You are on page 1of 29

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ


HỒ CHÍ MINH
KHOA: CHÍNH TRỊ VÀ LUẬT

Học kỳ 1 NH 2022-2023
LLCT120314_23_1_35
TIỂU LUẬN
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỀ TÀI
“TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN
TỘC VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG CSVN TRONG
CHÍNH SÁCH ĐOÀN KẾT DÂN TỘC CHỐNG ĐẠI
DỊCH COVID-19”

Giảng viên: ThS. Đỗ Thị Ngọc Lệ


Sinh viên thực hiện

STT Họ và tên MSSV


1 Nguyễn Đức Sang 22110404
2 Nguyễn Công Quý 22110403
3 Lê Trường Sơn 22110407
4 Huỳnh Mai Thảo My 22136031
5 Nguyễn Thanh Ngân 22136036

Thủ Đức, tháng 11 năm 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
KHOA: CHÍNH TRỊ VÀ LUẬT

Học kỳ 1 NH 2022-2023
LLCT120314_23_1_35
TIỂU LUẬN
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỀ TÀI
“TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC
VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG CSVN TRONG CHÍNH SÁCH
ĐOÀN KẾT DÂN TỘC CHỐNG ĐẠI DỊCH COVID-19”

Giảng viên: ThS. Đỗ Thị Ngọc Lệ


Sinh viên thực hiện

STT Họ và tên MSSV


1 Nguyễn Đức Sang 22110404
2 Nguyễn Công Quý 22110403
3 Lê Trường Sơn 22110407
4 Huỳnh Mai Thảo My 22136031
5 Nguyễn Thanh Ngân 22136036

Thủ Đức, tháng 11 năm 2023


LỜI NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................

ĐIỂM

------------------------
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................................1
2. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu........................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................2
5. Kết cấu tiểu luận.........................................................................................................3
PHẦN NỘI DUNG.............................................................................................................4
CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN
TỘC..................................................................................................................................4
1.1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc..................4
1.1.1. Cơ sở lý luận...................................................................................................4
1.1.1.1 Chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đoàn kết của dân tộc ta:..................4
1.1.1.2 Tinh hoa văn hoá của nhân loại.................................................................4
1.1.1.3 Những quan điểm trong học thuyết Mac-Lenin........................................5
1.1.2. Cơ sở thực tiễn...............................................................................................5
1.1.2.1. Thực tiễn cách mạng Việt Nam................................................................5
1.1.2.2. Thực tiễn cách mạng thế giới....................................................................5
1.2. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn đoàn kết dân tộc...6
1.2.1. Vai trò của đại đoàn kết dân tộc....................................................................6
1.2.1.1. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành
công của cách mạng...............................................................................................6
1.2.1.2. Đại đoàn kết dân tộc là một mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng
Việt Nam................................................................................................................6
1.2.2. Lực lượng của đại đoàn kết dân tộc..............................................................6
1.2.2.1. Chủ thể của đại đoàn kết dân tộc..............................................................6
1.2.2.2. Nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc............................................7
1.2.3. Điều kiện để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.........................................7
1.2.4. Hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết toàn dân tộc - Mặt trận dân tộc
thống nhất................................................................................................................8
1.2.4.1. Mặt trận thống nhất toàn dân....................................................................8
1.2.4.2. Nguyên tắc xây dựng và hoạt động của Mặt trận thống nhất...................8
1.2.5. Phương thức xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc........................................9
CHƯƠNG 2: SỰ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH CỦA ĐẢNG CỘNG
SẢN VIỆT NAM TRONG CHÍNH SÁCH ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC CHỐNG
ĐẠI DỊCH COVID-19..................................................................................................10
2.1. Thực trạng, tình hình đại dịch COVID-19 lúc bấy giờ...................................10
2.2. Vận dụng Tư tưởng HCM về đại đoàn kết dân tộc vào cuộc chiến chống đại
dịch Covid 19 của Đảng và nhà nước ta..................................................................11
2.2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh trong bối cảnh đại dịch........................................11
2.2.2. Công tác thể hiện tinh thần đại đoàn kết dân tộc trong cuộc chiến chống
đại dịch...................................................................................................................12
2.2.3. Ưu điểm và nhược điểm từ việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại
đoàn kết dân tộc trong cuộc chiến chống đại dịch...............................................13
2.2.3.1. Ưu điểm..................................................................................................13
2.2.3.2. Nhược điểm............................................................................................14
2.3. Phương hướng, biện pháp xây dựng tư tưởng, tinh thần đoàn kết dân tộc
theo tư tưởng Hồ Chí Minh......................................................................................14
2.3.1. Phương hướng xây dựng tư tưởng, tinh thần đại đoàn kết dân tộc theo tư
tưởng Hồ Chí Minh...............................................................................................14
2.3.2. Biện pháp xây dựng tư tưởng, tinh thần đoàn kết dân tộc theo tư tưởng
Hồ Chí Minh..........................................................................................................17
2.4. Ý nghĩa đạt được từ việc vận dụng tư tưởng HCM về đại đoàn kết dân tộc
vào cuộc chiến chống đại dịch Covid 19..................................................................18
KẾT LUẬN.......................................................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................21
PHỤ LỤC..........................................................................................................................23
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đại đoàn kết toàn dân tộc là một trong những truyền thống quý báu, lâu đời của
nước Việt Nam ta từ trước đến nay, đã được giữ gìn và hun đúc qua hàng nghìn năm dựng
nước và giữ nước. Đại đoàn kết dân tộc còn là một vấn đề mang ý nghĩa sống còn của cả
dân tộc Việt Nam, là một tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người đã để lại cho
dân tộc ta một hệ tư tưởng phong phú, một di sản tinh thần vô giá. Tư tưởng đó đã được
Đảng ta liên tiếp kế thừa và phát triển. Một trong những sự vận dụng mạnh mẽ nhất của
Đảng về chính sách đoàn kết toàn dân tộc không thể không nhắc đến thời đại dịch
COVID-19.
Người đã từng viết trong thư gửi đồng bào Công giáo ngày 14/10/1945, “Không
đoàn kết thì suy và mất. Có đoàn kết thì thịnh và còn. Chúng ta phải lấy đoàn kết mà xoay
vần vận mệnh, giữ gìn dân tộc và bảo vệ nước nhà”1.
Qua đó có thể thấy đại dịch COVID-19 cũng như là một mối giặc không chỉ của dân
tộc ta mà còn là của toàn nhân loại lúc bấy giờ, nó cướp đi mạng sống, sức kh ỏe, hạnh
phúc của nhân dân ta. COVID-19 ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều mặt trong đời sống như
kinh tế bị suy giảm, thay đổi hình thức giáo dục, làm con người ta xa cách trong xã hội,...
Vì thế mà chúng ta phải đoàn kết đánh bay mối giặc Covid-19 để giữ gìn dân tộc và bảo
vệ nước nhà.
Nhờ sự áp dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc một cách thông
minh, kịp thời, không một phút chần chừ của Đảng và Nhà nước, nhân dân đồng lòng,
chung sức đánh bay giặc COVID-19, chính thời điểm đó chúng ta được thấy một nước
Việt Nam đại đoàn kết một lòng, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, cùng với sự chỉ đạo và
điều hành sáng suốt của Ðảng, Chính phủ. Dân tộc Việt Nam đã thành công trong việc
vận dụng di sản tinh thần, tinh hoa nhân loại mà chủ tịch Hồ Chí Minh để lại.
Vì vậy, rất cần phải tìm hiểu và nghiên cứu quan điểm, tư tưởng của Hồ Chí Minh
về đại đoàn kết toàn dân tộc, từ đó khẳng định tính đúng đắn của chính sách đại đoàn kết

1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.55.
toàn dân tộc của Đảng CSVN trong chống đại dịch COVID-19 để dân tộc Việt Nam học
hỏi và noi theo.
2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng được nghiên cứu: quan điểm của HCM về đại đoàn kết dân tộc và sự vận
dụng những quan điểm đó của Đảng CSVN trong chính sách đoàn kết dân tộc chống đại
dịch COVID-19.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu, làm rõ những quan điểm, tư tưởng của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn
dân tộc và sự vận dụng của Đảng CSVN trong chính sách đoàn kết dân tộc thời chống
dịch COVID-19. Từ đó giúp mọi người nhận thức được tầm quan trọng của đại đoàn kết,
vận dụng vào công cuộc xây dựng tư tưởng đoàn kết dân tộc cho các thế hệ trẻ - chủ nhân
của đất nước tương lai. Học hỏi và làm theo tấm gương của Hồ Chí Minh, đường lối sáng
suốt của Đảng CSVN trong chống đại dịch COVID-19.
Để thực hiện được mục đích trên, đề tài cần hoàn thành các nhiệm vụ cơ bản sau:
- Làm rõ được nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
về đại đoàn kết toàn dân tộc.
- Làm sáng tỏ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.
- Làm rõ quá trình Đảng CSVN vận dụng tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc của
Hồ Chí Minh vào chính sách chống đại dịch COVID-19.
4. Phương pháp nghiên cứu
Lựa chọn nghiên cứu đề tài tiểu luận này dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Kết hợp, vận dụng chặt chẽ các phương pháp
như: phương pháp logic, tổng hợp, so sánh, phân tích, … để làm rõ các vấn đề đã được đặt
ra.
5. Kết cấu tiểu luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tiểu luận được chia thành 2 chương, gồm:
CHƯƠNG 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc.
CHƯƠNG 2: Sự vận dụng Tư Tưởng Hồ Chí Minh của Đảng CSVN trong chính sách
đoàn kết dân tộc chống đại dịch Covid-19.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC
1.1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
1.1.1. Cơ sở lý luận
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc có nguồn gốc từ nhiều yếu tố và
được hình thành trên cơ sở kế thừa và phát triển chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đoàn
kết của dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, đã vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa
Mác – Lênin phù hợp với tình hình và điều kiện cụ thể của Việt Nam trong từng giai đoạn
cách mạng.
1.1.1.1 Chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đoàn kết của dân tộc ta:
Cơ sở lý luận của Người là kết quả của sự kế thừa các giá trị truyền thống tốt đẹp
của dân tộc. Truyền thống ấy còn được những anh hùng dân tộc ở các thời kỳ khác nhau
như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Quang Trung,… đúc kết nâng lên thành phép giữ
nước. Sớm hấp thu được truyền thống yêu nước - nhân nghĩa – đoàn kết của dân tộc là cơ
sở mạnh mẽ thúc đẩy nên việc hình thành tư tưởng HCM về đại đoàn kết dân tộc.
1.1.1.2 Tinh hoa văn hoá của nhân loại
Văn hoá phương Đông, trong đó có Nho giáo, Phật giáo. Ví dụ như thuyết Đại đồng
và tư tưởng bình đẳng về tài sản của Nho giáo. Theo Khổng Tử, “Thiên hạ sẽ thái bình
khi thế giới đại đồng. Người ta không sợ thiếu chỉ sợ có không đều”. Quan điểm "nước
lấy dân làm gốc" (quốc dĩ dân vi bản) là của Nho giáo. Trong Phật giáo cũng có những
điểm hay. Ví dụ tư tưởng “đại từ, đại bi, cứu khổ cứu nạn” mang sức mạnh đoàn kết.
Văn hóa phương Tây được Hồ Chí Minh khai thác. Người đã chọn lọc những hạt
nhân hợp lý trong Tuyên ngôn độc lập của cách mạng tư sản Mỹ, trong Tuyên ngôn Nhân
quyền và Dân quyền từ cách mạng tư sản Pháp. Người đã khai thác nhiều tư tưởng từ các
triết gia tư sản trong Thế kỷ ánh sáng. Chính những nhận thức sâu sắc, am hiểu tường tận,
tiếp thu có chọn lọc những giá trị văn hoá của nhân loại đã góp phần giúp Người hình
thành nên TTHCM về đại đoàn kết dân tộc.
1.1.1.3 Những quan điểm trong học thuyết Mac-Lenin
Là cơ sở lý luận quan trọng nhất đối với quá trình xây dựng và hình thành lên tư
tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc nói riêng và cả tư tưởng Hồ Chí Minh nói
chung. Sớm nắm được linh hồn của Chủ nghĩa Mác - Lênin có cơ sở khoa học để hình
thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân. Những quan điểm trong học thuyết
Mác-Lênin là cơ sở lý luận quan trọng nhất, bởi nó không chỉ trang bị thế giới quan,
phương pháp luận, mà còn chỉ ra những phương hướng rõ ràng trong quá trình thực hiện
đoàn kết. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga 1917 là minh chứng cho tính đúng
đắn của tư tưởng đoàn kết trong học thuyết Mác-Lênin, giai cấp vô sản lãnh đạo cách
mạng phải đi từ chiến lược “giai cấp vô sản tất cả các nước đoàn kết lại!” 2 tới chiến lược
“giai cấp vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại!”. 3
1.1.2. Cơ sở thực tiễn
Không chỉ được hình thành từ những cơ sở lý luận suông, tư tưởng này còn được
xuất phát từ thực tiễn lịch sử của dân tộc và nhiều năm bôn ba ở nước ngoài của Hồ Chí
Minh.
1.1.2.1. Thực tiễn cách mạng Việt Nam
Những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản Pháp
đã làm xã hội Việt Nam chia hai giai cấp mới: tư sản và vô sản. Nhân dân đã kiên trì đứng
lên đấu tranh nhưng đều thất bại. Nhận thức rõ vấn đề tổ chức chưa có sự lãnh đạo đúng
đắn, chưa biết đoàn kết lại đã thúc đẩy HCM ra đi tìm đường cứu nước đồng thời lấy đó
làm nền tảng xây dựng nên tư tưởng về đại đoàn kết toàn dân VN.
1.1.2.2. Thực tiễn cách mạng thế giới
Từ 1911 đến 1941 Hồ Chí Minh đã đi khắp các châu lục. Người nhận ra: “Các dân
tộc thuộc địa tiềm ẩn một sức mạnh vĩ đại, song cuộc đấu tranh của họ chưa đi đến thắng
lợi bởi vì các dân tộc bị áp bức chưa biết tập hợp lại, chưa có sự liên kết chặt chẽ với giai

2
Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam (2019). Quan điểm của Mác - Lênin về chủ nghĩa quốc tế vô sản. Truy cập
tại: https://dangcongsan.vn/tu-lieu-tham-khao-cuoc-thi-trac-nghiem-tim-hieu-90-nam-lich-su-ve-vang-cua-dang-
cong-san-viet-nam/tu-lieu-cuoc-thi/quan-diem-cua-chu-nghia-mac--lenin-ve-chu-nghia-quoc-te-vo-san-532779.htm
3
Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam (2019). Quan điểm của Mác - Lênin về chủ nghĩa quốc tế vô sản. Truy cập
tại: https://dangcongsan.vn/tu-lieu-tham-khao-cuoc-thi-trac-nghiem-tim-hieu-90-nam-lich-su-ve-vang-cua-dang-
cong-san-viet-nam/tu-lieu-cuoc-thi/quan-diem-cua-chu-nghia-mac--lenin-ve-chu-nghia-quoc-te-vo-san-532779.htm
cấp công nhân ở các nước tư bản, đế quốc, chưa có tổ chức và chưa biết tổ chức…” 4.
Người đã nghiên cứu để hiểu một cách thấu đáo con đường Cách mạng Tháng Mười và
những bài học kinh nghiệm quý báu mà cuộc cách mạng này đã mang lại cho phong trào
cách mạng thế giới.
1.2. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn đoàn kết dân tộc
1.2.1. Vai trò của đại đoàn kết dân tộc
1.2.1.1. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của
cách mạng
Đại đoàn kết dân tộc không phải là sách lược hay thủ đoạn chính trị mà là chiến lược
lâu dài, nhất quán của cách mạng Việt Nam. Là vấn đề mang tính sống còn của dân tộc
Việt Nam được duy trì cả trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội
chủ nghĩa. Trước những giai đoạn cách mạng có những yêu cầu và nhiệm vụ khác nhau,
chính sách và phương pháp tập hợp cần thiết phù hợp cho những đối tượng cũng như
không được thay đổi chủ trương đại đoàn kết dân tộc.
1.2.1.2. Đại đoàn kết dân tộc là một mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt
Nam
Hồ Chí Minh cho rằng “Đại đoàn kết dân tộc không chỉ là mục tiêu, nhiệm vụ hàng
đầu của Đảng mà còn là mục tiêu, nhiệm vụ của toàn dân cả dân tộc” 5. Đại đoàn kết là
yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng, là đòi hỏi khách quan quần chúng nhân dân
trong cuộc đấu tranh tự giải phóng bởi nếu không đoàn kết thì họ sẽ thất bại trong cuộc
đấu tranh vì lợi ích của chính mình.
1.2.2. Lực lượng của đại đoàn kết dân tộc
1.2.2.1. Chủ thể của đại đoàn kết dân tộc
Được xây dựng trên lập trường của giai cấp công nhân. Bao gồm toàn thể nhân dân,
tất cả người dân Việt Nam yêu nước ở các giai cấp, các tầng lớp trong xã hội các ngành
các giới, các lứa tuổi, các dân tộc, đồng bào các tôn giáo, các đảng phái… Đại đoàn kết

4
LĐLĐ tỉnh Quảng Bình. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc. Truy cập tại
https://ldld.quangbinh.gov.vn/3cms/Ban-in-507.htm?art=13969217229087
5
LĐLĐ tỉnh Quảng Bình. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc. Truy cập tại
https://ldld.quangbinh.gov.vn/3cms/Ban-in-507.htm?art=13969217229087
dân tộc tức là phải tập hợp, đoàn kết được tất cả mọi người dân vào một khối thống nhất,
không phân biệt giai cấp, tầng lớp, đảng phái, dân tộc… Từ đó, chủ thể của đại đoàn kết
dân tộc là Đảng Cộng Sản Việt Nam nói riêng, vừa là người dân Việt Nam nói chung. Tư
tưởng Hồ Chí Minh đã định hướng cho việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc
trong suốt tiến trình cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân chủ nhân dân đến cách mạng
xã hội chủ nghĩa.
1.2.2.2. Nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân
mà đại đa số nhân dân là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác.
Đó là nền, gốc của đại đoàn kết. Nó cũng như cái nền của nhà, gốc của cây. Nhưng đã có
nền vững, gốc tốt, còn phải đoàn kết các tầng lớp nhân dân khác” 6. Từ đó, lực lượng làm
nền tảng cho khối đại đoàn kết là công nhân, nông dân, tri thức. Nền tảng càng vẫn chắc
càng mở rộng thì khó có mà thế lực nào có thể làm suy yếu khối đại đoàn kết toàn dân
tộc.
1.2.3. Điều kiện để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc
“Một là, phải kế thừa truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, đoàn kết của dân tộc”.
Truyền thống này đã là một truyền thống lâu đời của nhân dân Việt Nam ta, đã khắc sâu
và vững bền trong tâm trí mỗi người dân Việt Nam ta được lưu truyền qua nhiều thế hệ.
Trở thành sức mạnh cội nguồn để cả dân tộc chiến thắng mọi thiên địch giữ vững bản sắc
dân tộc.
“Thứ hai, phải có lòng khoan dung, độ lượng với con người”. Mỗi người đều có ưu
khuyết điểm khác nhau không ai là hoàn hảo. Vì vậy muốn xây dựng khối đại đoàn kết
toàn dân, quy tập mọi lực lượng một cách rộng rãi thì phải có lòng khoan dung, độ lượng
trân trọng phần thiện nhỏ nhất trong lòng mỗi người.
“Ba là, phải có niềm tin vào nhân dân”. Nối tiếp nguyên tắc “Nước lấy dân làm
gốc” dân là chỗ dựa vững chắc cũng như là nguồn sức mạnh vô địch xây dựng khối đại
đoàn kết dân tộc. Muốn xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc thì ta phải có niềm tin vào
nhân dân.

6
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, trang 244.
1.2.4. Hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết toàn dân tộc - Mặt trận dân tộc thống
nhất
1.2.4.1. Mặt trận thống nhất toàn dân
Mặt trận thống nhất là nơi tập hợp mọi tổ chức cũng như cá nhân yêu nước mọi
người Việt sinh sống ở trong cũng như ở nước ngoài. Mục tiêu của Mặt trận thống nhất là
phấn đấu vì mục tiêu chung độc lập thống nhất Tổ quốc và tự do, hạnh phúc của nhân
dân.
1.2.4.2. Nguyên tắc xây dựng và hoạt động của Mặt trận thống nhất
“Một là, phải được xây dựng trên nền tảng liên minh công nhân - nông dân - trí
thức và đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng”7. Mặt trận là một khối đoàn kết chặt chẽ, đoàn
kết lâu dài, thân ái giúp đỡ cùng nhau tiến bộ. Hồ Chí Minh nhấn mạnh vai trò của khối
liên minh công nông và làm cách mạng phải có tri thức, tầng lớp tri thức rất quan trọng
trong việc làm cách mạng. Người nói: “Trong sự nghiệp cách mạng, trong sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội, lao động trí óc có một vai trò quan trọng và vẻ vang, và công,
nông, trí cần đoàn kết chặt chẽ thành một khối”8. Theo Hồ Chí Minh, đại đoàn kết là công
việc của toàn dân tộc, song nó chỉ được củng cố và phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng.
“Hai là phải xuất phát từ mục tiêu vì nước vì dân” 9. Theo Hồ Chí Minh đại đoàn kết
phải xuất phát từ mục tiêu vì nước vì dân. Người cho rằng nếu đất nước độc lập mà dân
không hạnh phúc thì cũng không có ý nghĩa gì. Vì vậy đoàn kết phải lấy lợi ích nhân dân
làm chủ.
“Ba là, phải hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ”10. Mọi vấn đề của mặt
trận đều phải đem ra để tất cả thành viên cùng nhau bàn bạc, thống nhất để đưa ra quyết
định. Để thực hiện nguyên tắc hiệp thương dân chủ ta phải đứng vững trên lập trường của
giai cấp công nhân, giải quyết mối quan hệ giữa lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp… phải
làm cho các thành viên trong Mặt trận luôn đặt lợi ích tối cao của dân tộc, lợi ích chung

7
Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị, tr.178-180.
8
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10,tr.376.
9
Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị, tr.178-180.
10
Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị, tr.178-180.
lên hàng đầu. Những lợi ích riêng phù hợp với lợi ích chung của dân tộc, đất nước phải
được tôn trọng.
“Bốn là, phải đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, đoàn kết thật sự, chân thành, thân ái giúp
đỡ nhau cùng tiến bộ”11. Theo Người: “Đoàn kết thực sự nghĩa là mục đích phải nhất trí
và lập trường cũng phải nhất trí. Đoàn kết thực sự nghĩa là vừa đoàn kết, vừa đấu tranh,
học những cái tốt của nhau, phê bình những cái sai của nhau và phê bình trên lập trường
thân ái, vì nước, vì dân”12. Các thành viên trong Mặt trận phải cùng nhau đoàn kết, giúp
đỡ lẫn nhau cùng nhau đi lên.
1.2.5. Phương thức xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc
“Một là, làm tốt công tác vận động quần chúng (Dân vận)”. Để tận dụng vai trò to
lớn của quần chúng nhân nhân trong sự nghiệp xây dựng, phát triển Tổ quốc thì phải làm
tốt công tác quần chúng, huy động nhân dân thực hiện chủ trương do Đảng, Nhà nước đề
ra.
“Hai là, thành lập đoàn thể, tổ chức quần chúng phù hợp với từng đối tượng để tập
hợp quần chúng”. Để tập hợp quần chúng có hiệu quả cần lập ra những đoàn thể, tổ chức
phù hợp với lứa tuổi, nghề nghiệp… có nhiệm vụ vận động và phát huy một cách triệt để
những nhiệm vụ mà Đảng đề ra. Trong quá trình xây dựng đất nước, số lượng đoàn thể
không ngừng gia tăng, hoạt động ngày càng hiệu quả và đạt mục tiêu một cách tốt nhất.
“Ba là, các đoàn thể, tổ chức quần chúng được tập hợp và đoàn kết trong Mặt trận
dân tộc thống nhất”. Các tổ chức đoàn thể, tổ chức quần chúng cùng với Mặt trận thống
nhất là sợi dây gắn kết Đảng với nhân dân. Theo Hồ Chí Minh “ Đoàn kết, đoàn kết, đại
đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công!”13 các đoàn thể, tổ chức quần chúng
được tập hợp trong Mặt trận thống nhất đều được huy động, chỉ đạo trong việc vận động
quần chúng tham gia sinh hoạt trong tổ chức của mình.

11
Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị, tr.178-180
12
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11, trang 362.
13
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.13, trang 119.
CHƯƠNG 2: SỰ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH CỦA ĐẢNG CỘNG
SẢN VIỆT NAM TRONG CHÍNH SÁCH ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC CHỐNG
ĐẠI DỊCH COVID-19
2.1. Thực trạng, tình hình đại dịch COVID-19 lúc bấy giờ
Đại dịch Covid-19 là sự bùng phát toàn cầu của bệnh viêm đường hô hấp do chủng
mới của virus Corona (SARS-CoV-2) gây ra. Đại dịch đã gây ra hậu quả nghiêm trọng đối
với sức khỏe cộng đồng, nền kinh tế toàn cầu, giáo dục, và nhiều lĩnh vực khác của xã hội.
Trên thế giới:
Tính đến cuối năm 2022, trên thế giới đã có tổng cộng hơn 650 triệu ca mắc với gần
6,6 triệu ca tử vong.
Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến tất cả các quốc gia trên thế
giới và đang tiếp tục diễn biến rất phức tạp. Nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái nghiêm
trọng, mức tăng trưởng của hầu hết các quốc gia và khu vực đều ở mức âm: Mỹ ở mức -
6,1%, Liên minh Châu Âu (EU) ở mức -9,1%, Nhật Bản ở mức -5,8%, …
Giãn cách xã hội ở nhiều quốc gia đã gây ra sự suy giảm giá trị sản xuất, nhập khẩu hàng
hóa và dịch vụ, kèm theo đó là thu nhập giảm, tiêu dùng giảm và xuất nhập khẩu bị đình
trệ. Tổng vốn FDI14 giảm gần 60% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là lần đầu tiên
FDI giảm sâu kỷ lục kể từ sau năm 2005. Đời sống người dân lâm vào suy thoái.
Ở Việt Nam:
Nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái nghiêm trọng đã kéo theo cả Việt Nam, ảnh
hưởng nghiêm trọng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, gây gián đoạn, làm đình trệ
các hoạt động sản xuất – kinh doanh. Tác động tiêu cực đến trực tiếp các ngành xuất, nhập
khẩu, dịch vụ, y tế, giáo dục, …
- Kinh tế: Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
trong năm 2020 đã giảm xuống mức thấp nhất trong 30 năm qua, chỉ đạt 2,91%. Nhiều
doanh nghiệp phải đóng cửa, gây ra tình trạng thất nghiệp và giảm thu nhập.

14
Viết tắt của Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Giáo dục: Nhiều trường học và trường đại học phải tạm dừng hoạt động trong một
thời gian dài, gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập, làm gián đoạn quá trình học
tập của học sinh, sinh viên.
- Sức khỏe: Theo khảo sát của Bộ Y tế, số ca mắc mới cao nhất trong ngày từng được
ghi nhận tại Việt Nam là 23.183 ca (19/08/2021). Tính tới thời điểm hiện tại, tuy đại dịch
đã được kiểm soát nhưng tổng số ca mắc đã ở mức hơn 2,5 triệu với hơn 26.000 ca tử
vong.
2.2. Vận dụng Tư tưởng HCM về đại đoàn kết dân tộc vào cuộc chiến chống đại dịch
Covid 19 của Đảng và nhà nước ta
2.2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh trong bối cảnh đại dịch
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhận định rằng: “Nước Việt Nam ta là một, dân tộc
Việt Nam ta là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó vẫn sẽ không bao
giờ thay đổi15”. Theo Người, đại đoàn kết là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, nhất quán và
xuyên suốt để tập hợp lực lượng cách mạng và là nhân tố quyết định sự thành công. Tinh
thần thiêng liêng ấy được xem là mục tiêu, là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng và Nhà nước
được quán triệt trong mọi lĩnh vực, từ đường lối, chủ trương, chính sách đến mọi hoạt
động thực tiễn của Đảng.
Trong khoảng thời gian mà đại dịch bùng phát mạnh mẽ nhất, diễn biến phức tạp
trên phạm vi cả thế giới, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ra Lời kêu gọi
đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài, không phân biệt tuổi
tác, tôn giáo, nghề nghiệp hay địa vị xã hội, tất cả cùng đoàn kết một lòng, thống nhất ý
chí và hành động, thực hiện quyết liệt, hiệu quả những chủ trương của Đảng và Nhà nước,
sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để bảo đảm chiến thắng đại
dịch Covid-19.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt và đúng đắn ngay từ
rất sớm, mang lại hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Ban Chỉ đạo quốc gia

15
Trích từ Bản tuyên ngôn độc lập 02/09/1945
phòng, chống dịch Covid-1916 được thành lập đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, huy
động sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị, sự tham gia của toàn dân.
Trong suốt khoảng thời gian cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19 diễn ra, hàng
loạt những khó khăn và thách thức do đại dịch mang lại đã khiến Đảng và Nhà nước
không ít lần lần vào tình cảnh ngặt nghèo: gần như tất cả mọi nơi đều phải thực hiện giãn
cách xã hội, tỷ lệ người nhiễm và tử vong tăng cao, tình trạng thiếu lương thực và các nhu
yếu phẩm cần thiết lan rộng, thiếu thốn nguồn vắc-xin và các thiết bị y tế,… Thế nhưng
bằng với sự kiên cường, kế thừa tinh thần đại đoàn kết dân tộc do Bác đưa ra, đồng thời
vận dụng một cách sáng tạo và triệt để tinh thần ấy thì đại dịch đã dần được kiểm soát và
đời sống nhân dân cũng dần ổn định hơn, người dân được hỗ trợ một cách toàn diện.
2.2.2. Công tác thể hiện tinh thần đại đoàn kết dân tộc trong cuộc chiến chống đại dịch
Với tinh thần “Chống dịch như chống giặc” cùng với ý chí đoàn kết một lòng,
tương thân tương ái thì Đảng và Nhà nước đã đề ra rất nhiều chính sách để hỗ trợ và giúp
đỡ cho người dân vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống và đồng thời góp phần vực dậy
nền kinh tế:
- Chính sách đảm bảo an sinh xã hội: Đảng đã tăng cường việc cung cấp lương
thực, thực phẩm, các trang thiết bị và nhu yếu phẩm thiết yếu. Đảm bảo không ai bị bỏ lại
sau lưng, đặc biệt là người già, người nghèo và trẻ em.
Từ ngày 15-21 tháng 10/2021 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ban
hành Quyết định xuất cấp kho và đã xuất cấp tổng cộng 137.090 tấn gạo hỗ trợ
cho trên 2,41 triệu hộ với gần 9,14 triệu nhân khẩu khắp tất cả các tỉnh thành,
thành phố trực thuộc Trung ương bị thiếu lương thực do ảnh hưởng của đại dịch,...
- Chính sách hỗ trợ kinh tế cho người dân: Đảng đã đưa ra nhiều biện pháp hỗ trợ
kinh tế cho người dân như giảm thuế, gia hạn thuế đối với các cá nhân, tổ chức đang gặp
khó khăn trong giai đoạn này, đồng thời còn hỗ trợ tiền mặt cho những cá nhân đang gặp
khó khăn trong đại dịch.
Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam (QBTTE) đã phối hợp với 27 tỉnh, thành phố hỗ trợ
7,83 tỷ đồng cho 1.541 trẻ em mồ côi mất cha, mẹ do Covid-19 với mức 5 triệu
16
Được thành lập vào ngày 31 tháng 1 năm 2020 – Ban chỉ đạo cấp quốc gia trong cuộc chiến chống đại dịch. Do
Thủ tướng Chính phủ lúc bấy giờ là ông Nguyễn Xuân Phúc đứng đầu.
đồng/trẻ em và 124 trẻ em sơ sinh là con của sản phụ bị nhiễm Covid-19 với mức 1
triệu đồng/trẻ em,...
- Tập trung tài nguyên xã hội: Đảng và Nhà nước đã kêu gọi và tạo điều kiện cho
các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức đóng góp vào các quỹ từ thiện, các quỹ cứu trợ và
thành công nhất chính là sự thành lập Quỹ vắc-xin Covid-19.
Quỹ được thành lập 27/05/2021, có nhiệm vụ quản lý, điều phối các nguồn lực tài
chính, hỗ trợ cho các hoạt động như: mua, nhập khẩu vắc-xin, nghiên cứu vắc-xin
trong nước, phân phối vắc-xin đến tay người dân,...
Ngoài ra, Đảng và Nhà nước cũng rất coi trọng việc kiểm soát thông tin. Thông tin
đến với người dân phải luôn được cập nhật một cách liên tục, chính xác và minh bạch.
Đồng thời cũng kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi sai lệch về đại dịch.
Với những chính sách tích cực trên thì tình hình Covid-19 đã dần được kiểm soát,
tỷ lệ người nhiễm mới Covid-19 dần dần đã được kiểm soát, sức khỏe của người dân cũng
được đảm bảo nhờ vào các đợt tiêm ngừa vắc-xin. Đồng thời, thông tin cũng đã được kiểm
soát một cách chặt chẽ. Nền kinh tế dần được phục hồi, người dân bắt đầu có công việc trở
lại, đời sống cũng từ đó dần ổn định và được cải thiện.
Qua đây có thể phần nào thấy rằng, Đảng và Nhà nước đã vận dụng rất tốt công tác
vận động đại đoàn kết dân tộc trong cuộc chiến chống đại dịch. Nhờ vào sự đồng lòng, kết
hợp của cả nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các tôn giáo và cộng đồng dân cư đặt
dưới sự lãnh đạo mạnh mẽ từ các cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã
hội. Ngoài ra thì còn phải nhấn mạnh rằng công tác thông tin, tuyên truyền và giáo dục
nhân dân về tình hình dịch bệnh, biện pháp phòng, chống dịch cũng như tinh thần đoàn kết
và trách nhiệm cộng đồng là rất quan trọng.
2.2.3. Ưu điểm và nhược điểm từ việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết
dân tộc trong cuộc chiến chống đại dịch
2.2.3.1. Ưu điểm
Tạo sự đoàn kết và gắn kết xã hội: Chính sách đoàn kết dân tộc thúc đẩy tinh thần
đoàn kết và sự gắn kết xã hội qua việc khai báo y tế và giãn cách xã hội để nhằm chống lại
đại dịch.
Khả năng tổ chức cộng đồng tốt: Việt Nam có khả năng có tổ chức cộng đồng tốt
thông qua các cấp ủy cơ sở và tổ chức xã hội, giúp trong việc quản lý và tuân thủ các biện
pháp phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh.
Phân phối tài nguyên hiệu quả: Chính sách đoàn kết dân tộc đã giúp cho việc phân
phối tài nguyên như: khẩu trang, nhu yếu phẩm, thiết bị y tế, vắc-xin... một cách công
bằng và hiệu quả cho tất cả mọi người.
Tăng cường sự tín nhiệm và tuân thủ: Sự đoàn kết tạo ra sự tín nhiệm và tuân thủ
của người dân đối với chính phủ và các biện pháp phòng chống đại dịch, qua đó làm nâng
cao hiệu suất của các biện pháp kiểm soát và phòng ngừa.
2.2.3.2. Nhược điểm
Rủi ro tạo ra sự phân biệt: Trong một số trường hợp, chính sách đoàn kết dân tộc có
thể gây ra sự phân biệt hoặc thiên vị. Điều này có thể xảy ra nếu tài nguyên không được
phân phối công bằng khiến cho một số người cảm thấy bị bỏ lại.
Khó khăn trong đời sống: Công cuộc giãn cách xã hội sẽ làm cho người dân mất đi
công ăn việc làm từ đó tạo ra sự khó khăn về mặt tài chính cũng như đời sống xã hội.
Thời gian và nguồn lực: Việc triển khai chính sách đoàn kết dân tộc đòi hỏi thời
gian và nguồn lực lớn đặc biệt là trong lĩnh vực an ninh và y tế.
Làm suy giảm kinh tế đất nước: Ngoài việc nhân dân không thể làm việc để phát
triển xã hội đất nước còn phải trích ngân sách để chi rất nhiều cho lĩnh vực y tế và công
tác tuyên truyền.
2.3. Phương hướng, biện pháp xây dựng tư tưởng, tinh thần đoàn kết dân tộc theo tư
tưởng Hồ Chí Minh
2.3.1. Phương hướng xây dựng tư tưởng, tinh thần đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng
Hồ Chí Minh
Tư tưởng, tinh thần đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh là một trong
những giá trị cốt lõi của dân tộc Việt Nam. Đây là tư tưởng xuyên suốt quá trình cách
mạng Việt Nam, đã góp phần quan trọng vào thắng lợi của các cuộc kháng chiến và xây
dựng đất nước.
Trong bối cảnh hiện nay, khi thế giới đang dần phát triển và bước đến kỷ nguyên
mới với những biến đổi sâu sắc, phức tạp... qua đó việc xây dựng tư tưởng, tinh thần đại
đoàn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Qua đó, ta cần tập trung vào những phương hướng sau:
Thứ nhất, tăng cường giáo dục, tuyên truyền về tư tưởng, tinh thần đại đoàn kết
dân tộc. Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong việc xây dựng tư
tưởng, tinh thần đại đoàn kết dân tộc và giáo dục, tuyên truyền cần được thực hiện thường
xuyên, phong phú, đa dạng để giúp phù hợp với mọi đối tượng. Nội dung giáo dục, tuyên
truyền cần tập trung vào những vấn đề sau:
- Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc là nền tảng tư tưởng của Đảng và Nhà nước
ta, là sức mạnh vô địch của dân tộc Việt Nam.
- Đại đoàn kết dân tộc là sự đoàn kết của tất cả các tầng lớp nhân dân, không
phân biệt dân tộc, tôn giáo, giới tính, thành phần xã hội.
- Đại đoàn kết dân tộc là sự thống nhất ý chí và hành động của toàn dân tộc,
nhằm thực hiện mục tiêu chung là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ví dụ: Ngày 15-5-2016, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 05-CT/TW về
“Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh”.
Thứ hai, tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách về đại đoàn kết dân tộc.
Thể chế, chính sách là nền tảng pháp lý cho việc thực hiện đại đoàn kết dân tộc. Để xây
dựng tư tưởng, tinh thần đại đoàn kết dân tộc, cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế,
chính sách về đại đoàn kết dân tộc theo hướng:
- Tạo điều kiện thuận lợi để các tầng lớp nhân dân tham gia vào các hoạt
động đại đoàn kết dân tộc.
- Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các tầng lớp nhân dân
- Khắc phục những khó khăn, hạn chế trong thực hiện thể chế, chính sách về
đại đoàn kết dân tộc.
Ví dụ: Đại hội XIII của Đảng về đại đoàn kết dân tộc đã nêu ra việc tiếp tục
thể chế hóa phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” khơi
dậy tinh thần mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức
mạnh đại đoàn kết dân tộc...
Thứ ba, đẩy mạnh các hoạt động thực tiễn nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn kết
dân tộc. Các hoạt động thực tiễn là cơ sở để hình thành và giúp phát huy sức mạnh đại
đoàn kết dân tộc, từ đó ta cần đẩy mạnh các hoạt động thực tiễn sau:
- Tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng vào bảo vệ Tổ quốc
- Tăng cường tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong cộng đồng
- Tích cực tham gia các hoạt động về phong trào thi đua yêu nước, các cuộc
vận động xã hội
Ví dụ: Hoạt động “Sắc màu văn hóa các dân tộc Việt Nam” được tổ chức tại
làng Văn hóa - Du lịch giữa các dân tộc Việt Nam nhằm nâng cao tinh thần
đại đoàn dân tộc.
Cuối cùng, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn
thể trong việc xây dựng tư tưởng, tinh thần đoàn kết dân tộc. Các cấp ủy đảng chính
quyền, đoàn thể là lực lượng nòng cốt trong việc xây dựng tư tưởng, tinh thần đại đoàn
kết dân tộc. Cho nên trách nhiệm của họ là nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của đại
đoàn kết dân tộc. Đồng thời, đưa ra những giải pháp cụ thể để phát huy vai trò, trách
nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể trong việc xây dựng tư tưởng, tinh thần
đại đoàn kết dân tộc.
Ví dụ: Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của
Đảng, Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đẩy mạnh việc
học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh coi đó là
công việc thường xuyên của Đảng, của cấp chính quyền và các tổ chức
chính trị xã hội địa phương...
2.3.2. Biện pháp xây dựng tư tưởng, tinh thần đoàn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí
Minh
Theo chủ tịch Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc là sức mạnh vô địch, là nhân tố
quyết định thắng lợi của Cách mạng Việt Nam. Người đã khẳng định: “Đoàn kết là sức
mạnh, là then chốt của thành công”17.
Để xây dựng tư tưởng, tinh thần đoàn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh, cần
thực hiện tốt các biện pháp sau:
Thứ nhất, tăng cường giáo dục, tuyên truyền về tư tưởng, tinh thần đoàn kết dân
tộc. Giáo dục và tuyên truyền được xem là biện pháp hàng đầu để nâng cao ý thức của
toàn dân về tầm quan trọng của đại đoàn kết dân tộc.
Thứ hai, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Nâng cao đời sống
vật chất, tinh thần của nhân dân sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân phát huy tinh thần
đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
Thứ ba, lãnh đạo, quản lý tốt đất nước, tạo môi trường hòa bình, ổn định. Lãnh
đạo, quản lý tốt đất nước, tạo môi trường hòa bình, ổn định là điều kiện quan trọng để
phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Do đó, cần thực hiện tốt vai trò lãnh đạo, quản lý
của Đảng, Nhà nước, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, hoạt động hiệu quả, bảo
đảm an ninh, quốc phòng, giữ vững ổn định chính trị, xã hội.
Thứ tư, khắc phục những biểu hiện chia rẽ, mất đoàn kết. Bên cạnh những biểu
hiện đoàn kết, trong xã hội hiện nay vẫn còn tồn tại những biểu hiện chia rẽ, mất đoàn kết.
Cần kiên quyết đấu tranh, khắc phục những biểu hiện này, tạo dựng môi trường đoàn kết,
hòa hợp trong xã hội. Kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện chia rẽ, mất đoàn kết
trong nội bộ Đảng, trong nhân dân và trong xã hội. Tuyên truyền, vận động nhân dân
nâng cao ý thức cảnh giác, đấu tranh với các thế lực thù địch, chống phá.

17
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, sđd, t.11, tr.154.
Thứ năm, xây dựng và phát huy vai trò của Mặt trận dân tộc thống nhất. Đây là
nơi quy tụ mọi cá nhân, tổ chức yêu nước, tập hợp mọi người dân nước Việt cả trong
nước và sinh sống ở nước ngoài. Mặt trận dân tộc thống nhất có vai trò quan trọng trong
việc tập hợp, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện đại đoàn kết dân tộc.
Thứ sáu, phải có niềm tin vào nhân dân. “Dân vừa là chỗ dựa vững chắc, đồng thời
là nguồn sức mạnh vô địch của khối đại đoàn kết dân tộc, quyết định thắng lợi của cách
mạng.” 18
2.4. Ý nghĩa đạt được từ việc vận dụng tư tưởng HCM về đại đoàn kết dân tộc vào
cuộc chiến chống đại dịch Covid 19
Theo chủ tịch Hồ Chí Minh đại đoàn kết dân tộc không phải chỉ là mục tiêu, trách
nhiệm của Đảng, mà còn là của toàn thể nhân dân. Khi nước ta ghi nhận ca bệnh Covid 19
đầu tiên (23/01/2020) Đảng, Nhà nước và toàn dân đã vận dụng rất tốt tính đoàn kết dân
tộc để nhằm ổn định lại đất nước giúp thoát khỏi dịch bệnh mang tính toàn cầu này. Qua
đó có thể tóm tắt được ý nghĩa Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc vào cuộc chiến
chống đại dịch Covid 19 như sau:
Thứ nhất, tạo nên sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc. “Dân vừa là chỗ dựa vững
chắc, đồng thời là nguồn sức mạnh vô địch của khối đại đoàn kết dân tộc, quyết định
thắng lợi của cách mạng.” 19
Thứ hai, góp phần củng cố khối đại đoàn kết dân tộc. Công cuộc chống đại dịch
Covid-19 đã chứng minh được sức mạnh đoàn kết của dân tộc Việt Nam, không có sự
phân biệt giàu nghèo, dân tộc, địa vị... ai cũng chung tay góp sức nhằm đưa đất nước trở
nên ổn định.
Thứ ba, sự học hỏi và đổi mới. Tư tưởng Hồ Chí Minh cũng khuyến khích việc học
hỏi kinh nghiệm qua đó Đảng và Nhà nước ta vận dụng để đưa ra những chính sách, chủ
trương nhằm phòng chống sự lan rộng của đại dịch Covid-19.
Thứ tư, tạo động lực để phát triển đất nước. Cuộc chiến chống đại dịch Covid-19
đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho Đảng và Nhà nước ta. Trong đó, bài học

18
Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, 2019
19
Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, 2019
về sức mạnh đại đoàn kết dân tộc là bài học quan trọng nhất. Tư tưởng Hồ Chí Minh về
đại đoàn kết dân tộc tiếp tục là kim chỉ nam cho Đảng và Nhà nước ta trong công cuộc
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thứ năm, Cụ thể hóa mô hình cho cộng đồng quốc tế. Việc kết hợp tinh thần đoàn
kết dân tộc trong việc đối phó với đại dịch Covid-19 có thể trở thành một mô hình tốt cho
các quốc gia khác. Làm góp phần vào việc chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ cộng đồng quốc
tế có thể là một cách để tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc lan rộng ra ngoài
biên cảnh quốc gia.
KẾT LUẬN
Qua những phân tích trên chúng ta có thể thấy được đại đoàn kết dân tộc có nguồn
gốc sâu xa từ truyền thống yêu nước của dân tộc và được bác vận dụng sáng tạo trong
suốt quá trình hoạt động cách mạng và đã tạo nên sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết
dân tộc, thống nhất ý chí và hành động của toàn dân. Cho đến ngày nay tinh thần ấy vẫn
còn tồn tại và được phát huy một cách tốt đẹp dưới sự lãnh đạo của ĐCS Việt Nam đã tạo
ra nhiều bước ngoặt, thành công trên con đường đổi mới, hiện đại hóa đất nước song
chúng ta có thể nhìn thấy rõ sức mạnh ấy qua việc phòng chống dịch bệnh covid 19, đảng
và nhà nước đã vận dụng một cách sáng tạo và có hiệu quả tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí
Minh về đại đoàn kết dân tộc động viên phát huy sức mạnh của toàn bộ hệ thống chính trị
và toàn dân để chống dịch. Sự hy sinh thầm lặng của đội ngũ y tế, sự ủng hộ về tinh thần
và vật chất của người dân, sự động viên của đảng đã thể hiện rõ tinh thần đoàn kết ý chí
kiên cường của toàn thể dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của đảng để rồi đi đến chiến
thắng, vượt qua cơn đại dịch. Qua đó chúng ta có thể thấy tư tưởng Hồ Chí Minh về đại
đoàn kết dân tộc có vai trò rất quan trọng nó không chỉ là một lời giải đúng đắn cho một
vấn đề cách mạng vào thời kì kháng chiến mà nó còn giữ nguyên giá trị cho đến ngày
hôm nay, “đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết, thành công thành công, đại thành công” có
đoàn kết có thành công, tư tưởng đó đã thấm sâu vào trong mỗi con người Việt Nam yêu
nước và biến nó thành hành động của hàng triệu con người tạo thành sức mạnh to lớn làm
nên một Việt Nam vững mạnh, hùng cường đây cũng là một trong những minh chứng cho
sự đúng đắn của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.
Việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc giúp chúng ta hiểu
rõ hơn về con đường cách mạng của đảng, củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của đảng,
giáo dục tuyên truyền về truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ, vận
dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chính Minh về đại đoàn kết dân tộc một cách đúng đắn tránh
những sai lầm lệch lạc về tư tưởng và hành động, kế thừa phát huy giá trị văn hóa đạo
đức, nhân văn cho xã hội văn minh, tiến bộ, tạo ra sức mạnh đại đoàn kết dân tộc động
viên toàn đảng toàn dân đoàn kết xây dựng đất nước cùng nhau từng bước xây dựng một
Việt Nam vững mạnh, hùng cường.
Sự lãnh đạo của Đảng giúp đất nước Việt Nam phát triển theo con đường chủ nghĩa
xã hội không bị trật hướng chủ nghĩa xã hội, giữ cho đất nước ổn định, phát triển nền kinh
tế, vận dụng một cách sáng tạo và có hiệu quả tư tưởng Hồ Chí Minh vào sự nghiệp đổi
mới hiện đại hóa đất nước, gắn kết nhân dân tạo thành một khối đại đoàn kết cùng nhau
xây dựng phát triển đất nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Cổng thông tỉnh điện tử tỉnh Bình Phước (31/03/2023). Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại
đoàn kết dân tộc. Truy cập tại: https://binhphuoc.gov.vn/vi/news/hoc-tap-va-lam-theo-
bac/tu-tuong-ho-chi-minh-ve-dai-doan-ket-toan-dan-toc-31081.html
[2] Trang tin điện tử Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh (04/06/2021). Tư tưởng Hồ Chí
Minh về đại đoàn kết là nguồn sức mạnh cho cuộc chiến đấu chống dịch Covid-19. Truy
cập tại https://www.hcmcpv.org.vn/tin-tuc/tu-tuong-ho-chi-minh-ve-dai-doan-ket-la-
nguon-suc-manh-cho-cuoc-chien-dau-chong-dich-covid-19-1491878856
[3] Tạp chí Cộng sản (19/04/2023). Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
trong sự nghiệp củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam hiện nay.
Truy cập tại: https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/chinh-tri-xay-dung-dang/-/
2018/827275/gia-tri-tu-tuong-ho-chi-minh-ve-dai-doan-ket-dan-toc-trong-su-nghiep-
cung-co%2C-tang-cuong-khoi-dai-doan-ket-toan-dan-toc-o-viet-nam-hien-nay.aspx#
[4] Công Lý (30/04/2023). Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết. Truy cập tại:
https://congly.vn/tu-tuong-ho-chi-minh-ve-dai-doan-ket-dan-toc-376862.html
[5] Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận
chính trị, Nxb Chính trị Quốc gia sự thật, 2021.
[6] Đảng Cộng Sản Việt Nam (08/10/2023). Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết
toàn dân tộc trong thời kỳ mới. Truy cập tại: https://dangcongsan.vn/xay-dung-dang/tiep-
tuc-phat-huy-truyen-thong-dai-doan-ket-toan-dan-toc-trong-thoi-ky-moi-648828.html
[7] Bộ văn hóa Thể thao và Du lịch (12/10/2021). Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân
tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Truy cập tại: https://bvhttdl.gov.vn/phat-huy-suc-manh-
dai-doan-ket-dan-toc-theo-tu-tuong-ho-chi-minh-trong-cuoc-chien-chong-dai-dich-covid-
19-20211012082237319.htm.
[8] Bộ tài chính (03/06/2021). Quyết định ban hành Quỹ vắc-xin Covid-19. Truy cập tại:
https://www.mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn/pages_r/l/tin-bo-tai-chinh?
dDocName=MOFUCM201301.
[9] Cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Phước (2023), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn
kết dân tộc. Truy cập tại: https://binhphuoc.gov.vn/vi/news/hoc-tap-va-lam-theo-bac/tu-
tuong-ho-chi-minh-ve-dai-doan-ket-toan-dan-toc-31081.html
[10] Khuất Việt Hùng (2021), Tạp chí Cộng sản về “Đoàn kết và dân chủ theo tư tưởng
Hồ Chí Minh”. Truy cập tại: https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/chinh-tri-xay-
dung-dang/-/2018/821051/doan-ket-va-dan-chu-theo-tu-tuong-ho-chi-minh.aspx
[11] TS. Lê Hải Bình (2022), Tạp chí Ban tuyên giáo trung ương về “Đại đoàn kết dân
tộc - Cội nguồn sức manh, động lực chủ yếu của cách mạng Việt Nam”. Truy cập tại:
https://tuyengiao.vn/bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang/dai-doan-ket-toan-dan-toc-coi-
nguon-suc-manh-dong-luc-chu-yeu-cua-cach-mang-viet-nam-137537
PHỤ LỤC
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC VÀ ĐÁNH GIÁ HOÀN THÀNH CỦA CÁC
THÀNH VIÊN TRONG NHÓM

Đánh giá
STT Họ và tên Phân công công việc tỷ lệ hoàn SĐT và Ký tên
thành

- Hoàn thành nội dung 0946353126


100%
1 Nguyễn Đức Sang Phần 2.3 và 2.4 (Chương 2)
- Trình bày tiểu luận.

- Hoàn thành nội dung 0976870127


2 Nguyễn Công Quý 100%
Phần 2.1 và 2.2 (Chương 2)
- Hoàn thành nội dung 0889771393

3 Lê Trường Sơn Phần Kết Luận. 100%


- Trình bày bìa tiểu luận.

0786748045
- Lập dàn ý tiểu luận.
- Hoàn thành nội dung
4 Huỳnh Mai Thảo My 100%
Phần Mở Đầu.
- Trình bày tiểu luận.

- Hoàn thành nội dung 0386410233


5 Nguyễn Thanh Ngân 100%
Chương 1.

You might also like