống của dân cư và các hệ sinh thái ở nhiều nơi trên
trái đất.
Các tác động tiêu cực của tình trạng gia tăng dân số hiện nay trên thế
giới biểu hiện ở các khía cạnh:
 Sức ép lớn tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường trái đất do khai
thác quá mức các nguồn tài nguyên phục vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất
lương thực, thực phẩm, sản xuất công nghiệp v. v...
 Tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân huỷ của
môi trường tự nhiên trong các khu vực đô thị, khu sản xuất nông nghiệp,
công nghiệp.

33
 Sự chênh lệch về tốc độ phát triển dân số giữa các nước công nghiệp
hoá và các nước đang phát triển gia tăng, dẫn đến sự nghèo đói ở các nước
đang phát triển và sự tiêu phí dư thừa ở các nước công nghiệp hoá. Sự chênh
lệch ngày càng tăng giữa đô thị và nông thôn, giữa các nước phát triển công
nghiệp và các nước kém phát triển dẫn đến sự di dân ở mọi hình thức.
 Sự gia tăng dân số đô thị và sự hình thành các thành phố lớn - siêu
đô thị làm cho môi trường khu vực đô thị có nguy cơ bị suy thoái nghiêm
trọng. Nguồn cung cấp nước sạch, nhà ở, cây xanh không đáp ứng kịp cho
sự phát triển dân cư. Ô nhiễm môi trường không khí, nước tăng lên. Các tệ
nạn xã hội và vấn đề quản lý xã hội trong đô thị ngày càng khó khăn.
Chính sự chênh lệch ngày càng lớn mức sống giữa các nước công
nghiệp phát triển với các nước đang phát triển giữa đô thị và nông thôn
trong từng quốc gia đã dẫn đến tình trạng di dân phổ biến xảy ra dưới nhiều
hình thức. Nguồn cung cấp nước sạch, nhà ở, cây xanh… không đáp ứng kịp
thời cho sự gia tăng dân số đô thị từ đó ngày càng làm trầm trọng hơn sự ô
nhiễm môi trường ở các thành phố lớn đặc biệt là các thành phố lớn ở các
nước đang phát triển.
Rõ ràng là dân số có ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến chất lượng
cuộc sống của từng người, từng gia đình và tình trạng kinh tế, xã hội và môi
trường của mỗi địa phương, mỗi quốc gia cũng như toàn thế giới.
1.2.2. Sự tác động của phát triển đến dân số
1.2.2.1. Tác động của kinh tế đến dân số
Trước hết, nền sản xuất dựa trên công cụ thủ công sẽ đòi hỏi số lượng
lao động nhiều hơn là chất lượng lao động, điều này sẽ dẫn đến việc sinh
nhiều con. Tình hình hoàn toàn ngược lại, đối với nền sản xuất dựa trên cơ
sở điện khí hoá, tự động hoá và tri thức.
Sự phát hiện, sản xuất ra viên uống tránh thai và vắc-xin làm cho cả
mức sinh và mức chết đều giảm xuống. Công nghiệp hoá, đô thị hoá đã lôi
cuốn dòng người từ nông thôn đổ ra đô thị. Rõ ràng, mức sinh, mức chết và
di cư (quá trình tạo nên sự biến đổi quy mô và cấu trúc tuổi - giới tính) phụ

34
thuộc chặt chẽ vào trình độ phát triển của khoa học, công nghệ nói riêng và
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất nói chung.
Nhưng tái sản xuất ra con người không chỉ phụ thuộc tương hỗ với
khu vực sản xuất đồ vật-hoạt động cốt lõi của nền kinh tế. Ở tầm rộng lớn
hơn, nó liên quan tới tất cả các yếu tố khác của quá trình phát triển: Những
tiến bộ về mặt xã hội, trong đó có hệ thống y tế, trình độ giáo dục, sự bình
đẳng nam nữ và sự bền vững về môi trường. Thật vậy, kết hôn, hạn chế sinh
đẻ, phòng, chống lại bệnh tật và cái chết,... đều là hoạt động có ý thức, cần
đến tri thức và là những hoạt động riêng có của loài người. Vì vậy, bình
đẳng nam nữ, giáo dục, khoa học,... (tức là các yếu tố của phát triển) càng
cao, tri thức con người sẽ càng rộng, tư duy của con người càng hợp lý, thì
tác động càng mạnh đến các quá trình dân số nói trên.
Các đặc trưng dân số của mỗi cá nhân như: tuổi, giới tính, tình trạng
hôn nhân, số con... và các yếu tố phát triển: văn hoá, nghề nghiệp, thu nhập,
nhóm xã hội... cùng tồn tại trong một con người, trong một cơ sở vật chất
chung, nên chúng có mối liên hệ trực tiếp, chặt chẽ.
Sự tác động của phát triển đến dân số lớn đến mức, người ta đã tin
rằng: "Phát triển là viên tránh thai tốt nhất" và "các vấn đề dân số sẽ tự được
giải quyết khi phát triển kinh tế-xã hội tăng lên"(*).
1.2.2.2. Tác động của xã hội đến dân số
Tác động của giáo dục đến dân số
Trong quá trình phát triển, các yếu tố của quá trình dân số chịu ảnh
hưởng rất mạnh của giáo dục. Giáo dục tác động đến quá trình dân số chủ
yếu thông qua các yếu tố là: kết hôn, sinh, chết và di dân. Tuy nhiên tác
động không mang tính tức thời mà phải trải qua một thời kì mới được kiểm
nghiệm.
Khi giáo dục và đào tạo được mở rộng, thanh niên do bận học sẽ kết
hôn muộn hơn. Giáo dục và đào tạo nâng cao năng lực của con người, tạo

(*)
Tăng trưởng dân số và phát triển kinh tế. Báo cáo trong Hội nghị tư vấn của các nhà kinh
tế do UNFPA nhóm họp ngày 28-29/9/1992 tại Nưu-ước, Hoa Kỳ

35
cơ hội lớn cho họ có việc làm thu nhập cao và giao lưu xã hội rộng rãi, do
đó chi phí cơ hội cho việc sinh đẻ ngày càng trở nên lớn hơn. Mặt khác, khi
trình độ học vấn cao hơn, con người ta sẽ biết phân tích chi phí, lợi ích của
việc sinh con, phòng chống bệnh, hiểu được nội dung giáo dục, truyền thông
về vấn đề sức khoẻ từ đó họ có hành vi hợp lý hơn theo hướng sinh đẻ ít
hơn về số lượng nhưng nâng cao về chất lượng, bảo vệ và chăm sóc sức
khoẻ tốt hơn, tuổi thọ cao hơn.
Tác động của y tế đến dân số
Với những thành tựu to lớn của khoa học nói chung và y học nói
riêng, ngày nay con người đã có phương pháp và phương tiện điều chỉnh
hành vi sinh đẻ, đấu tranh chống lại bệnh tật, giảm bớt mức chết, kéo dài
tuổi thọ. Khoa học kĩ thuật đặc biệt là y tế đang can thiệp trực tiếp vào toàn
bộ quá trình tái sản xuất dân số, giúp cho quá trình này chuyển nhanh tới
giai đoạn cân bằng hợp lý. Sự phát hiện sản xuất nhiều phương tiện tránh
thai, giá rẻ, dễ phân phối, việc điều chế ra vắc xin, kháng sinh và nhiều loại
thuốc và các dịch vụ y tế có chất lượng cao đã làm cho cả mức sinh, mức
chết đều giảm nhanh.
Có thể nói trong việc hạn chế mức sinh, y tế đóng vai trò trực tiếp và
quyết định cuối cùng. Bởi vì mọi giải pháp kinh tế- xã hội, giáo dục- tuyên
truyền, hành chính - pháp luật mới chỉ có tác động đến ý thức, chỉ có y tế
mới hỗ trợ trực tiếp việc hạn chế sinh đẻ. Nếu sự tác động của ngành y tế tới
mức sinh chỉ giới hạn đối với những người trong độ tuổi sinh đẻ thì việc tác
động làm giảm mức chết liên quan đến mọi người, mọi lứa tuổi. Ngày nay,
trẻ em đã được tiêm phòng các bệnh như: sởi, lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván.
Nhờ vậy, mức chết đã giảm nhiều, đặc biệt với trẻ em dưới 5 tuổi. Đối với
người lớn, y tế đã chữa được nhiều bệnh gây tử vong cao trong quá khứ như
lao, sốt rét, uốn ván... Thêm vào đó, công tác chăm sóc sức khỏe cho người
già cũng được đẩy mạnh làm giảm mức chết của nhóm tuổi này đồng thời
làm tăng tuổi thọ trung bình của dân số.
1.2.2.3. Tác động môi trường đến dân số
Môi trường bao quanh con người và những thứ con người cần đều lấy
từ môi trường: thức ăn, nước uống, không khí để thở... Chính vì vậy, môi

36
trường ảnh hưởng rất lớn đến con người, cụ thể là sức khoẻ, tuổi thọ, khả
năng sinh đẻ...
Trong những thập kỷ gần đây, yếu tố môi trường ngày càng biến động
theo xu hướng bất lợi cho sức khỏe con người và ảnh hưởng đến 40% bệnh
tật của con người ngày nay. Những nơi có cuộc sống nghèo nàn lạc hậu, chậm
phát triển thì nguồn nước sạch và vệ sinh môi trường kém, thực phẩm bị ô
nhiễm do vi sinh vật và chất lượng không đảm bảo, rác thải không được quản
lý, ô nhiễm không khí, điều kiện ăn ở thiếu thốn... thì dịch bệnh dễ phát sinh
đã tác động xấu đến sức khỏe con người. Cùng với sự ô nhiễm đó thì các
bệnh liên quan đến khả năng sinh sản ngày càng tăng, số lượng người vô sinh
ở cả nam và nữ đều gia tăng ảnh hưởng lớn đến mức sinh, các bà mẹ mang
thai cũng là đối tượng dễ bị bệnh do ô nhiễm môi trường và sau đó, chuyển
bệnh cho đứa con sắp chào đời (truyền qua nhau thai).
Môi trường không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến tỉ lệ sinh mà còn tác
động lên cả tỉ lệ tử vong. Theo Tiến sĩ Trần Đắc Phu, Phó cục trưởng Cục Y
tế dự phòng (Bộ Y tế) “Cả 26 bệnh truyền nhiễm trong cộng đồng đều liên
quan đến ô nhiễm môi trường”. Do nảy sinh nhiều ô nhiễm nên một số loại
bệnh liên quan như nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, bệnh hô hấp mãn
tính, tim mạch, ung thư khá phức tạp, tăng khá nhanh từ khu vực đô thị
đông dân đến các vùng núi cao nghèo. Tình hình mắc bệnh này càng tăng và
phức tạp thì tỉ lệ tử theo đó mà tăng lên.
Đối với những khu vực có khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, điều kiện
tự nhiên thuận lợi cũng thu hút đông dân cư. Nhu cầu chuyển cư của con
người cũng thường hướng về những khu vực có đất đai màu mỡ, khí hậu ôn
hòa, mát mẻ, gần nguồn nước, không khí trong lành, ít xảy ra thiên tai…
Môi trường thuận lợi giúp cho việc thúc đẩy phát triển kinh tế văn hóa xã
hội. Không khí mát mẻ, trong lành, địa hình bằng phẳng thuận lợi cho giao
thông vận chuyển. Môi trường trong sạch cũng làm tăng số lượng dân di cư
từ thành thị về nông thôn. Ngày nay, số dân thành thị quá đông nên các quốc
gia có xu hướng khuyến khích dân cư di chuyển dân ra khu vực ngoại thành
để đảm bảo sự phát triển bền vững, hạn chế tạo nên sức ép cho thành phố.
Môi trường đang là bài toán nan giải của toàn thế giới nói chung và

37
mỗi người nói riêng. Chỉ có phát triển, cải tạo môi trường con người mới có
một cuộc sống trọn vẹn nhất, đầy đủ nhất về mọi mặt: sức khỏe, vật chất,
tinh thần…. Môi trường trong sạch cũng xem như là sự đảm bảo về chất
lượng dân số, đảm bảo cho cuộc sống con người. Chính vì vậy, mọi người
hãy cùng nhau cải thiện môi trường, cứu lấy thế giới, tạo lập cho tương lai
chúng ta và thế hệ mai sau một sự phát triển bền vững nhất chỉ bằng những
hành động nhỏ nhặt hàng ngày.
1.3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN HỌC
1.3.1. Nội dung và nhiệm vụ môn học
Như trên đã nêu, các quá trình dân số và mối quan hệ chặt chẽ giữa
dân số và phát triển là đối tượng nghiên cứu của môn học.
Môn học bao gồm hai nội dung chính. Một là những kiến thức cơ bản
về dân số học và hai là mối quan hệ giữa dân số và phát triển.
Dân số học nghiên cứu các động thái và các quá trình dân số. Dân số
thường xuyên biến động. Tại các thời điểm khác nhau; quy mô, cơ cấu, chất
lượng và tốc độ tăng dân số khác nhau. Những khác nhau đó là do các quá
trình biến động tự nhiên (sinh, chết) và biến động cơ học (di dân) tạo nên.
Môn học phân tích xu hướng biến động dân số. Dựa vào sự biến động dân
số của các nước, các thời kỳ khác nhau rút ra tính quy luật chung của sự
biến động kể cả biến động tự nhiên và biến động cơ học. Để đánh giá sự
biến động, môn học giới thiệu các thước đo và phương pháp xác định các
thước đo dân số. Mỗi thước đo phản ánh các khía cạnh khác nhau và có
những ưu, nhược điểm khác nhau. Để đánh giá chính xác và toàn diện phải
dùng nhiều thước đo khác nhau. Môn học phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến mức sinh, mức chết và di dân, đó cũng chính là ảnh hưởng của các quá
trình phát triển đến các quá trình dân số.
Một trong những nội dung của môn học là nghiên cứu các mối quan
hệ giữa dân số và phát triển, trước hết là mối quan hệ giữa dân số với kinh
tế. Nếu dân số học trả lời câu hỏi: tại thời điểm xác định, quốc gia đó có số
dân là bao nhiêu, bao nhiêu nam và nữ, số người ở từng độ tuổi, từng dân
tộc... và kinh tế học trả lời câu hỏi: họ sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào...

38
thì dân số và phát triển phải trả lời câu hỏi: khi quy mô và cơ cấu dân số
thay đổi sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế như thế nào, sẽ phải sản xuất
thêm bao nhiêu, thêm cái gì... và ngược lại.
Phát triển không chỉ biểu hiện ở khía cạnh kinh tế mà cả ở khía cạnh
xã hội và môi trường. Phát triển xã hội thể hiện ở nhiều nội dung khác nhau
như trình độ y tế, giáo dục, mức sống... của dân cư. Đây là mối quan hệ tác
động hai chiều. Quy mô, cơ cấu và phân bố dân cư có ảnh hưởng đến nhu
cầu và mạng lưới phát triển y tế, giáo dục. Ngược lại trình độ phát triển y tế,
giáo dục khác nhau sẽ ảnh hưởng đến mức sinh, mức chết và phân bố dân
cư. Đồng thời, dân số với môi trường cũng có mối quan hệ tác động qua lại
lẫn nhau.
Phải thấy rằng khi nghiên cứu phát triển (kinh tế, xã hội, môi trường),
dân số cũng được đề cập đến như một yếu tố quan trọng. Dân số ảnh hưởng
rất lớn đến quy trình phát triển và ngược lại quá trình phát triển cũng tác
động trực tiếp đến các quy trình dân số.
Để nghiên cứu các mối quan hệ tổng quát ở trên dân số và phát triển
phải giải đáp được các câu hỏi cụ thể là:
- Xu hướng: tác động lẫn nhau giữa các yếu tố của dân số và các yếu
tố của phát triển diễn ra như thế nào?
- Mức độ tác động giữa chúng như thế nào?
- Mô tả, phân tích mối quan hệ giữa chúng như thế nào? bằng các
công cụ gì?
Như vậy, môn học có vị trí cầu nối giữa dân số học và các môn học có
liên quan đến phát triển kinh tế, xã hội và môi trường.
Cũng như mọi môn khoa học khác, môn học này có nhiệm vụ phát
hiện, biểu diễn, phân tích, dự báo các mối quan hệ giữa dân số và phát triển,
tìm ra quy luật hoặc tính quy luật của các mối quan hệ này.
Chẳng hạn nhờ nghiên cứu mối quan hệ giữa trình độ phát triển
thông qua chỉ số HDI và các chỉ tiêu về cơ cấu dân số theo tuổi mà chúng
ta phát hiện ra tính quy luật là trình độ phát triển càng cao, tỷ lệ người
già càng nhiều, tức là quan hệ đồng biến.

39
Nghiên cứu mối quan hệ giữa dân số và phát triển có thể phải giải
thích tại sao dân cư này sinh đẻ ít còn dân cư khác lại sinh đẻ nhiều? Vì sao
có những luồng di cư từ nông thôn ra đô thị hoặc từ đồng bằng lên miền núi.
Chính vì vậy không những có thể đo lường mà còn giải thích được các quá
trình dân số. Do đó, môn học cung cấp cơ sở lý luận trong việc dự báo và
hoạch định các chính sách dân số. Các chính sách này xây dựng trên cơ sở
phân tích đầy đủ các khung cảnh và trình độ phát triển kinh tế xã hội, điều
kiện môi trường tự nhiên, tránh chủ quan duy ý chí.
Mặt khác, dân số và phát triển còn là cơ sở cho các chính sách phát
triển. Để phát triển nhanh, cần có các điều kiện khoa học kỹ thuật, tài
nguyên, nguồn nhân lực chất lượng cao... Đồng thời, từ những tác động
to lớn của dân số để phát triển, các quốc gia đã nhận thức rằng cần phải
điều chỉnh để có một trạng thái dân số hợp lý, nói khác đi không thể phát
triển nhanh nếu không giải quyết tốt các vấn đề dân số.
Việt Nam là nước "đất chật người đông" mật độ dân số năm 2009 lên
tới 260 người/km2 (bình quân trên thế giới chỉ ở mức 40 người/km2). Trong
khi đó, trên 70% dân số sống ở nông thôn, tuyệt đại bộ phận làm nông
nghiệp với diện tích canh tác bình quân đầu người rất thấp. Từ đó, tình trạng
thiếu việc làm phổ biến, thu nhập thấp. Di dân vào đô thị lên miền núi liên
tục diễn ra, dẫn đến sự biến đổi không có lợi về môi trường. Nghị quyết Hội
nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá
VII tháng 1 năm 1993 nhận định: "Sự gia tăng dân số quá nhanh là một
trong những nguyên nhân quan trọng cản trở tốc độ phát triển kinh tế xã
hội, gây khó khăn lớn cho việc cải thiện đời sống, hạn chế điều kiện phát
triển về mặt trí tuệ, văn hóa và thể lực của giống nòi. Nếu xu hướng này cứ
tiếp tục diễn ra thì trong tương lai không xa, đất nước ta sẽ đứng trước
những khó khăn rất lớn, thậm chí là những nguy cơ về nhiều mặt".
Nghị quyết cũng chỉ rõ rằng "Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình
là một trong những vấn đề kinh tế xã hội hàng đầu ở nước ta, là một yếu tố
cơ bản nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn
xã hội". Chính vì vậy, việc nghiên cứu phát hiện những tác động của dân số
đến sự phát triển, đưa các yếu tố dân số vào các kế hoạch phát triển và lồng
ghép các chương trình dân số với các chương trình phát triển hiện nay ở

40
nước ta trở nên hết sức cần thiết. Đồng thời, đây cũng là công việc đầy khó
khăn vì việc nghiên cứu và giảng dạy dân số và phát triển ở nước ta mới chỉ
được bắt đầu vào những năm đầu của thập niên 90.
Bất kỳ khoa học nào cũng có quá trình hình thành lâu dài và phải trải
qua giai đoạn tích lũy dần tư liệu, thông tin, ý tưởng đủ để khái quát, hệ
thống, tìm ra quy luật. Đối với dân số và phát triển cũng vậy. Tuy không
phát triển bằng ngôn ngữ như hiện nay, song ngay từ thời cổ đại, các nhà
triết học như Khổng Tử, Aristote, Simon... đã có những tư tưởng về mối
quan hệ giữa dân số và hoàn cảnh kinh tế xã hội. Các tư tưởng đó tạo thành
một dòng chảy liên tục trong lịch sử và càng về sau càng rộng, càng sâu.
1.3.2. Các phương pháp nghiên cứu
Dân số và phát triển đòi hỏi phải xem xét các quy luật tái sản xuất dân
số trong mối quan hệ và tác động qua lại với quy luật tự nhiên và quy luật
xã hội trong sự vận động và phát triển, do đó phải sử dụng nhiều phương
pháp nghiên cứu. Xuất phát từ đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu, giống
như các môn khoa học độc lập khác, hệ thống phương pháp nghiên cứu của
dân số và phát triển có phương pháp chung, phương pháp riêng, phương
pháp chuyên biệt và đặc thù, trong đó cơ sở phương pháp luận chung nhất là
phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Sau đây là các phương
pháp chủ yếu được sử dụng.
a. Phương pháp duy vật biện chứng
Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng là các sự vật, sự
việc của tự nhiên - xã hội có mối liên hệ phổ biến và vận động, phát triển
không ngừng. Các quá trình dân số như sinh, chết, di dân thường xuyên biến
động. Nó chịu sự tác động của nhiều yếu tố kể cả các yếu tố tự nhiên, kinh
tế, tâm lý, xã hội và ngược lại chính các quá trình phát triển cũng ảnh hưởng
đến mức sinh, mức chết và di dân.
Chỉ có trên cơ sở phép biện chứng đó mới giải thích và chứng minh
một cách có căn cứ khoa học bản chất xu hướng vận động và mối quan hệ
tác động qua lại giữa các yếu tố.
Dân số và phát triển vận động theo quy luật chung. Nhưng trong các
thời kỳ khác nhau và ở các nước khác nhau thì sự vận động có khác nhau.

41
Vì vậy, nắm được quy luật chung, nhưng phải biết vận dụng vào các điều
kiện cụ thể của từng nước, từng vùng trong từng thời kỳ, nói một cách khác
nghiên cứu dân số phải đặt nó trong mối quan hệ lịch sử xã hội cụ thể.
b. Phương pháp thống kê
Các quá trình dân số, cấu trúc dân số và các yếu tố ảnh hưởng tới
dân số có mối quan hệ qua lại rất phức tạp. Chỉ khi có số lượng đủ lớn
hoặc có một thời gian dài thì các sự kiện, các qui luật về dân số mới được
thể hiện. Điều này đòi hỏi phải sử dụng phương pháp thống kê, bằng
cách phân tổ, nhóm… với các chỉ báo khoa học mới có thể phát hiện
được sự vận động của dân số trong một giai đoạn nào đó.
c. Phương pháp mô hình hóa.
Để nghiên cứu quy luật của các quá trình dân số và tái sản xuất dân
số cũng như mối quan hệ của chúng với các hiện tượng và quá trình xã
hội khác, phương pháp mô hình hóa có vai trò quan trọng. Mô hình (tháp
dân số, bảng, biểu…) thể hiện các quá trình dân số được xây dựng thông
qua các mối tương quan hàm số hoặc hệ các hàm số toán học. Có những
mô hình đặc thù thể hiện dưới dạng như: Bảng sống, bảng kết hôn, bảng
ly hôn…
d. Phương pháp hồi qui tương quan
Tái sản xuất dân số và những biến đổi của nó chịu tác động của nhiều
yếu tố, bắt nguồn từ nhiều mối quan hệ với tự nhiên và xã hội. Sử dụng
phương pháp hồi qui tương quan trong nghiên cứu dân số và phát triển tức
là đặt vấn đề dân số trong hệ thống các mối quan hệ tác động qua lại với
điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội cụ thể. Tùy mục đích nghiên cứu cụ thể,
người ta lựa chọn hai nhóm chỉ tiêu (hay biến) thích hợp "biến dân số" và
"biến phát triển". Giả sử X là biến phản ánh một nội dung của sự phát triển,
còn Y là một chỉ tiêu dân số. Giá trị của biến Y không chỉ do tác động của X
mà còn chịu ảnh hưởng của nhiều biến khách. Vì vậy, với mục đích nghiên
cứu phát hiện tác động của riêng biến X đến biến Y thì trên các phần tử
nghiên cứu, giá trị của các chỉ tiêu khác phải như nhau hoặc gần như nhau.
Thí dụ, để phát hiện tác động của giáo dục (biến X) đến số con của phụ nữ
(biến Y), cần điều tra những người cùng độ tuổi, dân tộc, tôn giáo, nơi ở

42
(cùng thành thị hoặc cùng nông thôn)..., chỉ riêng học vấn là khác nhau.
Ngoài các phương pháp nghiên cứu chủ yếu trên, dân số và phát triển
còn sử dụng nhiều phương pháp khác như: Phương pháp phân tích, tổng hợp,
so sánh, điều tra mẫu, phương pháp y sinh học, phương pháp xã hội học…
Trong quá trình nghiên cứu, việc vận dụng phương pháp nghiên cứu một cách
phù hợp có ý nghĩa quan trọng nhằm phản ánh một cách khách quan các quá
trình dân số, trên cơ sở đó có tác động can thiệp phù hợp, giải quyết hài hòa
mối quan hệ giữa dân số và phát triển.
1.3.3. Ý nghĩa của môn học
- Cung cấp cho ta bức tranh dân số thế giới và Việt Nam hiện tại và
tương lai
- Cung cấp cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa dân số và các hiện
tượng kinh tế, xã hội, môi trường và ngược lại
- Làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách về phát triển kinh tế,
xã hội, môi trường.
- Đưa ra các chính sách tác động vào quá trình dân số cho phù hợp với
thực trạng phát triển kinh tế và xã hội của địa phương
- Là cơ sở của việc lồng ghép các biến dân số vào việc hoạch định các
chính sách, chương trình, dự án phát triển trong tương lai
- Giúp đạt được các mục tiêu phát triển là: Nâng cao chất lượng cuộc
sống vật chất và tinh thần cho con người.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Phân biệt các khái niệm dân cư, dân số và dân tộc. Hãy trình bày
tình hình dân số ở một địa phương hoặc một nước mà anh (chị) biết rõ nhất.
2. Hãy sưu tầm ít nhất 3 định nghĩa khác nhau về phát triển. Phân tích,
so sánh các định nghĩa này.
3. Hãy mô tả tình hình kinh tế - xã hội và dân số ở một nước nông
nghiệp kém phát triển và một nước công nghiệp phát triển. Từ đó gợi cho
anh chị suy nghĩ gì về mối quan hệ dân số và phát triển?

43
4. Hãy quan sát và mô tả sự biến đổi kinh tế - xã hội - môi trường và
dân số ở địa phương anh (chị). Từ đó có thể rút ra những kết luận gì?
5. Hãy mô tả đặc điểm dân số của những gia đình nghèo nhất và
những gia đình giàu nhất mà anh (chị) biết. Từ đó có thể gợi nên suy nghĩ gì
về giải pháp cho việc xoá đói giảm nghèo?
6. Hãy vận dụng khung lý thuyết về mối quan hệ giữa dân số và phát
triển mô tả mức độ và xu hướng tác động qua lại giữa các yếu tố dân số và
các yếu tố phát triển ở Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Các báo các phát triển hàng năm của Liên Hiệp Quốc.
2. Chính sách phát triển bền vững các vùng kinh tế trọng điểm ở Việt
Nam. GS. TS Nguyễn Văn Nam và PGS. TS Ngô Thắng Lợi. NXB Thông
tin và truyền thông. Năm 2010.
3. Cơ sở của nhân khẩu học. Nxb Tư tưởng Matxcơva 1989.
4. Con người và vấn đề phát triển bền vững ở Việt Nam. Nhà xuất bản
Lao động xã hội, năm 2003.
5. Giáo trình dân số và phát triển. Tống Văn Đường và Nguyễn Nam
Phương. NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2007.
6. Giáo trình Dân số học. Chủ biên GS. Phùng Thế Trường. 1995
7. Giáo trình Dân số và phát triển. Chủ biên PGS. TS Nguyễn Đình Cử 1997.
8. Dân số và phát triển, một số vấn đề cơ bản, Nxb Chính trị Quốc gia 2000.
9. Dân số học đại cương. Nguyễn Kim Hồng. NXB Giáo dục, 2000
10. Kinh tế học của các nước thế giới thứ ba. Todardo NXB Giáo dục,
Hà Nội 1998.
11. Không chỉ là tăng trưởng kinh tế: Nhập môn về phát triển bền
vững. Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin. Hà Nội 2005.
12. Nhập môn nghiên cứu dân số. Nxb Thống kê 1991.

44
Chương 2

QUY MÔ, CƠ CẤU VÀ CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ

Mục đích.
- Làm rõ các khái niệm và thước đo đánh giá các kết quả dân số như
quy mô, cơ cấu, phân bố và chất lượng dân số. Phân tích các xu thế và quy
luật biến đổi quy mô và cơ cấu dân số và các yếu tố ảnh hưởng.
- Giới thiệu kỹ thuật tháp dân số trong phân tích qui mô cơ cấu cũng
như xu hướng biến đổi của dân số, áp dụng kỹ thuật tháp dân số trong các
lÜnh vùc qu¶n lý nguån nh©n lùc và phân tích thị trường.

Dân số đóng vai trò vừa là lực lượng sản xuất, vừa là lực lượng tiêu
dùng, là yếu tố chủ yếu của quá trình sản xuất. Quy mô, cơ cấu và chất
lượng dân số có ảnh hưởng rất lớn tới qui mô, cơ cấu sản xuất, đến quá trình
phát triển kinh tế xã hội. Nghiên cứu về quy mô, cơ cấu và chất lượng dân
số cũng có nghĩa là nghiên cứu nguồn lực con người, mà con người không
ai khác là chủ thể của quá trình sản xuất nói riêng và quá trình phát triển nói
chung. Bên cạnh đó, những hiểu biết về quy mô, cơ cấu và chất lượng dân
số không phải chỉ hữu ích cho Chính phủ hay các nhà hoạch định chính sách
trong quá trình lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội mà còn giúp các nhà
sản xuất kinh doanh, từng người dân trong quá trình ra quyết định sản xuất
và tiêu dùng hợp lý. Vì vậy, nghiên cứu về quy mô, cơ cấu và chất lượng
dân số có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập
kinh tế quốc tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
2.1. QUY MÔ VÀ PHÂN BỐ DÂN SỐ
2.1.1. Quy mô và sự biến đổi quy mô dân số
Quy mô dân số là chỉ tiêu phản ánh đặc tính dân số đầu tiên được quan
tâm trong nghiên cứu dân số và phát triển. Chúng ta phân biệt giữa quy mô
dân số thời điểm và quy mô dân số trung bình thời kỳ.

45
Quy mô dân số thời điểm: là tổng số dân sinh sống trong một vùng
lãnh thổ nhất định vào những thời điểm xác định (có thể là đầu năm, cuối
năm, giữa năm hoặc thời điểm tổng điều tra dân số...).
Các ký hiệu thường dùng như:
Po: dân số đầu năm hoặc dân số đầu kỳ;
P1: dân số cuối năm hoặc cuối kỳ;
Pt: dân số tại thời điểm t.
Thông tin về quy mô dân số thời điểm được sử dụng để tính tốc độ
tăng hay giảm dân số theo thời gian. Chẳng hạn, tổng số dân của Việt Nam
vào 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2009 là 85.846.997 người. Như vậy, so với
dân số 0h ngày 1-4-1999, số dân tăng thêm là 9.523 nghìn người, bình quân
mỗi năm tăng thêm 952 nghìn người1 .Việt Nam là nước đông dân thứ 3 ở
Đông Nam Á (sau In-đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin) và đứng thứ 13 trong số
những nước đông dân nhất thế giới.
Quy mô dân số trung bình thời kỳ: là số lượng dân cư được tính bình
quân trong một thời kỳ nào đó. Thời kỳ ở đây được hiểu là dân số trung
bình của tháng, của quý, của năm, của nhiều năm.
Ký hiệu thường dùng: P .
Thông tin về quy mô dân số trung bình thời kỳ được sử dụng trong
việc tính toán các chỉ tiêu nhân khẩu học, dự báo dân số, tính toán, phân
tích, so sánh với các chỉ tiêu kinh tế xã hội, là biến đầu vào của các chiến
lược phát triển quốc gia và từng vùng.
Thông thường, quy mô dân số trung bình được ước lượng là dân số
vào thời điểm giữa năm (30/6 hoặc 1/7 hàng năm) (hay giữa thời kỳ) hoặc
xác định dựa trên các công thức thống kê với giả định dân số vận động đều,
tăng dần hoặc giảm dần đều, không có những biến đổi mang tính chất đột biến.
Sự tăng hay giảm dân số bao gồm hai thành phần: tăng (hay giảm) tự
nhiên (natural increase hoặc decrease), là chênh lệch giữa số sinh và số
chết và tăng (giảm) cơ học hay di dân thuần tuý (net migration), là chênh
lệch giữa số di dân đến và đi ở một vùng. Mối quan hệ giữa các các thành

1
Báo cáo kết quả chính thức Tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/2009, Hà Nội tháng 7-2010.

46
phần này được biểu diễn bằng phương trình cân bằng dân số ở dạng đơn
giản như sau2:
Biến động Biến động Biến động
chung dân số = tự nhiên + cơ học
Hay Pt - P0 = Sinh - Chết + Nhập cư - Xuất cư =B - D + I - O
Trong đó P0 là dân số tại thời điểm gốc, Pt là dân số tại thời điểm t. Số
sinh, chết, nhập cư, xuất cư diễn ra trong giai đoạn từ thời điểm gốc tới thời
điểm t.
Để đánh giá sự biến đổi qui mô dân số qua thời gian, hai thước đo
thường được sử dụng là tốc độ gia tăng dân số và khoảng thời gian dân số
tăng gấp đôi.
Tốc độ (tỷ lệ phần trăm) gia tăng dân số:
Theo khái niệm trong thống kê, tốc độ gia tăng dân số giữa hai thời
điểm (R) là sự chênh lệch về quy mô dân số giữa thời điểm cuối (P1) và đầu
(P0) của một giai đoạn, thường là 1 năm, tính bằng % so với dân số ở thời
điểm đầu.
P1  P0
R   100 (%)
P0
Tuy nhiên, để dễ dàng so sánh tốc độ gia tăng dân số giữa các quốc
gia và giữa các thời kỳ, người ta thường tính tốc độ hay tỷ lệ gia tăng dân số
trung bình hàng năm, ký hiệu r.
P1  P0
r  100 (%)
P0 (t1  t 0 )
Trong đó: t0 và t1 là thời điểm đầu và cuối của một giai đoạn.
Tính tốc độ (hoặc tỷ lệ phần trăm) gia tăng dân số bằng các công thức
trên thực ra tương tự quan điểm cho rằng dân số tăng theo cấp số cộng (hàm
tuyến tính). Nhưng trong thực tế lịch sử gia tăng dân số thế giới và ở Việt
Nam, dân số có xu hướng tăng theo hàm số mũ Pt = P0*ert. Tỷ lệ gia tăng

2
Dưới dạng tỷ suất (sẽ được phân tích kỹ ở chương III), phương trình cân bằng dân số có
dạng:
r = NIR + NMR = CBR - CDR +IR - OR.

47
dân số được tính như sau:
r = Ln (Pt /P0)*100/ t.
Khoảng thời gian dân số tăng gấp đôi:
Một thước đo nữa được sử dụng để đánh giá mức độ gia tăng dân số,
đó là khoảng thời gian dân số tăng gấp đôi. Khoảng thời gian này càng ngắn
chứng tỏ dân số tăng càng nhanh và ngược lại. Sử dụng dạng hàm số mũ để
tính khoảng thời gian t để khi Pt = 2P0. Có nghĩa là:
2P0= P0*ert
ta có: t = Ln2/r = 0.693/r.
2.1.2. Phân bố dân số
Phân bố dân cư là sự sắp xếp số dân trên một vùng lãnh thổ phù hợp
với điều kiện sống của người dân và với các yêu cầu nhất định của xã hội.
Phân bố dân số là sự phân chia tổng số dân theo các đơn vị địa lý hành
chính, theo các vùng địa lý kinh tế, theo vùng địa lý khí hậu và theo thành
thị, nông thôn.
Bản chất của phân bố dân số là một hiện tượng xã hội có tính quy
luật.
Trong giai đoạn đầu tiên của xã hội loài người, khi con người sống
bằng săn bắn, hái lượm, hang động là nơi cư trú, cuộc sống phụ thuộc hoàn
toàn vào tự nhiên thì sự phân bố dân cư theo lãnh thổ mang tính chất bản
năng, tìm nơi khí hậu ấm áp và thuận lợi cho hoạt động săn bắn hái lượm để
sinh sống.
Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, sự phân bố dân cư trở
thành một hoạt động có ý thức và có quy luật. Sự phân bố dân cư có thể tuân
theo các qui luật sau:
Phân bố dân số theo quy hoạch thống nhất, đồng đều là sự sắp xếp số
dân một cách đồng đều giữa các vùng lãnh thổ, dưới sự điều tiết của Chính
Phủ. Tuy nhiên, việc này còn phụ thuộc rất nhiều vào tiềm năng đất đai và
tiềm năng kinh tế, xã hội của các quốc gia.
Phân bố dân cư một cách ngẫu nhiên, là sự xắp sếp tự phát số dân
tương đối đồng đều trong một vùng lãnh thổ mà không chịu ảnh hưởng của

48
các chính sách can thiệp của Chính phủ.
Một dạng phân bố dân cư khác thường xảy ra hơn so với hai dạng
phân bổ dân số trên đó là dân số sắp xếp có xu hướng co cụm vào một số
vùng lãnh thổ này hơn các vùng lãnh thổ khác.
Có 4 loại phân bố dân cư chính
Phân bố dân số theo vùng địa lý: vùng núi và trung du, đồng bằng và
ven biển. Dân số Việt Nam khoảng 80% tập trung ở vùng đồng bằng và ven
biển. Miền núi và trung du dân cư thưa thớt.
Phân bố dân số theo vùng kinh tế xã hội: Dân số Việt Nam hiện nay
được phân chia theo 8 vùng địa lý kinh tế xã hội, đó là: Đông Bắc, Tây Bắc
Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ, Duyên hải Nam Trung bộ, Tây
Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. Mặc dù phân bố dân
cư theo vùng kinh tế xã hội ở Việt Nam có nhiều thay đổi song vẫn thể hiện
rõ sự chênh lệch lớn giữa các vùng.
Phân bố dân số theo khu vực địa lý hành chính: Dân số Việt Nam
được phân chia theo các đơn vị hành chính như tỉnh/thành phố,
quận/huyện... hiện nay được chia thành 63 tỉnh và thành phố trực thuộc
trung ương.
Phân bố dân cư theo vùng nông thôn thành thị: Đây là một trong
những tiêu thức phân bố dân số hay được sử dụng để đánh giá trình độ phát
triển kinh tế xã hội của một vùng, một quốc gia. Ở Việt Nam, sự phân bố
dân số giữa thành thị và nông thôn trong những năm gần đây tuy có thay đổi
song còn chậm. Theo kÕt qu¶ tæng ®iÒu tra d©n sè 1/4/1999, d©n sè thµnh thÞ
chiÕm 23,5% tæng d©n sè, chØ cã 2 thµnh phè triÖu d©n lµ thµnh phè Hå chÝ
minh vµ thµnh phè Hµ Néi, thì 10 năm sau, đến Tổng điều tra 1/4/2009, dân
số thành thị mới chiếm 29.6% tổng dân số, chỉ có 3 đơn vị cấp tỉnh có quy
mô dân số hơn 3 triệu người, đó là thành phố Hà Nội 6.452 nghìn, thành phố
Hồ chí minh 7.163 nghìn và tỉnh Thanh Hóa 3.401 nghìn người.
Để đánh giá về mức độ phân bố dân cư, có thể sử dụng các thước đo
cơ bản sau đây:
Mật độ dân số: Là chỉ số xác định mức độ tập trung của số dân sinh
sống trên một lãnh thổ và được tính bằng tương quan giữa số dân trên một

49
đơn vị diện tích ứng với số dân đó. Công thức tính như sau:
P
D  ng / km2
S
Trong đó: P là tổng số dân sinh sống trên vùng lãnh thổ;
S là diện tích vùng lãnh thổ theo km2(có thể tính diện tích đất canh tác
hoặc tổng diện tích lãnh thổ).
Tỷ trọng phân bố dân cư là tỷ lệ phần trăm dân số ở một vùng so với
toàn bộ dân số của một lãnh thổ, ví dụ như tỷ lệ dân số thành thị và tỷ lệ dân
số nông thôn, tỷ lệ dân số ở từng châu lục.
Xu hướng đô thị hoá đang diễn ra trên toàn cầu. Trong 40 năm qua,
dân số đô thị tăng lên nhanh chóng đặc biệt là ở các nước đang phát triển.
Tỷ lệ dân số sống ở vùng đô thị tăng từ 1/3 năm 1960 lên 47% năm 1999
(2,8 tỷ người), năm 2003 là 48% dân số (3 tỷ người) và lên tới 5 tỷ người
vào năm 2030, chiếm tới 60% dân số thế giới3. Số dân vùng đô thị trên thế
giới tăng 60 triệu người mỗi năm, tăng khoảng gấp 3 lần so với dân số sống
ở vùng nông thôn. Theo kết quả Tổng điều tra dân số năm 2009, ở nước ta,
số người sống ở khu vực thành thị là 25.436.896 người, chiếm 29,6% và ở
khu vực nông thôn là 60.410.101 người, chiếm 70,4% tổng dân số.
Do ảnh hưởng của tăng tự nhiên và di dân giữa các vùng mà bức tranh
phân bố dân số ở Việt Nam có nhiều thay đổi. Cho đến nay, dân số Việt
Nam vẫn phân bố không đều và có sự khác biệt lớn theo vùng kinh tế xã hội.
Vùng đông dân nhất là Đồng bằng sông Hồng (19.577.944 người). Tây
Nguyên là vùng có số dân ít nhất, 5.107.437 người. Hai vùng Đồng bằng
sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, nơi có đất đai màu mỡ và điều
kiện đi lại thuận lợi, có 43% dân số của cả nước sinh sống. Ngược lại, hai
vùng Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, là những vùng núi cao
điều kiện giao thông liên lạc khó khăn và là nơi các dân tộc thiểu số sinh
sống, thì chỉ chiếm gần 19% dân số của cả nước.
Sau 10 năm tỷ lệ tăng dân số bình quân năm thời kỳ 1999 - 2009 của
hai vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên tăng cao hơn so với bốn vùng còn

3
Tình hình dân số thế giới 2004, trang 23

50
lại do hai vùng này có tốc độ nhập cư lớn hơn. Trong 10 năm qua, tỷ lệ tăng
dân số bình quân thấp nhất (0,4%/năm) là ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải
miền Trung, là vùng có quy mô dân số lớn thứ hai, tiếp theo là Đồng bằng
sông Cửu Long (0,6%/năm), là vùng có số dân đông thứ ba của cả nước.
Mặc dù Tây Nguyên là vùng có tổng số dân và mật độ dân số thấp nhất (5,1
triệu dân với mật độ dân số 93 34 người/km2), nhưng do vùng này có mức
độ nhập cư lớn, vì vậy dân số đã tăng nhanh với tỷ lệ tăng dân số bình quân
là 2,3%/năm trong thời kỳ 1999-2009. Đông Nam Bộ là vùng có tỷ lệ tăng
dân số cao nhất (3,2%/năm).
2.2. CƠ CẤU DÂN SỐ
Ngoài quy mô và phân bố dân số, cơ cấu dân số là đặc tính dân số thứ
ba được hình thành dưới tác động của sự thay đổi mức sinh, mức chết và di
dân.
Sự phân chia tổng số dân thành các bộ phận theo một tiêu thức nhất
định gọi là cơ cấu dân số. Ví dụ như cơ cấu tự nhiên (tuổi và giới tính), cơ
cấu dân tộc và cơ cấu xã hội (tình trạng hôn nhân, tôn giáo, trình độ học
vấn...). Trong đó cơ cấu tuổi và giới tính của dân số là quan trọng nhất bởi
vì không những nó ảnh hưởng tới các quá trình dân số như mức sinh và mức
chết và di dân mà còn ảnh hưởng tới quá trình phát triển kinh tế xã hội.
2.2.1. Cơ cấu tuổi của dân số
Cơ cấu tuổi dân số là sự phân chia tổng số dân theo từng độ tuổi, ví dụ
0 tuổi, 1 tuổi, 2 tuổi...; hay nhóm tuổi: nhóm có khoảng cách đều nhau 5
năm, 10 năm hoặc tuỳ thuộc mục đích nghiên cứu như các nhóm dưới tuổi
lao động 0-15, trong tuổi lao động 15-60 và trên tuổi lao động 60+. Cơ cấu
tuổi là biến số quan trọng trong các quá trình lập kế hoạch phát triển KTXH,
đặc biệt là trong quá trình phát triển và kế hoạch hoá nguồn lao động.
Để phân tích cơ cấu tuổi, chúng ta có thể sử dụng các thước đo sau:
Tỷ trọng dân số ở từng độ tuổi, nhóm tuổi. Dựa vào các tỷ trọng chính
như tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi và tỷ trọng dân số trên 60 hoặc 65 tuổi có
thể đánh giá dân số trẻ hay già. Với Ti: tỷ trọng dân số tuổi (nhóm tuổi) i; Pi:
dân số tuổi (nhóm tuổi) i; P: là dân số chung hay tổng dân số; i: là tổng độ

51
tuổi, nhóm tuổi, khoảng tuổi. Hay nói cách khác đây chính là tỷ lệ phần
trăm dân số ở từng độ tuổi, hay nhóm tuổi, hay khoảng tuổi so với toàn bộ
dân số.
Pi
Ti   100 (% )
P
Để đánh giá cơ cấu tuổi của dân số người ta còn sử dụng thước đo tuổi
trung vị (Md). Tuổi trung vị là độ tuổi chia tổng dân số thành hai nửa bằng
nhau, một nửa có độ tuổi già hơn tuổi trung vị và một nửa có độ tuổi trẻ hơn
độ tuổi trung vị.
Giá trị gần đúng của tuổi trung vị được tính theo công thức:
P   Pi 
Md  Ld  i   2 
 Pd 
 
Trong đó:
Md: Tuổi trung vị
P/2: Nửa tổng dân số
Lmd: Giới hạn dưới của tổ (hay nhóm tuổi) chứa tuổi trung vị
Pi: là tổng dân số của các nhóm tuổi có độ tuổi trẻ hơn tuổi trung vị
i: Độ dài của nhóm tuổi có chứa tuổi trung vị.
Có một sự khác biệt đáng kể về cơ cấu tuổi giữa các nước phát triển
và các nước đang phát triển. Các nước phát triển thường có dân số già hơn
các nước Đang phát triển, tuy nhiên tốc độ già hoá dân số ở các nước đang
phát triển sẽ diễn ra nhanh hơn các nước phát triển do hậu quả của “bùng nổ
trẻ em” giai đoạn trước.
Việt Nam đang bước vào giai đoạn có cơ cấu dân số vàng, có nghĩa là
giai đoạn tỷ số phụ thuộc chung giảm xuống dưới hoặc bằng 50%, dân số
trong độ tuổi lao động tăng lên, hai người trong tuổi lao động chỉ phải nuôi
ít hơn 1 người ăn theo, với điều kiện là phải tạo đủ việc làm cho những
người trong tuổi lao động thì mới tận dụng được cơ hội dân số vàng.
Theo dự báo của Liên Hợp Quốc thì Việt Nam có cơ cấu dân số vàng
kéo dài từ năm 2010 cho đến năm 2040 (Hình 2.1). Đây vừa là cơ hội vừa là

52
thách thức lớn đối với nước ta trong giai đoạn hiện nay, vì song song với cơ
hội dân số, Việt Nam đang đối mặt với già hoá dân số.
Già hóa dân số là hiện tượng tỷ lệ người cao tuổi trong tổng số dân có
xu hướng liên tục tăng sau các năm. Một trong những chỉ tiêu quan trọng
biểu thị xu hướng già hóa của dân số là chỉ số già hóa dân số, đó là tỉ số
giữa dân số từ 60 tuổi trở lên so với dân số dưới 15 tuổi, so với dân số
chuẩn 100 người.
P 60 
AI  * 100
P 0  14
Một quốc gia có cơ cấu dân số già khi tỷ lệ người trên 60 tuổi chiếm
từ 10% dân số trở lên hoặc tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên đạt mức 7%.
Hình 2.1. Xu hướng biến động dân số Việt Nam trong từng nhóm tuổi,
giai đoạn 1950-2050
Đơn vị tính: 1000 người

Xu hướng biến động số người trong từng nhóm tuổi


0-14 15-59 60+
70000

60000

50000

40000

30000

20000

10000

0
1950 1960 1970 1980 1990 2000 2010 2020 2030 2040 2050

Nguồn: Population Division of the Department of Economic and Social Affairs of the
United Nations Secretariat, World Population Prospects: The 2008 Revision,
http://esa.un.org/unpp, Monday, June 07, 2010; 10:31:18 AM.
2.2.2. Cơ cấu giới tính của dân số
Toàn bộ dân số nếu được phân chia thành dân số nam và dân số nữ

53
hình thành nên cơ cấu dân số theo giới tính.
Một chỉ tiêu quan trọng được sử dụng đo lường cơ cấu giới tính là tỷ
số giới tính (sex ratio), là tỷ số giữa dân số nam và dân số nữ trong cùng
tổng thể dân số tại một thời điểm nhất định, so với dân số chuẩn 100 người.
Tỷ số giới tính = SRx= 100 × (Pnam/Pnữ).
Tỷ số giới tính có thể được tính cho từng độ tuổi, nhóm tuổi cụ thể. Tỷ
số giới tính chứa đựng những thông tin quan trọng phản ánh về mức sinh và
mức chết và di dân trong dân số. Tỷ số giới tính luôn dao động trong
khoảng 95 đên 105, bất kỳ mọi sự thay đổi nào ngoài giới hạn trên đều được
coi là có sự bất thường.
Ngoài ra có thể sử dụng tỷ lệ phần trăm dân số của từng giới tính (sex
proportion = SP)
Pm Pf
SP m   100(%) SP f   100 (%)
P P
Cơ cấu tuổi, giới tính chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những biến động
dân số như sinh, chết và di dân và thông qua những yếu tố dân số này chịu
tác động của các yếu tố tự nhiên và kinh tế xã hội và chính sách khác.
Ngược lại, bản thân cơ cấu tuổi và giới tính đóng vai trò là các biến độc lập
tác động tới các quá trình dân số và kinh tế xã hội.
Nếu mức sinh cao và duy trì trong một thời gian sẽ dẫn tới cơ cấu dân
số trẻ và ngược lại, mức sinh giảm và ở mức thấp liên tục nhiều năm sẽ dẫn
tới hiện tượng già hoá dân số. Trong một thời kỳ, nếu mức chết, vì một
nguyên do nào đó tập trung vào một giới tính hay nhóm tuổi nhất định sẽ tạo
nên sự thay đổi trong cơ cấu tuổi và giới tính, tuổi thọ trung bình của nữ
thường cao hơn nam giới cũng ảnh hưởng tới tỷ số giới tính.
Trong khi các yếu tố như mức sinh, mức chết tác động làm thay đổi cơ
cấu dân số trên phạm vi cả nước thì di dân chủ yếu làm thay đổi cơ cấu dân
số của từng vùng. Di dân thường xuất phát từ phân công lao động xã hội
theo vùng. Sự phân công lao động theo vùng lại có những đặc điểm về
ngành nghề khác nhau, yêu cầu về lao động vì vậy cũng khác nhau. Vì vậy,
các vùng với các trung tâm phát triển các ngành nghề lĩnh vực khác nhau sẽ
thu hút các nhóm lao động khác nhau, khiến thay đổi cơ cấu tuổi, giới tính,

54
nghề nghiệp, trình độ của vùng.
Những hiểu biết về cơ cấu tuổi và giới tính của dân số đóng vai trò
quan trọng trong việc lập kế hoạch phát triển dân số và kinh tế xã hội thông
qua việc nắm bắt tốt hơn các hiện tượng dân số, kinh tế xã hội đang và sẽ
diễn ra.
2.2.3. Tháp dân số
Tháp dân số (tháp tuổi - giới tính) là cách biểu thị cơ cấu tuổi và giới
tính của dân số bằng hình học. Tháp dân số được phân chia thành 2 phần
bằng một trục thẳng đứng ở giữa, bên trái biểu diễn dân số nam, bên phải
biểu diễn dân số nữ. Đồng thời tháp gồm những thanh ngang hình chữ nhật,
thể hiện lần lượt các độ tuổi, nhóm tuổi theo trình tự độ tuổi, nhóm tuổi nhỏ
nhất ở đáy, độ tuổi, nhóm tuổi cao hơn ở trên, độ tuổi, nhóm tuổi cao nhất ở
đỉnh. Nhóm tuổi cuối cùng thường là nhóm tuổi mở. Chiều dài của các
thanh nằm ngang biểu diễn số lượng người hoặc tỷ lệ dân số trong từng độ
tuổi, nhóm tuổi. Hình dạng tháp dân số phản ánh những thông tin về qui mô,
cơ cấu tuổi và giới tính dân số trong quá khứ và xu hướng phát triển của dân
số trong tương lai.
Hình 2.2: Ba dạng mô hình tháp dân số tổng quát

Nhìn chung, mỗi dân số có một tháp dân số riêng nhưng chúng ta có
thể phân chia thành 3 loại cơ bản dựa vào những đặc trưng trong hình dạng
của chúng: mở rộng, thu hẹp và ổn định.

55
Tháp dân số dạng mở rộng (tháp dân số trẻ): Tháp có hình nón, đáy
tháp mở rộng, càng lên cao càng thu hẹp lại nhanh thể hiện mức sinh cao,
tuổi thọ trung bình thấp, đây là đặc trưng của dân số các nước đang phát
triển, có dân số trẻ và gia tăng nhanh.
Tháp dân số dạng thu hẹp (tháp dân số trưởng thành): Tháp có đáy
tháp thu hẹp hơn so với kiểu mở rộng, phần giữa phình to ra, phần trên của
tháp mở rộng hơn thể hiện mức sinh có xu hướng giảm, tuổi thọ trung bình
gia tăng, đặc biệt tỷ lệ dân số trong tuổi lao động cao, đây là đặc trưng cho
dân số trưởng thành, dân số tăng chậm.
Tháp dân số dạng ổn định (tháp dân số già): Tháp có đa số các phần
tương đương nhau, thể hiện số người trong đa số các nhóm tuổi gần bằng
nhau, có mức sinh thấp, tuổi thọ trung bình cao. Đây là những đặc trưng của
dân số các nước phát triển, có dân số già tăng rất chậm, hoặc không tăng.
Kỹ thuật tháp dân số không chỉ giúp ích trong phân tích cơ cấu tuổi và
giới tính của một quốc gia, một vùng mà còn có thể áp dụng trong phân tích
đánh giá và quản lý nguồn nhân lực trong một tổ chức, gọi là tháp nhân lực;
phân tích thị trường tiêu thụ sản phẩm mà dựa vào đó có thể có một số
thông tin về nhu cầu tiêu dùng, nhóm khách hàng mục tiêu, vòng đời của
một sản phẩm hay dịch vụ nào đó, gọi là tháp phân tích thị trường... Tuy cấu
tạo hoàn toàn giống với tháp dân số nhưng tháp nhân lực hay tháp phân tích
thị trường có thể đa dạng hơn về hình dáng, hoàn toàn có thể rất mất cân đối
về độ tuổi và giới tính. Cùng với những hiểu biết về quản trị nhân lực và
nghiên cứu thị trường, kỹ thuật xây dựng tháp dân số, phân tích hình dạng
và xu hướng biến đổi của tháp sẽ là một phương tiện vô cùng hữu ích trong
từng lĩnh vực.
2.3. CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ
2.3.1. Các khái niệm và phạm trù liên quan tới chất lượng dân số
Chất lượng là thuộc tính khách quan của sự vật. Chất lượng biểu hiện
ra bên ngoài qua các thuộc tính của nó. Chất lượng của sự vật cũng gắn liền
với số lượng, mỗi sự vật bao giờ cũng là sự thống nhất của chất lượng và số
lượng.

56
Từ khái niệm chung về chất lượng, chúng ta có thể hiểu chất lượng
dân số là những thuộc tính bản chất của dân số bao gồm tổng hoà các yếu
tố thể lực, trí lực và tinh thần của con nguời phù hợp với quy mô, cơ cấu
dân số (tuổi, giới tính, phân bố, trình độ học vấn, nghề nghiệp...) và với
trình độ phát triển kinh tế xã hội.
Chất lượng dân số, với cách hiểu như trên bao hàm chất lượng nguồn
nhân lực, chất lượng lao động hay “vốn con người”.
Chất lượng dân số có các đặc trưng sau cần phải lưu ý nếu muốn
nghiên cứu chúng:
Thứ nhất, chất lượng dân số có đặc tính riêng theo từng vùng, theo
từng thời kỳ. Con người sinh sống trong một môi trường, hoàn cảnh nào thì
về mặt nòi giống, phẩm chất và đời sống tinh thần mang những đặc trưng
riêng của vùng miền và thời kỳ đó. Vì vậy, vấn đề quan trọng là sự phù hợp
giữa chất lượng con người với môi trường, khung cảnh kinh tế xã hội mà
con người sinh sống. Không nên rập khuôn những tiêu chí về chất lượng dân
số ở các nước phương Tây với các nước phương Đông.
Thứ hai, trong chất lượng dân số, yếu tố chất lượng con người đòi hỏi
phải được tích luỹ, phát triển và rèn luyện qua thời gian, nó sẽ mất dần đi
nếu không được sử dụng, rèn luyện và phát triển thường xuyên. Chất lượng
con người được nâng cao thông qua quá trình phát triển KTXH, nâng cao
chất lượng cuộc sống, nâng cao chất lượng giống nòi.
Thứ ba, chất lượng dân số gắn liền với quá trình tái sản xuất dân số
nên nó cũng mang tính mâu thuẫn và tính quán tính, để đổi mới chất lượng
dân số chúng ta cần thời gian của vài thế hệ.
Tính mâu thuẫn ở đây được hiểu là, đối với mỗi con người, ngay từ
khi ra đời và trong suốt quá trình tồn tại đòi hỏi phải tiêu dùng tư liệu sinh
hoạt, dịch vụ để đảm bảo sự sống còn và sự phát triển không ngừng về thể
lực, trí lực và tinh thần. Nhu cầu tiêu thụ đó của con người tồn tại suốt cuộc
đời và ngày càng gia tăng do sự tiến bộ về KHKT, về lĩnh vực chăm sóc sức
khoẻ và yêu cầu của xã hội về chất lượng con người. Trong khi đó, để đảm
bảo thoả mãn những nhu cầu này, con người đồng thời đóng vai trò sản

57
xuất, tuy nhiên, vai trò sản xuất chỉ tồn tại trong mỗi con người nhiều nhất
vào khoảng 2/3 cuộc đời, đồng thời để có thể thực hiện tốt vai trò này cá
nhân, gia đình và xã hội ngày càng cần đầu tư nhiều hơn vào nâng cao “vốn
con người” thông qua quá trình chăm sóc sức khoẻ, nuôi dưỡng và dạy dỗ.
Bất kỳ cá nhân nào cũng phải đối mặt với mâu thuẫn này. Thông thường
mỗi cá nhân không tự giải quyết được mâu thuẫn mà phải nhờ tới gia đình
và xã hội, đặc biệt đối với xã hội phương Đông, vai trò của gia đình là hết
sức quan trọng.
Đối với toàn bộ xã hội cũng luôn tồn tại mâu thuẫn giữa nhu cầu cải
thiện chất lượng cuộc sống, nhu cầu tiêu dùng để nâng cao chất lượng con
người với việc duy trì hoạt động sản xuất thoả mãn những nhu cầu đó.
Trong bất kỳ dân số nào cũng có thể phân chia tương đối thành 2 nhóm khác
nhau: một nhóm bao gồm những người có khả năng tham gia sản xuất; một
nhóm bao gồm những người chỉ tiêu thụ (trẻ em và người già, người tàn tật,
bệnh tật hay mất khả năng lao động). Số lượng và tỷ lệ giữa 2 nhóm này
thường xuyên thay đổi trong quá trình phát triển dân số ở mỗi vùng, mỗi
thời điểm khác nhau. Vì vậy, cần bảo đảm một số lượng và tỷ lệ hợp lý giữa
2 nhóm này mới có thể giải quyết mâu thuẫn trên.
Hơn nữa, quá trình tái sản xuất con người bao giờ cũng lâu hơn, đòi
hỏi nhiều thời gian hơn các quá trình tái sản xuất khác (từ lúc sinh ra đến lúc
trưởng thành phải trải qua thời gian khoảng 20 năm) nên quá trình này mang
tính quán tính: Không thể tạo ra một sự tăng vọt dân số khi số lượng dân cư
còn ít, tăng chậm hoặc giảm đi; hoặc làm ngừng sự gia tăng dân số nhanh,
khi số dân đã quá đông, tỷ lệ tăng dân số quá cao. Không thể trong thời gian
gian ngắn mà cải thiện được chất lượng giống nòi, tình trạng sức khoẻ, trình
độ học vấn của người dân. Các biện pháp cho dù là kiên quyết, mạnh mẽ
nhất cũng không thể đạt được kết quả ngay tức khắc.
2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng dân số
Các nhóm chỉ tiêu đánh giá chất lượng dân số:
Dựa vào khái niệm và đặc trưng của chất lượng dân số được phân tích

58
ở trên, chúng ta có thể đề cập tới 3 nhóm chỉ tiêu chính sau đây có thể được
sử dụng để đánh giá chất lượng dân số:
Nhóm 1: Các chỉ tiêu về dân số
Đây là những chỉ tiêu phản ánh mức độ hợp lý về qui mô, cơ cấu và
phân bố dân số, cũng như các chỉ tiêu về các quá trình dân số cần điều chỉnh
như mức sinh, mức chết, di dân để đạt được mức độ hợp lý trên.
Nhóm 2: Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng con người
Đây là những chỉ tiêu đánh giá về năng lực của các cá nhân có thể
thích nghi tốt với xã hội như thể lực (chỉ số khối lượng cơ thể BMI, tuổi thọ
khoẻ mạnh, tỷ lệ suy dinh dưỡng..), trí tuệ (chỉ số IQ, số năm đi học trung
bình..) và năng lực xã hội (chỉ số kỹ năng nghề nghiệp..) của con người.
Nhóm 3: Các chỉ tiêu về môi trường kinh tế xã hội
Nhóm chỉ tiêu này đánh giá mức độ thuận lợi, đầy đủ trong môi
trường kinh tế xã hội tạo điều kiện cho sự phát triển hoàn thiện của con
người. Ví dụ về mặt kinh tế, thu nhập, việc làm có thể sử dụng các chỉ tiêu
như GDP bình quân đầu người, chỉ số nghèo khổ, tỷ lệ thất nghiệp, mức thu
nhập bình quân, diện tích nhà ở bình quân..; về giáo dục đào tạo sử dụng
các chỉ tiêu như tỷ lệ học sinh đến trường đúng tuổi, tỷ lệ học sinh bỏ học
theo giới tính,...; về mặt bảo vệ chăm sóc sức khoẻ, sức khoẻ sinh sản và
KHHGĐ sử dụng các chỉ tiêu như: tỷ lệ phụ nữ có thai được khám thai, tỷ lệ
trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đủ 6 loại vaccin, tỷ lệ sử dụng các
BPTT, số cán bộ y tế, giường bệnh/1000 dân, tỷ lệ nhiễm HIV (đặc biệt ở
tuổi VTN/TN), tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn và phá thai (đặc biệt ở tuổi
VTN/TN)...; hay một số chỉ tiêu tổng hợp phản ánh các thành tựu và mức độ
bình đẳng công bằng trong xã hội như: chỉ số phát triển con người HDI, chỉ
số phát triển giới GDI (tương tự HDI nhưng tính riêng cho từng giới), chỉ
số tạo quyền về giới GEM (đo mối tương quan giới trong các lĩnh vực hoạt
động kinh tế, chính trị và quyền ra quyết định), chỉ số nghèo nhân văn HPI
(phản ánh mặt không thành công của phát triển nhân văn), chỉ số đo lường
mức độ mất công bằng trong phân phối thu nhập, tiếp cận các dịch vụ xã
hội cơ bản như y tế, giáo dục, nước sạch giữa các cá nhân và hộ gia đình

59
trong cộng đồng GINI, chỉ số bền vững địa phương LSI (đánh giá mức độ
bền vững trong phát triển kinh tế xã hội của một địa phương)...
Những chỉ tiêu trên có thể được liệt kê đầy đủ hơn nữa và đối với mỗi
ngành và lĩnh vực có thể lựa chọn một số trong các chỉ tiêu đó làm mục tiêu
cho các hoạt động của mình, góp phần nâng cao chất lượng dân số.
2.4. VAI TRÒ CỦA QUY MÔ, CƠ CẤU DÂN SỐ TRONG PHÁT
TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
2.4.1. Vai trò của quy mô dân số
Trong nhiều thập niên qua, các nhà kinh tế và các nhà nghiên cứu xã
hội đã không ngừng tranh luận về ảnh hưởng của dân số đối với tăng trưởng
kinh tế, bền vững môi trường và các tiến bộ xã hội.
Người ta đưa ra 3 luận điểm: Dân số gia tăng làm hạn chế tăng trưởng
kinh tế với Thomas Malthus (1798)4 và với lý thuyết tăng trưởng cổ điển
của Slow (1956)5; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với Simon.K và Julian.L
(1981)6; hoặc trung tính, không liên quan gì hoặc ảnh hưởng không đáng kể
đến tăng trưởng kinh tế với Kelley (2001)7.
Ngoài ảnh hưởng của quy mô dân số đối với nhu cầu về các nguồn lực
khan hiếm, gia tăng dân số còn có nhiều tác động tiêu cực đến hiệu quả sử
dụng vốn, công nghệ và những nguồn lực khác thông qua chất lượng nguồn
nhân lực và vai trò con người với tư cách làm chủ mọi quá trình sản xuất và
tiêu dùng.Về cơ bản, số dân nhiều hơn thì yêu cầu về nơi ở, nhà máy, cơ sở
hạ tầng giao thông phải được khai thác và cung cấp đáp ứng nhu cầu của
người dân. Trong thời kỳ gia tăng dân số nhanh, việc chia sẻ nguồn vốn có
thể dẫn đến làm giảm nguồn vốn đầu tư tính bình quân theo lao động, giảm

4
Malthus, T. R. (1798). Bài luận về Nguyên tắc Dân số.
5
Solow, R. M. 1956. “A contribution to the theory of economic growth.” The Quarterly
Journal of Economics 70(1): 65-94.
6
Simon, Julian L (1981): Nguồn lực cuối cùng. Báo trường Đại học Princeton.
7
Kelley, A. C. 2001. “The population debate in historical perspective: revisionism revised.”
In: N. Birdsall, A.C. Kelley, and S. W. Sinding. (eds.) Population Matters: Demographic
Change, Economic Growth, and Poverty in the Developing World. Oxford: Oxford
University Press, pp. 24-54.

60
tính bình đẳng trong đầu tư mức sống và chất lượng cuộc sống sẽ giảm. Khi
dân số tăng nhanh, phần lớn nguồn vốn đầu tư phải sử dụng để đáp ứng các
nhu cầu của dân số tăng hơn là tạo điều kiện để tăng thu nhập bình quân đầu
người và cải thiện chất lượng cuộc sống. Đây chính là các luận chứng cơ
bản của lý thuyết dân số “bi quan”. Lý thuyết này thống trị khá lâu khi
người ta vẫn tiếp tục tìm được những bằng chứng thực nghiệm chứng minh
cho nó, cho đến những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ 20.
Vào những năm 1980 các nhà kinh tế học đã đưa ra ý kiến phản đối lại
quan điểm của những người theo thuyết bi quan khi có một số nghiên cứu
thực nghiệm đã làm suy yếu học thuyết này. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế
đã phát hiện tầm quan trọng của công nghệ và tích lũy vốn con người hơn so
với những yếu tố phát triển truyền thống như vốn vật chất và lao động giản
đơn; và các nhà nhân khẩu học cũng bắt đầu xem xét lại những tác động dài
hạn và trung hạn của sự gia tăng dân số, thấy rằng, gia tăng dân số chỉ gây
áp lực trong ngắn hạn, còn trong trung và dài hạn, nhìn chung thị trường có
khả năng thích ứng với gia tăng dân số. Thời kỳ này các học thuyết kinh tế
về “lợi ích quy mô” như Baro (1991)8 đã tìm thấy mối quan hệ dương giữa
qui mô dân số với tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người và
trường phái “lạc quan” trở nên nổi trội hơn các học thuyết xã hội và sinh
học về dân số, những học thuyết trước đây đã chiếm ưu thế trong các tư
tưởng về dân số.
Các nhà nghiên cứu kinh tế tiếp tục kiểm định sự tương quan thống kê
giữa dân số và tăng trưởng kinh tế và đã phát hiện, mặc dù các nước có dân
số tăng nhanh thì xu hướng có nền kinh tế phát triển chậm hơn nhưng sự
tương quan tỷ lệ nghịch này đặc biệt đã biến mất (hoặc trở thành tỷ lệ thuận)
khi đưa vào kiểm soát những yếu tố khác như diện tích của một quốc gia,
mức độ mở cửa thương mại, trình độ học vấn của dân số, chất lượng của các
thể chế dân sự và chính trị. Như vậy, khi đồng thời xem xét tới nhiều yếu tố
phát triển hiện đại, ở nhiều nơi trên thế giới, có ít bằng chứng cho thấy gia
tăng dân số cản trở phát triển kinh tế. Tuy mọi kết luận ở từng quốc gia hay
8
Barro, R. J. 1991. “Economic Growth in a Cross Section of Countries.” Quarterly Journal
of Economics 106(2): 407-444.

61
từng thời kỳ đều cần được kiểm chứng nhưng những kết quả trên đã khiến
chúng ta quan tâm hơn tới một trường phái thứ ba, thuyết dân số học trung
tính, cho rằng, dân số gia tăng có thể tác động tích cực, có thể tác động tiêu
cực, có thể không có mấy tác động tới tăng trưởng, tùy thuộc vào hoàn cảnh
của từng quốc gia và từng thời kỳ.
Như vậy, trước những trường phái lý luận khác nhau, vai trò của gia
tăng dân số tới tăng trưởng kinh tế ở mỗi vùng hay quốc gia, trong từng thời
kỳ cần được kiểm định trước khi đi tới kết luận. Chẳng hạn, một nghiên cứu
vào năm 2008 ở Kontum9 cho thấy, đây là tỉnh có diện tích tự nhiên lớn, là
tiềm năng để phát triển kinh tế, nhưng dân số lại có quy mô nhỏ dẫn tới
thiếu lao động. Sự mất cân đối này đã hạn chế đến việc tăng nhanh diện tích
đất đưa vào khai thác hoạt động kinh tế, vì vậy nền kinh tế của Kontum
chưa đạt tới điểm cân bằng. Tăng quy mô dân số và lực lượng lao động đối
với Kontum hiện nay cần thiết theo hai hướng: Thứ nhất, kiềm chế tiến tới
giảm tốc độ tăng dân số tự nhiên bằng hay cao hơn cả nước đôi chút. Thứ
hai, gia tăng tỷ lệ dân nhập cư, vì giải pháp này cho phép, trong ngắn hạn
giải quyết được tình trạng thiếu lao động, tuy nhiên cũng cần có những giải
pháp kinh tế xã hội đồng bộ.
Ngoài việc nghiên cứu ảnh hưởng của gia tăng dân số tới tăng trưởng
kinh tế, vai trò của qui mô dân số trong quá tình tập trung thương mại, phát
triển xuất nhập khẩu hàng hóa dịch vụ cũng được quan tâm10. Hay như quy
mô dân số gia tăng có thể ảnh hưởng tới môi trường với luận điểm chính là:
để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển, con người phải không ngừng đẩy
mạnh các hoạt động sản xuất ra của cải vật chất để đáp ứng các nhu cầu của
xã hội; do vậy, đã không ngừng tác động đến môi trường thông qua quá
trình khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, phát triển kinh
tế và thải loại các chất thải vào môi trường. Sự tác động này được Paul
Ehrlich và John Holdren (1971) mô hình hóa dưới dạng biểu thức sau:

9
Hồ Thị Hòa (2008), Tuyển tập báo cáo Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học lần thứ 6,
Ảnh hưởng của dân số đến phát triển kinh tế ở Kon tum“. Đại học kinh tế Đà Nẵng.
10
Từ Thúy Anh, Đào Nguyên Thắng (2008) Các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ tập trung
thương mại của Việt Nam với ASEAN3+, Bài nghiên cứu NC-05/2008 CEPR.

62
I =P.A.T
I: Tác động môi trường của các yếu tố liên quan đến dân số.
P: Quy mô dân số
A: Mức độ sử dụng tài nguyên thiên nhiên bình quân đầu người
T: Tác động môi trường của việc sử dụng công nghệ
Qua biểu thức trên, sự tác động của dân số đến môi trường phụ thuộc
vào tổng số dân, mức độ sử dụng tài nguyên thiên nhiên bình quân đầu
người và trình độ công nghệ ảnh hưởng đối với môi trường, nghĩa là công
nghệ càng tiên tiến thì ảnh hưởng đến môi trường càng ít hay càng nhỏ.
Phân tích vai trò của quy mô dân số tới nhu cầu cung cấp dịch vụ y tế
và giáo dục cũng được mô hình hóa dưới dạng các công thức mà trong đó,
qui mô dân số gia tăng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tăng trưởng nhu cầu về
giáo dục và y tế. Chẳng hạn như: H=K x P, trong đó H là tổng cầu về khám
bệnh (số lượt khám, chữa); K là số lượt khám chữa trung bình một người và
P là quy mô dân số. Và G= P x e, với G là tổng cầu về giáo dục, e là tỷ lệ trẻ
em trong độ tuổi đi học trong tổng số dân.
Tuy nhiên, tất cả những lập luận trên đều mới chỉ dựa trên vấn đề quy
mô và sự thay đổi quy mô dân số. Trong những năm gần đây, đứng trước
những biến đổi mạnh mẽ của quá độ dân số, vai trò của những khía cạnh
khác của dân số đã thu hút được sự quan tâm lớn của các nhà nghiên cứu và
các nhà lập chính sách. Đó chính là sự biến đổi cơ cấu tuổi, giới tính, vai trò
của chất lượng dân số tới vốn con người trong phát triển. Cơ cấu tuổi hay
giới tính, chất lượng con người thay đổi đáng kể khi dân số tăng trưởng và
trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Vì hành vi kinh tế, xã hội, tâm lý
của con người thay đổi theo từng giai đoạn khác nhau của cuộc đời, theo
từng giới tính và đối với những nhóm dân số khác nhau, những thay đổi
trong cơ cấu dân số này của một quốc gia hay một vùng có thể gây ảnh
hưởng lớn đến các hoạt động kinh tế xã hội của quốc gia hay vùng đó.
2.4.2. Vai trò của sự thay đổi cơ cấu dân số
Giữa thế kỷ 20, dân số thế giới đã trải qua giai đoạn gia tăng nhanh

63
chóng, là kết quả của mức sinh rất cao và mức tử vong giảm nhanh sau
chiến tranh. Nhưng nhờ các hành động phối hợp của các quốc gia, của các
tổ chức quốc tế, các tổ chức xã hội dân sự, đến đầu thế kỷ 21, mức sinh
chung đã được kiểm soát và giảm đáng kể, sự gia tăng dân số đã chậm lại.
Tuy nhiên, chính hình thái này đã làm nảy sinh hiện tượng chuyển tiếp cơ
cấu tuổi, đặc biệt, đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, hiện
tượng này diễn ra với tốc độ nhanh chưa từng có và ẩn chứa nhiều tác động
tới mọi mặt của phát triển kinh tế xã hội.
Hiện tượng chuyển tiếp cơ cấu tuổi là hiện tượng cơ cấu tuổi thay đổi
theo thời gian do các nhóm dân số chuyển từ nhóm tuổi trẻ hơn lên nhóm
tuổi tiếp theo, ví dụ từ nhóm 10-14 tuổi lên nhóm 15-19 tuổi sau 5 năm.
Hiện tượng này là tất yếu xong đang trở thành vấn đề nóng hổi của thế kỷ
21. Cùng với sự biến đổi cơ cấu tuổi dân số, một số các vấn đề dân số cần
quan tâm trong giai đoạn hiện nay, bao gồm:
Thứ nhất, tác động của “đà tăng dân số” lần đầu, tức là do quán tính,
dân số vẫn tiếp tục tăng nhanh thậm chí cả sau khi mức sinh giảm xuống
mức thấp ở những dân số đông và đang tăng nhanh do nhóm dân số trong độ
tuổi có khả năng sinh đẻ vẫn đông và không thể giảm ngay.
Thứ hai, sự xuất hiện của “đà tăng dân số” lần thứ hai, tức là các đoàn
hệ lớn của giai đoạn mức sinh cao sẽ trở thành các thế hệ bố mẹ khiến cho
số trẻ sinh hàng năm vẫn cao mặc dù mức sinh giảm thấp. Chẳng hạn, ở
Việt Nam số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ 15-49 tuổi tăng nhanh từ 21.5
triệu người năm 2000 lên mức cực đại 26.9 triệu năm 2020. Số phụ nữ bước
vào độ tuổi sinh đẻ lớn gấp 2 lần số phụ nữ ra khỏi độ tuổi sinh đẻ. Từ nay
tới năm 2020, đoàn hệ phụ nữ sinh ra trong những năm sau 1975-1995 (thế
hệ 8x,9x) có quy mô đông chưa từng có trong lịch sử của dân số Việt Nam,
nhóm phụ nữ trong độ tuổi mắn đẻ nhất 20-34 tuổi đạt mức cực đại 12.3
triệu người. Nhóm này sẽ tiếp tục sinh và tạo ra đà tăng dân số trong những
năm sau năm 2000 tới nay.
Thứ ba, thay đổi cơ cấu tuổi thường kéo theo sự vận động của “làn
sóng dân số” của các nhóm tuổi qua các giai đoạn vòng đời tăng giảm theo

64
chu kỳ hình sin, tạo nên sức ép lớn về nhu cầu và dịch vụ thiết yếu đối với
từng giai đoạn (ví dụ, giáo dục cho trẻ em; việc làm cho thanh niên, chăm
sóc y tế cho người cao tuổi v.v...). Ở nhiều nước, các “làn sóng dân số” này
rất bất thường, tức là nó diễn ra với chu kỳ ngắn và biên độ lớn. Chẳng hạn,
ở Việt Nam, tháp tuổi dân số đang chuyển dần từ “hình tam giác cân” sang
“hình chum” và sẽ nhanh chóng chuyển sang tháp dân số già trong vòng 20
năm tới; dân số trong các nhóm tuổi đi học tăng giảm theo chu kỳ của “hình
sin”. Số trẻ em trong tuổi giáo dục mầm non (0-5 tuổi) đạt mức cực đại là
10,7 triệu người vào năm 1990, giảm xuống mức cực tiểu là 8,7 triệu người
vào năm 2005, rồi lại tăng lên 9,5 triệu người năm 2010 và 9,4 triệu người
năm 2020. Số trẻ em trong tuổi học tiểu học là 9,1 triệu người năm 2000,
giảm xuống còn 7,2 triệu người năm 2010 và sẽ tăng lên 8,1 triệu người
năm 2020. Nếu giai đoạn 1991-2000, hàng năm, các địa phương luôn phải
đầu tư xây dựng mới trường lớp, đào tạo giáo viên tiểu học, thì đến giai
đoạn 2001-2010 nhiều địa phương lại phải giảm bớt trường lớp và giáo viên
tiểu học. Từ năm 2009 trở lại đây xuất hiện tình trạng thiếu lớp học, giáo
viên tiểu học ở một số địa phương. Hiện tượng này đã gây khó khăn nhiều
cho việc lập kế hoạch và xây dựng chính sách kinh tế xã hội vì nhu cầu có
lúc lên đến đỉnh điểm, sau đó lại hạ đột ngột. Nhu cầu biến động kiểu này
còn tác động cả tới các lĩnh vực khác như chăm sóc y tế, cơ sở hạ tầng, tài
chính và chi tiêu công. Ngoài việc sẽ khó đáp ứng nhu cầu luôn thay đổi của
các xu thế dân số này, chuyển đổi cơ cấu tuổi còn tác động tới cả phía cung
lực lượng lao động (hoặc là quá nhiều hoặc quá thiếu lao động). Nó cũng có
thể ảnh hưởng tới cung về dịch vụ (ví dụ, cung cấp thêm giáo viên, y tá,
người sản xuất...) và cả năng lực tài chính (người đóng thuế). Sự chuyển đổi
cơ cấu tuổi không chỉ làm thay đổi tỷ trọng giữa những người trong và ngoài
độ tuổi lao động mà còn làm thay đổi cơ cấu ngay trong nhóm người hoạt
động kinh tế, chẳng hạn giữa nhóm lao động thanh niên và lao động trưởng
thành, điều này cũng sẽ tác động tới cả phía cung và cầu cho các hoạt động
kinh tế và xã hội.

65
Bảng 2.1: Tỷ lệ dân số trong các nhóm tuổi đi học phổ thông, 1989-2030.
Đơn vị: Triệu người
1989 1999 2005 2010 2020 2030
Tuổi mẫu giáo (0-5 tuổi) 10,7 8,9 8,7 9,5 9,4 8,2
Tuổi học tiểu học (6-10 tuổi) 8,4 9,1 7,2 7,2 8,1 7,2
Tuổi học trung học cơ sở 6,0 7,3 7,2 5,5 6,3 6,2
(11-14 tuổi)
Tuổi học trung học phổ thông (15- 4,1 5,2 5,6 5,1 4,5 4,9
17 tuổi)
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra dân số 1989, 1999, Dự báo dân số Việt Nam
2010-2030, Tổng cục Dân số - KHHGĐ.
Thứ tư, hai hiện tượng là kết quả của sự chuyển đổi cơ cấu tuổi ở các
nước đang phát triển như ở Việt Nam đang thu hút sự quan tâm đó là “cơ
hội dân số” và “già hóa dân số”. Nếu cơ hội dân số được tận dụng khai thác
nó có thể trở thành “lợi thế nhân khẩu học thứ nhất”11 hay “cơ cấu dân số
vàng”, còn nếu không được tận dụng có thể trở thành thảm họa dân số. Cơ
hội dân số xuất hiện khi đoàn hệ trẻ em thời kỳ bùng nổ mức sinh trưởng
thành và bước vào tuổi lao động. Đây được coi là lợi thế nhân khẩu học đối
với tăng trưởng kinh tế vì nó làm tăng lực lượng lao động, tăng nhu cầu tiêu
dùng có khả năng thanh toán, đồng thời tăng tỷ trọng tích lũy so với tiêu
dùng đối với nền kinh tế. Tuy lợi thế có thể tồn tại dài hay ngắn tùy thuộc
vào từng quốc gia, nhưng giai đoạn này trước sau cũng sẽ phải kết thúc khi
lực lượng lao động đông đảo đến tuổi nghỉ hưu. Khi đó các nhà nghiên cứu
còn đưa ra quan điểm về “lợi thế nhân khẩu học thứ hai”12, đề cập tới xu
hướng tăng động lực tiết kiệm của người dân đứng trước những dự báo của
già hóa dân số và tuổi thọ bình quân gia tăng. Điều này sẽ cải thiện đáng kể
tích lũy vốn trong nền kinh tế. Tuy nhiên, lợi thế thứ hai này phụ thuộc rất
nhiều vào chính sách của một quốc gia. Nếu một quốc gia dự báo tốt và có
những chính sách hợp lý, kịp thời đối với già hóa dân số thì sẽ gia tăng tiết

11
Mason, A. 2005. Demographic transition and demographic dividends in developed and developing
countries. United Nations expert group meeting on social and economic implications of changing
population age structure.
12
Mason, A. 2005. Demographic transition and demographic dividends in developed and developing
countries. United Nations expert group meeting on social and economic implications of changing
population age structure.

66
kiệm, đảm bảo an sinh xã hội, đem tới một nền kinh tế tăng trưởng ổn định.
Khai thác được lợi thế nhân khẩu học thứ nhất là tạo điều kiện cho tiếp tục
khai thác tốt lợi thế nhân khẩu học thứ hai.
Ở Việt Nam, theo dự báo của Liên Hợp Quốc, cơ hội dân số xuất hiện
bắt đầu từ năm 2010 và kết thúc vào năm 2040, kéo dài trong khoảng 30
năm. Số người trong độ tuổi lao động tăng nhanh từ 59,5 triệu người, chiếm
67% dân số năm 2010, lên 64.6 triệu người, chiếm 65% dân số năm 2020.
Tỷ lệ số người trong độ tuổi lao động đạt mức cực đại vào năm 2010 và
trong giai đoạn 2011-2020, bình quân mỗi năm có 1,4 triệu người bước vào
tuổi lao động. Đồng thời với cơ hội dân số, Việt Nam phải đối mặt với xu
hướng già hóa dân số. Tỷ lệ dân số già (người từ 60 tuổi trở lên) đã tăng
nhanh từ 7,15% năm 1979, lên 9,0% năm 2009, 9.4% năm 2010 và dự kiến
là 11,2% năm 2020 và 28,5% năm 2050. Với tốc độ già hóa dân số là 20-35
năm, liệu thời gian này có đủ để thay đổi cơ cấu nền kinh tế hiện tại sang cơ
cấu nền kinh tế mới đáp ứng nhu cầu của cơ cấu dân số già. Tốc độ già hóa
dân số của nước ta ngang với Nhật Bản (25 năm), nhanh hơn rất nhiều so
với Mỹ (60 năm), Thụy Điển (85 năm) và Pháp (130 năm). Già hóa dân số
là một xu hướng nhân khẩu học tất yếu, nhưng nếu chúng ta phân biệt giữa
hai khái niệm “già hóa nhân khẩu học”- chỉ dựa đơn thuần trên cơ cấu tuổi
với “già hóa năng lực sản xuất” - dựa trên khả năng còn có thể tham gia quá
trình sản xuất của người cao tuổi dưới nhiều hình thức thì “già hóa năng lực
sản xuất” hoàn toàn có thể được làm chậm lại với các chính sách an sinh xã
hội phù hợp, nhờ đó có được một thế hệ người cao tuổi giàu có và khỏe
mạnh. Các định hướng chính sách, nhìn chung hướng tới đầu tư vào thế hệ
trẻ hiện nay, nhóm sẽ trở thành đoàn hệ người cao tuổi lớn nhất trong vài
chục năm tới, tăng cường năng lực cho họ, cả về thể chất, tinh thần, tài
chính, việc làm.... chuẩn bị tâm thế cho từng cá nhân và toàn xã hội chủ
động đón nhận và thích nghi với thời kỳ dân số già. Ngoài ra, các chính sách
phát huy người cao tuổi và chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi cũng cần
được quan tâm.
Kết quả từ một nghiên cứu thực nghiệm gần đây13 cho thấy Việt Nam

13
Nguyễn Thị Minh (2009), Biến đổi nhân khẩu học và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, nghiên cứu
của CEPR WP-04/2009.

67
đã tận dụng được cơ hội khi mà tỷ lệ dân số trong tuổi lao động ngày càng
tăng và tỷ số phụ thuộc ngày càng giảm: sự thay đổi nhân khẩu học này đã
đóng góp tới 15 phần trăm tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 2002-2006.
Một phát hiện khác là trong khi nhóm người phụ thuộc già không có tác
động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, nhưng nhóm trẻ em thì có. Hiện nay,
vai trò của vốn con người và chất lượng lực lượng lao động có vị thế mấu
chốt trong các lý thuyết phát triển. Vì vậy, bên cạnh sự tăng trưởng của lực
lượng lao động, thì việc nâng cao chất lượng lực lượng lao động có trình độ
chuyên môn và tay nghề là vấn đề thách thức đối với những quốc gia đang
trải quả thay đổi cấu trúc tuổi nhanh chóng như Việt Nam chúng ta. Một
nghiên cứu khác ở Việt Nam cũng đã tìm thấy bằng chứng chứng tỏ tác
động tích cực của giáo dục và vốn con người tới tăng trưởng kinh tế các tỉnh
ở Việt Nam14. Một tính toán mới đây15 còn cho thấy ở nước ta, giai đoạn
1980-2026 là giai đoạn tỷ lệ dân số trong tuổi lao động tăng cao, tạo ra
nguồn lực lớn cho hoạt động sản xuất, thu nhập, tích lũy, tiêu dùng và vì vậy,
đã có tác động tích cực tới thu nhập bình quân đầu người. Sau năm 2026, sự
chuyển đổi cơ cấu tuổi sẽ tác động tiêu cực tới tốc độ tăng thu nhập bình
quân đầu người.
Bên cạnh những tác động của sự chuyển đổi cơ cấu tuổi tới kinh tế,
vai trò của những biến đổi này tới những lĩnh vực khác cũng được ghi nhận.
- Thay đổi cơ cấu tuổi và xoá bỏ tình trạng nghèo cùng cực và nạn
đói: sự thay đổi cơ cấu tuổi có tác động tới nhiều khía cạnh của nghèo, đói.
Chẳng hạn, trong các giai đoạn có tỷ số phụ thuộc hạ thấp thì sẽ có nhiều
lực lượng lao động hơn, tăng trưởng kinh tế cao hơn, thu nhập trên đầu
người cao hơn, gia tăng tiết kiệm và đầu tư góp phần giải quyết tình trạng
nghèo đói. Nhưng điều này sẽ chỉ xảy ra nếu có sự đầu tư thích đáng vào
việc làm và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Hoặc trong giai đoạn già
hóa dân số, chính sách an sinh xã hội và tài chính hưu trí bền vững sẽ giúp
quốc gia có một thế hệ người già sống giàu có và khỏe mạnh.

14
Trần Thọ Đạt, Đỗ Tuyết Nhung (2008), Tác động của vốn con người với tăng trưởng kinh tế các
tỉnh, thành phố Việt Nam, NXB ĐHKTQD.
15
Phạm Ngọc Toàn, Bùi Thị Minh Tiệp (2011), Cơ hội từ biến đổi dân số cho tăng trưởng thu nhập
bình quân đầu người, Bản tin Khoa học Lao động và Xã hội số 26/ Quý I-2011.

68
- Thay đổi cơ cấu tuổi và giáo dục: giáo dục là chìa khoá cho phát
triển nguồn nhân lực, là khâu quan trọng cho việc khai thác cơ hội dân số.
Thay đổi cấu trúc tuổi có thể tác động tích cực đối với vấn đề này khi có
nhiều nhóm dân số trẻ có thể tiếp thu kỹ năng, nhưng đồng thời những “làn
sóng dân số” sẽ làm cho mục tiêu cung cấp giáo dục cho người dân trở nên
khó đạt được hơn. Tuy vậy, cơ hội dân số cũng có thể tạo điều kiện đạt được
mục tiêu phổ cập giáo dục, hoặc nếu đã đạt được thì đây là cơ hội để nâng
cao chất lượng giáo dục. Thu nhập tăng trong giai đoạn này chính là cơ hội
để mở rộng đầu tư nhiều hơn cho lĩnh vực giáo dục.
- Thay đổi cơ cấu tuổi và tăng cường bình đẳng giới, tăng cường
quyền năng cho phụ nữ: Tăng khả năng tiếp cận giáo dục khi tận dụng cơ
hội dân số có thể cho phép tăng khả năng đi học của các bé gái. Bên cạnh đó,
thu nhập tăng sẽ khuyến khích xu hướng vươn tới trình độ cao hơn, do vậy,
làm tăng kỹ năng của phụ nữ. Họ có thể có nhiều lựa chọn công việc hơn, có
thể nâng cao thu nhập và khả năng đàm phán trong gia đình cũng như ngoài
xã hội. Tuy nhiên, nếu tình trạng thiếu việc làm xảy ra, phụ nữ trẻ và trẻ em
sẽ là nhóm chịu thiệt thòi nhiều nhất trong giai đoạn cơ hội dân số khi cơ hội
học tập, chăm sóc sức khỏe và làm việc của họ càng trở nên khan hiếm hơn.
- Thay đổi cơ cấu tuổi và lĩnh vực chăm sóc sức khỏe: Các cơ hội dân
số nếu được khai thác tốt sẽ góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng, vệ
sinh môi trường, nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ y tế cho người dân. Vì
vậy, thay đổi cơ cấu tuổi với ý nghĩa trên sẽ góp phần làm giảm mức chết trẻ
em, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, cải thiện sức khỏe bà mẹ, tăng cường
phòng chống HIV/AIDs và các dịch bệnh khác. Tuy nhiên, cơ hội dân số
cũng đồng nghĩa với sự gia tăng đáng kể số người trong đoàn hệ vị thành
niên, thanh niên, người trưởng thành trẻ, là nhóm có liên quan nhiều tới
nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDs, các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Do
vậy, nếu công tác phòng chống HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua
đường tình dục không được thực hiện tích cực và hiệu quả thì số nhiễm
HIV/AIDS và STIs có thể tăng nhanh, gây áp lực lớn cho hệ thống chăm sóc
sức khỏe và phương hại tới chất lượng dân số cũng như chất lượng nguồn
nhân lực. Hay xu hướng già hóa dân số cho thấy sẽ có nhu cầu gia tăng
nhanh về chăm sóc sức khỏe người già. Cơ cấu hệ thống y tế, cách thức

69
phục vụ và cung cấp dịch vụ cũng có thể phải thay đổi để đáp ứng nhu cầu
đa dạng của người cao tuổi.
- Thay đổi cơ cấu tuổi và đảm bảo sự bền vững của môi trường: Việc
đảm bảo sự bền vững của môi trường có thể chịu ảnh hưởng của sự thay đổi
cơ cấu tuổi một cách gián tiếp hoặc trực tiếp. Thứ nhất, muốn khai thác
được cơ hội dân số thì đòi hỏi phải phát triển kinh tế, nhưng sự tăng trưởng
kinh tế nhanh có thể tạo ra những tác động tiêu cực đến môi trường. Thứ hai,
những tác động trực tiếp tới môi trường sẽ nảy sinh khi thực hiện các nỗ lực
để tăng năng suất nông nghiệp nhằm giảm đói nghèo. Điều này có thể dẫn
đến việc phân phối lại đất đai hay khai thác thêm đất dễ gây tổn hại về môi
trường.
Xu thế thay đổi cơ cấu tuổi là xu thế tất yếu mà nhiều nước sẽ phải trải
qua, hay nói cách khác là một xu thế phổ biến và thu hút nhiều sự quan tâm.
Bên cạnh đó sự thay đổi cơ cấu giới tính trong tương lai do sự mất cân bằng
giới tính khi sinh đã xảy ra ở một số nước như Trung Quốc, Ấn Độ và hiện
nay đang xảy ra ở Việt Nam. Tỷ số giới tính khi sinh tăng nhanh từ 107 năm
1999 lên 110 năm 2006 và bước vào mức cao 112 năm 2007 và 2008, có 9
tỉnh rất cao tới 115-128 và tiếp tục có xu hướng tăng cao. Hậu quả tiêu cực
của tình trạng mất cân bằng tỷ số giới tính khi sinh lên cơ cấu dân số của
Việt Nam trong tương lai (trong vòng 50 năm tới) sẽ tác động trực tiếp đến
giới trẻ, cụ thể là khả năng tìm kiếm bạn đời. Điều này cũng tạo ra áp lực rất
lớn đối với phụ nữ (bạo hành giới, nạn buôn bán phụ nữ, v.v…). Tình trạng
mất cân bằng giới tính khi sinh nếu không được ngăn chặn kịp thời, hậu quả
của nó có thể còn bị khuếch đại hơn nữa do trùng với giai đoạn có cơ hội
dân số.
Như vậy, không còn chỉ là sự gia tăng dân số, vấn đề mới về thay đổi
cơ cấu dân số đã nảy sinh và đòi hỏi chúng ta phải có hành động kịp thời.
Các xu hướng mới thay đổi cơ cấu dân số nếu được kiểm soát tốt có thể tăng
cường sự phát triển bền vững; nhưng nếu kiểm soát không tốt thì chính
chúng sẽ hạn chế đáng kể các khả năng phát triển bền vững. Đây là thách
thức nhân khẩu học lớn nhất đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội và
được đánh giá là nghiêm trọng hơn nhiều sự gia tăng dân số nhanh đã xảy ra
từ thập kỷ trước.

70
CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Thông qua những hiểu biết của anh (chị) về qui mô, cơ cấu và chất
lượng dân số, hãy phân tích vai trò của dân số trong quá trình phát triển kinh
tế xã hội.
2. Phân tích các đặc điểm về qui mô và cơ cấu dân số ở Việt Nam qua
các kỳ Tổng điều tra dân số 1979-2009.
3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu quy mô dân số, cơ cấu tuổi và giới tính
của dân số?
4. Ý nghĩa của “kỷ nguyên vàng” ở Việt Nam.
5. Già hóa dân số là gì? Già hóa dân số ở Việt Nam diễn ra như thế
nào? Những thách thức kinh tế xã hội của xu hướng già hóa dân số?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS.TS. Tống Văn Đường, TS. Nguyễn Nam Phương (2007), Giáo
trình Dân số và Phát triển, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
2. Nguyễn Thị Minh (2009), Biến đổi nhân khẩu học và tăng trưởng
kinh tế ở Việt Nam, nghiên cứu của CEPR WP-04/2009.
3. Trần Thọ Đạt, Đỗ Tuyết Nhung (2008), Tác động của vốn con
người với tăng trưởng kinh tế các tỉnh, thành phố Việt Nam, NXB Đại học
Kinh tế quốc dân.
4. Các báo các phát triển hàng năm của Liên hiệp Quốc
5. Dân số và phát triển - Một số vấn đề cơ bản, Nxb Chính trị Quốc
gia 2000.
6. Nguyễn Kim Hồng, Dân số học đại cương, NXB Giáo dục, 2000
7. United Nations. 2007. World Population Prospects. The 2006
Revision Population Database. New York: United Nations. Access:
http://esa.un.org/unpp/index.asp?panel=2, 30 November 2008.
8. Dự báo dân số Việt Nam 2010-2030, Tổng cục Dân số - KHHGĐ.

71
Chương 3

BIẾN ĐỘNG TỰ NHIÊN DÂN SỐ

Môc ®Ých
- Trình bày được các khái niệm, các thước đo đánh giá mức sinh, mức
chết của dân số cũng như xu hướng biến động và các yếu tố ảnh hưởng của
mức sinh, mức chết từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp điều tiết các quá
trình này.
- Trình bày kỹ thuật và những ứng dụng của bảng sống.

3.1. MỨC SINH


3.1.1. Khái niệm và các chỉ tiêu đánh giá mức sinh
a. Khái niệm
- Sinh đẻ: “là hiện tượng đẩy hoàn toàn ra ngoài hoặc lấy ra khỏi cơ
thể người mẹ một sản phẩm của sự thụ thai sau một thời gian thai nghén và
không kể đến độ dài thời gian mang thai là bao lâu, nhưng sau quá trình tách
ra như vậy, có được những biểu hiện của sự sống như hơi thở, nhịp đập của
trái tim, cử động của cuống rốn hay có sự cử động tự ý của cơ, bất kể dây
rốn đã được cắt hay chưa hoặc thai vẫn còn đang dính. Mỗi đứa trẻ được
sinh ra như vậy coi như là một trẻ sinh ra sống." (Văn phòng thống kê LHQ
1955 trang 6).
- Khả năng sinh đẻ: là đề cập đến khả năng sinh lý của người phụ nữ,
nam giới hay cặp vợ chồng về sinh đẻ. (United nations population branch
1958; 38. IUSSP 1982). Khả năng sinh đẻ muốn nói đến khả năng sinh lý,
sinh học mà người phụ nữ, đàn ông hay cặp vợ chồng có thể sinh ra được ít
nhất một người con còn sống. Đối lập với khả năng sinh đẻ là vô sinh
(không có khả năng sinh đẻ).
Một người phụ nữ có khả năng sinh ra một đứa con còn sống, ta gọi

72
người đó có khả năng sinh đẻ. Nếu người đó không có khả năng sinh đẻ thì
gọi là vô sinh. Thời kỳ sinh sản của người phụ nữ kéo dài từ lúc bắt đầu có
kinh đến lúc mãn kinh. Để thuận lợi cho việc tính toán trên thực tế và so
sánh quốc tế, thời kỳ này thường được xác định bắt đầu từ tuổi 15 và kết
thúc ở tuổi 49.
- Mức sinh: phản ánh khả năng sinh đẻ của người phụ nữ hay cặp vợ
chồng. Mức sinh đề cập đến số trẻ em sinh ra còn sống và thường được tính
theo số phụ nữ, vì nữ giới là người trực tiếp sinh con.
- Mức sinh đẻ tự nhiên, sinh học: phản ánh số con có thể sinh được tối
đa theo khả năng sinh lý, sinh học của người phụ nữ, đàn ông hay cặp vợ
chồng trong suốt thời kỳ sinh sản của mình nếu để cho họ quan hệ tình dục
một cách tự nhiên, thoải mái mà không có một sự can thiệp hoặc tác động
có ý thức nào của chủ thể và xã hội, dù sự can thiệp và tác động đó vì mục
đích gì (sức khoẻ, kiêng kỵ...). Như vậy, mức sinh sinh học đề cập đến số
con tối đa lý thuyết có thể có được theo khả năng sinh lý, sinh học của phụ
nữ, nam giới hay cặp vợ chồng.
- Mức sinh thay thế: Đề cập đến số con mà một người phụ nữ hay một
cặp vợ chồng trong suốt cuộc đời sinh sản của mình cần có được đủ để thay
thế cả bố lẫn mẹ, tiếp tục tham gia vào quá trình tái sinh sản giản đơn trong
những thế hệ sau. Một dân số đạt mức sinh thay thế khi tỷ suất tái sinh sản
tinh (NRR) bằng 1. Thường TFR = 2,1 con/1 phụ nữ cũng có thể coi là đạt
được mức sinh đủ để thay thế.
b. Các chỉ tiêu đánh giá mức sinh
Tỷ suất sinh thô: CBR
Tỷ suất sinh thô phản ánh khả năng sinh đẻ của dân số nói chung xảy
ra trong một thời kỳ nào đó và thường được đánh giá trong phạm vi môt
năm. Nó được xác định bằng cách lấy số trẻ em mới được sinh ra trong năm
(B) chia cho số lượng dân số tính bình quân trong năm hoặc giữa năm (P) và
thường được biểu thị bằng 0/00 hoặc có thể biểu thị bằng %.
B B
CBR  * K thường là CBR  *1000
P P

73
Trong đó: K có thể lấy bằng 100 hoặc 1000
Đây là chỉ tiêu thô đo lường mức sinh vì trong mẫu số được tính là
toàn bộ dân số, không phân biệt theo giới tính, độ tuổi và nhiều thành phần
khác không trực tiếp tham gia vào quá trình tái sinh sản như đàn ông, người
già, trẻ em, những người vô sinh... Trong khi đó tử số là số trẻ em mới được
sinh ra trong năm chỉ do một bộ phận dân cư (chủ yếu do phụ nữ trong một
số độ tuổi nhất định sinh ra).
Nhược điểm cơ bản của chỉ tiêu này là ít nhạy cảm với những thay đổi
của mức sinh. Nó phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như cơ cấu tuổi và giới
tính của dân số; cơ cấu hôn nhân; cường độ sinh đẻ khác nhau của phụ nữ
theo thời gian.
Ưu điểm của chỉ tiêu này là rất đơn giản và dễ tính toán, dễ so sánh.
Do vậy, mặc dù còn bộc lộ nhiều hạn chế nhưng đây là một trong những chỉ
tiêu rất quan trọng và thường được sử dụng rất rộng rãi để phân tích, đánh
giá và so sánh mức sinh vùng này, nước này, thời kỳ này, với vùng khác,
nước khác, thời kỳ khác. Hơn nữa, nó là một trong những chỉ tiêu rất quan
trọng để đánh giá nhịp độ gia tăng dân số hàng năm.
Tỷ suất sinh chung: GFR
Tỷ suất sinh chung là tỷ số giữa số trẻ em mới được sinh ra (B) so với
số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (tuổi 15-49) tính trung bình trong năm hoặc
giữa năm W15-49 hoặc (P f15 - 49). Tỷ suất này được đánh giá bằng 0/00 hoặc %.
B B
GFR =  K thường là GFR = 1000
W1549 W1549
Trong đó: K có thể lấy bằng 100 hoặc 1000.
Tỷ suất sinh chung phản ánh khả năng sinh đẻ xảy ra trong 1 năm đối
với số phụ nữ trong tuổi sinh đẻ (tuổi từ 15 đến 49).
So với CBR thì GFR phản ánh mức sinh sát thực hơn, vì nó đã loại bỏ
ở mẫu số hầu hết những người không liên quan trực tiếp đến hành vi sinh
đẻ. Tuy vậy, chỉ tiêu này cũng chưa phản ánh đầy đủ, chính xác khả năng
sinh đẻ của phụ nữ, vì nhiều người chưa có chồng hoặc vô sinh vẫn chưa

74
được loại ra khỏi mẫu số của công thức tính toán này. Hơn nữa, nó chưa
tính đến những khác biệt về mức sinh theo các độ tuổi khác nhau.
CBR phụ thuộc rất nhiều vào GFR, vì giữa CBR và GFR có mối quan
hệ mật thiết với nhau thông qua công thức: CBR= GFR*P f15-49/ P. Nghĩa là,
khi tỷ trọng phụ nữ tuổi 15-49 trong tổng dân số (P f15-49/ P) không thay đổi,
nếu GFR tăng lên thì CBR cũng tăng theo và ngược lại. Vì vậy, giảm cường
độ sinh đẻ của phụ nữ nhóm tuổi 15-49 có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi: ASFRx
Tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi phản ánh khả năng sinh đẻ theo các
độ tuổi, nhóm tuổi khác nhau của phụ nữ xảy ra trong một năm. Thông
thường, nó được xác định bằng tỷ số giữa số trẻ em do phụ nữ ở độ tuổi hay
nhóm tuổi nào đó mới sinh ra trong một năm (Bx) so với tổng số phụ nữ ở
độ tuổi, nhóm tuổi đó tính bình quân trong năm hoặc giữa năm (Pxf) và
thường được biểu thị bằng 0/00 hoặc %.
Bx Bx
ASFRx =  K thường ASFRx =  1000
Wx Wx
Trong đó: K có thể lấy bằng 100 hoặc 1000.
So với các chỉ tiêu CBR và GFR thì chỉ tiêu tỷ suất sinh đặc trưng
theo tuổi (ASFRx) có ưu điểm là nó đã loại trừ được những khác biệt về
mức sinh theo các độ tuổi.
Ở các chế độ sinh đẻ tự nhiên, mức sinh đẻ cao thường tập trung vào
các nhóm tuổi từ 20 - 35 và thấp hơn ở các nhóm tuổi khác.
Đối với các chế độ sinh đẻ có kiểm soát (có hướng dẫn), mức sinh cao
thường chỉ tập trung ở một vài nhóm tuổi nào đó, thường tập trung ở các
nhóm tuổi từ 20 - 35 tuổi. Còn các nhóm tuổi khác là rất thấp không đáng kể
(xem mô hình sau).

75
Hình 3.1. Mô hình sinh đặc trưng theo tuổi của phụ nữ, 1999 và 2009

Tổng tỷ suất sinh: TFR


Tổng tỷ suất sinh (TFR) là một trong những chỉ báo rất quan trọng,
thường được sử dụng rất rộng rãi để đánh giá mức sinh. Chỉ tiêu này cho
biết, với mức độ sinh theo tuổi hiện có thì trung bình mỗi phụ nữ trong suốt
cuộc đời sinh sản của mình sinh được bao nhiêu người con.
Tổng tỷ suất sinh là tổng cộng dồn của tất cả các tỷ suất sinh đặc trưng
theo tuổi của phụ nữ từ lúc 1 thế hệ phụ nữ hay 1 người phụ nữ bắt đầu
bước vào tuổi sinh đẻ (tuổi 15) đến lúc thế hệ phụ nữ hay người phụ nữ đó
ra khỏi độ tuổi có khả năng sinh đẻ (tuổi 50), nếu như không một ai trong số
họ chết trước tuổi 50.
Về bản chất, tổng tỷ suất sinh phản ánh số con bình quân mà một thế
hệ phụ nữ hay 1 người phụ nữ trong suốt cuộc đời sinh sản của mình sinh ra
được, nếu như thế hệ phụ nữ hay người phụ nữ đó trải qua những năm tháng
sinh đẻ của mình có tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi (ASFRx) phù hợp với
các tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi được xác định vào một thời điểm hay
một năm nào đó.

76
49 49
TFR =  ASFRx hoặc TFR = 5  ASFRx trong trường hợp tuổi khảo
x 15 x 15

sát được chia đều theo nhóm cách nhau 5 năm.


TFR phụ thuộc rất nhiều vào cấp độ và xu hướng biến đổi của các tỷ
suất sinh đặc trưng theo tuổi (ASFRx). Do vậy, điều chỉnh và kiểm soát các
ASFRx có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc quản lý mứcTFR.
Các tỷ suất tái sinh sản
* Tỷ suất tái sinh sản thô: GRR
Tỷ suất tái sinh sản thô phản ánh số con gái mà 1 thế hệ phụ nữ hay
một người phụ nữ trong suốt cuộc đời sinh sản của mình sinh ra được.
GRR = TFR. 
Trong đó:  là xác suất sinh con gái;  thường nhận giá trị trong
khoảng từ 0,486-0,496 và thường lấy bằng 0,488.
* Tỷ suất tái sinh sản tinh: NRR
Tỷ suất tái sinh sản tinh phản ánh số con gái mà một thế hệ phụ nữ
hay một người phụ nữ trong suốt cuộc đời sinh sản của mình sinh ra và sống
được đến độ tuổi, tại tuổi đó, người phụ nữ đã sinh ra người con gái.
NRR = TFR. . Lfx = GRR. Lfx
Trong đó: Lfx là xác suất sống đến tuổi làm mẹ của số trẻ em gái mới sinh.
* NRR = 1: có nghĩa là một người mẹ được thay thế bằng chính một
người con gái, trong trường hợp này ta gọi dân số đạt được mức sinh thay
thế. Tái sản xuất dân số là giản đơn, tuy nhiên dân số vẫn tiếp tục gia tăng
chậm dần và trong tương lai dân số sẽ có xu thế ổn định.
Mức sinh thay thế cũng có thể được đánh giá thông qua chỉ tiêu TFR
bằng cách biểu thị số con trung bình đủ để thay thế cả bố lẫn mẹ trong quá
trình tái sinh sản. Một tổng tỷ suất sinh (TFR) khoảng 2,1 con, tương ứng
với NRR=1 có thể được coi là đạt được mức sinh thay thế.
* NRR 1: có nghĩa là một người mẹ được thay thế bởi ít hơn một
người con gái. Dân số không đạt được mức sinh thay thế, tái sản xuất dân số

77
thu hẹp nhưng dân số vẫn tiếp tục gia tăng chậm dần theo đà tăng dân số có
từ những năm trước, trong tương lai dân số sẽ có xu hướng giảm xuống, nếu
như không tính đến hiện tượng di dân.
* NRR 1: có nghĩa là một người mẹ được thay thế bởi hơn một
người con gái. Dân số vượt quá so với mức sinh thay thế. Tái sản xuất dân
số mở rộng và dân số vẫn tiếp tục gia tăng nhanh.
3.1.2. Xu hướng biến động mức sinh và các yếu tố ảnh hưởng
a. Xu hướng biến đổi mức sinh
* Nhìn từ góc độ lịch sử thì các xã hội trước chủ nghĩa tư bản đều là
những xã hội nông nghiệp chậm phát triển và đều có đặc trưng nổi bật của
quá trình tái sản xuất dân số là: mức sinh cao, mức chết cao và dân số tăng
chậm. Mức sinh cao và được duy trì lâu dài hầu như chủ yếu do sự hôn nhân
diễn ra sớm. Nhiều phụ nữ sớm được thu hút và bước vào quan hệ hôn nhân,
trong điều kiện các phương tiện hạn chế sinh đẻ không được phổ biến và sử
dụng đã dẫn đến mức sinh đạt được rất cao. Mặt khác, do nhu cầu sức lao
động thủ công lớn trong xã hội nông nghiệp truyền thống cùng với nhu cầu
đông con và chính sách khuyến khích tăng dân số được phổ biến khắp nơi
và hầu như diễn ra trong suốt thời kỳ đã kích thích việc sinh đẻ nhiều con.
Hơn nữa, do kinh tế chậm phát triển, đời sống khó khăn, thiên tai, địch
họa, mất mùa, nạn đói, dịch bệnh, chiến tranh... xảy ra liên miên đã làm cho
mức chết nói chung, đặc biệt mức chết trẻ em nói riêng rất cao, dân số phát
triển không ổn định và thiếu vững chắc. Vì vậy, người dân phải sinh đẻ
nhiều hơn để bù lại những rủi ro do mức chết cao gây nên. Hiện tượng đẻ
sớm, đẻ dày, tập tục đẻ nhiều con như là phản ứng tự nhiên sinh học để bù
lại mức chết cao.
* Khuynh hướng tái sản xuất dân số mới khác về chất đã được hình
thành từ khi CNTB ra đời. Có thể nhận thấy một số đặc trưng cơ bản về sự
biến đổi của mức sinh và nguyên nhân ảnh hưởng chủ yếu sau đây:
Thời kỳ đầu tiền tư bản, mức sinh vẫn còn cao ngang bằng với mức
sinh trong chế độ phong kiến. Nguyên nhân chủ yếu là do khi chuyển đổi xã

78
hội từ phương thức sản xuất phong kiến sang phương thức sản xuất TBCN,
cách thức sản xuất đã được thay đổi, điều kiện sống ít nhiều được cải thiện,
song nhận thức, quan điểm, quan niệm và hành vi nhân khẩu mới chưa được
hình thành và thay đổi cho phù hợp. “Sức ỳ” theo quán tính của quy luật tái
sản xuất dân số trong chế độ phong kiến vẫn còn tiếp tục duy trì ảnh hưởng
lên các quá trình dân số trong giai đoạn đầu phát triển của CNTB.
Từ giữa và cuối thời kỳ phát triển của xã hội tư bản, cùng với sự tiến
bộ của KHKT, trình độ văn hoá và giáo dục của con người cũng dần được
nâng cao. Phụ nữ tham gia vào quá trình lao động, sản xuất và làm việc với
cường độ lao động cao; nhu cầu học tập, du lịch vui chơi giải trí tăng lên.
Tất cả những điều đó đã tác động đến tâm lý, tư tưởng và nhận thức của con
người. Ý muốn đẻ nhiều con không còn phổ biến như trước nữa. Điều này
đã làm cho mức sinh giảm sút.
Cùng với quá trình giảm mức sinh và những hành vi nhân khẩu mới
với định hướng gia đình ít con đã được hình thành, thì hiện nay mức sinh
giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội không còn có sự chênh lệch đáng kể
như trước nữa. Khoảng cách về mức sinh giữa nông thôn và thành thị, giữa
lao động trí óc và lao động chân tay đã được xích lại gần nhau và nhìn
chung đều đạt được ở mức tương đối thấp.
* Các nước đang phát triển hiện nay đều bước vào thời kỳ quá độ dân
số với sự giảm sút nhanh chóng của mức độ tử vong. Trong khi tỷ suất chết
đã được giảm sút rất nhanh, thì tỷ suất sinh vẫn còn duy trì ở mức độ cao,
chênh lệch giữa mức sinh và mức chết rất lớn dẫn đến một sự gia tăng dân
số khá nhanh và một sự phân bố dân số quá trẻ. So với các nước Châu Âu
thời kỳ tiền công nghiệp, nếu đặt trong cùng một điều kiện phát triển tương
đương thì cả mức sinh lẫn mức chết của các nước đang phát triển ở thế kỷ
20 hiện vẫn cao hơn nhiều. So với châu Âu thế kỷ 19 thì các nước đang phát
triển hiện nay có một mức sinh còn cao hơn nữa, song lại có một mức độ tử
vong giảm nhanh và thấp hơn, một triển vọng sống trung bình tiến bộ đáng kể.
Có thể khẳng định rằng: trong khi tại các nước phát triển tỷ suất sinh
đạt được rất thấp thì các tỷ suất sinh trong các nước thuộc khu vực đang

79
phát triển hiện nay là rất cao. Dân số trong các nước đang phát triển tăng với
tỷ suất gấp 4-5 lần so với nước phát triển. Điều đó có nghĩa là: cốt lõi của
vấn đề dân số thế giới hiện nay đang nằm ở những nước chậm phát triển của
châu Á, châu Phi, châu Mỹ la tinh.
Mặc dầu mức sinh vẫn còn cao, nhưng trong những năm gần đây trong
nhiều nước đang phát triển sự giảm sút mức sinh đã và đang bắt đầu. Đặc
biệt là Ấn độ, Thái lan, Inđônêsia, Philipin,Thổ nhĩ kỳ, Ai cập, Tuynidi,
Braxin, Côlômbia, Mêxicô và cả Trung Quốc và Việt Nam.
Nguyên nhân của sự giảm sút mức sinh trong các nước đó một phần là
do có sự gia tăng độ tuổi kết hôn và sự thay đổi trong các mô hình sinh theo
lứa tuổi. Đặc biệt trong thời gian gần đây, mức sinh tiếp tục giảm nhanh và
lan rộng ra nhiều nước là nhờ những tiến bộ đạt được trong sự phát triển
kinh tế, trong việc nâng cao trình độ giáo dục của người dân và nhờ quá
trình ĐTH, HĐH đất nước được thúc đẩy mạnh mẽ và nhanh chóng.
Điều chi phối chủ yếu nhất đối với sự giảm sinh nhanh trong khu vực
đang phát triển thời gian qua chính là nhờ các nước đó đã triển khai chương
trình KHHGĐ một cách rộng rãi và có tổ chức. Việc tuyên truyền quảng
cáo, cung cấp đầy đủ và đa dạng các dụng cụ kiểm soát sinh và tránh thai đã
đưa đến kết quả làm giảm mức sinh một cách nhanh chóng. Phải khẳng định
một điều là, giảm sinh trong những nước đang phát triển hiện nay gắn chặt
với những nỗ lực chủ yếu của công tác KHHGĐ.
b. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức sinh
Mức sinh thường xuyên biến động và chịu sự tác động của nhiều yếu
tố khác nhau. Các yéu tố tác động lên mức sinh không thuần nhất mà diễn ra
theo những cơ chế rất phức tạp, cả không gian và thời gian. Chúng tác động
đan xen và chế ước lẫn nhau, theo nhiều chiều hướng và mức độ khác nhau,
thậm chí trái ngược nhau. Có yếu tố tác động trực tiếp, có những yếu tố tác
động gián tiếp thông qua các yếu tố trung gian khác. Một số yếu tố tác động
theo chiều hướng tích cực, thúc đẩy; một số khác lại tác động theo chiều
hướng tiêu cực, kìm hãm. Vì thế, khi nghiên cứu và đánh giá ảnh hưởng của
các yếu tố đến mức sinh, không nên chia tách thành từng yếu tố độc lập,

80
riêng lẽ mà cần phân tổ theo từng nhóm yếu tố khác nhau. Tuỳ theo từng
thời kỳ, từng điều kiện cụ thể để lựa chọn và sử dụng yếu tố nào làm công
cụ tác động nhằm điều chỉnh và kiểm soát mức sinh cho phù hợp.
Nhóm 1: Các yếu tố thuộc về tự nhiên-sinh học, môi trường, nòi giống
Mức sinh bị chi phối bởi các yếu tố tự nhiên lẫn điều kiện và môi
trường xã hội. Sinh đẻ trước hết là hiện tượng mang tính chất sinh học tự
nhiên, do đó nó luôn luôn chịu tác động của các yếu tố này. Với một xã hội
không có ai chấp nhận thực hiện KHHGĐ và kiểm soát mức sinh thì chỉ còn
lại sự sinh đẻ tự nhiên là yếu tố duy nhất tác động trực tiếp đến mức sinh,
việc sinh đẻ ở đây bị chi phối bởi bản năng sinh học tự nhiên của con người.
Sinh đẻ dược hay không, sinh nhiều hay ít, mức sinh cao hay thấp tùy
thuộc rất đáng kể vào khả năng sinh lý- sinh học của con người. Sinh đẻ
mặc dầu có liên quan đến cả nam và nữ, nhưng trên thực tế cho đến nay,
chức năng sinh đẻ chỉ do giới tính nữ quyết định. Tuy nhiên, không phải tất
cả phụ nữ đều sinh đẻ được và khả năng sinh đẻ theo các nhóm tuổi đều như
nhau. Trẻ em và người già hầu như không có khả năng sinh đẻ. Phụ nữ tuổi
quá trẻ hoặc quá già có thể sinh đẻ dược nhưng mức sinh rất thấp. Chỉ có
phụ nữ đã trưởng thành đạt được đến một độ tuổi nào đó mới có thể sinh đẻ
được (thường tuổi từ 15-50). Ngay cả những người thuộc nhóm tuổi này, có
những độ tuổi, nhóm tuổi sức sinh đẻ rất lớn (tuổi 20-35), nhưng có những
người năng lực sinh đẻ rất thấp, thậm chí còn vô sinh. Thông thường, ngoại
trừ một số yếu tố khác không tính đến, nơi nào có số phụ nữ trong độ tuổi có
khả năng sinh đẻ, đặc biệt nhóm tuổi 20-35 đông thì nơi đó có mức sinh cao
và ngược lại.
Môi trường sống của con người cũng ảnh hưởng rất nhiếu đến mức
sinh. Ở đâu có điều kiện tự nhiên thuận lợi, thời tiết, khí hậu ấm áp, mát mẻ,
môi trường trong lành... thì nơi đó khả năng thụ thai lớn và mức sinh thường
rất cao.
Mỗi dân tộc là một nòi giống khác nhau. Mỗi giống nòi đều có khả
năng sinh lý, sinh sản, mức độ vô sinh, mức độ mắn đẻ theo các độ tuổi
không giống nhau. Do vậy, trong cùng điều kiện tương đương, kết quả sinh
đẻ đạt được sẽ không giống nhau giữa các dân tộc, các giống nòi.

81
Nhóm 2: Các yếu tố thuộc về kinh tế- xã hội
Các yếu tố thuộc về kinh tế - xã hội tác động lên quá trình sinh đẻ rất
đa dạng và phong phú. Trong các yếu tố đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế
nhanh, mức thu nhập bình quân đầu người tăng lên, mức sống nâng cao,
điều kiện sống người dân được cải thiện là điều kiện và là tiền đề rất quan
trọng cho sự biến đổi của mức sinh.
Mức sống dân cư và khả năng sinh đẻ tự nhiên, mức sinh mong muốn,
mức sinh thực tế có mối quan hệ mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau.
Thông thường, khi mức sống tăng lên, mức sinh thực tế thường giảm xuống
và ngược lại. Quan sát thực tế cho thấy, các nước phát triển giàu có thường
có mức sinh rất thấp, trong khi các nước nghèo, đang phát triển lại có mức
sinh rất cao. Trước đây, khi nghiên cứu về mối quan hệ về phát triển kinh tế
và dân số, A. Xmit đã rút ra nhận xét rất nổi tiếng là: ”Nghèo đói tạo điều
kiện và khả năng cho sự sinh đẻ”. Các Mác khi xem xét mối quan hệ này
trong điều kiện tư bản chủ nghĩa cũng đã rút ra kết luận là “Số lượng trẻ em
được sinh đẻ tỷ lệ nghịch với quy mô của cải mà người công nhân có được”.
Trên thực tế, mối quan hệ giữa 2 biến số này không phải bao giờ cũng diễn
ra theo quan hệ tỷ lệ nghịch.
Có nhiều quốc gia, nhiều khu vực, có những thời kỳ khi mức sống
tăng lên, mức sinh đồng thời cũng tăng theo, tương quan giữa hai biến số
này là đồng thuận. Điều này đã được minh chứng từ thực tế và lịch sử phát
triển kinh tế và dân số đã từng xảy ra trong các chế độ xã hội trước đây: chế
độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến, thời kỳ đầu tích luỹ nguyên thuỷ tư
bản, thậm chí cho đến tận bây giờ, xu thế đó vẫn đang diễn ra trong nhiều
nước đang phát triển. Mức sinh tăng đồng thuận với sự tăng trưởng của kinh
tế trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển có thể được nhìn nhận trên
một số phương diện sau đây:
Thứ nhất: Khi mức sống tăng lên điều kiện dinh dưỡng được cải thiện,
thể lực và trí lực của con người nâng cao hơn, sức khoẻ dồi dào và sung
mãn thì khả năng sinh đẻ tự nhiên của cả cá nhân và lẫn cộng đồng cũng
tăng theo. Ở đây gia tăng thu nhập đã dựng lên giới hạn sinh học cho sự gia
tăng mức sinh.

82
Thứ hai: Thu nhập tăng lên sẽ bảo đảm đủ điều kiện vật chất giúp cho
một gia đình có thể nuôi thêm được nhiều con hơn. Có nghĩa là tăng thu
nhập sẽ kích thích sự gia tăng dân số, gia tăng mức sinh.
Cùng với sự phát triển KT-XH, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại
hoá, đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ làm thay đổi sự phân bố dân cư nông thôn-
thành thị, tỷ trọng dân cư nông thôn giảm xuống, dân cư thành thị tăng lên.
Quan niệm và hành vi sinh đẻ của người dân cũng sẽ đổi mới và có những
chuyển biến tích cực hơn. Kết hôn muộn, quy mô gia đình hẹp, sinh đẻ ít
con để đầu tư nâng cao chất lượng con cái là những biểu hiện của hành vi
dân số mới.
Hơn nữa, khi kinh tế phát triển, thu nhập quốc dân tăng lên, tạo điều
kiện để Nhà nước cũng như các địa phương đầu tư nhiều hơn nhân, tài, vật,
lực cho chương trình dân số- KHHGĐ. KHHGĐ triển khai sâu rộng, cung
ứng dịch vụ đầy đủ và kịp thời, nhu cầu KHHGĐ sẽ được đáp ứng cao, tạo
điều kiện thuận lợi để người dân, đặc biệt là người phụ nữ chủ động hơn
trong việc điều chỉnh hành vi sinh đẻ của mình. Đây là những nguyên nhân
dẫn đến sự hạ thấp của mức sinh.
Từ những phân tích trên chúng ta có thể nhận định là: khi kinh tế phát
triển, thu nhập tăng lên, mức sống nâng cao, điều kiện sống được cải thiện
sẽ tác động đến quá trình sinh đẻ, làm cho mức sinh biến đổi dần đi vào quỹ
đạo chung theo xu hướng là: mức sống nâng cao, khả năng sinh đẻ tự nhiên
tăng lên, điều kiện cho sự gia tăng mức sinh là rất thuận lợi, song mức sinh
thực tế và kể cả mức sinh mong muốn thường có xu hướng giảm xuống.
Nhưng tăng trưởng kinh tế và mức sống phải đạt đến một ngưỡng giới hạn
nhất định nào đó thì biến đổi của mức sinh mới diễn ra và đi vào đúng với
quỹ đạo của nó.
Theo Freedman thì một trong những nguyên nhân dẫn đến việc sinh
đẻ nhiều hay ít là do các yếu tố về kinh tế xã hội, yếu tố thuộc hạ tầng cơ sở
quyết định. Ngoài các yếu tố thuộc về hạ tầng, các yếu tố thuộc thượng tầng
kiến trúc, văn hoá, lối sống, phong tục tập quán, các chính sách, chương
trình KHHGĐ cũng ảnh hưởng rất đáng kể đến hành vi sinh đẻ của con
người. Trong nhiều trường hợp, các yếu tố này tác động rất mạnh đến mức
sinh của nhiều tầng lớp dân cư.

83
Các yếu tố khác liên quan đến KT-XH như: trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất; TNQD bình quân đầu người; cách thức phân phối thu nhập;
tỷ lệ (mức độ) giàu nghèo; mức độ công nghiệp hoá và đô thị hoá; cơ sở hạ
tầng (giao thông....); trình độ học vấn chung của dân cư và của phụ nữ; mức
độ phổ cập giáo dục chung; tỷ lệ phụ nữ có việc làm trong các ngành kinh tế
quốc dân; địa vị người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội; tỷ lệ dân cư
được tiếp cận nước sạch, vệ sinh, điện, các phương tiện truyền thông đại
chúng; đường lối và chính sách phát triển dân số; luật pháp và các chính
sách xã hội; tỷ lệ phụ nữ có chồng sử dụng các BPTT (trong đó có BPTT
hiện đại); chi phí và đầu tư cho chương trình KHHGĐ; tỷ lệ dân tộc, tôn
giáo chiếm trong dân cư; phân bố dân cư theo khu vực thành thị, nông thôn,
miền núi, đồng bằng, miền biển... như thế nào đều ảnh hưởng rất nhiều đến
mức sinh.
Nhóm 3: Các yếu tố thuộc về nhân khẩu học
- Tử vong ảnh hưởng đến mức sinh.
Theo Freedman thì nguyên nhân dẫn đến việc sinh đẻ nhiều hay ít là
do yếu tố về kinh tế xã hội và mức độ tử vong cao hay thấp quyết định.
Sinh đẻ và tử vong có mối quan hệ khăng khít và gắn bó mật thiết với
nhau. Tử vong xảy ra như thế nào đều in đậm dấu ấn của nó đối với quá
trình sinh đẻ. Đây là mối quan hệ nhân quả, mối quan hệ biện chứng và tác
động qua lại lẫn nhau. Cho dù là mối quan hệ nào đi nữa thì mức sinh thấp
đều có nguồn gốc từ mức tử vong đã được cải thiện. Rủi ro tử vong đối với
trẻ em giảm xuống, khả năng sống sót trẻ em, nhất là những đứa con đầu
tăng lên, thì tâm lý và ý tưởng sinh đẻ nhiều con hơn để dự phòng sẽ dần
được thủ tiêu, mức sinh thực tế sẽ giảm xuống. Xã hội nào mà mức chết
chưa được khống chế tích cực, sẽ dẫn đến sinh đẻ nhiều hơn.
- Di d©n và phân bố dân số, mật độ dân số đông hay thưa đều ảnh
hưởng đến mức sinh. Những người di chuyển đa phần là trẻ khỏe, đang
trong độ tuổi sinh đẻ. Do vậy, vùng nhập cư, vùng dân cư đông đúc thường
có mức sinh tăng cao hơn, trong khi vùng xuất cư, vùng dân cư thưa thớt
mức sinh tăng chậm và thậm chí có khi còn giảm sút.
- Chất lượng và cấu tróc d©n sè theo tuæi vµ giíi tÝnh như thế nào cũng

84
đều ảnh hưởng đến mức sinh. Nơi nào cấu trúc dân số theo tuổi trẻ, số lượng
phô n÷ trong tuæi sinh ®Î đông, cân đối về giới tính thì nơi đó mức sinh
thường cao và ngược lại. Ở đâu người dân có điều kiện tiếp cận với giáo dục
thuận lợi, trình độ học vấn và nhận thức về xã hội cao, ở đó thường mức
sinh thấp;
- Hình thức và chế độ h«n nh©n gia ®×nh cũng ảnh hưởng đến mức sinh:
Tuổi kết hôn tung bình lần đầu cao hay thấp; tỷ lệ phụ nữ đang có
chồng trong độ tuổi sinh đẻ; mức độ kết hôn ở các độ tuổi trẻ, tảo hôn; tỷ lệ
phụ nữ ly hôn, ly thân, goá, sống xa chồng, tái kết hôn; tỷ lệ phụ nữ sống
độc thân vĩnh viễn; độ dài thời gian chung sống trong hôn nhân hoặc có hoạt
động tình dục; gia đình truyền thống, gia đình hiện đại; tập tục đa phu, đa
thê... đều ảnh hưởng không nhỏ đến mức sinh.
Nhóm 4: Các yếu tố thuộc về văn hóa truyền thống, tâm sinh lý, phong
tục, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng...
Nhóm yếu tố này phản ánh thái độ và tâm lý xã hội của con người đối
với vấn đề sinh đẻ. Chúng tác động lên các quá trình sinh thông qua các yếu
tố trực tiếp. Các yếu tố này bao gồm: chuẩn mực xã hội về quy mô gia đình,
số con mong muốn; giới tính con cái; số con trai mong muốn; số con gái
mong muốn; tư tưởng trọng nam khinh nữ; tâm lý thích con trai để nối dõi
tông đường, truyền dòng tiếp giống, thờ phụng cha mẹ, nương tựa tuổi già;
phong tục kiêng kỵ; tính cộng đồng và dư luận xã hội; quan niệm về hôn
nhân, gia đình; các mô hình gia đình: gia đình truyền thống, gia đình hạt
nhân; tục đa thê, đa phụ; một số phong tục, tập quán, tâm lý xã hội và tín
ngưỡng khác...
3.2. MỨC CHẾT
3.2.1. Khái niệm và các chỉ tiêu đánh giá mức chết
a. Khái niệm
Dân số thường xuyên biến động và chịu sự tác động của nhiều yếu tố
khác nhau, trong đó sinh, chết, di dân đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tử
vong được nhìn nhận như là một yếu tố quan trọng, quyết định sự tồn tại và
phát triển của dân số trong phần lớn lịch sử phát triển của xã hội loài người.

85
Mức chết không chỉ tác động đến sự biến đổi của các sự kiện, các kết quả
dân số mà còn ảnh hưởng đến các quá trình phát triển, vì vậy nghiên cứu
mức chết có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Chết là sự mất đi vĩnh viễn tất cả
những biểu hiện của sự sống tại một thời điểm nhất định mà không còn khả
năng phục hồi lại được sau khi có sự kiện sinh - sống.
Mức chết là sự biểu thị mức độ chết của con người xảy ra trong một
khoảng thời gian nào đó. Thông qua mức chết có thể đánh giá, so sánh và
biết được tần suất và cường độ chết của các nhóm dân cư khác nhau.
+ Chết bào thai: là sự kiện chết xảy ra trong thời kỳ mang thai.
+ Chết chu sinh: là tất cả những trường hợp chết xảy ra trong tuần đầu
(7 ngày đầu) của cuộc đời sau khi có sự kiện sinh-sống.
+ Chết sơ sinh: là tất cả những trường hợp chết xảy ra trong tháng đầu
(28 ngày tính cho tháng 2) của cuộc đời sau khi có sự kiện sinh - sống.
+ Chết trẻ em (0-1 tuổi) hay dưới 1 tuổi (< 12 tháng): Là tất cả những
trường hợp chết xảy ra trong năm đầu của cuộc đời sau khi có sự kiện sinh-
sống.
Trong nghiên cứu dân số, thường quan tâm nhiều đến trường hợp chết
trẻ em 0-1 tuổi, vì nó ảnh hưởng rất đáng kể đến các quá trình dân số và
phát triển tương lai, hơn nữa nó bao hàm trong đó cả các trường hợp chết
chu sinh và chết sơ sinh.
b. Các chỉ tiêu đo lường mức chết
Tỷ suất chết thô: CDR
Tỷ suất chết thô phản ánh mức chết của dân số nói chung xảy ra trong
1 năm nào đó là nhiều hay ít. Thông thường CDR được xác định bằng cách
lấy số người chết trong năm chia cho dân số trung bình trong năm hoặc giữa
năm và thường được biểu thị bằng % hoặc ‰.
D D
CDR   K (K=100 hoặc 1000) thường CDR   1000 .
P P
Trong đó: D là số người chết trong năm.
P là dân số trung bình trong năm hoặc giữa năm

86
Ưu điểm của chỉ tiêu này là đơn giản trong tính toán, nhưng nó có
nhược điểm là không phản ánh chính xác những trường hợp chết đặc thù, do
không loại trừ hết được ảnh hưởng của các yếu tố như cấu trúc tuổi, giới
tính, v.v...
Tỷ suất chết đặc trưng theo tuổi: ASDRx.
Các nhóm dân cư khác nhau có những nguy cơ về chết không giống
nhau. Vì vậy, trong nghiên cứu mức chết thường sử dụng chỉ tiêu tỷ suất
chết đặc trưng để đánh giá. Tỷ suất chết đặc trưng thường được sử dụng
nhiều nhất là tỷ suất chết đặc trưng theo tuổi.
Tỷ suất chết đặc trưng theo tuổi phản ánh mức chết của dân cư theo
từng độ tuổi hay nhóm tuổi khác nhau xảy ra trong 1 năm nào đó. Thông
thường ASDRx được xác định bằng cách lấy số người ở độ tuổi, nhóm tuổi
nào đó chết trong năm chia cho số lượng dân số của độ tuổi, nhóm tuổi đó
tính trung bình trong năm hoặc giữa năm và tính theo ‰ hoặc %. ASDRx
được tính theo công thức sau:
Dx Dx
ASDRx   K (K=100 hoặc 1000) thường ASDRx   1000
Px Px
Trong đó: Dx là số người ở tuổi x chết trong năm.
Px là số lượng dân số tuổi x tính trung bình trong năm hoặc giữa năm.
Khảo sát thực tế cho thấy, mô hình chết đặc trưng theo tuổi (ASDRx)
trong tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt quốc gia đó thuộc khu
vực địa lý nào, điều kiện văn hóa, kinh tế xã hội ra sao... đều có đặc trưng
về mức chết theo tuổi và giới tính tương đối giống nhau, nghĩa là mức chết
cao ở độ tuổi trẻ và tuổi già, mức chết thấp ở độ tuổi trung niên, (đồ thị biểu
diễn ASDRx đều có dáng gân giống chữ U). Mức chết giảm mạnh ở độ tuổi
0-1, giảm chậm dần và đạt mức thấp nhất ở tuổi 10-14, sau đó lại tăng dần
và tăng rất nhanh sau tuổi 50. (Xem hình 3.2).

87
Hình 3.2: Tỷ suất chết đặc trưng theo tuổi

Trong các nước kinh tế đang phát triển, tỷ suất tử vong trẻ em 0-1 tuổi
rất cao và gần ngang bằng mức tử vong của người già (hình dáng ASDRx
giống chữ U), trong khi ở các nước kinh tế phát triển, nhờ những tiến bộ về
công nghệ và điều kiện sống được cải thiện không ngừng nên tỷ suất tử
vong trẻ em 0-1 tuổi đã được giảm xuống và đạt mức khá thấp, mặc dầu vẫn
còn cao hơn so với mức chết ở các độ tuổi từ 50-60, nhưng thấp hơn rất
đáng kể so với tỷ suất tử vong của người già, hình dáng ASDRx của các
nước phát triển gần giống chử J.

88
Từ CDR và ASDRx có thể xác định được mối quan hệ giữa chúng
như sau:
 
PX nPX
CDR  
X 0 P
 ASDRx  
X 0 P
 nASDRx

Như vậy, có thể khẳng định CDR phụ thuộc rất nhiều vào tỷ suất chết
đặc trưng theo tuổi (ASDRx) và cấu trúc tuổi của dân cư.
Tỷ suất chết trẻ em 0-1 tuổi hay < 12 tháng: IMR
Tỷ suất chết trẻ em 0-1 tuổi phản ánh tần suất chết của số trẻ em mới
sinh trong năm đầu tiên của cuộc đời. Theo truyền thống IMR được xác
định bằng cách lấy số trẻ em 0-1 tuổi chết trong 1 năm nào đó chia cho số
trẻ em mới sinh - sống trong năm và thường được biểu thị bằng % hoặc ‰
(thường tính cho 1000 trẻ em mới sinh- sống). Theo phương pháp truyền
thống, IMR được tính theo công thức sau:
Do Do
IMR  xK (K=100 hoặc 1000) thường IMR   1000
Bo Bo
Trong đó: Do là số trẻ em 0-1 tuổi chết trong 1 năm nào đó.
Bo là số trẻ em mới sinh- sống trong cùng năm đó.
Vì số trẻ em 0-1 tuổi chết trong 1 năm nào đó thường bao gồm 2 bộ
phận. Một bộ phận chết trong năm đó từ số sinh trong cùng năm; một bộ
phận khác chết trong năm đó nhưng từ số sinh trong năm trước. Chính vì
vậy, để phản ánh đầy đủ và chính xác hơn tần suất chết của trẻ em dưới 1
tuổi, ngoài phương pháp truyền thống như đã nêu ở trên, trong thực tế người
ta còn sử dụng nhiều phương pháp khác để tính toán bổ sung. Các phương
pháp đó là: phương pháp tính theo đoàn hệ đồng sinh; phương pháp tính
theo hệ số phân bổ chết trong 2 năm; phương pháp tính theo hệ số phân bổ
sinh trong 2 năm; phương pháp tính theo xác suất sống loại trừ...
Triển vọng sống trung bình: (ex)
Triển vọng sống trung bình (ex) thực chất là số năm mà một tập hợp
người nào đó sau khi đã sống đạt đến một độ tuổi nhất định thì mổi người sẽ
còn sống thêm trung bình được bao nhiêu năm nữa đến lúc cả tập hợp người
đó chết hết.

89
Triển vọng sống trung bình (ex) phản ảnh khả năng còn sống sót được
trung bình đến cuối cuộc đời của một người kể từ lúc đạt được một độ tuổi
chính xác (x)
Tx
ex  nào đó. Thông thường, ex và eo càng lớn thì mức chết càng
lx
thấp và ngược lại.
Trong đó: ex là triển vọng sống trung bình.
Tx là tổng số năm- người sống trung bình tính từ tuổi chính xác
(x) trở đi.
lx là số người sống đến tuổi chính xác (x).
3.2.2. Bảng sống (bảng chết)
a. Khái niệm và phân loại bảng sống
Khái niệm: Bảng sống là một bảng thống kê bao gồm hệ thống các chỉ
tiêu được sử dụng để phản ánh mức độ chết cũng như khả năng sống sót
được khi chuyển từ tuổi này sang tuổi khác.
Phân loại:
+> Theo độ dài của khoảng cách tuổi khảo sát:
Có thể chia bảng sống thành 2 loại: Bảng sống đầy đủ hay còn gọi là
bảng sống chi tiết và bảng sống rút gọn.
Bảng sống đầy đủ là dạng bảng sống có tuổi khảo sát được chia theo
từng độ tuổi cách nhau 1 năm (1tuổi).
Bảng sống rút gọn là dạng bảng sống mà khoảng cách tuổi khảo sát
được chia theo nhóm cách nhau 5 năm (5 tuổi). Tuy nhiên, trong các bảng
sống rút gọn, tuổi từ 0 đến 1 (0-1) và nhóm từ 1 đến 4 (1-4) thường được
trình bày riêng, còn những tuổi sau đó thường được chia theo nhóm tuổi
cách nhau 5 năm.
+> Theo thời gian khảo sát, có thể chia bảng sống thành 2 loại: Bảng
sống thế hệ (hay bảng sống dọc) và bảng sống hiện hành (hay bảng sống
thời kỳ cắt ngang).

90
Bảng sống thế hệ là dạng bảng sống được xây dựng trên cơ sở quan
sát một thế hệ thực tế, từ lúc thế hệ đó mới được sinh ra cho đến khi tất cả
các thành viên của thế hệ đó đều chết hết. Vì phải theo dõi liên tục một thế
hệ trong khoảng thời gian khá dài nên việc xây dựng các bảng sống dọc khó
thực hiện và có nhiều hạn chế, do vậy nó ít được sử dụng trên thực tế.
Bảng sống hiện hành là bảng sống được xây dựng trên cơ sở khảo sát
một thế hệ giả định, nguồn số liệu để xây dựng bảng sống dạng này thường
lấy tại một thời điểm hay một thời kỳ (1năm) nào đó từ kết quả của các cuộc
tổng điều tra dân số.
b. Các giả thiết cơ bản để xây dựng bảng sống
<+> Tập hợp sinh ban đầu còn gọi là “cơ số của bảng sống” và thường
lấy là một số tròn (lo = 10n, trong đó n = 0;1;2;3....). Tập hợp sinh ban đầu
(cơ số của bảng sống) thường chọn là 10.000 hoặc 100.000 người. Việc lựa
chọn số sinh chuẩn lo = 10n (10.000 hoặc 100.000 người) để khi so sánh các
bảng sống khác nhau được dễ dàng và thuận lợi hơn.
<+> Dân số khảo sát trong bảng sống được giả thiết là dân số đóng
(loại bỏ yếu tố di dân ra ngoài), số sống giảm dần qua các độ tuổi chỉ do
chết quyết định.
<+> Trật tự chết dần (xác suất chết) theo các độ tuổi và giới tính diễn
ra theo một trình tự (quy luật) nhất định và không thay đổi.
<+> Ngoại trừ những năm đầu của cuộc đời, kể từ độ tuổi 5 trở đi trật
tự chết dần được giả định là diễn ra đều đặn.
c. Cấu tạo và cách tính các chỉ tiêu trong bảng sống
Cấu tạo của bảng sống.
Bảng sống có thể xây dựng theo dạng đầy đủ, rút gọn và chung cho
toàn bộ dân số hay riêng cho nam, cho nữ tùy theo mục đích, yêu cầu nghiên
cứu. Dù là dạng nào thì một bảng sống theo quy ước cũng bao gồm 7 hoặc 8
cột. Dưới đây là ví dụ về một bảng sống rút gọn.

91
CÊu t¹o b¶ng sèng:
B¶ng sèng
x lx ndx nqx npx nLx Tx ex
0 100000 2000 0.02 0.98 98600 6577725 65.78
1-4 98000 350 0.0036 0.9964 391160 6479125 66.11
5-9 97650 250 0.0026 0.9974 487625 6087965 62.34
10-14 97400 160 0.0016 0.9984 486600 5600340 57.5
15-19 97240 800 0.0082 0.9918 484200 5113740 52.59
20-24 96440 850 0.0088 0.9912 480075 4629540 48
25-29 95590 830 0.0087 0.9913 475875 4149465 43.41
30-34 94760 900 0.0095 0.9905 471550 3673590 38.77
35-39 93860 1200 0.0128 0.9872 466300 3202040 34.12
40-44 92660 1800 0.0194 0.9806 458800 2735740 29.52
45-49 90860 2400 0.0264 0.9736 448300 2276940 25.06
50-54 88460 3500 0.0396 0.9604 433550 1828640 20.67
55-59 84960 5800 0.0683 0.9317 410300 1395090 16.42
60-64 79160 4800 0.0606 0.9394 383800 984790 12.44
65-69 74360 10500 0.1412 0.8588 345550 600990 8.082
70+ 63860 63860 1 0 255440 255440 4

Với a0=0,3; a1-4=0,4, a5+=0,5; m70+=0,25


Các chỉ tiêu trong bảng sống và cách tính.
+> Cột 1: Tuổi (x). Có thể chia theo độ tuổi cách nhau (1năm) hoặc
theo các nhóm tuổi cách nhau (n) năm.
+> Cột 2: Số người sống đến tuổi chính xác (x): (lx).
Đây là số người sống đến đúng tuổi chính xác (x) kể từ lúc mới sinh
ra. Trong các bảng sống, tập hợp sinh ban đầu (lo) là những người mới được
sinh ra, theo quy ước chọn là một số tròn và thường lấy lo =10.000 hoặc lo
=100.000 người).

92
Số người còn sống được đến tuổi chính xác x+n nào đó (lx+n) được
tính bằng cách lấy số người đã sống đạt được tuổi chính xác x trừ đi số đã
chết trong tuổi x đến x+n (ndn).
lx+n = lx - ndx = lx- lx*nqx = lx(1- nqx) =lx*npx
+> Cột 3: Số người chết giữa tuổi chính xác x và x+n là (ndx).
Số người chết giữa tuổi chính xác x và x+n là (ndx) được tính bằng
cách lấy số người đã sống đạt được tuổi chính xác x trừ đi số người còn
sống đến tuổi chính xác x+n.
ndx = lx - lx+n =lx*nqx.
+> Cột 4: Xác suất chết giữa tuổi chính xác x và x+n là (nqx).
Xác suất chết giữa tuổi chính xác x và x+n là (nqx) sẽ cho ta biết được
trong số những người đã sống đến tuổi chính xác x, tỷ lệ người chết (không
còn sống được đến tuổi chính xác x+n là bao nhiêu)? nqx được tính bằng
cách lấy số người chết giữa tuổi chính xác x và x+n (ndx) chia cho số người
đã sống đạt được tuổi chính xác x.

ndx
nqx 
lx

+> Cột 5: Xác suất sống qua tuổi chính xác x và đạt tuổi chính xác
x+n là (npx).
(npx) sẽ cho ta biết được trong số những người đã sống đến tuổi chính
xác x, tỷ lệ còn sống được đến tuổi chính xác x+n là bao nhiêu? npx được
tính bằng cách lấy số người sống đến tuổi chính xác x+n là (lx+n) chia cho
số người đã sống đạt được tuổi chính xác x là (lx).
lx  n lx  ndx ndx
npx    1  1  nqx
lx lx lx
+> Cột 6: Số năm-người (người- năm) sống trung bình giữa tuổi chính
xác x và x+n là (nLx).
Giá trị nLx có thể ước tính theo công thức sau:

93
nLx  n.1  x.lx  x.lx  n  nax.lx  1  ax.lx  n  n.lx  n  ax.ndx
Với:  X + ax =1
Trong đó: x và ax là hệ số phân bố chết. Và ax chính là số năm
trung bình mà những người chết ở tuổi x đến x+n sống được.
Với giả định chết phân bố đều (  X = ax = 0,5), thì
n
nLx  (lx  lx  n)
2
Trong những năm đầu của cuộc đời, do chết phân bố không đều và
phần lớn chết tập trung nhiều vào những giờ, ngày, tuần, tháng, năm đầu của
cuộc sống, nên số năm-người (người- năm) sống trung bình giữa tuổi 0 đến
1 và 1 đến 5 (1 LO ) và ( 4 L1 ) sẽ không thể tính được theo công thức trung
bình cộng nói trên. Giá trị tương đối của (1 LO ) và ( 4 L1 ) có thể được tính
theo công thức sau:
1 L0  (1  0 )l 0  0 l1  a 0 l 0  (1  a 0 )l1  l1  a 0 1 d 0 ) .

4 L1  4(1  1 4 )l1  1 4 l 5   4a1 4 l1  (1  a1 4 )l5   4(l 5  a14  4 d1 )


Thường a0 < a1-4 < 0,5
+> Cột 7: Tổng số năm- người sống trung bình tính từ sau tuổi chính
xác x trở đi (Tx).
Tx cho biết tổng số người - năm mà một thế hệ nào đó sẽ còn sống
được sau khi đã đạt được đến tuổi chính xác x. Tx chính là tổng của tất cả
các giá trị của nLx từ tuổi chính xác x và những tuổi sau tuổi x trở đi.
 
Tx   nLi   nL
IX i o
xi

+> Cét 8: TriÓn väng sèng trung b×nh: ex


ex ph¶n ¸nh kh¶ n¨ng mµ 1 ng−êi nµo ®ã khi ®· sèng ®¹t ®Õn ®é tuæi
chÝnh x¸c x cßn sèng thªm ®−îc bao nhiªu n¨m nöa ®Õn cuèi cuéc ®êi.
Tx To
ex  . T−¬ng øng ta cã: eo 
lx lo

94
Trong ®ã: eo lµ tuæi thä trung b×nh hay triÓn väng sèng trung b×nh tÝnh
tõ lóc míi sinh.
d. Các phương pháp xây dựng bảng sống
Phương pháp trực tiếp:
Theo phương pháp này, việc xây dựng bảng sống được thực hiện bằng
cách theo dõi liên tục một thế hệ thực tế từ lúc thế hệ đó mới sinh ra cho đến
khi thế hệ đó chết hết. Qua quan sát thế hệ đó, có thể thu thập được thông
tin về số người chết, số người sống trung bình theo tuổi Dx; Px , từ  
Dx; Px tính các ASDRx hay (nMx) và từ nMx tính các nqx; từ nqx tính
các chỉ tiêu khác còn lại của bảng sống như npx; lx; nLx....ex.
Phương pháp gián tiếp:
Xây dựng bảng sống theo phương pháp này có thể được thực hiện
thông qua quan sát một thế hệ giả định (thế hệ không có thực) từ số liệu các
cuộc tổng điều tra dân số. Qua các kết quả từ tổng điều tra dân số, có thể thu
thập được thông tin về số người chết, số người sống trung bình theo tuổi
Dx; Px  , từ Dx; Px có thể tính được các ASDRx hay ( m ) và từ
n x nmx tính
các nqx; từ nqx tính các chỉ tiêu khác còn lại của bảng sống như npx; lx;
ndx... nLx;Tx; ex.
Công thức tính nqx từ nmx như sau:
n * nMx n * nMx
nqx  hoặc nqx 
1  1  ax  * n * nMx 1   x * n * nMx
Sau khi tính được các giá trị của nqx theo công thức trên, việc lập bảng
sống (xác định các giá trị lx; ndx...ex trong bảng sống) trở nên rất đơn giản.
i. Các ứng dụng của bảng sống
Các ứng dụng của bảng sống rất da dạng, nhưng ở đây chỉ tập trung
vào một số ứng dụng chủ yếu sau:
+> Bảng sống được sử dụng như một trong những công cụ quan trọng
để đánh giá các thống kê về mức chết, phân tích mức chết theo các nguyên
nhân và so sánh mức chết giữa các dân cư khác nhau.

95
Có thể sử dụng bảng sống như là công cụ để đánh giá và kiểm định
mức độ chính xác của các kết quả điều tra, thống kê về mức chết. Trong
nhiều trường hợp người ta sử dụng bảng sống hoặc bảng sống mẫu như 1
công cụ để đánh giá hoặc ước lượng các thống kê về chết và dùng các kết
quả đó như những số liệu chính thức, làm căn cứ để lập các kế hoạch phát
triển, nhất là đối với một số quốc gia, vùng, địa phương không tổ chức điều
tra dân số được hoặc các số liệu điều tra có được thiếu tin cậy hoặc sai lệch
quá nhiều.
+> Bảng sống được sử dụng như một trong những công cụ quan trọng
để đánh giá và ước lượng mức chuyển cư.
Nhờ các chỉ tiêu của bảng sống, đặc biệt chỉ tiêu nqx, cho phép chúng
ta có thể ước tính được lượng di dân thuần túy theo tuổi và giới tính. Chẳng
hạn, từ số liệu thống kê dân số theo tuổi và giới tính có được của 2 thời
điểm điều tra, thông qua chỉ tiêu xác suất sống sót (npx) của bảng sống, có
thể ước tính được số người sống sót theo các độ tuổi và giới tính khác nhau
vào một thời điểm điều tra sau. Chênh lệch giữa dân số điều tra và dân số
ước tính theo phương pháp bảng sống chính là số lượng di dân thuần túy
theo tuổi và giới tính trong thời kỳ giữa 2 lần điều tra.
+> Bảng sống được sử dụng như một trong những công cụ quan trọng
để đánh giá mức độ thay thế dân cư và tái sản xuất dân số.
Thông qua các chỉ tiêu của bảng sống, nhất là chỉ tiêu npx, có thể ước
tính được sẽ có bao nhiêu người từ một tập hợp số trẻ em mới sinh ra vào 1
năm nào đó còn sống được đến tuổi 15, tuổi 20..., bao nhiêu là nam? bao
nhiêu là nữ?..., bao nhiêu nữ đã sống đến tuổi 15, tuổi 20 ... còn sống được
đến tuổi 50?. Nhờ các chỉ tiêu của bảng sống, bảng kết hôn và bảng sinh, có
thể ước tính được có bao nhiêu người sẽ kết hôn?, có bao nhiêu trẻ em là
gái, là trai mới được các bà mẹ thuộc những thế hệ sau sinh ra?. Có bao
nhiêu trong số những trẻ em gái mới được sinh ra này còn sống đến tuổi có
khả năng sinh đẻ và lại tiếp tục tham gia vào quá trình tái sinh sản trong
những thế hệ tiếp theo... Cứ như thế, nhờ các công cụ của bảng sống và
bảng sinh người ta có thể đánh giá được tình hình tái sản xuất dân số và mức

96
độ thay thế dân cư của các thế hệ, các thời kỳ khác nhau.
+> Bảng sống được sử dụng như là một trong những công cụ quan
trọng để dự báo và hoạch định chiến lược phát triển KTXH tương lai.
Nhờ các chỉ tiêu của bảng sống có thể biết được trong số những người
đang sống ở độ tuổi nào đó vào một thời điểm nhất định sẽ có bao nhiêu
người còn tiếp tục sống được đến một độ tuổi khác vào thời điểm sau?
Trong số trẻ em mới được sinh ra vào 1 năm nào đó, có bao nhiêu trẻ em sẽ
bước vào tuổi mẫu giáo, tuổi học lớp 1, lớp 2, lớp 3..., tuổi học phổ thông
trung học, đại học...? để có kế hoạch xây dựng trường lớp, đào tạo giáo
viên, v.v... Có bao nhiêu người từ lúc mới sinh còn sống đến 15 tuổi, tuổi
20...? Trong số phụ nữ và nam giới đã sống đến tuổi 15, tuổi 20..., có bao
nhiêu nữ sống đến tuổi 55? bao nhiêu nam sống được đến tuổi 60...? Kết
hợp với bảng đời lao động, các nhà lập kế hoach có thể biết được thời gian
trung bình mà 1 người có thể tham gia vào lực lượng lao động và không
tham gia vào lực lượng lao động, số người ra khỏi lực lượng lao động, v.v...,
từ đó để có chương trình, chiến lược đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn
nhân lực và tạo việc làm cho người lao động một cách hợp lý và hiệu quả.
Ngoài ra, những thông tin dự báo về mức chết theo các độ tuổi, giới tính,
nghề nghiệp và chết theo các nguyên nhân, triển vọng sống trung bình từ độ
tuổi nào đó, tuổi thọ trung bình, v.v... là những thông tin rất hữu ích cho
ngành y tế và cho các công ty bảo hiểm, nhất là các công ty bảo hiểm nhân
thọ. Vì nếu không có chúng, các kế hoạch của ngành y tế (xây dựng hệ
thống bệnh viện, khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe...) sẽ khó thực hiện
được; các công ty kinh doanh bảo hiểm sẽ không tính được chính xác mức
tiền mà người tham gia bảo hiểm phải đóng góp, mức phí bảo hiểm phải chi trả
cho họ..., dù rằng các thông tin dự báo trên chỉ là những ước tính gần đúng.
3.2.3. Biến động mức chết và các yếu tố ảnh hưởng
a. Xu hướng biến động mức chết
Mức chết thường xuyên biến động và chịu sự tác động của nhiều yếu
tố khác nhau nhưng nhìn chung đều diễn ra theo xu hướng có tính quy luật
như sau: Thời kỳ đầu mức chết rất cao và thường biến đổi, tăng, giảm thất

97
thường, sau đó mức chết giảm chậm rồi giảm nhanh, cuối cùng đạt được ở
mức thấp và thường hay dao động.
Nhìn từ góc độ lịch sử thì các xã hội trước CNTB đều có đặc điểm
nổi trội của quá trình tái sản xuát dân số với mức chết nói chung, đặc biệt
mức chết trẻ em và người già nói riêng rất cao. Bởi vì, các xã hội truyền
thống nhìn chung đều là những xã hội nông nghiệp chậm phát triển với trình
độ phát triển của LLSX còn thô sơ, lạc hậu, điều kiện sống khó khăn, nông
nghiệp chưa sản xuất đủ lương thực, thực phẩm để ăn và dự trữ phòng ngừa
những năm thiên tai, địch hoạ. Tình trạng chiến tranh xảy ra liên miên, mất
mùa, nạn đói, dịch bệnh luôn rình rập và là mối hiểm hoạ số một đối với
cuộc sống con người. Mức chết nói chung, đặc biệt mức chết trẻ em và
người già nói riêng rất cao, nhất là vào những năm có chiến tranh, dịch
bệnh, mất mùa, thiên tai, mặc dù họ phải sinh đẻ nhiều hơn để bù lại những
rủi ro do mức chết cao gây nên, nhưng dân số vẫn phát triển không ổn định
và thiếu vững chắc. Có thể nói: chiến tranh, dịch bệnh, nạn đói là sự kiểm
nghiệm chặt chẽ nhất đối với sự tăng, giảm mức chết và dân số thế giới
trong giai đoạn lịch sử này.
Trong các nước tư bản công nghiệp phát triển (gọi là các nước phát
triển) đã trải qua 1 thời kỳ quá độ dân số từ mức chết cao thời kỳ đầu
(khoảng 30‰), xuống một mức chết thấp và tương đối ổn định (khoảng
10‰ -15‰) và một triển vọng sống trung bình rất cao đã làm nên một cuộc
cách mạng dân số trong lĩnh vực chết suốt thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.
Các nước đang phát triển hiện nay đều bước vào thời kỳ quá độ dân số
với sự giảm sút của mức độ tử vong nhanh hơn rất nhiều so với các nước
Châu Âu thế kỷ trước. Mặc dầu về mặt thời gian, so với các nước phát triển,
mức chết của các nước đang phát triển giảm muộn hơn gần một thế kỷ.
Mức chết giảm nhanh xảy ra đối với các nước đang phát triển hiện nay
là nhờ vào những thành tựu của tiến bộ về khoa học kỹ thuật mà các nước
đang phát triển đã tạo ra và có được trong những thập kỷ vừa qua, như cải
tiến nông nghiệp đã đưa sản lượng lương thực tăng nhanh, điều đó dẫn đến
cải thiện được điều kiện dinh dưỡng, tăng cường sức khoẻ, giảm mức độ

98
mắc bệnh. Cùng với những tiến bộ cực kỳ quan trọng trong nhiều lĩnh vực
hoạt động, việc cải thiện các hoạt động thương mại, giao thông vận tải,
thông tin liên lạc đã đưa đến kết quả là số người bị tổn thương do thiếu
lương thực giảm xuống; các bệnh truyền nhiễm như lao, đậu mùa, v.v... đã
được kiểm soát. Chết giảm xuống nhanh và rộng rãi nhờ tác động tổng hợp
của nhiều yếu tố như mở rộng mạng lưới y tế cộng đồng, phát triển sản xuất
và nhập khẩu thuốc kháng sinh, các phương pháp vệ sinh rẻ tiền, vệ sinh phòng
bệnh của cá nhân tốt hơn, v.v... và nhiều tiến bộ trong khoa học y tế khác.
Có thể nói, đối với các nước phát triển phương Tây trước đây để giảm
mức chết xuống họ phải nhờ hàng bao thế kỷ phát triển về kỹ thuật, y tế,
năng suất, vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân, v.v... thì các nước đang
phát triển hiện nay, để giảm mức chết họ không phải chờ đợi sự đổi mới và
cải thiện những điều kiện như vậy. Nhờ vào việc nhập khẩu những thành
quả của những sự tiến bộ đó, các nước đang phát triển đã thực hiện “cuộc
cách mạng” trong lĩnh vực chết đạt được hiệu quả cao.
b. Nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến mức chết
Các yếu tố tác động làm tăng mức chết.
+> Chiến tranh.
Chiến tranh là nguyên nhân gây chết người hàng loạt trong một thời
gian ngắn, nhất là các cuộc chiến tranh sử dụng vũ khí hiện đại. Các cuộc chiến
tranh xảy ra không chỉ gây nên tử vong cho các nạn nhân quân đội mà còn
mang lại nhiều thương vong và rủi ro về sự chết chóc cho nhiều người khác.
+> Mất mùa, nạn đói.
Mất mùa và nạn đói có thể gây nên tình trạng tử vong với số lượng
lớn. Mất mùa dẫn đến đói kém và thiếu ăn nên mức độ suy dinh dưỡng tăng
lên, sức đề kháng của cơ thể giảm xuống, khả năng mắc bệnh cao, rủi ro về
chết lớn, nhất là đối với trẻ em và người già. Đói kém không chỉ gây tử
vong cho nhân loại mà còn để lại nhiều hậu quả đáng kể đối với dân số và
các quá trình phát triển. Đói kém dẫn đến tình trạng thiếu dinh dưỡng và
bệnh còi xương, chậm lớn làm cho thể chất và trí lực của con người giảm đi,
chất lượng dân số và nguồn nhân lực bị hạn chế, ảnh hưởng rất nhiều đến
các quá trình phát triển.

99
+> Dịch bệnh.
Chiến tranh và nạn đói là những nguyên nhân gây chết người hàng
loạt, nhưng cũng có thể khắc phục và dần xóa bỏ được cùng với việc thúc
đẩy phát triển kinh tế xã hội và giải quyết tốt vấn đề giai cấp. Riêng với
bệnh tật thì ảnh hưởng đến tử vong lâu dài và không thể thủ tiêu được. Tuy
nhiên, cùng với việc phát triển của xã hội và sự tiến bộ của khoa học kỹ
thuật, đặc biệt là những thành tựu đạt được trong lĩnh vực y tế sẽ có thể làm
giảm và hạn chế được mức độ ảnh hưởng của nó đến tình hình tử vong. Có
thể nói, cả hiện tại lẫn trong tương lai, bệnh tật vẫn là nguyên nhân chủ yếu,
thường xuyên và đáng lo ngại nhất đối với cuộc sống của xã hội loài người.
+> Các tai họa tự nhiên.
Động đất, núi lửa, giông bão, sóng thần, hạn hán, lũ lụt và nhiều tai
họa tự nhiên khác cũng là những nguyên nhân gây tử vong cao. Cùng với sự
gia tăng dân số nhanh chóng và việc khai thác một cách bừa bãi, thiếu ý
thức của con người đối với nguồn tài nguyên, thiên nhiên, làm cho môi
trường sống bị ô nhiễm, cân bằng sinh thái bị phá vỡ sẽ gây nên nhiều hiểm
họa lớn cho con người.
+> Các nguyên nhân khác.
Tai nạn giao thông, nghiện ngập, bạo lực, tự tử, ngộ độc, phong tục
tập quán lạc hậu, văn hóa, lối sống... cũng là những nguyên nhân gây tử
vong đáng kể, mặc dù chúng chỉ mang tính chất nhỏ lẻ. Trong khi các loại
dịch bệnh mang tính quốc gia và quốc tế ít nhiều đã được kiểm soát, thì các
nguyên nhân này ngày càng có xu hướng gia tăng. Ngày càng có nhiều
trường hợp chết do hậu quả tác động của các yếu tố thuộc về lối sống ở một
độ tuổi nhất định như thói quen hút thuốc, nghiện rượu bia, ít rèn luyện sức
khỏe, do nghề nghiệp, do sử dụng các phương tiện giao thông tốc độ cao
(máy bay, tàu thủy, ô tô, tàu hỏa...). Ở các độ tuổi trẻ, nguyên nhân chết phổ
biến nhất vẫn là do tai nạn. Đối với các nguyên nhân này, việc thay đổi văn
hóa và hoàn thiện lối sống sẽ có khả năng làm giảm đáng kể mức chết do
chúng gây nên.
Các yếu tố tác động làm giảm mức chết.
+ Nâng cao mức sống của dân cư.

100
Có thể khẳng định là khi thu nhập tăng lên, mức sống nâng cao, điều
kiện sống được cải thiện sẽ góp phần tạo điều kiện để hạ thấp mức độ tử
vong. Phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập tạo điều kiện vật chất để mở
rộng mạng lưới y tế công cộng, tăng cường đội ngũ cán bộ y tế, hoàn thiện
hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Tăng trưởng kinh tế, nâng
cao thu nhập, tạo tiền đề vật chất để cải thiện điều kiện dinh dưỡng, nhất là
dinh dưỡng cho trẻ em, nâng cao thể lực và trí lực của người dân, nâng cao
sức khoẻ, tăng khả năng đề kháng với bệnh tật, giam rủi ro về tử vong, kéo
dài tuổi thọ dân cư. Cùng với sự gia tăng kinh tế và nâng cao mức sống,
những tiến bộ khoa học kỹ thuật đạt được trong lĩnh vực y tế góp phần ngăn
ngừa và đẩy lùi các loại dịch bênh, hạn chế nhiều rủi ro xảy ra có nguy cơ
ảnh hưởng đến sức khoẻ và mức tử vong, nhất là tử vong trẻ em.
+ Tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt trong lĩnh vực y tế.
Cùng với việc thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao chất lượng cuộc
sống cho người dân, việc đẩy nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh
vực y tế đã góp phần đáng kể vào việc khống chế và đẩy lùi nhiều căn bệnh
hiểm nghèo, nhiều dịch bệnh nguy hiểm với tính chất và quy mô rộng lớn,
gây chết người hàng loạt.
+ Bảo đảm môi trường sống trong lành, chăm sóc sức khỏe, vệ sinh cá
nhân tốt... cũng là những nguyên nhân dẫn đến làm giảm nguy cơ tử vong.
c. Sự khác biệt về mức chết
Sự khác biệt về mức chết theo tuổi.
Các nhóm tuổi khác nhau trong dân số có những nguy cơ khác nhau
về tử vong- do nghề nghiệp, tuổi tác hay 1 số đặc điểm khác của họ. Trong
cả 2 khu vực kinh tế phát triển và đang phát triển, tỷ suất chết cao nhất đều
tập trung ở lứa tuổi trẻ và rất già. Đây là mô hình chết đặc thù theo tuổi
chung nhất cho bất cứ quốc gia nào, thời kỳ nào.
Sự khác biệt về mức chết theo giới tính.
Sự khác biệt về mức chết theo giới tính đã được phát hiện từ rất sớm,
ngay từ khi mới bắt đầu của sự nghiên cứu về mức chết. J Grant đã nhận
thấy nữ giới có khả năng sống lâu hơn so với nam giới, mặc dù phụ nữ có
thể mắc nhiều bệnh hơn. Thực tế cho thấy, phụ nữ nói chung đều có tỷ suất

101
chết thấp hơn so với nam giới trong hầu hết các lứa tuổi và phụ nữ thường
sống thọ hơn so với nam giới. Hiện nay tuổi thọ trung bình của phụ nữ
thường cao hơn nam giới từ 5 đến 10%, chỉ trừ 1 số nước nghèo chậm phát
triển, nam giới có triển vọng sống trung bình cao hơn.
Sự khác biệt về mức chết theo nơi cư trú.
Có sự khác biệt đáng kể về tử vong của 2 khu vực nông thôn và thành
thị. Thông thường, khu vực thành thị có mức chết thấp hơn so với khu vực
nông thôn, bởi vì điều kiện sống cũng như cơ sở hạ tầng và các phương tiện
y tế, chăm sóc sức khỏe giữa 2 khu vực là không đều nhau. Sự khác nhau về
mức chết giữa 2 khu vực này còn có thể được lý giải do trình độ giáo dục và
thu nhập của dân cư thành thị cao hơn so với dân cư nông thôn. Vì vậy,
cùng với quá trình đô thị hóa ngày càng phát triển, vấn đề giáo dục và chăm
sóc sức khỏe cho người nghèo, đặc biệt người nghèo khu vực nông thôn cần
phải được quan tâm đầy đủ hơn.
Sự khác biệt về mức chết theo trình độ học vấn.
Những người có trình độ học vấn cao thường rủi ro về chết thấp hơn
so với những người có trình độ học vấn thấp. Vì họ là những người có điều
kiện và khả năng am hiểu được các loại bệnh tật, nguyên nhân gây bệnh, từ
đó có thể hạn chế, phòng ngừa được sự lây lan của bệnh tật đối với con
người. Người có học vấn cao thường biết giữ gìn vệ sinh, chăm sóc sức
khỏe cho bản thân và gia đình. Hơn nữa, người có học vấn cao thường làm
những công việc nhẹ nhàng, môi trường và điều kiện làm việc tốt, hao phí
sức lực ít lại có thu nhập cao nên khả năng dinh dưỡng và chăm sóc, hồi
phục sức khỏe tốt hơn, rủi ro do bệnh tật và tử vong thấp hơn so với những
người có trình độ học vấn thấp.
Trình độ học vấn của người mẹ và khả năng sống sót của trẻ em có
mối quan hệ mật thiết với nhau. Nhiều nghiên cứu cho rằng, trình độ học
vấn của người mẹ cao góp phần vào việc làm giảm mức chết trẻ em. Có lẽ
trình độ học vấn tạo điều kiện để người mẹ nâng cao nhận thức về phương
pháp phòng chống, nhận biết và điều trị có hiệu quả bệnh tình của trẻ em.
Sự khác biệt về mức chết theo thu nhập.
Mức chết giữa các nhóm dân cư có mức thu nhập khác nhau cũng có

102
sự khác biệt đáng kể. Tầng lớp dân cư nghèo, có địa vị xã hội và thu nhập
thấp, ít được học hành thường có mức chết cao hơn so với những người giàu.
Những người có thu nhập cao bao giờ điều kiện sinh hoạt gia đình
cũng khá giả, chế độ dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe tốt hơn, khả năng
tiếp cận với các dịch vụ y tế dễ dàng và thuận lợi nên rủi ro do bệnh tật và tử
vong thấp hơn so với những người có thu nhập thấp.
Riêng về mặt y tế, việc đảm bảo khám và chữa bệnh cũng khác nhau
giữa người giàu và người nghèo, nước giàu và nước nghèo. Những người
giàu có thể chi trả cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Tại nhiều
nước nghèo rất thiếu cán bộ y tế và tốn phí về điều trị rất cao nên nhiều
người nghèo không thể có điều kiện khám và chữa bệnh. Vì vậy, cùng với
quá trình phát triển, vấn đề chăm sóc sức khỏe cho người nghèo cần phải
được quan tâm nhiều hơn.
Sự khác biệt về mức chết theo tình trạng hôn nhân.
Những người có gia đình thường có tỷ suất tử vong thấp hơn so với
những người độc thân, góa bụa hay ly dị. Người có gia đình thường có cuộc
sống ổn định, ăn uống sinh hoạt điều độ, sức khỏe, sức đề kháng và khả
năng chống chọi với bệnh tật tốt hơn, ít bị strees và rủi ro về tử vong thấp hơn.
Sự khác biệt về mức chết theo địa vị xã hội và theo các nhóm xã hội-
nghề nghiệp.
Sự bất bình đẳng trước rủi ro về chết là rất lớn. Mức tử vong càng cao
với tầng lớp xã hội càng thấp. Trong điều kiện vệ sinh không khác nhau thì
sự chênh lệch về mức chết của các nhóm xã hội được quy cho những khác
biệt trong chế độ ăn uống.
Ngoài những khác biệt nêu trên, sự khác biệt về mức chết theo dân
tộc, tôn giáo, theo đặc trưng của người di dân, theo các nguyên nhân gây tử
vong ... cũng cần được quan tâm.
3.3. BIẾN ĐỘNG TỰ NHIÊN DÂN SỐ VÀ LÝ THUYẾT QUÁ ĐỘ
DÂN SỐ
3.3.1. Đo lường biến động tự nhiên dân số
Biến động tự nhiên dân số phản ánh sự tăng, giảm tự nhiên dân số xảy

103
ra trong thời kỳ hoặc giữa 2 thời điểm trong thời kỳ và thường được đánh
giá trong phạm vi 1 năm. Về mặt số lượng, biến động tự nhiên dân số được
xác định bằng cách lấy số trẻ em mới được sinh ra trừ đi số người chết trong
cùng thời kỳ (1 năm). Nếu gọi NI là số lượng người thay đổi do biến động
tự nhiên trong năm; B là số trẻ em mới được sinh ra trong năm; D là số
người chết trong cùng năm đó thì NI = B - D.
Biến động tự nhiên dân số thường được đánh giá thông qua chỉ tiêu
gọi là tỷ suất biến động tự nhiên dân số. Tỷ suất này được xác định bằng
cách lấy số trẻ em mới được sinh ra trừ đi số người chết trong cùng năm đó,
chia cho số lượng dân số tính trung bình trong năm hoặc tính vào thời điểm
giữa năm và thường được biểu thị bằng ‰ hoặc %.
BD
NIR  *1000 hoăc tính theo công thức NIR =CBR -CDR
P
3.3.2. Xu hướng biến động tự nhiên dân số
Biến động tự nhiên dân số do sinh và chết quyết định. Do vậy, xu
hướng biến động tự nhiên dân số bị chi phối bởi 2 quá trình dân số này. Xu
hướng biến động mức sinh được khái quát như sau: Thời kỳ đầu mức sinh
rất cao và tương đối ổn định, sau đó mức sinh giảm chậm rồi giảm nhanh,
cuối cùng đạt được ở mức thấp. Xu hướng biến động của mức chết cũng gần
giống như mức sinh. Thời kỳ đầu, mức chết rất cao (thấp hơn một ít so với
mức sinh) và thường xuyên biến đổi, sau đó mức chết giảm chậm rồi giảm
nhanh, cuối cùng đạt được ở mức thấp (thấp hơn một ít so với mức sinh)
nhưng thường hay dao động. Nhưng khác với mức sinh, thời điểm giảm của
mức chết diễn ra sớm hơn rất nhiều so với thời điểm giảm của mức sinh. Do
thời điểm tăng giảm của mức sinh và mức chết không song trùng về mặt thời
gian, nên sự gia tăng tự nhiên dân số có thời kỳ diễn ra rất chậm, có thời kỳ
lại rất nhanh, gây nên hiện tượng “bùng nổ dân số” và sự quá độ dân số.
3.3.3. Lý thuyết quá độ dân số
Khi quan sát tình hình biến đổi của mức sinh và mức chết diễn ra
trong các nước phát triển ở Châu Âu, nhà dân số học nổi tiếng người Pháp là
A. Landry đã khái quát quá trình phát triển dân số trong tác phẩm nổi tiếng

104
của mình “Cuộc cách mạng dân số” (năm 1934) thành 3 chế độ tái sản xuất
dân số: chế độ nguyên thủy (TSX dân số mở rộng); chế độ trung gian (TSX
dân số ổn định); chế độ hiện đại (TSX dân số thu hẹp). Tiếp nối A. Landry,
đến Blacker (1943), F.W. Notestein (1945) cùng một số nhà khoa học khác,
khi quan sát tiến trình phát triển dân số diễn ra ở Châu Âu trong vòng 2 thế
kỷ nhận thấy hiện tượng mức sinh và mức chết đầu thế kỷ 20 đều giảm. Từ
thực tế lịch sử đó, các nhà dân số học đã xây dựng nên một mô hình lý
thuyết để giải thích về sự phát triển của dân số. Mô hình đó gọi là thuyết
“quá độ dân số”. Lý thuyết cổ diển này đề cập đến sự biến đổi dân số từ một
kiểu tái sản xuất dân số này sang kiểu tái sản xuất dân số khác. Mô hình quá
độ dân số giữ vị trí trung tâm trong các nghiên cứu dân số trước đây. Nó
được coi như là “chìa khoá” để mô tả, đọc lại quá khứ về nhân khẩu học và
là mô hình dự báo trước về xu hướng biến đổi dân số cho các nước đang
phát triển. Trong chừng mực nhất định, mô hình đó cũng có thể sử dụng để
giải thích một số biến đổi xã hội quan trọng xảy ra trong lịch sử phát triển
của xã hội loài người.
Mô hình quá độ dân số không đi sâu tìm hiểu căn nguyên của sự tăng
giảm dân số, chủ yếu trình bày tổng quát tiến trình phát triển dân số dưới
dạng biểu đồ dựa trên kinh nghiệm dân số của các nước phương Tây đã trải
qua.
Theo lý thuyết này, dân số các nước đều phải trải qua các giai đoạn:
trước quá độ; quá độ; sau quá độ.
Giai đoạn 1: Trước quá độ (Tiền quá độ) có những đặc điểm như sau:
Mức sinh rất cao và tương đối ổn định; mức chết cao (thấp hơn một ít so với
mức sinh) nhưng biến đổi thất thường, có lúc mức chết cao hơn cả mức
sinh; dân số gia tăng chậm, có thể không tăng và nhiều lúc thậm chí còn
giảm; tái sản xuất dân số diễn ra nhanh nhưng rất lãng phí (không hiệu quả);
dân số quá trẻ; tuổi thọ trung bình của dân cư thấp.
Về phương diện xã hội, thời kỳ này tương ứng với xã hội nông nghiệp
truyền thống.
Giai đoạn 2: Giai đoạn quá độ, được chia thành 3 thời kỳ.
Thời kỳ 1: Đầu quá độ. Thời kỳ này có một số đặc điểm như sau: Mức

105
chết bắt đầu giảm xuống; mức sinh vẫn cao và trong chừng mực nhất định
có sự tăng lên do đời sống được cải thiện; dân số bắt đầu gia tăng nhanh
hơn; cân bằng dân số lãng phí bị phá vỡ; tái sản xuất dân số vẫn còn nhanh
nhưng ít nhiều có hiệu quả hơn; dân số vẫn còn trẻ; tuổi thọ trung bình của
dân cư vẫn còn thấp.
Về phương diện xã hội, thời kỳ này tương ứng với lúc xã hội nông
nghiệp truyền thống biến đổi, bắt đầu quá trình công nghiệp hóa và xây
dựng cấu trúc xã hội hiện đại.
Thời kỳ 2: Giữa quá độ. Thời kỳ này có một số đặc điểm chủ yếu như
sau: mức chết giảm nhanh; mức sinh bất đầu giảm chậm; dân số gia tăng rất
nhanh và đạt được đỉnh cao; cân bằng dân số cũ bị phá vỡ trầm trọng; tái
sản xuất dân số vẫn còn nhanh nhưng đã có hiệu quả hơn; dân số vẫn còn
trẻ; tuổi thọ trung bình của dân cư ít nhiều đã được cải thiện.
Về phương diện xã hội, thời kỳ này tương ứng với giai đoạn giữa của
quá trình công nghiệp hóa và cấu trúc xã hội hiện đại đã được định hình.
Thời kỳ 3: Cuối quá độ. Thời kỳ này có một số đặc điểm chủ yếu như
sau: mức chết bất đầu chững lại và đạt được ở mức tương đối thấp sau thời
kỳ giảm nhanh; mức sinh bất đầu giảm nhanh; chênh lệch giữa mức sinh và
mức chết thu hẹp lại, dân số gia tăng chậm dần; tái sản xuất dân số diễn ra
chậm và rất hiệu quả; dân số bắt đầu già hóa; tuổi thọ trung bình của dân cư
tăng cao.
Về phương diện xã hội, thời kỳ này tương ứng với giai đoạn nền kinh
tế nông nghiệp chuyển hẳn sang công nghiệp hóa và xã hội truyền thống
chuyển sang xã hội hiện đại.
Giai đoạn 3: Sau quá độ. Giai đoạn này có một số đặc điểm chủ yếu
như sau: Mức chết thấp (thấp hơn một ít so với mức sinh) nhưng thường hay
dao động; mức sinh giảm thấp và biến động trong sự điều tiết của Nhà nước;
chênh lệch giữa mức sinh và mức chết là không đáng kể, dân số gia tăng rất
chậm, có thể không tăng và thậm chí có lúc còn giảm; tái sản xuất dân số
diễn ra chậm và rất hiệu quả. Người ta không cần phải sinh đẻ nhiều con để
duy trì sự tồn tại của giống nòi; dân số già và bắt đầu lão hóa; tuổi thọ trung
bình của dân cư rất cao.

106
Về phương diện xã hội, thời kỳ này tương ứng với giai đoạn công
nghiệp hóa phát triển đạt trình độ cao và xã hội hiện đại tiến đến mức độ
cao.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia dân số, hiện nay trên thế giới
không còn nước nào nằm trong giai đoạn 1 nữa; đầu quá độ còn khoảng
11%, chủ yếu tập trung ở các nước châu Phi và Nam Sahara; giữa quá độ có
khoảng 62%; sau quá độ có khoảng 27%.
Hình 3.3: Mô hình lý thuyết quá độ về dân số

CBR CBR
CDR
CDR
NIR
NIR

I II1 III2 IV

GĐ I GĐ II GĐ III t
Câu hỏi ôn tập

CÂU HỎI ÔN TẬP


Câu 1: Bản chất, phương pháp xác định, ưu nhược điểm của các thước
đo đánh giá mức sinh. Giải thích bản chất và ý nghĩa của tổng tỷ suất sinh?
Câu 2: Phân tích xu hướng biến động mức sinh và các yếu tố ảnh
hưởng. Vận dụng vào điều kiện cụ thể của địa phương mình.
Câu 3: Phân tích ảnh hưởng của mức thu nhập và mức sống tới mức
sinh, từ đó rút ra những khuyến nghị nào về chính sách?

107
Câu 4: Các thước đo đánh giá mức chết, ý nghĩa, phương pháp tính và
các ưu nhược điểm?
Câu 5: Xu hướng biến động mức chết và các yếu tố ảnh hưởng?
Những nguyên nhân nào làm tăng hay giảm mức chết ở Việt Nam hiện nay?
Câu 6: Đánh giá mức chết trẻ em ở Việt Nam. Phân tích các yếu tố
ảnh hưởng đến mức chết này. Tại sao người ta sử dụng thước đo IMR để
đánh giá trình độ phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia hay một vùng?
Câu 7: Hãy nêu lý thuyết quá độ về dân số. Vận dụng vào phân tích
dân số Việt Nam.

Bài tập 1: Có số liệu dân số địa phương A năm 2010 như sau:
DSTB Tỷ số giới ASFRx,
Tuổi x, x+n
(1000 ng) (%) x+n %0
0-14 3500 104 -
15-19 2500 104 20
20-24 2300 100 140
25-29 2000 100 100
30-34 1900 100 90
35-39 1700 96 60
40-44 1500 88,7 40
45-49 1300 82 4
50-54 1000 72,4 -
55-59 800 66,6 -
60+ 1500 61,3 -

1. Phân tích tỉ số phụ thuộc của dân số địa phương A năm 2010.
2. Tính tỉ suất sinh thô, tỉ suất sinh chung và tổng tỉ suất sinh. Biểu
diễn tỉ suất sinh đặc trưng theo tuổi lên đồ thị và nhận xét.
3. Nếu biết hệ số sống trung bình đến tuổi bà mẹ của các bé gái từ khi
sinh ra là 0,95. Anh (chị) có nhận xét gì về chế độ tái sản xuất dân số của
địa phương trên.

108
Bài tập 2: Có số người sống đến tuổi chính xác x từ một tập hợp sinh
ban đầu như sau:
Nhóm tuổi (x) lx
0 1000
1-9 970
10-19 930
20-29 900
30-39 870
40-49 850
50-59 800
60-69 750
70+ 600
Biết a0 = 0,2, các a x còn lại = 0,5, m 70 x+ = 0,2.
1. Tính tuổi thọ trung bình của các em bé mới sinh.
2. Tuổi thọ trung bình của những người đã đạt 40 và 60 tuổi?
3. Triển vọng sống của những người đạt 20; 50 tuổi và tuổi thọ trung
bình tương ứng của họ.
Bài tập 3: Có số liệu về số năm - người sống từ một tập hợp sinh ban
đầu là 1000 người như sau:
Nhóm tuổi nL x
0 976
1-9 8550
10-19 9150
20-29 8850
30-39 8600
40-49 8250
50-59 7750
60-69 6750
70+ 6000
Biết a0 = 0,2, các a x còn lại = 0,5,
1. Tính tuổi thọ của các em bé mới sinh.
2. Tuổi thọ của những người đã đạt 40 và 60 tuổi ?
3. Triển vọng sống trung bình của những người đạt 1 tuổi, 30 tuổi.

109
Bài tập 4: Có số liệu về tổng số năm người sống trung bình từ một tập
hợp sinh ban đầu là 1000 người như sau:
Nhóm tuổi Tx
0 64.876
1-9 63.900
10-19 55.350
20-29 46.200
30-39 37.350
40-49 28.750
50-59 20.500
60-69 12.750
70+ 6000
Biết a0 = 0,2, các a x còn lại = 0,5 .
1. Tính tuổi thọ của các em bé mới sinh.
2. Tuổi thọ của những người đã đạt 40 và 60 tuổi?
3. Tính triển vọng sống trung bình của những người đạt 10; 30; 50 tuổi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cơ sở của nhân khẩu học. Nxb tư tưởng Matxcơva 1989.


2. Dân số học đại cương. Nguyễn Kim Hồng. NXB giáo dục 1999
3. Dân số học. Nguyễn Đình Tấn, Nguyễn Văn Đoàn. NXB Chính trị
Quốc gia.
4. Dân số và phát triển. Một số vấn đề cơ bản, Nxb Chính trị Quốc gia
2000.
5. Dân số Việt Nam bên thềm thế kỷ 21. Trần thị Trung Chiến,
Nguyễn Quốc Anh, Nguyễn Thế Hệ, Đào Khánh Hoà. NXB Thống kê, năm
2003
6. Dân số và phát triển. Tống Văn Đường và Nguyễn Nam Phương.
NXB đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2007.

110
7. Dân số và phát triển. Chủ biên PGS.TS Nguyễn Đình Cử 1997.
8. Đo lường mức sinh, chết và tăng tự nhiên. JAMES A. PALMORE
và ROBERT W. GARDNER. Trung tâm Đông- Tây Honolulu- HAWAII.
Trung tâm nghiên cứu TT-TL dân số, UBQGDS- KHHGĐ.
9. Iannes A. Paftune - Robert: Đo lường mức sinh, chết và biến động tự
nhiên (Nguyễn Phương Lan và Vũ Quý Nhân dịch) UBQGDS - KHHGĐ, 1994.
10. Giáo trình dân số học. Chủ biên GS.Phùng Thế Trường. 1995
11. Misra, Baskar: D. Nhập môn nghiên cứu dân số (sách dịch) NXB
Thống kê. Hà Nội 1991.
12. Newell Colin. Các phương pháp và mô hình trong dân số học.
UBQGDS - KHHGĐ. Hà Nội. 1991
13. Khomra A V. Di dân - Vấn đề lý luận và phương pháp luận NXB
khoa học: KIEV, 1979
14. Newell Colin. Các phương pháp và mô hình trong dân số học.
UBQGDS - KHHGĐ. Hà Nội. 1991.
15. Nhập môn nghiên cứu dân số- Trung tâm nghiên cứu phát triển
Quốc gia ĐHTH Quốc gia Australia. Dự án VIE/92/P04. Tác giả DAVID
LUCAS và PAUL MEYER.

111
Chương 4

DI DÂN VÀ ĐÔ THỊ HÓA

Mục đích
- Làm rõ những khái niệm và thước đo về di dân và đô thị hoá để phân
tích ảnh hưởng của chúng đến các biến dân số và phát triển kinh tế xã hội
- Áp dụng những hiểu biết về nguyên nhân của di dân và đô thị hoá để
đề xuất các giải pháp điều tiết các quá trình này.
4.1. DI DÂN
Di dân luôn diễn ra trong suốt tiến trình phát triển của xã hội loài
người. Lịch sử của mỗi dân tộc trên thế giới ít nhiều gắn với di dân dưới
những hình thái khác nhau. Ở các nước đang phát triển, các thành phố lớn
luôn luôn là địa điểm thu hút các luồng di dân trong một quốc gia, đây
không phải là hiện tượng mới mẻ dưới tác động của đô thị hóa đang đặt ra
những thách thức mới cho sự phát triển kinh tế xã hội bền vững trong các
quan hệ với các nguồn lực tự nhiên, môi trường của vùng và của quốc gia.
Trong khi đó ở các nước phát triển, người dân lại có xu hướng di chuyển
đến các đô thị nhỏ, nằm xung quanh các khu vực đô thị lớn. Sự biến động
của các yếu tố kinh tế xã hội sẽ tác động đến qui mô và hình thức của di dân
và ngược lại di dân cũng ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của
quốc gia, vùng và từng địa phương.
4.1.1. Khái niệm, phân loại và các đặc trưng cơ bản
a. Khái niệm di dân
Di dân là sự di chuyển dân cư từ một đơn vị lãnh thổ này đến một đơn
vị lãnh thổ khác mang đặc trưng thay đổi nơi cư trú thường xuyên, theo
những chuẩn mực không gian và thời gian nhất định. Chính yếu tố “những
chuẩn mực không gian và thời gian” này có thể linh hoạt thay đổi tùy thuộc

112
vào yêu cầu nghiên cứu, quan sát, làm nên sự đa dạng và phong phú của rất
nhiều loại di dân.
b. Phân loại di dân
Có nhiều cách phân loại di dân theo các góc độ khác nhau, tuỳ vào
mục đích nghiên cứu và thậm chí theo từng người làm nghiên cứu khác
nhau. Cách phân loại dưới đây, tuy vậy chỉ có tính chất tương đối và không
tách bạch với nhau.
Theo độ dài thời gian cư trú
* Di dân lâu dài: Bao gồm các hình thức thay đổi nơi cư trú thường
xuyên và nơi làm việc, với mục đích định cư sinh sống lâu dài tại nơi mới.
Phần lớn người di cư là do điều động công tác, người tìm cơ hội việc làm
mới và thoát ly gia đình,… Những đối tượng này thường không quay trở về
sống tại quê hương cũ.
* Di dân tạm thời: là loại hình diễn ra thường xuyên hoặc không
thường xuyên trong đó di dân mùa vụ là trường hợp đặc biệt. Sự vắng mặt
tại đầu đi diễn ra không lâu và khả năng quay trở về của người di chuyển là
chắc chắn. Di dân tạm thời bao gồm các hình thức di chuyển làm việc theo
mùa vụ, đi công tác dài ngày, hoặc như trường hợp ra nước ngoài học tập rồi
về nước. Hình thái di chuyển này thường không được phản ánh trong các
con số thống kê về di biến động dân số và do đó khó có thể biết được chính
xác quy mô của nó.
* Di dân chuyển tiếp: là hình thức di dân mà không thay đổi cơ quan
công tác, nhưng do tính chất công việc họ phải di chuyển từ nơi này đến nơi
khác, chẳng hạn như các công ty xây dựng cầu đường, các công trình năng
lượng điện, thăm dò địa chất ... Hình thức di dân này gợi ý cho các nghiên
cứu điều tiết thị trường lao động, ổn định cuộc sống vật chất và tinh thần
cho loại lao động này, không chỉ cho bản thân người làm mà còn cho gia
đình của họ, đặc biệt về cơ sở hạ tầng như điện nước, thông tin liên lạc, y tế,
trường học, nơi vui chơi giải trí.
* Di dân mùa vụ: loại hình này diễn ra chủ yếu trong các xã hội nông
nghiệp mặc dù thuật ngữ "mùa vụ" không nhất thiết hàm ý vụ mùa sản xuất

113
nông nghiệp. Thuật ngữ này còn bao gồm những hoạt động mùa vụ khác
như mùa xây dựng, mùa du lịch, hội làng nghề và thậm chí cả loại hình đi
làm ăn xa ở nông thôn nước ta hiện nay.
* Ngoài ra, di dân còn bao gồm loại hình di chuyển con lắc là dòng di
chuyển của cư dân nông thôn vào thành phố trong thời kỳ nông nhàn, hoặc
trong điều kiện thiếu việc làm thường xuyên, việc làm có thu nhập. Hình
thái di cư này có xu hướng gia tăng trong thời kỳ đầu công nghiệp hoá, hiện
đại hoá ở các nước đang phát triển.
Ngoài những hình thái nêu trên, tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà các
nhà nghiên cứu còn phân loại di dân của cá nhân (chủ hộ, con cái, lao động
chính trong gia đình,...) hay của nhóm (di dân phụ nữ, trẻ em, hộ gia đình,
sinh viên đại học, lao động làng nghề,...)
Theo không gian
* Di dân quốc tế là di dân giữa các quốc gia. Trong nghiên cứu dân số
toàn thế giới hoặc một vùng hay một châu lục nào đó, di dân quốc tế là một
nội dung quan trọng. Lịch sử di dân ghi nhận những bước ngoặt trong việc
phân bố và phân bố lại dân cư trong các châu lục, đặc biệt từ thế kỷ 15, 16
các cuộc chuyển cư với cường độ ngày càng lớn từ các nước châu Âu sang
châu Mỹ, từ châu Âu tới châu Đại Dương, châu Phi và từ châu Phi tới châu
Mỹ. Như đã biết, quá trình này gắn với việc xâm chiếm thuộc địa của chủ
nghĩa thực dân cũ. Trong giai đoạn hiện nay, di dân quốc tế thường gắn với
quá trình di chuyển lao động (hoặc là có thời hạn hoặc là lâu dài) từ các
nước đang phát triển đến các nước phát triển, từ các nước đông dân, nghèo
tài nguyên tới các nước giàu tài nguyên và thưa dân. Số lao động này bao
gồm không chỉ những nhân công làm việc giản đơn, mà có cả những lao
động “chất xám”, những chuyên gia, tạo hiện tượng “chảy máu chất xám” từ
các nước đang phát triển sang các nước phát triển. Chẳng hạn, các chuyên
gia công nghệ tin học của Ấn Độ xuất ngoại làm việc ở Anh, Mỹ, Canada...
Di dân quốc tế theo hướng trên thường gắn với việc hoạch định chính sách
xuất khẩu lao động của mỗi quốc gia. Việt Nam cũng là một trong những
nước đang phát triển có định hướng chiến lược xuất khẩu lao động. Trong

114
các thập kỷ 80 và 90 của thế kỷ 20 Việt Nam đã đưa hàng trăm nghìn lao
động có thời hạn sang các nước Đông Âu. Khi đó người ta nói về “hợp tác
lao động” thay vì “thị trường lao động” theo tính chất của liên kết kinh tế và
chính trị. Hiện nay, xuất khẩu lao động được xem là quốc sách ở nước ta,
trong xu thế hội nhâp, tìm kiếm thị trường để xuất khẩu lao động đang là
nhiệm vụ quan trọng khi các “thị trường truyền thống” trước đây bị thu hẹp
hoặc bị mất, đã thay đổi cả về tính chất và nội dung. Các thị trường mới như
Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản và một số nước có dầu mỏ ở Trung Đông
đang là một hướng mới.
Di dân phù hợp với luật pháp của một quốc gia được gọi là di dân hợp
pháp và ngược lại. Hình thức di dân này đôi khi mang tính chất chính trị, “tị
nạn” hay “cư trú chính trị”. Sau các cuộc chiến tranh có thể có các cuộc “di
tản”, “vượt biên trái phép” từ các nước không ổn định về chính trị hoặc
nghèo về kinh tế đến các nước ổn định hơn và kinh tế phát triển hơn.
* Di dân nội địa là di dân giữa các vùng, các đơn vị hành chính trong
một quốc gia. Di dân nội địa luôn là một nội dung được ưu tiên nghiên cứu
đối với mỗi nước nhằm phục vụ việc hoạch định chính sách phát triển kinh
tế - xã hội. Việt Nam, do tính lịch sử của sự phân chia địa giới trong quá
trình dựng nước và giữ nước, thường có các hình thức di dân: giữa ba miền
Bắc, Trung, Nam; giữa các vùng kinh tế và giữa các đơn vị hành chính.
Theo hình thái di dân
Chính sách ở nước ta hiện quy định và phân chia di dân thành hai loai
hình di dân: di dân tổ chức và di dân tự do.
* Di dân có tổ chức: là hình thái di chuyển dân cư theo kế hoạch và
các chương trình dự án do nhà nước, chính quyền các cấp vạch ra, tổ chức
và chỉ đạo thực hiện, với sự tham gia của các tổ chức đoàn thể xã hội. Về
nguyên tắc, người di chuyển có tổ chức được Nhà nước và chính quyền các
cấp vạch ra, tổ chức và chỉ đạo thực hiện, với sự tham gia của các tổ chức
đoàn thể xã hội. Thông qua các hỗ trợ ban đầu về tài chính hay lương thực,
nhà ở, di dân có tổ chức có thể giảm bớt khó khăn cho những người di cư,
tăng nguồn lực sức lao động địa phương, có thể tránh được việc khai thác tài

115
nguyên thiên nhiên bừa bãi gây ảnh hưởng xấu tới môi trường sinh thái. Các
chương trình di dân có tổ chức thường bao gồm việc di chuyển nơi thường
trú của hộ gia đình hay cộng đồng.
* Di dân tự do: Di dân không có tổ chức hoặc di dân tự phát đã trở
thành một hiện tượng kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Hình thái di dân này
mang tính cá nhân do bản thân người di chuyển hoặc bộ phận gia đình quyết
định, di dân tự phát không có và không phụ thuộc vào kế hoạch và sự hỗ trợ
của nhà nước và các cấp chính quyền. Người di dân chịu trách nhiệm và tự
trang trải các phí tổn có liên quan đến sự di chuyển và lựa chọn nơi đến. Di
dân tự phát tuy được thừa nhận song không được khuyến khích hay hỗ trợ.
Đây chính là lý do tại sao người di dân tự phát phải tìm cách hoàn thành các
thủ tục hành chính đòi hỏi ở cả nơi đi lẫn nơi đến để hợp pháp hoá vị thế của
mình để ổn định cuộc sống.
* Gắn liền với hình thái di dân tự phát nói trên còn có di dân tự
nguyện và không tự nguyện. Di dân tự nguyện thường gắn với mục đích
kinh tế bao gồm những đối tượng di dân do công ăn việc làm, thu nhập hoặc
cơ hội kinh tế. Di dân tự nguyện phản ánh động lực có chủ đích của di dân
và đối lập với hình thái di dân không tự nguyện hay ép buộc diễn ra chủ yếu
do bạo lực, xung đột, chiến tranh, lừa gạt, thiên tai hay thảm hoạ do con
người hoặc môi trường gây ra. Cần lưu ý là ngay cả trong một quyết định
di dân, yếu tố tự nguyện và không tự nguyện không tách rời nhau (ví dụ: di
dân gắn với buôn bán phụ nữ, trẻ em hoặc đưa người trái phép qua biên
giới). Thông thường, yếu tố tự nhiên hay ép buộc chỉ được nhận ra sau khi
quá trình di dân đã kết thúc. Để làm rõ thêm các động lực di dân, phần tiếp
theo sẽ trình bày một số định hướng lý thuyết liên quan đến nguyên nhân
của di dân.
Hình thức di dân có tổ chức, trong đó Nhà nước và chính quyền các
cấp có thẩm quyền, hoặc có cơ quan chuyên trách về di dân, đóng vai trò
quyết định và chủ động theo kế hoạch thống nhất. Đó là việc đề ra và thực
thi các chính sách điều động dân cư, đi xây dựng các khu kinh tế mới, giãn
dân... Trong giai đoạn hiện nay, khi nước ta đang chuyển đổi cơ chế kinh tế
từ tập trung quan liêu sang kinh tế thị trường, với di dân nội địa, các nhà

116
nghiên cứu quan tâm nhiều tới hình thức di dân tự do. Các kết quả điều tra
cho thấy cường độ di dân tự do ngày càng cao, hướng di chuyển đa dạng,
quản lý phức tạp. Di dân tự do được coi là một trong những phương tiện
điều tiết thị trường lao động. Cần phân biệt di dân tự do với tự phát, tuy
nhiên để nắm bắt tính quy luật của các hướng di dân tự do trong điều kiện
kinh tế thị trường đang hình thành còn cần có thời gian.
* Các hình thức di dân khác. Có thể liêt kê một số loại di dân đáng
chú ý khác như di dân cá nhân hay hộ gia đình, di dân tản mạn nhiều hướng
hay thành dòng di dân, nếu căn cứ vào số lượng người di dân và hướng di
dân từ nơi xuất phát đến nơi dừng. Hình thức di dân khá quan trọng là di
dân giữa hai khu vực thành thị va nông thôn. Tiêu thức phân loại ở đây vừa
theo lãnh thổ vừa theo trình độ phát triển kinh tế xã hội giữa hai khu vực. Ở
đây sẽ thấy đan xen bốn hình thức di dân: nông thôn - thành thị; nông thôn -
nông thôn; thành thị - thành thị; thành thị - nông thôn.
c. Các đặc trưng cơ bản của di dân
Di dân diễn ra không giống nhau giữa các nhóm nhân khẩu và các
nhóm xã hội, về bản chất di dân mang tính tuyển chọn. Điều này cho phép
lý giải được lý do tại sao có người ở lại và có người ra đi trên ngay một địa
bàn và không phải ai cũng di chuyển. Những yếu tố tác động đến ý định và
quyết định di dân thông qua những đặc điểm cá nhân như tuổi, giới tính,
tình trạng hôn nhân, học vấn, tay nghề chuyên môn, quan hệ gia đình,...
Độ tuổi: nhóm tuổi trẻ thường là thành phần tham gia tích cực trong di
cư. Cụ thể là nhóm 20-25 thường có mức độ di động nhiều nhất. Trong dân
số, tỷ suất di cư giảm dần theo độ tuổi và có thể nhích lên sau độ tuổi 65 do
sự di chuyển nơi cư trú của nhóm người cao tuổi. Có những lý do khác nhau
thúc đẩy thanh niên và những người trẻ tuổi di cư như nhu cầu tìm việc làm,
đi học, kết hôn, hoặc đơn thuần là mong muốn biết đây biết đó ... Do vậy, ở
những nơi nhập cư, dân số thường có cơ cấu trẻ hơn, còn những nơi xuất cư
cơ cấu dân số trở lên già cỗi hơn. Tình trạng trẻ em, người già ở lại phải
thay thế cho lao động đi làm ăn xa là một thực tế rất đáng lưu tâm ở các
nông thôn Việt Nam hiện nay.

117
Giới tính: trong di dân không thể hiện rõ nét như đặc trưng về tuổi,
tùy thuộc vào từng dòng di dân và điều kiện phát triển kinh tế giữa các vùng
trong khi tính chọn lọc về tuổi trong di dân tại phần lớn các nước đều tương
tự nhau thì sự khác biệt về giới tính lại có sự khác biệt đáng kể giữa các
dòng di dân. Ở các nước Châu Mỹ La Tinh và Đông Nam Á phụ nữ thường
chiếm ưu thế hơn. Ngươc lại, tại các nước Châu Phi và Nam Á, tỷ lệ nam
giới chiếm đa số trong tổng số người di dân.
Các luồng di cư thường có sự chênh lệch giữa nam và nữ tuỳ thuộc
vào hướng di chuyển, mục đích di chuyển... Di dân nông thôn - đô thị có sự
tham gia đông đảo của phụ nữ do nhu cầu sức lao động ở khu vực nông
nghiệp nhẹ, kinh doanh và dịch vụ ở các thành phố lớn. Di chuyển của lực
lượng vũ trang và cán bộ công chức thì nam giới vẫn chiếm số đông. Trong
khi đó, di dân nông thôn - nông thôn thường liên quan đến sự chuyển cư của
cả hộ gia đình gắn với sản xuất nông nghiệp và do vậy có được mức độ cân
bằng giới tính trong dân cư di chuyển. Nhìn chung, sự mất cân bằng về giới
tính do di cư có thể dẫn đến những bất ổn định trong đời sống tình cảm giữa
vợ chồng, giữa cha mẹ và con cái.
Theo Tổng điều tra dân số năm 2009, hiện có khoảng 6,6 triệu người
(tương đương với khoảng 7,7% dân số) từ 5 tuổi trở lên thay đổi nơi cư trú
tới địa điểm khác trong thời gian từ năm 2004-2009. Con số này tăng hơn so
với con số 2,1 triệu người di cư ghi nhận trong cuộc tổng điều tra dân số
năm 1999. Trong số những người dân di cư ghi nhận trong cuộc tổng điều
tra năm 1999, hơn một nửa người di cư là phụ nữ chiếm 53,6 % và 46,4 %
người di cư là nam giới. Đối với di dân ngoại tỉnh, nhóm phụ nữ 15 đến 24
tuổi di chuyển giữa các tỉnh cao hơn nhiều so với nhóm nam giới trong cùng
độ tuổi.
Tình trạng hôn nhân: So với những người đã kết hôn, những người trẻ
tuổi, đặc biệt là nữ thanh niên chưa có gia đình thường có mức độ di chuyển
cao hơn và dễ dàng hơn. Do còn độc thân nên vợ chồng, con cái sản xuất
không phải là gánh nặng cản trở ý định di cư. Thông thường, di dân cũng
gắn liền với sự thay đổi tình trạng hôn nhân. Không ít người độc thân đã kết
hôn sau khi chuyển cư, bởi di cư còn là phương tiện để thay đổi vị thế, nghề

118
nghiệp, quan hệ và hoàn cảnh kinh tế - xã hội. Trong dân số, những người ly
hôn, goá cũng có mức độ di chuyển cao hơn so với những người hiện có
vợ/có chồng. Lý do là việc chia tay với người bạn đời hoặc sự ra đi của
người vợ/người chồng luôn dẫn đến những thay đổi về cư trú thông qua
phân chia, thừa kế tài sản, tái hôn, hoặc về sống với con cháu.
Học vấn và trình độ học vấn, trình độ chuyên môn: Những người học
vấn cao có xu hướng di chuyển nhiều hơn so với những người có trình độ
học vấn thấp. Đặc biệt là những hình thái di chuyển theo khoảng cách xa.
Những người có bằng cấp, tay nghề thường tìm đến những thị trường lao
động phù hợp, thậm chí còn tìm đến những quốc gia xa xôi để có việc làm
và thu nhập tương xứng. Ở những nước nghèo, sự ra đi của lực lượng lao
động sung mãn, có trình độ, các chuyên gia, nghệ sỹ, bác sỹ, y tá, kỹ thuật
viên là một bằng chứng cho thấy tính chất tuyển chọn này. Đây cũng là một
trong nguyên nhân dẫn đến tình trạng "chảy máu chất xám" từ khu vực kém
phát triển đến khu vực các nước đã phát triển, đặc biệt trong bối cảnh toàn
cầu hoá và hội nhập kinh tế hiện nay. Nguyên nhân dẫn đến sự di cư của
những người nghèo ít học và không có ruộng đất là do bị tác động của “lực
đẩy” nhiều hơn.
Mức sống và thu nhập: Đây là đặc trưng khá rõ đối với di cư tự
nguyện vì mục đích kinh tế. Di cư kinh tế thường là một chiến lược sống
của cá nhân và hộ gia đình. Những thành viên trong các gia đình có thu
nhập trung bình và khá có mức độ di cư cao hơn. Tuy nhiên, trong nhóm hộ
nghèo, các gia đình tương đối nghèo lại có mức độ di cư cao hơn những gia
đình rất nghèo, bởi lý do các hộ gia đình quá nghèo không có được các điều
kiện cần thiết để di dân như sức khoẻ, học vấn, quan hệ xã hội... Tất nhiên,
cũng cần lưu ý là mục đích di cư khác nhau đối với những hộ gia đình có
mức sống khác nhau. Lấy ví dụ ở nông thôn nước ta hiện nay, các gia đình
khá giả thường đầu tư cho con cái ra thành phố học tập trong khi con cái của
những gia đình nghèo di dân đến thành phố để lao động, kiếm sống và trợ
giúp cho gia đình.
Cũng từ các tiếp cận kinh tế, người ta đã xem xét quá trình di dân từ
hai góc độ cung và cầu lao động. Sự tồn tại nhu cầu nhân công và dịch vụ ở

119
đầu đến là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng khả năng cung cấp lao động và
dịch vụ thông qua di cư. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và xu hướng quốc tế
hoá với mô hình đầu tư, quản lý tài chính, huy động vốn xuyên quốc gia,
sức lao động và các dịch vụ mà người lao động di cư đem lại cũng vận hành
theo xu hướng toàn cầu.
Trong những năm gần đây, lý thuyết mạng lưới xã hội đã đi sâu tìm
hiểu bản chất xã hội của quá trình di cư. Lý thuyết này quan tâm hơn đến
ảnh hưởng của các yếu tố văn hoá - xã hội trong di cư. Mạng lưới xã hội là
một nhân tố quan trọng quyết định toàn bộ quá trình di cư. Đặc trưng cơ bản
của mạng lưới này là sự liên kết các mối quan hệ giữa người di cư thông qua
những họ hàng, bạn bè, người thân trong việc cung cấp thông tin, hỗ trợ cần
thiết tại nơi đến. Các thông tin, sự trợ giúp thông qua mối liên hệ giúp cho
sự ổn định và hoà nhập nhanh chóng của người di cư.
d. Nguyên nhân cơ bản của di dân
Nhằm giải thích đầy đủ hơn bản chất của di dân trong các điều kiện
kinh tế xã hội cụ thể, các nhà nghiên cứu trong các nghiên cứu thường tập
trung phân tích vì sao một số người di dân và một số khác lại không, một số
người di cư theo hướng này, một số lại lựa chọn các hình thức và hướng di
dân khác. Trên cơ sở quan sát số lớn các hiện tượng di dân, nhiều lý thuyết
di dân đã được khái quát, trong đó phải kể đến lý thuyết “lực đẩy - lực hút”
do Ravenstein (1889) là người đầu tiên đưa ra. Khi phân tích các dòng di
dân ở nước Anh, ông ta cho rằng các yếu tố “lực hút” quan trọng hơn các
yếu tố “lực đẩy” và viết “Các luật lệ tồi và ngột ngạt, thuế khóa nặng nề, khí
hậu không thuận hòa, môi trường xã hội xung quanh không cởi mở, thậm
chí có sự cưỡng bức (trong buôn bán, vận chuyển nô lệ), tất cả những điều
đó đã và đang tạo ra các hình thức di dân, tuy nhiên không có loại hình di
dân nào có thể so sánh với khát vọng tiềm ẩn trong mỗi người đàn ông vươn
lên làm tốt hơn cuộc sống của chính họ về phương diện vật chất”. Rõ ràng
Ravenstein cho rằng khát vọng vươn lên phía trước, tới điều kiện sống tốt
hơn, mạnh mẽ hơn, mong muốn trốn tránh hoàn cảnh không thuận lợi. Và
đó cũng chính là thực chất động cơ di dân của phần lớn dân cư.

120
Ngày nay có nhiều lý thuyết di dân mới lý giải các nguyên nhân di dân
nói chung, cũng như trong các hoản cảnh đặc biệt. Chẳng hạn một vài lý
thuyết điển hình như mô hình phân tích chi phí - lợi ích trong quyết định di
dân. Người di cư tiềm năng cân nhắc các yếu tố lực đẩy và các yếu tố lực
hút và họ sẽ di cư nếu như lợi ích nhiều hơn chi phí (Kosinski và Prothero,
1975; Stone, 1975). Thí dụ, nếu như anh bị mất việc và việc di cư là có lợi
hơn bởi vì nếu anh ở lại cũng không tìm được việc làm khác hoặc không có
trợ cấp thất nghiệp đáng kể nào, trong khi ở nơi khác có khả năng kiếm
được việc làm. Hoặc một việc làm nào đó ở nơi mới hấp dẫn hơn về thu
nhập, về địa vị xã hội, về môi trường sống và làm việc so với việc làm ở nơi
cũ mà khi di cư người ta thấy sẽ có lợi hơn, trang trải được chi phí, bù đắp
được tổn thất di chuyển, vượt được các trở ngại về tâm lý, mối quan hệ gia
đình, cộng đồng, quê hương người ta sẽ quyết định di cư.
Quá trình việc chuyển cư trên thế giới có mối liên quan chặt chẽ với
tình hình phát triển của lực lượng sản xuất, với đặc điểm của quan hệ sản
xuất và tái sản xuất sức lao động. Tất cả tình hình đó cũng có mối quan hệ
chặt chẽ với sự phân bố và phân bố lại các nguồn lao động, quá trình đô thị
hóa và sự biến động tự nhiên của dân số.... Phân tích các mối liên hệ này
cho phép chúng ta xác định được cơ chế của quá trình chuyển cư. Phần lớn
các luồng di chuyển đều gắn liền với những nguyên nhân về kinh tế, sau đó
là các nguyên nhân khác về lịch sử, xã hội, chính trị, tôn giáo... Ngoài ra các
yếu tố tự nhiên cũng có tác động nhất định tới việc chuyển cư.
Trong xã hội tư bản, những khác biệt về nhịp độ tích lũy tư bản đã dẫn
đến việc di chuyển sức lao động: Dân cư thường di chuyển từ các nước
(vùng) kinh tế kém phát triển hơn sang các nước (vùng) kinh tế phát triển
hơn. Các dòng chuyển cư nhộn nhịp hơn cả diễn ra giữa nơi thừa lao động
và thu nhập thấp hơn tới các khu vực có nhu cầu cao về lao động và do đó
có thu nhập cao hơn.
Các lý thuyết về kinh tế xem di dân diễn ra từ khu vực truyền thống
sang khu vực hiện đại của nền kinh tế, nơi có mức tiền lương cao hơn. Theo
Torado (1971) sự chênh lệch lớn về tiền công lao động giữa nông thôn và
thanh thị, giữa khu vực kinh tế chính thức và phi chính thức là nguyên nhân

121
thúc đẩy di dân nông thôn - thành thị. Khi nhận thức được sự chênh lệch đó,
người di cư sẽ quyết định di chuyển từ nông thôn ra đô thị để kiếm việc làm.
Todaro cho rằng nơi nào có điều kiện kinh tế, có mức lương và thu nhập cao
hơn sẽ thu hút được lao động đến nơi đó. Trong giai đoạn khủng hoảng kinh
tế và đình đốn các dòng di dân thường hướng vào khu vực kinh tế phi chính
thức. Điều này thường xảy ra trong những quốc gia đang phát triển, ở đó các
khu vực truyền thống và hiện đại vẫn đang đan xen với nhau.
Tình hình chính trị cũng là một nhân tố tác động tới cường độ chuyển
cư, đặc biệt là vào thời kỳ trước và sau các cuộc chiến tranh thế giới. Sau
đại chiến thế giới thứ hai khoảng 10 triệu người Đức, 6 triệu người Nhật hồi
hương; 8 triệu tín đồ Ấn Độ từ Pakistan về Ấn Độ. Chuyển cư đã góp phần
vào việc sử dụng đầy đủ hơn nguồn lao động và tăng năng suất lao động xã
hội, mặt khác còn làm thay đổi địa vị kinh tế và xã hội của dân cư, nâng cao
trình độ nghề nghiệp, thỏa mãn nhu cầu và quyền lợi của người tham gia
chuyển cư. Tuy nhiên, chuyển cư cũng gây ra những hậu quả nhất định về
phương diện kinh tế xã hội, đó là tình trạng chuyển cư ồ ạt những người
trong độ tuổi lao động dẫn đến tình trạng lãng phí thời gian lao động và sự
không ổn định về thị trường sức lao động. Chuyển cư còn có tác động gây
tình trạng suy thoái kinh tế ở một số vùng này đồng thời lại làm cho dân cư
quá đông đúc ở một số vùng khác.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng từ chỗ mong muốn di cư, khả năng di
cư đến thực tế di cư còn có môt khoảng cách khá xa. Giữa mong muốn và
quyết định di cư thật sự có thể tồn tại các biến (trở ngại) như khoảng cách di
dân, cơ sở hạ tầng nơi đến kém, tôn giáo, phong tục tập quán thay đổi...
Song nếu bỏ qua các yếu tố này và tập trung vào các mong muốn di cư thì
có thể thấy, trong những hoàn cảnh xã hội bình thường thì các biến kinh tế
là chủ đạo lý giải nguyên nhân di dân, sau đó là cơ hội phát triển cá nhân,
thăng tiến trong học tập và sự nghiệp, hợp lý hóa gia đình. Thông thường,
các cá nhân di cư đặt ra các mục tiêu cụ thể như: điều kiện học hành cao
hơn, công việc tốt hơn, nhà cửa to đẹp hơn, khí hậu có lợi cho sức khỏe hơn,
gia đình ổn định hơn...

122
4.1.2. Các chỉ tiêu và phương pháp đánh giá di dân
a. Số lượng người di dân
Khái niệm di dân. Hiện tượng di dân diễn ra vô cùng phức tạp, bao
gồm nhiều khía cạnh khác nhau. Vì vậy, tính toán số lượng người di dân là
công việc bắt buộc trước tiên và cũng rất khó khăn.
Có hai phương pháp:
Phương pháp trực tiếp là phương pháp tổng hợp số liệu từ các tài liệu
điều tra riêng người di dân, các sổ sách chuyên môn đăng ký di dân. Vấn đề
là chọn lọc, phân tổ theo các chuẩn không gian và thời gian phù hợp với yêu
cầu quan sát và nghiên cứu. Ngoài ra người ta còn xác định số lượng người
di dân từ các nguồn khác như từ tổng điều tra dân số, điều tra mẫu, thống kê
hộ tịch hộ khẩu.
Phương pháp gián tiếp: thường áp dụng 2 kỹ thuật
Vận dụng phương trình cơ bản dân số: Theo phương trình này, số
tăng (giảm) chung của dân số bao gồm tăng (giảm) tự nhiên và tăng (giảm)
cơ học. Giả thiết đã biết 2 đại lượng là tăng (giảm) chung và tăng (giảm) tự
nhiên, vậy có thể tính đại lượng tăng (giảm) cơ học như sau:
Tăng (giảm) cơ học Tăng (giảm) chung Tăng (giảm)
hay di dân = toàn dân số - tự nhiên

Phương pháp này chỉ xác định được lượng di dân thuần túy, không
phân tích riêng xuất, nhập cư, cũng không có các thông tin chi tiết về giới
tính, tuổi và những đặc trưng cần biết khác.
Phương pháp tính theo các hệ số sống: Thực chất đây là một dạng của
phương trình cơ bản. Chỉ khác là, giả thiết biết số tăng chung chi tiết từng
nhóm giới và tuổi, trừ đi số tăng tự nhiên của chính nhóm giới tính và tuổi đó.
NMx+n = Px+n,t+n - S. Px,t
NMx+n: lượng di dân thuần túy của nhóm tuổi x+n tại thời điểm t+n
Px+n,t+n: dân số điều tra ở độ tuổi x+n tại thời điiểm t+n
Px,t: dân số ở điều tra độ tuổi x tại thời điểm t
S: hệ số sống khi chuyển từ độ tuổi x sang độ tuổi x+n

123
Phương pháp này thường chỉ được áp dụng cho thời gian giữa hai kỳ
tổng điều tra dân số. Bởi lẽ chỉ qua tổng điều tra mới biết chắc chắn các
nhóm dân cư chi tiết theo tuổi và giới tính ở hai thời điểm khác nhau.
b. Tỷ suất di dân
Tỷ suất di dân đi
O
OR   1000 ( 0 0 0 )
P
Trong đó:
O: số người di chuyển đi hay số xuất cư
P: dân số trung bình
Tỷ suất di dân đi biểu thị số người di chuyển đi khỏi địa phương tính
bình quân trên 1000 dân số.
Tỷ suất di dân đến
I
IR   1000 ( 0 0 0 )
P
I: số người di chuyển đến hay số nhập cư
P: dân số trung bình
Tỷ suất di dân thuần túy thời kỳ
NM
NMR   1000 ( 0 0 0 )
P
NM: lượng tăng cơ học hay số lượng chênh lệch di dân thuần túy
P: dân số trung bình của thời kỳ nghiên cứu
Về nguyên tắc, những quan hệ tỷ suất có thể áp dụng với nhiều loại di
dân như di dân quốc tế, di dân trong nước, theo các phạm vi, theo mỗi giới,
tuổi.... Tuy nhiên trên thực tế, chỉ khi có tần suất tương đối lớn, các chỉ tiêu
tỷ suất mới có ý nghĩa và vị trí đáng kể.

124
4.1.3. Xu hướng di dân và ảnh hưởng của di dân đến phát triển dân số
và KTXH
a. Xu hướng di dân
Xu hướng di dân trên thế giới trong những thập kỷ qua đã diễn ra chủ
yếu theo chiều hướng từ khu vực kém phát triển đến khu vực phát triển hơn.
Di dân quốc tế diễn ra với cường độ lớn hơn so với di dân trong nước. Vào
thời kỳ phong kiến, việc chuyển cư thường chỉ diễn ra ở các vùng bị đói
kém, bệnh tật. Sang thời tư bản chuyển cư quốc tế diễn ra mạnh hơn ở các
nước Tây Âu, đặc biệt là từ khi có các cuộc phát kiến địa lý và tìm ra tân lục
địa. Dòng người lũ lượt kéo đến Bắc Mỹ, lúc đầu từ Bồ Đào Nha, sau đó từ
Anh, Pháp, Hà Lan, Ailen ... tiếp đến là các dòng chuyển cư từ châu Phi,
châu Mỹ với bao nhiêu thảm cảnh trên đường vượt đại dương.
Vào đầu thế kỷ XIX là những luồng di chuyển của nông dân Ailen di
cư sang Anh cho tới những năm 70 của thế kỷ XIX, dòng người xuất cư từ
các nước Tây và Bắc Âu vẫn chiếm ưu thế, cho đến cuối thế kỷ thì có các
dòng di cư mới từ các quốc gia ở Nam Âu và Đông Âu. Trong thế kỷ XX,
các cuộc chiến tranh thế giới đã có tác động lớn đến việc chuyển cư, chiến
tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945) đã dẫn đến những cuộc di cư ồ ạt ở
nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới.
Cùng với việc chuyển cư liên lục địa, các cuộc chuyển cư bên trong
từng lục địa nhất là khu vực Tây Âu cũng rất đáng kể. Vào năm 1975 có tới
12,5 triệu công nhân từ các nước Tây Ban Nha, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ cùng
với gia đình tới sống và làm việc ở các nước thuộc cộng đồng châu Âu.
Trong vấn đề di cư quốc tế, người ta cũng rất quan tâm hiện tượng
“chảy máu chất xám” trong đó các nhà chuyên môn giỏi thuộc nhiều lĩnh
vực khoa học từ các nước chậm phát triển chuyển sang sinh sống và làm
việc ở các nước phát triển.
Chịu ảnh hưởng bởi xu thế toàn cầu hoá và quốc tế hoá, các yếu tố cơ
bản của sản xuất như kỹ thuật, công nghệ, thông tin, vốn đầu tư đã có sự
dịch chuyển lớn theo hướng xuyên quốc gia, đóng vai trò quyết định sự phát
triển kinh tế. Di cư lao động trở thành nhân tố không thể thiếu được trong

125
việc thúc đẩy sự tăng trưởng. Hình thái di chuyển lao động đã và đang diễn
ra với xu hướng vượt quá khuôn khổ biên giới quốc gia, trở thành một
ngành công nghiệp không khói lợi nhuận cao ở nhiều quốc gia (Philippines,
Indonesia, v.v...). Xu hướng di cư giữa các nước trong nội tại một khu vực
lại diễn ra mạnh hơn so với thay sự di chuyển giữa các châu lục. Song song
với hình thái di cư chính thức, luôn tồn tại những dòng di cư phi chính thức,
bao gồm loại hình di cư ép buộc, bất hợp pháp, hoặc không mang tính tự
nguyện như người tỵ nạn do chiến tranh, xung đột chính trị, sắc tộc và tôn
giáo,...
Ước tính trên thế giới, số người di cư phi chính thức và bất hợp pháp
đã lên tới hàng chục triệu. Do lợi nhuận khổng lồ và mức độ rủi ro thấp,
các dòng di chuyển buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, diễn ra
ngày càng nhiều không loại trừ một quốc gia nào. Cũng theo thống kê
không đầy đủ, trên thế giới hiện nay có 5 triệu người bị buôn bán, chủ yếu
là nạn nhân của tình trạng bóc lột sức lao động và nô lệ tình dục. Nạn buôn
người đã trở thành một thách thức đối với toàn thể nhân loại trong thế kỷ
21 này. Ngoài ra, sự xuất hiện của chủ nghĩa khủng bố lại càng làm cho
bức tranh và xu hướng di cư ngày càng trở nên phức tạp. Tác động của chủ
nghĩa khủng bố quốc tế đối với di dân là một xu hướng rất khó dự đoán
trong những năm tới.
Bên cạnh các xu hướng di dân nói chung kể trên, còn diễn ra một số
mô hình di chuyển đặc thù. Vào những năm đầu thập kỷ 90, xu hướng nới
giãn đô thị với sự di chuyển dân số từ khu vực trung tâm ra khu vực ngoại
vi, từ những nơi tập trung dân cư sang những nơi ít tập trung dân cư đã diễn
ra. Quá trình phi tập trung hoá dân số này thông qua di dân phổ biến hơn ở
các nước phát triển và được thể hiện bằng hiện tượng dân số ở các trung tâm
siêu thị đô thị tăng chậm hoặc suy giảm, trong khi dân số ở các thành phố
nhỏ, các trung tâm đô thị nhỏ hoặc vùng nông thôn ngoại vi lại tăng nhanh.
Xu hướng di chuyển này có liên quan đến việc phân bổ lại lực lượng lao
động, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, quy hoạch đô thị. Quá trình này còn liên
quan đến sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống và các phương tiện giao thông
hiện đại cho phép người lao động có thể sống xa nơi làm việc mà không phụ

126
thuộc vào khoảng cách không gian. Điều này cho phép người dân sống cách
xa thành phố và hạn chế được tác động của ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên,
trong những năm cuối thập kỷ 90 và đầu thế kỷ XXI, xu hướng nới giãn đô
thị thông qua các dòng di chuyển ngược lại có xu hướng giảm xuống và
dòng di chuyển nông thôn - đô thị lại có phần gia tăng, đặc biệt ở các quốc
gia đang trong quá trình hiện đại hoá nhanh chóng. Vào thời điểm hiện nay,
khó có thể dự đoán được liệu quá trình nới giãn đô thị ở các nước đang phát
triển có trở thành xu hướng chính hay không?
Một trong những xu hướng di dân khác được ghi nhận ở các quốc gia
đang phát triển là quá trình hồi cư của những người di cư ra thành phố hoặc
đã thoát ly. Xu hướng này đã được Zelinsky (1971) đề cập trong mô hình lý
thuyết về quá độ di dân. Theo lý thuyết này, mức độ hồi cư gia tăng cùng
với quá trình đô thị hoá và hiện đại hoá nhưng sẽ giảm xuống theo thời gian
khi con người trở nên ít lệ thuộc vào sự trợ giúp của quê hương và người
thân nơi họ đã ra đi. Tuy nhiên, xu hướng hồi cư hoặc duy trì mối liên hệ
với làng quê vẫn tồn tại lâu hơn nhiều trên thực tế. Người di cư vẫn tiếp tục
di chuyển giữa nông thôn và thành phố, thông qua đó họ không những duy
trì được mối quan hệ với người thân, họ hàng mà còn bảo đảm quyền sở hữu
đất đai, ruộng vườn, bất động sản. Ngay cả khi người di cư đã có cuộc sống
ổn định hay làm ăn thành đạt ở thành phố, họ vẫn liên hệ thường xuyên với
quê hương thông qua việc gửi tiền, quà cho người thân. Việc đoạn tuyệt hẳn
trong các quan hệ kinh tế, xã hội với làng quê là rất hiếm. Trên thực tế việc
có trở về hay không chưa thể xác định được chắc chắn, song rõ ràng đây là
một động lực thúc đẩy quá trình di chuyển vốn đã phức tạp trong cuộc sống
của mỗi con người. Xu hướng hồi cư cần được tìm hiểu sâu trong các
nghiên cứu về di dân.
b. Ảnh hưởng của di dân đến phát triển dân số
Di dân là một quá trình dẫn đến các tình huống rất đa dạng, phản ánh
sự thay đổi trong xã hội. Theo thời gian, bản thân quá trình di dân sẽ làm
thay đổi các điều kiện đã làm nảy sinh ra nó cũng như nhận thức, thái độ và
ý định di chuyển của người di cư.

127
Trên phạm vi toàn thế giới, di dân không làm ảnh hưởng đến số lượng
dân số nói chung. Tuy nhiên, đối với từng địa bàn, từng nước, từng khu vực
di dân có ý nghĩa hết sức quan trọng. Di dân có tác động trực tiếp đến quy
mô dân số. Sự ra đi của một bộ phận dân cư sẽ làm cho quy mô dân số và
sức ép dân số tại nơi đó giảm và ngược lại, số người nhập cư nhiều làm cho
quy mô dân số tăng nhanh. Do tính chọn lọc của di cư nên trong nhiều
trường hợp cơ cấu tuổi và giới tính có những thay đổi đáng kể do di cư.
Bên cạnh việc làm thay đổi quy mô và cơ cấu dân số, di dân còn tác
động đến các quá trình sinh, chết và hôn nhân. Di dân từ nông thôn ra thành
phố không nhất thiết làm tăng mức sinh ở đầu đến nhưng nói chung làm
giảm mức sinh ở đầu đi.
Lưu ý những ảnh hưởng của di dân đến biến động tự nhiên luôn theo
hướng tích cực. Số lượng và tỷ suất di dân có thể nhiều hoặc ít không làm
cho những yếu tố phát triển như mức sinh thấp, tuổi thọ trung bình cao của
vùng đi giảm bớt. Họ nhập cư vào vùng chậm phát triển hơn, có tuổi thọ
thấp hơn, mức sinh cao hơn, song ít khi họ bị đồng hóa bởi tình trạng chậm
phát triển đó. Ngược lại, các yếu tố phát triển vẫn được bảo tồn và phát huy,
gây ảnh hưởng lôi kéo cộng đồng cùng phát triển.
Trong trường hợp di dân từ vùng chậm phát triển đến vùng phát triển
hơn, sức ép về qui mô dân số lớn và mức sinh cao ở vùng đi được giảm bớt
trong khi ở vùng đến, họ mau chóng hòa đồng, tiếp thu các yếu tố phát triển
khiến các chỉ tiêu chung của toàn dân số cùng phát triển tiến bộ hơn. Di dân
nông thôn ra thành thị, làm bớt đi những trì trệ ở nông thôn (tuổi thọ thấp,
mức sinh cao) nhưng không làm giảm những yếu tố phát triển của thành thị
mà nhanh chóng hòa đồng trạng thái phát triển ấy, khiến các chỉ tiêu chung
của toàn dân số cùng phát triển tiến bộ hơn.
c. Ảnh hưởng của di dân đến sự phát triển KTXH
Ảnh hưởng tích cực
Di dân có tầm quan trọng đặc biệt trong việc phân bố lại lực lượng sản
xuất, nguồn lao động theo lãnh thổ, trong đó hình thức di dân có tổ chức
như di dân nông nghiệp đi xây dựng vùng kinh tế mới, giãn dân... Ở nước ta

128
trong thời gian qua, di dân đóng vai trò to lớn: cung ứng nguồn lao động cho
nhu cầu lao động đang thiếu ở các thành phố lớn, làm tăng tốc độ đô thị hóa,
góp phần làm giảm sức ép dân số-lao động-việc làm với phát triển kinh tế xã
hội của vùng xuất cư. Trong nền kinh tế thị trường, điều tiết vĩ mô về di dân
góp phần hình thành và hoàn thiện thị trường lao động giữa các vùng kinh
tế, giữa nông thôn và thành thị. Di dân có ảnh hưởng không nhỏ đến tiền
công, thu nhập và việc làm, đến vấn đề đầu tư và thay đổi công nghệ.
Những biểu hiện chính là:
Đóng góp tích cực vào khai thác tài nguyên, phát triển sản xuất. Loài
người khởi thủy sinh trưởng ở không gian khá hẹp. Cùng với sinh sôi tự
nhiên, chính nhờ di dân mà phạm vi không gian sống của con người nhanh
chóng rộng mở. Châu Mỹ, châu Úc nhờ di dân mà được phát triển nhanh
chóng khoảng mấy trăm năm gần đây. Ở nước ta, lịch sử phát triển đất nước
kéo dài về Nam có phần do kết quả di dân hàng chục thế kỷ nay. Hơn 30
năm qua, chủ yếu nhờ di dân đã khai phá thêm 1,5 triệu hecta đất mới, bằng
20% tổng diện tích đất nông nghiệp hiện có. Khai khoáng, thủy điện, tổ hợp
nhiều ngành nghề công nghiệp quan trọng ra đời gắn với miền núi, trung du,
đều cần đến di dân để phát triển.
Đưa sự phát triển điều hoà ra các vùng. Từ một số ít vùng nông thôn
phát triển, mở ra nhiều vùng nông thôn phát triển khác. Từ nông thôn phân
tán, quy tụ vào thành phố để phát triển rồi lại nhân ra nhiều thành phố khác,
kể cả sự xâm nhập trở lại nông thôn, thực hiện thành thị hoá nông thôn.
Phát triển đồng thời nhiều lĩnh vực văn hoá, xã hội. Cùng với sự phát
triển kinh tế, di dân đem lại những bộ mặt phát triển văn hoá, xã hội mới
nhờ tăng cường giao lưu giữa các quốc gia, các địa phương, các dân tộc.
Qua trao đổi, chọn lọc, những yếu tố tích cực được nhân rộng ra, đồng thời
loại bỏ dần những lạc hậu, tiêu cực. Có thể minh chứng bằng nhiều ví dụ cụ
thể trong phát triển y tế, giáo dục, truyền bá phổ cập các thành tựu khoa học,
văn hoá, những lối sống mới, hiện đại, đẩy lùi các tàn tích của tập quán xưa
cũ, không thích hợp.
- Di cư trong nước đã và đang góp phần tăng trưởng kinh tế nhanh

129
chóng và giảm nghèo. Người di cư nằm trong số những người có học vấn tốt
nhất và kinh doanh thành công nhất ở nông thôn. Họ sử dụng tiền, kỹ năng
và kinh nghiệm để phát triển các hoạt động kinh doanh qui mô vừa và nhỏ
tại quê hương.
- Di cư góp phần khai thác được triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên
chưa được khai phá và tránh được việc khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa
bãi, ảnh hưởng tới môi trường.
- Di cư từ nông thôn ra thành thị và đến các khu công nghiệp đã đáp
ứng phần lớn nhu cầu lao động phục vụ phát triển công nghiệp và đầu tư
nước ngoài.
- Mỗi cá nhân sẽ có cơ hội tốt hơn nơi thành thị, do thu nhập cao hơn,
nhiều việc làm hơn, phục vụ tốt hơn, nhiều cơ hội giáo dục. Các gia đình ở
nông thôn cũng được thụ hưởng những cơ hội đó nhờ hoạt động tiền gửi về
của những người di dân đến các thành phố.
- Các kết quả nghiên cứu cho thấy thu nhập được tạo ra tại các khu
vực thành thị và khu công nghiệp của Việt Nam có xu hướng được chuyển
về các vùng nghèo hơn. Đây chính là một hệ quả tích cực trực tiếp tác động
lên hoạt động di cư của người dân.
- Tuy có một số hệ luỵ kinh tế - xã hội nhất định song di dân tự phát
thể hiện tính năng động và vai trò độc lập của các cá nhân và hộ gia đình
trong việc giải quyết khó khăn trong đời sống, tìm công ăn việc làm và mưu
sinh một cuộc sống tốt đẹp hơn cho gia đình và bản thân. Di dân tự phát có
mặt tích cực và tiêu cực. Vấn đề quan trọng là các chính sách vĩ mô cần phát
huy được tính tích cực, hạn chế được tác động tiêu cực của di dân nói chung
và di dân tự phát nói riêng. Mặt tích cực của di dân tự phát có thể được ghi
nhận như sau:
+ Góp phần làm giảm sức ép về việc làm và đời sống khó khăn nơi
xuất cư.
+ Góp phần vào việc bổ sung nhanh chóng nguồn lao động, đáp ứng
nhu cầu khai thác tài nguyên ở nơi mới định cư.
+ Người di dân tự phát thường khá vững vàng về tâm lý, sẵn sàng chịu
đựng khó khăn để phát triển sản xuất, ổn định đời sống, xây dựng quê

130
hương mới.
+ Góp phần nâng cao thu nhập, xoá đói giảm nghèo ở đầu đi.
+ Thể hiện quyền tự do đi lại, tự do cư trú và tìm việc làm của công
dân như đã được quy định trong Hiến pháp và pháp luật.
- Di dân quốc tế và kiều hối có tác dụng tích cực tới thu nhập và mức
sống của hộ gia đình.
- Như vậy, di cư chính là một trong những trụ cột làm nên thành công
trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, mang lại lợi ích nhiều mặt như đóng
góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và địa phương.
- Nhờ có quá trình di dân, các lối sống và phong cách sống, cũng như
các đặc trưng về văn hóa sẽ được pha trộn và tạo ra sự đa dạng về văn hóa.
Ảnh hưởng tiêu cực
- Dân cư ở các thành phố đang tăng lên với tỷ lệ nhanh hơn nhiều so
với tăng trưởng trong khu vực sản xuất. Đồng thời di cư làm tăng tỉ lệ thất
nghiệp ở khu vực thành thị, trong khi đó khu vực nông thôn thiếu lao động
có chất lượng để phát triển kinh tế.
- Tăng nhu cầu hạ tầng kinh tế để đáp ứng nhu cầu cho lao động nhập
cư như phải phát triển kinh tế nhằm giải quyết vấn đề tăng trưởng và việc
làm do vậy áp lực với đầu tư và thâm hụt ngân sách. Ngoài ra nơi đến phải
điều chỉnh quy hoạch tăng quỹ đất cho các khu công nghiệp cùng điều chỉnh
chính sách cũng là vấn đề không nhỏ.
- Đối tượng dân di cư nhìn chung có trình độ học vấn và chuyên môn,
điều kiện sống, sinh hoạt, nhận thức về các kỹ năng chăm sóc sức khoẻ...
không cao, khả năng cung cấp dịch vụ cho các đối tượng này cũng còn
nhiều hạn chế.
- Phải tăng cơ sở hạ tầng xã hội để đáp ứng nhu cầu cho lao động nhập
cư trong khi những vấn đề này cho dân cư thành phố vẫn chưa thể đáp ứng
đầy đủ như đào tạo nghề, nhà ở cho người thu nhập thấp và người nghèo,
trường học bệnh viện cũng đang quá tải.
- Tăng khối lượng công việc quản lý trật tự an ninh và sinh hoạt tại địa

131
phương nhất là những nơi đông lao động nhập cư tăng lên đáng kể.
- Thiếu hiểu biết về pháp lý, lao động nhập cư phản ứng tự phát và
phát sinh nhiều xung đột lao động dẫn tới đình bãi công ảnh hưởng tới môi
trường kinh doanh của thành phố, gây khó khăn cho cả doanh nghiệp và các
cơ quan quản lý nhà nước.
- Động cơ thu nhập, tính kỷ luật kém và tác phong nông dân của đại
bộ phận lao động nhập cư cũng dẫn tới một số trong họ xuất hiện tư tưởng
đứng núi này trông núi khác và di chuyển gây ra biến động cung lao động.
- Chênh lệch mức vốn con người giữa các tỉnh trong quá trình phát
triển dẫn đến bất bình đẳng thu nhập.
- Di cư thông qua con đường hôn nhân làm cho tệ nạn buôn bán phụ
nữ qua biên giới phát triển mạnh.
- Nguồn sản lượng nông nghiệp giảm đi do di dân, trong khi nhu cầu
lương thực thực phẩm ở khu vực thành thị gia tăng làm căng thẳng thêm
tình trạng thiếu lương thực thực phẩm và giá cả tăng cao.
- Di dân nông thôn - đô thị có thể dẫn tới việc bỏ hoang đồng ruộng,
bỏ phí nhiều tiềm năng nông nghiệp, thiếu vắng lực lượng sản xuất. Lực
lượng lao động trẻ, khoẻ, trong độ tuổi sung mãn nhất đã thoát ly khỏi quê
hương, để lại đằng sau người già, trẻ em. Trong khi đó, dòng di dân này lại
góp phần tạo nên sự đô thị hoá quá mức cho phép, dẫn tới sức ép cơ sở hạ
tầng, vấn đề về nhà ở, an ninh, tệ nạn xã hội, kinh tế, giáo dục và y tế.
- Di dân quốc tế không có tổ chức và bất hợp pháp đe doạ trật tự an
ninh, kinh tế - xã hội và thậm chí thể chế chính trị của nhiều nước cũng như
ảnh hưởng tới các mối quan hệ quốc tế, an ninh khu vực. Vấn đề người tị
nạn, nạn chảy máu chất xám đang là những vấn đề làm đau đầu nhiều chính
phủ và các nhà lãnh đạo, đặc biệt là những nước chậm và đang phát triển -
những nước mà tiềm năng tri thức là vấn đề sống còn cho sự phát triển.
Di dân là hoạt động của hàng triệu người, diễn biến liên tục trong
không gian và thời gian. Rõ ràng không phải ai cũng được thông tin đầy đủ
và có năng lực tự quyết định sáng suốt. Tổng hợp những khiếm khuyết đó
tạo ra mặt trái của di dân - những ảnh hưởng tiêu cực.

132
Nổi rõ và gay gắt nhất là sự tàn phá rừng. Đằng sau con số thành tích
mở đất là cái giá phải trả không rẻ. Thế giới mỗi ngày mất 50.000 ha, mỗi
năm mất 15-20 triệu ha. Việt Nam, mỗi ngày mất 500-700 ha, mỗi năm mất
20-25 vạn ha. Tàn phá rừng tất yếu kéo theo khả năng lũ lụt, xói mòn đất,
thay đổi cảnh quan môi trường, sự đa dạng sinh học, vi khí hậu và tiểu khí
hậu theo chiều hướng xấu.
Di dân nông thôn - đô thị, một bên là hiện tượng bỏ hoang hoá đồng
ruộng, nhiều tiềm năng nông nghiệp - nông thôn thiếu vắng lực lượng vận
hành khai thác. Mỗi bên là sự đô thị hoá quá mức, đặc biệt quá tập trung ở
các thành phố lớn và siêu lớn, gây quá tải các cơ sở hạ tầng, thiếu nhà ở,
thiếu điều kiện sinh hoạt tối thiểu, tăng nạn thất nghiệp, phát sinh nhiều tệ
nạn xã hội.
Di dân quốc tế không quy tắc và bất hợp pháp đe doạ trật tự an ninh,
kinh tế - xã hội, đôi khi cả chính trị của nhiều nước và khu vực.
4.2. ĐÔ THỊ HÓA
4.2.1. Khái niệm, phân loại và các nguyên nhân của quá trình đô thị hóa
4.2.1.1. Khái niệm
Một trong những nét đặc trưng nhất của thời đại hiện nay là hiện
tượng đô thị hóa đang diễn ra trên phạm vi toàn thế giới với qui mô lớn và
nhịp độ nhanh chưa từng thấy. Cùng với công nghiệp hóa, đô thị hóa được
xem như một khía cạnh quan trọng của sự vận động đi lên của xã hội. Đô thị
hóa là một quá trình lịch sử trong đó nổi lên một vấn đề kinh tế xã hội là sự
nâng cao vai trò của thành phố trong việc phát triển mọi mặt của xã hội. Quá
trình này gồm sự thay đổi trong phân bố lực lượng sản xuất, trước hết là sự
phân bố dân cư, trong kết cấu nghề nghiệp xã hội, kết cấu dân số, trong lối
sống, văn hóa...
Đô thị hóa được xem như một quá trình đa dạng về mặt kinh tế - xã
hội, dân số, địa lý dựa trên cơ sở các hình thức phân công lao động xã hội và
phân công lao động theo lãnh thổ. Đó là quá trình tập trung, tăng cường,
phân hóa các hoạt động trong đô thị và nâng cao tỷ lệ số dân thành thị trong

133
các vùng, các quốc gia cũng như trên toàn thế giới. Đồng thời, đô thị hóa
cũng là quá trình phát triển của các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối
sống thành thị trong dân cư.
Như vậy, đô thị hoá là quá trình phát triển kinh tế xã hội mà biểu hiện
của nó là sự gia tăng số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập
trung hoá dân cư trong các thành phố và đặc biệt là các thành phố lớn, sự
phổ biến lối sống thành phố trong toàn mạng lưới điểm dân cư. Đô thị hoá là
sự phản ánh những chuyển biến sâu sắc trong cấu trúc kinh tế và trong đời
sống xã hội.
Đô thị hóa được hiểu khái quát là quá trình hình thành và phát triển
các thành phố không chỉ về qui mô mà còn về cả chất lượng.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, dân số ở các đô thị không
ngừng tăng lên vì nó phụ thuộc vào 3 yếu tố chính là tăng tự nhiên, tăng cơ
học và việc mở rộng địa giới hành chính của các thành phố.
Yếu tố thứ nhất làm tăng dân số ở các đô thị là tăng tự nhiên gây ra
bởi hai yếu tố chính là sinh và chết. Mặc dù tỷ lệ tăng tự nhiên dân số đô
thị của các nước đang phát triển vẫn còn cao nhưng vẫn thấp hơn so với tỷ
lệ tăng tự nhiên của vùng nông thôn. Việc gia tăng dân số đô thị theo hình
thức này có thể hiểu là sự gia tăng về mặt lượng của dân số đô thị và có thể
chưa đáp ứng đuợc nhu cầu phát triển nói chung vì đô thị thường là nơi cung
cấp nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, có chất lượng không chỉ cho
bản thân đô thị mà cho cả các vùng nông thôn.
Yếu tố thứ hai góp phần vào việc gia tăng dân số đô thị là di dân
nông thôn thành thị. Đây cũng được coi là một trong những quan niệm cổ
điển về đô thị hóa. Lịch sử đã cho thấy, cách mạng công nghiệp lan rộng
toàn châu Âu cùng với sự phát triển kinh tế xã hội ở các trung tâm công
nghiệp đã dẫn đến một số lượng lớn di dân từ nông thôn ra thành thị và làm
thay đổi sự phân bố dân số cũng như tương quan dân số giữa thành thị và
nông thôn. Tuy nhiên, có phải di dân nông thôn - thành thị cũng có nghĩa là
đô thị hóa? Trong quá khứ, câu trả lời có thể là đúng vì cùng với việc di
chuyển, người di dân cũng từ bỏ cuộc sống, lối sống dựa vào nông nghiệp

134
để mong muốn có một việc làm công ăn lương. Ngày nay, điều này không
hẳn đúng, đặc biệt với các nước đang phát triển, khi người nông dân di
chuyển ra thành phố nhưng không hoàn toàn từ bỏ lối sống cũ. Họ có thể
vẫn tiếp tục sản xuất lương thực thực phẩm và các sản phẩm khác sau đó
bán trên thị trường tự do ở thành phố.
Hiện nay, quá trình di dân nông thôn - thành thị vẫn tiếp tục đóng vai
trò quan trọng trong quá trình đô thị hoá ở các nước đang phát triển. Điều
kiện sống khó khăn trong các vùng nông thôn các nước đang phát triển đã
tạo ra lực đẩy con người di dân từ nông thôn ra thành thị với hy vọng tìm
được việc làm và điều kiện sống tốt hơn. Một số lượng lớn di dân từ nông
thôn ra thành thị đã dẫn đến hiện tượng “đô thị hóa quá mức” ở những nước
có nền công nghiệp chưa phát triển.
Yếu tố thứ ba là việc mở rộng địa giới hành chính của thành phố:
đây là yếu tố quan trọng nhất gây nên việc tăng dân số ở các đô thị. Những
quy hoạch, chính sách mở rộng của nhà nước tạo tiền để phát triển các khu
đô thị mới có nhiều điều kiện sống và làm việc tốt hơn hẳn khiến số lượng
dân cư tập trung về khu vực này ngày càng tăng lên.
Ví dụ điển hình là ở Thủ đô Hà Nội. Thời kỳ sau Cách mạng Tháng
8 đến nay là giai đoạn Hà Nội chuyển biến mạnh cả về quy mô và chất
lượng đô thị. Ranh giới Hà Nội đã có những lần được điều chỉnh lớn, từ
151km2 (năm 1954) lên 586 km2 (vào năm1961) và nâng lên quy mô
2.136km2 (trong năm 1978). Tuy nhiên, 13 năm sau (năm 1991), Hà Nội
lại thu nhỏ hơn với diện tích 921km2. Đặc biệt, đến tháng 8/2008, thủ đô
Hà Nội được mở rộng lên đến 3.344km2. Đây cũng chính là thời kỳ công
tác quy hoạch luôn được xem là nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng.
Thời điểm này, thủ đô Hà Nội được tổ chức lập quy hoạch với quy mô lớn
nhất từ trước đến nay.
Do trình độ phát triển rất chênh lệch giữa các nước, tiêu chí phân loại
đô thị cũng rất khác nhau giữa các quốc gia. Tại Nhật Bản, từ "thành thị" chỉ
áp dụng với các thành phố có 50.000 người trở lên trong khi ở Mỹ, những
nơi có 2.500 người trở lên đã được coi là thành thị. Nhìn chung, nhiều quốc

135
gia quy định địa bàn dân số thành thị là những thành phố, thị xã có số dân số
có quy mô từ vài nghìn người trở lên và phần lớn làm nghề phi nông nghiệp.
Trên thực tế, sự phân loại đô thị được dựa trên cơ sở quy mô dân số, nhiều
khi kết hợp với các yếu tố khác.
4.2.1.2. Phân loại
Đối với Việt Nam, có sự phân loại chính thức trong số các khu vực đô
thị với 5 mức độ đô thị. Năm tiêu chuẩn cơ bản về mặt lý thuyết được sử
dụng để phân loại đô thị. Đó là quy mô dân số, tỷ lệ phần trăm lực lượng lao
động phi nông nghiệp, mật độ dân số, mức độ cơ sở hạ tầng và vai trò
hành chính cũng như vị trí là trung tâm tại các vùng. Ở Việt Nam, văn bản
quy phạm pháp luật quan trọng nhất và còn hiệu lực đến hết ngày 1 tháng
7 năm 2009 về phân loại đô thị là Nghị định 72/2001/NĐ-CP ban hành
ngày 05 tháng 10 năm 2001. Từ ngày 2 tháng 7 năm 2009, phân loại đô thị
sẽ tiến hành theo Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ban hành ngày 07 tháng 5
năm 2009.
Đô thị loại đặc biệt phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:
- Thủ đô hoặc đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn
hoá, khoa học - kỹ thuật, đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao
lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội
của cả nước;
- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 90% trở lên;
- Có cơ sở hạ tầng được xây dựng về cơ bản đồng bộ và hoàn chỉnh;
- Quy mô dân số từ 1,5 triệu người trở lên;
- Mật độ dân số bình quân từ 15.000người/km2 trở lên.
Đô thị loại I phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:
- Đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa
học kỹ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và
quốc tế có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh
thổ liên tỉnh hoặc của cả nước;
- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 85% trở lên;

136
- Có cơ sở hạ tầng được xây dựng nhiều mặt đồng bộ và hoàn chỉnh;
- Quy mô dân số từ 50 vạn người trở lên;
- Mật độ dân số bình quân từ 12.000 người/km2 trở lên.
Đô thị loại II phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:
- Đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa
học kỹ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong vùng tỉnh,
vùng liên tỉnh hoặc cả nước, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội
của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với cả nước;
- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 80% trở lên;
- Có cơ sở hạ tầng được xây dựng nhiều mặt tiến tới tương đối đồng
bộ và hoàn chỉnh;
- Quy mô dân số từ 25 vạn người trở lên;
- Mật độ dân số bình quân từ 10.000 người/km2 trở lên.
Đô thị loại III phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:
- Đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa
học kỹ thuật, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh hoặc vùng
liên tỉnh, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh hoặc
một số lĩnh vực đối với vùng liên tỉnh;
- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 75% trở lên;
- Có cơ sở hạ tầng được xây dựng từng mặt đồng bộ và hoàn chỉnh;
- Quy mô dân số từ 10 vạn người trở lên;
- Mật độ dân số bình quân từ 8.000 người/km2 trở lên.
Đô thị loại IV phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:
- Đô thị với chức năng là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành về
chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, dịch vụ, đầu mối giao thông,
giao lưu trong tỉnh, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một
tỉnh hoặc một vùng trong tỉnh;
- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 70% trở lên;
- Có cơ sở hạ tầng đã hoặc đang được xây dựng từng mặt đồng bộ và
hoàn chỉnh;

137
- Quy mô dân số từ 5 vạn người trở lên;
- Mật độ dân số bình quân từ 6.000 người/km2 trở lên.
Đô thị loại V phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:
- Đô thị với chức năng là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành về
chính trị, kinh tế, văn hoá và dịch vụ, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh
tế xã hội của một huyện hoặc một cụm xã;
- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 65% trở lên;
- Có cơ sở hạ tầng đã hoặc đang được xây dựng nhưng chưa đồng bộ
và hoàn chỉnh;
- Quy mô dân số từ 4.000 người trở lên;
- Mật độ dân số bình quân từ 2.000 người/km2 trở lên.
Tuy nhiên, sự phân chia thành thị - nông thôn nhiều khi gặp khó khăn
do sự thay đổi vị trí, mở rộng ranh giới của các địa bàn dân cư. Sự thay đổi
của dân số thành thị xuất phát từ ba nhân tố: sự gia tăng tự nhiên trong dân
số của nội tại khu vực thành thị; sự tăng trưởng do di dân đem lại (tăng cơ
học); và sự tái phân loại địa bàn thông qua các biện pháp hành chính. Nhân
tố thứ 3 không thể bỏ qua và trên thực tế đã có ảnh hưởng không nhỏ đến
tình hình phát triển đô thị ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
4.2.1.3. Nguyên nhân của đô thị hóa
* Do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Công nghiệp hóa và hiện đại hóa là một quá trình mang ý nghĩa cách
mạng, bước chuyển biến từ xã hội nông nghiệp sang công nghiệp, từ đời
sống cổ truyền sang đời sống hiện đại. Sự chuyển biến này không chỉ diễn
ra trong hoạt động kinh tế mà còn trên mọi lĩnh vực của đời sống. Công
nghiệp hóa và hiện đại hóa với những thành tựu của khoa học kỹ thuật sẽ
xóa bỏ dần nền sản xuất lạc hậu với những hậu quả xã hội của nó, sẽ giảm
bớt sự nhọc nhằn của lao động cơ bắp để thực hiện trên nước ta một nền sản
xuất tiên tiến, có năng suất cao, tạo điều kiện cho sự phát triển về mọi mặt.
Nó sẽ xóa đi những di sản lạc hậu trong sản xuất, phân phối và sinh hoạt từ
thời cổ xưa, đem lại dần một lối sống nhân văn, hiện đại.

138
Công nghiệp hóa và hiện đại hóa gắn liền với đô thị hóa. Trong xã hội
nông nghiệp từ thời xưa, lối sống nông thôn và lối sống đô thị không khác
nhau là bao nhiêu. Đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới, kinh tế thị trường được
phát triển, lại càng nhanh chóng thay đổi bộ mặt của thành phố. Không ít
người đã từ nông thôn ra làm ăn ở thành phố, tiếp thu lối sống của thành
phố. Ngược lại, sinh hoạt của thành phố cũng dần dần lan tỏa ra nông thôn.
Đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng ở cả thành phố và ở cả nông thôn.
Ảnh hưởng qua lại giữa nông thôn và thành thị đã góp phần xóa bỏ
nhiều phong tục tập quán đã lỗi thời của nông thôn, nhưng lại làm nảy sinh
và phát triển những nhược điểm của văn hóa đô thị. Người nông dân vào
thành phố tiếp thu những cung cách sinh hoạt của thành phố trong nhà ở, ăn,
mặc. Lối sống ở nông thôn với truyền thống gắn bó giữa người và người,
trong nhà, trong họ, trong thôn xóm và làng xã đã có xu hướng mất dần đi
trong hoàn cảnh sinh hoạt ở thành phố, là nơi thiếu sự gắn bó chặt chẽ giữa
người với người. Trước sự tẻ nhạt dần trong quan hệ giữa người và người ở
thành phố, mọi người cảm thấy nhu cầu củng cố lại những quan hệ cần thiết
giữa người và người, những tập quán tốt đẹp trong phạm vi gia đình, trong
sinh hoạt xã hội như ngày giỗ, ngày tết....
*Do quy định lại chức năng hành chính
Tốc độ phát triển kinh tế - xã hội là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến
quá trình đô thị hóa và quản lý nhà nước đối với quá trình đô thị hóa. Tốc
độ phát triển kinh tế - xã hội càng nhanh thì quá trình đô thị hóa diễn ra
càng mạnh.
Khi kinh tế phát triển thì nền kinh tế đặt ra nhu cầu cần thiết để đáp
ứng sự phát triển như hạ tầng kỹ thuật, nhu cầu về lao động, các dịch vụ
khác... một cách khách quan, tất yếu. Sự chuyển dịch nền kinh tế từ lạc hậu
sang nền kinh tế phát triển theo nguyên tắc thị trường, cạnh tranh kéo theo
sự phát triển kinh tế tăng lên về mặt quy mô, số lượng các cơ sở kinh tế.
Điều này đặt ra một đòi hỏi khách quan về sự đáp ứng của công nghiệp,
dịch vụ, thương mại phục vụ cho nền kinh tế.
Môi trường pháp lý là nền tảng, là động lực cho sự phát triển của đô
thị và quá trình đô thị hóa. Chính sách đô thị là hệ thống các quan điểm,

139
mục tiêu và giải pháp (bao gồm kế hoạch hành động) của chính quyền về đô
thị để đạt mục tiêu quản lý của mình.
Cơ chế chính sách là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của
đô thị và đô thị hóa. Cơ chế chính sách thông thoáng, hấp dẫn, thuận tiện sẽ
tạo sự phát triển nhanh. Đối tượng của chính sách đô thị là tất cả các vấn đề
của đô thị trên ba lĩnh vực bao quát nhất là kinh tế, xã hội và môi trường.
Do đó, chính sách đô thị sẽ hướng vào việc đảm bảo về hạ tầng đô thị, bảo
vệ môi trường và tạo điều kiện cho các thị trường phát triển. Việc tăng
cường hiệu lực của bộ máy quản lý đô thị giúp đổi mới cơ chế chính sách,
tạo vốn phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở đô thị, quản lý tốt quy hoạch xây
dựng - kiến trúc đô thị, giúp phát triển quỹ đất về nhà ở và đất đô thị, quản
lý tốt môi trường đô thị.
Cơ chế chính sách tốt sẽ tạo động lực, hỗ trợ quá trình phát triển kinh
tế - xã hội nói riêng và sự phát triển của đô thị nói chung. Đồng thời, hạn
chế những ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống, môi trường...
* Do mở rộng các đơn vị hành chính
Những chính sách mở rộng các đơn vị hành chính của nhà nước đã
dẫn đến sự phát triển các vùng đô thị, đẩy nhanh quá trình đô thị hóa. Sự
đầu tư và quy hoạch nhằm phát triển KTXH đã tạo nên một môi trường với
đầy đủ cơ sở vật chất, giao thông, thông tin liên lạc và các dịch vụ xã hội
như bệnh viện, trường học, vui chơi giải trí... góp phần nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần cho nhân dân. Đồng thời, quá trình này cũng thu hẹp lại
diện tích đất canh tác nông nghiệp khiến cho sự di dân từ nông thôn ra thành
thị tìm việc làm mới tăng, làm cho quy mô dân số của thành phố tăng nhanh,
kinh tế phát triển và thu nhập của dân cư tăng, các vấn đề về công bằng xã
hội cũng phát sinh nhiều.
Trong số các trung tâm đô thị, Hà Nội là thành phố thủ đô lâu đời nhất
của Việt Nam. Vào thế kỷ 19, đây là một trung tâm hành chính, kinh tế với
36 phố phường với những cái tên được đặt theo hàng hóa trao đổi ở từng
phố. Đầu những năm 2000, Hà Nội có bốn quận và năm huyện. Từ tháng
Tám năm 2008, thủ đô Hà Nội được mở rộng sang toàn bộ tỉnh Hà Tây,
huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc và bốn xã của tỉnh Hòa Bình.

140
Ngày 5/5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phê duyệt Quy hoạch xây
dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 với
mục tiêu đưa Hà Nội thành một đô thị hiện đại trong khu vực Đông Nam Á
và châu Á và là một trung tâm chính trị, văn hóa - lịch sử, khoa học, giáo
dục - đào tạo và du lịch lớn của cả nước.
Với sự mở rộng trên, tổng diện tích của vùng thủ đô Hà Nội sẽ đạt
khoảng 13.436km2, rộng gấp khoảng 13 lần trước đây (xấp xỉ 921km2), bao
gồm toàn bộ ranh giới hành chính Hà Nội và 7 tỉnh: Hà Tây, Vĩnh Phúc,
Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nam và Hòa Bình. Khi đó bán kính
ảnh hưởng vùng Thủ đô là từ 100 đến 150km. Dân số toàn vùng vào năm
2050 vào khoảng 18-18,2 triệu người. Trong đó, dân số đô thị tăng nhanh,
từ 4,1-4,5 triệu người (năm 2010) lên 8,1-9,2 triệu người (năm 2020) và
lên tới 14,4-15,4 triệu người (năm 2050) và bình quân diện tích đất đô thị
là 115 m2/người.
4.2.2. Một số đặc điểm chủ yếu của đô thị hoá
Đô thị hóa là xu thế tất yếu của xã hội loài người. Tính quy luật và
những đặc điểm của đô thị hóa đang được coi là một trong những lĩnh vực
có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển xã hội hiện nay. Đồng thời,
vấn đề đô thị hóa đang là mối quan tâm đặc biệt của nhiều nhà khoa học. Để
làm rõ các vấn đề của đô thị hóa, đặc điểm, tính quy luật của nó cần nhìn
nhận vấn đề một cách toàn diện từ các góc độ khác nhau.
Trước kia đô thị hóa chỉ tiến hành trong phạm vi thành phố, ngày nay
quá trình này bắt đầu phổ biến và xâm nhập vào các vùng nông thôn. Ở giai
đoạn phát triển đô thị hóa hiện nay, một trong những nét tiêu biểu nhất
không chỉ là sự phát triển các thành phố nói chung mà còn là sự tập trung
dân cư vào các thành phố lớn và cực lớn. Chính việc phát triển các thành
phố lớn gắn liền với các hình thức quần cư mới và mở rộng lối sống đặc biệt
của nó thể hiện rõ nhất quá trình đô thị hóa. Đó không chỉ là một thành phố
đơn thuần, mà là cả các cụm thành phố, các “siêu đô thị”. Đây là lý do dẫn
đến quan niệm cho rằng, đô thị hóa là việc tập trung đời sống kinh tế và văn
hóa tại các trung tâm thành phố lớn.

141
Các hình thái phân công lao động xã hội đều mang tính lịch sử vì vậy
đô thị hóa cũng là hiện tượng có tính lịch sử và phải xem xét trong một hình
thái kinh tế - xã hội cụ thể. Lịch sử của các dân tộc và các quốc gia cổ đại
trên thực tế là lịch sử của các thành phố, những thành phố ấy được đặc trưng
bằng hoạt động hành chính, nông nghiệp và buôn bán. Ngày nay, quá trình
đô thị hóa là bạn đồng hành với quá trình công nghiệp hóa và luôn được
thúc đẩy bởi những thành tựu mới của công nghệ, khoa học kỹ thuật trước
đây chưa từng có.
Đô thị hoá là một hiện tượng có tính toàn cầu, các thành phố lớn tăng
nhanh cả về số lượng lẫn quy mô. Sự tập trung dân số tại khu vực đô thị ở
các quốc gia đang phát triển đã gây ra những vấn đề khó khăn chưa được
giải quyết như thất nghiệp, nghèo đói, ô nhiễm môi trường, giao thông, nhà
ở, tệ nạn xã hội. Quá trình tập trung dân số tại một số thành phố lớn trên thế
giới đã dẫn đến khái niệm siêu đô thị (mega city) với dân số trên 10 triệu
người. Ngay ở Đông Nam Á, Gia các ta, Manila, Băng Cốc, đã ra nhập danh
sách những siêu đô thị mới trong những năm gần đây.
Năm 2000, toàn thế giới có khoảng 1/2 dân số sinh sống ở khu vực
thành thị. Tỷ lệ đô thị hoá không giống nhau giữa các khu vực và các châu
lục. Châu Phi và Châu Á vẫn là những khu vực có mức độ đô thị hoá thấp
nhất. Châu Mỹ La tinh hiện có tỷ lệ đô thị hoá ngang bằng châu Âu. Theo
dự báo của Liên Hợp Quốc, đến năm 2015 thế giới sẽ có 4,1 tỷ người sống
tại đô thị, trong đó ở các nước đang phát triển là 3,2 tỷ người.
Bảng 4.1: Tỷ lệ đô thị hoá theo khu vực trên thế giới: 1950, 2000, 2010
Đơn vị tính: %
Khu vực 1950 2000 2010
Toàn thế giới 29.0 51.3 50
Các quốc gia đã phát triển 52.5 78.8 75
Các quốc gia đang phát triển 16.7 43.5 44
Bắc Mỹ 63.8 80.8 79
Châu Âu 53.7 77.1 71
Mỹ La Tinh 41.2 75.2 77
Đông Á 16.7 45.4 52
Nam Á 15.6 36.1 31
Châu Phi 14.5 42.5 38
Nguồn: United Nations (1998), World Population 2010

142
Sự tách biệt 2 khu vực nông thôn và đô thị tuy có ý nghĩa phân tích
nhưng cũng dẫn đến sự đầu tư và phát triển cục bộ ở cả hai khu vực này.
Trong bối cảnh đô thị hoá, công nghiệp hoá, các luồng di chuyển dân số, lao
động, hàng, tiền, vốn, thông tin, lối sống... đã và đang kết nối chặt chẽ nông
thôn với thành thị. Trên thực tế sự tồn tại và phát triển của mỗi khu vực là
không thể tách rời nhau, thậm chí đan xen hỗ trợ lẫn nhau. Có thể dễ dàng
nhận thấy rằng ngày càng có nhiều hộ gia đình nông dân tồn tại và phát triển
từ các ngồn thu nhập phi nông nghiệp ngay tại địa bàn nông thôn. Ngược
lại, các hoạt động sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi vẫn đang diễn ra hàng
ngày trong lòng đô thị. Nông thôn trở thành thị trường chủ yếu cung cấp sức
lao động và tiêu thụ sản phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh ở thành phố.
Ngày nay, các quá trình trên đang làm mờ đi ranh giới giữa nông thôn
và thành thị và có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của hai khu vực ở các
quốc gia trên thế giới. Những quan điểm như "thành thị hoá nông thôn",
nông thôn hoá thành thị" trở nên phiến diện. Cần lưu ý rằng đô thị hoá ngày
hôm nay không chỉ đơn thuần là sự gia tăng tách biệt của khu vực thành thị
mà là một quá trình liên kết với nông thôn, hỗ trợ lẫn nhau và thúc đẩy cùng
nhau phát triển bền vững trước những cơn bão khủng hoảng kinh tế, chính
trị hiện nay.
Đô thị hóa là một hiện tượng mang tính toàn cầu và có những đặc
điểm chủ yếu sau:
* Số lượng các thành phố kể cả những thành phố lớn có xu hướng
tăng nhanh đặc biệt kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2. Theo báo cáo của
Quỹ dân số Liên Hiệp Quốc, năm 1800, chỉ có 3 phần trăm dân số sống
trong các thành phố, thủ đô London với khoảng một triệu dân đã trở thành
thành phố lớn nhất thế giới. Năm 1950, tốc độ đô thị hóa đã tăng lên rất
nhanh với 8 thành phố có dân số trên 5 triệu người, trong đó 2 thành phố là
ở các nước đang phát triển. Đến năm 2000, đã có trên 30 thành phố với số
dân 5 triệu, hầu hết tập trung ở các nước đang phát triển (UNFPA,2006).
Tại Việt Nam, trong hơn 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới, quá
trình đô thị hoá diễn ra hết sức nhanh chóng nhất là trong 10 năm trở lại

143
đây, đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ
Chí Minh. Từ năm 1990 các đô thị Việt Nam bắt đầu phát triển, lúc đó cả
nước mới có khoảng 500 đô thị (tỷ lệ đô thị hoá vào khoảng 17-18%), đến
năm 2000 con số này lên 649 và năm 2003 là 656 đô thị. Tính đến nay, cả
nước có khoảng 700 đô thị, trong đó có 5 thành phố trực thuộc trung ương,
44 thành phố trực thuộc tỉnh, 45 thị xã và trên 500 thị trấn. Bước đầu đã
hình thành các chuỗi đô thị trung tâm quốc gia: Các đô thị trung tâm quốc
gia gồm Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế. Các
đô thị trung tâm vùng gồm các thành phố như: Cần Thơ, Biên Hoà, Vũng
Tàu, Buôn Ma Thuột, Nha Trang, Nam Định, Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ
Long, Hoà Bình... Các đô thị trung tâm tỉnh gồm các thành phố, thị xã giữ
chức năng trung tâm hành chính-chính trị, kinh tế, văn hoá, du lịch-dịch vụ,
đầu mối giao thông; và các đô thị trung tâm huyện; đô thị trung tâm cụm các
khu dân cư nông thôn, các đô thị mới.
* Qui mô dân số tập trung trong mỗi thành phố ngày càng lớn, số
lượng các thành phố có dân số trên một triệu người ngày càng tăng, chứng
tỏ mức độ tập trung dân cư cao trên một đơn vị diện tích. Năm 1950 cả thế
giới chỉ có 1 thành phố có số dân trên 10 triệu người nhưng đến năm 1994
đã có tới 14 thành phố như vậy trong đó 10 thành phố thuộc các nước đang
phát triển. Hiện nay, theo báo cáo của Chương trình định cư Liên Hợp Quốc
(UNHABITAT) trên thế giới có 20 siêu đô thị 10 triệu dân, chiếm 4% dân
số toàn thế giới. Dự báo đến năm 2015, toàn thế giới sẽ có 23 siêu đô thị 10
triệu dân, trong đó 19 đô thị như vậy tập trung ở các nước đang phát triển,
năm 2020 thế giới sẽ có 20 thành phố có dân số trên 20 triệu người.
(UNHABITAT, 2006). Có thể nói, đặc điểm này chủ yếu diễn ra ở các nước
đang phát triển, nơi có mức độ đô thị hóa thấp nhưng tỷ lệ dân sống trong
các thành phố có qui mô trên 100.000 dân lại rất cao. Nguyên nhân của hiện
tượng này là do đô thị hóa chỉ tập trung ở một số trung tâm lớn mà không
trải rộng trên phạm vi toàn quốc. Ở Ai Cập năm 1981 có tới 73% dân số đô
thị sống trong các thành phố có trên 100.000 dân. Ở Kenya và Indonesia tỷ
lệ này tương ứng là 70,6% và 60%.
* Việc hình thành và phát triển nhiều thành phố gần nhau về mặt địa

144
lý, liên quan chặt chẽ với nhau do sự phân công lao động đã tạo nên các
vùng đô thị. Thông thường, vùng đô thị bao gồm một vài thành phố lớn và
xung quanh là các thành phố vệ tinh; các đô thị lớn hình thành, phát triển
nhanh nhờ những lợi thế trước hết là vị trí địa lý. Vị trí địa lý là vị thế số
một để đảm bảo tốc độ và tiềm năng phát triển trong tương lai. Những biểu
hiện lợi thế đó là: lợi thế về giao thông vận tải, về thông tin liên lạc...; nói
chung là các cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Khi lợi thế phát huy thì sức hút đầu tư
mạnh, sản xuất phát triển, dịch vụ, thương mại tăng nhanh. Điều đó khiến
nhu cầu về lao động rất sôi động. Sức hút chủ yếu của các đô thị lớn là từ
các đô thị nhỏ, hoặc tách ra một lượng lớn từ lao động nông nghiệp. Các
hoạt động kinh doanh, dịch vụ tập trung tại các đô thị lớn dần thành dòng
tập kết hàng hoá và tích tụ tiền tệ giữa các vùng quốc gia. Đây chính là động
lực để tạo thế cạnh tranh, thúc đẩy phát triển KTXH.
Thủ đô Hà Nội là một vùng đô thị đặc trưng của nước ta. Thành phố
lớn chính là thành phố Hà Nội càng ngày càng được mở rộng thêm về diện
tích, còn xung quanh đó các tỉnh, thành phố lân cận cũng đang phát triển
mạnh do những lợi thế về giao thông vận tải, thông tin liên lạc.... Ví dụ như
Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh...là những thành phố thu hút đầu tư rất
mạnh về công nghiệp, dịch vụ và thương mại do vị trí địa lý gần với thành
phố Hà Nội.
* Việc di dân từ nông thôn ra thành thị với cường độ cao đã làm nên
sự mất cân đối về dân số giữa thành thị và nông thôn. Cường độ của quá
trình di dân từ nông thôn ra thành thị đã làm thay đổi tương quan dân số
thành thị và nông thôn. Theo kết quả của cuộc điều tra ở 26 nước đang phát
triển, di dân góp phần làm tăng 37% dân số thành thị. Hiện nay, di dân nông
thôn thành thị đang là dòng di dân chiếm ưu thế hơn so với các dòng di dân
khác và tạo ra sự tăng lên nhanh chóng dân số thành thị ở các nước đang
phát triển. Tốc độ thay đổi của quá trình di dân so với ở các nước châu Âu
và Bắc Mỹ trước đây. Nếu vào đầu những năm 1960 các trung tâm đô thị
lớn như London và New York có hơn 10 triệu dân thì ngày nay các thành
phố như Sao Paulo, Mexico và Calcutta có số dân còn đông hơn nhiều.

145
Ở nước ta, dân số, lao động tăng nhanh chóng ở các đô thị chủ yếu do
hai dòng di cư vào đô thị:
+ Thứ nhất, lao động từ các nông thôn đổ về các đô thị để tìm việc
làm. Trong điều kiện Việt Nam là nước nông nghiệp, kinh tế chưa phát
triển, tài nguyên không dồi dào, diện tích đất canh tác bình quân đầu người
quá thấp, lao động dư thừa thì lao động từ các nông thôn sẽ đổ về các đô thị
để tìm việc làm. Đồng thời người nông dân xem đô thị như là miền đất đầy
hứa hẹn. Cùng với thực tế tăng trưởng kinh tế ở đô thị đã tạo ra dòng di cư
vào thành phố và làm tăng trưởng dân số đô thị nhanh chóng. Dòng di cư đó
đã, đang và sẽ tiếp tục diễn ra và đã cung cấp cho các đô thị nguồn lao động
phổ thông dồi dào và nó cũng mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nông
thôn, góp phần phát triển kinh tế ở cả đô thị và nông thôn.
+ Thứ hai, sinh viên các trường đại học, cao đẳng sau khi học xong ở
lại đô thị hoặc đến các đô thị khác kiếm việc làm.
* Mức độ đô thị biểu hiện trình độ xã hội phát triển nói chung song có
các đặc thù riêng trong mỗi nước. Đặc điểm đô thị hóa ở các nước phát triển
và các nước đang phát triển không giống nhau. Đối với các nước phát triển
đô thị hóa chủ yếu diễn ra theo chiều sâu, chất lượng cuộc sống đô thị ngày
càng được hoàn thiện. Ở các nước đang phát triển, tốc độ đô thị hóa rất cao
nhưng chủ yếu diễn ra theo chiều rộng và đang gây ra nhiều khó khăn cho
đô thị như vấn đề tỷ lệ thất nghiệp, đói nghèo, bất bình đẳng, ô nhiễm môi
trường và tệ nạn xã hội. Bên cạnh di dân nông thôn thành thị, đối với các
nước đang phát triển, tăng tự nhiên dân số và giảm mức chết nhờ điều kiện y
tế tốt hơn là hai yếu tố đóng góp đáng kể cho sự gia tăng dân số thành thị.
Đối với các nước phát triển cao, đô thị được nâng cao về mọi mặt, với
chất lượng bảo đảm, ổn định, môi trường đô thị được sạch sẽ, trong lành,
các tiêu cực hạn chế ở mức tối thiểu. Do đó, mức độ tăng trưởng của đô thị
hóa tương ứng với phát triển công nghiệp. Ngược lại, ở các nước đang phát
triển, một trong những đặc trưng của đô thị hóa là sự tăng nhanh dân số đô
thị chủ yếu mang tính cơ học, không hoàn toàn dựa trên cơ sở phát triển
công nghiệp, dịch vụ; sự gia tăng dân số nhanh trong sự phát triển chậm
chạp, yếu kém của công nghiệp làm cho quá trình đô thị hóa và công nghiệp

146
hóa mất cân đối, sự mâu thuẫn giữa đô thị và nông thôn tăng lên. Giữa đô
thị và nông thôn có sự chênh lệch rất khác nhau về đời sống, tạo ra sức hút
mạnh mẽ từ đô thị đối với cư dân nông thôn, dẫn đến việc di dân ồ ạt từ
nông thôn ra thành thị, đặt biệt là các đô thị lớn, làm cho các đô thị này trở
nên quá tải, gây mất cân đối trong phát triển hệ thống dân cư, tạo ra những
khó khăn trở ngại to lớn trong hoạt động quản lý của chính quyền đô thị về
mọi phương diện.
Ở Thủ đô Hà Nội, việc tăng dân số quá nhanh cùng quá trình đô thị
hóa thiếu quy hoạch tốt đã khiến Hà Nội trở nên chật chội, ô nhiễm và giao
thông nội ô thường xuyên ùn tắc. Nhiều di sản kiến trúc đang dần biến mất,
thay vào đó là những ngôi nhà ống nằm lộn xộn trên các con phố. Hà Nội
còn là một thành phố phát triển không đồng đều giữa các khu vực như giữa
các quận nội thành và huyện ngoại thành, nhiều nơi người dân vẫn chưa có
được những điều kiện sinh hoạt thiết yếu.
4.2.3. Các thước đo đánh giá đô thị hóa
Hệ thống các thước đo đô thị hóa được đưa ra nhằm đánh giá các đặc
trưng về số lượng và chất lượng của đô thị. Có rất nhiều thước đo được sử
dụng trong việc đánh giá đô thị, tuy nhiên trong phạm vi của chương này,
hai chỉ tiêu cơ bản sẽ được đưa ra đó là: tỷ lệ đô thị hóa, tỷ số đô thị hóa và
chỉ số đô thị hoá.
Tỷ lệ đô thị hóa
Pu
UR = P  100

Trong đó:
UR : là tỷ lệ đô thị hóa
Pu : là dân số đô thị
P : là tổng số dân
Chỉ tiêu này phản ánh dân số đô thị tính trung bình trên một trăm dân
số. Vì định nghĩa đô thị không giống nhau giữa các nước và các thời kỳ
trong cùng một nước nên việc so sánh mức độ đô thị hóa dựa vào tỷ lệ đô thị
hóa cần phải được điều chỉnh cho phù hợp trước khi so sánh.

147
Tỷ số đô thị hóa
Ngoài ra, để đánh giá tốc độ đô thị hóa người ta còn có thể sử dụng
thước đo tỷ số dân số thành thị so với dân số nông thôn. Đây là thước đo phản
ánh số lượng dân đô thị tính bình quân trên 100 người nông dân và được tính
bằng cách lấy dân số đô thị chia cho dân số nông thôn. Thước đo này thường
được tính cho một thời kỳ nào đó, bởi vậy tốc độ đô thị hóa trung bình mỗi
năm cũng được tính tương tự như tốc độ tăng dân số trung bình.
Pu
Ur = Pr  100

Trong đó:
Pu : là dân số đô thị
Pr : là dân số nông thôn
Bảng 4.2: Số lượng và tỷ trọng dân số thành thị, 1979-2009,Việt Nam
Năm Số lượng (Nghìn người) Tỷ trọng (%)
1979 10 094 19,2
1989 12 463 19,4
1999 18 077 23,7
2009 25 374 29,6
Nguồn: Phần III Biểu tổng hợp - Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở 1-4-2009
trang 84,85
Chỉ số đô thị hoá
Thước đo này biểu thị khía cạnh phát triển của đô thị theo chiều sâu
vào một năm nào đó và được xác định theo công thức sau:
Iu = Ci /n x P
Trong đó:
Iu: Chỉ số đô thị hóa
Ci: Dân số của các đô thị có qui mô dân từ 20.000 người trở lên
P: Tổng dân số chung
n: Tất cả các điểm dân cư mang tính chất đô thị theo tiêu thức xác định
Chỉ số đô thị hóa được tính trên cơ sở phân nhóm các thành phố theo
quy mô dân số i.

148
4.3. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN PHÁT TRIỂN DÂN SỐ
VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI
4.3.1. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến sự phát triển dân số
Đối với mức sinh:
Sự chuyển đổi của mức sinh gắn liền với quá trình công nghiệp hoá,
đô thị hoá. Công nghiệp hoá dẫn đến phát triển kinh tế, tăng thu nhập, tăng
năng suất lao động, trình độ giáo dục y tế, dinh dưỡng do đó cũng được
nâng lên.
Cùng với quá trình đô thị hoá, trình độ giáo dục cho phụ nữ được nâng
cao, thái độ xã hội của người phụ nữ cũng như thái độ của người phụ nữ đối
với bản thân cũng thay đổi, phụ nữ bắt đầu tham gia vào các công việc xã
hội điều này cũng dẫn đến mức sinh giảm. Chính vì vậy, ở hầu hết các nước
mức sinh ở đô thị đều thấp hơn so với mức sinh ở nông thôn.
Đối với mức chết
Đô thị hoá gắn liền với sự tiến bộ trong y học, sự đầy đủ về lương
thực, thực phẩm đã làm sức khoẻ người dân tốt hơn. Hơn nữa, điều kiện vệ
sinh và cung cấp y tế ở thành thị tốt hơn, do đó mở rộng được y tế cộng
đồng và công tác chăm sóc sức khoẻ cho dân cư. Có thể nói, yếu tố y tế,
điều kiện dinh dưỡng và các yếu tố phát triển khác tốt hơn ở các đô thị đã
làm cho mức chết giảm đi, đặc biệt là mức chết của trẻ em.
Đối với di dân
Đô thị chính là động lực của quá trình di dân từ nông thôn ra thành thị.
Thứ nhất, đó là động lực về kinh tế: Các đô thị thường tập trung các xí
nghiệp, nhà máy lớn, nhu cầu về việc làm cũng như thu nhập ở đây cũng cao
hơn so với nông thôn. Do đó, một bộ phận người dân đã di cư ra các thành
phố để tìm kiếm một việc làm có thu nhập cao hơn.
Thứ hai, đó là động lực về xã hội: ở các thành phố, mức sống của
người dân cũng cao hơn, các dịch vụ xã hội, chăm sóc y tế cũng được đảm
bảo hơn, do đó đây cũng là một động lực thúc đẩy người dân di cư ra thành
phố.

149
Những người di dân cung cấp cho các công ty, xí nghiệp ở các đô thị
nguồn lao động để duy trì sự phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, sự di dân ra
thành phố để kiếm việc làm cũng là một nhân tố giúp phát triển kinh tế ở
nông thôn, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị.
Những người di dân từ các vùng miền khác nhau với các nền văn hóa khác
nhau đem lại cơ hội giao lưu phát triển các nền văn hóa ở khu vực thành
thị...
Tuy nhiên, nếu di dân quá quy mô phát triển của đô thị cũng nảy sinh
ra nhiều vấn đề. Ví dụ như lượng dân cư quá đông khi cơ sở hạ tầng chưa
đáp ứng kịp dẫn đến tình trạng thất nghiệp, hình thành các khu nhà ổ
chuột..., từ đó nảy sinh ra các tệ nạn xã hội. Ngoài ra, do lượng người du
nhập thuộc nhiều dân tộc với các nền văn hóa khác nhau nên dễ xảy ra các
mâu thuẫn giữa các nhóm người này với nhau.
Đối với lối sống
- Dưới tác động đô thị hóa, tâm lí và lối sống của người dân thay đổi:
lối sống thành thị ảnh hưởng đến hành vi dân số là hôn nhân, sinh đẻ và
nuôi dạy con cái. Từ đó ảnh hưởng đến chất lượng và quy mô dân số.
- Đô thị hóa gây nên sự khác biệt về lối sống giữa thành thị và nông
thôn mà yếu tố quan trọng nhất chính là trình độ học vấn. Trình độ học vấn
ở thành thị cao hơn nông thôn, giao thông liên lạc thuận tiện hơn ... người
thành thị có tính linh hoạt cao, tư duy và lối sống cũng khác so với những
người sống ở khu vực nông thôn.
4.3.2. Ảnh hưởng của đô thị hóa đối với kinh tế-xã hội
a. Tích cực
- Đô thị hóa diễn ra vào các thời điểm khác nhau và với nhiều các mô
hình phát triển. Trong xu hướng toàn cầu, thực tế chỉ ra rằng mức độ đô thị
hóa của một quốc gia hiện nay là một chỉ số của sự giàu có. Các nước có
mức “đô thị hóa” cao thường có nền kinh tế vững mạnh hơn các quốc gia có
mức đô thị hóa thấp. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp ngoại lệ, như các
nước có nội chiến xảy ra, người dân di cư ra các đô thị để tìm kiếm sự an
toàn và kéo theo đó là hàng loạt các vấn đề về kinh tế. Có một mối liên kết

150
chặt chẽ giữa phát triển kinh tế và đô thị hóa ở hầu hết các quốc gia. Đô thị
hóa là yếu tố chính đằng sau sự tăng trưởng kinh tế, góp phần vào giảm
thiểu tỷ lệ đói nghèo.
- Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa cũng được thể
hiện khi ta xem xét mức thu nhập của quốc gia. Kết quả của quá trình đô thị
hóa chính là nâng cao thu nhập và gia tăng GDP. Các quốc gia coi phát triển
công nghiệp là mục tiêu quan trọng.
Công nghiệp đô thị là động cơ cho tăng trưởng kinh tế. Các đô thị có
điều kiện phát triển mạnh về công nghiệp do đóng vai trò là trung tâm kinh
tế- thu hút hầu hết vốn đầu tư trong nước và ngoài nước. Kéo theo sau phát
triển công nghiệp đô thị là các cơ hội kinh tế xuất hiện ngày càng nhiều. Hệ
quả tất yếu đó là sự gia tăng nhanh chóng số lượng người dân nông thôn di
cư ra thanh thị. Điều này tạo cho thành thị một lượng lớn lao động, tạo một
nguồn lực lớn dành cho phát triển kinh tế.
- Đô thị hóa góp phần làm phát triển KTXH, cung cấp lao động ở các
vùng nông thôn cho khu vực thành thị, tạo phần tích tụ tập trung ruộng đất,
điện khí hóa, cơ khí hóa cho nông nghiệp nông thôn, tạo điều kiện thay đổi
lối sống nông nghiệp nông thôn thành lối sống công nghiệp đô thị. Đô thị
hóa đáp ứng nhu cầu lao động từ khu vực nông thôn cho thành thị, điều hòa
tiền công và thu nhập; tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao
động; làm chuyển dịch cơ cấu lao động.
- Đô thị hóa có ảnh hưởng sâu sắc tới quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, tạo ra triển vọng về tăng trưởng kinh tế. Xu thế hội nhập và kinh tế
thị trường cũng góp phần đẩy nhanh quá trình đô thị hóa. Cùng với đó là sự
phát triển của khoa học - kỹ thuật là tiền đề phục vụ quá trình công nghiệp
hóa, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất. Cùng với quá trình đô
thị hóa là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và cơ cấu kinh tế vùng
của nông thôn ven đô sang đô thị, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng
kinh tế, đa dạng hóa nguồn thu và tăng khối lượng thu ngân sách của thành
phố, là cơ sở tăng ngân sách cho khu vực phòng thủ; nâng cao số lượng,
chất lượng, quy mô, cơ cấu sản phẩm hàng hóa công nghiệp, nông sản, thực

151
phẩm, dịch vụ, qua đó tăng cường khả năng bảo đảm kinh tế tại chỗ cho các
lực lượng trong khu vực phòng thủ thành phố.
- Mặt khác, quá trình đô thị hóa ngoại thành làm cho tài nguyên đất,
tài nguyên nước được quy hoạch, quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu
quả cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh. Hệ thống
sông, hồ được quản lý, cải tạo, nâng cấp, kiên cố hóa; phát triển hệ thống
cây xanh, xử lý rác thải, bảo vệ môi trường có nhiều tiến bộ sẽ phục vụ tốt
hơn cho sản xuất, đời sống dân cư và các lực lượng vũ trang trong khu vực
phòng thủ thành phố. Trên thực tế, nhiều sông hồ được kè kiên cố hóa như
sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, Hồ Tây... Việc làm đó không chỉ đơn thuần
là tạo cảnh quan, văn minh đô thị, phát triển kinh tế mà còn có tác dụng to
lớn cho các hoạt động của lực lượng vũ trang trong khu vực phòng thủ như
cơ động lực lượng, vận chuyển vũ khí, khí tài, lương thực, thực phẩm bằng
đường sông, v.v...
- Việc tăng cường hiệu lực của bộ máy quản lý đô thị giúp đổi mới cơ
chế chính sách, tạo vốn phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở đô thị, quản lý tốt quy
hoạch xây dựng - kiến trúc đô thị, giúp phát triển quỹ đất về nhà ở và đất đô
thị, quản lý tốt môi trường đô thị.
b. Tiêu cực
- Có thể thấy đô thị hóa là cách hiệu quả làm tăng trưởng kinh tế
nhanh chóng. Cùng với sự tăng tốc của quá trình đô thị hóa, một số lượng
lớn của các lực lượng dư thừa lao động nông thôn sẽ chuyển đến các thành
phố, thị xã. Nhưng các thành phố cũng phải đối mặt với áp lực thiếu việc
làm nặng nề và người dân di cư do đô thị hóa sẽ làm trầm trọng thêm tình
trạng này. Khả năng tạo việc làm trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng tăng
trưởng kinh tế của thành phố. Vì vậy, chúng ta có thể nói rằng đô thị hóa và
việc làm đô thị là hai vấn đề ảnh hưởng lẫn nhau, hạn chế lẫn nhau trong phát
triển kinh tế.
- Dân số đô thị tăng nhanh làm cho đô thị trở nên quá tải và ảnh hưởng
tới chất lượng của đô thị nói chung và chất lượng cuộc sống của người dân
đô thị nói riêng. Đô thị hóa làm tăng nhu cầu cần thiết để đáp ứng sự phát
triển như hạ tầng kỹ thuật, nhu cầu về lao động, các dịch vụ khác... Quá

152
trình đô thị hóa gây nên các sức ép về nhà cửa, cơ sở hạ tầng, trường học,
bệnh viện, chăm sóc sức khỏe, cộng đồng, tệ nạn xã hội..., xuất hiện các
vành đai quanh đô thị, các vành đai nghèo đói, thất nghiệp do số lượng lao
động vượt quá nhu cầu việc làm và dịch vụ.
- Quá trình đô thị hóa ngoại thành làm cho tốc độ tăng dân số nhanh,
gây áp lực đối với công tác quản lý hành chính, an ninh, trật tự, giải quyết
việc làm, tạo những khó khăn phức tạp trong quy hoạch, kế hoạch huy động,
sử dụng lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ của khu vực phòng thủ
thành phố. Đồng thời, do phải di chuyển các cơ sở sản xuất, dịch vụ nằm
trong đô thị vốn trước đây là ngoại thành ra bên ngoài gây tốn kém, hạn chế
năng suất, chất lượng, tốc độ tăng trưởng kinh tế.
- Mặt khác, sự thiếu kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng quốc phòng,
an ninh với các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng trong quy hoạch; sự
thiếu đồng bộ trong tổ chức thi công các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị
sẽ hạn chế việc phát huy tính lưỡng dụng của các cơ sở sản xuất, dịch vụ và
hạ tầng kỹ thuật. Đáng chú ý là, quá trình đô thị hóa, đặc biệt là đô thị hóa
tự phát dẫn đến việc sử dụng đất không theo quy hoạch làm hạn chế việc
phát triển KTXH, cải thiện đời sống nhân dân.
- Quá trình đô thị hóa còn làm cho giá trị của đất đai tăng cao, một
phần đất quốc phòng bị chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc bị lấn chiếm; các
khu sơ tán tập trung, các khu vực hậu cần kỹ thuật trước đây được quy
hoạch nay phải điều chỉnh, xây dựng lại hoặc là bị vô hiệu hóa không còn
giá trị quân sự, quốc phòng.
- Quá trình đô thị hóa thiếu sự kiểm soát chặt chẽ và không được quy
hoạch hợp lý, đã có ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Với tốc độ đô thị
hoá càng cao thì khả năng gây ô nhiễm môi trường càng lớn. Môi trường bị
xuống cấp nghiêm trọng và các vấn đề sức khỏe nảy sinh do thiếu hệ thống
xử lý chất thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp. Về mặt xã hội, sự gia tăng
dân số với nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm, nhu cầu lượng thực, nhu cầu được
đảm bảo về việc làm, vui chơi, giải trí... cũng tạo áp lực lên sự phát triển
kinh tế và làm gia tăng suy thoái môi trường.

153
CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Bản chất và ý nghĩa của di dân.


2. Sự khác nhau giữa các phương pháp đo lường di dân.
3. Các đặc trưng chủ yếu về di dân? Tác động của di dân đến sự phát
triển dân số.
4. Khái niệm và các chỉ tiêu chủ yếu của đô thị hoá? Ảnh hưởng của
đô thị hoá đến sự phát triển kinh tế xã hội.
5. Trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá, di dân nông thôn
thành thị đang chiếm ưu thế. Hãy phân tích các đặc trưng chủ yếu của di dân
nông thôn - thành thị và những sức ép của nó lên các mặt đời sống kinh tế
xã hội ở các nước đang phát triển nói chung và ở Việt Nam nói riêng (lấy ví
dụ minh họa).

Bài tập 1: Cho sè liÖu d©n sè cña tõng tØnh trong mét vïng qua tæng
®iÒu tra, sè trÎ em sinh sèng, sè ng−êi chất, sè ®Õn vµ ®i ra khái vïng trong
vßng 10 n¨m tõ 1999 ®Õn 2009 nh− sau:
§¬n vÞ tÝnh: ng−êi
§Þa ph−¬ng P1999 §Õn §i Sinh Chất
TØnh 1 7530 1800 600 1998 582
TØnh 2 8520 3000 1800 2484 756
TØnh 3 6480 1200 1800 2388 528
TØnh 4 7920 3000 1200 2352 612
TØnh 5 5880 2400 600 2562 474
Yêu cầu
1. H·y x¸c ®Þnh l−îng di d©n thuÇn tuý cña thêi kú 10 n¨m nãi trªn vµ
x¸c ®Þnh tû suÊt di d©n thuÇn tuý trung b×nh mçi n¨m cña tõng tØnh vµ cña
toµn vïng trong thêi kú 1999 - 2009.
2. H·y x¸c ®Þnh l−îng t¨ng tù nhiªn d©n sè thêi kú 10 n¨m vµ tÝnh tû
lÖ t¨ng tù nhiªn d©n sè trung b×nh mçi n¨m cña tõng tØnh vµ cña toµn vïng
thêi kú nãi trªn.
3. TÝnh tû lÖ gia t¨ng d©n sè trung b×nh n¨m cho c¸c tØnh vµ cho toµn
vïng. NhËn xÐt.

154
Bài tập 2: BiÕt d©n sè cña mét ®Þa ph−¬ng trong hai lÇn ®iÒu tra vµo
ngµy 1/7/1995 vµ 1/7/2005 vµ hÖ sè sèng cña d©n sè trong thêi kú 10 n¨m ®ã
nh− sau:
Nhãm tuæi D©n sè ®iÒu tra D©n sè ®iÒu tra HÖ sè sèng thêi kú
(x,x+n) 1/7/1995 (ng) 1/7/2005 (ng) 10 n¨m (1995-2005)
0-9 42000 66340 0.95
10-19 38000 40420 0.97
20-29 35600 37200 0.92
30-39 32200 35080 0.91
40-49 30000 31280 0.90
50-59 28600 27440 0.87
60-69 23800 23760 0.75
70+ 19800 24870 0.45
Yªu cÇu:
1. H·y x¸c ®Þnh l−îng di d©n thuÇn tuý chung cho toµn bé d©n sè vµ
l−îng di d©n thuÇn tuý cho c¸c nhãm tuæi trong thêi kú 10 n¨m nãi trªn.
2. X¸c ®Þnh tû lÖ biÕn ®éng c¬ häc trung b×nh n¨m theo c¸c nhãm tuæi
vµ cho toµn bé d©n sè cña ®Þa ph−¬ng trªn.
BiÕt: sè sinh trung b×nh mçi n¨m trong giai ®o¹n 1995-2005 ë ®Þa
ph−¬ng trªn lµ 6000 trÎ; hÖ sè sèng trung b×nh cña sè míi sinh sèng ®Õn
n¨m 2005 lµ 0,95.

155
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cơ sở của nhân khẩu học. Nxb tư tưởng Matxcơva 1989.


2. Các báo cáo phát triển hàng năm của Liên Hiệp Quốc.
3. Dân số và phát triển. Một số vấn đề cơ bản Nxb Chính trị Quốc gia
2000.
4. Dân số học đại cương. Nguyễn Kim Hồng. Nxb Giáo dục 1999.
5. Dân số học. Nguyễn Đình Tấn, Nguyễn Văn Đoàn. Nxb Chính trị
Quốc gia.
6. Dân số và quá trình đô thị hoá: Động thái và triển vọng. Trần Cao
Sơn, NXB KHXH, 1995.
7. Dân số Việt Nam bên thềm thế kỷ 21. Trần Thị Trung Chiến,
Nguyễn Quốc Anh, Nguyễn Thế Hệ, Đào Khánh Hoà. Nxb Thống kê, năm
2003.
8. Dân số và phát triển. Tống Văn Đường và Nguyễn Nam Phương.
NXB đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2007.
9. Dân số và phát triển. Chủ biên PGS.TS Nguyễn Đình Cử 1997.
10. Dân số học đô thị. NXB Xây dựng, Hà Nội 2001.
11. Xã hội học dân số. NXB Khoa học xã hội. Hà Nội 2007
12. Tổng cục Thống kê và chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc,
Tổng điều tra dân số và nhà ở 1999. Chuyên khảo về di cư nội địa và đô thị
hoá ở Việt Nam. Hà Nội, 2001.
13. Xã hội học dân số. Đặng Nguyên Anh. Nxb Khoa học Xã hội. Hà
Nội 2007.

156

You might also like