You are on page 1of 50

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2

XÂY DỰNG QUY TRÌNH

QUẢN LÝ AN TOÀN VẬN HÀNH CẨU THÁP

TẠI CÔNG TRÌNH KHẢI VY

Giảng viên hướng dẫn: TS. NGUYỄN THUÝ LAN CHI

Người thực hiện: VÕ ĐỨC TAM

MSSV:91503060

Lớp: 15090301

Khoá: 19

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020


ii

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian làm đồ án tốt nghiệp, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, đóng
góp ý kiến và chỉ bảo nhiệt tình của thầy cô, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Cô Nguyễn Thuý Lan Chi, giảng viên khoa
Môi Trường và Bảo Hộ Lao Động - người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt
quá trình làm khoá luận.

Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trường Đại học Tôn Đức
Thắng nói chung, các thầy cô trong khoa Môi Trường và Bảo Hộ Lao Động nói riêng đã
dạy dỗ cho em kiến thức về các môn đại cương cũng như các môn chuyên ngành, giúp
em có được cơ sở lý thuyết vững vàng và tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình
học tập.

Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè, đã luôn tạo điều kiện,
quan tâm, giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khoá luận tốt
nghiệp.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 17 Tháng 02 Năm 2020

Tác giả

Võ Đức Tam
iii

LỜI CAM ĐOAN

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH

TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn
khoa học của ThS. Nguyễn Thuý Lan Chi. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài
này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu
trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu
thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần thông tin dạng văn bản tham khảo.

Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu
của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc.

Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về
nội dung luận văn của mình. Trường Đại học Tôn Đức Thắng không liên quan đến
những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong quá trình thực hiện (nếu có).

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 02 năm 2020

Tác giả

Võ Đức Tam

TÓM TẮT
iv

Đồ án tốt nghiệp “Xây dựng quy trình quản lý an toàn vận hành cẩu tháp tại công
trình Khải Vy”, được tiến hành trong khoảng thời gian từ tháng 11/2019 đến tháng
02/2020. Đề tài bao gồm các nội dung chính sau:

Sự tiếp tận đề tài thông qua đặt vấn đề, nội dung nghiên cứu, mục tiêu và
các phương pháp thực hiện;
Tổng quan về công ty cổ phần Hưng Thịnh Incons và dự án Khải Vy;
Giới thiệu tổng quan về cẩu tháp, các cơ cấu an toàn cũng như nguyên lý
hoạt đông của từng cơ cấu và nguyên lý hoạt động của cẩu tháp;
Đánh giá thực trạng công tác vận hành cẩu tháp tại công trình Khải Vy. Bao
gồm các thông tin về cẩu tháp đang được sử dụng tại dự án, phương pháp an bảo vệ
an toàn khi vực ngoài công trình, biện pháp an toàn trong quá trình lắp đặt, tháo dỡ,
thực trạng công tác vận hành hàng ngày đang diễn ra tại dự án và đưa ra đánh giá
những điều đã, đang và chưa làm được;
Các biện pháp phòng ngừa và giảm thiều các TNLĐ xảy ra tới quá trình
hoạt động của cẩu tháp.
Kết luận và kiến nghị: Tổng kết những vấn đề nghiên cứu và đưa ra những
khó khăn khi thực hiện đề tài.

MỤC LỤC

MỤC LỤC................................................................................................................5

CHƯƠNG MỞ ĐẦU..................................................................................11
v

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN HƯNG THỊNH


INCONS VÀ DỰ ÁN KHẢI VY................................................................13

1.1 Công ty cổ phần Hưng Thịnh Incons..............................................13

1.1.1 Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi............................................13

1.1.2 Lĩnh vực hoạt động chính..........................................................13

1.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển...................................................14

1.1.4 Thành tựu tiêu biểu......................................................................16

1.2 Dự án Khải Vy- quận 7.....................................................................17

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CẨU THÁP VÀ CÁC MỐI NGUY KHI


LÀM VIỆC VỚI CẨU THÁP....................................................................18

2.1 Giới thiệu về cẩu tháp.......................................................................18

2.2 Cấu tạo các cơ cấu an toàn của cẩu tháp........................................18

2.2.1 Thiết bị khống chế quá tải............................................................19

2.2.2 Thiết bị chỉ tải trọng ở tầm tương ứng.........................................20

2.2.3 Bộ hạn chế chiều cao nâng vật.....................................................21

2.2.4 Thiết bị đo tốc độ gió...................................................................22

2.2.5 Thiết bị tín hiệu............................................................................22

2.3 Nguyên lý hoạt động của cẩu tháp...................................................23

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VẬN HÀNH CẨU THÁP TẠI CÔNG TRÌNH
KHẢI VY....................................................................................................25

3.1 Thông tin về cẩu tháp đang được sử dụng tại dự án......................25

3.1.1 Cẩu tháp số 1- CT 01...................................................................25

3.1.2 Cẩu tháp số 2- CT 02.................................................................25

3.1.3 Cẩu tháp số 3- CT 03...................................................................25

3.1.4 Cẩu tháp số 4- CT 04...................................................................26


vi

3.1.5 Cẩu tháp số 5- CT 05.................................................................26

3.2 Phương pháp bảo vệ an toàn khu vực ngoài phạm vi công trường khi
vận hành cẩu tháp.............................................................................................28

3.3 Biện pháp an toàn trong quá trình lắp dựng, tháo dỡ...................32

3.3.1 Các chỉ dẫn an toàn......................................................................32

3.3.2 Các hành vi nghiêm cấm..............................................................34

3.4 Biện pháp an toàn trong quá trình vận hành.................................34

3.4.1 Người vận hành cẩu tháp.............................................................34

3.4.2 Bảng phân tích, đánh giá an toàn trong quá trình vận hành cẩu tháp
.............................................................................................................. 35

3.5 Thực trạng công tác vận hành cẩu tháp tại dự án Khải Vy..........38

3.6 Đánh giá thực trạng..........................................................................42

CHƯƠNG 4: CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ GIẢM THIỂU TAI


NẠN XẢY RA LIÊN QUAN TỚI QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CẨU
THÁP...........................................................................................................44

4.1 Quy trình một ca làm việc với cẩu tháp..........................................44

4.2 Các quy tắc về an toàn......................................................................45

4.2.1 Đối với người vận hành và phụ cẩu.............................................45

4.2.2 Các yêu cầu đối với cẩu tháp.......................................................46

4.2.3 Các yêu cầu kỹ thuật....................................................................47

4.2.3.1 Chọn cáp...............................................................................47

4.2.3.2 Phân loại vật tư khi cẩu.........................................................47

4.2.3.3 Quy tắc nâng vật cẩu.............................................................47

4.3 Biện pháp tổ chức, quản lý...............................................................48

4.3.1 Biện pháp tổ chức........................................................................48


vii

4.3.2 Biện pháp quản lý........................................................................48

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................53

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Hưng Thịnh Incons………4

Bảng 2.1 Biện pháp kiểm soát phòng ngừa an toàn ngoài công trường…………...19

Bảng 2.2: Giới hạn vùng nguy hiểm vật rơi tự do………………………………………...21
viii

Bảng 2.3: Khoảng cách an toàn phóng điện……………………………………………….22

Bảng 2.4: Bảng phân tích an toàn trong vận hành cẩu tháp………………………..26

Bảng 4.1: Giới hạn vùng nguy hiểm đối với các công trình xây dựng…………….36

Bảng 4.2 Bảng đề xuất giải pháp và đánh giá tính khả thi…………………………40
ix

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Dự án SAIGON REVERSIDE COMPLEX………………………….…..7

Hình 2.1: Cấu tạo cẩu tháp…………………………………………………………9

Hình 2.2: Thiết bị khống chế quá tải kiểu đòn bẩy……………………………...…10

Hình 2.3: Thiết bị chỉ tải trọng ở tầm với tương ứng………………………………10

Hình 2.4: Thiết bị hạn chế chiều cao nâng vật…………………………………..…11

Hình 2.5: Thiết bị đo vận tốc gió……………………………………………….….12

Hình 2.6: Sơ đồ hoạt động cẩu tháp- Dự án Khải Vy Quận 7……………………..17

Hình 3.1: Nhân viên y tế đang kiểm tra sức khoẻ tại công trình...............................29

Hình 3.2: Mẫu xuồng đang sử dụng tại dự án……………………………………...30

Hình 3.3: Mẫu cáp bẹ đang được sử dụng tại dự án……………………………….30

Hình 3.4: Móc treo coffa đúng biện pháp………………………………………….31

Hình 3.5: Một số hình ảnh thực tế người lao động làm việc với cẩu tháp………....32
x

TỪ VIẾT TẮT

ATLĐ : An toàn lao động

TNLĐ : Tai nạn lao động

CNH-HĐH : Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá

ATXD :An toàn xây dựng

TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam

NĐ-CP : Nghị định chính phủ

TBM : Toolbox meeting

PPEs :Phương tiện bảo vệ cá nhân

ATSKNN : An toàn sức khoẻ nghề nghiệp

TNHH : Trách nhiệm hữu hạn

TTTM :Trung tâm thương mại


1

CHƯƠNG MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề

An toàn xây dựng (hay An toàn lao động trong xây dựng) là giải pháp phòng, chống tác
động của các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại. Nhằm bảo đảm không làm suy giảm sức
khỏe, thương tật, tử vong đối với con người. Ngăn ngừa sự cố gây mất an toàn lao động
trong quá trình thi công xây dựng công trình. 

Trong thi công xây dựng công trình luôn chứa đựng rủi ro tai nạn nên bất cứ nhà thầu nào
cũng phải đặc biệt chú ý đến an toàn lao động. Một công trình xây dựng thành công
không chỉ mình chất lượng mà còn đặc biệt là an toàn của người lao động.

Tai nạn trong thi công công trình thường xảy ra với những thiệt hại lớn về người và của.
Do đó, nên thực hiện và đảm bảo tốt hoạt động an toàn xây dựng trong quá trình thi công
để phòng hơn là chống, để sự việc xảy ra rồi mới tìm cách xử lý.

Cẩu tháp là thiết bị không thể thiếu trong xây dựng các công trình lớn, tuy nhiên trong
quá trình sử dụng lại kéo theo những tai nạn lao động không nhỏ gây thiệt hại lớn về
người và tài sản. Vì vậy khi vận hành cẩu tháp nhân viên lái cẩu ngoài việc nắm rõ các
quy tắc vận hành cẩu tháp thì cần phải bắt buộc tuân thủ các nguyên tắc an toàn để đảm
bảo không có bất kỳ tai nạn đáng tiếc nào xảy ra.

Lý do chọn đề tài: Những năm gần đây thì công cuộc xây dựng CNH-HĐH đất nước thì
gắn liền với việc xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng, đường xá phát triển. Cẩu tháp là thiết
bị không thể thiếu trong các công trình xây dựng lớn đặc biệt là trong xây dựng nhà cao
tầng. Nó đóng góp một vai trò vô cùng to lớn trong việc di chuyển vật tư, thiết bị và đẩy
nhanh tiến độ công trình. Nhưng một khi để xảy ra tai nạn với cẩu tháp thì hậu quả thật
khó mà lường trước được.

2. Mục tiêu nghiên cứu:

Xây dựng quy trình quản lý an toàn vận hành cẩu tháp tại công trình xây dựng. Dựa trên
cơ sở hệ thống luật pháp Việt Nam và hiện trạng thực tế công tác vận hành tại công
2

trường để có những điều chỉnh mà vẫn đảm bảo tình trạng an toàn mà vẫn thi công đúng
tiến độ theo kế hoạch dự án.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Công tác vận hành cẩu tháp tại dự án Khải Vy
Phạm vi nghiên cứu: Dự án Khải Vy- quận 7

4. Nội dung nghiên cứu:

Công tác vận hành cẩu tháp tại công trình xây dựng nhà cao tầng với các nội dung cụ thể
sau:

Tổng quan về cẩu tháp: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cẩu tháp
Các mối nguy thường gặp trong quá trình vận hành khi làm việc với cẩu tháp
Xây dựng quy trình vận hành an toàn cho cẩu tháp
5. Phương pháp thực hiện:

Phương pháp hồi cứu tài liệu: tra cứu, tham thảo tài liệu về chuyên ngành bảo hộ
lao động, các tài liệu, quy định tại doanh nghiệp, các tài liệu về xây dựng hệ thống
quản lý liên quan đến đề tài;
Phương pháp khảo sát thực tế: khảo sát điều kiện làm việc, thực trạng quản lý
ATSKNN tại công ty, trao đổi với người lao động về thực tế quá trình làm việc của
họ;
Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia: trao đổi, tham khảo ý kiến của giảng viên
và cán bộ chuyên trách của công ty.
Phân tích đánh giá: phân tích, đánh giá công tác quản lý an toàn tại công trường;
phân tích hiệu quả của công tác quản lý an toàn.
Nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro: quá trình tìm hiểu những rủi ro có khả
năng sẽ xảy ra trong quá trình làm việc. Định hướng mối nguy, tìm ra biện pháp
hợp lý, kịp thời để khắc phục.
3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN HƯNG THỊNH


INCONS VÀ DỰ ÁN KHẢI VY

1.1 Công ty cổ phần Hưng Thịnh Incons

1.1.1 Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi

Tầm nhìn: Phát triển Hưng Thinh Incons thành công ty xây dựng hàng đầu Việt Nam

Sứ mệnh: Hưng Thinh Incons cam kết đem đến cho khách hàng những sản phẩm hoàn
thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng cả về kỹ thuật, mỹ thuật và độ an toàn cao.

Giá trị cốt lõi:

- Luôn đặt lợi ích của khách hàng và đối tác lên hàng đầu

- Lấy chuẩn mực tạo ra chất lượng

- Lấy uy tín và chất lượng làm thước đo giá trị thương hiệu

1.1.2 Lĩnh vực hoạt động chính

Đầu tư, thiết kế, xây dựng công trình dân dụng – công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật đô thị

Thi công xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông đường bộ, xử lý chất
thải

Lập dự án đầu tư, dự toán công trình

Thẩm tra thiết kế, kiểm định chất lượng công trình xây dựng

Tư vấn xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp

Hoàn thiện công trình xây dựng


4

1.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển

Bảng 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Hưng Thịnh Incons

Năm 2007 Thành lập Công ty TNHH Thiết kế - Xây dựng Hưng Thịnh.
Bắt đầu xây dựng các dự án công nghiệp: nhà xưởng – văn phòng ở
Long An, Tây Ninh; dự án năng lượng ở Bình Dương và một số dự án
y tế tại TP.HCM.
Năm 2010 Đổi tên thành Công ty Cổ phần Thiết kế - Xây dựng Hưng Thịnh.
Khởi công xây dựng dự án Khu dân cư cao tầng đầu tiên – Chung cư
Thien Nam Apartment.
Năm 2012 Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt về năng lực xây dựng với dự án
Golden Bay – Khu đô thị kiểu mẫu đầu tiên tại Bắc bán đảo Cam Ranh
rộng 79ha.
Năm 2013 Tổng thầu xây dựng dự án Chung cư cao cấp đầu tiên – Căn hộ 91
Phạm Văn Hai
Năm 2014 Khẳng định mạnh mẽ uy tín với Chuỗi căn hộ 8X – Chuỗi căn hộ dành
cho giới trẻ. Khởi công xây dựng các dự án: Căn hộ Sky Center, Căn
hộ Melody Residences.
Năm 2015 Phát triển thành một đơn vị tổng thầu chuyên nghiệp với nhiều dư án
quy mô lớn: Căn hộ Florita, Căn hộ Vung Tau Melody, Căn hộ
SaigonMia
Năm 2016 Đổi tên thành Công ty Cổ phần Hưng Thịnh Construction.
Tiếp tục là tổng thầu thi công của các dự án: Căn hộ 9View
Apartment, Căn hộ Moonlight Residences, Căn hộ Moonlight Park
View, Căn hộ Lavita Garden, Căn hộ Richmond City, Căn hộ
Moonlight Boulevard. Tăng vốn điều lệ lên 200 tỷ đồng.
Năm 2017 Khởi công xây dựng các dự án: Biệt thự nghỉ dưỡng Cam Ranh
Mystery Villas, Căn hộ Lavita Charm, Khu biệt thự compound Saigon
Mystery Villas, Khu phức hợp TTTM - Khách sạn nhà hàng kết hợp
dịch vụ giải trí thể thao tại T.Bình Định.Từ tháng 5/2017, đổi tên thành
5

Công ty Cổ phần Hưng Thịnh Incons. Tăng vốn điều lệ lên 250 tỷ
đồng, giữ mức tăng trưởng ổn định với tổng doanh thu và lợi nhuận
hợp nhất sau thuế năm 2017 đạt 2.700 tỷ đồng và 110 tỷ đồng.
Năm 2018 Khởi công xây dựng dự án Căn hộ Q7 Saigon Riverside Complex.
Từ tháng 6/2018, chính thức công bố bộ nhận diện thương hiệu mới.
Ngày 24/10/2018, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) đã có
quyết định chấp thuận niêm yết cổ phiếu của Công ty.
6

1.1.4 Thành tựu tiêu biểu


7

1.2 Dự án Khải Vy- quận 7

Hình 1.1 Dự án SAIGON REVERSIDE COMPLEX

Vị trí: Đường Đào Trí, Phường Phú Thuận, Quận 7, TP. HCM

- Diện tích toàn khu đất: 75.224,5m2

- Số block: 05 block

- Số tầng: 34 tầng

- Số tầng hầm: 01 tầng

- Số căn hộ: 3.580 (04 block; diện tích từ 53,2 - 86,69m2)

- Số căn office: 12 căn

- Số căn trệt thương mại: 53 căn và khu TTTM


8

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CẨU THÁP VÀ CÁC MỐI NGUY KHI


LÀM VIỆC VỚI CẨU THÁP

2.1 Giới thiệu về cẩu tháp

Cẩu tháp hay còn gọi là cẩu tháp, đây là loại cần trục có bộ phận thân tháp lắp ráp từ các
đoạn tháp rời tăng dần theo chiều cao của công trình, có tầm với rất lớn (có thể đến 50
m). Thường được dùng trong xây dựng cao ốc và các công trình xây dựng lớn.

Cẩu tháp có một thân tháp cao từ 30 m đến 75 m. Phía gần đỉnh tháp có gắn cần dài 12 m
đến 50 m bằng chốt bản lề. Một đầu cần còn lại được treo bằng cáp hoặc thanh kéo đi qua
đỉnh tháp.

Cấu tạo chung gồm 2 phần:

- Phần quay bố trí các cơ cấu công tác gồm: tời nâng vật, tời nâng cần, tời kéo xe con,
cơ cấu quay, đối trọng, trang thiết bị điện và các thiết bị an toàn.

- Phần không quay có thể đặt cố định trên nền hoặc có khả năng di chuyển trên ray nhờ
cơ cấu di chuyển

Tất cả các cơ cấu của cần trục được điều khiển từ cabin treo trên cao gần đỉnh tháp.

Tất cả các cẩu tháp đang được sử dụng tại dự án Saigon Reverside Complex là cẩu tháp
đầu xoay (tháp neo vào công trình và phần chân tháp được cố định trên mặt phẳng)

2.2 Cấu tạo các cơ cấu an toàn của cẩu tháp

Cẩu tháp được cầu tạo từ các bộ phận gồm thân tháp, tời, cần và cột ráp nối.

Thân tháp được tạo thành từ các giàn thép không gian được nối với nhau bằng bu -
lông. Trên đỉnh thân tháp, phần tiếp nối với cần có thể di chuyển và quay 360o

Cần tháp gồm hai bộ phận là cần và cần đối trọng, cần đối trọng có nhiệm vụ cân
bằng trọng lượng cần khi nâng vật. Chúng được nối với khớp ngang lắp trên thân
tháp, có thể điều chỉnh độ cao với cần.

Cột ráp nối có tác dụng điều chỉnh chiều cao lên xuống của thân tháp
9

Hình 2.1: Cấu tạo cẩu tháp

2.2.1 Thiết bị khống chế quá tải

Thiết bị khống chế quá tải là thiết bị tự động ngắt dẫn điện động của cơ cấu nâng tải khi
tải trọng quá 110% tải trọng.

Thiết bị khống chế quá tải có rất nhiều kiểu khác nhau theo nguyên lý tác động dưới dạng
cơ, cơ điện, thủy lực…

Thiết bị khống chế quá tải hiện tại có 2 dạng phổ biến là: Khống chế quá tải kiểu đòn bẩy
và khống chế quá tải kiểu lò xo
10

Hình 2.2: Thiết bị khống chế quá tải kiểu đòn bẩy

Nguyên lý hoạt động của thiết bị không chế quá tải kiểu đòn bẩy: Móc tải được móc vào
hệ thống móc tải (1), dây cáp cuốn qua các ròng rọc dẫn hướng (2) và (3), khi kéo căng
dây lực tác động P lên ròng rọc 4 quay quanh điểm O. Lực P được cân bằng với đối trọng
chuyển động (5). Khi tải trọng vượt quá 10% tải trọng, tay đòn (6) sẽ được nâng lên vị trí
(7), cọc tựa (8) sẽ ấn vào nút của công- tắc hành trình (9) dẫn tới ngắt mạng điện điều
khiển động cơ của tời nâng tải.

2.2.2 Thiết bị chỉ tải trọng ở tầm tương ứng

Cẩu tháp khi thay đổi tầm với (ra, vào hay nâng, hạ cần) thì tải trọng vật nâng cũng thay
đổi theo.

Hình 2.3: Thiết bị chỉ tải trọng ở tầm với tương ứng

Nguyên lý hoạt động: Tay cần (2) gắn vào thang đo (3) và kim chỉ (1) được treo tự do
(không gắn chặt). Khi thay đổi tầm với, kim luôn luôn ở vị trí thẳng đứng còn thang đo
cùng với tay cần sẽ quay. Phụ thuộc vào góc nghiêng của tay cần, kim sẽ chỉ trên thang
11

đo, chia khắc độ theo tấn, trọng lượng cho phép của tải nâng. Để việc quan sát thuận tiện,
kim chỉ và thang đo (2) (hình b) được đặt vào buồng điều khiển (cabin). Khi tay cần (3)
quay (nâng lên, hạ xuống) sẽ làm cho kim (1) hoạt động qua tay đòn (4) chỉ trọng lượng
cho phép trên thang đo kim chỉ quay tự do trên trục cân bằng bởi đối trọng (5).

2.2.3 Bộ hạn chế chiều cao nâng vật

1- Bộ tiếp điểm

2- Vòng tay đòn

3- Cụm móc cẩu

Hình 2.4: Thiết bị hạn chế chiều cao nâng vật

Nguyên lý hoạt động: Bộ tiếp điểm được lắp vào mạch điều khiển cơ cấu nâng của cần
trục sao cho ở vị trí làm việc các tiếp điểm luôn đóng mạch. Khi nâng vật đến vị trí trên
cùng. Cụm móc (3) chạm vào tay đòn (2) tác dụng vào toàn bộ tiếp điểm. Các tiếp điểm
ngắt mạch và động cơ nâng được dừng lại
12

2.2.4 Thiết bị đo tốc độ gió

1- Cánh quạt

2- Bộ truyền

3- Máy phát

4- Rơ le điện áp điều khiển

5- Rơ le điện áp ngắt mạch

6- Mũi tên hướng gió

7- Máy ghi tốc độ gió

8- Máy ghi hướng gió

9- Bộ ổn định nhiệt độ

10- Đèn chỉ thị

Hình 2.5: Thiết bị đo vận tốc gió

Nguyên lý hoạt động: Gió đi từ cánh quạt (1) qua bộ truyền (2) làm quay máy phát (3)
trong mạch của nó có lắp một rơ - le điện áp (4) điều khiển mạch tín hiệu còi và đèn báo
và rơ - le điện áp (5) cắt mạch điện các động cơ điện của cần trục (đối với thiết bị ngoài
chức năng đo tốc độ gió còn có chức năng tự động dừng hoạt động của cầu tháp khi tốc
độ gió vượt quá mức quy định). Thiết bị được trang bị các cơ cấu dẫn động điều khiển
đồng hồ máy tự ghi (7) và (8). Máy tự ghi (7) ghi nhận tốc độ gió. Máy tự ghi (8) ghi
nhận hướng gió xác định bằng mũi tên gió (6). Thiết bị có thể còn được trang bị bộ ổn
định nhiệt độ kiểu nung nóng (9) và đèn chỉ thị (10) báo làm việc bình thường.

2.2.5 Thiết bị tín hiệu

Tín hiệu âm thanh (còi, chuông báo) hoặc hệ thống ánh sáng đèn chỉ thị được lắp đặt để
hiển thị cho biết mức độ làm việc bình thường hoặc quá tải.

2.3 Nguyên lý hoạt động của cẩu tháp

Nguyên lý hoạt động:


13

Cẩu tháp hoạt động dựa trên nguyên lý ổn định cân bằng . Tải trọng treo ở móc cẩu
tháp được cân bằng với đối trọng. Chính vì thế mà cẩu sẽ không bị lật. Trong đó, đối
trọng chính là phần đằng sau cẩu tháp.

Toàn bộ tải được cân bằng và truyền lực xuống đế cẩu tháp

Cẩu tháp quay tròn bằng hệ thống quay

Trên cabin có hai cần lái, cần bên phải có chức năng quay trái và phải có ba số, đưa
móc ra xa hoặc vào gần. Trong khi đó thì cần bên trái xuống cáp có ba số, khi nâng
đốt, xilanh đẩy đốt mẹ bên ngoài lên cao và tạo khoảng trống đưa đốt con vào, cứ thế
lên và xuống.

 Theo nguyên lý ấy, hàng hóa, vật liệu sẽ được móc vào câu và được kéo đến vị trí cần
thiết thông qua cơ cấu xe con chạy dọc theo tay cẩu.

Các cơ cấu hoạt động:

Các cơ cấu giúp cẩu tháp có thể vận chuyển vật liệu trong vùng làm việc là hình trụ
xuyến gồm :

Cơ cấu quay

Cơ cấu nâng hạ vật

Cơ cấu di chuyển xe con để thay đổi tầm với

Bên cạnh đó, tuỳ theo loại cẩu tháp có thể có các cơ cấu khác như: Di chuyển, nâng hạ
cần, di chuyển đối trọng, thay đổi chiều cao thân tháp, …

Cách thay đổi độ cao của cẩu tháp: Để phục vụ công trình, thân tháp được nối dài theo
chiều cao của công trình, khi tháo dỡ thì người vận hàng cần phải tháo dần các đoạn thân
tháp. Có nhiều cách thay đổi độ cao của cẩu tháp như:

Cơ cấu trượt thân tháp: Để trượt thân tháp lên cao, người ta sử dụng hệ thống thuỷ
lực, hệ tời pa lăng cáp hoặc truyền động bánh răng, thanh răng.

Nối dài từ đỉnh tháp: Đây là biện pháp được thực hiện ở độ cao nên nó không an toàn,
rất nguy hiểm cho công nhân và làm giảm tiến độ dự án vì phải dừng công việc để
14

thực hiện nâng độ cao. Ưu điểm ở đây là có thể neo phần thân tháp chắc chắn vào
công trình. Biện pháp này thường được sử dụng ở cẩu tháp có đầu tháp xoay.

Nối dài từ chân tháp: Được thực hiện trên nền nên an toàn, biện pháp này có khâu
chuẩn bị trên mặt đất nên vẫn thực hiện nâng chuyển bình thường, không có ảnh
hưởng đến tiến độ thi công. Neo giữ vào công trình khó khăn vì thân tháp không cố
định, có chuyển động trượt lên cao. Thường dùng cho cẩu tháp có thân tháp xoay.

Nối dài tháp từ thân tháp: Là biện pháp dùng khá phổ biến, tháp có thể lắp thêm đoạn
tháp bất kì vị trí nào trên thân tháp.

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VẬN HÀNH CẨU THÁP TẠI CÔNG TRÌNH
KHẢI VY

3.1 Thông tin về cẩu tháp đang được sử dụng tại dự án

3.1.1 Cẩu tháp số 1- CT 01

- Kí hiệu: ZTM 7015 – 201807032;


15

- Phạm vi phục vụ cho công tác thi công Block A;

- Bán kính hoạt động: 70 m;

- Tải trọng : 10 Tấn;

- Công việc: nâng hạ hàng hóa , cẩu vật tư lên sàn, di chuyển thép, cốp pha
từ bãi gia công xuống thi công tầng hầm và các sàn tầng;

- Vùng nguy hiểm vật rơi khi cần trục hoạt động vượt quá phạm vi công
trình: 15 m ( theo chiều cao tối đa sử dụng tại dự án )

3.1.2 Cẩu tháp số 2- CT 02

- Kí hiệu: ZTM 7015 – 201806029;

- Phạm vi phục vụ cho công tác thi công block B;

- Bán kính hoạt động : 70 m;

- Tải trọng: 10 Tấn;

- Công việc: nâng hạ hàng hóa, cẩu vật tư lên sàn di chuyển thép, cốp pha từ
bãi gia công xuống thi công tầng hầm và các sàn tầng;

- Vùng nguy hiểm vật rơi khi cần trục hoạt động vượt quá phạm vi công
trình: 15 m (theo chiều cao tối đa sử dụng tại dự án) (nằm hướng đất trống)

3.1.3 Cẩu tháp số 3- CT 03

- Kí hiệu: ZTM 7015 – 201807031;

- Phạm vi phục vụ cho công tác thi công block C&D;

- Bán kính hoạt động : 65 m;

- Tải trọng: 10 Tấn;

- Công việc: nâng hạ hàng hóa, cẩu vật tư lên sàn di chuyển thép, cốp pha từ
bãi gia công xuống thi công tầng hầm và các sàn tầng;

- Vùng nguy hiểm vật rơi khi cần trục hoạt động vượt quá phạm vi công
trình: 15 m (theo chiều cao tối đa sử dụng tại dự án) (nằm hướng đất trống)
16

3.1.4 Cẩu tháp số 4- CT 04

- Kí hiệu: ZOOMLION 5013B – 431010611420096316;

- Phạm vi phục vụ cho công tác thi công block C;

- Bán kính hoạt động : 50 m;

- Tải trọng: 06 Tấn;

- Công việc: nâng hạ hàng hóa, cẩu vật tư lên sàn di chuyển thép, cốp pha từ
bãi gia công xuống thi công tầng hầm và các sàn tầng;

- Vùng nguy hiểm vật rơi khi cần trục hoạt động vượt quá phạm vi công
trình: 15 m (theo chiều cao tối đa sử dụng tại dự án) ( nằm hướng đất trống )

3.1.5 Cẩu tháp số 5- CT 05

- Kí hiệu: ZTM 7015 – 201806030;

- Phạm vi phục vụ cho công tác thi công block D;

- Bán kính cẩu tháp : 70 m ( hoạt động thực tế : 45m );

- Tải trọng: 10 Tấn;

- Công việc: nâng hạ hàng hóa, cẩu vật tư lên sàn di chuyển thép, cốp pha từ
bãi gia công xuống thi công tầng hầm và các sàn tầng;

- Vùng nguy hiểm vật rơi khi cần trục hoạt động vượt quá phạm vi công
trình: 15 m (theo chiều cao tối đa sử dụng tại dự án) ( nằm hướng đất trống )

Bản vẽ thiết kế vùng hoạt động của cẩu tháp


17

Hình 2.6: Sơ đồ hoạt động cẩu tháp- Dự án Khải Vy Quận 7


18

3.2 Phương pháp bảo vệ an toàn khu vực ngoài phạm vi công trường khi vận hành
cẩu tháp

a. Các mối nguy ảnh hưởng đến khu vực bên ngoài phạm vi công trường

Tầm hoạt động nằm ngoài công trường ảnh hưởng đến giao thông bên ngoài;

Va chạm với các thiết bị cơ giới, xe cộ đang lưu thông trên đường bên ngoài;

Vật rơi trong quá trình cẩu hàng;

Chập điện do vướng vào hệ thống điện;

Đỗ ngã cẩu tháp.


19

b. Biện pháp kiểm soát và phòng ngừa

Bảng 2.1 Biện pháp kiểm soát phòng ngừa an toàn ngoài công trường

Diễn giải
STT Biện pháp rủi ro
mối nguy
Chỉ cho phép cẩu tháp nâng hạ bên trong phạm vi công trường. Nhân
viên vận hành, nhân viên tín hiệu và cán bộ phụ trách có trách nhiệm
thực hiện.

Hạn chế các công việc nâng hạ ảnh hưởng đến bên ngoài công trường.
Tất cả các công tác nâng hạ nằm ngoài phạm vi công trường (Trong
trường hợp xe vật tư, bê-tông không vào được công trường) đều phải
được kiểm soát cùng với biện pháp bổ sung cần thiết: cảnh báo bằng
Tầm hoạt
biển báo, dây cảnh báo, đèn tín hiệu, nhân viên giám sát.
động nằm
Hình ảnh kiểm soát thực tế tại công trường.
ngoài công
1
trường ảnh
1
hưởng đến
giao thông
bên ngoài. Nhân viên đánh
tín hiệu hiệu.

Nhân viên điều


tiết giao thông.
Có thể kiểm soát thời gian cho phép các hoạt động này là giờ thấp điểm,
ít có xe cộ lưu thông từ 22:00pm đến 05:00am
2 Va chạm Giới hạn phạm vi hoạt động bằng cách đặt vật nâng tại vị trí ít ảnh
2 với các thiết hưởng nhất: cập sát bờ rào, góc quay hướng ra ngoài nhỏ nhất có thể, để
bị cơ giới, đảm bảo vùng nguy hiểm nhỏ nhất.
xe cộ đang Cảnh báo bằng biển báo, dây cảnh báo, đèn tín hiệu, nhân viên giám sát.
lưu thông
Bố trí nhân viên tín hiệu và giám sát nâng hạ được trang bị còi báo tại
trên đường
khu vực nâng hạ bên ngoài phạm vi công trường để nhắc nhở và cảnh
bên ngoài.
20

báo người đi đường.


Nhân viên giám sát và tín hiệu cẩu có trách nhiệm kiểm tra ma ní, kiểm
tra móc tải trước khi nâng hàng.

Khi nâng hàng từ 0.3m đến 0.5m , dừng lại và kiểm tra độ ổn định và
đảm bảo không rơi vãi của mã hàng. Khi đã xác định đảm bảo an toàn,
mã hàng sẽ được nâng lên và đưa vào công trường.

Chỉ cho phép 2 loại mã hàng có thể được cẩu từ bên ngoài là phiểu bê
tông và thép bó vào công trường nhưng phải trong trường hợp xe không
vào được công trường.

Vùng nguy hiểm vật rơi: quy định căn cứ theo Bảng 1 - Mục 2.1.8 –
TCVN 5308-91, là những vùng nguy hiểm do vật, tính cả tay cần và đối
trọng của cẩu tháp, có thể rơi tự do từ trên cao xuống, theo bảng sau:

Vật rơi
3 trong quá
3 trình cẩu
Bảng 2.2: Giới hạn vùng nguy hiểm vật rơi tự do
hàn.
Giới hạn vùng nguy hiểm (m)

Đối với nhà hoặc Đối với khu vực di chuyển tải
Độ cao có thể rơi các
công trình đang (tính từ hình chiếu bằng theo
vật (m)
xây dựng (tính từ kích thước lớn nhất của tải di
chu vi ngoài) chuyển khi rơi)

Đến 20 m 5m 7m

Trên 20 đến 70 m 7m 10 m

70-120 m 10 m 15 m

120-200 m 15 m 20 m

200-300 m 20 m 25 m

300-450 m 25 m 30 m

4 Chập điện Kiểm tra điều kiện mặt bằng chung quanh: cây xanh, trụ đèn, dây điện
4 do vướng trước khi tiến hành cẩu hàng từ bên ngoài và đảm bảo tuân thủ khoản
vào hệ cách an toàn điện.
21

Khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp quy định tại Khoản 4
Điều 51 của Luật điện lực là khoảng cách tối thiểu từ dây dẫn điện đến
điểm gần nhất của thiết bị, dụng cụ, phương tiện làm việc trong hành
lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp và được quy định trong bảng sau:

Bảng 2.3: Khoảng cách an toàn phóng điện

Đến
Điện áp 35kV 110kV 220kV 500kV
thống điện. 22kV

Khoảng cách
an toàn phóng 4,0 4,0 6,0 6,0 8,0
điện (m)

Không tiến hành công tác cẩu hàng từ bên ngoài trong các trường hợp
mưa to, gió lớn.
Móng cẩu tháp đã được tính toán thiết kế, nghiệm thu đảm bảo trước khi
lắp dựng cẩu tháp.

Cẩu tháp đã được kiểm định trước khi bắt đầu sử dụng và tiến hành
kiểm định định kỳ - theo kết quả kiểm định cẩu tháp.

Có mua bảo hiểm thiết bị và bảo hiểm bên thứ 3 cho cẩu tháp.

Nhân viên vận hành và tín hiệu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu pháp luật:
đủ tuổi lao động, đủ sức khỏe làm việc, có đủ bằng cấp chứng chỉ vận
5 Đỗ ngã cẩu
hành, có quyết định bổ nhiệm và được huấn luyện an toàn theo nghị
5 tháp.
định 44/2016/NĐ-CP trước khi làm việc tại công trường.

Có thực hiện kiểm tra hàng ngày trước khi hoạt động và kiểm tra định
kỳ hàng tháng bởi: Nhân viên phòng thiết bị, nhân viên vận hành, nhân
viên bảo trì của đơn vị cho thuê dưới sự chứng kiến Ban an toàn công
trường.

Các trường hợp mưa to, gió lớn thì công tác cẩu hàng không thực hiện.

Có lắp thiết bị chống quá tải


22

3.3 Biện pháp an toàn trong quá trình lắp dựng, tháo dỡ

3.3.1 Các chỉ dẫn an toàn

Công nhân tham gia lắp dựng cẩu tháp phải được hướng dẫn quy trình lắp đặt kỹ thuật
các biện pháp an toàn và tuân theo sự chỉ đạo của cán bộ kỹ thuật, cán bộ kỹ thuật chỉ
huy lắp dặt phải nghiên cứu và tuân thủ các hướng dẫn trong bản vẽ kỹ thuật của nhà chế
tạo.

Phải thực hiện các yêu cầu sau:

- Đặt rào ngăn biển cấm ở phạm vi đang tháo dỡ;

- Các bộ phận của cần trục phải được kê lót và lắp đặt ngay ngắn, ổn định để
tránh biến dạng. Các thiết bị mô tơ phải được che đậy tạm để không bị ảnh
hưởng của mưa nắng;

- Không để vật khác đè lên các bộ phận của cần trục;

- Sử dụng cáp xích buộc đúng công dụng và đủ dài phù hợp với trọng lượng vật
cần nâng;

- Buộc dây các bộ phận của cần trục để nâng lên phải đúng vị trí theo chỉ dẫn.

Mỗi công đoạn lắp dựng đều phải có lệnh của cán bộ chỉ huy mới được tiến hành.

Phải trang bị và sử dụng đầy đủ các phương tiện bảo vệ an toàn như: Thang giàn giáo, lan
can, dây an toàn.

Không được làm (độ nâng cao) khi có gió vượt quá 60km/h(16m/s).

Đối trọng và tải trọng phải được ổn định phù hợp với chiều dài cần và độ cao tháp theo
chỉ dẫn của nhà chế tạo.

Tuyệt đối cấm cần cẩu làm khi chưa chốt các chốt khoá thân.

Phải đảm bảo khoảng cách an toàn từ cẩu tháp đến đường dây dẩn tải theo quy định hiện
hành.

Vị trí của xe con và móc cần trục phải đặt đúng trên tải nâng, dây cáp phải thẳng.

Khi hạ gần tường cột hay các chướng ngại vật không để người đứng giữa.
23

Khi tháo cẩu phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình của nhà chế tạo.

Tuyệt đối không được làm việc khi có mưa to và gió lớn.

Về xe cẩu tuyệt đối phải kiểm tra kỹ, không được làm khi xe bị nghiêng hoặc nền đất
không cứng.

Không được cẩu hàng quá tải trọng, hàng kết nối xuống đất,…

Giữa người điều hành cẩu và người lái cẩu phải thống nhất công việc của mình.

3.3.2 Các hành vi nghiêm cấm

- Cho người không có trách nhiệm lên tháp cần, cabin;

- Không để công nhân thực tập trên cẩu tháp khi đang tháo cẩu;

- Kéo lê tải làm cáp xiên, nâng tải bị vật khác đè lên, bị dính chặt với nền đất, bê
tông;

- Di chuyển tải qua đầu người;

- Vận hành khi điện áp sụt hớn 10% so với áp định mức;

- Quay cần khi đang tụt cẩu tháp;

- Lên xuống tải khi cẩu đang tụt thân;

- Tuyệt đối không làm việc khi có mưa to và gió lớn.

3.4 Biện pháp an toàn trong quá trình vận hành

3.4.1 Người vận hành cẩu tháp

- Có giấy phép vận hành, huấn luyện an toàn lao động theo quy định;

- Đủ điều kiện sức khỏe để thao tác;

- Không được sử dụng rượu bia trước và trong quá trình làm việc;

- Chỉ được vận hành khi có tem kiểm định của cơ quan nhà nước.

a. Trước khi vận hành


24

- Phải kiểm tra các phần cơ, điện đảm bảo an toàn để vận hành (cáp tải, dây
điện, đồng hồ báo điện thế làm việc);

- Phải vận hành không tải cho toàn bộ các thao tác: lên xuống cáp tải, ra vào xe
con, quay cần qua trái/phải để kiểm ra các hoạt động có đầy đủ và đảm bảo an
toàn;

- Hệ thống phanh phải dừng đúng điểm mong muốn.

- Các giới hạn hành trình hoạt động tốt.

b. Trong khi vận hành

- Tầm nhìn của người lái không trực tiếp nhìn thấy được mục tiêu thì cần phải
chấp hành đúng theo hiệu lệnh của người phụ cẩu;

- Làm việc ban đêm phải bố trí đèn cho khu vực làm việc và khu vực ca bin
người vận hành;

- Trong quá trình cẩu vật tư có kích thước lớn, dài, ...phải sử dụng dây lèo (dây
gió) để điều hướng vật tư trước khi cho hạ tải(tránh trường hợp gió làm vật tư
va chạm vào công nhân bên dưới gây tai nạn không mong muốn)

c. Sau khi vận hành

- Không được treo hàng khi nghỉ máy;

- Phải cho cẩu tháp nằm xuôi theo chiều gió thổi từ sau ra trước;

- Tắt nguồn điện, chính khóa cửa ca bin.

3.4.2 Bảng phân tích, đánh giá an toàn trong quá trình vận hành cẩu tháp

Bảng 2.4: Bảng phân tích an toàn trong vận hành cẩu tháp

Mô tả công việc Vận hành cẩu tháp


Công việc Rủi ro Biện pháp kiểm soát Trách nhiệm
1 Trước khi vận 1.1 Thiết bị cẩu hao 1.1.1 Kiểm tra các dấu Giám sát an
hành cẩu mòn, hư hại hiệu hư hại cơ học toàn
của cáp, dây đai,
25

cáp,xích,móc...trước
khi sử dụng.
Lưu lại nhật ký cẩu
1.1.2 tháp sau mỗi lần
kiểm tra.
Tất cả các thiết bị
nâng đang được sử
dụng phải tính toán
Người vận
1.2.1 tải trọng cho phép
hành cẩu
nếu không có thông
Cẩu thiết bị quá tải tin về tải trọng của
1.2
trọng cho phép. tải.
Cung cấp các biểu
đồ phụ tải tại cabin,
1.2.2 không được cẩu quá
tải và bỏ qua các
thiết bị an toàn
Tín hiệu liên lạc Trang bị bộ đàm
giữa lái cẩu và phụ cho hoat động nâng
Tín hiệu liên BCH công
2 2.1 cẩu không được 2.2.1 hạ của cẩu tháp
lạc trường
thành lâ ̣p và xác
nhâ ̣n.
Đầu bò xuống quá Đảm bảo tầm nhìn
Thả cáp, thấp, va chạm vào của lái cẩu và tín Lái cẩu, phụ
3 3.1 3.1.1
xuống đầu bò người hay thiết bị hiệu của người phụ cẩu
phía dưới. cẩu bên dưới.
4 Móc cáp vào 4.1 Công nhân móc 4.1.1 Huấn luyện an toàn Ban an toàn,
vậ tư, thiết bị mani không đúng cho phụ cẩu giám phụ cẩu
cách, móc không sát quá trình trước
chặt vật tư thiết bị, khi thực hiện nâng.
26

móc không đúng


trọng tâm của tải.
Nâng hạ vật tư thiết Đảm bảo tầm nhìn
bị không an toàn, của lái cẩu và thông
vật tư thiết bị hay tin liên lạc từ phụ
5.1 5.1.1
Nâng vật tư, dây cáp móc vào cẩu
Lái cẩu, phụ
5 thiết bị trong vật chướng ngại
cẩu
không gian xung quanh.
Tải được nâng Sắp xếp vật tư, thiết
5.2 thiếu sự cân bằng 5.2.1 bị gọn gàng rồi mới
và ổn định tiến hành móc tải
Xem xét các vị trí
Khu vực cẩu của những người
không được cô lập làm việc trong
hay hạn chế người 6.1.1 phạm vi hoạt động
không có trách của cẩu và cảnh báo
nhiệm ra vào. Xảy họ trước khi nâng
6.1
ra va chạm với các tải trọng.
cấu trúc hay thiết 6.1.2 Khu vực làm việc
Quay cần tới
6 bị trên đường đi Lái cẩu, phụ
vị trí vật tư phải được giải
6 của tải. cẩu
hoặc thiết bị phóng và yêu cầu
có các bảng cảnh
báo.
Khu vực nâng hạ Không được cho
tải và đường đi phép bất kỳ người
6.2 của tải có các 6.2.1 nào đứng dưới tải
chướng ngại vâ ̣t và trọng treo.
công nhân.

7 Thả cáp, đă ̣t 7.1 Không có dây gió 7.1.1 Cần có trang bị dây Phụ cẩu
thiết bị tại vị điều khiển hướng gió (1 hoặc 2) để
27

trí vững chắc của tải, có thể làm người nắm giữ điều
và ổn định. vật tư xoay không kiển vật nâng
Tháo maní và theo ý muốn.
cáp
Ưu tiên cẩu những
thiết bị thi công có
Ảnh hưởng của gió
Vận hành cẩu kích thước và khối Ban chỉ huy,
đến vận hành cẩu 8.1.1
trong điều lượng nhỏ vào buổi an toàn,
8 8.1 làm rung lắc gãy
kiên thời tiết sáng để hạn chế sự người vận
đổ thiết bị cẩu hoặc
xấu tác động của gió hành cẩu
cẩu tháp
Khi gió từ cấp 5 trở
8.1.2
lên : Ngưng cẩu

3.5 Thực trạng công tác vận hành cẩu tháp tại dự án Khải Vy

Hằng ngày trước mỗi ca làm việc, tất cả các nhân viên vận hành cẩu, phụ cẩu sẽ tập
trung tại cổng số 2 để được nhân viên y tế công trình kiểm tra tình trạng sức khoẻ ( Huyết
áp, nhịp tim, tình trạng có sử dụng nồng độ cồn hay không ). Quá trình này được kiểm
soát chặt chẽ và lưu hồ sơ đến khi kết thúc dự án.
28

Hình 3.1: Nhân viên y tế đang kiểm tra sức khoẻ tại công trình

Cẩu tháp được đánh số thứ tự từ cẩu tháp CT01 đến CT05, tại chân cẩu tháp có các chỉ
dẫn về an toàn, các điều cấm khi làm việc với cẩu tháp.

Mỗi ca làm việc của cẩu tháp gồm 1 lái cẩu và 2 phụ cẩu. Phụ cẩu có trách nhiệm giám
sát quá trình làm việc của công nhân trong việc móc cáp như thế nào cho đúng, đánh tín
hiệu cho những người làm việc trong vùng hoạt động của cẩu tháp bằng coi để ra tín hiệu
nhắc nhở mọi người rằng khu vực làm việc của họ đang dưới vùng hoạt động của cẩu
tháp. Lái cẩu có trách nhiệm thông tin an toàn cho phụ cẩu khi hàng quá tải.

Vật tư, thiết bị cẩu có chiều dài tối thiểu là 1 mét và được xếp gọn gàng. Các vật tư quá
ngắn, sắt vụn, xà bần,… có thể bỏ vào xuồng nhưng hàng hoá trong xuồng không được
vượt quá mép thành biên của xuồng.
29

Hình 3.2: Mẫu xuồng đang sử dụng tại dự án

Riêng cẩu ván phải dùng dây cáp bẹ. Ban an toàn có thể kiểm tra bất cứ lúc nào tình trạng
của cáp bẹ, nếu thấy cáp có dấu hiệu gây mất an toàn có thể lập tức cắt bỏ và yêu cầu
thay thế mới để công việc được tiếp tục.

Hình 3.3: Mẫu cáp bẹ đang được sử dụng tại dự án

Điểm móc tấm coffa phải được gia cố bằng thép, hàn chịu lực và kéo dài bẻ móc dưới để
tăng khả năng chịu lực của móc cẩu.
30

Hình 3.4: Móc treo coffa đúng biện pháp

Vì vùng hoạt động của cẩu tháp có những điểm giao nhau nên vấn đề về vùng hoạt đông
của cẩu tháp luôn được chú ý và giám sát chặt chẽ của phụ cẩu cùng với ban an toàn.

Hệ thống điện cẩu tháp được kiểm tra định kỳ hằng tháng bởi thợ điện - người có chứng
chỉ, chuyên môn về điện – cùng với ban an toàn của nhà thầu Hưng Thịnh Incons.

3.6 Đánh giá thực trạng

Thực trạng chung công tác vận hành cẩu tháp tại dự án Khải Vy quận 7 là tốt nhưng vẫn
còn một vài điểm hạn chế cần khắc phục.

Các điểm tốt mà đã và đang thực hiện:

Có kế hoạch kiểm tra sức khoẻ an toàn hằng ngày cho nhân viên lái cẩu và phụ
cẩu;

Có sự thông tin liên lạc xuyên suốt giữa người vận hành cẩu và phụ cẩu;

Phụ cẩu luôn giám sát chặt chẽ quá trình từ lúc quay cần tới vị trí nâng hạ, móc
cẩu đúng biện pháp, tình trạng của cáp (thẳng hay xoắn), cáp bẹ, cách sắp xếp vật
tư thiết bị được cẩu;

Từ sau tết âm lịch 2020, công trường có tổ chức đo thân nhiệt cho tất cả những
người lao động đang làm việc tại công trường và yêu cầu tất cả mọi người mang
khẩu trang y tế trước khi bước chân vào công trường nhằm đảm bảo sức khoẻ và
ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh Covid;
31

Phụ cẩu- người đánh tín hiệu- luôn bám sát quá trình cẩu hàng, ra hiệu cho mọi
người đang làm việc dưới vùng hoạt động của cẩu tháp bằng còi, và dùng dây lèo
để di chuyển vật được cẩu;

Ban an toàn thường xuyên giám sát khu vực, nếu phát hiện cẩu không đúng biện
pháp thì lập tức dừng cẩu và tiến hành nhắc nhở, huấn luyện lại;

Điều kiện thời tiết xấu, gió lớn hoặc mưa thì dừng cẩu ngay lập tức;

Không dùng cẩu để kéo;

Kiểm tra hệ thống điện cẩu tháp định kỳ hàng tháng cùng với hệ thống, thiết bị
dụng cụ điện khác.

Những điểm hạn chế:

Cẩu hàng hoá không cùng một kích thước hay nói cách khác có kích thước dài
ngắn khác nhau trong một mã hàng. Điều này có thể làm rơi vật được cẩu ra trong
quá trình di chuyển;

Biện pháp cẩu coffa thì ban an toàn công trình phải nhắc, lập biên bản nhiều lần
mới khắc phục được;

Thiếu các buổi huấn luyện về an toàn làm việc với cẩu tháp trong các buổi TBM;

Các bảng chỉ dẫn nội quy an toàn cẩu tháp, hoặc biển báo về vùng hoạt động của
cẩu tháp còn hạn chế;

Chưa có kế hoạch kiểm tra độ bền của cáp.


32

CHƯƠNG 4: CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ GIẢM THIỂU TAI


NẠN XẢY RA LIÊN QUAN TỚI QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CẨU THÁP

4.1 Quy trình một ca làm việc với cẩu tháp

Trước ca làm việc:

Phải kiểm tra nhật ký cẩu tháp. Phải xác nhận là tình trạng cẩu tháp tốt, không có
vấn đề hay trục trặc gì;

Kiểm tra bằng mắt toàn bộ kết cấu thép (thân tháp, cần, bệ xoay, các hệ thống tời
và các chi tiết khác như cáp, ma ní,…);

Kiểm tra độ ổn định của cáp nằm trong tang cáp;

Kiểm tra lại hệ thống tín hiệu: đèn, còi, hệ thống chiếu sáng nếu làm việc ban
đêm;

Cho cẩu hoạt động không tải ở mọi thao tác, ở chế độ thấp;

Kiểm ra hoạt động của các công tắc hạn chế hành trình (hạn chế ra, vào và hạn chế
chiều cao nâng, hạ);

Sau khi kiểm tra cần thông báo cho cán bộ chuyên môn;

Người vận hành cẩu phải đảm bảo chắc chắn không có bất kỳ một trục trặc gì
trước khi bắt đầu ca làm việc.

Trong khi làm việc:

Vận hành cẩu phải tuyệt đối tuân thủ quy trình vận hành;

Phải cẩu từ từ không giật cục (Không gạt cần điều khiển từ số 0 sang số nhanh
một cách đột ngột, phải có khoảng thời gian dừng từng số, áp dụng cả trường hợp
không tải);

Không được phép nâng hàng khi cáp bị xoắn;

Phải cho cẩu ngưng hoạt động ngay khi phát hiện cẩu tháp có bất kỳ sự cố gì;

Trước khi đưa hàng vào khu vực có người phải thông báo bằng tín hiệu còi;
33

Tuyệt đối không được nâng hàng quá tải trọng tương ứng với tầm với của nó (khi
không biết tải trọng thì không được phép nâng);

Tầm nhìn của người lái không trực tiếp nhìn thấy được mục tiêu thì cần phải chấp
hành đúng theo hiệu lệnh của người phụ cẩu;

Làm việc ban đêm phải bố trí đèn cho khu vực làm việc và khu vực ca bin người
vận hành.;

Trong quá trình cẩu vật tư có kích thước lớn, dài, ...phải sử dụng dây lèo (dây gió)
để điều hướng vật tư trước khi cho hạ tải(tránh trường hợp gió làm vật tư va chạm
vào công nhân bên dưới gây tai nạn không mong muốn).

Sau khi vận hành:

Không được treo hàng khi nghỉ máy;

Phải cho cẩu tháp nằm xuôi theo chiều gió thổi từ sau ra trước;

Tắt nguồn điện, chính khóa cửa ca bin.

4.2 Các quy tắc về an toàn

4.2.1 Đối với người vận hành và phụ cẩu

Đủ 18 tuổi;

Giấy khám sức khỏe theo thông tư 14/2013/TT-BYT;

Đã được đào tạo huấn luyện chuyên môn và huấn luyện kỹ thuật an toàn lao động
theo NĐ 44/2016/NĐCP;

Có các chứng chỉ kèm theo gồm người vận hành và người đánh tín hiệu;

Tổ vận hành được thành lập và giao nhiệm vụ bằng văn bản có chữ ký của Chỉ huy
trưởng;

Sử dụng đúng, đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được cấp phát và phù hợp
với công việc đang làm;

Không có mùi rượu, bia khi đang làm việc.


34

4.2.2 Các yêu cầu đối với cẩu tháp

Phải lập thiết kế biện pháp thi công, trong đó xác định rõ vị trí lắp dựng, quy trình
vận hành, biện pháp tháo dỡ và các biện pháp đảm bảo an toàn lao động trên công
trường;

Phải áp dụng các biện pháp chủ động ngăn ngừa vật rơi;

Khi phạm vi vùng hoạt động của cần cẩu vượt ra ngoài phạm vi công trường xây
dựng, phải có biện pháp bảo vệ an toàn cho người và phương tiện giao thông phía
dưới theo quy định tại bảng sau:

Bảng 4.1: Giới hạn vùng nguy hiểm đối với các công trình xây dựng

Cần cẩu tháp phải dừng hoạt động khi vận tốc gió từ cấp 5 trở lên hoặc theo quy
định của nhà sản xuất.

4.2.3 Các yêu cầu kỹ thuật

4.2.3.1 Chọn cáp

Phải chọn cáp có tải trọng phù hợp với thiết bị nâng.

Nên sử dụng các các loại cáp chống xoắn để đảm bảo cáp không bị hư hao các
điều kiện làm việc.
35

Ở đầu cáp nên sử dụng các loại cáp có muỗng cáp để đảm bảo cáp không bị gãy
dẫn đến lộ ruột của cáp.

4.2.3.2 Phân loại vật tư khi cẩu

Việc phân loại vật tư rất quan trọng trong công tác cẩu hạ và lựa chọn cáp cẩu cho
phù hợp với từng loại vật tư

Đối với những vật tư có độ trơn và cần độ siết cáp cao thì bắt buộc phải cẩu bằng
cáp bẹ. Muốn siết cáp thật chặt đảm bảo vật tư không bị hở ra khi cẩu phải móc
cáp 2 chiều. Một số vật tư cẩu bằng cáp bẹ như: coffa nhôm, coffa gỗ, mâm giáo,
…Đối với một số cấu kiện sắt nhọn cẩu bằng cáp bẹ phải có tấm lót để bảo vệ cáp
không bị hư hỏng trong quá trình cẩu

Đối với những kiện hàng có độ sắt bén và dài thì chúng ta nên cẩu bằng cáp thép

Đối với những kiện hàng có chiều ngang và chiều dọc nhỏ hơn 1m thì bắt buộc
phải cẩu bằng xuồng

Đối với những kiện hàng tròn bắt buộc phải sử dụng 3 dây cáp để cẩu

4.2.3.3 Quy tắc nâng vật cẩu

Cần phải áp dụng quy tắc 3x4 trong suốt quá trình cẩu để đảm bảo an toàn

3s: Sau khi móc và căng cáp, kiểm tra trạng thái nâng vật trong 3 giây. Nếu có bất
ổn, hãy khắc phục, sửa chữa

3m: Đứng cách xa vật nâng 3m và sử dụng dây dẫn hướng

30cm: Nâng vật lên khỏi mặt đất 30cm và dựng lại, kiểm tra thằng bằng và độ ổn
định

3s: Đợi 3s rồi đưa tín hiệu nâng vật lên


36

4.3 Biện pháp tổ chức, quản lý

4.3.1 Biện pháp tổ chức

Tổ chức định kỳ bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và tay nghề cho người vận hành
và phụ cẩu

Phải thực hiện theo dõi giám sát chặt chẽ sự hoạt động của thiết bị nâng

Tổ chức tốt chế độ huấn luyện về an toàn về sinh lao động theo đúng quy định

Trang bị đầy đủ và đảm bảo chất lượng các PPEs cho người lao động phục vụ thiết
bị nâng

Người phụ cẩu và người lái cẩu phải hiểu rõ ngôn ngữ vận hành và phải liên lạc
với nhau bằng bộ đàm

Người phụ cẩu phải hướng dẫn công nhân về việc móc cẩu đúng và đảm bảo kiện
hàng chắc chắn mới được phép lên cáp

Mỗi tuần phải họp về quản lý thiết bị nặng để phổ biến những kiến thức về cẩu
kéo cho người vận hành và phụ cẩu được nắm rõ

4.3.2 Biện pháp quản lý

Hồ sơ thiết bị nâng phải được quản lý và lưu trữ;

Khi gă ̣p bất cứ sự cố nào về đứt cáp hoặc hư hỏng các thiết bị thì người lái cẩu và
phụ cẩu phải báo cáo cho cán bộ an toàn nắm để xử lý ngay lập tức;

Thường xuyên kiểm tra tình trạng bất thường của cẩu tháp để kịp thời sửa chữa;

Đảm bảo chân cẩu tháp không bị tình trạng nước tồn đọng

Kiểm tra sức khỏe


37

KẾT LUẬN

Cẩu tháp là một phần không thể thiếu trong các công trình xây dựng hiện nay đặc
biệt là trong xây dựng nhà cao tầng. Lợi ích mà nó mang lại là quá lớn, giúp hạn
chế sức lao động bằng tay chân, phạm vi hoạt động và tải trọng nâng rất lớn giúp
đẩy nhanh tiến độ công trình. Mặc khác thì các tai nạn mà cẩu tháp mang tới cũng
rất khủng khiếp. Các TNLĐ nguy hiểm nhất liên quan tới các mối nguy như:

Rơi tải trọng: xảy ra do việc nâng quá tải nên đứt cáp nâng tải, nâng cần, móc
buộc tải. Do người lái khi nâng hoặc lúc quay cần tải bị vướng vào các vật xung
quanh. Do phanh của cơ cấu nâng bị hỏng, má phanh mòn quá mức quy định,
momen phanh quá bé, dây cáp bị mòn hoặc đứt  và mối nối cáp không đảm bảo….

Sập cần:  Đây là sự cố thường xảy ra và gây chết người do nối cáp không đúng kỹ
thuật, khóa cáp mất, hỏng phanh, cẩu quá tải ở tầm với xa nhất làm đứt cáp.

Đổ cẩu: Việc lựa chọn mặt đất không bằng phẳng, không ổn định  lún, nghiêng sẽ
làm  dẫn tới tính trạng đổ cẩu, hoặc nếu cẩu quá tải, vướng vào các vật xung
quanh  cũng dẫn tới tình trạng  đổ cẩu.

Các tai nạn về điện: do thiết bị điện chạm vỏ, cần cẩu chạm mạng điện, hay bị
phóng điện hồ quanng, thiết bị đè lên dây cáp mạng điện thiết bị nâng sâm nhập
vào vùng nguy hiểm của đường dây tải điện trong trường hợp tai nạn về điện rất dễ
thiệt hại về người vì thế cần cẩn thận trước khi vận hành.

Dưới đây là một vài biện pháp đề xuất:

Bảng 4.2 Bảng đề xuất giải pháp và đánh giá tính khả thi
38

STT Tính khả thi,


Biện pháp đề xuất Mức độ hiệu quả
thực tiễn
Nâng cao kiến thức chuyên
Huấn luyện đặc biệt cho
môn đầu vào cho các đối tượng
NLĐ tham gia vận hành Dễ áp dụng,
1 trên
cẩu, phụ cẩu, người móc hiệu quả cao
Hạn chế các thao tác sai đối với
tải
việc móc tải thiết bị cẩu tháp

Cách ly khu vực cẩu Đảm bảo không có bất kỳ NLĐ


2 tháp trong khi tiến hành nào làm việc trong khu vực khi Dễ áp dụng
thay đổi độ cao tháo dỡ tiến hành các công việc này.

Tăng tuổi thọ và đảm bảo Dễ áp dụng


Định kỳ bảo dưỡng,
không bị gián đoạn công việc. Định kỳ theo
3 kiểm tra hệ thống điện
Phát hiện các nguy hại để tiến ngày tháng, số
cẩu tháp
hành sửa chữa kịp thời giờ làm việc
4 Dễ áp dụng

Trang bị các thiết bị Đảm bảo việc nâng hạ tải an


chuyên dùng (còi báo tín toàn, cảnh báo NLĐ chú ý khu
hiệu cho phụ cẩu, bộ vực làm việc đang dưới tầm
đàm) hoạt động của cẩu tháp

Đảm bảo độ ổn định của hàng


Phân loại và sắp xếp vật
hoá trong suốt quá trình di
tư trước khi cẩu (về
5 chuyển Dễ áp dụng
chủng loại, kích thước,
Giảm các nguy cơ gây hại về
tính chất, ..)
cáp.
39

6 Kiểm tra độ bền của dây Đảm bảo sự an toàn của dây
Dễ áp dụng
cáp, ma ní cáp và các bộ phận khác
7 Đảm bảo cho NLĐ tránh các
Sử dụng dây lèo trong
trường hợp va chạm trực tiếp
tất cả các thao tác nâng Dễ áp dụng
với hàng hoá do khoảng cách
hạ hàng hoá
gần và tải trọng hàng hoá lớn
8 Nhắc nhở NLĐ làm việc trong
vùng hoạt động cẩu tháp luôn
Bố trí hệ thống biển báo, chú ý tới các hoạt động đặc biệt
Dễ áp dụng
dây cảnh báo đang được thực hiện như sửa
chữa, bảo dưỡng, thử tải, nâng
hạ độ cao của cẩu tháp,….

Nhận xét: Các biện pháp đưa ra có tính hiệu quả cao và dễ dàng thực hiện với chi phí
thấp mà hiệu quả đem lại là tương đối lớn. Vì vậy cần phải tiến hành tổ chức quản lý cơ
cấu HSE để duy trì và luôn đưa ra các biện pháp phù hợp theo từng thời gian và tính chất
của công việc để đảm bảo an toàn cho NLĐ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]: Ban An toàn công ty cổ phần Hưng Thịnh Incons, Phương pháp bảo vệ an toàn khu vực
ngoài phạm vi công trường khi vận hành cẩu tháp, TP. Hồ Chí Minh.
40

[2]: Ban An toàn công ty cổ phần Hưng Thịnh Incons, Hồ sơ quản lý cẩu tháp, TP. Hồ
Chí Minh.

[3]: Bộ Lao động thương binh xã hội (2016), QCVN 29:2016/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về an toàn lao động đối với cần trục

[4]: Bộ Xây dựng (2014), Quy chuẩn Việt Nam 18/2014/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia An toàn trong xây dựng

[5]: Bộ Xây dựng (2014), Thông tư 14/2014/TT-BXD, Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia an toàn trong xây dựng

[6]: Bộ Xây dựng (2016), QTKĐ 01/2016/BXD, Quy trình kiểm định an toàn đối với cẩu
tháp

[7]: Bộ Xây dựng (2014), Thông tư 14/2014/TT-BXD, Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia an toàn trong xây dựng

[8]: ISO 45001:2018 Tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề
nghiệp.

[9]: Lê Đình Khải (2013), Giáo trình Cơ sở Khoa học Bảo hộ lao động.

[10]: Nghị định 39/2016/NĐ-CP, Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn,
vệ sinh lao động

[11]: Quốc hội 13 (2012), Luật số 10/2012/QH13 Bộ luật lao động.

[12]: Quốc hội 13 (2015), Luật số 84/2015/QH13 Luật an toàn, vệ sinh lao động.

[13]: Trần Thị Nguyệt Sương (2012), Bài giảng Đánh giá rủi ro điều kiện lao động,
Trường Đại học Tôn Đức Thắng, TP. Hồ Chí Minh.

You might also like