You are on page 1of 74

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi – Nguyễn
Thị Thanh Kiều, học viên cao học khóa 2014 – 2016, Khoa Du lịch học,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi
xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng Khoa học và Đào tạo Khoa Du lịch học,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Học viên

Nguyễn Thị Thanh Kiều

i
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................................. i
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................................. 1
2. Lƣợc sử nghiên cứu vấn đề................................................................................................. 3
 Tình hình nghiên cứu trên thế giới ................................................................................... 3
 Tình hình nghiên cứu trong nước..................................................................................... 8
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 12
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 12
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................................. 13
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nghiên cứu ............................................................... 14
7. Bố cục của luận văn........................................................................................................... 14
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG ..................... 15
1.1. Khái niệm ........................................................................................................................... 15
1.1.1. Cộng đồng......................................................................................................................... 15
1.1.2. Du lịch cộng đồng ............................................................................................................ 17
1.1.3. Phát triển du lịch cộng đồng ........................................................................................... 18
1.2. Phát triển loại hình du lịch cộng đồng ............................................................................ 20
1.2.1. Mục tiêu của phát triển du lịch cộng đồng ..................................................................... 20
1.2.2. Điều kiện phát triển du lịch cộng đồng ........................................................................... 21
1.2.3. Các bên liên quan trong phát triển du lịch cộng đồng ................................................... 23
1.2.4. Mức độ tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch............................. 27
1.3. Xu hƣớng phát triển du lịch cộng đồng ở các nƣớc đang phát triển ............................ 28
1.4. Một số mô hình phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam hiện nay ............................. 30
1.4.1. Mô hình phát triển du lịch cộng đồng tại bản Lác, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình . 30
1.4.2. Dự án du lịch dựa vào cộng đồng Cơ Tu, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam (do
FIDR tài trợ)............................................................................................................................... 33
1.4.3. Mô hình du lịch cộng đồng tại buôn Trí A, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk
Lắk ........................................................................................................................................... 36
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................ 40
2.1. Mô tả điểm nghiên cứu ..................................................................................................... 40
2.2. Lý do chọn điểm nghiên cứu ............................................................................................ 44
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng .............................................................................. 44
2.3.1. Thiết kế mẫu ..................................................................................................................... 44
2.3.2. Địa điểm lấy mẫu ............................................................................................................. 46
2.3.3. Tiến trình thu thập dữ liệu .............................................................................................. 46

ii
2.3.4. Phân tích kết quả ............................................................................................................. 47
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu định tính ................................................................................. 47
2.4.1. Mẫu và cỡ mẫu ................................................................................................................. 48
2.4.2. Bảng phỏng vấn ............................................................................................................... 48
2.4.3. Tiến trình phỏng vấn ....................................................................................................... 49
2.4.4. Phân tích dữ liệu .............................................................................................................. 50
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................................................ 51
3.1. Phân tích điều kiện phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Đơn Dƣơng, tỉnh Lâm
Đồng ............................................................................................................................................. 51
3.1.1. Điều kiện hấp dẫn của TNDL tự nhiên và TNDL văn hóa ............................................ 51
3.1.2. Điều kiện tiếp cận điểm đến............................................................................................. 55
3.1.3. Điều kiện về yếu tố cộng đồng dân cư............................................................................. 56
3.1.4. Điều kiện về thị trường khách ......................................................................................... 57
3.1.5. Điều kiện hỗ trợ................................................................................................................ 58
3.2. Phân tích thực trạng và nhu cầu phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Đơn Dƣơng,
tỉnh Lâm Đồng............................................................................................................................... 60
3.2.1. Cộng đồng địa phương .................................................................................................... 61
3.2.2. Khách du lịch ................................................................................................................... 73
3.2.3. Thành phần tư nhân ........................................................................................................ 76
3.2.4. Các cấp lãnh đạo địa phương .......................................................................................... 78
3.3. Phân tích SWOT trong việc phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Đơn Dƣơng, tỉnh
Lâm Đồng....................................................................................................................................... 81
3.3.1. Điểm mạnh ....................................................................................................................... 81
3.3.2. Điểm yếu ........................................................................................................................... 83
3.3.3. Cơ hội ............................................................................................................................... 84
3.3.4. Thách thức ....................................................................................................................... 85
CHƢƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP – KIẾN NGHỊ ................................................................... 94
4.1. Đề xuất giải pháp............................................................................................................... 94
4.1.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách ...................................................................................... 94
4.1.2. Giải pháp quy hoạch du lịch ............................................................................................ 95
4.1.3. Giải pháp đầu tư, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 97
4.1.4. Giải pháp hỗ trợ thông tin kỹ thuật cho người dân địa phương .................................... 98
4.1.5. Đề xuất mô hình điểm về du lịch cộng đồng ................................................................... 98
4.1.6. Giải pháp quảng bá và liên kết với thành phần tư nhân .............................................. 101
4.2. Kiến nghị .......................................................................................................................... 101
4.2.1. Đối với UBND tỉnh Lâm Đồng ...................................................................................... 101
4.2.2. Đối với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng ............................................ 102
4.2.3. Đối với UBND huyện Đơn Dương ................................................................................ 103
4.2.4. Đối với Phòng Văn hóa Thông tin huyện Đơn Dương ................................................ 103

iii
4.2.5. Đối với UNBD cấp xã, thị trấn ...................................................................................... 103
4.3. Hạn chế của luận văn ...................................................................................................... 104
4.4. Đề xuất cho các nghiên cứu tiếp theo ............................................................................ 105
KẾT LUẬN .................................................................................................................................. 106
PHỤ LỤC ..................................................................................................................................... 113
Phụ lục A. Bảng câu hỏi dành cho ngƣời dân địa phƣơng ...................................................... 113
Phụ lục B. Câu hỏi phỏng vấn trực tiếp dành cho du khách................................................... 118
Phụ lục C. Câu hỏi phỏng vấn trực tiếp dành cho các cấp lãnh đạo địa phƣơng ................. 120
Phụ lục D. Câu hỏi phỏng vấn trực tiếp dành cho thành phần tƣ nhân ................................ 121
Phụ lục E. Kết quả xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS 21.0.................................................. 122
Phụ lục F. Hình ảnh khảo sát thực địa ...................................................................................... 129

iv
DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ

Bảng 4.1. Cơ cấu dân số huyện Đơn Dương tính đến năm 2014 ................................... 57

Bảng 4.2. Lượng khách du lịch đến Đơn Dương trong giai đoạn 2011 – 2015............. 58

Bảng 4.3. Hệ thống cơ sở lưu trú tại Đơn Dương tính đến năm 2015 ........................... 59

Bảng 4.4.Thông tin nhân khẩu học của người dân được khảo sát (a) ............................ 62

Bảng 4.5. Thông tin nhân khẩu học của người dân được khảo sát (b) .......................... 64

Bảng 4.6. Quan điểm của người dân về khái niệm du lịch cộng đồng .......................... 65

Bảng 4.7. Quan điểm của người dân về tác động của du lịch cộng đồng ...................... 66

Biểu đồ 4.1. Mức độ người dân gặp gỡ, trò chuyện hay giúp đỡ khách du lịch ............ 67

Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ người dân tham gia vào hoạt động du lịch ....................................... 67

Biểu đồ 4.3. Mức độ tham gia của người dân địa phương vào hoạt động du lịch ......... 68

Biểu đồ 4.4. Hoạt động du lịch giúp tăng thêm thu nhập cho người dân ...................... 69

Biểu đồ 4.5. Người dân hài lòng với mức thu nhập từ hoạt động du lịch...................... 70

Biểu đồ 4.6. Nhu cầu của người dân tham gia hoạt động du lịch .................................. 70

Biểu đồ 4.7. Mong đợi của người dân về việc phát triển du lịch cộng đồng tại Đơn

Dương ............................................................................................................................. 72

Biểu đồ 4.8. Người dân ủng hộ việc phát triển du lịch cộng đồng tại Đơn Dương ....... 73

v
DANH MỤC HÌNH VÀ HỘP THÔNG TIN

Hình 1. Bản đồ hành chính huyện Đơn Dương, NXB. Bản đồ - ................................... 42

Hộp số 1: Phỏng vấn khách tại Nhà thờ Ka Đơn ........................................................... 73


Hộp số 2: Phỏng vấn khách tại vườn rau nhà dân.......................................................... 74
Hộp số 3: Phỏng vấn khách tại thôn Diom A ................................................................ 75

Hộp số 4: Phỏng vấn đại diện công ty TNHH Hành trình Đà Lạt (Dalat Trip) ............. 76
Hộp số 5: Phỏng vấn đại diện Công ty cổ phần sữa Đà Lạt (Dalat Milk) ..................... 77

Hộp số 6: Phỏng vấn cán bộ Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng ............ 78
Hộp số 7: Phỏng vấn cán bộ phòng Văn hóa Thông tin huyện Đơn Dương ................. 79
Hộp số 8: Phỏng vấn cán bộ xã Lạc Xuân ..................................................................... 81

vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CĐĐP: Cộng đồng địa phương

CBI: Centre for the Promotion of Imports from Developing Countries

DLCĐ: Du lịch cộng đồng

GNP: Gross National Product

TNDL: Tài nguyên du lịch

TNHH: Trách nhiệm hữu hạn

UBND: Ủy ban nhân dân

UNDP: United Nations Development Programme – Chương trình Phát triển của
Liên hợp quốc

UNWTO: United Nation World Tourism Organisation – Tổ chức Du lịch thế giới

VHTT & DL: Văn hóa Thể thao và Du lịch

WEF: World Economic Forum

TPRG: Transportation Planning and Resource Group

vii
MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Du lịch cộng đồng được xem là một trong những loại hình du lịch tiêu biểu
hướng đến phát triển du lịch bền vững với ba mục tiêu quan trọng nhằm đem lại lợi
ích kinh tế, bảo vệ môi trường tự nhiên và bảo tồn giá trị văn hóa bản địa trong đó
đặc biệt nhấn mạnh đến việc trao quyền cho cộng đồng địa phương trong phát triển
du lịch. Sự tham gia của người dân vào hoạt động du lịch ở các mức độ khác nhau
không chỉ góp phần nâng cao nhận thức, cải thiện sinh kế cho chính người dân mà
còn giúp bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa địa phương. Do đó, mô hình du lịch
cộng đồng ngày càng được khai thác ở nhiều địa phương, nhiều quốc gia trên thế
giới, nhất là ở các nước đang phát triển với điều kiện đặc thù sẵn có. Ở Việt Nam,
mô hình du lịch cộng đồng gắn với đồng bào dân tộc thiểu số được khai thác từ sớm
và đã thành công tại một số địa phương như Bản Lác (Mai Châu, Hòa Bình), Sín
Chải (Sapa, Lào Cai), Pù Luông (Thanh Hóa), Con Cuông (Nghệ An), Nam Giang
(Quảng Nam), Buôn Đôn (Đắk Lắk) và cho đến nay du lịch cộng đồng được xem là
sản phẩm du lịch đặc trưng của những điểm đến này đồng thời cũng là mô hình du
lịch cộng đồng tiêu biểu cho các địa phương khác học hỏi, rút kinh nghiệm. Phát
triển du lịch cộng đồng gắn với đồng bào dân tộc thiểu số không chỉ đạt được những
lợi ích chung của loại hình du lịch cộng đồng mà còn thúc đẩy sự phát triển công
bằng, hướng đến sự bền vững giữa các nhóm dân cư trong đó có cộng đồng dân tộc
thiểu số.
Đà Lạt được xác định là đô thị du lịch duy nhất của vùng du lịch Tây
Nguyên theo Quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030 (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, 2010) với điều kiện khí hậu ôn hòa và
cảnh quan tự nhiên đặc thù. Sự phát triển của du lịch Đà Lạt nói riêng sẽ góp phần
thu hút khách và đa dạng hóa sản phẩm du lịch cho ngành du lịch Lâm Đồng nói
chung từ đó kéo theo sự phát triển du lịch cho các vùng phụ cận Đà Lạt.

1
Đơn Dương là một huyện cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 30 km về
phía Đông Nam, thuộc cụm du lịch Đà Lạt và vùng phụ cận; là một vùng đất giàu
tài nguyên du lịch tự nhiên lẫn tài nguyên du lịch văn hóa, đặc biệt mang đậm giá trị
văn hóa bản địa gắn với đồng bào dân tộc Churu sẽ là tiền đề cho sự phát triển du
lịch của huyện nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung.
Nếu như năm 2011 Đà Lạt - Lâm Đồng đón 3.527 ngàn lượt khách, trong đó
huyện Đơn Dương chỉ đón được 920 lượt thì đến năm 2015, lượng khách du lịch
đến Đà Lạt – Lâm Đồng lên đến 5.100 ngàn lượt, tăng 44,6% so với năm 2011.
Trong đó, khách du lịch đến huyện Đơn Dương đạt gần 2.800 lượt, tăng gấp 3 lần
so với 4 năm trước (Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng, 2015). Điều
này chứng tỏ rằng lượng khách du lịch đến Đà Lạt - Lâm Đồng nói chung và Đơn
Dương nói riêng có tăng lên nhờ công tác quảng bá, xúc tiến du lịch cũng như sự
cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch. Tuy nhiên, vấn đề đáng quan tâm ở
đây là thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch khi đến với Đà Lạt – Lâm
Đồng không tăng đáng kể, thậm chí còn thấp, cụ thể là 2,4 ngày (2011) và 2,5 ngày
(2015). Do đó để phát triển sản phẩm du lịch Lâm Đồng và kéo dài thời gian lưu trú
của du khách khi đến Đà Lạt - Lâm Đồng thì việc xây dựng các tuyến du lịch mới,
sản phẩm du lịch mới là không thể thiếu đồng thời giúp kéo dài chu kỳ sống của
điểm đến Lâm Đồng trên bản đồ du lịch cả nước. Thực tế hiện nay, hoạt động du
lịch của huyện Đơn Dương chỉ mới có dấu hiệu bắt đầu với lượng khách ít ỏi đi du
lịch theo kiểu tự túc, cụ thể là du lịch “phượt” của nhóm thanh thiếu niên nội địa và
một số khách quốc tế đi khám phá, tìm hiểu văn hóa bản địa thông qua một số
chương trình du lịch của công ty lữ hành chứ địa phương vẫn chưa xây dựng, phát
triển sản phẩm du lịch đặc trưng trong khi huyện Đơn Dương không những có điều
kiện thuận lợi về hệ thống cơ sở hạ tầng kết nối các tuyến giao thông nội tỉnh, liên
tỉnh; khí hậu ôn hòa quanh năm, sự phát triển mạnh của ngành nghề rau hoa mà còn
là nơi chứa đựng đậm nét bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Churu, là nơi duy
nhất trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng lưu giữ nghề thủ công truyền thống đặc trưng của
đồng bào dân tộc Churu – nghề làm nhẫn bạc. Do đó, đề tài “Nghiên cứu phát triển
du lịch cộng đồng tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng” nhằm đưa ra cái nhìn

2
tổng quát về phát triển du lịch cộng đồng của huyện Đơn Dương từ đó đề xuất giải
pháp phát triển loại hình du lịch cộng đồng địa phương đồng thời góp phần đa dạng
hóa các sản phẩm du lịch Đà Lạt, giúp định hướng khai thác hợp lý các nguồn tài
nguyên du lịch để bảo tồn giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc Chu ru, bảo vệ môi
trường tự nhiên và gia tăng lợi ích kinh tế cho chính cộng đồng dân cư.
2. Lƣợc sử nghiên cứu vấn đề

Khái niệm du lịch cộng đồng đã được biết đến cách đây hơn 20 năm khi các
nhà nghiên cứu trên thế giới đề cập đến vấn đề về sự tham gia của cộng đồng vào
hoạt động du lịch (Pimrawee, R., 2005) và cho đến nay ở Việt Nam loại hình du lịch
cộng đồng đã không còn xa lạ với người dân tại một số địa phương cũng như đối
với du khách. Do vậy, việc nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng ngày càng được
quan tâm, nghiên cứu sâu sắc không chỉ trên thế giới mà còn ở trong nước thông
qua một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như sau:

 Tình hình nghiên cứu trên thế giới


Tác giả Murphy, P. E (1983) với Perceptions and Attitudes of Decision
Making Groups in Tourism Centers (Journal of Travel Research) cho rằng luôn có
một sự khác biệt đáng kể trong thái độ và nhận thức giữa ba nhóm liên quan bao
gồm nhóm kinh doanh, nhóm quản lý nhà nước và người dân về việc phát triển du
lịch địa phương. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa các nhóm không quá cách xa nhau mà
có thể cân bằng các yếu tố để đi đến một sự thỏa hiệp trong quy hoạch phát triển du
lịch tương lai. Sau đó, tác giả Murphy, P.E (1985) với Tourism: A Community
Approach (Routledge) cũng đem đến một góc nhìn mới hơn về việc đánh giá và đề
xuất chiến lược phát triển lâu dài cho ngành du lịch đứng trên góc độ của điểm đến
du lịch cũng như xuất phát từ những mong muốn của cộng đồng địa phương với
phương pháp tiếp cận về sinh thái và cộng đồng nhằm quy hoạch, phát triển du lịch
trong đó khuyến khích những sáng kiến nhằm gia tăng lợi ích trên nhiều lĩnh vực
cho chính người dân và cho cả địa phương bằng những sản phẩm du lịch đặc trưng
được kết hợp hài hòa giữa tài nguyên du lịch địa phương và người dân bản địa. Hai
tài liệu này của Murphy đã trở thành nền tảng nghiên cứu không chỉ đối với đề tài

3
mà còn nhiều công trình nghiên cứu khác về du lịch và cộng đồng, làm cơ sở để đề
tài tiếp cận nghiên cứu lý thuyết.
Mặt khác, tác giả Sue Beeton (2006) với Community Development through
Tourism (Landlinks) đã cung cấp hệ thống lý thuyết cơ bản về du lịch và các vấn đề
liên quan đến cộng đồng trong việc phát triển du lịch do vậy cuốn sách này được
xem là tài liệu vô cùng cần thiết cho các nghiên cứu về du lịch cộng đồng. Tác giả
phân tích sự phát triển của cộng đồng địa phương thông qua việc kết hợp hiệu quả
giữa quy hoạch cộng đồng, lập kế hoạch kinh doanh và quy hoạch du lịch. Từ đó
đưa ra những lý thuyết xác đáng nhất về du lịch và hoạt động kinh doanh nhằm
chuyển từ khâu lập kế hoạch chiến lược sang trao quyền cho người dân tạo điều
kiện để họ tham gia vào hoạt động du lịch.
Khi nghiên cứu về thái độ của cộng đồng thì tác giả Jamal, T.B & Getz, D.
(1995) trong Collaboration Theory and Community Tourism Planning (Annals of
Tourism Research) đã chỉ ra rằng ý kiến của người dân về việc phát triển du lịch
trong một cộng đồng địa phương phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như là mức
độ phát triển du lịch của địa phương đó, sự nhận thức của người dân về lợi ích và
tính bền vững của điểm đến nói chung.
Nhóm tác giả Tosun, C. and Timothy, D. (2003) với Arguments for
Community Participation in the Tourism Development Process (Journal of Tourism
Studies) đã đưa ra mô hình chuẩn để quy hoạch du lịch cộng đồng bằng việc kết
hợp ba chiến lược - viết tắt là “PIC” (Planning, Incremental, Collaborative), tuy
nhiên nhóm tác giả cũng nhấn mạnh mô hình này không dùng để thay thế cho
phương thức lập kế hoạch theo kiểu truyền thống mà nên ứng dụng trong một bối
cảnh rộng hơn giúp các bước lập kế hoạch diễn ra một cách hợp lý, toàn diện. Thêm
vào đó, nhóm tác giả cũng khẳng định những nguyên tắc của mô hình sẽ đem lại
hiệu quả hơn khi các thành viên trong cộng đồng được phép và được khuyến khích
tham gia vào việc quy hoạch phát triển du lịch, sự cộng tác diễn ra và hoạt động du
lịch phát triển theo chiều hướng tích cực.
Nhóm tác giả Shalini Singh, Dallen J. Timothy & Ross K. Dowling (2003)
với Tourism in Destination Communities (CABI) thì đề cập đến những tác động của

4
hoạt động du lịch lên ba khía cạnh của điểm đến bao gồm môi trường tự nhiên, văn
hóa – xã hội và kinh tế trong đó trình bày mối quan hệ giữa du lịch với cộng đồng
điểm đến – khái niệm cộng đồng điểm đến đã được làm rõ trong nghiên cứu này.
Ngoài ra, tác giả cũng nhấn mạnh những tác động của du lịch lên cộng đồng điểm
đến từ đó chỉ ra những cơ hội và thách thức đối với cộng đồng điểm đến trong phát
triển du lịch. Dựa trên những tác động tích cực và tiêu cực của du lịch, đề tài xây
dựng bảng câu hỏi khảo sát người dân nhằm tìm hiểu nhận thức của người dân và
mức độ ủng hộ của họ đối với việc phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương.
Tuy nhiên, để quy hoạch phát triển du lịch cộng đồng có định hướng và
mang tính lâu dài thì không hề đơn giản, vướng mắc ở đây chính là những mâu
thuẫn nảy sinh trong chính cộng đồng địa phương hay với người bên ngoài, do đó
tác giả Rocharungsat Pimrawee (2005) đã phân tích một cách cặn kẽ, rõ ràng hơn về
khái niệm du lịch cộng đồng, tìm ra những quan điểm khác nhau của các bên tham
gia trong hoạt động du lịch cộng đồng dựa trên Thuyết các Bên Liên quan và
Thuyết Đại diện Xã hội nhằm phát triển du lịch cộng đồng thành công hơn trong
tương lai, đặc biệt đối với các nước đang phát triển qua công trình Community-
based Tourism: Perspectives and Future Possibilities (Luận án tiến sỹ, trường Đại
học James Cook, Úc).
Từ góc độ lý thuyết để đi vào vận dụng thực tiễn tác giả Etsuko Okazaki
(2008), Đại học Kobe, Nhật Bản (Kobe university) đã xuất bản công trình nghiên
cứu A Community-based Tourism Model: Its conception and Use với đề xuất mô
hình du lịch dựa vào cộng đồng trên cơ sở tổng hợp hệ thống lý luận cơ bản về cộng
đồng, sự tham gia của cộng đồng, du lịch dựa vào cộng đồng, và đặc biệt tác giả đề
cập đến lý thuyết Vốn xã hội trong nghiên cứu của mình từ đó áp dụng mô hình lý
thuyết vào tình huống thực tế ở Palawan, Philippine.
Mặc dù cũng nghiên cứu về du lịch cộng đồng nhưng tác giả Liedewij van
Breugel (2013) lại tập trung nghiên cứu sâu hơn về sự tham gia của các thành viên
cộng đồng vào dự án du lịch, phân tích mối quan hệ giữa sự tham gia với sự hài
lòng của cộng đồng thông qua kết quả hoạt động du lịch trong đó nghiên cứu tình
huống với cộng đồng Mae La Na và Koh Yao Noi ở Thái Lan (Community-based

5
Tourism: Local Participation and Perceived Impacts, a Comparative Study between
two Communities in Thailand). Như vậy, việc nghiên cứu trường hợp điển hình về
phát triển du lịch cộng đồng ở các nước đang phát triển, trong đó đối tượng cộng
đồng là đồng bào dân tộc thiểu số giúp tác giả có cái nhìn bao quát hơn về đề tài
nghiên cứu và có cách tiếp cận phù hợp với đối tượng nghiên cứu.
Trong khi đó, tác giả Long Hong Pham (2012) với Local Residents’
Perceptions of Tourism Impacts and Their Support for Tourim Development: the
Case of Ha Long Bay, Quang Ninh, Viet Nam (Luận án tiến sỹ, trường đại học
Rikkyo, Nhật Bản) đã dựa trên Thuyết trao đổi xã hội để giải thích và xây dựng mô
hình về nhận thức và thái độ của người dân địa phương đối với việc phát triển du
lịch từ đó khẳng định nhận thức của người dân về tác động của du lịch và thái độ
của họ đối với việc phát triển du lịch là yếu tố cơ bản quyết định sự thành công và
bền vững của hoạt động du lịch: nghiên cứu trường hợp vịnh Hạ Long, Việt Nam.
Tác giả Sotear Ellis (2011) cho rằng phát triển du lịch bền vững thông qua
mô hình du lịch cộng đồng thường gặp phải thách thức bởi vấn đề nhận thức của
các bên liên quan. Sự hiểu biết về mặt lý thuyết của các bên liên quan đối với loại
hình du lịch cộng đồng bị ảnh hưởng bởi sự am hiểu, diễn giải của số đông các nhà
nghiên cứu mà trong đó phải kể đến là vô vàn các khái niệm, thuật ngữ trong tài liệu
học thuật. Tác giả nghiên cứu hai nhóm liên quan chính trong việc triển khai thực tế
mô hình du lịch cộng đồng gồm nhóm bên trong (Internal: NGOs, Supranational
agencies, Acamendia, Government (national), Industry (global)) và nhóm bên ngoài
(External: NGOs (onsite), Tourists (onsite), Industry (local), Community,
Government (local)); nhận thức về du lịch cộng đồng của nhóm bên ngoài thì gây ra
thách thức về mặt lý thuyết trong khi đó nhóm bên trong thì gây ra thách thức về
mặt thực hành bởi phụ thuộc vào đặc điểm riêng biệt về điều kiện tự nhiên cũng như
bản sắc văn hóa của mỗi cộng đồng. Từ những thách thức đó, tác giả rút ra các tác
động của 02 bên liên quan đối với du lịch cộng đồng và đề xuất mô hình phù hợp để
triển khai du lịch cộng đồng thông qua việc khắc phục những thách thức đã nêu,
nghiên cứu tình huống tại hai địa điểm ở Campuchia với Community based Tourism
in Cambodia: Exploring the Role of Community for Successful Implementation in

6
Least Developed Countries (Luận án tiến sỹ, trường đại học Edith Cowan,
Australia).
Với Community-based Tourism Standard Handbook (Thailand: REST
project, 2013) của tác giả Potjana Suansri thì được xem là tài liệu hướng dẫn chuẩn
để quy hoạch, phát triển du lịch cộng đồng cho các quốc gia thuộc khu vực ASEAN
trong đó Thái Lan được chọn làm mô hình mẫu. Tài liệu này hướng dẫn chi tiết
từng bước chuẩn bị và thực hiện để phát triển du lịch cộng đồng cho một địa
phương nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ, đáp ứng những tiêu chuẩn bền vững và
tăng khả năng tiếp cận thị trường trong phát triển du lịch có trách nhiệm.
Bên cạnh đó, tác giả Jane L. Brass và các cộng sự (1996) đã xuất bản cuốn
cẩm nang hướng dẫn về việc quy hoạch, phát triển và đánh giá du lịch cộng đồng
thông qua Community Tourism Assessment Handbook (Oregon State University).
Cuốn cẩm nang này được xây dựng dành cho các thành viên trong cộng đồng sử
dụng, gần gũi với thực tế và được xem như là cuốn tài liệu “cầm tay chỉ việc” cho
bất cứ một cộng đồng nào muốn phát triển du lịch cộng đồng với chín thành tố cơ
bản đồng thời cũng là chín bước trong quy trình phát triển du lịch cộng đồng gồm tổ
chức cộng đồng; dữ liệu về tình hình kinh tế và khách du lịch đến địa phương; khảo
sát thái độ của người dân; thiết lập sứ mạng và mục tiêu của việc phát triển du lịch
cộng đồng; nghiên cứu và lập kế hoạch marketing du lịch cộng đồng; kiểm kê, đánh
giá tài nguyên du lịch và cơ sở hạ tầng của địa phương; chọn lựa và sắp xếp thứ tự
ưu tiên thực hiện từng hạng mục trong dự án, phác thảo sơ bộ dự án: doanh thu, chi
phí và phân tích tác động của du lịch cộng đồng bao gồm lợi ích và chi phí về ba
mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về du lịch cộng đồng và phát triển du
lịch dựa vào cộng đồng chủ yếu hướng vào nhóm cộng đồng yếu thế của điểm đến
với sức hấp dẫn lớn về giá trị tài nguyên du lịch. Các đề tài nghiên cứu đã chỉ ra
điểm thuận lợi cũng như khó khăn trong phát triển du lịch cộng đồng thông qua việc
nghiên cứu, đánh giá tài nguyên du lịch của điểm đến gắn với yếu tố cộng đồng địa
phương; nghiên cứu tác động nhận thức, thái độ của cộng đồng đối với việc phát
triển du lịch hoặc nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động

7
du lịch từ đó đưa ra những mô hình, chiến lược phát triển du lịch phù hợp với từng
cộng đồng cụ thể. Từ những công trình nghiên cứu này đã góp phần củng cố định
hướng nghiên cứu cho đề tài, cung cấp hệ thống cơ sở lý luận cần thiết trong quá
trình nghiên cứu lý thuyết để từ đó nghiên cứu thực tiễn và đề xuất các giải pháp
phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương nghiên cứu, trong đó nhấn mạnh vai trò
của các bên tham gia, đặc biệt là cộng đồng địa phương.
 Tình hình nghiên cứu trong nước
Từ những năm 2000, du lịch cộng đồng bắt đầu được nghiên cứu và xuất
hiện ở Việt Nam. Dần dần, có những công trình được nghiên cứu một cách kỹ
lưỡng hơn, phân tích sâu hơn về hệ thống khái niệm cũng như các vấn đề liên quan
đến phát triển du lịch cộng đồng. Hai tài liệu phổ biến thường được tham khảo trong
các nghiên cứu về du lịch cộng đồng gồm Du lịch cộng đồng – Lý thuyết và vận
dụng (2006) của tác giả Võ Quế và Du lịch cộng đồng (2006) do tác giả Bùi Thị Hải
Yến đã đóng góp lý luận cũng như làm tiền đề cho việc vận dụng vào thực tiễn sau
này với hệ thống khái niệm cơ bản, các vấn đề liên quan đến du lịch cộng đồng và
giới thiệu một số mô hình du lịch cộng đồng thành công trên thế giới cũng như ở
Việt Nam. Ngoài ra, Viện nghiên cứu và phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam
(2012) đã xuất bản Tài liệu hướng dẫn về phát triển du lịch cộng đồng nhằm cung
cấp những lý luận chung nhất về du lịch cộng đồng như là các hình thức của du lịch
cộng đồng, các địa bàn phát triển du lịch cộng đồng, đặc điểm và xu hướng của
khách du lịch cộng đồng, đặc biệt tài liệu còn hướng dẫn các bước cần thiết để phát
triển một mô hình du lịch cộng đồng trong thực tế. Việc nghiên cứu phát triển du
lịch cộng đồng tại một số điểm hay địa phương còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế
nhưng lại giàu tiềm năng du lịch, nhất là tài nguyên du lịch văn hóa gắn với đồng
bào dân tộc thiểu số không chỉ góp phần bảo tồn giá trị văn hóa bản địa, cải thiện
sinh kế cho người dân, giúp xóa đói giảm nghèo mà còn góp phần nâng cao nhận
thức cho cộng đồng địa phương. Vấn đề này được trình bày trong những công trình
nghiên cứu của các tác giả như là Võ Quế (2014) với Phát triển du lịch cộng đồng ở
miền Tây Nghệ An nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo trên cơ sở hệ thống hóa lý
luận về du lịch cộng đồng để áp dụng vào khu vực miền Tây Nghệ An – nơi tập

8
trung chủ yếu đồng bào dân tộc thiểu số và đời sống người dân gặp nhiều khó khăn
từ đó đưa ra những giải pháp phát triển du lịch cộng đồng ở miền Tây Nghệ An góp
phần tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho đồng bào nơi đây; tác giả Nguyễn
Thị Hường (2011) đã nghiên cứu Du lịch cộng đồng miền núi phía Bắc Việt Nam
(nghiên cứu trường hợp bản Sả Séng, Tả Phìn, Sapa, Lào Cai và bản Lác, Chiềng
Châu, Mai Châu, Hòa Bình) trong luận văn thạc sỹ ngành Dân tộc học. Tác giả
nhấn mạnh giá trị văn hóa tộc người trong việc khai thác du lịch, tác động của du
lịch cộng đồng đối với hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội và môi trường tại hai địa
phương đồng thời phân tích rõ phản ứng và sự thích ứng của người dân địa phương
trước trào lưu phát triển du lịch cộng đồng; ngoài ra tác giả Nguyễn Thị Thu Nhàn
(2010) đã nghiên cứu Phát triển du lịch gắn với cộng đồng dân tộc thiểu số ở Sapa
theo hướng phát triển bền vững trong Luận văn thạc sỹ ngành Du lịch học. Ở đây,
tác giả hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về du lịch, dân tộc thiểu số và phát triển bền
vững từ đó phân tích thực trạng phát triển du lịch ở Sapa để đưa ra các giải pháp
phát triển du lịch Sapa gắn với đồng bào dân tộc thiểu số. Nhìn chung, một số địa
phương khu vực phía Bắc đã khai thác thành công loại hình du lịch cộng đồng trong
đó nhấn mạnh giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số cho nên các đề tài
nghiên cứu về du lịch cộng đồng ở những địa phương này chủ yếu đi vào phân tích
thực trạng phát triển DLCĐ, chỉ ra được những mặt được và hạn chế của các mô
hình trên cơ sở đó giúp đề tài nghiên cứu đưa ra các giải pháp phù hợp với địa
phương và rút kinh nghiệm từ những mô hình trước. Trong khi đó, tác giả Phạm
Trung Lương và cộng sự (2002) đã nghiên cứu nhấn mạnh vào sự tham gia của
cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường du lịch, ở đây nêu rõ quyền và nghĩa vụ
của từng thành phần tham gia để đưa ra một mô hình cụ thể áp dụng cho đảo Cát Bà
– Hải Phòng với đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Nghiên cứu xây dựng bảo vệ
môi trường du lịch với sự tham gia của cộng đồng góp phần phát triển du lịch bền
vững trên đảo Cát Bà – Hải Phòng.
Mặc dù cũng nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng gắn với đồng bào dân
tộc thiểu số Thái và Mường nhưng trong đề tài Nghiên cứu phát triển du lịch cộng
đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa của tác giả Vũ Văn

9
Cường (2012), phạm vi nghiên cứu là khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, mặt khác
nơi đây đã đi vào khai thác loại hình du lịch cộng đồng với sự tham gia của hầu hết
các hộ dân sinh sống trong vùng lõi khu bảo tồn, hàng năm tiếp đón, phục vụ gần
90% là khách quốc tế. Còn với đề tài Nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào cộng
đồng tại cù lao Ông Hổ, An Giang (2014) tác giả Phạm Xuân An đã phân tích hiện
trạng hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng tại cù lao Ông Hổ bao gồm cơ cấu tổ
chức quản lý, quy hoạch, các dịch vụ DLCĐ, đặc điểm nguồn khách. Đặc biệt, tác
giả đã phân tích sự tham gia của các bên liên quan vào hoạt động du lịch dựa vào
cộng đồng tại địa phương bao gồm CĐĐP, khách du lịch, công ty du lịch, chính
quyền địa phương và các tổ chức cá nhân trong khi đó luận văn tiếp cận và phân
tích 04 bên tham gia chủ yếu vào du lịch cộng đồng tại địa bàn nghiên cứu gồm
CĐĐP, khách du lịch, chính quyền địa phương và thành phần tư nhân. Ngoài ra,
cùng nằm trong khu vực Tây Nguyên, có điều kiện tự nhiên tương đồng và tài
nguyên du lịch văn hóa gắn với đồng bào dân tộc thiểu số, huyện Buôn Đôn tỉnh
Đắk Lắk đã trở thành điểm đến được nhiều du khách biết đến tuy nhiên việc khai
thác loại hình du lịch cộng đồng chưa thực sự hiệu quả do vậy tác giả Nguyễn Thị
Mai (2013) với Phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk,
Luận văn thạc sỹ ngành Du lịch học đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về du lịch cộng
đồng; phân tích, đánh giá thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Buôn
Đôn, tỉnh Đắk Lắk bằng ma trận SWOT để từ đó đề xuất các giải pháp phát triển
loại hình du lịch này cho địa phương; tuy nhiên đối với đề tài luận văn trước hết là
nghiên cứu và phân tích kỹ lưỡng điều kiện phát triển DLCĐ địa phương, sự tham
gia của 04 bên liên quan, đặc biệt là cộng đồng địa phương sau đó phân tích ma trận
SWOT để đưa ra các giải pháp phát triển DLCĐ trong đó đề xuất mô hình DLCĐ
gắn với điều kiện tự nhiên, văn hóa cũng như nhu cầu và mong muốn của người dân
địa phương.
Tại tỉnh Lâm Đồng, tính đến nay chỉ có hai công trình nghiên cứu về du lịch
có liên quan đến cộng đồng. Một là, đề tài nghiên cứu Phát triển du lịch dựa vào
cộng đồng tại xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng trong Luận văn thạc sỹ
ngành Du lịch học của tác giả Hoàng Thị Thanh Tâm (2013) đã hệ thống hóa các

10
điều kiện tiền đề để phát triển du lịch địa phương, phản ánh thực trạng hoạt động du
lịch tại xã Lát trong khai thác tuyến, điểm du lịch, tình hình khách đến, công tác
quảng bá du lịch đồng thời phân tích các hình thức tham gia của cộng đồng địa
phương vào hoạt động du lịch, qua đó đánh giá việc thực hiện nguyên tắc phát triển
du lịch dựa vào cộng đồng theo mô hình của tác giả Phạm Trung Lương và phân
tích các hạn chế còn tồn tại trong hoạt động du lịch tại xã Lát. Hai là, công trình
nghiên cứu Phát huy văn hóa truyền thống Churu và xây dựng làng văn hóa-du lịch
tại xã Pró, huyện Đơn Dương (2005) của tác giả Trần Cảnh Đào (Đề tài nghiên cứu
khoa học và công nghệ cấp tỉnh Lâm Đồng) đi vào phân tích kỹ lưỡng giá trị tài
nguyên du lịch văn hóa (vật thể và phi vật thể) gắn với đồng bào dân tộc Churu tại
huyện Đơn Dương nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung từ đó đề xuất mô hình
điểm làng văn hóa-du lịch tại xã Pró dựa trên giá trị văn hóa bản địa của đồng bào
Churu. Ngoài ra chưa có công trình nào khác nghiên cứu phát triển du lịch cộng
đồng tại huyện Đơn Dương, trong khi điểm đến này chứa đựng giá trị văn hóa bản
địa đậm nét của đồng bào dân tộc Churu và giá trị tài nguyên tự nhiên hấp dẫn.
Tóm lại, đối với những công trình nghiên cứu về du lịch cộng đồng ở trong
nước, các tác giả đã nghiên cứu, đánh giá tài nguyên du lịch của điểm đến một cách
kỹ lưỡng đồng thời phân tích thực trạng hoạt động du lịch cộng đồng tại mỗi địa
phương, nhất là sự tham gia của người dân vào hoạt động du lịch thông qua việc
điều tra bằng bảng hỏi. Thêm vào đó, các công trình nghiên cứu cũng đi vào phân
tích, đánh giá những thuận lợi, khó khăn hoặc điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và
thách thức của mỗi địa phương trong việc phát triển du lịch cộng đồng từ đó đề xuất
các giải pháp để phát triển du lịch cộng đồng địa phương. Tuy nhiên, khoảng trống
nghiên cứu ở đây là các công trình chưa nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
dựa trên cách tiếp cận đầy đủ 04 bên liên quan bao gồm CĐĐP, thành phần tư nhân,
lãnh đạo địa phương và khách du lịch, trong đó nhấn mạnh sự tham gia của người
dân địa phương thông qua việc đánh giá mức độ tham gia cụ thể của người dân vào
hoạt động du lịch dựa trên thang đo 07 mức độ của Pretty (1995).

11
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu của luận văn nhằm đưa ra các giải pháp phát triển loại hình du lịch
cộng đồng tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng từ đó góp phần thay đổi tích cực
đời sống của người dân bản địa, đặc biệt là cộng đồng dân tộc Churu.
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài đặt ra những nhiệm vụ sau:
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về du lịch cộng đồng;
+ Phân tích các điều kiện phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Đơn Dương;
+ Khảo sát và đánh giá thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Đơn
Dương;
+ Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của huyện Đơn
Dương trong việc phát triển du lịch cộng đồng;
+ Đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Đơn Dương.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là điều kiện để phát triển du lịch cộng
đồng và khả năng tham gia của cộng đồng, đặc biệt là đồng bào dân tộc Churu vào
hoạt động du lịch tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng.
Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch cộng đồng
tại huyện Đơn Dương, đặc biệt là tài nguyên du lịch văn hóa gắn với đồng bào dân
tộc Churu và sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại huyện Đơn
Dương.
+ Về không gian: Hoạt động du lịch của huyện Đơn Dương và khả năng tham gia
của cộng đồng tại một số xã vừa tập trung người dân vừa giữ nguyên các giá trị văn
hóa đặc trưng.
+ Về thời gian: Đề tài được nghiên cứu từ tháng 08/2015 đến tháng 08/2016. Các
số liệu, thông tin phục vụ nghiên cứu đề tài được giới hạn từ 2011 - 2015.

12
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện nhiệm vụ đặt ra, đề tài sử dụng hai phương pháp nghiên cứu
chính bao gồm phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định
lượng.
Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua việc phỏng vấn
sâu 03 bên liên quan trong phát triển du lịch cộng đồng bao gồm khách du lịch,
chính quyền địa phương và thành phần tư nhân. Tác giả tiến hành phỏng vấn trực
tiếp 12 đại diện chính quyền địa phương ở các cấp khác nhau gồm Sở Văn hóa Thể
thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng, Phòng Văn hóa Thông tin huyện Đơn Dương, Uỷ
ban Nhân dân 10 xã, thị trấn thuộc huyện Đơn Dương nhằm tìm ra những thuận lợi,
khó khăn, các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cũng như phát triển du
lịch địa phương. Tác giả cũng tiến hành phỏng vấn 07 khách nội địa tại các điểm
thường thu hút khách gồm công ty Cổ phần Sữa Đà Lạt (Dalat Milk, xã Tutra), nhà
thờ Ka Đơn (xã Ka Đơn), Làng bánh tráng Lạc Lâm (xã Lạc Lâm), vườn rau tại nhà
dân (xã Ka Đô, xã Đạ Ròn), thị trấn Thạnh Mỹ nhằm thu được những đánh giá,
nhận xét của du khách về các điều kiện phát triển du lịch cộng đồng tại Đơn Dương
cũng như nhu cầu, mong muốn của họ về sản phẩm du lịch cộng đồng ở địa
phương. Hơn nữa, tác giả phỏng vấn đại diện 03 công ty lữ hành đưa khách đến
Đơn Dương và công ty Cổ phần Sữa Đà Lạt (Dalat Milk) để có cái nhìn bao quát về
tình hình khách du lịch đến Đơn Dương, thu thập ý kiến của doanh nghiệp liên quan
đến việc kinh doanh du lịch tại địa phương và những góp ý về việc thiết kế sản
phẩm du lịch và xây dựng mô hình điểm du lịch cộng đồng tại Đơn Dương mang
tính khả thi.
Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng việc điều tra bảng
hỏi đối với người dân địa phương. Mẫu nghiên cứu được thu thập bằng phương
pháp lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản tại 10 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đơn
Dương, đề tài chọn hộ gia đình làm mẫu đại diện. Bảng hỏi được thiết kế, điều tra
thử và hoàn thiện trước khi phát với hệ thống các câu hỏi đóng, mở được sắp xếp
một cách hợp lý, logic. Việc tiến hành phát phiếu điều tra có phân nhóm và chọn
mẫu được tiến hành trong ba đợt vào các mùa cao điểm và thấp điểm của điểm đến

13
Đơn Dương nhằm thu thập thông tin một cách khách quan và đảm bảo tính cân đối.
Cuối cùng, 132/160 phiếu hợp lệ được đưa vào phân tích định lượng bằng phần
mềm SPSS 21.0.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nghiên cứu
Xét về mặt lý thuyết, đề tài hệ thống hóa cơ sở lý luận về du lịch cộng đồng
trong đó nhấn mạnh vai trò của 04 bên liên quan trong phát triển du lịch cộng đồng
và mức độ tham gia của người dân địa phương vào hoạt động du lịch góp phần cung
cấp nguồn dữ liệu hữu ích, làm cơ sở tham khảo cho các nhà kinh doanh du lịch, cơ
quan quản lý nhà nước về du lịch, cộng đồng địa phương và các nhà nghiên cứu
trong lĩnh vực du lịch.
Xét về mặt thực tiễn, đề tài đánh giá thực trạng phát triển du lịch cộng đồng
tại huyện Đơn Dương thông qua sự tham gia của 04 bên liên quan; phân tích điểm
mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của địa phương trong phát triển du lịch cộng
đồng từ đó xây dựng mô hình điểm về du lịch cộng đồng cũng như đề xuất các giải
pháp phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Đơn Dương. Dựa trên kết quả nghiên
cứu của đề tài từ đó quảng bá, kêu gọi đầu tư, hỗ trợ quy hoạch phát triển du lịch
cộng đồng tại huyện Đơn Dương. Mặt khác, đề tài còn góp phần bổ sung cơ sở
nghiên cứu thực tiễn vào việc tiếp tục triển khai, thực hiện “Dự án bảo tồn, phát huy
và phát triển di sản văn hóa Churu nhằm hình thành mô hình du lịch cộng đồng
huyện Đơn Dương giai đoạn 2014 – 2015 và tầm nhìn 2020” của UBND huyện Đơn
Dương trong thời gian tới.
7. Bố cục của luận văn
Bố cục của luận văn bao gồm phần Mở đầu, Kết luận và 4 chương nội dung,
cụ thể là:
Chương 1. Cơ sở lý luận
Chương 2. Phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Kết quả nghiên cứu
Chương 4. Đề xuất giải pháp – Kiến nghị

14
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG

1.1. Khái niệm


1.1.1. Cộng đồng
Theo Tô Duy Hợp và Lương Hồng Quang (2000), khái niệm cộng đồng là
một trong những khái niệm xã hội học có nhiều tuyến nghĩa khác nhau do đó tình
trạng đa nghĩa của khái niệm đã làm cho chúng đôi khi không được hiểu một cách
rõ ràng. Mặt khác, cộng đồng còn là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa
học xã hội và nhân văn, mỗi ngành lại “chế tạo” ra đối tượng riêng của mình, tạo
nên những sắc nghĩa khoa học khác nhau về khái niệm cộng đồng. Ở đây nhóm tác
giả cho rằng cộng đồng là một tập hợp hay một hệ thống những đoàn thể nhỏ,
nhưng nói về toàn thể thì cộng đồng có thể được coi như một đoàn thể xã hội rộng
lớn theo nhiều cách khác nhau. Những thành viên trong cộng đồng đều ý thức được
nhu cầu của những người trong và ngoài đoàn thể trực tiếp của họ và họ có khuynh
hướng hợp tác chặt chẽ.
Theo Nguyễn Hữu Nhân (2004), khái niệm cộng đồng bao gồm từ các thực
thể xã hội có cơ cấu tổ chức chặt chẽ cho đến những tổ chức ít có cấu trúc chặt, là
nhóm xã hội có lúc khá phân tán, chỉ được liên kết với nhau bằng lợi ích chung
trong một không gian tạm thời và thời gian nhất định. Như vậy, có thể phân thành
hai dạng cộng đồng dựa trên cấu trúc xã hội và tính chất liên kết xã hội:
- Dạng cộng đồng thể hiện mối quan hệ xã hội trong đó có những đặc trưng
được xác định như: tình cảm, ý thức và chuẩn mực xã hội. Dạng cộng đồng
này được gọi là cộng đồng tính.
- Dạng cộng đồng được xác định là nhóm người cụ thể, những nhóm xã hội có
liên kết với nhau ở nhiều quy mô khác nhau, kể từ đơn vị nhỏ nhất như gia
đình cho đến các quốc gia và toàn thế giới được gọi là cộng đồng thể.
Theo Bùi Thị Hải Yến (2012), khái niệm cộng đồng tức cộng đồng địa
phương trong lĩnh vực du lịch có thể được hiểu theo nghĩa rộng hoặc nghĩa hẹp. Xét
theo nghĩa hẹp thì cộng đồng là một nhóm dân cư cùng sinh sống trên một lãnh thổ

15
nhất định, được gọi tên như các đơn vị làng (bản, buôn, sóc), xã, huyện nhất định
qua nhiều thế hệ và có những đặc điểm chung về các giá trị văn hóa truyền thống,
bảo tồn, sử dụng các nguồn tài nguyên môi trường, có cùng các mối quan tâm về
kinh tế xã hội, có sự gắn kết về huyết thống, tình cảm và có sự chia sẻ về nguồn lợi
và trách nhiệm trong cộng đồng. Xét theo nghĩa rộng thì cộng đồng được hiểu là
một nhóm dân cư cùng sinh sống trên một lãnh thổ nhất định, được gọi tên như
làng, xã, huyện, thị, thành phố, quốc gia, … có những dấu hiệu chung về thành phần
giai cấp, truyền thống văn hóa và đặc điểm kinh tế xã hội.
Theo Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO, 1985) yếu tố đầu tiên để quyết
định đặc điểm của cộng đồng địa phương (host community) chính là yếu tố nhân
khẩu học bao gồm cấu trúc tuổi và giới tính, tình trạng di cư, gia tăng dân số, nghề
nghiệp, … và đây là những yếu tố quan trọng để đo lường nguồn nhân lực của một
khu vực hoặc vùng miền nhất định.
Trong các nghiên cứu về du lịch, đa số khái niệm cộng đồng được đề cập
như là “một nhóm người cùng sinh sống trong một địa vực” dựa theo định nghĩa
của từ điển Oxford và trong nghiên cứu của Jamal & Getz (1995). Tuy nhiên, khi
Burr (1990) theo dõi thấy rằng khái niệm về những gì cấu thành nên cộng đồng cần
được xem xét nhiều hơn bởi các nhà nghiên cứu. Tác giả lưu ý rằng đôi khi các nhà
nghiên cứu dùng mô hình sinh thái con người đơn giản (simple human ecological
model) chỉ để tập trung vào cộng đồng như một từ đồng nghĩa cho một địa điểm nào
đó, trong khi những nghiên cứu khác thì thông qua yếu tố phê phán bao gồm sự
nhấn mạnh quyền lực, quyền ra quyết định hay sự phụ thuộc được xem là một phần
trong phân tích của họ.
Theo Burr (1990) và được trích dẫn trong nghiên cứu của Pearce, Moscardo
& Ross (1996) thì khái niệm cộng đồng được tiếp cận theo bốn cách:
- Cách tiếp cận sinh thái học (Ecological approach): cộng đồng cùng sinh sống
với nhau và thích nghi với một môi trường sống nhất định, nhờ quá trình này
đã hình thành nên các đặc điểm đặc trưng để phân biệt cộng đồng này với
cộng đồng khác.

16
- Cách tiếp cận xã hội học (Social approach): những vai trò và thể chế quản lý
xã hội, mối quan hệ xã hội và địa vị của từng thành viên trong nhóm.
- Cách tiếp cận tương tác (Interactive approach): sự tương tác giữa các cá nhân
hoặc tổng hòa các tương tác theo nhóm giữa con người và tổ chức trong một
khu vực địa lý nhất định.
- Cách tiếp cận phê phán (Critical approach): là các phe đối lập trong nhóm.
Cách tiếp cận này chú ý tới quyền lực của nhóm chủ chốt trong quá trình ra
quyết định.
Tóm lại, xét ở góc độ nghiên cứu trong lĩnh vực du lịch và với mục tiêu
nghiên cứu của đề tài, ở đây khái niệm cộng đồng được hiểu là cộng đồng địa
phương ở các làng, bản, buôn, sóc, xã với những đặc điểm chung như sau (Bùi Thị
Hải Yến, 2012):
- Là những nhóm người định cư trên cùng một lãnh thổ nhất định. Mỗi lãnh
thổ sẽ có những điều kiện môi trường tự nhiên, văn hóa xã hội và trình độ
phát triển kinh tế mang tính tương đồng riêng;
- Có quan hệ gắn kết về tình cảm, có thể mang tính huyết thống, thân thiện,
giúp đỡ và chia sẻ khá bền chặt;
- Có quyền lợi và trách nhiệm, có đặc điểm chung về sở hữu, sử dụng cũng
như bảo vệ nguồn tài nguyên môi trường;
- Tính cộng đồng bền vững được khẳng định qua thời gian, chính thời gian là
yếu tố gắn kết các thành viên cộng đồng để cùng nhau tạo ra các giá trị văn
hóa đặc sắc của cộng đồng;
- Những đặc điểm chung về sinh hoạt văn hóa truyền thống là những giá trị
được cộng đồng coi là khuôn mẫu cho hoạt động văn hóa, đời sống của họ;
- Mỗi CĐĐP có những quy ước về tổ chức văn hóa, kinh tế xã hội riêng.
1.1.2. Du lịch cộng đồng
Du lịch cộng đồng đã và đang được biết đến như những quan điểm, giải
pháp, nguyên tắc phát triển du lịch bền vững. DLCĐ được hiểu là cộng đồng địa
phương tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch mang tính tự phát hoặc có tổ

17
chức tại các địa phương có phân bổ các nguồn TNDL hoặc gần nơi phân bổ các
nguồn TNDL (Bùi Thị Hải Yến, 2012).
Cách tiếp cận dựa vào cộng đồng là một hướng phát triển được tán thành
mạnh mẽ trong phát triển du lịch. Điểm đến du lịch dựa vào cộng đồng được xem
xét theo cách tiếp cận là một hệ sinh thái, nơi mà khách du lịch tương tác với đời
sống sinh hoạt tại địa phương (người dân địa phương, các dịch vụ cung cấp) và
những yếu tố tự nhiên (phong cảnh, ánh nắng mặt trời) để trải nghiệm sản phẩm du
lịch (Murphy, 1985). Do đó, nguyên tắc của phát triển bền vững nhấn mạnh cách
tiếp cận cộng đồng (D. Hall, 2000a). CĐĐP là yếu tố quan trọng để xem xét các
khái niệm về phát triển bền vững (Burns và Sofield, 2001).
Theo Qũy Bảo tồn Thiên nhiên thế giới (WWF, 2001), DLCĐ là loại hình du
lịch mà ở đó CĐĐP có sự kiểm soát và tham gia chủ yếu vào sự phát triển và quản
lý các hoạt động du lịch, và phần lớn lợi nhuận thu được từ hoạt động du lịch được
giữ lại cho cộng đồng.
Dần dần, DLCĐ trở thành một trong những loại hình du lịch với mục đích
chính là phát triển du lịch gắn với thịnh vượng kinh tế của địa phương đồng thời
cũng là loại hình du lịch tiêu biểu hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.
Tóm lại, với mục tiêu nghiên cứu của đề tài thì khái niệm DLCĐ được hiểu
theo quan điểm của Viện nghiên cứu và Phát triển nông thôn Việt Nam (2012):
“DLCĐ là một loại hình du lịch do chính người dân phối hợp tổ chức, quản lý và
làm chủ để đem lại lợi ích kinh tế và bảo vệ được môi trường chung thông qua việc
giới thiệu cho du khách các nét đặc trưng của địa phương (phong cảnh, văn hóa).
DLCĐ dựa trên sự tò mò, mong muốn của khách du lịch để tìm hiểu thêm về cuộc
sống hàng ngày của người dân từ các nền văn hóa khác. DLCĐ thường liên kết với
người dân thành thị đến các vùng nông thôn để thưởng thức cuộc sống tại đó trong
một khoảng thời gian nhất định”.
1.1.3. Phát triển du lịch cộng đồng
Ngày nay phát triển cộng đồng trở thành tâm điểm của việc phát triển ở
nhiều quốc gia trên thế giới và được đẩy mạnh trong nhiều lĩnh vực như là kinh tế,
giáo dục, môi trường, sức khỏe, chính trị, dân số, an toàn công cộng, giải trí và vận

18
chuyển (Hart, 1999). Đối với lĩnh vực du lịch, theo Nicholls (1993) các khía cạnh
của phát triển du lịch cộng đồng bao gồm môi trường, kinh tế, văn hóa xã hội, quản
lý và quy hoạch.
Phát triển DLCĐ là một tiến trình kinh tế và xã hội dựa trên sự tham gia chủ
động của CĐĐP. Phát triển du lịch có thể dẫn đến những vấn đề nảy sinh cho cộng
đồng, tuy nhiên nếu có định hướng và quy hoạch rõ ràng thì việc phát triển du lịch
sẽ góp phần nâng cao nhận thức cho cộng đồng về những hệ quả có thể xảy ra, cơ
hội của cộng đồng, trao quyền quyết định cho cộng đồng, tập huấn cho CĐĐP về
việc quản lý điều hành, cung cấp cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ tốt hơn cho cộng
đồng, thiết lập cơ chế quản lý mạnh hơn trong cộng đồng và tinh thần tương thuộc
lẫn nhau (Jafari, 2000).
Theo UNWTO (1983a) phát triển du lịch là một phần trong chiến lược phát
triển chung bao gồm việc cải thiện hệ thống giáo dục, bảo tồn văn hóa. Một chương
trình bảo vệ điểm du lịch với sự tham gia của CĐĐP cũng được quan tâm thường
xuyên (UNWTO, 1983a). Vì thế, việc phát triển du lịch tại một địa phương hoặc
một khu vực nên khuyến khích sự tham gia chủ động của người dân địa phương.
Nếu những tác động của phát triển du lịch tới người dân địa phương được tính đến
thì cần thiết lập một mô hình phát triển cộng đồng và giáo dục cộng đồng trước khi
thực hiện dự án.
Phát triển du lịch gắn liền với phát triển cộng đồng sẽ giúp cho kinh tế xã hội
của cộng đồng phát triển, cộng đồng có thể cung ứng nhiều sản phẩm nông nghiệp,
công nghiệp, thủ công nghiệp, nguồn nhân lực, cùng nguồn vốn, cơ sở vật chất kỹ
thuật phục vụ du lịch cũng như kết cấu hạ tầng. Phát triển DLCĐ một mặt giúp phát
huy lợi thế các nguồn lực phát triển du lịch tại nơi hoặc gần nơi cộng đồng sinh
sống nhằm đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, đáp ứng các nhu cầu
du lịch phong phú, chất lượng cao và hợp lý của du khách; mặt khác, phát triển
DLCĐ còn bao hàm cả góc độ cầu du lịch nhằm xây dựng, thực thi các chính sách
cũng như tạo ra các sản phẩm du lịch nhằm xã hội hóa cầu du lịch để cộng đồng dân
cư, đặc biệt là những người nghèo có thể đi du lịch và hưởng thụ các sản phẩm du

19
lịch ngày càng nhiều, tạo ra sự công bằng xã hội và tạo thị trường cho phát triển loại
hình du lịch này (Bùi Thị Hải Yến, 2012).
1.2. Phát triển loại hình du lịch cộng đồng
1.2.1. Mục tiêu của phát triển du lịch cộng đồng
a. Nâng cao thu nhập cho cộng đồng địa phương
DLCĐ được xem là một công cụ hữu hiệu góp phần tạo thêm công ăn việc
làm, cải thiện chất lượng việc làm cho người dân địa phương bao gồm mức lương,
điều kiện dịch vụ đặc biệt không phân biệt đối xử theo giới tính, chủng tộc và tình
trạng sức khỏe từ đó giúp nâng cao thu nhập cho người dân và tạo sự công bằng xã
hội. Một khi đời sống kinh tế của người dân được cải thiện, đồng nghĩa với việc tối
đa hóa sự đóng góp của hoạt động du lịch cho sự thịnh vượng kinh tế của địa
phương, nhờ DLCĐ người dân không chỉ có thêm thu nhập thông qua việc cung cấp
sản phẩm, dịch vụ du lịch mặt khác một phần thu nhập từ du khách còn được giữ lại
để tạo quỹ phát triển cộng đồng.
Bên cạnh mục tiêu nâng cao thu nhập, người dân địa phương còn nhận được
nhiều lợi ích khác như là đầu tư, cải thiện cơ sở hạ tầng, hỗ trợ trang thiết bị cơ sở
vật chất kỹ thuật du lịch góp phần thay đổi diện mạo địa phương theo hướng tích
cực, giúp duy trì và tăng cường chất lượng cuộc sống trong cộng đồng địa phương,
đảm bảo an sinh xã hội, người dân được tiếp cận với các nguồn tài nguyên, các tiện
nghi cũng như hệ thống hỗ trợ cuộc sống.
b. Nâng cao trình độ dân trí của cộng đồng
Việc nâng cao nhận thức, kiến thức và sự hiểu biết của CĐĐP về các vấn đề
đang diễn ra xung quanh hoặc bên ngoài cộng đồng là một trong những mục tiêu
chủ đạo của phát triển DLCĐ. Khuyến khích cộng đồng cùng tham gia, thảo luận,
làm việc và giải quyết các vấn đề cộng đồng trong quá trình phát triển du lịch đồng
thời tạo cơ hội cho CĐĐP trao đổi kiến thức, văn hóa với khách du lịch góp phần
thúc đẩy tinh thần tự chủ, sáng tạo của người dân. Thêm vào đó, người dân có
quyền tham gia vào việc lập kế hoạch, ra quyết định về việc quản lý và phát triển
hoạt động du lịch trong khu vực của họ, tham vấn cho các bên liên quan; dần dần
CĐĐP tự ý thức được vai trò và trách nhiệm của họ trong phát triển DLCĐ.

20
c. Nâng cao ý thức của cộng đồng trong việc bảo vệ TNDL tự nhiên và
TNDL văn hóa
Phát triển DLCĐ nói riêng và hoạt động du lịch nói chung hướng đến mục
tiêu phát triển bền vững luôn đòi hỏi ý thức về việc bảo tồn TNDL đối với tất cả các
bên liên quan. Phát triển du lịch phải đi đôi với việc đảm bảo toàn vẹn các yếu tố tự
nhiên và đa dạng văn hóa CĐĐP cụ thể là nâng cao giá trị di sản lịch sử, văn hóa
truyền thống, tôn trọng sự khác biệt về văn hóa của cộng đồng điểm đến và duy trì,
nâng cao chất lượng cảnh quan địa phương, giảm thiểu những tác động làm xuống
cấp môi trường tự nhiên. TNDL tự nhiên và văn hóa bản địa là yếu tố hấp dẫn
khách du lịch cho nên phát triển DLCĐ giúp người dân nâng cao ý thức trong việc
bảo tồn, phát huy giá trị của TNDL địa phương.
1.2.2. Điều kiện phát triển du lịch cộng đồng
Để phát triển DLCĐ thì cần phải có những điều kiện cần thiết như sau:
a. Điều kiện hấp dẫn của TNDL tự nhiên và TNDL văn hóa
TNDL tự nhiên và TNDL văn hóa là điều kiện cần cho hoạt động du lịch
hình thành và phát triển; đây là những yếu tố then chốt, tạo động lực ban đầu để du
khách viếng thăm một điểm đến. Do đó, tính đa dạng và độc đáo của TNDL thể
hiện mức độ hấp dẫn của điểm đến đối với du khách. Trong khi đó, mức độ hấp dẫn
của một điểm đến sẽ bị ảnh hưởng lớn bởi thành tố này trong việc đánh giá khả
năng thu hút của điểm đến du lịch.
Bên cạnh tính hấp dẫn của TNDL tự nhiên và TNDL văn hóa thì các sự kiện
hay hoạt động đặc trưng của địa phương, của cộng đồng cũng thu hút du khách.
Tính hấp dẫn của TNDL tạo ra sự khác biệt giữa các điểm đến với điểm đến khác
với nhau đồng thời cũng là yếu tố cạnh tranh giữa các điểm đến trong quyết định
chọn lựa của du khách.
b. Điều kiện tiếp cận điểm đến DLCĐ
Sự phát triển và duy trì giao thông có hiệu quả nối liền với các thị trường
khách là điều kiện căn bản cho sự thành công của điểm đến DLCĐ nói riêng và bất
kỳ điểm đến du lịch khác nói chung cụ thể là tính đa dạng và linh hoạt của các
phương tiện giao thông để đến và đi từ điểm đến du lịch (đường không, đường sắt,

21
đường thủy, đường bộ). Bên cạnh đó, điều kiện tiếp cận của điểm đến còn là khả
năng du khách có thể truy cập và biết về điểm đến, tìm hiểu được những tiện nghi,
địa điểm của điểm đến thông qua hệ thống thông tin liên lạc, thông tin về điểm đến
giúp du khách có được những tiêu chí cơ bản trong việc lựa chọn điểm đến. Các thủ
tục hành chính, yêu cầu thị thực về điều kiện du lịch của điểm đến và các dịch vụ
kèm theo cũng là một trong những yếu tố liên quan đến khả năng tiếp cận điểm đến.

c. Điều kiện về yếu tố cộng đồng dân cư


Các yếu tố liên quan đến cộng đồng dân cư bao gồm số lượng thành viên,
bản sắc dân tộc, phong tục tập quán của CĐĐP, các yếu tố nhân khẩu học, trình độ
học vấn, mức độ nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng về TNDL của địa phương
cũng như việc phát triển du lịch trong cộng đồng. Chính những yếu tố này là tiền đề
tạo nên tính hấp dẫn về TNDL văn hóa đối với du khách cũng như quyết định sự
thành công của dự án phát triển DLCĐ tại địa phương.
Ngoài ra, để phát triển DLCĐ tại địa phương thì nhất thiết cần có sự tự
nguyện của CĐĐP đối với các đề xuất phát triển DLCĐ. Đây được xem là điều kiện
đặc thù rất quan trọng để phát triển loại hình DLCĐ bởi nếu người dân địa phương
không tham gia vào hoạt động du lịch hoặc không có sự đồng thuận, ủng hộ của họ
thì không thể phát triển DLCĐ được.
d. Điều kiện về thị trường khách du lịch
Muốn phát triển DLCĐ hay bất cứ loại hình du lịch nào khác thì điểm đến
cần có thị trường khách bao gồm thị trường khách nội địa và khách quốc tế, ở đây
có thể là thị trường khách hiện tại hoặc thị trường khách tiềm năng. Khách du lịch là
những người tiêu dùng sản phẩm DLCĐ, phần tiền thu được từ khách du lịch sẽ
đóng góp vào việc duy trì và phát triển các sản phẩm, dịch vụ du lịch đồng thời giúp
tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, giúp các doanh nghiệp du lịch tồn
tại và từ đó phát triển hoạt động du lịch điểm đến.
e. Điều kiện hỗ trợ khác
Cần phải có cơ chế chính sách hợp lý tạo môi trường thuận lợi cho việc phát
triển du lịch và sự tham gia của cộng đồng. Thêm vào đó, điểm đến DLCĐ cần

22
được quy hoạch và đưa vào hệ thống tuyến điểm du lịch của lãnh thổ bởi vì đây là
điều kiện chung để phát triển bất kỳ một điểm đến du lịch nào.
Để phát triển DLCĐ tại một địa phương thì rất cần sự hỗ trợ, giúp đỡ của
chính phủ, tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế về nhân lực, tài chính và
kinh nghiệm phát triển DLCĐ. Các tổ chức trong nước như các trường đại học cao
đẳng góp phần đào tạo cho cộng đồng dân cư.
1.2.3. Các bên liên quan trong phát triển du lịch cộng đồng
DLCĐ là một trong những loại hình du lịch tiêu biểu cho mục tiêu phát triển
du lịch bền vững vì thế đòi hỏi sự tham gia của tất cả cá nhân, tổ chức vào hoạt
động du lịch đồng thời nhận thức được vai trò và trách nhiệm của mình trong sự
phát triển chung ấy. Có nhiều đối tượng tham gia vào hoạt động du lịch nhưng để
xem xét trách nhiệm và quyền lợi của từng đối tượng trong việc phát triển DLCĐ
thì chia làm bốn nhóm đối tượng chính bao gồm CĐĐP, tổ chức kinh doanh du lịch,
khách du lịch và cơ quan quản lý nhà nước về du lịch.
a. Cộng đồng địa phương
CĐĐP được xem là đối tượng tham gia trực tiếp với vai trò chủ thể trong
hoạt động phát triển DLCĐ bởi vì sản phẩm DLCĐ không chỉ là không gian môi
trường nơi cộng đồng sở hữu, khai thác mà còn chính là CĐĐP với bản sắc văn hóa
của họ. Chính cộng đồng là những người sáng tạo, nuôi dưỡng và bảo tồn các giá trị
TNDL văn hóa và cũng là chủ nhân của việc bảo tồn, tôn tạo TNDL tự nhiên. Mặt
khác, CĐĐP còn tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, hàng hóa thủ công
nghiệp cung cấp cho du khách và các cơ sở kinh doanh du lịch. Họ có thể tham gia
đầu tư, xây dựng, trùng tu hệ thống cơ sở hạ tầng địa phương và cơ sở vật chất kỹ
thuật du lịch.
Sự tham gia của CĐĐP vào hoạt động du lịch sẽ góp phần nâng cao nhận
thức cho người dân, giúp họ thấy rõ vai trò và quyền lợi của mình trong quá trình
phát triển du lịch địa phương; người dân địa phương có thêm việc làm, cải thiện đời
sống sinh kế đồng thời giúp họ thấy được quyền của mình trong quá trình ra quyết
định liên quan đến các hoạt động du lịch địa phương; ngược lại, nếu không tham gia
hoặc tham gia không đầy đủ thì sẽ dẫn đến tình trạng chính CĐĐP trở thành “sản

23
phẩm” bị bán cho hoạt động du lịch hoặc họ sẽ khai thác tài nguyên theo kiểu của
mình, không có lợi cho phát triển du lịch.
Trong DLCĐ, việc tham gia của CĐĐP vào hoạt động du lịch được chia
thành ba mô hình:
- Toàn bộ cộng đồng cùng tham gia vào mô hình DLCĐ;
- Một bộ phận cộng đồng hoặc một số hộ gia đình tại địa phương tham gia vào
mô hình DLCĐ;
- Sự liên doanh giữa cộng đồng hoặc một số thành viên của cộng đồng với đối
tác kinh doanh du lịch.
Thực tế cho thấy sự tham gia của CĐĐP thường đòi hỏi nhiều thời gian và
trình độ quản lý rất cao, mà cả hai điều đó đều không được người phụ trách dự án
hay chương trình phát triển chào đón hay sẵn lòng thực thi, trừ phi họ nhận thức
được rằng sự tham gia của CĐĐP chính là đầu vào đảm bảo sự thành công cho
chương trình hay dự án phát triển tại một địa phương. Vì thế, để tập trung vào việc
duy trì và nâng cao các hoạt động mang tính lâu dài của các dự án nhằm hướng tới
khuyến khích phát triển du lịch bền vững trên ba mặt kinh tế - xã hội – sinh thái đặc
biệt với các hoạt động tiến tới xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ, tạo công ăn việc làm cho
người dân thì hoạt động DLCĐ cần có những định hướng giúp người dân hưởng lợi
từ các hoạt động du lịch trên chính địa phương của họ.
b. Thành phần tư nhân
Thành phần tư nhân đóng một vai trò quan trọng trong loại hình DLCĐ nói
riêng và ngành công nghiệp du lịch nói chung bao gồm các tổ chức, cá nhân trực
tiếp tham gia vào việc kinh doanh du lịch, tổ chức, điều hành và hướng dẫn tham
quan du lịch. Thành phần này có thể tiếp cận với thị trường, am hiểu về khách hàng
cũng như các kênh tiếp thị có lợi trực tiếp cho cộng đồng. Lợi ích về kinh tế của
cộng đồng chủ yếu do thành phần tư nhân mang lại (Bùi Thanh Hương và cộng sự,
2007).
Theo Bùi Thị Hải Yến (2012), tổ chức kinh doanh du lịch là cầu nối giữa
khách du lịch với cộng đồng, giữ vai trò môi giới trung gian để bán các sản phẩm du
lịch của cộng đồng cho du khách, và họ cũng đầu tư để tạo ra một số sản phẩm du

24
lịch (lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, chữa bệnh, nghỉ dưỡng, mua sắm…) mà
cộng đồng chưa cung ứng đủ hoặc chất lượng thấp để đáp ứng nhu cầu hợp lý của
du khách. Hơn nữa, theo Goodwin và cộng sự (1998) tổ chức kinh doanh du lịch
đóng vai trò then chốt trong việc quảng bá hình ảnh điểm đến cho khách du lịch
đồng thời có thể quyết định lưu lượng giao thông đi lại tại một điểm du lịch nhất
định.
Thông qua việc sử dụng nguồn lực và đóng góp nguồn lợi cho phát triển du
lịch cũng như kinh tế xã hội địa phương thì các tổ chức kinh doanh du lịch đã góp
phần phát triển DLCĐ và phát triển cộng đồng. Tuy nhiên, trường hợp các tổ chức
hoặc cá nhân đầu tư khai thác TNDL theo kiểu bóc lột, thuê CĐĐP để trả mức
lương thấp, trốn thuế, gây bất hợp tác và không tin cậy giữa khối doanh nghiệp du
lịch và CĐĐP, thiếu trách nhiệm trong vấn đề bảo vệ môi trường thì sẽ gây ra
những hậu quả nghiêm trọng cho chính CĐĐP và TNDL của điểm đến.
c. Khách du lịch
Khách du lịch là những người tiêu dùng sản phẩm DLCĐ với mục đích khám
phá, trải nghiệm, tìm hiểu, nghiên cứu về các giá trị văn hóa bản địa và những giá
trị TNDL tự nhiên như khí hậu, cảnh quan … Họ sẵn sàng trả tiền cho những hoạt
động du lịch có trách nhiệm với môi trường và cộng đồng.
Theo Trousdale (1996), tác giả nhấn mạnh nếu không có khách du lịch thì
cũng không có các dự án du lịch. Đồng tình với quan điểm này, Krippendorf (1987)
cũng cho rằng du lịch là một trong những công cụ hữu hiệu để giúp các quốc gia trở
nên gần gũi nhau hơn đồng thời duy trì được các mối quan hệ tốt đẹp mang tính
quốc tế, đặc biệt đối với các nước đang phát triển và để làm được điều này chính là
nhờ vào khách du lịch.
DLCĐ giúp mang lại cho du khách những trải nghiệm đích thực về văn hóa
dựa trên nền tảng tự nhiên, đáp ứng nhu cầu tìm kiếm sự chân thực của du khách
thay vì những trải nghiệm giả tạo. Theo Goodwin và cộng sự (1998), ngày càng
nhiều khách du lịch thích đến thăm những ngôi làng với sự hướng dẫn của người
dân địa phương, du khách được thưởng thức ẩm thực địa phương, được tận mắt nhìn
thấy cách tạo ra những sản phẩm thủ công truyền thống, được nghe những câu

25
chuyện dân gian do chính người dân bản địa kể, được xem những màn trình diễn
nghệ thuật dân gian truyền thống và mua những sản phẩm địa phương.
Đối với khách du lịch khi quyết định tham gia loại hình DLCĐ thì họ thường
hiểu và tôn trọng giá trị văn hóa bản địạ, TNDL tự nhiên của địa phương; họ hòa
mình vào thiên nhiên, thưởng thức nét đẹp của cảnh quan điểm đến và trải nghiệm
các giá trị văn hóa còn giữ tính nguyên bản. Họ trả tiền cho những sản phẩm DLCĐ
và cư xử một cách có trách nhiệm đối với môi trường, nền kinh tế địa phương và
cộng đồng.
d. Các cấp lãnh đạo địa phương
Chính quyền địa phương là cơ quan trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt
động du lịch ở mỗi điểm du lịch. Việc sử dụng công cụ chính trị của chính quyền
bao gồm việc đánh giá tác động của du lịch đến môi trường, kinh tế, xã hội và các
kế hoạch quản lý có thể mang lại hiệu quả đảm bảo cho sự phát triển du lịch một
cách phù hợp. Tuy nhiên, sự liên kết bằng các công cụ chính sách giữa các tổ chức
ở các cấp quản lý khác nhau không chặt chẽ sẽ dẫn đến tình trạng gây khó khăn
hoặc thậm chí phá hoại đến việc phát triển của một điểm du lịch, một địa phương
hoặc một quốc gia. Do đó, cần có những nguyên tắc được lập ra để mỗi cơ quan, tổ
chức tùy theo mức độ ảnh hưởng của mình cũng như vai trò khác nhau trong việc
thực thi chính sách phát triển du lịch của điểm đến. Theo UNWTO (1983a), trách
nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch là đảm bảo thông qua các chính
sách quy hoạch của mình nhằm hạn chế được các tác động tiêu cực và phát huy các
tác động tích cực của du lịch đối với môi trường, kinh tế và xã hội.
Ở Việt Nam, các hoạt động du lịch đều được quản lý và điều hành ở hai cấp
vĩ mô và vi mô. Các ban lãnh đạo địa phương tham gia vào du lịch ở 04 mức độ
được chia làm hai chiều: chiều dọc ở cấp quản lý trung ương và chiều ngang ở cấp
tỉnh, huyện và làng bản. Tại địa phương, chính quyền địa phương là những người
do cộng đồng tín nhiệm, bầu ra và đại diện cộng đồng chịu trách nhiệm thực hiện
chính sách liên quan đến du lịch. Chính quyền địa phương đóng vai trò tốt để đàm
phán về các mối quan tâm giữa địa phương với các đơn vị kinh doanh từ bên ngoài,
xã hội và các cơ quan trung ương. Hơn nữa, chính quyền địa phương còn nắm giữ

26
quyền điều chỉnh cần thiết và ủy nhiệm phân vùng cho phép, thực hiện cưỡng chế
theo các hướng dẫn và quy định ban hành.
Với tính chất liên ngành, liên vùng phức tạp của ngành du lịch nói chung
cũng như hoạt động DLCĐ nói riêng, năng lực của chính quyền địa phương là yếu
tố quan trọng trong việc quản lý du lịch và góp phần tích cực cho các chiến lược
phát triển cộng đồng.
1.2.4. Mức độ tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch
Với mục tiêu hướng đến phát triển bền vững, DLCĐ đặc biệt khuyến khích
sự tham gia của CĐĐP vào hoạt động du lịch bởi vì người dân địa phương chính là
người sở hữu và sử dụng các giá trị TNDL tự nhiên cũng như TNDL văn hóa. Sự
tham gia tự nguyện vào hoạt động du lịch không chỉ giúp bản thân họ nhận thức
được vai trò của mình đối với các TNDL địa phương để từ đó bảo tồn các giá trị
TNDL mà còn giúp họ hưởng lợi về mặt kinh tế, xã hội trong quá trình phát triển du
lịch địa phương. Theo Pretty và cộng sự (1995) thì có 07 mức độ tham gia của
CĐĐP vào hoạt động du lịch, cụ thể là:
- Thụ động (Passive participation): người dân tham gia vì được thông báo hoặc
được cho biết cái gì đã xảy ra hoặc sẽ xảy ra với địa phương. Thực chất chỉ
là những thông báo đơn phương từ phía bộ phận quản lý hoặc điều hành dự
án mà không quan tâm đến phản ứng của người dân. Ở đây thông tin chỉ
được chia sẻ giữa những cá nhân hoặc tổ chức bên ngoài cộng đồng.
- Thông tin (Information giving): cộng đồng tham gia thông qua việc trả lời
các câu hỏi trong phiếu khảo sát hoặc các phương thức điều tra tương tự từ
nhà nghiên cứu. CĐĐP không có vai trò hoặc không có sự ảnh hưởng đến
quá trình xử lý thông tin đồng thời kết quả của cuộc điều tra cũng không
được chia sẻ cho cộng đồng.
- Tư vấn (Consultation): cộng đồng được tham khảo ý kiến và quan điểm của
cộng đồng có được lưu ý, tuy nhiên các chuyên gia bên ngoài sẽ là người xác
định vấn đề, đưa ra giải pháp. Do đó, CĐĐP không được tham gia vào quá
trình ra quyết định và cũng không có gì bắt buộc các chuyên gia phải xem
xét đến quan điểm của người dân.

27
- Khuyến khích (Material incentives): người dân tham gia bằng cách đóng góp
các nguồn lực (sức lao động, đất đai) để được nhận lương thực, tiền mặt hoặc
các khuyến khích vật chất khác. Họ không được tham gia vào các thử
nghiệm hoặc quá trình học tập. Vì thế, tuy mang tiếng là tham gia song
người dân không có vai trò gì trong việc kéo dài công nghệ hoặc công tác
thực hành khi những khuyến khích vật chất ấy không còn.
- Chức năng (Funtional participation): người dân tham gia bằng cách lập ra
các nhóm để đáp ứng các mục đích đã định trước liên quan đến dự án. Sự
tham gia có thể mang tính tương tác và kéo theo sự chia sẻ trong việc ra
quyết định nhưng có xu hướng phát sinh sau khi các quyết định chính đã
được đưa ra bởi các cán bộ chuyên môn bên ngoài. Trong trường hợp xấu
nhất, người dân chỉ được mời đến để phục vụ cho những mục đích thứ yếu;
các nhóm được thành lập có xu hướng phụ thuộc vào sự hỗ trợ từ bên ngoài
và có thể trở nên tự phụ thuộc lẫn nhau.
- Tương tác (Interactive participation): người dân tham gia vào việc cùng phân
tích, triển khai các kế hoạch hành động, thành lập hoặc tăng cường năng lực
của chính quyền địa phương. Lúc này tham gia được xem là một quyền chứ
không còn là một phương tiện để đạt được mục tiêu của dự án.
- Chủ động (Self-mobilisation): Người dân đưa ra các sáng kiến độc lập với
các tổ chức bên ngoài nhằm thay đổi hệ thống. Họ phát triển các mối quan hệ
với các tổ chức bên ngoài nhằm nhận được các nguồn tài nguyên và sự tư
vấn kỹ thuật, song vẫn giữ quyền kiểm soát đối với việc sử dụng các nguồn
tài nguyên. Sự tự thân vận động có thể nhân rộng nếu chính phủ và các tổ
chức phi chính phủ tạo một khung hỗ trợ, tuy nhiên ở mức độ tham gia này
vẫn có thể gặp phải những thách thức về sự phân phối không công bằng của
cải và quyền lực.
1.3. Xu hƣớng phát triển du lịch cộng đồng ở các nƣớc đang phát triển
Du lịch là một trong những lĩnh vực kinh tế phát triển nhanh chóng nhất trên
thế giới. Hiện nay, du lịch cũng là nguồn thu nhập chính cho nhiều quốc gia, đặc
biệt là các quốc gia đang phát triển. Nó đang tác động đến đời sống của người dân

28
nông thôn ở khắp mọi nơi trên thế giới và được xem như là công cụ giảm nghèo,
phát triển cộng đồng (Ashley và Roe, 1998; Harrison, 2003; UNWTO, 2006, 2013).
Đối với các nước đang phát triển, du lịch đem lại nguồn thu đáng kể nhờ trao đổi
ngoại tệ và đầu tư nước ngoài; ví dụ như Campuchia ngành du lịch đóng góp 18%
vào GDP quốc gia và sử dụng 14% lực lượng lao động cả nước (WEF, 2011). Đối
với Malaysia, thông qua phân tích chuỗi giá trị, Trung tâm Nghiên cứu Quy hoạch
Du lịch (The Tourism Planning Research Group - TPRG) cho thấy những lợi ích
kinh tế mà người dân địa phương nhận được từ ngành du lịch, trung bình 34% tổng
thu nhập của hộ gia đình nhờ hoạt động du lịch đem lại (TPRG, 2009). Trong khi
đó, hiện nay du khách có xu hướng muốn tìm đến những điểm du lịch mới lạ, được
trải nghiệm, được chào đón nồng nhiệt bởi người dân địa phương, được hòa mình
vào đời sống bản địa để tìm hiểu, cảm nhận và sẻ chia với cộng đồng điểm đến.
Chính vì những lý do này, du khách chọn lựa điểm đến thuộc các quốc gia đang
phát triển hoặc kém phát triển bởi tính đặc thù và tính chân thực của TNDL tự nhiên
cũng như TNDL văn hóa từ đó hình thành các sản phẩm DLCĐ hấp dẫn du khách.
Theo kết quả điều tra của UNWTO (1996), 40% chuyến du lịch trên thế giới được
thực hiện bởi các nước phát triển. Trong đó, hầu hết du khách ở các nước phát triển
cảm thấy thỏa mãn qua chuyến du lịch của mình ở các nước thuộc thế giới thứ ba
(Helleiner, 1990). Năm 2014, lượng khách châu Âu đi du lịch chiếm hơn một nửa
tổng lượng khách toàn cầu đi du lịch (575 triệu lượt/1.133 triệu lượt) (UNWTO,
2015) trong đó dự đoán 2 – 4% thị phần châu Âu tham gia trải nghiệm loại hình du
lịch cộng đồng và 20 - 40% thị phần này quan tâm đến những chuyến du lịch cộng
đồng (CBI, 2015).
Xét về nhu cầu của khách du lịch, dựa trên kết quả cuộc khảo sát 4000 du
khách về du lịch bền vững của TUI Travel PLC (2010) thì cứ 2 du khách sẽ có 1
người sẵn lòng đặt chuyến du lịch hướng đến tính bền vững và 2 trong 3 du khách
sẽ thay đổi hành vi của họ trong những chuyến du lịch để bảo vệ môi trường, bảo
tồn giá trị văn hóa bản địa.
Theo dự đoán của UNWTO (2013), nhu cầu về sản phẩm du lịch sẽ có sự
thay đổi, khách du lịch đang trong xu hướng thay đổi hành vi từ kiểu “viếng thăm”,

29
“ngắm cảnh” thông thường tới các điểm đến mà muốn trải nghiệm và tìm hiểu sâu
hơn về các giá trị và cuộc sống của cộng đồng bản địa nhằm phát triển chính bản
thân mình.
Theo UNWTO (2014), trong lĩnh vực du lịch nội vùng châu Á Thái Bình
Dương, DLCĐ được xem là công cụ học hỏi, nghiên cứu thu hút các nhóm đối
tượng thuộc các trường đại học, trung học phổ thông, trung tâm nghiên cứu, đoàn
thể của khu vực Đông Nam Á; các nhóm nghiên cứu của chính phủ hoặc phi chính
phủ; các chuyên gia nghiên cứu ở vùng thành thị. Thêm vào đó, khu vực Đông Nam
Á có 620 triệu người thì đến 46% người dân đi du lịch nội vùng; có 6500 cơ sở giáo
dục trên bậc phổ thông và 12 triệu học sinh – sinh viên (Wisansing, J.In DOT,
2014) cho nên việc thiết lập mô hình DLCĐ đáp ứng thị trường giáo dục, tạo nên
giá trị tăng thêm cho mô hình bằng cách thiết kế một chương trình DLCĐ dựa trên
mục tiêu nghiên cứu, học hỏi là vô cùng hợp lý.
1.4. Một số mô hình phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam hiện nay
1.4.1. Mô hình phát triển du lịch cộng đồng tại bản Lác, huyện Mai Châu,
tỉnh Hòa Bình (Bùi Thanh Hương và Nguyễn Đức Hoa Cương, 2007;
Nguyễn Thị Hường, 2011)
Bản Lác là một bản miền núi thuộc huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, cách thị
xã Hòa Bình khoảng 60km, cách Hà Nội 135km, là nơi cư trú của đồng bào dân tộc
Thái Trắng có nguồn gốc từ miền Nam Trung Quốc di cư từ thế kỷ thứ 13 và hiện
có khoảng 110 hộ sinh sống. Bản Lác được lựa chọn là “làng văn hóa” trong vùng
từ những năm 60 – 70, đến những năm 1980 bản bắt đầu đón nhận khách du lịch,
chủ yếu là từ khối Xô Viết Đông Âu đến năm 1990 thì có du khách phương Tây
viếng thăm. Năm 1995, bản được chính thức cấp phép kinh doanh lưu trú hay còn
gọi là loại hình homestay. Bản Lác hấp dẫn du khách bởi TNDL văn hóa đặc sắc
gắn với đồng bào dân tộc Thái Trắng và phong cảnh thiên nhiên đơn sơ, mộc mạc
bao quanh bản. Đây là mô hình thành công của DLCĐ “đưa hộ dân lên làm kinh
doanh”, tính đến năm 2014 bản đã tăng số hộ đón khách du lịch lên đến 45 hộ trong
đó 20 hộ thường xuyên đón khách quốc tế. Bản vẫn sử dụng loại giường chiếu
truyền thống của người Thái để phục vụ khách, thậm chí tại bản đã có những hộ mà

30
2 thế hệ gia đình tham gia cung cấp dịch vụ lưu trú từ đó du khách biết đến bản
nhiều hơn và bản Lác trở thành điểm đến ưa chuộng của nhiều du khách nội địa
trong những năm gần đây.
Mô hình DLCĐ tại bản Lác nhận được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương
(UBND huyện, UBND xã) và Công ty Du lịch Hòa Bình chứ không có tổ chức phi
chính phủ hoặc cơ sở đào tạo nào tại địa phương tham gia. Năm 1995, công ty Du
lịch Hòa Bình đã cử đầu bếp đến hướng dẫn cho người dân trong bản chuẩn bị bữa
trưa phục vụ du khách và đến năm 1997 quy trình nấu ăn đã hoàn toàn được chuyển
giao cho các hộ gia đình. Mọi người trong bản cùng nhất trí để đề ra những nguyên
tắc nội bộ nhằm tự quản lý bản của mình. Hoạt động du lịch tại bản Lác phát triển là
nhờ nhận thức của chính người dân bản địa, nhờ cơ cấu tự tổ chức và quản lý cộng
đồng chặt chẽ. Cách thức hoạt động của mô hình DLCĐ tại bản Lác:
- Ban Quản lý Du lịch được thành lập gồm 03 thành viên chịu trách nhiệm về
các vấn đề kinh doanh, an ninh và hành chính đồng thời Ban quản lý này đóng vai
trò là cầu nối giữa bản với phòng Du lịch của huyện;
- Quy trình đặt chỗ ở cho du khách do các công ty du lịch quyết định;
- Thể chế quy định mức giá rõ ràng (2010): thu nhập từ việc cho thuê chỗ ngủ
50.000 – 80.000 VND/khách, riêng đối với sinh viên thì mức giá ưu đãi 20.000 –
30.000/khách; 20.000 – 40.000VND: bữa sáng; 50.000 – 150.000VND: bữa
trưa/tối; 250.000VND/đoàn: lửa trại buổi tối và 800.000VND/đoàn: biểu diễn nghệ
thuật (múa, hát, nhảy sạp);
- Nghĩa vụ tài chính: mỗi hộ gia đình cung cấp dịch vụ du lịch phải nộp thuế
10% nguồn thu hàng tháng;
- Các hộ gia đình tự thống nhất một quy tắc chung về chế độ hoa hồng, ăn
uống và chỗ nghỉ miễn phí dành cho hướng dẫn viên du lịch.
Lợi ích thu được
Về phương diện kinh tế, mô hình DLCĐ tại bản Lác đã thu hút được 45 hộ
trực tiếp cung cấp dịch vụ lưu trú (2010) và còn nhiều hộ khác tham gia cung cấp
hàng hóa, thực phẩm và bán hàng lưu niệm cho khách. Những hộ gia đình đón

31
khách thường xuyên có mức lợi nhuận cao nhất khoảng 150 triệu VND/năm (2010),
còn các hộ đón khách trung bình thu nhập từ 3 – 5 triệu VND/tháng (2010).
Về phương diện văn hóa, nhờ tham gia hoạt động du lịch người dân trong
bản có cơ hội tiếp xúc với du khách trong và ngoài nước, giới thiệu về bản sắc văn
hóa của đồng bào dân tộc mình – văn hóa người Thái Trắng, phục vụ du khách
những món ăn truyền thống và đem đến những màn biểu diễn nghệ thuật đặc sắc.
Đây là cơ hội giúp bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của đồng
bào dân tộc nơi đây.
Về phương diện xã hội, thông qua hoạt động du lịch tiền tiết kiệm được dùng
để cho con em học hành hoặc mua xe máy để thuận tiện đi lại. Khả năng giao tiếp
xã hội và đặc biệt là kỹ năng kinh doanh của người dân được nâng cao cùng với
nhận thức tốt về vấn đề bảo vệ môi trường. Đặc biệt, các em trong những hộ gia
đình tham gia hoạt động du lịch có cơ hội học hỏi về nghiệp vụ đón tiếp khách, giao
lưu với khách và tăng tính gắn kết với gia đình.
Thách thức trước mắt
Căn cứ vào tình hình thực tế cho thấy việc phát triển DLCĐ tại bản Lác sẽ
gặp phải một số thách thức sau đây:
- Suy giảm tính chân thực của các giá trị văn hóa truyền thống do lợi ích kinh
tế chi phối. Chẳng hạn như mái nhà truyền thống bị thay rơm bằng ngói, phụ nữ
trong bản không còn mặc trang phục truyền thống trừ lúc biểu diễn, cửa hàng bán
đồ lưu niệm và thủ công bày bán sản phẩm thổ cẩm pha trộn của đồng bào dân tộc
Thái và các dân tộc khác, …
- Môi trường cảnh quan bị thay đổi theo hướng tiêu cực, cụ thể là ao cá bị lấp
để lấy bãi trống đỗ xe, số lượng cây xanh bị giảm;
- Hệ thống cống nước chưa được lắp đặt và xử lý khoa học;
- Vấn đề quy hoạch phát triển du lịch của bản đang còn bị bỏ ngỏ.
Bài học thu được
Điều kiện thuận lợi để thiết lập và phát triển thành công mô hình du lịch
cộng đồng chính là cộng đồng được tổ chức chặt chẽ, có quy trình xây dựng năng
lực cho địa phương một cách cụ thể, rõ ràng. Quy trình này đòi hỏi một địa phương

32
phải mất một thời gian mới có thể tự hoạt động và kinh doanh. Nhờ hoạt động du
lịch phát triển giúp cho đời sống kinh tế của cộng đồng địa phương được cải thiện
đáng kể.
Đối với mô hình du lịch cộng đồng tại bản Lác, sự kết hợp chặt chẽ với công
ty du lịch là vấn đề mấu chốt. Thực tế cho thấy, những hộ gia đình kinh doanh du
lịch thành công nhất trong bản là những hộ có mối quan hệ khăng khít với các công
ty này. Việc thu hút các công ty tư nhân tham gia ngay từ đầu vào quá trình quy
hoạch là cần thiết bởi vì các công ty rất năng động trong việc tìm kiếm hoặc tạo lập
một điểm đến thu hút khách du lịch mới. Mặt khác, trong quá trình quy hoạch cũng
cần xem xét tới vấn đề thương mại hóa có thể xảy ra do thiếu kế hoạch lường trước.
1.4.2. Dự án du lịch dựa vào cộng đồng Cơ Tu, huyện Nam Giang, tỉnh
Quảng Nam (do FIDR tài trợ) (Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch,
2013)
Nam Giang là một huyện miền núi phía Tây tỉnh Quảng Nam, cách thành
phố Đà Nẵng 70km về phía Tây Nam. Dân số toàn huyện trên 23.000 người trong
đó đồng bào dân tộc Cơ Tu chiếm 80% dân số. Nam Giang sở hữu nhiều tiềm năng
về văn hóa, thiên nhiên và con người đặc biệt là những giá trị văn hóa còn giữ tính
nguyên bản của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây.
Dự án “Du lịch dựa vào cộng đồng Cơ Tu” do Tổ chức Cứu trợ và Phát triển
Quốc tế (FIDR) tài trợ được triển khai trong thời gian 4 năm, từ 2012 – 2016 với
mục tiêu thiết lập mô hình DLCĐ do người dân các xã, thôn địa phương vận hành
để đồng bào dân tộc thiểu số Cơ Tu có thể chủ động, tự lực bảo tồn các giá trị văn
hóa truyền thống, lợi ích kinh tế, thúc đẩy và đảm bảo lợi ích của địa phương nhằm
phát huy tối đa nguồn tài nguyên đa dạng của địa phương để phát triển du lịch. Tour
tham quan do dự án phát triển có đặc trưng tiêu biểu là “cả cộng đồng trong một”,
nghĩa là dự án thúc đẩy sự tham gia của toàn thể CĐĐP vào việc điều hành, tiếp
nhận và đón khách chứ không phải từng cá nhân riêng lẻ.
Trước khi bắt đầu dự án, các đối tác liên quan đã cân nhắc cẩn thận về nhiều
khía cạnh để lập kế hoạch. Nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Nam
Giang mà dự án đưa ra là:

33
- Người dân địa phương là người đóng vai trò chủ đạo và là người hưởng lợi
chính;
- Khai thác gắn liền với việc bảo tồn các nguồn tài nguyên của địa phương
(văn hóa truyền thống, môi trường tự nhiên,…);
- Có sự tham gia của nhiều thành phần trong và ngoài cộng đồng nhằm tăng
cường sự liên kết.
Nhằm tận dụng thế mạnh và đặc trưng của dân tộc Cơ Tu đồng thời tối thiểu
hóa các rủi ro tiềm ẩn, dự án đã dành thời gian để trang bị và xây dựng năng lực cho
cộng đồng địa phương – đây là yếu tố vô cùng quan trọng tạo nên sự thành công
cho dự án trong tương lai. Các cách tiếp cận cơ bản của dự án:
- Tiếp nhận đoàn khách từ 6 người trở lên, không đón đoàn lẻ;
- Không “bán lẻ” dịch vụ du lịch mà cung cấp tron gói “giá trị tổng thể”;
- Thành lập và phát triển năng lực Đơn vị Điều hành Tour người Cơ Tu;
- Thúc đẩy sự tham gia của nhiều thành phần người dân địa phương;
- Hợp tác bên ngoài địa phương (các công ty du lịch).
Lợi ích thu được
Về phương diện kinh tế, từ khi bắt đầu dự án 7/2012 đến 10/2013 đã có gần
300 du khách đi theo đoàn tham gia các tour thử nghiệm, cứ mỗi tour thu hút sự
tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp của 180 – 200 hộ dân. Tính đến hết năm 2013 thì
có khoảng 60% người dân địa phương tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào hoạt
động phát triển du lịch. Người dân không chỉ có thêm thu nhập từ tour mà còn thu
từ việc bán sản phẩm của làng dệt thổ cẩm, góp phần gia tăng nguồn thu nhập cho
Hợp tác xã dệt Zara đồng thời người dân còn bán hàng trực tiếp cho khách để cải
thiện thu nhập.
Về phương diện văn hóa, người dân địa phương có thêm nhiều cơ hội chứng
kiến và tham gia tổ chức các tập quán, lễ nghi văn hóa dân tộc. Ngoài ra, thông qua
việc giới thiệu, chia sẻ cho du khách “người Cơ Tu là ai?” người dân cũng được học
hỏi, suy nghĩ, ghi nhớ và truyền đạt lại các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc
mình. Các bạn trẻ dần lấy lại niềm tự hào vì được sinh ra là người Cơ Tu và du
khách trân trọng bản sắc văn hóa của đồng bào họ. Nghề dệt thổ cẩm đã được duy

34
trì và càng nhiều người dân muốn gìn giữ nghề truyền thống này, tính đến 10/ 2013
có 12 bạn trẻ là thành viên của nhóm thuyết minh viên địa phương và được tham gia
tập huấn.
Về phương diện xã hội, ngày càng nhiều công ty du lịch, cơ quan truyền
thông và cả du khách bên ngoài giới thiệu về tour du lịch cộng đồng của địa
phương. Do đó, việc trao đổi liên lạc giữa những người bên trong và bên ngoài dự
án được tăng lên, tạo thêm cơ hội tham gia vào các hoạt động xã hội. Các chị em
phụ nữ bắt đầu những thử thách mới, suy nghĩ học hỏi và tham gia hoạt động xã hội
ngày càng nhiều, thực tế là 60-70 % người tham gia dự án phát triển du lịch này là
chị em phụ nữ nhiều thế hệ. Sự giao lưu giữa các thế hệ cũng tăng lên và cộng đồng
gắn kết hơn. Tháng 08/2013 bà con dân tộc Cơ Tu được mời đến lễ hội Nhật Bản -
Hội An để trình diễn các điệu múa truyền thống từ đó hoạt động du lịch đã lan ra
toàn huyện.
Thách thức trước mắt
Trong quá trình thực hiện dự án đã nhận thấy một vài điểm hạn chế và những
thách thức trước mắt mà các đối tác bên trong và bên ngoài dự án cần cân nhắc,
thảo luận để giải quyết:
- Sự thấu hiểu lẫn nhau, đối thoại hòa hợp giữa các đối tác liên quan trong dự
án du lịch cộng đồng;
- Sự đồng thuận về phương hướng phát triển du lịch giữa các đối tác liên quan
khi địa phương dần dần được biết đến như là một điểm du lịch;
- Chiến lược xúc tiến, quảng bá du lịch bền vững;
- Tăng cường “sự kết nối”, nâng cao ý thức “hợp tác” của các thôn làng, các
đối tác liên quan về các phương diện chia sẻ thông tin, điều phối, …
- Hiểu biết và cải thiện du lịch theo các tiêu chuẩn du lịch và mức độ kỳ vọng
của khách du lịch nước ngoài.
Bài học thu được
Một trong những bài học thu được từ dự án để rút kinh nghiệm cho việc phát
triển du lịch tại vùng dân tộc thiểu số là việc khảo sát đầy đủ tính khả thi, tiềm năng
phát triển du lịch liên quan đến các yếu tố du lịch trong và ngoài khu vực; cách tiếp

35
cận du lịch như là công cụ để phát triển cộng đồng nhằm đánh thức và giúp đỡ cộng
đồng. Đặc biệt, kết hợp mọi sự hỗ trợ từ bên ngoài và từ chính quyền địa phương để
tạo ra môi trường có thể phát huy tối đa giá trị mà dân tộc thiểu số đó có.
Bài học thứ hai được rút ra từ dự án là đạt được sự đồng thuận về tầm nhìn,
phương hướng và cách tiếp cận du lịch giữa các bên liên quan như người dân địa
phương, chính quyền địa phương và các công ty du lịch.
Bài học cuối cùng là cần phân tích, chia sẻ khả năng tiếp nhận khách du lịch
sao cho tương ứng với năng lực, tài nguyên và môi trường địa phương. Ngoài ra,
cần phân công nhiệm vụ rõ ràng, làm rõ các chiến lược và thứ tự ưu tiên công việc.
1.4.3. Mô hình du lịch cộng đồng tại buôn Trí A, xã Krông Na, huyện
Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk (Nguyễn Thị Mai, 2013; Công ty TNHH
MTV XNK 2/9, 2014)
Buôn Trí A thuộc xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk, cách thành
phố Buôn Ma Thuột 40km về phía Tây Bắc là điểm du lịch nổi tiếng và hấp dẫn du
khách không chỉ bởi giá trị văn hóa bản địa đậm nét gắn với đồng bào dân tộc thiểu
số Tây Nguyên trong đó phải kể đến đồng bào Ê đê, M’Nông, Lào mà còn nổi tiếng
với nghề săn bắt, thuần dưỡng voi rừng và món rượu Ama Kông độc nhất vô nhị.
Mô hình du lịch cộng đồng tại buôn Trí A được chi nhánh Du lịch và Khách
sạn Biệt Điện – Công ty TNHH MTV XNK 2/9 khởi xướng, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ
tầng du lịch gồm khu tham quan, nhà nghỉ truyền thống, mô hình giới thiệu văn hóa
bản địa và tư vấn cho CĐĐP trong việc phát triển dịch vụ du lịch. Cho đến nay, mô
hình DLCĐ tại buôn Trí A không nhận được hỗ trợ, đầu tư từ các tổ chức phi chính
phủ hay chính quyền địa phương nhưng toàn buôn có đến 2/3 số hộ gia đình tham
gia vào hoạt động du lịch bao gồm các hộ chủ động cung cấp dịch vụ du lịch và
thành viên của hộ gia đình làm việc tại các khu điểm, trung tâm du lịch Buôn Đôn
như thuyết minh viên, các nài voi làm hướng dẫn viên du lịch, chở khách tham quan
bằng voi, cung cấp dịch vụ ẩm thực địa phương, biểu diễn nghệ thuật cồng chiêng,
kể khan, trưng bày, bán sản phẩm thổ cẩm, rượu Ama Kông, rượu cần, điêu khắc.
Cách thức hoạt động của mô hình DLCĐ tại buôn Trí A như sau:

36
- Sử dụng nguồn cung cấp thực phẩm từ các chợ địa phương trong đó phần lớn
nguyên liệu chế biến món ăn bản địa do chính hộ dân cung cấp;
- Phương thức hoạt động du lịch ở buôn Trí A không thu hút toàn bộ cộng
đồng tham gia mà là sự hợp tác được ký kết giữa công ty du lịch với một số hộ gia
đình được chọn;
- Các hộ gia đình cung cấp dịch vụ du lịch được công ty ký kết hợp đồng thì
mỗi tháng họp 1 lần với đại diện công ty để bàn về các vấn đề nảy sinh trong quá
trình hoạt động phục vụ khách;
- Các hộ gia đình phải ưu tiên nhận khách từ phía chi nhánh Du lịch và Khách
sạn Biệt Điện, nếu có nhóm khách do công ty khác đưa đến thì hộ phải trả hoa hồng
cho công ty với mức 5.000VND/khách (2012), tuy nhiên đối với nhóm khách vãng
lai thì công ty không thể kiểm soát được toàn bộ nguồn thu;
- Thể chế phân chia lợi nhuận được quy định rõ ràng giữa các hộ dân và công
ty, hệ thống thuế được áp dụng với tỷ lệ 20% thu nhập của hộ gia đình đăng ký hoạt
động du lịch.
Lợi ích thu được
Về phương diện kinh tế, các hộ gia đình tham gia vào hoạt động du lịch đã
cải thiện nguồn thu nhập. Đối với các hộ cung cấp dịch vụ ăn uống, lưu trú thì thu
nhập trung bình đạt 30 triệu đồng/năm, riêng các hộ thường xuyên đón khách thì thu
nhập từ 50 - 60 triệu đồng/năm; các hộ có voi thì cho công ty du lịch thuê để phục
vụ khách tham quan với giá 500.000 đồng/ con/ ngày; mỗi thành viên gia đình làm
việc tại trung tâm dịch vụ, hướng dẫn du lịch, thuyết minh thì có thu nhập từ 3 – 4,5
triệu đồng/tháng. Tỷ lệ đóng góp thu nhập cho ngành du lịch của huyện Buôn Đôn
là 2 tỷ đồng/năm (2012). Mô hình DLCĐ đã giúp tạo thêm việc làm và cải thiện thu
nhập cho người dân buôn Trí A đáng kể, đặc biệt là các hộ nghèo nhờ việc cung cấp
đặc sản địa phương từ hoạt động sản xuất nông nghiệp truyền thống.
Về phương diện văn hóa, người dân địa phương có cơ hội giới thiệu và trình
diễn nghệ thuật cồng chiêng Tây Nguyên, bảo tồn các giá trị văn hóa bản địa như
ẩm thực, trang phục truyền thống, thói quen sinh hoạt hàng ngày, … Mặt khác,

37
CĐĐP còn được giao lưu với du khách trong và ngoài nước góp phần mở rộng sự
hiểu biết của người dân.
Về phương diện xã hội, nhờ tham gia hoạt động du lịch các hộ gia đình
thường xuyên gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm với nhau thông qua các cuộc họp góp
phần tăng tinh thần đoàn kết cộng đồng.
Thách thức trước mắt
Mô hình DLCĐ tại buôn Trí A gặp phải một số thách thức như sau:
- Kéo dài thời gian lưu trú của du khách tại buôn bởi vì hiện tại đa số du khách
đến thăm rồi về Buôn Ma Thuột trong ngày;
- Một số hộ gia đình tham gia làm du lịch trên phương diện “khai thác tài
nguyên sẵn có” chứ chưa có ý thức bảo tồn và đảm bảo tính nguyên bản của tài
nguyên du lịch văn hóa như nhà rông, voi, đặc sản địa phương, đồ lưu niệm…;
- Dịch vụ cưỡi voi hiện rất thu hút và hấp dẫn du khách, nài voi là người đồng
bào bản địa nhưng số lượng voi tại buôn đang giảm dần;
- Cần thành lập Ban quản lý DLCĐ với sự tham gia của đại diện người dân địa
phương để nâng cao vai trò, trách nhiệm của họ đối với việc phát triển du lịch và
giúp CĐĐP nâng cao mức hưởng lợi từ hoạt động du lịch;
Bài học thu được
Triển khai hoạt động du lịch cộng đồng mà không có sự đoàn kết mạnh mẽ
của cộng đồng sẽ đưa đến một vị thế bất lợi của các hộ dân trước công ty. cần đưa
ra kế hoạch chia sẻ lợi nhuận tốt nhất cho các hộ dân kinh doanh du lịch và củng cố
hợp tác và gắn kết giữa các hộ gia đình để hỗ trợ lẫn nhau là điều kiện tiên quyết.
Bài học thứ hai được rút ra từ mô hình du lịch cộng đồng tại buôn Trí A là
các cấp lãnh đạo của chính quyền địa phương cần quan tâm, can thiệp vào hoạt
động du lịch địa phương nhằm bảo vệ lợi ích cộng đồng, đặc biệt là những hộ gia
đình khó khăn qua việc ký kết những điều khoản không thuận lợi trong hợp đồng
với các doanh nghiệp du lịch. Theo cách này, việc nâng cao năng lực cho cán bộ địa
phương là rất cần thiết, cụ thể như vấn đề phát triển sản phẩm, hỗ trợ và quản lý
cộng đồng.

38
Tiểu kết chƣơng 1
Các khái niệm về cộng đồng, du lịch cộng đồng và phát triển du lịch cộng
đồng đã được làm rõ từ đó xác định khái niệm phù hợp nhất với mục tiêu nghiên
cứu của đề tài. Để nghiên cứu phát triển DLCĐ, đề tài cũng đưa ra những mục tiêu
của phát triển DLCĐ, xác định và phân tích vai trò của các bên liên quan trong phát
triển DLCĐ bao gồm CĐĐP, khách du lịch, cấp lãnh đạo địa phương và thành phần
tư nhân. Rõ ràng DLCĐ là một trong những loại hình du lịch tiêu biểu hướng đến
mục tiêu phát triển bền vững, điểm đặc trưng của loại hình du lịch này là sự tham
gia của người dân địa phương vào hoạt động du lịch, CĐĐP là những người đóng
vai trò chủ đạo và được hưởng lợi chính thông qua phát triển du lịch. Do đó, tác giả
đã phân tích kỹ lưỡng 07 mức độ tham gia của người dân vào hoạt động du lịch dựa
trên lý thuyết của Pretty (1995). Ngoài ra, tác giả cũng tổng hợp và phân tích xu
hướng phát triển DLCĐ hiện nay ở các nước đang phát triển trên thế giới để chỉ ra
nhu cầu về việc phát triển DLCĐ không chỉ đối với người dân ở các quốc gia có
điều kiện kinh tế khó khăn mà còn đối với nhu cầu du khách nói chung. Việc chọn
lựa và nghiên cứu tình huống 03 mô hình DLCĐ thành công ở 03 địa phương khác
nhau trong nước gồm mô hình phát triển DLCĐ ở bản Lác, Mai Châu, Hòa Bình;
dự án du lịch dựa vào cộng đồng Cơ Tu, Nam Giang, Quảng Nam và mô hình
DLCĐ tại buôn Trí A, Buôn Đôn, Đắk Lắk làm cơ sở tham khảo, rút kinh nghiệm
nhằm tìm ra hướng phát triển DLCĐ phù hợp tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm
Đồng thông qua việc phân tích bối cảnh, những lợi ích thu được, thách thức trước
mắt và bài học thu được từ mỗi mô hình.

39
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương này phác thảo các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề
tài và tiến trình thực hiện để đạt được mục tiêu nghiên cứu. Trước tiên là mô tả địa
điểm nghiên cứu và nêu ra những lý do chọn điểm nghiên cứu. Sau đó, vận dụng
phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng để tiến
hành nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu định tính bao gồm việc xác định mẫu và
cỡ mẫu, bảng phỏng vấn, tiến trình phỏng vấn và phân tích dữ liệu. Phương pháp
nghiên cứu định lượng được áp dụng thông qua việc thiết kế mẫu: mô tả bảng hỏi,
kích cỡ mẫu, cách lấy mẫu; phân tích địa điểm lấy mẫu, tiến trình thu thập dữ liệu
và cuối cùng là phân tích kết quả.

2.1. Mô tả điểm nghiên cứu


Đơn Dương là một huyện thuộc tỉnh Lâm Đồng, cách trung tâm thành phố
Đà Lạt khoảng 30 km về phía Đông Nam, cách Tp. Hồ Chí Minh 300km, nằm ở
phía Nam cao nguyên Lâm Viên, có diện tích tự nhiên 611,6km2 trong đó gần
17.000 ha đất sản xuất nông nghiệp (Xem hình 1). Đơn Dương là vùng đất có nghề
truyền thống trồng rau lâu đời, ngày nay được xem là vùng chuyên canh rau lớn
nhất tỉnh Lâm Đồng.
Năm 1899, vùng đất Đơn Dương thuộc tỉnh Đồng Nai Thượng, đến năm
1905 tỉnh Đồng Nai Thượng bị bãi bỏ cho nên Đơn Dương ngày nay thuộc huyện
Tân Khai, đạo Ninh Thuận. Tuy nhiên, ngày 19/5/1958 theo Sắc lệnh số 126-NV
chính quyền Ngô Đình Diệm thành lập tỉnh Tuyên Đức với 03 quận và Đơn Dương
là một trong ba quận đó. Khi miền Nam hòa toàn giải phóng, sau nhiều lần thiết lập
lại hệ thống hành chính thì đến tháng 04/1977 huyện lỵ Đơn Dương chuyển từ Lạc
Nghiệp về Thạnh Mỹ (thị trấn Thạnh Mỹ ngày nay) tạo điều kiện thuận lợi cho sự
chỉ đạo và phát triển. Hiện nay, huyện Đơn Dương có 02 thị trấn: Thạnh Mỹ, Dran
và 08 xã gồm Lạc Xuân, Lạc Lâm, Ka Đô, Ka Đơn, Tu Tra, Quảng Lập, Đạ Ròn.
Tổng dân số toàn huyện năm 2014 là 98.608 người trong đó đồng bào dân tộc thiểu
số chiếm 31% gồm người Cơ Ho, Chil, Churu, Ê đê, Nùng, Tày, Chàm với tổng số

40
5.391 hộ với 30.230 khẩu cư trú trên 39 thôn dân tộc thiểu số trong tổng số 105 thôn
của huyện, đồng bào sinh sống chủ yếu bằng nghề nông: trồng lúa và rau màu. Mặc
dù tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cư trú trên địa bàn huyện Đơn Dương chiếm 31%
dân số toàn huyện nhưng một số bản, xã có đến 80% là đồng bào dân tộc thiểu số,
nhất là người Churu thêm vào đó đa số cộng đồng người Churu ở tỉnh Lâm Đồng
tập trung sinh sống ở huyện Đơn Dương, cụ thể như các xã Pró, Tu Tra, Đạ Ròn, Ka
Đơn. Chính vì thế các giá trị văn hóa bản địa của Đơn Dương gắn liền với đồng bào
dân tộc Churu.
Vùng đất Đơn Dương nằm ở độ cao trên 1000m so với mực nước biển, có 03
dạng địa hình chính gồm địa hình núi cao, đồi thoải lượn sóng và thung lũng sông
suối miền núi tạo nên cảnh quan thiên nhiên đẹp, hấp dẫn. Đơn Dương có khí hậu
chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa miền Tây Nguyên; chia làm hai mùa rõ rệt,
mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt
độ ôn hòa trung bình từ 21-220C, các hiện tượng thời tiết bất thường ít xảy ra, độ
ẩm tương đối trung bình 80%. Ngoài ra sông Đa Nhim chảy dọc theo chiều dài của
huyện từ phía Bắc sang phía Tây Nam huyện, phía trên thượng nguồn là hồ thủy
điện Đa Nhim không chỉ có nhiệm vụ cung cấp nước cho thủy điện Đa Nhim mà
còn điều tiết một lượng nước lớn phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện.

41
Hình 1. Bản đồ hành chính huyện Đơn Dƣơng, NXB. Bản đồ - Bộ tài nguyên
môi trƣờng, 2001.
Tính đến năm 2014, ngành trồng trọt và chăn nuôi theo hướng công nghệ cao
được xem là hai lĩnh vực căn bản làm điểm “đột phá” trong xây dựng nông thôn
mới, dân cư toàn huyện sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng rau, hoa và chăn nuôi.
Tổng diện tích rau, hoa ứng dụng kỹ thuật công nghệ cao thực hiện 6.200ha, năng
suất rau bình quân đạt 330 tạ/ha. Người dân đang chuyển đổi diện tích trồng lúa,
bắp sang trồng khoai tây theo hợp đồng với công ty Pepsico Việt Nam và công ty
Orion Việt Nam, tập trung tại các xã Ka Đô, Quảng Lập và Tu Tra. Về chăn nuôi bò
sữa công nghệ cao, trong tổng số 10.820 con bò sữa của tỉnh Lâm Đồng thì đàn bò
sữa huyện Đơn Dương chiếm 8.626 con (chiếm gần 82%), hiện có 10 trạm thu mua
sữa của Công ty Cổ phần Sữa Đà Lạt (Đà Lạt Milk), Công ty Cổ phần Sữa Việt
Nam (Vinamilk), Công ty Friesland Campina (Cô gái Hà Lan) đặt tại các xã Đạ
Ròn, Quảng Lập, Tu Tra tạo điều kiện thuận lợi về tiêu thụ sản phẩm cho người

42
chăn nuôi. Nhờ phát triển trồng rau và chăn nuôi bò sữa công nghệ cao, Đơn Dương
đã nâng mức thu nhập bình quân đầu người từ 18,3 triệu đồng/năm (2010) lên 41,4
triệu đồng/năm (2014), chỉ đứng sau một số trung tâm lớn của tỉnh như Đà Lạt, Bảo
Lộc. Về lĩnh vực lâm nghiệp, công tác trồng rừng, trồng cây phân tán được triển
khai hàng năm, độ che phủ rừng trên địa bàn huyện đạt 56,8% (2014). Hiện nay,
huyện có 22 đơn vị chủ rừng trong đó có 02 đơn vị được nhà nước giao rừng và đất
lâm nghiệp, 20 đơn vị ngoài nhà nước thuê rừng và đất lâm nghiệp để phục vụ cho
việc trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng, kinh doanh du lịch dưới tán rừng với diện tích
5.005ha; có trên 27.000ha rừng được giao khoán quản lý bảo vệ cho 926 hộ trong
đó có 816 hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt
14,4%, ngành nông lâm nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế, chiếm
56,4% tiếp đến là ngành dịch vụ chiếm 30,2% và ngành công nghiệp xây dựng
chiếm 13,4% (2014).
Về lĩnh vực du lịch, dựa trên tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa phong
phú Đơn Dương có tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch như du lịch tham
quan, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng, du
lịch nghiên cứu tuy nhiên hiện nay hệ thống cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch trên địa
bàn huyện còn nghèo nàn, chưa được đầu tư; đội ngũ lao động du lịch còn thiếu,
công tác quy hoạch du lịch chưa được chú trọng dẫn đến hoạt động du lịch phát
triển chậm. Du khách chỉ mới biết và đến Đơn Dương trong 03 năm trở lại đây nhờ
những bức ảnh đẹp được đăng tải trên các kênh truyền thông đặc biệt là hiệu ứng
“lây lan” trên các trang mạng xã hội sau khi những nhà nhiếp ảnh và bạn trẻ đam
mê chụp ảnh chia sẻ thông tin cũng như ảnh đẹp về Đơn Dương qua góc nhìn của
họ. Đây là tiền đề để tăng cường công tác quảng bá về thiên nhiên, văn hóa và con
người Đơn Dương đến với du khách từ đó hấp dẫn du khách giúp hoạt động du lịch
phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai.
Tháng 10/2015 huyện Đơn Dương được công nhận là huyện nông thôn mới
đầu tiên của tỉnh Lâm Đồng cũng như cả khu vực Tây Nguyên và là 1 trong 6 huyện
đạt chuẩn nông thôn mới trong cả nước. Điều này góp phần tạo động lực để phát
triển kinh tế văn hóa và nâng cao đời sống cho người dân địa phương từ đó xây

43
dựng hình ảnh, nâng cao vị thế huyện Đơn Dương đối với các huyện khác trong tỉnh
cũng như các địa phương khác trong cá nước.
2.2. Lý do chọn điểm nghiên cứu
Hiện nay tại Lâm Đồng hoạt động du lịch cộng đồng chỉ mới khai thác tại xã
Lát, huyện Lạc Dương (dưới chân núi Langbiang) gắn với đồng bào dân tộc Cơ Ho.
Tuy nhiên, dưới những tác động tiêu cực của du lịch mà không có cơ chế quản lý
chặt chẽ dẫn đến một số giá trị văn hóa của người dân bản địa đã bị thương mại hóa
và lai căng, dần dần giảm tính hấp dẫn đối với du khách. Trong khi đó, Đơn Dương
là một huyện phụ cận trung tâm du lịch Đà Lạt vẫn còn gìn giữ nguyên vẹn bản sắc
văn hóa của đồng bào dân tộc Churu cùng với cảnh quan thiên nhiên hoang sơ kết
hợp với lĩnh vực nông nghiệp phát triển mạnh đã tạo ra nhiều sản phẩm nông
nghiệp có giá trị kinh tế cao góp phần tạo nên hình ảnh của huyện Đơn Dương
nhưng lĩnh vực du lịch còn khá im ắng. Cho nên, đề tài nghiên cứu nhằm mục đích
tận dụng tiềm năng du lịch sẵn có để phát triển du lịch huyện Đơn Dương theo
hướng bền vững giúp bảo tồn giá trị văn hóa bản địa và cải thiện sinh kế cho cộng
đồng địa phương, đặc biệt là cộng đồng Churu, mặt khác giúp du khách có thêm cơ
hội cho những trải nghiệm mới với tuyến du lịch Đà Lạt – Đơn Dương từ đó kéo dài
thời gian lưu trú và tăng mức chi tiêu của du khách khi đến du lịch Đà Lạt.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng
Trong đề tài nghiên cứu, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi được dùng cho
đối tượng là cộng đồng địa phương nhằm thu thập ý kiến của cộng đồng về việc
phát triển loại hình du lịch cộng đồng tại Đơn Dương (xem bảng hỏi tại Phụ lục A).
Ưu điểm của phương pháp này là có thể lấy mẫu với số lượng lớn cùng một lúc,
thông tin tập trung, có tính định lượng tuy nhiên áp dụng phương pháp này thì tỷ lệ
trả lời của đáp viên tương đối thấp, chi phí điều tra cao và thiếu tính tương tác trong
quá trình thu thập thông tin.
2.3.1. Thiết kế mẫu
2.3.1.1. Mô tả bảng hỏi
Bảng hỏi gồm 61 câu hỏi, được chia thành 04 phần nội dung chính như sau:

44
Phần I: Quan điểm của người dân về du lịch cộng đồng. Phần này bao gồm
26 câu hỏi đóng nhằm nắm bắt quan điểm của CĐĐP về khái niệm du lịch cộng
đồng và tác động của du lịch cộng đồng trên các khía cạnh kinh tế, văn hóa – xã hội
và môi trường theo hướng tích cực lẫn tiêu cực. Đáp viên trả lời các câu hỏi theo 5
mức độ của thang đo Likert từ 1 tương đương “hoàn toàn không đồng ý” đến 5
tương đương “hoàn toàn đồng ý”. Nội dung bảng hỏi trong phần này bao gồm 07
câu hỏi nhằm biết được CĐĐP hiểu như thế nào về DLCĐ, 12 câu hỏi liên quan đến
tác động tích cực của DLCĐ và 07 câu hỏi liên quan đến tác động tiêu cực của
DLCĐ.
Phần II: Sự tham gia của người dân vào hoạt động du lịch cộng đồng tại
Đơn Dương. Phần này bao gồm 07 câu hỏi đóng nhằm đánh giá thực trạng tham gia
của CĐĐP vào hoạt động du lịch tại Đơn Dương bằng cách sử dụng thang đo mức
độ tham gia của người dân dựa trên lý thuyết của Pretty và cộng sự (1995).
Phần III: Nhu cầu và mong đợi của người dân trong việc phát triển du lịch
cộng đồng tại Đơn Dương. Trong phần này, 17 câu hỏi đóng được đặt ra để đánh
giá nhu cầu và mong đợi của người dân trong việc phát triển DLCĐ tại Đơn Dương
theo thang đo Likert với 5 mức độ từ 1 tương đương “hoàn toàn không đồng ý” đến
5 “hoàn toàn đồng ý” và 01 câu hỏi đóng theo dạng sắp xếp thứ tự ưu tiên của từng
nội dung trong câu hỏi.
Phần IV: Thông tin cá nhân của đáp viên. Mục đích của phần này là để thu
thập thông tin nhân khẩu học của đáp viên bao gồm nghề nghiệp, tuổi, giới tính,
trình độ, dân tộc, thời gian cư trú tại địa phương, mức thu nhập và nguồn thu nhập
chính của hộ gia đình đồng thời có 01 câu hỏi mở để đáp viên có thể nêu quan điểm
cá nhân về việc phát triển du lịch cộng đồng tại Đơn Dương.
2.3.1.2. Kích cỡ mẫu
Theo phòng Thống kê huyện Đơn Dương, tổng dân số trên địa bàn huyện
năm 2014 là 98.608 nhân khẩu, với 24.443 hộ. Đề tài nghiên cứu chọn hộ gia đình
làm mẫu đại diện thông qua hình thức chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản để khả năng
được chọn vào tổng thể mẫu của tất cả các đơn vị của tổng thể đều như nhau. Dựa
trên công thức tính cỡ mẫu n= N/ (1+N.e2) trong đó N là quần thể, e là sai số tiêu

45
chuẩn (Cochran W.G, 1977) ; với độ tin cậy 90% thì yêu cầu cỡ mẫu đại diện của
nghiên cứu tối thiểu là 100 mẫu. Tuy nhiên, trong đề tài nghiên cứu tác giả tăng cỡ
mẫu đại diện lên ít nhất là 120 mẫu vì số liệu thống kê dân số của huyện Đơn
Dương chưa được cập nhật cho đến thời điểm nghiên cứu.
2.3.1.3. Cách lấy mẫu
Trong giai đoạn đầu khảo sát nhằm hoàn thiện bảng hỏi và nắm được tỷ lệ
người dân tham gia trả lời là 78%. Để đạt được tối thiểu 120 mẫu đại diện cho
nghiên cứu thì yêu cầu số lượng bảng hỏi phát ra tối thiểu là 154. Với 24.443 hộ gia
đình đang cư trú tại 08 xã và 02 thị trấn trên địa bàn huyện Đơn Dương, 160 bảng
hỏi được chia đều cho 10 đơn vị hành chính cấp xã, như vậy cứ mỗi xã/thị trấn thì
16 bảng hỏi được phát trực tiếp đến 16 hộ gia đình.
2.3.2. Địa điểm lấy mẫu
Với 105 thôn và tổ dân phố thuộc 08 xã, 02 thị trấn, 160 bảng hỏi đã được
phát cho các hộ gia đình cư trú trên địa bàn các xã/thị trấn thuộc huyện Đơn Dương
bao gồm thị trấn Thạnh Mỹ, Dran, xã Lạc Xuân, Lạc Lâm, Tutra, Quảng Lập, Ka
Đô, Pró, Ka Đơn và Đạ Ròn tuy nhiên vì điều kiện thời gian, sức khỏe và kinh phí
hạn hẹp cho nên tác giả và nhóm cộng tác không thể phát bảng hỏi cho tất cả 105
thôn và tổ dân phố của huyện, đây cũng chính là hạn chế của nghiên cứu.
2.3.3. Tiến trình thu thập dữ liệu
Quá trình phát bảng hỏi được tiến hành bởi tác giả và nhóm cộng tác gồm 03
sinh viên đang học năm cuối tại khoa Quản trị Du lịch, trường Đại học Đà Lạt,
nhóm cộng tác này là những người có gia đình và hộ khẩu thường trú tại huyện Đơn
Dương cho nên họ rất am hiểu hệ thống đường sá, phong tục tập quán cũng như thói
quen sinh hoạt hàng ngày của người dân địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho quá
trình khảo sát, thu thập thông tin.
Việc phát bảng hỏi bắt đầu từ tháng 11/2015 đến 05/2016, được chia làm 03
đợt: đợt 1 vào tháng 11/2015, đợt 2 vào tháng 2/2016 và đợt 3 vào tháng 5/2016.
Bảng hỏi được nhóm khảo sát đến tận nhà phát cho người dân, đa số các
bảng hỏi được người khảo sát đọc trực tiếp các câu hỏi trong bảng để đối tượng
được khảo sát trả lời sau đó người khảo sát tích vào đáp án tương ứng, với phương

46
thức này thì tất cả các bảng hỏi đều được hoàn thành ngay sau khi kết thúc khảo sát.
Tuy nhiên, đối với một số trường hợp bảng hỏi phát cho người dân và hẹn ngày thu
về thì tỷ lệ trả lời không cao hoặc thông tin không đầy đủ dẫn đến việc loại bỏ các
phiếu khảo sát không hợp lệ trong quá trình phân tích kết quả. Trong đề tài nghiên
cứu, đối tượng được chọn tham gia trả lời là chủ hộ hoặc thành viên của hộ gia đình
trên 18 tuổi.
Cuối cùng, 138 phiếu khảo sát được thu về, suy ra tỷ lệ trả lời đạt 86,25%
tuy nhiên sau khi làm sạch dữ liệu thì còn lại 132 phiếu khảo sát thỏa mãn yêu cầu
cho quá trình phân tích kết quả.
2.3.4. Phân tích kết quả
Số liệu khảo sát được xử lý bằng phần mềm SPSS 21.0 (Statistical Package
for the Social Sciences Version 21.0). Phân tích thống kê mô tả, phân tích tần số của
các biến trong từng nhân tố bao gồm quan điểm của người dân về du lịch cộng đồng
và tác động của du lịch cộng đồng, sự tham gia của người dân vào DLCĐ, nhu cầu
và mong đợi của người dân trong việc phát triển DLCĐ tại Đơn Dương, nhân tố
nhân khẩu học.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu định tính
Phỏng vấn sâu cá nhân là phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng
trong đề tài, áp dụng cho ba bên liên quan của du lịch cộng đồng bao gồm khách du
lịch, các cấp lãnh đạo địa phương và thành phần tư nhân.
Ưu điểm của phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân là thu thập tối đa thông tin
về vấn đề nghiên cứu dựa trên quan điểm, nhận thức của người được phỏng vấn.
Việc tiến hành phỏng vấn sâu cho phép phỏng vấn viên và người được phỏng vấn
tương tác trực tiếp với nhau, giúp cho đối tượng được phỏng vấn hiểu rõ các câu hỏi
nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu. Kỹ thuật phỏng vấn bán cấu trúc được áp dụng
bằng cách đưa ra danh mục câu hỏi dựa trên vấn đề nghiên cứ tuy nhiên số lượng
câu hỏi có thể thay đổi linh hoạt theo từng hoàn cảnh cụ thể tùy thuộc vào câu trả
lời của đối tượng được phỏng vấn, kỹ thuật này giúp mở rộng dữ liệu thu thập và
tạo bầu không khí thoải mái trong quá trình phỏng vấn.

47
Thực tế cho thấy, hiện nay lượng khách du lịch đến Đơn Dương không cao,
đa số mang tính bộc phát, tập trung vào một số thời điểm trong năm và một vài địa
điểm nhất định chứ không phân bố đều theo thời gian và không gian. Đối với thành
phần tư nhân, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn huyện Đơn Dương
hiện rất ít, có quy mô nhỏ lẻ bao gồm khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở kinh doanh ăn
uống theo kiểu hộ gia đình, còn các công ty du lịch đưa khách đến Đơn Dương chủ
yếu xuất phát từ Đà Lạt cho nên việc áp dụng phương pháp phỏng vấn sâu đối với
ba bên còn lại thì phù hợp với hoàn cảnh thực tế và đáp ứng mục tiêu nghiên cứu
của đề tài.
2.4.1. Mẫu và cỡ mẫu
Trong đề tài nghiên cứu, mẫu được chọn là mẫu có chủ đích, cỡ mẫu phụ
thuộc vào điều kiện thực tế cũng như nguồn lực của tác giả, các cuộc phỏng vấn
được tiến hành theo hình thức phỏng vấn cá nhân.
Đối với khách du lịch, việc phỏng vấn được tiến hành tại các địa điểm
thường thu hút du khách gồm: công ty Cổ phần Sữa Đà Lạt Milk (xã Tutra), nhà thờ
Ka Đơn (xã Ka Đơn), Làng bánh tráng Lạc Lâm (xã Lạc Lâm), vườn rau tại nhà dân
(xã Ka Đô, xã Đạ Ròn), thị trấn Thạnh Mỹ với số lượng 07 du khách.
Đối với các cấp lãnh đạo địa phương, tác giả liên hệ để hẹn gặp và tiến hành
phỏng vấn 12 đại diện của một số cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc phát triển
du lịch địa phương bao gồm: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng,
Phòng Văn hóa Thông tin huyện Đơn Dương, Uỷ ban Nhân dân 10 xã, thị trấn
thuộc huyện Đơn Dương.
Đối với thành phần tư nhân, việc phỏng vấn được tiến hành với đại diện của
công ty sản xuất trên địa bàn huyện có đón khách du lịch tham quan, cơ sở kinh
doanh lưu trú tại Đơn Dương và công ty du lịch tại Đà Lạt, số lượng người tham gia
phỏng vấn là 05.
2.4.2. Bảng phỏng vấn
Kỹ thuật phỏng vấn bán cấu trúc được áp dụng dựa trên bảng câu hỏi với một
số chủ đề nhất định nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Danh mục các
câu hỏi trong mỗi bảng phỏng vấn được thiết kế phù hợp với từng đối tượng được

48
phỏng vấn, bên cạnh đó tùy thuộc vào quá trình phỏng vấn, các câu hỏi có thể được
mở rộng nhằm mục đích khai thác thông tin phong phú, đủ tin cậy dựa trên kinh
nghiệm và nhận thức của người được phỏng vấn. Bảng phỏng vấn chi tiết dành cho
03 bên liên quan được đặt tại Phụ lục B, Phụ lục C và Phụ lục D.
Đối với khách du lịch, bảng phỏng vấn được chia thành 05 nội dung chính
bao gồm: thông tin chung của du khách, điều kiện hấp dẫn của tài nguyên du lịch tại
Đơn Dương, sản phẩm du lịch Đơn Dương, điều kiện tiếp cận điểm đến Đơn Dương
và kiến nghị.
Đối với các cấp lãnh đạo địa phương, bảng phỏng vấn bao gồm 03 nội dung
chính cụ thể là thông tin chung của người được phỏng vấn, chính sách hỗ trợ phát
triển du lịch huyện Đơn Dương và quy hoạch du lịch Đơn Dương.
Đối với thành phần tư nhân, bảng phỏng vấn được chia thành 04 nội dung
bao gồm thông tin chung của người được phỏng vấn và doanh nghiệp, quy mô và cơ
cấu khách du lịch đến Đơn Dương, chính sách hỗ trợ phát triển du lịch của địa
phương và kiến nghị.
2.4.3. Tiến trình phỏng vấn
Các cuộc phỏng vấn được tiến hành tại nhiều địa điểm khác nhau tùy thuộc
vào sự thuận tiện cho người được phỏng vấn và thời lượng phỏng vấn với các đối
tượng cũng không giống nhau. Đối với khách du lịch, tác giả tiến hành phỏng vấn
tại địa điểm du khách tham quan, thời gian từ 15 – 20 phút; đối với các cấp lãnh đạo
địa phương, cuộc phỏng vấn được thực hiện tại cơ quan, kéo dài 30 - 40 phút còn
đối với thành phần tư nhân thì các cuộc phỏng vấn được tiến hành tại doanh nghiệp,
cơ sở kinh doanh của người được phỏng vấn với thời gian 30 – 45 phút theo kỹ
thuật phỏng vấn bán cấu trúc.
Trước khi bắt đầu phỏng vấn, tác giả giới thiệu với đáp viên sơ lược về thông
tin cá nhân, mục tiêu nghiên cứu của đề tài, mục đích của cuộc phỏng vấn và trò
chuyện ngắn gọn để hai bên cùng làm quen sau đó xin phép đáp viên ghi âm lại
cuộc phỏng vấn. Trong khi phỏng vấn, dựa trên bảng phỏng vấn, tác giả đặt câu hỏi
đồng thời ghi chép lại ý kiến trả lời của đáp viên, đến cuối buổi phỏng vấn tác giả
tóm lược lại toàn bộ nội dung câu trả lời và đề nghị đáp viên ký xác nhận bên dưới.

49
Kết thúc cuộc phỏng vấn, tác giả cảm ơn sự hợp tác của đáp viên và nội dung cuộc
phỏng vấn sẽ được đánh số lưu lại trong máy ghi âm để tiến hành giải mã, phân tích
sau này.
2.4.4. Phân tích dữ liệu
Việc phân tích dữ liệu được thực hiện lần lượt cho từng nhóm đối tượng
được phỏng vấn, dựa trên bảng câu hỏi phỏng vấn, tác giả lọc ra các dữ liệu chính
được ghi chú trong quá trình phỏng vấn kết hợp gỡ băng ghi âm tương ứng của từng
cuộc phỏng vấn để kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của dữ liệu đã thu thập. Sau đó,
dữ liệu được nhóm theo các chủ đề xây dựng từ trước nhằm thỏa mãn mục tiêu
nghiên cứu của đề tài. Toàn bộ dữ liệu thu thập từ ba bên liên quan bao gồm khách
du lịch, các cấp lãnh đạo địa phương và thành phần tư nhân đáp viên được phân
tích, đánh giá cụ thể trong chương kết quả nghiên cứu tiếp theo.
Tiểu kết chƣơng 2
Mục đích chính của chương này nhằm mô tả quá trình nghiên cứu bằng cách
áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng.
Tác giả đã mô tả điểm nghiên cứu và giải thích lý do chọn điểm nghiên cứu trước
khi tiến hành thiết kế mẫu, bảng phỏng vấn, chọn mẫu, cỡ mẫu, thu thập dữ liệu,
phân tích kết quả.
Kết quả điều tra bằng bảng hỏi, kết quả phỏng vấn, kết quả dữ liệu sau khi
được xử lý, phân tích sẽ được trình bày trong chương tiếp theo.

50
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Phân tích điều kiện phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Đơn
Dƣơng, tỉnh Lâm Đồng
Đơn Dương được biết đến là một vùng đất giàu tài nguyên du lịch tự nhiên
lẫn tài nguyên du lịch văn hóa, đặc biệt mang đậm giá trị văn hóa bản địa gắn với
đồng bào dân tộc Churu kết hợp với các điều kiện thuận lợi khác sẽ tạo tiền đề cho
việc phát triển loại hình DLCĐ nói riêng cũng như lĩnh vực du lịch nói chung của
huyện và tỉnh Lâm Đồng.
3.1.1. Điều kiện hấp dẫn của TNDL tự nhiên và TNDL văn hóa
3.1.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Cách thành phố Đà Lạt 30km về phía Đông Nam, Đơn Dương là một huyện
thuộc cụm du lịch Đà Lạt và vùng phụ cận. Phía Bắc giáp với huyện Lạc Dương,
phía Tây Bắc giáp thành phố Đà Lạt, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Đức Trọng,
riêng ranh giới phía Đông giáp với các huyện thuộc tỉnh Ninh Thuận. Từ Đà Lạt du
khách có thể chọn hai cung đường để đến Đơn Dương: một là xuống đèo Prenn dọc
Quốc lộ 20 đến ngã ba Fi Nôm rồi rẽ trái về thị trấn huyện, hai là đi theo đường nội
tỉnh qua Cầu Đất – Xuân Trường (sở trồng chè – cà phê nổi tiếng gần Đà Lạt) rồi
dọc theo đèo Dran về huyện. Xét về góc độ phát triển kinh tế thì Đơn Dương có
Quốc lộ 27 đi qua, cận kề cửa ngõ các tỉnh miền Trung vào Lâm Đồng, tiếp giáp với
trung tâm kinh tế Đức Trọng (Lâm Đồng); xét về khả năng phát triển du lịch thì
Đơn Dương có thể trở thành điểm dừng chân lý tưởng cho du khách trước và sau
khi đến Đà Lạt hoặc là một điểm du lịch mới hấp dẫn du khách khi về vùng ngoại
thành Đà Lạt.
Nằm ở độ cao trên 1000m với địa hình núi cao kết hợp đồi thoải lượn sóng
và thung lũng sông suối, thêm vào đó nhờ tiếp giáp với Ninh Thuận – một tỉnh
duyên hải Nam Trung Bộ góp phần đã tạo nên những con đèo hùng vĩ, ấn tượng cho
huyện Đơn Dương. Từ Phan Rang – Ninh Thuận đến Lâm Đồng đi ngang qua
huyện Đơn Dương thì du khách phải vượt qua đèo Ngoạn Mục - được mệnh danh là

51
một trong những con đèo hùng vĩ, đẹp nhất Việt Nam. Lên đến đỉnh đèo, toàn bộ
cảnh vật thiên nhiên của một vùng đất rộng lớn với cảnh núi non hùng vĩ, tiếng thác
nước chảy vang vọng, những khúc cua khúc khuỷu, hiểm hóc và xa hơn là đồng
bằng Phan Rang – Ninh Thuận hiện ra trước mắt vô cùng ấn tượng. Ngoài ra, đèo
Dran thuộc thị trấn Dran là con đèo thứ hai thuộc huyện Đơn Dương nối tiếp với
đèo Ngoạn Mục để đến Đà Lạt, đèo ít gấp khúc hơn so với đèo Ngoạn Mục, hai bên
đường là những đồi thông và đồi chè xanh mướt, trải dài hết con đèo, ngay cạnh hai
vệ đường là màu vàng rực của hoa Dã quỳ vào những tháng cuối năm rở rộ.
Với nhiệt độ trung bình từ 21 – 220C, khí hậu mát mẻ quanh năm và ít chịu
ảnh hưởng của những biến đổi thời tiết thất thường (Đài Khí tượng Thủy văn khu
vực Tây Nguyên, 2015), điều kiện khí hậu ở Đơn Dương vừa thích hợp cho hoạt
động canh tác rau hoa, chăn nuôi bò sữa của người dân địa phương vừa là điều kiện
lý tưởng cho các hoạt động du lịch phát triển.
Cảnh quan tự nhiên ở Đơn Dương rất mộc mạc và giản dị với đồi thông Châu
Sơn, những đồi hoa dại Dã qùy, những cánh đồng hoa Hướng dương, hoa Cải ở xã
Tu Tra và bạt ngàn những vườn rau xanh ngắt như cải, xà lách, hành tây, khoai tây,
ớt chuông bao quanh toàn huyện. Nơi đây được xem là “vựa cà chua”, là vùng
chuyên canh rau lớn nhất tỉnh Lâm Đồng, hơn nữa còn nổi tiếng với dứa Cayenne -
loại cây đặc thù của vùng Đơn Dương được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp chứng nhận
nhãn hiệu “Dứa Cayenne Đơn Dương” vào năm 2009.
Vượt qua những con đèo thì đến với hồ Đa Nhim thuộc thị trấn Dran, nằm
trên hướng đi từ Phan Rang lên Đà Lạt. Hồ cũng là một điểm dừng chân ngắm cảnh
tuyệt đẹp cho du khách khi đến với Đơn Dương. Ngoài ra, Đơn Dương còn có
những con thác đẹp như là thác Cha Tây nằm trên địa bàn xã Lạc Xuân với dòng
nước mát, chảy nhẹ nhàng dưới tán rừng nguyên sinh còn đầy vẻ đẹp hoang sơ.
Thác Thiên Thai thuộc xã Lạc Nghiệp nằm ngay đầu đèo Ngoạn Mục thì hoàn toàn
khác bởi thác nước chảy dọc theo khe núi đá, dựng đứng làm nước bung trắng xóa,
phong cảnh thiên nhiên xung quanh thì đầy tính nguyên sơ. Tóm lại, tài nguyên du
lịch tự nhiên của Đơn Dương được kết hợp hài hòa bởi tài nguyên nước, hệ thực

52
vật, yếu tố địa hình, khí hậu góp phần tạo nên một nét riêng hết sức giản dị cho nơi
đây và sẽ là điều kiện thuận lợi để khai thác, phát triển du lịch địa phương.
3.1.1.2. Tài nguyên du lịch văn hóa
Xét về tài nguyên du lịch văn hóa thì vùng đất Đơn Dương chiếm ưu thế với
tài nguyên văn hóa phi vật thể gắn với đồng bào dân tộc Churu; nổi bật nhất là
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên không chỉ là niềm tự hào của cộng
đồng Churu ở Đơn Dương nói riêng mà còn đối với đồng bào các dân tộc Tây
Nguyên nói chung khi được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật
thể của nhân loại vào năm 2005. Những màn biểu diễn đậm chất bản địa trong trang
phục truyền thống của cộng đồng Churu hứa hẹn đem đến cho du khách những trải
nghiệm khó quên, đặc biệt là nghệ nhân Ma Bio và nhóm cồng chiêng ở thôn Diom
A, xã Lạc Xuân.
Trong kho tàng giá trị văn hóa vật chất và tinh thần phong phú của đồng bào
Churu có một nghề thủ công truyền thống lâu đời và nổi tiếng đó là nghề chạm trổ
kim hoàn đặc biệt nghề làm nhẫn bạc vẫn còn được lưu giữ cho đến hiện nay tuy
nhiên có nguy cơ bị mai một nếu không được bảo tồn kịp thời. Đối với người
Churu, chiếc nhẫn bạc không chỉ là đồ trang sức mà còn được xem là của hồi môn
quý giá, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong nghi thức hôn nhân, tang ma. Mặt
khác, nguồn gốc tổ tiên của đồng bào Churu là một bộ phận từ cộng đồng Chăm
(Ninh Thuận) do đó họ còn lưu giữ nghề gốm truyền thống với nét độc đáo là không
dùng bàn xoay và không nung lửa; sự tinh tế của sản phẩm gốm do bàn tay con
người tạo nên cộng với bí quyết chọn đất mà chỉ có người trong cộng đồng mới biết
luôn chất chứa giá trị văn hóa độc đáo của đồng bào Churu nơi đây. Hơn nữa, người
Churu còn làm ra những sản phẩm đan lát như đồ dùng gia đình bằng mây, tre hay
công cụ phục vụ cho đời sống sinh hoạt hàng ngày, sản xuất nông nghiệp gồm dao,
liềm, cuốc, nạo cỏ, …
Về trang phục truyền thống thì thực ra đồng bào Churu không có nghề dệt
vải cho nên trang phục của họ được lấy nguyên liệu từ cộng đồng Cơ Ho và Chăm,
do đó trang phục của người Churu là sự giao thoa, kết hợp giữa trang phục của

53
người Chăm và người Cơ Ho nhưng vẫn tạo nên sắc thái riêng. Phụ nữ Churu đeo
đồ trang sức bạc là chủ yếu và họ quan niệm bạc là kim loại còn quý hơn cả vàng.
Nói về văn hóa ẩm thực của đồng bào Churu thì phải kể đến canh cà đắng
nấu với da trâu, cá suối cuốn lá rừng nướng ăn kèm với muối ớt xanh. Vốn là tộc
người chuyên canh tác lúa nước cho nên lương thực chính của người Churu là cơm
và cháo. Bên cạnh đó, họ còn ăn các món như thịt, thịt khô, cá nướng, cá khô, mắm,
rau, … từ những nguyên liệu có thể kiếm được xung quanh khu vực sinh sống của
mình đồng bào Churu đã chế biến ra những món ăn mang hương vị riêng mà cũng
đậm chất núi rừng.
Vì là nơi tập trung sinh sống và gắn liền với cộng đồng Churu nên hầu hết
các công trình kiến trúc ở Đơn Dương đều toát lên nét văn hóa truyền thống của
đồng bào nơi đây, đó là những ngôi nhà ở, nhà sinh hoạt cộng đồng đang còn hiện
hữu chẳng hạn như nhà sàn cổ dân tộc Churu ở thôn Diom A hay nhà thờ Ka Đơn
(xã Ka Đơn) là một trong những công trình kiến trúc vô cùng độc đáo ở Đơn
Dương, được thiết kế và xây dựng dựa trên ý tưởng kiến trúc nhà ở của người
Churu, tôn trọng vật liệu tự nhiên, cảnh quan thiên nhiên xung quanh và đã vinh dự
nhận được giải thưởng kiến trúc Thánh Châu Âu lần thứ IV – 2011, tại Ý; giải nhì
cuộc thi kiến trúc Thánh quốc tế lần thứ VI (năm 2016), tại Đức .
Nếp sống và văn hóa sinh hoạt thường ngày của đồng bào Chu Ru ở một số
thôn, xã như là Pró, Tu Tra, Đạ Ròn, Ka Đơn vẫn còn giữ tính nguyên bản nhờ đặc
điểm tập trung sinh sống gần nhau chứ không có cộng đồng khác cùng chung sống.
Văn hóa tín ngưỡng của người Churu cũng được biểu hiện phong phú không chỉ
trong hoạt động sản xuất, đời sống hàng ngày mà còn trong tâm tư, nếp nghĩ của
mỗi người; đó là nghi lễ thờ cúng “yàng” – vị thần của người Churu, nghi lễ cúng tế
liên quan đến chu kỳ sản xuất lúa nước, nghi lễ gắn với chu kỳ đời sống của con
người và đặc biệt là những hình thức ma thuật (chữa bệnh, tình yêu) và những điều
kiêng kỵ trong đời sống của đồng bào.
Ngoài ra, nhắc đến nghề truyền thống ở Đơn Dương thì làng bánh tráng gia
truyền Lạc Lâm tại thôn Xuân Thượng, xã Lạc Lâm đang dần được biết đến. Ở đây
có nguyên một làng làm nghề bánh tráng thủ công truyền thống, chính người dân

54
địa phương còn sáng tạo ra món bánh tráng nướng mắm ruốc với hương vị đậm đà
và hấp dẫn.
3.1.2. Điều kiện tiếp cận điểm đến
Vì điều kiện đặc thù của địa phương cũng như tỉnh Lâm Đồng nói chung, để
đến Đơn Dương du khách đi bằng đường bộ và đường hàng không trong đó đường
bộ là chủ yếu. Đối với đường hàng không, sau khi đáp xuống sân bay Liên Khương
(Đà Lạt) thì du khách tiếp tục theo tuyến đường bộ về Đơn Dương (20km). Tính
đến thời điểm tháng 03/2016 thì có 06 tuyến bay thẳng nối Đà Lạt với các tỉnh
thành trong nước bao gồm: Hà Nội, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh và Phú
Quốc. Nhờ quá trình phấn đấu và được công nhận là huyện đầu tiên của Lâm Đồng
cũng như khu vực Tây Nguyên đạt chuẩn nông thôn mới vào tháng 10/2015, hệ
thống đường bộ ở Đơn Dương đã được đầu tư, nâng cấp đáng kể; cụ thể là toàn
huyện hiện có 94,5km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt
chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông Vận tải chiếm 100%, đường trục thôn
xóm được cứng hóa đạt chuẩn là 67,82km chiếm 72%, đường ngõ xóm sạch là
87,63km chiếm 81% và 100% không lầy lội vào mùa mưa, đường liên huyện, liên
tỉnh cũng được mở rộng, nâng cấp tạo thuận lợi cho giao thông đi lại. Tuy nhiên,
các điểm hấp dẫn du lịch phân bố rải rác ở các xã cho nên du khách sẽ mất thêm
thời gian để di chuyển giữa các điểm du lịch khác nhau.
Thêm vào đó, tính đến cuối năm 2014 thì 100% số thôn có điện lưới quốc
gia, lắp đặt gần 4.000 bóng đèn điện chiếu sáng đường công cộng trên tổng chiều
dài gần 150km, tức là tất cả 10 xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều có hệ thống điện
chiếu sáng dân lập; 100% số xã, thôn trên địa bàn huyện có đường truyền internet
băng thông rộng (ADSL), toàn huyện có 3.576 điểm truy cập internet, mạng lưới
điện thoại phủ kín toàn huyện đảm bảo tốt nhu cầu thông tin liên lạc cho người dân.
Về công tác quảng bá du lịch của huyện Đơn Dương thì phòng Văn hóa
Thông tin huyện phối hợp với các cơ quan truyền thông giới thiệu về danh lam
thắng cảnh địa phương trên các phương tiện thông tin đài, báo; làm phim về văn hóa
của đồng bào dân tộc thiểu số Churu trên đài tỉnh bạn; cung cấp thông tin về du lịch

55
của huyện cho tạp chí chuyên ngành; xây dựng chương trình truyền hình và phát
thanh trên đài truyền hình tỉnh định kỳ về tiềm năng du lịch địa phương.
3.1.3. Điều kiện về yếu tố cộng đồng dân cư
Huyện Đơn Dương có 02 thị trấn và 08 xã trong đó có 03 xã là xã dân tộc
đặc biệt khó khăn, với tổng số dân là 98.608 người (2014) được chia làm 105 thôn
trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 30% gồm người Churu, Cơ Ho, Chil, Ê
đê, Nùng, Tày; tỷ lệ người Churu ở Lâm Đồng chủ yếu hiện đang tập trung tại
huyện Đơn Dương. Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện chiếm 2,28%, trong đó tỷ lệ
hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 4,99%, riêng xã Pró số hộ nghèo là
104/518 hộ tương đương 20% và đây là “xã nghèo” - xã duy nhất của huyện chưa
đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015, đồng bào Churu hiện đang sinh sống chiếm
80% dân số toàn xã. Bên cạnh đó, còn có một số xã tập trung đông đồng bào dân tộc
thiểu số như là Tu Tra, Đạ Ròn, Ka Đơn. Vì cộng cư trong một địa bàn hẹp và chưa
tiếp xúc nhiều với khách du lịch, thậm chí là người bên ngoài cộng đồng cho nên
hiện nay một vài thôn với phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số cư trú gồm Churu,
Chil hay Cơ Ho còn lưu giữ nét văn hóa bản địa đặc trưng. Điều này góp phần tạo
nên bản sắc văn hóa của địa phương hấp dẫn du khách thông qua văn hóa ẩm thực,
trang phục, lễ hội, phong tục tập quán, nếp sống sinh hoạt hàng ngày.
Về giáo dục đào tạo, tổng số trường trên địa bàn huyện là 55 trường trong đó
47 trường từ bậc mầm non đến trung học cơ sở, 05 trường phổ thông trung học, 01
trường phổ thông dân tộc nội trú, 01 trung tâm kỹ thuật hướng nghiệp dạy nghề và
01 trung tâm dạy nghề; 02 trung tâm đào tạo nghề là nơi hướng nghiệp, dạy nghề
cho người lao động từ đó góp phần cải thiện điều kiện việc làm, tăng thu nhập cho
người dân địa phương đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số trong huyện. Thông qua
chương trình tuyên truyền cho người dân trong quá trình phấn đấu đạt chuẩn nông
thôn mới, CĐĐP có cơ hội tiếp cận với những phương thức sản xuất mới nhằm cải
thiện đời sống kinh tế; được tham gia vào các buổi sinh hoạt văn hóa; giao lưu, học
hỏi giữa bà con nông dân lẫn nhau từ đó nâng cao đời sống tinh thần lẫn vật chất,
người dân ngày càng có ý thức về việc bảo vệ tài nguyên môi trường địa phương,
giá trị văn hóa bản địa.

56
Hiện nay, toàn huyện có 50.573/54.379 người trong độ tuổi lao động có việc
làm thường xuyên, chiếm 93%; số lao động đã qua đào tạo là 16.313 lao động
chiếm 32,3% người có việc làm thường xuyên. Cùng với chương trình nông thôn
mới, chính quyền địa phương đã quan tâm, đề ra các chính sách hỗ trợ đầu tư cho
công tác đào tạo nghề, cụ thể là mở lớp dạy nghề tận thôn, khu phố đối với lĩnh vực
trồng trọt, chăn nuôi – thú y; giải quyết việc làm cho người lao động, tuyên truyền
nâng cao nhận thức cho người dân nhất là người nghèo, cận nghèo, đồng bào dân
tộc thiểu số.
Bảng 3.1. Cơ cấu dân số huyện Đơn Dƣơng tính đến năm 2014
Đơn vị tính: người
Dân số trung Mật độ Số
Tên xã/thị trấn Số hộ dân
bình dân số thôn/phƣờng
Thạnh Mỹ 11576 539 11 3018

Dran 14511 107 16 3745

Lạc Xuân 12871 126 15 3745

Đạ Ròn 8040 248 8 1857

Lạc Lâm 9496 439 10 2324

Ka Đô 11911 135 9 2940

Quảng Lập 4608 476 5 1137

Ka Đơn 7666 206 10 1674

Tu Tra 12344 167 14 2764

Pró 5585 64 7 1239


Tổng 98608 2507 105 24443
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Đơn Dương, Báo cáo thống kê, năm 2015

3.1.4. Điều kiện về thị trường khách


Nhờ du lịch “phượt” và trào lưu chụp ảnh nở rộ của giới trẻ trong vài năm trở
lại đây giúp cho nhiều bức ảnh đẹp về cảnh quan thiên nhiên của Đơn Dương, đặc
biệt là loài hoa hướng dương, cỏ hồng, dã quỳ được đăng tải trên các kênh truyền

57
thông và mạng xã hội từ đó du khách biết đến Đơn Dương ngày càng nhiều, thu hút
lượng khách đến với Đơn Dương ngày càng tăng.
Bảng 3.2. Lƣợng khách du lịch đến Đơn Dƣơng trong giai đoạn 2011 – 2015
Đơn vị tính: Lượt khách

Số lƣợng Tổng Chênh Chênh lệch


Năm lƣợng lệch tuyệt tƣơng đối
Quốc Tỷ lệ Nội Tỷ lệ khách đối (lƣợt) (%)
tế (%) địa (%)
2011 0 920 100 920 0 0
30 2,67 1092 97,33 1122 202 21,96
2012

2013 50 3,44 1403 96,56 1453 331 29,50


2014 70 3,77 1788 96,23 1858 405 27,87

2015 85 3,04 2715 96,96 2800 942 50,70


Nguồn: Phòng Văn hóa Thông tin huyện Đơn Dương, năm 2016

Nhìn chung, lượng khách du lịch đến Đơn Dương tăng đều trong giai đoạn
từ 2011 – 2015, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt gần 25%. Đặc biệt năm 2015,
lượng khách tăng đột biến 50,7% so với năm 2014 nhờ hiệu ứng “du lịch hoa” với
những cánh đồng hoa nở liên tiếp nhau gồm dã quỳ, cỏ hồng, hoa cải, hướng dương
và sự kiện Festival hoa Đà Lạt 2015. Xét về cơ cấu khách, lượng khách quốc tế đến
Đơn Dương vẫn còn khiêm tốn, chiếm từ 2,67 – 3,77% trong vòng 5 năm qua cho
nên qua bảng thống kê nhận thấy lượng khách du lịch đến Đơn Dương đa số là
khách nội địa, trên 96%. Mặt khác, dựa trên kết quả phỏng vấn sâu từ các công ty
du lịch và cơ quan quản lý du lịch địa phương cũng như theo khảo sát tại các địa
điểm du khách thường đến tham quan, trải nghiệm thì nhận thấy lượng khách nội
địa đến Đơn Dương chủ yếu chủ yếu từ khu vực Tp. Hồ Chí Minh, Ninh Thuận,
Khánh Hòa và các tỉnh Đông Nam Bộ.
3.1.5. Điều kiện hỗ trợ
Về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, hoạt động du lịch của huyện Đơn Dương
chỉ mới khởi sắc trong 03 năm trở lại đây nhờ việc đẩy mạnh hoạt động xúc tiến
quảng bá du lịch và trào lưu du lịch “phượt” của nhóm khách trẻ tuổi tăng cao kéo

58
theo hiệu ứng “lây lan” thu hút sự tò mò của du khách đến với Đơn Dương. Số
lượng cơ sở lưu trú trong địa bàn huyện gia tăng trong vòng 05 năm qua, cụ thể là:
Bảng 3.3. Hệ thống cơ sở lƣu trú tại Đơn Dƣơng tính đến năm 2015
Năm Số lƣợng cơ sở lƣu trú Số lƣợng phòng
2011 4 75
2012 7 125
2013 9 150
2014 13 210
2015 17 230
Nguồn: Phòng Văn hóa Thông tin huyện Đơn Dương, năm 2016

Mặc dù số lượng cơ sở lưu trú tại Đơn Dương có tăng lên đáng kể từ 04 cơ
sở (2011) đến 17 cơ sở (2015) nhưng chất lượng cơ sở lưu trú vẫn chưa được cải
thiện, hầu hết hệ thống cơ sở lưu trú trên địa bàn huyện là nhà nghỉ du lịch với 230
phòng đạt tiêu chuẩn trong đó những nhà nghỉ du lịch này tập trung chủ yếu ở thị
trấn Thạnh Mỹ - trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện Đơn Dương. Xét về
hệ thống cơ sở kinh doanh ăn uống thì toàn huyện có 02 nhà hàng chuyên phục vụ
tiệc cưới và các quán ăn ven đường nằm rải rác trên dọc tuyến Quốc lộ 27 và một số
huyện lộ. Cho đến nay chưa có con số thống kê cụ thể về số lượng cơ sở kinh doanh
ăn uống trên địa bàn huyện. Về cơ sở vật chất văn hóa, toàn huyện có 69 công trình
văn hóa bao gồm 01 trung tâm văn hóa thể thao huyện, 01 khu du lịch sân golf, 02
đình di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, 08 sân bóng đá xã, 12 sân bóng đá mini, 45 sân
bóng chuyền góp phần tạo điều kiện cho cộng đồng địa phương vui chơi giải trí,
sinh hoạt cộng đồng.

Về cơ chế chính sách hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch
huyện Đơn Dương, chính quyền địa phương các cấp đã ban hành các văn bản chỉ
đạo phát triển ngành du lịch địa phương với mục tiêu khai thác các lợi thế về tài
nguyên, khí hậu, lợi thế tự nhiên để phát triển du lịch nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, từng bước giảm dần tỷ trọng nông, lâm nghiệp, tăng tỷ trọng du lịch - dịch vụ,
giải quyết việc làm, phát triển ngành nghề phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của địa

59
phương đồng thời bảo tồn, phát huy các giá trị bản sắc văn hóa, nâng cấp cảnh quan
thiên nhiên, môi trường du lịch, nâng cao trình độ dân trí, góp phần xóa đói giảm
nghèo vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, nâng cao vị thế du lịch Đơn Dương
- Lâm Đồng. Dựa trên Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng đến
năm 2020 theo Quyết định số 1369/QĐ-UBND ngày 25/06/2010, xét về mặt quy
hoạch tổ chức không gian du lịch thì huyện Đơn Dương thuộc cụm du lịch Đà Lạt
và vùng phụ cận còn xét về mặt quy hoạch tuyến du lịch thì Đơn Dương thuộc
tuyến du lịch nội tỉnh – phía đông Đà Lạt (theo Quốc lộ 20). Đây là điều kiện thuận
lợi để phát triển du lịch Đơn Dương nhờ tính kết nối với trung tâm du lịch Đà Lạt.
Ngoài ra còn có các văn bản khác như là Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội huyện Đơn Dương đến năm 2020 theo Quyết định số 157/QĐ-UBND ngày
20/01/2009, Quy hoạch phát triển thương mại - dịch vụ - du lịch giai đoạn 2008 –
2015 và tầm nhìn đến năm 2020 của huyện Đơn Dương, Nghị quyết số 01-NQ/HU
ngày 28/07/2010 của Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Đơn Dương lần thứ X (nhiệm
kỳ 2010 – 2015) và Kế hoạch số 299/KH-UBND ngày 22/3/2011 của UBND huyện
Đơn Dương về Kế hoạch thực hiện chương trình trọng tâm về phát triển thương mại
– dịch vụ - du lịch huyện Đơn Dương giai đoạn 2011 – 2015, Kế hoạch phát triển
dịch vụ - du lịch trên địa bàn huyện Đơn Dương giai đoạn 2011 – 2015, Kế hoạch
Quảng bá xúc tiến du lịch huyện Đơn Dương năm 2013, Dự án bảo tồn, phát huy và
phát triển di sản văn hóa Churu nhằm hình thành mô hình du lịch cộng đồng huyện
Đơn Dương giai đoạn 2014 – 2015 và tầm nhìn 2020, Kế hoạch số 880/KH-UBND
của UBND huyện Đơn Dương ban hành ngày 16/6/2016 về việc Thực hiện các chỉ
tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh khóa X trong đó nhấn mạnh Phát
triển dịch vụ du lịch chất lượng cao.

3.2. Phân tích thực trạng và nhu cầu phát triển du lịch cộng đồng
tại huyện Đơn Dƣơng, tỉnh Lâm Đồng
Thực trạng khai thác du lịch ở Đơn Dương nói chung và hoạt động du lịch
cộng đồng nói riêng được xem xét dưới 04 góc độ của 04 bên liên quan bao gồm

60
cộng đồng địa phương (Host Community), khách du lịch (Visitors), cấp lãnh đạo
địa phương (Local Public Administrations) và thành phần tư nhân (Entreprenuers).
3.2.1. Cộng đồng địa phương
Dựa trên kết quả 132 phiếu trả lời từ cộng đồng địa phương hiện đang sinh
sống tại 10 xã, thị trấn thuộc huyện Đơn Dương cho thấy quan điểm của người dân
về loại hình du lịch cộng đồng, nhận thức của họ về những tác động của du lịch
cộng đồng đến đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường trên cả hai mặt tích
cực lẫn tiêu cực. Thêm vào đó, kết quả khảo sát còn thể hiện thực trạng tham gia
hoạt động du lịch của người dân địa phương cũng như nhu cầu và mong muốn của
họ về việc phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng.
Kết quả thông tin nhân khẩu học của người dân được khảo sát thể hiện trong
bảng 3.4 và 3.5, cụ thể như sau:

61
Bảng 3.4.Thông tin nhân khẩu học của ngƣời dân đƣợc khảo sát (a)

Tuổi Tần suất Tỷ lệ (%)


18 – 30 27 20,5
31 - 50 74 56,1
51- 60 22 16,7
trên 60 9 6,8
Giới tính
Nam 64 48,5
Nữ 68 51,5
Dân tộc
Kinh 72 54,5
Churu 51 38,6
Khác: Chil, Mạ, Cơ Ho,… 9 6,9
Trình độ
Không qua trường lớp 8 6,1
Cấp 1 20 15,2
Cấp 2 46 34,8
Cấp 3 27 20,5
Trung cấp, Cao đẳng 14 10,6
Đại học, Sau Đại học 17 12,9
Nơi sinh sống
Đạ Ròn 11 8,3
Thị trấn Dran 9 6,8
Ka Đô 10 7,6
Ka Đơn 14 10,6
Lạc Lâm 16 12,1
Lạc Xuân 14 10,6
Pró 15 11,4
Quảng Lập 11 8,3
Thị trấn Thạnh Mỹ 16 12,1
Tu Tra 16 12,1
Thời gian sống tại địa phƣơng
1 - 5 năm 6 4,5
6 - 10 năm 4 3,0
11 - 15 năm 10 7,6
16 - 20 năm 14 10,6
Trên 20 năm 98 74,2
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2015

62
Về độ tuổi, người dân từ 31 – 50 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất, 56,1%, tiếp đến là
độ tuổi 18 – 30 chiếm tỷ lệ 20,5%, người dân được khảo sát trong độ tuổi 51 – 60
chỉ chiếm 16,7%, còn độ tuổi trên 60 có tỷ lệ thấp nhất, 6,8%. Về giới tính, tỷ lệ nữ
chiếm hơn một nửa số đáp viên, 51,5%. Phần lớn người dân được khảo sát là dân
tộc Kinh (54,5%) và Churu (38,6%) còn tỷ lệ đồng bào dân tộc khác như Cơ Ho,
Chil, Mạ, Êđê, … chỉ chiếm 6,9%. Về trình độ, số đáp viên học đến Cấp 2 chiếm tỷ
lệ cao nhất, 34,8% và 20,5% là tỷ lệ đáp viên học đến Cấp 3, tỷ lệ đáp viên có trình
độ từ Cấp 1 trở xuống là 21,3% còn trình độ Đại học, Sau đại học chiếm tỷ lệ 12,9%
và cuối cùng là trình độ Trung cấp, Cao đẳng 10,6%. Người dân được khảo sát đại
diện cho mỗi hộ gia đình hiện đang sinh sống tại 10 xã, thị trấn thuộc huyện Đơn
Dương cho nên số đáp viên được phân bố khắp 10 xã, thị trấn trong đó tỷ lệ đáp
viên ở các xã, thị trấn như Tu Tra, Thạnh Mỹ, Lạc Lâm, Pró, Lạc Xuân và Ka Đơn
chiếm trên 10%. Đại đa số người dân được khảo sát sinh sống tại địa phương trên
20 năm, chiếm 74,2%, tiếp đến là tỷ lệ người dân sinh sống từ 16 – 20 năm, chiếm
10,6%, 7,6% là tỷ lệ người dân sinh sống từ 11 – 15 năm và 3% là tỷ lệ người dân
sinh sống 6 – 10 năm và cuối cùng là 4,5% người dân sinh sống dưới 5 năm.
Về nghề nghiệp, đa số người dân được khảo sát làm nghề nông, chiếm
53,8%, tiếp đến là kinh doanh, buôn bán chiếm tỷ lệ 18,2%, nhân viên văn phòng và
cán bộ viên chức chiếm trên 6%, 5,3 % là tỷ lệ đáp viên làm nghề giảng dạy còn
thấp nhất là học sinh, sinh viên trên 18 tuổi chiếm 1,5%. Nhìn chung, mức thu nhập
của đáp viên tương đối cao so với một số địa phương ở khu vực miền núi, thu nhập
trung bình của hộ gia đình đáp viên trên 4,5 triệu đồng/tháng chiếm tỷ lệ cao nhất,
44,7%, tiếp đến là mức thu nhập từ 1,5 triệu – 4,5 triệu đồng/tháng, chiếm 38,6%, tỷ
lệ mức thu nhập từ 700 ngàn – 1,5 triệu đồng/tháng là 7,6% và hộ gia đình có mức
thu nhập dưới 700 ngàn đồng/tháng chiếm 9,1% trong đó chủ yếu là các hộ gia đình
người đồng bào dân tộc Churu sinh sống tại xã Pró – đây cũng là xã duy nhất của
huyện Đơn Dương chưa đạt chuẩn xã nông thôn mới tính đến cuối năm 2015.
Nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình chủ yếu từ nông nghiệp (trồng rau, hoa,
chăn nuôi bò sữa) chiếm hơn một nửa số đáp viên, 53,8%, nguồn thu từ hoạt động
kinh doanh, buôn bán chiếm tỷ lệ 13,6%, từ việc cung cấp dịch vụ du lịch chiếm tỷ

63
lệ 8,3%, từ hoạt động sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ và giao khoán bảo vệ rừng
chiếm tỷ lệ bằng nhau là 2,3%, còn lại từ các nguồn khác chiếm 19,7%.
Bảng 3.5. Thông tin nhân khẩu học của ngƣời dân đƣợc khảo sát (b)

Nghề nghiệp Tần suất Tỷ lệ (%)


Làm nông nghiệp 71 5,8
Học sinh, sinh viên 2 1,5
Giảng viên, giáo viên 7 5,3
Kinh doanh, buôn bán 24 18,2
Nhân viên văn phòng 8 6,1
Cán bộ viên chức 9 6,8
Nghề thủ công truyền thống: kim hoàn, đồ gỗ mỹ
nghệ, bánh tráng, rượu cần,… 4 3,0
Công nhân 1 0,8
Khác: may mặc, nấu ăn, thợ xây, tài xế, bảo vệ,… 6 4,5
Thu nhập
Dưới 700.000 đ 12 9,1
700.000 - 1.500.000 đ 10 7,6
1.500.001 - 4.500.000 đ 51 38,6
Trên 4.500.000 đ 59 44,7
Nguồn thu nhập chính
Nông nghiệp 71 53,8
Sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ 3 2,3
Kinh doanh, buôn bán 18 13,6
Dịch vụ du lịch 11 8,3
Giao khoán bảo vệ rừng 3 2,3
Khác 26 19,7
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2015

3.2.1.1. Quan điểm của người dân về loại hình du lịch cộng đồng
Hầu hết người dân đều đồng tình với quan điểm cho rằng du lịch cộng đồng
là loại hình du lịch tham quan làng bản, người dân tham gia, quản lý hoạt động du
lịch chiếm tỷ lệ đồng ý (hoàn toàn đồng ý) trên 97,7%; mặt khác người dân phải có
trách nhiệm bảo vệ tài nguyên môi trường tự nhiên, tài nguyên văn hóa địa phương
chiếm tỷ lệ 96,2%, đặc biệt 100% người dân đồng ý DLCĐ là loại hình du lịch giúp
du khách trải nghiệm bản sắc cộng đồng địa phương. Còn 93,9% là tỷ lệ người dân
đồng ý DLCĐ nhận được sự giúp đỡ hỗ trợ của các cá nhận, tổ chức cũng như chính
quyền địa phương.

64
Bảng 3.6. Quan điểm của ngƣời dân về khái niệm du lịch cộng đồng
Giá trị trung bình Tỷ lệ đồng ýb
Nội dung a
(Mean) (%)
Tham quan làng bản 4,43 97,8
Trải nghiệm bản sắc CĐĐP 4,42 100
Do CĐĐP quản lý 4,35 97,7
Người dân tham gia vào hoạt động du lịch 4,33 97,7
Người dân được hưởng lợi về kinh tế-xã hội 4,29 96,2
Có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên môi 4,19 96,2
trường, văn hóa
Nhận được sự giúp đỡ của các cá nhân, tổ 4,17 93,9
chức, chính quyền địa phương
a
. Thang đo của nội dung xếp hạng từ 1 = hoàn toàn không đồng ý đến 5 = hoàn toàn
đồng ý, b. Tỷ lệ đồng ý từ mức 4 - 5 của thang đo
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2015

Bên cạnh đó, đáp viên cũng cho thấy quan điểm của họ về tác động của du
lịch cộng đồng trên cả hai mặt tích cực lẫn tiêu cực đối với đời sống kinh tế, văn
hóa – xã hội và môi trường, cụ thể trong bảng 3.7 như sau:
Tải bản FULL (file word 36 trang): bit.ly/2Ywib4t
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ

65
Bảng 3.7. Quan điểm của ngƣời dân về tác động của du lịch cộng đồng
Nội dung Giá trị trung Tỷ lệ
a
bình (Mean) đồng ý
(%)b
Tích cực
Tạo ra nguồn quỹ để phát triển cộng đồng 4,40 94,7
Tăng thêm thu nhập cho người dân địa phương 4,52 96,2
Tạo thêm việc làm cho người dân địa phương 4,50 99
Giúp cho đời sống của người dân được cải thiện 4,27 91,7
Giúp giữ gìn và bảo tồn bản sắc văn hóa 4,41 99,3
Giúp tăng lòng tự hào về văn hóa cộng đồng 4,17 89,4
Tạo ra vai trò công bằng giữa nam giới/phụ nữ, 3,95 75,8
người già/người trẻ tuổi
Thành lập tổ chức được quản lý bởi cộng đồng 4,22 92,4
Cộng đồng có quyền trong việc phát triển hoạt 4,29 93,2
động du lịch
Tạo sự giao lưu giữa người dân địa phương và 4,30 96,2
khách du lịch
Giúp nâng cao nhận thức cho người dân về việc 4,08 81,1
bảo vệ môi trường
Có ý thức về việc quản lý chất thải 3,89 73,5
Tiêu cực
Làm tăng giá cả hàng hoá 3,90 76,6
Làm gia tăng tệ nạn xã hội 3,70 62,9
Làm gia tăng ô nhiễm môi trường 3,53 56
Làm tổn hại chuẩn mực đạo đức của cộng đồng 3,08 35,6
Làm xáo trộn đời sống sinh hoạt hàng ngày 3,07 33,3
Khó tìm ra một không gian yên tĩnh trong khu 3,07 31,8
vực sinh sống của người dân
Làm thương mại hóa giá trị văn hóa địa phương 3,00 27,3
a
. Thang đo của nội dung xếp hạng từ 1 = hoàn toàn không đồng ý đến 5 = hoàn
toàn đồng ý, b. tỷ lệ đồng ý từ mức 4 - 5 của thang đo
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2015

Nhìn chung, hầu hết đáp viên đều đồng ý về những tác động tích cực của du
lịch cộng đồng nhất là việc tạo thêm việc làm cho người dân địa phương, chiếm tỷ
lệ 99%, giúp giữ gìn và bảo tồn bản sắc văn hóa địa phương, chiếm tỷ lệ 99,3%;
riêng việc tạo ra vai trò công bằng giữa nam giới/nữ giới, người già/người trẻ tuổi
chiếm 75,8% và tỷ lệ đồng ý thấp nhất là giúp người dân có ý thức về việc quản lý
chất thải chỉ chiếm 73,5%, giá trị trung bình của thang đo này đạt 3,89/5 điều này

Tải bản FULL (file word 36 trang): bit.ly/2Ywib4t


Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ 66
cho thấy người dân gần như không có ý kiến về tác động này. Trong khi đó, tỷ lệ
người dân đồng ý về những tác động tiêu cực của du lịch cộng đồng như làm tổn hại
chuẩn mực đạo đức của cộng đồng, làm xáo trộn đời sống sinh hoạt hàng ngày,
người dân khó tìm ra một không gian yên tĩnh trong khu vực sinh sống của họ,
chiếm tỷ lệ 31,8 – 35,6%; tỷ lệ đồng ý cao nhất là du lịch làm tăng giá cả hàng hóa,
chiếm 76,6% và tỷ lệ thấp nhất là việc làm thương mại hóa giá trị văn hóa địa
phương, chiếm 27,3%; còn tỷ lệ đáp viên đồng ý du lịch cộng đồng làm tăng ô
nhiễm môi trường chiếm 56%; làm tăng tệ nạn xã hội chiếm 62,9%.
3.2.1.2. Thực trạng tham gia du lịch của người dân
Kết quả khảo sát cho thấy, đa số người dân địa phương thỉnh thoảng gặp gỡ
hoặc trò chuyện với khách du lịch, chiếm tỷ lệ 42% còn mức độ thường xuyên
chiếm tỷ lệ thấp nhất, chỉ có 20% trong khi đó tỷ lệ người dân không bao giờ tiếp
xúc với khách du lịch thì chiếm 38%.

20% Thường xuyên


38% Thỉnh thoảng
Không bao giờ

42%

Biểu đồ 3.1. Mức độ ngƣời dân gặp gỡ, trò chuyện hay giúp đỡ khách du lịch

Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ ngƣời dân tham gia vào hoạt động du lịch

67 4342105

You might also like