You are on page 1of 116

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

NGUYỄN THỊ THÙY TRANG

HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIẾM SOÁT NỘI BỘ TẠI NGÂN


HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kế toán, kiểm toán và phân tích


Mã ngành: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SỸ KẾ TOÁN

Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ THỊ NHU

HÀ NỘI – 2020
LỜI CAM ĐOAN

Tác giả đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học
thuật. Tác giả cam kết rằng nghiên cứu này do chính tác giả tự thực hiện và
không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.

Tác giả

Nguyễn Thị Thùy Trang


LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin chân thành cảm ơn TS. Lê Thị Nhu đã tạo điều kiện và hướng
dẫn tận tình trong quá trình tác giả viết và hoàn thành luận văn.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các Thầy Cô trong hội đồng Viện Đào
tạo Sau Đại học, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tạo điều kiện thuận lợi nhất
để tác giả hoàn thiện luận văn này.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cán bộ Ngân hàng Đầu
tư và Phát triển Việt Nam, nơi tác giả công tác, đã hỗ trợ tác giả trong quá trình thu
thập thông tin và tài liệu để trình bày luận văn và hoàn thành luận văn một cách tốt
nhất.

Tác giả

Nguyễn Thị Thùy Trang


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN


LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU...........................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................1
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................2
1.6. Ý nghĩa của đề tài..........................................................................................2
1.7. Kết cấu của đề tài..........................................................................................3
CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
TRONG KIỂM SOÁT GIAO DỊCH TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI....4
2.1. Lý luận chung về hệ thống kiểm soát nội bộ...............................................4
2.1.1. Bản chất hệ thống kiểm soát nội bộ..........................................................4
2.1.2. Các yếu tố cấu thành.................................................................................7
2.2. Đặc điểm chung của ngành ngân hàng ảnh hưởng đến việc thiết kế và
vận hành hệ thống KSNB..................................................................................13
2.2.1. Bộ máy của các ngân hàng thương mại..................................................14
2.2.2. Hoạt động của ngân hàng thương mại....................................................15
Kết luận Chương 2................................................................................................17
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG
KIỂM SOÁT GIAO DỊCH TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT
TRIỂN VIỆT NAM (BIDV)..................................................................................18
3.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).....18
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển..........................................................18
3.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV................................................21
3.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý..........................................................................24
3.2. Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam...........................................................................................28
3.2.1. Môi trường kiểm soát..............................................................................28
3.2.2. Đánh giá rủi ro.......................................................................................34
3.2.3. Các hoạt động kiểm soát.........................................................................36
3.2.4. Hệ thống thông tin và truyền thông.........................................................49
3.2.5. Các hoạt động giám sát..........................................................................54
Kết luận Chương 3................................................................................................56
CHƯƠNG 4: THẢO LUẬN KẾT QUẢ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ
THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG KIỂM SOÁT GIAO DỊCH TẠI
NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM......................57
4.1. Đánh giá thực trạng kiểm soát nội bộ trong kiểm soát giao dịch tại Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)......................................57
4.1.1. Ưu điểm.................................................................................................57
4.1.2. Hạn chế và nguyên nhân......................................................................60
4.2. Phương hướng hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm soát
giao dịch tại BIDV..............................................................................................63
4.3. Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm soát giao
dịch tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)...............64
4.3.1. Hoàn thiện môi trường kiểm soát..........................................................64
4.3.2. Hoàn thiện đánh giá rủi ro....................................................................66
4.3.3. Hoàn thiện hoạt động kiểm soát............................................................66
4.3.4. Hoàn thiện hệ thống thông tin và truyền thông....................................67
4.3.5. Hoàn thiện hoạt động giám sát..............................................................71
4.4. Điều kiện thực hiện giải pháp.....................................................................74
4.4.1. Về phía Chính phủ.................................................................................74
4.4.2. Về phía Ngân hàng Nhà nước...............................................................74
4.4.3. Về phía Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.............................75
Kết luận Chương 4................................................................................................75
KẾT LUẬN............................................................................................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................77
PHỤ LỤC............................................................................................................... 78
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BCTC Báo cáo Tài chính


BDS Branch Delivery System (Hệ thống phân phối sản phẩm dịch vụ ngân
hàng cho khách hàng tại Chi nhánh)
BIDV Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
CBTD Cán bộ tín dụng
DN Doanh nghiệp
GDV Giao dịch viên
GDV* Giao dịch viên có hạn mức giao dịch tiền mặt phân cấp cao hơn GDV
thông thường
GDV** Giao dịch viên có hạn mức giao dịch tiền mặt được trụ sở chính phân
cấp như GDV Ngân quỹ phụ
GDV NQC Giao dịch viên Ngân quỹ chính
GDV NQP Giao dịch viên Ngân quỹ phụ
GDKH Giao dịch khách hàng
GTCG Giấy tờ có giá
HTKSNB Hệ thống Kiểm soát nội bộ
KHCN Khách hàng Cá nhân
KHDN Khách hàng Doanh nghiệp
KSNB Kiểm soát nội bộ
KSV Kiểm soát viên
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
QL&DVKQ Quản lý và dịch vụ Kho quỹ
QTTD Quản trị tín dụng
SVS Signature Verification System (Hệ thống quản lý chữ ký khách hàng
của BIDV)
TCKT Tổ chức kinh tế
TCTD Tổ chức tín dụng
TMCP Thương mại Cổ phần
TK Tài khoản
DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ

Bảng 3.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2019 (Theo Báo cáo của Ban điều
hành BIDV kết quả hoạt động kinh doanh 2019, Kế hoạch kinh doanh 2020)..............22

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của BIDV.......................................................................24


Sơ đồ 3.2: Bộ máy quản lý BIDV............................................................................25
Sơ đồ 3.3: Cơ cấu tổ chức của BIDV chi nhánh Hải Dương...................................27
1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài


Hệ thống ngân hàng luôn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền
kinh tế thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Từ khi hình thành và phát
triển, ngân hàng luôn cho thấy sự ảnh hưởng của mình trong việc tạo sự cân bằng
cán cân kinh tế. Hệ thống ngân hàng thương mại với hai hoạt động chính là huy
động vốn và tín dụng đóng vai trò là cầu nối giữa những người có vốn và những
người cần vốn. Các giao dịch và nghiệp vụ ngân hàng hầu hết liên quan trực tiếp
đến các tài sản như tiền mặt hay giấy tờ có giá. Điều này có thể dẫn đến các rủi ro
như nhầm lẫn hay gian lận trong quá trình giao dịch và bảo quản tài sản thậm chí
thất thoát tài sản. Do vậy, các ngân hàng đều phải có những quy trình hoạt động
kiểm soát nội bộ hiệu quả để hỗ trợ nhà quản lý ngăn chặn gian lận và sai sót đồng
thời giúp cho các kiểm toán viên độc lập có bằng chứng tin cậy trong việc đánh giá
tình hình tài chính ngân hàng.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là ngân hàng thương
mại nhà nước lớn nhất Việt Nam tính theo khối lượng tài sản và doanh thu năm
2019 và là doanh nghiệp lớn thứ tư tại Việt Nam. Với quy mô như vậy thì BIDV
cũng đã và đang thiết lập quy trình kiểm soát nội bộ hiệu quả đặc biệt là trong kiểm
soát giao dịch trực tiếp tại ngân hàng. BIDV đã ban hành nhiều văn bản quy trình
hướng dẫn hỗ trợ giao dịch viên và kiểm soát viên trong quá trình giao dịch với
khách hàng nhằm giảm thiểu rủi ro gian lận và sai sót. Bên cạnh đó cần thống nhất
quy trình cách thức hậu kiểm chứng từ và báo cáo kế toán tại đơn vị nhằm phát hiện
và khắc phục kịp thời các sai sót, gian lận phát sinh trong quá trình xử lý tác nghiệp
tại các bộ phận nghiệp vụ. BIDV luôn tạo điều kiện tốt nhất để khách hàng giao
dịch được thuận tiện và nhanh chóng nhất đáp ứng đầy đủ sử dụng dịch vụ của
khách hàng. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện giao dịch do một vài yếu tố khách
quan hay chủ quan đã xảy ra những sai sót không đáng có trong quá trình xử lý giao
2

dịch. Hệ thống kiểm soát nội bộ tuy đã và đang được cải tiến nhưng vẫn còn bộc lộ
những điểm chưa hoàn thiện khiến đội ngũ cán bộ ngân hàng vẫn phải xử lý tác
nghiệp thủ công dẫn đến việc trong quá trình thực hiện giao dịch với khách hàng
không tránh khỏi sai sót xảy ra. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh cũng
như uy tín, thương hiệu của BIDV với khách hàng. Hệ thống kiểm soát nội bộ
(HTKSNB) của BIDV được Trung ương thiết lập và ban hành toàn bộ các Chi
nhánh BIDV. Xuất phát từ yêu cầu trên tác giả xin trình bày ý kiến của mình nhằm
hoàn thiện HTKSNB tại BIDV dưới góc nhìn của tác giả trong thời gian công tác tại
một trong những Chi nhánh của BIDV. Đề tài mà tác giả lựa chọn cho luận văn thạc
sĩ là “Hoàn thiện hệ thống kiếm soát nội bộ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam”.
1.2. Tổng quan nghiên cứu
Trên thế giới trong giai đoạn từ năm 1980 đến năm 1988, các cơ quan tại Hoa
Kỳ đã ban hành một loạt hướng dẫn có liên quan đến KSNB. Năm 1988, ủy ban
chuẩn mực Kiểm toán Hoa Kỳ (ASB) đã ban hành bản điều chỉnh Chuẩn mực kiểm
toán về đánh giá HTKSNB. Tiếp đó vào năm 1992 tại Hoa Kỳ, báo cáo COSO đầu
tiên về HTKSNB đã được ra đời bởi Uỷ ban thuộc Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về
việc chống gian lận trong BCTC. Báo cáo COSO gồm năm thành phần bao gồm:
Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Các hoạt động kiểm soát, Hệ thống thông tin
và truyền thông, Giám sát.
Vào năm 1998, Ủy ban Basel đã cho ra đời báo cáo Basel 1998 về việc vận
dụng KSNB vào hệ thống Ngân hàng và các TCTD của Ủy ban thuộc Hội đồng
quốc gia Hoa Kỳ về chống gian lận trong BCTC.
Ở tại Việt Nam, trong thời buổi hiện nay nhu cầu thông tin tài chính minh
bạch từ các đối tượng quan tâm ngày một tăng trong bối cảnh nền kinh tế thị trường.
Điều đó đòi hỏi các cơ quan nhà nước cũng như doanh nghiệp cần phải thiết lập một
nền tảng căn bản về KSNB.
Tháng 1/1994, quy chế về kiểm toán độc lập đã được Chính phủ xây dựng và
ban hành. Để đáp ứng thêm nhu cầu KSNB thì vào tháng 7/1994, Chính phủ đã
3

thành lập bộ máy kiểm toán nhà nước trực thuộc Chính phủ. Tiếp theo đó vào tháng
10/1997, quy chế kiểm toán nội bộ đã được xây dựng và ban hành bởi Bộ Tài chính
áp dụng cho các Tổng công ty, Tập đoàn, và các Doanh nghiệp Nhà nước.
Ngay sau đó thì các chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam cũng lần lượt được ban
hành. Chuẩn mực Kế toán số 400 “Đánh giá rủi ro và KSNB” đã hình thành định
nghĩa về KSNB. Vào tháng 12/2012, 37 chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam đã được
Bộ Tài chính ban hành và chuẩn hóa theo thông lệ quốc tế.
Trong luật Kiểm toán Nhà nước (2005) đã xác định trách nhiệm của các cơ
quan và tổ chức có sử dụng ngân sách Nhà nước, tiền và tài sản của Nhà nước thì
phải xây dựng, duy trì hoạt động HTKSNB thích hợp và có hiệu quả. Đối với lĩnh
vực ngân hàng thì từ năm 1998 đến năm 2011, nhiều văn bản liên quan đến công tác
KSNB đã được ban hành bởi NHNN như: Quyết định số 03/1998/QĐ-NHNN3;
Quyết định số 36/2006/QĐ-NHNN, Thông tư số 44/2011/TT-NHNN.
Trong thời buổi hiện tại thì hội nhập kinh tế quốc tế đang là xu thế tất yếu
diễn ra trên mọi lĩnh vực của nền kinh tế thị trường trong đó có ngành ngân hàng.
Để hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam tham gia tốt hơn vào quá trình hội
nhập quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh thì hệ thống ngân hàng cần phải tuân
thủ các điều ước quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng. Hiệp ước quốc tế về
hoạt động giám sát ngân hàng Basel đã và đang được các nhà quản trị ngân hàng
đặc biệt quan tâm. Từ năm 2014, NHNN đã chủ động xây dựng lộ trình triển khai
và áp dụng Basel II đối với hệ thống NHTM. Đến nay đã có 18 ngân hàng được
NHNN phê duyệt thực hiện thông tư 41/2016/TT-NHNN (áp dụng Basel II) trước
thời hạn hiệu lực bao gồm: Ngân hàng TMCP Quân đội, Ngân hàng TMCP Á Châu,
Ngân hàng TMCP Quốc tế,… và gần đây nhất là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam (BIDV) đã được thống đốc NHNN quyết định chấp thuận triển khai
thông tư 14 kể từ 01/12/2019. Trong giai đoạn từ 2015 – 2019, BIDV đã tổ chức
triển khai các dự án nhằm tuân thủ các tiêu chuẩn Basel bao gồm: (i) Các dự án về
cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro theo chuẩn mực Basel; (ii) Các dự án về hệ thống
khung quản trị kho và dữ liệu; (iii) Các dự án về phương pháp luận quản lý các loại
4

rủi ro trọng yếu; (iv) Các dự án về giải pháp đo lường, quản lý các loại rủi ro trọng
yếu; (v) Các dự án về nâng cao năng lực kiểm toán theo chuẩn mực Basel. Basel II
có ba trụ cột chính bao gồm: (i) Yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu; (ii) Rà soát
giám sát; (iii) Thực hiện các nguyên tắc thị trường.
Ngày 6/11/2019 KEB Hana Bank chính thức trở thành cổ đông nước ngoài
đầu tiên của BIDV trên cơ sở chấp thuận của chính phủ và các cơ quan có thẩm
quyền thuộc hai nước Việt Nam và Hàn Quốc. BIDV trở thành ngân hàng có vốn
điều lệ cao nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ an
toàn vốn tối thiểu của chuẩn mực Basel. Đây là tiền đề để BIDV tiếp tục hội nhập
và phát triển để trở thành ngân hàng hiện đại mang tầm cỡ quốc tế. Theo tiêu chuẩn
Basel II thì các ngân hàng cần xây dựng và thành lập, phát huy vai trò của bộ phận
kiểm tra, kiểm soát nội bộ sao cho hệ thống ngân hàng được hoàn thiện toàn diện
hơn.
Việc nghiên cứu về KSNB cũng được rất nhiều các tác giả quan tâm đặc biệt
tại các trường Đại học như: Giáo trình Kiểm soát nội bộ của Cô Trần Thị Giang Tân
xuất bản năm 2012, Giáo trình kiểm toán hoạt động của Thầy Nguyễn Quang
Quynh xuất bản năm 2009, Giáo trình Kiểm soát quản lý của Cô Nguyễn Thị
Phương Hoa xuất bản năm 2009. Tại Điều 39 Luật Kế toán Việt Nam cũng đưa ra
định nghĩa về HTKSNB từ đó yêu cầu các đơn vị phải thiết lập một HTKSNB hữu
hiệu và đạt được các mục tiêu đề ra của doanh nghiệp mình.
Trên cơ sở nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của HTKSNB với các
NHTM, đến nay đã có nhiều đề tài được xây dựng liên quan đến vấn đề này. Có thể
kể đến các đề tài cụ thể như sau:
+ Lê Thị Hậu (2013) với đề tài: “Hoàn thiện hệ thống KSNB tại ngân hàng
TMCP Bản Việt theo hướng Kiểm soát rủi ro”. Trong bài này tác giả đã nghiên cứu
và đánh giá thực trạng KSNB để đối phó với rủi ro hoạt động kinh doanh tại Ngân
hàng TMCP Bản Việt và đưa ra hướng giải pháp nhằm hoàn thiện HTKSNB. Thành
công của luận văn là đã đi nghiên cứu sâu và chi tiết một đối tượng cụ thể là Ngân
hàng TMCP Bản Việt. Hạn chế của luận văn là phạm vi khảo sát chỉ diễn ra tại một
5

Chi nhánh của Ngân hàng TMCP Bản Viêt cho nên luận văn chưa đủ điều kiện để
đưa ra kết luận đầy đủ về đánh giá HTKSNB.
+ Đỗ Thị Bích Phượng (2014) với đề tài “Hoàn thiện hệ thống kiểm tra, kiểm
soát nội bộ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam”. Trong bài tác giả đã hệ
thống được những nội dung cơ bản của HTKSNB cho Trụ sở chính của Ngân hàng
TMCP Công thương Việt Nam. Tuy nhiên phạm vi nghiên cứu là toàn bộ Ngân
hàng TMCP Công thương Việt Nam mà chưa đi sâu vào từng thành phần của từng
Chi nhánh cụ thể.
Còn nhiều bài viết và đề tài tác giả tìm hiểu có chủ đề hoàn thiện KSNB tại
NHTM. Các công trình nghiên cứu này đều đưa ra được các mặt khác nhau trong
quá trình KSNB. Chủ đề tác giả hướng tới cũng liên quan đến KSNB nhưng tập
trung vào kiểm soát nội bộ trong kiểm soát giao dịch tại ngân hàng cụ thể là tại
BIDV. Từ đó tác giả muốn cung cấp cho người đọc thêm góc nhìn về kiểm soát nội
bộ trong NHTM.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ trong đó tập trung nghiên
cứu vào thực trạng kiểm soát nội bộ trong kiểm soát giao dịch tại BIDV. Qua đó
đưa ra một số giải pháp trong việc hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm
soát giao dịch tại BIDV. Các mục tiêu cụ thể được đưa ra như sau:
Thứ nhất, làm rõ những nội dung cơ bản trong HTKSNB trong ngân hàng
thương mại.
Thứ hai, nêu ra thực trạng trong HTKSNB tại BIDV cụ thể tại đơn vị cần
nghiên cứu qua đó chỉ ra những ưu điểm và hạn chế cần khắc phục.
Thứ ba, đưa ra các giải pháp mang tính khả thi nhằm hoàn thiện HTKSNB tại
BIDV đặc biệt trong kiểm soát giao dịch tại BIDV.
1.4. Câu hỏi nghiên cứu
Thứ nhất, nội dung cơ bản nào liên quan đến HTKSNB trong ngân hàng
thương mại?
6

Thứ hai, thực trạng trong HTKSNB tại BIDV cụ thể tại BIDV Chi nhánh Hải
Dương được thực hiện như thế nào?
Thứ ba, giải pháp nào được đưa ra nhằm hoàn thiện HTKSNB tại BIDV đặc
biệt trong kiểm soát giao dịch tại BIDV?
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm soát giao dịch
tại BIDV, điển hình tại BIDV Chi nhánh Hải Dương.
Phạm vi nghiên cứu
+ Không gian nghiên cứu: khảo sát thực tế các thủ tục kiểm soát cụ thể tại BIDV
chi nhánh Hải Dương.
+ Thời gian nghiên cứu: dữ liệu thu thập từ năm 2018 đến 2019.
+ Nội dung nghiên cứu: HTKSNB được nghiên cứu qua năm thành phần bao gồm:
Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Các hoạt động kiểm soát, Hệ thống thông tin
và truyền thông, Giám sát.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng kết hợp các phương pháp điều tra thực tế, khảo sát, phân tích để làm
rõ thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm soát giao dịch tại BIDV. Từ đó
đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại BIDV.
- Thu thập dữ liệu:
+ Dữ liệu thứ cấp: được thu thập từ các công trình nghiên cứu, đề tài, báo cáo,
tài liệu giáo trình có liên quan đến HTKSNB, các quy định, văn bản cụ thể do
NHNN và BIDV quy định.
+ Dữ liệu sơ cấp: được thu thập qua quá trình làm việc, quan sát, điều tra, thu
thập thông tin từ Ban lãnh đạo, Phòng Kế hoạch Tài chính, Phòng giao dịch
khách hàng tại BIDV Chi nhánh Hải Dương.
- Xử lý dữ liệu:
Dựa trên dữ liệu thu thập cả định tính và định lượng, tác giả tiến hành tổng
hợp, so sánh, phân tích, đánh giá để làm rõ thực trạng HTKSNB tại BIDV cụ thể tại
7

BIDV Chi nhánh Hải Dương để qua đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện
HTKSNB tập trung vào KSNB trong quá trình giao dịch tại BIDV.
1.7. Đóng góp của đề tài
Về lý luận: đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về hệ thống kiểm soát nội bộ
tại các ngân hàng thương mại.
Vể thực tiễn: đề tài đã phân tích thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ trong
kiểm soát giao dịch tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Từ đó đưa
ra các đánh giá về ưu điểm cũng như hạn chế của hệ thống này và đưa ra các giải
pháp nhằm khắc phục những hạn chế đó.
1.8. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài đi vào nghiên cứu những lý luận cơ bản của hệ thống kiểm soát nội bộ
tại ngân hàng như sự cần thiết, phương pháp, quy trình thiết lập hệ thống kiểm soát
nội bộ trong kiểm soát giao dịch tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam. Trên cơ sở đó đánh giá khái quát kết quả đã đạt được trong thời gian qua, xem
xét những tồn tại cũng như nguyên nhân khách quan hay chủ quan dẫn đến những
tồn tại đó để đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoàn
thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm soát giao dịch tại BIDV.
1.9. Kết cấu của đề tài
Cấu trúc của luận văn nghiên cứu gồm bốn chương:
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu
Chương 2: Lý luận chung về hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng thương
mại
Chương 3: Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam
Chương 4: Thảo luận kết quả và giải pháp hoàn thiện Hệ thống kiểm soát nội bộ tại
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
8
9

CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM


SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1. Lý luận chung về hệ thống kiểm soát nội bộ
2.1.1. Bản chất hệ thống kiểm soát nội bộ
Điều 39 Luật Kế toán số 88/2015/QH13, có hiệu lực từ 01/01/2017 cho rằng
“KSNB là việc thiết lập và tổ chức thực hiện trong nội bộ đơn vị kế toán các cơ chế,
chính sách, quy trình, quy định nội bộ phù hợp với quy định của pháp luật nhằm
bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra”.
Theo Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế 315 (ISA 315) KSNB bao gồm năm
thành phần “môi trường kiểm soát, quá trình đánh giá rủi ro, thông tin và truyển
thông, các hoạt động kiểm soát và giám sát các kiểm soát”. Đây có thể coi là 5
thành phần cơ bản của Kiểm soát nội bộ góp phần tích cực nhằm nâng cao chất
lượng kiểm toán và nhấn mạnh đến tầm quan trọng của thủ tục phân tích trong quá
trình thu thập thông tin.
Theo COSO năm 1992 (The Committee of Sponsoring Organizations of the
Treadway Commission), KSNB là một quá trình do người quản lý, hội đồng quản
trị và các nhân viên của đơn vị chi phối, nó được thiết lập để cung cấp một sự đảm
bảo hợp lí nhằm thực hiện mục tiêu: (i) Báo cáo tài chính đáng tin cậy; (ii) Các luật
lệ và quy định được tuân thủ; (iii) Hoạt động hữu hiệu và hiệu quả.
COSO năm 2013 đã ban hành bản cập nhật mới theo đó “KSNB là một quy
trình đưa ra bởi Ban quản trị của doanh nghiệp, nhà quản lý và các nhân sự khác,
được thiết kế để đưa ra sự đảm bảo cho việc đạt được mục tiêu về hoạt động, báo
cáo và tuân thủ”.
Kiểm soát nội bộ và hệ thống kiểm soát nội bộ tuy được con người xây dựng
thiết lập cùng chung mục đích nhưng chúng có những điểm khác nhau. KSNB
thường tập kiểm soát những chính sách, nguyên tắc và quy định có tính hệ thống
được thừa nhận rộng rãi và phổ biến. KSNB thường quan tâm đến mục tiêu kiểm
soát hơn là các hành vi cụ thể hay còn gọi là các thủ tục kiểm soát.
10

Có rất nhiều quan điểm về hệ thống KSNB tuy nhiên quan điểm chung được
thừa nhận rộng rãi nhất hiện nay đó là “Hệ thống KSNB là toàn bộ các chính sách,
những quy định, các thủ tục kiểm soát, các bước công việc do lãnh đạo đơn vị xây
dựng và áp dụng nhằm quản lý và điều hành hoạt động của đơn vị đạt kết quả. Hệ
thống KSNB nhằm vào 3 vấn đề lớn, đó là: Tuân thủ luật pháp và quy định; Đảm
bảo mục tiêu của hoạt động (hiệu quả hoạt động và hiệu năng quản lý); Đảm bảo độ
tin cậy của báo cáo tài chính”.
Theo thông tư 13/2018/TT-NHNN ngày 18/05/2018 Quy định về hệ thống
kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài “Hệ
thống kiểm soát nội bộ là tập hợp các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ,
cơ cấu tổ chức của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được
xây dựng phù hợp với quy định tại Luật các tổ chức tín dụng, Thông tư này và các
quy định của pháp luật có liên quan và được tổ chức thực hiện nhằm kiểm soát,
phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra. Hệ thống
kiểm soát nội bộ thực hiện giám sát của quản lý cấp cao, kiểm soát nội bộ, quản lý
rủi ro, đánh giá nội bộ về mức đủ vốn và kiểm toán nội bộ”
Như vậy hệ thống KSNB không chỉ là một thủ tục hay một chính sách được
thực hiện ở một vài thời điểm nhất định mà được vận hành liên tục ở tất cả mọi cấp
độ trong đơn vị. Các nhà quản lý hay lãnh đạo đơn vị chịu trách nhiệm thiết lập một
hệ thống KSNB phù hợp và hiệu quả trong đó tất cả các thành viên của đơn vị đều
được tham gia vào hệ thống đó. Điều này áp dụng cho mọi tổ chức nói chung là các
ngân hàng thương mại nói riêng.
11

Mục tiêu của hệ thống KSNB


Hệ thống KSNB được thiết kế và vận hành theo các mục tiêu cơ bản sau:
Thứ nhất, mục tiêu kết quả hoạt động (Hiệu quả và hiệu năng hoạt động): sử
dụng hiệu quả các tài sản và nguồn lực, hạn chế rủi ro, đảm bảo có sự phối hợp của
toàn bộ thành viên trong hệ thống để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp, tránh
được các chi phí không đáng có. Với ngân hàng là loại hình kinh doanh có đặc thù
liên quan trực tiếp đến tiền tệ và các tài sản có giá nên dễ xảy ra những rủi ro gây
ảnh hưởng đến ngân hàng cũng như nền kinh tế quốc gia. Vì vậy các nhà quản lý
cần đặt ra các yêu cầu kiểm soát để tránh rủi ro, sử dụng vốn huy động hợp lý nhằm
tăng hiệu quả kinh doanh. Bên cạnh việc giám sát xuyên suốt quá trình thực hiện tại
đơn vị, định kỳ các nhà quản lý đánh giá kết quả hoạt động kèm với cơ chế kiểm
soát của hệ thống KSNB nhằm nâng cao hiệu quả công việc.
Thứ hai, mục tiêu thông tin (độ tin cậy, tính hoàn thiện và cập nhật của thông
tin tài chính): các báo cáo cần được lập đúng hạn và đáng tin cậy để ra quyết định
trong nội bộ đơn vị, thông tin gửi đến Ban giám đốc hay các nhà quản lý phải có
chất lượng và mang tính nhất quán, báo cáo tài chính và các báo cáo quản lý khác
phải được trình bày một cách hợp lý và dựa trên các chính sách kế toán đã được xác
định rõ ràng. Với ngân hàng thì mục tiêu thông tin thể hiện ở sự tin cậy của báo cáo
tài chính. Báo cáo tài chính được bộ máy kế toán xử lý và tổng hợp và là căn cứ cho
các nhà quản lý theo dõi và ra các quyết định. Hệ thống KSNB hiệu quả góp phần
làm tăng tính tính trung thực, minh bạch, hợp lý và đầy đủ của báo cáo tài chính.
Thứ ba, mục tiêu tuân thủ đảm bảo cho mọi hoạt động của đơn vị đều phải
tuân thủ: các luật và quy định của nhà nước, các yêu cầu quản lý, các chính sách và
quy trình nghiệp vụ của đơn vị. Với ngân hàng thì mục tiêu này hướng đến việc
đảm bảo thông tin kế toán được hạch toán đầy đủ chính xác cũng như việc lập báo
cáo tài chính phải trung thực và khách quan.
12

Các nguyên tắc hoạt động của HTKSNB trong NHTM


Theo báo cáo Basel (1998) các nguyên tắc trong HTKSNB tại NHTM bao
gồm:
Thứ nhất, Giám sát điều hành và văn hóa kiểm soát: Hội đồng quản trị
(HĐQT) của ngân hàng có trách nhiệm kiểm tra, xét duyệt các chính sách và chiến
lược kinh doanh của ngân hàng. Ban điều hành chịu trách nhiệm thực hiện các chiến
lược của HĐQT, có sự phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các bộ phận.
Thứ hai, Nhận biết và đánh giá rủi ro: xác định những rủi ro trọng yếu trong
quá trình giao dịch, rủi ro tín dụng,..ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch của
ngân hàng.
Thứ ba, Hoạt động kiểm soát, phân công kiêm nhiệm: hoạt động kiểm soát
diễn ra hằng ngày tại ngân hàng có sự phân công hợp lý giữa các thành viên.
Thứ tư, Thông tin truyền thông: thông tin tin cậy, sử dụng dữ liệu bằng máy
tính an toàn, bảo mật.
Thứ năm, Giám sát và sửa chữa sai phạm trọng yếu: hiệu quả của hệ thống
KSNB thể hiện ở việc theo dõi và kiểm tra liên tục, báo cáo lên ban lãnh đạo các sai
sót để xử lý và khắc phục kịp thời.
2.1.2. Các yếu tố cấu thành
Có năm thành phần cơ bản của KSNB: Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi
ro, Các hoạt động kiểm soát, Hệ thống thông tin và truyền thông, Các hoạt động
kiểm soát.
2.1.2.1. Môi trường kiểm soát
Về khái niệm chung, môi trường kiểm soát bao gồm toàn bộ nhân tố bên
trong và bên ngoài đơn vị có tính môi trường tác động đến việc thiết kế, hoạt động
và xử lý dữ liệu của các loại hình KSNB. Môi trường kiếm soát phản ánh sắc thái
của một đơn vị, có ảnh hưởng đến ý thức kiểm soát của mọi thành viên trong đơn vị
và là nền tảng đối với các thành phần khác của KSNB trong đơn vị.
Đối với ngành ngân hàng, môi trường kiểm soát tạo ra sắc thái chung trong
ngân hàng, là nơi mà mỗi người thực hiện nghĩa vụ kiểm soát của mình. Môi trường
13

kiếm soát gồm môi trường bên trong và bên ngoài ngân hàng. Điều này ảnh hưởng
đến việc thiết kế, hoạt động xây dựng và tổ chức kiểm soát thực hiện các chính
sách, chế độ quy định của ngân hàng. Các nhân tố của môi trường kiểm soát thể
hiện quan điểm, nhận thức và hành động của nhà quản lý trong ngân hàng. Hoạt
động kiểm tra kiểm soát có hiệu quả hay không phụ thuộc vào quan điểm quản lý
của ngân hàng đó.
Các nhân tố của môi trường kiểm soát bao gồm:
Truyền đạt và hiệu lực hóa tính trung thực và các giá trị đạo đức: đây được
coi là những yếu tố quan trọng và then chốt ảnh hưởng đến hiệu quả của việc thiết
kế, vận hành và giám sát các kiểm soát.
Việc thực thi tính trung thực và các giá trị đạo đức thể hiện ở việc Ban giám
đốc thực thi các biện pháp để giảm thiểu các động cơ xúi giục nhân viên tham gia
các hành động thiếu trung thực, bất hợp pháp và phi đạo đức.
Việc truyền đạt các chính sách của đơn vị về tính chính trực và các giá trị
đạo đức thể hiện ở việc Ban lãnh đạo ban hành các chính sách, các quy tắc đạo đức
và các tấm gương điển hình nhằm truyền đạt tới các nhân viên trong đơn vị.
Sự độc lập của bộ phận kiểm tra: thể hiện ở sự độc lập giữa các thành viên
thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo không bị các lợi ích khác chi phối.
Sự tham gia của Ban quản trị: Ban quản trị có ảnh hưởng đến việc nhận thức
về kiểm soát của đơn vị. Ban quản trị còn có trách nhiệm giám sát việc thiết kế các
thủ tục kiểm soát xét trên tính hiệu quả của KSNB tại đơn vị.
Triết lý quản lý và phong cách điều hành của Ban giám đốc:
Triết lý quản lý và phong cách điều hành của Ban giám đốc thể hiện qua các
đặc điểm sau:
- Quan điểm và hành động của Ban giám đốc trong việc lập và trình bày
báo cáo tài chính (có thể được thể hiện ở việc lựa chọn các nguyên tắc kế
toán, sự kín kẽ và thận trọng trong việc xây dựng các ước tính kế toán)
- Quan điểm về việc chấp nhận rủi ro kinh doanh.
- Quan điểm đối với việc xử lý thông tin và chính sách nhân sự.
14
15

Cơ cấu tổ chức:
Cơ cấu tổ chức trong đơn vị phản ánh việc phân chia quyền hạn, trách nhiệm
và nghĩa vụ cũng như việc phối hợp kiểm soát và chia sẻ thông tin lẫn nhau của các
thành viên trong cùng một tổ chức. Một cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ giúp cho sự chỉ
đạo điều hành của nhà quản lý được thông suốt và quá trình kiểm soát của các thành
viên trong hệ thống được chặt chẽ hơn.
Phân công quyền hạn và trách nhiệm:
Việc phân công quyền hạn và trách nhiệm trong đơn vị có thể bao gồm:
- Các chính sách và thông lệ phổ biến được ban hành, sự hiểu biết và kinh
nghiệm của các nhân sự chủ chốt, các nguồn lực được cung cấp để thực
hiện nhiệm vụ.
- Sự trao đổi thông tin giữa các thành viên để đảm bảo mọi thành viên
trong đơn vị đều nắm được mục tiêu của đơn vị và phối hợp với nhau để
thực hiện mục tiêu đó,
- Hiểu được hành động của mỗi cá nhân có liên quan như thế nào và nhận
thức mỗi thành viên sẽ chịu trách nhiệm như thế nào và chịu trách nhiệm
về cái gì.
Các chính sách và thông lệ về nhân sự:
Liên quan đến hoạt động tuyển dụng, định hướng đào tạo đánh giá hướng
dẫn các nhân viên cũng như các biện pháp khắc phục sai sót.
Con người là chủ thể quan trọng trong mọi hoạt động của tổ chức cũng như
hoạt động kiểm soát. Nếu đội ngũ nhân viên có năng lực và đáng tin cậy thì quá
trình kiểm soát cũng trở nên dễ dàng hơn và BCTC có cơ sở tin cậy. Ngược lại nếu
lực lượng nhân viên yếu kém về năng lực cũng như thiếu tính trung thực sẽ gây ra
trở ngại cho hoạt động kiểm soát. Ngay khi con người có năng lực và trung thực
nhưng các vấn đề các nhân không được thỏa mãn thì dễ nảy sinh tâm lý chán nản và
gây ra rối loạn trong việc thực thi các mục tiêu của tổ chức.
16

Như vậy, Môi trường kiểm soát có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của các
thủ tục kiểm soát. Một môi trưởng kiểm soát tốt sẽ là nền tảng cho hệ thống KSNB
hiệu quả đồng thời chi phối đến các nhân tố khác cấu thành nên hệ thống KSNB.
2.1.2.2. Đánh giá rủi ro
Quy trình đánh giá rủi ro của đơn vị được hiểu là quy trình nhận diện và đối
phó với rủi ro kinh doanh. Kết quả nghiên cứu cho thấy đánh giá rủi ro có tác động
mạnh và cùng chiều với hiệu quả hoạt động của các đơn vị nói chung cũng như
ngành ngân hàng nói riêng. Do vậy các ngân hàng cần tăng cường đánh giá và kiểm
soát rủi ro từ đó xây dựng các chiến lược để giảm thiểu tác hại của rủi ro đến hoạt
động của ngân hàng.
Quy trình đánh giá rủi ro của đơn vị bao gồm việc Ban giám đốc xác định
các rủi ro liên quan đến việc lập và trình bày các báo cáo tài chính, ước tính độ rủi
ro, đánh giá khả năng xảy ra rủi ro và quyết định các hành động nhằm xử lý rủi ro.
Quy trình đánh giá rủi ro của đơn vị có thể có thể gồm đánh giá cách đơn vị xem xét
khả năng ghi nhận thiếu các giao dịch hoặc cách xác định và phân tích các ước tính
quan trọng được ghi nhận trên BCTC. Các rủi ro liên quan đến độ tin cậy của BCTC
bao gồm sự kiện trong hay ngoài đơn vị, các giao dịch hoặc các tình huống có thể
phát sinh và có ảnh hưởng đến khả năng tạo lập, ghi chép, xử lý và báo cáo dữ liệu
tài chính phù hợp với cơ sở dẫn liệu của Ban giám đốc trong BCTC.
Rủi ro bên trong đơn vị có thể là sự quản lý thiếu minh bạch của nhà quản lý,
thành viên trong đơn vị không coi trọng đạo đức nghề nghiệp, chất lượng cán bộ
thấp, trình độ yếu kém, cơ sở hạ tầng lạc hậu không được đầu tư mở rộng. Rủi ro
bên ngoài đơn vị có thể kể đến như do thay đổi công nghệ làm thay đổi quy trình
vận hành, thị hiếu của khách hàng thay đổi khiến các sản phẩm, dịch vụ hiện thời
không đáp ứng đầy đủ nhu cầu mong muốn, các yếu tổ cạnh tranh ngoài đơn vị, các
chính sách và luật mới được ban hành cũng ảnh hưởng đến đơn vị.
Các bước đánh giá rủi ro: xác định rủi ro kinh doanh liên quan đên mục tiêu
trình bày BCTC,ước tính mức độ của rủi ro, đánh giá khả năng xảy ra rủi ro gian
lận, quyết định các hành động thích hợp đối với các rủi ro.
17

Tóm lại đơn vị cần thường xuyên xác định rủi ro hiện hữu và tiềm ẩn, cần
phải xác định phạm vi của rủi ro để kiểm soát được rủi ro, từ đó đưa ra giải pháp để
xử lý các rủi ro không mong muốn. KSNB cần được điều chỉnh để có thể xử lý thỏa
đáng các rủi ro mới phát sinh hoặc các rủi ro trước đó chưa kiểm soát được.
2.1.2.3. Các hoạt động kiểm soát
Hoạt động kiểm soát là các chính sách và thủ tục do Ban lãnh đạo đơn vị
thiết lập và chỉ đạo thực hiện trong đơn vị nhằm đạt được mục tiêu quản lý cụ thể.
Đối với ngân hàng thì hoạt động kiếm soát là những chính sách, thủ tục do ngân
hàng phát triển để bảo vệ tài sản. Thông qua các hoạt động kiểm soát mà nhà quản
lý sẽ yên tâm khi tài sản đơn vị được đảm bảo và BCTC trở nên đáng tin cậy.
Hoạt động kiểm soát bao gồm 2 nhóm: Kiểm soát phòng ngừa và kiểm soát
phát hiện. Kiểm soát phòng ngừa là thiết lập chính sách, thủ tục mang tính chuẩn
mực, phân công trách nhiệm hợp lý, ủy quyền, phê duyệt đúng chức trách. Còn
kiểm soát phát hiện được thể hiện dưới dạng các báo cáo.
Khi tiến hành kiểm soát thì hoạt động kiểm soát phải đạt được các nội dung
sau:
- Phân chia trách nhiệm thích hợp: không cho phép một cá nhân hay một
bộ phận nào được thực hiện toàn bộ quy trình nghiệp vụ mà phải phân
chia cho nhiều bộ phận tham gia.
- Phê chuẩn đúng đắn: tất cả các nghiệp vụ đều phải được phê duyệt bởi
cán bộ quản lý trong phạm vi quyền hạn cho phép.
- Kiểm soát chứng từ: (1) Biểu mẫu chứng từ đầy đủ, rõ ràng; (2) Đánh số
trước, liên tục; (3) Lưu chuyển chứng từ khoa học; (4) Tham chiếu và dấu
vết kiểm soát; (5) Bảo quản và lưu trữ chứng từ.
- Kiểm soát sổ sách: (1) Thiết kế sổ sách; (2) Ghi chép kịp thời, chính xác;
(3) Bảo quản lưu trữ.
- Kiểm soát vật chất: hạn chế việc tiếp cận tài sản bằng cách sử dụng các
thiết bị bảo vệ, hạn chế người tiếp cận và bảo vệ thông tin. Kiểm kê đúng
giá trị tài sản và xác định quyền hạn trong việc bảo vệ tài sản.
18

- Kiểm tra độc lập việc thực hiện: khi tiến hành kiểm tra lại việc thực hiện
các loại thủ tục kiểm soát để có thể tìm ra rủi ro bất thường từ đó xác
định nguyên nhân và xử lý kịp thời.
Xây dựng hệ thống các thủ tục kiểm soát rõ ràng đầy đủ và phù hợp với thực
tế dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau:
Nguyên tắc bất kiêm nhiệm: nguyên tắc này quy định sự cách ly thích hợp về
trách nhiệm trong các nhiệm vụ có liên quan nhằm ngăn ngừa các sai phạm và nhất
là sai phạm cố ý cũng như hành vi lạm dụng quyền hạn. Ví dụ trong ngân hàng
không thể bố trí người vừa trực tiếp giao dịch đồng thời làm kiểm soát.
Nguyên tắc phân công phân nhiệm: công việc trong tổ chức cần phải được
phân chia công bằng cho tất cả các thành viên tránh tình trạng một số người làm quá
nhiều việc trong khi một số khác lại không làm. Theo nguyên tắc này, trách nhiệm
và công việc cần được phân loại cụ thể cho nhiều bộ phận và cho nhiều người trong
bộ phận. Việc phân công phân nhiệm rõ ràng tạo sự chuyên môn hóa trong công
việc, ít xảy ra sai sót và sai sót khi xảy ra thường dễ phát hiện. Mục đích của
nguyên tắc này là không để cho cá nhân hay bộ phận nào có thể kiểm soát toàn bộ
nghiệp vụ. Công việc của người này được kiểm soát tự động bởi công việc của
người khác. Phân công phân nhiệm làm giảm thiểu rủi ro gian lận và sai sót đồng
thời tạo điều kiện nâng cao chuyên môn của các thành viên trong tổ chức.
Nguyên tắc ủy quyền và phê chuẩn: để thỏa mãn các mục tiêu kiểm soát thì
tất cả các nghiệp vụ kinh tế phải được phê chuẩn đúng đắn. Trong một tổ chức nếu
ai cũng làm mọi việc thì dễ xảy ra hỗn loạn và khó kiểm soát. Phê chuẩn là biểu
hiện cụ thể của việc quyết định và giải quyết một số công việc trong phạm vi nhất
định. Việc phê chuẩn cần thể hiện tính đúng đắn, đúng mục đích, đúng trách nhiệm
và đúng pháp luật trước khi thực hiện.
2.1.2.4. Hệ thống thông tin và truyền thông
Thông tin và truyền thông liên quan đến việc đơn vị tạo lập một hệ thống
thông tin hữu hiệu trong toàn hệ thống. Thông tin và truyền thông cần được thực
19

hiện xuyên suốt theo chiều từ trên xuống và từ dưới lên đảm bảo cho mọi nhân viên
đều có các thông tin cần thiết và nắm được thông điệp từ nhà quản lý cấp cao.
Hệ thống thông tin chủ yếu là hệ thống thông tin kế toán của đơn vị bao gồm
hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán và bảng cân đối kế toán.
Để phát triển hệ thống KSNB đòi hỏi cần có các kênh thông tin hiệu quả và
đảm bảo truyển tải đúng đối tượng. Kênh thông tin theo chiều từ dưới lên đảm bảo
thông tin được báo cáo tới Hội đồng quản trị và Ban giám đốc để họ nắm được các
rủi ro kinh doanh và kết quả hoạt động của Ngân hàng. Kênh thông tin theo chiều từ
trên xuống đảm bảo các mục tiêu, chiến lược, các thủ tục và chính sách của ngân
hàng được truyền đến các cấp quản lý thấp hơn nắm được mục tiêu chung của tổ
chức. Các phòng ban chia sẻ thông tin và phối hợp hoạt động hiệu quả. Một hệ
thống kiểm soát nội bộ hiệu quả sẽ có các kênh liên lạc hiệu quả để đảm bảo các
thành viên của tổ chức nắm bắt được các thủ tục chính sách có liên quan trực tiếp
đến công việc mà họ được phân giao.
2.1.2.5. Giám sát
Giám sát kiểm soát là quy trình đánh giá hiệu quả hoạt động của KSNB trong
từng giai đoạn. Quy trình này bao gồm việc đánh giá tính hiệu quả của kiểm soát
một cách kịp thời và tiến hành biện pháp khắc phục sai sót cần thiết. Trách nhiệm
của Ban giám đốc là thiết lập và duy trì KSNB một cách thường xuyên. Có hai loại
giám sát là giám sát thường xuyên và giám sát định kỳ. Trong đó giám sát thường
xuyên là quá trình giám sát các công việc diễn ra hàng ngày tại đơn vị. Giám sát
định kỳ được thực hiện vào các khoảng thời gian nhất định tùy vào mức độ rủi ro
được kiểm soát.
2.2. Đặc điểm chung của ngành ngân hàng ảnh hưởng đến việc thiết kế và
vận hành hệ thống KSNB
Ngân hàng là một tổ chức kinh tế quan trọng của nền kinh tế với nhiều loại
hình ngân hàng khác nhau mà phổ biến và chiếm tỉ trọng cao nhất là các NHTM.
NHTM hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ và cung cấp các dịch vụ tài
chính. Hoạt động chủ yếu của NHTM là tiếp nhận các khoản tiền nhàn rỗi của các
20

cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế với trách nhiệm hoàn trả lãi, sử dụng số tiền
này để cho vay, làm phương tiện thanh toán và cung cấp dịch vụ cho tư nhân, hộ gia
đình, doanh nghiệp,…
2.2.1. Bộ máy của các ngân hàng thương mại
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý điều hành của các ngân hàng thương mại bao
gồm: Hội đồng quản trị (HĐQT), Hội đồng thành viên (HĐTV), Ban kiểm soát
(BKS) và bộ máy điều hành. Bộ máy điều hành của NHTM bao gồm: Trụ sở chính,
Sở giao dịch, Các Chi nhánh ngân hàng tại các Tỉnh, Thành phố và các đơn vị sự
nghiệp. Trong đó Sở giao dịch là đơn vị phụ thuộc Trụ sở chính, hạch toán phụ
thuộc, có con dấu và hoạt động kinh doanh theo sự ủy quyền của NHTM. Chi nhánh
cũng là đơn vị thuộc NHTM, có con dấu và hoạt động kinh doanh theo sự ủy quyền
của NHTM. Các đơn vị sự nghiệp là đơn vị phụ thuộc NHTM, có con dấu và thực
hiện hoạt động trong lĩnh vực quản lý khai thác, bán tài sản tài chính và các sản
phẩm bảo hiểm theo sự ủy quyền của NHTM.
Định kỳ, HĐQT, HĐTV sẽ xem xét, ban hành các chính sách nhằm thực hiện
các mục tiêu và chiến lược kinh doanh của ngân hàng. Đảm bảo các nhà quản lý
(Tổng Giám đốc, Giám đốc) triển khai KSNB hợp lý và có hiệu quả nhằm đo lường,
đánh giá, quản lý rủi ro đảm bảo cung cấp thông tin trung thực, hợp lý, hiệu quả, kịp
thời. Tổng Giám đốc và Giám đốc sẽ chịu trách nhiệm trước HĐQT, HĐTV trong
việc thực hiện triển khai chiến lược kinh doanh, các mục tiêu và chính sách. Đồng
thời là người chịu trách nhiệm kiểm tra, đánh giá hệ thống KSNB qua đó đánh giá
được sự hợp lý, tính hiệu quả của KSNB. Xây dựng các quy trình nghiệp vụ gắn với
kiểm soát hiệu quả, an toàn. Xây dựng cơ cấu tổ chức và phân cấp ủy quyền hợp lý,
an toàn đảm bảo thực hiện chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Ban Kiểm soát có trách nhiệm kiểm tra hoạt động tài chính của ngân hàng,
giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm
toán nội bộ của ngân hàng. Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của ngân hàng,
kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến hoạt động tài chính của ngân hàng khi
xem xét thấy cần thiết theo quyết định của HĐQT. Báo cáo HĐQT về tính chính
21

xác, trung thực, hợp pháp của việc ghi chép, lưu trữ chứng từ kế toán. Kiến nghị
biện pháp bổ sung, sửa đổi, cải tiến hoạt động tài chính của ngân hàng theo quy
định pháp luật.
Các NHTM đặc biệt là các NHTM Cổ phần có vốn Nhà nước có mạng lưới
giao dịch rộng rãi. Tuy nhiên đặc điểm mạng lưới rộng, quy mô lớn lại có thể gây
khó khăn trong công tác KSNB tại các ngân hàng thương mại. Thứ nhất là quá trình
giám sát của HĐQT đến các chi nhánh hay phòng giao dịch không được sát sao dẫn
đến việc đánh giá tình hình hoạt động hay mức độ rủi ro tại từng chi nhánh đôi khi
không phù hợp. Thứ hai, khi quy mô càng được mở rộng thì đòi hỏi việc phân chia
quyền hạn và trách nhiệm cho nhiều bộ phận từ đó dẫn đến quá trình truyền đạt
thông tin trở nên khó khăn hơn. Thứ ba, mạng lưới rộng đòi hỏi nguồn nhân lực lớn
và cần được đào tạo bài bản để hiểu và nắm rõ chuyên môn trong lĩnh vực ngân
hàng. Chính sách nhân sự cần đảm bảo tạo môi trường làm việc thuận lợi và chế độ
phúc lợi tốt cho nhân viên từ đó giúp cho việc kiểm soát được dễ dàng và tạo nên hệ
thống KSNB đáp ứng đủ yêu cầu đề ra.
2.2.2. Hoạt động của ngân hàng thương mại
Thứ nhất, đặc thù ngành ngân hàng
Ngân hàng là một tổ chức kinh tế có đối tượng trong các giao dịch là tiền tệ.
Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh cung ứng thường xuyên các nghiệp vụ như
nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung cấp các dịch vụ thanh toán qua tài khoản. Số
lượng giao dịch tại các ngân hàng tương đối lớn và giao dịch viên là người trực tiếp
tiếp xúc với tiền mặt và các giấy tờ có giá khác. Do vậy rủi ro thất thoát và gian lận
trong quá trình bảo quản tài sản là tương đối lớn đòi hỏi ngân hàng phải thiết lập
quy trình kiểm soát nội bộ chặt chẽ. Điều này thể hiện ở việc phân giao quyền hạn
trách nhiệm hợp lý giữa các bộ phận, hạn chế việc lạm dụng quyền từ đó giúp cho
việc kiểm soát được chặt chẽ hơn.
Ngân hàng thương mại kinh doanh tiền tệ vì mục đích chính là lợi nhuận.
Hoạt động chủ yếu và thường xuyên của ngân hàng thương mại là nhận tiền gửi của
khách hàng để cấp tín dụng và thực hiện các giao dịch thanh toán qua tài khoản theo
22

yêu cầu của khách hàng. Hoạt động của ngân hàng thương mại đảm bảo tuân thủ cả
cơ chế tài chính của doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp, vừa đảm bảo tuân thủ cơ
chế tài chính của ngân hàng theo luật các tổ chức tín dụng.
Hoạt động của ngân hàng diễn ra hằng ngày thông qua các giao dịch thể hiện
trên chứng từ kế toán của giao dịch viên. Do hoạt động của ngân hàng diễn ra
thường xuyên dẫn đến khối lượng chứng từ kế toán tương đối lớn và đa dạng nên
công tác tập hợp và luân chuyển chứng từ cũng cần được kiểm soát chặt chẽ. Vì vậy
trong mọi hoạt động của ngân hàng từ khâu hạch toán kế toán đến khâu tập hợp và
luân chuyển chứng từ cũng đều cần có hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ, tuân thủ
đầy đủ các quy định của ngân hàng.
Thứ hai, hệ thống pháp lý của ngân hàng
Chế độ kế toán ngân hàng: hệ thống tài khoản gồm các tài khoản nội bảng và
ngoại bảng được phân thành tài khoản tổng hợp và tài khoản chi tiết. Hệ thống tài
khoản kế toán cung cấp thông tin đầy đủ, chi tiết phục vụ cho việc hạch toán và
công tác kiểm soát nội bộ tại ngân hàng.
Chứng từ kế toán cần đảm bảo tính minh bạch thể hiện đầy đủ nội dung
thông tin, đảm bảo hợp pháp. Nội dung thông tin trên chứng từ kế toán phản ánh
đúng thông tin nghiệp vụ, thể hiện rõ tính chất giao dịch và được kiểm soát kịp thời
bởi kiểm soát viên, giảm được nguy cơ sai sót và gian lận. Công tác tổ chức hạch
toán kế toán cần được thực hiện khoa học từ khâu lập chứng từ, lưu trữ vào sổ sách
hệ thống, báo cáo các thông tin cần thiết đến nhà quản lý.
Đặc điểm hoạt động của ngân hàng thương mại luôn tiềm ẩn rủi ro do vậy
đòi hỏi các nhà quản lý ngân hàng phải xây dựng được một khung pháp lý cụ thể
cùng với hệ thống kiểm soát nội bộ đáp ứng được yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt
động và ngăn chặn được các hành vi gian lận, sai sót.
Bên cạnh chế độ kế toán đặc thù thì ngân hàng cũng có các hệ thống pháp
luật gồm các bộ luật, quy tắc, quy định và điều lệ nhằm tạo nên một khung pháp lý
nhằm phục vụ cho các hoạt động của ngân hàng. Hoạt động kiểm soát trong ngân
hàng thương mại chỉ có thể được thực hiện tốt và đạt hiệu quả cao khi nó được thực
23

hiện trong khuôn khổ pháp lý đầy đủ và đồng bộ. Hệ thống pháp lý trong hoạt động
kiểm soát của ngân hàng thương mại gồm có: các luật lệ, cơ chế chính sách liên
quan đến các hoạt động kiểm soát. Luật được các ngân hàng áp dụng hiện nay chủ
yếu là luật các tổ chức tín dụng, các thông tư của chính phủ, quy chế của ngân hàng
và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Việc thực thi tốt hệ thống pháp lý sẽ tạo
cho công việc kiểm soát được đơn giản và đúng quy định hơn, từ đó giảm được các
rủi ro phát sinh.
Bên cạnh đó ngân hàng nhà nước đã ban hành thông tư 13/2018/TT-NHNN
quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại đã tiệm cận các
thông lệ quốc tế, tạo các chuẩn mực mới cao hơn và chặt chẽ hơn trong việc quản trị
rủi ro của ngân hàng.

Kết luận Chương 2

Trong chương này tác giả đã hệ thống hóa các vấn đề cơ bản về HTKSNB
bao gồm việc làm rõ vai trò, nội dung và nguyên tắc của HTKSNB. Từ đó tác giả
đưa ra các đặc điểm và yêu cầu đối với HTKSNB nhằm hoàn thiện hệ thống một
cách chặt chẽ nhất nhằm kiểm soát được những rủi ro và sai sót trong các nghiệp vụ
ngân hàng. Đây có thể coi là khung lý thuyết quan trọng để căn cứ vào đó nêu lên
thực trạng và đưa ra các giải pháp cụ thể để hoàn thiện HTKSNB trong ngân hàng.
24

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI


BỘ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM

3.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
3.1.1.1.Giai đoạn 1957-1981
Đây được gọi là giai đoạn “Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam” gắn với thời kỳ
“lập nghiệp-khởi nghiệp” của BIDV với chức năng chính là cấp phát vốn nhà nước
cho hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở miền Bắc và sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Ngân hàng
Kiến thiết Việt Nam được coi là cơ quan chuyên trách việc cấp phát và quản lý toàn
bộ số vốn của ngân sách nhà nước được thực hiện theo kế hoạch và dự toán của nhà
nước. Các nhiệm vụ mà BIDV được giao trong thời kỳ này đều được thực hiện
trong khuôn khổ cơ chế kế hoạch hóa tập trung-bao cấp. Trong giai đoạn đất nước
có chiến tranh (1957-1975) Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam có 2 mục tiêu chiến
lược chính là chống chiến tranh phá hoại và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
Ngân hàng Kiến thiết đóng vai trò là nguồn cung ứng vốn kịp thời cho việc xây
dựng các công trình kinh tế, quốc phòng của cả nước. Ngân hàng Kiến thiết Việt
Nam đã thực hiện cung ứng vốn cho hàng trăm công trình đồng thời đảm bảo cho
nguồn vốn được sử dụng hiệu quả tránh ứ đọng, lãng phí góp phần vào việc cân đối
thu chi ngân sách nhà nước. Sau khi miền Nam được giải phóng thì BIDV lại tiếp
tục thể hiện sứ mệnh của mình trong công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, cải
tạo và xây dựng các công trình kinh tế ở miền Nam. BIDV lúc này là Ngân hàng
kiến thiết đã cung ứng vốn cho các công trình nông nghiệp, công nghiệp, giao thông
vận tải…nhằm cải tạo và xây dựng một nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ sau chiến
tranh.
3.1.1.2. Giai đoạn 1981-1990
25

Đây được gọi là giai đoạn “Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam” gắn
với thời kỳ chuẩn bị và tiến hành công cuộc đổi mới (1981-1990). Ở giai đoạn này
BIDV đã thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế kinh
tế thị trường. Đây được coi là bước chuyển mình quan trọng khi chuyển đổi từ mô
hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang mô hình kinh tế nhiều thành phần vận hành
theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Ngân hàng Kiến thiết theo đó
cũng thực hiện đổi mới cơ chế vận hành từ hệ thống tài khóa ngân sách – “cấp phát”
hoạt động theo cơ chế bao cấp chuyển dần sang hệ thống tài chính – ngân hàng,
thực hiện các hoạt động tín dụng nhằm phục vụ nền kinh tế. Chức năng chung của
ngân hàng không thay đổi, vẫn là cấp phát vốn ngân sách cho nền kinh tế, đáp ứng
các yêu cầu về vốn cho lĩnh vực đầu tư và xây dựng nhưng phạm vi phục vụ được
mở rộng. Một số quan hệ tín dụng đầu tư phát triển sơ khai như cho vay dài hạn
theo Nghị định 32/NĐ-CP tập trung chủ yếu vào lĩnh vực nông nghiệp, cho vay
trung hạn phục vụ các mục tiêu sản xuất và cải tiến kỹ thuật. Ngân hàng Đầu tư và
Xây dựng Việt Nam khác với tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết không chỉ phục vụ
Nhà nước mà còn trực tiếp phục vụ các doanh nghiệp, bắt đầu chuyển dần sang hoạt
động tín dụng ngân hàng theo cơ chế “vay để cho vay” của thị trường. Đóng góp
của Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam thời kỳ này thậm chí còn lớn hơn
giai đoạn trước gấp bội kể cả tổng nguồn vốn cấp phát lẫn nguồn vốn cho vay đầu
tư xây dựng cơ bản.
3.1.1.3. Giai đoạn 1990-2012
Đây được gọi là giai đoạn “Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” gắn
với quá trình chuyển đổi BIDV từ một ngân hàng thương mại “quốc doanh” sang
hoạt động theo cơ chế của một ngân hàng thương mại cổ phần. Cái tên thay đổi đến
lần thứ ba này cũng gắn với vai trò mà BIDV đảm nhiệm. Chuyển từ giai đoạn đầu
tư “xây dựng” sang một trạng thái mới – đầu tư để tăng trưởng thúc đẩy “phát
triển”. BIDV thực sự chuyển sang mô hình ngân hàng thương mại trong không gian
mở cửa và hội nhập với thế giới. Tên gọi mới cũng như thực tế hoạt động tại ngân
hàng đã đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của BIDV cả về chất lượng lẫn tầm vóc.
26

Hoạt động trọng tâm của ngân hàng lúc này là huy động nguồn vốn trong và ngoài
nước để cho vay các dự án sản xuất kinh doanh theo kế hoạch của Nhà nước. BIDV
đã mở rộng kinh tế đa năng, đa lĩnh vực trên một thị trường rộng lớn mang tính
cạnh tranh cao với việc khẳng định thương hiệu và vị thế ngày càng vững chắc
trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Hoạt động ngân hàng bán lẻ được phát triển
mạnh nhất là giai đoạn về sau này, BIDV tiếp tục tiến hành đầu tư qua việc thành
lập các công ty con, công ty liên doanh qua đó thành lập mô hình tập đoàn tài chính
ngân hàng với các trụ cột chính là ngân hàng, bảo hiểm và đầu tư tài chính. Công
nghệ thông tin thời kỳ này cũng được phát triển mạnh mẽ áp dụng cho toàn bộ hệ
thống ngân hàng và phát huy hiệu quả trong các nghiệp vụ cốt lõi: huy động vốn,
quản lý tín dụng, thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, kinh doanh tiền tệ và
quản trị điều hành. Có thể nói BIDV thời kỳ này đã vươn mình trở thành một ngân
hàng đẳng cấp trong nước và quốc tế, có đủ vị thế cạnh tranh trên sân chơi toàn cầu.
3.1.1.4. Giai đoạn 2012 – nay
Đây được gọi là giai đoạn “Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam” đánh dấu một bước phát triển mạnh mẽ của BIDV trong tiến trình hội nhập.
BIDV lúc này đã thực hiện cổ phần hóa thành công trở thành ngân hàng TMCP hoạt
động đầy đủ theo nguyên tắc thị trường. Trong bối cảnh phát triển thì chặng đường
này gắn với 3 đặc điểm lớn:
Thứ nhất, đây là giai đoạn tình hình kinh tế thế giới nói chung gặp phải nhiều
khó khăn, nền kinh tế Việt Nam lúc này đang trong giai đoạn mở cửa nên gặp nhiều
khó khăn về cơ cấu.
Thứ hai, nền kinh tế Việt Nam lúc này đang phải giải quyết đồng thời 2
nhiệm vụ: phục hồi tăng trưởng, khắc phục tình trạng bất ổn vĩ mô ổn định kinh tế
và thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng với tư cách là
nhiệm vụ chiến lược trọng tâm.
Thứ ba, BIDV đã tiến hành cổ phần hóa theo Quyết định số 2124/QÐ-TTg
của Thủ tướng Chính phủ.
27

Nhiệm vụ trọng tâm của BIDV thời kỳ này vẫn là cung ứng vốn cho nền kinh
tế hỗ trợ cho các dự án mang tầm chiến lược quốc gia. Trong giai đoạn chuyển sang
hoạt động theo mô hình ngân hàng thương mại cổ phần, tình hình kinh tế thế giới và
trong nước không mấy thuận lợi nhưng BIDV vẫn tiếp tục duy trì và phát triển. Quy
mô tăng trưởng nhanh, năng lực tài chính cũng được nâng cao. BIDV tiếp tục bồi
đắp và gia tăng những yếu tố phát triển bền vững cả về chiều rộng, chiều sâu, cả về
quy mô, phạm vi và lĩnh vực hoạt động. Đây cũng là giai đoạn BIDV hoàn thành
căn bản đề án tái cơ cấu Giai đoạn 1, đổi mới toàn diện mọi hoạt động của BIDV
theo yêu cầu mới. Giai đoạn này BIDV đã cơ bản giải quyết những vấn đề lớn liên
quan đến củng cố, sắp xếp, tái cơ cấu hoạt động; vị trí, vai trò thương hiệu, hình ảnh
của BIDV đã được định vị và khẳng định ở cả trong và ngoài nước.
3.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV
Năm 2019 BIDV tiếp tục bám sát định hướng phát triển của Chính phủ và
chỉ đạo điều hành của NHNN để tiến hành tái cấu trúc lại toàn diện hoạt động theo
hướng bền vững, tập trung xử lý nợ xấu và hoàn thiện thể chế. Đến hết 31/12/2019
BIDV đã hoàn thành toàn diện, đồng bộ mục tiêu kinh doanh do Đại hội đồng cổ
đông giao, hoàn thành mục tiêu cơ cấu lại năm 2019, tạo tiền đề vững chắc cho việc
hoàn thành thắng lợi mục tiêu cơ cấu lại giai đoạn 2016-2020, đảm bảo quyền lợi
của cổ đông và cán bộ nhân viên BIDV. BIDV đã và đang thực hiện đầy đủ nghĩa
vụ tài chính với Nhà nước, đồng thời đảm bảo vốn nhà nước tại BIDV được bảo
toàn và phát triển. Kết quả cụ thể như sau:
28

Bảng 3.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2019 (Theo Báo cáo của Ban
điều hành BIDV kết quả hoạt động kinh doanh 2019, Kế hoạch kinh doanh 2020)
Đơn vị: Tỷ đồng, %

31/12/2019 Đánh giá so


STT Chỉ tiêu 31/12/2018 %TT với kế
Tuyệt đối hoạch
so với 2018
1 Tổng tài sản 1.312.866 1.490.105 13,5%

2 Nguồn vốn huy động 1.226.454 1.374.758 12,1%

- Trong đó: Huy động vốn 1.053.826 1.187.162 12,7% Vượt


từ tổ chức, dân cư
3 Dư nợ tín dụng và đầu tư 1.237.755 1.325.667 7,1%
- Trong đó: Dư nợ tín 1.010.993 1.134.430 12,2% Đảm bảo
dụng TCKT, cá nhân
4 Tỷ lệ nợ xấu cho vay tổ 1,9% 1,74% Đảm bảo
chức, cá nhân/Tổng dư
nợ cho vay tổ chức, cá
nhân
5 Lợi nhuận trước thuế 9.391 10.876 15,8% Vượt

6 Tỷ lệ chi trả cổ tức 7% 7% Đảm bảo

Từ bảng trên có thể thấy, tổng tài sản của BIDV năm 2019 đạt 1.490.10 tỷ,
tăng trưởng 13,5% so với năm 2018, BIDV tiếp tục trở thành ngân hàng TMCP có
quy mô tài sản lớn nhất tại Việt Nam. Tổng tài sản sinh lời trên tổng tài sản đạt
97,6%, tăng 0,8% so với năm 2018.
Quy mô dư nợ và huy động vốn với mức tăng trưởng khá tiếp tục đứng đầu
trong hệ thống ngân hàng TMCP với mức tăng trưởng khá. Dư nợ cho vay nền kinh
tế tăng trưởng theo định hướng của NHNN: tổng dư nợ tín dụng và đầu tư đạt
1.325.667 tỷ; trong đó dư nợ tín dụng đạt 1.134.430 tỷ, tăng trưởng 12,2% và chiếm
29

13,8% thị phần tín dụng toàn ngành. Tổng nguồn vốn huy động đạt 1.374.758 tỷ,
tăng trưởng 12,1% so với năm 2018; trong đó huy động vốn tổ chức, dân cư đạt
1.187.162 tỷ, tăng trưởng 12,7%. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa
các NHTM, BIDV vẫn tiếp tục giữ vị trí đứng đầu về huy động vốn năm 2019. Điều
đó khẳng định vị thế, uy tín, thương hiệu của BIDV đã và đang đạt được sự tín
nhiệm cao từ phía khách hàng.
Cơ cấu hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ tiếp tục tăng trưởng vượt trội,
BIDV duy trì vị thế dẫn đầu thị trường về quy mô đồng thời gia tăng tỷ lệ đóng góp
trong tổng thu nhập ròng của BIDV. Dư nợ bán lẻ đến hết 31/12/2019 tăng trưởng
21,5% so với năm 2018, chiếm tỷ trọng 34,1% tổng dư nợ; huy động vốn bán lẻ
tăng trưởng 9,7% chiếm tỷ trọng 53,7% trên tổng huy động vốn. Thu nhập ròng từ
hoạt động ngân hàng bán lẻ chiếm 42% tổng thu nhập ròng của toàn hệ thống. Với
những kết quả kể trên thì BIDV tiếp tục trở thành đơn vị được vinh danh Ngân hàng
bán lẻ tốt nhất Việt Nam do Tạp chí Asian Banker bình chọn sáu năm liên tiếp.
30

3.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý


Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của BIDV
(Nguồn: website chính thức của BIDV bidv.com.vn)
NGÂN HÀNG TMCP
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT
TRIỂN VIỆT NAM
(BIDV)

KHỐI CÔNG TY CON KHỐI NGÂN HÀNG KHỐI LIÊN DOANH KHỐI GÓP VỐN

CTY TNHH QUẢN LÝ CÁC BAN/TRUNG TÂM NGÂN HÀNG LIÊN CTY CỔ PHẦN CHO
NỢ VÀ KHAI THÁC TẠI HỘI SỞ CHÍNH DOANH VIỆT NGA THUÊ MÁY BAY VIỆT
TÀI SẢN BIDV (BAMC) (VRB) NAM (VALC)

CTY CP CHỨNG CÁC CHI NHÁNH CTY LIÊN DOANH


KHOÁN BIDV (BSC) (TRONG VÀ NGOÀI THÁP BIDV (BIDV
NƯỚC) TOWER)

TỔNG CTY CỔ PHẦN CÁC VĂN PHÒNG ĐẠI CTY BẢO HIỂM NHÂN
BẢO HIỂM BIDV (BIC) DIỆN (TRONG VÀ THỌ BIDV METLIFE
NGOÀI NƯỚC)

CTY TNHH BIDV TRUNG TÂM CÔNG


QUỐC TẾ (BIDVI) NGHỆ THÔNG TIN

CTY LIÊN DOANH TRƯỜNG ĐÀO TẠO


BẢO HIỂM LÀO VIỆT CÁN BỘ BIDV
(LVI)

CTY CP CHỨNG BAN XỬ LÝ NỢ NAM


KHOÁN MHB (MHBS) ĐÔ

NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ


VÀ PHÁT TRIỂN
CAMPUCHIA (BIDC)

NGÂN HÀNG LIÊN


DOANH LÀO VIỆT
(LVB)

CTY CHO THUÊ TÀI


CHÍNH TNHH BIDV

CÁC CÔNG TY CON


KHÁC TẠI
CAMPUCHIA
31

Sơ đồ 3.2: Bộ máy quản lý BIDV


(Nguồn: website chính thức của BIDV bidv.com.vn)
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ
ĐÔNG

BAN KIỂM SOÁT

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN KIỂM TRA VÀ UB CHIẾN LƯỢC VÀ


GIÁM SÁT TỔ CHỨC

BAN THƯ KÝ HĐQT ỦY BAN QLRR

TRUNG TÂM NGHIÊN ỦY BAN NHÂN SỰ


CỨU

UB CÔNG NGHỆ TT

BAN TỔNG GIÁM ĐỐC


VÀ KẾ TOÁN TRƯỞNG

HỘI ĐỒNG ALCO HỘI ĐỒNG TÍN DỤNG

CÁC ỦY BAN/HỘI
ĐỒNG KHÁC

KHỐI KHỐI KHỐI KHỐI QUẢN KHỐI TÁC KHỐI TÀI KHỐI ĐẦU KHỐI HỖ
NGÂN NGÂN KINH LÝ RỦI RO NGHIỆP CHÍNH KẾ TƯ TRỢ
HÀNG BÁN HÀNG BÁN DOANH TOÁN
BUÔN LẺ VỐN VÀ
TIỂN TỆ
32

Chức năng của các phòng ban


 Ban Tổng giám đốc: là lãnh đạo cao nhất có quyền và trách nhiệm giải quyết
mọi công việc trong Ngân hàng, điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt
động của Ngân hàng theo đúng kế hoạch chỉ tiêu của Ngân hàng. Giám đốc
phụ trách chung về các hoạt động tín dụng, thanh toán, về kế toán tài vụ, kho
quỹ, nguồn vốn, tài sản… Giúp việc cho giám đốc là Phó Giám đốc, là người
được giám đốc ủy quyền quản lý, điều hành các hoạt động của Ngân hàng
khi Giám đốc vắng mặt, chỉ đạo một số nghiệp vụ do Giám đốc phụ trách và
tham gia bàn bạc với Giám đốc trong việc phát triển Ngân hàng.
 Khối Ngân hàng Bán buôn: có chức năng nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính
sách, các văn bản chế độ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng bán buôn,
phát triển danh mục sản phẩm - dịch vụ của BIDV dành cho khách hàng tổ
chức (doanh nghiệp, định chế tài chính và các tổ chức khác); trực tiếp triển
khai các hoạt động kinh doanh ngân hàng đối với Khối khách hàng tổ chức.
 Khối Ngân hàng Bán lẻ: có chức năng nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính
sách, các văn bản chế độ phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàngtrong hoạt
động kinh doanh ngân hàng bán lẻ; trực tiếp triển khai các hoạt động kinh
doanh ngân hàng đối với khối khách hàng bán lẻ
 Khối Đầu tư & Kinh doanh vốn:có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động đầu tư
góp vốn mua cổ phần, trái phiếu, kinh doanh ngoại tệ toàn hệ thống.
 Hội đồng tín dụng: Tham mưu cho giám đốc trong công tác quản lý tín dụng;
quản lý và xử lý nợ xấu. Giám sát tình hình thực hiện công tác tín dụng tại
BIDV giúp việc cho Giám đốc, Phòng kinh doanh trong các vấn đề pháp lý
liên quan đến hoạt động tín dụng. Tập hợp, lập các báo cáo phục vụ cho công
tác quản trị, điều hành, xây dựng chiến lược, cơ cấu, giới hạn tín dụng. Xây
dựng kế hoạch kinh doanh hàng tháng và giao kế hoạch kinh doanh cho các
phòng ban
 Khối tài chính kế toán: Bao gồm bộ phận kế toán nội bộ, sàn giao dịch và
kho quỹ.
33

- Bộ phận kế toán nội bộ: Trực tiếp hạch toán nghiệp vụ, thanh toán và cung
cấp các dịch vụ Ngân hàng cho khách hàng. Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ đầy đủ,
thực hiện quyết toán tháng, quý, năm theo quy định của tổ chức…
- Bộ phận kho quỹ: Thực hiện các nghiệp vụ thu và chi tiền mặt, bảo quản tiền
tại kho theo quy định của giám đốc hoặc người được ủy quyền.
- Sàn giao dịch: Thực hiện huy động vốn, mua bán ngoại tệ từ các tổ chức kinh
tế và các cá nhân dưới các hình thức khác nhau trong khuôn khổ được Giám
đốc giao. Quản lý, phát triển và khai thác tối đa nhu cầu tiềm năng của KH
trên địa bàn mình quản lý nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho NH…
Bộ máy tổ chức của BIDV tại chi nhánh (ví dụ về tổ chức bộ máy tổ chức
của BIDV chi nhánh Hải Dương)
Sơ đồ 3.3: Cơ cấu tổ chức của BIDV chi nhánh Hải Dương
(Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính Bidv Hải Dương)

Ban giám đốc

Khối quản lý Khối Quản lý Khối tác Khối hỗ trợ Khối trực thuộc
khách hàng rủi ro nghiệp

Phòng KHCN Phòng Quản lý Phòng Quản trị Phòng Kế Các Phòng
rủi ro tín dụng hoạch Tài chính giao dịch

Phòng KHDN Phòng Giao Phòng Tổ chức


dịch khách Hành chính
hàng
Tổ Điện toán
Phòng Quản lý
và dịch vụ Kho
quỹ Phòng Kiểm
soát nội bộ
34

Chức năng các phòng ban tại Chi nhánh BIDV (cụ thể tại BIDV Chi nhánh
Hải Dương)
 Ban Giám đốc
+ Giám đốc: Chịu trách nhiệm điều hành chung, trực tiếp phụ trách công tác tổ
chức hành chính, kinh doanh, cân đối tổng hợp.
+ Phó giám đốc: Gồm bốn Phó giám đốc giúp việc cho giám đốc, chỉ đạo và điều
hành các chức năng quản trị nhưng ở mức độ sâu hơn, cụ thể hơn theo sự chỉ đạo và
uỷ quyền của giám đốc, chịu hoàn toàn trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ
được giao.
 Khối các phòng nghiệp vụ
+ Khối quản lý khách hàng: Phòng KHCN, Phòng KHDN.
+ Khối quản lý rủi ro: Phòng Quản lý rủi ro
+ Khối tác nghiệp: Phòng Quản trị tín dụng, Phòng Giao dịch khách hàng, Phòng
Quản lý và dịch vụ Kho quỹ.
+ Khối nội bộ: Phòng Kế hoạch Tài chính, Phòng Tổ chức hành chính, Tổ Điện
toán, Phòng Kiểm soát nội bộ
+ Khối trực thuộc: bao gồm 14 Phòng giao dịch trên địa bàn Thành phố và các
Huyện lân cận.

3.1.4. Đặc điểm hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh BIDV (lấy ví dụ cụ
thể tại BIDV Chi nhánh Hải Dương)
- Trực tiếp kinh doanh các hoạt động tiền tệ, tín dụng, dịch vụ Ngân hàng và
các hoạt động kinh doanh khác có mục tiêu lợi nhuận. Trong quá trình thực hiện các
chức năng này thì Chi nhánh có thể phát sinh rủi ro do đó việc thực hiện quá trình
KSNB tại Chi nhánh càng cần phải được chú ý và thực hiện sát sao đáp ứng nhu cầu
hiệu quả và an toàn trong hoạt động kinh doanh.

- Hoạt động Huy động vốn: nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và TCTD
khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, các loại tiền gửi bằng đồng
35

Việt Nam và bằng ngoại tệ, phát hành chứng chỉ tiền gửi, thẻ tiết kiệm có kỳ hạn,
trái phiếu, kỳ phiếu và các giấy tờ có giá khác.

- Hoạt động tín dụng: cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng nội tệ, ngoại
tệ nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân,
sinh sống và hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

- Thực hiện kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ với việc chấp hành các quy
tắc hoạt động ngân hàng, ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với kế hoạch kinh doanh
của BIDV, thực hiện đúng các quy chế nghiệp vụ và văn bản pháp luật của Nhà
nước.

- Thực hiện công tác tiếp thị, quảng bá sản phẩm, thương hiệu của BIDV,
cán bộ nhân viên BIDV tích cực trau dồi năng lực chuyên môn nghiệp vụ để đáp
ứng tốt và đầy đủ nhất các nhu cầu của khách hàng, tạo niềm tin và sự trung thành
của khách hàng với BIDV.

3.2. Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư
và Phát triển Việt Nam.
3.2.1. Môi trường kiểm soát

3.2.1.1. Đặc thù quản lý


Các giao dịch và nghiệp vụ của ngân hàng đều liên quan trực tiếp đến các tài
sản như tiền mặt, giấy tờ có giá. Điều này dễ dẫn đến rủi ro trong quá trình giao
dịch như gian lận, sai sót khi nắm giữ và bảo quản tài sản hay thậm chí thất thoát tài
sản. Do đó các ngân hàng thường thiết lập những quy trình hoạt động và kế toán
thống nhất, hạn chế quyền cá nhân và duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu.
Ngân hàng thường có số lượng lớn các nghiệp vụ giao dịch cả về số lượng lẫn giá
trị, điều này buộc các ngân hàng phải thiết lập hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ
phức tạp cùng với việc áp dụng công nghệ thông tin hiện đại trong quá trình xử lý
nghiệp vụ. Ngân hàng thường có mạng lưới hoạt động rộng khắp bao gồm các chi
nhánh và các phòng giao dịch. Điều này yêu cầu việc phân cấp trách nhiệm và
36

quyền hạn lớn trong chức năng kế toán và kiểm soát nhưng vẫn phải đảm bảo tuân
thủ hệ thống kế toán và kiểm soát thống nhất.
BIDV đã ban hành những quy định về công tác hậu kiểm nhằm thống nhất
quy trình, cách thức hậu kiểm chứng từ, báo cáo kế toán của đơn vị nhằm phát hiện
và khắc phục kịp thời các sai sót, gian lận phát sinh trong quá trình xử lý tác nghiệp
tại các bộ phận nghiệp vụ và quy định rõ ràng trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân
liên quan trong quá trình thực hiện hậu kiểm chứng từ, báo cáo kế toán. Theo đó
“hậu kiểm” là việc kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ kế toán và việc cập
nhật đầy đủ các giao dịch phát sinh tại các đơn vị vào sổ kế toán trên cơ sở chứng từ
kế toán và báo cáo hậu kiểm. Trong đó:
Hậu kiểm tổng hợp: là việc kiểm soát lại các giao dịch thông qua kiểm tra và
đối chiếu các báo cáo nghiệp vụ, báo cáo kế toán tổng hợp và báo cáo hậu kiểm
tổng hợp.
Hậu kiểm chi tiết: là việc kiểm soát lại các giao dịch thông qua việc kiểm tra,
đối chiếu chi tiết từng giao dịch phát sinh.
Cán bộ hậu kiểm: là người thực hiện công tác hậu kiểm.
Cán bộ tập hợp chứng từ của bộ phận nghiệp vụ: là cán bộ thuộc bộ phận
nghiệp vụ được giao nhiệm vụ tập hợp chứng từ, báo cáo cuối ngày từ các giao dịch
viên thuộc bộ phận nghiệp vụ để nộp cho bộ phận hậu kiểm.
Báo cáo hậu kiểm: là các báo cáo thể hiện các dữ liệu phát sinh trong ngày
đã được cập nhật vào sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp của hệ thống SIBS
sau quá trình kết thúc ngày của hệ thống, được sử dụng cho mục đích hậu kiểm
chứng từ và các giao dịch đã phát sinh tại đơn vị.
Mô hình này áp dụng ở hầu hết các chi nhánh của BIDV, cụ thể tại BIDV chi
nhánh Hải Dương đã thường xuyên rà soát các văn bản để sửa đổi kịp thời các quy
chế, quy trình nghiệp vụ. Hàng quý ở hội sở chính của BIDV sẽ tổng hợp giải đáp
các vướng mắc của các chi nhánh liên quan đến việc thực hiện các quy trình nghiệp
vụ và ban hành công văn giải đáp thắc mắc. Trước khi ban hành các văn bản hướng
dẫn quy trình, BIDV Hải Dương gửi các văn bản soạn thảo để lấy ý kiến các phòng
37

ban tại chi nhánh. Việc điều hành của Ban giám đốc tại chi nhánh chịu sự quản lý
trực tiếp của BIDV trung ương về việc tuân thủ các chính sách, chế độ của BIDV và
ngành ngân hàng nói chung.
BIDV triển khai các chương trình quản lý lỗi hậu kiểm, báo cáo hậu kiểm,
chương trình trọng tâm công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ để đảm bảo các quy
trình nghiệp vụ được thực hiện đúng và đầy đủ. Việc hậu kiểm các giao dịch phát
sinh phải đảm bảo kiểm soát được các nội dung sau:
 Tính pháp lý của giao dịch thực hiện, tính tuân thủ chế độ chứng từ (đối với
giao dịch có chứng từ giấy)
 Tính phù hợp kịp thời trong việc xử lý giao dịch
 Tính chính xác của giao dịch được cập nhật vào hệ thống so với chứng từ
gốc
 Tính khớp đúng (số phát sinh hoặc số dư) giữa số liệu chi tiết và tổng hợp.

3.2.1.2. Cơ cấu tổ chức


Mọi công việc của Chi nhánh Hải Dương đều do Giám đốc là người đứng đầu
trực tiếp quản lý và điều hành, đảm bảo công việc diễn ra thông suốt và đảm bảo
đúng quy định, quy trình nghiệp vụ. Do đó HTKSNB của Chi nhánh luôn được
Giám đốc kiểm tra, đánh giá và là công cụ để quản lý mọi quy trình nghiệp vụ hay
các giao dịch tại chi nhánh. Tại Chi nhánh có ba Phó giám đốc và mỗi Phó Giám
đốc phụ trách điều hành từng mảng nghiệp vụ; chịu trách nhiệm quản lý hai đến ba
phòng ban và phòng giao dịch đảm bảo theo sát, xử lý kiểm soát công việc được
nhanh chóng và đảm bảo thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ. Các Phó giám đốc có
trách nhiệm báo cáo và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công việc của mình.
Dựa trên quy chế chung về KSNB, BIDV đã ban hành các hệ thống quy định
quy trình rõ ràng trách nhiệm của từng cán bộ trong quy trình kiểm soát nội bộ như:
- Giám đốc
 Có trách nhiệm tổ chức triển khai, kiểm tra và giám sát việc thực hiện và
tuân thủ quy định về kiểm soát nội bộ tại đơn vị.
38

 Chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ, hợp pháp và hợp lệ của
chứng từ và giao dịch do mình ký phê duyệt.
 Báo cáo về Trụ sở chính các vấn đề vướng mắc phát sinh trong quá trình
thực hiện quy định này tại Chi nhánh.
- Trưởng phòng Kế hoạch Tài chính
 Tham mưu, đề xuất ý kiến của mình với Giám đốc chi nhánh về việc triển
khai thực hiện quy định này.
 Trực tiếp thực hiện hoặc phân công giám sát cán bộ tại phòng thực hiện
công tác hậu kiểm theo quy định.
 Chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ, hợp pháp của chứng từ và
giao dịch do phòng Kế hoạch Tài chính thực hiện.
 Báo cáo giám đốc đơn vị các sai sót phát hiện qua công tác hậu kiểm và
sai sót liên quan đến số liệu kế toán tại đơn vị. Phối hợp với các bộ phận
nghiệp vụ khắc phục sai sót trong quá trình xử lý giao dịch tại bộ phận
nghiệp vụ đó.
- Trưởng phòng Kiểm soát nội bộ:
 Thực hiện kiểm tra, KSNB và giám sát các hoạt động kinh doanh tại Chi
nhánh, phát hiện và ngăn ngừa kịp thời các hành vi vi phạm quy chế hoạt
động, đảm bảo các hoạt động kho quỹ, tín dụng và dịch vụ được thực hiện
an toàn.
- Trưởng phòng/Kiểm soát viên bộ phận nghiệp vụ
 Chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ, hợp pháp và hợp lệ của
chứng từ giao dịch do mình kiểm soát và phê duyệt.
 Trực tiếp hoặc phân công giám sát các giao dịch viên, cán bộ tập hợp
chứng từ của phòng thực hiện công việc theo quy định.
 Phối hợp thực hiện với các bộ phận liên quan chỉnh sửa, khắc phục các
sai sót phát hiện qua công tác hậu kiểm.
 Báo cáo kịp thời với lãnh đạo về các sai sót trong quá trình xử lý công
việc có ảnh hưởng đế số liệu kế toán và uy tín của BIDV.
39

- Giao dịch viên


 Có trách nhiệm đảm bảo về tính chính xác, đầy đủ, hợp pháp và hợp lệ
của chứng từ và tính xác thực của giao dịch do mình thực hiện.
 Bảo quản chứng từ, chịu trách nhiệm trong trường hợp để bị mất và thất
lạc chứng từ.
 In đầy đủ báo cáo và kiểm soát các báo cáo cuối ngày theo quy định của
từng nghiệp vụ và thuyết minh chênh lệch nếu có. Tập hợp, đánh số
chứng từ, báo cáo cuối ngày và bàn giao cho cán bộ tập hợp chứng từ
theo quy định.
 Báo cáo kịp thời các sai sót đến lãnh đạo và khắc phục xử lý kịp thời các
sai sót đó.
- Cán bộ tập hợp chứng từ của phòng nghiệp vụ
 Tập hợp và kiểm đếm đủ số lượng chứng từ, báo cáo cuối ngày của giao
dịch viên theo quy định.
 Chịu trách nhiệm trong trường hợp để thất lạc, thiếu hay mất chứng từ,
báo cáo sau khi đã nhận đủ từ giao dịch viên và chưa bàn giao cho bộ
phận hậu kiểm.
 Giao nộp chứng từ của phòng nghiệp vụ cho bộ phận hậu kiểm theo thời
gian quy định.
- Cán bộ hậu kiểm
 Tuân thủ và thực hiện hậu kiểm theo hướng dẫn tại văn bản quy định của
BIDV.
 Chịu trách nhiệm trong việc kiểm tra các giao dịch được phân công hậu
kiểm: tính chính xác hợp lệ và hợp pháp của chứng từ giao dịch; tính
khớp đúng giữa thông tin số liệu trên chứng từ với các thông tin đã được
cập nhật trên hệ thống.
 Yêu cầu các bộ phận nghiệp vụ liên quan phối hợp, cung cấp tài liệu phục
vụ cho quá trình hậu kiểm và chỉnh sửa sai sót. Thông báo lỗi kịp thời và
40

phối hợp các bộ phận nghiệp vụ liên quan chỉnh sửa, khắc phục sai sót
qua công tác hậu kiểm.
 Bảo quản, lưu trữ chứng từ, báo cáo kế toán và báo cáo hậu kiểm theo
đúng quy định.

3.2.1.3. Thực tiễn nguồn nhân lực


Theo yêu cầu về tổ chức công tác hậu kiểm, bộ phận hậu kiểm là bộ phận
thuộc phòng Kế hoạch Tài chính và độc lập với bộ phận giao dịch. Trường hợp đơn
vị không có phòng Kế hoạch Tài chính thì bộ phận hậu kiểm sẽ trực thuộc đơn vị do
Giám đốc đơn vị quy định nhưng phải độc lập với bộ phận giao dịch trực tiếp với
khách hàng. Đa phần tại các chi nhánh của BIDV nói chung và BIDV Hải Dương
nói riêng thì bộ phận hậu kiểm thuộc phòng Kế hoạch tài chính.
Bộ phận hậu kiểm
Bộ phận hậu kiểm tại chi nhánh gồm một Phó phòng và ba nhân viên, tất cả
các thành viên tại bộ phận hậu kiểm đều có kinh nghiệm trong tất cả các mảng
nghiệp vụ, thực hiện các công việc gồm: tiếp nhận chứng từ để tiến hành kiểm tra
tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ, kiểm soát các giao dịch tự động,… đảm bảo
khớp đúng giữa chứng từ giấy và trên máy. Một ngày một cán bộ hậu kiểm phải
kiểm soát hàng trăm bút toán nên không tránh khỏi bỏ qua sai sót của GDV. Nhìn
chung phòng đã có sự phân công công việc cho từng cán bộ nhưng vẫn có những
cán bộ phải đảm nhiệm khối lượng công việc nhiều vì có hàng trăm bút toán xử lý
mỗi ngày ở các mảng giao dịch khác nhau. Tác giả nhận thấy cần phải thiết lập các
chương trình hỗ trợ trong giao dịch cho các giao dịch viên để giảm bớt gánh nặng
tra soát nhiều bút toán của các cán bộ hậu kiểm. Các chương trình hỗ trợ giao dịch
sẽ cho ra các báo cáo để cán bộ hậu kiểm căn cứ vào đó có sự kiểm soát tốt hơn.
Tùy từng chương trình phần mềm ứng dụng hoặc theo điều kiện của từng
đơn vị, trường hợp ngoài hội sở đơn vị, đơn vị còn có một hoặc nhiều đơn vị trực
thuộc (Phòng giao dịch…) có báo cáo cân đối tài khoản kế toán riêng độc lập với
báo cáo của Hội sở đơn vị (có BDS riêng), giám đốc đơn vị quyết định bằng văn
bản về việc tổ chức công tác hậu kiểm tại từng BDS (Branch Delivery System – Hệ
41

thống phân phối sản phẩm dịch vụ tại Chi nhánh ngân hàng cho khách hàng) theo
một trong ba phương thức:
- Phương thức 1: hậu kiểm tập trung tại Phòng Kế hoạch Tài chính. Toàn bộ
chứng từ, báo cáo cần sử dụng trong công tác hậu kiểm của các BDS trực
thuộc được chuyển về phòng Kế hoạch tài chính để thực hiện hậu kiểm tập
trung cùng với chứng từ, báo cáo của các bộ phận nghiệp vụ khác của toàn
Chi nhánh.
- Phương thức 2: hậu kiểm phân tán theo từng BDS.
+ Giám đốc đơn vị phân công cán bộ hậu kiểm của phòng Kế hoạch tài chính
làm trực tiếp tại BDS trực thuộc để thực hiện công tác hậu kiểm.
+ Trưởng phòng Kế hoạch tài chính của đơn vị chịu trách nhiệm giám sát,
kiểm tra việc thực hiện công tác hậu kiểm của cán bộ tại BDS trực thuộc.
+ Định kỳ theo quy định của đơn vị (nhưng không quá 6 tháng kể từ ngày
giao dịch), chứng từ, báo cáo tại BDS trực thuộc phải được chuyển về phòng
Kế hoạch tài chính của đơn vị để lưu trữ tập trung.
- Phương thức 3: Kết hợp hậu kiểm tập trung và phân tán (áp dụng cho chi
nhánh có từ 3 BDS trở lên)
Phần lớn các chi nhánh của BIDV đều đang áp dụng phương thức ba là kết hợp
hậu kiểm tập trung và phân tán. Ví dụ thực tế tại BIDV chi nhánh Hải Dương có ba
BDS (BDS đầu 460- BDS chính của BIDV chi nhánh Hải Dương; BDS 462- BDS
tại phòng giao dịch Hoàng Thạch, BDS 463 – BDS tại phòng giao dịch Trần Hưng
Đạo thuộc BIDV chi nhánh Hải Dương) và cũng đang áp dụng phương thức này
trong việc kiểm soát giao dịch tại chi nhánh. Hiện tại các chi nhánh đều sử dụng
chương trình BDS làm công cụ để cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng.
Phòng KSNB
Phòng KSNB tại Chi nhánh của BIDV Hải Dương hiện tại có bốn thành viên
bao gồm: một Trưởng phòng, một Phó phòng và hai nhân viên.
Cơ chế hoạt động của việc kiểm tra, KSNB tại Chi nhánh chịu sự chỉ đạo trực
tiếp của Giám đốc Chi nhánh, được bố trí phù hợp với mô hình và quy mô hoạt
42

động của đơn vị. Chức năng chính của Phòng KSNB là hỗ trợ Giám đốc giám sát
mọi hoạt động của Chi nhánh, đảm bảo tuân thủ theo đúng luật Kế toán, Kiểm toán,
các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính nhằm phát hiện ngăn chặn kịp thời các
hành vi sai sót, gian lận trong quá trình xử lý hoạt động tại Chi nhánh. Hàng tháng,
quý phòng thực hiện các công tác sơ kết, tổng kết chuyên đề, tổng hợp và báo cáo
các kết quả kiểm tra, kiểm toán, chỉnh sửa các tồn tại và thiếu sót còn tồn tại tại Chi
nhánh. Phòng KSNB được coi là đầu mối phối hợp với các đoàn kiểm tra của BIDV
thực hiện các cuộc kiểm tra tại Chi nhánh.

3.2.1.4. Công tác kế hoạch tại Chi nhánh BIDV


Kế hoạch kinh doanh được Chi nhánh BIDV lập vào hàng năm trình BIDV
Trung ương phê duyệt. Các phòng ban được thực hiện thông báo chỉ tiêu định
hướng kinh doanh theo từng quý trình Giám đốc Chi nhánh phê duyệt.
Công tác kế hoạch tập trung vào quá trình Huy động vốn với mức lãi suất phù
hợp nhằm thu hút được nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư từ các cá nhân và tổ chức.
Công tác tín dụng tập trung vào việc tìm kiếm các khách hàng tiềm năng có hoạt
động kinh doanh hiệu quả, tập trung thu hồi nợ. Công tác kiểm soát xây dựng quá
trình kiểm tra, kiểm soát, tham mưu cho Giám đốc trong quá trình thực hiện công
việc.
Tuy nhiên theo tác giả công tác lập kế hoạch được thực hiện tương đối đầy đủ
nhưng chủ yếu mang tính hình thức, chủ yếu dựa vào các báo cáo của kỳ trước,
chưa đưa ra được dự báo rủi ro có thể xảy đến trong quá trình thực hiện kế hoạch,
mức giao kế hoạch kinh doanh chưa phù hợp với khả năng thực tế. Khi cá nhân hay
tổ chức hoàn thành vượt chỉ tiêu kế hoạch đặt ra Chi nhánh lại chưa có chế độ khen
thưởng phù hợp mà chủ yếu các phần thưởng cho các cán bộ chủ yếu được thực
hiện tại Trung ương. Về điều này Chi nhánh BIDV cần xem xét khắc phục nhằm
khích lệ động viên tinh thần cống hiến của cán bộ BIDV.
3.2.2. Đánh giá rủi ro

Rủi ro trong quá trình thực hiện giao dịch


43

Trong mọi hoạt động quy trình nghiệp vụ, Chi nhánh đều có quy trình kiểm
soát cụ thể để phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra cũng như tuân thủ tuyệt đối quy trình
nghiệp vụ của ngân hàng. Trong kiểm soát giao dịch thì giao dịch viên là người
đóng vai trò quan trọng đầu tiên trong hệ thống kiểm soát giao dịch tại ngân hàng.
Với đặc thù công việc tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với tiền mặt và nhiều loại
giấy tờ có giá, cộng thêm áp lực về chỉ tiêu khiến cho công việc của giao dịch viên
tiềm ẩn rủi ro hoạt động lớn. Giao dịch viên được coi là chốt kiểm soát đầu tiên
trong việc tiếp nhận và thực hiện các yêu cầu từ phía khách hàng. Điều này không
chỉ đúng với ngân hàng BIDV nói riêng mà với các ngân hàng khác nói chung. Nếu
rủi ro được phát hiện và ngăn chặn ở bước này sẽ hiệu quả và đỡ thiệt hại hơn các
bước kiểm soát tiếp theo.
Rủi ro tồn tại từ hai phía là rủi ro từ phía khách hàng và rủi ro đến từ phía
nhân viên ngân hàng.
Thứ nhất là rủi ro từ phía khách hàng, có một số rủi ro thường gặp phải trong
quá trình giao dịch với khách hàng như:
Một là, không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ việc xác thực khách
hàng khi thực hiện giao dịch. Các bước xác thực khách hàng cần tuân thủ như: yêu
cầu khách hàng xuất trình chứng minh thư/thẻ căn cước/hộ chiếu, chữ ký của khách
hàng trên chứng từ có khớp đúng với chữ ký trên hệ thống SVS (hệ thống quản lý
chữ ký khách hàng của BIDV), các văn bản ủy quyền có thực sự hợp lệ… mọi
thông tin của khách hàng cung cấp khớp đúng với các thông tin trên hệ thống mới
tiến hành thực hiện giao dịch. Các khách hàng mới mở tài khoản phải kiểm tra
chứng minh/căn cước công dân/hộ chiếu kĩ càng trước khi mở tài khoản vì hiện nay
tình trạng làm giả chứng minh thư khá phổ biến và phức tạp. Ở BIDV đã gặp phải
một số trường hợp giả mạo chứng minh thư và phần lớn được phát hiện và xử lý kịp
thời.
Hai là, thực hiện giao dịch khi khách hàng không có mặt tại điểm giao dịch
hoặc khi khách hàng không cung cấp đầy đủ giấy tờ theo yêu cầu của giao dịch
viên. Trong trường hợp này cần tuyệt đối không thực hiện các giao dịch khống hoặc
44

giả mạo chữ ký của khách hàng, trừ trường hợp có thể xem xét linh động khi có xác
thực bằng điện thoại có ghi âm hay email và được sự đồng ý của lãnh đạo đảm bảo
tính an toàn của giao dịch.
Ba là, vi phạm quy định bảo mật thông tin khách hàng. Giao dịch viên không
được phép tiết lộ thông tin của khách hàng cho bên thứ ba khi không được sự ủy
quyền cho phép từ phía khách hàng. Thông tin ở đây là các thông tin liên quan đến
tài khoản, số dư tài khoản,…của khách hàng.
Bốn là thực hiện giao dịch với khách hàng nằm trong danh sách cảnh báo
đen, đối tượng khách hàng bị hạn chế giao dịch. Trong trường hợp này cần thực
hiện đầy đủ việc rà soát khách hàng thuộc danh sách cấm vận, danh sách đen, danh
sách hạn chế giao dịch.
Thứ hai là rủi ro đến từ phía nhân viên ngân hàng, rủi ro này có thể xuất phát
từ vấn đề đạo đức hay trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên ngân hàng. Có
thể kể đến một số loại rủi ro như:
Nhân viên ngân hàng đều được tuyển chọn khá kĩ qua quá trình tuyển dụng
nhất là với ngân hàng lớn như BIDV đòi hỏi phải tốt nghiệp đúng chuyên ngành
hoặc các ngành có liên quan tại các trường đại học lớn thuộc khối ngành kinh tế.
Đối với các ứng viên mới tuyển dụng mặc dù có đầy đủ các điều kiện tiêu chuẩn
nhưng khi làm việc lại không áp dụng được kiến thức đã học, thiếu sự nghiên cứu
vận dụng lý thuyết vào thực tế mà áp dụng máy móc kiến thức hay kinh nghiệm của
nhân viên cũ hay lãnh đạo phòng. Tại BIDV chi nhánh Hải Dương thì số cán bộ có
bằng Đại học chiếm trên 80% số lượng cán bộ tại chi nhánh. Giao dịch viên là lực
lượng nhân sự chiếm số đông khoảng 30% nhân sự tại ngân hàng. Họ là người tiếp
xúc trực tiếp với khách hàng và các tài sản có giá tại ngân hàng. Một số rủi ro hay
thậm chí là các vụ án ngân hàng đã xảy ra cho thấy ngân hàng thiệt hại không phải
do bản thân giao dịch viên tư lợi mà do họ không nắm được các rủi ro pháp lý trong
quá trình tác nghiệp. Giao dịch viên cần nắm được kỹ năng xử lý giao dịch bất
thường đúng với pháp luật, được biết những bài học pháp lý nghiệp vụ thực tế để
tích lũy kinh nghiệm và phòng tránh rủi ro. BIDV đã có những khóa học phù hợp
45

dành cho cán bộ để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng nhưng truyền đạt
đến cán bộ của mình thái độ nghiêm túc và có đạo đức với nghề của mình.
Thứ ba là hệ thống kiểm soát giao dịch được đảm bảo, phân cấp chức năng
nhiệm vụ của các cán bộ rõ ràng tránh những sơ hở xảy ra trong quá trình tác
nghiệp gây thiệt hại cho ngân hàng. BIDV đã và đang hướng tới xây dựng một hệ
thống kiểm soát chặt chẽ theo tiêu chuẩn ngân hàng hiện đại.
Rủi ro trong hoạt động tín dụng
Rủi ro tín dụng gây ra tổn thất tài chính mà hầu như các Chi nhánh tại BIDV
nói chung và BIDV nói riêng đều gặp phải. Xuất phát từ cả hai nguyên nhân là
nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân gián tiếp.
Nguyên nhân trực tiếp là do phía Chi nhánh vẫn chưa có sự giám sát và kiểm
tra khoản vay tốt, quy trình tín dụng thiếu chặt chẽ trong quá trình thẩm định. Chi
nhánh chưa đánh giá được khả năng vay vốn của Khách hàng trong hiện tại hoặc
tương lai. Hợp đồng tín dụng được soạn thảo theo biểu mẫu chung và chưa thực sự
đa dạng trong đặc thù của từng khoản vay.
Nguyên nhân gián tiếp xuất phát từ khách hàng là người đi vay vốn đã không
thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn như cam kết trong hợp đồng tín dụng, hoạt động
kinh doanh của khách hàng thua lỗ trở nên mất khả năng chi trả, chuyển nhóm sang
nợ xấu khiến Chi nhánh không thu hồi được vốn (không thu được lãi đúng hạn,
không thu được một phần nợ gốc, phát sinh nợ quá hạn,…)
3.2.3. Các hoạt động kiểm soát
Hoạt động kiểm soát của BIDV chi nhánh Hải Dương và các chi nhánh
BIDV nói chung đều áp dụng 3 nguyên tắc: nguyên tắc phân công phân nhiệm,
nguyên tắc ủy quyền phê duyệt và nguyên tắc bất kiêm nhiệm.
Nguyên tắc phân công phân nhiệm

Nguyên tắc phân công phân nhiệm tại BIDV đã được đề ra và thực hiện như
sau:
Việc phân công phối hợp đảm bảo tuân thủ theo pháp luật cũng như các quy
định hiện hành của BIDV. Việc phân công có thể được điều chỉnh tùy theo thực tế
46

hoạt động của chi nhánh và chỉ đạo của Giám đốc dựa trên cơ sở phát huy tối đa
năng lực, sở trường và kinh nghiệm công tác của các Phó giám đốc, trưởng và phó
phòng cũng như các cán bộ nhằm thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình.
Phó giám đốc là người phụ trách điều hành một phần mảng nghiệp vụ của
toàn Chi nhánh và chịu trách nhiệm cũng như nhận ủy quyền của Giám đốc khi
Giám đốc đi vắng. Trưởng phòng phụ trách hoạt động của toàn bộ phòng và chịu
trách nhiệm trước lãnh đạo về kết quả hoạt động của phòng. Phó trưởng phòng là
người hỗ trợ Trưởng phòng điều hành một số công việc cụ thể và chịu trách nhiệm
trước Trưởng phòng về công việc được phân công phụ trách. Trong trường hợp cần
thiết, Trưởng phòng trực tiếp chỉ đạo công việc đã phân công cho Phó phòng, Giám
đốc trực tiếp xử lý công việc đã phân công cho Phó Giám đốc.
Theo nguyên tắc phân công này thì Giám đốc các chi nhánh là người điều
hành toàn bộ mọi hoạt động chung của chi nhánh, chịu trách nhiệm trước Hội đồng
quản trị, Tổng Giám đốc về công việc chung của chi nhánh. Giám đốc có quyền
phân công nhiệm vụ cho Phó Giám đốc chỉ đạo một số các phòng ban, phòng giao
dịch. Trưởng phòng, Giám đốc các Phòng giao dịch phân công công việc cho các
cấp Phó, cán bộ của phòng mình. Các cán bộ nắm được các công việc được phân
công chủ động thực hiện và định kỳ báo cáo kết quả công việc cho lãnh đạo phòng.
Ở từng bộ phận có sự phân công rõ ràng công việc: Giao dịch, Kiểm soát, Phê
duyệt, Hậu kiểm.
Nhiệm vụ của cán bộ thực hiện giao dịch: Tiếp nhận chứng từ từ phía khách
hàng, kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ, đối chiếu thông tin khách hàng cung cấp
với thông tin lưu trên hệ thống như Mã khách hàng, Chữ ký khách hàng, Mẫu dấu
(đối với doanh nghiệp). Khách hàng khi đến giao dịch đều phải yêu cầu xuất trình
Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu trước khi tiếp nhận nhu cầu
giao dịch. Sau khi đã đảm bảo chứng từ khớp đúng và khách hàng cung cấp thông
tin hợp lệ mới tiến hành hạch toán, sau đó đưa chứng từ và giấy tờ tùy thân của
khách hàng cho Kiểm soát viên phê duyệt. Sau phê duyệt xong in chứng từ trên
chương trình, trả lại 1 bản chứng từ cho khách hàng và lưu giữ 1 bản chứng từ gốc
để cuối ngày tập hợp chứng từ. Khi kết thúc ngày giao dịch, giao dịch viên và các
47

cán bộ được phân công của bộ phận nghiệp vụ thực hiện in, kiểm soát số liệu trên
các báo cáo kết thúc ngày giao dịch của giao dịch viên và của các phân hệ nghiệp
vụ, chương trình phần mềm theo quy định tại từng quy trình nghiệp vụ cụ thể (VD:
in báo cáo 304, 305, 307,309,311 theo quy định vận hành BDS), nếu có xảy ra
chênh lệch số liệu trên báo cáo phải xác định rõ nguyên nhân và xử lý điều chỉnh
theo đúng quy định.
Đối với báo cáo phục vụ công tác hậu kiểm, bộ phận nghiệp vụ in, kiểm soát
và ghi đầy đủ họ tên trên báo cáo và gửi bộ phận hậu kiểm theo đúng quy định.
Trường hợp báo cáo có chênh lệch hoặc số liệu chưa khớp đúng với thực tế phát
sinh như: báo cáo 311 (nhật ký quỹ) của giao dịch viên có số dư đầu ngày/cuối ngày
khác 0 thì bộ phận nghiệp vụ có trách nhiệm thuyết minh rõ nguyên nhân chênh
lệch trên báo cáo trước khi gửi về bộ phận hậu kiểm. Trường hợp không in đủ báo
cáo gửi về bộ phận hậu kiểm theo quy định, giao dịch viên/cán bộ được phân công
lập bản giải trình lưu kèm theo tập chứng từ nêu rõ tên báo cáo thiếu và lý do thiếu
báo cáo và có chữ ký xác nhận của lãnh đạo bộ phận.
Sau khi tập hợp chứng từ cuối ngày, GDV (đối với các tập chứng từ theo
từng GDV) hoặc cán bộ được phân công tập hợp chứng từ (đối với tập chứng từ của
toàn đơn vị/bộ phận nghiệp vụ) chuyển tập chứng từ cho KSV/người được ủy quyền
thực hiện kiểm tra, kiểm soát đảm bảo giao dịch được thực hiện hợp pháp, hợp lệ,
chính xác, đầy đủ, đúng quy định. Việc kiểm tra, kiểm soát lại các báo cáo, chứng
từ kế toán thực hiện theo hướng dẫn tại từng quy trình nghiệp vụ cụ thể.
Nhiệm vụ của cán bộ kiểm soát, phê duyệt: kiểm soát tính hợp lệ, hợp pháp
của chứng từ mà giao dịch viên đã thực hiện theo đúng quy định, tính khớp đúng
trên chứng từ so với các thông tin đã được ghi nhận trên hệ thống. KSV/người được
uỷ quyền ký và ghi đầy đủ họ tên trên các báo cáo sau khi kiểm soát và trả lại chứng
từ đã kiểm soát cho GDV/cán bộ được phân công tập hợp chứng từ.
Trình tự việc thực hiện giao dịch và kiểm soát giao dịch thể hiện trên lưu đồ
sau:
Trách nhiệm Nội dung
48

Giao dịch viên

Kiểm soát/Phê duyệt


Kiểm soát viên
giao dịch

Tập hợp chứng từ của


Cán bộ tập hợp chứng từ
các giao dịch viên

Tiếp nhận tập chứng từ


Cán bộ hậu kiểm của các giao dịch viên

Hậu kiểm tập chứng từ


Cán bộ hậu kiểm
của các giao dịch viên

Cán bộ hậu kiểm Kiểm tra đối chiếu


chứng từ trên giấy và
trên hệ thống

Cán bộ hậu kiểm


Thông báo lỗi cho GDV
và bộ phận nghiệp vụ

Bổ sung chỉnh sửa lỗi và


Giao dịch viên nộp lại chứng từ

Kết thúc

Bước 1: Giao dịch viên thực hiện:


- Giao dịch viên tiến hành in và xếp chứng từ theo báo cáo 201 từ chương
trình BDS. Trạng thái các giao dịch do máy chủ AS400 trả về cho mỗi giao dịch có
thể là: Accepted , Rejected, Pending, Timeout, Offline. GDV thực hiện đối chiếu
49

chứng từ giao dịch phát sinh trong ngày đối với báo cáo 201 và 311 (nếu giao dịch
viên có giao dịch tiền mặt). GDV tiến hành kiểm tra báo cáo 307: Trường hợp trên
báo cáo 307 có chênh lệch, GDV thực hiện đối chiếu chứng từ giao dịch phát sinh
trong ngày của mình với các báo cáo 304, báo cáo 305 của các loại tiền tệ có giao
dịch bị lệch để có căn cứ xác định nguyên nhân chênh lệch và thực hiện điều chỉnh
hoặc thuyết minh nguyên nhân chênh lệch (Báo cáo 304, 305, 307, 311 là các báo
cáo giao dịch cuối ngày của GDV in ra từ chương trình BDS – chi tiết các báo cáo
trình bày tại phần Phụ lục)
- Đối với GDV có giao dịch tiền mặt:
+ GDV/GDV ngân quỹ phụ: GDV phải đối chiếu khớp đúng số dư tồn quỹ
trên các báo cáo 304, 305, 309, 311 trước khi thực hiện giao dịch hoàn quỹ cuối
ngày. Tất cả các giao dịch xuất tiền nội bộ trong ngày giữa GDV ngân quỹ và GDV
đều phải có giao dịch đối ứng nhận tiền nội bộ giữa GDV và quỹ và ngược lại.
+ GDV ngân quỹ chính: số tiền tồn cuối ngày trên các báo cáo 304, 309, 311
phải khớp đúng với số dư trên tài khoản tiền mặt (110101001) của phân hệ GL. Số
dư đầu ngày trên báo cáo 311 phải khớp với số dư cuối ngày trên báo cáo 311 ngày
hôm trước. Đồng thời, thực hiện kiểm tra đảm bảo số tiền tồn quỹ cuối ngày của tất
cả các GDV và GDV ngân quỹ phụ phải bằng 0; kiểm tra đảm bảo bất cứ giao dịch
nhập tiền nào của GDV cũng phải có giao dịch xuất tiền của quỹ tương ứng và
ngược lại, ngoại trừ những giao dịch bị hủy.
Sau khi hoàn tất việc tập hợp, sắp xếp chứng từ, đối chiếu các giao dịch
trong ngày và xử lý các vấn đề phát sinh, GDV ký trên các báo cáo và chuyển tập
chứng từ cho KSV/người được ủy quyền thực hiện kiểm tra, kiểm soát lại các giao
dịch theo quy định.
Cán bộ tập hợp chứng từ thực hiện:
Cán bộ thực hiện tập hợp chứng từ các giao dịch cần kiểm soát lại mà mình
tiếp nhận trong ngày: Chứng từ khách hàng lập hoặc từ các bộ phận có liên quan, đề
nghị thay đổi tài khoản tiền gửi có kỳ hạn tự động thanh toán gốc, lãi; chứng từ
Sweep, AFT; báo mất chứng nhận tiền gửi/in lại chứng nhận; phong tỏa/ giải tỏa;
50

điều chỉnh tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán… (bản gốc hoặc bản photo).
Kiểm tra lại hồ sơ giấy (bản đăng ký/ đề nghị, chứng từ giao dịch đảm bảo
tính pháp lý của hồ sơ (đầy đủ chữ ký)).
Đối với giao dịch SWEEP, AFT, phong tỏa, chuyển nhượng, điều chỉnh
khoản tiền gửi, đồng sở hữu, báo mất chứng nhận tiền gửi/in lại chứng nhận …:
kiểm tra thông tin giữa chứng từ giấy với nội dung khai báo lệnh trên BDS
(GDV/KSV vào màn hình vấn tin tài khoản để chọn vấn tin lịch sử lệnh SWEEP,
AFT, chuyển nhượng, lịch sử điều chỉnh, phong tỏa… Nếu giao dịch khai báo chưa
đúng với hồ sơ giấy, cán bộ KSV đã thực hiện giao dịch sai thực hiện chỉnh sửa lại.
Chuyển các chứng từ cho Cán bộ kiểm soát lại.
Bước 2: Kiểm soát viên thực hiện:
- Cuối ngày giao dịch, cán bộ được phân công kiểm soát lại các giao dịch
GDV đã thực hiện trong ngày thực hiện kiểm tra tập chứng từ của GDV, đảm bảo
tính đầy đủ, khớp đúng của các báo cáo giao dịch theo quy định; tính đầy đủ của các
chứng từ kế toán của các giao dịch được phản ánh trên báo cáo; đảm bảo các giao
dịch được thực hiện hợp pháp, hợp lệ, chính xác, đầy đủ, đúng quy định.
- Vào ngày làm việc tiếp theo, sử dụng chức năng báo cáo bằng menu 200 để
kiểm tra lại số lượng các giao dịch được in trên báo cáo 201 của GDV đảm bảo tất
cả các giao dịch do GDV thực hiện đều đã thể hiện trên báo cáo 201 (tránh trường
hợp bỏ sót các giao dịch được GDV thực hiện sau khi in báo cáo); Kiểm soát tính
đầy đủ của các user thực hiện giao dịch như phát hiện việc sử dụng sai user trong
thực hiện giao dịch (sử dụng user của cán bộ bộ phận nghiệp vụ đang nghỉ phép…).
- Trường hợp phát hiện các sai sót trên chứng từ, chênh lệch trên báo cáo,
chênh lệch giữa báo cáo và chứng từ kế toán phải yêu cầu GDV thực hiện kiểm tra,
điều chỉnh kịp thời.
- Sau khi kiểm soát và điều chỉnh các sai sót phát sinh đảm bảo việc tập hợp,
sắp xếp chứng từ và các giao dịch đã được thực hiện đúng quy định, KSV/người
được uỷ quyền ký và ghi đầy đủ họ tên trên các báo cáo sau khi kiểm soát và trả lại
chứng từ đã kiểm soát cho GDV/cán bộ được phân công tập hợp chứng từ.
51

Đối với các sai sót, chênh lệch chưa khắc phục, xử lý được ngay trong ngày
giao dịch, hoặc trên báo cáo thể hiện các chênh lệch, yêu cầu GDV thuyết minh rõ
trên báo cáo về giao dịch sai sót chưa được xử lý, số liệu bị phản ánh sai trên báo
cáo, đồng thời thực hiện theo dõi việc khắc phục sai sót theo đúng quy định.
Đối với các báo cáo ngoài chương trình BDS: Giao dịch Sweep, AFT,
chuyển nhượng, phong tỏa, giải tỏa, điều chỉnh tiền gửi có kỳ hạn, báo mất chứng
nhận tiền gửi/in lại chứng nhận; chứng từ đồng sở hữu, điều chỉnh tiền gửi KKH...
Kiểm soát viên thực hiện xuất các báo cáo trên Chương trình báo cáo Cognos ra
định dạng excel (dùng chức năng Data/ Sort trên excel để lưu file báo cáo theo user
của phòng), kiểm tra:
+ Tính đầy đủ của chứng từ và ghi nhận vào hệ thống: đảm bảo giao dịch do
cán bộ thực hiện đều được thể hiện trên báo cáo và mọi giao dịch trên báo cáo liệt
kê phải có chứng từ.
+ Kiểm tra chứng từ đảm bảo đầy đủ chữ ký khách hàng, chữ ký GDV, chữ
ký KSV duyệt giao dịch.
Sau khi kiểm soát lại, cán bộ kiểm soát lại ký tại phần “Kiểm soát” và ghi rõ
họ tên trên báo cáo (không ký phần cán bộ thực hiện).
Bước 3: Cán bộ tập hợp chứng từ thực hiện:
Tập hợp chứng từ của các giao dịch viên, kiểm tra, kiểm soát số lượng và sắp
xếp thành từng tập chứng từ theo ngày. Thực hiện ghi sổ theo dõi tình trạng giao
nhận chứng từ đối với từng giao dịch viên. Các phòng giao dịch thực hiện giao
chứng từ cho bộ phận hậu kiểm 1 tuần 2 lần, nộp chứng từ muộn so với quy định
phải có tờ trình được Giám đốc phê duyệt.
Bước 4: Cán bộ hậu kiểm thực hiện:
Nhiệm vụ cán bộ hậu kiểm: hậu kiểm thực hiện đúng trình tự hậu kiểm cũng
như công việc chuyên môn hậu kiểm kiểm soát lại chứng từ giao dịch thể hiện trên.
Tùy theo từng loại nghiệp vụ thì việc hậu kiểm có thể thực hiện theo một trong hai
cấp độ là hậu kiểm tổng hợp hoặc hậu kiểm chi tiết hoặc có thể kết hợp cả hậu kiểm
tổng hợp và hậu kiểm chi tiết. Trong đó: hậu kiểm tổng hợp thực hiện trước hậu
52

kiểm chi tiết; ưu tiên hậu kiểm chi tiết với các giao dịch có giá trị lớn, giao dịch
nghi ngờ, giao dịch tiềm ẩn nhiều rủi ro (rút trước hạn, thời gian thực hiện giao dịch
ngoài giờ làm việc, giao dịch EC…)
Thứ nhất là hậu kiểm tổng hợp, thời gian thực hiện hậu kiểm tổng hợp phải
được hoàn thành ngay trong buổi sáng ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày giao dịch.
Cán bộ thực hiện là lãnh đạo phòng/kiểm soát/cán bộ có kinh nghiệm. Hậu kiểm
tổng hợp nhằm đạt được các yêu cầu:
- Nắm bắt được tình hình biến động số liệu kế toán của đơn vị, xác định các
giao dịch nghi ngờ (các số liệu phát sinh bất thường so với thực tế giao dịch
hàng ngày của đơn vị), các sai sót trong hạch toán kế toán có thể phát hiện
thông qua báo cáo kế toán, báo cáo hậu kiểm tổng hợp nhằm phát hiện sớm
các sai sót.
- Kiểm soát đối chiếu số liệu giữa các phân hệ nghiệp vụ và số liệu hạch toán
trên chứng từ kế toán, xác định các chênh lệch cần phải kiểm tra, đối chiếu.
Các nội dung hậu kiểm được đưa ra:
- Kiểm soát cân đối tài khoản kế toán SIBS: kiểm soát cân đối tài khoản kế
toán SIBS là để kiểm tra tình hình số liệu tổng hợp của đơn vị, cụ thể:
+ Kiểm tra tính cân đối của số liệu: kiểm tra tính cân ngang, cân dọc, khớp
đúng số dư đầu kỳ và cuối kỳ trước khi phát hiện các trường hợp hạch toán
sai tài khoản, sai ngày giá trị, các lỗi của hệ thống.
+ Kiểm tra tính chất số dư tài khoản: kiểm tra số dư các tài khoản kế toán
tổng hợp để phát hiện các tài khoản có số dư sai tính chất (tài khoản có số dư
Nợ nhưng đang có số Có hoặc tài khoản có số dư Có nhưng đang có số dư
Nợ).
+ Kiểm tra các tài khoản có doanh số phát sinh bất thường: kiểm tra các tài
khoản có doanh số quá lớn hoặc quá nhỏ hoặc không có phát sinh…đối chiếu
với thực tế phát sinh giao dịch tại đơn vị để phát hiện sai sót trong hạch toán
về số tiền, số tài khoản, loại ngoại tệ…hoặc các lỗi bất thường của hệ thống
(nếu có).
53

+ Kiểm tra đối chiếu tiền mặt tại quỹ: đảm bảo số liệu tiền mặt tồn quỹ thực
tế khớp đúng số liệu trên sổ kế toán (số dư đầu và số dư cuối tiền mặt tại
quỹ) phải khớp đúng với số dư đầu và số dư cuối trên báo cáo 311 (nhật ký
quỹ), báo cáo 309 của giao dịch viên ngân quỹ chính (trường hợp phòng giao
dịch không có BDS riêng được phép tồn quỹ cuối ngày, kiểm soát báo cáo
của GDV ngân quỹ phụ để đối chiếu số liệu trên báo cáo với số liệu trên tài
khoản tiền mặt tại phòng giao dịch). Các báo cáo 309,311 phải có đủ chữ ký
của bộ phận Kho quỹ.
+ Kiểm tra các tài khoản chỉ được hạch toán VNĐ nhưng có phát sinh ngoại
tệ và ngược lại.
+ Kiểm tra các tài khoản chỉ được hạch toán tại Trụ sở chính nhưng có phát
sinh tại Chi nhánh.
+ Kiểm tra đối chiếu số dư tài khoản điều chuyển vốn của Chi nhánh với Trụ
sở chính.
+ Kiểm tra các tài khoản đã đóng xóa nhưng có phát sinh.
+ Kiểm tra số liệu thu nhập, chi phí, tổng tài sản của đơn vị theo yêu cầu về
quản lý kế hoạch tài chính.
Thứ hai là hậu kiểm chi tiết, thời gian thực hiện hoàn thành hậu kiểm chi tiết
chậm nhất trong vòng 2 ngày làm việc tiếp theo sau khi kết thúc ngày giao dịch.
Cán bộ thực hiện hậu kiểm được phân công kiểm soát lại các giao dịch nghi ngờ,
xác định nguyên nhân để chỉnh sửa và khắc phục kịp thời, trong quá trình hậu kiểm
ưu tiên hậu kiểm đối với các giao dịch sau:
- Các giao dịch có chênh lệch, sai sót, có yếu tố nghi ngờ phát hiện khi hậu
kiểm tổng hợp hoặc các chênh lệch (nếu có) trên báo cáo cuối ngày của bộ
phận nghiệp vụ.
- Các giao dịch của khách hàng có giá trị lớn, có yếu tố bất thường, giao dịch
tiềm ẩn rủi ro lớn.
54

+ Giao dịch hủy (Error Correction), các giao dịch điều chỉnh (lưu ý phải
kiểm tra số dư tài khoản tiền gửi của khách hàng có phát sinh các giao dịch
này).
+ Giao dịch có thời gian giao dịch bất thường (giao dịch đầu giờ sáng, cuối
giờ trưa, trong giờ nghỉ…) đối tượng khách hàng nghi ngờ.
+ Giao dịch được thực hiện bằng các user lạ.
+ Giao dịch vượt hạn mức giao dịch tiền mặt, giao dịch vượt hạn mức giao
dịch.
+ Giao dịch gửi, rút tiền mặt từ chính tài khoản của GDV, KSV; giao dịch từ
tài khoản chi phí, trung gian… chuyển vào tài khoản cá nhân của cán bộ ngân
hàng.
+ Giao dịch có các yếu tố trên chứng từ/thông tin trên hệ thống không đảm
bảo, thông tin khách hàng không rõ ràng (chứng từ có dấu hiệu tẩy xóa, sửa
chữa, chữ ký không khớp với hệ thống SVS…)
+ Giao dịch gửi tiền, rút tiền hay chuyển tiền được thực hiện bởi một cá nhân
hay tổ chức lên quan đến giao dịch tiền tệ hay tài sản bất hợp pháp mà thông
tin đại chúng đã đăng tải.
+ Giao dịch giải ngân, nộp, rút tiền mặt và chuyển khoản có giá trị lớn đối
với khách hàng là cá nhân.
+ Giao dịch giải ngân, thu nợ có số tiền lớn, có liên quan đến mua bán ngoại
tệ.
+ Giao dịch có liên quan đến thu nhập/chi phí của ngân hàng có số tiến lớn
(trừ các giao dịch dự thu lãi cho vay/dự chi lãi tiền gửi hệ thống tự động hạch
toán)…
Các nội dung hậu kiểm được đưa ra:
- Căn cứ chứng từ, báo cáo từ các bộ phận nghiệp vụ và các báo cáo hậu kiểm,
bộ phận hậu kiểm thực hiện kiểm tra tính pháp lý của giao dịch: đối với từng
giao dịch cần xác định giao dịch đó có được phép thực hiện theo quy định
của pháp luật và của BIDV hay không nhằm phát hiện các giao dịch không
55

được phép thực hiện (giao dịch rút tiền gửi tiết kiệm chuyển vào tài khoản
của người khác, giao dịch do giao dịch viên thực hiện trên tài khoản của
chính mình…)
- Kiểm tra tính tuân thủ chế độ chứng từ làm căn cứ thực hiện ghi sổ kế toán:
kiểm tra lại việc sử dụng mẫu chứng từ theo quy định của BIDV; kiểm tra
tính đầy đủ, đúng đắn, chính xác của các yếu tố ghi trên chứng từ theo từng
loại nghiệp vụ, đảm bảo đủ căn cứ để thực hiện ghi sổ kế toán.
- Kiểm tra lại yếu tố chữ ký trên chứng từ thực hiện như sau: thực hiện chọn
mẫu chữ ký khách hàng để kiểm tra, đảm bảo kiểm tra tối thiểu 10% số
lượng chữ ký, mẫu dấu của khách hàng và phương thức ký khách hàng đã
đăng ký tại ngân hàng. Trong đó tập trung kierm tra chữ ký của các giao dịch
nghi ngờ, các giao dịch có khả năng xảy ra gian lận: giao dịch có chứng từ
gốc có dấu hiệu sửa chữa, tẩy xóa; giao dịch rút tiền liên chi nhánh, giao dịch
thiếu chữ ký của giao dịch viên/kiểm soát viên, các giao dịch nghi vấn khác,
… Đối với các chứng từ đã thực hiện đối chiếu chữ ký khách hàng, cán bộ
hậu kiểm ký xác nhận (ghi rõ tên) và mặt sau của chứng từ.
- Kiểm tra tính phù hợp, kịp thời trong xử lý giao dịch phát sinh (thời gian
thực hiện giao dịch, phương thức xử lý giao dịch…) theo các quy trình có
liên quan; kiểm tra tính tuân thủ quy định hạn mức giao dịch, hạn mức phê
duyệt giao dịch.
Sai sót phát hiện qua công tác hậu kiểm phải được gửi kịp thời đến lãnh đạo
bộ phận nghiệp vụ có phát sinh sai sót ngay sau khi phát hiện (bằng văn bản, qua
email) và định kỳ lập báo cáo tổng hợp gửi lãnh đạo đơn vị để báo cáo. Đối với các
dấu hiệu sai phạm bất thường có khả năng làm thiệt hại đến tài sản của ngân hàng
và khách hàng thì bộ phận hậu kiểm phải chủ động phối hợp ngay với các bộ phận
liên quan để kiểm tra, xác nhận tính chính xác của giao dịch. Đồng thời báo cáo
ngay với lãnh đạo đơn vị và Trụ sở chính (nếu cần) trong trường hợp phát hiện sai
phạm gian lận của cán bộ để có biện pháp xử lý kịp thời. Thời gian hoàn thành xử lý
các sai sót như sau:
56

- Đối với các sai sót liên quan đến số tiền và tài khoản hạch toán: phải xử lý
ngay khi nhận được thông báo sai sót.
- Đối với các sai sót khác phải thực hiện xử lý trong vòng 5 ngày làm việc kể
từ ngày nhận được thông báo lỗi.
Trường hợp các sai sót không được xử lý theo đúng thời hạn trên phải được
Giám đốc đơn vị chấp thuận bằng văn bản. Trưởng phòng kế hoạch tài chính có
trách nhiệm phân công, bố trí cán bộ hậu kiểm làm nhiệm vụ tổng hợp các lỗi, sai
sót phát hiện qua công tác hậu kiểm cũng như theo dõi, đôn đốc khắc phục và hoàn
thiện lỗi của các bộ phận liên quan.
Nguyên tắc ủy quyền phê duyệt
Khi Giám đốc đi vắng sẽ làm văn bản ủy quyền cho Phó Giám đốc phụ trách
thay mặt điều hành trong phạm vi ủy quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước
Giám đốc và pháp luật trước kết quả hoàn thành công việc được phân giao. Có trách
nhiệm báo cáo lại đầy đủ với giám đốc tình hình công việc sau khi Giám đốc trở về.
Tương tự dưới góc độ cấp phòng, Trưởng phòng đi vắng sẽ ủy quyền cho
Phó phòng điều hành công việc chung của cả phòng. Phó phòng có trách nhiệm
phân giao công việc cho các cán bộ, hoàn thành công việc Trưởng phòng giao phó,
báo cáo lại với Trưởng phòng kết quả công việc cũng như tình hình chung của cả
phòng khi Trưởng phòng vắng mặt.
Giám đốc chi nhánh phân giao công việc cho các Phó giám đốc thực hiện
một số công việc nhất định như: một phó Giám đốc chuyên về mảng kinh doanh
dịch vụ, một phó Giám đốc chuyên về mảng tín dụng,… đến khi có văn bản thay thế
về phân cấp. Việc ủy quyền tại chi nhánh cần cụ thể, rõ ràng bao gồm đầy đủ nội
dung về quyền hạn, trách nhiệm, thời hạn ủy quyền, đảm bảo công tác quản trị phát
huy tối đa trách nhiệm của mỗi cá nhân vào công việc. Từ đó việc kiểm tra giám sát
cũng trở nên thuận lợi hơn.
Nguyên tắc bất kiêm nhiệm
Tại mỗi bộ phận của Trụ sở chính hay các Chi nhánh có sự phân công công
việc rõ ràng cho từng cán bộ, đảm bảo tách biệt và kiểm soát lẫn nhau. Đảm bảo
57

không để cho một cán bộ đảm nhận nhiều cương vị, thực hiện nhiều chức năng để
nhằm ngăn ngừa các sai phạm, lạm dụng quyền hạn nhằm thực hiện các mục đích tư
lợi cá nhân. Ví dụ tại phòng Quản lý dịch vụ Kho quỹ của Chi nhánh không phân
một người vừa làm Giao dịch viên, vừa làm Thủ quỹ, GDV không được vừa hạch
toán, vừa phê duyệt chứng từ.
Thực trạng kiểm soát các hoạt động tại Chi nhánh của BIDV: trong mục này
tác giả mô tả nội dung của (i) Kiểm soát kế toán ngân quỹ; (ii) Kiểm soát quản lý tài
sản; (iii) Kiểm soát hoạt động tín dụng.
Kiểm soát kế toán ngân quỹ
Kiểm soát việc hạch toán, tập hợp chứng từ kế toán theo đúng quy định, sắp
xếp, đánh số, sử dụng chứng từ giao dịch theo mẫu in sẵn của BIDV.
Kiểm soát tính chất của các khoản thu hạch toán vào các tài khoản kế toán
thích hợp; hạch toán vào thu nhập gốc, lãi; hạch toán thu dịch vụ, hạch toán thuế
đầu ra, đầu vào, hạch toán và tính lãi dự thu.
Kiểm soát các khoản chi phí khác như phí, lệ phí, chi nộp thuế, chi cho cán
bộ nhân viên, chi cho các hoạt động kinh doanh khác, chi dự phòng, chi lương cơ
bản, lương kinh doanh, ăn ca, tiền lương làm thêm giờ,… chi cho hoạt động quản lý
như chi công tác phí cho cán bộ, chi đào tạo, tập huấn, các khoản chi phí quản lý
khác. Các khoản chi nội bộ phải đảm bảo tuân thủ quy định quản lý tài chính của
Nhà nước, các khoản chi cần phải tính hợp lệ, hợp lý; kiểm soát tính hợp pháp của
bộ hồ sơ quyết toán gồm: hóa đơn tài chính, hợp đồng kinh tế, thanh lý hợp đồng,
nghiệm thu bàn giao.
Kiểm soát việc quản lý tài sản
Kế toán thực hiện theo dõi tài sản trên sổ kế toán, quản lý việc sử dụng tài
sản, theo dõi sự tăng giảm tính khấu hao của tài sản.
Việc mua sắm tài sản được thực hiện theo đúng quy trình, quy định mua sắm
tài sản của BIDV. Quyết toán mua sắm đúng nguồn vốn và nằm trong kế hoạch
được duyệt của Ban lãnh đạo.
58

Kiểm soát việc thanh lý, điều chuyển tài sản đúng quy trình thanh lý và điều
chuyển tài sản; báo cáo lý do điều chuyển, kiểm kê và xử lý những tồn tại sau kiểm
kê. Kế toán thực hiện lập và gửi báo cáo theo quy định của BIDV.
Kiểm soát hoạt động tín dụng
Kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ vay vốn, sự đầy đủ trong báo cáo
thẩm định về việc cấp tín dụng, định giá thủ tục bảo đảm, thực hiện TSBĐ. Chứng
từ giải ngân, mục đích sử dụng vốn vay. Kiểm tra sự khớp đúng giữa hồ sơ giấy và
thông tin trên máy về các điều kiện của khoản vay, phân loại nợ, biện pháp xử lý
thu hồi nợ xấu và nợ đã xử lý rủi ro.
Quy trình hoạt động nghiệp vụ cho vay được thực hiện theo các bước (sơ đồ
trình bày ở phần Phụ lục)
Bước một: CBTD thực hiện tiếp nhận, hướng dẫn khách hàng các thủ tục và
hồ sơ vay vốn. Với khách hàng vay lần đầu, CBTD thu thập thông tin tên, tuổi, địa
chỉ, nghề nghiệp, mục đích vay, nhu cầu sử dụng vốn, tài sản bảo đảm và nguồn thu
nhập để trả nợ. Hồ sơ vay vốn bao gồm: sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân, giấy
đăng ký kết hôn; giấy tờ chứng minh mục đích và nhu cầu sử dụng vốn (hợp đồng
mua bán, hóa đơn, các giấy tờ có liên quan khác); giấy tờ chứng minh nguồn trả nợ
của khách hàng (hợp đồng lao động, bảng lương, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu,
…). Đối với khách hàng đã từng vay: CBTD kiểm tra điều kiện và hồ sơ vay.
Bước hai: CBTD tiếp nhận và tiến hành đối chiếu hồ sơ vay vốn giữa bản sao
và bản chính.
Bước ba: Tiến hành thẩm định
Kiểm soát tính xác thực của hồ sơ vay vốn, kiểm tra thực tế, điều tra CIC
(CIC hay còn gọi là Trung tâm Thông tin tín dụng – có chức năng thu nhận, lưu trữ,
phân tích, xử lý và dự báo thông tin tín dụng của cá nhân tổ chức nhằm phục vụ cho
hoạt động ngân hàng và tổ chức tín dụng) từ đó có thể phát hiện lịch sử vay vốn của
khách hàng, khách hàng có nằm trong danh sách nợ xấu của ngân hàng khác không.
Phân tích, đánh giá khả năng tài chính của khách hàng thông qua giá trị tài
sản khách hàng kê khai, CBTD tiến hành kiểm tra thực tế qua hồ sơ vay vốn trước
59

đây của khách hàng, cơ quan nơi khách hàng làm việc nhằm kiểm soát thông tin về
khách hàng.
Bước bốn: CBTD căn cứ vào nhu cầu vay vốn của khách hàng, khả năng trả
nợ của khách hàng và tài sản bảo đảm, khả năng nguồn vốn tại Chi nhánh quy định
về mức cho vay để xác định số tiền được vay của khách hàng. Thỏa thuận với khách
hàng các phương thức cho vay bao gồm: cho vay hạn mức tín dụng, cho vay từng
lần, phương thức cho vay trả góp… xác định mức lãi suất phù hợp theo đúng quy
định của BIDV.
Bước năm: CBTD lập báo cáo thẩm định và hợp đồng trình cán bộ thẩm
định, Trưởng phòng, Giám đốc hoặc Phó Giám đốc phê duyệt. Khi khoản vay của
khách hàng đã được Lãnh đạo đồng ý thì lúc này CBTD tiến hành lập hợp đồng tín
dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay trình Trưởng phòng kiểm soát. Nếu đúng CBTD
thực hiện trình Giám đốc hoặc Phó Giám đốc, nếu chưa đúng CBTD chỉnh sửa lại
sau đó trình Trưởng phòng, Giám đốc hoặc Phó Giám đốc ký phê duyệt.
Bước sáu: CBTD sau khi nhận giấy tờ về tài sản bảo đảm sẽ tiến hành kiểm
tra lại và việc giao nhận giấy tờ tài sản bảo đảm phải được lập thành biên bản. Ở
bước này có thể thực hiện công chứng hay không công chứng các hợp đồng cầm cố,
thế chấp giữa Chi nhánh với khách hàng và bên bảo lãnh.
Bước bảy: Tiến hành giải ngân khoản vay
Khách hàng cung cấp cho cán bộ tín dụng hồ sơ, chứng từ về mục đích sử
dụng tiền vay gồm: Bảng kê rút vốn vay, Hợp đồng cung ứng vật tư hàng hóa, Báo
giá, Bảng kê các khoản chi tiết, Biên bản nghiệm thu, Hóa đơn và Chứng từ thanh
toán. CBTD kiểm tra lại chứng từ giải ngân sau đó trình Trưởng phòng ký phê
duyệt, nếu kiểm soát thấy chưa phù hợp yêu cẩu CBTD kiểm tra và sửa lại. Sau khi
CBTD sửa lại sẽ đưa cho Trưởng phòng xét phê duyệt và tiến hành giải ngân trong
trường hợp khoản vay nằm trong hạn mức Trưởng phòng được phép duyệt, trường
hợp khoản vay vượt hạn mức của Trưởng phòng phê duyệt thì hồ sơ được chuyển
tiếp cho Giám đốc hoặc Phó Giám đốc phê duyệt. Hợp đồng tín dụng sau khi đạt
60

yêu cầu CBTD sẽ đưa chứng từ cho bộ phận giao dịch là GDV tiến hành giải ngân
cho khách hàng.
Bước tám: CBTD tiến hành bàn giao hồ sơ cho bộ phận lưu trữ theo đúng
quy định.
Hoạt động tín dụng đã và đang được thực hiện khá hiệu quả tại Chi nhánh
BIDV Hải Dương. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những sơ hở và thiếu sót trong quá
trình kiểm tra kiểm soát hồ sơ dẫn đến việc Chi nhánh khó thu hồi được nợ.
3.2.4. Hệ thống thông tin và truyền thông
Hệ thống truyền thông
Hiện nay BIDV ban hành các văn bản hay thông báo trên trang intranet
chung của hệ thống. Các chi nhánh thường xuyên cập nhật các thông tin quan trọng
cho cán bộ nhân viên, ban lãnh đạo và những người có thẩm quyền. Hệ thống
truyền thông của chi nhánh là qua mạng nội bộ trên các máy tính được kết nối với
nhau. Cán bộ nhân viên truy cập vào một ổ chung trên máy tính cá nhân (thường là
ổ K) để đọc các công văn thông báo được cập nhật hàng ngày. Nhờ vậy mà toàn thể
cán bộ nhân viên và Ban lãnh đạo đều nắm được đầy đủ và chính xác chỉ thị từ cấp
trên, hiểu rõ công việc mình cần phải làm và phối hợp thực hiện tốt với các thành
viên khác. Thực tế quan sát qua các Chi nhánh đều đã thành lập đường dây nóng
qua số điện thoại của Ban giám đốc hay các cán bộ có trách nhiệm chuyên trách xử
lý các vấn đề khúc mắc của người dân. Tiếp thu các phản ánh và ý kiến đóng góp từ
phía khách hàng về chất lượng phục vụ, dịch vụ để từ đó giải quyết các tồn tại chưa
tốt và cải thiện chất lượng phục vụ người dân được tốt hơn.
Hệ thống thông tin kế toán
Hệ thống tài khoản kế toán gồm các tài khoản trong bảng cân đối kế toán và
các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán hay còn gọi là tài khoản ngoại bảng. Các
tài khoản trong bảng cân đối kế toán gồm 8 loại (Vốn khả dụng và các khoản đầu
tư; Hoạt động tín dụng; Tài sản cố định; Các khoản phải trả; Hoạt động thanh toán;
Nguồn vốn chủ sở hữu; Thu nhập; Chi phí) và còn lại là các tài sản ngoại bảng.
Trong giao dịch thì hệ thống tài khoản kế toán có nhiều tài khoản trung gian để hạch
61

toán chuyển tiếp các giao dịch giữa hai chức năng trong cùng 1 phân hệ hay giữa
các phân hệ. Các tài khoản này phát sinh số tiền trong ngày và cuối ngày có số dư
bằng 0. Ví dụ tài khoản 280701006 – trung gian phải trả phân hệ tiền gửi.
Hệ thống tài khoản chi tiết mở chi tiết theo khách hàng giúp đơn vị có thể
kiểm soát được từng khách hàng cụ thể, từng loại sản phẩm dịch vụ khách hàng sử
dụng như tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, tiền vay theo từng loại tiền tệ cụ
thể. Các tài khoản chi tiết được cài đặt trong các phân hệ cụ thể để việc kiểm soát
được thực hiện dễ dàng hơn. Tùy theo tính chất từng loại tài khoản mà nó có thể
chuyển đổi tương ứng với từng tài khoản kế toán tổng hợp số liệu trên các sổ kế
toán chi tiết và trên báo cáo tài chính.
Các chi nhánh nói chung luôn thực hiện việc bám sát các văn bản hướng dẫn
của ngân hàng nhà nước, Bộ ban ngành, Ban tài chính kế toán của BIDV để cập
nhật kịp thời các thay đổi trong hệ thống tài khoản kế toán nhằm đảm bảo cho công
tác hạch toán, báo cáo được chính xác, kịp thời, đáp ứng nhu cầu quản lý và kiểm
soát rủi ro. Hệ thống tài khoản kế toán đáp ứng được nhu cầu chung của kiểm soát
nội bộ trong việc quản lý thông tin và cung cấp các thông tin phục vụ cho công tác
quản trị điều hành. Việc mở các tài khoản chi tiết làm việc quản lý khách hàng được
chặt chẽ, cung cấp đầy đủ các thông tin số dư tiền gửi, số dư nợ vay, hạn mức, thời
hạn thu nợ, lãi đã thu phục vụ cho việc tính toán khoản nợ gốc, lãi đến hạn, giúp
việc đối chiếu khách hàng với cán bộ tín dụng thuận tiện hơn, kịp thời xử lý các
khoản nợ phải thu. Khi có yêu cầu kiểm tra kiểm soát thì việc cung cấp thông tin
cũng được thực hiện nhanh chóng hơn bằng việc trích xuất dữ liệu từ máy tính.
Tuy nhiên cách thức quản lý tài khoản hiện nay vẫn còn những vấn đề bất
cập như một số tài khoản có nội dung, tên sử dụng giống nhau khiến GDV dễ nhầm
lẫn và xảy ra sai sót trong việc sử dụng tài khoản đúng từ đó gây khó khăn trong
việc kiểm soát.
Hệ thống chứng từ kế toán
Tại BIDV Hải Dương và các chi nhánh BIDV nói chung hiện nay đã và đang
sử dụng chứng từ theo Quyết định số 1789/2005/QĐ-NHNN ngày 12/12/2005 của
62

NHNN về việc ban hành chế độ chứng từ kế toán ngân hàng. Áp dụng các mẫu
chứng từ thống nhất trên toàn hệ thống BIDV như: Giấy nộp tiền mặt, Giấy rút tiền
mặt, Ủy nhiệm chi; Giấy yêu cầu gửi/rút tiền gửi có kỳ hạn,… Mẫu chứng từ kế
toán phải đảm bảo dễ sử dụng, đúng quy định về cách thức trình bày chứng từ. Nội
dung trên chứng từ kế toán bằng giấy hay chứng từ kế toán điện tử đảm bảo đầy đủ
các thông tin như: tên và số hiệu chứng từ, ngày tháng năm lập chứng từ, các thông
tin như tên, số tài khoản, số tiền bằng số bằng chữ rõ ràng, chữ ký của các bên liên
quan như người yêu cầu giao dịch và người thực hiện giao dịch,…Khách hàng phải
thực hiện ký đúng chữ ký và mẫu dấu trên chứng từ giao dịch phải khớp với chữ ký
mẫu dấu đã đăng ký trên hệ thống của BIDV. Việc lập chứng từ sẽ giúp ngân hàng
có căn cứ đối chiếu và đảm bảo kiểm soát được các rủi ro, gian lận từ phía khách
hàng hay cán bộ thực hiện giao dịch.
Việc giao nhận chứng từ giữa ngân hàng và khách hàng đảm bảo tính khách
quan minh bạch, đối với các khách hàng lớn như các doanh nghiệp công ty có số
lượng giao dịch lớn cần thực hiện mở sổ chi tiết theo dõi việc giao nhận chứng từ
giữa hai bên để tránh việc thất thoát đánh mất chứng từ. Chứng từ sau khi được thực
hiện sẽ được in trên hai liên trong đó Ngân hàng giữ liên chính và liên còn lại trả
cho khách hàng. Cuối ngày GDV sắp xếp chứng từ, in báo cáo, đưa kiểm soát kiểm
tra phê duyệt sau đó tiến hành đánh số, đóng thành tập theo từng ngày để tiện lợi
cho việc tra cứu. Việc cung cấp chứng từ phải có sự kiểm soát của trưởng bộ phận
phòng ban và Ban lãnh đạo.
Tổ chức công tác luân chuyển và kiểm soát chứng từ kế toán ban hành về
quy định và chứng từ kế toán căn cứ theo điều lệ tổ chức và hoạt động của BIDV.
+ Các bộ phận nghiệp vụ bao gồm các phòng/bộ phận trực thuộc tại các đơn
vị tham gia thực hiện các nghiệp vụ phát sinh tại đơn vị trên các phân hệ nghiệp vụ,
chương trình phần mềm ứng dụng có liên quan đến hạch toán kế toán phải thực hiện
sắp xếp chứng từ kế toán phát sinh trong ngày vào cuối ngày giao dịch. Chứng từ kế
toán được sắp xếp theo báo cáo liệt kê giao dịch gắn với từng chương trình/phân hệ
nghiệp vụ của từng Giao dịch viên. Báo cáo liệt kê giao dịch phải được Giao dịch
63

viên và cán bộ kiểm soát lại ký xác nhận, đảm bảo các giao dịch trong ngày đã được
kiểm soát lại, đối chiếu đầy đủ, khớp đúng giữa chứng từ và các báo cáo theo đúng
hướng dẫn của từng quy trình nghiệp vụ.
+ Việc sắp xếp các chứng từ trong từng giao dịch (chứng từ gốc, chứng từ
ghi sổ, chứng từ kèm…) phải tuân thủ quy định của chế độ chứng từ kế toán. Các
tập chứng từ, báo cáo được đánh số đầy đủ theo đúng quy định trước khi bàn giao
cho bộ phận Kế toán lưu trữ.
+ Chứng từ kế toán sau khi được tập hợp, sắp xếp, đánh số và kiểm soát lại
được đóng thành quyển Nhật ký chứng từ theo từng ngày giao dịch. Theo quy định
hiện tại thì quyển Nhật ký chứng từ được thực hiện đóng thành từng quyển theo
từng ngày và theo phòng giao dịch thực hiện sau đó được nộp về phòng Kế hoạch
tài chính trong thời giao năm ngày làm việc tiếp theo để lưu trữ.
+ Tùy theo các đặc điểm chương trình/phân hệ nghiệp vụ tại các đơn vị và
Trụ sở chính có các tập chứng từ sau: Tập chứng từ BDS; Tập chứng từ Tài trợ
thương mại; Tập chứng từ kinh doanh tiền tệ; Tập chứng từ Nhập xuất tài sản cầm
cố/thế chấp trên chương trình BDS; Tập chứng từ kế toán tổng hợp (GL); các tập
chứng từ kết nối ngoài BDS (thanh toán hóa đơn, thu hộ NSNN,…); Tập chứng từ
khác.
+ Quy định đánh số chứng từ: các chứng từ sau khi được sắp xếp theo từng
tập, GDV thực hiện đánh số bằng mực đỏ theo thứ tự 1,2,3,… ở góc phía trên, bên
phải từng trang chứng từ từ trang đầu tiên đến trang cuối cùng. Tại trang đầu tiên
ghi rõ tổng số tờ trong tập chứng từ. Ví dụ tập chứng từ BDS (bao gồm các báo cáo
và chứng từ giao dịch) của GDV X có 50 tờ, tại trang đầu tiên GDV X ghi 1/50.
+ Sau khi hoàn thiện khâu kiểm soát và tập hợp chứng từ, cán bộ tập hợp
chứng từ thực hiện đóng thành từng quyển Nhật ký chứng từ theo ngày và giao lại
cho phòng Kế hoạch tài chính theo quy định. Việc giao nhận chứng từ phải được
mở sổ theo dõi theo từng phòng nghiệp vụ, cán bộ giao và cán bộ nhận chứng từ
phải ký đầy đủ trên sổ để công tác theo dõi được thuận lợi hơn.
64

+ Cán bộ của bộ phận quản lý tài liệu kế toán thực hiện kiểm đếm tổng số
lượng chứng từ, báo cáo của tập chứng từ đã khớp đúng với tổng số lượng chứng từ,
báo cáo trên sổ giao nhận chứng từ hay chưa. Sau đó cán bộ hậu kiểm sẽ tiến hành
kiểm tra, đối chiếu chứng từ theo đúng quy định của BIDV.
Chế độ chứng từ kế toán đã ban hành những quy đinh tương đối chặt chẽ,
phù hợp, tiện lợi, đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về quản lý rủi ro giúp cho việc kiểm
tra, kiểm soát được thực hiện dễ dàng từ đó khắc phục kịp thời các sai sót nghiêm
trọng có thể xảy ra.
Hệ thống sổ sách
Hình thức kế toán của các chi nhánh BIDV nói chung hiện nay sử dụng là
hình thức Nhật ký chung. Công tác kế toán hiện nay đều sử dụng trên hệ thống máy
tính hiện đại nên khâu quan trọng nhất là kiểm tra chứng từ hợp pháp, hợp lệ để tiến
hành nhập vào hệ thống. Sau đó tiến hành kiểm tra đối chiếu sổ phụ chi tiết của
từng tài khoản với chứng từ. Kế toán viên phụ trách phần hành sẽ ký trên sổ chứng
từ sau đó chuyển cho kiểm soát hoặc trưởng phòng kế toán phê duyệt, sau đó đóng
thành từng tập và lưu trữ theo quy định.
Hệ thống báo cáo tài chính
Cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh của các chi
nhánh BIDV, đáp ứng yêu cầu quản lý của Ban giám đốc, NHNN, Cơ quan Thuế.
BCTC cung cấp các thông tin về tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu; Thu nhập,
chi phí; Lãi lỗ và phân phối kết quả kinh doanh; Thuế và các khoản phải nộp Nhà
nước. Bảng cân đối tài khoản kế toán là báo cáo kế toán phản ánh chi tiết tình hình
biến động tài sản, công nợ. Bảng cân đối tài khoản kế toán gửi về Trụ sở chính bao
gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
và Thuyết minh báo cáo tài chính được lập và lưu tại đơn vị.
Tổ chức bộ máy kế toán
Việc phân công bộ máy kế toán có người đứng đầu là Trưởng phòng Kế toán
đã đảm bảo các hoạt động diễn ra, các quy trình nghiệp vụ phát sinh tại phòng đều
được giám sát và kiểm soát. Từ đó đảm bảo tính chính xác của hệ thống thông tin
65

quản lý bao gồm hệ thống thông tin hạch toán điện tử và dịch vụ ngân hàng. Đảm
bảo tính đầy đủ, trung thực, hợp lý và mức độ chính xác của hệ thống thông tin kế
toán và các báo cáo tài chính theo đúng quy định pháp luật.
3.2.5. Các hoạt động giám sát
Tại BIDV chi nhánh Hải Dương thì hoạt động giám sát thường xuyên được
thực hiện thông qua lãnh đạo gồm trưởng, phó phòng nghiệp vụ, Ban giám đốc,
từng phó giám đốc giám sát mảng công việc được Giám đốc phân công. Các hoạt
động giao dịch được diễn ra hàng ngày tại các phòng giao dịch chịu sự giám sát trực
tiếp của trưởng phó phòng nghiệp vụ. Giao dịch viên sau khi tiếp nhận yêu cầu từ
phía khách hàng sẽ tiến hành xác minh thông tin khách hàng, xử lý giao dịch và
chuyển tiếp cho lãnh đạo phòng tiến hành phê duyệt. Cuối ngày giao dịch GDV
thực hiện in báo cáo, xếp chứng từ và chuyển lại cho trưởng phó phòng thực hiện
kiểm soát lại lần nữa các giao dịch được thực hiện trong ngày, đối chiếu tính khớp
đúng giữa các thông tin trên hệ thống và trên chứng từ. Chứng từ của các giao dịch
viên sau đó sẽ được giao cho một cán bộ phụ trách tập hợp chứng từ của phòng tổng
hợp và đóng thành từng quyển Nhật ký chứng từ để chuyển đến bộ phận hậu kiểm
của phòng Kế toán để lưu trữ. Tại đây thì bộ phận hậu kiểm sẽ tiến hành kiểm soát
lại các giao dịch giao dịch phát sinh do GDV các bộ phận nghiệp vụ thực hiện.
+ Đối với giao dịch bán tự động được thực hiện trên chương trình BDS, bộ
phận hậu kiểm hậu kiểm 100% đối với giao dịch tài chính do GDV thực hiện có
chứng từ kế toán kèm theo như: nghiệp vụ giải ngân, thu nợ, nhận tiền gửi, thanh
toán tiền gửi (trước hạn, đúng hạn, thanh toán từng phần, toàn phần); nhập xuất tiền
nội bộ, chuyển tiền, các giao dịch điều chỉnh…
+ Đối với giao dịch do hệ thống tự thực hiện trên cơ sở các dữ liệu đầu vào
do GDV khai báo (dự thu, dự trả, AFT, SWEEP…); bộ phận hậu kiểm hậu kiểm
100% các giao dịch tại thời điểm bộ phận nghiệp vụ nhập dữ liệu đầu vào hoặc
chỉnh sửa, thay đổi thông số dữ liệu (kỳ hạn, lãi suất, tài khoản thu lãi/trả lãi…).
Các giao dịch phát sinh định kỳ trên cơ sở dữ liệu đã được nhập vào hệ thống, thực
66

hiện đối chiếu số liệu chi tiết tại phân hệ nghiệp vụ với số liệu trên tài khoản kế toán
tổng hợp qua công tác hậu kiểm tổng hợp.
+ Đối với giao dịch từ chương trình kết nối ngoài (thu chi hộ điện tử, thu hộ
NSNN…) có phát sinh bút toán hạch toán và có chứng từ kế toán kèm theo: bộ phận
hậu kiểm hậu kiểm 100% các giao dịch phát sinh.
+ Đối với các giao dịch thực hiện trên chương trình TF, Treasury:
 Các giao dịch của Trụ sở chính: bộ phận hậu kiểm hậu kiểm 100% các
giao dịch phát sinh.
 Các giao dịch tài trợ thương mại do Trung tâm tác nghiệp tài trợ thương
mại của Trụ sở chính (TFC) thực hiện tập trung cho các chi nhánh: tại các
chi nhánh bộ phận hậu kiểm tiên hành hậu kiểm chi tiết 100% giao dịch
phát sinh; tại trụ sở chính thì trung tâm tác nghiệp tài trợ thương mại kiểm
soát và chịu trách nhiệm đối với toàn bộ giao dịch đã thực hiện.
+ Đối với các giao dịch Trụ sở chính thực hiện cho các đơn vị (do vượt hạn
mức phê duyệt của chi nhánh, do chi nhánh đề nghị thực hiện…), bộ phận hậu kiểm
hậu kiểm chi tiết 100% các giao dịch phát sinh.
Bộ phận hậu kiểm phải mở sở theo dõi, quản lý, lưu trữ chứng từ, báo cáo
sau khi hoàn tất việc hậu kiểm theo quy định về Chế độ chứng từ kế toán. Sau khi
kiểm tra kiểm soát các báo cáo phân hệ và báo cáo kế toán thì bộ phận kiểm tra sẽ
ký trên các báo cáo như sau:
+ Đối với các báo cáo hậu kiểm: cán bộ hậu kiểm sau khi kiểm tra, đối chiếu
thực hiện ký xác nhận trên báo cáo.
+ Đối với các sổ, báo cáo kế toán phải có chữ ký của cán bộ kiểm tra, kiểm
soát và Giám đốc/Người được ủy quyền theo quy định về phân cấp ủy quyền trong
công tác kế toán.
Giám sát sau khi cho vay tại Chi nhánh BIDV Hải Dương được thực hiện:
CBTD sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra và giám sát khách hàng vay của mình. Người
kiểm soát khoản vay sẽ theo dõi, đôn đốc việc thực hiện giám sát. CBTD thông qua
hệ thống BDS của BIDV giám sát diễn biến số dư tài khoản tiền gửi, tiền vay, tình
67

hình thực hiện trả nợ và nhóm nợ của khách hàng. CBTD có trách nhiệm giám sát
tình hình hoạt động kinh doanh, doanh thu và khả năng trả nợ của khách hàng tại
Chi nhánh. Chấm điểm xếp hạng khách hàng trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
của BIDV, theo dõi khoản vay theo nhóm nợ. Trong trường hợp cán bộ phát hiện
khoản vay có dấu hiệu bất thường như chuyển sang nhóm nợ cao hơn thì chủ động
có phương án kiểm tra khách hàng để có phương án xử lý phù hợp. Cách xử lý ở
đây có thể là thêm điều kiện hợp đồng tín dụng, tạm ngưng giải ngân, dừng hạn
mức tín dụng, yêu cầu khách hàng bổ sung thêm tài sản bảo đảm, thực hiện thu hồi
nợ trước hạn. CBTD có trách nhiệm báo cáo kết quả giám sát với Trưởng phòng
trong trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt của Trưởng phòng.

Báo cáo định kỳ: Tất cả các khoản vay đều được thực hiện báo cáo hàng quý,
chậm nhất vào ngày mười của tháng đầu quý tiếp theo.

Báo cáo đột xuất: đối với khoản nợ chuyển sang nợ xấu, khoản nợ nhóm hai
nghi ngờ có dấu hiệu rủi ro cao. Thời điểm báo cáo chậm nhất là sau ba ngày kể từ
ngày phát sinh.

Việc kiểm tra giám sát định kỳ và đột xuất được diễn ra tại Chi nhánh BIDV
và được thực hiện tại Phòng KSNB đảm nhận. Nội dung kiểm tra kiểm soát nhằm
giám sát hoạt động tín dụng, hoạt động kho quỹ, giám sát việc thực hiện các quy
chế và quy trình nghiệp vụ. Mục tiêu ngăn chặn và phòng ngừa các rủi ro, giúp cho
quá trình hoạt động của Chi nhánh được diễn ra đầy đủ và an toàn. Tuy nhiên trên
thực tế thì công cuộc kiểm tra giám sát của phòng KSNB hiện nay chủ yếu vẫn
mang tính hình thức trên cơ sở nhận định chủ quan chứ chưa có sự phối hợp bài bản
với cơ quan kiểm tra đặc biệt là mảng tín dụng.

Kết luận Chương 3

Trong chương này tác giả đã nêu khái quát thực trạng hệ thống kiểm soát nội
bộ trong kiểm soát giao dịch và quy trình căn bản trong công tác tín dụng tại Ngân
68

hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) trong đó lấy ví dụ cụ thể hệ
thống kiểm soát nội bộ tại BIDV chi nhánh Hải Dương là nơi tác giả đang công tác.
Các chi nhánh của BIDV hầu hết đều được thiết lập hệ thống kiểm soát tương đồng
do thực hiện quy định chung từ các văn bản và điều lệ của BIDV ban hành tại Trụ
sở chính. Tiếp đó tác giả đã dành phần lớn dung lượng của bài viết để mô tả thực
trạng KSNB gắn với năm thành phần cụ thể với nhiều nội dung chi tiết diễn ra thực
tế tại BIDV nói chung và BIDV chi nhánh Hải Dương nói riêng. Từ những thực tế
diễn ra tác giả nêu ra ưu điểm của hệ thống và những tồn tại trong hệ thống để từ đó
đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong giao dịch tại Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam sẽ được trình bày ở Chương 4 bài Luận văn.
69

CHƯƠNG 4: THẢO LUẬN KẾT QUẢ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN


THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG
TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV)
4.1. Đánh giá thực trạng kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư
và Phát triển Việt Nam (BIDV)
4.1.1. Ưu điểm
Môi trường kiểm soát
Đặc thù quản lý: Hệ thống kiểm soát nội bộ tại Trụ sở chính và các chi nhánh
BIDV được vận hành và thiết kế theo quy định của BIDV. Trong môi trường ngân
hàng nhiều rủi ro thì sự quản lý và kiểm soát cần phải thật sự chặt chẽ, ý thức được
điều này nên Ban lãnh đạo BIDV đã đưa ra nhiều chính sách và thiết lập được một
hệ thống kiểm soát nội bộ tương đối phù hợp. Hầu hết các chi nhánh BIDV hiện nay
thực hiện nghiêm chỉnh BCTC theo đúng quy định kế toán, thống kê và báo cáo đầy
đủ, coi trọng tính minh bạch của báo cáo. Các chi nhánh hoạt động theo đúng triết
lý kinh doanh “Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công” của Trụ sở chính ban hành mang
lại việc nhận diện thương hiệu riêng của BIDV.
Cơ cấu tổ chức: cơ cấu tổ chức từ trung ương đến địa phương khá chặt chẽ
tạo mối quan hệ liên kết giữa các phòng, sắp xếp công việc cho cán bộ hợp lý và
phù hợp với trình độ chuyên môn, hạn chế sự chồng chéo, tạo điều kiện thuận lợi
cho việc kiểm tra kiểm soát lẫn nhau.
Phòng Kế hoạch tài chính: công tác hậu kiểm được thực thi đúng quy định,
các cán bộ nhận thức được chức năng và trách nhiệm giám sát tuân thủ của các mặt
hoạt động thông qua các cuộc kiểm tra và báo cáo kết quả kiểm tra lên quản lý cấp
cao.
Môi trường bên ngoài: theo thực tế quan sát tại Trụ sở chính và các chi
nhánh BIDV thì quá trình kinh doanh hay giao dịch diễn ra thuận lợi trên các địa
bàn mà BIDV hoạt động. Thực tế là từ cấp ủy, chính quyền, ban ngành hữu quan
đều ủng hộ và tại điều kiện thuận lợi cho ngân hàng làm việc hiệu quả. Chủ trương
70

chính sách của ngân hàng nhà nước cũng tạo điều kiện để các tổ chức tín dụng làm
việc hiệu quả và năng suất hơn, giảm thiểu các sai sót trong quá trình kiểm soát.
Đánh giá rủi ro
Hầu hết các rủi ro trong quá trình giao dịch đều được phát hiện và xử lý kịp
thời. Các cán bộ giao dịch viên ý thức được tầm quan trọng của việc tiếp nhận thông
tin khách hàng và xử lý giao dịch. Các cán bộ làm công tác kiểm soát cũng hỗ trợ
giao dịch viên trong quá trình nhận diện khách hàng và xử lý giao dịch. Cuối ngày
giao dịch viên thực hiện lên tiền và cân quỹ, sắp xếp chứng từ giao dịch và kiểm
soát viên sẽ làm công tác kiểm soát lại những chứng từ giao dịch đó. Các cán bộ
hậu kiểm tại phòng Kế hoạch tài chính là người tiếp nhận chứng từ của các phòng
để thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát, đánh giá và báo cáo lại cho các phòng
nghiệp vụ trong trường hợp xảy ra sai sót để xử lý kịp thời. Mô hình kiểm soát này
hiện tại diễn ra ở hầu hết các chi nhánh tại BIDV và được duy trì tốt mang lại hiệu
quả kiểm soát cao.
Các hoạt động kiểm soát
Các hoạt động kiểm soát diễn ra tại BIDV được thực hiện trên cơ sở áp dụng
đầy đủ 3 nguyên tắc:
Nguyên tắc phân công phân nhiệm: các cán bộ thực hiện đúng công việc
được phân công, chủ động hoàn thành và báo cáo kết quả công việc lên cấp quản lý.
Trong quá trình thực hiện luôn có sự giám sát của cấp trên nhằm đảm bảo thực hiện
đúng quy trình. Việc phân công được thực hiện bằng văn bản rõ ràng và có sự luân
chuyển vị trí công việc giữa các cán bộ. Các bộ phận có sự phân công rõ ràng chức
năng từng vị trí: giao dịch, kiểm soát, phê duyệt, hậu kiểm.
Nguyên tắc ủy quyền, phê chuẩn: việc ủy quyền được thực hiện thông qua
văn bản ủy quyền đầy đủ, rõ ràng. Trên văn bản ủy quyền thể hiện đầy đủ nội dung
về quyền hạn, phạm vi trách nhiệm, thời hạn ủy quyền đảm bảo công tác quản trị
điều hành.
71

Nguyên tắc bất kiêm nhiệm: tại mỗi bộ phận có sự phân công công việc rõ
ràng cho từng cán bộ, không chồng chéo, đảm bảo một cán bộ không đảm nhiệm
một lúc nhiều cương vị.
Các thủ tục kiểm soát được thiết kế và thực hiện ngay trong quy trình nghiệp
vụ tại tất cả các phòng ban. Các quy trình trước, trong và sau từng nghiệp vụ được
kiểm soát nhằm hạn chế các rủi ro có thể xảy ra. Ở tất cả các hoạt động tại các bộ
phận của BIDV đều được thực hiện để kiểm soát tính xác thực và đầy đủ của nghiệp
vụ. Việc kiểm tra được diễn ra thường xuyên và định kỳ bao gồm: kiểm tra việc
tuân thủ quy trình nghiệp vụ; kiểm tra việc chấp hành quy trình hạch toán, kiểm
soát; kiểm tra việc chấp hành chế độ chứng từ sổ sách và phê duyệt đúng quy định.
Hệ thống thông tin và truyền thông
Trong phạm vi các Chi nhánh đều đã sử dụng mạng nội bộ để truyền đạt
thông tin. Việc sử dụng mạng nội bộ để truyền đạt thông tin giúp toàn thể cán bộ
đều nắm và tiếp nhận đầy đủ thông tin cũng như chỉ thị từ cấp trên. Đường dây
nóng và hòm thư góp ý được lắp đặt tại tất cả các phòng tiếp nhận mọi ý kiến phản
ánh của khách hàng giúp cho việc phục vụ khách hàng được tốt hơn.
Công tác tổ chức hệ thống thông tin kế toán được thực hiện đúng theo
nguyên tắc đề ra. Các quy trình nghiệp vụ được thực hiện đầy đủ và tương đối tốt từ
tổ chức bộ máy đến tổ chức chứng từ kế toán, tổ chức hệ thống sổ sách và báo cáo
kế toán được thực hiện một cách chính xác, đảm bảo đúng các bước của quy trình
kiểm soát nội bộ. Việc tổ chức hạch toán kế toán thực hiện qua phần mềm quản lý
tất cả các mảng nghiệp vụ, việc cung cấp số liệu thông tin nhanh và chính xác.
Giám sát
Hoạt động giám sát diễn ra thường xuyên từ Trụ sở chính và tất cả các chi
nhánh của BIDV. Các phòng ban đều bố trí cán bộ kiểm soát là các Trưởng phó
phòng hay Giám đốc các phòng giao dịch phụ trách các phòng ban nghiệp vụ. Tại
quy mô Chi nhánh thì phòng Kế hoạch tài chính phụ trách kiểm tra và lưu trữ tất cả
chứng từ kế toán. Phòng KSNB phụ trách kiểm tra mảng tín dụng tại Chi nhánh.
Cuộc giám sát được thực hiện thường xuyên, định kỳ hoặc được kiểm tra đột xuất.
72

4.1.2. Hạn chế và nguyên nhân


Môi trường kiểm soát
Đặc thù quản lý: Ban giám đốc vẫn chưa có nhận thức đầy đủ về hệ thống
kiểm soát nội bộ và các yếu tố cấu thành của hệ thống kiểm soát nội bộ cho nên khi
xây dựng các quy định, quy trình vẫn chưa thể đồng bộ. Quan điểm điều hành hoạt
động tại chi nhánh cũng như quan điểm về hệ thống kiểm soát nội bộ mang ảnh
hưởng lớn của ban quản lý cấp trên nên ban giám đốc tại các chi nhánh bị hạn chế
hơn trong việc đổi mới về cách điều hành. Hệ thống được xây dựng từ trung ương
và các địa phương có trách nhiệm thực thi đúng theo quy định.
Cơ cấu tổ chức: trên thực tế hiện nay thì việc phối hợp công việc giữa các bộ
phận còn chưa thực sự khoa học và mang tính chất hợp tác. Ở một số phòng ban còn
chưa có sự phân công rõ ràng công việc khiến cho một số cán bộ phải cùng lúc giải
quyết nhiều công việc.
Phòng Kế hoạch tài chính: công tác hậu kiểm vẫn còn tồn tại những bất cập.
Nhiều cán bộ kiểm tra trên thực tế mới vào công tác một hai phòng chuyên môn,
chưa được công tác thực tế tất cả các mảng nghiệp vụ nên chưa đủ tiêu chuẩn về
trình độ. Hiện nay vẫn chưa có lớp đào tạo bài bản về kiểm soát mà cán bộ dựa chủ
yếu vào việc tìm hiểu tài liệu và kinh nghiệm làm việc bản thân để đưa ra quyết
định. Điều này ảnh hưởng phần nào đến việc kiểm soát và tham mưu cho Ban giám
đốc trong việc ngăn ngừa sai sót.
Phòng Kiểm soát nội bộ: trên thực tế công tác kiểm soát tại phòng chưa thực
sự bài bản. Tương tự với công tác hậu kiểm thì công tác kiểm tra kiểm soát còn khá
mang tính hình thức nên chưa đáp ứng được nhu cầu kiểm tra kiểm soát tại Chi
nhánh, chưa tham mưu được cho lãnh đạo trong việc ngăn ngừa sai sót xảy ra
Đánh giá rủi ro
Trong công tác giao dịch
Hầu hết các chi nhánh BIDV hiện nay đều đang xây dựng phát triển các mô
hình, quy trình cụ thể trong việc nhận dạng và đánh giá rủi ro. Các rủi ro như phân
73

tích ở trên có thể xảy ra từ 2 phía đó là khách hàng và nhân viên ngân hàng trực tiếp
giao dịch.
Đối với rủi ro đến từ phía khách hàng: hiện nay BIDV cũng xảy ra nhiều
trường hợp khách hàng cá nhân dùng giấy tờ tùy thân giả mạo để giao dịch, khách
hàng tổ chức dùng giấy giới thiệu không đúng mẫu của BIDV để giả mạo người đại
diện cty đến giao dịch. Sau vài vụ việc không may xảy ra phía BIDV đã có công
văn cảnh báo đến toàn hệ thống để nhân viên ngân hàng nhận biết và ý thức hơn
trong quá trình giao dịch với khách hàng.
Đối với rủi ro đến từ phía nhân viên ngân hàng: đội ngũ cán bộ khi được
tuyển dụng vào ngân hàng đều được trang bị đầy đủ kiến thức và kĩ năng chuyên
môn nghiệp vụ. Bên cạnh đó đạo đức nghề nghiệp cũng là vấn đề đáng được quan
tâm vì môi trường làm việc ngân hàng tiếp xúc trực tiếp với tiền và tài sản. Nếu rủi
ro đạo đức xảy ra thì vấn đề thất thoát tài sản là điều không tránh khỏi. Trên thực tế
hiện nay cũng đã xảy ra rất nhiều vụ án nhân viên ngân hàng cấu kết chiếm đoạt tài
sản lên đến vài tỷ hay vài chục tỷ của khách hàng. Tuy nhiên hầu hết các vụ việc
cũng đều được phát hiện và giải quyết kịp thời.
Tiếp đó là trong quá trình hoạt động các nghiệp vụ không có sự trao đổi giữa
cán bộ quản lý rủi ro với các cán bộ trực tiếp giao dịch, bộ phận kiểm tra kiểm soát
nội bộ để đánh giá được số lần xuất hiện rủi ro và mức độ thiệt hại của rủi ro.
Trong công tác tín dụng
Chi nhánh chưa có sự đánh giá sát sao trong việc phân tích và đánh giá các
loại rủi ro tín dụng, chưa xác định được mức độ rủi ro với từng loại hình vay hay
lĩnh vực cho vay. Trong quá trình thực hiện hoạt động nghiệp vụ không có sự trao
đổi giữa cán bộ quản lý rủi ro với cán bộ trực tiếp thực hiện đảm nhận giao dịch và
bộ phận KSNB để đánh giá được khả năng rủi ro và mức độ thiệt hại của nó.
Các hoạt động kiểm soát
Các nguyên tắc phân công phân nhiệm, ủy quyền phê chuẩn và nguyên tắc
bất kiêm nhiệm trong hoạt động kiểm soát chưa thực sự được sử dụng triệt để. Hầu
như chỉ có Ban giám đốc là áp dụng nguyên tắc này trong quản lý điều hành như
74

Ban giám đốc tại chi nhánh sử dụng nguyên tắc này để điều hành mọi hoạt động của
chi nhánh. Các phòng ban hầu như chưa chú trọng vận dụng triệt để và thực hiện
nghiêm túc các nguyên tắc này trong hoạt động kiểm soát.
Một số mặt trong thủ tục kiểm soát các hoạt động và nghiệp vụ vẫn còn
mang tính hình thức, chưa được thực hiện một cách nghiêm túc và đầy đủ.
Hệ thống thông tin và truyền thông
Hệ thống thông tin kế toán: quy trình kiểm soát và luân chuyển chứng từ
nhìn chung khá chặt chẽ. BIDV đã ban hành nhiều văn bản quy định về công tác
hậu kiểm cũng như các công văn liên quan đến luân chuyển và lưu trữ chứng từ kế
toán. Bộ phận hậu kiểm có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ các giao dịch trong ngày
của các GDV: kiểm tra tính hợp pháp hợp lệ của chứng từ kế toán và việc cập nhật
đầy đủ các giao dịch phát sinh tại các đơn vị vào sổ kế toán trên cơ sở chứng từ kế
toán và báo cáo hậu kiểm. Tuy nhiên trong quy trình chưa nhấn mạnh vai trò của
kiểm soát viên tại bộ phận nghiệp vụ trong việc kiểm soát các chứng từ giao dịch
của GDV.
Bộ máy kế toán hiện nay được bố trí chưa thực sự hiệu quả nhất là việc bố trí
những cán bộ làm công tác hậu kiểm. Hầu như các cán bộ hậu kiểm công tác tại
phòng kế toán đều phải kiêm nhiệm thêm các nhiệm vụ khác dẫn đến khối lượng
công việc nhiều nên công tác kiểm soát còn nhiều hạn chế.
Giám sát
Ở tại hầu hết các chi nhánh BIDV hiện nay chưa có Phòng giám sát chuyên
trách để giám sát tất cả các hoạt động của chi nhánh. Hiện tại chưa có hệ thống tiêu
chuẩn để đánh giá hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ. Công tác kiểm tra kiểm
soát của bộ phận hậu kiểm còn nhiều hạn chế do nhân lực ít, trình độ chuyên môn
chưa đồng đều trong khi quy mô và mạng lưới của các chi nhánh BIDV lại tương
đối lớn. Ban giám đốc chưa thực sự chú trọng đến quá trình kiểm tra mà chỉ dựa vào
báo cáo để xử lý tạm thời các sai phạm và chưa có biện pháp cụ thể để ngăn ngừa
tái phạm. Ở hầu hết các chi nhánh hiện nay chưa có bộ phận kiểm toán độc lập mà
75

thuê các công ty kiểm toán ngoài thực hiện kiểm toán nên kết quả kiểm toán sẽ
không phản ánh đúng hoàn toàn với thực trạng.
Nguyên nhân của hạn chế
Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ chưa thực sự hiệu quả và phát huy tác dụng.
Đối với các cán bộ mới mặc dù đều có khoảng thời gian ngắn đào tạo tập trung
nhưng hầu hết mới chỉ cung cấp cho cán bộ cái nhìn tổng quan về hệ thống chứ
chưa đi sâu vào chuyên môn nghiệp vụ. Việc đào tạo các nghiệp vụ như hạch toán,
kiểm soát cho các cán bộ chủ yếu là người đi trước truyền đạt lại cho cán bộ mới
thói quen để làm việc chứ không hiểu bản chất nghiệp vụ nên dễ phát sinh sai sót
hay những rủi ro.
Phòng kế hoạch tài chính hiện nay làm công tác hậu kiểm chưa bố trí nhân
lực một cách hiệu quả. Một ngày một cán bộ hậu kiểm phải kiểm tra, kiểm soát lại
hàng trăm bút toán của nhiều GDV cùng với việc phải làm các báo cáo đột xuất hay
định kỳ, lưu trữ bảo quản chứng từ của cả một chi nhánh khiến cho công tác kiểm
soát còn khá nặng nề và dễ bị bỏ sót lỗi.
Chưa có chế tài nghiêm khắc trường hợp cán bộ mắc sai sót qua kiểm tra
khiến cho nhiều trường hợp sai sót lặp đi lặp lại.
4.2. Phương hướng hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại BIDV
Bối cảnh kinh tế hội nhập như hiện nay đòi hỏi các ngân hàng phải đổi mới
cách thức hoạt động và cơ chế quản lý để đảm bảo hiệu quả hoạt động thì mới có
thể đứng vững và phát triển. Ngân hàng đang dần hoàn thiện hệ thống KSNB để
cung cấp thông tin cho khách hàng một cách hiệu quả kịp thời cũng như tạo điều
kiện cho cán bộ ngân hàng làm việc hiệu quả và linh hoạt hơn. Trong công tác giao
dịch đòi hỏi ngân hàng cần có một hệ thống kiểm soát tốt để hạn chế tối đa các sai
sót không đáng có gây thiệt hại cho ngân hàng. Cần hoàn thiện hệ thống kiểm soát
nội bộ tại BIDV theo hướng cơ bản sau:
Thứ nhất, hoàn thiện HTKSNB phải phù hợp với quy mô và đặc thù của
ngành ngân hàng. Mỗi bộ phận nghiệp vụ cần có một quy trình kiểm soát phù hợp
phục vụ cho công tác theo dõi, kiểm tra và đánh giá công việc. Cần thiết lập các
76

chương trình hỗ trợ phục vụ trong quá trình tác nghiệp để giúp cho GDV có thể phát
hiện kịp thời các sai sót không đáng có.
Thứ hai, hoàn thiện HTKSNB phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật và
của BIDV, thống nhất quy trình, cách thức hậu kiểm chứng từ, báo cáo kế toán của
đơn vị nhằm phát hiện và khắc phục kịp thời các sai sót, gian lận phát sinh trong
quá trình xử lý tác nghiệp tại các bộ phận nghiệp vụ. Quy định rõ trách nhiệm của
các đơn vị, cá nhân liên quan trong quá trình thực hiện hậu kiểm chứng từ, báo cáo
kế toán.
Thứ ba, hoàn thiện HTKSNB phải phù hợp với trình độ cán bộ, bộ máy phải
đảm bảo gọn nhẹ, dễ sử dụng, áp dụng được công nghệ thông tin trong công tác
hạch toán, kiểm tra, phê duyệt nhằm nâng cao độ chính xác trong giao dịch ngân
hàng.
77

4.3. Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
4.3.1. Hoàn thiện môi trường kiểm soát
Đặc thù quản lý
Muốn hoàn thiện môi trường kiểm soát thì phải xuất phát từ nhận thức rõ
ràng và đúng đắn của Ban giám đốc về hệ thống KSNB. Từ đó Ban giám đốc sẽ xác
định được loại hình kiểm soát phù hợp loại hình đơn vị mà mình quản lý. Giải pháp
đưa ra là cần nâng cao nhận thức của Ban giám đốc về vai trò của Hệ thống KSNB
cũng như yếu tố cấu thành nên hệ thống KSNB.
Tổ chức các buổi thuyết trình, hội thảo, hội nghị liên quan đến hệ thống kiểm
soát nội bộ mà các thành viên tham gia là toàn thể Ban giám đốc, cán bộ trong chi
nhánh nói chung. Tại đây mọi người sẽ cùng nhau trao đổi về hệ thống kiểm soát
nội bộ, cập nhật kiến thức cũng như chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình làm việc.
Giám đốc cần yêu cầu Tổ Điện toán của Chi nhánh kết hợp với phòng Tổ
chức hành chính cập nhật các văn bản hiện hành của Ngân hàng Nhà nước, BIDV
ban hành thành một thư mục có tên chung là “Tài liệu về hệ thống kiểm soát nội
bộ” để các cán bộ có thể dễ dàng tra cứu tìm hiểu. Định kỳ tổ chức các cuộc thi trực
tuyến cho cán bộ về Hệ thống kiểm soát nội bộ để mọi người cùng nhau tìm hiểu và
nhận định được tầm hiểu biết của bản thân về Hệ thống KSNB.
Sắp xếp tổ chức mô hình giao dịch và bố trí không gian giao dịch hợp lý,
việc bố trí cửa giao dịch khách hàng phải phù hợp với: chức năng nhiệm vụ của
từng bộ phận; mô tả công việc của từng vị trí; hạn mức giao dịch của từng cán bộ để
khách hàng khi vào giao dịch có sự phân luồng hợp lý. Khách hàng giao dịch tại
cửa giao dịch nào thì nhận kết quả giao dịch tại cửa giao dịch đó; đối với các giao
dịch cần có sự phối hợp giữa các bộ phận thì việc luân chuyển chứng từ giữa các bộ
phận được thực hiện trong nội bộ. Sự phân chia rõ ràng sẽ tạo điều kiện thuận lợi
hơn trong quá trình giao dịch khách hàng cũng như quá trình kiểm soát.
78

Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức đóng vai trò quan trọng trong Hệ thống KSNB vì một cơ cấu
tổ chức hợp lý sẽ mang lại hiệu quả cao trong quá trình kiểm soát. Cơ cấu tổ chức
tại các chi nhánh BIDV hiện nay còn tồn tại khá nhiều bất cập, một số nơi chưa có
bộ phận riêng biệt thực hiện các chức năng cơ bản.
Giải pháp là cần đưa ra là cần phân công bố trí cán bộ một cách khoa học và
hợp lý hơn. Giữa các cá nhân trong cùng bộ phận cần có sự phân chia công việc
đồng đều, không để tình trạng một cán bộ phải phụ trách quá nhiều công việc vì họ
có năng lực hơn. Nếu phải phụ trách quá nhiều công việc một lúc sẽ cán bộ chịu
nhiều áp lực và trong quá trình làm việc dễ xảy ra sai sót vì phải tập trung xử lý
nhiều công việc cùng lúc. Phân chia công việc hợp lý sẽ giúp cho cán bộ vừa đảm
bảo chất lượng công việc vừa có thời gian để nghiên cứu học hỏi thêm nghiệp vụ
chuyên môn.
Tại bộ phận giao dịch, căn cứ vào năng lực chuyên môn nghiệp vụ, phong
cách đạo đức của cán bộ và nhu cầu giao dịch của khách hàng, chi nhánh sắp xếp,
bố trí số lượng và vị trí cán bộ nhân viên bao gồm: GDV ngân quỹ chính/GDV ngân
quỹ phụ/Kiểm soát viên/Kiểm ngân/Thủ quỹ/Thủ kho tiền tại từng bộ phận giao
dịch khách hàng đảm bảo giao dịch với khách hàng kịp thời, chính xác, an toàn tài
sản của khách hàng và của BIDV.
Chú trọng công tác đào tạo cán bộ mới và cũ như mở các lớp bồi dưỡng để
cán bộ có thể hiểu sâu hơn về nghiệp vụ đồng thời nắm bắt được kiến thức chuyên
môn cần có phục vụ quá trình làm việc. Định hướng cho cán bộ nhu cầu học thêm
lên đúng với chuyên ngành nhằm phục vụ cho vị trí hiện tại của cán bộ. Tổ chức các
cuộc thi định kỳ ba tháng/lần để đánh giá năng lực chuyên môn của cán bộ về các
mảng nghiệp vụ.
Thực hiện luân chuyển cán bộ định kỳ sáu tháng/lần ở các vị trí khác để đảm
bảo khách quan đồng thời khai thác được năng lực cán bộ để từ đó bố trí công việc
phù hợp để họ có thể phát huy được sở trường của mình.
79

Phòng kế hoạch tài chính và kiểm tra kiểm soát nội bộ tại các chi nhánh: với
các cán bộ kiểm soát cần được đào tạo chuyên sâu tất cả các mảng nghiệp vụ, trang
bị đầy đủ các kỹ năng về kiểm tra kiểm soát để phát hiện được những giao dịch bất
thường hoặc có dấu hiệu của sự gian lận.
4.3.2. Hoàn thiện đánh giá rủi ro
Rủi ro trong quá trình giao dịch là việc không thể tránh khỏi bởi gian lận có
thể đến từ 2 phía là khách hàng và từ nhân viên ngân hàng. Rủi ro từ khách hàng
phổ biến nhất như đã nói ở trên là việc giả mạo giấy tờ tùy thân như chứng minh
thư, hộ chiếu đối với khách hàng cá nhân và giấy giới thiệu của tổ chức đối với
khách hàng doanh nghiệp khi đến giao dịch tại ngân hàng. Giải pháp đưa ra ở đây là
cán bộ giao dịch tại ngân hàng phải có sự quan sát khách hàng, xem xét đầy đủ
thông tin giấy tờ tùy thân cũng như chứng từ của khách hàng mang đến xem đã
khớp với thông tin có sẵn trên hệ thống hay chưa. BIDV cần tổ chức các lớp đào tạo
bồi dưỡng cán bộ về phân biệt chữ ký mẫu dấu và ban hành sổ tay hướng dẫn để
phục vụ cán bộ trong quá trình tác nghiệp tránh được những rủi ro không đáng có.
Nhất là đối với cán bộ mới chưa có kinh nghiệm trong quá trình làm việc với khách
hàng.
Rủi ro đến từ phía nhân viên ngân hàng có thể vô tình hay cố tính mà dẫn
đến những hành vi gian lận gây ra rủi ro hay thất thoát tài sản cho BIDV. Phòng
đánh giá rủi ro của chi nhánh cần có sự kết hợp với bộ phận chuyên môn để đưa ra
những phân tích rủi ro sát sao, đánh giá được số lần xuất hiện rủi ro và mức độ thiệt
hại mà rủi ro gây ra. Có sự trao đổi thường xuyên giữa cán bộ quản lý rủi ro cũng
như cán bộ trực tiếp giao dịch tại bộ phận tác nghiệp để cùng đưa ra các giải pháp
xử lý rủi ro không đáng có. Cán bộ ngân hàng cần nâng cao tính đạo đức trong nghề
nghiệp, hiểu được công việc mình cần phải làm và tuân thủ theo đúng quy định về
kiểm soát giao dịch mà BIDV ban hành.
Trong hoạt động tín dụng, Phòng KSNB, bộ phận quản lý rủi ro và CBTD
cần có sự phối hợp trong công tác xét duyệt cho vay và sau khi cho vay. Cần kịp
80

thời đưa ra được các đánh giá rủi ro trong khoản vay nhằm đảm bảo khoản vay của
khách hàng không gây ra rủi ro cho Chi nhánh.
4.3.3. Hoàn thiện hoạt động kiểm soát
Hoạt động kiểm soát cần phải áp dụng đầy đủ các nguyên tắc và vận dụng
đúng đắn các nguyên tắc đó trong hoạt động kiểm soát.
Nguyên tắc phân công phân nhiệm: chưa thực sự rõ ràng, một vị trí công việc
có thể phải kiêm nhiệm nhiều chức năng. Công việc kiểm soát chưa được cụ thể
bằng văn bản thống nhất, thủ tục kiểm soát đôi khi mang tính hình thức, không
được thực hiện nghiêm túc và đầy đủ. Việc phê chuẩn chứng từ chưa có quy định cụ
thể, hoạt động kế toán vẫn tồn tại nhiều sai sót.
Giải pháp đưa ra:
Các nguyên tắc phân công phân nhiệm. ủy quyền phê chuẩn, nguyên tắc bất
kiêm nhiệm trong hoạt động kiểm soát phải được thực hiện nghiêm túc từ Ban giám
đốc đến các phòng ban. Cần đảm bảo tuân thủ các bước của thủ tục kiểm soát, từng
cán bộ nâng cao ý thức trách nhiệm của mình trong hoạt động cũng như trong quá
trình kiểm soát.
Nguyên tắc bất kiêm nhiệm: các chi nhánh cần nghiên cứu lại cơ cấu tổ chức
để đảm bảo nguyên tắc bất kiêm nhiệm, thực hiện độc lập các mảng nghiệp vụ,
mảng hậu kiểm phải tách biệt với giao dịch, trưởng phòng kế toán không được phụ
trách cả mảng giao dịch và mảng hậu kiểm.
Nguyên tắc ủy quyền phê chuẩn: phân chia ủy quyền rõ ràng bằng văn bản
giám đốc ủy quyền cho phó giám đốc phụ trách một mảng hoạt động nghiệp vụ. Phó
giám đốc phụ trách mảng giao dịch bán lẻ hay mảng tín dụng sẽ chịu trách nhiệm
trực tiếp về công việc mình được phụ trách. Các phòng ban sẽ báo cáo lên các phó
giám đốc phụ trách phần công việc của mình, các phó giám đốc sẽ xem xét ký duyệt
và định kỳ báo cáo lên giám đốc tiến độ hoàn thành công việc để giám đốc nắm
được tình hình công việc chung của chi nhánh.
Hoàn thiện hoạt động kế toán ngân quỹ: trưởng phòng cần kiểm tra định kỳ
và đột xuất hoạt động của từng mảng nghiệp vụ, theo dõi số liệu của từng phần hành
81

kế toán trên hệ thống kế toán tổng hợp, kịp thời phát hiện các sai sót chênh lệch để
xử lý kịp thời các sai sót đó. Các bộ phận chủ động kiểm tra, chịu trách nhiệm về
công tác kiểm soát nội bộ của phòng mình và có sự kiểm tra chéo giữa các phòng
giao dịch trong cùng chi nhánh với nhau.
4.3.4. Hoàn thiện hệ thống thông tin và truyền thông
Hệ thống thông tin và truyền thông đóng vai trò quan trọng trong xây dựng
hệ thống KSNB. Nguyên tắc là phải nhanh, chính xác đáp ứng được yêu cầu quản lý
và kiểm soát của BIDV.
Hệ thống thông tin kế toán vẫn còn tồn tại hạn chế trong quy trình kiểm soát
luân chuyển chứng từ, chưa nhấn mạnh vai trò kiếm soát nghiệp vụ trong việc kiểm
soát lại, chưa thiết lập báo cáo kiểm soát riêng cho chi nhánh.
Giải pháp cụ thể về hệ thống thông tin kế toán:
Thiết lập nên một chương trình có tên “Báo cáo kiểm soát giao dịch tại các
bộ phận nghiệp vụ” thay thế cho chương trình “Báo cáo hậu kiểm” đang được sử
dụng với mục đích phục vụ cho công việc của GDV/KSV tại bộ phận giao dịch.
Chương trình cần phải đáp ứng được các mục tiêu:
- Cung cấp thông tin tổng hợp về số lượng giao dịch phát sinh trong ngày của
từng GDV tại từng bộ phận nghiệp vụ của toàn bộ các chương trình/ứng dụng tại
BIDV giúp GDV, KSV kiểm soát tổng thể toàn bộ các giao dịch phát sinh trong
ngày mà không phải vào từng chương trình để truy vấn;
- Hệ thống báo cáo được khai thác theo từng cấp độ người dùng: GDV/bộ
phận nghiệp vụ/toàn chi nhánh /toàn hệ thống phù hợp với yêu cầu kiểm soát tại các
bộ phận nghiệp vụ cũng như của các bộ phận quản lý;
- Dữ liệu báo cáo khai thác được theo kỳ giúp bộ phận kiểm soát tổng hợp,
quản lý rủi ro tại chi nhánh cũng như các ban nghiệp vụ tại Trụ sở chính thuận tiện
trong việc kiểm tra, kiểm soát các mặt nghiệp vụ;
- Tích hợp các chức năng báo cáo hiện có của chương trình Báo cáo kế toán
để bộ phận kế toán thuộc các phòng QLNB/KHTC chi nhánh khai thác, sử dụng
hàng ngày cùng trên một chương trình mà không phải vào nhiều chương trình để in
82

báo cáo.
- Bổ sung, xây dựng mới 12 báo cáo hỗ trợ công tác kiểm soát các giao dịch
phát sinh cũng như các sai sót trong quá trình tác nghiệp tại chi nhánh đối với các
nghiệp vụ tiền gửi, tiền vay, quản lý ấn chỉ...giúp bộ phận nghiệp vụ, bộ phận quản
lý tại chi nhánh có cơ sở để rà soát, chỉnh sửa các sai sót phát sinh kịp thời mà
không cần chờ thông báo của TSC.
- Kết nối và cung cấp dữ liệu đầu vào hỗ trợ công tác tập hợp, luân chuyển,
đóng quyển, lưu trữ chứng từ đảm bảo toàn bộ chứng từ phát sinh được theo dõi
quản lý chặt chẽ đến từng tập chứng từ của từng GDV của từng bộ phận nghiệp vụ,
tránh tình trạng bỏ sót, thiếu chứng từ không được tập hợp.
Chương trình quản lý người sử dụng theo các nhóm quyền sau
- Nhóm người dùng tại TSC:
Thực hiện khai thác báo cáo theo tùy chọn GDV/bộ phận nghiệp vụ/toàn chi
nhánh/toàn hệ thống
- Nhóm người dùng tại chi nhánh:
Có 3 cấp độ người dùng tại chi nhánh cụ thể như sau:
- GDV thực hiện giao dịch: Xem chi tiết báo cáo giao dịch do chính mình thực
hiện;
- KSV bộ phận nghiệp vụ: Xem chi tiết báo cáo giao dịch cuả GDV/bộ phận
nghiệp vụ;
- KSV toàn chi nhánh: Xem chi tiết báo cáo của từng người dùng/từng bộ phận
nghiệp vụ/toàn chi nhánh
Các nhóm báo cáo được phân loại cụ thể:

ST
Mã báo cáo Tên báo cáo
T

Nhóm báo cáo liệt kê giao


I
dịch
Báo cáo phân hệ tiền gửi
1 HKB009P Báo cáo liệt kê các giao dịch chuyển số
83

dư tự động (SWEEP)
Báo cáo liệt kê các giao dịch chuyển
2 HKB011P
nhượng tiền gửi
Báo cáo các giao dịch tiền gửi phong
3 HKB012P
tỏa/giải tỏa trong ngày
Báo cáo liệt kê các giao dịch điều chỉnh
tiền gửi (lãi suất, kỳ hạn, mã sản phẩm,
4 HKB025P
số sổ, tài khoản nhận gốc và lãi khi đáo
hạn)
Báo cáo tạo mới, thay đổi thông tin tài
5 HKB032P khoản thấu chi (ngày đến hạn, hạn
mức,lãi suất)
Báo cáo phân hệ tiền vay
Báo cáo các lệnh thanh toán tự động tạo
6 HKB010P
mới, chỉnh sửa trong ngày (AFT)
Báo cáo các giao dịch chuyển mã sản
7 HKB014P
phẩm tiền vay
Báo cáo các giao dịch điều chỉnh tiền vay
8 HKB015P (Lãi suất, kỳ hạn, nhóm nợ hoặc xử lý
nợ, lịch thu nợ)
Báo cáo các chương trình tiện ích thanh toán kết nối với hệ thống SIBS
Báo cáo tổng hợp các giao dịch thanh
9 HKB004P
toán lương
Báo cáo phân hệ Kế toán tổng hợp
Báo cáo các giao dịch hạch toán thủ công
10 HKB026P
tại chương trình BDS
Báo cáo liệt kê các điện thanh toán nội bộ
11 HKB027P
tại chương trình BDS
12 HKB028P Liệt kê chi tiết điện thanh toán nội bộ
Báo cáo chuyển tiền
13 HKB031P Báo cáo liệt kê các điện chuyển tiền
84

active trong ngày

II/
Báo cáo hỗ trợ kiểm soát
Báo cáo tổng hợp
Báo cáo tổng hợp số lượng giao dịch phát
14 BC01-TH
sinh
Danh sách báo cáo hỗ trợ kiểm soát có
15 BC-TH
dữ liệu trong ngày
Báo cáo nghiệp vụ
Báo cáo liệt kê các tài khoản TGTT nhận
16 HKB005P
gốc, lãi tự động khi đến hạn đã đóng
17 HKB008P Báo cáo liệt kê các giao dịch huỷ (EC)
Báo cáo các giao dịch đồng bộ ấn chỉ
18 HKB013P
không khớp đúng
Báo cáo liệt kê các tài khoản thấu chi
19 HKB016P
không đúng quy định
20 HKB017P Báo cáo liệt kê các giao dịch nghi ngờ lỗi
Báo cáo các giao dịch hạch toán vào tài
21 HKB018P
khoản TGTT đóng
Báo cáo các tài khoản tiền gửi mà CIF và
22 HKB019P mã sản phẩm thuộc các đối tượng khách
hàng khác nhau
Báo cáo liệt kê các tài khoản thấu chi
23 HKB020P phát sinh lãi thấu chi, đóng/chấm dứt hạn
mức trong ngày
Báo cáo liệt kê tài khoản tiền gửi, tiền
24 HKB021P
vay của khách hàng có biến động lớn
Báo cáo liệt kê giao dịch có ngày giá trị
25 HKB022P
khác ngày giao dịch
Báo cáo liệt kê tài khoản kế toán tổng
26 HKB023P
hợp có biến động lớn
85

27 HKB024P Báo cáo liệt kê giao dịch có giá trị lớn


Báo cáo các tài khoản tiền gửi có kỳ hạn
28 HKB029P
mở mới trong ngày
Báo cáo các TSĐB là tiền gửi có kỳ hạn
29 HKB033P
không đúng quy định

4.3.5. Hoàn thiện hoạt động giám sát


Các chi nhánh cần có sự phân công rõ ràng trách nhiệm của từng cá nhân và
phòng ban. Cán bộ kiểm soát tại chi nhánh cần được đào tạo bài bản về chuyên môn
về nghiệp vụ kiểm toán, kiến thức pháp luật và phải là người có kinh nghiệm trong
công tác đánh giá cán bộ. Ngoài ra các cán bộ tại các bộ phận trong quá trình làm
việc cũng cần có sự phối hợp và giám sát lẫn nhau để đánh giá được khách quan
hơn chất lượng công việc.
Áp dụng phát triển công nghệ thông tin trong việc hỗ trợ công tác quản lý,
theo dõi chứng từ, tài liệu kế toán và việc tập hợp luân chuyển chứng từ, xây dựng
chương trình “Theo dõi tập hợp chứng từ và Quản lý hồ sơ, chứng từ kế toán”.
Chương trình sẽ giúp cho giao dịch viên và kiểm soát viên giao dịch theo dõi và
nắm bắt được kịp thời việc tập hợp chứng từ cuối ngày, luân chuyển chứng từ giữa
các bộ phận, đóng quyển nhật ký chứng từ và quản lý tài liệu kế toán được lưu tại
kho lưu trữ. Chương trình có các chức năng chính như:
Thứ nhất, quản lý việc tập hợp chứng từ cuối ngày:
- Theo dõi, quản lý thông tin các tập chứng từ cuối ngày: ngày chứng từ, loại
tập chứng từ, số lượng tờ chứng từ theo từng GDV/Bộ phận nghiệp vụ.
- Theo dõi thông tin các chứng từ chưa hoàn thiện của từng tập chứng từ.
Thứ hai, theo dõi luồng luân chuyển chứng từ giữa các bộ phận:
- Theo dõi luồng bàn giao, luân chuyển chứng từ từ bước tập hợp cuối ngày
của GDV đến bước đóng quyển Nhật ký chứng từ, lưu trữ tại kho lưu trữ
trong suốt thời gian lưu trữ chứng từ theo quy định.
86

Tại chi nhánh không cần in/lưu các biên bản bàn giao chứng từ do việc giao
nhận chứng từ đã được theo dõi bằng chương trình.
- Theo dõi việc bàn giao chứng từ: chứng từ gửi qua phương tiện điện tử (bản
fax/scan) trong công tác hạch toán kế toán giữa các bộ phận, theo dõi việc
hoàn thiện bản chính chứng từ gốc đối với chứng từ gửi qua phương tiện
điện tử.
- Theo dõi việc bàn giao chứng từ giữa các bộ phận phục vụ việc xử lý hạch
toán, tập hợp, kiểm soát lại các giao dịch phát sinh hàng ngày tại chi nhánh.
- Theo dõi việc bàn giao các hồ sơ, tài liệu kế toán khác cần lưu trữ theo quy
định. (VD: báo cáo quyết toán,...)
Thứ ba, đóng quyển nhật ký chứng từ, quản lý hồ sơ, tài liệu kế toán lưu trữ:
- Tự động chia tách các tập chứng từ cần đóng trong ngày thành các quyển
chứng từ tương ứng trên cơ sở tham số được TSC khai báo về thứ tự sắp xếp,
mô hình đóng quyển chứng từ tại từng chi nhánh.
- Tự động tạo bảng kê, bìa quyển nhật ký chứng từ.
- Theo dõi vị trí lưu các tập/quyển chứng từ/thùng chứng từ căn cứ tham số do
người dùng chi nhánh khai báo về thông tin kho lưu trữ.
- Theo dõi việc nhập/xuất/tháo dỡ Nhật ký chứng từ.
- Hỗ trợ công tác lập danh mục hồ sơ, tài liệu kế toán lưu kho; hồ sơ, tài liệu
kế toán đến hạn tiêu hủy.
Thứ tư, hỗ trợ công tác quản lý, theo dõi tình hình tập hợp, luân chuyển, lưu trữ
chứng từ kế toán:
Tại mọi thời điểm thông qua hệ thống báo cáo, người sử dụng có thể truy vấn
được thực trạng công tác tập hợp, luân chuyển chứng từ; theo dõi được danh mục
chứng từ chưa hoàn thiện; thống kê được hiện trạng chứng từ trong kho lưu trữ. Qua
đó hỗ trợ bộ phận quản lý tại chi nhánh có những đánh giá, điều chỉnh công tác
quản lý việc tập hợp, luân chuyển, lưu trữ chứng từ kế toán tại đơn vị để phù hợp
với thực tế.
87

Chương trình sẽ tích hợp trên Hệ thống quản lý ứng dụng tập trung với đối
tượng sử dụng chương trình bắt buộc tại Chi nhánh là các cán bộ, bộ phận nghiệp
vụ có liên quan thuộc phạm vi điều chỉnh của quy định 5021/QyD-BIDV ngày
30/9/2019 về quy định tập hợp, luân chuyển chứng từ kế toán và kiểm soát kế toán
tổng hợp. Bao gồm:
- Bộ phận tham gia vào quy trình tập hợp, đóng Nhật ký chứng từ: GDKH,
PGD, QL&DVKQ, QTTD, phòng KSNB/KHTC. TCHC.
- Bộ phận lưu trữ hồ sơ, tài liệu kế toán.
- Bộ phận tiếp nhận chứng từ từ khách hàng để chuyển tiếp các bộ phận khác
xử lý, hạch toán giao dịch (Bộ phận Quản lý khách hàng).
- Các đối tượng khác có nhu cầu: Quản lý, giám sát công tác tập hợp, luân
chuyển, lưu trữ chứng từ, hồ sơ tài liệu kế toán: Ban giám đốc, Bộ phận QLRR,
KHTC/KSNB, Các bộ phận nghiệp vụ khác có nhu cầu tham khảo sử dụng các chức
năng của chương trình để phục vụ việc tập hợp, lưu trữ hồ sơ, tài liệu thay thế cho
việc theo dõi thủ công.
Đơn vị sẽ tiến hành đăng ký user cho toàn bộ các cán bộ thuộc đối tượng sử
dụng chương trình. Nhóm quyền sẽ căn cứ vào vai trò, nhiệm vụ của từng cán bộ
trong quy trình tập hợp, luân chuyển chứng từ.
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát tín dụng
Như đã nói ở trên thì Giám đốc là người đứng đầu sẽ phân giao công việc
cho các Phó Giám đốc phụ trách từng mảng nghiệp vụ riêng của mình. Chi nhánh
đã có sự phân công cho một Phó Giám đốc chuyên trách mảng tín dụng. Tuy nhiên
Chi nhánh chưa có sự luân chuyển thường xuyên đối với các Lãnh đạo chuyên trách
khiến cho việc gian lận và lạm dụng chức trách có thể xảy đến. Các Trưởng phòng
chuyên trách cần tích cực giám sát đôn đốc cán bộ của mình trong việc thực hiện
đúng quy trình nghiệp vụ, kiểm soát tốt món vay và kiểm soát nợ xấu hiệu quả.
Thường xuyên kiểm tra công tác thu nợ, kiểm soát dòng tiền của khách hàng vay ra
từ ngân hàng xem khách hàng sử dụng vốn có thực sự an toàn và hiệu quả hay
không.
88

4.4. Điều kiện thực hiện giải pháp


4.4.1. Về phía Chính phủ
Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc điều hành các hoạt động của
nền kinh tế nhất là trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Những định hướng đúng
đắn và chính sách phù hợp của Chính phủ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động
của hệ thống ngân hàng. Hoạt động của ngân hàng có liên quan đến quyền lợi và
nghĩa vụ của nhiều bên tham gia, các quan hệ này chịu sự tác động của nhiều văn
bản pháp luật như Luật dân sự, Luật thương mại, Luật các tổ chức tín dụng,… Vì
vậy việc hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động tài chính ngân hàng là rất cần
thiết vì việc kiểm soát từ đó cũng tuân theo quy định thống nhất.
4.4.2. Về phía Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng nhà nước cần hoàn thiện môi trường pháp lý của hệ thống ngân
hàng, tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và chỉnh sửa luật ngân hàng nhà nước, luật các tổ
chức tín dụng để đáp ứng yêu cầu nâng cao vị thế cạnh tranh của các ngân hàng. Từ
những văn bản pháp lý được cập nhật và bổ sung kịp thời sẽ tạo hành lang pháp lý
rõ ràng để các ngân hàng thương mại hoàn thiện hệ thống KSNB tại đơn vị mình.
Ngân hàng nhà nước cần tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế nhằm
tiếp cận hệ thống KSNB từ đó có thể học hỏi kinh nghiệm để kiểm soát chặt chẽ
lĩnh vực ngân hàng.
Ngân hàng nhà nước đóng vai trò là người dẫn dắt, là đầu mối trung gian
nghiên cứu xây dựng định hướng chiến lược phát triển công nghệ thông tin phục vụ
cho công tác quản lý kiểm soát được thuận lợi.
4.4.3. Về phía Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Ban giám đốc cũng như toàn thể cán bộ tại BIDV nhận thức rõ ràng và đầy
đủ tầm quan trọng của hệ thống KSNB đối với hoạt động ngân hàng. Ban giám đốc
cần có những chiến lược cụ thể trong việc thiết kế hệ thống kiểm soát chặt chẽ an
toàn, tăng cường đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kiểm soát, sử
dụng nhiều ứng dụng phần mềm tiện ích trpng công tác kiểm tra giám sát đảm bảo
chính xác, an toàn, hiệu quả cao.
89

Kết luận chương 4

Việc hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ và hạn chế đến mức thấp nhất các
rủi ro là việc làm cần thiết đối với hoạt động ngân hàng nói chung và tại BIDV nói
riêng. Qua những phân tích cụ thể tác giả đưa ra các phương hướng nhằm hoàn
thiện hệ thống KSNB từ đó đề ra hệ thống giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả
trong công tác KSNB tại BIDV.
90

KẾT LUẬN
Một ngân hàng có thể tồn tại và phát triển bền vững trong nền kinh tế với
điều kiện là ngân hàng đó phải chú trọng nâng cao chất lượng và hoàn thiện hệ
thống kiểm soát nội bộ. Việc hoàn thiện và nâng cao hệ thống kiểm soát nội bộ sẽ
giúp ngân hàng quản lý chặt chẽ nguồn vốn, ngăn chặn được các hành vi gian lận và
giảm thiểu tối đa các sai sót và rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Chính vì vậy việc
hoàn thiện hệ thống KSNB tại BIDV nói chung và các chi nhánh nói riêng cần được
thực hiện nghiêm túc. Qua quá trình tìm hiểu nghiên cứu thực hiện đề tài “Hoàn
thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm soát giao dịch tại Ngân hàng TMCP Đầu
tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)” tác giả đã nêu ra được những nội dung cơ bản
sau:
Thứ nhất là hệ thống hóa cơ sở lý luận chung về hệ thống KSNB, vai trò,
mục tiêu và sự cần thiết của hệ thống KSNB, các yếu tố cấu thành của hệ thống
KSNB. Trên cơ sở lý luận chung về hệ thống KSNB, luận văn làm rõ các vấn đề về
hệ thống KSNB trong các ngân hàng.
Thứ hai là luận văn đã đi vào phân tích thực trạng hệ thống KSNB chủ yếu
trong kiểm soát giao dịch tại BIDV, đánh giá điểm mạnh và yếu trong công tác
KSNB tại BIDV.
Thứ ba là luận văn đã đưa ra phương hướng và giải pháp để hoàn thiện hệ
thống KSNB với trọng tâm kiểm soát giao dịch tại BIDV.
91

TÀI LIỆU THAM KHẢO


92

1. Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam.
2. Ngân hàng Nhà nước (2005), Chế độ chứng từ kế toán ngân hàng, ban hành
kèm theo quyết định số 1789/2005/QĐ-NHNN ngày 12/12/2005.
3. Ngân hàng Nhà nước (2005), Quyết định số 1498/2005/QĐ-NHNN ngày
13/10/2005 của Thống đốc NHNN ban hành Quy chế giao dịch một cửa áp
dụng đối với các tổ chức tín dụng.
4. Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản
thống kê.
5. Nguyễn Quang Quynh (2009), Giáo trình kiểm toán hoạt động, Nhà xuất bản
Đại học Kinh tế quốc dân.
6. Nguyễn Thị Phương Hoa (2009), Giáo trình kiểm soát quản lý, Nhà xuất bản
Đại học Kinh tế quốc dân.
7. Nguyễn Thị Thanh Hương và Vũ Thiện Thập (2007), Giáo trình Kế toán
ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê.
8. Quốc hội (2015), Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015
9. Quy định số 3988/QyD-BIDV ngày 22/6/2017 của Tổng Giám đốc BIDV về
việc giao nhận, bảo quản, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá.
10. Quyết định số 3166/QĐ-HĐQT ngày 30/11/2016 của HĐQT BIDV về phê
duyệt mô hình tổ chức mẫu của Chi nhánh và ban hành chức năng, nhiệm vụ
chính của Phòng/Tổ, Phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm trực thuộc Chi nhánh
BIDV.
93

PHỤ LỤC
Phụ lục số 1: Mô hình giao dịch tại bộ phận giao dịch khách hàng
KHÁCH HÀNG

Thiết bị nhận diện


KH/Thiết bị lấy số tự động

Chuyên viên tư vấn/Chuyên Thiết bị hỗ trợ giao dịch một


viên quản lý khách hàng phần (ezone..)

Cán bộ CRS/Cán Cán bộ CRS/Cán bộ


Các sản phẩm dịch vụ bộ được phân được phân công
thực hiện tại BP QLKH công hướng dẫn hướng dẫn phân
phân luồng KH luồng KH

GDV/GDV*/ Kiểm GDV/GDV*/ Kiểm GDV/GDV*/ Thiết bị hỗ trợ


GDV**/GDV ngân/Thủ GDV**/GDV ngân/Thủ GDV**/GDV giao dịch toàn
NQP/GDV quỹ NQP/GDV quỹ NQP/GDV phần (các quầy
NQC NQC NQC giao dịch tự động)

Hướng dẫn/phân luồng khách hàng


Giao dịch phục vụ khách hàng tại quầy
Giao dịch hỗ trợ của kiểm ngân/thủ quỹ
Giao dịch xuất/nhập tiền nội bộ (hiện nay là giao GDV NQP với
GDV NQC; GDV NQP với các GDV; GDV NQC với các GDV)
Giao dịch khách hàng thực hiện với thiết bị hỗ trợ giao dịch

Bắt buộc bố trí Không bắt buộc bố trí


94

Phụ lục số 2:Mô hình nhập xuất tiền nội bộ tại chi nhánh

GDV NQC THỦ KHO TIỀN

GDV/GDV*/ GDV** GDV NQP CỦA GDV NQP CỦA


CỦA PHÒNG GDKH PHÒNG GDKH PHÒNG GIAO
DỊCH

GDV/GDV*/ GDV** GDV/GDV*/ GDV** CỦA


CỦA PHÒNG GDKH PHÒNG GIAO DỊCH

LƯU Ý: Việc bố trí/không bố trí GDV NQP tại phòng GDKH do Chi nhánh
quyết định

Đối với các chi nhánh chưa sáp nhập phòng QL&DVKQ vào phòng GDKH,
mô hình thực hiện xuất nhập tiền tại nội bộ Chi nhánh thực hiện như sau:

GDV NQC THỦ KHO TIỀN

GDV/GDV* CỦA GDV NQP CỦA PHÒNG


PHÒNG QL&DVKQ GDKH, PHÒNG GIAO DỊCH

GDV/GDV*/ GDV** CỦA PHÒNG


GDKH, PHÒNG GIAO DỊCH
95

Phụ lục số 3: Trình tự phối hợp thực hiện giao dịch tiền mặt giữa
phòng QL&DVKQ và phòng GDKH
Các giao dịch nộp tiền mặt và tài sản quý
Khách hàng/cán bộ/nhân Phòng QL&DVKQ Phòng GDKH
viên phòng nghiệp vụ khác
(2)

Chứng từ nộp tiền Kiểm tra chứng


từ giao dịch
mặt/tài sản quý
(1)

(3)

Nộp tiền mặt/tài Thu tiền mặt/tài


(5)
sản quý sản quý
(3)

(4)

Hạch toán ghi có vào


tk trung gian thích hợp

(6)

(11)
Kiểm soát,phê
duyệt giao dịch

(7
)
In, đóng dấu “Đã thu Kiểm tra chứng
từ giao dịch
tiền” và ký chứng từ
(8
) (10)
(9)
Hạch toán ghi nợ tk
Nhận chứng từ Phân phối, lưu trữ, tập trung gian, ghi có vào
hợp chứng từ các tk thích hợp
(17)
(13) (12)

Kiểm soát,phê
duyệt giao dịch

(14)
(15)
In, ký, đóng dấu
(1) GDV/GDV*/GDV NQC tại phòng QL&DVKQ tiếp nhận nhu cầu,từkiểm tra
chứng
chứng từ giao dịch khách hàng hoặc từ cán bộ/nhân viên các phòng nghiệp
(16)
vụ khác
Phân phối,lưu trữ,
tập hợp chứng từ
96

(2) Nếu bộ chứng từ không đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ GDV/GDV*/GDV NQC
tại phòng QL&DVKQ hướng dẫn/hỗ trợ khách hàng/cán bộ/nhân viên các
phòng nghiệp vụ khác để bổ sung hoặc lập lại chứng từ.
(3) GDV/GDV*/GDV NQC tại phòng QL&DVKQ thực hiện thu tiền mặt/tài
sản quý từ khách hàng và phối hợp với kiểm ngân/thủ quỹ trong việc giao
nhận, kiểm đếm, phân loại, chọn lọc, đóng bó, niêm phong, quản lý tiền mặt,
tài sản quý theo các quy định hiện hành về chế độ giao nhận, bảo quản, vận
chuyển tiền mặt, tài sản quý và giấy tờ có giá.
(4) GDV/GDV*/GDV NQC tại phòng QL&DVKQ hạch toán, ghi có vào tài sản
trung gian thích hợp, ghi rõ nội dung về giao dịch như kỳ hạn gửi tiền/nội
dung chuyển tiền/tài khoản thu nợ, thu lãi…
(5) Nếu bộ chứng từ đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ, KSV có hạn mức phê duyệt phù
hợp (KSV tại phòng QL&DVKQ hoặc lãnh đạo chi nhánh) thực hiện kiểm
soát, phê duyệt giao dịch.
(6) Nếu bộ chứng từ chưa đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ thì KSV thực hiện từ chối
phê duyệt và chuyển GDV/GDV*/GDV NQC tại phòng QL&DVKQ hoặc
chuyển lại khách hàng/cán bộ/nhân viên các phòng nghiệp vụ khác thực hiện
lại giao dịch đúng.
(7) Phòng QL&DVKQ in, kiểm tra tính khớp đúng giữa thông tin trên chứng từ
với thông tin nhập vào máy, in ra trên chứng từ, đóng dấu “Đã thu tiền” và
ký chứng từ theo quy định.
(8) Phòng QL&DVKQ chuyển chứng từ cho Phòng GDKH
(9) Phòng QL&DVKQ lưu trữ, tập hợp chứng từ theo đúng quy định.
(10) GDV/GDV*/GDV**/GDV NQP tại phòng GDKH kiểm tra lại tính khớp
đúng giữa thông tin do khách hàng/cán bộ/nhân viên các phòng nghiệp vụ
khác yêu cầu với thông tin in ra trên chứng từ của phòng QL&DVKQ.
Nếu bộ chứng từ khớp đúng GDV/GDV*/GDV**/GDV NQP tại phòng
GDKH hạch toán ghi nợ tài khoản trung gian, ghi có tài khoản thích hợp.
(11) Nếu bộ chứng từ không khớp đúng, GDV/GDV*/GDV**/GDV NQP tại
phòng GDKH từ chối thực hiện giao dịch, trả lại về phòng QL&DVKQ
thực hiện lại cho đúng.
(12) KSV có hạn mức phê duyệt phù hợp (KSV tại phòng GDKH hoặc lãnh
đạo Chi nhánh) thực hiện kiểm soát, phê duyệt giao dịch.
(13) Nếu bộ chứng từ chưa đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ, KSV thực hiện từ chối
phê duyệt và chuyển cho GDV/GDV*/GDV NQP tại phòng GDKH hoặc
chuyển lại cho khách hàng/cán bộ/nhân viên các phòng nghiệp vụ khác
thực hiện lại giao dịch cho đúng.
97

(14) Phòng GDKH in, kiểm tra tính khớp đúng giữa thông tin trên chứng từ với
thông tin nhập vào máy và in ra trên chứng từ/ấn chỉ, ký trên chứng từ/ấn
chỉ và đóng dấu theo quy định về quản lý và sử dụng con dấu.
(15) Phòng GDKH chuyển chứng từ cho phòng QL&DVKQ để trả chứng từ/ấn
chỉ cho khách hàng.
(16) Phòng GDKH lưu trữ và tập hợp chứng từ theo đúng quy định.
(17) Phòng QL&DVKQ trả chứng từ (gồm chứng từ do phòng GDKH và
phòng QL&DVKQ thực hiện hạch toán), ấn chỉ cho khách hàng.

Các giao dịch chi tiền mặt/tài sản quý


98

Phòng GDKH Phòng QL&DVKQ Khách hàng/cán bộ/nhân viên


phòng nghiệp vụ khác
Chứng từ rút tiền
(1) (1) mặt/tài sản quý
(1)
Tiếp nhận nhu cầu giao dịch
Kiểm tra chứng
từ giao dịch

(2) (2)
(3)

Hạch toán ghi có vào tài


khoản trung gian thích hợp

(4)

(5) (10)
Kiểm soát,phê
duyệt giao dịch

(6)
(7)
In,ký,đóng dấu chứng Kiểm tra chứng
từ giao dịch
từ/ấn chỉ

(8) (9)

Phân phối,lưu trữ,tập hợp Hạch toán ghi nợ tài khoản trung
chứng từ gian,ghi có tài khoản Tiền mặt tại quỹ

(11)

Kiểm soát,phê
duyệt giao dịch
(12)
(10)

(13)

In,đóng dấu “Đã chi tiền” và ký chứng


từ

(14)
(15) Nhận chứng từ tiền
Chi tiền mặt/Tài sản quý và trả chứng
mặt/Tài sản quý
từ cho khách hàng

(1) GDV/GDV*/GDV**/GDV NQP/GDV NQC tiếp nhận nhu cầu từ khách


(16)
hàng hoặc từ cán bộ/nhân viên các phòng nghiệp vụ khác.
Trường hợp GDV/GDV*/GDV NQC phòng QL&DVKQ tiếp nhận nhu cầu
Phân phối,lưu trữ,tập hợp chứng từ

từ khách hàng hoặc từ cán bộ/nhân viên các phòng nghiệp vụ khác:
GDV/GDV*/GDV NQC phòng QL&DVKQ chuyển tiếp bộ chứng từ sang
phòng GDKH để GDV/GDV*/GDV**/GDV NQP thực hiện kiểm tra chứng
từ.
99

(2) Nếu bộ chứng từ không đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ GDV/GDV*/GDV**/GDV
NQP:
Hướng dẫn/hỗ trợ khách hàng bổ sung/lập lại chứng từ.
Trả lại GDV/GDV*/GDV NQC phòng QL&DVKQ (trong trường hợp
GDV/GDV*/GDV**/GDV NQP phòng GDKH nhận chứng từ từ phòng
QL&DVKQ hoặc cán bộ nhân viên phòng nghiệp vụ khác để lập lại chứng
từ).
(3) GDV/GDV*/GDV**/GDV NQP tại phòng GDKH hạch toán, ghi có vào tài
khoản trung gian thích hợp.
(4) Nếu bộ chứng từ đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ, KSV có hạn mức phê duyệt phù
hợp (KSV tại phòng GDKH hoặc lãnh đạo Chi nhánh) thực hiện kiểm soát,
phê duyệt giao dịch.
(5) Nếu bộ chứng từ chưa đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ, KSV thực hiện từ chối phê
duyệt và chuyển cho GDV/GDV*/GDV**/GDV NQP tại phòng GDKH hoặc
chuyển lại khách hàng/cán bộ/nhân viên các phòng nghiệp vụ khác thực hiện
lại giao dịch cho đúng.
(6) Phòng GDKH in, kiểm tra lại tính khớp đúng giữa thông tin do khách
hàng/cán bộ/nhân viên các phòng nghiệp vụ khác yêu cầu với thông tin nhập
vào máy và in ra trên chứng từ/ấn chỉ, ký trên chứng từ, ấn chỉ và đóng dấu
theo quy định về quản lý và sử dụng con dấu.
(7) Chuyển chứng từ cho phòng QL&DVKQ.
(8) Phòng GDKH lưu trữ, tập hợp chứng từ theo quy định.
(9) GDV/GDV*/GDV NQC phòng QL&DVKQ kiểm tra lại tính khớp đúng
giữa thông tin do khách hàng/cán bộ/nhân viên các phòng nghiệp vụ khác
yêu cầu với thông tin in ra trên chứng từ/ấn chỉ của phòng GDKH. Nếu bộ
chứng từ khớp đúng, GDV/GDV*/GDV NQC phòng QL&DVKQ hạch toán
ghi nợ tài khoản trung gian, ghi có tài khoản tiền mặt tại quỹ.
(10) Nếu bộ chứng từ không khớp đúng, GDV/GDV*/GDV NQC phòng
QL&DVKQ từ chối thực hiện tiếp giao dịch, chuyển phòng GDKH thực
hiện lại giao dịch cho đúng.
(11) KSV có hạn mức phê duyệt phù hợp (KSV tại phòng QL&DVKQ hoặc
lãnh đạo chi nhánh) thực hiện kiểm soát phê duyệt giao dịch.
(12) Nếu bộ chứng từ chưa đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ, KSV thực hiện từ chối phê
duyệt chuyển GDV/GDV*/GDV NQC phòng QL&DVKQ hoặc chuyển
khách hàng/cán bộ/nhân viên các phòng nghiệp vụ khác thực hiện lại cho
đúng.
(13) Phòng QL&DVKQ in, kiểm tra lại tính khớp đúng giữa thông tin do khách
hàng/cán bộ/nhân viên các phòng nghiệp vụ khác yêu cầu với thông tin
100

nhập vào máy được in ra trên chứng từ, ký, đóng dấu “Đã chi tiền” trên
chứng từ theo quy định.
(14) GDV/GDV*/GDV NQC/Thủ quỹ hỗ trợ tại phòng QL&DVKQ thực
hiện theo các quy định hiện hành về chế độ giao nhận, bảo quản, vận
chuyển tiền mặt, tài sản quý và giấy tờ có giá, các quy định nghiệp vụ khác
có liên quan.
Phối hợp với kiểm ngân/thủ quỹ (nếu có) trong việc giao nhận, lập bảng kê chi
tiền mặt/tài sản quý.
Thực hiện chi tiền mặt/tài sản quý cho khách hàng.
Trả chứng từ cho khách hàng bao gồm: chứng từ do phòng GDKH và phòng
QL&DVKQ thực hiện hạch toán.
(15) Khách hàng nhận chứng từ và tiền mặt/tài sản quý.
(16) Phòng QL&DVKQ tập hợp, lưu trữ chứng từ theo quy định.

Phụ lục số 4: Báo cáo xác nhận hậu kiểm chứng từ ngày 24/12/2018
của Giao dịch viên tại BIDV CN Hải Dương
STT Giao dịch Số giao Số giao Số giao Số giao Ghi chú
viên/Hậu kiểm dịch đã dịch hậu dịch hậu dịch chưa
viên hậu kiểm kiểm kiểm sai hậu kiểm
đúng
I HKV Phạm Thị 380 369 9 8 0
Thanh Bình
101

(BINHPTT)
1 ANHNN 19 Chưa nộp
chứng từ
2 ANHBTQ 14
3 BINHNT 13
4 DUONGTT 18
5 DUCNA 12
6 HANT 32 30 2
7 KIENTT 22
8 CUONGTT 41 40 1
9 NGOCNTM 17
10 LIENTTH 29 25 4
11 HAIMT 40 36 4
12 TRANGNTT 23
II HKV Đỗ Thị 785 783 2 0
Phúc
(PHUCDT)
1 KIENKTT 63 63
2 HONGNTK 69 69
3 DIENNT 24 24
4 HOCBK 37 37
5 LINHLTN 81 81
6 TRANGPTT 32 32
7 VANDT 116 115 1
8 QUYENHTL 45 45
9 NAMBT 51 51
10 MAIBKV 7 7
11 SONGBT 36 35
12 TIENMQ 113 112 1
13 QUYNHLD 59 59
14 TRANGBK 1 1
15 TRUNGAB 50 50
16 XUANNK 1 1
III HKV Nguyễn 627 623 4 0
Thị Thanh
Huyền
(HUYENNTT)
1 ANHNN 23 23
2 BINHPT 12 12
3 HOANGNL 40 40
4 KIENTT 34 32 2
5 HUNGBK 12 12
6 HUNGPT 36 36
7 LINHBK 32 32
8 HUYND 24 24
9 CUONGNM 36 36
102

10 KHOATT 41 39 2
11 HOATVT 23 23
12 NGAPT 20 20
13 QUYNHLC 19 19
14 NINHAB 17 17
15 HAILDT 25 25
16 HUYENLD 36 36
17 HOALT 32 32
18 MINHNTT 15 15
19 LANTTN 23 23
20 THUYLTP 21 21
21 MYLT 35 35
22 TRANNT 29 29
23 VINHTT 25 25
Tổng cộng 1792 1775 15 8

(Nguồn: Báo cáo ngày 24/12/2018 của Bộ phận Hậu kiểm)

Phụ lục 5: Bảng kê chi tiết các dạng sai sót ngày 24/12/2018

STT Bút toán Giao dịch viên Hậu kiểm viên Nội dung
sai
1 2 HANT BINHPTT Trên giấy nộp tiền
phần Người nộp tiền
bỏ trống
2 1 CUONGTT BINHPTT Chữ ký của khách
103

hàng trên giấy rút


chưa đúng
3 4 LIENTTH BINHPTT Hạch toán nhầm tài
khoản của khách hàng
4 4 HAIMT BINHPTT Mẫu dấu của Doanh
nghiệp trên chứng từ
bị mờ
5 1 VANDT PHUC DT Tính phí rút tiền bị
chênh lệch so với quy
định biểu phí
6 1 TIENMQ PHUC DT Bảng kê nộp thuế
thiếu chữ ký người
nộp tiền
7 2 KIENTT HUYENNTT Chứng từ có dấu hiệu
bị sửa chữa
8 2 KHOATT HUYENNTT Ngày tháng năm hạch
toán không đúng so
với Ngày tháng năm
trên chứng từ do
khách hàng cấp

(Nguồn: Báo cáo ngày 24/12/2018 của Bộ phận Hậu kiểm)

Phụ lục số 6: Ví dụ các mẫu báo cáo tại chương trình BDS
104

Báo cáo 307: Đối chiếu tổng GDV (Host)

Báo cáo 304: Báo cáo chi tiết tổng của GDV (Local)
105

Báo cáo 305: Báo cáo tổng chi tiết của GDV (Host)
106

Báo cáo 311: Nhật ký quỹ của GDV


107

Báo cáo 201: Nhật ký điện tử liệt kê giao dịch tiền mặt trong ngày của GDV

You might also like