You are on page 1of 109

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân dựa trên những kinh
nghiệm thực tế về BIM, cùng với các tài liệu tham khảo do các thầy giáo cung cấp,
đồng thời các nguồn tài liệu sẵn có trên mạng internet, sách điện tử, sự giúp đỡ, kiểm
tra, hiệu chỉnh của thầy giáo hướng dẫn. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được
thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định. Học viên không sao
chép sản phẩm của bất kỳ một học viên nào khác có chung đề tài nghiên cứu hoặc đã
nghiên cứu và bảo vệ trước đây.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Hoàng Mạnh Hùng

i
LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ của
các thầy cô giáo của Phòng Đào tạo đại học và Sau đại học, khoa Công trình - Trường
Đại học Thủy lợi đặc biệt là sự định hướng đề tài và hướng dẫn tận tình của thầy giáo
PGS.TS Dương Đức Tiến. Những bài giảng, ý kiến đánh giá, hiệu chỉnh cả về tổng thể
lẫn chi tiết của các thầy thực sự là rất quý báu, kịp thời. Dựa vào đó tác giả đã nghiên
cứu, tập hợp và hoàn thành hoàn thành luận văn của mình đảm bảo tiến độ và chất
lượng nội dung. Tác giả cũng nhân đây xin cám ơn những người thân, những người
bạn lớp 23QLXD21 ngành quản lý xây dựng đã động viên tác giả chọn đề tài thú vị
này.

Tuy vậy, BIM còn nhiều thứ cần khám phá và đi sâu nghiên cứu hơn nữa mà khả
năng, kinh nghiệm cũng như thời gian nghiên cứu còn hạn chế cùng với rất nhiều công
việc thường nhật đan xen nên chắc chắn rằng Luận văn không tránh khỏi những bất
cập, thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến hướng dẫn, đóng góp của các
Quý thầy cô, các anh chị đi trước, các bạn đồng nghiệp. Mọi ý kiến dù là nhỏ nhất
cũng luôn được tác giả trân trọng tiếp thu và nghiên cứu hiệu chỉnh.

Xin trân trọng cảm ơn./.


TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Hoàng Mạnh Hùng

ii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
I. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................ 1
II. Mục đích nghiên cứu của đề tài............................................................................ 3
III. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 3
IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn.................................................... 3
V. Kết quả đạt được.................................................................................................. 4
VI. Ý nghĩa thực tiễn.................................................................................................. 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QLDA XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH...5
1.1 Khái niệm chung về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng.............................5
1.1.1 Khái niệm dự án đầu tư xây dựng....................................................................... 5
1.1.2 Khái niệm về quản lý dự án đầu tư xây dựng...................................................... 7
1.2 Tình hình chung công tác QLDA xây dựng công trình.....................................11
1.2.1 Những kết quả đạt được.................................................................................... 11
1.2.2 Những mặt còn tồn tại...................................................................................... 14
1.3 Giới thiệu mô hình thông tin xây dựng BIM......................................................... 16
1.3.1 Tổng quan về BIM.............................................................................................. 16
1.3.2 Sơ lược việc áp dụng BIM ở một số nước trên thế giới.................................................18
1.3.2.1 Kinh nghiệm Hoa Kỳ.................................................................................................................18
1.3.2.2 Kinh nghiệm Vương Quốc Anh...................................................................... 19
1.3.2.3 Kinh nghiệm Singapore.................................................................................. 20
1.3.3 Khảo sát việc ứng dụng công nghệ BIM trong ngành xây dựng tại Việt Nam .. 20
1.3.3.1 Điều tra khảo sát hiện trạng ứng dụng BIM tại các dự án...............................20
1.3.3.2 Một số dự án áp dụng công nghệ BIM tại Việt Nam......................................23
1.3.3.3 Phân tích ứng dụng BIM vào dự án Cầu vượt Lê Hồng Phong – Hải Phòng: . 25
1.3.3.4 Phân tích ứng dụng BIM vào dự án Vietin Bank Tower:................................27
1.4 Điều kiện áp dụng BIM......................................................................................... 31
1.5 Những thuận lợi và khó khăn về việc áp dụng BIM trong ngành xây dựng...........34
Yêu cầu phải nghiên cứu ứng dụng BIM đối với các ban QLDA tại Việt Nam:.........36
Kết luận chương 1:...................................................................................................... 37

iii
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ PHÁP LÝ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH...................................................................................... 38
2.1 Các quy định pháp lý về công tác QLDA và ứng dụng mô hình thông tin xây dựng
trong việc xây dựng công trình.................................................................................... 38
2.2 Cơ sở thực tiễn công tác quản lý dự án xây dựng.............................................. 40
2.3 Đề án tái cơ cấu ngành xây dựng...................................................................... 43
2.4 Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng thúc đẩy áp dụng BIM tại Việt Nam. .. 45
Kết luận chương 2....................................................................................................... 50
CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MÔ HÌNH THÔNG TIN XÂY DỰNG -
BIM TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TẠI
TỈNH THÁI BÌNH...................................................................................................... 51
3.1 Thực trạng về công tác QLDA đầu tư xây dựng công trình tại tỉnh Thái Bình......51
3.2 Chiến lược phát triển về xây dựng công trình tại tỉnh Thái Bình...........................55
3.3 Ứng dụng BIM trong công tác QLDA................................................................... 56
3.3.1 Các công cụ ứng dụng mô hình BIM trong việc xây dựng công trình................56
3.3.2 Ứng dụng BIM trong việc điều hành xây dựng của ban QLDA.........................77
3.3.3 Tăng cường khối lượng công việc của Ban QLDA khi áp dụng BIM.................80
3.4 BIM giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong công tác QLDA tại tỉnh Thái Bình. .. 81
3.5 Đánh giá việc áp dụng BIM trong công tác QLDA:.............................................. 85
3.6 Các giải pháp ứng dụng Mô hình thông tin xây dựng - BIM trong công tác QLDA
xây dựng công trình tại tỉnh Thái Bình........................................................................ 86
Kết luận chương 3....................................................................................................... 97
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................... 98
1. Kết luận................................................................................................................... 98
2. Kiến nghị................................................................................................................. 98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................100

iv
MỤC LỤC HÌNH ẢNH
Hình I. 1 Các bước thiết kế công trình theo cách truyền thống......................................1
Hình I. 2 Tương tác đơn tuyến giữa các công đoạn của quá trình thiết kế............................2
Hình 1. 1 Mô hình dự án đầu tư xây dựng..................................................................................6
Hình 1. 2 Các lĩnh vực QLDA..................................................................................................10
Hình 1. 3 Quy trình quản lý đấu thầu....................................................................................... 11
Hình 1. 4 Dựng mô hình không gian ba chiều cho dự án....................................................................25
Hình 1. 5 Mô hình kết cấu cầu vượt Lê Hồng Phong...............................................................26
Hình 1. 6 Mô hình phân tích – tính toán...................................................................................27
Hình 1. 7 Phối cảnh dự án Vietinbank dựng bằng BIM.......................................................................29
Hình 1. 8 Điều kiện cần để ứng dụng BIM.............................................................................. 31
Hình 2. 1 Lộ trình áp dụng mô hình thông tin xây dựng BIM tại Việt Nam............................47
Hình 3. 1 Vị trí địa lý tỉnh Thái Bình....................................................................................... 52
Hình 3. 2 Quy trình thực hiện dự án có ứng dụng BIM.......................................................................57
Hình 3. 3 Môi trường lưu trữ đám mây.....................................................................................................58
Hình 3. 4 Việc tìm kiếm thông tin trong CDE........................................................................................58
Hình 3. 5 Mô hình xây dựng trong CDE...................................................................................................59
Hình 3. 6 Áp dụng công nghệ tăng cường vào trong thực tế..............................................................60
Hình 3. 7 Kết nỗi công trình mới với công trình đã xây dựng...........................................................61
Hình 3. 8 Các kết quả xung đột đã được kiểm tra..................................................................................65
Hình 3. 9 Phân đoạn thi công công trình...................................................................................................67
Hình 3. 10 Lập phương án an toàn thi công.............................................................................................67
Hình 3. 11 Định vị tọa độ cho công trình.................................................................................................69
Hình 3. 12 Các lỗi xây dựng được đánh dấu và chuyển lên CDE để hoàn thiện..........................71
Hình 3. 13 Phân tích điểm đám mây..........................................................................................................72
HÌnh 3. 14 Minh họa các cấp độ LOD cho cấu kiện cột.......................................................... 77
Hình 3. 15 Ứng dụng BIM trong việc điều hành xây dựng của ban QLDA............................ 78
Hình 3. 16 Các bước thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư..............................................79
Hình 3. 17: Lộ trình áp dụng BIM tại Thái Bình......................................................................92
Hình 3. 18 Áp dụng hình thức DB vào dự án áp dụng BIM.....................................................96

v
MỤC LỤC BẢNG/BIỂU ĐỒ

Bảng 1. 1 Một số dự án áp dụng BIM sử dụng vốn tư nhân ......................................... 23


Bảng 1. 2 Một số dự án áp dụng BIM sử dụng vốn ngân sách nhà nước ..................... 24
Bảng 3. 1 Những vấn đề trong công tác QLDA mà BIM giải quyết ............................ 84
Biểu đồ 1. 1 Tỷ lệ hiểu biết về BIM .............................................................................. 21
Biểu đồ 1. 2 Tỷ lệ ứng dụng BIM vào các giai đoạn của dự án .................................... 22
Biểu đồ 1. 3 Tỷ lệ đánh giá khó khăn trong quá trình triển khai BIM .......................... 22
Biểu đồ 1. 4Tỷ lệ ứng dụng BIM theo loại hình doanh nghiệp ................................... 33

vi
DANH MỤC VIẾT TẮT

(Luận văn có sử dụng một số thuật ngữ tiếng Anh và một số tư liệu tham khảo của
nước ngoài)
TT Chữ viết tắt Giải thích/ Chữ đầy đủ
Tiếng Việt/Tiếng Anh
I Tiếng Việt
1) BXD Bộ xây dựng
2) Bộ GTVT Bộ giao thông vận tải
3) CĐT Chủ đầu tư
4) GSXD Giám sát xây dựng
5) NSNN Ngân sách nhà nước
6) QLDA Quản lý dự án
II Tiếng Anh
7) Architecture Kiến trúc
8) AR Công nghệ tăng cường thực tế ảo/ Augmented
Reality
9) BIM Mô hình thông tin công trình/Building
Information Modeling
10) BIM 3D, 4D... Cấp độ ứng dụng của BIM: 3D, 4D
11) CAD thiết kế có sự trợ giúp của máy tính/Computer
added design
12) CDE Môi trường dữ liệu chung/Common Data
Environment
13) CD Xử lý xung đột/Clash detection
14) COBie Chuyển dữ liệu
15) Coordination Phối hợp
16) D&B Thiết kế và thi công/Design and Build
17) LOD Mức độ chi tiết của BIM/Level of devolopment
(detail)
18) LC Xây dựng tinh gọn/Lean construction
19) MEP Cơ điện
20) Structure Kêt cấu

vii
TT Chữ viết tắt Giải thích/ Chữ đầy đủ
Tiếng Việt/Tiếng Anh
21) Naviswork Phần mềm Naviswork
22) PMI Viện quản lý dự án Mỹ/Project Management
Institute
23) Tekla Phần Mềm Tekla
24) KCS Kiểm tra chất lượng sản phẩm/ Knowledge
Centered Support
25) Revit Phần mềm thiết kế 3D
26) EPC Hình thức hợp đồng tư vấn – mua sắm thiết bị -
xây lắp
27) DB Hình thức hợp đồng thiết kế - xây lắp.

viii
MỞ ĐẦU

I. Tính cấp thiết của đề tài


Ngành xây dựng là một trong những ngành kinh tế lớn nhất của nền kinh tế quốc dân,
nó chiếm vị trí chủ chốt ở khâu cuối cùng trong quá trình sáng tạo nên cơ sở vật chất
kỹ thuật và tài sản cố định. Ngành xây dựng chiếm một nguồn kinh phí khá lớn của
ngân sách quốc gia và xã hội, thường chiếm khoảng 10-20% GDP. Nó đóng góp cho
nền kinh tế quốc dân một khối lượng sản phẩm rất lớn, ngoài ra còn giữ vai trò quan
trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Nhiều năm qua, việc thiết kế các dự án xây dựng công trình ở Việt Nam (và thế giới
trước đây) thường được thực hiện theo quy trình từng bước truyền thống. Quy trình
này được sơ đồ hóa ở Hình I.1.

Hình I. 1 Các bước thiết kế công trình theo cách truyền thống
Quá trình thực hiện thiết kế dự án theo quy trình này có tính kế thừa kém. Cụ thể, tuy
sản phẩm thiết kế ở các bước thực chất là việc mô tả cùng công trình, chỉ khác nhau về
mức độ chi tiết (sơ bộ, kĩ thuật, bản vẽ thi công). Tuy nhiên, trong thực tế, các bước
thiết kế sau kế thừa được rất ít sản phẩm thiết kế của bước trước và trong phần lớn
trường hợp phải thực hiện lại hầu như toàn bộ quá trình thiết kế. Việc lập tính toán khối
lượng vẫn còn thủ công nhiều khi dẫn đến sai sót. Chưa kể

1
nếu có bất kỳ sự cố nào phát sinh trong quá trình thi công dẫn đến không thi công
được đều dẫn đến việc phải điều chỉnh lại thiết kế ban đầu làm. Chính vì vậy làm việc
quản lý công trình từ khâu thiết kế đã gặp nhiều khó khăn, gây ảnh hưởng không chỉ
kết cấu công trình, mỹ quan mà còn làm tăng giá thành, thời gian xây dựng và giảm
hiệu quả sử dụng của dự án.
Đây là kết quả của việc các đơn vị cùng tham gia vào dự án nhưng lại không chia sẻ
chung một cơ sở dữ liệu về công trình. Ngoài ra, đơn vị thực hiện triển khai xây dựng
công trình (nhà thầu) lại thường tiếp cận công trình rất muộn, ít có cơ hội tham gia góp
ý, điều chỉnh, thay đổi thiết kế để đảm bảo tính khả thi. Người sử dụng công trình
(thường là người dân) do không có kiến thức về các bản vẽ kĩ thuật hai chiều nên
không tưởng tượng được công trình trên hồ sơ thiết kế truyền thống, dẫn đến không có
nhiều khả năng đóng góp ý tưởng để đảm bảo tính năng sử dụng, tính thẩm mĩ trong
quá trình khai thác công trình sau này.

Hình I. 2 Tương tác đơn tuyến giữa các công đoạn của
quá trình thiết kế
Trong nội bộ quá trình thiết kế, các công đoạn khác nhau bao gồm: Lập thuyết minh
báo cáo, triển khai bản vẽ, bản tính, lập dự toán và KCS có mối quan hệ chồng chéo
(Hình I.2) do không chia sẻ chung một cơ sở dữ liệu. Điều này dẫn đến các cập nhật,
chỉnh sửa của một công đoạn có thể không được đồng bộ hóa sang các công đoạn

2
khác, làm mất tính thống nhất của thiết kế. Hầu hết Chủ đầu tư của các công trình là
những người không có chuyên môn về xây dựng, việc đưa họ những bản vẽ CAD làm
họ khó có thể có những cái nhìn tổng quan về công trình cũng như những thay đổi
trong thiết kế. Sau khi công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, hết thời hạn
bảo hành thì trách nhiệm của nhà thầu chấm dứt. Vì vậy việc quản lý các hồ sơ giấy,
duy tu, sửa chữa, bảo trì bảo dưỡng công trình gặp nhiều khó khăn vướng mắc.
Trong khi đó với việc ứng dụng mô hình thông tin xây dựng BIM tại một số nước phát
triển đã khắc phục được những khó khăn đã nêu và chỉ ra được những lợi ích như:
- Giảm bớt 40% các yêu cầu thay đổi;
- Sai lệch quyết toán với dự toán là +/- 3%;
- Giảm 80% thời gian lập dự toán;
- Tiết kiệm chi phí lên đến 10%;
- Giảm 7% tiến độ.
(Theo nghiên cứu của Trung tâm CIFE đại học Stanford đã tổng hợp số liệu trên 32 dự
án có sử dụng BIM) [11].
Chính vì vậy, em chọn đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng mô hình BIM trong công tác
quản lý dự án xây dựng công trình tại tỉnh Thái Bình” để làm đề tài luận văn.

II. Mục đích nghiên cứu của đề tài


- Đề xuất các giải pháp ứng dụng công nghệ BIM vào ngành xây dựng nói chung và
công tác quản lý các công trình xây dựng tại tỉnh Thái Bình nói riêng.

III. Phương pháp nghiên cứu


- Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích số liệu.
- Phương pháp khảo sát thực tế.
- Và các phương pháp kết hợp khác.

IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn


- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mô hình thông tin xây dựng – BIM và công tác
quản lý công trình xây dựng.
- Phạm vi nghiên cứu: Trong đề tài này, luận văn đi sâu nghiên cứu Mô hình thông tin

3
xây dựng – BIM, đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý các công trình
xây dựng tại tỉnh Thái bình.

V. Kết quả đạt được


- Đề xuất một số giải pháp để ứng dụng mô hình thông tin xây dựng – BIM trong ngành

xây dựng nói chung và công tác QLDA xây dựng công trình tại tỉnh Thái Bình nói riêng.

VI. Ý nghĩa thực tiễn


Đề tài về lĩnh vực ứng dụng công nghệ trong xây dựng, trên cơ sở đó chỉ ra một số
biện pháp nhằm đẩy nhanh việc ứng dụng Mô hình thông tin xây dựng – BIM tại tỉnh
Thái Bình. Những kết quả nghiên cứu đề tài có thể phục vụ công tác học tập và nghiên
cứu trong lĩnh vực QLDA xây dựng công trình.
Kết quả của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong công tác thiết kế, xây dựng và
QLDA xây dựng công trình và đề xuất áp dụng tại tỉnh Thái Bình.
Nâng cao sự hiểu biết của sinh viên ngành kỹ thuật trong việc áp dụng công nghệ mới
vào tiến trình xây dựng dự án.

4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QLDA XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH

1.1 Khái niệm chung về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng.

1.1.1 Khái niệm dự án đầu tư xây dựng.

Dự án xây dựng là cách gọi tắt của dự án đầu tư xây dựng công trình, được giải thích
trong Luật Xây dựng 2014 như sau:“ Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có
liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa
chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công
trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị
dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi
đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế -
kỹ thuật đầu tư xây dựng” [1].
Dự án đầu tư xây dựng là loại công việc mang tính chất một lần, cần có một lượng đầu
tư nhất định, trải qua các trình tự. Dự án đầu tư xây dựng có những đặc điểm cơ bản
sau:
- Được cấu thành bởi một hoặc nhiều công trình thành phần và có mối liên hệ nội tại
chịu sự quản lý thống nhất trong quá trình đầu tư xây dựng.
- Hoàn thành công trình là một mục tiêu quan trọng trong điều kiện ràng buộc nhất
định về thời gian, về chi phí đầu tư, về nguồn lực, về chất lượng và hiệu quả đầu tư.
- Tuân theo trình tự đầu tư xây dựng cần thiết từ khi đưa ra ý tưởng đến lúc công trình
hoàn thành đưa vào sử dụng.
- Mọi công việc chỉ thực hiện một lần duy nhất: đầu tư một lần, địa điểm xây dựng cố
định, thiết kế và thi công đơn nhất.

Như vậy dự án xây dựng bao gồm hai nội dung cơ bản là đầu tư và hoạt động xây
dựng. Nhưng do đặc điểm của các dự án xây dựng yêu cầu có một diện tích nhất định,
ở một địa điểm nhất định (bao gồm đất, mặt biển, khoảng không, mặt nước và thềm
lục địa) do đó có thể hiểu dự án xây dựng gồm (hình1.1):

5
DỰ ÁN = KẾ HOẠCH + TIỀN + THỜI GIAN + ĐẤT CÔNG TRÌNH
XÂY DỰNG XÂY DỰNG

Hình 1. 1 Mô hình dự án đầu tư xây dựng


Dựa vào công thức trên ta có thể thấy đặc điểm một dự án xây dựng gồm các vấn đề
sau:

a. Kế hoạch
Tính kế hoạch được thể hiện rõ qua các mục đích được xác định từ trước, các mục
đích này cần được cụ thể hóa thành các mục tiêu và dự án chỉ hoàn thành khi các mục
tiêu cụ thể đã làm được.
b. Tiền
Đó chính là sự bỏ vốn để xây dựng dự án. Nếu coi phần “Kế hoạch của dự án” là tinh
thần, thì “Tiền” được coi là vật chất khi quyết định sự thành công của dự án.
c. Thời gian
Thời gian kiên quyết cần có để thực hiện dự án, nhưng thời gian còn đồng nghĩa với
cơ hội. Đây cũng là một đặc điểm rất quan trọng cần được quan tâm.
d. Đất
Đất cũng là một yếu tố vật chất rất quan trọng. Đây là một tài nguyên đặc biệt quý
hiếm. Ngoài các giá trị về địa chất, đất còn có giá trị về vị trí, địa lý, kinh tế, môi
trường, xã hội …. Vì vậy, cần quy hoạch và sử dụng khai thác đất cho các dự án có
những đặc điểm và yêu cầu riêng, hết sức lưu ý khi thực hiện.
e. Sản phẩm của dự án xây dựng có thể là:

- Xây dựng công trình mới;

- Mở rộng, nâng cấp công trình cũ;

- Cải tạo, sửa chữa công trình cũ.


Nhằm mục đích duy trì, phát triển hoặc nâng cao chất lượng công trình trong một thời
gian nhất định. Một đặc điểm của sản phẩm xây dựng là luôn đứng cố định và chiếm
một diện tích đất nhất định. Nó không đơn thuần là sự sở hữu của chủ đầu tư mà nó có

6
một ý nghĩa xã hội sâu sắc. Các dự án xây dựng có tác động rất lớn vào môi trường
sinh thái và cuộc sống cộng đồng của dân cư, các tác động về tinh thần và vật chất
trong một thời gian rất dài. Vì vậy, cần lưu ý khi thiết kế và thi công các công trình
xây dựng.
f. Công trình xây dựng

Công trình xây dựng là sản phẩm của dự án đầu tư, được tạo thành bởi sức lao động
của con người, thiết bị lắp đặt vào công trình, vật liệu xây dựng, được liên kết định vị
với đất, có thể bao gồm phần trên mặt đất, phần dưới mặt đất, phần dưới mặt nước và
phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công
trình công cộng, nhà ở, thủy lợi, công trình công nghiệp, giao thông, năng lượng và các
công trình khác.

Công trình xây dựng bao gồm một hay nhiều hạng mục công trình, nằm trong dây
chuyền công nghệ đồng bộ, hoàn chỉnh được nêu trong dự án. Như vậy công trình xây
dựng là mục tiêu và là mục đích của dự án, nó có một đặc điểm riêng đó là:

- Các công trình xây dựng phục vụ cho mục đích của cuộc sống con người, khi nó là
các công trình xây dựng dân dụng như: nhà ở, khách sạn …;
- Khi các công trình xây dựng là phương tiện của cuộc sống, là cơ sở để tạo ra các sản
phẩm khác như: xây dựng công nghiệp, thủy lợi, giao thông …
Tổng quát có thể hiểu dự án là một lĩnh vực hoạt động đặc thù, với một nhiệm vụ cụ
thể cần phải được thực hiện với nguồn lực riêng, phương pháp riêng và theo một kế
hoạch tiến độ xác định [2].

1.1.2 Khái niệm về quản lý dự án đầu tư xây dựng


Trong khoảng một thập niên trở lại đây, cùng với xu hướng hội nhập khu vực hoá và
toàn cầu hoá trong mọi lĩnh vực kinh tế, cả lĩnh vực đầu tư xây dựng, công tác QLDA
ngày càng trở nên phức tạp đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều cấp, nhiều ngành,
nhiều đối tác và nhiều bộ môn liên quan. Nên, công tác QLDA đầu tư xây dựng đòi hỏi
phải có sự phát triển sâu rộng và mang tính chuyên nghiệp mới có thể đáp ứng nhu cầu
xây dựng của các công trình ở nước ta trong thời gian tới.

7
Theo giáo trình QLDA đầu tư, TS. Từ Quang Phương, Bộ môn Kinh tế đầu tư, đại học
Kinh tế quốc dân định nghĩa: “QLDA là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian,
nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn
thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được các yêu cầu đã
định về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm dịch vụ, bằng những phương pháp và điều
kiện tốt nhất cho phép.” [3]
Hiện nay, công tác QLDA đang ngày càng được chú trọng và mang tính chuyên nghiệp
hơn, nó tỷ lệ thuận với quy mô, chất lượng công trình và năng lực cũng như tham vọng
của chính Chủ đầu tư. Kinh nghiệm cho thấy công trình có yêu cầu cao về chất lượng,
hoặc công trình được thiết kế xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế, liên kết với các đơn vị tư
vấn quốc tế, … đòi hỏi một Ban QLDA có năng lực thực sự, làm việc với cường độ cao,
chuyên nghiệp và hiệu quả. Đây là lĩnh vực mới mẻ và nhiều tiềm năng ở Việt Nam.
 Vai trò của QLDA xây dựng

Mặc dù Ban QLDA đòi hỏi những nỗ lực của bản thân, tính tập thể và yêu cầu hợp
tác của các thành viên… nhưng tác dụng của nó rất to lớn. Các tác dụng chủ yếu đó
là:

- Giúp Chủ đầu tư hoạch định, theo dõi và kiểm soát tất cả những vấn đề của dự án
và khuyến khích các thành phần tham gia nhằm đạt được những mục tiêu đề ra đúng
thời hạn với chi phí, chất lượng như mong muốn ban đầu;
- Liên kết mọi các hoạt động, công việc của dự án;

- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên hệ thường xuyên và gắn bó giữa nhóm
QLDA với khách hàng là chủ đầu tư và các nhà cung cấp đầu vào cho dự án;
- Tăng cường sự hợp tác giữa các bên và chỉ rõ trách nhiệm của các thành viên tham
gia dự án;
- Tạo điều kiện phát hiện sớm những rủi ro, khó khăn vướng mắc nảy sinh và điều
chỉnh kịp thời những thay đổi hoặc vấn đề không dự đoán được. Tạo điều kiện cho sự
đàm phán trực tiếp giữa các đơn vị liên quan để giải quyết những bất đồng;
- Tạo ra các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao hơn.
 Nội dung các công việc QLDA đầu tư xây dựng:

- Quản lý vĩ mô và vi mô với các dự án

8
• Quản lý vĩ mô đối với các dự án

Quản lý vĩ mô (quản lý nhà nước) đối với dự án bao gồm tổng thể các biện pháp vĩ mô
ảnh hưởng đến các yếu tố của quá trình hình thành, thực hiện và kết thúc dự án. Trong
thời gian thực hiện dự án, đại diện nhà nước là các cơ quan quản lý nhà nước về kinh
tế luôn theo dõi chặt chẽ, định hướng và chi phối các hoạt động của dự án nhằm đảm
bảo cho dự án đóng góp tích cực vào việc phát triển kinh tế xã hội. Công cụ quản lý
bao gồm các chính sách, kế hoạch, quy hoạch như chính sách tài chính, tỉ giá, tiền tệ,
lãi suất, hệ thống pháp luật, chính sách đầu tư, thuế, những quy định về kế toán, tiền
lương...

• Quản lý vi mô đối với các dự án

Công tác QLDA ở tầm vi mô là việc quản lý các hoạt động cụ thể trong việc hình
thành dự án. Nó bao gồm nhiều khâu công việc như lập kế hoạch, điều phối, giám
sát....các hoạt động của dự án. QLDA bao gồm quản lý hàng loạt các vấn đề như quản
lý vốn, thời gian, chi phí, mua sắm, nguồn đầu tư, rủi ro....Quá trình quản lý được thực
hiện từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư dự án đến giai đoạn vận hành kết quả. Trong từng
giai đoạn, tuy đối tượng quản lý khác nhau nhưng đều phải gắn với ba mục tiêu chung
của hoạt động QLDA là thời gian, chi phí và kết quả hoàn thành.
- Quản lý theo lĩnh vực, theo yếu tố quản lý
QLDA bao gồm những nội dung sau (hình 1.2).

9
Hình 1. 2 Các lĩnh vực QLDA
Quản lý đấu thầu: Quản lý tốt trong công tác đấu thầu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động của nền kinh tế, giúp chủ đầu tư lựa chọn được đối tác phù hợp nhất và tạo môi
trường cạnh tranh lành mạnh giúp các nhà thầu phát huy được khả năng của mình, tạo
sự công bằng và hiệu quả trong xây dựng. Công tác quản lý đấu thầu bao gồm những
nội dung chủ yếu (hình 1.3).

10
Quản lý đấu thầu
Kế hoạch mua hàng Kế hoạch tìm kiếm Phân tích các nhà bán

1. Đầu vào nguồn hàng hàng


- Mô tả sản phẩm 1. Đầu vào 1. Đầu vào
- Các nguồn mua - Bản kê công việc - Tài liệu mua hàng
- Các điều kiện mua hàng - Các kế hoạch đầu ra - Danh mục các nhà bán
- Các ràng buộc, giả định khác hàng
2. Công cụ kỹ thuật 2. Công cụ kỹ thuật 2. Công cụ kỹ thuật
- Phân tích đánh giá của - Các tiêu chuẩn - Đấu thầu
chuyên gia - Đánh giá của chuyên gia - Quảng cáo mua hàng
- Lựa chọn dạng hợp đồng 3. Đầu ra 3. Đầu ra
3. Đầu ra - Tài liệu mua hàng - Kế hoạch đề xuất
- Kế hoạch mua hàng - Các chỉ tiêu đánh giá
- Bản kê công việc - Cập nhật lại bảng kê
công việc
Lựa chọn nguồn hàng Quản lý hợp đồng Kết thúc hợp đồng

1. Đầu vào 1. Đầu vào 1. Đầu vào


- Kế hoạch đã đề xuất - Kết quả công việc - Tài liệu hợp đồng
- Các chỉ tiêu đánh giá - Các yêu cầu thay đổi 2. Công cụ kỹ thuật
- Chiến lược tổ chức thực - Hóa đơn bán hàng - Kiểm kê, kế toán mua
hiện dự án 2. Công cụ kỹ thuật hàng
2. Công cụ kỹ thuật - Hệ thống kiểm tra thay 3. Đầu ra
- Thương thảo hợp đồng đổi - Dữ liệu hợp đồng
- Hệ thống thanh toán - Báo cáo bán hàng - Biên bản nghiệm thu,
- Các tính toán độc lập - Hệ thống thanh toán thanh lý hợp đồng
3. Đầu ra 3. Đầu ra
- Hợp đồng - Các thay đổi hợp đồng
- Yêu cầu thanh toán, trao
đổi tiền - hàng

Hình 1. 3 Quy trình quản lý đấu thầu

1.2 Tình hình chung công tác QLDA xây dựng công trình

1.2.1 Những kết quả đạt được

Ở Việt Nam, vấn đề QLDA đã được chú ý từ đầu những năm 90, thể hiện trong các
Luật, Nghị định của Chính phủ về quản lý đầu tư và xây dựng, đấu thầu…Trong
những năm qua, Nhà nước đã đầu tư xây dựng nhiều dự án, phục vụ cho phát triển
kinh tế xã hội và cải thiện điều kiện sống cho hàng triệu người dân trên phạm vi toàn
quốc. Công tác Tổ chức QLDA xây dựng đã được quan tâm của lãnh đạo các Bộ và

11
các cấp được phân công, hạn chế thấp nhất rủi ro trong quá trình xây dựng dự án. Các
cơ quan chức năng từ QLDA, Tư vấn, Nhà thầu xây lắp đã có cố gắng hoàn thành
nhiệm vụ được giao, tuân thủ các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực xây dựng cơ
bản. Trong hoàn cảnh thiếu kinh phí nhưng nhiều dự án đã sớm được đưa vào sử dụng,
phục vụ sản xuất đem lại những hiệu quả về kinh tế - xã hội.

- Năng lực các cơ quan thay mặt cho chủ đầu tư được cải thiện đáng kể. Điều này thể
hiện ở mọi "công đoạn" từ chuẩn bị dự án đến thực hiện dự án. Môi trường đầu tư (chế độ,
chính sách... được đổi mới từng ngày). Sự chủ động trong công việc, trách nhiệm cá nhân
hoặc cơ quan đã tiệm cận hơn đến sự minh bạch. Tại Điều 4 của Luật Xây dựng năm 2014
và Điều 3 của Nghị định 59/2015 về Quản lý dự án đầu tư xây dựng đã nêu được nguyên
tắc cơ bản “Quản lý thực hiện dự án phù hợp với loại nguồn vốn sử dụng để đầu tư xây
dựng” [4], phân định rõ các dự án đầu tư xây dựng sử dụng các nguồn vốn khác nhau phải
có phương thức và phạm vi quản lý khác nhau. Trong đó, đối với các dự án có sử dụng
vốn nhà nước thì các cơ quan quản lý chuyên ngành phải quản lý chặt chẽ theo nguyên tắc
“ tiền kiểm” nhằm nâng cao chất lượng công trình, chống thất thoát lãng phí và nâng cao
hiệu quả đầu tư; đối với các dự án sử dụng vốn ngoài nhà nước thì Nhà nước chỉ tập trung
quản lý về quy hoạch, quy chuẩn tiêu chuẩn, chất lượng an toàn, bảo vệ môi trường,
phòng chống cháy nổ, còn các nội dung khác thì giao quyền chủ động cho người quyết
định đầu tư và chủ đầu tư, nhằm tạo sự chủ động và thu hút tối đa các nguồn lực thuộc
mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng.
- Việc thay đổi cơ chế vận hành của các bên cho phù hợp với luật xây dựng được đổi
mới liên tục làm cho năng lực của các cơ quan trực thuộc chủ đầu tư giảm bớt sự hạn chế
bởi các quy định, quy chế vận hành hệ thống. Công tác xác định rõ vai trò trách nhiệm của
“chủ đầu tư” giữa chức năng quản lý nhà nước về đầu tư và quản lý sản xuất đã được phân
biệt rõ hơn. Tại Điều 62, Luật đã hình thành thêm 2 loại Ban quản lý dựa án là ban QLDA
chuyên ngành và ban Quản lý dựa án khu vực để quản lý các dự án vốn NSNN, vốn NN
theo chuyên ngành; Các ban này sẽ được giao làm Chủ đầu tư một số dự án và thực hiện
chức năng, nhiệm vụ QLDA. Sau khoảng 2 năm triển khai, cách làm này
đã giảm những Ban QLDA có năng lực yếu kém, tập trung quản lý được nhiều dự án theo
chuyên ngành hoặc theo khu vực. Đặc biệt là Luật xây dựng 2014 tại Điều 163 quy định “ Cá
nhân đảm nhận chức danh giám đốc QLDA, cá nhân trực tiếp tham gia QLDA phải có
12
chuyên môn phù hợp, được đào tạo, kinh nghiệm công tác và chứng chỉ hành nghề phù
hợp với quy mô, loại dự án” [1] để họ hiểu được quyền lợi và trách nhiệm việc mình
thực hiện.
- Công tác Giám sát đầu tư (bao gồm cả việc theo dõi, đánh giá hiệu quả dự án) đã
không bị coi nhẹ so với công tác chuẩn bị và thực hiện dự án. Tại Điều 8 Luật Xây
dựng năm 2014 nêu rõ “Dự án đầu tư xây dựng phải được giám sát, đánh giá phù hợp
với từng loại nguồn vốn… Dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng sử dụng vốn nhà
nước, vốn đóng góp của cộng đồng và vốn tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước phải
thực hiện giám sát của cộng đồng” [1]. Thông tin về dự án đã được công khai hơn đến
với cộng đồng được hưởng lợi cũng như cộng đồng bị ảnh hưởng để nhận về và xử lý
các phản hồi, tăng cường sự đồng thuận của dân chúng và tạo được kênh cho sự giám
sát của cộng đồng.
- Năng lực của các nhà thầu Tư vấn/ nhà thầu xây dựng đã tiến bộ đáng kể để đáp
ứng được các yêu cầu trực tiếp đến tiến độ thực hiện dự án, chất lượng và hiệu quả của
dự án. Việc thay đổi cách điều hành, tư duy ở các cá nhân, đơn vị tư vấn để hợp với
thời cuộc, "Tự nâng cao năng lực" của Tư vấn (một yếu tố cần thiết để Tư vấn phát
triển và hội nhập). Sự phát triển của Tư vấn một phần do các chính sách của Nhà nước
và các bộ ngành đã tạo động lực thúc đẩy phát triển. Các dự án đầu tư là sản phẩm và
con người trực tiếp hay gián tiếp sử dụng vì vậy liên quan đến tính mạng, các nhà thầu
tư vấn/ xây dựng cần hiểu rõ trách nhiệm của mình. Trong Luật Xây dựng năm 2014
đã nêu được những quy định, yêu cầu, quyền và nghĩa vụ của các nhà thầu với sản
phẩm của mình [1]. Chúng ta ý thức được rằng năng lực cải thiện sẽ đem đến sản
phẩm tốt cho xã hội.
- Nhà thầu xây dựng ngày càng chuyên nghiệp, hội nhập, nhân lực tốt, máy móc thiết
bị được tăng cường, công tác quản lý, công nghệ được cập nhật liên tục, năng lực và
kinh nghiệm ngày càng đáp ứng được những yêu cầu khắt khe hơn. Chính phủ luôn có
chủ trương “Khuyến khích chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng đề xuất và áp dụng các giải
pháp kỹ thuật, công nghệ và tổ chức quản lý hợp lý để rút ngắn thời gian xây dựng
công trình” và nâng cao hiệu quả đầu tư [1].

13
1.2.2 Những mặt còn tồn tại
- Về quản lý thời gian: chưa xác định các hoạt động, trình tự và ước tính thời gian
thực hiện một cách tổng quan, khoa học và đảm bảo về dự án. Chủ đầu tư đã có chú ý
về khâu lập tiến độ dự án, nhưng chưa xây dựng và kiểm soát một cách chặt chẽ, thực
hiện dự án theo đúng khung tiến độ đã được phê duyệt. Ngoài ra việc thanh quyết
toán chưa thực hiện đúng do thiếu vốn làm công trình bị chậm hoặc dừng hẳn khiến
ảnh hưởng đến thời gian xây dựng và chất lượng thi công.
- Về quản lý chi phí: tình trạng thất thoát, lãng phí, chậm tiến độ thi công vẫn còn là
vấn đề gây nhiều bức xúc. Việc rà soát, sửa đổi, bổ sung, công bố một số định mức kinh
tế kỹ thuật phục vụ quản lý đầu tư xây dựng vẫn còn chậm. Dự toán về quản lý chi phí
trong hoạt động QLDA đã được đưa ra nhưng chưa đầy đủ, nhiều khi còn mang tính chủ
quan chưa bám sát vào tình hình thực tế. Hiện nay theo quy định của Bộ Xây dựng, chi
phí thiết kế, thẩm tra các công trình xây dựng được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) giá trị
xây lắp của công trình. Điều này cũng có nghĩa là, nếu giá trị xây lắp của công trình càng
cao thì chi phí thiết kế cũng như thẩm tra càng lớn và ngược lại. Điều này sẽ dẫn đến tình
trạng, hầu như đơn vị tư vấn thiết kế cũng như tư vấn thẩm tra nào cũng không đặt nặng
vấn đề nghiên cứu giải pháp kỹ thuật hợp lý, tính toán chặt chẽ kết cấu để giảm giá
thành, tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng, đặc biệt là các công trình vốn Nhà nước quản
lý. Ngược lại, nhiều đơn vị Tư vấn có xu hướng thiết kế thiên về an toàn quá mức cần
thiết (kích thước lớn, bố trí nhiều cốt thép, …) dẫn đến giá thánh tăng cao. Việc này cũng
được sự thống nhất của Tư vấn thẩm tra. Lý do là nếu tính toán để điều chỉnh theo hướng
tiết kiệm sẽ vừa tốn thời gian, vừa giảm chi phí thiết kế cũng như thẩm tra. Việc quản lý
và huy động vốn còn nhiều bất cập. Trong quá trình thực hiện dự án, chưa tổ chức, phân
tích số liệu và báo cáo những thông tin về chi phí một cách chính xác, bám sát theo tình
hình thực tế để biết hướng cân đối. Theo các chuyên gia hiện có đến 80% dự án tại Việt
Nam không xác định được đúng giá hợp đồng xây dựng. Trong đó, các dự án đầu tư có
nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước hoặc do Nhà nước bảo lãnh tập trung nhiều bất cập
nhất như giá thành cao, thậm chí rất cao, đội vốn, tiến độ kéo dài... Một thực tế khiến dư
luận rất bức xúc trong thời gian qua là vấn đề đội giá không bình thường của các dự án
xây dựng, dự án tuyến đường sắt số 1 Bến Thành – Suối Tiên (TP.HCM) đội vốn lên tới

14
hơn 126%, tuyến Cát Linh – Hà Đông (Hà Nội) cũng đội vốn lên 57%, dự án Nhà
máy Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 đội vốn từ 4.000 lên 8.000 tỷ đồng, kéo dài
trong 8 năm... [5].
- Chất lượng một số công trình xây dựng còn thấp, hàng loạt vụ việc đáng tiếc về
chất lượng công trình đã xảy ra như sập hầm công trình Thủy điện Đạ Dâng (Lâm
Đồng), sập giàn giáo tại công trường KCN Fomusa Vũng Áng (Hà Tĩnh) [5]. Chất
lượng hồ sơ thiết kế không đồng đều, ảnh hưởng đến thời gian chuẩn bị đầu tư, cũng
như chất lượng công trình, nhiều dự án phải điều chỉnh thiết kế, dự toán trong quá
trình thi công, làm tăng chi phí đầu tư xây dựng và giảm chất lượng công trình cũng
như hiệu quả đầu tư. Đặc biệt, còn có hiện tượng chủ động tăng quy mô đầu tư vượt
nhu cầu sử dụng thực tế, lựa chọn các giải pháp thiết kế không phù hợp nhằm tăng
tổng mức đầu tư gây thất thoát lãng phí. Bên cạnh những yếu kém trong khâu khảo
sát, thiết kế thì công tác thi công ngoài hiện trường cũng còn nhiều bất cập. Việc thi
công chưa đúng hồ sơ thiết kế, thường tập trung vào phần ngầm, phần dưới mặt đất;
việc nghiệm thu khối lượng và bản vẽ hoàn công đối với các phần công trình bị che
lấp trước khi chuyển bước thi công chưa được thực hiện đầy đủ. Bên cạnh đó, công
tác quản lý chất lượng vật tư, vật liệu, cấu kiện chế tạo sẵn tại một số công trình chưa
được quản lý chặt chẽ; quy trình kỹ thuật trong thi công xây dựng chưa được tuân thủ
nghiêm túc, công tác giám sát của chủ đầu tư, tư vấn giám sát có nơi còn lỏng lẻo,
chưa thường xuyên. Việc cố ý giảm phẩm cấp các vật liệu hoàn thiện so với hồ sơ
thiết kế vẫn xảy ra, làm ảnh hưởng đến chất lượng hoàn thiện và thẩm mỹ công trình,
như ở Cung Quy hoạch, Hội chợ, Triển lãm và Văn hoá tỉnh, Trụ sở liên cơ quan số
4... tỉnh Quảng Ninh. Ngoài ra, theo kết quả kiểm tra của Sở Xây dựng tỉnh Quảng
Ninh có 6 công trình đang thi công gặp sự cố cấp III, gồm 5 công trình hạ tầng kỹ
thuật và 1 công trình giao thông (đình chỉ gói thầu xây lắp số 2, xây dựng cầu
Km11+759 thuộc dự án nâng cấp đường Nà Phạ, huyện Bình Liêu); thu hồi giấy phép
xây dựng một số công trình tại 9 địa phương: Móng Cái, Hạ Long, Cẩm Phả, Uông
Bí, Đông Triều, Cô Tô, Quảng Yên, Vân Đồn, Hoành Bồ [6].
- Về quản lý nhân sự: Chủ đầu tư vẫn chưa có chính sách linh hoạt trong việc bố trí,
sắp xếp nguồn lao động. Sắp xếp vị trí đúng với năng lực và trình độ của từng người
để phát huy hết khả năng của mỗi người. Bên cạnh đó, việc sắp lại nguồn lao động,
15
đặc biệt là sau khi dự án kết thúc vẫn chưa được thực hiện. Điều đó dẫn đến tình trạng
thất nghiệp của người lao động và đánh mất những lao động then chốt và quen việc
với các dự án sau. Ngoài ra, việc phối hợp làm việc theo nhóm trong nội bộ quản lý
của chủ đầu tư vẫn còn yếu kém, phong cách làm việc cá nhân vẫn còn hiện hữu. Còn
đối với lực lượng làm công tác quản lý Nhà nước về xây dựng tại các địa bàn theo
phân cấp, đa phần thiếu về số lượng, yếu về năng lực chuyên môn, thiếu kinh nghiệm
nghề nghiệp, trong khi đó hoạt động xây dựng liên tục phát triển và diễn biến nhanh
chóng. Mặt khác, sự phối hợp của các đơn vị chức năng còn thiếu đồng bộ, thiếu
thống nhất và chưa chặt chẽ, chưa thực hiện đầy đủ, đúng chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn trong quản lý theo sự phân cấp. Một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan
trọng của các cơ quan quản lý Nhà nước là tham gia ý kiến thiết kế cơ sở dự án
ĐTXD công trình, thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật trình người quyết định đầu tư
phê duyệt. Tuy nhiên, công tác này của một số cơ quan quản lý Nhà nước về xây
dựng chưa thực hiện đúng nội dung, đúng thẩm quyền, có lúc, có nơi còn mang tính
chiếu lệ.
- Về quản lý rủi ro: Do đặc điểm của quá trình đầu tư và đặc điểm sản xuất xây dựng
có nhiều thành phần cùng tham gia, quá trình thực hiện đầu tư kéo dài và chịu ảnh
hưởng trực tiếp của điều kiện tự nhiên cũng như các điều kiện về môi trường - xã hội
- luật pháp - văn hoá nơi dự án được thực hiện. Cho nên ngành xây dựng phải chịu tác
động của rất nhiều yếu tố rủi ro. Những đặc điểm mang tính chất đặc thù của hoạt
động sản xuất xây dựng như: các quá trình sản xuất phải thực hiện ngoài trời nên chịu
tác động trực tiếp của thời tiết, có tính lưu động cao không ổn định, tính đơn chiếc,
khối lượng công việc lớn, thời gian thực hiện kéo dài nên tính chất rủi ro cũng rất khó
lường. Quá trình quản lý rủi ro vẫn diễn ra theo hình thức tự bảo hiểm là chính. Hiện
tại vẫn chưa có một phương pháp khoa học hiện đại nào có thể giúp tìm ra những rủi
ro tiềm tàng. Do đó, đôi khi phát hiện ra sai sót, bất trắc thì đã muộn.
1.3 Giới thiệu mô hình thông tin xây dựng BIM

1.3.1 Tổng quan về BIM.


Như đã được giới thiệu tại phần mở đầu, tầm quan trọng của BIM là không thể phủ
nhận và đã được ngày một nhân rộng cả trên Thế giới và ở Việt Nam.

16
Trào lưu ứng dụng BIM trong thiết kế, thi công và quản lý công trình xây dựng dân
dụng, công nghiệp, cơ sở hạ tầng ... đang được triển khai và áp dụng rộng khắp tại
nhiều nước trên thế giới. Tại Việt Nam (như đã nêu tại phần mở đầu) đã có nhiều đơn
vị thiết kế, nhà thầu từng bước đưa các ứng dụng của BIM như Autodesk Revit,
Tekla... vào áp dụng trong các công trình bắt đầu từ khâu thiết kế ý tưởng cho đến
quản lý thi công sau này. Một số Công ty đã và đang tiếp tục phát triển các ứng dụng
BIM để nâng cao hiệu quả áp dụng trong thực tế, biến mô hình BIM 3D thông thường
thành BIM 4D, 5D …
 BIM là gì?
Mô hình thông tin công trình BIM là một bước tiến gần đến lối suy nghĩ tự nhiên của
chúng ta. Ký ức của chúng ta được xây dựng thông qua các hình ảnh mà tâm trí chúng
ta chụp ở dạng 3D kết hợp với những thông tin về ngày tháng, màu sắc, cảm giác, mùi
vị .... Nói tóm lại, suy nghĩ của chúng ta là một hình ảnh 3D có ngữ cảnh.
BIM là một phương pháp để tối ưu hóa thiết kế, quá trình thi công và vận hành của
công trình xây dựng. Về cơ bản, BIM được hình thành bởi một mô hình 3D trên máy
tính và có thể được nâng cấp bằng cách thêm thông tin như thời gian, chi phí, sử dụng.
Chữ "I" viết tắt của Information trong BIM, có thể được sử dụng theo nhiều cách khác
nhau tùy theo từng đối tượng tham gia dự án. Và kết quả là, dự án sẽ tạo ra một tập
hợp các mô hình BIM với thông tin phong phú có thể được sử dụng trong suốt vòng
đời dự án. Chính vì vậy, BIM không phải là phần mềm, nó chính là phương pháp làm
việc, cộng tác, thiết kế, quản lý, thi công và vận hành dự án. Hay nó cách khác nó là
một quy trình tổng hợp và khép kín
Được chấp nhận nhiều nơi trên thế giới bởi các tổ chức khác nhau, khái niệm BIM
được Uỷ ban Tiêu chuẩn BIM tại Mỹ định nghĩa như sau: "Mô hình thông tin công
trình là sự biểu diễn bằng số các thuộc tính vật lý và chức năng của công trình, chia
sẻ nguồn tri thức các thông tin của công trình, tạo một cơ sở đáng tin cậy cho các
quyết định trong suốt vòng đời từ ý tưởng ban đầu cho đến khi dỡ bỏ nó".

BIM là một quan niệm mới cho phép xây dựng công trình ảo trước rồi mới đến công
trình trên thực tế. Bằng cách này, các Bên tham gia dự án có thể xem xét trước và đánh
giá hiệu quả của nó trước khi thực hiện. Giải quyết được các vấn đề liên quan ngay ở

17
giai đoạn ban đầu của dự án, đạt được kết quả tiết kiệm đáng kể về mặt thời gian, chi
phí và năng lượng. Cùng với các khả năng theo dõi kế hoạch, chi phí và quản lý được
nâng cao, một thế giới hoàn toàn mới được mở ra cho cơ hội ứng dụng BIM.

Hình 1. 4 Ảnh mô phỏng các ứng dụng của BIM


BIM không chỉ là một bộ phần mềm, nó là một quá trình xác lập công nghệ cùng với
các yếu tố con người, quy trình, chính sách và quản lý.
1.3.2 Sơ lược việc áp dụng BIM ở một số nước trên thế giới

Hiện nay, chính phủ các nước nhận thức được tầm quan trọng của công nghệ trong
lĩnh vực xây dựng, trong đó có BIM. Họ thành lập các tổ chức phát triển BIM quốc gia
để nghiên cứu và xây dựng các tiêu chuẩn, lộ trình đảm bảo sự thành công cho việc áp
dụng BIM, cụ thể:

1.3.2.1 Kinh nghiệm Hoa Kỳ.

Năm 2008, Mỹ thành lập Hội đồng dự án BIM nhằm thúc đẩy sự phát triển BIM theo
từng ngành, từng bang và trên cả nước, đồng thời công bố tiêu chuẩn quốc gia về BIM.
Đến nay, tiêu chuẩn này đã hoàn thiện, tiêu chuẩn quốc gia bao gồm các chỉ dẫn theo 3
cấp:

- Cấp độ A: Tiêu chuẩn cốt lõi bao gồm tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, các quy phạm
trong việc trao đổi thông tin, tiêu chuẩn phù hợp kỹ thuật và thử nghiệm.

18
- Cấp độ B: Tiêu chuẩn tham khảo gồm các tiêu chuẩn ứng dụng bởi các tổ chức và
ngành công nghiệp khác liên quan đến quá trình thực hiện dự án áp dụng BIM, chỉ dẫn
đặc điểm kỹ thuật khi ứng dụng BIM và ví dụ tham khảo.

- Cấp độ C: Các tiêu chuẩn đã được thực tế chứng minh và cách thức tiến hành BIM,
bao gồm các thỏa thuận hợp đồng, hướng dẫn ứng dụng BIM để đạt kết quả tốt nhất và
ứng dụng dịch vụ hỗ trợ từ bên thứ 3.

Các cơ quan ứng dụng:

- Cơ quan dịch vụ công áp dụng từ năm 2003 cho tất cả các dự án công nhằm quản lý
chi phí và hiệu quả việc sử dụng năng lực, được hợp tác với NIBSS, các viện, đối tác.

- Binh chủng công binh (USACE) ứng dụng từ năm 2006 cho tất cả các dự án công
nhằm thiết kế mô hình kinh doanh.

- Bộ tư lệnh kỹ thuật hải quân (NAVFAC) bắt đầu từ năm 2014 với các công trình
mới từ 750.000 USD, cải tạo lớn hơn 2,5 triệu USD hoặc 50% giá trị công trình nhằm
chuẩn hóa quy trình, dữ liệu.

1.3.2.2 Kinh nghiệm Vương Quốc Anh

Tháng 5 năm 2011, trong chiến lược phát triển ngành xây dựng, chính phủ Anh đã đề
ra mục tiêu giảm 20% chi phí các dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư công. Để đạt được
mục tiêu, tháng 6 năm 2011 công bố chiến lược và lộ trình áp dụng BIM trong đó năm
2012 áp dụng thử một số dự án công, năm 2013-2015 đẩy mạnh áp dụng rộng rãi của
BIM và năm 2016 đảm bảo tất cả các dự án có vốn từ 5 triệu bảng sẽ ứng dụng BIM ở
giai đoạn phù hợp.

Năm 2011, chính phủ Anh thành lập hội thúc đẩy và thực hiện BIM nhằm tạo điều
kiện cho các đối tượng tham gia ứng dụng BIM nhằm đưa đất nước dẫn đầu về công
nghệ BIM. Năm 2012, Anh công bố tiêu chuẩn quốc gia về BIM.

19
1.3.2.3 Kinh nghiệm Singapore

Là quốc gia Đông Nam Á thành công nhất trong việc ứng dụng BIM khí có tiêu chuẩn
quốc gia và lộ trình BIM rõ ràng. Chính phủ thành lập Ban chỉ đạo BIM bao gồm: Bộ
phận hướng dẫn thực hiện BIM, Bộ phận pháp lý và hợp đồng, Hiệp hội các nhà quản
lý BIM. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ phát triển những tiêu chuẩn và nguồn lực hỗ trợ
BIM để tạo điều kiện hợp tác sử dụng BIM. Đồng thời tư vấn những lĩnh vực cần thiết
có thể tiến hành BIM hiệu quả ở cấp độ công ty, dự án hay cả ngành xây dựng.

Tháng 5 năm 2012, Ban chỉ đạo công bố tiêu chuẩn BIM là căn cứ hướng dẫn ứng
dụng BIM và chỉ rõ vai trò và trách nhiệm các bên tham gia khi ứng dụng BIM ở các
giai đoạn dự án. Singapore có lộ trình áp dụng BIM chặt chẽ:

- Tháng 7/2012: ứng dụng các dự án có vốn > 10 triệu đôla;

- Tháng 7/2013: ứng dụng Bim cho thiết kế kiến trúc ở tất cả các dự án xây mới có S
2
> 20.000 m ;

- Tháng 7/2014: ứng dụng cho thiết kế kỹ thuật ở tất cả các dự án xây mới có S >
2
20.000 m ;

- Tháng 7/2015: ứng dụng cho thiết kế kiến trúc và kỹ thuật ở tất cả các dự án xây
2
mới có S > 20.000 m ;

Singapore còn thúc đẩy các hoạt động học thuật như tổ chức các hội thảo về BIM, đưa
BIM trong việc giảng dạy sinh viên ở các trường đại học kỹ thuật, thúc đẩy các hoạt
động đào tạo nghề về BIM.

Ngoài ra BIM đang được xây dựng tiêu chuẩn và lộ trình ở một số nước như Pháp, Úc,
Đức, Nhật Bản … và có thể nói BIM ngày một được ứng dụng rộng rãi và là xu thế
phát triển của ngành xây dựng trong tương lai.
1.3.3 Khảo sát việc ứng dụng công nghệ BIM trong ngành xây dựng tại Việt Nam

1.3.3.1 Điều tra khảo sát hiện trạng ứng dụng BIM tại các dự án
Theo kết quả khảo sát của Viện kinh tế xây dựng [7], tỷ lệ hiểu biết về BIM đạt ở mức cao

khoảng 94% tỷ lệ khảo sát. Nhưng chỉ có 32% hiểu rõ về BIM, đạt ở mức trung bình thấp,

20
chủ yếu nằm ở các doanh nghiệp nước ngoài hoặc có vốn đầu tư nước ngoài. Tỷ lệ
hiểu biết ít chiếm 62% nằm ở các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp tư nhân
trong nước, mức độ biết ở một số khái niệm và công cụ ứng dụng cho BIM nhưng
chưa ứng dụng vào thực tế công việc (biểu đồ 1.1).

Biểu đồ 1. 1 Tỷ lệ hiểu biết về BIM


BIM tham gia vào toàn bộ quá trình thực hiện dự án, tùy thuộc vào chức năng và khả năng
của doanh nghiệp sẽ ứng dụng BIM vào các giai đọan khác nhau. Theo khảo sát, nếu coi
tỷ lệ ứng dụng BIM là 100% thì tỷ lệ phân bố vào các giai đoạn như sau (biểu đồ 1.2):
* Ứng dụng trong giai đoạn thiết

kế: + Thiết kế kiến trúc: 39%

+ Thiết kế kết cấu: 47%

+ Thiết kế chi tiết: 40%


* Ứng dụng trong giai đoạn xây dựng:

+ Bóc khối lượng dự toán: 38%

+ Lập biện pháp tổ chức thi công: 24%

+ Quản lý tiến độ thi công: 29%

+ Quản lý khối lượng thi công: 32%

21
Biểu đồ 1. 2 Tỷ lệ ứng dụng BIM vào các giai đoạn của dự án
Trên đây là một số nội dung cơ bản cho việc ứng dụng BIM của các đơn vị tại Việt Nam
hiện nay, trong đó có các nội dung nằm trong nội dung QLDA như quản lý tiến bộ, quản
lý thi công. Bên cạnh đó còn có một số nội dung khác như quản lý chi phí và quản lý trao
đổi thông tin,.. thì hiện nay chưa có đơn vị ở Việt Nam nào có khả năng ứng dụng. Như ta
thấy, việc ứng dụng BIM là còn thấp, dưới mức 50% bởi tuy BIM phát triển đã lâu song
việc ứng dụng BIM tại Việt Nam hầu như mới chỉ khoảng vài năm trở lại đây. Điều này
bắt nguồn từ việc các đơn vị gặp nhiều khó khăn trong quá trình ứng dụng.

Biểu đồ 1. 3 Tỷ lệ đánh giá khó khăn trong quá trình triển khai BIM

22
Có thể thấy có rất nhiều khó khăn trong quá trình triển khai ứng dụng BIM vào trong
dự án. Để vận hành về BIM cần có đủ 3 yếu tố cấu thành là con người, công nghệ và
quy trình. Trong khi đó nguồn lực thiếu 43% (con người), công cụ ứng dụng BIM
(công nghệ) thiếu 24% và quan trọng nhất là chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn hướng dẫn
ứng dụng BIM (quy trình) chiếm tới 43% (biểu đồ 1.3). Với điều kiện các doanh
nghiệp tại Việt Nam hiện nay, việc ứng dụng thường xuất phát từ nội địa doanh nghiệp
muốn ứng dụng các công cụ BIM chứ chưa thực sự tham gia vào quy trình BIM, do
không có các hướng dẫn cụ thể. Ngoài ra việc thiếu công cụ thường gắn liền với thiếu
kinh phí đầu tư. Chỉ có doanh nghiệp lớn hoặc các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài với nguồn nhân lực chất lượng cao và lượng vốn đầu tư dồi dào mới đủ khả năng
ứng dụng. Trên đây là thực trạng về việc áp dụng BIM vào ngành xây dựng tại Việt
Nam, từ đó cần xây dựng những giải pháp tháo gỡ những khó khăn trước mắt.

1.3.3.2 Một số dự án áp dụng công nghệ BIM tại Việt Nam.


Hầu hết các dự án có tổng mức đầu tư lớn, khối lượng công việc cần quản lý nhiều, phải kể đến:

TÊN DỰ ÁN THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN ỨNG DỤNG BIM


DIAMOND - CĐT: Công ty TNHH Bình Trong giai đoạn thi công và sau thi
ISLAND SKY Thiên An công.
RESORT - QLDA: Tập đoàn Colliers Mô hình hóa với độ chi tiết LOD
- 1.100 căn hộ, 16-25 tầng. 300-350
Mô phỏng thi công, quản lý vật tư.

DELTA - CĐT: Tập đoàn Delta Dữ liệu mời thầu và khối lượng.
RIVER - 32 tầng Mô hình 3D, trình diễn.
TOWER Mô phỏng 4D tiến độ.

Khu RESORT - CĐT: Công ty TNHH Trí Việt Mô hình quy hoạch.
ECO-PARK Hội An Mô hình 3D với độ chi tiết LOD
TRÍVIỆT - Các tòa nhà 4-5 tầng 300-350 và mô phỏng tiến độ 4D
HỘI AN

Bảng 1. 1 Một số dự án áp dụng BIM sử dụng vốn tư nhân

23
Bảng 1. 2 Một số dự án áp dụng BIM sử dụng vốn ngân sách nhà nước

TÊN DỰ ÁN THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN ỨNG DỤNG BIM

ĐẠI HỌC BÁCH -CĐT: Đại học bách khoa Tp Giai đoạn ứng dụng BIM sau thi
KHOA THÀNH PHỐ Hồ Chí Minh công.
HỒ CHÍ MINH - Các tòa nhà 7-12 tầng phục Mô hình 3D.
vụ giảng dạy và thể thao Mô hình phục vụ quản lý

VIETIN BANK - CĐT: Vietinbank Giai đoạn ứng dụng làm hồ sơ thầu
TOWER - Tổ hợp 3 tầng hầm và 3 khối và thi công.
công trình. Mô hình 3D
- TMĐT 10.267.000.000.000 đ Dữ liệu trình chiếu mô phỏng tiến độ
4D và trình tự thi công.
ĐƯỜNG METRO 2: -QLDA: Ban QLDA đường Giai đoạn chuẩn bị thi công.
BẾN THÀNH – sắt đô thị. Mô hình 3D
THAM LƯƠNG - TMĐT: 1,7 tỷ euro

QUỐC LỘ 1 ĐOẠN - QLDA: Ban QLDA 4 Bộ Giai đoạn chuẩn bị và sau thi công.
QUA QUẢNG TRỊ giao thông Mô hình 3D và quét laser 3D
-TMĐT: 2.990 tỷ VNĐ
CẦU SÀI GÒN 2 - Dài 1km, 30 nhịp Giai đoạn thi công.
- Rộng 23,5 m với 6 làn xe Hồ sơ mời thầu và khối lượng.
trong đó có 4 làn ô tô Mô hình 3D và dữ liệu trình chiếu.

HẦM QUA SÔNG - TMĐT: 8.101 nghìn tỷ VNĐ Ứng dụng sau thi công.
SÀI GÒN (HẦM THỦ Mô hình 3D và kiểm soát xung đột.
THIÊM)
CẦU VÀM CỐNG -TMĐT: 272 triệu USD Ứng dụng GĐ thi công.
Mô hình 3D
Hồ sơ công trình. Mô hình bóc tách
khối lượng, hoàn công.
DỰ ÁN NHIỆT ĐIỆN -CĐT: Tổng công ty điện lực Mô hình 3D
THÁI BÌNH dầu khí Kiểm soát xung đột.
- Tổng thầu EPC: Tổng công
ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt
Nam
- TMĐT: 1,7 tỷ USD

CẦU VƯỢT LÊ -CĐT: Sở GTVT Hải Phòng. Mô hình 3D


HỒNG PHONG TMĐT: 310 tỷ đồng

24
1.3.3.3 Phân tích ứng dụng BIM vào dự án Cầu vượt Lê Hồng Phong – Hải Phòng:
Cầu vượt xây dựng tại ngã tư Lê Hồng Phong - Nguyễn Bỉnh Khiêm là cầu vĩnh cửu,
dài 267,6m, tải trọng HL93 chịu tải trọng lớn nhất (đầy tải). Đường trong phạm vi nút
giao theo tiêu chuẩn đường trục chính đô thị, tốc độ thiết kế 60km/h. Kết cấu cầu là
dạng cầu vòm thép gồm 5 nhịp, trong đó có 1 nhịp vòm thép và 4 nhịp bằng thép bê
tông liên hợp. Chiều rộng mặt cắt ngang cầu 16m, bao gồm 4 làn xe cơ giới, mỗi làn
rộng 3,5m và 0,5m dải phân cách và dải an toàn. Cầu vượt tại nút giao này là cây cầu
vòm thép đầu tiên được xây dựng trong đô thị Hải Phòng, trong đó nhịp vòm thép dài
tới 99m với nét nổi bật nhất là bố trí hệ thống ánh sáng, đèn LED nghệ thuật trên cầu.
Tổng giá trị công trình là 310 tỉ đồng. Nhà thầu thi công là Liên danh Công ty cổ phẩn
Tập đoàn Đầu tư – Xây dựng HJC và Công ty cơ khí 4 và xây dựng Thăng Long
(MECO).

Nhà thầu thiết kế đã tạo dựng mô hình BIM trải qua 3 cấp độ mô hình chính:

- Mô hình kiến trúc: Được vẽ bằng phần mềm Sketchup cho phép chủ đầu tư, nhà thầu
và người dân (người sử dụng công trình) có hiểu biết ít về các bản vẽ kỹ thuật 2D dễ
dàng hình dung và lựa chọn thiết kế kiến trúc thích hợp với cảnh quan, điều kiện thực
tế vị trí xây dựng công trình.

Hình 1. 5 Dựng mô hình không gian ba chiều cho dự án

25
Mô hình bản vẽ kiến trúc sau khi được chấp thuận, chuyển sang giao thức IFC chuẩn,
lưu trữ những thiết kế cơ sở về dự án, công trình như: Chiều dài, kích thước kết cấu.

- Mô hình tính toán: Sau khi phương án được phê duyệt về mặt kiến trúc, các kỹ sư kết
cấu sẽ chuyển từ mô hình kiến trúc sang mô hình tính toán, sử dụng phần mềm phân
tích kết cấu SCIA Engineer thực hiện điều chỉnh các vị trí liên kết để xây dựng mô
hình tính toán thích hợp với phương án cầu, kiểm tra tính khả thi cũng như chịu lực
của công trình.

- Mô hình cấu tạo: Các kỹ sư chuyển từ mô hình tính sang mô hình kết cấu cụ thể với
các cấu tạo, liên kết và cốt thép cho mô hình. Sử dụng phần mềm Tekla-Structure 20
đã thể hiện chi tiết bố trí cốt thép bản mặt cầu, các mặt cắt thanh chịu lực, vật liệu sử
dụng, liên kết giữa các kết cấu chính bằng phần mềm Tekla-Structure 20. Kết quả mô
hình được thể hiện ở hình 1.5 và một lần nữa thông tin được cập nhật vào cơ sở dữ liệu
chung của cầu (lưu trữ dạng giao thức IFC). Từ mô hình kết cấu sẽ xuất ra khối lượng
cũng như cấu tạo chi tiết và gần thực tế xây dựng.

Hình 1. 6 Mô hình kết cấu cầu vượt Lê Hồng Phong


Từ mô hình bản vẽ phương án cầu và cơ sở dữ liệu đã được cập nhật.
Hiệu quả đạt được khi ứng dụng BIM vào dự án: sau hơn 8 tháng thi công, cầu vượt tiến
độ 2 tháng so với mục tiêu ban đầu đề ra, trở thành cây cầu có tốc độ thi công nhanh nhất
ở Hải Phòng từ trước tới nay. Cây cầu này đồng thời cũng đảm bảo các yếu tố kỹ thuật,
thẩm mỹ cao, góp phần cải tạo, nâng cấp diện mạo đô thị Hải Phòng cũng như tạo điểm
nhấn ở cửa ô theo đường hàng không qua Cảng hàng không quốc tế Cát Bi.

26
Hình 1. 7 Mô hình phân tích – tính toán
 Tác giả nhận định rằng việc sớm đưa công trình vào sử dụng trước hai tháng so
với kế hoạch (giảm thời gian thi công xây dựng khoảng 20% so với mục tiêu mà nhà
nước đã đặt ra là 10%) là một thành công lớn khi áp dụng công nghệ mới vào việc thi
công xây dựng. Theo người viết, thành công của dự án có được là do:
- Con người: Công ty thiết kế có đủ năng lực để thực hiện công tác thiết kế.

- Quy trình: Thiết kế kiến trúc và kết cấu là cùng một nhà thầu thực hiện nên
không cần người điều phối BIM, nhà thầu thiết kế chịu trách nhiệm hoàn toàn những
xung đột va chạm trong quá trình thiết kế.
- Công nghệ: Việc áp dụng BIM mới dừng lại ở bước thiết kế 3D. Đây là bước đi
đúng đắn bởi theo người viết do hiện tại Nhà nước chưa đưa ra được những tiêu chuẩn,
quy chuẩn, hướng dẫn áp dụng nên việc áp dụng BIM cần được áp dụng dần dần từ
thấp đến cao, kinh nghiệm của dự án này là tiền đề áp dụng cho dự án tới.
- Ngoài ra, nhà thầu xây dựng được ưu đãi trong việc sắp xếp nguồn vốn và thanh
quyết toán, dự án có thiết kế hai bước, TMĐT không quá lớn.

1.3.3.4 Phân tích ứng dụng BIM vào dự án Vietin Bank Tower:

- Tên dự án: Tòa nhà trụ sở chính ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt
Nam- Vietin Bank Tower viết tắt là Vietin Bank Tower.

- Chủ đầu tư: Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam.

- Các tổ chức tư vấn chính:

27
• Nhà thầu tư vấn thiết kế chính: Công ty Foster and Partner (Anh Quốc)

• Nhà thầu thiết kế kết cấu: Công ty Halvorson and partners

• Nhà thầu thiết kế địa phương: Công ty cổ phần Vinaconex R&D (Việt Nam)

• Nhà thầu tư vấn quản lý dự án và giám sát thi công xây dựng (PM/CM): Công ty
Turner International LLC (Mỹ)

• Một số nhà thầu không đủ điều kiện năng lực họ đã liên danh để tham gia đấu thầu,
một số liên danh như:

- Liên danh Hòa Bình - Agrimeco.

- Liên danh Can build – Amacao.

- Liên danh Foster and Partner- Halvorson and partner và thầu phụ địa phương là
Vinaconex R&D.

- Một số Nhà thầu tham gia là công ty nước ngoài hoặc liên danh giữa nước
ngoài và trong nước như:

- Công ty Can build ở Hong Kong còn Amacao là công ty Việt Nam.

- Công ty Foster and Partner tại Anh còn Halvorson and Partner tại Mỹ.

• Tổ hợp công trình gồm 3 tầng hầm và 3 khối công trình bao gồm:
Tầng hầm: Chức năng kỹ thuật phụ trợ và để xe.
Khối đế: 9 tầng, chức năng thương mại và hội họp, chiều cao
là 46,44m
Khối văn phòng: 68 tầng chức năng làm trụ sở chính của ngân hàng
Công thương, cao 363,1m
Khối khách sạn: 48 tầng, chiều cao 230,5m
Vị trí: Lô đất TM01 khu đô thị mới Ciputra quận Tây Hồ,
Hà Nội.
Các hệ thống: Đầy đủ các hệ thống kỹ thuật của một Tòa nhà
thông minh: Điều hòa không khí, Phòng cháy chữa

28
cháy, Thang máy, hệ thống quản lý tòa nhà
thông minh (IBMS).
Loại công trình: Công trình Dân Dụng
Cấp công trình: Cấp đặc biệt
Tổng mức đầu tư dự án: 10.267.000.000.000đ (Mười nghìn hai trăm sáu
mươi bảy tỷ)

Hình 1. 8 Phối cảnh dự án Vietinbank dựng bằng BIM

Thực trạng quản lý dự án tại công trình Vietin Bank Tower.


Mô hình quản lý

Chủ đầu tư: Ngân Hàng TMCP công thương Việt Nam không có chuyên môn kinh
nghiệm trong quản lý dự án đầu tư xây dựng. Ngân Hàng này thành lập ra một ban
quản lý dự án dưới sự chỉ đạo kiêm nhiệm của một Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng.

29
Chủ đầu tư tổ chức tuyển dụng một số cán bộ có kiến thức về xây dựng vào Ban
QLDA này.

Chủ đầu tư không lựa chọn hình thức Tổng thầu mà chọn hình thức Tư vấn
QLDA/GSXD sẽ đảm nhiệm công tác quản lý và giám sát các Nhà thầu thực hiện.
Tiến độ thi công công trình
Dự án khởi công năm 2013 và dự kiến kết thúc vào đầu năm 2017. Tuy nhiên đến thời
điểm quý 2 năm 2017, khối lượng công việc mới ước được 15% tổng mức đầu tư đã
bao gồm một phần phát sinh.

Hiện nay thiết kế khách sạn cũng đang phải hiệu chỉnh theo thực tế yêu cầu, mọi hoạt
động tại khối khách sạn đang tạm dừng tại tầng 5 chờ thiết kế hiệu chỉnh được hoàn tất.
Về góc độ quản lý:
Nguồn vốn của Chủ đầu tư giai đoạn đầu của dự án (năm 2013) chậm huy động do liên

quan đến các thủ tục pháp lý, nên dòng tiền đổ vào dự án không đáp ứng được tiến độ.

Theo hợp đồng với Chủ đầu tư, Tư vấn QLDA/GSXD không chịu trách nhiệm về tiến
độ. Điều này dẫn đến trách nhiệm của Tư vấn không cao trong quá trình điều hành. Dự
án càng kéo dài, Chủ đầu tư càng mất tiền phát sinh đối với tổ chức tư vấn
QLDA/GSXD.

 Theo người viết, việc ứng dụng BIM vào dự án là chưa thành công bởi những
nguyên nhân sau:
- Con người: Các công ty thiết kế đều có đủ năng lực để thực hiện công tác thiết
kế từng phần, nhà thầu xây dựng là các nhà thầu lớn song việc lắp ghép các phẩn để
tạo một bức tranh hoàn chỉnh giữa các công ty là quá yếu kém, các bên đùn đẩy trách
nhiệm cho nhau bởi mỗi bên đều bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình theo hợp đồng
ký với Chủ đầu tư.
- Quy trình: Việc thiết kế do nhiều nhà thầu thực hiện trong khi đó Ban QLDA chưa
xây dựng được mô hình điều hành xây dựng khi áp dụng BIM. Mô hình Tổng thầu EPC
không được áp dụng cho dự án này với mục đích là tiết kiệm chi phí cho dự án. Tuy vậy
rất nhiều bất cập trong quá trình thực hiện dự án đặc biệt là xung đột, va chạm

30
giữa các Bên Chủ đầu tư với Tư vấn, Tư vấn với các Nhà Thầu và giữa các Nhà thầu
với nhau chính là nguyên nhân làm chậm tiến độ thi công công trình.
- Công nghệ: Dự án được áp dụng BIM 3D, BIM CD (phát hiện va chạm và giải
quyết xung đột), BIM 4D. Việc ứng dụng BIM mới dừng lại ở bước thiết kế và lập tiến
độ thi công, điều này là hoàn toàn phù hợp với một dự án lớn.

- Đây là một dự án rất lớn, kết cấu rất phức tạp do một đơn vị của Việt Nam đầu
tư nên chưa có nhiều kinh nghiệm. Chủ đầu tư vẫn còn lỏng lẻo trong việc quản lý hợp
đồng khi Nhà nước chưa đưa ra hành lang pháp lý cụ thể cho ứng dụng BIM để cho
các nhà thầu không làm tròn trách nhiệm của mình. Việc chậm huy động vốn là một
phần ảnh hưởng đến dự án.
1.4 Điều kiện áp dụng BIM.
Để một dự án áp dụng BIM thành công cần các yếu tố cơ bản như công cụ, quy trình,
con người. Nó gần tương tự như việc đi cày: công cụ là con trâu cái cày, quy trình là
một tập hợp các hoạt động có tính toán từ trước theo một trật tự nhất định và con
người điều khiển, song đây là việc lao động chân tay. Còn việc chuyển đổi từ CAD 2D
sang BIM 3D cũng giống như từ con trâu cái cày sang cái máy cày, từ đó quy trình
cũng thay đổi và con người cần có kiến trức cao hơn để điều khiển cái máy (hình 1.8).
Và việc ứng dụng BIM ở đây cũng tương tự, ta không thể thiếu một trong ba yếu tố
căn bản là công cụ, quy trình, con người.

Hình 1. 9 Điều kiện cần để ứng dụng BIM

31
 Về công cụ trong BIM cần có: phần mềm (Revit, Tekla, Naviwork, Faro, Oculus
VR,...), các máy vi tính, máy tính bảng, máy Scan... Việc sử dụng máy tính thì yêu cầu
công ty hay đơn vị nào cũng cần có và có cấu hình phù hợp để cài đặt phần mềm, máy tính
bảng có thể xem bản vẽ, mô hình và thông tin cần thiết, và các máy khác hỗ trợ trong các
bước thực hiện. Tùy vào mỗi công ty, người thiết kế họ chọn lựa các phần mềm phù hợp
đảm bảo cho công việc song phải yêu cầu rằng các phần mềm đó khi xuất ra sản phẩm có
thể kết hợp với các phần mềm khác. Ngoài ra còn không gian lưu trữ đám mây, sân chơi
cho tất cả các bên liên quan trong một dự án. Chúng ta nên biết rằng, việc đầu tư ban đầu
là không nhỏ, chỉ riêng mỗi các máy scan khoảng 35.000.000 USD, máy vi tính và máy
tính bảng có cấu hình đáp ứng yêu cầu cũng cỡ trên 1.000.000 USD ... song lợi ích mà nó
mang lại về lâu dài là rất lớn vì vậy liều thì mới ăn nhiều được.
 Quy trình là một thứ trừu tượng, bên trên tác giả trình bày chỉ là giới thiệu sơ qua các
giai đoạn, trong các giai đoạn thì có các phần mềm gì và nó mang lại cho chúng ta cái gì.
Cái mà nước ta đang thiếu ở đây là chưa xây dựng được các tiêu chuẩn đồng bộ với
việc thực hiện các phần mềm. Công ty bạn không thể mua phần mềm về rồi sử dụng
theo tiêu chuẩn mà bạn tự sáng tạo rồi nói là ứng dụng BIM được. BIM cần sự hợp tác
giữa nhiều bên và cần có quy trình, tiêu chuẩn cụ thể để đảm bảo các bên thực hiện
được thuận lợi. Hiện tại nước ta chưa xây dựng được quy trình, tiêu chuẩn BIM cụ thể
vì vậy các công ty thiết kế, xây dựng mới chỉ bắt đầu bằng việc tự học hỏi các dự án đã
thực hiện, cử người ra nước ngoài học,... nên hiện nay chưa có sự thống nhất chung
giữa nhiều công ty thiết kế, xây dựng cùng thực hiện một dự án. Dưới đây là một số
cái tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình thực hiện và các vấn đề liên quan ở Anh.
• PAS 1192-2:2013: Tiêu chuẩn kỹ thuật về quản lý thông tin cho giai đoạn đầu tư/
chuyển giao cho dự án xây dựng sử dụng BIM
• PAS 1192-2:2014: Tiêu chuẩn kỹ thuật về quản lý thông tin cho giai đoạn vận
hành cho dự án xây dựng sử dụng BIM
• PAS 1192-4:2014: Các yêu cầu về trao đổi thông tin sử dụng COBie – Hướng dẫn
sử dụng
• PAS 1192-5:2015: BIM và vấn đề bảo mật
• Giao thức BIM (tài liệu của CIC)
• GSL – Government Soft Landing

32
• dPOW – Digital Plan of Works
• Hệthống phân loại Uniclass2015
Do Chủ đầu tư là người trả tiền và Ban QLDA (thay mặt Chủ đầu tư) đứng ra để
phối hợp, yêu cầu các bên thực hiện trách nhiệm của mình.Việc thực hiện BIM được
triển khai ngay từ khi ký hơp đồng với các nhà thầu bằng các thông tin cụ thể như:
- Quản lý: Đích danh người làm, trách nhiệm thế nào, các dữ liệu đầu vào cần thiết...
- Chi tiết hóa chiến lược chuyển giao PIM (mô hình BIM sau khi xây dựng xong).
- Quy trình kiểm tra chất lượng mô hình: bao gồm các tiêu chuẩn về mô hình, đặt
tên, tọa độ góc để phối hợp các mô hình, sai số cho phép...
- Truyền thông: Ước lượng các cuộc họp gì, khoảng thời gian, những ai tham gia,...
- Giải pháp công nghệ: dùng phần mềm nào...
Trên đây là các yêu cầu tối thiểu cần có thể các bên phối hợp dùng BIM.
 Yếu tố cơ bản cuối cùng là thái độ con người. Bởi không áp dụng BIM dự án vẫn thực
hiện, công trình vẫn xây dựng chỉ là thời gian lâu hơn, hiệu quả không cao, chất lượng vẫn
đạt yêu cầu cần thiết và chi phí tăng lên. Cơ bản là cần xem tiền ai bỏ ra, ai là Chủ đầu tư dự

án, người bỏ tiền là người quyết định. Cần đào tạo chuyên sâu về BIM cho những kỹ sư.

Biểu đồ 1. 4 Tỷ lệ ứng dụng BIM theo loại hình doanh nghiệp


Theo báo cáo nghiên cứu xây dựng lộ trình áp dụng BIM tại Việt Nam năm 2015, tỷ lệ

doanh nghiệp nhà nước ứng dụng BIM là 18% còn thấp bởi nhiều lãnh đạo chưa hiểu rõ

33
được tầm quan trọng của BIM, tiền của nhà nước, không ảnh hưởng nhiều đến lợi ích cá
nhân, trong khi doanh nghiệp là những người bỏ tiền túi ra, mọi thứ ảnh hưởng đến lợi
nhuận họ đều quan tâm nên chính vì thế họ luôn ưu tiên áp dụng công nghệ mới, có thể
ban đầu với số tiền lớn nhưng về lâu dài nó chỉ là phần nhỏ. Trong khi đó các chủ doanh
nghiệp có tỷ lệ 70% nhận thức được giá trị mang lại của BIM (biểu đồ 1.1). Chủ đầu tư
ứng dụng BIM trong xây dựng tiêu biểu phải kể đến Sungroup, Vingroup với những khu
nghỉ dưỡng trên cả nước, dự án DIAMOND ISLAND SKY RESORT của Công ty TNHH
Bình Thiên An, tháp sông Mê Kông của tập đoàn Delta, khu resort eco part Trí Việt Hội
An của công ty TNHH Trí Việt Hội An… Các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước như
Khu công nghệ trường đại học Bách Khoa TP Hồ Chí Minh, tháp Vietinbank, đường
metro2: Bến thành – Tham Lương, quốc lộ 1 đoạn đi qua Quảng Trị, cầu Sài Gòn, hầm
Sài Gòn… Nâng cao năng lực về BIM cho các bên tham gia vào lĩnh vực xây dựng bao
gồm Chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, QLDA, nhà thầu, nhà cung ứng, bên quản lý vạn hành
các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng…Việc tăng cường cho các đối tượng này cần
có lộ trình rõ ràng, có thể thông qua đào tạo nâng cao, tạo ra nguồn việc cũng như các biện
pháp khuyến khích. Xây dựng những nội dung đào tạo BIM phù hợp với từng đối tượng
cụ thể như những người sử dụng và quản lý BIM.
1.5 Những thuận lợi và khó khăn về việc áp dụng BIM trong ngành xây dựng
Hiện nay BIM là công nghệ tiên phong trong lĩnh vực xây dựng công trình, không chỉ
ở các nước phát triển mà ngay cả Việt Nam cũng gặp nhiều vấn đề khi mới bắt đầu áp
dụng. Để đạt được hiệu quả cao nhất, các bên cần phải nhìn nhận khách quan, giải
quyết các yếu tố tác động và thách thức trong việc áp dụng BIM.
 Thuận lợi:

- Nhà nước và Bộ Xây dựng khuyến kích áp dụng BIM thể hiện qua việc:

+ Tổ chức nhiều cuộc hội thảo khoa học, mời các chuyên gia có kinh nghiệm
trong và ngoài nước về BIM có những đánh giá khách quan trong việc áp dụng tại Việt
Nam, mở các lớp bồi dưỡng năng lực về BIM, ...
+ Mô hình thông tin xây dựng BIM được đưa vào trong Luật và các văn bản dưới
luật (tác giả đánh giá tại Chương II);

34
+ Đã xây dựng được lộ trình ứng dụng BIM vào ngành Xây dựng nói chung và
bắt buộc áp dụng từ năm 2021.
- Với nguồn nhân lực trẻ và ham học hỏi, mục tiêu phát triển bản thân và ngành xây
dựng là điều để các bạn sinh viên, kỹ sư phấn đấu; các buổi gặp gỡ nói chuyện với các
chuyên gia về BIM được tổ chức tại các trường đại học như đại học Xây dựng, địa học
Kiến trúc, đại học Giao thông Vận tải .... Phải kể đến là khóa học đào tạo Telkla BIM
tại đại học Thủy Lợi vào cuối tháng 3/2017 với sự hợp tác HSD Việt Nam. Khóa đào
tạo đã giúp cho sinh viên có cái nhìn đa chiều về BIM, các ưu nhược điểm mà nó
mang lại giúp kích thích sự phát triển tìm tòi học hỏi các bạn sinh viên.
- Nhiều nhà lãnh đạo đã có cái nhìn tích cực về BIM và đưa ra yêu cầu áp dụng BIM
vào dự án. Các ban quản lý dự án tại miền Nam và miền Trung ứng dụng BIM nhiều
hơn là các ban tại miền Bắc.
 Khó khăn gặp phải:

- Chi phí đào tạo và đầu tư ban đầu là khoản chi đáng kể mặc dù các chi phí này sẽ
tạo ra các lợi ích thu lại cho các dự án theo thời gian.Việc áp dụng BIM yêu cầu phải
có sự đào tạo cẩn thận và việc sử dụng phần mềm hỗ trợ tạo lập mô hình đi kèm với
chi phí mua phần mềm và đào tạo sử dụng phần mềm. Cũng do chi phí dùng cho phần
mềm, phần cứng và đào tạo nhân viên là các khoản chi đáng kể nên CĐT sẽ cân nhắc
rất kỹ việc có thay đổi ứng dụng công nghệ này không hay sẽ làm theo cách truyền
thống. Tương tự đối với các nhà thầu và các đơn vị tư vấn, việc ứng dụng BIM sẽ làm
cho chi phí thiết kế và giá dự thầu tăng. Điều này sẽ gây bất lợi trong quá trình đấu
thầu nếu như CĐT không có yêu cầu ứng dụng BIM. Vì thế chi phí đầu tư ban đầu và
chi phí đào tạo là một trong những rào cản lớn khi áp dụng BIM.
- Cách thức tổ chức và phối hợp: BIM không chỉ áp dụng cho một bên mà cho tất cả
các bên liên quan đến dự án. Xác định được quy trình chia sẻ thông tin mô hình thích
hợp cho các thành viên trong dự án là rất quan trọng để dẫn đến sự thành công. Quy
trình này đòi hỏi sự thống nhất hợp tác giữa các bộ môn thiết kế, giữa các đối tượng
tham gia có liên quan từ thiết kế đến thi công, thứ tự và trình tự làm việc, cơ sở pháp lý
để phân bổ trách nhiệm.

35
- Nguồn nhân lực được đào tạo về BIM hiện nay đang thiếu và chưa được đào tạo bài
bản. BIM là công nghệ mới, đòi hỏi người dùng ngoài những kiến thức về thiết kế xây
dựng, quản lý xây dựng, sử dụng phần mềm còn cần có kiến thức làm việc đa ngành.
Khi mới triển khai áp dụng BIM vào các dự án, việc thiếu nguồn nhân lực được đào
tạo cẩn thận là một thách thức rất lớn.
- Các vấn đề pháp lý khi áp dụng BIM vào dự án: quy trình hợp đồng, sự phụ thuộc
vào công nghệ, quyền sở hữu và trách nhiệm đối với mô hình, các vấn đề về bảo
hiểm…
Yêu cầu phải nghiên cứu ứng dụng BIM đối với các ban QLDA tại Việt Nam:
Hiện tại ở Việt Nam đã có một số doanh nghiệp, tập đoàn, ban QLDA đi đầu trong
việc ứng dụng BIM vào việc xây dựng các dự án. Chủ đầu tư đóng vai trò quan trọng
trong việc thúc đẩy ứng dụng BIM, thường có 2 nguyên nhân chính:
- Do bản thân nội tại của doanh nghiệp thấy cần thiết phải ứng dụng BIM;

- Do yêu cầu của dự án bắt buộc phải ứng dụng.

Tuy nhiên hiện nay chỉ có một vài chủ đầu tư nhận thức được lợi ích này. Ngoài ra còn
có các nhà thầu xây dựng và các đơn vị khác ứng dụng BIM vào các dự án nhằm tạo
lợi thế cạnh tranh.
- Hiệu quả của BIM đối với ngành Xây dựng là điều đã nhận thấy được. Việc ứng dụng
BIM vào dự án cần sự liên kết giữa Ban QLDA, nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công xây
lắp, đơn vị vận hành sử dụng mà Ban QLDA thay mặt Chủ đầu tư là trung tâm điều hành;
- Theo quyết định số 2500/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2016 của Thủ tướng
Chính phủ ra về việc phê duyệt đề án áp dụng BIM trong hoạt động xây dựng và quản
lý vận hành công trình, Nhà nước đưa ra lộ trình áp dụng BIM, khuyến khích và dần
bắt buộc áp dụng BIM vào một số dự án từ năm 2021 cho thấy tầm quan trọng của mô
hình thông tin xây dựng trong việc phát triển ngành Xây dựng
Chính vì vậy đây là yêu cầu cần phải nghiên cứu để ứng dụng BIM đối với các Ban
QLDA tại Việt Nam nói chung và Ban QLDA tại Thái Bình nói riêng.

36
Kết luận chương 1:
Trong chương 1, tác giả trình bày những những vấn đề tổng quan về công tác QLDA
đầu tư xây dựng, tình hình chung công tác QLDA của nước ta hiện nay, nêu lên được
các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện xây dựng công trình.
Từ đó tác giả giới thiệu tổng quan mô hình thông tin xây dựng BIM, sơ lược kinh
nghiệm áp dụng BIM ở một số nước trên thế giới và khảo sát quá trình áp dụng BIM,
tổng hợp một số dự án ứng dụng BIM tại Việt Nam trong đó có cả vốn doanh nghiệp
và vốn ngân sách nhà nước. Học viên đi sâu vào phân tích BIM tại một số dự án ở Việt
Nam. Từ đó đưa ra điều kiện cần để áp dụng và những vấn đề cần lưu ý khi áp dụng
BIM vào ngành xây dựng.

37
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ PHÁP LÝ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
DỰ ÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
2.1 Các quy định pháp lý về công tác QLDA và ứng dụng mô hình thông tin xây
dựng trong việc xây dựng công trình

Một số văn bản luật được Quốc Hội thông qua áp dụng trong việc QLDA đầu tư xây
dựng công trình. Các văn bản pháp lý dưới đây chính là kim chỉ nam để những cá
nhân, đơn vị tham gia công tác xây dựng đi đúng hướng theo luật pháp và những quy
định hiện hành của Nhà Nước:

- Luật Ngân sách nhà nước năm 2015: Luật số 83/2015/QH13 ngày 25 tháng 06 năm
2015 của Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Luật Đấu thầu 2013: Luật số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 của Quốc Hội nước
Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Luật Đầu tư công 2014: Luật số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc Hội nước
Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Luật Xây dựng 2014: Luật số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc Hội nước
Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Luật Đầu tư 2014: Luật số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014 của Quốc Hội nước
Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Để hướng dẫn thực hiện các luật trên, Chính phủ và các Bộ, ngành đã ban hành nhiều
văn bản (Chỉ thị, Nghị định, Thông tư) liên quan đến QLDA, quản lý chi phí, đấu thầu
và hợp đồng xây dựng.... Dưới đây là những văn bản hướng dẫn thực hiện trực tiếp, có
nhiều sửa đổi kịp thời so với các thay đổi thực tế. Theo cách tiếp cận về các nội dung
QLDA đầu tư xây dựng, có thể xem xét các nội dung của một số văn bản sau:

- Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;

- Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu
tư xây dựng công trình;

38
- Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 về hợp đồng trong hoạt động xây
dựng;

- Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số
nội dung về quy hoạch xây dựng;

- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng
và bảo trì công trình xây dựng;

- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về QLDA đầu tư xây
dựng;

- Thông tư số 06/TT-BXD ngày 10/03/2016 của Bộ xây dựng về việc hướng dẫn xác
định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

- Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05/04/2017 của Chính phủ về sử đổi, bổ sung
một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về QLDA
đầu tư xây dựng;

- Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 của Bộ Xây dựng về việc công bố định
mức chi phí QLDA và tư vấn đầu tư xây dựng dự án.

Một số văn bản của cơ quan nhà nước đề ra hướng đi trong việc áp dụng mô hình
thông tin xây dựng BIM vào ngành xây dựng của nước ta hiện nay.

- Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung
ương Đảng cộng sản Việt Nam về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin
đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế;

- Quyết định số 134/QĐ-TTg ngày 26/01/2015 của Thủ Tướng Chính phủ về việc phê
duyệt đề án tái cơ cấu ngành xây dựng gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo
hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2014- 2020;

- Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15/4/2015 của Chính phủ ban hành Chương trình
hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị Ban
chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển
công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế;
39
- Quyết định số 2500/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt đề án áp dụng mô hình thông tin công trình (BIM) trong hoạt động
xây dựng và quản lý vận hành công trình;

- Quyết định số 203/QĐ-BXD ngày 21/03/2017 của Bộ Xây dựng về việc thành lập
Ban chỉ đạo thực hiện đề án áp dụng mô hình thông tin công trình (BIM) trong hoạt
động xây dựng và quản lý vận hành công trình.

Bên cạnh các văn bản kể trên, hiện có rất nhiều văn bản liên quan đến hoạt động đầu
tư xây dựng và QLDA đầu tư xây dựng như các Thông Tư, Quyết định, Hướng dẫn
.....do Bộ xây dựng, Bộ Tài Chính và các Bộ có chức năng quản lý chuyên ngành và
các địa phương ban hành. Việc tiếp cận, áp dụng các văn bản này cần được thực hiện
kịp thời trong suốt quá trình QLDA đầu tư xây dựng. Các văn bản pháp lý kể trên
chính là kim chỉ nam để những cá nhân, đơn vị tham gia công tác xây dựng đi đúng
hướng.
2.2 Cơ sở thực tiễn công tác quản lý dự án xây dựng

Phương pháp quản lý dự án lần đầu được áp dụng trong lĩnh vực quân sự Mỹ vào
những năm 50, đến nay nó nhanh chóng được ứng dụng rộng rãi vào các lĩnh vực kinh
tế, quốc phòng và xã hội. Có hai lực lượng cơ bản thúc đẩy phát triển mạnh mẽ của
phương pháp quản lý dự án là: nhu cầu ngày càng tăng của những hàng hóa, dịch vụ
sản xuất phức tạp, kỹ thuật tinh vi trong khi đó CĐT có nhiều yêu cầu cao; kiến thức
của con người (hiểu biết tự nhiên, xã hội, kinh tế, kỹ thuật) ngày càng tăng.
Trong nhưng năm gần đây, có nhiều bộ Luật, nghị định, thông tư ra đời thay thế. Trong đó
phải kể đến Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 (gọi tắt là Luật Xây dựng
2014) do Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành có hiệu lực từ ngày
01/01/2015 thay thế Luật Xây dựng năm 2003. Đây là Bộ Luật quan trọng ảnh hưởng trực tiếp
tới quá trình QLDA đầu tư xây dựng mà luận văn của tác giả đề cập. Tại mỗi thời điểm khác
nhau khối lượng công việc quản lý cũng khác nhau, Điều 45 Luật Xây dựng năm 2003 “bao
gồm quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và môi trường xây dựng ” [8]
trong khi đó tại Điều 66 của Luật Xây dựng năm 2014 khối lượng cần quản lý đã tăng lên rõ
rệt “gồm quản lý về phạm vi, kế hoạch công việc; khối lượng công việc; chất lượng xây dựng;
tiến độ thực hiện; chi phí đầu tư xây dựng; an toàn trong thi công xây

40
dựng; bảo vệ môi trường trong xây dựng; lựa chọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng;
quản lý rủi ro; quản lý hệ thống thông tin công trình và các nội dung cần thiết khác”
[1]. Chính vì vậy ngoài việc tự nâng cao năng lực quản lý của các Ban QLDA, tác giả
nhận thấy cần hoàn thiện cơ chế pháp lý phù hợp với từng thời điểm; áp dụng công
nghệ trong xây dựng vào công tác QLDA để mang lại hiệu quả cao nhất cho dự án và
sau đó là nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng.

Qua quá trình là việc, tác giả thấy rằng còn một số lỗ hổng trong cơ chế pháp lý và
thực tế trong thi việc thi hành, tuân thủ pháp luật.

- Về hình thức hợp đồng, Tại Điều 140 của Luật Xây dựng 2014 và Điều 3 Nghị định
37/2015 [9] về quản lý hợp đồng đã bỏ đi hình thức hợp đồng theo tỷ lệ phần trăm. Theo tác
giả thấy điều này là không nên bởi việc ký kết hợp đồng lập dự án hoặc lập bản vẽ thi công
– dự toán được thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án đầu tư hoặc quyết định phê
duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật. Vì vậy chưa có căn cứ để xác định giá trị hợp đồng, các hợp
đồng thường tạm tính. Trong khi đó tại điểm C, mục 1, Điều 62 của Luật đấu thầu 2013 có
quy định “Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn đơn giản; gói thầu
mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ phải áp dụng hợp đồng trọn gói” [10], có
nhiều mâu thuẫn xảy ra trong hợp đồng là hình thức hợp đồng trọn gói nhưng giá hợp đồng là
tạm tính hoặc chưa xác định được. Tại mục 5, Điều 15, Nghị định 37/2015 có quy định “Giá
hợp đồng trọn gói được áp dụng cho các gói thầu tại thời điểm lựa chọn nhà thầu và đàm phán
ký kết hợp đồng đã đủ điều kiện để xác định rõ về khối lượng và đơn giá”
[9]. Điều này ảnh hưởng đến việc quản lý hợp đồng của Ban QLDA, Chủ đầu tư khi có
tranh chấp, kiện tụng xảy ra.
- Việt bắt buộc ký hợp đồng theo hình thức trọn gói với các gói thầu có quy mô nhỏ còn
gây nhiều tranh cãi. Trong khi thiết kế bản vẽ thi công và lập dự toán hiện nay, việc tính
toán khối lượng còn thủ công. Nhân viên kỹ thuật nhìn bản vẽ thi công để chiết tính khối
lượng vì vậy còn có nhiều sai xót trong việc lập dự toán. Ngay từ những bước đầu tiên có
vần đề khiến cho quy trình thực hiện dự án bị ảnh hưởng nghiêm trọng, việc điều chỉnh cơ
cấu dự toán hay tổng mức đầu tư làm cho công trình chậm tiến độ, giảm chất lượng và ảnh
hưởng tới các nhà thầu có liên quan trong việc ký kết hợp đồng, điều chỉnh hợp đồng, thực
hiện hợp đồng, chất lượng công việc. Với hợp đồng trọn gói, giá quyết toán bằng giá hợp
41
đồng, nhà thầu thi công thực hiện đúng theo thiết kế nhưng dự toán lại sai khác với
hợp đồng thì giải quyết như thế nào?
- Luật Xây dựng 2014 chưa đề cập đến tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng công trình. Chúng
ta xây dựng công trình đều hướng đến công trình đó giải quyết vấn đề gì, người sử dụng có
đảm bảo được tiện nghi. Hiện nay có nhiều công trình đã xây dựng xong mà không có người
sử dụng như xây cầu nửa tỷ ở nơi dân cư không qua lại, xây dựng trường học mấy chục tỷ
đồng chỉ có vài em đến học hay xây ký túc xã trăm tỷ mà có vài em sinh viên ở, ....
Trước khi thực hiện dự án/ công trình thường có bước lập dự án đầu tư, lập báo cáo
kinh tế kỹ thuật, trong đó có mục khảo sát đánh giá và sự cần thiết phải đầu tư. Nhiều
khi đây là ý kiến chủ quan của nhà thầu, của chủ đầu tư và người quyết định đầu tư mà
chưa đánh giá đúng mức được yêu cầu của người sử dụng. Điều này chưa kể đến việc
công trình đã xây dựng xong nhưng không đáp ứng được nguyện vọng đề ra của người
sử dụng, lại phải điều chỉnh sửa chữa gây lãng phí.
Đề giải quyết được những thực trạng đã nêu, nhiều bài toán đã được đặt ra trong đó có
việc áp dụng công nghệ vào xây dựng mà cụ thể ở đây ứng dụng mô hình thông tin xây
dựng BIM. Nhà nước đã có những khuyến khích bằng việc “đưa hệ thống thông tin công
trình” vào các văn bản Luật và dưới luật, tạo tiền đề phát triển ngành Xây dựng:
- “ Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đầu tư” là “ứng dụng khoa học và công nghệ,
áp dụng hệ thống thông tin công trình trong hoạt động đầu tư xây dựng” Tại Điều 4,
khoản 3 và tại Điều 66, khoản 1 của Luật Xây dựng năm 2014 về “Nội dung QLDA
xây dựng” yêu cầu “quản lý hệ thống thông tin công trình” [1].
- Tại Điều 3 khoản a điểm 9 và khoản b điểm 13 của Thông tư 06/2016/TT-BXD ngày
10/03/2016 của Bộ Xây dựng [11] đưa việc thực hiện, quản lý hệ thống thông tin công trình
vào thành phần chi phí QLDA và đầu tư xây dựng trong tổng mức đầu tư xây dựng công trình.
Đây là một điểm sáng cho thấy không chỉ Chính Phủ khuyến khích và từng bước đưa BIM áp
dụng vào trong thực tiễn tại nước ta bằng cách luật hóa BIM như các nước đi trước
đã thực hiện.
- Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 của Bộ Xây dựng, tại Phần I [Hướng dẫn
áp dụng định mức chi phí QLDA] có nêu rõ “ Chi phí QLDA xác định theo định mức chi
phí QLDA công bố tại Quyết định này bao gồm … ứng dụng khoa học công nghệ, quản lý

42
hệ thống thông tin công trình, đào tạo nâng cao năng lực cán bộ QLDA” [12]. Từ đó
để thấy rằng nhà nước đang có những chính sách khuyến kích áp dụng công nghệ mới
vào việc xây dựng công trình.
Có thể thấy được vẫn còn một số bất cập trong quá trình thực hiện xây dựng dự án và
với đề án tái cơ cấu ngành xây dựng được tác giả trình bày sau đây đã một phần nào gỡ
rối trong quá trình phát triển của ngành vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống.
2.3 Đề án tái cơ cấu ngành xây dựng.

Trong Đề án tái cơ cấu ngành xây dựng gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo
hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2014-2020
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 134/QĐ-TTg ngày 26/01/2015
đã nêu ra mục tiêu tổng quát cần đạt được : “Tái cơ cấu ngành xây dựng nhằm đáp ứng
nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của các sản
phẩm xây dựng chủ yếu. Phấn đấu giá trị sản xuất của toàn ngành tăng trưởng bình
quân từ 9% - 14%/năm; một số sản phẩm chủ yếu có bước phát triển đột phá, cơ bản
chiếm lĩnh được thị trường trong nước, từng bước vươn ra thị trường khu vực và thế
giới.” Do đó 8 giải pháp đã được đặt ra nhằm vươn tới mục tiêu là:

1. Đổi mới, hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách và đẩy mạnh cải cách thủ tục hành
chính đáp ứng yêu cầu phát triển các lĩnh vực của ngành xây dựng.

2. Nâng cao chất lượng công tác lập và tổ chức quy hoạch xây dựng, quy hoạch,
chiến lược phát triển các lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu.

3. Đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư công.

4. Khuyến khích, thu hút đầu tư ngoài ngân sách.

5. Đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu và cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước
ngành xây dựng

6. Đổi mới đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.

43
7. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế. Cụ thể:

a) Xây dựng, ban hành cơ chế khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới,

hiện đại, tiên tiến trong thi công xây lắp, tư vấn xây dựng, quy hoạch xây dựng, ...

b) Quản lý, gắn kết chặt chẽ, nâng cao tính ứng dụng các hoạt động khoa học và công
nghệ với thực tiễn sản xuất và quản lý của ngành; nghiên cứu, từng bước tiếp thu và
làm chủ các công nghệ tiên tiến (công nghệ thi công xây dựng công trình ngầm, các
công nghệ sản xuất gạch không nung, công nghệ xử lý chất thải rắn, nhà máy điện
hạt nhân, các công trình phức tạp khác...); phát triển, cải tiến, hiện đại hóa các công
nghệ trong lĩnh vực cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, các công nghệ truyền thống
nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm hàng hóa, nâng cao năng
lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xây dựng.

c) Nghiên cứu, hợp tác với các nước phát triển trong việc áp dụng và làm chủ các công
nghệ và kỹ thuật hiện đại trong khoa học quản lý xây dựng và kinh tế xây dựng. Ứng
dụng mô hình thông tin công trình BIM (Building - information - Modeling), ứng
dụng phần mềm thiết kế, xây dựng ảo VDC (virtual - design - construction).

d) Chỉ đạo, khuyến khích đầu tư đổi mới khoa học công nghệ tại các doanh nghiệp
xây dựng.

đ) Tăng cường hợp tác, chủ động hội nhập quốc tế; chuẩn bị các điều kiện, nguồn lực
cần thiết để tham gia hội nhập quốc tế có hiệu quả theo chỉ đạo của Chính phủ; đẩy
mạnh hợp tác và trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm với các đối tác nước ngoài
trong quản lý, phát triển các lĩnh vực thuộc ngành.

8. Thực hiện xây dựng và quản lý hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu từng lĩnh vực và sản
phẩm theo hướng công khai, minh bạch.

44
Việc ứng dụng khoa học công nghệ, mà ở đây Thủ tướng Chính phủ đã chỉ rõ là ứng
dụng Mô hình thông tin công trình (BIM) là một trong những giải pháp chủ yếu để
thực hiện mục tiêu nêu ra tại Đề án.

Việc triển khai áp dụng BIM một cách rộng rãi, có hiệu quả cũng là cụ thể hóa thực
hiện nội dung đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao sức cạnh tranh
của doanh nghiệp, của các ngành, được quy định tại Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày
15/4/2015 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực
hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành
Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ
thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập Quốc tế.
2.4 Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng thúc đẩy áp dụng BIM tại Việt Nam.

Sau khi đã đưa ra yêu cầu tái cơ cấu ngành Xây dựng, Thủ tướng Chính phủ đã ghi
nhận việc ứng dụng BIM sẽ là bước tiến dài của Việt Nam trong ngành Xây dựng khi
thừa nhận khả năng mạnh mẽ của công nghệ này một cách nghiêm túc. Ngày 22 tháng
12 năm 2016, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 2500/QĐ-TTg về việc phê duyệt
đề án áp dụng BIM trong hoạt động xây dựng và quản lý vận hành công trình cho thấy
tầm quan trọng của mô hình thông tin xây dựng trong việc phát triển ngành Xây dựng.

Thủ tướng đã đưa ra những quan điểm nhằm thúc đầy việc sớm ứng dụng BIM:

“a) Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để các chủ thể liên quan áp dụng BIM, thực
hiện các giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng, tiết kiệm nguồn lực trong hoạt động
xây dựng và quản lý vận hành công trình;

b) Áp dụng BIM phải theo lộ trình thích hợp, có giai đoạn thí điểm, tổng kết đánh
giá trước khi áp dụng rộng rãi;

c) Các tổ chức, cá nhân tham gia áp dụng BIM được hưởng các ưu đãi theo quy
định của pháp luật về khoa học công nghệ và pháp luật khác có liên quan;

d) Tiếp cận khoa học, công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quốc tế để áp dụng phù hợp
với điều kiện cụ thể của Việt Nam.
45
Việc áp dụng BIM hướng tới mục tiêu thực hiện tiết kiệm ít nhất 30% về chi phí quy
đổi tổng hợp từ các chủ thể có liên quan thực hiện áp dụng BIM, tăng cường tính minh
bạch và thuận lợi trong quản lý, kiểm soát chất lượng hoạt động xây dựng và quản lý
vận hành công trình. Trong đó:

- Chi phí xây dựng tiết kiệm khoảng 10% (trong đó giảm lãng phí về vật liệu xây
dựng khoảng 20%);

- Giảm thời gian thi công xây dựng khoảng 10% so với tiến độ được phê duyệt;

- Giảm thời gian thiết kế, điều chỉnh thiết kế khoảng 10%;

- Giảm các yêu cầu sửa đổi do sự không phù hợp của thiết kế khoảng 40%.” [13]

Đề án hướng tới xây dựng hành lang pháp lý và tạo sự đồng thuận trong xã hội tiến tới
áp dụng BIM một cách rộng rãi, chính vì vậy lộ trình ứng dụng đã được đưa ra nhằm
tạo mục tiêu cần đạt trong khoảng thời gian ngắn hạn.
GĐ Nội dung, nhiệm vụ Đơn vị thực hiện Thời gian
thực hiện
Nâng cao nhận thức và khuyến khích - Chủ trì: Bộ Xây dựng
- Phối hợp: Các bộ, ngành Quý I/2017
các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp áp
I dụng BIM qua phương tiện thông tin có liên quan, Ủy ban nhân đến Quý
đại chúng, hội nghị, hội thảo,... dân các tỉnh, thành phố trực IV/2020
thuộc trung ương
Xây dựng hành lang pháp lý để áp - Chủ trì: Bộ Xây dựng Quý I/2017
dụng BIM, hệ thống các quy chuẩn,
II tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - Phối hợp: Các bộ, ngành đến Quý
kỹ thuật có liên quan có liên quan IV/2019
Quý I/2017
III Xây dựng các hướng dẫn về BIM đến Quý
II/2019
- Chủ trì: Bộ Xây dựng Quý I/2017
- Phối hợp: Các bộ, ngành,
1 Biên soạn tài liệu hướng dẫn về BIM đến Quý
chủ đầu tư, cơ sở nghiên II/2019
cứu có liên quan
2 Đầu tư trang thiết bị phục vụ nghiên - Chủ trì: Bộ Xây dựng Quý I/2017
cứu, theo dõi tình hình thực hiện các dự đến Quý

46
GĐ Nội dung, nhiệm vụ Đơn vị thực hiện Thời gian
thực hiện
án BIM, đào tạo thí điểm về BIM - Phối hợp: Bộ Kế hoạch và IV/2018
Đầu tư, Bộ Tài chính
Xây dựng chương trình khung cho việc - Chủ trì: Bộ Xây dựng
đào tạo các kiến thức v ề BIM và triển - Phối hợp: Các bộ, ngành,
IV khai thực hiện đào tạo, nâng cao năng cơ sở nghiên cứu, đào tạo, Quý I/2017
lực cho các cơ quan chuyên môn về Ủy ban nhân dân các tỉnh, đến Quý
xây dựng theo phân cấp, một số Ban I/2019
thành phố trực thuộc trung
quản lý dự án, Chủ đầu tư, tổ chức tư
ương, các Chủ đầu tư, các
vấn trong quá trình triển khai
tổ chức tư vấn
Thực hiện việc áp dụng BIM trong thiết - Chủ trì: Bộ Xây dựng
kế thi công, quản lý dự án cho tối thiểu - Phối hợp: Các bộ, ngành, Quý
20 công trình xây dựng mới; trong
Ủy ban nhân dân các tỉnh, III/2017 đến
V công tác quản lý vận hành trong quá
thành phố trực thuộc trung Quý
trình sử dụng cho tối thiểu 10 công
ương, các chủ đầu tư, tổ IV/2020
trình quan trọng, có yêu cầu kỹ thuật
chức tư vấn, nhà thầu thi
phức tạp
công xây lắp
Tổ chức đánh giá cụ thể tình hình áp - Chủ trì: Bộ Xây dựng Quý I/2018
dụng BIM cho một số loại công trình
VI xây dựng và báo cáo Thủ tướng Chính - Phối hợp: Các bộ, ngành, đến Quý
phủ địa phương có liên quan IV/2020

Hình 2. 1 Lộ trình áp dụng mô hình thông tin xây dựng BIM tại Việt Nam

Trong giai đoạn I của lộ trình, việc nâng cao nhận thức và khuyến khích các cơ quan
nhà nước, các doanh nghiệp áp dụng BIM được thực hiện thông qua các buổi hội thảo
do các cơ quan trong và ngoài nước tổ chức như: Tổng hội Xây dựng Việt Nam, Chi
nhánh Autodesk Việt Nam... Ngoài ra công nghệ BIM cũng được giới thiệu rộng rãi
tới sinh viên thông qua việc tổ chức các buổi nói chuyện giao lưu, mở các lớp học về
các phần mềm ứng dụng, đào tạo trực tuyến... tại các trường cao đằng, đại học như đại
học Xây dựng, đại học Giao thông vận tải, đại học Thủy lợi, đại học Kiến trúc,...

Hiện nay, giai đoạn II đã được triển khai và được thực hiện song song với giai đoạn I,
ngày 21/03/2017 Bộ Xây dựng đã ra quyết định số 203/QĐ-BXD về việc thành lập
Ban chỉ đạo thực hiện đề án áp dụng mô hình thông tin công trình (BIM) trong hoạt

47
động xây dựng và quản lý vận hành (gọi tắt là ban chỉ đạo BIM). Nhiệm vụ và quyền
hạn của Ban chỉ đạo BIM:

- Thực hiện các nhiệm vụ trong quyết định số 2500/QĐ-TTg ngày 22/12/2016 của
Thủ tướng Chính phủ;

- Giúp Bộ trưởng điều phối các hoạt động trong việc triển khai đề án;

- Tham mưu đề xuất những điều chỉnh, phương hướng giải pháp thực hiện các nhiệm
vụ của đề án. Theo dõi, đôn đốc, giải quyết những vướng mắc phát sinh, tổ chức đánh
giá việc thực hiện Đề án qua từng năm và tổng kết vào cuối năm 2020, báo cáo Bộ
trưởng Bộ Xây dựng.

Hiện tại, các công trình vốn ngân sách nhà nước chưa bắt buộc sử dụng mô hình BIM
nhưng Bộ xây dựng cho biết, khi những nghiên cứu cụ thể có hiệu quả, Việt Nam sẽ
áp dụng thí điểm.

Một số đơn vị quản lý nhà nước đã có bước đầu chuẩn bị cho việc áp dụng BIM cho
công trình thuộc ngành của mình (như thủy lợi, giao thông, y tế). Đặc biệt, Sở Giao
thông vận tải TP.Hồ Chí Minh đã có bước đi tiên phong khuyến khích ứng dụng BIM
vào toàn ngành giao thông trên địa bàn thành phố. Trong công văn số 4405/SGTVT-
XD ngày 23/6/2014 gửi các Chủ đầu tư, các đơn vị Tư vấn, Nhà thầu, Hội cầu đường
cảng thành phố của Sở Giao thông thành phố Hồ Chí Minh, khẳng định lợi ích của mô
hình BIM và cũng yêu cầu các Chủ đầu tư, các đơn vị, phòng ban trực thuộc, các đơn
vị Tư vấn lập dự án, Thiết kế, Nhà thầu thi công, Tư vấn giám sát và các đơn vị Quản
lý khai thác các công trình giao thông do Sở GTVT quản lý cần:

- Chủ động nghiên cứu, thí điểm ứng dụng BIM; từng bước chuẩn bị các điều kiện về
vật chất kỹ thuật và con người để dần hình thành môi trường làm việc theo công nghệ
BIM;

- Xem việc đầu tư ứng dụng BIM tương tự như đầu tư cải tiến trang thiết bị, dây
chuyền công nghệ trong quá trình sản xuất, tổ chức quản lý; các chủ đầu tư cần chủ
động nghiên cứu các quy định về đầu tư xây dựng hiện hành, có biện pháp đưa việc
ứng dụng BIM vào các tiêu chí cộng điểm khi lựa chọn tư vấn, nhà thầu trong các giai

48
đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, nghiệm thu đưa vào sử dụng và khai thác vận
hành công trình,... [14]
Ngoài thành phố Hồ Chí Minh còn có một số tỉnh tiên phong trong phong trào BIM
đến với dự án xây dựng như:
- Tỉnh Đà Nẵng ra văn bản số 1778/VP-QLĐTư ngày 16/01/2017 của Văn phòng
UBND thành phố Đà Nẵng về việc triển khai thực hiện Quyết định số 2500/QĐ-TTg
ngày 22/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
- Tỉnh Đắk Lắk ra văn bản số 104/UBND-CN ngày 06/01/2017 của UBND tỉnh Đắk
Lắk về việc triển khai thực hiện Quyết định số 2500/QĐ-TTg ngày 22/12/2016 của
Thủ tướng Chính phủ.
- Tỉnh Thanh Hóa ra văn bản số 316/UBND-CN ngày 09/01/2017 của UBND tỉnh Thanh
Hóa về việc giao triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề
án áp dụng mô hình BIM trong hoạt động xây dựng và quản lý vận hành công trình.
Từ đó có thể thấy rằng các tỉnh thành phố đang có sự tìm hiểu về BIM, đây là bước
đầu trong việc áp dụng BIM phổ biến ở nước ta.

49
Kết luận chương 2

Như vậy trong chương 2 này, tác giả đã trình bày toàn bộ cơ sở pháp lý cho việc ứng
dụng BIM vào công tác QLDA đầu tư xây dựng. Tác giả đã thu thập được rất nhiều
thông tin tích cực về sự quan tâm của Chính Phủ, Lãnh đạo bộ xây dựng và chính
quyền các tỉnh đối với việc áp dụng BIM trong việc đưa ra lộ trình áp dụng BIM trong
tương lai với quyết tâm đưa ngành xây dựng đất nước bắt kịp với trình độ, công nghệ
xây dựng tiên tiến của thế giới.

50
CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MÔ HÌNH THÔNG TIN XÂY
DỰNG - BIM TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH TẠI TỈNH THÁI BÌNH
3.1 Thực trạng về công tác QLDA đầu tư xây dựng công trình tại tỉnh Thái Bình
Thái Bình là tỉnh ven biển thuộc Đồng bằng sông Hồng, cách thủ đô Hà Nội 110Km,
2
cách Hải Phòng 70Km. Diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 1.546.540 km . Toàn tỉnh có
8 huyện và thành phố (hình 3.1). Trong năm 2016, giá trị sản xuất ngành Xây dựng
theo giá hiện hành đạt 11.350 tỷ đồng, theo giá so sánh 2010 đạt 8.887,4 tỷ đồng, tăng
15,12% so với năm 2015, chiếm tỷ trọng 26% trong cơ cấu công nghiệp – xây dựng
của tỉnh. Giá trị sản xuất công nghiệp ngành xây dựng (VLXD và cấp nước) theo giá
so sánh năm 1994 đạt 1.760 tỷ, tăng 15,8% so với cùng kỳ [15].
Công tác QLDA là một phần vô cùng quan trọng trong quá trình hình thành lên sản
phẩm xây dựng. Quản lý dự án được cấu thành bởi nhiều yếu tố, để có một sản phẩm
xây dựng đạt hiệu quả thì tất cả các yếu tố đặt ra đều cần phải đạt một yêu cầu nhất
định. Song hiện nay công tác QLDA tại tỉnh Thái Bình còn chưa thực hiện tốt. Trong
đó:
- Về kế hoạch: Quy hoạch xây dựng không đồng bộ, chất lượng qui hoạch thấp; quy
hoạch không phù hợp với điều kiện thực tế dẫn đến khi thực hiện dự án gây tốn kém,
lãng phí và giảm hiệu quả đầu tư của dự án.
Công tác quản lý qui hoạch còn buông lỏng; việc phân công, phân cấp không rõ ràng,
thiếu một khung pháp lý đầy đủ cho việc lập, phê duyệt, quản lý quy hoạch, thiếu sự
chỉ đạo và hướng dẫn thống nhất về các vấn đề liên quan đến công tác quy hoạch, thiếu
kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch.
Kế hoạch vốn còn dàn trải, chưa cụ thể, chưa tập trung vào những công trình trọng
điểm làm tiến độ chậm, ảnh hưởng đến chất lượng công trình, tăng chi phí đầu tư.

51
Hình 3. 1 Vị trí địa lý tỉnh Thái Bình
Đây là vấn đề quyết định đến toàn bộ dự án, chủ trương đầu tư đúng sẽ mang lại hiệu
quả cao, chất lượng công trình tốt, chủ trương đầu tư sai sẽ gây lãng phí tốn kém
không bảo đảm chất lượng, hậu quả kéo dài. Hiện nay, có rất nhiều dự án được đầu tư
xây dựng nhưng chưa có trọng tâm, trọng điểm (nhất là các dự án nhỏ, Chủ đầu tư là
các cấp Xã, phường): đầu tư dàn trải, chia ra nhiều gói thầu, nhưng thiếu nguồn vốn do
vậy giá trị nợ đọng trong xây dựng cơ bản là rất lớn.
- Chi phí đầu tư xây dựng công trình chưa được quản lý sát sao, gây thất thoát lãng
phí. Trong báo cáo 6 tháng đầu năm 2017, Sở Xây dựng Thái Bình thẩm định dự án
đầu tư xây dựng, báo cáo kinh tế kỹ thuật 12 hồ sơ, TKCS 06 hồ sơ, 62 hồ sơ thiết kế,

52
dự toán, giá trị trình 528,3 tỷ đồng, cắt giảm 100,2 tỷ đồng bằng 18,9%. Theo kết luận
thanh tra công tác QLDA đầu tư xây dựng đối với UBND xã Đông Phương, huyện
Đông Hưng tại công trình đường trục xã 2. Loại khỏi giá trị nghiệm thu, quyết toán
171.524.204 đồng, kiến nghị thu hồi ngân sách nhà nước 118.008.000 đồng [15]. Từ
đó cho thấy ngay từ khâu lập dự án, thiết kế bản vẽ thi công dự toán đã có nhiều sai sót
nghiêm trọng, đặc biệt là trong việc quản lý khối lượng và đơn giá xây dựng công
trình.
- Thời gian thực hiện công trình kéo dài, ngoài yếu tố về kế hoạch vốn, việc trình các
thủ tục đầu tư, quyết định đầu tư cũng mất nhiều thời gian. Việc thẩm tra, thẩm định
của các cơ quan nhà nước đều dựa vào các hồ sơ giấy do nhà thầu cung cấp, chưa áp
dụng công nghệ mới. Nhiều rủi ro xây dựng chưa được phát hiện kịp thời ngay từ các
khâu khảo sát thiết kế. Tư vấn khảo sát làm không hết trách nhiệm, các số liệu khảo
sát, thiết kế thường không đúng với hiện trạng dẫn đến khi thi công phải điều chỉnh, bổ
sung mới phù hợp. Rất nhiều các nhà thầu thi công không thực hiện đúng cam kết
trong hợp đồng thi công, về năng lực máy móc thiết bị, khả năng ứng vốn, tiến độ thi
công… Nhiều hạng mục, chi tiết thi công không đúng thiết kế đã được phê duyệt
nhưng vẫn nghiệm thu, đề nghị thanh toán đúng như bản vẽ thi công được duyệt. Tiến
độ xây dựng công trình chậm so với kế hoạch đề ra.
- Việc giải phóng mặt bằng còn chậm, đặc biệt có thể kể đến dự án nối đường vành
đai tỉnh đến đầu đường Chu Văn An, tuy đoạn đường dài khỏang 1,5 km trong đó 1km
đã thực hiện, 0,5 km chưa giải phóng mặt bằng khiến dự án khéo dài đã nhiều năm gây
ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân. Đơn giá đất bồi thường chưa đáp ứng được
nguyện vọng của người dân.
- Nhiều sản phẩm công trình xây dựng chưa đạt được hiệu quả như mong muốn, chi
phí đầu tư cao song chất lượng lại không đảm bảo. Trong đó:
Việc quản lý hợp đồng chưa đúng với Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 trong đó tại
điều 62 khoản 1 quy định “ Hợp đồng trọn gói là loại hợp đồng cơ bản... Đối với gói
thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn đơn giản; gói thầu mua sắm hàng hóa,
xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ phải áp dụng hợp đồng trọn gói” [10] và Điều 36 Nghị
định 37/2015/NĐ-CP có ghi rõ “Đối với hợp đồng trọn gói, chỉ được điều chỉnh hợp
đồng cho những khối lượng công việc bổ sung ngoài phạm vi công việc theo hợp

53
đồng đã ký” [09] tức là không được điều chỉnh bổ sung giá trị khối lượng công việc
phát sinh trong hợp đồng. Nhưng thực tế, các cấp quyết định đầu tư và Chủ đầu tư
điều chỉnh các phát sinh trong hợp đồng. Trước khi ký kết hợp đồng, các bên chưa
phát hiện ra những rủi ro trong xây dựng, sai sót trong khối lượng và đơn giá, điều này
xuất phát ngay từ khâu khảo sát, thiết kế. Việc sai ngay từ ban đầu khiến việc quản lý
công trình phát sinh thêm nhiều khối lượng, ảnh hưởng trực tiếp tới công trình.
Chất lượng công trình xây dựng ngoài ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố thời gian, thì chất
lượng vật liệu đầu vào rất quan trọng. Việc cung cấp vật liệu cho công trình không
theo đúng như trong hồ sơ đề xuất đã nêu, các chứng chỉ thí nghiệm vật liệu không
như đúng chất lượng đã thi công. Chưa kể việc giám sát của Chủ đầu tư và tư vấn
giám sát còn lơ là, nhà thầu thi công không đúng thực tế, ăn bớt vật liệu khiến công
trình sau một thời gian ngắn hoàn thành đã xuống cấp nghiêm trọng. Thiết kế không
đảm bảo chất lượng, các tiêu chuẩn đề ra. Cơ bản như vụ việc “ Xây dựng chùa Sắc
Thiên Vương Quan Âm” tại huyện Quỳnh Phụ, tượng Phật trong giai đoạn hoàn thiện
bị sập đổ. Tuy đây không phải là nguồn vốn ngân sách nhưng công trình chưa thực
hiện quy trình quản lý chất lượng theo quy định của pháp luật. Đây công trình xây
dựng tự phát, chưa có Giấy phép xây dựng, chưa trình thẩm định dự án. Nguyên nhân
dẫn đến tượng Phật bị đổ là do thiết kế sai, phần mái chùa được gia cố yếu sử dụng
thép cỡ nhỏ nên không chịu được sức nặng của bức tượng. Phần đầu bức tượng có
khối lượng rất nặng, ngược lại phần thân tượng chưa được gia cố chắc chắn nên khi
trần của tòa Chánh điện bị sụt đã dẫn đến tượng Phật nghiêng và đổ sụp. Ước tính thiệt
hại là khoảng 3 tỷ đồng, song may mắn là tượng đổ trong thời gian nghỉ nên không có
ai bị thiệt mạng.
Công tác bảo trì còn chưa được coi trọng đúng mức, nhiều công trình không
được bảo dưỡng, sửa chữa kịp thời đúng thời hạn làm cho công trình xuống cấp nhanh
chóng (thép làm cầu bị rỉ, dầm bê tông nứt vỡ, lớp bảo vệ bị phá hỏng dẫn đến ăn mòn
cốt thép, đê đập bị sụt lỡ, nhà cửa bị thấm dột, hư hại thép chịu lực) thậm chí nhiều
công trình không có kế hoạch, nguồn vốn để thực hiện duy tu, bảo trì, điển hình là các
nhà chung cư, công trình phúc lợi công cộng (trường học, bệnh viện, nhà hát…) dẫn
đến công trình xuống cấp, tuổi thọ rất ngắn, hỏng trước thời hạn gây lãng phí tiền của
rất lớn mà chẳng ai chịu trách nhiệm. Việc lưu giữ hồ sơ còn nhiều bất cập dẫn đến

54
việc, khi công trình cần sửa chữa thì không có tài liệu, hoặc tài liệu không dùng được,
phải khảo sát thiết kế lại làm tăng chi phí.
3.2 Chiến lược phát triển về xây dựng công trình tại tỉnh Thái Bình
Tại quyết định số 53/QĐ-BXD ngày 15/01/2014 của Bộ Xây dựng và báo cáo của ngành
Xây dựng tỉnh Thái Bình đã nêu lên những chỉ tiêu cụ thể của ngành đề ra trong đó:
- Tỷ lệ đô thị hóa: khoảng 34,5%;
2
- Diện tích bình quân nhà ở khoảng 20,4 m sàn/người (trong đó diện tích bình quân
2 2
nhà ở tại đô thị khoảng 24,3 m sàn/người, tại nông thôn khoảng 18,5 m sàn/người);
- Tỷ lệ phủ kín quy hoạch chung xây dựng đô thị: đạt 100%;
- Tỷ lệ quy hoạch nông thôn mới: 100%;
- Tỷ lệ dân đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung: 79-80%;
- Tỷ lệ thu gom và xử lý rác thải tại đô thị: 84-84,5%;
- Giá trị sản xuất xây dựng toàn Ngành (theo giá hiện hành): tăng 8% so với năm 2016.
[16]
Để đạt được những mục tiêu đề ra, ngành Xây dựng cần “Tiếp tục hoàn thiện thể
chế; đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát, nâng cao
hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong các lĩnh vực của Ngành, đặc biệt là trong
quản lý đầu tư xây dựng, phát triển đô thị và thị trường bất động sản; tập trung rà
soát, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch; phát triển đô thị một cách đồng bộ, theo
quy hoạch, kế hoạch; tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường
bất động sản gắn với đẩy mạnh thực hiện Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, đặc
biệt là nhà ở xã hội; phát triển khoa học công nghệ, đào tạo, nâng cao trình độ nguồn
nhân lực ngành Xây dựng; đẩy mạnh cổ phần hóa, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước;
tháo gỡ khó khăn, nâng cao hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh của các doanh
nghiệp ngành Xây dựng” [16].
Trong những việc cần thực hiện, ngành Xây dựng Thái Bình nêu rõ “Chiến lược phát
triển khoa học và công nghệ ngành Xây dựng đến năm 2020, tầm nhìn 2030” [17], gắn
kết chặt chẽ các hoạt động khoa học và công nghệ với thực tiễn sản xuất và quản lý
của Ngành; hoàn thiện hệ thống các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng theo quy
hoạch đã được nghiên cứu và đề xuất; nghiên cứu, từng bước tiếp thu và làm chủ các
55
công nghệ tiên tiến; cải tiến, hiện đại hóa và nâng cao hiệu quả các công nghệ truyền
thống nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực
cạnh tranh của các doanh nghiệp xây dựng; tập trung nghiên cứu, triển khai và làm chủ
các công nghệ thi công xây dựng công trình ngầm và công trình phức tạp khác, các
công nghệ sản xuất gạch không nung, công nghệ xử lý chất thải rắn.
 Từ thực trạng công tác quản lý dự án tại tỉnh Thái Bình và mục tiêu cần đạt được,
đã đưa ra một bài toàn cần phải giải quyết. Trong khi đó việc áp dụng công nghệ BIM đã
một phần nào giải quyết các bất cập nếu có một định hướng rõ ràng. Hiệu quả của BIM là
không thể chối cãi trong khi đó Nhà nước đang có lộ trình dần bắt buộc ứng dụng BIM
vào một số dự án bắt đầu từ năm 2021 nên cần phải nghiên cứu việc ứng dụng mô hình
BIM trong công tác quản lý dự án xây dựng công trình tại tỉnh Thái Bình.
3.3 Ứng dụng BIM trong công tác QLDA
Mô hình thông tin xây dựng BIM là công nghệ mà nhiều công cụ (phần mềm) mô
phỏng áp dụng cho các công việc/ đầu mục công tác/ giai đoạn trong quá trình xây
dựng công trình. Tác giá nhìn nhận BIM ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp vào công
tác QLDA.
- Ảnh hưởng trực tiếp: Các công cụ phân tích liên quan thẳng tới hiệu quả công tác
QLDA mà không qua khâu trung gian.

- Ảnh hưởng gián tiếp: Các công cụ cần qua các khâu trung gian để liên quan tới
công tác QLDA. QLDA bao gồm việc quản lý sản phẩm xây dựng mà sản phẩm
của các đơn vị tư vấn, thiết kế, thẩm tra… là các miếng ghép để tạo nên công trình
xây dựng. Chính vì vậy sản phẩm của các đơn vị tốt sẽ giúp nâng cao hiệu quả
quản lý về các mặt chất lượng công trình, chi phí công trình, tiến độ thi công, …
3.3.1 Các công cụ ứng dụng mô hình BIM trong việc xây dựng công trình.
Như đã giới thiệu BIM là quá trình tạo, quản lý và sử dụng thông tin cho dự án xây dựng.
Hiện nay trên thế giới, về mặt quản lý nhà nước thì Anh là nước có bộ tiêu chuẩn thực hiện
BIM tiên tiến nhất.
Các giai đoạn thực hiện một dự án xây dựng ở Anh cũng gần giống như ở Việt Nam
(hình 3.2).
- Giai đoạn 0 (Preparation ) và 1 (Brief) là chuẩn bị đầu tư, tóm tắt dự án. Tức là đưa ra sự

56
cần thiết phải đầu tư.
- Giai đoạn 2 (Concept) thiết kế sơ bộ (khái niệm ban đầu về dự án).
- Giai đoạn 3 (Detail) và 4 (Technical) xây dựng bản vẽ chi tiết về kỹ thuật và công nghệ.

- Giai đoạn 5 (Contruction) thi công xây dựng công trình.


- Giai đoạn 6 (Handover) nghiệm thu bàn giao công trình.
- Giai đoạn 7 (Operation) đưa công trình vào sử dụng.

Hình 3. 2 Quy trình thực hiện dự án có ứng dụng BIM

Ở mỗi giai đoạn khác nhau đều có các công nghệ hoặc phần mềm tương ứng. Nhiều
người lầm tưởng rằng Revit là BIM, nhưng thực ra Revit chỉ là một điểm chấm nhỏ trong
bức tranh phần mềm sử dụng trong quá trình BIM, và thường được dùng từ giai đoạn 2
đến 4/5. Bởi thế, BIM không phải chỉ là REVIT, Navisworks hay… mà là rất rất nhiều
công nghệ và phần mềm được kết hợp và dùng chung. Sau đây tác giả xin trình bày
ứng dụng của công nghệ trong các bước thực hiện một dự án. Từ đó phân tích ảnh
hưởng của nó trực tiếp hay gián tiếp đến công tác QLDA.

3.3.1.1 Xây dựng môi trường dữ liệu chung CDE (Common Data Environment).

Common Data Environment (CDE) nằm ngay dưới ở dưới các giai đoạn thiết kế và
kéo dài từ giai đoạn 0 đến 7 (hình 3.2). CDE là cái quan trọng nhất, là xương sống cho quá
trình BIM. CDE là môi trường để thu thập, quản lý, truyền tải và lưu trữ dữ liệu (hình

57
học và phi hình học) của dự án. Thông tin mà các bên tham gia dự án tạo ra phải được
trao đổi trên CDE. Mỗi dự án có duy nhất một CDE để giúp các thành viên dự án dễ dàng
cộng tác với nhau và tránh thông tin bị trùng lặp và nhầm lẫn. Vì BIM chính là sân chơi
chung cho tất cả các bên. Dưới đây tác giả giới thiệu một vài chức năng chính :

CDE trước hết là lưu trữ thông tin trên cloud, công trình sẽ được lưu trữ trong các
Data center của Google, Amazon…. Bởi vì dữ liệu ở trên đám mây nên các bên có thể
truy cập bất kể khi nào và ở đâu. Chỉ cần Ipad và Internet là đủ (hình 3.3).

Hình 3. 3 Môi trường lưu trữ đám mây

CDE cho phép bạn tìm kiếm dữ liệu bạn muốn một cách dễ dàng và theo dõi phiên
bản. Bên cạnh đó, ngoài việc upload một bản vẽ mới, nó giữ lại hết tất cả các bản vẽ
cũ trước đấy. Nó bảo đảm luôn dùng thông tin mới nhất của người khác để thiết kế và
giúp so sánh, theo dõi việc gì đã xảy ra (hình 3.4).

Hình 3. 4 Việc tìm kiếm thông tin trong CDE

58
File Viewer trực tuyến: các CDE hiện tại cho phép bạn xem gần như được các file phổ
biến trong xây dựng như doc, pdf, xls, dwg các mô hình 3D IFC. Cái này giúp các bên
tham gia không cần phải cài đặt quá nhiều phần mềm mà vẫn xem được các thông tin
mình cần (hình 3.5). Ví dụ, trên công trường, công nhân chỉ cần có cái Ipad là có thể
xem được hết bản vẽ từ 2D đến 3D để hiểu mình phải làm gì chứ không cần phải có
cái Dell hay HP Workstation cài đặt tất cả các phần mềm.

Hình 3. 5 Mô hình xây dựng trong CDE

Hợp tác, kiểm tra và đóng dấu : với việc xem được các bản vẽ của đối tác, ta có thể
kiểm tra và ghi nhận xét của mình trên tài liệu đấy một cách trực tuyến. Các ghi chú
này sẽ được thông báo tự động cho đối tác. Một khi quá trình kiểm tra kết thúc, Ban
QLDA có thể thay mặt Chủ đầu tư chấp thuận bản vẽ và đóng dấu “Release For
Construction” trực tuyến luôn. Vậy là công nhân muốn xây cái gì chỉ việc vào CDE,
tải bản vẽ về, nếu bản vẽ có dấu RFC thì in ra và thi hành. Nếu không thì thôi.
Nhờ các dữ liệu được đặt lên CDE, từ thiết kế đến thi công, nên đến khi hoàn công, chúng
ta sẽ có một bộ hồ sơ hoàn công hoàn chỉnh, số hóa. Trong giai đoạn vận hành, các bạn
quản lý công trình có thể xuất các thông tin cần thiết để giúp quản lý được tốt hơn.
 Tóm lại ưu điểm mô hình lưu trữ đám mây CDE với công tác QLDA : CDE trực tiếp nâng

cao công tác quản lý hồ sơ, quản lý thông tin liên quan đến dự án mà Ban QLDA thực hiện,

khắc phục được nhược điểm đang tồn tại. Tất cả hồ sơ được số hóa và đưa lên mạng,

59
vì vậy :

- Khối lượng hồ sơ có nhiều bao nhiêu cũng không ảnh hưởng bởi các điều kiện tự
nhiên như mưa gió, mối mọt, … và tài liệu có thể lưu trữ cho đến khi công trình bị phá bỏ.
Trong khi đó việc tìm kiếm hồ sơ trong CDE rất nhanh.

- Việc chia sẻ tài liệu dễ dàng, cập nhật thông tin và ngay lập tức giữa các đơn vị làm
giảm thời gian tiếp nhận thông tin, thời gian chết trong việc đi lại, vận chuyển hồ sơ.
Khoảng cách từ Ban QLDA đến công trường được rút ngắn.

Nhược điểm :

- Việc tạo lập CDE cần được thực hiện ngay khi bắt đầu chuẩn bị dự án, vì vậy khối
lượng công tác QLDA tăng thêm. Cần phân cấp quản lý, tạo lập điều kiện cho từng dự
án, không để các nhà thầu tùy tiện vào nơi lưu trữ dự liệu CDE.

- Việc đầu tư các thiết bị (máy vi tính, máy tính bảng, …) và tiền bỏ ra để mua dung
lượng CDE ngay từ ban đầu là không rẻ.

3.3.1.2 Công nghệ tăng cường thực tế AR (Augmented Reality)

Tăng cường thực tế AR là công nghệ dùng để chèn thêm các thông tin số (digital
information) – như là hình ảnh, mô hình 3D hay video – vào môi trường thực (real-
time environment). AR thêm và xếp chồng các vật thể ảo lên một một cái nhìn của thế
giới thật.

Hình 3. 6 Áp dụng công nghệ tăng cường vào trong thực tế.

60
Trong giai đoạn thiết kế sơ bộ (giai đoạn 0-2), kiến trúc sư thường chỉ cần dựng
hình khối hay tạo vào ảnh phối cảnh... của các phương án bằng các phần SketchUP,
3dsMax, Rhino, … rồi trình cho chủ đầu tư xem.
Nếu áp dụng công nghệ này, thì như ý tưởng ở trên, các bên có thể cùng nhau ra thực địa
để xem công trình tương lai ra sao và tương tác thế nào với môi trường xung quanh. Điều
này giúp các bên chọn phương án tốt hơn nên rút ngắn được thời gian thiết kế.

Sở dĩ AR là một phần của BIM bởi vì AR cũng chỉ khai thác mô hình đã tạo ra lúc thiết
kế. Nôm na là (1) Với mô hình bằng Revit, Archicad hay bất kì như thiết kế bình thường,
(2) upload mô hình đấy lên trang web của công ty có dịch vụ AR, (3) cài phần mềm
của họ lên điện thoại hay máy tính bảng, (4) gắn mô hình ảo với một vật thể hay địa
điểm thật nào đấy, vậy là (5) khi chiếu điện thoại vào vật thể đấy là mô hình ảo sẽ hiện
ra cùng với thực tế xung quanh.

Hình 3. 7 Kết nỗi công trình mới với công trình đã xây dựng
Trong tương lai, cùng với BIM, công nghệ này sẽ được ứng dụng nhiều
bởi vì nó khai thác được thông tin từ BIM một cách đơn giản, hiệu quả và tiết kiệm.
 Công nghệ tăng cường thực tế ảo AR ảnh hưởng gián tiếp đến công tác QLDA : với việc
mô hình công trình ảo tương tác với mô trường xung quanh giúp CĐT và người sử dụng công
trình có cái nhìn tổng quan, có những thay đổi cần thiết ngay từ đầu, tránh việc phải sửa chữa
trong thời gian thi công gây mất thời gian, tăng chi phí. Điều này ảnh hưởng

61
đến việc quản lý thời gian, quản lý chi phí đầu tư và giảm thiểu rủi ro trong công tác QLDA.

3.3.1.3 Thiết kế 3D (3D design auhoring software)


Sau khi đã có thiết kế sơ bộ, nhà thầu thiết kế bắt đầu thiết kế kỹ thuật và thiết
kế bản vẽ thi công. Sự rời rạc trong cách truyền tải thông tin của hệ thống CAD từ lâu
đã là rào cản cho việc chia sẻ thông tin giữa các thành viên của dự án xây dựng. Nó cổ
vũ cho việc chuyên nghiệp hóa trong thiết kế trong khi lại sao nhãng việc hỗ trợ trao
đổi thông tin qua lại giữa các thành viên của dự án.
Ngoài ra, bản vẽ thiết kế tạo ra bởi công cụ CAD 2D truyền thống cũng
thường xuất hiện những lỗi mà chỉ được phát hiện trong quá trình thi công – ví dụ :
hệ thống ống dẫn thường bị vướng vào nhau. Trong quá trình làm việc với CAD hai
chiều hiện nay, các thành viên của dự án sử dụng các bản vẽ hai chiều (mặt bằng,
hình chiếu, mặt cắt, v.v.) để trao đổi thông tin với nhau. Rõ ràng là việc trao đổi
thông tin theo hình thức này sẽ không đạt hiệu quả cao bằng việc trao đổi thông tin sử
dụng mô hình BIM ba chiều. Trong khi các hình vẽ hai chiều chỉ đơn thuần thể hiện
hai đường kích thước của vật thể, mô hình BIM thể hiện rõ ràng ba đường kích thước
hình khối không gian của các bộ phận của công trình. BIM đi xa hơn các bản vẽ CAD
truyền thống bởi sự cung cấp thêm tính năng thông minh cho các thiết bị công trình
(chẳng hạn như cửa sổ, tường hay máy lạnh trung tâm) cũng như cung cấp mối liên
hệ về thông tin và không gian giữa công trình, thiết bị, tải trọng, thời tiết, ... và sự
tương tác của các yếu tố này lên hệ thống. Hơn thế nữa, BIM truyền tải thông tin dưới
dạng thông tin điện tử nên sẽ nhanh chóng, thuận tiện và hiệu quả hơn nhiều so với
các bản vẽ in hai chiều, đồng thời, các sai lỗi phát sinh sẽ được giảm nhiều.

Bên cạnh việc tăng cường khả năng trao đổi thông tin giữa các thành viên của dự
án xây dựng, BIM cũng có thể giúp cho các thành viên tăng cường được tính thống nhất
của công việc. Trong quá trình làm việc với bản vẽ hai chiều hiện nay, công việc thiết kế
được thực hiện không thống nhất và lặp đi lặp lại. Mối liên hệ công việc giữa các thành
viên không được coi trọng và không chặt chẽ. Những thay đổi xuất phát từ các thành viên
làm công việc trước sẽ dẫn đến thay đổi trong thiết kế của các thành viên làm công việc
sau. Các thành viên làm công việc sau sẽ phải cập nhật những thay đổi đó, rồi phải chuyển
ngược lại cho các thành viên làm công việc trước kiểm tra và phê duyệt. Quá trình này

62
tiêu tốn nhiều thời gian và tạo điều kiện cho các sai sót phát triển. Ngược lại, BIM như là
một mô hình của công trình thực trên thực tế, sẽ giúp cho mọi thành viên có thể dễ dàng
tiếp cận với các thông tin của công trình. Công việc của các thành viên sẽ được thống nhất
và kết hợp chặt chẽ. Tất cả những thay đổi được tạo ra từ mỗi thành viên sẽ được tự động
cập nhật trên mô hình. Điều này sẽ duy trì sự thống nhất và chính xác của tất cả các thông
tin mà bản vẽ thể hiện. Mô hình công trình sẽ trở thành trung tâm của toàn bộ quá trình
thiết kế. Với BIM, các thay đổi sẽ được theo dõi chặt chẽ và chính xác hơn. Các quyết
định sẽ được quyết định nhanh hơn. Tất cả những lỗi có khả năng xảy ra sẽ được chú ý,
giải quyết và cập nhật ngay vào mô hình. Điều này sẽ giúp tạo ra một hệ thống bản vẽ thi
công chính xác tuyệt đối, đồng thời giảm thiểu tối đa nguy cơ phát sinh phí, chậm tiến độ.

 Việc ứng dụng BIM 3D trong thiết kế ảnh hưởng gián tiếp đến công tác QLDA:

- Với các mô hình 3D giúp cho CĐT và đơn vị quản lý vận hành có những hình dung
ban đầu về công trình và đưa ra những thay đổi cần thiết nếu có ; ứng dụng 3D trong
thiết kế có thể sơ bộ kiểm tra xung đột về kiến trúc, kết cấu, hệ thống cơ điện bằng mắt
thường với các công trình đơn giản mà không phải qua các phần mềm (tác giả xin giới
thiệu ở mục sau). Điều này làm giảm thời gian trong giai đoạn chuẩn bị xây dựng,
giảm rủi ro trong giai đoạn triển khai xây dựng.

- BIM hỗ trợ tự động hóa trong sản xuất và thiết kế nên chỉ cần thay đổi các chi tiết từ
mô hình chính sẽ kéo theo các thay đổi ở bản vẽ giúp giảm thiểu rủi ro, giảm thời gian sửa
đổi và tăng chất lượng sản phẩm.

- Các công cụ 3D hỗ trợ cho việc tính toán khối lượng thiết kế (kết qủa ra khối lượng
tổng cho từng công việc, việc phân tích chi tiết cần ứng dụng của bên thứ 3) vì vậy
giảm thiểu rủi ro trong việc tính toán dự toán.
Tóm lại, việc ứng dụng các công cụ 3D giúp nâng cao việc quản lý thời gian, quản lý
chi phí đầu tư, quản lý chất lượng, quản lý thông tin và quản lý rủi ro trong công tác
QLDA.

3.3.1.4 Phát hiện va chạm và giải quyết xung đột CD (Clash detection)
Theo ý hiểu của tác giả là mang các phần lại với nhau để phối hợp, so sánh /
kiểm tra đảm bảo các bên hoạt động đồng bộ với nhau.

63
Trước hết dùng để loại bỏ các thông tin lỗi hoặc không đồng bộ trong thiết kế và thi
công, đồng thời giúp cải tiến chất lượng thiết kế/thi công. Có một số việc chính là:
1. Duyệt chất lượng của từng bộ hồ sơ (bản vẽ, thông số ...) của các bên tham gia và
xem hồ sơ bộ môn có đồng bộ với nhau không.
2. Kiểm tra công trình tương lai so với môi trường hiện tại: ví dụ bạn có scan 3D của
công trình hiện tại, kết hợp dữ liệu này với mô hình dự án có thể thấy công trình tương
lai “có ổn” không?
3. Kiểm tra xung đột, va chạm giữa các bộ môn.
4. Giúp cung cấp tổng quan về không gian để tổ chức xây dựng hợp lý, dự toán khối
lượng cho từng nhiệm vụ thi công …
5. Giúp dự báo an toàn, tổ chức giao thông, vận hành và bảo trì.

Theo đó thì 3D Coordination là nhiệm vụ chính của 3 bên:

1. Phụ trách kỹ thuật (Technical Coordinator hay kỹ sư) của từng bộ môn: Người
chịu trách nhiệm tính và làm mô hình của từng bộ môn về kiến trúc, kết cấu và cơ
điện.
2. Kiến trúc sư/Kỹ sư chủ trì thiết kế.

3. Phụ trách BIM (BIM Coodinator).

Chuyện dĩ nhiên là trước khi làm 3D Coordination thì phải có mô hình 3D để mà phối
hợp. Việc làm mô hình như thế nào để các bên phối hợp được với nhau là cần có được
sự thống nhất từ đầu. Nó thường được quy định trong Bản Kế Hoạch Triển Khai BIM
(BEP = BIM Execution Plan) của từng dự án hay theo Tiêu chuẩn BIM (BIM standard)
của từng công ty.

Rồi, (1) có nhiệm vụ-mục đích, (2) có người phụ trách và (3) có mô hình chuẩn rồi nên
(4) là tiến hành làm:

1. Trước hết dùng cái mô hình 3D để bổ sung duyệt bản vẽ sẽ nhanh hơn nhiều so
với việc chỉ lật từng bản 2D hoặc bản giấy một.
Nguyên tắc của BIM là “Thông tin từ một nguồn duy nhất”, tất cả các bản vẽ 2D đều
phải được xuất từ mô hình 3D, mô hình 3D trên CDE là mô hình duy nhất nên bảo

64
đảm bản duyệt là bản mới nhất, nếu mặt bằng đúng thì xác suất mặt cắt cũng đúng theo
cũng lớn hơn bởi vì từ một mô hình mà ra...

2. Kiểm tra xung đột (clash detection), hiện có nhiều phần mềm để tạo các mô hình
liên bang từ nhiều mô hình con để kiểm tra xung đột như Autodesk Navisworks,
Bentley Project Navigator, Tekla BIMSight và Solibri Model Checker hay ngay trong
các CDE cũng có thể làm được một cách sơ khai.

Hình 3. 8 Các kết quả xung đột đã được kiểm tra


 Phát hiện va chạm và giải quyết xung đột CD trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng
công tác QLDA (tùy thuộc Ban QLDA có thực hiện công việc này hay không? ). Với
việc kiểm tra bằng phần mềm (3D là kiểm tra sơ bộ qua việc quan sát mô hình) giúp
việc phát hiện xung đột giữa các mô hình chính xác và nhanh gọn đặc biệt với các dự
án lớn, thi công phức tạp càng thể hiện ưu điểm. Nó đặc biệt giúp nâng cao việc quản
lý rủi ro, sau đó đến thời gian và chất lượng công tác QLDA.

3.3.1.5 BIM 4D Phân đoạn, kế hoạch, thời gian (4D Time, planing, phasing).
4D thường được sử dụng chi tiết trong giai đoạn 4 và 5 để giúp việc thi công
(hình 3.2). Tuy nhiên, nó cũng được sử dụng trong giai đoạn 2 và 3 tuy chỉ ở mức độ
“hoạt hình” để dự đoán tiến độ và “làm đẹp hồ sơ” cho chủ đầu tư.

4D thường được làm bởi người lập tiến độ (planner) và người phụ trách các phương án
thi công (methods engineer). Ngoài ra còn có thể có các kiến trúc sư hay các kỹ sư.

65
Các bên ngồi lại với nhau phân tích nên thi công thế nào, mỗi cấu kiện hết bao nhiêu
thời gian, theo trình tự nào... Lợi ích của 4D là nhiều:
1. Việc đầu tiên là 4D đẹp và ấn tượng, là công cụ để chứng minh các giải pháp kỹ
thuật tốt nhất. Bây giờ các công ty đi đấu thầu, trong hồ sơ thường kèm theo một cái
video 4D để làm cho chủ đầu tư có cái nhìn khách quan là nhà thầu xây dựng làm
được và làm đúng tiến độ. Có 4D chưa chắc đã thắng nhưng không có thì biết chắc là
có nhiều điểm trừ.
2. Với việc thi công ảo (virtual contruction) và rã đám công trình (work breakdown
structure) “ cấu kiện bởi cấu kiện” rõ ràng giúp các nhà thầu xây lắp:
• Hiểu rõ hơn dự án.

• Phát hiện các lỗi, rủi ro có thể để có phương án phù hợp.

• Phát hiện các điểm bất hợp lý trong tiến độ và phương án thi công

3. Cho phép nhà thầu nghiên cứu các phương án thi công khác nhau từ đó có các tiến
độ tối ưu.
Tiến độ trong một dự án là cực kỳ quan trọng. Các kỹ sư làm kết cấu có thể tính toán
tối ưu để tiết kiệm vài kilogrammes thép nhưng chẳng là gì so với tiết kiệm được tiến
độ thi công. Ngoài công trường, nhiều khi nhà thầu không đợi có thiết kế chi tiết từ tư
vấn mà thi công luôn để đảm bảo tiến độ. Chấp nhận quay lại sửa chữa hoặc đập bỏ để
giữ nhịp cycle.
4. Dự báo vật liệu, nhân công, cho từng nhiệm vụ thi công.
5. Việc tích hợp công trình tương lai vào môi trường hiện tại giúp nhà thầu tổ chức
công trường tốt hơn (như tổ chức giao thông, giao nhận vật liệu, dự trữ…)
Bên cạnh việc làm tiến độ và video, 4D còn giúp nhà thầu xây lắp các việc cụ thể hơn
trên công trường như:
+ Phân đoạn thi công: Thứ tự thi công các cấu kiện, kích thước, khối lượng ...
+ Các bản vẽ thi công như hệ thanh chống, các giải pháp an toàn công trình, phương
pháp thi công...

66
Hình 3. 9 Phân đoạn thi công công trình

Hình 3. 10 Lập phương án an toàn thi công

 BIM 4D gián tiếp nâng cao công tác QLDA : bằng việc tăng cường quản lý thời
gian, quản lý chi phí trong đó có việc lập kế hoạch, dự toán kinh phí, phân phối và
giám sát tiến độ thi công, dự toán kinh phí cho từng công việc và toàn bộ dự án theo
thời gian đã định từ trước nhằm đảm bảo thời hạn hoàn thành dự án.

67
3.3.1.6 Dự toán 5D (5D Capital expenditure)

Ưu điểm lớn của BIM 5D có thể là đoạn trích xuất khối lượng. Dự toán là khối
lượng và đơn giá, trong khi đó việc dựa vào BIM để tính khối lượng là điều hoàn
toàn có thể.

Hiện tại vẫn còn nhiều công ty bóc tách khối lượng bằng cách in bản vẽ ra giấy rồi
tính toán bằng tay, vừa mất thời gian và có thể có nhiều sai sót. Với BIM, chúng ta có
sẵn mô hình 3D vì vậy máy tính hoàn toàn có thể tính toán khối lượng giúp ta.

Một vấn đề cần quan tâm là khi làm mô hình phải chú ý đến việc sử dụng của các bên
về sau (intend model). Ví dụ cái tường cao 10m, khi lấy khối lượng tổng thì như nhau
nhưng để tính giá thành cho từng tầng của công trình thì phải chia tường này thành
từng tầng, như vậy khối lượng từng tầng mới chính xác và dự toán cũng vậy. Đấy là
chưa nói đến phương pháp thi công, chuyện thi công tường 10m chiều cao một lần thì
phương tiện kỹ thuật khác hẳn thi công thành nhiều đoạn 3-4m.

Bên cạnh đấy, các family cũng phải có các thông tin phù hợp để trích xuất (ví dụ khối
lượng thép trong dầm theo thể tích kg/m³ chẳng hạn để khi tính thể tích bê tông thì có
luôn khối lượng thép).

Đến đây ta có:

+ Khối lượng từ 3D;

+ Phương pháp và tổ chức thi công, tiến độ từ 4D;

+ Giá vật liệu, nhân công lấy từ báo giá của các sở ban ngành;

Vậy là cơ bản có thể tính được dự toán cho từng đợt thi công, cho giai đoạn hoặc toàn
bộ công trình.
 Dự toán 5D ảnh hưởng gián tiếp đến công tác QLDA. Việc tính toán chính xác chi phí
đầu tư là điều cần để ký hợp đồng trọn gói với các đơn vị xây lắp và tư vấn. Ngoài
nâng cao công tác quản lý chi phí đầu tư và quản lý hợp đồng, dự toán 5D còn giúp
nâng cao việc quản lý thời gian, tránh những thay đổi cho việc tính thiếu khối lượng.

68
3.3.1.7 Tính xuyên suốt, bền vững - 6D BIM (Sustainability):
Các mô hình BIM 3D, 4D, 5D được thực hiện trong giai đoạn bắt đầu thi công đến khi
xây dựng xong công trình. Việc xây dựng theo bản vẽ thiết kế và hoàn công theo thực
tế chưa chắc đã giống nhau, vì vậy BIM 6D giúp việc kiểm tra, chuyển giao vận hành
công trình được chính xác.

Trên hình 3.2, BIM Field được nằm ở giai đoạn 6-Handover (nghiệm thu - bàn giao)
nhưng nó vẫn được dùng cho cả 5-Construction (thi công) và 7.Operation (vận hành).
Việc nghiệm thu công trường có nhiều việc trong đó có 4 việc chủ yếu cần phải thực
hiện như:
• Định vị công trình và các hạng mục như móng, kết cấu hay đường ống MEP…
(BIM for Layout)
• Kiểm tra chất lượng thi công (BIM + Build)
• Nghiệm thu và chuyển giao (BIM for Handover)
• Thêm thông tin trong quá trình vận hành

Hình 3. 11 Định vị tọa độ cho công trình

69
a. BIM for Layout – Định vị công trình

Việc đầu tiên khi xây dựng công trình là định vị công trình xây dựng, xác định đường
tim trắc địa theo các trục thiết kế rồi cắm mốc. Sau đó trong quá trình thi công thì bắn
thêm điểm hoặc dùng thước tay để xác định các hạng mục. Việc này rất quan trọng bởi
vì “sai một li, đi một dặm” nhưng làm khá thủ công và chủ yếu dựa trên bản vẽ giấy.
Vì vậy với mô hình 3D và có chi tiết tọa độ các điểm rồi chuyển trực tiếp điểm (hoặc
mô hình) sang các máy toàn đạc để sử dụng ngoài hiện trường. Với sai số đến 2mm thì
việc định vị giảm thiểu tối đa rủi ro, không chỉ định vị các điểm trên mặt bằng và còn
có thể sử dụng tại các điểm trong không gian mà đặc biệt là cho các hệ thống đường
ống MEP thì rất tiện dụng.
b. BIM + Build - Kiểm tra chất lượng thi công- Nghiệm thu công trình

Với các mô hình 3D hay bản vẽ 2D đều nằm hết trên mây (CDE) nên ở đâu cũng đọc
được và mô hình 3D nó có gắn tọa độ, cái iPad nó lại nhận được tọa độ nên tư vấn
giám sát đi trên công trường thì trong iPad có hiện ra các cảnh trong mô hình 3D. Từ
đó có những đối chiếu so sánh thực tế thi công với những gì đã thiết kế. Các cấu kiện
trong BIM có ghi rõ thông tin như ngày sản xuất, yêu cầu cường độ, chứng chỉ chất
lượng, màu sắc, yêu cầu kỹ thuật … từ đó ta hoàn toàn có thể yêu cầu nhà thầu thi
công đưa ra các bảng đối chiếu như kết quá thí nghiệm thép, bê tông, đầm nén lu nèn,
tiêu chuẩn thiết bị đã nghiệm thu… xem thực tế có đáp ứng yêu cầu hay không. Ngoài
ra còn có thể só sánh kích thước thực tế so với kích thước đã thiết kế. Các công nghệ
này đang được triển khai phổ biến cho kỹ sư thi công và công nhân.
Thay vì phải ôm một đống bản vẽ đi để kiểm tra thì bây giờ chỉ có mỗi cái iPad, toàn
bộ dữ liệu cần thiết trên cloud, việc nghiệm thu đã lên một tầm cao mới.

c. Thêm thông tin trong quá trình vận hành

Một khi chuyển giao công trình cho Chủ đầu tư thì nhà thầu và tư vấn thường hoàn
thành hết nhiệm vụ. Mà tập tin mô hình BIM thường là rất lớn và phức tạp, lại phải có
phần mềm chuyên dụng thì mới mở được để thêm vào các thông tin. Tuy nhiên trong
quá trình vận hành, Chủ đầu tư hay các nhà quản lý công trình thỉnh thoảng cũng phải
thêm các thông tin phát sinh vào mô hình.

70
Hình 3. 12 Các lỗi xây dựng được đánh dấu và chuyển lên CDE để hoàn thiện

Từ 3D, cập nhật thông tin thực tế về chi tiết vật liệu, vật tư như hình ảnh, thông số
nhằm bảo đảm tính xuyên suốt trong quá trình QLDA.

- Thông tin tổng thể về dự án

- Mẫu vật liệu hoàn thiện

- Hình ảnh thực tế

- Chi tiết kỹ thuật

- Dữ liệu bảo hành, bảo trì

- Thông tin chính xác Nhà thầu, Nhà cung cấp

- Website cung cấp thông tin


 BIM 6D ảnh hưởng trực tiếp đến công tác QLDA thông qua việc quản lý chất lượng và

quản lý thông tin. Ban QLDA là người giám sát những tiêu chuẩn chất lượng cho việc thực

hiện dự án và các thông tin này cần được cập nhật trên CDE theo thực tế nhà thầu xây dựng

71
và nhà thầu thiết bị đã thực hiện.

3.3.1.8 Điểm đám mây (Point Cloud)


Điểm đám mây là tập hợp các điểm (x, y, z) trong không gian được tạo bởi máy Scan
3D dựa trên một điểm gốc được xác định trước.
Thông thường, một công trình được scan ở nhiều điểm khác nhau tại các vị trí như các
phòng, bên ngoài tòa nhà, tại nơi có cấu kiện che khuất…Tương ứng với mỗi điểm gốc
(điểm đặt máy) sẽ có một file các điểm đám mây xung quanh. Ta chỉ cần sử dụng các
điểm cần thiết như tọa độ tại điểm góc, các điểm thiết bị, các dầm sàn cần thiết…Sau
đó ghép thành một file hoàn chỉnh cho toàn bộ các điểm trong công trình. Sau đó ta có
thể sử dụng CAD hay các phần mềm bên thứ 3 để kết nối các điểm thành một mô hình
hoàn chỉnh. Tóm lại các bước tiến hành như sau:
+ Bước 1: Scan công trình hay thực địa bằng máy scan 3D để tạo các điểm đám mây.
+ Bước 2: Phân tích và xử lý các điểm quan trọng.
+ Bước 3: Sử dụng phần mềm để tạo lập mô hình từ các điểm có trước.

Hình 3. 13 Phân tích điểm đám mây


Nghe thì có vẻ lằng nhằng nhưng điểm đám mây có ứng dụng vô cùng quan trọng
trong việc xây dựng công trình:

72
- Đặc biệt là những công trình đã lâu năm muốn cải tạo sửa chữa. Việc tìm kiếm hồ
sơ xây dựng của các công trình cũ dường như là điều bất khả thi. Chính vì vây, ta có
thể sử dụng điểm đám mây để có thể dựng lên các mô hình hiện tại, từ đó có những
phương án hợp lý. Việc này theo tác giả thấy có thể tích kiệm được khoảng 50% thời
gian làm hồ sơ và 90% thời gian đi lại để cập nhật thông tin.
- Xây dựng công trình mới giữa các công trình hiện hữu. Khi thiết kế, chèn công trình
cần xây vào môi trường thực để xem thử công trình mình có bị chồng chéo lên cái gì
không. Đặc biệt là với nhà xây chen, cái này khá quan trọng. Kinh nghiệm là khi khảo
sát lô đất có nhà xung quanh bằng máy toàn đạc 2D, bên trắc địa thường chỉ quan tâm
đến cao trình ở mặt đất và xem như là các tường nhà xung quanh là tuyệt đổi thẳng
đứng. Thực tế là các tường này nhiều khi thò ra thụt vào hơi nhiều, nhất là các tường
gạch cổ và cũ. Nên nhiều công trình khi xây lên đến tầng 2 tầng 3 thì phải đập tường
nhà hàng xóm nếu muốn giữ nguyên thiết kế. Mà điều này là không khả thi nên phải
dừng công trình và chờ thiết kế mới, dĩ nhiên cái gì không dự báo trước đều phải trả
giá bằng tiền và thời gian, có khi rất đắt.
- Làm hồ sơ hiện trạng công trình của các công trình xung quanh, ghi chú các chỗ nứt,
bề rộng, bề sâu, cao độ công trình… để khi thi công công trình mới, đào tầng hầm,
móng xem có ảnh hưởng đến công trình cũ cũng như có phương án đền bù sửa chữa
hợp lý.

- Ứng dụng quan trọng nhất của việc scan là làm hồ sơ nghiệm thu, hoàn công. Thông
thường các nhà thầu toàn lấy bản vẽ thiết kế đóng dấu hoàn công nên việc hồ sơ hoàn
công nhiều lúc không khớp với hiện trạng đã xây dựng. Vì vậy việc sử dụng máy csan
bắn lại toàn bộ các điểm trong công trình, lựa chọn các điểm quan trọng để dựng mô
hình và có thể dùng các phần mềm phát hiện va chạm và giải quyết xung đột CD như
Naviwork để kiểm tra. Nếu mô hình thiết kế và mô hình scan lại khớp nhau thì đó
chính là mô hình hoàn công, nếu không thì cần chỉnh sửa mô hình thiết kế sao cho phù
hợp với mô hình scan để làm hồ sơ hoàn công đúng với thực tế đã thi công xây dựng,
đảm bảo cho việc thanh quyết toán và quá trình vận hành công trình được thuận lợi.

Trên đây là một số hiệu quả của điểm đám mây, hiệu quả nó mang lại là vô cùng lớn,
giảm thời gian khảo sát thiết kế, xây dựng hồ sơ hiện trạng, tính toán đúng đủ giá trị

73
xây dựng thực hiện, … Nó mang lại lợi ích rất lớn song việc đầu tư ban đầu cũng
không phải ít tiền. Đặc biệt là các máy scan có đầy đủ các tính năng, giá trị có thể lên
đến 35.000 USD chưa kể các phần mềm liên quan. Chính vì vậy nó chưa được các nhà
thầu chú tâm.

 Điểm đám mây ảnh hưởng vừa trực tiếp lẫn gián tiếp nâng cao công tác QLDA.
- Nó nâng cao sản phẩm khảo sát, tránh việc sửa chữa trong giai đoạn thiết kế, xây
dựng. Từ đó nâng cao công tác quản lý thời gian và quản lý rủi ro - ảnh hưởng gián
tiếp.

- Giúp nâng cao trực tiếp công tác giám sát chất lượng của Ban QLDA – giám sát
tiêu chuẩn chất lượng cho việc thực hiện dự án, đảm bảo các tiêu chuẩn phải đáp
ứng mong muốn của CĐT.

3.3.1.10 BIM cho mô phòng và phân tích (BIM for Analysis anh Simulation)
Ta có mô hình 3D có chủ ý khi thiết kế công trình vì vậy ta hoàn toàn có thể phân tích năng
lượng và phát triển bền vững xả thải CO2 bằng việc thêm các tham số nhiệt (Energy Family
parameters) như hệ số dẫn nhiệt, cách nhiệt... cho tường, cửa sổ.... Sau khi có các thông số
đầy đủ trong mô hình, ta xuất ra các file GBxlm (Green Building xlm) để nhập vào các
phần mềm mô phỏng nhiệt tiến hành phân tích. Từ tọa độ của công trình, phần mềm mô
phỏng sẽ xác định vị trí của ngôi nhà cùng với hướng của nó. Việc định rõ vị trí của công
trình cần xây dựng sẽ có những thông tin thời tiết cụ thể của từng tháng, từng mùa trong
năm, ngôi nhà nhận bao nhiêu nhiệt lượng ? thiết kế hướng nào là phù hợp? Điều chỉnh lại
các thông số vật liệu ? hay hệ thống điều hòa, thông gió cần một năng lượng như thế nào
từ đó thiết kế cho phù hợp nhằm tiết kiệm chi phí trong quá trình vận hành.
Cùng với khái niệm phát triển bền vững (sustainable development) mà chính phủ các
nước cam kết trong đó có Việt Nam là các tiêu chuẩn mới về năng lượng xả thải
carbon mới ra đời. Xây dựng kết hợp với môi trường hay những ngôi nhà xanh là cái
mà nhiều Chủ đầu tư muốn hướng đến.
 BIM cho mô phỏng phân tích ảnh hưởng gián tiếp đến công tác QLDA. Nó nâng
cao hiệu quả đầu tư và chất lượng công trình.
 Trên đây là một phần quy trình ứng dụng BIM trong việc xây dựng một dự án. Tác

74
giả lưu ý, việc áp dụng BIM chỉ giúp một số giai đoạn công việc trong việc thực hiện
dự án giảm được thời gian, giảm chi phí xây dựng công trình chứ không hẳn là ứng
dụng BIM sẽ giảm thời gian của tất cả các giai đoạn, đặc biệt là trong cơ chế thị trường
của nước ta hiện nay.
Công cụ ứng dụng trực tiếp nâng cao công tác quản lý dự án như lưu trữ thông tin dự
án BIM CDE, phát hiện sai sai xót giữa các mô hình thiết kế BIM CD, quản lý khối
lượng các công tác xây dựng BIM 3D.
Các công cụ gián tiếp nâng cao công tác quản lý dự án: quản lý tiến độ BIM 4D, quản
lý chi phí BIM 5D, nâng cao công tác hoàn công BIM 6D.

3.3.1.11 Giới thiệu đặc tính mức độ phát triển của BIM (Level of devolopment
Specification)

Các công cụ ở trên thể hiện chiều rộng của BIM thì LOD sẽ thể hiện chiều sâu mà
người dùng cần. Mức độ chi tiết LOD đưa ra các mức cấp độ chi tiết và hình ảnh để
người dùng có thể từ đó lựa chọn sử dụng. Dưới đây là định nghĩa, hình ảnh cũng như
đặc tính kỹ thuật về đồ họa sử dụng trong công nghệ BIM.

- LOD 100:

Phần tử mô hình có thể được đại diện đồ hoạ trong Mô hình với một biểu tượng hoặc
đại diện chung chung.

Yêu cầu đối với LOD 200. Thông tin liên quan đến Element mẫu (tức là chi phí cho
mỗi foot vuông, trọng tải HVAC, v.v ...) có thể được bắt nguồn từ các yếu tố mô hình
khác.

LOD 100 phần tử không phải là đại diện hình học. Ví dụ là thông tin gắn liền với các
mô hình khác. Các yếu tố hoặc biểu tượng cho thấy sự tồn tại của một thành phần
nhưng không phải là hình dạng, kích thước, hoặc vị trí chính xác. Bất kỳ thông tin nào
bắt nguồn từ LOD 100 phần tử phải được coi là gần đúng.

- LOD 200:

75
Phần tử mô hình được trình bày bằng đồ hoạ trong mô hình như là một hệ thống chung,
đối tượng hoặc lắp ráp với số lượng ước lượng. Kích thước, hình dạng, vị trí, và định
hướng. Thông tin không phải là đồ hoạ cũng có thể được gắn với Element mẫu.

Tại các yếu tố này LOD là placeholders chung. Chúng có thể được nhận biết như các
thành phần mà chúng đại diện, hoặc có thể là khối lượng đặt chỗ. Mọi thông tin thu
được từ LOD 200 yếu tố phải được xem xét gần đúng.

- LOD 300:

Phần tử mô hình được trình bày bằng đồ hoạ trong mô hình như một hệ thống, đối
tượng hoặc lắp ráp cụ thể về mặt số lượng, kích thước, hình dạng, vị trí, và định hướng.
Thông tin không phải là đồ hoạ cũng có thể được gắn với yếu tố mẫu. Số lượng, kích
thước, hình dạng, vị trí, và định hướng của các phần tử được thiết kế có thể được đo
trực tiếp từ mô hình mà không đề cập đến thông tin không theo mô hình như các ghi
chú hoặc các cuộc gọi ra chiều.

- LOD 350:

Phần tử mô hình được trình bày bằng đồ hoạ trong mô hình như là một hệ thống, đối
tượng hoặc lắp ráp cụ thể về mặt số lượng, kích thước, hình dạng, vị trí, định hướng,
và các giao diện với các hệ thống tòa nhà khác. Thông tin phi đồ họa cũng có thể được
gắn với Model thành phần. Các bộ phận cần thiết cho sự phối hợp của phần tử với các
yếu tố lân cận hoặc gắn liền được mô phỏng. Các bộ phận sẽ bao gồm các hạng mục
như hỗ trợ và kết nối. Số lượng, kích thước, hình dạng, vị trí và hướng của phần tử
được thiết kế có thể được đo trực tiếp từ mô hình mà không đề cập đến các thông tin
không theo mô hình như các ghi chú hoặc các cuộc gọi ra chiều.

- LOD 400:

Thành phần mô hình được trình bày bằng đồ hoạ trong mô hình như một hệ thống, đối
tượng hoặc lắp ráp cụ thể về kích thước, hình dạng, vị trí, số lượng, và định hướng với
chi tiết, chế tạo, lắp ráp và cài đặt thông tin. Thông tin phi đồ họa cũng có thể được
đính kèm với yếu tố mẫu. Một bộ phận LOD 400 được mô phỏng với đầy đủ chi tiết
và chính xác để chế tạo thành phần. Số lượng, kích thước, hình dạng, vị trí và hướng

76
của phần tử được thiết kế có thể được đo trực tiếp từ mô hình mà không đề cập đến
thông tin không theo mô hình như ghi chú hoặc gọi điện thoại kích thước.

- LOD 500:

Phần tử mô hình là một trường đại diện được xác minh về kích thước, hình dạng, vị trí,
số lượng và định hướng. Thông tin phi đồ họa cũng có thể được gắn với các yếu tố mô
hình.

HÌnh 3. 14 Minh họa các cấp độ LOD cho cấu kiện cột
3.3.2 Ứng dụng BIM trong việc điều hành xây dựng của ban QLDA
Để đảm bảo dự án khi ứng dụng BIM đạt hiệu quả cao nhất, ta cần xây dựng một mô
hình điều hành đảm bảo các yếu tố:
- Cần đưa người sử dụng hoặc đơn vị quản lý vận hành sau xây dựng vào mô hình để
đảm bảo họ nắm bắt được công trình xây dựng so sánh với nhu cầu mục đích sử dụng
công trình của mình để có thể điều chỉnh dự án ngay từ khâu thiết kế, tránh tình trạng
đập đi xây lại gây lãng phí, mất thời gian. Đảm bảo cho việc chuyển giao BIM 7D
được thuận lợi, giúp cho đơn vị quản lý có cái nhìn tổng quát về việc ứng dụng BIM
trong vận hành, bảo trì công trình.
- Tăng cường hợp tác giữa các đơn vị, rút ngắn thời gian thực hiện các công việc
trong các giai đoạn, giữa các bên tham gia các công trình cần có sự liên kết thống nhất.
Trong đó Ban QLDA thay mặt Chủ đầu tư làm trung tâm điều hành và các đơn vị tư
vấn, xây lắp là những vệ tinh xung quanh. Với mỗi thời điểm, trách nhiệm của mỗi bên
khác nhau. Việc thực hiện liên kết như tác giả đã phân tích được thực hiện ngay từ
khâu kí hợp đồng với các đơn vị để đảm bảo các bên theo các tiêu chuẩn quy định

77
chung. Từ đó Ban QLDA cần yêu cầu nhà thầu tự xây dựng quy trình BIM trong đó có
người quản lý BIM (hình 3.22).

Người quyết định


đầu tư

Chủ đầu tư

Tư Ban QLDA Người sử dụng


vấn / Đơn vị vận Tư
khảo hành vấn
sát khác

Tư vấn

thiết kế Tư Tư Thi vấn
(Kiến vấn vấn công giám
trúc, kết thẩm lựa xây sát
cấu, cơ tra chọn dựng
điện…) nhà
thầu

Hình 3. 15 Ứng dụng BIM trong việc điều hành xây dựng của ban QLDA
Ban QLDA cần tổ chức các cuộc họp giữa các bên, các cuộc họp cần diễn ra thường
xuyên theo chu kỳ nhất định, tùy từng giai đoạn của dự án mà có các thành viên của
các nhà thầu tham gia.
+ Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Các bên tham gia gồm Ban QLDA, đơn vị vận hành/
người sử dụng, tư vấn khảo sát, tư vấn thiết kế (bao gồm cả các đơn vị thiết kế riêng
từng phần kết cấu, kiến trúc, cơ điện), tư vấn thẩm tra, … ngoài ra còn có thể có Chủ
đầu tư, người quyết định đầu tư. Việc tổ chức các cuộc họp giúp cho dự án:
 Tránh được những sai xót trong thiết kế, các bên đưa ra quan điểm của mình và
Chủ đầu tư là người đưa ra ý kiến cuối cùng ngay trong cuộc họp.
 Giúp cho người quản lý vận hành đưa ra ý kiến của mình ngay từ khâu thiết kế.

78
 Giảm thời gian phê duyệt dự án trong giai đoạn quyết định đầu tư. Việc quyết định
phê duyệt các dự án truyền thống thường trải qua các bước theo thứ tự tuần tự, việc
này mất nhiều thời gian (Hình 3.23).
Đơn vị tư
Đơn vị vấn thiết Đơn vị Cơ quan
kế Người quyết
tư vấn tư vấn nhà định đầu tư
khảo sát (Kiến thẩm nước
trúc, kết ra quyết định
tra thẩm
cấu, cơ phê duyệt
định
điện…)

Hình 3. 16 Các bước thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư
+ Giai đoạn đầu tư/ xây dựng công trình: sau khi đã lựa chọn được nhà thầu xây
dựng bắt đầu việc thi công xây dựng công trình. Các bên tham gia gồm Ban QLDA,
đơn vị quản lý sử dụng công trình, đơn vị thiết kế, nhà thầu xây dựng, nhà thầu thiết
bị, đơn vị giám sát… . Nếu dự án không có những thay đổi thiết kế so với giai đoạn
chuẩn bị đầu tư thì các nhà thầu khảo sát, thẩm tra, lựa chọn nhà thầu cũng không cần
có mặt trong các cuộc họp. Trong giai đoạn này, các cuộc họp giải quyết các vấn đề
như:
 Đối với nhà thầu thiết kế, thực hiện việc giám sát thiết kế, thêm thông tin vào mô
hình BIM tùy theo mức độ thiết kế chi tiết LOD đã ký kết trong hợp đồng.
 Đối với nhà thầu xây lắp, báo cáo tiến độ thực hiện, giải quyết các vấn đề về thanh
toán giai đoạn, các vướng mắc khi thực hiện dự án.
 Đối với đơn vị giám sát, báo cáo tiến độ thực hiện, chất lượng thi công xây dựng,
các phát sinh thay đổi nếu có.
 Đối với Ban QLDA, nắm bắt được tiến độ thực hiện, đẩy nhanh nếu chậm trễ.
Thực hiện các công việc giải ngân vốn (nếu Chủ đầu tư kiêm Ban QLDA).
+ Trong giai đoạn kết thúc dự án. Công việc cơ bản là lập hồ sơ hoàn công, giải ngân
vốn cho các đơn vị và chuyển giao mô hình BIM cho bên quản lý vận hành công trình.
Đây là những cuộc họp cuối cùng nhằm đánh giá tổng kết quá trình xây dựng dự án
cũng như việc ứng dụng BIM trong xây dựng, cần xây dựng cơ sở dữ liệu BIM mẫu để
có thể triển khai các dự án tiếp theo.

79
3.3.3 Tăng cường khối lượng công việc của Ban QLDA khi áp dụng BIM
Vai trò Ban QLDA là đặc biệt quan trọng, là người đi đầu và điều phối BIM cho toàn
dự án từ khi bắt đầu hình thành ý tưởng đến khi vận hành bàn giao đưa vào sử dụng.
Vì BIM là công nghệ mới được áp dụng ở Việt Nam, để đạt được hiệu quả cao nhất,
trách nhiệm của Ban QLDA là rất lớn, khối lượng công việc cần thực hiện tăng lên
nhiều so với các dự án truyền thống.
- Lập ra các tiêu chuẩn dự án cần thiết để đảm bảo các đơn vị thực hiện theo. Cần xác
định việc áp dụng BIM theo mức độ nào: Theo mức độ chi tiết LOD 100, LOD 200,
LOD 300, LOD 400, LOD 500. Theo ứng dụng các phần mềm trong dự án từ 3D, 4D
hay tới cả 5D, 6D, 7D. Việc xác định này cần rõ ràng bởi nó ảnh hưởng đến các bước
thực hiện sau. Xây dựng các tiêu chuẩn phù hợp như đuôi lưu file dự án, màu sắc thể
hiện trong bản vẽ, các quy định nét vẽ,… và xác định phần mềm dùng trong các giai
đoạn.
- Ký hợp đồng với các đơn vị thực hiện có liên quan đến BIM. Khác với các dự án
xây dựng truyền thống, các hợp đồng này cần quy định rõ:
+ Quản lý: Đích danh người làm, trách nhiệm thế nào, các dữ liệu đầu vào cần thiết...
+ Chi tiết hóa chiến lược chuyển giao PIM (mô hình BIM sau khi xây dựng xong).
+ Quy trình kiểm tra chất lượng mô hình: bao gồm các tiêu chuẩn về mô hình, đặt tên,
tọa độ góc để phối hợp các mô hình, sai số cho phép...
+ Truyền thông: Ước lượng các cuộc họp gì, khoảng thời gian, những ai tham gia,...
+ Giải pháp công nghệ: dùng phần mềm nào...
Trong thời gian ký hợp đồng, Ban QLDA cần xác minh năng lực của nhà thầu về trình
độ BIM có thể thực hiện, bản quyền các phần mềm BIM sử dụng,...

- Quản lý chế độ báo cáo, các cuộc họp đã thống nhất từ

trước. Các Nhà thầu phải báo cáo Tư vấn QLDA/GSXD:

Báo cáo ngày: Các công việc làm trong ngày, kế hoạch nghiệm thu ngày, kế hoạch
thực hiện công việc ngày hôm sau, công tác an toàn ngày.

80
Báo cáo tuần: Các công việc làm trong tuần, kế hoạch nghiệm thu tuần, kế hoạch thực
hiện công việc tuần sau, công tác an toàn tuần.

Các cuộc họp ngày do từng bộ phận thực hiện và kết quả tại báo cáo ngày. Các cuộc
họp tuần do Tư vấn QLDA/GSXD chủ trì và các cấp trưởng công trường tham dự.

Báo cáo tháng: Nhà thầu chuẩn bị báo cáo tháng và làm việc trong cuộc họp các cấp
lãnh đạo các Bên do Chủ đầu tư chủ trì. Tư Vấn QLDA/GSXD sẽ tập hợp và báo cáo.

Cuộc họp tháng các lãnh đạo cấp cao các Bên từ Chỉ huy trưởng/Giám đốc dự án/Giám
đốc công ty hoặc Phó giám đốc công ty được ủy quyền để giải quyết các công việc về
kế hoạch dài hạn những tồn tại, vướng mắc cấp công ty.
3.4 BIM giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong công tác QLDA tại tỉnh Thái
Bình.
Trên đây là việc ứng dụng BIM trong việc thực hiện dự án từ giai đoạn 0: Chuẩn bị đầu tư
đến giai đoạn 7: vận hành đưa công trình vào sử dụng. Đọc qua ta có thể thấy được BIM
như là giải pháp tuyệt vời giúp gỡ rối ngành xây dựng hiện nay, song không phải tất cả
các giai đoạn, các công việc đều có thể ứng dụng BIM. Tại mục 3.1, ta có đưa ra những
thực trạng, những vấn đề cần giải quyết trong việc QLDA đầu tư xây dựng công trình tại
tỉnh Thái Bình, từ đó trên lý thuyết BIM có thể giải quyết được những vấn đề nào.

81
MỨC ĐỘ
VẤN ĐỀ THỰC TRẠNG BIM GIẢI QUYẾT NHƯ THẾ NÀO BIM ĐẠT
ĐƯỢC
Kế hoạch - Quy hoạch xây dựng không đồng bộ, không phù - Việc quy hoạch là dựa vào tầm nhìn của người lãnh đạo, Không.
hợp với điều kiện thực tế gây lãng phí, tốn kém. BIM không xây dựng được quy hoạch mà chỉ là một công
cụ thể hiện quy hoạch bằng việc số hóa, các mô hình đã có ý
tưởng từ trước BIM 3D.
- Kế hoạch vốn còn dàn trải, chưa cụ thể, chưa tập - Kế hoạch vốn là nguồn ngân sách yêu cầu của các địa Có.
trung làm chậm tiến độ công trình, tăng chi phí phương để chi trả cho các dự án xây dựng. Theo luật đầu tư
82

đầu tư. mới, yêu cầu các dự án cần có kế hoạch vốn đủ thì mới
được phép xây dựng công trình. BIM có khả năng tính ra
giá trị cần thiết tại từng thời điểm để có thể xây dựng kế
hoạch vốn.
- Chi phí đầu tư xây dựng chưa được quản lý sát - Từ BIM ta có tiến độ xây dựng công trình BIM 4D, khối Có.
sao gây thất thoát lãng phí đặc biệt là các gói thầu lượng thi công BIM 3D và đơn giá của từng thời điểm mà
Tiền xây dựng do việc thiết kế bản vẽ thi công và dự tính được dòng tiền cần thiết để xây dựng BIM 5D, không
toán có nhiều sai sót. Nhiều hạng mục xây dựng làm chậm tiến độ. Ngoài vốn cấp còn ảnh hưởng bởi năng
không đúng thiết kế nhưng vẫn nghiệm thu, thanh lực tài chính của nhà thầu thi công.
toán.
Thời gian - Ảnh hưởng bởi kế hoạch vốn, thời gian trình phê - BIM một phần tăng tốc thời gian với việc BIM 3D có thể Có.
duyệt các thủ tục đầu tư, giải phóng mặt bằng... tính toán ra khối lượng chi tiết các đầu công việc giúp thời
xây dựng Việc thẩm tra, thẩm định của các cơ quan nhà gian thẩm định, thẩm tra được rút ngắn với điều kiện các cơ
MỨC ĐỘ
VẤN ĐỀ THỰC TRẠNG BIM GIẢI QUYẾT NHƯ THẾ NÀO BIM ĐẠT
ĐƯỢC
công trình nước hiện tại đều xét trên giấy nên mất nhiều thời quan nhà nước cần biết các phần mềm ứng dụng mô hình
gian. BIM.
- Tư vấn khảo sát không làm hết trách nhiệm, các - Có thể ứng dụng BIM từ việc ứng dụng điểm đám mây Có.
số liệu khảo sát thiết kế thường không phù hợp (point cloud), dùng máy quét scan hiện trạng công trình cũ,
với hiện trạng làm mất thời gian điều chỉnh, bổ sử dụng các phần mềm bên thứ 3 dựng lại mô hình công
sung dự án. trình tránh xung đột với các công trình đã xây dựng.
- Nhà thầu thi công không thực hiện đúng cam kết - Tiến độ thi công có thể xây dựng dựa vào BIM 4D, song Không.
trong hợp đồng thi công về năng lực máy móc việc thực hiện thi công có theo đúng tiến độ đã đề ra không
83

thiết bị, khả năng ứng vốn, tiến độ thi công... thì BIM không giải quyết được. Năng lực máy móc thiết bị
và khả năng ứng vốn tùy thuộc vào việc lựa chọn nhà thầu
xây lắp. Việc đánh giá chưa đúng các nhà thầu không đủ
năng lực làm tăng thời gian và chi phí dự án.
Đất - Việc giải phóng mặt bằng còn chậm khiến tăng - BIM không ứng dụng trong giải phóng mặt bằng. Không.
thời gian và chi phí xây dựng công trình.
- Việc quản lý hợp đồng chưa thực hiện tốt một - Ứng dụng điểm đám mây có thể giúp việc khảo sát tránh Có
Sản phẩm phần do việc đơn giá xây dựng và khối lượng các phát sinh sau này. BIM 3D đảm bảo sự chính xác khối
xây dựng chưa đúng với bản vẽ thiết kế, khâu khảo sát chưa lượng cần thi công.
đúng với thực tế gây phát sinh chi phí.
MỨC ĐỘ
VẤN ĐỀ THỰC TRẠNG BIM GIẢI QUYẾT NHƯ THẾ NÀO BIM ĐẠT
ĐƯỢC
- Chất lượng công trình xây dựng ảnh hưởng bởi - Thời gian xây dựng một phần liên quan đến tiến độ dự án Có.
thời gian xây dựng, vật liệu đầu vào, giám sát lơ là và BIM 4D giải quyết được điều này. Song thái độ của nhà
dẫn việc thi công không đúng thiết kế, thiết kế thầu giám sát, thi công chưa đúng hay cố tình thì cần có
không đúng với các tiêu chuẩn đề ra. những chế tài xử lý.
- Việc bảo trì sửa chữa chưa được coi trọng trong - Ta có thể ứng dụng BIM 6D để xây dựng hồ sơ hoàn công Có.
đó có việc lưu trữ hồ sơ xây dựng còn nhiều bất cho công trình và BIM 7D là việc vận hành quản lý công
cập. trình đưa vào sử dụng. Hồ sơ hoàn toàn được lưu trên đám
mây CDE, vì vậy hoàn toàn có thể tìm kiếm, kiểm tra các
84

thông tin về thiết bị, đầu mục công việc của công trình bất
cứ khi nào.
Bảng 3. 1 Những vấn đề trong công tác QLDA mà BIM giải quyết
3.5 Đánh giá việc áp dụng BIM trong công tác QLDA:
Đặc điểm của BIM là mô hình tổng hợp toàn diện các thông tin công trình và trình bày
hình ảnh 3 chiều đa lượng dữ liệu, cung cấp cho người dùng các nhìn trực quan và cho
khả năng tư duy gần với suy nghĩ tự nhiên nhất của con người. BIM cho phép mô hình
hóa công trình để phản ánh chính xác cấu tạo cùng các thuộc tính của công trình trên
thực tế sẽ được hình thành trong tương lai. Bằng cách này, các đối tác tham gia dự án
có thể xem xét trước và đánh giá hiệu quả của nó trước khi thực hiện, kiểm soát được
các xung đột, độ chính xác của bản thiết kế, giải quyết được các vấn đề có liên quan ở
ngay giai đoạn đầu của dự án, đạt được kết quả tiết kiệm đáng kể về mặt hời gian, chi
phí và năng lượng.
Ứng dụng BIM trong các dự án đầu tư xây dựng mang lại nhiều lợi ích cho Chủ đầu
tư, nhà thầu tư vấn, nhà thầu xây dựng và các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng.
Đối với Chủ đầu tư (áp dụng với một số dự án có Chủ đầu tư kiêm Ban QLDA):
- BIM đưa ra cái nhìn trực quan rất tốt giúp ngay cả những người sử dụng quản lý
công trình không có kiến thức về xây dựng định hình được sản phẩm mà họ sẽ dùng
trong tương lai là như thế nào, từ đó lựa chọn được những phương án đầu tư, thiết kế,
xác định kế hoạch vốn phù hợp với kế hoạch triển khai; giúp Chủ đầu tư dễ dàng trong
việc xem xét và đưa ra quyết định thông qua các thông tin được tích hợp sẵn trong mô
hình;
- Việc áp dụng BIM giúp giảm thiểu thời gian ngừng chờ xử lý xung đột ngoài ý
muốn (xuất phát từ lỗi thiết kế hoặc việc không phù hợp giữa thiết kế và thi công) qua
đó cũng góp phần tiết kiệm chi phí cho dự án;
- Cơ sở dữ liệu thông tin của BIM sử dụng rất hiệu quả trong việc xây dựng báo cáo
vận hành, phân tích và báo cáo việc sử dụng không gian, tối ưu hóa chi phí vận hành.
Đối với đơn vị QLDA:
- BIM cung cấp công cụ để lên kế hoạch toàn diện và nâng cao khả năng điều hành,
quản lý đối với cả vòng đời dự án ở trình độ công nghệ tiên tiến;
- BIM cung cấp cho Ban quản lý một mô hình trực quan cùng với các yếu tố tích hợp
như tiến độ thi công, biểu đồ nhân công, biểu đồ phát triển giá thành công trình… giúp
cho Ban quản lý thực hiện công việc một cách dễ dàng và có sự chuẩn bị tốt về huy

85
động vốn, theo dõi kế hoạch nhân lực và các kế hoạch tổ chức thi công ngoài công
trường, kiểm soát chi phí trong quá trình thực hiện;
- BIM là cơ sở để Ban QLDA điều phối việc phối hợp thực hiện dự án giữa nhà thầu
và các đơn vị liên quan; giúp xử lý và lường trước các tình huống có thể xảy ra tại
công trường.
Nhược điểm của BIM;
- Chi phí đào tạo và chi phí phần mềm không phải là rẻ. Trong khi còn cần nâng cấp
hệ thống máy tính để có thể sử dụng hiệu quả phần mềm BIM.
- Thêm nhiều việc phải tiến hành trước khi xây dựng công trình. BIM đòi hỏi phải nỗ
lực trong giai đoạn đầu dự án. BIM sẽ không hiệu quả nếu nhà thầu chỉ đơn giản gửi
bản kế hoạch công việc của riêng mình và tiến hành xây dựng. Điều tiên quyết là nhà
thầu xây dựng phải làm việc với các nhà thiết kế và nhà thầu khác để tạo ra mô hình
hợp tác giữa các bên.
3.6 Các giải pháp ứng dụng Mô hình thông tin xây dựng - BIM trong công tác
QLDA xây dựng công trình tại tỉnh Thái Bình
Với lợi ích đã đạt được từ các dự án ứng dụng BIM, ta có thể hoàn toàn tin tưởng và
một tương lai tươi sáng của ngành xây dựng nước nhà không chỉ các tỉnh, thành phố
lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, ... mà ngay cả Thái Bình là điều có thể đạt
được. Từ những kinh nghiệm của các quốc gia áp dụng BIM thành công đến những dự
án đã thực hiện ở Việt Nam, đều là những bài học để Thái Bình học hỏi. Việc áp dụng
BIM cần đồng bộ không chỉ Ban QLDA, tất cả các bên cùng tham gia vào dự án mà
Chính phủ, các cơ quan quản lý nhà nước cần là người đi đầu định hướng việc áp dụng
mô hình thông tin. Thực trạng hiện tại:
- Sở Xây dựng Thái Bình chưa tham mưu cho UBND tỉnh Thái Bình triển khai thực
hiện Quyết định số 2500/QĐ-TTg ngày 22/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ;
- Các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị xây dựng, tư vấn chưa nhận thức được
điểm mạnh của công nghệ BIM; chưa tổ chức được các cuộc hội thảo về việc nâng cao
hiệu quả xây dựng trong đó có ứng dụng BIM;
- Cơ sở vật chất hiện tại của các cơ quan thẩm tra, thẩm định, QLDA tại Thái Bình trong

việc thẩm để áp dụng BIM còn kém, chưa có những phần mềm bản quyền ứng dụng BIM,

86
các máy vi tính có cấu hình thấp chưa đủ để áp dụng, chưa có các công cụ hỗ trợ BIM,...

- Do chưa có nhận thức về BIM nên chưa xây dựng được lộ trình áp dụng riêng cho
Thái Bình, chưa tạo ra những ưu tiên để các đơn vị tư vấn, xây lắp phát huy khả năng
trong lĩnh vực xây dựng;
...
Chính vì vậy điều quan trọng nhất cần thực hiện trước mắt là:
1. Chính phủ, Bộ Xây dựng, các cơ quan quản lý nhà nước cần xây dựng các tiêu
chuẩn, quy chuẩn BIM cụ thể, đặt ra các quy định cho các đơn vị thực hiện. Từ đó
để các bên thấy được lợi ích cũng như trách nhiệm mỗi đơn vị tham gia dự án. Việc xây
dựng tiêu chuẩn có thể dựa theo các nước đi trước sao cho phù hợp với tính hình xây
dựng ở Việt Nam. Các tiêu chuẩn cơ bản cần xây dựng ngay là:
• Tiêu chuẩn kỹ thuật về quản lý thông tin cho giai đoạn đầu tư/ chuyển giao cho dự
án xây dựng sử dụng BIM.
• Tiêu chuẩn kỹ thuật về quản lý thông tin cho giai đoạn vận hành cho dự án xây
dựng sử dụng BIM.
• Các yêu cầu về trao đổi thông tin sử dụng COBie – Hướng dẫn sử dụng.
• Bảo mật thông tin, …
• Xây dựng các mẫu hợp đồng cơ bản có nội dung về áp dụng BIM; đề xuất các nội
dung, tiêu chí nghiệm thu sản phẩm BIM.
 Ngày 21/3/2017, Bộ Xây dựng đã ban hành Quyết định 203/QĐ-BXD về việc thành
lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án áp dụng Mô hình thông tin công trình (BIM) trong
hoạt động xây dựng và quản lý vận hành công trình (gọi tắt là Ban Chỉ đạo BIM).
Chính vì vậy khó khăn đầu tiên là các tiêu chuẩn, hướng dẫn áp dụng BIM mới đang
trong giai đoạn xây dựng, chưa hoàn chỉnh nên các đơn vị áp dụng BIM trong thời
gian này như người không đèn đi trong đêm tối, mò mẫm từng bước từng bức một.
Ban chỉ đạo BIM cần tăng tốc hoàn thiện tiêu chuẩn ban hành nhằm định hướng cho
các đơn vị trong việc áp dụng BIM tránh những sai lầm không đáng có.
2. Nâng cao nhận thức, đào tạo năng lực về BIM cho các đối tượng hoạt động
trong ngành xây dựng trong đó có các Ban quản lý dự án tại tỉnh Thái Bình.
- Đối với các cơ quan quản lý nhà nước (gồm Ban QLDA chuyên ngành trực thuộc các

87
sở, Ban QLDA khu vực trực thuộc các huyện và Ban QLDA theo các dự án đặc biêt...của
tỉnh Thái Bình) cần phải là những người đi đầu, luôn đóng vai trò dẫn dắt khi xác định
BIM là chiến lược. Tổ chức tuyên truyền, hội thảo và đào tạo các cơ quan quản lý nhà
nước để thay đổi nhận thức trong việc ứng dụng BIM. Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết
định số 2500/QĐ-TTg ngày 22/12/2016 về việc phê duyệt đề án áp dụng mô hình thông tin
công trình (BIM) trong hoạt động xây dựng và quản lý vận hành, đây là một điều đáng
mừng cho ngành xây dựng Thái Bình bởi Nhà nước đã khuyến khích, tạo điều kiện để các
chủ thể liên quan áp dụng BIM. Ngoài ra các cơ quan làm nhiệm vụ thẩm tra, thẩm định
gồm các phòng ban trực thuộc các Sở Đầu tư- Kế hoạch, Sở Công thương trực thuộc tỉnh
Thái Bình và các phòng Công thương, phòng Kế hoạch trực thuộc huyện là đơn vị cần
thiết phải được trang bị nguồn lực BIM để có thể thẩm tra, thẩm định các dự án BIM. Các
cán bộ quản lý nhà nước sẽ tham gia các khóa đào tạo dành cho Chủ đầu tư và cơ quan
quản lý. Bên cạnh các hoạt động đào tạo, cần tổ chức các hội thảo với các chuyên gia
trong và ngoài nước, các doanh nghiệp đã ứng dụng BIM trong QLDA để nâng cao nhận
thức của các cán bộ quản lý nhà nước và các nhà nghiên cứu về sự phát triển của BIM.
- Chủ đầu tư/ Người quyết định đầu tư (Vốn ngân sách nhà nước là UBND tỉnh Thái
Bình, UBND các huyện và xã, ngoài ra còn các doanh nghiệp tư nhân) / khi Ban
QLDA thay mặt CĐT cần chủ động trong việc ứng dụng BIM cho các dự án của mình
và các đơn vị quản lý nhà nước cần hướng dẫn cụ thể và hỗ trợ như:
+ Xây dựng kế hoạch BIM gồm những việc: Chiến lược sử dụng BIM; mục tiêu ứng dụng
BIM, kết quả đạt được; Kế hoạch mua phần mềm, nâng cấp phần cứng; Kế hoạch đào tạo
nhân lực; Kế hoạch thực hiện ở công việc nào, dự án nào; Kế hoạch quảng bá và phát triển
BIM trong tương lai.
+ Lựa chọn dự án và bộ môn ứng dụng BIM. Việc sử dụng BIM cùng lúc ở nhiều dự án
ngay từ khi bắt đầu sẽ không an toàn vì chi phí cho việc thiết lập và sử dụng BIM không hề
nhỏ và kinh nghiệm quản lý không theo cách truyền thống. Cần căn cứ và điều kiện của từng
dự án để lựa chọn việc ứng dụng BIM ở dự án nào và ứng dụng đến mức độ nào. Trong mỗi
dự án ứng dụng BIM, nhóm thực hện BIM cũng phải xây dựng kế hoạch chi tiết cho việc ứng
dụng BIM thông qua các yêu cầu, nguồn lực, cơ sở vật chất cho việc này như:
 Lý do tổng quan cho việc ứng dụng BIM cho dự án, bao gồm nhiệm vụ và tính cấp
thiết của dự án;

88
 Thông tin về dự án: bao gồm các thông tin về CĐT, vị trí dự án, dạng hợp đồng,
tiến độ dự án, yêu cầu, mục tiêu dự án...
 Thông tin liên lạc của các bên liên quan và đầu mối phụ trách từng nhiệm vụ;
 Mục tiêu của việc áp dụng BIM trong dự án: mức độ mô hình hóa thông tin công
trình ( đến bước thiết kế, thi công, vận hành ...)
 Vai trò của các bên liên quan và trách nhiệm của mỗi bên: đội ngũ nhân viên sẽ
tham gia vào dự án của mỗi ben, cách thức tổ chức liên lạc giữa các nhóm...
 Xây dựng tiến trình thực hiện BIM cho dự án;
 Trao đổi thông tin BIM: mức độ chi tiết các thành phần thông tin trong mô hình,
quy định chặt chẽ việc trao đổi thông tin trong mô hình;
 Quy trình hợp tác giữa các bên: xác định lịch trình trao đổi thông tin giữa các bên,
thông tin về bên gửi, bên nhận, tần suất trao đổi ( 1 lần hay thường xuyên), thời
gian, dạng thông tin, thiết lập cách thức trao đổi điện tử;
 Nhu cầu kỹ thuật về cơ sở hạ tầng: phần mềm, phần cứng, các thông tin liên quan
đến mô hình dự án, cơ sở dữ liệu;
 Kết cấu mô hình;
 Xác định hợp đồng sử dụng cho dự án.
+ Phân tích, đánh giá, quảng bá. Trong quá trình thực hiện, Chủ đầu tư cần tích cực
thực hiện việc phân tích đánh giá sau mỗi giai đoạn của dự án hoặc khi thấy cần thiết
với những chuyên gia và các nhà thầu thực hiện. Việc đánh giá cần phải khách quan,
chính xác. Những thuận lợi khi áp dụng BIM vào dự án cũng như những khó khăn
vướng mắc và cách giải quyết để rút kinh nghiệm, tránh những rào cản làm cản trờ
việc áp dụng BIM vào các dự án lần sau.
+ Tạo lập các cơ sở dữ liệu nguồn: Với mỗi dự án ứng dụng BIM, chủ đầu tư (hoặc Ban
QLDA trực thuộc CĐT) cần phải thiết lập cơ sở dữ liệu để lưu lại quá trình mô hình hóa và
hiệu quả sử dụng của mô hình thông qua các đánh giá phân tích cũng như các chi phí liên
quan đến việc triển khai BIM trong thiết kế, thi công, vận hành dự án để làm cơ sở dữ liệu cho
các dự án sau. Ngoài ra việc tạo ra các mô hình, cấu kiện mẫu, các tiêu chuẩn hướng dẫn về
BIM trong việc đào tạo và triển khai BIM cho các dự án sau. Đây sẽ là cơ sở nguồn
để các cơ quan quản lý nhà nước tính toán chi phí liên quan đến BIM và mức hỗ trợ các

89
doanh nghiệp áp dụng.
+ Đào tạo nhân lực: Nhân sự triển khai BIM cần được đào tạo thường xuyên về những giải
pháp BIM. Tùy vào từng người mà có thể đào tạo từ BIM cơ bản đến BIM chuyên sâu.
Công tác đào tạo này có thể thông qua các chuyên đề hội thảo hay các công ty phân
phối giải pháp BIM.
+ Thúc đẩy nâng cao nhận thức và sự tham gia của các đơn vị tư vấn, nhà thầu: Khi Chủ
đầu tư bắt buộc áp dụng BIM vào dự án thì các nhà thầu cũng cần nâng cao năng lực để ứng
dụng BIM. Đây cũng là mục tiêu để các đơn vị liên quan tự hoàn thiện mình phù hợp với hoàn
cảnh, nếu họ không thay đổi thì là lúc tự loại mình khỏi cuộc chơi chung. Chủ đầu tư cần có
biện pháp ưu tiên những đơn vị có ứng dụng công nghệ trong thiết kế hoặc thi công. Đó là
động lực để tư vấn và nhà thầu sử dụng BIM hỗ trợ cho công việc của mình.
- Đối với các đơn vị tư vấn cần chuẩn bị nguồn lực cho việc thực hiện mô hình hóa
công trình theo tiêu chuẩn và có tính hệ thống khi có yêu cầu của Chủ đầu tư. Hỗ trợ
Chủ đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước tạo lập cơ sở dữ liệu và thiết lập tiêu chuẩn.
- Đối với sinh viên, là những người trẻ năng động, có nhu cầu học hỏi cao. Đây là nguồn
lực tương lai trong việc phát triển vì vậy cần có những định hướng giúp cho sinh viên xác
định được các kỹ năng cần thiết cho việc tạo lập và quản lý BIM, đưa BIM vào các
môn học giảng dạy. Ngoài ra còn có các buổi hội thảo, các chương trình đào tạo cơ
bản cho sinh viên mà nhà trường là cầu nối giữa các đơn vị áp dụng BIM và sinh viên.
 Khó khăn hiện nay là chưa xây dựng được tiêu chuẩn dùng BIM nên việc áp dụng mới
ở mức khuyến khích chứ chưa bắt buộc. Ngoài ra chi phí đầu tư ban đầu lớn nên chính vì vậy
mà các đơn vị tư vấn vẫn còn ỷ lại vào việc quy trình xây dựng truyền thống mà chưa tự tìm
tòi nghiên cứu ứng dụng công nghệ. Các cơ quan quản lý nhà nước tỉnh Thái Bình hiện tại
đang chậm trễ khi chưa đưa ra các quyết định, văn bản hướng dẫn áp dụng BIM theo Quyết
định số 2500/QĐ-TTg ngày 22/12/2016 của Thủ Tướng Chính phủ [16]. Trong khi đó các tỉnh
như thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Đắk Lắk, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện (tác giả đã nêu ra tại
“Mục 2.4 Bộ Xây dựng thúc đẩy áp dụng BIM tại Việt Nam).
3. Cần xây dựng lộ trình BIM thích hợp với ngành xây dựng Thái Bình.
Việc áp dụng cần thực hiện từ thấp lên cao, từ bé đến lớn, từ công trình đơn giản đến phức

tạp. Tránh tự tin thái quá áp dụng luôn cho những công trình lớn trong khi khả năng chưa đủ

90
- lợi bất cập hại.
Việc lựa chọn cần cân nhắc giữa các yếu tố: Tổng mức đầu tư, loại công trình, công cụ BIM
áp dụng, mức độ chi tiết trong thiết kế LOD,... Ngoài những điều kiện cần mà tác giả phân
tích ở Mục 1.5 Điều kiện áp dụng BIM thì lộ trình áp dụng BIM tại Thái Bình mà tác giả đưa
ra dưới đây sẽ là điều kiện đủ. Từ việc phân tích BIM và hiệu quả ứng dụng vào hai dự án mà
tác giả đã đề cập tại Mục 1.4.2.3 và 1.4.2.4, lộ trình được xây dựng như hình sau đây.

Theo học viên nhận thấy, việc ứng dụng BIM cho các dự án đơn giản là tiền đề để áp
dụng cho các dự án phức tạp với mức độ sâu hơn (cả về LOD và công cụ BIM). Tại
các giai đoạn, tác giả không đề xuất thời gian cụ thể mà đề nghị thực hiện theo các
khoảng thời gian bởi:

- UBND tỉnh Thái Bình chưa ra văn bản cụ thể về việc khuyến khích triển khai áp
dụng BIM theo Quyết định số 2500/QĐ-TTg ngày 22/12/2016 của Thủ Tướng
Chính phủ [16].

- Lộ trình ứng dụng BIM của tỉnh Thái Bình cần đi theo lộ trình chung của Việt Nam
mà tác giả đã đề cập tại Mục 2.4 : Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng thúc đẩy
áp dụng BIM tại Việt Nam. Khi có các kết quả theo lộ trình chung như có hành lang
pháp lý, xây dựng được các tiêu chuẩn , quy chuẩn, hướng dẫn áp dụng BIM thì lộ
trình của tỉnh có thể có những thay đổi cần thiết.

- Người quản lý cần có những hiểu biết cơ bản về BIM.

91
Đơn vị: Tỷ đồng
0 3 5 15 50
TMĐT Thiết kế 1 bước Thiết kế 2 bước

Áp dụng BIM 3D và

Chưa áp BIM CD vào thiết - Công tác QLDA cần có thời gian để
dụng BIM kế: đáp ứng yêu cầu ứng dụng BIM
GĐ1 vào các - Chỉ định thầu thiết - Việc hợp tác với các có năng lực về
BIM giúp ban QLDA tự nâng cao
(9 công trình: kế BIM ( 1 nhà thầu năng lực
tháng) - Xây mới thực hiện cả thiết - Đơn vị thiết kế tự điều phối BIM
- Cải tạo kế kiến trúc, kết trong nội bộ
nâng cấp cấu, cơ điện)

Áp dụng BIM 345D vào gói thầu thiết - Bắt đầu áp dụng vào
kế và xây lắp:
GĐ2 thi công xây dựng
- Chào hàng cạnh tranh gói thầu thiết kế - Ban QLDA thực
(12 hiện điều phối BIM
- Đấu thầu hạn chế xây lắp (áp dụng cả
tháng) nhằm tăng cường liên
các công trình cải tạo sửa chữa, nâng
kết giữa các nhà thầu.
cấp)
- Khuyến
khích áp Áp dụng BIM 3456D vào gói thầu thiết Áp dụng BIM cho toàn dự
dụng BIM
kế và xây lắp. án.
( Ưu tiên )
GĐ3 Ứng dụng BIM các giai đoạn của dự án. Thí điểm áp dụng tổng thầu
EPC (hình thức cụ thể DB)
(tùy dự
- Chào hàng cạnh tranh gói
án)
- Chào hàng cạnh tranh gói thầu thiết kế thầu thiết kế cơ sở
- Đấu thầu rộng rãi xây lắp (ưu tiên áp - Đấu thầu hạn chế gói thầu
dụng BIM) hỗn hợp thiết kế BVTC +
xây lắp

- Bắt đầu áp dụng BIM vào toàn giai đoạn của dự án


- Ban QLDA ngoài việc điều phối BIM cần tăng cường báo cáo CĐT, ghi chép các
kinh nghiêm trong việc ứng dụng để thực hiện các dự án sau.
- Việc áp dụng tổng thầu EPC, tác giả trình bày cụ thể tại mục 3.5, tiểu mục 7.

- Khuyến
GĐ4 khích áp Bắt buộc áp dụng BIM vào mọi công trình.
dụng BIM
(ưu tiên)

Hình 3. 17: Lộ trình áp dụng BIM tại Thái Bình

92
Các công trình ở trên, tác giả không phân biệt loại công trình.

- Đối với các loại công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật,
mỗi công trình có một đặc điểm cố định không giống nhau vì vậy sau khi có số liệu
khảo sát có thể áp dụng luôn BIM 3D để thiết kế mô hình.

- Song đối với các loại công trình thủy lợi, giao thông thường có các phần mềm
chuyên dụng cho việc thiết kế như ANDCanal (thiết kế kênh mương, đê điều),
ANDRoad (thiết kế công trình giao thông, cao tốc), CATIA (thiết kế thủy điện, thủy
lợi)... .Nhược điểm là các phần mềm này suất ra các bản vẽ CAD, chính vì vậy muốn
áp dụng BIM hoàn chỉnh cần chuyển dữ liệu CAD sang các phần mềm thiết kế kiến
trúc như Revit Architecture sau đó đồ lại hoặc dựa vào CAD để vẽ lại mới công trình.
Việc làm này tuy ban đầu mất nhiều thời gian, xong đây là cơ sở cho việc quản lý sử
dụng công trình sau này.
 Do chưa có tiêu chuẩn của Nhà nước trong việc áp dụng BIM, chưa có văn bản hướng
dẫn của cơ quan quản lý của tỉnh Thái Bình nên việc áp dụng lộ trình BIM còn gặp nhiều
khó khăn. Vì vậy trong thời gian chờ đợi, ta có thể áp dụng BIM cho những giai đoạn đầu
vào những công việc cụ thể chứ chưa nên áp dụng vào mọi giai đoạn. Giả sử áp dụng vào
khâu khảo sát thiết kế (ứng dụng BIM 3D) chứ chưa vội vào trong việc xây dựng (BIM
4D và BIM 5D). Việc làm tốt từng giai đoạn sẽ giúp việc liên kết giữa các đơn vị sau này
được thuận lợi hơn.
4. Hợp tác với các tổ chức trong nước và quốc tế trong áp dụng, gia công phát triển các
giải pháp BIM. Mặc dù BIM đã có mặt từ thế kỷ trước song nó đã bắt đầu phát triển ở các
nước phát triển từ lâu, song vẫn là một xu thế của thế giới trong đó có Việt Nam. Hiện tại đã
ứng dụng BIM vào các công trình ở giai đoạn thí điểm với các đơn vị tiên phong, các dự án
đã được triển khai hợp tác giữa cơ quan nghiên cứu, quản lý nhà nước trực thuộc Bộ
Xây dựng, Bộ Giao thông, các trường đại học, nhiều công ty áp dụng BIM tại Việt
Nam mang kết quả tích cực. Một số tổ chức chính phủ các nước phát triển, các chuyên
gia của tập đoàn lớn như Autodesk, tekla cũng thường xuyên cử chuyên gia sang Việt
Nam để chuyển giao kiến thức. Việc tiếp tục hợp tác với các tổ chức quốc tế cũng như
các đơn vị đã triển khai BIM rất quan trọng có thể nắm bắt các xu thế mới và sử dụng
những bài học, kinh nghiệm từ các nước đi trước một cách có hiệu quả.

93
Sở Xây dựng Thái Bình cần đứng ra mở các hội thảo về ứng dụng BIM, mời các
chuyên gia trong việc ứng dụng BIM như Viện Kinh tế Bộ Xây dựng, Hội tin học Xây
dựng Việt Nam, văn phòng Autodesk tại Việt Nam, các công ty triển khai như công ty
Cổ phần công nghệ phần mềm Hài Hòa, Viasys VDC Việt Nam, Công ty TNHH Quốc
tế An Phúc, Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng và dịch vụ hàng không, công ty cổ phần
tư vấn thiết kế xây dựng Đà Nẵng...
Các phòng ban quản lý dự án, phòng thẩm định, thẩm tra các dự án trực thuộc UBND
tỉnh sẽ do Sở Xây dựng/ trực thuộc các huyện do Ban QLDA khu vực đứng ra mở các
lớp học đào tạo về BIM. Mỗi phòng ban cần số người tối thiểu là 20% tổng số người
được quản lý, ưu tiên những người đã làm việc lâu năm, có biên chế, trẻ tuổi có kinh
nghiệm hoặc đã có sự tìm hiểu về BIM để tào tạo bài bản, chuyên sâu.
5. Tăng cường khả năng hợp tác giữa các đơn vị khi ứng dụng BIM. Các giải pháp
ở trên chỉ là nâng cao năng lực của các đơn vị ứng dụng BIM, khi các đơn vị chưa tăng
cường hợp tác để đạt hiệu quả cao nhất thì đó chỉ là BIM nửa vời. BIM tiến trình tạo
dựng, sử dụng và quản lý công trình ở tất cả các bước, hợp nhất các khía cạnh và thành
phần tham gia vào dự án. Với việc áp dụng mô hình điều hành của Ban QLDA khi áp
dụng BIM sẽ giúp đẩy nhanh thời gian quyết định lựa chọn phương án, giảm chi phí.
Việc tăng cường hợp tác được thể hiện bằng việc:
- Các tiêu chuẩn chung mà các bên cần tuân theo, điều này rất quan trọng bởi sản
phẩm của các bên như các cấu kiện, chỉ cần một cấu kiện sai dẫn đến không thể lắp
ráp một mô hình chuẩn. Việc sửa đổi làm mất thời gian.
- Các yêu cầu của dự án về vấn đề quản lý mô hình, trách nhiệm người quản lý, phần
mềm sử dụng trong dự án, mức độ chi tiết mô hình LOD, xác định các cuộc gặp các
bên để giải quyết vấn đề, chuyển giao BIM cho người sử dụng…
 Khó khăn đặt ra là chưa có tiêu chuẩn BIM nên chưa có cơ sở pháp lý để thực hiện
việc hợp tác giữa các đơn vị áp dụng BIM.
6. Tạo cơ chế thuận lợi cho áp dụng BIM vào các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách
nhà nước. Đối với các gói thầu áp dụng hình thức chỉ định thầu, Chủ đầu tư và các cơ quan
quản lý nhà nước cần ưu tiên các đơn vị đã áp dụng BIM vào một số dự án khác mang lại hiệu
quả. Với các gói thầu cần đấu thầu có giá trị lớn như gói thầu xây lắp, ta có thể thêm

94
điểm dự thầu cho các nhà thầu đã ứng dụng BIM. Ngoài ra Chủ đầu tư cần ưu tiên vốn với
các dự án này, giải quyết nhanh các giá trị thanh quyết toán với nhà thầu để tạo động lực,
khuyến khích họ đồng thời để cho các đơn vị khác thấy được giá trị mà BIM mang lại.
7. Áp dụng thực hiện hình thức hợp đồng thiết kế - xây dựng DB (Design – Build).
Đây là hình thức con của loại hợp đồng EPC (Khái niệm này được hiểu là trong cùng
một gói thầu, một hợp đồng, nhà thầu được giao thực hiện cả ba nội dung công việc: tư
vấn (ví dụ: khảo sát, thiết kế, giám sát), mua sắm hàng hóa mà cụ thể là vật tư, thiết bị
cho dự án và thi công xây lắp công trình). Theo tác giả, đây là một cách làm hay khi
nhà thầu vừa áp dụng BIM trong thiết kế và xây lắp, lợi ích được thể hiện:
- Chủ đầu tư, Ban QLDA được giảm thiểu về công việc quản lý đối với dự án vì đã có
một đầu mối thực hiện dự án. Nhà thầu EPC thực hiện luôn các công vụ điều phối BIM,
QLDA trong nội bộ công ty thay chủ đầu tư. Trách nhiệm kết nối các khâu các phần trong
chuỗi công việc của dự án thuộc về nhà thầu EPC; kể cả việc tổ chức mua sắm, chế tạo và
cung cấp thiết bị công nghệ đáp ứng yêu cầu và tiến độ thực hiện của hợp đồng, lựa chọn
nhà thầu phụ (nếu có) ... Với hình thức này nhà thầu được phát huy tính sáng tạo cũng như
có cơ hội phát triển sâu hơn trong lĩnh vực ngành nghề của mình.
- Xuất phát từ việc thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp do một đầu mối đảm nhận
nên giảm thiểu những rủi ro bất cập hoặc khác biệt giữa thiết kế với thi công. Do nhà thầu
thi công được tiếp cận với dự án ngay từ đầu nên giảm được thời gian nhà thầu làm quen
với thiết kế, đề xuất điều chỉnh thiết kế cho phù hợp với biện pháp thi công hoặc ngược lại
đề xuất điều dành biện pháp thi công cho phù hợp với thiết kế. Ngoài ra, tiến
độ của dự án có thể được đấy nhanh trong trường hợp triển khai công tác thi công ngay
cả khi thiết kế chưa hoàn thiện. Với việc hiện thực hóa các lợi thế này, nhà thầu EPC
còn có thể giảm được chi phí thực hiện dự án.
Song bất lợi của việc áp dụng hình thức EPC: Phụ thuộc vào trình độ nhà thầu. Giao nhiều
quyền tự chủ cho nhà thầu khiến dự án phụ thuộc nhiều vào nhà thầu. Khi xảy ra các sự cố
hay nhà thầu phá sản dễ dẫn đến dự án rơi vào bế tắc. Chất lượng công trình bị ảnh hưởng bởi
nhà thầu EPC có xu hướng tiết kiệm chi phí nhằm tăng lợi nhuận. Một số trường hợp không
quan tâm đến chất lượng tổng thể, có thể dẫn đến rủi ro công trình không đáp ứng tiêu chuẩn,
chất lượng như yêu cầu của chủ đầu tư. Vấn đề ở chỗ quy định đối với các điều kiện, điều
khoản ràng buộc trong hợp đồng và có sự kiểm soát, giám sát của Tư vấn Chủ

95
đầu tư trong thực hiện hợp đồng. Chính vì vậy Chủ đầu tư cần cân nhắc việc có áp dụng
hình thức EPC trong việc xây dựng dự án.
Đơn vị: Tỷ đồng

15 500
TMĐT Thiết kế 2 bước

Đấu thầu hạn chế gói Việc lập TMĐT là mức giá trần, cơ sở để

Bước 1 Thiết kế cơ thầu lập dự án đầu tư quản lý các chi phí sao cho cơ cấu dự
sở (bắt buộc ứng dụng toán không vượt cơ cấu TMĐT
BIM)
Đấu thầu hạn chế
Thiết kế - Giảm thiểu công việc quản lý do các
gói thầu thiết kế công việc quy về một mối.
BVTC -
BVTC-lập dự toán - Có thể thi công ngay cả khi thiết
Bước 2 lập dự toán
và thi công xây lắp kế chưa hoàn thiện
và thi công
(bắt buộc ứng - Đầu việc dự toán được lập phù hợp
xây lắp
dụng BIM) với biện pháp và năng lực nhà thầu XL.

Hình 3. 18 Áp dụng hình thức DB vào dự án áp dụng BIM.

96
Kết luận chương 3
Trong chương 3, Tác giả đã trình bày thực trạng công tác QLDA tại Thái Bình, cũng
như chiến lược phát triển về xây dựng của tỉnh.
Với các giai đoạn ứng dụng BIM trong dự án, tác giả đã nêu điều kiện ứng dụng BIM,
xây dựng mô hình QLDA từ đó phân tích việc ứng dụng BIM giải quyết các tồn tại
trong công tác QLDA tại tỉnh Thái Bình đã nêu, ưu nhược điểm của BIM, từ đó đưa ra
7 giải pháp không chỉ ứng dụng BIM trong công tác QLDA tại tỉnh Thái Bình mà còn
ứng dụng trong các giai đoạn xây dựng công trình nhằm đạt được mục tiêu trong chiến
lược của tỉnh đã đề ra.

97
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận.

Trong thời gian làm luận văn tác giả cũng đã cố gắng hết sức để hoàn thành mục tiêu
nhiệm vụ của luận văn cùng với sự giúp đỡ chỉ bảo rất nhiệt tình của các thầy hướng
dẫn, các bạn đồng nghiệp. Tuy nhiên, do lĩnh vực nghiên cứu còn mới mẻ tại Việt
Nam, thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên chắc chắn nội dung của luận văn chưa thật
chi tiết và còn nhiều điểm sai sót. Trên cơ sở các nguồn tài liệu là các bài giảng trong
chương trình học, các văn bản pháp luật, các nguồn thông tin từ bạn bè và các nguồn
thông tin trên mạng internet, tác giả đã tự tổng hợp để trình bày một cách logic các vấn
đề liên quan đến lịch sử hình thành, thực tiễn ứng dụng BIM tại các nước trên thế giới,
tại Việt Nam.

Các nội dung nghiên cứu chủ yếu dựa vào những hiểu biết đã có và trên các phương
tiện truyền thông thông tin, các buổi hội thảo. Các nội dung chính đã đạt được như sau:

Học viên đã làm rõ những khái niệm cơ bản BIM là gì, tầm quan trọng của BIM trong
QLDA đầu tư xây dựng, thực tế ứng dụng BIM trên thế giới và ở nước ta hiện nay.

Trình bày đầy đủ chi tiết các cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn về những mặt đạt được,
những mặt chưa đạt được trong quá trình ứng dụng BIM ở nước ta hiện nay nói chung
và của Thái Bình nói riêng.

Trên cơ sở khoa học và thực tiễn từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao công tác QLDA
các công trình khi áp dụng mô hình BIM toàn diện.

Định hướng tiếp theo của học viên sẽ duy trì quá trình nghiên cứu theo hướng của đề
tài, tiếp tục tìm hiểu sâu hơn nữa về áp dụng BIM trong tương lai đối với các dự án
đầu tư xây dựng.

2. Kiến nghị.

BIM là một ứng dụng còn rất mới mẻ tại Việt Nam. Theo kết quả khảo sát thì công
trình càng phức tạp thì việc việc áp dụng BIM càng hiệu quả. Tuy vậy, để BIM có thể
phát triển một các tương xứng với ngành xây dựng Việt Nam, mặc dù Chính Phủ đã có

98
những động thái tích cực trong việc khuyến khích áp dụng BIM trong quản lý xây
dựng hay các trường đại học đã dần áp dụng BIM trong bài giảng thì BIM cần phải
được tiêu chuẩn hóa, được các cấp lãnh đạo Nhà nước coi trọng hơn và luật hóa nó
mới có thể đảm bảo BIM có đất để phát huy hết sự ưu việt của nó trong sự phát triển
bền vững của ngành xây dựng.

Khuyến khích các trường đại học áp dụng BIM vào công tác đào tạo sinh viên, đặc biệt
các trường liên quan đến ngành xây dựng.

Để BIM có được sự đột phá trong quản lý xây dựng giống như 30 năm trước đây
AUTOCAD đã làm được thì không chỉ các cấp các ngành các đơn vị mà mỗi các nhân
liên quan đến lĩnh vực xây dựng đều phải được tuyên truyền và học hỏi để BIM phát
huy được tối đa hiệu quả đối với ngành xây dựng hiện nay.

99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM

KHẢO 1. Danh mục tài liệu tiếng Việt.

[1] Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Luật Xây dựng số
50/2014/QH13 ngày 18/06/2014, của Quốc hội khóa XIII.

[2] PGS.TS. Nguyễn Bá Uân (2014). Tập bài giảng quản lý dự án nâng cao, Trường
Đại học Thủy lợi, Hà Nội.

[3] TS. Từ Quang Phương (2005). Giáo trình quản lý dự án đầu tư, NXB Lao động –
Xã hội;

[4] Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nghị định số 59/2015/NĐ-
CP về QLDA đầu tư xây dựng, Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Hà Nội.

[5] Hoài Anh (2016). “Còn bất cập trong quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng”, Báo
Hải quan. http://www.baohaiquan.vn/Pages/Con-bat-cap-trong-quan-ly-quy-
hoach-dau-tu-xay-dung.aspx

[6] Hiểu Trân (2017). “Quản lý chất lượng công trình xây dựng. Nhưng vẫn còn những
bất cập”, Báo Quảng ninh. http://baoquangninh.com.vn/kinh-te/201703/quan-ly-
chat-luong-cong-trinh-xay-dung-van-con-nhung-bat-cap-2333967/

[7] Viện Kinh tế xây dựng – Bộ Xây dựng (2015). Báo cáo kết quả nghiêm cứu đề tài
khoa học mã số RD 03-14 năm 2015 của Viện Kinh tế xây dựng về nghiên cứu xây
dựng lộ trình áp dụng mô hình thông tin công trình (BIM) nhằm nâng cao hiệu
quả thiết kế, xây dưng và quản lý công trình tại Việt Nam.

[8] Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Luật Xây dựng số
16/2003/QH11 ngày 26/11/2003, của Quốc hội khóa XI.

[9] Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015). Nghị định số
37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 về hợp đồng trong hoạt động xây dựng, Cổng
thông tin điện tử Chính phủ, Hà Nội.

100
[10] Quốc Hội nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Luật Đấu thầu số
43/2013/QH13 ngày 26/11/2013, của Quốc hội khóa XIII.

[11] Bộ Xây dựng (2016). Thông tư số 06/TT-BXD ngày 10/03/2016 của Bộ xây dựng
về việc hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng, Thư viện pháp luật.

[12] Bộ Xây dựng (2017). Quyết định 79/QĐ-BXD ngày 15/2/2017 của Bộ xây dựng
về việc công bố định mức chi phí QLDA và đầu tư xây dựng, Thư viện pháp luật.

[13] Thủ Tướng Chính phủ (2016). Quyết định số 2500/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12
năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án áp dụng mô hình
thông tin công trình (BIM) trong hoạt động xây dựng và quản lý vận hành công
trình, Thư viện pháp luật.

[14] Sở Giao thông vận tải TP.Hồ Chí Minh (2014). Công văn số 4405/SGTVT-XD
ngày 23/6/2014 của Sở Giao thông vận tải TP.Hồ Chí Minh về việc khuyến khích
ứng dụng BIM vào toàn ngành giao thông trên địa bàn thành phố, Thư viện pháp
luật.

[15] Sở Xây dựng tỉnh Thái Bình (2017). Báo cáo số 179/BC-SXD ngày 05/06/2017
của Sở Xây dựng Thái Bình về kết quả thực hiện công tác 6 tháng đầu năm. Nhiệm
vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2017, Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Bình.

[16] Bộ Xây dựng (2014). Quyết định số 53/QĐ-BXD ngày 15/01/2014 của Bộ Xây
dựng về chương trình hành động của ngành Xây dựng thực hiện Nghị quyết số
01/NQ-CP ngày 02/01/2014, Thư viện pháp luật.

2. Danh mục tài liệu tiếng Anh.

101

You might also like