You are on page 1of 138

TÓM TẮT

Hiện nay, xây dựng nhà cao tầng đang làm một nhu cầu thiết yếu của xã hội nhằm
đáp ứng sự gia tăng số ngày càng cao và sự thu hẹp của quỹ đất. Để có thể thiết kế nhà
cao tầng thì người kỹ sư xây dựng phải được trang bị đầy đủ các kiến thức về kết cấu,
thi công và đồ án tốt nghiệp chính là cơ hội tốt để sinh viên có thể tổng hợp lại kiến thức
đã học và thu thập thêm những kiến thức mới. Với đề tài thiết kế chung cư cao cấp Minh
Hải em đã có thể ứng dụng và thu thập thêm những kiến thức để hoàn thành đồ án tốt
nhất trong khả năng của bản thân. Trong đồ án này, về phần kết cấu em đã tiến hành
thiết kế những cấu kiện chịu lực chính của công trình, sàn tầng điển hình, cầu thang và
nền móng cho công trình. Để làm cơ sở cho việc thiết kế trên, em đã tính toán các tải
trọng cũng như kiểm tra tổng thể cho công trình để đảm bảo rằng công trình luôn đáp
ứng yêu cầu về sử dụng khi đưa ra thực tế đặc biệt là khi công trình chịu tải trọng gió.
Về phần thi công, em đã tính toán và tổ chức thi công cho công tác thi công cọc ép, kỹ
thuật thi công phần thân và thiết kế ván khuôn cho phần thân.

i
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này, em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của
thầy TS.Nguyễn Quang Tùng trong phần kết cấu và thầy PGS.TS.Đặng Công Thuật
trong phần thi công. Dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy, em đã được học hỏi
thêm nhiều kiến thức về việc trình bày thuyết minh, bản vẽ và sử dụng các phần mềm
liên quan trong việc hỗ trợ tính toán để có thể hoàn thành đồ án tốt nghiệp. Em xin chân
thành cám ơn các thầy đã trực tiếp hướng dẫn em thực hiện đồ án tốt nghiệp và các thầy
cô trong khoa Xây Dựng Dân Dụng Và Công Nghiệp.

ii
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan : Đồ án tốt nghiệp với đề tài “Thiết kế chung cư cao cấp Minh
Hải” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, không sao chép của bất cứ ai, số liệu,
công thức tính toán được thể hiện hoàn toàn đúng sự thật.
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về công trình nghiên cứu của riêng mình !
Sinh viên thực hiện

Phạm Cường

iii
MỤC LỤC

TÓM TẮT ........................................................................................................................ i


LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................... ix
DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................. xi
PHẦN 1: KIẾN TRÚC ................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH .......................................................... 1
1.1. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ: ..................................................................................... 1
1.2. ĐẶC ĐIỂM, QUY MÔ CÔNG TRÌNH: ................................................................. 1
1.2.1. Đặc điểm công trình:............................................................................................. 1
1.2.2. Quy mô công trình ................................................................................................ 1
1.3. ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU, ĐỊA HÌNH, ĐỊA CHẤT, THỦY VĂN: .......................... 2
1.3.1. Các điều kiện khí hậu tự nhiên: ............................................................................ 2
1.3.2. Điều kiện địa hình: ................................................................................................ 2
1.3.3. Cấu tạo địa chất:.................................................................................................... 2
1.3.4. Điều kiện thủy văn: ............................................................................................... 2
1.4. GIẢI PHÁP THIÊT KẾ: .......................................................................................... 3
1.4.1. Thiết kế tổng mặt bằng: ........................................................................................ 3
1.4.2. Giải pháp thiết kế kiến trúc: .................................................................................. 3
1.4.3. Các giải pháp kỹ thuật khác: ................................................................................. 4
PHẦN II: KẾT CẤU....................................................................................................... 6
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG ÁN KẾT CẤU CÔNG TRÌNH .............................................. 6
2.1. CƠ SỞ TÍNH TOÁN KẾT CẤU: ............................................................................ 6
2.1.1. Cơ sở thực hiện: ............................................................................................... 6
2.1.2. Cơ sở Tính Toán: ............................................................................................. 6
2.2. LỰA CHỌN GIẢI PHÁP KẾT CẤU: ..................................................................... 7
2.2.1. Giải pháp kết cấu phần thân: ........................................................................... 7
2.2.2. Giải pháp kết cấu phần móng: ......................................................................... 7
2.2.3. Vật liệu sử dụng cho công trình: ..................................................................... 8
2.2.4. Thông số vật liệu: ............................................................................................ 8
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ SÀN TẦNG ĐIỂN HÌNH ..................................................... 9
3.1. Vật liệu sử dụng: ...................................................................................................... 9
3.2. Quan niệm tính toán và sơ đồ tính: .......................................................................... 9
3.2.1. Phương pháp tính toán: ......................................................................................... 9
3.2.2. Các thông số phục vụ tính toán ........................................................................... 10

iv
3.3. Sơ bộ chiều dày sàn: .............................................................................................. 10
3.4. Tải trọng tác dụng: ................................................................................................. 11
3.4.1. Tĩnh tải: ............................................................................................................... 11
3.4.2. Hoạt tải: ............................................................................................................... 13
3.5. Sơ đồ tính và kết quả nội lực ................................................................................. 15
3.6. Tính toán cốt thép sàn tầng điển hình: ................................................................... 16
3.6.1. Tính toán cốt thép dọc: ....................................................................................... 16
3.6.2. Tính toán cốt thép đai: ........................................................................................ 17
3.7. Bố trí và cấu tạo cốt thép: ...................................................................................... 18
3.8. Kiểm tra độ võng: .................................................................................................. 18
CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CẦU THANG BỘ ........................................ 20
4.1. Tổng quan: ......................................................................................................... 20
4.2. Vật liệu sử dụng: ................................................................................................ 20
4.3. Phương pháp tính toán: ...................................................................................... 21
4.4. Xác định tải trọng và chọn sơ bộ tiết diện: ........................................................ 21
4.5. Các thông số phục vụ tính toán: ......................................................................... 22
4.6. Sơ đồ tính và kết quả nội lực: ............................................................................ 22
4.7. Tính toán cốt thép bản thang:............................................................................. 23
4.8. Tính toán cốt thép dầm chiếu nghỉ:.................................................................... 25
CHƯƠNG 5: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ KHUNG TRỤC 4 ......................................... 29
5.1. Vật liệu sử dụng: .................................................................................................... 29
5.2. Quan niệm tính và sơ đồ tính: ................................................................................ 29
5.2.1. Quan niệm tính: ............................................................................................. 29
5.2.2. Sơ đồ tính:...................................................................................................... 29
5.3. Sơ bộ chọn tiết diện: .............................................................................................. 30
5.3.1. Sơ bộ tiết diện cột: ......................................................................................... 30
5.3.2. Sơ bộ tiết diện dầm: ....................................................................................... 31
5.3.3. Sơ bộ tiết diện vách: ...................................................................................... 31
5.4. Tải trọng tác dụng: ................................................................................................. 31
5.4.1. Xác định tải trọng: ......................................................................................... 31
5.4.2. Xác định nội lực: ........................................................................................... 36
5.4.3. Tổ hợp nội lực: .............................................................................................. 37
5.5. Kiểm tra ổn định tổng thể công trình: .................................................................... 37
5.5.1. Kiểm tra chuyển vị đỉnh công trình: .................................................................. 37
5.5.2. Kiểm tra chuyển vị lệch tầng: ............................................................................ 38
5.5.3. Kiểm tra ổn định lật: .......................................................................................... 38
5.6. Tính toán cốt thép: ................................................................................................. 38
5.6.1. Tính toán cốt thép dầm: ................................................................................. 38

v
5.6.2. Tính toán cốt thép cột: ................................................................................... 41
5.7. Bố trí cốt thép: ....................................................................................................... 44
CHƯƠNG 6: THIẾT KẾ MÓNG KHUNG TRỤC 4 ................................................... 45
6.1. Điều kiện địa chất công trình: ............................................................................ 45
6.2. Đánh giá nền đất: ............................................................................................... 45
6.3. Lựa chọn mặt cắt địa chất để tính móng: ........................................................... 47
6.4. Lựa chọn giải pháp móng: ................................................................................. 47
6.5. Các giả thiết tính toán: ....................................................................................... 47
6.6. Thiết kế móng M1 (trục 4-G): ........................................................................... 48
6.7. Thiết kế móng M2:............................................................................................. 60
6.8. Kiểm tra cọc khi vận chuyển cẩu lắp và treo giá búa: ....................................... 67
PHẦN 3: THI CÔNG.................................................................................................... 69
CHƯƠNG 7: THIẾT KẾ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THI CÔNG PHẦN NGẦM ...... 69
7.1 Đặc điểm công trình: .......................................................................................... 69
7.1.1 Vị trí công trình: ............................................................................................ 69
7.1.2 Đặc điểm địa chất công trình: ........................................................................ 69
7.1.3 Kết cấu và qui mô công trình: ....................................................................... 69
7.2 Các công tác chuẩn bị thi công: ..................................................................... 69
7.3 Phương án tổng thể thi công phần ngầm: .......................................................... 70
CHƯƠNG 8: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
VÀ TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNH ................................................................ 71
8.1 Tổng quan về công trình .................................................................................... 71
8.1.1 Điều kiện khí hậu- địa chất công trình:.............................................................. 71
8.1.2 Phương hướng thi công tổng quát toàn công trình: ........................................... 71
8.2 Thi công hạ cọc: ................................................................................................. 72
8.2.1 Lựa chọn phương pháp thi công hạ cọc: ............................................................ 72
8.2.2 Lựa chọn phương án thi công cọc ép: ................................................................ 72
8.3 Thi công bằng phương pháp ép cọc trước: ........................................................ 73
8.3.1 Các yêu cầu kỹ thuật đối với cọc ép bê tông cốt thép: .................................. 73
8.3.2 Chọn kích giá ép: ........................................................................................... 74
8.3.3 Tính toán đối trọng ........................................................................................ 75
8.3.4 Chọn cần trục phục vụ công tác ép cọc: ........................................................ 76
8.3.6 Chọn dây cẩu: ................................................................................................ 79
8.4 Công tác chuẩn bị: ............................................................................................. 80
8.5 Xác định vị trí cọc: ............................................................................................. 81
8.7 Tiến độ thi công ép cọc: ..................................................................................... 82
8.8 Xác định thời gian thi công ép cọc cho một móng: ................................................ 83
CHƯƠNG 9: THIẾT KẾ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THI CÔNG ĐÀO ĐẤT PHẦN
NGẦM .......................................................................................................................... 85
vi
9.1 Biện pháp thi công đào đất................................................................................. 85
9.1.1 Chọn biện pháp thi công: ..................................................................................... 85
9.1.2 Chọn phương án đào đất ...................................................................................... 85
9.2 Tính khối lượng đất đào ..................................................................................... 86
9.2.1 Khối lượng đất đào bằng máy :............................................................................ 86
9.3 Công tác đắp đất đợt 1 ....................................................................................... 88
9.4 Công tác đắp đất đợt 2 ....................................................................................... 90
9.5 Lựa chọn máy đào và xe vận chuyển đất ........................................................... 90
9.5.1 Chọn máy đào ...................................................................................................... 90
9.5.2 Chọn xe phối hợp để chở đất đi đổ ...................................................................... 92
9.5.3 Kiểm tra tổ hợp máy theo điều kiện về năng suất ............................................... 92
9.5.4 Thiết kế khoan đào ............................................................................................... 93
9.5.5 Chọn tổ thợ thi công đào thủ công ....................................................................... 93
9.6 Tổ chức quá trình thi công đào đất .................................................................... 93
9.6.1 Xác định cơ cấu quá trình .................................................................................... 93
9.6.2 Chia phân tuyến công tác ..................................................................................... 93
CHƯƠNG 10: THIẾT KẾ BIỆN PHÁP KĨ THUẬT VÀ TỔ CHỨC THI CÔNG ĐÀI
MÓNG .......................................................................................................................... 94
10.1 Thiết kế ván khuôn móng điển hình M2 ............................................................ 94
10.1.1 Thiết kế ván khuôn đài móng ............................................................................ 94
10.1.1.1 Lựa chọn loại ván khuôn sử dụng ................................................................... 94
10.1.1.2 Tính toán ván khuôn móng M2....................................................................... 94
10.1.1.3 Tính toán khoảng cách xà gồ lớp 1 (xà gồ ngang) đỡ ván khuôn ................... 94
10.1.1.4 Tính toán khoảng cách xà gồ 2 đỡ xà gồ lớp 1 ............................................... 95
10.1.1.5 Kiểm tra khoảng cách cột chống đỡ xà gồ lớp (2) .......................................... 97
10.2 Tổ chức công tác thi công bê tông toàn khối đài móng ..................................... 98
10.2.1 Xác định cơ cấu quá trình .................................................................................. 98
10.2.2 Yêu cầu kĩ thuật các công tác ............................................................................ 98
10.2.3 Tính toán khối lượng các công tác ................................................................... 100
10.2.4 Tính nhịp công tác của các dây chuyền bộ phận ............................................. 101
10.3 Thiết kế biện pháp thi công các công tác khác: ............................................... 104
10.3.3 Công tác đổ bê tông lót nền ............................................................................. 104
10.3.4 Công tác cốt thép nền và giằng móng .............................................................. 104
10.3.5 Công tác đổ bê tông nền, giằng móng và đài móng đợt 2: .............................. 105
CHƯƠNG 11: TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ VÁN KHUÔN PHẦN THÂN ................ 107
11.1 Phương án lựa chọn và tính toán ván khuôn cho cột, dầm sàn tầng điển hình. .. 107
11.1.1 Lựa chọn biện pháp sử dụng ............................................................................ 107
11.1.2 Chọn phương tiện phục vụ thi công:................................................................ 107

vii
11.1.3 Chọn loại ván khuôn ........................................................................................ 107
11.1.4 Chọn cây chống sàn, dầm và cột...................................................................... 107
11.3 Thiết kế cốp pha cột ............................................................................................ 113
11.3.1 Cấu tạo ván khuôn cột ..................................................................................... 113
11.3.2 Tính ván khuôn cột .......................................................................................... 113
11.5.1 Chọn ván khuôn vế thang: ............................................................................... 121
11.5.2 Sơ đồ làm việc: ................................................................................................ 122
11.5.3 Tải trọng tác dụng: ........................................................................................... 122
11.5.4 Tính toán khoảng cách xà gồ lớp trên:............................................................. 122
11.5.5 Tính toán khoảng cách xà gồ lớp dưới (lxg-d): ............................................... 124
11.5.6 Kiểm tra khoảng cách cột chống (lcc): ............................................................ 125

viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Thông số vật liệu bê tông ............................................................................... 8


Bảng 2.2: Thông số vật liệu cốt thép .............................................................................. 8
Bảng 3.1: Trọng lượng bản thân các ô sàn tầng điển hình ........................................... 12
Bảng 3.2: Tĩnh tải do các lớp cấu tạo sàn phòng vệ sinh ............................................. 12
Bảng 3.3. Tĩnh tải do các lớp cấu tạo sàn tầng mái ...................................................... 12
Bảng 3.4: Tải trọng tường phân bố trên các ô sàn ........................................................ 13
Bảng 3.5. Hoạt tải tiêu chuẩn theo công năng của phòng............................................. 14
Bảng 3.6. Các tổ hợp tính toán độ võng sàn ................................................................. 19
Bảng 4.1: Các thông số kiến trúc của cầu thang ........................................................... 20
Bảng 5.1: Sơ bộ chọn tiết diện cột biên ........................................................................ 30
Bảng 5.2: Sơ bộ chọn tiết diện cột giữa ........................................................................ 30
Bảng 5.3: Thành phần tĩnh của tải trọng gió theo phương x ........................................ 32
Bảng 5.4: Thành phần tĩnh của tải trọng gió theo phương y ........................................ 33
Bảng 5.5 Kết quả tính toán thành phần động............................................................... 34
Bảng 5.6. Kết quả phân tích dao động công trình theo phương X ............................... 35
Bảng 5.7. Kết quả phân tích dao động công trình theo phương Y ............................... 35
Bảng 6.1 Số liệu chỉ tiêu cơ lí của đất nền.................................................................... 45
Bảng 6.2. Tổ hợp tải trọng tính toán móng M1 (kN.m). .............................................. 49
Bảng 6.3.. Tổ hợp tải trọng tiêu chuẩn móng M1 (kN.m). ........................................... 49
Bảng 6.4: Kết quả tính lún móng M1 ........................................................................... 58
Bảng 6.5: Tải trọng tính toán của móng M2(trục 4) ..................................................... 60
Bảng 6.6: Kết quả tính lún móng M2 ........................................................................... 65
Bảng 8.1. Thời gian thi công ép cọc cho móng M2...................................................... 84
Bảng 9.1: Thể tích bê tông lót chiếm chỗ ..................................................................... 89
Bảng 9.2: Thể tích bê tông đài chiếm chỗ .................................................................... 89
Bảng 9.3 Thông số kỹ thuật máy đào R110-7 .............................................................. 90
Bảng 10.1 Thông số kỹ thuật ván khuôn đài móng ...................................................... 94
Bảng 10.2 Thông số kỹ thuật của thép hộp 50x50x2mm ............................................. 95
Bảng 10.3 Thông số kỹ thuật của thép hộp 50x100x2mm ........................................... 97
Bảng 10.4 Khối lượng công tác bê tông lót đài cọc.................................................... 100
Bảng 10.5 Khối lượng công tác bê tông đài cọc ......................................................... 101
Bảng 10.6 Khối lượng cốt thép đài cọc ..................................................................... 101
Bảng 10.7 Khối lượng ván khuôn đài cọc ................................................................. 101
Bảng 10.8.: Dây chuyền bê tông lót đài cọc ............................................................... 102
Bảng 10.9: Dây chuyền cốt thép đài cọc .................................................................... 102
Bảng 10.10: Dây chuyền ván khuôn đài cọc .............................................................. 102

ix
Bảng 10.11 Nhịp dây chuyền (tij) ............................................................................... 103
Bảng 10.12 Cộng dồn nhịp công tác(Σtij) ................................................................... 103
Bảng 10.13 Tính dãn cách (Oij) .................................................................................. 103
Bảng 10- 14: Bảng ước lượng tỷ kệ thép trong 1 m3 bê tông. ................................... 105
Bảng 10.15: Thể tích bê tông đài chiếm chỗ .............................................................. 106

x
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 3.1: Sơ đồ phân chia ô sàn ..................................................................................... 9


Hình 3.2: Cấu tạo sàn phòng khách, phòng ngủ, phòng ăn, bếp, ban công,.. ............... 11
Hình 3.3: Cấu tạo sàn mái ............................................................................................. 11
Hình 3.4: Cấu tạo sàn vệ sinh ....................................................................................... 11
Hình 3.5: Sơ đồ tính toán trong phần mềm SAFE ........................................................ 15
Hình 3.6: Biểu đồ momen uốn trong dải theo phương X ............................................. 15
Hình 3.7: Biểu đồ momen uốn trong dải theo phương Y ............................................. 15
Hình 3.8: Biểu đồ lực cắt trong dải bản theo phương X ............................................... 16
Hình 3.9: Biểu đồ lực cắt trong dải bản theo phương Y ............................................... 16
Hình 3.10: Bố trí cốt thép theo các giá trị momen tính toán ........................................ 16
Hình 3.11: Kết quả độ võng của sàn ............................................................................. 19
Hình 4.1: Chi tiết kiến trúc cầu thang bộ ...................................................................... 20
Hình 4.2: Các lớp cấu tạo bản thang ............................................................................. 21
Hình 4.3: Sơ đồ tính cầu thang ..................................................................................... 22
Hình 4.4: Tải trọng tác dụng lên cầu thang................................................................... 22
Hình 4.5: Biểu đồ mômen của cầu thang ...................................................................... 22
Hình 4.6: Biểu đồ lực cắt của cầu thang ....................................................................... 23
Hình 5.1: Sơ đồ tính khung trục 4................................................................................. 29
Hình 5.2: Mô hình không gian công trình .................................................................... 36
Hình:5.3.Chuyển vị đỉnh của công trình đối với tải trọng gió phương X..................... 37
Hình 5.4. Chuyển vị đỉnh của công trình đối với tải trọng gió phương Y .................... 37
Hình:5.5Chuyển vị lệch tầng đối với tải trọng gió phương X ...................................... 38
Hình 5.6: Chuyển vị lệch tầng đối với tải trọng gió phương y ..................................... 38
Hình 6.1: Bố trí cọc móng M1 ...................................................................................... 54
Hình 6.2: Xác định khối móng quy ước ....................................................................... 56
Hình 6.3 Biểu đồ tính lún móng M1 ............................................................................. 58
Hình 6.4: bố trí cọc móng M2....................................................................................... 61
Hình 6.5: Xác định khối móng quy ước. ...................................................................... 63
Hình 6.6 Biểu đồ tính lún móng M2 ............................................................................. 65
Hình 6.7. Sơ đồ kiểm tra cọc khi vận chuyển ............................................................... 67
Hình 6.8. Sơ đồ cẩu lắp cọc .......................................................................................... 68
Hình 8.1: Máy ép cọc EBT200 ..................................................................................... 75
Hình 8.2: Sơ đồ làm việc giá ép cọc. ............................................................................ 75
Hình 8.3: Mặt cắt ngang máy cẩu khi cẩu vật .............................................................. 76
Hình 8.4: Cẩu lắp cọc và biểu đồ tính năng cần trục XKG-30 ..................................... 78
Hình 9.1: Hình dáng hố đào .......................................................................................... 86

xi
Hình 9.2: Mắt bằng đào hố móng bằng máy đợt 1 ....................................................... 86
Hình 10.1: Sơ đồ tính ván khuôn đài móng .................................................................. 95
Hình 10.2: Sơ đồ tính xà gồ ngang ............................................................................... 96
Hình 10.3: Sơ đồ tính xà gồ lớp ngang ......................................................................... 97
Hình 10.4: Giá trị mô men xà gồ lớp 2 ......................................................................... 97
Hình 10.5: Sơ đồ phân chia phân đoạn thi công đài móng ........................................... 98
Hình 11.1 : Sơ đồ tính khoảng cách xà gồ đỡ sàn ...................................................... 108
Hình 11.2: Biều đồ momen ván khuôn ....................................................................... 108
Hình 11.3: Sơ đồ tính khoảng cách xà gồ lớp dưới .................................................... 109
Hình 11.4 : Biểu đồ momen xà gồ lớp dưới ............................................................... 109
Hình 11.5: Sơ đồ tính khoảng cách cột chống đỡ xà gồ ............................................. 111
Hình 11.6: Biểu đồ momen của xà gồ lớp dưới .......................................................... 111
Hình 11.7: Sơ đồ tính cột chống ................................................................................. 112
Hình 11.8: Phản lực đầu cột chống (kN) ................................................................... 112
Hình 11.9 Sơ đồ tính khoảng cách xường đứng. ........................................................ 114
Hình 11.10. Biểu đồ mômen ván khuôn ..................................................................... 114
Hình 11.11 Sơ đồ tính khoảng cách gông cột. ............................................................ 115
Hình 11.12: Biểu đồ momen xương dọc ..................................................................... 115
Hình 11.13: Sơ đồ kiểm tra khoảng cách xương dọc đáy dầm chính ......................... 117
Hình 11.14: Biểu đồ momen ván khuôn đáy dầm chính ............................................ 117
Hình 11.15: Sơ đồ tính khoảng cách xương ngang..................................................... 117
Hình 11.16: Biểu đồ momen xương ngang ................................................................. 117
Hình 11.17: Sơ đồ tính cột chống dầm chính ............................................................. 118
Hình 11.20: Sơ đồ tính khoảng cách nẹp đứng ........................................................... 120
Hình 11.21: Biểu đồ momen xương dọc ..................................................................... 120
Hình 11.22: Sơ đồ tính toán khoảng cách xà gồ đỡ sàn ............................................. 122
Hình 11.23 : Biểu đồ momen ván khuôn sàn.............................................................. 122
Hình 11.24 : Sơ đồ tính khoảng cách xà gồ dưới của sàn........................................... 124
Hình 11.25 : Biểu đồ momen xà gồ trên của sàn ........................................................ 124
Hình 11.26: Sơ đồ tính khoảng cách cột chống đỡ xà gồ của sàn .............................. 125
Hình 11.27 : Biểu đồ mômen xà gồ đỡ sàn................................................................. 125
Hình 11.28 : Phản lực tại gối tựa ................................................................................ 126

xii
Chung cư cao cấp Minh Hải

PHẦN 1: KIẾN TRÚC


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH

1.1. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ:


Trong quy hoạch đô thị, các nhà cao tầng, chung cư là lời giải hữu ích cho bài toán
“đất chật, người đông”, tăng hiệu quả sử dụng đất tại các thành phố lớn nơi vốn có tốc
độ gia tăng dân số cơ học cao. Hơn nữa, nhiều nhà cao tầng khi được xây dựng theo quy
hoạch với sự đồng bộ về cơ sở vật chất với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và cảnh quan môi
trường xung quanh sẽ tạo ra một diện mạo mới chô đô thị, dường như nhà cao tầng sẽ
phát huy được nhiều vai trò của mình trong mô hình đô thị tập trung. Từ đó, khái niệm
đô thị nén được hình thành, đặc điểm chính của loại hình đô thị nén là có mật độ xây
dựng tương đối cao so với quy chuẩn hiện hành, sử dụng hỗn hợp các loại đất, khuyến
khích đi bộ và xe đạp, chú trọng giao thông công cộng. Có thể kể ra một số khu đô thị
nén ở Việt Nam như hiện nay: Khu đô thị Time City, Khu đô thị Royal City, Khu đô thị
Phú Mỹ Hưng...nơi mà các công trình nhà chung cư cao tầng, trường học, bệnh
viện,...được xây dựng trên cùng một khu đất. Đô thị nên là một trong những hình thái
sử dụng hiệu quả năng lượng phát triển đô thị, giảm khoảng cách đi lại và phát huy tối
đa các phương tiện giao thông công cộng.
Mặt tích cực khác của nhà cao ốc là nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở khu vực trung
tâm, đồng thời kìm hãm quá trình mở rộng nhanh chóng của thành phố ra vùng ngoại
vi. Một lượng lớn khu văn phòng, khách sạn cao cấp hay những căn hộ nhà ở sẽ được
tăng lên một cách đáng kể ở khu vực trung tâm thành phố thay vì khu vực ngoại vi khi
một đô thị phát triển theo chiều ngang. Cư dân có thể hưởng lợi từ việc sở hữu những
căn hộ không quá xa, thậm chí nằm ngay giữa trung tâm thành phố với sự phong phú
của dịch vụ và các tiện ích công cộng, lại có được tầm nhìn và môi trường thoáng đãng.
Bên cạnh đó, nhiều tổ hợp khu đô thị tích hợp nhà cao tầng cũng như các trung tâm
thương mại, khu vui chơi giải trí...sẽ bổ sung những tiện ích xã hội vốn rất thiếu của
người dân đô thị, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần và gia tăng sức hấp
dẫn của đời sống đô thị.
Nằm trong xu thế phát triển chung của thành phố, đất nước Công trình “Chung cư
cao cấp Minh Hải” được xây dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh.
1.2. ĐẶC ĐIỂM, QUY MÔ CÔNG TRÌNH:
1.2.1. Đặc điểm công trình:
Tên dự án: Chung cư cao cấp Minh Hải
Loại hình công trình: Căn hộ và văn phòng cho thuê.
Chức năng: Phục vụ cho nhu cầu ở của nhân viên và cán bộ công ty.
1.2.2. Quy mô công trình
Công trình gồm 13 tầng nổi, 1 tầng mái và 1 tầng tum với chiều dài 36,8 m, chiều
rộng 20,5 m, chiều cao 50,4 m, cốt +0,00 m tại mặt đất tự nhiên. Tổng diện tích sàn là
754,4 m2.

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: TS. Nguyễn Quang Tùng 1


Chung cư cao cấp Minh Hải

Tầng 1 dùng làm khu thương mại và để xe nhằm phục vụ cho nhu cầu mua bán, tầng
214 dùng làm căn hộ. Công trình mang một vẽ kiến trúc tương đối đơn giản.
1.3. ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU, ĐỊA HÌNH, ĐỊA CHẤT, THỦY VĂN:
1.3.1. Các điều kiện khí hậu tự nhiên:
Khí hậu thành phố Hồ Chí Minh mang tính chất cận xích đạo nên nhiệt độ cao và khá
ổn định trong năm. Số giờ nắng trung bình tháng đạt từ 160 đến 270 giờ. độ ẩm không
khí trung bình 79,5%. Nhiệt độ trung bình năm là 27,55°C (tháng nóng nhất là tháng 4,
nhiệt độ khoảng 29,3°C - 35°C). Thành phố Hồ Chí Minh có hai mùa rõ rệt: mùa mưa
từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa bình quân năm là 1.979 mm. số ngày mưa trung
bình năm là 159 ngày (lớn hơn 90% lượng mưa tập trung vào các tháng mùa mưa). Đặc
biệt, những cơn mưa thường xảy ra vào buổi xế chiều, mưa to nhưng mau tạnh, đôi khi
mưa rả rích kéo dài cả ngày. Mùa khô từ tháng 12 năm này đến tháng 4 năm sau, nhiệt
độ trung bình 27,55°C, không có mùa đông. Thời tiết tốt nhất ở thành phố Hồ Chí Minh
từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau là những tháng trời đẹp.
(Nguồn: Cổng thông tin điện tử bộ kế hoạch và đầu tư).
1.3.2. Điều kiện địa hình:
Địa hình thành phố Hồ Chí Minh phần lớn bằng phẳng, có ít đồi núi ở phía Bắc và Đông
Bắc, với độ cao giảm dần theo hướng Đông Nam. Nhìn chung có thể chia địa hình thành
phố Hồ Chí Minh thành 4 dạng chính có liên quan đến chọn độ cao bố trí các công trình
xây dựng: dạng đất gò cao lượn sóng (độ cao thay đổi từ 4 đến 32 m, trong đó 4 – 10 m
chiếm khoảng 19% tổng diện tích. Phần cao trên 10 m chiếm 11%, phân bố phần lớn ở
huyện Củ Chi, Hóc Môn, một phần ở Thủ Đức, Bình Chánh); dạng đất bằng phẳng thấp
(độ cao xấp xỉ 2 đến 4 m, điều kiện tiêu thoát nước tương đối thuận lợi, phân bố ở nội
thành, phần đất của Thủ Đức và Hóc Môn nằm dọc theo sông Sài Gòn và nam Bình
Chánh chiếm 15% diện tích); dạng trũng thấp, đầm lầy phía tây nam (độ cao phổ biến
từ 1 đến 2 m, chiếm khoảng 34% diện tích); dạng trũng thấp đầm lầy mới hình thành
ven biển (độ cao phổ biến khoảng 0 đến 1 m, nhiều nơi dưới 0 m, đa số chịu ảnh hưởng
của thuỷ triều hàng ngày, chiếm khoảng 21% diện tích).
(Nguồn: Cổng thông tin điện tử bộ kế hoạch và đầu tư).
1.3.3. Cấu tạo địa chất:
Cấu tạo địa chất của công trình sẽ được trình bày cụ thể trong phần tính toán thiết kế
móng.
1.3.4. Điều kiện thủy văn:
Về nguồn nước, nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn, thành phố Hồ
Chí minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất phát triển.
Sông Ðồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Langbiang (Ðà Lạt) và hợp lưu bởi nhiều sông
khác, như sông La Ngà, sông Bé, nên có lưu vực lớn, khoảng 45.000 km2. Nó có lưu
lượng bình quân 20-500 m3/s và lưu lượng cao nhất trong mùa lũ lên tới 10.000 m3/s,
hàng năm cung cấp 15 tỷ m3 nước và là nguồn nước ngọt chính của thành phố Hồ Chí
Minh. Sông Sài Gòn bắt nguồn từ vùng Hớn Quản, chảy qua Thủ Dầu Một đến thành

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: TS. Nguyễn Quang Tùng 2


Chung cư cao cấp Minh Hải

phố với chiều dài 200 km và chảy dọc trên địa phận thành phố dài 80 km. Hệ thống các
chi lưu của sông Sài Gòn rất nhiều và có lưu lượng trung bình vào khoảng 54 m3/s.
Về thủy văn, hầu hết các sông rạch Thành phố Hồ Chí Minh đều chịu ảnh hưởng dao
động triều bán nhật của biển Ðông. Mỗi ngày, nước lên xuống hai lần, theo đó thủy triều
thâm nhập sâu vào các kênh rạch trong thành phố, gây nên tác động không nhỏ đối với
sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát nước ở khu vực nội thành.
Nước ngầm ở Thành phố Hồ Chí Minh, nhìn chung khá phong phú tập trung ở vùng nửa
phần phía Bắc-trên trầm tích Pleixtoxen; càng xuống phía Nam (Nam Bình Chánh, quận
7, Nhà Bè, Cần Giờ)-trên trầm tích Holoxen, nước ngầm thường bị nhiễm phèn, nhiễm
mặn.
(Nguồn: Cổng thông tin điện tử bộ kế hoạch và đầu tư).
1.4. GIẢI PHÁP THIÊT KẾ:
1.4.1. Thiết kế tổng mặt bằng:
Căn cứ vào đặc điểm mặt bằng khu đất, tiêu chuẩn quy phạm nhà nước, phương
hướng quy hoạch, thiết kế tổng mặt bằng công trình phải căn cứ vào công năng sử dụng
của từng loại công trình, dây chuyền công nghệ để có phân khu chức năng rõ ràng đồng
thời phù hợp với quy hoạch đô thị được duyệt, phải đảm bảo tính khoa học và thẩm mỹ.
Bố cục và khoảng cách kiến trúc đảm bảo các yêu cầu về phòng chống cháy, chiếu sáng,
thông gió, chống ồn, khoảng cách ly vệ sinh.
Toàn bộ mặt trước của công trình được sử dụng để trồng cây xanh tạo nên sự thoáng
mát và tăng thêm sức hút cho công trình.
Xung quanh công trình là hệ thống các lối đi bộ để người dân có thể hoạt động thể
dục thể thao.
Giao thông nội bộ bên trong công trình thông với các đường giao thông công cộng,
đảm bảo lưu thông bên ngoài công trình. Tại các nút giao nhau giữa đường nội bộ và
đường công cộng, giữa lối đi bộ và lối ra vào công trình có bố trí các biển báo.
Mỗi tầng đều có khu vệ sinh có diện tích đủ để đáp ứng nhu cầu. Bố trí 2 thang máy
và 2 cầu thang bộ ở trong và ngoài nhà nhà đảm bảo yêu cầu giao thông và thoát hiểm
theo phương đứng. Nền, sàn nhà lát gạch ceramic 40x40; sàn khu vệ sinh lát gạch chống
trơn; tường khu vệ sinh ốp gạch men. Sơn tường trong và ngoài nhà, cầu thang dùng
ganito đá rửa. Toàn bộ nhà dùng cửa sổ kính, cửa đi pa nô kính, mảng kính khung nhôm
ở 2 ô cầu thang.
Bố trí lối ra vào chính công trình ở mặt đối diện, tại mỗi lối ra vào có bảo vệ nhằm
đảm bảo an toàn và trật tự cho công trình.
1.4.2. Giải pháp thiết kế kiến trúc:
1.4.2.1. Thiết kế mặt bằng các tầng:
Mặt bằng tầng 1: Bố trí các sảnh lớn, các khu bán hàng và nhà để xe cho cán bộ.
Tầng 1 có chiều cao 4,2m đặt ở cao trình cốt ±,00m so với tầng hầm.

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: TS. Nguyễn Quang Tùng 3


Chung cư cao cấp Minh Hải

Mặt bằng tầng 215: Là các tầng dành cho các căn hộ được bố trí bao quanh trục
giao thông đứng là thang máy và thang bộ. Hệ thống vệ sinh được bố trí riêng cho mỗi
căn. Hệ thống hành lang được tổ chức hợp lý đảm bảo yêu cầu thoát người khi có sự cố.
Mặt bằng tầng mái: Dùng để đặt hệ thống kỹ thuật thang máy và các hạng mục phụ
trợ.
Hệ thống giao thông theo phương ngang với các hành lang được bố trí phù hợp với
yêu cầu đi lại.
1.4.2.2. Thiết kế mặt đứng:
Nhà ở cán bộ mang nét kiến trúc căn hộ hiện đại kết hợp các tiện ích của cuộc sống
văn minh. Kiến trúc hài hòa giữa phương đứng và phương ngang tạo sự bề thế và vững
chắc. Việc kết hợp khéo léo giữa chất liệu và màu sắc tạo cảm giác cân bằng, thanh
thoát. Kiến trúc tổng thể tính toán khoa học cho vệ sinh môi trường, hệ thống thoát nước,
phòng chống cháy nổ, lối thoát hiểm.
Hệ thống giao thông theo phương đứng của công trình được bố trí với 2 thang máy
cho việc đi lại và 2 cầu thang bộ. Hành lang căn hộ, khoảng lùi và lối đi quanh tòa nhà,
thang máy và thang bộ... tất cả được thiết kế tối ưu cho một cuộc sống an toàn.
1.4.2.3. Thiết kế mặt cắt:
Mặt cắt nhằm thể hiện nội dung bên trong công trình, kích thước cấu kiện cơ bản,
công năng của các phòng. Dựa vào đặc điểm sử dụng và các điều kiện vệ sinh ánh sáng,
thông hơi thoáng gió cho các phòng chức năng ta chọn chiều cao các tầng như sau:
- Tầng 1 cao: 5,2m.
- Tầng 215 cao: 3,2m.
1.4.3. Các giải pháp kỹ thuật khác:
1.4.3.1. Hệ thống chiếu sáng:
Tận dụng tối đa chiếu sáng tự nhiên, hệ thống cửa sổ các mặt đều được lắp kính.
Ngoài ra ánh sáng nhân tạo cũng được bố trí sao cho phủ hết những điểm cần chiếu sáng.
1.4.3.2. Hệ thống thông gió:
Tận dụng tối đa thông gió tự nhiên qua hệ thống cửa sổ. Ngoài ra sử dụng hệ thống
điều hoà không khí được xử lý và làm lạnh theo hệ thống đường ống chạy theo các hộp
kỹ thuật theo phương đứng, và chạy trong trần theo phương ngang phân bố đến các vị
trí trong công trình.
1.4.3.3. Hệ thống điện:
Tuyến điện trung thế 15KV qua ống dẫn đặt ngầm dưới đất đi vào trạm biến thế của
công trình. Ngoài ra còn có điện dự phòng cho công trình gồm hai máy phát điện đặt tại
tầng hầm của công trình. Khi nguồn điện chính của công trình bị mất thì máy phát điện
sẽ cung cấp điện cho các trường hợp sau:
- Các hệ thống phòng cháy chữa cháy.
- Hệ thống chiếu sáng và bảo vệ.
- Các phòng làm việc ở các tầng.
- Hệ thống thang máy.

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: TS. Nguyễn Quang Tùng 4


Chung cư cao cấp Minh Hải

- Hệ thống máy tính và các dịch vụ quan trọng khác.


1.4.3.4. Hệ thống cấp thoát nước:
Cấp nước:
Nước từ hệ thống cấp nước của thành phố đi vào bể ngầm đặt ngầm tại tầng hầm của
công trình. Sau đó được bơm lên két nước mái, quá trình điều khiển bơm được thực hiện
hoàn toàn tự động. Nước sẽ theo các đường ống kĩ thuật chạy đến các vị trí lấy nước cần
thiết.
Thoát nước:
Nước mưa ở tầng hầm, trên mái được thu qua hệ thống rãnh, ống thoát nước; nước
thải sinh hoạt được thu và đưa vào bể xử lý nước thải. Nước sau khi được xử lý sẽ được
đưa ra hệ thống thoát nước của thành phố.
1.4.3.5. Hệ thống phòng cháy, chữa cháy:
Hệ thống báo cháy:
Thiết bị phát hiện hỏa hoạn được bố trí ở mỗi phòng và mỗi tầng. Mạng lưới báo
cháy có gắn đồng hồ, hệ thống âm thanh và đèn báo cháy, đảm bảo phòng quản lý nhận
được tín hiệu để kiểm soát và khống chế hỏa hoạn cho công trình.
Hệ thống chữa cháy:
Thiết kế tuân theo các yêu cầu phòng chống cháy nổ và các tiêu chuẩn liên quan khác
(bao gồm các bộ phận ngăn cháy, lối thoát nạn, cấp nước chữa cháy). Tất cả các tầng
đều đặt các bình CO2, đường ống chữa cháy tại các nút giao thông.
1.4.3.6. Xử lý rác thải:
Rác thải ở mỗi tầng sẽ được thu gom và đưa xuống tầng kĩ thuật bằng ống thu rác.
Rác thải được mang đi xử lí mỗi ngày.
1.4.3.7. Giải pháp hoàn thiện:
Giải pháp hoàn thiện sử dụng các loại vật liệu đảm bảo chất lượng, lâu dài. Nền lát
gạch Ceramic. Tường được quét sơn chống thấm. Các khu phòng vệ sinh, nền lát gạch
chống trượt.
Vật liệu trang trí dùng loại cao cấp, sử dụng vật liệu đảm bảo tính kĩ thuật cao, màu
sắc trang nhã trong sáng tạo cảm giác thoải mái khi nghỉ ngơi.
Hệ thống cửa dùng cửa kính khung nhôm.

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: TS. Nguyễn Quang Tùng 5


Chung cư cao cấp Minh Hải

PHẦN II: KẾT CẤU


CHƯƠNG 2: PHƯƠNG ÁN KẾT CẤU CÔNG TRÌNH

2.1. CƠ SỞ TÍNH TOÁN KẾT CẤU:


2.1.1. Cơ sở thực hiện:
Căn cứ Nghị Định số 12/2009/NĐ - CP, ngày 10/02/2009 của Chính Phủ về quản lý
dự án đầu tư xây dựng.
Căn cứ Nghị Định số 15/2013/NĐ - CP, ngày 06/02/2013 về quản lý chất lượng công
trình xây dựng.
Các tiêu chuẩn quy phạm hiện hành của Việt Nam.
2.1.2. Cơ sở Tính Toán:
2.1.2.1. Tiêu chuẩn – quy chuẩn áp dụng:
TCVN 2737-1995: Tải trọng và tác động - Tiêu chuẩn thiết kế.
TCVN 5574-2012 và 5574-2018: Kết cấu Bê Tông và Bê Tông toàn khối.
TCVN 9362-2012: Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình.
TCVN 9394-2012: Đóng và ép cọc thi công và nghiệm thu.
TCVN 10304-2014: Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế.
TCXD 198-1997: Nhà cao tầng - Thiết kế Bê Tông Cốt Thép toàn khối.
TCXD 229-1999: Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải gió.
QCXDVN 02-2009/BXD: Số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng.
QCVN 06-2010/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia an toàn cháy cho nhà và công
trình.
2.1.2.2. Nguyên tắc tính toán:
Khi tính toán thiết kế kết cấu bê tông cốt thép cần phải thỏa mãn những yêu cầu về
tính toán theo độ bền (TTGH I) và đáp ứng điều kiện sử dụng bình thường (TTGH II).
Trạng thái giới hạn thứ nhất TTGH I (về cường độ) nhằm đảm bảo khả năng chịu
lực của kết cấu, cụ thể bảo đảm cho kết cấu: Không bị phá hoại do tác dụng của tải trọng
và tác động; không bị mất ổn định về hình dạng và vị trí; không bị phá hoại khi kết cấu
bị mỏi; không bị phá hoại do tác động đồng thời của các yếu tố về lực và những ảnh
hưởng bất lợi của môi trường.
Trạng thái giới hạn thứ nhất TTGH II (về điều kiện sử dụng) nhằm đảm bảo sự làm
việc bình thường của kết cấu, cụ thể cần hạn chế: Khe nứt không mở rộng quá giới hạn
cho phép hoặc không xuất hiện khe nứt; Không có những biến dạng quá giới hạn cho
phép như độ võng, góc xoay, góc trượt, dao động.
2.1.2.3. Phần mềm tính toán và thể hiện bản vẽ:
Phần mềm phân tích kết cấu CSI ETABS 19.0.1.
Phần mềm phân tích kết cấu CSI SAP 2000 v20.2.0.
Các phần mềm Microsoft Office 2016.
Phần mềm thể hiện bản vẽ AutoCAD 2018.

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: TS. Nguyễn Quang Tùng 6


Chung cư cao cấp Minh Hải

2.2. LỰA CHỌN GIẢI PHÁP KẾT CẤU:


2.2.1. Giải pháp kết cấu phần thân:
2.2.1.1. Giải pháp kết cấu theo phương đứng:
Hệ kết cấu chịu lực theo phương đứng có vai trò quan trọng nhất đối với kết cấu nhà
nhiều tầng bởi vì nó có chức năng: Chịu tải trọng của dầm sàn truyền xuống móng và
xuống nền đất; chịu tải trọng ngang của gió và áp lực đất lên công trình, liên kết với dầm
sàn tạo thành hệ khung cứng, giữ ổn định tổng thể cho công trình, hạn chế dao động và
chuyển vị đỉnh của công trình.
Lựa chọn giải pháp kết cấu hợp lý cho công trình sẽ đem lại hiệu quả kinh tế rất lớn
trong khi vẫn đảm bảo các chỉ tiêu kĩ thuật cần thiết. Việc lựa chọn này phụ thuộc vào
điều kiện cụ thể của công trình, công năng sử dụng, chiều cao của nhà và độ lớn của tải
trọng ngang (động đất, gió, …).
Tuỳ thuộc vào yêu cầu kiến trúc, quy mô công trình, tính khả thi, mặt thi công, tính
kinh tế và khả năng đảm bảo ổn định của công trình mà có lựa chọn phù hợp cho hệ kết
cấu chịu lực theo phương đứng.
Đối với công trình - “nhà ở dệt may” có quy mô 15 tầng nổi, chiều cao của toàn bộ
công trình là 50,4 m. Do đó ảnh hưởng của tải trọng ngang do gió, động đất đến công
trình là tương đối lớn, phù hợp với hệ kết cấu khung – vách – lõi có các ưu điểm như:
khả năng chịu tải trọng ngang lớn, hạn chế chuyển vị ngang tốt, mang lại không gian sử
dụng lớn phù hợp với công trình chung cư.
Vì vậy, trong đồ án này sinh viên lựa chọn giải pháp kết cấu chính là hệ khung-
vách- lõi chịu lực.
2.2.1.2. Giải pháp kết cấu theo phương ngang:
Việc lựa chọn giải pháp kết cấu sàn hợp lý là việc làm rất quan trọng, quyết định tính
kinh tế của công trình. Công trình càng cao, tải trọng này tích lũy xuống cột các tầng
dưới và móng càng lớn, làm tăng chi phí móng, cột, tăng tải trọng ngang do động đất.
Vì vậy cần ưu tiên lựa chọn giải pháp sàn nhẹ để giảm tải trọng thẳng đứng ngoài ra
phải kể đến tính kinh tế và khả năng thi công.
Căn cứ vào chiều cao tầng điển hình là 3,2m (không gian sử dụng lớn) và nhịp lớn
nhất của ô sàn là 5m nên sinh viên chọn phương án hệ sàn sườn bê tông cốt thép toàn
khối với các ưu điểm phù hợp với công trình như: đơn giản, kinh nghiệm, công nghệ thi
công phổ biến, vẫn đáp ứng đủ không gian sử dụng công trình.
2.2.2. Giải pháp kết cấu phần móng:
Hệ móng của công trình có chức năng tiếp nhận toàn bộ tải trọng của công trình và
truyền xuống nền đất.
Căn cứ vào quy mô công trình gồm: 1 tầng mái, 14 tầng nổi và điều kiện địa chất
khu vực xây dựng tương đối yếu nên sơ bộ đề xuất phương án móng cọc.

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: TS. Nguyễn Quang Tùng 7


Chung cư cao cấp Minh Hải

2.2.3. Vật liệu sử dụng cho công trình:


Vật liệu sử dụng cho công trình được lựa chọn cần có các đặc điểm sau: Cường độ
cao, trọng lượng nhỏ, chống cháy tốt, tính biến dạng, độ liền khối cao, tính thoái biến
thấp, phổ biến và giá thành hợp lý.
Hiện nay chủ yếu sử dụng vật liệu thép hoặc bê tông cốt thép với các lợi thế như dễ
chế tạo, nguồn cung cấp dồi dào. Ngoài ra còn có các loại vật liệu khác được sử dụng
như vật liệu liên hợp thép – bê tông (composite), hợp kim nhẹ… Tuy nhiên các loại vật
liệu mới này chưa được sử dụng nhiều do công nghệ chế tạo còn mới, giá thành tương
đối cao.
Do đó, sinh viên lựa chọn vật liệu cho công trình là bê tông cốt thép.
2.2.4. Thông số vật liệu:
2.2.4.1. Bê tông:
Bảng thông số vật liệu bê tông theo “TCVN 5574-2018”:
Bảng 2.1: Thông số vật liệu bê tông
STT Cấp độ bền Kết cấu sử dụng
Bê tông cấp độ bền B25: Rb = 14,5 MPa Kết cấu chính: Dầm, sàn, cầu thang, cột,
1
Rbt = 1,05 MPa ; Eb = 30x103 MPa vách, móng.
2 Vữa xi măng cát B5C Vữa xi măng xây, tô trát tường nhà
2.2.4.2. Cốt thép:
Bảng thông số vật liệu cốt thép theo “TCVN 5574-2018”:
Bảng 2.2: Thông số vật liệu cốt thép
STT Loại thép Đặc tính/ kết cấu sử dụng
Thép CB300T: Rs = Rsc = 260 MPa
1 Cốt thép có Ø <10 mm
Rsw = 210 MPa ; Es = 2,1x106 MPa.
Thép CB300V: Rs =Rsc = 260 MPa
2 Cốt thép có Ø ≥10mm
Rsw = 210 MPa ; Es = 2,1x106 MPa.
Thép CB400V: Rs = Rsc = 350 MPa
3 Cốt thép có Ø ≥10mm
Rsw = 280 MPa ; Es = 2,1x106 MPa.

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: TS. Nguyễn Quang Tùng 8


Chung cư cao cấp Minh Hải

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ SÀN TẦNG ĐIỂN HÌNH

Như đã được nêu rõ trong phần phương án kết cấu, công trình sử dụng phương án
kết cấu sàn sườn bê tông toàn khối, mặt bằng tầng điển hình kéo dài từ tầng 2-13. Đồ án
này chọn sàn tầng 3 để tính toán và thiết kế, các mặt bằng tầng khác làm theo quy trình
tương tự.
3.1. Vật liệu sử dụng:
Bê tông: Cấp độ bền B25 có: Rb = 14,5 Mpa; Rbt = 1,05 Mpa; Eb = 30x103 Mpa.
Cốt thép:
- Thép CB300T (Ø <10 mm) có : Rs = Rsc = 260 MPa; Rsw = 210 MPa; Es = 2.1x106
MPa.
- Thép CB300V (Ø ≥10 mm) có : Rs = Rsc = 260 MPa; Rsw = 210 MPa; Es = 2.1x106
MPa.
3.2. Quan niệm tính toán và sơ đồ tính:

23 23

S4 S5 S6 S4 S5 S4
S1 S1
S7 s24

S3 s10 s11 s12 s12 S3


S8 s13 s14 s15

S2 s9 s17 s19 s18 s18 s17 s17 s16 S2


1

S1 S1
21 22 21 s20 s20 22 22 21

23 23 23 23

Hình 3.1: Sơ đồ phân chia ô sàn


3.2.1. Phương pháp tính toán:
Để tính toán nội lực trong sàn, ta có các phương pháp như: phương pháp ô sàn độc
lập, phương pháp phần tử hữu hạn bằng phần mềm SAFE.
Phương pháp ô sàn độc lập chỉ phù hợp với các ô sàn mà trên đó có ít loại tải trọng
và hình dáng đơn giản. Với công trình trong đồ án, trên một ô sàn có nhiều loại tải trọng
tác dụng cho nên việc tính toán theo phương pháp ô sàn độc lập là thiếu chính xác. Bên
cạnh đó, việc xem các ô sàn làm việc riêng lẽ là không phù hợp với thực tế. Vì vậy, để
tính nội lực trong sàn sàn ta chọn phương pháp phần tử hữu hạn thông qua phần mềm
SAFE.

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: TS. Nguyễn Quang Tùng 9


Chung cư cao cấp Minh Hải

3.2.2. Các thông số phục vụ tính toán


Các thông số phục vụ tính toán được xác định theo [1]
Giá trị chiều cao tương đối giới hạn của vùng chịu nén trong bê tông là:
x 0,8
 R R 
ho 
1  s ,el
 b2
Trong đó:
 s ,el là biến dạng tương đối của cốt thép chịu kéo khi ứng suất trong cốt thép
Rs 2600
đạt Rs, ε s,el = = = 0,0013
Es 2000000
 b2 là biến dạng tương đối của bê tông chịu nén khi ứng suất bằng Rb lấy theo
chỉ dẫn tại [1] khi có các tác dụng của tải trọng ngắn hạn.
Với cấp bền của bê tông là B25 nhỏ hơn B60, ta có ε b2 = 0,0035
Khi đó:
xR 0,8 0,8
 R    0,583
ho  s ,el 0,0013
1 1
 b2 0,0035
 R   R 1  0,5 R   0,5831  0,5.0,583  0,413
- Tính giá trị αm theo công thức:
M
αm =
γ b2 .R b .b.h o2
Nếu αm < αR: tính theo bài toán đặt cốt đơn.
αm > αR: tính theo bài toán đặt cốt kép.
- Hàm lượng cốt thép trong sàn:
µmin = 0,05%
R 145
μ max = ξ R . b  0,583.  3, 25%
Rs 2600
3.3. Sơ bộ chiều dày sàn:
- Chiều dày của bản được sơ bộ theo công thức:
D
hb  L.
m
Trong đó :
+ D = 0,8 ÷1,4: hệ số phụ thuộc vào tải trọng tác dụng lên bản, chọn D = 1.
+ m: hệ số phụ thuộc liên kết của bản, m = 35 - 45 đối với bản kê bốn cạnh,
m = 30 - 35 đối với bản loại dầm.
+ L: Là cạnh ngắn của ô bản (cạnh theo phương chịu lực chính).

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: TS. Nguyễn Quang Tùng 10


Chung cư cao cấp Minh Hải

Ngoài ra chiều dày của bản phải thoả mãn điều kiện cấu tạo: hb  hmin = 6 cm đối với
sàn nhà dân dụng và thuận tiện cho thi công thì hb nên chọn là bội số của 10mm.
Ô sàn có kích thước lớn nhất trong công trình có kích thước là: 4,8x5 (m)
Do có nhiều ô bản có kích thước và tải trọng khác nhau dẫn đến có chiều dày bản sàn
khác nhau, nhưng để thuận tiện thi công cũng như tính toán ta thống nhất chọn một
chiều dày bản sàn.
D  0,9 0,9 
 h b  l. = 4,8.      0,096  0,108  (m)
m  40 45 
 Do yêu cầu về cấu tạo và kiến trúc chọn sơ bộ kích thước bản sàn là 9cm.
3.4. Tải trọng tác dụng:
3.4.1. Tĩnh tải:
3.4.1.1. Cấu tạo sàn nhà:
Căn cứ vào hồ sơ kiến trúc, công trình gồm có 3 loại sàn như sau:

Hình 3.2: Cấu tạo sàn phòng Hình 3.3: Cấu tạo sàn Hình 3.4: Cấu tạo sàn
khách, phòng ngủ, phòng ăn, mái vệ sinh
bếp, ban công,..
3.4.1.2. Trọng lượng bản thân các lớp cấu tạo:
- Trọng lượng bản thân các lớp cấu tạo là tải trọng phân bố đều. Căn cứ vào cấu tạo
của mỗi ô sàn cụ thể, ta tính tĩnh tải sàn theo công thức: g    i . i .ni
tt

- Trong đó γi, δi, ni lần lượt là trọng lượng riêng, bề dày, hệ số vượt tải của lớp cấu
tạo thứ i trên sàn. Hệ số vượt tải lấy theo “Bảng 1, TCVN 2737 – 1995”.
- Do mỗi ô sàn có thể có nhiều loại sàn khác nhau, để đơn giản cho quá trình tính

toán, ta quy tải trọng về phân bố đều trên sàn theo công thức: g tt 
 gi .Si
 Si

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: TS. Nguyễn Quang Tùng 11


Chung cư cao cấp Minh Hải

- Tải trọng tác dụng lên các ô sàn được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.1: Trọng lượng bản thân các ô sàn tầng điển hình
Tải
Tải
trọng
trọng
Chiều γ tính
STT Các lớp cấu tạo γ tiêu
dày(m) (kN/m3) toán
chuẩn
chuẩn
(kN/m2)
(kN/m2)
1 Gạch ceramic 0.01 22 1.1 0.22 0.242
2 Vữa xi măng liên kết M75 0.01 18 1.3 0.18 0.234
3 Vữa xi măng bảo vệ M50 0.03 18 1.3 0.54 0.702
4 Vữa trát tầng 0.015 18 1.3 0.27 0.351
5 Hệ thống kỹ thuật 1.1 0.3 0.33
Tổng 1.51 1.859
 Đối với sàn phòng vệ sinh
Bảng 3.2: Tĩnh tải do các lớp cấu tạo sàn phòng vệ sinh
Tải trọng Tải trọng tính
Chiều γ
STT Các lớp cấu tạo γ tiêu chuẩn toán chuẩn
dày(m) (kN/m3)
(kN/m2) (kN/m2)
1 Gạch ceramic 0.01 22 1.1 0.22 0.242
2 Vữa xi măng liên kết M75 0.03 18 1.3 0.54 0.702
3 Lớp chống thấm tạo dốc 0.05 18 1.3 0.9 1.17
4 Hệ thống kỹ thuật 1.1 0.3 0.33
Tổng 1.96 2.444
 Sàn tầng mái
Bảng 3.3. Tĩnh tải do các lớp cấu tạo sàn tầng mái
Tải trọng Tải trọng tính
Chiều γ
STT Các lớp cấu tạo γ tiêu chuẩn toán chuẩn
dày(m) (kN/m3)
(kN/m2) (kN/m2)
1 Lớp gạch chống nóng 0.03 22 1.1 0.66 0.726
2 Vữa xi măng liên kết M75 0.03 18 1.3 0.54 0.702
3 Lớp chống thấm 0.03 18 1.3 0.54 0.702
4 Lớp vữa tạo độ dốc 0.03 18 1.3 0.54 0.702
5 Hệ thống kỹ thuật 1.1 0.3 0.33
Tổng 2.58 3.162

3.4.1.3. Trọng lượng tường ngăn trong phạm vi ô sàn:


Tải trọng do tường ngăn và khung cửa xây trực tiếp trên các ô sàn được xem như
phân bố đều trên sàn. Các tường ngăn là tường dày  t = 100mm và 200mm xây bằng
gạch rỗng có

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: TS. Nguyễn Quang Tùng 12


Chung cư cao cấp Minh Hải

 t = 18 kN/m3. Trọng lượng đơn vị của 1m2 cửa là  c = 0,4 kN/m2 (ở đây ta quy đổi
chiều dày tường về 100mm, chiều cao cửa về 2,4m để tiện cho việc tính toán)
Quy đổi tải trọng tường trên ô sàn về tải trọng phân bố trên ô sàn :
(n    2nv v v )( St  Sc )  nc Sc c
qttts = t t t (kN/m2).
S
Trong đó:
+ St (m2): diện tích bao quanh tường; Sc (m2): diện tích cửa.
+ nt, nc, nv: Hệ số độ tin cậy đối với tường, cửa và vữa(nt =1,1; nc=1,1; nv=1,1).
+  t ,  v : chiều dày của mảng tường và lớp vữa.
+  t = 18 (kN/m3): trọng lượng riêng của tường;  v = 16 (kN/m3): trọng lượng
riêng của vữa;  c = 0,4 (kN/m2): trọng lượng của 1m2 cửa.
+ S(m2): diện tích ô sàn đang tính toán.
Ta có bảng tính tĩnh tải tường ngăn và khung cửa phân bố trên các ô sàn:
Bảng 3.4: Tải trọng tường phân bố trên các ô sàn
Kích thước Diện tích kích thước cấu kiện Diện tích
sàn ô sàn ô sàn Tường cửa Tường Cửa qt
L1(m) L2(m) (m2) δg (m) H(m) B(m) Bc(m) Hc(m) St(m2) Sc(m2) (kN/m2)
S6 4 2,6 10,4 0,11 3,3 2,6 0,9 2,4 6,42 2,16 1,60
S7 4 2,7 10,8 0,11 3,3 2,5 0,9 2,4 6,09 2,16 1,46
S8 4 4 16 0,11 3,3 7,6 0,9 2,4 22,92 2,16 3,55
S9 4 5 20 0,11 3,3 4,8 0,9 2,4 13,68 2,16 1,72
S13 4 4 16 0,11 3,3 5,6 0,9 2,4 16,32 2,16 2,55
S14 4 4 16 0,11 3,3 3,8 0,9 2,4 10,38 2,16 1,64
S15 4 4 16 0,11 3,3 5,5 0,9 2,4 13,83 4,32 2,23
S16 4 5 20 0,11 3,3 6,5 0,9 2,4 17,13 4,32 2,18
S18 4,8 5 24 0,11 3,3 6,5 0,9 2,4 17,13 4,32 1,82
S19 4 5 20 0,11 3,3 3,8 0,9 2,4 10,38 2,16 1,31
3.4.2. Hoạt tải:
Ta có: ptt=n.ptc(kN/m2)
ptc: được lấy theo TCVN 2737:1995 tuỳ theo công năng sử dụng của ô
sàn.
n: Hệ số tin cậy, tra theo TCVN 2737:1995. Với ptc<2(kN/m2): n=1,3
Với ptc≥2(kN/m2): n=1,2

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: TS. Nguyễn Quang Tùng 13


Chung cư cao cấp Minh Hải

Bảng 3.5. Hoạt tải tiêu chuẩn theo công năng của phòng
Kích thước
Si S ptc ptc ptt
Sàn Loại Phòng L1 L2 ΨA1 n
m m m2 m2 kN/m2 kN/m2 kN/m2
S1 hành lang 1,60 2,50 4,0 4,0 3,0 1,00 3,0 1,2 3,60
S2 Phòng ngủ 1,70 5,00 8,5 8,5 1,5 1,00 1,5 1,3 1,95
S3 Phòng ngủ 1,60 4,00 6,4 6,4 1,5 1,00 1,5 1,3 1,95
S4 Phòng ngủ 4,00 4,00 16,0 16,0 1,5 0,85 1,3 1,3 1,66
S5 Phòng khách+ăn 4,00 4,00 16,0 16,0 1,5 0,85 1,3 1,3 1,66
S6 Hành lang 2,60 4,00 10,4 10,4 3,0 0,96 2,9 1,2 3,45
Hành lang 2,50 2,70 6,8 3,0 1,00
S7 10,80 2,6 1,2 3,06
kho 1,50 2,70 4,1 1,8 1,00
Phòng khách+ăn 2,50 4,00 10,0 1,5 0,97
S8 16,0 1,5 1,3 1,91
phòng wc 1,50 4,00 6,0 1,5 1,00
phòng ngủ 2,00 5,00 10,0 1,5 0,97
S9 20,0 1,5 1,3 1,89
phòng khách 2,00 5,00 10,0 1,5 0,97
S10 Phòng khách+ăn 4,00 4,00 16,0 16,0 1,5 0,85 1,3 1,3 1,66
S11 Hành lang 2,50 4,00 10,0 10,0 3,0 0,97 2,9 1,2 3,49
S12 Hành lang 2,50 4,80 12,0 12,0 3,0 0,92 2,8 1,2 3,31
Hành lang 2,50 4,00 10,0 3,0 0,97
S13 16,0 2,4 1,2 2,86
phòng WC 1,50 4,00 6,0 1,5 1,00
Hành lang 1,30 4,00 5,2 3,0 1,00
S14 16,0 1,9 1,3 2,52
Phòng khách 2,70 4,00 10,8 1,5 0,95
Phòng ngủ 2,40 4,00 9,6 1,5 0,98
S15 16,0 1,5 1,3 1,93
WC 1,60 4,00 6,4 1,5 1,00
Phòng ngủ 2,40 5,00 12,0 1,5 0,92
S16 Phòng wc 1,60 2,10 3,4 20,0 1,5 1,00 1,8 1,3 2,31
Hành lang 1,60 2,90 4,6 3,0 1,00
S17 Phòng khách+ăn 4,00 5,00 20,0 20,0 1,5 0,80 1,2 1,3 1,56
phòng ngủ 3,20 5,00 16,0 1,5 0,85
S18 Phòng wc 1,60 2,10 3,4 24,0 1,5 1,00 1,4 1,3 1,76
Phòng khách 1,60 2,90 4,6 1,5 1,00
Phòng khách 2,50 5,00 12,5 1,5 0,91
S19 20,0 1,4 1,3 1,84
Phòng wc 1,50 5,00 7,5 1,5 1,00
S20 Phòng ngủ 4,50 4,80 21,6 21,6 1,5 0,79 1,2 1,3 1,54
S21 Phòng ngủ 4,00 4,50 18,0 18,0 1,5 0,82 1,2 1,3 1,61
S22 Phòng khách+ăn 4,00 5,00 20,0 20,0 1,5 1,00 1,5 1,3 1,95
S23 Ban công 1,50 4,00 6,0 6,0 2,0 1,00 2,0 1,2 2,40
S24 Kho 1,80 2,50 4,5 4,5 1,8 1,00 1,8 1,3 2,34

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: TS. Nguyễn Quang Tùng 14


Chung cư cao cấp Minh Hải

3.5. Sơ đồ tính và kết quả nội lực


Để xác định nội lực trong sàn, ta sử dụng 1 dải bản (Strip) có bề rộng là 1m. Các dải
bản này được rải theo 2 phương của sàn.

Hình 3.5: Sơ đồ tính toán trong phần mềm SAFE

Hình 3.6: Biểu đồ momen uốn trong dải theo phương X

Hình 3.7: Biểu đồ momen uốn trong dải theo phương Y

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: TS. Nguyễn Quang Tùng 15


Chung cư cao cấp Minh Hải

Hình 3.8: Biểu đồ lực cắt trong dải bản theo phương X

Hình 3.9: Biểu đồ lực cắt trong dải bản theo phương Y
3.6. Tính toán cốt thép sàn tầng điển hình:
3.6.1. Tính toán cốt thép dọc:
- Ta tính toán cốt thép cho ô sàn S16 với nội lực được lấy từ phần mềm SAFE.
Trình tự và các công thức tính toán dựa theo [1] và [11] Giá trị nội lực tại ô sàn
cần tính toán như sau:
MI = -7,14 kN.m, tính cốt thép chịu momen âm.
M1 = 4,72 kN.m, tính cốt thép chịu momen dương.
MII = -6,88 kN, tính cốt thép chịu momen âm
M2 = 3,99 kN.m, tính cốt thép chịu momen dương

Hình 3.10: Bố trí cốt thép theo các giá trị momen tính toán

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: TS. Nguyễn Quang Tùng 16


Chung cư cao cấp Minh Hải

- Tính toán cốt thép chịu momen âm theo phương cạnh ngắn cho bản sàn như
một cấu kiện BTCT chịu uốn có bề rộng là b = 1m = 100 cm và chiều cao là h =
9 cm.
Giá trị nội lực: M = -7,14 kN.m
Giả thiết, a = 1,5 cm.
M 7,14.106
 m   0,088   R  0, 413
 b 2 .R b .b.ho2 1.14,5.1000.(90  15) 2

  
  0,5 1  1  2 m  0,5 1  1  2.0,088  0,954 
M 7,14.106
As = = = 383,81 (mm 2 )
ς.R s .h o 0,954.260.(90-15)
Bố trí ∅10a200 có As = 392,5 (mm2)
 Kiểm tra lại khả năng chịu lực tại tiết diện tính toán
- Với việc bố trí cốt thép là ∅10a200, ta tiến hành tính toán khả năng chịu lực của
tiết diện như sau:
γ R A 1.260.392,5
ξ= s s s = = 0,094 < ξ R = 0,583
γ b R b bh o 1.14,5.1000.75
α m = ξ 1 - 0,5ξ  = 0,094(1 - 0,5.0,094) = 0,09

  
  0,5 1  1  2 m  0,5 1  1  2.0,09  0,953 
- Khả năng chịu lực của tiết diện là:
M gh = γ s ςR s A s h o = 1.0,953.260.392,5.75 = 7,29 (kN.m)
Ta có: Mgh = 7,29 (kN.m) > Mtt = 7,14 (kN.m)
3.6.2. Tính toán cốt thép đai:
- Điều kiện kiểm tra riêng bê tông đủ khả năng chịu cắt mà không cần cốt thép
ngang trong sàn là:
Qmax ≤ Qb0 = 0,5.φb4.Rbt.b.ho = 59062 N = 59,06 kN
Trong đó:
φb4 là hệ số tính toán về khả năng chịu cắt của bê tông. Với bê tông nặng thông
thường, φb4 = 1,5
Rbt là khả năng chịu kéo của bê tông đối với TTGH1, Rbt = 1,05 MPa
b = 1000 mm là bề rộng tính toán của dải bản
ho là chiều cao làm việc của sàn
- Từ phần mềm SAFE ta có lực cắt lớn nhất xuất hiện trong dải bản 1m của sàn
là: Qmax = 14,46 kN < Qb = 59,06 kN.
Vậy, bê tông đủ khả năng chịu cắt nên không cần bố trí cốt thép ngang trong sàn.

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: TS. Nguyễn Quang Tùng 17


Chung cư cao cấp Minh Hải

3.7. Bố trí và cấu tạo cốt thép:


Bố trí cốt thép:
- Theo [3], sàn có chiều dày là 90mm nên cần phải bố trí hai lớp thép.
- Tiến hành bố trí lưới thép chạy suốt là ∅8a200 rải đều theo hai phương lớp
dưới
và ∅10a200 rải theo 2 phương lớp trên.
- Neo và nối cốt thép sàn
Chiều dài đoạn neo và nối được tính toán theo [1].
Chiều dài đoạn neo cốt thép tính toán: Lan = 30,4d
Chiều dài đoạn nối cốt thép tính toán: Llap = 36,5d
- Để thuận tiện cho công tác thi công, chọn chiều dài đoạn neo và nối cốt thép
trong sàn là 40d.
3.8. Kiểm tra độ võng:
- Tính toán và kiểm tra độ võng sàn theo [1].
Điều kiện kiểm tra: f ≤ fu
Giá trị fu được lấy tại [1].
- Với nhịp sàn lớn nhất là L = 5m < 6m, tra bảng ta được fu = L/150.
Khi xét tới sự làm việc dài hạn của kết cấu BTCT, cần xét tới từ biến và co ngót
của bê tông.
Do tải trọng trong sàn chủ yếu gây ra biến dạng uốn nên giá trị độ võng được xác
định dựa trên độ cong, kí hiệu độ cong là r.
- Để tính toán độ võng của sàn, ta sử dụng phần mềm SAFE 12.
- Theo [1], ta có: f = f 1 - f 2 + f 3
f = (1/r) là độ võng toàn phần
f1 = (1/r1) là độ võng do tác dụng dài hạn của toàn bộ tải trọng
f2 = (1/r2) là độ võng do tác dụng ngắn hạn của tải trọng dài hạn
f3 = (1/r3) là độ võng do tác dụng dài hạn của tải trọng dài hạn
- Đối với thành phần dài hạn của tải trọng tạm thời, lấy gần đúng bằng 30% giá
trị toàn phần của tải trọng tạm thời.
- Hệ số từ biến của bê tông (φb.cr) được cho tại [1]. Với bê tông B25, độ ẩm tại
môi trường làm việc lớn hơn 75%, ta có φb.cr = 1.8
- Hệ số co ngót của bê tông được tính toán theo [6], có thể lấy gần đúng là
0,0003.
- Cường độ chịu kéo trung bình của bê tông ở tuổi 28 ngày đối với bê tông B25
theo tiêu chuẩn là fctm = 2,6 N/mm2 = 2600 kN/m2
- Để tính toán độ võng f của sàn, ta tiến hành lập các tổ hợp để xác định các độ
võng thành phần là f1, f2 và f3 như bảng 4.1 dưới đây.

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: TS. Nguyễn Quang Tùng 18


Chung cư cao cấp Minh Hải

Bảng 3.6. Các tổ hợp tính toán độ võng sàn


Tổ hợp tính toán độ võng Tải trọng Hệ số tổ hợp
Trọng lượng bản thân kết cấu 1
Độ võng do tác dụng dài hạn của Các lớp cấu tạo hoàn thiện 1
toàn bộ tải trọng f1 Hoạt tải có giá trị < 2 1
Hoạt tải có giá trị ≥ 2 1
Trọng lượng bản thân kết cấu 1
Các lớp cấu tạo hoàn thiện 1
Độ võng do tác dụng ngắn hạn của
Tường xây 1
tải trọng dài hạn f2
Hoạt tải có giá trị < 2 0,3
Hoạt tải có giá trị ≥ 2 0,3
Trọng lượng bản thân kết cấu 1
Các lớp cấu tạo hoàn thiện 1
Độ võng do tác dụng dài hạn của
Tường xây 1
tải trọng dài hạn f3
Hoạt tải có giá trị < 2 0,3
Hoạt tải có giá trị ≥ 2 0,3

Hình 3.11: Kết quả độ võng của sàn


Độ võng lớn nhất của sàn là 22,8mm < L/150 = 5000/150 = 33,3 mm (thỏa mãn).
Kết quả tính toán và bố trí cốt thép sàn xem tại phụ lục chương 3.

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: TS. Nguyễn Quang Tùng 19


Chung cư cao cấp Minh Hải

CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CẦU THANG BỘ

Đồ án này sinh viên chọn cầu thang bộ giữa nhà trục 6-7 thuộc tầng điển hình để tính
toán và thiết kế, các cầu thang khác làm theo quy trình tương tự.
Căn cứ vào ưu, nhược điểm của 2 loại cầu thang có cốn, không có cốn và yêu cầu
kiến trúc, sinh viên chọn phương án cầu thang không có cốn để thiết kế.
4.1. Tổng quan:
Căn cứ vào đặc điểm kiến trúc, các thông số của cầu thang được thể hiện qua bảng
sau:
Bảng 4.1: Các thông số kiến trúc của cầu thang
Thông số Giá trị
Chiều cao tầng 3,3 (m)
Số bậc thang 23 (bậc)
Chiều cao mỗi bậc thang 138 (mm)
Chiều rộng bậc thang 290 (mm)
Kích thước vế thang 1,3x3.2 (m)
Kích thước chiếu nghỉ 1,95x2.83 (m)
Góc nghiêng 17,2°
- Kiến trúc cầu thang bộ như sau:

12

13 11

15 9

17 7
19 5

21 3

23 1

Hình 4.1: Chi tiết kiến trúc cầu thang bộ


4.2. Vật liệu sử dụng:
Bê tông: Cấp độ bền B25 có: Rb = 14,5 MPa; Rbt = 1,05 MPa; Eb = 30x103 MPa.
Cốt thép:
- Thép CB300T (Ø <10 mm) có : Rs = Rsc = 260 MPa; Rsw = 210 MPa; Es = 2,1x106
MPa.
- Thép CB300V (Ø ≥10 mm) có : Rs = Rsc = 260 MPa; Rsw = 210 MPa; Es = 2,1x106
MPa.

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: TS. Nguyễn Quang Tùng 20


Chung cư cao cấp Minh Hải

4.3. Phương pháp tính toán:


HIện nay, với sự hỗ trợ đắc lực từ các phần mềm phân tích kết cấu ta có thể tính toán
theo phương pháp phần tử hữu hạn một cách nhanh chóng và chính xác.
Vì vậy, ta chọn phương pháp phần tử hữu hạn để tính toán cho cầu thang thông qua phần
mềm Sap2000 ver 21.
4.4. Xác định tải trọng và chọn sơ bộ tiết diện:
4.4.1. Xác định tải trọng:
Tĩnh tải:
Đối với bản chiếu nghỉ, do cấu tạo của bộ phận này giống với cấu tạo của sàn căn hộ
(theo bản vẽ kiến trúc) chỉ khác là không có hệ thống kỹ thuật. Vì vậy, tĩnh tải tác dụng
lên bản chiếu nghỉ được lấy như sàn căn hộ. Kết quả đã được tính toán tại mục 3.4.1.
Tĩnh tải tính toán tác dụng lên bản chiếu nghỉ sau khi đã trừ đi tải trọng của hệ thống
kỹ thuật là:
gcnTT =1,529 + 0,1.25.1,1 = 4,279 kN/m2

Hình 4.2: Các lớp cấu tạo bản thang


- Chiều dày tương đương của bậc thang là:
h cos α 0,138.0,883
δ td = b   0,061 với cos α = 0,883
2 2
- Tĩnh tải tính toán tác dụng lên bản thang là:
gct = (0,061 + 0,1).25.1,1 = 4,428 kN/m2 (1,1 là hệ số vượt tải đối với BTCT)
- Trọng lượng tiêu chuẩn của lan can là glc = 3 kN/m, với bề rộng của bản thang là
1,300m. Ta có tải trọng lan can quy về đơn vị kN/m2 là: glc = 2,31 kN/m2
- Theo TCVN 2737:1995, hoạt tải tiêu chuẩn đối với bản thang và bản chiếu nghỉ
là ptc = 3 kN/m2. Với hệ số vượt tải là 1,2, ta có ptt = 3,6 kN/m2.
 Tổng tải trọng tác dụng lên cầu thang như sau:
Đối với bản chiếu nghỉ:
qcntt = gcntt + ptt = 4,279 + 3,6 = 7,879 kN/m2
Đối với bản thang:
qct = gct + ptt + glc.cosα = 4,428 + 3,6 + 2,31.0,883= 10,07 kN/m2

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: TS. Nguyễn Quang Tùng 21


Chung cư cao cấp Minh Hải

4.5. Các thông số phục vụ tính toán:


- Các thông số và vật liệu phục vụ cho việc tính toán cầu thang được xác định
như các thông số tính toán cho sàn.
ξ R = 0,533, α R = ξ R 1 - 0,5ξ R  = 0,391
µmin = 0,05%
R 145
μ max = ξ R . b  0,533.  2, 21%
Rs 3500
4.6. Sơ đồ tính và kết quả nội lực:
4.6.1. Sơ đồ tính:
- Tỷ số giữa cạnh dài và cạnh ngắn là L2/L1 = 1,38< 2 nên chiếu nghỉ là bản kê.
- Xem bản thang và bản chiếu nghỉ là 1 dầm liên tục gãy khúc tựa lên các dầm.
Cắt 1 dải bản có bề rộng là 1m để tính toán.

Hình 4.3: Sơ đồ tính cầu thang

Hình 4.4: Tải trọng tác dụng lên cầu thang


4.6.2. Kết quả nội lực:
Sau khi phân tích bằng phần mềm Sap2000, ta thu được kết quả như sau.

Hình 4.5: Biểu đồ mômen của cầu thang


SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: TS. Nguyễn Quang Tùng 22
Chung cư cao cấp Minh Hải

Hình 4.6: Biểu đồ lực cắt của cầu thang


Mmax = 9,09 kN.m để tính toán cốt thép chịu momen dương,
Mmin = 10,66 kN.m để tính toán cốt thép chịu momen âm.
Qmax = 19,03 kN để tính toán cốt thép đai.
4.7. Tính toán cốt thép bản thang:
- Do 2 vế thang có cấu tạo và chịu tải trọng giống nhau nên ta chỉ tính toán cho 1
vế thang, vế còn lại được bố trí tương tự.
4.7.1. Tính cốt thép dọc:
- Cốt thép chịu momen dương được tính với Mmax = 9,09 kN.m
Giả thiết a = 1,5 cm = 15 mm
M 9,09.106
αm= = = 0,087 < α R = 0,391
γ b2 .R b .b.h o2 1.14,5.1000.(100-15) 2

  
  0,5 1  1  2 m  0,5 1  1  2.0,087  0,954 
M 9,09.106
AsTT = = = 320,28 (mm 2 )
ς.R s .h o 0,954.350.(100 - 15)
Chọn ∅10a200 có As= 393 cm2 để bố trí cho vị trí giữa nhịp, đoạn gãy của cầu
thang và là cốt thép theo phương cạnh ngắn của bản chiếu nghỉ, hàm lượng μ =
0,46%
 Kiểm tra lại khả năng chịu lực tại tiết diện tính toán
- Với việc bố trí cốt thép là ∅10a200, ta tiến hành tính toán khả năng chịu lực của
tiết diện như sau:
γ R A 1.350.393
ξ= s s s = = 0,11 < ξ R = 0,533
γ b R b bh o 1.14,5.1000.85
α m = ξ 1 - 0,5ξ  = 0,11(1 - 0,5.0,11) = 0,104

  
  0,5 1  1  2 m  0,5 1  1  2.0,104  0,945 
- Khả năng chịu lực của tiết diện là:
M gh = γ s ςR s A s h o = 1.0,945.350.393.85 = 11,05(kN.m)
Ta có: Mgh = 11,05 (kN.m) > Mtt = 9,09 (kN.m)

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: TS. Nguyễn Quang Tùng 23


Chung cư cao cấp Minh Hải

- Tính toán tương tự cho cốt thép chịu momen âm với Mmin = 10,66 kN.m
Cốt thép chịu momen âm được tính với Mmin = 10,66 kN.m
Giả thiết a = 1,5 cm = 15 mm
M 10,66.106
αm= = = 0,1 < α R = 0,391
γ b2 .R b .b.h o2 1.14,5.1000.(100-15) 2

  
  0,5 1  1  2 m  0,5 1  1  2.0,1  0,947 
M 10,66.106
AsTT = = = 378,37 (mm 2 )
ς.R s .h o 0,947.350.(100 - 15)
Chọn ∅10a200 có As= 393 cm2, hàm lượng μ = 0,46%
 Kiểm tra lại khả năng chịu lực tại tiết diện tính toán
- Với việc bố trí cốt thép là ∅10a200, ta tiến hành tính toán khả năng chịu lực của
tiết diện như sau:
γ R A 1.350.393
ξ= s s s = = 0,11 < ξ R = 0,533
γ b R b bh o 1.14,5.1000.85
α m = ξ 1 - 0,5ξ  = 0,11(1 - 0,5.0,11) = 0,104

  
  0,5 1  1  2 m  0,5 1  1  2.0,104  0,945 
- Khả năng chịu lực của tiết diện là:
M gh = γ s ςR s A s h o = 1.0,945.350.393.85 = 11,05(kN.m)
Ta có: Mgh = 11,05 (kN.m) > Mtt = 10,66 (kN.m)
4.7.2. Tính toán cốt thép đai:
Điều kiện kiểm tra là riêng bê tông đủ khả năng chịu cắt mà không cần cốt thép
ngang trong cầu thang là:
Qmax ≤ Qb0 = 0,5.φb4.Rbt.b.ho = 66,94 kN
Nhận thấy Qmax = 19,03 kN < 66,94 kN nên không cần bố trí cốt đai.
4.7.3. Kiểm tra độ võng của bản thang:
Để kiểm tra độ võng của bản thang. Từ phần mềm Sap2000, ta thu được kết quả về
độ võng của bản thang là: f = 3,85mm
Ta thu được độ võng của vế thang đối với tải trọng tính toán. Để thu được độ võng
với tải trọng tiêu chuẩn, một cách đơn giản ta có thể lấy độ võng trên chia cho hệ số vượt
tải. Chọn hệ số vượt tải là 1,2. Ta có độ võng đối với tải trọng tiêu chuẩn là:
ftc = 3,85/1,2 = 3,21 (mm).
Độ võng trên được tính toán trong giai đoạn làm việc đàn hồi của bê tông. Trên thực
tế, bê tông sẽ bị nứt vì khả năng chịu uốn kém dẫn đến độ võng sẽ tăng lên. Gần đúng,
ta xem rằng độ võng thực tế gấp 2 lần độ võng trong giai đoạn làm việc đàn hồi của bê
tông.
Vậy, giá trị độ võng dùng để kiểm tra là:
fKT = 3,21.2 = 6,42 (mm).

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: TS. Nguyễn Quang Tùng 24


Chung cư cao cấp Minh Hải

Độ võng giới hạn của vế thang là [f] = L/250.


Với nhịp của vế thang là: L = 2830 (mm), ta có [f] = 2830/250 = 11,32 (mm).
Ta có: fKT = 6,42 (mm) < [f] = 11,32 (mm)
Vậy, bản thang thỏa điều kiện về độ võng.
4.8. Tính toán cốt thép dầm chiếu nghỉ:
4.8.1. Dầm chiếu nghỉ 1:
Tải trọng tác dụng:
 Trọng lượng bản thân dầm
gd = bd.(hd – hcn).n.γb = 0,2.(0,3 – 0,1).1,1.25 = 1,1 kN/m
 Trọng lượng chiếu nghỉ xây trên dầm
gt = bt.ht.n. γt = 0,2.1.1,2.18 = 4,32 kN/m
Tải trọng do vế thang truyền vào là phản lực của gối tựa tại vị trí bản chiếu nghỉ tựa
lên dầm. Do hai vế thang giống nhau nên phản lực gối tựa của 2 vế thang tại vị trí này
là như nhau.
Phản lực của gối tựa tại C được quy thành phân bố đều RC/1m. Thiên về an toàn, ta
chọn phản lực gối tựa tại C trong sơ đồ 1.
Từ phần mềm Sap2000, ta thu được RC = 34,61 kN
Tổng tải trọng truyền lên dầm chiếu nghỉ là:
qdcn = gd + gt + RC/1m = 1,1 + 4,32 + 34,61/1 = 40,03 kN/m
Chọn sơ đồ tính của dầm chiếu nghỉ là dầm đơn giản liên kết khớp hai đầu, nhịp tính
toán lấy theo trục cột hoặc vách đỡ dầm.
Tính toán cốt thép dọc:

Hình 4.7. Sơ đồ tính dầm chiếu nghỉ 1


- Với sơ đồ tính là dầm đơn giản, ta có
Mmax = qL2/8 = 40,3.(3,052)/8 = 46,86 kN.m
Qmax = qL/2 = 40,03.3,05/2 = 61,05 kN
- Giả thiết a = 20 cm = 20 mm
M 46,86.106
 m   0, 206   R  0,391
 b 2 .R b .b.ho2 1.14,5.200.(300  20) 2

  
  0,5 1  1  2 m  0,5 1  1  2.0,206  0,883 
M 46,86.106
As = = = 541,52 (mm 2 )
ς.R s .h o 0,883.350.(300-20)
Chọn 4∅14 có Asch = 615,75 cm2, hàm lượng μ = 1,1%

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: TS. Nguyễn Quang Tùng 25


Chung cư cao cấp Minh Hải

 Kiểm tra lại khả năng chịu lực tại tiết diện tính toán
- Với việc bố trí cốt thép là 4∅14, ta tiến hành tính toán khả năng chịu lực của tiết
diện như sau:
γ R A 1.350.615,75
ξ= s s s = = 0,265 < ξ R = 0,533
γ b R b bh o 1.14,5.200.280
α m = ξ 1 - 0,5ξ  = 0,265(1 - 0,5.0,265) = 0,23

  
  0,5 1  1  2 m  0,5 1  1  2.0,23  0,867 
- Khả năng chịu lực của tiết diện là:
M gh = γ s ςR s A s h o = 1.0,867.350.615,75.280 = 52,32 (kN.m)
Ta có: Mgh = 52,32 (kN.m) > Mtt = 46,86 (kN.m)
 Kiểm tra độ võng của dầm chiếu nghỉ:
- Độ võng lớn nhất tại giữa nhịp theo công thức sau:
5 ql4 5 40,03.3050 4
f= = = 3,08 (mm)
384 EI 384 32500 1 200.3003
12
Độ võng tính toán của dầm chiếu nghỉ tính toán ở trên đang được thực hiện với tải
trọng tính toán. Tương tự như vế thang, ta chọn hệ số vượt tải là 1,2 để xác định độ võng
theo tải trọng tiêu chuẩn là:
ftc = 3,08 / 1,2 = 2,57 (mm).
Tương tự như vế thang, khi xét đến yếu tố bê tông bị nứt trong thực tế. ta có giá trị
độ võng dùng để kiểm tra là:
fKT = 2,57.2 = 5,14 (mm) < [f] = L/250 = 3050/250 = 12,2 (mm)
Tính toán cốt thép đai:
Ta có: 0,3.Rb.b.ho = 0,3.14,5.200.(300 – 20) = 243,6 kN
Nhận thấy, Qmax = 61,05 kN < 0,3.Rb.b.ho = 243,6 kN. (Thỏa mãn)
Cốt đai sử dụng là loại thép CB300T, có Rsw = 210 MPa.
Bố trí ∅6a100 trong đoạn L/4 tính từ mép dầm và ∅6a200 tại giữa dầm
qsw = (Rsw.n.Asw)/s = (210.2.28,27)/100 = 118,73 N/mm
Khả năng chịu cắt của cốt đai và bê tông tính theo công thức sau:
Q sw = 2  b2 γ b R bt bh 02q sw = 98,02 kN > 61,05 kN
∅b2 = 2 đối với bê tông nặng
Vậy, cốt đai bố trí như trên đủ khả năng chịu cắt.
4.8.2. Dầm chiếu nghỉ 2:
Tải trọng tác dụng:
 Trọng lượng bản thân dầm
gd = bd.(hd – hcn).n.γb = 0,2.(0,3 – 0,1).1,1.25 = 1,1 kN/m
 Trọng lượng tường xây trên dầm
gt = bt.ht.n. γt = 0,2.1,65.1,2.18 = 7,13 kN/m
SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: TS. Nguyễn Quang Tùng 26
Chung cư cao cấp Minh Hải

Tải trọng do vế thang truyền vào là phản lực của gối tựa tại vị trí bản chiếu nghỉ tựa
lên dầm. Do hai vế thang giống nhau nên phản lực gối tựa của 2 vế thang tại vị trí này
là như nhau.
Phản lực của gối tựa tại C được quy thành phân bố đều RC/1m. Thiên về an toàn, ta
chọn phản lực gối tựa tại C trong sơ đồ 1.
Từ phần mềm Sap2000, ta thu được RC = 2,42 kN
Tổng tải trọng truyền lên dầm chiếu nghỉ là:
qdcn = gd + gt + RC/1m = 1,1 + 7,13 + 2,42/1 = 10,65 kN/m
Chọn sơ đồ tính của dầm chiếu nghỉ là dầm đơn giản liên kết khớp hai đầu, nhịp tính
toán lấy theo trục cột hoặc vách đỡ dầm.

Tính toán cốt thép dọc:

Hình 4.8. Sơ đồ tính dầm chiếu nghỉ 2


- Với sơ đồ tính là dầm đơn giản, ta có:
Mmax = qL2/8 = 10,65.(3,052)/8 = 12,38 kN.m
Qmax = qL/2 = 10,65.3,05/2 = 16,24 kN
- Giả thiết a = 20 cm = 20 mm
M 12,38.106
 m   0,054   R  0,391
 b 2 .R b .b.ho2 1.14,5.200.(300  20) 2

  
  0,5 1  1  2 m  0,5 1  1  2.0,054  0,972 
M 12,38.106
As = = = 129,97 (mm 2 )
ς.R s .h o 0,972.350.(300-20)
Chọn 4∅8 có Asch = 201,06 cm2, hàm lượng μ = 0,36%
 Kiểm tra lại khả năng chịu lực tại tiết diện tính toán
- Với việc bố trí cốt thép là 4∅8, ta tiến hành tính toán khả năng chịu lực của tiết
diện như sau:
γ R A 1.350.201,06
ξ= s s s = = 0,09 < ξ R = 0,533
γ b R b bh o 1.14,5.200.280
α m = ξ 1 - 0,5ξ  = 0,09(1 - 0,5.0,09) = 0,086

  
  0,5 1  1  2 m  0,5 1  1  2.0,086  0,955 
- Khả năng chịu lực của tiết diện là:
M gh = γ s ςR s A s h o = 1.0,955.350.201,06.280 = 18,82 (kN.m)
Ta có: Mgh = 18,82 (kN.m) > Mtt = 12,38 (kN.m)
SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: TS. Nguyễn Quang Tùng 27
Chung cư cao cấp Minh Hải

 Kiểm tra độ võng của dầm chiếu nghỉ:


- Độ võng lớn nhất tại giữa nhịp theo công thức sau:
5 ql4 5 10,65.3050 4
f= = = 0,82 (mm)
384 EI 384 32500 1 200.3003
12
Độ võng tính toán của dầm chiếu nghỉ tính toán ở trên đang được thực hiện với tải
trọng tính toán. Tương tự như vế thang, ta chọn hệ số vượt tải là 1,2 để xác định độ võng
theo tải trọng tiêu chuẩn là:
ftc = 0,82 / 1,2 = 0,68(mm).
Tương tự như vế thang, khi xét đến yếu tố bê tông bị nứt trong thực tế. ta có giá trị
độ võng dùng để kiểm tra là:
fKT = 0,68.2 = 1,37 (mm) < [f] = L/250 = 3050/250 = 12,2 (mm)
Tính toán cốt thép đai:
Ta có: 0,3.Rb.b.ho = 0,3.14,5.200.(300 – 20) = 243,6 kN
Nhận thấy, Qmax = 16,24 kN < 0,3.Rb.b.ho = 243,6 kN. (Thỏa mãn)
Cốt đai sử dụng là loại thép CB300T, có Rsw = 210 MPa.
Bố trí ∅6a100 trong đoạn L/4 tính từ mép dầm và ∅6a200 tại giữa dầm
qsw = (Rsw.n.Asw)/s = (210.2.28,27)/100 = 118,73 N/mm
Khả năng chịu cắt của cốt đai và bê tông tính theo công thức sau:
Q sw = 2  b2 γ b R bt bh 02q sw = 24,06 kN > 16,24 kN
∅b2 = 2 đối với bê tông nặng
Vậy, cốt đai bố trí như trên đủ khả năng chịu cắt.

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: TS. Nguyễn Quang Tùng 28


Chung cư cao cấp Minh Hải

CHƯƠNG 5: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ KHUNG TRỤC 4

Đồ án này sinh viên được giáo viên hướng dẫn giao nhiệm vụ tính toán và thiết kế
khung trục 4, các khung khác làm theo quy trình tương tự.
5.1. Vật liệu sử dụng:
Bê tông: BT B25 có: Rb = 14,5 MPa; Rbt = 1,05 MPa; Eb = 30x103 MPa.
Cốt thép:
Thép CB300T (Ø <10 mm) có: Rs = Rsc = 260 MPa; Rsw = 210 MPa; Es = 2,1x106
MPa.
Thép CB300V (Ø ≥10 mm) có : Rs = Rsc = 260 MPa; Rsw = 210 MPa; Es = 2,1x106
MPa.
5.2. Quan niệm tính và sơ đồ tính:
5.2.1. Quan niệm tính:
Khung được coi như là một dầm công-xôn ngàm tại mặt móng, chịu tải trọng đứng
(trọng lượng bản thân, tải trọng tường, hoạt tải) và tải trọng ngang (gió).
5.2.2. Sơ đồ tính:

Hình 5.1: Sơ đồ tính khung trục 4

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: TS. Nguyễn Quang Tùng 29


Chung cư cao cấp Minh Hải

5.3. Sơ bộ chọn tiết diện:


Kích thước tiết diện sau đây chỉ là sơ bộ, sinh viên sẽ tiến hành điều chỉnh trong quá
trình tính toán thiết kế để có được tiết diện hợp lý nhất.
5.3.1. Sơ bộ tiết diện cột:
- Tiết diện cột được sơ bộ theo công thức (tham khảo "Mục 5.1.3 – Giáo trình
k .N
KCBTCT – Phần cấu kiện CB): A 
Rb
Trong đó:
+ A: Là diện tích tiết diện ngang của cột.
+ Rb: Là cường độ tính toán chịu nén của bê tông.
+ K = 1,1 – 1,5: Là hệ số xét đến ảnh hưởng của độ lệch tâm và momen (lấy k =
1,1 với cột giữa, cột biên k = 1,2).
+ N: Lực nén trong cột, tính gần đúng như sau: N  S .n.q
+ S: là diện tích mặt sàn truyền tải trọng lên cột (m2)
+ q: là tải trọng tương đương tính trên 1m2 sàn, lấy q = 10 - 12 (kN/m2).
+ n: là số tầng trên cột đang xét.
- Kiểm tra độ mảnh của cột theo công thức:
lo
b   0b  31
b
Trong đó:
lo : Chiều dài tính toán cột với nhà nhiều khung nhiều nhịp ( lo  0.7h ).
b: Bề rộng của cột.
- Trong nhà nhiều tầng, theo chiều cao nhà từ móng đến mái, lực nén trong cột
giảm dần. Nên để đảm bảo sự hợp lý về sử dụng vật liệu, theo chiều cao nhà
nên giảm tiết diện cột.
Kết quả sơ bộ tiết diện cột được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 5.1: Sơ bộ chọn tiết diện cột biên
Chọn tiết diện
S Q n N k Ayc
Tầng b h Ac lo=0.7l
λ λo Kết luận
2 2 2 2
m kN/m kN cm cm cm cm m
1,2,3,4,5 10,8 10 14 1512 1,2 1067,3 40 40 1600 2,66 6,7 Thỏa mãn
6,7,8,9,10 10,8 10 10 1080 1,2 762,35 35 35 1225 2,38 6,8 31 Thỏa mãn
11,12,13,14 10,8 10 5 540 1,2 381,18 30 30 900 2,38 7,9 Thỏa mãn

Bảng 5.2: Sơ bộ chọn tiết diện cột giữa


Chọn tiết diện
S Q n N k Ayc
Tầng b h Ac lo=0.7l
2 2 2 2
λ λo Kết luận
m kN/m kN cm cm cm cm m
1,2,3,4,5 21,8 10 14 3052 1,1 1974,8 45 45 2025 2,66 5,9 Thỏa mãn
6,7,8,9,10 21,8 10 10 2180 1,1 1410,6 40 40 1600 2,38 6,0 31 Thỏa mãn
11,12,13,14 21,8 10 5 1090 1,1 705,29 35 35 1225 2,38 6,8 Thỏa mãn

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: TS. Nguyễn Quang Tùng 30


Chung cư cao cấp Minh Hải

5.3.2. Sơ bộ tiết diện dầm:


- Tiết diện dầm chính được sơ bộ theo công thức:
1 1 
hdc     .L , bdc   0,3  0,5  .hdc
 8 12 
- Tiết diện dầm phụ được sơ bộ theo công thức:
1 1 
hdp     .L , bdp   0,3  0,5.hdp
 12 20 
Dầm chính theo phương X chọn 250x450 mm
Dầm chính theo phương Y chọn 250x500 mm
Dầm phụ chọn 150x300 mm
5.3.3. Sơ bộ tiết diện vách:
- Tiết diện vách được sơ bộ theo "TCXD198-1997 Nhà cao tầng - Thiết kế kết
cấu bêtông cốt thép toàn khối" :
 ht 4200
  210
t   20 20  Chọn t = 300 mm .

150
5.4. Tải trọng tác dụng:
5.4.1. Xác định tải trọng:
5.4.1.1. Tỉnh tải:
- Trọng lượng bản thân phần bê tông cốt thép được tính tự động trong Etabs.
- Trọng lượng các lớp hoàn thiện sàn đã được trình bày trong chương 3, trọng
lượng các lớp hoàn thiện cột, vách, dầm ảnh hưởng không đáng kể nên bỏ qua.
- Trọng lượng tường, cửa xây trên sàn đã được trình bày trong chương 3.
- Trọng lượng tường, cửa xây trên dầm:
‣ Đối với mảng tường đặc: Chỉ có phần tường nằm trong phạm vi 600 so với
phương ngang là lên dầm, phần còn lại tạo thành lực tập trung truyền xuống
nút khung.
‣ Đối với mảng tường có lổ cửa: Xem gần đúng toàn bộ tải trọng tường và cửa
phân bố đều trên dầm.
( Tĩnh tải theo công năng ô sàn và tải trọng tường xem chương 3)
5.4.1.2. Hoạt tải:
- Hoạt tải được tra dựa vào công năng của các ô sàn theo “Bảng 3, TCVN 2737-
1995”.
- Ngoài ra, đối với cái ô sàn thuộc trong “Điều 4.3.4 TCVN 2737-1995” được phép
giảm hoạt tải.
- Hoạt tải tầng mái (không sử dụng) có giá trị: ptc = 0,75 (kN/m2), với hệ số vượt tải
n=1,3.
- Hoạt tải tầng điển hình (tầng 2 – 14) đã trình bày trong phần thiết kế sàn điển hình.

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: TS. Nguyễn Quang Tùng 31


Chung cư cao cấp Minh Hải

5.4.1.3. Thành phần gió tĩnh:


- Thành phần tĩnh của tải trọng gió được tính theo TCVN 2737 – 1995.
- Công trình được xây dựng tại thành phố HCM có các thông số sau:
Vùng gió: II.B có Wo= 0.95(kN/m2).
Dạng địa hình: B (căn cứ vị trí xây dựng công trình và “Điều 6.5, TCVN 2737-
1995”)
Chiều cao công trình tính từ cốt mặt đất tự nhiên: H = 50.4 m
Kích thước công trình theo phương X: X = 36,8 m
Kích thước công trình theo phương Y: Y = 20,5 m
Cos +00 của công trình bằng với mặt đất tự nhiên
- Giá trị thành phần tĩnh của tải trọng gió được tính theo công thức:
Wtt  n.W0 .k.c (kN/m2)
Trong đó:
+ W0: Áp lực gió tiêu chuẩn tra “Bảng 4 TCVN 2737-1995”: W0 = 0,95
(kN/m2)
+ c: Hệ số khí động, tra “Bảng 6 TCVN 2737-1995” đối với mặt đón gió
c = +0,8, mặt hút gió c = - 0,6  c = 0,8 + 0,6 = 1,4
+ k: Hệ số kể đến sự thay đổi áp lực gió theo độ cao tra “Bảng 5 TCVN
2737-1995”.
+ n: Hệ số độ tin cậy của tải trọng gió bằng 1,2.
- Tải trọng gió tĩnh được quy về lực tập trung tác dụng lên tâm hình học của mỗi
tầng, thành phần tĩnh của tải trọng gió được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 5.3: Thành phần tĩnh của tải trọng gió theo phương x
Cao độ Hệ số Áp lực Diện tích Tải trọng tĩnh
Tầng
z k(z) Wj Wjtt Sj WT (kN)
Mái 50,4 1,338 1,779 2,135 33,83 72,2
14 47,1 1,321 1,757 2,109 67,65 142,7
13 43,8 1,304 1,735 2,082 67,65 140,8
12 40,5 1,286 1,710 2,052 67,65 138,8
11 37,2 1,266 1,684 2,021 67,65 136,7
10 33,9 1,245 1,656 1,988 67,65 134,5
9 30,6 1,223 1,626 1,951 67,65 132,0
8 27,3 1,198 1,593 1,912 67,65 129,3
7 24,0 1,170 1,557 1,868 67,65 126,4
6 20,7 1,140 1,516 1,819 67,65 123,0
5 17,4 1,105 1,469 1,763 67,65 119,3
4 14,1 1,064 1,414 1,697 67,65 114,8
3 10,8 1,014 1,348 1,618 67,65 109,4
2 7,5 0,949 1,263 1,515 67,65 102,5
1 4,2 0,855 1,137 1,365 76,88 104,9
Σ 1.827,4
SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: TS. Nguyễn Quang Tùng 32
Chung cư cao cấp Minh Hải

Bảng 5.4: Thành phần tĩnh của tải trọng gió theo phương y
Cao độ Hệ số Áp lực Diện tích Tải trọng tĩnh
Tầng
z k(z) Wj Wjtt Sj WT (kN)
Mái 50,4 1,338 1,779 2,135 60,72 129,6
14 47,1 1,321 1,757 2,109 121,44 256,1
13 43,8 1,304 1,735 2,082 121,44 252,8
12 40,5 1,286 1,710 2,052 121,44 249,2
11 37,2 1,266 1,684 2,021 121,44 245,5
10 33,9 1,245 1,656 1,988 121,44 241,4
9 30,6 1,223 1,626 1,951 121,44 237,0
8 27,3 1,198 1,593 1,912 121,44 232,2
7 24,0 1,170 1,557 1,868 121,44 226,8
6 20,7 1,140 1,516 1,819 121,44 220,9
5 17,4 1,105 1,469 1,763 121,44 214,1
4 14,1 1,064 1,414 1,697 121,44 206,1
3 10,8 1,014 1,348 1,618 121,44 196,5
2 7,5 0,949 1,263 1,515 121,44 184,0
1 4,2 0,855 1,137 1,365 138,00 188,4
Σ 3.280,4

5.4.1.4. Thành phần gió động:


Công trình có chiều cao 50,4 m so với mặt đất tự nhiên > 40m, nên cần phải tính
thành phần động của tải trọng gió.
Do đó, để tính thành phần động của tải trọng gió, đầu tiên cần phân tích để lấy các
thông số động học của công trình theo từng dạng dao động i (mode i) gồm tần số riêng
fi, chu kỳ Ti, chuyển vị của các điểm khối lượng yji, bằng cách sử dụng phần mềm Etabs.
 Cơ sở tính toán tải trọng gió động:
Công trình có tần số dao động riêng cơ bản thứ s thỏa mãn: fs< fL < fs+1 thì cần tính
toán thành phần động của tải trọng gió với s dạng dao động đầu tiên, trong đó với công
trình bê tông cốt thép δ=0,3 có tần số giới hạn dao động riêng fL=1,3 Hz, TCVN 229-
1999[8]
Giá trị tiêu chuẩn thành phần động của tải trọng gió tác dụng lên phần thứ j (có độ
cao là zj của công trình) ứng với dạng dao động riêng thứ i được xác định theo công thức
sau:
Wp( ji )  M j .i .i . y ji
Trong đó :
 Mj: khối lượng tập trung của phần công trình thứ j.
  i : Hệ số động lực ứng với dạng dao động thứ i, phụ thuộc i, tra đồ thị
để xác định, với:

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: TS. Nguyễn Quang Tùng 33


Chung cư cao cấp Minh Hải

nW0
i 
940 f i
n : hệ số độ tin cậy của tải trọng gió, n =1,2
Wo: giá trị của áp lực gió tiêu chuẩn (N/m2)
fi: tần số dao động riêng thứ i
yji: dịch chuyển ngang tỷ đối của trọng tâm phần công trình j ứng với dạng dao
động thứ i, không thứ nguyên.
- Xác định hệ số ψi:
n

j 1
y ji .WFj
i  n

j 1
y 2ji M j

Trong đó:
 WFj: là giá trị tiêu chuẩn thành phần động của tải trọng gió tác dụng lên
phần thứ j của công trình ,ứng với các dạng dao động khác nhau khi chỉ kể đến
ảnh hưởng của xung vận tốc gió ,có thứ nguyên là lực, xác định theo công thức:
Wjtt
WFj = .S j .ζ j .ν i
1,2

Với:
+ j: Hệ số áp lực động của tải trọng gió
+ Wjtt : Giá trị tính toán của thành phần tĩnh của áp lực gió tác động lên phần thứ
j của công trình (đã xác định ở phần tính gió tĩnh)
+ Sj: Diện tích mặt đón gió của phần thứ j của công trình.
+ νi : Hệ số tương quan không gian áp lực động của tải trọng gió ứng với dạng
dao động khác nhau của công trình, không thứ nguyên, phụ thuộc vào các tham
số ρ, χ.
 Tính toán tải trọng gió động:
Bảng 5.5 Kết quả tính toán thành phần động
Gió động phương X (kN) Gió động phương Y (kN)
TẦNG
Mode 1 Mode 1
Mái 8,349 13,224
14 79,227 127,292
13 108,498 176,916
12 99,114 164,154
11 89,410 150,399
10 79,970 136,613
9 70,289 122,048
8 59,989 105,908

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: TS. Nguyễn Quang Tùng 34


Chung cư cao cấp Minh Hải

7 49,781 89,343
6 39,854 72,682
5 30,859 57,204
4 22,559 42,394
3 14,759 28,031
2 8,249 15,616
1 3,389 6,016
 Kết quả phân tích dao động:
Bảng 5.6. Kết quả phân tích dao động công trình theo phương X
TABLE: Modal Participating Mass Ratios

Mode Period UX UY UZ
sec
Modal 1 1.812 0.688 0 0
Modal 2 0.459 0.1852 0 0
Modal 3 0.208 0.0661 0 0
Modal 4 0.126 0.0294 0 0
Modal 5 0.089 0.0144 0 0
Modal 6 0.069 0.0072 0 0
Modal 7 0.057 0.0039 0 0
Modal 8 0.049 0.0022 0 0
Modal 9 0.043 0.0012 0 0
Modal 10 0.039 0.0007 0 0
Modal 11 0.036 0.0004 0 0
Modal 12 0.034 0.0002 0 0
Bảng 5.7. Kết quả phân tích dao động công trình theo phương Y
TABLE: Modal Participating Mass Ratios
Case Mode Period UX UY UZ
sec
Modal 1 1.775 0 0.7126 0
Modal 2 0.51 0 0.1529 0
Modal 3 0.24 0 0.0588 0
Modal 4 0.141 0 0.0298 0
Modal 5 0.095 0 0.0174 0
Modal 6 0.07 0 0.0104 0
Modal 7 0.055 0 0.0063 0
Modal 8 0.045 0 0.004 0
Modal 9 0.038 0 0.0025 0
Modal 10 0.033 0 0.0016 0
Modal 11 0.029 0 0.0011 0
Modal 12 0.026 0 0.0006 0

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: TS. Nguyễn Quang Tùng 35


Chung cư cao cấp Minh Hải

5.4.2. Xác định nội lực:


- Sử dụng hỗ trợ của phần mềm Etabs 19 để tiến hành mô hình toàn bộ công trình
và phân tích nội lực (dựa trên cơ sở TCVN 5574-2018).

Hình 5.2: Mô hình không gian công trình


1. TUONG(Tải trọng tường, vách ngăn)
2. TLBT (Trọng lượng bản thân)
3. HOANTHIEN (Trọng lượng các lớp cấu tạo)
4. HT (Hoạt tải)
5. TT (Tĩnh tải)
6. GTX (Gió tĩnh theo phương trục X)
GTXX (Gió tĩnh ngược phương trục X)
7. GTY(Gió tĩnh theo phương trục Y)
GTYY (Gió tĩnh ngược phương trục Y)
8. GDX (Gió động theo phương trục X)
GDXX (Gió động ngược phương trục X)
1. GDY (Gió động theo phương trục Y)
GDYY (Gió động ngược phương trục Y)
1. GX (Gió theo phương trục X)
GXX( Gió ngược phương trục X)
2. GY (Gió theo phương trục Y)
3. GYY(Gió ngược phương trục Y)

4. . Gió tổng hợp


GX = Linear Add (GTX; GDX)
GXX = Linear Add (GTXX; GDXX)
GY = Linear Add (GTY; GDY)
GYY = Linear Add (GTYY; GDYY)
SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: TS. Nguyễn Quang Tùng 36
Chung cư cao cấp Minh Hải

5.4.3. Tổ hợp nội lực:


Sau khi phân tích nội lực, ta tiến hành tổ hợp để tìm ra giá trị nội lực nguy hiểm nhất
cho các tiết diện.
Các tổ hợp được lấy dựa trên cơ sở “Điều 2.4 TCVN 2737-1995” bao gồm:
(TT+HT),
(TT + GXT), (TT + GXP), (TT + GYT), (TT + GYP), (TT + 0.9*HT + 0.9* GXT),
(TT + 0.9*HT + 0.9* GXP), (TT + 0.9*HT + 0.9* GYT), (TT + 0.9*HT + 0.9* GYP).
5.4.3.1. Tổ hợp nội lực dầm:
Đối với dầm, với mỗi đoạn ta tiến hành tìm ra nội lực nguy hiểm nhất ở các tiết diện
sau: Gối 1(Mmin, Qmax); L/4 (Qmax); Giữa nhịp (Mmax); 3L/4 (Qmax); Gối 2 (Mmin, Qmax)
5.4.3.2. Tổ hợp nội lực cột:
Đối với cột, ta lấy các tổ hợp sau để tính toán cốt thép, các tổ hợp còn lại nếu nghi
ngờ nguy hiểm thì phải tiến hành kiểm tra:
- N lớn nhất, Mx tương ứng, My tương ứng.
- N tương ứng, Mx lớn nhất, My tương ứng.
- N tương ứng, Mx tương ứng, My lớn nhất.
- Có Mx và My đều lớn.
- Có độ lệch tâm e1x = Mx/N hoặc e1y = My/N lớn.
- Có Qmax.
Kết quả tổ hợp nội lực cột của khung trục 4 được thể hiện ở phụ lục chương 5
5.5. Kiểm tra ổn định tổng thể công trình:
5.5.1. Kiểm tra chuyển vị đỉnh công trình:
Theo “Bảng C4, TCVN 5574-2012”, chuyển vị ngang tại đỉnh công trình của nhà cao
H
tầng phải thỏa mãn điều kiện:   . Đồng thời theo “Điều 2.6.3, TCVN 198-1997”,
500
H
đối với kết cấu khung – vách:   , thiên về an toàn ta lấy điều kiện kiểm tra theo
750
50400
TCVN 198-1997     67, 2 (mm)
750

Hình:5.3.Chuyển vị đỉnh của công trình Hình 5.4. Chuyển vị đỉnh của công trình
đối với tải trọng gió phương X đối với tải trọng gió phương Y

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: TS. Nguyễn Quang Tùng 37


Chung cư cao cấp Minh Hải

Chuyển vị đỉnh lớn nhất của công trình được lấy từ Etabs là   48, 49 (mm) theo
phương Y.
Kiểm tra điều kiện:   36, 43  67, 2 (mm) (Thỏa)
Vậy: Chuyển vị đỉnh lớn nhất của công trình nằm trong giới hạn cho phép theo TCVN
5574-2018 và TCVN 198-1997.
5.5.2. Kiểm tra chuyển vị lệch tầng:
Giới hạn chuyển vị lệnh tầng do tải trọng gió là ∆f < 1/750

Hình:5.5Chuyển vị lệch tầng đối với tải Hình 5.6: Chuyển vị lệch tầng đối với tải
trọng gió phương X trọng gió phương y

Chuyển vị lệch tầng lớn nhất theo tải trọng gió phương X là 0,00105
Chuyển vị lệch tầng lớn nhất theo tải trọng gió phương Y là 0,00136.
Chuyển vị lệch tầng lớn nhất của công trình được lấy từ Etabs là   0,00136 (mm) theo
phương Y.
Kiểm tra điều kiện:   0,00136  0,002 (mm) (Thỏa)
5.5.3. Kiểm tra ổn định lật:
- Theo “Điều 3.2, TCVN 198-1997” cần kiểm tra ổn định lật của công trình có tỉ
lệ chiều cao trên chiều rộng lớn hơn 5 lần dưới tác động của tải trọng động đất
và tải trọng gió.
H 50, 4
Nhận thấy công trình có:   2, 46  5 .
B 20,5
Vậy: Công trình không cần kiểm tra ổn định lật theo TCVN 198-1997.
5.6. Tính toán cốt thép:
5.6.1. Tính toán cốt thép dầm:
Thực hiện tính toán cho đoạn dầm 14C-D, các đoạn dầm còn lại tính toán tương tự.
5.6.1.1. Thép dọc chịu lực:
a) Thép dọc chịu momen dương ở nhịp:
Nhận thấy, dầm và sàn được đổ toàn khối, khi tính toán cốt thép chịu momen dương,
để tiết kiệm thì ta nên kể đến khả năng chịu nén của phần cánh, độ vươn của phần cánh
được xác định theo “điều 6.2.2.7 – TCVN 5574-2012” và tham khảo ý kiến của “giáo
trình sàn sườn bê tông toàn khối – Nguyễn Đình Cống”: (Trong trường hợp này đối với

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: TS. Nguyễn Quang Tùng 38


Chung cư cao cấp Minh Hải

dầm biên ta tính theo tiết diện hình chữ nhật, không tính đến khả năng chịu kéo của phần
cánh).
 b f  100 (mm).
Căn cứ vào nhóm cốt thép CII và cấp độ bền bê tông B25, tra “Phụ lục 8 – Giáo trình
KCBTCT – Phần cấu kiện CB” ta có:  R  0,603 ,  R  0,421
Giả thiết a = 40 mm, ta có: h0 = 500 – 40 = 460 mm.
Xác định vị trí của trục trung hòa từ momen phân giới:
M f  Rb .bf .hf .(h0  0,5.hf )  14,5.100.90.(460  0,5.90)  53,129 (kN.m)
*Tại giữa nhịp: M  58,28  M f  531,29 (kN.m)  trục trung hòa đi qua cánh, ta
tính toán với tiết diện chữ nhật kích thước b f xh  100 x500 (mm).

Ta có:  m  M

58, 28.106
 0,19 <  R  0,421
Rb .b f .h02 14,5.100.4602

1  1  2. m 1  1  2.0,19
    0,894
2 2
M 58, 28.104
- Diện tích cốt thép: As    5,061 (cm2)
Rs . .h0 280.0,894.460
As .100 5,061.100
- Tính hàm lượng cốt thép:     0, 44%  min  0,1%
b.h0 25.46
b) Thép dọc chịu momen âm ở gối:
Tiết diện chịu momen âm có cánh nằm trong vùng kéo, nên ta tính toán với tiết diện
hình chữ nhật bxh= 250x500 (mm).
Căn cứ vào nhóm cốt thép CII và cấp độ bền bê tông B25, tra “Phụ lục 8 – Giáo trình
KCBTCT – Phần cấu kiện CB” ta có:  R  0,603 ,  R  0,421
Giả thiết a = 40 mm, ta có: h0 = 500-40 =460 mm.
*Tại gối 1: M  124, 79 (kN.m)

- Ta có:  m 
M

124,79.106
 0,163 <  R  0,421
Rb .b.h02 14,5.250.4602
1  1  2. m 1  1  2.0,163
    0,91
2 2
M 124,79.104
- Diện tích cốt thép: As    11,71(cm2)
Rs . .h0 280.0,91.460
As .100 11,71.100
- Tính hàm lượng cốt thép:     1,02%  min  0,1%
b.h0 25.46
*Tại gối 2: M  118, 7 (kN.m)
- As  11,07 (cm2);   0,96%  min  0,1%

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: TS. Nguyễn Quang Tùng 39


Chung cư cao cấp Minh Hải

Nhận xét: Hàm lượng cốt thép  đều biến thiên xung quanh khoảng (0,6% 1,5%) , nên
tiết diện dầm đã chọn là hợp lý.
Kết quả tính toán cốt thép dọc dầm của khung trục 4 được thể hiện tại phụ lục chương
5.
5.6.1.2. Tính toán thép đai:
*Đoạn dầm gần gối: Q  63,32 (kN)
- Kiểm tra khả năng của dầm chịu ứng suất nén chính (tham khảo TCVN 5574-
2018):
+ Điều kiện kiểm tra: Q  b1.Rb .b.h0
Trong đó:
b1  0,3 là hệ số kể đến ảnh hưởng của trạng thái ứng suất của bê tông trong dải
nghiêng.
3
+ Khi đó: Q  63,32  0,3.14,5.250.460.10  500,25 (kN) (Thoả)
 Tiết diện bê tông đã chọn đủ khả năng chịu ứng suất nén chính ở dải nứt nghiêng.
- Kiểm tra điều kiện tính toán:
p 23,36
+ Ta có: q1  g   102,03   113,71 (kN/m)
2 2
+ Và: M b  2.(1   f  n ) Rbt .b.h02  2.1,16.250.1,05.460 2.10 6  128,864 (kN.m)
Trong đó:  f là hệ số xét đến ảnh hưởng của cánh chịu nén trong tiết diện chữ T, ở
đây ta bỏ qua phần cánh   f  0 ;  n là hệ số xét đến ảnh hưởng lực dọc, do lực dọc
trong dầm nhỏ, nên ta bỏ qua  n  0
+ Hình chiếu dải nứt nghiêng nguy hiểm nhất lên trục dọc cấu kiện:
Mb 128,864
C   1,065 (mm).
q1 113,71
+ Khả năng chịu cắt của bê tông:
 .R .b.h 2 1,5.1,05.250.4602.103
Qb  b 2 bt 0   72450 (kN)
C 1,15
Trong đó: b 2  1,5 là hệ số kể đến ảnh hưởng của cốt thép dọc, lực bám dính và đặc
điểm trạng thái ứng suất của bê tông nằm phía trên vết nứt xiên.
+ Khả năng chịu cắt lớn nhất của bê tông:
Qb max  2,5.Rbt .b.h0  2,5.1,05.250.460.103  301,875 (kN)
+ Khả năng chịu cắt bé nhất của bê tông:
Qb min  0,5.Rbt .b.h0  0,5.1,05.250.460.103  60,375 (kN)
Nhận thấy: Qb  Qb min nên lấy Qb  Qb min  60,375 (kN).

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: TS. Nguyễn Quang Tùng 40


Chung cư cao cấp Minh Hải

b 2 .Rbt .b.h02 1,5.1,05.250.4602.103


+ Tính lại C: C    1380 (mm)
Qb 60,375
+ Lực cắt tại cuối tiết diện nghiêng: Q '  Q  C.q1  63,32  1,065.23,7  122,84 (kN)

Nhận thấy: Qb  Q '  Cần tính toán cốt thép đai cho dầm.
- Tính toán cốt thép đai:
+ Ta có: Qb1  2 M b .q1  2. 128,864.23,7  110,527 (kN)
Qb1 110,527
Nhận thấy: Q  63,32    184, 212 (kN)
0,6 0,6
Q 2  Qb21 63,322  110,527 2
 qsw    11,67 (kN/m)
4.M b 4.128,864
Q  Qb1 161, 23  131,97
+ Tính: qsw    27,09 (kN/m)
2.h0 2.0,54
Qb min 85,05
+ Tính:   50,04 (kN/m)
2.h0 2.0,54
Qb min
Nhận thấy: qsw  qsw  , ta tính lại qsw như sau:
2.h0
2 2
Q 2  Q 2   Q 
qsw   .q1    .q1      50,98 (kN/m)
2.h0 0,5  2.h0 0,5   2.h0 
+ Chọn thép đai 6, 2 nhánh, có Asw  2.0,283  0,566 (cm2).
Rsw . Asw 175.0,566.100
+ Ta có khoảng cách cốt đai: s    194, 291 (mm).
qsw 50,98
+ Kiểm tra điều kiện để dầm không bị phá hoại trên tiết diện nghiêng đi qua khoảng
Rbt .b.h02 1,05.250.5502.103
cách giữa 2 cốt đai: smax    570 (mm).
Q 161, 23
h
+ Điều kiện cấu tạo: với h  450 (mm) thì sct  min(500, )  200 (mm)
3
 Chọn thép đai 6 khoảng cách s1  150 (mm)
5.6.2. Tính toán cốt thép cột:
Cốt thép cột được tính theo phương pháp cột chịu nén lệch tâm xiên, đặt cốt thép đối
xứng, tham khảo giáo trình “Tính toán tiết diện cột BTCT – GS. Nguyễn Đình Cống”.
Thực hiện tính toán cho đoạn cột C34-1 có chiều cao H = 4,2 m; các đoạn cột còn lại
tính toán tương tự.

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: TS. Nguyễn Quang Tùng 41


Chung cư cao cấp Minh Hải

5.6.2.1. Thép dọc chịu lực:


a) Tính toán cốt thép:
- Các tổ hợp nguy hiểm tại chân cột từ bảng nội lực gồm:
M xmax  59,412 (kN.m); M y tu  23,109 (kN.m); Ntu  2965,71 (kN).
M xtu  11,695 (kN.m); M ymax  27,987 (kN.m); Ntu  2768,79 (kN).
M xtu  1,974 (kN.m); M tu  0,723 (kN.m); N max  3578,17 (kN).
Có độ lệch tâm e1x = Mx/N lớn:
M xmax  59,412 (kN.m); M y tu  23,109 (kN.m); Ntu  2965,71 (kN).
- Có độ lệch tâm e1y = My/N lớn:
M xtu  11,695 (kN.m); M y  27,987 (kN.m); N  2768, 79 (kN).

Tổ hợp: M xmax  59,412 (kN.m); M y tu  23,109 (kN.m); Ntu  2965,71 (kN).

- Các cạnh: C x  0,45 (m); Cy  0,45 (m).

- Điều kiện áp dụng phương pháp: 0,5  C x  1  2 (thỏa)


Cy

- Căn cứ vào nhóm cốt thép CII và cấp độ bền bê tông B20 có:  R  0,56 ,
 R  0,405
Chiều dài tính toán (khung nhà nhiều tầng có liên kết cứng giữa dầm và cột, có từ 3 nhịp
trở lên):
l0 x  l0 y  0,7.H  0,7.4,2  2,94 (m).
- Độ mảnh theo 2 phương:
l0 y 2,94
 22,69 ;  y 
l0 x 2,94   22,69
x  
ix 0, 288.0, 45 iy 0,288.0,45
 max  max(x , y )  22,69 < 28

 Hệ số xét đến ảnh hưởng uốn dọc: x   y  1.


- Từ đó: Momen tăng lên do ảnh hưởng của uốn dọc được tính như sau:
M x1   x .M x  59,412 (kN.m); M y1   y .M y  23,109 (kN.m)

- Xét phương tính toán chính cho cột để đưa về lệch tâm phẳng:
M x1 59, 412 M 23,109
  132,03  y1   51,35
Cx 0, 45 Cy 0, 45

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: TS. Nguyễn Quang Tùng 42


Chung cư cao cấp Minh Hải

 Phương làm việc chính của cột là theo phương x, nên ta quy cột từ nén lệch tâm
xiên về lệch tâm phẳng theo phương x với h  Cx  0,45 (m); b  C y  0, 45 (m).

- Giả thiết: a  0,05 (m)  h0  0,4 (m); Z a  0,35 (m).


Ta có: M1  M x1  59,412 (kN.m); M 2  M y1  23,109 (kN.m)
- Độ lệch tâm ngẫu nhiên:
H Cx H Cy
ea  eax  0, 2.eay  max( ; )  0, 2.max( ; )  1,8 (cm)
600 30 600 30
N 3578,171.10 2
Ta có: x1    54,84 (cm).
Rb .b 14,5.450

- Nhận thấy: x1  h0  hệ số chuyển đổi từ nén lệch tâm xiên về lệch tâm phẳng:
m0  0,4
- Khi đó, momen tương đương đối với nén lệch tâm phẳng:
h 0, 45
M  M 1  m0 M 2 .  23,109  0, 4.59, 412.  2, 263 (kN.m)
b 0, 45
- Độ lệch tâm tĩnh học:
M 2, 2623
e1   .102  0,063 (cm)
N 3578,171
- Đối với hệ kết cấu siêu tĩnh, độ lệch tâm tính toán lấy bằng:
e0  max(ea , e1 )  1,8 (cm)
e0 1,8
Xác định:     0,045  0,3  Trường hợp lệch tâm rất bé (tính toán cột
h0 40
gần như chịu nén đúng tâm).
- Hệ số ảnh hưởng của độ lệch tâm:
1 1
e    1,075
(0,5   )(2   ) (0,5  0,0384)(2  0,0384)
- Hệ số uốn dọc phụ thêm khi xét trường hợp nén đúng tâm:
(1   ).
e     0,98
0,3

Trong đó hệ số uốn dọc:   1,028  0,0000288. 2  0,0016.  0,977

- Diện tích toàn bộ cốt thép dọc:


 e .N 1,04.3578,171
 Rb .b.h .100  14,5.45.45.10
e 0,98
Ast    28,14 (cm2)
Rsc  Rb (280  14,5).10

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: TS. Nguyễn Quang Tùng 43


Chung cư cao cấp Minh Hải

- Hàm lượng cốt thép:

.100  1,56% > min  0,1%


Ast 28,14
 
b.h0 45.40

- Với độ mảnh 17    21, 2  35  min  0,1%


Thực hiện quy trình tương tự đối với các tổ hợp còn lại
b) Chọn thép:
Căn cứ vào lượng thép tính toán lớn nhất của cột là: Ast  28,14 (cm2).

 Chọn 822 có: As  30,40 (cm2) bố trí đều chu vi cột.


Kết quả tính toán cốt thép cột của khung trục 1 được thể hiện qua bảng sau (phần còn
lại được trình bày tại phụ lục D.3):
5.6.2.2. Thép đai:
Nhận thấy lực cắt trong cột là bé, nên cốt đai trong cột được lấy theo yêu cầu cấu tạo.
5.7. Bố trí cốt thép:
Xem bản vẽ chi tiết thép khung trục 1(KC-03,KC-04,KC-05).

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: TS. Nguyễn Quang Tùng 44


Chung cư cao cấp Minh Hải

CHƯƠNG 6: THIẾT KẾ MÓNG KHUNG TRỤC 4

6.1. Điều kiện địa chất công trình:


6.1.1. Địa tầng.
Theo kết quả khảo sát thì đất nền gồm các lớp đất khác nhau. Do độ dốc các lớp
nhỏ, chiều dày khá đồng đều nên một cách gần đúng có thể xem nền đất tại mọi điểm
của công trình có chiều dày và cấu tạo như mặt cắt địa chất điển hình.
Địa tầng được phân chia theo thứ tự từ trên xuống dưới như bảng 6.1
Bảng 6.1 Số liệu chỉ tiêu cơ lí của đất nền
CẤU TẠO ĐỊA TẦNG
Lớp Tên đất Chiều dày γtn γh W Wnh Wd N30 φ C E

(m) (kN/m3) (kN/m3) (%) (%) (%) SPT o


(kN/m2) (MPa)
1 Đất lấp 1,5 19,5
2 Sét pha 4 21,5 26 15 22 12 20 24 12 16
3 Sét 5.5 18,5 26 30 36 26 22 16 21 18
4 cát hạt trung 10 19.2 26.5 18 - - 60 35 - 31
5 cát thô lẫn cuội sỏi - 20.1 26.4 26 - - 50 38 - 40
Trong đó:
+ γtn (kN/m3) : Dung trọng tự nhiên lớp đất
+ γh (kN/m3): Trọng lượng riêng của đất .
+ W (%) : Độ ẩm của đất .
+ Wnh (%) : Giới hạn nhão của đất .
+ Wd (%) : Giới hạn dẻo của đất .
+ N30 : Chỉ số SPT .
+ φ (độ) : Góc ma sát trong .
+ cii (kG/cm2) : Lực dính của đất .
+ a (cm2/kG) : Hệ số nén lún .
+ E (MPa) : Môđun biến dạng .
6.2. Đánh giá nền đất:
6.2.1. Lớp đất 1: đất lấp, có chiều dày 1,5m.
 Lớp 1 là lớp đất đấp do yêu cầu thi công (1,5m), không thích hợp làm nền móng
6.2.2. Lớp đất 2: sét pha, có chiều dày 4m.
- Kết quả thí nghiệm SPT: N=20 búa/30 cm.
- Độ sệt:
W-Wd 15  12
B 
Wnh  Wd 22  12
=0,3
Vì 0  B = 0,3  1 nên đất ở trạng thái dẻo.
- Tỷ trọng:
 h 26
 = =2,6
 n 10
SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: TS. Nguyễn Quang Tùng 45
Chung cư cao cấp Minh Hải

- Hệ số rỗng tự nhiên.
. n .(1  0.01W%) 2,6 10.(1  0,0115)
e 1   1  0,391.
 tn 21,5
- Trọng lượng riêng đẩy nổi:
(  1). n (2,6  1).10
 đn= =  11,502 (kN/m3).
1 e 1  0,391
Mođun biến dạng: E=16 MPa>10 MPa đất tốt
 Lớp 2 là lớp sét pha dẻo cứng có khả năng chịu tải lớn, tính năng xây dựng tốt,
tuy nhiên với công trình cao tầng thì chiều dày lớp đất trung bình (8.2m) không
thích hợp làm nền móng.
6.2.3. Lớp đất 3: sét, có chiều dày 5,5 m.
+Lớp sét có chiều dày 5,5m
+Kết quả thí nghiệm SPT: N30 = 22 búa
+Tỷ trọng : Δ=26/10 = 2,6
+Hệ số rỗng tự nhiên:
. n .(1  0.01W%) 2,6 10.(1  0,01 30)
e 1   1  0,827.
 tn 18,5
+Trọng lượng riêng đẩy nổi:
(  1). 0 (2, 6  1) x10
 dn    8, 758(kN / m3 )
1 e 1  0,827

Modun biến dạng: E0 = 18 MPa : đất tốt.


Kết luận: là lớp sét dẻo mềm bảo hòa nước, có khải năng chịu tải yếu, tính năng
xây dựng trung bình, chiều dày lớp đất trung bình (5,5m). Do đó không thể làm nền
cho công trình được.
6.2.4. Lớp đất 4: cát hạt trung, có chiều dày 10 m.
- Kết quả thí nghiệm SPT: N= 60búa/30 cm.
- Tỷ trọng:
 h 26.5
 = =2.65
 n 10
- Hệ số rỗng tự nhiên.
. n .(1  0.01W%) 2,65 10.(1  0,0118)
e 1   1  0,629.
 tn 19,2
Vì 0,6 < e=0,629 < 0,8 nên đất ở trạng thái chặt vừa .
- Trọng lượng riêng đẩy nổi:
(  1). n (2,65  1).10
 đn= =  10,13 (kN/m3).
1 e 1  0,629
Mođun biến dạng: E=31 MPa >30 MPa đất rất tốt

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: TS. Nguyễn Quang Tùng 46


Chung cư cao cấp Minh Hải

 Lớp 4 là lớp cát hạt trung chặt vừa có khả năng chịu tải cao thuộc đất ẩm,
biến dạng lún vừa .Có thể xem xét làm móng công trình.
6.2.5. Lớp đất 5: cát thô lẫn cuội sỏi, có chiều dày rất lớn.
- Kết quả thí nghiệm SPT: N= 50 búa/30 cm.
- Tỷ trọng:
 h 26.4
 = =2,64.
 n 10
- Hệ số rỗng tự nhiên.
. n .(1  0,01W%) 2,64 10  (1  0,01 26)
e 1   1  0,655 .
 tn 20,1
- Trọng lượng riêng đẩy nổi:
(  1). n (2,64  1).10
 đn= =  9,91(kN/m3).
1 e 1  0,655
Mođun biến dạng: E=40 MPa >30 MPa. Đất rất tốt.
*Lớp 5 là lớp cát thô lẫn cuội sỏi chặt có khả năng chịu tải lớn, tính năng
xây dựng tốt, biến dạng lún nhỏ với chiều dày lớp đất lớn, tin cậy làm nền móng
cho công trình.
Mực nước ngầm nằm ở độ sâu -5.2m so với mặt đất tự nhiên.
6.3. Lựa chọn mặt cắt địa chất để tính móng:
Trên mặt bằng chỉ bố trí các hố khoan, chưa xem xét được hết điều kiện địa chất
ở dưới móng. Tuy nhiên một cách gần đúng có thể xem nền đất tại mọi điểm của công
trình có chiều dày và cấu tạo như mặt cắt địa chất điển hình với các chỉ tiêu cơ lí như
trên. Do đó ta tính móng trên cơ sở mặt cắt địa chất trên.

6.3.1. Điều kiện địa chất, thủy văn:


Nước ngầm ở khu vực qua khảo sát dao động tuỳ theo mùa. Mực nước tĩnh mà
ta quan sát thấy nằm cách mặt đất thiên nhiên -5,2m . Nếu thi công móng sâu, nước
ngầm ít ảnh hưởng đến công trình.
6.4. Lựa chọn giải pháp móng:
Lớp đất 2 (sét pha dẻo cứng), lớp đất 4 (cát hạt trung chặt vừa) là các lớp đất khá
tốt, có thể xem xét lựa chọn nền móng công trình.
Ta lựa chọn phương án móng cọc khoan nhồi thiết kế cho công trình. Có thể đặt cọc
lên lớp cát thô lẫn cuội sỏi hoặc lớp cát hạt trung tùy thuộc vào điều kiện cân bằng
và sức chịu tải của cọc tính theo cường độ vật liệu và đất nền.
6.5. Các giả thiết tính toán:
Việc tính toán móng cọc đài thấp dựa vào các giả thiết sau:
Tải trọng ngang hoàn toàn do các lớp đất từ đáy đài trở lên tiếp nhận.
Sức chịu tải của cọc trong móng được xác định như đối với cọc đơn đứng riêng rẽ,
không kể đến ảnh hưởng của nhóm cọc.

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: TS. Nguyễn Quang Tùng 47


Chung cư cao cấp Minh Hải

Tải trọng của công trình qua đài cọc chỉ truyền lên các cọc chứ không trực tiếp
truyền lên phần đất nằm giữa các cọc tại mặt tiếp giáp với đài cọc.
Khi kiểm tra cường độ của nền đất và khi xác định độ lún của móng cọc thì người
ta coi móng cọc như một móng khối qui ước bao gồm cọc, đài cọc, và phần đất giữa các
cọc.
Vì việc tính toán móng khối qui ước giống như tính toán móng nông trên nền thiên
nhiên
( bỏ qua ma sát ở mặt bên móng) cho nên trị số momen của tải trọng ngoài tại đáy móng
khối qui ước được lấy giảm đi một cách gần đúng bằng trị số moment của tải trọng ngoài
so với cao trình đáy đài.
Đài cọc và cọc xem như tuyệt đối cứng.
6.6. Thiết kế móng M1 (trục 4-G):
6.6.1. Chọn vật liệu:
+ Bê tông cọc B25 có: Rb=14.5 MPa, Rbt=1.05 MPa.
+ Bê tông đài cọc B25 có: Rb=14.5 MPa, Rbt=1.05 MPa.
+ Cốt théo dọc dùng CII có: Rsw=225 Rsc=280 MPa.
+ Cốt thép đai dùng CI có: Rsw=175 MPa, Rsc=225 Mpa
6.6.2. Tải trọng:
- Tải trọng tác dụng xuống móng gồm:
Tĩnh tải.
Hoạt tải.
Gió (gió tĩnh+ gió động).
Tải trọng do dầm móng truyền vào.
- Móng công trình được tính toán dựa theo giá trị nội lực nguy hiểm nhất truyền
xuống móng của phương án kết cấu đã chọn ( xem bảng THNL chân cột phụ lục
chương 6).
*Xác định tải trọng do dầm móng truyền vào:
- Kích thước dầm móng chọn sơ bộ 30x70 cm cho toàn bộ công trình
- Do khi tính toán khung dùng tải trọng tính toán nên nội lực trong khung là nội
lực tính toán. Để đơn giản nội lực tiêu chuẩn có thể được suy ra từ nội lực tính
toán như sau:
NLtt
NLtc  .
1,15
Với 1,15: hệ số vượt tải trung bình.

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: TS. Nguyễn Quang Tùng 48


Chung cư cao cấp Minh Hải

- Nội lực cột C10 trục 4-G


Bảng 6.2. Tổ hợp tải trọng tính toán móng M1 (kN.m).
Móng Tải trọng Tổ hợp tính toán

MXmax MYmax Nmax


M1 MX -24,108 3,206 -1,224
MY -11,156 14,229 0,212
N -2769,541 -2347,099 -2863,360
QX 16,847 -1,756 -20,210
QY -5,180 7,987 7,987
Bảng 6.3.. Tổ hợp tải trọng tiêu chuẩn móng M1 (kN.m).
Móng Tải trọng Tổ hợp tính toán

MXmax MYmax Nmax


M1 MX -20,9635 2,788107 -1,06441
MY -9,70051 12,3732 0,183943
N -2408,3 -2040,96 -2489,88
QX 14,64932 -1,52722 -17,5741
QY -4,50437 6,945571 6,945571
6.6.3. Chọn kích thước cọc, chiều sâu đặt đài:
- Ta chọn cọc có đường kính D=300mm. Diện tích tiết diện cọc
Ac=п.R2=пx0,152=0,071 m2
- Theo điều 3.3.6 TCXDVN 205:1998 [8] khi tính toán cọc chịu tải trọng ngang
hàm lượng cốt thép dọc trong cọc không nhỏ hơn 0,7%.
Chọn As = 0,7%Ac = 0,007x0,071 = 4,97x10-4 m2 = 4,97 cm2
Chọn 4Ø18 có As = 10,18 cm2
- Khoảng cách các tim cọc: (3÷3,5)D=(3÷3,5).30= 90÷105cm. Chọn 90cm.
- Khoảng cách từ tim cọc đến mép đài: ≥0,7D = 0,7x30 = 21cm. Chọn 30cm.
- Kích thước đáy đài: axb = 1,5x1,5m.
- Độ chôn sâu của đáy đài: hđ ≥ 2D+10 = 2x30 + 10 = 70 cm.
- Sơ bộ chiều cao đài móng là hđ = 1,5 m.
- Chân cọc cắm sâu vào lớp đất 4 đoạn 3 m.
- Chiều sâu mũi cọc: 1,5+3,7+5,5+ 3= 13,7 m.
- Chiều dài tính toán cọc tính từ đáy đài đến mũi cọc: Ltt =13,7 – 1,5 = 12,2m.
6.6.4. Kiểm tra chiều sâu chôn đài:
- Điều kiện đối với móng cọc đài thấp
𝜑 ∑ 2𝐻
ℎđ > 0.7ℎ𝑚𝑖𝑛 𝑣ớ𝑖 ℎ𝑚𝑖𝑛 = 𝑡𝑔 (450 − ) . √
2 𝛾. 𝑏

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: TS. Nguyễn Quang Tùng 49


Chung cư cao cấp Minh Hải

Trong đó:
+ φ=24o, góc nội ma sát của lớp đất từ đáy đài trở lên.
+ γ=21.5 kN/m3, dung trọng của lớp đất từ đáy đài trở lên.
+ Giả thuyết b=1,5m, h=1,5 m.
M

1,224
H =/Q+ / =20,21 + =21,026 (kN)
+ hd 1,5

24 2×21,026
⇨ ℎ𝑚𝑖𝑛 = 𝑡𝑔 (450 − ).√ = 0,74 𝑚
2 21,5×1,5

⇨ ℎđ = 1,5 𝑚 > 0,7. ℎ𝑚𝑖𝑛 = 0,7 × 0,74 = 0,518𝑚 nên thỏa mãn điều
kiện
6.6.5. Tính toán sức chịu tải của cọc:
6.6.5.1. Theo vật liệu làm cọc:
(Mục 7.1, TCVN 10304-2014)
R vl    (  cb   cb
'
 R b  A b  R s  As )
Trong đó:
  cb - Hệ số điều kiện làm việc (mục 7.1.9, TCVN 10304-2014).
  'cb - Hệ số kể đến phương pháp thi công cọc trong các nền, việc khoan
và đổ bê tông vào lòng hố khoan dưới nước có dùng ống vách thành (mục
7.1.9, TCVN 10304-2014).
d 2  0,32
 Ab - Diện tích tiết diện ngang cọc: A b    0, 071(m 2 ) .
4 4
 Rs - Cường độ chịu nén của cốt thép, cốt thép AIII có Rs = 365 Mpa.
  - hệ số uốn dọc (mục 7.1.8, TCVN 10304-2014): Đối với mọi loại cọc,
khi tính toán theo cường độ vật liệu, cho phép xem cọc như một thanh
ngàm cứng trong đất tại tiết diện nằm cách đáy đài một khoảng l1 xác định
2
theo công thức: l1  l0 

 l0: chiều dài đoạn cọc kể từ đáy đài cao tới cao độ san nền. Ở đây là cọc
đài thấp nên l0 = 0.
kb p
   5 là hệ số biến dạng (Phụ lục A, TCVN 10304-2014).
 c EI

 k là hệ số tỷ lệ được lấy phụ thuộc loại đất bao quanh cọc (Bảng A.1,
TCVN 10304-2014).
 bp = d+1 = 0,3+1 = 1,3 m chiều rộng quy ước của cọc (đối với cọc d =
0,3m).
 γc = 3 : hệ số điều kiện làm việc cọc độc lập.
 Eb = 32.5×106 (kN/m2), mô đun đàn hồi của vật liệu cọc.

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: TS. Nguyễn Quang Tùng 50


Chung cư cao cấp Minh Hải

d 4  0,34
 I   0.00397 (m 4 ) là mô men quán tính tiết diện ngang
64 64
cọc.
l1
 Xác định độ mảnh của cọc:    28    1 .
d
Kết luận: Sức chịu tải cọc theo vật liệu Rvl = 1390 (kN).
6.6.5.2. Sức chịu tải của cọc theo chỉ tiêu cơ lý đất nền:
(Mục 7.2.3, TCVN 10304-2014)
- Sức chịu tải cọc theo chỉ tiêu cơ lý Rc,u của cọc khoan nhồi được xác định
theo công thức:
R c,u   c  Qp  Qf    c   cq  q b  Ab  u   cf  fi  li 
Trong đó:
  c  1 - hệ số điều kiện làm việc của cọc trong đất.
 cq  0.9 - hệ số điều kiện làm việc của đất ở dưới mũi cọc có kể đến
trường hợp đổ bê tông dưới nước.
  cf - hệ số điều kiện làm việc của đất trên thân cọc. Bảng 5, TCVN
10304-2014.
d 2
 Ab - Diện tích tiết diện ngang cọc: A b  .
4
 u - Chu vi tiết diện thân cọc.
 qb - cường độ sức kháng của đất dưới mũi cọc.
 Sức kháng mũi của cọc nằm trong lớp đất dính được lấy theo
bảng 7 (Mục 7.2.3.4, TCVN 10304-2014).
 Chỉ số độ sệt của lớp đất tại cao trình mũi cọc có IL = 0.031
< 0.1, tra bảng ta lấy qb = 4000 (kN/m2).
 Cường độ sức kháng mũi Qp   cq  qb  Ab .
 fi - Cường độ sức kháng trung bình của lớp thứ i trên thân cọc (tra bảng
3, TCVN 10304-2014).
 li - chiều dài đoạn cọc nằm trong lớp thứ i.
Kết luận: Sức chịu tải cọc theo chỉ tiêu cơ lý đất nền R c,u  830 (kN) .
6.6.5.3. Sức chịu tải của cọc theo cường độ đất nền:
(Phụ lục G, TCVN 10304-2014)
- Sức chịu tải cọc theo chỉ tiêu cường độ Rc,u của cọc được xác định theo công
thức:
R c,u   c  Qp  Qf    c   cq  q b  Ab  u fi  li 
Trong đó:
  c  1 - hệ số điều kiện làm việc của cọc trong đất.

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: TS. Nguyễn Quang Tùng 51


Chung cư cao cấp Minh Hải

  cq  1 - hệ số điều kiện làm việc của đất ở dưới mũi cọc có kể đến
trường hợp đổ bê tông dưới nước.
d 2
 Ab - Diện tích tiết diện ngang cọc: A b  .
4
 Cường độ sức kháng của đất dưới mũi cọc tính như sau:
Đất rời: q b  q' ,p  N q' .
Đất dính: q b  C u  N c' .
 fi - cường độ sức kháng trung bình trên thân cọc:
Đối với đất dính f i    C u,i (Công thức G5, TCVN 10304-2014)
 Cu,i - Cường độ sức kháng không thoát nước của lớp đất dính i.
Cu,i = 6.25×Nc,i với Nc,i là chỉ số SPT trong đất dính.
  - Hệ số phụ thuộc vào đặc điểm lớp đất nằm trên lớp dính loại
cọc và phương pháp hạ cọc cố kết của đất trong quá trình thi công
và phương pháp xác định Cu (tra  trên biểu đồ hình G.1, TCVN
10304-2014).
Đối với đất rời fi  ki  'v,zi  tan i (Công thức G6, TCVN 10304-2014)
 ki - hệ số áp lực ngang của đất lên cọc, tra bảng G.1
 'v,zi - ứng suất pháp hiệu quả theo phương đứng trung bình trong
lớp đất thứ i có kể đến độ sâu giới hạn ZL.
  i - góc ma sát giữa đất và cọc, thông thường đối với cọc bê tông
lấy bằng góc ma sát trong i của đất.
Mũi cọc nằm trong lớp đất dính nên q b  C u  N c'
 Cu - Cường độ sức kháng không thoát nước của lớp đất dính “i” tại
cao trình mũi cọc. Cu = 6.25×NSPT = 6.25×60 = 375 (kN/m2).
 N'c  6 - Đối với cọc khoan nhồi.
 Cường độ sức kháng mũi Qp   cq  qb  Ab .
Việc tính sức kháng trên thân cọc trên đoạn cọc có độ sâu lớn hơn hoặc bằng ZL,
cường độ sức kháng trên thân cọc được giới hạn bởi giá trị 'v,zi  'v,zL .
Theo (mục G.2.2, TCVN 10304-2014), càng xuống sâu, cường độ sức kháng trên
thân cọc càng tăng. Tuy nhiên chỉ tăng đến độ sâu giới hạn ZL nào đó bằng khoảng 15
lần đến 20 lần đường kính cọc. Ta có thể xác định được ZL dựa vào tỉ số ZL/d (Tra bảng
G.1, phụ lục G, TCVN 10304-2014). Trạng thái đất là chặt, suy ra ZL/d = 15  ZL =
15×0.8 = 12 (m). Vì cọc xuyên qua cả lớp đất dính và nằm trong lớp đất rời, nên ZL chỉ
tính từ độ sâu có lớp đất rời.
Kết luận: Sức chịu tải cọc theo chỉ tiêu cường độ đất nền R c,u  2110(kN) .

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: TS. Nguyễn Quang Tùng 52


Chung cư cao cấp Minh Hải

6.6.5.4. Sức chịu tải của cọc theo cường độ đất nền:
(Công thức của Viện kiến trúc Nhật Bản 1988)
- Sức chịu tải cọc theo thí nghiệm SPT, Rc,u của cọc khoan nhồi được xác định
theo công thức:
R c,u   c   cq  q b  A b  u   f c,i  l c,i  f s,i  ls,i  

Trong đó:
o  c  1 - hệ số điều kiện làm việc của cọc trong đất.
o cq  0.9 - hệ số điều kiện làm việc của đất ở dưới mũi cọc có kể đến
trường hợp đổ bê tông dưới nước.
o NSPT = 60 - Chỉ số SPT trung bình trong khoảng 1d dưới và 4d trên mũi
cọc.
d 2
o Ab - Diện tích tiết diện ngang cọc: A b  .
4
o u = 1.885 (m) - Chu vi tiết diện thân cọc.
o Cường độ sức kháng trung bình trên đoạn cọc:
10  N s,i
 Lớp đất rời thứ i: fs,i  .
3
 Lớp đất dính thứ i: fc,i  p  f L  Cu,i .
 fL - Hệ số điều chỉnh theo độ mảnh h/d của cọc đóng. Đối với cọc khoan
nhồi lấy fL = 1.
 Cu,i = 6.25×NSPT - Cường độ sức kháng cắt không thoát nước của đất
dính.
 NSPT - Chỉ số SPT trung bình trong khoảng 1d dưới và 4d trên mũi cọc.
  p - Xác định theo biểu đồ hình G.2a, TCVN 10304-2014.
 qb là cường độ sức kháng của đất dưới mũi cọc xác định như sau:
 Đối với cọc khoan nhồi, khi mũi cọc nằm trong đất dính
qb=6×Cu (kN/m2).
Kết luận: Sức chịu tải cọc theo thí nghiệm SPT, R c,u  2170(kN) .
6.6.6. Sức chịu tải thiết kế cọc ép D300:
Giá trị sức chịu tải thiết kế: R c,d  830(kN) .
Giá trị sức chịu tải theo vật liệu: Rvl = 1390 (kN).
Tính toán Móng M1 (Trục 4) :
Bảng .Tải trọng tính toán của móng M1 (trục 4)
V Mx My Qx Qy
[kN] [kNm] [kNm] [kN] [kN]
2863,36 1,224 0,212 20,21 7,987
2489,88 1,06 0,18 17,57 6,95

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: TS. Nguyễn Quang Tùng 53


Chung cư cao cấp Minh Hải

6.6.7. Xác định diện tích đấy đài, số lượng cọc, bố trí cọc:
 N tt
Số lượng cọc cần thiết nc  
PTK 
Trong đó:  : hệ số kinh nghiệm, kể đến ảnh hưởng của momen, tải trọng ngang và
số lượng cọc trong đài, thông thường   1  1, 5 ta chọn chọn   1.1
 N tt  N ott  Gd ; Nott  2863,36(kN )
Gd - trọng lượng đài .
Gd  n. .Fd .hd  1.1 25 1,52 1  61,88(kN )
 N tt  Nott  Gd  2863,36  61,88  2925, 24 ( kN)
 N tt 2925, 24
nc    1,1  3,88 , chọn nc = 4
 PTK  830
Bố trí cọc theo các nguyên tắc sau (mục 8.13, TCVN 10304-2014):
 Khoảng cách giữa 2 tim cọc phải ≥ 3d (d là đường kính cọc).
 Bố trí cọc sao cho tim cột trùng với trọng tâm nhóm cọc.
6.6.7.1. Bố trí cọc và chọn kích thước đài cọc:
Chọn kích thước đài cọc (1,5x1,5) m2, cao 1,5m và bố trí cọc trong đài thỏa mãn các
yêu cầu cấu tạo như hình vẽ sau:
100
300

400
1700

400
900
300

100
100 300 900 300 100
1700

Hình 6.1: Bố trí cọc móng M1


6.6.8. Kiểm tra sức chịu tải của cọc:
Đối với cọc chịu nén: 𝑃0𝑚𝑎𝑥 < 𝑃𝑇𝐾 𝑛

Đối với cọc chịu kéo: 𝑃0𝑚𝑖𝑛 < 𝑃𝑇𝐾 𝑘

Trong đó:
PTKn, PTKk là sức chịu tải tính toán cho phép của cọc chịu nén & chịu kéo

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: TS. Nguyễn Quang Tùng 54


Chung cư cao cấp Minh Hải

P0max, P0min là tải trọng tác dụng lên cọc nén nhiều nhất và kéo nhiều nhất được xác
định như sau
 N tt tt
M xtt . ymax M y .xmax
P0max =  n'  n' .
nc
y
i 1
2
i x2
i
i 1

 N tt tt
M xtt . ymax M y .xmax
P0min
=  n'  n' .
nc
y
i 1
2
i x
2
i
i 1

Trong đó:
Σ Ntt : tổng tải trọng thẳng đứng tính toán tại đáy đài
nc : số lượng cọc trong móng; nc=4
M : tổng momen của tải trọng ngoài so với trục đi qua trọng tâm của các tiết diện
cọc tại đáy đài
Dời các lực chân cột về trọng tâm đáy đài cọc:
M tt
X  M xtt  Qytt .hđ

M tt
Y  M ytt  Qxtt .hđ
xnmax, ynmax : khoảng cách từ trọng tâm cọc chịu nén nhiều nhất & và cọc chịu kéo
nhiều nhất đến trục đó
xi , yi: khoảng cách từ tâm cọc thứ i đến trục đó
+Tải trọng do trọng lượng bản thân đài cọc và đất đắp trên đài:
G  n. Ađ .hđ  tb  kN 
n = 4 [cọc]
Ntt = 2937,6 [kN]
Mx = -10,757 [kNm]
My = 30,527 [kNm]
STT x y Pi 1.2Ptk Kiểm
[m] [m] [kN] [kN]
1 -0,45 -0,45 711,5 996 (OK)
2 -0,45 0,45 723,4 996 (OK)
3 0,45 0,45 757,3 996 (OK)
4 0,45 -0,45 745,4 996 (OK)
Kết luận:Cọc đủ khả năng chịu tải .
6.6.9. Kiểm tra cường độ nền đất tại mặt phẳng mũi cọc:
Để kiểm tra cường độ nền đất tại mặt phẳng mũi cọc ta coi cọc, đài cọc và phần đất
giữa các cọc là một móng khối quy ước. Móng này có chiều sâu đáy móng từ mặt đài
đến mặt phẳng đi qua mũi cọc.
* Diện tích móng khối quy ước:
Diện tích móng khối qui ước xác định như sau:
` Fqư =(A1+2L.tgα)( B1+2L.tgα)
Trong đó:
SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: TS. Nguyễn Quang Tùng 55
Chung cư cao cấp Minh Hải

A1, B1 : khoảng cách từ mép 2 hàng cọc ngoài cùng đối diện nhau theo 2
phương
A1 = 1,2 (m) , B1 = 1,2 (m)
L : chiều dài cọc, tính từ đáy đài đến mũi cọc, L=13,7(m)

α : góc mở rộng so với trục thẳng đứng kể từ mép ngoài hàng cọc ngoài cùng
tb 22.82
   5.71o
4 4
Với :φtb là trị số trung bình của góc ma sát trong tiêu chuẩn của đất
tb   .l = 22,82°
i i

l i

𝐴𝑞𝑢 = 𝐵𝑞𝑢 = 1,2 + 2𝑥13,7𝑥0,1 = 3,94 (𝑚)


𝐹𝑞𝑢 = 𝐴𝑞𝑢. 𝐵𝑞𝑢 = 3,94x3,94 = 15,52 (𝑚2 )
Hqu  h  L  1,5  13, 7  15, 2(m)

1500
Hqu= 15200
13700

Aqu= Bqu= 3940

Hình 6.2: Xác định khối móng quy ước


* Xác định tổng tải trọng thẳng đứng tại đáy móng khối qui ước:
Bao gồm trọng lượng cọc và đài cọc, trọng lượng đất giữa các cọc
Ntc= N o  Nqư
tc

Trong đó:
Ntc: Tải trọng tiêu chuẩn tại chân côt;
Nqư=(Fqư)hiγi (kN): Trọng lượng của móng khối qui ước;
* Lực tác dụng lên mặt phẳng mũi cọc:
Lực dọc tiêu chuẩn: Ntc= N o  Nqư (kN)
tc

Moment quanh trục X: M xtc  M 0tcx  Qytc .hd (kNm)


Moment quanh trục Y: M ytc  M 0tcy  Qxtc .hd (kNm).
Độ lệch tâm theo trục X,Y

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: TS. Nguyễn Quang Tùng 56


Chung cư cao cấp Minh Hải

M ytc
eX  = 0,007 (m) ;
N tc
M xtc = -0,002 (m)
ey 
N tc

* Áp lực tiêu chuẩn ở đáy móng khối qui ước:


N tc  6  eX 6  eY 
 tc
= 1   
max/ min
Fqu  Aqu Bqu 
tcmin = 536,7(kN/m2).
tcmax =553,6 (kN/m2).
tctb = 0.5x( tcmax +tcmin ) = 545,15(kN/m2).
* Cường độ của nền đất dưới đáy móng khối qui ước.

R tc 
m1m2
K tc
 A  Bmqu   II  B  H mqu   tb'  D  Ctc 

Trong đó:
m1, m2 : hệ số điều kiện làm việc của nền đất và của công trình.
Tra bảng ta có m1 = 1.4 và m2 =1.2
Ktc : hệ số tin cậy, đặc trưng tính toán của. Ktc = 1
 II , :dung trọng của đất dưới dưới đáy khối quy ước

 tb : dung trọng của đất dưới dưới đáy khối quy ước trở lên
A,B,D-Các hệ số không thứ nguyên,phụ thuộc góc ma sát trong
Ctc :Lực dính đơn vị ngay tại đáy móng khối quy ước. C =0
tc
R  2724, 2(kN / m )
tc 2

* Kiểm tra cường độ đất nền dưới đáy móng khối quy ước:
tctb = 545,15 (kN/m2) < R tc = 2724,2(kN/m2).
tcmax = 553,6(kN/m2)< 1,2 R tc =3269,04(kN/m2).
Kết luận:Nền đất dưới mũi cọc đủ sức chịu tải.
6.6.10. Tính toán độ lún của móng:
- Tính toán độ lún của móng cọc khoan nhồi được tiến hành thông qua việc
tính toán độ lún của móng khối quy ước đảm bảo điều kiện sau:
S ≤ [S] = 8(cm)
- Chia nền đất dưới đáy móng khối qui ước thành các lớp đất có chiều dày
hi=< 0,4 Bqư= < 0,4.3,67= <1,57 (m). Chọn hi=1,5m.
- Vẽ biểu đồ ứng suất do trọng lượng bản thân của đất gây ra:
m n
    j .l j    i .zi
bt
zi
j 1 i 0

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: TS. Nguyễn Quang Tùng 57


Chung cư cao cấp Minh Hải

- Áp lực gây lún tại mặt phẳng đáy móng khối qui ước.
 gl   tbtc   zbt
- Vẽ biểu đồ ứng suất do tải trọng gây lún gây ra.
 zi  K oi . gl (kN / m 2 )
gl

- Với Koi- hệ số được tra bảng, phụ thuộc (Aqư/Bqư = 1;2Zi/Bqư), được tra
bảng II-2 trang 64 sách cơ học đất – Lê Xuân Mai-Đỗ Hữu Đạo XB 2005.
Bảng 6.4: Kết quả tính lún móng M1
Zi σzigl dn σbt
Lớp đất Điểm Aqu/Bqu 2.Zi/Bqu K0i Kiểm tra
(m) (kN/m2) (kN/m3) (kN/m2)
0 0 1 0.00 1 213,0 332,2
1 1.5 1 0.32 0,7912 168,5 372,0 190,7
Cát hạt
2 3 1 0.64 0,4388 93,4 411,7 131,0
trung
3 4.5 1 0.96 0,2494 53,1 451,5 73,3
4 6 1 1.28 0,1546 32,9 491,2 43,0 Dừng lún

1500
Hqu= 15200
13700

190,7 168,5
1500 1500

131 93,4

73,3 53,1

Hình 6.3 Biểu đồ tính lún móng M1


Nhận xét: Tai Z4 = 6(m) có  Z 4  53,1 (kN/m2) < 0,2  90,3 (kN/m2)
gl bt

- Độ lún của nền là:



S 
0,8
. gl .hi  . 190,7  131  73,3  43 .1,5.100  1,529 (cm)
E0i 31000
Vậy độ lún tuyệt đối của móng M1 là S1 = 1,529cm   S   8cm
Vậy đảm bảo độ lún tuyệt đối giới hạn
6.6.11. Tính toán đài cọc:
6.6.11.1. Tính toán chọc thủng.
- Với sơ đồ hàng cọc chọc thủng theo mặt phẳng nghiêng. Chiều cao làm
việc h0 của đài được xác định từ các điều kiện sau đây:
Khi b bk+2.h0 thì Pnp. (bk+b).h0.k.Rk (a)
Khi b> bk+2.h0 thì Pnp. (bk+h0).h0.k.Rk (b)
SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: TS. Nguyễn Quang Tùng 58
Chung cư cao cấp Minh Hải

Trong đó:
B= 1,5 m: Cạnh đáy đài song song với bk.
Bk=0,4: Cạnh của tiết diện cột hoặc trụ song song với mép của lăng thể chọc
thủng.
h0: Chiều cao làm việc của đài; cọc ngàm vào đài 0,15m, sơ bộ lấy:
h0=1,5-0,15= 1,35 m
k: Hệ số độ nghiêng của mặt phẳng phá hoại, phụ thuộc tỷ số c/ho, lấy theo
bảng (bảng 3.17, Bài giảng nền và móng –Đại học BKĐN).
Với c là khoảng cách từ mép cột hoặc mép trụ đến mép hàng cọc đang xét.
Pnp: Tổng nội lực tại các đỉnh cọc nằm ngoài mặt phẳng ngiêng.
Rk: Sức chịu kéo tính toán của bêtông.
Nxt ≤ 0.75Rk.Utb.h0 =3825 (KN)
Vậy, đài móng đảm bảo yêu cầu chống chọc thủng.
6.6.11.2. Tính toán cốt thép trong đài.
- Việc tính toán chịu uốn của đài tiến hành theo trị số momen uốn tại tiết
diện thẳng đứng của đài ở mép cột
- Diện tích cốt thép yêu cầu:
M tt
Asyc 
0,9.h0 .Rs
Trong đó:
+Mtt : momen tại các tiết diện tính toán (M1 = ∑Pi(xi- 0.5Bc); M2 = ∑Pi(yi-
0.5Lc)
+h0 : chiều cao làm việc của đài
+Rs : Cường độ chịu kéo tính toán của cốt thép
 Tính toán cốt thép theo phương X (cốt thép đặt dưới):
Moment tương ứng với mặt ngàm I-I:
M I I  ( P3  P4 )  r1  (743,3  735,8).0, 25  369,78KN.m
Đoạn cọc ngàm vào đài = 10cm

- Chọn chiều dày lớp BT bảo vệ a = 5cm


ho=1-0,1-0,05=0,85 m
369,78
Asyc  x106  1342,7(mm2 )  13, 43(cm2 )
0,9 x850 x365
Chọn thép 8Ø16có As = 16,08 cm2
1500  2 x50
Khoảng cách giữa các thanh thép s=  200(mm) )
7
=> chọn s =200(mm)
Vậy chọn 8Ø16a200mm.Chiều dài mỗi thanh: 1400 mm
+Tính toán cốt thép theo phương Y (cốt thép đặt dưới):

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: TS. Nguyễn Quang Tùng 59


Chung cư cao cấp Minh Hải

- Moment tương ứng với mặt ngàm II-II:


M II  II  ( P3  P4 )  r2 =(743,3+735,8)x0,25=369,775 (KN.m)
Đoạn cọc ngàm vào đài = 10cm = 0,1m
- Chọn chiều dày lớp BT bảo vệ a = 5cm = 0,05m
h0=1,5-0,1-0,05-=0,85 m
369,775
Asyc  x106  1342,683(mm2 )  13, 42(cm2 )
0,9 x850 x360
Chọn thép 8Ø16có As = 16,08 cm2
- Khoảng cách giữa các thanh thép:
1500  2 x50
s=  200( mm)
7
=> chọn s= 200(mm)
Vậy chọn 8Ø22a200mm.Chiều dài mỗi thanh: 1400 mm
6.7. Thiết kế móng M2:
6.7.1. Sức chịu tải thiết kế cọc ép D300:
Giá trị sức chịu tải thiết kế: R c,d  830(kN) .
Giá trị sức chịu tải theo vật liệu: Rvl = 1670 (kN).
Tính toán Móng M2 (Trục D) :
Bảng 6.5: Tải trọng tính toán của móng M2(trục 4)
V Mx My Qx Qy
[kN] [kNm] [kNm] [kN] [kN]
3636,913 1,119 1,895 24,421 19,899
3162,533 0,973 1,648 21,236 17,303
6.7.2. Xác định diện tích đáy đài, số lượng cọc, bố trí cọc:
- Số lượng cọc cần thiết
 N tt
nc  
PTK 
Trong đó:
 : hệ số kinh nghiệm, kể đến ảnh hưởng của momen, tải trọng ngang và số
lượng cọc trong đài, thông thường   1  1, 5 ta chọn chọn   1.1
 N tt  N ott  Gd ; Nott  3636,913(kN )
Gd - trọng lượng đài .
Gd  n. .Fd .hd  1,1 25  2, 42 1  158, 4(kN )
 N tt  Nott  Gd  3636,913  158, 4  3795,313 ( kN)
 N tt 3795,313
nc    1  4,573 , chọn nc = 5
 PTK  830
- Bố trí cọc theo các nguyên tắc sau (mục 8.13, TCVN 10304-2014):
o Khoảng cách giữa 2 tim cọc phải ≥ 3d (d là đường kính cọc).
SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: TS. Nguyễn Quang Tùng 60
Chung cư cao cấp Minh Hải

o Bố trí cọc sao cho tim cột trùng với trọng tâm nhóm cọc.
6.7.3. Bố trí cọc và chọn kích thước đài cọc:
Chọn kích thước đài cọc (2,4x2,4) m2, cao 1,5 m và bố trí cọc trong đài thỏa mãn
các yêu cầu cấu tạo như hình vẽ sau:
100

300
900
450
2600

450
900
300

100
100 300 900 900 300 100
2600

Hình 6.4: bố trí cọc móng M2


6.7.3.1. Kiểm tra sức chịu tải của cọc:
Đối với cọc chịu nén: 𝑃0𝑚𝑎𝑥 < 𝑃𝑇𝐾 𝑛

Đối với cọc chịu kéo: 𝑃0𝑚𝑖𝑛 < 𝑃𝑇𝐾 𝑘

Trong đó:
PTKn, PTKk là sức chịu tải tính toán cho phép của cọc chịu nén & chịu kéo
P0max, P0min là tải trọng tác dụng lên cọc nén nhiều nhất và kéo nhiều nhất được xác
định như sau:
 N tt tt
M xtt . ymax M y .xmax
P0 max
=  n'  n' .
nc
y 2

i 1
i
2
x i
i 1

 N tt tt
M xtt . ymax M y .xmax
P0 min
=  n'  n' .
nc
y 2

i 1
i
2
x i
i 1

Trong đó:
Σ Ntt : tổng tải trọng thẳng đứng tính toán tại đáy đài
nc : số lượng cọc trong móng; nc=5
M : tổng momen của tải trọng ngoài so với trục đi qua trọng tâm của các tiết diện
cọc tại đáy đài

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: TS. Nguyễn Quang Tùng 61


Chung cư cao cấp Minh Hải

Dời các lực chân cột về trọng tâm đáy đài cọc:
M tt
X  M xtt  Qytt .hđ

M tt
Y  M ytt  Qxtt .hđ
xnmax, ynmax : khoảng cách từ trọng tâm cọc chịu nén nhiều nhất & và cọc chịu kéo
nhiều nhất đến trục đó
xi , yi: khoảng cách từ tâm cọc thứ i đến trục đó
+ Tải trọng do trọng lượng bản thân đài cọc và đất đắp trên đài:
G  n. Ađ .hđ  tb  kN 
n = 5 [cọc]
Ntt = 3763,6 [kN]
Mx = -18,78 [kNm]
My = 26,316 [kNm]
STT x y Pi 1.2Ptk Kiểm
[m] [m] [kN] [kN]
1 0 0 752,7 996 (OK)
2 -0,9 0,9 750,6 996 (OK)
3 0,9 0,9 765,3 996 (OK)
4 0,9 -0,9 754,8 996 (OK)
5 -0,9 -0,9 740,2 996 (OK)
Kết luận:Cọc đủ khả năng chịu tải .
6.7.3.2. Kiểm tra cường độ nền đất tại mặt phẳng mũi cọc.
Để kiểm tra cường độ nền đất tại mặt phẳng mũi cọc ta coi cọc, đài cọc và phần đất
giữa các cọc là một móng khối quy ước. Móng này có chiều sâu đáy móng từ mặt đài
đến mặt phẳng đi qua mũi cọc.
* Diện tích móng khối quy ước:
- Diện tích móng khối qui ước xác định như sau:
` Fqư =(A1+2L.tgα)( B1+2L.tgα)
Trong đó:
A1, B1 : khoảng cách từ mép 2 hàng cọc ngoài cùng đối diện nhau theo 2 phương
A1 = 1,8 (m) , B1 = 1,8 (m)
L : chiều dài cọc, tính từ đáy đài đến mũi cọc, L=13,7(m)
α : góc mở rộng so với trục thẳng đứng kể từ mép ngoài hàng cọc ngoài cùng
tb 22.82
   5.71o
4 4
Với :φtb là trị số trung bình của góc ma sát trong tiêu chuẩn của đất
tb   .l = 22.82°
i i

l i

𝐴𝑞𝑢 = 𝐵𝑞𝑢 = 1,8 + 2𝑥13,7𝑥0,1 = 4,54 (𝑚)


𝐹𝑞𝑢 = 𝐴𝑞𝑢. 𝐵𝑞𝑢 = 4,54x4,54 = 20,61(𝑚2 )
Hqu  h  L  1,5  13,7  15, 2(m)

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: TS. Nguyễn Quang Tùng 62


Chung cư cao cấp Minh Hải

1500
Hqu= 15200
13700
Aqu= Bqu= 4540

Hình 6.5: Xác định khối móng quy ước.


* Xác định tổng tải trọng thẳng đứng tại đáy móng khối qui ước:
Bao gồm trọng lượng cọc và đài cọc, trọng lượng đất giữa các cọc
Ntc= N o  Nqư
tc

Trong đó:
Ntc: Tải trọng tiêu chuẩn tại chân côt;
Nqư=(Fqư)hiγi (kN): Trọng lượng của móng khối qui ước;
* Lực tác dụng lên mặt phẳng mũi cọc:
Lực dọc tiêu chuẩn: Ntc= N o  Nqư (kN)
tc

Moment quanh trục X: M xtc  M 0tcx  Qytc .hd (kNm)


Moment quanh trục Y: M ytc  M 0tcy  Qxtc .hd (kNm).
Độ lệch tâm theo trục X,Y
M ytc
eX  = 0,007 (m) ;
N tc
M xtc = -0,005 (m)
ey 
N tc

* Áp lực tiêu chuẩn ở đáy móng khối qui ước:


N tc  6  eX 6  eY 
 tc
= 1   
max/ min
Fqu  Aqu Bqu 
tcmin = 498,3(kN/m2).
tcmax =514,8 (kN/m2).
tctb = 0.5x( tcmax +tcmin ) = 506,58(kN/m2).

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: TS. Nguyễn Quang Tùng 63


Chung cư cao cấp Minh Hải

* Cường độ của nền đất dưới đáy móng khối qui ước.

R tc 
m1m2
K tc
 A  Bmqu   II  B  H mqu   tb'  D  Ctc 

Trong đó:
m1, m2 : hệ số điều kiện làm việc của nền đất và của công trình.
Tra bảng ta có m1 = 1.4 và m2 =1.2
Ktc : hệ số tin cậy, đặc trưng tính toán của. Ktc = 1
 II , :dung trọng của đất dưới dưới đáy khối quy ước
 tb : dung trọng của đất dưới dưới đáy khối quy ước trở lên
A,B,D-Các hệ số không thứ nguyên,phụ thuộc góc ma sát trong
Ctc :Lực dính đơn vị ngay tại đáy móng khối quy ước. C =0
tc
R  2764, 2(kN / m )
tc 2

* Kiểm tra cường độ đất nền dưới đáy móng khối quy ước:
tctb = 506,58 (kN/m2) < R tc = 2764,2(kN/m2).
tcmax = 514,8(kN/m2)< 1,2 R tc =3317,04(kN/m2).
Kết luận:Nền đất dưới mũi cọc đủ sức chịu tải.
6.7.4. Tính toán độ lún của móng:
- Tính toán độ lún của móng cọc khoan nhồi được tiến hành thông qua việc tính
toán độ lún của móng khối quy ước đảm bảo điều kiện sau:
S ≤ [S] = 8(cm)

- Chia nền đất dưới đáy móng khối qui ước thành các lớp đất có chiều dày
hi=< 0,4 Bqư= < 0,4.4,57= <1,828 (m). Chọn hi=1.5m.
- Vẽ biểu đồ ứng suất do trọng lượng bản thân của đất gây ra:
m n
 zibt    j .l j    i .zi
j 1 i 0

- Áp lực gây lún tại mặt phẳng đáy móng khối qui ước.
 gl   tbtc   zbt
- Vẽ biểu đồ ứng suất do tải trọng gây lún gây ra.
 zi  K oi . gl (kN / m2 )
gl

Với Koi- hệ số được tra bảng, phụ thuộc (Aqư/Bqư = 1;2Zi/Bqư), được tra bảng II-
2 trang 64 sách cơ học đất – Lê Xuân Mai-Đỗ Hữu Đạo XB 2005.

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: TS. Nguyễn Quang Tùng 64


Chung cư cao cấp Minh Hải

Bảng 6.6: Kết quả tính lún móng M2


Zi σzigl dn σbt
Lớp đất Điểm Aqu/Bqu 2.Zi/Bqu K0i Kiểm tra
(m) (kN/m2) (kN/m3) (kN/m2)
0 0 1 0.00 1 174,4 332,2
1 1.5 1 0.32 0,8572 149,5 372,0 161,9
Cát hạt trung 2 3 1 0.64 0,5613 97,9 411,7 123,7
3 4.5 1 0.96 0,3443 60,0 451,5 79,0
4 6 1 1.28 0,2251 39,3 491,2 49,6 Dừng lún

1500
Hqu= 15200
13700
161,9 149,5
1500 1500

123,7 97,9

79,0 60,0

49,6 39,3

Hình 6.6 Biểu đồ tính lún móng M2


Nhận xét: Tai Z4 = 6(m) có  Z 4  39,3 (kN/m2) < 0,2  98,24 (kN/m2)
gl bt

- Độ lún của nền là:



S 
0,8
. gl .hi  . 174, 4  149,5  97,9  60 .1,5.100  1, 411 (cm)
E0i 31000
Vậy độ lún tuyệt đối của móng M2 là S1 = 1,411cm   S   8cm
Vậy đảm bảo độ lún tuyệt đối giới hạn
6.7.5. Tính toán đài cọc:
6.7.5.1. Tính toán chọc thủng.
Với sơ đồ hàng cọc chọc thủng theo mặt phẳng nghiêng. Chiều cao làm việc h0 của
đài được xác định từ các điều kiện sau đây:
- Khi b bk+2.h0 thì Pnp. (bk+b).h0.k.Rk (a)
- Khi b> bk+2.h0 thì Pnp. (bk+h0).h0.k.Rk (b)
Trong đó:
B= 2,4 m: Cạnh đáy đài song song với bk.
Bk=0,45: Cạnh của tiết diện cột hoặc trụ song song với mép của lăng thể chọc
thủng.
h0: Chiều cao làm việc của đài; cọc ngàm vào đài 0,15m, sơ bộ lấy:
SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: TS. Nguyễn Quang Tùng 65
Chung cư cao cấp Minh Hải

h0=1,5-0,15= 1,35 m
k: Hệ số độ nghiêng của mặt phẳng phá hoại, phụ thuộc tỷ số c/ho, lấy theo bảng
(bảng 3.17, Bài giảng nền và móng –Đại học BKĐN).
Với c là khoảng cách từ mép cột hoặc mép trụ đến mép hàng cọc đang xét.
Pnp: Tổng nội lực tại các đỉnh cọc nằm ngoài mặt phẳng ngiêng.
Rk: Sức chịu kéo tính toán của bêtông.
Nxt ≤ 0.75Rk.Utb.h0 =3978 (KN)
Vậy, đài móng đảm bảo yêu cầu chống chọc thủng.
6.7.5.2. Tính toán cốt thép trong đài.
Việc tính toán chịu uốn của đài tiến hành theo trị số momen uốn tại tiết diện thẳng
đứng của đài ở mép cột
Diện tích cốt thép yêu cầu:
M tt
Asyc 
0,9.h0 .Rs
Trong đó:
+Mtt : momen tại các tiết diện tính toán (M1 = ∑Pi(xi- 0.5Bc); M2 = ∑Pi(yi-
0.5Lc)
+h0 : chiều cao làm việc của đài
+Rs : Cường độ chịu kéo tính toán của cốt thép

 Tính toán cốt thép theo phương X (cốt thép đặt dưới):
- Moment tương ứng với mặt ngàm I-I:
M I  I  ( P2  P3 )  r1  1026KN.m
Đoạn cọc ngàm vào đài = 10cm
Chọn chiều dày lớp BT bảo vệ a = 5cm
ho=1-0,1-0,05=0,85 m
1026
Asyc  x106  3520, 456(mm2 )  35, 2(cm2 )
0,9 x850 x365
Chọn thép 14Ø18có As = 35,63 cm2
2400  2 x50
Khoảng cách giữa các thanh thép s=  176,92(mm) )
13
=> chọn s =170(mm)
Vậy chọn 14Ø18a170mm.Chiều dài mỗi thanh: 2300 mm
+Tính toán cốt thép theo phương Y (cốt thép đặt dưới):
Moment tương ứng với mặt ngàm II-II:
M II  II  ( P2  P5 )  r2 =1023,3 (KN.m)
Đoạn cọc ngàm vào đài = 10cm = 0,1m
Chọn chiều dày lớp BT bảo vệ a = 5cm = 0,05m

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: TS. Nguyễn Quang Tùng 66


Chung cư cao cấp Minh Hải

h0=1,5-0,1-0,05-=0,85 m
1023, 2
Asyc  x106  (mm2 )  3520, 2(cm2 )
0,9 x850 x365
Chọn thép14Ø18có As = 35,63 cm2
2400  2 x50
Khoảng cách giữa các thanh thép: s=  176,92(mm)
13
=> chọn s= 170(mm)
Vậy chọn 14Ø18a170mm.Chiều dài mỗi thanh: 2300 mm
6.8. Kiểm tra cọc khi vận chuyển cẩu lắp và treo giá búa:
6.8.1. Kiểm tra cọc khi vận chuyển:
Vì cọc dài 13,7>11.7 nên ta chia làm 2 đoạn cọc 7,7 m và 6 m( đoạn nối 0.2m)
Sơ đồ vận chuyển cọc:

Hình 6.7. Sơ đồ kiểm tra cọc khi vận chuyển


Để đảm bảo điều kiện chịu lực tốt nhất khi vận chuyển cọc thì vị trí móc cẩu cần
bố trí sao cho Momen dương lớn nhất bằng trị số Momen âm lớn nhất.
Ta xác định gần đúng: a=0,207.L = 0,207x7,7 = 1,59 m. chọn a=1,6 m
Ma = 0.021qL2
Với q: trọng lượng bản thân trên 1m dài của cọc.
q = nFcbt = 1,5x0,09x25 = 3.375 (kN/m)
với n=1.5 là hệ số vượt tải kể đến ảnh hưởng của tải trọng động khi vận chuyển và
cẩu lắp cọc.
sơ đồ treo cọc lên giá búa ( tận dụng móc treo vận chuyển)

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: TS. Nguyễn Quang Tùng 67


Chung cư cao cấp Minh Hải

Hình 6.8. Sơ đồ cẩu lắp cọc


So sánh Mc < Ma < Mb vậy nên để kiểm tra cọc trong quá trình vận chuyển cẩu lắp
ta dùng Mb để tính toán.
Mb=0,068ql2=0,068x3,375x7,7= 18.19 kN.m
Chọn lớp bê tông bảo vệ a=3cm=>h0=30-3=27cm.
Diện tích cốt thép dọc trong cọc chịu uốn lớn nhất là:
Mb 18.19
As    2.279.104 m 2  2.279cm 2  418  10,189cm 2
0.9ma Rs ho 0.9 x0.9 x365000 x0.27
Vậy điều kiện cẩu lắp, treo giá búa được thỏa mãn
Kiểm tra khả năng chịu lực của móc cẩu
Chọn thép móc cẩu là 116 thép CII có As = 2,01(cm2), Rs = 365(MPa)
Khả năng chịu lực kéo của thép móc cẩu
N k  Rs As  365000 x 2.01x104  73.365(KN)
Lực kéo của móc cẩu trong trường hợp cẩu lắp Fk=qL.
Lực kéo của một nhánh móc cẩu N1=nFk/2=qL/2
Tải trọng tác dụng vào móc cẩu
nqL 1,5 x3,375 x7, 7
N1    22,53(kN )  N k
2 2
Ta thấy khả năng chịu lực của móc cẩu lớn hơn tải trọng tác dụng vào nó.
Vậy móc cẩu đủ khả năng chịu lực

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: TS. Nguyễn Quang Tùng 68


Chung cư cao cấp Minh Hải

PHẦN 3: THI CÔNG


CHƯƠNG 7: THIẾT KẾ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THI CÔNG PHẦN NGẦM

7.1 Đặc điểm công trình:


7.1.1 Vị trí công trình:
Công trình chung cư cao cấp Minh Hải - TP Hồ Chí Minh. Gồm có 13 tầng nổi, 1
tầng tum và 1 tầng mái. Chiều cao của công trình kể từ mặt đất tự nhiên là 50,4 m.
Công trình được xây dựng trên nền đất trống, tương đối bằng phẳng nên không san
lắp, thuận lợi cho việc bố trí kho bãi.xưỡng sản xuất.
Vì nằm ngay ở khu đô thị nên đòi hỏi trong quá trình thi công công trình phải bảo
đảm những yêu cầu chặt chẽ về vệ sinh môi trường,an toàn giao thông đô thị.
Công trình có 2 mặt tiếp xúc đường giao thông, do đó khi thiết kế và thi công khá
thuận lợi, đặc biệt thuận tiện cho việc cung cấp nguyên vật liệu. Hệ thống điện nước
lấy từ mạng lưới thành phố thuận lợi và đầy đủ cho quá trình thi công và sinh hoạt của
công nhân.
Công trình có mặt bằng tương đối rộng rãi, bằng phẳng và thuận tiện cho việc thi
công.
7.1.2 Đặc điểm địa chất công trình:
Nền đất từ trên xuống qua khảo sát gồm các lớp sau:
 Phần đất lấp: chiều dày 1,5 m.
 Sét pha dày 4,0 m.
 Sét dày 5,5 m.
 Cát hạt trung 10 m.
 Cát hạt thô lẫn cuội sỏi, trạng thái chặt, chiều dày lớn hơn 60m.
- Mực nước ngầm: ở độ sâu -5,2 m so với cao trình tự nhiên.
7.1.3 Kết cấu và qui mô công trình:
- Kết cấu chịu lực của công trình là nhà khung BTCT đổ toàn khối. Kết cấu
dầm, cột, sàn kết hợp với vách và lõi cứng BTCT. Toàn bộ công trình là một khối
thống nhất không có khe lún.
- Sàn sườn đổ toàn khối cùng với dầm. Dầm móng kích thước 30x70cm.
- Mặt bằng xây dựng tương đối bằng phẳng, không phải san lấp nhiều.
- Chiều cao của công trình kể từ mặt đất tự nhiên là 50,4 m.
- Kết cấu móng là móng cọc ép BTCT đài thấp. Đài cọc cao 1,5 m đặt trên lớp
BT lót mác 100 dày 0,1m. Đáy đài đặt tại cốt -2,25m. Cọc có đường kính 0,3 m.
7.2 Các công tác chuẩn bị thi công:
- Chuẩn bị mặt bằng:
Mặt bằng ban đầu tương đối trống trải. chỉ có cỏ bụi và đất mấp mô trước khi thi
công cọc mặt bằng phải được giải phóng, san lấp và dọn dẹp sạch sẽ. Đường giao
thông nội bộ phải được bố trí phù hợp, thuận tiện trong thi công và định hướng
để làm đường giao thông sau này cho công trình.
SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật 69
Chung cư cao cấp Minh Hải

- Công tác định vị công trường:


Tất cả các trục chính, cao độ đều được truyền dẫn đầy đủ trên mặt bằng
công trường. Trong công tác này nên bố trí các mốc chuẩn ở xa công trường 1
khoảng cách ngoài ảnh hưởng của công trường gây nên.
- Cấp thoát nước:
Khi thi công cọc ép thường phải dùng một lượng nước và lượng bùn rất lớn, do vậy
trong khi thi công nhất thiết phải chuẩn bị đầy đủ các thiết bị cấp thoát nước.
Lượng nước sạch được lấy từ mạng lưới cấp nước thành phố, ngoài ra cần phải
chuẩn bị ít nhất 1 máy bơm nước đề phòng trong trường hợp thiếu nước. Phải có
bể chứa với dung lượng lớn để chứa bùn và lắng lọc, xử lý các phế liệu không
được trực tiếp thải đi.
- Thiết bị điện:
Trên công trường, với các thiết bị lớn (cẩu, khoan,,,) hầu hết sử dụng động cơ đốt
trong. Điện ở đây chủ yếu phục vụ chiếu sáng và các thiết bị có công suất không
lớn lắm. Do vậy điện được lấy từ mạng lưới điện thành phố, bố trí các đường
dây phục vụ thi công hợp lý đảm bảo an toàn.
7.3 Phương án tổng thể thi công phần ngầm:
- Giải pháp thiết kế phần móng, dùng móng cọc ép BTCT tiết diện 3030(cm), dài
13,7m ,mũi cọc được cắm vào lớp đất 4 (lớp cát thô lẫn cuội sỏi), mực nước ngầm
trung bình ở độ sâu -5.2m so với cốt thiên nhiên. Đài cọc cao 1,5 m đặt trên lớp
BT lót đá (4x6) B5 dày 0,1m nằm ở lớp đất 1 (đất lấp).

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật 70


Chung cư cao cấp Minh Hải

CHƯƠNG 8: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP KỸ


THUẬT VÀ TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNH

8.1 Tổng quan về công trình


- Công trình xây dựng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Khu đất này tương đối bằng
phẳng, thông thoáng và rộng rãi, diện tích đất 1565 m2. Bên cạnh là các trụ sở công ty,
cơ quan. Mật độ xây dựng chung quanh khu vực chưa cao vì đây là vùng mới qui
hoạch, và là vùng có xu thế mọc lên những tòa nhà cao tầng, tạo ra bộ mặt cho thành
phố.
- Với đặc điểm như vậy thì việc xây dựng công trình ở đây sẽ phát huy hiệu quả
khi đi vào hoạt động, đồng thời công trình còn tạo nên điểm nhấn trong toàn bộ tổng
thể kiến trúc của cả khu vực.
8.1.1 Điều kiện khí hậu- địa chất công trình:
- Qua tài liệu khảo sát địa chất của khu vực cho thấy công trình xây dựng trên
nền đất khá bằng phẳng gồm các lớp địa chất như sau:
+ Lớp đất 1: Lớp đất lấp. Lớp có bề dày 1,5m
+ Lớp đất 2: Lớp sét pha có bề dày 4 m
+ Lớp đất 3: Lớp sét có bề dày 5,5m
+ Lớp đất 4: Lớp 4 là lớp cát hạt trung trạng thái chặt vừa có bề dày 10 m
+ Lớp đất 5: Lớp 5 là lớp cát thô lẫn cuội sỏi ở trạng thái chặt có bề dày
>60m chưa kết thúc.
- Mực nước là loại nước không áp, xuất hiện khá sâu cách mặt đất tự nhiên
khoảng 5,2m. Với đặc điểm và địa chất thuỷ văn như trên nên ta sử dụng loại móng
cho công trình là móng cọc đài thấp với chiều sâu đặt đài nằm trên mực nước ngầm.
8.1.2 Phương hướng thi công tổng quát toàn công trình:
- Giải pháp thiết kế phần móng, dùng móng cọc ép BTCT tiết diện 3030(cm),
dài 13,7 m (gồm 2 đoạn cọc 7,70 m và 6 m nối với nhau), mũi cọc được cắm vào lớp
đất 4 (lớp cát hạt trung), mực nước ngầm trung bình ở độ sâu -5.2m so với cốt thiên
nhiên. Đài cọc cao 1,5 m đặt trên lớp BT lót đá (4x6) B5 dày 0,1m nằm ở lớp đất 1
(đất đắp).
- Dùng cọc ép BTCT, cos đầu cọc là -2,15 m, mũi cọc đặt tại cos -15,95 m.
- Số lượng cọc: 227 cọc.
- Đào đất bằng cơ giới kết hợp với thủ công.
- Kết cấu chịu lực của công trình là nhà khung, vách và lõi BTCT đổ toàn khối.
Tường gạch có chiều dày 200mm, sàn sườn đổ toàn khối cùng với hệ dầm. Toàn bộ
công trình là một khối thống nhất không có khe lún.
Ván khuôn ta dùng ván khuôn định hình bằng thép của công ty Hòa Phát.
Cốt thép được gia công bằng máy tại xưởng đặt cạnh công trường.

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật 71


Chung cư cao cấp Minh Hải

- Bê tông sử dụng cho công trình lớn cả về số lượng và cường độ, vì thế để đảm
bảo cung cấp bê tông được liên tục, chất lượng đồng thời giảm bớt gánh nặng về kho
bãi ta sử dụng bê tông thương phẩm. Bê tông được vận chuyển bằng xe trộn bê tông và
dùng máy bơm bê tông để đổ cho các cấu kiện.
- Khung bê tông cốt thép đổ toàn khối:
Tầng 1 có chiều cao: 4,2 m
Các tầng còn lại có chiều cao: 3,3 m
Chiều cao của toàn nhà là 50,4 m.
8.2 Thi công hạ cọc:
8.2.1 Lựa chọn phương pháp thi công hạ cọc:
Phương pháp hạ cọc:
Hiện nay có nhiều giải pháp để thi công cọc như: ép, đóng, xoắn.
Việc chọn và sử dụng phương pháp nào là tùy thuộc vào đặc điểm địa tầng
và tính chất cơ lý của nền đất, mặt bằng công trường và vị trí tương
quan của công trình đang xây dựng và công trình đã xây dựng trước đó.
Ngoài ra việc chọn giải pháp thi công cọc còn tùy thuộc vào chiều sâu
hạ cọc và các loại thiết bị có thể có để thi công.
Do công trình nằm trong thành phố, cho nên nếu thi công cọc bằng phương
pháp đóng thì các rung động sinh ra do đóng cọc sẽ gây nứt các công
trình lân cận.
Để khắc phục nhược điểm trên và do những ưu điểm của việc thi công cọc
bằng phương pháp ép tĩnh như: thi công êm, không gây chấn động, tính
kiểm tra cao, chất lượng của từng đoạn ép được thử dưới lực ép, xác
định được sức chịu tải của cọc qua lực ép cuối cùng, năng suất cao hơn
đóng cọc từ 3 đến 4 lần.
Vì vậy phương pháp thi công phù hợp là phương pháp ép tĩnh.
8.2.2 Lựa chọn phương án thi công cọc ép:
Ép cọc thường dùng 2 phương án: ép sau và ép trước.
Ép sau: Tiến hành đào hố móng đến cao trình đỉnh cọc sau đó mang máy móc,
thiết bị ép đến và thi công ép cọc đến độ sâu cần thiết.
Ưu điểm
+ Đào hố móng thuận lợi, không bị cản trở bởi các đầu cọc.
+ Không phải ép âm.
Nhược điểm
+ Ở những nơi có mực nước ngầm cao, việc đào hố móng trước rồi mới thi
công ép cọc khó thực hiện được.
+ Khi thi công ép cọc mà gặp trời mưa thì nhất thiết phải có biện pháp bơm
hút nước ra khỏi hố móng.
+ Việc di chuyển máy móc, thiết bị thi công gặp nhiều khó khăn.
+ Với mặt bằng thi công chật hẹp, xung quanh đang tồn tại những công

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật 72


Chung cư cao cấp Minh Hải

trình thì việc thi công theo phương án này gặp nhiều khó khăn, đôi khi
không thực hiện được.
Ép trước:
Tiến hành san phẳng mặt bằng để tiện di chuyển thiết bị ép và vận chuyển
sau đó tiến hành ép cọc theo yêu cầu. Như vậy, để đạt được cao trình
đỉnh cọc cần phải ép âm. Cần phải chuẩn bị các đoạn cọc dẫn bằng thép
hoặc bằng bê tông cốt thép để cọc ép được tới chiều sâu thiết kế. Sau
khi ép cọc xong ta sẽ tiến hành đào đất để thi công phần đài, hệ giằng
đài cọc.
Ưu điểm
+ Việc di chuyển thiết bị ép cọc và vận chuyển cọc có nhiều thuận lợi kể
cả khi gặp trời mưa.
+ Không bị phụ thuộc vào mực nước ngầm.
+ Tốc độ thi công nhanh.
Nhược điểm
+ Phải thêm các đoạn cọc dẫn để ép âm.
+ Công tác đào đất hố móng khó khăn, phải đào thủ công nhiều, thời gian
thi công lâu vì rất khó thi công cơ giới hóa.
 Với các ưu nhược điểm như trên, để thuận tiện trong thi công dự kiến
sẽ chọn phương pháp ép trước cho toàn bộ cọc của công trình.
8.3 Thi công bằng phương pháp ép cọc trước:
8.3.1 Các yêu cầu kỹ thuật đối với cọc ép bê tông cốt thép:
- Theo thiết kế thì cọc có các thông số sau :
+ Sức chịu tải của cọc (theo nền đất) : P = 939 kN = 93,9 T(các thông số
tính toàn ở phần móng)
+ Bê tông cọc có cấp độ bền B25
Rb = 14.5MPa
Rbt= 1.05MPa
+ Chiều dài cọc: L = 13,7 m, d = 0,3 m
  =l/d = 13,7/ 0,3 = 45,67 < 100
+ Sức chịu tải của cọc theo vật liệu : P = 1390 kN=139 T
+ Cao trình đỉnh cọc: -2,15 m (so với mặt đất tự nhiên)
+ Cao trình mũi cọc :-15,95 m (so với mặt đất tự nhiên)
- Các yêu cầu về độ chính xác hình dạng, kích thước hình học của cọc: (Theo tài
liệu “Các điều kiện kỹ thuật của ép cọc dùng xử lý nền móng“ - Vũ Công Ngữ)
+ Tiết diện cọc có sai số không quá  2%
+ Chiều dài cọc có sai số không quá  1%
+ Mặt đầu cọc phẳng và vuông góc với trục cọc độ nghiêng < 1%
+ Độ cong f/l không quá 0,5%

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật 73


Chung cư cao cấp Minh Hải

8.3.2 Chọn kích giá ép:


- Lực ép bé nhất: Pépmin = (1.3 1.5)P, với P là sức chịu tải của cọc
(lấy PĐN= 830 kN để tính toán)
Vì ép qua lớp đất sét pha dẻo cứng và nửa cứng nên ta chọn k =1.3
 Pépmin =1,3x83= 107,9 T
- Lực ép lớn nhất: xác định dựa vào hai điều kiện sau:( lấy PVL=1390 kN để tính
toán)
+ Bảo đảm an toàn cho hệ neo giữ và thiết bị
P
+ Xác định lực ép lớn nhất theo điều kiện gây nứt cọc:Pépmax = vl
k
Pepmax=139/1,15 = 120,87 T
Lực ép cần thiết của máy ép sử dụng trong khoảng 107,9T  Pép  120,87
T
- Các tiêu chuẩn của máy ép cần phải thoã mãn:
+ Lực nén danh định lớn nhất của máy không nhỏ hơn 1,4 lần lực ép lớn
nhất Pépmax (Pépmax bằng 0.8 – 0.9 trọng lượng đối tải, nhỏ hơn lực gây
nứt cho cọc).
+ Lực nén của kích phải đảm bảo tác dụng dọc trục cọc khi ép.
+ Chuyển động pittông phải đều và khống chế được tốc độ ép cọc.
+ Thiết bị ép cọc phải bảo đảm điều kiện để vận hành theo đúng qui định
về an toàn lao động khi thi công.
+ Chỉ nên huy động khoảng (0,7  0,8) khả năng tối đa của thiết bị. Nên
chọn máy ép có lực ép cần thiết là: Pépmax=139/0,75=185,33 T
- Trên cơ sở đó chọn máy ép cọc EBT200 có các tính năng sau:
Chiều cao lồng ép 8.9 m
Chiều dài giá ép 10 m
Diện tích 4 pittông ép: 615.2 cm2.
Lực ép lớn nhất 200(T)

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật 74


Chung cư cao cấp Minh Hải

3200
3
5

700 1000 1000 1000 1000 1000


2

5000
6 7
9 8

700
10
3000 1600 1600 3000
9200

1 KHUNG TRONG DI ÂÄÜNG


4 KÊCH THUYÍ LÆÛC
7 DÁÖM GAÏNH
9 THANH GIÀÒNG
(DI CHUYÃØN NGANG)
KHUNG NGOAÌI CÄÚ ÂËNH
2 5 ÂÄÚI TROÜNG
8
DÁÖM CHÊNH 10 ÂÃÛM GÄÙ
(DI CHUYÃØN DOÜC)
3 COÜC
6 BAÍN ÂÃÚ

Hình 8.1: Máy ép cọc EBT200


8.3.3 Tính toán đối trọng
- Tính toán đối trọng theo 2 điều kịên: chống nhổ và chống lật.
Xét trường hợp bất lợi nhất khi ép cọc ngoài cùng tại vị trí đặt giá ép.
Sơ đồ tính:

Hình 8.2: Sơ đồ làm việc giá ép cọc.


- Do trọng lượng của giá ép và khung đế nhỏ hơn nhiều so với đối trọng nên để
đơn giản và thiên về an toàn ta bỏ qua
+ Tính theo điều kiện chống nhổ
Q  Pépmax= 120,87 T

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật 75


Chung cư cao cấp Minh Hải

+ Tính theo điều kiện chống lật


Mgiữ  1.15 Mlật
 Kiểm tra lật tại điểm A
Q Q
x7.7  x1.5  1.15 xPep max x5.6
2 2
2 x1,15 x5, 6
Q x120,87  169, 218(T )
9, 2
 Kiểm tra lật theo phương ngang điểm B
Q.2 ≥ 1,15. Pépmax.3
=> Q ≥ 1,15x3,25x120,87/2,25 =200,778
Q=max[120,87; 185,33 ; 200,78]. Chọn Q=200,78 T
- Đối trọng được chia ra làm nhiều đối trọng nhỏ kích thước 1x1x3m trọng lượng
mỗi đối trọng thành phần là :1x1x3x2,5=7,5T,
Số lượng: 200,78/7,5=28,77 đối trọng
Chọn mỗi bên đặt 15 khối đối trọng. (5 lớp, mỗi lớp 3 đối trọng).
8.3.4 Chọn cần trục phục vụ công tác ép cọc:
- Dùng 1 máy cẩu làm nhiệm vụ cẩu cọc vừa dùng để cẩu giá ép và đối trọng.
Trọng lượng cọc: Qc =0,3x0,3x7,7x2,5 = 1,73 (T)
Trọng lượng khung đế: 3,2 T
Trọng lượng giá ép: 5 T
Chiều cao giá ép: 8,2 + 0,7 = 8,9 m.

Hình 8.3: Mặt cắt ngang máy cẩu khi cẩu vật
HL = 0,7 + 5 = 5,7m: chiều cao từ cao trình máy đứng đến điểm lắp cấu
kiện.
h1 = (0,51)m: khoảng cách an toàn.
h2 = 7,7 m: chiều cao của cấu kiện.
h3 =1,5m: chiều cao của thiết bị treo buộc.
h4 = (1,21,5)m: chiều dài puli, móc cẩu đầu cần.

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật 76


Chung cư cao cấp Minh Hải

hc = 1,5m: khoảng cách từ khớp quay tay cần đến cao trình của cần trục.
r = 11,5m: khoảng cách từ khớp quay tay cần đến trục quay của cần
trục.
Cần trục cẩu lắp trong điều kiện không có vật cản phía trước. Góc
nghiêng tay cần có thể chọn   max  750 .
Tính toán các thông số làm việc :
- Chiều cao nâng móc cẩu khi cẩu cọc :
Hm = 0,7 + 5,0 +0,5 + 7,7 + 1,5 =15,4m
- Chiều cao đỉnh cần: H = Hm + h4= 15,4 + 1,5 = 16,9 m
H  hc 16,9  1,5
- Chiều dài tay cần tối thiểu: Lmin    16, 67 m
sin  max sin 750
H  hc 16,7  1,5
- Tầm với gần nhất của cần trục: Rmin  r   1,5  7,796m
tg max tg 750
- Sức trục yêu cầu:
Q = Qđt + qtb = 7,5 + 0,5 = 8T
(qtb trọng lượng thiết bị treo buộc sơ bộ lấy 0.5T)
- Trong quá trình ép cọc cần trục cẩu giá ép và đối trọng di chuyển từ móng này
sang móng khác. Còn trong một móng thì giá ép sẽ di chuyển trên các dầm đở
ngang và dọc để ép các cọc ở các vị trí khác nhau. Cọc được đưa vào giá ép bằng
cần trục. Để thuận tiện thi công và tiết kiệm chi phí ta chọn cần trục làm cả nhiệm
vụ cẩu lắp cọc, cẩu lắp giá ép và đối trọng.
Vị trí đứng của cần trục so với máy ép và cọc như hình vẽ.
- Với sơ đồ di chuyển của máy và cầu trục như đã thiết kế, mặt bằng sẽ lần lượt
được giải phóng trong quá trình ép đảm bảo cho các thiết bị đủ mặt bằng công
tác để thi công an toàn.
- Chọn cần trục XKG-30, L=20m có các thông số kĩ thuật sau
[Rmin]= 6m;[Rmax]= 18m;[Qmax]= 20 T; [Qmin]= 5,4 T; [Hmax]= 19,3m;
[Hmin]= 11,2m.

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật 77


Chung cư cao cấp Minh Hải
1-Không có c?n n?i ph?
Q(t) 2-Có c?n n?i ph? H(m)
20

20 18

18 16

16 1 14
2
14 12

12 10
1
10 2

MÓC C? U 6

6 8 10 12 14 16 18 20 22 24

f (R,Q)

3000
f (R,H)

BU ? C 2

C? C BTCT 300X300 L=7700


DÂY CÁP NÂNG V? T
ÐO? N C? C C1


Y

7700
P

NG
TAY C? N

16500
C?
U
BU ? C 1

500
C? N TR? C KX-5361

5000
C? C BTCT (300x300)
XKG-30
Ð? M KÊ G?
(50x100)

700
V?TRÍ N? I ÐO? N C? C C1 VÀ C2

ÐO? N C? C C1

Hình 8.4: Cẩu lắp cọc và biểu đồ tính năng cần trục XKG-30
8.3.5 Kiểm tra điều kiện làm việc của cần trục:
Kiểm tra các thông số làm việc của máy cẩu khi lắp cọc vào khung dẫn:
Tầm với thực tế của cần trục: R=9,3m < Rmax = 18 m.
Với R = 9,3 m tra biểu đồ tính năng ta có :
- Sức nâng giới hạn [Q] = 15,3T
- Độ cao nâng giới hạn [H] = 18,5 m
- Chiều cao nâng móc cẩu: Hm = 16,6 m.
- Chiều cao đỉnh cần : H = Hm + h4 = 16,6 + 1,5 = 18,1 m < [H] = 18,5 m.
- Trọng lượng vật cẩu : Q = 1,73+ 0,5 = 2,23 T < [Q] = 15,3 T.
Kiểm tra các thông số làm việc của máy cẩu khi cẩu giá ép:
- Tầm với thực tế của cần trục: R=8m < Rmax = 18 m.
- Với R = 8 m tra biểu đồ tính năng ta có :
Sức nâng giới hạn [Q] = 18 T
Độ cao nâng giới hạn [H] = 19 m
- Chiều cao nâng móc cẩu: Hm = HL + h1 + h2 + h3 = 0,5+7,7+1,5 = 9,7 m.
- Chiều cao đỉnh cần : H = Hm + h4 = 9,7 + 1,5= 11,2 m < [H] = 19 m.
- Trọng lượng vật cẩu : Q = 8,5 + 0,5 = 9 T < [Q] = 18 T.
* Kiểm tra các thông số làm việc của máy cẩu khi cẩu đối trọng:
- Tầm với thực tế của cần trục: R=10,4m < Rmax = 18 m.
Với R = 10,4 m tra biểu đồ tính năng ta có :
Sức nâng giới hạn [Q] = 13,5T
Độ cao nâng giới hạn [H] = 18 m
- Chiều cao nâng móc cẩu: Hm = HL + h1 + h2 + h3 = 0,7+5+0,5+1,5 = 7,7 m.
- Chiều cao đầu cần : H = Hm + h4 = 7,7 + 1,5 = 9,2 m < [H] = 18 m.
- Trọng lượng vật cẩu : Q = 7,5 + 0,5 = 8 T < [Q] = 13,5 T.
SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật 78
Chung cư cao cấp Minh Hải

Kết luận:
Dùng máy cẩu XKG-30, L = 20m: thỏa mãn điều kiện cẩu lắp tất cả các
cấu kiện.
8.3.6 Chọn dây cẩu:
- Tính toán dây cáp khi cẩu đối trọng:
Chọn góc nghiêng nhánh dây so với phương thẳng đứng  = 45o
Nội lực xuất hiện trong nhánh dây :
G 7,5
S   5,3(T )
m  cos  2  cos 45o

Lực kéo đứt dây cáp: R= k.S = 6x5,3= 31,8 (T)


Chọn cáp mềm cấu trúc (6x37+1) đường kính 20
- Chọn dây cáp khi bốc xếp cọc:
Sơ đồ cẩu cọc : 45°

1800 4100 1800

Chọn góc nghiêng nhánh dây so với phương thẳng đứng  = 45o
Nội lực xuất hiện trong nhánh dây :
G 1, 73
S   1,14(T )
m.cos  2.cos 45o
Lực kéo đứt dây cáp: R= kxS = 6x1,14 = 6,84 (T) < 31,8(T) nên ta chọn
cáp như trên là thoả mãn yêu cầu.
- Tính toán dây cáp khi cẩu cọc vào giá ép:
Sơ đồ cẩu cọc :

1800

5900
7700

Trường hợp này dây cẩu chịu toàn bộ trọng lượng cọc:
S=G=1,73 (T)
Lực kéo đứt dây cáp: R= k.S = 6x1,73= 10,38 (T) < 31.8(T) nên ta chọn
cáp như trên là thoả mãn yêu cầu.
- Chọn dây cáp khi cẩu máy ép:
Trọng lượng của máy ép P = 5T. Dây cẩu chịu toàn bộ trọng lượng của
máy ép.

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật 79


Chung cư cao cấp Minh Hải

S = P = 5T.
Lực kéo đứt dây cáp là: R = k.S = 6.5 = 30T < 31.8T, nên ta chọn cáp
như trên là thoả mãn yêu cầu.
Vậy dùng một loại dây cáp có đường kính 20 để cẩu tất cả các thiết bị
trên.
8.4 Công tác chuẩn bị:
- Đối trọng phải kê đủ khối lượng thiết kế đảm bảo an toàn cho thiết bị ép trong
quá trình ép cọc.
- Tiến hành kiểm tra chất lượng cọc trước khi tiến hành thi công và loại bỏ
những đoạn cọc không đạt yêu cầu kỹ thuật như: cọc có vết nứt, trục cọc không thẳng,
mặt cọc không phẳng và vuông góc với trục cọc, cọc có kích thước không đúng so với
thiết kế... Đối với những cọc có mặt đầu cọc không phẳng và không vuông góc với
trục cọc thì cần phải được xử lý trước khi đưa vào ép.
Cần chuẩn bị kỹ các hồ sơ sau đây:
- Hồ sơ kỹ thuật về sản xuất cọc:
+ Phiếu kiểm nghiệm tính chất cơ lý của thép, ximăng và cốt liệu làm cọc.
+ Phiếu kiểm nghiệm xác định cấp phối và tính chất cơ lý của bêtông.
+ Biên bản kiểm tra chất lượng cọc.
- Hồ sơ kỹ thuật về thiết bị ép cọc:
+ Lý lịch máy do nơi sản xuất cấp và cơ quan có thẩm quyền kiểm tra xác
nhận các đặc tính kỹ thuật:
 Lượng dầu của máy bơm: l/ph
 Áp lực bơm dầu lớn nhất: daN/cm2
 Diện tích đáy pittông của kích: cm2
 Hành trình pittông của kích: cm
+ Phiếu kiểm định chất lượng đồng hồ đo áp lực dầu và các van chịu áp
(do cơ quan có thẩm quyền cấp)
+ Văn bản về các thông số kỹ thuật của công việc ép cọc do bên thiết kế
đưa ra:
 Lực ép giới hạn tối thiểu yêu cầu tác động lên đỉnh cọc Pepmin để cọc đạt sức
chịu tải dự tính.
 Lực ép lớn nhất cho phép tác dụng lên đỉnh cọc Pepmax
 Độ nghiêng cho phép khi nối cọc
 Khoảng chiều dài thiết kế của cọc
+ Người thi công cọc phải hình dung một cách rõ ràng và đầy đủ về sự phát triển
của lực ép theo chiều sâu, dự đoán khả năng xuyên qua các lớp đất của cọc.
Cho nên trước khi ép phải thăm dò phát hiện dị vật, chuẩn bị đầy đủ các báo
cáo địa chất công trình, biểu đồ xuyên tĩnh, bản đồ bố trí mạng lưới cọc ...
Việc bố trí cọc và đối trọng phải thoã mãn những điều kiện sau đây:
- Cọc khi vận chuyển và bố trí trên mặt bằng phải được kê lên các đệm gỗ, hay
SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật 80
Chung cư cao cấp Minh Hải

đặt nằm trên mặt đất.


- Các đệm gỗ đỡ cọc phải nằm ở vị trí cách đầu cọc 0,207xl = 0,207x7,7=
1,594m. Ta chỉ xếp 2 chồng để tránh việc đập vỡ đầu cọc khi cẩu cọc tầng trên, các
đệm gỗ phải thẳng hàng theo phương thẳng đứng
- Đối trọng phải được xếp chồng theo nguyên tắc đảm bảo ổn định. Tuyệt đối
không để đối trọng rơi đổ trong quá trình ép cọc.
- Đối trọng phải kê đủ khối lượng thiết kế đảm bảo an toàn cho thiết bị ép
trong quá trình ép cọc.
8.5 Xác định vị trí cọc:
- Đây là một công tác quan trọng đòi hỏi phải được tiến hành một cách chính
xác vì nó quyết định đến độ chính xác của các phần công trính sau này.
Trình tự tiến hành:
+ Dụng cụ gồm máy kinh vỹ, dây thép nhỏ để căng, thước dây và quả dọi,
ống bọt nước hoặc máy thuỷ bình.
+ Từ trục nhà đã được đánh dấu dẫn về tim của từng móng, trước tiên cần
xác định trục của hai hàng móng theo hai phương vuông góc bằng máy
kinh vĩ, căng dây thép tìm giao điểm hai trục đó, từ giao điểm đó dùng
quả dọi để xác định tim móng. Đánh dấu tim móng bằng cột mốc có
sơn đỏ. Từ tim móng tìm được tiến hành xác định tim các cọc trong
móng đo bằng máy kinh vĩ, thước dây...đánh dấu tim cọc bằng các đoạn
thép 10 dài 30cm.
8.6 Qui trình ép cọc:
- Vận chuyển thiết bị ép cọc đến công trường, lắp ráp thiết bị vào vị trí ép đảm
bảo an toàn.
- Chỉnh máy để các đường trục của khung máy, đường trục kích và đường trục
cọc thẳng đứng và nằm trong một mặt phẳng, mặt phẳng này vuông góc với mặt phẳng
chuẩn đài móng.Cho phép nghiêng 0.5%.
- Chạy thử máy ép để kiểm tra tính ổn định của thiết bị (chạy không tải và có
tải).
- Dùng cần trục cẩu lắp đoạn cọc đầu tiên (đoạn C1) vào giá ép cọc.Yêu cầu
đoạn cọc đầu tiên phải được dựng lắp cẩn thận, căn chỉnh để trục của đoạn này trùng
với trục kích và đi qua vị trí tim cọc thiết kế.
- Tiến hành ép đoạn cọc C1. Ban đầu tăng áp lực chậm, đều để đoạn cọc cắm
sâu vào đất nhẹ nhàng.Vận tốc xuyên không lớn hơn 1 (cm/s).
- Tiến hành lắp nối và ép các đoạn cọc tiếp theo (đoạn C2).Yêu cầu đối với
đoạn cọc này là bề mặt hai đầu cọc phải phẳng và vuông góc với trục cọc.Trục đoạn
cọc phải thẳng (cho phép nghiêng không quá 1%).
- Gia lên cọc một lực tạo tiếp xúc sao cho áp lực ở mặt tiếp xúc khoảng 3-4
daN/cm2,tiến hành hành nối cọc.
- Tăng chậm, đều áp lực ép cho đến khi cọc chuyển động (không quá 1cm/s),

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật 81


Chung cư cao cấp Minh Hải

đến khi cọc chuyển động đều tăng áp lực nhưng khống chế để sao cho tốc độ xuyên
không quá 2 (cm/s).
- Ép đoạn cọc C3 ép cọc âm (đây là đoạn cọc dùng để ép những đoạn cọc trước
đến độ sâu thiết kế). Đoạn cọc này không được hàn nối với đoạn cọc C2. Ta sẽ nhổ
đoạn cọc này lên khi đoạn cọc C2 đến cao trình thiết kế.
- Đoạn cọc C3 này được cấu tạo như sau: đầu tiếp xúc với đầu cọc C2 được bọc
thép, đầu còn lại có một lỗ xuyên qua để sau khi ép xong ta tiến hành lồng dây rút lên.
Trên đầu này còn có một vạch sơn để đánh dấu vị trí khi mà cọc đã đến cao trình thiết
kế.
- Sau đó ta tiến hành di chuyển khung dẫn để ép cọc tiếp theo. Các cọc tiếp
theo được tiến hành như cọc đầu tiên.
- Sau khi ép xong một móng ta tiến hành giở tải, cẩu giá ép đến lắp ráp tại
móng mới.
- Cọc được công nhận ép xong khi thoả mãn đồng thời hai điều kiện sau:
- Chiều dài cọc ép sâu trong đất tại thời điểm cuối cùng: Lmin  Lcọc  Lmax
- Trị số lực ép tại thời điểm cuối cùng phải đạt: Pépmin  PépKT  Pépmax
8.7 Tiến độ thi công ép cọc:
Lập tiến độ giờ cho công tác ép cọc. Chọn một máy ép và một máy cẩu cho quá trình
ép cọc và tiến hành thi công tuần tự cho tất cả các đài trên công trình.
Trình tự ép cọc:
+ Bốc xếp cọc vào vị trí trên mặt bằng toàn công trình
+ Cẩu lắp giá ép
+ Lắp đối trọng vào giá ép
+ Cẩu lắp cọc vào giá ép
+ Ép cọc
+ Dỡ đối trọng
- Mỗi đợt ép tất cả các cọc thành phần trong đài, dàn đỡ cố định, giá ép có xi
lanh di chuyển đến các vị trí cọc trong đài.
Trình tự ép các đài trong công trình:
- Ta sử dụng phương pháp thi công tuần tự cho từng đài sẽ có tất cả 4 phân
đoạn (xem bản vẽ TC-01/07).
- Tất cả các cọc (đoạn cọc) đều được xe và cần trục bốc xếp bố trí trên mặt bằng
thi công. Tâm cần trục tự hành (XKG-30) sẽ đứng cách các tim đài(đã xác định trước)
một khoảng 6,0 m và đứng ở giữa hai tim đài, lần lượt cẩu lắp giá ép, đối trọng, cọc
cho từng đài. Tương tự thi công cho các đài khác (cọc của đài nào thi công hết cho đài
đó rồi mới di chuyển cần trục).

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật 82


Chung cư cao cấp Minh Hải

8.8 Xác định thời gian thi công ép cọc cho một móng:
Giá ép có trọng lượng 5 T, đối trọng có trọng lượng 7,5 T cho 1 khối bê
tông.
Thời gian bốc xếp lắp dựng các cấu kiện lấy theo chu kỳ hoạt động của
máy khi bốc xếp cấu kiện:
h i h
tcck = t m  n  2  h  t t  t o (phút)
vn vq vh
tcck: thời gian cẩu 1 cấu kiện.
tm: thời gian treo buộc cấu kiệu (1phút).
hn: độ cao nâng cấu kiệu khỏi cao trình đặt cấu kiện 1m
hh: độ cao nâng hạ cấu kiện vào vị trí tính từ độ cao hn.
hh = hx + hn = 2 + 1 = 3m, với hx là chiều cao thùng xe
i: góc quay tay cần khi bốc xếp (lấy 0,5 vòng).
vn,vh: vận tốc nâng, hạ cấu kiệu (lấy 2m/phút).
vq: vận tốc quay tay cần (2 vòng/phút).
tt: thời gian tháo dây treo buộc 1 phút.
to: thời gian kê cấu kiện lấy to = 2 phút.
- Thời gian bốc xếp cọc từ xe vận chuyển vào vị trí trên mặt bằng:
1 0.5 3
Tbxc = 1   2x   1  2 = 6,5 (phút/cấu kiện)
2 2 2
- Thời gian bốc xếp đối trọng lên giá ép và dỡ đối trọng ra khỏi giá ép:
Độ cao nâng, hạ đối trọng lấy trung bình hh = 4m.
Thời gian kê cấu kiện lấy to= 3phút.
1 0.5 4
Tcđt= 1   2x   1  3 = 8 (phút/1 đối trọng)
2 2 2
- Thời gian cẩu lắp giá ép:
Vận tốc nâng hạ cấu kiệu lấy vn = vh = 1m/phút
Độ cao nâng giá ép khỏi cao trình hn, hh= 0m
Thời gian kê điều chỉnh giá ép lấy to= 15 phút.
1 0.5
tcge= 1   2x  0  15 =18 (phút/1 móng)
1 1

- Thời gian cẩu lắp khung ép vào xilanh: tckc = 9 phút


- Thời gian cẩu lắp cọc vào khung dẫn (giá ép).
Độ cao nâng cọc khỏi cao trình máy đứng hn, hh = 14m.
Thời gian điều chỉnh cọc vào khung dẫn lấy to= 5 phút
1 0.5 14
tclc= 1   2x   1  5 =15 (phút/cấu kiện).
2 2 2

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật 83


Chung cư cao cấp Minh Hải

- Thời gian ép cọc: Sử dụng cọc BTCT có chiều dài 13,7m được chia thành 2
đoạn: đoạn dài 7,7m và đoạn dài 6m, cần thời gian nối cọc 10 phút (một mối
nối).
Vận tốc ép cọc trung bình là: 1,5 cm/s. Vậy thời gian cần thiết để ép một
đoạn cọc 7,7m là: t = 7, 7 100 =513,33 giây = 9 (phút)
1, 5
Đối với đoạn cọc dẫn, ta cần ép nó xuống một đoạn 1,65 m. Khi đó cần
thời gian:
t = 165 =110 giây = 2 (phút)
1, 5
Vậy lấy thời gian để ép và rút đoạn cọc dẫn là 4 phút.
- Thời gian lắp cọc dẫn vào giá ép lấy trung bình là 8 phút.
- Thời gian di chuyển khung giá ép từ vị trí cọc này đến vị trí cọc khác lấy 4 phút.
Việc tính toán tiến độ thi công công tác ép cọc được thể hiện ở bản vẽ
TC.
Bảng 8.1. Thời gian thi công ép cọc cho móng M2.
Trình tự Chu kỳ (phút) Số cấu kiện Thời gian(phút)
Bốc xếp cọc 6,5 5 32,5
Cẩu lắp khung đế giá ép 18 1 18
Bốc xếp đối trọng 8 30 240
Lắp + ép đoạn cọc C1 24 5 120
Lắp + ép + nối đoạn cọc C2 34 5 170
Lắp + ép cọc dẫn 10 5 50
Di chuyển vị trí giá ép+ nhổ cọc dẫn 6 5 30
Bốc dỡ đối trọng 8 30 240
Tổng thời gian thi công ép cọc cho 1 móng 900,5

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật 84


Chung cư cao cấp Minh Hải

CHƯƠNG 9: THIẾT KẾ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THI CÔNG ĐÀO ĐẤT
PHẦN NGẦM

9.1 Biện pháp thi công đào đất


9.1.1 Chọn biện pháp thi công:
Khi thi công đào đất có 2 phương án: Đào bằng thủ công và đào bằng máy.
- Nếu thi công theo phương pháp đào thủ công thì tuy có ưu điểm là dễ tổ chức
theo dây chuyền, nhưng với khối lượng đất đào lớn thì số lượng nhân công cũng phải
lớn mới đảm bảo rút ngắn thời gian thi công, do vậy nếu tổ chức không tốt thì rất khó
khăn, gây trở ngại nhau dẫn đến năng suất lao động giảm, không đảm bảo kịp tiến độ.
- Khi thi công bằng máy, với ưu điểm nổi bật là rút ngắn thời gian thi công,
đảm bảo kỹ thuật. Tuy nhiên việc sử dụng máy đào để đào hố móng tới cao trình thiết
kế là không nên vì một mặt nếu sử dụng máy để đào đến cao trình thiết kế sẽ làm phá
vỡ kết cấu lớp đất đó, làm giảm khả năng chịu tải của đất nền, hơn nữa sử dụng máy
đào khó tạo được độ bằng phẳng để thi công đài móng.
Vì vậy cần phải bớt lại một phần đất để thi công bằng thủ công. Việc thi công bằng
thủ công tới cao trình đế móng sẽ được thực hiện dễ dàng hơn bằng máy. Bên cạnh đó
móng tại vị trí vách cứng đặt dày nên máy đào không vào được nên phải đào bằng thủ
công.
 Từ những phân tích trên, ta chọn kết hợp cả 2 phương pháp đào đất hố móng.
9.1.2 Chọn phương án đào đất
- Khi thi công đào đất, căn cứ vào mặt bằng công trình, vào kích thước hố đào
chiều sâu đào đất, điều kiện thi công mà ta chọn phương án đào cho thích hợp.
Có các phương án sau:
+ Đào từng hố độc lập: Áp dụng khi kích thước hố đào nhỏ, hố đào riêng rẽ.
+ Đào thành rãnh: Áp dụng khi các hố đào nằm sát nhau theo một phương nào đó.
+ Đào toàn bộ mặt bằng công trình: Phương án này được áp dụng khi các hố đào
nằm sát nhau, kích thước mặt bằng nhỏ.
 Từ việc phân tích trên, căn cứ vào đặc điểm các hố móng, kích thước của
mặt bằng công trình. Nên ta chọn giải pháp thi công đào đất cho hố móng từ mặt đất
tự nhiên(cao trình 0,00) đến đáy lớp bê tông lót móng (cao trình -2,35m). Tại các hố
móng gần nhau thì ta đào thành rãnh. Mặt bằng công trình tương đối thoải mái ta
tiến hành đào hở.
- Quá trình đào tiến hành như sau:
+ Đào bằng máy các hố móng độc lập từ cốt 0,00 m (cao trình mặt đất tự nhiên)
đến cao trình -2,25m (cách đáy lớp bê tông lót đài móng 10 cm).
+ Đào thủ công từ cao trình -2,25 m đến cao trình đáy bê tông lót đài cọc (-2,35m),
chỉ đào ở những vị trí có đài móng và sửa chửa dầm móng. Mục đích của việc
làm này là để tránh gây phá hoại kết cấu nền ở vị trí đặt đài móng.

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật 85


Chung cư cao cấp Minh Hải

+ Sau khi đập đầu cọc xong thì tiến hành đổ bê tông lót móng, sau đó lắp dựng ván
khuôn, cốt thép và đổ bê tông dầm móng và đài cọc.
- Vì mặt bằng khu đất có diện tích rộng hơn nhiều so với mặt bằng công trình
và chiều sâu đào nhỏ, nên ta chọn đào đất mái dốc.
9.2 Tính khối lượng đất đào
Vì công trình thi công đào đất đến cao trình đáy đài nên đất đào lên 1 phần đổ tại
chỗ để lấp khe móng sau khi thi công xong móng cọc ép, phần đất thừa cho xe vận
chuyển đi đổ ngoài công trường. Phần đất để lại khi đào đất thuộc lớp đào thứ 1. Phần
đất thừa tính theo thể tích nguyên thổ bằng thể tích của các kết cấu ngầm (đài móng và
dầm móng).
9.2.1 Khối lượng đất đào bằng máy :
- Đợt 1: ta tiến hành đào các hố móng độc lập bằng máy từ cao trình -0,75 đến
cao trình -2,25 m
- Ta có lớp được đào là lớp đất lấp có chiều cao đào là H= 1,5 m < 3 m. Theo
tiêu chuẩn TCVN4447-2012 bảng 11’’ ta có : tỷ lệ hệ số mái dốc m là 1:0,25. Chọn hệ
số mái dốc m= 0,25.
Bề rộng chân mái dốc: B=H.m=2.0,25=0,5 (m), chọn B=0,5 (m).
- Ta có công thức tính đất hố đào: V  H (ab  (a  c)(b  d )  cd )
6

Hình 9.1: Hình dáng hố đào


36800
1600 4000 4000 4000 4800 4800 4000 4000 4000 1600

M4 M1
1500

1500

M2
M3
2500

2500
4000

4000
17500

17500
5000

5000
2500

2500
2000

2000

1600 4000 4000 4000 4800 4800 4000 4000 4000 1600
36800

Hình 9.2: Mắt bằng đào hố móng bằng máy đợt 1


SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật 86
Chung cư cao cấp Minh Hải

+ Hố móng 1 (20 hố đào): a=1,7 (m) ; b=1,7 (m)


c=2,1 (m) ; d=2,1 (m).
1,5
𝑉1 = 20 × × [1,7 × 1,7 + (1,7 + 2,1)(1,7 + 2,1) + 2,1 × 2,1]
6
−4 × 0,32 × 0,45 × 20 = 105,46 m3
+ Hố móng 2 (17 hố đào): a=2,6 (m) ; b=2,6 (m)
c=3 (m) ; d=3 (m).
1,5
𝑉2 = 17 × × [2,6 × 2,6 + (2,6 + 3)(2,6 + 3) + 3 × 3]
6
−5 × 0,32 × 0,45 × 17 = 196,82 m3
+ Hố móng 3 (1 hố đào): a=5,6 (m) ; b=6,8 (m)
c=6 (m) ; d=7,2 (m).
1,5
𝑉3 = 1 × × [5,6 × 6,8 + (5,6 + 6)(6,8 + 7,2) + 6 × 7,2]
6
−30 × 0,32 × 0,45 = 59,7 m3
+ Hố móng 4 (4 hố đào): ta chia làm hai phần :
Phần 1 : a= 3,3 (m) ; b=2,2(m)
c=3,7(m) ; d=2,6(m).
1,5
𝑉41 = 4 × × [3,3 × 2,2 + (3,3 + 3,7)(2,2 + 2,6) + 3,7 × 2,6]
6
−6 × 0,32 × 0,45 × 4 = 49,51 m3
Phần 2 : a= 2,1 (m) ; b=1,5 (m)
c=2,5 (m) ; d=1,9 (m).
1,5
𝑉42 = 4 × × [2,1 × 1,5 + (2,1 + 2,5)(1,5 + 1,9) + 2,5 × 1,9]
6
−2 × 0,32 × 0,45 × 4 = 23,22 m3
- Khối lượng máy đào đợt 1:
Vm1 = V1 + V2 + V3+V41+ V42
= 105,46+196,82+59,7+49,51+23,22= 434,71 (m3)
- Thể tích đất đào máy:
Vm = Vm1 = 434,71 (m3)

9.2.2 Khối lượng đất đào thủ công


- Chiều dày lớp đất cần đào: H=0,1m, từ cao trình -2,25 m đến -2,35m( đáy lớp bê
tông lót đài). Quá trình đào thủ công kết hợp với đào rãnh dầm móng kích thước
40cmx70cm.
+ Hố móng M1 (20 hố đào):
V1 = 20x(0,1x1,7x1,7 - 4 x0,32 x0,1)= 5,06 m3
+ Hố móng M2 ( 17 hố đào):
V2 = 17x(0,1x2,6x2,6 - 5 x0,32 x0,1)= 10,73 m3
SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật 87
Chung cư cao cấp Minh Hải

+ Hố móng M3 ( 1 hố đào):
V3 = 1x(0,1x5,6x6,8-20x0,32 x0,1)= 3,63 m3
+ Hố móng M4 ( 4 hố đào):
V4 = 4x(0,1x3,3x2,2+0,1.2,1.1,5-8x0,32 x0,1)= 3,88 m3
+ Dầm móng : Ta có chiều dài dầm móng cần đào L=176,4 (m)
Vd =176,4.0,4.0,7=49,39 (m3 )
- Khối lượng đào thủ công:
Vtc = 5,06+10,73+3,63+3,88+49,39= 72,69 ( m3)
- Tổng khối lượng đào bằng máy và thủ công:
Vđào = kt(Vm +Vtc )= 1,32.(434,71+72,69) = 669,77 (m3)
Kt = 1,32: Hệ số tơi xốp của đất đắp.
9.3 Công tác đắp đất đợt 1
- Ta đắp đến cao trình đáy giằng.
9.3.1 Khối lượng đất đắp đợt 1
- Đất đào lên dùng để lấp hố móng và tôn nền. Phần còn lại được chuyển đi ra
ngoài công trường.
- Sau khi hoàn tất các công đoạn hạ cọc và bê tông móng sẽ tiền hành lấp đất hố
móng:
KL đất lấp = KL đất đào - KL các kết cấu phần ngầm.
- Khối lượng hố móng cần lấp đợt 1:
+ Hố móng 1 (20 hố đào): a=1,7 (m) ; b=1,7 (m)
c=2,1 (m) ; d=2,1 (m).
0,9
𝑉1 = 20 × × [1,7 × 1,7 + (1,7 + 2,1)(1,7 + 2,1) + 2,1 × 2,1]
6
−4 × 0,32 × 0,45 × 20 = 61,98 m3
+ Hố móng 2 (17 hố đào): a=2,6 (m) ; b=2,6 (m)
c=3 (m) ; d=3 (m).
0,9
𝑉2 = 17 × × [2,6 × 2,6 + (2,6 + 3)(2,6 + 3) + 3 × 3]
6
−5 × 0,32 × 0,45 × 17 = 116,71 m3
+ Hố móng 3 (1 hố đào): a=5,6 (m) ; b=6,8 (m)
c=6 (m) ; d=7,2 (m).
0,9
𝑉3 = 1 × × [5,6 × 6,8 + (5,6 + 6)(6,8 + 7,2) + 6 × 7,2]
6
−30 × 0,32 × 0,45 = 35,34 m3
+ Hố móng 4 (4 hố đào): ta chia làm hai phần :
Phần 1 : a= 3,3 (m) ; b=2,2(m)
c=3,7(m) ; d=2,6(m).
0,9
𝑉41 = 4 × × [3,3 × 2,2 + (3,3 + 3,7)(2,2 + 2,6) + 3,7 × 2,6]
6
−6 × 0,32 × 0,45 × 4 = 29,32 m3
SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật 88
Chung cư cao cấp Minh Hải

Phần 2 : a= 2,1 (m) ; b=1,5 (m)


c=2,5 (m) ; d=1,9 (m).
0,9
𝑉42 = 4 × × [2,1 × 1,5 + (2,1 + 2,5)(1,5 + 1,9) + 2,5 × 1,9]
6
−2 × 0,32 × 0,45 × 4 = 13,8 m3
Khối lượng hố móng cần lấp đợt 1:
Vkl = V1 + V2 + V3+V41+ V42= 61,98+116,71+35,34+29,32+13,8= 257,15
(m3)
- Kết cấu ngầm bao gồm:
+ Bê tông lót đài móng chiếm chổ : Bê tông lót dày 100mm, từ cao trình
-2,25m đến -2,35 m.
Bảng 9.1: Thể tích bê tông lót chiếm chỗ
Thể tích
Cao Rộng Dài
Móng Số lượng bê tông
(m) (m) (m) (m3)
M1 20 0,1 1,7 1,7 5,78
M2 17 0,1 2,6 2,6 11,492
M3 1 0,1 5,6 6,8 3,81
0,1 3,3 2,2 2,9
M4 4
0,1 2,1 1,5 1,26
Tổng cộng 25,242
+ Bê tông đài móng chiếm chổ: bê tông đài móng dày 1,5 m từ cao trình
-0,75m đến -2,25m.
Bảng 9.2: Thể tích bê tông đài chiếm chỗ
Thể tích
Cao Rộng Dài
Móng Số lượng bê tông
(m) (m) (m) (m3)
M1 20 0,9 1,5 1,5 40,5
M2 17 0,9 2,4 2,4 88,13
M3 1 0,9 5,4 6,6 32,08
0,9 3,1 2 22,32
M4 4
0,9 1,9 1,3 8,89
Tổng cộng 191,92
=> Tổng thể tích phần ngầm chiếm chổ: 25,242+191,92= 217,16 (m3)
Vậy tổng khối lượng đất lấp là:Vđắp= 257,15–217,16 = 39,99(m3) .
Khối lượng đất chở đi chính là khối lượng đất do kết cấu ngầm chiếm chổ.
9.3.2 Thời gian đắp đất đợt 1
Với hệ số đầm chặt K90, đắp đất công trình bằng đầm cóc tra định mức 2019-
AB65120 ta có hao phí công định mức là :
a = 6,19 (công/100m3).

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật 89


Chung cư cao cấp Minh Hải

- Hao phí công cần thiết là


A = P.a = 39,99. 6,19/100 = 2,48 (công)
- Sử dụng tổ đội 3 công nhân bậc 3/7 và 1 máy đầm cóc thi công trong 1 ngày.
9.4 Công tác đắp đất đợt 2
Ta đắp đất đến cao trình đáy bê tông lót sàn.
9.4.1 Khối lượng đất đắp đợt 2
- Khối lượng đắp đất đợt 2 được tính như sau: Vlap2 = Vhố móng 2 – Vđài móng2
Trong đó
+ Vhố móng 2= 177,56 m3 là thể tích hố móng từ cao trình đáy bê tông lót giằng(-1.55m)
đến đáy bê tông lót sàn (-0.75 m) được tính như khối lượng đào đất bằng máy đợt 2 và
số liệu được thể hiện trong bảng sau:
+ Vđài móng 2 = 129,14 là khối lượng đài móng từ cao trình đáy bê tông lót giằng
(-1.55m) đến cao trình đáy bê tông lót sàn (-0,75m). Số liệu tính toán được thể hiện
trong bảng sau:
- Thể tích chiếm chỗ giằng mòng trong đợt lấp đất đợt 2:
Vgiangmong2=176,4.0,3.0,7= 37,04 m3
Vbtl = 176,4.0,5.0,1 = 8,82 m3
- Thay vào ta có
Vlap2 = Vhố móng2 – Vđài móng2–Vgiangmong2 –Vbtl
= 177,56 –129,14 – 37,04–8,82 = 2,56 m3
9.4.2 Thời gian đắp đất đợt 2
- Với hệ số đầm chặt K90, đắp đất công trình bằng đầm cóc tra định mức 2019-
AB65110 ta có hao phí công định mức là :
a = 6,19 (công/100m3).
- Hao phí công cần thiết là
A = P.a = 2,56. 6,19/100 =1,75 (công)
- Sử dụng tổ đội 2 công nhân bậc 3/7 và 3 máy đầm cóc thi công trong 1 ngày.
9.5 Lựa chọn máy đào và xe vận chuyển đất
9.5.1 Chọn máy đào
- Dựa vào điều kiện địa chất, các yêu cầu thi công đã nêu, ta lựa chọn máy đào
gầu nghịch R110-7 có các thông số kỹ thuật sau:
Bảng 9.3 Thông số kỹ thuật máy đào R110-7

MÁY ĐÀO ĐẤT R110-7

DUNG TÍCH GÀU: Q=0,45 m3


BÁN KÍNH ĐÀO LỚN NHẤT: Rmax= 6,5 (m)
CHIỀU SÂU ĐÀO LỚN NHẤT: Hmax= 5,09 (m)
CHIỀU CAO ĐỔ LỚN NHẤT: hmax=8,07 (m)
CHU KỲ LÀM VIỆC: 17s
HỆ SỐ ĐẦY GÀU: Kd =1,3

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật 90


Chung cư cao cấp Minh Hải

Ưu điểm:
- Máy đào gầu nghịch có tay cần ngắn nên đào rất khoẻ, đào được đất từ cấp I ÷
IV.
 Máy đào gầu nghịch thích hợp để đào và đổ đất lên xe chuyển đi hoặc đổ đống.
 Máy có cơ cấu gọn nhẹ nên thích hợp để đào các hố đào ở những nơi chật hẹp,
các hố đào có vách thẳng đứng, thích hợp để thi công đào hố móng các công trình dân
dụng và công nghiệp.
- Do đứng trên bờ hố đào để thi công nên máy có thể đào được các hố đào có nước
và không phải tốn công làm đường lên xuống khoang đào cho máy và phương
tiện vận chuyển.
 Tính năng suất của máy đào:
Hệ số đầy gầu: kđ = 1,3
Hệ số tơi của đất: kt=1,32.
kd 1,3
Hệ số quy về đất nguyên thổ : k1    0,985
kt 1,32
Hệ số sử dụng thời gian : ktg = 0,75.
Hệ số phụ thuộc vào điều kiện đổ đất:
Khi đổ tại chổ: kvt = 1,0
Khi đổ lên xe : kvt = 1,1.
 Khi đào đổ tại chổ:
 Chu kỳ đào (góc quay khi đổ = 900):
t ck  k .t ck .kvt = 1x17x1 =17 (giây)
d

Với kφ: hệ số phụ thuộc vào góc quay cần:   900 , k  =1


 Số chu kỳ đào trong 1 giờ: nck =3600/17 = 212
 Năng suất ca máy của máy đào:
Wca = t.q.nCK.k1.ktg
t = 7 (giờ) : thời gian làm việc của 1 ca
Wca  t.q.nck .k1.k tg  7.0,45.212.0,985.0,75  493,34 m3 /ca
 Khi đào đổ lên xe:
 Chu kì đào (góc quay khi đào đất = 90o): tđck = tck . kvt = 17 x 1,1 = 18,7 giây
Với kvt: hệ số phụ thuộc vào điều kiện đổ đất của máy.
 Số chu kì đào trong 1 giờ: nck = 3600/18,7 = 192,5
 Năng suất ca của máy đào:
Wca=t.q.nck.k1.ktg = 7.0,45.192,5.0,984.075=447.26 m3/ca
 Thời gian đào đất bằng máy:
- Đổ đống tại chỗ:
Vcg 417,46
Tđđ = = =0,85ca. Chọn 1 ca
W 493,34

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật 91


Chung cư cao cấp Minh Hải

- Đổ đất đào lên xe:


Vthua 406,282.1,32
Tđx = = = 1,2ca. Chọn 1 ca.
W 447,5

9.5.2 Chọn xe phối hợp để chở đất đi đổ


- Cự li vận chuyển đất khỏi công trường C = 7 km, vận tốc trung bình
vtb = 25 km/h, thời gian đổ đất tại bãi và dừng tránh xe trên đường lấy
td + to = 2+5 = 7 phút
- Thời gian xe hoạt động độc lập:
2.C 2.7
tx =  td  to  .60  7  40,6 phút
v tb 25
- Để phối hợp giữa xe vận chuyển và máy đào thì giữa số lượng và chu kỳ làm việc
của máy và xe phải đảm bảo quan hệ:
Nx t
 ckx
N m t ckm
Trong đó:
Nx,Nm: số xe và số máy.
tckx: chu kỳ làm việc của xe (phút), tckm: chu kỳ làm việc của máy đào
- Chọn loại xe THACO FD9500BM có tải trọng P = 9,1tấn, hệ số sử dụng tải
trọng kp= 9,1/9,1 = 1; chiều cao thùng xe 3 m thỏa mãn yêu cầu chiều cao đổ đất.
Số gàu đất đổ đầy một chuyến xe :
P 9,1
n=k p . =1. =9,55 (gàu), chọn 10 gàu.
γ.q.k1 2,15.0,45.0,985
- Thời gian đổ đất đầy một chuyến xe: tb = n.tckđ = 10.18,7 = 187 (giây) = 3,12 (phút).
- Chu kỳ hoạt động của máy đào:
tckm = tb = 3,12 (phút).
- Chu kỳ hoạt động của xe:
tckx = tx + tckm =40,6 + 3,12 = 43,72 (phút).
- Chọn số máy đào là:
Nm = 1 (máy)  Số xe cần phải huy động:
Nx = tckx/ tckm = 43,72/3,12 = 14,01 (chiếc), chọn 14 chiếc.
9.5.3 Kiểm tra tổ hợp máy theo điều kiện về năng suất
- Số chuyến xe hoạt động trong một ca:
n.7.60.ktg 14.7.60.0, 75
nch =   100,87 (chuyến)
tckx 43, 72
 chọn 101 chuyến
- Năng suất vận chuyển của xe:
Wca max= nch.P.kp/  = 101.9,1.1/2,15 = 427,49 m3
- Thời gian vận chuyển:
𝑉𝑚á𝑦 406,282.1,32
tx = = = 1,25 ca  chọn 1 (ca)
𝑊𝑐𝑎 427,49

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật 92


Chung cư cao cấp Minh Hải

9.5.4 Thiết kế khoan đào


- Đào theo phương pháp đào lùi, đất được đưa lên ô tô với góc quay max=90o
- Thiết kế khoang đào có chiều rộng Bmax =1,4.Rmax =1,4.6,5=9,1 (m).
- Chú ý khi di chuyển máy phải cách hố đào một khoảng 1,5m để đảm bảo an toàn.
Ta có sơ đồ di chuyển máy đào kết hợp vận chuyển đất như trong bản vẽ TC-02.
9.5.5 Chọn tổ thợ thi công đào thủ công
- Tổng khối lượng đất cần đào thủ công là: Vtc= 72,69 (m3)
Tra định mức Thông tư 10/2019/TT – BXD [8] với mã hiệu AB.1144 (đất cấp 1)
cho công tác đào móng, đổ đúng nơi quy định hoặc đổ lên phương tiện vận chuyển
trong phạm vi 30m có hao phí: 0,71 công/m3
V .a 72,69.0,71
Từ đó tính được số công thợ yêu cầu: N  tc   51,61(công)
nc 1
51,61
Chọn tổ thợ 20 người để thi công, thời gian đào thủ công: t   2,58 (ngày)
20
Vậy: Tổ thợ 20 người thi công đào đất thủ công trong 3 ngày.
9.6 Tổ chức quá trình thi công đào đất
9.6.1 Xác định cơ cấu quá trình
Quá trình thi công đào đất gồm 2 đợt. Đợt 1, thi công đào đất bằng máy và đợt 2
bằng thủ công.
9.6.2 Chia phân tuyến công tác
Để thi công dây chuyền cần chia mặt bằng công trình thành các phân đoạn. Ranh
giới phân đoạn được chia sao cho không gây nguy hiểm. Để an toàn thì ta cho máy
di chuyển đến khoang thứ 2 thì quá trình đào thủ công bắt đầu.

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật 93


Chung cư cao cấp Minh Hải

CHƯƠNG 10: THIẾT KẾ BIỆN PHÁP KĨ THUẬT VÀ TỔ CHỨC THI CÔNG


ĐÀI MÓNG

10.1 Thiết kế ván khuôn móng điển hình M2


10.1.1 Thiết kế ván khuôn đài móng
10.1.1.1 Lựa chọn loại ván khuôn sử dụng
Ngày này trong thi công xây dựng công trình có rất nhiều loại ván khuôn được sử
dụng, tuy nhiên hệ ván khuôn gỗ phủ phim cho phép gia công lắp dựng nhanh, nhẹ,
có thể cắt, xén phù hợp với tất cả các vị trí.
Ta sử dụng ván khuôn gỗ phủ phim loại PolyCore EXTRA của công ty TEKCOM,
cột chống nêm Vĩnh Lợi, xà gồ thép hộp của công ty Nam Việt.
10.1.1.2 Tính toán ván khuôn móng M2
a. Sơ đồ cấu tạo ván khuôn đài móng
- Đài móng M1 có kích thước 2,4x2,4x1,5m.
b. Lựa chọn thông số ván khuôn
- Chọn ván khuôn là ván khuôn gỗ phủ phim tiêu chuẩn: 1250x2500x18mm. Sử
dụng các thanh xà gồ thép hộp 50x50x2mm để đỡ ván khuôn đài móng theo phương
đứng, xà gồ thép hộp 50x100x2mm để đỡ ván khuôn đài móng theo phương ngang.
c. Xác định tải trọng
- Áp lực ngang của vữa bê tông mới đổ: chọn chiều cao đổ bê tông là h = 75cm,
đầm dùi có R0 = 75 cm. Vì R0 = h = 75 cm  q1 = bt.h = 2500.0,75 = 1875 (daN/m2).
Tải trọng chấn động khi đổ bê tông: q2 = 400 (daN/m2).
Tải trọng chấn động khi đầm bê tông: q3 = 200 (daN/m2).
10.1.1.3 Tính toán khoảng cách xà gồ lớp 1 (xà gồ ngang) đỡ ván khuôn
Thông số kỹ thuật:
Bảng 10.1 Thông số kỹ thuật ván khuôn đài móng
Ứng suất cho
Mômen Mômen Mô đun đàn hồi Trọng lượng
phép của ván
quán tính kháng uốn của ván khuôn bản thân
khuôn
J = 48,6 W = 54 E = 5,5.104 [σ] = 180
4 3 2 2
650daN/m3
cm cm daN/cm daN/cm

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật 94


Chung cư cao cấp Minh Hải

Sơ đồ tính: Xem ván khuôn làm việc như một dầm liên tục tựa vào xà gồ đứng

Hình 10.1: Sơ đồ tính ván khuôn đài móng


Tổ hợp tải trọng
- Tải trọng tiêu chuẩn:
qtc = q1.b = 1875.1 = 1875 (daN/m).
- Tải trọng tính toán:
qtt = (n1.q1 + n2;3.max(q2;q3)).b = (1,3.1875 + 1,3.400).1 = 2957,5
(daN/m)
Kiểm tra điều kiện làm việc
- Điều kiện về cường độ:
M
 max  max  n.R
Wx
M max qtt .ls2 29,575.402
 max     1095,37 daN/cm2
Wx 8.Wx 8.5, 4
 max  1095,37 daN cm2   R  2100 daN cm2
- -Điều kiện về độ võng:
3
f 1 qtc .lxg1  f  1
   (đối với kết cấu che khuất)
l 128 E.J  l  250
128.E.J 3 128.5,5.10 4.48, 6
 lxg1  3   42(cm)
250.qtc 250.1875.102
Như vậy, ta bố trí 7 xà gồ theo phương đứng với khoảng cách là lxg1 = 40 cm.
10.1.1.4 Tính toán khoảng cách xà gồ 2 đỡ xà gồ lớp 1
- Thông số kỹ thuật:
Bảng 10.2 Thông số kỹ thuật của thép hộp 50x50x2mm
Mômen Mômen Mô đun đàn hồi Ứng suất cho phép Trọng lượng
quán tính kháng uốn của ván khuôn của ván khuôn bản thân

J = 14,77 W = 4,61 E = 2,1.106 [σ] = 2100 gxg1 = 2,99


cm4 cm3 daN/cm2 daN/cm2 daN/m

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật 95


Chung cư cao cấp Minh Hải

- Sơ đồ tính: Xem xà gồ 1 làm việc như một dầm liên tục tựa vào các xà gồ 2.

Hình 10.2: Sơ đồ tính xà gồ ngang

Tổ hợp tải trọng


Tải trọng tiêu chuẩn:
qtc = q1.lxg1 = 1875.0,4= 750 (daN/m).
Tải trọng tính toán:
qtt = (n1.q1 + n2;3.max(q2;q3)).lxg1 = (1,3.1875 + 1,3.400).0,4 = 1183(daN/m)
(với n1, n2 ,n3 là hệ số vượt tải tương ứng).
Kiểm tra điều kiện làm việc:
Điều kiện về cường độ:
M
 max  max  n.R
Wx
M max qtt .ls2 11,83.75,52
 max     1828, 47 daN/cm2
Wx 8.Wx 8.4, 61
 max  1560,97 daN cm2   R  2100 daN cm2
Điều kiện về độ võng:
3
f 1 qtc .lxg 2  f  1
  
l 128 E.J  l  250
128.E.J 3 128.2,1.106.14, 77
 lxg 2  3   128(cm)
250.qtc 250.750.102
Như vậy ta bố trí 3 thanh xà gồ ngang với lxg2 = 75,5 cm
Kiểm tra lại điều kiện:
- Điều kiện về cường độ:
M max qtt .lxg 2 1183.102.75,52
2

    1828, 47     2100( daN / cm 2 )


W 8.W 8.4, 61
- Điều kiện về độ võng:
5 750.102.33,33
3
f 5 qtc .lxg 2 f 1
   1,16.104      4.103  thỏa mãn
 l  250
6
l 384 E.J 384 2,1.10 .14, 77

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật 96


Chung cư cao cấp Minh Hải

10.1.1.5 Kiểm tra khoảng cách cột chống đỡ xà gồ lớp (2)


 Thông số kỹ thuật:
Bảng 10.3 Thông số kỹ thuật của thép hộp 50x100x2mm
Mômen Mômen Mô đun đàn hồi Ứng suất cho phép Trọng lượng
quán tính kháng uốn của ván khuôn của ván khuôn bản thân
J = 77,52 W = 12,68 E = 2,1.106 [σ] = 2100 gxg1 = 4,68
4 3 2 2
cm cm daN/cm daN/cm daN/m

 Sơ đồ tính: Xem xà gồ (2) là một dầm liên tục gác lên các cột chống.
- Ta bố trí lcc = 80cm. Từ đó ta đi kiểm tra khả năng chịu lực của xà gồ (2).
P1 P P P P P P1

400 400 400 400 400 400


800 800 800

Hình 10.3: Sơ đồ tính xà gồ lớp ngang


 Tổ hợp tải trọng:
- Tải trọng tiêu chuẩn tác dụng lên một đơn vị chiều dài xà gồ (2) là:
Ptc = (q1. lxg1).lxg2 = (1875.0,4).0,333 = 249,75 (daN)
Ptc1 = (q1. lxg1/2).lxg2 = (1875.0,4/2).0,333 = 124,88 (daN)
- Tải trọng tính toán tác dụng lên một đơn vị chiều dài xà gồ (2) là:
Ptt = (n1.q1 + n2;3.max(q2;q3)).lxg1.lxg2
= (1,3.1875 + 1,3.400).0,4.0,333 = 393,94(daN)
Ptt1 = (1,3.1875 + 1,3.400).0,4/2.0,333 = 196,97 (daN)
 Kiểm tra điều kiện làm việc
- Kiểm tra điều kiện về cường độ: Sử dụng chương trình SAP2000 tính toán giá trị
mô men ứng với tải trọng tính toán:

Hình 10.4: Giá trị mô men xà gồ lớp 2


Từ biểu đồ trên ta có Mmax = 29,00 (daN.m) ta kiểm tra điều kiện:
M
  max     2100
W
2
29.10
  228, 71(daN / cm 2 )     2100(daN / cm 2 )
12, 68
- Kiểm tra điều kiện về độ võng: Sử dụng chương trình SAP2000 tính toán độ
võng ứng với tải trọng tiêu chuẩn ta được: fmax = 0,95.10-4 (m), ta kiểm tra điều
kiện:

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật 97


Chung cư cao cấp Minh Hải

f max  f  1
 
l  l  250
f max 0,95.104  1 f
 
 250  4.10
3
 1,357.104  
l 0,8  l
Như vậy, với lcc = 0,8m thì đảm bảo điều kiện làm việc của xà gồ (2).
10.2 Tổ chức công tác thi công bê tông toàn khối đài móng
10.2.1 Xác định cơ cấu quá trình
- Các quá trình thi công được tổ chức theo phương pháp dây chuyền. Quá trình thi
công bê tông móng gồm 5 quá trình thành phần: Đổ bê tông lót đài móng, gia
công lắp đặt cốt thép, gia công lắp đặt ván khuôn, đổ bê tông và bảo dưỡng bê
tông, tháo dỡ ván khuôn.
- Trong đó, quá trình thi công bê tông chọn giải pháp dùng bê tông thương phẩm.
36800
1600 4000 4000 4000 4800 4800 4000 4000 4000 1600

M4 M1
1500

1500
M2
M3
2500

2500
4000

4000
17500

17500
PHÂN ÐO? N 1 PHÂN ÐO? N 2 PHÂN ÐO? N 3
5000

5000
2500

2500
2000

2000
1600 4000 4000 4000 4800 4800 4000 4000 4000 1600
36800

Hình 10.5: Sơ đồ phân chia phân đoạn thi công đài móng
10.2.2 Yêu cầu kĩ thuật các công tác
a. Lắp dựng ván khuôn móng:
- Tiến hành lắp các tấm ván khuôn theo hình dạng kết cấu móng.
- Tiến hành lắp các thanh chống kim loại.
- Dùng cần cẩu, kết hợp với thủ công để đưa ván khuôn tới vị trí của từng đài.
- Căn cứ mốc trắc địa trên mặt đất, căng dây lấy tim, hình bao chu vi của từng đài.
- Cố định các tấm theo đúng vị trí thiết kế bằng dây chằng, neo và cây chống.
Trước khi đổ bê tông, mặt ván khuôn phải được quét 1 lớp dầu chống dính.
Dùng máy kinh vĩ, thước, dây dọi để kiểm tra lại kích thước, toạ độ của các
đài
Tháo dỡ ván khuôn móng
- Với bê tông móng, thì sau 2 ngày mới được phép tháo dỡ ván khuôn
b. Công tác cốt thép
Gia công
- Cốt thép cần đảm bảo: Bề mặt sạch, không dính bùn đất, không có vẩy sắt, rỉ.
SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật 98
Chung cư cao cấp Minh Hải

- Cốt thép cần được kéo, uốn và nắn thẳng.


- Các thanh thép bị bẹp, bị giảm tiết diện do làm sạch hoặc do các nguyên nhân
khác không vượt quá giới hạn đường kính cho phép là 2%.
- Nối buộc cốt thép: tuần theo quy định thiết kế
Lắp dựng
- Cần ổn định vị trí cốt thép để không gây biến dạng trong quá trình đổ bê tông.
- Theo thiết kế ta rải lớp cốt thép dưới xuống trước sau đó rải tiếp lớp thép phía
trên và buộc tại các nút giao nhau của 2 lớp thép. Yêu cầu là nút buộc phải chắc
không để cốt thép bị lệch khỏi vị trí thiết kế. Không được buộc bỏ nút.
- Cốt thép được kê lên các con kê bằng bê tông để đảm bảo chiều dày lớp bảo vệ..
- Các thép chờ để lắp dựng cột được lắp trước.
- Cốt thép đài cọc được thi công trực tiếp ngay tại vị trí của đài. Các thanh thép
được cắt theo đúng chiều dài thiết kế, đúng chủng loại thép.
c. Công tác bê tông
Đối với vật liệu
- Thành phần cốt liệu phải phù hợp với mác thiết kế.
- Chất lượng cốt liệu (độ sạch, hàm lượng tạp chất...) phải đảm bảo:
 Ximăng: sử dụng đúng Mác quy định, không bị vón cục.
 Đá: rửa sạch, tỉ lệ các viên dẹt không quá 25%.
 Nước trộn BT: nước sinh hoạt, sạch, không dùng nước bẩn..
Đối với bê tông thương phẩm:
- Thiết kế thành phần hỗn hợp của bê tông phải đảm bảo sao cho thổi bê tông qua
được những vị trí thu nhỏ của đường ống và qua được những đường cong khi
bơm.
- Hỗn hợp bê tông bơm có kích thước tối đa của cốt liệu lớn là 1/5 - 1/8 đường
kính nhỏ nhất của ống dẫn. Đối với cốt liệu hạt tròn có thể lên tới 40% đường
kính trong nhỏ nhất của ống dẫn.
- Đối với bê tông bơm chọn được độ sụt hợp lý theo tính năng của loại máy bơm
sử dụng và giữ được độ sụt đó trong quá trình bơm là yếu tố rất quan trọng.
- Hỗn hợp bê tông dùng cho công nghệ bơm bê tông cần có thành phần hạt phù
hợp với yêu cầu kỹ thuật của thiết bị bơm.
Vận chuyển bê tông
Việc vận chuyển bê tông từ nơi trộn đến nơi đổ bê tông cần đảm bảo:
- Sử dụng phương tiện vận chuyển hợp lý, tránh để bê tông bị phân tầng, bị chảy
nước xi măng và bị mất nước do nắng, gió.
- Sử dụng thiết bị, nhân lực và phương tiện vận chuyển cần bố trí phù hợp với khối
lượng, tốc độ trộn, đổ và đầm bê tông.
Đổ bê tông
- Không làm sai lệch vị trí cốt thép, vị trí coffa và chiều dày lớp bảo vệ cốt thép.
- Bêtông đổ liên tục đến khi hoàn thành kết cấu nào đó theo qui định của thiết kế.
SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật 99
Chung cư cao cấp Minh Hải

- Để tránh sự phân tầng, chiều cao rơi tự do của hỗn hợp bê tông khi đổ không
được vượt quá 1,5m.
- Khi đổ bê tông có chiều cao rơi tự do >1,5m phải dùng máng nghiêng hoặc ống
vòi voi. Nếu chiều cao >10m phải dùng ống vòi voi có thiết bị chấn động.
- Giám sát chặt chẽ hiện trạng coffa đỡ giáo và cốt thép trong quá trình thi công.
- Khi trời mưa phải có biện pháp che chắn không cho nước mưa rơi vào bê tông.
- Chiều dày mỗi lớp đổ bê tông phải căn cứ vào năng lực trộn, cự ly vận chuyển,
khả năng đầm, tính chất kết, điều kiện thời tiết để quyết định, nhưng phải theo
quy phạm.
- Đảm bảo qui định trên và bê tông móng chỉ đổ trên đệm sạch trên nền đất cứng.
- Khi đổ bêtông tiếp tục vào lớp cũ cần có biện pháp vệ sinh bề mặt, dùng bàn chải
sắt đánh sạch, dội nước ximăng rồi mới đổ bêtông.
Đầm bê tông
- Đảm bảo sau khi đầm bê tông được đầm chặt không bị rỗ, thời gian đầm bê tông
tại 1 vị trí đảm bảo cho bê tông được đầm kỹ (nước xi măng nổi lên mặt).
- Khi sử dụng đầm dùi bước di chuyển của đầm không vượt quá 1,5 bán kính tiết
diện của đầm và phải cắm sâu vào lớp bê tông đã đổ trước 10cm.
- Khi đầm lại bê tông thì thời điểm đầm thích hợp là 1,52giờ sau khi đầm lần 1
Bảo dưỡng bê tông
- Sau khi đổ bê tông phải bảo dưỡng trong điều kiện có độ ẩm và nhiệt độ cần thiết
để đóng rắn, ngăn ngừa các ảnh hưởng có hại trong quá trình đóng rắn của bê
tông.
- Trong thời gian bảo dưỡng tránh các tác động cơ học như rung động, lực xung
kích tải trọng và các lực động có khả năng gây lực hại khác.
10.2.3 Tính toán khối lượng các công tác
Ta đi tính khối lượng bê tông lót, cốt thép, bê tông, ván khuôn đài móng trong
công tác đổ bê tông móng đợt 1 từ cote -2,25 m đến -1,5 m, đợt 2 từ cote -1,5 m
đến -0,75.
Bảng 10.4 Khối lượng công tác bê tông lót đài cọc
Tên Khối lượng Tổng khối
Số Dài Rộng Cao
cấu 1 cấu kiện lượng
lượng
kiện (m) (m) (m) (m3) (m3)
M1 20 1,7 1,7 0,1 0,289 5,78
M2 17 2,6 2,6 0,1 0,676 11,492
M3 1 5,6 6,8 0,1 3,81 3,81
3,3 2,2 0,1 0,726 2,9
M4 4
2,1 1,5 0,1 0,315 1,26

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật 100
Chung cư cao cấp Minh Hải

Bảng 10.5 Khối lượng công tác bê tông đài cọc


Tên Khối lượng Tổng khối
Số Dài Rộng Cao
cấu 1 cấu kiện lượng
lượng
kiện (m) (m) (m) (m3) (m3)
M1 20 1,5 1,5 1,5 3,38 67,6
M2 17 2,4 2,4 1,5 8,64 146,88
M3 1 5,4 6,6 1,5 53,46 53,46
3,1 2 1,5 9,3 37,2
M4 4
1,9 1,3 1,5 3,7 14,82
Bảng 10.6 Khối lượng cốt thép đài cọc
Tên Khối lượng BT Hàm lượng Cốt thép 1 Tổng khối
Số
cấu 1 cấu kiện cốt thép cấu kiện lượng
lượng
kiện (m3) (kg/m3) kg kg
M1 20 3,38 80 270,4 5408
M2 17 8,64 80 691,2 1750,4
M3 1 53,46 80 4286 4286,8
M4 4 13 80 1040 4160
Bảng 10.7 Khối lượng ván khuôn đài cọc
Tên Diện tích ván Tổng diện
Số Dài Rộng Cao
cấu khuôn 1 CK tích
lượng
kiện (m) (m) (m) (m2) (m2)
M1 20 1,5 1,5 1,5 9 180
M2 17 2,4 2,4 1,5 14,4 244,8
M3 1 5,4 6,6 1,5 36 36
M4 4 3,1 2 1,5 15,3 61,2
10.2.4 Tính nhịp công tác của các dây chuyền bộ phận
- Nhịp công tác của các dây chuyền thành phần trên các phân đoạn tính theo công
thức:
Pij  ai
kij  (ngày), (chọn hệ số ca làm việc nc = 1)
nc  N i
Trong đó: Pij: khối lượng quá trình thành phần phân đoạn j
ai: định mức chi phí của công việc
Ni: số công nhân thực hiện quá trình i

a. Công tác đổ bê tông lót đài cọc


- Định mức chi phí lao động: ĐM TT 10, số hiệu AF.11100 hao phí lao động là
1,18 công/m3. Khối lượng chi tiết :

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật 101
Chung cư cao cấp Minh Hải

Bảng 10.8.: Dây chuyền bê tông lót đài cọc


Khối lượng bê
Phân Định mức chi phí Công Pij .a i
tông k ij =
đoạn (công/m3) yêu cầu n c .N i
(m3)
1 8,16 1,18 9,63 0,96 chọn 1
2 8,92 1,18 10,52 1,05 chọn 1
3 8,16 1,18 9,63 0,96 chọn 1
Chọn 3 tổ thợ mỗi tổ 10 người, hệ số thực hiện định mức từ 0,999/1 = 0,999 đến
1,093/1= 1,093.
b. Công tác gia công và lắp đặt cốt thép
- Định mức chi phí lao động: ĐM TT 10, số hiệu AF.61130 bằng 6,35 công/tấn.
khối lượng chi tiết :
Bảng 10.9: Dây chuyền cốt thép đài cọc
Phân Khối lượng cốt Định mức chi phí Công Pij .a i
kij =
đoạn thép (tấn) (công/tấn) yêu cầu n c .N i
1 7,85 6,35 34,37 2,49 chọn 2,5
2 9,36 6,35 39,6 2,97 chọn 3
3 7,85 6,35 34,37 2,49 chọn 2,5
- Sử dụng 70 công nhân bậc 3,5/7 thi công trong 8 ngày.
c. Công tác gia công và lắp đặt- tháo ván khuôn
- Định mức chi phí lao động: ĐM TT10, số hiệu AF.81122 bằng 29,7 công/100m2
với thợ bậc 3,5/7. Xem khối lượng chi tiết tại :
Bảng 10.10: Dây chuyền ván khuôn đài cọc
Nhân công
Phân Diện tích Hao phí Lắp Pij .a i
Tháo dỡ kij =
đoạn ván khuôn nhân công dựng n c .N i
(20%)
(80%)
1,83 0,95
1 171 29,7 40,63 10,16
Chọn 2 Chọn 1

1,75 0.87
2 162 29,7 38,49 9,62
Chọn 2 Chọn 1
1,83 0.95
3 171 29,7 40,63 10,16
Chọn 2 Chọn 1
Chọn 70 tổ thợ lắp ván khuôn.
Chọn 1 tổ thợ tháo ván khuôn 10 người.
d. Công tác đổ bê tông
- Bê tông móng bằng bê tông thương phẩm: Máy bơm bê tông 50 m3/h hao phí
0,033 ca/m3, nhân công thợ 3/7 hao phí 1,21 công/m3 (ĐM TT10 số hiệu AF.311).
Khi thi công đổ bê tông bằng máy bơm ta chỉ lấy 30% định mức nhân công nên
SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật 102
Chung cư cao cấp Minh Hải

hao phí nhân công là 0,3.1,21=0,363 công/m3. Thời gian đổ bê tông phụ thuộc
vào năng suất máy bơm và khối lượng bê tông cần đổ.khối lượng chi tiết tại bảng
sau:
Phân Khối lượng bê tông Định mức chi phí Công yêu Pij .a i
k ij =
đoạn (m3) (công/tấn) cầu n c .N i
1 98,12 0,363 35,62 1,78 chọn 2
2 116,94 0,363 42,45 2,12 chọn 2
3 98,12 0,363 35,62 1,78 chọn 2
Hao phí nhân công, chọn 60 người chia đều thành 3 tổ, mỗi tổ phục vụ 1 xe bơm
bê tông.
- Tính toán thời gian dây chuyền kỹ thuật cho thi công móng:
Đây là dây chuyền chuyên môn hóa nhịp biến theo tuyến.
Giãn cách 2 dây chuyền được xác định theo công thức.
 j j 1

Oi1 = max   K1 j   K 2 j  + tcn với j = 13
 1 1 
- Thời gian gián đoạn giữa đổ bê tông và tháo ván khuôn là 1 ngày ,gián đoạn giữa
đổ bê tông lót và lắp ván khuôn là 1 ngày ,Đầu tiên xác định nhịp công tác của
các dây chuyền 8
Bảng 10.11 Nhịp dây chuyền (tij)
DC
1 2 3 4 5

1 1 2,5 2 2 1
2 1 3 2 2 1
3 1 2,5 2 2 1
Bảng 10.12 Cộng dồn nhịp công tác(Σtij)
DC
1 2 3 4 5

1 1 2,5 2 2 1
2 2 5,5 4 4 2
3 3 8 6 6 3
Bảng 10.13 Tính dãn cách (Oij)
DC
1-2 2-3 3-4 4-5

1 1 2,5 2 2
2 0,5 3,5 2 3
3 2,5 4 2 4
Max 2,5 4 2 4
tcn 1 0 0 2
Oij 3,5 4 2 6
Vậy thời gian thi công bê tông đài móng: T = 3,5+4+2+6+3 = 18,5 ngày.
SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật 103
Chung cư cao cấp Minh Hải

10.3 Thiết kế biện pháp thi công các công tác khác:
10.3.1 Khối lượng bê tông lót giằng
- Bê tông lót giằng móng có kích thước dài x rộng x cao = 176,4x0,5x0,1 m.
- Khối lượng bê tông lót là:
Vbtl = 176,4x0,5x0,1 = 8,82 m3
Thời gian thi công bê tông lót giằng
Tra thông tư số 10 -2019: định mức AF41120 ta có định mức hao phí là: a =0,68
(công/m3).
A = P.a = 8,82.0,68 = 5,99 công.
- Sử dụng 6 công nhân bậc 3/7 thi công trong 1 ngày.
10.3.2 Công tác xây gạch làm ván khuôn đổ bê tông giằng móng
a) Khối lượng xây gạch
- Ta xây tường gạch dày 100 có chiều cao là 0,7 m. Chiều dài tường gạch là 176,4 m
- Khối lượng xây tường gạch là:
Vtuong gach = 176,4.2.0,7.0,1 = 24,7 m3
b) Thời gian thi công xây gạch
- Tra thông tư số 10 -2019-định mức SB.32221 ta có định mức hao phí là: a =2,62
(công/m3).
A = P.a = 24,7.2,62 = 64,71 công.
- Sử dụng 22 công nhân bậc 3/7 thi công trong 3 ngày.
10.3.3 Công tác đổ bê tông lót nền
a) Khối lượng bê tông lót nền
- Lớp bê tông lót nền dày 100 có diện tích là Sbtls = 644 m2
- Khối lượng bê tông lót nền là:
Vbtls= 644.0,1 = 64,4 m3

b) Thời gian thi công bê tông lót nền:


- Tra thông tư số 10 -2019[8]: định mức AF41120 ta có định mức hao phí là:
a =0,022 (ca/m3).
A = P.a = 64,4.0,022 = 1,42 ca.
- Sử dụng tổ đội 25 công nhân và 1 máy bơm thi công trong 1 ngày.
10.3.4 Công tác cốt thép nền và giằng móng
10.3.4.1 Khối lượng cốt thép nền và giằng móng:
- Vì không có khối lượng cụ thể nên ta ước lượng theo tỉ lệ phần trăm cho trong
bảng sau:

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật 104
Chung cư cao cấp Minh Hải

Bảng 10- 14: Bảng ước lượng tỷ kệ thép trong 1 m3 bê tông.
- Khối lượng cốt thép nền là:
Vcts = Sbts.0,3.90/1000 = 1288.0,3.90/1000 = 34,78 (T)
- Khối lượng cốt thép giằng là:
+ Cốt thép Ø10
Vcts = lgiằng.bgiằng.hgiằng.30 =176,4.0,3.0,7.30/1000 = 1,48 (T)
+ Cốt thép Ø18
Vcts = lgiằng.bgiằng.hgiằng.30 =176,4.0,4.0,7.120/1000 = 5,93 (T)
10.3.4.2 Thời gian thi công cốt thép nền và giằng móng:
- Tra thông tư số 10 -2019[8]: định mức AF.68210 ta có định mức hao phí thi công
thép giằng móng (Ø18) là: a =17,34 (công/T)
- Tra thông tư số 10 -2019: định mức AF.61511 ta có định mức hao phí thi công
thép giằng móng (Ø10) là: a =15,39 (công/T)
- Tra thông tư số 10 -2019: định mức AF.61521 ta có định mức hao phí thi công
thép giằng móng (Ø18) là: a =9,24 (công/T)
- Ta có hao phí công lao động là:
+ Công tác cốt thép sàn:
A = P.a = 34,78.17,34 = 603,08công.
+ Công tác cốt thép giằng móng:
A = P.a = 1,48.15,39 +5,93.9,24 = 77,57 công.
- Sử dụng tổ đội 38 công nhân thi công trong 9 ngày(ngày làm 2 ca)
10.3.5 Công tác đổ bê tông nền, giằng móng và đài móng đợt 2:
a) Khối lượng công tác bê tông nền, giằng móng, đài móng đợt 2:
- Khối lượng bê tông sàn là:
Vbts = Sbtls.0,3 = 644.0,3 = 193,2 (m3)
- Khối lượng bê tông giằng và phần còn lại của đài móng là:
+ Khối lượng bê tông giằng
Vbtg = lgiằng.bgiằng.hgiằng = 176,4.0,4.0,7 = 49,39 (m3)
+ Khối lượng bê tông móng:

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật 105
Chung cư cao cấp Minh Hải

Bảng 10.15: Thể tích bê tông đài chiếm chỗ


Thể tích
Cao Rộng Dài
Móng Số lượng bê tông
(m) (m) (m) (m3)
M1 20 0,7 1,5 1,5 31,5
M2 17 0,7 2,4 2,4 68,54
M3 1 0,7 5,4 6,6 24,95
0,7 3,1 2 17,36
M4 4
0,7 1,9 1,3 6,92
Tổng cộng 149,27
b) Thời gian thi công bê tông nền, giằng móng, đài móng đợt 2:
- Tra thông tư số 10 -2019[8]: AF.31210:Bê tông nền (đổ bê tông bằng máy bơm)
máy bơm 50m3/h: 0,033ca/m3.)
- Tra thông tư số 10 -2019[8]: AF.32310:Bê tông giằng móng (đổ bê tông bằng máy
bơm) máy bơm 50m3/h: 0,033ca/m3.)
- Tra thông tư số 10 -2019[8]: AF.31100:Bê tông móng (đổ bê tông bằng máy bơm)
máy bơm 50m3/h: 0,033ca/m3.)
- Ta có hao phí công lao động là:
+ Công tác bê tông nền:
A = P.a = 193,2.0,033 = 6,38 ca
+ Công tác bê tông giằng móng:
A = P.a = 49,39.0,033 = 1,63 ca.
+ Công tác bê tông đài móng:
A = P.a = 149,27.0,033 = 4,92 ca.
- Sử dụng 3 máy bơm bê tông với tổ đội 30 công nhân thi công 6 ca liên tục trong
1 ngày.

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật 106
Chung cư cao cấp Minh Hải

CHƯƠNG 11: TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ VÁN KHUÔN PHẦN THÂN

11.1 Phương án lựa chọn và tính toán ván khuôn cho cột, dầm sàn tầng điển
hình.
11.1.1 Lựa chọn biện pháp sử dụng
 Mục tiêu:
- Đạt được mức độ luân chuyển ván khuôn tốt.
 Biện pháp:
- Sử dụng biện pháp thi công ván khuôn hai tầng rưỡi có nội dung như sau:
- Bố trí hệ cây chống và ván khuôn hoàn chỉnh cho 2 tầng (chống đợt 1), sàn kề
dưới tháo ván khuôn sớm (bêtông chưa đủ cường độ thiết kế) nên phải tiến hành chống
lại (với khoảng cách phù hợp- giáo chống lại).
- Các cột chống lại là những thanh chống thép có thể tự điều chỉnh chiều cao,
có thể bố trí các hệ giằng ngang và dọc theo hai phương.
11.1.2 Chọn phương tiện phục vụ thi công:
 Chọn loại ván khuôn, đà giáo, cây chống .
- Khi thi công bêtông cột -dầm -sàn, để đảm bảo cho bêtông đạt chất lượng cao
thì hệ thống cây chống cũng như ván khuôn cần phải đảm bảo độ cứng, ổn định cao.
Hơn nữa để đẩy nhanh tiến độ thi công, mau chóng đưa công trình vào sử dụng, thì cây
chống cũng như ván khuôn phải được thi công lắp dựng nhanh chóng, thời gian thi
công công tác này ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ thi công khi mặt bằng xây dựng
rộng lớn, do vậy cây chống và ván khuôn phải có tính chất định hình. Vì vậy ta chọn
sự kết hợp giữa cây chống kim loại và ván khuôn phủ phim.
11.1.3 Chọn loại ván khuôn
 Chọn loại ván khuôn
- Sử dụng ván khuôn phủ phim do công ty TEKCOM (các đặc tính kỹ thuật của
ván khuôn kim loại này đã được trình bày trong công tác tính toán thi công đài cọc).
- Ván khuôn gỗ phủ phim với ưu điểm mặt phẳng đều đẹp,không làm mất nước
xi măng khi đổ bê tông ,ít cong vênh nứt,gia công nhanh ,dễ tháo lắp,sử dụng được
nhiều lần ta dung ván khuôn gỗ phủ phim cho thi công công trình.
(xem các thông số ở hình 9.1)
11.1.4 Chọn cây chống sàn, dầm và cột
- Do đặt điểm của công trình có chiều cao các tầng điển hình không lớn (3,3m)
nên có thể sử dụng cây chống đơn kim loại do hãng HOÀ PHÁT chế tạo. (xem các
thông số ở bảng 9.1)
11.2 THIẾT KẾ VÁN KHUÔN SÀN:
Vì các ô sàn có cùng chiều dày bản sàn hs = 90(mm), có cùng biện pháp thi công
nên ta chọn ô sàn có kích thước điển hình để tính toán:
- Cạnh dài: Ls = L - bdầm phụ = 5000 – 250 = 4750 (mm)
- Cạnh ngắn: Bs = B - bdầm chính = 4000 – 250 = 3750 (mm)

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật 107
Chung cư cao cấp Minh Hải

11.2.1 Sơ đồ làm việc:


Sử dụng xà gồ hai lớp để chống đỡ ván khuôn.
Xem các ván khuôn sàn làm việc như dầm liên tục kê lên gối tựa là các xà gồ lớp
trên. Khoảng cách giữa các xà gồ lớp trên lxg-t được xác định theo điều kiện cường độ
và điều kiện độ võng của ván khuôn.
Các xà gồ lớp trên như các dầm liên tục kê lên gối tự là các xà gồ lớp dưới. Khoảng
cách giữa các xà gồ lớp dưới lxg-d được xác định theo điều kiện cường độ và điều kiện
độ võng của xà gồ lớp trên.
Các xà gồ dưới như dầm liên tục kê lên các gối tựa là các cột chống tròn. Khoảng
cách giữa các cột chống tròn lcc được xác định theo điều kiện cường độ và điều kiện
độ võng của xà gồ dưới.
Trong công trình này ta sử dụng cột chống thép có chiều dài thay đổi do công ty
Hòa Phát cung cấp. Cột chống được kiểm tra với phản lực từ xà gồ truyền vào.
11.2.2 Tải trọng tác dụng
Trong quá trình thi công sử dung biện pháp đầm trong và đổ bê tông trực tiếp từ
máy bơm bê tông, ta có:
- Tĩnh tải:
Tải trọng bản thân kết cấu (bê tông và cốt thép):
q1 =(γbt + γct).hs = (2500 + 100).0,09= 234 (daN/m2)
Tải trọng bản thân ván khuôn:
q2 = γvk.hvk = 600.0,021 = 12,6 (daN/m2)
- Hoạt tải:
Hoạt tải do người và thiết bị thi công:
q3 = 250 (daN/m2)
Hoạt tải do đầm rung gây ra:
q4 = 200 (daN/m2)
Hoạt tải chấn động khi đổ bê tông sinh ra:
q5 = 400 (daN/m2)
11.2.3 Tính toán khoảng cách xà gồ lớp trên (lxg-t):
- Xà gồ lớp trên đặt theo phương vuông góc dầm chính. Cắt một dải ván khuôn
rộng 1m theo phương vuông góc xà gồ.

Hình 11.1 : Sơ đồ tính khoảng cách xà gồ đỡ sàn

Hình 11.2: Biều đồ momen ván khuôn


SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật 108
Chung cư cao cấp Minh Hải

- Đặc trưng hình học của dải ván khuôn rộng 1m:
100. 2,13
𝐽𝑥 = = 77,18 (𝑐𝑚4 )
12
2.77,18
𝑊𝑥 = = 73,5 (𝑐𝑚3 )
2,1
- Tải trọng tác dụng lên một đơn vị chiều dài ván khuôn:
 Tải trọng tiêu chuẩn:
qtc= (q1+q2+q3).b = (234+12,6+250).1,00 = 496,6 (daN/m)
 Tải trọng tính toán:
qtt = [q1.n1+ q2.n2+q3.n3+max(q4;q5).n4].b
= [234.1,2+12,6.1,1+250.1,3+max(400;200).1,3].1,00
=1139,66 (daN/m)
- Theo điều kiện cường độ:
2
M max qtt .lxg t
   R
Wx 10.Wx

10. 𝑊𝑥 . 𝑅 10.73,5.180
=> 𝑙𝑥𝑔−𝑡 ≤ √ =√ = 107,74(𝑐𝑚)
𝑞𝑡𝑡 11,3966
Với R=180(daN/cm2) là cường độ chịu uốn cho phép của ván khuôn.
- Theo điều kiện độ võng:
4
1 𝑞𝑡𝑐 . 𝑙𝑥𝑔−𝑡 𝑙
𝑓𝑚𝑎𝑥 = . ≤[𝑓]=
128 𝐸. 𝐽𝑥 400
3 128. 𝐸. 𝐽 3 128.55000.77,18
𝑥
⇒ 𝑙≤√ ⇒ 𝑙≤√ = 64,91 (𝑐𝑚)
400. 𝑞𝑡𝑐 400.4,966
Với E = 55000 (daN/cm2) là modun đàn hồi của gỗ.
 Vậy bố trí các xà gồ lớp trên với khoảng cách lxg-t = 60(cm) là đảm bảo chịu
lực và độ võng của ván khuôn
11.2.4 Tính toán khoảng cách xà gồ lớp dưới (lxg-d):
- Sơ đồ tính là dầm liên tục:

Hình 11.3: Sơ đồ tính khoảng cách xà gồ lớp dưới

Hình 11.4 : Biểu đồ momen xà gồ lớp dưới


SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật 109
Chung cư cao cấp Minh Hải

- Sử dụng xà gồ lớp trên là thép hộp 50x50x2(mm).


Trọng lượng đơn vị của thép hộp là 17,94(kg)/1 cây 6m
 Trọng lượng bản thân của một đơn vị chiều dài xà gồ:
qxg-t =17,94/6 = 2,99 (daN/m)
- Xà gồ thép hộp 50x50x2(mm), có các đặc trưng hình học:
5. 53 − 4,6.4, 63
𝐽𝑥 = 𝐽𝑦 = = 14,77(𝑐𝑚4 )
12
2𝐽 2.14,77
𝑊𝑥 = 𝑊𝑦 = = = 5,91(𝑐𝑚3 )
ℎ 5
- Tải trọng tác dụng lên một đơn vị chiều dài xà gồ lớp trên:
 Tải trọng tiêu chuẩn:
qtc-t = (q1+q2+q3).lxg-t +qxg-t = (234+12,6+250).0,6+2,99 = 300,95(daN/m)
 Tải trọng tính toán:
qtt-t = [q1.n1+ q2.n2+q3.n3+max(q4;q5).n4].lxg +qxg.nxg
= [234.1,2+12,6.1,1+250.1,3+max(400;200).1,3].0,6+2,99.1,1
= 687,085(daN/m)
- Theo điều kiện cường độ:
2
M max qtt t .lxg d
    Rthep
Wx 10.Wx

10. 𝑊𝑥 . 𝑅𝑡ℎ𝑒𝑝 10.5,91.2100


=> 𝑙𝑥𝑔−𝑑 ≤ √ =√ = 124,85(𝑐𝑚)
𝑞𝑡𝑡−𝑡 6,87085
Với Rthep=2100(daN/cm2) là cường độ cho phép của thép.
- Theo điều kiện độ võng:
4
1 𝑞𝑡𝑐 . 𝑙𝑥𝑔−𝑡 𝑙
𝑓𝑚𝑎𝑥 = . ≤[𝑓]=
128 𝐸. 𝐽𝑥 400
3 128. 𝐸. 𝐽𝑥 3 128.2,1.106 .14,77
⇒ 𝑙≤√ ⇒ 𝑙≤√ = 148,85(𝑐𝑚)
400. 𝑞𝑡𝑐 400.3,0095
 Vậy bố trí các xà gồ lớp dưới với khoảng cách lxg-d = 120(cm) là đảm bảo chịu
lực và độ võng của xà gồ lớp trên.
11.2.5 Kiểm tra khoảng cách cột chống (lcc):
- Chọn xà gồ dưới là thép hộp 50x100x1,5(mm).
Trọng lượng đơn vị của thép hộp là 20,7(kg)/1 cây 6m
 Trọng lượng bản thân của một đơn vị chiều dài xà gồ:
qxg=20,7/6 = 3,45 (daN/m)
- Xà gồ như dầm liên tục kê lên gối tựa là cột chống, chịu tải tập trung:
- Chọn khoảng cách các cột chống là lcc = 120(cm).

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật 110
Chung cư cao cấp Minh Hải
P P P P P P P

600 600 600 600 600 600


1200 1200 1200

Hình 11.5: Sơ đồ tính khoảng cách cột chống đỡ xà gồ


- Xà gồ thép hộp 50x100x1,5(mm), có các đặc trưng hình học:
5.103 − 4,7.9, 73
𝐽𝑥 = = 59,2 (𝑐𝑚4 )
12
2. 𝐽𝑥 2.59,2
𝑊𝑥 = = = 11,84(𝑐𝑚3 )
ℎ 10
- Tải trọng truyền từ xà gồ trên xuống xà gồ lớp dưới:
 Tải trọng tiêu chuẩn:
Ptc = qtc-t .lxg-d = 300,95.1,2 = 361,14 (daN)
 Tải trọng tính toán:
Ptt = qtt-t .lxg-d =687,085..1,2 = 824,502 (daN)
- Giải bằng phần mềm Sap2000, ta có:
Mmax = 173,84 (daN.m)
fmax = 0,000651(m)

Hình 11.6: Biểu đồ momen của xà gồ lớp dưới


- Theo điều kiện cường độ:
𝑀𝑚𝑎𝑥 173,84
𝜎 = = = 1468,24 (𝑑𝑎𝑁/𝑐𝑚2 ) < 𝑅𝑡ℎé𝑝 =2100 (𝑑𝑎𝑁/𝑐𝑚2 )
𝑊𝑥 11,84
- Theo điều kiện độ võng:
𝑙 1200
𝑓𝑚𝑎𝑥 = 0,651(𝑚𝑚) ≤ [ 𝑓 ] = = = 3(𝑚𝑚)
400 400
 Vậy bố trí các cột chống với khoảng cách lcc = 120(cm) là đảm bảo chịu lực và
độ võng của xà gồ.

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật 111
Chung cư cao cấp Minh Hải

11.2.6 Tính toán và kiểm tra cột chống:


- Với chiều cao các tầng là H = 3,3 (m), ta chọn cột chống K103 có các thông
số được cho từ nhà sản xuất như sau:
 Chiều cao ống ngoài: 1500 (mm)
 Chiều cao ống trong: 2400 (mm)
 Chiều cao sử dụng:
Tối thiểu: 2400 (mm)
Tối đa: 3900 (mm)
 Tải trọng:
Khi chịu nén: 1900 (daN)
Khi chịu kéo: 1300 (daN)

Hình 11.7: Sơ đồ tính cột chống


Trọng lượng: 11,10 (daN)
 Ống ngoài: D1 = 60 (mm); d1 = 50 (mm); dày 5 (mm)
 Ống trong: D2 = 42 (mm); d2 = 32 (mm); dày 5 (mm)
- Sơ đồ tính toán cột chống là thanh chịu nén hai đầu khớp. Bố trí hệ giằng cột
chống theo 2 phương (phương xà gồ ngang và vuông góc với xà gồ ngang). Vị trí đặt
thanh giằng ngay tại chỗ nối giữa 2 cột (phần cột trên và phần cột dưới).
Chiều cao cột chống:
hcc = H – hs – hvk – hxg-t – hxg-d = 3300 – 90 – 21 – 50 - 100 =3039 (mm)
l1 = 1500(mm) ; l2 = hcc – l1 = 3039 – 1500 = 1539(mm) ;

Hình 11.8: Phản lực đầu cột chống (kN)


- Tải trọng từ xà gồ truyền xuống cột chống (Phản lực tại gối tựa):
P = 1742 (daN)<[P]=1900 daN
- Các đặc trưng hình học của tiết diện:
 Ống ngoài:
𝜋. 𝐷14 𝑑1 4
𝐽𝑥1 = 𝐽𝑦1 = . [1 − ( ) ] = 32,94(𝑐𝑚4 )
64 𝐷1
A1= 8,64 (cm2)
𝐽𝑥 32,94
=>𝑟1 = √ =√ = 1,95(𝑐𝑚)
𝐴1 8,64

 Ống trong:
𝜋. 𝐷24 𝑑2 4
𝐽𝑥2 = 𝐽𝑦2 = . [1 − ( ) ] = 10,13(𝑐𝑚4 )
64 𝐷2
A2= 5,81 (cm2)

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật 112
Chung cư cao cấp Minh Hải

𝐽𝑥 10,13
=>𝑟2 = √ =√ = 1,32(𝑐𝑚)
𝐴2 5,81

- Kiểm tra ống ngoài:


Sơ đồ làm việc là thanh chịu nén, 2 đầu khớp:
𝜇. 𝑙1 1,0.150
𝜆1 = = = 77 < [𝜆] = 150
𝑟1 1,95
φ1 = 0,738 ( Tra bảng D8 TCVN 5574 – 2012 )
𝑃 1742 𝑑𝑎𝑁
𝜎1 = = = 273,2 ( 2 ) ≤ 𝑅𝑡ℎ𝑒𝑝 = 2100 (𝑑𝑎𝑁/𝑐𝑚2 )
𝜑1 . 𝐴1 0,738.8,64 𝑐𝑚
- Kiểm tra ống trong:
Sơ đồ làm việc là thanh chịu nén, 2 đầu khớp:
𝜇. 𝑙2 1,0.153,9
𝜆2 = = = 116,6 < [𝜆] = 150
𝑟2 1,32
φ2 = 0,367
𝑃 1742 𝑑𝑎𝑁
𝜎2 = = = 816,97 ( 2 ) ≤ 𝑅𝑡ℎ𝑒𝑝 = 2100 (𝑑𝑎𝑁/𝑐𝑚2 )
𝜑2 . 𝐴2 0,367.5,81 𝑐𝑚
 Vậy cột chống đã chọn thỏa mãn điều kiện cường độ và ổn định.
11.3 Thiết kế cốp pha cột
11.3.1 Cấu tạo ván khuôn cột
- Kích thước cột là 0,45x0,45 (m).
- Chiều cao tầng là 3,3 m. Chiều cao dầm là 0,5 m, mạch ngừng thi công cột cách
đáy dầm là 10cm. Vậy chiều cao thiết kế ván khuôn cột là 2,7 m.
- Ván khuôn phủ phim cột được đở bởi hệ sườn đứng, sườn đứng tựa lên gông cột.
11.3.2 Tính ván khuôn cột
- Chọn bề dày ván khuôn là 1,8 cm.
 Sơ đồ làm việc : Ta xem ván khuôn cột làm việc như dầm liên tục tựa lên gối tựa
là các sườn đứng.
 Tải trọng tác dụng lên ván khuôn :
Chọn máy đầm trong bán kính tác dụng của đầm là Rđ = 75 cm.
Chiều cao đổ bê tông 2,75 m, chọn chiều cao mỗi lớp đổ bê tông 0,75 m.
- Áp lực của vữa bê tông mới đổ : q6   .R  2500.0,75  1875 ( daN / m2 )
Hoạt tải sinh ra do quá trình đầm rung bê tông ( 200 daN /m2) và do chấn động
khi đổ bê tông gây ra, lấy giá trị lớn hơn để tính. Đổ bê tông trực tiếp từ đường
ống từ máy bơm bê tông ( 400 daN /m2)nên :
q7  400 (daN /m2)
 Tải trọng tiêu chuẩn tác dụng :
qtc  q6  1875 (daN / m2 )
 Tải trọng tính toán tác dụng :
qtt  1,3.q6  1,3.q7  1,3.1875  1,3.400  2957,5 (daN / m2 )

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật 113
Chung cư cao cấp Minh Hải

Cắt 1 dãy bề rộng 1m theo phương vuông góc với sườn đứng, tải trọng tác dụng
lên dãy là :
+ Tải trọng tiêu chuẩn : qtc  1875.1  1875 (daN / m)  18, 75 (daN / c m)
+ Tải trọng tính toán : qtt  2957,5.1  2957,5 (daN / m)  29,575 (daN / c m)

Hình 11.9 Sơ đồ tính khoảng cách xường đứng.

Hình 11.10. Biểu đồ mômen ván khuôn


- Xác định khoảng cách giữa các sườn đứng :
+ Theo điều kiện cường độ :  max  n.Ru , chọn n= 1.
qtt .l 2 M max
M max =   max   n.Ru
8 W
b.h 2
Trong đó : W  ; Ru  18 (MPa)  180 (daN / cm2 )
6
8.n.b.h 2 .W.Ru 8.100.1,82.180
 l  l  51, 28 (cm)
6.qtt 6.29,575
+ Theo điều kiện độ võng : f max   f 
Trong đó:  f  : độ võng giới hạn được lấy theo TCVN 4453 – 1995 ,
1
f  .l
A
Với A là hệ số phụ thuộc kết cấu .
1 qtc .l 4 185.EJ
f max   l3
185 EJ A.qtc
b.h3
Với E  5500 ( MPa)  55000 (daN / cm 2 ) , J  (cm 4 )
12
Ván khuôn cột là kết cấu có bề mặt lộ ra ngoài nên A = 400.
185.55000.100.1,83
 l 3  40, 4(cm)
400.18, 75.12
Vậy khoảng cách sườn đứng lớn nhất là l  min(51, 28; 40, 4)  40, 4 ( cm) .
- Vậy bố trí 3 sườn đứng cho 2 mặt của cột, với khoảng cách các sườn đướng là
22,5 cm.
 Tính sườn đứng
- Sườn đứng chọn xà gồ thép hộp 50x50x2 (mm) có các đặc trưng hình học là :
SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật 114
Chung cư cao cấp Minh Hải

5.53  4, 6.4, 63 2.J 2.14, 77


J  14, 77 (cm4 ) ; W   5,91 (cm3 )
12 h 5
 Sơ đồ làm việc : Ta xem sườn đứng làm việc như dầm liên tục tựa lên gối
tựa là các gông cột.
 Tải trọng lớn nhất tác dụng lên sườn đứng ứng với khoảng cách sườn đứng
22,5 cm là :
+ Tải trọng tiêu chuẩn : qtc  1875.0, 225  421,88 (daN / m)  4, 219 (daN / c m)
+ Tải trọng tính toán : qtt  2957,5.0, 225  665, 44 (daN / m)  6, 65(daN / c m)

Hình 11.11 Sơ đồ tính khoảng cách gông cột.

Hình 11.12: Biểu đồ momen xương dọc


 Xác định khoảng cách giữa các gông cột :
- Theo điều kiện cường độ :  max  n.Ru , chọn n= 1.
qtt .l 2 M max
M max =   max   n.Ru
10 W
Trong đó R u  210 (MPa)  2100(daN / cm2 )
10.n.W.Ru 10.5,91.2100
 l  l  136,61(cm)
qtt 6,65
- Theo điều kiện độ võng : f max   f 
Trong đó:
 f  : độ võng giới hạn được lấy theo TCVN 4453 – 1995 ,  f   1 .l
A
Với A là hệ số phụ thuộc kết cấu .
1 qtc .l 4 128.EJ
f max   l3 (2)
128 EJ A.qtc
Với E  2,1.105 ( MPa)  21.105 ( daN / cm2 )
- Ván khuôn cột là kết cấu có bề mặt lộ ra ngoài nên A = 400.
128.21.105 .14,77
 l 3  133(cm)
400.4, 219
- Vậy khoảng gông cột lớn nhất là l  min(136, 61;133)  133 ( cm) .
Chiều cao ván khuôn cột là 2,7 m ta bố trí 4 gông, khoảng cách các gông là 90
cm.
SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật 115
Chung cư cao cấp Minh Hải

11.4 THIẾT KẾ VÁN KHUÔN DẦM CHÍNH:


Kích thước tiết diện dầm chính: bxh = 250x500(mm)
Chiều cao thông thuỷ : 3300 – 500 = 2800 (mm)
11.4.1 Thiết kế ván khuôn đáy dầm chính:
 Chọn ván khuôn:
Với chiều dài đáy dầm chính là Ls = L - hcột = 5000 - 450 = 4550 (mm) bố trí 1
tấm ván khuôn 2500x250x21(mm) và 1 tấm ván khuôn 2050x250x21(mm).
 Sơ đồ làm việc:
Xem các ván khuôn đáy dầm chính làm việc như dầm đơn giản kê lên gối tựa
là hai xương dọc bố trí suốt chiều dài dầm. Khoảng cách giữa các xương dọc lxd
được xác định theo điều kiện cường độ và điều kiện độ võng của ván khuôn.
Các xương dọc như dầm liên tục kê lên các gối tựa là các xương ngang, chịu tải
trọng từ ván thành sàn truyền ra. Khoảng cách giữa các xương ngang lxn được xác
định theo điều kiện cường độ và điều kiện độ võng của xương dọc.
Các xương ngang kê lên cột chống để truyền tải trọng xuống dưới.
 Tải trọng tác dụng:
Trong quá trình thi công sử dung biện pháp đầm trong và đổ bê tông trực tiếp
từ máy bơm bê tông, ta có:
- Tĩnh tải:
Tải trọng bản thân kết cấu (bê tông và cốt thép):
q1 =(γbt + γct).hdc = (2500 + 100).0,5= 1300 (daN/m2)
Tải trọng bản thân ván khuôn:
q2 = γvk.hvk = 600.0,021 = 12,6 (daN/m2)
- Hoạt tải:
Hoạt tải do người và thiết bị thi công:
q3 = 250 (daN/m2)
Hoạt tải do đầm rung gây ra:
q4 = 200 (daN/m2)
Hoạt tải chấn động khi đổ bê tông sinh ra:
q5 = 400 (daN/m2)
 Kiểm tra khoảng cách xương dọc (lxd):
- Đặc trưng hình học của dải ván khuôn rộng 1m:
100. 2,13
𝐽𝑥 = = 77,18(𝑐𝑚4 )
12
2.77,18
𝑊𝑥 = = 73,5(𝑐𝑚3 )
2,1

- Tải trọng tác dụng lên một đơn vị chiều dài ván khuôn:
 Tải trọng tiêu chuẩn:
qtc= (q1+q2).b = (1300+12,6).1,00 =1312,6 (daN/m)

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật 116
Chung cư cao cấp Minh Hải

 Tải trọng tính toán:


qtt = [q1.n1+ q2.n2+q3.n3+max(q4;q5).n4].b
= [1300.1,2+12,6.1,1+250.1,3+max(400;200).1,3].1,00=2418,86 (daN.m)
P

250

Hình 11.13: Sơ đồ kiểm tra khoảng cách xương dọc đáy dầm chính

Hình 11.14: Biểu đồ momen ván khuôn đáy dầm chính


- Theo điều kiện cường độ:
𝑀𝑚𝑎𝑥 𝑞𝑡𝑡 . 𝑙𝑥𝑑 2
𝜎 = =
𝑊𝑥 8. 𝑊𝑥
24,1886. 252 𝑑𝑎𝑁
= = 25,71 ( 2 ) ≤ 𝑅 = 180(𝑑𝑎𝑁/𝑐𝑚2 )
8.73,5 𝑐𝑚

- Theo điều kiện độ võng:


5 𝑞𝑡𝑐 . 𝑙𝑥𝑑 4 5 13,126. 254 𝑙𝑥𝑑 25
𝑓𝑚𝑎𝑥 = . = . = 0,016 ≤ [ 𝑓 ] = = = 0,0625
384 𝐸. 𝐽𝑥 384 55000.77,18 400 400
Với E = 55000 (daN/cm2) là modun đàn hồi của gỗ.
 Vậy bố trí hai xương dọc với khoảng cách lxd = 25(cm) là đảm bảo chịu lực và
độ võng của ván khuôn.

 Kiểm tra khoảng cách các xương ngang (lxn):


- Sơ đồ tính: Chọn khoảng cách các xương ngang là lxn = 120(cm)

Hình 11.15: Sơ đồ tính khoảng cách xương ngang

Hình 11.16: Biểu đồ momen xương ngang


- Chọn xương dọc là thép hộp 50x50x2(mm) có các thốn g số:
qxg=17,94/6 = 2,99(daN/m) (trọng lượng một đơn vị chiều dài xà gồ)

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật 117
Chung cư cao cấp Minh Hải

5. 53 − 4,6.4, 63
𝐽𝑥 = 𝐽𝑦 = = 14,77(𝑐𝑚4 )
12
2𝐽 2.14,77
𝑊𝑥 = 𝑊𝑦 = = = 5,91(𝑐𝑚3 )
ℎ 4
- Tải trọng tác dụng lên một đơn vị chiều dài xương dọc:
 Tải trọng tiêu chuẩn:
qtc-xd = (q1+q2).bdc/2+qxg
=(1300+12,6).0,125+2,99
= 167,065 (daN/m)
 Tải trọng tính toán:
qtt-xd = [q1.n1+q2.n2+q3.n3+max(q4;q5).n4].bdc/2 + qxg.nxg
= [1300.1,2+12,6.1,1+250.1,3+400.1,3].0,125+2,99.1,1
= 305,65 (daN/m)
- Theo điều kiện cường độ:
𝑀𝑚𝑎𝑥 𝑞𝑡𝑡−𝑥𝑑 . 𝑙𝑥𝑛 2
𝜎 = =
𝑊𝑥 10. 𝑊𝑥
3,0565. 1202
= = 1163,64(𝑑𝑎𝑁/𝑐𝑚2 ) < 𝑅𝑡ℎé𝑝 = 2100 (𝑑𝑎𝑁/𝑐𝑚2 )
10.5,91
- Theo điều kiện độ võng:
1 𝑞𝑡𝑐−𝑥𝑑 . 𝑙𝑥𝑛 4
𝑓𝑚𝑎𝑥 = .
128 𝐸. 𝐽𝑥
4
1 1,67065. 120 𝑙𝑥𝑛 120
= . = 0,087 ≤ [ 𝑓 ] = = = 0,3 𝑚𝑚
128 2,1. 106 . 14,77 400 400
Với Ethep = 2,1.106 (daN/cm2) là modun đàn hồi của thép.
 Vậy bố trí các xương ngang với khoảng cách lxn = 120(cm) là đảm bảo chịu
lực và độ võng của xà gồ.
 Kiểm tra cột chống:
- Chọn xương ngang là thép hộp 50x100x1,5(mm), truyền tải trọng xuống cột chống
đơn đặt tại chính giữa xương ngang. Chọn cột chống K103 cùng loại cột chống
sàn.

Hình 11.17: Sơ đồ tính cột chống dầm chính


SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật 118
Chung cư cao cấp Minh Hải

- Sơ đồ tính toán cột chống là thanh chịu nén hai đầu khớp. Bố trí hệ giằng cột chống
theo 2 phương (phương xà gồ ngang và vuông góc với xà gồ ngang). Vị trí đặt thanh
giằng ngay tại chỗ nối giữa 2 cột (phần cột trên và phần cột dưới).
Chiều cao cột chống:
hcc = H – hdc – hvk – hxd – hxn = 3300 – 500 – 21 – 50 – 100 = 2629(mm)
l1 = 1500(mm)
l2 = hcc – l1 = 2629 – 1500 = 1129(mm)
Tải trọng từ xà gồ truyền xuống cột chống:
𝑃 = 2. 𝑞𝑡𝑡−𝑥𝑑 . 𝑙𝑥𝑛 = 2.305,65.1,5 = 916,95 (𝑑𝑎𝑁)
 Vì cùng phương án cột chống, cùng phương án hệ giằng, chiều dài tính toán và tải
trọng tác dụng nhỏ hơn so với cột chống sàn nên cột chống dầm bố trí như vậy là
đảm bảo.
11.4.2 Thiết kế ván khuôn thành dầm chính:
 Chọn ván khuôn:
Chiều cao thành dầm không kể chiều dày sàn là: hdc – hs = 500-90 = 410(mm).
Với chiều dài thành dầm chính là Ls= 4550 (mm) bố trí ván khuôn thành dầm
chính gồm: 1 tấm ván khuôn 2500x410x21 (mm) và 1 tấm ván khuôn 2050x410x21
(mm).
 Sơ đồ làm việc:
Xem các ván khuôn thành làm việc như dầm đơn giản kê lên gối tựa là các
xương dọc bố trí suốt chiều dài dầm. Khoảng cách giữa các xương dọc lxd được
xác định theo điều kiện cường độ và điều kiện độ võng của ván khuôn.
Các xương dọc như dầm liên tục kê lên các gối tựa là các nẹp đứng, chịu tải
trọng từ ván thành sàn truyền ra. Khoảng cách giữa các nẹp đứng lnd được xác định
theo điều kiện cường độ và điều kiện độ võng của xương dọc.
 Tải trọng tác dụng:
- Tĩnh tải: Áp lực ngang của bê tông: Theo TCVN 4453-1995, với chiều cao đổ bê
tông là 410 (mm) < 750 (mm), áp lực lớn nhất tại đáy dầm là:
P1 = γbt.hmax = 2500.0,41= 1025(daN/m2)
- Hoạt tải ngang:
Áp lực do chấn động, hoạt tải do đầm rung gây ra:
P2 = 200 (daN/m2)
Tải trọng chấn động khi đổ bê tông gây ra:
P3 = 400 (daN/m2)
 Kiểm tra khoảng cách xương dọc (lxd):
- Đặc trưng hình học của dải ván khuôn rộng 1m:
100. 2,13
𝐽𝑥 = = 77,18(𝑐𝑚4 )
12
2.77,18
𝑊𝑥 = = 73,5(𝑐𝑚3 )
2,1

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật 119
Chung cư cao cấp Minh Hải

- Tải trọng tác dụng lên 1m dài ván khuôn:


 Tải trọng tiêu chuẩn:
qtc= P1.b = 1025.1,00 = 1025(daN/m)
 Tải trọng tính toán:
qtt = [P1.n1+ max(P2;P3).n2].b
= [1025.1,3+max(400;200).1,3].1,00= 1852,5(daN.m)

Hình 11.18: Sơ đồ tính khoảng cách xương dọc

Hình 11.19: Biểu đồ momen ván khuôn


- Theo điều kiện cường độ:
𝑀𝑚𝑎𝑥 𝑞𝑡𝑡 . 𝑙𝑥𝑑 2 18,525. 402
𝜎 = = =
𝑊𝑥 8. 𝑊𝑥 8.73,5
= 50,41(𝑑𝑎𝑁/𝑐𝑚2 ) < 𝑅 = 180(𝑑𝑎𝑁/𝑐𝑚2 )
- Theo điều kiện độ võng:
5 𝑞𝑡𝑐 . 𝑙𝑥𝑑 4
𝑓𝑚𝑎𝑥 = .
384 𝐸. 𝐽𝑥
5 10,25. 404 𝑙𝑥𝑑 40
= . = 0,0805 ≤ [ 𝑓 ] = = = 0,1 𝑚𝑚
384 55000.77,18 400 400
 Vậy bố trí ba xương dọc với khoảng cách lxd = 40 (cm) là đảm bảo chịu lực
và độ võng của ván khuôn.
 Kiểm tra khoảng cách các nẹp đứng (lnd):
- Bố trí các nẹp đứng trùng vị trí xương ngang, khoảng cách lnd = 150(cm).

Hình 11.20: Sơ đồ tính khoảng cách nẹp đứng

Hình 11.21: Biểu đồ momen xương dọc

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật 120
Chung cư cao cấp Minh Hải

- Chọn xương dọc là thép hộp 50x50x2(mm) có các đặc trưng tiết diện:
5. 53 − 4,6.4, 63
𝐽𝑥 = 𝐽𝑦 = = 14,77(𝑐𝑚4 )
12
2𝐽 2.14,77
𝑊𝑥 = 𝑊𝑦 = = = 5,91(𝑐𝑚3 )
ℎ 4
- Tải trọng tác dụng lên một đơn vị chiều dài xương dọc:
 Tải trọng tiêu chuẩn:
qtc-xd = P1.(hdc – hs)/2 =1025.(0,5-0,09)/2 = 210,125 (daN/m)
 Tải trọng tính toán:
qtt-xd = [P1.n1+max(P2;P3).n2] .(hdc – hs)/2
= [1025.1,3+max(200;400).1,3].0,205
= 379,76 (daN/m)
- Theo điều kiện cường độ:
𝑀𝑚𝑎𝑥 𝑞𝑡𝑡−𝑥𝑑 . 𝑙𝑛𝑑 2
𝜎 = =
𝑊𝑥 10. 𝑊𝑥
3,7976. 1502
= = 1445,79 (𝑑𝑎𝑁/𝑐𝑚2 ) < 𝑅𝑡ℎé𝑝 = 2100 (𝑑𝑎𝑁/𝑐𝑚2 )
10.5,91
- Theo điều kiện độ võng:
1 𝑞𝑡𝑐−𝑥𝑑 . 𝑙𝑛𝑑 4 1 2,10125. 1504 𝑙𝑛𝑑 150
𝑓𝑚𝑎𝑥 = . = . = 0,274 ≤ [ 𝑓 ] = =
128 𝐸. 𝐽𝑥 128 2,1. 106 . 14,77 400 400
= 0,375 𝑚𝑚
Với Ethep = 2,1.106 (daN/cm2) là modun đàn hồi của thép.
 Vậy bố trí các nẹp đứng với khoảng cách lnd = 150(cm) là đảm bảo chịu lực
và độ võng của xương dọc.
11.5 THIẾT KẾ VÁN KHUÔN CẦU THANG BỘ:
Cấu tạo:
Các thông số cầu thang:
-Chiều dài 1 vế thang L= 3,2m
-Bề rộng 1 vế thang: 1,3 m
-Chiều dày bản thang 10 cm
-Kích thước dầm chiếu nghỉ: 200x300 mm
-Kích thước sàn chiếu nghỉ: 2830x1950 mm
*Đối với kết cấu dầm chiếu nghỉ thì ta chọn bố trí hệ ván khuôn, xà gồ và cột
chống như dầm phụ.
*Đối với kết cấu sàn chiếu nghỉ thì ta bố tri hệ ván khuôn, xà gồ và cột chống
như ô sàn.
*Ở đây ta tập trung thiết kế ván khuôn vế cầu thang
11.5.1 Chọn ván khuôn vế thang:
- Theo cạnh dài 3200 (mm) bố trí 1 tấm ván khuôn dài 2500x1300x21 (mm) và
1 tấm ván khuôn dài 700x1100x21 (mm)

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật 121
Chung cư cao cấp Minh Hải

- Theo cạnh ngắn 1300 (mm) bố trí 1 tấm ván khuôn dài 1300 (mm)
11.5.2 Sơ đồ làm việc:
- Sử dụng xà gồ hai lớp để chống đỡ ván khuôn.
- Xem các ván khuôn vế thang làm việc như dầm liên tục kê lên gối tựa là các
xương ngang Khoảng cách giữa các xương ngang được xác định theo điều kiện cường
độ và điều kiện độ võng của ván khuôn.
- Các xương ngang như các dầm đơn giản kê lên gối tự là các xương dọc.
Khoảng cách giữa các xương dọc được xác định theo điều kiện cường độ và điều kiện
độ võng của xương ngang.
- Các xương dọc như dầm liên tục kê lên các gối tựa là các cột chống tròn.
Khoảng cách giữa các cột chống tròn lcc được xác định theo điều kiện cường độ và
điều kiện độ võng của xương dọc.
11.5.3 Tải trọng tác dụng:
- Trong quá trình thi công sử dung biện pháp đầm trong và đổ bê tông trực tiếp
từ máy bơm bê tông, ta có:
- Tĩnh tải:
Tải trọng bản thân kết cấu (bê tông và cốt thép):
𝒒𝟏 = (𝛾𝑏𝑡 + 𝛾𝑐𝑡). ℎ𝑐𝑡 = (2500 + 100). 0,1 = 260 (𝑑𝑎𝑁/𝑚2)
Tải trọng bản thân ván khuôn:
𝒒𝟐 = 𝛾𝑣𝑘. ℎ𝑣𝑘 = 600.0,021 = 12,6(𝑑𝑎𝑁/𝑚2)

- Hoạt tải:
Hoạt tải do người và thiết bị thi công:
𝑞3 = 250 (𝑑𝑎𝑁/𝑚2)
Hoạt tải do đầm rung gây ra:
𝑞4 = 200 (𝑑𝑎𝑁/𝑚2)
Hoạt tải chấn động khi đổ bê tông sinh ra:
𝑞5 = 400 (𝑑𝑎𝑁/𝑚2)
11.5.4 Tính toán khoảng cách xà gồ lớp trên:
Cắt một dải ván khuôn rộng 1m theo phương vuông góc xà gồ
P

600 600

Hình 11.22: Sơ đồ tính toán khoảng cách xà gồ đỡ sàn

Hình 11.23 : Biểu đồ momen ván khuôn sàn

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật 122
Chung cư cao cấp Minh Hải

- Đặc trưng hình học của dải ván khuôn rộng 1m:
100. 2,13
𝑱𝒙 = = 77,18 (𝑐𝑚4 )
12
2.77,18
𝑾𝒙 = = 73.5 (𝑐𝑚3 )
2,1
- Tải trọng tác dụng lên một đơn vị chiều dài ván khuôn:
 Tải trọng tiêu chuẩn:
𝒒𝒕𝒄 = (𝑞1 + 𝑞2 + 𝑞3 ). 𝑏 = (260 + 12,6 + 250).1,00 = 522,6 (𝑑𝑎𝑁/𝑚)
 Tải trọng tính toán:
𝒒𝒕𝒕 = [𝑞1 𝑛1 + 𝑞2 𝑛2 + 𝑞3 𝑛3 + 𝑚𝑎𝑥(𝑞4 ; 𝑞5 ). 𝑛4 ]. 𝑏
= [260.1,2 + 12,6.1,1 + 250.1,3 + 𝑚𝑎𝑥(400; 200).1,3].1
= 1170,86 (𝑑𝑎𝑁/𝑚)
- Phân tích lực q thành 2 thành phần qx dọc theo ván khuôn và qy vuông góc với
ván khuôn.
- Gọi α là góc nghiêng của bản vế thang, ta có:
2,74
cosα = =0,856
3,2
- Chỉ có lực qy mới tác dụng lên xương ngang do đó:
 Tải trọng tiêu chuẩn:
𝑦
𝑞𝑡𝑐 = 𝑞𝑡𝑐 . cosα = 522,6.0,856 = 447,34 daN/m
 Tải trọng tính toán:
𝑦
𝑞𝑡𝑡 = 𝑞𝑡𝑡 . cosα = 1170,86.0,856 = 1002,26 daN/m
- Theo điều kiện cường độ:
𝑦 2
𝑀𝑚𝑎𝑥 𝑞𝑡𝑡 . 𝑙𝑥𝑛
𝜎 = =
𝑊𝑥 8. 𝑊𝑥
8. 𝑊𝑥 . 𝑅 8.73,5.180
=> 𝒍𝒙𝒏 ≤ √ 𝑦 =√ = 102,76 (𝑐𝑚)
𝑞𝑡𝑡 10,0226
Với R=180(daN/cm2) là cường độ chịu uốn cho phép của ván khuôn.
- Theo điều kiện độ võng:
𝑦 4
1 𝑞𝑡𝑐 . 𝑙𝑥𝑛 𝑙
𝑓𝑚𝑎𝑥 = . ≤[𝑓]=
185 𝐸. 𝐽𝑥 400
3 185. 𝐸. 𝐽𝑥 3 185.55000.77,18
⇒ 𝒍𝒙𝒏 ≤ √ 𝑦 ⇒ 𝑙𝑥𝑔−𝑡 ≤ √ = 75,99 (𝑐𝑚)
400. 𝑞𝑡𝑐 400.4,4734
Với E = 55000 (daN/cm2) là modun đàn hồi của gỗ.
=> Vậy bố trí các xương ngang với khoảng cách lxg-t = 60 (cm) là đảm bảo chịu
lực và độ võng của ván khuôn.

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật 123
Chung cư cao cấp Minh Hải

11.5.5 Tính toán khoảng cách xà gồ lớp dưới (lxg-d):


- Sơ đồ tính là dầm liên tục:

Hình 11.24 : Sơ đồ tính khoảng cách xà gồ dưới của sàn

Hình 11.25 : Biểu đồ momen xà gồ trên của sàn


- Sử dụng xương ngang là thép hộp 50x100x1.5(mm).
- Trọng lượng đơn vị của thép hộp là 17,94(kg)/1 cây 6m

- Trọng lượng bản thân của một đơn vị chiều dài xương ngang:
27,3
𝒒𝒙𝒏 = = 2,99 (𝑑𝑎𝑁/𝑚)
6
- Xà gồ thép hộp 50x50x2(mm), có các đặc trưng hình học:
5. 103 − 4,7.9, 73
𝐽𝑥 = 𝐽𝑦 = = 59,2(𝑐𝑚4 )
12
2𝐽 2.59,2
𝑊𝑥 = 𝑊𝑦 = = = 11,84(𝑐𝑚3 )
ℎ 10
- Tải trọng tác dụng lên một đơn vị chiều dài xương dọc:
 Tải trọng tiêu chuẩn:
𝒒𝒕𝒄 = [(𝑞1 + 𝑞2 + 𝑞3 ). 𝑙𝑥𝑛 + 𝑞𝑥𝑛 ]. cosα
= [(260 + 12,6 + 250).0,6 + 2,99 ]. 0,856 = 270,97 (𝑑𝑎𝑁/𝑚)
 Tải trọng tính toán:
𝒒𝒕𝒕 = [𝑞1 . 𝑛1 + 𝑞2 . 𝑛2 + 𝑞3 . 𝑛3 + 𝑚𝑎𝑥(𝑞4 ; 𝑞4 ). 𝑛4 ]. 𝑙𝑥𝑛 . cosα + 𝑞𝑥𝑛 . 𝑛𝑥𝑛 . cosα
= [260.1,2 + 12,6.1,1 + 250.1,3 + 𝑚𝑎𝑥(400; 200).1,3].0,6.0,856
+ 2,99.1,1.0,856 = 604,169 (𝑑𝑎𝑁/𝑚)
- Theo điều kiện cường độ:
2
𝑀𝑚𝑎𝑥 𝑞𝑡𝑡 . 𝑙𝑥𝑑
𝜎 = = < 𝑅𝑡ℎ𝑒𝑝
𝑊𝑥 10. 𝑊𝑥

10. 𝑊𝑥 . 𝑅𝑡ℎ𝑒𝑝 10.11,84.2100


=> 𝑙𝑥𝑑 ≤ √ =√ = 202,865(𝑐𝑚)
𝑞𝑡𝑡 6,04169
Với Rthep=2100(daN/cm2) là cường độ cho phép của thép.
- Theo điều kiện độ võng:
4
1 𝑞𝑡𝑐 . 𝑙𝑥𝑑 𝑙
𝑓𝑚𝑎𝑥 = . ≤[𝑓]=
128 𝐸. 𝐽𝑥 400

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật 124
Chung cư cao cấp Minh Hải

3 128. 𝐸. 𝐽
𝑥
3 128.2,1.106 .59,2
⇒ 𝒍𝒙𝒅 ≤ √ ⇒ 𝑙𝑥𝑑 ≤ √ = 244,86(𝑐𝑚)
400. 𝑞𝑡𝑐 400.2,7097
Vậy bố trí xương dọc với khoảng cách lxd = 120 (cm) là đảm bảo chịu lực và độ
võng.
11.5.6 Kiểm tra khoảng cách cột chống (lcc):
Chọn xương dọc là thép hộp 50x100x1.5(mm).
Trọng lượng bản thân của một đơn vị chiều dài xương dọc:
qxd=2,99 (daN/m)
Xương dọc như dầm liên tục kê lên gối tựa là cột chống, chịu tải tập trung:
Chọn khoảng cách các cột chống là lcc = 120(cm).
P P P

600 600
1200

Hình 11.26: Sơ đồ tính khoảng cách cột chống đỡ xà gồ của sàn


- Xà gồ thép hộp 50x50x2(mm), có các đặc trưng hình học:
𝑱𝒙 = 14,77 (𝑐𝑚4 )
𝑾𝒙 = 5,91(𝑐𝑚3 )
- Tải trọng truyền từ xương ngang xuống xương dọc:
 Tải trọng tiêu chuẩn:
Ptc = qtc-xn .lxd =270,97.1,2 = 325,16 (daN)
 Tải trọng tính toán:
Ptt = qtt-xn .lxg-d =604,169.1,2 = 725,003 (daN)
- Giải bằng phần mềm Sap2000, ta có:
Mmax = 178,31 (daN.m)
fmax = 0,000485 (m)

Hình 11.27 : Biểu đồ mômen xà gồ đỡ sàn


- Theo điều kiện cường độ:
𝑀𝑚𝑎𝑥 17831
𝝈 = = = 1417,41 (𝑑𝑎𝑁/𝑐𝑚2 ) < 𝑅𝑡ℎé𝑝 =2100 (𝑑𝑎𝑁/𝑐𝑚2 )
𝑊𝑥 12,58
- Theo điều kiện độ võng:
𝑙 1200
𝒇𝒎𝒂𝒙 = 0,485 (𝑚𝑚) ≤ [ 𝑓 ] = = = 3 (𝑚𝑚)
400 400
Vậy bố trí các cột chống với khoảng cách lcc = 120 (cm) là đảm bảo chịu lực và
độ võng.

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật 125
Chung cư cao cấp Minh Hải

Tính toán và kiểm tra cột chống:


- Tải trọng từ xà gồ truyền xuống cột chống (Phản lực tại gối tựa):
P = 964 (daN)

Hình 11.28 : Phản lực tại gối tựa


Với cột chống K103 đã kiểm tra trước nên với tải trọng này cột chống đảm bảo khả
năng chịu lực.

SVTH: Phạm Cường_Lớp 17X1A GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật 126

You might also like