You are on page 1of 67

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH TẾ, LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC


KHOA KINH TẾ

BÀI BÁO CÁO KẾT THÚC MÔN THỰC HÀNH QUẢN


TRỊ DỰ ÁN

TÊN DỰ ÁN: SÀI GÒN KHÔNG NGỦ

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Phạm Thị Thanh Tâm


Mã lớp HP: 22C1ECO50101601
Nhóm thực hiện: Nhóm 1

TP. Hồ Chí Minh – Tháng 4 năm 2023


I

DANH SÁCH THÀNH VIÊN


NHÓM 1

STT Họ và tên MSSV Lớp Khóa Múc độ đóng góp

1 Huỳnh Ngọc Bích 31201020185 IE001 K46 100%

2 Đặng Ỹ Dình 31201020168 IE001 K46 100%

3 Phạm Ngọc Khánh Ngân 31201020402 IE001 K46 100%

4 Phan Thị Như Quỳnh 31201024658 IE001 K46 100%

5 Nguyễn Phương Uyên 31201020612 IE001 K46 100%


II

MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH...........................................................................................IV
DANH MỤC BẢNG...........................................................................................V
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP.............................................1
1.1 Giới thiệu....................................................................................................1
1.2 Lĩnh vực......................................................................................................1
1.3 Quy mô........................................................................................................1
1.4 Mục tiêu......................................................................................................1
1.5 Tầm nhìn, sứ mệnh....................................................................................2
1.6 Lợi thế cạnh tranh.....................................................................................2
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU DỰ ÁN..................................................................4
2.1 Project charter..............................................................................................4
2.1.1 Nhận diện vấn đề và sự cần thiết của dự án..........................................5
2.1.2 Lý do dự án............................................................................................5
2.1.3 Mục tiêu dự án.......................................................................................5
2.1.4 Lợi ích....................................................................................................7
2.1.5 Rủi ro.....................................................................................................7
2.2 Chất lượng dự án..........................................................................................8
2.3 Phân tích dự án theo mô hình SWOT...........................................................9
CHƯƠNG 3: VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN
............................................................................................................................11
3.1 Danh sách các bên liên quan......................................................................11
3.2 Phân tích các bên liên quan........................................................................12
3.2.1 Vai trò và mong đợi của các bên liên quan với dự án..........................12
3.2.2 Mối quan tâm và quyền lực của các bên liên quan..............................13
3.3 Sơ đồ tổ chức dự án...................................................................................14
3.4 Giao ước nội bộ..........................................................................................14
3.4.1 Cấu trúc nhân sự.................................................................................14
3.4.2 Các kênh thông tin liên lạc..................................................................15
3.4.3 Quy ước nội bộ....................................................................................15
CHƯƠNG 4: LẬP KẾ HOẠCH DỰ ÁN.........................................................17
4.1 Cấu trúc phân chia công việc.....................................................................17
III

4.1.1 Cấu trúc WBS......................................................................................17


4.1.2 Cấu trúc OBS.......................................................................................17
4.2 Ma trận trách nhiệm...................................................................................18
4.3 Ước tính chi phí và thời gian thực hiện dự án............................................21
4.4 Lịch trình dự án..........................................................................................24
4.5 Kế hoạch kiểm soát và quản lý rủi ro dự án...............................................25
4.5.1 Kế hoạch kiểm soát dự án....................................................................25
4.5.2 Kế hoạch quản lý rủi ro.......................................................................27
CHƯƠNG 5: THỰC THI VÀ KIỂM SOÁT DỰ ÁN.....................................29
5.1 Cập nhật dự án...........................................................................................29
5.2 Chi tiết hoạt động.......................................................................................30
5.2.1 Kế hoạch truyền thông.........................................................................30
5.2.2 Bán hàng gây quỹ................................................................................31
5.2.3 Trao hiện vật và trao phần ăn..............................................................33
5.2.3.1 Trao hiện vật.....................................................................................33
5.2.3.2 Trao phần ăn.....................................................................................34
5.3 Báo cáo các cuộc họp.................................................................................35
5.3.1 Báo cáo cuộc họp khởi động dự án......................................................35
5.3.2 Báo cáo cuộc họp định kỳ và cập nhật tiến độ.....................................37
5.3.3 Báo cáo kết thúc dự án........................................................................44
5.3.3.1 Bảng thể hiện sự chênh lệch giữa baseline và actual........................45
5.3.3.2 Các báo cáo trong dự án...................................................................49
5.4 Báo cáo cập nhật kết quả thực hiện dự án..................................................51
5.5 Các vấn đề phát sinh và biện pháp khắc phục............................................53
CHƯƠNG 6: KẾT THÚC DỰ ÁN...................................................................55
6.1. Đánh giá....................................................................................................55
6.1.1 Những việc đã thực hiện được.............................................................55
6.1.2. Những việc chưa thực hiện được........................................................56
6.2 Bài học kinh nghiệm..................................................................................57
KẾT LUẬN........................................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................60
IV

DANH MỤC HÌNH


Hình 1. Project charter của dự án.......................................................................... 4
Hình 2. Mối quan tâm và sự ảnh hưởng của các bên liên quan với dự án...........13
Hình 3. Cấu trúc tổ chức dự án............................................................................ 14
Hình 4. Cấu trúc WBS......................................................................................... 17
Hình 5. Cấu trúc OBS......................................................................................... 18
Hình 6. Lịch trình dự án...................................................................................... 25
Hình 7. Cập nhật dự án........................................................................................ 29
Hình 8. Hình ảnh bán hàng gây quỹ.................................................................... 33
Hình 9. Hình ảnh trao hiện vật............................................................................ 34
Hình 10. Hình ảnh trao phần ăn........................................................................... 35
Hình 11. Cập nhật chi phí dự án.......................................................................... 47
Hình 12. Cập nhật thời gian dự án....................................................................... 48
Hình 13. Báo cáo tổng quan chi phí cho tài nguyên nguồn lực...........................49
Hình 14. Báo cáo tổng quan chi phí cho từng giai đoạn dự án............................50
Hình 15. Báo cáo tổng quan tài nguyên nguồn lực.............................................. 51
V

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. Chất lượng dự án...................................................................................... 9


Bảng 2. Phân tích SWOT dự án.......................................................................... 10
Bảng 3. Danh sách các bên liên quan.................................................................. 12
Bảng 4. Vai trò và sự mong đợi của các bên liên quan đối với dự án..................13
Bảng 5. Ma trận trách nhiệm............................................................................... 21
Bảng 6. Bảng ước tính chi phí và thời gian thực hiện.........................................24
Bảng 7. Kế hoạch kiểm soát dự án...................................................................... 27
Bảng 8. Kế hoạch quản lý rủi ro.......................................................................... 28
Bảng 9. Kế hoạch truyền thông........................................................................... 31
Bảng 10. Thống kê dự án.................................................................................... 45
1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP


1.1 Giới thiệu
Sài Gòn Không Ngủ được thành lập từ tháng 1 năm 2023 với 5 thành viên là
sinh viên K46, chuyên ngành Kinh tế đầu tư, trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ
Chí Minh. Sài Gòn Không Ngủ là một tổ chức phi lợi nhuận thực hiện những dự án
tình nguyện ngắn hạn và dài hạn với mục tiêu là giúp đỡ những mảnh đời khó khăn,
bất hạnh và tham gia các hoạt động như bảo vệ môi trường; đồng thời là nơi giúp thế
hệ thanh thiếu niên có cơ hội hoạt động vì cộng đồng.
Tháng 3 năm 2023 vừa qua, Sài Gòn Không Ngủ đã đánh dấu cột mốc quan
trọng đầu tiên trên hành trình xây dựng doanh nghiệp với dự án cùng tên nhằm trao
những suất cơm tình nghĩa đến những người vô gia cư và người lao động về đêm.
Cho đến nay, Sài Gòn Không Ngủ vẫn đang nỗ lực hết mình, mang theo sứ
mệnh kết nối yêu thương, hiện thực hóa các ý tưởng tình nguyện, bảo vệ môi trường
nhằm hướng tới một cộng đồng, một xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
1.2 Lĩnh vực
Sài Gòn Không Ngủ hoạt động trong hai lĩnh vực:
 Tình nguyện cộng đồng: hướng tới những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn
như người vô gia cư, người lao động về đêm, trẻ em khuyết tật, trẻ em mồ côi,
người già neo đơn,...
 Bảo vệ môi trường: trồng cây, thu gom phế liệu, tuyên truyền “tiêu dùng xanh”.
1.3 Quy mô
Sài Gòn Không Ngủ hiện đang hoạt động với quy mô trên địa bàn Thành phố
Hồ Chí Minh và trong tương lai còn có thể mở rộng sang các tỉnh/thành khác. Thêm
vào đó, không chỉ tổ chức những buổi tình nguyện mà còn mở rộng sang các chiến
dịch như trồng cây xanh, chiến dịch sống xanh (thu gom pin cũ, chai nhựa, lon…)
1.4 Mục tiêu
Hướng đến mục tiêu tốt đẹp, Sài Gòn Không Ngủ được thành lập nhằm giúp đỡ
và sẻ chia “yêu thương” đến với những người có hoàn cảnh khó khăn ở địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung. Vì thế, Sài Gòn Không Ngủ hiện
tại sẽ không ngừng xây dựng và phát triển nhiều dự án phi lợi nhuận mang đến cho
cộng động. Cụ thể, trong ngắn hạn, Sài Gòn Không Ngủ sẽ không chỉ đóng góp về
2

mặt vật chất mà còn mang lại những giá trị tinh thần đến những đối tượng có hoàn
cảnh khó khăn. Với mục tiêu dài hạn, những dự án tiếp theo sẽ được triển khai thực
hiện và hướng tới nhiều đối tượng, nhiều lĩnh vực hơn trong cộng đồng.
1.5 Tầm nhìn, sứ mệnh
 Tầm nhìn
Là một tổ chức phi lợi nhuận, Sài Gòn Không Ngủ luôn hướng tới sự phát triển
bền vững và đặt lợi ích cộng đồng lên hàng đầu. Nhằm mục đích truyền tải yêu
thương đến những hoàn cảnh khó khăn và hành động vì một cộng đồng “xanh”; Sài
Gòn Không Ngủ đã và đang dần cải thiện, định hướng phát triển trên con đường mở
rộng lĩnh vực và quy mô không chỉ ở Thành phố Hồ Chí Minh mà ở khắp nơi trên cả
nước.
 Sứ mệnh
“Trao ấm no - Gửi yêu thương” đến những người có hoàn cảnh khó khăn thông
qua các hoạt động thiện nguyện của Sài Gòn Không Ngủ. Truyền cảm hứng mạnh mẽ
và kết nối toàn xã hội.
 Giá trị cốt lõi
Thấu hiểu - Kết nối - Sẻ chia. Hành động một cách trung thực đúng sự thật và
minh bạch trong mọi thời điểm. Tinh thần hợp tác được đề cao để đạt được mục tiêu
chung.
1.6 Lợi thế cạnh tranh
Không khó nhận ra, thị trường ở Việt Nam đặc biệt là ở Thành phố Hồ Chí
Minh luôn có sự cạnh tranh tương đối cao ở nhiều ngành nghề nói chung cũng như
ngành phi lợi nhuận nói riêng. Sài Gòn Không Ngủ đã xây dựng những lợi thế để sẵn
sàng cạnh tranh trong môi trường này. Sau đây là một số lợi thế cạnh tranh:
 Về sản phẩm: Trong khi các doanh nghiệp thương mại kinh doanh về sản phẩm
hoặc dịch vụ cụ thể, thì “sản phẩm” của tổ chức phi lợi nhuận là giá trị cộng
đồng. Cụ thể là dự án mang lại giá trị vật chất và tinh thần đầy ý nghĩa cho
cộng đồng. Thông qua đó, “sản phẩm” của dự án có thể lan tỏa niềm tin, thông
điệp đến với thế hệ trẻ ngày nay.
 Về nhân lực: Sài Gòn Không Ngủ sở hữu đội ngũ nhân viên năng động, sáng
tạo, đam mê cũng như có tinh thần đoàn kết trong giai đoạn xây dựng, khắc
3

phục và thực hiện dự án. Cụ thể, Sài Gòn Không Ngủ có chiến lược phân bổ
nhân lực ở từng phòng ban tương ứng với những trách nhiệm và công việc khác
nhau. Với sự phân bổ rõ ràng, năng suất làm việc cũng như tinh thần đoàn kết,
bổ trợ lẫn nhau được thể hiện rõ nét thông qua từng dự án.
 Về môi trường: Từ sự đoàn kết, chuyên nghiệp giữa các thành viên, đã tạo ra
một môi trường làm việc hiệu quả, lành mạnh và phát triển tối đa thế mạnh của
từng cá nhân.
 Về truyền thông, tuyên truyền dự án: Sài Gòn Không Ngủ do những thành viên
GenZ đồng sáng lập. Vì thế, mỗi cá nhân đã được tiếp cận mạng xã hội từ sớm
cũng như chủ động tìm hiểu về cách thức và quá trình truyền thông. Đặc biệt,
trong nhóm dự án có hai thành viên có kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực
viết nội dung và thiết kế hình ảnh. Do đó, các dự án sẽ được truyền thông một
cách hiệu quả.
4

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU DỰ ÁN


2.1 Project charter

Hình 1. Project charter của dự án


5

2.1.1 Nhận diện vấn đề và sự cần thiết của dự án


Sài Gòn - “thành phố hoa lệ”, không bao giờ hết lửa hết nhiệt, khi thành phố
lên đèn, cũng là lúc Sài Gòn nhộn nhịp, tất bật nhất. Có thể nói, thức đêm mới biết
đêm dài, thức đêm ở Sài Gòn mới thấy một đêm là vô tận đến nhường nào, cùng một
không gian và thời gian nhưng luôn tồn tại những câu chuyện, những hình ảnh, những
cuộc đời đối lập nhau. Cái không khí se se lạnh của đầu xuân qua đi, Sài Gòn lại bước
vào những ngày nắng oi ả. Cũng con phố ấy, trong khi có người đang nằm trong điều
hoà mát lạnh, thì ngoài kia, dưới những gầm cầu, trạm xe buýt hay góc chợ nào đó, có
những người hơi thở còn nghẹn trong lồng ngực, trải qua một đêm dài với “giấc ngủ
lạnh”. Cũng con phố ấy, nhiều người đổ ra đường để thư giãn, tận hưởng, tiếng cười
nói, trò chuyện vang khắp các quán ăn, vỉa hè thì một Sài Gòn “thu nhỏ” nào đó, có
người bắt đầu với cuộc sống mưu sinh.
Cảm nhận được sự cực nhọc, khó khăn của những người vô gia cư, người lao
động đêm khi phải đối mặt với cái bụng trống rỗng và chỗ ngủ tạm bợ, nhóm dự án đã
khảo sát và quyết định thực hiện dự án Sài Gòn Không Ngủ. Dự án Sài Gòn Không
Ngủ được thực hiện với mục tiêu trao tặng những phần ăn “nghĩa tình” đến với những
người khó khăn tại khu vực quận Bình Thạnh và Gò Vấp. Mang theo sứ mệnh trao ấm
no - gửi yêu thương là mục tiêu mà nhóm tình nguyện đang cố gắng chinh phục và
khao khát truyền ngọn lửa yêu thương ấy. Đồng thời, nhóm dự án mong muốn phát
huy tinh thần “lá lành đùm lá rách”, lan tỏa hình ảnh, thúc đẩy và khuyến khích các
bạn sinh viên đồng cảm và có nhiều hành động hơn vì cộng đồng.
2.1.2 Lý do dự án
“Sưởi ấm” những mảnh đời thiếu may mắn đồng thời phát huy tinh thần “lá
lành đùm lá rách”. Trao nụ cười, gửi niềm tin và sẻ chia những câu chuyện, truyền
ngọn lửa yêu thương đến những người già neo đơn, người lao động về đêm và người
vô gia cư.
2.1.3 Mục tiêu dự án
Dự án được thực hiện với mục tiêu giúp đỡ những người vô gia cư và lao động
về đêm tại quận Bình Thạnh và quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh về mặt vật chất
lẫn tinh thần. Cụ thể, chiến dịch nhằm trao những suất cơm tình nghĩa và một số vật
phẩm đến những mảnh đời bất hạnh và khó khăn này.
6

Mục tiêu dự án được đặt ra theo tiêu chí SMART:


 Specific (cụ thể): Tùy theo từng giai đoạn mà mục tiêu được mô tả một cách cụ
thể như sau.
➢ Giai đoạn 1: Lập fanpage và đăng bài phát động chương trình thiện nguyện.
Triển khai truyền thông chương trình thông qua các nền tảng truyền thông xã
hội như Facebook,...
➢ Giai đoạn 2: Gây quỹ số tiền có được từ chương trình thiện nguyện bằng
cách mua và gói các phần ăn được trao tận tay cho những người vô gia cư và
lao động về đêm.
 Measurable (đo lường): mục tiêu được đo lường tùy vào từng giai đoạn
➢ Giai đoạn 1: Phát động chương trình và vận động gây quỹ thông qua 2 hình
thức: bán hàng (cơm cháy và bánh tráng) và nhận quyên góp hiện vật, hiện kim
từ các nhà hảo tâm.
 Hiện kim quyên góp từ nhà hảo tâm và doanh thu từ việc bán hàng gây
quỹ đạt 2.000.000 VND trong tuần bán đầu tiên.
 Có ít nhất 7 bài truyền thông trong suốt quá trình vận động quyên góp
và gây quỹ (bao gồm 1 bài phát động, 1 bài vận động tìm kiếm nhà hảo
tâm, 1 bài giới thiệu menu, 1 bài feedback từ khách hàng, 1 bài nhắc
nhở, 1 bài tổng kết ngân sách từ việc quyên góp và gây quỹ, 1 bài recap
ngày thực hiện dự án).
➢ Giai đoạn 2: Thực hiện chương trình thiện nguyện bằng cách trao tặng 200
phần cơm cho người vô gia cư và lao động về đêm vào ngày 05/03/3023.
 Tuyển ít nhất 3 cộng tác viên tham gia vào ngày thực hiện dự án.
 Các thành viên nhóm dự án tham gia đầy đủ
 Có 2 bài truyền thông về giai đoạn 2 (bao gồm 1 bài bắt đầu giai đoạn 2
và 1 bài tổng kết dự án).
 Agreed upon (thỏa thuận):
 Đúng mục tiêu dự án, được ủng hộ và đồng thuận thực hiện dự án của
giảng viên môn học.
7

 Nhận được ủng hộ các bạn sinh viên UEH. Tiếp cận được nguồn hàng
(cơm cháy và bánh tráng) đến tay các bạn sinh viên với tỷ lệ bán hàng là
100%.
 Nhận được các khoản tiền ủng hộ và vật phẩm (quần áo, giày dép,
chăn,...) từ các nhà hảo tâm.
 Mang lại giá trị yêu thương con người, nâng cao nhận thức biết sẻ chia
cho thế hệ sinh viên ngày nay.
 Realistic (thực tế):
➢  Nguồn lực:
 Có sự hướng dẫn và tham mưu ý kiến từ giáo viên hướng dẫn.
 Đội dự án là nhóm sinh viên năm ba có kiến thức chuyên môn, kỹ năng
xã hội và trách nhiệm cộng đồng.
 Có sự tham gia từ cộng tác viên dự án.
➢  Tài chính:
 Vốn góp từ các thành viên đội dự án.
 Quyên góp từ nhà hảo tâm và lợi nhuận từ việc gây quỹ bán hàng.
 Time-bound: Thời gian thực hiện dự án từ ngày 28/01/2023 đến ngày
16/04/2023
2.1.4 Lợi ích
Dự án mang lại nhiều lợi ích về mặt xã hội, cảm xúc và thể chất công việc.
Quan trọng hơn hết, dự án giúp các thành viên tham gia nâng cao kỹ năng mềm, trải
nghiệm xã hội. Ngoài ra, giúp mọi người tăng cường giao lưu, mở rộng mạng lưới kết
nối các mối quan hệ và hỗ trợ xây dựng mối quan hệ cộng đồng. Song, dự án giúp
chúng ta thấu hiểu và đồng cảm về tình yêu thương giữa người với người “lá lành đùm
lá rách”, lan tỏa việc làm thiện nguyện ý nghĩa cho xã hội.
2.1.5 Rủi ro
Mặc dù dự án đều được lên kế hoạch và tính toán đo lường chi tiết, vẫn không
thể tránh khỏi các sự cố rủi ro. Sau đây sẽ là một số yếu tố có thể sẽ gặp phải trong
quá trình thực hiện:
 Thiếu kinh phí đã dự tính
 Không tìm kiếm được nhà cung cấp phù hợp, chất lượng không đạt yêu cầu.
8

 Việc kinh doanh gây quỹ không thuận lợi: bán không đạt chỉ tiêu đề ra, bom
hàng, khách phản hồi không tốt về sản phẩm.
2.2 Chất lượng dự án
Bánh tráng và cơm cháy Chất lượng và các loại bánh tráng:
 Số lượng bán bánh tráng và cơm cháy phải đạt chỉ tiêu đặt ra từng
ngày như trong bản kế hoạch.
 Việc bán bánh tráng và cơm cháy phải hoàn thành đúng thời hạn,
có thể đúng hoặc hơn số lượng bánh tráng và cơm cháy đã đề ra.
 Bánh tráng phải dẻo, không có dấu hiệu lên mốc; cơm cháy giòn
và cũng không có dấu hiệu lên mốc.
Quy trình lấy hàng và bán hàng:
 Trong thời gian khảo sát các nguồn hàng phải đảm bảo ít xảy ra
sự cố và không có phát sinh gì về ngân sách cũng như nguồn lực..
 Quy trình bán hàng linh động trong thời gian đặt hàng và giao
hàng (không xảy ra tranh cãi, sản phẩm có vấn đề hay thiếu sản
phẩm để bán…)
 Phải có thái độ tích cực khi bán hàng và nhận được những phản
hồi tích cực của người mua.
Các phần ăn Chất lượng phần ăn:
 Tổng cộng: 200 phần ăn.
 Mỗi phần trị giá 40.000 VND gồm có: 1 phần cơm, 2 bịch sữa
tươi vinamilk, 1 chai nước khoáng.
Quy trình mua và đóng gói các phần ăn:
 Các sản phẩm được mua và lấy hàng từ những nơi có nguồn gốc,
thông tin sản phẩm rõ ràng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
 Các phần quà được đóng gói và kiểm kê lại vào đầu ngày diễn ra
buổi tình nguyện nhằm đảm bảo chất lượng.
9

Truyền thông chương trình Thường xuyên cập nhật về tình hình dự án trên page truyền thông.
Số lượng bán hàng trong suốt thời gian thực hiện dự án phải đạt mục tiêu
đã đề ra.
Dự án phải thu hút sự chú ý của truyền thông và các đối tượng trong
cũng như ngoài phạm vi dự án.
Khuyến khích thế hệ trẻ đồng cảm, rèn luyện các kỹ năng xã hội và trách
nhiệm cộng đồng.

Chất lượng quần áo quyên góp Khi nhận quần áo và giày dép phải kiểm tra chất lượng quần áo, không
nhận quần áo lót, quần áo bẩn và rách. Đồng thời quần áo phải được
phân loại: trẻ em (độ tuổi), người lớn (nam, nữ)
Chất lượng buổi tình nguyện Quy trình vận hành buổi tình nguyện:
 Buổi tình nguyện diễn ra đúng theo kế hoạch đã được chuẩn bị.
 Trong công tác chuẩn bị, các khâu sẽ diễn ra theo đúng thứ tự và
kế hoạch đã định sẵn.
 Buổi tình nguyện gồm có 5 thành viên đội dự án và có thêm 10
cộng tác viên cùng tham gia nên đảm bảo không gặp sự cố gì về
nhân sự trong xuyên suốt buổi tình nguyện.
Phản hồi/ phản ứng của mọi người:
Dự án nhận được sự phản hồi tích cực của mọi người sau khi kết thúc
buổi tình nguyện. 
Bảng 1. Chất lượng dự án
2.3 Phân tích dự án theo mô hình SWOT

Ưu điểm Nhược điểm


 Kế hoạch dự án rõ ràng và chỉn chu   Bị giới hạn đối tượng tiếp cận dự án: chủ
 Nhân sự nhiệt tình, đam mê, có tính  đoàn kết, chuyên yếu là sinh viên
nghiệp và có kiến thức chuyên môn  Thiếu sự gắn kết giữa các cộng tác viên vì
 Dự án vừa mang lại giá trị vật chất và giá trị tinh thần thời gian thực hiện dự án bị hạn chế
đầy ý nghĩa. Đồng thời là nơi nâng cao kỹ năng mềm
và lan tỏa thông điệp đến cộng đồng.
10

Cơ hội Thách thức


 Nhận được nhiều sự đồng cảm và ủng hộ từ cộng  Nhiều dự án tình nguyện diễn ra cùng thời
đồng vì giá trị tinh thần của dự án. điểm nên có tính cạnh tranh và bị giảm tính
 Tạo ra phong trào tình nguyện, phát huy tinh thần “lá hấp dẫn.
lành đùm lá rách” đến xã hội, điển hình là thế hệ gen  Địa điểm thực hiện dự án khá đông đúc và
Z. nhiều phương tiện đi lại, do đó di chuyển
còn khó khăn.

Bảng 2. Phân tích SWOT dự án


11

CHƯƠNG 3: VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN
3.1 Danh sách các bên liên quan
STT Danh mục Đối tượng Thông tin Địa chỉ
1 Người thực Nhóm dự án Sinh viên lớp Kinh tế đầu tư 279 Nguyễn Tri
hiện IE001, Trường Đại học Kinh tế Phương, phường 5,
Thành phố Hồ Chí Minh quận 10, TP.HCM
Cộng tác viên 1. Nguyễn Ngọc Tú Anh TP.HCM
2. Nguyễn Minh Đức
3. Đỗ Trúc My
4. Nguyễn Phạm Hà Vy
5. Khưu Chí Hào
6. Hà Thị Thu Hà
7. Phạm Hồng Sơn
8. Phạm Ngọc Phúc Lộc
9. Hà Công Nguyên
10. Nguyễn Thị Thanh Huyền
2 Đối tượng Khách hàng mua Đính kèm tệp [SÀI GÒN
đóng góp bánh tráng, cơm KHÔNG NGỦ]-[QUẢN LÝ
cháy BÁN HÀNG]
Nhà hảo tâm Đính kèm tệp [SÀI GÒN
KHÔNG NGỦ]-[DANH
SÁCH NHÀ HẢO TÂM]
Tổ chức nhận quần Điện thờ Phật mẫu Chợ Lớn 478/32 Hòa Hảo,
áo từ thiện Phường 5, Quận 10,
TP.HCM
3 Đối tượng Người vô gia cư Quận Bình Thanh và
hưởng lợi Người lao động về quận Gò Vấp,
đêm TP.HCM
4 Nhà cung cấp Nhà cung cấp bánh Tiệm nhà Ca 48 đường 10, Phường
tráng, cơm cháy Cát Lái, Quận 2,
12

TP.HCM
Nhà cung cấp nước DNTN TM Tường Vy – Nhà 163 Bãi Sậy, Phường
khoáng, sữa Phân Phối Sỉ & Lẻ Bia – Nước 4, Quận 6, TP.HCM
ngọt

Nhà cung cấp phần Cơm tấm Trung Hiếu 2138 Phạm Thế Hiển,
ăn Phường 6, Quận 8,
TP.HCM
Bảng 3. Danh sách các bên liên quan
3.2 Phân tích các bên liên quan
3.2.1 Vai trò và mong đợi của các bên liên quan với dự án

Đối
STT Thành phần Vai trò Mong đợi và nhu cầu với dự án
tượng

1 Người Nhóm dự án Góp phần ảnh hưởng trực tiếp tới Được học hỏi và trải nghiệm việc
thực hiện Cộng tác viên  dự án triển khai dự án trong thực tế
Nhân lực cốt lõi trong triển khai Được tham gia hoạt động tình
thực hiện, kiểm soát và điều phối nguyện, mang lại giá trị tích cực
dự án  trong xã hội

2 Đối Khách hàng Đánh giá chất lượng của dự án Giao hàng đúng hạn, hàng hóa
tượng mua cơm cháy, Đóng góp vào ngân sách dự án chất lượng, giá cả hợp lý
đóng góp bánh tráng

Nhà hảo tâm Nguồn quyên góp là yếu tố thiết Nguồn quyên góp được minh
yếu, xác định nguồn ngân sách bạch và sử dụng đúng mục đích
của dự án

Tổ chức nhận Là bên trung gian gửi gắm quần Kết nối với đối tác mới
quần áo từ thiện áo, chăn gối,... đến những người
vô gia cư dựa theo giới tính và độ
tuổi phù hợp
13

3 Đối Người vô gia cư Là động lực để nhóm thực hiện Được nhận “suất cơm tình
tượng Người lao động dự án với mục đích tình nguyện, nghĩa”, sự đồng cảm và sẻ chia
hưởng về đêm hành động vì cộng đồng từ các thành viên nhóm dự án,
lợi  khách hàng và nhà hảo tâm

4 Nhà Nhà cung cấp Cung cấp các sản phẩm đảm bảo Đối tác tiềm năng, đặt hàng ổn
cung cấp  cơm cháy và chất lượng với chi phí phù hợp định, thanh toán đúng hạn
bánh tráng với dự toán ngân sách Kết nối với khách hàng mới

Nhà cung cấp


nước khoáng,
sữa

Nhà cung cấp


phần ăn

Bảng 4. Vai trò và sự mong đợi của các bên liên quan đối với dự án
3.2.2 Mối quan tâm và quyền lực của các bên liên quan

Hình 2. Mối quan tâm và sự ảnh hưởng của các bên liên quan với dự án
 Nhóm có ảnh hưởng cao, quan tâm cao: Giám sát chặt chẽ
Người thực hiện: là đơn vị tổ chức chính thức, lên kế hoạch, phân bổ nguồn lực
và điều hành dự án với mục tiêu hoàn thành dự án và mang lại ý nghĩa cộng đồng. Do
14

đó cần cung cấp đầy đủ thông tin về dự án và giám sát các thành viên trong đội dự án
một cách chặt chẽ.
 Nhóm có ảnh hưởng cao, ít quan tâm: Giữ sự hài lòng
Đối tượng đóng góp: là những người trải nghiệm sản phẩm bán hàng và có ảnh
hưởng cao đến ngân sách dự án. Tuy nhiên họ không quan tâm nhiều đến quá trình
thực hiện dự án. Do đó, cần khiến họ hài lòng về chất lượng sản phẩm và thông điệp
của dự án mà không cần kiểm soát họ.
 Nhóm có ảnh hưởng thấp, quyền lợi cao: Giữ thông tin
Đối tượng hưởng lợi (Người vô gia cư và người lao động về đêm): là những
người có quyền lợi cao nhất trong dự án. Vì dự án được thực hiện là dự án thiện
nguyện nên toàn bộ lợi nhuận sẽ được dùng để hỗ trợ, giúp đỡ họ.
 Nhóm có ảnh hưởng thấp, ít quan tâm: Theo dõi
Nhà cung cấp: là những người cung cấp các sản phẩm hàng hóa nên thường
không quan tâm và ảnh hưởng nhiều đến tổ chức. Họ quan tâm nhiều hơn về cách
thức tổ chức hợp tác, hoạt động hơn là những hoạt động nội bộ của tổ chức.
3.3 Sơ đồ tổ chức dự án

Hình 3. Cấu trúc tổ chức dự án


3.4 Giao ước nội bộ
3.4.1 Cấu trúc nhân sự
Cấu trúc nhóm được xây dựng theo sơ đồ tổ chức dự án. Với trưởng nhóm
Huỳnh Ngọc Bích là người có quyền cao nhất và chịu trách nhiệm điều hành và kiểm
soát toàn bộ dự án. Trong dự án được chia thành phòng ban chức năng:
 Phòng nội dung
 Phòng bán hàng
 Phòng tài chính
15

 Phòng truyền thông


 Phòng đối ngoại
 Phòng hậu cần
Mỗi phòng ban đều được bổ nhiệm một thành viên chính điều hành và quản lý.
Những thành viên chính báo cáo cho trưởng nhóm tiến độ hoàn thành dự án theo các
giai đoạn kiểm soát đã được thống nhất với nhau trước đó.
3.4.2 Các kênh thông tin liên lạc
 Không gian làm việc lưu trữ đám mây Drive
Để thuận tiện cho việc tổ chức, quản lý, lưu trữ các thông tin và phân chia công
việc, nhóm sử dụng bộ lưu trữ đám mây Drive. Không gian đám mây giúp người dùng
có thể dễ dàng cùng chỉnh sửa, lưu trữ và chia sẻ với nhiều người. Trong các bước lập
kế hoạch, nội dung được mở công khai để mọi người có thể nhận xét và chỉnh sửa.
Sau khi họp và thống nhất, các nội dung trên sẽ bị khóa để đảm bảo sự thống nhất quy
trình dựa theo văn bản. Các thành viên trong nhóm dự án chỉ được cập nhật thêm tiến
độ dự án đã thực hiện mà không thể chỉnh sửa các nội dung đã duyệt. Nếu có phát
sinh cần thiết phải chỉnh sửa kế hoạch, sẽ thông qua trưởng nhóm dự án để cùng nhau
họp bàn thay đổi nội dung muốn đề xuất chỉnh sửa.
 Liên lạc thông qua ứng dụng Messenger
Nhóm Messenger được lập ra với mục đích trao đổi thông tin, thống nhất thời
gian họp, thông báo công việc và sự cố gấp. Đây chỉ là kênh dùng để trao đổi thông
tin công việc ngoài lề, không chính thức nên những quyết định tại đây không được ghi
lại tại văn bản chính thức trên lưu trữ đám mây hay được coi là không có hiệu lực.
 Các kênh họp
Các cuộc họp của nhóm được thực hiện dưới hai hình thức: trình duyệt Google
Meet và trực tiếp. Thời gian, địa điểm và hình thức họp được thảo luận và thống nhất
tại ứng dụng Messenger. Những nội dung quan trọng như lập kế hoạch, tiến độ dự án,
điều chỉnh dự án,... được trao đổi, thống nhất và ghi lại tại các buổi họp. Tại mỗi cuộc
họp được điều khiển bởi trưởng nhóm và có một thành viên đảm nhiệm vị trí thư ký
ghi chép lại các nội dung được thảo luận vào các báo cáo và biên bản cuộc họp. Các
nội dung trên được cập nhật vào văn bản chính thức.
3.4.3 Quy ước nội bộ
16

Để có thể dễ dàng kiểm soát dự án và đưa ra các biện pháp phòng chống khi
xảy ra rủi ro, các thành viên chính cần thường xuyên quan sát thực tế và cập nhật tiến
độ dự án. Khi tiến hành cập nhật tiến độ dự án cũng cần đồng thời thông báo tới
trưởng nhóm về nội dung vừa cập nhật.
Khi nhận thấy sự chậm trễ hoặc các rủi ro có thể ảnh hưởng lớn tới tiến độ dự
án cần lập tức thông báo tới trưởng nhóm. Trưởng nhóm cần tổ chức họp, phân tích về
vấn đề và đưa ra quyết định có sử dụng các phương pháp phòng ngừa rủi ro hay
không.
Khi nhận được công việc, các thành viên trong nhóm cần xác định thông tin
công việc. Mọi thành viên có thể đóng góp ý kiến và yêu cầu được hỗ trợ khi nhận
thấy các vấn đề xảy ra trong quá trình xây dựng và thực hiện dự án.
17

CHƯƠNG 4: LẬP KẾ HOẠCH DỰ ÁN

4.1 Cấu trúc phân chia công việc

4.1.1 Cấu trúc WBS

Hình 4. Cấu trúc WBS

4.1.2 Cấu trúc OBS


18

Hình 5. Cấu trúc OBS

4.2 Ma trận trách nhiệm

Q: Quyết định chính   T: Thực hiện    H: Hỗ trợ

Mã Thành viên đội dự án


WBS 
1 Hình thành ý tưởng và kịch Bích Dình Ngân  Quỳnh Uyên
bản chương trình
1.1 Hình thành ý tưởng

1.1.1 Nêu ý tưởng Q T T T T


19

1.1.2 Thống nhất ý tưởng Q H H H H


1.1.3 Dự toán chi phí Q

1.1.4 Phân công công việc Q


1.2 Khảo sát những địa điểm thực
hiện chương trình
1.2.1 Kiểm tra tiền trạm và xác định Q H T H H
thời gian 
1.2.2 Ghi nhận một số thông tin quan Q
trọng
1.3 Soạn kịch bản chương trình
tình nguyện 
1.3.1 Soạn thảo nội dung và nêu mục H Q T
đích của chương trình 
1.3.2  Lập format kế hoạch tổ chức H Q T
chương trình 
1.4 Tìm và liên hệ với các bên
liên quan 
1.4.1 Liên hệ với giảng viên môn Q
học
1.4.2 Tìm và liên hệ với cộng tác Q T
viên
2 Truyền thông chương trình
và vận động quyên góp
2.1  Truyền thông chương trình 

2.1.1 Lập fanpage trên facebook phát Q


động chương trình 

2.1.2 Đăng bài phát động chương T Q


trình

2.1.3 Truyền thông về hoạt động bán H H H H Q


hàng 

2.2  Vận động quyên góp 


2.2.1 Đăng bài vận động các nhà hảo Q
20

tâm
2.2.2 Nhận quyên góp từ nhà hảo Q H H H H
tâm
3 Bán hàng

3.1 Chọn và mua hàng


3.1.1 Khảo sát các nguồn cung cấp T Q T T T

3.1.2 Lựa chọn nguồn cung cấp và T Q T T T


mua hàng 

3.2 Bán hàng 


3.2.1 Phân công nhiệm vụ và đặt chỉ T Q
tiêu bán hàng
3.2.2 Bán và cập nhật tình hình 

3.2.2.1 Bán online thông qua facebook T Q T T T


3.2.2.2 Bán trực tiếp T Q T T T

3.2.3 Trực fanpage để trả lời tin nhắn Q


4 Công tác chuẩn bị

4.1  Theo dõi tiến độ bán hàng 


4.1.1 Kiểm tra tiến độ bán hàng  T Q

4.1.2 Thống kê số lượng hàng bán T Q


được

4.1.3 Chốt số lượng và tính doanh T Q


thu

4.2  Chọn và đóng gói phần ăn


4.2.1 Lên danh sách các món cần T T Q T T
mua
4.2.2 Lựa chọn và mua  T T Q T T

4.2.3 Đóng gói phần ăn T T T T Q


5 Thực hiện chương trình 
21

5.1 Trao quần áo


5.1.1 Tập hợp ở địa điểm 1 Q T T T T

5.1.2 Di chuyển đến tổ chức nhận Q T T T T


quần áo từ thiện 

5.1.3 Trao quần áo Q T T T T


5.2 Trao phần ăn

5.2.1 Kiểm kê lại số lượng phần ăn T T Q T T


5.2.2 Tập hợp ở địa điểm 2 và ổn Q T T T T
định tổ chức
5.2.3 Sắp xếp và phân công nhân sự  Q T T T T

5.2.4 Dặn dò và sinh hoạt các điểm T T T T Q


chung

5.2.5 Di chuyển đến những địa điểm Q T T T T


đã khảo sát

5.2.6 Trao phần ăn T T Q T T


5.2.7 Trò chuyện và tâm sự  T T T Q T

6 Kết thúc chương trình


6.1 Chụp ảnh lưu niệm T T T T Q

6.2 Họp feedback sau chương Q T T T T


trình

6.3 Báo cáo và tổng kết


6.3.1 Tổng kết chuyến đi Q

6.3.2 Viết báo cáo T T T T Q


6.3.3 Báo cáo dự án Q T T T T

Bảng 5. Ma trận trách nhiệm

4.3 Ước tính chi phí và thời gian thực hiện dự án

TÊN CÔNG VIỆC Thời gian Chi phí thực hiện


thực hiện
Hình thành ý tưởng và kịch bản chương Số Đơn vị Đơn giá Thành tiền
22

trình lượng tính


Hình thành ý tưởng

Nêu ý tưởng 2h
Thống nhất ý tưởng 1d

Dự toán chi phí 2h


Phân công công việc 1h

Khảo sát những địa điểm thực hiện


chương trình

Kiểm tra tiền trạm và xác định thời gian  2d Chi phí đi lại:
100.000VND

Ghi nhận một số thông tin quan trọng 2h


Soạn kịch bản chương trình tình nguyện 

Soạn thảo nội dung và nêu mục đích của 1d


chương trình 

Lập format kế hoạch tổ chức chương trình  1d


Tìm và liên hệ với các bên liên quan 

Liên hệ với giảng viên môn học 1h


Tìm và liên hệ với cộng tác viên 1h

Truyền thông chương trình và vận động


quyên góp

Truyền thông chương trình 


Lập fanpage trên facebook phát động 1d
chương trình 
Đăng bài phát động chương trình 0,5h

Truyền thông về hoạt động bán hàng  2d


Vận động quyên góp 

Đăng bài vận động các nhà hảo tâm 0,5h


Nhận quyên góp từ nhà hảo tâm 21d 23 người Tiền quyên góp:
23

5.214.000 VND
Bán hàng

Chọn và mua hàng


Khảo sát các nguồn cung cấp 1d Chi phí đi lại:
50.000VND
Lựa chọn nguồn cung cấp và mua hàng  3h 4 lần Chi phí mua hàng:
7.752.000VND
Bán hàng 

Phân công nhiệm vụ và đặt chỉ tiêu bán 2h


hàng

Bán và cập nhật tình hình 


Bán online thông qua facebook 25d

Bán trực tiếp 25d


Trực fanpage để trả lời tin nhắn 25d

Công tác chuẩn bị


Theo dõi tiến độ bán hàng 

Kiểm tra tiến độ bán hàng  25d


Thống kê số lượng hàng bán được 1h

Chốt số lượng và tính doanh thu 1h Tiền gây quỹ:


11.087.000 VND

Chọn và đóng gói phần ăn


Lên danh sách các món cần mua 2h

Lựa chọn và mua  4h


Đóng gói phần ăn 2h Chi phí bao bì:
163.000 VND
Thực hiện chương trình 

Trao quần áo
Tập hợp ở địa điểm 1 0.5h
24

Di chuyển đến tổ chức nhận quần áo từ 0.5h


thiện

Trao quần áo 0.5h

Trao phần ăn

Kiểm kê lại số lượng phần ăn 0.5h


Tập hợp ở địa điểm 2 và ổn định tổ chức 0.5h

Sắp xếp và phân công nhân sự 0.5h


Dặn dò và sinh hoạt các điểm chung 0.5h

Di chuyển đến những địa điểm khảo sát  1h Chi phí đi lại:
250.000 VND

Trao phần ăn  1h 200 phần 40.000VND Trao phần ăn:


8.000.000 VND

Trò chuyện và tâm sự 0.5h


Kết thúc chương trình

Chụp ảnh lưu niệm 0,5h


Họp feedback sau chương trình 3h

Báo cáo và tổng kết


Tổng kết chuyến đi 2h

Viết báo cáo 22d


Báo cáo dự án  2h

Bảng 6. Bảng ước tính chi phí và thời gian thực hiện

4.4 Lịch trình dự án


25

Hình 6. Lịch trình dự án


4.5 Kế hoạch kiểm soát và quản lý rủi ro dự án
4.5.1 Kế hoạch kiểm soát dự án

Phương
Cường độ
Nguồn dữ pháp thu Nguồn Cường độ Trách
Chỉ số đo lường và cách thức
liệu thập dữ lực thu thập nhiệm
báo cáo
liệu

Mục đích Nâng cao nhận - Báo cáo Thu thập Trưởng - Đối với báo Báo cáo 1 Trưởng
26

(Goals) thức cộng đồng kết quả dữ liệu phòng cáo: thu thập lần thông qua nhóm
và lan tỏa tình thực hiện nội bộ từ truyền 1 lần ngay khi văn bản, hình dự án
yêu thương con của toàn các văn thông dự án kết ảnh, video
người dự án. bản nhóm thúc. trên Page
Trưởng Facebook dự
- Phản hồi Phỏng phòng - Đối với án và phỏng
của các vấn trực nội phỏng vấn vấn trực tiếp
cộng tác tiếp dung trực tiếp: qua buổi họp
viên tham phỏng vấn bất kết thúc dự
gia. kỳ bạn cộng án.
tác viên sau 1
ngày kết thúc
dự án

Kết quả Dự án nhận được - Khách - Phỏng Trưởng - Đối với Trưởng
(Outcomes nhiều sự ủng hộ  hàng, nhà vấn trực phòng phỏng vấn nhóm
)
hảo tâm, tiếp truyền trực tiếp: dự án
cộng tác - Thu thông phỏng vấn bất
viên thập dữ kỳ bạn cộng
- Chiến liệu báo tác viên sau 1
lược cáo thông ngày kết thúc
truyền qua tiện dự án.
thông  ích phân - Đối với báo
tích số cáo: thu thập
liệu trên 1 lần ngay khi
Fanpage dự án kết
thúc.
Đầu ra Số lượng bánh Bảng Thu thập Trưởng Thu thập theo Báo cáo 1 Trưởng
(Outputs) tráng và cơm thống kê dữ liệu phòng các đợt. Sau lần thông qua nhóm
cháy đã bán quản lý nội bộ từ bán đó tổng hợp buổi họp kết dự án.
bán hàng các văn hàng để trích ra lợi thúc giai
đã cung bản báo nhuận. đoạn 1.
cấp cáo
Số lượng nhà hảo Bảng
tâm quyên góp  thống kê
hiện vật và
hiện kim
từ nhà hảo
tâm đã
được cung
cấp.
Số lượng tiếp cận Dữ liệu Thu thập Trưởng Thu thập 1 lần Báo cáo 1 Trưởng
bài truyền thông thống kê dữ liệu phòng sau khi kết lần thông qua nhóm
trên Fanpage  bằng Meta nội bộ từ truyền thúc hoạt buổi họp kết dự án.
27

Business các văn thông. động truyền thúc dự án.


Suite. bản báo thông dự án 2
cáo. tuần.
Đầu vào - Ngân sách: số Bản kế Thu thập Trưởng Thu thập 3 lần Báo cáo 3 Trưởng
(Input) tiền được sử hoạch dự dữ liệu phòng sau mỗi lần lần thông qua nhóm
dụng trong quá án. nội bộ từ tài kết thúc từng văn bản vào dự án.
trình thực hiện các văn chính giai đoạn và buổi họp kết
dự án. bản báo Trưởng kết thúc dự án thúc từng
- Nhân lực: số cáo. phòng nhằm đánh giá giai đoạn và
lượng thành viên hậu mức độ sử kết thúc dự
và cộng tác viên cần dụng nguồn án 
tham gia dự án. lực.
Bảng 7. Kế hoạch kiểm soát dự án
4.5.2 Kế hoạch quản lý rủi ro

Mức Người
Xác suất
Rủi ro ảnh chịu trách Giải pháp
xảy ra
hưởng nhiệm
Thiếu kinh phí đã dự - Tính toán trước mục tiêu doanh thu bán
20% Cao Dình
tính hàng và tiền quyên góp từ nhà hảo tâm.
- Kêu gọi các tình nguyện viên, cộng tác viên
Thiếu nhân lực 20% Cao Bích
có mong muốn đồng hành cùng dự án.
Bán hàng không thuận - Truyền thông thu hút:  lựa chọn content,
lợi hình ảnh phù hợp gây ấn tượng đến tệp khách
15% Cao Uyên hàng mục tiêu nhằm truyền tải ý nghĩa
Không vận động được chương trình vào các nhóm sinh viên, nhóm
nhà hảo tâm thiện nguyện.

Không tìm được nguồn


- Lựa chọn nhà cung cấp uy tín, kiểm tra hàng
cung cấp có giá cả phù 10% Cao Dình
kỹ trước khi nhận.
hợp, chất lượng kém.
Nhà cung cấp giao Trung
20% Dình - Lựa chọn nhà cung cấp thay thế.
hàng trễ bình
Khiếu nại từ khách - Giải quyết khiếu nại hợp lý: đổi trả sang sản
10% Thấp Quỳnh
hàng. phẩm khác hoặc hoàn tiền cho khách
- Đảm bảo an toàn giao thông theo quy định
Tai nạn giao thông 10% Cao Bích
pháp luật.
Thời tiết khó khăn 5% Rất thấp Bích Có thể thay đổi lịch trình sang ngày khác để
(mưa, bão…) di chuyển thuận lợi hơn. (Theo dự báo thời
28

tiết, nhiệt độ hiện tại tại TP. HCM đang dao


động ở mức 24-33 độ nên khó có thể xảy ra
mưa)

Bảng 8. Kế hoạch quản lý rủi ro


29

CHƯƠNG 5: THỰC THI VÀ KIỂM SOÁT DỰ ÁN


5.1 Cập nhật dự án

Hình 7. Cập nhật dự án

- Thời gian hoàn thành dự án dự kiến ban đầu là từ ngày 28/01/2023 đến ngày
09/03/2023.
+ Các công việc dự kiến hoàn thành trước ngày 06/03/2023 đều không bị trì hoãn và
thực hiện đúng tiến độ đề ra.
+ Thời gian thực hiện buổi thiện nguyện (04-05/03/2023) vẫn diễn ra đúng như kế
hoạch và thành công tốt đẹp.
30

+ Tuy nhiên, công việc “Viết báo cáo” đã bị trì hoãn và kéo dài hơn 34 ngày so với dự
kiến ban đầu. Cụ thể là công việc “Viết báo cáo” bị trì hoãn từ ngày 09/03/2023 đến
ngày 13/04/2023. Trong khoảng thời gian này, nhóm dự án đã cập nhật lại thời gian
làm việc từ 8 tiếng/ngày còn làm việc 3 tiếng/ngày nhưng vẫn đảm bảo dự án “Sài
Gòn Không Ngủ” hoàn thành đúng tiến độ. Mục đích của sự thay đổi này nhằm cân
bằng và phân bổ thời gian hợp lý cho các thành viên nhóm dự án thực hiện những dự
án và công việc cá nhân khác.
- Mặc dù có một số vấn đề phát sinh về chi phí và thời gian trong dự án nhưng các
tình huống đều được nhóm dự án kiểm soát, cập nhật, thực hiện các phương án để
khắc phục sự cố một cách hoàn hảo nhất để không ảnh hưởng đến tiến độ dự án.
5.2 Chi tiết hoạt động
5.2.1 Kế hoạch truyền thông

THỜI GIAN NỘI DUNG


KẾT QUẢ

NGÀY GIỜ

- Tạo lập fanpage trên facebook và Số người theo dõi: 108.


4/2 9h50
đăng tải logo lên

- Đăng bài viết phát động chương Số người tiếp cận : 1.335
11h00 trình gây quỹ tình nguyện “Sài Lượt tương tác: 111 lượt bày tỏ cảm xúc, 30
Gòn Không Ngủ” bình luận, 8 lượt chia sẻ.
5/2
Số người tiếp cận : 1.920
- Đăng bài viết vận động quyên
20h45 Lượt tương tác: 98 lượt bày tỏ cảm xúc , 41
góp hiện kim và hiện vật (quần áo)
bình luận, 12 lượt chia sẻ.

Số người tiếp cận :1.231


- Đăng bài phát động và giới thiệu
8/2 20h30 Lượt tương tác: 64 lượt bày tỏ cảm xúc,16
menu
bình luận, 8 lượt chia sẻ.

- Kêu gọi và vận động các nhà hảo Tổng số người tiếp cận :454
9/2 - 1/3
tâm
31

- Triển khai nhập và bán hàng Tống lượt tương tác: 36 lượt bày tỏ cảm
- Ghi nhận và kiểm tra quần áo xúc.                
trước khi đưa đến tổ chức

Số người tiếp cận :150


- Tổng kết quyên góp và gây quỹ
3/3 21h00 Lượt tương tác: 20 lượt bày tỏ cảm xúc, 6
dự án: hiện kim và hiện vật
bình luận, 1 lượt chia sẻ.

- Tổng kết chiến dịch thông qua Tổng số người tiếp cận: 2.611
8/3 20h00 hình ảnh, video ngày thực hiện dự Lượt tương tác: 99 lượt bày tỏ cảm xúc, 15
án bình luận, 13 lượt chia sẻ.

Bảng 9. Kế hoạch truyền thông


5.2.2 Bán hàng gây quỹ
Song song với vận động quyên góp hiện vật và hiện kim từ các nhà hảo tâm,
nhóm sẽ cùng nhau thực hiện gây quỹ từ lợi nhuận bán hàng (cơm cháy và bánh
tráng). Trước hết, nhóm sẽ khảo sát các nguồn cung cơm cháy, bánh tráng với số
lượng lớn, tham khảo nhiều nơi khác nhau, sau đó tiến hành so sánh giữa các nhà cung
cấp. Nhóm đã chọn ra nhà cung cấp nào đáp ứng đủ 2 tiêu chí: giá cả hợp lý và chất
lượng tốt để lựa chọn làm nguồn cung cấp hàng, phục vụ cho dự án gây quỹ lần này.
Thời gian bán hàng bắt đầu từ ngày 05/02/2023 đến 01/03/2023 với giá bán dao động
từ 8.000 - 25.000 VND tùy thuộc vào loại hàng. Hằng ngày, các thành viên sẽ cập
nhật tiến độ số lượng và doanh thu bán được.
Bán hàng qua hai hình thức:
 Online: Quảng bá và tiếp thị sản phẩm thông qua kênh fanpage. Tiến hành giới
thiệu, cung cấp cụ thể thông tin sản phẩm và trả lời câu hỏi của khách hàng.
 Offline: Tiếp cận đối tượng khách hàng và khai thác nhu cầu. Sau đó lắng nghe
và tư vấn sản phẩm, tiến hành giao dịch bán hàng.
32
33

Hình 8. Hình ảnh bán hàng gây quỹ


5.2.3 Trao hiện vật và trao phần ăn
5.2.3.1 Trao hiện vật
Thu nhận hiện vật (quần áo, giày, chăn,...) từ các nhà hảo tâm và phân loại theo
độ tuổi, giới tính. Sau đó, nhóm dự án sẽ tìm kiếm và đưa đến các tổ chức nhận quần
áo từ thiện.
34

Hình 9. Hình ảnh trao hiện vật


5.2.3.2 Trao phần ăn
Lựa chọn và đóng gói phần ăn: Nhóm sẽ lên danh sách những món ăn có trong
một phần ăn. Một phần ăn bao gồm 1 cơm sườn, 2 bịch sữa và 1 chai nước. Nhóm sẽ
tiến hành khảo sát các nguồn hàng dựa vào các tiêu chí là đảm bảo chất lượng, an toàn
thực phẩm và giá cả hợp lý. Nhóm sẽ mua trước sữa và nước còn cơm sẽ đặt tại quán
đã khảo sát và nhận trước giờ thực hiện hoạt động “suất cơm tình nghĩa”.
Công tác chuẩn bị: Đóng gói các phần ăn và sắp xếp các trang thiết bị, dụng cụ
cần thiết cho chuyến đi.
Thực hiện chiến dịch: Tập trung và chia nhân sự đi theo các tuyến đường đã
khảo sát sau đó sinh hoạt dặn dò một số lưu ý quan trọng. Thực hiện phát cơm và trò
chuyện với những người vô gia cư và lao động về đêm đồng thời chụp ảnh và quay
video ghi lại hành trình.
35

Hình 10. Hình ảnh trao phần ăn


5.3 Báo cáo các cuộc họp
5.3.1 Báo cáo cuộc họp khởi động dự án
DỰ ÁN NHÓM 1                        CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
36

Số... QĐ/GH
QUYẾT ĐỊNH
Thành lập dự án “Sài gòn không ngủ”
TRƯỞNG NHÓM DỰ ÁN
• Căn cứ vào quyền hạn và nhiệm vụ của trưởng nhóm dự án;
• Căn cứ vào vấn đề cấp thiết của dự án;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Thành lập đội dự án có tên các thành viên như danh sách đính kèm quyết định
này nhằm thực hiện các nhiệm vụ từ lúc triển khai đến khi kết thúc dự án.
Điều 2: Nhiệm vụ và quyền hạn của các nhân sự có tên trong danh sách đính kèm như
sau:
1. Tìm kiếm và khai thác dự án thông qua việc lên kế hoạch tổ chức, chỉ đạo khảo sát
khu vực sau đó đánh giá và trình duyệt dự án.
2. Thực thi các nguyên tắc cơ bản mà nhóm đã thống nhất.
3. Thực hiện dự án để hoàn thành công việc đã được xác định trong tuyên bố phạm vi
của dự án.
4. Tham dự đầy đủ các cuộc họp của đội dự án và quản lý thực hiện đúng kế hoạch
thực hiện dự án.
5. Tham gia đóng góp ý kiến, chia sẻ kiến thức mới để cùng rút ra bài học kinh
nghiệm.
6. Nghiệm thu và bàn giao dự án khi hoàn thành, thực hiện các thủ tục cần thiết để tiến
hành bàn giao kết quả dự án.
Điều 3: Các phòng/ban chức năng và cá nhân có tên trong danh sách đính kèm chịu
trách nhiệm thực hiện quyết định này.
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
TRƯỞNG NHÓM DỰ ÁN
Ký và ghi rõ họ tên
37

DANH SÁCH NHÂN SỰ ĐÍNH KÈM


(Kèm theo quyết định thành lập đội dự án)

STT Họ và tên Chức vụ Đơn vị  Liên lạc

1 Huỳnh Ngọc Trưởng nhóm Trưởng nhóm bichhuynh.31201020185@st.ueh


Bích dự án .edu.vn

2 Đặng Ỹ Dình Thành viên đội Phòng tài chính và dinhdang.31201020168@st.ueh.


dự án bán hàng edu.vn

3 Phạm Ngọc Thành viên đội Phòng hậu cần nganpham.31201020402@st.ueh


Khánh Ngân dự án .edu.vn

4 Phan Thị Như Thành viên đội Phòng nội dung quynhphan.31201024658@st.ue
Quỳnh dự án h.edu.vn

5 Nguyễn Thành viên đội Phòng truyền uyennguyen.31201020612@st.ue


Phương Uyên dự án thông và đối ngoại h.edu.vn

5.3.2 Báo cáo cuộc họp định kỳ và cập nhật tiến độ


Cuộc họp định kỳ lần 1
28/01/2023
20:00
Phúc Long Coffee & Tea, 481 Nguyễn Tri Phương, phường 8, quận 10

Người triệu tập cuộc Huỳnh Ngọc Bích Loại cuộc Họp định kỳ lần 1
họp: họp:

Người điều phối: Huỳnh Ngọc Bích Thư ký: Nguyễn Phương
38

Uyên

Người theo dõi thời Phan Thị Như


gian: Quỳnh

Người dự: 1. Huỳnh Ngọc Bích


2. Đặng Ỹ Dình
3. Phạm Ngọc Khánh Ngân
4. Phan Thị Như Quỳnh
5. Nguyễn Phương Uyên

Vui lòng đọc/xem 1. Những tài liệu liên quan đến dự án


2. Bản kế hoạch dự án

Vui lòng chuẩn bị 1. Bản ghi chú


2. Laptop

Biên bản họp:

Nội dung họp: Thống nhất đề tài dự án Người trình Huỳnh Ngọc
bày Bích

Thảo luận:
1. Dự án sẽ thực hiện là loại dự án gì? Tên dự án? 
2. Nguồn vốn bao nhiêu và có từ đâu để thực hiện dự án?
3. Ai liên quan đến dự án của nhóm?
Kết luận:
Nhóm quyết định thực hiện dự án “Sài Gòn Không Ngủ”.
Mục hành động:

Người chịu trách nhiệm Nội dung

Huỳnh Ngọc Bích Lập fanpage, soạn nội dung kế hoạch dự án và


truyền thông chương trình
39

Đặng Ỹ Dình  Soạn nội dung Project Charter 

Phạm Ngọc Khánh Ngân Chỉnh sửa Project Charter

Phan Thị Như Quỳnh Viết bài đăng truyền thông chương trình 

Nguyễn Phương Uyên Chỉnh sửa hình ảnh bài đăng, logo

Hạn chót: 02/02/2023


Cuộc họp định kỳ lần 2
03/02/2023
15:00
Google meet

Người triệu tập cuộc Huỳnh Ngọc Bích Loại cuộc Họp định kỳ lần
họp: họp: 2

Người điều phối: Huỳnh Ngọc Bích Thư ký: Đặng Ỹ Dĩnh

Người theo dõi thời Phạm Ngọc Khánh


gian: Ngân

Người dự: 1. Huỳnh Ngọc Bích


2. Đặng Ỹ Dình
3. Phạm Ngọc Khánh Ngân
4. Phan Thị Như Quỳnh
5. Nguyễn Phương Uyên

Vui lòng đọc/xem 1. Những tài liệu liên quan đến dự án


2. Bản kế hoạch dự án
3. Cấu trúc WBS

Vui lòng chuẩn bị 1. Bản ghi chú


2. Laptop

Biên bản họp:


40

Nội dung Bàn luận về chi phí, các công việc và Người trình Huỳnh Ngọc
họp: phân bổ nguồn lực bày Bích

Thảo luận:
1. Gây quỹ sản phẩm gì? tìm kiếm nguồn cung sản phẩm?
2. Có thể đạt được mục tiêu bán hàng đã đề ra không?
3. Việc truyền thông trên fanpage có đủ thu hút các nhà hảo tâm không?
4. Khảo sát các khu vực thực hiện chương trình.
4. Kế hoạch bán hàng.
5. Kế hoạch truyền thông chương trình.
Kết luận:
Nhóm quyết định bán bánh tráng, cơm cháy để gây quỹ. 
Mục hành động:

Huỳnh Ngọc Bích Tìm kiếm nguồn cung sản phẩm và tiến hành nhập hàng

Đặng Ỹ Dình  Hỗ trợ viết bài đăng

Phạm Ngọc Khánh Khảo sát các khu vực thực hiện trao phần ăn
Ngân

Phan Thị Như Quỳnh Viết bài đăng tìm kiếm các nhà hảo tâm và menu

Nguyễn Phương Uyên Chỉnh sửa hình ảnh bài đăng fanpage

Hạn chót: 07/02/2023

Cuộc họp định kỳ lần 3


08/02/2023
21:00
Google meet

Người triệu tập cuộc họp: Huỳnh Ngọc Loại cuộc Họp định kỳ lần 3
Bích họp:

Người điều phối: Huỳnh Ngọc Thư ký: Phạm Ngọc Khánh
41

Bích Ngân

Người theo dõi thời gian: Nguyễn


Phương Uyên

Người dự: 1. Huỳnh Ngọc Bích


2. Đặng Ỹ Dình
3. Phạm Ngọc Khánh Ngân
4. Phan Thị Như Quỳnh
5. Nguyễn Phương Uyên

Vui lòng đọc/xem Toàn bộ bài làm

Vui lòng chuẩn bị 1. Bản ghi chú


2. Laptop

Biên bản họp:

Nội dung Xem xét tính khả thi của dự án cho Người trình Phan Thị Như
họp: đến thời điểm hiện tại bày Quỳnh

Thảo luận:
1. Quy trình bán hàng diễn ra như thế nào?
2. Các đầu việc thể hiện trong WBS hoàn thành đến đâu?
3. Kế hoạch kiểm soát chất lượng - phạm vi dự án?
4. Các vấn đề phát sinh khác.
Kết luận:
Tiếp tục bám sát như kế hoạch dự án đã đề ra. Các thành viên trong nhóm cùng hỗ
trợ nhau, tạo động lực cùng nhau để dự án có thể được diễn ra thuận lợi nhất.
Cuộc họp định kỳ lần 4
01/03/2023
09:00
Google meet
42

Người triệu tập cuộc họp: Huỳnh Ngọc Bích Loại cuộc Họp định kỳ lần 4
họp:

Người điều phối: Huỳnh Ngọc Bích Thư ký: Phan Thị Như
Quỳnh

Người theo dõi thời gian: Đặng Ỹ Dình

Người dự: 1. Huỳnh Ngọc Bích


2. Đặng Ỹ Dình
3. Phạm Ngọc Khánh Ngân
4. Phan Thị Như Quỳnh
5. Nguyễn Phương Uyên

Vui lòng đọc/xem Toàn bộ bài làm

Vui lòng chuẩn bị 1. Bản ghi chú


2. Laptop

Biên bản họp:

Nội dung Tổng kết doanh thu, lợi nhuận và thảo Người trình Huỳnh Ngọc
họp: luận về phần ăn bày: Bích

Thảo luận:
1. Dự tính số lượng phần ăn được trao? Bao gồm những gì?
2. Địa điểm, thời gian tập trung 
3. Các vấn đề phát sinh khác.
Kết luận:
Tiếp tục bám sát như kế hoạch dự án đã đề ra. Các thành viên trong nhóm cùng hỗ
trợ nhau, tạo động lực cùng nhau để dự án có thể được diễn ra thuận lợi nhất.
Cuộc họp định kỳ lần 5
06/03/2023
14:00
43

Cheese Coffee, 307 Hồng Bàng, phường 11, quận 5

Người triệu tập cuộc Huỳnh Ngọc Bích Loại cuộc Họp định kỳ lần 5
họp: họp:

Người điều phối: Huỳnh Ngọc Bích Thư ký: Nguyễn Phương
Uyên

Người theo dõi thời Phan Thị Như


gian: Quỳnh

Người dự: 1. Huỳnh Ngọc Bích


2. Đặng Ỹ Dình
3. Phạm Ngọc Khánh Ngân
4. Phan Thị Như Quỳnh
5. Nguyễn Phương Uyên

Vui lòng đọc/xem Toàn bộ bài làm

Vui lòng chuẩn bị 1. Bản ghi chú


2. Laptop

Biên bản họp:

Nội dung Bàn luận về chương kết thúc dự Người trình Huỳnh Ngọc
họp: án bày Bích

Thảo luận:
1. Từ nhóm triển khai dự án, nhóm đã và chưa làm được gì?
2. Sau khi kết thúc dự án, nhóm đã học hỏi được những gì?
3. Những kinh nghiệm rút ra sau những ngày tháng cùng nhau lên kế hoạch thực
hiện dự án?
Kết luận:
Mỗi dự án đều mang cho mình những màu sắc riêng biệt. Có khả thi hay không là nhờ
những sản phẩm được tạo ra. Khi bắt đầu một điều gì đó chúng ta cần có những cái
44

nhìn thấu đáo hơn vì chỉ cần sai một bước là cả nhóm phải quay lại từ đầu, rất tốn thời
gian và công sức. Nhưng đến thời điểm hiện tại nhóm vẫn đang rất nỗ lực và hy vọng
dự án sẽ được đón nhận.
Ghi chú
Mọi thông tin dự án điều là sự bảo mật và độc quyền nếu tiết lộ ra ngoài sẽ được xử lý
nghiêm minh.
5.3.3 Báo cáo kết thúc dự án
DỰ ÁN NHÓM 1                         CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số …QĐ/GH
BIÊN BẢN
HỌP ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN “SÀI GÒN KHÔNG NGỦ”
Thời gian bắt đầu: 06/03/2023
Địa điểm: 307 Hồng Bàng, phường 11, quận 5
Chủ trì (chủ tọa): Huỳnh Ngọc Bích
Thư ký: Nguyễn Phương Uyên
Thành phần tham dự:
Các thành viên đội dự án:
1. Huỳnh Ngọc Bích
2. Đặng Ỹ Dình
3. Phạm Ngọc Khánh Ngân
4. Phan Thị Như Quỳnh
5. Nguyễn Phương Uyên
Nội dung (theo diễn biến cuộc họp): Các vấn đề phát sinh khi thực hiện trao phần ăn
vào ngày 05/03/2023. Bàn luận về chương kết thúc dự án.
Cuộc họp kết thúc vào: 15g00 ngày 06 tháng 03 năm 2023
Biên bản được đọc trước toàn thể Hội đồng và được Hội đồng nhất trí biểu quyết
thông qua.
TRƯỞNG NHÓM DỰ ÁN
Kí và ghi rõ họ tên
45

5.3.3.1 Bảng thể hiện sự chênh lệch giữa baseline và actual

Bảng 10. Thống kê dự án


Nhận xét:
Bảng trên cập nhật dự án đến ngày 12/04/2023 - sau khi nhóm đã hoàn thành
các công việc trong buổi thiện nguyện và hoàn thành nội dung bản báo cáo.
- Ngày bắt đầu dự án (Start): Thời gian bắt đầu dự án trong thực tế đúng vào ngày
28/01/2023.
- Ngày kết thúc dự án (Finish): Thời gian kết thúc dự án trong kế hoạch là ngày
09/03/2023; tuy nhiên, thời gian kết thúc dự án trong thực tế lại bị kéo dài hơn 1 tháng
do có một số vấn đề phát sinh trong khoảng thời gian viết báo cáo.
- Thời gian thực hiện dự án (Duration): Thời gian thực hiện buổi thiện nguyện (04-
05/03/2023) vẫn diễn ra đúng như kế hoạch đã lên trước của đội dự án và diễn ra
thành công tốt đẹp.
- Tổng số giờ thực hiện dự án (Work): Ban đầu trong kế hoạch, đội dự án dự tính dự
án Sài Gòn Không Ngủ sẽ diễn ra trong vòng 36 ngày bao gồm cả việc báo cáo dự án;
46

tuy nhiên do phải kéo dài thời gian báo cáo nên dự án đã kéo dài gần gấp đôi thời gian
so với dự kiến, cụ thể là 68 ngày 3 giờ hay 1.255 giờ.
- Tổng chi phí thực hiện dự án (Cost): Ban đầu, vì mục đích phi lợi nhuận, nhóm dự
án sẽ dành toàn bộ lợi nhuận từ việc quyên góp và bán hàng gây quỹ để chi trả cho các
phần ăn và chi phí phát sinh (chi phí đi lại và chi phí bao bì). Tuy nhiên, trong quá
trình thực hiện dự án, chi phí phát sinh bị vượt quá ngân sách nhưng không đáng kể,
cụ thể là 14.000 VND.
 Cập nhật chi phí dự án
Ta có thể nhận thấy chi phí thực tế lớn hơn so với chi phí cơ sở ở từng giai đoạn công
việc. Do dự án nhận được truyền thông rộng rãi và nhận được sự ủng hộ của các
khách hàng, các nhà hảo tâm nhiều hơn so với dự tính. Chính vì vậy mà ngân sách
thực hiện dự án cũng như các chi phí tăng lên.
 Cập nhật thời gian dự án
Khi so sánh số giờ thực tế và số giờ cơ sở ở từng giai đoạn công việc thì ta nhận thấy
đều bằng nhau. Tuy nhiên, ở giai đoạn thực hiện và kết thúc chương trình thì có sự
chênh lệch. Nguyên nhân do có những phát sinh nhỏ trong quá trình thực hiện dự án
và thời gian viết báo cáo bị kéo dài hơn so với dự tính.
47

Hình 11. Cập nhật chi phí dự án


48

Hình 12. Cập nhật thời gian dự án


49

5.3.3.2 Các báo cáo trong dự án


Báo cáo tổng quan chi phí cho tài nguyên nguồn lực

Hình 13. Báo cáo tổng quan chi phí cho tài nguyên nguồn lực
Dựa vào biểu đồ trên thể hiện chi phí cho nguồn lực công việc. Có thể nhận
thấy rằng, chi phí cho công việc thực tế, công việc cơ sở và công việc còn lại đều bằng
0. Vì toàn bộ doanh thu thu được từ việc bán hàng và quyên góp đều được sử dụng với
mục đích phi lợi nhuận, do đó không có chi phí phát sinh cho nhân lực.
Dựa vào biểu đồ tổng quan phân bổ chi phí cho các loại tài nguyên, ta thấy:
 Chi phí tài nguyên dạng Work: Không có phát sinh chi phí cho loại tài nguyên
này vì dự án này hoạt động dưới hình thức phi lợi nhuận nên sẽ không cần chi
trả thêm phần chi phí cho tài nguyên nhân lực.
 Chi phí tài nguyên dạng Cost: Các chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện
dự án là 16.301.000 VNĐ. Bao gồm các chi phí sau: bánh tráng, cơm cháy, vận
chuyển và các phần ăn.
 Tiền quyên góp (hay chi phí tài nguyên dạng Material) có được từ việc gây quỹ
bán hàng và quyên góp từ các nhà hảo tâm là 16.315.000 VNĐ đều được sử
dụng cho việc mua các phần ăn cho chuyến thiện nguyện. Tuy nhiên, trong quá
50

trình thực hiện hoạt động thì đã phát sinh thêm một số chi phí đi lại nên dự án
bị phát sinh chi phí vượt ngân sách (14.000 VNĐ).
Báo cáo tổng quan chi phí cho từng giai đoạn dự án

Hình 14. Báo cáo tổng quan chi phí cho từng giai đoạn dự án
Dựa vào biểu đồ chi phí cho từng giai đoạn dự án, ta thấy chi phí được phân bổ
rõ ràng theo từng công việc và từng giai đoạn của dự án. Cụ thể như sau:
 Chi phí thực tế được phân bổ vào 2 giai đoạn là truyền thông chương trình, vận
động quyên góp và công tác chuẩn bị.
 Chi phí còn lại được phân bổ vào các giai đoạn hình thành ý tưởng và kịch bản
ý tưởng.
 Ban đầu, nhóm dự án sẽ dự tính thực hiện trao tặng 100 phần ăn với số tiền ban
đầu là 5.000.000 VNĐ. Tuy nhiên, do dự án nhận được sự đón nhận và quan
tâm của tất cả mọi người nên đã nhận được sự ủng hộ nhiều hơn, vượt mức dự
tính ban đầu. Do vậy, đã có sự chênh lệch giữa các chi phí dự tính và các chi
phí thực tế trong các giai đoạn dự án. Sau khi các thành viên đã họp và bàn bạc
lại thì nhóm dự án thống nhất sẽ tăng số lượng phần ăn lên cụ thể là 200 phần
51

ăn với số tiền cụ thể là 8.163.000 VNĐ. (trong đó đã bao gồm chi phí mua bao
bì)
Báo cáo tổng quan tài nguyên nguồn lực

Hình 15. Báo cáo tổng quan tài nguyên nguồn lực
Dựa vào biểu đồ thống kê số giờ làm việc của đội dự án, ta thấy có sự chênh
lệch về thời gian làm việc giữa các thành viên. Cụ thể là:
 Ngọc Bích, Khánh Ngân, Như Quỳnh, Phương Uyên: thời gian làm việc trung
bình 200 - 220 giờ.
 Ỹ Dình: là nhân sự có thời gian làm việc nhiều nhất, sở dĩ có sự chênh lệch lớn
này so với các thành viên còn lại vì Ỹ Dình đảm nhận công việc bán hàng (bao
gồm bán online và bán trực tiếp) có thời gian làm việc 25 ngày nên số lượng
giờ làm được thể hiện trong bảng thống kê bị đôn lên gấp 2 lần so với thực tế.
Nhóm dự án đã cùng thống nhất sẽ kiểm soát thủ công công việc bán hàng này,
đảm bảo không có nhân sự nào bị rơi vào tình trạng phải làm việc quá sức. 
 Bảng báo cáo trên được cập nhật đến ngày 12/04/2023, dự án đã hoàn thành
được 99%. Các công việc còn lại chỉ là hoàn thiện bản báo cáo về hình thức,
chỉnh sửa một vài nội dung và báo cáo lại dự án với Ủy ban phê duyệt/đánh
giá. 
5.4 Báo cáo cập nhật kết quả thực hiện dự án
52

DỰ ÁN NHÓM 1                         CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TP.Hồ Chí Minh, ngày… tháng 04 năm 2023
BÁO CÁO
TIẾN ĐỘ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN
Kính gửi: Giảng viên hướng dẫn: Th.S Phạm Thị Thanh Tâm
1. Tên dự án: Sài Gòn Không Ngủ
2. Đơn vị chủ trì dự án
- Họ và tên: Huỳnh Ngọc Bích 
- Địa chỉ: 163/14 Lý Nam Đế Phường 7 Quận 11
- Điện thoại: 0911501813
3. Cá nhân đăng ký chủ nhiệm dự án
- Họ và tên: Huỳnh Ngọc Bích
- Đơn vị công tác: 279 Nguyễn Tri Phương Phường 5 Quận 10
- Địa chỉ: 163/14 Lý Nam Đế Phường 7 Quận 11
- Điện thoại: 0911501813
4. Quyết định thành lập dự án
Số … ngày 28 tháng 01 năm 2023
Thời gian thực hiện dự án: ngày 05 tháng 03 năm 2023
5. Công việc chính đã thực hiện trong kỳ báo cáo
5.1 Các nội dung đã hoàn thành 
- Ý tưởng, kịch bản chương trình
- Khảo sát những địa điểm thực hiện dự án
- Soạn kịch bản chương trình tình nguyện
- Tìm và liên hệ các bên liên quan
- Truyền thông chương trình và vận động quyên góp
- Tiến hành bán hàng gây quỹ (chọn nhà cung cấp, bán hàng)
- Công tác chuẩn bị (theo dõi tiến độ bán hàng, chọn và đóng gói phần ăn)
- Thực hiện dự án thiện nguyện “ Sài Gòn Không Ngủ”
- Chụp ảnh lưu niệm
53

- Họp feedback sau chương trình


5.2 Các nội dung chưa hoàn thành 
- Viết báo cáo tổng kết dự án
- Thuyết trình
6. Kết quả 
- Ngày bắt đầu dự án: 28/01/2023, ngày thực hiện dự án: 05/03/2023
- Hiện trạng dự án: Đã hoàn thành hầu hết các nội dung chính, ngoại trừ việc thực hiện
báo cáo thuyết trình dự án
- Kết quả sau khi thực hiện dự án: 200 phần ăn (mỗi phần sẽ có 1 suất cơm, 2 bịch sữa
vinamilk, 1 chai nước suối) và 3 thùng quần áo
- Phạm vi thực hiện: Điện thờ Phật Mẫu Chợ Lớn (quận 10) và quận Bình Thạnh, Gò
Vấp, TP. Hồ Chí Minh
7. Tình hình sử dụng kinh phí
7.1 Thực thu: 16.301.000 VNĐ
- Tiền nhận quyên góp từ các nhà hảo tâm: 5.214.000 VNĐ
- Tiền bán hàng gây quỹ: 11.087.000 VNĐ
7.2 Thực chi: 16.315.000 VNĐ
- Chi phí đi lại: 400.000 VNĐ
- Chi phí mua hàng: 7.752.000 VNĐ
- Trao phần ăn: 8.163.000 VNĐ
8. Tự đánh giá
Việc thực hiện trao tặng phần ăn diễn ra thành công. Bên cạnh đó, cũng không tránh
khỏi rủi ro phát sinh, tuy nhiên, nhóm dự án đã khắc phục kịp thời và công tác thực
hiện diễn ra theo đúng kế hoạch
TRƯỞNG NHÓM DỰ ÁN
Ký và ghi rõ họ tên

5.5 Các vấn đề phát sinh và biện pháp khắc phục


54

Cấp phát tài nguyên: Trong quá trình cập nhật tiến độ dự án trên phần mềm MS
Project đã xảy ra hiện tượng trùng lặp nhân sự (Đặng Ỹ Dình) tại mục 3.2.2. Lý do vì
Dình thuộc phòng ban bán hàng và công việc này được triển khai thông qua hai hình
thức online và offline nên đã xảy ra hiện tượng này. Biện pháp khắc phục: quản lí
bằng tay.
Tài chính: lợi nhuận bán hàng và tiền quyên góp từ nhà hảo tâm vượt quá sự
mong đợi. Cụ thể, nhóm dự án mong đợi với mức chi phí là 5.000.000 đồng, nhưng
tổng số chi phí thực nhận là 8.547.000 đồng. Biện pháp khắc phục: tăng số lượng phần
ăn từ 50 lên 200 khẩu phần.
Số lượng nhân sự tham gia: Do ngân sách thực nhận cao gấp 1,5 lần nên kế
hoạch dự án đã có sự thay đổi. Cụ thể nhóm đã tăng số lượng khẩu phần (như đã giải
thích ở mục trên), vì vậy khối lượng công việc đã bị tăng lên một cách đáng kể. Biện
pháp khắc phục: tuyển thêm cộng tác viên hỗ trợ để dự án không bị trì hoãn và có thể
hoàn thành đúng tiến độ đặt ra.
55

CHƯƠNG 6: KẾT THÚC DỰ ÁN


6.1. Đánh giá
6.1.1 Những việc đã thực hiện được
Hiệu quả
 Thành lập đội dự án, tuyển cộng tác viên, tiến hành khảo sát đối tượng hướng
đến để xem xét tính khả thi và cấp thiết của dự án.
 Xác định rõ vai trò của từng thành viên trong đội dự án. Mỗi thành viên đều
được phân chia công việc một cách rõ ràng, minh bạch. Tất cả thành viên đều
nhiệt tình, chủ động, có trách nhiệm và linh hoạt trong từng công việc của
mình.
 Lập kế hoạch vận động gây quỹ từ các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân
nhằm đánh giá tính khả quan và tiềm năng của dự án.
 Thực hiện linh hoạt các cuộc họp nhóm qua nhiều hình thức (google meet, trực
tiếp) để đặt vấn đề, bàn luận, đóng góp ý kiến cho dự án, đồng thời giả định các
tình huống rủi ro có thể phát trình trong quá trình hoạch định và thực thi dự án.
 Khảo sát và tham khảo giá cả cũng như chất lượng từ các nguồn cung cấp bánh
tráng và cơm cháy nhằm lên quy trình bán hàng và dự trù kinh phí cho dự án.
Hiệu suất
Hiệu suất dự án sẽ được nhóm dự án phân tích dựa trên tiêu chí SMART mà
nhóm đã đề ra ở Chương 2:
 Specific (cụ thể): 
 Lập Fanpage trên nền tảng Facebook và truyền thông thành công về dự án,
nhận được sự ủng hộ và quan tâm từ khách hàng và các nhà hảo tâm.
 Thành công trong quá trình bán hàng gây quỹ và nhận quyên góp, tổng hiện
vật và hiện kim sau khi giai đoạn “Tổ chức gây quỹ và quyên góp” kết thúc
vượt quá so với kỳ vọng.
 Thành công trong hành trình trao hiện vật đến tổ chức từ thiện và trao đủ
phần ăn đến những người vô gia cư và lao động về đêm.
 Measurable (đo lường):
56

 Giai đoạn 1: Phát động chương trình và vận động gây quỹ thông qua 2 hình
thức: bán hàng (cơm cháy và bánh tráng) và nhận quyên góp hiện vật, hiện
kim từ các nhà hảo tâm.
 Nhận được 3 thùng hiện vật bao gồm quần áo, chăn,...
 Đã gây quỹ và quyên góp được số tiền cụ thể là: 8.547.000 VND,
cao hơn so với dự kiến ban đầu là 5.000.000 VND.
 Đăng đủ 7 bài truyền thông về dự án và nhận được sự được sự
tương tác và quan tâm từ mọi người.
 Giai đoạn 2: Thực hiện chương trình thiện nguyện bằng cách trao tặng
200 phần cơm cho người vô gia cư và lao động về đêm vào ngày
05/03/3023.
 Ngân sách dự án tăng lên so với dự kiến nên cộng tác viên của dự
án Sài Gòn Không Ngủ đã tăng lên 10 người.
 Ngày thực hiện dự án, tất cả thành viên trong đội dự án đều tham
gia đầy đủ.
 Agreed upon (thỏa thuận):
 Dự án đã tương đối thành công trong việc tuyên truyền, dự án không
những nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè xung quanh mà còn
được ủng hộ và đồng thuận thực hiện dự án của giảng viên môn học.
 Nhận được các khoản tiền ủng hộ và vật phẩm (quần áo, giày dép,
chăn,...) từ các nhà hảo tâm.
 Mang lại giá trị yêu thương con người, nâng cao nhận thức biết sẻ chia
cho thế hệ sinh viên ngày nay.
 Realistic (thực tế):
 Trong quá trình chuẩn bị cho dự án, dự án đã có sự hướng dẫn và tham
mưu ý kiến từ giảng viên hướng dẫn. Từ đó, dự án đã có phần cải thiện
cũng như tránh được một số rủi ro phát sinh.
 Đội dự án là nhóm sinh viên năm ba có kiến thức chuyên môn, kỹ năng
xã hội và trách nhiệm cộng đồng, ngoài ra còn sự góp mặt của 10 cộng
tác viên dự án.
57

* Time-bound: Thời gian thực hiện dự án hoàn thành không đúng với mục tiêu ban
đầu. Thời gian dự án hoàn thành dự kiến là từ ngày 28/01/2023 đến ngày 09/03/2023,
tuy nhiên trong quá trình viết báo cáo dự án đã kéo dài đến ngày 13/04/2023.
6.1.2. Những việc chưa thực hiện được
Chưa gắn kết được mối quan hệ giữa các cộng tác viên trong nhóm với nhau. 
Nguyên nhân: Do thời gian thực hiện dự án khá ngắn nên thời gian tương tác
giữa các cộng tác viên bị hạn chế.
6.2 Bài học kinh nghiệm
 Xây dựng kế hoạch và thực thi dự án
Dựa vào nền tảng kiến thức chuyên môn đã học, đội dự án hiểu rõ mục tiêu, ý
nghĩa và quy trình hoạch định một dự án. Bên cạnh đó, nhóm dự án được tiếp cận với
phần mềm MS Project nhằm ứng dụng và quản lý dự án một cách cụ thể, rõ ràng và
chính xác hơn. Trong quá trình xây dựng, tiến hành dự án, đội dự án cũng gặp một số
sai sót và khó khăn rủi ro phát sinh ngoài dự kiến nhưng các thành viên trong đội dự
án đều có quan điểm, chứng kiến của mình về những ý tưởng và đóng góp nhằm xây
dựng, hoàn thành dự án một cách hoàn hảo nhất. Đồng thời, mỗi cá nhân cũng chủ
động và có trách nhiệm đối với từng công việc được phân phó.
Có thể nói giai động xây dựng kế hoạch có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạch
định dự án, làm tiền đề để thực thi dự án một cách khả quan và hiệu quả nhất, đề
phòng và phòng tránh những rủi ro có thể phát sinh.
 Vận động và tài trợ gây quỹ
 Sau khi xem xét và bàn bạc, nhóm dự án nhận thấy đây là dự án phi lợi nhuận
và sẽ có nhiều khó khăn trong quá trình kêu gọi gây quỹ, do đó kế hoạch vận động
quỹ để lấy đủ số lượng bánh tráng và cơm cháy đề ra là không hiệu quả và thiếu khả
thi. Do đó, nhóm đã quyết định sử dụng ngân sách gây quỹ trước đó của tất cả thành
viên  đội dự án và và một số nhà hảo tâm trong 3 ngày đầu tiên phát động dự án để
đặt nhập đợt hàng đầu tiên. Doanh thu thu được trong quá trình bán hàng đợt 1 sẽ tiếp
tục làm nguồn vốn đặt đợt hàng tiếp theo. Việc này giúp giải quyết vấn đề giải ngân
dòng tiền dự án. Vì vậy, đây sẽ là bài học kinh nghiệm cho nhóm dự án thực hiện các
dự án tiếp theo.
 Truyền thông chương trình
58

Truyền thông là một trong những công việc đóng vai trò “cốt lõi” nhằm tăng độ nhận
diện dự án và nâng cao khả năng bán hàng để gây quỹ cho chương trình. Ngân sách từ
hoạt động gây quỹ và nhận quyên góp là nguồn gây quỹ chính của dự án nên việc
tuyên truyền, lan tỏa thông tin dự án lên mạng xã hội là vô cùng quan trọng. Các nội
dung bài viết được lên ý tưởng một cách linh hoạt, đúng trọng tâm và phù hợp với nội
dung chương trình tình nguyện. Bên cạnh đó các poster, hình ảnh video được thiết kế
đẹp mắt và sáng tạo. Do đó, sau khi dự án “Sài Gòn Không Ngủ” được thực hiện,
nhóm dự án đã có kinh nghiệm trong việc kết hợp giữa nội dung và hình ảnh truyền
thông nhằm thu hút sự quan tâm, ủng hộ và tương tác động đảo từ cộng đồng trên các
kênh thông tin đại chúng. 
 Sinh hoạt trước giờ thực hiện dự án
Những dự án của Sài Gòn Không ngủ chủ yếu sẽ được thực hiện ở ngoài trời
vào ban đêm nên sự an toàn của các thành viên, cộng tác viên là trên hết. Vì thế, nhằm
tránh những rủi ro không đáng có, các thành viên trong dự án và tất cả cộng tác viên
nên sinh hoạt trước giờ khởi hành để nhắc nhở những lưu ý về an toàn, thống nhất
giữa các thành viên trong quá trình thực hiện dự án. Ngoài ra, thời gian cũng là yếu tố
quan trọng, do thành viên và cộng tác viên trong ngày thực hiện dự án là số lượng
không nhỏ nên việc đúng giờ của mỗi người là điều vô cùng cần thiết để tránh mất
thời gian của các thành viên.
59

KẾT LUẬN
Dựa vào báo cáo cập nhật kết quả thực hiện dự án, dự án “Sài Gòn Không
Ngủ” đã kết thúc thành công. Tất cả đều nhờ vào bản kế hoạch, nghiên cứu và hoạch
định dự án một cách cẩn thận. Đồng thời, nhóm đã xác định và phòng tránh những rủi
ro, sự cố có thể xảy ra, xem xét tính hiệu quả và tính khả thi của dự án. Bên cạnh
những yếu tố và kinh nghiệm mà nhóm đạt được thì vẫn còn tồn tại những hạn chế, sai
sót. 
Có thể nói, dự án “Sài Gòn Không Ngủ” có thể làm tiền đề cho đội dự án hay
một tổ chức khác tham khảo để tiến hành dự án trong tương lai nhằm mục đích tình
nguyện, rèn luyện các thêm các kỹ năng và nâng cao tinh thần tương thân tương ái,
trách nhiệm cộng đồng.
60

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Phạm Thị Thanh Tâm (2023), “Chương 1: Tổng quan về dự án và quản lý dự án”,
Truy xuất từ Hệ thống học trực tuyến của trường Đại học Kinh tế TPHCM
https://lms.ueh.edu.vn/.
2. Phạm Thị Thanh Tâm (2023), “Chương 2: Một số kỹ thuật quản lý dự án”, Truy
xuất từ Hệ thống học trực tuyến của trường Đại học Kinh tế TPHCM
https://lms.ueh.edu.vn/.
3. Phạm Thị Thanh Tâm (2023), “Chương 3: Làm quen với MS Project và tạo dự án
mới”, Truy xuất từ Hệ thống học trực tuyến của trường Đại học Kinh tế TPHCM
https://lms.ueh.edu.vn/.
4. Phạm Thị Thanh Tâm (2023), “Chương 4: Xây dựng danh sách các công việc trong
dự án”, Truy xuất từ Hệ thống học trực tuyến của trường Đại học Kinh tế TPHCM
https://lms.ueh.edu.vn/.
5. Phạm Thị Thanh Tâm (2023), “Chương 5: Khai báo và cấp phát tài nguyên cho dự
án”, Truy xuất từ Hệ thống học trực tuyến của trường Đại học Kinh tế TPHCM
https://lms.ueh.edu.vn/.
6. Phạm Thị Thanh Tâm (2023), “Chương 6: Các kỹ thuật cơ bản theo dõi dự án”,
Truy xuất từ Hệ thống học trực tuyến của trường Đại học Kinh tế TPHCM
https://lms.ueh.edu.vn/.
7. Phạm Thị Thanh Tâm (2023), “Chương 7: Định dạng và chia sẻ dự án”, Truy xuất
từ Hệ thống học trực tuyến của trường Đại học Kinh tế TPHCM
https://lms.ueh.edu.vn/.
8. Phạm Thị Thanh Tâm (2023), “Chương 8: Điều chỉnh chi tiết cho các công việc”,
Truy xuất từ Hệ thống học trực tuyến của trường Đại học Kinh tế TPHCM
https://lms.ueh.edu.vn/.
9. Phạm Thị Thanh Tâm (2023), “Chương 9: Điều chỉnh chi tiết cho tài nguyên và cấp
phát tài nguyên”, Truy xuất từ Hệ thống học trực tuyến của trường Đại học Kinh tế
TPHCM https://lms.ueh.edu.vn/.
10. Phạm Thị Thanh Tâm (2023), “Chương 10: Điều chỉnh kế hoạch dự án và tổ chức
các chi tiết trong dự án”, Truy xuất từ Hệ thống học trực tuyến của trường Đại học
Kinh tế TPHCM https://lms.ueh.edu.vn/.
61

11. Phạm Thị Thanh Tâm (2023), “Chương 11: Các kỹ thuật nâng cao để quản lý dự
án”, Truy xuất từ Hệ thống học trực tuyến của trường Đại học Kinh tế TPHCM
https://lms.ueh.edu.vn/.

You might also like