You are on page 1of 44

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN

HỌC PHẦN: Ngôn Ngữ Truyền Thông.


TÊN ĐỀ TÀI: Ngôn ngữ và truyền thông xã hội: khảo sát cách ngôn ngữ
ảnh hưởng đến sự lan truyền thông tin trên trang mạng xã hội.

NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN: Bé Dâu Tìm Anh Hạt Dẻ


LỚP: 21DTT3
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Huỳnh Giao

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2024.

1
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................

Ngày.......tháng.......năm 2022
Giảng viên chấm điểm

2
THÀNH VIÊN NHÓM

Họ và tên MSSV

Vũ Ngọc Thuỷ Tiên D21VH189

Võ Thị Mai Trinh D21VH140

Bùi Thị Mỹ Uyên D21VH157

Đỗ Cẩm Vân D21VH147

Trần Lê Thảo D21VH176

Nguyễn Trần Quỳnh Như D21VH154

Trần Thị Phương Uyên D21VH158

Nguyễn Thị Tuyết Anh D21VH60

3
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ 7

MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 8

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:.................................................................................................... 8

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: ........................................................................................... 9

3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: .............................................................................................. 9

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:................................................................................. 10

1. KHÁI QUÁT NGÔN NGỮ TRÊN MẠNG XÃ HỘI. ................................................ 10

1.1. Phân loại: ............................................................................................................ 10

1.2. Tác động của ngôn ngữ mạng xã hội: .............................................................. 11


1.2.1. Tích cực: .......................................................................................................... 11
1.2.2. Tiêu cực: .......................................................................................................... 11

2. VAI TRÒ MẠNG XÃ HỘI TRONG VIỆC LAN TRUYỀN THÔNG TIN. .............. 11

3. CÁC YẾU TỐ NGÔN NGỮ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LAN TRUYỀN THÔNG TIN.... 14

3.1. Tính đơn giản và dễ hiểu: ................................................................................. 14

3.2. Tính chính xác và tin cậy: ................................................................................. 14

3.3. Tính hấp dẫn và thu hút: .................................................................................. 15

3.4. Tính phù hợp ngữ cảnh: .................................................................................... 15

3.5. Tính lan toả: ....................................................................................................... 15

3.6. Một số yếu tố khác: ............................................................................................ 15

4. TẦM ẢNH HƯỞNG CỦA NGÔN NGỮ TRONG QUÁ TRÌNH TRUYỀN THÔNG
TIN: ..................................................................................................................................... 16

4.1. Các khía cạnh của sự ảnh hưởng: .................................................................... 16

4.2. Một số ví dụ về tầm ảnh hưởng của ngôn ngữ trong quá trình truyền thông tin:
......................................................................................................................................... 18

4.3 Một số lưu ý khi sử dụng ngôn ngữ trong quá trình truyền thông tin: .............. 18

5. ẢNH HƯỞNG CỦA NGÔN NGỮ TRUYỀN THÔNG ĐẾN CÁCH THỨC TIẾP
NHẬN THÔNG TIN. .......................................................................................................... 19

4
6. NGÔN NGỮ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẢM XÚC CỦA NGƯỜI ĐỌC:........................ 21

7. ẢNH HƯỞNG CỦA NGÔN NGỮ ĐẾN HÀNH VI NGƯỜI ĐỌC: ......................... 23

8. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGÔN TỪ TRÊN CÁC NỀN TẢNG MẠNG XÃ HỘI:
FACEBOOK, TIKTOK. ...................................................................................................... 25

8.1. Mặt tích cực:....................................................................................................... 25

8.2. Mặt tiêu cực:....................................................................................................... 25

8.3. Nguyên nhân: ..................................................................................................... 26

8.4. Giải pháp: ........................................................................................................... 26

8.5. Những đặc điểm riêng của ngôn ngữ trên nền tảng Facebook và Tiktok: ........ 26
8.5.1. Facebook: .......................................................................................................... 27
8.5.2. Tiktok: .............................................................................................................. 27

9. VÍ DỤ VỀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGÔN TỪ TRÊN CÁC NỀN TẢNG MẠNG


XÃ HỘI. .............................................................................................................................. 27

9.1. PODCAST chữa lành bằng việc sử dụng ngôn từ không lành mạnh: ............... 27

9.2. Sử dụng ngôn từ mang tính bạo lực, kích động, phân biệt chủng tộc trong các
bài viết hay livestream trực tuyến trên nền tảng Facebook, TikTok: ....................... 29

10. NGUYÊN NHÂN, MỤC ĐÍCH CỦA CÁC HIỆN TƯỢNG TRUYỀN THÔNG: 30

10.1. Nam Em và những phát ngôn gây tranh cãi: ..................................................... 30


10.1.1. Nguyên nhân: ............................................................................................... 31
10.1.1. Mục đích: ..................................................................................................... 31
10.1.2. Ảnh hưởng đối với xã hội: ........................................................................... 32

10.2. Tiktoker An Đen: ............................................................................................... 32


10.2.1 Nguyên nhân: ............................................................................................... 32
10.2.2 Mục đích: ..................................................................................................... 33
10.2.3. Ảnh hưởng đối với xã hội: ........................................................................... 33

10.3. Tiktoker Trương Thanh Tùng (Cô Gái Có Râu): ........................................... 34


10.3.1 Nguyên nhân: ............................................................................................... 35
10.3.2. Mục đích: ......................................................................................................... 36
10.3.3. Ảnh hưởng đến xã hội: ................................................................................. 36

10.4. Tiktoker Lê Nhựt Quan (Quan Không Gờ): ................................................... 37


10.4.1 Nguyên nhân: ............................................................................................... 38

5
10.4.2. Mục đích: ......................................................................................................... 38
10.4.3. Ảnh hưởng đến xã hội: ................................................................................. 38

11. CÁC QUY ĐỊNH XỬ PHẠT ÁC HÀNH VI SỬ DỤNG NGÔN NGỮ KHÔNG
PHÙ HỢP TRÊN MẠNG XÃ HỘI:................................................................................... 40

KẾT LUẬN .......................................................................................................................... 42

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 44

6
LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, nhóm “Bé dâu tìm anh hạt dẻ” xin gửi lời cảm ơn sâu sắc
đến Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa bộ môn “Ngôn
ngữ truyền thông” vào chương trình giảng dạy. Đặc biệt, nhóm xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc đến giảng viên phụ trách môn – cô Nguyễn Thị Huỳnh Giao.
Cô đã tận tình dạy dỗ và truyền đạt những kiến thức quý báu cho nhóm trong
suốt thời gian qua. Trong thời gian tham dự học phần “ Ngôn ngữ truyền thông”
cùng cô, nhóm đã được tiếp cận với nhiều kiến thức bổ ích và rất cần thiết trong
quá trình học tập, công việc sau này. Bộ môn “Ngôn ngữ truyền thông” là một
môn học vô cùng thú vị và bổ ích, tuy nhiên kho tàng kiến thức là vô tận. Do
đó, trong quá trình chuẩn bị nhóm sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót.
Kính mong cô chỉ dẫn và góp ý giúp bài kiểm tra giữa kì của nhóm được hoàn
thành tốt hơn.

Kính chúc cô vui vẻ, hạnh phúc và thành công hơn nữa trong sự nghiệp
“trồng người”. Đặc biệt là chúc cô luôn dồi dào sức khỏe để tiếp tục dìu dắt
nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.

Xin chân thành cảm ơn cô!

7
MỞ ĐẦU

Ngôn ngữ truyền thông là một môn học quan trọng trong lĩnh vực truyền
thông, đóng vai trò thiết yếu trong việc truyền tải thông tin, định hình dư luận
và ảnh hưởng đến nhận thức của con người. Môn học này cung cấp cho người
học kiến thức về các đặc điểm, chức năng và vai trò của ngôn ngữ trong các
phương tiện truyền thông đại chúng, đồng thời rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn
ngữ hiệu quả trong hoạt động truyền thông.

Mạng xã hội ngày nay đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc
sống của con người. Nó không chỉ là nơi để kết nối, giao tiếp mà còn là kênh
thông tin quan trọng, nơi mọi người cập nhật tin tức, sự kiện và chia sẻ thông
tin với nhau. Trong bối cảnh đó, ngôn ngữ đóng vai trò vô cùng quan trọng
trong việc ảnh hưởng đến sự lan truyền thông tin trên các mạng xã hội.

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

- Tầm quan trọng của ngôn ngữ trong truyền thông:

Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp hiệu quả, giúp con người truyền tải thông tin,
suy nghĩ và cảm xúc của mình đến người khác. Trong truyền thông, ngôn ngữ
đóng vai trò đặc biệt quan trọng, nó là yếu tố quyết định hiệu quả của quá trình
truyền đạt thông điệp.

- Ảnh hưởng của ngôn ngữ trên mạng xã hội

Mạng xã hội là môi trường giao tiếp đặc biệt, nơi ngôn ngữ được sử dụng
với nhiều phong cách và cách thức khác nhau. Việc sử dụng ngôn ngữ hiệu quả
trên mạng xã hội có thể giúp thu hút sự chú ý, tăng mức độ tương tác và lan
truyền thông tin một cách rộng rãi.

- Tính thực tiễn của đề tài

Nghiên cứu về cách ngôn ngữ ảnh hưởng đến sự lan truyền thông tin trên
mạng xã hội có ý nghĩa thực tiễn quan trọng. Nó giúp các cá nhân, tổ chức sử
8
dụng ngôn ngữ hiệu quả hơn trong các hoạt động truyền thông trên mạng xã
hội, từ đó nâng cao hiệu quả truyền đạt thông điệp và đạt được mục tiêu đề ra.

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

- Mục tiêu chung:

Khảo sát và phân tích cách thức ngôn ngữ ảnh hưởng đến sự lan truyền
thông tin trên các mạng xã hội.

- Mục tiêu cụ thể:


+ Xác định các yếu tố ngôn ngữ ảnh hưởng đến sự lan truyền thông tin trên
mạng xã hội.
+ Phân tích hiệu quả của các cách thức sử dụng ngôn ngữ khác nhau trong
việc lan truyền thông tin.
+ Đề xuất các giải pháp sử dụng ngôn ngữ hiệu quả trong các hoạt động
truyền thông trên mạng xã hội.

3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

- Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu tập trung vào các yếu tố ngôn ngữ và cách thức sử dụng ngôn
ngữ trong các bài đăng, bình luận và chia sẻ trên các mạng xã hội phổ biến như
Facebook, Instagram, TikTok.

- Nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu sẽ tập trung vào các vấn đề sau:

+ Các yếu tố ngôn ngữ ảnh hưởng đến sự lan truyền thông tin trên mạng xã
hội, bao gồm: từ ngữ, câu cú, ngữ điệu, phong cách ngôn ngữ, v.v.

+ Hiệu quả của các cách thức sử dụng ngôn ngữ khác nhau trong việc lan
truyền thông tin, ví dụ như sử dụng câu hỏi, hình ảnh, video, meme, v.v.

9
+ Giải pháp sử dụng ngôn ngữ hiệu quả trong các hoạt động truyền thông
trên mạng xã hội.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

- Phương pháp thu thập dữ liệu


+ Phân tích tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu khoa học, sách báo, bài viết về
ngôn ngữ và truyền thông, đặc biệt là các nghiên cứu về ngôn ngữ trên mạng
xã hội.
+ Thu thập dữ liệu trực tuyến: Thu thập dữ liệu từ các bài đăng, bình luận
và chia sẻ trên các mạng xã hội phổ biến.
- Phương pháp phân tích dữ liệu
+ Phân tích nội dung: Phân tích nội dung các bài đăng, bình luận và chia sẻ
để xác định các yếu tố ngôn ngữ ảnh hưởng đến sự lan truyền thông tin.
+ Phân tích thống kê: Sử dụng các công cụ thống kê để phân tích hiệu quả
của các cách thức sử dụng ngôn ngữ khác nhau trong việc lan truyền thông tin.
NỘI DUNG

1. KHÁI QUÁT NGÔN NGỮ TRÊN MẠNG XÃ HỘI.


1.1. Phân loại:

Ngôn ngữ mạng xã hội là một hệ thống ngôn ngữ độc đáo với những đặc
điểm riêng biệt. Việc sử dụng ngôn ngữ mạng xã hội một cách hiệu quả và văn
minh sẽ góp phần tạo nên một môi trường giao tiếp trực tuyến lành mạnh và
tích cực. Ngôn ngữ trên mạng xã hội là một hệ thống ngôn ngữ độc đáo, phát
triển mạnh mẽ trong thời đại công nghệ số. Nó bao gồm các đặc điểm sau:

• Tính đa dạng:

Ngôn ngữ mạng xã hội sử dụng nhiều loại ngôn ngữ khác nhau, bao gồm
tiếng Việt chuẩn, tiếng lóng, tiếng địa phương, tiếng nước ngoài, và các ký hiệu
đặc biệt.

• Tính sáng tạo:


10
Người dùng mạng xã hội thường xuyên sáng tạo ra các từ ngữ mới, cách
viết mới, và các biểu tượng cảm xúc mới để thể hiện ý tưởng và cảm xúc của
mình.

• Tính ngắn gọn:

Do giới hạn ký tự trong các bài đăng và bình luận, người dùng mạng xã
hội thường sử dụng các từ viết tắt, ký hiệu, và emoji để tiết kiệm thời gian và
không gian.

• Tính tương tác:

Ngôn ngữ mạng xã hội được sử dụng để giao tiếp trực tiếp giữa người
dùng với nhau, vì vậy nó thường mang tính tương tác cao, với nhiều câu hỏi,
câu trả lời, và bình luận.

• Tính phi chính thức:

Ngôn ngữ mạng xã hội thường không tuân theo các quy tắc ngữ pháp và
chính tả chuẩn mực như ngôn ngữ viết chính thống.

1.2. Tác động của ngôn ngữ mạng xã hội:


1.2.1. Tích cực:
- Giúp việc giao tiếp trở nên nhanh chóng và tiện lợi hơn.
- Góp phần tạo nên sự đa dạng và phong phú cho ngôn ngữ.
- Thúc đẩy sự sáng tạo trong cách sử dụng ngôn ngữ.

1.2.2. Tiêu cực:


- Có thể gây khó khăn cho việc hiểu và tiếp thu thông tin.
- Gây ra những mâu thuẫn và tranh cãi trong giao tiếp.

- Làm ảnh hưởng đến sự trong sáng của Tiếng Việt.

2. VAI TRÒ MẠNG XÃ HỘI TRONG VIỆC LAN TRUYỀN


THÔNG TIN.

11
Mạng xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc lan truyền thông tin trong
xã hội hiện đại. Nó có thể được sử dụng để truyền tải thông tin một cách nhanh
chóng, hiệu quả và rộng rãi.

Dưới đây là một số vai trò cụ thể của mạng xã hội:

• Kênh thông tin:

Mạng xã hội là một kênh thông tin quan trọng, cung cấp cho người dùng
tin tức, cập nhật và sự kiện từ khắp nơi trên thế giới. Người dùng có thể truy
cập thông tin từ các nguồn khác nhau, bao gồm các trang tin tức, blog, tài khoản
chính thức của các tổ chức và cá nhân.

• Nền tảng chia sẻ:

Mạng xã hội cho phép người dùng chia sẻ thông tin với nhau một cách
dễ dàng. Người dùng có thể chia sẻ bài viết, hình ảnh, video và các nội dung
khác với bạn bè, gia đình và những người theo dõi họ.

• Công cụ khuếch đại:

Mạng xã hội có thể được sử dụng để khuếch đại thông tin, giúp thông tin
tiếp cận nhiều người hơn. Khi người dùng chia sẻ hoặc tương tác với một nội
dung, nó sẽ được hiển thị cho nhiều người hơn trong mạng lưới của họ.

• Diễn đàn thảo luận:

Mạng xã hội cung cấp một diễn đàn cho người dùng để thảo luận và tranh
luận về các vấn đề quan trọng. Người dùng có thể bình luận về các bài viết,
chia sẻ ý kiến và quan điểm của họ, và kết nối với những người có cùng sở
thích.

• Công cụ vận động:

Mạng xã hội có thể được sử dụng để vận động cho các mục đích khác
nhau, bao gồm các chiến dịch chính trị, các phong trào xã hội và các hoạt động
12
từ thiện. Người dùng có thể sử dụng mạng xã hội để nâng cao nhận thức về các
vấn đề quan trọng, kêu gọi hành động và huy động hỗ trợ.

• Ưu điểm:
• Tốc độ: Mạng xã hội cho phép lan truyền thông tin một cách nhanh
chóng, rộng rãi và đến với nhiều người trong thời gian ngắn.
• Sự tiếp cận: Mạng xã hội giúp mọi người có thể tiếp cận thông tin
từ nhiều nguồn khác nhau, đa dạng về quan điểm và chủ đề.
• Sự tương tác: Mạng xã hội cho phép người dùng tương tác trực
tiếp với thông tin, chia sẻ ý kiến và thảo luận về các vấn đề quan
tâm.
• Tính lan tỏa: Mạng xã hội giúp lan tỏa thông tin một cách hiệu
quả, đặc biệt là những thông tin hữu ích, tích cực hoặc gây tranh
cãi.

• Nhược điểm:
• Tin giả: Mạng xã hội là môi trường thuận lợi cho việc lan truyền
tin giả, thông tin sai lệch và gây hoang mang dư luận.
• Sự kiểm duyệt: Một số quốc gia và tổ chức có thể kiểm duyệt
thông tin trên mạng xã hội, hạn chế quyền truy cập và tự do ngôn
luận.
• Sự ảnh hưởng: Mạng xã hội có thể ảnh hưởng đến quan điểm và
hành vi của người dùng, đặc biệt là những người trẻ tuổi và dễ bị
tác động.
• Sự phân cực: Mạng xã hội có thể tạo ra sự phân cực trong xã hội,
chia rẽ cộng đồng và gia tăng mâu thuẫn.

Tuy nhiên, mạng xã hội cũng có thể được sử dụng để lan truyền thông
tin sai lệch và tin giả. Do đó, người dùng cần phải cẩn thận khi tiếp nhận thông

13
tin từ mạng xã hội và cần phải kiểm tra tính xác thực của thông tin trước khi
chia sẻ.

Dưới đây là một số cách để kiểm tra tính xác thực của thông tin trên
mạng xã hội:

• Xác minh nguồn tin: Kiểm tra xem thông tin đến từ một nguồn đáng tin
cậy hay không.
• Đọc kỹ thông tin: Đọc kỹ thông tin để đảm bảo rằng bạn hiểu rõ nội
dung.
• So sánh thông tin: So sánh thông tin từ các nguồn khác nhau để xem liệu
có mâu thuẫn hay không.
• Kiểm tra tính xác thực của hình ảnh và video: Hình ảnh và video có thể
được chỉnh sửa để đánh lừa người xem.
• Sử dụng các công cụ kiểm tra thông tin: Có một số công cụ trực tuyến
có thể giúp bạn kiểm tra tính xác thực của thông tin.

3. CÁC YẾU TỐ NGÔN NGỮ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LAN TRUYỀN


THÔNG TIN
3.1. Tính đơn giản và dễ hiểu:
- Sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu, phù hợp với trình độ của đối tượng tiếp
nhận.
Tránh dùng từ ngữ chuyên ngành, thuật ngữ khó hiểu.
- Sắp xếp câu cú rõ ràng, mạch lạc.
- Sử dụng các ví dụ minh họa sinh động.

Ví dụ: Thay vì sử dụng thuật ngữ chuyên ngành "photosynthesis" trong


một bài viết khoa học phổ thông, ta có thể dùng từ "quá trình quang hợp" để dễ
hiểu hơn.

3.2. Tính chính xác và tin cậy:


- Cung cấp thông tin chính xác, có nguồn gốc rõ ràng.
- Kiểm tra kỹ lưỡng thông tin trước khi chia sẻ.
14
- Tránh lan truyền tin đồn thất thiệt.

Ví dụ: Sử dụng các luận điểm logic, dẫn chứng cụ thể và số liệu thống
kê để tăng tính thuyết phục cho thông tin.

3.3. Tính hấp dẫn và thu hút:


- Sử dụng ngôn ngữ sinh động, giàu hình ảnh.
- Kể chuyện, sử dụng các yếu tố hài hước, bất ngờ.
- Tạo sự tương tác với người tiếp nhận thông tin.

Ví dụ: Kể chuyện, sử dụng các yếu tố hài hước hoặc bất ngờ để thu hút
sự chú ý của người tiếp nhận.

3.4. Tính phù hợp ngữ cảnh:


- Sử dụng ngôn ngữ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
- Lựa chọn cách diễn đạt phù hợp với đối tượng tiếp nhận.
- Tránh sử dụng ngôn ngữ xúc phạm, thiếu tôn trọng.

Ví dụ: Khi giao tiếp với trẻ em, cần sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu;
khi giao tiếp trong môi trường trang trọng, cần sử dụng ngôn ngữ lịch sự, chuẩn
mực.

3.5. Tính lan toả:

- Sử dụng các từ khóa phổ biến, dễ tìm kiếm.


- Chia sẻ thông tin trên nhiều kênh truyền thông khác nhau.
- Khuyến khích người tiếp nhận chia sẻ thông tin.

3.6. Một số yếu tố khác:

Ngoài ra, còn có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến sự lan truyền thông tin như:

- Cảm xúc của người tiếp nhận.


- Mức độ quan tâm của người tiếp nhận đối với thông tin.
- Mạng lưới quan hệ của người chia sẻ thông tin.

15
Lưu ý:

- Việc sử dụng ngôn ngữ hiệu quả để lan truyền thông tin cần kết hợp
hài hòa các yếu tố trên.
- Cần tránh sử dụng ngôn ngữ sai trái, phản cảm hoặc gây kích động.

Ví dụ:

- Một thông điệp tuyên truyền về bảo vệ môi trường sẽ có hiệu quả lan
truyền cao hơn nếu được truyền tải bằng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu,
sử dụng các ví dụ cụ thể và hình ảnh minh họa sinh động.
- Một bài báo cáo khoa học sẽ có hiệu quả thuyết phục cao hơn nếu
được trình bày bằng ngôn ngữ logic, dẫn chứng cụ thể và các biểu đồ
thống kê rõ ràng.

Tóm lại, việc sử dụng ngôn ngữ hiệu quả đóng vai trò quan trọng trong
việc lan truyền thông tin. Hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến sự lan truyền thông
tin sẽ giúp bạn truyền tải thông tin một cách hiệu quả hơn.

Bên cạnh các yếu tố trên, còn có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến
sự lan truyền thông tin như:

- Sự tin cậy của người truyền tin: Người tiếp nhận thường có xu hướng
tin tưởng và chia sẻ thông tin từ những người mà họ tin tưởng.
- Tính mới của thông tin: Thông tin mới thường thu hút sự chú ý của
người tiếp nhận hơn thông tin cũ.

- Tính lan tỏa của thông tin: Thông tin dễ dàng chia sẻ trên mạng xã
hội hoặc các kênh truyền thông khác sẽ có khả năng lan truyền cao
hơn.

4. TẦM ẢNH HƯỞNG CỦA NGÔN NGỮ TRONG QUÁ TRÌNH


TRUYỀN THÔNG TIN:

4.1. Các khía cạnh của sự ảnh hưởng:


16
Ngôn ngữ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình truyền thông
tin. Nó là công cụ thiết yếu để con người chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc, kiến thức
và kinh nghiệm với nhau. Tầm ảnh hưởng của ngôn ngữ trong quá trình truyền
thông tin thể hiện qua các khía cạnh sau:

- Xác định nội dung thông tin:

Ngôn ngữ được sử dụng để mã hóa thông tin mà người truyền tin muốn
gửi đến người nhận. Các từ ngữ, ngữ pháp, cấu trúc câu và phong cách ngôn
ngữ được lựa chọn sẽ quyết định nội dung và ý nghĩa của thông tin được truyền
tải.

- Ngôn ngữ ảnh hưởng đến hiệu quả truyền thông tin:

Việc sử dụng ngôn ngữ hiệu quả sẽ giúp truyền tải thông tin một cách
chính xác, rõ ràng và dễ hiểu.

Ngược lại, việc sử dụng ngôn ngữ không hiệu quả có thể dẫn đến hiểu
lầm, mâu thuẫn và ảnh hưởng đến hiệu quả truyền thông tin.

- Ảnh hưởng đến cách hiểu thông tin:

Cách sử dụng ngôn ngữ có thể ảnh hưởng đến cách người nhận hiểu
thông tin. Ví dụ, sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu sẽ giúp người nhận tiếp
thu thông tin dễ dàng hơn. Ngược lại, sử dụng ngôn ngữ phức tạp, chuyên ngành
có thể khiến người nhận khó hiểu hoặc hiểu sai thông tin.

- Gây ấn tượng và thuyết phục người nhận:

Ngôn ngữ có thể được sử dụng để gây ấn tượng và thuyết phục người
nhận. Sử dụng ngôn ngữ hùng hồn, giàu hình ảnh, logic chặt chẽ sẽ giúp người
truyền tin truyền tải thông điệp một cách hiệu quả và thuyết phục người nhận.

- Tạo dựng mối quan hệ giữa người truyền tin và người nhận:

17
Ngôn ngữ được sử dụng để thể hiện thái độ, cảm xúc và ý định của người
truyền tin. Sử dụng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng và thiện chí sẽ giúp tạo dựng
mối quan hệ tốt đẹp giữa người truyền tin và người nhận.

- Ngôn ngữ thể hiện văn hóa và bản sắc:

Ngôn ngữ là một phần quan trọng của văn hóa và bản sắc của mỗi dân
tộc. Việc sử dụng ngôn ngữ phù hợp sẽ giúp thể hiện sự tôn trọng đối với văn
hóa và bản sắc của người khác.

- Tăng hiệu quả truyền thông:

Sử dụng ngôn ngữ hiệu quả sẽ giúp tăng hiệu quả truyền thông, đảm bảo
thông tin được truyền tải một cách chính xác, rõ ràng và dễ hiểu.

4.2. Một số ví dụ về tầm ảnh hưởng của ngôn ngữ trong quá trình
truyền thông tin:

- Trong quảng cáo: Ngôn ngữ được sử dụng để thu hút sự chú ý của
khách hàng và thuyết phục họ mua sản phẩm.
- Trong giáo dục: Ngôn ngữ được sử dụng để truyền tải kiến thức và
kỹ năng cho học sinh.
- Trong ngoại giao: Ngôn ngữ được sử dụng để thúc đẩy hợp tác và
giải quyết mâu thuẫn giữa các quốc gia.

4.3 Một số lưu ý khi sử dụng ngôn ngữ trong quá trình truyền thông tin:

- Sử dụng ngôn ngữ phù hợp với đối tượng giao tiếp.
- Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, súc tích và dễ hiểu.
- Tránh sử dụng ngôn ngữ mơ hồ, đa nghĩa hoặc gây hiểu lầm.
- Sử dụng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng và thiện chí.
- Sử dụng ngôn ngữ một cách sáng tạo và hiệu quả để thu hút sự chú ý
của người nhận.

18
Tóm lại, ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong quá trình truyền thông
tin. Việc sử dụng ngôn ngữ hiệu quả sẽ giúp truyền tải thông tin một cách chính
xác, rõ ràng, dễ hiểu và ảnh hưởng đến hiệu quả truyền thông tin.

5. ẢNH HƯỞNG CỦA NGÔN NGỮ TRUYỀN THÔNG ĐẾN


CÁCH THỨC TIẾP NHẬN THÔNG TIN.

Ngôn ngữ truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc định hình cách
thức tiếp nhận thông tin trên mạng xã hội. Dưới đây là một số ảnh hưởng cụ
thể:
- Định hướng dư luận:
+ Tiêu đề giật gân: Việc sử dụng các tiêu đề giật gân, câu view, câu like
nhằm thu hút sự chú ý của người đọc, nhưng có thể khiến họ hiểu sai nội dung
hoặc chỉ tập trung vào những khía cạnh tiêu cực.
+ Cách lựa chọn từ ngữ: Việc sử dụng các từ ngữ mang tính cảm xúc,
định kiến hoặc mang tính công kích có thể ảnh hưởng đến cách người đọc tiếp
nhận và đánh giá thông tin.
+ Khung hình (framing): Việc trình bày thông tin theo một khung hình
nhất định (như tích cực/tiêu cực, quan điểm A/quan điểm B) có thể khiến người
đọc chỉ nhìn nhận vấn đề theo một chiều hướng nhất định.
Tạo ra "bong bóng thông tin":
+ Thuật toán mạng xã hội: Các thuật toán thường ưu tiên hiển thị những
nội dung mà người dùng tương tác nhiều, điều này có thể khiến họ chỉ tiếp cận
với những thông tin đồng quan điểm, củng cố niềm tin hiện có và hạn chế tiếp
xúc với những ý kiến trái chiều.
+ Nhóm cộng đồng: Việc tham gia vào các nhóm cộng đồng có cùng
quan điểm có thể khiến người dùng dễ dàng tiếp nhận những thông tin được
xác nhận bởi cộng đồng, nhưng đồng thời cũng hạn chế khả năng tiếp cận với
những quan điểm khác biệt.
- Gây hoang mang và nhiễu thông tin:

19
+ Sự lan truyền tin giả: Việc chia sẻ thông tin sai lệch, tin giả một cách
nhanh chóng trên mạng xã hội có thể khiến người dùng hoang mang, mất niềm
tin vào nguồn tin chính thống.
+ Sự thiếu kiểm chứng thông tin: Việc tiếp nhận thông tin một cách
thụ động, thiếu kiểm chứng có thể khiến người dùng dễ dàng bị đánh lừa bởi
những thông tin sai lệch hoặc không chính xác.
Ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi:
+ Ngôn ngữ kích động thù địch: Việc sử dụng ngôn ngữ kích động thù
địch, phân biệt đối xử có thể ảnh hưởng đến nhận thức của người dùng về một
nhóm người hoặc vấn đề nào đó, dẫn đến những hành vi tiêu cực trong thực tế.
+ Hiệu ứng đám đông: Việc tiếp nhận thông tin một cách thụ động,
thiếu suy xét có thể khiến người dùng dễ dàng bị ảnh hưởng bởi những trào
lưu, xu hướng trên mạng xã hội, dẫn đến những hành vi thiếu tỉnh táo.
- Để tiếp nhận thông tin một cách hiệu quả, cần lưu ý những ảnh hưởng
của ngôn ngữ truyền thông sau:
+ Hiểu rõ mục đích và ý đồ của người truyền tải thông tin.
+ Phân tích ngôn ngữ được sử dụng, bao gồm từ ngữ, hình ảnh, và giọng
điệu.
+ Tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để có được cái nhìn toàn
diện về vấn đề.
+ Suy nghĩ phản biện và đánh giá thông tin một cách cẩn trọng trước khi
tin tưởng và chia sẻ.
- Ví dụ:
+ Tiêu đề báo chí: Tiêu đề báo chí thường sử dụng ngôn ngữ mạnh mẽ,
súc tích để thu hút sự chú ý của người đọc. Ví dụ, một tiêu đề như "Tai nạn
thảm khốc khiến 10 người thiệt mạng" có thể khiến người đọc cảm thấy lo lắng
và sợ hãi, nhưng thông tin bên trong bài báo có thể không đầy đủ hoặc chính
xác.
+ Quảng cáo: Quảng cáo thường sử dụng ngôn ngữ mang tính thuyết
phục và khơi gợi cảm xúc để khuyến khích người tiêu dùng mua sản phẩm hoặc

20
dịch vụ. Ví dụ, một quảng cáo cho kem chống nắng có thể sử dụng ngôn ngữ
như "Bảo vệ làn da của bạn khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời" hoặc "Hãy tự
tin tỏa sáng với làn da khỏe mạnh".
+ Tin tức trên mạng xã hội: Tin tức trên mạng xã hội thường được chia
sẻ một cách nhanh chóng và không được kiểm chứng kỹ lưỡng. Do đó, thông
tin sai lệch có thể lan truyền rộng rãi và gây ảnh hưởng đến nhận thức của người
tiếp nhận.
Tóm lại, ngôn ngữ truyền thông là một công cụ mạnh mẽ có thể ảnh hưởng đến
cách thức con người tiếp nhận thông tin. Hiểu rõ những ảnh hưởng này là điều
quan trọng để tiếp nhận thông tin một cách hiệu quả, tránh bị thao túng và đưa
ra những quyết định sáng suốt.
6. NGÔN NGỮ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẢM XÚC CỦA NGƯỜI
ĐỌC:

Ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông tin và khơi
gợi cảm xúc. Trên mạng xã hội, nơi mà việc giao tiếp diễn ra chủ yếu qua ngôn
ngữ viết, việc sử dụng ngôn ngữ một cách hiệu quả có thể ảnh hưởng đáng kể
đến cảm xúc của người đọc.
- Tạo ra sự đồng cảm:

+ Viết bằng ngôn ngữ dễ hiểu, gần gũi: Việc sử dụng ngôn ngữ đơn giản,
dễ hiểu, phù hợp với đối tượng tiếp nhận có thể giúp người đọc dễ dàng đồng
cảm với nội dung bài viết.
+ Sử dụng các từ ngữ mang tính cảm xúc: Việc sử dụng các từ ngữ mang
tính cảm xúc phù hợp có thể giúp người đọc cảm nhận được tâm trạng, cảm
xúc của người viết, từ đó tạo ra sự đồng cảm và kết nối.
+ Chia sẻ những câu chuyện cá nhân: Việc chia sẻ những câu chuyện cá
nhân, những trải nghiệm thực tế có thể giúp người đọc cảm nhận được sự chân
thành, đồng thời tạo ra sự kết nối về mặt cảm xúc.
- Kích thích sự tức giận:

21
+ Sử dụng ngôn ngữ kích động, xúc phạm: Việc sử dụng ngôn ngữ mang
tính công kích, xúc phạm, hoặc sử dụng những từ ngữ mang tính miệt thị có
thể khiến người đọc cảm thấy tức giận, phẫn nộ.
+ Đăng tải những thông tin tiêu cực: Việc chia sẻ những thông tin tiêu cực,
những tin tức giả mạo, hoặc những câu chuyện bi thảm có thể khiến người đọc
cảm thấy buồn bã, lo lắng, hoặc thậm chí là tức giận.
+ Sử dụng ngôn ngữ mang tính phân biệt đối xử: Việc sử dụng ngôn ngữ
mang tính phân biệt đối xử, miệt thị đối với một nhóm người nào đó có thể
khiến người đọc cảm thấy bị xúc phạm, phẫn nộ.

- Gây hoang mang và lo lắng:

+ Sử dụng ngôn ngữ mơ hồ, không rõ ràng: Việc sử dụng ngôn ngữ mơ hồ,
không rõ ràng, hoặc sử dụng quá nhiều biệt ngữ có thể khiến người đọc cảm
thấy hoang mang, không hiểu rõ nội dung bài viết.
+ Đăng tải những thông tin sai lệch: Việc chia sẻ những thông tin sai lệch,
những tin giả mạo có thể khiến người đọc cảm thấy hoang mang, lo lắng, và
mất niềm tin vào nguồn tin chính thống.
+ Sử dụng ngôn ngữ mang tính đe dọa: Việc sử dụng ngôn ngữ mang tính
đe dọa, dọa nạt có thể khiến người đọc cảm thấy lo lắng, sợ hãi.

- Khơi gợi sự vui vẻ, hân hoan:

+ Sử dụng ngôn ngữ hài hước, dí dỏm: Việc sử dụng ngôn ngữ hài hước, dí
dỏm có thể giúp người đọc cảm thấy vui vẻ, thoải mái.

+ Chia sẻ những câu chuyện tích cực: Việc chia sẻ những câu chuyện tích
cực, những tin tức tốt đẹp có thể khiến người đọc cảm thấy vui vẻ, hân hoan,
và có niềm tin vào cuộc sống.

+ Sử dụng ngôn ngữ mang tính động viên, khích lệ: Việc sử dụng ngôn ngữ
mang tính động viên, khích lệ có thể giúp người đọc cảm thấy có thêm động
lực, niềm tin để theo đuổi mục tiêu của mình.
22
- Việc sử dụng ngôn ngữ một cách hiệu quả có thể giúp tác giả:

+ Truyền tải thông điệp một cách rõ ràng và hiệu quả.


+ Thu hút sự chú ý của người đọc và giữ chân họ.
+ Khơi gợi và điều chỉnh cảm xúc của người đọc.
+ Tạo ra trải nghiệm đọc sách thú vị và đáng nhớ.
- Ví dụ minh họa:
+ Bài thơ trữ tình: Bài thơ trữ tình thường sử dụng ngôn ngữ giàu hình
ảnh, ẩn dụ và phép so sánh để khơi gợi cảm xúc và trí tưởng tượng của người
đọc. Ví dụ: "Đây thôn Vĩ Dạ" của Hàn Mặc Tử, "Bên kia sông Đuống" của
Hoàng Cầm,...
+ Bài báo chính luận: Bài báo chính luận thường sử dụng ngôn ngữ logic,
chặt chẽ và đầy tính thuyết phục để tác động đến nhận thức và hành động của
người đọc. Ví dụ: "Bản cáo trạng của J'accuse" của Émile Zola, "Tuyên ngôn
độc lập" của Thomas Jefferson,...
+ Câu chuyện truyền cảm hứng: Câu chuyện truyền cảm hứng thường sử
dụng ngôn ngữ đơn giản, mộc mạc nhưng đầy cảm xúc để khơi gợi niềm tin,
hy vọng và động lực cho người đọc. Ví dụ: "Cuộc đời của Helen Keller", "Nhà
giả kim" của Paulo Coelho, v.v.

Hiểu rõ cách thức ngôn ngữ ảnh hưởng đến cảm xúc của người đọc là điều
quan trọng để truyền tải thông điệp một cách hiệu quả và tạo ra tác động mong
muốn. Việc sử dụng ngôn ngữ một cách sáng tạo và linh hoạt có thể giúp thu
hút sự chú ý của người đọc, khơi gợi cảm xúc và truyền tải thông điệp một cách
hiệu quả.

7. ẢNH HƯỞNG CỦA NGÔN NGỮ ĐẾN HÀNH VI NGƯỜI ĐỌC:

Ngôn ngữ là một công cụ vô cùng mạnh mẽ, có khả năng định hình suy
nghĩ, cảm xúc và hành vi của con người. Khi sử dụng ngôn từ một cách hiệu
quả, chúng ta có thể tác động đến người đọc theo nhiều cách như:
- Kêu gọi hành động:
23
+ Sử dụng từ ngữ mạnh mẽ: chọn những từ ngữ cụ thể, sinh động và có
khả năng khơi gợi cảm xúc của người đọc để truyền tải hành động mong muốn.
VD: “ Hãy đăng ký ngay hôm nay”
+ Tạo cảm giác cấp bách: nhấn mạnh tầm quan trọng của hành động, tạo
cảm giác cấp bách và khuyến khích người đọc thực hiện hành động nhanh
chóng.
VD: “ Ngay lập tức” hoặc “ Bây giờ”
+ Đưa ra lời kêu gọi rõ ràng: nói rõ ràng bạn muốn người đọc làm gì và cung
cấp cho họ hướng dẫn cụ thể.
VD: “ Hãy truy cập vào trang web của chúng tôi để biết thêm thông tin”...
+ Nhấn mạnh lợi ích: giải thích rõ ràng lợi ích mà người đọc sẽ nhận được
khi thực hiện hành động.
VD: “ Đăng ký để nhận mã giảm giá 20K”
- Tạo sự lan truyền:
+ Sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu: đảm bảo rằng thông điệp của bạn dễ
dàng tiếp cận với mọi người, bất kể trình độ học vấn nào.
VD: “ Sản phẩm mới của chúng tôi sẽ giúp bạn làm sạch vết bẩn nhanh
chóng và dễ dàng hơn”.
+ Kể chuyện: sử dụng những câu chuyện hấp dẫn thu hút sự chú ý của người
đọc và khiến họ muốn chia sẻ thông điệp của bạn. “ Hãy tưởng tượng bạn có
thể dọn dẹp nhà trong vài phút. Sản phẩm của chúng tôi sẽ giúp bạn làm điều
đó”
+ Sử dụng yếu tố cảm xúc: khơi gợi cảm xúc của người đọc bằng cách sử
dụng ngôn từ miêu tả sinh động, hình ảnh và video.
VD: “Hãy sống đầy đủ, hãy sống khỏe mạnh”.
+ Khuyến khích chia sẻ: thêm lời kêu gọi hành động khuyến khích người
đọc chia sẻ thông điệp của bạn tới gia đình, bạn bè.
VD: “ Hãy chia sẻ bài biết này để mọi người cùng biết”
+ Sử dụng hashtag: sử dụng hashtag liên quan đến chủ đề bài viết của bạn
để giúp người đọc dễ dàng tìm thấy và chia sẻ thông tin.

24
- Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần phải chú ý đến những điểm sau:
+ Đối tượng mục tiêu: sử dụng ngôn ngữ sao cho phù hợp với đối tượng mà
bạn muốn truyền tải thông tin.
+ Mục đích của bài viết: Xác định mục đích của bài viết trước khi viết. Mục
đích của bạn là cung cấp thông tin, tạo sự lan truyền hay kêu gọi hành động.
+ Giọng điệu: Sử dụng giọng điệu phù hợp với bài viết tránh tình trạng gây
hiểu lầm cho người đọc khi tiếp nhận thông tin.
Hiểu được ảnh hưởng của ngôn ngữ đến hành vi người đọc là điều rất quan
trọng để truyền đạt thông điệp hiệu quả và đạt được mục tiêu của mình. Vì vậy,
hãy sử dụng ngôn ngữ một cách cẩn thận và sáng tạo để tác động đến người
đọc theo nhiều cách khác nhau từ việc kêu gọi hành động hay tạo sự lan truyền
cho thông điệp của bạn.
8. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGÔN TỪ TRÊN CÁC NỀN TẢNG
MẠNG XÃ HỘI: FACEBOOK, TIKTOK.

Việc sử dụng ngôn từ trên các nền tảng MXH như Facebook,
Tiktok….hiện nay đang có nhiều vấn đề quan tâm. Cùng với sự phát triển mạnh
mẽ của MXH cách sử dụng ngôn từ của người dùng cũng có nhiều thay đổi.
8.1. Mặt tích cực:
- Tiện lợi và hiệu quả: giúp người dùng giao tiếp, kết nối và chia sẻ
thông tin một cách nhanh chóng, dễ dàng.
- Đa dạng và phong phú: sử dụng nhiều loại ngôn ngữ khác nhau, thể
hiện sự đa dạng văn hóa và phong cách cá nhân.
- Sáng tạo và đổi mới: khuyến khích sự sáng tạo trong sử dụng ngôn
từ, với nhiều cách diễn đạt mới và độc đáo.
- Kết nối và giao tiếp: giúp người dùng kết nối, giao tiếp với bạn bè,
gia đình và cộng đồng một cách nhanh chóng
8.2. Mặt tiêu cực:
- Lạm dụng ngôn ngữ: sử dụng ngôn ngữ thiếu chuẩn mực, xúc phạm
hoặc vi phạm pháp luật ngày càng phổ biến trên MXH như:
- Viết tắt, biến dạng từ ngữ: bùn ( buồn), iu ( yêu), ….
25
- Sử dụng tiếng lóng, tục ngữ: chém gió, chửi thể, đu trend…
- Sử dụng ngôn ngữ thiếu tôn trọng, xúc phạm người khác: đồ ngu, dốt
như bò…
- Sự lan truyền thông tin sai lệch: MXH là nơi dễ lan truyền tin giả,
thông tin sai lệch ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi của người
dùng.
- Sự ảnh hưởng đến văn hóa: việc sử dụng ngôn ngữ thiếu chuẩn mực
ảnh hưởng đến đạo đức và văn hóa xã hội.
- Bắt nạt trực tuyến: MXH là nơi xảy ra nhiều vụ bắt nạt trực tuyến.
gây ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe của người dùng.

8.3. Nguyên nhân:


- Sự thiếu hiểu biết: người dùng không nhận thức được tầm quan trọng
của việc sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực.
- Tính ẩn danh: môi trường MXH người dùng có thể ẩn danh, điều này
tạo nên việc sử dụng ngôn ngữ thiếu chuẩn mực.
- Sự thiếu kiểm soát: việc kiểm soát nội dung còn hạn chế dẫn đến việc
sử dụng ngôn ngữ thiếu chuẩn mực và thông tin sai lệch.

8.4. Giải pháp:


- Nâng cao nhận thức: giúp người dùng nhận thức về tầm quan trọng
của việc sử dụng ngôn từ chuẩn mực.
- Tăng cường kiểm soát: cần kiểm soát, gỡ bỏ nội dung chứa thông tin
sai lệch và ngôn ngữ thiếu chuẩn mực.
- Khuyến khích sử dụng ngôn từ tích cực: Cần khuyến khích người
dùng sử dụng ngôn từ tích cực văn minh và lịch sự.

8.5. Những đặc điểm riêng của ngôn ngữ trên nền tảng Facebook và
Tiktok:

26
8.5.1. Facebook:
- Nền tảng dành cho mọi lứa tuổi, đa dạng các chủ đề và nhóm cộng
đồng.
- Xu hướng sử dụng ngôn ngữ đa dạng từ văn minh, lịch sự đến thiếu
chuẩn mực, văn hóa.
- Thường xuyên xảy ra các vụ tranh cãi, mâu thuẫn do sử dụng ngôn
ngữ thiếu tôn trọng, xúc phạm người khác.
8.5.2. Tiktok:
- Nền tảng dành cho giới trẻ, với nội dung chủ yếu là video ngắn.
- Sử dụng ngôn ngữ đơn giản hơn, ngắn gọn, thường sử dụng tiếng
lóng, hot trend.
- Ít xảy ra mâu thuẫn, tranh cãi do sử sử dụng ngôn ngữ thiếu tôn trọng,
xúc phạm người khác so với Facebook.
Nhìn chung, việc sử dụng ngôn từ trên mạng xã hội là một vấn đề cần
được quan tâm và giải quyết. Có sự phối hợp của các bên liên quan, bao gồm
các nền tảng mạng xã hội, người dùng và các tổ chức xã hội để xây dựng môi
trường lành mạnh và văn minh. Đồng thời, hiểu rõ thực trạng sử dụng ngôn từ
trên mạng xã hội có thể giúp chúng ta sử dụng ngôn từ một cách hiệu quả và
trách nhiệm hơn.
9. VÍ DỤ VỀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGÔN TỪ TRÊN CÁC
NỀN TẢNG MẠNG XÃ HỘI.

9.1. PODCAST chữa lành bằng việc sử dụng ngôn từ không lành mạnh:

Ở nền tảng mạng xã hội Tiktok hiện nay có xuất hiện một số Video
Podcast có sử dụng những từ ngữ thô tục, chửi thề và được rất nhiều Tiktoker
sử dụng lại những âm thanh đó để tạo trend. Tuy là có sử dụng những từ ngữ
phản cảm nhưng đa số bình luận được để lại từ những người sử dụng Tik Tok
là “thô nhưng thật”.
Đây là một trong những dấu hiệu của sự tuột dốc về mặt đạo đức. Nếu
nhìn về mặt tổng thể thì sẽ có một số người nghĩ là Podcast của thế hệ đi trước

27
văn minh, lịch sự, tinh tế bao nhiêu thì Podcast của thế hệ Gen Z sẽ thô và thiếu
văn hóa bấy nhiêu. Trong chuẩn mực đạo đức thì chúng ta chưa bao giờ ủng hộ
cho việc làm dụng nói tục, chửi thể. Tuy nhiên, sự việc này vẫn luôn xảy ra
từng giây, từng phút, từng ngày, từng giờ và tục nói tục chửi thề vẫn đang phổ
biến ở giới trẻ.

28
Báo chí chính thống đã lên tiếng, vậy nên ta cần phải xem nó là một vấn
đề đáng quan trọng và đáng được bận tâm. Việc nói tục, chửi thề ngoài xã hội
thì ta khó có thể kiểm soát, nhưng ở nền tảng Tik tok đặc biệt là Podcast thì ta
hoàn toàn có thể kiểm soát tốt nó. Thay vì cố tình chèn thêm những từ ngữ
không mấy hay ho thì hãy chọn lọc từ ngữ hay hơn và tinh tế hơn. Podcast là
giành cho nhiều lứa tuổi và trong đó có các bạn trẻ. Ở lứa tuổi nhỏ, các bạn khó
có thể phân biệt đúng hay và rất dễ bị ảnh hưởng xấu bởi những Video Podcast
đó. Gen Z được đánh giá là có cá tính mạnh, thẳng thắn và có chính kiến rõ
ràng, nhưng không đồng nghĩa là Gen Z là giỏi nhất, tiến bộ và hiểu biết nhất.

9.2. Sử dụng ngôn từ mang tính bạo lực, kích động, phân biệt chủng tộc
trong các bài viết hay livestream trực tuyến trên nền tảng Facebook,
TikTok:

Cụ thể, trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Twitter, TikTok,
hoặc các diễn đàn trực tuyến, người dùng thường có thói quen sử dụng ngôn từ
gây xúc phạm, chửi bậy, hoặc thậm chí là tục tĩu khi thảo luận về các vấn đề
nóng bỏng, tranh cãi, hoặc khi có mâu thuẫn quan điểm.

Ví dụ: Sử dụng từ “parky” hay “cali” để phân biệt vùng miền.

29
Sự lan truyền nhanh chóng của thông tin trên mạng xã hội cũng tạo ra
môi trường nơi mà người dùng thường xuyên đưa ra những phát ngôn hấp tấp,
không được suy nghĩ kỹ lưỡng, và đôi khi là mang tính căng thẳng cao. Điều
này có thể dẫn đến các cuộc tranh luận không lành mạnh, thậm chí là sự quấy
rối, đe dọa, hoặc bạo lực từ các cá nhân tham gia.

Ví dụ: Đàm Vĩnh Hưng “bức xúc” với antifan:

Trong một số trường hợp, các nghệ sĩ hoặc nhân vật nổi tiếng có thể trải
qua những tình huống căng thẳng với khán giả và phản ứng bằng cách sử dụng
ngôn từ không thích hợp. Một trong những trường hợp nổi tiếng là Đàm Vĩnh
Hưng, một ca sĩ nổi tiếng tại Việt Nam, anh đã phản ứng bằng cách quay một
video chửi rất nhiều từ tục tĩu và đăng lên trên trang cá nhân Facebook của
mình.

Sự việc này đã gây ra sự chú ý lớn từ cộng đồng mạng và các phương
tiện truyền thông, và nói chung đã tạo ra một thảo luận về cách mà các nghệ sĩ
nên ứng xử khi đối mặt với các tình huống khó khăn hoặc không thoải mái với
khán giả. Điều này đặc biệt nguy hiểm khi ngôn từ bạo lực và thô tục trở thành
phổ biến và chấp nhận trên mạng xã hội, góp phần tạo ra một môi trường trực
tuyến không lành mạnh, không an toàn cho mọi người tham gia.

10. NGUYÊN NHÂN, MỤC ĐÍCH CỦA CÁC HIỆN TƯỢNG


TRUYỀN THÔNG:

10.1. Nam Em và những phát ngôn gây tranh cãi:

Những ngày gần đây, cái tên Nam Em trở thành từ khóa "hot", thu hút hàng
triệu lượt tìm kiếm và quan tâm trên nền tảng mạng xã hội., Sau những phiên
livestream Nam Em đang phải đối mặt với những "luồng sóng" chỉ trích từ dư
luận thậm chí phải chịu trách nhiệm pháp lý. Nam Em chia sẻ về cuộc sống cá
nhân và tình yêu của mình thông qua các buổi phát sóng trực tiếp, đồng thời
không ngần ngại nhắc đến những góc khuất của làng giải trí.
30
Những phát ngôn và hành
động của Nam Em đã gây ra làn
sóng phản đối từ cộng đồng
mạng. Một số người cho rằng
cô không nên tiết lộ thông tin
riêng tư và chỉ trích cách thức
của cô trong việc gây sốc trên
mạng.

10.1.1. Nguyên nhân:


- Tính cách và tâm lý: Nam Em được nhận định là người có tính cách
bộc trực, dễ xúc động và có phần thiếu kiểm soát hành vi. Việc liên
tục livestream "bóc phốt" có thể xuất phát từ những tổn thương trong
quá khứ, mong muốn giải tỏa cảm xúc hoặc thu hút sự chú ý.
- Chiêu trò truyền thông: Một số ý kiến cho rằng đây là chiến lược PR
nhằm tạo "drama" để quảng bá cho sản phẩm, thương hiệu mà Nam
Em hợp tác. Việc liên tục xuất hiện trên các nền tảng mạng xã hội
giúp Nam Em duy trì độ hot và thu hút lượng lớn người quan tâm.
- Lợi dụng sự tò mò của dư luận: Việc "bóc phốt" những câu chuyện
đời tư, tình cảm, đặc biệt là liên quan đến những người nổi tiếng, dễ
dàng khơi gợi sự tò mò và thu hút sự chú ý của dư luận.
10.1.1. Mục đích:

Việc sử dụng những ngôn từ thiếu chuẩn mực, "bóc phốt" những câu chuyện
ồn ào có thể giúp Nam Em thu hút sự chú ý của dư luận, duy trì độ hot và tăng
lượng người theo dõi trên mạng xã hội.

- Nền tảng TikTok đề cao tính viral, những nội dung độc, lạ, "drama"
dễ dàng thu hút lượng lớn người xem và tương tác.

31
- Một số ý kiến cho rằng đây là chiến lược PR nhằm tạo "drama" để
thu hút sự chú ý cho sản phẩm, thương hiệu mà Nam Em hợp tác.
- Việc tạo ra những tranh cãi, ồn ào có thể giúp sản phẩm, thương hiệu
được biết đến rộng rãi hơn.
10.1.2. Ảnh hưởng đối với xã hội:
- Hình ảnh cá nhân bị ảnh hưởng: Việc liên tục "bóc phốt" và có những
hành động thiếu kiểm soát trong livestream khiến hình ảnh của Nam
Em trở nên tiêu cực trong mắt công chúng. Nhiều người đánh giá cô
là người thiếu chín chắn, thiếu chuyên nghiệp và không đáng tin cậy.
- Gây ảnh hưởng đến người khác: Những thông tin "bóc phốt" của Nam
Em có thể gây ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của những người liên
quan, đặc biệt là những người nổi tiếng.
- Gây hoang mang dư luận: Việc chia sẻ những thông tin chưa được
kiểm chứng, thiếu căn cứ có thể gây hoang mang dư luận và tạo ra
những định kiến tiêu cực.
- Gây ảnh hưởng đến môi trường mạng xã hội: Việc sử dụng ngôn ngữ
lệch chuẩn, thiếu văn minh trong livestream góp phần làm cho môi
trường mạng xã hội trở nên ô nhiễm, thiếu lành mạnh.
10.2. Tiktoker An Đen:

Cô gái trẻ gây ấn tượng bằng những clip về cuộc sống thôn quê thường
nhật, bình dị và gần gũi.

10.2.1 Nguyên nhân:

- Chia sẻ những câu chuyện đời thường: An Đen thường xuất hiện
trong những video TikTok với hình ảnh giản dị, mộc mạc, gần gũi
với đời sống thường ngày. An Đen sử dụng ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu,
kết hợp với những câu chuyện đời thường để truyền tải những thông
điệp ý nghĩa về cuộc sống, về tình yêu thương, về lòng nhân ái.

32
- Vì sở thích: An Đen từng làm Youtube 3 năm vì thích, và thu nhập
chỉ được hơn 1 triệu mỗi tháng, đủ tiền đổ xăng. Khi bén duyên với
Tiktok, An có thu nhập đều đặn từ các nội dung mình sản xuất.

10.2.2 Mục đích:

- Lan tỏa thông điệp tích cực: An Đen mong muốn lan tỏa những thông
điệp tích cực về cuộc sống, giúp mọi người có thêm niềm tin và hy
vọng vào tương lai.

- Giúp đỡ các trẻ em nghèo: Theo dõi những bữa cơm chan chứa yêu
thuơng của An dành cho bọn trẻ, các mạnh thường quân từ khắp nơi
bắt đầu ngỏ lời muốn chung tay.

- Kết nối cộng đồng: An Đen sử dụng TikTok như một cầu nối để kết
nối với mọi người, chia sẻ những câu chuyện, những cảm xúc và trải
nghiệm của bản thân.

10.2.3. Ảnh hưởng đối với xã hội:

- Truyền cảm hứng cho nhiều người: An Đen đã truyền cảm hứng cho
rất nhiều người, đặc biệt là những người trẻ tuổi, giúp họ có thêm
niềm tin và động lực để theo đuổi ước mơ của mình.

- Lan tỏa giá trị nhân văn với người xem: An Đen đã góp phần lan tỏa
những giá trị nhân văn tốt đẹp trong xã hội, như lòng nhân ái, sự yêu
thương, sự sẻ chia.

- Tạo ra một cộng đồng tích cực: An Đen đã tạo ra một cộng đồng tích
cực trên TikTok, nơi mọi người có thể chia sẻ những câu chuyện,
những cảm xúc và trải nghiệm của bản thân, đồng thời được tiếp thêm
động lực và niềm tin vào cuộc sống.

33
10.3. Tiktoker Trương Thanh Tùng (Cô Gái Có Râu):
Thời gian gần đây, cụm từ “Cô Gái Có Râu thị phi” gần như đã gắn liền
với tên tuổi của Trương Thanh Tùng. Thực hư câu chuyện bắt nguồn từ những
video review thiếu công tâm và sự khách quan.
Điều này thu hút được số lượng người theo dõi quan tâm rất lớn. Sự “xéo
sắc” của anh chàng khi đến review những quán ăn đã khiến tên tuổi của
TikToker này thêm phần nổi tiếng hơn nhưng đồng thời cũng gây nên không ít
những Scandal “đụng chạm” đến người nổi tiếng. Từ đó, biệt danh “Cô Gái Có
Râu thị phi” được ra đời.
Một ví dụ nổi bật của anh chàng này là loạt căng thẳng giữa Cô Gái Có
Râu và quán chè Chang Hi lại một lần nữa tạo nên sự thu hút cho cộng đồng
mạng. Trong đoạn video được đăng tải, Thanh Tùng còn bày tỏ thái độ thách
thức đối với những người đã từng review quán chè Chang Hi. Đồng thời, anh
nhận định rằng nếu ai còn đến review quán chè này, anh sẽ lập tức cho người
đó “lên thớt”.

34
Những sự việc liên quan đến Cô Gái
Có Râu không dừng lại ở đó, anh bắt đầu
đăng tải hàng loạt phốt với phát ngôn gây
sốc liên quan đến người nổi tiếng như ca sĩ
Jack, Quốc Cường, Minh Hằng và hàng loạt
những tiktoker như Long Chun, Nờ ô nô,...
Anh liên tục cho rằng những người
này có đời sống và cách cư xử chưa thật sự
chuẩn mực đạo đức. Tuy nhiên, những sự
việc được anh đăng tải không kèm theo bất
kỳ bằng chứng nào.

Nhờ vào độ hot của mình, Cô Gái Có Râu cũng đã chớp lấy thời cơ để
cho khai trương quán ăn đầu tiên của mình. Cứ tưởng sẽ im hơi lặng tiếng sau
hàng loạt chỉ trích, thì cú “quay xe” mở quán khiến cộng đồng mạng rất bất
ngờ.
Từ khi ra mắt, quán ăn của TikToker lắm tai tiếng nhận được khá nhiều
sự quan tâm của mọi người. Quán của anh chàng cũng được nhiều TikToker
khác đến trải nghiệm Những người đến review khen có, chê có, cũng có góp ý
cho quán của anh chàng. Nhưng trong số đó, có những clip reviewer có tiếng
lại khiến Cô Gái Có Râu không hài lòng và sẵn sàng lên tiếng đáp trả .
10.3.1 Nguyên nhân:
- Bén duyên đến với nghề review: Bắt đầu vào khoảng thời gian tháng
3 năm 2021, Tùng từ kinh doanh bất động sản dần chuyển sang làm
lĩnh vực review tại các nền tảng mạng xã hội, nhưng chủ yếu là trên
TikTok.
- Lợi dụng sự thu hút chú ý của cộng đồng từ những tranh cãi: Con
người luôn bị thu hút hay kéo vào những cuộc tranh cãi. Chính vì thế
những nội dung gây tranh cãi luôn nhận được sự thu hút của rất nhiều
người. Vì thế anh đã tận dụng những tâm lý này mà các content rác

35
đã được tạo ra để tạo ra làn sóng mâu thuẫn, từ đó đẩy nội dung được
trở nên viral.
10.3.2. Mục đích:
- Tăng tương tác, viral, nổi tiếng, lợi dụng sự tò mò của người xem từ
những content bẩn. (drama, bốc phốt,..)
- Lôi kéo người xem từ việc đăng hàng loạt phốt nhằm thách thức, tranh
cãi, kích động những người nổi tiếng, tiktoker có tiếng.(Long Chun, Ty
Thy,...)
- Việc tạo ra những drama nhằm quảng cáo cho thương hiệu, sản phẩm mà
anh hợp tác và phục vụ cho việc kinh doanh quán ăn các khóa học của
riêng anh.
10.3.3. Ảnh hưởng đến xã hội:
- Gây hoang mang dư luận: Những màn đáp trả, tranh luận cực gây gắt
giữa Cô Gái Có Râu và một số người nổi tiếng khác đã trở thành làn sóng
khiến dư luận thu hút lượng lớn sự quan tâm của dư luận.
- Ảnh hưởng đến cộng đồng mạng: Việc anh lan truyền thông tin sai lệch,
ảnh hưởng danh dự của người khác, gây rối và hoang mang, tranh cãi
trong cộng đồng mạng. Dẫn đến môi trường mạng xã hội thiếu lành
mạnh.
- Ảnh hưởng đến uy tín bản thân: Việc anh liên tục bốc phốt gây ra những
tranh cãi dẫn đến mất uy tín và sự tôn trọng từ cộng đồng hoặc dư luận
ảnh hưởng đến danh dự uy tín bản thân và cả những thương hiệu, sản
phẩm đã hợp tác với anh.
Sau hàng loạt những những phát ngôn gây sốc, bóc phốt, drama đấu tố, cà
khịa để câu like câu view cho thấy mục đích chính của tiktoker Cô gái Có Râu
là đưa tên tuổi mình nổi tiếng nhằm mục đích kinh doanh quán ăn và các khóa
học của bản thân một cách bất chấp. Dù đã nhiều lần lên tiếng xin lỗi về những
hành động thiếu suy nghĩ của mình nhưng quá nhiều lần khiến người xem ngán
ngẩm.Việc đi lên từ những content bẩn, nội dung kém chất lượng có thể thu hút
lượng lớn người tương tác chỉ sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên đây chỉ là

36
những tương tác nhất thời, không có chiều sâu. Những hành động thiếu suy
nghĩ này không chỉ khiến "Cô Gái Có Râu" đánh mất uy tín mà còn tác động
tiêu cực đến thương hiệu đã từng hợp tác cùng với sự tin tưởng giảm sút từ phía
người tiêu dùng.

10.4. Tiktoker Lê Nhựt Quan (Quan Không Gờ):

Xuất thân là sinh viên ngành Biên kịch điện


ảnh - truyền hình của Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn. Ban đầu, chàng trai 10X này cũng loay
hoay tìm định hướng, xen kẽ những video chơi
game, ăn uống và du lịch. Sau đó, Quan bén duyên
với con đường ẩm thực và chuyển hẳn sang mảng
food review. Quan mở ra series mới mang tên “Ăn
gì khó - Có Quan lo”. Đến tận bây giờ, đây vẫn là
một trong những chuỗi nội dung ấn tượng trên
TikTok.

Là người tiên phong đưa hành động thiện


nguyện giản dị, gần gũi đến gần hơn với khán
giả, Quan Không Gờ ghi điểm mạnh mẽ nhờ
nội dung tích cực, thông điệp ý nghĩa.. TikTok
Creator này chăm chút cho từng món ăn mà
mình mua tặng, dùng thái độ lễ phép, lịch sự để
mời các nhân vật ăn. Bên cạnh đó, anh chàng
này cũng ngồi lại hỏi han, tâm sự và tặng họ
thêm những phần quà bằng hiện kim, tuy không
lớn về mặt vật chất nhưng lại vô cùng ý
nghĩa. Đó cũng chính là lý do mà Quan Không
Gờ liên tiếp đạt được những cột mốc quan
trọng. Sau khi giành giải quán quân tại TikTok

37
Master 2022, chàng trai 10X này tiếp tục cán mốc 3 triệu người theo dõi và
giành giải lớn tại TikTok Awards 2022.

10.4.1 Nguyên nhân:


- Bén duyên đến với review ẩm thực: Quan Không Gờ ghi điểm nhờ cách
nói chuyện duyên dáng, nhẹ nhàng, khéo léo, khen chê công tâm để vừa
chân thực với khán giả, vừa không làm mất lòng chủ quán. Không chỉ có
tư duy về hình ảnh, quay dựng chuyên nghiệp mà còn cực sáng tạo trong
nội dung.
- Tâm thiện nguyện: xuất phát từ tấm lòng thiện nguyện, muốn giúp đỡ
những hoàn cảnh khó khăn và lan tỏa những giá trị tốt đẹp từ sự nổi tiếng
của chính mình.
10.4.2. Mục đích:
- Review công tâm: giúp người xem có cái nhìn khách quan về các trải
nghiệm về các quán ăn.
- Giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn: giúp đỡ những mảnh đời cơ cực từ
những hành động, món quà nhỏ nhưng mang lại ý nhĩa lớn.
- Kết nối cộng đồng: lan tỏa giá trị và truyền cảm hứng mạnh mẽ tới cộng
đồng, thay đổi suy nghĩ của người trẻ về việc làm từ thiện,đưa hành động
thiện nguyện giản dị, gần gũi đến gần hơn với khán giả.
10.4.3. Ảnh hưởng đến xã hội:
- Lan tỏa thông điệp ý nghĩa nhân văn: Sự tử tế tấm lòng lương thiện của
Quan lại giúp lan toả nguồn cảm hứng sống đầy nhân văn, cao đẹp đến
mọi người.
- Tạo ra một cộng đồng tốt đẹp: Quan Không Gờ đã tạo một môi trường
cộng đồng tiktok lành mạnh,nội dung nhân văn. Đem lại giá trị lâu dài
cho cộng đồng.
- Truyền cảm hứng đến các bạn trẻ: Sau những video tử tế ấy của Quan,
hành động này được nhân lên trong giới trẻ. Rất nhiều TikTok Creator
đã cùng chung tay làm thiện nguyện bằng sức mình. Có thể đó chỉ là một

38
bữa ăn nhỏ song cách trao tặng, sự lễ phép, tấm lòng lương thiện lại giúp
lan toả nguồn cảm hứng sống đầy nhân văn, cao đẹp.
Với mục đích ban đầu khi tham gia vào nền tảng tiktok Quan không gờ chỉ
đơn giản là những video review ẩm thực theo trải nghiệm cá nhân sau đó anh
còn thu hút những khán giả những hành động tử tế tập chung vào việc sáng tạo
nội dung giá trị, giàu ý nghĩa nhân văn . Quan Không Gờ không chỉ có giá trị
lan tỏa và truyền cảm hứng mạnh mẽ tới cộng đồng, thay đổi suy nghĩ của
người trẻ về việc làm từ thiện. Sự vinh danh của TikTok với Nhựt Quan sẽ tạo
động lực mạnh mẽ để nhà sáng tạo nội dung này phát triển hơn nữa và đem đến
giá trị tích cực cho cộng đồng trong tương lai.
Mặc dù với những dạng content bẩn, không giá trị bạn có thể thu hút lượng
lớn người tương tác chỉ sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên đây chỉ là những
tương tác nhất thời, không có chiều sâu. Những lượng follow, like, share lớn
cũng không giúp kênh của bạn có thể phát triển mạnh mẽ. Hay gây dựng uy tín
cho bản thân.Vì thế để xây kênh tiktok triệu view. Hãy xây kênh trao giá trị lâu
dài, bạn cần tư duy, chọn lọc, sắp xếp các ý tưởng để tạo nên những content
chất lượng. Khi đó nội dung video của bạn chắc chắn sẽ được đón nhận nhiều
hơn. Việc tạo ra nội dung chất lượng và mang giá trị thực sự không chỉ giúp
xây dựng một kênh TikTok có uy tín và phát triển bền vững, sẽ là chìa khóa để
xây dựng một kênh TikTok chất lượng. Chú trọng vào chất lượng nội dung sẽ
giúp bạn thu hút sự quan tâm và tạo dựng một cộng đồng mạnh mẽ xung quanh
thương hiệu cá nhân của bạn.
- Nguyên nhân khiến cho ngôn ngữ truyền thông trên mạng xã hội có
sự lệch chuẩn và quy phạm các tiêu chí cộng đồng:

Thạc sĩ Nguyễn Trọng Nhân (Trung tâm giáo dục thường xuyên, quận 7,
TP.HCM) nhận định về văn hoá mạng hiện nay:

"Thứ nhất, là do muốn thể hiện cái tôi, muốn nổi tiếng bằng mọi giá, ảo tưởng
về các giá trị và quyền lực ảo. Thứ hai, là do sự yếu kém về văn hóa ứng xử,
thiếu hiểu biết về xã hội, không lường trước được hậu quả của những hành vi
vi phạm pháp luật. Thứ ba là lối sống thực dụng, mong muốn kiếm tiền từ việc
39
nổi tiếng trên mạng mà bất chấp các chuẩn mực đạo đức, các giá trị văn hóa,
thuần phong mỹ tục của dân tộc. Thứ tư, là bị các ứng dụng thao túng tâm lý
một cách tinh vi, nhằm vào những mục đích thương mại, vụ lợi mà những người
trẻ thiếu nội lực, kém hiểu biết sẽ không thể nào thoát khỏi."

11. CÁC QUY ĐỊNH XỬ PHẠT ÁC HÀNH VI SỬ DỤNG NGÔN


NGỮ KHÔNG PHÙ HỢP TRÊN MẠNG XÃ HỘI:
- Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với người lợi dụng quyền tự
do ngôn luận để xúc phạm người khác trên mạng xã hội
Người lợi dụng quyền tự do ngôn luận để xúc phạm người khác trên
mạng xã hội có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a
khoản 1, khoản 3 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản
37 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP như sau:

Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang
thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi
dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:

a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc,
vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá
nhân;

b) Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô,
đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc;

c) Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai
nạn, kinh dị, rùng rợn;

d) Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân,
kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc;

đ) Cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất
bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc chưa
được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu;

40
e) Quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị
cấm;g) Cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện
hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia;

h) Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị
cấm.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tiết
lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí
mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi
phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2
Điều này.

- Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với người nói tục, chửi bậy
trên mạng xã hộiHành vi văng tục, chửi bậy trên mạng xã hội có thể bị
xử phạt theo quy định tại Điều 99 nghị định 15/2020/NĐ-CP vi phạm
quy định về trang thông tin điện tử như sau:
- Hành vi văng tục chửi bậy có cơ sở xác định là hành vi tuyên truyền,
phá hoại thuần phong mỹ tục của dân tộc: Phạt từ 10.000.000 đồng -
20.000.000 đồng và buộc phải gỡ bỏ bài đăng vi phạm quy định.
- Hành vi văng tục, chửi bậy có cơ sở xác định là hành vi xúc phạm uy
tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của người khác: Phạt tiền từ 20.000.000
đồng - 30.000.000 đồng và bị tịch thu tang vật vi phạm hành chính.
Trong một số trường hợp hành vi văng tục, chửi bậy xảy ra ở nơi công cộng và
bị người khác phát tán, chia sẻ trên mạng xã hội thì người phát tán, chia sẻ
video nêu trên sẽ bị xử phạt theo Nghị định 15/2020/NĐ-CP. Còn người văn
tục, chửi bới ở gây mất trật tự công cộng có thể bị xử phạt theo định
144/2021/NĐ-CP như sau:

41
- Hành vi xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh sự nhân phẩm của người
khác: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng - 3.000.000 đồng. Và biện pháp khắc phục
hậu quả là buộc phải xin lỗi công khai tới người bị lăng mạ, bôi nhọ.

KẾT LUẬN

Như vậy, qua việc phân tích ngôn ngữ và truyền thông xã hội, khảo sát
về cách ngôn ngữ ảnh hưởng đến sự lan truyền thông tin trên các mạng xã hội,
chúng ta thấy được phần nào những cách thức sử dụng, vai trò và ý nghĩa của
ngôn ngữ trong việc truyền thông hiện nay, cũng như các đặc điểm, xu hướng
của việc sử dụng ngôn ngữ trong việc lan truyền thông tin trên các mạng xã
hội. Ngôn ngữ cũng có những quy luật phát triển riêng, bản thân ngôn ngữ trong
quá trình tồn tại luôn có những biến thể, cách sử dụng ngôn ngữ mới. Tuy nhiên,
những biến thể đó trong ngôn ngữ cộng đồng cần được đặt trong phạm vi văn
hoá dân tộc truyền thống.

Ngôn ngữ là công cụ mạnh mẽ ảnh hưởng đến cách thức thông tin được
lan truyền trên mạng xã hội. Hiểu rõ và sử dụng ngôn ngữ hiệu quả là yếu tố
then chốt sẽ góp phần nâng cao chất lượng thông tin, thúc đẩy truyền thông tích
cực và xây dựng môi trường mạng xã hội lành mạnh.

Và việc sử dụng ngôn từ trên mạng xã hội là một vấn đề cần được quan
tâm và giải quyết. Có sự phối hợp của các bên liên quan, bao gồm các nền tảng
mạng xã hội, người dùng và các tổ chức xã hội để xây dựng môi trường mạng
xã hội lành mạnh và văn minh. Đồng thời, hiểu rõ thực trạng sử dụng ngôn từ
trên mạng xã hội có thể giúp chúng ta sử dụng ngôn từ một cách hiệu quả và
trách nhiệm hơn.

Ðiều này là cần thiết và cần đẩy mạnh hơn nữa nhằm góp phần gìn giữ
sự trong sáng của tiếng Việt. Bên cạnh đó, những cá nhân có ảnh hưởng trong
cộng đồng mạng, nhất là người nổi tiếng, cần nâng cao trách nhiệm và ý thức
trong việc sử dụng ngôn ngữ hằng ngày của mình trên các trang cá nhân, từ đó

42
hỗ trợ và đem đến những tác động tích cực với xã hội nói chung, với sự phát
triển của trẻ em nói riêng. Và sự nỗ lực của mỗi người sẽ tạo ra động lực để
toàn xã hội thêm yêu tiếng Việt như một tình cảm tự nhiên, nhân bản, còn mãi
trong trái tim mỗi người Việt Nam.

43
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. https://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipedia_ti%E1%BA%BFng_Vi
%E1%BB%87t
2. https://tuoitre.vn/
3. https://znews.vn/

4. Tùng Linh, Vụ Nam Em: Phát ngôn trên mạng xã hội đang quá...
dễ dãi, Báo điện tử Tuổi trẻ Thủ đô.

5. Nguyễn Thảo, An Đen - Cô gái kể chuyện đồng quê thu hút triệu
view, báo VietNamNet.

44

You might also like