You are on page 1of 48

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA KẾ TOÁN

DỰ ÁN NGHIÊN CỨU
NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG QUYẾT ĐỊNH ĐI LÀM THÊM
CỦA SINH VIÊN UEH
MÔN HỌC: THỐNG KÊ ỨNG DỤNG TRONG KINH TẾ VÀ KINH DOANH

Giảng viên: Nguyễn Văn Trãi


Mã học phần: 23C1STA5080051
Khóa & Lớp: K48 - ICA01
Hệ: Chính quy
Sinh viên thực 1. Vũ Minh Khoa
hiện: 2. Đặng Phương Nhi
3. Trần Hải Quỳnh
4. Trần An Toàn

TP Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 10 năm 2023

1
LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành dự án “NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT
ĐỊNH ĐI LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN UEH”, nhóm chúng em đã nhận được sự
hỗ trợ tận tình từ giảng viên phụ trách bộ môn Thống kê ứng dụng trong Kinh tế và
Kinh doanh là thầy Nguyễn Văn Trãi. Thầy đã truyền đạt, hướng dẫn và đưa ra những
phương pháp, cách thức để thực hiện bài nghiên cứu một cách hoàn chỉnh nhất, những
lời giảng của thầy đã giúp chúng em có được những kiến thức nền tảng để có thể áp
dụng và thực hiện tốt bài báo cáo dự án lần này. Chúng em xin chân thành cảm ơn
thầy.
Đồng thời, nhóm cũng xin gửi lời cảm ơn đến các bạn sinh viên đã dành chút
thời gian tham gia khảo sát lần này, sự hợp tác của các bạn đã góp phần giúp nhóm
mình có thể xây dựng được một bài nghiên cứu báo cáo hoàn chỉnh cho bộ môn.

2
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
I. Nhận xét:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
II. Kết quả:

Điểm bằng số Điểm bằng chữ

TP Hồ Chí Minh, ngày…tháng…năm 2023


Giảng viên

(Ký, ghi rõ họ tên)

3
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ LÀM VIỆC CỦA CÁC THÀNH VIÊN
LỜI GIỚI THIỆU.....................................................................................................................1
TÓM TẮT DỰ ÁN..................................................................................................................2
PHẦN MỘT: GIỚI THIỆU DỰ ÁN........................................................................................3
1.1 Lý do chọn đề tài.............................................................................................................3
1.2 Mục tiêu dự án................................................................................................................3
1.2.1 Mục tiêu tổng quát....................................................................................................3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể..........................................................................................................3
1.3 Phạm vi và đối tượng dự án............................................................................................4
PHẦN HAI: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................................5
2.1 Mẫu.................................................................................................................................5
2.2 Phương pháp chọn mẫu...............................................................................................5
2.3 Phương pháp thu thập.....................................................................................................5
PHẦN BA: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH................................................................................7
3.1 Phân tích mô tả................................................................................................................7
3.2 Thông tin đáp viên..........................................................................................................7
3.3 Nhận định của sinh viên về các ý kiến sau đối với việc đi làm thêm nhằm mục đích
kiếm thêm thu nhập theo thang đo Liker..............................................................................9
3.3.1 Thống kê mô tả của các biến riêng lẻ trong thang đo...............................................9
3.3.2 Thống kê mô tả và kiểm định định độ tin cậy của thang đo bằng SPSS.................13
3.4 Nhận định của sinh viên về các ý kiến sau đối với việc đi làm thêm nhằm mục đích
trau dồi kỹ năng giao tiếp theo thang đo Likert..................................................................15
3.4.1 Thống kê mô tả của các biến riêng lẻ trong thang đo.............................................15
3.4.2 Thống kê mô tả và kiểm định định độ tin cậy của thang đo bằng SPSS.................19
3.5 Nhận định của sinh viên về các ý kiến sau đối với việc đi làm thêm nhằm mục đích mở
rộng mối quan hệ xã hội theo thang đo Likert....................................................................21
3.5.1 Thống kê mô tả của các biến riêng lẻ trong thang đo.............................................21
3.5.2 Thống kê mô tả và kiểm định định độ tin cậy của thang đo bằng SPSS.................23
3.6 Kết quả - nhận định của sinh viên về ý kiến quyết định đi làm thêm...........................25
3.6.1 Thống kê mô tả của các biến riêng lẻ trong thang đo.............................................25
3.6.2 Thống kê mô tả và kiểm định độ tin cậy của thang đo sử dụng SPSS....................27
3.7 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên UEH bằng
phương pháp hồi quy tuyến tính với phần mềm SPSS........................................................29
PHẦN BỐN: KẾT LUẬN VÀ LỜI KHUYÊN.....................................................................31
4.1 Kết quả nghiên cứu.......................................................................................................31
4.2 Lời khuyên....................................................................................................................31
PHẦN NĂM: HẠN CHẾ CỦA DỰ ÁN................................................................................33
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................34
PHẦN PHỤ LỤC...................................................................................................................35
Phụ lục 1: Bảng hỏi.............................................................................................................35
Phụ lục 2: Bảng dữ liệu trích xuất từ Excel........................................................................40

4
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Bảng phân phối tần số, tần suất phần trăm và tần suất phần trăm tích lũy
của giới tính sinh viên tham gia khảo sát..........................................................................
Bảng 3.2 Bảng phân phối tần số, tần suất phần trăm và tần suất phần trăm tích lũy
về khoá của sinh viên tham gia khảo sát............................................................................
Bảng 3.3 Bảng trung bình và độ lệch chuẩn của số giờ làm thêm trong tháng của
sinh viên UEH....................................................................................................................
Bảng 3.4 Bảng phân phối tần số, tần suất phần trăm và tần suất phần trăm tích lũy
về công việc làm thêm của sinh viên UEH.........................................................................
Bảng 3.5 Bảng phân phối tần số, tần suất phần trăm và tần suất phần trăm tích lũy
về quan điểm của sinh viên UEH về việc kiếm thêm thu nhập để giúp gia tăng thu
nhập bên cạnh nguồn tiền được gia đình cung cấp.........................................................
Bảng 3.6 Bảng phân phối tần số, tần suất phần trăm và tần suất phần trăm tích lũy
về quan điểm của sinh viên UEH về việc kiếm thêm thu nhập để cải thiện mức sống
.........................................................................................................................................
Bảng 3.7 Bảng phân phối tần số, tần suất phần trăm và tần suất phần trăm tích lũy
về quan điểm của sinh viên UEH về việc kiếm thêm thu nhập để trang trải chi phí
cần thiết............................................................................................................................
Bảng 3.8 Bảng phân phối tần số ,tần suất phần trăm và tần suất phần trăm tích lũy
về quan điểm của sinh viên UEH về việc kiếm thêm thu nhập để giảm gánh nặng tài
chính cho gia đình ..........................................................................................................
Bảng 3.9 Độ tin cậy của thang đo đo lường bằng hệ số Cronbach’s Alpha...................
Bảng 3.10 Thống kê mô tả về trung bình và độ lệch chuẩn của từng biến trong thang
đo.....................................................................................................................................
Bảng 3.11 Thống kê mô tả cho trung bình và phương sai của các biến trong thang đo
.........................................................................................................................................
Bảng 3.12 Hệ số tương quan với tổng của từng biến trong thang đo..............................
Bảng 3.13 Thống kê mô tả về trung bình, phương sai và độ lệch chuẩn của thang đo
.........................................................................................................................................
Bảng 3.14 Bảng phân phối tần số, tần suất phần trăm và tần suất phần trăm tích lũy
về quan điểm của sinh viên UEH về việc trau dồi kỹ năng giao tiếp để nâng cao sự tự
tin giao tiếp......................................................................................................................
Bảng 3.15 Bảng phân phối tần số, tần suất phần trăm và tần suất phần trăm tích lũy
về quan điểm của sinh viên UEH về việc trau dồi kỹ năng giao tiếp để rèn luyện kỹ
năng lắng nghe ................................................................................................................
Bảng 3.16 Bảng phân phối tần số, tần suất phần trăm và tần suất phần trăm tích lũy
về quan điểm của sinh viên UEH về việc tạo sự thân thiện trong giao tiếp ...................
Bảng 3.17 Bảng phân phối tần số, tần suất phần trăm và tần suất phần trăm tích lũy
về quan điểm của sinh viên UEH về việc trau dồi kỹ năng giao tiếp để rèn luyện kỹ
năng sử dụng ngôn từ lưu loát ........................................................................................
Bảng 3.18 Độ tin cậy của thang đo đo lường theo hệ sô Cronbach’s Alpha..................
Bảng 3.19 Thống kê mô tả về trung bình và độ lệch chuẩn của từng biến trong thang
đo.....................................................................................................................................
Bảng 3.20 Thống kê mô tả cho trung bình và phương sai của các biến trong thang đo
.........................................................................................................................................
5
Bảng 3.21 Hệ số tương quan với tổng của từng biến trong thang đo..............................
Bảng 3.22 Thống kê mô tả về trung bình, phương sai và độ lệch chuẩn của thang đo
.........................................................................................................................................
Bảng 3.23 Bảng phân phối tần số, tần suất phần trăm và tần suất phần trăm tích lũy
về quan điểm của sinh viên UEH về việc mở rộng mối quan hệ xã hội để gặp gỡ và
tiếp xúc nhiều người ........................................................................................................
Bảng 3.24 Bảng phân phối tần số, tần suất phần trăm và tần suất phần trăm tích lũy
về quan điểm của sinh viên UEH về việc mở rộng mối quan hệ xã hội để mở rộng
mạng lưới ........................................................................................................................
Bảng 3.25 Bảng phân phối tần số, tần suất phần trăm và tần suất phần trăm tích lũy
về quan điểm của sinh viên UEH về việc mở rộng mối quan hệ xã hội để kết nối với
những người có kinh nghiệm ..........................................................................................
Bảng 3.26 Độ tin cậy của thang đo đo lường theo hệ sô Cronbach’s Alpha..................
Bảng 3.27 Thống kê mô tả về trung bình và độ lệch chuẩn của từng biến trong thang
đo.....................................................................................................................................
Bảng 3.28 Thống kê mô tả cho trung bình và phương sai của các biến trong thang đo
.........................................................................................................................................
Bảng 3.29 Hệ số tương quan với tổng của từng biến trong thang đo..............................
Bảng 3.30 Thống kê mô tả về trung bình, phương sai và độ lệch chuẩn của thang đo
.........................................................................................................................................
Bảng 3.31 Bảng phân phối tần số, tần suất phần trăm và tần suất phần trăm tích lũy
về quan điểm của sinh viên UEH cho việc sẵn sàng đi làm thêm khi có thời gian.........
Bảng 3.32 Bảng phân phối tần số, tần suất phần trăm và tần suất phần trăm tích lũy
về quan điểm của sinh viên UEH cho việc sẽ tiếp tục đi làm thêm..................................
Bảng 3.33 Bảng phân phối tần số, tần suất phần trăm và tần suất phần trăm tích lũy
về quan điểm của sinh viên UEH cho việc sẽ vận động bạn bè đi làm thêm...................
Bảng 3.34 Độ tin cậy của thang đo đo lường theo hệ sô Cronbach’s Alpha..................
Bảng 3.35 Thống kê mô tả về trung bình và độ lệch chuẩn của từng biến trong thang
đo.....................................................................................................................................
Bảng 3.36 Thống kê mô tả cho trung bình và phương sai của các biến trong thang đo
.........................................................................................................................................
Bảng 3.37 Hệ số tương quan với tổng của từng biến trong thang đo..............................
Bảng 3.38 Thống kê mô tả về trung bình, phương sai và độ lệch chuẩn của thang đo
.........................................................................................................................................
Bảng 3.39 Các biến độc lập và biến phụ thuộc được đưa vào mô hình..........................
Bảng 3.40 Hệ số tương quan R, hệ số xác định R bình phương và hệ số xác định R
bình phương hiệu chỉnh...................................................................................................
Bảng 3.41 Kiểm định phương sai ANOVA.......................................................................
Bảng 3.42 So sánh mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc
theo hệ số Beta chuẩn hóa...............................................................................................

6
BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ LÀM VIỆC CỦA CÁC THÀNH VIÊN

THÀNH VIÊN MỨC ĐỘ THAM GIA LÀM VIỆC NHÓM

Vũ Minh Khoa 100%

Đặng Phương Nhi 100%

Trần Hải Quỳnh 100%

Trần An Toàn 100%

7
LỜI GIỚI THIỆU
Bước vào cánh cổng đại học, chính thức trở thành sinh viên chính là cột mốc
quan trọng trong cuộc đời của hầu hết chúng ta. Ở thời điểm này sinh viên đang bắt
đầu đặt những viên gạch đầu tiên cho con đường sự nghiệp lâu dài về sau. Cũng vì vậy
mà một bộ phận lớn sinh viên mang trong mình sự kỳ vọng về những trải nghiệm hữu
ích nhất có thể trong khoảng thời gian học đại học. Để thực hiện điều này, bên cạnh
việc theo đuổi con đường học vấn trên giảng đường, mong muốn được tiếp cận những
khía cạnh thực tiễn trong đời sống sẽ mang lại cho sinh viên một góc nhìn đầy đủ, bao
quát hơn. Nhằm thoả mãn kỳ vọng trên, tiền lệ đã cho thấy có không ít sinh viên đã và
đang tìm đến những công việc làm thêm trong suốt quá trình học tập và việc đi làm
thêm đã trở nên phổ biến đối với cộng đồng sinh viên. Tuy nhiên, nhìn ở góc độ khách
quan hơn, liệu rằng việc đi làm thêm có phải là một quyết định đúng đắn? Để làm rõ
vấn đề trên, trước nhất, chúng ta cần làm rõ các yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định
đi làm thêm của sinh viên. Yếu tố nào là yếu tố trọng yếu nhất? Ta sẽ thấy lợi ích của
việc đi làm thêm có đủ hấp dẫn để sinh viên chấp nhận chi phí cơ hội có thể xảy ra hay
không, và liệu có những sự cân nhắc và gợi ý phù hợp hơn với sinh viên hay không?
Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn thông qua dự án thống kê này.

8
TÓM TẮT DỰ ÁN
Tên dự án “Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên
Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh”. Để thực hiện dự án, nhóm đã tiến hành khảo
sát trực tuyến thông qua Google Form, thu thập dữ liệu từ 180 sinh viên trong phạm vi
Đại học Kinh tế TP.HCM. Dựa vào những kết quả thu thập được thông qua bảng dữ
liệu thô từ Excel, nhóm chúng em sử dụng phần mềm SPSS để trình bày ra thành các
bảng và đồ thị bao gồm bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất phần trăm; biểu đồ
tròn và biểu đồ thanh; biểu đồ phân phối (histogram) và bảng chéo. Trong dự án khảo
sát này, nhóm chúng em sử dụng thống kê mô tả cho những dữ liệu về giới tính, công
việc làm thêm và số giờ mà sinh viên dành cho việc làm thêm trong tháng. Đồng thời,
ứng dụng thang đo Likert, chúng em sẽ dùng SPSS để kiểm định độ tin cậy của các
thang đo và tìm ra mối tương quan để xác định rằng trong những lợi ích mà việc đi làm
thêm mang lại, bao gồm củng cố nguồn tài chính, tăng cường kỹ năng giao tiếp và mở
rộng mối quan hệ thì lợi ích nào sẽ tương quan trọng yếu nhất cho việc đưa đến những
quyết định của sinh viên cho việc đi làm thêm. Thông qua dự án này, chúng em sẽ
phần nào tìm hiểu được động cơ hàng đầu để tìm đến công việc làm thêm của các bạn
sinh viên và từ đó, sẽ là nền tảng để tư vấn cho những bạn sinh viên đã và đang có ý
định đi làm thêm, góp phần giúp các bạn đưa ra những quyết định phù hợp và đúng
đắn đối với việc đi làm thêm. Cũng như là tìm hiểu về kì vọng của các bạn sinh viên
hiện nay về những gì mà công việc làm thêm có thể mang lại. Từ đó, vai trò của dự án
môn học Thống kê Ứng dụng lần này là có ý nghĩa và tối quan trọng, không chỉ cho
nhóm chúng em và các bạn sinh viên tham gia khảo sát nói riêng, mà còn cho tầng lớp
sinh viên hiện nay nói chung.

9
PHẦN MỘT: GIỚI THIỆU DỰ ÁN
1.1 Lý do chọn đề tài
Đối với tầng lớp sinh viên, đi làm thêm là một chủ đề không quá xa lạ. Tuy
nhiên, đắn đo trong việc đánh giá những chi phí cơ hội, những lợi ích nhằm đưa ra
quyết định cho việc đi làm thêm là
không tránh khỏi. Đặc biệt trong
thời điểm nền kinh tế biến động
hiện nay, lại càng dấy lên cả nhu
cầu tuyển dụng và nhu cầu tìm
kiếm việc làm. Tuy nhiên, để đi
sâu hơn trong việc hiểu rõ thực
trạng hiện nay, ta cần làm rõ
những động cơ mấu chốt nào đã
và đang đưa sinh viên nói chung,
hay sinh viên UEH nói riêng đến
công việc làm thêm. Từ đó, góp
phần mang lại cho sinh viên đã, đang hoặc có dự định đi làm thêm một góc nhìn bao
quát hơn về những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của những sinh viên
đã được khảo sát. Cũng chính vì lí do đó mà chúng em chọn chủ đề về những yếu tố
ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên UEH cho dự án học phần Thống
kê ứng dụng, đồng thời tiến hành thực hiện khảo sát trên 180 sinh viên UEH trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh với tên dự án: “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi
làm thêm của sinh viên UEH’’.
1.2 Mục tiêu dự án

Cuộc nghiên cứu khảo sát dự án “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm
thêm của sinh viên UEH” được thực hiện với mục tiêu:
❖ Khảo sát những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên đại
học UEH.
❖ Trong các yếu tố đã nêu yếu tố nào có tính ảnh hưởng sâu sắc nhất.
❖ Trên cơ sở những thông tin đã khảo sát được, cuộc nghiên cứu sẽ đưa ra những sự
cân nhắc và sự gợi ý khác nhầm nâng cao tính đúng đắn trong việc đưa ra quyết
định có nên đi làm thêm hay không.
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Khảo sát mức độ đồng tình của sinh viên về các yếu tố, lợi ích mà việc làm
thêm mang lại, đồng thời khảo sát mức độ sẵn sàng tham gia đi làm thêm của các sinh
viên đó. Từ những dữ liệu được thu thập và phân tích, dự án sẽ giúp tìm ra yếu tố then
chốt đưa đến mức độ sẵn sàng tham gia đi làm thêm cao của các bạn sinh viên UEH.
Qua đó, mang lại một góc nhìn tổng thể về những kỳ vọng cho công việc làm thêm của
sinh viên hiện nay.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
❖ Khảo sát thời gian sinh viên dành ra cho công việc làm thêm.

10
❖ Khảo sát mức độ đồng tình của sinh viên về việc đi làm thêm là để gia tăng nguồn
tiền bên cạnh nguồn tiền được cung cấp từ phụ huynh.
❖ Khảo sát mức độ đồng tình của sinh viên về việc đi làm thêm là nhằm nâng cao và
phát triển kỹ năng giao tiếp.
❖ Khảo sát mức độ đồng tình của sinh viên về mục đích đi làm thêm là cho việc tạo
dựng, mở rộng các mối quan hệ xã hội.
❖ Khảo sát mức độ sẵn sàng tham gia đi làm thêm của sinh viên. Sinh viên có tiếp
tục đi làm thêm hay không? Có luôn sẵn sàng đi làm thêm khi rảnh hay có khuyến
khích bạn bè cùng đi làm thêm hay không?
 Thông qua những câu hỏi chi tiết trong bảng khảo sát, nhóm sẽ rút ra được
mức độ đồng tình của sinh viên UEH về những phát biểu liên quan đến lợi ích
có được từ việc đi làm thêm. Từ đó thấy được vai trò của việc làm thêm đối với
một bộ phận sinh viên UEH. Thêm vào đó, những thông tin xuyên suốt đề tài
mà cuộc nghiên cứu cung cấp sẽ là một nguồn tham khảo của các bạn sinh
viên, để các bạn có thể so sánh, cân nhắc giữa các quyết định một cách thận
trọng hơn.
1.3 Phạm vi và đối tượng dự án
❖ Thời gian nghiên cứu và thực hiện dự án: 15/9/2023 - 14/10/2023
❖ Phạm vi: sinh viên K47, 48 UEH
❖ Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi
làm thêm của sinh viên UEH

11
PHẦN HAI: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Mẫu
Đây là bài dự án thay thế bài thi cuối kỳ môn Thống kê ứng dụng trong Kinh tế
và Kinh doanh, với cỡ mẫu n=180, sẽ giúp thuận tiện cho việc phân tích và tính toán.
2.2 Phương pháp chọn mẫu
Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản: chọn 180 sinh viên bất
kỳ trong tổng thể các sinh viên K47,K48 thuộc UEH.
2.3 Phương pháp thu thập
- Sử dụng các phương pháp thu thập dữ liệu định tính và định lượng.
- Áp dụng tất cả các phương pháp thống kê mô tả và thống kê suy diễn để tiến hành
khảo sát, phân tích và tính toán để đưa ra những lời nhận xét tổng quan nhất về các
dữ liệu thu thập được.
- Đối tượng khảo sát: sinh viên K47, K48 UEH
- Hình thức khảo sát; Google form
- Cách thức thực hiện:
❖ Tiến hành lập các câu hỏi khảo sát
❖ Lập bảng thiết kế câu hỏi trên Google form
❖ Phát tán mẫu khảo sát qua mạng xã hội tới bạn bè, anh chị thuộc đối tượng khảo
sát
❖ Các dạng câu hỏi khảo sát và cách đặt:
➢ Các câu hỏi đều là câu hỏi đóng, tất cả câu hỏi đều phải rõ ràng, ngắn gọn và rành
mạch tránh gây hiểu nhầm và tập trung vào nội dung đang nghiên cứu cùng các
khía cạnh liên quan.
➢ Các dạng câu hỏi sử dụng các thang đo phù hợp nhằm phục vụ cho mục đích
nghiên cứu:

12
STT TÊN BIẾN THANG ĐO

1 Giới tính Danh nghĩa

2 Niên khoá Thứ bậc

3 Số thời gian dành cho việc đi làm thêm trong tháng Danh nghĩa

4 Công việc làm thêm Danh nghĩa

5 Mức độ tán thành của bạn về nhận định về việc đi Khoảng


làm thêm sẽ giúp bạn kiếm thêm thu nhập nhằm cải
thiện mức sống, trang trải chi phí cần thiết…

6 Mức độ tán thành của bạn về nhận định về việc đi Khoảng


làm thêm sẽ giúp trau dồi kỹ năng giao tiếp nhằm
nâng cao sự tự tin, rèn luyện kỹ năng nghe…

7 Mức độ tán thành của bạn về nhận định về việc đi Khoảng


làm thêm sẽ giúp mở rộng mối quan hệ xã hội
nhằm gặp gỡ và tiếp xúc nhiều người…

8 Quyết định của bạn về việc đi làm thêm Khoảng

13
PHẦN BA: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH
3.1 Phân tích mô tả <Thống kê tần số, tần suất về những yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định đi làm thêm của sinh viên UEH>
3.2 Thông tin đáp viên <Sau khi thực hiện khảo sát ngẫu nhiên trên 180 sinh viên
K47, 48 UEH, chúng ta có dữ liệu sau>
Bảng 3.1 Bảng phân phối tần số, tần suất phần trăm và tần suất phần trăm tích
lũy của giới tính sinh viên tham gia khảo sát

Biểu đồ tròn thể hiện tỷ lệ nam nữ tham gia khảo sát


Nhận xét: Trong cuộc khảo sát, có tổng cộng 180 đáp viên tham gia, trong đó tỷ lệ
đáp viên có giới tính là nữ chiếm 63.3%, giới tính là nam chiếm 36.7%. Vậy, tỷ lệ
phần trăm nữ giới tham gia khảo sát gần gấp đôi tỉ lệ nam giới.

14
Bảng 3.2 Bảng phân phối tần số, tần suất phần trăm và tần suất phần trăm tích lũy
về khoá của sinh viên tham gia khảo sát

Biểu đồ thể hiện tỷ lệ của sinh viên K47, 48 UEH tham gia khảo sát
Nhận xét: Cuộc khảo sát ghi nhận có 43.9% là sinh viên K47 và sinh viên K48 chiếm
56.1%.

Bảng 3.3 Bảng trung bình và độ lệch chuẩn của số giờ làm thêm trong tháng của
sinh viên UEH

15
Bảng 3.4 Bảng phân phối tần số, tần suất phần trăm và tần suất phần trăm tích lũy
về công việc làm thêm của sinh viên UEH

Biểu đồ cột thể hiện tỷ lệ các công việc làm thêm của sinh viên UEH
Nhận xét: Nhìn vào biểu đồ ta dễ dàng thấy công việc chính mà các bạn sinh viên
chọn để làm thêm chủ yếu là nhân viên bán hàng (52.8%), gia sư cùng với các công
việc khác chiếm gần tương đương nhau (22.8% và 24.4%).

3.3 Nhận định của sinh viên về các ý kiến sau đối với việc đi làm thêm nhằm mục
đích kiếm thêm thu nhập theo thang đo Likert
3.3.1 Thống kê mô tả của các biến riêng lẻ trong thang đo
(1) Giúp gia tăng thu nhập

16
Bảng 3.5 Bảng phân phối tần số, tần suất phần trăm và tần suất phần trăm tích lũy
về quan điểm của sinh viên UEH về việc kiếm thêm thu nhập để giúp gia tăng
thu nhập bên cạnh nguồn tiền được gia đình cung cấp

Biểu đồ thể hiện quan điểm của sinh viên UEH để gia tăng thu nhập
Nhận xét: từ biểu đồ trên ta thấy tỉ lệ đáp viên hoàn toàn đồng ý với quan điểm đi làm
thêm sẽ giúp gia tăng thu nhập chiếm 40.6%, tỷ lệ đáp viên chọn mức đồng ý 2 chiếm
4.4%.

(2) Cải thiện mức sống

17
Bảng 3.6 Bảng phân phối tần số, tần suất phần trăm và tần suất phần trăm
tích lũy về quan điểm của sinh viên UEH về việc kiếm thêm thu nhập để cải
thiện mức sống

Biểu đồ thể hiện quan điểm của sinh viên UEH về việc kiếm thêm thu nhập để cải
thiện mức sống
Nhận xét: Tỉ lệ đáp viên hoàn toàn đồng ý với quan điểm đi làm thêm giúp cải
thiện mức sống chiếm 42.2%, tỉ lệ thấp nhất là đáp viên chọn mức 2 - 4.4%.

(3) Trang trải chi phí cần thiết

18
Bảng 3.7 Bảng phân phối tần số, tần suất phần trăm và tần suất phần trăm tích lũy
về quan điểm của sinh viên UEH về việc kiếm thêm thu nhập để trang trải chi phí
cần thiết

Biểu đồ cột thể hiện quan điểm của sinh viên UEH về việc kiếm thêm thu nhập để
trang trải chi phí cần thiết
Nhận xét: từ bảng trên ta thấy, đáp viên hoàn toàn đồng ý chiến tỉ lệ cao nhất - chiếm
46.1%, đáp viên chọn hoàn toàn không đồng ý chiếm tỉ lệ nhỏ nhất - 2.8%.

(4) Giảm gánh nặng tài chính cho gia đình

Bảng 3.8 Bảng phân phối tần số ,tần suất phần trăm và tần suất phần trăm tích
lũy về quan điểm của sinh viên UEH về việc kiếm thêm thu nhập để giảm gánh

19
nặng tài chính cho gia đình

Biểu đồ cột thể hiện quan điểm của sinh viên UEH về việc kiếm thêm thu nhập để
giảm gánh nặng tài chính gia đình
Nhận xét: Tỷ lệ đáp viên hoàn toàn đồng ý với quan điểm trên chiếm 39.4%, hoàn
toàn không đồng ý chiếm tỷ lệ thấp nhất 3.9%.

3.3.2 Thống kê mô tả và kiểm định định độ tin cậy của thang đo bằng SPSS

Bảng 3.9 Độ tin cậy của thang đo đo lường bằng hệ số Cronbach’s Alpha
20
Nhận xét: Hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6 thể hiện thang đo có độ tin cậy cao.

Bảng 3.10 Thống kê mô tả về trung bình và độ lệch chuẩn của từng biến trong
thang đo

Bảng 3.11 Thống kê mô tả cho trung bình và phương sai của các biến trong
thang đo

21
Bảng 3.12 Hệ số tương quan với tổng của từng biến trong thang đo

Nhận xét: Các biến trong thang đo đều có hệ số tương quan với tổng lớn hơn 0.3 thể
hiện rằng không biến nào cần được loại bỏ khỏi thang đo.

Bảng 3.13 Thống kê mô tả về trung bình, phương sai và độ lệch chuẩn của
thang đo

3.4 Nhận định của sinh viên về các ý kiến sau đối với việc đi làm thêm nhằm mục
đích trau dồi kỹ năng giao tiếp theo thang đo Likert
3.4.1 Thống kê mô tả của các biến riêng lẻ trong thang đo
(1) Nâng cao sự tự tin trong giao tiếp
Bảng 3.14 Bảng phân phối tần số, tần suất phần trăm và tần suất phần trăm tích
lũy về quan điểm của sinh viên UEH về việc trau dồi kỹ năng giao tiếp để nâng
cao sự tự tin giao tiếp

22
Biểu đồ cột thể hiện quan điểm của sinh viên UEH về việc trau dồi kỹ năng giao
tiếp để nâng cao sự tự tin giao tiếp

Nhận xét: Tỉ lệ đáp viên hoàn toàn đồng ý với quan điểm trên chiếm tỉ lệ cao nhất
48.3%, ngược lại đáp viên hoàn toàn không đồng ý chiếm 1.7% - tỷ lệ nhỏ nhất được
ghi nhận.

(2) Rèn luyện kỹ năng lắng nghe


Bảng 3.15 Bảng phân phối tần số, tần suất phần trăm và tần suất phần trăm tích
lũy về quan điểm của sinh viên UEH về việc trau dồi kỹ năng giao tiếp để rèn
luyện kỹ năng lắng nghe

23
Biểu đồ cột thể hiện quan điểm của sinh viên UEH về việc trau dồi kỹ năng giao
tiếp để rèn luyện kỹ năng nghe
Nhận xét: Số lượng sinh viên hoàn toàn đồng ý về việc mở rộng mối quan hệ xã hội
để kết nối với những người có kinh nghiệm hơn chiếm phần lớn tỉ lệ (51.1%) và số
lượng hoàn toàn không đồng ý chiếm tỉ lệ nhỏ nhất (1.7%).

(3) Tạo sự thân thiện trong giao tiếp


Bảng 3.16 Bảng phân phối tần số, tần suất phần trăm và tần suất phần trăm tích
lũy về quan điểm của sinh viên UEH về việc tạo sự thân thiện trong giao tiếp

24
Biểu đồ cột thể hiện quan điểm của sinh viên UEH về việc trau dồi kỹ năng giao
tiếp để tạo sự thân thiện
Nhận xét: Tỷ lệ đáp viên hoàn toàn đồng ý với quan điểm đi làm thêm giúp trau dồi
kỹ năng giao tiếp, tạo sự thân thiện chiếm cao nhất 51.1%, ngược lại đáp viên chọn
hoàn toàn không đồng ý chiến tỉ lệ thấp nhất 1.7%.

(4) Rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn từ lưu loát


Bảng 3.17 Bảng phân phối tần số, tần suất phần trăm và tần suất phần trăm tích
lũy về quan điểm của sinh viên UEH về việc trau dồi kỹ năng giao tiếp để rèn
luyện kỹ năng sử dụng ngôn từ lưu loát

25
Biểu đồ cột thể hiện quan điểm của sinh viên UEH về việc trau dồi kỹ năng giao
tiếp để rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn từ lưu loát
Nhận xét: Tỷ lệ đáp viên hoàn toàn đồng ý chiếm tỷ lệ cao nhất - 46.1%, Tỷ lệ đáp
viên chọn mức chiếm tỷ lệ nhỏ nhất 1.1%.

3.4.2 Thống kê mô tả và kiểm định định độ tin cậy của thang đo bằng SPSS
Bảng 3.18 Độ tin cậy của thang đo đo lường theo hệ sô Cronbach’s Alpha

Nhận xét: Hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6 thể hiện độ tin cậy cao của thang đo.

26
Bảng 3.19 Thống kê mô tả về trung bình và độ lệch chuẩn của từng biến trong
thang đo

Bảng 3.20 Thống kê mô tả cho trung bình và phương sai của các biến trong
thang đo

Bảng 3.21 Hệ số tương quan với tổng của từng biến trong thang đo

Nhận xét: Các biến trong thang đo đều có hệ số tương quan với tổng lớn hơn 0.3 thể
hiện rằng không biến nào cần được loại bỏ khỏi thang đo.

27
Bảng 3.22 Thống kê mô tả về trung bình, phương sai và độ lệch
chuẩn của thang đo

3.5 Nhận định của sinh viên về các ý kiến sau đối với việc đi làm thêm nhằm mục
đích mở rộng mối quan hệ xã hội theo thang đo Likert
3.5.1 Thống kê mô tả của các biến riêng lẻ trong thang đo
(1) Gặp gỡ và tiếp xúc với nhiều người
Bảng 3.23 Bảng phân phối tần số, tần suất phần trăm và tần suất phần trăm tích
lũy về quan điểm của sinh viên UEH về việc mở rộng mối quan hệ xã hội để gặp
gỡ và tiếp xúc nhiều người

Biểu đồ cột thể hiện quan điểm của sinh viên UEH về việc mở rộng mối quan hệ xã
hội để gặp gỡ và tiếp xúc nhiều người
28
Nhận xét: Số lượng sinh viên hoàn toàn đồng ý về việc mở rộng mối quan hệ xã hội
để gặp gỡ và tiếp xúc với nhiều người chiếm phần lớn tỉ lệ (56.1%) và số lượng hoàn
toàn không đồng ý và mức 2 của thang đo Likert chiếm tỉ lệ ít nhất (2.2%).

(2) Mở rộng mạng lưới quan hệ


Bảng 3.24 Bảng phân phối tần số, tần suất phần trăm và tần suất phần trăm tích
lũy về quan điểm của sinh viên UEH về việc mở rộng mối quan hệ xã hội để mở
rộng mạng lưới

Biểu đồ cột thể hiện quan điểm của sinh viên UEH về việc mở rộng mối quan hệ xã
hội để mở rộng mạng lưới quan hệ
Nhận xét: Số lượng sinh viên hoàn toàn đồng ý về việc mở rộng mối quan hệ xã hội
để mở rộng mạng lưới quan hệ chiếm phần lớn tỉ lệ (47.8%) và số lượng hoàn toàn
không đồng ý chiếm tỉ lệ nhỏ nhất (1.7%).

29
(3) Kết nối với những người có kinh nghiệm hơn
Bảng 3.25 Bảng phân phối tần số, tần suất phần trăm và tần suất phần trăm tích
lũy về quan điểm của sinh viên UEH về việc mở rộng mối quan hệ xã hội để kết
nối với những người có kinh nghiệm

Biểu đồ cột thể hiện quan điểm của sinh viên UEH về việc mở rộng mối quan hệ xã
hội để kết nối với những người có kinh nghiệm
Nhận xét: Số lượng sinh viên hoàn toàn đồng ý về việc mở rộng mối quan hệ xã hội
để kết nối với những người có kinh nghiệm hơn chiếm phần lớn tỉ lệ (51.1%) và số
lượng hoàn toàn không đồng ý chiếm tỉ lệ nhỏ nhất (1.7%).

3.5.2 Thống kê mô tả và kiểm định định độ tin cậy của thang đo bằng SPSS

Bảng 3.26 Độ tin cậy của thang đo đo lường theo hệ sô Cronbach’s Alpha

Nhận xét: Hệ số
Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6 thể hiện độ tin cậy cao của thang đo.
30
Bảng 3.27 Thống kê mô tả về trung bình và độ lệch chuẩn của từng biến trong
thang đo

Bảng 3.28 Thống kê mô tả cho trung bình và phương sai của các biến trong thang
đo

Bảng 3.29 Hệ số tương quan với tổng của từng biến trong thang đo

Nhận xét: Các biến trong thang đo đều có hệ số tương quan với tổng lớn hơn 0.3 thể
hiện rằng không biến nào cần được loại bỏ khỏi thang đo.

Bảng 3.30 Thống kê mô tả về trung bình, phương sai và độ lệch chuẩn của thang
đo

3.6 Kết quả - nhận định của sinh viên về ý kiến quyết định đi làm thêm
31
3.6.1 Thống kê mô tả của các biến riêng lẻ trong thang đo
(1) Tôi sẵn sàng đi làm thêm khi có thời gian
Bảng 3.31 Bảng phân phối tần số, tần suất phần trăm và tần suất phần trăm tích
lũy về quan điểm của sinh viên UEH cho việc sẵn sàng đi làm thêm khi có thời
gian

Biểu đồ cột thể hiện quan điểm của sinh viên UEH cho việc sẵn sàng đi làm thêm
khi có thời gian.
Nhận xét: Tỉ lệ đáp viên hoàn toàn đồng ý với quan điểm sẽ đi làm thêm khi có thời
gian chiếm hơn phân nửa 56.7%, tỷ lệ đáp viên chọn hoàn toàn không đồng ý và
không đồng ý mức 2 chỉ chiếm 1.1%.

(2) Tôi sẽ tiếp tục đi làm thêm


Bảng 3.32 Bảng phân phối tần số, tần suất phần trăm và tần suất phần
trăm tích lũy về quan điểm của sinh viên UEH cho việc sẽ tiếp tục đi làm thêm

32
Biểu đồ cột thể hiện quan điểm của UEH cho việc sẽ tiếp tục đi làm thêm
Nhận xét: Tỉ lệ đáp viên hoàn toàn đồng ý với quan điểm sẽ tiếp tục đi làm chiếm
cao nhất với 54.4%, tỷ lệ đáp viên chọn hoàn toàn không đồng ý chiếm ít nhất với
1.7%.

(3) Tôi sẽ vận động bạn bè đi làm thêm

Bảng 3.33 Bảng phân phối tần số, tần suất phần trăm và tần suất phần trăm tích
lũy về quan điểm của sinh viên UEH cho việc sẽ vận động bạn bè đi làm thêm

33
Biểu đồ cột thể hiện quan điểm của UEH cho việc sẽ vận động bạn bè đi làm thêm
Nhận xét: Tỉ lệ đáp viên hoàn toàn đồng ý với quan điểm sẽ vận động bạn bè đi làm
thêm chiếm gần một nửa 42.8%, tỷ lệ đáp viên chọn hoàn toàn không đồng ý chiếm
rất ít với 1.1%.

3.6.2 Thống kê mô tả và kiểm định độ tin cậy của thang đo sử dụng SPSS

Bảng 3.34 Độ tin cậy của thang đo đo lường theo hệ sô Cronbach’s Alpha

34
Nhận xét: Hệ số Cronbach’s
Alpha lớn hơn 0.6 thể hiện độ tin cậy cao của thang đo.

Bảng 3.35 Thống kê mô tả về trung bình và độ lệch chuẩn của từng biến trong
thang đo

Bảng 3.36 Thống kê mô tả cho trung bình và phương sai của các biến trong
thang đo

Bảng 3.37 Hệ số tương quan với tổng của từng biến trong thang đo

Nhận xét: Các biến trong thang đo đều có hệ số tương quan với tổng lớn hơn 0.3 thể
hiện rằng không biến nào cần được loại bỏ khỏi thang đo.

35
Bảng 3.38 Thống kê mô tả về trung bình, phương sai và độ lệch chuẩn của
thang đo

3.7 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên
UEH bằng phương pháp hồi quy tuyến tính với phần mềm SPSS
Bảng 3.39 Các biến độc lập và biến phụ thuộc được đưa vào mô hình

Bảng 3.40 Hệ số tương quan R, hệ số xác định R bình phương và hệ số xác định R
bình phương hiệu chỉnh

Nhận xét:
Hệ số xác định R bình phương hiệu chỉnh là 0.92, tức 92% biến thiên của biến phụ
thuộc là do tác động của 3 biến độc lập được đưa vào mô hình. 8% biến thiên còn lại là
do các yếu tố khác không được đưa vào mô hình tác động.

36
Bảng 3.41 Kiểm định phương sai ANOVA

Phân tích: Thiết lập giả thiết:


- H 0: Hệ số xác định R bình phương của tổng thể là bằng 0
- H a: Hệ số xác định R bình phương của tổng thế khác 0
Có: Sig = 0.000 (<0.05)
=> Bác bỏ H 0
=> R bình phương của tổng thể phải khác 0, có tồn tại mối tương quan giữa các biến
với nhau
Bảng 3.42 So sánh mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đối với biến
phụ thuộc theo hệ số Beta chuẩn hóa

Nhận xét:
 Hệ số Beta chuẩn hóa của biến “Cải thiện các mối quan hệ xã hôi” là 0.933 (lớn
nhất). Suy ra, yếu tố cải thiện các mối quan hệ xã hội tác động mạnh nhất và đáng
kể đến quyết định đi làm thêm của sinh viên.
 Hệ số Beta chuẩn hóa của biến “Trau dồi kĩ năng giao tiếp” là 0.028 (lớn thứ nhì)
nhưng vẫn rất nhỏ, dường như tác động quá nhỏ đến quyết định đi làm thêm của
sinh viên.
 Hệ số Beta chuẩn hóa của biến “Kiếm thêm thu nhập” là 0.009 (nhỏ nhất), rất nhỏ,
gần như không hề tác động đến quyết định đi làm thêm của sinh viên.

37
PHẦN BỐN: KẾT LUẬN VÀ LỜI KHUYÊN
4.1 Kết quả nghiên cứu
Từ kết quả là hệ số Beta chuẩn hóa của 3 biến độc lập“Kiếm thêm thu nhập”,
“Trau dồi kỹ năng giao tiếp” và “Cải thiện các mối quan hệ xã hội”, có thể rút ra
được yếu tố cải thiện các mối quan hệ xã hội là yếu tố tác động mạnh mẽ nhất đến
quyết định đi làm thêm của sinh viên UEH.
Hai yếu tố “Trau dồi kỹ năng giao tiếp” và “Kiếm thêm thu nhập" mặc dù cũng là
một trong những lợi ích mà việc làm thêm nhưng lại tác động rất nhỏ đến quyết
định đi làm thêm của sinh viên. Điều này có thể được giải thích một cách khách
quan rằng sinh viên UEH hiện nay có xu hướng tìm đến công việc làm thêm nhằm
mục đích chính là để mở rộng các mối quan hệ xã hội. Tuy nhiên, sự chênh lệch quá
lớn của hệ số Beta chuẩn hóa giữa hai yếu tố còn lại đối với yếu tố ảnh hưởng mạnh
nhất bên cạnh cách giải thích rằng chúng không phải động cơ chính yếu đưa sinh
viên tìm đến công việc làm thêm thì còn có thể giải thích rằng môi trường làm việc
ở những công việc làm thêm chưa cần trình độ chuyên môn hóa cao chưa thực sự
mang lại những lợi ích rõ rệt về cả mặt thu nhập và những kỹ năng giao tiếp cho
sinh viên, hoặc còn có thể giải thích rằng mức sống trung bình của sinh viên hiện
nay, đặc biệt là sinh viên UEH là không thấp và đủ đáp ứng cho hầu hết các hoạt
động sống và học tập, cũng như hệ thống giáo dục hiện hữu đã cung cấp được đáng
kể cho sinh viên những kỹ năng giao tiếp cần thiết, dẫn đến hai yếu tố tìm kiếm thu
nhập và rèn luyện các kỹ năng giao tiếp là không còn quá cần thiết đối với sinh
viên.
Bên cạnh việc đa số đáp viên hoàn toàn đồng ý với những nhận định về lợi
ích có được từ việc làm thêm, vẫn có số rất ít không đồng ý với quan điểm trên.
Điều này chứng minh rằng, vẫn tồn tại những quan điểm đổi lập, mà ở đó những lợi
ích của việc đi làm thêm chưa đủ nặng ký để nhận được sự công nhận.
4.2 Lời khuyên
Qua các số liệu phía trên, ta thấy được xu hướng đi làm thêm ngày càng phổ
biến đối với các sinh viên, vì đi làm thêm chính là một phương thức giúp sinh viên
tạo ra những lợi ích cho bản thân. Đa số sinh viên có chung cái nhìn công nhận
những lợi ích mà việc đi làm thêm mang lại, những yếu tố lợi ích đó cũng là điểm
thu hút sinh viên đi làm thêm nhiều hơn nữa.
Nhưng mấu chốt là, để thực sự có được những trải nghiệm hữu ích từ việc đi
làm thêm, sinh viên cần đảm bảo rằng mình có khả năng cân bằng được việc đi làm
và thời gian dành cho việc học. Hãy để việc đi làm thêm chỉ là hoạt động tận dụng
thời gian dư thừa hiệu quả, chứ không phải là gánh nặng kéo trì trệ việc học của bản
thân. Để làm được điều này chúng tôi xin phép đưa ra những khuyến nghị như sau:
 Đầu tiên, trước khi ứng tuyển vào một công việc làm thêm ta cần nghiên cứu kỹ
càng những khía cạnh xung quanh nơi làm việc, chẳng hạn: Môi trường làm
việc lành mạnh, yêu cầu của công việc không quá sức…
 Chủ động sắp xếp lịch đi làm phù hợp với việc học để có thời gian học đầy đủ.
 Không vì những lợi ích ngắn hạn trước mắt mà bỏ quên trách nhiệm của bản
thân đối với việc học - công việc chính và ưu tiên nhất khi là sinh viên.
Nếu đảm bảo được những yếu tố trên, chúng tôi tin rằng việc đi làm thêm sẽ
là một trải nghiệm đáng nhớ của thời sinh viên, góp phần xây dựng phát triển bản
38
thân ngày càng hoàn thiện. Những lợi ích có từ việc đi làm thêm sẽ cùng với kiến
thức chuyên môn mà sinh viên học được ở giảng đường là hành trang vững chãi để
chúng ta có thể bước vào đời một cách tự tin nhất.

39
PHẦN NĂM: HẠN CHẾ CỦA DỰ ÁN
Trong quá trình thực hiện dự án nghiên cứu và tiến hành khảo sát thu thập dữ
liệu, nhóm chúng em cũng không tránh khỏi việc mắc phải nhiều khiếm khuyết và tồn
tại các hạn chế sau:
● Số lượng đối tượng nghiên cứu còn ít, phạm vi khảo sát còn hẹp, chưa bao quát
được toàn bộ giới trẻ.
● Các câu hỏi và câu trả lời về đề tài nghiên cứu chưa đa dạng, phong phú.
● Câu hỏi còn mắc một số lỗi nhất định gây khó hiểu cho người tham gia khảo sát.
● Người thực hiện khảo sát trên google form thực hiện chưa nghiêm túc, không đọc
kỹ các câu trả lời được nêu ra, trả lời không có chủ đích.
● Không thể làm rõ và thăm dò sâu hơn người tham gia khảo sát có thể dẫn đến dữ
liệu không đáng tin cậy, chưa hoàn toàn chính xác.

40
TÀI LIỆU THAM KHẢO
David R. Anderson, Dennis J. Sweeney, Thomas A. Williams, Statistics for Business
and Economics (11th edition), 2010.
Bowerman, B.L., and R.T. O’Connell, Applied Statistics: Improving Business
Processes, Irwin, 1996.
Freedman, D., R. Pisani, and R. Purves. Statistics, 3rd ed. W.W. Norton, 1997.
Hogg, R. V., and A.T. Craig. Introduction to Mathematical Statistics, 5th ed. Prentice
Hall,1994.
Hogg, R. V., and E.A Tanis. Probability and Statistical Inference, 6th ed. Prentice Hall,
2001.
Miller, I., and M. Miller. John E. Freund’s Mathematical Statistics. Prentice
Hall,1998
Moore, D. S., and GP. McCabe. Introduction to the Practice of Statistics, 4th ed.
Freeman, 2003.
Turkey, J.W. Exploratory Data Analysis. Addison-Wesley, 1977.

41
PHẦN PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng hỏi
A. Phần giới thiệu

B. Phần câu hỏi

42
43
44
45
46
Phụ lục 2: Bảng dữ liệu trích xuất từ Excel

47
48

You might also like