You are on page 1of 109

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

NGÔ ANH TUẤN

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG CÔNG


TRÌNH XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY
DỰNG HUYỆN VĨNH HƢNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

NGÔ ANH TUẤN

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG CÔNG


TRÌNH XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY
DỰNG HUYỆN VĨNH HƢNG

Chuyên ngành: Quản lý xây dựng

Mã số: 858-03-02

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. DƢƠNG ĐỨC TIẾN

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019


LỜI CAM ĐOAN

Tên tôi là Ngô Anh Tuấn học viên cao học, chuyên ngành Quản lý xây dựng, Trƣờng
Đại học Thủy Lợi. Là tác giả của luận văn thạc sĩ với đề tài “Nghiên cứu giải pháp
quản lý chất lƣợng công trình xây dựng tại Ban quản lý dự án đầu tƣ xây dựng huyện
Vĩnh Hƣng”. Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của riêng
cá nhân tôi với sự nỗ lực tìm kiếm tài liệu nghiên cứu học hỏi của bản thân và dƣới sự
hƣớng dẫn của PGS.TS DƢƠNG ĐỨC TIẾN. Các thông tin, số liệu, tài liệu trích dẫn
trong luận văn đã đƣợc ghi rõ ràng, đầy đủ về nguồn gốc. Kết quả nêu trong luận văn
là hoàn toàn trung thực, khách quan và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất cứ công
trình nghiên cứu nào trƣớc đây.
Long An, ngày tháng 05 năm 2019
Tác giả luận văn

Ngô Anh Tuấn

i
LỜI CÁM ƠN

Trong quá trình học cao học tại Trƣờng Đại học Thủy Lợi và trong quá trình
nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp cao học, đƣợc sự giúp đỡ tận tình của quý thầy cô
Trƣờng Đại học Thủy Lợi, quý thầy cô trong bộ môn Công nghệ và Quản lý xây dựng
đã tận tình quan tâm giảng dạy, giúp đỡ tác giả đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp
thuận lợi.
Tác giả cũng xin chân thành biết ơn và gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS
Dƣơng Đức Tiến đã tạo điều kiện, dành nhiều thời gian, tâm huyết tận tình chỉ bảo,
hƣớng dẫn và cung cấp các kiến thức khoa học cần thiết giúp tác giả hoàn thành luận
văn tốt nghiệp một cách thuận lợi.
Đồng thời tác giả xin chân thành cảm ơn sự góp ý của các chuyên gia trong
cùng lĩnh vực.Và cuối cùng xin cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè, gia đình ngƣời thân đã
luôn bên cạnh giúp đỡ, góp ý, động viên và khích lệ tác giả trong quá trình học tập và
làm luận văn tốt nghiệp.
Trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp tác giả cố gắng tìm kiếm, khai thác, thu
thập các tài liệu có liên quan để hoàn thành luận văn một cách tốt nhất bằng tất cả
nhiệt huyết, năng lực của bản thân song vẫn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả
rất mong nhận đƣợc những nhận xét góp ý của quý thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp để
luận văn của tác giả hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

Long An, ngày tháng năm 2019


Tác giả luận văn

Ngô Anh Tuấn

ii
MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH.....................................................................................vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. viii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1.1 Tính cấp thiết của Đề tài: ...................................................................................1
1.2 Mục đích của Đề tài: ..........................................................................................2
1.3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: ....................................................................2
1.4 Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu: .......................................................2
1.5 Kết quả dự kiến đạt đƣợc: ..................................................................................2
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG CÔNG TRÌNH XÂY
DỰNG 3
1.1 Dự án và dự án đầu tƣ xây dựng công trình.......................................................3
1.1.1 Dự án. ..........................................................................................................3
1.1.2 Đầu tƣ. .........................................................................................................5
1.1.3 Dự án đầu tƣ. ............................................................................................... 7
1.1.4 Dự án đầu tƣ xây dựng công trình............................................................... 9
1.2 Chất lƣợng công trình xây dựng và quản lý chất lƣợng công trình xây dụng.
10
1.2.1 Công trình xây dựng. .................................................................................10
1.2.2 Chất lƣợng công trình xây dựng. .............................................................. 15
1.2.3 Quản lý chất lƣợng. ...................................................................................17
1.2.4 Quản lý chất lƣợng công trình xây dựng...................................................18
1.3 Tổng quan chung về công tác Quản lý chất lƣợng công trình xây dựng. ........21
1.3.1 Quy định chung về quản lý chất lƣợng hiện nay. .....................................21
1.3.2 Quản lý chất lƣợng của cơ quan quản lý Nhà nƣớc. .................................22
1.3.3 Quản lý chất lƣợng của Chủ đầu tƣ. .......................................................... 23
1.3.4 Quản lý chất lƣợng của các đơn vị tƣ vấn. ................................................25
1.3.5 Quản lý chất lƣợng của nhà thầu thi công. ................................................28
1.4 Tổng quan chung về vấn đề sự cố liên quan công tác quản lý chất lƣợng công
trình xây dựng. ...........................................................................................................30
1.4.1 Tổng quan về các sự cố công trình do nhân tố quản lý chất lƣợng...........30

iii
1.4.2 QLCL từ vấn đề khảo sát - thiết kế. .......................................................... 31
1.4.3 Quản lý chất lƣợng từ vấn đề thi công. .....................................................35
Kết luận chƣơng 1. ....................................................................................................37
CHƢƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG
CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG HIỆN NAY ....................................................................38
2.1 Các văn bản quản lý về công tác quản lý đầu tƣ xây dựng.............................. 38
2.1.1 Các văn bản trƣớc đây. ..............................................................................38
2.1.2 Các văn bản hiệu lực. ................................................................................40
2.1.3 So sánh. .....................................................................................................42
2.2 Các văn bản quản lý về công tác quản lý chất lƣợng xây dựng .......................44
2.2.1 Các văn bản trƣớc đây. ..............................................................................44
2.2.2 Các văn bản hiện nay. ...............................................................................48
2.2.3 So sánh. .....................................................................................................49
2.3 Vai tr , ý nghĩa của quản lý chất lƣợng công trình xây dựng. ........................52
2.3.1 Vai trò của quản lý chất lƣợng công trình. ................................................52
2.3.2 Ý nghĩa của quản lý chất lƣợng công trình. ..............................................53
2.4 Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng công trình xây dựng. ............53
2.4.1 Các yếu tố phụ thuộc bên ngoài. ............................................................... 53
2.4.2 Các yếu tố phụ thuộc bên trong................................................................. 55
2.4.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng công trình trong giai đoạn thi công.
55
2.4.4 Nghiên cứu đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng công trình
xây dựng. ...............................................................................................................56
Kết luận chƣơng 2 .....................................................................................................58
CHƢƠNG 3 NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG CÔNG
TRÌNH XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG HUYỆN
VĨNH HƢNG 59
3.1 Giới thiệu về Ban Quản lý dự án đầu tƣ xây dựng huyện Vĩnh Hƣng ............59
3.2 Khái quát về công tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng huyện Vĩnh Hƣng .......59
3.2.1 Chức năng .................................................................................................59
3.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn.............................................................................60
3.2.3 Đối tƣợng và phạm vi hoạt động ............................................................... 62
3.2.4 Cơ chế hoạt động.......................................................................................62

iv
3.2.5 Cơ cấu tổ chức ........................................................................................... 63
3.3 Đề xuất các giải pháp nâng cao công tác quản lý chất lƣợng công trình xây
dựng tại Ban quản lý dự án đầu tƣ xây dựng huyện Vĩnh Hƣng ............................... 64
3.3.1 Đề xuất giải pháp phân công công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn 64
3.3.2 Giải pháp xác định những yếu tố tác động đến hoạt động của Ban QLDA
ĐTXD huyện Vĩnh Hƣng ......................................................................................70
3.3.3 Thống kê, đánh giá thực trạng đội ngũ công chức, viên chức của Ban
QLDA ĐTXD huyện Vĩnh Hƣng ..........................................................................71
3.3.4 Giải pháp đề xuất khung vị trí làm việc cần thiết .....................................76
3.3.5 Giải pháp đề xuất công việc của từng vị trí làm việc ................................ 77
3.3.6 Giải pháp đề xuất khung năng lực của từng vị trí .....................................82
3.4 Phân tích định hƣớng vận dụng các giải pháp .................................................87
Kết luận chƣơng 3 .....................................................................................................88
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................89
1. Những kết quả đạt đƣợc ........................................................................................89
2. Những tồn tại, vƣớng mắc .....................................................................................89
3. Một số kiến nghị ....................................................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 91

v
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

Hình1.1Nền lún do tải đất đắp, tôn nền. ........................................................................32


Hình1.2 Công trình gạch đá cũ bị sập do chọn sai giải pháp cải tạo ............................. 34
Hình1.3Sạt taluy dƣơng do bạt núi làm đƣờng. ............................................................ 35
Hình1.4 Sự cố tại cầu Cần Thơ .....................................................................................37

vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1 THỐNGKÊ CÔNG VIỆC THEO CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ ..............66
Bảng 3.2 PHÂN NHÓM CÔNG VIỆC ......................................................................69
Bảng 3.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ....................................................................71
Bảng 3.4 THỐNG KÊ THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC TRONG ĐƠN VỊ
SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP ........................................................................................... 73
Bảng 3.5 DANH MỤC VỊ TRÍ VIỆC LÀM CỦA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG
LẬP ............................................................................................................................... 76
Bảng 3.6 BẢNG MÔ TẢ CÔNG VIỆC CỦA VỊ TRÍ VIỆC LÀM .........................78
Bảng 3.7 KHUNG NĂNG LỰC CỦA VỊ TRÍ VIỆC LÀM .....................................85

vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

XDCB : Xây dựng cơ bản;

Ban QLDA : Ban quản lý dự án;

ĐTXDCT : Đầu tƣ xây dựng công trình;

XDCT : Xây dựng công trình;

QLCL: Quản lý chất lƣợng

CLCT : Chất lƣợng công trình

TKKT – TDT : Thiết kế kỹ thuật - Tổng dự toán;

BCĐTXDCT : Báo cáo đầu tƣ xây dựng công trình;

TKBVTC – DT : Thiết kế bản vẽ thi công - dự toán;

TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam

viii
MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của Đề tài:

Công trình xây dựng là một sản phẩm hàng hoá đặc biệt phục vụ cho sản xuất và
các yêu cầu đời sống của con ngƣời. Những năm gần đây, mặc dù bị ảnh hƣởng bởi sự
suy thoái kinh tế toàn cầu nhƣng vốn đầu tƣ cho xây dựng cơ bản vẫn chiếm một t
trọng lớn trong tổng số vốn đầu tƣ. Theo thống kê, hàng năm vốn đầu tƣ từ ngân sách
Nhà nƣớc cho xây dựng hạ tầng chiếm t lệ đáng kể GDP góp phần tăng trƣởng và
phát triển kinh tế.Số lƣợng các công trình và t lệ các công trình có quy mô vừa và lớn
không ngừng tăng. Vì vậy, chất lƣợng công trình xây dựng là vấn đề cần đƣợc hết sức
quan tâm, nó có tác động trực tiếp đến sự an toàn, phát triển bền vững, hiệu quả kinh
tế, đặc biệt là đời sống của con ngƣời.
Thời gian qua, đƣợc sự quan tâm của Nhà nƣớc và phát triển của công nghệ xây
dựng, công tác quản lý chất lƣợng công trình xây dựng đã có những tiến bộ đáng kể.
Chúng ta đã xây dựng đƣợc nhiều công trình đạt chất lƣợng cao, đáp ứng thẩm mỹ,
góp phần quan trọng trong tăng trƣởng của nền kinh tế; tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn
c n không ít các công trình chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, gây mất an toàn, tốn kém cả
về kinh phí lẫn thời gian cho việc sửa chữa, khắc phục. Ví dụ nhƣ sự cố do quản lý
chất lƣợng ở một số công trình công cộng, một vài hồ chứa nƣớc thủy lợi - thủy điện,
sập cầu Cần Thơ, cao ốc Pacific cuối năm 1997. . . Đó thực sự là những thảm họa,
cƣớp đi sinh mạng của nhiều ngƣời, gây thiệt hại không nhỏ cho xã hội. Mặc dù Nhà
nƣớc đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý chất lƣợng
công trình xây dựng, nhiều giải pháp nâng cao chất lƣợng công trình nhƣng cùng với
sự phát triển không ngừng của xây dựng cơ sở hạ tầng đất nƣớc, chất lƣợng công trình
xây dựng là một vấn đề luôn cần đƣợc quan tâm.
Thực tế cho thấy, dự án nào có hệ thống quản lý chất lƣợng chặt chẽ, các chủ thể
tham gia có đủ trình độ, năng lực, việc tổ chức thực hiện tuân thủ các quy định thì ở đó
công trình đảm bảo chất lƣợng và phát huy hiệu quả tốt.
Hiện nay, Nhà nƣớc đƣa ra nhiều quy định, hƣớng dẫn về công tác quản lý chất
lƣợng công trình xây dựng thông qua hệ thống văn bản pháp luật, qua việc đào tạo
nâng cao năng lực và trách nhiệm đơn vị tham gia, tăng cƣờng phân cấp trong quản
lý tuy vậy, việc áp dụng hay giải pháp phù hợp c n nhiều bất cập. Để thực hiện theo
đúng quy định của Nhà nƣớc, đáp ứng cơ chế thị trƣờng có sự định hƣớng của Nhà
nƣớc, trong lĩnh vực xây dựng cần nghiên cứu mô hình quản lý chất lƣợng công trình
xây dựng phù hợp, hệ thống quản lý chất lƣợng chặt chẽ đảm bảo mục tiêu các công

1
trình đƣợc xây dựng có chất lƣợng, an toàn và hiệu quả. Xuất phát từ yêu cầu trên, đề
tài: “Nghiên cứu giải pháp quản lý chất lƣợng công trình xây dựng tại Ban quản lý dự
án đầu tƣ xây dựng huyện Vĩnh Hƣng’’ mang tính thực tế và cấp thiết.
1.2 Mục đích của Đề tài:

Thông qua nghiên cứu tổng quan công tác quản lý chất lƣợng công trình xây
dựng; Nghiên cứu các vấn đề quản lý chất lƣợng công trình xây dựng;
Từ đó nghiên cứu giải pháp nhằm đề xuất công tác quản lý chất lƣợng công trình
xây dựng phù hợp với điều kiện nƣớc ta và với Ban Quản lý dự án đầu tƣ xây dựng
huyện Vĩnh Hƣng tỉnh Long An.
1.3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:

Nghiên cứu về công tác quản lý chất lƣợng công trình xây dựng tại Ban quản lý
dự án đầu tƣ xây dựng cấp huyện và áp dụng tại Ban quản lý dự án đầu tƣ xây dựng
huyện Vĩnh Hƣng trên cơ sở quy định của pháp luật, phân công nhiệm vụ của địa
phƣơng, thực trạng cơ cấu và con ngƣời của Ban từ đó đề xuất giải pháp cho phù hợp.
1.4 Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu:

- Cách tiếp cận:

+ Tiếp cận qua các nghiên cứu, tài liệu đã công bố


+ Tiếp cận qua thực tế công trình đã xây dựng
+ Tiếp cận qua các nguồn thông tin khác

- Phƣơng pháp nghiên cứu:

+ Phƣơng pháp lý thuyết


+ Phƣơng pháp tổng hợp, phân tích đánh giá
+ Phƣơng pháp chuyên gia
1.5 Kết quả dự kiến đạt đƣợc:

- Tổng quan về quản lý chất lƣợng công trình xây dựng ;


- Nghiên cứu các cơ sở khoa học về công tác quản lý chất lƣợng công trình xây dựng
hiện nay;
- Nghiên cứu giải pháp nhằm đề xuất công tác quản lý chất lƣợng công trình xây dựng
phù hợp với điều kiện nƣớc ta và với Ban Quản lý dự án đầu tƣ xây dựng huyện Vĩnh
Hƣng tỉnh Long An.

2
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG CÔNG
TRÌNH XÂY DỰNG

1.1 Dự án và dự án đầu tƣ xây dựng công trình.

1.1.1 Dự án.

1.1.1.1 Khái niệm dự án.

Dự án theo đƣợc hiểu là “ một tập hợp các công việc, đƣợc thực hiện bởi một tập
thể, nhằm đạt đƣợc một kết quả dự kiến, trong một thời gian dự kiến, với một kinh
phí dự kiến”. Theo quy trình Quản lý dự án của Viện Nghiêm cứu quản lý dự án Quốc
tế (PMI) thì “Dự án là nỗ lực để hoàn thành công việc trong một thời gian nhất định có
điểm bắt đầu và kết thúc để tạo ra sản phẩm, dịch vụ hoặc kết quả mong muốn”. [1]
Theo từ điển Oxford của Anh định nghĩa: Dự án (project) là một ý đồ, một nhiệm
vụ đƣợc đặt ra, một kế hoạch vạch ra để hành động. [2]
Theo tiêu chuẩn của Australia (AS 1379-1991) định nghĩa: Dự án là một dự kiến
công việc có thể nhận biết đƣợc, có khởi đầu, có kết thúc bao hàm một số hoạt động có
liên hệ mật thiết với nhau. [3]
Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO 9000:2000 thì dự án là một quá trình đơn
nhất gồm một tập hợp các hoạt động có phối hợp kiểm soát, có thời hạn bắt đầu và kết
thúc, đƣợc tiến hành để đạt đƣợc mục tiêu phù hợp với yêu cầu quy định, bao gồm cả
các ràng buộc về thời gian, chi phí và nguồn lực. [4]
1.1.1.2 Mục tiêu, kết quả Dự án.

Tất cả các dự án thành công đều phải có mục tiêu, kết quả đƣợc xác định rõ ràng
nhƣ xây dựng một toà nhà chung cƣ, một hệ thống mạng cơ quan, một hệ thống mạng
cáp truyền hình Mỗi dự án bao gồm tập hợp các nhiệm vụ cần thực hiện, mỗi nhiệm
vụ cụ thể khi thực hiện sẽ thu đƣợc kết quả độc lập và tập hợp các kết quả đó tạo thành
kết quả chung của dự án. Các kết quả có thể theo dõi, đánh giá bằng hệ thống các tiêu
chí rõ ràng. Nói cách khác, dự án bao gồm nhiều hợp phần khác nhau đƣợc quản lý,
thực hiện trên cơ sở đảm bảo thống nhất các chỉ tiêu về thời gian, nguồn lực (chi phí)
và chất lƣợng.
1.1.1.3 Đặc tính của dự án.

Thời gian tồn tại của dự án có tính hữu hạn, dự án có tính ràng buộc về chi phí và
nguồn lực. Giống nhƣ các thực thể sống, dự án cũng trải qua các giai đoạn: hình thành,
phát triển và kết thúc. Nó không kéo dài mãi mãi. Khi dự án kết thúc, kết quả dự án

3
đƣợc chuyển giao, đƣa vào khai thác sử dụng, tổ chức dự án giải thể. Mỗi dự án đều
dùng một lƣợng nguồn lực nhất định để thực hiện. Nó bao gồm nhân lực (giám đốc dự
án, thành viên dự án), vật lực (thiết bị, nguyên liệu) và tài lực.
1.1.1.4 Sản phẩm, kết quả của dự án.

Khác với các quá trình sản xuất liên tục có tính dây chuyền, lặp đi lặp lại, kết quả
của dự án không phải là sản phẩm sản xuất hàng loạt mà có tính mới, đặc thù thể hiện
sức sáng tạo của con ngƣời. Do đó, sản phẩm và dịch vụ thu đƣợc từ dự án là duy nhất,
hầu nhƣ khác biệt so với các sản phẩm cùng loại. Tuy nhiên, trong nhiều dự án, tính
duy nhất thƣờng khó nhận ra. Vì vậy, mỗi dự án cần phải tạo ra những giá trị mới
chẳng hạn thiết kế khác nhau, môi trƣờng triển khai khác nhau, đối tƣợng sử dụng
khác nhau Từ đó cho thấy nếu 2 dự án hoàn toàn giống nhau và không tạo đƣợc giá
trị nào mới, nó thể hiện có sự đầu tƣ trùng lặp, gây lãng phí, đây là tình trạng phổ biến
của các dự án nói chung, dự án Công nghệ thông tin (CNTT) nói riêng.
1.1.1.5 Quá trình thực hiện dự án.

Dự án nào cũng có sự tham gia của nhiều bên hữu quan nhƣ nhà bảo trợ (chủ đầu
tƣ), khách hàng (đơn vị thụ hƣởng), các nhà tƣ vấn, nhà thầu (đơn vị thi công, xây
dựng) và trong nhiều trƣờng hợp có cả cơ quan quản lý nhà nƣớc đối với các dự án sử
dụng nguồn vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nƣớc. Tuỳ theo tính chất của dự án và
yêu cầu của nhà bảo trợ mà sự tham gia của các thành phần trên có sự khác nhau. Để
thực hiện thành công mục tiêu của dự án, các nhà quản lý dự án cần duy trì thƣờng
xuyên mối quan hệ với các bộ phận quản lý khác.
Mỗi dự án đều là một nhiệm vụ có tính trình tự và giai đoạn. Đây là sự khác biệt
lớn nhất giữa dự án với nhiệm vụ công việc mang tính trùng lặp. Mỗi dự án nên căn cứ
vào điều kiện cụ thể để tiến hành quản lý hệ thống và việc thực hiện dự án phải có tính
trình tự và giai đoạn.
1.1.1.6 Dự án thường mang tính không chắc chắn.

Hầu hết các dự án đ i hỏi phải sử dụng lƣợng tiền vốn, vật liệu và lao động với
quy mô rất lớn trong một khoảng thời gian giới hạn. Đặc biệt đối với các dự án CNTT,
nơi mà công nghệ thay đổi cứ sau 18 tháng, thời gian đầu tƣ và vận hành kéo dài
thƣờng xuất hiện nguy cơ rủi ro rất cao. Vì thế trƣớc khi thực hiện dự án cần phân tích
đầy đủ các nhân tố bên trong và bên ngoài mà chắc chắn sẽ ảnh hƣởng tới dự án.
Trong quá trình thực hiện mục tiêu dự án cũng cần tiến hành quản lý có hiệu quả nhằm
tránh những sai sót xảy ra. Môi trƣờng tổ chức, thực hiện dự án phức tạp và năng
động: Quan hệ giữa các dự án trong một tổ chức là quan hệ chia sẻ cùng một nguồn
lực nhƣ đội ngũ nhân viên làm công tác thiết kế hệ thống, lập trình, kiểm định chất

4
lƣợng, đào tạo, chuyển giao công nghệ, Đồng thời lại có thể cạnh tranh lẫn nhau về
cả tiền vốn, thiết bị. Từ đó, có thể thấy rằng, môi trƣờng quản lý dự án có nhiều mối
quan hệ phức tạp nhƣng hết sức năng động.
1.1.2 Đầu tư.

1.1.2.1 Khái niệm đầu tư.

Đầu tƣ hay hoạt động đầu tƣ là quá trình sử dụng các nguồn lực tài chính, lao
động, tài nguyên thiên nhiên và các tài sản vật chất khác nhằm trực tiếp hoặc gián tiếp
tái sản xuất giản đơn, tái sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế
nói chung, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ của ngành, cơ quan quản lý và xã
hội nói riêng.Hoạt động đầu tƣ bao gồm đầu tƣ trực tiếp và gián tiếp.
Đầu tƣ gián tiếp là hoạt động bỏ vốn trong đó ngƣời đầu tƣ không trực tiếp tham
gia điều hành quản trị vốn đầu tƣ đã bỏ ra.
Đầu tƣ trực tiếp là hoạt động trong đó ngƣời bỏ vốn trực tiếp tham gia điều hành
quản trị vốn đầu tƣ đã bỏ ra.Nó chia ra thành 2 loại đầu tƣ chuyển dịch và đầu tƣ phát
triển.
1.1.2.2 Đặc trưng của đầu tư.

- Hoạt động đầu tƣ là hoạt động bỏ vốn nên quyết định đầu tƣ thƣờng và trƣớc
hết là quyết định tài chính.
Vốn đƣợc hiểu nhƣ là các nguồn lực sinh lợi.Dƣới các hình thức khác nhau
nhƣng vốn có thể xác định dƣới hình thức tiền tệ. Vì vậy, các quyết định đầu tƣ thƣờng
đƣợc xem xét trên phƣơng diện tài chính (khả năng sinh lời, tổn phí, có khả năng thu
hồi đƣợc hay không ). Trên thực tế, các quyết định đầu tƣ cân nhắc bởi sự hạn chế
của ngân sách nhà nƣớc, địa phƣơng, cá nhân và đƣợc xem xét từ các khía cạnh tài
chính nói trên. Nhiều dự án có khả thi ở các phƣơng diện khác (kinh tế – xã hội)
nhƣng không khả thi về phƣơng diện tài chính vì thế cũng không thể thực hiện đƣợc
trên thực tế.
- Hoạt động đầu tƣ là hoạt động có tính chất lâu dài.
Khác với các hoạt động thƣơng mại, các hoạt động chi tiêu tài chính khác, đầu tƣ
luôn là hoạt động có tính chất lâu dài. Do đó, mọi sự trù liệu đều là dự tính và chịu một
xác suất biến đổi nhất định do nhiều nhân tố biến đổi tác động. Chính điều này là một
trong những vấn đề then chốt phải tính đến trong nội dung phân tích, đánh giá của quá
trình thẩm định dự án.
- Hoạt động đầu tƣ là một trong những hoạt động luôn cần có sự cân nhắc giữa
lợi ích trƣớc mắt và lợi ích trong tƣơng lai.

5
Đầu tƣ về một phƣơng diện nào đó là sự hy sinh lợi ích hiện tại để đánh đổi lấy
lợi ích trong tƣơng lai. Vì vậy, luôn có sự so sánh cân nhắc giữa hai loại lợi ích này và
nhà đầu tƣ chỉ chấp nhận trong điều kiện lợi ích thu đƣợc trong tƣơng lai lớn hơn lợi
ích hiện này họ phải hy sinh - đó là chi phí cơ hội của nhà đầu tƣ.
- Hoạt động đầu tƣ chứa đựng nhiều rủi ro.
Các đặc trƣng nói trên đã cho ta thấy đầu tƣ là một hoạt động chứa đựng nhiều
rủi ro do chịu xác suất nhất định của yếu tố kinh tế – chính trị – xã hội – tài nguyên
thiên nhiên Bản chất của sự đánh đổi lợi ích và lại thực hiện trong một thời gian dài
không cho phép nhà đầu tƣ lƣờng hết những thay đổi có thể xảy ra trong quá trình thực
hiện đầu tƣ so với dự tính. Tuy nhiên, nhận thức rõ điều này nên nhà đầu tƣ cũng có
những cách thức, biện pháp để ngăn ngừa hay hạn chế để khả năng rủi ro là ít nhất.
1.1.2.3 Vai trò của đầu tư.

Từ sau Đại hội Đảng lần VI, với chủ trƣơng chuyển đổi cơ chế kinh tế từ tập
trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trƣờng, nền kinh tế Việt Nam đã có những
tiến bộ rõ rệt. Tỉ lệ tăng trƣởng cao và tƣơng đối ổn định, tỉ lệ lạm phát dừng lại ở mức
thấp, đặt biệt kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng cùng với sự chuyển mình của đất
nƣớc cũng nhƣ việc thực hiện đa dạng, đa phƣơng hoá các phƣơng thức sản xuất kinh
doanh đã làm cho chúng ta hoà nhập hơn, thân thiện hơn với bạn bè quốc tế. Theo đó,
tƣ duy về kinh tế của mỗi ngƣời dân đều thay đổi.Chính vì vậy mà ngƣời ta đã biết đến
đầu tƣ nhƣ là một yếu tố quan trọng cần thiết.Hay nói khác đi, đầu tƣ cũng giống nhƣ
một chiếc chìa khoá để chiến thắng trong cạnh tranh sinh tồn.
Đối với nền kinh tế, đầu tƣ có tác động rất lớn đến tổng cung và tổng cầu. Do
đầu tƣ tác động không hoàn toàn phù hợp về mặt thời gian đối với nhịp độ phát triển
nên mỗi sự thay đổi tăng hoặc giảm của đầu tƣ đều cùng lúc vừa là yếu tố duy trì sự ổn
định, vừa là yếu tố phá vỡ sự ổn định của nền kinh tế.
Với những nƣớc có tỉ lệ đầu tƣ lớn thì tốc độ tăng trƣởng cao. Ngƣợc lại khi tỉ lệ
đầu tƣ càng thấp thì tốc độ tăng trƣởng và mức độ tích luỹ càng thấp. Trong nền kinh
tế quốc dân, để tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý thì vấn đề đầu tiên có tính chất then
chốt là phải thực hiện đầu tƣ và phân bổ vốn một cách hợp lý. Có nhƣ vậy mới tạo ra
đƣợc sự dịch chuyển về cơ cấu do mỗi ngành, mỗi thành phần kinh tế đều có thế lực
và tiềm năng riêng. Ngoài ra, kinh nghiệm của các nơi trên thế giới cho thấy con
đƣờng tất yếu để có thể phát triển nhanh là tăng cƣờng đầu tƣ vào phát triển khu công
nghiệp thƣơng mại du lịch và dịch vụ.
Đối với một doanh nghiệp thì đầu tƣ cũng đóng vai tr quyết định đến sự tồn
vong và phát triển. Trong nền kinh tế hiện nay, doanh nghiệp đƣợc coi là các tế bào
chủ yếu nhất cho sự phát triển chung. Để thành lập nên một doanh nghiệp thì điều đầu

6
tiên là phải có vốn đầu tƣ. Nó là một trong những yếu tố thiết yếu để có thể tạo dựng
nên nền móng cơ sở vật chất ban đầu cho doanh nghiệp. Ngay cả sau khi doanh nghiệp
đã đƣợc thành lập thì việc phát triển hay lụi tàn đến mức nào đó cũng phụ thuộc rất
nhiều vào việc đầu tƣ.
1.1.3 Dự án đầu tư.

1.1.3.1 Khái niệm dự án đầu tư.

Theo Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của thủ tƣớng chính
phủ quy định về công tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng quy định: “DAĐT là tập hợp
các đề xuất có liên quan tới việc bỏ vốn để tạo vốn, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở
vật chất nhất định nhằm đạt đƣợc sự tăng trƣởng về số lƣợng hoặc duy trì, cải tiến,
nâng cao chất lƣợng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xác định”. [5]
- Về mặt hình thức: DAĐT là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết có
hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch để đạt đƣợc những kết quả và
thực hiện đƣợc những mục tiêu nhất định trong tƣơng lai.
- Về mặt nội dung: DAĐT là một tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau
nhằm đạt đƣợc những mục đích đã đề ra thông qua nguồn lực đã xác định nhƣ vấn đề
thị trƣờng, sản phẩm, công nghệ, kinh tế, tài chính
- Xét trên góc độ quản lý, dự án đầu tƣ là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn,
vật tƣ, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế, xã hội trong một thời gian dài.
- Trên góc độ kế hoạch, dự án đầu tƣ là một công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết
của một công cuộc đầu tƣ sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế – xã hội, làm tiền đề
cho cho các quyết định đầu tƣ và tài trợ.
- Dự án đầu tƣ là cơ sở để cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền tiến hành các biện
pháp quản lý, cấp phép đầu tƣ. Nó là căn cứ để nhà đầu tƣ triển khai hoạt động đầu tƣ
và đánh giá hiệu quả của dự án. Và đặc biệt quan trọng trong việc thuyết phục chủ đầu
tƣ quyết định đầu tƣ và tổ chức tín dụng cấp vốn cho dự án.
1.1.3.2 Vai trò của dự án đầu tư.

Đối với chủ đầu tƣ:


- DAĐT là một căn cứ quan trọng nhất để nhà đầu tƣ quyết định có nên tiến
hành đầu tƣ dự án hay không.
- DAĐT là công cụ để tìm đối tác trong và ngoài nƣớc liên doanh bỏ vốn đầu tƣ
cho dự án.

7
- DAĐT là phƣơng tiện để chủ đầu tƣ thuyết phục các tổ chức tài chính tiền tệ
trong và ngoài nƣớc tài trợ hoặc cho vay vốn.
- DAĐT là cơ sở để xây dựng kế hoạch thực hiện đầu tƣ, theo dõi, đôn đốc và
kiểm tra quá trình thực hiện dự án.
- DAĐT là căn cứ quan trọng để theo dõi đánh giá và có điều chỉnh kịp thời
những tồn tại, vƣớng mắc trong quá trình thực hiện và khai thác công trình.
- DAĐT là căn cứ quan trọng để soạn thảo hợp đồng liên doanh cũng nhƣ để giải
quyết các mối quan hệ tranh chấp giữa các đối tác trong quá trình thực hiện dự án.
Đối với nhà tài trợ (các ngân hàng thƣơng mại):
DAĐT là căn cứ quan trọng để các cơ quan này xem xét tính khả thi của dự án,
từ đó sẽ đƣa ra quyết định có nên tài trợ cho dự án hay không và nếu tài trợ thì tài trợ
đến mức độ nào để đảm bảo rủi ro ít nhất cho nhà tài trợ.
Đối với các cơ quan quản lý Nhà nƣớc:
- DAĐT là tài liệu quan trọng để các cấp có thẩm quyền xét duyệt, cấp giấy phép
đầu tƣ.
- Là căn cứ pháp lý để toà án xem xét, giải quyết khi có sự tranh chấp giữa các
bên tham gia đầu tƣ trong quá trình thực hiện dự án sau này.
1.1.3.3 Yêu cầu của dự án đầu tư.

Một là, tính khoa học. Tính khoa học của dự án đƣợc thể hiện trên những khía
cạnh chủ yếu sau:
- Về số liệu thông tin. Những dữ liệu, thông tin để xây dựng dự án phải đảm bảo
trung thực, chính xác, tức là phải chứng minh đƣợc nguồn gốc và xuất xứ của những
thông tin và những số liệu đã thu thập đƣợc (do các cơ quan có trách nhiệm cung cấp,
nghiên cứu tìm hiểu thực tế...).
- Về phƣơng pháp lý giải. Các nội dung của dự án không tồn tại độc lập, riêng rẽ
mà chúng luôn nằm trong một thể thống nhất, đồng bộ. Vì vậy, quá trình phân tích, lý
giải các nội dung đã nêu trong dự án phải đảm bảo logic và chặt chẽ. Ví dụ, vấn đề
mối quan hệ giữa các yếu tố thị trƣờng, kỹ thuật và tài chính của dự án – quyết định
đầu tƣ dây chuyền sản xuất – lắp ráp xe ga hay xe số.
- Về phƣơng pháp tính toán. Khối lƣợng tính toán trong một dự án thƣờng rất
lớn. Do đó, khi thực hiện tính toán các chỉ tiêu cần đảm bảo đơn giản và chính xác.
Đối với các đồ thị, các bản vẽ kỹ thuật phải đảm bảo chính xác về kích thƣớc, t lệ.
-Về hình thức trình bày. Dự án chứa đựng rất nhiều nội dung, nên khi trình bày
phải đảm bảo có hệ thống, rõ ràng và sạch đep.

8
Hai là, tính pháp lý. Dự án cần có cơ sở pháp lý vững chắc, tức là phù hợp với
chính sách và luật pháp của Nhà nƣớc. Điều này đ i hỏi ngƣời soạn thảo dự án phải
nghiên cứu kỹ chủ trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc và các văn bản luật pháp có liên
quan đến các hoạt động đầu tƣ đó.
Ba là, tính thực tiễn. Tính thực tiễn của dự án đầu tƣ thể hiện ở khả năng ứng
dụng và triển khai trong thực tế. Các nội dung, khía cạnh phân tích của dự án đầu tƣ
không thể chung chung mà dựa trên những căn cứ thực tế -> phải đƣợc xây dựng trong
điều kiện và hoàn cảnh cụ thể về mặt bằng, thị trƣờng, vốn...
Bốn là, tính thống nhất. Lập và thực hiện dự án đầu tƣ là cả một quá trình gian
nan, phức tạp. Đó không phải là công việc độc lập của chủ đầu tƣ mà nó liên quan đến
nhiều bên nhƣ cơ quan quản lý Nhà nƣớc trong lĩnh vực đầu tƣ xây dựng, các nhà tài
trợ...
Năm là, tính phỏng định. Những nội dung, tính toán về quy mô sản xuất, chi phí,
giá cả, doanh thu, lợi nhuận... trong dự án chỉ có tính chất dự trù, dự báo. Thực tế
thƣờng xảy ra không hoàn toàn đúng nhƣ dự báo.Thậm chí, trong nhiều trƣờng hợp,
thực tế xảy ra lại khác xa so với dự kiến ban đầu trong dự án.
1.1.4 Dự án đầu tư xây dựng công trình.

1.1.4.1 Khái niệm dự án đầu tư xây dựng.

Theo Điều 3 Luật xây dựng số 50/2014/QH13[6] thì Dự án Đầu tƣ xây dựng
công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở
rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng
cao chất lƣợng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời gian xác định. Ở giai
đoạn chuẩn bị dự án đầu tƣ xây dựng, dự án đƣợc thể hiện thông qua Báo cáo tiền khả
thi đầu tƣ xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tƣ xây dựng hoặc Báo cáo Kinh tế
- kỹ thuật đầu tƣ xây dựng.
1.1.4.2 Phân loại dự án đầu tư xây dựng.

Theo điều 49 luật xây dựng Dự án đƣợc phân loại nhƣ sau:
- Dự án đầu tƣ xây dựng đƣợc phân loại theo quy mô, tính chất, loại công trình
xây dựng và nguồn vốn sử dụng.
- Dự án đầu tƣ xây dựng đƣợc phân loại theo quy mô, tính chất, loại công trình
xây dựng của dự án gồm dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B, dự
án nhóm C theo các tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tƣ công.
- Dự án đầu tƣ xây dựng gồm một hoặc nhiều công trình với loại, cấp công trình
xây dựng khác nhau.

9
1.1.4.3 Trình tự đầu tư xây dựng.

Theo điều 50 luật xây dựng thì:


- Trình tự đầu tƣ xây dựng có 03 giai đoạn gồm chuẩn bị dự án, thực hiện dự án
và kết thúc xây dựng đƣa công trình của dự án vào khai thác sử dụng, trừ trƣờng hợp
xây dựng nhà ở riêng lẻ.
- Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A gồm nhiều dự án thành phần trong
đó mỗi dự án thành phần có thể vận hành độc lập, khai thác sử dụng hoặc đƣợc phân
kỳ đầu tƣ để thực hiện thì dự án thành phần đƣợc quản lý thực hiện nhƣ một dự án độc
lập. Việc phân chia dự án thành phần hoặc phân kỳ đầu tƣ phải đƣợc quy định trong
nội dung quyết định đầu tƣ.
- Căn cứ điều kiện cụ thể của dự án, ngƣời quyết định đầu tƣ quyết định việc
thực hiện tuần tự hoặc kết hợp, xen kẽ các công việc trong giai đoạn thực hiện dự án
và kết thúc xây dựng đƣa công trình vào khai thác sử dụng.
1.1.4.4 Yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng.

Theo điều 51 luật xây dựng Dự án đầu tƣ xây dựng không phân biệt các loại
nguồn vốn sử dụng phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển
ngành, quy hoạch xây dựng, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất tại địa phƣơng nơi có
dự án đầu tƣ xây dựng.
- Có phƣơng án công nghệ và phƣơng án thiết kế xây dựng phù hợp.
- Bảo đảm chất lƣợng, an toàn trong xây dựng, vận hành, khai thác, sử dụng công
trình, ph ng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trƣờng, ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Bảo đảm cấp đủ vốn đúng tiến độ của dự án, hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh
tế - xã hội của dự án.
- Tuân thủ quy định khác của pháp luật có liên quan.
1.2 Chất lƣợng công trình xây dựng và quản lý chất lƣợng công trình xây
dụng.

1.2.1 Công trình xây dựng.

1.2.1.1 Khái niệm công trình xây dựng.

Theo điều 3 Luật xây dựng công trình xây dựng là sản phẩm đƣợc tạo thành bởi
sức lao động của con ngƣời, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, đƣợc

10
liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dƣới mặt đất, phần trên mặt đất, phần
dƣới mặt nƣớc và phần trên mặt nƣớc, đƣợc xây dựng theo thiết kế.
1.2.1.2 Phân loại công trình xây dựng.

Công trình xây dựng đƣợc phân chia thành các loại khác nhau phụ thuộc vào
công năng sử dụng và việc phân cấp Nghị định 46/2015/NĐ-CP hƣớng dẫn cụ thể nhƣ
sau:
1. Căn cứ theo công năng sử dụng, công trình xây dựng đƣợc phân thành các loại nhƣ
sau:
a) Công trình dân dụng;
b) Công trình công nghiệp;
c) Công trình giao thông;
d) Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn;
đ) Công trình hạ tầng kỹ thuật;
e) Công trình quốc phòng, an ninh.
Trong đó quy định cụ thể nhƣ sau[7]:

(1) CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG

1. Nhà ở: Nhà chung cƣ và các loại nhà ở tập thể khác; nhà ở riêng lẻ.
2. Công trình công cộng.
a) Công trình giáo dục: Nhà trẻ, trƣờng mẫu giáo; trƣờng phổ thông các cấp; trƣờng
đại học và cao đẳng, trƣờng trung học chuyên nghiệp; trƣờng dạy nghề, trƣờng công
nhân kỹ thuật, trƣờng nghiệp vụ và các loại trƣờng khác;
b) Công trình y tế: Bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa từ trung ƣơng đến địa
phƣơng; các ph ng khám đa khoa, khám chuyên khoa khu vực; trạm y tế, nhà hộ sinh;
nhà điều dƣỡng, phục hồi chức năng, chỉnh hình, nhà dƣỡng lão; cơ sở ph ng chống
dịch bệnh; các cơ sở y tế khác;
c) Công trình thể thao: Công trình thể thao ngoài trời, công trình thể thao trong nhà và
công trình thể thao khác;
d) Công trình văn hóa: Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, câu lạc bộ, rạp chiếu
phim, rạp xiếc, vũ trƣờng; công trình vui chơi, giải trí và các công trình văn hoá tập
trung đông ngƣời khác; các công trình di tích; bảo tàng, thƣ viện, triển lãm, nhà trƣng
bày, tƣợng đài ngoài trời và các công trình khác có chức năng tƣơng đƣơng; pa nô,
biển quảng cáo độc lập;

11
đ) Công trình tôn giáo, tín ngƣỡng.
Công trình tôn giáo: Trụ sở của tổ chức tôn giáo, chùa, nhà thờ, nhà nguyện,
thánh đƣờng, thánh thất, niệm phật đƣờng, trƣờng đào tạo những ngƣời chuyên hoạt
động tôn giáo, tƣợng đài, bia, tháp và những công trình tƣơng tự của các tổ chức tôn
giáo;
Công trình tín ngƣỡng: Đình, đền, am, miếu, từ đƣờng, nhà thờ họ và những
công trình tƣơng tự khác;
e) Công trình thƣơng mại, dịch vụ và trụ sở làm việc của các tổ chức xã hội, sự nghiệp
và doanh nghiệp: Công trình đa năng, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ; trụ sở làm việc
của các tổ chức xã hội, sự nghiệp và doanh nghiệp; trung tâm thƣơng mại, siêu thị;
chợ; cửa hàng, nhà hàng ăn uống, giải khát và công trình tƣơng tự khác; nhà phục vụ
thông tin liên lạc: bƣu điện, bƣu cục, nhà lắp đặt thiết bị thông tin; cáp treo vận chuyển
ngƣời;
g) Nhà ga: hàng không, đƣờng thủy, đƣờng sắt, bến xe ô tô;
h) Trụ sở cơ quan nhà nƣớc: Nhà làm việc của Quốc hội, Chính phủ, Chủ tịch nƣớc;
nhà làm việc của các Bộ, ngành, U ban nhân dân và các cơ quan chuyên môn các cấp;
trụ sở tổ chức chính trị; trụ sở tổ chức chính trị – xã hội.

(2) CÔNG TRÌNH CÔNG NGHIỆP

1. Công trình sản xuất vật liệu xây dựng: Nhà máy sản xuất xi măng; mỏ khai thác vật
liệu xây dựng và các công trình sản xuất vật liệu/sản phẩm xây dựng khác.
2. Công trình luyện kim và cơ khí chế tạo: Nhà máy luyện kim màu; nhà máy luyện,
cán thép; nhà máy chế tạo máy động lực và máy nông nghiệp; nhà máy chế tạo máy
công cụ và thiết bị công nghiệp; nhà máy chế tạo thiết bị nâng hạ; nhà máy chế tạo
máy xây dựng; nhà máy chế tạo thiết bị toàn bộ; nhà máy sản xuất, lắp ráp phƣơng tiện
giao thông (ô tô, xe máy, tàu thủy, đầu máy tàu hỏa ); chế tạo thiết bị điện- điện tử;
sản xuất công nghiệp hỗ trợ.
3. Công trình khai thác mỏ và chế biến khoáng sản: Mỏ than hầm l ; mỏ than lộ thiên;
nhà máy sàng tuyển, chế biến than; nhà máy chế biến khoáng sản; mỏ quặng hầm l ;
mỏ quặng lộ thiên; nhà máy tuyển quặng, làm giàu quặng; công trình sản xuất alumin.
4. Công trình dầu khí: Các công trình khai thác trên biển (giàn khai thác và tàu chứa
dầu); nhà máy lọc dầu; nhà máy chế biến khí; nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học;
kho xăng dầu; kho chứa khí hóa lỏng; tuyến ống dẫn khí, dầu; trạm bán xăng dầu; trạm
chiết khí hóa lỏng; nhà máy sản xuất dầu nhờn; nhà máy tái chế dầu thải.
5. Công trình năng lƣợng: Nhà máy nhiệt điện; nhà máy cấp nhiệt; nhà máy cấp hơi;
nhà máy cấp khí nén; công trình thủy điện; nhà máy điện nguyên tử; nhà máy điện gió;

12
nhà máy điện mặt trời; nhà máy điện địa nhiệt; nhà máy điện thủy triều; nhà máy điện
rác; nhà máy điện sinh khối; nhà máy điện khí biogas; nhà máy điện đồng phát; đƣờng
dây điện và trạm biến áp.
6. Công trình hoá chất
a) Công trình hóa chất: Công trình sản xuất sản phẩm phân bón; công trình sản phẩm
hóa chất bảo vệ thực vật; công trình sản xuất sản phẩm hóa dầu; công trình sản xuất
sản phẩm hóa dƣợc; công trình sản xuất sản phẩm hóa chất cơ bản và hóa chất khác;
công trình sản xuất sản phẩm nguồn điện hóa học; công trình sản xuất sản phẩm khí
công nghiệp; công trình sản xuất sản phẩm cao su; công trình sản xuất sản phẩm tẩy
rửa; công trình sản xuất sản phẩm sơn, mực in;
b) Công trình sản xuất vật liệu nổ công nghiệp: Công trình sản xuất vật liệu nổ công
nghiệp; tiền chất thuốc nổ; kho chứa vật liệu nổ công nghiệp.
7. Công trình công nghiệp nhẹ
a) Công nghiệp thực phẩm: Nhà máy sữa; nhà máy sản xuất bánh kẹo, mỳ ăn liền; kho
đông lạnh; nhà máy sản xuất dầu ăn, hƣơng liệu; nhà máy sản xuất rƣợu, bia, nƣớc giải
khát; nhà máy chế biến khác;
b) Công nghiệp tiêu dùng: Nhà máy xơ sợi; nhà máy dệt; nhà máy in, nhuộm; nhà máy
sản xuất các sản phẩm may; nhà máy thuộc da và sản xuất các sản phẩm từ da; nhà
máy sản xuất các sản phẩm nhựa; nhà máy sản xuất đồ sành sứ, thủy tinh; nhà máy
bột giấy và giấy; nhà máy sản xuất thuốc lá; các nhà máy sản xuất các sản phẩm tiêu
dùng khác;
c) Công trình công nghiệp chế biến nông, thủy và hải sản: Nhà máy chế biến thủy hải
sản; nhà máy chế biến đồ hộp; các nhà máy xay xát, lau bóng gạo; các nhà máy chế
biến nông sản khác.

(3) CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT

1. Cấp nƣớc: Nhà máy nƣớc, công trình xử lý nƣớc sạch; trạm bơm (nƣớc thô , nƣớc
sạch hoặc tăng áp); bể chứa nƣớc sạch; tuyến ống cấp nƣớc (nƣớc thô hoặc nƣớc
sạch).
2. Thoát nƣớc: Tuyến cống thoát nƣớc mƣa, cống chung; tuyến cống thoát nƣớc thải;
hồ điều h a; trạm bơm nƣớc mƣa; công trình xử lý nƣớc thải; trạm bơm nƣớc thải;
công trình xử lý bùn.
3. Xử lý chất thải rắn:
a) Chất thải rắn thông thƣờng: trạm trung chuyển ; bãi chôn lấp rác; khu liên hợp xử
lý/khu xử lý; cơ sở xử lý chất thải rắn;

13
b) Chất thải nguy hại.
4. Chiếu sáng công cộng: mạng lƣới điện chiếu sáng, cột đèn.
5. Công trình khác
a) Công trình thông tin, truyền thông: Cột thông tin, công trình thu phát sóng; đƣờng
cáp truyền dẫn tín hiệu viễn thông (Cáp chôn trực tiếp dƣới l ng đất, cáp trong cống
bể, cáp dƣới đáy biển, cáp dƣới đáy sông, cáp treo); công trình xây dựng lắp đặt cột bê
tông (loại cột nhƣ trên) để treo các loại cáp thông tin;
b) Nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng;
c) Công viên, cây xanh;
d) Bãi đỗ ô tô, xe máy: bãi đỗ xe ngầm, bãi đỗ xe nổi;
đ) Cống, bể kỹ thuật, hào và tuy nen kỹ thuật.

(4) CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG

1. Đƣờng bộ: Đƣờng ô tô cao tốc các loại; đƣờng ô tô, đƣờng trong đô thị; đƣờng nông
thôn, bến phà.
2. Đƣờng sắt: đƣờng sắt cao tốc và cận cao tốc, khổ đƣờng 1435mm; đƣờng sắt đô thị,
đƣờng sắt trên cao, đƣờng tầu điện ngầm (Metro); đƣờng sắt quốc gia khổ đƣờng
1435mm; đƣờng sắt quốc gia khổ đƣờng 1000mm; đƣờng sắt quốc gia đƣờng lồng,
khổ đƣờng (1435-1000mm); đƣờng sắt chuyên dụng và đƣờng sắt địa phƣơng.
3. Cầu: cầu đƣờng bộ, cầu bộ hành (không bao gồm cầu treo dân sinh); cầu đƣờng sắt;
cầu phao; cầu treo dân sinh.
4. Hầm: Hầm đƣờng ô tô; hầm đƣờng sắt; hầm cho ngƣời đi bộ, hầm tàu điện ngầm
(Metro).
5. Công trình đƣờng thủy nội địa: Công trình sửa chữa/đóng mới phƣơng tiện thủy nội
địa (bến, ụ, triền, đà, ); cảng bến thủy nội địa; âu tầu; đƣờng thủy chạy tàu (trên
sông, hồ, vịnh và đƣờng ra đảo, trên kênh đào).
6. Công trình hàng hải: bến cảng biển; công trình sửa chữa/đóng mới phƣơng tiện thủy
nội địa (bến, ụ, triền, đà ); luồng hàng hải (chạy tàu 1 chiều); công trình chỉnh trị (đê
chắn sóng/chắn cát, kè hƣớng d ng/bảo vệ bờ).
7. Các công trình hàng hải khác: bến phà/cảng ngoài đảo, bến cảng chuyên dụng, công
trình nổi trên biển; hệ thống phao báo hiệu hàng hải trên sông/biển; đèn biển, đăng
tiêu.
8. Công trình hàng không: Khu bay (bao gồm cả các công trình đảm bảo bay).

14
(5) CÔNG TRÌNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

1. Công trình thủy lợi: hồ chứa nƣớc; đập ngăn nƣớc (bao gồm đập tạo hồ, đập ngăn
mặt, giữ ngọt, điều tiết trên sông, suối.v.v ); tràn xả lũ; cống lấy nƣớc, cống tiêu
nƣớc, cống xả nƣớc; kênh, đƣờng ống dẫn nƣớc; đƣờng hầm thủy công; trạm bơm
tƣới-tiêu và công trình thủy lợi khác.
2. Công trình đê điều: đê sông; đê biển; đê cửa sông và các công trình trên đê, trong đê
và dƣới đê.
3. Công trình chăn nuôi, trồng trọt, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản và các công
trình nông nghiệp và phát triển nông thôn khác.

(6) CÔNG TRÌNH QUỐC PHÕNG, AN NINH

Công trình quốc ph ng, an ninh là công trình đƣợc đầu tƣ xây dựng bằng nguồn
vốn nhà nƣớc do Bộ Quốc Ph ng, Bộ Công An quản lý, phục vụ quốc ph ng, an ninh.
Công trình an ninh quốc ph ng không thuộc các loại công trình đã nêu từ Mục I đến
Mục V của Phụ lục này do Bộ Quốc Ph ng, Bộ Công An quy định.
Qua đó ta thấy, phân loại công trình, hạng mục công trình được phân cấp căn cứ
trên quy mô, loại kết cấu, tầm quan trọng để áp dụng trong quản lý các hoạt động đầu
tư xây dựng. Phân cấp công trình để thiết kế xây dựng công trình và để quản lý các
nội dung khác được quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy định
của pháp luật có liên quan.
1.2.2 Chất lượng công trình xây dựng.

1.2.2.1 Khái niệm chất lượng công trình xây dựng.

Chất lƣợng công trình xây dựng có nhiều quan niệm:


- Theo quan niệm hiện đại, CLCT xây dựng, xét về góc độ bản thân công trình
xây dựng, chất lƣợng công trình xây dụng đƣợc đánh giá bởi các đặc tính cơ bản nhƣ:
công năng, tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật, độ bền vững, tính thẩm mỹ, an toàn trong
khai thác sử dụng, tính kinh tế và đảm bảo về thời gian phục vụ của công trình.
- CLCT xây dựng là tất cả các thuộc tính của công trình thỏa mãn các yêu cầu sử
dụng.
- CLCT xây dựng là tổng thể các đặc trƣng của công trình xây dựng bao gồm các
khía cạnh: tính năng sử dụng, sẵn sàng, thuận tiện, dễ dàng sửa chữa, tính an toàn thẩm
mỹ, các tác dộng đến môi trƣờng.
- CLCT xây dựng là tập hợp các đặc tính, đặc trƣng cho giá tị sử dụng công trình
trong các giai đoạn hình thành công trình xây dựng.

15
- CLCT xây dựng là tập hợp các chỉ tiêu, những đặc trƣng của công trình xây
dựng thể hiện mức thỏa mãn những nhu cầu trong những điều kiện khai thác sử dụng
xác định.
Tóm lại, CLCT xây dựng là những yêu cầu về an toàn, bền vững, kỹ thuật, mỹ
thuật, và kinh tế của công trình phù hợp với quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng, các
quy định trong văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và hợp đồng giao nhận thầu
xây dựng.
1.2.2.2 Đặc điểm cơ bản của chất lượng công trình xây dựng.

CLCT xây dựng công trình phải đƣợc quan tâm ngay từ khi bắt đầu hình thành ý
tƣởng về xây dựng dự án, từ khâu quy hoạch, lập dự án, khảo sát, thiết kế, thi
công...đến khi khai thác đƣa vào sử dụng, kể cả khi dỡ bỏ công trình đã hết khả năng
sử dụng.
CLCT xây dựng thể hiện ở chất lƣợng quy hoạch, chất lƣợng đầu tƣ xây dụng dự
án, chất lƣợng khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, chật lƣợng bảo hành bảo thì công
trình.
CLCT xây dựng phải đƣợc hình thành từ chất lƣợng nguyên vật liệu, cấu kiện,
các bộ phận và hạng mục riêng lẻ.
CLCT xây dựng không chỉ thể hiện qua các kết quả thí nghiệm, kiểm định
nguyên vật liệu, cấu, máy móc thiết bị xây dựng, mà còn trong quá trình hình thành và
thực hiện các công nghệ thi công, chật lƣợng và tay nghề của đội ngũ nhân công nhân,
kỹ sƣ lao động.
CLCT xây dựng thể hiện sự an toàn và tính thời gian trong quá tình xây dựng
hoàn thành và đƣa công trình vào khai thác sử dụng.
CLCT xây dựng c n đƣợc thể hiện qua tính kinh tế bằng số tiền quyết toán công
trình CĐT phải chi trả và ở góc độ đảm bào lợi nhuận cho các nhà thầu thực hiện hoạt
động và dịch vụ nhƣ lập dự án, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng.
Cuối cùng CLCT xây dựng c n là sự ảnh hƣởng của công trình đến môi trƣờng
thiên nhiên trong quá trình xây dựng, sử dụng và sự tác động của môi trƣờng đến công
trình.
1.2.2.3 Các yêu cầu của chất lượng công trình.

CLCT phải đáp ứng đƣợc yêu cầu của CĐT, đáp ứng đƣợc nhu cầu đã đề ra khi
bắt đầu lên kế hoạch xây dựng dự án.
Công trình xây dựng phải đảm bảo an toàn, không ảnh hƣởng đến đến các công
trình lân cận, đảm bảo vệ sinh môi trƣờng xung quanh trong thời gian thi công cũng

16
nhƣ khi đƣa vào sử dụng. Phải phù hợp với quy hoạch, kiến trúc của từng khu vực xây
dựng.
Chất lƣợng của một công trình phải đƣợc kiểm soát theo quy định hiện hành về
quản lý chất lƣợng, tuân thủ pháp luật, đảm bảo an toàn cho con ngƣời, tài sản, thiết bị.
Một công trình xây dựng hoàn thành đƣợc phép đƣa vào sử dụng khi đã đƣợc
nghiệm thu hoàn thành đảm bào yêu cầu thiết kế xây dựng, tiêu chuẩn đáp ứng, quy
chuẩn xây dựng và các tiêu chuẩn về chất lƣợng.
Các chủ thể tham gia xây dựng công trình phải có đủ điều kiện năng lực theo quy
định, phải chịu trách nhiệm về chất lƣợng các công do mình thực hiện.
1.2.3 Quản lý chất lượng.

Khái niệm quản lý chất lƣợng.


QLCL hiện nay đƣợc hiểu là tổng thể các biện pháp kinh tế, kỹ thuật, hành chính
tác động đến toàn bộ quá trình hoạt động của một tổ chức hay một doanh nghiệp đạt
hiệu quả cao nhất vê chất lƣợng với chi phí thấp nhất.
Theo Philip Crosby, một chuyên gia ngƣời Mỹ về chất lƣợng định nghĩa: “quản
lý chất lƣợng là một phƣơng tiện có tính chất hệ thống đảm bảo việc tôn trọng tổng thể
tất cả các thành phần của một kế hoạch hành động”.
Theo tiêu chuẩn liên xô: “Quản lý chất lƣợng là việc xây dựng, đảm bảo và duy
trì mức tất yếu của sản phẩm khi thiết kế, chế tạo, lƣu thông và tiêu dùng”.
Theo tiêu chuẩn công nghiệp của Nhật Bản: “Quản trị chất lƣợng là hệ thống các
phƣơng pháp tạo điều kiện sản xuất những hàng hoá có chất lƣợng hoặc đƣa ra những
dịch vụ có chất lƣợng thoả mãn nhu cầu ngƣời tiêu dùng”.
Theo ISO 8402:1994: “Quản trị chất lƣợng là tập hợp những hoạt động của chức
năng quản trị chung, nhằm xác định chính sách chất lƣợng, mục đích chất lƣợng, trách
nhiệm và thực hiện chúng thông qua các biện pháp nhƣ lập kế hoạch chất lƣợng, điều
khiển chất lƣợng, đảm bảo chất lƣợng và cải tiến chất lƣợng trong khuôn khổ một hệ
thống chất lƣợng”.
Theo ISO 9000: 2000: “Quản trị chất lƣợng là các hoạt động có phối hợp nhằm
chỉ đạo và kiểm soát một tổ chức về chất lƣợng”.
1.2.3.1 Các bước phát triển của quản lý chất lượng.

Về mặt lý thuyết có thể chia quá trình phát triển của quản lý chất lƣợng thành
bồn mức độ phát triển:

17
Một là, Kiểm tra chất lƣợng là mức độ thấp nhất của quản lý chất lƣợng, đó là những
hoạt động của một bộ phận trong các doanh nghiệp, có nhiệm vụ kiể tra chất lƣợng sản
phẩm. Nội dung chính là kiể tra chất lƣợng khi công trình đã xây dựng xong, để phát
hiện những phần chƣa đạt chất lƣợng và yêu cầu sửa chữa.
Hai là, Kiểm soát chất lƣợng là những hoạt động và các biện pháp kỹ thuật nhằm theo
dõi dám sát quá trình sản xuất hay thi công công trình xây dựng, đồng thời loại bỏ
những công đoạn không phù hợp để đạt chất lƣợng tốt nhất. Kiểm soát mọi yếu tố ảnh
hƣởng đến chất lƣợng nhƣ con ngƣời, vật liệu, máy móc... ph ng tránh sai hỏng.
Ba là, Đảm bảo chất lƣợng là tạo sự tin tƣởng cho khách hàng bằng cách đảm bảo
đƣợc mọi yêu cầu về chất lƣợng cho khách hàng.Khi cần thiết công tác đảm bảo chất
lƣợng có thể đƣợc trình bày, chứng minh bằng các văn bản hồ sơ ghi chép.
Bốn là, Quản lý chất lƣợng toàn diện (TQM) là bƣớc phát triển cao nhất của quản lý
chất lƣợng, có hai đặc điểm:
- Bao quát tất cả các mục tieu và lợi ích trong quá trình sản xuất thi công xây
dựng.
- Cải tiến chất lƣợng liên tục.
Trong đó TQM chỉ ra: chất lƣợng không chỉ là chất lƣợng của sản phẩm công
trình mà c n là chất lƣợng của cả quá trình thi công xây dựng công trình.
Yêu cầu đề ra là sản phẩm xây dựng phải thỏa mãn nhu cầu cảu khách hàng và
trong quá trình thi công cũng phải đạt hiệu quả cao nhất. Mục tiêu của TQM gồm bốn
mục tiêu là: Chất lƣợng, giá cả, thời gian, và an toàn lao động.
1.2.4 Quản lý chất lượng công trình xây dựng.

1.2.4.1 Khái niệm quản lý chất lượng công trình.

Theo khoản 1 điều 3 nghị định 46/2015/NĐ-CP Quản lý chất lƣợng công trình
xây dựng là hoạt động quản lý của các chủ thể tham gia các hoạt động xây dựng
theo quy định của Nghị định này và pháp luật khác có liên quan trong quá trình chuẩn
bị, thực hiện đầu tƣ xây dựng công trình và khai thác, sử dụng công trình nhằm đảm
bảo các yêu cầu về chất lƣợng và an toàn của công trình.
1.2.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây dựng.

1. Các yếu tố phụ thuộc bên ngoài ảnh hƣởng tớichất lƣợng công trình:

a. Trình độ tiến bộ khoa học công nghệ: sự phát triển liên tục các thành phần vật chất
của lực lƣợng sản xuất gắn liền với việc tích luỹ kiến thức, hoàn thiện hệ thống quản lý
sản xuất, nâng cao tiềm lực sản xuất và đƣợc thể hiện trong mức tăng hiệu quả kinh tế.

18
b. Cơ chế, chính sách quản lý kinh tế của các quốc gia.
- Cơ chế là chuyển ngữ của từ mécanisme của phƣơng Tây.Từ điển LePetit
Larousse (1999) giảng nghĩa "mécanisme" là "cách thức hoạt động của một tập hợp
các yếu tố phụ thuộc vào nhau". C n Từ điển Tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học 1996)
giảng nghĩa cơ chế là "cách thức theo đó một quá trình thực hiện".
+ Theo nghĩa hẹp của từ cơ chế, cơ chế quản lý kinh tế là sự tƣơng tác giữa các
phƣơng thức, biện pháp quản lý kinh tế khi chúng đồng thời tác động lên đối tƣợng
quản lý. Nó cũng có thể đƣợc hiểu nhƣ là sự diễn biến của quá trình quản lý, trong đó
có sự tác động của từng biện pháp quản lý lên đối tƣợng, những kết quả tích cực và
tiêu cực sẽ xảy ra sau mỗi biện pháp đó, sự khắc phục các mặt tiêu cực mới phát sinh
bằng các biện pháp song hành nhƣ thế nào? với quan niệm hẹp này, cơ chế quản lý
kinh tế bao gồm các nguyên tắc, phân phối, biện pháp quản lý, các công cụ đƣợc sử
dụng đồng thời trong quá trình tác động lên đối tƣợng quản lý.
+ Theo nghĩa rộng, cơ chế quản lý kinh tế cũng có thể đƣợc hiểu đồng nghĩa với
phƣơng thức quản lý mà qua đó Nhà nƣớc tác động vào nền kinh tế.
- Chính sách là tập hợp các chủ trƣơng và hành động về phƣơng diện nào đó của
chính phủ nó bao gồm các mục tiêu mà chính phủ muốn đạt đƣợc và cách làm để thực
hiện các mục tiêu đó. Những mục tiêu này bao gồm sự phát triển toàn diện trên các
lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội - môi trƣờng.
c. Các yếu tố văn hóa, xã hội: một tổng thế phức hợp về những giá trị vật chất và tinh
thần do con ngƣời kiến tạo nên và mang tính đặc thù riêng của mỗi của mỗi vùng
miền, khu vực hay của cả một dân tộc.
d. Tình hình thị trường:
+ Theo nghĩa đầu tiên, thị trƣờng là một địa điểm cụ thể, ở đó ngƣời mua và kẻ
bán gặp nhau để trao đổi hàng hóa hay dịch vụ. Những đô thị thời trung cổ có những
khu chợ cho ngƣời này bán hàng và ngƣời kia mua hàng. Ngày nay, sự trao đổi có thể
diễn ra ở mọi thành phố, tại những nơi đƣợc gọi là khu mua bán chứ không chỉ riêng ở
các chợ.
+ Theo quan điểm kinh tế học, thị trƣờng bao hàm mọi ngƣời mua và ngƣời bán
trao đổi nhau các hàng hóa hay dịch vụ. Nhà kinh tế quan tâm đến cấu trúc, tiến trình
hoạt động và kết quả hoạt động của mỗi thị trƣờng.
+ Với một ngƣời làm marketing, thị trƣờng là tập hợp những ngƣời hiện đang
mua và những ngƣời sẽ mua một loại sản phẩm nhất định. Một thị trƣờng là tập hợp
những ngƣời mua và một ngành sản xuất là tập hợp những ngƣời bán.

19
+ Thị trƣờng là nơi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, dịch vụ hoặc tiền tệ,
nhằm thỏa mãn nhu cầu của hai bên cung và cầuvề một loại sản phẩm nhất định theo
các thông lệ hiện hành, từ đó xác định rõ số lƣợng và giá cả cần thiết của sản phẩm,
dịch vụ.
+ Thực chất, Thị trƣờng là tổng thể các khách hàng tiềm năng cùng có một yêu
cầu cụ thể nhƣng chƣa đƣợc đáp ứng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn
nhu cầu đó.

2. Các yếu tố phụ thuộc môi trƣờng bên trong, dó là Lực lƣợng lao động:

- Lực lƣợng lao động theo quan niệm của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) là bộ
phận dân số trong độ tuổi lao động theo quy định, thực tế đang có việc làm và những
ngƣời thất nghiệp song đang có nhu cầu tìm việc làm.
- Ở nƣớc ta hiện nay, lực lƣợng lao động đƣợc xác định là bộ phận dân số đủ 15
tuổi trở lên có việc làm và những ngƣời thất nghiệp. Lực lƣợng lao động theo quan
niệm nhƣ trên là đồng nghĩa với dân số hoạt động kinh tế và nó phản ánh khả năng
thực tế về cung ứng lao động của xã hội.
- Khả năng hoạt động của máy móc, thiết bị, cải tiến công nghệ: là sự hoạt động
trơn tru, có hiệu quả và hiện đại của các máy móc thiết bị. Sự cải tiến nâng cấp các
thiết bị để phù hợp với quá trình sản xuất, xây dựng mới.
- Nguyên vật liệu và hệ thống cung cấp nguyên vật liệu: là đối tƣợng lao động do
doanh nghiệp mua ngoài hoặc tự chế biến, dự trữ, để phục vụ quá trình sản xuất, kinh
doanh tạo ra sản phẩm.
- Trình độ tổ chức quản lý: quản lý là quá trình điều khiển và dẫn hƣớng tất cả
các bộ phận của một tổ chức, thƣờng là tổ chức kinh tế, thông qua việc thành lập và
thay đổi các nguồn tài nguyên (nhân lực, tài chính, vật tƣ, trí thức và giá trị vô hình).
1.2.4.3 Các chủ thể có vai trò và ảnh hưởng tới Quản lý chất lượng xây dựng.

- Vai tr của nhà nƣớc và các cơ quan quản lý nhà nƣớc: là các những ngƣời, cơ
quan nhà nƣớc có thẩm quyền đƣa ra những điều luật, nghị định thông tƣ phù hợp để
quản lý, tổ chức, giám sát các đơn vị cá nhân tham gia vảo quá trình xây dựng một dự
án. Đảm bảo cho các công trình xây dựng có trật tự k cƣơng theo đúng quy định của
pháp luật.
- Ngƣời quyết định đầu tƣ: là các các nhân hoặc ngƣời đại diện đủ năng lực theo
pháp luật của cơ quan tổ chức, doanh nghiệp có thẩm quyền phê duyệt và quyết định
đầu tƣ dự án.

20
- Chủ đầu tƣ: là ngƣời hoặc tổ chức sở hữu vốn hoặc ngƣời ngƣời đƣợc bàn giao
quản lý và sử dụng vốn để đầu tƣ xây dựng công trình. Chủ đầu tƣ là ngƣời chịu trách
nhiệm toàn diện trƣớc ngƣời quyết định đầu tƣ và pháp luật về chất lƣợng, tiến độ, chi
phí đầu tƣ và các quy định về pháp luật.
- Đơn vị thiết kế thiết kế: là nơi diễn ra công tác thuộc lĩnh vực đầu tƣ và xây
dựng mô tả hình dáng kiến trúc, nội dung kỹ thuật, tính kinh tế của các công trình.
Thiết kế quyết định sự sử dụng vốn tiết kiệm, hợp lý, kinh tế hay không và quyết định
đến độ an toàn, chất lƣợng và tuổi thọ của công trình.
- Đơn vị tƣ vấn giám sát thi công: là đơn vị nghiệm thu xác nhận khi công trình
đã thi công bảo đảm đúng thiết kế, theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và bảo đảm
chất lƣợng.Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện theo đúng hợp đồng.Từ chối
nghiệm thu khi công trình không đạt yêu cầu chất lƣợng. Đề xuất với chủ đầu tƣ công
trình những bất hợp lý về thiết kế để kịp thời sửa đổi.
- Nhà thầu xây dựng: là đơn vị, tổ chức có đầy đủ các chức năng, năng lực xây
dựng, để ký kết trực tiếp hợp đồng xây dựng với chủ đầu tƣ, để nhận thầu toàn bộ một
loại công việc hoặc toàn bộ công việc của dự án đầu tƣ xây dựng công trình.
1.3 Tổng quan chung về công tác Quản lý chất lƣợng công trình xây dựng.

1.3.1 Quy định chung về quản lý chất lượng hiện nay.

Theo điều 4 nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lƣợng và bảo hành CTXD
thì QLCL công trình có những nguyên tắc chung nhƣ sau:
1. Công trình xây dựng phải đƣợc kiểm soát chất lƣợng theo quy định của Nghị
định này và pháp luật có liên quan từ chuẩn bị, thực hiện đầu tƣ xây dựng đến quản lý,
sử dụng công trình nhằm đảm bảo an toàn cho ngƣời, tài sản, thiết bị, công trình và các
công trình lân cận.
2. Hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành chỉ đƣợc phép đƣa vào
khai thác, sử dụng sau khi đƣợc nghiệm thu bảo đảm yêu cầu của thiết kế xây dựng,
tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật cho công trình, các yêu cầu của hợp đồng xây
dựng và quy định của pháp luật có liên quan.
3. Nhà thầu khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực theo
quy định, phải có biện pháp tự quản lý chất lƣợng các công việc xây dựng do mình
thực hiện, Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có trách nhiệm quản lý chất lƣợng công việc
do nhà thầu phụ thực hiện.
4. Chủ đầu tƣ có trách nhiệm tổ chức quản lý chất lƣợng công trình phù hợp với
hình thức đầu tƣ, hình thức quản lý dự án, hình thức giao thầu, quy mô và nguồn vốn
đầu tƣ trong quá trình thực hiện đầu tƣ xây dựng công trình theo quy định của Nghị

21
định này. Chủ đầu tƣ đƣợc quyền tự thực hiện các hoạt động xây dựng nếu đủ điều
kiện năng lực theo quy định của pháp luật.
5. Cơ quan chuyên môn về xây dựng hƣớng dẫn, kiểm tra công tác quản lý chất
lƣợng của các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình; thẩm định thiết kế, kiểm
tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng, tổ chức thực hiện giám định chất lƣợng
công trình xây dựng; kiến nghị và xử lý các vi phạm về chất lƣợng công trình xây
dựng theo quy định của pháp luật.
6. Các chủ thể tham gia hoạt động đầu tƣ xây dựng Nhà thầu, Chủ đầu tƣ, Cơ
quan chuyên môn về xây dựng chịu trách nhiệm về chất lƣợng các công việc do mình
thực hiện.
1.3.2 Quản lý chất lượng của cơ quan quản lý Nhà nước.

QLNN về chất lƣợng công trình là một trong những công tác nhằm thực hiện
chắc năng QLNN về kinh tế - xã hội nói chung. Công tác QLNN chịu sự điều chỉnh
trực tiếp của Luật xây dựng và các văn bản hƣớng dẫn thực hiện Luật xây dựng nhƣ
Nghị định, Thông tƣ... Bên cạnh đó công tác QLNN cũng chịu sự điều chỉnh của các
Luật có liên quan tới lĩnh vực đầu tƣ xây dựng cơ bản nhƣ Luật đất đai, Luật đấu thầu,
Luật đầu tƣ công, Luật đầu tƣ hay các Luật thanh tra, kiểm toán.
Theo Điều 51 Nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lƣợng bảo hành CTXD
thì trách nhiệm quản lý nhà nƣớc về chất lƣợng công trình xây dựng đƣợc nêu nhƣ sau:
1. Bộ Xây dựng thống nhất quản lý nhà nƣớc về chất lƣợng công trình xây dựng
trong phạm vi cả nƣớc và quản lý chất lƣợng các công trình xây dựng chuyên ngành,
bao gồm: Công trình dân dụng; công trình công nghiệp vật liệu xây dựng;
công trình công nghiệp nhẹ; công trình hạ tầng kỹ thuật; công trình giao thông trong
đô thị trừ công trình đƣờng sắt, công trình cầu vƣợt sông và đƣờng quốc lộ.
2. Các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành:
a) Bộ Giao thông vận tải quản lý chất lƣợng công trình giao thông trừ các công
trình giao thông do Bộ Xây dựng quản lý;
b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý chất lƣợng công trình nông
nghiệp và phát triển nông thôn;
c) Bộ Công Thƣơng quản lý chất lƣợng các công trình công nghiệp trừ các công
trình công nghiệp do Bộ Xây dựng quản lý.
3. Bộ Quốc ph ng, Bộ Công an quản lý chất lƣợng các công trình quốc ph ng, an
ninh.

22
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nƣớc về chất lƣợng công trình xây dựng
trên địa bàn. Sở Xây dựng và các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành giúp
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý chất lƣợng công trình chuyên ngành trên địa bàn
nhƣ sau:
a) Sở Xây dựng quản lý chất lƣợng các công trình dân dụng; công trình công
nghiệp vật liệu xây dựng, công trình công nghiệp nhẹ; công trình hạ tầng kỹ thuật;
công trình giao thông trong đô thị trừ công trình đƣờng sắt, công trình cầu vƣợt sông
và đƣờng quốc lộ;
b) Sở Giao thông vận tải quản lý chất lƣợng công trình giao thông trừ các công
trình giao thông do Sở Xây dựng quản lý.
c) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý chất lƣợng công trình nông
nghiệp và phát triển nông thôn;
d) Sở Công thƣơng quản lý chất lƣợng công trình công nghiệp trừ các công trình
công nghiệp do Sở Xây dựng quản lý.
1.3.3 Quản lý chất lượng của Chủ đầu tư.

Trách nhiệm quản lý chất lƣợng công trình xây dụng của Chủ đầu tƣ đƣợc quy
định tại Điều 2 thông tƣ 26/2016/TT-BXD ban hành ngày 26/10/2016 có hiệu lực thi
hành từ ngày 15/12/2016 cụ thể nhƣ sau:[8]
Điều 2. Trách nhiệm quản lý chất lƣợng công trình xây dựng của chủ đầu tƣ:
1. Lựa chọn các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện năng lực để thực hiện các hoạt
động xây dựng; chấp thuận các nhà thầu phụ tham gia hoạt động xây dựng do nhà thầu
chính hoặc tổng thầu xây dựng đề xuất theo quy định của hợp đồng xây dựng.
2. Thoả thuận về ngôn ngữ thể hiện tại các văn bản, tài liệu, hồ sơ có liên quan
trong quá trình thi công xây dựng. Trƣờng hợp có yếu tố nƣớc ngoài thì ngôn ngữ sử
dụng trong các văn bản, tài liệu, hồ sơ là tiếng Việt và tiếng nƣớc ngoài do các bên
thỏa thuận lựa chọn; trƣờng hợp không thỏa thuận đƣợc thì ngôn ngữ sử dụng là tiếng
Việt và tiếng Anh.
3. Đối với khảo sát xây dựng:
a) Tổ chức lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng;
b) Phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng; điều chỉnh, bổ sung nhiệm vụ khảo sát
xây dựng (nếu có);
c) Phê duyệt phƣơng án kỹ thuật khảo sát xây dựng; điều chỉnh, bổ sung phƣơng
án kỹ thuật khảo sát xây dựng (nếu có);

23
d) Kiểm tra việc thực hiện của nhà thầu khảo sát xây dựng so với các quy định
trong hợp đồng;
đ) Tự thực hiện hoặc thuê tổ chức, cá nhân có chuyên môn phù hợp với loại hình
khảo sát để giám sát công tác khảo sát xây dựng;
e) Nghiệm thu, phê duyệt báo cáo kết quả khảo sát xây dựng theo quy định;
g) Thuê tổ chức, cá nhân đủ điều kiện năng lực để thẩm tra phƣơng án kỹ thuật
khảo sát và báo cáo kết quả khảo sát khi cần thiết.
4. Đối với thiết kế xây dựng công trình:
a) Xác định nhiệm vụ thiết kế theo quy định tại Điều 18 Nghị định 46/2015/NĐ-
CP; hình thức văn bản xác định nhiệm vụ thiết kế tham khảo theo mẫu quy định tại
Phụ lục I Thông tƣ này;
b) Kiểm tra việc thực hiện của nhà thầu thiết kế, nhà thầu thẩm tra thiết kế (nếu
có) so với các quy định trong hợp đồng;
c) Thuê tổ chức, cá nhân đủ điều kiện năng lực thẩm tra hồ sơ thiết kế xây dựng
công trình khi cần thiết;
d) Kiểm tra và trình cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quy định tại Nghị định
59/2015/NĐ-CP để thẩm định thiết kế;
đ) Phê duyệt hoặc trình ngƣời quyết định đầu tƣ phê duyệt hồ sơ thiết kế xây
dựng theo thẩm quyền quy định tại Nghị định 59/2015/NĐ-CP;
e) Tổ chức thực hiện điều chỉnh thiết kế (nếu có) theo quy định tại Điều 84 Luật
Xây dựng năm 2014;
g) Tổ chức nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng theo quy định tại Điều 5 Thông tƣ
này.
5. Đối với công tác thi công xây dựng công trình:
a) Tổ chức thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình theo quy định tại
Điều 26 Nghị định 46/2015/NĐ-CP và các nội dung khác theo quy định của hợp đồng;
b) Tổ chức thực hiện thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lƣợng, thí nghiệm
khả năng chịu lực của kết cấu công trình trong quá trình thi công xây dựng theo quy
định tại Điều 29 Nghị định 46/2015/NĐ-CP;
c) Chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vƣớng mắc, phát sinh
trong quá trình thi công xây dựng công trình và xử lý, khắc phục sự cố theo quy định
tại Nghị định 46/2015/NĐ-CP và các quy định khác có liên quan;

24
d) Tổ chức nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu giai đoạn hoặc bộ phận
công trình xây dựng (nếu có);
đ) Tổ chức nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng;
e) Việc giám sát thi công xây dựng, nghiệm thu của chủ đầu tƣ hoặc nhà thầu
giám sát thi công xây dựng không thay thế và không làm giảm trách nhiệm của nhà
thầu thi công về chất lƣợng thi công xây dựng công trình do nhà thầu thực hiện.
6. Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện bảo hành công trình xây dựng theo quy định
tại Điều 35, Điều 36 Nghị định 46/2015/NĐ-CP.
7. Tổ chức lập và phê duyệt quy trình bảo trì công trình xây dựng theo quy định
tại Điểm b Khoản 1 Điều 126 Luật Xây dựng năm 2014; tổ chức bảo trì hạng mục
công trình, công trình xây dựng theo quy định tại Khoản 4 Điều 15 Thông tƣ này.
8. Tổ chức bàn giao đƣa công trình vào khai thác sử dụng theo quy định tại Điều
34 Nghị định 46/2015/NĐ-CP; bàn giao các tài liệu phục vụ bảo trì công trình xây
dựng cho chủ sở hữu hoặc ngƣời quản lý, sử dụng công trình.
9. Lƣu trữ hồ sơ hoàn thành công trình theo quy định tại Điều 12 Thông tƣ này
và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
10. Thực hiện các yêu cầu của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền theo quy định
của pháp luật trong quá trình đầu tƣ xây dựng công trình.
1.3.4 Quản lý chất lượng của các đơn vị tư vấn.

1.3.4.1 Quản lý chất lượng của tư vấn thiết kế và công tác thiết kế.

Theo Điều 20 Nghị định 46/2015/NĐ-CP Quản lý chất lƣợng công tác thiết kế
xây dựng.
1. Nội dung quản lý chất lƣợng của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình:
a) Bố trí đủ ngƣời có kinh nghiệm và chuyên môn phù hợp để thực hiện thiết kế;
cử ngƣời có đủ điều kiện năng lực để làm chủ nhiệm đồ án thiết kế, chủ trì thiết kế;
b) Chỉ sử dụng kết quả khảo sát đáp ứng đƣợc yêu cầu của bƣớc thiết kế và phù
hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn đƣợc áp dụng cho công trình;
c) Chỉ định cá nhân, bộ phận trực thuộc tổ chức của mình hoặc thuê tổ chức, cá
nhân khác đủ điều kiện năng lực theo quy định để thực hiện công việc kiểm tra nội bộ
chất lƣợng hồ sơ thiết kế;
d) Trình chủ đầu tƣ hồ sơ thiết kế để đƣợc thẩm định, phê duyệt theo quy định
của Luật Xây dựng; tiếp thu ý kiến thẩm định và giải trình hoặc chỉnh sửa hồ sơ thiết
kế theo ý kiến thẩm định;

25
đ) Thực hiện điều chỉnh thiết kế theo quy định.
2. Nhà thầu thiết kế chịu trách nhiệm về chất lƣợng thiết kế xây dựng công trình
do mình thực hiện; việc thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế của cá nhân, tổ chức,
chủ đầu tƣ, ngƣời quyết định đầu tƣ hoặc cơ quan chuyên môn về xây dựng không
thay thế và không làm giảm trách nhiệm của nhà thầu thiết kế về chất lƣợng thiết kế
xây dựng công trình do mình thực hiện.
3. Trƣờng hợp nhà thầu thiết kế làm tổng thầu thiết kế thì nhà thầu này phải đảm
nhận thiết kế những hạng mục công trình chủ yếu hoặc công nghệ chủ yếu của công
trình và chịu trách nhiệm toàn bộ về việc thực hiện hợp đồng với bên giao thầu. Nhà
thầu thiết kế phụ chịu trách nhiệm về tiến độ, chất lƣợng thiết kế trƣớc tổng thầu và
trƣớc pháp luật đối với phần việc do mình đảm nhận.
4. Trong quá trình thiết kế xây dựng công trình quan trọng quốc gia, công trình
có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, nhà thầu thiết kế xây dựng có quyền đề xuất với chủ
đầu tƣ thực hiện các thí nghiệm, thử nghiệm mô phỏng để kiểm tra, tính toán khả năng
làm việc của công trình nhằm hoàn thiện thiết kế, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và an toàn
công trình.
1.3.4.2 Quản lý chất lượng của tư vấn giám sát.

Theo Điều 26 Nghị định 46/2015/NĐ-CP thì:


1. Công trình xây dựng phải đƣợc giám sát trong quá trình thi công xây dựng
theo quy định tại Khoản 1 Điều 120 Luật Xây dựng. Nội dung giám sát thi công xây
dựng công trình gồm:
a) Thông báo về nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân trong hệ thống quản lý
chất lƣợng của chủ đầu tƣ, nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình, cho các
nhà thầu có liên quan biết để phối hợp thực hiện;
b) Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định tại Điều
107 của Luật Xây dựng;
c) Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình so
với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm: Nhân lực, thiết bị thi công, ph ng
thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, hệ thống quản lý chất lƣợng của nhà thầu thi công
xây dựng công trình;
d) Kiểm tra biện pháp thi công xây dựng của nhà thầu so với thiết kế biện pháp
thi công đã đƣợc phê duyệt;
đ) Xem xét và chấp thuận các nội dung do nhà thầu trình quy định tại Khoản 3
Điều 25 Nghị định này và yêu cầu nhà thầu thi công chỉnh sửa các nội dung này trong
quá trình thi công xây dựng công trình cho phù hợp với thực tế và quy định của hợp

26
đồng. Trƣờng hợp cần thiết, chủ đầu tƣ thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng với các
nhà thầu về việc giao nhà thầu giám sát thi công xây dựng lập và yêu cầu nhà thầu thi
công xây dựng thực hiện đối với các nội dung nêu trên;
e) Kiểm tra và chấp thuận vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt
vào công trình;
g) Kiểm tra, đôn đốc nhà thầu thi công xây dựng công trình và các nhà thầu khác
triển khai công việc tại hiện trƣờng theo yêu cầu về tiến độ thi công của công trình;
h) Giám sát việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trƣờng đối với các công
trình xây dựng theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trƣờng; giám sát các biện
pháp đảm bảo an toàn đối với công trình lân cận, công tác quan trắc công trình;
i) Giám sát việc đảm bảo an toàn lao động theo quy định của quy chuẩn, quy
định của hợp đồng và quy định của pháp luật về an toàn lao động;
k) Đề nghị chủ đầu tƣ tổ chức điều chỉnh thiết kế khi phát hiện sai sót, bất hợp lý
về thiết kế;
l) Tạm dừng thi công đối với nhà thầu thi công xây dựng khi xét thấy chất lƣợng
thi công xây dựng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công không đảm bảo
an toàn; chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vƣớng mắc, phát sinh
trong quá trình thi công xây dựng công trình và phối hợp xử lý, khắc phục sự cố theo
quy định của Nghị định này;
m) Kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu; kiểm tra và xác nhận bản vẽ hoàn công;
n) Tổ chức thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lƣợng bộ phận công trình, hạng
mục công trình, công trình xây dựng theo quy định tại Điều 29 Nghị định này;
o) Thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng để chuyển bƣớc thi công, nghiệm
thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng, nghiệm thu hoàn
thành hạng mục công trình, công trình xây dựng theo quy định; kiểm tra và xác nhận
khối lƣợng thi công xây dựng hoàn thành;
p) Tổ chức lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng;
q) Thực hiện các nội dung khác theo quy định của hợp đồng xây dựng.
2. Chủ đầu tƣ đƣợc quyền tự thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình
hoặc thuê tổ chức tƣ vấn đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện giám sát một,
một số hoặc toàn bộ các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều này.
3.Trƣờng hợp áp dụng loại hợp đồng tổng thầu thiết kế - cung cấp thiết bị công
nghệ và thi công xây dựng công trình (tổng thầu EPC) hoặc hợp đồng chìa khóa trao
tay, trách nhiệm thực hiện giám sát thi công xây dựng đƣợc quy định nhƣ sau:

27
a) Tổng thầu có trách nhiệm thực hiện giám sát thi công xây dựng đối với phần
việc do mình thực hiện và phần việc do nhà thầu phụ thực hiện. Tổng thầu đƣợc tự
thực hiện hoặc thuê nhà thầu tƣ vấn đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện
giám sát một, một số hoặc toàn bộ các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều này và phải
đƣợc quy định trong hợp đồng xây dựng giữa tổng thầu với chủ đầu tƣ;
b) Chủ đầu tƣ có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện giám sát thi công xây dựng
của tổng thầu. Chủ đầu tƣ đƣợc quyền cử đại diện tham gia kiểm tra, nghiệm thu công
việc xây dựng, giai đoạn chuyển bƣớc thi công quan trọng của công trình và phải đƣợc
thỏa thuận trƣớc với tổng thầu trong kế hoạch kiểm tra, nghiệm thu theo quy định tại
Điểm a Khoản 3 Điều 25 Nghị định này.
4. Tổ chức thực hiện giám sát quy định tại Khoản 2 và Điểm a Khoản 3 Điều này
phải xây dựng hệ thống quản lý chất lƣợng và có đủ nhân sự thực hiện giám sát tại
công trƣờng phù hợp với quy mô, yêu cầu của công việc thực hiện giám sát. Tùy theo
quy mô, tính chất, kỹ thuật của công trình, cơ cấu nhân sự của tổ chức giám sát thi
công xây dựng công trình bao gồm giám sát trƣởng và các giám sát viên. Ngƣời thực
hiện việc giám sát thi công xây dựng của tổ chức nêu trên phải có chứng chỉ hành nghề
giám sát thi công xây dựng phù hợp với chuyên ngành đƣợc đào tạo và cấp công trình.
5. Đối với các công trình đầu tƣ xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc
và vốn nhà nƣớc ngoài ngân sách:
a) Tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình phải độc lập với các nhà thầu
thi công xây dựng và các nhà thầu chế tạo, sản xuất, cung ứng vật liệu, sản phẩm, cấu
kiện, thiết bị sử dụng cho công trình;
b) Tổ chức giám sát thi công xây dựng không đƣợc tham gia kiểm định chất
lƣợng công trình xây dựng do mình giám sát;
c) Nhà thầu chế tạo, sản xuất, cung ứng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử
dụng cho công trình không đƣợc tham gia kiểm định chất lƣợng sản phẩm có liên quan
đến vật tƣ, thiết bị do mình cung cấp.
6. Bộ Xây dựng hƣớng dẫn về hoạt động giám sát thi công xây dựng công trình.
1.3.5 Quản lý chất lượng của nhà thầu thi công.

Theo Điều 25 Nghị định 46/2015/NĐ-CP thì Quản lý chất lƣợng của nhà thầu
thi công xây dựng công trình đƣợc quy định nhƣ sau:
1. Nhà thầu thi công công trình xây dựng có trách nhiệm tiếp nhận và quản lý
mặt bằng xây dựng, bảo quản mốc định vị và mốc giới công trình.
2. Lập và thông báo cho chủ đầu tƣ và các chủ thể có liên quan hệ thống quản lý
chất lƣợng, mục tiêu và chính sách đảm bảo chất lƣợng công trình của nhà thầu. Hệ

28
thống quản lý chất lƣợng công trình của nhà thầu phải phù hợp với quy mô công trình,
trong đó nêu rõ sơ đồ tổ chức và trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân đối với công
tác quản lý chất lƣợng công trình của nhà thầu.
3. Trình chủ đầu tƣ chấp thuận các nội dung sau:
a) Kế hoạch tổ chức thí nghiệm và kiểm định chất lƣợng, quan trắc, đo đạc các
thông số kỹ thuật của công trình theo yêu cầu thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật;
b) Biện pháp kiểm tra, kiểm soát chất lƣợng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị
đƣợc sử dụng cho công trình; thiết kế biện pháp thi công, trong đó quy định cụ thể các
biện pháp, bảo đảm an toàn cho ngƣời, máy, thiết bị và công trình;
c) Kế hoạch kiểm tra, nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu giai đoạn thi
công xây dựng hoặc bộ phận (hạng mục) công trình xây dựng, nghiệm thu hoàn thành
hạng mục công trình, công trình xây dựng;
d) Các nội dung cần thiết khác theo yêu cầu của chủ đầu tƣ và quy định của hợp
đồng.
4. Bố trí nhân lực, thiết bị thi công theo quy định của hợp đồng xây dựng và quy
định của pháp luật có liên quan,
5. Thực hiện trách nhiệm quản lý chất lƣợng trong việc mua sắm, chế tạo, sản
xuất vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị đƣợc sử dụng cho công trình theo quy định
tại Điều 24 Nghị định này và quy định của hợp đồng xây dựng.
6. Thực hiện các công tác thí nghiệm kiểm tra vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây
dựng, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ trƣớc và trong khi thi công xây dựng theo
quy định của hợp đồng xây dựng.
7. Thi công xây dựng theo đúng hợp đồng xây dựng, giấy phép xây dựng, thiết
kế xây dựng công trình. Kịp thời thông báo cho chủ đầu tƣ nếu phát hiện sai khác giữa
thiết kế, hồ sơ hợp đồng xây dựng và điều kiện hiện trƣờng trong quá trình thi công.
Tự kiểm soát chất lƣợng thi công xây dựng theo yêu cầu của thiết kế và quy định của
hợp đồng xây dựng. Hồ sơ quản lý chất lƣợng của các công việc xây dựng phải đƣợc
lập theo quy định và phù hợp với thời gian thực hiện thực tế tại công trƣờng.
8. Kiểm soát chất lƣợng công việc xây dựng và lắp đặt thiết bị; giám sát thi công
xây dựng công trình đối với công việc xây dựng do nhà thầu phụ thực hiện trong
trƣờng hợp là nhà thầu chính hoặc tổng thầu.
9. Xử lý, khắc phục các sai sót, khiếm khuyết về chất lƣợng trong quá trình thi
công xây dựng (nếu có).

29
10. Thực hiện trắc đạc, quan trắc công trình theo yêu cầu thiết kế. Thực hiện thí
nghiệm, kiểm tra chạy thử đơn động và chạy thử liên động theo kế hoạch trƣớc khi đề
nghị nghiệm thu.
11. Lập nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy định.
12. Lập bản vẽ hoàn công theo quy định.
13. Yêu cầu chủ đầu tƣ thực hiện nghiệm thu công việc chuyển bƣớc thi công,
nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng, nghiệm thu
hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng.
14. Báo cáo chủ đầu tƣ về tiến độ, chất lƣợng, khối lƣợng, an toàn lao động và vệ
sinh môi trƣờng thi công xây dựng theo quy định của hợp đồng xây dựng và yêu cầu
đột xuất của chủ đầu tƣ.
15. Hoàn trả mặt bằng, di chuyển vật tƣ, máy móc, thiết bị và những tài sản khác
của mình ra khỏi công trƣờng sau khi công trình đã đƣợc nghiệm thu, bàn giao, trừ
trƣờng hợp trong hợp đồng xây dựng có thỏa thuận khác.
1.4 Tổng quan chung về vấn đề sự cố liên quan công tác quản lý chất lƣợng
công trình xây dựng.

1.4.1 Tổng quan về các sự cố công trình do nhân tố quản lý chất lượng.

- Theo khoản 29 điều 3 Luật Xây dựng Sự cố công trình là những hƣ hỏng vƣợt
quá giới hạn an toàn cho phép làm cho công trình có nguy cơ sập đổ, đã sập đổ một
phần, toàn bộ công trình hoặc công trình không sử dụng đƣợc theo thiết kế.
- Theo Điều 46 nghị định 46/2015/NĐ-CP cấp sự cố đƣợc chia thành ba cấp theo
mức độ hƣ hại công trình và thiệt hại về ngƣời.
+ Sự cố cấp I bao gồm:
 Sự cố công trình xây dựng làm chết từ 6 ngƣời trở lên;
 Sập, đổ công trình, hạng mục công trình cấp I trở lên hoặc hƣ hỏng có nguy cơ
gây sập, đổ công trình, hạng mục công trình cấp I trở lên.
+ Sự cố cấp II bao gồm:
 Sự cố công trình xây dựng làm chết từ 1 ngƣời đến 5 ngƣời;
 Sập, đổ công trình, hạng mục công trình cấp II, cấp III hoặc hƣ hỏng có nguy cơ
gây sập, đổ công trình, hạng mục công trình cấp II và cấp III.
+ Sự cố cấp III bao gồm các sự cố c n lại ngoài các sự cố công trình xây dựng
cấp I và cấp II ở trên.

30
1.4.2 QLCL từ vấn đề khảo sát - thiết kế.

1.4.2.1 Vấn đề giai đoạn khảo sát xây dựng.

- Các sai sót trong hoạt động khảo sát xây dựng thƣờng biểu hiện ở các khía cạnh
sau:
- Không phát hiện đƣợc hoặc phát hiện không đầy đủ quy luật phân bố không
gian (theo chiều rộng và theo chiều sâu) các phân vị địa tầng, đặc biệt các đất yếu hoặc
các đới yếu trong khu vực xây dựng và khu vực liên quan khác;
- Đánh giá không chính xác các đặc trƣng tính chất xây dựng của các phân vị địa
tầng có mặt trong khu vực xây dựng; thiếu sự hiểu biết về nền đất hay do công tác
khảo sát địa kỹ thuật sơ sài. Đánh giá sai về các chỉ tiêu cơ lý của nền đất.
- Không phát hiện đƣợc sự phát sinh và chiều hƣớng phát triển của các quá trình
địa kỹ thuật có thể dẫn tới sự mất ổn định của công trình xây dựng.
- Không điều tra, khảo sát công trình lân cận và các tác động ăn m n của môi
trƣờng,
- Những sai sót trên thƣờng dẫn đến những tốn kém khi phải khảo sát lại (nếu
phát hiện trƣớc thiết kế), thay đổi thiết kế (phát hiện khi chuẩn bị thi công). C n nếu
không phát hiện đƣợc thì thiệt hại là không thể kể đƣợc khi đã đƣa công trình vào sử
dụng.
1.4.2.2 Vấn đề giai đoạn thiết kế xây dựng.

1. Thiết kế nền móng.

- Những sai sót thƣờng gặp:


- Không tính hoặc tính không đúng độ lún công trình;
- Giải pháp nền móng sai;
- Quá tải đối với đất nền.
- Quá tải đối với đất nền là trƣờng hợp đối với tiêu chuẩn giới hạn thứ nhất (về
độ bền) đã không đạt. Thƣờng xảy ra đối với các lớp đất yếu hoặc thấu kính bùn xen
kẹp, và một số trƣờng hợp đất đắp tôn nền không đƣợc xem là một loại tải trọng, cùng
với tải trọng của công trình truyền lên đất nền bên dƣới và gây cho công trình những
độ lún đáng kể (xem ảnh 6)
- Độ lún của các móng khác nhau dẫn đến công trình bị lún lệch.
- Móng đặt trên nền không đồng nhất.
- Móng công trình xây dựng trên sƣờn dốc.

31
Hình1.1Nền lún do tải đất đắp, tôn nền.

2. Thiết kế kết cấu công trình.

- Sai sót về kích thƣớc

Nguyên nhân của sai sót này là do sự phối hợp giữa các nhóm thiết kế không
chặt chẽ, khâu kiểm bản vẽ không đƣợc gây nên nhầm lẫn đáng tiếc xẩy ra trong việc
tính toán thiết kế kết cấu công trình. Cùng với sai sót đó là thiếu sự quan sát tổng thể
của ngƣời thiết kế trong việc kiểm soát chất lƣợng công trình.

- Sai sót sơ đồ tính toán

Trong tính toán kết cấu, do khả năng ứng dụng mạnh mẽ của các phần mềm phân
tích kết cấu, về cơ bản, sơ đồ tính toán kết cấu thƣờng đƣợc ngƣời thiết kế lập giống
công trình thực cả về hình dáng, kích thƣớc và vật liệu sử dụng cho kết cấu. Tuy
nhiên, việc quá phụ thuộc vào phần mềm kết cấu cũng có thể gây ra những sai lầm
đáng tiếc trong tính toán thiết kế.

- Bỏ qua kiểm tra điều kiện ổn định của kết cấu

Khi tính toán thiết kế, đối với những thiết kế thông thƣờng, các kỹ sƣ thiết kế
thƣờng tính toán kiểm tra kết cấu theo trạng thái giới hạn thứ nhất. Tuy nhiên, trong
trạng thái giới hạn thứ nhất, chỉ tính toán kiểm tra đối với điều kiện đảm bảo khả năng
chịu lực, bỏ qua kiểm tra điều kiện ổn định của kết cấu. Đối với những công trình có
quy mô nhỏ, kích thƣớc cấu kiện kết cấu không lớn, thì việc kiểm tra theo điều kiện ổn

32
định có thể bỏ qua. Tuy nhiên, đối với các các công trình có quy mô không nhỏ, kích
thƣớc cấu kiện lớn thì việc kiểm tra theo điều kiện ổn định là rất cần thiết.

- Sai sót về tải trọng

Việc tính toán tải trọng tác dụng lên kết cấu cũng thƣờng gây ra những sai sót,
trong đó sai sót tập trung chủ yếu ở việc lựa chọn giá trị tải trọng, lấy hệ số tổ hợp của
tải trọng (xem ảnh 4).

- Bố trí cốt thép không hợp lý

Trong kết cấu BTCT, cốt thép đƣợc bố trí để khắc phục nhƣợc điểm của bê tông
là chịu kéo kém. Việc bố trí cốt thép không đúng sẽ dẫn đến bê tông không chịu đƣợc
ứng suất và kết cấu bị nứt.

- Giảm kích thƣớc của cấu kiện BTCT

Trong cấu kiện BTCT, bê tông chịu lực cắt là chủ yếu, vì lý do nào đó tiết diện
bê tông tại những vùng có lực cắt lớn phải giảm bớt tiết diện, sẽ làm giảm khả năng
chịu lực cắt của cấu kiện. Khi giảm bớt tiết diện của bê tông, nhà thiết kế không kiểm
tra đã dẫn đến cấu kiện bị nứt và xảy ra sự cố công trình.
Dầm mái của hội trƣờng T là một ví dụ: Để giảm trọng lƣợng của dầm ngƣời ta
đã khoét bỏ những lỗ trên bê tông (nhìn theo chiều đứng), các lỗ này đƣợc khoét sát
đến đầu dầm là vùng có lực cắt lớn, tiết diện c n lại và cốt thép không đủ khả năng
chịu lực cắt, dầm đã xuất hiện các vết nứt.

- Thiết kế sửa chữa và cải tạo công trình cũ

Các công trình xây dựng thƣờng có tuổi thọ từ hàng chục năm đến trăm năm.
Trong quá trình sử dụng và khai thác công trình, thì mục đích sử dụng nhiều khi có
những thay đổi so với thiết kế ban đầu, để đáp ứng nhu cầu sử dụng, phải sửa chữa, cải
tạo, nâng cấp công trình hiện có để thay đổi tính năng, quy mô đáp ứng đƣợc chức
năng mới mà sử dụng yêu cầu. Trong quá trình thiết kế, nhiều khi các nhà thiết kế đã
không xác định tuổi thọ c n lại của công trình cần cải tạo, tuổi thọ của phần công trình
đƣợc để lại của công trình cải tạo, xem tuổi thọ của chúng c n tƣơng đƣơng với tuổi
của phần công trình đƣợc nâng cấp cải tạo hay không dẫn đến tình trạng tuổi thọ của
từng phần của công trình đƣợc cải tạo không đồng đều và tuổi thọ của toàn bộ công
trình bị giảm.
Đồng thời nhà thiết kế chƣa quan tâm đến sơ đồ chịu lực của công trình cũ và sơ
đồ chịu lực của công trình sau khi cải tạo.Sự khác biệt quá xa của sơ đồ kết cấu mới

33
sau khi cải tạo và sơ đồ kết cấu của công trình cũ, đã dẫn đến sự can thiệp quá sâu vào
kết cấu của công trình cũ và dẫn đến sự cố của công trình xây dựng.

Hình1.2Công trình gạch đá cũ bị sập do chọn sai giải pháp cải tạo

- Những nguyên nhân về thiết kế liên quan đến môi trƣờng.

Một trong những vấn đề nóng cần bàn tới trong mối quan hệ giữa chất lƣợng
công trình và an toàn môi trƣờng là những can thiệp “thô bạo” của các đồ án thiết kế
gây ra những bất ổn cho sự làm việc an toàn của công trình trong suốt tuổi thọ của nó.
Vốn dĩ vỏ trái đất này đã tồn tại ổn định hàng triệu triệu năm.Ngƣời thiết kế đã vô tình
và phần lớn là cố ý vì những mục đích hẹp h i đã tạo cho một phần của vỏ trái đất bị
biến dạng gây mất ổn định cục bộ. Sự mất ổn định này sẽ làm xuất hiện một xu thế đi
tìm sự cân bằng mới. Quá trình này đôi khi thực sự “khốc liệt” và sẽ không có điểm
dừng một khi trạng thái cân bằng mới không đƣợc tái lập (xem ảnh 8). Vì vậy, trong
các dự án xây dựng có ảnh hƣởng tới môi trƣờng thƣờng đƣợc xem xét rất chi tiết vấn
đề an toàn môi trƣờng. Song, do những nhận thức c n hạn hẹp về vai tr của an toàn
môi trƣờng trong sự bền vững của công trình xây dựng và thực trạng chỉ coi trọng lợi
ích trƣớc mắt, công trình xây dựng đã, đang và sẽ bị thiên nhiên tác động phá hoại và
làm hao tổn tuổi thọ.

34
Hình1.3Sạt taluy dƣơng do bạt núi làm đƣờng.

- Những nguyên nhân về thiết kế liên quan đến môi trƣờng ăn mòn:

Những sai sót của ngƣời thiết kế dẫn đến công trình xây dựng bị sự cố do tác
động ăn m n của môi trƣờng nhƣ:
Quy định sai về chiều dày lớp bảo vệ.
Sử dụng mác bê tông thấp không đảm bảo hàm lƣợng xi măng tối thiểu.
Không sử dụng các biện pháp cần thiết để tăng khả năng chống ăn m n cho kết
cấu.

- Các trƣờng hợp khác:

Khi tính toán tác giả có một số quan niệm không thích hợp với điều kiện thực tế
thi công, nhƣng không chú thích rõ ràng đầy đủ trong bản vẽ chi tiết, để ngƣời thi công
thực hiện.
Không có biện pháp cấu tạo, để công trình chịu sự thay đổi của nhiệt độ, khi
nhiệt độ thay đổi làm kết cấu bị co giãn, công trình bị nứt ở kết cấu chịu tác động của
nhiệt, tạo điều kiện cho các tác nhân khác ăn m n kết cấu dẫn đến kết cấu bị hƣ hỏng.
1.4.3 Quản lý chất lượng từ vấn đề thi công.

Lựa chọn nhà thầu thi công không phù hợp (không có chứng chỉ hành nghề hoặc
vƣợt cấp với cấp công trình). Nhà thầu không có hệ thống quản lý chất lƣợng, trình độ
năng lực đạo đức nghề nghiệp của tƣ vấn giám sát và nhà thầu kém.

35
Sử dụng vật liệu và chế phẩm xây dựng không phù hợp yêu cầu của thiết kế (thép
nhỏ, cƣờng độ thấp, mác xi măng thấp, cƣờng độ bê tông, vữa khối xây không đạt...)
Áp dụng công nghệ thi công mới không phù hợp không tính toán đầy đủ các điều
kiện sử dụng (nhƣ thi công ván khuôn trƣợt trong kết cấu không phù hợp, thi công
trong điều kiện nhiệt độ thấp, biện pháp ổn định thi công trong thi công kích nâng sàn,
giàn tổ hợp không gian....)
Biện pháp thi công, không đƣợc quan tâm đúng mức dẫn đến sai phạm, sự cố.
Phần ngầm:
- Biện pháp thi công phần tầng hầm, móng.
+ Sử dụng thiết bị không phù hợp (búa đóng cọc, cọc rung, cọc khoan nhồi...)
+ Sử dụng hệ chống đỡ không phù hợp (cọc cừ, đê quai, hệ chống đỡ thi công
công trình chính và bảo vệ công trình bên cạnh).
+ Không theo dõi độ lún, thử tải vì vậy không phát hiện kịp thời các biến dạng
của móng.
- Biện pháp thi công khung sƣờn:
+ Các biện pháp cốp - pha đà giáo chống đỡ không phù hợp (lún, không ổn
định ). Không thử tải (đối với loại yêu cầu thử tải).
+ Các biện pháp sử dụng thiết bị không phù hợp (quá tải, đặt đất trên nền
đấtyếu mà không gia cố)
- Biện pháp thi công các công trình khối lớn không phù hợp, thiếu cụ thể đặc biệt
liên quan đến hình thành vết nứt (Hầm chìm Thủ Thiêm, Đập hồ, Thu điện)
- Biện pháp thi công các loại kết cấu áp dụng công nghệ mới thiếu, không phù
hợp (dầm không gian, lắp dựng dầm BTDUL khẩu độ lớn )
- Vi phạm các công trình thi công (lật ô văng khi chƣa có đủ đối trọng, tháo cốp
pha trƣớc thời hạn đủ cƣờng độ, chất tải công trình sớm và vƣợt tải )
- Vi phạm các quy định an toàn trong vận hành thiết bị, an toàn điện, làm việc
trên cao, hệ thống lan can an toàn bảo vệ

36
Hình1.4Sự cố tại cầu Cần Thơ

Kết luận chƣơng 1.

Trong Chƣơng I của đề tài luận văn này, tác giả đã nêu ra đƣợc những khái niệm
đặc điểm tính chất của công trình xây dựng, các vấn đề liên quan đến quản lý chất
lƣợng trong xây dựng. Tác giả cũng nêu ra đƣợc cơ sở pháp lý các điều luật, vai tr ý
nghĩa của QLCL, các nhân tố, các chủ thể ảnh hƣởng tới chất lƣợng công trình, từ đó
chỉ ra các sự cố, sai sót gặp phải trong các các giai đoạn hình thành nên một công
trình. Từ các vấn đề đó chúng ta thấy đƣợc tầm quan trọng của công tác quản lý chất
lƣợng.
Ở nƣớc ta hiện nay công tác quản lý chất lƣợng công trình c n chƣa thật sự tốt
c nnhiều sai phạm, các sự cố c n xảy ra nhiều gây thiệt hại về tính mạng, tài sản của
con ngƣời, ảnh hƣởng đến đến ngân sách quốc gia và uy tín của các chủ thể. Vì vậy để
đảm bảo đƣợc chất lƣợng của một công trình chúng ta cần nâng cao công tác quản lý
chất lƣợng từ cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền đến các đơn vị trực tiếp thi
công và cần cả sự giám sát cộng đồng xã hội.

37
CHƢƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT
LƢỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG HIỆN NAY

2.1 Các văn bản quản lý về công tác quản lý đầu tƣ xây dựng

2.1.1 Các văn bản trước đây.

Trƣớc những năm 90 Chính sách quản lý phát triển kinh tế, cũng nhƣ quản lý đầu
tƣ xây dựng Nƣớc ta c n mang nặng cơ chế quản lý tập trung của thời bao cấp, thể
hiện ở chỗ vẫn coi việc đầu tƣ xây dựng cơ bản phải thực hiện theo kế hoạch hóa toàn
diện và đồng bộ, đó là một yêu cầu mà trong thực tế không thể làm đƣợc ngay từ khâu
lập kế hoạch chứ chƣa nói đến kiểm soát kế hoạch hoặc điều hành việc thực hiện kế
hoạch đó.
Vì thế ngày 20-10-1994 Nghị định 177/CP đƣợc ban hành thì lúc đó không c n
nhắc đến nguyên tắc “phải thực hiện theo kế hoạch hóa toàn diện và đồng bộ” cũng
nhƣ không nhắc đến “Chủ trƣơng đầu tƣ và kế hoạch hóa đầu tƣ xây dựng cơ bản phải
góp phần đảm bảo nhịp độ phát triển nền kinh tế một cách cân đối nhịp nhàng” Yêu
cầu cơ bản của quản lý đầu tƣ và xây dựng trong Nghị định 177/CP là: Đảm bảo mục
tiêu chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ theo định hƣớng XHCN,
thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đẩy
nhanh tốc độ tăng trƣởng kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân;
huy động sử dụng vốn có hiệu quả cao nhất, khai thác tốt tài nguyên, tiềm năng lao
động, đất đai bảo vệ môi trƣờng sinh thái; xây dựng theo quy hoạch, đảm bảo thẩm
mỹ, an toàn cho công trình
- Sau gần 2 năm thực hiện, đến ngày 16-7-1996 Chính phủ ban hành Nghị định
42/CP để thay thế Nghị định 177/CP ngày 20-10-1994 rồi sửa đổi, bổ sung Nghị định
42/CP bằng Nghị định 92/CP ngày 23-8-1997. Nghiên cứu kỹ, ta thấy mục tiêu và
những nguyên tắc quản lý trong các Nghị định này không có gì thay đổi so với Nghị
định 177/CP nhƣng những lần thay đổi sau đã làm rõ hơn nội dung quản lý đặc biệt
những vấn đề mang tính tác nghiệp đã đƣợc cải tiến để vận hành nhanh chóng theo tốc
độ phát triển của cơ chế thị trƣờng. Trong cơ chế thị trƣờng có rất nhiều nguồn vốn
khác nhau nên việc phân cấp quản lý đầu tƣ đ i hỏi phải chính xác hơn, cụ thể hơn.
- Tốc độ đầu tƣ và xây dựng trong thập k 90 đƣợc phát triển mạnh, làm thay đổi
hàng ngày bộ mặt của đất nƣớc, tạo nhiều việc làm cho ngƣời lao động, cải thiện nâng
cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân làm cho nền kinh tế nƣớc nhà tăng
trƣởng không ngừng. Đồng thời với những thành tựu đạt đƣợc, công tác quản lý đầu tƣ
và xây dựng cũng bộc lộ những tồn tại nhƣ phát triển không đồng bộ, quy hoạch
không chi tiết đầy đủ, cơ sở kỹ thuật hạ tầng bị khập khiễng, chất lƣợng một số công

38
trình không bảo đảm, vấn đề môi sinh môi trƣờng- cảnh quan thiên nhiên và các di sản
văn hóa lịch sử - bản sắc văn hóa kiến trúc đang bị đe dọa nghiêm trọng. C n việc xây
nhà lấn chiếm đất công, vi phạm hành lang bảo vệ các công trình công cộng đang xảy
ra hàng ngày và hậu quả của nó có lẽ c n lâu mới giải quyết đƣợc. Theo Hiến pháp thì
nhân dân đƣợc quyền tự do xây dựng nhà trong khuôn khổ tôn trọng quy hoạch và
pháp luật nhƣng rất tiếc xây dựng mang tính tự phát đó rất ồ ạt làm cho cả nƣớc trở
thành một công trƣờng đầy cát bụi, việc xây dựng đó không tuân thủ quy hoạch và
tuân thủ pháp luật nên đã gây ra không biết bao nhiêu vụ kiện cáo phiền toái, làm đau
đầu các nhà quản lý cũng nhƣ các cơ quan phán xử.
Thế nên sau 2 năm chuẩn bị tích cực, ngày 8 tháng 7 năm 1999 Chính phủ đã
ban hành Nghị định số 52/1999/NĐ-CP về Quy chế Quản lý đầu tƣ và xây dựng. Nghị
định này đã thay thế cho Nghị định số 42/CP ngày 16 tháng 7 năm 1996 và Nghị định
số 92/CP ngày 23 tháng 8 năm 1997. Khác với những văn bản trƣớc đó, Nghị định này
chỉ cho phép sau khi Nghị định của Chính phủ đƣợc ban hành, các Bộ chức năng đƣợc
Chính phủ giao đã ra các thông tƣ hƣớng dẫn: Những vấn đề về tài chính, ngân hàng
do Bộ Tài Chính và Ngân hàng đầu tƣ và phát triển hƣớng dẫn; Những vấn đề về kế
hoạch hóa đầutƣ, giấy phép đầu tƣ, lập dự án do Bộ Kế hoạch và đầu tƣ hƣớng
dẫn; Những vấn đề về Quản lý xây dựng do Bộ Xây dựng hƣớng dẫn; C n các Bộ,
ngành khác và các U ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng không
đƣợc ra các văn bản hƣớng dẫn riêng, để đảm bảo sự chỉ đạo nhất quán của Chính
phủ.
Sau một thời gian, thực hiện Quản lý đầu tƣ và xây dựng theo Nghị định số
52/1999/NĐ-CP đã bộc lộ những bất cập: vì sự phân quyền, phân cấp để thẩm định,
phê duyệt cho các dự án thuộc nhiều nguồn vốn khác nhau có nhiều mâu thuẫn, chồng
chéo gây ách tắc khó xử lý. Vì vậy, ngày 05-5-2000 Chính phủ đã phải ban hành Nghị
định số 12/2000/NĐ-CP để sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế Quản lý đầu tƣ
xây dựng tại Nghị định 52/1999/NĐ-CP nhằm giải quyết những vƣớng mắc và không
phù hợp nhƣ đã nêu trên. Cùng với công tác quản lý đầu tƣ trong nƣớc ngày 31/7/2000
Chính phủ ban hành Nghị định số 24/2000/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật đầu
tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam. Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 1-9-1999 của Chính
phủ ban hành Quy chế Đấu thầu và Nghị định số 14/2000/NĐ-CP ngày 5-5-2000, số
66/2003/NĐ-CP ngày 12-6-2003 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế
đấu thầu, văn bản hƣớng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ về Quy chế đấu thầu
Sau thời gian ban hành sử đổi và thực hiện triển khai các thông tƣ nghị định gặp
phải nhiều khó khăn bất cập ngày 07/02/2005 Chính phủ ban hành Nghị định
16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình. Nghi định này hƣớng
dẫn thi hành Luật Xây dựng về lập, thực hiện dự án đầu tƣ xây dựng công trình; hợp
đồng trong hoạt động xây dựng; điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân lập dự án đầu

39
tƣ xây dựng công trình, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng và giám sát xây dựng
công trình.
Sau gần 20 phát triển và đổi mới các Luật, Nghị định, Thông tƣ trƣớc đây bộc lộ
những khuyết điểm cần dƣợc giải quyết, hơn nữa năm 2005 là năm chuẩn bị cho hành
lang pháp lý để Nƣớc ta ra nhập WTO để tiến vào hội nhập cần không phân biệt đối
với các thành phần knh tế cũng nhƣ nhà đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài. Căn cứ vào
Hiến pháp nƣớc Cộng h a xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã đƣợc sửa đổi, bổ
sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội
khóa X, kỳ họp thứ 10, ngày 29/11/2005 Quốc hội ban hành Luật đầu tƣ số
59/2005/QH11.
Ngày 29/9/2006 Chính phủ ban hành Nghị dịnh số 112/2006/NĐ-CP về sửa đổi
bổ sung một số điều của Nghị định 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng
công trình. Đến ngày 12/02/2009 Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12
năm 2001, Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003 và Xét đề nghị của Bộ
trƣởng Bộ Xây dựng Chính phủ ban hành Nghị định số 12/2009/NĐ-CP về Quản lý dự
án đầu tƣ xây dựng công trình. Ngày 26/03/2009 Bộ xây dựng ban hành Thông tƣ số
03/2009/TT-BXD về thực hiện một số điều của Nghị định 12/2009/NĐ-CP. Đến ngày
15/10/2009 nhận thấy cần phải sửa đổi bổ sung Nghị định 12/2009/NĐ-CP Chính phủ
đã ban hành Nghị định số 83/2009/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị
đinh 12/2009/NĐ-CP.
2.1.2 Các văn bản hiệu lực.

Việc ban hành Luật Đầu tƣ năm 2005 là một bƣớc tiến quan trọng trong tiến trình
xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tƣ tại Việt Nam. Cùng với Luật Doanh
nghiệp đƣợc thông qua và có hiệu lực thi hành vào cùng một thời điểm (01/7/2006),
đây là đầu tiên sau 20 năm thực hiện đƣờng lối đổi mới, Việt Nam có một khung pháp
luật về đầu tƣ, doanh nghiệp áp dụng thống nhất cho các nhà đầu tƣ và doanh nghiệp
thuộc mọi thành phần kinh tế. Những quy định của Luật Đầu tƣ đã mở rộng quyền tự
chủ trong hoạt động đầu tƣ, kinh doanh của các nhà đầu tƣ bằng việc xóa bỏ một loạt
rào cản đầu tƣ không phù hợp với thông lệ kinh tế thị trƣờng và cam kết hội nhập của
Việt Nam, tạo cơ sở pháp lý cho việc cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh theo
hƣớng ngày càng thuận lợi, minh bạch và bình đẳng giữa các nhà đầu tƣ.
Sau 9 năm triển khai thi hành, bên cạnh những kết quả tích cực nêu trên, Luật
Đầu tƣ đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập cần phải nghiên cứu sửa đổi, bổ sung. Đến
năm 2014, Quốc hội thông qua Luật Đầu tƣ mới thay thế Luật Đầu tƣ năm 2005. So
với Luật Đầu tƣ năm 2005, Luật Đầu tƣ năm 2014 có nhiều điểm mới, phù hợp với
Hiến pháp năm 2013 và điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam là thành viên, tạo cơ sở vững
chắc cho Nhà nƣớc quản lý hiệu quả hoạt động đầu tƣ. Tuy nhiên, sau gần 01 năm

40
triển khai thực hiện, Luật Đầu tƣ năm 2014 cũng đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập cần
đƣợc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Và đến năm 2016, Quốc hội lại thông qua Luật
sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về danh mục ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có
điều kiện của Luật Đầu tƣ năm 2014.
Để triển khai thi hành Luật Đầu tƣ, Chính phủ và các bộ, ngành đã ban hành
nhiều văn bản quy phạm pháp luật để quy định chi tiết, hƣớng dẫn thi hành Luật, góp
phần đƣa Luật sớm đi vào cuộc sống. Với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện
nay cơ bản đã đầy đủ, hoàn thiện để tạo hành lang pháp lý cho hoạt động đầu tƣ đƣợc
hiệu quả. Tuy nhiên, hoạt động đầu tƣ vẫn c n là một trong nhữnghoạt động c n mới
trong nền kinh tế của Viêt Nam và trong bối cảnh nƣớc ta đang mở cửa về kinh tế, đẩy
nhanh tiến độ hội nhập toàn cầu thì các quy định về đầu tƣ cũng cần thƣờng xuyên
phải thay đổi cho phù hợp. Hơn nữa, hệ thống pháp luật nói chung của chúng ta vẫn
chƣa đƣợc hoàn thiện, nhiều quy định trong Luật Đầu tƣ với các luật chuyên ngành
khác c n có sự chồng chéo, mâu thuẫn nhau, thậm chí có quy định còn lạc hậu, không
c n phù hợp với thực tế
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đầu tƣ hiện nay, ngoài Luật Đầu tƣ quy
định về hoạt động đầu tƣ kinh doanh tại Việt Nam và hoạt động đầu tƣ kinh doanh từ
Việt Nam ra nƣớc ngoài thì có 04 Nghị định và 07 Thông tƣ quy định chi tiết, hƣớng
dẫn thi hành Luật này. Cụ thể:
- Luật Đầu tƣ số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014 của Quốc hội và Luật số
03/2016/QH14 ngày 22/11/2016 sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về danh mục
ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tƣ.
- Nghị định số 83/2015/NĐ-CP ngày 25/9/2015 của Chính phủ quy định về đầu
tƣ ra nƣớc ngoài; Thông tƣ 09/2015/TT-BKHĐT ngày 23/10/2015 của Bộ trƣởng Bộ
Kế hoạch và Đầu tƣ ban hành mẫu văn bản thực hiện thủ tục đầu tƣ ra nƣớc ngoài.
- Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30/9/2015 của Chính phủ về giám sát và
đánh giá đầu tƣ. Thông tƣ 09/2016/TT-BKHĐT ngày 30/6/2006 của Bộ trƣởng Bộ Kế
hoạch và Đầu tƣ hƣớng dẫn về công táctheo dõi, kiểm tra và đánh giá đầu tƣ đối với
hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam.
- Nghị định 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết
và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tƣ. Thông tƣ 16/2015/TT-BKHĐT
ngày 18/11/2015 của Bộ trƣởng Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ quy định biểu mẫu thực hiện
thủ tục đầu tƣ và báo cáo hoạt động đầu tƣ tại Việt Nam. Thông tƣ số 22/2015/TT-
BKHĐT ngày 18/12/2015 của Bộ trƣởng Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ quy định quy định về
mẫu báo cáo và giám sát và đánh giá đầu tƣ. Thông tƣ 83/2016/TT-BTC ngày
17/6/2016 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính hƣớng dẫn thực hiện ƣu đãi đầu tƣ theo quy

41
định của Luật đầu tƣ và Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính
phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tƣ.
- Nghị định 135/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ quy định về đầu
tƣ gián tiếp ra nƣớc ngoài; Thông tƣ 105/2016/TT-BTC ngày 29/6/2016 của Bộ trƣởng
Bộ Tài chính hƣớng dẫn hoạt động đầu tƣ gián tiếp ra nƣớc ngoài của tổ chức kinh
doanh chứng khoán, quỹ đầu tƣ chứng khoán, công ty đầu tƣ chứng khoán và doanh
nghỉệp kinh doanh bảo hiểm; Thông tƣ 10/2016/TT-NHNN ngày 29/6/2016 của Bộ
trƣởng Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ hƣớng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định số
135/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ quy định về đầu tƣ gián
tiếp ra nƣớc ngoài.
Ngày 18/06/2015 Chính phủ ban hành nghị định 59/2015NĐ-CP về dự án đầu tƣ
xây dựng. Ở Nghị định này điểm đáng chú ý là quy định về cấp chứng chỉ hành nghề
hoạt động xây dựng cho cá nhân là công dân Việt Nam, ngƣời nƣớc ngoài hoạt động
xây dựng hợp pháp tại Việt Nam để đảm nhận các chức danh, đƣợc tham gia công việc
cho các chức danh hoặc hành nghề độc lập theo quy định. Thông tƣ 16/2016/TT-BXD
đƣợc Bộ Xây dựng ban hành ngày 30/16/2016 hƣớng dẫn thực hiện một số điều của
Nghị định 59/2015/NĐ-CP về tổ chức quản lý dự án đầu tƣ xây dựng.
Ngoài ra, c n có nhiều luật hay nghị định, thông tƣ khác có quy định liên quan
đến hoạt động đầu tƣ. Đặc biệt là các văn bản quy định về điều kiện đầu tƣ kinh
doanh.Về cơ bản, hệ thống pháp luật trong lĩnh vực đầu tƣ cơ bản đầy đủ, bảo đảm cho
hoạt động đầu tƣ kinh doanh có hiệu quả.
2.1.3 So sánh.

Luật Đầu tƣ mới bổ sung và sửa đổi bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/07/2015. Luật
Đầu tƣ 2014 với 7 chƣơng, 76 điều qui định về hoạt động của nhà đầu tƣ kinh doanh
tại Việt Nam cũng nhƣ qui định về việc đầu tƣ kinh doanh từ Việt Nam ra nƣớc ngoài.
Luật Đầu tƣ 2014 đã thể hiện nhiều điểm mới và khác biệt so với qui định của Luật
Đầu tƣ trƣớc đây.
- Thứ nhất là qui định về cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho dự án đầu tƣ
có vốn nƣớc ngoài.
So với Luật cũ thì Luật Đầu tƣ 2014 đã tách bạch giữa nội dung đăng ký dự án
đầu tƣ là cấp theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tƣ. Sau khi đƣợc cấp Giấy chứng
nhận đầu tƣ doanh nghiệp sẽ đăng ký kinh doanh theo qui định của Luật Doanh nghiệp
điều chỉnh.
- Thứ hai là bãi bỏ quiđịnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tƣ cho nhà đầu tƣ trong
nƣớc.

42
+ Luật Đầu tƣ 2014 qui định dự án của nhà đầu tƣ trong nƣớc sẽ không phải thực
hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tƣ. Do đó nhà đầu tƣ chỉ cần hoạt động
theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) là
đƣợc và đủ, thay vì qui định là dự án đầu tƣ trong nƣớc có qui mô vốn từ mƣời lăm t
trở lên hoặc dự án đầu tƣ thuộc lĩnh vực đầu tƣ có điều kiện thì phải xin giấy chứng
nhận đầu tƣ nhƣ Luật đầu tƣ năm 2005
+ Đồng thời, Luật Đầu tƣ 2014 sử dụng khái niệm “Đầu tƣ kinh doanh” để thay
thế 2 khái niệm trƣớc đây là “Đầu tƣ trực tiếp, đầu tƣ gián tiếp”.
- Thứ ba là thu hẹp phạm vi áp dụng cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tƣ đối với nhà
đầu tƣ nƣớc ngoài.
Theo Luật Đầu tƣ trƣớc đây tất cả các dự án có vốn nƣớc ngoài không xác định
t lệ của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài (dù nhà đầu tƣ nƣớc ngoài chỉ chiếm 1% vốn điều lệ)
của doanh nghiệp vẫn phải cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ. Nhƣng đến với Luật Đầu tƣ
2014 thì qui định đối với các dự án nhà đầu tƣ nƣớc ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn
đầu tƣ nƣớc ngoài góp vốn 51% vốn điều lệ mới phải xin Giấy chứng nhận đăng ký
đầu tƣ đối với dự án của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Qui định này đã hỗ trợ đáng kể và nới
rộng phạm vi đầu tƣ cho ngƣời nƣớc ngoài tại Việt Nam.
- Thứ tư là qui định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Luật đầu tƣ năm 2014 đã liệt kê cụ thể 267 ngành nghề đầu tƣ kinh doanh có
điều kiện. Ngành nghề kinh doanh có điều kiện Luật Đầu tƣ 2014 đã dành riêng phụ
lục 04 để liệt kê 267 ngành nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện. Đây là qui định giúp
nhà đầu tƣ tìm hiểu luôn đƣợc các ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Việt Nam.
Mặt khác, theo qui định mới sẽ góp phần đƣa ra qui định rõ ràng về lĩnh vực đầu tƣ có
điều kiện tại Việt Nam để thuận lợi trong quá trình áp dụng và thi hành luật trên thực
tế, tạo sức hút đối với nhà đầu tƣ nƣớc ngoài khi muốn đầu tƣ vào Việt Nam.
- Thứ năm là phân định rõ ràng giữa nhà đầu tƣ nƣớc ngoài và tổ chức kinh tế có vốn
đầu tƣ nƣớc ngoài.
Luật đầu tƣ 2014 đã giải quyết triệt để vấn đề này khi có sự phân định rõ ràng
giữa nhà đầu tƣ nƣớcngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Theo
đó, “nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập
theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt
Nam” (Khoản 14 Điều 3 Luật đầu tƣ 2014). Tổ chức kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài
là tổ chức kinh tế có nhà đầu tƣ nƣớc ngoài là thành viên hoặc cổ đông. Do đó, Luật
đầu tƣ năm 2014 cũng đã phân ra rõ chế độ áp dụng riêng đối với nhà đầu tƣ nƣớc
ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.

43
- Cuối cùng là Luật đầu tƣ năm 2014 qui định rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận
đăng ký đầu tƣ.

Thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tƣ đã đƣợc Luật Đầu tƣ 2014 rút
ngắn đáng kể so với Luật Đầu tƣ 2005 là 15 ngày làm việc kể từ khi cơ quan cấp phép
nhận đủ hồ sơ. Đây cũng là qui định góp phần cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh
vực đầu tƣ nƣớc ngoài, góp phần đẩy mạnh hơn nữa lĩnh vực đầu tƣ nƣớc ngoài tại
Việt Nam.
2.2 Các văn bản quản lý về công tác quản lý chất lƣợng xây dựng

2.2.1 Các văn bản trước đây.

Quản lý chất lƣợng công trình xây dựng trong nền kinh tế thị trƣờng theo định
hƣớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, hiện nay đang c n là vấn đề mới, chúng ta đang
nghiên cứu cố gắng tìm kiếm giải pháp để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý này.
Trƣớc đây, từ ngƣời làm việc trong Ban Kiến thiết đến ngƣời thực hiện công tác khảo
sát, thiết kế và ngƣời công nhân xây dựng đều là (biên chế) ngƣời của Nhà nƣớc,
hƣởng lƣơng nhà nƣớc và do nhà nƣớc chỉ đạo, điều phối tất cả.
Hiện nay với nền kinh tế nhiều thành phần, hoạt động xây dựng đã trở nên rất đa
dạng về mọi yếu tố.Đến nay, các doanh nghiệp nhà nƣớc đang đƣợc chuyển dần thành
các công ty cổ phần, vì vậy cách quản lý chỉ đạo của Nhà nƣớc cũng thay đổi rất
nhiều.Áp dụng phƣơng thức quản lý mới, đồng thời với việc học tập tham khảo kinh
nghiệm của nƣớc ngoài, chúng ta vẫn cần áp dụng những kinh nghiệm của phƣơng
thức quản lý truyền thống đáp ứng với thực tiễn.
Quá trình hình thành và phát triển của công tác quản lý chất lƣợng công trình xây
dựng (CLCTXD) ở Việt Nam từ năm 1954 đến nay, có thể đƣợc tổng hợp khái quát
nhƣ sau:
2.2.1.1 Thời kỳ trước năm 1954:

Theo các nhà nghiên cứu về lịch sử và luật cho biết các triều Vua phong kiến ở
nƣớc ta cũng có quy định một số điều nhằm phục vụ cho việc quản lý xây dựng, điều
này đƣợc thể hiện trong Bộ luật Hồng Đức cũng nhƣ trong Bộ luật Gia Long, nhƣng
nội dung chủ yếu là những quy định về xây dựng cung đình, xây dựng nhà cho Vua,
quan... có một số quy định về xây dựng đê điều và đƣờng sá...
Trƣớc năm 1954 Việt Nam c n rất nghèo nàn lạc hậu, nhân dân không đủ cơm
ăn áo mặc, nhà ở chủ yếu là nhà tranh vách đất, đƣờng làng là đƣờng đất, một vài nơi
khá hơn có một số đoạn đƣờng lát gạch, đƣờng cấp huyện, tỉnh cũng là đƣờng đất hoặc
tốt hơn thì là đƣờng cấp phối. Do đó vấn đề quản lý xây dựng ở nông thôn là không có

44
nhu cầu. Vấn đề quản lý xây dựng chỉ đặt ra ở các đô thị, nhƣng ở đô thị nhu cầu cầu
xây dựng cũng không nhiều. Vì khối lƣợng xây dựng không lớn, mà quy chế lại chặt
chẽ, thể hiện ở một số văn bản về quản lý xây dựng trong thời Pháp thuộc và dƣới
chính thể ngụy quyền nhƣ: Nghị định của Toàn quyền Đông Dƣơng ngày 15 tháng 01
năm 1903 về vấn đề công trình công cộng, với 06 chƣơng và 51 điều quy định, Nghị
định ngày 15 tháng 6 năm 1930 về việc trƣng dụng đền bù đất các công trình vì mục
đích công của Chính phủ Pháp đƣợc sao gửi và áp dụng cho các nƣớc thuộc địa của
Pháp, với 11 chƣơng và 126 điều quy định... Và c n nhiều quy định liên quan đến xây
dựng. Nên đội ngũ viên chức thực thi pháp luật xây dựng khá thuận lợi... Hiện tƣợng
tiêu cực có thể nói không xảy ra vì lƣơng tháng của viên chức đủ để nuôi cả gia đình
và c n dƣ một chút.Mọi ngƣời ý thức đƣợc rằng họ sẽ bị thiệt hại rất nhiều nếu nhƣ họ
không chấp hành pháp luật.Có thể xem dấu ấn xây dựng ở thời kỳ này đã để cho chế
độ sau một khối lƣợng xây dựng không lớn nhƣng khá hoàn chỉnh, chất lƣợng công
trình bền vững với niên hạn sử dụng và tƣơng thích với quy mô của nó. Vì thế gọi Sài
G n là h n ngọc của Viễn Đông, Hà Nội là thành phố của cây xanh và k niệm - vấn
đề rất có ý nghĩa, một phần chính cũng từ các công trình kiến trúc có giá trị mang lại.
2.2.1.2 Thời kỳ từ năm 1954 đến năm 1994:

Thời kỳ này có những văn bản quản lý xây dựng, nhƣ sau:
- Trƣớc khi có một Nghị định tƣơng đối toàn diện và đồng bộ về quản lý XDCB
điển hình cho thời kỳ bao cấp (Nghị định 232/CP ngày 06 tháng 6 năm 1981) thì
Chính phủ đã có những văn bản số 354/TTg ngày 05 tháng 8 năm 1957 về tăng cƣờng
quản lý kiến thiết cơ bản, Nghị định 64/CP ngày 19 tháng 11 năm 1960 của Chính phủ
ban hành Điều lệ cấp phát kiến thiết cơ bản, Nghị định 242/CP ngày 31 tháng 12 năm
1971 của Chính phủ ban hành Điều lệ lập, thẩm tra và xét duyệt thiết kế công trình xây
dựng và các Nghị định thông tƣ khác (số 50/CP ngày 01 tháng 04 năm 1969, số 120-
TTG ngày 19 tháng 11 năm 1969, số 91-TTG ngày 10 tháng 9 năm 1969, số 113-TTg
ngày 25 tháng 3 năm 1971, số 217-TTG ngày 13 tháng 6 năm 1975, số 385/HĐBT
ngày 07 tháng 11 năm1990). Thời kỳ này kéo dài từ năm 1954 cho đến 20 tháng 10
năm 1994 khi Chính phủ ban hành Nghị định 177/CP.
- Nội dung của những văn bản về công tác quản lý XDCT của thời kỳ này cần
phải thể hiện đúng đƣờng lối xây dựng chủ nghĩa xã hội và chiến lƣợc phát triển kinh
tế xã hội của Đảng và Nhà nƣớc nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn vốn đầu tƣ,
khai thác tốt tài nguyên, tiềm năng lao động, đất đai và mọi tiềm lực khác. . . Chủ
trƣơng đầu tƣ và kế hoạch ĐTXDCB phải góp phần đảm bảo nhịp độ phát triển nền
kinh tế một cách cân đối, nhịp nhàng, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý trong từng giai
đoạn, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội, tăng sản phẩm xã hội, tăng thu nhập quốc dân
và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội.

45
Ở giai đoạn này, việc quản lý XDCB đảm bảo năm nguyên tắc:
- Thực hiện kế hoạch hóa và đồng bộ;
- Quản lý chặt chẽ để đảm bảo hiệu quả kinh tế của vốn đầu tƣ. Thực hiện hạch
toán kinh tế và vận dụng các đ n bẩy kinh tế để giải quyết đúng đắn các mối quan hệ
về lợi ích;
- Tuân thủ trình tự XDCB;
- Thực hiện sự quản lý thống nhất của Nhà nƣớc;
- Phân định rõ chức năng quản lý Nhà nƣớc với quản lý sản xuất kinh doanh, đề
cao trách nhiệm của các tổ chức sản xuất, kinh doanh.
Thời kỳ đầu của chế độ bao cấp, việc XDCB trong lĩnh vực Nhà nƣớc thì chỉ có
vốn ngân sách, c n khu vực tập thể là vốn của hợp tác xã, mảng tƣ nhân không đƣợc
đề cập đến (tƣ nhân xây dựng gần nhƣ không đáng kể). Giai đoạn sau của thời kỳ bao
cấp đã đề cập đến vốn vay và vốn tự có của các doanh nghiệp, huy động vốn góp của
tập thể.
2.2.1.3 Thời kỳ từ năm 1994 đến 2003.

Có thể nói thời kỳ bao cấp của quản lý XDCB ở nƣớc ta kéo dài đến tháng 10
năm 1994 (căn cứ vào các văn bản chính thức về quản lý đã đƣợc ban hành).
Nhƣng thực tế, từ trƣớc đó các nhà hoạch định cơ cấu và chính sách đã tìm kiếm một
cơ chế quản lý phù hợp với kinh tế thị trƣờng đang bắt đầu hình thành.
Vào cuối năm 1979 và những năm của thập k 80, tƣ tƣởng “nền kinh tế hàng
hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trƣờng” chƣa du nhập vào đƣợc trong
các văn bản quản lý xây dựng cơ bản. Do đó Nghị định 232/CP ngày 6-6-1981 chỉ là
hệ thống hóa, tập hợp và thay thế một loạt các văn bản cũ mà chƣa có sự thay đổi nào
về chất lƣợng, vẫn là văn bản phục vụ cho chế độ bao cấp, kế hoạch hóa.
Đƣờng lối đổi mới kinh tế của Đảng đƣợc cụ thể rõ dần qua các Nghị quyết của
Trung ƣơng khóa V và cho đến Đại hội VI (1986), chiến lƣợc đổi mới cơ chế quản lý
kinh tế của Đảng đã khẳng định “Cho tới nay, cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp về
cơ bản chƣa bị xóa bỏ, cơ chế mới chƣa đƣợc thiết lập đồng bộ”. Nghị quyết của Đảng
cũng đã chỉ rõ “Đổi mới cơ chế quản lý là một quá trình cải cách có ý nghĩa cách mạng
sâu sắc, là cuộc đấu tranh giữa cái mới với cái cũ, cái tiến bộ với cái lạc hậu”.Về quản
lý xây dựng cơ bản, tƣ tƣởng chỉ đạo này đã đƣợc thể hiện trong Nghị định 385/HĐBT
ngày 7-11-1990. Tuy nhiên Nghị định 385/HĐBT c n nhiều bất cập nên ngày
20/10/1994 Nghị định 177/CP đƣợc ban hành thay thế Nghị định 385/HĐBT.
Ngày 3/2/2000 Chính phủ ban hành Nghị định số 03/2000/NĐ-CP về hƣớng dẫn
thi hành một số điều của Luật Danh nghiệp, Quyết định số 19/2000/QĐ-TTg ngày 03-

46
02-2000 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc bãi bỏ các loại giấy phép trái với quy định
của Luật doanh nghiệp.Ngoại trừ những văn bản liên quan đến quản lý xây dựng (đƣợc
đề cập tại một lĩnh vực khác) nhƣ: Nghị định số 88/1999/ND-CP ngày 1-9-1999 của
Chính phủ ban hành Quy chế Đấu thầu và Nghị định số 14/2000/NĐ-CP ngày 5-5-
2000, số 66/2003/NĐ-CP ngày 12-6-2003 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của
Quy chế đấu thầu, văn bản hƣớng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ về Quy chế đấu
thầu, Thông tƣ hƣớng dẫn bảo hiểm công trình xây dựng của Bộ Tài chính số
137/1999/TT-BTC ngày 19-11-1999
2.2.1.4 Thời kỳ từ cuối năm 2003 đến 2009.

Sau 13 năm chuẩn bị, Luật Xây dựng đã đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003 và đƣợc Chủ
tịch nƣớc Trần Đức Lƣơng ký lệnh công bố số 26/2003/L/CTN ngày 10/12/2003. Luật
Xây dựng có 9 chƣơng 123 điều, Luật Xây dựng là văn bản pháp luật cao nhất về xây
dựng đã thể chế hóa các đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng trong lĩnh vực xây dựng điều
chỉnh toàn bộ các vấn đề có liên quan đến các hoạt động xây dựng và là cơ sở pháp lý
chủ yếu để điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong hoạt động xây dựng. Luật đã
thiết lập khung pháp lý có hiệu quả tạo môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh, bảo đảm sự
bình đẳng giữa các thành phần kinh tế tham gia hoạt động xây dựng, thúc đẩy thị
trƣờng xây dựng phát triển nhanh chóng và có định hƣớng. Luật Xây dựng nâng cao
hiệu lực quản lý Nhà nƣớc, xác định trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nƣớc về
Xây dựng, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng, phân
định quản lý Nhà nƣớc và quản lý sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng, bảo
đảm các công trình xây dựng có chất lƣợng, an toàn, phù hợp với quy hoạch, kiến trúc
và tiết kiệm, thúc đẩy cải cách hành chính trong quản lý xây dựng phù hợp với cải
cách hành chính chung của Nhà nƣớc và tinh thần hội nhập khu vực và quốc tế.
Hƣớng dẫn chi tiết thi hành Luật xây dựng, Chính phủ đã ban hành các Nghị
định về quản lý quy hoạch xây dựng, về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình, về
quản lý chất lƣợng công trình và Nghị định hƣớng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa
chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng... Trong đó, liên quan thiết thực và trực
tiếp đến những ngƣời làm quản lý dự án xây dựng công trình là Nghị định về quản lý
dự án đầu tƣ xây dựng công trình,về quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng công trình và về
quản lý chất lƣợng công trình.
Ngày 16/12/2004 Chính phủ ban hành Nghị định số 209/2004/NĐ-CP về quản lý
chất lƣợng công trình xây dựng. Nghị định này hƣớng dẫn thi hành Luật Xây dựng về
quản lý chất lƣợng công trình xây dựng; áp dụng đối với chủ đầu tƣ, nhà thầu, tổ chức
và cá nhân có liên quan trong công tác khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, bảo hành
và bảo trì, quản lý và sử dụng công trình xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam. Nhận thấy

47
Nghị định số 209/2004/NĐ-CP cần phải sửa đổi một số điều, ngày 18/4/2008 Chính
phủ ban hành Nghị định số 49/2008/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị
định số 209/2004/NĐ-CP.
Sau 6 năm triển khai thực hiện thi hành Luật xây dựng số 16/2003/QH11 nhằm
đảm bảo cho việc đầu tƣ, xây dựng đúng pháp luật và đảm bảo an toàn, chất lƣợng thì
Luật xây dựng 2003 bộc lộ những tồn tại, bất cập trong các quy định của pháp luật về
đầu tƣ xây dựng cần đƣợc xem xét để điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện. Do đó ngày
19/06/2009 tại kỳ họp Quốc hội khóa XII đã ban hành Luật sửa đổi số 38/2009/QH12.
Song song Luật xây dựng sửa đổi số 38/2009/QH12 đƣợc thực hiện là các Nghị
định, Thông tƣ đƣợc ban hành. Ngày 06/02/2013 Chính phủ ban hành Nghị định
15/2013/NĐ-CP về quản lý chất lƣợng công trình xây dựng thay thế cho Nghị định số
209/2004/NĐ-CP và Nghị định 49/2008/NĐ-CP. Ngày 25/7/2013 Bộ xây dựng ban
hành Thông tƣ số 10/2013/TT-BXD quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất
lƣợng công trình xây dựng. Đến ngày 15/8/2013 Bộ xây dựng ban hành thông tƣ
13/2013/TT-BXD quy định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công
trình.
2.2.2 Các văn bản hiện nay.

Trong nhƣng năm gần đây, ngành xây dựng Việt Nam đã có những bƣớc tiến
vƣợt bậc cả về trình độ quản lý chất lƣợng công trình, công nghệ thi công và đầu tƣ ra
các thị trƣờng nƣớc ngoài. Trình độ tay nghề của kỹ sƣ và nhân công ngày một nâng
cao đáp ứng đƣợc những yêu cầu về kỹ thuật, về quản lý chất lƣợng. Chúng ta cũng
dần giảm đƣợc việc phải thuê chuyên gia nƣớc ngoài hay phải mua công nghệ từ các
nƣớc. Đồng thời cũng giảm thiểu đƣợc rủi ro, sự cố công trình nhờ có những chính
sách, công tác quản lý chất lƣợng quản lý chất lƣợng tốt. Sự ra đời của Luật xây dựng
số 16/2003/QH11, Luật sử đổi số 38/2009/QH12 và các Nghị định, Thông tƣ liên quan
nhƣ Nghị định 15/2013/NĐ-CP, Thông tƣ 13/2013/TT-BXD... là những bƣớc đột phá
trong công tác quản lý chất lƣợng xây dựng. Tuy nhiên, kinh tế - xã hội ngày càng phát
triển, cùng với đó là sự phát triển vƣợt bậc của ngành xây dựng. Trƣớc tình hình đó
những Luật, Nghị định, Thông tƣ không c n phù hợp, không c n theo kịp với sự phát
triển nhanh chóng nên trở thành lỗi thời phát sinh nhiều bất cập.
Để đáp ứng đƣợc những yêu cầu đó thì Luật phải có những thay đổi. Ngày
18/06/2014 Luật xây dựng số 50/2014/QH13 đƣợc ban hành và có hiệu lực từ ngày
01/01/2015. Luật xây dựng số 50/2014/QH13 gồm 10 chƣơng, 168 điều.Luật xây dựng
mới đã thắt chặt đƣợc khâu quản lý về đầu tƣ xây dựng nhằm tránh thất thoát vốn nhà
nƣớc.Luật đƣợc đánh giá là tƣơng đối phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội hiện nay
và thắt chặt đƣợc công tác quản lý chất lƣợng.

48
Cùng với sự ra đời của Luật xây dựng nhằm thắt chặt công tác trong vĩnh vực
xây dựng thì việc ban hành các Nghị định, Thông tƣ hƣớng dẫn cụ thể các lĩnh vực là
vô cũng cấp thiết. Ngày 12/05/2015 Chính phủ ban hành Nghị định 46/2015/NĐ-CP
về quản lý chất lƣợng và bảo trì công trình xây dựng có hiệu lực ngày 01/07/2015 và
Thông tƣ 26/2015/TT-BXD ban hành 26/10/2016 có hiệu lực ngày 15/12/2016 quy
định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lƣợng và bảo trì côngtrình xây dựng
nhằm thắt chặt hơn công tác quản lý chất lƣợng công trình xây dựng và thay thế cho
Nghị định 15/2013/NĐ-CP và Thông tƣ số 10/2013/TT-BXD với nhiều bấp cập,
không phù hợp cụ thể:
- Phân loại, phân cấp công trình chƣa phù hợp, một số thuật ngữ, định nghĩa liên
quan đến công tác đánh giá sự phù hợp về chất lƣợng c n thiếu .
- Chƣa có quy định về quản lý chất lƣợng nhà ở riêng lẻ.
- Hồ sơ nghiệm thu vẫn c n thiếu, chƣa cải tiến.
- Thực tế tồn tại nghiệm thu tạm, nghiệm thu có diều kiện nghiệm thu một phần
công trình, hạng mục công trình đƣa vào sử dụng nhƣng chƣa đƣợc đề cập cụ thể.
- Quy định bảo hành công trình c n chƣa phù hợp gây khó khăn nhất là đối với
công trình thi công theo nhiều giai đoạn, công trình xây dựng theo tuyến.
2.2.3 So sánh.

Nghị định 46/2015/NĐ-CP đƣợc Chính phủ ban hành ngày 12/05/2015 có hiệu
lực ngày 01/07/2015 sẽ góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý chất lƣợng và
bảo trì công trình xây dựng, đơn giản thủ tục hành chính trong công tác nghiệm thu,
tăng cƣờng trách nhiệm của các chủ thể tham gia xây dựng, quản lý, vận hành công
trình. Để thống nhất và đồng bộ trong công tác quản lý chất lƣợng công trình xây dựng
cả trong quá trình khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, vận hành, khai thác, sử dụng
và bảo trì công trình xây dựng phù hợp với quy định của Luật Xây dựng 2014, Chính
phủ đã ban hành Nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lƣợng và bảo trì công
trình xây dựng, thay thế Nghị định 15/2013/NĐ-CP và Nghị định 114/2010/NĐ-CP.
Với nhiều điểm mới, Nghị định 46/2015/NĐ-CP sẽ khắc phục đƣợc một số tồn
tại, hạn chế nhƣ việc phân loại, phân cấp công trình xây dựng chƣa phù hợp; quy định
về nghiệm thu công việc vẫn chƣa tạo bƣớc đột phá nhằm giảm lƣợng hồ sơ không cần
thiết; quy định bảo hành công trình xây dựng c n cứng nhắc, gây khó khăn cho một số
nhà thầu thi công xây dựng công trình; chƣa rõ các quy định, chế tài về xử lý công
trình có dấu hiệu nguy hiểm, công trình hết niên hạn sử dụng; thiếu các quy định về
đánh giá an toàn đối với các công trình quan trọng quốc gia...Những điểm khác của
Nghị định 46/2015/NĐ-CP so với các Nghị định trƣớc đây là:

49
Một là, làm rõ trách nhiệm của chủ đầu tƣ, nhà thầu.
- Nghị định đã làm rõ thêm một số nguyên tắc liên quan đến trách nhiệm của các
chủ thể trong công tác quản lý chất lƣợng công trình xây dựng nhƣ trách nhiệm của
chủ đầu tƣ, nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng, trách nhiệm của các cơ quan
chuyên môn về xây dựng; phân định trách nhiệm quản lý chất lƣợng công trình xây
dựng giữa chủ đầu tƣ và các chủ thể tham gia hoạt động đầu tƣ xây dựng
- Cụ thể, nhà thầu khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực
theo quy định, phải có biện pháp tự quản lý chất lƣợng các công việc xây dựng do
mình thực hiện. Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có trách nhiệm quản lý chất lƣợng
công việc do nhà thầu phụ thực hiện.
- Chủ đầu tƣ sẽ có trách nhiệm tổ chức quản lý chất lƣợng công trình phù hợp với
hình thức đầu tƣ, hình thức quản lý dự án, hình thức giao thầu, quy mô và nguồn vốn
đầu tƣ trong quá trình thực hiện đầu tƣ xây dựng công trình...
- Các cơ quan chuyên môn về xây dựng sẽ có trách nhiệm hƣớng dẫn, kiểm tra
công tác quản lý chất lƣợng của các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình;
thẩm định thiết kế, kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng, tổ chức thực
hiện giám định chất lƣợng công trình xây dựng; kiến nghị và xử lý các vi phạm về chất
lƣợng công trình xây dựng theo quy định của pháp luật.
- Phân định rõ trách nhiệm của nhà thầu cung ứng sản phẩm xây dựng, vật liệu
xây dựng; nhà thầu chế tạo, sản xuất vật liệu xây dựng, cấu kiện và thiết bị sử dụng
cho công trình xây dựng; nhà thầu thi công xây dựng công trình; giám sát thi công xây
dựng công trình và các nhà thầu khác có liên quan.
Hai là, minh bạch quy trình khảo sát, thi công, nghiệm thu, bàn giao công trình.
- Đối với công tác quản lý chất lƣợng khảo sát, thiết kế, Nghị định đã quy định
về trình tự quản lý chất lƣợng khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng; quy định các nội
dung quản lý chất lƣợng công tác khảo sát, thiết kế xây dựng.
- Đối với công tác thi công, nghiệm thu và bàn giao công trình, thực tế tại một số
công trình trọng điểm thời gian qua cho thấy, công tác kiểm tra, giám sát trong quá
trình giám sát thi công c n hạn chế đã dẫn đến nhiều sự cố đáng tiếc xảy ra nhƣ một số
sự cố tại các công trình giao thông trọng điểm trên địa bàn TP. Hà Nội, vụ việc sập
giàn giáo tại tỉnh Hà Tĩnh
- Do vậy, để quản chặt chất lƣợng thi công xây dựng, minh bạch, chặt chẽ hơn
trong từng quy trình, Nghị định đã quy định cụ thể trình tự, nội dung quản lý chất
lƣợng của các chủ thể trong quá trình thi công xây dựng công trình từ công đoạn mua
sắm, sản xuất, chế tạo các sản phẩm xây dựng, vật liệu xây dựng, cấu kiện và thiết bị

50
đƣợc sử dụng vào công trình cho tới công đoạn thi công xây dựng, chạy thử và nghiệm
thu đƣa hạng mục công trình, công trình hoàn thành vào sử dụng.
- Ngoài ra, Nghị định đã sửa đổi, bổ sung các thuật ngữ liên quan đến chất lƣợng
công trình nhƣ quản lý chất lƣợng công trình, kiểm định xây dựng, giám định chất
lƣợng, giám định tƣ pháp xây dựng, ngƣời quản lý, sử dụng công trình, thí nghiệm,
quan trắc, chứng nhận hợp quy, thời gian sử dụng công trình,
- Quy định c n thiếu về quản lý chất lƣợng nhà ở riêng lẻ cũng đƣợc bổ sung.
Theo đó, công tác quản lý chất lƣợng xây dựng nhà ở riêng lẻ phải đƣợc thực hiện trên
nguyên tắc bảo đảm an toàn cho con ngƣời, tài sản, thiết bị, công trình, các công trình
lân cận và môi trƣờng xung quanh. Khuyến khích các chủ thể tham gia hoạt động đầu
tƣ xây dựng nhà ở riêng lẻ áp dụng các quy định của Nghị định này để quản lý chất
lƣợng xây dựng nhà ở riêng lẻ.
- Bên cạnh đó, các nội dung về thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lƣợng, thí
nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình trong quá trình thi công xây dựng
cũng đƣợc làm rõ.
Ba là, giảm lƣợng hồ sơ công trình.
- Hƣớng tới đơn giản hóa các thủ tục hành chính, không gây khó khăn cho các
chủ thể tham gia hoạt động xây dựng, Nghị định đã bổ sung, sửa đổi các quy định về
hồ sơ để giảm lƣợng hồ sơ, phù hợp với thông lệ quốc tế nhƣ cho phép ghép các công
việc xây dựng cần nghiệm thu trong một biên bản nghiệm thu, loại bỏ biên bản nghiệm
thu nội bộ của nhà thầu, có thể sử dụng thƣ kỹ thuật hàng ngày thay cho nhật ký thi
công xây dựng
- Các thông tƣ hƣớng dẫn kèm theo Nghị định dự kiến ban hành trong thời gian
sắp tới sẽ có những quy định mới, chi tiết nhằm đơn giản và giảm thiểu khối lƣợng hồ
sơ khi nghiệm thu nhƣng vẫn bảo đảm đƣợc việc kiểm soát chất lƣợng trong suốt giai
đoạn thi công xây dựng.
Bốn là, giao trách nhiệm cụ thể trong giải quyết sự cố công trình xây dựng.
Nghị định cũng đã phân cấp trách nhiệm trong báo cáo, giải quyết, giám định,
thẩm quyền giải quyết sự cố và hồ sơ sự cố không chỉ trong quá trình thi công xây
dựng mà c n trong quá trình khai thác, sử dụng công trình.
Cụ thể, khi xảy ra sự cố, chủ đầu tƣ và nhà thầu thi công xây dựng công trình có
trách nhiệm thực hiện các biện pháp kịp thời để tìm kiếm, cứu hộ, bảo đảm an toàn cho
ngƣời và tài sản, hạn chế và ngăn ngừa các nguy hiểm có thể tiếp tục xảy ra; tổ chức
bảo vệ hiện trƣờng sự cố và thực hiện báo cáo theo quy định.

51
UBND các cấp chỉ đạo, hỗ trợ các bên có liên quan tổ chức lực lƣợng tìm kiếm
cứu nạn, bảo vệ hiện trƣờng sự cố và thực hiện các công việc cần thiết khác trong quá
trình giải quyết sự cố.
UBND cấp tỉnh có trách nhiệm chủ trì giải quyết sự cố công trình xây dựng và
thực hiện các công việc sau: Xem xét, quyết định dừng, tạm dừng thi công hoặc khai
thác sử dụng đối với hạng mục công trình, một phần hoặc toàn bộ công trình tùy theo
mức độ và phạm vi sự cố; Xem xét, quyết định việc phá dỡ, thu dọn hiện trƣờng sự cố
trên cơ sở đáp ứng các yêu cầu bảo đảm an toàn cho ngƣời, tài sản, công trình và các
công trình lân cận. Hiện trƣờng sự cố phải đƣợc các bên liên quan chụp ảnh, quay
phim, thu thập chứng cứ, ghi chép các tƣ liệu cần thiết phục vụ công tác giám định
nguyên nhân sự cố và lập hồ sơ sự cố trƣớc khi phá dỡ, thu dọn; Thông báo kết quả
giám định nguyên nhân sự cố cho chủ đầu tƣ, các chủ thể khác có liên quan; các yêu
cầu đối với chủ đầu tƣ, chủ sở hữu hoặc các bên có liên quan phải thực hiện để khắc
phục sự cố.
UBND cấp tỉnh xử lý trách nhiệm của các bên có liên quan theo quy định của
pháp luật; căn cứ điều kiện thực tế của địa phƣơng, UBND cấp tỉnh có thể phân cấp
cho UBND cấp huyện chủ trì giải quyết đối với sự cố công trình xây dựng cấp III.
Về bảo trì công trình, Nghị định đã bổ sung quy định về xử lý đối với công trình
có biểu hiện xuống cấp về chất lƣợng, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử
dụng; quy định về xử lý đối với công trình hết thời hạn sử dụng, công trình không xác
định đƣợc niên hạn sử dụng có nhu cầu sử dụng tiếp.
Ngoài ra, bổ sung các quy định về đánh giá an toàn công trình trong quá trình
khai thác sử dụng đối với các hạng mục công trình, công trình xây dựng đối với các
công trình quan trọng quốc gia, công trình quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, ảnh hƣởng
đến an toàn cộng đồng phải đƣợc tổ chức đánh giá định kỳ về an toàn của công trình
trong quá trình khai thác sử dụng.
Với những quy định mới, cụ thể hơn, Nghị định sẽ góp phần nâng cao công tác
quản lý chất lƣợng, bảo đảm công trình đƣa vào sử dụng sẽ đáp ứng đƣợc nhu cầu xã
hội.
2.3 Vai trò, ý ngh a của quản lý chất lƣợng công trình xây dựng.

2.3.1 Vai trò của quản lý chất lượng công trình.

Công tác quản lý chất lƣợng xây dựng có vai tr quan trọng đối với Nhà nƣớc
cũng nhƣ đối với các chủ thể có liên quan, cụ thể:
- Đối với nhà nƣớc: Công tác QLCL của các CTXD đƣợc đảm bảo sẽ tạo tiền đề
cho sự phát triển của xã hội, tạo sự tin tƣởng đối với các nhà đầu tƣ trong nƣớc và

52
ngoài nƣớc.Công tác QLCL tốt sẽ làm giảm đƣợc những rủi ro, thiệt hại cho ngƣời xây
dựng và sử dụng.
- Đối với Chủ đầu tƣ: đảm bảo và nâng cao công tác QLCL sẽ đảm bảo các yêu
cầu của CĐT, tiết kiệm ngân sách quốc gia, nâng cao chất lƣợng cuốc sống xã hội.
Nâng cao chất lƣợng và tạo l ng tin đối với các đơn vị thi công, tạo sự tin tƣởng và
ủng hộ của xã hội và ngƣời sử dụng và góp phần phát triển quan hệ hợp tác lâu dài.
- Đối với đơn vị tƣ vấn: là đơn vị trực tiếp thay mặt CĐT đảm bảo chất lƣợng
công trình từ khâu thiết kế đến giai đoạn giám sát chất lƣợng thi công. Nếu đảm bảo
bảo đƣợc công tác quản lý chất lƣợng sẽ tạo dựng uy tín của đơn vị với các cơ quan
Nhà nƣớc và Chủ đầu tƣ, là điểm tựa và tạo sự uy tín đối với các nhà thầu thi công.
- Đối với nhà thầu: Việc đảm bảo và nâng cao chất lƣợng công trình sẽ tiết kiệm
đƣợc nguyên vật liệu, máy móc thiết bị trong thi công và tăng năng suất lao động.
Nâng cao QLCL xây dựng sẽ nâng chất lƣợng đời sống cho ngƣời lao động, thuận lợi
cho việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ đối với nhà thầu, đảm bảo an toàn cho
thiết bị thi công, an toàn tính mạng cho công nhân công trong quá trình xây dựng và an
cho ngƣời sử dụng khi hoàn thành.
2.3.2 Ý nghĩa của quản lý chất lượng công trình.

- Quản lý CLCT là yếu tố vô cùng quan trọng đến sự thành công của một dự án.
Nếu công tác QLCL CTXD thực hiện tốt sẽ không xảy ra sự cố, tuổi thọ công trình
đảm bảo đƣợc thời gian so với hồ sơ thiết kế, phát huy hiệu quả của dự án và đảm bảo
vệ sinh môi trƣờng. Đồng thời QLCL CTXD tốt góp phần ph ng chống tham nhũng và
thất thoát trong xây dựng.
- Nâng cao và đảm bảo đƣợc công tác QLCL công trình sẽ tạo đƣợc sự tin tƣởng
giữa các đối tác và các chủ thể trong xây dựng. Tạo đƣợc sự tin tƣởng cho ngƣời sử
dụng về chất lƣợng đối với công trình.Tạo dựng đƣợc thƣơng hiệu cho các chủ thể
trong xây dựng.
Tóm lại, nâng cao công tác QLCL công trình là góp phần nâng cao chất lƣợng
cuộc sống cho con ngƣời.CLCT đƣợc bảo đảm sẽ tránh đƣợc những sự cố đáng tiếc,
tiết kiệm đƣợc đáng kể nguồn kinh phí quốc gia, góp phần phát triển kinh tế xã hội.
2.4 Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng công trình xây dựng.

2.4.1 Các yếu tố phụ thuộc bên ngoài.

- Trình độ tiến bộ khoa học công nghệ: Chất lƣợng sản phẩm xây dựng không thể
vƣợt quá giới hạn của trình độ khoa học – công nghệ của một giai đoạn phát triển nhất
định. Chất lƣợng sản phẩm đầu tiên thể hiện ở đặc trƣng về trình độ tạo ra sản

53
phẩm.Tiến bộ khoa học – công nghệ dẫn tới việc chú trọng không ngừng nâng cao chất
lƣợng công trình xây dựng.Tác động của tiến bộ khoa học – công nghệ là không có
giới hạn nhờ đó mà chất lƣợng các công trình luôn đực bảo đảm đáp ứng đƣợc những
chỉ tiêu về kinh tế - kỹ thuật, thỏa mãn đƣợc những nhu cầu của con ngƣời ngày càng
tốt hơn. Tiến bộ khoa học – công nghệ tạo ra phƣơng tiện điều tra, nghiên cứu kha học,
đánh giá tác động ảnh hƣởng tới công trình chính xác hơn, xác định đúng nhu cầu và
sự thay đổi nhu cầu nhờ trang thiết bị, phƣơng tiện đo lƣờng, dự báo, thí nghiệm, thiết
kế, thi công tốt hơn, hiện đại hơn. Nhờ tiến bộ khoa học – công nghệ tìm ra các nguồn
nguyên liệu mới tốt hơn giá thành rẻ hơn. Tiến bộ khoa học công nghệ giúp nắm bắt
nhanh hơn, chính xác hơn nhu cầu khách hàng, giảm chi phí sản xuất, từ đó nâng cao
chất lƣợng sản phẩm, tăng mức thỏa mãn cho khách hàng.
- Cơ chế, chính sách quản lý kinh tế của quốc gia: Bất kỳ một doanh nghiệp, đơn
vị, cá nhân nào đều hoạt động trong môi trƣờng kinh doanh nhất định, trong đó môi
trƣờng pháp lý với những cơ chế chính sách quản lý kinh tế của nhà nƣớc ban hành có
ảnh hƣởng trực tiếp đến việc tạo ra và nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Cơ chế, chính
sách quản lý kinh tế tạo ra môi trƣờng thuận lợi cho đầu tƣ nghiên cứu thiết kế sản
phẩm, tạo ra sức ép thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao chất lƣợng, chủ động sáng tạo
trong cải tiến sản phẩm thông qua cơ chế khuyến khích cạnh tranh. Ngoài ra, cơ chế
chính sách quản lý kinh tế c n là môi trƣờng lành mạnh, công bằng, đảm bảo quyền
lợi cho các doanh nhiệp sản xuất đầu tƣ cải tiến nâng cao chất lƣợng sản phẩm xây
dựng.Khi mà cơ chế chính sách không khuyến khích sẽ tạo ra sự trì trệ, giảm động lực
nâng cao chất lƣợng công trình.
- Các yếu tố văn hóa, xã hội: Yếu tố văn hóa, xã hội của mỗi khu vực thị trƣờng,
mỗi quốc gia, mỗi dân tộc có ảnh hƣởng rất lớn đến sự hình thành các đặc tính chất
lƣợng của sản phẩm công trình xây dựng. Những yêu cầu về văn hóa xã hội có ảnh
hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng của sản phẩm và ảnh hƣởng gián tiếp thông qua các
quy định bắt buộc phải thỏa mãn các nhu cầu phù hợp với truyền thống văn hóa từng
vùng miền từng quốc gia.Vì vậy chất lƣợng sản phẩm xây dựng phụ thuộc chật chẽ
vào môi trƣờng văn hóa xã hội của mỗi khu vực, vụng miền, mỗi quốc gia.
- Tình hình thị trƣờng: Đây là nhân tố có ảnh hƣởng quan trọng nhất, là tiêu chí
đầu tiên tạo ra động lực để hƣớng tới cho sự phát triển chất lƣợng công trình xây dựng.
Sản phẩm chỉ có thể tồn tại và cạnh tranh đƣợc khi nó đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng,
yêu cầu của khách hàng.Sự phát triển và hoàn thiện của quản lý chất lƣợng công trình
phụ thuộc vào đặc điểm xu thế vận động của nhu cầu thị trƣờng.Nhu cầu càng phong
phú đa dạng và thay đổi nhanh chóng thì càng cần nâng cao chất lƣợng để thích úng
kịp thồi với nhu cầu thị trƣờng và yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.

54
2.4.2 Các yếu tố phụ thuộc bên trong.

- Lực lƣợng lao động: Con ngƣời là yếu tố quan trọng trực tiếp quyết định đến
chất lƣợng sản phẩm. Chất lƣợng công trình phụ thuộc lớn vào trình độ chuyên môn,
tay nghề, kinh nghiệm, ý thức trách nghiệm và tinh thần hợp tác đoàn kết giữa các
thành viên, bộ phận trong quá trình xây dựng. Lực lƣợng lao động có tác động sâu sắc
đến chất lƣợng sản phẩm tạo ra. Chất lƣợng không chỉ đáp ứng nhu cầu cảo khách
hàng bên ngoài mà c n đáp ứng nhu cầu của khác hàng trong doanh nghiệp.Phát triển
tốt nguồn nhân lực sẽ sẽ tạo tiền đề sự nâng cao công tác quản chất lƣợng công trình
xây dựng.
- Khả năng hoạt động của máy móc, thiết bị, cải tiến công nghệ: Mỗi doanh
nghiệp đểu tiến hành hoạt động sản xuất xây dựng trong những điều kiện áp dụng công
nghệ. Sự hiện đại của máy móc thiết bị và quy trình công nghệ ảnh hƣởng lớn đến chất
lƣợng của sản phẩm, đặc biệt là những doanh nghiệp có dây truyền tự động hóa và dây
truyền sản xuất hàng loạt. Trong sản xuất trình độ và cơ cấu công nghệ quyết định đến
chất lƣợng của sản phẩm, công nghệ lạc hậu khó có thể tạo ra sản phẩm chất lƣợng
cao, đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng về chất lƣợng và chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật.
Sử dụng tiết kiệm có hiệu quả các thiết bị, máy móc hiện có kết hợp với đổi mới công
nghệ sẽ nâng cao đƣợc chất lƣợng sản phẩm và nâng cao chất lƣợng hoạt động của
doanh nghiệp.
- Nguyên vật liệu và hệ thống cung cấp nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu là yếu
tố đầu vào quan trọng tham gia vào quá trình hình thành sản phẩm, hình thành nên các
thuộc tính chất lƣợng. Vậy nên chất lƣợng của nguyên vật liệu ảnh hƣởng trực tiếp đến
chất lƣợng sản phẩm xây dựng.Để đảm bảo mục tiêu chất lƣợng cần có hệ thống cung
ứng tốt, đảm bảo nguyên vật liệu chất lƣợng cho toàn bộ quá trình sản xuất.Hệ thống
cung ứng tốt sẽ đảm bảo đƣợc đúng chủng loại, chất lƣợng, số lƣợng và đảm bảo về
mặt thời gian.
- Trình độ tổ chức quản lý: chất lƣợng hoạt động quản lý ảnh hƣởng tới chất
lƣợng hoạt động của doanh nghiệp. Khả năng hợp tác làm việc, khai thác hợp lý các
nguồn nhân lực, nguyên vật liệu phƣơng thức sản xuất hoạt động phụ thuộc vào nhận
thức sự hiểu biết về chất lƣợng, về cơ chế chính sách quản lý chất lƣợng, trình độ làm
việc và trình độ tổ chức quản lý của bộ máy quản lý doanh nghiệp.
2.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình trong giai đoạn thi công.

- Điều kiện khởi công xây dựng: Phải có giấy phép xây dựng, có mặt bằng xây
dựng, bản vẽ thiết kế đƣợc phê duyệt, phải có hợp đồng xây dựng, đủ nguồn vốn có
biện phát bảo vệ môi trƣờng.Thủ tục cấp phép xây dựng, quy trình bồi thƣờng giải

55
phóng mặt bằng tái định cƣ phức tạp kéo dài ảnh hƣởng đến điều kiện khởi công của
dự án.
- Điều kiện năng lực của nhà thầu thi công: là nhà thầu phải có giấy phép đăng
ký kinh doanh, có đủ năng lực hoạt động kinh doanh, chỉ huy công trƣờng có năng lực
hành nghề phù hợp, có thiết bị thi công phù hợp và hoạt động tốt. Hiện nay nhiều nhà
thầu không đáp ứng đƣợc về cầu về chất lƣợng nhƣ chỉ huy trƣởng thiếu kinh nghiệp,
máy móc thiết bị cũ lạc hậu, lao động thiếu tay nghề làm ảnh hƣởng đến quá trình thi
công, ảnh hƣởng đến chất lƣợng.
- Điều kiện năng lực của Ban quản lý dự án: Hiện nay có nhiều ban quản lý dự án
đƣợc thành lập, trong khi công việc quản lý dự án thƣờng phức tạp mà nhân lực quản
lý dự án chƣa có năng lực thực sự để quản lý làm cho quá trình quản lý dự án chƣa đáp
ứng đƣợc yêu cầu và mục tiêu đê ra.
- Sự tham gia giám của cộng đồng: là sự giám sát về an toàn công trình, ph ng
chống cháy nổ, an toàn vệ sinh môi trƣờng. Những công trình trong quá trình thi công
các công trình ảnh hƣởng đến khu vực xung quanh nhƣ tiếng ồn, khói bụi, môi trƣờng
ô nhiễm, an toàn lao động, an toàn giao thông,..nhƣng ngƣời dân và chính quyền
không lên tiếng gây ảnh hƣởng đến chất lƣợng của một công trình.
2.4.4 Nghiên cứu đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây
dựng.

Trong quá trình đầu tƣ công trinh xây dựng, để công trình đảm bảo chất lƣợng
cần thiết phải quan tâm đến công tác quản lý chất lƣợng CTXD, do vậy cần đánh giá
đuộc các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng từ đó làm cơ sở đề xuất các giải pháp. Ở
đây tác giả đƣa ra các nhân tố chính nhƣ sau:
2.4.4.1 Nhân tố về chế độ chính sách của Nhà nước

Theo thời gian, chính sách đầu tƣ và xây dựng cũng thƣờng xuyên thay đổi, để
đáp ứng công tác quản lý chất lƣợng ngày càng cao, tuân thủ chính xác về đầu tƣ công
cũng nhƣ các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành nhƣng mang đến cho công trình đạt tính
thẩm mỹ cao, bền vững theo thời gian và không gian. Các chế độ tiền lƣơng, máy móc
thiết bị thi công công trình cũng có nhiều thay đổi. Đặc biệt là việc ứng dụng công
nghệ mới, vật liệu mới vào công trình đ i hỏi các các chủ thể tham gia hoạt động xây
dựng phải năng động, sáng tạo. Tất cả các vấn đề này có ảnh hƣởng trực tiếp đến các
Chủ thể tham gia hoạt động xây dựng.
2.4.4.2 Nhân tố về các Chủ thể tham gia Quản lý chất lượng công trình

Các Chủ thể tham gia công tác quản lý CLCT xây dựng bao gồm: Cơ quan
QLNN, Chủ đầu tƣ và các Nhà thầu (thi công xây dựng, tƣ vấn thiết kế, tƣ vấn giám

56
sát, tƣ vấn kiểm định chất lƣợng...). Mỗi chủ thể tham gia công tác quản lý chất lƣợng
công trình xây dựng có chức năng, có cơ cấu tổ chức riêng và quy trình quản lý chất
lƣợng công trình riêng trong từng giai đoạn của dự án. Cán bộ tham gia quản lý chất
lƣợng của Chủ đầu tƣ phải là ngƣời có năng lực chuyên môn, kinh nghiệm, đã từng
tham gia quản lý các công trình tƣơng tự, năng lực quản lý phải đảm bảo nhu cầu cần
thiết. Trong quá trình thực hiện, các đơn vị thƣờng thực hiện theo mô hình sau:
- Chủ đầu tƣ: Chủ đầu tƣ thực hiện nhiệm vụ của do cơ quan quản lý nhà nƣớc giao
về việc quản lý dự án. Trƣờng hợp CĐT không đủ năng lực có thể thuê tƣ vấn quản lý
dự án, trƣờng hợp này thì Chủ đầu tƣ phải kiểm tra giám sát tƣ vấn quản lý dự án quản
lý CLCT.
- Nhà thầu Tƣ vấn giám sát:Trong quy định, CĐT trƣợc tiếp giám sát hoặc thuê tƣ
vấn giám sát. Trong cả hai trƣờng hợp thì yêu cầu năng lực chuyên môn theo quy định
hiện hành. Việc thực hiện giám sát thì đơn vị TVGS phải có đủ năng lực chuyên môn
theo quy định, cán bộ tƣ vấn giám sát phải là ngƣời có đủ năng lực chuyên môn cao,
có kinh nghiệm trong thực tế để kiểm soát chất lƣợng công trình xây dựng, thay mặt
CĐT xử lý các vấn đề hiện trƣờng liên quan đến chất lƣợng công trình. Việc giám sát
chất lƣợng công trình đƣợc quyết định bởi yếu tố con ngƣời, giám sát chính và giám
sát thƣờng xuyên có vai tr quan trọng đối với CLCT.
Nhà thầu Tƣ vấn thiết kế:Việc giám sát tác giả cũng đóng một vai tr quan trọng và
cần thiết nhằm đảm bảo hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công đã phê duyệt đƣợc triển khai thi
công đúng, đảm bảo chất lƣợng, đồng thời tham gia xử lý kỹ thuật mọi vấn đề liên
quan đến hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công của đơn vị mình thiết kế. Đây cũng là yếu tố
con ngƣời quyết định.
Nhà thầu Tƣ vấn kiểm định chất lƣợng công trình: Tƣ vấn này cũng tham gia một
phần đến chất lƣợng công trình xây dựng khi tham gia quản lý chất lƣợng công trình
phải đảm bảo năng lực và nhân sự theo quy định.
Nhà thầu thi công xây dựng:Trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu đề xuất Chỉ huy
trƣởng công trình và các nhân viên kỹ thuật tham gia thi công XDCT. Chỉ huy trƣởng
công trình là cán bộ chuyên môn của nhà thầu thi công xây dựng cũng là ngƣời quyết
định rất lớn đến CLCT đ i hỏi chỉ huy trƣởng phải đảm bảo yêu cầu về chuyên ngành,
kinh nghiệm thực tế đã từng thi công qua các công trình tƣơng tự để điều hành thi
công công trƣờng. Đây cũng là yếu tố con ngƣời quyết định.
2.4.4.3 Nhân tố về năng lực của các Chủ thể tham gia quản lý chất lượng công trình

Năng lực quản lý CLCT xây dựng là một trong những nhân tố cơ bản góp phần
nâng cao chất lƣợng công trình xây dựng.Mỗi chủ thể tham gia trong hoạt động xây
dựng có sự đồng bộ, thống nhất giữa các bộ phận chức năng tạo thành mô hình tổ chức

57
quản lý có tính khả thi cao. Chủ đầu tƣ, nhà thầu thi công và các tổ chức tƣ vấn có liên
quan đến đầu tƣ và XDCT cần đặt ra mục tiêu rõ ràng, cụ thể. Chất lƣợng của công
trình xây dựng đánh giá năng lực tổ chức, phƣơng pháp quản lý tạo nên thƣơng hiệu
của chủ thể và doanh nghiệp tham gia, mang lại hiệu quả kinh tế - kỹ thuật, đồng thời
phản ánh trình độ của tổ chức, cá nhân gắn với từng vị trí vai tr trong công trình để
tạo ra sản phẩm chất lƣợng an toàn, đảm bảo đúng các tiêu chuẩn, quy chuẩn đáp ứng
đƣợc tính mỹ thuật của công trình.
Kết luận chƣơng 2

Quản lý chất lƣợng công trình là công tác quan trọng nhất quyết định đến thành
công của một công trình. Nó đảm bảo cho công trình đạt tiêu chuẩn về mặt pháp lý,
chất lƣợng, an toàn trong quá trình xây dựng và sử dụng.
Chƣơng 2 của luận văn đã làm rõ đƣợc cơ sở khoa học về công tác quản lý chất
lƣợng công trình.Các văn bản Luật, Nghị định, Thông tƣ hƣớng dẫn đảm bảo cho công
tác Quản lý Đầu tƣ xây dựng, Quản lý chất lƣợng công trình đƣợc ban hành, c n hiệu
lực và hết hiệu lực.
Cũng trong Chƣơng II tác giả đã phân tích đánh vai tr , ý nghĩa, các yếu tố, nhân
tố ảnh hƣởng của công tác QLCL công trình xây dựng một cách khách quan cụ thể hơn
từ đó chúng ta thấy đƣợc tầm quan trọng của công tác quản lý chất lƣợng công trình.
Từ những nguyên cứu đánh giá khách quan của Chƣơng 2 sẽ là cơ sở để tác giả
nghiên cứu đề xuất giải pháp Quản lý chất lƣợng công trình xây dựng tại Ban quản lý
dự án Đầu tƣ xây dựng huyện Vĩnh Hƣng.

58
CHƢƠNG 3 NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG
CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY
DỰNG HUYỆN VĨNH HƢNG

3.1 Giới thiệu về Ban Quản lý dự án đầu tƣ xây dựng huyện V nh Hƣng

Ban Quản lý Dự án Đầu tƣ Xây dựng huyện Vĩnh Hƣng là đơn vị sự nghiệp
công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Hƣng, đƣợc Chủ tịch huyện Vĩnh
Hƣng ký quyết định thành lập ngày 26/02/2016. Ban Quản lý dự án Đầu tƣ xây dựng
Huyện Vĩnh Hƣng có tƣ cách pháp nhân, đƣợc sử dụng con dấu riêng đƣợc mở tài
khoản tại Kho bạc Nhà nƣớc và Ngân hàng thƣơng mại theo quy định.
Ban Quản lý Dự án Đầu tƣ xây dựng huyện Vĩnh Hƣng hoạt động theo cơ chế tự
chủ về tài chính, tự đảm bảo chi thƣờng xuyên theo quy định của Nghị định
16/2015/NĐ-CP Chính phủ, chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác
của Ủy ban nhân dân huyện, đồng thời chịu chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra về chuyên
môn và nghiệp vụ của các Sở, Ngành tỉnh có liên quan.
Ban Quản lý dự án đầu tƣ Xây dựng huyện Vĩnh Hƣng thực hiện chức năng Chủ
đầu tƣ, tổ chức quản lý thực hiện các dự án thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc do
Ủy ban nhân dân huyện quyết định đầu tƣ, các dự án thuộc vốn ngoài ngân sách nhà
nƣớc và nguồn vốn khác trong địa bàn huyện.
Ban Quản lý dự án đầu tƣ Xây dựng huyện Vĩnh Hƣng đƣợc thực hiện tƣ vấn
quản lý dự án cho các dự án khác trên cơ sở bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ quản lý dự
án đƣợc giao, có đủ điều kiện về năng lực thực hiện.
3.2 Khái quát về công tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng huyện V nh Hƣng

3.2.1 Chức năng

Ban Quản lý dự án dự án đầu tƣ xây dựng huyện Vĩnh Hƣngthực hiện các chức
năng theo Quyết định thành lập Ban quản lý dự án Đầu tƣ xây dựng huyện Vĩnh Hƣng
và theo hƣớng dẫn tại Khoản 2, Điều 7, Thông tƣ số 16/2016/TT-BXD ngày
30/06/2016của Bộ Xây dựng gồm:
- Làm chủ Đầu tƣ một số dự án sử dụng vốn ngân sách, vốn nhà nƣớc ngoài ngân
sách do ngƣời quyết định đầu tƣ giao.
- Nhận ủy thác quản lý dự án đầu tƣ khác theo hợp đồng ủy thác quản lý dự án
đƣợc ký kết.
- Tiếp nhận và quản lý sử dụng vốn để đầu tƣ xây dựng theo quy định của pháp
luật.

59
- Tổ chức quản lý các dự án do mình làm chủ đầu tƣ và nhận ủy thác của quản lý
dự án theo hợp đồng ủy thác quản lý dự án cho các chủ đầu tƣ khác khi đƣợc yêu cầu
và có đủ điều kiện năng lực để thực hiện theo yêu cầu của pháp luật.
- Bàn giao công trình hoàn thành cho Chủ đầu tƣ, Chủ quản lý sử dụng công
trình khi kết thúc xây dựng.
- Tổ chức thực hiện áp giá, hỗ trợ, bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng, tái định cƣ,
thu hồi và giao nhận đất để thực hiện dự án.
- Thực hiện các chức năng khác do Chủ tịch UBNN huyện giao.
3.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn

Ban Quản lý dự án đầu tƣ xây dựng huyện Vĩnh Hƣng có trách nhiệm thực hiện
các nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác quản lý dự án theo quy định của pháp luật và
hƣớng dẫn tại Điều 8 của thông tƣ số 16/2016/TT-BXD ngày 30/06/2016 của Bộ xây
dựng gồm:
3.2.2.1 Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư gồm:

- Lập kế hoạch dự án: lập, trình phê duyệt kế hoạch thực hiện dự án hàng năm,
trong đó phải xác định rõ các nguồn lực sử dụng, tiến độ thực hiện, thời hạn hoàn
thành, Mục tiêu chất lƣợng và tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện;
- Tổ chức thực hiện công tác chuẩn bị đầu tƣ xây dựng: thực hiện các thủ tục
liên quan đến quy hoạch xây dựng, sử dụng đất đai, tài nguyên, hạ tầng kỹ thuật và bảo
vệ cảnh quan, môi trƣờng, ph ng chống cháy nổ có liên quan đến xây dựng công trình;
tổ chức lập dự án, trình thẩm định, phê duyệt dự án theo quy định; tiếp nhận, giải ngân
vốn đầu tƣ và thực hiện các công việc chuẩn bị dự án khác;
- Các nhiệm vụ thực hiện dự án: thuê tƣ vấn thực hiện khảo sát, thiết kế xây dựng
và trình thẩm định, phê duyệt hoặc tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây
dựng (theo phân cấp); chủ trì phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện công
tác bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng và tái định cƣ (nếu có) và thu hồi, giao nhận đất
để thực hiện dự án; tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; giám sát
quá trình thực hiện; giải ngân, thanh toán theo hợp đồng xây dựng và các công việc
cần thiết khác;
- Các nhiệm vụ kết thúc xây dựng, bàn giao công trình để vận hành, sử dụng: tổ
chức nghiệm thu, bàn giao công trình hoàn thành; vận hành chạy thử; quyết toán,
thanh lý hợp đồng xây dựng, quyết toán vốn đầu tƣ xây dựng công trình và bảo hành
công trình;

60
- Các nhiệm vụ quản lý tài chính và giải ngân: tiếp nhận, giải ngân vốn theo tiến
độ thực hiện dự án và hợp đồng ký kết với nhà thầu xây dựng; thực hiện chế độ quản
lý tài chính, tài sản của Ban quản lý dự án theo quy định;
- Các nhiệm vụ hành chính, Điều phối và trách nhiệm giải trình: tổ chức văn
ph ng và quản lý nhân sự Ban quản lý dự án; thực hiện chế độ tiền lƣơng, chính sách
đãi ngộ, khen thƣởng, k luật đối với cán bộ, viên chức thuộc phạm vi quản lý; thiết
lập hệ thống thông tin nội bộ và lƣu trữ thông tin; cung cấp thông tin và giải trình
chính xác, kịp thời về hoạt động của Ban quản lý dự án theo yêu cầu của ngƣời quyết
định đầu tƣ và của các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền;
- Các nhiệm vụ giám sát, đánh giá và báo cáo: thực hiện giám sát đánh giá đầu tƣ
theo quy định pháp luật; định kỳ đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện dự án với ngƣời
quyết định đầu tƣ, cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền.
3.2.2.2 Thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án gồm:

- Tổ chức thực hiện các nội dung quản lý dự án theo quy định tại Điều 66 và
Điều 67 của Luật Xây dựng;
- Phối hợp hoạt động với tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện dự án để bảo đảm
yêu cầu về tiến độ, chất lƣợng, chi phí, an toàn và bảo vệ môi trƣờng;
- Thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án khác do ngƣời quyết định đầu tƣ, chủ
đầu tƣ giao hoặc ủy quyền thực hiện.
3.2.2.3 Chức năng khác:

+ Nhận ủy thác quản lý dự án theo hợp đồng ký kết với các chủ đầu tƣ khác khi
đƣợc yêu cầu, phù hợp với năng lực hoạt động của mình.
+ Giám sát thi công xây dựng công trình khi đủ Điều kiện năng lực hoạt động
theo quy định của pháp luật.
+ Thực hiện quyền và nghĩa vụ của Chủ đầu tƣ, Ban Quản lý dự án đầu tƣ Xây
dựng theo quy định tại Điều 68, Điều 69 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13. Cụ thể nhƣ
sau:
- Lập, quản lý dự án khi có đủ điều kiện năng lực theo quy định; yêu cầu cơ
quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu về lập, quản lý dự án.
- Lựa chọn, ký kết Hợp đồng với nhà thầu tƣ vấn để lập, quản lý dự án; tổ chức
lập, quản lý dự án; quyết định thành lập, giải thể Ban quản lý dự án đầu tƣ xây dựng
một dự án theo thẩm quyền;

61
- Xác định yêu cầu, nội dung nhiệm vụ lập dự án; cung cấp thông tin, tài liệu cần
thiết trong trƣờng hợp thuê tƣ vấn lập dự án; tổ chức nghiệm thu kết quả lập dự án và
lƣu trữ hồ sơ dự án đầu tƣ xây dựng;
- Lựa chọn tổ chức tƣ vấn lập dự án có đủ điều kiện năng lực theo quy định; chịu
trách nhiệm về cơ sở pháp lý, tính chính xác của các thông tin, tài liệu đƣợc cung cấp
cho tƣ vấn khi lập dự án; trình dự án với cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy
định của pháp luật.
- Lựa chọn tổ chức, cá nhân tƣ vấn có đủ năng lực, kinh nghiệm để thẩm tra dự
án theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức thẩm định dự án và của ngƣời quyết định đầu tƣ;
tổ chức quản lý thực hiện dự án theo quy định.
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án; định kỳ báo cáo việc thực hiện dự án
với ngƣời quyết định đầu tƣ, cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền; thu hồi vốn, trả
nợ vốn vay đối với dự án có yêu cầu về thu hồi vốn, trả nợ vốn vay.
- Thực hiện quyền quản lý dự án theo ủy quyền của chủ đầu tƣ; đề xuất phƣơng
án, giải pháp tổ chức quản lý dự án, kiến nghị với chủ đầu tƣ giải quyết vấn đề vƣợt
quá thẩm quyền.
- Thuê tổ chức tƣ vấn tham gia quản lý dự án trong trƣờng hợp cần thiết sau khi
đƣợc ngƣời quyết định đầu tƣ, chủ đầu tƣ chấp thuận.
- Thực hiện nghĩa vụ của Chủ đầu tƣ về quản lý dự án trong phạm vi đƣợc ủy
quyền; tổ chức quản lý dự án đầu tƣ xây dựng bảo đảm yêu cầu về tiến độ, chất lƣợng,
chi phí, an toàn và bảo vệ môi trƣờng trong xây dựng.
- Báo cáo công việc với Chủ đầu tƣ trong quá trình quản lý dự án; chịu trách
nhiệm về vi phạm pháp luật trong quản lý thực hiện dự án; thực hiện Hợp đồng quản
lý dự án do Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện vai tr Chủ đầu tƣ.
3.2.3 Đối tượng và phạm vi hoạt động

- Các dự án đầu tƣ và xây dựng có sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc từ 30% trở
lên cho mục tiêu đầu tƣ phát triển do Ủy ban nhân dân huyện quyết định đầu tƣ trên
phạm vi toàn huyện.
- Các dự án do Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho huyện làm chủ đầu tƣ, các dự án
thuộc vốn ngoài ngân sách nhà nƣớc và nguồn vốn khác trong địa bàn huyện.
3.2.4 Cơ chế hoạt động

Ban Quản lý dự án đầu tƣ xây dựng huyện làm việc theo chế độ thủ trƣởng, đảm
bảo theo nguyên tắc tập trung dân chủ.

62
- Giám đốc là ngƣời chịu trách nhiệm trƣớc Ủy ban nhân dân huyện và trƣớc
pháp luật về chức năng nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan về việc thi hành nhiệm vụ
của viên chức thuộc thẩm quyền quản lý.
+ Giám đốc quyết định việc phân công ở đơn vị, trong thời gian vắng mặt Giám
đốc ủy quyền cho Phó giám đốc thay mặt giải quyết công việc theo thẩm quyền của
Giám đốc.
+ Trong quá trình lãnh đạo điều hành khi cần thiết Giám đốc sẽ trực tiếp chỉ đạo
những công việc quan trọng của Ban quản lý dự án, không hạn chế công việc đã phân
công cho Phó giám đốc phụ trách.
+ Khi Giám đốc bận công tác, Giám đốc phân công cho Phó giám đốc tham dự
các cuộc họp sau khi đƣợc sự đồng ý của chủ trì hội nghị và báo cáo kết quả giải
quyết, nội dung cuộc họp với Giám đốc.
- Phó giám đốc là ngƣời giúp việc cho Giám đốc, do Giám đốc phân công, chịu
trách nhiệm trƣớc pháp luật và trƣớc Giám đốc về lĩnh vực mà mình đƣợc phân công,
chịu trách nhiệm cụ thể trong phạm vi đƣợc ủy quyền. Khi giải quyết những công việc
có liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành hoặc những vấn đề phát sinh mới thì phải
báo cáo với Giám đốc để xem xét quyết định.
- Viên chức chuyên môn nghiệp vụ: Chịu trách nhiệm trƣớc Giám đốc, phó Giám
đốc về việc thực hiện nhiệm vụ đƣợc phân công và chịu trách nhiệm cá nhân trƣớc
pháp luật về việc thi hành nhiệm vụ công vụ của mình.
3.2.5 Cơ cấu tổ chức

3.2.5.1 Ban giám đốc.

Giám đốc Ban là ngƣời đứng đầu Ban, chịu trách nhiệm trƣớc Ủy ban nhân dân
huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện và trƣớc pháp luật về toàn bộ hoạt động của
Ban.
Hai Phó giám đốc Ban là những ngƣời giúp Giám đốc chỉ đạo một số mặt công
tác, chịu trách nhiệm trƣớc Giám đốc và trƣớc pháp luật về nhiệm vụ đƣợc phân công.
Khi giám đốc vắng mặt, một Phó Giám đốc đƣợc Giám đốc ủy nhiệm điều hành các
hoạt động của Ban.
Việc bổ nghiệm, miễn nhiệm, điều động, khen thƣởng k luật, từ chức, nghỉ hƣu
và thực hiện chế độ, chính sách đối với Giám đốc, Phó Giám đốc do Ủy ban nhân dân
huyện quyết định theo quy định của pháp luật.
3.2.5.2 Tổ chuyên môn – nghiệp vụ:

Gồm có 3 tổ nhƣ sau:

63
- Tổ Kế hoạch - Kỹ thuật: Theo dõi danh mục và Kế hoạch vốn đã ghi, chủ động
triển khai hoàn thành các nội dung trong các bƣớc: Chuẩn bị đầu tƣ, thực hiện đầu tƣ
và kết thúc đầu tƣ các công trình; Báo cáo về tình hình thực hiện Kế hoạch vốn, tiến
độ thực hiện công trình đúng theo quy định và kịp thời.
- Tổ Giải tỏa - Đền bù: Thực hiện các nhiệm vụ về giải phóng mặt bằng, kê biên,
áp giá đền bù, lập Phƣơng án giải phóng mặt bằng các công trình xây dựng trên địa
bàn.
- Tổ Kế toán – Văn ph ng: Lập dự toán thu chi hàng năm theo quy định, chấp
hành nghiêm túc việc ghi chép, lập các biểu kế toán và chế độ báo cáo kế toán hàng
năm; lập hồ sơ quyết toán công trình, đảm bảo thanh quyết toán kịp thời đúng quy
định; quản lý hồ sơ, công văn đến, công văn đi...
3.3 Đề xuất các giải pháp nâng cao công tác quản lý chất lƣợng công trình xây
dựng tại Ban quản lý dự án đầu tƣ xây dựng huyện V nh Hƣng

3.3.1 Đề xuất giải pháp phân công công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

3.3.1.1 Chức năng chính:

Công việc có tính chất thƣờng xuyên, liên tục, ổn định, lâu dài, lặp đi lặp lại có
tính chu kỳ mà cơ quan, đơn vị thực hiện, gồm:
a. Công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành của Giám đốc Ban:
- Quản lý chung về công tác Đầu tƣ và Xây dựng, đền bù giải phóng mặt bằng.
- Xây dựng chƣơng trình công tác của đơn vị, tổ chức thực hiện kiểm tra giám sát
và đánh giá việc thực hiện chƣơng trình kế hoạch.
- Tham mƣu cho UBND huyện Đầu tƣ và Xây dựng, hoàn thiện cơ cấu tổ chức
và cơ chế quản lý của đơn vị.
- Tham mƣu cho UBND huyện về công tác cán bộ, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo
bồi dƣỡng và quản lý cán bộ viên chức.
- Soạn thảo các quy chế quy định thuộc chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của đơn
vị.
- Quản lý tài chính tài sản của cơ quan theo quy định của pháp luật.
b. Công việc quản lý, điều hành của Phó giám đốc Ban.
- Thực hiện và chịu trách nhiệm trƣớc Giám đốc và trƣớc pháp luật về nhiệm vụ
đƣợc Giám đốc phân công phụ trách.
- Triển khai và thực hiện công tác giải tỏa đền bù và trực tiếp quản lý tổ giải tỏa
đền bù.

64
- Triển khai và thực hiện công tác Đầu tƣ và Xây dựng và trực tiếp quản lý tổ Kỹ
thuật.
- Thay mặt Giám đốc điều hành hoạt động của Ban khi đƣợc Giám đốc ủy quyền.
c. Công việc thực thi, thừa hành mang tính chuyên môn, nghiệp vụ.
- Công việc thực thi, thừa hành thuộc về chuyên ngành, lĩnh vực hoạt động
chuyên môn, nghiệp vụ:
+ Theo dõi danh mục và kế hoạch vốn đã ghi, chủ động triển khai hoàn tất các
nội dung trong các bƣớc: Chuẩn bị đầu tƣ, thực hiện đầu tƣ và kết thúc đầu tƣ; Báo cáo
về tình hình thực hiện kế hoạch vốn, tiến độ thực hiện công trình đúng theo quy định
và kịp thời.
+ Triển khai lập Hồ sơ đầu tƣ các công trình từ giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ sang
đầu tƣ theo đúng qui định hiện hành.
+ Thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án, giám sát chất lƣợng và tiến độ công trình
xây dựng đƣợc lãnh đạo phân công theo dõi.
+ Theo dõi tập hợp đầy đủ các Hồ sơ đảm bảo công tác thanh quyết toán công
trình kịp thời, đúng qui định.
+ Đảm bảo lƣu trữ Hồ sơ các công trình xây dựng cơ bản theo đúng qui định.
+ Thực hiện các thủ tục về giải phóng mặt bằng, kê biên, áp giá đền bù, lập
Phƣơng án giải phóng mặt bằng các công trình xây dựng trên địa bàn.
- Công việc thực thi, thừa hành mang tính phục vụ cho công tác lãnh đạo, quản
lý, điều hành và hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ (công việc hỗ trợ, phục vụ):
+ Tuân thủ các yêu cầu nguyên tắc qui định về kế toán theo pháp luật hiện hành.
+ Tham mƣu với Giám đốc và Công đoàn xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ hàng
năm; Thực hiện các khoản thu, chi đúng quy chế đã đƣợc phê duyệt; Thực hiện công
khai tài chính theo quy định.
+ Thiết lập, cập nhật đầy đủ các loại Hồ sơ sổ sách liên quan đến công tác kế
toán.
+ Lập Báo cáo tài chính theo đúng quy định, chịu trách nhiệm về tính chính xác.
+ Chuẩn bị các số liệu phục vụ kiểm kê tài sản, ghi chép các Biểu mẫu kiểm kê
và tính toán xác định kết quả kiểm kê tài sản; thực hiện công tác tự kiểm tra tài chính;
phân tích, đánh gía tình hình quản lý, sử dụng tài sản, kinh phí của đơn vị.

65
+ Tiếp nhận, đăng ký, chuyển giao văn bản đi, đến theo quy định của đơn vị; sắp
xếp, lƣu trữ công văn, tài liệu, hồ sơ hợp lý để tra tìm nhanh phục vụ nhu cầu khai
thác;
+ Nhận thông tin chỉ đạo và thực hiện các loại Báo cáo qua mạng đối với cổng
thông tin điện tử huyện Vĩnh Hƣng tỉnh long An, kiểm tra thể thức văn bản và Báo cáo
lại lãnh đạo trực tiếp về các văn bản sai thể thức; quản lý và đóng dấu các văn bản
đúng quy chế; thực hiện nghiêm chỉnh công tác bảo mật của công tác văn thƣ;
+ Thực hiện các loại Báo cáo thống kê theo quy định;
3.3.1.2 Công việc khác

Qua việc thống kê công việc trong cơ quan, đơn vị đƣợc thực hiện trình tự từ đơn
vị cấp dƣới lên đơn vị cấp trên trong cơ cấu tổ chức Ban.
a. Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công việc: Tổ chức lập, thẩm định, phê
duyệt dự án hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tƣ xây dựng để xem xét, quyết định
đầu tƣ xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự
án;
b. Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc: Thực hiện việc giao đất hoặc
thuê đất (nếu có); chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); khảo sát xây
dựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; tổ chức lựa chọn nhà thầu
và ký kết hợp đồng xây dựng; thi công xây dựng công trình; giám sát thi công xây
dựng; tạm ứng, thanh toán khối lƣợng hoàn thành; nghiệm thu công trình xây dựng
hoàn thành; bàn giao công trình hoàn thành đƣa vào sử dụng; vận hành, chạy thử và
thực hiện các công việc cần thiết khác.
c. Giai đoạn kết thúc xây dựng đƣa công trình của dự án vào khai thác sử dụng
gồm các công việc: Quyết toán hợp đồng xây dựng, bảo hành công trình xây dựng.
Thông qua đề án Xác định vị trí việc làm và cơ cấu ngạch viên chức theo chức
danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập, gắn liền với chứng năng nhiệm vụ,
đề xuất các công việc gắn liền với nhiệm vụ chức năng từng vị trí.
Qua phân tích, xác lập bảng thống kê nhóm công việc của đơn vị nhƣ sau:
Bảng 3.1THỐNG KÊ CÔNG VIỆC THEO CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ

Số Ghi chú
Tên công việc
TT (nếu có)
I Công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành
1 Giám đốc Ban
Công việc 1: Quản lý chung về công tác Đầu tƣ và Xây dựng, đền bù
giải phóng mặt bằng.
Công việc 2: Xây dựng chƣơng trình công tác của đơn vị, tổ chức

66
Số Ghi chú
Tên công việc
TT (nếu có)
thực hiện kiểm tra giám sát và đánh giá việc thực hiện chƣơng trình
kế hoạch.
Công việc 3: Tham mƣu cho UBND huyện Đầu tƣ và Xây dựng,
hoàn thiện cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý của đơn vị.
Công việc 4: Tham mƣu cho UBND huyện về công tác cán bộ, tuyển
dụng, sử dụng, đào tạo bồi dƣỡng và quản lý cán bộ viên chức.
Công việc 5: Soạn thảo các quy chế quy định thuộc chức năng, nhiệm
vụ quyền hạn của đơn vị.
Công việc 6: Quản lý tài chính tài sản của cơ quan theo quy định của
pháp luật.
Công việc 7: Một số nhiệm vụ khác do UBND huyện giao.
2 Phó giám đốc Ban (phụ trách tổ giải giải tỏa - đền bù)
Công việc 1: Thực hiện và chịu trách nhiệm trƣớc Giám đốc và trƣớc
pháp luật về nhiệm vụ đƣợc Giám đốc phân công phụ trách.
Công việc 2: Triển khai và thực hiện công tác giải tỏa đền bù và trực
tiếp quản lý tổ giải tỏa đền bù.
Công việc 3: Thay mặt giám đốc điều hành hoạt động của Ban khi
đƣợc Giám đốc ủy quyền.
3 Phó giám đốc Ban (phụ trách tổ Kế hoạch - Kỹ thuật)
Công việc 1: Thực hiện và chịu trách nhiệm trƣớc Giám đốc và trƣớc
pháp luật về nhiệm vụ đƣợc Giám đốc phân công phụ trách.
Công việc 2: Triển khai và thực hiện công tác Đầu tƣ và Xây dựng và
trực tiếp quản lý tổ Kỹ thuật.
Công việc 3: Thay mặt giám đốc điều hành hoạt động của Ban khi
đƣợc Giám đốc ủy quyền.
II Công việc hoạt động nghề nghiệp
1 Công việc Tổ Kế hoạch - kỹ thuật:
Công việc 1: Theo dõi danh mục và kế hoạch vốn đã ghi, chủ động
triển khai hoàn tất các nội dung trong các bƣớc: Chuẩn bị đầu tƣ, thực
hiện đầu tƣ và kết thúc đầu tƣ; Báo cáo về tình hình thực hiện kế
hoạch vốn, tiến độ thực hiện công trình đúng theo quy định và kịp
thời
Công việc 2: Triển khai lập Hồ sơ đầu tƣ các công trình từ giai đoạn
chuẩn bị đầu tƣ sang đầu tƣ theo đúng qui định hiện hành.
Công việc 3: Thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án, giám sát chất lƣợng
và tiến độ công trình xây dựng đƣợc lãnh đạo phân công theo dõi.
Công việc 4: Theo dõi tập hợp đầy đủ các Hồ sơ đảm bảo công tác
thanh quyết toán công trình kịp thời, đúng qui định.
Công việc 5: Đảm bảo lƣu trữ Hồ sơ các công trình xây dựng cơ bản
theo đúng qui định.
2 Công việc tổ giải tỏa đền bù:
Công việc 1: Thực hiện các thủ tục về giải phóng mặt bằng, kê biên,
áp giá đền bù, lập Phƣơng án giải phóng mặt bằng các công trình xây
dựng trên địa bàn.
III Công việc hỗ trợ, phục vụ
1 Công việc Kế toán:
Công việc 1: Tuân thủ các yêu cầu nguyên tắc qui định về kế toán

67
Số Ghi chú
Tên công việc
TT (nếu có)
theo pháp luật hiện hành.
Công việc 2: Tham mƣu với Giám đốc và Công đoàn xây dựng quy
chế chi tiêu nội bộ hàng năm; Thực hiện các khoản thu, chi đúng quy
chế đã đƣợc phê duyệt; Thực hiện công khai tài chính theo quy định.
Công việc 3: Thiết lập, cập nhật đầy đủ các loại Hồ sơ sổ sách liên
quan đến công tác kế toán.
Công việc 4: Lập Báo cáo tài chính theo đúng quy định, chịu trách
nhiệm về tính chính xác, trung thực của số liệu Báo cáo.
Công việc 5: Chuẩn bị các số liệu phục vụ kiểm kê tài sản, ghi chép
các Biểu mẫu kiểm kê và tính toán xác định kết quả kiểm kê tài sản;
thực hiện công tác tự kiểm tra tài chính; phân tích, đánh gía tình hình
quản lý, sử dụng tài sản, kinh phí của đơn vị;
Công việc 6: Tập hợp Hồ sơ thanh quyết toán công trình và lƣu trữ
theo quy định.
2 Công việc Văn thư, thủ quỹ:
Công việc 1: Tiếp nhận, đăng ký, chuyển giao văn bản đi, đến theo
quy định của đơn vị; sắp xếp, lƣu trữ công văn, tài liệu, hồ sơ hợp lý
để tra tìm nhanh phục vụ nhu cầu khai thác;
Công việc 2: Nhận thông tin chỉ đạo và thực hiện các loại Báo cáo
qua mạng đối với cổng thông tin điện tử huyện Vĩnh Hƣng tỉnh long
An, kiểm tra thể thức văn bản và Báo cáo lại lãnh đạo trực tiếp về các
văn bản sai thể thức; quản lý và đóng dấu các văn bản đúng quy chế;
thực hiện nghiêm chỉnh công tác bảo mật của công tác văn thƣ;
Công việc 3: Thực hiện các loại Báo cáo thống kê theo quy định.
Công việc 4 (Thủ quỹ): Thông qua Kế toán thực hiện thu, chi tiền
mặt của Ban đúng quy định, lập và cập nhật đầy đủ các loại số sách
liên quan đến công tác thủ quỹ.
Phân nhóm công việc của Ban QLDA ĐTXD huyện Vĩnh Hƣng.
Trên cơ sở thống kê công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của đơn vị nêu trên, ngƣời đứng đầu đơn vị chỉ đạo, triển khai việc tổng hợp và
phân nhóm công việc nhƣ sau:
a. Các nhóm công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành:
- Xây dựng chƣơng trình công tác của đơn vị, tổ chức thực hiện kiểm tra giám sát
và đánh giá việc thực hiện chƣơng trình kế hoạch.
- Công tác cán bộ, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo bồi dƣỡng và quản lý cán bộ
viên chức.
- Công tác quản lý đầu tƣ và xây dựng.
- Công tác bồi thƣờng giải phóng mặt bằng
- Công tác ban hành quy chế, quy định, quản lý tài chính, tài sản.
b. Các nhóm công việc hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ:

68
- Tổ chức quản lý các dự án từ bƣớc chuẩn bị đầu tƣ, thực hiện đầu tƣ, kết thúc
đầu tƣ
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án; định kỳ báo cáo việc thực hiện dự án.
- Quản lý vận hành, khai thác sử dụng công trình hoàn thành.
- Quyết toán vốn đầu tƣ công trình.
- Thực hiện các thủ tục về giải phóng mặt bằng, kê biên, áp giá đền bù, lập
Phƣơng án giải phóng mặt bằng các công trình xây dựng trên địa bàn.
- Lƣu trữ hồ sơ công trình.
c. Các nhóm công việc hỗ trợ, phục vụ:
- Công việc kế toán
- Công việc văn thƣ lƣu trữ.
Qua phân tích, xác lập bảng phân nhóm công việc của đơn vị nhƣ sau:
Bảng 3.2PHÂN NHÓM CÔNG VIỆC

Số Nhóm công
Công việc
TT việc
I Nhóm công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành
Xây dựng chƣơng trình công tác của đơn vị, tổ chức thực hiện
kiểm tra giám sát và đánh giá việc thực hiện chƣơng trình, kế
hoạch.
Nhóm lãnh đạo
1 Công tác cán bộ, tuyển dụng sử dụng, đào tạo, bồi dƣỡng và
đơn vị
quản lý cán bộ viên chức.
Công tác quản lý đầu tƣ xây dựng, công tác giải toả đền bù.
Công tác ban hành quy chế, quy định quản lý tài chính tài sản.
II Nhóm công việc hoạt động nghề nghiệp
Công việc 1: Tổ chức quản lý các dự án từ bƣớc chuẩn bị đầu
tƣ, thực hiện đầu tƣ đến kết thúc đầu tƣ.
Công việc 2: Kiểm tra giám sát thực hiện các dự án, định kỳ báo
cáo kết quả thực hiện.
Tổ Kế hoạch – Công việc 3: Quản lý vận hành, khai thác sử dụng công trình
1 kỹ thuật và tổ hoàn thành.
giải toả đền bù Công việc 4: Quyết toán vốn đầu tƣ công trình.
Công việc 5: Lƣu trữ hồ sơ công trình.
Công việc 6: Thực hiện các thủ tục về giải phóng mặt bằng, kê
biên, áp giá đền bù, lập Phƣơng án giải phóng mặt bằng các
công trình xây dựng trên địa bàn.

69
Số Nhóm công
Công việc
TT việc
III Nhóm công việc hỗ trợ, phục vụ
Nhóm công việc
1 Công việc 1: Công việc kế toán.
Kế toán
Nhóm công việc
2 Công việc 1: Công việc Văn thƣ lƣu trữ.
Văn thƣ
Nhóm công việc Công việc 1: Thực hiện theo dõi thu, chi tiền mặt.
3 Thủ quỹ (kiêm
nhiệm)
3.3.2 Giải pháp xác định những yếu tố tác động đến hoạt động của Ban QLDA
ĐTXD huyện Vĩnh Hưng

Các yếu tố ảnh hƣởng dến việc xác định vị trí việc làm trong cơ quan, đơn vị,
gồm:
a. Chế độ làm việc:
- Đối với cán bộ lãnh đạo: Vừa làm việc công việc hành chính, vừa tham gia
công tác chuyên môn.
- Đối với chuyên viên: Ngày làm việc 40 giờ/1 tuần.Ngoài ra c n tham gia công
tác đột xuất khác khi có yêu cầu ngoài hiện trƣờng.
b. Phạm vi hoạt động: Quản lý Đầu tƣ xây dựng các dự án trên địa bàn đƣợc
UBND huyện giao và một số dự án khác do UBND các xã, thị trấn ký kết Hợp đồng
quản lý.
c. Tính đa dạng về lĩnh vực hoạt động: Liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh
vực nhƣ: Xây dựng dân dụng, giao thông, thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật .
d. Tính chất, đặc điểm của hoạt động nghề nghiệp: Thủ tục đầu tƣ phức tạp, công
tác giải tỏa đền bù ảnh hƣởng trực tiếp đến quyền lợi của ngƣời dân.
e. Mức độ hiện đại hóa công sở: Ứng dụng một phần công nghệ thông tin trong
hoạt động.
Qua phân tích, xác lập bảng các yếu tố tác động đến hoạt động của đơn vị nhƣ
sau:

70
Bảng 3.3CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG

Mức độ ảnh hƣởng


Số Ghi chú
Các yếu tố ảnh hƣởng
TT Trung (nếu có)
Cao Thấp
bình
Chế độ làm việc:
- Đối với cán bộ lãnh đạo: vừa làm
việc công việc hành chính, vừa tham
gia công tác chuyên môn.
1 x
- Đối với chuyên viên: Ngày làm việc
40 giờ/1 tuần. Ngoài ra còn tham gia
công tác đột xuất khác khi có yêu cầu
ngoài hiện trƣờng.
Phạm vi hoạt động: Quản lý Đầu tƣ
xây dựng các dự án trên địa bàn đƣợc
2 UBND huyện giao và một số dự án x
khác do UBND các xã, thị trấn ký kết
Hợp đồng quản lý.
Tính đa dạng về lĩnh vực hoạt động:
Liên quan đến nhiều ngành, nhiều
3 x
lĩnh vực (Xây dựng dân dụng, giao
thông, thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật .)
Tính chất, đặc điểm của hoạt động
nghề nghiệp: Thủ tục đầu tƣ xây
4 x
dựng và công tác giải tỏa đền bù rất
phức tạp.
Mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động:
5 Theo quy chế tổ chức, hoạt động x
đƣợc UBND huyện duyệt.
Mức độ hiện đại hóa công sở:
6 Ứng dụng một phần công nghệ thông x
tin trong hoạt động.
7 Các yếu tố khác (nếu có)
3.3.3 Thống kê, đánh giá thực trạng đội ngũ công chức, viên chức của Ban QLDA
ĐTXD huyện Vĩnh Hưng

1. Thống kê thực trạng về số lƣợng và chất lƣợng đội ngũ công chức, viên chức.
a) Tổng số cán bộ, công chức, viên chức hiện có: 16; trong đó:
- Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đƣợc đào tạo:
Trình độ Số lƣợng Tỷ lệ
Cử nhân/Kỹ sƣ 11 68,75%
Cao đẳng 0 0%
Trung cấp 5 31,25 %
Chƣa qua đào tạo 0 0%

71
- Về trình độ lý luận chính trị:
Trình độ Số lƣợng Tỷ lệ
Cao cấp, cử nhân 1 6,25 %
Trung cấp 6 37,5 %
Chƣa qua đào tạo 9 56,25 %

b) Về cơ cấu theo ngạch:


Trình độ Số lƣợng Tỷ lệ
Chuyên viên cao cấp và tƣơng đƣơng 0 0%
Chuyên viên chính và tƣơng đƣơng 1 6,25 %
Chuyên viên và tƣơng đƣơng 10 62,5 %
Cán sự và tƣơng đƣơng 5 31,25 %
Nhân viên 0 0%
2. Thống kê biên chế theo vị trí việc làm:
a) Số chỉ tiêu biên chế đƣợc giao năm 2016: 17 biên chế.
b) Số biên chế thực tế sử dụng: 16 biên chế.
Qua phân tích, xác lập bảng thống kê thực trạng và trình độ đội ngũ cán bộ của
đơn vị nhƣ sau:

72
Bảng 3.4THỐNG KÊ THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP

Ngày tháng Các Năm tuyển Ngạch TRÌNH ĐỘ CHUYÊN


năm sinh nhiệm dụng (Chức MÔN
Chức vụ danh Trình
Vào Trình Chứng chỉ,
Số vụ, đang Vào nghề độ
Họ và tên đơn Trình độ tin bồi dƣỡng
TT chức đảm cơ nghiệp) Chuyên ngoại
vị độ Hệ đào học ngiệp vụ
Nam Nữ danh nhận quan hiện ngành ngữ
hiện đang đang đào tạo
nhà đào tạo
nay làm giữ tạo
nƣớc
việc
Nguyễn Minh Trƣởng Trƣởng Tại QLDA, Đấu
1 1965 1985 2002 01.003 ĐH TC-KT A B
Châu ban ban chức thầu
Phó Phó QLDA, đấu
2 Lê Văn Minh 1965 1986 2002 01.003 ĐH QTKD Từ xa B A
ban ban thầu
Xây
Nguyễn Phó Phó Tại
3 1976 1999 2015 01.003 ĐH dựng dân Đấu thầu
Hoàng Em ban ban chức
dụng
Kế Kế
Kinh tế
4 Lê Thị Hƣởng 1970 toán toán 1994 2002 06.031 ĐH Từ xa A A Đấu thầu
luật
trƣởng trƣởng
Xây QLDA, Giám
Trƣơng Thái Chính
5 1969 CBKT CBKT 1994 2002 01.004 TC dựng dân B B sát, đấu thầu,
Trung quy
dụng TĐ giá
Xây QLDA, Giám
Trần Văn Chuyên
6 1976 CBKT CBKT 2003 2003 01.003 ĐH dựng dân A sát, đấu thầu,
Khang tu
dụng TĐ giá
Xây QLDA, Giám
Nguyễn Văn
7 1980 CBKT CBKT 2001 2003 01.003 ĐH dựng dân VLVH B A sát, đấu thầu,
Sự
dụng TĐ giá, ATLĐ

73
Ngày tháng Các Năm tuyển Ngạch TRÌNH ĐỘ CHUYÊN
năm sinh nhiệm dụng (Chức MÔN
Chức vụ danh Trình
Vào Trình Chứng chỉ,
Số vụ, đang Vào nghề độ
Họ và tên đơn Trình độ tin bồi dƣỡng
TT chức đảm cơ nghiệp) Chuyên ngoại
vị độ Hệ đào học ngiệp vụ
Nam Nữ danh nhận quan hiện ngành ngữ
hiện đang đang đào tạo
nhà đào tạo
nay làm giữ tạo
nƣớc
việc
Xây QLDA, Giám
Nguyễn Chính
8 1979 CBKT CBKT 2005 2005 01.004 TC dựng dân B B sát, đấu thầu,
Thanh Tuấn quy
dụng TĐ giá
Xây QLDA, Giám
Chính
9 Lê Minh Tuấn 1981 CBKT CBKT 2005 2005 01.004 TC dựng dân A A sát, đấu thầu,
quy
dụng TĐ giá
XD cầu QLDA, Giám
10 Lê Tài Lộc 1981 CBKT CBKT 2011 2011 01.003 ĐH VLVH A B
đƣờng sát, đấu thầu
Ngô Anh Cầu Chính Giám sát, đấu
11 1985 CBKT CBKT 2013 2013 01.003 ĐH B A
Tuấn Đƣờng quy thầu
Xây
Nguyễn Văn Chính Giám sát, đấu
12 1988 CBKT CBKT 2015 2015 01.003 ĐH dựng dân B B
Truyền quy thầu
dụng
Nguyễn Quản lý Chính
13 1984 CBKK CBKK 2007 2007 01.004 TC A Định giá đất
Thành Thái đất đai quy
Nguyễn Hữu Chính
14 1987 CBKK CBKK 2012 2012 01.003 ĐH QTKD B B
Cần quy
Nguyễn Thị Kế Kế Tại
15 1984 2003 2003 01.003 ĐH Kế toán B A Đấu thầu
Minh Thanh toán toán chức

74
Ngày tháng Các Năm tuyển Ngạch TRÌNH ĐỘ CHUYÊN
năm sinh nhiệm dụng (Chức MÔN
Chức vụ danh Trình
Vào Trình Chứng chỉ,
Số vụ, đang Vào nghề độ
Họ và tên đơn Trình độ tin bồi dƣỡng
TT chức đảm cơ nghiệp) Chuyên ngoại
vị độ Hệ đào học ngiệp vụ
Nam Nữ danh nhận quan hiện ngành ngữ
hiện đang đang đào tạo
nhà đào tạo
nay làm giữ tạo
nƣớc
việc
Nguyễn Thị Văn Văn Chính Văn thƣ, lƣu
16 1985 2006 2006 01.004 TC Tin học TC
Sáng Thƣ Thƣ quy trữ
Ghi chú:
Cột 6: Sau khi đề án vị trí việc làm đƣợc phê duyệt thì thay “nhiệm vụ đang đảm nhận” bằng “vị trí việc làm đang đảm nhận”
Cột 9: Sau khi cơ quan có thẩm quyền ban hành chức danh nghề nghiệp thì ghi theo chức danh nghề nghiệp.

75
3.3.4 Giải pháp đề xuất khung vị trí làm việc cần thiết

a. Vị trí việc làm gắn với công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành; bao gồm:
- 1 Giám đốc Ban.
- 2 Phó Giám đốc Ban.
b. Vị trí việc làm gắn với công việc hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ (công việc
thực thi, thừa hành thuộc về chuyên ngành, lĩnh vực hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ
của cơ quan, tổ chức, đơn vị).
- 4 Chuyên viên quản lý đầu tƣ các công trình xây dựng.
- 3 chuyên viên quản lý đầu tƣ công trình giao thông.
- 1 chuyên viên quản đầu tƣ công trình thủy lợi, điện, cấp thoát nƣớc.
- 2 chuyên viên phụ trách đền bù, giải phóng mặt bằng.
c) Vị trí việc làm gắn với công việc hỗ trợ phục vụ:
- 1 Kế toán trƣởng, phụ trách chung công việc kế toán.
- 1 kế viên phụ trách tổ giải toả - đền bù.
- 1 Kế toán viên phụ trách Tổ kỹ thuật.
- 1 Nhân viên văn thƣ kiêm thủ quỹ.
Qua phân tích, xác lập bảng danh mục vị trí việc làm của đơn vị nhƣ sau:
Bảng 3.5DANH MỤC VỊ TRÍ VIỆC LÀM CỦA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG
LẬP
Hạng của Xác định số
Chức danh Chức danh
chức lƣợng
Số DANH MỤC VỊ TRÍ lãnh đạo, nghề
danh ngƣời làm
TT VIỆC LÀM quản lý nghiệp
nghề việc cần
(nếu có) tƣơng ứng
nghiệp thiết
I Tên vị trí việc làm gắn với công việc lãnh đạo, quản lý điều hành
Vị trí cấp trƣởng đơn vị sự Giám đốc Cử nhân
1 01
nghiệp công lập Ban kinh tế
Cử nhân
Vị trí cấp phó của ngƣời đứng Phó giám
2 kinh tế, kỹ 02
đầu đơn vị sự nghiệp công lập đốc Ban
sƣ xây dựng
Vị trí việc làm gắn với công
II
việc hoạt động nghề nghiệp
Kỹ sƣ xây
dựng, kỹ sƣ
cầu đƣờng,
Vị trí việc làm tổ Kế hoạch - Kỹ
1 trung cấp 08
thuật
chuyên
nghiệp
ngành xây

76
Hạng của Xác định số
Chức danh Chức danh
chức lƣợng
Số DANH MỤC VỊ TRÍ lãnh đạo, nghề
danh ngƣời làm
TT VIỆC LÀM quản lý nghiệp
nghề việc cần
(nếu có) tƣơng ứng
nghiệp thiết
dựng
Cử nhân
kinh tế,
2 Vị trí việc làm tổ giải tỏa đền bù trung cấp 02
quản lý đất
đai
III Vị trí việc làm gắn với công việc hỗ trợ, phục vụ
Kế toán Cử nhân
1 Vị trí việc làm tổ kế toán 01
trƣởng kinh tế
Cử nhân
Kế toán viên 02
kinh tế
Trung cấp
2 Vị trí việc làm Văn thƣ 01
tin học
Vị trí việc làm Thủ quỹ (Kiêm
3
nhiệm)
3.3.5 Giải pháp đề xuất công việc của từng vị trí làm việc

a. Công việc của giám đốc.


- Phụ trách chung và chịu trách nhiệm trƣớc Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện về
công tác quản lý đầu tƣ và xây dựng đƣợc giao trên phạm vi toàn huyện.
- Chỉ đạo công tác tổ chức và cán bộ; công tác Kế hoạch - Tài chính, công tác thi
đua, khen thƣởng, công tác kiểm tra nội bộ.
- Trực tiếp lãnh đạo công tác điều hành Quản lý dự án.
b. Công việc của Phó Giám đốc.
- 1 Phó giám đốc Trực tiếp phụ trách Tổ giải tỏa đền bù: Kê biên, áp giá lập
phƣơng án bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng, trình UBND huyện phê duyệt.
- 1 Phó giám đốc trực tiếp phụ trách Tổ kỹ thuật: Triển khai thực hiện đầu tƣ các
dự án từ khâu chuẩn bị đầu tƣ, thực hiện đầu từ đến kết thúc đầu tƣ.
c. Công việc của chuyên viên thuộc tổ Kỹ thuật.
- Theo dõi danh mục và kế hoạch vốn đã ghi, chủ động triển khai hoàn tất các nội
dung trong các bƣớc: Chuẩn bị đầu tƣ, thực hiện đầu tƣ và kết thúc đầu tƣ; Báo cáo về
tình hình thực hiện kế hoạch vốn, tiến độ thực hiện công trình đúng theo quy định và kịp
thời
- Triển khai lập Hồ sơ đầu tƣ các công trình từ giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ sang đầu
tƣ theo đúng qui định hiện hành.
- Thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án, giám sát chất lƣợng và tiến độ công trình xây
dựng đƣợc lãnh đạo phân công theo dõi.

77
- Theo dõi tập hợp đầy đủ các Hồ sơ đảm bảo công tác thanh quyết toán công trình
kịp thời, đúng qui định.
- Đảm bảo lƣu trữ Hồ sơ các công trình xây dựng cơ bản theo đúng qui định.
d. Công việc của chuyên viên thuộc tổ giải tỏa đền bù: Thực hiện các thủ tục về
giải phóng mặt bằng, kê biên, áp giá đền bù, lập Phƣơng án giải phóng mặt bằng các
công trình xây dựng trên địa bàn.
e. Công việc của chuyên viên thuộc tổ Kế toán – Văn ph ng.
- Công việc kế toán
+ Tuân thủ các yêu cầu nguyên tắc qui định về kế toán theo pháp luật hiện hành.
Tham mƣu với Giám đốc ban và Công đoàn xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ hàng năm;
Thực hiện các khoản thu, chi đúng quy chế đã đƣợc phê duyệt; Thực hiện công khai tài
chính theo quy định.
+ Thiết lập, cập nhật đầy đủ các loại Hồ sơ sổ sách liên quan đến công tác kế toán.
Lập Báo cáo tài chính theo đúng quy định, chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực
của số liệu Báo cáo.
+ Chuẩn bị các số liệu phục vụ kiểm kê tài sản, ghi chép các Biểu mẫu kiểm kê và
tính toán xác định kết quả kiểm kê tài sản; thực hiện công tác tự kiểm tra tài chính; phân
tích, đánh gía tình hình quản lý, sử dụng tài sản, kinh phí của đơn vị;
+ Tập hợp Hồ sơ thanh quyết toán công trình và lƣu trữ theo quy định.
- Công việc Văn thƣ – Thủ quỹ
+ Tiếp nhận, đăng ký, chuyển giao văn bản đi, đến theo quy định của đơn vị; sắp
xếp, lƣu trữ công văn, tài liệu, hồ sơ hợp lý để tra tìm nhanh phục vụ nhu cầu khai thác;
+ Nhận thông tin chỉ đạo và thực hiện các loại Báo cáo qua mạng đối với cổng
thông tin điện tử huyện Vĩnh Hƣng tỉnh long An, kiểm tra thể thức văn bản và Báo cáo
lại lãnh đạo trực tiếp về các văn bản sai thể thức; quản lý và đóng dấu các văn bản đúng
quy chế; thực hiện nghiêm chỉnh công tác bảo mật của công tác văn thƣ; thực hiện các
loại Báo cáo thống kê theo quy định.
+ Thông qua Kế toán thực hiện thu, chi tiền mặt của Ban đúng quy định, lập và cập
nhật đầy đủ các loại số sách liên quan.
Quan phân tích, xác lập bảng mô tả công việc cá vị trí việc làm của đơn vị nhƣ sau:
Bảng 3.6BẢNG MÔ TẢ CÔNG VIỆC CỦA VỊ TRÍ VIỆC LÀM

Công việc chính phải thực


Vị trí việc làm Sản phẩm đầu ra
hiện
Số Tên vị trí Số Tên sản phẩm Kết quả thực hiện
Tên công việc
TT việc làm TT đầu ra trong năm
I Tên vị trí việc làm gắn với công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành
1 Vị trí cấp 1.1 Phụ trách chung Quản lý điều hành Hoàn thành nhiệm vụ

78
Công việc chính phải thực
Vị trí việc làm Sản phẩm đầu ra
hiện
Số Tên vị trí Số Tên sản phẩm Kết quả thực hiện
Tên công việc
TT việc làm TT đầu ra trong năm
trƣởng đơn vị nhiệm vụ các bộ đƣợc giao.
sự nghiệp phận
công lập. Đảm bảo việc phân
1.2 Phụ trách tổ chức Cơ cấu tổ chức công vị trí việc làm
đạt hiệu quả.
Phụ trách công tác Chất lƣợng và tiến Đạt yêu cầu chất
1.3 điều hành Quản lý dự độ các công trình lƣợng theo quy định
án và tiến độ đề ra.
Công tác thu chi Đạt và vƣợt dự toán
1.4 Phụ trách tài chính
tài chính thu chi hàng năm.
100% CBCNVC hoàn
Phụ trách thi đua, Bình xét thi đua
1.5 thành tốt nhiệm vụ
khen thƣởng hàng năm
đƣợc giao.
Đánh giá chất 100% CBCNVC hoàn
Phụ trách kiểm tra lƣợng đội ngũ thành tốt nhiệm vụ
1.6
nội bộ công nhân viên đƣợc giao.
chức hàng năm
Thực hiện điều
hành các thủ tục
về giải phóng mặt
Phụ trách chuyên bằng, kê biên, áp
Hoàn thành nhiệm vụ
2.1 môn (tổ giải tỏa đền giá đền bù, lập
đƣợc giao.
bù) Phƣơng án giải
Vị trí cấp phó phóng mặt bằng
của ngƣời các công trình xây
2 đứng đầu đơn dựng trên địa bàn.
vị sự nghiệp Điều hành triển
công lập khai lập Hồ sơ và
quản lý dự án,
Phụ trách tổ Kế theo dõi tiến độ và Hoàn thành nhiệm vụ
2.2
hoạch – Kỹ thuật chất lƣợng tất cả đƣợc giao.
các công trình xây
dựng cơ bản đƣợc
phân công.
II Tên vị trí việc làm gắn với công việc hoạt động nghề nghiệp
Theo dõi danh mục
và kế hoạch vốn đã
ghi, chủ động triển
khai hoàn tất các nội
dung trong các bƣớc:
Đạt yêu cầu theo kế
Chuẩn bị đầu tƣ, thực Đảm bảo thanh,
Vị trí tổ Kế hoạch vốn hàng năm
1.1 hiện đầu tƣ và kết quyết toán đúng
1 hoạch - kỹ và tiến độ giải ngân
thúc đầu tƣ; Báo cáo thời hạn và tiến độ
thuật luôn đảm bảo.
về tình hình thực hiện
kế hoạch vốn, tiến độ
thực hiện công trình
đúng theo quy định
và kịp thời
1.2 Triển khai lập Hồ sơ Triển khai lập hồ Luôn đảm bảo triển

79
Công việc chính phải thực
Vị trí việc làm Sản phẩm đầu ra
hiện
Số Tên vị trí Số Tên sản phẩm Kết quả thực hiện
Tên công việc
TT việc làm TT đầu ra trong năm
đầu tƣ các công trình sơ đầu tƣ đúng khai đúng quy trình.
từ giai đoạn chuẩn bị theo trình tự xây
đầu tƣ sang đầu tƣ dựng cơ bản
theo đúng qui định
hiện hành.
Thực hiện nhiệm vụ Hoàn thành công
quản lý dự án, giám trình đúng tiến độ
sát chất lƣợng và tiến và chất lƣợng Luôn đảm bảo chất
1.3
độ công trình xây lƣợng và tiến độ đề ra.
dựng đƣợc lãnh đạo
phân công theo dõi.
Theo dõi tập hợp đầy Đảm bảo hồ sơ
đủ các Hồ sơ đảm công trình đầy đủ
bảo công tác thanh và đúng qui định Hoàn thành tốt nhiệm
1.4
quyết toán công trình vụ đƣợc giao.
kịp thời, đúng qui
định.
Đảm bảo lƣu trữ Hồ Lƣu trữ Hồ sơ đầy
sơ các công trình xây đủ, thời gian lƣu Hoàn thành tốt nhiệm
1.5
dựng cơ bản theo trữ đúng quy định vụ đƣợc giao.
đúng qui định.
Thực hiện các thủ
tục về giải phóng
mặt bằng, kê biên,
Công tác giải tỏa đền áp giá đền bù, lập
Vị trí tổ giải 2.1 Hoàn thành tốt nhiệm
2 bù Phƣơng án giải
tỏa đền bù vụ đƣợc giao.
phóng mặt bằng
các công trình xây
dựng trên địa bàn.
III Tên vị trí việc làm gắn với công việc hỗ trợ, phục vụ
Tuân thủ các yêu cầu
nguyên tắc qui định Đảm bảo đúng Hoàn thành tốt nhiệm
1.1
về kế toán theo pháp nguyên tắc vụ đƣợc giao.
luật hiện hành.
Tham mƣu với Giám
đốc ban và Công
đoàn xây dựng quy
chế chi tiêu nội bộ
Vị trí việc hàng năm; Thực hiện Quy chế chi tiêu
1 Đảm bảo theo quy chế
làm kế toán 1.2 các khoản thu, chi nội bộ, báo cáo tài
đã xây dựng.
đúng quy chế đã chính
đƣợc phê duyệt;
Thực hiện công khai
tài chính theo quy
định.
Thiết lập, cập nhật Đảm bảo các loại
Hoàn thành tốt nhiệm
1.3 đầy đủ các loại Hồ sơ hồ sơ sổ sách
vụ đƣợc giao.
sổ sách liên quan đến đúng theo quy

80
Công việc chính phải thực
Vị trí việc làm Sản phẩm đầu ra
hiện
Số Tên vị trí Số Tên sản phẩm Kết quả thực hiện
Tên công việc
TT việc làm TT đầu ra trong năm
công tác kế toán. định
Lập Báo cáo tài chính
theo đúng quy định,
chịu trách nhiệm về Đúng thời gian quy
1.4 Báo cáo tài chính
tính chính xác, trung định.
thực của số liệu Báo
cáo.
Chuẩn bị các số liệu Định kỳ kiểm tra
phục vụ kiểm kê tài tài sản và cơ sở
sản, ghi chép các vật chất
Biểu mẫu kiểm kê và
tính toán xác định kết
quả kiểm kê tài sản; Đúng thời gian quy
1.5
thực hiện công tác tự định.
kiểm tra tài chính;
phân tích, đánh gía
tình hình quản lý, sử
dụng tài sản, kinh phí
của đơn vị;
Tập hợp Hồ sơ thanh Lƣu trữ Hồ sơ
quyết toán công trình quyết toán các
1.6 Đúng quy định.
và lƣu trữ theo quy công trình
định.
Tiếp nhận, đăng ký, Lƣu trữ tất cả hồ
chuyển giao văn bản sơ sổ sách, phát
đi, đến theo quy định hành các loại văn
của đơn vị; sắp xếp, bản Hoàn thành tốt nhiệm
2.1
lƣu trữ công văn, tài vụ đƣợc giao.
liệu, hồ sơ hợp lý để
tra tìm nhanh phục vụ
nhu cầu khai thác;
Nhận thông tin chỉ Lập Báo cáo qua
đạo và thực hiện các mạng, phát hành
loại Báo cáo qua văn bản đúng quy
mạng đối với cổng định
Vị trí việc thông tin điện tử
2
làm Văn thƣ huyện Vĩnh Hƣng
tỉnh long An, kiểm
tra thể thức văn bản
Hoàn thành tốt nhiệm
2.2 và Báo cáo lại lãnh
vụ đƣợc giao.
đạo trực tiếp về các
văn bản sai thể thức;
quản lý và đóng dấu
các văn bản đúng quy
chế; thực hiện
nghiêm chỉnh công
tác bảo mật của công
tác văn thƣ;
2.3 Thực hiện các loại Báo cáo thống kê Đúng thời gian quy

81
Công việc chính phải thực
Vị trí việc làm Sản phẩm đầu ra
hiện
Số Tên vị trí Số Tên sản phẩm Kết quả thực hiện
Tên công việc
TT việc làm TT đầu ra trong năm
Báo cáo thống kê định kỳ định.
theo quy định.
Thông qua Kế toán Sổ sách thu, chi
thực hiện thu, chi tiền đúng quy định
mặt của Ban đúng
Công việc thủ Hoàn thành nhiệm vụ
3 3.1 quy định, lập và cập
quỹ đƣợc giao.
nhật đầy đủ các loại
số sách liên quan đến
công tác thủ quỹ.
3.3.6 Giải pháp đề xuất khung năng lực của từng vị trí

a. Giám đốc.
- Nắm vững chủ trƣơng, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc về lĩnh
vực chuyên môn, chuyên ngành đƣợc giao quản lý ;
- Nắm vững các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực chuyên môn, chuyên
ngành đƣợc giao và các văn bản pháp quy do Trung ƣơng và địa phƣơng ban hành.
- Có kinh nghiệm tổ chức, quản lý, điều hành dự án.
- Yêu cầu trình độ:
+ Chuyên môn: Đại học chuyên ngành Xây dựng trở lên hoặc trình độ đại học
tƣơng đƣơng đã từng làm giám đốc quản lý dự án 01 dự án nhóm B và 02 dự án nhóm C.
+ Quản lý hành chính: Chuyên viên chính trở lên.
+ Nghiệp vụ: Kỹ sƣ, cử nhân trở lên.
+ Chính trị: Đạt trình độ lí luận chính trị từ trung cấp trở lên.
+ Chứng chỉ tin học đạt trình độ A trở lên.
+ Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ A trở lên.
- Yêu cầu khác: Có năng lực điều hành; khả năng quy tụ, đoàn kết, tổ chức để cán
bộ, viên chức trong đơn vị thực hiện và phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan thực
hiện hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao...
b. Phó giám đốc (phụ trách Tổ giải toả đền bù).
- Nắm vững chủ trƣơng, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc về lĩnh
vực chuyên môn, chuyên ngành đƣợc giao quản lý ;
- Nắm vững các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực chuyên môn, chuyên
ngành đƣợc giao và các văn bản pháp quy do Trung ƣơng và địa phƣơng ban hành.
- Hiểu biết sâu về nghiệp vụ giải toả đền bù, có kinh nghiệm về tổ chức, quản lý,
điều hành công tác giải toả, đền bù.

82
- Yêu cầu trình độ:
+ Chuyên môn: Đại học trở lên.
+ Nghiệp vụ: Cử nhân QTKD.
+ Quản lý hành chính: Chuyên viên trở lên.
+ Chính trị: Đạt trình độ lí luận chính trị từ trung cấp trở lên.
+ Chứng chỉ tin học đạt trình độ A trở lên.
+ Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ A trở lên.
c. Phó giám đốc (phụ trách Tổ Kế hoạch – Kỹ thuật).
- Nắm vững chủ trƣơng, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc về lĩnh
vực chuyên môn, chuyên ngành đƣợc giao quản lý;
- Nắm vững các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực chuyên môn, chuyên
ngành đƣợc giao và các văn bản pháp quy do Trung ƣơng và địa phƣơng ban hành.
- Hiểu biết sâu về nghiệp vụ đầu tƣ xây dựng, có kinh nghiệm về tổ chức, quản lý,
điều hành công tác đầu tƣ và xây dựng.
- Yêu cầu trình độ:
+ Chuyên môn: Đại học trở lên.
+ Nghiệp vụ: Kỹ sƣ xây dựng.
+ Quản lý hành chính: Chuyên viên trở lên.
+ Chính trị: Đạt trình độ lí luận chính trị từ trung cấp trở lên.
+ Chứng chỉ tin học đạt trình độ A trở lên.
+ Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ A trở lên.
d. Chuyên viên tổ Kế hoạch - Kỹ thuật.
- Nắm đƣợc chủ trƣơng, chính sách của ngành, của đơn vị về lĩnh vực nghiệp vụ
xây dựng; có khả năng tổ chức điều hành công tác quản lý tiến độ và chất lƣợng công
trính xây dựng;
- Nắm rõ, hiểu rõ quy trình đầu tƣ và quản lý chất lƣợng công trình.
- Năng lực vận hành công trình từ giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ sang đầu tƣ và kết thúc
đầu tƣ.
- Năng lực chuyên ngành xây dựng tốt;
- Năng lực phát triển nghề nghiệp tốt.
- Yêu cầu trình độ:
+ Chuyên môn: Đại học trở lên.

83
+ Nghiệp vụ: Kỹ sƣ xây dựng (xây dựng dân dụng-công nghiệp; xây dựng cầu
đƣờng; thủy lợi; Hạ tầng kỹ thuật ).
+ Chính trị: Đạt trình độ lí luận chính trị từ sơ cấp trở lên.
+ Chứng chỉ tin học đạt trình độ A trở lên.
+ Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ A trở lên.
e. Chuyên viên tổ giải toả đền bù.
- Nắm đƣợc chủ trƣơng, chính sách của ngành, của đơn vị về lĩnh vực nghiệp vụ;
có khả năng tổ chức điều hành công tác giải toả đền bù giải phóng mặt bằng;
- Năng lực giao tiếp tốt.
- Năng lực phát triển nghề nghiệp tốt.
- Yêu cầu trình độ:
+ Chuyên môn: Đại học trở lên.
+ Nghiệp vụ: Kỹ sƣ xây dựng (xây dựng dân dụng-công nghiệp; xây dựng cầu
đƣờng; thủy lợi; Hạ tầng kỹ thuật ).
+ Chính trị: Đạt trình độ lí luận chính trị từ sơ cấp trở lên.
+ Chứng chỉ tin học đạt trình độ A trở lên.
+ Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ A trở lên.
f. Chuyên viên Tổ Kế toán - Văn ph ng.
- Chuyên viên kế toán
+ Nắm đƣợc chủ trƣơng, chính sách của ngành, của đơn vị về lĩnh vực nghiệp vụ
kế toán; có khả năng tổ chức điều hành công tác kế toán ở đơn vị; nắm đƣợc các chế độ,
quy định kế toán ngành, các quy định cụ thể về hình thức và phƣơng pháp kế toán áp
dụng trong đơn vị;
+ Hiểu rõ và tuân thủ các quy định pháp luật về kế toán, nguyên lý kế toán, các chế
độ tài chính, thống kê các chuẩn mực kế toán và thông tin kinh tế có liên quan;
+ Nắm đƣợc những nguyên tắc cơ bản về quy trình nghiệp vụ, am hiểu về tình hình
kinh tế, tài chính xung quanh hoạt động của ngành;
+ Có khả năng tiếp thu, nắm bắt các kỹ năng cần thiết nhƣ kỹ năng sử dụng máy
tính, các công cụ hỗ trợ, phần mềm kế toán, chứng từ điện tử.
+ Nắm đƣợc cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị; hiểu các quy chế của
đơn vị về công tác văn thƣ; nắm vững các quy chế bảo mật có liên quan đến công tác văn
thƣ;
+ Nắm vững thể lệ gởi, nhận công văn, điện tín theo địa chỉ;
+ Thông thạo đánh máy vi tính và sử dụng các phƣơng tiện sao in tài liệu;

84
+ Giao tiếp văn minh, lịch sự.
+ Thông qua Kế toán thực hiện thu, chi tiền mặt của Ban đúng quy định, lập và cập
nhật đầy đủ các loại số sách liên quan đến công tác thủ quỹ.
- Yêu cầu trình độ:
+ Chuyên môn: Đại học trở lên.
+ Nghiệp vụ: Cử nhân kinh tế hoặc tƣơng đƣơng
+ Chính trị: Đạt trình độ lí luận chính trị từ sơ cấp trở lên.
+ Chứng chỉ tin học đạt trình độ A trở lên.
+ Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ A trở lên.
+ Chuyên viên Văn thƣ – Thủ quỹ.
Qua phân tích, xác lập bảng khung yêu cầu năng lực từng vị trí việc làm của đơn vị
nhƣ sau:
Bảng 3.7KHUNG NĂNG LỰC CỦA VỊ TRÍ VIỆC LÀM

Yêu cầu về trình độ chuyên môn,


TT Năng lực, kỹ năng
nghiệp vụ
I Vị trí lãnh đạo, quản lý, điều hành
- Chuyên môn: Đại học chuyên
ngành Xây dựng trở lên hoặc trình
- Nắm vững chủ trƣơng, chính sách của
độ đại học tƣơng đƣơng đã từng làm
Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc về lĩnh vực
giám đốc quản lý dự án 01 dự án
chuyên môn, chuyên ngành đƣợc giao quản
nhóm B và 02 dự án nhóm C.
lý;
Vị trí - Quản lý hành chính: Chuyên viên
- Nắm vững các văn bản quy phạm pháp luật
Giám chính trở lên.
về lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành đƣợc
đốc - Nghiệp vụ: Kỹ sƣ, cử nhân trở lên.
giao và các văn bản pháp quy do Trung ƣơng
Ban - Chính trị: Đạt trình độ lí luận chính
và địa phƣơng ban hành.
trị từ trung cấp trở lên.
- Có kinh nghiệm tổ chức, quản lý, điều hành
- Chứng chỉ tin học đạt trình độ A
dự án.
trở lên.
- Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ
A trở lên.
- Nắm vững chủ trƣơng, chính sách của - Chuyên môn: Đại học trở lên.
Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc về lĩnh vực - Nghiệp vụ: Cử nhân QTKD.
Vị trí
chuyên môn, chuyên ngành đƣợc giao quản - Quản lý hành chính: Chuyên viên
Phó
lý ; trở lên.
Giám
- Nắm vững các văn bản quy phạm pháp luật - Chính trị: Đạt trình độ lí luận chính
đốc
về lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành đƣợc trị từ trung cấp trở lên.
Ban
giao và các văn bản pháp quy do Trung ƣơng - Chứng chỉ tin học đạt trình độ A
(tổ giải
và địa phƣơng ban hành. trở lên.
tỏa đền
- Hiểu biết sâu về nghiệp vụ giải toả đền bù, - Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ
bù)
có kinh nghiệm về tổ chức, quản lý, điều A trở lên.
hành công tác giải toả, đền bù.
Vị trí - Nắm vững chủ trƣơng, chính sách của - Chuyên môn: Đại học chuyên
Phó Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc về lĩnh vực ngành Xây dựng trở lên.
Giám chuyên môn, chuyên ngành đƣợc giao quản - Nghiệp vụ: Kỹ sƣ xây dựng.

85
Yêu cầu về trình độ chuyên môn,
TT Năng lực, kỹ năng
nghiệp vụ
đốc lý; - Quản lý hành chính: Chuyên viên
Ban - Nắm vững các văn bản quy phạm pháp luật trở lên.
(tổ Kế về lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành đƣợc - Chính trị: Đạt trình độ lí luận chính
hoạch giao và các văn bản pháp quy do Trung ƣơng trị từ trung cấp trở lên.
– Kỹ và địa phƣơng ban hành. - Chứng chỉ tin học đạt trình độ A
thuật) - Hiểu biết sâu về nghiệp vụ đầu tƣ xây trở lên.
dựng, có kinh nghiệm về tổ chức, quản lý, - Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ
điều hành công tác đầu tƣ và xây dựng. A trở lên.
II Vị trí việc làm hoạt động nghề nghiệp
- Nắm đƣợc chủ trƣơng, chính sách của - Chuyên môn: Đại học chuyên
ngành, của đơn vị về lĩnh vực nghiệp vụ xây ngành Xây dựng trở lên.
dựng; có khả năng tổ chức điều hành công - Nghiệp vụ: Kỹ sƣ xây dựng (xây
Vị trí
tác quản lý tiến độ và chất lƣợng công trính dựng dân dụng-công nghiệp; xây
việc
xây dựng; dựng cầu đƣờng; thủy lợi; Hạ tầng
làm tổ
- Nắm rõ, hiểu rõ quy trình đầu tƣ và quản lý kỹ thuật ).
Kế
chất lƣợng công trình. - Chính trị: Đạt trình độ lí luận chính
hoạch
- Năng lực vận hành công trình từ giai đoạn trị từ sơ cấp trở lên.
– Kỹ
chuẩn bị đầu tƣ sang đầu tƣ và kết thúc đầu - Chứng chỉ tin học đạt trình độ A
thuật
tƣ. trở lên.
- Năng lực chuyên ngành xây dựng tốt; - Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ
- Năng lực phát triển nghề nghiệp tốt. A trở lên.
- Chuyên môn: Đại học trở lên.
- Nắm đƣợc chủ trƣơng, chính sách của - Nghiệp vụ: Cử nhân xây dựng hoặc
Vị trí
ngành, của đơn vị về lĩnh vực nghiệp vụ; có tƣơng đƣơng
việc
khả năng tổ chức điều hành công tác giải toả - Chính trị: Đạt trình độ lí luận chính
làm tổ
đền bù giải phóng mặt bằng. trị từ sơ cấp trở lên.
giải
- Năng lực giao tiếp tốt. - Chứng chỉ tin học đạt trình độ A
tỏa đền
- Năng lực phát triển nghề nghiệp tốt. trở lên.

- Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ
A trở lên.
III Vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ
- Nắm đƣợc chủ trƣơng, chính sách của - Chuyên môn: Đại học trở lên.
ngành, của đơn vị về lĩnh vực nghiệp vụ kế - Nghiệp vụ: Cử nhân kinh tế hoặc
toán; có khả năng tổ chức điều hành công tác tƣơng đƣơng
kế toán ở đơn vị; nắm đƣợc các chế độ, quy - Chính trị: Đạt trình độ lí luận chính
định kế toán ngành, các quy định cụ thể về trị từ sơ cấp trở lên.
hình thức và phƣơng pháp kế toán áp dụng - Chứng chỉ tin học đạt trình độ A
trong đơn vị; trở lên.
Vị trí - Hiểu rõ và tuân thủ các quy định pháp luật - Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ
việc về kế toán, nguyên lý kế toán, các chế độ tài A trở lên.
làm Kế chính, thống kê các chuẩn mực kế toán và
toán thông tin kinh tế có liên quan;
- Nắm đƣợc những nguyên tắc cơ bản về quy
trình nghiệp vụ, am hiểu về tình hình kinh tế,
tài chính xung quanh hoạt động của ngành;
- Có khả năng tiếp thu, nắm bắt các kỹ năng
cần thiết nhƣ kỹ năng sử dụng máy tính, các
công cụ hỗ trợ, phần mềm kế toán, chứng từ
điện tử.

86
Yêu cầu về trình độ chuyên môn,
TT Năng lực, kỹ năng
nghiệp vụ
- Nắm đƣợc cơ cấu tổ chức, chức năng, - Chuyên môn: Trình độ Trung cấp
nhiệm vụ của đơn vị; hiểu các quy chế của chuyên ngành văn thƣ hoặc Tin học
đơn vị về công tác văn thƣ; nắm vững các trở lên.
Vị trí
quy chế bảo mật có liên quan đến công tác - Chứng chỉ tin học đạt trình độ A
việc
văn thƣ; trở lên.
làm
- Nắm vững thể lệ gởi, nhận công văn, điện - Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ
văn
tín theo địa chỉ; A trở lên.
thƣ
- Thông thạo đánh máy vi tính và sử dụng
các phƣơng tiện sao in tài liệu;
- Giao tiếp văn minh, lịch sự.
- Chuyên môn: Trình độ Trung cấp
Vị trí
- Thông qua Kế toán thực hiện thu, chi tiền trở lên.
việc
mặt của Ban đúng quy định, lập và cập nhật - Chứng chỉ tin học đạt trình độ A
làm
đầy đủ các loại số sách liên quan đến công trở lên.
thủ
tác thủ quỹ. - Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ
quỹ
A trở lên.
3.4 Phân tích định hƣớng vận dụng các giải pháp

Luật Xây dựng năm 2014 xác định rõ nhiệm vụ QLCL trong đầu tƣ xây dựng
thông qua việc phân công, phân cấp. Qua đó, tăng cƣờng vai tr trách nhiệm của các cơ
quan quản lý chuyên ngành, đặc biệt là việc kiểm soát và QLCL ở tất cả các khâu của
quá trình ĐTXD, thông qua việc thẩm định dự án, thẩm định thiết kế và dự toán, năng
lực và sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng; đổi mới mô hình QLDA ĐTXD
theo hƣớng chuyên nghiệp đảm bảo mục tiêu tập trung QLDA chuyên nghiệp, nâng cao
năng lực và vai tr của mình, huy động tốt nguồn lực đầu tƣ, đồng thời đi đôi với việc
thành lập các Ban QLDA xây dựng chuyên nghiệp, quản lý vốn ODA phải quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể trên cơ sở thành lập các Ban QLDA chuyên
nghiệp, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành quyết định phân công, phân cấp ủy
quyền cụ thể cho các Sở có xây dựng chuyên ngành để quản lý hoạt động của các Ban
QLDA theo ngành: Sở xây dựng, Sở Nông nghiệp và PTNN, Sở giao thông vận tải.
Ngoài ra, đánh giá chất lƣợng CTXD là một trong 03 chỉ tiêu quan trọng của dự
án đầu tƣ (chất lƣợng; chi phí đầu tƣ; thời gian thực hiện). Nhằm mang lại mục tiêu,
hiệu quả của quá trình ĐTXD một dự án.Việc nghiên cứu đồng thời định hƣớng vận
dụng nhằm loại bỏ các yếu kém, nâng cao hiệu quả từng nội dung công việctrong công
tác QLCL công trình xây dựng tại Ban QLDA hiện hữu.Tăng cƣờng các chức năng của
Ban QLDA ĐTXD chuyên nghiệp nhƣ sau:
(1) Thực hiện vai tr làm Chủ đầu tƣ dự án khi đƣợc cơ quan thẩm quyền giao;
(2) Quản lý điều hành dự án ĐTXD;
(3)Lập kế hoạch để xác định đuợc mục tiêu, công việc, chuẩn bị vốn hoặc vận
động vốn các nguồn vốn;
(4) Tổ chức công tác đấu thầu;

87
(5) Giám sát công trình;
(6) Công tác tổ chức bộ phận, cán bộ, lao động, tiền lƣơng, trang thiết bị làm việc,
phân công nhiệm vụ và quản lý thời gian;
(7) Lãnh đạo điều hành hoạt động Ban;
(8) Kiểm soát quá trình ĐTXD, tổng kết đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện
nhiệm vụ;
(9) Quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình;
(10) Mối liên hệ công tác với các đối tác cơ quan bên ngoài.
Kết luận chƣơng 3

Qua nghiên cứu giải pháp quản lý chất lƣợng công trình xây dựng tại Ban quản lý
dự án đầu tƣ xây dựng huyện Vĩnh Hƣng tác giả đã khái quát đƣợc công tác quản lý chất
lƣợng công trình của Ban quản lý dự án đầu tƣ xây dựng huyện Vĩnh Hƣng và từ đó đƣa
ra đƣợc một số đề xuất nhằm nâng cao công tác chất lƣợng quản lý Ban:
- Đề xuất khung vị trí làm việc cần thiết.
- Đề xuất công việc của từng vị trí làm việc.
- Đề xuất khung năng lực của từng vị trí.
Từ những giải pháp ta có thể áp dụng vào công tác quản lý chất lƣợng công trình
của Ban quản lý dự án đầu tƣ xây dựng huyện Vĩnh Hƣng trong những năm tới, đáp ứng
đƣợc yêu cầu của sự phát triển xây dựng huyện Vĩnh Hƣng.

88
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Những kết quả đạt đƣợc

Luận văn đã đạt đƣợc một số kết quả nhƣ sau:


- Luận văn đƣa ra cái nhìn tổng thể về công tác quản lý chất lƣợng dự án đầu tƣ xây
dựng công trình hiện nay. Từ đó, khái quát đƣợc thực trạng, những yếu tố ảnh hƣởng, vai
tr và trách nhiệm của các chủ thể đến công tác quản lý chất lƣợng công trình.
- Luận văn đã chỉ ra đƣợc những yêu cầu pháp lý, các cơ sở cần thiết để hình thành
nên Ban quản lý dự án đầu tƣ xây dựng, quyền và nghĩa vụ, điều kiện năng lực cần để
Ban quản lý dự án đầu tƣ xây dựng hoạt động.
- Luận văn đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao nâng cao năng lực quản lý dự án
của Ban quản lý dự án đầu tƣ xây dựng huyện Vĩnh Hƣng, đã đánh giá thực trạng và tìm
ra những tồn tại để đƣa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý dự
án.
2. Những tồn tại, vƣớng mắc

Trong quá trình làm luận văn tác giả đã cố gắng tìm hiểu và thu thập tài liệu có liên
quan song vẫn c n nhiều thiếu sót. Hiểu biết và kinh nghiệm của tác giả về công tác
quản lý chất lƣợng công trình xây dựng c n hạn chế vậy tác giả rất mong nhận đƣợc sự
góp ý của các nhà khoa học, quý thầy cô để bàiluận văn đƣợc hoàn thiện và là tài liệu
tham khảo hữu ích nhằm nâng cao công tác quản lý chất lƣợng công trình xây dựng của
Ban quản lý dự án đầu tƣ xây dựng huyện Vĩnh Hƣng.
3. Một số kiến nghị

- Kiến nghị nhà nƣớc và ngành xây dựng:


+ Nhà nƣớc cần rà soát và hệ thống hóa các văn bản pháp luật một cách thƣờng
xuyên để có văn bản hợp nhất hoặc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ các văn bản không phù hợp,
đảm bảo thực hiện các điều khoản đƣợc thống nhất hạn chế những điểm chƣa nhất quán,
tạo ra những sai phạm ảnh hƣởng tới chất lƣợng công trình.
+ Cần ban hành các Nghị định và Thông tƣ hƣớng dẫn rõ ràng một cách kịp thời,
tránh Luật ban hành quá lâu mà Nghị định và Thông tƣ hƣớng dẫn chƣa có dẫn tới việc
thực hiện khó khăn và vi phạm pháp luật.
- Kiến nghị với Ban quản lý dự ánđầu tƣ xây dựng huyện Vĩnh Hƣng:
+ Cần quán triệt cán bộ, công nhân viên trong Ban thực hiện tốt chức trách, nhiệm
vụ của mình theo quy chế hoạt động của Ban.
+ Rà soát lại các văn bản pháp luật liên quan tới công tác quản lý dự án, kịp thời
cập nhật bổ sung các văn bản mới.

89
+ Có các chính sách tuyển dụng, sử dụng nhân sự hợp lý để chất lƣợng của đội ngũ
cán bộ đƣợc đảm bảo, đúng pháp luật.

90
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] V. N. c. q. l. d. á. Q. t. (PMI), Quản lý dự án, 2009.


[2] Anh, Từ điển Oxford.
[3] A. (. 1379-1991), Tiêu chuẩn, 1991.
[4] V. N. T. I. 9000:2000, Tiêu chuẩn, 2000.
[5] C. phủ, Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015.
[6] Q. Hội, Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014.
[7] C. phủ, Nghị định 46/2015/NĐ-CP về QLCL và bảo trì công trình.
[8] B. X. dựng, Thông tƣ số 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 Quy định chi tiết một
số nội dung về quản lý chất lƣợng và bảo trì công trình xây dựng.
[9] B. X. dựng, Giáo trình Quản lý dự án xây dựng, NXB Xây dựng, 2005.
[10] G. T. T. Chủng, Quản lý chất lƣợng của dự án đầu tƣ xây dựng công trình.
[11] P. B. M. Hùng, Quản lý chất lƣợng công trình. NXBXD, 2014.
[12] P. T. T. Q. Thắng, Quản lý dự án xây dựng. NXBXD, 2009.

91

You might also like