You are on page 1of 78

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ

BÁO CÁO
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI:
KHẢO SÁT QUAN ĐIỂM CỦA NGƯỜI VIỆT NAM
VỀ TRUNG QUỐC TRONG THỜI KỲ MỚI

Giáo viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Thu Hà


Thành viên

Họ tên MSSV

1 Bùi Thảo Anh 20040031

2 Trần Thị Ngọc Anh 20041545

3 Trần Thị Phương Anh 20041546

4 Nịnh Thanh Lam 20041553

5 Hoàng Triệu Vi 20040857

Hà Nội, tháng 09/2023


1

LỜI CAM ĐOAN

Chúng tôi cam đoan: Báo cáo nghiên cứu khoa học “Khảo sát quan điểm của
người Việt Nam về Trung Quốc trong thời kỳ mới” là kết quả nghiên cứu của riêng
nhóm, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Ths Nguyễn Thu Hà, đảm bảo
tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo.
Chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này”.

Chủ nhiệm đề tài Giáo viên hướng dẫn


2

MỤC LỤC
MỤC LỤC..............................................................................................................................................
I - PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................................................
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................................................
1.1. Thực trạng dẫn đến tính cấp thiết của đề tài..........................................................................
1.2. Đóng góp của đề tài đến xã hội.............................................................................................
2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................................................
3. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................................................
4. Thực trạng vấn đề nghiên cứu........................................................................................................
5. Quy trình nghiên cứu......................................................................................................................
5.1. Xác định đề tài nghiên cứu....................................................................................................
5.2. Mô tả bảng hỏi.......................................................................................................................
5.3. Xây dựng đề cương nghiên cứu............................................................................................
5.4. Thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu......................................................................................
5.5. Viết báo cáo kết quả nghiên cứu...........................................................................................
6. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................................
7. Cấu trúc tiểu luận...........................................................................................................................
II - PHẦN NỘI DUNG..........................................................................................................................
Chương 1: Cơ sở lý luận....................................................................................................................
Chương 2: Phân tích và so sánh dữ liệu khảo sát...............................................................................
2.1. Kết quả khảo sát góc nhìn của người Việt Nam về con người Trung
Quốc.............................................................................................................................................
2.2. Kết quả khảo sát góc nhìn của người Việt Nam về những sự kiện lịch sử
giữa Việt Nam và Trung Quốc.....................................................................................................
2.3. Kết quả khảo sát góc nhìn của người Việt Nam về kinh tế, hàng hóa Trung
Quốc.............................................................................................................................................
2.4. Kết quả khảo sát góc nhìn của người Việt Nam về văn hóa Trung Quốc.............................
2.5. Kết quả khảo sát góc nhìn của người Việt Nam về nghệ thuật Trung Quốc
......................................................................................................................................................
Chương 3: Phân tích các yếu tố tác động đến những đánh giá của người Việt Nam
về Trung Quốc....................................................................................................................................
3.1. Phân tích các yếu tố tác động đến những đánh giá tích cực của người Việt
Nam về Trung Quốc.....................................................................................................................
3.1.1. Thời đại công nghệ số, con người kết nối với nhau thuận tiện hơn..............................
3.1.2. Người Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp xúc với văn hóa và giáo dục
Trung Quốc.............................................................................................................................
3.1.3. Trung Quốc nỗ lực xây dựng hình ảnh tốt đẹp trong mắt bạn bè quốc
tế..............................................................................................................................................
3.1.4. Mối quan hệ kinh tế hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc................................................
3

3.2. Phân tích các yếu tố tác động đến những đánh giá tiêu cực của người Việt
Nam về Trung Quốc.....................................................................................................................
3.2.1. Con người Trung Quốc đang tự mình làm xấu đi hình ảnh Trung
Quốc trong mắt Việt Nam.......................................................................................................
3.2.2. Tác động của những sự kiện lịch sử trong quá khứ ảnh hưởng đến
hình ảnh của Trung Quốc trong mắt người Việt.....................................................................
3.2.3. Mối lo ngại của người dân Việt Nam về hàng hóa có xuất xứ từ Trung
Quốc........................................................................................................................................
3.2.4. Những vấn đề gây tranh cãi mạng xã hội trong lĩnh vực văn hóa nghệ
thuật.........................................................................................................................................
Chương 4: Giải pháp và kiến nghị.....................................................................................................
4.1. Tăng cường mối quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc......................................
4.2. Tăng cường hiểu biết và đối thoại trong việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp
giữa người dân hai nước...............................................................................................................
4.3. Giáo dục nâng cao nhận thức về mối quan hệ lịch sử giữa Việt Nam và
Trung Quốc..................................................................................................................................
4.4. Nâng cao hiệu quả giao lưu, hợp tác văn hóa Việt Nam - Trung Quốc trên
lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật trong thời gian tới..........................................................................
III - PHẦN KẾT LUẬN.......................................................................................................................
IV - TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................
4

I - PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Thực trạng dẫn đến tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam và Trung Quốc núi liền núi sông liền sông, là hai nước láng giềng
gần nhau, có hơn 2000 năm lịch sử tiếp xúc và giao lưu văn hóa, tuy nhiên cho đến
hiện tại, đại đa số ấn tượng và sự hiểu biết của người Việt Nam về Trung Quốc vẫn
còn đang dừng lại ở những hồi ức trong quá khứ, thiếu đi sự nhìn nhận toàn diện về
người hàng xóm này, khiến cho nhân dân hai nước có những quan niệm trái chiều về
nhau trong suốt một khoảng thời gian dài.
Hiện nay, láng giềng Trung Quốc là một trong những đầu tàu của nền kinh tế
thế giới, đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng của kinh tế toàn cầu. Sau khi vươn
lên vị trí nền kinh tế thứ hai thế giới từ năm 2010, thập kỷ qua chứng kiến nền kinh tế
Trung Quốc tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Với những thành tựu thiết thực trong suốt
thời gian qua, không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn trong nhiều lĩnh vực khác,
quan niệm của người Việt Nam về Trung Quốc cũng có những sự thay đổi nhất định
dù theo hướng tiêu cực hay tích cực. Sự phát triển của xã hội yêu cầu những số liệu
chính xác về vấn đề này, để chúng ta nhận ra những điểm tích cực cần phải duy trì và
chú trọng đầu tư hợp tác phát triển, đồng thời phát hiện những điểm tiêu cực cần được
thay đổi và cải thiện để tránh việc những quan niệm sai lầm hoặc quá cực đoan khiến
cho chúng ta đánh mất một thị trường thương mại tiềm năng và đầy sức khai phá như
Trung Quốc. Tuy nhiên cho đến nay vẫn có rất ít những nghiên cứu về quan niệm của
5

người Việt Nam đối với Trung Quốc đã và đang thay đổi như thế nào trong thời kỳ
mới.
1.2. Đóng góp của đề tài đến xã hội
Những nghiên cứu về đề tài này sẽ đem đến những thông tin cụ thể những quan
điểm tích cực và tiêu cực của người Việt Nam và Trung Quốc. Từ đó giúp cho chúng
ta có những định hướng và cái nhìn toàn diện hơn về người hàng xóm của mình trong
thập kỷ mới. Ngoài ra nghiên cứu cũng phân tích những yếu tố tác động của những
quan điểm trên, đồng thời đưa ra những biện pháp hợp lý để giải quyết những vấn đề
tìm thấy trong bài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Bài nghiên cứu thu thập và đưa ra những số liệu cụ thể về sự thay đổi trong
quan niệm của bốn lớp tuổi khác nhau đại diện cho bốn thế hệ người Việt Nam. Trên
cơ sở của kết quả đó, chúng tôi sẽ dùng cái nhìn khách quan và toàn diện nhất để so
sánh và đưa ra nguyên nhân tại sao quan niệm của các thế hệ người Việt Nam lại trái
chiều như vậy. Mặt khác, chúng tôi sẽ phân tích các yếu tố tác động đến những đánh
giá tích cực và tiêu cực đó để từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể.
3. Đối tượng nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, ý thức được tầm quan trọng của phạm vi đối
tượng nghiên cứu, để kết quả khảo sát được bao quát nhất chúng tôi đã quyết định mở
rộng phạm vi khảo sát trên nhiều độ tuổi. Đồng thời so sánh dữ liệu khảo sát với
những khảo sát đã được thực hiện trước đó để tìm hiểu sự thay đổi về quan điểm, cách
nhìn nhận của từng độ tuổi qua các thời kỳ khác nhau. Nhất là vào thời điểm năm
2023, thời kỳ ổn định sau dịch bệnh Covid 19, nền kinh tế phục hồi và thế hệ trẻ Việt
Nam đang có những cách tiếp cận, góc nhìn mới về quốc gia láng giềng - Trung Quốc.
Khảo sát xoay quanh vấn đề con người, kinh tế, lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, những
chủ đề cơ bản, dễ tiếp cận nhằm thu về kết quả toàn diện, chính xác.
4. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Việt Nam và Trung Quốc có vị trí trí địa lý liền kề nhau, cùng với những tương
đồng về văn hóa và con người đã tạo ra mối quan hệ gắn bó sâu sắc giữa hai đất nước.
Tuy nhiên quan điểm giữa người dân Việt Nam về đất nước láng giềng lại có nhiều sự
thay đổi qua các thời kỳ, giai đoạn của lịch sử. Trước đó, đã có rất nhiều các khảo sát
về góc nhìn của người Việt Nam hoặc các khu vực lân cận với Trung Quốc đã được
thực hiện nhưng có rất ít nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này. Vì vậy chúng tôi quyết
định sẽ thực hiện nghiên cứu để có những bước đột phá mới so với những khảo sát
trước đó. Bên cạnh đó, chúng tôi vẫn sẽ tiếp thu những đóng góp, thành tựu của các
nghiên cứu trước đây.
6

Dưới đây chúng tôi xin được liệt kê một số các thành tựu nghiên cứu mà chúng
tôi tìm được.
Khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew (Mỹ) “Views of China and the Global
Balance of Power”. Khảo sát cho thấy hình ảnh Trung Quốc trong bạn bè quốc tế
được đánh giá như thế nào?
Khảo sát “ 无滤镜的中国 ” Trung tâm Nghiên cứu An ninh và Chiến lược Đại
học Thanh Hoa thu được hơn 2500 phiếu khảo sát thể hiện quan điểm, góc nhìn của
người dân Trung Quốc về các vấn đề ở thế giới bên ngoài.
Ngày 16/01/2020, Trung tâm nghiên cứu ASEAN thuộc Học viện ISEAS-
Yusof Ishak, Singapore, đã cho công bố báo cáo khảo sát các quốc gia Đông Nam Á.
Tổng cộng có 1308 người, ở 10 nước thành viên ASEAN đã tham gia trả lời 58 câu
hỏi trong bản thăm dò. Những người được hỏi thuộc 5 lĩnh vực : nghiên cứu, kinh
doanh và tài chính, lĩnh vực công, xã hội dân sự và truyền thông.
5. Quy trình nghiên cứu
5.1. Xác định đề tài nghiên cứu
Xác định đề tài là bước đầu tiên, là điểm xuất phát của một đề tài nghiên cứu.
Vì vậy, khi xác định đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã chú ý tới các yêu cầu cơ bản:
5.1.1. Tính khoa học
Dựa trên cơ sở lý thuyết ở phần 2, chúng tôi đảm bảo về tính khoa học trong
việc thực hiện đề tài này. Vận dụng, liên kết chặt chẽ những lý thuyết, quan điểm
đúng đắn từ đó đưa ra những nghiên cứu chọn lọc và giá trị.
5.1.2. Tính mới
Với đề tài này theo như tài liệu chúng tôi đã tìm hiểu chưa có nhiều khảo sát,
hoặc chưa có dữ liệu khảo sát vào nửa đầu năm 2023. Một số khảo sát có vài điểm
tương tự, song không hoàn toàn giống với hướng đi và mục đích nghiên cứu của đề
tài. Chúng tôi muốn hướng đến kết quả toàn diện, khách quan, cập nhật cho đề tài, từ
đó thực hiện khảo sát trên nhiều lĩnh vực, tập trung vào những quan điểm, suy nghĩ
của riêng người Việt Nam về Trung Quốc. Chúng tôi tự tin đây sẽ là một điểm sáng,
điểm mới trong việc thực hiện đề tài này.
5.1.3. Tính khả thi
Chúng tôi là sinh viên năm 4 trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN, đã được
tiếp thu những kỹ năng, kiến thức cần thiết để lập bảng khảo sát và thực hiện nghiên
cứu. Đồng thời, cùng với sự cố gắng và thống nhất của cả nhóm, chúng tôi sẽ thu
được kết quả và thực hiện nghiên cứu một cách nghiêm túc, cẩn thận.
5.1.4. Tính thực tiễn
7

Khi thực hiện đề tài nghiên cứu, kết quả mà chúng tôi mong muốn không chỉ là
kết quả, những con số mà muốn đi sâu tìm hiểu nguyên nhân, đồng thời đưa ra giải
pháp phát huy những ảnh hưởng tốt đẹp và giảm thiểu những tình trạng tiêu cực, từ đó
đóng góp phần nhỏ trong suy nghĩ của người dân Việt Nam về Trung Quốc, hơn nữa
là có thể phần nào đó kết nối mối quan hệ hữu nghị giữa hai quốc gia Việt Nam -
Trung Quốc.
5.2. Mô tả bảng hỏi
Mục đích của bảng hỏi này là nhằm điều tra, đánh giá sự thay đổi trong góc
nhìn của người Việt Nam ở các độ tuổi khác nhau về Trung Quốc, được phản ánh trên
năm phương diện: con người, lịch sử, kinh tế, văn hoá và nghệ thuật. Đối tượng được
phát phiếu điều tra là người Việt Nam nằm trong bốn nhóm tuổi: từ 06 đến 13 tuổi, từ
14 đến 22 tuổi, từ 23 đến 45 tuổi và trên 45 tuổi, nhằm thu thập những thông tin, ý
kiến đa dạng và khách quan nhất. Trong quá trình thiết kế bảng hỏi, chúng tôi đã tuân
thủ theo nguyên tắc đặt các câu hỏi với ngôn ngữ trong sáng, ngắn gọn, dễ hiểu và
tính đơn nhất của vấn đề. Sau đây, chúng tôi xin giải thích thêm về mục đích thiết kế
của từng câu hỏi trong bảng hỏi.
Câu hỏi 1: Bạn đang trong độ tuổi:
- 06 - 13 tuổi
- 14 - 22 tuổi
- 23 - 45 tuổi
- > 45 tuổi
Câu hỏi 2: Mức độ yêu thích của bạn đối với đất nước Trung Quốc:
- Ghét
- Không Thích
- Bình Thường
- Thích
- Rất Thích
Câu hỏi 1 và câu hỏi 2 được thiết kế nhằm thu thập những thông tin cơ bản
nhất của người tham gia khảo sát và đánh giá tổng quan về mức độ yêu thích của
người Việt Nam đối với đất nước Trung Quốc.
Sau đây, chúng tôi chia bảng hỏi ra làm năm mục lớn, tương đương với 5
phương diện đang được xem xét, đánh giá: con người, lịch sử, kinh tế, văn hoá, nghệ
thuật.
I - VỀ CON NGƯỜI
8

Câu hỏi 3: Bạn đã từng thấy hay trò chuyện với người Trung Quốc chưa?
- Chưa từng
- Đã từng thấy nhưng không nói chuyện
- Đã từng nói chuyện qua
- Có mối quan hệ quen biết/ thân thiết
Mục đích thiết kế câu hỏi này nhằm đánh giá tính khách quan trong việc đưa ra
quan điểm tích cực hay tiêu cực về con người Trung Quốc của người tham gia khảo
sát.
Câu hỏi 4: Bạn có ấn tượng như thế nào về người Trung Quốc?
- Đặc biệt không tốt
- Không Tốt
- Bình Thường
- Tốt
- Rất Tốt
Câu hỏi 5: Lý do gì khiến bạn có ấn tượng như vậy về người Trung Quốc?
(có thể chọn nhiều phương án)
- Do các vấn đề về chính trị, xã hội
- Do quan hệ hợp tác giữa hai nước
- Các phương tiện thông tin đại chúng: phim ảnh, sách truyện, mạng
xã hội,...
- Các mối quan hệ xung quanh
- Khác
Mục đích thiết kế câu hỏi 4 và câu hỏi 5 nhằm nắm bắt cảm nhận và đánh giá
chung của người tham gia khảo sát về con người Trung Quốc và ảnh hưởng của những
lý do bên ngoài tới cảm nhận của từng cá nhân, từ đó, đánh giá xem những thông tin,
sự kiện đã xảy ra giữa hai nước hoặc trải nghiệm cá nhân đã tạo ra ấn tượng như thế
nào về người Trung Quốc.
Câu hỏi 6: Theo bạn, người Trung Quốc có tính cách như thế nào? (có thể
chọn nhiều phương án)
- Bảo thủ
- Kiêu ngạo
- Thâm hiểm
9

- Lịch sự, thân thiện, cởi mở


- Bao dung, lương thiện
- Trọng lễ nghĩa, coi trọng nghĩa khí
- Cần cù, chăm chỉ
- Nhẹ nhàng, từ tốn
- Có lòng tự trọng cao
Câu hỏi 7: Bạn nghĩ nét tính cách đó của người Trung Quốc xuất phát từ
đâu? (có thể chọn nhiều phương án)
- Do chính sách quản lý
- Do những quy tắc, chuẩn mực chung của toàn xã hội
- Từ sự dạy bảo của ông bà, cha mẹ, truyền thống gia đình
- Do môi trường xung quanh hình thành nên
- Do bản thân ý thức người Trung Quốc
Câu hỏi 6 và câu hỏi 7 được đặt ra nhằm nắm bắt nhận định của người Việt
Nam về các nét tính cách đặc trưng của người Trung Quốc và tìm hiểu nguồn gốc của
những tính cách đó từ góc nhìn của người Việt Nam.
Câu hỏi 8: Theo bạn, sự hiểu biết của người Trung Quốc về “thế giới bên
ngoài Trung Quốc” như thế nào?
- Không biết gì
- Không biết rõ lắm
- Cũng bình thường
- Biết khá rõ
- Hiểu biết rõ ràng, nắm chắc thông tin
Trung Quốc từ lâu đã tự xây dựng và phát triển một mạng lưới thông tin và các
trang mạng xã hội cho riêng mình nên những thông tin bên ngoài đất nước của họ mà
người dân Trung Quốc được tiếp cận đều đã qua quá trình sàng lọc nên chắc hẳn
thông tin người dân Trung Quốc được biết sẽ có sự hạn chế nhất định. Mục đích của
câu hỏi 8 được đặt ra nhằm nắm bắt được quan điểm và nhận thức của người Việt
Nam về mức độ hiểu biết của của người dân Trung Quốc về “thế giới bên ngoài” đất
nước họ.
II - VỀ LỊCH SỬ
Câu hỏi 9: Khi nhắc tới lịch sử đấu tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc,
bạn thường nghĩ đến sự kiện/ mốc thời gian mang tính chất lịch sử nào?
10

- 1000 năm Bắc thuộc


- Kháng chiến chống Tống lần 1 (981) và lần 2 (1075-1077)
- Kháng chiến 3 lần chống quân Mông Nguyên
- Khởi nghĩa Lam Sơn (kháng chiến chống nhà Minh) (1418-1427)
- Kháng chiến chống nhà Thanh (1788-1789)
- Chiến tranh biên giới phía Bắc (1979)
Mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc trong quá khứ đã có những giai
đoạn thăng trầm, những xung đột và đấu tranh về lãnh thổ giữa hai quốc gia. Lịch sử
dân tộc Việt Nam đã chứng kiến các cuộc kháng chiến của người Việt để giữ vững
độc lập và chủ quyền, mặt khác cũng chứng kiến những hậu quả và mất mát mà những
cuộc xâm lược này đã để lại. Câu hỏi này được thiết kế nhằm nắm bắt sự hiểu biết của
người tham gia khảo sát về những sự kiện đã xảy ra giữa hai quốc gia trong suốt chiều
dài lịch sử. Qua đó, đánh giá rõ ràng hơn về lý do cũng như tính khách quan trong
việc đưa ra quan điểm của người Việt Nam về Trung Quốc.
Câu hỏi 10: Theo bạn những sự kiện lịch sử có ảnh hưởng đến cách nhìn
nhận và quan niệm của người Việt Nam đối với Trung Quốc hay không?
- Có
- Không
- Khác
Câu hỏi 11: Hiện nay có một số bạn trẻ mang tâm lý “bài Trung” tiêu cực,
nguyên nhân sau đó có phải do các sự kiện lịch sử trong quá khứ tác động
không? Quan điểm của bạn về vấn đề này.
Câu hỏi 10 và 11 được đặt ra nhằm tìm hiểu xem những sự kiện lịch sử xảy ra
giữa hai nước trong quá khứ có ảnh hưởng đến nhận thức và quan niệm của người
Việt Nam ở thời điểm hiện tại đối với Trung Quốc hay không, qua đó đánh giá tính
khách quan trong câu trả lời của người tham gia khảo sát, đồng thời tìm ra giải pháp
phù hợp để thay đổi và cải thiện một số quan điểm quá cực đoan về Trung Quốc.
Câu hỏi 12: Theo bạn, trong lịch sử phát triển của Việt Nam đến ngày hôm
nay, Trung Quốc có ảnh hưởng sâu sắc nhất đến Việt Nam là lĩnh vực nào?
- Văn hóa
- Tôn giáo
- Ngôn ngữ
- Kinh tế, cơ sở hạ tầng
Câu hỏi 13: Bạn có thể đưa ra lý do cho câu trả lời trên không?
11

Là hai quốc gia có đường biên giới chung dài nhất, sự tương tác và ảnh hưởng
của Trung Quốc đến Việt Nam trên các lĩnh vực là không thể tránh khỏi trong suốt
quá trình Việt Nam xây dựng và phát triển đất nước. Câu hỏi 12 và 13 được thiết kế
nhằm tìm hiểu xem người Việt Nam đánh giá thế nào về mức độ ảnh hưởng của Trung
Quốc đến Việt Nam trên các phương diện khác nhau và những ảnh hưởng đó đã phản
ánh như thế nào trong đời sống của họ để họ đưa ra lựa chọn như vậy.
III - VỀ KINH TẾ
Câu hỏi 14: Hiện nay, dân số Trung Quốc là bao nhiêu:
- 1 tỷ
- 1,4 tỷ
- 2 tỷ
- 2,4 tỷ
Câu hỏi 15: Mức GDP Trung Quốc đứng thứ mấy trên thế giới?
- Thứ hai
- Thứ ba
- Thứ tư
- Thứ năm
Câu hỏi 16: Theo bạn, Trung Quốc đạt được những thành tựu kinh tế như
hiện tại, nguyên nhân chủ yếu là do đâu:
- Yếu tố con người
- Khoa học kỹ thuật
- Chính sách giáo dục
- Tài nguyên thiên nhiên
Câu hỏi 17: Theo bạn, Trung Quốc có thể thay thế Hoa Kỳ trở thành siêu
cường thế giới không?
- Không
- Có
Mục đích thiết kế bốn câu hỏi 14, 15, 16 và 17 nhằm nắm bắt tầm hiểu biết của
người Việt Nam về nền kinh tế Trung Quốc - một trong những đối tác thương mại
quan trọng nhất đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam, tạo ra
việc làm và thúc đẩy sự phát triển của nhiều người Việt.
Câu hỏi 18: Bạn có thường xuyên sử dụng sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ
từ Trung Quốc không?
12

- Không dùng
- Hiếm khi
- Dùng nhiều
- Luôn luôn lựa chọn
Hàng hóa Trung Quốc có mặt rất phổ biến trên thị trường Việt Nam với giá
thành cạnh tranh, mẫu mã đa dạng cùng sự tiện lợi thu hút người tiêu dùng Việt Nam
đã đóng góp quan trọng vào hoạt động thương mại của cả hai nước. Câu hỏi 18 được
thiết kế nhằm nắm bắt tần suất sử dụng sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ Trung
Quốc của người tham gia khảo sát.
Câu hỏi 19: Bạn đánh giá hàng hóa, sản phẩm của Trung Quốc (khi xuất
khẩu sang Việt Nam) có chất lượng như thế nào?
- Tệ
- Kém
- Trung bình
- Tốt
- Rất tốt
Việc kiểm tra chất lượng và chứng nhận xuất xứ khi mua hàng hóa được nhập
khẩu từ quốc gia khác là cần thiết để đảm bảo an toàn và chất lượng sản phẩm. Mục
đích thiết kế của câu hỏi 19 nhằm thu thập những đánh giá về chất lượng của hàng
hóa, sản phẩm Trung Quốc khi đến tay người tiêu dùng Việt Nam.
Câu hỏi 20: Lý do bạn lựa chọn như vậy?
Câu hỏi 20 và 21 được thiết kế nhằm tìm hiểu xem quan điểm tích cực hay tiêu
cực của người Việt Nam về Trung Quốc có ảnh hưởng tới việc lựa chọn các hàng hóa,
sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc hay không, qua đó đánh giá tính khách quan
trong việc đưa ra cảm nhận về hàng hóa Trung Quốc của đối tượng khảo sát.
IV - VỀ VĂN HÓA
Câu hỏi 21: Mức độ hiểu biết của bạn về văn hóa Trung Quốc?
- Rất hiểu
- Hiểu biết một chút
- Không biết gì
Câu hỏi 22: Bạn có cảm nhận như thế nào về văn hoá Trung Quốc?
- Rất phong phú
- Bình thường, không có gì đặc biệt
13

- Kém phong phú


Câu hỏi 23: Quốc phục của Trung Quốc là:
- Sườn xám
- Hán phục
- Trang phục Đôn Hoàng
Câu hỏi 24: Đâu được cho là những tinh hoa văn hoá đặc sắc của Trung
Quốc?
- Kinh kịch
- Đạo đức Kinh
- Tơ lụa
- Thư pháp
- Cờ vây
- Võ thuật
- Châm cứu
- Đông Y
- Kiến trúc Lâm Viên
- Trà đạo
- Kinh dịch
Câu hỏi 25: Nhắc đến Trung Quốc, bạn sẽ nghĩ đến món ăn nào?
- Vịt quay Bắc Kinh
- Gà Cung Bảo
- Đậu phụ Tứ Xuyên
- Đậu phụ thối
- Sủi cảo , há cảo
- Mì trường thọ
- Bánh bao Kim sa
Mục đích thiết kế bốn câu hỏi 21, 22, 23, 24 và 25 nhằm nắm bắt tầm hiểu biết
của người Việt Nam về văn hóa Trung Quốc - một nền văn hóa có lịch sử lâu đời và
phong phú với nhiều thế kỷ vang bóng của các triều đại, được đặc trưng bởi các giá trị
tôn giáo và trọng đạo.
14

Câu hỏi 26: Theo bạn, văn hoá Trung Quốc có ảnh hưởng như nào đến
văn hoá Việt Nam?
- Không ảnh hưởng
- Bình thường
- Ảnh hưởng lớn
Trong lịch sử hình thành và phát triển, không thể phủ nhận rằng Việt Nam đã
chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ văn hóa Trung Quốc, và tầm ảnh hưởng này vẫn tồn tại
và phản ánh trong nhiều khía cạnh của đất nước ngày nay. Câu hỏi 26 được đặt ra
nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Quốc tới nền văn hóa của
Việt Nam trong quan niệm của người Việt.
Câu hỏi 27: Bạn có cho rằng tập tục trong ngày Lễ-Tết (tết Nguyên đán,
tết Trung thu,...) của người Việt Nam và người Trung Quốc có nét tương đồng
không?
- Có một số sự tương đồng
- Không giống nhau
- Không rõ
Nền văn hóa Trung Quốc đã ảnh hưởng đến các lễ hội truyền thống của Việt
Nam, như Tết Nguyên đán và Tết Trung thu, tuy nhiên trong suốt quá trình phát triển
và giao thoa với nền văn hóa Việt Nam qua nhiều thế kỷ, các lễ hội này vẫn có những
sự khác biệt nhất định trong cách tổ chức và quá trình diễn ra. Mục đích thiết kế câu
hỏi 27 nhằm đánh giá mức độ hiểu biết của người Việt Nam về sự giống và khác nhau
của các ngày lễ này giữa hai nước.
Câu hỏi 28: Hiện nay trên các trang mạng và báo chí tuyên truyền, có
không ít trường hợp người Trung Quốc nhận nhầm văn hóa Việt thành văn hóa
của nước mình, đây có phải một trong những nguyên nhân khiến cho người dân
Việt Nam có cái nhìn tiêu cực hơn về người Trung Quốc hay không? Quan điểm
của bạn về vấn đề này.
Mục đích thiết kế câu hỏi 28 nhằm nắm bắt quan điểm của người Việt về việc
một trong những lý do khiến cho người dân Việt Nam ngày càng có cái nhìn tiêu cực
hơn về Trung Quốc có phải do những tranh cãi, mâu thuẫn về sự tương đồng trong các
nét văn hóa giữa hai quốc gia hay không. Qua đó làm sáng tỏ nguyên nhân và đưa ra
các giải pháp phù hợp để thay đổi và cải thiện một số quan điểm quá cực đoan về
Trung Quốc.
V - VỀ NGHỆ THUẬT
Câu hỏi 29: Bạn đã từng xem bộ phim Trung Quốc nào chưa?
15

- Đã xem vài bộ
- Chưa từng xem
Nhiều năm trở lại đây, các bộ phim Trung Quốc đã được mua bản quyền và
công chiếu rộng rãi tại Việt Nam, gây ấn tượng mạnh mẽ và thu hút sự quan tâm của
khán giả Việt. Mục đích thiết kế câu hỏi 29 nhằm thu thập mức độ quan tâm và tần
suất xem phim Trung Quốc của những người Việt tham gia khảo sát.
Câu hỏi 30: Nếu có thì bạn hay xem thể loại phim Trung Quốc nào?
- Cổ trang kiếm hiệp
- Thanh xuân vườn trường
- Tâm lý
- Tài liệu
- Hoạt hình
- Khoa học viễn tưởng
- Kinh dị
Các bộ phim Trung Quốc được công chiếu tại Việt Nam thường mang đậm các
tình tiết đặc trưng và đa dạng về thể loại, đặc biệt thu hút khán giả Việt. Câu hỏi 30
được thiết kế nhằm thu thập thể loại phim Trung Quốc được yêu thích nhất tại Việt
Nam, qua đó làm sáng tỏ ảnh hưởng của nghệ thuật Trung Quốc tới cảm nhận của
người Việt.
Câu hỏi 31: Kể tên một số nghệ sĩ/diễn viên ở bên Trung Quốc mà bạn biết
đến hoặc yêu thích
Câu hỏi 31 được thiết kế nhằm đánh giá mức độ quan tâm của người Việt Nam
về các nghệ sĩ, diễn viên Trung Quốc.
Câu hỏi 32: Bạn có nhận xét như thế nào về nền phim ảnh và ca nhạc
Trung Quốc?
- Tích cực
- Bình thường
- Tiêu cực
Mục đích thiết kế câu hỏi 32 nhằm thu thập quan điểm của người Việt Nam về
tác động của nền phim ảnh và ca nhạc và Trung Quốc đối với khán giả các quốc gia
nói chung và khán giả Việt Nam nói riêng. Qua đó, xem xét phim ảnh và ca nhạc có
phải là yếu tố ảnh hưởng tới quan niệm của người Việt về Trung Quốc hay không.
Câu hỏi 33: Hiện nay ở Việt Nam có một số fan hâm mộ nghệ sĩ Trung một
cách cực đoan và có những phát ngôn không chuẩn mực gây tranh cãi mạng xã
16

hội, đây có phải nguyên nhân khiến cho nhiều người Việt Nam có tư tưởng "bài
Trung tiêu cực" không? Quan điểm của bạn về vấn đề này.
Câu hỏi 33 được thiết kế để tìm hiểu xem liệu hành vi cực đoan của người hâm
mộ một số nghệ sĩ Trung Quốc có thể góp phần tạo ra nhận thức tiêu cực về Trung
Quốc trong nhiều người Việt Nam hay không. Qua đó, đánh giá một cách khách quan
về nguyên nhân khiến cho nhiều người Việt có tư tưởng “bài Trung tiêu cực”, đồng
thời đưa ra một số giải pháp phù hợp để khắc phục và cải thiện.
Câu hỏi 34: Bạn đã đọc tiểu thuyết Trung Quốc bao giờ chưa?
- Đã đọc qua vài bộ
- Chưa từng đọc
- Không thích đọc
Trong phần nghiên cứu về văn học nghệ thuật Trung Quốc, để phân tích đề tài
một cách cụ thể và sâu sắc hơn, chúng tôi đã thu gọn đối tượng tác phẩm văn học
Trung Quốc thành đối tượng tiểu thuyết Trung Quốc.
Lý do của việc này là bên cạnh phim ảnh và ca nhạc, các tác phẩm văn học,
sách truyện, đặc biệt là tiểu thuyết cũng đang được bày bán rộng rãi trên thị trường
Việt Nam. Mục đích thiết kế câu hỏi 34 nhằm thu thập mức độ quan tâm và tần suất
đọc tiểu thuyết Trung Quốc của những người Việt tham gia khảo sát.
Câu hỏi 35: Theo bạn, tiểu thuyết Trung Quốc có ảnh hưởng như thế nào
tới thế hệ trẻ Việt Nam?
- Tiêu cực
- Tích cực
- Không ảnh hưởng
Câu hỏi 36: Bạn nghĩ những ảnh hưởng đó là gì?
- Gây ra tình trạng lạm dụng từ Hán Việt
- Gây ảo tưởng về cuộc sống, con người không có thực
- Gây sai lệch về chuẩn mực sống
- Một số loại tiểu thuyết có nguồn kiến thức phong phú về văn hóa,
nghệ thuật có thể tăng thêm sự hiểu biết về lĩnh vực đó
- Giúp mở rộng vốn từ
- Tiếp xúc với hình thức giải trí lành mạnh
- Khác
17

Câu hỏi 35 và 36 được thiết kế nhằm thu thập quan điểm của người Việt Nam
về tác động của tiểu thuyết Trung Quốc đối với các độc giả Việt Nam, bao gồm cả
những tác động tích cực và tiêu cực. Qua đó, nắm bắt xem tiểu thuyết Trung Quốc có
phải là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng tới sự thay đổi quan niệm của
người Việt về Trung Quốc hay không.
TỔNG KẾT
Câu hỏi 37: Theo bạn, ngày nay, quan niệm của người Việt Nam về Trung
Quốc thay đổi như thế nào?
- Thay đổi tích cực
- Thay đổi tiêu cực
- Không thay đổi
Câu hỏi 38: Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó là gì?
- Các vấn đề về chính trị, xã hội
- Quan hệ hợp tác giữa hai nước
- Các phương tiện thông tin đại chúng: phim ảnh, sách truyện, mạng
xã hội,...
- Các mối quan hệ, tiếp xúc với người Trung Quốc
- Khác
Mục đích thiết kế câu hỏi 37 và 38 nhằm thu thập quan điểm của đối tượng
khảo sát về sự thay đổi quan niệm của người Việt Nam về Trung Quốc và nguyên
nhân dẫn đến sự thay đổi đó, bao gồm cả thay đổi tích cực, tiêu cực và không thay đổi,
qua đó đánh giá và tham khảo ý kiến của người tham gia khảo sát để đưa vào nghiên
cứu.
Câu hỏi 39: Cá nhân bạn thấy trong vài năm trở lại đây, suy nghĩ của bạn
về Trung Quốc có thay đổi không?
- Không thay đổi nhiều
- Thay đổi theo chiều hướng tích cực
- Thay đổi theo chiều hướng tiêu cực
Câu hỏi 40: Nếu có, bạn có thể nêu lý do cho sự thay đổi đó không?
Câu hỏi 39 và 40 được thiết kế nhằm thu thập quan điểm cụ thể hơn của đối
tượng khảo sát về sự thay đổi quan niệm của bản thân họ về Trung Quốc và nguyên
nhân dẫn đến sự thay đổi đó, bao gồm cả thay đổi tích cực, tiêu cực và không thay đổi,
qua đó đánh giá và tham khảo ý kiến của người tham gia khảo sát để đưa vào nghiên
cứu.
18

5.3. Xây dựng đề cương nghiên cứu


Đề cương nghiên cứu là văn bản dự kiến các bước đi, nội dung của công trình
và các bước tiến hành, là cơ sở để làm việc với các thành viên trong nhóm. Xây dựng
đề cương nghiên cứu là một bước rất quan trọng, nó giúp cho người nghiên cứu giành
được thế chủ động trong quá trình nghiên cứu. Vì vậy, chúng tôi ưu tiên thực hiện xây
dựng đề cương nghiên cứu chi tiết nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu sau này.
Trong đó, nội dung của đề cương nghiên cứu của chúng tôi bao gồm các nội
dung sau đây:
Đặt vấn đề: Lý do chọn đề tài, tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu, và mục
đích nghiên cứu.
Cơ sở lý thuyết: Cơ sở lý luận, thực trạng vấn đề nghiên cứu và phát triển giả
thuyết nghiên cứu.
Dữ liệu, phương pháp nghiên cứu: Đối tượng, quy trình và phương pháp nghiên
cứu.
Kết quả của nghiên cứu
Kết luận
Tài liệu tham khảo
5.4. Thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu
Một trong những nội dung quan trọng trong hoạt động nghiên cứu chính là thu
thập, xử lý và phân tích dữ liệu. Cần xác định rõ loại dữ liệu gì (định tính hay định
lượng, sơ cấp hay thứ cấp…) để tìm ra cách thu thập hiệu quả, phù hợp.
5.4.1. Thu thập dữ liệu
Những hiểu biết từ việc phân tích dữ liệu chính là chìa khóa để tìm ra cái mới,
chứng minh cho giả thiết đã đề ra và là cơ sở để bảo vệ luận điểm của mình.
Các dữ liệu cần thỏa mãn những yêu cầu đã đặt ra, như có độ chính xác và tin
cậy cao, có thông tin hữu ích để hình thành cơ sở đánh giá giả thiết, liên quan mật
thiết tới đề tài,…
Tuy nhiên, các dữ liệu thu thập được chưa thể sử dụng ngay được mà phải qua
quá trình sàng lọc, phân tích và xử lý để loại bỏ các dữ liệu bị lỗi, không tin cậy.
Đối với đề tài này, chúng tôi đã tìm hiểu và tiến hành khảo sát, thu thập kết quả
khảo sát về suy nghĩ, cách nhìn nhận đối với Trung Quốc của từng độ tuổi qua các giai
đoạn khác nhau. Cụ thể chúng tôi thực hiện khảo sát trên nhiều đối tượng ở những độ
tuổi khác nhau, từ các em nhỏ, từ học sinh, sinh viên đến người đã đi làm, người đã
nghỉ hưu, không phân giới tính, với số lượng khoảng hơn 200 khảo sát. Đặc biệt là
trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế Việt Nam đang dần được phục hồi sau đại
19

dịch Covid 19, người dân Việt Nam nói chung và giới trẻ Việt Nam nói riêng đang có
những cách tiếp cận, những góc nhìn mới về Trung Quốc, việc tiến hành khảo sát như
vậy sẽ cung cấp một nguồn thông tin hữu ích lớn, là cơ sở để nhóm tiến hành đánh
giá, có cái nhìn khách quan để làm rõ hơn vấn đề về quan niệm của người Việt Nam
đối với Trung Quốc.
5.4.2. Xử lý và phân tích dữ liệu
Xử lý dữ liệu là quá trình sử dụng kiến thức tổng hợp của người nghiên cứu, là
quá trình sử dụng tư duy biện chứng và logic cùng với các phương pháp nghiên cứu
khoa học để xem xét đối tượng.
Mục đích của việc xử lý dữ liệu là tập hợp, chọn lọc và hệ thống hoá các phần
khác nhau của thông tin, của tư liệu đã có để từ đó tìm ra những khía cạnh mới, kết
luận mới về đối tượng.
Để xử lý một cách triệt để dữ liệu thu thập được, nhóm chúng tôi đã sàng lọc ra
những thông tin chính xác và hữu ích từ kết quả khảo sát, tức chỉ lấy những khảo sát
có giá trị đối với đề tài, loại bỏ những khảo sát kém chất lượng. Sau đó phân tích các
dữ liệu đó bằng các công cụ đặc biệt kết hợp sử dụng kiến thức và tư duy của các
thành viên nhóm, cuối cùng tổng hợp và ghi chép lại các kết quả thu được.
5.5. Viết báo cáo kết quả nghiên cứu
Cuối cùng, sau khi thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu, nhóm thực hiện tổng
hợp thông tin, phân loại, sắp xếp thông tin, nghiên cứu và tiến hành viết báo cáo kết
quả nghiên cứu.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp thống kê
Trước khi bắt đầu nghiên cứu, chúng tôi tiến hành thu thập và phân tích các tài
liệu liên quan thuộc chủ đề này, hiểu sâu và nghiên cứu kỹ các lý thuyết liên quan và
kết quả nghiên cứu về quan niệm của các nước nói chung và Việt Nam nói riêng về
Trung Quốc. Tuy nhiên, tự thấy đây là một đề tài tương đối mới mẻ, chưa có nhiều
khảo sát tương tự nên chúng tôi chỉ tìm hiểu các tài liệu liên quan tới các định nghĩa,
lịch sử Việt Nam và Trung Quốc, mối quan hệ giữa hai nước trên các phương diện
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trong từng giai đoạn lịch sử.
6.2. Phương pháp khảo sát
Vì đây là một đề tài mới, chúng tôi tập trung vào việc tiến hành khảo sát 4
nhóm đối tượng thuộc 4 độ tuổi khác nhau: từ 06 đến 13 tuổi, từ 14 đến 23 tuổi, từ 24
đến 45 tuổi và trên 45 tuổi, khảo sát về góc nhìn của họ về đất nước, con người, văn
hóa, nghệ thuật Trung Quốc và mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc trong suốt
chiều dài lịch sử và hợp tác kinh tế.
20

6.3. Phương pháp điều tra bảng hỏi


Chúng tôi đã gửi link bảng hỏi khảo sát tới 4 nhóm đối tượng và đăng trong các
hội nhóm trên Facebook, kêu gọi mọi người cùng tham gia.
6.4. Phương pháp phân tích và tổng hợp
Sau khi thu về được các câu trả lời có giá trị, chúng tôi tiến hành phân loại,
thống kê số liệu thông qua phần mềm bảng tính Microsoft Excel. Kết quả bảng hỏi
được phân tích theo hai phương diện là phân tích theo câu hỏi và phân tích theo từng
nhóm đối tượng.
Cuối cùng, chúng tôi đưa ra một vài kết luận và nhận xét đánh giá về quan
điểm của từng nhóm đối tượng về Trung Quốc.
7. Cấu trúc tiểu luận
Tiểu luận gồm 77 trang, ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung gồm 4
chương, cụ thể:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Phân tích và so sánh dữ liệu khảo sát
Chương 3: Phân tích các yếu tố tác động đến những đánh giá của người Việt
Nam về Trung Quốc
Chương 4: Giải pháp và kiến nghị
21

II - PHẦN NỘI DUNG


Chương 1
Cơ sở lý luận

1. Cơ sở, nghiên cứu liên quan


1.1. Thuyết hành vi (Psychology as the behaviorist views it.)
Tâm lý học hành vi là một lĩnh vực tập trung vào các hành vi thu nhận được
sau quá trình quan sát và học hỏi. Thuyết hành vi có sự khác biệt so với các học thuyết
khác, thay vì tập trung vào trạng thái nội tâm con người, nó chỉ chú trọng đến các
hành vi bên ngoài, có thể quan sát được. Khi hành vi của con người là tập hợp nhiều
hành động (hay việc làm cụ thể) liên kết với nhau một cách hết sức phức tạp và chịu
ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên trong (như tính cách, di truyền…) và các yếu tố bên
ngoài (như kinh tế, văn hoá, xã hội, chính trị, môi trường…) dưới nhiều góc độ và
mức độ khác nhau.
1.2. Thuyết giao thoa văn hóa (Cultural Perspective)
Tâm lý học về giao thoa văn hóa là một học thuyết tương đối mới, chỉ phổ biến
mạnh khoảng 20 năm trở lại đây. Những nhà tâm lý học và nhà nghiên cứu xem xét
hành vi thông qua góc nhìn của các nền văn hóa khác nhau. Bằng việc mổ xẻ các điểm
khác biệt này, ta có thể tìm hiểu cách thức mà mỗi nền văn hóa ảnh hưởng đến suy
nghĩ và hành vi của chúng ta.
Thuyết giao thoa văn hóa chứng minh, làm rõ được cách thức mà mỗi nền văn
hóa khác nhau tác động, ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành động, hành vi của chúng ta.
Sự khác biệt về văn hóa sẽ khiến con người có suy nghĩ, hành vi khác nhau. Thuyết
22

giao thoa văn hóa còn chứng minh rằng văn hóa có thể bị ảnh hưởng lẫn nhau, tức là
nền văn hóa này có thể ảnh hưởng đến nền văn hóa khác theo nhiều cách.
1.3. Quy gán xã hội
Theo Hoàng Mộc Lan (2016) định nghĩa quy gán xã hội là một quá trình suy
diễn ra nhân quả để hiểu biết hành động của người khác bằng cách tìm nguyên nhân
ổn định để giải thích cho các sự kiện, hành động luôn biến đổi trong xã hội. (tr.119)
Quy gán xã hội cũng được định nghĩa là quá trình suy diễn nhằm hiểu ý nghĩa
hành động của người khác bằng cách tìm những nguyên nhân hợp lý để giải thích cho
các sự kiện, hành động luôn biến đổi trong xã hội. (ThS. Vũ Mộng Đóa, 2007)
Còn theo Trần Hiệp (1996), quy gán xã hội có thể được định nghĩa là một quá
trình suy diễn nhân quả, hiểu hành động của người khác bằng cách tìm nguyên nhân
ổn định để giải thích cho hành động hay biến đổi riêng biệt. Từ những nhận định của
các tác giả khác nhau, nhìn chúng ta có thể nhận định rằng quy gán xã hội nó chính là
một quá trình suy diễn nhân quả nhằm hiểu ý nghĩa của một hành động hay sự biến
đổi nào đó. Quá trình đó xuất phát từ những nguyên nhân mang tính chủ quan và sự
hợp lý dưới góc nhìn của cá nhân để lý giải cho các hành động, sự biến đổi của cá
nhân khác hay của chính mình.
1.4. Hiện tượng lây lan tâm lý
Theo Hoàng Mộc Lan (2016), lây lan tâm lý là quá trình chuyển trạng thái cảm
xúc từ cá nhân này đến cá nhân khác ở cấp độ tiếp xúc tâm lý.
Hay theo PGS.TS Trần Thị Minh Đức (2008) định nghĩa lây lan là một quá
trình lan truyền cảm xúc từ cá thể này sang cá thể khác ở cấp độ tâm sinh lý, xảy ra
một cách nhanh chóng, mạnh mẽ, nằm ngoài sự kiểm soát của ý thức.
ThS.Vũ Mộng Đóa cũng định nghĩa về hiện tượng này rằng lây lan là
quá trình chuyển toả trạng thái cảm xúc từ cá thể này sang cá thể khác ở cấp độ tâm
sinh lý, xảy ra một cách nhanh chóng, mạnh mẽ, nằm ngoài những tác động qua lại ở
cấp ý thức - tư tưởng. Nói cách khác, lây lan là thuộc tính vô ý thức, ngẫu nhiên
của cá thể biểu hiện qua việc chuyển toả trạng thái cảm xúc nhất định.
Như vậy, thông qua những định nghĩa về hiện tương lây lan tâm lý trên, có thể
thấy rằng lây lan tâm lý là một hiện tượng xã hội. Nhìn chung các định nghĩa đều cho
rằng lây lan chính là một quá trình lan truyền cảm xúc và quá trình này xảy ra với một
tốc độ nhanh và mạnh mẽ mà cá nhân không thể kiểm soát được. Và lây lan chính là
một hiện tượng tâm lý có sức ảnh hưởng đến nhóm, đến đám đông.
1.5. Ngoài ra theo TS. Hầu Ngọc Ba thì ảnh hưởng của văn hóa xã hội đến con
người thể hiện ba cấp độ từ trong ra ngoài: một là “giả định cơ bản” bao gồm nhận
thức, quá trình suy nghĩ, cảm xúc và hành vi; hai là các giá trị phản ánh định hướng
23

phán đoán; ba là quan sát được các đặc điểm bên ngoài bao gồm quần áo, ngôn ngữ,
phong tục, v.v.
Tổng quan về mối quan hệ giữa Việt Nam- Trung Quốc
Lịch sử Việt Nam và Trung Quốc đã , trải qua hơn 2200 năm lịch sử, từ khi dân
tộc ta xây dựng đất nước bờ cõi đến nay. Hai nước là láng giềng chung nhau về đường
biên giới( trên bộ và trên biển), lại có quá trình gắn bó lịch sử văn hóa, kinh tế lâu dài.
Mối quan hệ đó đã trải qua nhiều thăng trầm, là mối quan hệ “vừa hợp tác vừa đấu
tranh”.
Cũng từ xưa đến nay, quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc luôn là đề tài tốn
nhiều giấy mực của các nhà sử học, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, chúng
tôi sẽ đề cập một số công trình nghiên cứu và sách vở sau đây:
- Đại Việt Thông sử của Lê Quý Đôn
- Đại Việt Sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên
- Minh Thực Lục Quan Hệ Trung Quốc Việt Nam Thế Kỷ XIV-XVII – Hồ Bạch
Thảo
- Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô văn gia phái.
Dưới mối quan hệ gắn bó sâu sắc và lâu dài ấy, đã ảnh hưởng rất nhiều vào góc
nhìn của người dân Việt Nam trong mọi thời đại. Hiện nay trong thời đại mới quan hệ
hợp tác ấy ngày càng phát triển toàn diện Việt Nam Trung Quốc với phương châm
“16 chữ: "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương
lai" và tinh thần 4 tốt: "Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt" và ngày
hoàn thiện hơn khi hai nước tuyên bố thực hiện “quan hệ đối tác hợp tác chiến lược
toàn diện.”
Dưới tác động của các lĩnh vực hợp tác cùng với sự phát triển của thời đại
thông tin, nhân dân hai nước nói chung đặc biệt là người dân Việt Nam đã có những
góc nhìn hoàn toàn mới về đất nước cũng như con người Trung Quốc.
Trong tạp chí Thời đại mới, số 2 phát hành vào 7/2004 có đoạn trích:
“Quan hệ Việt-Trung có thể ví như quan hệ giữa một người và một con chíp
(micro - processor) gắn vào thân thể người đó:
● không rời nhau được, nhưng lại
● không đồng hóa được nhau, nhất là
● không bao giờ cùng đẳng cấp,
● và nhiều đặc điểm khác.
24

Xuyên suốt gần 22 thế kỷ, cái nhìn của Trung Quốc về Việt Nam giống như cái
nhìn của một người về con chip gắn vào thân thể người đó. Cái nhìn của Việt Nam về
Trung Quốc giống như cái nhìn của con chip về cơ thể mà nó gắn vào.”

Chương 2
Phân tích và so sánh dữ liệu khảo sát

Mở đầu chương 2
Khảo sát của nhóm chúng tôi thu về 325 phiếu trả lời, đa số cho biết họ cảm
thấy hứng thú với những câu hỏi trong khảo sát, tuy số lượng câu hỏi khá nhiều nhưng
dễ trả lời và tiếp cận được nhiều độ tuổi khác nhau đem về cái nhìn bao quát nhất về
góc nhìn của mỗi thế hệ người Việt. Nhóm nghiên cứu đã chọn lọc những phiếu trả lời
chất lượng, đồng thời thực hiện phỏng vấn trực tiếp một số vấn đề để có những nghiên
cứu sâu hơn về đề tài. Dưới đây là một số phân tích trực quan về số liệu khảo sát của
chúng tôi.
2.1. Kết quả khảo sát góc nhìn của người Việt Nam về con người Trung
Quốc
2.1.1. Đánh giá chung
Sau khi thu thập số liệu khảo sát, chúng tôi nhận thấy rằng người Việt Nam có
cái nhìn tương đối phong phú và đa dạng về con người Trung Quốc. Nhìn chung,
những người tham gia thực hiện khảo sát có cái nhìn tích cực về con người Trung
Quốc (với gần 70% người thực hiện khảo sát từ 06 đến trên 45 tuổi cho rằng họ có
những ấn tượng từ Rất Tốt đến Bình thường về con người Trung Quốc). Với sự phát
triển tốt đẹp của quan hệ kinh tế và chính trị giữa Việt Nam và Trung Quốc, mặt khác,
qua nhiều cuộc đấu tranh và xung đột về chính trị và lãnh thổ trong suốt chiều dài lịch
sử, quan điểm và cái nhìn của người Việt Nam về con người Trung Quốc qua các thế
hệ đã có nhiều thay đổi và phát triển theo thời gian.
25

2.1.2. Đánh giá cụ thể


2.1.2.1. Ấn tượng của người Việt Nam trong độ tuổi từ 06 đến 13 tuổi về
con người Trung Quốc
Theo kết quả thu được từ cuộc khảo sát, 100% trong 06 người tham gia thực
hiện khảo sát nằm trong độ tuổi từ 06 đến 13 tuổi cho biết họ chưa từng gặp hoặc đã
từng thấy người Trung Quốc nhưng không trò chuyện, cụ thể có 50% (03 người) chưa
từng gặp người Trung Quốc bao giờ và có 50% (03 người) đã từng thấy nhưng không
nói chuyện với người Trung Quốc.

Tuy chưa từng giao lưu, tiếp xúc với người Trung Quốc, những người tham gia
thực hiện khảo sát thuộc lứa tuổi này lại có ấn tượng tương đối tích cực về con người
Trung Quốc, với 66.7% có ấn tượng Tốt về người Trung Quốc và 33.3% có ấn tượng
Bình thường về người Trung Quốc.
26

Phần lớn trong độ tuổi từ 06 đến 13 tuổi , những người tham gia thực hiện khảo
sát thường chưa có kiến thức đầy đủ và trải nghiệm đa dạng để có quan điểm rõ ràng
về con người Trung Quốc. Qua khảo sát, có thể thấy, quan điểm của người Việt Nam
trong độ tuổi này về con người Trung Quốc hoàn toàn phụ thuộc vào các phương tiện
thông tin đại chúng với 100% người tham gia thực hiện khảo sát trong độ tuổi này cho
biết họ có ấn tượng như vậy về người Trung Quốc qua các phương tiện thông tin đại
chúng: phim ảnh, sách truyện, mạng xã hội,...

2.1.2.2. Ấn tượng của người Việt Nam trong độ tuổi từ 14 đến 22 tuổi về
con người Trung Quốc
Trong 143 người thực hiện khảo sát từ 14 đến 22 tuổi, có gần 74% người tham
gia thực hiện khảo sát có cái nhìn tương đối tích cực về con người Trung Quốc; cụ
thể, có 0.7% người thực hiện khảo sát có ấn tượng Rất Tốt, 28.7% có ấn tượng Tốt và
44.8% có ấn tượng Bình thường về người Trung Quốc. Tuy nhiên, vẫn có đến 25.9%
người thực hiện khảo sát có ấn tượng Không Tốt về người Trung Quốc.
27

Trong 29.4% người thực hiện khảo sát có ấn tượng từ Rất tốt đến Tốt về người
Trung Quốc, có hơn 60% người thực hiện khảo sát cho biết họ đã từng nói chuyện qua
hoặc có mối quan hệ quen biết, thân thiết với người Trung Quốc, điều đó cho thấy mối
quan hệ cá nhân và giao tiếp đã giúp họ thấu hiểu và đánh giá đúng về văn hóa, tư
tưởng và con người Trung Quốc, góp phần quan trọng đến những ấn tượng và quan
điểm tích cực của họ về người dân đất nước này.

Mặt khác, trong 25.9% người thực hiện khảo sát có ấn tượng Không Tốt về
người Trung Quốc, có 44.4% đã từng tiếp xúc và có mối quan hệ quen biết/ thân thiết
với Trung Quốc; tuy nhiên lại có tới 55.6% người thực hiện khảo sát tuy chưa từng
tiếp xúc nhưng lại có cái nhìn tiêu cực về người Trung Quốc.
28

Trong đó, có thể thấy phần lớn người tham gia thực hiện khảo sát trong độ tuổi
này có quan điểm đối lập và không tán thành với sự thể hiện quyền lực của Trung
Quốc trong các tranh chấp lãnh thổ hiện tại với 56.3% người thực hiện khảo sát có ấn
tượng không tốt về người Trung Quốc do các vấn đề chính trị, xã hội; ngoài ra, các
mối quan hệ xung quanh, các phương tiện thông tin đại chúng, và quan hệ hợp tác
giữa hai nước cũng ảnh hưởng đến quan điểm tiêu cực của độ tuổi này về người Trung
Quốc.

2.1.2.3. Ấn tượng của người Việt Nam trong độ tuổi từ 23 đến 45 tuổi về
con người Trung Quốc
Trong 126 người thực hiện khảo sát từ 23 đến 45 tuổi, có 67.4% người tham
gia thực hiện khảo sát có cái nhìn tương đối tích cực về con người Trung Quốc. Ngoài
23.8% người thực hiện khảo sát có ấn tượng Không Tốt về người Trung Quốc thì có
tới 8.7% người thực hiện khảo sát thuộc độ tuổi này có cái nhìn Đặc biệt không tốt về
người Trung Quốc.
29

2.1.2.4. Ấn tượng của người Việt Nam trên 45 tuổi về con người Trung
Quốc
Số liệu từ khảo sát cho thấy rằng trong 47 người Việt Nam tham gia khảo sát
trong độ tuổi trên 45 tuổi, chỉ có gần 49% người thực hiện khảo sát có cái nhìn tương
đối tích cực về con người Trung Quốc. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là con số thể hiện
ấn tượng tiêu cực lại lớn đột biến, với 23.4% người tham gia khảo sát cho biết họ có
cái nhìn Không Tốt về người Trung Quốc, con số này chỉ vừa bằng tổng số người có
ấn tượng Tốt (19.1%) và Rất Tốt (4.3%) cộng lại. Ngoài ra, tới 27.7% người tham gia
khảo sát có ấn tượng Đặc biệt Không Tốt về người Trung Quốc. Trong bốn nhóm tuổi,
đây là nhóm tuổi có tỷ lệ người tham gia khảo sát cho biết họ có cái nhìn tiêu cực về
con người Trung Quốc lớn nhất, qua đó, số liệu nói trên cũng phần nào phản ánh sự
khác biệt đáng kể trong góc nhìn của thế hệ đi trước về thế hệ trẻ ngày nay về con
người Trung Quốc.

Thông qua kết quả khảo sát, có thể thấy rằng phần lớn người trên 45 tuổi có ấn
tượng tiêu cực về người Trung Quốc đưa ra lý do chính là các vấn đề chính trị và xã
hội, chiếm tỷ lệ 42.3%. Hơn nữa, một số người còn bổ sung thêm lý do liên quan đến
vấn đề biển Đông và vấn đề lịch sử. Qua đó, có thể thấy những trải nghiệm và lịch sử
30

quan hệ giữa hai quốc gia, bao gồm các xung đột, những cuộc đấu tranh trong quá khứ
và hiện nay là các tranh chấp về chủ quyền và tài nguyên biển, đã tạo ra sự căng thẳng
và ảnh hưởng sâu sắc đến ấn tượng của họ về con người Trung Quốc.
Ngoài ra, kết quả của cuộc khảo sát còn chỉ ra tác động của các phương tiện
thông tin đại chúng đến quan niệm của người Việt trên 45 tuổi tham gia thực hiện
khảo sát, chiếm tỷ lệ 30.8%. Điều đó cho thấy cách báo chí và phương tiện truyền
thông đưa ra thông tin và hình ảnh về Trung Quốc có thể tạo ra thị phi và quan điểm
tiêu cực từ một số người.

2.1.2.5. Quan điểm của người Việt Nam thực hiện khảo sát về sự hiểu biết
của người Trung Quốc về “thế giới bên ngoài Trung Quốc”
Trong 325 người thực hiện khảo sát trong 04 nhóm tuổi (từ 06 đến trên 45
tuổi), có gần 65% người cho rằng người Trung Quốc có sự hiểu biết hạn chế, thậm chí
là không biết gì về thế giới bên ngoài đất nước của họ. Trái lại, chỉ có khoảng 4%
người Việt cho rằng người Trung Quốc biết khá rõ và hiểu biết rõ ràng, nắm chắc
thông tin về các quốc gia khác.

Lý giải cho kết quả này, chúng tôi có đặt ra câu hỏi tại sao hình ảnh về sự hiểu
biết và quan tâm của người Trung Quốc đối với thế giới bên ngoài đất nước họ lại
được hình thành như vậy trong mắt một số lượng lớn người Việt tham gia khảo sát,
phần đông người thực hiện khảo sát cho rằng Trung Quốc bị kiểm soát khá nghiêm
31

ngặt về các trang mạng xã hội cũng như các luồng thông tin ngoài thế giới, Chính phủ
Trung Quốc sử dụng một hệ thống tường lửa, tạo lập một không gian mạng dành riêng
cho người Trung Quốc để kiểm soát thông tin bên ngoài vào Trung Quốc, do đó
nguồn thông tin người dân được tiếp cận về thế giới bên ngoài cũng bị hạn chế, không
đa dạng.
Tiểu kết
Tóm lại, thông qua kết quả khảo sát thu được từ bốn nhóm tuổi, chúng tôi nhận
thấy rằng thế hệ đi trước có quan điểm tiêu cực hơn về con người Trung Quốc được
hình thành trong bối cảnh lịch sử và quan hệ đối tác giữa Việt Nam và Trung Quốc
trong quá khứ. Thế hệ trẻ hiện nay có thể được tiếp cận thông tin và truyền thông rộng
hơn, bao gồm các nguồn thông tin quốc tế và các trang mạng xã hội, đã tạo ra sự thay
đổi một cách tích cực hơn về quan điểm và nhận thức về người Trung Quốc. Bên cạnh
đó, các chương trình học tập, du lịch và trao đổi văn hoá có thể tạo cơ hội cho thế hệ
trẻ tăng cường tương tác trực tiếp với người Trung Quốc, góp phần hiểu rõ hơn về
quốc gia này và loại bỏ các thành kiến cố hữu. Ngoài ra, người Việt Nam còn cho thấy
quan điểm của mình về việc người dân Trung Quốc còn có những hiểu biết hạn chế về
thế giới bên ngoài đất nước họ.
2.2. Kết quả khảo sát góc nhìn của người Việt Nam về những sự kiện lịch
sử giữa Việt Nam và Trung Quốc
2.2.1. Đánh giá chung
Theo số liệu khảo sát và những số liệu thu thập được thì đa phần người Việt
Nam cho rằng những sự kiện lịch sử ảnh hưởng rất nhiều đến góc nhìn và quan niệm
của người Việt Nam đối với Trung Quốc (chiếm 62.4% số người làm khảo sát). Tuy
nhiên cũng có 37.3% người làm khảo sát cho rằng những sự kiện lịch sử trong quá
khứ không ảnh hưởng đến góc nhìn và quan niệm của người Việt Nam đối với Trung
Quốc, ngoài ra cũng có một phần rất nhỏ ý kiến cho rằng chỉ ảnh hưởng đến một phần
chứ không phải toàn bộ.
32

2.2.2 Đánh giá cụ thể


Trung Quốc là nước có sự gắn bó lịch sử lâu đời với Việt Nam, sự tiếp xúc giao
lưu giữa hai nước cũng diễn ra rất nhiều. Từ đó, yếu tố lịch sử cũng là một phần yếu
tố ảnh hưởng khá lớn đến góc nhìn của người Việt Nam.

Thông qua kết quả khảo sát và phân tích:


Ở nhóm > 45 tuổi, có đến 83.6% số người khảo sát cho rằng các sự kiện lịch sử
có ảnh hưởng đến cách nhìn nhận và quan niệm của người Việt Nam đối với Trung
Quốc, trong 4 nhóm tuổi thì đây là nhóm tuổi có số lượng người bình chọn mức độ
ảnh hưởng của các sự kiện lịch sử ở mức lớn nhất, trong khi đó ở nhóm 23- 45 tuổi và
14 đến 22 tuổi lần lượt chiếm 51.2% và 41% và xếp hạng cuối là nhóm tuổi từ 6- 13
tuổi chiếm 41.4% (thấp hơn một nửa so với nhóm > 45). Qua bảng số liệu trên cũng
phần nào phản ánh được sự khác biệt giữa góc nhìn các thế hệ ngày trước và hiện nay
bị tác động như thế nào bởi các yếu tố mang tính chất lịch sử.
Trong số liệu khảo sát của chúng tôi đã đưa ra một vài sự kiện lịch sử nổi bật
và cụ thể, trong số 325 người khảo sát khi nhắc tới sự kiện nổi bật của Việt Nam với
Trung Quốc thì Sự kiện 1000 năm Bắc thuộc có độ hiện diện lớn nhất khi chiếm
52.9%, tiếp theo đó là Kháng chiến hai lần chống Tống và ba lần chống quân Mông
Nguyên với số liệu sát sao là 41.8% và 41.5%, xếp dưới là Khởi nghĩa Lam Sơn
chống nhà Minh và Kháng chiến chống nhà Thanh chiếm lần lượt là 39.4% và 39.7%
và xếp ở vị trí cuối cùng là Chiến tranh biên giới phía Bắc là 120 phiếu chiếm 36.9%.
Có thể thấy độ nhận diện của các sự kiện lịch sử không chênh lệch nhiều, các số liệu
giữa các sự kiện tương đối ổn định.
33

Cũng theo đó, số liệu khảo sát đã cho thấy sự phát triển của Việt Nam, Trung
Quốc đã có ảnh hưởng khá lớn và đồng đều trên các lĩnh vực. Có thể hiện rõ ràng sự
ảnh hưởng trên lĩnh vực Văn hóa khi chiếm tỉ lệ lớn nhất là 28.3%, lần lượt sau đó là
lĩnh vực Ngôn ngữ chiếm 25.5%, Tôn giáo chiếm 23.9% và cuối cùng là Kinh tế cơ sở
hạ tầng chiếm 22.4%

Phần lớn các câu trả lời khảo sát ghi nhận được thì đa phần mọi người đều nghĩ
do sự ảnh hưởng của 1000 năm Bắc thuộc đã dẫn tới việc Trung Quốc có tác động khá
đồng đều trên các lĩnh vực phát triển của Việt Nam. Ngoài ra cũng có các lý do được
đưa ra do sự giao lưu kinh tế văn hóa chặt chẽ, Trung Quốc là một thị trường kinh tế
lớn thứ hai thế giới và rất phát triển.
Thêm vào đó, những tác động của lịch sử cũng đã một phần khiến cho giới trẻ
có cái nhìn không tốt về đất nước Trung Quốc hay thậm chí là vấn đề “bài Trung tiêu
34

cực” diễn ra, khi có tới 68% lựa chọn yếu tố lịch sử là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến
quan điểm này hiện nay, tuy nhiên phần 20% lại cho rằng lịch sử không phải là
nguyên nhân quan trọng mà chủ yếu là do các vấn đề về kinh tế, chính trị và tranh
chấp lãnh thổ chủ quyền giữa hai nước, còn lại là 12% đứng về phía trung lập và
không cho thêm ý kiến về vấn đề này.

Tiểu kết
Tóm lại, nguyên nhân từ các yếu tố lịch sử đã ảnh hưởng khá lớn đến góc nhìn
của đa phần người Việt Nam đối với Trung Quốc. Trong khảo sát 4 nhóm tuổi cho
thấy, những người lớn tuổi hơn thường bị tác động rõ ràng bởi những nguyên nhân
mang tính chất lịch sử, trong khi đó những nhóm tuổi nhỏ hơn lại có xu hướng ít bị
ảnh hưởng yếu tố lịch sử do sự mở rộng văn hóa và tiếp cận thông tin.
2.3. Kết quả khảo sát góc nhìn của người Việt Nam về kinh tế, hàng hóa
Trung Quốc
2.3.1. Đánh giá chung
Theo số liệu khảo sát mà chúng tôi thu thập được, người Việt Nam có tầm hiểu
biết cơ bản về nền kinh tế Trung Quốc (trên 92% người thực hiện khảo sát trả lời đúng
những câu hỏi nhận biết cơ bản về nền kinh tế Trung Quốc). Điều đó đồng thời cũng
thể hiện người Việt Nam cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của mối quan hệ
kinh tế Việt Nam - Trung Quốc, chủ động tìm hiểu về thị trường lớn này.
2.3.2. Đánh giá cụ thể
Là một trong những thị trường trọng điểm của Trung Quốc, hàng năm Việt
Nam nhập khẩu hàng nghìn tỷ USD hàng hóa đến từ Trung Quốc. Tuy nhiên, theo số
liệu khảo sát của chúng tôi, ý kiến đánh giá về chất lượng hàng hóa của Trung Quốc
không quá tích cực ở Việt Nam. Cụ thể, có khoảng 42,2% người cho biết họ hài lòng
với chất lượng hàng hóa, sản phẩm của Trung Quốc từ tốt đến rất tốt; 40,7% đánh giá
chất lượng hàng hóa Trung Quốc ở mức trung bình và 17,1% người có trải nghiệm từ
kém đến tệ.
35

Khi được hỏi về tần suất sử dụng hàng hóa có nguồn gốc, xuất xứ từ Trung
Quốc, tuy được đánh giá không cao về chất lượng nhưng hàng hóa Trung Quốc lại
được một bộ phận không nhỏ người Việt Nam lựa chọn sử dụng. Theo khảo sát,
53,4% người tham gia khảo sát cho biết họ không dùng hoặc hiếm khi sử dụng sản
phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc; 46,7% người thường xuyên hoặc luôn luôn lựa
chọn sử dụng hàng hóa Trung Quốc.

Lý do cho việc sử dụng hay không sử dụng sản phẩm Trung Quốc được đưa ra
trong khảo sát về cơ bản chia thành hai luồng ý kiến: một bên cho rằng sản phẩm
Trung Quốc có mẫu mã đẹp, giá thành rẻ, đặc biệt là sản phẩm nội địa chất lượng tốt,
vận chuyển nhanh; một số khác cho biết họ không lựa chọn sử dụng vì tiềm ẩn những
mối nguy sức khỏe, một phần do những thương vụ với Trung Quốc trước đây gây tổn
thất cho thương lái Việt Nam nên họ đối với uy tín của hàng hóa Trung Quốc không
còn tin tưởng.
Đặc biệt, để tìm hiểu kỹ hơn về hình ảnh của nền kinh tế đứng thứ hai thế giới
trong mắt người Việt Nam, chúng tôi đưa ra câu hỏi “Trung Quốc có thể thay thế Hoa
Kỳ trở thành siêu cường kinh tế thế giới không?” và thu lại kết quả: có khoảng 52,3%
người tham gia khảo sát cho rằng Trung Quốc không thể vượt qua Hoa Kỳ.
36

Câu hỏi trên cũng đã được trung tâm nghiên cứu Pew đưa vào khảo sát năm
2015 của họ. Cụ thể, về kinh tế, Nhật Bản, Việt nam và Philippines là ba nước có thái
độ mạnh mẽ nhất với quan điểm Trung Quốc sẽ không bao giờ thay thế Mỹ trở thành
siêu cường thế giới đây là tỷ lệ cao nhất trong các quốc gia được khảo sát. Có tới 67%
người Việt Nam thực hiện khảo sát cho rằng Hoa Kỳ sẽ luôn là cường quốc hàng đầu
thế giới.

Hình 2.1&2.2. Theo khảo sát Views of China and the Global Balance of Power
của trung tâm nghiên cứu Pew (2015)
Ngoài ra, số liệu của cuộc khảo sát còn chỉ ra rằng, thế hệ trẻ hơn sẽ có xu
hướng cho rằng Trung Quốc sẽ hoặc đã thay thế Hoa Kỳ. Ở Việt Nam, 23% người
trong độ tuổi từ 18 đến 29 cho rằng Hoa Kỳ sẽ không còn xếp vị trí đầu tàu kinh tế mà
thay vào đó là Trung Quốc, ở độ tuổi 30 đến 49 có khoảng 18% người có cùng ý kiến
và con số giảm còn 11% với độ tuổi trên 50.
37

Theo số liệu khảo sát của chúng tôi có 44,4% người trong độ tuổi từ 14 đến 22
tuổi đồng ý rằng Trung Quốc có thể thay thế Hoa Kỳ trở thành siêu cường kinh tế thế
giới; ở 23 - 45 tuổi và > 45 tuổi con số lần lượt là 39,1% và 14,6%.

So sánh hai kết quả khảo sát, có thể nhận thấy số liệu không chênh lệch quá
nhiều (từ năm 2015 đến 2023) nhưng xu hướng ý kiến đang chuyển dần tích cực hơn
cho Trung Quốc, đặc biệt là thế hệ trẻ Việt Nam. Như vậy, đối với một vấn đề phức
tạp như kinh tế, người Việt Nam có nhiều ý kiến khác nhau, những cách nhìn khác từ
nhiều độ tuổi, để tìm hiểu rõ hơn chúng tôi sẽ nghiên cứu ở chương 3.
2.4. Kết quả khảo sát góc nhìn của người Việt Nam về văn hóa Trung
Quốc
2.4.1. Đánh giá chung
Nhìn chung, phần lớn hiểu biết của người Việt Nam về văn hóa Trung Quốc
chỉ đang dừng lại ở mức nhận biết. Từ khảo sát, ta có thể thấy, đối với văn hóa Trung
Quốc, có đến 58,7% người Việt Nam có một chút hiểu biết, 37,6% không biết gì và
chỉ có 3,7% người Việt có độ am hiểu sâu rộng về văn hóa Trung Quốc.
38

Qua đánh giá khảo sát, chúng tôi nhận thấy phần đông đối tượng khảo sát trong
các độ tuổi khác nhau đều cho rằng văn hóa Trung Quốc rất phong phú, số lượng
người này chiếm tới 73,5%. Phần còn lại, 26,5% người cho rằng văn hóa Trung Quốc
bình thường, không có gì đặc biệt.

Điều này, ít nhiều góp phần ảnh hưởng đến quan niệm, góc nhìn cũng như mức
độ yêu thích của người Việt Nam đối với đất nước Trung Quốc. Phần lớn đối tượng
khảo sát (39,1%) có thái độ bình thường với Trung Quốc; số lượng người không thích
chiếm 29,8%; số lượng người thích Trung Quốc ít hơn, chiếm 23,3%; và phần còn lại
bao gồm 5,6% người ghét Trung Quốc và chỉ 2,2% người rất thích đất nước này.
39

2.4.2. Đánh giá cụ thể


Như đã nhận xét ở phần đánh giá chung, chỉ có 2,2% đối tượng khảo sát rất
thích đất nước Trung Quốc, trong đó, 2,1% người thuộc độ tuổi từ 14-22 tuổi, và đối
với độ tuổi >45, không một ai có cảm giác rất thích đất nước này. Có thể thấy, do
ngày nay, với sự phát triển ngày càng mạnh của khoa học công nghệ, giới trẻ được
tiếp xúc nhiều hơn với các nền văn hoá của các nước trên thế giới, trong đó có cả
Trung Quốc, cùng với việc Trung Quốc đẩy mạnh việc xây dựng hình ảnh tốt đẹp
trong mắt bạn bè quốc tế đã khiến cho giới trẻ Việt Nam có cái nhìn tích cực hơn về
đất nước Trung Quốc, mức độ yêu thích của họ với Trung Quốc so với các thế hệ đi
trước cũng nhiều hơn. Những đối tượng khảo sát trên 45 tuổi, do chịu ảnh hưởng
không tốt từ những sự kiện trong quá khứ, ví dụ như những cuộc chiến tranh giữa
Trung Quốc và Việt Nam trong lịch sử, nên họ vẫn có phần nào đó chưa có cảm tình
với đất nước này.
40

Nhắc đến quốc phục của Trung Quốc, có đến 72,8% người chọn Hán phục, và
1 số ít người (4,6%) lựa chọn trang phục Đôn Hoàng. Những người chọn Hán phục
phần lớn là ở độ tuổi 6-13 và 23-45, do họ được tiếp xúc nhiều với phim ảnh cổ trang
Trung Quốc qua Internet nhưng lại chưa có sự tìm hiểu kỹ, mà trang phục chính của
các bộ phim cổ trang đó thường là Hán phục, nên sẽ dẫn đến sự hiểu lầm này. Mặc dù
qua các triều đại, quốc phục của Trung Quốc cũng có sự thay đổi, song hiện nay, Sườn
xám mới chính là quốc phục của đất nước này, và chỉ có 22,6% người có câu trả lời
đúng về sự hiểu biết trang phục truyền thống của Trung Quốc. Có thể thấy, ngoài độ
tuổi 6-13 và 23-45 thì những người ở giai đoạn 14-22 tuổi và trên 45 tuổi khi tham gia
khảo sát, do có sự tìm hiểu văn hóa, tiếp nhận thông tin có chọn lọc qua mạng Internet
cùng với hiểu biết về lịch sử Trung Quốc đã giúp cho họ có câu trả lời đúng ở phần
này.
41

Nhắc đến ẩm thực nổi tiếng của Trung Quốc, phần lớn mọi người tham gia
khảo sát đều có câu trả lời đúng là Vịt quay Bắc Kinh, Gà Cung Bảo, Đậu phụ Tứ
Xuyên, Đậu phụ thối, Sủi cảo, Mì Trường Thọ. Điều này có thể dễ dàng lý giải được
là do những món ăn này luôn được quảng bá rầm rộ, khéo léo qua các chương trình
thực tế, các bộ phim truyền hình và điện ảnh của Trung Quốc, nhờ đó mà không chỉ
người dân Việt Nam mà tất cả mọi người trên thế giới có thể có những hiểu biết cơ
bản về món ăn truyền thống cũng như nổi tiếng của đất nước này. Cùng với câu hỏi ở
diện nhận biết này, hầu hết mọi người cũng có câu trả lời phong phú về những tinh
hoa văn hóa đặc sắc của Trung Quốc, bao gồm: Kinh kịch, Thư pháp, Cờ Vây, Võ
thuật, Châm cứu, Đông Y, Kiến trúc Lâm Viên, Đạo đức Kinh, Tơ lụa.
Ngoài ra, thông qua khảo sát, có 78,9 % người cho rằng văn hoá Trung Quốc
có ảnh hưởng lớn đến văn hoá Việt Nam, cùng với đó là 75,2% người đưa ra lựa chọn
là tập tục những ngày lễ tết ở Việt Nam như Tết Nguyên Đán, Tết Trung Thu, Tết
Đoan Ngọ… có sự tương đồng với ngày lễ bên Trung Quốc, và số lượng người này
phần lớn thuộc về độ tuổi từ 14-22, 23-45 và trên 45 tuổi. Do họ đang sống và lớn lên
trong thời đại công nghệ thông tin phát triển, giúp cho họ có nhiều cơ hội hơn để tiếp
nhận thông tin, tìm hiểu nhiều hơn về văn hóa nước bạn qua các trang mạng điện tử.
Ngoài ra, những người trên 45 tuổi, trước kia họ từng được bố mẹ, ông bà kể lại từ
những thời đấu tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc, nên họ biết rằng nền văn hóa
Việt Nam có ảnh hưởng từ đó. Phần còn lại là 15,8% người cho rằng văn hóa Trung
Quốc không ảnh hưởng đến văn hóa Việt Nam và 14% người cho rằng những tập tục
ngày Lễ Tết của Việt Nam và Trung Quốc không có sự tương đồng và 10,9% người
không biết về lĩnh vực này. Và số người này đa số ở độ tuổi từ 6-13, do các bạn còn
nhỏ, chưa có ý muốn tìm hiểu về văn hóa nước khác, dù được tiếp cận với thiết bị
thông minh như điện thoại, máy tính, tivi từ khá sớm nhưng phần đa đều dùng cho
việc giải trí, nên việc các bạn đưa ra những lựa chọn như này là dễ hiểu.
42

Tiểu kết
Tóm lại, qua số liệu khảo sát bốn nhóm tuổi, chúng tôi thấy rằng, người Việt
Nam trong các giai đoạn từ 14-45 tuổi và trên 45 tuổi có sự hiểu biết nhất định về văn
hóa Trung Quốc, họ có ý thức tìm hiểu cũng như tiếp nhận thông tin có chọn lọc. Còn
với nhóm tuổi từ 6-13 tuổi, các bạn còn nhỏ, chưa có ý muốn tìm hiểu văn hóa nước
ngoài nên sự hiểu biết về văn hóa Trung Quốc còn hạn chế.
2.5. Kết quả khảo sát góc nhìn của người Việt Nam về nghệ thuật Trung
Quốc
2.5.1. Đánh giá chung
Theo những số liệu khảo sát mà chúng tôi thu thập được, mức độ quan tâm của
người Việt Nam về nghệ thuật Trung Quốc trên lĩnh vực phim ảnh rất khả quan (số
người Việt Nam đã từng xem qua phim Trung Quốc đạt kết quả tuyệt đối là 100%).
43

Trong khi đó mức độ quan tâm của người Việt Nam về nghệ thuật Trung Quốc
trên lĩnh vực văn học tiểu thuyết lại có phần hạn chế (số người Việt Nam đã từng đọc
qua tiểu thuyết Trung Quốc chỉ chiếm gần 40%, hơn 60% số người còn lại bày tỏ chưa
từng đọc hoặc không thích đọc tiểu thuyết Trung Quốc).

Những con số đó cho thấy, nền phim ảnh qua các phương tiện truyền thông đại
chúng của Trung Quốc đang phát triển rất mạnh mẽ, là một đối tác tiềm năng mà Việt
Nam cần đánh giá và khai thác đúng hướng. Bên cạnh đó, quan niệm của người Việt
Nam về nền văn học Trung Quốc cần được cải thiện nhiều hơn để tăng cường mối
quan hệ giao lưu văn hóa giữa hai nước.
2.5.2. Đánh giá cụ thể
2.5.2.1. Về lĩnh vực phim ảnh, ca nhạc
Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc là mối quan hệ đặc biệt, là láng giềng, gần gũi
về khoảng cách địa lý, có lịch sử tiếp xúc và giao lưu với nhau hơn hai nghìn năm và
cũng đạt được những thành tựu nhất định trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Theo
những con số mà chúng tôi đã thống kê, bất kể là ở độ tuổi nào, người Việt Nam cũng
44

đều đón nhận nền phim ảnh và ca nhạc Trung Quốc một cách tích cực và khả quan.
Cụ thể, có 100% người Việt Nam đã từng xem qua hoặc biết đến phim Trung Quốc,
và khi nhận xét về nền phim ảnh và ca nhạc Trung Quốc thì không có ai có phản ánh
tiêu cực hoặc cảm thấy bình thường. Điều này cho thấy, mối quan hệ hợp tác hữu nghị
về văn hóa nghệ thuật của Việt Nam và Trung Quốc ngày càng được tăng cường, đặc
biệt là từ 2008 đến nay, khi hai nước bước vào giai đoạn hợp tác “Đối tác chiến lược
toàn diện”, hoạt động giao lưu hợp tác, văn học, nghệ thuật ngày càng được mở rộng
với nhiều nội dung và hình thức khác nhau, tạo nên những phản ứng tích cực trong
quan niệm của người Việt Nam về nghệ thuật Trung Quốc.

Theo những số liệu thống kê trong bài khảo sát của chúng tôi, thể loại kiếm
hiệp cổ trang và thanh xuân vườn trường là hai thể loại phim Trung Quốc được người
Việt Nam đón nhận nhất. (Có 194 người tức 59,3% người Việt Nam thích thể loại
phim cổ trang kiếm hiệp Trung Quốc, 158 người tức 48,3% người Việt Nam thích thể
loại phim ngôn tình thanh xuân vườn trường). Đây là một kết quả có thể dự đoán
được, bởi đây cũng là hai thể loại được ngành giải trí Trung Quốc chú trọng đầu tư
nhất với những kiến trúc phương Đông đậm đà bản sắc văn hóa Trung Hoa và thể loại
phim ngôn tình mang đậm dấu ấn Trung Quốc.
45

Mặt khác, mức độ quan tâm của người Việt Nam dành cho các thể loại phim
Trung Quốc khác cũng đạt được những con số khả quan (đều trên 30%), điều này cho
thấy nền phim ảnh Trung Quốc được mọi lứa tuổi người Việt Nam đón nhận đầy tích
cực, đa dạng và có tiềm năng phát triển. Bước vào một thời đại mới, thời đại công
nghệ thông tin, chúng ta càng phải cố gắng khai thác hơn những điểm tích cực trong
lĩnh vực này để tăng cường hơn mối quan hệ hữu nghị về văn hóa nghệ thuật giữa Việt
Nam và Trung Quốc.
2.5.2.2. Về lĩnh vực văn học, tiểu thuyết
Việt Nam và Trung Quốc là hai nước có truyền thống văn học, nghệ thuật lâu
đời, với kho tàng văn chương, thi phú, hội họa, âm nhạc, kiến trúc, điêu khắc, sân
khấu... vô cùng phong phú, từ nghệ thuật bình dân đến nghệ thuật bác học. Tuy nhiên,
khi chọn đối tượng nghiên cứu là tiểu thuyết văn học Trung Quốc, chúng tôi nhận thấy
số người Việt Nam đón nhận nét tinh hoa văn hóa này vẫn còn có phần hạn chế, bởi
như chúng tôi đã nêu ra ở trong phần đánh giá chung, khi được hỏi đã đọc tiểu thuyết
Trung Quốc bao giờ chưa, chỉ có 38,5% số người thực hiện khảo sát trả lời là đã đọc
vài bộ, vậy tức là có đến 61,5% số người thực hiện khảo sát không đọc tiểu thuyết
Trung Quốc, cụ thể, có 34,9% chưa từng đọc và 26,6% không thích đọc.
46

Ngoài ra, trong câu hỏi tiểu thuyết Trung Quốc có ảnh hưởng như thế nào tới
thế hệ trẻ Việt Nam, chỉ có 32,3% số người thực hiện khảo sát đồng tình là có tác
động tích cực đến thế hệ trẻ Việt Nam, và có đến 46,5% số người thực hiện khảo sát
cho rằng đọc tiểu thuyết Trung Quốc có tác động tiêu cực đến thế hệ trẻ của tổ quốc
(tiêu cực cao hơn tích cực đến 14,2%). Con số chênh lệch 14,2% này cho thấy thành
kiến của người Việt Nam đối với tiểu thuyết Trung Quốc khá cao, cần có những biện
pháp để cải thiện và nâng cao trong thời gian tới.

Để làm rõ hơn phần này, chúng tôi tiến hành phân tích mức độ quan tâm của
người Việt Nam về lĩnh vực văn học tiểu thuyết Trung Quốc qua từng độ tuổi
A. Mức độ quan tâm của người Việt Nam về lĩnh vực văn học tiểu thuyết
Trung Quốc từ 06 tuổi đến 13 tuổi
Trong 6 người thực hiện khảo sát từ 06 đến 13 tuổi, có 5 người (tức 83,3% số
người thực hiện khảo sát) đã từng đọc vài bộ và 1 người (tức 16,7% số người thực
hiện khảo sát) nói rằng họ chưa từng đọc. Điều này cho thấy rằng, mức độ quan tâm
47

của những người thuộc độ tuổi từ 06 đến 13 tuổi đến tiểu thuyết Trung Quốc rất cao,
là độc giả tiềm năng cho những cuốn sách dịch thuật và xuất bản từ Trung Quốc sang
Việt Nam.

Theo đó, do các bạn trẻ thuộc độ tuổi từ 06 đến 13 tuổi được tiếp xúc sớm với
nền văn học Trung Quốc và không yêu cầu quá khắt khe về mặt nội dung của các cuốn
truyện tiểu thuyết, cho nên đại đa số những người thực hiện khảo sát ở nhóm tuổi này
cho rằng tiểu thuyết Trung Quốc có ảnh hưởng tích cực đến thế hệ trẻ Việt Nam. Cụ
thể, có 4 người (tức 66,7%) đánh giá tích cực, 1 người (tức 16,7%) đánh giá tiêu cực
và 1 người (tức 16,7%) đánh giá không ảnh hưởng.
B. Mức độ quan tâm của người Việt Nam về lĩnh vực văn học tiểu thuyết
Trung Quốc từ 14 tuổi đến 22 tuổi
Trong 143 người thực hiện khảo sát từ 14 đến 22 tuổi, có 52,1% số người thực
hiện khảo sát nói rằng họ đã từng đọc qua vài bộ; 30,3% chưa từng đọc và 17,6%
không thích đọc tiểu thuyết Trung Quốc. Đây là một con số khá khả quan và cho thấy
những người thuộc nhóm tuổi này có sự quan tâm nhất định đến nền văn học tiểu
thuyết Trung Quốc.
48

Khi được hỏi tiểu thuyết Trung Quốc có ảnh hưởng như thế nào tới thế hệ trẻ
Việt Nam, do đa số các bạn trẻ ở độ tuổi từ 14 đến 22 tuổi đều ở trong thời đại công
nghệ số và sớm tiếp xúc với nhiều loại hình văn học Trung Quốc qua không gian
mạng, cho nên sẽ có sự chọn lọc nhất định đối với các câu chuyện tiểu thuyết Trung
Quốc. Mặt khác, có một số tác động tiêu cực của tiểu thuyết Trung Quốc xuất phát từ
trên những trang mạng xã hội, mà người trực tiếp tiếp xúc với những tác động tiêu cực
đó hầu như là các bạn trẻ thuộc nhóm tuổi này, cho nên số người tham gia khảo sát
đánh giá tiểu thuyết Trung Quốc ảnh hưởng tiêu cực đến thế hệ trẻ Việt Nam đã tăng
lên. Cụ thể, có 47,2% số người thực hiện khảo sát nhận xét tích cực, 30,3% số người
thực hiện khảo sát nhận xét tiêu cực và 22,5% số người thực hiện khảo sát cho rằng
không ảnh hưởng.
C. Mức độ quan tâm của người Việt Nam về lĩnh vực văn học tiểu thuyết
Trung Quốc từ 23 tuổi đến 45 tuổi
Trong 126 người thực hiện khảo sát từ 23 đến 45 tuổi, chỉ có 25,2% số người
thực hiện khảo sát nói rằng họ đã từng đọc qua vài bộ; có đến 39,8% số người nói
mình chưa từng đọc và 35% số người bày tỏ mình không thích đọc tiểu thuyết Trung
49

Quốc. Từ những con số này ta có thể thấy, người Việt Nam thuộc độ tuổi từ 23 tuổi
đến 45 tuổi rất ít quan tâm đến tiểu thuyết Trung Quốc.

Bên cạnh đó, do những người thuộc nhóm tuổi từ 23 đến 45 tuổi hầu như đã lập
gia đình và có con nhỏ thuộc độ tuổi từ 06 đến 22 tuổi chịu nhiều tác động tiêu cực từ
các cuốn tiểu thuyết mạng Trung Quốc, cho nên có cái nhìn khá tiêu cực về nét văn
học này. Cụ thể, 50% số người thực hiện khảo sát cho rằng tiểu thuyết Trung Quốc có
ảnh hưởng tiêu cực đến thế hệ trẻ Việt Nam; 25,4% cho rằng không ảnh hưởng và chỉ
có 24,6% số người thực hiện khảo sát đánh giá tích cực (chiếm chỉ số phần trăm ít
nhất trong ba lựa chọn).
D. Mức độ quan tâm của người Việt Nam về lĩnh vực văn học tiểu thuyết
Trung Quốc lớn hơn 45 tuổi
Trong 46 người thực hiện khảo sát lớn hơn 45 tuổi, chỉ có 19,1% số người thực
hiện khảo sát nói rằng họ đã từng đọc qua vài bộ; có đến 42,6% số người nói mình
chưa từng đọc và 38,3% số người bày tỏ mình không thích đọc tiểu thuyết Trung
Quốc. Đây được ghi nhận là con số không khả quan nhất trong bốn độ tuổi và cho
50

thấy những người thuộc độ tuổi này hầu như không quan tâm đến tiểu thuyết văn học
Trung Quốc.

Ở câu hỏi “theo bạn, tiểu thuyết Trung Quốc có ảnh hưởng như thế nào tới thế
hệ trẻ Việt Nam?”, do thuộc nhóm tuổi đi trước, có yêu cầu cao về các thể loại văn
học nghệ thuật, nên đây là nhóm tuổi có cái nhìn tiêu cực nhất về tiểu thuyết Trung
Quốc. Cụ thể, có đến 80,9% số người thực hiện khảo sát đánh giá tiêu cực; 8,5% số
người thực hiện khảo sát đánh giá không ảnh hưởng và chỉ có 10,6% đánh giá tích
cực. Điều này cho thấy cái nhìn của những người Việt Nam thuộc nhóm tuổi này đối
với tiểu thuyết văn học Trung Quốc thực sự rất tiêu cực.
Như vậy, qua những số liệu mà chúng tôi thống kê được, có thể thấy những
người dưới 45 tuổi có cái nhìn tích cực về tiểu thuyết Trung Quốc hơn so với những
người thuộc nhóm trên 45 tuổi, về cụ thể nguyên nhân chúng tôi sẽ phân tích ở bên
dưới và đưa ra những biện pháp thích đáng để cải thiện những con số này.

Tiểu kết
51

Thông qua những phân tích con số trên, chúng tôi nhận thấy, nền phim ảnh
Trung Quốc có những ảnh hưởng rất tích cực đến quan niệm của người Việt Nam về
Trung Quốc, cần được duy trì và phát huy trong những đoạn thời gian sắp tới. Trong
khi đó, nền tiểu thuyết văn học Trung Quốc lại nhận về rất nhiều những đánh giá
không tốt của người Việt Nam, là một nhân tố khiến cho cái nhìn của người Việt Nam
về Trung Quốc xấu đi, đây là vấn đề chúng ta cần xem xét và phân tích kỹ lưỡng để
đưa ra những giải pháp và phương án thích đáng cho vấn đề này.

Tổng kết chương 2


Thông qua việc phân tích khái quát số liệu chúng tôi nhận ra một số đặc điểm
nổi bật của từng độ tuổi, các suy nghĩ, quan điểm đặc trưng của từng nhóm người
được thể hiện rõ ràng trong bảng số liệu. Nhìn chung, kết quả khảo sát đa phần hướng
về mặt tích cực nhiều hơn, người Việt Nam dù ở bất kỳ độ tuổi nào cũng đều thể hiện
những cách nhìn, đánh giá khách quan, đặc biệt là thế hệ trẻ Việt Nam. Có thể thấy
trong thời đại mới, người Việt Nam chúng ta đang có tư tưởng cởi mở và khả năng
sàng lọc những thông tin sai lệch để đưa ra những đánh giá đúng đắn. Tuy nhiên, vẫn
không thể phủ nhận việc một số yếu tố tiêu cực đang phần nào ảnh hưởng đến ấn
tượng của người dân Việt Nam về Trung Quốc.

Chương 3
Phân tích các yếu tố tác động đến những đánh giá
của người Việt Nam về Trung Quốc

Mở đầu chương 3
52

Tiếp nối chương 2, để phân tích vấn đề một cách toàn diện hơn, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu các yếu tố tác động đến những đánh giá của người Việt Nam về
Trung Quốc theo hai chiều hướng tích cực và tiêu cực. Cụ thể, chúng tôi đã tổng hợp
dữ liệu và đưa ra 4 yếu tố tác động đến quan niệm của người Việt Nam về Trung
Quốc ở từng chiều hướng như sau:

3.1. Phân tích các yếu tố tác động đến những đánh giá tích cực của người
Việt Nam về Trung Quốc
3.1.1. Thời đại công nghệ số, con người kết nối với nhau thuận tiện hơn
Theo kết quả khảo sát mà chúng tôi thu thập được, thế hệ trẻ trong độ tuổi 19-
23 tuổi có mức độ yêu thích đất nước Trung Quốc cao hơn. Nguyên nhân chủ yếu
được đề cập đến là do thế hệ trẻ được tiếp xúc với chế độ giáo dục tiên tiến, nhiều cơ
hội giao lưu nên sẽ có những suy nghĩ, quan niệm đa chiều, toàn diện hơn; cũng nhờ
đó mà thế hệ trẻ Việt Nam không chỉ nhìn nhận Trung Quốc thông qua sách vở lịch sử
mà còn thông qua tiếp xúc và thấu hiểu. Cụ thể, các bạn cho biết, khi giao lưu với các
bạn học sinh Trung Quốc, đều nhận được những lời khuyên hữu ích và động lực học
tập rất lớn. Đặc biệt, theo một số cuộc phỏng vấn trực tiếp mà chúng tôi thực hiện ở
trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN, các bạn du học sinh Trung Quốc chăm chỉ,
thân thiện và cởi mở với các bạn trong khoa, giúp đỡ nhau học tập. Chính vì vậy, hình
ảnh của người Trung Quốc trong mắt sinh viên Việt Nam đặc biệt là với những bạn đã
được tiếp xúc, nói chuyện là rất tích cực, thân thiện.
Trong cuộc khảo sát toàn cầu “Views of China and the Global Balance of
Power” (2015) của trung tâm nghiên cứu Pew được đăng tải công khai trên trang Pew
Research Center, tại 18 quốc gia được khảo sát, những người trẻ tuổi có thiện cảm hơn
với Trung Quốc so với những người lớn tuổi, trong đó có Việt Nam. Đồng thời, những
con số này đang thay đổi theo chiều hướng tích cực theo từng năm. Nói về hình ảnh
của người Trung Quốc trong mắt công dân Việt Nam, có khoảng 47.7% người thực
hiện khảo sát cho rằng người Trung Quốc lịch sự, cởi mở; 45% cho rằng người Trung
Quốc trọng lễ nghĩa. Đây là một tín hiệu tốt đối với Việt Nam nói riêng, lớp thế hệ trẻ
của chúng ta đang có những suy nghĩ tích cực, nhìn nhận nhiều khía cạnh hơn về
Trung Quốc, hứa hẹn một tương lai hội nhập, hợp tác hòa bình nhiều hơn với người
bạn láng giềng này.
53

3.1.2. Người Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp xúc với văn hóa và giáo dục
Trung Quốc
Một trong những nguyên nhân quan trọng khởi đầu cho sự thay đổi tích cực
trong quan điểm của người Việt Nam về Trung Quốc là sự hợp tác giáo dục và trao
đổi sinh viên giữa hai quốc gia. Sự phát triển và phổ biến của các chương trình học
bổng và trao đổi giữa các trường đại học đã tạo ra cơ hội tuyệt vời cho sinh viên Việt
Nam để tiếp cận với giáo dục và văn hóa Trung Quốc. Những trải nghiệm này không
chỉ giúp họ mở rộng kiến thức và các kỹ năng mềm, mà còn giúp họ hiểu rõ hơn về
đất nước, người dân và nền văn hóa Trung Quốc. Điều này dẫn đến sự thay đổi tích
cực trong quan điểm của người Việt Nam về Trung Quốc, khi họ nhìn nhận và đánh
giá đối tác này một cách trung thực và hợp lý hơn.
Hợp tác giáo dục và trao đổi sinh viên đóng vai trò quan trọng trong việc thúc
đẩy sự giao lưu và tương tác giữa các quốc gia, đồng thời tạo cơ hội học tập và trải
nghiệm đa văn hóa cho sinh viên. Việc Việt Nam đứng thứ 7 trong top 15 quốc gia có
nhiều sinh viên trao đổi nước ngoài học tập tại Trung Quốc là một ví dụ rõ ràng về sự
phát triển của hợp tác giáo dục giữa hai quốc gia này (Hình 3.1)
54

Hình 3.1. Top 15 các quốc gia có nhiều du học sinh du học
tại Trung Quốc nhất, số liệu năm 2012 (Study in China, 2012)
Trung Quốc đã lâu đã chú trọng hợp tác giáo dục với các quốc gia khác, và
Việt Nam không phải là ngoại lệ. Hai nước đã ký kết các thỏa thuận hợp tác giáo dục
và trao đổi sinh viên, tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập và giao lưu giữa sinh
viên từ hai quốc gia.
Sự hiện diện và phát triển của các trường đại học và viện nghiên cứu hàng đầu
trong nước này cũng đóng góp vào việc thay đổi quan điểm tích cực của người Việt
Nam về Trung Quốc. Trung Quốc đầu tư mạnh mẽ vào việc phát triển giáo dục và
nghiên cứu, đồng thời tạo ra cơ hội hấp dẫn cho hàng ngàn sinh viên và nhà nghiên
cứu quốc tế. Điều này được thể hiện qua việc cung cấp các chương trình học bổng hấp
dẫn và các hỗ trợ tài chính đặc biệt cho sinh viên quốc tế. Sự hỗ trợ này giúp giảm bớt
gánh nặng tài chính và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người Việt Nam khi xin học
tập và nghiên cứu tại Trung Quốc.
Các trường đại học Trung Quốc nổi tiếng với chất lượng giảng dạy và cơ sở vật
chất hiện đại. Nhiều trường đại học Trung Quốc đã xếp hạng trong bảng xếp hạng các
trường đại học hàng đầu thế giới. Điều này tạo ra một điểm mạnh cho người Việt Nam
khi lựa chọn Trung Quốc là điểm đến học tập và nghiên cứu.
55

Các cơ hội học tập và nghiên cứu tại Trung Quốc hứa hẹn mang lại cho người
Việt Nam những trải nghiệm giáo dục phong phú, mở rộng kiến thức và mở ra cơ hội
nghề nghiệp trong tương lai.

3.1.3. Trung Quốc nỗ lực xây dựng hình ảnh tốt đẹp trong mắt bạn bè
quốc tế
Một trong những lí do khiến cho quan niệm của người Việt Nam về người
Trung Quốc có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực là bởi Trung Quốc đang nỗ lực
xây dựng hình ảnh tốt đẹp trong mắt bạn bè quốc tế, trong đó có cả Việt Nam. Trên
thực tế, Việt Nam - Trung Quốc là hai nước láng giềng có truyền thống hữu nghị lâu
đời với nhiều nét tương đồng về lịch sử phát triển, chế độ chính trị, cũng như văn hóa,
xã hội. Trải qua bao thăng trầm với sự dày công vun đắp của các thế hệ đi trước, tình
hữu nghị giữa nhân dân hai nước, đặc biệt là thế hệ thanh niên không ngừng được
củng cố và phát triển. Việc vun đắp và phát triển mối quan hệ hữu nghị truyền thống
ngày càng được các cấp lãnh đạo hai nước đặc biệt quan tâm, trong đó bao gồm công
tác xây dựng hình ảnh quốc gia của Trung Quốc với Việt Nam cũng như bạn bè quốc
tế cùng “chất xúc tác” là thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước.
Ông Tập Cận Bình từng phát biểu rằng Trung Quốc phải "kết bạn rộng rãi,
đoàn kết đa số và không ngừng mở rộng vòng tròn bạn bè với những bên hiểu và thân
thiện với Trung Quốc". Ông thúc giục các quan chức Trung Quốc nỗ lực tạo ra hình
ảnh một Trung Quốc "đáng tin, đáng yêu, và đáng kính". Ngoài ra, ông Tập cũng
nhiều lần nhấn mạnh tầm quan trọng của kiến tạo môi trường dư luận bên ngoài thuận
lợi, tăng cường truyền thông trong tình hình mới để đảm bảo sự vươn lên của đất
nước, trọng tâm sẽ là cải thiện hình ảnh toàn cầu của Trung Quốc.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, ngoại giao văn hóa giữ một vai trò ngày càng
quan trọng cả về khía cạnh chính trị, kinh tế và văn hóa. Đối với các nước lớn, ngoại
giao văn hóa là con đường để mở rộng ảnh hưởng của mình với thế giới, Trung Quốc
cũng không ngoại lệ. Trung Quốc xác định văn hóa là một cấu phần của sức mạnh
quốc gia để trở thành một cường quốc thế giới, nên đã thiết lập hàng trăm Viện Khổng
Tử giảng dạy ngôn ngữ và văn hóa Trung Hoa tại khắp các châu lục. Tại Việt Nam, số
người học tiếng Trung Quốc, có mong muốn tìm hiểu và tham quan du lịch đất nước
này ngày một tăng, cái nhìn của họ về Trung Quốc cũng phần nào tích cực hơn các thế
hệ đi trước.
Ngoài ra, sau một thời gian dài Trung Quốc giữ thế phòng thủ với thế giới bằng
biện pháp kiểm duyệt thông tin thì nay tình hình đã khác. Trung Quốc cũng tích cực
xây dựng hình ảnh quốc gia thông qua lĩnh vực nghệ thuật, cụ thể là mảng điện ảnh.
Trung Quốc đã cho làm phim tài liệu nhiều tập về viện trợ nhân đạo trong thảm họa
như động đất ở Nepal năm 2015, quảng bá các dự án cơ sở hạ tầng Trung Quốc xây
56

dựng ở châu Phi, từ đó góp phần xây dựng hình ảnh một Trung Quốc tích cực và thân
thiện trong mắt bạn bè quốc tế. Những bộ phim điện ảnh với những nội dung hay, có ý
nghĩa gắn liền với nếp sống sinh hoạt hàng ngày, phong tục tập quán cùng dàn diễn
viên tài năng giúp cho người xem trên toàn thế giới cũng có một cái nhìn khác về con
người Trung Quốc, đất nước Trung Quốc. Mặt khác, kết quả khảo sát của chúng tôi
cũng ghi nhận có 100% số người Việt Nam đã từng xem và có đánh giá tích cực về
phim Trung Quốc. Con số tròn trịa này là thành quả của việc Trung Quốc không
ngừng đầu tư thời gian và công sức vào các dự án phim ảnh, đồng thời đưa nó quảng
bá đến các nước bạn bè, trong đó có Việt Nam.
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng rất khéo léo xây dựng và quảng bá hình ảnh
cũng như văn hoá của quốc gia qua ẩm thực. Những chương trình thực tế thường xuất
hiện những món ăn được cho là đặc trưng, nổi tiếng của đất nước, mỗi món ăn đều ẩn
chứa những nét văn hoá đặc sắc của Trung Quốc. Bên cạnh đó, trong khảo sát của
chúng tôi, sự quan tâm của người Việt Nam về nền ẩm thực Trung Quốc đạt mức độ
hiểu biết, bởi phần lớn mọi người tham gia khảo sát đều có câu trả lời đúng là Vịt
quay Bắc Kinh, Gà Cung Bảo, Đậu phụ Tứ Xuyên, Đậu phụ thối, Sủi cảo, Mì Trường
Thọ.

3.1.4. Mối quan hệ kinh tế hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc
Một yếu tố quan trọng khác cho những đánh giá tích cực trong quan điểm của
người Việt Nam về Trung Quốc là sự tăng cường hợp tác và phát triển kinh tế giữa hai
quốc gia. Trung Quốc là một đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam và các hoạt
động kinh tế chung đã mang lại nhiều lợi ích cho cả hai bên. Việt Nam đã trở thành
một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư Trung Quốc và cả hai quốc gia đã thành lập
các khu công nghiệp chung, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm cho
người dân địa phương. Sự phát triển kinh tế này đã góp phần thúc đẩy sự hài lòng và
quan điểm tích cực của người Việt Nam về Trung Quốc.
Cụ thể, theo trang VNBUSINESS “tính từ đầu năm 2023 đến hết ngày 20/5,
tổng vốn đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam đạt hơn 1,608 tỷ USD, tăng 41,9% so
57

với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, số vốn đăng ký cấp mới đạt hơn 1,086 tỷ USD và số
vốn đăng ký điều chỉnh là 451,76 triệu USD với tổng cộng 156 dự án. Về tổng số vốn
đầu tư, Trung Quốc xếp thứ 3 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt
Nam, sau Singapore và Nhật Bản.”

Hình 3.2. Trung Quốc xếp thứ 3/5 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư nhiều nhất
vào Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2023 (VNBUSINESS)
Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư Trung Quốc bởi vị trí địa lý tiếp giáp với
nhau và nước ta tham gia hàng loạt các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như
EVFTA, CPTPP, RCEP. Điều này đã góp phần tạo nên bệ đỡ quan trọng để thu hút
dòng vốn đầu tư từ nước ngoài nói chung và từ Trung Quốc nói riêng. Bên cạnh đó,
Việt Nam cũng có lợi thế bởi chi phí lao động rẻ và hệ thống các khu công nghiệp,
nhà máy của các tập đoàn lớn đã xây dựng.
Các dự án lớn nhất của Trung Quốc đã đầu tư vào Việt Nam tính đến nay phải
kể đến dự án nhiệt điện Vĩnh Tân 1 tại tỉnh Bình Thuận, Dự án chế tạo lốp xe Radian
tại Tây Ninh. Cùng với đó các doanh nghiệp Trung Quốc cũng đầu tư tập trung ở các
khu công nghiệp như Đình Vũ (Hải Phòng), Hòa Phú (Bắc Giang), Nam Tân Uyên
(Bình Dương) và Châu Đức (Bà Rịa – Vũng Tàu),…
Theo số liệu khảo sát của chúng tôi, 53,4% người tham gia khảo sát cho biết họ
không dùng hoặc hiếm khi sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc; 46,7%
người thường xuyên hoặc luôn luôn lựa chọn sử dụng hàng hóa Trung Quốc. Đây là
số liệu minh chứng cho nhu cầu sử dụng hàng hóa nguồn gốc Trung Quốc của người
Việt Nam là rất lớn. Chúng tôi có thể tóm tắt lý do cho mức nhu cầu lớn này, cũng
chính là ưu điểm của hàng hóa Trung Quốc tại Việt Nam: giá cả hợp lý, thỏa mãn nhu
cầu của người tiêu dùng và thời gian giao hàng ngắn. Đặc biệt, hàng hóa Trung Quốc
đa dạng mẫu mã, tiến tới đa dạng hóa phân khúc khách hàng, nhắm tới đúng yêu cầu
của đại bộ phận người tiêu dùng Việt Nam. Ngoài ra, theo một số câu trả lời khảo sát,
họ đang dần có ấn tượng tốt về hàng hóa Trung Quốc đặc biệt là các sản phẩm nội địa
58

không chỉ vì giá thành mà cả về dịch vụ chăm sóc khách hàng và chất lượng sản phẩm
đều đang được nâng cao. Chính vì điều này những đại lý, nhà phân phối Việt Nam
nắm bắt được cơ hội và đẩy mạnh nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc với giá rẻ, bán ra
số lượng lớn kiếm lợi nhuận.
Năm 2010, Trung Quốc lần đầu tiên chính thức trở thành đối tác thương mại
lớn nhất của Việt Nam (vì kim ngạch buôn bán hai chiều đạt 27,328 tỷ USD), còn Việt
Nam lại trở thành bạn lớn thứ 5 của Trung Quốc trong khối các nước ASEAN. Đến
thời điểm năm 2020, Trung Quốc tiếp tục trở thành đối tác thương mại, đồng thời là
thị trường nhập khẩu lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam, chỉ sau
Hoa Kỳ; về phía Việt Nam, nước ta trở thành đối tác thương mại lớn thứ 6 của Trung
Quốc kể từ năm 2020, tăng 2 bậc so với năm 2019. Năm 2021, kim ngạch hai chiều đã
đạt ngưỡng 165,8 tỷ USD, tăng 24,6% so năm trước. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa
sang thị trường này đạt gần 56 tỷ USD, tăng 14,5% và nhập khẩu xấp xỉ 110 tỷ USD
từ Trung Quốc, tăng tới 30,5% so với năm 2020. Chính vì vậy, Trung Quốc tiếp tục
trở thành đối tác thương mại lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt
Nam.

Hình 3.3. Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc giai đoạn 1991 - 2020
(Niên giám Thống kê - Tổng cục Thống kê 1995-2020)
Nền kinh tế Trung Quốc đứng thứ hai thế giới, Trung Quốc với quy mô dân số
lớn nhất thế giới và hiện có trên 400 triệu người thuộc tầng lớp trung lưu nên nhu cầu
tiêu dùng rất lớn và là thị trường xuất khẩu hấp dẫn với nhiều quốc gia trên thế giới,
trong đó có Việt Nam. Điều này đã góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương
mại song phương giữa hai nước phát triển ngày càng ổn định theo hướng cân bằng,
bền vững hơn, từ đó cái nhìn của người Việt Nam về Trung Quốc cũng thay đổi theo
chiều hướng tích cực hơn.
Ngoài ra, nguồn cảm hứng từ các thành công mẫu mực của Trung Quốc trong
việc phát triển và trở thành một đại lực kinh tế và công nghệ toàn cầu cũng ảnh hưởng
59

đáng kể đến quan điểm của người Việt Nam. Các thành tựu của Trung Quốc trong lĩnh
vực khoa học, công nghệ, và chương trình phát triển kinh tế đã tạo ra một ấn tượng
mạnh mẽ và gây ảnh hưởng tích cực đến người dân Việt Nam. Người ta thấy rằng
Trung Quốc đang trở thành một quốc gia đáng chú ý và đáng ngưỡng mộ trong việc
hiện đại hóa và phát triển. Sự phát triển này làm thay đổi quan niệm và đánh giá của
người Việt Nam về Trung Quốc, từ một quốc gia chỉ tập trung vào sản xuất đến một
đối tác có tiềm năng và sự đổi mới đáng kể.
3.2. Phân tích các yếu tố tác động đến những đánh giá tiêu cực của người
Việt Nam về Trung Quốc
3.2.1. Con người Trung Quốc đang tự mình làm xấu đi hình ảnh Trung
Quốc trong mắt Việt Nam
Phần trên 3.1.1. chúng tôi đã nhắc tới việc thế hệ trẻ Việt Nam đang có cái nhìn
tích cực về Trung Quốc. Tuy nhiên, điều đó cũng không thể thay đổi được sự thật là
những số liệu về sự yêu thích của người Việt Nam với Trung Quốc vẫn không mấy
khả quan. Tiêu biểu là trong cuộc khảo sát toàn cầu “Views of China and the Global
Balance of Power” (2015) của trung tâm nghiên cứu Pew cho thấy thái độ tiêu cực về
Trung Quốc của người Việt Nam ít thay đổi và thậm chí xấu đi. Trung bình 55%
người dân trên khắp các quốc gia được khảo sát (không bao gồm Trung Quốc) có
thiện cảm với Trung Quốc, đa số có tình cảm tích cực đối với Trung Quốc ở 27 trong
số 39 quốc gia. Những quan điểm ủng hộ tập trung nhiều hơn ở Châu Phi và Châu Mỹ
Latinh, nhưng có những ý kiến khác nhau ở khu vực quê hương của Trung Quốc ở
Châu Á. Đặc biệt, Nhật Bản (89%) và Việt Nam (79%) là hai quốc gia có phản ứng
tiêu cực với Trung Quốc nhất trong các quốc gia thực hiện khảo sát (Hình 3.4).
60

Hình 3.4. Theo khảo sát Views of China and the Global Balance of Power
của trung tâm nghiên cứu Pew (2015)
Như vậy, không chỉ Việt Nam mà một số nước khác cũng đang có những đánh
giá không cao về hình ảnh Trung Quốc trong mắt bạn bè quốc tế. Xét trên khu vực
Việt Nam, theo khảo sát mà chúng tôi thu thập được, có khoảng 49% đã từng tiếp xúc
với người Trung Quốc cho biết họ có vài ấn tượng không thực sự tốt về những người
bạn láng giềng này. Các vấn đề hầu như đến từ việc một bộ phận người Trung Quốc
chưa có nhiều hiểu biết về “thế giới ngoài Trung Quốc”. Đây là điều không còn quá
xa lạ với người Việt Nam, những lý do được đưa ra là: “nước giáp ranh nhưng lại
không biết Việt Nam ở đâu”, “bất ngờ khi biết Việt Nam có Internet”,... Điều đó khiến
người Việt Nam có ấn tượng xấu về Trung Quốc ngay từ đầu, nhất là trong thời đại
61

công nghệ thông tin phát triển, tin tức lan truyền chóng mặt, khiến một bộ phận người
Việt Nam ở độ tuổi lao động - nghỉ hưu đang chưa quên được “Cuộc chiến tự vệ phản
kích” mà nước bạn lại dễ dàng quên đi, khiến họ lại càng có cái nhìn tiêu cực hơn. Chỉ
riêng theo số liệu khảo sát của chúng tôi, những ý kiến trái chiều về Trung Quốc
thường bắt nguồn từ những phương tiện thông tin đại chúng (24.5%). Một bộ phận
nhỏ người Việt Nam thực hiện khảo sát của chúng tôi cho biết họ nhìn nhận người
Trung Quốc “có lòng tự trọng cao” và “thâm hiểm”, và lý do cho nét tính cách này: có
khoảng 45% người thực hiện khảo sát cho rằng do những quy tắc, chuẩn mực chung
của toàn xã hội, 49.2% cho rằng môi trường xung quanh hình thành nên. Để giải thích
cụ thể, điều này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau mà chúng tôi sẽ đề cập tới
rõ ràng dưới đây.
3.2.2. Tác động của những sự kiện lịch sử trong quá khứ ảnh hưởng đến
hình ảnh của Trung Quốc trong mắt người Việt
Quan hệ Việt Nam Trung Quốc luôn là chủ đề nóng bỏng trong hơn 4000 nghìn
năm lịch sử dựng nước và giữ nước của Việt Nam, dù cho là thời đại hay chế độ nào
thì vẫn mang tính thời sự. Đồng thời hai nước cũng là làng giềng giáp nhau ở cả trên
biển và đất liền, cũng có quá trình gắn bó giao lưu tương tác trên phương diện văn hóa
lịch sử, cũng như các cuộc chiến giữa hai quốc gia đã làm cho mối quan hệ Việt Trung
trở nên vừa gắn bó cùng phát triển nhưng cũng rất phức tạp và nhạy cảm.
Do đó cách nhìn nhận của người Việt Nam cũng ít nhiều bị ảnh hưởng tiêu cực
bởi những yếu tố lịch sử mang lại khi có đến 62.1% khảo sát nhận được cho rằng các
sự kiện lịch sử đã ảnh hưởng đến góc nhìn của họ đối với đất nước và con người
Trung Quốc. Theo số liệu thống kê có 52.9% mọi người khi nghĩ về lịch sử kéo dài
mối quan hệ Việt Nam và Trung Quốc sẽ nhớ đến sự kiện 1000 năm Bắc thuộc hay
gần đây nhất là chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1979.
Mặc dù người Việt Nam đã bước ra rất lâu từ những cuộc chiến tranh dựng
nước và giữ nước qua các thời kỳ tuy nhiên có những ấn tượng từ trong quá khứ
không thể phai nhạt và phủ nhận cho nên người Việt thế hệ trước thường có góc nhìn
không mấy thân thiện với con người Trung Quốc. Theo số liệu thống kê khảo sát thì
nhóm từ > 45 Tuổi thường bị tác động nhiều hơn bởi các nguyên nhân và yếu tố lịch
sử mang lại (83.2% nhóm người trên > 45 tuổi). Một phần do đó cũng khiến cho
những ký ức lịch sử đó lại truyền lại cho thế hệ con cháu đời sau khiến những hình
ảnh về một Trung Quốc lăm le xâm lược đất nước không thể nào xóa đi được trong
tiềm thức của một số người dân Việt Nam.
Thông qua kết quả thăm dò của Trung tâm Nghiên cứu Pew có trụ sở tại Mỹ
công bố hôm 14/7, tại Việt Nam, hơn 60% những người được hỏi cho biết họ ‘hết sức
lo ngại’ về tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc.
62

Ngoài ra trong thời đại 4.0 của công nghệ thông minh và tin tức, các thông tin
tuyên truyền xuyên tạc sai sự thật tràn lan trên các nền tảng và mạng xã hội, các bạn
trẻ chưa biết chọn lọc thông tin và tiếp nhận dẫn đến những kiến thức sai lệch về các
sự kiện, mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước hay về hình ảnh của con người Trung
Quốc.
Có lẽ do lịch sử là một phần không thể thiếu trong sự phát triển tiến bộ của loài
người vậy nên những sự kiện mang tính chất lịch sử của một đất nước sẽ được nhắc đi
nhắc lại trong suốt những giai đoạn về sau và cả trong tương lai. Vì thế sẽ có những sự
kiện làm cho người Việt không có thái độ thân thiện, tích cực đối với con người và đất
nước Trung Quốc giáp cạnh chúng ta.
3.2.3. Mối lo ngại của người dân Việt Nam về hàng hóa có xuất xứ từ
Trung Quốc
Trong những năm qua, Việt Nam hội nhập với thế giới theo xu thế toàn cầu hóa
và những trào lưu chung thì người tiêu dùng Việt Nam lại sử dụng rất nhiều mặt hàng
có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc với đặc điểm nổi bật là giá cả cực kỳ rẻ so với
các mặt hàng cùng loại có xuất xứ từ trong nước hay các nước khác. Thế nhưng theo
xu thế thì các loại hàng hóa này càng ít được người dân Việt Nam sử dụng do sự lo
lắng về mức độ an toàn và bảo đảm của các loại sản phẩm.
Chỉ trong khảo sát của chúng tôi, có rất nhiều ý kiến đánh giá trái chiều của
người Việt Nam về sản phẩm của nguồn gốc Trung Quốc. Cụ thể, có khoảng 42,2%
người cho biết họ hài lòng với chất lượng hàng hóa, sản phẩm của Trung Quốc từ tốt
đến rất tốt; 40,7% đánh giá chất lượng hàng hóa Trung Quốc ở mức trung bình và
17,1% người có trải nghiệm từ kém đến tệ. Đây không phải là một kết quả khảo sát
tích cực cho sản phẩm Trung Quốc vì với số lượng hàng hóa nhập khẩu từ Trung
Quốc vào Việt Nam, chất lượng và đánh giá nên xứng đáng với lượng hàng hóa khổng
lồ như vậy. Lý giải cho kết quả này, chúng tôi tìm hiểu và đúc rút từ những kết quả
khảo sát và tham khảo những con số thực tế cùng những nghiên cứu liên quan.
Người Việt thường có tâm lý “Của rẻ là của ôi, của để đầu hồi là của vứt đi”
do vậy những sản phẩm có gắn mác Trung Quốc với mức giá rẻ bất ngờ đã đánh vào
tâm lý lo sợ về chất lượng hàng hóa. Đặc biệt là trong tình hình ngày càng nhiều hàng
hóa kém chất lượng, không đảm bảo, làm nhái các thương hiệu lớn của Trung Quốc
tuồn hàng vào Việt Nam khiến cho người dân thường gắn mác những sản phẩm đó là
“hàng tàu” hoặc “đồ thải”.
Theo khảo sát của hãng nghiên cứu thị trường Đức, công bố báo cáo Made in
Country Index 2017, “Hàng hóa của Trung Quốc bị xếp vào loại “rất tệ tại khu vực
Đông Á, Đông Nam Á. Chỉ 10% người Việt Nam, 15% người Thái Lan, 17% người
Singapore và 14% người Philippines có đánh giá tích cực về hàng hóa nước này. Tỷ lệ
tại các nền kinh tế khác trong khảo sát đa phần dưới 30%, thậm chí là 0%.” Nguyên
63

do phần nhiều là do những sản phẩm chưa đạt tiêu chuẩn, làm nhái mẫu mác, nhãn
hiệu tràn lan trải vào thị trường các nước khiến cho hầu như các nước Đông Nam Á
nói chung và Việt Nam nói riêng có ấn tượng rất xấu về mặt hàng của Trung Quốc.

Hình 3.5. Biểu đồ thanh biểu hiện mức độ yêu thích hàng hóa các nước trong báo cáo
Made in Country Index 2017
Thêm vào đó, trong những năm gần đây có rất nhiều vụ lùm xùm của hàng hóa
Trung Quốc gắn mác Việt Nam để thành hàng “ Made in VietNam” đánh lừa người
tiêu dùng. Tiêu biểu là vụ án Khải Silk nhập lụa từ Trung Quốc dán mác Việt Nam để
bán với giá cao. Những nguyên nhân đó cũng là một phần không nhỏ người dân Việt
có cái nhìn không tốt về đất nước láng giềng.
Hơn hết một số mặt hàng thực phẩm được đưa vào Việt Nam cũng bị gán mác
là thuốc trừ sâu, thuốc kích thích, thuốc bảo vệ thực vật, hô biến các thực phẩm hết
hạn hay là các mặt hàng thực phẩm không rõ nguyên liệu đã khiến người dân Việt
Nam ngày càng lo sợ về vấn đề vệ sinh phẩm với các mặt hàng của Trung Quốc.
64

Như vậy, những ấn tượng không tốt trong quá khứ và những vấn đề kinh tế
nhức nhối gần đây đã khiến cho cái nhìn của người dân Việt Nam về thị trường hàng
hóa Trung Quốc ngày càng trở nên tiêu cực, cần có những biện pháp thích hợp để giải
quyết vấn đề này.
3.2.4. Những vấn đề gây tranh cãi mạng xã hội trong lĩnh vực văn hóa
nghệ thuật
Nghệ thuật
Ngày nay, khi chất lượng cuộc sống ngày càng trở nên tiến bộ thì con người
cũng có xu hướng làm giàu hơn đời sống tinh thần của mình. Một trong những
phương thức giải trí sau những ngày làm việc và học tập căng thẳng là đọc sách báo
và truyện tranh. Có xuất xứ từ Trung Quốc và xuất hiện ở Việt Nam cách đây không
lâu, nhưng sức hút từ những cuốn tiểu thuyết được đăng tải trên mạng xã hội hoặc in
ra thành sách được các bạn trẻ chào đón hơn bao giờ hết. Cụ thể, thông qua khảo sát,
chúng tôi phát hiện hai nhóm độ tuổi có số lượng người đọc tiểu thuyết Trung Quốc
cao nhất là từ 06 đến 13 tuổi và 14 đến 23 tuổi. Điều này cho thấy, những cuốn tiểu
thuyết của Trung Quốc đã không còn xa lạ gì với những người trẻ Việt Nam, tuy
nhiên phương pháp đọc không khoa học kết hợp với việc để tâm trí đắm chìm, ảo
tưởng vào những câu chuyện tiểu thuyết của các bạn trẻ đã dẫn đến nhiều cái nhìn tiêu
cực của người Việt Nam về tiểu thuyết Trung Quốc, đặc biệt là những người trên 45
tuổi.
Theo TS. XHH Lưu Hồng Minh (Học viện báo chí tuyên truyền) thì sách báo,
truyền thông đại chúng luôn có sự ảnh hưởng nhất định, nhiều hay ít đến mỗi người.
Một ví dụ điển hình là sự ảnh hưởng tiêu cực của truyện tiểu thuyết ngôn tình Trung
Quốc với thế hệ trẻ Việt Nam. Khác với những cuốn tiểu thuyết sử thi như “Tam quốc
diễn nghĩa”, “Thủy Hử”, “Tây Du Ký”,... kể về những sự kiện và nhân vật nổi tiếng
trong lịch sử, tiểu thuyết ngôn tình nhấn mạnh yếu tố lãng mạn trong tình yêu đôi lứa
với những cốt truyện màu hồng xa rời thực tế. Tuy nhiên có những tiểu thuyết không
dừng lại ở những câu chuyện tình yêu nam nữ bình thường, mà còn xen lẫn những mô
típ đi ngược với đạo lý, cổ xúy cho thứ tình yêu lệch lạc, thiếu chuẩn mực như người
và thú (Bạn trai tôi là sói) hoặc mối quan hệ không hợp phong thuần mỹ tục trong
“Chuyện cũ của Lịch Xuyên”, “Cẩm Tú Duyên”, “Sói và dương cầm”, “Hãy chờ em
lớn nhé”... khiến cho người Việt Nam có suy nghĩ tiêu cực về truyện Trung Quốc,
thậm chí có nhiều bậc phụ huynh còn cấm không cho con mình đọc tiểu thuyết Trung
Quốc vì lo đầu óc của con mình bị mụ mị theo những cốt truyện hư cấu không có thật.
Chính vì nguyên do đó, trong bài khảo sát của chúng tôi, có đến 80,9% số người thực
hiện khảo sát lớn hơn 45 tuổi đánh giá tiểu thuyết Trung Quốc có ảnh hưởng tiêu cực
đến thế hệ trẻ Việt Nam.
Mặt khác, khi mối quan hệ giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc
được nâng cao, các bộ phim truyền hình Trung Quốc cũng có mặt thường xuyên hơn ở
65

thị trường Việt Nam, điều này giúp cho các idol Trung Quốc có thêm nhiều fan hâm
mộ Việt Nam, nhưng đồng thời cũng gây ra nhiều tranh cãi về vấn đề chủ quyền lãnh
thổ giữa hai nước. Một ví dụ điển hình là một nữ diễn viên đình đám của làng điện
ảnh Hoa ngữ đã chia sẻ bài ủng hộ Đường lưỡi bò với dòng trạng thái “犯我中华者,
虽远必诛 ” đã dấy lên làn sóng phẫn nộ trong lòng cư dân mạng Việt Nam. Điều này
đã trở thành sự lo ngại của cư dân mạng, nhiều người cho rằng Trung Hoa đại lục là
một trong những quốc gia xuất khẩu văn hóa lớn nhất thế giới, người quốc tế vốn
không liên quan và không tìm hiểu sâu vô hình chung sẽ ủng hộ đường lưỡi bò do
thần tượng của họ tuyên truyền. Tuy nhiên, ngay cả ở Việt Nam vẫn tồn tại những fan
hâm mộ nghệ sĩ Trung một cách cực đoan và có những phát ngôn không chuẩn mực
gây tranh cãi mạng xã hội.
Trong bài khảo sát, để làm rõ hơn vấn đề này, chúng tôi đã đưa ra câu hỏi
“Hiện nay ở Việt Nam có một số fan hâm mộ nghệ sĩ Trung một cách cực đoan và có
những phát ngôn không chuẩn mực gây tranh cãi mạng xã hội, đây có phải nguyên
nhân khiến cho nhiều người Việt Nam có tư tưởng "bài Trung tiêu cực" không?”, đa
số người tham gia khảo sát đều đồng tình, và gọi những người hâm mộ cực đoan này
bằng một danh từ chung khác là “Mị Châu”. Có thể thấy, điều này đã khiến cho ấn
tượng của người Việt Nam về Trung Quốc và những người Việt Nam thích Trung
Quốc càng trở nên tiêu cực.
Văn hóa
Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng có truyền thống văn hóa lâu
đời với kho tàng thi từ ca phú phong phú đa dạng. Do sự gần gũi về không gian địa
lý, cùng sự tiếp xúc về văn hóa lâu dài trong lịch sử, nhân dân hai nước có nhiều điểm
tương đồng về phong tục tập quán, tuy nhiên đây cũng là một trong những nguyên
nhân gây nên tranh cãi về việc Trung Quốc nhiều lần nhận những nét đặc sắc trong
văn hóa Việt là của nước mình.
Năm 2019, mạng xã hội lan truyền bài viết của tờ China Daily đăng tải các
thiết kế giống hệt áo dài Việt Nam đi kèm nón lá và gọi đó là “phong cách Trung
Quốc” khiến nhiều người Việt Nam phẫn nộ. Cụ thể, bài viết đăng tải hàng loạt thiết
kế giống hệt áo dài Việt Nam từ kiểu dáng, họa tiết đến các phụ kiện đi kèm mang
đậm dấu ấn văn hóa Việt như nón lá và được China Daily đề cập tới với dòng cap
Chinese style delights China S/S Fashion Week (tạm dịch: Phong cách Trung Quốc
làm mê mẩn Tuần lễ thời trang Xuân - Hè). Cụm từ “Chinese style” (Phong cách
Trung Quốc) khiến không ít người Việt phẫn nộ vì trang báo trên mặc định những
trang phục này đều là phong cách của Trung Quốc. Nhiều người lo lắng cũng như
không khỏi phẫn nộ với các "sáng tạo" từ nhà mốt xứ Trung và gọi đó là hành vi “ăn
cắp văn hóa”.
66

Hình 3.6. Ảnh chụp màn hình China Daily đăng trên trang web thanhnien.vn
Để làm sáng rõ hơn vấn đề này, trong bài khảo sát phần văn hóa, chúng tôi đã
đặt ra câu hỏi “Hiện nay trên các trang mạng và báo chí tuyên truyền, có không ít
trường hợp người Trung Quốc nhầm lẫn văn hóa Việt thành văn hóa của nước mình,
đây có phải một trong những nguyên nhân khiến cho người dân Việt Nam có cái nhìn
tiêu cực hơn về người Trung Quốc hay không?”, và nhận được nhiều phản hồi của
người tham gia đều đồng tình rằng, chính những trường hợp nhận nhầm văn hóa của
người Trung Quốc đã làm họ có cái nhìn tiêu cực hơn về Trung Quốc.
Ngoài ra, trên các trang báo và trang mạng xã hội Việt Nam cũng nhiều lần
đăng tải về hành động nhầm lẫn văn hóa nước người thành nước mình của người dân
Trung Quốc, thời gian lâu dần, thành kiến của người Việt Nam về Trung Quốc lại
càng kém đi do những làn sóng dư luận không ngớt về thực trạng này.
Tổng kết chương 3
Như vậy, thông qua việc phân tích các yếu tố tác động đến những đánh giá của
người Việt Nam về Trung Quốc, chúng tôi nhận ra rằng dù là lĩnh vực con người, lịch
sử, văn hóa, nghệ thuật hay lĩnh vực kinh tế đều có thể là con dao hai lưỡi tác động
tích cực hoặc tiêu cực đến quan niệm của người Việt Nam về Trung Quốc. Mặt khác
khi tiến hành đào sâu nghiên cứu phần này, chúng tôi hy vọng phần nào giúp cho
người đọc có cái nhìn toàn diện hơn về dữ liệu nghiên cứu, nhìn nhận lại những
nguyên nhân dẫn đến cái nhìn trái chiều của người Việt Nam về Trung Quốc để từ đó
sửa chữa và cải thiện những điểm còn hạn chế trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc;
đồng thời giữ gìn và phát huy những điểm tốt đẹp để tăng cường hơn tình hữu nghị
giữa hai nước.
67

Chương 4
Giải pháp và kiến nghị

Mở đầu chương 4
Sau khi tổng hợp lại và phân tích những yếu tố tác động đến những đánh giá
của người Việt Nam về Trung Quốc theo hai chiều hướng tích cực và tiêu cực, chúng
tôi xin phép đưa ra những giải pháp và kiến nghị trên các lĩnh vực kinh tế, lịch sử, văn
hóa và nghệ thuật như sau:
4.1. Tăng cường mối quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc
Việt Nam và Trung Quốc là hai đất nước có mối quan hệ lâu đời, không chỉ bởi
vị trí địa lý liền kề mà còn vì hai nền kinh tế có nhiều nét tương đồng, điều này thúc
đẩy giao thương giữa hai nước, tăng cường hợp tác đa lĩnh vực. Theo trang Trung tâm
WTO nhận định: “Ngoài tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước liên tục
tăng, Việt Nam đang tiếp tục là điểm đến đầu tư hấp dẫn với các doanh nghiệp của
Trung Quốc.”
Để tiếp tục duy trì, tăng cường mối quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung
Quốc, Việt Nam chúng ta ưu tiên thu hút đầu tư từ Trung Quốc, đây cũng là giải pháp
thúc đẩy phát triển quan hệ kinh tế - tài chính giữa Việt Nam và Trung Quốc mà Viện
Chiến Lược Và Chính Sách Tài Chính đã sớm đề ra vào năm 2019. Cho đến năm
2023, đây vẫn là nhiệm vụ được chính phủ và người dân Việt Nam quan tâm. Theo
Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), “5 tháng đầu năm 2019, vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đạt 16,74 tỷ USD, tăng gần 70% so với cùng
kỳ 2018. Đáng chú ý, vốn đầu tư từ Trung Quốc cũng tăng mạnh, đạt 2 tỷ USD ở tất
cả hợp phần, trong đó riêng phần đăng ký cấp mới là 1,56 tỷ USD, tăng 450% so với
con số 280 triệu USD của cùng kỳ 2018.” Tuy nhiên, dựa trên những lợi thế như nhân
lực lao động, môi trường kinh tế chính trị ổn định, kiểm soát được dịch bệnh và duy
trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, Việt Nam cần tận dụng những điều kiện trên để
mang lại nguồn lợi. Việt Nam cần chủ động sàng lọc những dự án đủ tiêu chuẩn, tích
cực thu hút những dự án có quy mô lớn, lựa chọn những sản phẩm, hàng hóa có độ
cạnh tranh cao từ đó tạo điều kiện hợp tác giữa các doanh nghiệp Trung Quốc uy tín,
thực lực và doanh nghiệp trong nước.
Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện đang là vấn đề gặp
phải nhiều tranh cãi nhất. Đa số người thực hiện khảo sát của chúng tôi cho biết họ
chưa hài lòng với chất lượng của những sản phẩm, hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc.
Tuy nhiên, Việt Nam chúng ta có vị trí chiến lược tiếp giáp với Trung Quốc, một
trong những thị trường lớn đồng thời cũng là công xưởng lớn nhất thế giới, chúng ta
cần khai thác tốt mặt lợi thế này. Về vấn đề trên, Việt Nam cần tăng cường kiểm soát
chất lượng hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc: tập trung kiểm tra chất lượng, an toàn
68

thực phẩm, quy định chặt chẽ về bao bì, truy xuất nguồn gốc sản phẩm; đặc biệt, tăng
cường phối hợp giữa các cơ quan chức năng để rà soát chặt chẽ, kiểm tra tình trạng
buôn lậu thương mại biên giới. Từ đó, nâng cao hình ảnh của mặt hàng Trung Quốc
trong mắt người tiêu dùng Việt, thúc đẩy mối quan hệ thương mại Việt Trung; đồng
thời gián tiếp bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng Việt Nam. Ngoài ra, về xuất khẩu,
Việt Nam đã và đang hướng tới đa dạng hóa những mặt hàng xuất khẩu song song với
nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm ghi điểm với người tiêu dùng Trung Quốc nói
riêng và người tiêu dùng quốc tế nói chung, tăng năng suất lao động và sức cạnh tranh
cũng những mặt hàng xuất xứ từ Việt Nam.
Nhìn trên toàn diện, Việt Nam đang có nhiều cơ hội và lợi thế để phát triển
kinh tế cũng như nâng cao mối quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc.
Chính phủ và người dân Việt Nam chúng ta đã và đang đồng lòng, hợp sức xây dựng
nền kinh tế vững mạnh, ổn định. Năm 2022 nền kinh tế Việt Nam vừa qua đã khép lại
với nhiều con số ấn tượng GDP đạt 409 tỷ USD, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
732,5 tỷ USD,... trong đó, theo số liệu sơ bộ mới được Tổng cục Hải quan công bố,
“năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc đạt 175,57
tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam đạt 57,7 tỷ USD, trong khi nhập khẩu
117,87 tỷ USD.” Đây là điểm sáng và hứa hẹn cho những bước phát triển mạnh mẽ
hơn nữa trong tương lai.
4.2. Tăng cường hiểu biết và đối thoại trong việc xây dựng mối quan hệ tốt
đẹp giữa người dân hai nước
Trong suốt chiều dài lịch sử, con người Việt Nam đã dày công vun đắp và phát
triển những giá trị về văn hóa, ngôn ngữ và tri thức mang niềm tự tôn của dân tộc,
trong quá trình đó, sự tương tác và ảnh hưởng từ con người và văn hóa Trung Quốc là
không thể phủ nhận. Tuy nhiên, những biến cố và xung đột trong quá khứ và hiện tại
giữa hai quốc gia đã tạo nên những thành kiến và nhận thức tiêu cực về con người
Trung Quốc trong mắt người dân Việt Nam.
Trong bối cảnh quan hệ giao thương và giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và
Trung Quốc ngày càng phát triển, việc thay đổi cái nhìn và nâng cao nhận thức về
nhân dân hai nước đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng tình cảm hữu nghị tốt
đẹp giữa hai dân tộc.
Trước hết, Việt Nam chúng ta nên thúc đẩy các diễn đàn thảo luận, các hoạt
động giao lưu văn hóa, trao đổi nghệ thuật và triển lãm giữa hai nước không chỉ giúp
xây dựng cầu nối văn hóa mạnh mẽ giữa hai dân tộc mà còn có thể giúp người Việt
Nam có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với con người Trung Quốc, điều hòa những quan
điểm tiêu cực và tạo ra sự đồng cảm, tôn trọng, thiện cảm cho người dân Việt Nam về
văn hóa và con người Trung Quốc.
69

Thật vậy, trong nhiều năm qua, việc giao lưu giữa nhân dân hai nước cũng đã
được chú trọng. Câu lạc bộ Giao lưu văn hóa Việt - Trung phối hợp với Trung tâm
Văn hóa Trung Quốc tại Hà Nội và các đơn vị, cá nhân Trung Quốc tổ chức nhiều
hoạt động, như: Triển lãm giao lưu thư pháp Quảng Tây tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt
Nam, Chương trình giao lưu Vũ đạo Thiếu niên Việt - Trung “Thiên sứ hòa bình”.
Đặc biệt, cuộc thi “Tiếng hát hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc” (được tổ chức thường
niên từ năm 2011), do Cục Hợp tác quốc tế, Cục Nghệ thuật biểu diễn, Nhà hát Ca
Múa Nhạc Việt Nam phối hợp với Đài Phát thanh, Truyền hình Quảng Tây (Trung
Quốc) tổ chức, nhằm phát hiện tài năng nghệ thuật ca hát của các ca sĩ trẻ hai nước.
Với quy mô tầm quốc tế, qua nhiều năm tổ chức, cuộc thi đã tạo dấu ấn tốt đẹp, có sức
hút và sự lan tỏa lớn, góp phần quan trọng thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị Việt Nam -
Trung Quốc.
Thứ hai, việc Việt Nam phát triển các nền tảng truyền thông tích cực cũng
đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng cường hiểu biết và tạo ra cái nhìn tích cực
hơn về con người Trung Quốc. Các phương tiện truyền thông và mạng xã hội nên chú
trọng đến việc cung cấp thông tin đa chiều và chính xác về con người và đất nước
Trung Quốc. Điều này sẽ giúp người Việt Nam hiểu rõ hơn về văn hóa, lịch sử, và đời
sống hàng ngày của người Trung Quốc. Một môi trường truyền thông nơi mọi người
có thể tương tác và giao lưu với nhau một cách cởi mở sẽ tạo ra những quan điểm đa
dạng, mới mẻ và tạo ra một cuộc trao đổi tích cực giữa người dân hai nước, giúp họ
hiểu nhau hơn, đồng thời loại bỏ những hiềm khích không đáng có trong quá khứ.
China Radio International (CRI) là Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc, phát
sóng các chương trình bằng nhiều 65 ngôn ngữ khác nhau, bao gồm tiếng Việt. Đài
phát thanh này cung cấp thông tin, tin tức và chương trình về văn hóa, lịch sử và đời
sống hàng ngày của Trung Quốc. Tôn chỉ của CRI là “Giới thiệu Trung Quốc với thế
giới, giới thiệu thế giới với Trung Quốc, giới thiệu thế giới với thế giới, tăng thêm sự
hiểu biết và tình hữu nghị giữa nhân dân Trung Quốc và nhân dân các nước trên thế
giới”, giúp tạo ra kênh thông tin đa chiều về Trung Quốc và tạo ra cái nhìn tích cực về
người Trung Quốc.
Thứ ba, trong nhiều năm nay, khi Việt Nam tăng cường giáo dục và trao đổi
sinh viên đã giúp làm giảm những định kiến và tạo ra mối quan hệ tốt hơn giữa hai
quốc gia. Việc trao đổi sinh viên và học sinh giúp tạo cơ hội cho sinh viên Việt Nam
được tiếp cận với văn hóa, lối sống và con người Trung Quốc. Các cuộc trao đổi và
chương trình du học giữa Việt Nam và Trung Quốc đã cung cấp cho học sinh và sinh
viên nhiều cơ hội trải nghiệm học tập tại một quốc gia nước ngoài và khám phá văn
hóa và tư duy khác nhau. Qua việc trải nghiệm học tập quốc tế, học sinh và sinh viên
có thể phát triển kỹ năng mềm, trở nên tự tin và mở rộng tầm nhìn về thế giới.
Ông Hùng Ba, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, nêu tại Lễ trao giấy nhập học
cho các ứng viên trúng tuyển học bổng chính phủ (CSC) Trung Quốc, tại Hà Nội,
70

chiều 2/8/2023, cho biết 27.000 người Việt Nam theo học tại các cơ sở giáo dục của
Trung Quốc năm 2022, tăng hơn gấp đôi so với năm 2018.
Theo Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, số sinh viên Việt Nam du
học Trung Quốc các năm khoảng 12.000-15.000 người. "Điều này chứng tỏ Trung
Quốc ngày càng được sinh viên Việt Nam coi trọng và mong chờ được tới học tập",
ông Hùng Ba nói, hy vọng những ứng viên nhận học bổng đợt này sẽ trân trọng và
nắm bắt các cơ hội trải nghiệm khi du học.
Tóm lại, bằng việc tích cực khuyến khích giao lưu và trao đổi văn hóa, xây
dựng nền tảng truyền thông đáng tin cậy, tăng cường hợp tác trên lĩnh vực giáo dục,
chúng ta có thể góp phần xây dựng mối quan hệ hữu nghị thân thiết giữa hai quốc gia
đồng thời mang lại sự thiện cảm và hiểu biết tích cực giữa người dân hai nước.

4.3. Giáo dục nâng cao nhận thức về mối quan hệ lịch sử giữa Việt Nam và
Trung Quốc
Có thể nói, quan hệ hai dân tộc Việt Nam – Trung Quốc là một mối quan hệ rất
đặc biệt, đặc trưng bởi sự gắn bó và tương đồng. Không chỉ tương đồng về thể chế
chính trị, là cách thức lãnh đạo xã hội và quản lý đất nước hiện nay mà trên hết là sự
gắn bó lâu đời, là sự tương đồng văn hoá, lịch sử. Ít nhất mối quan hệ này đã có sẵn
một khi lịch sử thành văn bắt đầu ghi chép lại, khoảng hai ngàn năm trước. Vì vậy làm
thế nào người dân hai bên hiểu đúng, hiểu rõ mối quan hệ lịch sử này là một việc cần
thiết, và vô cùng cần thiết đối với hoàn cảnh hiện tại.
Trong thời đại công nghệ số 4.0 như hiện nay ngoài tiếp thu lịch sử thông qua
các tiết dạy ở trên trường lớp và sách vở tuy nhiên ở một khía cạnh khác khi lịch sử
được kể một cách phong phú sinh động, thông qua nhiều hình thức sáng tạo khác nhau
sẽ tạo được nhiều hấp dẫn hơn nữa đối với các bạn trẻ khi tìm về cội nguồn lịch sử
văn hóa giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc.
Điển hình là các bộ truyện tranh không chỉ thu hút các bạn học sinh mà còn có
cả người lớn thích thú và tìm hiểu như Thần Đồng Đất Việt do họa sĩ Lê Linh và công
ty Phan Thị xuất bản năm 2002 đã tạo nên cơn sốt vì nội dung mới mẻ, mô tả hài hước
về lịch sử Việt Nam cũng một phần nào đó mô tả mối quan hệ lịch giữa hai nước Việt
Nam và Trung Quốc. Ngoài ra thì cũng có nhiều bộ truyện khác như Lịch sử Việt
Nam của nhà xuất bản Trẻ và gần đây nhất là Long Thần Tướng, cuốn sách đã giành
giải Bạc tại cuộc thi truyện tranh lần thứ 9 do Nhật Bản tổ chức đã trở thành tâm điểm
của các độc giả.
Ngoài truyện tranh thì hiện nay các vi-đi-ô trên các nền tảng đang nóng như
Youtube, TikTok,... các blog lịch sử về quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc trên
các mạng xã hội như facebook, twitter cũng là một nguồn tham khảo dồi dào và phong
phú cho các bạn trẻ yêu và muốn tìm hiểu về mối quan hệ của hai nước.
71

Tuy nhiên có một vấn đề khá nghiêm trọng khi trong thời đại của tin tức, việc
mọi người tiếp thu các kiến thức sai lệch, không chuẩn mực và xuyên tạc khiến cho
một bộ phận người Việt có thái độ thù địch đối với đất nước Trung Quốc cũng diễn ra
rất nhiều. Đặc biệt khi tiếp nhận các thông tin giả mạo tiêu cực tràn lan trên mạng xã
hội, mọi người nếu không tỉnh táo thì rất dễ rơi vào tình trạng “dao động” dẫn đến
những cách cư xử tiêu cực trước vấn đề đang nóng đó. Vì vậy mọi người nên rèn
luyện kỹ năng xử lí thông tin trên mạng xã hội, có nền tảng lịch sử cơ bản và vững
chắc để tiếp thu những thông tin, kiến thức trên mạng một cách có thông minh và có
chọn lọc.
Nói chung, lịch sử Việt Nam và Trung Quốc là một phần của nhau nên chúng
ta phải có một cái nhìn khách quan, đúng đắn nhất về mối quan hệ giao lưu giữa hai
nước, cũng như góc nhìn tích cực về đất nước Trung Quốc nói chung và con người
Trung Quốc nói riêng.
4.4. Nâng cao hiệu quả giao lưu, hợp tác văn hóa Việt Nam - Trung Quốc
trên lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật trong thời gian tới
Trong suốt những năm qua, Việt Nam và Trung Quốc đã có không ít lần giao
lưu hợp tác văn hóa trên lĩnh vực văn học nghệ thuật và đã đạt được những thành tựu
to lớn cần được giữ gìn và phát triển. Tuy nhiên, hoạt động văn hoá nghệ thuật vẫn
còn tồn tại những vấn đề tiêu cực có tác động và ảnh hưởng to lớn đến cách nhìn nhận
và suy nghĩ của người Việt Nam về Trung Quốc. Chính vì vậy, trong thời gian tới,
chúng ta cần có chiến lược và kế hoạch cụ thể để giải quyết những vấn đề đó.
Như chúng tôi đã đề cập ở phần 3, mục 3.2.4, vấn đề còn tồn đọng trong lĩnh
vực văn hoá là hiện nay, có nhiều người Trung Quốc nhận nhầm nét văn hóa Việt
thành văn hóa của nước mình trên mạng xã hội, gây nên nhiều nỗi bức xúc trong lòng
người Việt Nam. Mặt khác, trên lĩnh vực phim ảnh nghệ thuật, việc ở Việt Nam có
một số fan hâm mộ nghệ sĩ Trung một cách cực đoan và có những phát ngôn không
chuẩn mực cũng gây nên nhiều tranh cãi mạng xã hội và trên lĩnh vực văn học nghệ
thuật, cái nhìn của người Việt Nam về tiểu thuyết Trung Quốc cũng cần được cải thiện
và sửa đổi.
Để giải quyết vấn đề ở lĩnh vực văn hóa, chúng tôi cho rằng Việt Nam cần phải
quảng bá mạnh mẽ hơn nữa văn hoá Việt ra nước ngoài, xây dựng hình ảnh tốt đẹp về
con người Việt, văn hoá Việt trong mắt bạn bè quốc tế, bên cạnh các sản phẩm hữu
hình như phim ảnh, âm nhạc, sách báo… thì chính mỗi con người Việt Nam cũng nên
là một đại sứ văn hoá, mang tinh thần Việt, hệ giá trị Việt với bản sắc riêng, cá tính
riêng mà không thể lẫn với bất cứ chủ thể của các nền văn hoá nào khác. Ngoài ra,
thừa nhận, giao lưu, tiếp biến, hội nhập văn hoá là một xu thế tất yếu khách quan mà
không một dân tộc, một đất nước nào tránh được. Nếu trước đây, nước ta đã có hàng
ngàn năm lịch sử bị “cưỡng bức” văn hoá thì ngày nay chuyện đó khó có thể xảy ra.
Nhưng trong quá trình giao lưu văn hoá Việt Nam - Trung Quốc như hiện nay, sự
72

thẩm thấu các giá trị văn hoá Trung Quốc vào nước ta diễn ra thông qua nhiều hình
thức, nên chúng ta cần có giải pháp phù hợp để bên cạnh việc tiếp thu những tinh hoa
văn hoá của nước bạn thì ta vẫn giữ được những nét văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc
của mình. Cụ thể là mỗi người chúng ta, đặc biệt là thế hệ trẻ Việt Nam, cần phải chủ
động tiếp thu cái tiến bộ, không bắt chước, tiếp thu những cái gì đặc sắc mà mình còn
thiếu. Học tập văn hoá nước bạn để làm giàu thêm văn hoá nước mình, để làm nổi bật
lên cái nét riêng, nét khác lạ của văn hoá mình. Vì khi càng toàn cầu hoá, người ta lại
càng cần đến bản sắc riêng, nếu không có cái riêng này thì sẽ rất dễ bị hoà lẫn vào các
sắc màu văn hoá khác. Chúng ta quyết tâm hoà nhập chứ không hoà tan.
Trên lĩnh vực phim ảnh nghệ thuật, trước hết, chúng tôi cho rằng cần tăng
cường giáo dục nâng cao nhận thức của người dân Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ. Về
nội dung giáo dục, cần nâng cao hơn tầm quan trọng của bộ môn lịch sử trong chương
trình giáo dục để xây dựng nền tảng yêu nước vững chắc và trang bị những kiến thức
cơ bản về chủ quyền dân tộc cho học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Có như vậy mới hình thành nên hệ tư tưởng đúng đắn cho các em học sinh, đặt tình
yêu nước lên trên tình yêu thần tượng; hâm mộ nghệ sĩ bên Trung Quốc đúng cách,
đúng chừng mực. Mặt khác, khi nền điện ảnh Trung Quốc trên mảng phim cổ trang và
thanh xuân vườn trường đang ngày càng được đón nhận ở Việt Nam một cách tích
cực, chúng ta cần nắm bắt thời cơ đẩy mạnh hợp tác với Trung Quốc hơn nữa về các
hoạt động trao đổi công chiếu, giới thiệu phim ảnh trên hai mảng thể loại này để tranh
thủ những phản ứng tích cực trong quan niệm của người Việt Nam về Trung Quốc.
Trên lĩnh vực văn học nghệ thuật, chúng tôi cho rằng cần nâng cao trình độ
nhận thức thẩm mỹ cho độc giả khi tiếp nhận, thưởng thức các tác phẩm văn học nghệ
thuật Trung Quốc, mà ở đây cụ thể là thể loại tiểu thuyết, để công chúng, nhất là giới
trẻ, có định hướng đúng và có thể chủ động tiếp thu các giá trị văn hóa tiến bộ từ bên
ngoài một cách có chọn lọc. Trong bài khảo sát của chúng tôi, khi được hỏi những ảnh
hưởng của tiểu thuyết Trung Quốc đối với thế hệ trẻ Việt Nam là gì, số người phản
ánh tiêu cực và tích cực đều thuộc mức trên 30% và đã được nêu rõ trong phần 2 trong
bài luận của chúng tôi. Những con số tích cực và tiêu cực không mấy chênh lệch này
cho thấy việc có một văn hóa đọc lành mạnh rất quan trọng, đóng góp một phần lớn
trong việc khắc phục những điểm hạn chế và phát huy những điểm tốt trong quá trình
giới trẻ tiếp nhận các cuốn tiểu thuyết Trung Quốc. Muốn vậy, chúng ta cần xây dựng
hệ giá trị văn hóa và con người Việt Nam như một sự định hướng mang tính quy
chuẩn về thẩm mỹ. Mặt khác, do đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, nên việc xây dựng quan điểm, tình cảm, lý tưởng, thị hiếu thẩm mỹ
của người dân cũng cần phải đáp ứng yêu cầu của xã hội công nghiệp theo hướng văn
minh, hiện đại.
Văn học, nghệ thuật là những lĩnh vực có tác dụng truyền thông, quảng bá văn
hóa rõ nét, phổ rộng, lan tỏa và tính kết nối cao, vì vậy thực hiện tốt các hoạt động
73

giao lưu, hợp tác văn học, nghệ thuật là cơ hội để thay đổi suy nghĩ của người Việt
Nam về Trung Quốc theo cách tích cực hơn. Đồng thời, do văn học, nghệ thuật là lĩnh
vực đặc biệt tinh tế, nên giao lưu trên lĩnh vực này là cách để kết nối mối quan hệ hai
bên hết sức sâu sắc, từ đó thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam - Trung
Quốc ngày càng phát triển.
Tổng kết chương 4
Tóm lại, để người Việt Nam có cái nhìn ngày càng tích cực hơn về Trung
Quốc, chúng tôi cho rằng cần phải phối hợp nhịp nhàng các giải pháp trên mọi lĩnh
vực quan trọng như kinh tế, lịch sử, văn hóa và nghệ thuật. Bên cạnh việc quốc gia
tăng cường mối quan hệ hợp tác giao lưu kinh tế, văn hóa giữa hai nước Việt Nam và
Trung Quốc, thì mỗi người dân Việt Nam cũng cần trau dồi, nâng cao hiểu biết và
nhận thức về mối quan hệ lịch sử của Việt Nam và Trung Quốc, chủ động tìm hiểu
thêm văn hóa nước bạn, đồng thời tích cực quảng bá nền văn hóa đậm đà bản sắc dân
tộc của nước mình, xây dựng hình ảnh con người Việt Nam tốt đẹp trong mắt bạn bè
quốc tế.

III - PHẦN KẾT LUẬN


Thông qua quá trình khảo sát, phân tích, nghiên cứu kỹ lưỡng, chúng tôi đi đến
một số kết luận như sau:
74

1. Kết luận chung về số liệu


Thông qua khảo sát quan điểm của người Việt Nam về Trung Quốc, chúng tôi
đã có một số kết luận trực quan:
1.1. Hình ảnh con người Trung Quốc trong mắt người Việt Nam có những đánh
giá khác biệt theo từng độ tuổi. Tuy không nhận được những đánh giá tích cực từ thế
hệ trước vì một số lý do lịch sử phức tạp nhưng người Trung Quốc được các bạn trẻ
Việt Nam có điều kiện tiếp xúc đánh giá rất cao về mọi mặt. Ngoài ra, một bộ phận
người Việt tỏ ra khá “bức xúc” vì người Trung Quốc không có nhiều hiểu biết về các
nước ngoài Trung Quốc, cụ thể là Việt Nam - đất nước tiếp giáp với quốc gia của họ.
1.2. Yếu tố lịch sử là một trong những yếu tố tác động mạnh mẽ đến quan điểm
của người Việt Nam về Trung Quốc, những sự kiện trong quá khứ một khi đã xảy ra
thì không thể thay đổi hay phủ nhận nó, đặc biệt là đối với thế hệ cha ông chúng ta -
những người đã từng trải qua những giai đoạn khó khăn ấy. Thế hệ trẻ Việt Nam vừa
ghi nhớ những sự kiện ấy vừa có những góc nhìn mới, cởi mở hơn.
1.3. Người dân chúng ta vẫn luôn đánh giá cao mối quan hệ hợp tác kinh tế
Việt Nam - Trung Quốc, tuy nhiên hàng hóa nguồn gốc từ Trung Quốc lại nhận về
những đánh giá không cao về chất lượng, điều này không ngăn cản lượng tiêu thụ sản
phẩm Trung Quốc đang không ngừng gia tăng vì đặc điểm giá thành rẻ và mẫu mã đa
dạng.
1.4. Nền văn hóa Trung Quốc lâu đời và phong phú là điều mà cả thế giới công
nhận, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Có thể nói, Trung Quốc đã thực hiện quảng bá
nền văn hóa của mình rất thành công tại Việt Nam, người dân chúng ta có hiểu biết
nhất định về một số đặc điểm văn hóa Trung Quốc. Hiện tượng giao thoa văn hóa
được thể hiện rõ rệt qua những nét văn hóa có phần tương đồng giữa Việt Nam và
Trung Quốc.
1.5. Những tác phẩm văn học, nghệ thuật Trung Quốc cũng nhận được sự quan
tâm và đón nhận của người Việt Nam, từ những tác phẩm tiêu biểu thời kỳ trước đến
nền điện ảnh, âm nhạc được thế hệ trẻ Việt Nam ưa chuộng. Tuy có một số luồng ý
kiến trái chiều song cũng thể không phủ định tầm ảnh hưởng của nền nghệ thuật
Trung Quốc đến Việt Nam.
2. Kết luận chung về các yếu tố tác động đến góc nhìn của người Việt Nam
về Trung Quốc
Nhìn chung, ấn tượng và góc nhìn của người Việt Nam về Trung Quốc chịu tác
động lớn từ các lĩnh vực con người, lịch sử, kinh tế, văn hóa, nghệ thuật và chia ra
thành hai chiều hướng tích cực và tiêu cực. Trong quá trình phân tích dữ liệu, chúng
tôi đã tổng hợp dữ liệu và đưa ra 4 yếu tố tác động đến quan niệm của người Việt
Nam về Trung Quốc ở từng chiều hướng để từ đó đưa ra cái nhìn toàn diện hơn cho
người đọc về dữ liệu nghiên cứu. Qua đó, chúng ta có dịp nhìn nhận lại những nguyên
75

nhân dẫn đến cái nhìn trái chiều của người Việt Nam về Trung Quốc; dựa trên cơ sở
những phân tích đó đưa ra các giải pháp sửa chữa và cải thiện những điểm còn hạn
chế trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc; đồng thời giữ gìn và phát huy những điểm
tốt đẹp để tăng cường hơn tình hữu nghị giữa hai nước.
3. Kết luận chung về giải pháp và kiến nghị
Như vậy, để góc nhìn của người Việt Nam về Trung Quốc ngày càng thay đổi
theo hướng tích cực thì đây không chỉ là việc của mỗi cá nhân mà còn là việc của cả
một tập thể. Chúng tôi cho rằng Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa mối quan hệ hợp tác
kinh tế Việt Nam - Trung Quốc, kết hợp cùng với việc tăng cường hiểu biết và đối
thoại trong việc xây dựng mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa hai nước nói chung và
người dân hai nước nói riêng. Bên cạnh đó, việc nâng cao giáo dục nhận thức về mối
quan hệ lịch sử giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng đóng một vai trò vô cùng quan
trọng trong việc góp phần giúp cho người Việt Nam có góc nhìn khách quan đối với
đất nước và người dân Trung Quốc. Về lĩnh vực văn hóa và nghệ thuật, ngoài việc
Việt Nam tích cực quảng bá và xây dựng hình ảnh văn hóa, con người Việt Nam tốt
đẹp trong mắt bạn bè quốc tế, đặc biệt là Trung Quốc thì việc nâng cao hiệu quả giao
lưu, hợp tác văn hóa Việt Nam - Trung Quốc cũng được cho là hết sức cần thiết.

IV - TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bình Minh (2023). Người Việt du học Trung Quốc tăng mạnh. Báo
vnexpress.net;
2. Bộ Công thương, 2011. Đề án Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ
2011 - 2020, tầm nhìn đến 2030;
76

3. Dương Hưng (2023). Gần 3 năm 'siết' biên giới, Việt Nam - Trung Quốc giao
thương thế nào? Báo Tiền phong điện tử;
4. Đức Duy (2023). Thương mại hai chiều Việt Nam-Trung Quốc vượt 11 tỷ USD
tháng đầu năm. Báo điện tử Vietnam+;
5. Hãng nghiên cứu thị trường Statista- Đức (2017) Made In Country Index 2017;
6. Hầu Ngọc Ba (2002): “Ảnh hưởng của văn hóa đến lối suy nghĩ của người
Trung Quốc”;
7. Hoàng Thị Hương Trà (2022). Giao lưu, hợp tác văn hóa Việt Nam - Trung
Quốc trên lĩnh vực văn học, nghệ thuật trong giai đoạn hiện nay. Tạp chí cộng
sản;
8. Hồ Bạch Thảo (2010) Minh Thực Lục Quan Hệ Trung Quốc Việt Nam Thế Kỷ
XIV-XVII. Nhà xuất bản Hà Nội;
9. Huyền Như (2023), 5 tháng đầu năm, vốn FDI từ Trung Quốc vào Việt Nam
tăng mạnh. Báo vnbusiness.vn;
10. Lê Văn Toan (2021). Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc (1991 - 2021).
Tạp chí lịch sử Đảng 9 - 2021;

11. Lưu Cối Trinh (2016): “Quan hệ giao lưu văn hóa Trung Việt từ 1991
đến 2015”, Luận văn Thạc sĩ quốc tế học, Trường Đại học Khoa học xã hội và
nhân văn;
12. Ngô Sĩ Liên (1479). Đại Việt Sử ký toàn thư. Nhà Xuất bản Khoa học
Xã hội (Hà Nội);

13. Pew Research Center (2015). Views of China and the Global Balance of
Power, 23-26;

14. Study in China (2012), More Than 300,000 International Students Study
In China;
15. Thái Bình (2023), Xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc đạt hơn 175
tỷ USD. Tạp chí Hải quan điện tử;

16. Thanh Tuyền (2019), Báo Trung Quốc gọi nón lá, áo dài Việt Nam là
'phong cách Trung Quốc'. Diễn đàn của hội liên hiệp thanh niên Việt Nam;

17. Thế Tường (2017), Tác động khôn lường của truyện ngôn tình. Đài phát
thanh truyền hình và báo Bình Phước;

18. Trần Thị Thuỷ, Hoàng Thị Hương Trà (2020): “Quan hệ thương mại
văn hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc: Hiện trạng và triển vọng”, Bài viết
tham gia Hội thảo “70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và
77

Trung Quốc (1950-2020)” do Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Viện Hàn lâm
Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức;

19. Trung tâm Nghiên cứu An ninh và Chiến lược Đại học Thanh Hoa
(2020) khảo sát “无滤镜的中国” ;

20. Viện nghiên cứu Đông Nam Á Yusof Ishak, Singapore (ISEAS) (2020) -
Báo cáo khảo sát tình hình Đông Nam Á thường niên (The State of Southeast
Asia);
21. Việt Anh (2021), Ông Tập Cận Bình chỉ đạo cải thiện hình ảnh Trung
Quốc trên thế giới. Báo Vietnamnet. vn;

22. Vũ Hồng Lâm (2004) “Lịch sử quan hệ Việt-Trung nhìn từ góc độ đại
chiến lược” báo Thời Đại Mới, số 2 - tháng 7/2004;

23. Vũ Huy Hùng, Hoàng Vĩnh Thắng (2023), Quan hệ thương mại Việt –
Trung: Một chặng đường nhìn lại.

You might also like