You are on page 1of 25

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐHĐN

KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ

----

PHÂN TÍCH HÀNH VI


VI PHẠM ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
CỦA VIỆN THẨM MỸ WONJIN

Lớp: IBS3001_5
Nhóm: 10
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Dương Thị Thúy Quỳnh
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Minh Ánh Trang
Nguyễn Thị Tuyết Nga
Nguyễn Thị Thu Yên
Nguyễn Thái Bảo Hân
Trần Nhật Hà

Đà Nẵng, 11/2023
MỤC LỤC

MỤC LỤC....................................................................................................................................................i

DANH MỤC HÌNH ẢNH........................................................................................................................iii

1. Tóm tắt chủ đề:.............................................................................................................................1

1.1 Giới thiệu sơ lược về Viện thẩm mỹ Quốc tế Wonjin:........................................1

1.2 Tóm tắt sự việc:.............................................................................................................. 1

2. Xác định các đối tượng liên quan (bên hữu quan):........................................................3

2.1 Đối tượng hữu quan bên trong:................................................................................3


2.1.1 Chủ sở hữ u:.................................................................................................................................... 3
2.1.2 Nhà quả n lý và Ngườ i lao độ ng trong cô ng ty:...............................................................3

2.2 Đối tượng hữu quan bên ngoài:................................................................................4


2.2.1 Khá ch hà ng:....................................................................................................................................4
2.2.2 Nhà cung cấ p:................................................................................................................................ 4
2.2.3 Đố i thủ cạ nh tranh:..................................................................................................................... 4
2.2.4 Ngà nh cô ng nghệ thẩ m mỹ nó i riêng và ngà nh y tế nó i chung:...............................5
2.2.5 Chính phủ và cá c cơ quan quả n lý nhà nướ c:..................................................................5
2.2.6 Giớ i truyền thô ng:....................................................................................................................... 5
2.2.7 Cô ng chú ng:.................................................................................................................................... 6

3. Nhận diện, trình bày bản chất của vấn đề vô đạo đức và trách nhiệm xã hội dựa
trên đánh giá các tác động của hành vi hoặc của sự việc đến các đối tượng có liên
quan:.........................................................................................................................................................6

3.1 Nhận diện các vấn đề vô đạo đức:............................................................................. 6


3.1.1 Nguồ n gố c củ a vấ n đề vô đạ o đứ c:.......................................................................................6
3.1.2 Xá c định cá c vấ n đề vô đạ o đứ c:........................................................................................... 6

3.2 Bản chất của vấn đề vô đạo đức:...............................................................................8


3.2.1 Vi phạ m đạ o đứ c chính trự c:..................................................................................................8
3.2.2 Vi phạ m đạ o đứ c cô ng bằ ng:...................................................................................................9
3.2.3 Vi phạ m đạ o đứ c trung thự c:..................................................................................................9

3.3 Trách nhiệm xã hội:.................................................................................................... 10


3.3.1 Trá ch nhiệm kinh tế:............................................................................................................... 10
3.3.2 Trá ch nhiệm phá p lý:.............................................................................................................. 10
3.3.3 Trá ch nhiệm đạ o đứ c:.............................................................................................................11
3.3.4 Trá ch nhiệm nhâ n vă n:.......................................................................................................... 11

4. Xác định những nguyên nhân (bên trong, bên ngoài):...............................................12


i
4.1 Bên trong (xuất phát từ triết lý đạo đức):...........................................................12
4.1.1 Ý thứ c củ a doanh nghiệp về kinh doanh hợ p phá p, đả m bả o quyền lợ i cho
khá ch hà ng:................................................................................................................................................ 12
4.1.2 Sự chủ quan và thờ ơ củ a lã nh đạ o, nhâ n viên trong vấ n đề kinh doanh lừ a
đả o khá ch hà ng:....................................................................................................................................... 12
4.1.3 Chạ y đua theo lợ i nhuậ n:.......................................................................................................13
4.1.4 Bả n chấ t kinh doanh thẩ m mỹ:...........................................................................................13
4.1.5 Lậ p luậ n theo chủ nghĩa vị kỷ, chủ nghĩa vị lợ i:...........................................................14

4.2 Bên ngoài:...................................................................................................................... 14


4.2.1 Phá p luậ t: Hạ n chế củ a hệ thố ng phá p luậ t Việt Nam:..............................................14
4.2.2 Cơ quan chứ c nă ng địa phương quả n lý lỏ ng lẻo:......................................................14
4.2.3 Cộ ng đồ ng: Sự thiếu thậ n trọ ng củ a khá ch hà ng:.......................................................15

5. Nhận xét những phản ứng và cách xử lý của các đối tượng có liên quan:...........15

5.1 Đối tượng bên trong:.................................................................................................. 15


5.1.1 Chủ thẩ m mỹ viện Wonjin:...................................................................................................15
5.1.2 Nhâ n viên, ngườ i lao độ ng:...................................................................................................16

5.2 Đối tượng bên ngoài:.................................................................................................. 17


5.2.1 Khá ch hà ng:................................................................................................................................. 17
5.2.2 Cơ quan chứ c nă ng:................................................................................................................. 17
5.2.3 Giớ i truyền thô ng:.................................................................................................................... 18
5.2.4 Cô ng chú ng:................................................................................................................................. 18

6. Đề xuất cách giải quyết cho các bên và rút ra bài học kinh nghiệm:......................18

6.1 Đề xuất cách giải quyết cho các bên:.....................................................................18


6.1.1 Viện thẩ m mỹ Wonjin:............................................................................................................18
6.1.2 Cơ quan chứ c nă ng và cơ quan địa phương:.................................................................19
6.1.3 Đố i vớ i khá ch hà ng:................................................................................................................. 19
6.1.4 Đố i vớ i truyền thô ng, bá o chí:.............................................................................................19

6.2 Bài học kinh nghiệm:.................................................................................................. 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................................21

ii
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. Viện thẩm mỹ Quốc tế Wonjin.........................................................................1
Hình 2. Bệnh viện thẩm mỹ Wonjin (Hàn Quốc)..........................................................2
Hình 3. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.........................................................3
Hình 4. Dòng chữ nhỏ lưu ý phía dưới khiến khách hàng không chú ý.....................16

iii
1. Tóm tắt chủ đề:
1.1 Giới thiệu sơ lược về Viện thẩm mỹ Quốc tế Wonjin:
Tên đầy đủ: Viện thẩm mỹ Quốc tế Wonjin (Công ty CP Thẩm mỹ Nha khoa Wonjin)
Địa chỉ: 93 Tô Hiệu, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.
Fanpage: Viện thẩm mỹ Wonjin clinic hiện có nhiều fanpage quảng cáo trên nền
tảng Facebook như: "Thẩm Mỹ Viện Wonjin - Làm Đẹp Chuẩn Hàn Quốc; Wonjin
Clinic - Viện Thẩm Mỹ Quốc Tế; Wonjin Clinic; Dr Wonjin ID..." và các website khác.
Dịch vụ: Viện thẩm mỹ Quốc tế Wonjin cung cấp đa dạng các liệu trình điều trị, từ
chỉnh hình khuôn mặt, phẫu thuật nâng ngực, làm săn chắc da cho đến điều trị da và
làm đẹp toàn diện. Mục tiêu của Wonjin không chỉ là để khách hàng có được vẻ
ngoài hoàn hảo, mà còn để khám phá và tỏa sáng cái "đẹp" bên trong của từng cá
nhân. Công nghệ làm đẹp không xâm lấn tại Thẩm mỹ viện Quốc tế Wonjin là
phương pháp thẩm mỹ công nghệ cao không gây đau đớn, không khó chịu, không
phải phẫu thuật, không cần nghỉ dưỡng hay gây bất kỳ biến chứng nào cho khách
hàng.
Viện thẩm mỹ Quốc tế Wonjin là điểm đến của nhiều người khi muốn cải thiện vẻ
đẹp và tự tin của bản thân [1].

Hình 1. Viện thẩm mỹ Quốc tế Wonjin.


1.2 Tóm tắt sự việc:
Trường hợp lừa đảo khách hàng tại thẩm mỹ viện Wonjin Hà Nội đã gây ra nhiều
tranh cãi và sự phẫn nộ trong cộng đồng. Các hành vi lừa đảo bao gồm vi phạm bản
quyền tên thương hiệu kinh doanh (1), cam kết kết quả không thực tế và áp đặt các
phương pháp điều trị không an toàn cho khách hàng (2), thông tin không chính xác,
thiếu minh bạch về giá cả (3).
(1) Địa chỉ 93 Tô Hiệu, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội được giới thiệu là trụ sở của
"Viện thẩm mỹ Quốc tế Wonjin" thực chất là trụ sở đăng ký phòng khám nha khoa

1
Wonjin chuyên khoa răng hàm mặt. Trên biển hiệu của cơ sở ở tầng 2 có 1 biển ghi
chữ: WONJIN, phía dưới có dòng chữ Hàn Quốc. Còn ở tầng 3, có 1 biển hiệu ghi
công ty cổ phần thẩm mỹ nha khoa Wonjin; Phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt;
Nha khoa Wonjin, bác sĩ phụ trách: Nguyễn Thị Phương Tâm. Họ đã mạo danh Bệnh
viện thẩm mỹ Wonjin (Hàn Quốc) để quảng cáo và cung cấp dịch vụ không chính
xác. Bệnh viện thẩm mỹ Wonjin (Hàn Quốc) không có chi nhánh hay trụ sở tại Việt
Nam và chưa có bất kỳ ký kết chuyển giao công nghệ thiết bị y tế, công nghệ y tế ở
Việt Nam.

Hình 2. Bệnh viện thẩm mỹ Wonjin (Hàn Quốc).


(2) Đồng thời Wonjin Hà Nội đã áp dụng các chiến lược lừa đảo để thu hút và tiếp
cận khách hàng tiềm năng thông qua các bài quảng cáo trên fanpage "Wonjin Clinic -
Viện Thẩm Mỹ Quốc Tế" sử dụng phương pháp trí tuệ nhân tạo AI phân tích tỉ lệ và
cấu trúc vòng 1, đưa ra chỉ số chính xác tạo dáng ngực phù hợp nhưng thực tế đến
khám thì không sử dụng máy móc mà được quan sát bằng mắt, kiểm tra bằng tay và
đưa ra kết luận, khác với những gì quảng cáo. Toàn bộ quá trình diễn ra khác hoàn
toàn với liệu trình quảng cáo và khác so với cam kết ban đầu.

2
(3) Bên cạnh đó Wonjin còn mồi chài, chèo kéo khách hàng đóng thêm tiền để nâng
cấp dịch vụ, khi được yêu cầu xem bảng giá thì lại không công khai bảng giá dịch vụ
và nâng giá, hạ giá, ngã giá dịch vụ đều bằng lời nói. Muốn xuất hóa đơn để VAT để
có bằng chứng mình đã sử dụng dịch vụ và quay lại để kiểm tra thì bị dọa nạt phải
đóng thêm 10% phí và vài ngày sau đến thì lại tư vấn làm liệu trình mới và không
nhận ra là khách hàng cũ.
Quá trình tư vấn của nhân viên viện thẩm mỹ không đồng nhất, người tư vấn, người
kiểm tra và thực hiện là những đối tượng khác nhau. Khi được yêu cầu bồi thường vì
dịch vụ không hiệu quả, nhân viên của viện thẩm mỹ giở thói côn đồ, dọa nạt và đuổi
khách hàng. Điều này khiến những khách hàng đã sử dụng dịch vụ tại đây đặt ra
nghi vấn về việc ngang nhiên quảng cáo sai sự thật của Viện thẩm mỹ Quốc tế
Wonjin [2].
2. Xác định các đối tượng liên quan (bên hữu quan):
2.1 Đối tượng hữu quan bên trong:
2.1.1 Chủ sở hữu:
Theo như Báo Hà Nội đưa tin, Ông Nguyễn Văn Chất là Giám đốc Công ty cổ phần
thẩm mỹ Nha khoa Wonjin và ông Nguyễn Tuấn Anh là Giám đốc đại diện theo pháp
luật của Công ty cổ phần thẩm mỹ Nha khoa Wonjin có địa chỉ tại 93 Tô Hiệu, Nghĩa
Đô, Cầu Giấy, Hà Nội với 1 tỷ Việt Nam Đồng vốn điều lệ. Công ty cổ phần thẩm mỹ
Nha khoa Wonjin đã ngang nhiên hoạt động kinh doanh trái phép, có dấu hiệu lừa
đảo khách hàng và thực hiện nhiều kỹ thuật không được cấp phép gây biến chứng.
Thực tế thẩm mỹ viện này chỉ được cấp phép một số hoạt động liên quan đến kinh
doanh phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt trực thuộc Công ty cổ phần thẩm mỹ
Nha khoa Wonjin, nhưng Wonjin vẫn hoạt động thêm cả lĩnh vực thẩm mỹ nhằm mục
đích bất chính, trục lợi dựa trên an toàn và sức khoẻ của khách hàng [3].

Hình 3. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3
2.1.2 Nhà quản lý và Người lao động trong công ty:
Về dịch vụ thẩm mỹ, Công ty cổ phần thẩm mỹ Nha khoa Wonjin có 8 nhân viên gồm
2 lễ tân, 5 kỹ thuật viên chăm sóc da, 1 quản lý. Một bộ phận sẽ tư vấn cho khách
hàng trên Fanpage Facebook. Các nhân viên kỹ thuật đảm nhận thực hiện các dịch
vụ thẩm mỹ.
Vấn đề xảy ra khi khách hàng yêu cầu hoàn lại tiền thực hiện dịch vụ thì nhận được
các phản ứng như sau: Lần 1, nhân viên viện thẩm mỹ ngọt ngào, đon đả, hứa hẹn
sẽ trả lại tiền khi kế toán kiểm tra và xác thực xong. Thế nhưng đến lần 2, lần 3,
nhân viên thay đổi thái độ nói không thể hoàn trả do đã kí vào hóa đơn và có 2 dòng
chữ rất nhỏ ghi: “Khách hàng tự nguyện hài lòng đăng ký dịch vụ. Khi đăng ký dịch
vụ - Không hoàn, không hủy với bất cứ lý do gì”. Lần thứ 4 đến trực tiếp Viện thẩm
mỹ Quốc tế Wonjin để đòi lại tiền thì nhận về những lời lẽ xúc phạm, thậm chí là dọa
nạt [4].
2.2 Đối tượng hữu quan bên ngoài:
2.2.1 Khách hàng:
Những khách hàng từng sử dụng dịch vụ của Viện Thẩm mỹ Quốc tế Wonjin đã bị
mất đi công sức và chi phí cho một dịch vụ chất lượng xấu. Việc lừa đảo này còn
gây tổn thất đến sức khỏe về lâu dài (khách hàng bị tiêm chất lạ vào người), họ trở
thành những nạn nhân phải “ngậm đắng nuốt cay” bởi đã trót hy vọng vào những lời
quảng cáo đầy mật ngọt của viện thẩm mỹ này. Niềm tin của họ đã đặt nhầm chỗ để
rồi nhận về kết quả cay đắng “tiền mất tật mang”. Nhiều khách hàng trong trạng thái
hoảng loạn, lo âu vì không biết viện thẩm mỹ này đã tiêm chất gì vào người. Việc này
không chỉ làm tổn hại đến sức khỏe mà có thể còn khiến họ kiệt quệ về tinh thần,
thời gian và tiền bạc để chạy chữa bệnh tật, chưa kể là những di chứng sau khi khỏi
bệnh hoặc thậm chí có nguy cơ tử vong. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến đời sống bình
thường, sức lao động và thu nhập của gia đình.
Những khách hàng đã đóng tiền đăng ký nhưng chưa sử dụng dịch vụ của Thẩm mỹ
Wonjin thì không được hoàn tiền, thậm chí còn không được tôn trọng mà phải nhận
về những lời lẽ xúc phạm, dọa nạt, thách thức.
Những khách hàng khác thì tẩy chay và lên án vì Công ty cổ phần thẩm mỹ Nha
khoa Wonjin đã trục lợi trên chính sức khỏe và tinh thần của người dân.
2.2.2 Nhà cung cấp:
Những đối tác cung cấp nguyên vật liệu chẳng hạn như thiết bị y tế có thể là một
trong những đối tượng có liên quan tới vụ việc của Thẩm mỹ Wonjin, sẽ bị mất uy tín
và niềm tin của các đối tác khách hàng khác. Đối với các nhà đầu tư của công ty
Wonjin vào trang thiết bị, đối tác quảng cáo... sẽ mất đi những khoản tiền đã đầu tư
vào công ty và thiệt hại lớn về lợi nhuận. Bên cạnh đó là cú sốc về hành vi phi đạo
đức của đối tác mình tin tưởng làm ăn từ lâu, mất niềm tin vào các viện thẩm mỹ
khác. Ngoài ra, họ có thể bị nghi ngờ là cấu kết với viện thẩm mỹ này để lừa đảo

4
khách hàng. Khi vụ việc bị bại lộ, nhà cung cấp sẽ bị mất đi một nguồn thu từ Công
ty Wonjin và gián tiếp làm ảnh hưởng đến những người lao động trong công ty.
2.2.3 Đối thủ cạnh tranh:
Đối thủ cạnh tranh ở đây là những công ty, doanh nghiệp có cùng các khách hàng
mục tiêu với Viện Thẩm mỹ Quốc tế Wonjin.
 Khi vụ việc chưa bị phát hiện thì các đối thủ cạnh tranh này bị Thẩm mỹ
Wonjin chiếm đi rất nhiều các khách hàng tiềm năng của họ. Vì vậy, sẽ làm
sụt giảm lợi nhuận và doanh thu của công ty dẫn đến thua lỗ. Điều này cũng
gây ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động trong công ty của họ.
 Khi vụ việc bị phát hiện thì các đối thủ cạnh tranh sẽ được hưởng lợi từ việc
giành được những khách hàng trước đó đã sử dụng dịch vụ tại Thẩm mỹ
Wonjin. Tuy nhiên, họ cũng sẽ bị chịu ảnh hưởng, vạ lây từ việc làm thiếu đạo
đức của Wonjin. Các khách hàng sẽ bị mất niềm tin vào các công ty, nghi ngờ
họ sẽ vi phạm như vậy và sẽ có sự kiểm tra, lựa chọn gay gắt hơn trước.
Ngoài ra, Bệnh viện Thẩm mỹ Wonjin (chỉ có một cơ sở duy nhất tại Seoul - Hàn
Quốc) cũng bị ảnh hưởng danh tiếng, vi phạm bản quyền hình ảnh cực kỳ nghiêm
trọng bởi vì Viện Thẩm mỹ Quốc tế Wonjin (Hà Nội) mạo danh thương hiệu của mình
để lừa dối khách hàng [5].
2.2.4 Ngành công nghệ thẩm mỹ nói riêng và ngành y tế nói chung:
Vụ việc là một lời cảnh báo cho bộ, ngành y tế về việc thực hiện công tác quản lý,
điều hành, giám sát một cách khắt khe và kỹ lưỡng hơn để đảm bảo công tác điều
trị, khám chữa bệnh cho nhân dân. Ngành y tế nước ta phải mất nhiều thời gian, tiền
bạc và công sức để thực hiện việc điều tra và rà soát lại những cơ sở cung cấp các
dịch vụ thẩm mỹ có sử dụng thuốc, các chất, thiết bị để can thiệp vào cơ thể người,
… Những cơ sở này, ngoài giấy phép kinh doanh do UBND quận, huyện cấp hoặc
do Sở Kế hoạch và đầu tư cấp, khi hoạt động phải bắt buộc được Sở Y tế cấp giấy
phép hoạt động và phê duyệt danh mục kỹ thuật theo quy định của pháp luật. Đồng
thời rà soát các hoạt động quảng cáo khám bệnh, chữa bệnh… và xử lý nghiêm các
trường hợp vi phạm, báo cáo UBND Thành phố theo quy định.
2.2.5 Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước:
Lòng tin và sự tín nhiệm của người dân đối với các cơ quan quản lý nhà nước có thể
bị giảm. Một số người dân sẽ phản ánh và phê bình về quá trình thẩm định, phê
duyệt và cấp phép cho doanh nghiệp trong ngành thẩm mỹ của các cơ quan chức
năng. Họ sẽ đặt ra những nghi vấn về trách nhiệm quản lý của các cấp chính quyền
có lơ là, buông lỏng nên mới xảy ra tình trạng thẩm mỹ viện “chui” hoạt động không
cấp phép, quảng cáo trái phép ngang nhiên tồn tại như vậy hay không.
2.2.6 Giới truyền thông:
Đây là tin tức gây sốt, đặc biệt, hấp dẫn người đọc với vụ việc Viện Thẩm mỹ Quốc
tế Wonjin đã gây ra nhiều tranh cãi và sự phẫn nộ trong cộng đồng. Cơn sốt này
cũng đã tạo ra công ăn việc làm cho giới truyền thông báo chí, giúp họ có thêm
5
nguồn thu nhập. Giới truyền thông và các nhà báo theo dõi tình hình, cập nhật đưa
tin liên tục. Họ làm việc theo đạo đức nghề nghiệp phản ánh đúng sự thật, lên án
hành vi sai trái của Wonjin. Trái lại, các công ty truyền thông báo chí trước đó đã
từng tâng bốc đưa tin tốt đẹp về Viện Thẩm mỹ Wonjin cũng có thể sẽ bị mất uy tín
trong mắt người đọc.
2.2.7 Công chúng:
Khi cuộc sống và lợi ích cộng đồng bị ảnh hưởng, công chúng sẽ là một bộ phận lên
tiếng bức xúc và chỉ trích Wonjin trên nhiều phương diện. Họ sẽ lên án mạnh mẽ
hành vi sai trái, sẽ cẩn trọng chú ý hơn khi lựa chọn cơ sở thẩm mỹ làm đẹp để bảo
vệ lợi ích của bản thân cũng như cộng đồng xã hội. Bởi xét cho cùng, cộng đồng
chính là “mảnh đất” nơi doanh nghiệp “bắt rễ” lâu dài, do đó phát triển và bảo vệ lợi
ích của cộng đồng cũng là bảo vệ lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp.
3. Nhận diện, trình bày bản chất của vấn đề vô đạo đức và trách nhiệm xã
hội dựa trên đánh giá các tác động của hành vi hoặc của sự việc đến các đối
tượng có liên quan:
3.1 Nhận diện các vấn đề vô đạo đức:
3.1.1 Nguồn gốc của vấn đề vô đạo đức:
Xét theo mối quan hệ: Sự việc lần này xuất phát chủ yếu từ mâu thuẫn giữa doanh
nghiệp và khách hàng. Khách hàng mong muốn nhận được chất lượng dịch vụ tốt
nhất trong khi doanh nghiệp muốn tối đa hóa lợi nhuận bất chấp hành vi sai trái.
Xét theo bản chất của mâu thuẫn: Đây là mâu thuẫn về lợi ích, mục tiêu. Doanh
nghiệp vị kỷ, ưu tiên lợi ích của mình mà bỏ qua lợi ích chung. Họ thực hiện dịch vụ
không đảm bảo theo quy định ngành thẩm mỹ làm đẹp bỏ qua nhu cầu khách hàng
và chỉ muốn kiếm được lợi nhuận cao nhất.
3.1.2 Xác định các vấn đề vô đạo đức:
3.1.2.1 Lừa đảo khách hàng:
Người dân phải chi trả một khoản tiền để mua dịch vụ mà trải nghiệm không tốt, dẫn
đến sự bức xúc trong xã hội, gây ra nhiều tranh cãi và sự phẫn nộ trong cộng đồng.
Các hành vi lừa đảo bao gồm thông tin không chính xác, thiếu minh bạch về giá cả,
cam kết kết quả không thực tế và áp đặt các phương pháp điều trị không an toàn
cho khách hàng, gây tổn thất đến sức khỏe của khách hàng.
Thêm nữa, Viện Thẩm mỹ Quốc tế Wonjin được giới thiệu sở hữu đội ngũ có kiến
thức chuyên sâu về lĩnh vực làm đẹp cùng với công nghệ hiện đại, nhiều ưu đãi hấp
dẫn... từ những lời quảng cáo “có cánh”. Tuy nhiên, thực tế toàn bộ quá trình diễn ra
khác hoàn toàn với liệu trình quảng cáo và khác so với cam kết ban đầu, thăm khám
cho khách hàng không sử dụng máy móc mà chỉ khám bằng mắt và tay. Đặc biệt,
viện thẩm mỹ này không có bảng giá dịch vụ và nhân viên không thể hiện được kinh
nghiệm chuyên môn. Khi khách hàng yêu cầu ngừng sử dụng dịch vụ và hoàn tiền
thì Thẩm mỹ Wonjin lập tức lật lọng, trơ tráo và dọa nạt khách hàng. Có thể thấy, lừa

6
đảo khách hàng là hành vi vi phạm triết lý đạo đức trong kinh doanh, cụ thể là tính
trung thực. Đây là hành động trực tiếp gây hại cho khách hàng của Wonjin.
3.1.2.2 Làm tổn hại đến sức khỏe con người:
Hành vi này đã ảnh hưởng rất lớn đến niềm tin của khách hàng khi đứng trước việc
đầu tư cho bản thân vào một liệu trình thẩm mỹ. Bởi lẽ họ đã đặt trọn niềm tin và sự
hy vọng, thậm chí là sức khỏe của mình vào những lời cam kết, quảng cáo đầy mật
ngọt để thay đổi sắc đẹp. Tuy nhiên, chính lòng tham, sự vô pháp luật và thiếu tôn
trọng khách hàng của chủ doanh nghiệp thẩm mỹ đã khiến cho khách hàng phải
đánh đổi bằng tiền bạc, công sức, sức khỏe của bản thân chỉ để nhận lại những biến
chứng trên cơ thể về lâu về dài, ảnh hưởng đến đời sống của họ.
3.1.2.3 Cạnh tranh không lành mạnh:
Vụ việc Viện Thẩm mỹ Quốc tế Wonjin ngang nhiên quảng cáo sai sự thật và thực
hiện những dịch vụ trái phép có thể làm lung lay lòng tin của người dân đối với
những doanh nghiệp trong ngành công nghệ thẩm mỹ. Các thẩm mỹ viện cũng như
là các doanh nghiệp khác kinh doanh trong lĩnh vực chăm sóc sắc đẹp trên địa bàn
Hà Nội nói riêng và trên toàn quốc nói chung sẽ bị đánh đồng. Điều này làm ảnh
hưởng đến doanh thu, hình ảnh của các doanh nghiệp đang nghiêm túc thực hiện
các quy định của pháp luật và quy tắc trong đạo đức kinh doanh. Ngoài ra, hình ảnh
của các bác sĩ chuyên khoa trong những bệnh viện khác cũng có thể phải nhận sự
hoài nghi của người dân Việt Nam. Vấn đề này liên quan trực tiếp đến khía cạnh
công bằng trong đạo đức kinh doanh. Wonjin đã vi phạm trách nhiệm đối với các bên
hữu quan.
3.1.2.4 Không tuân thủ quy định của pháp luật:
Viện Thẩm mỹ Quốc tế Wonjin như quảng cáo trên website, các nền tảng mạng xã
hội thực chất chỉ là một spa, chỉ được phép thực hiện các dịch vụ chăm sóc da thuộc
thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy. Khi rà soát, kiểm tra thông
tin cho thấy Sở Y tế Hà Nội không cấp phép cho phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ
Wonjin. Viện thẩm mỹ này không được cấp phép phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ,
không có bác sĩ, không đủ điều kiện là một cơ sở khám chữa bệnh vì thế hoàn toàn
không được phép triển khai các dịch vụ y tế chuyên khoa thẩm mỹ. Việc Thẩm mỹ
Wonjin thực hiện các dịch vụ xâm lấn như tiêm dung dịch vào người khách hàng để
nâng ngực là hoàn toàn sai phạm. Hành vi trên của Wonjin không chỉ là vi phạm lớn
về mặt pháp luật mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng ở phương diện xã hội, làm giảm
lòng tin của người dân vào chính phủ và bộ máy nhà nước.
3.1.2.5 Giả mạo thương hiệu:
Bên cạnh đó, Viện thẩm mỹ Quốc tế Wonjin còn mạo danh thương hiệu Bệnh viện
thẩm mỹ Wonjin (Seoul - Hàn Quốc) nhằm lừa dối khách hàng. Đây là hành động
xâm phạm bản quyền hình ảnh cực kỳ nghiêm trọng. Việc quảng cáo, thực hiện
những dịch vụ trái phép cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh của Bệnh viện thẩm
mỹ Wonjin. Bởi theo các bác sĩ, phương pháp nâng ngực không xâm lấn, không
7
phẫu thuật là bất khả thi, thiếu khoa học và không có căn cứ y khoa. Các bác sĩ
chuyên khoa của bệnh viện đều khuyến cáo khách hàng không nên tin vào lời quảng
cáo nâng ngực không xâm lấn vì có thể mang đến những hậu quả khó lường, ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khoẻ. Như vậy, giả mạo thương hiệu để lừa đảo khách
hàng một cách trắng trợn là hành vi vi phạm pháp luật, có thể bị xử lý hành chính
hoặc nặng hơn là truy cứu trách nhiệm hình sự [5].
3.1.2.6 Sự thông đồng, tiếp tay của nhân viên:
Toàn bộ nhân viên của Viện Thẩm mỹ Quốc tế Wonjin đều không có kiến thức, kinh
nghiệm chuyên môn, quá trình tư vấn và thăm khám không đúng như cam kết trong
quảng cáo trước đó. Thế nhưng, khi khách hàng không hài lòng thì nhân viên
chuyển sang lật lọng, trở mặt, dùng những lời lẽ xúc phạm và đe dọa vô cùng trơ
tráo, thậm chí đuổi khách về mà không hoàn lại tiền. Hành động cấu kết, thông đồng
này là một hành động hết sức vô đạo đức, Wonjin đã không chính trực, trung thực
với khách hàng của mình. Họ dụ dỗ khách hàng mua với những cam kết đầy mong
đợi, nhưng cuối cùng họ lại chối bỏ trách nhiệm và không giữ lời hứa như ban đầu
đối với những người đã tin tưởng doanh nghiệp. Nhân viên của Wonjin đã bỏ qua lợi
ích của mọi người xung quanh, của xã hội mà chỉ đặt sự quan tâm cho lợi ích cá
nhân.
3.1.2.7 Sự làm ngơ của chính quyền địa phương:
Một sự việc đã tiếp diễn rất lâu mà chưa được giải quyết thì tất yếu là trong thời gian
đó, đã không có cơ quan chức năng nào phát hiện và xử lý một cách triệt để. Đồng
thời cũng phải kể đến sự thờ ơ, bỏ qua mọi chuyện dù dấu hiệu sai phạm rất rõ ràng,
dù nhân chứng, vật chứng, bị hại đều có cả, họ đã lên tiếng nhưng không được
chính quyền giải quyết. Và cuối cùng đã diễn ra một sự tháo chạy rất chóng vánh,
công khai và rầm rộ với hàng loạt máy móc, biển hiệu cồng kềnh. Thế nhưng cơ
quan chức năng có lẽ không nhìn thấy để ngăn chặn hành vi tẩu tán, nhằm xóa bỏ
dấu vết của Viện Thẩm mỹ Wonjin sau khi bị phanh phui những hoạt động trái phép,
có dấu hiệu lừa đảo khách hàng, dù đã “nắm được thông tin”. Vì vậy nên mới xảy ra
câu chuyện khi “tiến hành kiểm tra thì cơ sở này đã đóng cửa” và “đoàn liên ngành
đã kiểm tra trong sổ theo dõi khách hàng tại cơ sở, phát hiện ghi chép rất sơ sài,
không có các thông tin về khách hàng…”, cũng không kiểm tra được hồ sơ khách
hàng lưu giữ trong máy tính vì cơ sở báo cáo “ổ cứng máy tính bị hỏng, đang sửa
chữa”.
Rõ ràng Phòng Y tế quận Cầu Giấy không thể thoái thác trách nhiệm khi để trên địa
bàn của mình tồn tại những cơ sở sai phạm, nhiều dấu hiệu lừa đảo và có nguy cơ
gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân [6].
3.2 Bản chất của vấn đề vô đạo đức:
Hành động của Viện Thẩm mỹ Quốc tế Wonjin đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên
tắc và chuẩn mực đạo đức kinh doanh:

8
3.2.1 Vi phạm đạo đức chính trực:
Theo quảng cáo trên fanpage “Wonjin Clinic- Viện thẩm mỹ quốc tế”, loại hình dịch
vụ “không chạm” bằng ứng dụng công nghệ tái cấu trúc vòng 1 Hippo lipid được
quảng cáo với những cam kết chắc nịch chỉ thực hiện 1 lần duy nhất và 6 không-
“không xâm lấn, không phẫu thuật, không bơm độn, không đau nhức, không nghĩ
dưỡng, không cần tập luyện” nhanh chóng chèo kéo được khách hàng rơi vào bẫy.
Tuy nhiên, toàn bộ quá trình tư vấn của nhân viên viện thẩm mỹ không đồng nhất,
người tư vấn, người kiểm tra và thực hiện là những nhân sự khác nhau. Khi được
yêu cầu bồi thường vì dịch vụ không hiệu quả và mang lại biến chứng, nhân viên của
viện thẩm mỹ giở thói côn đồ, dọa nạt và đuổi khách hàng, trái hẳn với thái độ niềm
nở ban đầu khi chèo kéo khách hàng. Sự thiếu ngay thẳng, lành mạnh và minh bạch
này đã làm mất lòng tin của khách hàng, nhà đầu tư, và cả những nhân viên bên
trong viện thẩm mỹ. Toàn bộ sự nhất quán trong quá trình tư vấn và tham gia thực
hiện dịch vụ cho khách hàng hoàn toàn không được thể hiện, cho thấy Wonjin đã vi
phạm đạo đức chính trực.
3.2.2 Vi phạm đạo đức công bằng:
Không thể phủ nhận rằng bản chất lĩnh vực hoạt động công nghiệp thẩm mỹ của
Wonjin đòi hỏi nguồn chi phí hơi lớn khi đầu tư vào trang thiết bị, nguồn cung dược
mỹ phẩm và lực lượng các bác sĩ, chuyên viên, nhân viên có tay nghề cao. Tuy
nhiên không thể vì nguyên do đó mà hành động vô đạo đức, bất chấp lợi nhuận cho
bản thân chủ sở hữu. Hành vi đó không chỉ gây tổn hại đến sức khỏe tinh thần của
khách hàng mà còn là một sự bất công với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành
lĩnh vực chăm sóc sắc đẹp, khi mà những cơ sở viện thẩm mỹ khác phải bỏ ra một
khoản chi phí lớn cho công tác nghiệp vụ, và tuân thủ đúng pháp luật. Điều đó vô
tình làm mất sự công bằng trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội và gây mất bình
đẳng trong môi trường cạnh tranh khi phần lớn người dân sẽ đánh đồng chất lượng
giống với cơ sở thẩm mỹ Wonjin.
Một khía cạnh khác có thể kể đến đó là Sự đối ứng - có qua có lại. Hành động vô
đạo đức của Wonjin đã bỏ qua vấn đề đạo đức kinh doanh. Công ty bất chấp sức
khỏe con người, gây hại đến lợi ích của cộng đồng, xã hội nhằm kiếm lợi nhuận một
cách bất chính. Nhưng cộng đồng lại chính là cội nguồn nuôi sống doanh nghiệp, là
nguồn cung cấp nguyên liệu, lao động và người tiêu dùng lại chính là nhân tố đem lại
thu nhập cho doanh nghiệp.
3.2.3 Vi phạm đạo đức trung thực:
Mạo danh Bệnh viện thẩm mỹ Wonjin (Hàn Quốc) để quảng cáo và cung cấp dịch vụ
không chính xác. Wonjin Hà Nội đã ngang nhiên sử dụng hình ảnh thương hiệu nổi
tiếng ở Hàn Quốc để kinh doanh hoạt động trái phép và tự tin khẳng định về các dịch
vụ cung cấp tại đây. Nhưng ngay khi thực hiện kiểm tra thì cơ sở báo cáo máy móc
hỏng hóc, đang sửa chữa. Điều này lộ ra sự lỏng lẻo và chất lượng không mấy an
toàn. Thực chất, siêu công nghệ lừa đảo ấy chỉ là một dung dịch màu trắng được
9
tiêm vào khách hàng. Khi khách hàng yêu cầu thẩm mỹ viện cho biết chất lỏng đã
tiêm vào ngực thì nhân viên spa thẳng thừng từ chối với lý do đó là sản phẩm độc
quyền, không thể tiết lộ.
Như vậy, trái ngược với những cơ sở làm đẹp minh bạch và có đạo đức, dường như
Wonjin ưa chuộng làm việc với sự bí mật, không thể công khai, thiếu sự trung thực.
Có lẽ sẽ càng nhiều nạn nhân trong vụ việc này hơn nếu không có những đơn tố
giác của các khách hàng “tiền mất tật mang” bởi Wonjin bất chấp an toàn khách
hàng để mà thu lợi bất chính.
3.3 Trách nhiệm xã hội:
3.3.1 Trách nhiệm kinh tế:
Với hành vi sai phạm của công ty là thu lợi nhuận bất chính từ việc hoạt động kinh
doanh viện thẩm mỹ trái phép, thiếu minh bạch về giá cả và tự ý dùng các dịch vụ
xâm lấn như tiêm dung dịch vào người khách hàng để nâng ngực để đạt được lợi ích
kinh tế mà không quan tâm đến các vấn đề khác như sức khoẻ và lợi ích của khách
hàng. Sau khi vụ việc được các nạn nhân tố giác, công ty đã gây ảnh hưởng và thiệt
hại lớn đến việc kinh doanh, khả năng thực hiện trách nhiệm kinh tế như lợi nhuận,
nguồn tài chính...của các doanh nghiệp khác, các cổ đông, công ty đối tác, và nhân
viên.
Wonjin không mang lại lợi ích kinh tế tối đa và công bằng cho các bên hữu quan.
Gây tổn thất lớn về tài chính, kinh tế của người tiêu dùng, vì khiến khách hàng mất
tiền, mất niềm tin vào việc thẩm mỹ, thậm chí khiến họ tổn thất nặng nề về tinh thần.
Không chỉ vậy, sự việc này còn gây ảnh hưởng đến chính quyền khi họ phải đứng ra
để giải quyết vụ việc, đem lại sự công bằng cho khách hàng. Hành vi sai trái của
Công ty cổ phần thẩm mỹ Nha khoa Wonjin khiến khách hàng mất niềm tin vào danh
tiếng công ty và những gì truyền thông của công ty quảng cáo.
Hơn nữa, hành vi gian dối của công ty không đảm bảo được sự tồn tại và phát triển
của doanh nghiệp. Bởi sau khi vụ việc bị tố giác, công ty đã phải ngừng hoạt động
dẫn đến ảnh hưởng tới lợi nhuận, tài chính của các bên hữu quan. Ngoài ra, công ty
đã không thực hiện được các trách nhiệm xã hội khác, khiến cho việc điều tiết của
Chính phủ gặp khó khăn khi xử lý, giải quyết những hậu quả mà Wonjin đã gây ra
cho xã hội.
Có thể thấy Công ty cổ phần thẩm mỹ Nha khoa Wonjin đã không tận dụng tốt nguồn
lực của xã hội để đem lại hiệu quả kinh tế cho các thành phần trong xã hội, tăng
thêm phúc lợi xã hội và phát triển kinh tế đất nước.
3.3.2 Trách nhiệm pháp lý:
Thông qua vụ sai phạm của Công ty cổ phần thẩm mỹ Nha khoa Wonjin, có thể thấy
họ đã không thực hiện tốt trách nhiệm pháp lý của mình bởi hành vi hoạt động trái
phép và gây biến chứng cho khách hàng sau khi thực hiện phẫu thuật nâng ngực.
Họ phải chịu trách nhiệm pháp lý cho hành vi sai phạm này.

10
Lợi dụng xu hướng đang phổ biến hiện này là tìm kiếm các dịch vụ làm đẹp để nâng
cao ngoại hình, Công ty cổ phần thẩm mỹ Nha khoa Wonjin đã cố ý quảng cáo rầm
rộ các dịch vụ y tế chuyên khoa thẩm mỹ, công nghệ tiên tiến trên fanpage "Wonjin
Clinic - Viện Thẩm Mỹ Quốc Tế" sử dụng phương pháp trí tuệ nhân tạo AI phân tích
tỷ lệ và cấu trúc vòng 1, đưa ra chỉ số chính xác tạo dáng ngực phù hợp nhưng thực
tế đến khám thì không sử dụng máy móc mà được quan sát bằng mắt, kiểm tra bằng
tay và đưa ra kết luận. Đây là hành vi nghiêm cấm trong Luật quảng cáo 2012 nhưng
Wonjin vẫn cố tình vi phạm để lừa đảo và gây hậu quả nghiêm trọng, tổn thất tài
chính lẫn sức khỏe cho khách hàng, và danh dự của ngành thẩm mỹ nói chung,
cạnh tranh không công bằng với các đối thủ trong ngành.... Đây là những hành vi trái
với quy định với pháp luật, liên quan đến trách nhiệm hình sự, phải được xử lý
nghiêm minh.
3.3.3 Trách nhiệm đạo đức:
Tình huống sai phạm của Wonjin có thể thấy doanh nghiệp cũng không thực hiện tốt
trách nhiệm đạo đức, vô trách nhiệm, bất lương. Thẩm mỹ viện Wonjin đã không
công khai minh bạch, thiếu trung thực chính trực trong kinh doanh, không công bằng
với những bên hữu quan.
Trách nhiệm của Wonjin đối với khách hàng là minh bạch cung cấp các dịch vụ,
phương pháp điều trị làm đẹp, tư vấn các vấn đề liên quan đến chăm sóc sắc đẹp
một cách an toàn uy tín... để đem lại lợi ích cho khách hàng với mức giá phù hợp mà
khách hàng bỏ ra. Tuy nhiên Wonjin lại có động thái trái ngược những gì quảng cáo
trước đó với khách hàng. Đó là quyết định được đưa ra bởi người lãnh đạo thiếu
minh bạch, công khai, không coi trọng giá trị chính trực, trung thực, công bằng trong
kinh doanh. Wonjin vì quá chú trọng vào mục tiêu lợi nhuận, mong muốn kiếm được
càng nhiều tiền càng tốt mà bỏ qua lợi ích của khách hàng, của xã hội, bỏ qua
những đạo đức trong kinh doanh. Khi mà doanh nghiệp bất chấp những quy chuẩn
đạo đức, mặc kệ vướng phải những trách nhiệm pháp lý liên quan để thu lợi bất
chính, làm giàu cho túi tiền của họ.
3.3.4 Trách nhiệm nhân văn:
Hành vi sai trái, kinh doanh vô đạo đức của Wonjin không những ảnh hưởng đến lợi
ích kinh tế xã hội mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống của người dân. Chất lượng
dịch vụ không uy tín, an toàn, đạt chuẩn bởi có nhiều bệnh nhân phải nhập viện vì
biến chứng sau khi sử dụng dịch vụ tại đây.
Ngoài ra, sai phạm từ công ty đã gia tăng gánh nặng cho Chính phủ và các bên liên
quan khi giải quyết, xử lý vấn đề họ đã gây ra, làm hao phí các nguồn lực xã hội. Vụ
việc đã tạo ra tâm lý lo sợ, hoang mang, mất niềm tin của khách hàng khi chưa có
cái nhìn tổng quan để chọn một thẩm mỹ viện uy tín, có trách nhiệm, bền vững và
đáng tin cậy trong mắt khách hàng. Đồng thời, Wonjin cũng có thể dẫn đến tác động
không nhỏ đến các ngành thẩm mỹ trong nước, làm giảm uy tín và tính cạnh tranh
của doanh nghiệp khác tại Việt Nam.
11
Wonjin đã thất bại trong việc xây dựng một nền văn hóa đạo đức bao hàm các giá trị
quán triệt các hành vi sai trái của nhân viên khi mà nhân viên có thể noi theo dẫn
đến những hành vi sai trái về sau. Đây cũng có thể là vấn đề đáng lo ngại nếu cán
bộ thoái hóa, bị vật chất và đồng tiền mua chuộc.
Dễ dàng nhận thấy, cơ sở Thẩm mỹ Wonjin không có tinh thần mong muốn đóng
góp và cống hiến cho xã hội, chưa thể hiện mong muốn tự hoàn thiện vì công ty, vì
xã hội phát triển hơn.
4. Xác định những nguyên nhân (bên trong, bên ngoài):
4.1 Bên trong (xuất phát từ triết lý đạo đức):
4.1.1 Ý thức của doanh nghiệp về kinh doanh hợp pháp, đảm bảo quyền lợi cho
khách hàng:
Trong thuyết vị kỷ, ý thức của doanh nghiệp về việc kinh doanh hợp pháp và bảo vệ
quyền lợi cho khách hàng là điều rất quan trọng. Tuy nhiên, trong trường hợp của cơ
sở thẩm mỹ này, chủ cơ sở đã đặt lợi ích cá nhân lên trên hết, bất chấp việc sử dụng
các chiêu trò phi pháp và không minh bạch. Bằng cách mạo danh và đưa ra các lời
hứa không thực tế, họ đã gian dối khách hàng. Điều này đem đến lợi luận cao cho
doanh nghiệp, giúp họ nhanh chóng thu hồi vốn hay tăng trưởng doanh thu vượt trội
tuy nhiên lại ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, lợi ích con người và ảnh hưởng đến
ngành công nghiệp thẩm mỹ.
Thực tế, không chỉ việc không cung cấp thông tin chính xác về dịch vụ mà còn việc
không có quy trình thăm khám chuyên nghiệp cùng với việc thiếu bảng giá dịch vụ và
tư vấn không có chuyên môn đã làm mất lòng tin của khách hàng. Hành động này
không chỉ là thiếu trách nhiệm mà còn đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của họ.
Sự tráo trở và lời lẽ không chắc chắn khi gặp vấn đề cũng cho thấy sự không tôn
trọng đối với quyền lợi của khách hàng. Mặc dù có thể có lợi ích ngắn hạn cho chủ
sở hữu, nhưng việc đặt lợi ích cá nhân lên trên hết, đặc biệt là qua các hành động
gian dối và thiếu trung thực, không chỉ gây thiệt hại cho doanh nghiệp mà còn tạo ra
hậu quả nghiêm trọng đối với uy tín và đạo đức của họ. Điều quan trọng là doanh
nghiệp phải tuân thủ đạo đức kinh doanh và cam kết đảm bảo quyền lợi và an toàn
cho khách hàng trước bất kỳ lợi ích cá nhân nào.
4.1.2 Sự chủ quan và thờ ơ của lãnh đạo, nhân viên trong vấn đề kinh doanh lừa
đảo khách hàng:
Trong vấn đề kinh doanh, sự chủ quan và thờ ơ của lãnh đạo cùng nhân viên có vai
trò không nhỏ trong việc tạo ra và duy trì hành vi vô đạo đức trong doanh nghiệp.
Mặc dù chủ cơ sở của Wonjin có thể đã chủ trương và thực hiện những hành vi
không đạo đức, tuy nhiên, nếu không có sự đồng lòng và tiếp tay của nhân viên, việc
thực hiện những hành vi này sẽ không thể tiếp tục.
Những hành động che dấu thông tin và nói dối của nhân viên khi khách hàng đặt câu
hỏi và nghi ngờ về quy trình làm việc làm gia tăng sự vô trách nhiệm và thiếu lòng
trung thực trong cả tổ chức. Hành vi này không chỉ làm tổn hại đến uy tín của doanh
12
nghiệp mà còn tạo ra một môi trường không an toàn và không minh bạch cho khách
hàng. Họ đã tìm cách kiếm lời bằng cách tiến hành các dịch vụ không an toàn hoặc
không được chấp thuận bởi các tổ chức y tế có liên quan. Đây là một sự thiếu trách
nhiệm đáng kể và gây nguy hiểm cho sức khỏe và an toàn của khách hàng. Theo
thuyết vị lợi, điều này đem lại lợi ích khi mặc dù việc kinh doanh thẩm mỹ viện
Wonjin trái phép nhưng tạo công ăn việc làm cho người khác, nhân viên có thêm thu
nhập, thoả mãn nhu cầu làm đẹp của nhiều người với chi phí thấp. Tuy nhiên, nếu bị
phát hiện, chi phí bồi thường vì gây hại sức khoẻ người khác, phạt hành chính cho
hành vi sai trái sai trái song số tiền bị phạt không nhiều so với lợi nhuận kiếm được.
Vì vậy, họ nhận thấy lợi ích lớn hơn so với chi phí, nên vẫn tiếp tục việc kinh doanh
vô đạo đức của mình
Như vậy, cả chủ cơ sở và nhân viên đều chịu trách nhiệm về việc tạo ra môi trường
không minh bạch và không đạo đức trong doanh nghiệp. Hành vi không tốt này
không chỉ ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức mà còn gây hại đến cộng đồng và
ngành kinh doanh thẩm mỹ nói chung. Điều quan trọng là cả doanh nghiệp và nhân
viên cần hiểu rằng việc tuân thủ đạo đức kinh doanh không chỉ là nghĩa vụ pháp lý
mà còn là trách nhiệm xã hội và đạo đức.
4.1.3 Chạy đua theo lợi nhuận:
Việc chạy đua theo lợi nhuận của cơ sở thẩm mỹ Wonjin có thể được hiểu dưới góc
độ thuyết vị kỉ, trong đó lợi ích cá nhân được đặt lên hàng đầu mà không quan tâm
đến hậu quả đối với khách hàng. Chủ cơ sở thẩm mỹ không chỉ đã mạo danh và lừa
dối khách hàng mà còn sử dụng các chiêu trò quảng cáo không trung thực để thu hút
khách hàng tuy nhiên lại không đảm bảo chất lượng và đạo đức trong dịch vụ.
Hành vi này thể hiện một tình trạng chạy đua vô đạo đức để đạt được lợi nhuận cao
mà không cân nhắc đến sức khỏe và tính mạng của khách hàng. Việc không tôn
trọng cam kết và đạo đức kinh doanh đã tạo ra một môi trường không an toàn và
không minh bạch, đồng thời gây mất lòng tin từ phía khách hàng. Họ chỉ quan tâm
đến lợi nhuận và tiếp cận ngắn hạn. Bằng cách tổ chức các hoạt động không tuân
thủ luật pháp, Wonjin đã xâm phạm niềm tin của khách hàng vào ngành công nghiệp
thẩm mỹ
Tuy nhiên, việc chạy đua theo lợi nhuận cũng đặt cơ sở này vào tình trạng không ổn
định về mặt đạo đức và kinh doanh, đe dọa đến sự tồn tại lâu dài của doanh nghiệp.
Thay vì tập trung vào lợi ích cá nhân, một cơ sở thẩm mỹ có ý thức đạo đức sẽ đặt
khách hàng lên hàng đầu và cam kết đảm bảo chất lượng và an toàn trong mọi dịch
vụ cung cấp.
4.1.4 Bản chất kinh doanh thẩm mỹ:
Bản chất của cơ sở thẩm mỹ Wonjin có thể được phân tích xét theo chủ nghĩa vị kỷ.
Thể hiện qua việc mạo danh và gian dối khách hàng, chỉ quan tâm lợi ích của chính
doanh nghiệp trước mắt để thu hút lợi nhuận bất chính.

13
Hành vi không minh bạch trong quá trình tư vấn và không có quy trình thăm khám
chuyên nghiệp cũng làm mất đi lòng tin và sự tôn trọng đối với khách hàng, không
tuân thủ nguyên tắc đạo đức trong việc cung cấp dịch vụ thẩm mỹ. Sự thiếu trách
nhiệm và sự không đảm bảo an toàn và chất lượng trong quá trình cung cấp dịch vụ
cũng làm mất đi lòng tin và tôn trọng từ cộng đồng và khách hàng.
Bản chất của thẩm mỹ nằm ở việc đảm bảo sự an toàn, uy tín, chất lượng và đạo
đức trong việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sắc đẹp. Tuy nhiên, hành vi không
minh bạch, gian dối và không chấp nhận sự trách nhiệm đã làm mất đi bản chất đạo
đức của thẩm mỹ, tạo ra một hình ảnh tiêu cực và đe dọa đến uy tín của toàn ngành
công nghiệp thẩm mỹ. Điều quan trọng là cơ sở thẩm mỹ cần phải tái thiết và tuân
thủ nguyên tắc đạo đức, đặt lợi ích và sức khỏe của khách hàng lên hàng đầu.
4.1.5 Lập luận theo chủ nghĩa vị kỷ, chủ nghĩa vị lợi:
Theo chủ nghĩa Vị kỷ: Chủ nghĩa vị kỉ được thể hiện qua việc Wonjin không coi
trọng quyền lợi và sức khỏe của khách hàng. Thay vào đó, họ chỉ quan tâm đến lợi
nhuận và tiếp cận ngắn hạn. Bằng cách tổ chức các hoạt động không tuân thủ luật
pháp, Wonjin đã xâm phạm niềm tin của khách hàng vào ngành công nghiệp thẩm
mỹ.
Theo chủ nghĩa Vị lợi: Họ đã tìm cách kiếm lời bằng cách tiến hành các dịch vụ
không an toàn hoặc không được chấp thuận bởi các tổ chức y tế có liên quan. Đây là
một sự thiếu trách nhiệm đáng kể và gây nguy hiểm cho sức khỏe và an toàn của
khách hàng. So sánh giữa lợi ích và chi phí:
 Lợi ích: Việc kinh doanh thẩm mỹ viện Wonjin dù trái phép nhưng tạo công ăn
việc làm cho người khác, nhân viên có thêm thu nhập, thoả mãn nhu cầu làm
đẹp của nhiều người với chi phí thấp.

Chi phí: Nếu bị phát hiện, chi phí bồi thường vì gây hại sức khoẻ người khác,
phạt hành chính cho hành vi sai trái sai trái song số tiền bị phạt ko nhiều so
với lợi nhuận kiếm được
=> Họ nhận thấy lợi ích từ việc làm như vậy lớn hơn so với chi phí nên họ đã như
trên.
4.2 Bên ngoài:
4.2.1 Pháp luật: Hạn chế của hệ thống pháp luật Việt Nam:
Pháp luật không quản lý nghiêm khắc, chặt chẽ các cơ sở trong việc tổ chức và vận
hành các phòng khám liên quan đến sức khỏe con người. Thực chất, Viện thẩm mỹ
này không phép, không đủ điều kiện là một cơ sở khám chữa bệnh vì thế hoàn toàn
không được phép triển khai các dịch vụ y tế chuyên khoa thẩm mỹ nhưng vẫn ngang
nhiên khai trương và hoạt động để rồi kéo theo rất nhiều hệ lụy mà không hề có bất
kì 1 cuộc kiểm soát hay thanh tra
Bên cạnh đó, khung hình phạt thực sự chưa quá nghiêm khắc khi thẩm mỹ viện
“chui” hoạt động trái phép chỉ phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng,
hoặc nặng hơn là bị đình chỉ hoạt động trong thời hạn từ 12 tháng đến 24 tháng.
14
Nhưng đó cũng chẳng thể thấm vào đâu khi so với hành vi đổi tiền “bán" tính mạng
con người của cơ sở thẩm mỹ bất lương này [4].
4.2.2 Cơ quan chức năng địa phương quản lý lỏng lẻo:
Cơ sở "Viện Thẩm mỹ Quốc tế Wonjin" nằm ngay trên địa bàn trung tâm quận Cầu
Giấy, tại một con phố lớn, quảng cáo rầm rộ các dịch vụ y tế chuyên khoa thẩm mỹ,
khách hàng rất đông. Thế nhưng mọi hoạt động trái phép vẫn diễn ra ngang nhiên,
không có bất cứ sự vào cuộc nào hay thanh tra của cơ quan chức năng nhằm ngăn
chặn hậu quả. Thậm chí, một bệnh nhân phản ánh rằng khi gặp biến chứng thẩm mỹ
nâng ngực, chị đã tìm đến UBND phường nơi cơ sở thẩm mỹ này hoạt động để
trình báo, thì chỉ nhận được câu trả lời là việc này phải tự giải quyết. Chính quyền
địa phương vẫn thản nhiên, thờ ơ khi các khách hàng của Wonjin khiếu nại, khi các
hoạt động trái phép ngang nhiên tồn tại trên địa bàn để xảy ra hậu quả là nhiều bệnh
nhân phải nhập viện vì biến chứng nâng ngực. Trách nhiệm không phải chỉ nằm ở
cơ sở thẩm mỹ Wonjin mà còn thuộc về trách nhiệm quản lý thuộc của UBND quận
Cầu Giấy. Đó là sự lơ là, buông lỏng quản lý, để xảy ra tình trạng thẩm mỹ viện
"chui" hoạt động không phép một thời gian dài, quảng cáo trái phép một cách ngang
nhiên và thu lợi nhuận một cách bất chính. Vì nếu có sự ngăn chặn và can thiệp kịp
thời, hàng nghìn con người đã không phải “tiền mất tật mang" cho hành vi kinh
doanh thiếu đạo đức này [5].
4.2.3 Cộng đồng: Sự thiếu thận trọng của khách hàng:
Hầu hết các khách hàng khi đến cơ sở thẩm mỹ Wonjin đều vì tin theo lời “mật ngọt”
thế nhưng với một mức giá rất phải chăng, không đau và cũng chẳng cần phẫu
thuật. Mặc dù khó tin nhưng lại có thể đánh đòn tâm lí vào những con người có nhu
cầu muốn làm đẹp vì thật sự tâm lý của tất cả những chị em phái đẹp ai cũng đều
thích làm đẹp tuy nhiên lại không được đau. Tuy nhiên thực tế, theo các bác sĩ,
phương pháp nâng ngực không xâm lấn, không phẫu thuật là bất khả thi, thiếu khoa
học. Những khách hàng này vì thiếu hiểu biết chuyên môn, đặt toàn bộ niềm tin cho
những lời quảng cáo “có cánh" nên đã tiếp tay cho những hành vi sai trái, những kẻ
kinh doanh thiếu đạo đức được lộng hành. Một phần lớn khác đó chính là sự thiếu
trách nhiệm với sức khỏe bản thân. Thậm chí khi đến tận cơ sở thẩm mỹ, chứng
kiến quy trình làm việc chỉ bằng tay hết sức sơ sài và sự tư vấn thờ ơ của bác sĩ,
nhân viên của Wonjin cùng một bảng giá che đậy đầy bí ẩn, những người khách
hàng này vẫn bất chấp để sử dụng dịch vụ. Đây cũng chính là một trong những
nguyên nhân để dẫn đến những sự việc đáng tiếc như trên: tiền mất tật mang!
 Cơ sở thẩm mỹ thiếu uy tín tràn lan trên mạng xã hội
Thực tế có thể thấy rằng, ngày nay rất khó để chọn một cơ sở thẩm mỹ chất lượng.
Bởi đi đôi với sự phát triển của mạng xã hội thì hàng loạt doanh nghiệp đều chọn cho
mình cách quảng cáo trên các website hay các trang mạng lớn để thu hút khách
hàng. Họ chỉ cần bỏ ra một khoảng tiền nhỏ để chạy quảng cáo, tăng tương tác hay
thu hút về nhiều lượt xem. Trang nào cũng đều được đánh giá chất lượng, được
15
khách hàng dành ngàn “lời khen có cánh", cũng đều được người người nhà nhà tán
dương khen ngợi. Thế nên, thật sự mà nói rất khó để tìm ra được một cơ sở thẩm
mỹ thật sự chất lượng có thể làm được những điều đúng như quảng cáo dẫn đến
việc đi theo số đông, đi theo xu hướng và tiếp tay cho những hành vi thiếu đạo đức
như trên.
5. Nhận xét những phản ứng và cách xử lý của các đối tượng có liên quan:
5.1 Đối tượng bên trong:
5.1.1 Chủ thẩm mỹ viện Wonjin:
Khi thẩm mỹ viện bị tiến hành kiểm tra thì cơ sở đã đóng cửa. Lúc kiểm tra giám
đốc cơ sở không có mặt, chỉ có nhân viên, khi triệu tập thì đại diện cơ sở thẩm
mỹ không lên làm việc [6]. Mặc dù, viện thẩm mỹ Wonjin đã bị chính quyền địa
phương kiểm tra xử phạt vì những vi phạm trong hoạt động kinh doanh, nhưng họ
vẫn tiếp tục hoạt động trái phép. Hành vi thiếu minh bạch trong bảng giá, quảng cáo
gian dối, lừa đảo khách hàng, sử dụng dung dịch lạ tiêm vào ngực khách hàng gây
biến chứng, tổn hại đến tinh thần sức khoẻ của nạn nhân. Bên cạnh đó, họ sẽ đối
mặt với trách nhiệm pháp lý. Hơn hết, họ sẽ chịu sự chỉ trích nặng nề từ cộng đồng
xã hội vì hành vi vô đạo đức, trục lợi bất chính.
Nhận xét: Khi bị cơ quan chức năng kiểm tra thì không hề phối hợp mà có biểu hiện
trốn tránh. Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở ngừng hoạt động, không có khách hàng; chủ
cơ sở vắng mặt. Chứng tỏ sự thờ ơ, thiếu trách nhiệm, trốn tránh vì biết sai phạm.
Cơ sở cũng không hề có giấy phép hoạt động nhưng kinh doanh vẫn diễn ra cho đến
khi bị tố giác, chủ cơ sở này rất coi thường pháp luật.
5.1.2 Nhân viên, người lao động:
Các nhân viên kỹ thuật ở đây dù biết việc làm của mình sai trái nhưng hàng ngày
vẫn thực hiện, gây ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe của khách hàng. Nhân viên
tư vấn, kiểm tra, kỹ thuật là những người khác nhau chứng tỏ quy trình ở đây có vấn
đề. Ngoài ra, không rõ họ có chuyên môn giấy phép hành nghề hay không nhưng dù
có hay không thì việc làm sai trái này là sự coi thường sức khỏe của người khác.
Các nhân viên kinh doanh hành chính: thực hiện tư vấn, quảng cáo sai lệch trên các
trang mạng xã hội. Họ biết việc làm của mình sai nhưng vẫn tiếp tục thực hiện. Đến
khi bị phát hiện thì các trang này đều đã bị khóa và biến mất. Khi Khách hàng muốn
hoàn lại tiền vì nhận ra sự sai trái trong quy trình làm việc cũng như lúc đó chưa sử
dụng bất kỳ dịch vụ nào của cơ sở thẩm mỹ nhưng không được đáp ứng, những
nhân viên này phản ứng gay gắt.
Nhận xét: Nhân viên liên tiếp những hành vi sai trái, ngày càng quá đáng coi thường
khách hàng và pháp luật. Những lao động này không hề nhận thức hành động sai
của mình. Dù biết rằng đây là hành vi sai trái nhưng họ vẫn làm mà không màng đến
hậu quả. Hành động này xét theo chủ nghĩa vị kỉ thì họ chỉ đang quan tâm đến lợi ích
của bản thân mình.

16
Hình 4. Dòng chữ nhỏ lưu ý phía dưới khiến khách hàng không chú ý.

5.2 Đối tượng bên ngoài:


5.2.1 Khách hàng:
Khi nhận thấy bản thân bị tiêm các chất lạ vào người, họ bắt đầu hoài nghi đã bị lừa
vì tin vào những lời quảng cáo trên mạng xã hội, viện thẩm mỹ này làm việc không
uy tín, nộp tiền vào nhưng lại không được sử dụng dịch vụ như lời quảng cáo. Đứng
trước sự việc đó, nhiều người đã tố cáo viện thẩm mỹ này lên cơ quan chức năng
yêu cầu điều tra làm rõ.
Nhận xét: Khách hàng phản ứng gay gắt trước sự tổn hại và bị lừa gạt này. Họ
mạnh mẽ lên tiếng tố cáo. Vì vậy mà vụ việc thu hút được lượng lớn sự quan tâm từ
dư luận, báo chí đưa bài và cơ quan chức năng tiến hành điều tra làm rõ. Điều này
cũng là hồi chuông cảnh báo cho các khách hàng muốn sử dụng các dịch vụ làm
đẹp nhưng phải tìm hiểu các cơ sở uy tín, chất lượng, không mù quáng tin vào
những lời quảng cáo hứa hẹn.
5.2.2 Cơ quan chức năng:
5.2.2.1 Sở Y tế Hà Nội:
Khi nhận được phản ánh từ báo Lao Động, Ông Nguyễn Quang Trung, Trưởng
Phòng Quản lý hành nghề Y dược tư nhân (Sở Y tế Hà Nội) nói đã rà soát kiểm tra
và thông báo: “Không cấp phép cho phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ Wonjin. Vậy
mà mọi hoạt động trái phép vẫn diễn ra ngang nhiên, không có bất cứ sự vào cuộc
nào của cơ quan chức năng nhằm ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra [7].
Nhận xét: Điều này cho thấy việc cấp phép sai và hành nghề không đúng trên giấy
tờ nhưng các cơ quan chức năng không hề hay biết và phát hiện ra. Để đến khi sự
việc rầm rộ thì họ mới bắt đầu xác nhận kiểm tra.
5.2.2.2 Phòng y tế Quận Cầu Giấy:
Phản ứng Trưởng phòng y tế quận Cầu Giấy - Ông Nguyễn Đức Viên, khi được khi
nhận được đơn tố cáo phản ánh thì bắt đầu điều tra. Song việc kiểm tra diễn ra vô
cùng hời hợt và thiếu trách nhiệm:
17
 Khẳng định hời hợt thẩm mỹ viện có đầy đủ giấy tờ, giấy phép đàng hoàng
nhưng trong quá trình làm thì có những phản ánh sai phạm như bị tố cáo
 Khi kiểm tra thông tin khách hàng thì không được vì máy hư đang đi sửa,
 Đoàn kiểm tra không xác minh, sát hạch được gì ở đó cả. Chỉ có quyển sổ ghi
rất đơn giản...
Có thể nói, đoàn kiểm tra của Phòng Y tế quận Cầu Giấy, phường Nghĩa Đô đã
không thể xác minh, không thể kiểm tra các sai phạm của cơ sở này chỉ vì viện thẩm
mỹ đóng cửa, dỡ bỏ biển hiệu và "chạy trốn" theo đúng nghĩa đen.
Nhận xét: Trước những câu trả lời như vậy, rõ ràng chúng ta nhận thấy sự lúng túng
trong công tác quản lý cơ sở thẩm mỹ trái phép của cơ quan ban ngành quận Cầu
Giấy. Mặc dù, tất cả những bằng chứng về các hoạt động trái phép của Viện Thẩm
mỹ Quốc tế Wonjin rất rõ ràng. Các nạn nhân của các dịch vụ nâng ngực xâm lấn tại
cơ sở này đang kêu khóc vì gặp biến chứng. Thậm chí họ đã trình báo ra chính
quyền địa phương. Thế nhưng tất cả dường như đang chìm vào im lặng.
5.2.2.3 UBND phường Nghĩa Đô:
Một bệnh nhân phản ánh rằng khi chị gặp biến chứng thẩm mỹ ở cơ sở này đã tìm
đến UBND phường nơi cơ sở thẩm mỹ này hoạt động để trình báo, thì chỉ nhận
được câu trả lời là việc này phải tự giải quyết.
Nhận xét: Chỉ với lời tố cáo của ít cá nhân nên ban đầu UBND Phường tỏ ra thờ ơ
trước việc này, thậm chí không giải quyết, điều này tạo ra phản ứng trái chiều từ
người dân về trách nhiệm của cơ quan chức năng.
Qua cách xử lí này, sự tín nhiệm, tin tưởng chính phủ trong các tầng lớp nhân dân bị
giảm, người dân nghi vấn về quá trình thẩm định, phê duyệt hoạt động các cơ sở
kinh doanh, giảm cả lòng tin về khả năng của các cơ quan chức năng trong ứng phó
giải quyết các tình huống phát sinh
5.2.3 Giới truyền thông:
Ngay khi có thông tin về sự việc sai phạm, các trang báo này đã tìm hiểu đưa tin, liên
tục có các bài báo phỏng vấn, tận dụng phạm vi lan tỏa nhanh từ mạng xã hội giúp
việc này nhanh chóng được chú ý và đưa ra điều tra. Họ cũng kịp thời cập nhật
những thông tin mới và nhanh nhất về vụ việc này
Nhận xét: Giới truyền thông đã đóng góp một phần lớn làm sáng tỏ vi phạm này và
thông tin đến công chúng. Các trang báo này đã đưa tin kịp thời giúp cho nhiều
người quan tâm đến cơ sở làm đẹp thức tỉnh. Đồng thời cũng là hồi chuông đến đạo
đức nghề nghiệp của giới truyền thông phải đưa tin đúng sự thật.
5.2.4 Công chúng:
Các bài báo được đăng lên thu hút được nhiều sự chú ý và chia sẻ nhanh chóng từ
công chúng. Vụ việc tại viện thẩm mỹ Wonjin nói riêng và các cơ sở làm đẹp thẩm
mỹ nói chung bị tố giác ra ánh sáng đã gây hoang mang dư luận và khiến những mặt
tối của ngành làm đẹp này tăng lên.

18
Nhận xét: Công chúng có cách phản ứng kịch liệt, lên án mạnh mẽ hành vi sai trái.
Vụ việc này bị phát giác, công chúng từ đó sẽ cẩn trọng hơn khi lựa chọn cơ sở làm
đẹp. Bởi nếu không uy tín sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mình.
6. Đề xuất cách giải quyết cho các bên và rút ra bài học kinh nghiệm:
6.1 Đề xuất cách giải quyết cho các bên:
6.1.1 Viện thẩm mỹ Wonjin:
Thẩm mỹ viện này cần tiến hành điều tra nhanh chóng và xác minh thông tin liên
quan đến vụ việc. Sau đó công khai và giải thích rõ ràng cho công chúng về sự cố
xảy ra, cam kết hoàn lại tiền hoặc sửa chữa các dịch vụ không được thực hiện theo
cam kết.
Đền bù cho những khách hàng bị thiệt hại, Viện thẩm mỹ Wonjin nên tiếp xúc trực
tiếp với khách hàng để giải quyết những khiếu nại và đáp ứng mong muốn của họ.
Có thể cung cấp cho khách hàng những gói dịch vụ miễn phí hoặc chiết khấu để xây
dựng lại lòng tin từ phía khách hàng.
6.1.2 Cơ quan chức năng và cơ quan địa phương:
Các cơ quan chức năng như Bộ Y tế và Sở Y tế địa phương cần vào cuộc để điều
tra vụ việc này. Xác minh thông tin, thu thập bằng chứng và áp dụng các biện pháp
kỷ luật hoặc hình phạt đối với viện thẩm mỹ Wonjin nếu cần thiết. Đồng thời, cơ quan
chức năng cũng nên tăng cường kiểm tra và giám sát các viện thẩm mỹ khác để
ngăn chặn các hành vi lừa đảo tương tự.
6.1.3 Đối với khách hàng:
Đối với những khách hàng bị lừa đảo, họ nên nhanh chóng thông báo cho cơ quan
chức năng như Công an để làm rõ sự việc và bảo vệ quyền lợi của mình. Đồng thời,
họ cũng nên chia sẻ thông tin vụ việc trên các diễn đàn, trang mạng xã hội để cảnh
báo người khác và tránh rơi vào tình huống tương tự.
6.1.4 Đối với truyền thông, báo chí:
Họ cần thu thập thông tin chi tiết về vụ việc để xác định được sự thật và phạm vi của
lừa đảo. Sau khi thu thập được thông tin, các đối tượng có liên quan nên tiến hành
công bố thông tin một cách minh bạch và chính xác. Điều này giúp ngăn chặn sự lan
truyền thông tin sai lệch và mang lại sự tin tưởng cho khách hàng. Ngoài ra, truyền
thông báo chí cũng nên tìm hiểu về quy trình hoạt động của thẩm mỹ viện Wonjin,
Hà Nội để có cái nhìn toàn diện về vụ việc. Điều này giúp họ hiểu rõ hơn về nguyên
nhân gây ra lừa đảo và từ đó có những phân tích, nhận định khách quan.
Truyền thông báo chí có vai trò quan trọng trong việc thông tin và giúp đẩy mạnh
nhận thức về vụ việc lừa đảo của Wonjin. Các tổ chức truyền thông nên tiếp tục theo
dõi và phản ánh sự việc một cách công bằng, minh bạch và không thiên vị. Điều này
sẽ giúp tăng cường ánh sáng công khai và tạo ra áp lực xã hội để các đối tượng liên
quan xử lý vụ việc một cách nghiêm túc.

19
6.2 Bài học kinh nghiệm:
Vụ việc lừa đảo khách hàng của thẩm mỹ viện Wonjin là một bài học quan trọng về
đạo đức trong kinh doanh. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của sự trung thực,
minh bạch và tôn trọng khách hàng trong môi trường kinh doanh.
Trước tiên, việc lừa đảo khách hàng không chỉ làm tổn thương danh tiếng của
Thẩm mỹ viện Wonjin 93 Tô Hiệu Hà Nội, mà còn gây thiệt hại cho ngành công
nghiệp thẩm mỹ nói chung. Khách hàng sẽ có lòng tin suy giảm và có thể từ chối sử
dụng dịch vụ của các cơ sở khác. Điều này làm ảnh hưởng đến sự phát triển và uy
tín của ngành.
Thứ hai, vụ việc này nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc tuân thủ các quy
định pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh. Các công ty và tổ chức phải tuân
thủ các quy tắc trong kinh doanh để không chỉ bảo vệ lợi ích của khách hàng, mà
còn duy trì sự tin tưởng của công chúng.
Cuối cùng, từ góc độ đạo đức, vụ việc này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây
dựng một môi trường kinh doanh công bằng và minh bạch. Khi các doanh nghiệp
tuân thủ nguyên tắc đạo đức và giữ cho khách hàng lợi ích là ưu tiên hàng đầu, họ
có thể xây dựng được lòng tin và thành công lâu dài.
Tóm lại, vụ việc lừa đảo khách hàng của Thẩm mỹ viện Wonjin 93 Tô Hiệu Hà Nội là
một bài học quan trọng về đạo đức trong kinh doanh. Chúng ta cần nhớ rằng sự
trung thực, minh bạch và tôn trọng khách hàng là yếu tố cốt lõi để xây dựng một
doanh nghiệp thành công và bền vững. Đặt lợi ích chung lên hàng đầu, duy trì lòng
tin và tôn trọng quyền lợi của mọi bên liên quan là những nguyên tắc đạo đức quan
trọng mà chúng ta nên học từ trường hợp này.

20
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] https://kenh14.vn/tham-my-vien-quoc-te-wonjin-lam-dep-bang-chu-tam-va-tin-
20230302124413068.chn, "Tham my vien quoc te Wonjin," Ha Noi.
[2] https://laodong.vn/y-te/ky-la-hanh-trinh-di-nang-cap-vong-1-o-vien-tham-my-quoc-
te-wonjin-1191874.ldo?fbclid=IwAR0ZuxqoNgegkONp3Fy_-
JAxZaI7lrez8n8d1FhFpn0yD9YuCi0WFNypqgk, "Kỳ lạ hành trình đi nâng cấp
vòng 1 ở Viện thẩm mỹ Quốc tế Wonjin".
[3] https://laodong.vn/video/de-nghi-dinh-chi-hoat-dong-vien-tham-my-quoc-te-wonjin-
khi-lam-ro-sai-pham-1194500.ldo, "Đề nghị đình chỉ hoạt động Viện thẩm mỹ
Quốc tế Wonjin khi làm rõ sai phạm".
[4] https://laodong.vn/y-te/vien-tham-my-quoc-te-wonjin-hoat-dong-trai-phep-quan-
cau-giay-phai-chiu-trach-nhiem-1194206.ldo, "Viện Thẩm mỹ Quốc tế Wonjin hoạt
động trái phép, quận Cầu Giấy phải chịu trách nhiệm".
[5] https://laodong.vn/y-te/nhung-dau-hieu-lua-dao-o-vien-tham-my-quoc-te-wonjin-
dan-lo-dien-1191922.ldo, "Những dấu hiệu lừa đảo ở Viện thẩm mỹ Quốc tế
Wonjin dần lộ diện".
[6] https://kinhtedothi.vn/kiem-tra-tham-my-vien-wonjin-dong-cua-khong-hoat-dong-
da-thao-go-bien-hieu.html?
fbclid=IwAR1omqPs9OzRpzaXQbbRe1GW5NvT931AfvObt5fgtJjntHpMzjNVOyb
GddU, "Kiểm tra thẩm mỹ viện Wonjin: Đóng cửa không hoạt động, đã tháo gỡ
biển hiệu".
[7] https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/thoi-su-phap-luat/che-tai-xu-ly-doi-voi-tham-
my-vien-chui-van-ngang-nhien-hoat-dong-la-gi-tham-my-vien-chui-lam-chet--
883393-3461.html), "Thư viện pháp luật".
[8] http://www.congdoan.vn/tin-tuc/thoi-su-487/chu-tich-quan-cau-giay-len-tieng-vu-
vien-tham-my-wonjin-hoat-dong-trai-phep-824698.tld, "Viện thẩm mỹ Wonjin hoạt
động trái phép".
[9] https://laodong.vn/y-te/vien-tham-my-quoc-te-wonjin-hoat-dong-trai-phep-quan-
cau-giay-phai-chiu-trach-nhiem-1194206.ldo, "Viện Thẩm mỹ Quốc tế Wonjin hoạt
động trái phép, quận Cầu Giấy phải chịu trách nhiệm".

21

You might also like