You are on page 1of 124

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH


...…

PHAN KIM CHÂU

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CHÊNH LỆCH THỜI


LƯỢNG (DURATION GAP) TRONG QUẢN
TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI CÁC NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
...…

PHAN KIM CHÂU

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CHÊNH LỆCH THỜI


LƯỢNG (DURATION GAP) TRONG QUẢN
TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI CÁC NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng


Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. NGUYỄN HỮU HUY NHỰT

Tp. Hồ Chí Minh - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CHÊNH LỆCH THỜI
LƯỢNG TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM” là công trình nghiên cứu của tôi, có
sự hỗ trợ từ Thầy hướng dẫn là TS. Nguyễn Hữu Huy Nhựt. Các nội dung nghiên
cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa được ai công bố trong bất cứ
công trình nào. Những số liệu trong bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét,
đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài
liệu tham khảo. Ngoài ra trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng
như số liệu của các tác giả khác, cơ quan, tổ chức khác, và đều có chú thích nguồn
gốc sau mỗi trích dẫn để dễ tra cứu, kiểm chứng.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
trước Hội đồng cũng như kết quả luận văn của mình.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 10 năm 2015


Tác giả

Phan Kim Châu


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
DANH MỤC HÌNH VẼ
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TÓM TẮT LUẬN VĂN CAO HỌC KINH TẾ ...................... 1
1.1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài ................................................................... 1
1.2 Mục tiêu của đề tài ..................................................................................................... 1
1.3 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................ 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................... 2
1.5 Phương pháp nghiên cứu............................................................................................ 3
1.6 Điểm nổi bật của luận văn.......................................................................................... 3
1.7 Kết cấu luận văn ......................................................................................................... 4
KÊT LUẬN CHƯƠNG 1 ...................................................................................................... 5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO LÃI SUẤT VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI
SUẤT TRONG KINH DOANH NGÂN HÀNG VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU
TRƯỚC ĐÂY ........................................................................................................................ 6
2.1 Rủi ro lãi suất trong kinh doanh ngân hàng ................................................................ 6
2.1.1 Định nghĩa rủi ro lãi suất............................................................................................ 6
2.1.2 Nguyên nhân của rủi ro lãi suất ................................................................................. 6
2.1.2.1 Sự không cân xứng về kỳ hạn giữa Tài sản và Nợ ........................................... 6
2.1.2.2 NH áp dụng các loại lãi suất khác nhau trong quá trình huy động vốn và cho
vay .......................................................................................................................... 7
2.1.2.3 Không có sự phù hợp về khối lượng giữa nguồn vốn huy động và cho vay .... 7
2.1.2.4. Tỷ lệ lạm phát dự kiến nhỏ hơn tỷ lệ lạm phát thực tế dẫn đến vốn của NH
không được bảo toàn sau khi cho vay ............................................................................ 7
2.1.3 Tác động của rủi ro lãi suất ........................................................................................ 8
2.2 Nội dung của quản trị rủi ro lãi suất ........................................................................... 8
2.3 Các mô hình quản lý rủi ro lãi suất hiện đại và khả năng ứng dụng tại Việt Nam ....... 10
2.3.1 Mô hình Kỳ hạn đến hạn .......................................................................................... 10
2.3.1.1 Nội dung lý thuyết .......................................................................................... 10
2.3.1.2 Điều kiện ứng dụng, ưu điểm và nhược điểm của mô hình Kỳ hạn đến hạn tại
các NHTM Việt Nam ................................................................................................... 10
2.3.2 Mô hình Tái định giá ................................................................................................ 10
2.3.2.1 Nội dung lý thuyết .......................................................................................... 10
2.3.2.2 Điều kiện ứng dụng, ưu điểm và nhược điểm của mô hình Định giá lại tại các
NHTM Việt Nam .......................................................................................................... 10
2.3.3 Mô hình Chênh lệch thời lượng ............................................................................... 11
2.3.3.1 Nội dung lý thuyết .......................................................................................... 11
2.3.3.2 Điều kiện ứng dụng, ưu điểm và nhược điểm của mô hình Chênh lệch thời
lượng tại các NHTM Việt Nam .................................................................................... 15
2.3.4 Mô hình tối ưu hóa ................................................................................................... 17
2.3.5 Mô hình VaR ............................................................................................................ 18
2.3.5.1 Nội dung lý thuyết .......................................................................................... 18
2.3.5.2 Điều kiện ứng dụng, ưu điểm và nhược điểm của mô hình VaR tại các NHTM
Việt Nam ...................................................................................................................... 18
2.4 Tổng quan các nghiên cứu trước đây ........................................................................ 18
2.4.1 Nghiên cứu của nước ngoài ..................................................................................... 18
2.4.2 Nghiên cứu trong nước. ........................................................................................... 19
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................................... 20
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RRLS TẠI CÁC NHTM VIỆT
NAM. .................................................................................................................................. 21
3.1 Cơ chế điều hành LS của NHNN trong khoảng thời gian từ đầu năm 2008 đến cuối
tháng 3/2015. ....................................................................................................................... 21
3.2 Sự tác động của cơ chế điều hành LS của NHNN đến hoạt động kinh doanh của các
NHTM trong khoảng thời gian từ từ đầu năm 2008 đến cuối tháng 3/2015 ....................... 27
3.2.1 Tác động đến LS huy động của các NHTM ................................................... 27
3.2.2 Tác động đến LS cho vay của các NHTM...................................................... 29
3.3 Thực trạng công tác quản trị RRLS đang thực hiện tại các NHTM Việt Nam ........ 30
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................................... 32
CHƯƠNG 4: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CHÊNH LỆCH THỜI LƯỢNG TRONG QUẢN
TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM. .................................................. 33
4.1 Ứng dụng mô hình chênh lệch thời lượng để đo lường và phòng ngừa rủi ro LS
trong hệ thống các NHTM Việt Nam .................................................................................. 33
4.1.1 Đo lường RRLS theo mô hình chênh lệch thời lượng ............................................. 33
4.1.1.1 Quy trình xây dựng và cách thức đo lường RRLS theo mô hình nghiên cứu 33
4.1.1.2 Chọn mẫu........................................................................................................ 35
4.1.1.3 Thống kê mô tả dữ liệu ................................................................................... 39
4.1.1.4 Kết quả nghiên cứu ......................................................................................... 43
4.1.2 Phòng ngừa RRLS thông qua Mô hình Chênh lệch thời lượng ............................... 47
4.2 Đánh giá hoạt động quản trị RRLS tại các NHTM Việt Namtừ việc ứng dụng Mô
hình Chênh lệch thời lượng trong đo lường và phòng ngừa RRLS ..................................... 53
4.2.1 Những kết quả đạt được ........................................................................................... 53
4.2.2 Những mặt hạn chế và nguyên nhân của nó ............................................................ 54
4.2.2.1 Về công tác quản trị rủi ro LS trong môi trường kinh tế ................................ 55
4.2.2.2 Năng lực nội tại của NH ................................................................................. 56
4.2.2.3 Năng lực nguồn nhân lực trong việc quản trị, dự báo, giám sát rủi ro LS ..... 57
4.2.2.4 Yếu tố xuất phát từ hệ thống NH ở Việt Nam ................................................ 58
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .................................................................................................... 59
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VIỆC ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CHÊNH LỆCH
THỜI LƯỢNG TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM61
5.1 Định hướng điều hành LS của NHNN trong thời gian tới. ....................................... 61
5.2 Định hướng hoạt động quản trị RRLS của các NHTM trong thời gian tới. ............. 62
5.3 Các giải pháp hoàn thiện việc ứng dụng Mô hình Chênh lệch thời lượng trong quản
trị RRLS và nâng cao hiệu quả hoạt động này tại các NHTM Việt Nam. ........................... 63
5.3.1 Các giải pháp chung ................................................................................................. 63
5.3.1.1 Xây dựng và hoàn thiện quy trình quản trị RRLS. ......................................... 63
5.3.1.2 Nâng cao hiệu quả quản trị Tài sản - Nợ ........................................................ 67
5.3.1.3 Sử dụng các công cụ tài chính phái sinh để che chắn RRLS.......................... 69
5.3.1.4 Xây dựng hệ thống giám sát, dự báo lãi suất, nhận biết và cảnh báo sớm rủi ro
lãi suất ........................................................................................................................ 70
5.3.1.5 Chú trọng đào tạo cán bộ có trình độ chuyên môn về quản trị rủi ro lãi suất. 70
5.3.1.6 Hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin ....................................................... 71
5.3.1.7 Phát triển các dịch vụ phi tín dụng, đặc biệt là dịch vụ thanh toán không dùng
tiền mặt ........................................................................................................................ 72
5.3.1.8 Nâng cao sự hợp tác giữa các NH. ................................................................. 73
5.3.2 Các giải pháp riêng đối với từng nhóm NH ............................................................. 73
5.3.2.1 Nhóm các NH có vốn điều lệ dưới 5.000 tỷ đồng:. ........................................ 73
5.3.2.2 Nhóm các NH có vốn điều lệ trên 5.000 tỷ đồng ........................................... 75
5.4 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước ................................................................... 76
5.4.1 Lành mạnh hóa thị trường tài chính Việt Nam, vận hành theo cơ chế thị trường ... 76
5.4.2 Tạo hành lang pháp lý để phát triển các công cụ phái sinh trên thị trường tài chính
Viện Nam ............................................................................................................................. 77
5.4.3 Hoàn thiện các điều kiện cần thiết để có một cơ chế kiểm soát lãi suất hiệu quả ... 77
5.4.4 Hoàn thiện khung pháp lý và các quy định về đo lường và quản lý rủi ro lãi suất của
các ngân hàng thương mại ................................................................................................... 78
5.4.5 Cung cấp cho các ngân hàng thương mại các thông lệ, chuẩn mực quản lý rũi ro lãi
suất, hỗ trợ các ngân hàng thương mại trong việc đào tạo cán bộ nghiệp vụ ...................... 78
5.4.6 Thiết lập các tổ chức dự đoán chỉ số tài chính ......................................................... 79
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 .................................................................................................... 80
KẾT LUẬN VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 83
A. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT........................................................................................... 83
B. TÀI LIỆU TIẾNG ANH ........................................................................................... 85
PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 86
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CSTT Chính sách tiền tệ


LS Lãi suất
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
NH Ngân hàng
RRLS Rủi ro lãi suất
TCTD Tổ chức tín dụng
TS Tài sản
VCSH Vốn chủ sở hữu
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 3.1: LS chỉ đạo do NHNN công bố từ đầu 2008 đến cuối tháng 3/2015 ......... 21
Bảng 3.2: Phạm vi biến động LS huy động qua các năm ......................................... 28
Bảng 3.3: Phạm vi biến động LS cho vay qua các năm ........................................... 30
Bảng 4.1: Chênh lệch thời lượng (DGAP) của các NHTM ...................................... 40
Bảng 4.2: Đánh giá mức độ RRLS hiện tại của các NH dựa vào chênh lệch thời
lượng ........................ ................................................................................................ 44
Bảng 4.3: Điểm trung bình rủi ro LS theo từng nhóm .............................................. 46
Bảng 4.4: Kết quả cơ cấu tối ưu các khoản mục trong danh mục Tài sản và Nguồn
vốn của các NHTM có vốn điều lệ dưới 5.000 tỷ đồng ............................................ 50
Bảng 4.5: Kết quả cơ cấu tối ưu các khoản mục trong danh mục Tài sản và Nguồn
vốn của các NHTM có vốn điều lệ từ 5.000 tỷ đồng đến dưới 10.000 tỷ đồng ........ 51
Bảng 4.6: Kết quả cơ cấu tối ưu các khoản mục trong danh mục Tài sản và Nguồn
vốn của các NHTM có vốn điều lệ từ 10.000 tỷ đồng trở lên................................... 52
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Độ tin cậy của mô hình chênh lệch thời lượng trong thực tế .................... 14
Hình 5.1: Mô hình tổ chức quản trị RRLS ứng dụng mô hình thời lượng ............... 64

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 3.1: Diễn biến các loại LS chỉ đạo VNĐ giai đoạn từ đầu năm 2008 đến
cuối tháng 03/2015 .................................................................................................... 23
Biểu đồ 3.2: Diễn biến LS thị trường liên NH giai đoạn từ năm 2008 đến cuối tháng
03/2015 ........ ............................................................................................................. 23
Biểu đồ 4.1: Mức thay đổi VCSH của các NH có vốn điều lệ dưới 5.000 tỷ đồng
theo mức thay đổi LS ................................................................................................ 41
Biểu đồ 4.2: Mức thay đổi VCSH của các NH có vốn điều lệ từ 5.000 tỷ đồng đến
dưới 10.000 tỷ đồng theo mức thay đổi LS ............................................................... 42
Biểu đồ 4.3: Mức thay đổi VCSH của các NH có vốn điều lệ từ 10.000 tỷ đồng trở
lên theo mức thay đổi LS .......................................................................................... 43
Biểu đồ 4.4: Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) tại các NHTM Việt Nam trong giai
đoạn 2011-2014 ......................................................................................................... 54

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC


Phụ lục 1: Nội dung lý thuyết Mô hình Kỳ hạn đến hạn ......................................... 86
Phụ lục 2: Nội dung lý thuyết Mô hình Định giá lại ................................................ 87
Phụ lục 3: Nội dung lý thuyết mô hình VaR ............................................................ 89
Phụ lục 4: Các văn bản pháp luật do NHNN ban hành từ năm 2008 đến tháng
03/2015 về việc điều hành rủi ro LS ......................................................................... 91
Phụ lục 5: Mức thay đổi VCSH (triệu đồng) của các NHTM theo mức thay đổi LS
từ khoảng -5% đến +5% ............................................................................................ 93
Phụ lục 6: Xác định tỷ trọng/giá trị tối ưu các khoản mục trong danh mục Tài sản và
Nguồn vốn của NH qua công cụ Solver trong Excel ................................................ 94
Phụ lục 7: Bảng thảo luận chuyên gia. ...................................................................... 96
Phụ lục 8: Bảng câu hỏi khảo sát. ............................................................................. 97
Phụ lục 9: Bài dịch tiếng Việt cho tài liệu tham khảo từ Dan Armeanu, Florentina
Olivia Balu and Carmen Obreja (2008), “Interest Rate Risk Management using
Duration Gap Methodology”, Journal Theoretical and Applied Economics, (518),
pp. 3-10. ................................................................................................ 99
1

CHƯƠNG 1:

GIỚI THIỆU TÓM TẮT LUẬN VĂN CAO HỌC KINH TẾ

1.1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Từ năm 2008 đến nay, thị trường tài chính Việt Nam đã chứng kiến nhiều
biến động có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các ngân hàng thương mại
tại Việt Nam như những cuộc chạy đua gia tăng lãi suất tiền gửi (2008, 2010, 2011),
trong đó chứa đựng các yếu tố rủi ro, đặc biệt là rủi ro lãi suất với nguy cơ lớn có
thể dẫn tới sự sụp đổ mang tính dây chuyền cho cả hệ thống ngân hàng.

Hiện nay, mặc dù các ngân hàng hoạt động đa năng, nhưng trên thực tế hoạt
động kinh doanh chủ đạo của các ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn là huy động
vốn và cho vay, nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ khác chỉ chiếm tỷ lệ khá thấp.
Trong khi đó, cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước ngày càng tiến
đến tự do hóa tài chính và tạo điều kiện để các ngân hàng thương mại cạnh tranh
nhiều hơn đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình, nhưng
chính điều này làm gia tăng rủi ro cho các ngân hàng do biến động thường xuyên
của lãi suất thị trường.

Điều này đặt ra cho các ngân hàng thương mại Việt Nam một bài toán khó về
quản trị rủi ro lãi suất như thế nào cho hiệu quả ?

Bên cạnh đó, việc quản lý rủi ro lãi suất tại các ngân hàng thương mại Việt
Nam hiện nay chủ yếu theo phương pháp truyền thống là quản lý khe hở nhạy cảm
lãi suất, mà chưa áp dụng mô hình khác tiên tiến hơn.

Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu: “Ứng dụng mô hình Chênh lệch thời lượng
trong hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” đáp
ứng được nhu cầu cấp thiết này trong hoạt động của các ngân hàng.
2

1.2. Mục tiêu của đề tài

1.2.1. Mục tiêu chung

Mục tiêu của đề tài là ứng dụng mô hình Chênh lệch thời lượng nhằm hoàn
thiện công tác quản trị rủi ro lãi suất tại các ngân hàng thương mại.

1.2.2. Các câu hỏi nghiên cứu cụ thể:

Để đạt được muc tiêu chung như trên, đề tài đặt ra các câu hỏi nghiên cứu cụ
thể như sau:

Câu hỏi 1: Ưu/nhược điểm và khả năng ứng dụng các mô hình quản lý rủi ro
lãi suất tại các ngân hàng là như thế nào?

Câu hỏi 2: Thực trạng công tác quản trị rủi ro lãi suất tại các ngân hàng hiện
nay?

Câu hỏi 3: Việc ứng dụng mô hình Chênh lệch thời lượng trong đo lường rủi
ro lãi suất và phòng ngừa rủi ro lãi suất được thực hiện như thế nào?

Câu hỏi 4: Những hạn chế trong việc ứng dụng mô hình Chênh lệch thời
lượng vào hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại các ngân hàng thương mại Việt
Nam?

Câu hỏi 5: Kết quả nào đã đạt được và các biện pháp nào nên được đề xuất
để giảm thiểu rủi ro lãi suất, đồng thời hoàn thiện công tác quản trị rủi ro lãi suất tại
các ngân hàng thương mại Việt Nam?

1.3. Đối tượng nghiên cứu

Rủi ro lãi suất và hoạt động quản trị rủi ro lãi suất của ngân hàng.
Mô hình Chênh lệch thời lượng trong đo lường rủi ro lãi suất của ngân hàng.
3

1.4. Phạm vi nghiên cứu

Đề tại chỉ nghiên cứu các ngân hàng thương mại Việt Nam, bao gồm các
ngân hàng thương mại cổ phần và ngân hàng thương mại Nhà nước. Không nghiên
cứu các ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hay ngân hàng
100% vốn nước ngoài.

Đề tài chỉ nghiên cứu về lãi suất của đồng Việt Nam, không nghiên cứu lãi
suất của các loại ngoạt tệ khác hay vàng.

Đề tài nghiên cứu, phân tích thực trạng trong thời gian từ năm 2008 đến
tháng 03/2015. Đề tài sử dụng số liệu thu thập từ các báo cáo tài chính đã được
kiểm toán của các ngân hàng trong giai đoạn 2011-2014.

1.5. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp chọn mẫu: Đề tài phân tích việc quản trị rủi ro lãi suất của 15
ngân hàng thương mại Việt Nam, trong đó bao gồm 3 ngân hàng thương mại
Nhà nước. Tiêu chí chọn lựa các ngân hàng này là: mức vốn điều lệ, quy mô
hoạt động, báo cáo tài chính được cập nhật đầy đủ đến 31/12/2014.
Phương pháp thu thập số liệu:
+ Dữ liệu thứ cấp sử dụng các nghiên cứu trước đây về chính sách lãi suất
của Ngân hàng Nhà nước, cũng như các nghiên cứu về ứng dụng các kỹ thuật
quản lý rủi ro lãi suất tại các ngân hàng thương mại Việt Nam; các biểu lãi
suất công bố (lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu) của
ngân hàng Nhà nước và biểu lãi suất huy động, cho vay của các ngân hàng
thương mại công bố trên website, báo chí.
+ Dữ liệu sơ cấp: từ bảng câu hỏi nghiên cứu của tác giả để xác định những
hạn chế của quản trị rủi ro lãi suất tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Bảng câu hỏi được sử dụng để phỏng vấn các nhân viên ngân hàng trong
phòng tín dụng và quản lý rủi ro tại một số ngân hàng thương mại.
4

Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu sau khi được thu thập được tính toán và
phân tích bằng chương trình Excel. Kết quả tiếp tục được xử lý và diễn dịch
ý nghĩa thông qua các bảng biểu, hình vẽ, tiêu chí thống kê, từ đó đánh giá,
so sánh và đưa ra các giải pháp phù hợp.

1.6. Điểm nổi bật của luận văn

Luận văn áp dụng mô hình Chênh lệch thời lượng kết hợp cùng với các mô
hình/công cụ tài chính hiện đại khác như mô hình Tối ưu hóa để hoàn thiện hơn nữa
hoạt động đo lường và phòng ngừa rủi ro lãi suất.

Đặc biệt khi phân tích, các ngân hàng thương mại được phân vào từng nhóm
riêng biệt để việc đánh giá rủi ro lãi suất được chi tiết và cụ thể hơn, từ đó mới có
được những giải pháp phù hợp.

1.7. Kết cấu luận văn

Ngoài phần kết luận, bảng biểu và tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 5
chương:

Chương 1: Giới thiệu tóm tắt luận văn Cao học Kinh tế.

Chương 2: Cơ sở lý luận về rủi ro lãi suất và quản trị rủi ro lãi suất trong
kinh doanh ngân hàng và tổng quan các nghiên cứu trước đây.

Chương 3: Thực trạng công tác quản trị rủi ro lãi suất tại các ngân hàng
thương mại Việt Nam.

Chương 4: Ứng dụng mô hình Chênh lệch thời lượng trong quản trị rủi ro lãi
suất tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Chương 5: Giải pháp hoàn thiện việc ứng dụng mô hình Chênh lệch thời
lượng trong quản trị rủi ro lãi suất tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.
5

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã trình bày các lý do phải thực hiện đề tài cũng như những mục
tiêu nghiên cứu cụ thể bằng việc trả lời các câu hỏi nghiên cứu để giải quyết mục
tiêu chung là hoàn thiện công tác quản trị rủi ro lãi suất của các ngân hàng thương
mại bằng mô hình Chênh lệch thời lượng, từ đó đề xuất các biện pháp giảm thiểu
rủi ro lãi suất cho các ngân hàng thương mại.

Trong chương này, đề tài cũng đã tóm tắt cơ sở khoa học của vấn đề được
nghiên cứu như phương pháp nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Ngoài
ra, Chương 1 còn nêu lên điểm nổi bật của luận văn là góp phần thực tiễn hóa mô
hình Chênh lệch thời lượng kết hợp cùng với các mô hình/công cụ tài chính hiện đại
khác như mô hình Tối ưu hóa để hoàn thiện hơn nữa hoạt động đo lường và phòng
ngừa rủi ro lãi suất.
6

CHƯƠNG 2:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO LÃI SUẤT VÀ QUẢN TRỊ RỦI


RO LÃI SUẤT TRONG KINH DOANH NGÂN HÀNG VÀ
TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY

2.1. Rủi ro lãi suất trong kinh doanh ngân hàng [15]

2.1.1. Định nghĩa rủi ro lãi suất

Lãi suất được hiểu là giá cả của tín dụng, là giá mà người cho vay đặt ra để
đánh đổi lấy quyền sử dụng vốn cho vay của họ. LS cũng chính là tỷ lệ giữa mức
phí mà người đi vay phải trả để nhận được quyền sử dụng vốn trên giá trị khoản
vay.

Rủi ro lãi suất là loại rủi ro xuất hiện khi có sự thay đổi của LS thị trường
hoặc của những yếu tố liên quan đến LS, dẫn đến tổn thất về tài sản hoặc làm giảm
thu nhập của ngân hàng. Khi LS thay đổi, các NH thường phải đương đầu với hai
loại RRLS: "rủi ro về giá" và "rủi ro tái đầu tư".

(i) Rủi ro về giá: Giá trị thị trường của Tài Sản, Nợ dựa trên khái niệm
giá trị hiện tại của tiền tệ. Do đó, rủi ro sẽ phát sinh nếu LS thị trường
tăng lên, dẫn đến mức chiết khấu giá trị tài sản cũng tăng theo và giá
trị hiện tại của Tài Sản hoặc Nợ giảm xuống.
(ii) Rủi ro tái đầu tư (tái định giá): Rủi ro này xuất hiện khi có sự không
cân xứng về kỳ hạn giữa Tài Sản, Nợ hoặc khi các NH áp dụng các
loại LS khác nhau trong quá trình huy động vốn và cho vay.

2.1.2. Nguyên nhân của rủi ro lãi suất

RRLS có thể phát sinh từ những nguyên nhân sau:

2.1.2.1. Sự không cân xứng về kỳ hạn giữa Tài sản và Nợ


7

Trong trường hợp kỳ hạn của Tài Sản lớn hơn kỳ hạn của Nợ (NH huy động
vốn ngắn hạn để cho vay, đầu tư dài hạn), rủi ro sẽ trở thành hiện thực nếu LS huy
động trong những năm tiếp theo tăng lên trong khi LS cho vay và đầu tư dài hạn
không đổi. Trường hợp kỳ hạn của Tài Sản nhỏ hơn kỳ hạn Nợ (NH huy động vốn
có kỳ hạn dài để cho vay, đầu tư với kỳ hạn ngắn), rủi ro sẽ xuất hiện nếu LS huy
động trong những năm tiếp theo không đổi trong khi LS cho vay và đầu tư giảm
xuống.

2.1.2.2. Ngân hàng áp dụng các loại lãi suất khác nhau trong quá trình
huy động vốn và cho vay

NH có thể huy động vốn với LS cố định để cho vay, đầu tư với LS biến đổi.
Khi LS giảm, rủi ro sẽ xuất hiện vì chi phí trả lãi không đổi trong khi thu nhập lãi
giảm. Trường hợp ngược lại, NH huy động vốn với LS biến đổi để cho vay, đầu tư
với LS cố định; rủi ro sẽ phát sinh khi LS tăng vì chi phí trả lãi tăng theo LS thị
trường, trong khi thu nhập lãi không đổi. Trong trường hợp các khoản mục nguồn
vốn và tài sản đều có lãi suất biến đổi thì RRLS sẽ xảy ra khi sự co giãn LS của các
bên không đồng thời trong cùng khoảng thời gian và không cùng mức độ co giãn
với LS thị trường.

2.1.2.3. Không có sự phù hợp về khối lượng giữa nguồn vốn huy động
và cho vay

Khối lượng vốn huy động kỳ hạn ngắn được sử dụng phần lớn để cho vay kỳ
hạn dài. Như vậy nếu LS thị trường tăng thì các NH sẽ gặp rủi ro chi phí lãi cao, từ
đó giảm lợi nhuận của NH. Khối lượng vốn huy động kỳ hạn dài được sử dụng phần
lớn để cho vay kỳ hạn ngắn. Như vậy, nếu LS thị trường giảm thì các NH sẽ gặp rủi
ro thu nhập lãi thấp, từ đó giảm lợi nhuận của NH.

2.1.2.4. Tỷ lệ lạm phát dự kiến nhỏ hơn tỷ lệ lạm phát thực tế dẫn đến
vốn của ngân hàng không được bảo toàn sau khi cho vay.
8

Khi cho vay, LS thực mà NH được hưởng bằng LS danh nghĩa trừ cho tỷ lệ
lạm phát dự kiến. Nếu tỷ lệ lạm phát dự kiến nhỏ hơn tỷ lệ lạm phát thực tế thì lợi
nhuận của NH bị giảm xuống. Giả sử NH cho vay với LS là 14%/năm, trong đó tỷ
lệ lạm phát dự kiến là 9%/năm. Như vậy, LS thực NH được hưởng là 5%/năm. Nếu
tỷ lệ lạm phát thực tế là 11%/năm thì LS thực của NH chỉ còn 3%.

2.1.3. Tác động của rủi ro lãi suất

LS thay đổi có thể làm tăng chi phí nguồn vốn, giảm thu nhập từ tài sản của
NH. RRLS cũng làm giảm giá trị thị trường của Tài Sản và Vốn chủ sở hữu của
NH. Cụ thể:

(i) Xét trên khía cạnh lợi nhuận

Thu nhập ròng từ lãi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lợi nhuận của NH. Khi LS
thị trường thay đổi thì thu nhập từ lãi suất của NH cũng biến động do những nguồn
thu từ danh mục cho vay và đầu tư cũng như chi phí lãi đối với các loại tiền gửi đều
bị tác động. Xem xét trên khía cạnh lợi nhuận chỉ cho thấy tác động ngắn hạn của
LS và không đưa ra được dự báo chính xác về tác động này đối với tình hình chung
của NH.

(ii) Xét trên khía cạnh giá trị kinh tế

Giá trị kinh tế của NH được xem như là hiện giá của các dòng tiền ròng trong
tương lai, bằng dòng tiền ròng tương lai của Tài Sản trừ (-) đi dòng tiền ròng tương
lai của Nợ và cộng (+) với dòng tiền ròng tương lai của các giao dịch ngoại bảng.
Theo nghĩa này, khía cạnh giá trị kinh tế phản ánh quan điểm về độ nhạy cảm của
giá trị ròng NH trước biến động LS, do đó, nó cho ta thấy tác động lâu dài của biến
động LS đối với hoạt động NH.

2.2. Nội dung của quản trị rủi ro lãi suất

Quản trị RRLS là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và
có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất,
9

mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro. Quản trị RRLS bao gồm các bước:
nhận dạng, phân tích rủi ro; đo lường rủi ro; kiểm soát, phòng ngừa rủi ro và tài trợ
rủi ro. [12]

Quy trình chặt chẽ này hướng tới mục tiêu cuối cùng là hạn chế tối đa mọi
ảnh hưởng xấu của biến động LS đến:

(i) Giá trị ròng của NH (Net Worth hay NW), xét ở cấp độ tổng thể với:

NW = Giá trị Tổng Tài sản NH (A) – Giá trị Tổng Vốn huy động và đi vay (L) (2.1)

(ii) Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của NH (Net Interest Margin hay NIM), xét ở
cấp độ vi mô với:

(2.2)

Những mục tiêu này có thể đạt được như thế nào? Các mô hình quản lý
RRLS được trình bày dưới đây sẽ cho ta câu trả lời đồng thời cũng sẽ góp phần
hoàn thiện công tác quản trị RRLS tại các NHTM.

Hiện nay, trên thế giới có bốn mô hình quản lý RRLS được ủy ban Basel đề
nghị áp dụng để tạo dựng một mô hình chuẩn và đang được các NH sử dụng, là:

Mô hình Kỳ hạn đến hạn (The Maturity Model)


Mô hình Tái định giá (The Repricing Model)
Mô hình Chênh lệch thời lượng (The Duration Model)
Mô hình VaR (Value at Risk)

Với mô hình Kỳ hạn đến hạn, mô hình Tái định giá và mô hình Chênh lệch
thời lượng chúng ta có thể xác định mức tổn thất của thu nhập ròng từ lãi (hoặc giá
trị thị trường của VCSH) khi LS thị trường thay đổi. Với mô hình VaR, chúng ta có
10

thể xác định được cả hai tiêu chí là hậu quả xảy ra cho NH là bao nhiêu và với xác
suất là bao nhiêu.

2.3. Các mô hình quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh ngân
hàng hiện nay.

2.3.1. Mô hình Kỳ hạn đến hạn

2.3.1.1. Nội dung lý thuyết

Xem Phụ lục 1. [12&15]

2.3.1.2. Điều kiện ứng dụng, ưu điểm và nhược điểm của mô hình Kỳ
hạn đến hạn tại các NHTM Việt Nam:

Tỷ trọng và kỳ hạn đến hạn của từng khoản mục trong


Điều kiện ứng dụng
danh mục Tài Sản, Nợ phải được xác định rõ.

Ưu điểm của mô hình Phương pháp đơn giản, trực quan, dễ ứng dụng.

Không đề cập đến yếu tố thời lượng (giá trị thời gian
Nhược điểm của mô hình
của tiền tệ) đối với Tài Sản và Nợ.

2.3.2.Mô hình Tái định giá

2.3.2.1. Nội dung lý thuyết

Xem Phụ lục 2. [12&15]

2.3.2.2. Điều kiện ứng dụng, ưu điểm và nhược điểm của mô hình Định
giá lại tại các NHTM Việt Nam:
Tài Sản và Nợ nhạy lãi cần được phân nhóm theo thời
Điều kiện ứng dụng
gian đáo hạn hoặc sắp được tái gia hạn.

Cung cấp thông tin về cơ cấu Tài Sản và Nợ sẽ được


Ưu điểm của mô hình
định giá lại. Dễ dàng xác định sự thay đổi của thu nhập
11

ròng về LS mỗi khi LS thay đổi.

Sự thay đổi LS ngoài ảnh hưởng lên thu nhập LS, còn
ảnh hưởng đến giá trị thị trường của Tài Sản vàNợ.
Tuy nhiên, mô hình tái định giá chỉ đề cập đến giá trị
Nhược điểm của mô hình
ghi sổ mà không đề cập đến giá trị thị trường của
chúng; do đó, mô hình chỉ phản ánh được một phần
RRLS đối với NH mà thôi.

2.3.3.Mô hình Chênh lệch thời lượng

2.3.3.1. Nội dung lý thuyết [15&16]

So với mô hình Tái định giá và mô hình Kỳ hạn đến hạn, mô hình Chênh
lệch thời lượng được đánh giá là hoàn hảo hơn nhiều trong việc đo mức độ nhạy
cảm của Tài Sản và Nợ đối với LS, bởi vì nó đề cập đến yếu tố thời lượng của tất cả
các luồng tiền cũng như kỳ hạn đến hạn của Tài Sản và Nợ.

Thời lượng của một tài sản tài chính là thước đo thời gian tồn tại luồng tiền
của tài sản này, được tính trên cơ sở các giá trị hiện tại của nó. Chúng ta tính thời
lượng của một công cụ tài chính như sau:

Trong đó:

D: Thời lượng (Kỳ hạn hoàn vốn hay Kỳ hạn hoàn trả) của công cụ tài chính.

Ci: Giá trị khoản tiền dự tính được thanh toán trong kỳ hạn i

YTM: Tỷ lệ thu nhập khi đến hạn của công cụ tài chính

n: tổng số luồng tiền xảy ra; i: thời điểm xảy ra luồng tiền (i = 1, 2, 3, …, n).

P: Giá trị hiện tại của công cụ tài chính, được tính theo công thức sau.
12

Giữa thời lượng (D) và giá trị thị trường của tài sản tài chính (P) có mối quan
hệ với sự thay đổi của lãi suất thị trường (r) như sau:

Trong đó:

∆P/P: phần trăm thay đổi của giá trị thị trường

∆r/(1+r): sự thay đổi tương đối của LS

Dấu (-): thể hiện mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa giá trị thị trường tài sản tài
chính với LS thị trường.

Để đo lường mức chênh lệch về thời lượng của Tài sản và Nợ trên bảng cân
đối kế toán của NH, ta có công thức tính thời lượng trung bình của Tổng Nợ và
Tổng Tài sản như sau:

∑ ; ∑

Trong đó:

DA: thời lượng trung bình của Tổng Tài sản

DL: thời lượng trung bình của Tổng Nợ

DAi: thời lượng của Tài sản thứ i

DLj: thời lượng của Nợ thứ i

WAi: Tỷ trọng của Tài Sản thứ i trong danh mục Tài Sản.

WLj: Tỷ trọng của Nợ thứ j trong danh mục Nợ.

WA1 + WA2 +… + WAn = 1; WL1 + WL2 +… + WLn = 1


13

Gọi k là tỷ lệ giữa Nợ (L) trên Tài sản (A). k được tính như sau: k = L/A

Từ các kết quả trên, ta xác định được sự thay đổi của VCSH (∆NW) khi LS
biến động trong mối quan hệ với thời lượng như sau:

Từ công thức trên, ta rút ra các kết luận sau:

Chênh lệch thời lượng được tính bằng năm, phản ánh sự không cân xứng về
thời lượng của Tài sản và Nợ trong bảng cân đối kế toán của NH, và được
điều chỉnh bởi hệ số k. Chênh lệch càng lớn thì tiềm ẩn RRLS càng cao.

Quy mô NH thể hiện bằng Tổng Tài sản (A), quy mô càng lớn thì tiềm ẩn
RRLS càng cao.

Mức độ thay đổi LS ( ) càng nhiều thì tiềm ẩn RRLS càng cao

Mối quan hệ giữa chênh lệch thời lượng (DGAP) và ảnh hưởng của sự thay
đổi LS đến giá trị VCSH:

Thay đổi của Thay đổi giá trị thị trường


DGAP LS thị
Tài sản Nợ VCSH
trường
>0 Tăng Giảm > Giảm  Giảm
>0 Giảm Tăng > Tăng  Tăng
<0 Tăng Giảm < Giảm  Tăng
<0 Giảm Tăng < Tăng  Giảm
=0 Tăng Giảm = Giảm  Không đổi
=0 Giảm Tăng = Tăng  Không đổi
Mô hình Thời lượng nêu trên thể hiện tuyến LS hay cấu trúc kỳ hạn của LS
là nằm ngang, không thay đổi theo kỳ hạn của tài sản tài chính. Trong thực tế, tuyến
14

LS có rất nhiều hình dạng khác nhau, chỉ có dạng gần như nằm ngang chứ không
nằm ngang hoàn toàn. Vì thế, khi sử dụng mô hình Thời lượng nêu trên sẽ tiềm ẩn
một sai số đáng kể trong việc đo độ nhạy cảm của giá trị tài sản đối với sự thay đổi
của LS… Để khắc phục điều này, chúng ta sẽ điều chỉnh thời lượng Tài sản và Nợ
theo hiện giá dòng tiền bằng cách sử dụng bảng tính sau:

t CFt DFt =1/(1+YTMt)^t CFt x DFt CFt x DFt x t


1
2
….
n
Tổng A B
Thời lượng (D) D = B/A
Thực tế, mối quan hệ giữa sự thay đổi thị giá tài sản và LS là quan hệ phi
tuyến tính – tính lồi giữa LS và thị giá tài sản. Khi LS tăng mạnh thì mô hình Thời
lượng dự đoán giá của tài sản giảm nhiều hơn so với thực tế; và khi LS thị trường
giảm mạnh thì nó dự đoán thị giá tài sản tăng chậm hơn so với thực tế. Như vậy,
nếu LS thay đổi ở mức lớn hơn thì mô hình Thời lượng trở nên kém tin cậy. Đồ thị
sau sẽ cho ta thấy rõ điều này:

Hình 2.1: Độ tin cậy của mô hình Chênh lệch thời lượng trong thực tế

Trong đồ thị trên, tuyến đường thẳng biểu diễn mối quan hệ sự thay đổi giữa
thị giá tài sản và LS theo mô hình Thời lượng; trong khi tuyến đường lồi biểu diễn
mối quan hệ ấy trong thực tế. Tính lồi là một đặc điểm tốt đối với những ai đang
15

nắm giữ các Tài Sản và Nợ với thu nhập cố định; bởi vì khi LS thị trường giảm, độ
lồi sẽ khuếch đại độ tăng của thị giá tài sản và làm chậm tốc độ giảm thị giá khi LS
thị trường tăng. Mối quan hệ thực tế giữa thị giá tài sản và LS được biểu diễn qua
công thức:

(2.13)

Đại lượng thứ nhất của phương trình chính là mô hình Thời lượng đơn, xác
định độ nghiêng của tuyến thị giá – lãi suất. Đại lượng thứ hai xác định mức thay
đổi độ nghiêng hay độ lồi của tuyến thị giá – lãi suất. Mô hình Thời lượng bao gồm
cả tính lồi cho kết quả chính xác hơn; tuy nhiên, các tính toán thực nghiệm cho
thấy, mức sai lệch giữa việc xét và không xét tính lồi là có thể chấp nhận được.

2.3.3.2. Điều kiện ứng dụng, ưu điểm và nhược điểm của mô hình Chênh
lệch thời lượng tại các NHTM Việt Nam:

(i) LS thị trường thay đổi ở mức nhỏ. Khi LS thị trường biến động
lớn thì khi áp dụng cần phải kiểm chứng lại, nếu không kết quả sẽ
không chính xác.
Điều kiện ứng (ii) Việc thanh toán gốc lãi đầy đủ và đúng hạn: Trong thực tế, có
dụng thể khách hàng sẽ chậm thanh toán cho NH và NH cũng phải cơ
cấu lại các khoản nợ, điều này dẫn đến các luồng tiền của NH nhận
hoặc chi trả trong tương lai sẽ thay đổi và buộc NH phải điều chỉnh
lại thời lượng của Tài sản và Nợ.
(i) Đề cập đến yếu tố thời lượng của tất cả các luồng tiền cũng như
Ưu điểm của kỳ hạn đến hạn của Nợ và Tài Sản.
mô hình (ii) Phản ánh được toàn bộ RRLS đối với NH thông qua việc đánh
giá sự thay đổi của VCSH trước biến động của LS.
Nhược điểm (i) Mô hình Thời lượng sử dụng giả thuyết LS thị trường thay đổi
16

của mô hình ngay lập tức sau khi mua tài sản tài chính. Trong thực tế thì không
phải lúc nào cũng như vậy, LS thị trường có thể thay đổi vào bất cứ
lúc nào trong suốt thời hạn của tài sản tài chính.
(ii) Việc phòng ngừa RRLS dựa trên mô hình Thời lượng phải là
một chiến lược linh hoạt.
(iii) Về nguyên tắc có thể thay đổi DA, DL để phòng ngừa RRLS;
nhưng việc cơ cấu lại bảng cân đối tài sản bao gồm một danh mục
tài sản lớn và phức tạp có thể tốn kém về thời gian, tiền bạc.
(iv) Mô hình này có thể đo chính xác sự thay đổi thị giá của tài sản
tài chính có thu nhập cố định khi LS thị trường thay đổi ở mức nhỏ
(1%). Nếu mức thay đổi này lớn hơn thì kết quả trở nên kém tin
cậy, không thể dự đoán được sự thay đổi thị giá một cách chính
xác.
Mặc dù còn khiếm khuyết nhưng việc áp dụng mô hình Thời lượng
vào phòng ngừa RRLS là rất hiệu quả trong hầu hết các trường hợp
của thực tiễn hoạt động NH. Các nước Mỹ, Úc… cũng đã và đang
sử dụng mô hình này trong việc giám sát, quản lý RRLS đối với
NH. Các hướng giải pháp sau đây sẽ góp phần khắc phục những
khiếm khuyết và phát huy hết thế mạnh của mô hình Thời lượng:
(i) Ngày nay, với việc mở rộng các nghiệp vụ trên thị trường như
Khuyến nghị
mua bán vốn/nợ, chứng khóan hóa tài sản… đã làm đơn giản, tăng
thực hiện
tốc độ và giảm chi phí giao dịch rất nhiều trong việc cơ cấu lại bảng
cân đối tài sản. Hơn nữa, các NH có thể sử dụng mô hình này thông
qua các giao dịch nghiệp vụ như Forwards, Futures, Options,
Swaps mà không nhất thiết phải cơ cấu lại bảng cân đối tài sản.
(ii) Kết hợp với các mô hình tài chính hiện đại khác như Tối ưu hóa
để phát huy hết thế mạnh và mức độ tin cậy của mô hình Thời
lượng.
17

2.3.4. Mô hình Tối ưu hóa [16]

Mô hình Tối ưu hóa là một ứng dụng quan trọng cho việc giải các bài toán
kinh tế. Trong lĩnh vực tài chính, nó càng trở nên hữu ích hơn bao giờ hết bởi việc
tìm giải pháp tối ưu cho mô hình tài chính là mối quan tâm lớn nhất của các nhà
quản lý. Nguyên tắc cơ bản của mô hình Tối ưu hóa là kết quả thực hiện được tối đa
hóa hoặc tối thiểu hóa bằng cách chọn ra một giá trị khả thi từ tất cả các giá trị có
thể có trong phạm vi ràng buộc của các biến số ra quyết định. Mô hình Tối ưu hóa
được trình bày tổng quát như sau:

Đối với mô hình Tối ưu hóa tuyến tính, phương pháp đơn hình (simplex
method) sẽ được sử dụng để tìm ra giải pháp tối ưu; trong khi đó, phương pháp lên
dốc/xuống dốc (the hill-climbing/hill-descent) hay còn gọi là phương pháp "Độ dốc
giảm thiểu chung" (Generalized Reduced Gradient) thường được dùng cho mô hình
Tối ưu hóa phi tuyến…

Trong khuôn khổ có hạn của đề tài, việc mô tả chi tiết các phương pháp này
sẽ không khả thi. Với các công cụ hỗ trợ của Excel như Solver, Crystal Ball; việc
giải các bài toán tối ưu hóa đã trở nên đơn giản hơn nhiều.

Mô hình Tối ưu hóa có thể kết hợp với mô hình Định giá lại, mô hình Chênh
lệch thời lượng để tìm ra danh mục Tài Sản, Nợ tối ưu trong mục tiêu tối đa hóa giá
trị ròng của NH (NW). Phần 4.1.2 sẽ trình bày cụ thể việc ứng dụng mô hình Tối ưu
hóa vào công tác quản trị RRLS tại NH.
18

2.3.5. Mô hình VaR

2.3.5.1. Nội dung lý thuyết

Xem Phụ lục 3. [16]

2.3.5.2. Điều kiện ứng dụng, ưu điểm và nhược điểm của mô hình VaR
tại các NHTM Việt Nam:

(i) Yếu tố của thị trường thay đổi không nhiều trong khoảng thời

Điều kiện ứng gian xác định VaR

dụng (ii) Vùng dữ liệu lịch sử trong thời gian phải đủ dài để tiến hành mô
phỏng (vùng dữ liệu càng lớn, ngưỡng VaR sẽ càng chính xác)

Ưu điểm của Dự đoán tổn thất lớn nhất của danh mục sẽ là bao nhiêu với xác
mô hình suất xác định trước.

Nhược điểm Phụ thuộc vào các dữ liệu quá khứ, các hàm phân phối do người
của mô hình quản trị đặt ra, và đòi hỏi số liệu lớn và chi phí thực hiện cao.

Trong hoạt động NH tồn tại hai loại sổ sách kế toán: cho các hoạt
động nội bảng và cho các hoạt động tự doanh các tài sản tài chính.
Khuyến nghị
NH áp dụng VaR để đo lường rủi ro về giảm giá trị các tài sản tài
thực hiện
chính trong hoạt động tự doanh và đo lường rủi ro về thu nhập đối
với Tài sản – Nợ.

2.4. Tổng quan các nghiên cứu trước đây

2.4.1. Nghiên cứu của nước ngoài:

Nghiên cứu của Peter Rose (2001)

Đây là một trong những nhà kinh tế tiên phong cung cấp các kỹ thuật và
chiến lược quản lý tài sản – nợ phòng chống RRLS. Trong sách Quản trị NHTM
xuất bản năm 2001 của mình, tác giả đã trình bày chi tiết chiến lược quản lý khe hở
19

nhạy cảm lãi suất – mô hình Tái định giá và chiến lược quản lý khe hở kỳ hạn – mô
hình Thời lượng ứng dụng trong lượng hóa RRLS tại các NHTM.

Nghiên cứu của Dan Armeanu, Florentina-Olivia Bãlu, Carmen Obreja


(2007) [21]

Đây là bài nghiên cứu về ứng dụng mô hình Chênh lệch thời lượng trong
quản trị RRLS tại các tổ chức tài chính. Nó trình bày chi tiết các bước thực hiện từ
lượng hóa RRLS đến quá trình phòng ngừa, dự báo LS, dự đoán giá trị thị trường
của Tài sản, Nợ.

Bài nghiên cứu này đã được dịch ở phần Phụ lục 9 và được vận dụng để thực
hiện cho đề tài.

2.4.2. Nghiên cứu trong nước:

Nguyễn Văn Tiến (2005): Quản trị rủi ro trong kinh doanh NH [14]

Kế thừa các nghiên cứu trước, tác giả đã chỉ ra ưu nhược điểm của từng mô
hình lượng hóa RRLS và tiếp tục mở rộng mô hình Thời lượng với các nội dung
nâng cao về mức độ biến động, tính lồi của mô hình.

Trần Huy Hoàng (2003, 2007): Quản trị NH thương mại [15]

Tác giả đã có những đóng góp quan trọng trong việc đưa các nghiên cứu hiện
đại trên thế giới về quản trị NH vào thực tiễn Việt Nam qua việc viện dẫn các quy
định pháp luật về NH khi phân tích lý thyết. Tác giả cũng đã khái quát hóa các
chiến lược phòng ngừa RRLS một cách cô đọng và đầy đủ.

Những năm gần đây, trong nước cũng đã có một vài nghiên cứu ứng dụng
các kỹ thuật quản lý RRLS tại các NHTM Việt Nam, tiêu biểu như Mã Thị
Nam Chi (2008) [4], Nguyễn Ngọc Hân (2013) [11].

Các tác giả đã khảo sát thực trạng quản lý RRLS tại các NH và tiến hành đo
lường RRLS bằng khe hở nhạy lãi, tiến đến đề xuất quy trình quản lý rủi ro cho các
20

NH. Tuy nhiên, nhìn chung, nghiên cứu chỉ mới ứng dụng mô hình Tái định giá,
hoặc chỉ dừng lại ở việc lượng hóa RRLS bằng mô hình Thời lượng mà chưa vận
dụng trong phòng ngừa, xác định tỷ trọng tối ưu danh mục đầu tư.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã hệ thống hóa lý thuyết về RRLS và các mô hình quản trị RRLS.
Trong đó bao gồm: mô hình Kỳ hạn đến hạn, mô hình Tái định giá và mô hình
Chênh lệch thời lượng. Ngoài các mô hình trên, đề tài đã phát triển đồng thời vận
dụng kết hợp với mô hình Tối ưu hóa nhằm kiện toàn các phương pháp lượng hóa
và phòng ngừa RRLS.

Trên nền tảng lý thuyết vững chắc, bước sang Chương 3, đề tài sẽ phân tích
thực trạng của công tác quản trị RRLS hiện nay tại các NHTM Việt Nam.
21

CHƯƠNG 3:

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT


TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

3.1. Cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước trong khoảng
thời gian từ đầu năm 2008 đến cuối tháng 3/2015.

Chính sách LS là một bộ phận của chính sách tiền tệ. Thông qua việc điều
tiết LS thị trường, NHNN tiến hành điều chỉnh lượng tiền cung ứng, kiểm soát lạm
phát để thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế, ổn định giá cả, nhiều việc làm
và tỷ giá hối đoái ổn định. Căn cứ vào trình độ phát triển và cơ chế quản lý của nền
kinh tế, NHNN sẽ xây dựng và ban hành chính sách LS thích hợp để thi hành thống
nhất trong hệ thống NH. Khi sử dụng công cụ LS, NHNN sẽ công bố LS tái cấp
vốn, LS cơ bản, LS tái chiết khấu và LS bình quân trên thị trường liên NH để điều
hành chính sách tiền tệ. Việc xác định LS do NHNN thực hiện trên thị trường tiền tệ
là cơ sở để xác định LS ngắn hạn, từ đó xác định LS trung và dài hạn của nền kinh
tế. Vì vậy, nó có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa ra các tín hiệu của NHNN thông
qua các kênh truyền dẫn mà tác động đến mặt bằng LS nói chung. LS có tác động
điều tiết trực tiếp hoạt động huy động vốn và tín dụng của NHTM, từ đó tác động
đến lợi nhuận của NH.

Từ đầu năm 2008 đến cuối tháng 3/2015, LS cơ bản, LS tái cấp vốn và LS tái
chiết khấu đã biến động như sau:

Bảng 3.1: LS chỉ đạo do NHNN công bố từ đầu năm 2008 đến cuối tháng 3/2015.

Lãi suất cơ bản Lãi suất tái chiết khấu Lãi suất tái cấp vốn
Ngày áp dụng Giá trị Ngày áp dụng Giá trị Ngày áp dụng Giá trị
1/1/2008 8,25% 1/2/2008 6% 1/2/2008 7,5%
1/2/2008 8,75% 19/05/2008 11% 19/05/2008 13%
19/5/2008 12% 11/6/2008 13% 11/6/2008 15%
22

1/6/2008 12% 21/10/2008 12% 21/10/2008 14%


11/6/2008 14% 5/11/2008 11% 5/11/2008 13%

21/10/2008 13% 21/11/2008 10% 21/11/2008 12%


5/11/2008 12% 5/12/2008 9% 5/12/2008 11%

21/11/2008 11% 22/12/2008 7,5% 22/12/2008 9,5%


5/12/2008 10% 1/2/2009 6% 1/2/2008 8%

22/12/2008 8,5% 10/4/2009 5% 10/4/2009 7%


1/2/2009 7% 1/12/2009 6% 1/12/2009 8%
1/12/2009 8% 5/11/2010 7% 5/11/2010 9%
5/11/2010 đến
9%
nay 8/3/2011 12% 17/02/2009 11%
1/5/2011 13% 8/3/2011 12%
13/03/2012 12% 1/4/2011 13%
11/4/2012 11% 1/5/2011 14%
28/05/2012 10% 10/10/2011 15%
11/6/2012 9% 11/6/2012 11%
24/12/2012 7% 1/7/2012 10%
26/03/2013 6% 24/12/2012 9%
13/05/2013 5% 26/3/2012 8%
18/03/2014 đến nay 4,5% 13/5/2012 7%
13/03/2013 14%
11/4/2013 13%
28/5/2013 12%
18/3/2014 đến nay 6,5%
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ website NHNN (www.sbv.org.vn))

Diễn biến của 3 loại LS chỉ đạo này và LS thị trường liên NH được mô tả lại
qua các biểu đồ sau:
23

Biểu đồ 3.1: Diễn biến các loại LS chỉ đạo VNĐ giai đoạn từ đầu năm 2008 đến cuối
tháng 03/2015

16.000%
14.000%
12.000%
10.000%
8.000%
6.000%
4.000%
2.000%
.000%
22/12/2008

10/10/2011
1/1/2008
19/5/2008
11/6/2008
21/10/2008
5/11/2008
21/11/2008
5/12/2008

1/2/2009
10/4/2009
1/12/2009
5/11/2010
17/02/2009
8/3/2011
1/4/2011
1/5/2011

13/03/2012
11/4/2012
28/05/2012
11/6/2012
1/7/2012
24/12/2012
26/03/2013
13/05/2013
13/03/2013
11/4/2013
28/5/2013
18/03/2014
30/06/2014
30/09/2014
31/12/2014
31/03/2015
LS cơ bản LS tái chiết khấu LS tái cấp vốn

(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ website NHNN (www.sbv.org.vn))

Biểu đồ 3.2: Diễn biến LS thị trường liên NH giai đoạn từ năm 2008 đến cuối tháng
03/2015

16.000%
14.000%
12.000%
10.000%
8.000%
6.000%
4.000%
2.000%
.000%

LS bình quân liên NH (thời hạn qua đêm)

(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ website NHNN (www.sbv.org.vn))


24

Có thể nói trong thời gian hơn 5 năm qua, trước những biến động khôn lường
của kinh tế thế giới và khu vực, cũng như diễn biến phức tạp của kinh tế vĩ mô
trong nước, NHNN đã có sự điều chỉnh linh hoạt trong cơ chế điều hành LS hướng
đến những mục tiêu cụ thể mà chính sách tiền tệ đặt ra trong từng thời kỳ nhất định,
đã phát huy được những mặt tích cực và còn tồn tại nhiều hạn chế, cụ thể như sau:

 Những kết quả đạt được:

Thứ nhất, cơ chế điều hành LS của NHNN ngày càng linh hoạt trước những
biến động của nền kinh tế thế giới cũng như diễn biến kinh tế vĩ mô trong nước (dấu
hiệu của lạm phát và khả năng hồi phục tăng trưởng kinh tế).

Từ năm 2008, bối cảnh nền kinh tế toàn cầu trở nên khó khăn do ảnh hưởng
sâu rộng từ cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ. Không nằm ngoài ảnh hưởng chung,
công tác điều hành LS của NHNN Việt Nam cũng chịu nhiều tác động xấu. Tuy
nhiên, nhờ vào việc kịp thời ban hành cơ chế LS cơ bản đối với VNĐ thông qua
Quyết định số 546/2002/QĐ-NHNN và điều chỉnh linh hoạt với tần suất cao các
mức LS điều hành (tổng cộng 8 lần), NHNN đã ngăn chặn được nguy cơ xáo trộn
thị trường tiền tệ và mất khả năng thanh toán của các NHTM trong những tháng
cuối năm 2008, kiểm soát tốt lạm phát (từ 18,44% trong 6 tháng đầu năm chỉ tăng
lên 19,89% vào cuối năm), an toàn hệ thống NH được đảm bảo và khắc phục được
tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong huy động vốn giữa các NHTM.

Năm 2012-2013, cũng là một minh chứng cho sự điều hành linh hoạt LS của
NHNN. Đứng trước tình hình nền kinh tế vẫn duy trì lạm phát cao, sản xuất của các
doanh nghiệp gặp khó khăn, NHNN đã mạnh dạn điều chỉnh giảm thận trọng các
mức LS chủ chốt – trừ LS cơ bản (6 lần điều chỉnh, mỗi lần điều chỉnh giảm 1%) để
giảm lạm phát mà vẫn đảm bảo tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, tránh gây cú sốc
cho thị trường [9].

Thứ hai, cơ chế điều hành LS của NHNN đang ngày càng tiến dần đến “tự do
hóa LS”.
25

Từ năm 2008 đến tháng 03/2015, tiến trình tự do hóa LS đã được NHNN
thận trọng thực hiện nới lỏng từng bước. Sau gần 7 năm nới lỏng và bãi bỏ dần các
mức “trần” LS kinh doanh, hiện nay (đến cuối tháng 03/2015), cơ chế thỏa thuận
LS đã được thực hiện ở hầu hết các đối tượng và kỳ hạn, chỉ còn áp mức LS huy
động tối đa là 5.5%/năm cho kỳ hạn dưới 6 tháng (theo Thông tư 07/2014/TT-
NHNN) và mức tối đa LS cho vay ngắn hạn là 7%/năm đối với 5 lĩnh vực ưu tiên
(theo Thông tư 08/2014/TT-NHNN) [7].

Thứ ba, dưới tác động của cơ chế điều hành LS hiệu quả trong thời gian gần
đây, LS thị trường đang có xu hướng giảm dần và ổn định, tạo điều kiện đảm bảo
tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý nhưng vẫn kiểm soát được lạm phát. Điển hình
như năm 2014, mặt bằng LS huy động/cho vay giảm mạnh từ 1,5-2%/năm so với
năm 2013. LS của các khoản vay cũ tiếp tục được các TCTD tích cực điều chỉnh
giảm, với các khoản vay có LS trên 13% chỉ còn chiếm chưa đến 15% trên tổng dư
nợ. Chênh lệch LS cho vay – huy động (NIM) đã ổn định sau khi giảm mạnh trong
giai đoạn 2011-2013. NIM giảm từ 3,5% (năm 2011) xuống 3,2% (năm 2012) và
2,8% (năm 2013) và được duy trì ổn định trong năm 2014.

Trong 3 tháng đầu năm 2015, mặt bằng LS huy động liên tiếp giảm trước sức
ép của việc giảm chi phí vốn do tăng trưởng tín dụng giảm mạnh trong khoảng thời
gian đầu năm. LS cho vay phổ biến với các lĩnh vực ưu tiên đang được giữ ở mức 7-
8%/năm, với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường LS cho vay ở mức 9-
10%/năm đối với ngắn hạn và 11-12.5%/ năm đối với trung và dài hạn. Bên cạnh đó
các NHTM áp dụng mức LS ưu đãi đặc biệt 6-7%/năm cho các khoản vay ngắn hạn
và xung quanh mức 9% cho các khoản vay trung và dài hạn đối với một số doanh
nghiệp tài chính lành mạnh, minh bạch có dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả [8].

 Những mặt hạn chế:

Thứ nhất, dưới tác động của cơ chế điều hành LS trong thời gian qua, LS thị
trường có nhiều diễn biến bất thường và không ổn định hay hiệu quả truyền dẫn tác
26

động của các mức LS công bố đến LS thị trường còn yếu, chưa gắn kết chặt chẽ với
nhau.

Thứ hai, cơ chế điều hành LS của NHNN thường chậm so với các diễn biến
của nền kinh tế.

Thực tế thời gian qua cho thấy cách điều hành LS của NHNN thường chậm
so với diễn biến của nền kinh tế, thậm chí chưa thực sự đi trước cà dẫn dắt thị
trường tiền tệ, khi phải chứng kiến liên tục những biến động trái chiều trong LS và
thanh khoản của hệ thống NH. Sự thay đổi trong chính sách điều hành chỉ được đưa
ra khi có quá nhiều phàn nàn từ thực tế, hoặc khi tình hình đã xảy ra những hậu quả
nghiêm trọng. Như năm 2008, có giai đoạn các NHTM lâm vào tình trạng thiếu
thanh khoản nặng nề, NHNN mới chấp nhận nâng LS cơ bản lên 14% trong khi cơ
chế điều hành LS lúc này là căn cứ vào LS cơ bản. Hay như, chính sách hỗ trợ LS
năm 2009 đáng lẽ phải được dừng lại sớm hơn thay vì kéo dài cho đến cuối năm khi
tình hình cho thấy xu hướng phục hồi gần như là chắc chắn và hậu quả là tăng
trưởng tín dụng quá mức trong khi nguồn vốn huy động của các NHTM lại không
tương xứng đã làm xảy ra tình trạng thiếu vốn cho vay và cuộc đua LS được lặp lại
trong năm 2010, 2011 [14].

Thứ ba, việc xây dựng cơ chế điều hành LS trong thời gian qua chưa được
NHNN xác định rõ, còn đang trong giai đoạn tìm tòi thử nghiệm khi NHNN công
bố quá nhiều LS điều hành, trong đó chưa xác định được đâu là LS chính thức hay
chủ đạo để vận hành cơ chế.

Hiện nay, NHNN sử dụng đến 5 loại LS điều hành như: LS cơ bản, LS tái
chiết khấu, LS tái cấp vốn, LS cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên NH và
cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các
NHTM, LS nghiệp vụ thị trường mở OMO. Mặc dù chức năng của mỗi loại LS là
khác nhau và được NHNN quy định ở những mức khác nhau nhưng vai trò của
chúng còn nhiều chồng chéo và phức tạp. Việc lựa chọn, sử dụng, xác định cách
tính và chức năng cơ bản của từng loại LS chưa được quy định rõ ràng. Ngoài ra,
27

các loại LS điều hành này chưa thực sự phát huy được vai trò định hướng dẫn dắt
thị trường khi mà có nhiều thời điểm LS thị trường đã vượt xa các mức LS định
hướng của NHNN.

Thứ tư, NHNN còn sử dụng quá nhiều biện pháp hành chính trong quá trình
điều hành LS nhưng lại không có những biện pháp chế tài thích hợp đã dẫn đến tình
trạng biến tướng lách luật, cạnh tranh không lành mạnh, gây mất ổn định trong hệ
thống NH. Ví dụ là những tháng đầu năm 2008, cuối năm 2010 và đầu năm 2011,
NHNN đã áp dụng những biện pháp hành chính không hiệu quả nhằm ngăn chặn
cuộc đua LS tăng cao của các NHTM, tuy nhiên gây ảnh hưởng xấu cho thị trường
tiền tệ và hệ thống NH, thậm chí còn làm cuộc đua LS ngày càng trầm trọng hơn.

Tiếp theo là bảng thống kê các văn bản pháp luật nổi bật nhất của NHNN
trong việc thực hiện chính sách tiền tệ bằng công cụ LS từ năm 2008 đến tháng
03/2015 (xem Phụ lục 4).

3.2. Sự tác động của cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước
đến chính sách lãi suất của các Ngân hàng thương mại trong khoảng thời
gian từ từ đầu năm 2008 đến cuối tháng 3/2015.

3.2.1. Tác động đến lãi suất huy động của các Ngân hàng thương mại

Năm 2008 được đánh giá là thời kỳ LS huy động VNĐ giao động rất mạnh.
Ảnh hưởng trực tiếp từ các chính sách hạn chế cung tiền của NHNN trong thời kỳ
này, các NH đã đồng loạt tăng LS để thu hút nguồn tiền gửi từ dân cư và gia tăng
tính thanh khoản; LS huy động đã có những lúc đạt đến 19,2%/năm cho kỳ hạn 13
tháng. Khi lạm phát trong nước đã được kiểm soát cùng tác động từ cuộc khủng
hoảng kinh tế toàn cầu vào nửa cuối năm 2008, lãi suất huy động dần được các
NHTM điều chỉnh giảm, phổ biến ở mức 9%-9,5%/năm cho các kỳ hạn, một số ít
NH duy trì mức 10%-10,5%/năm.

Bước sang năm 2009, làn sóng đua tăng LS huy động VNĐ ở các NHTM
chưa có dấu hiệu dừng lại do áp lực về vốn để thực hiện chính sách cho vay ưu đãi
28

của chính phủ và nhu cầu đáo hạn các khoản tiền gởi vào cuối năm. Các kỳ hạn 3
tháng, 6 tháng và 12 tháng có mức LS huy động tương ứng là 7,59%-9%/năm,
7,75%-9,5%/năm và 8,04%-9,85%/năm. Tuy nhiên, từ cuối năm 2009, do NHNN
đã áp dụng đồng bộ nhiều chính sách, kể cả các giải pháp hành chính nhằm ngăn
chặn cuộc đua LS giữa các NH, ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát, nhờ đó
mà LS dần đi vào ổn định với kỳ hạn 12 tháng là 10%/năm-10.5%/năm.

Đến tháng 12 năm 2010, LS huy động kỳ hạn 12 tháng là 13.5%-14%/năm.


Mặc dù chính sách trần LS huy động được áp dụng từ tháng 03/2011, nhưng LS huy
động vẫn tương đối cao, LS huy động chỉ thực sự hạ khi NHNN có những động thái
kiên quyết trong việc thực hiện chính sách trần LS huy động. Từ năm 2012 đến nay,
trước tình hình nền kinh tế vẫn duy trì lạm phát cao, sản xuất của các doanh nghiệp
vẫn gặp khó khăn, NHNN đã liên tục điều chỉnh giảm trần LS huy động và lần gần
đây nhất là vào ngày 18/03/2014 với mức giảm là 5,5%/năm cho kỳ hạn từ 1 tháng
đến dưới 6 tháng, LS tiền gửi kỳ hạn từ 6 tháng trở lên sẽ do các TCTD tự ấn định
trên cơ sở cung cầu vốn trên thị trường [7].

Bảng 3.2: Phạm vi biến động LS huy động qua các năm

Kỳ hạn 3 tháng Kỳ hạn 6 tháng Kỳ hạn 12 tháng


2008 9,2 – 17.8% 9,3 – 18% 9,5 – 18,6%
2009 7,59 – 9% 7,75 – 9,5% 8,04% - 9,85%
2010 11 – 11,7% 11,2 – 11,8% 11,5 – 11,9%
2011 14% 14% 13,5 – 14%
2012 8% 8% 8%
2013 5,5 – 7% 6,5 – 7,5% 8 – 9%
2014 4.9 – 5.5% 5,3% - 5,5% 6 – 6,1%
Q1/2015 4,5 – 5% 5 – 5,3% 5,3 – 5,5%
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ website NHNN (www.sbv.org.vn))

Tuy nhiên việc hạ trần LS huy động liên tục của NHNN bên cạnh việc gây
khó khăn cho các NHTM trong khâu huy động vốn do khó thu hút tiền gửi (đặc biệt
là đối với nhóm các NH có tính thanh khoản kém) còn gây ra RRLS cho các
29

NHTM, vì biến động LS theo chiều hướng giảm đã dẫn đến nguy cơ biến động thu
nhập và giá trị ròng của các NH.

3.2.2. Tác động đến lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại

Trong năm 2008, LS cho vay khá cao khoảng từ 18.5%-19%, đặc biệt từ sau
giữa năm 2008, khi NNHH điều hành LS cơ bản từ 12% lên 14%, LS cho vay đạt
mức cao nhất tới 21%/năm. Tuy nhiên, điều đáng nói là ngoài LS ghi trong hợp
đồng, các NH còn áp một số loại phí như phí thu xếp vốn, phí quản lý tín dụng, phí
tư vấn, phí hồ sơ vay vốn, phí thẩm định… với các mức từ 0,5% - 4,5% đã làm tăng
đáng kể chi phí vay vốn thực tế của khách hàng vay. Sang giai đoạn từ 2009-2011,
cùng với cơ chế LS thỏa thuận cho các khoản vay tiêu dùng và cơ chế cho vay
không vượt quá 150% LS cơ bản đối với doanh nghiệp, LS cho vay dần đi vào ổn
định và có xu hướng giảm dần, bình quân giảm từ 1%-2%/năm. LS cho vay ngắn
hạn giai đoạn này từ 14%-17%/năm, cho vay trung và dài hạn từ 16%-18%/năm. Kể
từ năm 2012, tác động từ việc NHNN liên tục giảm trần LS huy động (từ 14%-13%-
12%-11%-9%-8%/năm), các NHTM cũng điều chỉnh giảm LS cho vay tương ứng.
Đồng thời, với quy định về mức trần LS cho vay áp dụng đối với 4 lĩnh vực ưu tiên
gồm: các khoản vay nhằm đáp ứng các nhu cầu vốn phục vụ lĩnh vực nông nghiệp,
nông thôn; thực hiện phương án, dự án sản xuất – kinh doanh hàng xuất khẩu; phục
vụ sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa; phát triển ngành công
nghiệp hỗ trợ. Mức trần LS cho vay ngắn hạn đã giảm dần từ 15%-14%-13%-
12%/năm đến cuối năm 2012. Tình hình tương tự diễn biến trong năm 2013, khi
NHNN tiếp tục giảm dần LS cho vay ngắn hạn tối đa đối những lĩnh vực ưu tiên từ
11%-9%/năm. Tiếp sau đó là từ năm 2014 đến nay, mức LS cho vay ngắn hạn tối đa
đối những lĩnh vực ưu tiên đã giảm còn 7%/năm. [8]

LS cho vay giảm là tín hiệu đáng mừng cho nền kinh tế trong việc hỗ trợ sản
xuất kinh doanh. Tuy nhiên, việc phải cho vay với LS thấp đã khiến các NHTM
phải đối mặt với áp lực giảm lợi nhuận, cũng như gia tăng rủi ro LS trong cho vay
khi LS cho vay được thả nổi theo thị trường. Mặc dù vậy, điều đáng mừng là tỷ lệ
30

vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn của các NHTM đã có những biến chuyển tích
cực. Mặc dù tỷ lệ này được quy định không vượt quá 40% đối với NHTM, nhưng
các NHTM điều không tiệm cận mức này, chỉ dao động trong khoảng 20%. Tỷ lệ
này càng thấp, các NHTM càng ngừa được rủi ro biến động LS.

Bảng 3.3: Phạm vi biến động LS cho vay qua các năm

Cho vay ngắn hạn Cho vay trung, dài hạn


2008 15,8 – 19% 16,5 – 21%
2009 8 – 11,5% 9 – 12%
2010 13 – 14% 13,5 – 16%
2011 17 – 21% 22 – 25%
2012 8 – 12% 12 – 19,5%
2013 8 – 11,5% 11,5 – 13%
2014 7 – 10% 11 – 12,5%
Q1/2015 7 – 10% 11 – 12,5%
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ website NHNN (www.sbv.org.vn))

3.3. Thực trạng công tác quản trị rủi ro lãi suất đang thực hiện tại các
Ngân hàng thương mại Việt Nam.

Trước tình hình biến động LS như trên, các NHTM Việt Nam đã có sự quan tâm
đến công tác quản trị rủi ro và thực hiện tốt ở các mặt sau:

(i) Tuân thủ chặt chẽ những quy định về LS huy động, LS cho vay theo
quy định của NHNN. Mặt khác, các NH luôn chú trọng điều chỉnh LS
đầu vào, đầu ra một cách hợp lý theo sự biến động của thị trường.
Song song đó, các NH cũng thực hiện cơ chế LS linh hoạt, kết hợp với
các kỳ hạn đa dạng như các kỳ hạn ngắn dưới 1 tháng, 2 tháng…
(ii) Các NH đều thành lập Ủy ban chuyên trách về quản trị rủi ro cho toàn
hệ thống. Chức năng hoạt động của Ủy ban quản lý rủi ro giúp cho
Hội đồng quản trị và Ban điều hành cân nhắc rủi ro trước khi đưa ra
những quyết định mang tính chiến lược, đồng thời đưa ra những chiến
lực, kế hoạch cụ thể để ứng phó với RRLS. Quy trình quản trị RRLS
31

đã được NH thực hiện đồng bộ với các quy trình quản trị rủi ro khác:
quản trị rủi ro tín dụng, quản trị RRLS, quản trị rủi ro thanh khoản,
quản trị rủi ro tỷ giá, quản trị rủi ro tác nghiệp.
(iii) Trong những năm qua, các NH đã không ngừng đầu tư trang thiết bị,
các phần mềm tin học hiện đại, chuyên nghiệp phục vụ cho phòng
Quản lý - Nguồn vốn, phòng Quản lý rủi ro – nơi quản lý rủi ro LS
của các NH – cũng như các đơn vị hỗ trợ khác như Trung tâm điện
toán, phòng Kinh doanh đầu tư, phòng Quản lý & Khai thác tài sản…
(iv) Công tác quản trị tài sản Có - Nợ (ALM) của các NH không ngừng
được chú trọng. Đó là việc quản lý toàn bộ bảng cân đối kế toán của
NHTM như một hệ thống năng động của các bộ phận tài sản và nguồn
vốn và các giao dịch NH. Kết quả là đa phần các NH luôn duy trì cho
mình một cơ cấu hợp lý giữa Tài sản nhạy lãi và Nợ nhạy lãi. Hiện
nay, việc hạch toán, quản lý rủi ro LS được thực hiện theo biểu mẫu
báo cáo do NHNN Việt Nam ban hành cùng với Quyết định số
16/2007/QĐ-NHNN.
(v) Những chuẩn mực quốc tế ngày càng được nhiều NH nghiên cứu và
đưa vào áp dụng trong hoạt động của mình nhằm quản lý tốt nhất
RRLS có thể xảy ra, đáp ứng tốt những yêu cầu của quá trình hội nhập
thị trường tài chính quốc tế.
(vi) Các NH đều thực hiện tốt đa dạng hóa các sản phẩm cho vay, huy
động, các dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Trong đó, việc gia tăng tỷ
trọng nguồn thu từ các dịch vụ NH được chú trọng để giảm thiểu tác
động của RRLS tới hoạt động kinh doanh của NH.

Tuy nhiên, công tác quản trị RRLS nói riêng cũng như hệ thống quản trị rủi
ro nói chung của các NHTM Việt Nam mới chỉ được hình thành trong thời gian gần
đây. Vì thế đã phát sinh nhiều hạn chế, trong đó đặc biệt là:
32

(i) Nhận thức về RRLS của NH mới chỉ dừng lại ở việc nhận biết có rủi
ro khi LS thị trường thay đổi mà chưa thể đo lường, đánh giá cụ thể
mức độ rủi ro cũng như hướng biến động của LS có thể gây thiệt hại
cho NH. Biện pháp đo lường rủi ro LS mà NH đang áp dụng thuộc về
nội dung của mô hình Tái định giá, vốn vẫn còn nhiều hạn chế như đã
phân tích ở Chương 2.
(ii) Về phòng ngừa RRLS, NH chưa có những biện pháp tích cực để duy
trì sự cân xứng về kỳ hạn của tài sản và nguồn vốn, cũng như xác định
một danh mục Tài sản – Nợ hợp lý để tối thiểu hóa RRLS.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 phân tích về thực trạng quản trị RRLS của các NHTM trước tình
hình biến động của LS trên thị trường thời gian qua cũng như sự tác động của các
chính sách LS đến hoạt động của các NHTM. Hơn thế nữa, từ những hạn chế đã nêu
trong công tác quản trị RRLS hiện nay, đề tài sẽ tiến hành thực hiện ứng dụng cụ
thể mô hình Chênh lệch thời lượng trong đo lường và phòng ngừa RRLS tại các
NHTM Việt Nam.
33

CHƯƠNG 4:
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CHÊNH LỆCH THỜI LƯỢNG
TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI CÁC NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

4.1. Ứng dụng mô hình Chênh lệch thời lượng để đo lường và phòng
ngừa rủi ro lãi suất tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Như đã trình bày ở Chương 2 và Chương 3, việc ứng dụng các mô hình Kỳ
hạn đến hạn trung bình và Định giá lại không thể đánh giá toàn diện tác động rủi ro
LS đến các NHTM. Do đó, qua phần này, chúng ta sẽ có cái nhìn rõ hơn về việc mô
hình Chênh lệch thời lượng được sử dụng như thế nào để quản trị RRLS tại các
NHTM Việt Nam.

4.1.1. Đo lường rủi ro lãi suất theo mô hình Chênh lệch thời lượng

4.1.1.1. Quy trình xây dựng và cách thức đo lường rủi ro lãi suất theo mô
hình nghiên cứu

Bài nghiên cứu sẽ sử dụng phần mềm tính toán Excel để xử lý số liệu và đo
lường RRLS. Như đã phân tích trong Chương 1, thời lượng trung bình cho chúng ta
biết độ nhạy cảm của LS với giá trị thị trường của Tài sản, Nợ và VCSH.

Trước khi áp dụng mô hình, các giả định sau được đặt ra:

Các phân tích cho rằng sẽ không có chi phí trả trước, hoặc rút tiền sớm.
Tất cả các chứng khoán thực hiện thanh toán lãi hàng năm bằng với lãi kép
hàng năm.
Thời lượng của Tiền mặt là bằng 0 bởi vì tiền không thay đổi giá trị trong khi
LS thay đổi.
Tại thời điểm ban đầu, đối với từng danh mục trong bảng cân đối, các LS
danh nghĩa là tương đương với LS thị trường.
34

Mức thay đổi LS thị trường được giả sử là nằm trong khoảng từ -5% đến
+5%, tức là khi LS thị trường giảm từ -1% đến -5% hoặc tăng từ +1% đến
+5% thì vốn tự có của NH thay đổi như thế nào.

Để áp dụng mô hình Chênh lệch thời lượng trong việc đo lường RRLS, ta
cần thực hiện các bước sau:

Trước hết, ta cần tính thời lượng của từng khoản mục Tài sản, khoản mục Nợ
(dựa theo công thức Maculay, đã trình bày tại Chương 1).
Tiếp đến xác định thời lượng của toàn danh mục Tài sản (DA), danh mục Nợ
(DL); tạo điều kiện cho việc đánh giá sự thay đổi giá trị ròng của NH trước
biến động LS.Trong danh mục Tài sản, danh mục Nợ; những khoản mục
không chịu lãi hoặc có dòng tiền không cố định trong tương lai sẽ được bỏ
qua khi tính thời lượng. Bản chất các phép đo Duration được áp dụng cho các
tài sản tài chính có dòng tiền cố định (biết trước) trong tương lai. Vì thế, việc
bỏ qua những khoản mục này không làm giảm đi tính chính xác của mô hình.
Mặt khác, các khoản mục còn lại trong danh mục Tài sản, danh mục Nợ
tương xứng với nhau về đặc điểm nên khi áp dụng mô hình Thời lượng sẽ
phản ánh trung thực về rủi ro LS của NH. Những khoản mục sẽ được bỏ qua
đó là:

+ Tài sản: Tiền mặt, vàng bạc, đá quý (không chịu lãi); Chứng khoán
kinh doanh (gồm chứng khoán nợ, chứng khoán vốn hoặc chứng khoán
khác); Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán (không thuộc loại chứng
khoán mua vào bán ra thường xuyên nhưng có thể bán bất cứ lúc nào xét
thấy có lợi); Góp vốn, đầu tư dài hạn (không có thời gian và thu nhập xác
định); Tài sản cố định, Tài sản khác (không chịu lãi).

+ Nợ: Tiền gửi không kỳ hạn; Các khoản Nợ khác (không chịu lãi).

Tỷ lệ chiết khấu để tính thời lượng của danh mục Tài sản và Nợ là tỷ lệ thu
nhập khi đáo hạn (YTM) của mỗi công cụ tài chính. Để tạo thuận lợi trong
35

quá trình tính toán, chúng ta giả định YTM bằng chính LS danh nghĩa của tài
sản đó. Trên thực tế, NH có thể chọn YTM theo cách tính ước tính riêng của
mình.
Cuối cùng, dựa trên thời lượng trung bình của toàn danh mục, chúng ta tính
được chênh lệch thời lượng (DGAP) của toàn bộ Tài sản và Nợ của NH theo
công thức 2.12.

4.1.1.2. Chọn mẫu

Số liệu sử dụng trong nghiên cứu này được thu thập từ nguồn dữ liệu có sẵn
của các NHTM, chủ yếu là các báo cáo tài chính được công bố. Mẫu được chọn sẽ
gồm 15 NH và phân loại theo 3 nhóm dựa trên mức vốn điều lệ tại thời điểm
31/12/2014. Vì quy mô hoạt động của NH (thể hiện bằng mức vốn điều lệ) ảnh
hưởng đến quy mô tổng tài sản của NH và có ảnh hưởng trực tiếp đến độ lớn của
khe hở nhạy cảm LS. Việc phân loại dựa trên vốn điều lệ sẽ giúp cho việc phân tích
rủi ro LS của các NH trở nên chi tiết hơn.

Nhóm 1 gồm các NH có vốn điều lệ dưới 5.000 tỷ đồng:

Vốn điều lệ
Tên viết tắt được sử dụng trong
Tên đầy đủ 31/12/2014
bài nghiên cứu
(tỷ đồng)
NH TMCP Quốc tế Việt Nam 4.250 VIB
NH TMCP An Bình 4.798 AB Bank
NH TMCP Xăng dầu Petrolimex 3.000 PG Bank
NH TMCP Kiên Long 3.000 Kien Long Bank
Nhóm 2 gồm các NH có vốn điều lệ từ 5.000 tỷ đến dưới 10.000 tỷ đồng.

Vốn điều lệ
Tên viết tắt được sử dụng trong
Tên đầy đủ 31/12/2014
bài nghiên cứu
(tỷ đồng)
NH TMCP Á Châu 9.377 ACB
NH TMCP Kỹ thương Việt Nam 8.878 Techcombank
NH TMCP Phát triển Thành phố 8.100 HD Bank
Hồ Chí Minh
36

NH TMCP Việt Nam Thịnh 6.347 VP Bank


Vượng
NH TMCP Sài Gòn - Hà Nội 8.866 SHB
Nhóm 3 gồm các NH có vốn điều lệ từ 10.000 tỷ đồng trở lên.

Vốn điều lệ
Tên viết tắt được sử dụng trong
Tên đầy đủ 31/12/2014
bài nghiên cứu
(tỷ đồng
NH TMCP Công thương Việt Nam 37.234 Vietinbank
NH TMCP Đầu tư và Phát triển 28.112 BIDV
Việt Nam
NH TMCP Ngoại thương Việt 26.650 Vietcombank
Nam
NH TMCP Sài Gòn Thương Tín 12.425 Sacombank
NH TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt 12.355 Eximbank
Nam
NH TMCP Quân đội 11.594 MB Bank
Giới thiệu sơ lược về các NHTM được chọn:

Tên NH Thông tin sơ lược


VIB - Được thành lập ngày 18/09/1996.
- Kết quả hoạt động năm 2014: Doanh thu thuần đạt 3.470 tỷ, tăng
38% so với năm 2013. Tăng trưởng tín dụng đạt 43.704 tỉ, tăng 15%
so với năm 2013. Lợi nhuận trước thuế 648 tỷ.
- Đến ngày 15/06/2015, sau 19 năm hoạt động, VIB đã trở thành một
trong những ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam với tổng tài sản đạt
gần 80.000 tỷ đồng, vốn điều lệ 4.250 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt gần
8.200 tỷ đồng. VIB hiện có gần 4.000 cán bộ nhân viên phục vụ khách
hàng tại gần 160 chi nhánh và phòng giao dịch tại trên 27 tỉnh/thành
trong cả nước.
AB Bank - Được thành lập vào ngày 13/05/1993.
- Mạng lưới hoạt động trên 146 điểm giao dịch, phục vụ hơn 450.000
khách hàng cá nhân và gần 18.500 khách hàng doanh nghiệp tại 29
tỉnh thành trên toàn quốc.
- Tính đến hết tháng 12/2014, tổng tài sản đạt 67.465 tỷ đồng, tăng
17% so với năm 2013. Huy động vốn đạt 60.911 tỷ đồng, tăng 20% so
với năm 2013. Cho vay đạt 42.633 tỷ đồng, tăng 14% so với năm
2013. Lợi nhuận trước thuế cả năm 2014 đạt trên 151 tỷ đồng.
37

PG Bank - Được thành lập ngày 13/11/1993.


- PG Bank có tổng số 81 chi nhánh và phòng giao dịch tại các tỉnh và
thành phố lớn trên toàn quốc với gần 1.500 nhân viên.
- Tính đến 31/12/2014, tổng vốn huy động đạt 22.050 tỷ đồng, tăng
3% so với năm 2013. Dư nợ đạt 14.579 tỷ đồng, tăng 5% so với năm
trước. Tổng tài sản tính đạt 25.779 tỷ đồng tăng 8% so với năm 2013.
Lợi nhuận trước thuế năm 2014 đạt 168 tỷ.
Kien Long - Được thành lập ngày 18/09/1965.
Bank - Hiện có 103 điểm giao dịch, trong đó gồm 27 chi nhánh và 76 phòng
giao dịch, có mặt tại 26 tỉnh, thành.
- Tính đến 31/12/2014, tổng tài sản đạt 23.104 tỷ đồng (tăng 8% so
với năm 2013); vốn huy động đạt 16.571 tỷ đồng (tăng 25% so với
năm 2013); dư nợ đạt 13.526 tỷ đồng (tăng 12% so với năm 2013); lợi
nhuận trước thuế đạt 233,71 tỷ đồng.
ACB - Được thành lập 19/05/1993.
- ACB có 346 chi nhánh và phòng giao dịch đang hoạt động tại 47
tỉnh thành trong cả nước với tổng số nhân viên 9.296 người.
- Năm 2014, ACB có kết quả kinh doanh khả quan với tổng tài sản ở
mức 176.610 tỷ đồng; tổng quy mô huy động tiền gửi khách hàng đạt
154.614 tỷ đồng; dư nợ tín dụng đạt 116.324 tỷ đồng. Lợi nhuận trước
thuế 1.215 tỷ đồng tăng 17% so với 2013.
Techcombank - Được thành lập vào ngày 27/9/1993.
- Hiện có 315 chi nhánh với hơn 7.000 nhân viên và hơn 3,3 triệu
khách hàng các nhân và 45.368 khách hàng doanh nghiệp.
- Tổng tài sản tại thời điểm 31/12/2014 tăng 11%, đạt 175.915 tỷ
đồng. Dư nợ cho đạt 80.308 tỷ đồng, tăng 14% so với cuối năm 2013.
Huy động vốn tăng 10% và đạt 131.438 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế
năm 2014 đạt 1.417 tỷ đồng, tăng 61% so với năm 2013.
HD Bank - Được thành lập vào ngày 04/01/1990.
- Hiện có hơn 220 điểm giao dịch ngân hàng với đội ngũ nhân viên
hơn 6.000 người.
- Tính đến 31/12/2014, tổng tài sản đạt 100.000 tỷ đồng, tăng 15% so
với 2013. Huy động vốn đạt hơn 88.600 tỷ với mức tăng 16%; dư nợ
cho vay đạt hơn 54.000 tỷ đồng, tăng 10% so với cuối năm 2013. Lợi
nhuận trước thuế đạt 700 tỷ đồng.
VP Bank - Được thành lập ngày 12/8/1993.
- Hiện có 208 điểm giao dịch, với đội ngũ trên 12.400 cán bộ nhân
38

viên.
- Tính đến 31/12/2014, tổng tài sản đạt 163.241 tỷ đồng, tăng 35% so
với cuối năm 2013. Lợi nhuận trước thuế đạt 1.609 tỷ đồng tăng 19%
so với năm 2013.
SHB - Được thành lập ngày 13/11/1993.
- Hiện có hơn 2 triệu khách hàng tổ chức và cá nhân, trên 5.000 cán bộ
nhân viên toàn hệ thống, mạng lưới kinh doanh rộng lớn với gần 400
chi nhánh và phòng giao dịch trải dài trên cả nước và 03 chi nhánh tại
Lào, Campuchia.
- Tính đến 31/12/2014 tổng tài sản đạt 169.300 tỷ đồng tăng 18% so
với cnăm 2013. Lợi nhuận trước thuế đạt 1.022 tỷ đồng.
Vietinbank - Được thành lập năm 1988.
- Hiện có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 01 Sở giao dịch,
151 chi nhánh và trên 1000 phòng giao dịch/ quỹ tiết kiệm.
- Tính đến 31/12/2014, tổng tài sản đạt 660.000 tỷ đồng, tăng 15% so
với năm 2013. Dư nợ cho vay đạt 440.000 tỷ đồng, tăng 17% so với
năm 2013. Nguồn vốn huy động là 596.000 tỷ đồng, tăng trưởng 16%
so với năm 2013. Lợi nhuận trước thuế 7.300 tỷ đồng.
BIDV - Được thành lập ngày 26/4/1957.
- Mạng lưới hoạt động gồm 180 chi nhánh, 798 phòng giao dịch,
1.822 máy ATM, 15.962 điểm giao dịch POS tại 63 tỉnh/thành phố
trên toàn quốc.
- Tính đến 31/12/2014, tổng tài sản đạt 655.000 tỷ đồng, tăng trưởng
18%. Dư nợ tín dụng đạt 460.000 tỷ đồng, tăng trưởng 19%. Huy
động vốn đạt 502.000 tỷ đồng, tăng trưởng 20%. Lợi nhuận trước thuế
đạt trên 6.065 tỷ, tăng trưởng 20% so với năm 2013.
Vietcombank - Được thành lập ngày 30/10/1962.
- Hiện có hơn 14.000 cán bộ nhân viên, với hơn 400 Chi nhánh/Phòng
Giao dịch/Văn phòng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nước.
- Tính đến 31/12/2014, tổng dư nợ cho vay khách hàng đạt 323.332 tỷ
đồng, tăng 18% so với cuối năm 2013. Tổng tài sản đạt 574.260 tỷ.
Lợi nhuận trước thuế đạt 5.875 tỷ đồng.
Sacombank - Được thành lập ngày 21/12/1991.
- Hiện có nguồn nhân lực trên 15.600 cán bộ nhân viên; mạng lưới
hoạt động 563 điểm giao dịch, gồm 552 chi nhánh, phòng giao dịch tại
48 tỉnh thành Việt Nam và 2 ngân hàng con cùng 9 chi nhánh trực
thuộc tại Lào, Campuchia.
39

- Tính đến 31/12/2014, tổng tài sản đạt 188.678 tỷ đồng, tăng 18% so
với năm 2013. Nguồn vốn huy động đạt 167.898 tỷ đồng, tăng 19%.
Dư nợ tín dụng đạt 130.511 tỷ đồng, tăng 18%. Lợi nhuận trước thuế
2.851 tỷ đồng, tăng 1% so với năm 2013.
Eximbank - Được thành lập vào ngày 24/05/1989.
- Hiện có 207 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc.
- Tính đến 31/12/2014, tổng tài sản 161.000 tỷ đồng, giảm hơn 5% so
với năm 2013. Huy động vốn tăng 22,7% đạt hơn 101.000 tỷ đồng; tín
dụng tăng trưởng 10,7% đạt gần 98.000 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế
cả năm chỉ đạt vỏn vẹn 69 tỷ đồng.
MB Bank - Được thành lập vào năm 1994.
- Hiện có 217 chi nhánh và hơn 2 triệu khách hàng.
- Tính đến 31/12/2014, tổng tài sản đạt 200.489 tỷ đồng, tăng 11% so
với năm trước. Tăng trưởng tín dụng đạt 15%, huy động vốn tăng
23%. Lợi nhuận trước thuế 3.174 tỷ đồng.
4.1.1.3. Thống kê mô tả dữ liệu

Bài nghiên cứu tiến hành quy trình tính toán và xử lý dữ liệu là các báo cáo
tài chính kiểm toán của các NHTM tại thời điểm 31/12/2014 và bảng tổng kết chênh
lệch thời lượng của mẫu các NHTM được chọn như sau:
40

NHTM Thời lượng trung Thời lượng trung Tổng Tài Tổng Nợ (L) K= DGAP
bình của Tài sản bình của Nợ sản (A) (tỷ đồng) L/A
(DA) (năm) (DL) (năm) (tỷ đồng)
Nhóm 1 (Vốn VIB 1,41 1,14 82.090 72.161 0,88 0,4049
điều lệ < 5.000 AB Bank 1,57 1,13 68.103 61.749 0,91 0,5452
tỷ đồng PG Bank 1,84 1,18 26.170 22.440 0,86 0,8306
Kien Long Bank 2,07 1,78 23.287 19.740 0,85 0,5571
Nhóm 2 (Vốn ACB 2,26 1,63 182.895 167.213 0,91 0,7754
điều lệ >= Techcombank 1,44 1,58 178.588 160.916 0,90 0,0109
5.000 tỷ đồng HD Bank 1,40 1,68 100.240 90.326 0,90 (0,1129)
và < 10.000 tỷ VP Bank 1,66 2,04 161.854 153.737 0,95 (0,2741)
đồng SHB 2,20 1,64 170.547 158.553 0,93 0,6732
Nhóm 3 (Vốn Vietinbank 1,01 1,82 666.219 605.826 0,91 (0,6447)
điều lệ >= BIDV 1,89 2,06 658.997 616.734 0,94 (0,0415)
10.000 tỷ Vietcombank 1,27 1,75 584.369 533.490 0,91 (0,3257)
đồng) Sacombank 2,15 1,60 192.051 171.739 0,89 0,7222
Eximbank 1,99 1,55 162.502 147.026 0,90 0,5858
MB Bank 1,44 2,26 204.142 183.341 0,90 (0,5953)
Bảng 4.1: Chênh lệch thời lượng (DGAP) của các NHTM

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả)


41

Việc tính toán được DGAP như trên còn giúp xác định giá trị thị trường
VCSH của NH sẽ tăng lên hay giảm xuống nếu LS thay đổi. Với giả định thay đổi
LS từ khoảng -5% đến +5% và LS ban đầu là 10%, dựa theo công thức 2.11, ta tính
được mức thay đổi VCSH của các NHTM theo mức thay đổi LS (số liệu tính toán
chi tiết xem Phụ Lục 5).

Dưới đây là biểu đồ thể hiện mức thay đổi VCSH của 3 nhóm NHTM:

Biểu đồ 4.1: Mức thay đổi VCSH của các NH có vốn điều lệ dưới 5.000 tỷ đồng theo
mức thay đổi LS

2,000,000

1,500,000

1,000,000

500,000

-
-5% -4% -3% -2% -1% 0% 1% 2% 3% 4% 5%
(500,000)

(1,000,000)

(1,500,000)

(2,000,000)

VIB AB Bank PG Bank KIEN LONG

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả)

Biểu đồ 4.1 cho thấy, mức thay đổi VCSH của nhóm NH có vốn điều lệ dưới
5.000 tỷ đồng luôn ngược chiều với sự thay đổi LS. Khi LS tăng thì VCSH thay đổi
theo chiều hướng giảm và ngược lại. Theo đó, AB Bank có mức thay đổi VCSH
theo mức thay đổi LS lớn nhất trong nhóm NH này. Nguyên nhân bao gồm 2 yếu tố:
quy mô tổng TS và mức chênh lệch thời lượng (DGAP) càng lớn thì ảnh hưởng của
RRLS càng nhiều.
42

Biểu đồ 4.2: Mức thay đổi VCSH của các NH có vốn điều lệ từ 5.000 tỷ đồng đến dưới
10.000 tỷ đồng theo mức thay đổi LS

8,000,000

6,000,000

4,000,000

2,000,000

-
-5% -4% -3% -2% -1% 0% 1% 2% 3% 4% 5%
(2,000,000)

(4,000,000)

(6,000,000)

(8,000,000)

ACB TCB HD Bank VPBank SHB

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả)

Đối với nhóm NH có vốn điều lệ từ 5.000 tỷ đồng đến dưới 10.000 tỷ đồng,
biểu đồ trên thể hiện cả 2 chiều hướng biến động: sự thay đổi VCSH cùng chiều với
sự thay đổi LS (VP Bank, HD Bank) và ngược chiều với sự thay đổi LS (ACB,
SHB). Đặc biệt, đối với Techcombank, gần như không có sự ảnh hưởng của thay
đổi LS đối với thay đổi VCSH (do chênh lệch thời lượng gần bằng 0). Ngoài ra,
trong nhóm NH này, ACB chịu ảnh hưởng từ sự thay đổi LS lớn nhất do quy mô
tổng TS và mức chênh lệch thời lượng (DGAP) khá lớn. Tuy nhiên, một điều lưu ý
rằng, các NH trong nhóm này đều có mức chênh lệch thời lượng thấp hơn so với
các NH trong các nhóm khác (điển hình như Techcombank). Mức chênh lệch này
càng ít thì tiềm ẩn RRLS càng thấp.
43

Biểu đồ 4.3: Mức thay đổi VCSH của các NH có vốn điều lệ từ 10.000 tỷ đồng trở lên
theo mức thay đổi LS

25,000,000

20,000,000

15,000,000

10,000,000

5,000,000

-
-5% -4% -3% -2% -1% 0% 1% 2% 3% 4% 5%
(5,000,000)

(10,000,000)

(15,000,000)

(20,000,000)

(25,000,000)

VIETINBANK BIDV VCB SACOMBANK EIB MBB

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả)

Đối với nhóm NH có vốn điều lệ từ 10.000 tỷ đồng trở lên, biểu đồ trên cũng
thể hiện cả 2 chiều hướng biến động: sự thay đổi VCSH cùng chiều với sự thay đổi
LS (Vietinbank, Vietcombank, MB Bank, BIDV) và ngược chiều với sự thay đổi
LS (Eximbank, Sacombank). Trong nhóm NH này, BIDV ít chịu ảnh hưởng nhất từ
sự thay đổi LS, nhưng ngược lại Vietinbank lại là NH có mức thay đổi VCSH nhiều
nhất từ sự thay đổi LS (do quy mô tổng TS và chênh lệch thời lượng lớn).

4.1.1.4. Kết quả nghiên cứu


44

Bảng 4.2: Đánh giá mức độ RRLS hiện tại của các NHTM dựa vào chênh lệch thời lượng
NHTM Chênh lệch LS tăng LS giảm Mức độ Sự thay đổi giá trị Tính
thời lượng rủi ro thị trường của điểm
(DGAP) LS1 VCSH theo thời
LS tăng LS giảm lượng
VIB 0,4049 Rủi ro Rủi ro Nhiều Giảm Tăng 10
tăng giảm
AB Bank 0,5452 Rủi ro Rủi ro Nhiều Giảm Tăng 9
Nhóm 1 (Vốn
tăng giảm
điều lệ < 5.000
PG Bank 0,8306 Rủi ro Rủi ro Nhiều Giảm Tăng 1
tỷ đồng)
tăng giảm
Kien Long Bank 0,5571 Rủi ro Rủi ro Nhiều Giảm Tăng 8
tăng giảm
ACB 0,7754 Rủi ro Rủi ro Nhiều Giảm Tăng 2
tăng giảm
Techcombank 0,0109 Rủi ro Rủi ro Ít Giảm Tăng 15
Nhóm 2 (Vốn
tăng giảm
điều lệ >= 5.000
HD Bank (0,1129) Rủi ro Rủi ro Ít Tăng Giảm 13
tỷ đồng và <
giảm tăng
10.000 tỷ đồng)
VP Bank (0,2741) Rủi ro Rủi ro Ít Tăng Giảm 12
giảm tăng
SHB 0,6732 Rủi ro Rủi ro Nhiều Giảm Tăng 4

1
Mức độ rủi ro LS ít hay nhiều dựa trên mức chênh lệch thời lượng và được xác định “Ít” trong phạm vi nhóm 5 NH chịu ảnh hưởng của rủi ro LS thấp nhất và
“Nhiều” cho các NH còn lại.
45

tăng giảm
Vietinbank (0,6447) Rủi ro Rủi ro Nhiều Tăng Giảm 5
giảm tăng
BIDV (0,0415) Rủi ro Rủi ro Ít Tăng Giảm 14
giảm tăng
Vietcombank (0,3257) Rủi ro Rủi ro Ít Tăng Giảm 11
Nhóm 3 (Vốn
giảm tăng
điều lệ >=
Sacombank 0,7222 Rủi ro Rủi ro Nhiều Giảm Tăng 3
10.000 tỷ đồng)
tăng giảm
Eximbank 0,5858 Rủi ro Rủi ro Nhiều Giảm Tăng 7
tăng giảm
MB Bank (0,5953) Rủi ro Rủi ro Nhiều Tăng Giảm 6
giảm tăng
46

Theo bảng tóm tắt 4.2 ở trên:


Các NH có chênh lệch thời lượng (DGAP) > 0: khi LS thị trường tăng, mức
tăng của LS đầu vào sẽ nhanh hơn mức tăng của LS đầu ra, làm giảm lợi nhuận của
NH, có nghĩa là các NH chịu ảnh hưởng của rủi ro LS, và ngược lại khi LS thị
trường giảm. Theo bảng tóm tắt trên, đó là các NH: VIB, AB Bank, PG Bank, Kien
Long Bank, ACB, Techcombank, SHB, Sacombank, Eximbank.
Các NH có chênh lệch thời lượng (DGAP) < 0: khi LS thị trường giảm, mức
giảm của LS đầu vào sẽ chậm hơn mức giảm của LS đầu ra, làm giảm lợi nhuận của
NH. Như vậy, các NH cũng bị ảnh hưởng của rủi ro LS, và ngược lại khi LS thị
trường tăng. Theo bảng tóm tắt trên, đó là các NH: HD Bank, VP Bank, Vietinbank,
MB Bank.
Chênh lệch thời lượng (DGAP) càng lớn thì rủi ro LS càng nhiều.
Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của rủi ro LS đến hoạt động của từng NH,
bài nghiên cứu thêm vào phần tính điểm với thang điểm từ 1 đến 15, NH nào có
mức chênh lệch thời lượng nhỏ nhất sẽ được 15 điểm, ngược lại NH nào có mức
chênh lệch thời lượng lớn nhất chỉ được 1 điểm. NH nào có số điểm càng cao thì
mức độ chịu ảnh hưởng của rủi ro LS càng thấp. Theo đó, nhóm 5 NH có mức độ
chịu ảnh hưởng rủi ro thấp nhất là Techcombank, BIDV, HD Bank, VP Bank và
Vietcombank. Trong đó, Techcombank được đánh giá là có hoạt động quản trị rủi
ro LS tốt nhất khi mà ảnh hưởng của rủi ro LS đối với hoạt động kinh doanh của
NH này thời gian qua rất thấp. Ngược lại, PG Bank là NH chịu ảnh hưởng nhiều
nhất của rủi ro LS trong tổng số 15 NH chọn mẫu nghiên cứu.
Nếu tính điểm các NH theo từng nhóm thì kết quả được thể hiện trong bảng
sau:
Bảng 4.3: Điểm trung bình rủi ro LS theo từng nhóm
NHTM Điểm TB Nhóm
VIB
AB Bank Nhóm 1 (Vốn điều lệ < 5.000 tỷ
7,00
PG Bank đồng)
Kien Long Bank
47

ACB
Techcombank
Nhóm 2 (Vốn điều lệ >= 5.000 tỷ
HD Bank 9,20
đồng và < 10.000 tỷ đồng)
VP Bank
SHB
Vietinbank
BIDV
Vietcombank Nhóm 3 (Vốn điều lệ >= 10.000 tỷ
7,67
Sacombank đồng)
Eximbank
MB Bank
Các NH nằm trong nhóm 2 (có vốn điều lệ từ 5.000 đến dưới 10.000 tỷ
đồng) chịu ảnh hưởng thấp nhất từ rủi ro LS, với số điểm trung bình là 9,20.
Các NH nằm trong nhóm 3 (có vốn điều lệ cao, từ 10.000 tỷ đồng trở lên)
chịu ảnh hưởng trung bình từ rủi ro LS, với số điểm trung bình là 7,67.
Các NH nằm trong nhóm 1 (có vốn điều lệ thấp, dưới 5.000 tỷ đồng) chịu
ảnh hưởng cao nhất từ rủi ro LS, với số điểm trung bình là 7,00.
4.1.2. Phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng mô hình Chênh lệch thời lượng.

Trong trường hợp không thể dự báo được chiều hướng biến động của LS, các
NH có thể duy trì chênh lệch thời lượng (DGAP) về 0 để phòng ngừa RRLS. Chiến
lược này sẽ giúp thu nhập lãi và giá trị ròng của NH không bị ảnh hưởng dù cho LS
thị trường tăng hoặc giảm. Phần dưới đây sẽ trình bày việc ứng dụng chiến lược này
bằng cách kết hợp mô hình thời lượng với mô hình Tối ưu hóa thông qua sự trợ
giúp của công cụ Solver trong Excel nhằm xác định tỷ trọng/giá trị tối ưu các khoản
mục trong danh mục Tài sản và Nguồn vốn của NH.

Quá trình thực hiện sẽ sử dụng dữ liệu được tính toán cho NHTMCP Quốc
Tế Việt Nam (VIB) như một ví dụ minh họa để phần trình bày được dễ theo dõi, cụ
thể như sau:
48

(i) Trước hết, hàm mục tiêu, các biến số ra quyết định và các điều kiện
ràng buộc cần phải được thiết lập từ Bảng tổng kết kỳ hạn hoàn vốn
trung bình của danh mục Tài sản và danh mục Nợ:

Hàm mục tiêu: DGAP = 0

Các biến ra quyết định: Giá trị các khoản mục trong danh mục Tài sản và
Nguồn vốn.

Các điều kiện ràng buộc (bên dưới là ví dụ được thực hiện cho VIB):

Tổng tỷ trọng các khoản mục trong danh mục Tài sản = 100%:

WA1 + WA2 + WA3 + WA4 + WA5 = 100%

Giới hạn dưới đối với tỷ trọng từng khoản mục trong danh mục Tài sản:

WA1, WA2, WA4, WA5 ≥ 1%

WA3 ≥ 62%2

Tổng tỷ trọng các khoản mục trong danh mục Nợ = 100%:

WL1 + WL2 + WL3 + WL4 + WL5 = 100%

Giới hạn dưới đối với tỷ trọng từng khoản mục trong danh mục Nợ:

WL1, WL3, WL4, WL5 ≥ 1%

WL2 ≥ 61%3

Tổng giá trị Tài sản = Tổng giá trị Nguồn vốn:

A1 + A2 + A3 + A4 + A5 = L1 + L2 + L3 + L4 + L5 + VCSH

VCSH >= giá trị hiện tại:

2
"Cho vay khách hàng" chiếm tỷ trọng phần lớn trong danh mục Tài sản; tùy đặc điểm từng NH mà giới hạn
dưới đối với khoản mục này có thể khác nhau.
3
"Tiền gửi của khách hàng" chiếm tỷ trọng phần lớn trong danh mục Nợ; tùy đặc điểm từng NH mà giới hạn
dưới đối với khoản mục này có thể khác nhau.
49

VCSH ≥ 9.929.279 (triệu đồng)4

Các bước thực hiện qua công cụ Solver trong Excel được trình bày cụ thể tại
Phụ Lục 6.

(ii) Dựa trên kết quả tham khảo do Solver đề xuất, ta sẽ lập bảng cân đối
kế toán của NH và quyết định danh mục điều chỉnh để có DGAP = 0.
Kết quả tối ưu có được khi ta cố định thời lượng của các khoản mục.

Thực hiện các bước trên tương tự cho các NH còn lại, ta có bảng tổng kết cơ
cấu tối ưu các khoản mục trong danh mục Tài sản và Nguồn vốn của mẫu
các NHTM được chọn như sau:

4
Ràng buộc này xuất phát từ đặc điểm các NH thường có xu hướng gia tăng vốn điều lệ, mở rộng hoạt động
theo thời gian.
50

Bảng 4.4: Kết quả cơ cấu tối ưu các khoản mục trong danh mục Tài sản và Nguồn vốn của các NHTM có vốn điều lệ dưới
5.000 tỷ đồng

Nhóm 1

VIB AB BANK PG BANK KIEN LONG BANK


Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng
Đơn vị: Triệu đồng Giá trị tối ưu tối ưu Giá trị tối ưu tối ưu Giá trị tối ưu tối ưu Giá trị tối ưu tối ưu
TÀI SẢN
TIỀN GỬI TẠI NHNN (A1) 871.320 1% 1.430.119 2% 293.438 1% 696.332 2%
TIỀN GỬI TẠI VÀ CHO VAY CÁC TCTD KHÁC (A2) 871.320 1% 20.034.914 31% 293.438 1% 3.665.933 9%
CHO VAY KHÁCH HÀNG (A3) 60.054.343 69% 23.978.985 37% 16.725.950 57% 21.400.952 55%
CHỨNG KHOÁN ĐẦU TƯ GIỮ CHO ĐẾN NGÀY
ĐÁO HẠN (A4) 871.320 1% 1.335.736 2% 293.438 1% 389.108 1%

CÁC KHOẢN MỤC KHÔNG XÉT THỜI LƯỢNG (A5) 24.463.663 28% 18.366.040 28% 11.737.509 40% 12.758.496 33%

TỔNG TÀI SẢN 87.131.965 100% 65.145.794 100% 29.343.772 100% 38.910.821 100%

NGUỒN VỐN
TIỀN GỬI VÀ VAY TỪ CÁC TCTD KHÁC (L1) 871.320 1% 6.562.143 10% 293.438 1% 667.931 2%
TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG (L2) 53.150.498 61% 46.086.821 71% 18.193.139 62% 33.468.041 86%
VỐN TÀI TRỢ, ỦY THÁC ĐẦU TƯ (L3) 20.974.852 24% 4.292.520 7% 6.395.003 22% 419.430 1%
PHÁT HÀNH GIẤY TỜ CÓ GIÁ (L4) 1.334.696 2% 659.124 1% 438.900 1% 419.430 1%
CÁC KHOẢN MỤC KHÔNG XÉT THỜI LƯỢNG (L5) 871.320 1% 1.191.730 2% 293.438 1% 389.108 1%
TỔNG NỢ 77.202.686 0% 58.792.339 90% 25.613.917 87% 35.363.941 91%
VCSH 9.929.279 11% 6.353.455 10% 3.729.855 13% 3.546.880 9%

TỔNG NGUỒN VỐN 87.131.965 100% 65.145.794 100% 29.343.772 100% 38.910.821 100%

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả)


51

Bảng 4.5: Kết quả cơ cấu tối ưu các khoản mục trong danh mục Tài sản và Nguồn vốn của các NHTM có vốn điều
lệ từ 5.000 tỷ đồng đến dưới 10.000 tỷ đồng

Nhóm 2

ACB TECHCOMBANK HD BANK VP BANK SHB


Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng
Đơn vị: Triệu đồng Giá trị tối ưu tối ưu Giá trị tối ưu tối ưu Giá trị tối ưu tối ưu Giá trị tối ưu tối ưu Giá trị tối ưu tối ưu
TÀI SẢN
TIỀN GỬI TẠI NHNN (A1) 2.979.503 2% 12.888.881 7% 1.348.389 1% 6.255.597 4% 3.618.373 2%
TIỀN GỬI TẠI VÀ CHO VAY CÁC TCTD KHÁC (A2) 1.456.779 1% 1.854.480 1% 1.348.389 1% 14.051.771 8% 1.944.528 1%
CHO VAY KHÁCH HÀNG (A3) 90.320.298 62% 102.039.912 55% 88.961.868 66% 79.590.655 47% 110.838.121 57%
CHỨNG KHOÁN ĐẦU TƯ GIỮ CHO ĐẾN NGÀY
ĐÁO HẠN (A4) 1.456.779 1% 1.854.480 1% 1.348.389 1% 5.737.491 3% 1.944.528 1%

CÁC KHOẢN MỤC KHÔNG XÉT THỜI LƯỢNG (A5) 49.464.541 34% 66.810.210 36% 41.831.850 31% 64.014.757 38% 76.107.293 39%

TỔNG TÀI SẢN 145.677.900 100% 185.447.962 100% 134.838.885 100% 169.650.270 100% 194.452.844 100%

NGUỒN VỐN
TIỀN GỬI VÀ VAY TỪ CÁC TCTD KHÁC (L1) 1.456.779 1% 1.854.480 1% 1.348.389 1% 27.086.523 16% 1.944.528 1%
TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG (L2) 109.258.425 75% 156.221.314 84% 119.530.722 89% 108.378.586 64% 174.680.735 90%
VỐN TÀI TRỢ, ỦY THÁC ĐẦU TƯ (L3) 1.456.779 1% 2.885.318 2% 1.348.389 1% 2.684.380 2% 1.944.528 1%
PHÁT HÀNH GIẤY TỜ CÓ GIÁ (L4) 16.367.281 11% 4.960.232 3% 1.348.389 1% 11.528.909 7% 1.944.528 1%
CÁC KHOẢN MỤC KHÔNG XÉT THỜI LƯỢNG (L5) 1.456.779 1% 1.854.480 1% 1.348.389 1% 7.585.917 4% 1.944.528 1%
TỔNG NỢ 129.996.043 89% 167.775.824 90% 124.924.278 93% 137.511.751 81% 182.458.848 94%
VCSH 15.681.857 11% 17.672.138 10% 9.914.607 7% 12.385.956 7% 11.993.996 6%

TỔNG NGUỒN VỐN 145.677.900 100% 185.447.962 100% 134.838.885 100% 169.650.270 100% 194.452.844 100%

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả)


52

Bảng 4.6: Kết quả cơ cấu tối ưu các khoản mục trong danh mục Tài sản và Nguồn vốn của các NHTM có vốn điều
lệ từ 10.000 tỷ đồng trở lên

Nhóm 3

VIETINBANK BIDV VIETCOMBANK SACOMBANK EXIMBANK MB BANK


Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng
Đơn vị: Triệu đồng Giá trị tối ưu tối ưu Giá trị tối ưu tối ưu Giá trị tối ưu tối ưu Giá trị tối ưu tối ưu Giá trị tối ưu tối ưu Giá trị tối ưu tối ưu
TÀI SẢN
TIỀN GỬI TẠI NHNN (A1) 8.808.723 1% 22.877.244 3% 12.610.562 3% 2.106.346 1% 3.438.897 2% 5.119.354 4%
TIỀN GỬI TẠI VÀ CHO VAY CÁC TCTD KHÁC (A2) 5.935.691 1% 49.682.420 7% 40.285.632 11% 2.106.346 1% 61.066.788 33% 1.351.212 1%
CHO VAY KHÁCH HÀNG (A3) 563.427.311 95% 480.956.587 70% 238.160.471 65% 98.998.280 47% 98.356.336 53% 113.299.663 84%
CHỨNG KHOÁN ĐẦU TƯ GIỮ CHO ĐẾN NGÀY
ĐÁO HẠN (A4) 9.461.713 2% 19.648.840 3% 19.898.274 5% 2.106.346 1% 10.649.827 6% 1.351.212 1%

CÁC KHOẢN MỤC KHÔNG XÉT THỜI LƯỢNG (A5) 5.935.691 1% 112.642.478 16% 56.244.232 15% 105.317.319 50% 12.835.241 7% 13.999.797 10%

TỔNG TÀI SẢN 593.569.129 100% 685.807.569 100% 367.199.171 100% 210.634.638 100% 186.347.090 100% 135.121.239 100%

NGUỒN VỐN
TIỀN GỬI VÀ VAY TỪ CÁC TCTD KHÁC (L1) 5.935.691 1% 106.636.982 16% 30.158.915 8% 2.106.346 1% 8.317.075 4% 17.017.285 13%
TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG (L2) 415.784.770 70% 466.617.235 68% 264.383.403 72% 181.375.128 86% 152.722.653 82% 87.828.805 65%
VỐN TÀI TRỢ, ỦY THÁC ĐẦU TƯ (L3) 8.636.920 1% 35.008.958 5% 6.710.886 2% 2.106.346 1% 3.355.443 2% 1.351.212 1%
PHÁT HÀNH GIẤY TỜ CÓ GIÁ (L4) 7.671.261 1% 19.850.921 3% 3.837.295 1% 2.628.954 1% 3.345.758 2% 6.771.442 5%
CÁC KHOẢN MỤC KHÔNG XÉT THỜI LƯỢNG (L5) 5.935.691 1% 14.469.765 2% 11.229.899 3% 2.106.346 1% 3.129.276 2% 1.351.212 1%
TỔNG NỢ 443.964.333 75% 642.583.860 94% 316.320.399 86% 190.323.121 90% 170.870.204 92% 114.319.957 85%
VCSH 149.604.796 25% 43.223.709 6% 50.878.772 14% 20.311.517 10% 15.476.886 8% 20.801.282 15%

TỔNG NGUỒN VỐN 593.569.129 100% 685.807.569 100% 367.199.171 100% 210.634.638 100% 186.347.090 100% 135.121.239 100%

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả)


53

Qua các bảng tổng kết 4.4, 4.5, 4.6 và từ việc so sánh cơ cấu danh mục Tài
Sản/Nguồn vốn ban đầu, các NHTM như Techcombank, VP Bank, BIDV,
Vietcombank trong quá trình hoạt động cũng đã cơ cấu cho mình danh mục với các
tỷ trọng gần giống với kết quả tối ưu nhất nhằm bảo vệ giá trị của NH khỏi sự biến
động LS. Tuy nhiên, thời lượng được sử dụng để tính toán có thể chưa phải là kỳ
hạn hoàn vốn/hoàn trả thích hợp nhất nên trong thực tế các NH cần chọn một cơ cấu
thời lượng hợp lý cho các khoản mục bên cạnh việc tham khảo kết quả tối ưu này.

Kết luận, trình tự thực hiện tối ưu hóa danh mục Tài Sản, danh mục Nợ
của NHTM để có DGAP = 0 được tóm tắt như sau:

NH lựa chọn và cố định cho mình thời lượng thích hợp nhất của các khoản
mục trong danh mục Tài sản và Nguồn vốn. Hoặc bằng cách thay đổi thời
lượng của Tài sản, hoặc bằng cách thay đổi thời lượng của Nợ.
Lập mô hình bảng cân đối kế toán của NH và thực hiện tối ưu hóa để có
được danh mục tối ưu với DGAP = 0 trên cơ sở thời lượng từng khoản mục
đã cố định.
Từ giá trị danh mục tối ưu, tiến hành phân bổ lại các công cụ tài chính trong
từng khoản mục Tài sản, Nợ.

Chiến lược này có thể bảo vệ giá trị thị trường của vốn cổ phần NH trước
biến động LS trong nhiều năm vì khi DGAP = 0, mức sụt giảm giá trị thị trường của
Tài sản sẽ bằng với mức giảm của giá trị thị trường của Nợ. Chỉ khi có nhu cầu thay
đổi VCSH hoặc khi các khoản mục phải điều chỉnh đột biến, NH mới phải phân tích
lại DGAP và lập danh mục Tài sản/Nguồn vốn mới.

4.2. Đánh giá hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại các ngân hàng thương
mại Việt Nam từ việc ứng dụng mô hình Chênh lệch thời lượng trong đo
lường và phòng ngừa rủi ro lãi suất.
4.2.1. Những kết quả đạt được
54

Nhìn chung, hoạt động quản trị RRLS đã đạt được nhiều kết quả tích cực
như được trình bày cụ thể trong Chương 3 – Thực trạng công tác quản trị RRLS tại
các NHTM Việt Nam.
Với những nỗ lực trong hoạt động quản trị RRLS, kết quả là hầu hết các NH
đều đạt được những kết quả khả quan trong việc quản lý Tài sản sinh lời để tạo ra
lợi nhuận cho NH mặc dù mặt bằng LS cho vay và huy động trên thị trường đã giảm
mạnh rõ rệt trong những năm qua. Cụ thể là tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (kiểm soát
tài sản sinh lời và đánh giá nguồn vốn nào có chi phí thấp nhất) của hầu hết các
NHTM trong giai đoạn 2011-2014 luôn dương và duy trì ở mức trên 2% qua các
năm (trừ một số NHTM như HDB, SHB, EIB với NIM thấp hơn 2% trong năm
2013) thể hiện ở biểu đồ sau.
Biểu đồ 4.4: Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) tại các NHTM Việt Nam trong
giai đoạn 2011-2014
8.000%

7.000%

6.000%

5.000%

4.000%

3.000%

2.000%

1.000%

.000%
VIB ABB PGB KLB ACB TCB HDB VPB SHB CTG BID VCB STB EIB MBB

2014 2013 2012 2011

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các NHTM)
4.2.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân của nó
Trong phần này, đề tài sẽ phân tích và đánh giá những hạn chế đã được khảo
sát qua bảng câu hỏi các cán bộ có kinh nghiệm trực tiếp làm công tác tín dụng và
quản trị RRLS tại các NH gồm Agribank, Vietinbank, BIDV, ACB, Vietcombank.
55

Qua đây, các NH sẽ tập trung vào giải pháp khắc phục những hạn chế này để nâng
cao hiệu quả quản trị RRLS.
4.2.2.1. Về công tác quản trị rủi ro lãi suất trong môi trường kinh tế:
(i) Việc thực hiện hoạt động quản trị RRLS trong NH:
Quản trị RRLS chưa thật sự được chú trọng và thực hiện một cách thụ động
chẳng hạn: quản trị RRLS đơn thuần là việc xây dựng kế hoạch tài chính hàng quý,
hàng năm để đảm bảo tối đa hóa thu nhập lãi. Chính sách và quy trình hướng dẫn cụ
thể về quản lý rủi ro LS chưa được xây dựng một cách toàn diện.
Những chuẩn mực quốc tế trong việc quản trị RRLS dù đang được triển khai
nhưng cũng mới chỉ dừng lại ở những giai đoạn đầu tiên. Thậm chí, các NHTM còn
đang gặp nhiều khó khăn và lúng túng trong việc áp dụng những chuẩn mực đó để
phục vụ cho quá trình hoạt động của mình.
Quản trị RRLS thường không được hoạch định một cách riêng lẻ, mà thực
hiện xen kẽ trong quản trị huy động vốn và cho vay. Quản trị rủi ro của NH chủ yếu
tập trung cho quản trị rủi ro tín dụng, thanh khoản, chưa chú ý đến quản trị RRLS,
và vì thế chính sách LS của các NH cũng chỉ nhằm vào mục tiêu là làm thế nào để
mở rộng được nguồn vốn và cho vay. NH sử dụng LS như một công cụ cạnh tranh
với các NH khác để tăng thị phần mà chưa quan tâm đến chính sách LS như vậy đã
ảnh hưởng đến Tài sản và Nợ như thế nào. [4]
(ii) Phương pháp đo lường RRLS:
Mặc dù đề tài đã tiến hành lượng hóa RRLS bằng một mô hình hoản hảo hơn
- Mô hình Chênh lệch thời lượng, việc triển khai ứng dụng mô hình này hiện nay
vẫn còn gặp nhiều khó khăn, như: (1) Số liệu đầu vào (thời hạn cho vay và huy
động) chưa đáp ứng được yêu cầu để tính toán khe hở thời lượng. Thực tế, phần lớn
các khoản cho vay, huy động có thể thanh toán trước hạn mà vẫn được hưởng
những ưu đãi nhất định. Sự không ổn định thời hạn của Tài Sản và Nợ dẫn đến tính
toán không chính xác Duration Gap. Dẫu vậy, việc đưa ra các sản phẩm với thời
hạn ổn định sẽ không thu hút khách hàng và khó cạnh tranh được với các NH khác,
đây cũng là một vấn đề cần cân nhắc. (2) Việc định lượng RRLS bằng mô hình này
56

còn khá phức tạp, ngoài yêu cầu cao về phần mềm còn cần sự hiểu biết và trình độ
quản lý về quản trị RRLS. (3) NHNN vẫn chưa có văn bản pháp lý và quy trình cụ
thể trong quản lý chỉ tiêu khe hở thời lượng để bảo vệ tổ chức tín dụng khỏi RRLS.
(iii) Về phòng ngừa rủi ro LS:
Các NH chủ yếu chỉ mới dừng ở việc áp dụng các hợp đồng tín dụng với LS
thả nổi có điều chỉnh theo định kỳ mà chưa có những biện pháp tích cực để duy trì
sự cân xứng về kỳ hạn của tài sản và nguồn vốn.
Các nghiệp vụ phái sinh ngoại bảng trong phòng ngừa rủi ro LS như hợp
đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi LS, hợp đồng tương lai chưa được áp dụng
phổ biển ở tất cả các NHTM. Việc sử dụng còn mang tính thí điểm, riêng lẻ, số
lượng giao dịch còn hết sức khiêm tốn. Nguyên nhân là do sự phát triển thị trường
tài chính-tiền tệ Việt Nam còn nhiều hạn chế và bản thân các NHTM vẫn chưa thực
sự chú trọng sử dụng các nghiệp vụ phái sinh trong phòng ngừa RRLS. Bên cạnh
đó, kiến thức hiểu biết của các doanh nghiệp đối tác về giao dịch phái sinh còn thấp,
nhu cầu và sự quan tâm trong phòng ngừa RRLS hầu như rất ít, dẫn đến khó khăn
cho các NH trong việc phát triển các nghiệp vụ này.
4.2.2.2. Năng lực nội tại của ngân hàng
(i) Về hệ thống công nghệ thông tin quản lý:
Công tác quản trị rủi ro nói chung và quản trị RRLS nói riêng đòi hỏi các NH
phải trang bị cho mình một hệ thống thông tin liên lạc hiện đại và trình độ công
nghệ tiên tiến. Tuy nhiên, hệ thống thông tin và công nghệ của các NHTM Việt
Nam còn yếu, chưa hỗ trợ các công cụ phân tích độ nhạy LS hay tính toán khe hở
thời lượng trực tiếp, chưa cung cấp thông tin cập nhật kịp thời cho việc dự báo,
kiểm soát rủi ro...
Tình trạng công nghệ, phần mềm không đồng bộ, các chức năng không phù
hợp với yêu cầu thực tế, dẫn đến tình trạng bán tự động, bán thủ công, việc chỉnh
sửa sau đó lại khá tốn kém, mất nhiều thời gian và phụ thuộc vào đối tác nước
ngoài. Hiện nay, các phần mềm NH chuyên dụng đều phải mua từ nước ngoài với
chi phí cao, khiến các NH có sự so sánh giữa chi phí đầu tư và lợi nhuận đạt được,
57

nên hầu hết các NHTM chưa có sự đầu tư thích đáng các phần mềm này theo thông
lệ quốc tế.
(ii) Quy mô các NHTM Việt Nam còn khiêm tốn:
Vốn điều lệ và vốn tự có phản ánh thực lực cụ thể nhất của các NHTM, cũng
là tấm đệm cuối cùng trước rủi ro và bảo vệ người gửi tiền, đồng thời là một yêu
cầu trực tiếp để mở rộng và phát triển các hoạt động kinh doanh… Theo dữ liệu
thống kê của NHNN tính đến ngày 31/12/2014, tổng quy mô vốn tự có toàn hệ
thống chỉ tăng 4,36%, đạt 496.573 tỷ đồng; tổng quy mô vốn điều lệ chỉ tăng
3,29%, đạt 435.649 tỷ đồng. Đó là những tỷ lệ tăng trưởng thấp nhất trong nhiều
năm trở lại đây, đặc biệt so với mức độ hai con số của giai đoạn 2006-2007 và so
với bước nhảy 2011 - năm một loạt NHTM phải đảm bảo yêu cầu vốn pháp định
mới (3.000 tỷ đồng). Những năm 2012 và 2013, dù thấp nhưng hệ thống vẫn có
được mức tăng trưởng đáng kể về quy mô vốn tự có và vốn điều lệ: năm 2012 tương
ứng 8,97% và 11,24%; năm 2013 tương ứng 9,61% và 8,12%. Trên thực tế, những
năm gần đây có nhiều NHTM không thể tăng được vốn điều lệ, không có kế hoạch
hoặc buộc phải hủy/lùi các kế hoạch tăng vốn. Mặt khác, hệ thống đang trong quá
trình tái cơ cấu và sắp xếp lại về mặt số lượng và sự tồn tại. Bối cảnh này cũng
không thuận lợi cho các kế hoạch phát hành tăng vốn. [2]
Tuy nhiên, theo thống kê từ BizLIVE (http://bizlive.vn/), 12 NH đã lên kế
hoạch tăng vốn trong năm 2015 với tổng vốn tăng khoảng 34.338 tỷ đồng. Nếu
thành công, tổng số vốn điều lệ toàn hệ thống lớn sẽ lên tới 469.987 tỷ đồng, tăng
7,9% so với cuối năm 2014.
4.2.2.3. Năng lực nguồn nhân lực trong việc quản trị, dự báo, giám sát
rủi ro lãi suất
Quản trị RRLS là một lĩnh vực mới, phức tạp, nhạy cảm đòi hỏi vừa phải am
hiểu thực tiễn, vừa phải có một cơ sở lý luận vững chắc và phù hợp với các hoạt
động quản trị khác của NH trong một thể thống nhất. Đội ngũ cán bộ nhân viên của
các NHTM Việt Nam chưa am hiểu toàn diện vấn đề này, dẫn đến những hạn chế
không tránh khỏi trong công tác quản trị RRLS.
58

Trên thực tế, bước đầu tiên khi xác định mức độ tổn thất của RRLS là việc
tính toán RRLS tác động như thế nào đến thu nhập ròng và giá trị tài sản của NH.
Việc này đòi hỏi các nhân viên NH phải thực sự hiểu biết sâu sắc về quản lý Tài sản
– Nợ của NH, đồng thời cũng phải nắm vững những kiến thức về tài chính để sử
dụng các mô hình lượng hóa RRLS một cách hiệu quả. Đối với các NHTM Việt
Nam, nhân viên NH chưa được trang bị những kiến thức này. Ngoài ra, các biện
pháp phòng ngừa, quản lý RRLS cần phải có những nhân viên với chuyên môn cao,
am hiểu về những biến động trên thị trường tài chính – NH, đặc biệt là các nghiệp
vụ phái sinh, song đội ngũ nhân viên này cón khá ít ỏi, đặc biệt ở các NH quy mô
nhỏ.
Thứ nữa, kiểm toán nội bộ của NH chưa thực hiện tốt vai trò giám sát công
tác quản trị RRLS. Hoạt động kiểm toán đa phần chú trọng đến kiểm toán hoạt động
tín dụng, tài chính kế toán hoặc chỉ dừng lại ở việc kiểm tra tuân thủ LS điều hành
của NHNN, Hội sở chính (đối với các chi nhánh NH).
4.2.2.4. Yếu tố xuất phát từ hệ thống ngân hàng ở Việt Nam:
(i) Cơ chế điều hành LS của NHNN:
Giai đoạn từ năm 2000 trở về trước, do sự quản lý trực tiếp của NHNN nên
LS trong nền kinh tế không thực sự phản ánh mối quan hệ cung – cầu về vốn, và
như vậy hầu như LS rất ít biến động. Vì vậy, trong thời gian này, các NHTM chưa
phải đối mặt với RRLS và vấn đến quản lý RRLS chưa được các NH quan tâm.
Từ tháng 7/2000 đến tháng 6/2002, NHNN bắt đầu sử dụng LS cơ bản trong
điều hành LS với những khống chế biên độ dao động nhất định. Chính sách LS nhìn
chung đã tiến gần đến các nguyên tắc LS thị trường khi mức LS cơ bản được hình
thành căn cứ vào mức LS cho vay của các tổ chức tín dụng chiếm đa số thị phần tín
dụng. Từ 1/6/2002, NHNN công bố việc áp dụng cơ chế LS thỏa thuận, xóa bỏ quy
định biên độ khống chế theo LS cơ bản, chính thức tự do hóa LS trong nền kinh tế.
Tuy nhiên, vai trò điều tiết LS thị trường của NHNN thông qua các công cụ của
mình chưa phát huy hết tác dụng. Mối quan hệ giữa các loại LS còn lỏng lẽo, nhiều
59

khi tách rời nhau, biến động chưa phù hợp với cơ chế LS thị trường, tác động rất
lớn đến việc quản trị RRLS của các NHTM. [11]
(ii) Thị trường tài chính-tiền tệ Việt Nam đang trong quá trình phát triển
hoàn thiện:
So với các nước trong khu vực, thị trường tài chính Việt Nam còn tương đối
lạc hậu, làm cho các công cụ thị trường bao gồm cả LS kém phát huy tác dụng. Các
giao dịch trên thị trường tiền tệ liên NH còn mang tính một chiều, tức là một số NH
luôn là người cung ứng vốn, còn một số NH luôn có nhu cầu vay vốn. Chính vì thế,
nơi đây chưa thể cung cấp những thông tin quan trọng về mức LS ngắn hạn để có
thể hình thành được đường cong LS, làm cơ sở cho việc dự báo LS thị trường cũng
như việc định giá các trái phiếu có LS cố định và các hợp đồng phái sinh. [13]
Thị trường tiền tệ chưa phát triển và không đồng nhất làm cho hiệu lực và
tốc độ truyền dẫn của chính sách tiền tệ đến LS thị trường còn hạn chế. Thực tế là
các quyết định thay đổi LS của NHNN tác động còn yếu và thời gian trễ khá lớn.
(iii) Hệ thống các văn bản pháp lý về đo lường và quản lý RRLS trong hệ
thống NH Việt Nam chưa được hoàn thiện.
Cho đến nay, các văn bản pháp luật về hoạt động NH và quy chế giám sát
của Thanh tra NHNN chưa có quy định cụ thể nào về quản lý, đo lường RRLS tại
các NHTM. Một khi cơ quan quản lý chưa có yêu cầu cụ thể thì các NHTM chưa
thể nhận thức đầy đủ về sự cần thiết cũng như cách thức thực hiện việc quản lý
RRLS. Mặt khác, các văn bản pháp lý về nghiệp vụ phái sinh cũng chưa được hoàn
thiện.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Với số liệu hoạt động thực tế của 15 NHTM trong năm 2014, bài nghiên cứu
đã tiến hành lượng hóa rủi ro LS của các NH này một cách toàn diện hơn những mô
hình trước đó (mô hình Định giá lại, mô hình Kỳ hạn đến hạn trung bình) bằng cách
áp dụng mô hình Chênh lệch thời lượng khi xem xét đến yếu tố thời gian trong
60

luồng tiền của Tài sản và Nợ. Đồng thời, với mô hình này, các NHTM có thể tính
toán được mức thay đổi VCSH của NH khi LS thị trường thay đổi, điều mà các mô
hình trước đó không thể đưa ra được kết quả. Ngoài ra, mô hình Chênh lệch thời
lượng còn giúp phòng ngừa RRLS bằng cách kết hợp với công cụ tính toán Solver
trong Excel để xác định tỷ trọng/giá trị tối ưu các khoản mục trong danh mục Tài
sản và Nguồn vốn của NH. Kết quả đưa ra của bài nghiên cứu có giá trị tham khảo
rất cao đối với các NHTM được chọn làm mẫu và có thể áp dụng cho các NHTM
khác có điều kiện tương tự. Việc đo lường như trên còn được phân tích theo từng
nhóm NH cụ thể, vì vậy có thể giúp nhận thấy sự khác biệt trong hoạt động quản trị
RRLS của từng nhóm.
Từ đó, các kết quả phân tích và đánh giá trong chương này sẽ được dùng làm
cơ sở cho việc đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn hoạt động quản trị quản
trị RRLS trong hệ thống NHTM Việt Nam ở Chương 5.
61

CHƯƠNG 5

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VIỆC ỨNG DỤNG MÔ HÌNH


CHÊNH LỆCH THỜI LƯỢNG TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO
LÃI SUẤT TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT
NAM

5.1. Định hướng điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước trong thời
gian tới.

Trên cở sở những kết quả đạt được trong chính sách điều hành năm 2014 và kế
hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2015, NHNN xác định mục tiêu và các giải pháp lớn
về điều hành chính sách tiền tệ trong thời gian tới như sau:

“Điều hành chủ động và linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát
lạm phát, không chủ quan với lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh
tế ở mức hợp lý, đảm bảo an toàn thanh khoản của các TCTD. Điều hành LS và tỷ giá
phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ, đặc biệt là diễn biến của lạm phát, bảo đảm
giá trị đồng Việt Nam, tiếp tục khắc phục tình trạng đô la hóa, vàng hóa trong nền kinh
tế. Thực hiện các giải pháp điều hành tín dụng theo hướng mở rộng tín dụng đi đôi với
kiểm soát chất lượng tín dụng; tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong việc
tiếp cận nguồn vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh; tiếp tục triển khai
các chương trình gắn kết tín dụng NH với chính sách ngành kinh tế, chuyển dịch cơ cấu
tín dụng theo hướng tập trung vốn cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương
của Chính phủ. Đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu gắn với cơ cấu lại các TCTD, đảm bảo
thực hiện đúng lộ trình của Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015 đã
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tăng cường phối hợp với các chính sách vĩ mô
khác”. [5]
62

Như vậy, cụ thể trong năm 2015 và những năm tới, về ngắn hạn, NHNN chưa dỡ
bỏ quy định trần LS tiền gửi ngắn hạn, giới hạn LS cho vay các lĩnh vực ưu tiên ... nhưng
linh hoạt trong giới hạn về điều chỉnh LS, về điều hành tỷ giá. Mặt bằng chung của LS và
tỷ giá sẽ đi dần vào thế ổn định, LS của hệ thống tổ chức tín dụng sẽ giảm nhẹ từ 0,5% -
1,0%/năm, tỷ giá VNĐ/USD sẽ tăng không quá 2% so với năm 2014. LS tiền gửi VNĐ
tối đa tại các NHTM sẽ không vượt quá 7,5%/năm, dao động quanh mức 6,5-7,0%/năm;
LS cho vay cũng dao động quanh mức 7,5-8,0%/năm.

Bên cạnh đó, các đề án tái cơ cấu, xử lý nợ xấu, kiểm soát chặt chẽ hoạt động của
hệ thống NH sẽ tiếp tục được thực hiện quyết liệt, có lộ trình và các biện pháp thích hợp.

5.2. Định hướng hoạt động quản trị rủi ro lãi suất của các ngân hàng
thương mại trong thời gian tới.

Trong quá trình kinh doanh, tất cả NHTM đều phải đối mặt với RRLS. Khi
LS thay đổi, thu nhập và chi phí của NH đều thay đổi, do vậy sẽ làm ảnh hưởng đến
giá trị kinh tế của TS, Nguồn vốn, giá trị thị trường của VCSH và các trạng thái
ngoại bảng của NH.

Trong những năm tới, mặt bằng LS sẽ có xu hướng giảm. Do đó, những biến
động liên quan đến LS sẽ phải được các NHTM nghiên cứu kỹ lưỡng và có sự dự
đoán từ trước, để kịp thời đưa ra những biện pháp và hành động đón đầu được
những thay đổi của thị trường, để không những có thể giảm thiểu thiệt hại mà còn
thu được lợi ích từ sự thay đổi đó.

Muốn làm được điều này, cần có sự kết hợp nhịp nhàng và hiệu quả trong
hoạt động của cả 2 bên là NHNN và các NHTM. Trong đó, NHNN đóng vai trò
quan trọng trong việc định hướng hoạt động cho các NHTM, để các NHTM có thể
kết hợp với chiến lược riêng của mình để đưa ra các bước đi phù hợp nhất. NHNN
cần hoàn thiện hệ thống pháp luật và các văn bản điều chỉnh liên quan đến hoạt
động quản trị RRLS, tìm cách nâng cao năng lực trong việc dự đoán và cảnh báo
63

những biến động của thị trường, từ đó có thể đề ra những chủ trương và khung
chuẩn cho hoạt động của các NHTM. Về phần các NHTM, họ cần tập trung trước
hết vào công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh phát triển nền tảng
công nghệ và thông tin, sắp xếp và tổ chức lại bộ máy quản trị RRLS, và cuối cùng
là cố gắng tìm tiếng nói chung giữa các NHTM với nhau để có thể đưa ra một
khung chính sách LS phù hợp và ổn định lâu dài. [10]

5.3. Các giải pháp hoàn thiện việc ứng dụng mô hình Chênh lệch thời
lượng trong quản trị rủi ro lãi suất tại các ngân hàng thương mại Việt
Nam.

Trong Chương 4, bài nghiên cứu đã ứng dụng mô hình Chênh lệch thời
lượng trong quản trị RRLS tại các NHTM. Kết quả đạt được cho thấy, nếu biết phát
huy và vận dụng sức mạnh của mô hình này, các NHTM sẽ bảo vệ được thu nhập
lãi ròng cũng như giá trị VCSH của mình trước môi trường LS biến động. Không
chỉ có giá trị về mặt lý thuyết, việc ứng dụng hoàn toàn khả thi trong thực tiễn, đặc
biệt tại Việt Nam. Do đó, bài nghiên cứu sẽ đề xuất 2 nhóm giải pháp: phần thứ nhất
là các giải pháp chung cho hệ thống NHTM Việt Nam và phần thứ hai là các giải
pháp riêng cho từng nhóm NH cụ thể để hoàn thiện việc ứng dụng mô hình này
trong quản trị RRLS tại các NHTM Việt Nam.

5.3.1. Các giải pháp chung

5.3.1.1. Xây dựng và hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro lãi suất.

 Hoàn chỉnh mô hình quản trị RRLS và quy trình thực hiện

Tổ chức quản lý rủi ro là nội dung đầu tiên và đóng vai trò nền tảng cho toàn
quy trình. Dưới đây là mô hình hoàn chỉnh về quản trị RRLS và quy trình thực hiện:
64

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ


1 9 Hội đồng ALCO *
(Asset-Liability
Management
Committee)
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
8
P. Kiểm soát nội bộ
2
7

Trung tâm
điện toán

P. Tín dụng
3 4
P. Quản lý Nguồn vốn-
P. Quản lý rủi ro
Ngân quỹ
6 5
P. Kinh doanh 4 5
đầu tư
P. Nghiên cứu phát
triển

Các phòng
Huy động vốn

Hình 5.1: Mô hình tổ chức quản trị RRLS ứng dụng mô hình Chênh lệch thời lượng

Trình tự thực hiện:

(1) Hội đồng quản trị (HĐQT) chỉ định điều hành cấp cao và thiết lập chiến
lược quản trị RRLS đảm bảo nguyên tắc thận trọng, phù hợp với nguồn vốn của
NH.

(2) Ban Tổng giám đốc cụ thể hóa quy trình và chính sách quản trị RRLS;
đồng thời quy định rõ chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của từng cá nhân, phòng
ban có liên quan trong quy trình.
65

(3) Trên cơ sở thống nhất về quy trình quản trị RRLS trong toàn hệ thống,
các phòng ban có liên quan trực tiếp đến danh mục Tài sản, Nợ tiến hành thống kê
theo định kỳ (về giá trị, LS áp dụng, thời gian đáo hạn) các khoản mục mà mình
quản lý và báo cáo cho phòng Quản lý nguồn vốn–ngân quỹ, tạo cơ sở cho việc xác
định DGAP.

(4) Từ dữ liệu DGAP của phòng Quản lý nguồn vốn cũng như kết quả dự
báo LS của phòng Nghiên cứu phát triển, công tác nhận dạng và lượng hóa RRLS sẽ
được tiến hành bởi phòng Quản lý rủi ro.

(5) Sau khi ứng dụng mô hình, kỹ thuật quản lý rủi ro theo mô hình Chênh
lệch thời lượng; phòng Quản lý rủi ro sẽ đề xuất giải pháp phòng ngừa và báo cáo
lại với phòng Quản lý nguồn vốn cùng Nghiên cứu phát triển để triển khai thực
hiện.

(6) Dựa trên giải pháp đề xuất của phòng Quản lý rủi ro, phòng Quản lý
nguồn vốn sẽ quyết định danh mục Tài sản, Nợ tối ưu cần điều chỉnh trên cơ sở cân
đối với năng lực tài chính hiện tại của NH; rồi báo cáo cho khối phòng nghiệp vụ
lên kế hoạch thực hiện.

(7), (8), (9) Trong suốt quy trình, phòng Kiểm soát nội bộ thực hiện giám sát
và kiểm tra sự tuân thủ chính sách quản lý rủi ro; đảm bảo tính trung thực, hợp lý
trong cách đo lường cũng như giải pháp phòng ngừa. Định kỳ, các phòng ban liên
quan báo cáo về quy trình quản lý rủi ro lên Ban Tổng giám đốc cũng như Hội đồng
quản trị để có hướng điều chỉnh kịp thời.
66

 Triển khai và hoàn thiện việc ứng dụng mô hình Chênh lệch thời
lượng trong đo lường, phòng ngừa RRLS
(i) Về phương pháp và kỹ thuật đo lường, phòng ngừa RRLS:

Từ kết quả ứng dụng mô hình Chênh lệch thời lượng trong Chương 4, bài
nghiên cứu đã cho thấy tính khả thi và ưu việt trong việc thu thập dữ liệu, xử lý và
cách thức thực hiện mô hình. Vì thế, các NHTM cần xem xét triển khai ứng dụng
mô hình này để nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị RRLS tại NH mình.

Trong thực tế, khi áp dụng mô hình này, bài nghiên cứu cho rằng, các
NHTM cần dựa trên đặc tính của NH mình để đặt ra hạn mức cụ thể cho DGAP và
mức thay đổi VCSH, không đượt vượt qua một giới hạn nhất định nào đó khi LS
thay đổi chẳng hạn +1% hay -1%. Đồng thời, các NH cũng cần kiểm chứng lại kết
quả, do việc tính toán DGAP sẽ chưa chắc chắn chính xác.

Ngoài ra, khi điều chỉnh Thời lượng trung bình của Tài sản (DA) và Thời
lượng trung bình của Nợ (DL), cần lưu ý đến việc tối thiểu chi phí cho NH. Ví dụ,
để làm tăng DA, NH có thể mua Tài sản với kỳ hạn dài, bán Tài sản với kỳ hạn
ngắn và ngược lại khi muốn làm giảm DA. Để làm tăng DL, NH có thể mua Nợ với
kỳ hạn dài, bán Nợ với kỳ hạn ngắn và ngược lại khi muốn làm giảm DL.

(ii) Về dữ liệu cần thu thập

Để lượng hóa RRLS một cách thành công với mô hình trên, NH nên thu
thập và tập hợp thông tin cho mỗi khoản mục trong danh mục Tài sản, Nợ về:

- Mệnh giá, số dư hiện tại và các quy định về lãi suất trong từng hợp đồng;
- Phương thức thanh toán hay phương pháp trả lãi; thời gian đáo hạn; các
điều khoản điều chỉnh trong hợp đồng.

Định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý, tập hợp dữ liệu này nên được báo cáo
về phòng Quản lý Nguồn vốn – Ngân quỹ, tạo điều kiện cho việc xác định tình
67

trạng nhạy cảm Tài sản hoặc Nợ, cũng như tính toán Thời lượng trung bình của
Tài sản (DA), Thời lượng trung bình của Nợ (DL); tiến đến đo lường DGAP và xác
định sự biến động giá trị ròng của NH (∆NW) khi lãi suất thay đổi.

5.3.1.2. Nâng cao hiệu quả quản trị Tài sản - Nợ

Các NH cần phải xây dựng quy trình kiểm soát và quản lý thanh khoản của
các Tài sản và Nợ nhằm đáp ứng kịp thời các nghĩa vụ thanh toán đến hạn, đảm
bảo an toàn trong hoạt động, giảm thiểu rủi ro thanh khoản, từ đó giảm thiểu được
RRLS.

 Nâng cao hiệu quả quản trị Tài sản


(i) Quản trị Tài sản cần lưu ý các nguyên tắc sau:

- Đa dạng hóa danh mục TS để phân tán rủi ro.

- Phải cân đối 1 cách hợp lý giữa tính thanh khoản và khả năng sinh lời của
TS.

- Phải đảm bảo được sự chuyển hóa một cách linh hoạt về mặt giá trị giữa
các danh mục TS để giúp NH luôn có 1 danh mục TS phù hợp với những
biến động của môi trường kinh doanh.

(ii) Phân chia TS để quản lý:

Căn cứ vào thứ tự ưu tiên của các khoản mục TS gồm có: dự trữ sơ cấp, dự
trữ thứ cấp, khoản mục tín dụng, khoản mục đầu tư và TS khác.

Căn cứ vào đặc điểm, tính chất của nguồn hình thành TS gồm có nguồn vốn
có kỳ hạn ổn định và nguồn vốn có kỳ hạn không ổn định. Nguồn vốn có kỳ hạn
ổn định được dùng để cho vay trung, dài hạn còn nguồn vốn có kỳ hạn không ổn
định được dùng cho dự trữ sơ cấp và cho vay ngắn hạn. Riêng vốn điều lệ và các
quỹ được dùng để mua sắm TS cố định, công cụ dụng cụ, liên doanh …
68

(iii) Quản trị dự trữ:

Dự trữ là 1 phần của TS được NH duy trì song song với TS có sinh lời
nhằm đảm bảo khả năng thanh toán toàn bộ các khoản phát sinh, các khoản chi trả,
chi tiêu và cho vay thường xuyên.

Quản trị dự trữ gồm có quản trị dự trữ bắt buộc, tiền mặt tại quỹ, tiền gửi
thanh toán tại các NH khác, tiền đang chuyển.

(iv) Quản trị khoản mục cho vay:

Nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, phát hiện và xử lý các khoản tín dụng
có vấn đề trong danh mục cho vay nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro và tìm các khoản
tín dụng có chất lượng cao, thực hiện phân bổ quy mô các khoản cho vay để tối đa
hóa lợi nhuận.

(v) Quản trị khoản mục đầu tư:

Nhằm tìm kiếm một danh mục đầu tư hiệu quả. Cân đối giữa tính sinh lời
và tính thanh khoản của chứng khoán đầu tư. Xác định rõ khả năng cầm cố, chiết
khấu hoặc tái chiết khấu chứng khoán khi nhu cầu vốn phát sinh.

 Nâng cao hiệu quả quản trị Nợ


(i) Quản trị nguồn vốn tiền gửi:

NH xây dựng kế hoạch nguồn vốn, thực hiện công tác điều hành vốn, phân
tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch nguồn vốn trong từng thời kỳ của từng
chi nhánh và toàn hệ thống, theo dõi việc thực hiện LS, chênh lệch LS cho vay và
huy động bình quân của từng chi nhánh và toàn hệ thống. Thực hiện điều hòa vốn
trong toàn hệ thống, đảm bảo khả năng thanh toán nhanh trong toàn hệ thống.

(ii) Quản trị nguồn vốn phi tiền gửi:


69

Nhu cầu vốn phi tiền gửi phải được xác định trên cơ sở dự đoán nhu cầu tín
dụng và đầu tư hiện tại và tương lai của NH. Khi sử dụng nguồn vốn này, NH cần
cân nhắc các yếu tố sau:

- Chi phí tương đối để huy động từ mỗi nguồn vốn phi tiền gửi;
- Tính rủi ro của mỗi nguồn vốn;
- Yêu cầu về thời gian của nhu cầu vốn;
- Quy định hạn chế áp dụng đối với mỗi nguồn vốn;
- Quy mô của NH.
 Quản trị kết hợp quản trị Tài sản – Nợ

Là việc NH sử dụng chiến lược quản lý hỗn hợp dựa trên sự dung hòa giữa
chiến lược quản lý Tài sản – Nợ, dựa trên các điểm chính sau:

- Hoạt động quản lý NH cần chú trọng kiểm soát quy mô, cấu trúc, chi phí và
thu nhập của cả hai bên Tài sản và Nợ.
- Quản lý Tài sản và Nợ phải kết hợp hài hòa sao cho hoạt động quản lý nội
bộ NH thực sự là một quá trình thống nhất, hỗ trợ lẫn nhau nhằm tối đa hóa
thu nhập đồng thời kiểm soát chặt chẽ các rủi ro mà NH phải đối mặt.
- Thu nhập và chi phí đều có thể xuất phát từ 2 phía của bảng cân đối kế toán
là Tài sản và Nguồn vốn. Do đó, mục tiêu của NH là phải tối đa hóa thu
nhập, tối thiểu hóa chi phí trong mọi hoạt động.

5.3.1.3. Sử dụng các công cụ tài chính phái sinh để che chắn rủi ro lãi
suất

Trong hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay, thực hiện các nghiệp vụ phái
sinh không đơn giản vì cần tuân thủ các quy định của NHNN. Tuy nhiên, đây là
công cụ rất hiệu quả để che chắn RRLS trong ngắn hạn và dài hạn. Các công cụ
NH có thể sử dụng bao gồm: Hợp đồng lãi suất kỳ hạn, Hợp đồng lãi suất tương
lai, Hợp đồng hoán đổi lãi suất, Hợp đồng quyền chọn lãi suất. Hiện nay, các
70

NHTM chủ yếu sử dụng hợp đồng hoán đổi LS để phòng ngừa rủi ro. Tuy nhiên,
trước những biến động của tình hình LS trong thời gian tới, các NHTM nên vận
dụng các công cụ còn lại để phòng ngừa rủi ro hiệu quả hơn.

5.3.1.4. Xây dựng hệ thống giám sát, dự báo lãi suất, nhận biết và
cảnh báo sớm rủi ro lãi suất

Nếu NH dự đoán được sự biến động của LS thì sẽ có lợi rất lớn không chỉ
trong việc hạn chế RRLS mà còn cả trong việc kiếm lời. Hiện nay, nước ta thiếu
những nguồn chính thống và những căn cứ tin cậy để dự đoán lãi suất nhưng NH
có thể tự đưa ra những căn cứ cho mình để dự đoán như LS trên thị trường liên
NH, LS trái phiếu kho bạc nhà nước… Ngoài ra, NH cần nâng cao chất lượng các
nguồn thông tin trong nội bộ và ngoài thị trường, việc thu thập thông tin phải được
tất cả các nhân viên thực hiện và đặc biệt là phải có nhân viên chuyên trách việc
thu thập thông tin. Dự báo LS phụ thuộc rất lớn vào yếu tố con người, vì vậy để
thực hiện được giải pháp này điều kiện tiên quyết là NH phải có được những nhà
phân tích thị trường nhạy bén, có khả năng phán đoán. Để có những con người này
NH nên có chính sách tìm kiếm, ưu đãi người tài và chế độ đào tạo nâng cao
nghiệp vụ thường xuyên cho cán bộ. [10]

Thường xuyên kiểm tra thông tin trong hoạt động NH như các khoản cho
vay, đầu tư, tiền gửi. Kiểm tra các báo cáo có thể vận dụng và phân tích xu hướng
trong chênh lệch LS ròng theo kỳ hạn. Đánh giá những chênh lệch này trong môi
trường LS với thời gian tương ứng. Phân tích xu hướng về khối lượng và LS để
quyết định có những thay đổi đáng kể nào trong danh mục đầu tư NH, hay trong
thu nhập của NH.

5.3.1.5. Chú trọng đào tạo cán bộ có trình độ chuyên môn về quản trị
rủi ro lãi suất.
71

Việc đào tạo và trang bị đầy đủ các kiến thức về rủi ro, quản trị rủi ro trong
hoạt động kinh doanh cho cán bộ nhân viên NH là hết sức cần thiết. Bởi họ chính
là những người nhận biết và đối diện trực tiếp, thường xuyên với những rủi ro
trong hoạt động của NH. Trên thực tế, muốn tính toán được mức độ tổn thất do
RRLS gây ra để có biện pháp phòng tránh thì các NH phải tính toán được RRLS
tác động như thế nào đến thu nhập cũng như giá trị tài sản của NH. Do đó đòi hỏi
cán bộ NH phải được trang bị kiến thức nhất định về tài chính để có thể vận dụng
kỹ thuật đo lường RRLS bằng các mô hình.

Bên cạnh đó NH thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng nghiệp vụ
để cán bộ NH bổ sung thêm kiến thức về các công cụ tài chính phát sinh, vì đây là
những công cụ phòng ngừa RRLS một cách hiệu quả cho NH.

5.3.1.6. Hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị rủi ro đang là một hoạt động
ngày càng được chú trọng tại các NH. So sánh với nhiều nước trên thế giới, hạ
tầng công nghệ, kỹ thuật của các NHTM Việt Nam còn nhiều hạn chế và chưa đáp
ứng được yêu cầu của công việc vốn phức tạp và luôn thay đổi này. Vì vậy, các
NH cần tập trung xây dựng và phát triển các phần mềm chuyên về quản lý RRLS,
sử dụng những thành tựu về công nghệ, hệ thống thông tin liên lạc nhằm nâng cao
năng lực của mình trong quản trị RRLS.

Hệ thống công nghệ thông tin của NH hiện tại chưa có module riêng biệt để
phục vụ cho hoạt động quản trị RRLS của NH. Kết cấu tài sản Nợ và Tài sản có
của NH chưa được theo dõi, đánh giá trên khía cạnh nhạy cảm LS, thời lượng của
từng khoản mục. Kết cấu Tài sản của các NH hiện tại đang được quản lý theo thời
hạn của khoản vay (khoản vay ngắn hạn có thời hạn từ 1 năm trở xuống, khoản
vay trung hạn có thời hạn vay trên 1 năm đến 5 năm, khoản vay dài hạn có thời
hạn vay trên 5 năm; chưa hỗ trợ được cho NH trong việc theo dõi và cập nhật LS
72

của khoản vay (trong trường hợp LS cho vay là LS thả nổi), luồng tiền thu nợ
trong thời hạn của khoản vay. [4]

Với giải pháp này, các NH có thể đầu tư như tự viết hoặc mua các phần
mềm quản lý rủi ro của các hãng sản xuất danh tiếng và có uy tín để tính toán
chính xác khe hở thời lượng và đưa ra các kết quả DGAP, đồng thời đảm bảo
những yêu cầu sau:

- Hệ thống này cần đảm bảo chắc chắn tương thích với hệ thống Bank Core
mà các NH đang dùng.
- Có khả năng xử lý các số liệu đầu vào của NH, tập hợp và xây dựng bộ số
liệu thông tin cập nhật và chính xác, tạo ra các báo cáo có độ tin cậy cao.
- Hệ thống này phải áp dụng các biện pháp quản lý rủi ro mới nhất trên thế
giới.
- Việc đào tạo các cán bộ quản lý RRLS cũng như việc hướng dẫn sử dụng
phần mềm, các NH cần phải chắc chắn rằng phía đối tác có thể thực hiện
nghiêm túc.
- Việc bảo hành phần mềm cũng cần được cân nhắc kỹ.

Hiện nay, theo hiểu biết của tác giả, NH có thể mua chương trình quản lý
RRLS Fermat ALM được cung cấp bởi Moody’s Analytics, để có thể đo lường
RRLS thông qua khe hở nhạy cảm LS, khe hở thời lượng. Bên cạnh đó, còn có
phần mềm Kondor+ (sản phẩm của Thomson Reuters), được đánh giá là một hệ
thống quản trị rủi ro toàn diện, có tầm nhìn tổng quan về các danh mục Tài sản –
Nợ cũng như đánh giá các nhân tố rủi ro cho từng khoản mục nói riêng và cả danh
mục nói chung.

5.3.1.7. Phát triển các dịch vụ phi tín dụng, đặc biệt là dịch vụ thanh
toán không dùng tiền mặt
73

Để hạn chế bớt những rủi ro xảy ra do ảnh hưởng của LS, các NH cần mở
rộng hoạt động sang các dịch vụ phi tín dụng, đây là mảng dịch vụ không chịu ảnh
hưởng hoặc bị ảnh hưởng rất ít từ sự biến động của LS, vừa tăng thu nhập cho NH
từ các loại phí dịch vụ, vừa thu hút khách hàng đến với NH để tăng khả năng huy
động vốn với chi phí thấp.

Cần thực hiện chiến lược Marketing sâu rộng, có chính sách khuyến khích
khách hàng (chính sách phí, khuyến mãi…) sử dụng các dịch vụ NH điện tử như
dịch vụ mở tài khoản cá nhân, thanh toán, chi trả thu nhập theo hướng không dùng
tiền mặt qua thẻ ATM. Bên cạnh kênh truyền thống để cung ứng các dịch vụ NH
bán lẻ đến người sử dụng, cần phát triển các kênh phân phối hiện đại như các loại
hình giao dịch tại nhà, qua điện thoại, internet,…

5.3.1.8. Nâng cao sự hợp tác giữa các ngân hàng.

Các NH cần tăng cường liên kết, hợp tác, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm hoạt
động NH trên các lĩnh vực, kết nối các nghiệp vụ, sản phẩm dịch vụ, tạo ra hệ
thống phục vụ khách hàng rộng lớn, hiệu quả, tiết giảm chi phí. Các NH cần có sự
đồng thuận chung trong chính sách LS của mình để vừa đảm bảo tính hấp dẫn,
quyền lợi người gửi tiền vừa đảm bảo ổn định chung của hệ thống cũng như chính
sự an toàn của mình, tránh tình trạng chạy đua LS như trước đây.

5.3.2. Các giải pháp riêng đối với từng nhóm ngân hàng

Ngoài thực hiện các giải pháp chung ở trên, mỗi nhóm NH cần thực hiện thêm một
số giải pháp sau đây:

5.3.2.1. Nhóm các ngân hàng có vốn điều lệ dưới 5.000 tỷ đồng:

 Rút ngắn chênh lệch thời lượng giữa Tài sản và Nợ


74

Theo kết quả đánh giá ở Chương 4, đây là nhóm NH chịu ảnh hưởng của
biến động LS nhiều nhất do chênh lệch thời lượng (DGAP) lớn. Do đó, để quản trị
RRLS tốt, các NH này cần tập trung vào các giải pháp khắc phục sự chênh lệch
thời lượng. Như đã phân tích ở Chương 4, sự chênh lệch này là do hiện nay các
NH huy động vốn chủ yếu ở các kỳ hạn ngắn nhưng lại sử dụng nhiều để cho vay
trung, dài hạn.

(i) Tăng Thời lượng trung bình của Nợ: Phát hành các trái phiếu kỳ hạn
trên 1 năm trên thị trường chứng khoán để huy động vốn trung, dài hạn
từ các nhà đầu tư.
(ii) Rút ngắn Thời lượng trung bình của Tài sản: bằng cách chứng khoán
hóa Tài sản. Là việc mà các NH bán TS chưa đến hạn thanh toán cho
những nhà đầu tư dưới hình thức phát hành chứng khoán. Các TS được
chứng khoán hóa là những TS có sinh lời như các khoản cấp tín dụng
của NH. Như vậy, các khoản cho vay của NH đã chuyển thành chứng
khoán và được mua bán tự do trên thị trường. Điều này giúp rút ngắn
Thời lượng trung bình của Tài sản, làm giảm bớt sự nhạy cảm của TS
trước những thay đổi của LS thị trường.
 Tăng vốn điều lệ để nâng cao năng lực tài chính

Đối với các NH trong nhóm này, tăng vốn điều lệ mới có thể nâng cao năng
lực tài chính, đủ khả năng hoạt động trong thời gian tới, tăng khả năng chống đỡ
rủi ro và nâng cao năng lực cạnh tranh, nhất là cạnh tranh quốc tế. Vấn đề tăng
vốn điều lệ nói riêng hay vốn tự có nói chung cần một lộ trình cụ thể. Do đó các
NH cần nghiên cứu, phân tích để có một lộ trình tăng vốn điều lệ sao cho phù hợp
với các chính sách của NHNN và phù hợp với yêu cầu của môi trường kinh doanh
ngày càng gay gắt như hiện nay. Nếu không đáp ứng được điều này thì các NH
nhỏ có thể sẽ phải chịu kịch bản bị NHNN đóng cửa hoặc sáp nhập, hợp nhất.

 Tiến hành sáp nhập


75

Trước tình hình các NH nhỏ ngày càng bộc lộ rõ khuyết điểm và yếu kém,
làm tăng nguy cơ gây mất an toàn cho cả hệ thống thì việc sáp nhập các NH nhỏ là
điều tất yếu. Để tiến hành sáp nhập, các NH có thể sử dụng các phương thức sau:

- Nhờ sự hỗ trợ tài chính từ NHNN hoặc Quỹ Bảo hiểm tiền gửi: Phương
thức này dành cho các NH rơi vào trường hợp có nguy cơ đổ vỡ nhưng còn
uy tín và năng lực hoạt động nhưng không còn khả năng tự phục hồi. Trong
phương thức này, NHNN hoặc Quỹ Bảo hiểm tiền gửi sẽ hỗ trợ cho các tổ
chức lành mạnh thực hiện phương án sáp nhập, hợp nhất hoặc mua lại một
phần hay toàn bộ NH đổ vỡ. Hoặc hỗ trợ NH bắc cầu để mua lại NH đổ vỡ
và duy trì hoạt động trong thời gian tìm kiếm giải pháp xử lý.

- Sử dụng NH bắc cầu: Phương thức này dành cho các NH rơi vào trường
hợp bị đổ vỡ nhưng nếu tiến hành giải thể hoặc phá sản sẽ gây chấn động
tiêu cực đối với hệ thống tài chính và đối với niềm tin của công chúng. Khi
đó các NH này sẽ xin chỉ đạo từ cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ để tìm một
tổ chức tài chính lành mạnh đứng ra tiếp nhận, mua lại NH này. Trong khi
chưa có tổ chức nào đồng ý tiếp nhận thì thành lập một NH bắc cầu để tạm
thời tiếp nhận, duy trì hoạt động kinh doanh của NH đổ vỡ cho đến khi đưa
ra được giải pháp xử lý cuối cùng.

5.3.2.2. Nhóm các ngân hàng có vốn điều lệ trên 5.000 tỷ đồng:

Nhìn chung, đối với các NH trong nhóm này, giải pháp quản trị RRLS cần
phải tập trung là nên tiến hành đẩy mạnh nghiên cứu để sử dụng các công cụ tài
chính phái sinh một cách hiệu quả nhất trong phòng ngừa RRLS như có nêu trong
mục 5.3.1.3. Các NH trong nhóm này có ưu thế hơn về mọi mặt như là vốn điều lệ
lớn, mạng lưới chi nhánh rộng khắp, uy tín cao… nên sẽ có nhiều thuận lợi trong
hoạt động quản trị RRLS.
76

5.4. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

NHNN có chức năng kiểm soát các hoạt động của hệ thống NH, thiết lập
các chuẩn mực cho toàn hệ thống. Tuy nhiên, NHNN cần từng bước đưa ra các
quy định hợp lý cho thị trường hiện tại. Để che chắn trước ảnh hưởng của RRLS
thì sản phẩm phái sinh là một công cụ rất hữu hiệu nhưng các NHTM vẫn cần xin
phép NHNN để sử dụng. Hiện tại, NHNN quản lý toàn bộ hệ thống NHTM bằng
các văn bản pháp quy.

NHNN nên can thiệp vào thị trường thông qua các chính sách tài chính, các
công cụ gián tiếp của NHNN như: tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở,
thay đổi lãi suất tái chiết khấu, không nên can thiệp vào thị trường bằng các công
cụ mang tính chất hành chính. NHNN cho phép NHTM từng bước được sử dụng
các sản phẩm phái sinh, các công cụ hiện đại trên thị trường để cheo chắn RRLS.

5.4.1. Lành mạnh hóa thị trường tài chính Việt Nam, vận hành theo cơ
chế thị trường

Minh bạch chính sách tiền tệ, tạo niềm tin chính sách: các chính sách tiền tệ
của NHNN phải nhất quán, minh bạch. Các phát ngôn của NHNN phải phản ánh
đúng chính sách tiền tệ của NH cũng như các chính sách của Chính phủ quản lý
nền kinh tế vĩ mô.

Tăng cường hiệu quả của chế độ tự do hóa lãi suất, mặc dù hiện nay lãi suất
cơ bản là lãi suất tham chiếu của các NHTM, trong một số giai đoạn vẫn có trần
lãi suất, điều này đã ảnh hưởng đến hiệu quả của cơ chế lãi suất và sự cạnh tranh
của các NHTM. NHNN cũng nên tránh sự điều chỉnh vào lãi suất bằng những
mệnh lệnh hành chính. NHNN nên để thị trường hoạt động theo cung cầu và lãi
suất phản ánh chính xác cung cầu trên thị trường tiền tệ.
77

Phát triển thị trường tiền tệ, thị trường trái phiếu: phát triển mạnh đối tượng
tham gia thị trường tiền tệ, thị trường trái phiếu, đảm bảo lãi suất trên thị trường
này phản ánh đụ thông tin về kinh tế vi mô và vĩ mô. Từ đó mới có thể xây dựng
đường lợi tức thị trường, phục vụ cho công tác quản trị RRLS. NHNN và chính
phủ cần phát triển hơn nữa thị trường tài chính, hoàn thiện khung pháp lý cho các
hoạt động trên thị trường tài chính để hỗ trợ các NHTM và nền kinh tế. [3]

5.4.2. Tạo hành lang pháp lý để phát triển các công cụ phái sinh trên
thị trường tài chính Việt Nam

Một trong những cách hiệu quả nhất để quản lý RRLS là dùng các công
phái sinh. Tuy nhiên, thị trường tài chính Việt Nam chưa phát triển, chỉ mới ở giai
đoạn đầu, các công cụ tài chính còn rất sơ khai và số lượng giao dịch còn rất nhỏ.
Theo qui luật phát triển của thị trường, các công cụ phái sinh chắc chắn sẽ phát
triển như trên các thị trường tài chính thế giới. Khi có hành lang pháp lý rõ ràng,
các NHTM sẽ dễ dàng hơn trong việc thực hiện các nghiệp vụ phái sinh cũng như
chủ động hơn trong việc quản lý RRLS.

5.4.3. Hoàn thiện các điều kiện cần thiết để có một cơ chế kiểm soát lãi
suất hiệu quả

NHNN cần phải lượng hóa các loại LS để xác định tính hợp lý và dự báo
chiều hướng biến động của LS thị trường, từ đó có tác động thích hợp thông qua
việc điều hành chính sách tiền tệ, bởi vì việc tăng hay giảm LS của NHNN sẽ tác
động ngay tới LS của các NHTM đối với khách hàng.

Các NHTM cho khách hàng vay vốn dựa trên quan hệ cung cầu về vốn và
qua đó tiếp tục thực hiện cơ chế LS thỏa thuận giữa NH với khách hàng.
78

Tách bạch giữa cho vay thương mại và cho vay chính sách. Các NHTM cho
vay thương mại thì áp dụng LS thị trường, còn cho vay đối tượng chính sách và
cho vay theo chỉ đạo của Chính phủ thì khi gặp rủi ro NHNN có trách nhiệm xử lý.

Chống sự cạnh tranh thiếu bình đẳng của các NHTM đòi hỏi phải phát huy
vai trò của hiệp hội NH, theo dõi biến động của thị trường tiền tệ để tổ chức dung
hòa sự cạnh tranh LS giữa các thành viên.

5.4.4. Hoàn thiện khung pháp lý và các quy định về đo lường và quản lý
rủi ro lãi suất của các ngân hàng thương mại

Hiện nay NHNN chưa có văn bản pháp lý nào quy định việc đo lường và
quản lý RRLS tại các NHTM. Nếu các qui định chi tiết chưa được đưa ra, các
NHTM có thể chưa nhận thức được đầy đủ sự cần thiết cũng như cách thức đúng
đắn để quản lý RRLS. NHNN nên quy định thêm các văn bản và hướng dẫn các
NHTM trong việc quản lý RRLS cũng như các quy định về các sản phẩm phái
sinh LS. Đó là nền tảng đầu tiên cho các NHTM thực hiện các hoạt động nghiệp
vụ phức tạp để tự bảo vệ mình khỏi RRLS hoặc thậm chí là tìm kiếm lợi nhuận
trên các biến động của LS.

NHNN hiện nay đã đưa ra mẫu báo cáo chuẩn về quản lý RRLS cho các
NHTM, tuy nhiên trong thời gian tới NHNN có thể áp dụng thêm nhiều mẫu báo
cáo mới chuẩn cho các NHTM có mẫu báo cáo chung và NHNN cũng có cơ hội
nắm bắt thêm thực trạng RRLS tại các NHTM hiện nay.

5.4.5. Cung cấp cho các ngân hàng thương mại các thông lệ, chuẩn
mực quản lý rũi ro lãi suất, hỗ trợ các ngân hàng thương mại trong việc
đào tạo cán bộ nghiệp vụ

Như đã trình bày ở mục 5.4.4, NHNN chưa có hướng dẫn nào cho các
NHTM thiết lập các quy định về quản lý RRLS. NHNN cũng có thể nhắc xem xét
79

cung cấp cho các NHTM Việt Nam các thông lệ chuẩn mực, cập nhật về quản lý
RRLS và giúp đỡ đào tạo các cán bộ quản lý rủi ro. Hơn nữa, NHNN cần đưa ra
các tiêu chí mà các NHTM cần dùng để quản lý và kiểm soát RRLS. RRLS cần
thiết phải thực hiện trong các bối cảnh kinh doanh khác nhau của các NHTM khác
nhau.

NHNN cần hỗ trợ các NHTM trong công tác đào tạo cán bộ:

- Tổ chức định kỳ các buổi thảo luận cho các NH để trao đổi về kinh nghiệm
quản lý rủi ro và mô hình quản lý tài sản, vừa tạo điều kiện cho các NH rút
ra phương án hiệu quả cho mình, tạo cơ sở để NHNN xây dựng được quy
chế quản trị rủi ro cần thiết, cơ bản và thống nhất từ đó tạo tiền đề cho việc
giám sát, thanh tra trong thời gian tới.

- Lên phương án đào tạo nghiệp vụ và phổ biến những kinh nghiệm quản lý
tiên tiến của các NH nước ngoài thường xuyên cho NHTM.

5.4.6. Thiết lập các tổ chức dự đoán chỉ số tài chính

Hiện nay, Việt Nam chưa có các tổ chức để cung cấp các số liệu dự đoán
định kỳ và dự đoán các chỉ số kinh tế vĩ mô cơ bản trong đó có LS. Dự đoàn này
rất có ích cho các NHTM trong việc định lượng rủi ro và dự đoán các tổn thất tiềm
năng. Khi các NHTM chưa đủ lớn để có những dự báo riêng mình thì các tổ chức
như trên rất có ích cho việc phòng ngừa rủi ro của các NHTM.
80

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5

Chương 5 đề xuất các giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện việc ứng dụng
mô hình Chênh lệch thời lượng trong hoạt động quản trị RRLS tại các NHTM Việt
Nam dựa trên các phân tích được thực hiện ở Chương 4.

Các giải pháp của Chương 5 được chia làm hai phần: phần thứ nhất là các
giải pháp chung dành cho các NH. Phần thứ hai là các giải pháp riêng cho từng
nhóm NH vì mỗi nhóm có những đặc điểm khác nhau trong hoạt động quản trị rủi
ro đã được đánh giá ở Chương 4.

Sau cùng, Chương 5 nêu lên một số kiến nghị với NHNN để hỗ trợ các NH
trong hoạt động quản trị RRLS của mình.

.
81

KẾT LUẬN

 Những nội dung nghiên cứu được giải quyết:

Qua nghiên cứu các lý thuyết về RRLS, tình hình biến động LS trong thời
gian qua kết hợp vận dụng mô hình Chênh lệch thời lượng để lượng hóa và phòng
ngừa RRLS tại 15 NHTM Việt Nam, đề tài “Ứng dụng mô hình Chênh lệch thời
lượng trong quản trị rủi ro lãi suất tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” đã giải
quyết được các nội dung sau:

Một là, nêu rõ cơ sở lý luận về RRLS trong hoạt động kinh doanh của
NHTM và các mô hình ứng dụng để đánh giá loại rủi ro này. Từ đó, đề tài đánh
giá ưu, nhược điểm của từng mô hình và quyết định vận dụng mô hình hiện đại
nhất nhưng còn phức tạp và ít được áp dụng thực tiễn – Mô hình Chênh lệch thời
lượng trong quản trị RRLS hiện nay.

Hai là, trình bày thực trạng biến động lãi suất giai đoạn 2008 - 03/2015. Từ
đó, đề tài tiến hành tính toán, đánh giá RRLS bằng mô hình Chênh lệch thời lượng
cho 15 NHTM được chọn. Mô hình nghiên cứu có giá trị tham khảo đối với các
NH được chọn trong việc xây dựng một tỷ trọng hợp lý khoản mục Tài sản – Nợ
dựa trên kết quả tối ưu mà mô hình đề cập để phòng ngừa RRLS.

Ba là, đề xuất những giải pháp thiết thực cho các NHTM Việt Nam cũng
như kiến nghị đối với NHNN nhằm đưa hệ thống NHTM Việt Nam ngày càng
phát triển, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM trong thời đại
hội nhập quốc tế.

 Hạn chế của đề tài:

Mô hình nghiên cứu được thực hiện dựa trên mô hình lý thuyết và kinh
nghiệm/kiến thức của tác giả để tính toán, chưa thể dựa trên những văn bản pháp
lý và quy trình cụ thể trong quản lý chỉ tiêu khe hở thời lượng từ phía NHNN.
82

Dữ liệu thu thập đưa vào mô hình là những NHTM cổ phần có báo cáo tài
chính minh bạch và được công bố đại chúng, có sự kiểm duyệt của Ủy ban chứng
khoán. Tuy nhiên, có nhiều NHTM hiện nay, đặc biệt là những NHTM nhỏ, không
công bố báo cáo tài chính của mình mà trong mô hình nghiên cứu này chưa đề cập
tới. Bài nghiên cứu cần mở rộng phạm vi nghiên cứu đối với tất cả các NH còn lại
trong hệ thống, để có kết luận tổng quan nhất cho toàn bộ hệ thống.

Do hạn chế về thời gian thu thập/tính toán dữ liệu nghiên cứu, bài nghiên
cứu đã không tiến hành đo lường RRLS cho những năm trước đây. Mô hình chỉ có
ý nghĩa trong một năm duy nhất (2014) và chỉ đánh giá cho tình hình hiện tại mà
chưa xem xét đến quá trình hoạt động của nhiều năm trước đó. Vì vậy, bài nghiên
cứu tiếp theo cần mở rộng phạm vi thời gian nghiên cứu từ 2010-2013, điều này
cần dữ liệu trải rộng và lớn hơn.
83

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

[1] Các báo cáo tài chính hợp nhất từ năm 2011-2014 của các ngân hàng
thương mại Việt Nam.

[2] Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV (2015), Báo cáo triển vọng
ngành 2015. Địa chỉ:
https://www.bsc.com.vn/ViewReport.aspx?ReportID=772584 [Truy cập:
12/02/2015].

[3] Lâm Thị Cẩm Châu (2013), Hoàn thiện phương pháp đo lường
RRLS tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam, Luận văn
thạc sĩ kinh tế, trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.

[4] Mã Thị Nam Chi (2008), RRLS trong hoạt động kinh doanh tại các
ngân hàng thương mại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ kinh
tế, trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.

[5] Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Thông cáo báo chí - Kết quả
điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động Ngân hàng năm 2014, định hướng giải pháp
điều hành năm 2015.

Địa chỉ: http://baochinhphu.vn/Uploaded/duongphuonglien/2014_12_26


[Truy cập: 24/01/2015].

[6] Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2015), Văn bản pháp luật cơ chế,
chính sách về hoạt động Ngân hàng.

Địa chỉ: http://www.sbv.gov.vn/portal/faces/vi/vim/vipages_trangchu


[Truy cập: 15/03/2015]

[7] Nguyễn Cao Hoàng (2014), “Bàn thêm về điều hành lãi suất đối với thị
trường tiền tệ”, Tạp chí Tài chính, (số 4), trang 15-17.
84

[8] Nguyễn Đắc Hưng (2015), Thành công trong điều hành chính sách tiền
tệ năm 2014, quan điểm và dự báo năm 2015, Tạp chí Cộng sản điện tử. Địa chỉ:
http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/kinh-te-thi-truong-XHCN/2015/32356/Thanh-
cong-trong-dieu-hanh-chinh-sach-tien-te-nam-2014-quan.aspx [Truy cập: 15/03/2015].

[9] Nguyễn Đình Luận (2013), “Cơ chế điều hành lãi suất của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam và đề xuất các chính sách”, Tạp chí Phát triển & Hội
nhập, (số 11), trang 16-20.

[10] Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn Thị Lan Hương (2013), “Hoạt động
ngoại bảng và quy trình quản trị rủi ro trong hệ thống NHTM Việt Nam”, Tạp chí
Phát triển & Hội nhập, (số 9), trang 19-21.

[11] Nguyễn Ngọc Hân (2013), Quản trị RRLS tại các ngân hàng thương
mại Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh,
TP. Hồ Chí Minh.

[12] Nguyễn Văn Tiến (2010), Quản trị rủi ro trong kinh doanh Ngân
hàng, NXB Thống kê, TP. Hồ Chí Minh.

[13] Quang Anh (2011), “Giải mã đường cong lãi suất”, Thời báo Ngân
hàng, (số 25), trang 3-4.

[14] Thanh Đức (2011), “Nghịch lý lãi suất”, Thời báo Ngân hàng, (số
46), trang 14-15.

[15] Trần Huy Hoàng (2010), Quản trị Ngân hàng, NXB Lao Động Xã
Hội, TP. Hồ Chí Minh.

[16] Trần Ngọc Thơ và Vũ Việt Quảng (2007), Lập mô hình tài chính,
NXB Lao Động Xã Hội, TP. Hồ Chí Minh.
85

B. TÀI LIỆU TIẾNG ANH

[17] Alden, L. T. (1983), "Gap management: Managing interest rate risk


in banks and thrifts", Economic Review, Federal Reserve Bank of San Francisco

[18] Cao Duong Hien (2013), Interest Rate Risk Management: Practices
and Solutions in a Vietnamese Joint Stock Commercial Bank, Master Thesis in
Business Administration, University of Applied Sciences, Finland.

[19] Charnes, J. (2007), Financial modeling with Crystal ball and Excel,
Wiley & Sons, Inc., New Jersey, Canada

[20] Dan Armeanu, Florentina Olivia Balu and Carmen Obreja (2008),
“Interest Rate Risk Management using Duration Gap Methodology”, Journal
Theoretical and Applied Economics, (518), pp. 3-10.

[21] Kristine L. Beck, Elizabeth F. Goldreyer and Louis J. D’Antonio


(2000), “Duration Gap in the context of a bank’s strategic planning process”,
Journal of Financial and Strategic Decisions, 13 (2), pp. 57-71.

[22] Vu Thi Mai Tram (2012), Risks to Vietnam’s Banking Sector and
Policy Recommendations, Master Thesis in Public Policy, FullBright Economics
Teaching Program, University of Economics, Ho Chi Minh City.
86

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Nội dung lý thuyết mô hình Kỳ hạn đến hạn


Nội dung của mô hình Kỳ hạn đến hạn hướng đến việc lượng hóa RRLS.Gọi
MA là kỳ hạn đến hạn bình quân của danh mục Tài Sản; ML là kỳ hạn đến hạn bình
quân của danh mục Nợ, ta có:

(2.3)

Trong đó:

WAi là tỷ trọng và MAi là kỳ hạn đến hạn của Tài Sản i.

WLj là tỷ trọng và MLj là kỳ hạn đến hạn của Nợ j.

n, m là số loại Tài Sản và Nợ phân theo kỳ hạn.

Những quy tắc chung trong việc quản lý RRLS đối với một tài sản cũng có
giá trị đối với một danh mục tài sản, đó là:

Một sự tăng (giảm) LS thị trường đều dẫn đến một sự giảm (tăng) giá trị của
danh mục tài sản.
Khi LS thị trường tăng (giảm), thì danh mục Tài Sản kỳ hạn càng dài sẽ giảm
(tăng) giá càng lớn.

Đối với các NHTM ngày nay, cơ cấu kỳ hạn của bảng cân đối tài sản thường
ở trạng thái MA> ML, nghĩa là kỳ hạn trung bình của Tài Sản thường lớn hơn kỳ hạn
trung bình của Nợ; bởi lẽ các NH ngày càng có xu hướng đầu tư vào các Tài Sản kỳ
hạn dài, trong khi vốn huy động lại thường là ngắn hạn.
87

Phụ lục 2: Nội dung lý thuyết Mô hình Định giá lại


Mô hình Tái định giá (đôi khi còn được biết đến như là chiến lược quản lý
khe hở nhạy cảm LS) là một ứng dụng khác trong việc lượng hóa RRLS. Mô hình
này tiến hành phân tích các luồng tiền dựa trên nguyên tắc giá trị ghi sổ nhằm xác
định chênh lệch giữa LS thu được từ Tài Sản và LS thanh toán cho vốn huy động
sau một thời gian nhất định. Các NH tính số chênh lệch giữa Tài Sản và Nợ đối với
từng kỳ hạn và đặt chúng trong mối quan hệ với độ nhạy cảm LS của thị trường. Độ
nhạy cảm LS chính là khoảng thời gian mà Tài Sản và Nợ được định giá lại theo
mức LS mới của thị trường; nói cách khác, đó chính là khoảng thời gian để áp mức
LS mới vào từng kỳ hạn khác nhau.

Tại bất kỳ thời điểm nào, một NH sẽ có thể tự bảo vệ trước những thay đổi
của LS bằng cách bảo đảm cân bằng sau:

Giá trị Tài Sản nhạy cảm LS (ISA) = Giá trị Nợ nhạy cảm LS (ISL)

Trong trường hợp này, thu nhập từ tài sản sẽ biến đổi cùng chiều và xấp xỉ
mức thay đổi trong chi phí trả lãi danh mục nợ. Nếu cân bằng trên không xảy ra thì
một khe hở nhạy cảm LS tuyệt đối (IS GAP) sẽ hình thành:

IS GAP = ISA − ISL (2.4)

Các trường hợp có thể xảy ra:

(i) Khi IS GAP dương = ISA – ISL > 0, NH được xem là có khe hở nhạy
cảm LS dương hay nhạy cảm Tài Sản. Nếu LS tăng, tỷ lệ thu nhập lãi cận
biên của NH sẽ tăng vì thu từ lãi trên Tài Sản sẽ tăng nhiều hơn chi phí
trả lãi cho Nợ. Nếu lãi suất giảm, NIM của NH sẽ giảm vì thu từ lãi trên
tài sản sẽ giảm nhiều hơn chi phí trả lãi cho các nguồn vốn.
(ii) Khi IS GAP âm = ISA – ISL < 0, NH được xem là có khe hở nhạy cảm
LS âm hay nhạy cảm Nợ. LS tăng lên sẽ làm giảm NIM của NH vì chi
phí cho những khoản nợ nhạy cảm LS sẽ tăng nhiều hơn mức tăng thêm
88

trong lãi thu về từ các tài sản nhạy cảm LS của NH. Ngược lại, sự sụt
giảm LS sẽ làm tăng NIM vì chi phí trả lãi giảm nhiều hơn lãi thu về.

Trên cơ sở xác định khe hở nhạy cảm LS tuyệt đối – IS GAP, ta có thể biết
được sự thay đổi thu nhập lãi ròng của NH khi LS thay đổi qua công thức sau:

(2.5)

Các trường hợp này tương tự đối với phương pháp tỷ lệ khe hở nhạy cảm LS
tương đối:

(2.6)

Bảng sau thể hiện mối quan hệ giữa khe hở nhạy cảm LS và tác động của
thay đổi LS đến thu nhập:

Bảng 2.1. Quan hệ giữa khe hở nhạy cảm lãi suất và tác động của thay đổi lãi
suất đến thu nhập

IS GAP Lãi suất Thu nhập


IS GAP > 0 Tăng Tăng
Giảm Giảm
IS GAP < 0 Tăng Giảm
Giảm Tăng
IS GAP = 0 Tăng Không thay đổi
Giảm Không thay đổi
Chúng ta cũng có thể thiết lập nên một tỷ lệ nhạy cảm LS – ISR:

(2.7)

Nếu ISR < 1, NH trong tình trạng nhạy cảm Nợ; ngược lại, ISR > 1 thể hiện
NH nhạy cảm Tài Sản. Ta có bảng tổng kết sau:
89

NH nhạy cảm Tài Sản khi: NH nhạy cảm Nợ khi:


Khe hở tuyệt đối (IS GAP > 0) Khe hở tuyệt đối âm (IS GAP < 0)
Khe hở tương đối dương Khe hở tương đối âm (IS GAPtương đối<
(IS GAPtương đối> 0) 0)
Tỷ lệ nhạy cảm LS lớn hơn 1 (ISR > 1) Tỷ lệ nhạy cảm LS nhỏ hơn 1 (ISR < 1)

Phụ lục 3: Nội dung lý thuyết mô hình VaR


VaR (Giá trị có thể tổn thất) được dùng để đo lường mức tổn thất tiềm năng
của một danh mục đầu tư. VaR của một danh mục tài sản tài chính được định nghĩa
là một khoản tiền lỗ tối đa trong một thời hạn nhất định, nếu ta loại trừ những
trường hợp xấu nhất hiếm khi xảy ra. Chẳng hạn VaR là một giá trị mà với xác suất
là 99% khả năng danh mục đầu tư không bị tổn thất quá một giá trị nào đó trong
vòng 1 tháng tới do biến động LS. Tuy nhiên, vẫn có 1% khả năng là mức tổn thất
sẽ vượt quá giá trị đó.

Mục đích của giá trị có thể tổn thất là đo lường mức độ tổn thất tiềm năng
của danh mục đầu tư, dựa trên mức biến động của giá tương đối lớn nhưng đặc biệt
loại trừ những biến động quá lớn.

Đối với nhà đầu tư thì VaR của một danh mục tài sản tài chính phụ thuộc vào
ba thông số quan trọng sau:

Độ tin cậy
Khoảng thời gian đo lường VaR
Sự phân bố lời/lỗ trong khoảng thời gian này

Các phương pháp tính VaR:

(i) Phân tích quá khứ: Phương pháp này dựa vào quan sát LS thị trường
trong giai đoạn quan sát, sau đó tính toán % thay đổi của LS hàng ngày,
sắp xếp mức độ biến đổi hàng ngày theo trật tự từ lớn đến nhỏ.
90

Để có độ tin cậy 99%, ta hãy loại bỏ 1% LS có biên độ lớn nhất. Sau đó ta


đánh giá lại trạng thái rủi ro của ngày hôm nay, tính ra VaR theo biến động thực của
thị trường với độ tin cậy 99%.

(ii) Phương pháp thống kê: để tính được VaR ta cần xác định:

+ Xác định hàm số phân bổ cần thiết – là hàm số chuẩn

+ Tính toán độ lệch chuẩn của LS trong quá khứ

+ Tính toán hệ số tương quan của LS trong quá khứ

+ Tính toán hàm số chung phân bổ lãi/lỗ của danh mục đầu tư.

+ Xác định mức tổn thất với độ tin cậy 99%

Độ lệch chuẩn chính là số đo mức độ biến động LS, giá cả thị trường. Nó được
thể hiện bằng độ lệch chuẩn của biến động lãi suất hay giá cả.

Ta có công thức tính:

VaR = Độ lệch chuẩn x Hệ số tương ứng với độ tin cậy x Hệ số thời gian duy trì
trạng thái (1.13)

(iii) Phương pháp Monte Carlo: Trong phương pháp mô phỏng, biến số dựa
vào các dữ liệu quá khứ, phải xây dựng các yếu tố ngẫu nhiên – xây dựng
một mô hình ngẫu nhiên mô tả đặc tính của biến số thị trường (lãi suất),
thực hiện nhiều kịch bản của LS tương lai dựa trên quy trình ngẫu nhiên,
sau đó chúng ta sẽ phân tích kết quả với độ tin cậy cho trước.

NH cần có các phần mềm quản lý RRLS chuyên dụng có thể tính toán VaR
và cho ra các báo cáo VaR.
91

Phụ lục 4: Các văn bản pháp luật do NHNN ban hành từ năm 2008 đến tháng 03/2015 về việc điều hành rủi ro LS

Ngày ban
Số văn bản Nội dung
hành
16/2008/QĐ-NHNN 16/05/2008 Quyết định về cơ chế điều hành LS cơ bản bằng đồng Việt Nam: LS kinh doanh của các
NHTM không được vượt quá 150% LS cơ bản do NHNN công bố hằng tháng
02/2009/TT-NHNN 03/02/2009 Quy định chi tiết thi hành hỗ trợ LS 4% cho các tổ chức và cá nhân vay vốn NH để sản xuất,
kinh doanh
07/2010/TT-NHNN 26/02/2010 Quy định về cho vay bằng đồng Việt Nam theo LS thỏa thuận của các tổ chức tín dụng đối với
khách hàng
12/2010/TT-NHNN 14/04/2010 Hướng dẫn tổ chức tín dụng cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng theo LS thỏa
thuận
13/2010/TT-NHNN 20/05/2010 Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng
19/2010/TT-NHNN 27/09/2010 Sửa đổi bổ sung Thông tư 13/2010/QĐ-NHNN
22/2011/TT-NHNN 30/08/2011 Sửa đổi bổ sung Thông tư 13/2010/QĐ-NHNN
02/2011/TT-NHNN 03/03/2011 Quy định mức LS huy động vốn tối đa bằng đồng Việt Nam là 14%/năm, kể cả các khoảng
khuyến mại dưới mọi hình thức
04/2011/TT-NHNN 10/03/2011 Quy định tổ chức tín dụng được áp dụng mức LS tiền gửi không kỳ hạn thấp nhất trong
trường hợp tổ chức, cá nhân rút tiền gửi trước hạn.
30/2011/TT-NHNN 28/09/2011 Quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức
tín dụng, chi nhánh NH nước ngoài
05/2012/TT-NHNN 12/03/2012 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 30/2011/TT-NHNN
08/2012/TT-NHNN 10/04/2012 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 30/2011/TT-NHNN
14/2012/TT-NHNN 04/05/2012 Quy định lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng, chi
nhánh NH nước ngoài đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh
92

vực, ngành kinh tế


17/2012/TT-NHNN 25/05/2012 Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 30/2011/TT-NHNN
20/2012/TT-NHNN 08/06/2012 Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 14/2012/TT-NHNN
09/2013/TT-NHNN 25/03/2013 Quy định lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng, chi
nhánh NH nước ngoài đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh
vực, ngành kinh tế
08/2013/TT-NHNN 25/03/2013 Quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức
tín dụng, chi nhánh NH nước ngoài
10/2013/TT-NHNN 10/05/2013 Quy định lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng, chi
nhánh NH nước ngoài đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh
vực, ngành kinh tế
16/2013/TT-NHNN 27/06/2013 Quy định lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng, chi
nhánh NH nước ngoài đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh
vực, ngành kinh tế
15/2013/TT-NHNN 27/06/2013 Quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức
tín dụng, chi nhánh NH nước ngoài
07/2014/TT-NHNN 17/03/2014 Quy định lãi suất đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín
dụng
08/2014/TT-NHNN 17/03/2014 Quy định lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng đối với khách
hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế
36/2014/TT-NHNN 20/11/2014 Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh
NH nước ngoài
(Nguồn: Tổng hợp từ website NHNN (www.sbv.org.vn))
93

Phụ lục 5: Mức thay đổi VCSH (triệu đồng) của các NHTM theo mức thay đổi LS từ khoảng -5% đến +5%
Mức thay đổi -5% -4% -3% -2% -1% +1% +2% +3% +4% +5%
LS
Mức thay đổi ∆ NW ∆ NW ∆ NW ∆ NW ∆ NW ∆ NW ∆ NW ∆ NW ∆ NW ∆ NW
VCSH
VIB (302.154)
1.510.768 1.208.615 906.461 604.307 302.154 (604.307) (906.461) (1.208.615) (1.510.768)
AB Bank (337.562)
1.687.809 1.350.247 1.012.685 675.124 337.562 (675.124) (1.012.685) (1.350.247) (1.687.809)
PG Bank (197.613)
988.064 790.451 592.838 395.225 197.613 (395.225) (592.838) (790.451) (988.064)
Kien Long (117.940)
Bank 589.701 471.761 353.821 235.880 117.940 (235.880) (353.821) (471.761) (589.701)
ACB (1.289.197)
6.445.987 5.156.790 3.867.592 2.578.395 1.289.197 (2.578.395) (3.867.592) (5.156.790) (6.445.987)
Techcombank (17.628)
88.142 70.514 52.885 35.257 17.628 (35.257) (52.885) (70.514) (88.142)
HD Bank 102.849
(514.244) (411.395) (308.546) (205.698) (102.849) 205.698 308.546 411.395 514.244
VP Bank 412.974
(2.064.869) (1.651.895) (1.238.921) (825.947) (412.974) 825.947 1.238.921 1.651.895 2.064.869
SHB (1.043.791)
5.218.956 4.175.165 3.131.374 2.087.582 1.043.791 (2.087.582) (3.131.374) (4.175.165) (5.218.956)
Vietinbank 3.904.400
(19.522.002) (15.617.602) (11.713.201) (7.808.801) (3.904.400) 7.808.801 11.713.201 15.617.602 19.522.002
BIDV 248.880
(1.244.402) (995.522) (746.641) (497.761) (248.880) 497.761 746.641 995.522 1.244.402
Vietcombank 1.730.356
(8.651.780) (6.921.424) (5.191.068) (3.460.712) (1.730.356) 3.460.712 5.191.068 6.921.424 8.651.780
Sacombank (1.260.838)
6.304.191 5.043.353 3.782.515 2.521.676 1.260.838 (2.521.676) (3.782.515) (5.043.353) (6.304.191)
Eximbank (865.376)
4.326.882 3.461.506 2.596.129 1.730.753 865.376 (1.730.753) (2.596.129) (3.461.506) (4.326.882)
MB Bank 1.104.715
(5.523.577) (4.418.861) (3.314.146) (2.209.431) (1.104.715) 2.209.431 3.314.146 4.418.861 5.523.577
94

Phụ lục 6: Xác định tỷ trọng/giá trị tối ưu các khoản mục trong danh mục Tài sản
và Nguồn vốn của ngân hàng qua công cụ Solver trong Excel.
Để thuận lợi trong việc thiết lập các ràng buộc, ta chuẩn bị bảng tính sau:
A B C D E F G H I J
20 TÀI GIÁ TRỊ RÀNG TỶ KỲ HẠN NGUỒN GIÁ TRỊ RÀNG TỶ KỲ HẠN HOÀN
2 SẢN BUỘC TRỌNG HOÀN VỐN VỐN BUỘC TRỌNG TRẢ TB
TỶ TB TỶ
TRỌNG TRỌNG
20 TIỀN 1.619.862 1% 2% 0,083 TIỀN 19.761.129 1% 24% 0,295
3 GỬI GỬI VÀ
TẠI VAY
NHNN TỪ
(A1) CÁC
TCTD
KHÁC
(L1)
20 TIỀN 7.495.872 1% 9% 0,166 TIỀN 49.051.909 61% 60% 1,790
4 GỬI GỬI
TẠI VÀ KHÁCH
CHO HÀNG
VAY (L2)
CÁC
TCTD
KHÁC
(A2)
20 CHO 38.178.786 62% 47% 2,735 VỐN 53.787 1% 0% 4,440
5 VAY TÀI
KHÁCH TRỢ,
HÀNG ỦY
(A3) THÁC
ĐẦU
TƯ (L3)
20 CHỨNG 2.348.312 1% 3% 4,247 PHÁT 25 1% 0% 0,927
6 KHOÁN HÀNH
ĐẦU GIẤY
TƯ GIỮ TỜ CÓ
CHO GIÁ
ĐẾN (L4)
NGÀY
ĐÁO
HẠN
(A4)
20 CÁC 32.447.143 1% 40% CÁC 3.293.846 1% 4%
7 KHOẢN KHOẢN
MỤC MỤC
KHÔNG KHÔNG
XÉT XÉT
THỜI THỜI
LƯỢNG LƯỢNG
(A5) (L5)
20 100% 100% TỔNG 72.160.696
8 NỢ
20 VCSH 9.929.279 12%
9
21 TỔNG 82.089.975 1,410 TỔNG 82.089.975 100% 100% 1,144
0
21 DGAP 0,405
1
Tiếp theo, kích hoạt công cụ Solver với những khai báo như sau:
95

Và ta có kết quả tham khảo danh mục điều chỉnh từ Solver để có DGAP = 0 như sau:
A B C D E F G H I J
202 TÀI SẢN GIÁ TRỊ RÀNG TỶ KỲ NGUỒN GIÁ TRỊ RÀNG TỶ KỲ
BUỘC TRỌNG HẠN VỐN BUỘC TRỌNG HẠN
TỶ HOÀN TỶ HOÀN
TRỌNG VỐN TRỌNG TRẢ TB
TB
203 TIỀN GỬI 871.320 1% 1% 0,083 TIỀN 871.320 1% 1% 0,295
TẠI NHNN GỬI VÀ
(A1) VAY TỪ
CÁC
TCTD
KHÁC
(L1)
204 TIỀN GỬI 871.320 1% 1% 0,166 TIỀN 53.150.498 61% 61% 1,790
TẠI VÀ CHO GỬI
VAY CÁC KHÁCH
TCTD KHÁC HÀNG
(A2) (L2)
205 CHO VAY 60.054.343 62% 69% 2,735 VỐN TÀI 20.974.852 1% 24% 4,440
KHÁCH TRỢ, ỦY
HÀNG (A3) THÁC
ĐẦU TƯ
(L3)
206 CHỨNG 871.320 1% 1% 4,247 PHÁT 1.334.696 1% 2% 0,927
KHOÁN HÀNH
ĐẦU TƯ GIỮ GIẤY TỜ
CHO ĐẾN CÓ GIÁ
NGÀY ĐÁO (L4)
HẠN (A4)
96

207 CÁC KHOẢN 24.463.663 1% 28% CÁC 871.320 1% 1%


MỤC KHOẢN
KHÔNG XÉT MỤC
THỜI KHÔNG
LƯỢNG (A5) XÉT
THỜI
LƯỢNG
(L5)
208 100% 100% TỔNG 77.202.686
NỢ
209 VCSH 9.929.279 11%

210 TỔNG 87.131.965 1,930 TỔNG 87.131.965 100% 2,178

211 DGAP 0,000

Phụ lục 7: BẢNG THẢO LUẬN CHUYÊN GIA.


Kính thưa quý Anh, Chị!
Tôi đang thực hiện nghiên cứu về
“……………………………………………………………..”. Mong các Anh, Chị giành
chút thời gian để tham luận và đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành được nghiên cứu này.
Rất mong nhận được sự hợp tác của các Anh, Chị. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thảo luận lần thứ 1: Theo Anh, Chị các yếu tố nào ảnh hưởng đến rủi ro lãi suất
tai các NHTM trên địa bàn TP.HCM? Vì sao? Yếu tố nào quan trọng nhất? Vì
sao?
Thảo luận lần thứ 2: Theo Anh, Chị các yếu tố tác động đến rủi ro lãi suất được
các Anh, Chị đưa ra trong thảo luận lần thứ 1 thể hiện qua những khía cạnh nào
hoặc được đo lường như thế nào?
Các anh chị vui lòng cho biết ý kiến về các câu hỏi sau:
(1) Theo Anh, Chị khi nói về tác động của yếu tố Môi trường kinh tế xã hội đến rủi ro
lãi suất sẽ bao gồm những vấn đề nào?
(2) Theo Anh, Chị khi nói về tác động của yếu tố Công tác quản trị rủi ro lãi suất tại
ngân hàng đến rủi ro lãi suất sẽ bao gồm những vấn đề nào?
(3) Theo Anh, Chị khi nói về tác động của yếu tố Nguyên nhân nội tại ( năng lực của
ngân hàng) đến rủi ro lãi suất sẽ bao gồm những vấn đề nào?
(4) Theo Anh, Chị khi nói về tác động của yếu tố Yếu tố nội dung quản trị, dự báo,
giám sát đến rủi ro lãi suất sẽ bao gồm những vấn đề nào?
(5) Theo Anh, Chị khi nói về tác động của yếu tố Nguyên nhân theo hệ thống ngân
hàng ở Việt Nam đến rủi ro lãi suất sẽ bao gồm những vấn đề nào?
97

(6) Theo Anh, Chị khi nói về tác động của yếu tố Nguồn nhân lực đến rủi ro lãi suất
sẽ bao gồm những vấn đề nào?
(7) Theo Anh, Chị khi nói về tác động của yếu tố Nguyên nhân liên quan đến Khách
hàng đến rủi ro lãi suất sẽ bao gồm những vấn đề nào?
Xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của các Anh, Chị!

Phụ lục 8: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT.


Mục tiêu của cuộc thăm dò này là lấy ý kiến Qúy Anh, Chị về mức độ tác động của
các yếu tố bên dưới đến Rủi ro lãi suất. Sự trả lời khách quan của Anh, Chị sẽ góp
phần quyết định sự thành công của nghiên cứu này và giúp cải thiện công tác quản
trị rủi ro lãi suất tại các NHTM trên địa bàn TP.HCM. Tất cả các câu trả lời của từng
cá nhân sẽ được giữ kín, chúng tôi chỉ công bố kết quả tổng hợp. Cám ơn sự hợp tác
của quý Anh, Chị!
Sau đây là những phát biểu liên quan về các yếu tố ảnh hưởng đến Rủi ro lãi suất.
Xin Anh, Chị vui lòng trả lời bằng cách đánh chéo vào một trong những cột số.
Những con số này thể hiện mức độ các Anh, Chị đồng ý hay không đồng ý đối với
các phát biểu theo qui ước sau:
Rất không đồng ý Không đồng ý Binh thường Đồng ý Rất đồng ý
1 2 3 4 5
Các vấn đề cần được biết ý kiến.
Biến quan sát 1 2 3 4 5
Tác động của môi trường kinh tế xã hội đến rủi ro lãi suât

KT1: Tình hình chính trị, an ninh dẫn đến rủi ro lãi suất

KT2: Khủng hoàng kinh tế gây ra rủi ro lãi suất

KT3: Lạm phát dẫn đến rủi ro lãi suất

Tác động của công tác quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng đến rủi ro lãi suất

QT1: Chênh lệch lãi suất huy động và cho vay dẫn đến rủi ro lãi suất
98

QT2: Quy trình nghiệp vụ liên quan đến quản trị RRLS dẫn đến RRLS

QT3: Sự không phù hợp giữa nguồn vốn huy động và cho vay dẫn đến RRLS

QT4: Chính sách lãi suất linh hoạt của ngân hàng dẫn đến RRLS

Tác động của năng lực nội tại của ngân hàng đến RRLS

NT1: Năng lực tài chính của ngân hàng không cao dẫn đến RRLS

NT2: Sự chủ quan của các bộ quản lý RRLS dẫn đến RRLS

NT3: Công tác đánh giá rủi ro chưa cao dẫn đến RRLS

Tác động của yếu tố năng lực quản trị dự báo, giám sát đến RRLS

ND1: Ứng dụng các công cụ phái sinh còn hạn chế nên chưa quản trị được RRLS

ND2: Quy chế giám sát chưa đồng bộ dẫn đến RRLS

ND3: Chi phí cho quản trị RRLS còn thấp

Tác động của các yếu tố xuất phát từ phía khách hàng đến RRLS

KH1: Tình hình gửi tiền và đi vay của khách hàng

KH2: Mối quan hệ của khách hàng và ngân hàng

KH3: Thành phần khách hàng trong nền kinh tế

Tác động của yếu tố nguồn nhân lực đến RRLS

NL1: Năng lực chuyên môn về quản trị RRLS chưa cao

NL2: Ít chuyên gia về quản trị RRLS

NL3: Thiếu kỹ năng phân tích, dự báo RRLS

NL4: Chi phí đào tạo chuyên gia quản trị RRLS cao
99

Tác động của yếu tố xuất phát từ hệ thống ngân hàng ở Việt Nam đến RRLS

HT1: chính sách lãi suất của NHNN dẫn đến RRLS

HT2: Công tác quản trị RRLS ở Việt Nam chưa phát triển

HT3: Áp dụng công nghệ tiên tiến để quản trị rủi ro lãi suất còn chậm

HT4: Chênh lệch chất lượng quản lý trong hệ thống ngân hàng ở Việt Nam

Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các Anh, Chị!

Phụ lục 9: Bài dịch tiếng Việt cho tài liệu tham khảo từ Dan Armeanu, Florentina
Olivia Balu and Carmen Obreja (2008), “Interest Rate Risk Management using
Duration Gap Methodology”, Journal Theoretical and Applied Economics, (518), pp.
3-10. [20]

Quản trị rủi ro lãi suất bằng phương pháp Chênh lệch Thời lượng/Duration Gap
(Chênh lệch thời lượng)

Tóm tắt: Ngành tài chính toàn cầu đang thay đổi trong suốt 20 năm vừa qua, và trở nên
rủi ro hơn và cạnh tranh hơn. Sau khi nhiều quy định trong thị trường tài chính được bãi
bõ, các ngân hàng đã chấp nhận nhiều rủi ro hơn để thu về đủ lợi nhuận. Biến động rủi ro
lãi suất tăng “một cách chóng mặt” suốt 20 năm qua và bởi vậy vấn đề quản trị hữu hiệu
rủi ro lãi suất là cực kỳ cần thiết.

Trong nhiều năm qua, nhiều ngân hàng đã phát triển một loạt phương pháp để đo
lường và quản lý rủi ro lãi suất. Một số phương pháp được ngân hàng thường xuyên sử
dụng và căn cứ vào từ đề nghị của Ủy Ban Basel, như: Mô hình điều chỉnh lãi suất, Mô
hình kỳ hạn đến hạn …

Mục đích của bài viết này là cung cấp thêm kiến thức hay về mô hình Chênh lệch
kỳ hạn (hay mô hình Thời lượng) được sử dụng để quản lý lãi suất. Bài viết bắt đầu với
100

tổng quan về rủi ro lãi suất và giải thích làm thế nào rủi ro lãi suất cần được đo lường
cũng như quản lý trong hoạt động quản trị tài sản có – tài sản nợ. Tiếp theo, bài nghiên
cứu sẽ trình bày sơ lược phương pháp đo lường rủi ro lãi suất và sau đó giải thích và định
rõ mô hình Thời lượng trong quản trị rủi ro lãi suất ở các ngân hàng.

Từ khóa: lãi suất, rủi ro, quản trị, tài sản có & tài sản nợ, chênh lệch thời lượng, ngân
hàng, rủi ro lãi suất.

1. Quản trị rủi ro lãi suất – Tổng quan

Đầu tiên, chúng tôi cho rằng nên định nghĩa cho rủi ro lãi suất. Rủi ro lãi suất có
thể được hiểu là “một khoản lỗ do thay đổi bất lợi trong dòng tiền và do thay đổi bất lợi
trong giá trị của những tài sản có và tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất, là hậu quả của lãi
suất thay đổi. Lãi suất thay đổi có lợi hay bất lợi tùy thuộc vào một số thành tố cụ thể,
nguồn gây ra rủi ro lãi suất trong bảng cân đối kế toán và các tài khoản ngoại bảng của
ngân hàng. Trong bài nghiên cứu này, ba nguồn thường dẫn đến rủi ro lãi suất là:

Mất cân đối kỳ hạn (Maturities Mismatching) trong bảng cân đối và các tài khoản
ngoại bảng. Sự mất cân xứng kỳ hạn có thể được định nghĩa là sự chênh lêch kỳ
đáo hạn (trường hợp lãi suất không đổi), và việc định giá lại (trường hợp lãi suất
biến đổi) tài sản có, tài sản nợ, cũng như các tài khoản ngoại bảng.
Rủi ro giá trị thực (Basis value risk): do sự tương quan không giống khi lãi suất
thay đổi giữa những nhóm tài sản nợ và tài sản có có kỳ hạn và giá trị như nhau.
Khi lãi suất thay đổi, thì chính sự khác biệt nói trên gây ra những tác động bất lợi
tới luồng tiền và giá trị của ngân hàng.
Rủi ro liên quan tới đường cong lãi suất trái phiếu: rủi ro này xuất hiện khi thay
đổi trong giá trị, độ lồi, phẳng của đường cong lãi suất trái phiếu tác động bất lợi
tới luồng tiền và giá trị của ngân hàng.

Trong trường hợp này, mức độ biến động của lãi suất sẽ tác động lên khả năng
sinh lời của ngân hàng theo hai hướng:
101

 Rủi ro hoạt động (Exploitation Risk): bao gồm những khoản lỗ do thu nhập lãi
giảm
 Rủi ro trên Bảng cân đối (Balance sheet risk): được xác định khi giá trị cổ
phiếu/vốn chủ sở hữu của ngân hàng giảm do biến động của lãi suất trên thị
trường.

Trong trường hợp này, điều quan trọng là các ngân hàng có quy trình quản lý rủi
ro toàn diện, xác định, đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro lãi suất tác động lên ngân
hàng. Ủy ban quản trị tài sản (Nợ & Có, ALCO) tại ngân hàng chịu trách nhiệm giám sát
rủi ro và thu nhập tiềm năng. Quản trị tài sản có và tài sản nợ truyền thống thường tập
trung vào kiểm soát kết quả hoạt động, thiết lập các chính sách để cân bằng và gia tăng
thu nhập lãi thuần. Quản trị cấp cao bắt buộc phải bảo đảm kiểm soát mức độ tác động
của rủi ro lãi suất lên hiệu quả danh mục hoạt động, những chính sách và quy trình phù
hợp để kiểm soát và giới hạn những rủi ro trên, cũng như sử dụng các nguồn lực có sẵn
để đánh giá và kiểm soát rủi ro lãi suất.

2. Các kỹ thuật đo lường rũi ro lãi suất

Các quan điểm trước đây, mức độ biến động lên xuống của lãi suất càng cao thì
mức độ biến động và tác động của rủi ro lãi suất càng phức tạp. Do vậy, nhiều mô hình
khác nhau đã được sử dụng để xác định loại rủi ro này, bao gồm:

 Mô hình định giá lại hay mô hình khoảng cách vốn tài trợ = dựa vào chênh lệch
giữa các nhóm tài sản nợ và tài sản có nhạy cảm.
 Mô hình chênh lệch kỳ hạn = dựa vào chênh lệch kỳ hạn đến hạn.
 Mô hình thời lượng = dựa vào chênh lệch thời lượng
 Mô phỏng tĩnh và động

Những mô hình trên đều được ủy ban Basel đề nghị áp dụng để tạo dựng một mô
hình chuẩn, từ đó các nhà làm luật có thể sử dụng để đánh giá rủi ro lãi suất tại các ngân
hàng.
102

Những nhân tố chính trong các mô hình đo lường này là:

 Thay đổi thị giá vốn chủ sở hữu hoặc thị giá danh mục tài sản nợ, tài sản có, hay
còn được gọi là một khía cạnh kinh tế của quản trị rủi ro.
 Thay đổi trong thu nhập thuần do tác động trực tiếp từ lãi suất, hay quản lý rủi ro
lãi suất từ khía cạnh thu nhập.

Nhiều phương pháp sẵn có để đo lường rủi ro lãi suất đều tập trung vào hai khía
cạnh, điều chỉnh thu nhập và điều chỉnh giá trị vốn tự có. Mức độ phức tạp từ những công
cụ đơn giản nhất đến các mô hình mô phỏng tĩnh với các nguồn lực có sẵn, tới những mô
hình mô phỏng động có phản ánh triển vọng kinh doanh tương lai cũng như ảnh hưởng
của các quyết định kinh doanh. Từ các mô hình nêu trên, chúng tôi sẽ giới thiệu mô hình
thời lượng.

3. Mô hình thời lượng

Mô hình thời lương (DGAP) quan tâm phần nhiều vào quản lý thu nhập lãi luần
hoặc là thị giá của vốn chủ sở hữu, tính đến giá trị thời gian của tất cả dòng tiền với mỗi
chứng khoán nằm trong bảng cân đối tài sản của ngân hàng. Không giống mới mô hình
chênh lệch tĩnh, mô hình này tập trung nhiều vào độ nhạy lãi suất và hoặc tần suất tái
định giá, mô hình thời lượng tập trung vào độ nhạy cảm theo giá. Chênh lệch thời lượng
và giá trị thị trường trong các phân tích độ nhạy của cổ phiếu/vốn chủ, gợi mở nhiều
phương pháp thay thế khi phân tích rủi ro lãi suất. Các phương pháp này nhấn mạnh vào
độ nhạy về giá của các tài sản và nợ trước những thay đổi của lãi suất, và tác động sau đó
lên thị giá vốn cổ phần. Phương pháp chênh lệch thời lượng kết hợp những tính toán về
kỳ hạn của tài sản và kỳ hạn của trách nhiệm nơ/tài sản nợ, hai nhóm kỳ hạn này phản
ánh giá trị của dòng tiền kỳ vọng cho tới lúc đáo hạn. Phân tích chênh lệch thời lượng so
sách thời lượng của tài sản có của ngân hàng với thời lượng tài sản nợ của ngân hàng và
xác định giá trị vốn chủ sẽ thay đổi như thế nào khi lãi suất thay đổi. Những phân tích
này yêu cầu ngân hàng cần định rõ chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh (giá trị thị trường của
103

vốn chủ hoặc thu nhập lãi thuần yêu cầu) và quản lý theo chiến lược sự khác biệt giữa kỳ
hạn trung bình của tổng tài sản có và kỳ hạn trung bình của tổng tài sản nợ (DGAP).

Tổng quan về mối quan hệ giữa chênh lệch thời lượng và tác động lên giá trị vốn
chủ khi lãi suất thay đổi có thể tóm tắt trong bảng sau:

DGAP Thay đổi Thay đổi thị giá


lãi suất Tài sản có Tài sản nợ Vốn cổ phần
Tích Tăng Giảm > Giảm => Giảm
cực/Tăng
Tích Giảm Tăng > Tăng => Tăng
cực/Tăng
Tiêu Tăng Giảm < Giảm => Tăng
cực/Giảm
Tiêu Giảm Tăng < Tăng => Giảm
cực/Giảm
Không Tăng Giảm = Giảm => Không
Không Giảm Tăng = Tăng => Không

4. Ứng dụng mô hình Chênh lệch thời lượng để quản lý rủi ro lãi suất tại ngân
hàng thương mại – trường hợp nghiên cứu

Trong phần này chúng tôi giải thích và chứng minh mô hình Chênh lệch thời
lượng được sử dụng như thế nào để quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại.
Nhưng trước hết, chúng tôi cần nêu ra một số giả thuyết ban đầu:

 Bài phân tích giả định rằng không có bất kỳ trường hợp phá sản, trả trước kỳ hạn,
hay rút trước hạn.
 Tất cả chứng khoán trả cổ tức đều hàng năm và tính theo lãi kép năm.
 Kỳ hạn của tiền mặt bằng không vì tiền mặt không thay đổi giá trị khi lãi suất thay
đổi
 Bắt đầu, với tài khoản trong bảng cân đối tài khoản, lãi suất định doanh bằng với
lãi suất thị trường
 Những tác động lên các tài khoản trong và ngoài bảng cân đối tài khoản có tác
động qua lại.
104

Chúng ta sẽ cùng xem xét bảng cân đối của một ngân hàng giả định là ngân hàng
Omega vào ngày 30/06/2007 với cấu trúc như sau:

Bảng cân đối tài khoản vào ngày 30/06/2007, triệu Euro
Bảng 2
Tài sản có MV Lãi suất Tài sản nợ MV Lãi suất
Tiền mặt 1.500 0 Tiền gởi thanh toán 3.700 6
Cho vay thương mại (3 3.000 14 Tiết kiệm (3 năm) 3.000 8
năm)
Trái phiếu kho bạc (5 năm) 2.500 11 Tiết kiệm (6 năm) 1.800 10
Khoản thế chấp/Cho vay dài 3.000 12 Nợ 8.500
hạn (10 năm)
Vốn chủ sở hữu 1.500
Tổng tài sản 10.000 Tổng nợ 10.000
Trên bảng cân đối tài khoản, tài sản có giá trị tài sản là 10.000 triệu Euro, giá trị
của các khoản nợ là 8.500 triệu Euro và giá trị của vốn chủ sở hữu là 1.500 triệu Euro.
Mô hình Chênh lệch thời lượng được áp dụng như sau:

a. Tính giá thị trường của từng khoản mục trên bảng cân đối tài khoản (tài sản,
nợ, vốn chủ sở hữu)
Giá trị thị trường của từng tài khoản được xem như hiện giá dòng tiền tương lai
với công thức như sau:

Trong đó:
CFt = dòng tiền sinh ra trong năm t (tỷ lệ hang năm)
VN = giá trị kế toán (định danh) của từng khoản mục.
VR = giá trị nhận được vào thời điểm đáo hạn (năm cuối cùng)
k = lãi suất thị trường
r = lãi suất định doanh
n = số năm trong kỳ hạn
105

Ví dụ: Khoản cho vay thương mại, đáo hạn trong vòng 3 năm (CL3Y), giá trị thị
trường được tính như sau:
Vp = (CL3Y) = Po = 3000x0.14/1.14 + 3000x0.14/1.142 +
3000x0.14/1.143+3000/1.143=3000

Tại thời điểm bắt đầu, giá thị trường của từng khoản mục thuộc bảng cân đối tài
sản bằng với giá sổ sách (VN) bởi lãi suất định danh lúc này bằng với lãi suất thị trường.
Giá thị trường của Vốn chủ sở hữu (E=Equity) được tính bởi chênh lệch giá
thị trường giữa tài sản (A=Assets) và nợ (L=Liabilities), như sau:

Vp(E)=Vp(A) – Vp(L)

Ví dụ: Vp E = Vp A – Vp L = 10.000 - 8.500 =1.500

b. Tính thời hạn của từng tài khoản

Thời hạn (Duration) của từng khoản mục thuộc bảng cân đối tài khoản được tính
toán bằng công thức Macauly:

Ví dụ: với khoản mục cho vay thương mại với kỳ đáo hạn trong vòng 3 năm tới,
Thời hạn được tính như sau:
106

c. Tính toán thời hạn trung bình của Tài sản/Nợ.

Thời hạn trung bình của Tài sản/Nợ được tính toán bởi Thời hạn trung bình của
từng tài sản nợ với tỷ trọng giá trị thị trường của Tài sản/Nợ trong tổng giá trị thị trường
của Tổng Tài sản/Tổng nợ.

Trong đó,

DA / DL= Thời hạn trung bình của Tài sản / Nợ

DAi / DLi = Thời hạn trung bình của từng Tài sản / Nợ

XAi / XAi = Tỷ trọng giá thị trường của từng Tài sản / Nợ trong Tông Tài sản/ Tổng Nợ

Ví dụ:
107

Kết quả của ba bước đầu tiên được trình bày trong bảng sau:
Bảng cân đối thị giá
Bảng 3
Tài sản MV Lãi Thời Tài sản nợ MV Lãi Thời
(Vp) suất hạn (Vp) suất hạn
(%) (%)
Tiền mặt 1.500 0 0 Tiền gởi thanh toán 3.700 6 1
(1 năm)
Cho vay thương 3.000 14 2,6467 Tiết kiệm (3 năm) 3.000 8 2,7833
mại (3 năm)
Trái phiếu kho bạc 2.500 11 4,1024 Tiết kiệm (6 năm) 1.800 10 4,7908
(5 năm)
Khoản thế 3.000 12 6,3282 Nợ 8.500 2,4321
chấp/Cho vay dài
hạn (10 năm)
Vốn chủ sở hữu 1.500
Tổng tài sản 10.000 3,7181 Tổng nợ 10.000

d. Tính toán chênh lệch thời hạn.

DGAP được tính như sau:

DGAP = −(DA − DL× l) , I= L/A

DGAP = – (3,7181 – 2,4321 × 0,85) = 1,6508

l = 8.500/10.000 = 0,85

Trong trường hợp được phân tích, thời hạn trung bình của tài sản làm tăng thời
hạn trung bình của tài sản nợ, điều này nhấn mạnh đến sự tồn tại của rủi ro lãi suất,
(DGAP = 0.85).
Giá trị càng cao của chỉ số này có thể thấy khả năng điều chỉnh càng cao của giá
trị vốn chủ sở hữu, khi những điều chỉnh giá trị lãi suất thị trường xuất hiện. Vì vậy cần
phải điều chỉnh chỉ số này về 0 để loại trừ rủi ro lãi suất.

5. Phòng ngừa rủi ro bằng cách giảm chênh lệch thời lượng về 0
108

Với mục tiêu bảo vệ giá trị vốn chủ sở hữu trước biến động của lãi suất, ngân hàng
Omega sẽ giảm chỉ số DGAP về 0, vì vậy:

- Hoặc giảm thời hạn tài sản


- Hoặc tăng thời hạn nợ
- Hoặc bằng cách thay đổi hệ số đòn bẩy l (l là tỷ trọng thị giá nợ trên tài
sản)

Trong ví dụ trên, chúng tôi sử dụng giả định thứ hai, tăng tài sản nợ bằng cách
phát hành Chứng chỉ tiền gởi Zero Coupon kỳ hạn 7 năm và giảm tỷ trọng tiền gởi kỳ hạn
trong 1 năm. Thực hiện như sau:

Do đó, ngân hàng nên phát hành thêm chứng chỉ tiền gởi kỳ hạn 7 năm với khối
lượng 2,751 và giảm tiền gởi trong 1 năm xuống mức 949. Với các điều kiện như vậy thì
DGAP = 0, và vì vậy rủi ro thay đổi giá trị vốn chủ sở hữu do thay đổi lãi suất là không
có, tức giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu giữ nguyên là 1.500.

Vì vậy, sau khi điều chỉnh, bảng cân đối tài khoản của ngân hàng Omega thay đổi
như sau:
109

Bảng cân đối tài sản sau khi điều chỉnh DGAP= 0 (triệu Euro)
Bảng 4
Tài sản MV Lãi Thời Tài sản nợ MV Lãi Thời
(Vp) suất hạn (Vp) suất hạn
(%) (%)
Tiền mặt 1.500 0 0 Tiền gởi thanh toán (1 949 6 1
năm)
Cho vay thương 3.000 14 2,6467 Tiết kiệm (3 năm) 3.000 8 2,7833
mại (3 năm)
ểTrái phiếu kho 2.500 11 4,1024 Tiết kiệm (6 năm) 1.800 10 4,7908
bạc (5 năm)
Khoản thế 3.000 12 6,3282 Zero Coupon CD (7 2.751 11 7
chấp/Cho vay dài năm)
hạn (10 năm)
Nợ 8.500 4,3742
Vốn chủ sở hữu 1.500
Tổng tài sản 10.000 3,7181 Tổng nợ 10.000

6. Dự báo lãi suất

Chúng ta xem các phân tích dự báo thể hiện lãi suất tăng 0.5% với mỗi khoản tài
sản và nợ.

Lãi suất tăng làm thay đổi thị giá các tài khoản trong bảng cân đối tài khoản
(giảm), và vì thế làm giảm thị giá vốn chủ sở hữu trong trường hợp việc phòng ngừa rủi
ro chưa được thực hiện. Hiện tượng này xảy ra khi DGAP > 0 và, độ lớn giảm thị giá của
tài sản làm lớn hơn độ lớn giảm thị giá của tài sản nợ. Từ đó làm giảm thị giá của vốn
chủ sở hữu.

Trừ trường hợp, bảng cân đối tài khoản tự phòng ngừa hoàn hảo, tức là mức giảm
giá tài sản tương đồng với mức giảm giảm giá nợ và giá thị trường của vốn chủ sở hữu.
Chúng tôi sẽ xác định về vấn đề này ở bước sau.
110

7. Dự đoán giá trị thị trường của tài sản có, tài sản nợ, sau khi lãi suất tăng mà
không thực hiện các biện pháp phòng ngừa trên bảng cân đối kế toán

Định giá thị giá mới (sau khi lãi suất tăng) của tài sản/ tài sản nợ sẽ được thực hiện
nhờ vào công thức sau:

Ví dụ, với các khoản cho vay thương mại 3 năm, khi lãi suất tăng 0,5% sẽ làm
giảm thị giá của khoản mục này như sau:

Bảng sau đây thể hiện sự thay đổi của các khoản mục trong bảng cân đối tài khoản
sẽ thay đổi như thế nào khi lãi suất thay đổi 0,5%:
Tác động sau khi lãi suất tăng 0,5% (không thực hiện phòng ngừa rủi ro)
Bảng số 5
Lãi suất Thời Giá trị Thay đổi Thay đổi Gía trị
ban đầu hạn lãi suất giá trị mới
Khoản cho vay thương 1,14 2,6467 3.000 0,005 -35 2.965
mại (3 năm)
Trái phiếu kho bạc (5 1,11 4,1024 2.500 0,005 -46 2.454
năm)
Khoản thế chấp/Cho vay 1,12 6,3282 3.000 0,005 -84 2.916
dài hạn (10 năm)
Tiền gởi ngắn hạn (1 1,06 1,0000 3.700 0,005 -17 3.683
năm)
Chứng chỉ tiền gởi (3 1,08 2,7833 3.000 0,005 -38 2.962
năm)
Chứng chỉ tiền gởi (6 1,10 4,7908 1.800 0,005 -38 1.762
năm)
111

8. Tính toán lại thị giá của bảng cân đối tài khoản, sau khi điều chỉnh lãi suất và
tính lại thị giá của vốn chủ sở hữu (không thực hiện phòng ngừa rủi ro)
Bảng cân đối sau khi điều chỉnh
Bảng 6
Tài sản MV Lãi Thời Tài sản nợ MV Lãi Thời
(Vp) suất hạn (Vp) suất hạn
(%) (%)

Tiền mặt 1.500 0 0 Tiền gởi thanh toán 3.683 6,5 1


(1 năm)

Cho vay thương mại 2.965 14,5 2,6446 Tiết kiệm (3 năm) 2.962 8,5 2,7818
(3 năm)

Trái phiếu kho bạc 2.454 11,5 4,0935 Tiết kiệm (6 năm) 1.762 10,5 4,7765
(5 năm)

Khoản thế chấp/Cho 2.916 12,5 6,2763 Nợ 8.407 2,4191


vay dài hạn (10
năm)

Vốn chủ sở hữu 1.429

Tổng tài sản 9.835 3,6798 Tổng nợ 9.835


Thị giá vốn chủ sở hữu được tính theo công thức sau: Vp(E) = Vp(A) –Vp(L).

Ví dụ: Vp (E) = 9.835 – 8.407 = 1.429, thị giá của vốn chủ sở hữu giảm 71 (giá trị
ban đầu là 1.500) do quản trị rủi ro tài sản không tốt.
112

9. Tính toán thị giá của tài sản và thị giá của tài sản nợ sau khi lãi tăng, trường
hợp ngân hàng tự phòng ngừa rủi ro hoàn hảo.

Tác động sau khi lãi suất tăng 0.5% (sau khi thực hiện phòng ngừa rủi ro)
Bảng số 7
Lãi suất Thời Giá trị Thay đổi Thay đổi Giá trị
ban đầu hạn lãi suất giá trị mới
Khoản cho vay 1,14 2,6467 3.000 0,005 -35 2.965
thương mại (3 năm)
Trái phiếu kho bạc (5 1,11 4,1024 2.500 0,005 -46 2.454
năm)
Khoản thế chấp/Cho 1,12 6,3282 3.000 0,005 -84 2.916
vay dài hạn (10 năm)
Tiền gởi ngắn hạn (1 1,06 1,0000 3.700 0,005 -4 946
năm)
Chứng chỉ tiền gởi (3 1,08 2,7833 3.000 0,005 -38 2.962
năm)
Chứng chỉ tiền gởi (6 1,10 4,7908 1.800 0,005 -38 1.762
năm)
Zero coupon CD (7 1,11 7,0000 2.751 0,005 -85 2.665
năm)
Ước tính thị giá mới (sau khi lãi suất thị trường tăng) của tài sản và tài sản nợ được sử
dụng công thức tương tự ở mục 7.

10. Viết lại bảng cân đối tài khoản, sau khi sau khi lãi suất tăng, và tính toán thị giá
vốn chủ (sau khi bảng cân đối tài khoản tự phòng ngừa).
Phương pháp tính toán ở giai đoạn này giống ở giai đoạn 8
Bảng cân đối sau khi tăng 0.5% lãi suất
Bảng 8
Tài sản MV Lãi Thời Tài sản nợ MV Lãi Thời
(Vp) suất hạn (Vp) suất hạn
(%) (%)
Tiền mặt 1.500 0 0 Tiền gởi thanh 945 6,5 1
toán (1 năm)
Cho vay thương mại 2.965 14,5 2,6446 Tiết kiệm (3 năm) 2.962 8,5 2,7818
(3 năm)
Trái phiếu kho bạc (5 2.454 11,5 4,0935 Tiết kiệm (6 năm) 1.762 10,5 4,7765
năm)
113

Khoản thế chấp/Cho 2.916 12,5 6,2763 Zero coupon CD 2.666 11,5 7
vay dài hạn (10 năm) (7 năm)
Nợ 8.335 4,3510
Vốn chủ sở hữu 1.5000
Tổng tài sản 9.835 3,6798 Tổng nợ 9.835

Sau khi tính toán, có thể thấy sau khi lãi suất thị trường tăng 0,5%, thị giá tổng tài
sản giảm xuống 165 (từ 10.000 xuống 9.835) và tài sản cũng giảm lượng tương đương (từ
8.500 xuống 8.335).Ở những trường hợp như vậy, thị giá của vốn chủ sở hữu được giữ
nguyên không đổi, do bảng cân đối tài khoản đã được phòng ngừa rủi ro, tức DGAP = 0.

You might also like